Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 20 October 2016

PHẬT GIÁO - CỬU ĐỈNH HUẾ- SAIGON

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS



THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 11-7-2016
Viện Hoá Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lên tiếng về việc Tập đoàn Formosa bồi thường 500 triệu Mỹ kim

PDF : http://tinyurl.com/zeaf5j2

PARIS, ngày 11.7.2016 (PTTPGQT) - Từ Huế, Hoà thượng Thích Thanh Quang, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), vừa viết Kiến Nghị Thư lên tiếng về việc Tập đoàn Formosa bồi thường 500 triệu Mỹ kim cho thảm nạn sinh thái dọc bờ biển Miền Trung từ tháng tư vừa qua cho đến nay.

Kiến Nghị Thư ký ngày 3 tháng 7. Nhưng vì những lý do không thể biết, hôm nay chúng tôi mới nhận được. Vậy xin được loan tải qua Thông cáo báo chí toàn văn Kiến Nghị thư ấy để đồng bào Phật tử trong và ngoài nước am tường lập trường của Giáo hội trước thảm trạng ô nhiễm môi sinh trong mấy tháng qua.

Sau đây là toàn văn Kiến Nghị thư :



GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HOÁ ĐẠO

Tu Viện Long Quang, Phương Tứ Hạ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
Phật lịch 2560

Số 09.16/VHĐ/TKN
 
 KIẾN NGHỊ THƯ
v/v TẬP ĐOÀN FORMOSA BỒI THƯỜNG 500 TRIỆU MỸ KIM


----------------------VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Đồng kính gởi :
- Ông Trần Đại Quang, Chủ Tịch Nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cọng Sản Việt Nam
- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng Nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc Hội CHXHCNVN

Kính thưa quý vị

Trên 2000 năm đồng hành cùng Dân Tộc, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi luôn lấy giáo lý Từ Bi và Trí Tuệ của Đạo Phật làm kim chỉ nam cho mục tiêu hoằng dương Chánh Pháp và phục vụ đất nước, trong đó luật Nhân Quả là nền tảng của Nhân Sinh Quan Phật Giáo.

Do vậy, trong giai đoạn hiện tại, qua chủ trương bành trướng bá quyền Bắc Kinh mà dân tộc đã trải nghiệm bước đầu sau 10 thế kỷ đầu Tây lịch, Giáo hội chúng tôi đã ban hành nhiều Tuyên Cáo để cảnh tỉnh Phật giáo đồ cũng như đóng góp ý kiến với Nhà Nước Việt Nam hầu tránh những hiểm họa cho Đất Nước và Dân Tộc. Tiếc thay Đảng và Nhà nước chẳng bao giờ hồi âm hay lưu tâm tới tiếng nói và ngưỡng vọng của người dân và các thành phần dân tộc, trong có Phật giáo.

Sự kiện cá chết hàng loạt từ tháng tư đến nay dọc bờ biển Miền Trung mang lại thảm họa sinh kế cho Ngư dân cũng như ô nhiểm môi trường nghiêm trọng. Giáo Hội chúng tôi đã trông chờ một phán xét nghiêm minh công khai hoá của Đảng và Nhà nước.


Ngay từ rất sớm, các chuyên gia khoa học, nhân sĩ, trí thức cho đến người dân bình thường, đều trực nhận rõ nguyên nhân cá chết là do tập đoàn Formosa gây ra khi thải các chất cực độc vào biển. Việc nhà nước chậm công bố nguyên nhân cá chết, dẫn đến các cuộc biểu tình phản ảnh thái độ uất hận của người dân trong toàn quốc. Những cuộc biểu tình nầy đã là động lực buộc Nhà nước phải công bố nguyên nhân cá chết, và tập đoàn Formosa phải cúi đầu nhận tội. Đây là một tội ác diệt chủng, gián tiếp giết chết dân Việt trong môi sinh hiện tại cũng như con cháu trong tương lai chứ không là chuyện rủi ro nghề nghiệp.

Việc Tập Đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi toàn dân Việt Nam cũng như Nhà nước công bố nguyên nhân cá chết, Giáo Hội chúng tôi vẫn chưa thấy yên lòng trước sự đòi hỏi cấp cứu của hàng trăm nghìn nạn dân. Tuy nhiên, như bao tiếng dân than NGƯỜI DÂN CẦN MÔI TRƯỜNG TRONG SẠCH để sống, thì CHÍNH QUYỀN PHẢI MINH BẠCH CHÍNH SÁCH VÀ THÔNG TIN. Nên thừa lệnh Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, chúng tôi cần biểu tỏ các ý kiến sau đây :

Nhận định rằng việc Đảng và Nhà nước vội vàng nhận 500 triệu Mỹ kim không thông qua ý kiến Quốc hội và Toà án, mà chỉ thị ngay cho các Bộ ngành xử lý số tiền ấy là không đúng theo luật pháp. Hơn nữa, chưa đáp ứng đòi hỏi của toàn dân. Bằng cách xử lý phi tam quyền phân lập này, chính quyền cho thấy tư cách bù nhìn của Quốc hội do Đảng nặn ra. Bởi vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi lên tiếng cho sáu ý kiến giải quyết sau đây :

1/. Khi Formosa thú nhận tội thì phải được Tòa Án Hình sự chấp án, luận tội và xử phạt, chứ kẻ gây tội lấy tiêu chuẩn gì xuất tiền bồi thường ;
2/. Thông qua tòa án, một án lệnh tuyên phạt những cá nhân hay tổ chức đã gây ra tội ác với nhân dân Việt Nam, dù đó là tập thể ngoại quốc Formosa hay các quan chức Việt Nam liên đới ;
3/. Để minh bạch hoá quyết định hình phạt, Tòa Án cần thu tập hồ sơ xử lý tương ứng với thiệt hại vật chất cũng như đời sống nhân dân 4 Tỉnh Miền Trung. Để thực hiện việc này, cần thiết lập một Uỷ ban Điều tra bao gồm các chuyên gia Nhà nước, đại biểu nhân dân địa phương, đặc biệt những nạn nhân trực tiếp, để xác định mức thiệt hại cụ thể hầu chiết tính lượng giá bồi thường ;
4/. Bên cạnh sự bồi thường thiệt hại vật chất, Toà án buộc tập đoàn Formosa phải phục hồi trong sạch môi trường biển trong một thời gian nhất định, dưới sự giám sát của Nhà nước, các chuyên gia biển, chuyên gia môi trường Việt nam và LHQ. Diễn tiến sự việc cần công khai minh bạch cho toàn dân theo dõi ;
5/. Tập đoàn Formosa đã bị thế giới liệt vào giải “Hành tinh Đen” từ năm 2009 do hành động phá huỷ môi trường trong nhiều quốc gia nơi họ hoạt động. Vì vậy, yêu cầu Nhà nước khẩn cấp chấm dứt hoạt động của tập đoàn Formosa trên lãnh thổ Việt Nam nhằm bảo vệ sinh thái cho nhân dân Việt Nam nói chung, và ngư dân miền Trung nói riêng ;
6/. Yêu cầu Nhà nước và Quốc hội nhanh chóng ban hành Luật Biểu tình để nhân dân có cơ sở bày tỏ ý kiến trước các thảm nạn môi sinh cũng như chính trị đang vây hãm nhân dân vào những biệt khu ổ chuột (ghetto) mà mục tiêu không gì khác hơn là biến nhân dân thành kẻ câm điếc trước muôn nghìn thảm nạn xã hội, nhất là nguy cơ mất nước vì nạn Bắc phương xâm lược.

Trân trọng.

