CHU TẤT TIẾN * ĐI ĂN Ở TIỆM NGƯỜI MÌNH
Đi ăn ở tiệm người mình
Chu Tất Tiến (Danlambao)
- Người Việt Nam đi đến đâu thì mang theo Phở, rau răm, và rau húng đến
đấy. Bây giờ, đi khắp thế giới, thấy chỗ nào có người Việt Nam mà không
thấy Phở và không thấy rau răm thì chỗ đó là... Việt Gian rồi! Mùi Phở
đã bám vào quần áo, đầu tóc, và đầu óc người Việt mình đặc đến nỗi mình
hầu như không bao giờ ngửi thấy nữa. Chỉ những người khác mầu da, chưa
ăn Phở, hoặc còn mới nếm thử Phở mới ngửi thấy mà thôi.
Nghe nói những ngày mới di tản ra ngoại quốc, đầu tiên là nước Mỹ, chưa
có nhiều tiệm Phở, bà con ta phải lái xe đi cả ngày mới tới được chỗ có
tiệm Phở, và cảm thấy vui vẻ, khoan khoái móc ví ra, trả tiền cho chủ
tiệm, không một chút cằn nhằn sao mà nấu dở thế, giá cả mắc thế, rau gì
thối thế... Mấy ông bà chủ tiệm hồi đó phát tài nhanh như điện, nếu tên
tiệm được người di tản nghe thấy.
Mãi cho đến khi bà con ta lũ khũ dắt díu nhau qua nhiều, tiền bạc cũng
rủng rỉnh, tiệm bắt đầu mọc lên như nấm, góc nào cũng có Phở thì dân
thưởng thức mới bắt đầu đi tăng dần đòi hỏi lên, trước là tìm tiệm nào
nấu ngon, rau tươi, ít mùi hôi, rồi phong cách tiếp đãi, rồi trang trí
tiệm, rồi tới "Lô kê Sân" tức là vị trí tiện lợi. Nhiều yêu cầu được đặt
ra từ từ, để những ông bà chủ nào thiếu kinh nghiệm làm "Mác Két Ting"
tức là "khuyến mãi" (nói theo kiểu Sègòng bây giờ), thì sẽ ngủm củ tỏi,
tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa. Mấy ông bà cho ăn "dơ" thì
"tiêu tán đường" lẹ nhất. Chỉ vài tháng ngồi ngáp vặt là đi đoong ngay
trăm ngàn đô la liền một khi. Đôi khi vì "Lô Kê Sân" có "huông" nữa. Có
những nhà hàng thay đổi chủ như chong chóng, vài tháng lại một tên mới,
mà quái lạ, các ông chủ bà chủ đi sau hình như không cảm thấy có "huông"
hay sao đó, mà cứ cắm đầu cắm cổ mở tiệm tại những chỗ đã làm thịt bao
nhiêu chủ trước rồi! Hình như họ cảm thấy mình có tài hơn người khác, kệ
mẹ họ, ai chết mặc bay, ta cứ nhào vô, rồi sẽ khá! Người ngoài cuộc
nhìn vô, sáng nước là thấy liền những điểm không thể mở tiệm được như
Parking quá ít, chỉ có hai ba chỗ thì làm sao mà ăn với uống! Hoặc góc
quẹo vào rất khó, đang ở ngã tư mà muốn phóng vào tiệm thì phải mắt
trước mắt sau, ào vào một cái, hú hồn hú vía, tấp vào một lần rồi thì
lần sau có mời cũng không đi. Nhiều tiệm thì chật chội, kê được có chục
cái bàn, đi ra đi vô phải né nhau, kẻo đụng vào người bưng phở, ướt mất
áo đẹp! Có tiệm tạm được về đồ ăn, giá cả, tiếp đãi nhưng lại hứng ánh
nắng chói chang, buổi trưa buổi chiều là chào thua, chả ai dám ngồi vào
để vừa ăn vừa tắm nắng. Phở nóng, cà phê nóng, nước trà nóng, lại thêm
cái cửa sổ nóng, thì mồ hôi mẹ mồ hôi con chảy tràn mặt. Có tiệm lại mở ở
chỗ toàn nói tiếng Mễ, hoặc trên đường mà xe phóng như điên, không ai
kịp ngừng lại nhìn vào...
Thật sự, không ai có thống kê, nhưng chỉ họa hiếm lắm mới có trường hợp
chủ trước chết thẳng cẳng mà chủ sau phát tài... Hoặc chỉ sống cầm
chừng, lấy công làm lời. Thay vì ở nhà xin tiền thất nghiệp, thì thôi,
kéo vợ kéo con ra bưng tô, kiếm vài ngàn một tháng, coi như tiền công,
không tính tiền vốn.
Lại cũng có nhiều ông bà chủ "mát giây". Cũng món ăn đó, chỉ khác vài
bức tranh, vài cảnh trang trí nước chẩy róc rách mà giá cả "trời ơi đất
hỡi" làm người nào móc túi ra phải méo mặt. Ở Mỹ, ngay khu Little
Saigon, có tiệm phở mang cái văn hóa “phở chửi” của “nhà quê” Việt Nam
sang, nên ông chủ mặt cứ hầm hầm như muốn “làm thịt tái” các khách hàng
luôn. Hễ cần một tí rau, một ly nước gì đó, thì ông lầm bầm rủa thầm
trong mồm! Bà con bỏ đi hết, cho đến khi thay ông kẹ này.
Nhưng thôi, nói chuyện đó ích chi! Kệ cho ông bà nào lắm tiền nhiều của,
ngồi không rảnh rỗi ra mở tiệm, bán "seo" cho khách ăn khoái chí vì
được bớt vài đồng, lại thêm ly chè, chén cháo. Điểm chính mà người ta
thấy đó là sự vệ sinh sạch sẽ của mấy cái tiệm người mình.
Ở mấy tiệm Mỹ, tiệm Tây, thì không khí, khung cảnh, trên dưới, trái phải
cứ sạch như ly như lau. Bước vào tiệm người mình, nhất là tiệm đông,
thì ôi thôi, đôi khi ớn lạnh, muốn bước ra liền, nhưng chỉ tại cái dạ
dày đang réo gọi, nên đành ngồi luôn. Rau thơm vung vãi lung tung, giá
sống giá chín nhảy loạn, đến khi có mấy anh dọn bàn tới, thì làm ào một
cái, vơ gọn mọi thứ vào trong cái xô rác, thế là xong. Chỉ vài tiệm lịch
sự thì có xịt chất thuốc lau bàn, rồi mới lau khô. Đa số là lau ướt.
Một cái khăn tay ướt làm cả vài cái bàn liên tiếp. Có khi lau rồi còn dơ
hơn, vì cái mùi hôi từ cái khăn ám mãi vào mặt bàn! Khách vừa ngồi vào
phải nhẩy ngay sang bàn khác! Thấy ớn!
Hồi này có màn gói đũa vào trong bao giấy, trông cũng lịch sư văn minh,
còn thìa múc thì không. Nhìn thấy những việc làm dơ dơ của những người
dọn bàn thì tưởng tượng được ngay cách rửa thìa sạch sẽ đến mức nào.
Tưởng tượng luôn đến rau thơm đã được nhúng nước như thế nào. Có tiệm
mang rau thơm ra còn chẩy nước tong tỏng trên mặt bàn. Từ đó, tưởng
tượng luôn đến việc rửa tay của những nhân vật đứng bếp, không biết sau
khi đi "toa lét" ra có rửa tay cho sạch không?
Từ con nít đến người lớn, ai cũng biết rửa tay là một trong những điều
quan trọng nhất để khỏi mắc bệnh. Không nói riêng về tiệm ăn, mà nói
chung thì có năm trường hợp lây lan từ những bàn tay có nhiễm vi khuẩn
hay vi trùng:
1- Từ tay đến thực phẩm: Vi khuẩn truyền lan từ những bàn tay nhiễm
trùng đến thức ăn. Đồ ăn sẽ bị nhiểm khuẩn nếu người dọn thức ăn không
rửa tay sau khi đi “toa-lét”. Vi trùng, vi khuẩn sẽ truyền từ bàn tay
không rửa ấy đến đồ ăn.
2- Từ phân của trẻ em, vi khuẩn sẽ lây qua những đứa trẻ khác: Trong khi
thay tã lót cho trẻ em, vi khuẩn sẽ bám vào tay người giữ trẻ hay cha
mẹ và nếu người giữ trẻ hay cha mẹ không rửa tay, vi khuẩn sẽ lại bám
vào những đứa trẻ khác khi người này đến bế bồng đứa trẻ khác.
3- Từ thực phẩm đến tay rồi đến thực phẩm khác: Vi khuẩn truyền từ những
đồ ăn chưa nấu nướng (như thịt gà) đến tay của người làm thịt gà, rồi
truyền sang thức ăn không nấu khác như rau sống, nếu người này vừa cầm
con gà xong lại cầm vào rau sống.
