NGUYỄN MINH CHÂU * HỒI KÝ TÙ CỘNG SẢN
(Trích trong hồi ký Cuộc Ðời Ðổi Thay)
Tóm tắt sơ lược về các trại tù cải tạo
Tôi còn nhớ là những sĩ quan cấp bực trung tá phải trình diện tại trường
học Don Bosco, Gò Vấp trong ba ngày từ 14, 15 và 16 của tháng 6 năm
1975. Tôi trình diện ngày giữa để không sớm mà cũng không trễ. Chúng tôi
ngoan ngoãn như những con cừu non mang theo đủ số thuốc men, đồ đạc và
tiền để học tập ba tháng rồi sẽ trở về với gia đình (theo thông cáo). Vợ
tôi đã khuyên tôi trốn về quê hoặc nơi nào khác một thời gian rồi sẽ
tính sau. Nhưng vì sự đi đứng của tôi khó khăn (chống gậy) và hơn nữa
với 21 năm trong quân đội và hành chánh nên được nhiều người biết sẽ dễ
bị lộ tông tích. Tôi cũng sợ liên lụy đến vợ con nếu tôi không ra trình
diện.
Trong thời gian chờ thanh lọc, bọn CS nhốt chúng tôi tại trại Long Giao,
căn cứ của Trung Ðoàn 48 thuộc Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. Nơi đây tôi có gặp
gỡ nhiều chiến hữu cùng cấp bực và nhiều vị Chỉ huy cũ của tôi như các
cựu Ðại Tá Tôn Thất Soạn, Nguyễn Thế Lương, Nguyễn Năng Bảo, NT Nguyễn
Thành Trí, cựu tư lịnh phó sư đoàn, sau khi tôi đã rời binh chủng.
Tôi vẫn còn nhớ một hình ảnh khó quên về cựu Ðại Tá Tôn Thất Soạn, một
chiến đoàn trưởng TQLC đã lập nhiều chiến công hiển hách trong thời gian
ông chỉ huy các Tiểu Ðoàn TQLC hành quân trên 4 miền chiến thuật. Sau
cùng ông là tỉnh trưởng Hậu Nghĩa khi tôi làm quận trưởng Ðức Hòa. Ông
cũng được mọi thành phần Quân Cán Chính mến thương như lúc ông còn là
chiến đoàn trưởng vì tính hiền hậu và nhã nhặn của ông ấy. Tôi không bao
giờ quên và tội nghiệp cho một anh hùng lỡ vận. Mới vài tháng trước đây
ông là một vị tỉnh trưởng Hậu Nghĩa uy quyền, hôm nay thấy ông vác củi
rừng và mặc bộ đồ kaki vàng lượm được đâu đó đã rách tả tơi. Tôi rất xúc
động và căm hờn. Tôi nghĩ rằng tinh thần của Ðại Tá Soạn cũng như tôi
lúc bấy giờ còn tả tơi hơn bộ đồ kaki rách rã rời này nữa. Ôi! một thời
oanh liệt nay đã tiêu tùng theo vận nước!
Trước khi chở ra Bắc, bọn CS đưa tất cả sĩ quan từ cấp tướng đến cấp tá
về trại tù Suối Máu mà trước kia chính quyền miền Nam giam tù phiến
Cộng. Nơi đây trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, bọn chúng có giường ngủ,
chăn màn đầy đủ. Chúng được ăn uống theo tiêu chuẩn quốc tế cho nên tên
tù Việt Cộng nào cũng mập béo. Các phái đoàn Mỹ và ngoại quốc đến thăm
viếng thường xuyên. Trại được xây cất nơi thờ phượng cho các Tôn giáo.
Khi chúng tôi vào trại Suối Máu thì những căn trại trống không, phải nằm
đất và cơm ngày hai bữa với canh rau nấu muối hột, thỉnh thoảng có chú
cá loại rẻ tiền hôi tanh khó ngửi.
Có một lần bọn CS cho chúng tôi ăn hủ tiếu đã lâu ngày bị mốc meo nên
hầu hết anh em tù đều bị kiết lỵ, một số người bị chết vì không có thuốc
trị. Vấn đề vệ sinh rất là bẩn thỉu, tồi tệ. Nhưng chẳng thấy phái đoàn
nào đến thăm chúng tôi. Tôi còn nhớ là vài tháng trước ngày 30 tháng 4,
1975, phái đoàn của Ni sư Huỳnh Liên, v.v… đã gây khó dễ với chính
quyền Tổng Thống Thiệu là phải được vào thăm bọn Việt Cộng bị giam tại
Suối Máu. Khi chúng tôi vào trại này, các nơi thờ phượng đều bị bọn man
rợ đập phá, các tượng Phật, tượng Chúa đều gẫy nát, không khác nào bị
bọn ma quỷ phá nhà chay.
Mỗi buổi sáng chúng tôi cố phóng tầm mắt xa ra ngoài lộ xem có thấy bóng
dáng vợ con mình lai vãng hay không cho thỏa lòng nhung nhớ! vì CS đâu
cho thăm nuôi.
Tại Suối Máu tôi rất mừng gặp lại một đồng nghiệp sau cùng ở tỉnh Hậu
Nghĩa là cựu Trung Tá Bùi Văn Ngô, một vị quận trưởng lâu năm ở đây. Tôi
đã được thuyên chuyển từ Dĩ An về Hậu Nghĩa hơn một năm rồi lại được
trở về Dĩ An một tháng cuối cùng. Nhưng tôi cũng biết ông là một Quận
Trưởng có khả năng, luôn nghĩ đến binh sĩ và hiền hòa dễ mến. Tôi xin
hết lòng cám ơn ông Ngô đã tận tình giúp bạn bè lúc khổ nhọc vì mỗi
chiều sau giờ cơm ông hay rủ tôi cùng đi tắm để ông xách nước giếng giùm
tôi vì bàn tay mặt của tôi đã bị tàn phế do thương tích. Ông Ngô và gia
đình đi diện HO, các con nay đã thành gia thất và thành công trên xứ
người. Vợ chồng chúng tôi xin chúc mừng hai ông bà và các cháu.
Tôi cũng không quên ơn Mũ Xanh Trung Tá Lê Văn Khánh ở tù chung trại 1
Yên Bái đã nhiều lần xách hộ tôi chiếc valise đựng quần áo mỗi khi
chuyển trại. Ông luôn giúp đỡ tôi vì chân tôi đi khập khểnh khó khăn.
Nếu không có ông Khánh trợ giúp thì tôi có thể té nhào xuống sông bến
Tân Cảng vì phải đi qua chiếc cầu rất nhỏ từ bến xuống tàu Sông Hương
chở ra Bắc. Tôi còn nhớ có một người trong chuyến tàu này mang túi đồ
nặng trĩu trên vai đã lọt xuống sông bị chìm mất dạng mà bọn bộ đội CS
vẫn đứng trơ mắt nhìn không tiếp cứu.
Nơi xứ này mỗi khi anh em có dịp gặp nhau là kể cho nhau nghe về đơn vị
cũ, chiến trường xưa và cũng không bỏ qua chuyện tù Cộng Sản vô cùng
nhục nhã khó quên.
Ðoạn đường xuôi Nam
Sau một năm bị giam cầm trong Nam và hai năm ở miền Bắc, bọn CS thả
những người tù già yếu và bệnh tật trong đó có tôi mà bọn chúng thấy
không còn lao động đươc nữa và bọn chúng nghĩ rằng có thả về nhà chúng
tôi cũng sẽ chết thôi.
Trước khi được thả về, bọn bộ đội CS ban chỉ huy trại tù Yên Bái trả lại
quần áo mà chúng tôi mang theo lúc trình diện để học tập “ba tháng”
theo thông cáo. Tôi lấy bộ đồ mà tôi đã mặc đi trình diện ở Gò Vấp mặc
thử xem ra sao. Khi vừa mặc chiếc quần tây vào thì cái quần bị tuột
xuống tới chân làm cho tôi sững sờ vì không ngờ tôi ốm tới thế này và
mấy anh bạn tù cùng láng cười rộ lên khi nhìn thấy cái thân người khỏa
thân của tôi nó teo nhách từ trên xuống dưới! Trong mấy năm tù có nhìn
thân mình trong kiếng soi bao giờ mà biết được cái độ gầy ốm của thân
người mình ra sao? mặt mày của mình như thế nào? Mấy năm đầu bọn Cộng
Sản không cho gia đình thăm nuôi và tiếp tế lương thực nên anh em tù bị
đói tả tơi, có người không chịu nổi cái đói đến kiệt sức mà chết.
Những người mập mạp lại càng tiều tụy hơn chúng tôi nhiều và càng dễ
chết do thiếu dinh dưỡng. Hôm ngày tập trung về đoàn để chuẩn bị trở về
Nam, một cựu đại úy LLÐB đến chào hỏi tôi mà tôi không thể nhìn ra ông
ấy là ai. Ông ấy bèn nói rằng: Anh Năm (Colonel) không nhận ra em sao?
em là Ðại Úy M… mập đây. Lúc bấy giờ tôi mới nhớ ra ông, vì ngày xưa ông
rất mập và bụng to đến đổi khi ông ngồi lái xe Jeep là cái bụng bệ vệ
và nặng nề của ông đụng tới cái volant xe. Ông ta bèn giở áo lên cho tôi
xem cái bụng của ông có nhiều miếng da xếp lại không khác nào cây đàn
Accordéon. Gương mặt tròn trịa của ông năm xưa nay bị hóp lại trông thật
não nề!
Mọi người tù đều ốm yếu như nhau nên tôi cũng không nhận định được thân
người của tôi nó gầy ròm như thế nào? Khi đến đón tôi được thả về tại
cổng thành Ông Năm, Gò Vấp, vợ tôi chỉ nhìn ra tôi nhờ tôi chống gậy đi
khập khễnh từ sau ngày tôi bị thương tại vùng giới tuyến vào cuối năm
1966, lúc tôi còn là tiểu đoàn phó TÐ 3 Thủy Quân Lục Chiến.
Toán đầu được thả ra là những sĩ quan thuộc ngành chuyên môn như hành
chánh hay kỹ thuật. Trong toán này có một anh thiếu tá ngành Quân Nhu,
khi vùa tới cổng trại anh nhìn thấy bà vợ đang ngơ ngác nhìn tám người
tù đi ra mà không nhận dạng được chồng bà. Anh ấy bèn lên tiếng: “Em!
anh là T… đây.” Bà vợ nhìn chồng quá tiều tụy và xúc động đến ngã quỵ.
Anh thiếu tá cũng khóc sụt sùi nức nở nên bị giữ lại cho trở vào trại để
lên lớp cùng với chúng tôi đang mong chờ đợi phiên về kế tiếp.
Tên quản giáo nói rằng: đảng và nhà nước với chánh sách khoan hồng đã
nuôi các anh ăn học rất chu đáo để trở thành công dân tốt, chứ nhà nước
đâu có hành hạ mấy anh đâu mà tại sao các anh lại tủi thân mà khóc với
vợ con? Tôi bực mình và nói thầm: “Chúng tao đâu có chém trâu đốt nhà
như loài Cộng Sản chúng mầy mà được bọn bây giáo dục để trở thành công
dân tốt?” Nghe mấy câu nói nhàm tai này tôi càng tức sôi gan và tôi nghĩ
rằng chắc quý vị cũng rất bực mình nghe tôi kể lại câu chuyện này.
Bọn Cộng Sản thả những người trong nhóm chúng tôi làm năm đợt, mỗi đợt
tám người và cách nhau mỗi đợt một tuần lễ. Cứ sáng ngày thứ năm trong
tuần là anh em tù hồi họp chờ đợi tên cán ngố đến gọi tên mình và dẫn ra
cổng trại. Sống với bọn này lúc nào cũng hoang mang và đầu óc luôn luôn
bị căn thẳng!
Một cựu trung tá Phòng Nhì, lúc bấy giờ đã bảy mươi hai tuổi còn bị giữ
lại với tôi sau khi toán cuối cùng đã được về hai tuần qua rồi. Ðiều này
làm cho ông và tôi rất đắn đo vì tên thủ trưởng trại chẳng cho biết lý
do tại sao? mà chúng tôi cũng chẳng dám hỏi. Ông ấy tự suy đoán và nói
với tôi rằng: Có lẽ tôi là nhơn viên phòng nhì còn cậu làm quận trưởng
lâu năm, chắc chúng mình thuộc thành phần “ác ôn” (đây là danh từ của
bọn Cộng Sản gán ghép cho những người của chế độ miền Nam). Thật là nhức
đầu với lối khủng bố tinh thần của lũ Cộng Sản.
Về đến nhà tôi nhìn vào kiếng thấy người tôi chỉ còn da bọc xương, hai
xương vai nhô ra, đưa bộ ngực oméga sâu hõm, mặt mày xanh xao như tàu là
chuối trông giống như người mắc bịnh Aids Disease mà bên Việt Nam gọi
là bịnh Sida. Ðứa con trai út của tôi tám tuổi hỏi mẹ nó sao ba bây giờ
không giống ba mấy năm trước vậy? Tôi buồn muốn rơi nước mắt vì tủi thân
và nghĩ rằng không biết tôi có thể khỏe mạnh lại như xưa không? Khi đi
trình diện tôi cân nặng 65 ký, bây giờ chỉ còn 40 ký. Tôi không biết
rằng có được hồi phục sức khỏe để nuôi bản thân tôi và lo cho gia đình
nổi không? Vì biết rằng tôi phải lao động cày cuốc theo chánh sách của
bọn chúng khi được thả về với gia đình.
Lần này chúng tôi được chở về Nam bằng xe lửa từ Yên Bái đến Vinh, rồi
từ Vinh đi bằng xe đò trong Nam ra đón chở thẳng về thành ông Năm, quận
Hóc Môn. Tôi cũng xin nói rõ thêm là trên đoạn đường về Nam anh em chúng
tôi được chuyên chở trong điều kiện thoải mái, không phải như lần ra
Bắc bọn Cộng Sản nhốt chúng tôi dưới hầm tàu Sông Hương rất khổ sở từ
bến Tân Cảng Saigon ra Vinh rồi từ Vinh ra Yên Bái lại tiếp tục bị nhốt
trong những toa sắt chở hàng hóa như súc vật.
