CÁ CHẾT, QUỐC NẠN VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
Hà Tĩnh - nỗi niềm người dân biển
Vì Dân (Danlambao)
- Do có quá ít thông tin về Hà Tĩnh những ngày qua, tôi đã khăn gói ra
tận nơi để tìm hiểu và nhận ra nhiều sự thật đáng sợ hơn những gì mình
hình dung và biết được qua sách báo!
Cảm nhận ban đầu là quang cảnh ở đây rất đẹp, cát trắng xóa, bờ biển
trải dài nhiều cây số. Có thể đẹp ngang với biển Mũi Né ở Phan Thiết,
thậm chí đẹp hơn, do còn hoang sơ, ít nhà hàng, resort... Còn so với
Vũng Tàu thì nơi đây tuyệt vời hơn nhiều!
Theo người dân tại đây thì trước đây cứ 4h chiều là khách xuống kín
biển. Thế nhưng sau tin cá chết và biển nhiễm độc, khách du lịch đã
không đến Thạch Hải tắm nữa.
Liền sau đó tôi thấy một nhóm trẻ em mặc áo phao chạy xuống biển (hình 1
và hình 2). Quá bất ngờ, vì không nghĩ là có ai dám cho trẻ em xuống
đây tắm vào thời điểm này. Hơn nữa nhiều bài phóng sự quốc tế khẳng định
trẻ em đã không dám xuống biển Hà Tĩnh. Vội vàng, tôi đến hỏi người
trông trẻ ở đây thì được trả lời rằng: "Hiện chính quyền chưa công bố
nguyên nhân cá chết, chưa trả lời vì sao cá chết thì cứ ra đây tắm bình
thường, trẻ em cần nơi vui chơi mà. Khi nào có xác định nguyên nhân
chính xác thì mới biết được!". "Phó chủ tịch tỉnh còn nói dân yên tâm ăn
cá, tắm biển ở Vũng Áng mà, huống gì ở đây cách Vũng Áng hơn 60 cây
số!"
Tôi không cãi lý với những người này được. Nên lại đi dọc bờ biển hỏi thăm tình hình của ngư dân ở đây.
Hàng trăm chiếc thuyền, ghe, thúng nằm phơi nắng suốt gần 3 tháng qua
(hình 3, hình 4). Chính quyền có hỗ trợ 5 triệu/ thuyền và 3 triệu/
thúng. Cùng vài chục ký gạo cho mỗi gia đình 5-6 nhân khẩu.
Người dân miền biển này trước đây thu nhập rất cao, cứ mỗi ngày ra biển
đánh cá là có 3-4 triệu, nhiều khi may mắn thì trúng cả chục triệu. Ít
nhất cũng được 1 triệu trả tiền xăng dầu vẫn còn dư 500 nghìn. Mọi người
cứ nhìn những ngôi nhà khang trang mà tôi chụp được trên đường ven biển
là có thể đánh giá được thu nhập của người dân ở đây (hình 5, 6, 7).
Vậy giờ biển chết thì các anh làm gì để sống?
Một số thì bỏ đi Sài Gòn, Hà Nội làm thuê, một số làm thợ nề, thợ hồ
ngoài trung tâm Hà Tĩnh... Thôi thì đủ thứ nghề để tìm miếng cơm manh
áo.
Và một số thì VẪN RA BIỂN ĐÁNH CÁ, CÂU MỰC.
Đến đây thì lại gây tò mò. Anh Chiến, một ngư dân lâu năm cho biết:
"Người trẻ thì có thể đi xa lập nghiệp, nhưng 40-50 tuổi thì biết làm
gì mà sống, nhiều người đi biển từ năm 10 tuổi đến nay đã hơn mấy mươi
năm. Gia đình vợ con sống được là nhờ cả vào biển.
Cá biển chỉ CHẾT GẦN HẾT, vì lâu lâu vẫn bắt được vài ký đem vào bán cho bà con hàng xóm.
Người ngoài thành phố (Hà Tĩnh) họ không mua cá chứ người ở đây vẫn
mua để giúp nhau. Con cá nào còn tươi thì mình ăn, con nào nhìn có vấn
đề thì nấu chín rồi băm ra cho chó mèo, gà vịt ăn.
Cá biển thì ít, chủ yếu là đi câu mực, hiện mực vẫn còn nhiều, nhưng
không được giá. Mực thì chỉ còn mực lá chứ mực ống cũng không còn. Mực
lá ngày xưa 200 nghìn/ký, giờ bán được 110 nghìn/ký. Nhưng sang tháng
sau cũng hết mực thôi."
Chết thì ai chẳng sợ, biển nhiễm độc thì ai chẳng sợ, nhưng bỏ biển họ sống bằng gì? Tiền, gạo trợ cấp thì được bao nhiêu?
Chi phí đóng thuyền là 50 triệu, lưới chất ba là 20 triệu/vàng, mỗi
thuyền 5 vàng (hình 8). Vậy là 150 triệu tâm huyết đang phơi sương phơi
nắng! (Trong hình 9: anh Chiến đang chỉ vào vết nứt do thuyền bị phơi
nắng suốt 3 tháng nay.) Cần câu kiếm cơm mà ai dám bỏ? Bỏ rồi cơm ăn với
gì?
"Nỗi đau này cũng như là uống thuốc độc tự tử vậy, mình uống chết
không sao, nhìn con cái, gia đình mình uống mà không biết làm sao thì nó
đau thấu gan, thấu ruột. Đôi lúc nhìn con bới cơm mà nước mắt cứ chảy
lưng tròng!"
Càng nói chuyện lại càng thấy bế tắc, chẳng giúp anh được gì, tôi thơ
thẩn đi lang thang một đoạn nữa thì gặp ông chú (quên không hỏi tên).
Lại bắt chuyện, lại nghe chú kể về nghề biển, chú nói rằng tháng trước
cá chết dạt vào bờ rất nhiều, tháng này thì đỡ rồi (vì còn đâu nữa mà
chết). Rồi chú chỉ xuống chân: "chiều giờ tôi nhìn xác con cá này mà đau lòng, có lẽ nó là cái xác cuối cùng trôi vào đây" (hình 10).
"Tôi thật sự mong chờ câu trả lời từ phía chính quyền, công bố nguyên nhân rõ ràng, để còn lập kế hoạch cứu dân, cứu biển", chú nói.
Hình 11, 12, 13, 14: Phía xa xa, vài ngư dân đang đẩy thuyền ra biển, tìm những con cá cuối cùng làm nguồn sống!
Và xa hơn, nhà máy kia vẫn đang xả thải mà không ai ngăn chặn...
Rồi xa hơn nữa là những kẻ im lặng trên cái chết của đồng bào, của nhân
dân, của những ân nhân đã giúp họ giành lấy đất nước này!
Nhìn hình 11, 12, "các ngài" ở trên nghĩ gì khi thấy những đứa trẻ phải
lội xuống biển độc giúp ông mình đi đánh cá, mang chất độc về cho cả nhà
ăn?
Còn nhiều, nhưng chẳng muốn viết nữa!
Càng viết ra càng uất ức!
Ngày 25/06/2016, Biển Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh (cách Vũng Áng 60km về phía Bắc).
26.6.2016
Xác cá! Phận dân! Lòng người và đường đi của Đạo!
Lê Thiên (Danlambao) - Cá chết lềnh bềnh mặt biển, la liệt tắp bờ hàng triệu và hàng triệu người dân VN lãnh nhận hậu quả thảm khốc của tình trạng ô nhiễm môi trường. Ai cũng biết Công ty Formosa của Đài Loan hoạt động tại Vũng Áng là thủ phạm của thảm họa này. Nhưng nhà cầm quyền CSVN thì suốt hai tháng nay vẫn còn ấp úng và né tránh trách nhiệm công bố sự thật, lại còn bịt miệng dân, bịt miệng báo chí về tội ác này. Thậm chí khi Mỹ ngỏ ý giúp VN tìm căn nguyên và biện pháp cứu nguy môi trường, nhà cầm quyền CSVN thẳng thừng từ chối. Truyền thông Đài Loan làm bài phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam - Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan quả quyết: “Trước việc cá chết hàng loạt, người dân địa phương đã nghi ngờ có liên quan tới Formosa. Tất cả những người được PTS phỏng vấn đều khẳng định cá chết là do Formosa xả nước thải trực tiếp ra biển.”
Quốc Hội Đài Loan cũng lên án Formosa. Thế nhưng đảng và nhà nước vẫn
tuyệt đối im lặng, lại còn bày trò gian dối xúi dại người dân tắm biển
vùng cá chết, ăn cá ở biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng! Điều oái oăm là
cá chết, không phải chỉ ven biển 4 tỉnh Miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên, mà còn chết hàng loạt trên cả nước, từ Thanh
Hóa, Nghệ An tới Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, vào tận Quảng Ngãi, Phú
Yên, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu và cả Sài Gòn (Kênh Nhiêu Lộc, Thị
Nghè)!
Người dân Việt hiền hòa chỉ gọi nhau xuống đường đòi “minh bạch” chuyện
cá chết và đòi làm sạch môi trường! Để cho dân được sống! Vậy mà người
dân khốn cùng được đáp trả thô bạo bằng luật giang hồ của công an khoác
áo côn đồ hay ngược côn đồ mang sắc phục công an! Tất cả người dân nào
dám nói lên tiếng nói của lẽ phải đều bị gán tội chống phá, bị đánh đập,
giày đạp, bắt bớ, bỏ tù hoặc bị tống vào những trại dành cho thành phần
nghiện ngập hút xách, vô gia cư, du thủ du thực, vào cả những trại giam
giữ các thành phần bất hảo gọi là phục hồi nhân phẩm mà thực chất là
trại hủy diệt nhân phẩm!
Tấm lòng của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt
Trước tình hình cá chết và thân phận lây lất của người dân Miền Trung, ý
thức trách nhiệm của một số Chủ Chăn “chạnh lòng thương” con chiên
không cho phép các ngài dửng dưng trước nỗi đau của dân nạn nhân của
thảm nạn cá chết!
Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt là một Mục Tử đáng kính trong số
các Mục tử hết lòng vì Con Chiên như vậy dù ngài không còn trực tiếp
chăn dắt đàn chiên nào và đang sống ẩn dật trong bốn bức tường thành
Dòng Châu Sơn Phát Diệm. Ở đó, ngài “hướng lòng mình tới những anh
chị em nạn nhân của thảm họa môi trường và quyết định sẽ không tổ chức
lễ nghi nào nhân ngày Tạ ơn 25 hồng ân linh mục của ngài cũng như quyết
định dùng mọi quà tặng kể cả vật phẩm vào việc giúp đỡ các nạn nhân của
thảm họa môi trường Vũng Áng tại các tỉnh Miền Trung.”
Lời nói đi đôi với việc làm. Theo tin mới nhất từ GNsP ngày 17/6/2016,
vào ngày 16/06/2016 Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã đã bất ngờ
thực hiện chuyến viếng thăm bà con giáo dân thuộc giáo xứ Đông Yên,
giáo phận Vinh - nơi là tâm điểm của thảm họa môi trường cá chết. Ngài
mang theo những món tiền và quà đóng góp mà mọi người gửi tặng ngài nhân
dịp lễ Tạ Ơn 25 năm linh mục của ngài. Nhiều người dân ở Đông Yên “đã
òa lên khóc vì được trông thấy Đức Tổng tới tận nơi để viếng thăm, ủy
lạo và khích lệ họ đang trong cảnh khốn cùng của thảm họa.”
Trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Huyền Trang, Đức Tổng Giám Mục Giuse
Ngô Quang Kiệt đưa ra nhiều nhận xét tinh tế. Chúng tôi chỉ ghi nhận mấy
điểm. Chẳng hạn, ngài nhận xét “người dân ở Đông Yên quá đau khổ,
quá cô đơn. Họ thấy họ tủi vì từ lâu họ thấy họ bị bỏ rơi”. “Cảnh chết
chóc” hiện rõ từ bên trong xóm làng ra tới bãi biển nơi mà “thuyền bè
chất đống, nhiều chiếc đắp những tấm vải cũ rách nằm đơ như người tê
liệt, không còn một sinh vật nào, một con dã tràng cũng không thấy...” Theo Đức Tổng Giuse, “cá chết, người chết chỉ là cái ngọn của thảm họa. Cái gốc là cái chết của tâm hồn!”
Cách hành xứ của ĐTGM Bùi Văn Đọc
Trong khi đó, một vị Chủ Chăn khác, một Chủ Chăn lớn đang tại quyền, tại
chức, là Thủ lãnh của toàn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Chủ tịch
HĐGMVN, lại cai quản một Tổng Giáo phận vào hàng nhất nhì của cả nước,
vị này lại tung ra một Thông báo không bình thường chút nào giữa lúc cá
chết tràn ngập ven biển Miền Trung gây khốn đốn cho cả ngư dân lẫn các
thành phần người dân khác!
Cái không bình thường của bản Thông báo ấy ở chỗ nó mang giọng điệu và
dáng dấp của một mệnh lệnh công quyền hơn là thể hiện tấm lòng của người
lãnh đạo tôn giáo: “Khi diễn tả những bức xúc và lo lắng của mình,
tránh những hành động quá khích dẫn tới xung đột ảnh hưởng tới sản xuất,
giao thông, vi phạm luật.”
Phải chăng vị Chủ Chăn đang đóng vai trò của một cán bộ 4T (thông tin
tuyên truyền) cao cấp trong Đảng và Nhà nước CSVN? Một quan chức cốt cán
phụ trách Kinh tế XHCN? Một cán bộ kiểm tra An toàn Giao thông? Một
quan Tư pháp, pháp chế xhcn? Hoặc cao hơn, vị Chủ Chăn đang “làm thay
phần vụ của Ban Tuyên Giáo Đảng” như Nguyễn Hữu Vinh nhận xét trong bài
viết của mình?
Đã có nhiều bài báo, nổi bật là hai bài báo của hai tác giả trong nước
phân tích chi li bản Thông báo của ĐTGM Bùi Văn Đọc. Đọc bản Thông báo
ấy đồng thời đọc hai bài nhận định về Thông báo ấy, chúng ta mới thấy
đau của dân Miền Trung trong đó có Công giáo! Bài của Nguyễn Hữu Vinh
ngày 18/5/2016 có nhan đề “Nghĩ gì về Bản Thông báo của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN Phaolo Bùi Văn Đọc?” Còn tựa đề bài báo của Alf Hoàng Gia Bảo ngày 5/12/2016 là “Mấy suy nghĩ quanh thông báo 'cá chết' của HĐGMVN.” Ấy là chưa nói tới trăn trở của Nhà báo Trần Phong Vũ “Khi đọc Văn thư Thông báo của Đức Cha Bùi Văn Đọc”!
Vội vã, không trình bày rõ ràng?
Khi các tầng lớp người Công giáo và cả người không Công giáo phản ứng
quyết liệt chống Thông báo của ĐC Bùi Văn Đọc, thì trên website của
HĐGMVN lại xuất hiện Văn thư “giải thích Thông báo ngày 30/4/2016” do Lm Nguyễn Anh Tuấn, Chánh Văn Phòng HĐGMVN ấn ký. Văn thư ấy viết rằng “ĐTGM Phaolô ký thông báo này ngay trước khi lên đường công tác mục vụ tại Pháp. Có thể vì hơi vội vã nên ngài không thể trình bày rõ ràng và chi tiết những suy nghĩ và mong muốn của ngài.”
Lời phán xét “có thể hơi vội vã” của Lm Nguyễn Anh Tuấn có lẽ chỉ
phản ánh suy đoán cá nhân của linh mục Tuấn thôi, chứ chưa phải là lời
nhìn nhận của chính ĐC Đọc, là người ấn ký và công bố Thông báo ấy trên
trang web HĐGMVN.
Bút sa gà chết! Huống hồ là một Thông báo chính thức có đóng dấu, nhân danh Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam!
Lm Nguyễn Anh Tuấn, dù là chánh văn phòng của HĐGM, cũng chỉ là một linh
mục, có tư cách gì mà can dự vào một việc thuộc thẩm quyền các Giám mục
trong HĐGM? Cho dẫu vị Tổng Giám mục có “hơi vội vã” đi nữa, khiến ngài “không thể trình bày rõ ràng và chi tiết những suy nghĩ và mong muốn của ngài,”
thì chính Đức Tổng phải tự lên tiếng hay cùng lắm, một vị Giám mục lên
tiếng thay ngài, linh mục không có tư cách thay thế dù linh mục ấy là
Chánh văn phòng HĐGM đi nữa!
ĐTGM Đọc vội vã vì phải lên đường gấp! Có thật vậy không? Đi mục vụ tận
bên trời Tây, các thủ tục thông hành, phỏng vấn, chiếu khán, vé máy
bay... nhiêu khê lắm, cần thời gian, chứ đâu phải chuyện gấp gáp tang
gia! ĐC Đọc không có thời gian để trao quyền cho một vị giám mục khác
trong ban Thường Vụ HĐGM hoàn thành bản Thông báo sao?
Vả lại, theo thông lệ “bàn giấy”, một bản thông báo, dù là thông báo vấn
đề hệ trọng, đâu cần chính thẩm quyền cao cấp ngồi nặn từng chữ? Việc
đó thông thường được giao cho người phụ trách chấp bút là xong ngay! Trong trường hợp Thông báo của Đức Tổng Đọc, người trách nhiệm chấp bút chính thức là ai nếu không phải là “Chánh Văn Phòng HĐGMVN - Lm Nguyễn Anh Tuấn?
Đức Tổng Đọc chẳng phải hời hợt, vội vã gì đâu! Ngài đi đúng đường của ngài: “Đối thoại, thỏa hiệp bằng mọi giá.” Ngài phải đạt cho kỳ được điều ngài muốn đạt! Vì như ngài phát biểu nhiều lần trước đây, “đối thoại và thỏa hiệp đã đem lại cho chúng tôi thành quả rực rỡ, có mất mát gì đâu.”
Khi Đức Cha Nguyễn Thái Hợp lên tiếng
Văn phòng CLHB Giáo phận Vinh
Trong số hàng triệu nạn nhân khốn khổ vì hiểm họa cá chết ở Miền Trung,
có cả người Công Giáo Giáo phận Vinh mà Đức Cha Nguyễn Thái Hợp là Mục
tử. Có người nghi ngại thái độ im lặng của Đức Cha vào thời điểm đầu xảy
ra thảm họa cá chết hồi cuối tháng 4/2016. Nhưng biết đâu vị Mục tử có ý
kiên nhẫn chờ đợi thiện chí từ phía nhà cầm quyền, xem họ có giải quyết
sự vụ một cách minh bạch và công bằng cho các nạn nhân không!
Dân khốn đốn vì cá chết, đảng trưởng không màng tới dân! Doanh nghiệp
Formosa bị nghi ngờ là thủ phạm gây thảm họa cá chết thì, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng cùng cả dàn lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước CSVN
vội vàng đến tận Formosa để củng cố vị thế của Formosa tại Vũng Áng! Tức
nước vỡ bờ! ĐC Nguyễn Thái Hợp không thể im lặng lâu hơn khi mà phía
đảng và nhà nước CSVN vừa quanh co phủi trách nhiệm vừa đàn áp người dân
một cách thô bạo khi người dân lên tiếng chỉ để đòi hỏi sự minh bạch vụ
cá chết!
Khởi đầu, ĐC Hợp đã để cho VPCLHB của Giáo Phận Vinh lên tiếng. Thế nên,
ngày 27/4/2016, UBCLHB Giáo phận Vinh đưa ra lời kêu gọi “Hãy biết tự bảo vệ chính mình”, mạnh mẽ tố cáo nhà cầm quyền CS “ù lỳ... im lặng một cách vô trách nhiệm đến ghê sợ” và “việc một số quan chức còn đưa ra những phát biểu ngang ngược, coi thường tính mạng con người...” Lời kêu gọi của Gp Vinh còn nhắc nhở “mọi người dân hãy biết tự bảo vệ chính mình” một khi “chính quyền chưa bảo vệ quyền lợi của người dân một cách thích đáng.”
Tiếc thay! Tiếng nói của UBCLHB Giáo phận Vinh bị phía nhà cầm quyền CSVN coi thường, làm ngơ!
Thư Chung của Mục tử Giáo phận Vinh.
Vị Giám mục Bản quyền Gp Vinh không còn kiên nhẫn lâu hơn! Ngày 13/5/2016, ngài ra Thư Chung gửi cho toàn Giáo phận Vinh.
Mở đầu Thư Chung, ĐC Nguyễn Thái Hợp phác họa thảm cảnh môi trường bị nhiễm độc giết chết các loại hải sản: “Trong
những ngày qua, chúng ta đau lòng chứng kiến tham họa ô nhiễm môi
trường biển chưa từng thấy. Hàng trăm tấn cá chết trôi dạt vào bờ biển
Miền Trung. Tôm, ngao sò, chim chóc, rừng ngập mặn đột nhiên chết hàng
loạt, hệ sinh thái của thềm lục địa bị phá hủy.”
Kế đó, ngài cho thấy hậu quả đáng sợ dành cho dân từ thảm trạng trên. Ngài miêu tả cảnh “hàng
triệu ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, làm muối, buôn bán hải sản,
kinh doanh dịch vụ ăn uống và du lịch... đột nhiên rơi vào cảnh thất
nghiệp và điêu đứng về nghề nghiệp mưu sinh hoàn toàn bị đảo lộn. Hoảng
loạn, bần cùng và phẫn nộ, đó là những khốn khổ mà người dân đang nếm
trải.”
Với cái nhìn khoa học, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp còn thấy xa hơn nữa những
hậu quả thảm khốc về lâu về dài của tình trạng cá chết, tôm chết, ngao
sò chết nêu trên. Ngài chỉ ra “hậu quả của nhiễm kim loại nặng đối
với sức khỏe con người còn khủng khiếp hơn. Nồng độ chất độc tố bị loãng
đi do nước biển và hải lưu, nó sẽ tồn lưu lâu dài trong nước và các
loại hải sản để thấm nhập dần vào cơ thể con người, gây bệnh tật như ung
thư, tổn thương não..., và có thể gây dị dạng, quái thai cho các thế hệ
sau!” Khủng khiếp chưa?
Vậy mà “nhà chức trách vẫn né tránh việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này.” Đức Cha Hợp mạnh mẽ tố giác như vậy. Ngài lại thẳng thừng phê phán “một
số người còn khuyến khích người dân tiêu thụ thủy hải sản một cách
thiếu căn cứ khoa học. Trong khi đó, nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp
những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người
dân.” Đức Cha thất vọng: “Biển kêu gào thảm thiết vì bị bức tử, và mọi người, mọi vật đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thảm họa này.”