Phật lịch 2560, Tu Viện Long Quang, ngày 03 tháng 07 năm 2016Viện trưởng Viện Hoá Dạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất(ấn ký)TỲ KHEO THÍCH THANH QUANG

Bản sao :
- Ngưỡng trình Đức Đệ Ngũ Tăng Thống kính thẩm tường.
- Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện kính tường.
- Hòa Thượng XLTV/ VPII Viện Hóa Đạo kính tường
- GS Giám Đốc PTT Phật Giáo Quốc Tế kính tường và phổ biến
- Lưu./.

Sunday, July 10, 2016

CỬU ĐỈNH NHÀ NGUYỄN

 

Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cửu Đỉnh
Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Blue pog.svg
Cửu Đỉnh
Vị trí địa lý
Vị tríHoàng thành Huế
Lịch sử
Xây dựng1835
Tình trạngĐang trưng bày
Chức năng
Chức năngBảo vật

Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn (tiếng Hán: 阮朝九鼎) là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837.
Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà HạTrung Quốc, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho Nội các vào tháng 10 âm lịch năm Ất Mùi (1835), ra lệnh cho Nội các cùng bộ Công đôn đốc công việc đúc Cửu Đỉnh. Tháng 5 âm lịch năm Bính Thân (1836), phần thô của chín đỉnh đúc xong. Nhưng phải mất gần 8 tháng sau, Cửu Đỉnh mới được chính thức hoàn thành. Buổi đại lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 để đặt đỉnh ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam, theo đó là suy thoái của thời kỳ bao cấp (1945 - 1981), Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và còn nguyên vẹn tới ngày nay.
Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí,...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.

Quá trình thiết kế và đúc đỉnh

Khởi công

Đỉnh là thứ trọng khí được đúc bằng kim loại, thường có hai quai (tai) và ba chân,[1] nguyên nghĩa là đồ để nấu ăn thời xa xưa. Nhưng đỉnh cũng là tượng pháp để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ.[2].
Trước thời vua Nguyễn Thánh Tổ, các chúa và vua nhà Nguyễn đã cho đúc nhiều vạc đồng để xác định quyền uy của triều đại. Đỉnh kì thực chính là vạc nhưng mặt khác, đỉnh có ý nghĩa thiêng liêng tôn kính hơn[1]. Theo quan niệm Dịch học, quẻ Đỉnh (鼎卦) gồm quẻ Ly (離卦) ở trên và quẻ Tốn (巽卦) ở dưới, mà tự quẻ Ly đã có đức thông minh, sáng suốt, quẻ Tốn có đức vui, thuận. Vậy quẻ Đỉnh có đủ đức sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương nhu ứng viện nhau để làm việc đời, hanh thông, rất tốt.[1] Do đó theo truyền thuyết, khi Hạ Vũ trị thủy, chia chín châu, đúc cửu đỉnh đặt ở kinh đô nhà Hạ. Thành Thang diệt Hạ Kiệt, lấy cửu đỉnh của nhà Hạ mang về kinh đô nhà Thương. Chu Vũ Vương diệt Trụ Vương, lại dời cửu đỉnh về Lạc Ấp. Với ý nghĩa ấy của cửu đỉnh, tháng 10 âm lịch năm 1835, vua Minh Mạng xuống dụ chỉ cho Nội các, sai đúc cửu đỉnh riêng cho triều đại của mình, triều Nguyễn. Dụ chỉ như sau:
Nhà vua phái hai viên quan khoa đạo và hai viên quản vệ đôn đốc tiến hành công việc, quan lại ở bộ Công cũng phải thường xuyên xem xét.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Sử sách không ghi rõ về quá trình thiết kế, vẽ kiểu Cửu Đỉnh nên rất khó để xác định xem hình dáng của Cửu Đỉnh bây giờ có phải được giữ nguyên như thiết kế ban đầu hay đã bị sửa đổi trong quá trình chế tạo. Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân[4]. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835. Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng. Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong. Mặt quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn. Phần lớn cổ các đỉnh có hình lòng máng, nhưng ở Cao đỉnh, Dụ đỉnh lại để thẳng. Vành miệng của Thuần đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh đều cong nửa vỏ măng, còn ở các đỉnh khác thì thẳng đứng với gờ vuông. Vai nhiều đỉnh có gờ đơn hoặc gờ kép, nhưng một số đỉnh để trơn. Đáy bầu đỉnh phần lớn cong một phần của khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng và hơi lõm lên. Chỉ có chân Dụ đỉnh là được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều công dạng chân quỳ[4]. Các mảng hình được chạm trên bàu của đỉnh, mỗi đỉnh có 18 mảng hình.[4].
Hình vẽ Cửu Đỉnh triều Nguyễn trên tập san Bulletin des amis du vieux Hué (BAVH, tạm dịch: "Những người bạn của Cố đô Huế") năm 1914
Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa[4]. Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh là 22473 kg[5] nhưng cũng có tài liệu ghi số liệu là 22088 kg[1].
Chín đỉnh đồng trước sân Hiển Lâm Các
Cao đỉnh và Thế Miếu
Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh[4].
  • Khuôn đúc: được làm bằng đất sét dẻo và giấy gió ở phần mặt khuôn giáp hiện vật, và đất sét trộn trấu luyện kỹ ở xưởng khuôn. Cửu Đỉnh có khối hình lớn, phức tạp, cần độ bền vững tuyệt đối nên phải đúc liền khối. Do dáng hình của mẫu vật và sự phức tạp của các hình trang trí, nên đỉnh cần phải ghép nhiều mảnh khuôn, khi đúc xong phá bỏ để lấy hiện vật[4].
  • Nấu đồng: Hợp kim đồng đã được pha chế theo đúng tỷ lệ cần thiết, được bỏ cùng với than vào hệ thống cơi ống đã được nung đỏ. Nhờ các luồng gió được thổi liên tục từ lò bễ qua ống máng làm than cháy đổ và do đó hợp kim đồng chả ra rơi xuống nồi cơi, tiếp tục đổ hợp kim đồng đã hơ nóng vào cho đến khi lượng đồng trong các lò đủ đúc một đỉnh, thì thợ đúc dùng que dắt hơ nóng quấy đều nước đồng ở mỗi nồi cơi cho cặn bã nổi lên để dùng muỗm múc bỏ đi. Để đúc mỗi chiếc đỉnh, người ta cần phải có đến 60 lò nấu đồng, mỗi lò chỉ nấu được từ 30–40 kg đồng[4].
  • Đúc đỉnh: Nồi cơi được đậy lại bằng vung đất trấu rấm ướt, khiêng đến hố khuôn đúc, đổ đồng vào các chậu rót. Do đồng chả khắp khuôn là đông ngay, nên khi đúc phải đổ liên tục, hết nồi nước cơi đồng này sang nồi nước cơi đồng khác cho đến khi đầy mỗi đỉnh. Khi khuôn đỉnh được rót đầy hợp kim đồng rồi phải giữ yên cho đến khi nguội mới được lấy lên khỏi hó, và tháo khuôn ra để lấy đỉnh. Phần quai được đúc riêng rồi hàn gắn vào miệng đỉnh[4].
Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836. Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợ khéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh. Nhân đó, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công[6]. Tuy vậy, công việc gắn hình chạm nổi mất khá nhiều thời gian. Việc gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, vào mùa xuân năm 1837, Cửu Đỉnh chính thức hoàn thành.