4- Từ mũi, miệng hay mắt đến tay rồi đến thực phẩm: Vi khuẩn gây ra bệnh
cúm, đau mắt hay những căn bệnh khác sẽ truyền ra tay khi hắt hơi, ho,
hay khi lấy tay chùi lên mắt và rồi lan sang những người khác khi người
có tay bệnh nắm lấy tay người không bệnh.
5- Từ thức ăn đến tay rồi đến trẻ em: Vi khuẩn lây từ đồ ăn không được nấu chín sang tay rồi sang trẻ em.
Như vậy, rửa tay, nhất là rửa tay trong các tiệm ăn, sẽ tránh được sự lan truyền vi khuẩn như vừa kể trên.
Theo đúng nguyên tắc, để có thể rửa tay thật sạch, phải làm nhiều động tác sau:
- Làm ướt tay rồi xoa xà bông vào. Đặt cục xà bông lên giá cho khô.
- Chà xát tay vào nhau thật mạnh và chùi rửa từng chỗ trên da.
- Tiếp tục chà xát khoảng 10-15 giây. Xà bông sẽ làm cho vi khuẩn long ra và trôi đi.
- Rửa bằng nước lạnh cho thật sạch xà bông.
Có thế mới thật là an toàn cho những thực khách, và làm cho lương tâm
của mấy ông bà chủ tiệm được ngủ yên. Dĩ nhiên, phần thưởng thực tế là
tiệm càng ngày càng đông khách, mới đầu tiệm nhỏ, về sau càng lớn, càng
phát triển càng to...
Đã nói về vệ sinh của tiệm, mà không nói về khách ăn thì hơi thiếu. Hình
như một số quý vị phong lưu công tử không chịu rửa tay sau khi vào "toa
lét"! (Không biết bên quý bà có vậy không?) Nhiều vị vào phòng “toa
lét” xong bước ra bàn ngoài ngồi ngắt rau tưng bừng khiến người ngồi
cùng bàn cũng hơi thắc mắc! Không biết cha này có rửa tay không mà ngắt
rau thế? Thôi! Cái cọng rau kia bị thằng chả đụng vào rồi! Dẹp! Ăn phở
không rau chắc ăn hơn!
Ôi! Cái nết vệ sinh ăn ở của người mình nói hoài cũng chưa hết giấy...
Mong sao cho tất cả tiệm ăn của người mình trông lịch sự, đẹp đẽ để mọi
khách ăn thực sự được hưởng một bữa ngon miệng.
29.06.2016
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Cái đồ Trâu Ngựa
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu Trâu mặt Ngựa (ngu xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN thôi!
*
Hóa ra trên đời này không chỉ có Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều tiên mà còn có thêm một dân tộc khác cũng ngu là Venezuela. - Một độc giả Dân Luận
Tương tự như vô số những người đàng ông (không ra gì) khác, tôi
cũng hay chửi thề, rượu chè và cờ bạc. Tựa như đường vào
tình yêu, đường vào trường đua (và đường vào bầu cua) có trăm
lần thua có một lần huề!
Tôi thua đều đều, tất nhiên, kể cả những lần tin tưởng một trăm
phần trăm là mình sẽ thắng. Mới đây chớ đâu, trong trận banh
giữa Venezuela và Argentina, có cha liều lĩnh chấp trước hai
trái. Thấy ăn là cái chắc nên tôi bắt liền.
Kết quả, nói chính xác hơn là hậu quả: Argentina thắng với tỉ
số 4/1. Đ... mẹ, tôi thua đậm, và thua đau mà không hiểu vì
răng? Đội Venezuela chơi đâu có dở, cớ sao tôi bị một cú nặng
nề như Trời giáng (nguyên cả tháng lương hưu) vậy cà?
Coi đi coi lại trận bóng đôi lần, tôi mới tìm ra được nguyên
nhân. Té ra không phải vì đấu pháp, hay đội hình gì cả mà chỉ
vì cái tâm lý bất an của những cầu thủ thuộc bên thua cuộc
thôi. Họ ra sân với nét mặt âu lo, và muộn phiền, thấy rõ.
Cuộc tranh tài diễn ra tại tại vận động trường Foxborough,
Massachusetts, vào hôm 18 tháng 6 năm 2016. Trước đó ba hôm, tờ Guardian đã buồn bã đi tin: “Thành
phố Venezuelan thiết quân luật sau nạn trộm cướp tập thể”.
Venezuelan city under effective curfew after mass looting.”
Qua ngày hôm sau, cũng The Guardian (lại) ái ngại cho hay tiếp: “We are like a bomb: food riots show Venezuela crisis has gone beyond politics.”
Đội tuyển của quốc gia Venezuela còn lòng dạ nào mà thi tài
khi biết rằng đất nước đang ở trong tình trạng như một quả
bom... sắp nổ. Họ thua là phải. Tui... cũng vậy luôn!
Ảnh: CBC
Cùng lúc, trên trang trang Fee Foundation for Economic Education, tác giả Jeffrey Tucker đưa ra nhận xét:
“Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu
và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt
tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ
thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là
chủ nghĩa xã hội.” (How To Create Starvation in 2016. Bản dịch của
Phạm Nguyên Trường “Làm sao tạo ra được nạn đói vào năm 2016”).
Ô thì ra Venezuela cũng theo C.N.X.H. (y) như nước ta vậy.Thảo nào mà Wikipedia tiếng Việt (giọng Hà Nội) dành cho “đất nước anh em” những lời lẽ vô cùng tốt đẹp:
“Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế.”
Trang Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam còn có nhiều lời tình nghĩa (thắm thiết) hơn nữa:
- Trong thời kỳ đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh, phong
trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và
đặc biệt là trên đất nước Venezuela (Nam Mỹ) xinh đẹp. Tiêu biểu cho
tình đoàn kết ấy là sự kiện du kích quân Venezuela đã bắt sống trung tá
tình báo Mỹ Michael Xmolen năm 1964 để đòi Mỹ - Ngụy đánh đổi và thả Anh
hùng Nguyễn Văn Trỗi của Việt Nam. Từ những năm 1989, hai nước đã thiết
lập quan hệ ngoại giao và lần lượt mở các đại sứ quán ở tại Việt Nam
(2005) và Venezuela (2006).
- “Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa
lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu
nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã
hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh
chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì
thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai
nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác song
phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và
đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con
đường phát triển của mình.”
Tuy nói vậy (“bổ trợ nhau trên con đường phát triển”) chớ không phải vậy đâu. Giữa lúc ở Venezuela “người dân phải bới rác tìm đồ ăn”
thì không thấy Việt Nam, và những nước xã hội chủ nghĩa anh
em khác, “bổ trợ” cái con tự do gì ráo. Làm bộ bầy tỏ chút
tình cảm quan ngại cũng không luôn.
"Chủ nghĩa xã hội Venezuela": người dân phải bới rác tìm đồ ăn. Ảnh & chú thích: phamnguyentruong
Sợ mình sơ sót, và cũng ngại sự xuyên tạc (của những thế lực
phản động nước ngoài) nên tôi tìm vào trang mạng của Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Venezuela
để xem thêm tin tức. Tiếc thay, tôi không tìm được gì khác
ngoài “Lời chào của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại
Vê-nê-xu-ê-la,” với những lời lẽ vô cùng hoa mỹ như sau:
Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý
nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị
và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội.
Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng
phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường
xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã
cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác song phương quan
trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được
triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường
phát triển của mình.
Trên tinh thần đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa
chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước ngày càng hiểu
biết nhau hơn về đất nước và con người, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối
quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và hai dân tộc chúng
ta...
ĐẠI SỨ
NGÔ TIẾN DŨNG
Tuy ông Dũng khẳng định “Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước” nhưng khi vào phần tin Về Vê-nê-xu-ê-la của trang vietnamembassy-venezuela chỉ thấy vỏn vẹn có bốn chữ, cùng một cái chấm than thôi: Không có tin nào!
Sao mà làm biếng dữ vậy, cha nội? “Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội”;
vậy mà Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la hiện nay “không có
tin nào” trong khi nước bạn sắp bùng nổ đến nơi (“ready to
explode”) theo như cách dùng chữ của BBC!
Sự kiện này khiến tôi nhớ đến bảng xếp hạng, về chỉ số tử tế (GCI) hồi năm 2014.
Blogger Nguyễn Văn Tuấn đã có nhận khá thú vị xét rằng:
“Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ
trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN
đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh
thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa
cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ
hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125).
Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ
đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq,
Zimbabwe, Yemen!”
Trong đám “đầu trâu mặt ngựa” này (ngó bộ) tiến sĩ Nguyễn Văn
Tuấn còn bỏ sót hơi nhiều, trong đó có Venezuela - hạng thứ
117/125. Thiệt là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu Trâu mặt Ngựa (ngu
xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay
mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN
thôi!
