Saturday, May 28, 2016
BIỂN ĐÔNG
Chủ nhật, 29/05/2016
Trung Quốc 'cực kỳ bất mãn' đối với tuyên bố của G7 về Biển Đông
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh.
29.05.2016
Trung
Quốc cho biết họ hết sức bất mãn đối với một tuyên bố của các nhà lãnh
đạo của khối G7 về vấn đề Biển Đông, nơi căng thẳng mỗi lúc một tăng vì
những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với các nước Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói “Hội nghị thượng đỉnh G7 do Nhật tổ chức xuyên tạc vấn đề Biển Đông, thổi phồng tình thế khẩn trương, không có lợi cho sự ổn định tình hình Biển Đông, cũng không phù hợp với vị trí của một diễn đàn về quản lý kinh tế của các nước phát triển. Trung Quốc hết sức bất mãn đối với hành động của Nhật Bản và G7.”
Trước đó trong ngày thứ Sáu, các nhà lãnh đạo G7 đưa ra thông cáo chung, trong đó có đoạn nói rằng “Chúng tôi rất quan tâm về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát, giải quyết tranh chấp một cách hoà bình.”
Tuyên bố của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada cũng khẳng định “Bất cứ tuyên bố chủ quyền nào cũng đều phải dựa trên luật pháp quốc tế và các nước cần tránh các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để tuyên bố chủ quyền.”
Cũng trong ngày thứ Sáu, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và cho biết Hà Nội và Tokyo chia sẻ quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông gần đây, nhất là những hành động bồi đáp, xây đảo qui mô lớn. Đôi bên cũng lập lại lời kêu gọi các bên liên quan không có hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hoá Biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-bat-man-vi-tuyen-bo-cua-g7-ve-bien-dong/3350635.html
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói “Hội nghị thượng đỉnh G7 do Nhật tổ chức xuyên tạc vấn đề Biển Đông, thổi phồng tình thế khẩn trương, không có lợi cho sự ổn định tình hình Biển Đông, cũng không phù hợp với vị trí của một diễn đàn về quản lý kinh tế của các nước phát triển. Trung Quốc hết sức bất mãn đối với hành động của Nhật Bản và G7.”
Trước đó trong ngày thứ Sáu, các nhà lãnh đạo G7 đưa ra thông cáo chung, trong đó có đoạn nói rằng “Chúng tôi rất quan tâm về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát, giải quyết tranh chấp một cách hoà bình.”
Tuyên bố của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada cũng khẳng định “Bất cứ tuyên bố chủ quyền nào cũng đều phải dựa trên luật pháp quốc tế và các nước cần tránh các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để tuyên bố chủ quyền.”
Cũng trong ngày thứ Sáu, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và cho biết Hà Nội và Tokyo chia sẻ quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông gần đây, nhất là những hành động bồi đáp, xây đảo qui mô lớn. Đôi bên cũng lập lại lời kêu gọi các bên liên quan không có hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hoá Biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-bat-man-vi-tuyen-bo-cua-g7-ve-bien-dong/3350635.html
Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau, Trung Quốc đau đầu
Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (P) tiếp tổng thống Mỹ Barack Obama, Hà Nội, ngày 23/05/2016JIM WATSON / AFP
bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam được tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo hôm
23/05/2016 tiếp tục được phân tích sôi nổi. Hãng tin Anh Reuters vào hôm
nay 27/05 đã cho rằng : Chỉ bằng một ngón đòn dứt khoát, Mỹ và Việt Nam
đã gây rắc rối cho chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông. Kể từ nay,
Bắc Kinh sẽ phải nhức đầu đối phó với những thách thức chiến lược cả
trước mắt lẫn lâu dài.
Trước mắt, theo Reuters, Trung Quốc sẽ không còn có thể tự do tung hoành
tại Biển Đông như trước đây, vì Việt Nam sẽ có khả năng được trang bị
bằng các loại radar và phương tiện dò tìm của Mỹ, cũng như các phi cơ
trinh sát và máy bay do thám không người lái, cho phép Việt Nam giám sát
tốt hơn và khi cần nhắm chính xác hơn vào các lực lượng Trung Quốc.
Còn trong dài hạn, cấm vận vũ khí Mỹ được bãi bỏ đã biến Việt Nam thành một tác nhân quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á của ông Obama. Các tập đoàn vũ khí của Mỹ sẽ có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp Nga trong những hợp đồng lớn cho Việt Nam.
Ngoài ra, mong muốn từ lâu nay của Hải Quân Mỹ rất có thể sẽ được toại nguyện : Đó là được sử dụng Vịnh Cam Ranh, hải cảng tự nhiên tốt nhất trong vùng Biển Đông.
Bên cạnh đó, còn có triển vọng hợp tác chính trị và chia sẻ thông tin tình báo tốt hơn về các hành vi quyết đoán của Trung Quốc, ngay cả khi Việt Nam tránh không chính thức gia nhập bất kỳ một liên minh quân sự nào.
Chiến lược của Việt Nam : Bắt Trung Quốc phải trả giá đắt, nhưng tránh dồn ép
Kịch bản như được nêu ra ở trên hoàn toàn ăn khớp với các mục tiêu mà nhiều chiến lược gia quân sự của
Việt Nam đã tiết lộ với hãng tin Anh, theo đó họ âm thầm nâng cao cái giá mà quân đội Trung Quốc vốn đang trên đường hiện đại hóa nhanh chóng sẽ phải trả nếu dám tấn công Việt Nam một lần nữa.
Việt Nam thừa hiểu rằng một cuộc chiến trong tương lai với người láng giềng khổng lồ của họ sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh đẫm máu ở vùng biên giới phía Bắc, khởi sự vào năm 1979 và kéo dài âm ỉ qua những năm 1980, hoặc là trận hải chiến Trường Sa vào năm 1988.
Theo ông Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zongze), chuyên gia tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế, một trung tâm tham vấn thuộc bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Bắc Kinh đang theo dõi sát việc mua các loại vũ khí hiện đại và triển khai những gì ở Biển Đông.
Theo chuyên gia này, nguyên là một cán bộ ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh không loại trừ khả năng việc đó « tác động đến các vấn đề lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam ».
Còn ông Trương Bảo Huy (Zhang Baohui), một chuyên gia về an ninh Trung Quốc tại Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, thì cho rằng giới hoạch định chính sách Việt Nam dư biết là họ không bao giờ có thể thắng được quân đội Trung Quốc hiện đại, vì vậy Hà Nội vẫn sẽ phải dựa vào ngoại giao để giữ quan hệ ổn định với Bắc Kinh.
Theo Reuters, giới chức Hải Quân Hoa Kỳ cũng nhận thức rõ là Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc không nên dồn ép Trung Quốc. Theo các nguồn tin báo chí quân sự của Việt Nam, tháng Ba vừa qua, khi Việt Nam mở một cảng quốc tế mới ở Cam Ranh cho lực lượng hải quân nước ngoài, Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên được chính thức mời ghé cảng.
Cho dù vậy, Hải Quân Mỹ chờ đợi là các chuyến ghé cảng Việt Nam sẽ được dần dần tăng lên. Theo các chuyên gia phân tích về an ninh, ngay cả một sự gia tăng nhỏ cũng có khả năng gây rối cho hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi họ đang tập trung xây dựng các cơ sở được dùng cả vào mục tiêu quân sự trên bẩy hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-my-va-viet-nam-xich-lai-gan-nhau-trung-quoc-dau-dau
Thủ tướng Shinzo Abe tại một cuộc họp báo trong thời gian diễn ra thượng đỉnh G7 tại Ise-Shima, Nhật Bản, ngày 27/05/2016.REUTERS/Issei Kato
Còn trong dài hạn, cấm vận vũ khí Mỹ được bãi bỏ đã biến Việt Nam thành một tác nhân quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á của ông Obama. Các tập đoàn vũ khí của Mỹ sẽ có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp Nga trong những hợp đồng lớn cho Việt Nam.
Ngoài ra, mong muốn từ lâu nay của Hải Quân Mỹ rất có thể sẽ được toại nguyện : Đó là được sử dụng Vịnh Cam Ranh, hải cảng tự nhiên tốt nhất trong vùng Biển Đông.
Bên cạnh đó, còn có triển vọng hợp tác chính trị và chia sẻ thông tin tình báo tốt hơn về các hành vi quyết đoán của Trung Quốc, ngay cả khi Việt Nam tránh không chính thức gia nhập bất kỳ một liên minh quân sự nào.
Chiến lược của Việt Nam : Bắt Trung Quốc phải trả giá đắt, nhưng tránh dồn ép
Kịch bản như được nêu ra ở trên hoàn toàn ăn khớp với các mục tiêu mà nhiều chiến lược gia quân sự của
Việt Nam đã tiết lộ với hãng tin Anh, theo đó họ âm thầm nâng cao cái giá mà quân đội Trung Quốc vốn đang trên đường hiện đại hóa nhanh chóng sẽ phải trả nếu dám tấn công Việt Nam một lần nữa.
Việt Nam thừa hiểu rằng một cuộc chiến trong tương lai với người láng giềng khổng lồ của họ sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh đẫm máu ở vùng biên giới phía Bắc, khởi sự vào năm 1979 và kéo dài âm ỉ qua những năm 1980, hoặc là trận hải chiến Trường Sa vào năm 1988.
Theo ông Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zongze), chuyên gia tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế, một trung tâm tham vấn thuộc bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Bắc Kinh đang theo dõi sát việc mua các loại vũ khí hiện đại và triển khai những gì ở Biển Đông.
Theo chuyên gia này, nguyên là một cán bộ ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh không loại trừ khả năng việc đó « tác động đến các vấn đề lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam ».
Còn ông Trương Bảo Huy (Zhang Baohui), một chuyên gia về an ninh Trung Quốc tại Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, thì cho rằng giới hoạch định chính sách Việt Nam dư biết là họ không bao giờ có thể thắng được quân đội Trung Quốc hiện đại, vì vậy Hà Nội vẫn sẽ phải dựa vào ngoại giao để giữ quan hệ ổn định với Bắc Kinh.
Theo Reuters, giới chức Hải Quân Hoa Kỳ cũng nhận thức rõ là Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc không nên dồn ép Trung Quốc. Theo các nguồn tin báo chí quân sự của Việt Nam, tháng Ba vừa qua, khi Việt Nam mở một cảng quốc tế mới ở Cam Ranh cho lực lượng hải quân nước ngoài, Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên được chính thức mời ghé cảng.
Cho dù vậy, Hải Quân Mỹ chờ đợi là các chuyến ghé cảng Việt Nam sẽ được dần dần tăng lên. Theo các chuyên gia phân tích về an ninh, ngay cả một sự gia tăng nhỏ cũng có khả năng gây rối cho hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi họ đang tập trung xây dựng các cơ sở được dùng cả vào mục tiêu quân sự trên bẩy hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-my-va-viet-nam-xich-lai-gan-nhau-trung-quoc-dau-dau
Nhật : G7 quan ngại tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông
Thủ tướng Shinzo Abe tại một cuộc họp báo trong thời gian diễn ra thượng đỉnh G7 tại Ise-Shima, Nhật Bản, ngày 27/05/2016.REUTERS/Issei Kato
Ngày 27/05/2016, trong thông cáo chung, lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp
hàng đầu - G7, sau hai ngày họp thượng đỉnh tại Ise-Shima (Nhật Bản),
cùng bày tỏ mối quan ngại về tình hình căng thẳng ngày càng nghiêm trọng
trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Thông cáo nêu rõ: “Chúng tôi quan ngại về tình hình biển Hoa Đông và
Biển Đông. Chúng tôi nhấn mạnh đến tầm quan trọng cơ bản của việc quản
lý và xử lý các bất đồng một cách hòa bình”.
Tuy không nêu đích danh quốc gia nào, nhưng văn bản muốn nói đến các căng thẳng ngày càng nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây tại Biển Đông. Trung Quốc đã có những đòi hỏi chủ quyền quá đáng, gần như hầu hết diện tích vùng Biển Đông cũng như cho xây dựng bồi đắp cải tạo các bãi đá, bất chấp các phản đối của Việt Nam và Philippines, những quốc gia đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Ngoài vùng Biển Đông, Trung Quốc còn có tranh chấp lãnh hải gay gắt với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.
Đương nhiên, thông cáo chung này đã làm cho Trung Quốc “vô cùng bất bình”. Thông qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, bà Hoa Xuân Oánh, Bắc Kinh cho rằng “đề cập đến vấn đề Biển Đông và thổi phồng các căng thẳng trong thượng đỉnh G7 do Nhật Bản tổ chức là không có lợi cho sự ổn định. (…) Trung Quốc vô cùng bất bình về những gì Nhật Bản và G7 đã làm”.
Trước đó, ngày 26/05, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng cảnh cáo G7 là không nên "xía" vào chuyện nước này, khi tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc lại “tự do lưu thông hàng hải” phải được tôn trọng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-tai-nhat-ban-lanh-dao-nhom-7-nuoc-cong-nghiep-hang-dau-%E2%80%9Cquan-ngai%E2%80%9D-tinh-hinh-bien-do
Biệt kích Hải Quân Mỹ Navy Seal đang tập luyện tại Virginia (Hoa Kỳ). Ảnh tư liệu chụp vào tháng 07/2010.AFP PHOTO/US NAVY/Robert Fluegel/HANDOUT/
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160528-biet-kich-my-san-sang-hop-tac-voi-dac-cong-viet-nam
Tàu Hải Cảnh Trung Quốc chạy sát tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 14/05/2014.REUTERS/Nguyen Minh
Tuy không nêu đích danh quốc gia nào, nhưng văn bản muốn nói đến các căng thẳng ngày càng nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây tại Biển Đông. Trung Quốc đã có những đòi hỏi chủ quyền quá đáng, gần như hầu hết diện tích vùng Biển Đông cũng như cho xây dựng bồi đắp cải tạo các bãi đá, bất chấp các phản đối của Việt Nam và Philippines, những quốc gia đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Ngoài vùng Biển Đông, Trung Quốc còn có tranh chấp lãnh hải gay gắt với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.
Đương nhiên, thông cáo chung này đã làm cho Trung Quốc “vô cùng bất bình”. Thông qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, bà Hoa Xuân Oánh, Bắc Kinh cho rằng “đề cập đến vấn đề Biển Đông và thổi phồng các căng thẳng trong thượng đỉnh G7 do Nhật Bản tổ chức là không có lợi cho sự ổn định. (…) Trung Quốc vô cùng bất bình về những gì Nhật Bản và G7 đã làm”.
Trước đó, ngày 26/05, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng cảnh cáo G7 là không nên "xía" vào chuyện nước này, khi tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc lại “tự do lưu thông hàng hải” phải được tôn trọng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-tai-nhat-ban-lanh-dao-nhom-7-nuoc-cong-nghiep-hang-dau-%E2%80%9Cquan-ngai%E2%80%9D-tinh-hinh-bien-do
Biệt Kích Mỹ sẵn sàng hợp tác với Đặc Công Việt Nam
Biệt kích Hải Quân Mỹ Navy Seal đang tập luyện tại Virginia (Hoa Kỳ). Ảnh tư liệu chụp vào tháng 07/2010.AFP PHOTO/US NAVY/Robert Fluegel/HANDOUT/
Hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt quả là đang có dấu hiệu được thắt chặt nhanh
chóng. Trong bài phỏng vấn được hãng tin Anh Reuters công bố hôm
26/05/2016, tư lệnh các lực lượng đặc biệt Mỹ tại vùng Châu Á-Thái Bình
Dương tiết lộ rằng mới đây, ông đã có một cuộc tiếp xúc với chỉ huy
trưởng lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam bên lề một hội nghị ở Tampa,
bang Florida (Hoa Kỳ) trong tuần này.
