Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 17 October 2016

BIỂN ĐÔNG

THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG




 Không lực Mỹ biểu dương « pháo đài bay » tại Biển Đông


media 
Oanh tạc cơ chiến lược B1 của Không quân Hoa Kỳ(@wikipedia)

Ngày 17/08 vừa qua, lần đâu tiên ba oanh tạc cơ chiến lược B1, B2 và B52, đồng loạt xuất phát từ đảo Guam tham gia một cuộc biểu dương sức mạnh tại Biển Đông và Hoa Đông. Hành động này được xem là để đáp trả ý đồ của Trung Quốc thiết lập vùng « nhận dạng phòng không » khống chế khu vực.
Theo AP, ngày thứ tư 17/08/2016, Hoa Kỳ cho phô diễn chiến thuật phối hợp hành động giữa ba loại oanh tạc cơ chiến lược có khả năng mang bom nguyên tử. Hai chiếc B1 và B2 được đưa đến vùng hành quân để tiếp sức cho pháo đài bay B52 đã có mặt tại căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam, trong khuôn khổ chiến dịch mang tên Hiện Diện Liên Tục.

Theo AP, mục đích của Bộ tư lệnh chiến lược STRATCOM là bố trí các pháo đài bay chiến lược túc trực trong vùng Thái Bình Dương là để khuyến cáo mọi ý định gây hấn tại châu Á. Nhưng trong thời gian gần đây, lực lượng oanh tạc cơ có khả năng mang bom hạt nhân được tăng cường họat động. B52 được B1 và B2 hỗ trợ trong bối cảnh Trung Quốc càng ngày càng hung hăng khiêu khích các quốc gia láng giềng trong vùng Biển Hoa Đông và biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải.

Về phần Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc tìm cách thiết lập vùng « nhận dạng phòng không » chồng chéo vào hải phận Nhật Bản, cho máy bay và hải thuyền trên các vùng biển đảo của các nước khác trong khu vực. Tòa án trọng tài La Haye, trong phán quyết ngày 12/07 đã phủ nhận giá trị các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Bây giờ, đến lượt Mỹ đáp trả Trung Quốc.
Chuẩn tướng Douglas Cox, chỉ huy trưởng phi đoàn 36 nhận định cuộc tập dợt ngày hôm qua như sau : "Phi vụ này chứng tỏ Hoa Kỳ cam kết yểm trợ an ninh thế giới và khả năng của Mỹ huy động lực lượng phòng vệ đáng tin cậy".
 http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160818-khong-luc-my-bieu-duong-luc-luong-%C2%AB-phao-dai-bay-%C2%BB-tai-bien-dong

Không quân Trung Quốc tuần tra Trường Sa để dọa Mỹ và Philippines ?


media 
Một máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đang bay về căn cứ. (Ảnh chụp năm 2010)Ảnh: Reuters
Không quân Trung Quốc ngày càng diễu võ giương oai trên khu vực quần đảo Trường Sa với các phi vụ được họ gọi là « tuần tra tác chiến ». Theo các nhà quan sát, các động thái của Bắc Kinh vừa nhằm khẳng định lập trường phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực bất lợi cho Trung Quốc, vừa nhằm răn đe Mỹ và Philippines, bị cho là hai nước chủ mưu trong việc khiến Trung Quốc bị mất mặt tại Tòa Trọng Tài La Hay.
Mục tiêu phô trương uy lực để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là tại các khu vực như Trường Sa hay bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trên Biển Đông, đã thể hiện rõ trong các tuyên bố hôm 06/08 vừa qua của phát ngôn viên Không Quân Trung Quốc.

Nhân vật này đã tiết lộ rằng mới đây, không quân Trung Quốc đã tung oanh tạc cơ và chiến đấu cơ xuống vùng Biển Đông để tiến hành những bài tập « tuần tra tác chiến » trên không để bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi trên biển của đất nước.
Trong một động thái thị uy rõ nét, phát ngôn viên này vừa liệt kê các phương tiện được huy động, vừa nói rõ là khu vực tập trận tuần tra chủ yếu là không phận chung quanh quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scaborough Shoal, vừa xác định rằng đó là những cuộc tuần tra tác chiến bình thường.
Thông báo kể trên đã nối tiếp theo một hành động thị uy khác : cho oanh tạc cơ chiến lược H6-K có khả năng mang bom nguyên tử đến hoạt động ở vùng Biển Đông, bay ngang qua bãi cạn Scaborough rồi cho chụp hình đăng báo. Sau đó Không Quân Trung Quốc đã nói rõ thêm rằng nhiều chiếc oanh tạc cơ H6 và chiến đấu cơ Su-30 đã được tung vào chiến dịch.

