Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 20 October 2016

BIỂN ĐÔNG - SAI GON XƯA

NGUYỄN HÙNG * CỘNG SẢN KHAI CHIẾN BIỂN ĐÔNG


Trục Cộng sản Tàu-Việt cần phải sớm khai chiến tại biển Đông?

- Khi nào thì Tàu sẽ khai chiến tiêu diệt Mỹ tại biển Đông một lần cho xong? Đây là câu hỏi mà Mỹ đang lo lắng tìm câu trả lời và bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam chắc chắn đã có câu trả lời! Thử nhìn lại những gì đảng cộng sản Trung Quốc (Tàu cộng) với sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam (Việt cộng) đã và đang chuẩn bị trong nhiều năm qua và đặc biệt trong thời gan hai năm vừa qua.
Giai đoạn chuẩn bị 1945-1974
Từ khi Mao Trạch Đông và đảng cộng sản Tàu cướp được chính quyền và cai trị cả nước Tàu, Mao Trạch Đông dùng chiêu bài Cộng sản Quốc Tế (ngoại trừ đảo Đài Loan tạm thời được Mỹ bảo vệ) và dùng đàn em tay sai đảng CSVN của Hồ Chí Minh (bí danh của thiếu tá Tàu cộng Hồ Quang được chính đảng CSVN thừa nhận trong bài viết “Sưu tầm những tên gọi và bí danh của Chủ tịch Nguyễn Tất Thành/Hồ Chí Minh qua các thời kỳ” đăng trên báo điện tử Đảng CSVN) thực hiện kế hoạch bành trường vùng chiếm đóng về phía Nam. Tham vọng của Mao Trạch Đông là chiếm toàn bộ bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cambodia và từ đó dùng bàn đạp chiếm toàn bộ vùng Nam Á gồm Mã Lai, Nam Dương và có thể xuống tận vùng đất Úc to lớn đang hoang vu. 
Đảng CSVN trong thời gian môi hở rặng lạnh với cuộc chiến biên giới 1979 đã từng thú nhận hành động tiếp tay của Hồ Chí Minh và tố cáo tham vọng của Tàu cộng (2) khi công bố lại lời tuyên bố của Mao Trạch Đông tại buổi họp bí mật giữa hai đảng cộng sản Tàu và Việt Nam tại Vũ Hán năm 1963 trước khi cuộc chiến tranh nhuộm đỏ miền Nam xảy ra: “Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á.”
Kết quả đảng cộng sản Tàu đã “bất chiến tự nhiên thành”, đã thành công trong bước một không tốn một sinh mạng lính Tàu cộng vì đã có hằng triệu người Việt bị nhóm tay sai đảng cộng sản Việt Nam đẩy ra chết thế cho họ, chiếm toàn miền Nam và biến cả nước Việt Nam thành chư hầu của Tàu cộng với chiêu bài giải phóng miền Nam. Chiến lợi phẩm mà Tàu giành được không chỉ miền Nam mà quan trọng hơn là quần đảo Hoàng Sa và nhất là hầu hết biển Đông. 
Giai đoạn 1975-2015


Trung cộng đã phải cần 30 năm để bành trướng vùng kiểm soát đến 3 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Lào và Cambodia. Đáng lẻ Mao Trạch Đông chỉ cần vài năm nhưng vì có sự can thiệp của Mỹ giúp cả nhân lực và vật lực cho miền Nam chống lại hành động tay sai cho Tàu của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam nên đã làm chậm lại kế hoạch Nam tiến của Trung cộng.
Sau khi Mỹ rút lui với chủ đích bỏ ngỏ cho cộng sản bành trướng khắp nới trên thế giới như đi vào chỗ không người với kế hoạch “hiệu ứng ếch phình bụng nổ tung”. Kết quả là đế quốc Liên xô bị tự nổ vì kinh tế của họ bị kiệt quê do phải cán đáng nuôi ăn báo cô cho nhiều nước nghèo đói vừa được Liên Xô “giải phóng”. Tàu cộng cũng không tránh khỏi đại nạn “khủng hoảng” chủ nghĩa Mác Lê Mao. Đảng cộng sản Tàu phải tạm thời ngưng kế hoạch “Domino” thôn tính các nước vùng Nam Á sau khi nuốt gọn Việt Nam vì chủ nghĩa cộng sản bị thất bại trên khắp thế giới. Để giữ cho chế độ chuyên chính độc tài toàn trị tiếp tục sống còn, bọn cộng sản chóp bu tại Tàu đã biến dạng thành chế độ độc tài tư bản đỏ. Chóp bu đảng cầm quyền tại Tàu dùng bình phong chủ nghĩa cộng sản để tiếp tục cai trị nước Tàu và chuyển sang làm giàu cho chính họ và bà con dòng họ chúng qua hành động bóc lột sức lao động của hằng trăm triệu người dân Tàu. Đảng tư bản đỏ trá hình “cộng sản”, bọn lãnh đạo đảng cộng sản Tàu dùng tiền bóc lột từ dân lao động Tàu tập trung trang bị canh tân cho quân đội chuẩn bị cho đợt bành trướng thứ nhì xuống miền Nam Á Châu theo kế hoạch đại Hán.
Sau cuộc chiến tranh biên giới giữa anh Tàu cộng và em tay sai Việt cộng, hai anh cộng sản Tàu Việt trở lại thân thiết. Lần này CSVN với lòng tham vô đáy nên xung phong làm bọn Chiêu -Thống - Ích Tắc tuyệt đối trung thành với Tàu cộng đàn anh ruột thịt và học tập thực hiện rập khuôn theo đàn anh đang thực hiện tại nước Tàu. 
Trong đất liền đảng cộng sản Việt Nam thừa lệnh đàn anh Tàu cộng, thực hiện công tác 100% xóa bỏ tàn tích diệt chủng tàn bạo của bọn lính Tàu cộng tàn sát hằng trăm ngàn người dân Việt vô tội trong cuộc chiến vì xích mích giữa hai nước cộng sản anh em năm 1979, trao cho Bắc Kinh hằng trăm ngàn km vuông vùng đất biên giới phía Bắc qua việc nhổ bỏ hay di dời các cột móc biên giới đã có từ thời vua nhà Thanh và thay vào đó các cột móc biên giới nằm sâu trong vùng đất phía Bắc của Việt Nam giáp ranh với Tàu. Cụ thể Ải Nam Quan truyền thống lâu đời của Việt Nam hiện nay nằm sâu đến 4Km bên trong lãnh thổ của Tàu, có nghĩa là đảng CSVN đã hiến dâng cho Tàu cộng một giãi đất vùng biên giới sâu đến 4km cho ngay trên vùng đất vốn là địa danh lịch sử của Việt Nam, đường biên giới củ với toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam nay bị dời nằm giữa thác và Tàu được cộng sản Việt Nam dâng hiến một nữa phần của thác Bản Giốc. 

Tại biển Đông, CSVN ngoài toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (1958) và một phần quần đảo Trường Sa (1988), đã dâng hiến thêm cho Tàu cộng một phần vùng biển Vịnh Bắc Bộ rộng đến 8 ngàn cây số vuông (8 ngàn triệu mét vuông).
Đảng CSVN không những hiến dâng đất liền biển đảo mà còn ngấm ngầm tiếp tay cho đàn anh Tàu cộng qua lời tâm nguyện được toàn thệ đảng viên CSVN học tập và thuộc nằm lòng: “Còn đảng cộng sản Tàu còn đảng CSVN”. Để bảo vệ thành trì cộng sản tại Á Châu, đảng CSVN đã bí mật tiếp tay cho bọn Tàu cộng nhanh chóng cải tạo một số đảo và bải đá ngầm sát cạnh khu vực nhóm đảo của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa thành các căn cứ quân sự to lớn để hai nước cộng sản/tư bản đỏ anh em kết hợp khống chế toàn bộ 100% biển Đông. Chỉ trong thời gian kỷ lục chưa đến hai năm, trục Tàu cộng và Việt cộng đã biến một bải đá ngầm Gạc Ma thành một căn cứ quân sự khổng lồ với sân bay với đầy đủ phương tiện cho các loại chiến đấu cơ hiện đại sử dụng.


Trên đất liền, dọc bờ biển miền Trung từ Bắc vô Nam, dùng bình phong khai thác đường sá để mở mang và phát triển du lịch biển, Tàu cộng đã bí mật giúp CSVN nhanh chóng xây dựng hệ thống đường ven biển có khả năng cho các phương tiện cơ giới hạng nặng sử dụng. Mục đích chính của hệ thống đường xá kiên cố chạy dọc theo bờ biển là biến Việt Nam thành pháo đài cho lực lượng bộ đội hùng mạnh của trục cộng sản Tàu-Việt khi có chiến tranh xảy ra giữa trục cộng sản Tàu-Việt và Mỹ-Nhật tại biển Đông. 
Ngoài biển Đông, Trục cộng sản Tàu-Việt đã hoàn thành cải tạo một số đảo chính thành các căn cứ hải lục không quân, trên bờ biển hệ thống đường bộ dọc bờ biển chủ đích phục vụ bộ đội của Mao-Hồ cũng vừa hoàn tất cùng các căn cứ quân sự trá hình các khu du lịch do lực lượng bộ đội cộng sản giả dạng nhà đầu tư và chuyên viên nắm giữ. Như vậy là công tác chuẩn bị quân sự mà trục tư bản đỏ (ak cộng sản) Tàu-Việt bí mật tiến hành đã thành công và hoàn toàn qua mặt được Mỹ-Nhật cùng các nước trong vùng Đông Nam Á trong nhiều năm qua trò đu dây của CSVN, khi thân lúc chống Mỹ, và trò xiếc đối thoại song phương của Tàu với các nước trong vùng biển Đông.

Khi nào khối trục cộng sản Tàu-Việt Nam sẽ khai chiến?

Nước Mỹ trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama đã bị trục cộng sản Tàu-Việt, nhất là cộng sản Việt Nam lừa. Đến hôm nay, khi Mỹ nhận ra ý đồ chiếm trọn biển Đông bằng sức mạnh quân sự của trục cộng sản Tàu-Việt thì có lẽ đã quá muộn.
Trong thời gian gần đây Mỹ, Nhật đã cố gắng chận bước tiến như vũ bão của trục cộng sản Tàu-Việt bằng kế hoạch xoay trục sang vùng biển Đông, con đường giao thông huyết mạch của khối tư bản thế giới. Hiện thời Mỹ đang nhanh chóng chuyển lực lượng quân sự sang vùng biển Đông và Tây Thái Bình Dương để mong cân bằng lực lượng, bảo vệ con đường giao thông xuyên qua biển Đông và mong đối đầu được với sực mạnh quân sự của trục cộng sản Tàu-Việt đang cùng nhau cấu kết để khống chế toàn bộ biển Đông.
Hiện Mỹ đang vội vã chuyển quân và khí tài vào Phi Luật Tân nhằm bảo vệ tự do hàng hải và giúp Phi Luật Tân chống lại hành động ngang nhiên chiếm đóng toàn bộ biển Đông và biến thành vùng biển nội địa của Tàu cộng, thêm vào đó việc thay đổi chính sách không còn thân thiện song phương với cộng sản Tàu của các nước trong vùng như Indonesia, Malaysia, Singapore. 
Thời gian là tính quyết định cho kế hoạch thống lĩnh toàn bộ biển Đông của trục cộng sản Tàu-Việt đạt thành công.
Hiện nay trục cộng sản Tàu-Việt đã hoàn thành công tác chuẩn bị lực lượng cả trên biển và trên bờ với hệ thống sân bay tác chiến tại Hoàng Sa và Trường Sa, hằng trăm ngàn tàu thuyền quân sự giả dạng tàu đánh cá của hai nước cộng sản Tàu-Việt đang tràn ngập khắp biển Đông, hệ thống đường sá dọc theo bờ biển Việt Nam phục vụ cho sự vận chuyển các loại vũ khí hỏa tiển hiện đai nhằm tiêu diệt các chiến hạm của Mỹ một khi chiến tranh xảy ra.
Tất cả những gì trục cộng sản Tàu-Việt chuẩn bị là nhằm mục đích tối hậu đuổi Mỹ ra khỏi biển Đông và chính thức là chủ nhân thực sự của toàn bộ vùng biển này.
Trục cộng sản Tàu-Việt không thể chần chờ thêm giờ phút nào nữa để thực hiện kế hoạch tấn công phủ đầu và tiêu diệt lực lượng quân sự của Mỹ trên biển Đông. Bây giờ là thời điểm thích hợp và lý tưởng nhất để khai chiến đánh bẹp và tiêu diệt toàn bô lực lượng Mỹ tại biển Đông. Trục cộng sản Tàu-Việt càng chần chờ thì thế bất ngờ của trận chiến bị mất đi và giúp cho Mỹ có đủ thời gian để củng cố lực lượng.
Trục cộng sản Tàu-Việt đang âm mưu nhanh chóng khai chiến tại biển Đông càng sớm càng tốt để biển Đông sẽ sớm qui về một mối theo giấc mơ đại Hán: ao nhà của Tàu, và Việt Nam là một tỉnh lỵ của nước Tàu thời đại tư bản đỏ đội lớp cộng sản.
Ngày 27/06/2016
__________________________________
Tham khảo:
(1) Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ
(2)Việt Nam trong chiến lược của Trung Quốc
(3)Nguyên Nhân và Hậu Quả của Vấn Đề Nhường Đất và Lãnh Hải cho Trung Quốc
(4)Một tài liệu không thể quên được về tội ác của Tàu trong cuộc chiến Việt - Trung năm 1979