Theo ghi nhận của Reuters, sự kiện đó báo hiệu một thái độ sẵn sàng
thiết lập quan hệ giữa hai binh chủng nếu được chính quyền hai nước bật
đèn xanh. Công cuộc hợp tác đó sẽ thể hiện một bước tiến quan trọng
trong quan hệ giữa quân đội.
Trả lời hãng tin Anh, chuẩn đô đốc Colin Kilrain, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương xác định : « Cả hai chúng tôi đều mong muốn những quan hệ sâu sắc hơn nữa, nhưng chúng tôi đều ý thức được rằng chúng tôi phải tuân theo tiến độ mà hai chính phủ mong muốn ».
Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật có thể gọi là chỉ huy lực lượng Biệt Kích Mỹ và Đặc Công Việt Nam đã kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ hôm 25/05, hai hôm sau khi Tổng thống Mỹ Obama loan báo bãi bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam.
Ông Kilrain tỏ ý rất tin tưởng vào việc chính quyền hai nước sẽ cho phép hai bên đẩy mạnh hợp tác, và các lực lượng của ông như biệt kích Hải Quân Navy Seal, Delta Force của Lục Quân hay các đơn vị Mũ Nồi Xanh (Green Berets) sẽ nhanh chóng tham gia hợp tác.
Trả lời hãng tin Anh, chuẩn đô đốc Colin Kilrain, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương xác định : « Cả hai chúng tôi đều mong muốn những quan hệ sâu sắc hơn nữa, nhưng chúng tôi đều ý thức được rằng chúng tôi phải tuân theo tiến độ mà hai chính phủ mong muốn ».
Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật có thể gọi là chỉ huy lực lượng Biệt Kích Mỹ và Đặc Công Việt Nam đã kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ hôm 25/05, hai hôm sau khi Tổng thống Mỹ Obama loan báo bãi bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam.
Ông Kilrain tỏ ý rất tin tưởng vào việc chính quyền hai nước sẽ cho phép hai bên đẩy mạnh hợp tác, và các lực lượng của ông như biệt kích Hải Quân Navy Seal, Delta Force của Lục Quân hay các đơn vị Mũ Nồi Xanh (Green Berets) sẽ nhanh chóng tham gia hợp tác.
Biển Đông : Trung Quốc lại áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá
Tàu Hải Cảnh Trung Quốc chạy sát tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 14/05/2014.REUTERS/Nguyen Minh
Kể từ hôm nay 16/05, và cho đến ngày 01/08/2016, lệnh cấm đánh bắt cá mà
Trung Quốc áp đặt hàng năm trên Biển Đông lại bắt đầu được thực hiện.
Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã đã nhắc lại quyết định ban hành từ năm
1999, theo đó không một hoạt động đánh cá nào được phép trong « một phần
vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc » ở Biển Đông.
Vấn đề là lệnh cấm của Trung Quốc trùm lên cả những vùng biển mà các
láng giềng của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, gây nên tình trạng căng
thẳng giữa lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc với tàu cá của nước khác, trên
nguyên tắc không cần phải tuân theo mệnh lệnh của Bắc Kinh.
Theo một nguồn tin từ bộ Nông Nghiệp Trung Quốc vào đầu tháng 5 vừa qua, phạm vi áp dụng lệnh cấm đánh cá cực rộng, vì chạy từ vĩ tuyến 12 ngược lên phía bắc, đến tận vùng biển ở giữa hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông. Nguồn tin trên xác định vùng cấm đánh cá bao hàm cả khu vực bãi cạn Scaborough (Bắc Kinh đặt tên là Hoàng Nham) mà Trung Quốc đã giành lấy từ tay Philippines, nhưng không trùm lên phần lớn quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa).
Tác động của lệnh cấm này đối với ngư dân Việt Nam rất lớn vì khu vực Vịnh Bắc Bộ và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, vùng đánh cá truyền thống của cư dân miền Trung Việt Nam, mặc nhiên nằm trong vùng bị Trung Quốc cấm đánh bắt.
Một vấn đề đáng quan ngại là ngày 05/05 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp cảnh cáo rằng năm nay lệnh cấm đánh cá sẽ được thực thi một cách nghiêm khắc hơn, kể cả với các tàu thuyền nước ngoài. Theo thứ trưởng phụ trách ngư nghiệp tại bộ Nông Nghiệp Trung Quốc, ông Dư Hân Vinh (Yu Xinrong), thì lực lượng lực lượng Hải Cảnh và các cơ quan chức năng đã được lệnh đảm bảo sao cho lệnh cấm được tôn trọng.
Với cùng một giọng điệu, Triệu Hưng Vũ, cục trưởng Cục Ngư Nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng tuyên bố là Bắc Kinh sẽ « đẩy mạnh hoạt động thực thi pháp luật ở Biển Đông » không chỉ với tàu cá Trung Quốc mà cả với tàu cá nước ngoài ».
Khi áp đặt lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông, Bắc Kinh lập luận rằng điều đó sẽ cho phép nguồn cá hồi phục sau khi bị khai thác quá mức. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, dưới vỏ bọc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là một biện pháp dùng để áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.
Giới quan sát đang lo ngại rằng nếu căn cứ vào các tuyên bố cứng rắn của các quan chức Trung Quốc, tình hình Biển Đông sẽ lại căng thẳng thêm lên do việc Bắc Kinh mượn cớ « thực thi pháp luật » chống lại các hoạt động đánh bắt cá bị họ cho là bất hợp pháp để khẳng định thêm quyền kiểm soát thực tế trên những khu khu vực Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.
Và như vây, những hành vi bắt bớ, tịch thu, thâm chí đâm chìm tàu cá nước ngoài trong thời gian sắp tới đây có nguy cơ gia tăng, mà nạn nhân đa số sẽ là ngư dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng miền Trung vốn quen ra đánh bắt tại vùng quần đảo Hoàng Sa, chỉ cách đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi chẳng hạn khoảng vài trăm cây số.
Ngư dân Philippines, quen đánh bắt tại khu vực bãi cạn Scarborough cũng sẽ lâm vào tình cảnh tương tự.
Trong bối cảnh các nước có tàu cá bị tàu Hải Cảnh Trung Quốc hay tàu kiểm ngư Hải Nam sách nhiễu cũng có thể dùng đến lực lượng Cảnh Sát Biển của mình để bảo vệ ngư dân, thì khả năng xung đột nẩy sinh không thể loại trừ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160516-bien-dong-trung-quoc-lai-ap-dat-lenh-cam-danh-bat-ca
Ảnh một đội tàu cá Trung Quốc, trú tại cảng Đông Phương, Hải Nam.Reuters
Trước những tham vọng của Trung Quốc trong việc khống chế Biển
Đông, nhiều nước trong khu vực đã công khai bày tỏ quan ngại, và đều
trông mong vào sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực với hy vọng kiềm chế
Trung Quốc.
Tiếp tục loạt bài phỏng vấn về an ninh khu vực và căng thẳng Biển Đông trước thềm thượng đỉnh Đông Á, Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc học viện Quốc phòng Úc. Giáo sư Carl Thayer sẽ nói về vai trò của Úc tại khu vực trước sự trỗi dậy đáng lo ngại của Trung Quốc và hợp tác Úc - Mỹ.
Trước hết nói về vấn đề Biển Đông và Trung Quốc tại thượng đỉnh Đông Á sắp diễn ra từ ngày 21 đến 22 tháng 11 tại Malaysia, giáo sư Carl Thayer cho biết:
“Bởi vì Trung quốc cho xây dựng các đảo nhân tạo và Hoa Kỳ phản ứng với vấn đề tự do hang hải nên những thượng đỉnh cuối năm nay bao gồm thượng đỉnh Đông Á và thượng đỉnh ASEAN với các đối tác sẽ chứng kiến vấn đề biển Đông lại được hâm nóng…
Liên quan đến thượng đỉnh Đông Á, ngay từ trước khi Mỹ tham gia thượng đỉnh này thì họ đã có nghị trình, theo đó vấn đề biển Đông chỉ được đề cập trong các cuộc gặp riêng giữa lãnh đạo các nước nhưng không thể được đề cập đến trong tuyên bố chung của thượng đỉnh…
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì trong thượng đỉnh lần này vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập đến và Trung Quốc sẽ chống lại và cố gắng làm như Hoa Kỳ là người làm mất ổn định trong khu vực.”
Việt Hà: Thưa Giáo sư, có thông tin nói rằng Úc đang xem xét cho tàu tham gia việc tuần tra trên biển Đông. Theo ông, với những diễn biến gần đây trên Biển Đông, mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Úc hiện nay thế nào?
GS Carl Thayer: 60% hàng hóa của Australia phải đi qua đường biển và đi qua Biển Đông, ngay cả trước khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo thì Australia vẫn luôn có lợi ích quan trọng tại đây và muốn đảm bảo tự do hang hải và an ninh qua khu vực này.
Bất cứ những xung đột nào tại đây cũng làm cho chi phí bảo hiểm tăng cao và làm gián đoạn thương mại cho Australia.
Australia cũng có nghĩa vụ theo như thỏa thuận quốc phòng 5 nước (FPDA) với Singapore và Malaysia mà theo đó các nước tham gia thỏa thuận này phải hỏi ý kiến nhau và giúp đỡ nhau khi họ gặp những đe dọa về quốc phòng, nhưng chỉ giới hạn với bán đảo Singapore và Malaysia. Tuy nhiên những cuộc diễn tập của FPDA đã được thực hiện trên biển Đông.
Và cuối cùng là về phía chính phủ Úc, ngay khi nhậm chức thì Thủ tướng mới của Úc cũng đã nói là hành động của Trung QUốc là phản tác dụng.
Chính phủ của Thủ tướng Úc trước và chính phủ Úc hiện tại đều tin vào tự do hàng hải và luật quốc tế, luôn ủng hộ ASEAN trong vấn đề này, gần như tương đồng với chính sách của Hoa Kỳ là mọi tranh chấp phải được giải quyết hòa bình theo luật quốc tế. Tàu và máy bay quân sự của Australia vẫn đi qua khu vực này thường xuyên.
Vài năm trước thì máy bay, tàu của Australia có gặp một số khó khăn với Trung Quốc khi đi qua đây và Australia đã ngay lập tức đã lên tiếng về lập trường của mình và quyền tự do hang hải và sau đó thì không gặp vấn đề gì với Trung Quốc nữa.
Thực tế thì khi tàu của Mỹ đi qua biển Đông thì Australia đang diễn tập bắn đạn thật với Trung Quốc và đã có thông báo công khai là khi tàu của Australia đi về lại Australia thì sẽ đi qua biển Đông nhưng không gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng vì đó là sự xúc phạm.
Nhưng trong cuộc gặp cấp Bộ trưởng giữa Mỹ và Australia vào năm nay tổ chức ở Boston, phía Hoa Kỳ đã đề nghị một cách không chính thức Úc tham gia vào hoạt động tuần tra trên biển Đông với Mỹ. Australia vẫn duy trì lập trường về tự do hang hải và có thể thực hiện các hoạt động này trong một lúc nào đó do chính Australia lựa chọn nhưng rất có thể là sẽ không nói gì và cứ thế làm.
Vào lúc này, tuần tra chung với Mỹ là không được đặt ra. Nhật Bản cũng đang xem xét vấn đề này.
Việt Hà: Ông nhận định thế nào về quan hệ giữa Trung Quốc và Úc vào lúc này?
GS Carl Thayer: Cũng giống như là với Mỹ, Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn của Australia. Australia đồng thời cũng là đồng minh của Mỹ cho nên có tranh luận là Australia nên có hai chính sách, một trong số đó là chính sách về kinh tế với Trung Quốc nhưng điều này không còn quá lớn vào lúc này khi kinh tế Trung quốc phát triển chậm lại và do đó nhu cầu về quặng sắt nhập từ Úc giảm, và nhập than của Úc cũng giảm vì Trung Quốc đang tìm cách giảm lượng khí thải.
Thứ hai nữa là chúng tôi cũng muốn Trung Quốc tham gia và chúng tôi vẫn đang làm vậy. Ngoài ra có một vấn đề khác nữa cũng ít người biết vì nó cũng nhỏ thôi nhưng quan trọng đó là thủy quân lục chiến Mỹ định kỳ đến Darwin của Úc, có một số nhỏ trong đó tham gia cùng quân của Úc và Trung Quốc để thực hiện các cuộc diễn tập sống còn tại miền bắc Úc.
Cho nên Úc cũng có suy nghĩ giống như Mỹ là không muốn biến Trung Quốc thành kẻ thù nhưng sẽ kháng cự lại nếu Trung Quốc có hành động gây hấn và không chơi theo luận chơi. Australia giống Mỹ là cố gắng tham gia với Trung Quốc, nói chuyện với lãnh đạo quân đội Trung Quốc để họ có hành động giống như các cường quốc biển khác.
GS Carl Thayer: Không có bất cứ việc gì mà Mỹ đang làm có thể ngăn cản được Trung Quốc củng cố sự hiện diện của họ ở 7 đảo nhân tạo tại biển Đông. Không có gì có thể ngăn cản được việc Trung Quốc từng bước đưa vào các thiết bị quân sự như rada tầm xa, tên lửa chống tàu, tên lửa chống máy bay, đưa tàu vào khu vực này, kết nối các thiết bị với nhau để Trung Quốc có thể có được thông tin ngay lập tức về các hoạt động quân sự tại đây.
Vị trí của Trung Quốc có thể gây sức ép lên đồng minh của Mỹ là Philippines. Họ đã gây khó khăn cho tàu của Philippine hoạt động trong vùng nước của chính Philippines.
Cho nên từng chút từng chút một Trung Quốc sẽ gây sức ép lên Malaysia, Indonesia, Việt Nam để các nước này không gây khó khăn cho Trung Quốc mà làm suy yếu vị thế của Mỹ và của cả Australia. Australia hoạt động hiệu quả nhất khi có Mỹ và Nhật Bản.
Thứ hai nữa là Trung Quốc sẽ có thể kiểm soát đường đi lại của hàng hóa qua Biển Đông. Trung Quốc chưa can thiệp vào tuyến đường này vì thực sự nếu Trung Quốc làm thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nhưng Australia và cả những bên không liên quan sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ xung đột nào nổ ra tại đây vì nó ảnh hưởng đến đường đi của hang hóa qua đây. Các tàu chở hàng sẽ phải chuyển hướng và đi đường dài hơn để đến đích của mình.
Điều quan trọng nhất là phải giữ Hoa Kỳ tham gia vào khu vực mà không rút lui, và thấy là những cam kết của Hoa Kỳ phải được chứng minh bằng hành động.
Như giáo sư Joseph Nye Harvard, nguyên Thứ trưởng quốc phòng Mỹ nói thì Hoa Kỳ cung cấp khí Oxy cho an ninh. Chúng ta không cảm thấy điều này vì Hoa Kỳ vẫn ở đó và chúng ta vẫn hưởng khí oxy bình thường, nhưng khi họ không còn ở đó thì chúng ta sẽ cảm thấy ngay. Và vì vậy Australia muốn Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp oxy cho an ninh khu vực.
GS Carl Thayer: Thứ nhất đóng góp của Australia là làm cho Australia mạnh để có khả năng để tự vệ và đóng góp cho các đồng minh và có thể hoạt động cùng Hoa Kỳ, có nghĩa là duy trì vũ khí quốc phòng ở tiêu chuẩn cao. Điều này rất quan trọng với Australia và cả với Nhật bản. Australia có chương trình hợp tác quốc phòng.
