Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 21 October 2016

PHÙNG HÁ - TRUNG CỘNG -

NGHỆ SĨ PHÙNG HÁ



  Cuộc đời tình cảm của Má Bảy Phùng Há

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-05-21
phungha-622
Má Bảy Phùng Há lúc còn trẻ
Courtesy photo

Cuộc đời tình cảm đi đôi với nghệ thuật

Nếu như cuộc đời tình cảm của Nữ Hoàng sân khấu Thanh Nga đã tách rời với nghệ thuật, còn Má Bảy thì cuộc đời tình cảm lại đi đôi với nghệ thuật. Trong trái tim Thanh Nga không có hình bóng nào của người trong giới cải lương, kể cả kép hát, soạn giả, nhạc sĩ bầu gánh, chủ rạp hát đều rơi đài, thì ngược lại các mối tình chính thức của Má Bảy lại là những người liên quan mật thiết với nghệ thuật cải lương.
Người chồng đầu tiên của má Bảy là nghệ sĩ Tư Chơi, tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung, một nhà Nho học lẫn Tây học, ông từng dịch những kịch bản Pháp văn, Hán văn sang lời Việt trình diễn trên sân khấu cải lương thời thập niên 1930. Ngoài ra ông cũng là một nhạc sĩ đờn kìm với ngón đờn độc đáo như chim kêu, và từng là bầu gánh của nhiều gánh hát lớn.



Cuộc tình của Má Bảy với nghệ sĩ Tư Chơi, kết quả bà hạ sinh một người con gái: Cô Lý Bửu Trân, tức Bửu Chánh, và người ta thắc mắc tại sao Má Bảy tên là Trương Phụng Hảo, chồng bà tên Huỳnh Thủ Trung mà con gái lại tên là Lý Bửu Trân, đây là điều mà nếu như không có sự giải thích rõ ràng cặn kẽ của Má Bảy thì khó có ai mà đoán được.

Thật ra thì Bửu Chánh có tên là Trương Phụng Huê (mang họ mẹ), và có lẽ do uẩn khúc nào đó, có thể không phải là vợ chính thức có hôn thú chăng, hoặc cuộc tình chấm dứt từ lúc Bửu Chánh chưa ra đời. Vấn đề Má Bảy không nói rõ, chớ sau ngày Bửu Chánh ra đời thì mối tình của bà với soạn giả Huỳnh Thủ Trang đã không còn.
Nhưng về sau không biết do đâu mà soạn giả Huỳnh Thủ Trung trở thành đệ tử lưu linh hạng nặng ngày nầy qua tháng nọ suốt năm chẳng bữa nào mà không nhậu. Lúc bấy giờ nhiều người đã nói, trung bình mỗi ngày ông ngủ chỉ bốn tiếng đồng hồ thôi, 20 tiếng còn lại là say với ngà ngà.

Hơn 10 năm mẹ con xa cách

PhungHa-622
Má Bảy Phùng Há lúc còn trẻ

Số là do nghề đi hát rày đây mai đó, nên lúc Bửu Chánh mới vừa bập bẹ học nói, đi chập chững thì được gởi cho người dì thứ Ba, tức chị của Má Bảy tên là Trương Ngân Hảo đem Bửu Chánh về Huyện Hạc Sơn bên Trung Quốc, tỉnh Quảng Châu. Bà Trương Ngân Hảo làm dâu nhà họ Lý (ông Lý Huy) một vọng tộc ở Hạt Sơn, đã lập khai sanh cho Bửu Chánh với cái tên Lý Bửu Trân để đi học, do đó mà Bửu Chánh mang họ Lý trên giấy tờ.
Sống với người dì ở Hạc Sơn bên Trung Quốc, cô Bửu Chánh học đến gần hết Trung Học thì trở về Việt Nam, và đó là ý nguyện từ lâu của người con vì hoàn cảnh phải xa mẹ. Hơn 10 năm xa cách mẹ con trùng phùng, niềm vui khôn tả, chớ trước đó đêm nào Má Bảy cũng khóc thầm vì nhớ con, người nghê sĩ mà trên sân khấu làm rơi lệ khán giả, và khi tấm màn nhung buông xuống thì Má Bảy tự khóc cho mình.
Thế nhưng, có một điều mà chúng tôi cũng như nhiều người thắc mắc từ lâu, là tại sao một nghệ sĩ nổi danh như Má Bảy Phùng Há, đam mê ca hát đến đỗi khi còn nhỏ bị đuổi học, mà nghe nói người con của bà là cô Bửu Chánh lại không có học ca hát gì hết. Sẵn dịp tiếp xúc với Má Bảy, tôi hỏi vấn đề này:



Ngành Mai: Thưa Má Bảy, nghe nói chị Bửu Chánh chỉ lo học hành mà thôi, chớ không được dạy ca hát gì hết, có phải vậy hay không?
Má Bảy: Rất đúng, lúc Bửu Chánh, mới từ bên Trung Quốc về, tôi cũng tính dạy cho nó nghề hát để nối nghiệp tôi sau này, nhưng thấy nó học giỏi quá, thông minh quá, nói thông thạo bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Tàu và Tây Ban Nha, nên tôi tiếp tục cho nó ăn học rồi thủng thẳng sẽ tính.
Ngành Mai: Trong nghệ thuật cải lương, Năm Nghĩa là dưỡng phụ của Thanh Nga, là bầu gánh hát Thanh Minh, ông đã đào luyện Thanh Nga từ lúc nhỏ, 15 tuổi đã nhận vai trò đứa con hai dòng máu, coi như vai chánh và từ đó đã trở thành đào hát nổi tiếng luôn. Còn Má Bảy cũng là nghệ sĩ nổi danh còn hơn cả Năm Nghĩa, lại là bầu gánh hát Phụng Hảo, thế sao Má Bảy không uyển chuyển vừa cho chị Bửu Chánh đi học, vừa cho học hát cải lương, biết đâu chị cũng nổi tiếng như Thanh Nga?
Má Bảy: Mỗi thời kỳ mỗi khác, Bửu Chánh lớn lên trong thời kỳ Pháp thuộc, tệ đoan xã hội lan tràn. Do cảnh sa đọa như vậy nên tôi đâu dám cho con Bửu Chánh tới hậu trường rạp hát, sợ bị nhiễm những thứ đó thì tiêu đời.

 

Ngành Mai: Chớ còn Thanh Nga thì thế nào, tại sao cô không bị nhiễm tệ nạn đó, Má Bảy có biết không?
Má Bảy: Như tôi đã nói hồi nãy đó, Bửu Chánh lớn lên nhằm thời Tây, còn Thanh Nga nó lớn lên nhằm thời ông Ngô Đình Diệm, tứ đổ tường bị cấm, sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới bị đóng cửa, tiệm hút cũng dẹp luôn, mâm đèn ống hút bị đem ra đốt ở bùng binh chợ Sài Gòn, làm dân đi mây về gió, tiên ông, tiên bà tiếc hùi hụi. Nhờ rạp hát không còn cái tệ đoan của thời trước nên Năm Nghĩa mới dám cho Thanh Nga đến rạp hát tập luyện, chính tôi cũng từng rèn luyện cho Thanh Nga tập diễn ở rạp.
Lời giải thích của Má Bảy thật là chí lý, chúng tôi rất khâm phục bà, đã không bị ảnh hưởng câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đối với Má Bảy phải nói rằng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” vậy!
Mời quí vị tiếp tục theo dõi trong phần âm thanh bộ dĩa hát Lan và Điệp, với các danh ca Năm Nghĩa, cô Tư Sạng, Tám Thưa và Hồng Châu, thâu thanh dĩahát Asia thời thập niên 1940.

