BẢO GIANG * BIỂN ĐÔNG
Thế cuộc Biển Đông
Bảo Giang (Danlambao)
- Sau hơn ba năm cơm nắm, cơm gói, vác đơn đưa Trung cộng ra trước tòa
án Quốc Tế về chuyện cướp cạn trên Biển Đông, nay người Philippines đã
nở mày nở mặt, nhận được câu trả lời thỏa đáng về việc thưa gởi. Việt
Nam cũng nhờ đó mà có được những căn bản pháp lý. Riêng chuyện có đòi
lại được hay không là chuyện khác, về sau!
Ai cũng biết, ngày 12-7-2016, tòa Trọng Tài Thường trực (PCA) do Liên
Hiệp Quốc bảo trợ ở La Hague, Hoà Lan, sau ba năm thụ ủy hồ sơ đã công
khai ra tuyên bố: “Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để đòi
quyền thủ đắc lịch sử với các nguồn tài nguyên biển đảo nằm bên trong
"đường lưỡi bò" do họ tự vẽ ra”. Cũng trong bản phán quyết dài 497
trang, Tòa Trọng tài Thường Trực PCA đưa ra kết luận rõ ràng, minh bạch
là không có một thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa có thể mang lại
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Như thế, phán quyết này là
minh bạch. Nó mang niềm vui Công Lý đến cho những người chờ đợi, nhưng
lại cũng mang đến “ bất tuân” từ một phía khác. (xin nhớ Trường Sa không
bao hàm trong phán quyết này).
Tưởng cũng nên nhắc lại. Ngay khi quyết định của tòa vừa được loan báo,
tờ Guardian, một tờ bào lớn nhất và có lẽ lâu đời nhất ở Luân Đôn, Anh
Quốc đã viết: "Bắc Kinh thảm rồi. Họ đã thua trong một vụ kiện quốc
tế quan trọng đối với các rạn san hô và bãi cạn chiến lược có khả năng
mang đến cho họ quyền kiểm soát những vùng biển tranh chấp ở Biển Đông". Trong khi đó hãng tin Reuters cho biết:
“phán quyết của Tòa Trọng Tài ở Hague đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc
về các quyền kinh tế trên một khu vực rộng lớn của Biển Đông”. Đồng thời, họ cũng đưa ra nhận định riêng là: "phán quyết này chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận". Bởi lẽ, cũng theo tòa báo, "Phán quyết này là một đòn giáng nặng về pháp lý đè lên trên tuyên bố quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông". Trong khi đó, BBC nhẹ nhàng đánh đi bài viết "Tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông bị tòa trọng tài bác bỏ".
Tuyên bố của Trung cộng về Biển Đông là tuyên bố nào? Nếu trả lời cách
đơn giản thì đó là hình cái lưỡi bò do Trung cộng vẽ vươn ra Biển Đông
lúc gần đây. Nó đã chiếm trọn các quần đảo cũng như hầu như trọn vẹn
Biển Đông. Một phía vào sát bờ biển Việt Nam, phía đối diện phủ sóng tới
gần Philippines và đầu lười của nó cuốn xuống phía Malaysia và vào sát
bờ phía Indonesia. Chính vì cái đường lưỡi bò tự tạo này mà vào năm
2013, Philippines đã khởi kiện TC ra trước tòa án quốc tế. Lý do, nó đã
liếm nhiều phần đảo của Phi. Nó không phù hợp với Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ. Nói cách
khác, nó chỉ là tình trạng của một kẻ cướp mạnh, vác giáo sang chiếm đất
nhà người.
Đến nay, Bãi Cạn, Hoàng Sa đã có câu trả lời chính thức của Tòa Án Quốc Tế. Tòa khẳng định "Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines" vì đã xâm phạm, quấy phá, khai thác dầu khí, xây dựng các đảo nhân tạo.
(theo CNN). Phán quyết này không chỉ là một thắng lợi đơn thuần dành
cho Philippines và phía có thể có liên hệ với. Nhưng có giá trị pháp lý
buộc các bên phải nghiêm túc tuân thủ theo quy định. Công lý là thế. Còn
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tôi đâu? Ai sẽ trả lời đây?