Australia không giàu khi so sánh về độ lớn của nền kinh tế với Nhật bản hay Mỹ. Nhưng Australia đã cung cấp tàu đã qua sử dụng cho Philippines và đó là điều mà Nhật cũng đã làm qua vốn ODA…
Nhưng sự giúp đỡ của Australia lớn ở mặt nhân sự. Kể từ khi quan hệ quốc phòng bắt đầu vào năm 1999 Australia đã đào tạo hơn 2000 nhân sự quốc phòng cho Việt Nam, nhiều hơn bất kể nước nào trên thế giới trong cùng quãng thời gian như Ấn Độ, Nga là những nước cũng giúp đào tào nhân sự quốc phòng cho Việt Nam.
Australia giúp đào tạo về tiếng Anh cho sĩ quan Việt Nam để họ có thể dự các khóa học ở Australia và các nước khác trên thế giới và hiểu được những gì đang diễn ra trong các đối thoại..… tất nhiên là tàu của Australia cũng ghé thăm Việt Nam, và có những trao đổi ở mức thấp với Việt Nam. Nhưng chúng ta phải đặt mọi thứ trong điều kiện là Việt Nam vẫn chưa tiến hành các cuộc tập trận với bất cứ nước nào.
Với Philippines, Australia cũng gửi một số lượng nhỏ quân đến tập trận cùng Philippines và Mỹ trong năm nay. Cả Australia và Philippine đều ký hiệp ước với Mỹ và mọi người đều không để ý nhưng khi đọc các hiệp ước đồng mình với mỹ thì đoạn quan trọng nói về cam kết của Mỹ thì từng chữ một của hai hiệp ước đều giống nhau.
Cho nên điều mà Australia có thể nói với Philippines là một liên minh thì anh cần phải tự biết giúp mình. Có nghĩa là tự hiện đại hóa, đầu tư tiền vào quân đội của mình vì mục đích phòng vệ thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, tức là làm cho chính mình trở nên hữu ích trong mối quan hệ đồng mình thay vì đòi hỏi Mỹ làm toàn những việc nặng.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này!
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/aus-need-us-in-region-vh-11172015112001.html
Theo một nguồn tin từ bộ Nông Nghiệp Trung Quốc vào đầu tháng 5 vừa qua, phạm vi áp dụng lệnh cấm đánh cá cực rộng, vì chạy từ vĩ tuyến 12 ngược lên phía bắc, đến tận vùng biển ở giữa hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông. Nguồn tin trên xác định vùng cấm đánh cá bao hàm cả khu vực bãi cạn Scaborough (Bắc Kinh đặt tên là Hoàng Nham) mà Trung Quốc đã giành lấy từ tay Philippines, nhưng không trùm lên phần lớn quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa).
Tác động của lệnh cấm này đối với ngư dân Việt Nam rất lớn vì khu vực Vịnh Bắc Bộ và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, vùng đánh cá truyền thống của cư dân miền Trung Việt Nam, mặc nhiên nằm trong vùng bị Trung Quốc cấm đánh bắt.
Một vấn đề đáng quan ngại là ngày 05/05 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp cảnh cáo rằng năm nay lệnh cấm đánh cá sẽ được thực thi một cách nghiêm khắc hơn, kể cả với các tàu thuyền nước ngoài. Theo thứ trưởng phụ trách ngư nghiệp tại bộ Nông Nghiệp Trung Quốc, ông Dư Hân Vinh (Yu Xinrong), thì lực lượng lực lượng Hải Cảnh và các cơ quan chức năng đã được lệnh đảm bảo sao cho lệnh cấm được tôn trọng.
Với cùng một giọng điệu, Triệu Hưng Vũ, cục trưởng Cục Ngư Nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng tuyên bố là Bắc Kinh sẽ « đẩy mạnh hoạt động thực thi pháp luật ở Biển Đông » không chỉ với tàu cá Trung Quốc mà cả với tàu cá nước ngoài ».
Khi áp đặt lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông, Bắc Kinh lập luận rằng điều đó sẽ cho phép nguồn cá hồi phục sau khi bị khai thác quá mức. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, dưới vỏ bọc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là một biện pháp dùng để áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.
Giới quan sát đang lo ngại rằng nếu căn cứ vào các tuyên bố cứng rắn của các quan chức Trung Quốc, tình hình Biển Đông sẽ lại căng thẳng thêm lên do việc Bắc Kinh mượn cớ « thực thi pháp luật » chống lại các hoạt động đánh bắt cá bị họ cho là bất hợp pháp để khẳng định thêm quyền kiểm soát thực tế trên những khu khu vực Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.
Và như vây, những hành vi bắt bớ, tịch thu, thâm chí đâm chìm tàu cá nước ngoài trong thời gian sắp tới đây có nguy cơ gia tăng, mà nạn nhân đa số sẽ là ngư dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng miền Trung vốn quen ra đánh bắt tại vùng quần đảo Hoàng Sa, chỉ cách đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi chẳng hạn khoảng vài trăm cây số.
Ngư dân Philippines, quen đánh bắt tại khu vực bãi cạn Scarborough cũng sẽ lâm vào tình cảnh tương tự.
Trong bối cảnh các nước có tàu cá bị tàu Hải Cảnh Trung Quốc hay tàu kiểm ngư Hải Nam sách nhiễu cũng có thể dùng đến lực lượng Cảnh Sát Biển của mình để bảo vệ ngư dân, thì khả năng xung đột nẩy sinh không thể loại trừ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160516-bien-dong-trung-quoc-lai-ap-dat-lenh-cam-danh-bat-ca
"Chiến tranh Cá" tại Biển Đông
Ảnh một đội tàu cá Trung Quốc, trú tại cảng Đông Phương, Hải Nam.Reuters
Các tạp chí Pháp tuần này tỏ ra rất « nghiêm khắc » với chính phủ
Pháp và doanh nghiệp nhà nước. Về thời sự quốc tế, Trung Quốc và Nga
được chiếu cố nhiều với những sự kiện đáng lo ngại cho hòa bình thế giới
và cho bản thân của hai chế độ độc đoán. Riêng Le Courrier
International, trong loạt bài phong phú, đã chọn một phóng sự của The
Straits Times tại Singapore, báo động về nguy cơ chiến tranh tại Biển
Đông, đưa lên trang châu Á : "Chiến tranh Cá ở Biển Đông", bên cạnh là tranh hí họa một bầy cá, con lớn đớp con bé và bị con to hơn há mõm nuốt hết.
Tác giả nhìn từ đảo Hải Nam của Trung Quốc, trích dẫn rộng rãi quan điểm
của ngư dân Trung Hoa mà sự suy nghĩ và hành động bị chế độ Trung Quốc
điều kiện hóa, từ thông tin một chiều cho đến hỗ trợ tài chính để cuối
cùng, cũng như các đồng nghiệp khác trong vùng, biến thành « con chốt » trong cuộc chiến tranh giành chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng.
Ngư dân Trung Quốc bị chế độ lợi dụng
Theo lời kể của một ngư dân Hải Nam thì thuyền chài Trung Quốc « thường xuyên » bị cảnh sát biển Việt Nam « truy bức », có lần bị phạt đến 2.500 đô la. Trong chiến lược Biển Đông của Bắc Kinh, ngư dân Hải Nam đóng vai trò « chính trị » then chốt trong việc tranh giành chủ quyền với Việt Nam : "Chính phủ trả cho chúng tôi 180.000 nhân dân tệ (25.000 euro) để đi ra Trường Sa, không cần làm gì cả, chỉ ở đó hai tuần là được".
Mặt khác, do tình trạng hải sản càng ngày càng khan hiếm, và để thỏa mãn thị trường khổng lồ 1,4 tỷ người, ngư dân Trung Quốc « phải phiêu lưu xa hơn và họ thú nhận xâm nhập ngư trường của các quốc gia láng giềng ».
Nhìn nhận họ là những người thất học, đánh cá là « nồi cơm » cho gia đình, cho nên ngư dân Hải Nam dễ dàng trở thành « tay sai » của chính quyền, theo phân tích của một chuyên gia nghiên cứu quốc tế mà The Straits Times chỉ nêu họ là ông Trương. Nhà nghiên cứu này nói rằng « ngư dân không muốn chiến tranh vì sợ tính mạng bị đe dọa ». Đích thân ông Tập Cận Bình đến tận Hải Nam để bảo đảm với ngư dân là sẽ được Hải Quân bảo vệ.
Tuy vậy, trong phần kết luận, nhật báo của Singapore trích lời một ngư dân 28 tuổi tâm sự : « Tôi thất học nên phải đánh cá kiếm sống , nhưng tôi không muốn con tôi lao vào nghiệp này ».
« Bước Đại Nhảy Lùi »
Sa lầy trong hố nợ, giấc mộng làm cường quốc bóng đá bị tham nhũng phá tan, trên đây là bức tranh Trung Quốc trên một số tạp chí cuối tuần.
Với tựa "Bước Đại Nhảy Lùi", tuần báo L’Express giới thiệu độc giả một phóng sự ảnh về Trung Quốc của Mao Trạch Đông, của những người còn luyến tiếc Mao, 50 năm sau cách mạng văn hóa mở đường cho một cuộc « đại thanh trừng » khởi động vào năm 1966 và kéo dài 10 năm trong bạo lực kinh hoàng.
Nửa thế kỷ sau, báo đảng Cộng Sản nhìn nhận đây là một « sai lầm toàn diện » nhưng vẫn dứt khoát không tố cáo tội ác của thủ phạm gây ra thảm họa và thảm sát : chân dung của Mao vẫn ngự trị trên đồng tiền, tượng của Mao vẫn tồn tại. Nửa thế kỷ sau, người lớn tuổi không thể quên thời kỳ khốc liệt này nhưng người trẻ hoàn toàn không biết gì hoặc biết nhưng không rõ nguyên nhân.
Ở quê hương Hồ Nam của Mao, trong nông trại vẫn còn bức tượng xi măng loang lổ của Mao chủ tịch kèm theo hàng chữ sơn tay : Đồng chí Mao. Ở đây, học sinh mỗi sáng vẫn phải « trả bài » trích đọc « Lời Mao Chủ Tịch » hay chơi đùa dưới chân dung của Stalin cũ mèm. Những tội ác như « cách mạng văn hóa, thảm sát Thiên An Môn » đều là chuyện cấm kỵ.
Nhưng, cũng như cơn ác mộng, người dân Trung Hoa luôn bị Mao ám ảnh, vừa căm thù vừa bị mê hoặc.
Trung Quốc đi vào chân tường
Bề trái của bộ mặt phát triển hào nhoáng của Trung Quốc và nợ như núi, đầu tư nhà nước vô dụng, doanh nghiệp chỉ là xác chết vô hồn… : cuộc khủng hoảng của Trung Quốc đã gần kề.
Trên đây không phải là cái nhìn của một « thế lực thù địch » mà là phân tích của một nhà cố vấn kinh tế Hoa Lục có uy tín, Lưu Hải Ảnh (Liu Hai Ying), tác giả quyển sách « Nợ Trung Quốc » mà ấn bản tiếng Pháp (Les dettes de la Chine) vừa được phát hành tại Pháp.
Trả lời tạp chí l’Expansion, Lưu Hải Ảnh dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Lục sẽ từ 6,5% trong năm 2016 xuống 3,5% trong thập niên tới. Trùng Khánh của Bạc Hy Lai là trường hợp chung của cả nước. Để chạy đua thu hút đầu tư, chính quyền huy động tất cả tài nguyên để tranh thủ ngân hàng cho vay với tỷ lệ bỏ ra 100 triệu để được vay 900 triệu
Nhưng từ 2008 đến nay, những món nợ này trở thành « nợ khó đòi » vì công ty tư nhân làm ăn thất bại trở thành những cái xác không hồn, các dự án đầu tư của chính quyền địa phương thực tế là « ném tiền qua cửa sổ ». Trữ lượng ngọai tệ trong vòng có vài tháng tiêu tan 800 tỷ đôla.
Theo tác giả, vấn nạn của Trung Quốc không liên quan gì đến trữ lượng ngoại tệ mà chính là mất đi khả năng thu hút đầu tư để bù đắp cho món nợ cao như núi.
Dường như để minh họa cho tham vọng « vĩ cuồng » của chính quyền Trung Quốc, L’Expansion dành ba trang để tường thuật chiến lược đầu tư vào bóng đá của Trung Quốc : Bỏ tiền hàng tỷ đô la để mua cầu thủ và huấn luyện viên hàng đầu quốc tế, dành quyền bảo trợ, quyền truyền hình... Trung Quốc chiếm hết và mơ tổ chức Cúp Thế Giới.
Đích thân chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo chiến lược này. Từ 62 tỷ đô la đầu tư hiện nay, chính phủ dự kiến tăng lên 800 tỷ đô la vào năm 2025. Trong năm năm tới sẽ mở 20.000 trường đào tạo mầm non theo mô hình trường kiểu mẫu Quảng Đông với 50 sân bóng đá và 140 huấn luyện viên.
Tuy nhiên, cho dù đã đầu tư trên 60 tỷ đôla, bóng đá Trung Quốc chỉ mới lên được hàng 81 theo bảng xếp hạng của FIFA, kém hơn Iran và thua xa Nhật và Hàn Quốc. Kết quả thê thảm này, theo l’Expansion là « kết quả » của tình trạng thiếu tập luyện các bộ môn tập thể.
Không chỉ có thế, bóng đá Trung Quốc còn bị lũng đoạn vì nạn xã hội đen, gian lận, mua-bán độ. Mafia Trung Quốc là thủ phạm gây tai tiếng trong 18 trận tranh vô địch ở Bỉ và phải mất 10 năm mới điều tra đến nơi đến chốn (2014). Tất cả các nhà quan sát đều đồng ý, xã hội đen Trung Quốc là lực cản không cho Hoa Lục trở thành cường quốc bóng đá.
Không hẹn mà nên, đồng nghiệp Le Point cũng dành nhiều trang để tìm hiểu tham vọng bóng đá của Tập Cận Bình và trình độ của Trung Quốc trong khi đội tuyển quốc gia không thắng được Hồng Kông và thua xa Uzbekistan. Theo một cầu thủ Trung Quốc, nhược điểm của bóng đá Hoa Lục là thiếu cơ sở hạ tầng và tinh thần khổ luyện.
Nhiều tập đoàn nhà nước Pháp vì sao thua lỗ ?
Các tuần báo Pháp cũng không chút khoan dung với những nhược điểm của Pháp. "Những thất bại thê thảm của nhà nước Pháp", tựa của L’Express. "Một đống nợ khổng lồ làm sao giải quyết ?" L’Expansion hiến kế.
L’Express kể tội : Điện lực, Nhà Nước thiếu tầm nhìn; Công nghiệp điện hạt nhân Areva, Nhà Nước thiếu can đảm; Công ty đường sắt SNCF, nhà nước thiếu nghiêm khắc; Công ty hàng không Air France, nhà nước thiếu giải pháp. Cả một hệ thống tài sản quốc gia bị đe dọa vì nợ.
Theo phân tích của chuyên gia Jean Peyrelevade, nguyên chủ tịch-tổng giám đốc ngân hàng Crédit Lyonnais, tình trạng này không phải là do tai nạn hay hiện tượng đặc thù của Pháp mà là do Nhà Nước cổ đông thiếu bổn phận. Thiếu bổn phận khi trao trách nhiệm cho những công chức cao cấp bị chi phối vì những cuộc đấu đá chính trị bên trong hậu trường. Thanh tra chính phủ cũng bất lực vì làm sao thanh tra những ông xếp cũ của mình ? Nếu lãnh đạo tập đoàn nhà nước là những vị công chức có lương tâm thì công việc sẽ tốt đẹp còn trúng phải người chỉ lo phục vụ tham vọng cá nhân thì thảm họa sẽ xẩy đến.