Nghệ sĩ Phùng Há không cho con gái đến hậu trường rạp hát

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-05-28
phung-ha-622.jpg
Nghệ sĩ Phùng Há trong vở tuồng Mộng hoa vương.
Ảnh tư liệu gia đình

Vì tệ đoan trong hậu trường sân khấu

Má Bảy Phùng Há nói tiếp rằng cũng do một số hiện tượng tệ đoan xã hội xảy ra ngay trong hậu trường sân khấu, nên cô Bửu Chánh từ ngày ở Trung Quốc về suốt mấy năm trời bà không cho cô đến đó, nếu có coi hát thì bác Tư tài xế đưa đến rạp ngồi ở hàng ghế khán giả, mà thường là đợi khi gần tới giờ mở màn mới đưa tới, chớ không sớm hơm sợ rằng chưa hát cô sẽ đi ra phía sau rạp.
Nhưng rồi một bữa nọ do tính tò mò, cô nói với bác Tư đưa tới sớm hơn để đến hậu trường rạp hát xem mẹ cô trang phục đóng tuồng. Bác Tư ngần ngừ không chịu vì có lệnh của Má Bảy, nhưng cô nói rằng nếu không đưa đi thì cô đi xích lô cũng vậy, do đó mà buộc lòng là bác Tư phải chiều ý, và cô đến hậu trường rạp hát lúc đào kép còn đang giặm mặt phấn son trang điểm.
Thấy cô đến, Má Bảy giựt mình, bà ngạc nhiên hỏi:
- Sao con tới đây chi vậy?
Cô Bửu Chánh ngả vào lòng bà, cố ý cho người mẹ hiểu rằng đừng lo ngại gì hết, cô đã biết lý do vì sao bà không muốn cho cô đến đây, bởi trước khi lên cầu thang ngang qua đám đánh bạc ở phía dưới. Và sau khi đã thấy cảnh cờ bạc, hút xách ở hậu trường rạp hát rồi, thì cô Bửu Chánh cũng không tới đó nữa làm chi, có gì cần thiết lắm mới tới mà thôi, chớ bằng không thì cũng chờ bà về nhà.
Hồng nhan đa truân, má hồng phận bạc, Má Bảy tưởng đâu khi tuổi về chiều cũng có đứa con làm nguồn an ủi, nhưng ông tạo chẳng thương tình, đã không cho bà được như vậy. Cuối thập niên 1950 do chứng bệnh ung thư máu hiểm nghèo, cô Bửu Chánh qua đời tại nhà thương Đồn Đất (Grall), năm đó mới 33 tuổi.
Đây là cái ngày đau khổ nhứt của Má Bảy, niềm vui cuối cùng mất đi, bà bỏ cả tháng không hát xướng gì hết. Tinh thần đâu mà hát nữa và kể từ đó bà cũng ít lên sân khấu, bỏ thì giờ ra làm chuyện xã hội nhiều hơn.
Mời quý vị tiếp tục theo dõi trong phần âm thanh câu chuyện vui sân khấu...
 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/vnm262-05282016102811.html

 

Mặt trái của sân khấu cải lương

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-05-14
PhungHa-622
Má Bảy Phùng Há lúc còn trẻ
File photo
Sau phần phỏng vấn Má Bảy Phùng Há về những công trình văn hóa xã hội đã thực hiện được, cùng những vấn đề nghệ thuật sân khấu cải lương khi thăng lúc trầm, cũng như các sự kiện liên quan đến tinh thần phục vụ của người nghệ sĩ, đời sống của họ khi tuổi trở về chiều ra sao? Đồng thời ước vọng trong tương lai của người nghệ sĩ tuổi gần 100 tuổi là gì, bà còn muốn thực hiện công trình nào nữa cho thế hệ nghệ sĩ mai sau? Đó là những sự việc mà trong các bài cổ nhạc trước đây tôi trình bày và quí vị đã theo dõi qua.

Hát cải lương và hút á phiện

Phần sau là những câu hỏi liên quan đến cuộc đời tình cảm của người nghệ sĩ “nổi danh tài sắc một thời”, mà có lẽ rất nhiều quý vị muốn biết nghệ sĩ Phùng Há thời còn trẻ vấn đề tình cảm như thế nào, “hồng nhan bạc phận” có hay không?
Đâu phải chỉ mâm đèn á phiện thôi sao, lại còn thêm đánh bài, hát ở trên đánh bài ở dưới, chủ rạp lấy xâu, đào kép vừa hát xong lãnh lương là họ ngồi tại đó thu tiền liền, chạy đâu cho khỏi.
-Má Bảy Phùng Há
Nổi danh rất sớm, đi tới đâu cũng được người người ái mộ, tài sắc nghệ sĩ Phùng Há đã chinh phục hàng triệu con tim của khán giả, đã không biết bao nhiêu chàng công tử chạy theo ngày đêm cầu cạnh, hằng bao nhà trí thức khổ công đeo đuổi, và hằng bao chức quyền cao trọng săn đón mời chào, nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu cả, và khi về già Má Bảy cô độc, vui với sinh hoạt của Chùa Nghệ Sĩ.
Cũng trong cuộc gặp gỡ này, Má Bảy kể cho tôi nghe mặt trái của sân khấu cải lương mà mới nghe qua người ta không thể tưởng tượng nổi.
Đi hát từ thời thập niên 1930, tức thời kỳ Pháp thuộc, tệ đoan xã hội lan tràn, ngay trong rạp hát khán giả coi cải lương nhìn lên sân khấu thấy những cái hay cái đẹp của nghệ thuật, nhưng đàng sau bức màn nhung thì lại không tốt đẹp gì hết. Phía trong cánh gà, sát bên vách là mâm đèn hút á phiện, lúc nào cũng có vài người nằm đi mây về gió, giới nghệ sĩ cải lương nhiều người mang bệnh ghiện cũng là do đó. Có những anh kép vừa hát xong một cảnh là nhào vô kéo ro ro, mấy ông thầy đờn cũng vậy, màn vừa bỏ xuống thay cảnh là buông đờn chạy vô làm một cặp (tiếng lóng của hút á phiện) rồi trở ra đờn tiếp. Mấy bữa hút nhiều mùi khét nghẹt bay ra ngoài khán giả chịu không nổi, người ta la lên phải quạt cho khói bay phía sau rạp.