29.6.2016
ĐOÀN THỊ NGÀY XƯA * ĐỨA CON CỦA BIỂN
ĐỨA CON CỦA BIỂN VÀ ĐỨA CON CỦA CHẾ ĐỘ
Đoàn Thị Ngày Xưa
Trong vòng chưa đầy ba năm, có gần
4.500 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn phá, đâm chìm và bắt bớ trên
biển Đông. Cũng trong vòng chưa đầy ba năm, có hơn 2000 ngư dân bị bắt
bớ, đánh đập và bắn giết. Đây là một con số quá khủng khiếp cho một làng
nghề!
Và cái chết, sự mất mát của những người
chịu nắng, chịu gió, chịu mọi khổ đau của chính trị nhược tiểu để bám
biển, để thực thi chủ quyền lãnh hải chỉ có Mẹ Biển chứng kiến, ôm lấy
thân thể họ cùng tiếng ai điếu của trùng khơi. Họ là những người con của
biển cả, của danh dự trong âm thầm và anh hùng trong bóng tối. Họ là
đứa con của biển Việt Nam.
Điều này khác xa với những anh hùng của
chế độ, đương nhiên, cái chết và sự mất mát của những phi công đã tập
dượt, tìm kiếm cứu nạn và cuối cùng mất tích trên biển Đông là một sự
mất mát lớn của chế độ, cũng là sự mất mát của dân tộc.
Bởi
suy cho cùng, dân tộc, nhân dân đã cưu mang, che chở và nuôi sống chế
độ. Từ chiếc áo cho đến chén cơm, chiếc máy bay, xăng để bay và mọi thứ
trang bị cho người phi công đều do nhân dân mà có. Những phi công đã mất
tích và tử nạn trên biển Đông cũng là những đứa con của nhân dân, con
của biển cả!
Nhưng,
sự khác nhau rất rõ rệt giữa những ngư dân và các phi công nằm ở chỗ,
ngư dân vừa đóng vai trò nhân dân để nuôi chế độ, vừa đóng vai trò người
lính giữ vững tiền tiêu và bảo vệ chủ quyền lãnh hải lại vừa đóng vai
trò đứa con của biển khơi khi cái chết ghé đến, sự im lặng, không tên
tuổi mang cái chết của họ đi như bọt sóng trong một ngày gió lớn. Cái
chết đầy bi hùng của người vạn chài chìm trong im lặng và hình như quốc
gia đã không hay biết để đưa tang cho họ.
Ngược lại, cái chết của những đứa con
chế độ thì khác, cái chết của họ vô hình trung làm khuấy động bầu không
khí vốn đóng băng suốt nhiều năm nay trong lòng chế độ. Sự đóng băng của
tính tham lam, ích kỉ và vô cảm. Sự đóng băng của những đố kị, kèn cựa
địa vị, thủ đoạn hất nhau tranh quyền lực đã được hâm nóng bởi một vở
kịch mà ở đó, cả báo chí nhà nước lẫn giới quan chức cấp cao trong quân
đội, không ai nói ai, tất cả tự biến mình thành một kịch sĩ của nước mắt
và bi ai.
Cái
chết của những đứa con chế độ được bi kịch hóa đến đỉnh điểm, ở đó,
người ta khóc mếu máo… Từ tướng lĩnh cho đến trí thức nhà nước, quan
chức và những người lính… Tất cả họ chìm trong một trận bi ai của một
kịch bản soạn sẵn, những ai chứng kiến đều phải rơi nước mắt.
Có
thể nước mắt của nhiều binh sĩ, sĩ quan quân đội Cộng sản là nước mắt
thật chảy ra từ đáy lòng. Bởi hơn ai hết, họ thấu hiểu nỗi đau của đồng
nghiệp, đồng chí và họ cũng thấu hiểu nỗi khốn khó của một người lính
phải sống, học tập và chiến đấu trong một thứ cơ chế mà ở đó hiện hữu
tất cả sự gian trá và đau khổ dành cho họ.
Thậm
chí, có thể họ hiểu cả nguyên nhân của cái chết, một nguyên nhân không
phải bởi sự sơ xuất của người lính hay viên đạn, hòn tên của kẻ thù mà
chính ở sự mất nhuệ khí, sự bạc nhược của chế độ mà họ đang phục vụ.
Và, có một vấn đề then chốt để thấy
rằng cái chết của những người con biển cả khác xa cái chết của những
người con chế độ. Bởi cái chết của những người con biển cả âm thầm và
lặng lẽ, thậm chí thiếu cả những tiếng kèn trống ai điếu. Nhưng bên
trong cái chết không tên tuổi ấy là sức mạnh của của một dân tộc là niềm
tin vào lẽ phải và sự quyết liệt của con dân Việt Nam trong ý chí bảo
vệ biển đảo, bảo vệ lãnh hải.
Những cái chết không tên tuổi, không
tiếng vang của các ngư dân đã để lại trong lòng biển Đông những con
sóng, những làn sóng yêu nước và quyết tâm giữ lấy biển đảo quê hương.
Không ai nói ai, tự trong lòng mỗi
người nhận ra sự tàn khốc của kẻ thù và chuẩn bị cho mình một tư thế để
chiến đấu với quân xâm lược. Những cái chết tưởng chừng nhỏ nhoi ấy lại
thắp lên ngọn lửa yêu nước và niềm hy vọng chống quân bành trướng, xua
kẻ thù ra khỏi lãnh địa, lãnh hải quốc gia mạnh hơn bao giờ hết.
Ngược lại, những cái chết của đứa con
chế độ, tuy kèn trống rình rang, lời bi ai tràn ngập trên các mặt báo và
có vẻ người ta còn có khuynh hướng biến những cái chết ấy thành một bản
anh hùng ca của thời đại. Nhưng rất tiếc, những cái chết ấy lại gieo
một nỗi tuyệt vọng cho dân tộc, cho nhân dân hơn bao giờ hết.
Bởi khác xa với những ngư dân bám biển
tay không tất sắt, không viên đạn phải đối đầu với sóng gió, tàu sắt và
súng đạn của Trung Quốc, những người con chế độ được trang bị đầy đủ, từ
chiến đấu cơ hiện đại cho đến cơ số đạn dược và các loại công cụ hỗ trợ
tối tân nhất.
Bên cạnh đó, họ là những con người mà
mỗi kĩ năng họ có được có thể đánh đổi bằng tài sản của một gia đình ngư
dân. Họ là những người mà nhân dân tin rằng một khi họ xuất kích thì
câu chuyện an ninh và chủ quyền quốc gia được đảm bảo bất khả xâm phạm.
Thế nhưng (xin lỗi anh Khải và các sĩ
quan, binh sĩ trên CASA 212!), cái chết quá ư đơn giản và có chút gì đó
chưa sạch nước cản trên đường bay của các anh đã làm sụp đổ hoàn toàn
niềm hi vọng của nhân dân vào chủ quyền quốc gia. Cái chết của các anh
chỉ cho thấy sự yếu ớt và mất khả năng đề kháng của quân đội Việt Nam.
Báo
chí trong nước từng ca ngợi đội bay của không quân Việt Nam là biệt đội
ưu tú nhất, sẵn sàng chiến đấu với mọi kẻ thù và là biệt đội thần
thánh. Thế nhưng cái gọi là biệt đội thần thánh của các anh lại là mới
bay tập dượt đã lâm nạn và những người đi tìm kiếm cứu nạn bằng phương
tiện hiện đại như CASA 212 mà người lái là một con chim đầu đàn trong
đội bay, có kinh nghiệm lão luyện, trong điều kiện thời tiết bình thường
cũng không thoát khỏi tử thần, cùng tám đồng đội oan uổng.
Thử
nghĩ, suốt nhiều năm nay, dù muốn hay không thì nhân dân vẫn kì vọng
vào quân đội, bởi chức năng lớn nhất của quân đội là bảo vệ lãnh thổ,
lãnh hải quốc gia.
Nhân dân đã góp từng đồng thuế để nuôi
quân, góp từng đứa con để tạo nên quân đội. Thay vào đó, quân đội lại
cho nhân dân nỗi tuyệt vọng khôn tả!
Và lẽ ra, trong tình thế hiện tại, cái
chết của những phi công tử nạn trên đường tập dượt cũng như tìm kiếm cứu
nạn phải được biến thành lời thề máu của quân đội, thành quyết tâm
chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ những gì còn lại và lấy lại
những gì đã mất của quốc gia, dân tộc.
Thì đằng này, cái chết của các anh được
biến thành vở kịch mếu máo, khóc sướt mướt và đánh động bi tâm, đánh
động lòng thương xót của nhân dân.
Đúng, nhân dân sẽ thương xót những
người đã ngã xuống. Nhưng chắc chắn một điều, nhân dân thương xót các
anh một, thì nhân dân thương xót cho vận mệnh đất nước đến mười. Nhân
dân sẽ thương xót cho những người thân các anh bị mất con, mất chồng,
mất cha. Nhưng nhân dân còn thương xót gấp triệu lần nữa vì dân tộc đã
mất đi nhuệ khí, nhân dân đã mất đi chỗ dựa là sức mạnh quân đội và niềm
tin chiến thắng quân ngoại xâm hoàn toàn mất đi.