L’Expansion trong bài « Núi nợ » của các cường quốc kinh tế từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến châu Âu, tổng cộng khoảng 200.000 tỷ đô la, đe dọa ổn định hệ thống kinh tế thế giới.
Tạp chí kinh tế đề ra sáu biện pháp cho Pháp và Liên Hiệp Châu Âu: kiểm sóat chi thu nhà nước, triển hạn nợ, giữ lãi suất thấp, chia gánh nợ bằng trái phiếu giữa các thành viên Liên Hiệp Châu Âu, đàm phán lại với chủ nợ hay chơi bạo như Êcuađo mà Hy Lạp đang ước mơ : tuyên bố nợ bất chính đáng.
Tuần báo cánh tả L’Obs (Người quan sát) kể ra bảy tội của công chức lớn nhỏ tranh thủ thụ đắc xã hội để : lấy thêm ngày nghỉ bù. Không phải là báo chí khiêu khích mà đây là kết quả điều tra dày 190 trang của một cơ quan tư vấn do chính phủ Pháp yêu cầu trong khuôn khổ dự thảo luật lao động mới.
Hiện tượng xảy ra bạo lực trong các cuộc biểu tình chống dự luật lao động này cũng được L’Obs dành nhiều trang để tìm hiểu : Chuyện gì diễn ra trong đầu kẻ đập phá cửa hàng và tấn công cảnh sát ? Trong khi đa số người biểu tình xuống đường ôn hoà thì một nhóm cực đoan, từ cực hữu cho đến cực tả, vô chính phủ, tự cho là họ sử dụng bạo lực như là hành động chính trị để « phá vỡ bế tắc ».
Học sinh Nga học quân sự để làm gì ?
Cuối cùng, Le Point tóm lược một bài phỏng vấn « trường giang » của tổng thống Nga Putin dành cho ba nhà báo Nga sắp được phát hành tại Pháp. Cựu trung tá mật vụ tiết lộ ông đến với KGB chỉ vì tò mò muốn biết « làm cách nào để trở thành gián điệp ». Muốn có câu trả lời, cậu thanh niên Vladimir, tự nhận là lớn lên trong không gian tuyên truyền một chiều, gõ cửa KGB đặt câu hỏi.
Theo tổng thống Putin thì tương lai nước Nga đã được vạch ra một cách tự nhiên vì cùng văn hóa châu Âu. Nga sẽ theo con đường phát triển dân chủ.
Nhưng một bài báo khác của chính báo Nga Ogoniok loan tải gây lo ngại cho không ít dân Nga : Nhân danh tình yêu tổ quốc, học sinh Nga sắp phải học quân sự. Hàng ngàn hiệp hội đề nghị mở chương trình huấn luyện quân sự cho học sinh nam nữ. Một tiểu đoàn nữ sinh trung học đã được thành lập.
Còn những người chỉ trích chương trình thì bị lên án là « không yêu nước ». Giới phụ huynh ủng hộ những người chống chương trình quân sự trong học đường, cho rằng : Đã đến lúc phải sống với hiện tại, không một nước văn minh nào nhồi sọ trẻ em chuẩn bị như là chiến tranh sắp xảy ra đến nơi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-chien-tranh-ca-tai-bien-dong Ngư dân Trung Quốc bị chế độ lợi dụng
Theo lời kể của một ngư dân Hải Nam thì thuyền chài Trung Quốc « thường xuyên » bị cảnh sát biển Việt Nam « truy bức », có lần bị phạt đến 2.500 đô la. Trong chiến lược Biển Đông của Bắc Kinh, ngư dân Hải Nam đóng vai trò « chính trị » then chốt trong việc tranh giành chủ quyền với Việt Nam : "Chính phủ trả cho chúng tôi 180.000 nhân dân tệ (25.000 euro) để đi ra Trường Sa, không cần làm gì cả, chỉ ở đó hai tuần là được".
Mặt khác, do tình trạng hải sản càng ngày càng khan hiếm, và để thỏa mãn thị trường khổng lồ 1,4 tỷ người, ngư dân Trung Quốc « phải phiêu lưu xa hơn và họ thú nhận xâm nhập ngư trường của các quốc gia láng giềng ».
Nhìn nhận họ là những người thất học, đánh cá là « nồi cơm » cho gia đình, cho nên ngư dân Hải Nam dễ dàng trở thành « tay sai » của chính quyền, theo phân tích của một chuyên gia nghiên cứu quốc tế mà The Straits Times chỉ nêu họ là ông Trương. Nhà nghiên cứu này nói rằng « ngư dân không muốn chiến tranh vì sợ tính mạng bị đe dọa ». Đích thân ông Tập Cận Bình đến tận Hải Nam để bảo đảm với ngư dân là sẽ được Hải Quân bảo vệ.
Tuy vậy, trong phần kết luận, nhật báo của Singapore trích lời một ngư dân 28 tuổi tâm sự : « Tôi thất học nên phải đánh cá kiếm sống , nhưng tôi không muốn con tôi lao vào nghiệp này ».
« Bước Đại Nhảy Lùi »
Sa lầy trong hố nợ, giấc mộng làm cường quốc bóng đá bị tham nhũng phá tan, trên đây là bức tranh Trung Quốc trên một số tạp chí cuối tuần.
Với tựa "Bước Đại Nhảy Lùi", tuần báo L’Express giới thiệu độc giả một phóng sự ảnh về Trung Quốc của Mao Trạch Đông, của những người còn luyến tiếc Mao, 50 năm sau cách mạng văn hóa mở đường cho một cuộc « đại thanh trừng » khởi động vào năm 1966 và kéo dài 10 năm trong bạo lực kinh hoàng.
Nửa thế kỷ sau, báo đảng Cộng Sản nhìn nhận đây là một « sai lầm toàn diện » nhưng vẫn dứt khoát không tố cáo tội ác của thủ phạm gây ra thảm họa và thảm sát : chân dung của Mao vẫn ngự trị trên đồng tiền, tượng của Mao vẫn tồn tại. Nửa thế kỷ sau, người lớn tuổi không thể quên thời kỳ khốc liệt này nhưng người trẻ hoàn toàn không biết gì hoặc biết nhưng không rõ nguyên nhân.
Ở quê hương Hồ Nam của Mao, trong nông trại vẫn còn bức tượng xi măng loang lổ của Mao chủ tịch kèm theo hàng chữ sơn tay : Đồng chí Mao. Ở đây, học sinh mỗi sáng vẫn phải « trả bài » trích đọc « Lời Mao Chủ Tịch » hay chơi đùa dưới chân dung của Stalin cũ mèm. Những tội ác như « cách mạng văn hóa, thảm sát Thiên An Môn » đều là chuyện cấm kỵ.
Nhưng, cũng như cơn ác mộng, người dân Trung Hoa luôn bị Mao ám ảnh, vừa căm thù vừa bị mê hoặc.
Trung Quốc đi vào chân tường
Bề trái của bộ mặt phát triển hào nhoáng của Trung Quốc và nợ như núi, đầu tư nhà nước vô dụng, doanh nghiệp chỉ là xác chết vô hồn… : cuộc khủng hoảng của Trung Quốc đã gần kề.
Trên đây không phải là cái nhìn của một « thế lực thù địch » mà là phân tích của một nhà cố vấn kinh tế Hoa Lục có uy tín, Lưu Hải Ảnh (Liu Hai Ying), tác giả quyển sách « Nợ Trung Quốc » mà ấn bản tiếng Pháp (Les dettes de la Chine) vừa được phát hành tại Pháp.
Trả lời tạp chí l’Expansion, Lưu Hải Ảnh dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Lục sẽ từ 6,5% trong năm 2016 xuống 3,5% trong thập niên tới. Trùng Khánh của Bạc Hy Lai là trường hợp chung của cả nước. Để chạy đua thu hút đầu tư, chính quyền huy động tất cả tài nguyên để tranh thủ ngân hàng cho vay với tỷ lệ bỏ ra 100 triệu để được vay 900 triệu
Nhưng từ 2008 đến nay, những món nợ này trở thành « nợ khó đòi » vì công ty tư nhân làm ăn thất bại trở thành những cái xác không hồn, các dự án đầu tư của chính quyền địa phương thực tế là « ném tiền qua cửa sổ ». Trữ lượng ngọai tệ trong vòng có vài tháng tiêu tan 800 tỷ đôla.
Theo tác giả, vấn nạn của Trung Quốc không liên quan gì đến trữ lượng ngoại tệ mà chính là mất đi khả năng thu hút đầu tư để bù đắp cho món nợ cao như núi.
Dường như để minh họa cho tham vọng « vĩ cuồng » của chính quyền Trung Quốc, L’Expansion dành ba trang để tường thuật chiến lược đầu tư vào bóng đá của Trung Quốc : Bỏ tiền hàng tỷ đô la để mua cầu thủ và huấn luyện viên hàng đầu quốc tế, dành quyền bảo trợ, quyền truyền hình... Trung Quốc chiếm hết và mơ tổ chức Cúp Thế Giới.
Đích thân chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo chiến lược này. Từ 62 tỷ đô la đầu tư hiện nay, chính phủ dự kiến tăng lên 800 tỷ đô la vào năm 2025. Trong năm năm tới sẽ mở 20.000 trường đào tạo mầm non theo mô hình trường kiểu mẫu Quảng Đông với 50 sân bóng đá và 140 huấn luyện viên.
Tuy nhiên, cho dù đã đầu tư trên 60 tỷ đôla, bóng đá Trung Quốc chỉ mới lên được hàng 81 theo bảng xếp hạng của FIFA, kém hơn Iran và thua xa Nhật và Hàn Quốc. Kết quả thê thảm này, theo l’Expansion là « kết quả » của tình trạng thiếu tập luyện các bộ môn tập thể.
Không chỉ có thế, bóng đá Trung Quốc còn bị lũng đoạn vì nạn xã hội đen, gian lận, mua-bán độ. Mafia Trung Quốc là thủ phạm gây tai tiếng trong 18 trận tranh vô địch ở Bỉ và phải mất 10 năm mới điều tra đến nơi đến chốn (2014). Tất cả các nhà quan sát đều đồng ý, xã hội đen Trung Quốc là lực cản không cho Hoa Lục trở thành cường quốc bóng đá.
Không hẹn mà nên, đồng nghiệp Le Point cũng dành nhiều trang để tìm hiểu tham vọng bóng đá của Tập Cận Bình và trình độ của Trung Quốc trong khi đội tuyển quốc gia không thắng được Hồng Kông và thua xa Uzbekistan. Theo một cầu thủ Trung Quốc, nhược điểm của bóng đá Hoa Lục là thiếu cơ sở hạ tầng và tinh thần khổ luyện.
Nhiều tập đoàn nhà nước Pháp vì sao thua lỗ ?
Các tuần báo Pháp cũng không chút khoan dung với những nhược điểm của Pháp. "Những thất bại thê thảm của nhà nước Pháp", tựa của L’Express. "Một đống nợ khổng lồ làm sao giải quyết ?" L’Expansion hiến kế.
L’Express kể tội : Điện lực, Nhà Nước thiếu tầm nhìn; Công nghiệp điện hạt nhân Areva, Nhà Nước thiếu can đảm; Công ty đường sắt SNCF, nhà nước thiếu nghiêm khắc; Công ty hàng không Air France, nhà nước thiếu giải pháp. Cả một hệ thống tài sản quốc gia bị đe dọa vì nợ.
Theo phân tích của chuyên gia Jean Peyrelevade, nguyên chủ tịch-tổng giám đốc ngân hàng Crédit Lyonnais, tình trạng này không phải là do tai nạn hay hiện tượng đặc thù của Pháp mà là do Nhà Nước cổ đông thiếu bổn phận. Thiếu bổn phận khi trao trách nhiệm cho những công chức cao cấp bị chi phối vì những cuộc đấu đá chính trị bên trong hậu trường. Thanh tra chính phủ cũng bất lực vì làm sao thanh tra những ông xếp cũ của mình ? Nếu lãnh đạo tập đoàn nhà nước là những vị công chức có lương tâm thì công việc sẽ tốt đẹp còn trúng phải người chỉ lo phục vụ tham vọng cá nhân thì thảm họa sẽ xẩy đến.
L’Expansion trong bài « Núi nợ » của các cường quốc kinh tế từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến châu Âu, tổng cộng khoảng 200.000 tỷ đô la, đe dọa ổn định hệ thống kinh tế thế giới.
Tạp chí kinh tế đề ra sáu biện pháp cho Pháp và Liên Hiệp Châu Âu: kiểm sóat chi thu nhà nước, triển hạn nợ, giữ lãi suất thấp, chia gánh nợ bằng trái phiếu giữa các thành viên Liên Hiệp Châu Âu, đàm phán lại với chủ nợ hay chơi bạo như Êcuađo mà Hy Lạp đang ước mơ : tuyên bố nợ bất chính đáng.
Tuần báo cánh tả L’Obs (Người quan sát) kể ra bảy tội của công chức lớn nhỏ tranh thủ thụ đắc xã hội để : lấy thêm ngày nghỉ bù. Không phải là báo chí khiêu khích mà đây là kết quả điều tra dày 190 trang của một cơ quan tư vấn do chính phủ Pháp yêu cầu trong khuôn khổ dự thảo luật lao động mới.
Hiện tượng xảy ra bạo lực trong các cuộc biểu tình chống dự luật lao động này cũng được L’Obs dành nhiều trang để tìm hiểu : Chuyện gì diễn ra trong đầu kẻ đập phá cửa hàng và tấn công cảnh sát ? Trong khi đa số người biểu tình xuống đường ôn hoà thì một nhóm cực đoan, từ cực hữu cho đến cực tả, vô chính phủ, tự cho là họ sử dụng bạo lực như là hành động chính trị để « phá vỡ bế tắc ».
Học sinh Nga học quân sự để làm gì ?
Cuối cùng, Le Point tóm lược một bài phỏng vấn « trường giang » của tổng thống Nga Putin dành cho ba nhà báo Nga sắp được phát hành tại Pháp. Cựu trung tá mật vụ tiết lộ ông đến với KGB chỉ vì tò mò muốn biết « làm cách nào để trở thành gián điệp ». Muốn có câu trả lời, cậu thanh niên Vladimir, tự nhận là lớn lên trong không gian tuyên truyền một chiều, gõ cửa KGB đặt câu hỏi.
Theo tổng thống Putin thì tương lai nước Nga đã được vạch ra một cách tự nhiên vì cùng văn hóa châu Âu. Nga sẽ theo con đường phát triển dân chủ.
Nhưng một bài báo khác của chính báo Nga Ogoniok loan tải gây lo ngại cho không ít dân Nga : Nhân danh tình yêu tổ quốc, học sinh Nga sắp phải học quân sự. Hàng ngàn hiệp hội đề nghị mở chương trình huấn luyện quân sự cho học sinh nam nữ. Một tiểu đoàn nữ sinh trung học đã được thành lập.
Còn những người chỉ trích chương trình thì bị lên án là « không yêu nước ». Giới phụ huynh ủng hộ những người chống chương trình quân sự trong học đường, cho rằng : Đã đến lúc phải sống với hiện tại, không một nước văn minh nào nhồi sọ trẻ em chuẩn bị như là chiến tranh sắp xảy ra đến nơi.