NHỮNG VIỆT CỘNG ĐẦU GẤU

Những khuôn mặt "lãnh đạo" báo trước tương lai đất nước u ám

D.L.V (Danlambao) - Nhìn vào dàn lãnh đạo cao cấp của một nước người ta cũng có thể dự báo được "sức khỏe" của nước đó. Nhìn vào dàn lãnh đạo của Hoa Kỳ người ta thấy đó là những người ưu tú trong xã hội, sáng sủa, thông minh, năng động. Nhưng nhìn vào dàn "lãnh đạo" CSVN người ta chỉ thấy đó là thành phần giáo điều, u ám về tri thức, ù lỳ, thậm chí đần độn. Hai chữ "lãnh đạo" phải để trong ngoặc kép vì trong thực tế họ không phải là lãnh đạo. Chúng ta thử điểm qua "tứ trụ" trong triều đình CSVN.
Người đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, người miền Bắc. Ông theo học ở Liên Xô cũ, nghe nói bảo vệ luận án phó tiến sĩ ở Viện hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô, là một cơ quan của đảng cộng sản Liên Xô. Hiện nay ông mang hàm "giáo sư" chuyên ngành xây dựng đảng. Đó là một ngành học có một không hai trong thế giới khoa học. Ông là người giáo điều, chỉ biết có đảng và đảng, ngoài ra chẳng biết gì khác. Từ đó ông trở thành một kẻ bảo thủ nguy hiểm qua những phát biểu để đời như "Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng", hay những phát biểu ngu xuẩn như "Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước phật đã phải hối lộ" để biện minh cho tham nhũng ở trong đảng ông. Mang tiếng là đảng trưởng, lèo lái đất nước, nhưng ông không biết đất nước sẽ về đâu khi ông nói "Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" dù ông kiên định theo con đường chủ nghĩa xã hội. Thật chưa có một người đứng đầu nào là ngu xuẩn như thế.
Ông là người nổi tiếng là tối dạ, nên dân miền bắc đặt cho ông hỗn danh là "Trọng lú". Tuy mang tiếng là lú, nhưng ông tỏ ra rất ranh mãnh trong việc bày mưu lập kế để hạ bệ và chận đường tiến thân của các nhân vật miền nam. Ông từng tuyên bố rằng đảng trưởng đảng CSVN phải là người miền bắc và có lý luận. Ông lộ nguyên hình là một nhân vật kỳ thị vùng miền bậc nhất ở VN.
Người thứ hai là ông Trần Đại Quang, 60 tuổi, người miền Bắc, nhưng có thông tin cho rằng ông gian lận tuổi, vì trong thực tế ông sinh năm 1950, năm nay 66 tuổi. Ông cũng là người mang học hàm giáo sư - tiến sĩ, dù không rõ chuyên ngành của ông là gì.

Ông là người ít nói, nhưng khi ông mở miệng nói là người dân phải ồ lên. Có lần ông phát biểu rằng "Công an là 'thanh bảo kiếm' bảo vệ đảng, nhân dân, chế độ" thì người ta hiểu rõ ràng rằng cái lực lượng đó không bảo vệ dân. Trong lần tiếp kiến tổng thống Obama ông bị chê vì mặt lúc nào cũng lầm lì, không tỏ ra là một người "chủ nhà" hiếu khách.

Tóm lại, ông là một đại diện tiêu biểu của CSVN.
Người thứ ba là Nguyễn Xuân Phúc, 62 tuổi, người gốc Quảng Nam. Ông có bằng cử nhân, nhưng không rõ chuyên ngành gì. Ông được Nguyễn Phú Trọng chỉ định làm thủ tướng thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng Xuân Phúc chưa bao giờ làm được một việc gì cũng như chưa bao giờ nói được một lời nào để có thể xem là đáng mặt "lãnh đạo". Thời gian ông làm đảng trưởng ở Quảng Nam, tỉnh đó nghèo xơ xác và đến nay vẫn nghèo xơ xác. Nhưng ông thì rất giàu. Có thông tin cho biết ông đã mua 2 căn biệt thự ở California.
Trong dân gian miền trung, người ta đồn rằng lúc sinh thời ông Nguyễn Bá Thanh rất khinh thường Nguyễn Xuân Phúc, vì ông này chẳng làm nên trò trống gì ngoại việc bám theo bộ máy của đảng. Dân gian còn đặt tên cho ông là "Phản Phúc", ám chỉ rằng ông từng có lần muốn lật đổ ông Nguyễn Tấn Dũng, là người đưa ông vào nội các. Người ta đồn rằng đêm trước khi ông Ba Dũng bị kiểm điểm, ông Phúc cho mở tiệc ăn mừng vì cầm chắc sẽ làm thủ tướng. Nhưng không ngờ sáng hôm sau, ông Ba Dũng vẫn tồn tại, và Xuân Phúc phải khúm núm đến chú mừng tặng hoa, nhưng ông Ba Dũng bảo Xuân Phúc nên mang hoa về nhà. Có thể nói rằng trong bộ tứ, Xuân Phúc là người có khuôn mặt hãm tài nhất.
Người thứ tư là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, 62 tuổi, người gốc Bến Tre. Bà được Nguyễn Phú Trọng chỉ định làm chủ tịch quốc hội, một bộ máy bù nhìn của đảng. Bà có bằng cấp thạc sĩ, chuyên ngành tài chánh.

So với 3 người kia, bà được đánh giá với nhiều thiện cảm. Nhưng trong lần tiếp kiến tổng thống Obama vừa qua, bà lộ cái bản chất nông dân một cách hết sức tội nghiệp. Trong khi người ta cho cá ăn thong thả và điệu nghệ, bà Ngân tung một phát thức ăn cho cá làm ông Obama hết hồn. Chưa nói cái xô nhựa cho cá ăn trông thật là phản cảm. Bà là người đáng tội nghiệp hơn là đáng trách.
Thực ra, chưa bao giờ trong lịch sử đảng CSVN có một dàn lãnh đạo đúng nghĩa. Từ Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Đặng Xuân Khu (aka Trường Chinh), Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng, chưa ai tỏ ra là người có học thức chính quy. Người xuất thân bần cố nông, kẻ xuất thân du thủ du thực, người học hành chưa đến nơi đến chốn. Tất cả họ chỉ là những người "head" (đảng trưởng) chứ chưa bao giờ xứng đáng với danh xưng "leader" (lãnh đạo). Trong vai trò đảng trưởng họ có thể làm rất tốt nhiệm vụ của những thiên lôi, thi hành mệnh lệnh của Nga, Tàu, chứ không có khả năng vạch một tương lai sáng cho đất nước.
Cho đến ngày nay Việt Nam vẫn chưa có một lãnh đạo đúng nghĩa. Nhìn tứ trụ triều đình CSVN chúng ta chẳng ai dám có dự báo gì tích cực cho đất nước. Người thì lú, người thì gian, kẻ thì phản phúc, người đáng tội nghiệp. Chẳng ai có một điểm sáng. Một người cầm lái con thuyền đất nước mà không biết mình đang đi về đâu, thì có phải đó là một đại họa cho dân tộc? Không phải "đứng núi này trông núi nọ", nhưng chỉ cần nhìn dàn tứ trụ CSVN và so sánh với dàn lãnh đạo các nước chung quanh, chúng ta thấy nước ta thật quá bất hạnh.
26.6.2016

Sunday, June 26, 2016

VIÊTTUSAIGON * TƯƠNG LAI VIỆT NAM

Kịch bản giả định về tương lai Việt Nam




Hiện tại, khói lửa chiến tranh Việt - Trung có vẻ như đang bén. Nhưng, cũng có khả năng sẽ không có cuộc chiến tranh nào giữa Việt Nam và Trung Quốc và nếu có súng nổ chăng nữa thì đó cũng là những phát súng thí tốt để hợp thức hóa những thứ đã ký kết trong hội nghị Thành Đô giữa đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến đây, có hai tình huống: Giả sử có chiến tranh Việt - Trung xảy ra thì như thế nào? Nếu có những phát súng hợp thức hóa diễn ra thì ra sao?
Nếu có chiến tranh Việt - Trung xảy ra, thì chắc chắn khả năng mất thêm đất liền và mất toàn bộ biển đảo trên biển Đông là có thật. Bởi khác với cuộc chiến năm 1979 một trời một vực. Nếu như năm 1979, quân đội CSVN bị bất ngờ bởi các cuộc tiến công vào chiến trường Đông Bắc và Tây Bắc. Nhưng sự bất ngờ đó chỉ diễn ra trong chớp nhoáng thì phía quân đội CSVN đã kịp đưa quân tăng cường từ các đơn vị đồng bằng để ứng cứu. Và lò lửa chiến tranh chỉ cháy duy nhất ở chiến trường biên giới phía Bắc.