Trên đoạn đường từ phía Nam cầu Hiền Lương ngay vĩ tuyến 17, về tới
Saigon, tôi được nhìn thấy lại những phong cảnh và địa danh mà đơn vị
TQLC chúng tôi đã hành quân qua trong những năm chinh chiến và không
khỏi ngậm ngùi khi thấy và nhớ lại những mặt trận chạy dài theo Quốc lộ
số 1 mà anh em chiến sĩ cùng tôi đã một thời tung hoành, oanh liệt và đã
cùng sống chết bên nhau trong các trận đánh đẫm máu với quân Cộng Sản
Bắc Việt. Lúc bấy giờ tôi thật xúc động và buồn lắm! Còn một điều nữa
làm cho tôi rất buồn và luyến tiếc là quê hương mình rất đẹp mà để quân
Cộng Sản vào gây chiến tranh tàn khóc và gây biết bao cảnh đổ nát điêu
tàn, biết bao gia đình phải điêu linh.
Ðến thành phố Huế, hai anh bộ đội cho chúng tôi xuống xe để ăn trưa.
Ðồng bào hay tin tù cải tạo được về Nam từ các trại tù miền Bắc đã đổ xô
tới bao vây chúng tôi. Các bà cụ già và các phụ nữ nhìn thấy chúng tôi
mặt mày xanh xao hốc hác, bơ phờ và ốm gầy nên động lòng khóc nức nở.
Chúng tôi bị cấm không cho tiếp xúc với đồng bào, nhưng khi nhìn qua ánh
mắt của mấy bà tôi hiểu là các bà rất thương cảm chúng tôi và họ hình
dung bóng dáng chồng con hay anh em của họ cũng tiêu điều như chúng tôi
vậy, nên họ mủi lòng không cầm được nước mắt. Có một bà cụ chửi khe khẽ
rằng: “Ðồ quân khốn nạn! Chúng bay đày đọa mấy người cải tạo ra nông nỗi
này!” Một điều làm cho tôi luyến tiếc là phố Huế ngày xưa thanh bình
thơ mộng, nay sao tôi thấy tiêu điều buồn tênh! Có lẽ phố Huế cũng buồn
theo vận nước?
Anh em chúng tôi chia ra từng toán vào các quán ăn cạnh nhau trên một
đường phố. Các người chủ quán đều không tính tiền và còn cho uống beer
và nước ngọt thật ngon lành vì mấy năm nay đâu được có những thứ này.
Ngồi trên xe đò đi tiếp về Saigon, chúng tôi nghe các anh lơ và tài xế
chửi xỏ chửi móc chế độ Cộng Sản thậm tệ bất cần hai anh bộ đội đi theo
chúng tôi. Nhưng lúc ấy tinh thần chúng tôi bị sa sút sau mấy năm trong
tù luôn bị đe dọa, bị khủng bố và hoang mang thành ra nhút nhát nên nghe
họ chửi rủa anh em chúng tôi cũng ngại lắm. Một anh bạn tù cắt ngang
những lời trách oán của anh lơ xe và hỏi anh lơ rằng: Lúc này nước nhà
được giải phóng và được thống nhứt chắc là đồng bào mình có cuộc sống ấm
no lắm phải không? Tôi nghĩ là anh bạn tù này muốn hỏi để cho anh lơ ấy
không chửi nữa vì sợ ảnh hưởng không tốt cho anh ta, chứ chúng tôi cũng
biết dân miền Bắc khổ và đói rách lắm dưới sự cai trị của bọn bạo tàn
Cộng Sản đã mấy mươi năm qua, làm gì mà dân Nam có được sung sướng?
Nhưng anh lơ lại nói thêm: Giải phóng cái con mẹ gì, giải phóng là
phỏng… đó mấy ông ơi! Dân khổ chết cha đi mấy ông, muốn mua gạo ăn phải
trình hộ khẩu và đăng ký, mua thứ gì cũng không có để mà xài, vật giá
leo thang và đồng tiền rẻ mạt vì bị mất giá.
Xe đò chở chúng tôi đi qua thành phố Saigon đến Gò Vấp rồi từ từ vào
Thành Ông Năm là trại giam sĩ quan cấp Úy. Tôi rất ngậm ngùi khi thấy
quang cảnh điêu tàn và buồn tẻ, các cửa hàng khang trang của Saigon năm
xưa đều đóng. Thủ đô Saigon ngày nay không phải như trước năm 1975 mà
lúc xưa được gọi là hòn ngọc Viễn Ðông.
Lòng mãi u buồn nhớ Saigon
Tên ấy không còn với nước non
Saigon mất tên trong sử sách
Giặc Cộng vào bôi dấu bia son.
Saigon trải qua cơn hỗn loạn
Tự do, hạnh phúc cũng chẳng còn
Hòn ngọc Viễn Ðông nay tan biến
Lòng mãi u buồn tiếc Saigon.
Tên ấy không còn với nước non
Saigon mất tên trong sử sách
Giặc Cộng vào bôi dấu bia son.
Saigon trải qua cơn hỗn loạn
Tự do, hạnh phúc cũng chẳng còn
Hòn ngọc Viễn Ðông nay tan biến
Lòng mãi u buồn tiếc Saigon.
MC
Khi chúng tôi vừa mới tới thành Ông Năm, tên thủ trưởng trại chịu trách
nhiệm toán chúng tôi nói rằng: Các anh học tập tốt được cách mạng cho về
đây ăn học tiếp. Tôi nói thầm: Tốt chỗ nào? Lao động khổ sai đói rét
muốn bỏ mạng mà gọi là học tập, bọn chúng mầy lúc nào cũng nói láo. Ðầu
óc chúng tôi rất hoang mang không biết còn phải ở tù thêm bao lâu nữa?
hay lại chuyện gì sẽ xảy ra đây?, trong khi tên trưởng trại tù Yên Bái
đã nói rằng chúng tôi được về sớm vì lý do già yếu, bịnh nặng gần chết
và tàn phế, v.v… Thật là chánh sách của đảng dạy bọn chúng mầy là nói
láo, nói láo từ trên xuống dưới và nói láo từ nơi này đến nơi khác.
Trước khi chúng tôi được về có anh Trung Tá H…, tùy viên quân sự của tòa
Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại nước ngoài và một số tù cải tạo ở chung
trại số 1 Yên Bái với tôi được chúng bảo chuẩn bị hành trang để được thả
về. Nhưng một thời gian sau đó anh em đi vào rừng gặp lại anh H… đang
lao động với anh em của trại khác. Một anh tù đã hỏi rằng: Sao anh H…
còn ở đây? Chưa về với gia đình sao? Anh H… khe khẽ chửi thề: Ðồ bọn nói
láo, mấy anh đừng có tin chúng nó. Nhớ lại câu chuyện này tôi càng
hoang mang lắm mặc dù đã về trong Nam rồi, nhưng tôi nghĩ rằng dù sao đi
nữa về đây ở tù thêm cũng được gần gia đình và khí hậu ấm áp hơn.
Về nhà mừng vui được sum hợp gia đình nhưng không khí rất là ngộp thở vì những tên công an khu vực tới nhà xét bất cứ lúc nào. Lúc bấy giờ những tù cải tạo khi được thả về gia đình phải trình diện mỗi tuần hoặc hai tuần hoặc mỗi tháng một lần tùy ý của bọn công an địa phương. Vợ tôi phải đi báo cáo ngay cho công an khu vực khi vừa về tới nhà. Ngày hôm sau tôi phải trình diện đồn quân trấn Thủ Ðức và sau đó mỗi tuần một lần. Tôi nghe nói tên công an trưởng đồn quân trấn lúc trước là anh thợ vá vỏ xe đạp tại chợ Thủ Ðức. Tôi không bao giờ có ý chê bai hay khi dễ những người ít học. Tôi rất thông cảm hoàn cảnh sống nghèo khổ của mỗi người. Nhưng tôi rất bực mình thái độ đã vô học lại còn vô giáo dục với bản chất hèn hạ và nhỏ mọn của quân Cộng Sản như lũ chém trâu đốt nhà và ăn hại đồng bào.
Mỗi lần tôi trình diện, tên này luôn luôn có cái bản mặt mày hằn học với
tôi lắm, vì theo giấy ra trại hắn biết tôi trước năm 1975 là quận
trưởng Dĩ An, Biên Hòa và quận Ðức Hòa, Hậu Nghĩa. Còn tên công an khu
vực cứ mỗi ngày đến kiểm soát tôi và hắn ta nói rằng: Tôi tới thăm anh
Châu khỏe không? và tiến bộ ra sao sau khi cách mạng nuôi ăn học một
thời gian. Tôi tức căm hờn với những câu nói này vì bị bọn Cộng Sản
chúng nó đày đọa gần chết mà nói ăn học cái gì? Chúng tôi đã nhiều lần
nghe những lời nói y rập một khuôn của bè lũ này từ lúc vào Long Giao
đến trại Suối Máu rồi ra Yên Bái. Tên công an khu vực thường đến nhà
đúng lúc vợ tôi đi chợ về là hắn lục lạo vào giỏ đi chợ xem vợ tôi đã
mua thứ gì để theo dõi hằng ngày mình ăn món gì, nhưng hắn nói trớ là
xem vợ tôi có mua đủ thức ăn cho tôi bồi dưỡng không, theo ngôn ngữ của
bọn Cộng Sản.
Trong thời gian tôi làm việc tại quận Dĩ An, anh em chiến sĩ địa phương
chúng tôi đã không ngại gian khổ hành quân ngày đêm nên tiêu diệt gần
hết thành phần hạ từng cơ sở trong quận. Vài tên còn lại phải bỏ vùng
hoạt động và ẩn náu giũa hai liên ranh Dĩ An và Tân Uyên. Cho nên sau
hai tháng được miền Bắc thả về, bọn Việt Cộng địa phương đến bắt tôi lại
để trả thù, nhưng chúng nói là tôi được công an tỉnh Sông Bé và Biên
Hòa mời tôi lên đó làm việc với chúng trong 10 ngày. Chúng nó cho tôi
mười phút chuẩn bị đồ đạc và thuốc men đủ dùng trong hai tuần lễ.
Nhìn mặt chúng lộ vẻ đằng đằng sát khí nên tôi nghĩ chúng sẽ giết tôi để
trả thù hay sẽ làm nhục tôi trước dân chúng tại quận Dĩ An nơi tôi làm
việc trước kia, cũng như chúng đã bắt vài sĩ quan trong bộ chỉ huy Chi
Khu của tôi đi quét đường và làm vệ sinh quanh khu phố. Tôi quyết định
dùng thuốc tự sát thà chết tại nhà với vợ con hơn là bị bọn chúng làm
nhục trước công chúng. Tôi đoán chắc rằng bọn nó sẽ giết tôi và vùi xác
nơi nào đó mà vợ con không hề biết được. Tôi bèn mở tủ thuốc lấy một ống
Optalidon mang vào phòng tắm vì không muốn cho hai con gái lớn của tôi
thấy và uống gần hết ống thuốc. Sau đó vài phút tôi bắt đầu xây xẩm mặt
mày và biết chắc chắn rằng tôi sẽ chết. Không còn sợ chi nữa và rất bực
tức, tôi trở ra phòng trước chửi bọn chúng dữ dội và nói rằng chánh sách
của bọn chúng bây là nói láo, đừng hòng mà bắt tao lại để trả thù. Ngay
lúc đó vợ tôi đi vắng nhà vừa về và tôi chỉ còn nói được ú ớ vài tiếng
rồi ngã vào vòng tay của vợ tôi và ngất lịm luôn.
Sau khi tỉnh lại, được vợ tôi thuật rằng chúng muốn chở tôi đến bịnh
viện Sông Bé để bọn chúng lo. Vợ tôi đoán rằng bọn Cộng Sản sẽ giết tôi
nên nhứt quyết không cho chúng chở đi. Trước sự giằng co dữ dội của vợ
con tôi cùng sự chứng kiến của người cùng xóm, bọn Việt Cộng đành để vợ
con tôi đem tôi ra xe chở vào bịnh viện Nguyễn Văn Học và đuổi theo
chúng tôi sau đó. Tôi đã may mắn được người cháu là Bác Sĩ Nguyễn Xuân
Tùng đang là BS trực tận tình cứu tôi trong khi đó tên BS Cộng Sản
trưởng khu cấp cứu nói rằng: Anh này đã chết rồi, anh Tùng không cần
chạy chữa nữa. Tên BS Việt Cộng ra lịnh cho y tá rút ống dưỡng khí ra,
nhưng vợ tôi và BS Tùng mạnh dạn kháng cự lại. Thật rõ ràng là bọn chúng
muốn giết tôi chết. Tên này và bè lũ quả thật dã man, tàn ác. Trong
thời gian này vợ tôi vất vả vô cùng vì sợ chúng giết tôi nên mỗi đêm
phải nằm túc trực tại hành lang phòng hồi sinh để theo dõi và canh chừng
tôi.
Sau ba ngày đêm nằm nơi phòng hồi sinh tôi tỉnh lại và tìm mọi lý do nằm
thêm môt hai tuần nữa vì còn yếu sức để nghĩ ra mưu kế trốn thoát khỏi
bệnh viện vì vợ chồng chúng tôi được bà BS M… và cô y tá A…, bạn học cũ
Gia Long với vợ tôi, đã mật báo cho vợ tôi biết là mỗi buổi sáng khi bàn
giao phiên trực, tên BS thủ trưởng đều lưu ý tất cả nhân viên là hãy
coi chừng và theo dõi một tên trung tá ngụy đang nằm chữa bịnh. Tôi đã
biết là chúng nó sẽ bắt tôi tại bịnh viện. Lúc bấy giờ tôi cũng được hay
tin có một số sĩ quan về cùng lúc với tôi cũng bị bọn CS bắt lại, không
biết số phận của các ông ấy đã ra sao?
Những phút giây hồi hộp
Vào một buổi sáng bà BS M… mật báo cho vợ tôi biết là tên thủ trưởng sẽ
ra lịnh cho tôi xuất viện lúc 4 giờ chiều ngày mai. Vợ chồng chúng tôi
hiểu ngay là bọn chúng sắp đặt âm mưu để bắt tôi lại khi tôi ra khỏi cửa
nhà thương. Vợ chồng chúng tôi quyết định phải trốn khỏi bịnh viện vào
lúc sáng sớm ngày hôm sau. Thấy tình hình nguy kịch, chị cả của tôi là
một soeur của nhà dòng Vinh Sơn và cũng là y tá trưởng của Khoa Nhi Ðồng
đang làm việc tại đây đã cùng vợ tôi đến gặp vị linh mục của nhà thờ
nằm ngay phía sau của bịnh viện Nguyễn Văn Học để cầu cứu. Chị tôi kể sự
việc của tôi đã xảy ra cho linh mục nghe và nói rằng: “Bọn Việt Cộng sẽ
bắt em tôi lại tại bịnh viện này vào chiều ngày mai, vậy nhờ Cha cho
chúng con dẫn em con đi qua cửa sau để tẩu thoát, nếu không sẽ nguy cho
tánh mạng của em con lắm.”.