Theo các nhà quan sát, việc Không Quân chọn bãi Scaborough và vùng quần đảo Trường Sa làm nơi phô trương sức mạnh rõ ràng nhằm mục tiêu khẳng định trở lại sự kiện Bắc Kinh phủ nhận hoàn toàn phán quyết quốc tế về Biển Đông, trong đó có đề cập cụ thể đến cả Trường Sa lẫn Scarborough. Mặt khác, Bắc Kinh cũng muốn thăm dò phản ứng của Mỹ, đồng thời đe dọa Philippines, hai nước bị Trung Quốc cho là tác nhân trực tiếp làm cho họ mất mặt tại Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye.

Phải nói là khi liên tục quảng bá cho các phi vụ tuần tra trên Biển Đông, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là nhắn với Mỹ rằng Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện để đáp trả tương xứng các hành động của Mỹ. Với chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn trên bầu trời Biển Đông, Mỹ dĩ nhiên là phải tìm cách tránh các hiểm họa va chạm trên không, đặc biệt trong bối cảnh phi công Trung Quốc nổi tiếng là thiếu chuyên nghiệp.

Thông điệp hù dọa nhắm vào Philippines cũng rất rõ ràng, đặc biệt là trong bối cảnh tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có biểu hiện muốn hòa dịu với Trung Quốc, sẵn sàng đàm phán tay đôi với Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp.
Phản ứng của Mỹ và đồng minh trước việc Không Quân Trung Quốc diễu võ giương oai tại vùng Trường Sa và Scaborough sẽ rất là quan trọng, vì lẽ nếu bất động, Bắc Kinh hoàn toàn có thể lợi dụng dịp này tuyên bố luôn một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương từ như họ đã từng làm trên Biển Hoa Đông trước đây.

Nhật Bản hiện đại hóa vũ khí để ngăn Trung Quốc ở Biển Hoa Đông


media 
Quân nhân Nhật Bản canh gác một hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 địa đối không, đặt tại bộ Quốc Phòng Nhật Bản, Tokyo. Ảnh chụp ngày 07/12/2012.REUTERS/Issei Kato
Vào năm 2017, ngân sách quốc phòng Nhật Bản có khả năng vượt mức 51 tỷ đô la. Một phần không nhỏ của ngân sách được dùng cho việc nâng cấp kho vũ khí.
Để giải thích cho việc này, Tokyo thường nhấn mạnh đến mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ các khoản chi dự trù - được báo chí Nhật ngày 19/08/2016 tiết lộ - giới quan sát có thể nhận ra ngay phần lớn đều nhằm đối phó với Trung Quốc, vẫn hung hăng đe dọa Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Điểm nổi bật nhất trong kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí của Nhật Bản trong thời gian tới đây là quyết tâm chế tạo một loại chiến đấu cơ không người lái trong vòng 20 năm sắp tới, theo hai bước : 10 năm đầu hoàn thanh kiểu máy bay trinh sát không người lái, và 10 năm sau đó, chuyển qua việc phát triển một chiến đấu cơ không người lái.
Đó tuy nhiên là hướng lâu dài. Còn trước mắt, quốc phòng Nhật Bản phải quan tâm đến hai nhân tố Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

Mục tiêu đối phó với hiểm họa đến từ Bắc Triều Tiên được thể hiện rõ qua dự kiến chi khoảng 1 tỷ đô la (100 tỷ yen) để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3, cho phép mở rộng gấp đôi tầm hoạt động của hệ thống này lên thành hơn 30 km.

Điều này cần phải được mau chóng tiến hành nhằm đối phó với việc Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa gần đây, và đã khoe rằng họ đã thu nhỏ thành công đầu đạn nguyên tử.
Nhân tố Bắc Triều Tiên cũng thể hiện rõ trong khoản chi tiêu dành cho việc sản xuất phiên bản Block IIA của hệ thống tên lửa Standard Missile-3 do Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển để có thể bắn hạ tên lửa của đối phương ở tầm cao hơn.

Đáng chú ý hơn cả tuy nhiên lại là những khoản chi nhằm chống Trung Quốc.
Nhật báo Yomiuri đầu tuần này đã tiết lộ việc Tokyo sẽ cho chế tạo một loại tên lửa địa đối hải, có tầm bắn 300 km nhằm tăng cường việc bảo vệ các hòn đảo xa xôi ở phía nam, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Trong kế hoạch chi tiêu được báo chí tiết lộ ngày 19/08, Tokyo cũng sẽ dành một khoản ngân sách lớn cho việc mua phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.