Từ những lập luận có cơ sở và đầy sức thuyết phục trên, ĐGM Nguyễn Thái Hợp kêu gọi người dân Công Giáo “thể
hiện căn tính Kitô hữu của mình, có trách nhiệm với quê hương đất nước
và các thế hệ tương lai, đồng thời hiệp thông chia sẻ với những người
đang là nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường...” mà việc quan trọng trong tư cách công dân là “thực hiện quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét xử đúng với công lý.”
Thư Chung của ĐC Nguyễn Thái Hợp giúp củng cố tinh thần không khoan
nhượng lẫn khí thế đấu tranh kiên vững trong lòng giới trẻ Việt Nam
khiến nhà cầm quyền CSVN điên cuồng, đáp trả bằng những lời lẽ và luận
điệu xuyên tạc chống phá Đức Cha một cách thô bạo mà kênh truyền hình
VTV1 của nhà nước CSVN là cái loa chính ngang ngược gán ghép Đức Cha vào
tội dùng “lời lẽ kích động giáo dân”, hoặc cáo buộc Thư Chung của ngài là một trong những “thủ đoạn hướng lái dư luận biến sự cố ngoài ý muốn trở thành cái cớ chống phá, công kích chính quyền.” Ai chuyên dùng ‘thủ đoạn hướng lái dư luận’
một cách nham hiểm ác độc suốt hai phần ba thế kỷ nay? VTV1 hẳn rõ điều
đó vì chính bản thân VTV1 và những kẻ đứng đầu trong VTV1 ấy vốn đã
được đào tạo và dẫn dắt làm cái việc “hướng lái dư luận” bằng dối
trá ngang ngược từ bao lâu nay rồi! Cái gọi là Bộ Thông Tin và Tuyên
Truyền (ngày nay) hay Bộ Tuyên Truyền (trước đây) đích thị là bộ máy nói
dối, lừa phỉnh và xuyên tạc chuyên nghiệp chỉ tồn tại dưới chế độ Cộng
sản hay các chế độ độc tài tương tự.
Bài giảng nẩy lửa
Mặc kệ những đòn ma mãnh của đảng CSVN nhắm đánh vào ĐGM Nguyễn Thái
Hợp, vị Mục tử của Giáo phận kiêm Chủ tịch UBCL&HB trực thuộc HĐGMVN
càng tỏ rõ bản lãnh lãnh đạo cương nghị của mình qua thái độ và phương
thức đối phó dứt khoát của ngài cứng rắn vạch mặt nạ lũ gian tà.
Cụ thể, sau Thư Chung, nhân ngày lễ kính Thánh Antôn 13/6/2016, tại Đền
thờ Thánh Antôn, Trại Gáo, Giáo phận Vinh, ĐGM Nguyễn Thái Hợp lại đứng
trên Tòa Giảng đề cập đến “môi trường biển đã đánh mất” ở Miền Trung. Ngài nghẹn ngào kêu lên: “Hôm
nay môi trường đó đã bị nhiễm độc và biển đang kêu lên từ hai tháng qua
nhưng vẫn không có được một giải đáp đâu là nguyên nhân gây ra thảm họa
môi trường và ai là người đã gây ra thảm họa môi trường.” Rồi ngài dõng dạc: “Chúng
ta phải tiếp tục can đảm yêu cầu nhà cầm quyền, những người có trách
nhiệm với đất nước với đồng bào mình phải công bố nguyên nhân. Công bố
càng sớm càng hay!”
Chẳng những thế, Đức Cha còn kiên quyết “yêu cầu ai là người đã gây tác hại cho môi trường biển phải đền bù cho ngư dân thỏa đáng.”
Không dừng lại trên nỗi đau và nghẹn ngào của mình, ĐGM Nguyễn Thái Hợp còn cảnh báo: “Thảm
họa môi trường biển miền Trung chỉ là những giọt nước nhỏ làm tràn ly.
Và qua giọt nước làm tràn ly đó, ta thấy đất nước chúng ta chưa bao giờ
rơi vào tình cảnh thảm họa môi trường không những môi trường biển mà là
môi trường nông nghiệp, môi trường rừng. Và trên bàn ăn của người VN hôm
nay chưa bao giờ đối diện với tình cảnh thê thảm ô nhiễm như vậy.”
Bởi vì theo Đức Cha, “trước đây, rất nhiều gia đình dù là những bữa
cơm đạm bạc nhưng chúng ta tin rằng đó là bữa cơm an lành với những thực
phẩm an lành, bổ dưỡng, giúp chúng ta lấy lại sức khỏe. Hôm nay người
dân VN với mâm cơm đầy nghi nan, không biết đâu là thực phẩm bẩn – sạch
và ranh giới giữa chúng rất mong manh.” Ngài đòi hãy “trả lại mâm cơm” cho dân.
Văn thư của ĐGM Đinh Đức Đạo
Đang khi ĐGM Nguyễn Thái Hợp và Giáo phận Vinh cùng các lực lượng bênh
vực quyền làm dân, bảo vệ quyền làm người mạnh mẽ đòi hỏi nhà cầm quyền
CSVN phải dứt khoát minh bạch trong vụ cá chết, thì bất ngờ trong giới
Công giáo xuất hiện một văn thư tuy khá lạ lẫm đối với người tín hữu
Kitô giáo, nhưng nó lại là công cụ quen thuộc cứu nguy đảng CSVN! Đó là
văn thư của ĐGM Đinh Đức Đạo gọi là thư chào giáo dân nhân dịp ngài được
thăng chức Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc thay thế Giám mục
Nguyễn Chu Trinh, nghỉ hưu.
Qua thư chào dân này, ĐGM Đinh Đức Đạo trích dẫn hàng loạt văn kiện Tòa Thánh nhằm bảo vệ lời ngài “mời gọi anh chị em tích cực tham gia bầu cử” quốc hội do đảng CSVN tổ chức.
ĐGM Đinh Đức Đạo là một trong số rất ít vị Giám mục từ nước ngoài trở về
được đảng CSVN “cho phép” làm Giám mục trong nước! Là người từng sống ở
hải ngoại, từng lãnh đạo văn phòng mục vụ CGVN hải ngoại, hẳn ĐGM Đạo
hơn ai khác hiểu rất rõ thế nào là bầu cử tự do, thế nào là bầu cử bịp
bợm, và cái gọi là bầu cử tại VN từ năm 1975 (hay từ năm 1954 đối với
Miền Bắc) đến nay có bầu cử tự do hay không! Hơn ai hết, ĐGM Đinh Đức
Đạo, trong tư cách là một nhà khoa bảng uyên bác, lẽ nào không nhận ra
trò hề bầu cử đầy phù phép và gian tà trên đất nước Việt Nam dưới chế độ
CS?
Bầu cử gì mà Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội được trung ương
đảng cử ra lãnh đạo từ nhiều tháng qua rồi thì Quốc Hội Khóa sắp mãn
nhiệm mới “bấm nút” hợp thức hóa việc cai trị ấy. Rồi chờ... Quốc Hội
nhiệm kỳ sau sẽ lại diễn trò “bấm nút”, bảo rằng đó là dân chủ tập
trung, đảng cử dân bầu!
Cũng theo kiểu đảng cử dân bầu dân chủ tập trung ấy, nếu không đa số
tuyệt đối đảng viên và quan chức Nhà nước “trúng cử”, thì ít ra cũng
phải trên 90%! Riêng Bộ Chính Trị thì đương nhiên ai cũng là người
“trúng cử” với số phiếu cao tuyệt đối! Ôi! Dân mến mộ, quý trọng và tín
nhiệm đến thế sao? Tỉ lệ cao hơn người đi bầu! Cái tỉ lệ phù phép đến
quỷ các tầng địa ngục cũng phải chào thua!
Động lực nào đã thúc đẩy ĐGM Đinh Đức Đạo “mời gọi” con chiên mình “tích cực tham gia bầu cử”?
Ngoài ĐGM Đạo và nhà cầm quyền CSVN, đố ai đoán biết có “thỏa hiệp”
thầm kín gì đằng sau lời mời gọi của vị đại diện giáo quyền này? Được
biết, Lm Đinh Đức Đạo, người Việt hải ngoại lâu năm được đảng và nhà
Nước CSVN cho phép “hồi hương”, cho phép giảng dạy và làm Giám đốc ĐCV,
rồi lại cho phép thăng chức Giám mục phụ tá, giờ còn cho phép lên chức
Giám mục chính tòa. Trước đó, ngài cũng đã được cho phép cùng với ĐTGM
Đọc mở Học Viện CG tại Sài Gòn. Và rồi bản thân ĐGM Đạo lại được nhà cầm
quyền CSVN cho phép làm Giám đốc tiên khởi Học viện này. Công lao “đối
thoại kiên trì và thân thiện” của ĐGM Đinh Đức Đạo và ĐTGM Bùi Văn Đọc
đã được đáp đền như ĐTGM Đọc từng khoe như vậy.
Chúng tôi xin nhắc lại câu hỏi của một người ký tên Người Con của Giáo Phận Xuân Lộc viết trên blog Thanh Niên Công Giáo ngày 10/5/2016 như sau: “...bức
thư của Đức Cha [Đinh Đức Đạo] đưa ra… để khuyến khích tín hữu đi bầu
các đại biểu vào một thể chế chính trị đang có những vi phạm nghiêm
trọng về nhân quyền là có làm chính trị không? Hay chỉ những người đang
lên tiếng bảo vệ cho những người bị bách hại bởi nhà cầm quyền lại bị
‘gán nhãn’ làm chính trị thôi?”
Tạm kết
Trở lại với Đức Cha Nguyễn Thái Hợp. Ngài chẳng những ra Thư Chung, trả
lời phỏng vấn truyền hình và rao giảng công khai, mà còn đích thân lặn
lội đi thăm, ủy lạo, an ủi và trực tiếp giúp đỡ phẩm vật cho các nạn
nhân thảm trạng cá chết ở các tỉnh Miền Trung Việt Nam.
Chưa thấy cá nhân hay một phái đoàn nào trong HĐGMVN làm như ĐTGM Ngô
Quang Kiệt hay như ĐC Nguyễn Thái Hợp. Có người ta lại lập luận rằng,
mỗi Giáo phận có cơ chế sinh hoạt, hoạt động riêng lẻ, HĐGM không xen
vào việc nội bộ của Giáo phận ấy. Không xen vào thì sao lại có Thông báo
truyền cho giáo dân cả nước đừng thế này mà phải thế khác?
Vả lại, có nên xen vào không để hỗ trợ nhau, bênh vực lẽ phải cho nhau,
chung sức chung lòng bảo vệ con chiên và đời sống của họ, cả tâm linh
lẫn thể xác. Bài viết của chúng tôi cách đây đã lâu “Hội Đồng Giám Mục: Giáo luật và Thực tiễn” đã phân tích rạch ròi sứ mạng chung ấy của một HĐGM, xin không nhắc lại ở đây.
Mặt khác, như Đức TGM Ngô Quang Kiệt đang ẩn dật trong bốn bức tường Tu
viện Châu Sơn mà lại thân hành đi thăm nạn nhân cá chết ở một giáo xứ
nghèo thuộc Giáo phận Vinh thì ngài hỗ trợ ĐC Nguyễn Thái Hợp về mặt
tinh thần chứ đâu hề dẫm chân lên Giáo phận của ĐC Hợp. Hoặc như Đức Cha
Hoàng Đức Oanh đi thăm Dòng Mến Thánh Giá Lái Thiêu, rồi Chùa Liên Trì
của Thích Không Tánh ở Quận 2 Sài Gòn khi Nhà Dòng và Nhà Chùa ở đó lao
đao với nhà cầm quyền CS thì ngài có xâm phạm gì tới ĐTGM Bùi Văn Đọc
không?