Cờ bạc

Ngành Mai: Má Bảy là bầu gánh mà lại cho đặt cái thứ đó ở ngay trong hậu trường, sao không bảo họ đem đi chỗ khác?
Má Bảy Phùng Há: Đâu phải quyền của mình, mà của chủ rạp hát, hút bao nhiêu cũng được miễn là trả tiền đủ cho họ mà thôi, rạp nào cũng vậy nếu mình không chấp nhận thì đừng mướn, mà thời đó rạp nào cũng có cái thứ đó hết. Mà đâu phải chỉ mâm đèn á phiện thôi sao, lại còn thêm đánh bài, hát ở trên đánh bài ở dưới, chủ rạp lấy xâu, đào kép vừa hát xong lãnh lương là họ ngồi tại đó thu tiền liền, chạy đâu cho khỏi.
NamChauPhungHa-305.jpg
Từ trái sang: Từ Anh, Năm Châu, Tư Út, Phùng Há, Ba Liên trong Tuồng Khúc Oan Vô Lượng, gánh Trần Đắc ở Cần Thơ diễn trên sân khấu khoảng năm 1931.
Má Bảy nói thời đó sân khấu nào cũng vậy, ở trên treo màn treo cảnh, còn ở dưới là chỗ ở của đào kép công nhân, chỉ một số ít ở nhà ngoài, đào kép chánh lương nhiều họ mướn nhà, mua nhà nên không ở rạp, chớ phần đông thì ở dưới cái sân khấu, tức hậu trường rạp hát. Rạp nào phía trong cũng có chừa khoảng trống nền lót gạch tàu, chỗ đó là sòng bài hoạt động suốt ngày đêm, chửi thề nói tục không ngớt. Đào kép tới vai trò thì lên hát, mà chưa tới thì chạy xuống đặt vài tụ, để nguyên râu ria áo mão dài thượt ngồi vô chia bài, Quan Công, Lưu Bị cũng đánh bài, cha con
Tiết Nhơn Quý, Tiết Đinh San cũng ăn thua nhau cãi vã rùm beng.
Bà nói tiếp có một hôm gánh Năm Châu hát tuồng Lan và Điệp, vừa hết cảnh Lan cắt đứt dây chuông rồi ngất xỉu, và Điệp thì khổ sầu, người coi hát ai cũng cảm thương, vậy mà màn vừa bỏ xuống thì cả Lan lẫn Điệp chạy xuống sòng bài kéo dà dách. Lúc ông hòa thượng đang hát ở trên thì ở dưới Điệp kéo bài ăn gian sao đó, sẵn cái dĩa kéo dà dách Lan đập cho Điệp xụi tay. Chừng tới vai trò ra sân khấu trở lại, ông hòa thượng đưa áo cà sa cho mặc để vào hậu liêu cho Lan trao gởi nổi niềm tâm sự thì đưa tay lên không được, ông hòa thượng phải mặc giúp cho. Rồi tới lúc Lan sắp chết, lúc này phải cởi áo cà sa thật mau để chạy tới ôm Lan thì tay đau quá cởi áo không được, phải làm bộ lui trô vô tấm cánh gà nhờ chú tiểu Huệ Thông kéo ra giùm.
Ngành Mai: Rồi khán giả có phản ứng gì không, họ có biết lý do tại sao không?
Má Bảy Phùng Há: Người ta nói chắc kép hát bữa nay say rượu nên quên tuồng, hát quờ quạng chớ đâu có biết do đánh bài kèo dà dách, bởi vậy nên lúc nào cũng mắc nợ, hát bữa nào xào bữa nấy.
Ngành Mai: Mời quí vị tiếp tục theo dõi trong phần âm thanh dĩa hát Lan và Điệp, với tình tiết câu chuyện đầy tình cảm, đậm đà chớ đâu có đánh bài ăn gian rồi Lan đập cho Điệp xụi tay. Dĩa hát được trình bày với các danh ca Năm Nghĩa, cô Tư Sạng, Tám Thưa và Hồng Châu, thâu thanh dĩahát Asia thời thập niên 1940. 

TIN TRUNG QUỐC & VIỆT NAM

  

 Thứ hai, 30/05/2016


Blog / Lê Anh Hùng

Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt-Quảng Trị

Vị trí khu vực bị Trung Quốc thâu tóm trên bản đồ toàn cảnh (bấm vào để phóng to).
Vị trí khu vực bị Trung Quốc thâu tóm trên bản đồ toàn cảnh (bấm vào để phóng to).
Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, một học giả Trung Quốc đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển.
Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016:“…Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền… Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…”

Mặc dù Trung Quốc có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng.
Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chí sau: (I) thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; (II) nếu đổ bộ thành công, Trung Quốc , họ sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; (III) chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; và (IV) tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào - Việt hoặc Campuchia - Việt Nam, Trung Quốc cũng thiết lập được căn cứ phố hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hiệp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm.
Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh nhiều vị trí xung yếu nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v.
Cách đây hơn 2 năm, chúng tôi đã từng báo động về việc Trung Quốc sắp lập căn cứ tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm. Nhờ sự lên tiếng kịp thời của công luận, dự án này hiện đang bị tạm dừng.
Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng Trung Quốc vì thế mà đã từ bỏ âm mưu lập căn cứ ở Cửa Việt thì nhầm to. Đơn giản, Cửa Việt là một trong không nhiều nơi dọc theo bờ biển Việt Nam hội đủ cả 4 tiêu chí nêu trên. Vì thế, nó đã lọt vào “mắt xanh” của các ông chủ Trung Nam Hải từ lâu.
Trong dịp trở lại thăm Cửa Việt vừa qua, chúng tôi lại phát hiện ra là Trung Quốc đang lập một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản ở địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong.
Trước kia, đây là một cơ sở thuộc Công ty Thuỷ sản Quảng Trị, một doanh nghiệp nhà nước. Năm 2005, Công ty Thuỷ sản Quảng Trị bị phá sản. Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Trị giao cơ sở thuỷ sản này cho một doanh nghiệp nhà nước khác là Công ty Xi măng Quảng Trị. Sau 3 năm trực thuộc Công ty Xi măng Quảng Trị và không hoạt động gì, đến năm 2010, cơ sở này lại được bán cho Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế. Và đến Tết Bính Thân vừa rồi, nó đã bị Trung Quốc thâu tóm thông qua một người Việt tên là Hoà, quê ở Thanh Hoá, với mức giá 8 tỷ VNĐ.
Hiện nay, các ông chủ người Hán đang gấp rút sửa sang lại nhà xưởng và xây dựng khu nhà ở cho công nhân trong khi tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý còn lại để cho ra đời một doanh nghiệp Trung Quốc trá hình tại khu vực hết sức nhạy cảm về an ninh quốc phòng này.
Vị trí do người Trung Quốc kiểm soát bao gồm 2 khu: khu văn phòng + nhà ở công nhân và khu nhà xưởng. Tổng diện tích 2 khu này lên tới khoảng 9.000m2.
Người dân địa phương cho chúng tôi biết, nền móng khu nhà ở công nhân được xây hết sức kiên cố và đặc biệt là sâu khác thường: khoảng cách từ nền nhà xuống đáy móng lên đến 2,3m. Các hố móng được lấp đầy cát trắng, với các ống nhựa cắm xung quanh, nghĩa là lượng cát đó có thể được hút ra bất cứ lúc nào để trở thành một hệ thống hầm ngầm bí mật.

Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh (bấm vào để phóng to).
Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh (bấm vào để phóng to).
Trước khi rơi vào tay Trung Quốc, đây là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế.
Trước khi rơi vào tay Trung Quốc, đây là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế.
Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.
Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.
Khu nhà ở công nhân với nền móng được xây dựng kiên cố khác thường và sâu tới hơn 2,3m.
Khu nhà ở công nhân với nền móng được xây dựng kiên cố khác thường và sâu tới hơn 2,3m.
Từ Cửa Việt lên cửa khẩu Lao Bảo chỉ khoảng 80km, giao thông rất thuận tiện nhờ tuyến đường nhựa lớn nối với quốc lộ 9 chạy thẳng lên Lao Bảo. Bên kia cửa khẩu Lao Bảo là tỉnh Savanakhet, một địa bàn tập trung rất nhiều người Hán cùng các “dự án kinh tế” của họ trên đất Lào.[i] Một khi chiến tranh Việt – Trung nổ ra, lực lượng Trung Quốc từ Savanakhet đánh sang và lực lượng ngoài biển phối hợp với đội quân nằm vùng ở Cửa Việt đánh vào sẽ tạo nên một gọng kìm vô cùng nguy hiểm, đe doạ chia cắt Việt Nam ở khu vực này.
Những căn cứ ven biển của Trung Quốc không chỉ nguy hiểm về mặt quân sự mà, giống như đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung thời gian qua, chúng còn âm thầm đầu độc môi trường biển, khiến ngư dân – những “cột mốc chủ quyền” trên biển – không còn tha thiết với việc ra khơi để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Về lâu dài, tình trạng ô nhiễm môi trường biển sẽ làm thui chột nòi giống Việt trong tương lai.
Trong khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không ngớt tụng niệm câu thần chú “4 tốt, 16 vàng”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng vẫn chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền cùng các màn “giao lưu quốc phòng” với “bạn” thì những gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán vẫn đang ngày đêm âm thầm siết chặt dải đất hình chữ S của chúng ta.
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng
_______
Ghi chú:
[i] Đây là thông tin mà chúng tôi đã tìm hiểu từ những người hay qua cửa khẩu Lao Bảo sang đất Lào.
* Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.
 http://www.voatiengviet.com/content/bao-dong-nguoi-trung-quoc-da-lap-can-cu-sat-nat-cua-viet-quang-tri/3350782.html
 
TRUNG QUỐC ĐI VỀ ĐÂU ?