Mỹ: Trung Quốc đang xây "trường thành tự cô lập" ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu nhân lễ trao bằng tốt nghiệp tại trường Hải quân ở Annapolis, ngày 27/05/2016.Reuters
Hôm qua 27/05/2016, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đã lên tiếng
cảnh báo rằng với những hành động bành trướng quân sự trên Biển Đông và
bị tình nghi trong các vụ tấn công tin tặc, Trung Quốc có nguy cơ bị vây
hãm trong « bức trường thành cô lập » do chính Bắc Kinh dựng nên.
Phát biểu trong một buổi lễ trao bằng tốt nghiệp trong một trường Hải
Quân tại Annapolis, gần Washington, lãnh đạo Quốc Phòng Hoa Kỳ đánh giá
những việc làm của Trung Quốc như đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng
Biển Đông, mở các chiến dịch lớn bồi đắp đảo nhân tạo đang « thách thức các nguyên tắc cơ bản và chúng ta sẽ không thể làm ngơ » trước các hành động như vậy.
Ông Ashton Carter đã dùng hình ảnh Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, để bình luận rằng : « Với những mưu đồ như vậy, Trung Quốc sẽ tự dựng lên một Trường Thành cô lập quanh mình ».
Tuần tới, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ tới Singapore tham dự Diễn Đàn An Ninh Châu Á. Tại đây chắc chắn vấn đề xây dựng, cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ được nhắc đến nhiều.
Ông Carter giải thích thêm : « Các nước trong toàn khu vực, dù là đồng minh, đối tác hay không liên kết đều đang bày tỏ lo ngại của họ một cách công khai hoặc kín đáo ở mức độ cao nhất »
Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã đưa các các tầu chiến đến tuần tra gần khu vực các đảo có ttranh chấp hiện do Bắc Kinh chiếm giữ, nhằm khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền « tự do lưu thông » trước các hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, ông Ashton Carter cũng dành những lời lẽ cứng rắn lên án các vụ tấn công tin tặc được cho là khởi phát từ Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160528-bo-truong-quoc-phong-my-canh-bao-trung-quoc-se-bi-co-lap-vi-tham-vong-o-bien-dongÔng Ashton Carter đã dùng hình ảnh Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, để bình luận rằng : « Với những mưu đồ như vậy, Trung Quốc sẽ tự dựng lên một Trường Thành cô lập quanh mình ».
Tuần tới, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ tới Singapore tham dự Diễn Đàn An Ninh Châu Á. Tại đây chắc chắn vấn đề xây dựng, cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ được nhắc đến nhiều.
Ông Carter giải thích thêm : « Các nước trong toàn khu vực, dù là đồng minh, đối tác hay không liên kết đều đang bày tỏ lo ngại của họ một cách công khai hoặc kín đáo ở mức độ cao nhất »
Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã đưa các các tầu chiến đến tuần tra gần khu vực các đảo có ttranh chấp hiện do Bắc Kinh chiếm giữ, nhằm khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền « tự do lưu thông » trước các hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, ông Ashton Carter cũng dành những lời lẽ cứng rắn lên án các vụ tấn công tin tặc được cho là khởi phát từ Trung Quốc.
Úc cần sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á để đương đầu với Trung Quốc
Việt Hà, RFA
2015-11-17
2015-11-17
Tiếp tục loạt bài phỏng vấn về an ninh khu vực và căng thẳng Biển Đông trước thềm thượng đỉnh Đông Á, Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc học viện Quốc phòng Úc. Giáo sư Carl Thayer sẽ nói về vai trò của Úc tại khu vực trước sự trỗi dậy đáng lo ngại của Trung Quốc và hợp tác Úc - Mỹ.
Trước hết nói về vấn đề Biển Đông và Trung Quốc tại thượng đỉnh Đông Á sắp diễn ra từ ngày 21 đến 22 tháng 11 tại Malaysia, giáo sư Carl Thayer cho biết:
“Bởi vì Trung quốc cho xây dựng các đảo nhân tạo và Hoa Kỳ phản ứng với vấn đề tự do hang hải nên những thượng đỉnh cuối năm nay bao gồm thượng đỉnh Đông Á và thượng đỉnh ASEAN với các đối tác sẽ chứng kiến vấn đề biển Đông lại được hâm nóng…
Liên quan đến thượng đỉnh Đông Á, ngay từ trước khi Mỹ tham gia thượng đỉnh này thì họ đã có nghị trình, theo đó vấn đề biển Đông chỉ được đề cập trong các cuộc gặp riêng giữa lãnh đạo các nước nhưng không thể được đề cập đến trong tuyên bố chung của thượng đỉnh…
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì trong thượng đỉnh lần này vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập đến và Trung Quốc sẽ chống lại và cố gắng làm như Hoa Kỳ là người làm mất ổn định trong khu vực.”
Mối đe dọa từ Trung Quốc
Việt Hà: Thưa Giáo sư, có thông tin nói rằng Úc đang xem xét cho tàu tham gia việc tuần tra trên biển Đông. Theo ông, với những diễn biến gần đây trên Biển Đông, mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Úc hiện nay thế nào?
GS Carl Thayer: 60% hàng hóa của Australia phải đi qua đường biển và đi qua Biển Đông, ngay cả trước khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo thì Australia vẫn luôn có lợi ích quan trọng tại đây và muốn đảm bảo tự do hang hải và an ninh qua khu vực này.
Bất cứ những xung đột nào tại đây cũng làm cho chi phí bảo hiểm tăng cao và làm gián đoạn thương mại cho Australia.
Australia cũng có nghĩa vụ theo như thỏa thuận quốc phòng 5 nước (FPDA) với Singapore và Malaysia mà theo đó các nước tham gia thỏa thuận này phải hỏi ý kiến nhau và giúp đỡ nhau khi họ gặp những đe dọa về quốc phòng, nhưng chỉ giới hạn với bán đảo Singapore và Malaysia. Tuy nhiên những cuộc diễn tập của FPDA đã được thực hiện trên biển Đông.
Và cuối cùng là về phía chính phủ Úc, ngay khi nhậm chức thì Thủ tướng mới của Úc cũng đã nói là hành động của Trung QUốc là phản tác dụng.
Chính phủ của Thủ tướng Úc trước và chính phủ Úc hiện tại đều tin vào tự do hàng hải và luật quốc tế, luôn ủng hộ ASEAN trong vấn đề này, gần như tương đồng với chính sách của Hoa Kỳ là mọi tranh chấp phải được giải quyết hòa bình theo luật quốc tế. Tàu và máy bay quân sự của Australia vẫn đi qua khu vực này thường xuyên.
Vài năm trước thì máy bay, tàu của Australia có gặp một số khó khăn với Trung Quốc khi đi qua đây và Australia đã ngay lập tức đã lên tiếng về lập trường của mình và quyền tự do hang hải và sau đó thì không gặp vấn đề gì với Trung Quốc nữa.
Thực tế thì khi tàu của Mỹ đi qua biển Đông thì Australia đang diễn tập bắn đạn thật với Trung Quốc và đã có thông báo công khai là khi tàu của Australia đi về lại Australia thì sẽ đi qua biển Đông nhưng không gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng vì đó là sự xúc phạm.
Nhưng trong cuộc gặp cấp Bộ trưởng giữa Mỹ và Australia vào năm nay tổ chức ở Boston, phía Hoa Kỳ đã đề nghị một cách không chính thức Úc tham gia vào hoạt động tuần tra trên biển Đông với Mỹ. Australia vẫn duy trì lập trường về tự do hang hải và có thể thực hiện các hoạt động này trong một lúc nào đó do chính Australia lựa chọn nhưng rất có thể là sẽ không nói gì và cứ thế làm.
Vào lúc này, tuần tra chung với Mỹ là không được đặt ra. Nhật Bản cũng đang xem xét vấn đề này.
Việt Hà: Ông nhận định thế nào về quan hệ giữa Trung Quốc và Úc vào lúc này?
GS Carl Thayer: Cũng giống như là với Mỹ, Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn của Australia. Australia đồng thời cũng là đồng minh của Mỹ cho nên có tranh luận là Australia nên có hai chính sách, một trong số đó là chính sách về kinh tế với Trung Quốc nhưng điều này không còn quá lớn vào lúc này khi kinh tế Trung quốc phát triển chậm lại và do đó nhu cầu về quặng sắt nhập từ Úc giảm, và nhập than của Úc cũng giảm vì Trung Quốc đang tìm cách giảm lượng khí thải.
Thứ hai nữa là chúng tôi cũng muốn Trung Quốc tham gia và chúng tôi vẫn đang làm vậy. Ngoài ra có một vấn đề khác nữa cũng ít người biết vì nó cũng nhỏ thôi nhưng quan trọng đó là thủy quân lục chiến Mỹ định kỳ đến Darwin của Úc, có một số nhỏ trong đó tham gia cùng quân của Úc và Trung Quốc để thực hiện các cuộc diễn tập sống còn tại miền bắc Úc.
Cho nên Úc cũng có suy nghĩ giống như Mỹ là không muốn biến Trung Quốc thành kẻ thù nhưng sẽ kháng cự lại nếu Trung Quốc có hành động gây hấn và không chơi theo luận chơi. Australia giống Mỹ là cố gắng tham gia với Trung Quốc, nói chuyện với lãnh đạo quân đội Trung Quốc để họ có hành động giống như các cường quốc biển khác.
Vai trò cần thiết của Mỹ
Việt Hà: Có những lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ tiến hành quân sự hóa những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở biển Đông. Câu hỏi bây giờ là bao giờ mà thôi. Vậy một khi Trung Quốc hoàn tất việc xây lấp các đảo và tiến hành quân sự hóa khu vực, mối đe dọa từ Trung Quốc trên Biển Đông với Úc sẽ thế nào?GS Carl Thayer: Không có bất cứ việc gì mà Mỹ đang làm có thể ngăn cản được Trung Quốc củng cố sự hiện diện của họ ở 7 đảo nhân tạo tại biển Đông. Không có gì có thể ngăn cản được việc Trung Quốc từng bước đưa vào các thiết bị quân sự như rada tầm xa, tên lửa chống tàu, tên lửa chống máy bay, đưa tàu vào khu vực này, kết nối các thiết bị với nhau để Trung Quốc có thể có được thông tin ngay lập tức về các hoạt động quân sự tại đây.
Vị trí của Trung Quốc có thể gây sức ép lên đồng minh của Mỹ là Philippines. Họ đã gây khó khăn cho tàu của Philippine hoạt động trong vùng nước của chính Philippines.
Cho nên từng chút từng chút một Trung Quốc sẽ gây sức ép lên Malaysia, Indonesia, Việt Nam để các nước này không gây khó khăn cho Trung Quốc mà làm suy yếu vị thế của Mỹ và của cả Australia. Australia hoạt động hiệu quả nhất khi có Mỹ và Nhật Bản.
Thứ hai nữa là Trung Quốc sẽ có thể kiểm soát đường đi lại của hàng hóa qua Biển Đông. Trung Quốc chưa can thiệp vào tuyến đường này vì thực sự nếu Trung Quốc làm thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nhưng Australia và cả những bên không liên quan sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ xung đột nào nổ ra tại đây vì nó ảnh hưởng đến đường đi của hang hóa qua đây. Các tàu chở hàng sẽ phải chuyển hướng và đi đường dài hơn để đến đích của mình.
Điều quan trọng nhất là phải giữ Hoa Kỳ tham gia vào khu vực mà không rút lui, và thấy là những cam kết của Hoa Kỳ phải được chứng minh bằng hành động.
Như giáo sư Joseph Nye Harvard, nguyên Thứ trưởng quốc phòng Mỹ nói thì Hoa Kỳ cung cấp khí Oxy cho an ninh. Chúng ta không cảm thấy điều này vì Hoa Kỳ vẫn ở đó và chúng ta vẫn hưởng khí oxy bình thường, nhưng khi họ không còn ở đó thì chúng ta sẽ cảm thấy ngay. Và vì vậy Australia muốn Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp oxy cho an ninh khu vực.
Làm thế nào để giúp Việt Nam, Philippines?
Việt Hà: Xin ông cho biết là Australia có thể làm gì để giúp các nước như Việt Nam và Philippines trong việc đối phó với sức ép từ Trung Quốc?GS Carl Thayer: Thứ nhất đóng góp của Australia là làm cho Australia mạnh để có khả năng để tự vệ và đóng góp cho các đồng minh và có thể hoạt động cùng Hoa Kỳ, có nghĩa là duy trì vũ khí quốc phòng ở tiêu chuẩn cao. Điều này rất quan trọng với Australia và cả với Nhật bản. Australia có chương trình hợp tác quốc phòng.
Australia không giàu khi so sánh về độ lớn của nền kinh tế với Nhật bản hay Mỹ. Nhưng Australia đã cung cấp tàu đã qua sử dụng cho Philippines và đó là điều mà Nhật cũng đã làm qua vốn ODA…
Nhưng sự giúp đỡ của Australia lớn ở mặt nhân sự. Kể từ khi quan hệ quốc phòng bắt đầu vào năm 1999 Australia đã đào tạo hơn 2000 nhân sự quốc phòng cho Việt Nam, nhiều hơn bất kể nước nào trên thế giới trong cùng quãng thời gian như Ấn Độ, Nga là những nước cũng giúp đào tào nhân sự quốc phòng cho Việt Nam.
Australia giúp đào tạo về tiếng Anh cho sĩ quan Việt Nam để họ có thể dự các khóa học ở Australia và các nước khác trên thế giới và hiểu được những gì đang diễn ra trong các đối thoại..… tất nhiên là tàu của Australia cũng ghé thăm Việt Nam, và có những trao đổi ở mức thấp với Việt Nam. Nhưng chúng ta phải đặt mọi thứ trong điều kiện là Việt Nam vẫn chưa tiến hành các cuộc tập trận với bất cứ nước nào.
Với Philippines, Australia cũng gửi một số lượng nhỏ quân đến tập trận cùng Philippines và Mỹ trong năm nay. Cả Australia và Philippine đều ký hiệp ước với Mỹ và mọi người đều không để ý nhưng khi đọc các hiệp ước đồng mình với mỹ thì đoạn quan trọng nói về cam kết của Mỹ thì từng chữ một của hai hiệp ước đều giống nhau.
Cho nên điều mà Australia có thể nói với Philippines là một liên minh thì anh cần phải tự biết giúp mình. Có nghĩa là tự hiện đại hóa, đầu tư tiền vào quân đội của mình vì mục đích phòng vệ thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, tức là làm cho chính mình trở nên hữu ích trong mối quan hệ đồng mình thay vì đòi hỏi Mỹ làm toàn những việc nặng.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này!
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/aus-need-us-in-region-vh-11172015112001.html
Biển Đông : Ngư dân Việt Nam trên tuyến đầu
Một tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá.Reuters
Nữ phóng viên Pamela Boykoff của đài truyền hình CNN đã theo chân Lê
Tân, một ngư dân Việt Nam, trong những ngày ông lênh đênh ngoài Biển
Đông. RFI xin giới thiệu bài phóng sự được đăng trên website của CNN
ngày 22/05/2016.
Hết lần này đến lần khác, ngư dân Lê Tân lại lênh đênh ngoài khơi. Năm
2015, một nhóm ngư dân trên một chiếc tầu treo cờ Trung Quốc đã truy
đuổi thuyền của ông, bắt ông cùng với các con và đe dọa họ.
Ông Lê Tân nhớ lại: “Họ lục soát thuyền của chúng tôi. Đầu tiên, họ lấy hết cá, sau đó là những thiết bị cần thiết. Nếu họ thích cái gì đó, họ lấy chúng. Nếu họ không thích, họ quăng ra biển”.