Trong
lúc này, ông Nguyễn Chí Vịnh, một chỉ huy cấp cao của quân đội Cộng sản
Việt Nam đã im lặng, từ chối sự giúp đỡ của Mỹ để tìm kiếm cứu nạn
những nạn nhân trên chiếc CASA 212, trong khi đó ông ta lại tiếp tục
khẳng định mối quan hệ răng môi với Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc
mang bốn tàu hải quân, hai tàu tuần cảnh và hai tàu cứu hộ, cứu nạn cùng
hai máy bay tiến thẳng vào biển Việt Nam.
Và
đáng sợ nhất là ông Vịnh đã bắn tiếng xin Trung Quốc hỗ trợ, cho phép
tàu thuyền Việt Nam tìm kiếm, cứu hộ người Việt Nam ngay trên biển Việt
Nam! Vô hình trung, cái chết của những người con chế độ làm lộ rõ gương
mặt thật đớn hèn và bạc nhược của cả quân đội và chế độ Cộng sản.
Và đám tang của Đại tá Khải cũng song
hành với đám tang của dân tộc Việt Nam đưa tiễn những tháng ngày bi hùng
về nơi chín suối. Những gì còn sót lại chỉ là sự đớn hèn!
Biết
đâu, trong buổi hội ngộ nơi suối vàng, linh hồn anh Khải lại gặp linh
hồn của những ngư dân bám biển, và họ sẽ cùng ngồi với nhau để nhìn lại
nước non ngàn dặm héo mòn.
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * CHỦ NGHĨA MAO
Bản chất tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mao
Sat, 03/21/2015 - 00:14 — nguyenthituhuy
nguyenthituhuy's blog
http://www.rfavietnam.com/node/2506
Tiếp theo bài trước, tôi định viết một bài về nạn đói kinh hoàng ở Trung
Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, mà chính ông ta phải chịu trách nhiệm về
cái chết của nhiều chục triệu người. Tuy nhiên tình cờ tôi đọc được một
tài liệu của Viện nghiên cứu Viễn Đông, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô, in ở Liên Xô năm 1977, và được Học viện Chính trị Việt Nam dịch
sang tiếng Việt dùng làm tài liệu tham khảo nội bộ, năm 1979 (chúng ta
đều biết đây là một năm không bình thường ở Việt Nam, bởi tiếng súng đã
vang trên bầu trời ở biên giới Trung Quốc). Tôi nghĩ chúng ta cần biết
về tài liệu này, dù chỉ là một vài đoạn trong đó.
Tài liệu này có nhan đề « Bản chất tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mao »,
do một nhóm các nhà nghiên cứu chính trị của Liên Xô thực hiện, phê
phán chủ nghĩa Mao trên mọi phương diện. Công trình này, dưới nhãn quan
của một người nghiên cứu như tôi, thực sự rất đáng quan tâm. Nó cho
thấy ngôn từ có thể dối trá đến mức độ nào, nó cho thấy ngôn ngữ trở nên
cằn cỗi, nghèo nàn, xơ cứng, công thức đến mức như thế nào khi chỉ
phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Nó cũng giúp soi sáng rất nhiều điểm
của cái gọi là « hệ thống xã hội chủ nghĩa », của nghiên cứu khoa học xã
hội kiểu xã hội chủ nghĩa, của « trí thức xã hội chủ nghĩa ».
Chỉ đưa ra đây một điểm : các học giả Liên Xô phê phán Mao và xã hội của
Mao về chính những gì đã và đang xảy ra tại Liên Xô. Và trong khi phê
phán Mao kịch liệt, thì họ ca ngợi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không tiếc
lời, rồi cũng chính cái chủ nghĩa xã hội được họ đưa lên tận mây xanh
đó lại là cái mà họ sẽ vứt bỏ chỉ hơn một thập kỷ sau cùng với sự tan rã
của Liên Xô.
Tôi xin giới thiệu một đoạn trong tài liệu đó, để thấy các học giả Liên
Xô đã phê phán Mao như thế nào. Và với tài liệu này, những người mác-xít
ở Việt Nam (ít nhất là những người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia)
biết là Mao Trạch Đông đã phản bội chủ nghĩa Mác-Lê Nin, sự phản bội
được đích danh hậu duệ của Lê Nin ở nước Nga chỉ ra, nhưng các học giả
Việt Nam hiện nay vẫn dùng chính cao ông Mao ấy làm kim chỉ nam cho tư
tưởng của mình. Bài tiếp theo tôi sẽ đưa ra bằng chứng về điều này, bằng
chứng về sự tụng niệm Mao của các giáo sư Việt Nam đang được trọng vọng
hiện nay.
Trích đoạn dưới đây thuộc chương I, phần V, của cuốn « Bản chất tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mao ». Tôi giữ nguyên cách viết chính tả như trong tài liệu nguồn.
Paris, 20/3/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Bản chất phản nhân đạo của những sự xuyên tạc chủ nghĩa xã hội
của những người theo chủ nghĩa Mao
Đặc điểm quan trọng trong quan điểm của chủ nghĩa Mao đối với các vấn đề
xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết là đem lý tưởng và phương pháp của
chủ nghĩa xã hội phục vụ việc thực hiện những mục tiêu bá quyền sô-vanh
nước lớn. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà người mác-xít dùng thuật ngữ
« chủ nghĩa xã hội sô-vanh » để định rõ tính chất tư tưởng của chủ nghĩa
Mao.
Về thực chất, những người theo chủ nghĩa Mao coi giá trị chủ yếu của chủ
nghĩa xã hội khoa học không phải ở cương lĩnh cải tạo xã hội một cách
căn bản sau thắng lợi của cách mạng và sau khi thiết lập nền chuyên
chính vô sản, mà ở sức lôi cuốn đặc biệt của chủ nghĩa xã hội đối với
đông đảo quần chúng. Chúng mưu toan lợi dụng tư tưởng vĩ đại của chủ
nghĩa xã hội, tư tưởng có khả năng phát động tất cả những người lao động
để thực hiện những mục tiêu bá quyền nước lớn, để chuẩn bị chiến tranh
thế giới.
Vì thế, khi phát biểu tại hội nghị toàn quốc bàn về công tác tuyên
truyền tháng ba năm 1957, Mao Trạch Đông đã tuyên bố : « Chúng ta phải
thấy rằng chúng ta sẽ xây dựng một nước vĩ đại trên nền tảng chủ nghĩa
xã hội ». Ở một trong những bài phát biểu năm 1959, Mao đã nhấn mạnh
rằng sự quan tâm chủ yếu của Trung Quốc là « thực hiện cho được mục tiêu
duy nhất : xây dựng một nước hùng cường bằng những nỗ lực của cả dân
tộc trong một vài kế hoạch 5 năm ». Tiếp theo Mao đã trình bày công khai
cương lĩnh bá quyền trên phạm vi toàn cầu : « Chúng ta phải chinh phục
được trái đất. Đối tượng của chúng ta là toàn bộ trái đất. Còn về công
tác và chiến đấu, thì theo tôi, trái đất của chúng ta là quan trọng hơn
cả, chúng ta sẽ xây dựng trên đó một quốc gia hùng cường. Nhất định phải
thấm nhuần lòng kiên định đó ».
Chủ nghĩa Mao đã tuyên bố lấy bạo lực, chiến tranh, chủ nghĩa quân phiệt
làm phương sách thực hiện các mục tiêu sô-vanh nước lớn của mình :
« Toàn thế giới chỉ có thể được cải tạo bằng súng », « Súng đẻ ra chính
quyền ».
Như vậy, chủ nghĩa Mao đã tỏ ra là một hệ tư tưởng và chính sách hoàn
toàn thù địch với hệ tư tưởng nhân đạo vĩ đại của chủ nghĩa xã hội.
Đối với những người cộng sản, tư tưởng của chủ nghĩa nhân đạo không phải
là những luận thuyết trừu tượng về bản chất tính « thiện » hay « ác »
của con người, về tình yêu đối với con người, mà là kim chỉ nam thực
tiễn cho hành động.
Ngay trong « Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản », những người sáng lập chủ
nghĩa cộng sản khoa học đã viết rằng những người cộng sản đưa ra mục
tiêu xây dựng một xã hội trong đó « sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người ».
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên-xô đã được thông qua năm 1962 là xuất
phát từ nguyên tắc « tất cả vì con người, vì lợi ích của con người ».
Trong cương lĩnh nói rằng « Chủ nghĩa cộng sản đang thực hiện sứ mệnh
lịch sử của mình là giải phóng con người khỏi sự bất bình đẳng về xã
hội, khỏi tất cả các chế độ áp bức và bóc lột, khỏi những thảm họa chiến
tranh và kiến lập trên trái đất nền hòa bình, lao động, tự do, bình
đẳng, hữu ái và hạnh phúc của tất cả các dân tộc ».