Pham Hy Sơn

chinawirtschaft



Lời nói đầu : Trung Hoa là một dân tộc kém may mắn .


So với Ai Cập ở bắc châu Phi hay Hy Lạp ở đông nam châu Âu vào thời đại cổ tuy văn hóa và văn minh Trung Hoa kém xa cả về thời điểm lẫn trình độ, nhưng ở vùng Đông Á và Đông Nam Á Trung Hoa đã phát triển sớm nhất .


Về văn hóa, đó là triết học của Khổng Tử, Lão Tử, Dưong vương Minh . . . ; về văn minh, đã chế tạo được giấy và thuốc súng trước cả phương Tây . Nhưng dân tộc này bị tư tưởng tồn cổ và tôn quân của Khổng, Mạnh chế ngự hơn hai ngàn năm nên biến thành một nước chậm tiến .


Vừa khi thoát khỏi ách đô hộ của người Mãn Thanh và chế độ quân chủ phong kiến năm 1911 với cuộc cách mạng Tân Hợi thì lại rơi vào sự kiềm chế của chủ thuyết Cộng Sản gần một thế kỷ nay .


Dưới thời Mao, qua Bước Tiến Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hoá, số người bị giết và chết đói khoảng 57 triệu người . Nếu kể cả số người chết vì Cải Cách Ruộng Đất và thanh trừng, tù tội cũng như đói rét, đau ốm không thuốc men, con số phải trên một 100 triệu !


Chỉ sau khi Trung Quốc đúng bên bờ vực thẳm suy sụp thì một lãnh tụ Cộng Sản khác, sắt máu không kém gì Mao ( vụ đàn áp Thiên An Môn và bỏ tù đến chết 2 Tổng Bí Thư là Hồ diệu Bang và Triệu tử Dương) lên cầm quyền chặt bỏ phần kinh tế của Marx để theo chế độ kinh tế Tư Bản nhưng vẫn giữ nguyên phần còn lại của chủ nghĩa Cộng Sản về độc tài chuyên chế (hay độc tài chuyên chính theo lối nói của người Cộng Sản) .


Vì thế, sau khi phát triển được hơn 30 năm, nay kinh tế Trung Quốc bị xuống dốc và xã hội Trung Quốc rối bời : đạo đức suy vi, người bóc lột người nên giàu thì giàu quá, nghèo thì nghèo quá, dân chúng bất mãn, oán hận . Khổng và Mao khác nhau ở chỗ một đằng theo chủ nghĩa tôn quân, một đằng theo chủ nghĩa cộng sản nhưng giống nhau ở chỗ tạo ra các chế độ phong kiến : quân chủ phong kiến, cộng sản phong kiến . Mao, Đặng vượt Khổng, Mạnh vì Khổng Mạnh phải mất hàng ngàn năm mới tạo ra tầng lớp cường hào ác bá cướp bóc nhà cửa, ruộng đất của dân chúng trong khi Mao Đặng với chủ nghĩa Cộng Sản, chỉ mất vài chục năm ! Không biết bao giờ dân tộc Trung Hoa mới thoát ách Cộng Sản để có đời sống tự do và phát triển, còn hiện nay thì đang gặp nhiều vấn đề nan giải .


I – Kinh Tế Trung Quốc : Một cơn mộng du ?


Trước khi ông Tập cận Bình lên thay thế ông Hồ cẩm Đào nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu xuống dốc và xã hội đầy xáo trộn . Ôn Châu là thành phố phát triển nhanh nhất lúc kinh tế đang đà đi lên nhưng cũng là thành phố tiêu biểu lúc kinh tế bắt đầu xuống dốc : vỡ nợ, thất nghiệp, dân tháo chạy, trong thành phố nhiều khu vực bỏ hoang ! Người dân Ô Khảm tỉnh Quảng Đông nổi lên đòi nợ máu “ Huyết trái huyết hoàn “ và truất phế chính quyền Cộng Sản thay vào chính quyền do dân Ô Khảm bàu lên . Phong trào lan nhanh sang những làng xã lân cận làm Bắc Kinh phải xuống nước chỉ thị cho tỉnh Quảng Đông tìm cách ngăn chận và hoà giải, xoa dịu dân chúng . Câu nói nổi tiếng mô tả Trung Quốc lúc bấy giờ của ông Chu minh Quốc, Bí Thư thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông : “ Trung Quốc như một quả táo, vỏ ngoài còn tươi nhưng bên trong đã rũa nát “.


Từ khi ông Tập cận Bình thay ông Hồ cẩm Đào đến bây giờ, qua 3 năm, một mặt phải tả xung hữu đột thanh toán phe Giang trạch Dân dưới hình thức diệt trừ tham nhũng để lấy lòng dân, một mặt lo đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế càng ngày càng trầm trọng .


Lúc cao điểm là khoảng từ 2002 – 2008 tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 10,8% . Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm tăng trưởng năm 2009 rớt xuống 9,2 % . Năm 2010 bùng lên được 10,3% mấy tháng đầu nhờ có 800 tỷ đô la đổ vào kích thích nhưng 3 tháng cuối năm (quý 4) tụt xuống 9,7% để từ từ suy giảm . Năm 2011 mức tăng trưởng lần lượt qua 4 kỳ 3tháng (quý) là 9,7% – 9,6% – 9,4% – 9,2% , qua năm 2012 sự xuống dốc thật đáng quan ngại : 8,1% – 7,8% – 7,7% – 7,8% . . . năm 2015 mức tăng trưởng chỉ còn 6,9%, 3 tháng đầu năm 2016 là 6,5% . Đó là những con số chính thức của nhà nước Trung Quốc công bố . Nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu cho rằng năm 2015 mức tăng trưởng của nước này chỉ từ 3,6 đến 4%, thậm chí có thể là 0% vì những con số thống kê của Trung Quốc “do con người làm ra và vì vậy không đáng tin cậy”, Lý khắc Cường khi còn là Bí Thư Tỉnh Ủy Liêu Ninh năm 2007 nói với đại sứ Mỹ . Tức là nó không phải sự thật, những con số tuyên truyền hay những số liệu “phục vụ cho các mục tiêu chính trị” theo tiến sĩ Tạ Điền . Thời Mao các đài phát thanh ngày nào cũng ra rả nông nghiệp vượt chỉ tiêu, tăng gia năng xuất 20%, 30% . . . mà dân chết đói như rạ, 37 triệu người thời Bước Tiến Nhảy Vọt .


Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 làm cho Trung Quốc bắt đầu suy sụp dù đã đổ ra gần 1.000 tỷ USD cứu vãn nhưng không có hiệu quả . Tờ Le Monde ra ngày 29-11-2011 cho rằng tháng 11/2011 là tháng Trung Quốc bị xáo trộn nhất, mở đầu tại Ôn Châu rồi lan ra các thành phố khác ở Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang . . . . Các công ty vỡ nợ hàng loạt, chủ bỏ trốn hay tự tử, công nhân biểu tình đòi trả lương . Hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ngành may mặc giảm 33%, plastic 50%, cao xu 60%, các xưởng đóng giày ở Haỉ Ninh đóng cửa tới 60%, tỉnh Quảng Đông xuất cảng giảm 9%, nhà tại 30 thành phố xuống giá, riêng Bắc Kinh tháng 10-2011 có 120.000 căn nhà không bán được, 177 văn phòng địa ốc đóng cửa .