Linh mục được biết hoàn cảnh nguy hiểm của tôi liền chấp nhận và nói
rằng: Sáng mai từ lúc 5 giờ Cha sẽ chờ và sẵn sàng mở cửa sau khi các
con tới. Chị tôi nay đã trên tám mươi và đã về hưu, còn vị linh mục đã
cứu giúp tôi không rõ còn sống hay không?
Lúc bấy giờ tôi còn quá yếu, mặc dù bà chị và vợ tôi dìu hai bên giúp
tôi đi cho nhanh, nhưng tôi lê lết từ bước chân đi âm thầm, chậm rãi và
thật hồi họp dưới ánh đèn lờ mờ vào khoảng gần 5 giờ sáng, lúc bịnh nhân
còn ngủ nên không ai hay biết. Vừa đến cửa sau thì linh mục nhanh tay
mở cửa ngay cho chúng tôi đi qua. Sau khi chúng tôi vào phòng khách của
nhà dòng vợ tôi lập tức gọi xe taxi chở thẳng về nhà ông bà ngoại của
mấy cháu tại Chợ Lớn.
Thế là một lần nữa tôi được thoát khỏi gông cùm Cộng Sản trong gang tấc.
Tôi không quên ơn cháu BS Tùng hiện đang hành nghề tại thành phố
Winnibeg, Canada, đã cứu sống tôi. Cám ơn bà BS M…và bà y tá A… đã mật
báo cho vợ chồng tôi biết trước những âm mưu của Cộng Sản trong lúc tôi
đang nằm điều trị. Những ơn nghĩa lớn lao này chúng tôi còn mang mãi
trong lòng đến trọn đời.
Vừa về tới nhà cha mẹ vợ ở đường Trần Hoàng Quân thì cháu gái lớn của
chúng tôi xuống nhà báo cho biết là bọn công an đồn quân trấn Thủ Ðức
đến bao vây và xét nhà để tìm tôi. Bọn chúng hỏi cháu rằng tôi đã ra
khỏi bịnh viện rồi, bây giờ ở đâu? Cháu đã được vợ tôi căn dặn trước là
tôi sẽ trốn ra khỏi nhà thương nên cháu trả lời là không hay biết gì, vì
hai tuần nay phải ở nhà trông nom các em nhỏ. Tên công an trưởng ra
lịnh cho con tôi là sáng ngày hôm sau phải ra trình diện đồn quân trấn
Thủ Ðức.
Chúng tôi dư biết rằng bọn man rợ sẽ bắt giam con gái tôi để điều tra
nên chúng tôi bảo sáu đứa nhỏ phải lén trốn khỏi nhà ở Thủ Ðức mà về ẩn
náu tạm nơi nhà bà chị tôi ở Gia Ðịnh. Con gái lớn chúng tôi lúc đó mới
được mười bốn tuổi cùng một cháu gái con của cựu Trung Tá Tiểng, tỉnh
trưởng Ban Mê Thuột, ở cư xá Kiến Thiết giúp đỡ phải dẫn dắt năm em nhỏ
âm thầm chạy trốn trong lúc trời còn mờ sương chưa sáng. Sau đó vợ tôi
đưa mấy cháu về Chợ Lớn sống nhờ với ông bà ngoại để vợ tôi rảnh tay mà
đối phó với tình hình vô cùng nguy hiểm của tôi. Chú thím Châu còn nhớ
ơn của cháu Trang đã không ngại nguy hiểm để lo cho mấy em được an toàn.
Tôi ngẫm nghĩ lại chế độ tự do của miền Nam chúng ta quá rộng lượng và
quảng đại. Trong thời gian tôi làm quận trưởng, từ cơ quan chánh quyền
đến quân đội, anh em chúng tôi không bao giờ khuấy nhiễu hay hành hạ thể
xác hoặc tinh thần của gia đình bọn Việt Cộng địa phương đang nằm trong
lòng bàn tay quyền lực của chúng tôi. Nếu thế cờ quốc tế đảo ngược lại,
miền Nam thắng và chế độ Cộng Sản sụp đổ, chúng ta sẽ đối xử chúng với
khí thế quân tử của đại trượng phu. Miền Bắc sẽ không phải là một trại
tù khổng lồ như miền Nam sau 30 tháng 4 năm 1975. Bọn Cộng Sản chúng nó
thật là quân hèn hạ và vô liêm sỉ.
Tôi còn nhớ trong thời gian tôi làm quận trưởng Dĩ An, có một bà vợ bé
của tên tướng Việt Cộng Ðào Sơn Tây được chúng tôi để sống rất bình yên
trước Bộ Chỉ Huy Quận của chúng tôi. Tướng VC Ðào Sơn Tây này trước kia
là công nhân của Sở Hỏa xa tại Dĩ An hồi thời Pháp thuộc.
Những ngày tháng buồn não nề trên gác trọ
Sau khi trốn ra khỏi nhà thương, tôi tuyệt đối không tiếp xúc với bất cứ
ai ngoài vợ tôi. Mỗi chiều tối vợ tôi phải lén lúc đến nơi tôi sống ẩn
dật để tiếp tế. Trong người tôi chỉ có tờ giấy ra trại và giấy chứng
nhận trình diện của đồn công an Thủ Ðức mà nay đã vô dụng rồi. Tôi phải
dùng tờ giấy Chứng cử tri của em trai kế tôi. Nhờ trên hình của tờ giấy
rất thô sơ không có đóng mộc, thành thử tôi chỉ thay tấm hình của tôi
vào mà xài mỗi khi di chuyển hay đổi chỗ ở. Mỗi lần đi vượt biên cũng
xài giấy công nhân giả do bạn tôi chứng nhận tôi đi công tác sửa chữa
máy đèn. Bây giờ nhớ lại cũng buồn cười là tôi chẳng có biết chút kinh
nghiệm gì về việc sửa chữa máy đèn hay máy phát điện. Nhưng cũng nhờ bọn
công an ngu ngốc không biết hạch hỏi tôi hoặc là nếu chúng nó nhờ tôi
sửa máy đèn thì tôi chẳng biết gì và sẽ bị lộ tẩy ngay là tôi xài giấy
tờ giả mạo.
Trong hoàn cảnh tôi là tù vượt ngục ai cũng rất ngại ngùng sợ bị mang
họa cho gia đình họ nếu tôi bị phát giác và bị chúng nó bắt lại. Sau hơn
sáu tháng sống rày đây mai đó rồi tôi cũng liều mạng cứ trụ lại một chỗ
tương đối kín đáo tại cư xá Lữ Gia, Phú Thọ. Người chủ nhà là một sĩ
quan cấp bực chuẩn úy bà con dám chứa chấp tôi ở luôn. Nhưng mỗi khi
nghe tin công an sẽ xét nhà tôi lập tức dời đi nơi khác. Có một lần ông
chủ nhà toa rập với bọn Việt Cộng giữ kho sơn tẩu tán một số sơn bột của
Mỹ và cất giấu trong nhà ông ta. Ðã nghèo lại mắc cái eo, nhận thấy
tình hình nguy hiểm quá tôi phải dời đi nơi khác một thời gian vì sợ vụ
buôn lậu bị bại lộ thì tôi cũng lộ mặt luôn.
Tôi sống âm thầm cô đơn trên từng gác trọ thật không khác nào kiếp sống
tù, nhưng dù sao tôi cũng được no ấm hơn anh em còn kẹt lại trong các
trại tù ngoài Yên Bái. Lúc bấy giờ tinh thần tôi bị khủng hoảng trầm
trọng vì sợ bọn Cộng Sản tìm ra tôi và bắt lại là đời tàn. Cứ vài ba
tháng tôi lén lút về thăm các con đang sống nhờ nơi nhà ông bà ngoại mấy
cháu. Có một đêm nhằm lúc tôi về, tên công an khu vực đến xét hộ khẩu,
tôi phải thoát ra cửa sau ẩn trốn cạnh chuồng gà. Ôi! thật là nhục nhã
cho cuộc đời lính bại trận.
Trong thời gian đó vợ tôi luôn tìm đường dẫn tôi vượt biển để bảo toàn
tánh mạng. Trong hoàn cảnh trốn chui trốn nhủi tôi bắt buộc phải vượt
biển đơn thân độc mã đi trước. Thật là đau đớn không khác nào ra đi mà
bứt tim gan để lại vì không biết đến bao giờ mới gặp lại vợ con? Nhưng
tôi quyết phải ra đi để tìm con đường sống rồi sẽ tính tới việc gia đình
sau.
Mối căm thù này không phải chỉ của riêng tôi mà cũng là của biết bao
nhiêu chiến sĩ đồng đội của tôi trong cùng một hoàn cảnh. Tôi không bao
giờ quên mối hận này được, cho nên mặc dù qua Mỹ đã lâu rồi và tôi rất
thương nhớ quê hương, nhớ vài anh chị em ruột thị còn kẹt lại bên quê
nhà, nhưng tôi thật sự không muốn trở về lúc này để nhìn thấy lại mặt
mày bọn man ri mọi rợ và tôi cũng không muốn thấy lá cờ máu hôi tanh của
bọn chúng.
Xuân, Hạ, Thu, Ðông, đã mấy lần?
Sống kiếp lưu vong, buồn quốc hận!
Mong ngày nào trở về quê cũ
Nước thanh bình, thỏa thích vui Xuân!?
(Trích bài thơ bốn Mùa Trên Quê Hương – N.M.Châu)
Sau hai lần ra Nha Trang mà chuyến đi không thành phải trở về. Lần thứ
ba có chuyến vượt biển từ Cà Mau nhưng bị đình hoãn. Vợ chồng chúng tôi
rất khổ sở vì chuyến đi bị đình hoãn nhiều ngày rồi lại bỏ cuộc, nên
trong hai tuần lễ ăn ở chờ đợi đã hết tiền. Vợ tôi phải bán mấy bộ đồ
chúng tôi mang theo để sống qua ngày, đến cuối cùng không còn gì để bán
ngoài bộ đồ đang mặc. Thật là thất vọng vô cùng! vì chẳng quen biết ai
nơi đây mà xin xỏ hay vay mượn tiền, và lúc này cuộc sống của mọi nhà
đều rất khó khăn. Tôi nói đùa với vợ tôi rằng: không lẽ chúng mình bán
hết cả bộ đồ đang mặc và mặc đồ tắm biển mà trở về Sàigòn hay sao? Chúng
tôi chỉ còn đủ tiền đi quá giang xe chở gạo đến nhà thờ Phụng Hiệp, Cần
Thơ, để xin tiền bà chị tôi lúc đó đã đổi về làm bà Nhứt tại một nhà
dòng tu nhỏ nơi đây để xin tiền mới có đủ mà mua vé xe chợ đen về đến
Saigon. Thật là khốn cùng!
Cứ mỗi lần đi không được tôi quá thất vọng và chán nản vì phải tiếp tục
cuộc sống âm thầm lén lút trên gác trọ với bao nỗi lo âu! Muốn tìm mảnh
đất tự do để dung thân không phải là dễ dàng. Hai chữ “Tự Do” thật là
quí giá vô cùng!
Vấn đề di chuyển vào những năm đó rất khó khăn vì xe đò bị kiểm soát và
rất hạn chế. Trong những lần đi tìm đường vượt biển vợ chồng chúng tôi
ngủ bến xe rất thường cũng như bao nhiêu hành khách phải nằm bến xe để
dành ưu tiên “đăng ký” mua vé, nếu chậm trễ là hết. Muốn di chuyển từ
Saigon ra Nha Trang hay từ Saigon xuống tỉnh cũng phải vất vả như thế.
Có những khi chúng tôi phải ngủ bờ ruộng hay ngủ gò mả vì không dám vào
khách sạn dễ bị bọn công an chú ý. Tôi đã quen những cảnh ngủ bờ ngủ bụi
gian khổ như thế này trong những năm chinh chiến, nhưng trong cái thế
hào hùng của người của người lính trận đi hành quân diệt giặc. Bây giờ
trong hoàn cảnh của một kẻ tù vượt ngục và vượt biển thật là nhục nhã ê
chề. Tôi thật thương vợ tôi vô cùng, tội nghiệp và xót xa cho vợ tôi
phải chịu cảnh vất vả, đắng cay như thế này.
Cuối cùng tôi đi được an toàn đến bờ biển Thái Lan trên một chiếc thuyền
con chỉ dài hơn chín thước. Sau khi được tin tức của tôi từ đất Thái,
vợ tôi đã yên tâm và rảnh tay tự một mình hướng dẫn và lèo lái chiếc ghe
nhỏ dẫn dắt sáu đứa con thơ đến bờ biển Mã Lai bình yên vô sự.
Thật là một ơn phước lớn của Thượng Ðế đã ban cho gia đình chúng tôi!
Thế là từ đây một thời hoạn nạn khốn khổ của gia đình đã qua. Chúng tôi
cũng nghĩ rằng mưu sự tại nhân và thành sự tại Thiên. Chúng tôi rất mang
ơn Thượng Ðế đã giúp gia đình chúng tôi được sớm đoàn tựu và đã ổn định
cuộc sống nơi xứ người.
Nhưng ngày nay lại rủi thay! với hoàn cảnh hiện tại tôi không hiểu rằng
khi đất nước thật sự được thanh bình và tự do dân chủ tôi có thể trở về
lại quê nhà được không? Tôi xin ghi vài dòng thơ đơn giản nói lên một
ước mơ ngày về thăm quê hương.
