Thursday, May 26, 2016
THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Thứ sáu, 27/05/2016
Các nhà lãnh đạo khối G7 nhóm họp tại Nhật Bản
Các nhà lãnh đạo thế giới chụp ảnh lưu niệm trong ngày đầu tiên của cuộc họp của khối G7 ở Ise Shima, Nhật Bản, ngày 26/5/2016.
Vấn
đề này được gấp rút đưa vào cuộc họp song phương tiếp theo sau vụ bắt
giữ một cựu quân nhân Thủy quân Lục chiến Mỹ hôm thứ Năm tuần trước
26.05.2016
Các
nhà lãnh đạo khối G7 hôm nay nhóm họp tại Nhật Bản để bàn về các vấn đề
kinh tế, khủng bố và an ninh hải dương. Theo tường thuật của thông tín
viên Jeff Custer của đài VOA, cuộc họp diễn ra một ngày sau khi Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bàn về vụ án
mạng ở Okinawa đang gây bất mãn cho dân chúng Nhật.
Các vị nguyên
thủ của 7 nước giàu nhất thế giới cùng với các nhà lãnh đạo của Liên
hiệp Châu Âu đã bắt đầu hội nghị thường niên tại thành phố ven biển Ise
Shima ở Nhật.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nghênh đón Tổng
thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức, Ý và
Canada tại Đền Ise, ngôi đền linh thiêng nhất của Thần đạo Nhật Bản.
Các nhà lãnh đạo đã lần lượt đi qua một chiếc cầu dài dẫn tới ngôi đền, trước khi đứng chụp hình chung với nhau.
Tin
tức từ địa điểm hội nghị cho biết nghị trình của cuộc họp hai ngày này
xoay quanh ba vấn đề chính là vực dậy nền kinh tế toàn cầu, chống khủng
bố và an ninh hải dương.
Vấn đề thứ ba rõ ràng là có dính líu tới
những hành động mỗi ngày một hung hãn hơn của Trung Quốc ở Biển Đông,
nơi Bắc Kinh có những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với nhiều nước Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Tổng thống Obama hôm nay cho biết cuộc họp đã có một khởi đầu tốt đẹp và “đạt được rất nhiều thành quả.”
"Chúng
tôi bắt đầu bàn tới một số vấn đề an ninh then chốt, những vấn đề quan
trọng đối với tất cả chúng ta: (đó là) Biển Đông và an ninh hải dương.
Chúng tôi đã bàn về những vấn đề liên quan tới Ukraine, nơi mà chúng tôi
bắt đầu nhận thấy một số tiến bộ trong các cuộc thương thuyết nhưng
chúng tôi vẫn nhận thấy có quá nhiều bạo động và chúng ta cần phải giải
quyết. Chúng tôi sẽ dành thêm thời giờ vào tối nay để tìm cách giải
quyết một số điểm nóng quốc tế quan trọng."
Hội nghị thượng đỉnh
G7 diễn ra một ngày khi Tổng thống Obama họp với Thủ tướng Abe giữa lúc
dân chúng Nhật Bản tức giận vì vụ một thiếu nữ Nhật bị một cựu chiến
binh Thuỷ quân Lục chiến Mỹ giết hại bên ngoài một căn cứ quân sự của Mỹ
ở Okinawa.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, không bao lâu sau khi ông Obama tới Nhật, Thủ tướng Abe cho biết đôi bên đã thảo luận về vụ án mạng này.
"Toàn
bộ thời gian của cuộc thảo luận nhóm nhỏ đã được dùng để bàn về vụ án
mạng ở Okinawa, và tôi cảm thấy hết sức bất bình đối với tội ác cực kỳ
đáng kinh tởm này. Vụ án mạng này chẳng những làm rúng động Okinawa mà
còn gây chấn động cho toàn thể nước Nhật. Tôi đã trình bày với Tổng
thống Obama là những cảm xúc của người dân Nhật Bản phải được tôn trọng
một cách chân thành. Tôi cũng thúc giục Hoa Kỳ thực hiện mọi biện pháp
hữu hiệu và thấu đáo để ngăn ngừa một sự tái diễn và để giải quyết vấn
đề một cách tích cực và nghiêm túc."
Giới hữu trách Nhật Bản cho
biết ông Kenneth Franklin Shinzato, 32 tuổi, thú nhận đã đâm và siết cổ
cô Rina Shimabukuro, 20 tuổi, rồi vất xác cô ở một bụi rậm gần căn cứ Mỹ
trên đảo Okinawa, nơi ông làm việc.
Tổng thống Obama cam kết phía Mỹ sẽ hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra.
"Liên
minh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản là một nền tảng hết sức quan trọng cho nền
an ninh của cả hai nước. Liên minh đó cũng đã góp phần củng cố hoà bình
và an ninh trên khắp khu vực. Chúng tôi đã thảo luận về thảm kịch xảy
ra ở Okinawa và tôi đã trình bày sự phân ưu chân thành nhất và sự hối
tiếc sâu xa nhất. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra
và bảo đảm công lý sẽ được thể hiện dựa theo hệ thống pháp luật của Nhật
Bản."
Vụ án mạng làm nhiều người nhớ lại vụ một nữ sinh Nhật bị
nhân viên quân đội Mỹ cưỡng hiếp ở Okinawa năm 1995, làm bùng ra những
cuộc biểu tình rầm rộ chống lại sự hiện diện của các căn cứ Mỹ.
Vấn
đề tội phạm này có thể gây cản trở nhiều hơn nữa đối với nỗ lực của Thủ
tướng Abe nhằm thúc đẩy cho kế hoạch di chuyển một phi trường của Thủy
quân Lục chiến Mỹ đến một chỗ khác trên đảo chính của Okinawa. Kế hoạch
này đã gặp phải sự chống đối kịch liệt của dân chúng ở địa phương.
53.000
quân nhân Mỹ đồn trú tại các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, cùng với
43.000 vợ con thân nhân, và 5.000 nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng. 15
trong tổng số 23 căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại Okinawa.
Mỹ đã chiếm đóng Okinawa kể từ khi đánh bại Nhật trong Thế chiến thứ II vào năm 1945 cho đến năm 1972.
Biển Đông phủ bóng hội nghị G7
Các vị nguyên thủ của 7 nước giàu nhất thế giới cùng với các nhà lãnh đạo của Liên hiệp Châu Âu tại Nhật Bản, ngày 26/5/2016.
26.05.2016
Tranh chấp lãnh hải, nhất là tại biển Đông, đang là chủ đề “nóng”, bao
trùm hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo các quốc gia phát triển G7 diễn
ra trong tuần này ở Nhật.
Hôm nay, 26/5, Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe đã cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama thảo luận về sự leo thang căng thẳng trên các cùng biển tranh chấp ở châu Á.
Trong cuộc họp báo chung sau đó, ông Abe nói rằng các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông “phải theo đúng luật pháp quốc tế”, và rằng không thể khẳng định chủ quyền bằng việc “đe dọa” các nước khác, hay “đơn phương thay đổi nguyên trạng” ở vùng biển tranh chấp.
Còn Tổng thống Obama cho biết rằng Hoa Kỳ và Nhật “mong muốn đạt được giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp”, và việc xử lý “hoàn toàn nằm trong tầm tay của Trung Quốc”.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm nay nói rằng nhóm G7 cần phải có “quan điểm cứng rắn và rõ ràng” về các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc.
Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron khuyến cáo Bắc Kinh nên tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc về vụ kiện của Philippines.
Các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN dự ADMM Plus tại Subang, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 04/11/2015MOHD RASFAN / AFP
Hôm nay, 26/5, Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe đã cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama thảo luận về sự leo thang căng thẳng trên các cùng biển tranh chấp ở châu Á.
Trong cuộc họp báo chung sau đó, ông Abe nói rằng các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông “phải theo đúng luật pháp quốc tế”, và rằng không thể khẳng định chủ quyền bằng việc “đe dọa” các nước khác, hay “đơn phương thay đổi nguyên trạng” ở vùng biển tranh chấp.
Còn Tổng thống Obama cho biết rằng Hoa Kỳ và Nhật “mong muốn đạt được giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp”, và việc xử lý “hoàn toàn nằm trong tầm tay của Trung Quốc”.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm nay nói rằng nhóm G7 cần phải có “quan điểm cứng rắn và rõ ràng” về các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc.
Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron khuyến cáo Bắc Kinh nên tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc về vụ kiện của Philippines.
Trước những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Bộ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo rằng những tuyên bố của G7 có thể khiến
tình hình biển Đông trở nên xấu đi.
Ông Vương nói rằng các thành viên của nhóm các quốc gia phát triển cần
phải duy trì quan điểm “công bằng và bất thiên vị, thay vì nước đôi hay
có tư tưởng liên minh” trong vấn đề tranh chấp.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm nay đã
tới Nhật để tham dự cuộc họp G7 mở rộng theo lời mời của Thủ tướng Nhật
Shinzo Abe.
Trả lời các phóng viên trước khi lên đường tới xứ sở mặt trời mọc, ông
Phúc tuyên bố rằng Việt Nam “không tìm cách tăng cường hoạt động quân
sự ở Biển Đông”, nhưng “cần phải bảo vệ chủ quyền, trước tiên là bằng
các giải pháp hòa bình, ngoại giao và thậm chí là pháp lý”.
Theo Nikkei, AFP, The Guardian, VOA
Các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN kêu gọi tự do lưu thông ở Biển Đông
Các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN dự ADMM Plus tại Subang, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 04/11/2015MOHD RASFAN / AFP
Hôm
qua, 25/05/2016, bộ trưởng Quốc Phòng các nước Đông Nam Á đã họp hội
nghị thường niên (ADMM) lần thứ 10 tại Vientiane, Lào, nước hiện là chủ
tịch luân phiên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN.
Trong
thông cáo chung được công bố sau hội nghị, « các bộ trưởng đã tái khẳng
định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh cũng
như tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Biển Đông, theo các nguyên
tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận, bao gồm Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển năm 1982 – UNCLOS.
Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết nhanh chóng ký kết một bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC, mang tính ràng buộc. Theo hãng tin Nikkei, bộ trưởng Quốc Phòng Lào Chansamone Chanyalath tuyên bố « cần phải tránh các hành động đơn phương và thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông ».
Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các cơ sở quân sự trên 7 hòn đảo nhân tạo trong các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông đã làm dấy lên nhiều lo ngại là Bắc Kinh thiết lập trên thực tế vùng nhận dạng phòng không để khống chế lưu thông hàng không trong khu vực.
Một nguồn tin trong hội nghị cho biết là hầu hết các bộ trưởng đều nói đến việc giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, nhưng lại không ủng hộ trực tiếp việc Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực.