Theo tờ Kinh Tế Thế Kỷ Thứ 21, từ đầu năm đến tháng 10-2011, riêng tỉnh Chiết Giang có 228 ông chủ bỏ trốn biệt tăm, 9 ông tự tử vì thua lỗ, có trường hợp tự tử cả nhà làm chính quyền tỉnh này phải giám sát chặt chẽ 5.000 công ty còn đang hoạt động . ( RFI ngày 09-12-2011)


Tập cận Bình hưởng cái di sản không có gì là tốt đẹp của Hồ cẩm Đào để lại . Kinh tế tiếp tục đi xuống, các địa phương, các xí nghiệp nợ nần chồng chất nhất là các xí nghiệp, các tập đoàn quốc doanh, cái đuôi Cộng Sản, mảnh đất màu mỡ ưu ái dành riêng cho con cái các công thần của chế độ . Những xí nghiệp này có quá nhiều ưu tiên về vay vốn Ngân Hàng, thị trường nhưng lại thường thua lỗ, tiền thuế của dân luôn phải bù đắp . Ngày 18-3-2014, Thủ Tướng Lý khắc Cường có cuộc họp báo sau khi kết thúc họp Quốc Hội kỳ 2, khoá 12 cảnh cáo sẽ có nhiều doanh nghiệp bị phá sản . Tính chung cả nợ của nhà nước và nợ của tư nhân đã lên hơn 200% Tổng Lợi Tức Quốc Gia(GDP) .


Theo công ty thẩm định Tài Chánh Standard and Poor’s, các doanh nghiệp Trung Quốc “đang ngồi trên một núi nợ 13.800 tỷ USD”, cao hơn cả khối nợ của Mỹ . Năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia sàn Chứng Khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ yuan # 300 tỷ USD, năm 2014 số nợ đó lên gấp hơn 2 lần : 4.700 tỷ yuan (783 tỷ USD) .


Vì vậy (năm 2014) báo chí Trung Quốc do nhà nước kiểm soát thổi lên cơn sốt Chứng Khoán làm thị trường này tăng 150% trong khoảng 1 năm tương tự như cơn sốt chim cút ở Sàigòn năm 1970 do người Hoa trong vùng Chợ Lớn chủ động tạo ra . Chiến dịch này có 2 điều lợi : 1, đánh lạc hướng tình hình bi quan về kinh tế; 2, các xí nghiệp, tập đoàn quốc doanh kiếm được khá nhiều tiền nên nhà nước đỡ phải bù lỗ .


Có lẽ đây là một loại thuốc liều bắt buộc phải uống, vì ngân sách còn phải tăng cho Quốc Phòng do tình hình căng thẳng ở Biẻn Đông và Hoa Đông, nhất là cho ngành mật vụ công an để đề phòng bất ổn xã hội, lại thêm cả gánh mặng nuôi đoàn quân “Dư Luận Viên” đông đảo hơn 2 triệu mới thành lập trải từ thành thị tới nông thôn nhằm tuyên truyền và theo dõi dân chúng trong khi ngành xuất cảng liên tục giảm sút, các công ty, xí nghiệp mất khả năng thanh toán, đóng cửa hoặc thiếu thuế. Chỉ riêng 45 công ty địa ốc trong đó có các tập đoàn như Agile, Soho China, Vanke đáng lẽ phải đóng 4.600 tỷ yuan nhưng chỉ trả được 800 tỷ, còn thiếu 3.800 tỷ hay 623 tỷ USD .


Dù đã hết sức chống chỏi che chắn, tất cả những khuyết điểm của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng phải bộc lộ ra . Trước hết và mạnh nhất là thị trường Chứng Khoán được cổ võ, nâng lên trước đây thì kể từ sau ngày 12-6-2015 xẹp xuống và liên tục mất giá làm bao nhiêu người phá sản, nhiều người tự tử . Trong thời gian 2 tuần lễ, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 -2015 thị trường này sụt gần 30% và mất khoảng 3.800 tỷ USD . Chính quyền vội vã bơm tiền từ Ngân Hàng Trung Ương hay lấy từ quỹ hưu bổng để ngăn chặn nhưng kết quả không đạt mong muốn và tiếp tục tuột dốc . Cuối tháng 7-2015 chỉ số Composite Thượng Hải 3 lần giảm giá, có lần tới hơn 8%, hạ tuần tháng 8/2015 có 6 ngày và ngày 24-8 là Thứ Hai Đen : Composite Thượng Hải giảm 8,5%, nặng nhất trong 8 năm trước đó .


Đến đầu năm 2016 thì những chứng bịnh trầm kha của nền kinh tế Trung Quốc không còn che giấu được nữa : Hơn 70 triệu căn nhà không bán được, 50 thành phố có những khu vực là thành phố ma, ngành sản xuất thép, than dự trù sa thải 8 triệu công nhân (Rueters), hàng trăm nhà máy luyện thép, hàng ngàn mỏ than đóng cửa, ngày 15-3 nhiều ngàn công nhân than tỉnh Hắc Long Giang tràn vào các công sở đòi 6 tháng lương chưa được trả .


Ngành công nghiệp, theo tạp chí Caixin và Market Economics chỉ số sản xuất PMI 10 tháng liền giảm dưới 50, riêng tháng 12-2015 giảm xuống mức 48,5 . Xuất cảng tháng 12-2015 giảm 25,4%(so với 12/2014), nhập cảng giảm 13,8% !


Ngành Tài Chánh, nợ xấu (khó đòi) của các ngân hàng Trung Quốc lên tới 1.300 tỷ USD, đồng Nhân Dân Tệ (yuan) năm 2015 phá giá 5 lần .


Ngày 26-2-2016 Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc Chu tiểu Xuân trấn an các nước G20 họp ở Thương Hải rằng trong thời gian tới Trung Quốc không phá giá đồng NDTệ, nhưng 3 ngày sau, 29-2 đồng NDTệ bị phá giá 0,17%, 6,545 NDTệ = 1 USD . Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không giữ được lời hứa vì quá quẫn bách . Nợ công + nợ tư của Trung Quốc lên tớỉ 236% GDP, Chứng Khoán trong tháng 1-2016 có 6 ngày sụt giá .


Người ta tháo chạy . Các đại công ty nước ngoài như Yahoo, Best Buy đóng cửa chạy trước, các hãng nhỏ chạy sau . Ba tháng đầu năm 2016 các công ty nước ngoài bán cơ sở, xí nghiệp thu khoảng 73 tỷ đô la để chạy (3 tháng đầu năm 2015 là 6,2 tỷ USD) . Các đại gia Trung Quốc, các hoàng tử đỏ cũng tháo chạy ào ạt : 30% trong Hồ Sơ Panama mới bị tiết lộ là người Trung Quốc, trong đó có nhiều thân nhân của những lãnh tụ vô sản đã, hay đang tại chức .
Tờ Le Monde, Les Echos, Tỷ phú Soros . . . từng tiên đoán kinh tế Trung Quốc đang đi đến đoạn kết . Và ngày 14-4-2016, một trong những cơ quan có thẩm quyền nhất về kinh tế trên thế giới là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự báo : Kinh tế Trung Quốc “ sẽ không hạ cánh nhẹ nhàng “ (web RFI 14/4/2016) .

Lời văn thông báo giữ tính lịch sự của một cơ quan quốc tế, sự thực thì phải nói : ” Kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh nặng nề” .
(Còn tiếp)
Chủ nhật, 29/05/2016

Thấy gì từ việc Trung Quốc chê tình trạng độc thân của nữ tổng thống Đài Loan?

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ký văn bản đầu tiên sau lễ nhậm chức tại Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 20 tháng 5 năm 2016.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ký văn bản đầu tiên sau lễ nhậm chức tại Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 20 tháng 5 năm 2016.
Chỉ trích của Trung Quốc nhắm vào tình trạng độc thân của tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phơi bày sự chia rẽ về cách nhìn nhận của hai xã hội dân tộc Trung Hoa, vốn mâu thuẫn về mặt chính trị, đối với giới tính và sự lãnh đạo trong bối cảnh có những áp lực phát triển khác nhau.
Người dân ở Trung Quốc đại lục thường cho rằng phụ nữ, dù được chấp nhận trong lực lượng lao động, nên đặt hôn nhân và sự thịnh vượng của gia đình làm mục tiêu hàng đầu của họ. Những giá trị Nho giáo từ 2.500 năm trước đề cao những ý tưởng này, đã xuất hiện trở lại kể từ khoảng năm 2000 với sự suy giảm nhiệt tình cách mạng Cộng sản cũ vốn chủ trương bình đẳng giới tính.