Nếu Tôi Về…
Nếu về, tôi xuống miền quê Cao Lãnh
Viếng mồ cha mả mẹ ngủ thiên thu
Ði trên đường đê, tìm ngôi trường cũ
Thăm lớp học vỡ lòng thời thơ ấu
Viếng mồ cha mả mẹ ngủ thiên thu
Ði trên đường đê, tìm ngôi trường cũ
Thăm lớp học vỡ lòng thời thơ ấu
Nếu về, tôi thăm Trà Vinh yêu dấu
Nhớ lại một thời thiếu niên lận đận
Sống đời côi cút, sống cảnh cơ bần
Lao động, học hành, mong được tiến thân
Nhớ lại một thời thiếu niên lận đận
Sống đời côi cút, sống cảnh cơ bần
Lao động, học hành, mong được tiến thân
Nếu về, tôi thăm Gia Ðịnh, người thân
Tạ ơn anh, nuôi tôi sống an lành
Nhớ chị, thay mẹ dạy dỗ thành danh
Có một hành trang cho đời khôn lớn
Tạ ơn anh, nuôi tôi sống an lành
Nhớ chị, thay mẹ dạy dỗ thành danh
Có một hành trang cho đời khôn lớn
Nếu về, tôi thăm đồi Tăng Nhơn Phú
Nơi đây được rèn binh thư, võ luyện
Giúp tôi trở thành một người lính chiến
Giữ yên bờ cõi, giữ vững giang san
Nơi đây được rèn binh thư, võ luyện
Giúp tôi trở thành một người lính chiến
Giữ yên bờ cõi, giữ vững giang san
Nếu về, thăm vùng chinh chiến gian nan
Tìm lại vết tích một thời oanh liệt
Tìm kỷ niệm vui buồn đời lính chiến
Và nhìn lại những danh lam thắng cảnh
Tìm lại vết tích một thời oanh liệt
Tìm kỷ niệm vui buồn đời lính chiến
Và nhìn lại những danh lam thắng cảnh
Nếu về, tôi đến Dĩ An đất lành
Thăm các chiến sĩ địa phương anh dũng
Ðã cùng tôi diệt Cộng phỉ nằm vùng
Gặp đồng bào, thăm xóm làng thân ái
Thăm các chiến sĩ địa phương anh dũng
Ðã cùng tôi diệt Cộng phỉ nằm vùng
Gặp đồng bào, thăm xóm làng thân ái
Nếu về, tôi sẽ lên miền Yên Bái
Thăm bạn tù nằm giữa núi hoang vu
Nơi bọn dã thú đày ải người tù
Chỉ vì cái tội giúp dân cứu nước
Thăm bạn tù nằm giữa núi hoang vu
Nơi bọn dã thú đày ải người tù
Chỉ vì cái tội giúp dân cứu nước
Nếu về, tôi đến Nghĩa Trang Quân Ðội
Tìm lại hình bóng Pho Tượng Tiếc Thương
Thăm những đồng đội gục ngã chiến trường
Tưởng niệm anh hùng bỏ mình vì nước
Tìm lại hình bóng Pho Tượng Tiếc Thương
Thăm những đồng đội gục ngã chiến trường
Tưởng niệm anh hùng bỏ mình vì nước
Những điều tôi muốn chỉ là mộng ước
Vết đạn thù làm đời tôi nghiệt ngã
Xe lăn bánh mỏi mòn trên đất lạ
Chỉ mong ngày về trong đống tro tàn!
Vết đạn thù làm đời tôi nghiệt ngã
Xe lăn bánh mỏi mòn trên đất lạ
Chỉ mong ngày về trong đống tro tàn!
CH Nguyễn Minh Châu
TÐ3 Soibien
TÐ3 Soibien
NGÔ TRUNG PHÒNG * TRUYỆN VƯỢT BIÊN
Cha con Ông Trương Văn Hào |
Mùa Lễ Tạ Ơn năm nay thật đặc biệt, thật tuyệt diệu, thật hạnh phúc không chỉ riêng với gia đình Ông Trương Văn Hào mà còn được Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn khắp nơi trên thế giới đón nhận, chia sẻ trong vui mừng. Hơn thế, phàm là con người, ai đọc câu chuyện đều mủi lòng với hoàn cảnh thương tâm, chết chốc, chia lìa của một trong hàng trăm ngàn cảnh bi thương mà hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do phải đối mặt. Nếu đã không cầm được nước mắt chia sẻ niềm đau, thì lại
càng khó ngăn nước mắt lưng tròng chia sẻ niềm hạnh phúc, khi nhìn hình
người cha ôm đứa con thất lạc từ lúc sơ sanh sau 34 năm tìm kiếm. Anh
Dương Ngô Trung Phòng mời tất cả cùng theo dõi câu chuyện qua sự tường
trình của ký giả Ngọc Lan, báo Người Việt đăng ngày 23 tháng 11 năm
2011 (NLSBDHN)
ROCHESTER, New York (NV) -“Ngay khi vừa nhìn thấy nó, tôi cảm giác như mình vừa tìm lại được vật gì quý giá lắm mà mình đánh mất từ lâu, cảm giác như vậy đó cô.” Ông Trương Văn Hào, qua cuộc điện thoại lần thứ hai với phóng viên Người Việt vào lúc hơn 10 giờ đêm Thứ Hai, trước ngày Lễ Tạ Ơn, nhắc lại cảm xúc của ông, khi nhìn thấy đứa con trai bị thất lạc từ 34 năm trước.
Trong cuộc điện thoại này, ông Hào cho biết đứa con trai mới tìm lại được, lúc đó đang ở Thái Lan, vừa hoàn tất cuộc phỏng vấn xin chiếu khán nhập cảnh vào Mỹ và đã được chấp thuận, với sự can thiệp của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Chuck Schumer (Dân Chủ-New York).
Câu chuyện tái ngộ của cha con ông Trương Văn Hào và Samart Khumkham (tức Trương Văn Khai), một người ở Rochester, New York, và một người ở một tỉnh xa xôi của Thái Lan, một lần nữa vừa gợi lại những thời khắc đau thương của những ai từng là thuyền nhân. Ðồng thời, câu chuyện lại mở ra thêm hy vọng cho những cha mẹ từng bị mất con, làm cho niềm tin của họ mạnh thêm, với hy vọng, đến một lúc nào đó, may mắn sẽ mỉm cười với mình.
Câu chuyện của 34 năm trước
“Tôi cùng vợ và đứa con trai mới 6 tháng tuổi, tên Trương Văn Khai, rời đảo Phú Quốc ngày 22 Tháng Mười Hai, 1977.” Ông Hào chầm chậm kể lại câu chuyện của mình.
Sau năm ngày lênh đênh trên biển, khi còn cách Songkhla, Thái Lan, chừng 35 dặm thì tàu ông Hào “bị bể.” Cùng lúc đó, họ gặp một chiếc tàu đánh cá Thái Lan, “thế là chúng tôi lên hết trên chiếc tàu Thái, và ở đó bốn ngày.”
Theo lời ông, ngay từ khi lên tàu, thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá “đã tỏ ra rất thích thằng bé. Ông ta đòi mua nó, nhưng chúng tôi không đồng ý.” Ông Hào kể. Cũng chính từ chi tiết này, mà hơn ba thập kỷ trôi qua, ông Hào vẫn tin rằng con trai ông còn sống.
Mọi chuyện vẫn bình thường, tuy nhiên, đến tối ngày thứ tư, “sau khi người thuyền trưởng bỏ sang một chiếc tàu khác đi mất,” những người đàn ông Việt Nam bị những người Thái còn lại trên tàu bắt nhảy xuống biển.
“Tôi cùng một anh đi cùng cứ lênh đênh như vậy trên nước. Ðến khoảng 6 giờ chiều hôm sau thì chúng tôi mới được một chiếc tàu đánh cá vớt.” Ông Hào tiếp tục nói, “Tôi cũng không biết bằng cách nào mà tôi đã sống.”
Ông Hào ở lại trên chiếc tàu này làm việc khoảng hai tuần, “cũng kéo cào, lặt cá.” Sau đó, họ lái tàu vô gần bờ, thả ông xuống, để ông tự bơi vô bờ.
Ông Hào được cảnh sát Thái “đưa vào trại.”
“Chừng một, hai tuần sau thì có một người Thái gốc Việt đi vào trại báo tin cho biết dân địa phương vừa mới vớt được hai xác người đàn bà và đã chôn cất. Hỏi thì nghe mô tả quần áo rất giống với quần áo vợ tôi và vợ người bạn đi cùng. Trên chiếc tàu chúng tôi đi vượt biên chỉ có hai người phụ nữ thôi. Khi đó tôi xin ra ngoài để đi đến đó hỏi thăm nhưng họ không cho ai ra khỏi trại. Từ đó tôi không còn biết tin tức gì nữa.” Ông Hào nói một cách nặng nề.
Sau gần năm tháng ở trong trại, ông Hào được người thân bảo lãnh sang định cư tại Mỹ.
Hành trình tìm con
ROCHESTER, New York (NV) -“Ngay khi vừa nhìn thấy nó, tôi cảm giác như mình vừa tìm lại được vật gì quý giá lắm mà mình đánh mất từ lâu, cảm giác như vậy đó cô.” Ông Trương Văn Hào, qua cuộc điện thoại lần thứ hai với phóng viên Người Việt vào lúc hơn 10 giờ đêm Thứ Hai, trước ngày Lễ Tạ Ơn, nhắc lại cảm xúc của ông, khi nhìn thấy đứa con trai bị thất lạc từ 34 năm trước.
Trong cuộc điện thoại này, ông Hào cho biết đứa con trai mới tìm lại được, lúc đó đang ở Thái Lan, vừa hoàn tất cuộc phỏng vấn xin chiếu khán nhập cảnh vào Mỹ và đã được chấp thuận, với sự can thiệp của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Chuck Schumer (Dân Chủ-New York).
Câu chuyện tái ngộ của cha con ông Trương Văn Hào và Samart Khumkham (tức Trương Văn Khai), một người ở Rochester, New York, và một người ở một tỉnh xa xôi của Thái Lan, một lần nữa vừa gợi lại những thời khắc đau thương của những ai từng là thuyền nhân. Ðồng thời, câu chuyện lại mở ra thêm hy vọng cho những cha mẹ từng bị mất con, làm cho niềm tin của họ mạnh thêm, với hy vọng, đến một lúc nào đó, may mắn sẽ mỉm cười với mình.
Câu chuyện của 34 năm trước
“Tôi cùng vợ và đứa con trai mới 6 tháng tuổi, tên Trương Văn Khai, rời đảo Phú Quốc ngày 22 Tháng Mười Hai, 1977.” Ông Hào chầm chậm kể lại câu chuyện của mình.
Sau năm ngày lênh đênh trên biển, khi còn cách Songkhla, Thái Lan, chừng 35 dặm thì tàu ông Hào “bị bể.” Cùng lúc đó, họ gặp một chiếc tàu đánh cá Thái Lan, “thế là chúng tôi lên hết trên chiếc tàu Thái, và ở đó bốn ngày.”
Theo lời ông, ngay từ khi lên tàu, thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá “đã tỏ ra rất thích thằng bé. Ông ta đòi mua nó, nhưng chúng tôi không đồng ý.” Ông Hào kể. Cũng chính từ chi tiết này, mà hơn ba thập kỷ trôi qua, ông Hào vẫn tin rằng con trai ông còn sống.
Mọi chuyện vẫn bình thường, tuy nhiên, đến tối ngày thứ tư, “sau khi người thuyền trưởng bỏ sang một chiếc tàu khác đi mất,” những người đàn ông Việt Nam bị những người Thái còn lại trên tàu bắt nhảy xuống biển.
“Tôi cùng một anh đi cùng cứ lênh đênh như vậy trên nước. Ðến khoảng 6 giờ chiều hôm sau thì chúng tôi mới được một chiếc tàu đánh cá vớt.” Ông Hào tiếp tục nói, “Tôi cũng không biết bằng cách nào mà tôi đã sống.”
Ông Hào ở lại trên chiếc tàu này làm việc khoảng hai tuần, “cũng kéo cào, lặt cá.” Sau đó, họ lái tàu vô gần bờ, thả ông xuống, để ông tự bơi vô bờ.
Ông Hào được cảnh sát Thái “đưa vào trại.”
“Chừng một, hai tuần sau thì có một người Thái gốc Việt đi vào trại báo tin cho biết dân địa phương vừa mới vớt được hai xác người đàn bà và đã chôn cất. Hỏi thì nghe mô tả quần áo rất giống với quần áo vợ tôi và vợ người bạn đi cùng. Trên chiếc tàu chúng tôi đi vượt biên chỉ có hai người phụ nữ thôi. Khi đó tôi xin ra ngoài để đi đến đó hỏi thăm nhưng họ không cho ai ra khỏi trại. Từ đó tôi không còn biết tin tức gì nữa.” Ông Hào nói một cách nặng nề.
Sau gần năm tháng ở trong trại, ông Hào được người thân bảo lãnh sang định cư tại Mỹ.
Hành trình tìm con
Tin chắc là vợ mình đã chết, nhưng “trong suốt thời gian qua, chưa bao giờ tôi nghĩ là con
“Nhưng lần đó họ nói tôi không có đủ tin tức cần thiết, như không có hình ảnh, hay giấy tờ gì. Cái gì tôi cũng không có bởi vì bị mất hết rồi.”
Dù bận bịu với cuộc sống, lập gia đình mới, có con nhỏ, ý định tìm đứa con trai thất lạc vẫn lẩn quẩn trong tâm trí người cha. Chừng 10 năm sau, ông Hào lại đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ một lần nữa, “cũng làm đơn nhờ họ kiếm, nhưng rồi câu trả lời vẫn là như vậy.”
Ðến cuối Tháng Năm vừa rồi, “khi mới xong khóa học mùa Spring, tôi mua vé đi Thái Lan tìm con tôi.”
Và chuyến đi kéo dài một tháng này của người cha đã thật sự có kết quả.
Chặng thứ nhất
Ông Trương Văn Hào rời New York vào ngày cuối Tháng Năm để thực hiện cho bằng được, một lần, hết sức mình, việc tìm kiếm đứa con rời xa ông khi nó mới sáu tháng tuổi. Ông đi, mang theo trong lòng niềm tin của người cha về đứa con vẫn còn sống, và sự ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất của người vợ hiện tại, cùng bốn đứa con thân yêu.
“Ba, con hy vọng là ba sẽ mang được anh Khai về, bằng hết sức của ba.” Người con trai út 10 tuổi của ông, nói với ông như vậy.
Ðầu Tháng Sáu, ông Hào đặt chân đến Bangkok khi trời đã về chiều. Sáng sớm hôm sau, ông bay đến Hat Yai, một thành phố phía Nam Thái Lan, cách Songkhla, nơi có trại tị nạn ông Hào từng ở cách đây 34 năm, khoảng một giờ lái xe.
Ông lưu lại ba ngày. “Trong ba ngày này, tôi đi tìm kiếm một ngôi nhà thờ.”
Người cha đang trong hành trình đi tìm con rõ ràng đã vạch sẵn cho mình kế hoạch tìm kiếm.
Ông nói, “Tôi nhớ ngày xưa ở tỉnh Songkhla có một vị linh mục thường đưa thư vô cho người tị nạn. Tôi không biết tên cha nhưng tôi nghĩ ông chỉ có thể ở lòng vòng quanh tỉnh Songkhla hay quanh quanh đâu đây thôi.”
Ðó chính là lý do vì sao ông Hào lại đi tìm nhà thờ. Tuy nhiên, khi đến nhà thờ, ông Hào được biết “vị linh mục tôi muốn tìm đã ngoài 80 tuổi, nghỉ hưu và về sống ở Bangkok.”
Thất vọng vì không tìm được vị linh mục, nhưng ông Hào lại được vị linh mục mới, hướng dẫn ông đến “gặp một nhóm thanh niên trẻ chuyên giúp đỡ những người tị nạn.”