Trong cuộc gặp giữa ASEAN và Trung Quốc, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) đã tuyên bố là Bắc Kinh sẽ bác bỏ mọi phán quyết của tòa án.
Không thừa nhận các hành động bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong thời gian qua, Hoa Kỳ đã điều tàu chiến vào sát các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, nhằm khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết nhanh chóng ký kết một bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC, mang tính ràng buộc. Theo hãng tin Nikkei, bộ trưởng Quốc Phòng Lào Chansamone Chanyalath tuyên bố « cần phải tránh các hành động đơn phương và thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông ».
Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các cơ sở quân sự trên 7 hòn đảo nhân tạo trong các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông đã làm dấy lên nhiều lo ngại là Bắc Kinh thiết lập trên thực tế vùng nhận dạng phòng không để khống chế lưu thông hàng không trong khu vực.
Một nguồn tin trong hội nghị cho biết là hầu hết các bộ trưởng đều nói đến việc giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, nhưng lại không ủng hộ trực tiếp việc Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực.
Trong cuộc gặp giữa ASEAN và Trung Quốc, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) đã tuyên bố là Bắc Kinh sẽ bác bỏ mọi phán quyết của tòa án.
Không thừa nhận các hành động bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong thời gian qua, Hoa Kỳ đã điều tàu chiến vào sát các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, nhằm khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
TQ: ‘G7 bàn về Biển Đông là vô ích’
Trung Quốc quan ngại về nghị trình G7 bàn về an ninh hàng hải ở Biển Đông.
An ninh hàng hàng và tự do đi lại trên biển và trên không nhiều khả năng sẽ được lãnh đạo khối G7 đưa ra bàn thảo.Trung Quốc hiện có tranh chấp với chủ nhà G7 là Nhật Bản tại Biển Hoa Đông cũng như tranh chấp chủ quyền với một số nước tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc được dẫn lời nói "Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ việc thảo luận hay hành động nào làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tân Hoa xã đưa tin nói nếu G7 bàn thảo về Biển Đông thì đó là việc đã đưa chủ đề không ăn nhập gì vào nghị trình thượng đỉnh.
“G7, để tránh trở thành lỗi thời và thập chí gây ảnh hưởng tiêu cực tới
hòa bình và ổn định toàn cầu, nên lo chuyện của riêng họ thay vì can dự
vào chuyện của người khác và làm tranh chấp trở nên gay gắt hơn,” Tân
Hoa xã đưa tin.
Tân Hoa xã nói thêm rằng bất kỳ can thiệp nào vào các chủ đề như vậy sẽ là vô ích.
Trong khi đó Thủ tướng Anh David Cameron nói Trung Quốc phải tuân thủ luật lệ trên Biển Đông, báo The Guardian của Anh đưa tin.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Anh nói Trung Quốc phải tôn trọng
phán quyết của Toà trọng tài thường trực ở The Hague, dự kiến sẽ được
công bố vài tuần tới, với việc Philippines kiện Trung Quốc vì xây dựng
căn cứ quân sự ở khu vực đang có tranh chấp chủ quyền.
"Chúng tôi muốn khuyến khích Trung Quốc trở thành một phần của thế giới
có luật lệ. Chúng tôi muốn khuyến khích mọi người tuân thủ các phán
quyết. Tôi chắc chắn sẽ có một số điều cần thảo luận." - Ông Cameron
nói.
Bình luận của ông Cameron có thể sẽ khiến Bắc Kinh giận dữ.
Trung Quốc từng từ chối hợp tác với các động thái pháp lý và từng cáo
buộc Philippines sử dụng phiên toà để phá hoại chủ quyền của Trung Quốc
trong khu vực.
Trung Quốc lên án phiên toà là "xâm phạm trắng trợn lãnh thổ" và cảnh
báo rằng nước này "sẽ không chấp nhận và sẽ không tham gia vào" tiến
trình tố tụng.
Ông Cameron và lãnh đạo các nước G7 được mong đợi sẽ lên tiếng mạnh mẽ
phản đối việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo chiếm
đóng ở nhiều khu vực trên Biển Đông, theo The Guardian.
Hội nghị Thượng đỉnh G7 bắt đầu vào ngày 25/5 và diễn ra trong hai ngày.
Là nước chủ nhà, Nhật Bản sẵn lòng đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về tuyên bố
chủ quyền đơn phương từ Trung Quốc đối với phần lớn khu vực trên Biển
Đông, trong bối cảnh Nhật cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ
quyền đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, một cụm đảo nhỏ ở Biển
Hoa Đông.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/05/160526_china_scs_g7_summitViệt-Trung 'tự giải quyết bất đồng'
Người phát ngôn Trung Quốc nói Hà Nội và Bắc Kinh có thể tự mình giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và hiệp thương.
Bà Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc
"luôn duy trì quan điểm rằng các nước trực tiếp liên quan trong các
tranh chấp về chủ quyền và lợi ích lãnh thổ và lãnh hải cần giải quyết
bất đồng thông qua đàm phán và hiệp thương trên cơ sở sự thật lịch sử
và luật pháp quốc tế".
Bà Hoa đã nói như vậy khi được đề nghị bình luận về phát biểu hôm thứ Tư 25/5 của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Phúc nói Việt Nam không có ý định tăng cường hiện diện quân sự
trong khu vực và mong muốn vấn đề được giải quyết một cách hòa bình.
Người phát ngôn Trung Quốc khẳng định: "Trung Quốc và Việt Nam đã có
kinh nghiệm giải quyết thành công bất đồng thông qua thương lượng."
Bà Hoa nhắc tới vấn đề biên giới trên đất liền mà bà cho là "tồn tại nhiều năm trong quan hệ Trung-Việt".
"Hai bên đã giải quyết thành công vấn đề biên giới mà lịch sử để lại sau
30 năm đàm phán và hiệp thương. Hai bên đã ký và thực hiện ba văn
kiện pháp lý, biến đường biên giới 1.450 cây số từ tiền tuyến trở thành
cầu nối và đầu mối hữu nghị, hợp tác của người dân hai nước."
Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho hay quan hệ giữa người dân và thương mại rất
sôi động trong khi vực biên giới và hai bên mới đây đã có cuộc họp để
xem xét tình hình thực hiện văn kiện về biên giới đất liền.
Hoan nghênh bỏ cấm vận
"Chúng tôi tin rằng với tư cách hàng xóm hữu hảo, Trung Quốc và Việt
Nam chắc chắn có đủ hiểu biết và khả năng để dàn xếp bất đồng thông qua
thương lượng vì lợi ích của người dân hai nước."
"Trung Quốc và Việt Nam đã hoàn tất phân định Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần giải quyết."
"Thế nhưng chúng tôi tin là nếu hai bên học hỏi từ kinh nghiệm thành
công và quyết tâm, kiên trì và bền bỉ thì chúng ta chắc chắn sẽ giải
quyết tốt tranh chấp."
Tuần trước, khi Tổng thống Hoa Kỳ thông báo gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí
đối với Việt Nam, cử chỉ mà nhiều người cho là nhằm vào Trung Quốc, Bắc
Kinh ngỏ ý hoan nghênh quyết định này.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng nói khi đó rằng bà hy vọng việc Mỹ-Việt bình
thường hóa quan hệ có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ VỀ VIỆT NAM
Tương phản chuyến thăm Việt Nam của TT Obama và Chủ tịch TQ
26.05.2016
Hàng chục nghìn người Việt đổ ra đường chào đón và từ biệt Tổng thống
Barack Obama, hoàn toàn trái ngược với cảnh nhiều người dân xuống đường
phản đối chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nguyên thủ Mỹ rời Việt Nam hôm qua, 25/5, nhưng dư âm của chuyến thăm được coi là lịch sử này vẫn còn.
Nguyên thủ Mỹ rời Việt Nam hôm qua, 25/5, nhưng dư âm của chuyến thăm được coi là lịch sử này vẫn còn.
Báo chí Việt Nam hôm nay vẫn tiếp tục đăng tải các bài viết liên quan
tới ông chủ Nhà Trắng, trong khi trên các trang mạng xã hội, hình ảnh
cũng như video về ông Obama vẫn xuất hiện dày đặc.
Ông Phan Tất Thành, một cựu du học sinh tại Trung Quốc, cho VOA Việt Ngữ
biết, ông đang điều trị trong bệnh viện, nhưng vẫn cùng các bệnh nhân
khác theo dõi kỹ chuyến thăm kéo dài nhiều ngày của Tổng thống Obama.
Ông Thành cho hay thêm rằng sự háo hức chào đón nhà lãnh đạo Mỹ “phản
ánh khao khát hướng tới tự do của nhân dân Việt Nam” cũng như hy vọng
“Tổng thống Obama và nước Mỹ là một chỗ dựa tin cậy cho Việt Nam trong
cuộc chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự chủ của mình”. Ông Thành nói thêm:
“Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục coi Tập Cận Bình, coi đất nước Trung
Quốc là đồng minh, nhưng mà người dân Việt Nam thì khác. Người dân Việt
Nam không hề công nhận đồng minh đấy. Nhân dân Việt Nam đang ao ước,
mong muốn được trở thành một đồng minh thân cận, một đồng minh tin cậy
của nước Mỹ. Nhân dân thể hiện hết tình cảm qua việc đón ông Obama lần
này, và khác với lần ông Tập Cận Bình sang đây hăm hăm, đe đe. Đảng và
chính phủ có nhìn thấy, có nắm được, có hiểu được tình cảm của dân
không?”.
Từ trái: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm ngoái, ông Tập đã được chào đón “trọng thể, với nghi thức cao nhất” với 21 phát đại bác được bắn từ Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội.
Hồi cuối năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam
hai ngày, và đã được chào đón “trọng thể, với nghi thức cao nhất” với 21
phát đại bác được bắn từ Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam coi Tập Cận Bình, coi đất nước Trung Quốc là đồng
minh, nhưng mà người dân Việt Nam thì khác. Người dân Việt Nam không hề
công nhận đồng minh đấy. Nhân dân Việt Nam đang ao ước, mong muốn được
trở thành một đồng minh thân cận, một đồng minh tin cậy của nước Mỹ.
Nhân dân thể hiện hết tình cảm qua việc đón ông Obama lần này, và khác
với lần ông Tập Cận Bình sang đây hăm hăm đe đe...
Trong khi đó, nhiều người Việt ở Hà Nội và TPHCM đã đổ ra đường để phản
đối chuyến thăm của nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng, và các hình ảnh
trên mạng cho thấy lực lượng an ninh đã mạnh tay với người biểu tình.
Còn khi ông Obama tới Việt Nam tuần này, ước tính hàng chục nghìn người
đứng dọc theo các con phố, giương cao cờ Việt – Mỹ, và mang theo các
biểu ngữ như “Welcome Obama. We love you,” (Chào mừng ông Obama. Chúng
tôi yêu quý ông).