Ở đại lục ngày nay, phụ nữ độc thân ở độ tuổi quá 30 thường bị gọi là "gái lỡ thì."
Tại Đài Loan, nơi mà là 98 phần trăm dân số là người Hoa, hôn nhân vẫn là một lý tưởng, nhưng phụ nữ ngày càng tránh né nó để theo đuổi sự nghiệp, thu nhập và sự tự do không vướng bận những nghĩa vụ gia đình mà có thể bao gồm việc chăm sóc cha mẹ chồng cộng thêm con cái của chính họ.
Trung Quốc vốn đã không thích bà Thái vì bà khước từ lời kêu gọi đối thoại của họ, với điều kiện cả hai xem mình là một phần của Trung Quốc. Đài Loan và Trung Quốc vẫn là hai đối thủ chính trị kể từ những năm 1940. Hai nước láng giềng Châu Á này tự cai trị, nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và nhất mực nói rằng Đài Loan phải nằm dưới quyền kiểm soát của họ khi cuộc nội chiến Trung Quốc kết thúc vào những năm 1940. Những cuộc khảo sát ý kiến cho thấy hầu hết người Đài Loan muốn được quyền tự chủ như ngày hôm nay.

Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, đăng bài bình luận hôm thứ Ba nói rằng, "là một chính trị gia nữ độc thân, bà Thái thiếu gánh nặng cảm xúc của tình yêu, sự ràng buộc của gia đình hay những lo toan về con cái." Vương Vệ Tinh, một nhà phân tích của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là thành viên của một cơ quan bán chính thức phụ trách đối thoại với Đài Loan, đã viết bài bình luận này.
Bà Thái tập trung quá nhiều vào những chi tiết và mục tiêu ngắn hạn, thay vì những vấn đề chiến lược rộng lớn hơn, bài viết của Tân Hoa Xã nói thêm. "Phong cách và chiến lược của bà ta trong việc theo đuổi chính trị liên tục nghiêng về phía tình cảm, cá nhân và cực đoan," bài viết nói.
Tân Hoa Xã đã gỡ bỏ bài viết, nhưng những cơ quan truyền thông khác của Trung Quốc vẫn phải đăng bài viết sau đó trong tuần.
Nhưng rất ít người Đài Loan bình phẩm công khai về giới tính hay tình trạng hôn nhân của luật gia 59 tuổi này khi bà vận động tranh cử tổng thống hồi năm ngoái cạnh tranh với hai người đàn ông. Bà giành chiến thắng với tỉ lệ áp đảo vào tháng 1 và nhậm chức vào ngày 20 tháng 5 trong tư cách là nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan.
Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức tại Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 20 tháng 5 năm 2016.

Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức tại Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 20 tháng 5 năm 2016.
Ngô Thụy Quốc, giám đốc quản lý một công ty tư vấn rủi ro chính trị tại Đài Bắc, nói: "Người Trung Quốc cần phải hiểu rằng bây giờ là thế kỷ 21. Một số những điều này còn không có sức nặng huống hồ là sự khả tín đối với người dân Đài Loan. Phát ngôn như vậy là phản tác dụng đối với sự ổn định của mối quan hệ xuyên eo biển và gần như mang tính cá nhân."
Lôi Thiến, người từng là nhà lập pháp nữ và giờ là giám đốc điều hành của trung tâm nghiên cứu Thế kỷ 21 Trung Hoa ở Đài Loan, gọi bài viết này là sự công kích cá nhân phơi bày sự thiên vị giới tính ở Bắc Kinh.

"Đây là một cách ngầm công kích cá nhân bà Thái Anh Văn," bà Lôi nói. "Tuy nhiên, điều rất rõ ràng là khi những chính trị gia nam không phải chịu những chỉ trích giống như vậy thì những chính trị gia nữ cũng không nên chịu những chỉ trích đó.”
"Tôi chỉ đơn giản cho rằng Đài Loan có mức độ phụ nữ tham gia chính trị lớn hơn, do đó có thể có sự khác biệt về kinh nghiệm cho những tiêu chuẩn được áp dụng cho những chính trị gia nữ so với những chính trị gia nam," bà nói.
Bà nói thêm với Trung Quốc, "tôi nghĩ rằng khi nước này dần dần tiến khung cảnh chính trị hiện tại của mình thì loại di sản và quan niệm xưa cũ của Trung Quốc lại có ảnh hưởng."
Tỉ lệ sinh con ở Đài Loan đã sụt giảm xuống mức ít hơn một em bé trên một phụ nữ trong năm 2011, khiến chính phủ lo lắng về năng suất lao động lâu dài. Nhưng phụ nữ ở những nơi tương đối giàu có khác của Châu Á, như ở Hong Kong và Singapore, cũng đang gạt chuyện sinh con sang một bên để xây dựng sự nghiệp.
Ngược lại, ở Trung Quốc 46 phần trăm người dân sống ở vùng nông thôn, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới. Những người đó thường sống ở những trang trại và gần mức nghèo túng. Những hoàn cảnh đó càng củng cố vai trò giới tính truyền thống khi người đàn ông tập trung vào công việc đồng áng vất vả và phụ nữ thì coi sóc nhà cửa.
Người Đài Loan đề cao những người phụ nữ biết cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp, bao gồm cả chính trị, theo lời bà Trần Oánh, một nhà lập pháp nữ của đảng cầm quyền đã tham chính tám năm qua. "Gần như tất cả phụ nữ, vì công việc của họ, đều cảm thấy khó chú tâm đến cả hai, nên cử tri sẽ thông cảm về vấn đề này bởi vì chúng tôi đầu tư rất nhiều thời gian vào công việc của chúng tôi," bà Trần nói.
Một số cử tri thậm chí thích những chính trị gia nữ hơn vì quan niệm cho rằng họ thấu hiểu những vấn đề mà những gia đình phải đối mặt hơn là đàn ông, bà nói thêm.
Rất ít phụ nữ đạt tới những chức vụ hàng đầu trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một hình mẫu hiện đại trong số những chính trị gia nữ là bà Ngô Nghi, một thành viên Bộ Chính trị được nhiều người đặt biệt danh là "quý bà thép" vì kỹ năng thương thuyết của bà. Nhưng bà đã về hưu vào năm 2008.
Văn phòng tổng thống ở Đài Loan hôm thứ Sáu từ chối bình luận về bài viết trên Tân Hoa Xã.
Nhưng chính phủ của bà đã phản ứng một cách nhanh chóng về một loạt những nhận xét chính trị nghiêm khắc từ Trung Quốc trong tuần qua. Chính phủ Bắc Kinh đã cảnh báo chớ có bất kỳ nỗ lực nào tại Đài Loan cho sự độc lập về mặt pháp lý và đặt nghi vấn liệu bà Thái có muốn đàm phán với Bắc Kinh hay không.
Bà Thái khước từ "một Trung Quốc" là điều kiện tiên quyết cho đối thoại, làm nổi bật những cuộc đàm phán nhìn chung lạc quan giữa Bắc Kinh và người tiền nhiệm của bà là ông Mã Anh Cửu từ năm 2008. Bà đã lên tiếng ủng hộ những cuộc đàm phán theo luật pháp Đài Loan, nếu dân chúng Đài Loan chấp thuận.
 -viec-trung-quoc-che-tinh-trang-doc-than-cua-nu-tong-thong-dai-loan/3349332.html



Obama tưởng niệm nạn nhân Hiroshima, Trung Quốc bất bình

media 

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại lễ tưởng niệm nạn nhân vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima (Nhật Bản). Ảnh chụp tại Hiroshima ngày 27/05/2016REUTERS/Carlos Barria
Bắc Kinh đã theo dõi sát sao chuyến viếng thăm và bài diễn văn của tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hiroshima ngày 27/05/2016, bên lề hội nghị thượng đỉnh G7. Trong bài diễn văn, tổng thống Mỹ đã tưởng niệm các nạn nhân Nhật Bản của quả bom nguyên tử do quân đội Mỹ thả quả xuống thành phố Hiroshima ngày 06/08/1945. Thế nhưng, những lời phát biểu của người đứng đầu Nhà Trắng đã khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget cho biết thêm chi tiết :
Chỉ vài giờ sau bài diễn văn của tổng thống Barack Obama, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã phát biểu giữa một rừng camera : « Dĩ nhiên là phải nhớ đến sự kiện Hiroshima, nhưng cũng không được quên cuộc thảm sát Nam Kinh ».