Khánh thành

Đại lễ khánh thành và đặt Cửu Đỉnh diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 tức ngày quý mão tháng giêng âm lịch năm Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 18. Đích thân hoàng đế Minh Mạng đứng ra chủ trì buổi lễ. Chín chiếc đỉnh lần lượt được đặt ở sân của Thế Miếu, sát với Hiển Lâm Các, dưới chân mỗi đỉnh đều kê bằng tảng đá.
Bắt đầu buổi lễ, nhà vua cùng quần thần đến miếu tế cáo. Lễ xong, nhà vua dụ bảo các quan rằng:
.
Ngày hôm sau, vua Minh Mạng thiết triều ở điện Thái Hòa, quần thần đều cúi lạy chúc mừng. Nhà vua ban yến cho các quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên, đồng thời xuống lệnh thưởng hậu cho các viên giám tu, đốc biện và các thợ đúc Cửu Đỉnh. Quan lại trấn thủ ở các tỉnh đều dâng biểu chúc mừng[7].
Trải qua hơn 170 năm biến động, Cửu Đỉnh vẫn không hề thay đổi vị trí, còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Vị trí và đặc điểm hình thể 

Vị trí

Cửu Đỉnh đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, phía nam hoàng thành Huế. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Nguyễn Thế Tổ. Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.
Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đình; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Thánh Tổ, Chương đỉnh dối diện với án thờ vua Nguyễn Hiến Tổ, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Dực Tông, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Giản Tông, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Cảnh Tông, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Hoằng Tông, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.

Đặc điểm hình thể

Tên đỉnhKhối lượng (cân Việt Nam)Khối lượng (kg)Chiều cao toàn bộ (mét)Chiều cao đến miệng (mét)Chiều cao chân (mét)Chiều cao quaiChu vi thân bầu (mét)Chu vi cổ (mét)Chu vi miệng (mét)Đường kính miệng (mét)Chiều rộng quai (mét)
Cao đỉnh4307 cân2601,42,52,021,050,485,073,014,2751,380,48
Nhân đỉnh4160 cân2152,62,311,840,870,425,043,194,2851,3650,56
Chương đỉnh3472 cân20792,271,860,950,415,0353,514,2451,350,5
Anh đỉnh4261 cân2595,72,251,830,940,425,0553,544,281,370,51
Nghị đỉnh4206 cân2595,72,311,90,890,415,083,534,281,370,54
Thuần đỉnh3229 cân1950,32,3251,90,850,4255,0473,524,261,3650,51
Tuyên đỉnh3421 cân2066,42,351,910,930,545,063,524,281,370,61
Dụ đỉnh3341 cân2017,92,3371,910,960,4275,13,614,3251,380,44
Huyền đỉnh3200 cân19352,311,90,950,415,053,574,431,9
Nguồn: Trang điện tử Huế - Xưa và Nay thuộc chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế[4]

Những bức họa tiết chạm nổi trên Cửu Đỉnh

Tháng 10 âm lịch năm 1835, khi ban chỉ dụ sai đúc Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng cũng căn dặn bộ Công rằng:
Tổng cộng có 162 tấm họa tiết chạm nổi tinh xảo trên bàu của tất cả 9 chiếc đỉnh, mỗi đỉnh gồm 18 tấm, chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với 6 mảng trống, trong đó tầng trên và tầng dưới bố trí lệch đi một khoảng so với tầng giữa.[4] Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa được khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức. Có thể thống kê các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh như sau:
Có thể thấy, các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh được sắp xếp theo trật tự trang trí chặt chẽ. Nhìn chung tầng giữa tập trung những hình quan trọng nhất: lấy tên đỉnh làm nội dung trang trí chính, đối lại phía sau là các mô hình thể hiện vũ trụ như các tinh cầu hay các biểu tượng thiên nhiên mạnh mẽ và thần bí, hai bên trên đỉnh là hình các núi cao hùng vĩ, trập trùng và đối lại bên kia là biển cả mênh mông hay cửa sông rộng mở, rồi tiếp theo cả hai bên là những con sông lớn của Việt Nam.[4]
Tầng trên và tầng dưới không có hình ở hai phía trước và sau, mà dàn sang hai bên nhưng vẫn mang tính đăng đối. Ở tầng trên, thứ tự từ trước ra sau là những cây to quý (riêng ở Cao đỉnh thay bằng hình rồng, ở Anh đỉnh là ve sầu và ở Tuyên đỉnh là tổ yến) đối xứng với những cây ăn quả lưu niên. Tiếp theo là hình những con chim đẹp, quý hiếm (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng hình con sâu dừa) đối xứng với cây lương thực. Cuối cùng là những loài hoa đăng đối với ngũ cốc.[4]
Tầng dưới đăng đối hai nửa từ trước ra sau là cặp đôi gồm những cây gỗ lớn và cây gia vị với loài thủy hải sản và cây quý (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng cặp chim uyên ương). Tiếp đến là những loài hải vật nhỏ đăng đối với thuyền , xe cộ (riêng ở Anh đỉnh thay bằng lá cờ). Sau cùng là các linh thú đăng đối với các kiểu vũ khí chiến trận.[4]
Hiển Lâm các và Cửu Đỉnh triều Nguyễn trước sân Thế Miếu (tranh của BAVH 1914)
 
Nghệ nhân khi thể hiện hình chạm trên Cửu đỉnh đã không phụ thuộc vào trạng thái tự nhiên của vật thể, cũng như tỷ lệ kích thước của chúng, mà họ sáng tạo bằng sự sắp xếp lại cho vừa một mảng diện tích tương đương nhau trên bàu của đỉnh. Vì thế có những vật thể thu nhỏ nhiều, nhưng lại có những vật thể thu lại không đáng kể; có hình rất khái quát, nhưng lại có hình khá chi tiết, hình nào cũng được nhìn rất động với những chi tiết đặc thù.[4] Có thể xem 162 hình chạm khắc trên Cửu Đỉnh như một bộ "Dư địa chí,"[4] bộ bách khoa thư về nước Việt Nam đầu thế kỷ 19[5] bằng phương pháp tạo hình; tuy không đầy đủ nhưng điển hình, đúng như yêu cầu của vua Minh Mạng: "Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng sông, núi và mọi vật cũng không cần phải khắc đủ cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét".
Họa tiết chim hạc trên Anh đỉnh

Ý nghĩa và giá trị của Cửu Đỉnh

Ý nghĩa

Với chức năng là trọng khí đặt ở trước sân tông miếu của nhà Nguyễn, là báu vật tượng trưng cho đế nghiệp muôn năm vững bền của triều Nguyễn, tên gọi của mỗi đỉnh đang mang hàm ý của Minh Mạng: là thụy hiệu của các vua triều Nguyễn. Chẳng hạn như Cao đỉnh chính là thụy hiệu của Nguyễn Thế Tổ Cao hoàng đế, Nhân đỉnh là thụy hiệu của chính vua Minh Mạng, Chương đỉnh là thụy hiệu của vua Thiệu Trị, Anh đỉnh là thụy hiệu của vua Tự Đức, Nghị đỉnh là thụy hiệu vua Kiến Phúc, Thuần đình là thụy hiệu của vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh là thụy hiệu của vua Khải Định. Tất nhiên các vua Dục Đức, Hiệp Hòa bị Tôn Thất Thuyết phế truất và giết chết; vua Hàm Nghi lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp; hai cha con vua Thành Thái, Duy Tân bị người Pháp phế truất và lưu đày; vua Bảo Đại thoái vị...đều không được đặt tên miếu hiệu và thụy hiệu. Do đó, tên của Dụ đỉnh và Huyền đỉnh không trở thành thụy hiệu của bất kì vị vua nào triều Nguyễn.
Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ[5]. Dễ hiểu tại sao số 9 là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu Đỉnh cho triều đại mình: tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9. 9 vì tinh tú và hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ là Mặt Trời, Mặt Trăng, Gió, Sét, Mây, Mưa, Ngũ tinh, Bắc Đẩu, Nam Đẩu; 9 ngọn núi lớn là Thiên Tôn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản Viên, Duệ Sơn, Đại Lãnh, Hải Vân, Đèo Ngang; 9 sông lớn là Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng; 9 con sông đào và sông khác là kênh Vĩnh Tế, sông Vĩnh Điện, sông Lợi Nông, sông Vệ, sông Phổ Lợi, sông Thao, sông Cửu An, sông Ngân Hà. Rồi 9 loài chim, 9 loài cây lương thực, 9 loại rau củ, 9 loài hoa, 9 loại cây lấy quả, 9 loại dược liệu quý, 9 loại cây thân gỗ, 9 loại vũ khí chiến trận, 9 loại thuyền bè, xe cộ, cờ. Tất cả những số 9 ấy hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông núi đất trời Việt Nam hoành tráng[1]
Họa tiết Hải Vân quan chạm nổi trên Dụ đỉnh
 