Bản thân nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, trong các bài phát biểu của mình, cho biết ông “xúc động” vì tình cảm của người dân Việt Nam.
Ông Lê Đình Hà, một cư dân ở Hà Nội, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông cũng
xuống đường hòa vào dòng người chào đón Tổng thống Hoa Kỳ để “thể hiện
tình cảm đối với cá nhân ông Obama và đối với nước Mỹ”.
Nhiều người Việt ở Hà Nội và TPHCM xuống đường phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình hồi năm ngoái.
Nhà hoạt động xã hội này nói thêm rằng ông Obama mang tới “giấc mơ Mỹ” cũng như “các giá trị tự do và dân chủ”.
Ý đảng và lòng dân đang lệch nhau. Trong mối quan hệ với Trung Quốc,
người dân rất ghét, nhưng chính quyền Việt Nam lại coi như là mối tình
đồng chí môi hở, răng lạnh...Với Hoa Kỳ, trong tất cả các trường đại học
tại Việt Nam, khi học về giáo dục quốc phòng, vẫn giao giảng rằng chủ
nghĩa đế quốc thế nọ, thế kia và Mỹ luôn luôn có âm mưu đối với Việt
Nam.
Ứng cử viên quốc hội độc lập này nói tiếp rằng chính những động thái của
Trung Quốc ở biển Đông khiến cho người dân ngày muốn xích lại quốc gia
cựu thù Hoa Kỳ. Ông nói tiếp:
“Ý đảng và lòng dân đang lệch nhau. Trong mối quan hệ với Trung Quốc,
người dân rất là ghét, nhưng chính quyền Việt Nam lại coi như là mối
tình đồng chí môi hở, răng lạnh, anh em, trên dưới có nhau. Với Hoa Kỳ,
trong tất cả các trường đại học tại Việt Nam, khi học về giáo dục quốc
phòng, vẫn giao giảng rằng chủ nghĩa đế quốc thế nọ, thế kia và Mỹ luôn
luôn có âm mưu đối với Việt Nam. Trong khi người dân vô cùng yêu quý đất
nước Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm này, ông Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh
cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đó là một động thái vô cùng tích cực,
đáng được hoan nghênh, bởi vì Việt Nam thiếu các phương tiện cần thiết
để bảo vệ chủ quyền ở ngoài biển Đông cũng như không phận trên đất
liền.”
Trên trang Facebook cá nhân, tổng biên tập một tờ báo của Việt Nam viết rằng ông Obama “đã chạm đến trái tim của người Việt” và rằng “ta bỗng nhận ra, đã bao lâu rồi tự đáy lòng ta khát khao một người bạn thành đạt, mạnh mẽ và chính trực, để ta không phải thân cô đối phó với giang hồ…”
Trên trang Facebook cá nhân, tổng biên tập một tờ báo của Việt Nam viết rằng ông Obama “đã chạm đến trái tim của người Việt” và rằng “ta bỗng nhận ra, đã bao lâu rồi tự đáy lòng ta khát khao một người bạn thành đạt, mạnh mẽ và chính trực, để ta không phải thân cô đối phó với giang hồ…”
Obama và cơn sốt tại Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ vừa tạo ra một 'cơn sốt' ở Việt Nam khi ông tới thăm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ ngày 23-25 tháng Năm.
Mời quý vị theo dõi Bàn tròn thứ Năm 26/5 về cơn sốt Obama tại đây.
Đâu là lý do của cơn sốt này và việc người dân Việt Nam thuộc các tầng lớp xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi v.v... quan tâm và hoan nghênh nồng nhiệt ông Obama, hiện tượng này là chỉ báo gì về xã hội Việt Nam hiện nay?
Đây là đề tài của Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ với sự tham gia của các nhà báo, nhà quan sát, phân tích thời sự, xã hội Việt Nam, chương trình được phát trực tuyến trên kênh Youtube của chúng tôi vào lúc 19h30-20h30 giờ Việt Nam, ngày 26/5/2016.
'Tác động rất mạnh'
"Tôi thấy chuyến đi của Obama có một tác động rất mạnh đến toàn thể xã hội của Việt Nam", nhà xã hội học nói.
"Bởi vì nó cũng đã gửi một thông điệp, thông qua một kênh bất thường.
"Nhiều khi ở Việt Nam, nhiều khi được thông tin chủ yếu từ kênh của nhà nước, hoặc là mạng xã hội thì cũng là một hiện tượng mới.
"Nhưng mà Obama đã có khả năng trực để tiếp trao đổi với người dân Việt Nam.
"Và đó là một sự kiện, một phương diện gần như là mới, đối với xã hội Việt Nam hiện nay," ông Jonathan London nói với BBC.
Mời quý vị đón theo dõi Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ tại đây.
Tạm biệt Tổng thống Obama
Tôi đánh giá chính quyền Việt Nam đón ông Obama “hơi kém long trọng” so
với khi đón người đồng nhiệm khác tương đương là ông Tập Cận Bình.
Điều này khẳng định quan điểm chính thống lâu nay của Đảng, đó là “quan hệ anh em” với Trung Quốc dĩ nhiên nặng ký hơn “quan hệ hàng đầu” với Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta đừng quên điều then chốt này trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ hiện nay.
Đại bác và nụ cười
Có thể cách đón ông Obama của chính quyền Việt Nam làm ông hơi buồn, nhưng tôi tin là ông Obama thật sự vui vì cách đón của nhân dân Việt Nam. Hai điều này cho thấy ý Đảng và lòng dân lại một lần nữa chưa gặp nhau.Mỹ và Trung Quốc luôn tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam, nên lễ nghi tiếp đón lãnh đạo hai nước này tại Việt Nam thể hiện nhiều điều quan trọng.
Nếu người dân Việt Nam đón ông Tập bằng tâm lý nghi ngờ, hoang mang và quan ngại kèm vài nụ cười nhạt thì họ đón ông Obama bằng nụ cười rạng rỡ, chân thành và khao khát chờ mong.
Khác với ông Tập Cận Bình với những bức hình bị quần chúng Việt Nam gạch chéo, hình ông Obama với nụ cười rạng rỡ được quần chúng Việt Nam trưng bày khắp nơi cũng là điều chính quyền Việt Nam nên chú ý.
Ông Obama là một chính khách lớn, và chuyến đi của ông phục vụ chính trị, nên tôi cũng thử giải mã một vài thông điệp ông muốn gửi gắm cho Việt Nam.
Với đảng cầm quyền Việt Nam, ông trấn an họ là Mỹ sẽ không tìm cách lật đổ, hay tác động để làm Đảng sụp đổ, nên Đảng cứ yên tâm mà lãnh đạo, và Mỹ tôn trọng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, ông nhắc nhở họ nên lãnh đạo theo quy tắc, cam kết quốc tế chung mà họ đã đại diện cho Việt Nam khi ký kết. Không nên, và không thể viện dẫn rằng Việt Nam vì “đặc thù riêng” nên nhiều lúc hành xử khác biệt hay sai lệch với những gì đã ký kết với quốc tế, vì những cam kết này đã là quy tắc-chuẩn mực chung.
Thông điệp với nhân dân Việt Nam
Từ những nguồn tin có quan hệ với chính giới Mỹ, tôi nghe rằng chính
quyền Mỹ muốn chính quyền Việt Nam tạo điều kiện cho giới trẻ Việt Nam
giao lưu với ông Obama.
Trong chuyến đi này, ông Obama, ngoài những lễ tiệc ngoại giao bắt buộc,
có lẽ việc giao lưu với quần chúng và thanh niên trẻ là những hoạt động
nhiều nhất.
Đây là điều theo tôi rất quan trọng, nó góp phần lớn trong việc củng cố
quan hệ Mỹ-Việt trong tương lai, khi lớp trẻ của hôm nay lớn lên và có
các vị trí xã hội nhất định.
Trong các bài phát biểu của ông với quần chúng Việt Nam, tôi nhận thấy ông nói nhiều điều “thú vị và quan trọng”.
Hi vọng rằng người kế nhiệm ông Obama sau này đến Việt Nam sẽ được 21 phát đại bác chào mừng, cũng như quan hệ Việt-Mỹ từ “quan hệ hàng đầu” sẽ trở thành “quan hệ anh em”. Đó là điều mà tôi nghĩ lòng dân đang mong muốn đảng cầm quyền sớm thực hiện.
“Chính người dân Việt Nam mới quyết định cho tương lai của mình, không ai sống cho cuộc đời của mình ngoài mình”
“Đừng tin mọi thứ mà bạn được xem trên mạng internet”…
Còn nhiều điều nữa, nhưng với tôi, cũng là một người ở tuổi “hết trẻ nhưng chưa già”, tôi trân trọng ghi nhớ những lời trên.
Trong tâm thái một đất nước đang bị kẹt giữa hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ về tranh giành địa- chính trị. Một xã hội rối loạn bởi các giá trị văn hóa bị xuống cấp, một cộng đồng quần chúng luôn khao khát tìm kiếm những “thủ lĩnh” để đi theo… thì tôi đánh giá những góp ý này của ông Obama là vô cùng cần thiết và đúng lúc cho tuổi trẻ và quần chúng hiện nay.
“Nếu những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ... đi theo vết xe đổ của phương Tây (chỉ tập trung phát triển kinh tế, công nghiệp mà bỏ quên hoạt động bảo vệ môi trường) tất cả chúng ta sẽ chìm xuống đáy biển”
Tôi nghĩ ông Obama chưa quên sự kiện cá biển miền trung vừa qua của Việt Nam. Có lẽ nào ông Obama nhớ còn chúng ta, là người Việt Nam, lại quên?
Cuối cùng, điều quan trọng nhất mà ông Obama hàm ý là ,nếu Việt Nam có biến động chính trị thì đó là chuyện nội bộ của Việt Nam, người Việt Nam phải giải quyết, Mỹ không liên quan.
Nên tôi nghĩ có lẽ chúng ta nên từ bỏ đi những tư duy kiểu như “các đế quốc phương Tây luôn giựt dây cho bạo động và rối loạn để mưu đồ chính trị có lợi cho họ”.
Biển Đông và vũ khí sát thương
Nhiều người nghĩ rằng vì ông Obama đã đến thăm Việt Nam, Mỹ sẽ ủng hộ cho Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Tôi cho rằng suy nghĩ này chưa đúng. Mỹ chỉ ủng hộ các bên tham gia tranh chấp thực thi đúng, giữ đúng các cam kết quốc tế và dùng các biện pháp hòa bình trong khi tranh chấp chứ Mỹ không nghiêng về bên nào. Tuy nhiên, tôi vui mừng khi ông cũng nói “nước lớn không nên ức hiếp nước nhỏ”.Quan điểm lâu nay về đối ngoại chính trị của Mỹ rất rõ, Mỹ chỉ ủng hộ ai khi và chỉ khi người đó tự đứng lên trên chính đôi chân của mình. Chuyện Biển Đông thì Việt Nam phải chủ động hành động trước khi Mỹ giúp. Chính quyền và nhân dân Việt Nam cần minh định điều này khi nghĩ về quan hệ Việt-Mỹ bất cứ khi nào, dù sau này quan hệ này đạt đến tầm nào.