Sau khi nghe chuyện ông Hào muốn tìm kiếm đứa con thất lạc, nhóm thanh niên này chở ông ngược lại Hat Yai để “quay phim đưa lên tin tức.”
Cũng thời gian này, ông Hào gọi điện thoại về Mỹ cho vợ ông biết ông gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp, bởi vì “càng đi về miền Nam, người ta càng ít biết nói tiếng Anh, và có nói thì cũng rất khó nghe.”
Nhờ vào bạn bè quen biết, vợ ông tìm được một người biết nói tiếng Việt lẫn tiếng Thái, đang ở Lào, bay sang Thái Lan để đi cùng ông Hào.
Chặng thứ hai
Ông Hào và người bạn Lào thuê xe “đi tìm nơi ngày xưa người ta chôn vợ tôi.”
“Chúng tôi lái xe dọc theo bờ biển hết hướng Nam rồi đến hướng Bắc, cứ đi đến đâu thấy có làng là dừng lại hỏi thăm nhưng chẳng được tin tức gì hết,” người đàn ông nhẫn nại kể, như thể hành trình đó vẫn còn mồn một trong ông.
Ông Hào cũng đến sở cảnh sát và các trụ sở của chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ. Có điều, “do nhiều vấn đề tế nhị, nên tôi không nêu ra trong đơn là ngày xưa chúng tôi bị giết, bị cướp, mà chỉ nói là tàu gặp nạn thôi.”
Không tìm được mộ người vợ chết thảm năm xưa, ông Hào và người bạn trở lại Hat Yai, đến những nhà xác tìm tin tức, nhờ lục lọi lại hồ sơ giấy tờ ngày xưa.
Cũng trong những ngày lang thang đi tìm tin tức này, ông Hào tình cờ được giới thiệu gặp một người đang làm việc tại một đài truyền hình ở Bangkok.
Ông kể, “Ðài truyền hình này xuống gặp chúng tôi, dàn xếp một cuộc phỏng vấn cảnh đi tìm con để quay phim. Rồi họ chiếu lên TV.”
Dấu vết đứa con vẫn còn mờ mịt thì người bạn biết tiếng Thái của ông Hảo phải quay trở về Lào vì công việc gia đình.
Một lần nữa, người cha này lại “cảm thấy bế tắc.”
Chặng thứ ba
Khi đó, ông Hào đã ở Thái Lan chừng hai tuần.
Ông bắt đầu ngồi xuống, viết lại câu chuyện tìm con, rồi đưa lên Google cho dịch ra tiếng Thái. Ông đưa cả hình ông và người vợ quá cố của mình vào, “để hy vọng hoặc con giống cha hoặc con giống má thì người ta có thể nhận ra.”
“Xong, tôi in ra khoảng 500 tờ. Vào mỗi đêm, tôi đến con đường đông người qua lại và phát cho người ta. Trong tờ rơi đó tôi có hứa tặng cho ai tìm được tin tức con tôi một số tiền.” Ông kể về việc làm của mình.
Ðồng thời, ông Hào cũng tìm gặp được một số người của tổ chức “giống như nhân viên xã hội” nhờ giúp đỡ. Bên cạnh những chi tiết ông Hào cung cấp cho “nhân viên xã hội,” ông còn nhớ thêm được chiếc tàu ngày xưa ông bị bắt lên cùng vợ con ông là “tàu số 21, nhưng không nhớ tên.”
Thời gian này, ông Hào lại quen biết với một người đàn ông Thái biết nói tiếng Anh. Qua người đàn ông này, ông Hào có dịp gặp gỡ một số người làm nghề lái tàu.
Từ những người lái tàu, ông lại biết thêm một điều: nơi có thể tìm được “chiếc tàu 21 ngày xưa.” Có điều, không phải là một nơi mà có thể tới ba địa điểm.
Ông Hào mang tin tức này nói cho “nhân viên xã hội” biết, và “họ hứa đưa tôi đi đến những nơi đó.”
Thế nhưng, chuyện đời luôn có những chuyện “thế nhưng” nghiệt ngã như thế.
“Khi đó gần đến ngày bầu cử, rồi có nơi thì có bạo loạn xảy ra, nên họ không chịu đi,” ông Hào nhớ lại.Người ta không đi, nhưng ông không có lý do gì để không đi, “Tôi thì có sợ gì chết nữa nên tôi có ý định sẽ đi một mình.”
Lần lữa tìm đường đi, cũng là lúc chiếu khán nhập cảnh ở Thái Lan của ông Hào chỉ còn ba ngày là hết hạn.
Chặng thứ tư
“Khi thấy còn ba ngày nữa là hết hạn visa, tôi trở lại tìm những người nhân viên xã hội một lần nữa để đưa hết thông tin cho họ, báo cho họ biết là tôi đi về Mỹ, có tin gì thì họ báo cho tôi biết.” Ông Hào có ý định chấm dứt hành trình tìm kiếm đứa con, ở thời điểm này.
Không ngờ, lúc đó các nhân viên xã hội lại báo cho ông Hào biết rằng họ đã có tin tức của ông chủ vừa mua lại “chiếc tàu số 21.”
“Ngày 28 Tháng Sáu, tôi cùng hai người nhân viên xã hội đi gặp ông chủ tàu.”
Có điều, người cha xem như “mất hết hy vọng,” vì “đó không phải là chiếc tàu hồi xưa tôi lên.”
Nhưng.
Lại một chữ “nhưng” bất ngờ.
Trong thời gian mấy tiếng đồng hồ đi loanh quanh bến cảng để tìm kiếm “con tàu 21,” một thanh niên làm cho ông chủ tàu vô tình nghe được câu chuyện tìm con của ông Hào.
Theo lời thanh niên này thì ngày xưa xóm anh có một gia đình nuôi một đứa trẻ Việt Nam.
Ðể chắc chắn, thanh niên này gọi điện thoại hỏi người mẹ, và được trả lời là “đúng rồi.”
Tia sáng lại lóe lên.
Sáng hôm sau, ông Hào cùng bốn nhân viên xã hội, “có cả ông sếp của họ,” lên xe hướng về ngôi làng người thanh niên cho biết.
Chặng thứ năm
“Sau bốn tiếng lái xe, chúng tôi đến nơi thì được chính quyền ở đó xác nhận đúng là hồi trước có một gia đình nuôi một đứa con người Việt,” ông Hào tiếp tục câu chuyện dài mà dường như chẳng hề mệt mỏi.
“Một người dân địa phương khẳng định, ‘Thằng nhỏ nhà đó nhìn rất giống ông.’” Lời nói đó càng khiến niềm tin sẽ kiếm được đứa con trở nên tràn trề và mãnh liệt trong lòng người cha.
“Nhưng gia đình đó đã dọn đi khỏi đây từ 15 năm trước rồi.”
Như trò đùa của số phận, hy vọng vừa lóe lên thì vụt mất. Hạnh phúc như gần kề bàn tay thì lại vuột bay.
Nhưng ý chí con người đôi lúc vượt lên trên những định mệnh nghiệt ngã.
Với sự giúp đỡ của cảnh sát, của chính quyền địa phương, mọi người có được địa chỉ của gia đình có đứa con Việt.
“Khoảng hơn 5 giờ chiều, chúng tôi dồn lên xe van đi tiếp đến nơi cách đó chừng 6 tiếng.”
Theo lời ông Hào, trong suốt đoạn đường này, điện thoại của bốn nhân viên xã hội bận nói chuyện liên tục.
“Khi còn cách chừng hai tiếng nữa đến nơi, thì họ báo cho tôi biết là họ đã gọi báo cho báo chí, truyền hình hay tin hết rồi. Họ nói họ tin chắc rằng thằng bé đó chính là con tôi, 80% là con tôi.” Ông Hào cười, kể tiếp.
Lúc 11 giờ 47 phút đêm 29 Tháng Sáu, ông Hào đến được ngôi nhà của vợ chồng người Thái nuôi đứa con trai ông từ 34 năm qua.
Cũng lúc đó, xe của đài truyền hình, báo chí, cảnh sát địa phương đều có mặt, để ghi nhận lại cuộc hội ngộ không xảy ra quá nhiều trên cuộc đời này.
Giây phút gặp gỡ
Ông Hào nhớ lại thời khắc mà ông mong chờ từ 34 năm nay:
“Tôi thấy tim mình đập mạnh lắm, thấy nôn nao lắm. Trời thì tối, lại không có điện, chỉ có ánh sáng của một bóng đèn nhỏ từ trong nhà hắt ra, cùng ánh sáng của mấy xe truyền hình. Nhưng, chỉ nhìn dáng nó bước ra. Chỉ nhìn cái dáng nó thôi, là tôi đã nhận ra nó là con tôi rồi,” ông Hào kể.
Rồi ông nói tiếp: “Rồi khi tôi gặp mặt nó, là tự nhiên, tôi biết ngay là nó, là thằng con tôi.”
Người cha kể lại khoảnh khắc gặp con qua điện thoại, mà tôi nghe ra, gương mặt ông khóc, và miệng ông cười.
Không một lời nói nào thốt ra trong giây phút đó.
Chỉ có người cha ôm chầm lấy đứa con mình.
Họ không thể nói cùng một ngôn ngữ. Con chỉ nói được tiếng Thái. Cha chỉ nói được tiếng Việt, tiếng Anh.
Nhưng sợi dây máu mủ ràng buộc từ trong sâu thẳm, để người cha tin chắc đó là con mình, và đứa con rời khỏi vòng tay cha mẹ đẻ từ khi 6 tháng tuổi, cũng trong giây phút đó kêu thầm trong đầu, “I know you are my daddy.” (Con biết ba là ba của con mà), (Anh nói với ba mình điều này vài ngày sau thời điểm ấy).
Câu chuyện tiếp theo
Cho dù giây phút đó là thần tiên và diệu kỳ đến mức nào, ông Hào cũng chỉ có thể lưu lại đó hơn 2 tiếng đồng hồ, sau đó phải lên đường ngay để trở lại Songkhla, rồi trở về Malaysia để gia hạn chiếu khán nhập cảnh.
Một ngày sau, ông Hào quay trở lại nơi Khai đang sống, ở đó cùng con trai ông thêm một tháng nữa, trước khi bay về Mỹ chuẩn bị những thủ tục cần thiết cho chuyện gặp lại cả “đại gia đình” tại Hoa Kỳ.
Samart Khumkham, người con trai thất lạc ngày nào của ông Hào, giờ đã là người đàn ông 34 tuổi, có vợ và hai con gái, sống trên rừng cao su, “để làm công việc chăm sóc cao su cho chủ.”
Theo những gì ông Hào được biết, cha mẹ nuôi của Samart ngày xưa làm ở cảng tàu. “Khi đó, bà vợ sanh được một đứa con gái nhưng hai ngày sau thì em bé chết. Lúc đó có một người bồng thằng Khai tới hỏi có muốn nuôi không với điều kiện không được hỏi nguồn gốc từ đâu có thằng bé đó. Thế là vợ chồng họ nhận nuôi đến bây giờ.”
Ở họ, không có khoảng cách của sự xa lạ về tình cảm. “Chỉ qua ngày sau, khi tôi trở lại, là cảm giác như hai cha con đã biết đâu từ hồi nào rồi, cảm giác cha con rất rõ ràng. Nó cũng như vậy. Mấy đứa cháu cũng như đã quen biết mình từ đời nào, rất thân thiện, tự nhiên.”
Nhưng chuyện trò lúc đầu giữa cha con họ thật sự khó khăn.
“Tôi muốn nói gì với nó, tôi gõ ra rồi Google dịch ra tiếng Thái. Ngược lại, nó nói chuyện với tôi cũng bằng cách đó,” ông Hào kể lại kinh nghiệm giao tiếp giữa hai cha con ông một cách hóm hỉnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau hơn ba tháng ông Hào cùng vợ, con và các cô chú nói chuyện với Samart hằng ngày qua skype, vốn tiếng Anh của Samart đã tiến bộ rõ rệt.
Câu chuyện trùng phùng của gia đình ông Trương Văn Hảo đánh động đến Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer.
Ngày 9 Tháng Mười Một, đích thân vị thượng nghị sĩ Dân Chủ, đại diện tiểu bang New York, gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ tại Bangkok, bà Kristie Kenney, yêu cầu cấp chiếu khán cho Khai nhập cảnh Hoa Kỳ.
Giây phút người cha Trương Văn Hào (trái) gặp người con Samart Khumkham (Trương Văn Khai) tại phi trường. (Hình: Phương Trương cung cấp |
“Ðây là một câu chuyện rất hay, đáng được in thành sách,” ông Schumer nói, theo một thông cáo báo chí của văn phòng ông. “Samart và gia đình của anh bị chia ly quá lâu, và thủ tục hành chánh không nên là một sự cản trở cho cuộc hội ngộ có một không hai trong cuộc đời họ. Tôi yêu cầu bà đại sứ bằng mọi cách có thể, giúp Samart nhập cảnh và gặp gia đình anh.”
Sáng Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một, từ Thái Lan, Samart Khumkham, tức Trương Văn Khai ngày nào, được chấp thuận cho nhập cảnh vào Mỹ với chiếu khán du lịch B-2 với thời hạn bốn tháng.
“Họ sẽ gửi visa về nhà. Chỉ trong một vài ngày nữa, con tôi sẽ nhận được. Khi đó, tôi sẽ mua vé máy bay cho nó sang Mỹ. Tôi hy vọng nó sẽ đến đây trước ngày lễ Thanksggiving.” Ông Hảo hớn hở nói.
Hôm Thứ Hai, 21 Tháng Mười Một, Samart Khumkham đến phi trường quốc tế Greater Rochester International Airport ở Chili, New York, hội ngộ với gia đình.
Bà Phương Lê, người vợ hiện tại và cũng là người đã sát cánh cùng ông Hào trong hành trình tìm đứa con bị thất lạc, nói với nhật báo Người Việt về giây phút chứng kiến sự gặp gỡ của hai cha con, “Không thể diễn tả được. Chỉ biết là nước mắt tôi chảy xuống khi chứng kiến cuộc trùng phùng này. Tôi cảm thấy quá xúc động.”
“Tôi rất hạnh phúc khi thấy ước nguyện của chồng tôi đã thành sự thật. Ðây là điều mà anh ấy đã trăn trở và ấp ủ từ mấy mươi năm nay. Tôi mừng cho chồng tôi vì những công sức anh ấy bỏ ra đã được ơn trên nhìn thấy và đền bù xứng đáng.” Bà Phương nói thêm.