Ngược lại, nếu có chiến tranh trong đất liền hiện tại thì mọi chuyện hoàn toàn khác, phía Trung Quốc đã có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng từ trên rừng cho đến đồng bằng và biển đảo. Những khu tự trị của Trung Quốc nằm rải rác khắp ba miền đất nước sẽ là những vệ tinh cần thiết để vừa nắm bắt thông tin, điều phối tấn công và điều hợp quân lương, quân cụ cũng như quân nhu... Đó là chưa nói đến lực lượng tại chỗ của người Trung Quốc quá đông, họ là những công nhân trá hình, những người lao động trá hình và thậm chí những kĩ sư trá hình…
Đổi lại, sức mạnh quân đội CSVN có thể rất mạnh về kĩ năng, hình thức tổ chức nhưng ngược lại rất yếu về mặt tư tưởng. Nếu như những năm trước 1990, quân đội CSVN vẫn giữ được sức mạnh tư tưởng, mỗi người lính trong quân đội có thể tận hiến sinh mệnh, sức mạnh cũng như ý chí của họ để chiến đấu vì lý tưởng bảo vệ đất nước… Thì hiện nay, trong một thế giới phẵng, người lính không còn bị mù mờ thông tin và họ dễ dàng đối chiếu những thông tin với thực tại đời sống nhà binh, có nhắm mắt họ cũng thấy các cấp chỉ huy của họ là những quan tham, những kẻ ăn trên ngồi trốc bằng mồ hôi của đám lính bên dưới.
Lý tưởng hoàn toàn mất đi, tư tưởng cũng không có bởi người lính thừa biết mình đang chiến đấu cho chế độ, bảo vệ đảng Cộng sản chứ không phải bảo vệ quốc gia, dân tộc. Ngay cả Chủ tịch quân ủy trung ương, người nắm vị trí tối cao trong quân đội chính là Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng là kẻ có quá nhiều hành vi mập mờ trong vấn đề đối ngoại với kẻ xâm lăng Trung Quốc, thậm chí thỏa hiệp ra mặt… Nếu có kỉ luật quân đội thì tất cả những thứ tưởng như là kỷ luật ấy trong lúc chiến đấu chỉ dừng ở mức họ sợ thứ kỷ luật thép và sợ con mắt soi mói của những chính trị viên. Nhưng đây lại là vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến sức mạnh quân đội. Có thể biến thành con dao hai lưỡi khi có biến cố chiến tranh.
Bên cạnh đó, hình ảnh cũng như cung cách của các tướng lĩnh quân đội CSVN phải nói là quá tệ, họ chưa thể hiện được dũng khí của nhà binh, thậm chí với dáng dấp nục nịch, nói năng thiếu oai phong và chỉ riêng việc mang tấm thân để chạy không thôi cũng là một vấn đề quan ngại, thành tích tham nhũng thì ông nào cũng cao ngất, chẳng có ông nào là sạch sẽ, thanh liêm… Vấn đề sức mạnh quân đội CSVN là một vấn đề nan giải trong lúc này! Chính vì vậy, khả năng thỏa hiệp và chấp nhận trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc thông qua vài phát súng, vài cuộc chiến giả tạo để hợp thức hóa hội nghị Thành Đô là rất cao. Đó là không muốn nói đến một chuyện khác, người lính CSVN đã bị tẩy não và nhồi sọ ngay từ đầu về tinh thần đặt Trung Quốc làm trung tâm và khiếp nhược chiến tranh.
Một câu hỏi nữa, nếu như Việt Nam thành một tỉnh lị của Trung Quốc thì việc gì sẽ xảy ra? Có hai việc rất căn bản phải xảy ra, đó là người dân Việt Nam sẽ dần bị Hán hóa theo con đường phổ hệ. Mọi ngõ ngách từ thành phố đến thôn làng, bản buôn của Việt Nam sẽ đầy rẫy người Trung Quốc và họ sẽ nhanh chóng cấy giống Trung Hoa trên khắp đất Việt. Những tộc họ miền xuôi và tộc người miền núi sẽ nhanh chóng đổi màu.
Nhưng trước đó, sẽ có một cuộc thanh trừng chính trị, vì đây là thông lệ của Trung Quốc. Chiêu bài chống tham nhũng sẽ được mang ra áp dụng trên đất Việt Nam. Tất cả những tài sản của giới chóp bu CSVN sẽ được nhắm đến và trung ương Cộng sản Trung Quốc sẽ đứng ra phân xử, sẽ cho bắt dần bắt mòn hết mọi tay tướng tá, quan lại thái thú Cộng sản Việt Nam vì tội tham nhũng và sau đó sẽ cho thay thế những người “thanh liêm hơn, có đầu óc lãnh đạo và vì dân hơn”. Đương nhiên, những kẻ lên nắm quyền thay thế phải là người Trung Quốc.
Chiêu bài này đã có sẵn trong lịch sử bành trướng Trung Quốc cả ngàn năm nay, có tên hẳn hoi, đó là “cưu trư đắc thực”, nghĩa nôm na là nuôi heo lấy thịt. Nghĩa là trước khi xâm lăng, việc đầu tiên mà chính quyền đại Hán làm là đầu tư và nuôi một bầy heo ở nước sắp bị xâm lăng. Bầy heo này chính là những tên bán nước. Chúng sẽ được tuyển làm gián điệp, đầu tư từ tài chính cho đến đường hướng để lên nắm chức quyền, leo lên vị trí cao nhất. Để khi chính bọn này nắm vận mệnh đất nước thì tự trao cho đại Hán. Và khi mọi việc đã thành tựu, việc đầu tiên cần làm chính là thịt những con heo đại Hán đã nuôi bấy lâu nay. Thường những lần thịt như vậy đều nhân danh công lý và lẽ phải!

Trong tình trạng Việt Nam. Nếu có chiến tranh Việt - Trung thực sự thì chính những con heo Tàu nuôi mấy chục năm nay sẽ là gánh nặng cho quốc gia, dân tộc. Và đáng sợ nhất là chiến tranh trên biển, với kỹ thuật, khí tài cũng như yếu tố tư tưởng con người đang có thì chắc chắn quân đội CSVN không bao giờ là đối thủ của quân đội CSTQ. Và trên bộ, Việt Nam cũng khó mà giữ chân quân Trung Quốc khi mọi ngõ ngách của Việt Nam đã có nội ứng Trung Cộng.
Khả năng lớn nhất có thể diễn ra là một cuộc chiến hợp thức hóa hội nghị Thành Đô. Và tiếp theo đó sẽ là hành động của người Trung Quốc, logic của nó sẽ là tiêu diệt hệ thống thái thú Việt Nam bằng con đường chống tham nhũng (làm thịt những con heo đã nuôi). Tiếp theo là xây dựng đội ngũ quan lại Trung Hoa trên đất Việt, đồng hóa dân Việt. Kịch bản này có khả năng mạnh nhất, bởi chưa bao giờ số lượng thái thú Tàu cài cắm trong bộ máy cầm quyền Việt Nam nhiều như hiện tại, nó có mặt từ trung ương đến địa phương, từ giới thương nhân đến người nông dân, từ trí thức đến kẻ không có hiểu biết, từ việc lớn cho đến việc nhỏ đều đậm chất thái thú phản động.
Và chỉ có một cửa sinh duy nhất cho Việt Nam hiện tại. Đó là năng lượng phản tỉnh tổng lực Việt Nam. Nghĩa là khi nhân dân tỉnh thức kịp thời, đứng dậy, giới quan lại gồm cả những thái thú tỉnh thức kịp thời, để tránh bị giết thịt sau này, góp công, góp tài sản đã tham nhũng vào công quỹ quốc gia để đối phó với chiến tranh. Một khi giới quan lại Cộng sản Việt Nam có được động thái này, sức mạnh toàn dân sẽ như vũ bão, và lúc đó, các nước tiến bộ sẽ có hành động kịp thời để giúp đở cho Việt Nam bởi họ có lý do chính đáng để giúp đỡ, để xem Việt Nam là đồng minh của họ.

VietTuSaiGon's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3321

MIỀN NAM NGÀY XƯA




TÌM HIỂU VÀI TÊN GỌI Ở SÀI GÒN
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.




Chợ Bến Thành xưa


Sài Gòn nhập tịch Việt Nam vào năm 1698. Trong quá trình phát triển SÀI GÒN mang nhiều ấn dấu của văn hóa Trung Hoa hơn là văn hóa Khmer mặc dù nó nằm trên đất Thủy Chân Lập, một phần của lãnh thổ Cambodia. Phần đất này được sáp nhập vào bản đồ hành chánh Nam Hà kể từ năm 1757.

SÀI GÒN trở thành một thành phố và một giang cảng quan trọng từ khi Pháp chánh thức chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào năm 1862. Từ đó ảnh hưởng văn hóa và kiến trúc Pháp được tìm thấy ở SÀI GÒN.

Trong bài viết này chúng tôi cố tìm hiểu nguồn gốc của vài tên gọi quen thuộc ở Sài Gòn.

Sài Gòn

Theo từ nguyên Sài là cây củi và Gòn là cây gòn. Sài Gòn là tên dịch nghĩa từ chữ Prei Kor của người Khmer tức là rừng gòn. Vùng Bình Hòa, Gò Vấp, Cây Mai, Phú Lâm hiện nay vẫn còn sót vài cây gòn cao lớn.


Cây gòn được tìm thấy nhiều ở Mỹ Châu nhiệt đới, Đông Nam Á, Phi Châu. Tên khoa học của cây gòn là Ceiba pentanda, thuộc gia đình Bombacaceae. Cây gòn được nhiều dân tộc ở Mỹ Châu, Phi Châu và Đông Nam Á xem là thiêng mộc. Người ta trồng gòn để lấy trái và hột. Trái gòn khô có nhiều sợi dùng để làm bông gòn, dồn nệm, gối, áo ấm. Trái gòn non được người Khmer ăn như rau cải. Hột gòn có nhiều chất béo. Dầu gòn được dùng để chiên xào hay dùng trong kỹ nghệ sản xuất xà bông. Hột, lá, vỏ, nhựa cây gòn dùng để làm thuốc trị kiết lỵ, suyễn, bịnh dương liễu, kinh nguyệt, bịnh về thận và cả tiểu đường nữa. Thân cây gòn dùng làm thuốc pháo.

Vùng SÀI GÒN được người Khmer gọi là Prei Kor. Vậy tên gọi SÀI GÒN là chữ dịch nghĩa từ chữ Prei Kor. Giả thuyết này khá tin hơn giả thuyết cho rằng SÀI GÒN là chủ âm từ chữ Tầy Cống của người Minh Hương đầu tiên đến khai phá vùng đất này. Tầy Cống nghĩa là quan Việt Nam nhận công phẩm của Chân Lập (Chen La) vì nước này nằm về phía tây.

Bến Nghé


Sông Bến Nghé ám chỉ sông SÀI GÒN. Chữ ‘nghé’ là âm thanh từ loại sấu phát ra chớ không phải ‘nghé’ là bò con hay trâu con (bò nghé, trâu nghé). Cách đây 300 năm vùng SÀI GÒN bây giờ còn hoang vu. Dưới sông có sấu. Cọp xuất hiện ở vùng Chợ Quán nên có chuyện truyền khẩu về việc ông Tăng Ân đánh cọp.

Bến Thành

Bến Thành là bến nước gần cái thành. Bến nước đó là bến Bạch Đằng bây giờ. Gần đó có cái chợ gọi là chợ Bến Thành. Đó là Chợ Cũ SÀI GÒN nằm trên đường Hàm Nghi gần bến Bạch Đằng. Còn chợ Bến Thành bây giờ là chợ mới cất sau khi Pháp thiết lập nển đô hộ của họ ở Nam Kỳ. Chợ mới này cách xa bến nước gần 2 cây số. Bến Thành cũng ám chỉ SÀI GÒN.


Bồn Binh

Là công trường trước chợ Bến Thành bây giờ. Chợ Bến Thành cũng được gọi là chợ Bồn Binh. Đó là nơi có tượng Phù Đổng Thiên Vương (1965). Gọi là Bồn Binh hay Bồn Kèn vì lính Pháp tập họp diễn tập và thổi kèn mỗi ngày tại đây. Sau cuộc khủng hoảng Phật Giáo năm 1963 Bồn Binh này được gọi là Công Trường Quách Thị Trang, tên một nữ sinh, bị bắn chết trong cuộc biểu tình Phật Giáo năm 1963.

Đường Xe Lửa Giữa

Trước năm 1954 từ SÀI GÒN vào Chợ Lớn có xe lửa điện. Đường rầy xe lửa đặt chính giữa đường.
Đường xe lửa giữa chỉ đường Galliéni tức đường Trần Hưng Đạo. Đường xe lửa này chạy qua đường Grimaud (Phạm Ngũ Lão) đến cuối đường La Somme (Hàm Nghi).