Cướp bóc, hãm hiếp và vòi tiền do quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản tiến hành vào năm 1937 tại cố đô của Trung Quốc có thể đã gây nên cái chết của 42.000 đến 300.000 người theo nhiều nguồn tin khác nhau. Ông Vương Nghị nói thêm : « Cần phải tưởng niệm các nạn nhân, nhưng những tên đao phủ cũng phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát này ».
Trung Quốc công kích như trên song không nêu đích danh nước láng giềng Nhật Bản, đồng thời là kẻ thù từ lâu. Tân Hoa Xã còn cho rằng thông qua chuyến công du của tổng thống Mỹ, Nhật Bản muốn biến mình thành một nạn nhân của Đệ Nhị Thế Chiến trong khi quốc gia này thực ra là một trong số các đao phủ.
Bắc Kinh thừa biết là các cuộc đàm phán của khối G7 tập trung nhiều vào tình hình căng thẳng hiện nay tại Biển Đông. Chính những căng thẳng này đã khiến Trung Quốc và Nhật Bản bất đồng và dĩ nhiên là làm Bắc Kinh bực tức. Hai ngày trước khi khai mạc thượng đỉnh G7, Trung Quốc đã yêu cầu các nước tham gia không được « xía » vào chuyện nội bộ khu vực.



 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160528-obama-tuong-niem-nan-nhan-hiroshima-trung-quoc-bat-binh



Mỹ bất bình về một quảng cáo Trung Quốc mang tính kỳ thị màu da


media 
Dư luận Mỹ bất bình về đoạn quảng cáo mang đầy mầu sắc phân biệt chủng tộc của nhãn hiệu bột giặt Trung Quốc Qiaobi. Ảnh minh họa.RFI / Danielle Birck
Một đoạn quảng cáo thương hiệu bộ giặt Qiaobi của Trung Quốc đang bị phản đối dữ dội tại Hoa Kỳ vì mang mầu sắc phân biệt chủng tộc. Giới truyền thông Mỹ cho rằng quảng cáo trên minh họa rõ nét tình trạng phân biệt chủng tộc mà người da đen tại Trung Quốc phải gánh chịu.
Theo AFP, thoạt nhìn, quảng cáo này cũng giống như những quảng cáo khác. Người ta nhìn thấy một phụ nữ Trung Quốc đang nhét quần áo bẩn vào máy giặt. Đúng lúc đó, một người đàn ông da đen điển trai bước vào phòng dịch vụ giặt đồ. Có vẻ như người này là một họa sĩ vì anh ta có vết sơn trắng trên mặt và tay cầm một cây bút vẽ. Chiếc áo phông của anh thì đầy vết bẩn.

Người phụ nữ ra hiệu cho anh lại gần. Người đàn ông da đen định ôm lấy người phụ nữ nhưng bị cô nhét vào miệng một viên bột giặt và đẩy anh ta vào trong máy giặt. Chàng thanh niên da đen hét lên, nhưng máy giặt đã hoạt động. Khi máy giặt ngừng lại, người ta thấy một chàng trai châu Á đẹp trai xuất hiện. Anh ta mặc một chiếc áo phông sạch tươm. Và người phụ nữ nhìn anh ta đầy ngưỡng mộ.
Quảng cáo của thương hiệu bột giặt Qiaobi không gây phản ứng gì tại Trung Quốc và chỉ được xem 2.000 lần trên website chia sẻ video Youko (YouTube của Trung Quốc). Thế nhưng, rất nhiều trang thông tin trực tuyến nước ngoài lại cho rằng quảng cáo trên mang tính phân biệt chủng tộc. Các cơ quan truyền thông Mỹ thì cho rằng quảng cáo trên minh họa rõ nét tình trạng phân biệt chủng tộc mà người da đen tại Trung Quốc phải gánh chịu.
Phản ứng trước những chỉ trích trên, công ty sáng tạo quảng cáo trên cho rằng các cơ quan truyền thông nước ngoài « quá nhạy cảm ». Công ty Leishang kinh doanh nhãn bột giặt này đã không trả lời đề nghị giải thích của hãng tin Pháp AFP.
Quảng cáo trên được quay vào đầu năm 2016, nhưng đoạn quảng cáo rút gọn, không có "nhân vật da đen" xuất hiện, thường được sử dụng nhiều hơn. Thế nhưng, tập đoàn sở hữu hiệu bột giặt Qiaobi không hiểu tại sao đoạn quảng cáo dài lại bị đưa lên mạng.
Tại Trung Quốc, cả nữ giới và nam giới đều chuộng làn da trắng, và được coi là một tiêu chí sắc đẹp truyền thống. Điều này giải thích sự thiếu đa dạng về chủng tộc trong các cơ quan truyền thông và dần dần góp phần vào việc tẩy chay người da đen.
Tuy nhiên, số lượng người da đen sống tại Trung Quốc, đặc biệt là tại thành phố Quảng Châu, ngày càng đông nhờ giao thương giữa Trung Quốc và châu Phi phát triển mạnh trong những năm gần đây.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160528-my-bat-binh-mot-quang-cao-trung-quoc-mang-tinh-phan-biet-chung-toc