Có dư luận nói rằng việc phê chuẩn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là động thái cho thấy hai chính quyền Mỹ-Việt hiện nay đã có tin cậy chính trị. Theo tôi điều này không đúng. Việc bán vũ khí sát thương này chỉ nói lên là giữa hai nước Mỹ-Việt có cùng chung lợi ích trong chiến lược xoay trục Châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ. Và vì lợi ích chung đó, Việt-Mỹ hợp tác trong việc mua bán vũ khí sát thương.
Tin cậy chính trị chỉ đến khi chính quyền Mỹ nhận thấy chính quyền Việt Nam bắt đầu hướng tới và đạt được những giá trị chung về dân chủ và nhân quyền như họ. Nếu chính quyền Việt Nam còn bắt bớ, tù đày, đàn áp những ý kiến khác biệt của người dân Việt Nam, thì làm sao Mỹ có thể tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ vẫn đồng hành cùng họ nếu một ngày nào đó Mỹ cũng đưa ra những ý kiến khác biệt khi quan hệ với chính quyền Việt Nam?
Hậu Obama
Sau khi ông Obama rời đi, chúng ta trở về với bầu không khí thường ngày cùa đất nước, và chúng ta sực nhớ lại rằng Trung Quốc vẫn đang lấn lướt ngoài Biển Đông, một chuyến thăm của ông Obama là cần nhưng chưa đủ để khiến tình hình Biển Đông trở nên có lợi cho Việt Nam.Sau khi ông Obama hết nhiệm kỳ, sẽ có tổng thống mới lên nhậm chức, và chiến lược chính trị của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương vẫn sẽ không thay đổi. Hi vọng rằng khi đó Việt Nam đóng một vai trò “quan trọng thực sự” để cùng chia lợi ích với Mỹ.
Hi vọng rằng người kế nhiệm ông Obama sau này đến Việt Nam sẽ được 21 phát đại bác chào mừng, cũng như quan hệ Việt-Mỹ từ “quan hệ hàng đầu” sẽ trở thành “quan hệ anh em”. Đó là điều mà tôi nghĩ lòng dân đang mong muốn đảng cầm quyền sớm thực hiện.
Sau khi ông Obama rời đi, tôi mong rằng mọi tầng lớp, từ quan chức chính quyền đến người dân Việt Nam, từ người ủng hộ đảng cầm quyền cho đến giới bất đồng chính kiến, hãy luôn nhớ những thông điệp ông nhắn nhủ.
“Chuyện Việt Nam, tương lai Việt Nam là do chính người Việt Nam quyết định, không ai làm thay, và Mỹ không làm thay”
Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, cây viết sống tại TP HCM.
'Cả nước VN hoan nghênh Hoa Kỳ trở lại'
1 giờ trước
Người Việt từ Bắc tới Nam đều hoan nghênh sự trở lại của Hoa Kỳ ở Việt
Nam, theo một nhà hoạt động và luật sư người Việt Nam từ Canada.
Lòng dân Việt Nam qua cơn sốt Obama
26 tháng 5 2016 Cập nhật lúc 22:15 ICT
Cơn sốt Obama cho thấy lòng dân Việt Nam đang thực sự hướng về đâu, theo
nhà báo, đạo diễn Trần Nhật Phong từ California, Hoa Kỳ.
Cập nhật lúc 26 tháng 5 2016
Tổng thống Barack Obama đã tới Hà Nội trong chuyến đi lịch sử, đánh dấu
hai thập niên bình thường hóa quan hệ giữa hai nước cựu thù.
Hiện cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều mong muốn thúc đẩy quan hệ thương mại
và kiềm chế thái độ hung hăng của Bắc Kinh trong vấn đề xác lập chủ
quyền ở Biển Đông.
Chiếc chuyên cơ tổng thống Air Force One vào khoảng 21:30 giờ hôm Chủ
Nhật hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm kéo dài ba
ngày.
Nghị trình của Tổng thống Hoa Kỳ sẽ gặp gỡ giới lãnh đạo cộng sản và
nhấn mạnh tới việc tăng cường quan hệ thương mại, an ninh, gồm cả
việc chuẩn thuận hiệp định thương mại TPP.
Ông là vị tổng thống đương nhiệm thứ ba của Hoa Kỳ tới Việt Nam kể từ khi kết thúc cuộc chiến tới nay.
Ông là vị tổng thống đương nhiệm thứ ba của Hoa Kỳ tới Việt Nam kể từ khi kết thúc cuộc chiến tới nay.
Việt Nam là chặng dừng chân đầu tiên của ông Obama trong chuyến công du châu Á kéo dài một tuần.
09:12
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Hoa Kỳ
Theo tôi, vấn đề cốt lõi trong bang giao hai nước, là từ năm 2009 hai
nước dường như có sự quan tâm chung về vấn đề chiến lược, đó là thách
thức của Trung Quốc, phải giải quyết vấn đề đó. Về phía Việt Nam, Việt
Nam có đường lối đa phương, đa diện hóa ngoại giao, thực sự khi thi hành
phải tìm đối lực. Đối lực mà thực chất nhất, quan trọng nhất mà khả thi
nhất là nước Mỹ thôi. Thành ra đối với Việt Nam, vấn đề dùng Mỹ như một
con bài chiến lược rất là quan trọng
09:16
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu Phát triển (VIDS)
Theo tôi vấn đề chất lượng chiến lược trong hợp tác Việt - Mỹ, vấn đề bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí và một số thỏa thuận về vấn đề nhân quyền trọng và ngoài khuôn khổ TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), ba vấn đề này tập hợp thành cái bộ tam rất quan trọng. Và chúng ta sẽ đón chờ trong chuyến đi của ông Obama, bộ tam này sẽ được giải quyết như thế nào. Và nếu bộ tam này giải quyết như thế nào, thì không chỉ nó nói lên chất lượng chiến lược, cái tầm nhìn chiến lược của hai chính quyền và của hai lãnh đạo, mà nó còn nói lên đường hướng cho 5, 10 năm tới.
09:19
Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học MaineGiáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine: Xin nói là nhiều người không hiểu chuyến đi này của ông Obama, trước khi ông rời ghế Tổng thống, là một chuyến đi rất là quan trọng bởi vì ông không bận tâm những chuyện chính trị nhất thời, cho nên có thể đặt nền tảng cho vấn đề quan hệ lâu dài giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như ông Bill Clinton đã làm năm 2000, trước khi ông rời ghế Tổng thống.
Nhiều người không đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này, nhưng tôi nghĩ rằng đây là một chuyến đi rất quan trọng.
09:32
Sandy Vũ, BBC Vietnamese Facebook Nếu xem cuộc sống thường ngày của ông Obama sẽ thấy cảm phục. Một vị tổng thống rất gần gũi, ông hay đi phát đồ ăn trong các nhà tình thương, chia kẹo cho trẻ con, và hay đi chợ lo việc gia đình nữa. chủ nhật thì đưa vợ con đi lễ nhà thờ.09:32
Tran Dinh Nhan, BBC Vietnamese Facebook Thủ tướng hay Bộ trưởng Ngoại giao đâu sao không ra đón nhỉ, Tập sang đón hoành tráng thế, liệu ông Obama có được mời lên phát biểu tại Quốc hội không?09:34
Dũng Đào, BBC Vietnamese Facebook Ông Obama được nhân dân Việt Nam chào đón trang trọng thế, chú em Tập nhìn đấy mà học hỏi nhé.09:37
Trinh Nguyen, BBC Vietnamese Facebook Tập Cận Bình qua thì 21 phát đại bác chào mừng, Obama qua thì chỉ có bó hoa, nhưng bù lại dân chúng đứng đầy hai bên đường chào mừng. Vậy là đủ hiểu rồi ha!09:40
An Hoang, BBC Vietnamese Facebook Cái mà người dân Việt được hưởng lợi đầu tiên khi ông Obama đến Việt Nam là mạng Facebook được mở. Mong các Tổng thống Mỹ ghé Việt Nam nhiều nhé.09:54
Đỗ Dzũng, Phóng viên báo Người Việt (California) tại Hà Nội
Nếu mà Việt Nam gần gũi với Mỹ thì tốt hơn là gần với Trung Quốc, tôi
hỏi những người ở Hà Nội, thì họ đều nói như vậy, thậm chí có ông tài xế
taxi, ông ấy bảo, theo ông ấy nghĩ, bây giờ nếu chọn chơi giữa Mỹ hay
Trung Quốc, thì đến 70% dân Việt Nam thích chơi với Mỹ hơn là thích chơi
với Trung Quốc.
Đó là những người Việt Nam mà chúng tôi hỏi, và bất kỳ ai họ cũng đều mê ông Obama hết, nói chung là họ mê Mỹ.
Tướng Mỹ : Quân đội Hoa Kỳ - Việt Nam có thể thao dượt chung
Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014.US Navy
Việc tổng thống Barack Obama thúc đẩy quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với
Việt Nam có thể dẫn đến việc quân đội hai nước thao dượt chung, ở Việt
Nam hoặc ở Hoa Kỳ. Đó là tuyên bố của một viên tướng Mỹ hôm qua,
25/05/2016.
Theo trang mạng Dod Buzz, chuyên về thông tin quốc phòng, trung tướng
Lục quân Mỹ Stephen Lanza, chỉ huy Quân đoàn I, Lục quân Mỹ, cho biết
khả năng Mỹ thao dượt chung với Việt Nam "còn tùy vào quyết định của các lãnh đạo cấp cao", nhưng ông khẳng định là lực lượng của họ đã "sẵn sàng, cả về mặt tác chiến và chiến thuật, để luyện tập với bất cứ lực lượng nào có cơ hội huấn luyện chung với quân đội Mỹ".
Trung tướng Lanza đã trả lời phỏng vấn qua điện thoại cùng với thiếu tướng Charles Flynn, chỉ huy Sư đoàn bộ binh 25, từ Hawaii, nơi các vị tướng lĩnh này đang dự hội nghị LANPAC (Lực lượng lục quân Thái Bình Dương) do Hiệp hội Lục quân Mỹ bảo trợ.
Trong cuộc phỏng vấn, tướng Lanza và tướng Flynn đã nói về việc mở rộng chương trình Sáng kiến "Các tuyến đường Thái Bình Dương" (Pacific Pathways) của Lục quân Mỹ, tức là chương trình điều động các đơn vị của lục quân Mỹ đến khu vực này để huấn luyện cùng với lục quân các nước đối tác.