Dinh Norodom

Dinh Norodom là dinh Độc Lập sau này. Bây giờ là dinh Thống Nhất. Norodom là tên của một vị vua của Cambodia ký thỏa ước nhận sự bảo hộ của Pháp ở Cambodia năm 1863. Ông mất năm 1904.
Để đền đáp công lao của ông, Pháp dùng tên ông để đặt tên dinh to lớn nhất và con đường rộng lớn nhất ở SÀI GÒN. Ngày 09-03-1945 Nhật đảo chánh Pháp và bắt toàn quyền Decoux từ dinh này đem lên Lộc Ninh quản thúc. Sau khi Nhật đầu hàng đô đốc Thierry d’Argenlieu được bổ nhiệm làm cao ủy Đông Dương (như toàn quyền). Ông sống và làm việc trong dinh Norodom. Năm 1955 cao ủy Ely trao trả dinh này lại cho thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Dinh Thống Đốc
 
Thống đốc là người Pháp đứng đầu guồng máy cai trị ở Nam Kỳ. Dinh thống đốc là nơi thống đốc ở và làm việc. Đó là dinh Gia Long nằm tại góc đường Gia Long và Công Lý. Năm 1962 dinh Độc lập bị oanh tạc hư hại nặng nề. Tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình ông Ngô Đình Nhu dọn ra dinh Gia Long ở và làm việc cho đến khi bị lật đổ vì cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963.

Mả Ngụy

Mả ngụy là mồ chôn tập thể 1,831 người tham gia cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi năm 1833 ở Nam Kỳ. Năm 1835 quân triều đình tái chiếm thành Gia Định và hủy bỏ thành này. Tất cả những người trong thành này đều bị xử tử chôn tập thể trong mả ngụy lịch sử này. Mả ngụy nằm ở Đồng Tập Trận là nơi lính Pháp tập bắn bia. Đồng Tập Trận nằm trong khuôn viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh trên đường Trần Quốc Toản (đường 3 tháng 2).

Trường Áo Tím
Trường Áo Tím là trường trung học đầu tiên dành cho nữ sinh ở Nam Kỳ. Gọi là Trường Áo Tím vì nữ sinh phải mặc áo tím. Pháp gọi là École des Filles sau đổi thành trường nữ trung học Gia Long tức Collège Gia Long. Xin đừng nhầm nghĩa của chữ collège và college của Pháp và Anh. Collège của Pháp là trường trung học đệ nhất cấp tức cấp hai bây giờ. Sau khi học hết 4 năm, học sinh phải thi tuyển vào lớp seconde (đệ tam hay lớp 10) ở trường Petrus Ký để học chung với nam sinh.

Trường Thầy Dòng

Đó là trường Taberd lâu đời nhất ở Nam Kỳ do các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo lập. Sau này trường trở thành trường La San dịch âm của tên Thánh Saint Jean Baptiste de Lasalle. Trường này có trước khi thống đốc De Lagrandière cho xây dinh Norodom. Thầy dòng là các sư huynh (frères) Thiên Chúa Giáo đặc trách việc giáo dục.

Đường Kinh Lấp

Đường Kinh Lấp là đường Charner tức đường Nguyễn Huệ chạy từ bến Bạch Đằng thẳng vào tòa đô chánh.


Nhà Hát Tây
Nằm trên đường Catinat (Tự Do) bây giờ là Đồng Khởi. Năm 1956 nhà hát Tây trở thành Quốc Hội.
Từ năm 1967 đến 1975 đó là hạ viện Việt Nam Cộng Hòa.

Vườn Bồ Rô

‘Bồ Rô’ âm từ tiếng Pháp Jardin des Beaux Jeux là khu vườn nơi có câu lạc bộ thể thao (Cercle Sportif Saigonnais) với các trò chơi tao nhã của người Tây Phương như cỡi ngựa, bơi lội, đánh kiếm, quần vợt v.v. Đó là nơi giải trí lành mạnh của các nhà cai trị Pháp thời thuộc địa và giới thượng lưu Việt Nam sau năm 1954. Năm 1963 tướng Taylor và tướng Minh bàn ‘quốc sự’ trên sân quần vợt trong hội quán thể thao này. Sau năm 1954 vườn này được đổi thành vườn Tao Đàn, phóng nghĩa của chữ Beaux Jeux của Pháp. Trong khuôn viên vườn Bồ Rô có sân đá banh lâu đời và quan trọng nhất thời Pháp thuộc.


Vườn Ông Thượng

Vườn Ông Thượng là vườn Bồ Rô hay vườn Tao Đàn. Trước khi người Pháp đến nó được gọi là Vườn Ông Thượng. Ông Thượng là tả quân Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định Thành (Nam Kỳ). Ông được ban tước Công dưới triều vua Gia Long. Người miền Nam gọi ông là đức Thượng Công.

Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng là từ ngữ đặc biệt dành cho vua chúa dùng để chỉ mồ mả. Lăng Ông Bà Chiểu là mộ của tả quân Lê Văn Duyệt. Tả quân là một trong Ngũ Quân Đô Thống chỉ huy quân đội. Chức vụ này như thống chế ngày nay. Người đứng đầu trong Ngũ Quân Đô Thống là trung quân đô thống.
Tả quân Lê Văn Duyệt là khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Vua Minh Mạng không thích ông vì ông ủng hộ con của hoàng tử Cảnh, có cảm tình với đạo Thiên Chúa như Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) mà ông theo phò trong lúc nguy nan và vì việc chém đầu Huỳnh Công Lý, cha của một ái phi của vua Minh Mạng, rồi muối đầu gởi về Huế. Khi ông còn sống vua Minh Mạng không đụng đến ông bởi ông là một khai quốc công thần. Vả lại ông có thế lực ở Nam Kỳ. Khi ông mất, mộ của ông bị san phẳng và xiềng xích. Thuộc hạ của ông bị bắt bớ giam cầm. Ông Nguyễn Đình Huy, thân sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu), chỉ là một viên chức nhỏ làm việc cho tòa tổng trấn Gia Định Thành của tả quân Lê Văn Duyệt cũng phải lánh né sự trừng phạt.


Dưới thời Pháp thuộc có nhiều vụ án không tìm ra sự thật người ta phải dẫn tội phạm đến Lăng Ông Bà Chiểu để thề. Người ta tin rằng tả quân Lê Văn Duyệt rât linh hiển.
Sau năm 1954 vào dịp đầu Xuân người ta thường đến Lăng Ông Bà Chiểu khẩn vái để xin lộc đầu năm.

Nhà Thờ Huyện Sĩ

Nhà thờ xây dựng do sự đóng góp tài chánh của Philippe Lê Phát Đạt tức huyện Sĩ. Huyện ở đây là chức huyện hàm (honoraire) vì dưới thời Pháp thuộc chức tri huyện không còn ở Nam Kỳ. Tuy vậy người Pháp ban tước huyện hàm này cho những người giàu có, có thế lực và hữu ích cho Pháp. Tôn Thọ Tường là đốc phủ Tường. Đỗ Hữu Phương là tổng đốc Phương mặc dù những chức tổng đốc, tri phủ, tri huyện hoàn toàn biến mất khi Pháp trực trị Nam Kỳ. Còn Sĩ không phải là tên mà là danh hiệu ‘học sĩ’. Một người biết quốc ngữ, nói rành tiếng Pháp, tốt nghiệp trường thông ngôn và theo đạo Thiên Chúa như Philippe Lê Phát Đạt được xem là hội đủ điều kiện để được gọi là ‘học sĩ’. Philippe Lê Phát Đạt là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu tức Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào (1).

Đất Thánh Tây

Đất Thánh Tây là nghĩa trang của người Pháp và những người Việt Nam có Pháp tịch, có đạo hay có quyền thế. Francis Garnier bị Giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc giết chết ở Ô Cầu Giấy, Hà Đông, được cải táng ở đây. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, tướng Lê Văn Tỵ đều được chôn ở đây. Có một vài lính hải quân Nga bị Nhật đánh bại trong trận hải chiến Tsushima thoát chạy về phía nam, bị bịnh chết và chôn ở Đất Thánh Tây này. Sau năm 1954 Đất Thánh Tây được gọi là Nghĩa Địa Mạc Đỉnh Chi. Vào đầu thập niên 1980 những ngôi mộ trong nghĩa địa này được cải táng. Hài cốt các thủy thủ Nga và Tổng thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn được cải táng ở Ấp Đông Ba, xã Tân Thới, huyện Thuận An (Lái Thiêu).

Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng nằm trên sông SÀI GÒN, nơi xuất phát các chuyến tàu đi Pháp trước kia. Tai đây có một tòa nhà trên nóc có hình con rồng nên người ta gọi là bến Nhà Rồng cho dễ nhận. Nhà Rồng là cách nói nôm na ám chỉ vua Gia Long, vị vua khai sáng ra nhà Nguyễn và là người có cảm tình với Pháp qua sự giúp đỡ của giám mục Pigneau de Béhaine, người đại diện cho Nam Hà ký hiệp ước Versailles năm 1787 với thượng thơ bộ ngoại giao Pháp là De Montmorin. Nếu chiết tự ra ta sẽ thấy:

Nôm
Hán-Việt
Nhà
Gia
Rồng
Long

Nhà Bè

Nhà làm bằng tre nổi trên mặt nước tại nơi giao lưu của sông SÀI GÒN và sông Đồng Nai để phát gạo và nước cho khách thương hồ lỡ bước sống qua ngày. Nhà bè này do Võ Hữu Hoằng tức Thủ Huồng dùng tiền làm ra. Trên Cù Lao Phố ở Biên Hòa có một ngôi chùa lớn gọi là chùa Thủ Huồng. Cái nhà bè tạo phúc đức cho Thủ Huồng này trở thành một địa danh nằm cách SÀI GÒN 10 km. Đặc điểm của Nhà Bè nằm trong câu hát sau đây:


Nhà Bè nước chảy chia đôi
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Vì Nhà Bè là nơi hai sông SÀI GÒN và Đồng Nai hợp lưu trước khi đổ nước ra biển. Đi theo sông SÀI GÒN thì về Gia Định. Đi theo sông Đồng Nai thì về Biên Hòa.

Thành Ô Ma

Thành Ô Ma nằm trong tứ giác giới hạn bởi đường Arras (Cống Quỳnh), Frères Louis (Võ Tánh), Nancy (Cộng Hòa), Phạm Viết Chánh (đường mới lập sau này). Pháp gọi là Camp aux Mares (camp: trại lính; mares: đầm ao) vì trong vùng có những chỗ trủng bị đọng nước khi trời mưa. Ô Ma âm từ chữ aux mares mà ra. Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia đặt trong thành Ô Ma này. Vị trí của nhà Viên Thống Đốc trước kia là một sân đá banh Stade Saigonnais của đội võ biền Pháp.

Sở Ba Son

Chữ Ba Son là hai âm gián đoạn của chữ réparation. Sở Ba Son tức arsenal de réparation là cơ sở của hải quân công xưởng trên đường Luro tức Cường Để sau năm 1954. Ụ sửa tàu nằm trên rạch Bến Nghé (Arroyo de l’Avalanche. Avalanche là tên chiếc tàu Pháp vào bắn phá vùng này trước tiên) chạy ngang hông Sở Thú SÀI GÒN. Sở Ba Son, nhà đèn Chợ Quán (2), sở Trường Tiền (3), sở Hỏa Xa (4) là những nơi thu hút nhiều công nhân ở SÀI GÒN vào đầu thế kỷ 20.


Khám Lớn SÀI GÒN


Khám Lớn SÀI GÒN nằm gần dinh thống đốc (dinh Gia Long) và Pháp đình SÀI GÒN. Đó là khuôn viên của Thư Viện Quốc Gia và Phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hóa trước năm 1975. Người miền Nam biết Khám Lớn SÀI GÒN qua cuộc khởi nghĩa của Thiên Địa Hội Phan Xích Long, việc cầm tù nhà cách mạng Nguyễn An Ninh và cuốn Ngồi Tù Khám Lớn của Phan Văn Hùm (1929). Năm 1953 Khám Lớn SÀI GÒN bị đập phá. Khám dời về Chí Hòa (Hòa Hưng).