Việc tăng cường hiệu năng của lực lượng không quân rất cần thiết trong bồi cảnh trong thời gian gần đây, Bắc Kinh không ngần ngại pho trương uy lực không quân của họ trên Biển Đông, đồng thời cho phi cơ thâm nhập vùng không phận của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay áp sát không phận Nhật Bản.
Trên bộ, ngân sách mới của Nhật Bản cũng sẽ chú ý đến việc tăng cường năng lực cho lực lượng tuần duyên tại khu vực quần đảo Miyakojima và Amami Oshima ở phía Nam, mục tiêu cũng nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160819-nhat-ban-no-luc-hien-dai-hoa-vu-khi-de-ngan-trung-quoc-o-bien-hoa-dong

Chuyên gia Pháp: Cách Mỹ chống bành trướng Trung Quốc trên Biển Đông


media 

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi nói chuyện với giới trẻ Sài Gòn, ngày 25/05/2016.REUTERS/Carlos Barria
Trong bài phỏng vấn ngày 12/08/2016 dành cho nhà báo Alexis Feertchak của tờ Le Figaro, giáo sư về chiến lược Renaud Girard thuộc Học Viện Chính Trị Sciences Po Paris đã phân tích về chiến lược đã và đang được Mỹ áp dụng để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo giáo sư Girard lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ là duy trì bằng mọi giá quyền tự do lưu thông trên biển :

Renaud Girard : Hoa Kỳ đã thực hiện việc thay đổi chiến lược của họ qua chính sách « Xoay trục qua châu Á - Pivot towards Asia », bớt hẳn mối quan tâm về Trung Đông, thể hiện qua chủ trương gọi là « điều hành từ phía sau - rule from behind » của tổng thống Obama ở vùng Cận Đông. Không phải là ngẫu nhiên mà Mỹ ngày nay đang tìm thỏa hiệp với Nga ở Syria, và Matxcơva đã được lợi thế.

Như chuyến công du của ông Obama ở Việt Nam (21-24/05/2016) và tiếp theo là chuyến đi Nhật Bản (24-28/05) đã cho thấy, Mỹ tỏ mối quan tâm rõ rệt đến vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu của Mỹ là duy trì với bất cứ giá nào quyền tự do hàng hải. Trong khuôn khổ đó, Washington không thể chấp nhận việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa.

Chính sách xoay trục thể hiện rất rõ trên bình diện lực lượng Hải Quân Mỹ : hơn 60% Hải quân Mỹ, lực lượng hùng hậu hàng đầu thế giới, hiên đang ở trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Mỹ tương ứng với sự phát triển theo cấp số nhân của Hải Quân Trung Quốc.
Một dấu hiệu đập mắt của sự chạy đua vũ khí hiện nay trong khu vực này là nước Úc, một nước có quan điểm thực tế và không hiếu chiến : Úc sẽ không bao giờ chi ra đến 34 tỷ euro để mua 12 tiềm thủy đỉnh của tập đoàn Pháp DCNS, nếu họ không vô cùng lo ngại trước mối đe dọa Trung Quốc.
Le Figaro : Barack Obama đã đạt được một thế cân bằng với Bắc Kinh như thế nào ? Thế cân bằng đó trong khu vực có thể bền lâu hay không ?

Renaud Girard : Phía Trung Quốc cho là Mỹ không có việc gì trong khu vực cả. Họ không quên nhắc lại là hành động can thiệp của Mỹ vào khu vực luôn dẫn đến thảm họa, dĩ nhiên là ám chỉ đến cuộc chiến tranh Việt Nam.
Thế nhưng ngày nay, ngay cả Việt Nam, nước nạn nhân chủ chốt của những lệch lạc quá khứ của Mỹ, cũng đã thay đổi ý kiến. Chính Trung Quốc, với sự vụng về của họ, đã khiến các nước Châu Á lánh xa họ, trong khi thoạt đầu họ rất được trọng vọng trong vùng.
Việc Mỹ quay trở lại Việt Nam không xuất phát từ một chính sách mang tính đế quốc, mà là do sự hoảng hốt của các quốc gia châu Á trước thái độ của Trung Quốc. Tổng thống tiền nhiệm ở Philippines đã từng ví chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Hitler.