Con số 9 cũng kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với cửu tộc[8]. Khởi đầu từ CAO tức thế hệ khai sáng và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng, khép kín một chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng[4]. Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt: CAO, tức người khởi dựng, tượng trưng cho sự vĩ đại, NHÂN là lòng tốt, tượng trưng đức, CHƯƠNG là sự gương mẫu, là ánh sáng, ANH là tài giỏi vinh hạnh, hiển đạt, NGHỊ là ý chí kiên cường, cương nghị, THUẦN là sự hoàn thiện, phong phú, TUYÊN là sự hài hòa, tinh thông, DỤ là nền tảng sự thịnh vượng và HUYỀN ứng với nơi sâu thẳm[5].
Chính vì thế, con số 9 ở đây là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn tất, để rồi sang con số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới[4]. Qua đó, Minh Mạng thể hiện ước muốn trường tồn của quốc gia Đại Nam và uy quyền của triều Nguyễn mãi vững bền đến nhiều đời con cháu ông sau này[5]. Nhưng chỉ đến đời Bảo Đại - người cháu 6 đời của Minh Mạng, nhà Nguyễn đã chính thức sụp đổ, kéo theo sự cáo chung của nền quân chủ Việt Nam.

Giá trị

Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Đại Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ 19.
Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế nói riêng, Việt Nam nói chung.

Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn

Thứ bảy, 2016-06-11 - Nguồn: Vietgiaitri.com Yêu cầu xóa tin
Làm bằng đồng với khối lượng trên 22 tấn, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là những hiện vật đặc biệt của
Làm bằng đồng với khối lượng trên 22 tấn, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là những hiện vật đặc biệt của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà NguyễnSoi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là những hiện vật đặc biệt của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Đỉnh hay vạc vốn là đồ để nấu ăn thời xưa, được đúc bằng kim loại, thường có hai quai và ba chân, nhưng được các bậc vua chúa tôn lên là tượng pháp để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ. Trước khi có Cửu Đỉnh, các vua chúa nhà Nguyễn từng cho đúc nhiều đỉnh đồng để xác định quyền uy của triều đại.
Cửu Đỉnh được đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, ứng với án thờ của các vua nhà Nguyễn trong Thế Miếu.

Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, lần lượt là Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn 
Cao đỉnh ứng với án và khám thờ vua Nguyễn Thế Tổ (vua Gia Long), được đặt ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng, thể hiện ở kiểu dáng quai, vành miệng, vai, chân và đáy.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí…
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Các bức chạm này tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa.
Tổng khối lượng đồng để đúc chín chiếc đỉnh là trên 22.000 kg.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh. Sau khi đúc các nghệ nhân mới hoàn thiện các mảng chạm khắc.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Để đúc Cửu Định, những người nghệ nhân tài hoa nhất của nước Việt thời đó đã được quy tụ.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Sau khi Cửu Đỉnh hoàn thành, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công.
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Trải qua gần 2 thế kỷ biến động, Cửu Đỉnh vẫn không thay đổi vị trí, còn nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Theo_Kiến Thức 


MỘT SỐ TRUYỆN VỀ SÀI GÒN



MỘT SỐ TRUYỆN VỀ SÀI GÒN      
Đừng để Sài Gòn thành "The Lost City"!  


Khắp nơi trên thế giới, khi nhận ra những thành phố xưa đẹp đang mất đi, người ta đã và đang cố gắng làm những điều gì đấy để có thể hồi tưởng và khôi phục lại.




Những kiến trúc mới hiện đại nhưng thô kệch xóa đi không gian xưa đẹp khu trung tâm - Ảnh: P.T


Sài Gòn cuối mùa mưa - vẫn những cơn mưa chiều nũng nịu, lúc dài lúc ngắn. Thế nhưng, mưa những ngày tháng Tám, tháng Chín năm nay có khác. Thấy mưa cứ thêm buồn bởi vì trung tâm Sài Gòn, giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi đang ngổn ngang những hàng rào, lô cốt “đại công trường” - có gì vui? Nhìn xem, hàng cây xanh tram tuổi trước cửa Nhà hát lớn: cưa trụi! Cái bùng binh - đài phun nước và hang liễu đã quen thuộc hơn 50 năm - bị bứng mất! Tòa nhà Thương xá Tax đóng cửa, hấp hối trước tin một tòa nhà 40 tầng nào đấy sẽ thế chỗ... Chỉ vài năm nữa, thậm chí vài tháng nữa thôi, những kiến trúc xưa đẹp, những cảnh quan tiêu biểu còn sót lại ở khu trung tâm thành phố sẽ tan biến đi đâu đấy. Cho dầu, cuộc sống bao giờ cũng phải phát triển nhưng cái giá cho sự thay đổi ký ức trăm năm của một thành phố nếu cứ phải như thế thì buồn lắm chứ, đau lắm chứ, ức lắm chứ!

Chính trong những ngày mưa buồn như vậy, khi được Phạm Công Luận trao cho bản thảo tập Hai Sài Gòn - Chuyện đời của phố, tôi càng đọc càng thấy rưng rưng. Hóa ra, Luận đã và đang âm thầm góp nhặt những mảnh vỡ của một Sài Gòn lấp lánh đa dạng cho trước nhất - thế hệ 50 tuổi của chúng tôi. Cảm ơn Luận, từ hồi đọc tập Một và bây giờ tập Hai, tôi gọi anh là “ông già 6x, “ông Sơn Nam 6x” đang cho chúng tôi xem lại cuốn phim ký ức Sài Gòn từ thuở thơ ấu của mình. Có lẽ những bạn “ngũ thập” và các bậc cao niên hơn nữa, khi đọc những chuyện đời do Luận chắp bút, sẽ nhận ra nhiều kỷ niệm tưởng chừng đã mất, song hóa ra vẫn còn đâu đấy thanh thoát. Với tôi, Luận đưa tôi trở lại “vương quốc” chợ Bến Thành, giản dị mà kỳ diệu từ những hình phù điêu ở bốn cửa chợ, cho đến những phận người nổi trôi theo các sạp hàng. Từ chợ Bến Thành, anh dẫn chúng ta đến Lăng Ông, Bà Chiểu, từ con phố Lê Công Kiều nhỏ xíu đến cả dinh Độc Lập khổng lồ…
 Và rồi, thật bất ngờ, Luận cho tôi gặp lại Ban nhạc Tuổi Xanh ngày nào trên “Truyền hình băng tần số 9”. Ô hay, tôi gặp lại nỗi hồi hộp vào tuổi 12-13, khi bỗng dưng thấy một cô bé ca sĩ xinh xắn như thiên thần của Ban Tuổi Xanh từ tivi bước ra, hát “trong veo”, trong một buổi văn nghệ Tất niên ở sở Mẹ tôi làm. Đây nữa, Luận giới thiệu tôi gặp những nghệ sĩ nổi tiếng, giờ đây “hồn muôn năm cũ”: Thanh Nga, Kiều Hạnh,Trịnh Công Sơn, Trần Văn Trạch… Có những người ít khi ta nghe thấy nhưng họ lại là những người đã góp phần làm ra và lưu lại ký ức Sài Gòn: nhà nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu, đạo diễn Kha Thùy Châu, họa sĩ Duy Liêm…
 
Nhà hát lớn Sài Gòn được khôi phục nét xưa, một ví dụ chung sống hài hòa giữa hiện đại và cổ xưa - Ảnh: P.T

Luận không chỉ ghi lại cái ký ức chúng ta từng có mà còn giúp chúng ta khám phá thêm, tuyển chọn thêm những điều hay, tinh hoa của Sài Gòn xưa. Nhà Luận ở Phú Nhuận nhưng anh “thơ thẩn” khá nhiều ngóc ngách Sài Gòn. Luận làm báo nhưng cũng là người sưu tầm lịch sử, chịu khó làm quen đủ người tứ xứ. Anh tìm hỏi từ trí thức, nghệ sĩ đến doanh nhân, thợ thuyền và giới bình dân. Anh ghi lại câu chuyện nghe được, biết được từ gia đình, thân hữu và người dưng trước lạ sau quen.