Và như vậy, mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, có lẽ sẽ là mùa lễ đẹp nhất với gia đình ông Hào, đặc biệt là với hai cha con ông, sau 34 năm bặt tin.––
KIỆN FORMOSA
18 tổ chức XHDS kêu gọi khởi kiện Formosa
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-31
2016-08-31
Kêu gọi cộng đồng hợp sức khởi kiện Formosa
Formosa cho đến nay vẫn được chính phủ cho phép hoạt động sau khi đồng ý chi trả số tiền 500 triệu đô la cho hành vi xả thải bất hợp pháp gây thảm họa môi trường cho 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên số tiền tượng trưng này không thể bù đắp những thiệt hại to lớn về môi trường cũng như kinh tế của từng gia đình tại khu vực nó gây tai họa. Từ bức xúc này 18 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam đã gửi thư kêu gọi cộng đồng hợp sức khởi kiện Formosa để đòi lại quyền lợi chính đáng mà Formosa phải trả.Bức thư đề ngày 30 tháng 8 có chữ ký của đại diện 18 tổ chức xã hội dân sự đang hoạt động tại Việt Nam trình bày diễn tiến mà công ty gang thép Formosa tại Vũng Áng đã gây ra cho người dân cũng như môi trường và các di lụy khác.
Theo nội dung bức thư, Formosa đã được chính phủ Việt Nam ưu đãi kể cả sau khi công ty này thừa nhận đã gây nên thảm họa và sự ưu ái đó được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thể hiện khi tiếp tục cho phép nó hoạt động.
Có Việt kiều đã kiện nhà nước Việt Nam ở Yên Bái tại sao người Việt Nam không kiện Formosa ở Đài Loan hay ở đâu đó mà nghĩ lầm là dứt khoát phải kiện ở Hà Tĩnh, ở Hà Nội hay kiện ở Sài Gòn?Với số tiến 500 triệu đô la bồi thường, chính phủ cũng chưa chứng minh được sẽ giúp gì cho người dân bị trực tiếp là nạn nhân của Formosa, cũng như những phát hiện gần đây cho thấy Formosa tiếp tục chôn chất thải tại nhiều khu vực lân cận nơi nó đặt nhà máy.
-TS Nguyễn Quang A
Những thực tế này đã làm cho cả nước rúng động nhưng Formosa không có một biểu hiện gì thay đổi trong khi sản xuất, điều này sẽ dẫn tới những nguy hiêm khác về môi trường mà Formosa sẽ tạo ra cho con người và môi trường sống của Việt Nam.
Căn cứ những dữ kiện vừa nói, bức thư kêu gọi việc đưa Formosa ra trước tòa án để trả lời công khai các câu hỏi những gì mà nó trực tiếp gây ra. Bức thư đang được dư luận chú ý và đây là hoạt động dân sự mang tính tập thể được xem là mạnh mẽ và tích cực nhất với sự chính danh của các tổ chức xã hội dân sự.
TS Nguyễn Quang A, người tích cực nhất trong việc kêu gọi thành lập các
tổ chức xã hội dân sự, cũng là đơn vị ký tên trong thư kêu gọi cho chúng
tôi biết về mục tiêu của bức thư, không nhất thiết phải kiện Formosa
tại các tòa án Việt Nam mà có thể nhắm tới mục tiêu xa hơn là tòa án
quốc tế sau khi các nhà nghiên cứu luật cho biết phải làm gì:
“Tôi nghĩ cái chuyện kiện Formosa bất kể ai cảm thấy mình có lợi ích
của mình vì Formosa vi phạm là có quyền khởi kiện. Có thể là một ngư
dân, có thể là một tổ chức xã hội dân sự cũng có thể là một số tổ chức
và kiện ở đây không nhất thiết phải gắn bó ràng buộc vào quy định pháp
lý của Việt Nam.
Có Việt kiều đã kiện nhà nước Việt Nam ở Yên Bái tại sao người Việt
Nam không kiện Formosa ở Đài Loan hay ở đâu đó mà nghĩ lầm là dứt khoát
phải kiện ở Hà Tĩnh, ở Hà Nội hay kiện ở Sài Gòn? Vấn đề kiện ở đây phải
hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Không phải nhờ mấy ông công an hay tòa án
của Việt Nam này bởi vì kiện mấy ông ấy cũng như con kiến kiện củ khoai
tại vì các ông ấy và Formosa nhiều khi đã trở thành bao che cho nhau
hay thông đồng với nhau rồi thì rất khó đúng như anh nói.”
Formosa phải được định đúng tội và phải bội thường đúng
Ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động cho tự do tôn giáo và nhân quyền,
đại diện cho Hội Tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam nói với chúng
tôi về nhận định của riêng ông khi cùng ký tên vào lá thư này:
“Các tổ chức xã hội dân sự đều mong muốn Formosa phải được định đúng
tội danh và phải bội thường đúng với giá trị mà họ đã gây ra cho bốn
tỉnh miền Bắc Trung bộ. Hiện nay người dân trong nước họ biết rất nhiều
về tình trạng Formosa thải những chất độc ra vùng biển Việt Nam nó ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của rất nhiều người dân tại đó và những
vùng chung quanh.
Bản thân tôi đã gần 6-7 tháng nay đã không dám ăn cá biển vá khi có
dịp ra chợ gặp những người buôn bán về cá biển thì họ cũng nói rằng việc
mua bán kinh doanh cá biển hết sức khó khăn và họ không dám lây nguồn
cá từ vùng biển, không biết vùng nào nhưng họ đều sợ và do đó nó ảnh
hưởng đến đời sống người dân rất lớn. Những người dân trực tiếp đến vùng
biển bị thiệt hại thì họ quyết tâm rất cao, họ muốn Formosa phải bồi
thường đúng với các thiệt hại cũng như nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
phải kiện Formosa ra tòa.
Những tổ chức xã hội dân sự thì mong cái tuyên bố này được đẩy mạnh
và xa hơn nữa đền từng người dân và đó là trách nhiệm thuộc về xã hội
dân sự bởi họ có mối tương quan tương thích với những nhóm người, nhóm
cộng động trong đất nước thì họ phải thúc đẩy điều đó.
Tôi thấy rằng Đức cha Nguyễn Thái Hợp vừa đưa ra những kêu gọi giáo
dân công giáo phải quan tâm về môi trường nói chung và Formosa nói
riêng. Vấn đề này đã được thúc đẩy rất tốt ở những vùng biển Hà Tĩnh,
Nghệ An và nó đi vào đời sống người công giáo. Tôi là một thiện nguyện
viên ở Văn phòng Công lý và Hòa Bình tôi thường xuyên tiếp xúc với giáo
dân và tôi thấy họ quan tâm rất đặc biệt tới tình trạng ô nhiễm môi
trường mà vừa rồi là vụ Formosa.”
Linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo xứ Phú Yên, với tư cách là chủ chăn của
1.200 giáo dân tại nơi mà ảnh hưởng của thảm họa đè nặng lên tất cả mọi
người không chừa một ai, cho biết hiện trạng của người dân trong giáo
xứ Phú Yên, linh mục Nam nói:
Các tổ chức xã hội dân sự đều mong muốn Formosa phải được định đúng tội danh và phải bội thường đúng với giá trị mà họ đã gây ra cho bốn tỉnh miền Bắc Trung bộ.“Ở đây có 1.200 giáo dân, xứ Phú Yên thì 100% người ta sống vào biến sống nhờ biển và vì thế khi biển chết thì họ chết dần theo với biển. Thảm họa đã xảy ra thì cá biển chết, nhiễm độc. Chúng ta thấy hiện tượng bây giờ: thuyển nằm bờ và nếu có đi đánh bắt xa bờ chăng nữa thì khi về con người ta rất may nếu hòa vốn còn không thì lỗ, phải vay vốn đầu tư.
-Ông Nguyễn Bắc Truyển
Đánh bắt về thì cũng khó tiêu thụ trên sản phẩm mình đánh bắt về được. Bây giờ người dân vẫn còn rất hoang mang và không ai dám tiêu thụ. Chằng hạn như cách đây 3 ngày một người dân tại thành phố Vinh đã ăn con ghẹ và đã nhiễm độc nặng và chết cách đây 3 hôm cho nên việc người dân đánh bắt cá về cũng rất khó tiêu thụ, người dân không tiêu thụ cho.
Hoàn cảnh của gia đình họ chúng ta thấy rất bi đát. Người ngư dân vốn
đã nghèo rồi bây giờ lại càng thê thảm hơn. Họ đang đứng trước nguy cơ
phá sản bởi vì nợ ngân hàng mà họ vay để đầu tư vào các phương tiện đánh
bắt cá, bây giờ không sử dụng được và sẽ là món nợ làm cho người ta phá
sản.
Con cái của họ đang dứng trước nguy cơ không được đến trường và trong
những ngày đấu năm học mới và đã tựu trường rồi thì tôi là người đang
nỗ lực hết mình để vận động cho người dân cho con em đến trường. Tôi
phải hứa là sẽ giúp đỡ cho con em họ về học phí để họ có can đảm cho con
đến trường, đó là điều gay cấn ngay từ bây giờ.
Thứ hai nữa là tất cả các tài sản đã tích cóp được thì người ta đã
đem cầm cố hay bán đi mà lo cho chi tiêu hàng ngày của mình. Cho đến hôm
nay thì chính phủ chưa có động thái gì tại khu vực của giáo xứ của tôi
cả mặc dù đó chỉ là hỗ trợ gạo hay đưa ra lời nói gì.”
Hiện trạng của người dân và môi trường đang bị đe dọa không riêng gì tại
4 tỉnh miền Trung mà còn sẽ lây lan ra cả nước đã khiến bức thư kêu gọi
khời kiện Formosa nóng bỏng hơn.
Người dân trong khu vực thảm họa có lẽ chờ đợi vụ kiện này hơn ai hết vì
họ là nạn nhân, như lời linh mục Đặng Hữu Nam chia sẻ, đang cầm cố hay
bán đi tới những vật dụng cuối cùng để sống sót, nhưng thời gian sẽ cho
họ cơ hội bao lâu nữa khi sống bằng những thứ mà họ chắt chiu dành dụm
bấy lâu nay là câu hỏi khó trả lời nếu vụ kiện không được thành hình.
NỮ DÂN BIỂU CANADA
Nữ dân biểu Canada gốc Việt và nhân quyền Việt Nam
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-08-31
2016-08-31
Từ Canada bà Anne Quach Minh Thu dành cho Kính Hòa một cuộc trò chuyện về nhân quyền Việt Nam .
Kính Hòa: Thưa bà, câu hỏi đầu tiên là với tư cách thành viên của Quốc hội Canada, bà thấy cuộc đấu tranh vì nhân quyền bên trong Việt Nam như thế nào?
Bà Anne Quach Minh Thu: Tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh vì nhân quyền bên trong Việt Nam rất quan trọng, rất chính danh. Vì thế mà mỗi lần tôi có cơ hội gặp các vị đại diện của chính quyền Việt Nam, Ngài Đại sứ, hay là ai đó nói chuyện với tôi về Việt Nam thì tôi đều nói về tầm quan trọng của nhân quyền, và tầm quan trọng bảo vệ quyền ấy. Tôi nghĩ rằng tất cả con người sống trên hành tinh này đều có quyền được tôn trọng những quyền cơ bản, điều đó rất quan trọng đối với tôi, cũng như tất cả những thành viên của Hạ viện, vì chúng tôi đại diện cho khu vực bầu cử của chúng tôi, và cả nước Canada. Trên bình diện quốc tế chúng tôi muốn cải thiện điều kiện sống của những người xung quanh chúng ta.
Tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh vì nhân quyền bên trong Việt Nam rất quan trọng, rất chính danh.Bởi vì Việt Nam và Canada có quan hệ với nhau về ngoại giao, văn hóa, kinh tế, vì thế rất quan trọng chuyện đề cập tới vấn đề nhân quyền, điều đó là một trong những giá trị mà tôi tôi trọng, tôi rất hài lòng khi làm việc theo hướng đó.
- Bà Anne Quach
Kính Hòa: Bà đã giúp đỡ vợ của một luật sư bị cầm tù tại Việt Nam cất lên tiếng nói khi bà ấy sang Canada, bà có ngại là điều ấy sẽ làm xấu đi quan hệ của bà với các nhà ngoại giao Việt Nam ở Ottawa không?
Bà Anne Quach Minh Thu: Tôi đã đề nghị các bạn tôi trong đảng Tân Dân chủ, như là phát ngôn nhân Hélène Laverdière ở bộ ngoại giao, Cheryl Hardcastle ở tiểu bang nhân quyền quốc tế của Hạ viện, gửi một lá thư tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao Stephane Dion để nêu lên trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài. Vợ ông ấy là bà Vũ Minh Khánh đã đến đây nói về trường hợp của chồng bà để cho ông Bộ trưởng ngoại giao có thể nêu lên vấn đề nhân quyền trong các quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng điều đó là quan trọng nếu chúng ta muốn tiếp tục quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng như với những quốc gia khác, khi chúng ta có những mối quan hệ thương mại, trao đổi sinh viên, quan hệ văn hóa, thì chúng ta muốn những người Canada đến Việt Nam, những người Việt Nam đến Canada có thể nói những vấn đề về nhân quyền mà không bị đe dọa. Tôi nghĩ là tôi không cần phải đặt câu hỏi là điều đó được những người đại diện Việt Nam đón nhận như thế nào. Tôi nghĩ là nên tố cáo những bất công theo một cách thức ngoại giao và tôn trọng nhau. Đó là những điều tôi làm mỗi khi gặp các vị đại diện Việt Nam hay Ngài Đại sứ. Không phải lúc nào họ cũng đồng ý những gì tôi nói. Và tôi nghĩ việc quan trọng ở đây là nói chuyện được với những người đó, tạo ra một lối mở hướng về tự do, và một ngày nào đó chúng ta có thể cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Người Việt tại Canada
Kính Hòa: Bà vừa là một nhà chính trị Canada, và cũng là người
gốc Việt Nam, từ vị trí đó bà thấy sự hội nhập của cộng đồng người Việt
vào xã hội Canada như thế nào?
Bà Anne Quach Minh Thu: Chúng ta có nhiều nhà hoạt động nghệ
thuật, thể thao ở Canada là người Việt Nam, tôi có thể đưa cho ông một
danh sách những người Việt đoạt những giải thưởng ở Canada, những trường
hợp rất vinh dự. Chúng ta có những bác sĩ, luật sư, nhạc sĩ, giáo sư.
Người Việt hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống Canada. Từ khi
những người đầu tiên đến đây, tức là những thuyền nhân tị nạn, người
Việt dấn thân vào mọi mối quan tâm của đất nước Canada. Tôi rất tự hào
mình là thành viên của một cộng đồng như vậy.
Từ khi những người đầu tiên đến đây, tức là những thuyền nhân tị nạn, người Việt dấn thân vào mọi mối quan tâm của đất nước Canada. Tôi rất tự hào mình là thành viên của một cộng đồng như vậy.