Kỳ Hòa và Đất Hộ


Đó là hai địa danh nhỏ trong vùng SÀI GÒN- Gia Định bị người Pháp ghi sai nhưng lại được người Việt Nam dùng cho tới ngày nay.

Tên gọi của Việt Nam
Địa danh do Pháp ghi sai

Kỳ Hòa

Chí Hòa


Đất Hộ

Đa Kao

Bây giờ người ta biết Đa Kao, Chí Hòa chớ không biết Đất Hộ và Kỳ Hòa.


Cầu Bông

Đó là chiếc cầu nối liền Bình Hòa và Đa Kao. Người ta tránh không gọi là Cầu Hoa mà gọi nôm na là Cầu Bông vì Hồ Thị Hoa là tên của một hoàng hậu nhà Nguyễn gốc ở Linh Xuân Thôn, huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa và là mẹ của vua Thiệu Trị. Nếu dùng Hán Việt thì Cầu là Kiều và Bông là Hoa thì ta có Hoa Kiều tức kiều dân Trung Hoa!


Cầu Thị Nghè

Cầu do bà Nguyễn Thị Khánh, ái nữ của tướng Nguyễn Cửu Vân, bắt cho chồng đi làm việc. Tương truyền bà là vợ một ông nghè nên người Pháp gọi là Thị Nghè. Bây giờ Thị Nghè trở thành một địa danh. Trên bản đồ hành chánh Thị Nghè là làng Thạnh Mỹ Tây nằm bên kia rạch Bến Nghé mà người Pháp gọi là Arroyo de l’Avalanche vì tàu chiến Avalanche của Pháp là chiếc tàu đầu tiên bắn phá trên rạch này.


Tướng Nguyễn Cửu Vân đánh tan quân Chân Lạp do Xiêm La yểm trợ vào năm 1714 nghĩa là trước khi toàn thể Thủy Chân Lạp (Nam Bộ bây giờ) được sáp nhập vào Nam Hà. Nhưng chúa Nguyễn đã thiết lập guồng máy hành chánh vững chắc từ Biên Hòa xuống SÀI GÒN-Chợ Lớn bây giờ với sự thành lập Biên Trấn Dinh.


Chiếc cầu gỗ mà chúng ta đề cập được bắt vào thế kỷ 18. Lúc ấy việc học hành thi cử chưa hoàn chỉnh làm sao có một công dân nào ở Nam Hà (phía nam sông Gianh) đậu tiến sĩ để được gọi là ông nghè và bà Nguyễn Thị Khánh được gọi là bà nghè tức là vợ của một tiến sĩ ? Phan Thanh Giản là người đầu tiên đậu tiến sĩ ở Nam Kỳ. Ông đậu tiến sĩ năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng. Dưới triều vua Gia Long (1802-1820) chỉ có thi hương mà thôi. Có phải chăng chồng bà Nguyễn Thị Khánh tên là Nghè?


Cầu Ông Lãnh


Chữ ‘lãnh’ là chữ gọi tắt của chức ‘lãnh binh’ vào thế kỷ 19. Cầu Ông Lãnh là chiếc cầu làm ra theo lịnh của một lãnh binh. Lãnh binh là người trông coi việc quân sự trong một tỉnh nhỏ. Chức vụ này tương đương với thiếu tá hay trung tá ngày nay. Ngày xưa gọi tên một người có chức quyền, lớn tuổi hay giàu có là một sự khiếm nhã và thất kính. Vì lý do đó người ta chỉ gọi tắt chức vụ nên những thế hệ sau nhầm tưởng đó là tên của một người nào đó.
Chiếc cầu bây giờ do người Pháp xây chớ không phải chiếc cầu nguyên thủy thời Ông Lãnh làm bằng gỗ.


Bình Trị Giang


Tên của rạch Bến Nghé mà người Pháp gọi là Arroyo de l’Avalanche. Đó là con rạch chạy gần Sở Thú SÀI GÒN và Cầu Bông.


Gò Vấp


Gò Vấp là một địa danh cách SÀI GÒN 9 km về phía bắc. Tên gọi Gò Vấp là do sự hiện diện của cây vấp mà ra. Cây vấp được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka (Tích Lan), bán đảo Đông Dương. Các nhà thực vật học gọi là thiết lực mộc (ironwood) hay nag Champa. Đó là một thiêng mộc đối với người Chiêm Thành, Ấn Đô, Sri Lanka và các dân tộc trong vùng Đông Nam Á. Tên khoa học của cây vấp là Mesua Ferrea (5) thuộc gia đình Clusiaceae. Hoa cây vấp rất thơm. Nhựa hơi độc. Người ta dùng cây vấp làm nhà, đóng bàn ghế, ngạch đường rầy xe lửa, căm xe bò. Nó là quốc mộc của dân đảo Sri Lanka. Dầu vấp dùng trị ngứa, đau thấp khớp, trị gàu trên da đầu. Ở Sri Lanka sản phụ uống nước sắc của hoa cây vấp sau khi sinh. Cây vấp có nhiều dược tính: kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm và diệt trùng lãi.
Ngày nay Gò Vấp là một thành phố hiện đại nên không ai tìm thấy đâu vết của cây vấp nữa.

Lăng Cha Cả

Mồ mả của vua gọi là lăng. Cha cả là vị cố đạo cao và lớn tuổi. Cha Cả ở đây ám chỉ giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), người mộ người Pháp giúp cho Nguyễn Phúc Ánh đánh nhau với quân Tây Sơn. Ông tham gia giặc mùa đánh vào các tỉnh do nhà Tây Sơn cai trị. Ông mất trước khi Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước bằng cách đánh bại nhà Tây Sơn. Nguyễn Phúc Ánh cho cử hành một đám tang theo nghi thức vương giả cho ông. Mộ của ông được gọi là lăng. Vào thập niên 1980 mộ này bị bốc dỡ.


Ông Hoành, Ông Trắm

Ở SÀI GÒN và Nam Kỳ ngày xưa người ta dùng hai chữ ‘Ông Hoành’, ‘Ông Trắm’ để ám chỉ những người ngang ngược, lộng hành dùng sức mạnh và bè đảng để hiếp đáp kẻ khác. Ông Hoành, Ông Trắm không phải là chức tước trong chánh quyền hay học vị trong giới nho gia như ông Cống (cử nhân), ông Nghè (tiến sĩ).


Ông Hoành tên thật là Nguyễn Văn Hàm và Ông Trắm là Nguyễn Văn Trắm. Cả hai là thuộc hạ của Lê Văn Khôi, dưỡng tử của tả quân Lê Văn Duyệt. Trong thời kỳ Lê Văn Khôi tạm chiếm Nam Kỳ, ông Hoành và ông Trắm hống hách, ngang ngược hiếp đáp dân chúng nhưng không ai dám than vãn gì cả. Khi quân triều đình vãn hồi trật tự năm 1835, ông Hoành và ông Trắm bi giải về Huế hành quyết.

Xâm Nửa Con Rồng


Vào đầu thế kỷ 20 những tay anh chị, giang hồ bạt tụy ở SÀI GÒN thường xâm mình, học bùa Tà Lơn, học gồng hay võ nghệ đề chứng minh sự gan dạ và bản lĩnh của mình cho người khác nể sợ. Xâm mình rất đau. Vì vậy người xâm cả con rồng đầy vi, vẩy trên lưng hay ngực và bụng được xem là người gan dạ, trung thành, với những khẩu hiệu xâm trên mình hay tay chân như:

Tứ hải giai huynh đệ.
Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục.

Từ chuyện xâm minh để chứng minh sự gan dạ có cụm chữ ‘xâm nửa con rồng’ nhằm chế nhạo những người nhát gan nhưng giả dạng anh hùng nên mới xâm nửa con rồng không vi, không vẩy đã vội bỏ chạy.

Địa Danh Mang Chữ ‘Tân’


Vào cuối thế kỷ 18 Nam Kỳ là địa bàn giao tranh giữa quân Tây Sơn và họ Nguyễn. Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, nhiều địa danh mang chữ Tân xuất hiện ở SÀI GÒN - Chợ Lớn - Gia Định như Tân Thới, Tân Sơn Nhứt, Tân Sơn Hòa, Tân Định, Tân Kiểng (Tân Cảnh), Tân Lân, Tân Bình, Tân Khánh, Tân Long, Tân Hội, Tân Đông Hiệp, Tân Thạnh Đông… như để đánh dấu một cái gì mới mẻ sau cuộc chiến tàn phá khốc liệt.

Cột Cờ Thủ Ngữ
Cột cờ trên bờ sông SÀI GÒN. Đó là nơi các thanh niên SÀI GÒN ngồi nói đủ thứ chuyện tào lao.
Người Pháp gọi nơi này là Pointe des Blagueurs (Mũi đất của kẻ nói dóc). Chữ ‘thủ ngữ’ là dịch nghĩa từ chữ blagueurs (kẻ nói dóc; khoác lác) mà ra vậy.


Thầy Thông

Theo đúng nghĩa thầy thông là thông ngôn dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt. Khi Pháp vừa chiếm ba tỉnh miền đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường), trường thông ngôn (École des Interprètes) được mở ở SÀI GÒN để đào tạo cộng sự viên liên lạc giữa người Pháp và người bản xứ. Được học và tốt nghiệp trường này là một danh dự và một đảm bảo về việc làm vững chắc lại được lương bổng cao so với lợi tức của đa số nông dân thời bấy giờ. Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên dạy ở trường này. Lê Phát Đạt (huyện Sĩ) học và tốt nghiệp trường thông ngôn này.
Chữ ‘thầy thông’ dần dần mất nghĩa gốc của nó. Sau này khi nói đến ‘thầy thông’ người ta nghĩ đến ‘thầy thông nhà dây thép’ tức người làm việc cho bưu điện.

Con Cò

Bưu điện SÀI GÒN sớm được thành lập khi người Pháp thiết lập guồng máy cai trị của họ ở đây sau năm 1862. Thời ấy dân ta hoàn toàn xa lạ với tem thơ nên không biết gọi là gì cho ổn. Gọi là con tem vì nghe người Pháp gọi nó là timbre (Anh: stamp). Gọi là con niêm vì thấy nó dùng để dán lên bao thơ như để niêm kín cái thơ vậy. Gọi đó là con cò vì thấy hình con cò trên con tem.
Người miền Nam gọi người chỉ huy cảnh sát là ông cò. Chữ ‘cò’ ở đây là cách phát âm Việt hóa chữ đầu của chữ commissaire de police.

Da Bà Bầu


Da Bà Bầu là tên của một con đường trong tỉnh Chợ Lớn (6) thời Pháp thuộc. Tên đường này làm cho nhiều người ngạc nhiên vì không phải là tên của một người nào hay một danh nhân nào. Nếu hiểu theo kiểu trực tiếp thì càng khó chịu hơn. Nghĩa thực sự của Da Bà Bầu là quán của bà Bầu dưới tàng cây da.

Nhà Thương Chú Hỏa

Đó là bảo sanh viện Từ Dũ ngày nay. Chú Hỏa là một người Hoa giàu có và có Pháp tịch. Ông là người tài trợ sự xây cất bịnh viện này. Tên của ông là Hui Bon Hoa. Ông có nhiều điền sản và nhà cửa ở SÀI GÒN và Nam Kỳ. Đường Lý Thái Tổ ở Sài Gòn mang tên Hui Bon Hoa dưới thời Pháp thuộc. Khi mất, thi thể của ông được đặt trong một quan tài thủy tinh. Người đương thời bận tâm ít nhiều về chuyện này. Người thì khen ngợi sự giàu có nên khi chết có quan tài thủy tinh. Người khác lại nói chuyện Âm Dương Ngũ Hành để dựng thành phim.