Không những thế, anh còn sục sạo các thư viện và những tủ sách, album ảnh gia đình. Luận có nhiều “hàng độc” để viết lắm: những căn nhà cổ, những bức tranh giấy và tranh kiếng Lục Tỉnh Nam Kỳ, những tấm ảnh “minh tinh, tài tử”, những tờ nhạc, tập báo, quyển sách xưa hiếm. Anh “moi móc” từ những vựa ve chai ngoài đường và trên mạng cho đến những sưu tập cá nhân ở Việt Nam và hải ngoại, để đưa ra những tư liệu không chỉ bằng chữ viết, chữ in mà còn là hình ảnh, lời kể, bức tranh, bức tượng, cuộn phim sống động. Tất cả những nhân chứng, vật chứng ấy, thấm đậm - cái nôn nao đi tìm sự thật và vẻ đẹp của ngày xưa và người xưa. Thấm đậm - cái cách anh yêu Sài Gòn không ồn ào mà lại sâu lắng... Và rồi, trên cái vốn thông tin và tư liệu giàu có đấy, để viết được thành sách, Luận có được một sự quan sát tỉ mỉ và tìm kiếm nhẫn nại. Luận có được một thần thái, một cách viết nhẹ nhàng, không cần điệu nghệ, không cần khoa trương mà vẫn cháy bỏng tình yêu đất và người.
 
Có cần làm mất một Sài Gòn French town của thế kỷ 20 khi bước qua thế kỷ 21
Tôi đọc và “khen” anh, và rồi, thật mắc cỡ, có lúc tôi “ghen” với anh. Tôi tự trách mình sao không viết thành sách, sao không kể bằng ảnh bằng phim những câu chuyện Sài Gòn, những con người Sài Gòn mà tôi đã biết từ lúc mê viết, mê sử đến giờ. Ôi, hóa ra, sách của “ông già 6x” đã và đang đốt lên dữ dội hơn nữa, trong tôi và có lẽ nhiều người yêu Sài Gòn, không chỉ là nỗi nhớ mà còn là nỗi lo lắng, sự thôi thúc phải ghi chép lại, phải giữ gìn được những điều hay đẹp về cuộc sống và con người của một thành phố lạ kỳ nhất Việt Nam này. Chợt nhớ, thỉnh thoảng, đi Đông đi Tây, tôi vẫn thấy có những quyển sách, những bức tranh, những cuộc triển lãm mang tên “The Lost City”. Khắp nơi trên thế giới, khi nhận ra những thành phố xưa đẹp đang mất đi, người ta đã và đang cố gắng làm những điều gì đấy để có thể hồi tưởng và khôi phục lại. Sài Gòn của chúng ta bước qua thế kỷ 21 với những biến đổi kinh tế vùn vụt, phải chăng cũng đang nhanh chóng trở thành “The Lost City”?

Không, không thể như vậy! Những quyển sách về Sài Gòn xưa đẹp như Phạm Công Luận đang làm, những quán cà phê mang hình ảnh Sài Gòn ký ức đang mọc lên nhiều hơn. Và nữa, những bộ phim, sách ảnh khác tương tự đang xuất hiện nhiều hơn, đang giúp chúng ta tin rằng: Chắc chắn những ông già 6x và các thế hệ già hơn và ngay cả những người trẻ 8x, 9x đều không muốn Sài Gòn trở thành “The Lost City”! Chúng ta phải viết tiếp, làm tiếp nhiều điều để mai này, không than khóc không buồn thảm khi cứ phải “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”, phải không “ông Sơn Nam 6x” của tôi?

Chiều mưa 9/10/2014
Phúc Tiến
Sài Gòn chuyện đời của phố: Hoài vọng Tân Định - Đa Kao


Từ Phú Nhuận đi qua cầu Kiệu, khu Tân Định như mở ra một thế giới khác của Sài Gòn.
Con đường Trần Quang Khải bắt đầu không gian đó, với cây cao bóng cả sang trọng như ấp ủ một thời Sài Gòn xưa cũ đầu thế kỷ.
Ông anh cả của tôi học trường Văn Lang ở đường Trần Quý Khoách vẫn nhắc tới Giáo sư - nhà thơ Vũ Hoàng Chương ròm tom, đi dạy học trên chiếc xích lô đạp, đầu những năm 1960. Nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương cũng dạy ở trường này. Lớp có hơn 90 học sinh, ngồi chen chúc như cá mòi hộp.
Ông Dương Hữu Đạt hồi nhỏ sống trên con đường Albert Premier, nay là Đinh Tiên Hoàng, đoạn Q.1. Ông cho rằng người Sài Gòn thời đó sống chân chất, hiền lành hơn, mâu thuẫn giữa người Việt và Pháp cũng không gay gắt. Những người dân nghèo từ lục tỉnh lên sống lang thang trên đường phố khu Đa Kao, đánh giày hay bán sách dạo in bằng tiếng Pháp cho những bà đầm, anh lính hay viên công chức người Pháp. Họ kiếm sống từng bữa, ăn cơm hàng cháo chợ tằn tiện và không tham lam. Nhiều lần ông thấy những người lính Tây say rượu nằm lăn ra trên đường ngủ, bỏ mặc xe đạp bên lề đường. Mấy người đánh giày hay bán sách dạo dựng xe của họ lên, đạp mấy vòng phố xá chơi cho biết rồi đem đặt trở lại chỗ cũ. 
Những người đạp xích lô đầu những năm 1950 hay đậu xe bên lề đường này chờ khách. Họ thích uống cà phê bít tất, đổ ra dĩa cho mau nguội, uống nhanh để còn lo chạy mối. Trong khi chờ khách, họ nằm khểnh đọc báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà, mải mê đọc truyện của các ông Thiếu Lăng Quân, Phi Long… Ông Đạt nghe mấy bà đầm Pháp kháo nhau rằng thật đáng ngạc nhiên khi dân lao động nghèo trên phố Sài Gòn rất thích đọc báo và có khi đọc sách nữa, điều không thấy có ở tầng lớp dân nghèo kiếm sống lề đường bên Pháp.

Khoảng thời gian đầu thập niên 1950, khu Đa Kao xôn xao vì một vụ tự tử thương tâm. Người chết là một bà xẩm - tên thường gọi phụ nữ người Hoa. Bà thuộc nhóm phụ nữ Hoa giúp việc nhà rất được người Pháp tin cậy, trả lương cao, cho phép đánh đòn con nít Tây. Bù lại, họ trung thành với chủ, sạch sẽ, nấu ăn ngon, dạy dỗ và thương yêu đám con nít. Người phụ nữ bất hạnh trong câu chuyện này không có gì sai sót trong mắt ông chủ giàu có người Pháp, chủ hãng xe Rồng Xanh (Dragon Vert). Tuy nhiên, một ngày kia ông phát hiện bị mất một số tiền lớn và bà xẩm bị nghi ngờ. Không biện minh được, bà xẩm thắt cổ tự tử để chứng minh sự trong sạch.
Người dân ở đây sống lâu với người Pháp nên hiểu họ khá rõ. Với tâm trạng tha hương, những anh lính hay giới công chức Pháp thích hưởng thụ xả láng cuộc sống vui chơi ở thuộc địa, nhiều người chìm đắm trong men rượu hòng quên đi nỗi nhớ quê hương và những nỗi căng thẳng khác. Đồng lương của họ được xài phung phí, chỉ sau vài ngày lãnh lương là gần cạn. Thỉnh thoảng lại có những trận đánh nhau giữa phu xích lô, thợ đánh giày với những người Pháp say rượu trước mấy cái nhà hàng khúc đường trước rạp hát Casino.
Sau khi tin tức về trận Điện Biên Phủ lan về Sài Gòn, người Pháp khu Đa Kao buồn và thu mình lại.