Trong khuôn khổ một chương trình có tên là "Reverse Pacific Pathways" ( Ngược dòng Thái Bình Dương ), từ tháng 7 đến tháng 9 tới, binh sĩ từ các nước Singapore, Nhật Bản và Canada đến huấn luyện cùng với lực lượng Mỹ tại ở Hawaii, bang Washington và Alaska.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có vai trò tương tự trong tương lai hay không, tướng Lanza đã thận trọng trả lời: "Xin nói rõ là những gì tôi phát biểu không thể hiện quan điểm của Quân đội. Chúng tôi sẵn sàng tham gia huấn luyện với những nước có yêu cầu huấn luyện cùng quân đội Mỹ. Do đó, nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ tham gia huấn luyện tùy theo công việc và nhiệm vụ được giao".
Trang mạng Dod Buzz cho rằng khả năng huấn luyện chung với Việt Nam là theo đúng hướng với nỗ lực của tổng
Trung tướng Lanza đã trả lời phỏng vấn qua điện thoại cùng với thiếu tướng Charles Flynn, chỉ huy Sư đoàn bộ binh 25, từ Hawaii, nơi các vị tướng lĩnh này đang dự hội nghị LANPAC (Lực lượng lục quân Thái Bình Dương) do Hiệp hội Lục quân Mỹ bảo trợ.
Trong cuộc phỏng vấn, tướng Lanza và tướng Flynn đã nói về việc mở rộng chương trình Sáng kiến "Các tuyến đường Thái Bình Dương" (Pacific Pathways) của Lục quân Mỹ, tức là chương trình điều động các đơn vị của lục quân Mỹ đến khu vực này để huấn luyện cùng với lục quân các nước đối tác.
Trong khuôn khổ một chương trình có tên là "Reverse Pacific Pathways" ( Ngược dòng Thái Bình Dương ), từ tháng 7 đến tháng 9 tới, binh sĩ từ các nước Singapore, Nhật Bản và Canada đến huấn luyện cùng với lực lượng Mỹ tại ở Hawaii, bang Washington và Alaska.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có vai trò tương tự trong tương lai hay không, tướng Lanza đã thận trọng trả lời: "Xin nói rõ là những gì tôi phát biểu không thể hiện quan điểm của Quân đội. Chúng tôi sẵn sàng tham gia huấn luyện với những nước có yêu cầu huấn luyện cùng quân đội Mỹ. Do đó, nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ tham gia huấn luyện tùy theo công việc và nhiệm vụ được giao".
Trang mạng Dod Buzz cho rằng khả năng huấn luyện chung với Việt Nam là theo đúng hướng với nỗ lực của tổng
thống Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác quân
sự giữa hai nước, như là một phần trong chiến lược nhằm tái cân bằng lực
lượng Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cũng nhằm đối phó lại
với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn hồi đầu tuần này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không nhắm vào Trung Quốc. Nhưng theo ông Carter, "rõ ràng là những hành động của Trung Quốc, nhất là trong năm qua, đã làm gia tăng lo ngại trong khu vực và đó là một yếu tố khiến ai cũng muốn hợp tác với Mỹ".
Bộ trưởng Carter khẳng định, tăng cường hợp tác quân sự Việt - Mỹ là một phần trong chính sách của ông Obama nhằm cải thiện quan hệ song phương với các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Trả lời phỏng vấn hồi đầu tuần này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không nhắm vào Trung Quốc. Nhưng theo ông Carter, "rõ ràng là những hành động của Trung Quốc, nhất là trong năm qua, đã làm gia tăng lo ngại trong khu vực và đó là một yếu tố khiến ai cũng muốn hợp tác với Mỹ".
Bộ trưởng Carter khẳng định, tăng cường hợp tác quân sự Việt - Mỹ là một phần trong chính sách của ông Obama nhằm cải thiện quan hệ song phương với các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Barack Obama sang trang cuộc Chiến tranh Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama với giới trẻ Sài Gòn, ngày 25/05/2015.REUTERS/Carlos Barria
Chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của tổng thống Mỹ Barak Obama đã kết thúc nhưng vẫn để lại dư âm trên báo Pháp. Nhật báo Le Monde có bài « Barack Obama ghi dấu ấn lịch sử xích lại với Việt Nam » của Bruno Philip, một nhà báo rất thông thạo các vấn đề châu Á và Việt Nam.
Tác giả trở lại sự kiện nổi bật của chuyến thăm Việt Nam lần này là việc
ông Obama thông báo dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam
với nhận định : « 16 năm sau chuyến thăm Hà Nội của ông Bill Clinton
mang tính biểu tượng đánh dấu sự hoà hợp giữa hai cựu thù, thì chuyến
thăm của ông Obama chính thức sang trang cho cuộc chiến tranh Việt Nam ».
Về tầm quan trọng của việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, bài viết trích dẫn chuyên gia về các vấn đề quân sự Đông Nam Á Prashanth- Parameswran nhận định, như vậy là : « Washington thừa nhận tầm quan trọng chiến lược ngày càng lớn của Việt Nam cho chính sách đối ngoại của Mỹ ».
Theo tác giả, nếu như Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của ván bài mới chiến lược-quân sự này của Mỹ thì hơn bao giờ hết Việt Nam được đặt trong tầm nhìn chiến lược của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là khi Trung Quốc đang cho xây dựng các căn cứ trên các đảo ở Biển Đông mà Việt Nam và một số nước khác vẫn đòi chủ quyền.
Hà Nội và Washington đều có nhu cầu hợp tác trong vùng cho dù, mỗi bên vì lý do riêng, đều chú ý tránh Trung Quốc. Chẳng hạn , ông Obama giải thích quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí là « dựa trên mong muốn hoàn tất tiến trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã kéo dài lâu nay ». Còn phía Việt Nam thì vẫn duy trì một chính sách ngoại giao « cân bằng ». Ngày 19/5, bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã tiếp đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Hồng Tiểu Dũng (Hong Xiaoyong) để nhấn mạnh đến « tăng cường » hợp tác quân sự hai nước… ?
Bài báo dẫn ông Nguyễn Ngọc Trường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế của Việt Nam đánh giá, hiện tại Việt Nam vẫn còn thích mua thiết bị quân sự Nga hơn vì giá rẻ hơn, « tầm quan trọng của quyết định bỏ cấm vận vũ khí chủ yếu là để cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ người Việt Nam ».
Tác giả Bruno Philip nhắc lại một chi tiết trong cuộc viếng thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ, đó là, ông Obama đã làm nức lòng công chúng trong diễn văn đọc tại Hà Nội có đoạn : « Các nước lớn không được ăn hiếp nước nhỏ và các bất đồng phải được giải quyết một cách hoà bình ». Tác giả nhận xét, ông Obama chẳng cần phải biện hộ gì thêm, « cái bóng của Trung Quốc không hề xa, nhất là ở tại một nước Việt Nam tâm lý bài Trung đã có trong tâm khảm ».
Theo Le Monde, người Mỹ vẫn cài vấn đề nhân quyền vào trong các điều kiện bán vũ khí cho Việt Nam. Một số nhà phân tích nhận định là Hoa Kỳ muốn dựa vào đó để ép Hà Nội nhượng bộ trên vấn đến
nhân quyền. Về lĩnh vực này tác giả dẫn một báo cáo gần đây của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ( Amnesty International) cho hay « tại Việt Nam ít nhất hiện vẫn còn 45 người bị cầm tù vì lý do chính trị. Tháng Ba vừa qua, 7 blogger và các nhà hoạt động bị kết án vì tội tuyên truyền chống nhà nước ». Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của tổng thống Mỹ, 8 nhà hoạt động có tiếng nói chỉ trích chế độ đã bị ngăn cản không được đến gặp ông Obama theo lời mời của phía Mỹ.
Thay cho lời bình luận, tác giả dẫn lời ông John Sifton, giám đốc châu Á của Human Rights Watch đánh giá : «Tổng thống Obama đã cho Việt Nam một món quà mà họ không xứng đáng» được nhận.
Cuối cùng nhà báo của Le Monde ghi nhận chuyến thăm của ông Obama còn cho thấy tình cảm của dân chúng Việt Nam với nước Mỹ. Theo một thăm dò dư luận mới đây, thì có 78% người Việt Nam có cái nhìn tích cực đối với nước Mỹ. Tỷ lệ còn cao hơn trong giới trẻ ở độ tuổi 29, tức là lớp người sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến với Mỹ đã lùi xa.
Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7
Vẫn ở châu Á, hôm nay 26/5 và ngày mai, các nhà lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển gặp nhau tại Nhật Bản trong cuộc họp thượng đỉnh thường niên của nhóm. Nhân sự kiện này, Le Monde có bài : « Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7 ».
Theo Le Monde, chương trình nghị sự của thượng đỉnh G7 lần này khá dày từ bàn việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, chống bíến đổi khí hậu, các phương thức đấu tranh chống khủng bố, thách thức nhập cư cho đến vấn đề gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên theo tờ báo, nếu như G7 quy tụ các cường quốc chiếm tỷ trọng 40% thương mại toàn cầu nhưng nhóm nước này vẫn chỉ có năng lực hành động giới hạn. Theo một quan chức ngoại giao Pháp thì, "các cuộc họp này là dịp trao đổi một cách thoải mái hơn vì không có quyết định nào đưa ra."
Từ khi Nga bị khai trừ khỏi nhóm, các thành viên G7 hầu như thống nhất trên mọi vấn đề, thậm chí phần cốt lõi của tuyên bố chung đã có, chỉ để trống lại vài mục nhỏ.
Nhật Bản lên tuyến đầu bảo vệ các nước Đông Nam Á trước Trung Quốc
Tuy nhiên Le Monde nhận thấy, nước chủ nhà Nhật Bản quan tâm đến kỳ thượng đỉnh này hơn cả. Chủ đề quan trọng nhất với Tokyo vẫn là an ninh tại châu Á. Nhật Bản và các đối tác sẽ đề cập đến chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Bắc Triều Tiên, tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không. Trên hồ sơ này Nhật muốn nhắm trực tiếp vào mục tiêu Trung Quốc, đang gây căng thẳng trên biển Hoa Đông cũng như Biển Đông bởi những đòi hỏi chủ quyền vô lối của họ.
Liên quan đến hồ sơ này, nhật báo kinh tế Les Echos cũng ghi nhận : « Chính phủ Nhật hy vọng sẽ thuyết phục được các đồng nghiệp (trong G7) đồng thanh lên án các hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông ». Les Echos cho biết, theo bản nháp của tuyên bố chung kết thúc G7, đã được báo chí Nhật phổ biến, có đoạn lãnh đạo G7 lên án « các hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và phản đối mạnh mẽ việc quân sự hóa trong khu vực cũng như việc lập các cơ sở xây dựng mới trên những đảo mà nhiều nước đang đòi chủ quyền ». Giờ đây Tokyo muốn lên tuyến đầu trong việc bảo vệ các quốc gia Đông Nam Á đang phải đương đầu với những đòi hỏi lãnh thổ ngày càng quá đáng của Trung Quốc.