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
________

Chú Thích:
(1) Vì có Pháp tịch nên phải giữ gốc của tên cha là Nguyễn Hữu Hào. Tên Việt của bà là Nguyễn Hữu Thị Lan
(2) CEE: Compagnies des Eaux et Électricités
(3) Travaux Publiques
(4) Chemin de Fer
(5) Trong chữ Ferrea có chữ ‘fer’ có nghĩa là sắt vì cây vấp có gỗ nặng và rắn chắc như sắt
(6) Dưới thời Pháp thuộc Chợ Lớn là một trong 21 tỉnh của Nam Kỳ


Tại sao phụ nữ miền Nam xưa thường ngồi xe một bên





Năm 1972 … một vụ khủng bố xảy ra tại phòng trà Tự Do …. thủ phạm là một phụ nữ ngồi chàng hảng sau yên một chiếc Honda SS50 đã liệng một chùm lựu đạn 4 trái vào tầng trệt của phòng trà lúc đó đang đầy khách … Tiếng nổ gây cho một số người bị thương … trong đó cỏ cả nữ ca sĩ Mai Hương … (ái nữ của bà Kiều Hạnh) … khi cô đang trình bày bản nhạc “Love Story” của Francis Lai …. Chính quyền sau đó đã ra lịnh cấm tất cả những người ngồi “chàng hảng” trên yên sau xe gắn máy cũng như các loại xe không động cơ khác …(*)
(*) – Xin lưu ý rằng Quy định ngồi xe một bên chỉ chính thức ban hành vào năm 1972 dưới thời VNCH, trước đó phụ nữ Miền Nam vẫn ngồi một bên





( Hồi trước 72 các chị ngồi một bên chuyện bình thường ,nhưng từ 72 khi có luật thì các anh ngồi một bên mới là ....hehehe )
Tuyết Lê Thời đó , phụ nữ ngồi sau xe gắn máy thường ngồi một bên thôi , đàn ông ngồi hai bên . Sau khi xảy ra nhiều vụ ám sát , ném lựu đạn của vc từ người đàn ông ngồi sau xe gắn máy nên có sắc lệnh bắt đàn ông ngồi một bên như phụ nữ





Người Việt xưa vốn đề cao sự kín đáo nơi người phụ nữ … Từ đó đưa đến một yếu tố sống … “bé gái … cô thiếu nữ …. người Mẹ” …. là ba phương diện huyền bí của nhân loại … Phong tục Á Đông luôn cho những gì thuộc về cơ thể người phụ nữ là vưu vật của vũ trụ … cần phải bảo tiết vẹn nguyên … Thế nên ngay từ nhỏ người phụ nữ Đông Phương … trong đó có VN … đã được dạy dỗ và chăm sóc rất kỹ bản thân cùng sự “nết na” của mình …





Ngày trước … cách đi đứng hay ăn mặc có chút “tính tự do” của phụ nữ như thời nay đều sẽ không được khuyến khích … Ăn mặc là yếu tố luôn luôn được xét kỹ để lượng định “nết” của người sử dụng …. có đứng đắn hay không !!! …





Cách đi đứng ngoài đường và thái độ cư xử ở những nơi công cộng cũng là “nết” của người phụ nữ …. Ngày trước rất hiếm khi gặp một nhóm thiếu nữ hoặc phụ nữ Saigon nào ra đường mà cười nói … đùa giợn … la hét … ngả ngớn như ngày nay … Một thí dụ dễ hiểu nhứt là nếu cười thì cũng phái lấy tay hay khăn tay (mouchoir) che miệng lại …. Cười lớn tiếng hay há to miệng ra sẽ bị nhận ngay hai tiếng … “mất nết” … Những cái này … ngoài những bài học về Đức Dục ở nhà trường … Thì gia đình là yếu tố đầu tiên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của người con gái trong nhà … Từ đó mà Việt ngữ có hai tiếng “con – nhà gia – giáo”





Những sự giáo dục như vậy đã ứng vào cách thức đi đứng của người phụ nữ Việt xưa … Khi phương tiện lưu thông ngày càng du nhập nhiều vào Việt Nam … và ngay với chiếc xe đạp … người phụ nữ Việt xưa cũng đã có cách sử dụng để “xếp hạng” họ rồi … Những phụ nữ được coi là “gia giáo” … khi họ tập đi xe đạp thì đó là một “chuyện lớn” … Vì lý do giữ thăng bằng … người chạy xe phải luôn có những cử chỉ “ngoài khuôn phép” … Chẳng hạn như hai chân mở rộng … hai cánh tay không thể khép dài hai bên hông kềm giữ tà áo khỏi bị “gió bay”





… Nhứt là khi phải “gài hai vạt trước sau vào porte de baggage (yên sau) và guidon (tay lái) để hai chân không bị vướng khi đạp xe đã khiến cho hai chân đôi khi phải mở rộng để quần khỏi quấn vào dây chaine (xích) …. Cử chỉ “mở hai chân” … hoặc kêu là “ngồi hai bên” …. hay nói nôm na là “chàng hảng” … thì đây là điều đại kỵ … Do đó mà ta thấy ít có người phụ nữ Việt Nam nào ngày xưa lại sử dụng xe đạp nam (hay kêu là xe “đòn dông” (hay xe “course”) ….hoặc “xe sườn ngang” …





Cũng vì ý xấu của hai tiếng “chàng hảng” … mà người nữ khi đi xe hai bánh xưa đều luôn ngồi cố giữ hai chân không mở ra quá rộng … mà cũng không chụm lại quá sát để khó điều khiển xe một mình …. Khi được người khác chở thì cách hay nhứt để giữ nét duyên dáng và sự “lôi cuốn thầm kín thiên nhiên” của họ … người nữ luôn ngồi một bên yên sau … Nếu “lạ” chăng thì chỉ là … “làm thế nào để ngồi yên suôt một khoảng thời gian dài … mà không hề “tê chân” khi xuống xe !!! ….????…”






Bài viết trên tình cờ thấy được ,thấy hay hay ,Ròm trích đoạn bài viết đem về chứ hổng phải của Ròm viết đâu nha . Ròm chỉ gom hình xưa “Phụ Nữ Xưa ngồi xe một bên “ post vô comment cho sống động mà thôi . Mời các anh chị xem hình trong còm rồi kể lại chuyện xưa ,những gì anh chị còn nhớ cho Ròm và các bạn trẻ cùng nghe cùng biết cái thời trước 75 ,hồi xưa nó như thế nào .... Chân thành cám ơn các anh chị . Nguồn bài viết : http://www.sggdpost.com/tai-sao-phu...


Hình xưa các loại XE GẮN MÁY TẠI MIỀN NAM TRƯỚC 1975
CÁC LOẠI XE GẮN MÁY XƯA




XE GẮN MÁY TẠI MIỀN NAM TRƯỚC 1975

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn là phương tiện di chuyển được nhiều người sử dụng nhất . Bài này xin nhắc lại một số xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.

Nói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Nam trước đây đều biết đến xe Mobilette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên hãng Motobécane của Pháp, chế tạo ra chiếc Mobylette, đương nhiên là hiện diện trên thị trường Việt Nam. Nhưng nhiều người biết đến tên Mobylette hơn là Motobécane. Xe Mobylette ở Việt Nam có loại Mobylette vàng và Mobylette xanh. Cả hai đều dùng động cơ 49,99cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái, nhưng Mobylette vàng thì nhỏ hơn, chỉ có ống nhún phía trước,




còn Mobylette xanh thì lớn, nặng hơn có ống nhún ở cả bánh trước lẫn bánh sau nên đi êm hơn và giá cao hơn .

Xe Mobilette xem chừng ra không thay đổi nhiều lắm qua nhiều năm. Xe Mobylette trong thập niên 1950 thân là những ống tuýp hàn lại. Qua thập niên 1960 thì thân làm bằng tôn ép. Màu sắc cũng ít thay đổi. Có lúc Mobylette vàng đổi thành Mobylette xám. Xe Mobylette được chế tạo để dễ sử dụng. Xe không cần sang số mà dùng embrayage automatique, vặn ga lớn thì xe chạy nhanh, vặn ga nhỏ lại thì xe chạy chậm và đứng lại. Khi muốn nổ máy thì chỉ cần đạp cho nhanh là xe nổ máy. Đạp hoài không nổ thì chỉ gần gạt môt cái chốt ở đĩa có dây couroie ăn vào động cơ để tách rời động cơ và bánh sau thì có thể đạp bộ về nhà.

Nếu có khi nào trong lúc bạn đạp xe đạp rồi nghĩ bụng sao không gắn một cái động cơ nhỏ lên xe đạp để khỏi phải đạp thì ý nghĩ đó đã có người nghĩ đến và chế tạo ra chiếc Vélosolex.



Xe Vélosolex là một chiếc xe đạp có gắn động cơ lên bánh trước. Động cơ này làm lăn một cục đá tròn phía dưới. Khi người lái kéo cái cần trước mặt thì cục đá dở hổng lên khỏi bánh trước và có thể đạp như xe đạp. Khi đạp đến một tốc độ nào đó, hạ cần xuống thì tốc độ của xe làm cho động cơ nổ máy và động cơ kéo chiếc xe đi bằng bánh trước. Khi xe đã chạy ngon trớn thì người lái có thể rút chân lên miếng để chân nhỏ ở giữa xe mà ngồi một cách thoải mái. Từ một ý kiến rất giản dị phát xuất giữa thế kỷ 20, xe Vélosolex vẫn còn tồn tại qua đến đầu thế kỷ 21.

Vì cách sử dụng giản dị, trọng lượng nhẹ nhàng nên các xe Mobylette, Vélosolex thông dụng trong giới sinh viên, học sinh và phái nữ.



Ở một hạng cao hơn là các xe scooter của Ý : Vespa, Lambretta. Các xe scooter này vì lòng máy lớn hơn 50 cc, nhỏ nhất là 125 cc hoặc 150 cc hoặc 200 cc tùy theo kiểu, nên không còn được xếp vào loại vélomoteur. Người sử dụng phải trên 18 tuổi và phải có bằng lái. Vì thế, những người đi xe Vespa, Lambretta thường là ở tuổi trung niên và có đời sống cũng tương đối khá vì xe scooter đắt hơn. Xe Vespa hàng chục năm nay không thay đổi mấy. Thân xe làm băng tôn ép. Có lẽ vì thế nên làm hình tròn như quả trứng để chịu lực tốt hơn. Máy được đặt ở chỗ phình bên phải, còn bên trái là ngăn để chứa đồ.




Vì thế xe Vespa khi chạy hơi nghiêng về phía phải vì bên này nặng hơn. Xe Lambretta tuy trông bề ngoài giống Vespa nhưng cấu tạo lại khác. Khung xe bằng ống sắt hàn lại, máy đặt ở giữa khung và che bên ngoài bằng lớp vỏ sắt. Xe Lambretta hồi đâu thập niên 1960 có đường nét cong. Cuối thập niên 60, qua đầu thập niên 70 thì kiểu dáng thẳng, theo như mốt của thời đó, nên trông thanh nhã. Cả hai đều sang số bằng tay, bóp embrayage vào và vặn để đổi số.

Từ cuối thập niên 1950, miền Nam cũng nhập cảng các xe gắn máy Đức như Goebel, Sachs, Puch. Các xe này đều có chung đặc điểm là có bình xăng đặt trước người lái, sang số bằng tay, có ống nhún cả trước lẫn sau, và máy đều là 50cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái. Mỗi xe lại có những đặc điểm riêng như máy xe Puch luôn luôn được bọc trong lớp vỏ bằng nhôm, có quạt chạy để làm mát. Như thế có lợi điểm là máy xe được làm mát ngay cả khi ngừng đèn đỏ. Vì là xe có sang số nên tuy chỉ có 50cc, xe gắn máy Đức có sức kéo mạnh hơn các xe Mobylette ở số 1, 2, nên cũng được dùng để kéo xe lôi, có thể kéo được thêm được bốn năm hành khách và hàng hóa phía sau. Hãng Puch và Sachs ngày nay vẫn còn tồn tại.