Có dạo tôi thường ghé nhà một anh chuyên rửa ảnh đen trắng thủ công trên con đường này. Trong lúc chờ đợi in ảnh, tôi đi bộ quanh khu Tân Định, hỏi dò vài người sống quanh đó về một quán cà phê mở sau 1975 của đôi vợ chồng nghệ sĩ Từ Dung - Từ Công Phụng mang tên “Từ Dung”, có chiếc piano trắng nhưng không ai biết quán đã từng đặt ở đâu. Tôi đi ngó đồ bán “xôn” trên lề đường, đi tràn sang phía bên khu xóm Vạn Chài và dọc đường thơ thẩn, tôi phát hiện có quá nhiều cái đình chỉ trong một khoảnh đất không lớn. Đình Nam Chơn, rồi đình Phú Hòa từng là nơi có quán cà phê của nghệ sĩ nổi tiếng Bảy Nhiêu, thân phụ của các nghệ sĩ Kim Cúc, Kim Lan. Đình Sơn Trà trên đường Nguyễn Phi Khanh. Trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm là đình Tân An. Đình Nghĩa Hòa cũng trên đường Trần Quang Khải.
Sau này đọc sách mới biết xóm Vạn Chài ở vùng Đa Kao này là xóm của những người dân chài từ miền Nam Trung bộ di dân vào. Khi đã ổn định, họ lập ra tới bảy ngôi đình để tiếp tục thờ Thành hoàng của làng đánh cá ở quê cũ, mà họ gọi là vạn.
Bác Hai, chủ tiệm rửa ảnh kể tôi nghe về những hàng quán ngon lành mà giới công chức cao cấp thời trước 1975 thích ghé như nhà hàng Casino Đa Kao, có món độc đáo nhất là món tôm hùm đút lò. Nhà hàng cơm Tây La Cigale (Con ve sầu) trên đường Đinh Tiên Hoàng và Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) có món tôm cua ốc.
Ở đô thị Sài Gòn cũ, khu Đa Kao - Tân Định có thể nói tập trung nhiều tinh hoa của thành phố này nhất. Đó là vùng đất tụ hội những người tài hoa, cá tính, sành điệu... thể hiện nhiều nhất lối sống Sài Gòn cũ.

Phạm Công Luận

Cô gái Sài Gòn đầu tiên mặc áo dài tân thời

Cách đây 80 năm, báo Ngày Nay đã có bài phỏng vấn và đăng hình ảnh một thiếu nữ mà tác giả khẳng định là cô gái Sài Gòn đầu tiên mặc áo dài theo lối mới.


 
Bìa báo Ngày Nay có bài viết về cô gái Sài Gòn đầu tiên mặc áo dài tân thời - Ảnh: T.L 
Giữa thập niên 1930 tại Hà Nội, báo Ngày Nay, cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời sau khi báo Phong Hóa bị đóng cửa. Báo lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của sáng tác, tôn trọng tự do cá nhân, “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ”. Ngay số đầu tiên ra ngày 30.1.1935, báo đã có bài cổ súy việc cải cách quần áo phụ nữ của họa sĩ Cát Tường, trong đó có bộ áo tân thời, tiền thân của chiếc áo dài hiện đại ngày nay. Ở trang 9 của số báo đầu tiên này là hình cô Nguyễn Thị Hậu, người đầu tiên mặc áo lối mới ở Hà Nội.
Sau đó, trên báo Ngày Nay số 5 ra ngày 10.3.1935, tác giả Chiêu Anh Kế đã có một bài phỏng vấn về thiếu nữ đầu tiên ở Gia Định mà ông khẳng định là người đầu tiên mặc áo dài tân thời.“Cô Hồng Vân là người thiếu nữ đầu tiên trong Nam mặc quần áo lối mới kiểu Le Mur (Le Mur nghĩa là bức tường - Tên gọi bộ áo của họa sĩ Cát Tường - TN). Trong một đêm chợ phiên ở Sài Gòn, người ta đã được trông thấy cô uyển chuyển trong bộ y phục màu hường, tà áo thướt tha và mềm mại”.

Tác giả đến nhà riêng phỏng vấn cô Hồng Vân về việc này. Cô Hồng Vân đã trả lời rất tự tin: “... Cách nay hai năm, ai nào được trông thấy một chiếc áo “hở ngực” hay một chiếc quần “rộng ống”. Mà nếu may mắn có một thiếu nữ ăn mặc như thế, người ta đã vội cho cô ấy là gái chơi bời, lẳng lơ và trắc nết”.

Cô Hồng Vân trên báo Ngày Nay

Nói về cảm giác ban đầu khi mặc loại áo tân thời thể hiện rõ đường nét cơ thể thiếu nữ trong bối cảnh lúc đó, cô bảo: “Lúc đầu cũng xốn xang thực, nhưng cái gì cũng vậy, hễ nó quen đi thì thôi... một cái áo cổ bẻ, khác màu với vạt, cổ tay xếp nếp mà bắt “jour” mà lẫn vào mấy trăm cái áo lối cũ thường dùng thì ai không ngó, không trầm trồ này kia... Giả một chị em e lệ, có tính nhút nhát thì phải toát cả mồ hôi”. Cô cho biết dầu có đẹp mấy nhưng ban đầu cũng có người khen kẻ chê: “


Người khen, cố nhiên là đám thanh niên biết yêu chuộng mỹ thuật, thích cải cách. Còn người chê... tất là mấy bà già khó tính”. Mang ra một bộ quần áo khác bằng lụa mỏng màu da trời nhạt, cô chỉ một đường rách và cho biết trong đêm chợ phiên của “Hội Bài trừ bệnh lao”, một “bà già” 45 tuổi theo cô không rời và rạch một đường thẳng băng bằng dao nhọn từ trên xuống dưới. Tuy gặp chuyện không vui như vậy, cô khẳng định không nản chí mà cho rằng: “Thấy cái hay, cái phải, chị em chúng tôi cứ mạnh bạo mà không quản ngại gì cả. Tôi chắc một ngày kia, chị em bạn gái mỗi người sẽ có một kiểu áo đẹp đẽ, một mẫu riêng hợp với da người... lúc bấy giờ các cô sẽ trẻ thêm, đẹp thêm một ít nữa”.

Qua bản lưu của báo Ngày Nay cách nay 80 năm, chúng ta thấy lại những suy nghĩ cởi mở của cô gái Sài Gòn - Gia Định trong trào lưu cách tân ở đất nước Việt đang thời phong kiến lạc hậu và thuộc địa.
Áo dài sài gòn cải tiến
Đến năm 1938 - 1939, kiểu áo dài thông dụng của miền Nam có tà áo cao tới khoảng đầu gối, cổ áo mỏng và nhỏ, gài kín lại và tay áo ráp phía trên cùi chỏ. Đến đầu thập niên 1950 tới năm 1954, giới nữ trẻ phục sức cởi mở hơn, tuy chiếc áo dài không thay đổi nhiều. Vải may áo đã mỏng hơn dịu hơn và đã có nhiều người thích may bó sát người chứ không rộng nữa. Họ bỏ khuy vải trên vạt con (vạt hò) để dùng khuy nút bóp. Họ may áo kiểu tay liền và bỏ kiểu tay ráp phùng ở vai đã có lúc thịnh hành ở miền Nam cuối thập niên 1940. Vải dùng để may thường là sa tanh trắng hay đen.