Pháp : Cuộc đọ sức giữa công đoàn và chính phủ chưa có hồi kết
Chủ đề chính của tất cả các tờ báo Pháp ra hôm nay là Cuộc đọ sức giữa chính phủ và CGT, Tổng Liên Đoàn Lao động Pháp. Cuộc huy động của tổ chức công đoàn lớn nhất nước Pháp đòi chính phủ rút lại dự Luật lao động cải cách bước sang ngày thứ 8 mà chưa thấy lối thoát. CGT tiếp tục kêu gọi đình công, phong tỏa làm tê liệt cả nước trong các lĩnh vực điển hành là giao thông vận tải và năng lượng. Phong trào bắt đầu lan vào các nhà máy điện hạt nhân. Thậm chí hôm nay, cuộc đình công còn đánh vào nhu cầu thông tin của người dân. Sáng nay, ngoại trừ báo l’Humanité, không một tờ báo giấy nào xuất hiện trên quầy bán báo vì toàn bộ hệ thống in ấn và phát hành báo cũng bị phong tỏa. Phong trào đấu tranh do CGT phát động đã làm tăng thêm những khó chịu cho cuộc sống hàng ngày của người Pháp khi từ mấy ngày qua đa số người dân bị đẩy vào tình trạng khan hiếm xăng dầu trầm trọng khiến các hoạt động bị đình đốn.
« Những người bị phong tỏa » là hàng tựa lớn trang nhất của báo Libération. Tờ báo ghi nhận « dòng người sử dụng xe hơi tiếp tục ùn ùn đổ về các trạm xăng ». Quốc vụ khanh phụ trách giao thông Pháp cho biết : « tiêu thụ xăng dầu trong dân từ hai ngày nay đã tăng gấp ba lần. Hơn 4000 trạm xăng ở trong tình trạng cạn kiệt ».
Libération đặt câu hỏi liệu nước Pháp có thực sự bị phong tỏa toàn bộ ? Phải chăng không có cách nào để thương lượng chấm dứt cuộc xung đột ? Dường như là không, theo nhận định của tờ báo, bởi vì cả hai, một bên là CGT vẫn bám giữ lập trường rút toàn bộ văn kiện luật cải cách, còn bên kia là chính phủ thì nhất khoát không và sửa đổi điều khoản gây tranh cãi nhất cũng không.
Nhật báo Công Giáo La Croix đặt một câu hỏi khác trên trang nhất CGT có thể phong tỏa được đất nước ? Mặc dù là một thế lực công đoàn mạnh, hiện nằm ở trung tâm cuộc đấu tranh này, nhưng theo ghi nhận của La Croix, CGT khó có thể huy động được một cuộc tổng đình công rộng khắp.
CGT bị chỉ mặt
Về phần mình, nhật báo le Figaro tập trung chỉ trích trách nhiệm của CGT và lãnh đạo của tổ chức, ông Philippe Martinez mà tờ báo gọi là « Người muốn nước Pháp quỳ gối », tựa trang nhất của Le Figaro. Tờ báo ghi nhận "tổng thư ký CGT đã trở thành khắc tinh của chính phủ, không chịu lùi bước, muốn buộc hành pháp rút lui dù có phải làm tê liệt đất nước".
Với giọng điệu khó chịu, xã luận của tờ báo có xu hướng thiên hữu này viết : Nước Pháp sẽ còn phải chấp nhận sống dưới sự độc tài công đoàn này bao lâu nữa ? Dưới sự thao túng của một vài thành viên công đoàn hung hăng có thể làm mưa làm gió từ hàng thập kỷ qua. Giờ đây chẳng phải họ đang phong tỏa các khu lọc dầu, kho xăng, phát hành báo, đe dọa cho ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân, giao thông công cộng và làm lụi bại thêm kinh tế của nước Pháp đấy sao ?
Điều quan trọng là đâu là lối thoát cho cuộc xung đột này ? Nhật báo Le Monde nhận định, chính phủ có lẽ muốn đi đến cùng trong cuộc đọ sức này với hy vọng người dân Pháp phẫn nộ và đổ trách nhiệm của cuộc xung đột này vào CGT. Công đoàn thì ngược lại muốn chính phủ đang ngày càng suy yếu buộc phải từ bỏ (dự luật). Đến lúc này chưa ai thấy được hồi kết của cuộc đọ sức.
Những con gà mái bị hành hạ để làm giàu cho nhà cung cấp trứng
Tờ báo kinh tế Les Echos cho biết nhà cung cấp trứng gà hàng đầu của Pháp Matines phải thu hồi 2 triệu quả trứng gà sau một video gây sốc mạnh về « thân phận » những con gà mái làm giàu cho hãng.
Tổ chức bảo vệ động vật có tên L214 hôm qua đã tung ra một đoạn băng hình ghi trong trang trại nuôi 200 nghìn con gà đẻ trứng ở Chaleins của Pháp. Video cho thấy những con gà đẻ trứng cung cấp cho hãng Matines bị nuôi nhốt trong những điều kiện thê thảm. Các con gà mái trụi lông và cả đã chết thối trong các ô chuồng chật hẹp bẩn thỉu để chỉ làm nhiệm vụ để trứng cung cấp cho Matines.
Hình ảnh được tung ra đã không chỉ gây sốc mạnh cho công chúng mà cả các nhà chính trị. Bộ trưởng Môi Trường và bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp đã phải lên tiếng không thể chấp nhận tình trạng ngược đãi con vật như vậy. Bản thân hãng Matines, chiếm một phần tư thị trường trứng gà tại Pháp ( khoảng 1,5 tỷ quả trứng/năm), trong tháng Tư vừa qua đã phải thu hồi 2 triệu quả trứng được cho là có nguồn gốc từ những lò sản xuất trứng có vấn đề.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160526-barack-obama-sang-trang-cuoc-chien-tranh-viet-namVề tầm quan trọng của việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, bài viết trích dẫn chuyên gia về các vấn đề quân sự Đông Nam Á Prashanth- Parameswran nhận định, như vậy là : « Washington thừa nhận tầm quan trọng chiến lược ngày càng lớn của Việt Nam cho chính sách đối ngoại của Mỹ ».
Theo tác giả, nếu như Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của ván bài mới chiến lược-quân sự này của Mỹ thì hơn bao giờ hết Việt Nam được đặt trong tầm nhìn chiến lược của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là khi Trung Quốc đang cho xây dựng các căn cứ trên các đảo ở Biển Đông mà Việt Nam và một số nước khác vẫn đòi chủ quyền.
Hà Nội và Washington đều có nhu cầu hợp tác trong vùng cho dù, mỗi bên vì lý do riêng, đều chú ý tránh Trung Quốc. Chẳng hạn , ông Obama giải thích quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí là « dựa trên mong muốn hoàn tất tiến trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã kéo dài lâu nay ». Còn phía Việt Nam thì vẫn duy trì một chính sách ngoại giao « cân bằng ». Ngày 19/5, bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã tiếp đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Hồng Tiểu Dũng (Hong Xiaoyong) để nhấn mạnh đến « tăng cường » hợp tác quân sự hai nước… ?
Bài báo dẫn ông Nguyễn Ngọc Trường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế của Việt Nam đánh giá, hiện tại Việt Nam vẫn còn thích mua thiết bị quân sự Nga hơn vì giá rẻ hơn, « tầm quan trọng của quyết định bỏ cấm vận vũ khí chủ yếu là để cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ người Việt Nam ».
Tác giả Bruno Philip nhắc lại một chi tiết trong cuộc viếng thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ, đó là, ông Obama đã làm nức lòng công chúng trong diễn văn đọc tại Hà Nội có đoạn : « Các nước lớn không được ăn hiếp nước nhỏ và các bất đồng phải được giải quyết một cách hoà bình ». Tác giả nhận xét, ông Obama chẳng cần phải biện hộ gì thêm, « cái bóng của Trung Quốc không hề xa, nhất là ở tại một nước Việt Nam tâm lý bài Trung đã có trong tâm khảm ».
Theo Le Monde, người Mỹ vẫn cài vấn đề nhân quyền vào trong các điều kiện bán vũ khí cho Việt Nam. Một số nhà phân tích nhận định là Hoa Kỳ muốn dựa vào đó để ép Hà Nội nhượng bộ trên vấn đến
nhân quyền. Về lĩnh vực này tác giả dẫn một báo cáo gần đây của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ( Amnesty International) cho hay « tại Việt Nam ít nhất hiện vẫn còn 45 người bị cầm tù vì lý do chính trị. Tháng Ba vừa qua, 7 blogger và các nhà hoạt động bị kết án vì tội tuyên truyền chống nhà nước ». Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của tổng thống Mỹ, 8 nhà hoạt động có tiếng nói chỉ trích chế độ đã bị ngăn cản không được đến gặp ông Obama theo lời mời của phía Mỹ.
Thay cho lời bình luận, tác giả dẫn lời ông John Sifton, giám đốc châu Á của Human Rights Watch đánh giá : «Tổng thống Obama đã cho Việt Nam một món quà mà họ không xứng đáng» được nhận.
Cuối cùng nhà báo của Le Monde ghi nhận chuyến thăm của ông Obama còn cho thấy tình cảm của dân chúng Việt Nam với nước Mỹ. Theo một thăm dò dư luận mới đây, thì có 78% người Việt Nam có cái nhìn tích cực đối với nước Mỹ. Tỷ lệ còn cao hơn trong giới trẻ ở độ tuổi 29, tức là lớp người sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến với Mỹ đã lùi xa.
Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7
Vẫn ở châu Á, hôm nay 26/5 và ngày mai, các nhà lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển gặp nhau tại Nhật Bản trong cuộc họp thượng đỉnh thường niên của nhóm. Nhân sự kiện này, Le Monde có bài : « Thách thức toàn cầu và vai trò hạn chế của nhóm nước G7 ».
Theo Le Monde, chương trình nghị sự của thượng đỉnh G7 lần này khá dày từ bàn việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, chống bíến đổi khí hậu, các phương thức đấu tranh chống khủng bố, thách thức nhập cư cho đến vấn đề gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên theo tờ báo, nếu như G7 quy tụ các cường quốc chiếm tỷ trọng 40% thương mại toàn cầu nhưng nhóm nước này vẫn chỉ có năng lực hành động giới hạn. Theo một quan chức ngoại giao Pháp thì, "các cuộc họp này là dịp trao đổi một cách thoải mái hơn vì không có quyết định nào đưa ra."