Vào khoảng 1965 thì thấy nhắc đến tên Honda, với một số kiểu xe mới lạ xuất hiện. Một số xe Honda đầu tiên do người Mỹ mua đem sang Việt Nam để đi làm việc rồi khi họ về nước thì để lại, lọt ra ngoài thị trường người Việt mua được. Một trong những công dụng của xe Honda là các phi công Mỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ và doanh trại. Từ doanh trại ra chỗ đậu thường xa, đi bộ cũng mất vài phút đến vài chục phút. Có xe Honda phóng thì thu ngắn thời gian nhất là khi có báo động thì phóng xe Honda ra máy bay nhanh hơn là chạy bộ. Xe Honda S90 có lẽ là chiếc được ưa chuộng nhất trong số các xe Honda trước 1965 vì kiểu đẹp và máy mạnh, tiếng nổ ròn. Các kiểu xe kia là C110, S65 (thường được gọi là S50), P50, C50.





Xe P50 có cấu tạo đặc biệt với máy nằm ở sát bánh sau và truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích. Cách đặt máy này có lợi là khỏi bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm bớt số bộ phận nhưng có khuyết điểm là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu nhẹ, đuôi nặng. Lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có ống nhún nên sức va chạm có thể làm vỡ răng cưa ở vành bánh xe. Xe Honda dame C50 trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, khỏi cần đạp. Trong khi chiếc Honda dame nhập cảng hàng loạt sau này phải đạp máy nổ bằng chân.

Chiếc xe Honda được chính thức nhập cảng để bán cho người tiêu thụ là xe Honda Dame năm 1965. Hãng Honda thì gọi là kiểu C50, nhưng mọi người thường gọi là Honda Dame. Có Honda Dame nhưng không ai gọi Honda Homme, mà gọi là Honda đàn ông. Những chiếc xe Honda Dame đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn thu hút được sự chú ý của người đi đường. Những ngày đầu tiên xe bán ra ngoài, trên các nẻo đường phố người ta nhìn thấy các chiếc xe Honda Dame màu đỏ hay xanh lá cây nhạt. Có người bị tắt máy xe, hý hoáy nhìn xuống chân vì chưa quen với cách sang số bằng chân. Sang lộn số có thể làm xe tắt máy. Khi thấy có một số người dắt xe Honda đi bên đường, có người nói hãng Motobécane của Mobilette thuê người dắt xe Honda Dame đi khắp các đường phố để người dân thấy xe Nhật dở, bị chết máy hoài, sợ không dám mua.

Không biết là có đúng hay không. Một số người lúc đó nói là hàng Nhật không bền, chỉ vài năm là hỏng và tiên đoán rằng chừng năm mười nữa thì các xe gắn máy Pháp, Đức vẫn còn chạy, còn xe Nhật thì lúc đó vứt đi. Những người đó có lẽ căn cứ vào phẩm chất hàng hóa của Nhật trước thập niên 1960. Nhưng qua thập niên 1960, các hãng xe gắn máy Nhật đã trải qua những năm cạnh tranh khốc liệt trong nước. Vào đầu thập niên 1960, nhiều hãng xe gắn máy ào ạt ra đời tại Nhật, cuối cùng theo luật thư hùng đào thải chỉ có những hãng có khả năng cải tiến mới sống còn. Lúc xe Nhật sang Việt Nam cũng là lúc các hãng xe gắn máy Nhật bắt đầu tung ra thế giới với nhiều cải tiến làm cho phẩm chất xe Nhật vượt hẳn các xe Tây phương.






Xe Honda Dame được làm để cho phái nữ đi nên dùng ambrayage tự động, khi sang số chân không cần phải bóp embrayage tay mà chỉ cần giảm ga. Các hiệu xe Suzuki Dame, Yamaha Dame cũng giống thế. Còn các xe gắn máy Nhật kiểu đàn ông được vẽ kiểu giống như những chiếc mô tô phân khối lớn ở chỗ không có pédale mà có cần đạp cho nổ máy, hai bên có thanh ngang để chân, bên phải là thắng chân, bên trái là cần sang số, embrayage tay trái, thắng trước tay phải, bình xăng phía trước. Các xe này còn giống mô tô ở chỗ hai bên bình xăng có hai miếng cao su để đầu gối áp vào cho êm. Điều đáng kể là yên xe thấp vừa với chiều cao người Á Châu khiến cho việc leo lên xe, chống xe dễ dàng hơn khi sử dụng các xe gắn máy Tây phương. Tay ga vặn nhẹ nhàng chứ không nặng như xe Tây phương. Máy đạp nhẹ nhàng và dễ nổ. Nói tóm lại, các nhà chế tạo Nhật khiến cho các chiếc xe gắn máy sử dụng dễ dàng, tiện nghi hơn khiến cho người dùng thấy rất thoải mái khi đi xe.






Sau chiếc xe Honda Dame là sự xuất hiện của Honda đàn ông 66 (SS50). SS là chữ viết tắt của Super Sport. Chiếc Honda 66 xuất hiện vào năm 1966, với màu đỏ hay đen, tay lái ngắn ngủn để người lái thu hẹp khoảng cách hai tay, giảm tiết diện cản gió, xe không có đèn signal, hộp số có năm số và có thể đạt đến tốc độ tối đa đáng nể là 90km/giờ đối với một chiếc xe máy 50 cc. Đó là một chiếc xe được vẽ kiểu với các đặc tính của xe đua. Tuy nhiên chiếc xe này không tiện dụng trong thành phố vì tay lái quá ngắn nên khó điều khiển.




Sang năm 1967, Honda sửa lại kiểu xe cho tay lái rộng hơn, hộp số có bốn số, sơn đen hoặc đỏ, có đèn signal, ống nhún trước có bọc cao su, tốc độ tối đa 90k/giờ. Kiểu xe 67 (SS50) đã đi vào lịch sử vì máy mạnh, chạy nhanh, được nhiều người ưa chuộng và có lẽ là được sử dụng nhiều nhất tại miền Nam cùng với xe Honda Dame. Về sau Honda có ra các kiểu khác nhưng Honda 67 vẫn được nhiều người biết đến nhất. Vì máy mạnh nên chiếc Honda 67 được dùng để kéo xe lôi thay cho các hiệu xe Đức trước đây.


Cả tứ đại gia của làng xe gắn máy Nhật, Honda, Yamaha, Suzuki, Kawasaki đều có mặt tại miền Nam lúc đó. Hãng Suzuki tung ra kiểu xe nam M15 và M12 và xe Suzuki Dame, M31. Hai kiểu xe nam đại khái giống nhau, dùng cùng một động cơ nhưng kiểu thể thao có ống pô vắt cao và vè trước ngắn để trông có vẻ thể thao hơn.


Hãng Yamaha có hai kiểu xe đàn ông, trong đó có kiểu YF5, và một kiểu Yamaha Dame. Xe Yamaha đàn ông kiểu đẹp, nhiều bộ phận xi bóng loáng. Yamaha Dame sơn màu xanh da trời, với đường cong dịu dàng, trông rất mỹ thuật. Các xe Yamaha xem ra không được ưa chuộng bằng Honda vì máy không mạnh bằng.






Xe Suzuki Dame và Yamaha Dame đèn trước thấp hơn xe Honda Dame, trông vẻ nhu mì thích hợp với các cô mặc áo dài.


Kawasaki là hãng nhỏ nhất trong các hãng xe Nhật lúc đó, chỉ đưa sang một kiểu xe đàn ông. Xe Kawasaki chạy tuy tốt nhưng bị chê là nặng và máy yếu. Xe Kawasaki đem sang Việt Nam là kiểu dùng sườn của xe 80 cc, thay vào đó bằng động cơ 50 cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái.





Hiệu xe ít người nhớ đến có lẽ là Bridgestone. Bridgestone là hãng chuyên chế tạo vỏ bánh xe nhưng lúc đó cũng có một phân bộ chuyên sản xuất xe mô tô để đua. Kiểu Bridgestone đem sang Việt Nam năm 1966 có máy 65 cc. Vì thế xe Bridgestone vọt rất mạnh. Đặc điểm của Bridgestone là hộp số có bốn số quay vòng giống như các xe đua, nghĩa là sang đến số bốn thì nhấn thêm sẽ trở về số một mà không phải trả số ngược lại. Xe Bridgestone chìm vào quên lãng của người Việt khi phân bộ xe mô tô
của hãng đóng cửa năm 1967

 


vì lý do là nếu sản xuất xe đua thì các hãng xe gắn máy Nhật khác không muốn mua vỏ xe của hãng kình địch với mình trong các cuộc đua.


Không như các hãng xe châu Âu giữ các kiểu xe y nguyên nhiều năm, các hãng Nhật ào ạt tấn công thị trường Việt Nam với các kiểu xe mới ra mỗi năm. Qua 1968, Honda tung ra xe CL50. CL là chữ viết tắt của Scrambler. Đó là kiểu xe được chế tạo để chạy các đường đất lồi lõm nên chỉ có bốn số, xe kéo mạnh ở số một và số hai, nhưng tốc độ tối đa kém xe Honda 67. Ống pô vắt cao để khỏi va chạm vào mô đất hay ngập nước. Qua 1969, Honda tung ra kiểu SS50M. Cũng dùng cùng máy và sườn như xe Honda 67 nhưng bình xăng dài hơn cho có vẻ thể thao. Qua năm 1970, Honda đưa sang kiểu CD50. Xe này cũng dùng cùng loại sườn và động cơ như SS50 nhưng bình xăng và hộp đựng đồ phụ tùng vẽ kiểu khác nên trông bề ngoài khác hẳn. Xe được chế tạo để chạy trong thành phố nên chỉ có bốn số với các số đầu kéo mạnh, thích hợp với cách chạy xe trong thành phố phải luôn luôn dừng lại đèn đỏ rồi lại bắt đầu vọt lên.


Cùng là kiểu SS50E, đến 1971, 1972, Honda tung ra kiểu xe với sơn đỏ metal và vè xi bóng, ghi đông cao kiểu sừng bò trông rất hấp dẫn. Honda thay đổi hình dáng bề ngoài thu hút thêm khách hàng mới. 





Năm 1969, Suzuki cũng tung ra kiểu xe mới AS50 trông rất thể thao và rất đẹp. Ngoài các kiểu xe Honda chính thức nhập cảng, trên đường phố Sài Gòn thỉnh thoảng xuất hiện một số kiểu xe Honda lạ như Honda Monkey, nhỏ xíu như xe con nít, hoặc Honda CT50, CT70, với chữ T là viết tắt của Trail, loại xe Honda dùng để đi dạo chơi ở đồng quê, trên các đường mòn nhưng tại Việt Nam trở thành phương tiện để đi học, đi làm tuốt luốt.



Trong tất cả các loại xe Nhật, chỉ có Honda là dùng loại động cơ bốn thì, với xăng và nhớt chứa riêng còn các hãng kia dùng loại động cơ hai thì, chạy xăng pha nhớt.






Với các đủ loại xe tung vào thị trường, đường phố miền Nam trở nên nhộn nhịp với các loại xe đủ màu sắc. Đường phố Sài Gòn náo nhiệt với các coureurs cúi rạp trên con ngựa sắt ra sức phóng, lạng, máy nổ ròn, đinh tai nhức óc. Đúng ra máy xe Honda chạy rất êm. Nhưng vì nhiều người đã tháo bỏ ốm tiêu hãm thanh gắn ở đầu ống khói nên máy nổ lớn. Ống này nhỏ như ống tiêu, với thân có đục nhiều lỗ, dài khoảng gang tay.