Hoạt động hàng ngày của Đảng Cộng sản Liên-xô, của các đảng mác-xít –
lê-nin-nít anh em trong các nước cộng đồng xã hội chủ nghĩa đang chứng
minh một cách rõ ràng và hiển nhiên hiệu lực của chủ nghĩa nhân đạo xã
hội chủ nghĩa. Điều đó nói lên rằng chủ nghĩa nhân đạo không phải là ước
mơ cao xa, mà là sự nghiệp của ngày hôm nay. L.I.Brê-giơ-nhép, Tổng bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên-xô, đã nhấn mạnh : « xã
hội xô-viết ngày nay là hiện thân của chủ nghĩa nhân đạo vô sản, xã hội
chủ nghĩa. Nó đem việc sản xuất của cải vật chất, những thành tựu văn
hóa tinh thần, toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội để phục vụ con người
lao động ».
Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội càng to lớn và hấp dẫn, thì bọn chống
cộng càng ra sức bôi đen, vu khống chủ nghĩa xã hội. Trên phương diện
đó, những kẻ thù của chủ nghĩa xã hội khoa học đã tìm được đồng minh và
đồng lõa trực tiếp là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mao.
Lý luận của chủ nghĩa Mao xét lại những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội
khoa học, phủ nhận những tư tưởng của chủ nghĩa nhân đạo, coi chúng là
tư tưởng tư sản. Đồng thời, thích ứng với điều đó, chủ nghĩa Mao bằng
thực tiễn làm mất uy tín của chủ nghĩa xã hội, vũ trang « luận cứ » cho
kẻ thù của chủ nghĩa Mác – Lê-nin để đấu tranh với chủ nghĩa khoa học
chân chính. […]
Những sai lầm mang tính chất duy ý chí trong chính sách đối nội càng
tăng thêm, khi ở Trung-quốc những quan niệm về bình quân trại lính tiểu
tư sản lạc hậu về chủ nghĩa xã hội và những mục tiêu sô-vanh, bành
trướng, nước lớn trong chính sách đối ngoại được để lên hàng đầu. Điều
đó đã dẫn đến chỗ xuất hiện một lập trường chính trị, tư tưởng đặc biệt,
trên thực tế có nghĩa là hoàn toàn xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa
xã hội khoa học và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thế giới. Nó đã
trở thành thù địch công khai với chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
[…]
Chủ nghĩa Mao tước bỏ linh hồn sinh động của học thuyết về chủ nghĩa xã
hội : tư tưởng xã hội phục vụ lợi ích của con người, phục vụ hạnh phúc
của con người. Do đó nó làm tổn thất truyền thống xã hội chủ nghĩa đã có
hàng bao thế kỷ. Thay cho lý tưởng về mặt xã hội xây dựng nên vì lợi
ích và hạnh phúc của nhân dân lao động, chủ nghĩa Mao đưa ra « những ý
tưởng » khác : nhân dân phục vụ vô điều kiện « lãnh tụ vĩ đại », phục vụ
sự thắng lợi của « tư tưởng », chính sách của lãnh tụ. Những phương
châm đó của Mao-Trạch-Đông đã thể hiện trong thực tiễn chính trị của
Trung-quốc dưới hình thức tuyên truyền các khẩu hiệu « tinh thần vô tư
tuyệt đối » ; « Phấn đấu đạt mức cao nhất trong sản xuất, giữ mức độ
thấp trong đời sống ; thiếu thốn là vinh quang, là hạnh phúc »… […]
Chúng đã công khai kêu gọi nhân dân lao động Trung-quốc « sống nghèo
khổ », « khi ở nhà, thì hãy ăn ít đi » bởi vì « ít cơm đi, thì nhiều
súng lên ». Trong vấn đề này, về thực chất, chủ nghĩa Mao đã kết hợp với
những quan điểm của Tờ-rốt-kít. Trước đây Tờ-rốt-kít cũng đã yêu cầu :
đi đầu trong sản xuất và bình quân trong tiêu dùng.
(Trích các trang 417-424)
Tập thể tác giả : X.A.Vô-e-vô-din, L.M.Gu-đô-sni-cốp, E.Ph.Cô-va-li-ốp (và 9 tác giả khác)nguyenthituhuy's blog
http://www.rfavietnam.com/node/2506
Tuesday, June 28, 2016
VIỆT CỘNG NÔ LỆ TRUNG CỘNG
Tại sao CSVN bám váy Tàu cộng không thoát ra được?
Le Nguyen (Danlambao)
- Nghi can Formosa xả thải gây ra thảm họa môi trường làm cho cá chết
trắng bờ khiến người dân phẫn nộ xuống đường biểu tình đòi minh bạch
nguyên nhân cá chết. Nguyện vọng của nhân dân đã bị đảng, nhà nước cộng
sản toàn trị trả lời bằng nắm đấm dùi cui, vu vạ cho các thế lực thù
địch xúi dục và khảo cung tra tấn tàn bạo trong các cơ sở tạm giam, tạm
giữ. Việc ra tay thô bạo, đàn áp đòi hỏi quyền, lợi ích hợp pháp chính
đáng trong khuôn khổ luật pháp, hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã làm lộ ra bộ mặt phản động, chống lại nhân dân của đảng,
nhà nước CSVN.
Biến cố cá chết trắng bờ biển miền Trung được hệ thống truyền thông lề
đảng lu loa với các tuyên bố dối trá, lấm liếm che giấu sự thật của các
quan lãnh đạo cơ quan ban, ngành, sở, bộ... xem nhân dân như con nít khờ
khạo, ngu ngốc không biết gì đã làm sôi sục, tạo ra làn sóng phẫn nộ
trong lòng người dân Việt Nam trong nước ngoài nước, trong đảng ngoài
đảng.
Chuyện cá chết chưa kịp lắng xuống thì sự kiện chiến đấu cơ SU 30MK2 bay
diễn tập rơi tự do không rõ nguyên nhân? Tiếp theo sau là chiếc tuần
thám CASA-212 đi tìm kiếm cứu hộ cũng tự nhiên rớt xuống biển tan xác?
Vụ việc máy bay bị nạn lẫn đi cứu nạn bị rơi liên tiếp trong thời gian
ngắn được loa đài của lề đảng công bố lý do rất con nít, là do thời tiết
diễn biến xấu, thay đổi đột ngột bất thường nên gây ra sự cố tổ lái máy
bay hốt hoảng “lạc tay lái” đâm đầu xuống biển banh xác!
Vụ việc chiến đấu cơ SU 30MK2 bay diễn tập “rơi anh dũng” và chiếc tuần
thám CASA-212 đi tìm kiếm cứu hộ cũng đã “hào hùng” đâm đầu xuống biển
tan xác do thời tiết thay đổi bất thường, làm dư luận trong ngoài đảng
xôn xao bàn tán về các thông tin chính thống rất trẻ con do hệ thống
truyền thông lề đảng đưa tin.
Tuyên bố tai nạn máy bay rơi của các của các ông tướng lãnh đạo quân đội
cũng từa tựa, cũng giống như tuyên bố biến cố cá chết trắng bờ của các
quan chức nhà nước. Chính xác là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào, hò
hét tập trung mọi nguồn lực chính trị vào cuộc điều tra làm rõ, không
bao che bất cứ cá nhân, tổ chức nào sai phạm? Thế nhưng đã hơn hai tháng
trôi qua đảng, chính phủ vẫn cù cưa cù nhầy, lấp la lấp lửng hứa hẹn
chứ chưa chính thức công bố bản kết luận điều tra nguyên nhân cá chết và
cá chết vẫn còn là bí mật quốc gia rất khó hiểu nhưng người dân đa phần
đã hiểu, đã đoán ra nguyên nhân cá chết do đâu, vì đâu?
Cá chết đến thời điểm này, người dân chỉ được nghe thông tin chính thống
từ các chiếc loa của đảng, nhà nước công bố và những thông tin đưa ra
đều thuộc vào loại đỉnh cao trí tuệ “xe cán chó, chó cán xe” của các ông
bà quan chức lãnh đạo cơ quan hữu trách, với các câu nói quanh co “láo
không có căn” đại loại như: “...Hỏi nguyên nhân cá chết là tổn hại
đến quốc gia... Biển đã sạch, an toàn... chất lượng nước đạt chuẩn cho
phép của quy chuẩn Việt Nam...” (sic)
Phụ họa với các thông tin láo là các hình ảnh lãnh đạo sở, ban, ngành ở
các khu vực có thảm họa môi trường, cởi trần khoe thân thể đẫy đà với
cái bụng to, lội xuống biển tắm, cùng với đầy ắp hải sản trên các bàn ăn
trong nhà hàng sang trọng được dàn dựng sẵn để quay phim, chụp ảnh phục
vụ tuyên truyền cảm tính, không thông qua kết luận điều tra khoa học
bài bản, chuyên nghiệp.
Quanh co láo không có căn, láo dưới tầm trí tuệ về nguyên nhân cá chết
được CSVN tái lập kỷ lục trong các tuyên bố về sự kiện chiến đấu cơ SU
30KM2 rơi ở vùng biển Nghệ An và chiếc tuần thám CASA -212 rớt gần đảo
Bạch Long Vỹ ở vịnh bắc bộ.