Nhớ cách đây mấy năm, trong một bài viết, chúng tôi có quả quyết thời
cáo chung của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo đã đến, đồng thời tiên đoán một
dạng Công giáo quốc doanh mới ở tầm cao hơn đang manh nha phát triển.
Hoạt động “đối thoại và thỏa hiệp” trực tiếp đang chứng tỏ thành công,
thì quốc doanh trung gian kia trở thành công cụ thừa thãi, hết hiệu lực
là điều đương nhiên.
Cô giáo Lam đã cống hiến cho người dân Việt Nam bài thơ tuyệt vời “Đất
nước mình ngộ quá phải không anh?” Bài thơ vang dậy khắp cả nước. Nó
cũng được Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp trích đoạn đưa vào bài giảng của
ngài. Nghe đâu cô giáo này cũng là giáo dân Công giáo Giáo phận Vinh.
Nếu cô Lam có được nguồn hứng mới để trải lòng trên vài dòng thơ “Giáo Hội mình tại Việt Nam ngộ quá phải không anh?” đầy cảm xúc, sóng đôi với “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” thì hay biết mấy!
27.06.2016
Hồi tuần trước, kênh truyền hình PTS của Đài Loan đã hai lần phát sóng
phóng sự dài 60 phút về thảm họa cá chết ở các tỉnh miền trung Việt Nam,
gây sự chú ý lớn tại đảo quốc này.
Phóng sự mô tả sự kiện cá chết hàng loạt dọc bờ biển 4 tỉnh của Việt Nam và nhấn mạnh nạn cá chết đã làm cho cuộc sống người dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh khó khăn. Trả lời các phóng viên Đài Loan, nhiều người dân địa phương cho biết ngoài sinh kế bị ảnh hưởng trầm trọng, sau khi ăn phải cá trong vùng ô nhiễm, sức khỏe họ cũng ảnh hưởng. Họ cũng cáo buộc thẳng thừng trong phóng sự rằng “Chính Formosa là nguyên nhân gây ra tai họa cho cái chết của cá”.
Các phóng viên của PTS đưa vào phóng sự nhiều ý kiến tại Đài Loan yêu cầu làm rõ vai trò của Tập đoàn Formosa, vốn bị nghi là nguyên nhân số 1 gây ra vụ ô nhiễm biển nghiêm trọng tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Phóng sự mô tả sự kiện cá chết hàng loạt dọc bờ biển 4 tỉnh của Việt Nam và nhấn mạnh nạn cá chết đã làm cho cuộc sống người dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh khó khăn. Trả lời các phóng viên Đài Loan, nhiều người dân địa phương cho biết ngoài sinh kế bị ảnh hưởng trầm trọng, sau khi ăn phải cá trong vùng ô nhiễm, sức khỏe họ cũng ảnh hưởng. Họ cũng cáo buộc thẳng thừng trong phóng sự rằng “Chính Formosa là nguyên nhân gây ra tai họa cho cái chết của cá”.
Các phóng viên của PTS đưa vào phóng sự nhiều ý kiến tại Đài Loan yêu cầu làm rõ vai trò của Tập đoàn Formosa, vốn bị nghi là nguyên nhân số 1 gây ra vụ ô nhiễm biển nghiêm trọng tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Truyền thông truyền thống của Việt Nam thua hẳn truyền thông của Đài Loan trong vụ này, vì đây là sự kiện xảy ra ở Việt Nam mà chúng ta không thực hiện được, trong khi đó họ lại sang họ thực hiện...Khi tôi xem phóng sự của họ tôi thật sự rất cảm động vì nó rất chi tiết. Tôi thấy họ rất là lăn lộn, rất bám sát hiện trường, lắng nghe người dân, thì mới làm được phóng sự như vậy.Rất nhiều người Việt Nam đã chia sẻ phóng sự đó trên mạng internet. Báo chí chính thống của Việt Nam cũng trích đăng nội dung của phóng sự.
Nhiều người Việt Nam đã so sánh lượng thông tin và tính cân bằng trong phóng sự của PTS với những tin bài của truyền thông Việt Nam. Bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, họ cho rằng truyền thông Việt Nam đã không “dám” làm những phóng sự có chiều sâu và phản ánh được mối lo, các suy nghĩ của chính người dân Việt Nam như các đồng nghiệp nước ngoài đến từ Đài Loan. Họ cũng đặt câu hỏi vì sao sự việc xảy ra trên đất Việt Nam mà các phóng viên trong nước lại không đưa tin được tương tự mà phải đăng lại phóng sự của nước ngoài.
Bình luận về sự hơn kém giữa báo chí Việt Nam và Đài Loan trong việc đưa tin về vụ cá chết, bà Phạm Đoan Trang, một cựu ký giả và nay là một nhà hoạt động vì các quyền tự do, nói với VOA:
“Truyền thông truyền thống của Việt Nam thua hẳn truyền thông của Đài Loan trong vụ này, vì đây là sự kiện xảy ra ở Việt Nam mà chúng ta không thực hiện được, trong khi đó họ lại sang họ thực hiện. Tôi có may mắn giúp cho quá trình làm việc của một đồng nghiệp Đài Loan ở Việt Nam. Tôi biết là họ cũng phải vượt qua rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Khi tôi xem phóng sự của họ tôi thật sự rất cảm động vì nó rất chi tiết. Tôi thấy họ rất là lăn lộn, rất bám sát hiện trường, lắng nghe người dân, thì mới làm được phóng sự như vậy. Về mặt nghiệp vụ, về mặt chất lượng, cũng như về mặt tốc độ, tóm lại về mọi mặt, truyền thông truyền thống của Việt Nam thua Đài Loan”.
Cái họ quan tâm là người dân sống ra sao, cái họ quan tâm là thảm họa quy mô nó lớn đến mức nào, và phản ứng của người dân ra sao, đi biểu tình thì bị đàn áp ra sao. Họ rất quan tâm, vì họ quan tâm đến nhân quyền nữa. Họ đặc biệt quan tâm đến sự kiện biểu tình bị đàn áp rất là tàn bạo vào ngày 8/5 ở cả Sài Gòn và Hà Nội.
Bà Trang chỉ ra rằng truyền thông Việt Nam nói chung và đài truyền hình quốc gia VTV nói riêng cũng làm ra các phóng sự về nạn cá chết ở miền trung, song chỉ “tiếp xúc một phía”. Bà cũng nhận xét trong khi không đưa tin đủ toàn diện về vụ khủng hoảng, truyền thông Việt Nam lại “sâu sát quá” và “rất xuất sắc” trong việc vu cáo về các nhà hoạt động đòi minh bạch thông tin về nạn ô nhiễm biển và khủng hoảng cá chết.
Trong khi đó, là người trực tiếp làm việc với các nhà báo Đài Loan, bà Trang cho rằng phóng sự của PTS có giá trị và gây xúc động vì nó cho thấy sự quan tâm đến những thân phận của người dân và nhân quyền.
“Cái họ quan tâm là người dân sống ra sao, cái họ quan tâm là thảm họa quy mô nó lớn đến mức nào, và phản ứng của người dân ra sao […], đi biểu tình thì bị đàn áp ra sao. Họ rất quan tâm, vì họ quan tâm đến nhân quyền nữa. Họ đặc biệt quan tâm đến […] sự kiện biểu tình bị đàn áp rất là tàn bạo vào ngày 8/5 ở cả Sài Gòn và Hà Nội.
Lý giải tại sao VTV, đài truyền hình quốc gia của Việt Nam có đủ các lợi thế về nhân lực, nguồn lực to lớn tại chỗ, cũng như các thuận lợi về mặt pháp lý, song đã không làm ra một phóng sự toàn diện, phản ánh quan điểm những người dân bị ảnh hưởng, bà Trang nêu ra sự khác biệt giữa VTV nói riêng, báo chí Việt Nam nói chung và báo chí Đài Loan như sau:
ông làm được bởi vì suy nghĩ của họ bị đóng khung. Họ không nghĩ về người dân, mặc dù họ tưởng họ nghĩ về người dân. Nhưng thực ra không phải. Những gì họ làm thực ra thiên về giải thích đường lối của nhà nước, ủng hộ nhà nước thì đương nhiên rồi, giải thích những cái khó khăn, bất lợi mà nhà nước đang gặp phải, quan chức Việt Nam đang gặp phải trong việc giải quyết thảm họa môi trường này. Tức là họ đứng về phía chính quyền, chứ chưa bao giờ đứng về phía người dân. Đó là sự khác biệt căn bản giữa phóng viên của Việt Nam, VTV, và phóng viên của Đài Loan”.
Mặc dù nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng phóng sự của truyền hình Đài Loan phần nào động chạm đến lòng tự ái nghề nghiệp của báo giới Việt Nam, song họ cũng cho rằng có phần chắc là các nhà báo Việt Nam sẽ vẫn chọn “phương án an toàn” là “làm theo các chỉ đạo từ nhà nước”.
http://www.voatiengviet.com/a/truyen-thong-vietnam-thua-dai-loan-trong-viec-dua-tin-vu-ca-chet/3393591.html
Báo VN đưa tin phóng sự của Đài Loan
26 tháng 6 2016
Hai báo Việt Nam đưa tin về phóng sự cá chết của truyền hình Đài Loan trong lúc một nhà hoạt động nói với BBC “lẽ ra chủ động truyền thông trong vụ này phải là báo Việt Nam”.Hôm 26/6, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cùng đăng bài về phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam – Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan.
“Trước việc cá chết hàng loạt, người dân địa phương đã nghi ngờ có liên quan tới Formosa.
Tất cả những người được PTS phỏng vấn đều khẳng định cá chết là do Formosa xả nước thải trực tiếp ra biển.
PTS cũng nhận định, lý do tảo đỏ được đưa ra là khó chấp nhận và thuyết phục”, Tuổi Trẻ tường thuật.
“Phóng sự của PTS cũng nhắc đến tuyên bố gây sốc “chọn cá hay chọn thép” của đại diện lãnh đạo Formosa khiến dư luận Việt Nam bất bình, phẫn nộ”.
Báo Thanh Niên cùng ngày viết:
“Người xem cũng không thể không thấy nhói lòng trước những hình ảnh tay ngư dân bị lở ngứa bởi chất nhớt màu vàng bám dính vào lưới, biển vắng tanh không ai dám tắm hay những lời ngậm ngùi từ bạn lặn của người thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày”.
‘Cải trang thành người địa phương’ Hôm 26/6, trả lời BBC từ Đà Nẵng, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người đã có hơn một tháng điều tra độc lập tại Hà Tĩnh và là một trong các nhân vật được truyền hình Đài Loan phỏng vấn, nói:
“Các báo Việt Nam đã bỏ qua hai chi tiết nổi bật trong phóng sự. Một là chuyện 155 học sinh ở Kỳ Lợi không được phép đến trường vì bố mẹ các em không đồng ý với phương án giải phóng mặt bằng cho dự án Formosa của chính quyền”.
“Hai là những mô tả về việc bố ráp của lực lượng an ninh địa phương, việc bắt giữ các nhà hoạt động về đưa tin trong vùng cũng như việc chính phủ đàn áp biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội”.