Nhìn chung, cho đến lúc này phán quyết đã có. Tuy nhiên, người bị quy
trách nhiệm tức thời là TC xem ra đã có một chủ trương hoàn toàn đối
nghịch nếu như không muốn nói là thách thức. Họ thách thức với phán
quyết và thách thức với các nước trong vùng như lời Tập Cận Bình tuyên
bố: "Trung Quốc cống hiến cho duy trì hòa bình và ổn định ở Biển
Đông. Nhưng sẽ không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên
phán quyết từ tòa án liên quan đến tranh chấp", (Reuters). Như thế,
cơ hội để nó thay đổi cục diện trong khu vực, chấm dứt thế giằng co, thế
đương đầu giữa các bên ở Biển Đông như phán quyết là rất nhỏ.
1. Tại sao lại có vụ kiện và thách thức này?
Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa
vào năm 1974 với sự phụ diễn qua bản công hàm của Phạm Văn Đồng, Trung
cộng xua quân chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988. Từ
đây, Trung cộng đã tự biên tự diễn ra cái lưỡi bò ở Biển Đông. Nó liếm
gọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và cả một phần bãi cạn
Scarborough của Philippines, và tự đặt những vùng biển đảo này vào trong
vòng lưỡi bò của họ. Tuy nhiên, Philippines là một quốc gia riêng biệt,
có chủ quyền và có độc lập. Họ không nằm chung trong khối “bốn vàng, 16
tốt” được ban hành bởi Trung cộng như nhà nước cộng sản Việt Nam, nên
họ cương quyết dùng luật pháp Quốc Tế để bảo vệ lấy phần đất bị TC chiếm
cứ. Trong khi đó, Việt Nam bị điều hành bởi tập đoàn cộng sản dị mộng
Hồ Chí Minh. Câu chuyện cũng khác đi.
Sử còn ghi, ngày 15 tháng 1 năm 1974, Trung cộng kéo quân lên các đảo
Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía tây quần
đảo Hoàng Sa khai chiến. Chính nơi đây đã ghi lại những tên tuổi không
bao giờ chết của Việt Nam là Thiếu tá hạm trưởng Ngụy Văn Thà, hạm phó
Nguyễn Thành Trí... cùng với 72 chiến hữu của họ. Sau ngày các đảo này
bị cướp đoạt, ngoại trưởng Vương Văn Bắc thay mặt chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa đã tố cáo vụ lấn chiếm này ra trước công luận thế giới.
Cùng thời gian đó, khi thấy Trung cộng đã chiếm được quần đảo mà Phạm
Văn Đồng đã ký giao nạp cho TC từ năm 1958, tập đoàn cộng sản miền bắc
hả dạ, vỗ tay, mở tiệc reo mừng, đồng thời đưa ra những lập luận láo
khoét lừa dối dư luận là: “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và
chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải
phóng hộ. Sau này mình thống nhất đất nước rồi, phía bạn sẽ trả cho
mình.” (Hoàng Tùng). Riêng Lê Đức Thọ, ủy viên BCT, trưởng ban tổ chức TU đảng CS thì mặt dày hơn, y tuyên bố: “Hãy an tâm, Trường Sa, Hoàng Sa trong tay Trung quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền miền nam”.
Chẳng bao lâu sau, ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung cộng xua quân chiếm
gọn các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Su Bi...
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào tay chúng. Tất cả tập đoàn CS
bắc Việt biến thành lũ ngọng, ú ớ!
Chuyện kể rằng, khi Trung cộng tấn công lên đảo cũng là lúc chiến binh
Việt Nam nhận được lệnh cấm nổ súng của viên tướng đã bị mù Lê Đức Anh.
Theo đó, dù các chiến binh Việt Nam có súng trong tay, sẵn sàng bảo vệ
đất nước, nhưng không một viên đạn ra khỏi nòng. Kết quả, tất cả đều bị
quân xâm lược Trung cộng bắt giữ và bị đập chết bằng búa! Thảm thay, nỗi
thương đau ấy là vô tận và cũng không thể trả. Bởi vì lãnh đạo VC đã
nhận được... “vàng dẻo”, nên cán binh của ta đành phải nhận búa tạ. Đó
là lý do sau này nhà nước CSVN cũng không dám tham dự vào việc đưa TC ra
tòa án QT như Philippines! Đã thế, họ còn luôn trấn áp những người Việt
Nam đi biểu tình với hàng biểu ngữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
bằng búa tạ và nhà tù.