- Bà Anne Quach
Ngoài ra còn có sự giao hòa văn hóa nữa, từ khi người Việt đến, ngoài
những nhà hàng Việt Nam còn có những sự kiện văn hóa nữa, chẳng hạn như
tổ chức lễ Tết ở Montreal chẳng hạn, cả cộng đồng dân cư đều chung vui,
đẹp tuyệt vời. Đó là sự chia sẻ văn hóa với nhau, những nền văn hóa song
hành với nhau, phát triển hài hòa với nhau, tôi rất tự hào về điều đó.
Tôi không phải là người Việt Nam đầu tiên là thành viên Hạ viện Canada,
nếu tôi nhớ không lầm thì tôi là người thứ ba. Và tôi nghĩ là sẽ còn
nữa. Và như thế là chúng ta sẽ có những cách nhìn khác nhau, suy nghĩ
khác nhau, và đó là nền dân chủ.
Kính Hòa: Câu hỏi cuối cùng thưa bà, là một phụ nữ thuộc nhóm thiểu số, bà có khó khăn gì không khi vươn lên làm chính trị tại Canada?
Bà Anne Quach Minh Thu: Nói chung mọi sự diễn ra tốt đẹp. Tại khu
vực bầu cử của tôi, ở thành phố lớn, nơi có đại đa số người dân là
người Quebec da trắng, thì cứ nghĩ là sẽ gặp khó khăn, nhưng mà thực ra
là ngược lại. Người ta dễ dàng chấp nhận tôi, một phụ nữ trẻ Việt Nam,
và khuyến khích tôi. Có người nghĩ là tôi không nói được tiếng Pháp, rồi
họ ngạc nhiên một cách thú vị khi tôi nói tôi là giáo viên dạy tiếng
Pháp, họ rất vui. Họ nhìn những thành quả tôi làm được chứ không nhìn
xem tôi thuộc sắc tộc nào. Người ta công nhận những việc làm của tôi,
nhìn tôi như một người của cả cộng đồng mà không phân biệt nguồn gốc
chủng tộc. Tôi rất mong mọi người có thể có những trải nghiệm đẹp như
thế của tôi.
Kính Hòa: Xin cám ơn bà.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-canadian-congresswoman-n-vn-human-right-kh-08312016082959.html
Wednesday, August 31, 2016
PHAN THANH TÂM * VẾT THƯƠNG LÒNG
Vết thương lòng của một thế hệ
Phan Thanh Tâm (Danlambao) - Tuyển tập Thơ Lính Chiến Miền Nam (ARVN Soldiers Poetry)
tập hợp 125 bài thơ của hơn 50 tác giả là tuyển tập có nhiều hình ảnh
sống động của thuở tao loạn trước 1975, được vẽ lên bằng chữ về người đi
đánh trận với balô, nón sắt, súng dài, súng ngắn, bản đồ, địa bàn; ở
một tiền đồn xa xôi, hay trong một cuộc hành quân trên kinh rạch vào một
đêm đen kịt, hoặc đang nằm kích ở một khu rừng vào một buổi chiều tà
lúc trăng vừa ló lên ở bên kia đồi. Tuyển tập còn vang vang tiếng bom,
tiếng đạn, tiếng ca, tiếng khóc, tiếng gió, tiếng lá khô xào xạc, cùng
tiếng chửi thề và cả tiếng sóng trong lòng của những người trong cuộc;
và dường như có phảng phất cả mùi tử khí của nhiều xác chết đủ kiểu.
Hầu hết các bài thơ đều có âm điệu và màu sắc đáng nhớ vọng lên nỗi niềm
của người chiến binh. Các bài thơ chẳng những đã thể hiện những chấn
thương trong tâm hồn của tác giả; mà còn ghi dấu một địa danh, một nẻo
đường nào đó trên khắp bốn vùng chiến thuật. Tuyển tập “đầy chất lính
trận”. Người sưu tập và chuyển ngữ tuyển tập là cựu sinh viên sĩ quan
khóa 3/73 Trường Bộ Binh Thủ Đức Nguyễn Hữu Thời (NHT), sinh năm 1953,
hiện sống ở Sài Gòn. Trong lời giới thiệu, tác giả cho biết, các bài
thơ này là của lính tác chiến thứ thiệt. Một số đã chết trận, nhiều
người mất đi một phần thân thể; sau chiến tranh họ phải ở tù, bị hành
hạ, bị giết hại. Một số khác, may mắn hơn thì lưu lạc xứ người trong lứa
tuổi về chiều.
Tôi không phải là người sính thơ nhưng khi đọc tuyển tập tôi thấy nó hay
vì nó chân thật. Trong những câu thơ bàng bạc nỗi "thống hận" không đối
với địch quân mà chỉ đối với chiến tranh và vận rủi của đất nước. Đúng
như tác giả NHT nhận xét, chữ nghĩa trong thơ không cường điệu, không
làm dáng. Họ không nói thánh, nói tướng mà đầy vẻ hào hiệp. Họ ngang
tàng mà không ngang ngược, phách lối; không bi thảm hóa hoàn cảnh sống
và chết của mình và đồng đội. Hồn thơ toát ra một phong cách khai phóng
và còn cho thấy họ đã sống trong một không khí tự do, cởi mở. Câu thơ
rất đơn giản, khi thì mạnh mẽ, cứng cỏi; khi thì đầy tình cảm, đầy những
ham muốn rất người.
Ôi năm năm dài ta tới lui cuồng nhiệt
Ta được ngủ bờ ngủ bụi giữa sình lầy
Ta được chuyện trò cùng muỗi mòng đĩa vắt
Ta được ăn gạo hẩm cơm thiu
Ta được uống nước đìa un rửa
Ta được trực thăng vận kích đêm
Ta được thủ dâm từng đêm ham muốn
Ta được ngửi xác thối máu tanh
Ta được nhớ em tận cùng nổi nhớ
Hà Nghiêu Bích (Thơ Viết Từ Một KBC)
Tôi cũng có nhận xét như tác giả tuyển tập NHT là những dòng thơ sẽ “cho
ta cảm thấy dường như những người lính này đã linh cảm - mặc dù đã nhập
cuộc, đã góp phần vào công cuộc chung nhằm giúp mau kết thúc thời kỳ
đen tối - niềm mơ ước chung của họ về một quê hương thanh bình, tươi
sáng... có lẽ rồi cũng sẽ không thành! Họ không chủ bại nhưng quả thật
khá bi quan. Nó như một dự cảm cho thân phận của họ, của đất nước”. Tuy vậy, không thấy có dòng thơ nào nói lên lòng căm thù người lính bên kia chiến tuyến “Chúng ta đều bình đẳng trước thương đau” (Ý Yên). Dù rằng họ phải “xếp bút, treo nghiên, bỏ mái trường”(Phạm Quang Ngọc) để “Rừng thưa dạt gió Hạ Lào; đêm nằm phục kích nhìn sao nhớ nhà”. (Trần Vạn Giả)
Tác giả các bài thơ gốc gác từ đâu và là ai? Theo lời giới thiệu trong tuyển tập, họ đã đáp lời sông núi, “đi chiến đấu để đổ máu và chết”.
Họ có thể là một sinh viên đã tốt nghiệp đại học hay dở dang đại học,
một thầy giáo, một kỹ sư hay một giáo sư khoa bảng, một học sinh vừa
xong trung học... "Dù độc thân hay đã lập gia đình, họ đều rất trẻ, đang tuổi thanh xuân với nhiều mộng tưởng".
Họ cùng được đào tạo ở Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức hay Trường Bộ Binh
hoặc trường Ha Sĩ Quan Đồng Đế. Họ chỉ mơ ước thanh bình, để có thể
trở về và sống lại lối sống của họ. Nhập ngũ, họ không phải lính thành
phố. Họ đều có những trải nghiệm phong phú và tàn bạo vì hoàn cảnh sống
chết của họ quá đạc biệt.
Hãy ngủ ngon đừng kinh hoàng nghe con
Dù đêm nay thật nhiều súng nổ
Hãy ngủ ngon đừng đợi chờ nghe em
Dù đêm nay anh đi ra trận
Dù đêm nay anh đi không về.
Tô Nhược Châu (Lời Cho Vợ Con Trước Giờ Hành Quân)
Vẫn theo lời của tác giả tuyển tập NHT, nếu không được hấp thụ một nền
giáo dục đề cao nhân bản, họ khó lòng viết ra được những dòng thơ của
đời lính trận hay như vầy. Tác giả NHT cho biết tuyển tập không gom đủ
thơ chiến đấu của những tác giả nổi tiếng hoặc vô danh trong quân đồi
miền Nam. Đây chỉ là một sưu tầm nhỏ của một độc giả bình thường, một
người lính đọc thơ của lính. Sự chọn lựa những tác giả đưa vào tập thơ
hoàn toàn chủ quan và không chuyên nghiệp; nhiều nhà thơ quân đội nổi
tiếng ở miền Nam đã không có mặt. Lý do? Người sưu tầm không có cơ hội
đọc thơ của các vị đó hoặc có khi chỉ vì vài tác giả nào đó, dù là quân
nhân, nhưng không phải lính chiến, nên những bài thơ của họ không được
đưa vào.
Mưa đổ quanh mặt trận đầy thây người chết
Xác vắt trên kẽm gai, xác vắt cạnh hào
Xác cúi khom khô cứng, xác gầy như bệnh
Mưa trên xác chết trời chẳng chút nghẹn ngào
Có mẹ già bỏ nhà chạy mang cháu nhỏ
Những đoàn người ngơ ngác chạy trốn chiến tranh
Đạn vẫn rơi và thêm nhiều người ngã xuống
Còn nỗi chết nào hơn nỗi chết quanh đây
Nguyễn Tiến Cung (Mưa Và Nỗi Chết ở An Lộc)
Mấy tháng rồi tao chưa thấy Saigon
Mấy tháng rồi tao không được hôn em
Tao thèm làm tình như tao thèm sống
Tao thèm hôn em hôn liên miên
Lê Công Sinh (Người Về)
Trong lời mở đầu tuyển tập, tác giả NHT cho biết, ông thực hiện tuyển
tập với bản dịch các bài thơ sang tiếng Anh, nhằm hướng đến độc giả mà
tiếng Anh là bản ngữ, nhất là các độc giả từ những nước ít nhiều đã dính
líu đến cuộc chiến, để phần nào giúp họ hiểu được tâm tình cũng như xúc
cảm của người lính miền Nam. Theo tác giả tuyển tập, ông tự thấy có
trách nhiệm ghi lại, giữ lại những gì đã là tim óc, máu huyết của những
đồng đội đàn anh, những người đã dùng thơ nói lên thay cho mình và cả
thế hệ của mình những điều mình đã trải qua và cảm nhận nhưng đã không
thể nói. Vẫn theo tác giả NHT, “nếu không được gìn giữ, biết đâu rồi
sẽ mai một, sẽ bị quên lãng, sẽ biến mất... thì quả là đáng tiếc cho cho
tất cả chúng ta, nhất là với những nhà nghiên cứu và phê bình văn học
Việt Nam” về “Người lính miền Nam đi đánh giặc; ba lô mang theo hồn thơ văn (Nguyện Phúc Sông Hương)”.
Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người hiệu đính tuyển tập, trong lời Bạt, viết, “những
binh sĩ nhà thơ này không những đã đền ơn xã hội sinh thành ra họ mà
còn lưu lại một di sản không xóa nhòa được cho các thế hệ mai hậu để
con em chúng ta có thể chiêm ngưỡng bất kẻ họ ở đâu trên khắp địa cầu”.
Cố Giáo sư còn tỏ ý mong tập thơ sẽ giúp độc giả có khái niệm tốt về
người lính VNCH, những người suốt 20 năm đã xả thân bảo vệ hòa bình và
an ninh cho miền Nam. Cố Giáo sư trong lời dẫn nhập còn viết, tuyển tập
là sản phẩm của lính chiến đấu trong một cuộc chiến cam go, đứng trước
một kẻ thù đày mưu mẹo, nhưng lòng họ vẫn có chỗ cho người yêu, cho tình
đồng đội, không trừ cả tình lân mẫn dành cho đối phương. Nhà xuất bản
Tiếng Quê Hương cho biết cố Giáo sư ngoài viết Anh-Việt lời dẫn nhập và
lời bạt cũng đã giúp layout cuốn sách.
Ba làm sao quên được
Rồi ngày mai ngày mốt và những ngày sau đó
Ba sẽ ở một tiền đồn xa xôi nào đó
Thật ngoài tầm nhìn của con, của mẹ, của nội ngoại
Con không bao giờ biết
Không ai có thể biết được
Một đời làm lính thú như ba
Cho tôi ngủ nhà một đêm
Để nghe hơi thở của vợ, của con mùi nước tiểu
thương yêu đã từ lâu tôi thèm muốn
Âu yếm nào trên môi
Hãy cho tôi lời xin thật nhỏ
Một lần rồi thôi
Đã từ lâu ba hằng nhớ các con
Như đã khóc một mình
Trần Yên Hòa (Lời Xin)
Trong tuyển tập có bài thơ Kỷ Vật. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ
nhạc. Ông đã chắp cánh cho nó bay xa cùng khắp đất nước từ năm 1970;
khiến bản nhạc trở thành một hiện tượng... Tuyển tập in bài thơ là của
Chuẩn Nghị với ghi chú: Chuẩn Nghị, tên thật là Nguyễn Đức Nghị, người
Phan Rang, nhập ngũ khóa 26 SQTB Thủ Đức, về tiểu đoàn 7 Nhảy Dù, hy
sinh tại mật khu Bời Lời, Tây Ninh tháng 4/1969; đã viết nhiều thơ đăng
trên Văn Nghệ Tiền Phong, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Bản nhạc của Phạm Duy thì
ghi lời là của Linh Phương. Nhà văn Uyên Thao, chủ trương Tủ sách Tiếng
Quê Hương (TQH), nơi phát hành tuyển tập cho biết, tác giả tuyển tập NHT
đã khẳng định, bài thơ là của Chuẩn Nghị vì Chuẩn Nghị là bạn của ông
làm từ đầu năm 1969...
Tựa bản nhạc của Phạm Duy là Kỷ Vật Cho Em. Tựa của Linh Phương: Để Trả Lời Một Câu Hỏi. Bản gốc của hai bài thơ Linh Phương, Chuẩn Nghị đều có hai câu đầu: "Em hỏi anh bao giờ trở lại; Xin trả lời mai mốt anh về”.