Một nhà báo Đài Loan nói với tôi lúc ở Hà Tĩnh: 'Tôi cũng biết tự do báo chí ở Việt Nam không được tôn trọng, giống Trung Quốc. Nhưng không hề nghĩ tình hình lại tệ đến thế, tới mức mà việc làm tin có thể khiến nhà báo bị đánh đập, bắt giữ
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn
“Dù tôi đã cảnh báo việc tác nghiệp ở Vũng Áng trong thời điểm đó có thể khiến các nhà báo Đài Loan gặp phải rủi ro, kể cả khả năng bị bắt, song cuối cùng họ vẫn quyết định đến Việt Nam thực hiện phóng sự”.
“Trong quá trình tác nghiệp, họ đã phải cải trang thành người địa phương, đi làm tin trong cảnh phập phồng lo sợ, bị các nhân viên an ninh mặc thường phục theo sát và chỉ có thể thoát nạn nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của người dân địa phương”.
“Thật sự tôi tin là những nhà báo Việt Nam cũng có tinh thần dấn thân, trình độ tác nghiệp cũng không thua kém đồng nghiệp Đài Loan, song sản phẩm của họ khó mà đến được với công chúng một cách chính thức, vì bị kiểm duyệt và tự kiểm duyệt”, nhà hoạt động nói với BBC.
“Một nhà báo Đài Loan nói với tôi lúc ở Hà Tĩnh: 'Tôi cũng biết tự do báo chí ở Việt Nam không được tôn trọng, giống Trung Quốc. Nhưng không hề nghĩ tình hình lại tệ đến thế, tới mức mà việc làm tin có thể khiến nhà báo bị đánh đập, bắt giữ'.
“Nếu như trước ngày 29/4, các nhà báo tràn ngập ở Kỳ Anh, khai thác mọi khía cạnh của vụ việc, phỏng vấn rất nhiều ngư dân và cư dân địa phương; thì sau ngày đó, Kỳ Anh vắng hẳn bóng nhà báo, đến nổi nhiều người dân phải hỏi tôi là sao nhà báo đi đâu hết rồi”.
“Tôi nghĩ đây là một trở ngại chính khiến báo chí Việt Nam sẽ còn tụt hậu so với báo chí các nước. Và đây cũng là một thiệt thòi lớn cho những nhà báo chân chính ở Việt Nam”.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160626_vn_news_taiwan_report_fish
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm thứ
Năm đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển
miền trung của Việt Nam đối với việc thụ hưởng quyền con người của quốc
gia này, đặc biệt là quyền y tế và thực phẩm.
Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là không thể thiếu đối với các quyền con người, bao gồm quyền được sống, sức khỏe, thực phẩm, nước, vệ sinh môi trường, đã được công nhận trong Công ước Quốc tế về Văn hóa, Kinh tế, Quyền lợi Xã hội mà Việt Nam là một thành viên.
Ông Laurent Meillan, Quyền đại diện Khu vực của OHCHR, nói: “Chính quyền Việt Nam cần áp dụng các khuôn khổ pháp lý và pháp luật để chống lại tác hại môi trường gây cản trở việc thụ hưởng các quyền con người, và đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ngư dân, có quyền tiếp cận các biện pháp hiệu quả”.
Ông Meillan nói thêm: "Chúng tôi kêu gọi Chính phủ [Việt Nam] tiến hành một cuộc điều tra độc lập, toàn diện và khách quan về những trường hợp được báo cáo sử dụng quá nhiều lực lượng cán bộ thực thi pháp luật”.
Ngày 1 tháng 5 vừa qua, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều khu vực, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Ở Tp. Hồ Chí Minh, đám đông khoảng 1,000 người đã mang các biểu ngữ “hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi” và “ngừng xả nước thải vào biển”.
Cuộc biểu tình đã trở thành một thách thức lớn đối với tân chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy trách nhiệm là do công ty Formosa gây ra. Cá có thể bị chết bởi chất độc thải ra từ các hoạt động của con người hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay còn gọi là ‘thủy triều đỏ’.
Truyền thông Việt Nam đã không đưa tin về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 1/5.
Theo The Online Citizen, VOA
http://www.voatiengviet.com/a/lien-hiep-quoc-len-tieng-ve-vu-ca-chet-o-viet-nam/3317198.html
Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là không thể thiếu đối với các quyền con người, bao gồm quyền được sống, sức khỏe, thực phẩm, nước, vệ sinh môi trường, đã được công nhận trong Công ước Quốc tế về Văn hóa, Kinh tế, Quyền lợi Xã hội mà Việt Nam là một thành viên.
Ông Laurent Meillan, Quyền đại diện Khu vực của OHCHR, nói: “Chính quyền Việt Nam cần áp dụng các khuôn khổ pháp lý và pháp luật để chống lại tác hại môi trường gây cản trở việc thụ hưởng các quyền con người, và đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ngư dân, có quyền tiếp cận các biện pháp hiệu quả”.
Ông Meillan nói thêm: "Chúng tôi kêu gọi Chính phủ [Việt Nam] tiến hành một cuộc điều tra độc lập, toàn diện và khách quan về những trường hợp được báo cáo sử dụng quá nhiều lực lượng cán bộ thực thi pháp luật”.
Ngày 1 tháng 5 vừa qua, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều khu vực, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Ở Tp. Hồ Chí Minh, đám đông khoảng 1,000 người đã mang các biểu ngữ “hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi” và “ngừng xả nước thải vào biển”.
Cuộc biểu tình đã trở thành một thách thức lớn đối với tân chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy trách nhiệm là do công ty Formosa gây ra. Cá có thể bị chết bởi chất độc thải ra từ các hoạt động của con người hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay còn gọi là ‘thủy triều đỏ’.
Truyền thông Việt Nam đã không đưa tin về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 1/5.
Theo The Online Citizen, VOA
http://www.voatiengviet.com/a/lien-hiep-quoc-len-tieng-ve-vu-ca-chet-o-viet-nam/3317198.html
Chính quyền của Tổng thống Obama sẽ lên tiếng về bản kiến nghị giúp điều
tra vụ cá chết làm điêu đứng người dân miền trung, trong khi Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc quyết tâm “truy tìm thủ phạm”.
Tính tới tối 3/5, có hơn 138.000 người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Mỹ làm rõ thảm họa khiến hàng trăm người xuống đường ở Hà Nội và TP HCM hôm 1/5, đặt chính quyền vào thế khó.
Con số trên lớn hơn nhiều so với con số tối thiểu 100.000 chữ ký để Nhà Trắng phải lên tiếng.
Trong bản kiến nghị đăng trên trang web “We the People” của Nhà Trắng một người ký tắt là T.N. hôm 26/4 viết rằng "chúng tôi – người dân, đề nghị chính phủ liên bang Mỹ hỗ trợ người dân Việt Nam bằng cách cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thống Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Năm".
Khi được hỏi lý do vì sao lại ký vào một bản kiến nghị gửi cho một quốc
gia nằm cách Việt Nam nửa vòng trái đất, blogger Lê Anh Hùng cho VOA
Việt Ngữ biết:
“Chúng tôi không còn tin vào sự công tâm, khách quan của các cơ quan chuyên môn của chính phủ Việt Nam, cho nên chúng tôi rất muốn có một sự giúp đỡ của các cơ quan độc lập từ bên ngoài, đặc biệt là của chính phủ Mỹ. Đương nhiên, khi tôi ký vào đấy thì tôi rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ Nhà Trắng.
Các nhà quan sát cho rằng việc người Việt kêu gọi Mỹ giúp đỡ cho thấy sự tin tưởng nhiều hơn của người dân đối với quốc gia cựu thù.
Lời kêu gọi này được nêu lên trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chuẩn bị tới thăm Việt Nam vào cuối tháng này.
Chưa rõ là người đứng đầu Nhà Trắng có lên tiếng đề cập đến thỉnh nguyện thư này khi công du Việt Nam hay không.
Cuối năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào vùng biển Việt
Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, người Việt cũng đã đăng kiến nghị
trừng phạt Trung Quốc trên trang web của Nhà Trắng với hơn 139,000 chữ
ký, và đã được chính quyền của ông Obama hồi đáp.
Trong khi đó, nhà hoạt động xã hội Ngô Duy Quyền cho biết ông đã xuống đường hôm 1/5 ở Hà Nội để “bày tỏ sự phản đối với sự im lặng và những tuyên bố vòng vo, né tránh, không nhất quán của các cấp lãnh đạo” Việt Nam.
Về kiến nghị gửi trên trang web của Nhà Trắng, ông nhận xét.
“Kiến nghị kêu gọi chính phủ Mỹ giúp điều tra thì tôi cho rằng có vẻ như nó hơi viển vông một chút. Tất nhiên đây cũng là một cách để vận động, kêu gọi sự quan tâm của công luận. Tôi nghĩ rằng việc này bản thân chúng ta, người dân ở trong nước, có rất nhiều cách để chúng ta kêu gọi chính quyền phải điều tra, phải minh bạch, công khai. Chúng ta có cách gây áp lực, ví dụ như xuống đường biểu tình chẳng hạn.”
Ông Quyền nói thêm rằng cho tới khi “những kẻ gây hại cho môi trường, cho người dân chưa được tìm ra thì sự bày tỏ thái độ sẽ chưa dừng lại”.
Cùng ngày với cuộc xuống đường của người dân, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường.
Theo báo chí trong nước, phát biểu tại Hà Tĩnh, ông Phúc yêu cầu sớm tìm ra giải đáp gây ra cá chết hàng loạt, và rằng “dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm cũng không được bao che".
Trong khi đó, hôm nay, tin từ trong nước dẫn lời đại diện của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường cho biết các nhà khoa học Đức, Mỹ, Israel sẽ giúp
Việt Nam điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt, đánh giá hoạt động xả
thải, chất lượng nước ở biển miền Trung, trong đó tập trung vào Vũng
Áng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng vụ cá chết, rồi sau đó dẫn tới các cuộc
biểu tình rầm rộ ở nhiều nơi, là một trắc nghiệm đối với tân chính phủ
Việt Nam.
Cuộc xuống đường hôm 1/5 thu hút được hàng trăm người tham dự, và báo chí Việt Nam dẫn lời cơ quan điều tra đưa tin đã phát hiện “hai đối tượng là thành viên của các tổ chức như Con Đường Việt Nam và Việt Tân”.
Về cáo buộc này, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, nói với VOA Việt Ngữ:
“Đối với chúng tôi, việc tất cả mọi người tham gia vào cuộc biểu tình tại Việt Nam vào ngày 1/5 là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người. Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình. Mới đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hai người, một là ông Trương Minh Tam, và nếu tôi không lầm, thì tổ chức Con đường Việt Nam đã lên tiếng xác nhận ông Tam là thành viên của tổ chức này. Người thứ hai là ông Chu Mạnh Sơn thì họ nói rằng ông Sơn là người của tổ chức chúng tôi. Một lần nữa chúng tôi nói rõ rằng việc tham gia cuộc biểu tình này là quyền của mọi người. Ông Sơn, theo chúng tôi được biết, cũng là một người hoạt động về dân chủ và tích cực đấu tranh cũng giống như ông Tam. Việc ông Sơn hay ông Tam tham gia thì đó là thể hiện quyền và nguyện vọng của họ."