Mỹ đã trở lại khu vực một cách mạnh mẽ, nhưng với ông Obama, thì Hoa Kỳ đã có một chính sách khá cân đối. Về tranh chấp ở Biển Đông chẳng hạn, Washington không can thiệp. Mỹ đã chấp nhận vế đầu của lập luận của Trung Quốc theo đó Mỹ không có việc gì ở Châu Á. Mỹ không đứng trên quan điểm Châu Á, mà chỉ đứng trên quan điểm của luật biển quốc tế mà họ bảo vệ và muốn mọi người tôn trọng.

Mỹ không phân xử giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku, hay giữa Trung Quốc và Philippines về Trường Sa. Họ cũng không lên tiếng về cách thức các quốc gia phân chia với nhau nguồn cá và tài nguyên địa chất của Biển Đông.v.v… Ngược lại ông Obama nói rõ là chính các quốc gia liên can phải tổ chức hội nghị đa phương để cùng nhau quản lý các nguồn tài nguyên biển.

Dĩ nhiên chúng ta không thể nào chấp nhận chính sách sự đã rồi của Bắc Kinh. Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông một chính sách vũ lực không thể chấp nhận được. Họ làm cho tất cả các cường quốc Châu Á, kể cả Úc, rất lo ngại. Cho đến giờ, mọi việc đều trong tầm kiểm soát nhờ cuộc đối thoại chiến lược hàng năm ở cấp cao nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nền ngoại giao cũng có hiệu quả nhờ việc tổng thống Obama có thái độ tôn trọng Trung Quốc nhưng vẫn cứng rắn trên quyền tự do hàng hải. Chính trong khuôn khổ này mà tổng thống Mỹ thường ra lệnh cho khu trục hạm của Hải Quân Mỹ đi dọc theo quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và cách bờ biển 2 hải lý chứ không phải 12 hải lý và không xin phép Trung Quốc.

Chông gai đang chờ đợi Donald Trump hoặc Hillary Clinton
Trước mắt, Donald Trump vẫn chưa cho biết chính sách ngoại giao của ông sẽ như thế nào. Nhưng việc ông thường hành động theo cảm hứng hơn là suy nghĩ không phải là một dấu hiệu tốt.
Ngược lại, người ta có thể tin tưởng bà Hillary Clinton để đối phó một cách cứng rắn chính sách bành trướng nguy hiểm của Trung Quốc trên biển. Nhưng nếu ứng viên đảng Dân Chủ thắng cử, bà sẽ đứng trước một hồ sơ Trung Quốc phức tạp hơn người tiền nhiệm Obama, vì Trung Quốc hiện nay hung hăng hơn là nước đón Thế vận 2008.

Dẫu sao thì nguy cơ một cuộc chiến quy mô lớn, ngày mai hay ngày kia, sẽ đến từ vùng này ở Châu Á vì đến giờ người ta chưa thấy ló dạng một giải pháp toàn diện nào, trong lúc vòng luẩn quẩn của những liên minh, hay hành động trả đũa sẽ rất nguy hiểm vào lúc tâm lý dân tộc chủ nghĩa cực đoan của dân chúng Trung Quốc đang bị một chính quyền chuyên chế kích động, sau khi không giữ yên được bằng cách cho tiêu thụ nhiều hơn.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160817-chuyen-gia-phap-cach-my-chong-banh-truong-trung-quoc-tren-bien-dong
 

Hiểu thêm về VN đưa EXTRA ra Biển Đông

  • 18 tháng 8 2016
Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rằng Việt Nam đã âm thầm đưa một số lượng không xác định giàn pháo EXTRA tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa. Các giàn phóng tên lửa di động mới được nói là có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc mới xây gần đây.
Cho dù Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng thông tin này là "thiếu chính xác", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói hồi tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai vũ khí như vậy với mục đích tự vệ.

Động thái này đã chứng tỏ rằng vấn đề Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, và các nước tuyên bố chủ quyền có xu hướng tăng cường leo thang quân sự, dần dần dẫn đến phá hoại hòa hình và ổn định khu vực.
Tuy vậy, việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa không nên là một điều đáng ngạc nhiên. Thay vào đó, đây là một động thái hợp lý theo diễn biến gần đây của cuộc tranh chấp Biển Đông.
 
Image copyright Other
Image caption Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015. (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh).
Đầu tiên, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình tại Biển Đông, Việt Nam đã theo đuổi chiến lược hiện đại hóa quân sự trong thời gian qua. Ví dụ, theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, tổng số vũ khí nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng 699% so với giai đoạn 2006 -2010, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám trên thế giới trong cùng thời điểm. Hầu hết những vũ khí và trang thiết bị được nhập về có liên quan đến năng lực hải quân.