Cùng với áo tay liền, phụ nữ trẻ bỏ loại áo ngực dày để dùng loại gọn nhỏ kiểu phương Tây có tác dụng nâng ngực hơn. Đến năm 1954 - 1958, một số phụ nữ sang trọng diện áo dài đôi, như bộ áo cưới, gồm áo dày ở bên trong và lớp áo the mỏng có hoa, đắt tiền bên ngoài.
Đến năm 1958, áo dài ở miền Nam cải cách lớn như ai cũng biết, đó là kiểu áo dài của bà Trần Lệ Xuân với kiểu áo không cổ áo, hở cổ và vai, vạt hò được đắp lên tới bờ vai phải. Trong dịp lễ, bà choàng thêm bên ngoài một khăn choàng mỏng và thật dài. Chiếc áo này giúp phụ nữ giảm bớt bức bối ở vai và cổ, thể hiện được nét tròn đầy của hai bờ vai. Sau đó, áo dài tiếp tục được thay đổi: Kiểu hở cổ thì cải tiến ở cổ áo như cổ hở một phần vai hay nguyên vai, cổ hở một phần ngực hay phía trên lồng ngực và từ vai xuống trọn ức, dành cho các cô ngực nở. Còn có các cải tiến khác về cổ như cổ trái tim, cổ tròn không bâu.  
Phạm Công Luận  

Sài Gòn chuyện đời của phố: Về Bà Chiểu, rảo Hàng Bàng

Cô Tám nhắn tin trên Facebook hỏi tôi có biết cái hẻm nhà cô hồi đó gọi là hẻm “Ba cây Sao” không? Đó là cái hẻm trên đường Nơ Trang Long, xưa là đường Nguyễn Văn Học.

 

Hẻm gần ngã tư Bình Hòa, không xa cái nhà gỗ trên đường Rừng Sác nay là đường Nguyễn Thiện Thuật của ông Vương Hồng Sển. Cũng không xa cái nhà xưa trên cầu Băng Ky, mà mùa hè năm trước tôi viếng thăm và đưa vào cuốn Sài Gòn, chuyện đời của phố phần 1. Đằng trước hẻm nhà cô Tám có trồng ba cây sao cao vút. Bây giờ nó chỉ còn cái tên cũ không mấy ai biết, chỉ biết đó là cái hẻm 104 mà thôi.

Một tin nhắn nhỏ khiến tôi nghĩ ngợi về vùng Bà Chiểu và thấy rằng mình luôn có cảm giác dễ chịu khi đến nơi đó. Đất Bà Chiểu, giống như Lái Thiêu hay Trảng Bàng, đều là những vùng dân cư luôn khiến người mang tình hoài cổ có cảm xúc khi lai vãng. Ở nơi đó, xen giữa những nhà phố, thỉnh thoảng lại ló ra một căn nhà ngói rêu phong, một cây cổ thụ um tùm lá, một góc miếu thờ nhỏ hay mái đình to và ở đó dân cư thường hiền hòa, bình dị.
Đi về Bà Chiểu như đi về một quá khứ không xa lắm. Trường Vẽ Gia Định nay đã không còn mặt tiền xưa với những cái cột toscan và vòm cửa arcade rất đẹp, điều này khiến tôi luôn tự hỏi tại sao những người quản lý ngôi trường hay ở cấp cao hơn không tìm cách giữ lại một vẻ đẹp kiến trúc cổ điển và mang giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật rõ nét như vậy? Đi ngang nhà ông Vương Hồng Sển, nhìn vào sân sau thấy cây xoài thanh ca cuối sân đã chết nhưng vẫn cố đứng vững chịu đựng lũ dây leo quấn quanh chằng chịt. Kệ thờ ở dưới cái mái nhỏ trong sân giữa có di ảnh của ông và bà Năm Sa Đéc nhìn ra cái hòn non bộ buồn thiu, vài cây chậu nhỏ tiêu sơ và cái nhà lớn cửa đóng im ỉm.

Bà ngoại tôi, tiểu thư của một gia đình hết thời vùng Khánh Hội đầu thế kỷ 20 kể với má tôi rằng khi còn trẻ, bà thường có việc đi qua khu Bà Chiểu từ Gò Vấp trên xe thổ mộ theo đường làng số 15, bây giờ là đường Lê Quang Định. Xe đi qua xóm Gà, thường thấy hàng cây sao dài um tùm trong những buổi sáng sương sớm hay buổi chiều tối. Lúc đó là những năm 1925, 1926 khi bà vừa sinh má tôi... Xe thổ mộ lóc cóc đi ngang Tòa Bố Gia Định (nay là Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, góc Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng) vào ban ngày, khách đi đường thưa thớt và ban đêm tối âm u vì đèn đường cách nhau rất xa, đầy tiếng ếch nhái ễnh ương kêu inh ỏi.
Tới Tòa Bố, xe quẹo cua vào đường Hàng Bàng ngay góc Lăng Ông. Đường Hàng Bàng là đoạn đường mang tên Đinh Tiên Hoàng từ đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh ngày nay cho tới Cầu Bông. Thời đó, hai bên đường là bưng bàng, dùng để đan đệm, không phải loại bàng lá to thân cứng, nên con đường này được gọi tên như vậy. Khu Bà Chiểu khi đó còn có đường Hàng Gòn, Hàng Dừa, Hàng Sanh... đặt tên tùy theo cây trồng hai bên. Đường Hàng Gòn nay là Hồ Xuân Hương. Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng, xưa rất vắng vẻ có trồng nhiều cây sanh có rễ phụ giống như cây đa, cây si... Vài người già ở Bà Chiểu luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh như lâu nay.

Cô ma Ba Trâm
Khi gả con gái út vào một gia đình ở ngã năm Bình Hòa, hiểu biết của bà ngoại tôi về vùng Bà Chiểu càng đầy lên qua những câu chuyện với ông bà sui là dân cố cựu ở đây. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1950 đã có đông người lao động nghèo về ở nơi đây nhưng khoảng thập niên 1920 thì còn thưa vắng. Từ Cầu Bông về xóm Đình gần đó người ta còn làm ruộng, thậm chí còn thấy hai bên đường Hàng Bàng ruộng lúa tươi tốt chín vàng khi đến mùa gặt. Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia, bắt còng.
Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia ở quanh quẩn đường Hàng Bàng trong ngày nghỉ học thường không dám nán lại lâu vì sợ đến giờ Ngọ là giờ... ma đi. Giờ khắc đó, mấy người thả trâu cũng đã về ăn cơm chứ không còn ai ngoài ruộng. Ai cũng sợ cô Ba Trâm... nhát ma.
Về cô Ba Trâm, ông bà sui của ngoại tôi kể rằng: Cô còn trẻ, con nhà khá giả. Cô treo cổ tự tử sau khi bị bà mẹ ghẻ tàn độc hành hạ và ép gả chồng không theo ý mình. Nơi cô Ba Trâm tự tử là gốc cây trâm gần Trường Vẽ Gia Định (Đại học Mỹ thuật TP.HCM ngày nay). Nơi đó cây cối sầm uất, nhà cửa thưa thớt nên thân xác cô khi được phát giác đã không còn nguyên vẹn do bị thú ăn. Vì chết oan, lại chết thảm nên người dân tin là hồn cô không đầu thai được mà còn vất vưởng trên dương gian. Họ đồn về đêm cô thường hiện về trong dáng vẻ một cô gái bận áo trắng đứng đón xe song mã ở Hàng Xanh đòi đi dạo một vòng rồi về Gia Định. Xe nào đưa cô đi thì gặp may, từ chối thì gặp xui rủi và giở trò ong bướm sẽ bị vật chết. Bây giờ người ta cho rằng xóm Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay, một con đường nhỏ còn tồn tại một số nhà kiểu xưa.
Câu chuyện này rộ lên từ cuối thập niên 1910 và mai một dần, hầu như dân cư ở đó không mấy ai biết. Đến đầu thập niên 1950, không thấy ai còn nhắc đến chuyện cô Ba Trâm nữa.
Lúc đó đường Hàng Bàng đã trở thành đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Đinh Tiên Hoàng) và nhà cửa đã đông đúc hơn.