ì Việt Tân “gây khó khăn, tạo sự khó chịu” cho Hà Nội vì “từ nhiều năm qua, Việt Tân đã tham gia các cuộc biểu tình và hoạt động đấu tranh như thế.”
Chính quyền Việt Nam, thông qua báo chí nhà nước, nhiều năm qua gọi Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, nhưng tổ chức bị cấm hoạt động ở trong nước luôn bác cáo buộc này.
Một số nguồn tin ở trong nước cho biết ông Chu Mạnh Sơn đã được thả hôm nay, nhưng VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập thông tin này.
Tính tới tối 3/5, có hơn 138.000 người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Mỹ làm rõ thảm họa khiến hàng trăm người xuống đường ở Hà Nội và TP HCM hôm 1/5, đặt chính quyền vào thế khó.
Con số trên lớn hơn nhiều so với con số tối thiểu 100.000 chữ ký để Nhà Trắng phải lên tiếng.
Trong bản kiến nghị đăng trên trang web “We the People” của Nhà Trắng một người ký tắt là T.N. hôm 26/4 viết rằng "chúng tôi – người dân, đề nghị chính phủ liên bang Mỹ hỗ trợ người dân Việt Nam bằng cách cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thống Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Năm".
“Chúng tôi không còn tin vào sự công tâm, khách quan của các cơ quan chuyên môn của chính phủ Việt Nam, cho nên chúng tôi rất muốn có một sự giúp đỡ của các cơ quan độc lập từ bên ngoài, đặc biệt là của chính phủ Mỹ. Đương nhiên, khi tôi ký vào đấy thì tôi rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ Nhà Trắng.
“Chúng tôi không còn tin vào sự công tâm, khách quan của các cơ quan chuyên môn của chính phủ Việt Nam, cho nên chúng tôi rất muốn có một sự giúp đỡ của các cơ quan độc lập từ bên ngoài, đặc biệt là của chính phủ Mỹ. Đương nhiên, khi tôi ký vào đấy thì tôi rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ Nhà Trắng.
Các nhà quan sát cho rằng việc người Việt kêu gọi Mỹ giúp đỡ cho thấy sự tin tưởng nhiều hơn của người dân đối với quốc gia cựu thù.
Lời kêu gọi này được nêu lên trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chuẩn bị tới thăm Việt Nam vào cuối tháng này.
Chưa rõ là người đứng đầu Nhà Trắng có lên tiếng đề cập đến thỉnh nguyện thư này khi công du Việt Nam hay không.
Trong khi đó, nhà hoạt động xã hội Ngô Duy Quyền cho biết ông đã xuống đường hôm 1/5 ở Hà Nội để “bày tỏ sự phản đối với sự im lặng và những tuyên bố vòng vo, né tránh, không nhất quán của các cấp lãnh đạo” Việt Nam.
Về kiến nghị gửi trên trang web của Nhà Trắng, ông nhận xét.
“Kiến nghị kêu gọi chính phủ Mỹ giúp điều tra thì tôi cho rằng có vẻ như nó hơi viển vông một chút. Tất nhiên đây cũng là một cách để vận động, kêu gọi sự quan tâm của công luận. Tôi nghĩ rằng việc này bản thân chúng ta, người dân ở trong nước, có rất nhiều cách để chúng ta kêu gọi chính quyền phải điều tra, phải minh bạch, công khai. Chúng ta có cách gây áp lực, ví dụ như xuống đường biểu tình chẳng hạn.”
Ông Quyền nói thêm rằng cho tới khi “những kẻ gây hại cho môi trường, cho người dân chưa được tìm ra thì sự bày tỏ thái độ sẽ chưa dừng lại”.
Cùng ngày với cuộc xuống đường của người dân, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường.
Theo báo chí trong nước, phát biểu tại Hà Tĩnh, ông Phúc yêu cầu sớm tìm ra giải đáp gây ra cá chết hàng loạt, và rằng “dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm cũng không được bao che".
Một lần nữa chúng tôi nói rõ rằng việc tham gia cuộc biểu tình này là quyền của mọi người. Ông Sơn, theo chúng tôi được biết, cũng là một người hoạt động về dân chủ và tích cực đấu tranh cũng giống như ông Tam.Việc ông Sơn hay ông Tam tham gia thì đó là thể hiện quyền và nguyện vọng của họ."
Cuộc xuống đường hôm 1/5 thu hút được hàng trăm người tham dự, và báo chí Việt Nam dẫn lời cơ quan điều tra đưa tin đã phát hiện “hai đối tượng là thành viên của các tổ chức như Con Đường Việt Nam và Việt Tân”.
Về cáo buộc này, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, nói với VOA Việt Ngữ:
“Đối với chúng tôi, việc tất cả mọi người tham gia vào cuộc biểu tình tại Việt Nam vào ngày 1/5 là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người. Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình. Mới đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hai người, một là ông Trương Minh Tam, và nếu tôi không lầm, thì tổ chức Con đường Việt Nam đã lên tiếng xác nhận ông Tam là thành viên của tổ chức này. Người thứ hai là ông Chu Mạnh Sơn thì họ nói rằng ông Sơn là người của tổ chức chúng tôi. Một lần nữa chúng tôi nói rõ rằng việc tham gia cuộc biểu tình này là quyền của mọi người. Ông Sơn, theo chúng tôi được biết, cũng là một người hoạt động về dân chủ và tích cực đấu tranh cũng giống như ông Tam. Việc ông Sơn hay ông Tam tham gia thì đó là thể hiện quyền và nguyện vọng của họ."
ì Việt Tân “gây khó khăn, tạo sự khó chịu” cho Hà Nội vì “từ nhiều năm qua, Việt Tân đã tham gia các cuộc biểu tình và hoạt động đấu tranh như thế.”
Chính quyền Việt Nam, thông qua báo chí nhà nước, nhiều năm qua gọi Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, nhưng tổ chức bị cấm hoạt động ở trong nước luôn bác cáo buộc này.
Một số nguồn tin ở trong nước cho biết ông Chu Mạnh Sơn đã được thả hôm nay, nhưng VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập thông tin này.
http://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-se-vao-cuoc-trong-vu-ca-chet-hang-loat-o-vietnam/3313116.html
Vụ cá chết ở Việt Nam ‘lan’ tới Quốc hội Mỹ
Một dân biểu Hoa Kỳ quan tâm tới tình hình Việt Nam nói ông hy vọng rằng
trong chuyến thăm sắp tới, Tổng thống Barack Obama sẽ nêu vấn đề cá
chết hàng loạt ở miền Trung cũng như các cuộc biểu tình của người dân
Việt.
Chính phủ Việt Nam bấy lâu nay luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Hà Nội “bịt miệng” những tiếng nói trái chiều cũng như bắt giữ những người bất đồng chính kiến.
Cuối tháng trước, một người Việt từ Hà Tĩnh đã viết thư kiến nghị lên Nhà Trắng, đề nghị chính quyền Mỹ “giúp đánh giá độc lập” về vụ cá chết hàng loạt, cũng như kêu gọi ông Obama nêu vấn đề này khi tới Việt Nam.
Tới 10/5, tức hơn 10 ngày trước chuyến công du của Tổng thống Mỹ, có 140 nghìn người đã ký vào lá thư ngỏ nổi bật ngay trên trang chủ của “We the People” (Tiếng nói người dân).
"Tình người với người"
"Hãy giúp đỡ cho dân tộc Việt Nam"
Cuộc điều trần kéo dài một giờ đồng hồ do ông Smith chủ trì có một nhân chứng duy nhất là bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà bất đồng chính kiến mới bị nhà nước bắt hồi cuối năm ngoái vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác.
Sự tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết
những thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ,
chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ
chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nới
có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách
nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây
dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: "Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”.
Thư của Nhà Trắng viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ - Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.
“Chúng tôi đang trợ giúp các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”.
“Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử."
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160624_response_petition_fish_death
Nhà lập pháp Mỹ Chris Smith nói với VOA Việt Ngữ như vậy, sau khi chủ
trì một phiên điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, cụ thể là vụ
bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, hôm nay, 10/5.
Dân biểu thuộc phe Cộng hòa nói rằng các vụ trấn áp hàng trăm người tuần
hành vì môi trường ở Hà Nội và TP HCM đầu tuần này cho thấy rõ “sự độc
tài và bất dung đối lập” của chính quyền Việt Nam.
Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam rất giỏi ngăn chặn những
tiếng nói bất đồng. Theo tôi, những quan điểm trái chiều, có hiểu biết
và bất bạo động chỉ giúp xã hội tốt đẹp lên. Tôi hy vọng rằng chính
quyền Việt Nam sẽ bao dung hơn nữa trước các tiếng nói khác với họ như ở
Hoa Kỳ để xã hội tốt đẹp hơn và đi đến nhiều chính sách tốt hơn. Có
những khi ta tưởng như đã tìm ra mọi câu trả lời, nhưng thực tế thì
chưa, nếu chưa có sự phản biện”.
Chính phủ Việt Nam bấy lâu nay luôn bác bỏ các cáo buộc cho rằng Hà Nội “bịt miệng” những tiếng nói trái chiều cũng như bắt giữ những người bất đồng chính kiến.
Cuối tháng trước, một người Việt từ Hà Tĩnh đã viết thư kiến nghị lên Nhà Trắng, đề nghị chính quyền Mỹ “giúp đánh giá độc lập” về vụ cá chết hàng loạt, cũng như kêu gọi ông Obama nêu vấn đề này khi tới Việt Nam.
Tới 10/5, tức hơn 10 ngày trước chuyến công du của Tổng thống Mỹ, có 140 nghìn người đã ký vào lá thư ngỏ nổi bật ngay trên trang chủ của “We the People” (Tiếng nói người dân).
"Tình người với người"
Về lời kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama giúp Việt Nam điều tra
vụ cá chết, Dược sỹ Nguyễn Mậu Trinh, đại diện cho Nghị hội Toàn quốc
người Việt tại Hoa Kỳ tham dự buổi điều trần, nói với VOA Việt Ngữ rằng
đây là “điều nên làm” vì “tình người với người”.
Dù ở cách Việt Nam nửa vòng trái đất, ông Trinh nói ông vẫn quan tâm tới
tình hình xã hội và môi trường ở Việt Nam, cũng như các cuộc biểu tình
hôm 8/5:
“Người dân, họ không có một phương tiện nào khác, ngoài tiếng nói của
mình và đôi chân của mình, đi ra đường cùng nhau, thành một đám đông để
nói tiếng nói chung, đòi quyền sống của mình được bảo vệ, môi sinh, môi
trường sống của mình được bảo vệ. Chuyện ngăn chặn, đàn áp, tôi không
hiểu chính quyền có một đường hướng nào, bảo vệ một quyền lợi nào mà
không đặt quyền lợi của người dân lên trên hết”.
Những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy tình trạng người xuống đường bị “mạnh tay” và “giải đi trên xe buýt”.
Thông qua báo chí nhà nước, chính quyền Việt Nam những ngày qua cáo buộc
một số tổ chức mà họ gọi là “phản động” của người Việt “lôi kéo, giật
dây các vụ biểu tình".