Từ khi Nga bị khai trừ khỏi nhóm, các thành viên G7 hầu như thống nhất trên mọi vấn đề, thậm chí phần cốt lõi của tuyên bố chung đã có, chỉ để trống lại vài mục nhỏ.
Nhật Bản lên tuyến đầu bảo vệ các nước Đông Nam Á trước Trung Quốc
Tuy nhiên Le Monde nhận thấy, nước chủ nhà Nhật Bản quan tâm đến kỳ thượng đỉnh này hơn cả. Chủ đề quan trọng nhất với Tokyo vẫn là an ninh tại châu Á. Nhật Bản và các đối tác sẽ đề cập đến chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Bắc Triều Tiên, tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không. Trên hồ sơ này Nhật muốn nhắm trực tiếp vào mục tiêu Trung Quốc, đang gây căng thẳng trên biển Hoa Đông cũng như Biển Đông bởi những đòi hỏi chủ quyền vô lối của họ.
Liên quan đến hồ sơ này, nhật báo kinh tế Les Echos cũng ghi nhận : « Chính phủ Nhật hy vọng sẽ thuyết phục được các đồng nghiệp (trong G7) đồng thanh lên án các hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông ». Les Echos cho biết, theo bản nháp của tuyên bố chung kết thúc G7, đã được báo chí Nhật phổ biến, có đoạn lãnh đạo G7 lên án « các hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và phản đối mạnh mẽ việc quân sự hóa trong khu vực cũng như việc lập các cơ sở xây dựng mới trên những đảo mà nhiều nước đang đòi chủ quyền ». Giờ đây Tokyo muốn lên tuyến đầu trong việc bảo vệ các quốc gia Đông Nam Á đang phải đương đầu với những đòi hỏi lãnh thổ ngày càng quá đáng của Trung Quốc.
Pháp : Cuộc đọ sức giữa công đoàn và chính phủ chưa có hồi kết
Chủ đề chính của tất cả các tờ báo Pháp ra hôm nay là Cuộc đọ sức giữa chính phủ và CGT, Tổng Liên Đoàn Lao động Pháp. Cuộc huy động của tổ chức công đoàn lớn nhất nước Pháp đòi chính phủ rút lại dự Luật lao động cải cách bước sang ngày thứ 8 mà chưa thấy lối thoát. CGT tiếp tục kêu gọi đình công, phong tỏa làm tê liệt cả nước trong các lĩnh vực điển hành là giao thông vận tải và năng lượng. Phong trào bắt đầu lan vào các nhà máy điện hạt nhân. Thậm chí hôm nay, cuộc đình công còn đánh vào nhu cầu thông tin của người dân. Sáng nay, ngoại trừ báo l’Humanité, không một tờ báo giấy nào xuất hiện trên quầy bán báo vì toàn bộ hệ thống in ấn và phát hành báo cũng bị phong tỏa. Phong trào đấu tranh do CGT phát động đã làm tăng thêm những khó chịu cho cuộc sống hàng ngày của người Pháp khi từ mấy ngày qua đa số người dân bị đẩy vào tình trạng khan hiếm xăng dầu trầm trọng khiến các hoạt động bị đình đốn.
« Những người bị phong tỏa » là hàng tựa lớn trang nhất của báo Libération. Tờ báo ghi nhận « dòng người sử dụng xe hơi tiếp tục ùn ùn đổ về các trạm xăng ». Quốc vụ khanh phụ trách giao thông Pháp cho biết : « tiêu thụ xăng dầu trong dân từ hai ngày nay đã tăng gấp ba lần. Hơn 4000 trạm xăng ở trong tình trạng cạn kiệt ».
Libération đặt câu hỏi liệu nước Pháp có thực sự bị phong tỏa toàn bộ ? Phải chăng không có cách nào để thương lượng chấm dứt cuộc xung đột ? Dường như là không, theo nhận định của tờ báo, bởi vì cả hai, một bên là CGT vẫn bám giữ lập trường rút toàn bộ văn kiện luật cải cách, còn bên kia là chính phủ thì nhất khoát không và sửa đổi điều khoản gây tranh cãi nhất cũng không.
Nhật báo Công Giáo La Croix đặt một câu hỏi khác trên trang nhất CGT có thể phong tỏa được đất nước ? Mặc dù là một thế lực công đoàn mạnh, hiện nằm ở trung tâm cuộc đấu tranh này, nhưng theo ghi nhận của La Croix, CGT khó có thể huy động được một cuộc tổng đình công rộng khắp.
CGT bị chỉ mặt
Về phần mình, nhật báo le Figaro tập trung chỉ trích trách nhiệm của CGT và lãnh đạo của tổ chức, ông Philippe Martinez mà tờ báo gọi là « Người muốn nước Pháp quỳ gối », tựa trang nhất của Le Figaro. Tờ báo ghi nhận "tổng thư ký CGT đã trở thành khắc tinh của chính phủ, không chịu lùi bước, muốn buộc hành pháp rút lui dù có phải làm tê liệt đất nước".
Với giọng điệu khó chịu, xã luận của tờ báo có xu hướng thiên hữu này viết : Nước Pháp sẽ còn phải chấp nhận sống dưới sự độc tài công đoàn này bao lâu nữa ? Dưới sự thao túng của một vài thành viên công đoàn hung hăng có thể làm mưa làm gió từ hàng thập kỷ qua. Giờ đây chẳng phải họ đang phong tỏa các khu lọc dầu, kho xăng, phát hành báo, đe dọa cho ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân, giao thông công cộng và làm lụi bại thêm kinh tế của nước Pháp đấy sao ?
Điều quan trọng là đâu là lối thoát cho cuộc xung đột này ? Nhật báo Le Monde nhận định, chính phủ có lẽ muốn đi đến cùng trong cuộc đọ sức này với hy vọng người dân Pháp phẫn nộ và đổ trách nhiệm của cuộc xung đột này vào CGT. Công đoàn thì ngược lại muốn chính phủ đang ngày càng suy yếu buộc phải từ bỏ (dự luật). Đến lúc này chưa ai thấy được hồi kết của cuộc đọ sức.
Những con gà mái bị hành hạ để làm giàu cho nhà cung cấp trứng
Tờ báo kinh tế Les Echos cho biết nhà cung cấp trứng gà hàng đầu của Pháp Matines phải thu hồi 2 triệu quả trứng gà sau một video gây sốc mạnh về « thân phận » những con gà mái làm giàu cho hãng.
Tổ chức bảo vệ động vật có tên L214 hôm qua đã tung ra một đoạn băng hình ghi trong trang trại nuôi 200 nghìn con gà đẻ trứng ở Chaleins của Pháp. Video cho thấy những con gà đẻ trứng cung cấp cho hãng Matines bị nuôi nhốt trong những điều kiện thê thảm. Các con gà mái trụi lông và cả đã chết thối trong các ô chuồng chật hẹp bẩn thỉu để chỉ làm nhiệm vụ để trứng cung cấp cho Matines.
Hình ảnh được tung ra đã không chỉ gây sốc mạnh cho công chúng mà cả các nhà chính trị. Bộ trưởng Môi Trường và bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp đã phải lên tiếng không thể chấp nhận tình trạng ngược đãi con vật như vậy. Bản thân hãng Matines, chiếm một phần tư thị trường trứng gà tại Pháp ( khoảng 1,5 tỷ quả trứng/năm), trong tháng Tư vừa qua đã phải thu hồi 2 triệu quả trứng được cho là có nguồn gốc từ những lò sản xuất trứng có vấn đề.
Wednesday, May 25, 2016
SỔ TAY TỬỞNG NĂNG TIẾN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Người & Đất Sài Gòn
Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nơi vẫn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Chỉ
tiếc có điều là ngay tại chỗ tôi mở mắt chào đời (Xóm Chiếu,
Khánh Hội) thì lại không được danh giá hay ngọc ngà gì cho lắm. Đây
thường là nơi ngụ cư của những tay anh chị, những cô gái ăn sương,
những đứa trẻ bụi đời, những phu phen bốc vác ở kho Năm, hay đám "đào
kép cải lương say tứ chiếng" – theo như lời của nhà thơ Cao Đông Khánh:
sàigòn, chợ lớn như mưa chớp
nát cả trùng dương một khắc thôi
chim én bay ngang về xóm chiếu
nước ròng ngọt át giọng hàng rong
hỡi ơi con bạn hàng xuôi ngược
trái cây quốc cấm giấu trong lòng
hỏi thăm cho biết đường ra biển
nước lớn khi nào tới cửa sông
sàigòn khánh hội gió trai lơ
khi ấy còn tơ gái núi về
đào kép cải lương say tứ chiếng
ngã tư quốc tế đứng xàng xê
Dù "xàng xê" và "cải lương" tới bến nhưng khi “cách mạng về” là dân Khánh Hội đều "hết say tứ chiến" cấp kỳ. Tui, tất nhiên, cũng tỉnh táo liền. Tỉnh rồi mới bắt đầu hớt hải "hỏi thăm cho biết đường ra biển," và cuống quýt đâm xầm vào giữa đại dương, bỏ lại S.G - như cắn răng cắt bỏ một phần thân thể của chính mình.
Tuy thoát thân nhưng không ít đêm, những đêm khó ngủ, tôi vẫn lò dò trở về chốn cũ. Có khi, tôi đứng ngẩn ngơ nhìn chiếc bong bóng vừa mua đã (lỡ) tuột khỏi tay - lơ lửng bay giữa những hàng cây, vào một buổi chiều Sài Gòn vừa tắt nắng - mà muốn ứa nước mắt vì tiếc và buồn.
Cũng có khi tôi ngồi trước một xe bán bò viên, chăm chăm nhìn thùng nước lèo vừa mở nắp, và tưởng chừng như không gian (của cả Sài Gòn hoa lệ) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh này – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy – hoà nhẹ với chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay làm cho thằng bé xuýt xoa ... cho đến lúc cuối đời.
Nhiều khi, tôi ngồi chò hỏ trước cửa nhà (mặt buồn thiu) vì không được bố mẹ nhẹ nhàng đặt vào tay năm cắc hay tờ giấy bạc một đồng - như thường lệ. Chỉ cần năm cắc thôi là đủ khiến chú Chệt vội vã ngừng xe, mở ngay nắp bình móp, lấy miếng kem đầy đặn – xắn một phần vuông vắn, cắm phập vào que tre – trịnh trọng trao hàng với nụ cười hiền lành và tươi tắn. Cắn một miếng ngập răng, đậu xanh ngọt bùi, thấm lạnh dần qua miệng lưỡi, rồi tan từ từ… suốt cả thời thơ ấu.