Bài của Chuẩn Nghị làm bằng thể thơ tự do còn của Linh Phương bằng thể
thơ thất ngôn. Cả hai bài cùng viết về sự mất mát của chiến tranh và có
nhiều ý tưởng trùng nhau nên khiến gây ra nghi vấn. Tủ sách TQH là nhà
xuất bản hay giới thiệu các tác phẩm giá trị của các tác giả đang sống
tại quê nhà và các tác giả trẻ. Mọi giao dịch qua địa chỉ: P.O Box 4653-
Fall Church, VA 22044 - USA hay qua điện thư: uyenthao174@yahoo.com.
Kỹ Vật - Chuẩn Nghị
Em hỏi anh bao giờ trở lại?
Xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa,
Anh trở về không bằng huy-chương chiến-thắng.
Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng,
Trong hòm gỗ hoặc trên chiếc băng-ca.
Anh trở về nằm giữa vòng hoa,
Những vòng hoa tang chan-hòa nước mắt.
Anh gởi về cho em vài kỷ-vật,
Đây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù.
Nó đã từng che nắng che mưa,
Đã từng hứng cho anh giọt nước.
Chiều dừng quân nơi địa-đầu lạnh buốt,
Nấu vội-vàng trong đó nắm cơm khô.
Anh gởi cho em một tấm poncho,
Đã rách nát theo hình-hài năm tháng.
Lều dã-chiến trên đồi hoang cháy nắng,
Che cơn mưa gió lạnh buổi giao mùa.
Làm chiếc võng nằm nhìn đời lính đong-đưa,
Và… khi anh chết cũng poncho tẫn-liệm.
Nay anh gửi cho em làm kỷ-niệm,
Nhận không em chút tình lính này đây?
Tình lính đơn-sơ vì chinh-chiến kéo dài,
Nhưng tình lính chỉ lạt phai
Khi hình-hài và con tim biến-thể.
Saint Paul, 8/16
TRẦN NHẬT PHONG * THANH TOÁN NỘI BÔ
Sài Gòn... cuộc chiến vẫn chưa dứt!
Trần Nhật Phong (Danlambao)
- Gió xoay chiều, kể từ khi phe “miền bắc có lý luận” lên nắm quyền cai
trị, nhiều cơn giông tố dù “ngầm’ hay “nổi” đều đang gia tăng một cách
mạnh mẽ, cuộc thanh trừng đã bắt đầu diễn ra, nhưng có vẻ hầu hết nạn
nhân đều là các “đại gia”, các “sân sau” của quan chức tiền nhiệm.
Các quan chức thuộc phe “miền bắc có lý luận”, dường như cách “thu tóm”
không có gì được xem là “đột phá” về tư duy, mà hầu hết là vẫn dùng theo
“chiêu thức cũ”, tung tin lên mạng tạo thành dư luận, báo chí vào cuộc,
công an vào cuộc, và kết quả thì các “nạn nhân”, từ một kẻ được nhà cầm
quyền ca ngợi, cấp bằng khen, chỉ một đêm hay vài ngày đã trở thành “kẻ
gây tộc ác” trước con mắt của công chúng.
Nhưng cũng có những bất ngờ khiến cho các quan chức “miền bắc có lý
luận” trở nên lúng túng, như vụ bắn tại Yên Bái, không phải vô cớ mà vụ
bắn xảy ra, cũng không phải vì “yêu nước thương cán bộ” mà ông Nguyễn
Xuân Phúc lại “nhiệt tình” quan tâm đến sự kiện này, nguồn cơ vụ bắn đã
bị toàn bộ những kẻ được gọi là “lãnh đạo” ém nhẹm, dù ai cũng biết rõ
vụ bắn liên quan đến tình trạng khai phá rừng vô tội vạ ở Yên Bái.
Tại Sài Gòn, cũng không phải không có lý do mà hôm 17 tháng 8 tờ báo
Tuổi Trẻ đã cho đăng loạt bài về cái gọi là “cử tri thắc mắc vụ xây sân
golf ở sân bay Tân Sơn Nhất”. Dân Sài Gòn đặc biệt là quận Tân Bình ai
cũng biết rõ các khu đất xung quanh phi trường Tân Sơn Nhất là thuộc
quyền quản trị của Bộ Quốc phòng, thế mà tờ Tuổi Trẻ lại “cả gan” dám
đăng bài gây “bất lợi” cho dự án sân golf? Theo đó các “cử tri” còn tố
là dự án sân golf chỉ là bình phong, thực chất là xẻ đất đai để bán cho
các dự án xây khách sạn, nhà hàng sang trọng v.v...
Dân Sài Gòn hiểu rõ, Bộ Quốc phòng khư khư ôm chặt vùng đất này, vì mối
lợi quá lớn cả về mặt kinh tế lẫn chính trị, mục tiêu sau cùng là buộc
di dời sân bay quốc tế về Long Thành.
Về mặt kinh tế, rõ ràng nếu sân bay quốc tế dời về Long Thành, thì sân
bay Tân Sơn Nhất chỉ còn hai chọn lựa, một là trở thành phi trường nội
địa thì sẽ có thêm đất cho Bộ Quốc phòng, chia chác trong các dự án xây
dựng đô thị, bao gồm luôn khách sạn, trung tâm thương mại, nhà hàng,
giải trí v.v...
Còn hai là về mặt chính trị, phi trường Tân Sơn Nhất có nguy cơ trở
thành một phi trường quân sự, theo đó các đường phi đạo sẽ được tu sửa
lại cho phù hợp với các loại chiến đấu cơ, trực thăng của quân đội Việt
Nam và cả PLA (lực lượng giải phóng Nhân Dân Trung Quốc), và không biết
sẽ có bao nhiêu “đại gia” thuộc phe “miền bắc có lý luận” sẽ trúng thầu
các dự án xây dựng xung quanh phi trường Tân Sơn Nhất, và đằng sau các
“đại gia” này vốn xưa nay làm ăn nơi đất Bắc, thì chỉ toàn hợp tác với
các “đại gia” của “Thiên Triều”, thì ai sẽ là nơi cung cấp nguồn vốn xây
dựng?
Các quan chức mới lên nhiệm thuộc phe “miền bắc có lý luận”, đặc biệt là
ông Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng, sẽ có những “chiêu thức” gì
để “thu tóm” các dự án, những ngành hái ra tiền cho đám “đại gia’ đất
Bắc Phần mà thực chất là “bàn tay lông lá” của Trung Quốc ở phía sau?
Đất Sài Gòn nói riêng và Miền Nam nói chung vốn là mảnh đất màu mỡ cho
việc kiếm tiền, hốt bạc, vì tánh khí của dân Nam Kỳ dễ dãi, xuề xòa,
hiện đang là điểm nhắm tới của đám “đại gia” Bắc Kỳ có gốc gác Đông Âu,
nhưng lại có nhiều mối làm ăn với Trung Quốc, cả vùng miền bắc đã tan
hoang vì lối khai thác, xây dựng, móc ngoặc vô tội vạ của những tên “đại
gia” này, và giờ đây Đinh La Thăng đang trở thành kẻ “tiên phong” mở
đường cho các “đại gia” Bắc Kỳ “xâm chiếm” các mối làm ăn ở miền nam bao
gồm luôn mảnh đất “vàng” ở Sài Gòn.
Vùng đất này kể từ khi mở cửa kinh tế (cuối thập niên 80), vốn là vùng
đất của các “đại gia” đảng viên gốc miền Nam làm ăn với Hàn Quốc, Đài
Loan, Âu Châu, Hoa Kỳ, đến nay gió đã xoay chiều, những mối làm ăn béo
bở này đang trở thành mục tiêu của đám “đại gia” Bắc Kỳ hay Đông Âu.
Không phải không có lý do khi báo chí đột nhiên đăng tải ngôi biệt thự “khủng” của đại gia Trầm Bê?
Không phải không có lý do trong vụ án Phạm Công Danh, bằng mọi giá phải
lôi kéo ban điều hành của công ty “Doctor Thanh” vào vụ án?
Cũng không phải không có lý do báo Tuổi Trẻ và Một Thế Giới, lại đăng
tải hàng loạt lời kêu ca của cái gọi là “cư dân” ở Sài Gòn phải “hít
thở” mùi nồng nặng của bãi rác Đa Phước?
Kịch bản vốn phải như vậy, vì bước kế tiếp sẽ là Bí Thư Đinh La Thăng
“vào cuộc”, rồi “chỉ đạo” cho các ban ngành mở cuộc điều tra.
Tiếp theo là Bộ Công an hay Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ra thông cáo
báo chí, nói rằng “có nhiều sai phạm” đệ trình lên “Thủ tướng để xin chỉ
đạo”.
Và đoạn chót của kịch bản, ai cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra, “nạn nhân”
một là bỏ của chạy lấy người, thỏa hiệp để mua sự an toàn cho bản thân,
cho gia đình, cho tài sản “ngầm” còn sót lại, thứ hai là phủi đít “nhập
kho”, đứng nhìn tài sản “rớt” vào tay của các “đại gia” gốc Bắc Kỳ hay
Đông Âu, trên danh nghĩa “cải tổ” hay “tạm thời quản lý”.
Vụ đại gia David Dương hiện nay, bãi rác Đa Phước đang trở thành “con
dê” đầu tiên cho Đinh La Thăng “làm thịt”, cư dân xung quanh khu vực bãi
rác Đa Phước chịu đựng mùi hôi thúi là chuyện dể hiểu, nhưng xa đến
8-10 km, mà báo chí đăng tãi là “mùi hôi nồng nặc” thì ai cũng thấy có
chuyện gì “không ổn” từ các tay viết “đâm thuê chém mướn” này. “Không
ổn” là tại sao 2, 3 bãi rác ở miền Bắc California dưới quyền của David
Dương, lại không hề có những “kêu ca” như bãi rác Đa Phước ở Việt Nam?
Không lẽ chính quyền của Tổng Thống Obama “bảo kê” cho David Dương?
Ai cũng biết mỗi ngày công ty Đa Phước của ông David Dương phải xử lý
5,000 tấn rác, theo đó Hồ Chí Minh phải chi trả cho công ty này 18 Mỹ
kim cho mỗi tấn rác, nhìn đã thấy ngay con số, mỗi ngày Hồ Chí Minh phải
chi trả cho việc xử lý rác là 90,000 USD, và cứ vậy nhân lên thành con
số mỗi tháng, có “đại gia” Bắc Kỳ nào mà không “thèm thuồng” mối làm ăn
này của David Dương?
Nhưng “cướp” bằng cách nào cho “hợp pháp” và đó chính là trách nhiệm của
Đinh La Thăng trong nhiệm kỳ Bí Thư Thành Ủy ở thành Hồ. Và đó là lý do
tại sao các tay “đâm thuê chém mướn” của tờ Tuổi Trẻ hay Một Thế Giới,
trong mấy tuần này đã “ưu ái” nhiều bài viết về Đa Phước.
Tương tự David Dương, vụ Vũ Quang Hải được “bổ nhiệm” vào công ty Rượu
Bia và Nước Giải Khát Sài Gòn hay còn gọi là Sabeco, đang được phe “miền
bắc có lý luận” ráo riết “đập” với lý do thuộc dạng “con ông cháu cha”
nhận chức.
Riêng tại Sài Gòn, công ty Sabeco (vốn là công ty sản xuất bia ở miền
Nam trước 75), được xem là công ty quốc doanh (nhà nước làm chủ 89%) hái
ra tiền nhất so với các công ty quốc doanh thua lỗ như EVN hay
PetroVietnam, riêng tại đất Sài Gòn, Sabeco mỗi năm sản xuất lên đến 11
tỷ lít bia vẫn không đủ cung cấp, chỉ cần lời 5 cents (USD) cho mỗi lít
bia, thì người ta đã thấy con số hàng năm công ty này thu lợi là bao
nhiêu, có “đại gia” Bắc Kỳ nào mà không muốn “cướp” Sabeco về tay của
mình?
Đất Sài Gòn là nơi hái ra tiền cho nhiều thành phần trong xã hội, nhưng
nó cũng là nơi “chôn xác” cho những ai không hiểu rõ thời cuộc, nhất là
cho những ai không hiểu rõ “cách chơi” của nhà sản.
Trong một xã hội mà cơ chế “tàn tật”, quản lý “dốt nát” thì đó chỉ là
vùng đất màu mỡ cho hai thành phần đầu tư nước ngoài hưởng lợi.
Thành phần thứ nhất là những Đại Công ty xuyên quốc gia cở như Samsung,
Nike, luôn đầu tư vào những quốc gia có luật lệ lỏng lẻo, tham nhũng,
giá nhân công rẻ hơn súc vật, còn được ưu đãi về đất đai, ưu đãi về
thuế, để họ có thể thu lợi nhuận khổng lồ trong khoảng một thập niên,
trước khi tìm kiếm mảnh đất khác để tiếp tục khai thác.
Thành phần thứ hai là những kẻ làm ăn theo kiểu “gạt đầu sông cuối chợ”
hưởng lợi ngắn hạn trong một vài năm, chụp giựt, đạp lên đầu kẻ khác rồi
ôm tiền bỏ chạy.
Còn những nhà đầu tư nghiêm túc, lương thiện và lâu dài, có tầm nhìn
rộng, thì chỉ chọn đầu tư ở những quốc gia hay vùng lãnh thổ minh bạch
rõ ràng, tương tự như nhiều năm trước đây ở Hong Kong, Đài Loan hay
Singapore.
Dù bị vặn vẹo méo mó trong 40 năm qua, dù bị cai trị một cách “ngột
ngạt” của đám “miền bắc có lý luận”, nhưng dân chúng Sài Gòn vẫn được
xem là biểu tượng của nền văn hóa rực rỡ so với mặt bằng trên toàn quốc,
Sài Gòn vẫn là Sài Gòn, không cần những lời “chém gió” của Đinh La
Thăng là “tái lập Hòn Ngọc Viễn Đông” hay đòi biến Sài Gòn trở thành một
thứ “Thượng Hải” của “Thiên Triều”.
Cuộc chiến “dành sân” hay “chiếm đất xưng vương” vẫn đang diễn ra một
cách gay gắt vẫn đang tăng cường độ kể từ khi Đinh La Thăng trở thành Bí
Thư Thành Ủy, nó vẫn đang làm tăng thêm sự khác biệt văn hóa giữa miền
Nam và những kẻ “miền Bắc có lý luận”.
Nếu ai đó cho rằng quan điểm trên là “phân biệt vùng miền”, nhưng nếu
nhận rõ sự tham lam của những “đại gia” Bắc Kỳ đang làm gì ở miền Nam,
thì đây vẫn là một thực tế, Sài Gòn vẫn có những cuộc chiến đang tiếp
diễn, dù cuộc chiến quân sự đã chấm dứt từ hơn 40 năm trước.
30.08.2016
No comments:
Post a Comment