"Hãy giúp đỡ cho dân tộc Việt Nam"
Cuộc điều trần kéo dài một giờ đồng hồ do ông Smith chủ trì có một nhân chứng duy nhất là bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà bất đồng chính kiến mới bị nhà nước bắt hồi cuối năm ngoái vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Khi được chủ tọa hỏi về những điều muốn nói với ông Obama, bà Khánh nói:
“Nếu như có Tổng thống [Barack Obama] tại đây, tôi muốn gửi đến Tổng
thống rằng xin hãy giúp đỡ cho dân tộc Việt Nam, xin hãy đấu tranh cho
Việt Nam có nhân quyền, bởi vì người Việt Nam đã rất là khổ trong nhiều
năm, và xin ông hãy có tiếng nói khi mà tới Việt Nam về việc trả tự do
cho các tù nhân lương tâm, và tôi mong muốn ông nhấn mạnh tới trường hợp
của anh Đài”.
Trong khi đó, dân biểu Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ
viện Mỹ, phát biểu rằng “trong khi duy trì hòa bình ở biển Đông và cải
thiện quan hệ thương mại là mục tiêu quan trọng chung, chính quyền [của
Tổng thống Obama] cần phải chú tâm tới vấn đề trấn áp nhân quyền ở Việt
Nam trong khi phát triển mối quan hệ”, và rằng “nhân quyền cần phải nằm
đầu trong nghị trình của Tổng thống [Obama]”.
Nhân quyền lâu nay vẫn được coi là một trở ngại lớn trong quan hệ Việt –
Mỹ, nhưng quan chức hai nước nhiều lần tuyên bố rằng đôi bên luôn thẳng
thắn trao đổi về điều họ nói còn nhiều khác biệt này.
Cuộc điều trần diễn ra một ngày trước khi cộng đồng người Việt ở Mỹ đánh dấu Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, 11/5.
Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết
- 24 tháng 6 2016
Nhà Trắng vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn 142.000 người ký
trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt
Nam.
Thư phản hồi
viết: “Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới người dân các tỉnh ven
biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua thiệt hại về hải
sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ.Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác.
'Thành tố quan trọng'
Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên.Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: "Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”.
Thư của Nhà Trắng viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ - Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.
“Chúng tôi đang trợ giúp các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”.
“Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử."
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160624_response_petition_fish_death
TS. MAI THANH TRUYẾT * THỨC ĂN SẠCH
Thức ăn sạch: cung cách ăn uống lành mạnh
Mai Thanh Truyết (Danlambao)
- Trước tình trạng thức ăn trên thế giới ngày càng bị nhiễm độc vì
nhiều nguyên do khác nhau; nhưng một nguyên do chánh yếu là do cung cách
nuôi “thúc” gia súc và tôm cá bằng hóa chất kích thích tố tăng trưởng,
cũng như việc trồng trọt cũng được tăng cường thêm phân bón cùng hóa
chất đã bị cấm dùng trong nông nghiệp. Một thí dụ điển hình nhất là việc
nuôi heo của Trung cộng và dĩ nhiên “kỹ thuật” nầy đã được nhập cảng
qua Việt Nam.
Thức ăn cho heo được cho thêm hóa chất Salbutamol và Clenbuterol. Hai
hóa chất nầy đã bị ngành nông nghiệp cấm sử dụng trong chăn nuôi như
một loại hormone tăng trưởng. Tác dụng của hai hóa chất nầy là làm cho
heo tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều thịt nạt, và ít mỡ.
Hiện tại, Việt Nam đang trở thành nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế
giới về tỷ lệ dân số vì nguồn thực phẩm có chứa hóa chất độc hại từ
Trung Cộng, thủ phạm chính gây ung thư. Những người dân vô tội ăn
phải thực phẩm độc hại do TC, cấu kết với nhà cầm quyền và con buôn vô
lương tâm, đưa sang Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, từ hóa chất
nuôi gia súc, kích thích tăng trưởng trong việc trồng trọt, thuốc bảo
quản thực phẩm. Và trung tâm phân tán tất cả những hóa chất trên và
nhiều loại khác như formol, hàn the, các thứ hương liệu, phụ gia dạng
bột và dạng lỏng, các thứ phẩm màu, các chất làm mềm, dẻo, dai, giòn
thực phẩm... hầu hết đều gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng cùng các
loại bột nêm hóa học hay các thủ thuật làm nước mắm, xì dâu giả hiệu…
chính là chợ Kim Biên. Những thứ này nếu nhìn lại sẽ còn tệ hại, tàn
độc, man rợ gấp ngàn lần hơn những hành động của bọn ISIS đang gây ra
cho thế giới.
Vì vậy, đối với con người, việc lựa chọn thức ăn trong cung cách ăn uống
ngày hôm nay rất quan trọng. Cần phải tìm các loại thức ăn sạch, nghĩa
là không có chứa hóa chất kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo quản
không đúng quy định cho thực phẩm, hay các thức ăn qua biến chế v.v...
Nhưng thức ăn sạch là gì?
Bà Diane Welland là một ký giả, một nhà giáo, và cũng là một chuyên viên
về dưỡng sinh nổi tiếng. Vào ngày 22 tháng 2 năm 2016 vừa qua, Bà đã
viết một bài báo về “cách ăn sạch”. Chúng ta cùng quan tâm đến sức khỏe
của chính mình, do đó, việc "ăn sạch" là một khái niệm trong sáng ngày
hôm nay.
Có rất nhiều cách tiếp cận trong việc ăn uống “sạch”.
Các nguyên tắc về ăn sạch được dựa trên khoa học dinh dưỡng hiện tại và
tương ứng với nhiều đề nghị của các tổ chức y tế và an toàn vệ sinh
trong thực phẩm. Cách tiếp cận về ăn uống sạch nầy trong sinh hoạt hàng
ngày cũng cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết hàng ngày và tối ưu hóa
sức khỏe của bạn. Đó là một lối sống, được xây dựng với sự linh động
trong quyết định, có nghĩa là cung cách ăn uống nầy có thể được điều
chỉnh để thích ứng và phù hợp với nhu cầu cơ thể của bạn.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, việc “ăn sạch” là một phong trào giữ
gìn sức khỏe qua thực phẩm được chăn nuối hay trồng trọt giống như trong
thiên nhiên, mà xa lánh cung cách chế biến thực phẩm. Tất cả, vì lợi
ích của các giá trị đạo đức và xã hội, chứ không phải là vấn đề sức khỏe
và dinh dưỡng.
Qua thời gian, khái niệm về ăn uống sạch sẽ trở nên tinh tế hơn và hợp
với sự phát triển của khoa học hiện đại. Do đó, Bà Welland đề nghị bảy
nguyên tắc cốt lõi của việc ăn uống ngày hôm nay:
1. Chọn toàn, thực phẩm nuôi trồng tự nhiên và tìm cách loại bỏ hoặc giảm thiểu các thực phẩm chế biến.
2. Không dùng các loại thực phẩm đã tinh chế.
3. Trong mỗi bữa ăn, cần phải cân bằng số protein, carbohydrate và chất
béo. Hầu hết chúng ta thường ăn nhiều carbohydrate và chất béo, nhưng
chúng ta thường “bỏ quên” protein, đặc biệt là trong buổi ăn sáng và
trưa. Protein rất quan trọng vì nó cũng có thể giúp kiềm chế sự thèm ăn
của bạn. Khi ăn thức ăn có nhiều protein giúp chúng ta cảm thấy no lâu
hơn.
4. Hạn chế các chất béo, muối và đường.
5. Ăn 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Ngoài ba bữa ăn chính trong ngày như
sáng, trưa, chiều, bạn cần ăn thêm hai bữa “giữa bữa”. Ăn theo cách này
sẽ ngăn cản bạn ăn nhanh và ăn quá nhiều. QUan trọng hơn nữa, cung cách
nầy làm cho bạn giữ lượng đường trong máu của bạn được ổn định.
6. Không uống nhiều thức uống làm tăng thêm lượng calo hàng ngày của bạn
7. Hãy vận động. Hoạt động thể chất thường xuyên nhằm mục đích làm giảm
chất béo, giúp bạn đốt cháy nhiều năng lượng dư thừa mà cơ thể không
tiêu thụ hết trong ngày, và giữ cho tim, phổi, và xương khỏe mạnh và
mạnh mẽ.
Ăn sạch cũng là một phương pháp tốt nhứt để bảo vệ sức khỏe.
Một thực tế hết sức đơn giản là bạn không thể nào khỏe mạnh mà không cần ăn uống một cách lành mạnh. Nếu bạn ăn “rác”, tức thức ăn không lành mạnh, cơ thể của bạn sẽ tiếp cận nó và chịu nhiều hậu quả về sau, hay trước mắt. Nếu
bạn ăn thực phẩm tự nhiên, tươi, cơ thể, làn da và cả tâm hồn của bạn
sẽ tươi mát, tỏa sáng với một sức khỏe tốt và nhứt là... yêu đời hơn.
Ba phương pháp ăn uống sạch
Phương pháp 1:
Hóa chất, chất phụ gia, thực phẩm biến đổi di truyền (GMF-genetic
modified food), chất bảo quản và thực phẩm giả tạo... cần phải được loại
bỏ trong khẩu phần của bạn. Nhiều người muốn tránh các loại thực phẩm
giả, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, nhưng điều nầy cần nên tránh.
Phương pháp 2:
1. Ăn rau quả và các loại đậu và hột trong thiên nhiên.
2. Ăn thịt trực tiếp từ cửa hàng thịt tươi. Không mua các sản phẩm thịt
đóng gói sẵn bởi vì bạn không bao giờ biết những gì trong đó.
3. Thưởng thức ngũ cốc chưa được pha chế hay không thêm thắt hương vị theo thị hiếu.
4. Xem xét nhãn hiệu “thật” kỹ lưỡng để biết thành phần cầu tạo ra thực phẩm trên.
5. Ăn ít hương vị pha trộn vào thực phẩm hơn.
6. Ăn 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Hãy nhớ, bạn đang ăn những phần nhỏ hơn.
Nếu bạn thực sự có khó khăn với việc làm này, bạn chuẩn bị thường xuyên
ba bữa ăn của bạn và một bữa ăn nhẹ trong ngày, và phân chia bữa ăn trưa
và ăn tối lại một nửa. Bạn đã có ngay lập tức 6 bữa ăn nhỏ!
Phương pháp 3:
Ngoài ra còn có một phương pháp khác của việc ăn 3 bữa chính và thêm 1 bữa ăn nhẹ với tổng số 4 bữa ăn.
Từ đó, bạn thấy rằng cung cách ăn uống sạch sẽ có thể làm cho bạn cảm
thấy một chút bị áp đặt lúc ban đầu, đặc biệt là nếu bạn có rất nhiều cơ
hội thay đổi để thực hiện chế độ ăn uống của bạn. Nhưng với việc thực
hiện một vài thay đổi nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ không cảm thấy bị áp lực
trong việc thay đổi cung cách ăn uống sạch. Nếu bạn cần một chút thông
tin tổng quát hơn, đây là một số ý tưởng nhiều hơn để giúp bạn bắt đầu.
Đối với một số không nhỏ chúng ta, vì đã quen với các loại thức ăn
nhanh, thức ăn chế biến cho nên cần phải có thêm một thời gian khó khăn
với các hương vị tự nhiên của thực phẩm thực sự. Lời khuyên của nhiều
nhà dưỡng sinh là “Ăn rau tự nhiên (organic) bổ dưỡng hơn là ăn rau trộn
với “dressing””.
Thực phẩm sạch và “không sạch”
Khi đi chợ, bạn cần phân biệt thực phẩm nào sạch và không sạch.
Những gì bạn sẽ không nên mua là:
- Những loại thực phẩm nhân tạo, hoặc hạt được biến chế thành bột sản phẩm
- Gluten trong ngũ cốc hoặc các thành phẩm có chứa gluten.