Phạm Công Luận Sài Gòn chuyện đời của phố: Siêu thị đầu tiên ở VN
Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi VN mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.

Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đến mua hàng tại siêu thị Nguyễn Du trước 1975 - Ảnh: Tư liệu 



Một dịp sát tết, tôi được đến siêu thị với anh trai, thấy nó giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi và đầy những thứ lạ lẫm. Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và nhiều phụ nữ bận áo dài. Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp hàng tính tiền, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.

Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại VN các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.

Đầu tháng 2.1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở VN chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. 
Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.

Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm...”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.

Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.

Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968
.
Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở VN bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.


Những hình ảnh tư liệu về siêu thị Nguyễn Du - siêu thị đầu tiên ở Việt Nam

Đi trước cả Bangkok

Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu thị - Super Marketing Institute) mời qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như vậy, dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị.


 
 
Những hình ảnh tư liệu về siêu thị Nguyễn Du - siêu thị đầu tiên ở Việt Nam (Trích từ Sài Gòn - Chuyện đời của phố phần 2 ) 


Sài Gòn thời đó, ai mà không biết Saigon Departo là bị chê “quê một cục”.
 
Saigon Departo là dãy nhà phía bên trái, góc ngã tư Tự Do - Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi- Đông Du) - Ảnh: T.L

Trên báo xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H.Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: “Đi đến đường Tự Do mà không ghé Saigon Departo thật là một thiếu sót. Trong dịp tết đến, Saigon Departo được huy động toàn lực để... vét túi khách hàng giàu sang”.
 
Khu bán đồ gốm sứ, sơn mài và quạt điện - Ảnh: T.L

Tác giả viết tiếp: “Dân nghèo mà vô đây thì đúng là cảnh chim chích lạc vào rừng. Các món nữ trang, mỹ phẩm đến các đồ tiểu thủ công nghệ chẳng hạn như đèn trang hoàng, giá cũng phải ba bốn chục ngàn một món. Dân nghèo sức mấy mà sờ vào đó... Ít người tay xách nách mang vì có xe hơi bên cạnh, mua gì là họ gọi tài xế tống ngay lên đó chở về nhà...”.
Nhiều người, nhất là giới phụ nữ, cố gắng đến Saigon Departo để xem ít nhất một lần cho biết, nhân tiện ghé cửa hàng thực phẩm Pháp gần đó mua bơ Bretel hay cá mòi Sumaco, nước tương Maggi ăn với bánh mì cho bữa điểm tâm.



 Sự hiện diện của loại hình trung tâm bách hóa tổng hợp ở VN có bề dày không lâu và do người Pháp lập nên. Nổi tiếng nhất miền Bắc là Gô đa (tiếng Pháp là Godard) sang trọng bậc nhất thời Pháp thuộc, nay là Tràng Tiền Plaza. Còn ở miền Nam, đó là thương xá Tax. Tòa nhà bách hóa tổng hợp này có lịch sử lâu đời, được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, lúc đầu mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC).

Năm 1967, song song với việc thành lập siêu thị đầu tiên ở miền Nam và có lẽ là của cả nước, một trung tâm bách hóa tổng hợp đã được mở ra ở Sài Gòn, cạnh tranh thu hút khách với thương xá Tax. Điều cần lưu ý là trung tâm buôn bán này được vận hành khá bài bản, hiện đại không khác mấy hoạt động của các trung tâm bách hóa tổng hợp hiện nay. Đó là Trung tâm bách hóa Saigon Departo, thiết lập tại đường Tự Do, quận Nhứt (nay là đường Đồng Khởi), trực thuộc Sài Gòn đại bách hóa thương 
xã.

 
Khu bán đồ chơi và búp bê - Ảnh: T.L
Departo là cái tên do người Nhật đặt ra, tương tự như Department store của Mỹ, Anh nhưng quy mô nhỏ hơn. Saigon Departo mượn cái tên này nói lên tính chất và quy mô của trung tâm. Như tất cả các trung tâm bách hóa, người dân đến đây có thể mua đủ loại vật dụng cho gia đình, đồ dùng hằng ngày, trong bếp, văn phòng, vải vóc quần áo, đồ dùng đi du lịch... mà không phải đi đâu xa.
Sau khi xuất hiện không lâu, cái tên Departo ở Sài Gòn đã mang ý nghĩa sành điệu. Không chỉ vì có bán nhiều đồ cao cấp, có cách bài trí hàng hóa tiện lợi và đẹp mắt, phong cách phục vụmới mẻ như một làn gió mới thổi vào đời sống của người Sài Gòn thập niên 1960.

 
Việc đào tạo nhân viên ở đây tiến hành khá bài bản trong điều kiện đang có chiến tranh là điều ít ai ngờ tới. Trước ngày 16.7.1967 là ngày chính thức mở cửa, ban giám đốc trung tâm này dành thời gian hơn nửa năm đi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm có thể kinh doanh. Họ lập một đoàn sang Nhật Bản, Hồng Kông và vài quốc gia châu Âu để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, việc tuyển chọn nhân viên được tiến hành. Hơn 60 thiếu nữ bán hàng được tuyển dụng từ cuối năm 1966, có trình độ học thức khá, nói được tiếng Anh, Pháp và trình độ trung học. Họ được ông Trần Thiện Ân, người của Bộ Kinh tế chính quyền Sài Gòn, đào tạo trực tiếp. Ông Ân từng tốt nghiệp chuyên ngành Department store tại Mỹ, từng thực tập tại trung tâm bách hóa R.H.Macy tại New York 4 năm nên nhiều kinh nghiệm và bài bản. Ông huấn luyện nhân viên từ lý thuyết đến thực hành về cách giao dịch và cử chỉ niềm nở với khách, cách bán hàng, gói hàng, giới thiệu hàng.
Tuy chỉ có hai tầng, trệt và lầu chiếm 1.500 m2, trung tâm có đủ các khu vực bán hàng: khu vật dụng trong nhà, khu mỹ phẩm và đồ mỹ nghệ, thực phẩm công nghiệp như đồ hộp. Lầu hai bán vải vóc, quần áo trẻ em may sẵn, máy thu thanh, máy vô tuyến truyền hình, đồ điện. Tầng này có khu giải trí cho trẻ em và khu vực giải khát có máy phát phim ca nhạc sử dụng đồng jeton bỏ vào lỗ để chọn phim. Hàng hóa ở đây 70% là hàng nước ngoài và 30% hàng trong nước. Với cơ cấu hàng hóa đó, khách mua hàng là giới khá giả ở Sài Gòn và người nước ngoài. Các dịp lễ tết, cửa hàng rất đông
khách



  
 Khu bán đồ gia dụng và khu giải trí cho thiếu nhi - Ảnh: T.L

Cùng với siêu thị Nguyễn Du và thương xá Tax, Saigon Departo tạo nên bộ mặt thương nghiệp hiện đại của Sài Gòn cách nay gần nửa thế kỷ, sớm thúc đẩy nền thương nghiệp mang tính cạnh tranh của người Sài Gòn và giúp dân chúng quen với mô hình buôn bán hiện đại, tiện dụng của thế giới trong điều kiện chiến tranh không dễ gì ra nước ngoài đi du lịch tìm hiểu cuộc sống quốc tế.

Phạm Công Luận


No comments:

Post a Comment