Chung quanh thông tin về sự kiện chiến đấu cơ rơi tự do không rõ nguyên
nhân, được báo đài nhà nước đi tin là có hàng ngàn người chuyên lẫn
không chuyên tham gia công tác cứu hộ, có hàng trăm phương tiện tàu
thuyền dân sự lẫn quân sự, có cả phi cơ tuần tra, tuần thám biển nhập
cuộc tìm kiếm. Rất không may, có một chiếc tuần thám CASA-212 không cẩn
thận, thiếu chủ động đã bị giông lốc cuốn nhào đầu xuống biển tan xác,
kéo thêm 9 người mất tích?
Khá bất ngờ là lực lượng hùng hậu của đảng, nhà nước vào cuộc cứu nạn,
cứu hộ với phương tiện người và công cụ phong phú, dồi dào hiện đại
nhưng cả hai phi công của chiến đấu cơ SU 30MK2, một người còn sống, một
người chết đều được ngư dân tìm thấy cứu hộ, trục vớt và vị trí chiếc
tuần thám CASA-212 rơi cũng do một chiếc tàu New Zealand phát hiện báo
cáo lại chứ lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp của đảng lãnh đạo
“tài tình, sáng suốt” chẳng làm nên cơm cháo gì?
Sau nhiều ngày tìm kiếm xác máy bay lẫn nạn nhân trên hai chuyến bay
định mệnh, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn lu loa báo cáo thành tích trên
loa đài rằng thì là... “đã đạt được những thành công nhất định nhưng còn
nhiều hạn chế!” Nghĩa là không tìm được gì cả.
Dù vậy, khi Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội lên tiếng giúp Việt Nam tìm kiếm cứu
hộ thì bộ sậu lãnh đạo quân ủy trung ương vội vã họp kín phớt lờ thiện
chí của Hoa Kỳ và thống nhất ý kiến cắt cử Thượng tướng Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đi gặp đại sứ Tàu Cộng giúp đỡ tìm kiếm cứu
hộ máy bay gặp nạn!
Với các thông tin “chó cán xe, xe cán chó” hơi buồn cười liên quan đến
tai nạn máy bay rơi liên tiếp không bình thường đã khiến cho dư luận
quần chúng nghi ngờ có mờ ám, không minh bạch nằm đằng sau vụ việc chiến
đấu cơ và chiếc tuần thám gặp nạn trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt
Nam là có nước thứ ba, nói thẳng là có bàn tay nhám nhúa của Tàu cộng
can dự vào?
Việc nghi ngờ Tàu cộng can dự vào chuyện chiến đấu cơ với chiếc tuần
thám Việt Nam tan xác là có cơ sở khả tín, vì trong lúc máy bay Việt Nam
gặp “sự cố” là lúc quân đội Tàu cộng đang tập trận giả bắn đạn thật
trên Biển Đông và cũng là thời điểm Tàu cộng âm thầm đơn phương thiết
lập Vùng Nhận dạng Hàng không (ADIZ). Bên cạnh việc Tàu cộng tập trận,
lập vùng cấm bay là máy bay Việt Nam rơi gần với thời điểm tòa án quốc
tế sắp công bố phán quyết đơn kiện của Philippines về chủ quyền bãi cạn
Scaborough trong quần đảo Trường Sa và không loại trừ khả năng chúng có
liên hệ với nhau.
Có lẽ ai cũng có thể suy ra các kịch bản dẫn đến việc máy bay rớt đến từ
một trong các nguyên nhân sau: Một là máy bay của không quân CSVN không
được bảo trì đúng mức hoặc bị phá hoại ngầm ở khâu bảo trì; Hai là hệ
thống điện tử điều khiển máy bay có bàn tay bí mật “áp chế, tác động”
vào gây ra "sự cố rơi tự do"; Ba là hai máy bay bị tên lửa phòng không
của Tàu bắn hạ lúc diễn tập và lúc tham gia cứu hộ, có khả năng xảy ra
rất cao.
Do đó nếu đảng, nhà nước CSVN muốn che giấu sự thật máy bay rơi là phải
căn cứ vào 3 nguyên nhân vừa nêu rồi xào nấu cho hợp lý chứ không thể đổ
cho nguyên nhân thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết diễn biến xấu
bất thường làm cho máy bay rơi, rất trẻ con, rất láo như thế làm sao bảo
cho dân tin được?!
Thông tin láo về nguyên nhân máy bay rơi của đảng, nhà nước CSVN bại lộ
là do những thông tin báo lề đảng vào cuộc săn tin những ngày đầu chưa
được chỉnh sửa, đục bỏ theo định hướng lúc chiến đấu cơ SU 30MK2 với
CASA-212 rơi và nhất là các nguồn thông tin phong phú của lực lượng dân
báo đã vô hiệu hóa thông tin định hướng về việc máy bay “tử nạn anh
dũng, hào hùng” sặc mùi hư cấu của hệ thống truyền thông lề đảng.
Thông tin ban đầu từ phi công thiếu tá Nguyễn Hữu Cường sống sót trong
sự cố SU 30MK2 rơi là nghe một tiếng nổ lớn ở buồng lái và chiếc
CASA-212 báo cáo thấy vật thể trên mặt biển giống chiếc thuyền phao nên
đã hạ độ cao xuống thấp quan sát thì gặp tình trạng biến mất khỏi màn
hình rada?
Bên cạnh thông tin của phi công SU 30MK2 Nguyễn Hữu Cường tiết lộ với
phóng viên và tổ lái chiếc CASA-212 báo cáo về bộ chỉ huy trước khi rớt
xuống biển tan xác là việc đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đã đề nghị trợ giúp
tìm kiếm, cứu hộ ngay sau khi sự việc xảy ra mà Việt Nam không chấp
nhận, là sao? Mọi người đều biết, tìm kiếm hoàn toàn là vấn đề nhân đạo,
không có chi là bí mật quốc phòng và nếu được Hoa Kỳ hỗ trợ tham gia
tìm kiếm, với phương tiện kỹ thuật hiện đại, họ sẽ sử dụng không ảnh từ
vệ tinh cùng nhiều máy móc tối tân bí mật khác thì việc tìm kiếm sẽ mau
chóng hơn nhiều.
Thế thì tại sao đảng, nhà nước CSVN từ chối sự giúp sức của Hoa Kỳ mà
lại khẩn cấp triệu tập Thường vụ Quân ủy Trung ương họp mật, thống nhất ý
kiến cắt cử Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh yêu cầu Bắc Kinh giúp đỡ tìm
kiếm cứu hộ, cứu nạn? Hành động của CSVN càng khiến người dân thắc mắc,
nghi ngờ về sự thật đằng sau sự việc máy bay rơi tan xác là có yếu tố
Tàu cộng can dự vào!
Vậy, có phải quân ủy trung ương hợp khẩn lấy quyết định chung của nguyên
tắc dân chủ tập trung là tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, rồi cắt cử
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương -
Thứ trướng Bộ Quốc phòng đi “chầu” quan thái thú Hồng Tiểu Dũng, đề nghị
phía Tàu cộng phối hợp, tạo điều kiện cho tàu, máy bay và lực lượng
phòng không không quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, đặc công nước,
thợ lặn chuyên môn cao của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu
nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Đồng thời đề nghị quan thầy
Bắc Kinh lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là
của máy bay, của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi giạt
sang phía Đông đường phân định?
Cuộc họp khẩn của các lãnh đạo trong thường vụ quân ủy trung ương bao gồm:
1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bí thư quân ủy trung ương.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch, phó bí thư quân ủy trung ương
3. Trần Đại Quang, Chủ tịch nước.
4. Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ.
5. Thượng tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.
6. Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
7. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cuộc họp khẩn, kín của thường vụ quân ủy trung ương đi đến quyết định
loại trừ Hoa Kỳ, mời gọi Tàu cộng trợ giúp tham giam gia cứu hộ, cứu nạn
chỉ là nhằm xóa dấu vết tội phạm cho nghi phạm Tàu cộng nhúng tay vào
sự cố chiến đấu cơ SU 30MK2 và chiếc tuần thám CASA-212 rơi tan xác trên
vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền của VN, không lan tỏa ra đại bộ
phận quần chúng nhân dân Việt Nam.
Trong cuộc tìm kiếm phi công tử nạn, trục vớt xác máy bay lâm nạn thì
việc tìm kiếm chiếc hộp đen là bộ phận chứa bí mật gây ra tai nạn máy
bay rơi, rất có khả năng diễn ra kịch bản đảng, nhà nước CSVN tuyên bố
là đã bất lực không thể tìm ra hoặc tìm được nhưng tuyên bố không đúng
nội dung thật sự của các dữ liệu của chiếc hộp đen lư trữ! Đến nước này
rồi, không cần bản kết luận điều tra tai nạn máy bay rơi của đảng, nhà
nước CSVN thì mọi người đều có thể suy đoán ra được thủ phạm là ai?