- Các loại Carbohydrate tải đường huyết cao: Nếu bạn muốn tìm kiếm một
thực đơn hoàn toàn thấp carbohydrate, chỉ cần bạn bỏ qua các mục tinh
bột và thay thế bằng rau thêm. Thật đơn giản phải không bạn?
Những gì bạn sẽ nên mang theo vào thực đơn của mình là:
- Bí quyết sử dụng một loạt các loại protein khác nhau, các loại đậu,
các loại hạt, các loại dầu có phẩm chất tốt, phối hợp và cân bằng trong
việc pha chế thực phẩm nấu chín và thô.
- Sữa là một loại thực phẩm cần thiết dù cho bạn ở trong bất cứ lứa tuổi nào.
- Rau đậu cần thiết cho nhu cầu hàng ngày.
Nên nhớ, tất cả các bữa ăn sạch sẽ cần một lượng tương đương của các
chất dinh dưỡng và năng lượng. Do đó, cần có một sự cân bằng tốt giữa
các chất dinh dưỡng.
Về chế độ ăn uống: Không thể nào có một chế độ ăn uống hoặc thực phẩm
có “hệ thống" nào hoàn hảo để ăn, bạn cần đi tìm một sự cân bằng tốt
giữa thực phẩm động vật và thực vật, với nhiều công thức nấu ăn hài hòa
khác nhau giữa carbohydrate, protein và chất béo.
Tóm lại, triết lý của chế độ ăn uống là ăn nhiều các thực phẩm có
phẩm chất cao nhất, hoàn toàn sạch có nguồn gốc từ thực vật và động vật
khỏe mạnh. Một thí dụ điển hình là dân tộc Nhựt có đời sống dài hơn
tất cả các dân tộc trên thế giới vì họ ăn thức ăn trong tự nhiên, ăn
nhiều cá, hạt, rong biển, và các sản phẩm đậu nành lên men và trái cây,
kết hợp vào bữa ăn.
Những điều y học ghi nhận về thực phẩm (trích từ bài viết của BS Trần Bá Thoại)
Về chất thịt: Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất của Cơ
quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), các loại thịt đã qua chế biến có khả năng gây ung thư rất cao,
như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tiền
liệt...
Trong thịt đỏ, có nhiều chất myoglobin hơn thịt trắng, rất giàu chất
đường Neu5Gc, một loại đường “không của người” (non-human sugar), sẽ
thúc đẩy phản ứng viêm và phát triển ung thư.
Trong tiến trình bảo quản thịt, lạp xường, thịt nguội, xúc xích, jambon
người ta hay dùng diêm (lưu huỳnh) tiêu (muối diêm, saltpetre) nếu vượt
quá liều sẽ gây bệnh tiêu hóa, ung thư. Ngoài ra, nitrit có thể oxy hóa
huyết cầu tố hemoglobin thành chất độc methemoglobin gây tím tái, trụy
hô hấp, tuần hoàn. Trong quá trình ướp và gia nhiệt, natrinitrit có thể
kết hợp với acid amin (do protein phân hủy ra) để tạo ra nitrosamine có
khả năng gây ung thư.
Trong chế biến thịt và các phó sản, đặc biệt khi được nướng rán một số
chất gây ung thư có thể được tạo ra như acrolein, acrylamide.
Về cá: Cá cũng là thực phẩm có hàm lượng chất đạm
(protein) rất cao. Protein trong cá lại rất dễ tiêu hóa, hấp thụ, tốt
cho sức khỏe đặc biệt cho người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính như
tim mạch, béo phì. Trong cá còn có nhiều vitamin như vitamin A, D, các
khoáng chất như calcium, phốt pho, magnesium, kẽm, và i-ốt…
Khác với các loại thịt động vật như thịt bò, thịt lợn... thường giàu cholesterol, không tốt cho sức khỏe, cá chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo không bão hòa, đó là các axit béo omega-3, omega-6. Đây là thành phần đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ và quá trình phát triển não bộ của trẻ em.
Về chất béo: Chất béo cũng là thành phần quan trọng trong
bữa ăn. Tất cả chất béo là dạng ester của các axit béo. Các axit béo này
được chia làm hai loại là no (bão hòa) và không no (có nhiều nối đôi).
Y học chứng minh rõ ràng rằng các chất béo no, thường có trong mỡ động
vật, có nguy cơ gây bệnh hơn các chất béo không no, có trong cá và dầu
thực vật.
Rượu vang: Nhiều nghiên cứu y học cho thấy trong rượu vang
đỏ có các polyphenol như flavonol, flavan-3-ols, anthocyanins, axit
phenolic và đặc biệt là resveratrol, giúp bảo vệ tim mạch cho người già.
Chất xơ sợi: Chất xơ sợi có nhiều trong rau, củ, thực vật. Tuy không có tác dụng dinh dưỡng nhưng chất xơ vô cùng cần thiết cho hệ tiêu hóa:
Ngăn ngừa táo bón do tăng khối lượng phân và giảm thời gian vận chuyển
đường ruột, cần thiết cho tế bào đại tràng hoạt động nên có thể làm giảm
nguy cơ mắc bệnh và các rối loạn như bệnh trĩ và ung thư đại tràng. Chất xơ hòa tan làm chậm tiêu hóa và hấp thu chất bột đường, như vậy không làm tăng đường máu đột ngột sau khi ăn.
Vì vậy chất xơ giúp người đái tháo đường ổn định chỉ số đường huyết.
Cải thiện rõ các chỉ số chất mỡ trong máu, giảm nguy cơ bệnh tăng huyết
áp, bệnh mạch vành. Kiểm soát tăng cân, béo phì do chất xơ. Dù không có
giá trị dinh dưỡng, không tạo ra năng lượng, nhưng chất xơ làm tăng khối
độ và độ nhớt thức ăn, gây đầy bụng, cảm giác no kéo dài và giảm cảm
giác thèm ăn.
Rong biển: Rất giàu chất dinh dưỡng - chất đạm rất cao,
nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và các loại vitamin như iốt, cần
thiết cho tuyến giáp trạng, calcium cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp
10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp
nhiều lần trong rau quả….
Khẩu phần 3 bữa ăn và 2-3 bữa ăn nhẹ
Các thực phẩm dưới đây thể hiện những khẩu phần hàng ngày của mỗi chúng
ta. Việc dung hòa thực phẩm và chia đều ra tùy theo sự hạp khẩu và sự
thích ứng của cơ thể là phương cách tối ưu để có một bữa ăn vùa ngon vừa
sạch.
- Bao gồm một protein nạc, nhiều trái cây tươi và rau quả, và một
carbohydrate phức tạp trong mỗi bữa ăn. Lượng thức ăn ổn định sạch sẽ
giữ cơ thể bạn tràn đầy sinh lực và đốt cháy calo một cách hiệu quả
trong suốt một ngày dài;
- Chọn thực phẩm sạch hữu cơ bất cứ khi nào có thể;
- Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày;
- Chúng ta “phải” là bạn của môi trường trong cung cách ăn uống, nghĩa là tránh tối đa việc tạo ra phế thải trong bữa ăn như chén, đũa, ly... dùng một lần;
- Hạn chế uống rượu, hàng ngày, chỉ uống với một ly rượu vang đỏ chứa nhiều hóa chất chống oxy hóa.
- Thực phẩm sạch chỉ chứa một hoặc hai thành phần. Bất kỳ sản phẩm với
một danh sách thành phần dài là một phần do con người làm ra và không
nằm trong danh sách của chế độ ăn uống sạch sẽ.
Tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế như bột mì trắng, đường, bánh mì và mì ống. Thưởng thức carbohydrates phức tạp như các loại hạt.
Một kẻ thù của tim mạch là mỡ trans. Mỡ trans là các loại mỡ động
vật hoặc thực vật có chứa những carbon không bão hòa, được hydro hóa.
Mỡ nầy được dùng trong việc chiên, xào thực phẩm như french fries hay gà
chiên trong các tiệm thức ăn nhanh, nhằm mục đích làm cho dai, giòn lâu
ngay khi để nguội...
Tránh các chất bảo quản, chất phụ gia màu và chất kết dính, chất ổn định, chất nhũ hóa.
Tiêu thụ thịt địa phương nuôi trong điều kiện thiên nhiên và thủy sản
biển đánh bắt tự nhiên, tránh các loại thủy sản nuôi bè dù trong nước
ngọt hay nước mặn.
Kết luận
Thực phẩm là một chất kết dính trong xã hội cần được chia sẻ với những
người thân yêu. Cải thiện phẩm chất cuộc sống của gia đình bạn cùng với
cá nhân bạn bằng cách ăn uống sạch và lành mạnh như là một châm ngôn cần
phải nghiêm chỉnh thi hành.
Các thống kê dưới đây cho chúng ta thấy nguy cơ có được thực phẩm sạch
càng hiếm đi, và thực phẩm không được an toàn đang xuất hiện tràn lan
trên thế giới ngày nay. Nguy cơ trên ngày càng tăng vì rất nhiều lý do
khác nhau do con người tạo dựng lên.
- Năm 1945, thế giới tiêu thụ 7 triệu tấn phân bón tổng hợp, hiện nay đã tăng tới 150 triệu tấn cho mỗi năm.
- Có 500 chủng loại thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng trong kỹ nghệ nông nghiệp.
- Có 90% dư lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trong thực phẩm động vật,
trong khi trái cây, rau và các loại ngũ cốc chứa ít hơn 10%.
- Trong một năm, bạn hấp thụ từ 2,7 đến 4 kg hóa chất phụ gia, đặc biệt là trẻ em, có trong đồ ngọt và thức uống nhân tạo.
- Có 1 tỷ 400 triệu con bò trên trái đất (đa số ở Hoa Kỳ) sản xuất khí
thải gây hiệu ứng nhà kính tới 20% nhiều hơn so với tất cả các phương
tiện giao thông vận tải hợp lại.
- Gia súc ở Mỹ và châu Âu thải ra 110 tấn phân trong mỗi giây, điều này gây ra 50% ô nhiễm nước ngầm trên thế giới.
- Trên toàn thế giới hàng ngày có 125 km² rừng nhiệt đới bị sa mạc hoá. Mỗi phút có 30 ha rừng bị phá hủy.
- Mỗi ngày trên thế giới có năm loài thực vật bị biến mất vĩnh viễn, vị chi hơn 1800 loài bị tuyệt chủng cho mỗi năm.
- Khoảng 97% chủng loại thực vật thường đã được tìm thấy trên danh sách của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được coi là mất tích.
Thống kê trên còn dự phóng cho chúng ta thấy rằng nhân loại đang cùng
nhau tự hủy diệt môi trường sống của chính mình thể hiện rõ qua các bữa
ăn hàng ngày hiện tại của chúng ta.
Như vậy, ăn uống phải như thế nào mới gọi là “ăn sạch”?
Mỗi chúng ta chỉ có câu trả lời riêng cho chính cá nhân mình mà thôi!
Ngạn ngữ Anh có câu “Con người tự đào mồ bằng chính hàm răng của mình” (People dug graves with their own teeth).
Ông cha ta cũng có lời khuyên: “Bệnh tật đến từ chính miệng của chúng ta”.
Houston, 25.06.2016
Mai Thanh Truyết - Hội Khoa học & Kỹ thuật việt Nam (VAST)
No comments:
Post a Comment