2. Tính chính danh của UNCLOS
Từ xưa, luật biển là luật vũ lực để thiết lập quyền tài phán, tranh
chấp. Kẻ mạnh luôn ở vào vị thế chiếm đoạt. Tuy nhiên từ thế kỷ 17, định
nghĩa về quyền của mỗi quốc gia đối với biển được giới hạn trong phạm
vi "vành đai" tính từ bờ biển của quốc gia đó giáp biển. "Phần còn lại của biển, ngoài khơi được tuyên bố là 'mở cửa tự do' với tất cả và không thuộc về nước nào", theo trang web của LHQ.
Ngày nay, UNCLOS (Công Ước Liên Hiệp Quốc) được xem là nơi quy định mọi
thứ từ chủ quyền quốc gia, tới việc khai thác tài nguyên biển rất phổ
quát và có tính ràng buộc về pháp lý. Ở đó, UNCLOS xác lập cho các quốc
gia quyền kinh tế trọn vẹn đối với 200 hải lý (370,4 km) tính từ bờ biển
của quốc gia đó. Phần này người ta quen gọi là vùng đặc quyền kinh tế
trên biển. Bên cạnh đó, các tổ chức gồm Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO),
Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA) cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện các quy định của UNCLOS. Ngoài Tòa Trọng tài Thường
trực (PCA), UNCLOS cũng thiết lập Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS)
tại Hamburg, (Đức quốc) và Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ở The Hague (Hòa
Lan) để xét xử những vấn đề liên quan đến tranh tụng biển. Từ đó cho
thấy, những phán quyết của UNCLOS phải được coi là nền tảng cho những
tranh chấp về luật biển đối với những quốc gia có biển.
3. Thái độ của Trung cộng
Nay thì phán quyết của Tòa án trọng tài đã rất rõ ràng, Philippines sẵn
sàng tuân thủ. Trong khi đó, dường như Trung cộng vẫn cứ phớt lờ, thể
hiện ý kiến của mình một cách riêng rẽ để leo thang căng thẳng ở Biển
Đông bằng sách lược ba không của nước lớn là “không công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của tòa án”. Chuyện gì sẽ xảy ra?
Quả thật, đây là một nan đề. Bởi TC chỉ có thể chọn một trong hai. Một
là “xuống nước” rút lại tuyên bố chủ quyền phi lý của mình để hòa minh
trong sinh hoạt cộng đồng. Hai là, thành một “tên ma đạo” thách thức
cộng đồng Quốc Tế. Hỏi xem, Trung cộng sẽ chọn điểm nào? Không ai có khả
năng lý giải chuyện này ngoại trừ chính những kẻ đang lãnh đạo ở đây.
Theo đó, một diễn biến phức tạp có thể sẽ xảy ra sau những tuyên bố rằng
TC không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài. Nếu ở trong trường hợp
này, liệu Trung cộng sẽ có những động thái gây hấn nghiêm trọng hơn hay
không? Hoặc giả, việc sử dụng sức mạnh quân sự cấp nhỏ và từng phần, có
thể là một lựa chọn của Trung cộng hay chăng?
Cho đến nay, chẳng ai khẳng định được điều gì. Chỉ thấy Cục Hải Quan
Trung cộng vào ngày3-7-16 thông báo là TC sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5
đến 11-7 trong phạm vi bao trùm cảquần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lại
thấy Trung cộng triển khai nhiều tàu chiến lớn trong cuộc tập trận này,
bao gồm cả tàu khu trục tên lửa của hạm đội Bắc Hải và hạm đội Đông Hải.
Riêng Hạm đội Nam Hải tham gia với nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ, trực
thăng, số lượng không được thông báo. Rõ ràng Bắc Kinh đã ngang nhiên
thiết lập một vùng cấm hơn 60.000 km trên Biển Đông. Từ đó cho thấy,
lịch sử Trung Quốc có thể sẽ trải qua một bước ngoặc. Họ, hầu như không
muốn tuân thủ những phán quyết của Tòa án Hàng hải Quốc tế. Tệ hơn, nó
còn có thể bày ra một cảnh rất chướng tai, chọc vào mắt thế giới là
Thành Cát Tư Hãn lại vung tay lên, ai làm gì được ta nào?