Qua tai nạn máy bay rơi với cuộc họp khẩn của Thường vụ Quân ủy Trung
ương theo cơ chế, nguyên tắc dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo mỗi
người một phiếu để lấy quyết định chung. Với mô hình tổ chức như thế
không khó cho tình báo Tàu mua phiếu bằng tiền, quyền để tác động lên
chính sách, chủ trương của đảng CSVN.
Nguyên tắc, cơ chế dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo cũng được áp dụng
trong bộ chính trị, trong nội các chính phủ nên những cá nhân lãnh đạo
có tinh thần dân tộc đều bị các tên lãnh đạo nội gián do Tàu cài cấm
trong nội bộ đảng CSVN vô hiệu hóa, loại trừ ra khỏi quyền lực đảng, nhà
nước, thậm chí là ghép tội phản đảng để diệt trừ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy đảng, nhà nước hiện hành, chính là cơ sở giải
thích tại sao, người dân bình thường không cần thông minh lắm cũng nhận
ra tham vọng bành trướng, nhận ra hiểm họa Tàu đè nặng lên đất nước, dân
tộc Việt Nam. Tuy nhiên, lãnh đạo CSVN vẫn cứ bám váy Tàu không thoát
ra được? Đơn giản là do đội quân bí mật của cộng đảng Tàu khống chế, dẫn
dắt lãnh đạo cộng đảng Việt dấn sâu vào vòng bắc thuộc và cho dù các cá
nhân lãnh đạo CSVN có thật tâm yêu nước biết âm mưu thâm độc vẫn không
thoát ra được, vẫn chỉ là như con cá vẫy vùng trong chiếc lưới cơ chế,
cơ cấu tổ chức độc tài toàn trị cộng sản.
29.06.2016
Ba Đình nhất trí tăng cường tin cậy chính trị với quân xâm lược!!!
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Lần thứ 9, đại diện cho Ba Đình, Phó thủ tướng CSVN Phạm Bình Minh đã
tiếp và họp với người "đồng chí (hướng)" của Bắc Kinh là Dương Khiết
Trì. Tên Uỷ viên quốc vụ viện của Tàu cộng này là kẻ đã từng thúc giục
tập đoàn con cháu của Hồ Quang rằng "những đứa con hoang đàng hãy trở về nhà" (1).
Sau lần "cha gọi con" ấy vào tháng 6, 2014, bầy đàn con cháu Ba Đình đã
hết hoang đàng và ngoan ngoãn quay đầu về đất tổ cha. Kỷ niệm năm thứ 2
cho "ngày trở về", cha-con lại gặp nhau để tiếp tục "nhất trí tăng cường tin cậy chính trị" theo quan hệ chủ-tớ-cha-con 4 vàng, 16 tốt.
Cha-con nhà họ sản khác giống nhưng chung một nòi này đã "nhất trí tăng cường tin cậy chính trị" những gì?
Trước hết, để "tăng cường tin cậy", 2 bên đã nhất trí đồng ý mở thêm Tổng Lãnh sự quán Tàu tại Đà Nẵng (2).
Như vậy bên cạnh Toà Đại sứ ở phía bắc, Tổng Lãnh sự quán ở phía nam,
Tàu cộng nay lại có thêm giang sơn riêng tại khúc giữa Việt Nam, nơi mà
Bắc Kinh đang gia tăng mức độ chiếm đóng bằng những dự án đầu tư xây
dựng, kéo theo những hạ tầng cơ sở, công nhân lẫn lực lượng trá hình cư
ngụ và quản lý những công trường bất khả xâm phạm đối với người Việt
Nam.
Một trong những công trình xâm nhập này là dự án 2,5 tỷ đô la tại Vũng Áng, Hà Tĩnh với 1,000 ha đất dành cho Wei Yu Engineering Group Company Limited,
một công ty đăng ký hoạt động vào đầu năm 1999 nhưng đã dẹp tiệm vào
tháng 2, 2002, được Bắc Kinh sử dụng như là một vỏ bọc nhằm giảm thiểu
làn sóng chống Tàu cộng ngày càng gia tăng của dân Việt, để xâm thực
Việt Nam. (3)
Bên cạnh việc thành lập Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng, giới chóp bu Ba Đình đã ký kết cái gọi là “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc” (4). Chỉ có ở Việt Nam là nơi mà chính phủ của một quốc gia bị xâm lấn lại đi ký kết "bản ghi nhớ" với quân xâm lược. Đổi lại sự "ghi nhớ" này, Bắc Kinh đã bôi trơn thêm cho Hà Nội một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ (gần 20 triệu đô la). Số tiền này để làm gì?
Để dùng cho việc xây dựng Cung Hữu nghị Việt - Trung! (4)
"Bản ghi nhớ" giữa cảnh sát Việt-cộng và cảnh sát Tàu-cộng được
ký kết trong tình trạng Biển Đông bị Bắc Kinh chiếm cứ và quậy nát, khi
mà chính truyền thông lề đảng đã phải loan tin về tình hình bi đát của
Biển Đông:
...
Trước tình trạng đó, báo chí của đảng đã phải đăng tải:
...
Và:
...
Với tình hình như thế thì ông Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh
sát biển Việt Nam Nguyễn Văn Sơn đi ký với tên tướng Tàu Vương Hồng
Quang - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung cộng "Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc" (5) để làm gì!?
Và "ghi nhớ" cái gì?
Nội dung "ghi nhớ" cũng sẽ giống như nguyên nhân gây ra cá chết,
như mật ước Thành Đô và những văn kiện bán nước khác, sẽ là giao kèo
chuyển nhượng riêng tư, bí mật giữa cha con nhà họ sản.
Chuyến đi của Dương Khiết Trì với thành quả là Tổng Lãnh sự quán Tàu
cộng tại miền Trung ra đời, 20 triệu đô mang tiếng cho không nhưng thực
chất là để đám con hoang bỏ công sức ra xây dựng Cung Hữu Nghị Cha Con,
và những điều đàn con hoang phải ghi nhớ để hành xử cho phải đạo làm con ở Biển Đông là tiếp nối âm mưu của Mao-Hồ-Đặng-Tập: biến Việt Nam thành một tỉnh lỵ của Tàu.
Mục tiêu này đã được nhắc nhở, "ghi nhớ", "đi vào chều sâu" một lần nữa trong chuyến đi tháng 6, 2016 của Dương Khiết Trì: "Hai
bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa
hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 đến nay; nhất trí tăng cường tin
cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực
chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác
hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020" (5)
2020 là chấm dứt giai đoạn.
Sau 2020 là sứ mạng của Mao Hồ được hoàn tất.
Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu mà Bắc Kinh không cần một tiếng súng.
Xin đăng lại đây một bài đã viết:
Xin đăng lại đây một bài đã viết:
Dương Khiết Trì: không cần phải đánh Việt Nam chúng nó!
Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700km2 vùng biên giới phía nam của ta đã
được chúng dâng cho ta, một nửa Thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao,
Ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng đại
cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những
thế hệ mai sau của chúng.
Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại
Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mã đất Mẹ của
chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ chính trị của chúng
vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp
hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.
Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn
Trung Hoa trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ
mũi Cà mau cho đến Hữu nghị quan.
Phi cơ, chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền
kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể
chúng, bàn ăn của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng.
Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng đường biên giới là dân của
chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe
dream và giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng
dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nỗ là Tây Nguyên của
chúng sẽ nhuộm bùn đỏ.
Chúng ta không phải đánh, không phải bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể
làm sụp đổ thị trường chứng khoán của chúng, làm tan gia bại sản những
tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và đang
lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam.
Tại sao chúng ta phải đánh!?
Cần gì phải đánh khi cả vùng biển mà chúng gọi là biển Đông đã, đang và
sẽ là sân nhà của chúng ta; khi ngư dân của chúng đi đánh cá trên vùng
biển của tổ tiên chúng mà lấm lét như đi ăn trộm; khi hải quân của chúng
không dám lai vãng trong suốt thời gian giàn khoan khủng của ta chậm
chậm tiến vào và khoan vào lòng biển của chúng nó; khi sự chống trả của
chúng là những lời tuyên bố đã trở thành trò hề trên sân khấu ngoại
giao; khi phản đối của chúng là những cú điện đàm với lãnh đạo ta bằng
cái điện thoại không cắm dây; và chúng ta chỉ cần đuổi chúng ra khỏi nhà
của chúng bằng vòi rồng phun nước.
Cần gì phải đánh để chúng ta trở thành đạo quân xâm lăng và mang tiếng
dưới mắt nhìn của thế giới, làm xấu đi hình ảnh yêu chuộng hòa bình của
Đại Hán. Trong khi chúng ta đã từng bước trong hòa bình thành công thu
tóm từng tấc đất, tất biển, từng vùng đất, vùng biển của chúng bằng văn
kiện do chính chúng ký kết. Trong khi chúng ta vô cùng hiệu quả trong
tiến trình biến chủ quyền của chúng thành vùng tranh chấp, biến vùng
tranh chấp thành vùng khai thác của ta và chúng chỉ dám vừa lên tiếng
như chó sủa người qua đường vừa cúi đầu cam kết tất cả vì đại cục
Việt-Trung.