Ngư dân người Việt cho rằng con tầu của ông đã bị nhắm 4 đến 5 lần trong 10 năm gần đây. Khi một người con trai của ông bị giữ trong vòng ba ngày, anh đã bị thương nặng vì bị đánh đập và bị bắn bằng súng bắn tia điện vào cột sống. Ông Tân nói với phóng viên của CNN: “Con tôi phải ở nhà điều trị trong vòng ba tháng và không thể đi làm được”.
Chính quyền Việt Nam tin rằng ông Tân và hàng trăm ngư dân khác như ông đã trở thành mục tiêu vì họ hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Họ bị bắt trong một vụ tranh chấp quốc tế về vấn đề chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông - một cuộc đối đầu đang làm xói mòn mối quan hệ ngoại giao ở châu Á. Sự kiện này hiển nhiên nằm trong chương trình nghị sự của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong chuyến công du Việt Nam từ ngày 23-25/05/2016.
Trung Quốc tự nhận có quyền sở hữu hầu hết khu vực Biển Đông. Bắc Kinh dựa trên một tấm bản đồ năm 1947 để biện minh cho các tuyên bố lãnh hải trải dài hàng trăm dặm về phía nam và phía đông của tỉnh đảo Hải Nam. Rất nhiều nước phản đối các yêu sách này của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Tất cả các nước này đều có những đòi hỏi chủ quyền trong khu vực đang có tranh chấp này.
Ngư dân : Nạn nhân bị bắt trong các cuộc tranh chấp
Nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của Việt Nam, đảo Lý Sơn chỉ có diện tích chừng 10 km2 (3,8 dặm vuông) và không được kết nối với lưới điện quốc gia cho đến tháng 10/2014.
Huyện đảo Lý Sơn, trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 1.000 ngư dân hoạt động ở Hoàng Sa, trong đó có ông Tân. Theo chính quyền địa phương, 200 ngư dân Lý Sơn và 17 thuyền đánh cá thông báo bị các tàu của Trung Quốc tấn công trong năm 2015.
Trong khi đó, bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói không hay biết về các trường hợp đánh đập hay xua đuổi ngư dân Việt Nam khỏi khu vực mà họ tự nhận là vùng lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc.
Từ năm 1999, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập lệnh cấm đánh bắt hải sản vào mùa hè tại vùng Biển Đông, với lý do là để bảo vệ sự bền vững của ngành công nghiệp. Trả lời câu hỏi của CNN, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chun Ying) nói: “Trung Quốc có quyền quản lý lãnh hải của mình vì chủ quyền của chúng tôi. Theo tôi được biết, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc luôn thực thi pháp luật một cách văn minh”.
Bất chấp rủi ro, bà Phạm Thị Hương, phó chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân huyện Lý Sơn, cho CNN biết : Chính quyền khuyến khích ngư dân để tiếp tục hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa, mà bà nhận định là một nguồn thu nhập truyền thống và quan trọng của hòn đảo này. Bà nói: “Tiếp tục ra khơi, là hành động khẳng định vùng này thuộc Việt Nam… Và điều này không thể chối cãi được”.
Tuy nhiên, phóng viên của CNN không được phép nói chuyện với ngư dân Lý Sơn nếu như không có một người đại diện của chính quyền địa phương đi cùng. Chính phủ Việt Nam tích cực tuyên truyền những câu chuyện của ngư dân Lý Sơn, những câu chuyện được dùng làm bằng chứng về sự xâm lược của Trung Quốc. Các nhà chức trách hỗ trợ cho ngư dân bằng các khoản tiền mặt để thay thế trang thiết bị đánh cá bị cướp và giúp thanh toán chi phí y tế.
Chủ tịch Hiệp Hội Thủy Sản Lý Sơn, ông Nguyễn Quốc Trinh, còn cho biết, chính những người dân Việt Nam cũng đóng góp tiền vào sự nghiệp của ngư dân vì họ tin vào chủ quyền của Việt Nam với các hòn đảo đang có tranh chấp. Ông nói : “Đây chính là động lực thúc đẩy giúp ngư dân chúng tôi cảm thấy vững lòng khi ra khơi”.\
Cơ hội cho Hoa Kỳ
Các nhà phân tích chính trị cho rằng sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông đã đe dọa các nước có tranh chấp trong khu vực và mở ra cơ hội mới cho Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ với các nước như Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những động thái mang tính chiến lược để chiếm bá quyền tại hầu hết Biển
Tổ chức Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (The Asia Maritime Transparency Initiative, AMTI) dựa trên các ảnh chụp từ vệ tinh đã đưa ra kết luận rằng Trung Quốc đã bồi thêm được 12 km2 đất mới. Việt Nam cũng tiến hành bồi đắp cải tạo nhưng trên một quy mô nhỏ hơn. Theo ước tính của tổ chức AMTI, Việt Nam đã bồi đắp được khoảng một nửa km2 đất mới.
Trước chuyến công du của tổng thống Mỹ Barack Obama, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel R. Russel, nhận định rằng Việt Nam là “một đối tác trong việc ủng hộ Luật Biển và các quy định của pháp luật về không gian hàng hải, cũng như trong việc giải quyết một cách hòa bình những căng thẳng và tranh chấp ở Biển Đông”.
Chính quyền của tổng thống Obama đã nhiều lần vận động tìm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, đồng thời kêu gọi mỗi nước liên can ngừng quân sự hóa quần đảo này. Hoa Kỳ còn thực thi chiến dịch “Tự Do Hàng Hải” bằng các chuyến tuần tra trên biển và các chuyến bay trên khu vực Biển Đông để khẳng định quan điểm của Hoa Kỳ rằng mọi quốc gia đều có quyền quá cảnh vùng biển này.
Dĩ nhiên, những hoạt động này đã khiến Bắc Kinh tức giận và nhiều lần cáo buộc Hoa Kỳ kích động xung đột và gây nguy hiểm cho sự ổn định trong khu vực.
Về phần mình, Việt Nam không tỏ ra khó chịu trước những hoạt động “Tự Do Hàng Hải” của Mỹ. Tháng 01/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, Lê Hải Bình, đưa ra phản ứng của Việt Nam trước hoạt động trên với lời tuyên bố : “Việt Nam tôn trọng quyền đi qua lãnh hải vô hại”.
Ông Lê Tân nhớ lại: “Họ lục soát thuyền của chúng tôi. Đầu tiên, họ lấy hết cá, sau đó là những thiết bị cần thiết. Nếu họ thích cái gì đó, họ lấy chúng. Nếu họ không thích, họ quăng ra biển”.
Ngư dân người Việt cho rằng con tầu của ông đã bị nhắm 4 đến 5 lần trong 10 năm gần đây. Khi một người con trai của ông bị giữ trong vòng ba ngày, anh đã bị thương nặng vì bị đánh đập và bị bắn bằng súng bắn tia điện vào cột sống. Ông Tân nói với phóng viên của CNN: “Con tôi phải ở nhà điều trị trong vòng ba tháng và không thể đi làm được”.
Chính quyền Việt Nam tin rằng ông Tân và hàng trăm ngư dân khác như ông đã trở thành mục tiêu vì họ hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Họ bị bắt trong một vụ tranh chấp quốc tế về vấn đề chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông - một cuộc đối đầu đang làm xói mòn mối quan hệ ngoại giao ở châu Á. Sự kiện này hiển nhiên nằm trong chương trình nghị sự của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong chuyến công du Việt Nam từ ngày 23-25/05/2016.
Trung Quốc tự nhận có quyền sở hữu hầu hết khu vực Biển Đông. Bắc Kinh dựa trên một tấm bản đồ năm 1947 để biện minh cho các tuyên bố lãnh hải trải dài hàng trăm dặm về phía nam và phía đông của tỉnh đảo Hải Nam. Rất nhiều nước phản đối các yêu sách này của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Tất cả các nước này đều có những đòi hỏi chủ quyền trong khu vực đang có tranh chấp này.
Ngư dân : Nạn nhân bị bắt trong các cuộc tranh chấp
Nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của Việt Nam, đảo Lý Sơn chỉ có diện tích chừng 10 km2 (3,8 dặm vuông) và không được kết nối với lưới điện quốc gia cho đến tháng 10/2014.
Huyện đảo Lý Sơn, trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 1.000 ngư dân hoạt động ở Hoàng Sa, trong đó có ông Tân. Theo chính quyền địa phương, 200 ngư dân Lý Sơn và 17 thuyền đánh cá thông báo bị các tàu của Trung Quốc tấn công trong năm 2015.
Trong khi đó, bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói không hay biết về các trường hợp đánh đập hay xua đuổi ngư dân Việt Nam khỏi khu vực mà họ tự nhận là vùng lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc.
Từ năm 1999, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập lệnh cấm đánh bắt hải sản vào mùa hè tại vùng Biển Đông, với lý do là để bảo vệ sự bền vững của ngành công nghiệp. Trả lời câu hỏi của CNN, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chun Ying) nói: “Trung Quốc có quyền quản lý lãnh hải của mình vì chủ quyền của chúng tôi. Theo tôi được biết, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc luôn thực thi pháp luật một cách văn minh”.
Bất chấp rủi ro, bà Phạm Thị Hương, phó chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân huyện Lý Sơn, cho CNN biết : Chính quyền khuyến khích ngư dân để tiếp tục hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa, mà bà nhận định là một nguồn thu nhập truyền thống và quan trọng của hòn đảo này. Bà nói: “Tiếp tục ra khơi, là hành động khẳng định vùng này thuộc Việt Nam… Và điều này không thể chối cãi được”.
Tuy nhiên, phóng viên của CNN không được phép nói chuyện với ngư dân Lý Sơn nếu như không có một người đại diện của chính quyền địa phương đi cùng. Chính phủ Việt Nam tích cực tuyên truyền những câu chuyện của ngư dân Lý Sơn, những câu chuyện được dùng làm bằng chứng về sự xâm lược của Trung Quốc. Các nhà chức trách hỗ trợ cho ngư dân bằng các khoản tiền mặt để thay thế trang thiết bị đánh cá bị cướp và giúp thanh toán chi phí y tế.
Chủ tịch Hiệp Hội Thủy Sản Lý Sơn, ông Nguyễn Quốc Trinh, còn cho biết, chính những người dân Việt Nam cũng đóng góp tiền vào sự nghiệp của ngư dân vì họ tin vào chủ quyền của Việt Nam với các hòn đảo đang có tranh chấp. Ông nói : “Đây chính là động lực thúc đẩy giúp ngư dân chúng tôi cảm thấy vững lòng khi ra khơi”.\
Cơ hội cho Hoa Kỳ
Các nhà phân tích chính trị cho rằng sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông đã đe dọa các nước có tranh chấp trong khu vực và mở ra cơ hội mới cho Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ với các nước như Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những động thái mang tính chiến lược để chiếm bá quyền tại hầu hết Biển
Tổ chức Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (The Asia Maritime Transparency Initiative, AMTI) dựa trên các ảnh chụp từ vệ tinh đã đưa ra kết luận rằng Trung Quốc đã bồi thêm được 12 km2 đất mới. Việt Nam cũng tiến hành bồi đắp cải tạo nhưng trên một quy mô nhỏ hơn. Theo ước tính của tổ chức AMTI, Việt Nam đã bồi đắp được khoảng một nửa km2 đất mới.
Trước chuyến công du của tổng thống Mỹ Barack Obama, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel R. Russel, nhận định rằng Việt Nam là “một đối tác trong việc ủng hộ Luật Biển và các quy định của pháp luật về không gian hàng hải, cũng như trong việc giải quyết một cách hòa bình những căng thẳng và tranh chấp ở Biển Đông”.
Chính quyền của tổng thống Obama đã nhiều lần vận động tìm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, đồng thời kêu gọi mỗi nước liên can ngừng quân sự hóa quần đảo này. Hoa Kỳ còn thực thi chiến dịch “Tự Do Hàng Hải” bằng các chuyến tuần tra trên biển và các chuyến bay trên khu vực Biển Đông để khẳng định quan điểm của Hoa Kỳ rằng mọi quốc gia đều có quyền quá cảnh vùng biển này.
Dĩ nhiên, những hoạt động này đã khiến Bắc Kinh tức giận và nhiều lần cáo buộc Hoa Kỳ kích động xung đột và gây nguy hiểm cho sự ổn định trong khu vực.
Về phần mình, Việt Nam không tỏ ra khó chịu trước những hoạt động “Tự Do Hàng Hải” của Mỹ. Tháng 01/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, Lê Hải Bình, đưa ra phản ứng của Việt Nam trước hoạt động trên với lời tuyên bố : “Việt Nam tôn trọng quyền đi qua lãnh hải vô hại”.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160527-bien-dong-ngu-dan-viet-nam-tren-tuyen-dau
Trung Quốc tiết lộ bước mới trong chiến lược thôn tính Hoàng Sa
Thành phố Tam Sa (theo tên gọi của Trung Quốc) trên quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông (Ảnh chụp ngày 27/07/2012)CHINA OUT AFP PHOTO
Báo chí Trung Quốc vào hôm nay 27/05/2016 đã tiết lộ : Bắc Kinh đã có kế
hoạch biến vùng quần đảo Hoàng Sa mà họ đã đánh chiếm từ tay Việt Nam
vào năm 1974, thành một khu du lịch giải trí « tương tự như quần đảo Maldives » nổi tiếng ở Ấn Độ Dương. Theo hãng tin Pháp AFP, động thái này của Trung Quốc sẽ làm tình hình khu vực căng thẳng thêm lên.
Theo nhật báo Anh Ngữ China Daily, ông Tiêu Kiệt, thị trưởng của « thành phố Tam Sa
», tên đơn vị được Bắc Kinh trao quyền quản lý Biển Đông, đã cho biết
là Trung Quốc hy vọng sẽ biến khu vực quanh đảo Phú Lâm, hòn đảo chính ở
vùng Hoàng Sa, thành nơi hút khách du lịch. Đó sẽ là những nơi « không có sự hiện diện của quân đội ».
Nhân vật này vẽ ra nhưng cảnh tượng như những chuyến bay du lịch trên biển, lướt sóng, câu cá, lặn dưới biển, hay dịch vụ đám cưới trên đảo. Tuy nhiên, ông Tiêu Kiệt cũng thừa nhận rằng việc này « sẽ rất khó khăn ».
Trong chiến lược khẳng định quyền kiểm soát hành chánh thực tế tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã dùng đến vũ khí du lịch.
Ngay từ năm 2013, họ đã cho mở tuyến du lịch bằng đường thủy đến Hoàng Sa, với một du thuyền duy nhất. Một chiếc thứ hai sắp được đưa vào hoạt động. Theo quan chức Trung Quốc được AFP trích dẫn, cho đến nay, đã có khoảng 30.000 « du khách » Trung Quốc đi thăm Hoàng Sa theo kiểu này, với 16.000 người, riêng trong năm 2015.
Trung Quốc cũng dự định mở các đường bay thương mại thường xuyên giữa đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm, để đẩy mạnh tuyến du lịch này.
Mục tiêu chính trị của kế hoạch du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc rất rõ khi tuyến du lịch chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, trong lúc các quan chức chính quyền đã khuyến khích người dân thể hiện « tinh thần yêu nước » bằng cách đi du lịch Hoàng Sa.
Nhân vật này vẽ ra nhưng cảnh tượng như những chuyến bay du lịch trên biển, lướt sóng, câu cá, lặn dưới biển, hay dịch vụ đám cưới trên đảo. Tuy nhiên, ông Tiêu Kiệt cũng thừa nhận rằng việc này « sẽ rất khó khăn ».