Chỉ cần tháo con vít nhỏ ở đầu ống khói là kéo ông tiêu ra được. Lý do tháo ốm hãm thanh là vì người dùng thấy xe chạy vọt hơn.


Sài Gòn nhiều xe hơn và cũng nguy hiểm hơn vì các xe Nhật đều chạy nhanh, vọt mạnh. Vì thế, một số phụ huynh lo ngại không muốn mua cho con mình chiếc xe quá mạnh. Hãng Honda tung ra loại xe PC50, cũng dùng động cơ 50 cc nhưng không cần sang số, và không vọt mạnh như các loại xe có sang số. Tốc độ khi chạy nhanh cũng có thể đến 60 km/giờ. Xe PC50 là kiểu P50 cải tiến lại với động cơ đặt vào giữa cho xe được thăng bằng hơn và có nhún cả ở bánh trước lẫn bánh sau. Cách sử dụng xe PC50 cũng giản dị như xe Mobylette chỉ cần đạp nổ máy rồi vặn ga phóng đi.





Hãng Motobécane cũng tung ra kiểu xe Cady nhỏ nhắn thích hợp với giới học sinh. Cái tên Cady có lẽ từ chữ Cadet, cho biết đây là kiểu em út trong gia đình Motobécane. Tuy cũng dùng động cơ 50 cc nhưng xe chỉ chạy được tối đa 40km/giờ. Chạy chậm có vẻ là một khuyết điểm của xe cộ nhưng đây lại là ưu điểm vì nó là lý do để các bậc phụ huynh chọn mua xe cho con mình để được an tâm hơn. Với khuynh hướng design nhiều màu sắc vào đầu thập niên 1970, xe Cady lúc đầu sơn nâu, hay xám, về sau sơn các màu xanh đỏ vàng sặc sỡ. Cùng với sự xuất hiện của mini jupe, đường phố Sài Gòn thấy xuất hiện xe mini Cady với hai bánh xe nhỏ trông rất xinh xắn,




đồng thời mini xe đạp cũng xuất hiện và các cô nữ sinh áo dài mini trông trẻ trung, tươi tắn tung tăng trên các loại xe mini đủ màu sắc.


Xa lộ Biên Hòa, ngày nay gọi là xa lộ Hà Nội, thời đó còn rất ít xe nên trở thành đường thử và đua xe gắn máy. Các loại xe gắn được đem ra chạy hết tốc độ vào giờ ít xe. Tuy không có tạp chí phê bình, điểm các loại xe gắn máy nhưng ưu khuyết điểm của các loại được truyền miệng rộng rãi. Các loại xe máy hai thì tuy có thể chạy nhanh nhưng khi chạy với tốc độ cao nhiều giờ thì máy bị yếu đi, vận tốc giảm đi. Chỉ trừ có xe Honda là được khen là càng nóng máy, càng chạy mạnh. Đúng ra chỉ có xe Honda sau 1965 mới chạy lâu không bị giảm tốc độ vì Honda cải tiến hệ thống phun nhớt, làm cho nhớt phun rất nhiều khiến cho khi máy nóng không bị sức ma sát làm giảm tốc độ


.


Còn các loại Honda S65, C110, tuy có thể chạy được đến tốc độ hơn 100km/giờ nhưng khi nóng máy thì cũng bị chậm lại.


Để tăng sức mạnh của xe, xi lanh được xoáy cho rộng thêm từ 50 cc thành ra 60 cc, 70 cc. Xe xoáy xi lanh chạy nhanh hơn, có thể đến hơn 100km/giờ nếu máy được chỉnh cho đúng.


Một trò chơi đánh cá thời đó của các yêng hùng xe gắn máy, gọi chệch từ chữ anh hùng vì đua xe là can đảm nhưng không phải là đáng khen, là lách dưới xe be. Xe be là xe kéo các xúc gỗ dài năm, bẩy mét. Một đầu khúc gỗ được cột vào xe vận tải phía trước, đầu phía sau gắn vào remorque sau, còn giữa xe vận tải và remorque sau không có gì ràng buộc. Chiều cao từ thân cây đến mặt đường chi hơn một mét. Các tay đua đánh cá xem ai dám lạng chui dưới gầm xe be từ bên này qua bên kia. Vì khoảng cách thấp nên không thể chạy thẳng đầu mà người lái phải lạng cho xe nghiêng đi thì mới đủ thấp mà chui qua. Nếu tính sai thời gian, người lạng có thể bị hai bánh sau chạy tới đụng và cán chết.


Xe gắn máy là phương tiện di chuyển, nhưng cũng là niềm say mê tốc độ của tuổi trẻ và sự hấp dẫn của màu sắc, kiểu dáng, tiếng nổ. Niềm say mê này đã ghi vào ký ức của nhiều người miền Nam lúc đó và tồn tại không phai nhạt với thời gian. Nó trở thành kỷ niệm đẹp mỗi khi nhớ lại giây phút dắt chiếc xe mới toanh đi về nhà và những ngày tháng rong ruổi trên những con ngựa sắt.


Phú Lê post


Cám ơn Phú, rất hay đầy đủ hình ảnh. Đúng là “Một thời để nhớ”. Ai cũng nhớ kỷ niệm mình với những chiếc xe này mà ai cũng có thời chạy qua một vài chiếc trong những chiếc này. Như tôi thì đã qua xe đạp, qua Goebel, qua Puch đỏ, Yamaha đỏ 50 (xe này 2 thì, vọt mạnh sớm hơn Honda nhưng đường dài đi Vũng Tàu nóng máy thì chậm lại thua Honda đọan sau) của mình, Honda dame xanh khi mượn của em gái, Vespa xanh xám nhẹ khi mượn của ông già chạy thử vì lúc đó còn trẻ, chạy tưởng là người lớn công chức làm việc cơ quan.


Sau đó chiếc Honda đỏ 1968 tay cầm ngang vảnh lên, lớn cao hơn chiếc 1967 đen. Thích chiếc này chạy xa lộ Biên Hòa Bà Rịa Vũng Tàu hay Lái Thiêu Bình Dương, Cát Lái, Cai Lậy Định Tường, MỸ Tho Gò Công rất đã. Có chạy ngang qua vùng đắp mô, chiếc này chạy lên xuống ngon, đồi núi Long Thành Biên Hòa nghỉ chân Long Thành, Nhớ mình và nhớ mấy em luôn.




Anh đi trên chiếc Honda,

Bên em là chiếc PC gọn gàng,

Em ơi em chẳng vội vàng,

Cùng anh tiệm nước bên đàng dừng chân,

Để khen em đẹp dịu dàng,

Áo dài duyên dáng, khuôn vàng dễ thương,

Em làm vẻ đẹp phố phường,

Đường xe cộ chạy, ai thường nhớ mong,
Sài gòn Hòn Ngọc Viễn Đông,
Xe chạy tấp nập, phố phường đáng yêu.

Posted on 07.10.2013 by Nguyen Viet ==> http://hoangnguyen1608.wordpress.com/2013/10/07/cac-loai-xe-gan-may-xua/

***

Thêm vài điều bổ xung cho các loại XE GẮN MÁY TẠI MIỀN NAM TRƯỚC 1975 mà Ròm nhận được từ FB .

 Lua Culan Thấy Ròm lôi về một đống xe xưa, cũng thấy hoài niệm một thời, và cũng có một chút bổ xung thêm với Ròm :
-Nói về Mobylette thì đúng là ở miền Nam chỉ nhập 2 loại là xanh là Motobécan deluxe bình xăng ở sườn giửa xe có ốp kim loại xi trắng sáng, có embrayage (bộ ly / tục kết) tự động, có phuộc nhúng (amortisseur) trước sau,bánh xe cỡ 18. Còn xe vàng là Motoconfort sườn chính chỉ có 3 ống tròn như xe đạp nên bình xăng để dưới yên ngồi, xe chỉ có phuộc nhúng trước ,cở bánh xe 19 và không có embrayage nên tới ngã tư đèn đỏ là tắt máy,đèn xanh lại phải nhóng lên khỏi yên mà đạp,cho đến 1960 thì cải tiến được sơn màu xám sườn giửa là ống dẹp thay cho 3 ống,và có embrayage.

-Nói về Vélo Solex thì trước năm 60 sườn là một ống tròn đó là model S2000 trở về trước và không có embrayage nên khi đến đèn đỏ là phải với 1 tay lên kéo máy lên cho ống lăn không cọ vào bánh xe để máy không tắt, đèn xanh thì lại kéo máy ra khỏi móc để đè lên bánh xe, đến năm 60 thì model S2200 đã có embrayage tự động không cần động tác này nữa, đến S2400 thì sườn cải tiến là ống dẹp và cả bộ khung xe phía sau điều chỉnh được để, dễ dàng điều chỉnh Sên (chaine) đạp không cần phải mở 2 đai ốc tại đùm xe, bộ thắng cúng có núm vặn cuốn dây cáp (cable) để chỉnh 2 cục gôm thắng dễ dàng.

Lua Culan tản mạn về xe xưa, cũng thú vị lắm, nói thêm xe Vélo cũng còn một yếu điểm nữa là tay ga không vặn tay cầm bên phải (boignet)như tất cả xe gắn máy khác ,mà phải đưa ngón tay cái để kéo một cái cần nhỏ để lên xuống ga, và không cải tiến cho đến khi ngừng sản xuất
-Còn về xe Đức dù cho đủ thứ hiệu như Goebel, Ichia, đều gắn máy Sache, còn xe của Áo thì có như Puch, Béta thì gắn máy Puch, trước 60 thì xe gắn máy Sache chỉ có 47 cm3 và 2 số, sau 60 thì tăng lên 49 cm3 (vì từ 50cm3 trở lên phải có bằng lái xe khi sử dụng)

Còn một điều này không nhắc đến là thiếu sót. Khoảng đầu thập kỷ 60 SàiGòn rộ lên phong trào đua xe gắn máy ,được tổ chức thường xuyên ngày chúa nhật ở SVĐ Quân Đội (cạnh Bộ Tổng Tham Mưu) phần lớn đều dùng xe của hảng Brumi gắn máy Sache, vì sườn nhẹ và thùng xăng lớn dựng đứng phía trước, nên có khoảng trống như xe Dame của Nhật, nên tay đua dễ ngồi thụp xuống núp gió để tăng tốc.
Các bạn lớn tuổi chắc thời đó,tay đua thường về nhất là Trần văn Hai (Hai Tịnh),lại nhớ hồi đó cũng có vài tay đua nữ ngang ngữa với đàn ông, trong đó nổi bật nhất có lẽ là Bà Có ,bà chạy Mobylette vàng thỉnh thoảng cũng về nhất.

 Thuần Nguyễn Một bài viết quá chi tiết về phương tiện giao thông trước 1975 . Riêng chi tiết e dè về xe Honda của Nhật , chị không rõ lắm, Chỉ nhớ là thời kỳ này , phải commande trước ( bây giờ dùng từ đăng ký ) rất nhiều tháng mới có xe.Thời này , ba chị chọn xe Bridgestone vì bị hấp dẫn bởi phương tiện đi lại quá " lý tưởng " này .Trong giai đoạn trên , tạp chí Tuổi Hoa đã có một truyện nhiều ký Tên tài xế Suzuki lý tưởng của nhà văn Minh Quân , đọc để nhớ lại thời Saigon ' choáng ngợp " trước làn sóng xe Nhật ồ ạt tràn vào thị trường miền Nam

Đọc thử bài viết về Mobylette,velo solex - Dòng moped đẹp ....coi họ viết như thế nào nha .
http://www.aquabird.com.vn/forum/showthread.php?t=23600


__._,_.___

No comments:

Post a Comment