4. Khối Đông Nam Á, nhập cuộc?
Nay phán quyết đã đặt khu vực Đông Nam Á vào một thế rất thuận lợi. Tuy
nhiên, việc cần có là phải có một bản tuyên bố chung của các nước trong
vùng, lên tiếng ủng hộ và cùng nhau tôn trọng, cũng như kêu gọi mọi đối
tác biết tôn trọng phán quyết này. Việc lên tiếng chung sẽ đem lại một
lợi ích lớn cho khối Asean. Tuy nhiên, ngoài nội dung tán đồng trong bản
tuyên bố, các nước trong khối Asean cũng cần phải sửa soạn cho một hành
trình bền vững. Hơn thế, có khả năng ngăn chặn và đảm bảo sự đồng thuận
của khối để không bị phá vỡ trong tiến trình thi hành quyết định của
Tòa Án. Nói cách khác, đơn giản là ASEAN không thể chấp nhận một sự kiện
ấm ớ ở Phnom Penth, trong đó một số quốc gia ủng hộ đường lưỡi bò của
Trung cộng, phần khác không dám lên ý kiến bác bỏ, sẽ tiếp tục tái diễn.
Nếu họ tiếp tục đi vào bánh xe đổ này, câu chuyện chỉ thêm phức tạp cho
chính họ hơn là việc có khả năng làm đóng băng phán quyết của UNCLOS.
5. Việt Nam thế nào, ứng phó ra sao?
Ai cũng biết, một cơ hội lớn cho dân tộc, cho đất nước đã được mở ra.
Tuy nhiên, nó không hề mở ra với tập đoàn CSVN. Tại sao tôi khẳng định
về điểm này? Đơn giản là CSVN chẳng qua chỉ là con két biết nói của
Trung cộng trong vụ tranh chấp. Nó không có khả năng bảo vệ đất nước và
quê hương Việt Nam. Nó chỉ là những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống của
thời đại mà thôi. Nói cách khác, phán quyết của UNCLOS sẽ làm lòi ra cái
đuôi chuột, kẻ chạy cờ, kẻ bán nước cho Trung cộng ở Việt Nam hôm nay.
Nó là một chứng minh rõ nét cho người Việt Nam hiểu thấu đáo hơn về cách
tập thể này diễn trò. Nghĩa là trong sớm tối, một phái đoàn hùng hậu
bao gồm cả đảng và nhà nước CSVN sẽ lên đường chầu Trung cộng. Chuyến đi
đầy kèn trống đón chờ, nhưng cùng lúc, nét xanh xao lo lắng lại hiện rõ
trên từng khuôn mặt gọi là cấp lãnh đạo của nhà nước CSVN. Rồi họ cùng
bàng hoàng hỏi nhau, sẽ ăn làm sao, nói làm sao với mẫu quốc Trung cộng
đây? Trong hoàn cảnh này, chỉ có hai giả thiết là:
- Giả lên tiếng đòi lại những gì đã mất ư? Ý kiến hay, ta đã từng lừa
dối người Việt Nam như thế từ lâu rồi. Ta đã làm và mẫu quốc cũng đồng ý
cho phép ta làm như thế!
- Sẽ đấu tranh đòi lại chủ quyền trên những gì đã bị TC chiếm cứ chăng?
Không, không bao giờ họ có khả năng này. Hãy nhìn vào từng hàng hàng lớp
lớp, công nhân cán bộ cũng như các nhà thầu của TC đổ vào Việt Nam để
thấy khả năng làm đầy tớ, bán nước cầu vinh của tập thể này rõ nét hơn.
6. Chuyện gì sẽ đến?
Có khả năng là Bắc Kinh sẽ tìm mọi biện pháp để trả lời bản quyết nghị
của Tòa Án Quốc Tế về luật biển hơn là sự tuân phục. Theo đó, một mặt họ
sẽ tìm cách thách đố Manila (vì từ chối bãi bỏ vụ kiện) bằng việc tiếp
tục cải tạo những nơi có tranh chấp với Phi. Mặt khác, sẽ vẫn cứ phớt
lờ, thách thức phán quyết, thể hiện chính sách của mình để leo thang
căng thẳng ở Biển Đông. Trong cả hai trường hợp này, các nước trong vùng
tranh chấp rất dễ trở thành kẻ lạnh chân, rất sợ đứng đầu sóng ngọn gió
của một cuộc bất tuân lệnh quốc tế từ Trung cộng. Đó, không hẳn chỉ là
một hoài nghi. Nhưng xem ra là chính Bắc Kinh càng lúc càng muốn chứng
minh cách thức cướp đường của họ dựa vào sỉ số dân là đúng. Từ đó, họ
không ngần ngại đạp trên giây đàn căng bằng chủ sách ba không: “không
công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của
trọng tài”! Trong hướng đi này, tiếng nói của Việt Nam giữ một đầu mối
rất đáng lưu tâm, nếu như không muốn nói là rất quan trọng. Nếu CSVN vẫn
là con cờ thuần thục dưới tay Trung cộng, chiến tranh khó xảy ra. Nhưng
nếu CSVN có thay đổi, nhất định tìm lại những gì đã mất, một cuộc chiến
trong vùng thật khó tránh!