Trong chiến lược khẳng định quyền kiểm soát hành chánh thực tế tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã dùng đến vũ khí du lịch.
Ngay từ năm 2013, họ đã cho mở tuyến du lịch bằng đường thủy đến Hoàng Sa, với một du thuyền duy nhất. Một chiếc thứ hai sắp được đưa vào hoạt động. Theo quan chức Trung Quốc được AFP trích dẫn, cho đến nay, đã có khoảng 30.000 « du khách » Trung Quốc đi thăm Hoàng Sa theo kiểu này, với 16.000 người, riêng trong năm 2015.
Trung Quốc cũng dự định mở các đường bay thương mại thường xuyên giữa đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm, để đẩy mạnh tuyến du lịch này.
Mục tiêu chính trị của kế hoạch du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc rất rõ khi tuyến du lịch chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, trong lúc các quan chức chính quyền đã khuyến khích người dân thể hiện « tinh thần yêu nước » bằng cách đi du lịch Hoàng Sa.
NS. VŨ KHANH * HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Các nhà hoạt động xã hội bị ngăn cản không cho đến gặp tổng thống Obama *
HANOI, Vietnam — Tổng thống Obama đã giành được những tràng vỗ tay nồng nhiệt vào thứ Ba vừa rồi trước đám đông người Việt, khi lấy ý từ một tài liệu tham khảo về vấn đề các tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, để nói trong bài phát biểu rằng "nước lớn không nên bắt nạt các nước nhỏ ". Ấy nhưng, trước đó thì nhiều nhà hoạt động xã hội có trong danh sách mời gặp với ông Obama, đã bị ngăn cản để không đến được cuộc họp, mặc dù bài phát biểu của ông Obama cứ nhấn mạnh với Hà Nội về chuyện nhân quyền.
Nhà Trắng đã yêu cầu cuộc họp với nhà hoạt động xã hội, như một cách bắn tín hiệu cho chính quyền Cộng sản Việt Nam hiểu rằng Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến chuyện nhân quyền ở quốc gia này. Ông Obama đã dành nhiều thời gian hơn lịch trình của mìnhđể nói chuyện với với sáu nhà lãnh đạo xã hội dân sự Việt Nam tại khách sạn JW Marriott, nhưng Tổng thống nói rằng một số người khác đã bị ngăn cản để không tới được buổi gặp mặt.
"Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận, kinh tế đang phát triển nhanh, internet đang bùng nổ, và có một sự tự tin ngày càng tăng ở đây," ông Obama đã nói vậy khi với một nhóm phóng viên được cho phép vào cuộc họp trong một thời gian ngắn. "Nhưng như tôi đã chỉ ra vào ngày hôm qua, vẫn có những điều đáng lo ngại trong lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hội họp, trách nhiệm tạo ra sự kính trọng mà chính phủ cần có."
Các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích ông Obama hôm thứ Hai, một ngày trước đó, về dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã có từ nhiều thập niên đối với Việt Nam mà chính quyền này không hề có sự nhượng bộ nào về nhân quyền. Hành động ngăn cản những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam vào hôm thứ Ba là một chứng minh rất rõ quan điểm của chính quyền Hà Nội này. "Chính quyền Việt Nam đã tự chứng minh rằng họ không xứng đáng với mối quan hệ thắt chặt hơn với Hoa Kỳ ", John Sifton, từ của Human Rights Watch cho biết. "Tạm giữ hoặc ngăn cả giới xã hội dân sự đến cuộc họp với Tổng thống Obama không chỉ là một sự xúc phạm đến cá nhân Tổng thống, mà đó còn là sự sách nhiễu quyền con người, tước bỏ quyền tự do ngôn luận và tự do đi lại."
Các nhà hoạt động bị giam giữ, không cho đến cuộc họp, có cả Nguyễn Quang A, 69 tuổi, một doanh nhân đã tự mình tranh cử vào Quốc hội một ứng cử viên độc lập cho Quốc hội nhưng đã bị chính phủ cố tình loại bỏ.
Ông Nguyễn Quang A đã bị bắt giữ bởi các nhân viên an ninh mặc thường phục, ông kể lại như vậy qua điện thoại. Họ xô ông vào một chiếc xe đậu bên ngoài nhà ông ở Hà Nội lúc 06:30 sáng Thứ ba, tịch thu điện thoại của ông, ngăn không cho ông liên lạc với gia đình của mình, và sau đó đã đưa ông đến 50 miles (hơn 80 km) về phía đông của Hà Nội.
"Tôi đã được đưa đi một tour du lịch", ông Nguyễn Quang A nói. Các nhân viên an ninh từ chối cho biết lý do tại sao họ đã lái xe đư ông đi loanh quanh trong bảy tiếng đồng hồ. "Ông biết biết lý do vì sao chúng ta phải làm điều này mà", những người này chỉ nói vậy.
Phạm Đoan Trang, một blogger nổi tiếng và cũng là nhà báo, người đã bay đến Hà Nội từ Sài Gòn vào thứ Hai, cũng bị ngăn cấm tham dự cuộc gặp với ông Obama. Bà ta đã “biến mất” từ khi hạ cánh tại Hà Nội, ông Phil Robertson, Phó giám đốc bộ phận châu Á của Human Rights Watch, cho biết.
Hà Huy Sơn, một luật sư đặc biệt chuyên về bảo vệ các nhà bất đồng chính kiến trước tòa, cũng bị cầm giữ để không đến được cuộc họp. "Nhân viên an ninh đã gác chận trước cửa tôi ở nhà của tôi trong hai ngày qua," ông nói với hãng tin Agence France-Presse, “Họ nói rằng ông đi đâu cũng được, miễn không đến đại sứ quán Mỹ”. Việc dùng các lực lượng an ninh để cầm giữ các nhà hoạt động đến gặp mặt tổng thống Obama, đã để lộ cho thấy rằng nội bộ của giới lãnh đạo đang có sự chia rẽ từ bên trong. Thật bất thường đối với một chính phủ, thậm chí đang có những báo cáo xấu về nhân quyền, lại cho phép như một cuộc họp mặt như vậy với một tổng thống Mỹ theo dự trù, nhưng sau đó thì bất ngờ ngăn chặn một số khách tham dự.
Benjamin Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia, nói rằng các viên chức tùy tùng của phái đoàn Mỹ đã biết rõ điều này từ đêm hôm thứ Hai, về chuyện rằng chính phủ Việt Nam ngăn cản một số nhà hoạt động tham dự họp mặt với tổng thống Obama, và phía Mỹ cũng đã có lời phản đối.
Tuy nhiên, ông Benjamin Rhodes vẫn bảo vệ quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí, thậm chí nếu các chính phủ Việt Nam không cải thiện ngay các quyền dân sự được ngay vào lúc này.
"Chúng tôi tin rằng thông qua việc thực hiện bình thường hóa ở Việt Nam, tức là một cách để trao sức mạnh cho nhân dân Việt Nam," ông nói thêm: "Và chúng ta có thể đẩy tiến trình đi tới hiệu quả hơn nhiều bằng mối quan hệ sâu đậm hơn là bằng cách lùi lại". Ông Obama đã có được lợi thế trong bài phát biểu buổi chiều ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, để nói về việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Khoảng 2.300 thính giả Việt Nam ăn mặc đẹp, ngồi ghế nhung đỏ và hầu hết là được chọn lọc bởi chính phủ, đã cổ vũ ầm ĩ khi ông Obama xuất hiện. Họ cổ vũ một lần nữa khi ông nói: "Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có quốc gia nào có thể áp đặt ý muốn của mình lên các bạn", đây là một ám chỉ của ông Obama đến Trung Quốc, nước đã từng nhiều lần tuyên bố làm chủ vùng biển Đông, dọc theo bờ biển 2.000 dặm của Việt Nam.
Nhưng rồi khán phòng im lặng một cách lạ lùng khi ông Obama đề cập các chủ đề thực thi về nhân quyền.
Ông nói rằng Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt hình thức của chính phủ Hoa Kỳ lên Việt Nam, nhưng có một số giá trị vẫn là phổ quát. Đó là các quyền tự do ngôn luận, hội họp và tự do báo chí, và ông biết, các quyền này cũng được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam.
"Vì vậy, thực sự, là điều mà tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, cố gắng kiên trì để luôn áp dụng những nguyên tắc này," ông Obama nói. "Và cần đảm bảo mọi con người của chúng ta trong chính phủ phải luôn chân thành với những lý tưởng đó." Tổ chức Human Rights Watch ước tính rằng có khoảng 110 chính trị phạm đang bị bỏ tù ở Việt Nam. Trong tháng Ba vừa rồi, ông Nguyễn Hữu Vinh, 60 tuổi, một blogger, cũng đã bị kết án năm năm tù giam vì viết bài đăng trên trên mạng xã hội, do bị coi là chống lại chính phủ.
Vài tuần trước khi ông Obama đến Việt Nam, công an đã bắt giữ những
người biểu tình phản đối tình trạng cá chết lan rộng trên bờ biển miền
Trung, hàng tấn cá bị trôi dạt vào bờ, gần một nhà máy thép thuộc sở hữu
của một công ty ở Đài Loan. Một số người biểu tình đã bị đánh đập. Ông
Obama được chào đón nồng nhiệt tại Việt Nam, không những từ một chính
phủ đang háo hức kiếm tìm một đồng minh mạnh mẽ để đối đầu với Trung
Quốc, mà còn từ các người dân Việt Nam bình thường.
Kết thúc buổi thuyết trình của mình, ông gặp lại người đầu bếp nổi tiếng
Anthony Bourdain, tiếp tục ghi điểm trong mắt người Việt trong một trận
mưa như trút, tiếp nhận sự nhìn ngó vui vẻ của dân chúng.
Ông Obama bước nhanh qua đám đông, bắt tay và nói, "Cảm ơn bạn." Vào
buổi chiều, ông Obama bay đến Sài Gòn, nơi hàng chục ngàn người đã xếp
hàng trên đường phố và reo hò rạo rực khi ông đi ngang qua.
Kế đó, thì ông Nguyễn Quang A đã được trở về nhà mình. Ở đó, ông cho
biết, người con trai 25 tuổi được cảnh sát nói rằng "Chúng tôi phải mang
cha của anh đi vì ông định tham dự một cuộc họp với Tổng thống Obama,
vì vậy, chúng tôi phải ngăn chặn ông ta."
Gardiner Harris báo cáo từ Hà Nội, và Jane Perlez từ Bắc Kinh.
-------------
Nguyên Không lược dịch từ New York Times
(*) tựa gốc: As Obama Presses Vietnam on Rights, Activists Are Barred From Meeting http://www.nytimes.com/2016/05/25/w...http://www.rfavietnam.com/node/3273
SƠN TRUNG * VĂN HÓA ĐỒI TRỤY ?
Starry Night của Van Gogh
VĂN HÓA ĐỒI TRỤY ?
SƠN TRUNG
Văn hóa Việt Nam đã tồn tại từ lâu trong thời độc lập. Đến thời Pháp thuộc, nhờ thâu thái văn minh Âu Mỹ, văn hóa Việt Nam phát triển mạnh. Tiểu thuyết, thi ca, hội họa, ca nhạc đều chịu ảnh hưởng văn hóa Âu Mỹ nhất là Pháp.Về âm nhạc, nhạc tiền chiến là đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam. Những tên tuổi đã đi vào lịch sử như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Lê Thương, Lê Mộng Nguyên, Phạm Duy, Doãn Mẫn, Dương Thiệu Tước, Tô Vũ, Tô Hải, Đoàn Chuẩn,Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận,Văn Phụng, Phạm Đình Chương...
Nhạc Việt Cộng là nhạc tuyên truyền phát ra từ những miệng lưỡi gian dối
và khát máu theo lệnh của Hồ Chí Minh, Tố Hữu và những tên cai văn
nghệ chỉ vang cái loa thôn xã mà không đi vào lòng người. Ngày nay nó đã
chết thật sự. Chính đài cộng sản cũng không còn ca "Ai yêu bác Hồ Chí
Minh,"Tiếng chày trên Sóc Bom Bo", Trường Sơn đông- Trường Sơn Tây", "
Bóng cây Kơ nia"
Ngay trong thời buổi huy hoàng của Cộng sản Liên Xô, bọn trẻ nước Nga và
Đông Âu đã ái mộ các ban nhạc Beatle,Backstreet Boys,Take That, N’Sync
... Tại Việt Nam, Kampuchia, sau buổi nhạc chiến đấu nhạt nhẽo, ban nhạc
giới thiệu trỉnh bày các bản nhạc Liên Xô mà thực ra là nhạc Âu Mỹ "đồi
trụy".
Trong những năm sau 1975, đảng CSVN ra chỉ thị “Phải
nhổ tận gốc rễ những nọc độc về tư tưởng văn hóa thực dân mới mà đế
quốc Mỹ đã gieo trồng ở miền Nam Việt Nam. Đó là thứ văn hóa, nô dịch,
lai căng, đồi trụy cực kỳ phản động cùng các hủ tục, mê tín, dị đoan lan
tràn“. Do đó, xảy ra cuộc săn lùng, tịch thu, và đốt sách. Kết quả của
chính sách tiêu diệt nền văn học miền Nam là (ước tính) có khoảng 180
triệu cuốn sách (copies) bị tịch thu và tiêu huỷ. Có gia đình ở Sài Gòn
phải đốt đến 5000 cuốn sách!.... Tác phẩm văn học xuất bản ở miền Nam
từng là những đối tượng phê bình nặng nề của giới phê bình văn học miền
Bắc (trước 1975).Với cộng sản, tất cả những gì nằm ngoài quỹ đạo thống
trị của cộng sản đều là “phản động” và đáng bị lên án. Luận điệu sau đây
rất tiêu biểu: “…các loại sách truyền bá chủ thuyết hiện sinh, hư vô
chủ nghĩa, kích động dục tình, tuy bề ngoài không phát ngôn quan điểm
chính thức của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng thực chất thuộc hệ tư
tưởng của chủ nghĩa thực dân mới, phục vụ cho âm mưu của chính trị và tư
tưởng phản động của Mỹ và tay sai”. (Sài Gòn Giải phóng ngày 15-2-1987).