Đó là đối với chúng ta.
Còn đối với dân của chúng:
Cần gì phải đánh khi chúng thay thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ
tù dân của chúng đứng lên phản đối Đại Hán. Đánh chúng sẽ khơi dậy lòng
yêu nước của dân tộc chúng vốn đã là sức mạnh vô biên từng đánh bại
chúng ta hàng ngàn năm qua. Đảng của chúng đã tích cực giúp chúng ta
tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc chúng trong suốt bao năm qua, đã
biến đa phần dân của chúng thành những đàn cừu chỉ muốn sống trong hòa
bình của một cuộc đời nô lệ. Chúng đang làm tốt!
Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một đám thái
thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta
có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh hải quân
của chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá,
cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an
mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng
tên yêu nước năng nỗ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình
như những con chó Tứ Xuyên quên ăn quên ngủ canh gác ngày đêm. Tại sao
chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao
ta phải làm công việc đối phó với 90 triệu dân của chúng trong khi giống
cẩu phương nam này làm giỏi hơn chúng ta?
Chúng ta không cần đánh bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta.
Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để
dâng để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta.
Khi cần chúng ta sẽ chuyển quân, kéo đại pháo, xe tăng chạy vòng quanh
biên giới để giúp đảng của chúng nhân danh hòa bình, ngăn chặn hiểm họa
chiến tranh mà trị đám dân muốn vọng động của chúng.
Người đứng đầu Thủ đô đã ra lệnh dân của chúng rằng:
"Biểu thị lòng yêu nước, yêu Thủ đô thông qua việc ra sức lao động,
học tập, công tác và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước nhằm phát
triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định
đời sống nhân dân..."
Người đứng đầu nhà nước ra lệnh cho dân của chúng rằng:
"Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao
đời sốngvà góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế...."
Chúng đã làm đúng bổn phận của một chư hầu trung thành với chính sách
trị dân thuộc địa: hãy lo làm giàu và sống yên ổn. Dân của chúng chỉ
được làm giàu và đó là phương thức duy nhất được cho phép để bảo vệ tổ
quốc của chúng.
Không cần phải đánh. Cờ đại Hán của chúng ta sẽ từ 5 sao thành 6 sao
phất phới trên toàn cõi lãnh thổ của chúng. Không bằng súng đạn mà sẽ
bằng những văn kiện ký kết từng phần giao nhượng. Văn kiện sau cùng là
văn kiện chúng ta viết sẵn cho chúng để chúng XIN ký kết được làm một
vùng tự trị trong Đại hán vĩ đại của chúng ta.
*
28.06.2016
Ký văn kiện hợp tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc
27/06/2016 11:52
(NLĐO)- Lễ ký kết 3 văn kiện giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hợp tác Cảnh sát biển hai nước đã diễn ra trưa nay 27-6 với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh bắt tay Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sáng 27-6 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Hà Nội
Sau cuộc gặp kéo dài hơn dự kiến khoảng 1 giờ đồng hồ, Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì đã đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 9
Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu lúc 11
giờ 10 phút sáng cùng ngày tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Hà Nội.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh cho biết trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
tiếp tục xu thế phát triển tích cực, tuy còn một số tồn tại cần cùng
nhau giải quyêt.
Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên,
với nhiều hình thức linh hoạt và đạt nhận thức chung quan trọng về thúc
đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ và bền vững. Quan hệ giao lưu,
hợp tác kênh Đảng cũng như cấp Bộ, ngành và địa phương được đẩy mạnh.
Các lĩnh vực hợp tác thực chất có tiến triển nhất định. Hai bên phối hợp
tổ chức thành công nhiều hoạt động thiết thực, kỷ niệm 65 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2015 và các hoạt
động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
"Cuộc họp lần thứ 9 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam -
Trung Quốc đang diễn ra trong tình hình như vậy. Tôi hy vọng cuộc họp
sẽ thành công tốt đẹp, nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực
chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội" - Phó Thủ tướng nói.
Trước đó, sáng cùng ngày, cũng tại Trung tâm Hội nghị quốc tế đã diễn
ra hội nghị giới thiệu chính sách đầu tư và các quy trình, thủ tục về
giải ngân đối với các khoản viện trợ, khoản vay tín dụng của Trung Quốc
do các bộ, ngành Trung Quốc chủ trì.
Lúc 12 giờ 40 phút trưa 27-6, sau khi Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ
đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc kết thúc, Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký
kết 3 văn kiện, gồm: “Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp
tác song phương Việt Nam - Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư
lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”; trao đổi
Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Chính
phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá
129,5 triệu Nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
Nhân dịp này, hai bên xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam..
Quang cảnh phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn
Đoàn Trung Quốc do Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì làm trưởng đoàn
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì chứng kiến lễ ký kết Bản
ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát
biển Trung Quốc
Tin-ảnh: Dương Ngọc
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ky-van-kien-hop-tac-canh-sat-bien-viet-nam-trung-quoc-20160627114754697.htm
Tin chính quyền Bắc Kinh sắp mở thêm một cơ quan ngoại giao tại thành
phố chiến lược ở miền Trung Việt Nam đang gây tranh cãi trên mạng xã
hội.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng xác nhận tin này hôm 27/6.
Việc hoàn tất các thủ tục lập tổng lãnh sự quán Trung Quốc cũng là một phần nội dung của phiên họp lần thứ chín của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung do ông Minh và ông Dương chủ trì tại Hà Nội.
Khi đi vào hoạt động, đó sẽ là cơ quan ngoại giao thứ ba của Trung Quốc ở Việt Nam cùng với đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở Sài Gòn.
Hai phía cũng ký “bản ghi nhớ hợp tác” giữa cảnh sát biển hai nước cũng như trao đổi về việc Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
Cung hiện được xây dựng ở Hà Nội được quan chức hai nước coi là sẽ “góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc”.
http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-sap-lap-lanh-su-quan-tai-da-nang/3395165.html
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng xác nhận tin này hôm 27/6.
Việc hoàn tất các thủ tục lập tổng lãnh sự quán Trung Quốc cũng là một phần nội dung của phiên họp lần thứ chín của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung do ông Minh và ông Dương chủ trì tại Hà Nội.
Khi đi vào hoạt động, đó sẽ là cơ quan ngoại giao thứ ba của Trung Quốc ở Việt Nam cùng với đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở Sài Gòn.
Về quyết định này, một doanh nhân có tiếng ở trong nước viết: “Tôi buồn
chảy nước mắt khi nghe sẽ có Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng. Là một
Công dân Việt nam tôi phải nói với Lãnh đạo Trung Quốc và người dân
Việt nam rằng: 'Hoàng Sa là đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng.
Trung Quốc đã xâm lược trái với đạo lý và luật pháp quốc tế. Nay các ông
còn xin mở Lãnh sự quán tại Đà Nẵng? Thì tốt nhất các ông nên xây trên
đất Đà Nẵng ngoài Hoàng Sa. Chúng tôi và sau này là con cháu chúng tôi
sẽ dứt khoát lấy lại Hoàng Sa cho Đà Nẵng và cho Việt Nam'."
Sự xuất hiện rầm rộ của người Trung Quốc ở Đà Nẵng thời gian qua cũng đã gây “sốt” dư luận.
Tôi buồn chảy nước mắt khi nghe sẽ có Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng. Là một Công dân Việt nam tôi phải nói với Lãnh đạo Trung Quốc và người dân Việt nam rằng: 'Hoàng Sa là đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng. Trung Quốc đã xâm lược trái với đạo lý và luật pháp quốc tế. Nay các ông còn xin mở Lãnh sự quán tại Đà Nẵng?
Chính quyền địa phương năm ngoái cho biết nhiều người Trung Quốc đã “núp
bóng” người dân Đà Nẵng, mua hơn 100 khu đất ở “những vị trí nhạy cảm
liên quan đến an ninh, chính trị, và quốc phòng”.
Sau đó, trong một động thái được coi là “mạnh tay”, Đà Nẵng đã trục xuất
64 người Trung Quốc làm việc “chui”, sau khi phạt mỗi người gần 1.000
đôla.
Ngoài vấn đề lập lãnh sự quán Trung Quốc ở Đà Nẵng, tại cuộc họp hôm
27/6, quan chức đôi bên cũng đã thảo luận về việc không làm phức tạp
tình hình trên biển Đông.Hai phía cũng ký “bản ghi nhớ hợp tác” giữa cảnh sát biển hai nước cũng như trao đổi về việc Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
Cung hiện được xây dựng ở Hà Nội được quan chức hai nước coi là sẽ “góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc”.
http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-sap-lap-lanh-su-quan-tai-da-nang/3395165.html
14:30
00:00 /14:30
No comments:
Post a Comment