Năm cắc là giá của nửa ổ bánh mì tai heo, nửa má xoài tượng, một xâu tầm ruột ướp nước đường, một cuốn bò bía, một trái bắp vườn, một ly đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, một dĩa gỏi đu đủ bò khô, một khúc mía hấp, năm cái bánh bò nước dừa xanh đỏ, hay mười viên cái bi ròn ròn cái bi ngon ngon nho nhỏ…
Một một đồng thì (ôi thôi) là cả bầu một trời, và một thời, hạnh phúc! Một đồng mới mua được quả bóng bay. Chiều Sài Gòn mà không có bong bóng (cầm tay) để tung tăng e sẽ là một buổi chiều… tẻ nhạt. Những chùm bóng đủ mầu sẽ rực rỡ hơn khi phố đã lên đèn, và sẽ rực rỡ mãi trong trong ký ức của một kẻ tha hương - cho mãi đến khi tóc đã điểm sương.
Dù một trời, và một thời, hạnh phúc xa xưa đã vuột khỏi tay - như quả bóng bay, không may, chiều nào, vào thưở ấu thời - tôi vẫn "sẵn sàng" nổi nóng nếu ai vô ý đặt chân đến cái phần thiên đường đã mất của mình.
Lê Diễn Đức (giữa). Ảnh: Nguyễn Công Bằng
Có bữa, bên bàn nhậu, Lê Diễn Đức bỗng nói khơi khơi:
- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: "Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không.
Quê quá, phải dừng theo! Nhiều năm sau, ở Hà Nội, những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền-Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải thêm có 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể.
Lên xe bus, xe đò trong Nam luôn cho hắn những cảm giác thích thú để quan sát. Đủ các hạng người, mà sao không chen lấn, cãi vã. Khách nhường ghế cho nhau, thăm hỏi, chỉ đường tận tình (những thứ mà cho đến hôm nay, trên xe bus Hà Nội, người ta phải ghi lên tấm biển to đùng, thành “Nội quy”). Lơ xe lăng xăng xách, buộc chằng đồ cẩn thận cho khách, nhảy lên mui, đeo bên thành xe la nhắc người dưới đường cẩn thận."
Nguyễn Hữu Vinh. Ảnh: ma-tu-an.blogspot
- Nguyễn Quang Lập: "Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn...Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy giành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời.
Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí...
Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính.
Nguyễn Quang Lập. Biếm hoạ: Babui
Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt."
Tôi cũng "sửng sốt" không kém khi nhìn thấy bức hình của một người S.G (nữa) giữa phố Nguyễn Huệ - vào chiều chủ nhật, 15 tháng 5 năm 2016 vừa qua - trên trang RFA:
Bức ảnh người đàn ông toạ kháng một mình trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chiều 15 tháng 5 được chụp bởi một người chơi ảnh tên Bùi Dzũ nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Không lâu sau đó, cư dân mạng biết tìm ra đó chính là nhà báo/blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người đã phát động phong trào toạ kháng để đòi sự minh bạch về thảm hoạ môi trường. Tấm ảnh được chính người chụp gọi tên là “Người đàn ông cô đơn”.
Ảnh: Bùi Dzũ
Tôi không biết rõ Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập, Huỳnh Ngọc Chênh ... nguyên quán nơi đâu nhưng biết chắc là họ đã sống hết lòng (qua từng hơi thở, từng dòng chữ, từng bước chân) để cố giữ lại được cho S.G - phần nào - nhân phẩm và đạo lý.
Bao giờ mà ở những góc đường vẫn có những bình trà đá, những thùng bánh mì, những quán cơm, những nơi vá xe (miễn phí) và bao giờ mà vẫn còn những vị thức giả sẵn sàng đối diện với cường quyền thì S.G vẫn chưa thể mất. Tôi không mất S.G đâu nhưng thành phố này đã mất tôi, và mất tự lâu rồi. Cái thứ đồ bỏ chạy (mất dép) trong cơn quốc biến, và cúi mặt đi luôn như tôi thì dù có mất luôn (phỏng) có gì đáng để bận tâm.
sàigòn, chợ lớn như mưa chớp
nát cả trùng dương một khắc thôi
chim én bay ngang về xóm chiếu
nước ròng ngọt át giọng hàng rong
hỡi ơi con bạn hàng xuôi ngược
trái cây quốc cấm giấu trong lòng
hỏi thăm cho biết đường ra biển
nước lớn khi nào tới cửa sông
sàigòn khánh hội gió trai lơ
khi ấy còn tơ gái núi về
đào kép cải lương say tứ chiếng
ngã tư quốc tế đứng xàng xê
Dù "xàng xê" và "cải lương" tới bến nhưng khi “cách mạng về” là dân Khánh Hội đều "hết say tứ chiến" cấp kỳ. Tui, tất nhiên, cũng tỉnh táo liền. Tỉnh rồi mới bắt đầu hớt hải "hỏi thăm cho biết đường ra biển," và cuống quýt đâm xầm vào giữa đại dương, bỏ lại S.G - như cắn răng cắt bỏ một phần thân thể của chính mình.
Tuy thoát thân nhưng không ít đêm, những đêm khó ngủ, tôi vẫn lò dò trở về chốn cũ. Có khi, tôi đứng ngẩn ngơ nhìn chiếc bong bóng vừa mua đã (lỡ) tuột khỏi tay - lơ lửng bay giữa những hàng cây, vào một buổi chiều Sài Gòn vừa tắt nắng - mà muốn ứa nước mắt vì tiếc và buồn.
Cũng có khi tôi ngồi trước một xe bán bò viên, chăm chăm nhìn thùng nước lèo vừa mở nắp, và tưởng chừng như không gian (của cả Sài Gòn hoa lệ) bỗng ngạt ngào hương vị. Chút nước thánh này – sau khi đã nhai thiệt chậm miếng thịt pha gân vừa ròn, vừa ngậy – hoà nhẹ với chút xíu tương đỏ, tương đen, cùng ớt xa tế ngọt ngọt cay cay làm cho thằng bé xuýt xoa ... cho đến lúc cuối đời.
Nhiều khi, tôi ngồi chò hỏ trước cửa nhà (mặt buồn thiu) vì không được bố mẹ nhẹ nhàng đặt vào tay năm cắc hay tờ giấy bạc một đồng - như thường lệ. Chỉ cần năm cắc thôi là đủ khiến chú Chệt vội vã ngừng xe, mở ngay nắp bình móp, lấy miếng kem đầy đặn – xắn một phần vuông vắn, cắm phập vào que tre – trịnh trọng trao hàng với nụ cười hiền lành và tươi tắn. Cắn một miếng ngập răng, đậu xanh ngọt bùi, thấm lạnh dần qua miệng lưỡi, rồi tan từ từ… suốt cả thời thơ ấu.
Năm cắc là giá của nửa ổ bánh mì tai heo, nửa má xoài tượng, một xâu tầm ruột ướp nước đường, một cuốn bò bía, một trái bắp vườn, một ly đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, một dĩa gỏi đu đủ bò khô, một khúc mía hấp, năm cái bánh bò nước dừa xanh đỏ, hay mười viên cái bi ròn ròn cái bi ngon ngon nho nhỏ…
Một một đồng thì (ôi thôi) là cả bầu một trời, và một thời, hạnh phúc! Một đồng mới mua được quả bóng bay. Chiều Sài Gòn mà không có bong bóng (cầm tay) để tung tăng e sẽ là một buổi chiều… tẻ nhạt. Những chùm bóng đủ mầu sẽ rực rỡ hơn khi phố đã lên đèn, và sẽ rực rỡ mãi trong trong ký ức của một kẻ tha hương - cho mãi đến khi tóc đã điểm sương.
Dù một trời, và một thời, hạnh phúc xa xưa đã vuột khỏi tay - như quả bóng bay, không may, chiều nào, vào thưở ấu thời - tôi vẫn "sẵn sàng" nổi nóng nếu ai vô ý đặt chân đến cái phần thiên đường đã mất của mình.
Lê Diễn Đức (giữa). Ảnh: Nguyễn Công Bằng
Có bữa, bên bàn nhậu, Lê Diễn Đức bỗng nói khơi khơi:
- Tôi là dân Sài Gòn mà.
- Đừng có nói giỡn cha!
- Thiệt mà, tôi sống ở Sài Gòn gần hai chục năm chớ đâu phải ít.
- Bộ lâu dữ vậy sao?
- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: "Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không.
Quê quá, phải dừng theo! Nhiều năm sau, ở Hà Nội, những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền-Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải thêm có 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể.
Lên xe bus, xe đò trong Nam luôn cho hắn những cảm giác thích thú để quan sát. Đủ các hạng người, mà sao không chen lấn, cãi vã. Khách nhường ghế cho nhau, thăm hỏi, chỉ đường tận tình (những thứ mà cho đến hôm nay, trên xe bus Hà Nội, người ta phải ghi lên tấm biển to đùng, thành “Nội quy”). Lơ xe lăng xăng xách, buộc chằng đồ cẩn thận cho khách, nhảy lên mui, đeo bên thành xe la nhắc người dưới đường cẩn thận."
Nguyễn Hữu Vinh. Ảnh: ma-tu-an.blogspot
- Nguyễn Quang Lập: "Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn...Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy giành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời.
Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí...
Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính.
Nguyễn Quang Lập. Biếm hoạ: Babui
Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt."
Tôi cũng "sửng sốt" không kém khi nhìn thấy bức hình của một người S.G (nữa) giữa phố Nguyễn Huệ - vào chiều chủ nhật, 15 tháng 5 năm 2016 vừa qua - trên trang RFA:
Bức ảnh người đàn ông toạ kháng một mình trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chiều 15 tháng 5 được chụp bởi một người chơi ảnh tên Bùi Dzũ nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Không lâu sau đó, cư dân mạng biết tìm ra đó chính là nhà báo/blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người đã phát động phong trào toạ kháng để đòi sự minh bạch về thảm hoạ môi trường. Tấm ảnh được chính người chụp gọi tên là “Người đàn ông cô đơn”.
Ảnh: Bùi Dzũ
Tôi không biết rõ Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập, Huỳnh Ngọc Chênh ... nguyên quán nơi đâu nhưng biết chắc là họ đã sống hết lòng (qua từng hơi thở, từng dòng chữ, từng bước chân) để cố giữ lại được cho S.G - phần nào - nhân phẩm và đạo lý.
Bao giờ mà ở những góc đường vẫn có những bình trà đá, những thùng bánh mì, những quán cơm, những nơi vá xe (miễn phí) và bao giờ mà vẫn còn những vị thức giả sẵn sàng đối diện với cường quyền thì S.G vẫn chưa thể mất. Tôi không mất S.G đâu nhưng thành phố này đã mất tôi, và mất tự lâu rồi. Cái thứ đồ bỏ chạy (mất dép) trong cơn quốc biến, và cúi mặt đi luôn như tôi thì dù có mất luôn (phỏng) có gì đáng để bận tâm.
No comments:
Post a Comment