Tóm lại, nay phán quyết đã ra, nhìn chung hoàn toàn có lợi cho
Philippines, và các phía bị xâm lấn, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên,
cái lợi ích ấy là bao nhiêu còn tùy thuộc vào sự ứng xử tiếp theo sau
của các quốc gia có liên hệ trong vùng. Bởi lẽ, nó không đương nhiên thu
về những lợi nhuận. Trái lại, phải cùng chung sức triển khai những điểm
đã được nêu ra trong bản nghị quyết của The Haynes. Nếu không, bản văn
ấy không hơn gì tờ giấy trắng! Lâu lâu đem ra đọc lại một lần cho vui.
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là CSVN sẽ phải xử thế ra sao?
Cho đến nay, người ta như cầm chắc được một điều là những cái loa mồm
của Hà Nội vẫn cứ tiếp tục ra rả điệp khúc Hoàng Sa, Trường Sa là của
Việt Nam để lừa bịp người dân, nhưng tuyệt đối chúng sẽ không có bất cứ
một hành động nào để có thể tiếp cận phán quyết của tòa án Quốc Tế. Rồi
thay vào đó là một đoàn cấp cao của CSVN sẽ lên đường chầu TC. Họ bàn
gì, cầu lạy gì không ai biết. Nhưng có điều chắc là sau khi trở về họ sẽ
bi bô dăm ba điều để lừa phỉnh người dân ở trong nước là chuyến đi “bảo
vệ tổ quốc” của ta đã thành công mỹ mãn!
Sau những công bố thành quả của họ, điều chắc là các tay nghề đánh cá
biển phải tự lo liệu cho bản thân của mình. Nếu bị tàu TC đâm chìm, cá
thể bị đánh đập, kể cả trường hợp bị Tàu cộng bắt giữ thì tự lo liệu lấy
tiền thuốc, tiền chuộc. Vì nó không thuộc về trách nhiệm của nhà nước
CSVN. Kế đến, những ai muốn đi biểu tình với khẩu hiệu Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam cũng sẽ ốm đòn, rũ tù vì tập đoàn nón cối. Nếu đúng như
thế, người Việt Nam phải làm gì?
Hãy nhớ, nhát kiếm của Mông Cổ Đại Hãn xưa, nay lại ngứa nghề, lại muốn
vùng vẫy. Nhưng lần này nó không dám tiến sang Tây, nhưng nó sẽ trở giáo
chỉ về phương nam. Ở đó đã có sẵn những Hồ Chí Minh, (Trần Ích Tắc, Lê
Chiêu Thống), Trọng, Quang, Ngân, Phúc, Lưu, Hải… bưng cơm hầu rượu, rồi
giết dân, bán nước cầu vinh chờ đợi.
Theo đó, chuyện của Việt Nam hôm nay xem ra chỉ có một con đường duy
nhất để đi, một lối suy nghĩ duy nhất để có hành động chung là: Tuyệt
đối không thể tin nhờ vào tập đoàn CS Hồ Chí Minh trong việc cứu nước và
giữ nước. Bởi lẽ, muốn tránh được tai họa cho nước, muốn giữ được non
sông trường tồn trong trời đất, cùng vươn vai lớn dậy với năm châu,
chúng ta phải theo gương của tiền nhân xưa - Không phải chỉ mài kiếm
trảm kẻ nội thù cộng sản nhưng là nắm lấy tay nhau, giúp nhau, cùng nhau
vượt qua gian khó, cùng đứng lên, mở nghiệp cho nước, dựng nhà cho dân,
cùng hướng về đích tiến của Việt Nam trên trường quốc tế sau thời cộng
sản. Đó mới là hướng đi đích thực của chúng ta và của con cháu Lạc Hồng
từ hôm nay. Ngoài ra, chẳng còn một cách nào khác!
16.07.2016
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 425
No comments:
Post a Comment