Thuộc loại này, đến nay (1990), có cả thảy mười một “tác phẩm” đã được
xuất bản: một, Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy (hai tập)
của các tác giả: Phong Hiền, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Hoa Lục Bình
(1977); hai, Tiếp tục đấu tranh xoá bỏ tàn dư văn hoá mới của Hà Xuân
Trường (1979); ba, Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên
mặt trận văn hoá, tư tưởng của các tác giả: Trần Văn Giàu, Nguyễn Huy
Khánh, Vũ Hạnh, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phong Hiền, Phan Đắc Lập, Bùi
Công Hùng (1980); bốn, Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc
Mỹ tại miền Nam Việt Nam của Lữ Phương (1981); năm, Nọc độc văn học
thực dân mới của Trần Trọng Đăng Đàn (1983); sáu, Nọc độc văn hoá nô
dịch của Chính Nghĩa (?); bảy, Những tên biệt kích cầm bút của nhà xuất
bản Công an Hà Nội (1986); tám, Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Ngụy
của Lê Đình Kỵ (1987); chín, Lại bàn về nọc độc văn học thực dân mới Mỹ
của Trần Trọng Đăng Đàn (1987); mười, Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam
những năm 1954-1975 (tập 1) của Trần Trọng Đăng Đàn (1988); và mười
một, Văn hoá văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam
cũng của Trần Trọng Đăng Đàn (1990).Từ năm 1975 đến nay, cộng sản còn
tung ra nhiều chiến dịch khủng bố tàn khốc nhắm vào những văn nghệ sĩ cũ
của miền Nam. Cơ man những người bị bắt, bị đày ải trong các nhà tù,
các trại cải tạo. Công an lùng bắt khoảng 200 người hầu hết là văn nghệ
sĩ và trí thức mà từ nay họ gọi là "những tên biệt kích cầm bút", ngày
đầu tiên người bị bắt là Nguyễn Mạnh Côn, hôm sau là những Nhã Ca, Trần
Dạ Từ, Hoàng Hải Thủy, Dương Nghiễm Mậu Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hoàng Chương,
Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Sĩ Tế, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Hồ Hữu
Tường, Hồ Nam, Lê Xuyên, Nguyễn Hữu Hiệu, Mặc Thu, Thái Thủy, Trần Dạ
Từ, Nhã Ca, các họa sĩ Đằng Giao, Choé Nguyễn Hải Chí, các nhà báo Minh
Vồ tờ Con Ong, Hồ Văn Đồng, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh,… các nghệ sĩ,
đạo diễn Minh Đăng Khánh, Hoàng Vĩnh Lộc, v.v. . Năm 1978, sau nhiều năm
tháng điều tra, tạp chí Quê Mẹ tại Paris đã công bố bản danh sách 163
văn nghệ sĩ miền Nam bị cộng sản giam giữ trong các trại cải tạo. Báo
Express số ra ngày 12.8.1978, đã đăng tải đầy đủ tên tuổi 130 văn nghệ
sĩ trong số 163 văn nghệ sĩ nạn nhân của chính sách trả thù của cộng
sản. Ngày 30.4.1980, trong một cuộc họp báo tại Paris, tạp chí Quê Mẹ
lại cung cấp thêm danh sách 40 văn nghệ sĩ mới bị bắt hoặc bị bắt lại
trong năm 1980.
Các tác-phẩm văn-học có tính hiện thực xã-hội, nhất là vào những năm
cuối trước 1975, thì bị họ kết án là "độc dược" vì vừa "đồi trụy" vừa
"chống cách-mạng một cách có ý thức" (tr. 313) của những Nguyễn Thụy
Long, Hà Huyền Chi, Văn Quang, , Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sỹ, Duyên
Anh,… Những tác-giả khác bị mũi tên nặng có thể kể: Nguyễn Mạnh Côn,
Nhất Linh, Nguyễn Vỹ, Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu, Lê Hữu Mục, Thanh
Tâm Tuyền, Văn Quang, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, Nguyễn Đình Toàn, Nhã
Ca,… Xuân Vũ, Kim Nhật và những cây viết "chiêu hồi" dĩ nhiên bị họ chĩa
mũi dùi nặng hơn!
Theo thống kê của ông Trần Trọng Đăng Đàn thì miền Nam thời đó có 2721
tác giả có tác phẩm được xuất bản. Con số này kể cả nhà văn, nhà báo,
biên khảo, giáo sư, trí thức, v.v. Nhưng con số đó không kể những người
viết báo nghiệp dư hay có thơ thỉnh thoảng đăng trên báo mà không xuất
bản thành sách.
Tính trung bình, số đầu sách được xuất bản hàng năm là khoảng 10,000
cuốn (số liệu của Bộ Thông tin VNCH). Mỗi cuốn được in tối thiểu là 3000
bản, nhưng có cuốn được in đến 10 ngàn bản. Trong số sách xuất bản, nếu
tính từ 1962 đến 1975, có 208 bộ sách chưởng, gồm 850 quyển. Nhưng số
phát hành sách chưởng lên đến 5 triệu bản (tương đương với số sách giáo
khoa trong cùng thời gian).
Một buổi tuần hành bài trừ “văn hoá đồi truỵ Mĩ Nguỵ”
Tác phẩm văn học xuất bản ở miền Nam từng là những đối tượng phê bình
nặng nề của giới phê bình văn học miền Bắc (trước 1975). Điều tuyệt vời
là họ làm thống kê về những phê bình đó. Theo Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức,
trong thời gian đó, miền Bắc đã sản xuất được 286 bài phê bình văn học
miền Nam. Những bài này đăng trên tạp chí Học Tập, Văn học và Văn nghệ.
Những người tham dự chiến dịch phê bình văn học miền Nam thì có nhiều,
và toàn những người “tên tuổi”. Có thể kể đến một vài cái tên nổi bật
như Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phan Đắc Lập, Thái Kế Toại. Lê Đình Kỵ,
Vũ Hạnh, Lữ Phương. Ngay cả những người như Bảo Ninh (tác giả “Nỗi buồn
chiến tranh”) cũng hăng hái tham gia vào chiến dịch miệt thị các văn
nghệ sĩ miền Nam như Chu Tử, Xuân Vũ và Phan Nhật Nam, cho rằng tác phẩm
của mấy người này không đáng dùng làm giấy đi cầu!...
Các nhạc sĩ bị kết tội đồi trụy, phản động, các tác phẩm của họ bị cấm
hát như Trúc Phương, Minh Kỳ, Lê Dinh, Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Lam
Phương...
Văn học miền Nam thời trước 1975 có một thời thịnh hành, một thời bị cấm
đoán, và nay thì lại được trân trọng. Hôm trước, khi có dịp lang thang
trong nhà sách, tôi phát hiện những tác phẩm kinh điển thời đó của những
tác giả như Dương Nghiễm Mậu, Đinh Hùng, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Phạm
Công Thiện, Nguyễn Vỹ, Thế Phong, Phạm Thiên Thư, Hoài Khanh, Tuệ Sỹ,
Hoàng Trúc Ly, Mường Mán, Hoàng Ngọc Tuấn, Lê Đình Điểu, Võ Phiến, và
những nhà khảo cứu như Giản Chi, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Nhất
Hạnh – Nguyễn Lang, Toan Ánh, Vương Hồng Sển, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn
Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Thanh Lãng, v.v. đã được tái bản.
Ngoài ra, chúng ta còn biết những ca khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ như
Phạm Duy, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh,
Lam Phương, v.v. cũng đã đến bạn đọc và người thưởng ngoạn. Có thể xem
đó là một tín hiệu tích cực. (Nguyễn Văn Tuấn – Blog – 20 July 2015. Văn
học miền Nam trước 1975 qua vài con số.
Đây là sự đổi thay của Việt Cộng trước áp lực của nhân dân và thị
trường.Sau 1975, Việt Cộng mở ra các tụ điểm ca nhạc, nhưng buổi đầu
tiên, Tô Lan Phương trình bày Tiếng chày trên sóc Bombo , Trường Sơn
Đông... thì chẳng có ma nào xem. Sau đó Việt Cộng phải cho hát nhạc "đồi
trụỵ" của "Mỹ Ngụy thì thu bộn tiền. Từ đó từ Bắc , dân chúng cũng từ
bỏ nhạc Việt Cộng.
Sau 1980, dân miền Bắc đã nhập cảng nhạc vàng. Sự hân hoan, thích thú đã
thể hiện rõ rệt khi người ta kinh doanh nhạc đám cưới. Vì ảnh hưởng"Mỹ
Ngụy" quá mạnh ở miền Bắc, Việt cộng cấm hát nhạc vàng trong các đám
cưới. Nhưng nay, Việt Cộng đưa các ca sĩ hải ngoại về Việt Nam, và các
tổ chức này đã thu lợi rất cao và dân chúng tỏ ra thich thú khi nghe các
nhạc sĩ hải ngoại hát.
Sang thế kỷ 21, những nhà kinh doanh và tổ chức ca nhạc trong nước đã tổ
chức nhiều buổi trình diễn nhạc vàng, đưa ca sĩ từ hải ngoại về hát vì
dễ kiếm lời. Nhạc sĩ Võ Công Diên nhận xét rằng:
Nhạc vàng thực chất là dòng nhạc quê hương mang âm hưởng dân ca các vùng
miền Tổ quốc, nó rất gần gũi với tâm tình của người Việt Nam chúng ta,
do đó nó có sức cuốn hút đối với số đông. Chính vì yếu tố này, dòng nhạc
quê hương luôn được đa số công chúng chọn lựa.
Vào tháng 8 năm 2010 hai ca sĩ mà tên tuổi gắn liền với "nhạc sến",
Hương Lan và Tuấn Vũ đã trình diễn những bản nhạc vàng ở Nhà hát Lớn Hà
Nội nửa tháng trời với giá vé lên đến 1.700.000 đồng Việt Nam mà mỗi
suất vẫn kín chỗ. Nhạc vàng theo nhận xét của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã
đi từ địa vị bị cấm đoán năm 1975 để rồi đến năm 2010 đã "lên ngôi vua" ở
giữa thủ đô Hà Nội.
Người ta kết tội các ca sĩ về Việt Nam là "thương nữ", nhưng ở một khía
cạnh khác, họ cũng là " những tên biệt kích văn nghệ" đem văn hóa " đồi
trụy" về phổ biến tại Việt Nam!
Trong khi đó, các ca sĩ, nhạc sĩ kháng chiến đã "phục viên" từ lâu!Sự
kiện Phạm Duy về Việt Nam, được o bế một là muốn chiêu dụ ca sĩ, ca sĩ
hải ngoại mà cũng có mục đich kinh doanh. Các ông nhạc sĩ chống Pháp,
chống Mỹ một thời nay bị cộng đảng quay lưng và nhân dân xa lánh đã tức
giận. Họ hận thù chẳng qua "trâu cột ghét trâu ăn". Các ca sĩ, nhạc sĩ
hải ngoại đã cướp tiền bạc và danh dự của họ. Họ giận vì họ không hiểu
thân phận của họ, cái thân " hết chim quăng ná, hết cá quăng câu" của
người đời. Sau 1985 là thời kỳ kinh tế thị trường. Nhạc của các ông,
giọng hát của các cô, các bà nay vô giá trị, vì không có ai mua, ai nghe
và không kiếm ra tiền!Mở đại nhạc hiội hay tụ điểm ca nhạc không ai
xem, ra CD nhạc chẳng ma nào mua!
Sau 1975, tôi chẳng bao giờ mở radio nghe đài Việt cộng. Trong khoảng
1985-1995, tôi đã về quê miền Trung nhiều lần. Từ Saigon buổi chiều khởi
hành thì đêm khuya xe đò đã đến Nha Trang trong ánh sáng dịu dàng và
không khí trong lành của miền biển. Trong xe đò, người ta mở TV, nhạc
cho khách nghe. Trong xe giấc ngủ chập chờn, lòng bồng bềnh nghe điệu
nhạc vàng với giọng Thanh Thúy, Lệ Thu, Thái Thanh, Thanh Lan,Hoàng
Oanh, Duy Khánh, Thanh Tuyền...như hồn đi vào cõi mộng.
Nếu ta xem các đám cưới từ thôn quê đến thành thị Việt Nam ai cũng mặc
Âu phục trong khi ở hải ngoại, cô dâu, chú rể và một số quan khách mặc
quốc phục. Nhất là các ca sĩ thôn quê đã hát nhuần nhuyễn nhạc vàng cũng
như nhạc Âu Mỹ.
Điều này cho thấy nhạc Việt Nam sau 1975 vẫn là nhạc vàng miền Nam, không có bản nhạc nào của Miền Bắc tồn tại.
Điều này cho thấy:
-Nhạc Miền Nam là nhạc của con tim, của nghệ thuật, có giá trị vượt thời gian và không gian.
Còn nhạc tuyên truyền sẽ đi vào lãng quên, và tất cả những gì của văn
hóa, nghệ thuật cộng sản sẽ thành tro bụi khi sóng triều cách mạng dân
chủ bùng lên.
-Quần chúng Việt Nam, dù là dân XHCN miền Bắc không còn luyến tiếc nhạc
Phạm Tuyên, Phan Huỳnh Điểu, HoàngHiệp và các ca sĩ được xem là "ưu tú"
một thời như Quốc Hương, Thương Huyền , Tường Vy , Thúy Hà, Thanh
Hoa, Thu Hiền, Trung Đức, Tạ Minh Tâm, Quang Hưng, Thanh Thúy, Cao Minh,
Lan Anh, Tân Nhàn, Tô Lan Phương...
- Nghê thuật , âm nhạc miền Nam là nối tiếp dòng nhạc tiền chiến, và
được tăng bổ với văn nghệ Âu Mỹ hiện đại. Đó là dòng nhạc tiếp thu văn
minh hiện đại, hợp với lòng dân, và rất có giá trị.
- Điều đáng nói là đường lối văn hóa Cộng sản đã giết văn nghệ Miền Bắc
cho nên sau 1975, không còn ai sáng tác được một bản nhạc hay, mặc dầu
trước 1945, đất Bắc đã sinh ra vô số nhân tài như Đặng Thế Phong, Văn
Phụng, Đoàn Chuẩn, Phạm Đình Chương... Phạm Tuyên yêu cộng sản và "Bác
Hồ" hơn bố của ông thế mà cũng chết theo ông Hồ từ 1975.
-Cộng sản tuyên bố bài trừ nọc độc văn hóa, tư tưởng Mỹ. Điều này do một
tên lệch lạc nào đón nói ra, cả lũ cứ theo đó mà ca cẩm, không cần suy
nghĩ. Ngay cả một sốngười dạy triết ở miền Nam cũng uốn lưỡi nói theo
như những con vẹt!
Nói về tư tưởng thì miền Nam theo nhiều nguồn tư tưởng trong đó có tư
tưởng Tam giáo và tư tưởng Tây phương . Tư tưởng Tây phương là tư tưởng
tự do dân chủ của Cách mạng Pháp 1789 và hiện sinh của Pháp mà chủ xướng
là những tay cộng sản Pháp như J.Paul Sartre, Albert Camus... Mỹ không
có tư tưởng nào độc hại, ngoài ảnh hưởng tinh thần độc lập của Cách mạng
Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống
lại đế quốc Anh từ 1775 đến năm 1783.
Còn âm nhạc thì phần lớn là nhạc Pháp, Ý, Cuba, Anh quốc ...Còn thời
trang thì Anh, Pháp, Mỹ đều chiếm phần quan trọng. Nhưng dân Bắc Kỳ XHCN
laị khoái quần bò, áo phông, và sau Mao Trạch Đông, các lãnh tụ Trung
Cộng, Việt Cộng đều bỏ áo lãnh tụ của một thời Mao mà mặc y phục " đồi
trụy" của Âu Mỹ! Đặng Tiểu Bình sao lại đón chào đồng tiền " đồi trụy"
của Mỹ?
Chủ nghĩa cộng sản văn minh, giàu mạnh và đạo đức, không một tổng thống Mỹ nào có trình độ
" đồi trụy", " hủ hoá" cao siêu như Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê
Duẩn, Trần Văn Trà, Phạm Văn Trà, Nông Đức Mạnh...Thế thì ai đồi trụy?
Marx tuyên bố tư bản dẫy chết, vô sản chôn sống tư bản nhưng sự thật
trái ngược lời tiên tri và xác định của Marx vì cộng sản đã chết và tư
bản vẫn tồn tại. Việt Cộng kết tội văn hóa miền Nam đồi trụy, tàn dư "Mỹ
Ngụy" nhưng sự thật văn hóa miền Nam là văn hóa hiện đại, đi sâu vào
lòng người, có giá trị vượt không gian và thời gian trong khi đó văn
học, nghệ thuật cộng sản, nhất là âm nhạc đã khuất bóng chiều tà. Tổng
thống Obama, một đại biểu của "văn hóa đồi trụy" quốc tế đến thăm Việt
Nam được nhân dân Việt Nam từ Bắc tới Nam, từ già đến trẻ đều nhiệt liệt
chào mừng. Thế là thế nào?
No comments:
Post a Comment