Giàn phóng tên lửa EXTRA Việt Nam triển khai trên quần đảo Trường Sa được cho là nhập khẩu từ Israel, một trong những đối tác quốc phòng tiềm năng của Việt Nam. Israel là nước đang cung cấp những phương tiện cho nỗ lực phòng thủ của Việt Nam trước những cuộc tấn công khả thi tới các căn cứ quân sự nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Theo nghĩa đó, các bản tin không phải là một điều không tốt cho Việt Nam. Nhằm phòng thủ có hiệu quả, ngoài việc phát triển năng lực quốc phòng để ngăn chặn các nguy cơ, cảnh báo để đối thủ biết về năng lực của mình là một điều cần thiết.
Vì vậy, tin tức về việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa có thể giúp Hà Nội truyền tải được thông điệp, đặc biệt là đối với Bắc Kinh, rằng Việt Nam không chỉ có đầy đủ phương tiện mà còn kiên quyết bảo vệ những lợi ích ở Biển Đông.
 
Image copyright
Image caption Thuyền Hải quân Trung Quốc truy đuổi thuyền Hải quân Việt Nam gần gian khoan Trung Quốc đặt tại khu tranh chấp
Tiếp đó, theo góc nhìn của Hà Nội, việc triển khai vũ khí không phải là một hành động khiêu khích hay gia tăng căng thẳng. Thay vào đó, đây được xem là một phản ứng phòng vệ cần thiết để đáp trả lại những mối đe dọa gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông. Cụ thể là vụ giàn khoan dầu vào năm 2014, khi Trung Quốc rời giàn khoan Haiyang Shiyou 981 chỉ cách 119 hải lý so với bờ biển miền trung Việt Nam, cùng việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa bảy hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông, là một cảnh báo cao độ cho những nguy cơ của Việt Nam và ý đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Vì vậy, sự đáp trả mạnh mẽ nhưng có tính toán sẽ đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi tốt hơn.
Tuy không rõ về thời điểm triển khai vũ khí, nhưng việc này có thể đã xảy ra rất lâu trước khi tin tức được đưa ra vào tuần trước. Một số nguồn tin cho hay Hà Nội có thể đã xem xét việc triển khai vũ khí từ tháng Năm năm ngoái, khi có thông tin về việc Trung Quốc triển khai giàn tên lửa đất đối không trên một trong những hòn đảo nhân tạo. Trong trường hợp nào thì những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ việc Trung Quốc quân sự hóa những hòn đảo nhân tạo trong thời gian gần đây, chắc chắn là nguyên nhân khuyến khích Hà Nội đưa ra những phản ứng mạnh mẽ.
Từ góc nhìn lịch sử, việc triển khai vũ khí cho thấy điển hình về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, vừa phòng vệ nhưng cũng sẵn sàng chống trả.
Vì là nước nhỏ hơn, Việt Nam luôn mong muốn giữ vững mối quan hệ ôn hòa và ổn định với Bắc Kinh. Dưới thời phong kiến, Việt Nam thậm chí nhượng bộ và chấp nhận triều cống cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhiều lần chống lại Trung Quốc khi vấn đề chủ quyền, quyền tự trị và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm.
 
Image copyright AP
Image caption Giàn khoan Haiyang Shiyou của Trung Quốc tại biển Đông
Trong những thập kỉ gần đây, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung đã được cải thiện đáng kể, nhưng vấn đề chủ quyền và tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục là thử thách to lớn với hai nước. Tuy nhiên, mức độ giao lưu kinh tế song phương chưa từng có giúp giữ vững sự hợp tác giữa hai nước.

Cụ thể, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng một phần năm thương mại hàng năm. Trung Quốc đồng thời cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ chín tại Việt Nam. Vì vậy, dù Việt Nam thường tỏ ra cứng rắn để bảo vệ quyền lợi vùng biển, nhưng họ không muốn để vấn đề tranh chấp tại Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang có thể làm hỏng các lợi ích đang có trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Nhìn chung, việc triển khai giàn phóng tên lửa của Việt Nam tại Biển Đông cần được xem xét rộng hơn trong bối cảnh những thay đổi gần đây trong tranh chấp tại Biển Đông, cùng với truyền thống ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc.
Động thái này, chủ yếu vì mục đích tự vệ, không gây ra mối quan ngại cho các nước láng giềng. Chắc chắn rằng xung đột vũ trang với một Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều là điều cuối cùng Việt Nam muốn vấp vào.
Bài của tác giả Lê Hồng Hiệp đã đăng trên báo Strait Times của Singapore.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160817_vietnam_deploy_extra

No comments:

Post a Comment