Biển Đông : Chuyên gia quốc tế tố cáo thủ đoạn “sự đã rồi” của Bắc Kinh


media 
Ảnh vệ tinh chụp Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) ở Biển Đông, được trung tâm CSIS công bố ngày 08/01/2016Reuters
Trong hai ngày 06-07/05/2016, hàng chục nhà nghiên cứu tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới đã tề tựu về trường Đại Học Yale (New Haven, bang Conecticut), để tham gia cuộc hội thảo về “Tranh chấp Biển Đông” (Conflict in the South China Sea). Mở ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang gấp rút đẩy mạnh việc áp đặt quyền kiểm soát của họ trên vùng biển mà họ cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc,
hầu hết các học giả đều vạch trần các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt sự đã rồi trong vùng, bất chấp luật lệ quốc tế hay phản đối của nước khác.
Nội dung hai ngày hội thảo khoa học tại Yale được thể hiện rõ qua các chủ đề được đề cập đến tại ba tiểu ban khác nhau:
(1) Các vấn đề lịch sử về tranh chấp Biển Đông;
(2) Biển Đông và các vấn đề địa lý chính trị;
(3) Luật pháp và tranh chấp Biển Đông.
Tham gia hội thảo có khá nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi về Biển Đông, từ Giáo sư Carlyle Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, Tiến Sĩ Patrick M. Cronin, chuyên gia về an ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại trung tâm nghiên cứu Mỹ Center for a New American Security, cho đến tướng hồi hưu Daniel Schaffer thuộc trung tâm tham vấn Asia 21 tại Pháp, hay giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine Hoa Kỳ.
Để tìm hiểu thêm về cuộc hội thảo về Biển Đông tại Đại Học Yale, RFI đã có bài phỏng vấn nhanh với giáo sư Ngô Vĩnh Long.
RFI :Đâu là yếu tố nổi bật nhất tại cuộc hội thảo ?
Ngô Vĩnh Long : Yếu tố mới nổi bật là đa số những học giả đều nhận định là Trung Quốc đang ráo riết tăng cường các hoạt động ở Biển Đông để đặt các nước trong khu vực và trên thế giới trong tình trạng đã rồi.
Tuy nhiên đối phó với Trung Quốc thế nào thì tôi thấy góc nhìn của các học giả trong các tham luận của họ tuỳ thuộc vào chuyên môn nghiên cứu của từng cá nhân cũng như tuỳ thuộc việc họ đang là công dân của quốc gia nào.
Một ví dụ nổi bật : Học giả Mỹ tên Patrick Cronin của một viện nghiên cứu an ninh và chiến lược tại Hoa Thịnh Đốn và là một người thường gặp các quan chức Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng như Nhà Trắng cho biết rằng ông đã khuyến nghị là Mỹ nên tuyên bố vùng bãi ngầm Scarborough mà Trung Quốc đã chiếm của Phi thuộc sự bảo hộ của Hiệp Ước Phòng Thủ giữa Mỹ và Phi để tránh việc Trung Quốc xây đảo và lập khu quân sự trên đó như Trung Quốc đã cho biết là có ý định làm như thế.
Ông cũng cho biết thêm là tình thế hiện nay, theo ông, rất cấp bách, cho nên tổng thống Obama có thể đưa ra thông cáo đó trước hay trong chuyến đi thăm khu vực Đông Nam Á cuối tháng 5 này.
Ông cũng đồng ý với một số diễn giả khác là Tổng Thống Obama cũng có thể sẽ tuyên bố dỡ bỏ chính sách cấm vận bán vũ khí “sát thương” cho Việt Nam, một phần là để giúp cho các tổng thống Mỹ sắp tới khỏi phải bận tâm hay gặp khó khăn trong vấn đề này trong tương lai.
RFI :Quan điểm chung các nhà nghiên cứu là gì ?
Ngô Vĩnh Long : Như tôi mới vừa đề cập ở trên, quan điểm chung là Trung Quốc sẽ càng ngày càng lấn tới, nhưng cách đối phó như thế nào thì tùy góc nhìn của từng nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu về quân sự và an ninh như tướng về hưu Daniel Schaeffer của Pháp và giáo sư về hưu Carl Thayer của Úc thì nhấn mạnh chiến lược quân sự và an ninh của Mỹ và các nước lớn. Tuy nhiên họ cũng không bỏ qua vấn đề sử dụng luật pháp để đối phó với Trung Quốc.
Về vấn đề sử dụng luật pháp quốc tế thì được đa số các nhà nghiên cứu đồng ý. Tuy nhiên trong các tham luận của các chuyên gia về luật thì họ có những nhận định khác biệt về việc ứng dụng các thứ luật hiện hành như thế nào. Nói chung, phần lớn các diễn giả đồng ý là việc vận dụng luật đối với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông phải đi đôi với các hoạt động ngoại giao và quân sự.
Tiến sĩ Harry Kazianis về chiến lược an ninh tại viện Potomac Foundation ở Hoa Thịnh Đốn có bài tham luận về chiến lược ông gọi là “Shamefare”, tức là Mỹ và các nước trong khu vực phải làm cho Trung Quốc mất mặt trước dư luận quốc tế qua việc sử dụng báo chí và truyền thông.
Ngược lại, theo Tiến sĩ Enrico Fels của Trung tâm Nghiên cứu Toàn Cầu, gọi là Center for Global Studies ở Bonn (Đức), thì theo kinh nghiệm sau Đại Chiến Thứ Hai thì các nước trong khu vực và ngoài khu vực nên giao luôn Hoàng Sa cho Trung Quốc, vì đấy là việc đã rồi, với điều kiện là Trung Quốc đồng ý thương lượng vấn đề Trường Sa và Scarborough.
RFI : Tham luận của giáo sư tập trung nêu bật vấn đề gì ?
Ngô Vĩnh Long : Trước lúc đến hội thảo, tôi biết là các học giả khác chỉ nói đến những vấn đề chung, hoặc những vấn đề theo hướng của đất nước họ. Đối với tôi là người Việt Nam, thì tôi thấy là vấn đề Việt Nam rất quan trọng.
Cho nên tham luận của tôi nêu bật vị trí địa chính trị của Việt Nam, và tại sao cái vị trí này đã làm cho Việt Nam thành nước bị Trung Quốc ảnh hưởng và kiếm chế trên rất nhiều mặt và từ nhiều phía.
Chính quyền Việt Nam đã rất nhân nhượng Trung Quốc trong hơn 40 năm qua trên hồ sơ Biển Đông, nhưng Trung Quốc đã không những không đáp ứng, mà lại càng ngày càng bắt bí và gây tổn thương cho Việt Nam. Việc này đã sinh ra mâu thuẩn rất lớn giữa người dân và chính quyền.
Do đó, nếu chính phủ không có chính sách năng động, khẩn trương, và ráo riết đối với hồ sơ Biển Đông, thì việc đổ vỡ, nếu không nói là sống còn của chế độ, có thể xẩy ra. Ảnh hưởng sẽ rất xấu không những đối với xã hội Việt Nam và một số nước khác.
Để tránh việc này và để giải quyết hồ sơ Biển Đông, tôi có đưa ra một số kiến nghị, trong đó theo tôi, vấn đề quan trọng là vận động sự ủng hộ của nhân dân trong nước và trên thế giới. Tôi có nêu lên chi tiết là phải làm như thế nào.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160510-bien-dong-chuyen-gia-quoc-te-to-cao-thu-doan-%E2%80%9Csu-da-roi%E2%80%9D-cua-bac-kinh

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 28-5-2016


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 28-5-2016
PARIS, ngày 28.5.2016 (PTTPGQT) - Viện Hoá Đạo vừa chuyển đến Phòng Thông Tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Khánh chúc An Cư của Hoà thượng Thích Tâm Liên, Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăns sự. Xin mời đọc sau đây toàn văn bản Khánh chúc An cư, và Câu Chuyện Cuối Tuần về hai chữ Nhân Quả :

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN HOÁ ĐẠOTỔNG VỤ TĂNG SỰ
Tu Viện Long Quang – Thị Xã Hương Trà - Tỉnh Thừa Thiên Huế
Phật lịch 2560
Số 01.16/VHĐ/TVTS/TVT



KHÁNH CHÚC AN CƯ KIT H
PHẬT LỊCH 2560-2016

-----------------TỔNG VỤ TRƯỞNG TỔNG VỤ TĂNG SỰ
VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Kính gởi
- Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Lưỡng Viện
- Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni.
- Đồng bào Phật tử các giới.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính bạch Chư Liệt Vị
Phật Đản lại về trong niềm hân hoan của hằng triệu tín đồ trên khắp Thế Giới.
Sen nở, ve kêu chào mừng Ánh Đạo cũng là lời nhắc nhở chúng ta đây là mùa sinh sôi nẩy nở của vạn loại côn trùng trong mùa mưa Ấn Độ hay mùa hạ Việt Nam.
Lời nhắc nhở ấy là hành trình đưa người Tu sĩ vào một mùa Cấm Túc An Cư hay còn gọi là An Cư Kiết Hạ theo truyền thống Đạo Phật, cũng như nhắc nhở người Cư sĩ tại gia một mùa gieo nhân lành dâng lên Ngôi Tam Bảo.
Mục tiêu thứ nhất mà Đức Phật thiết giới An Cư Kiết Hạ là tránh ngộ sát côn trùng, từ đó phát sinh ra mục tiêu thứ hai là dịp để Chư Tăng hội tụ nơi Giới trường, thúc liễm thân tâm trong ba tháng, nhằm trang bị thêm năng lượng Giới học, Định học để củng cố Tuệ Giác phục vụ chúng sanh trong một Hạ lạp, tức là một năm phục vụ chúng sinh, phục vụ nhân loại.
Để đạt được ước vọng đó, Chánh Tri Kiến sẽ cho chúng ta nhìn lại chính mình, nhìn lại xã hội nhân quần, nhìn lại Giang sơn Tổ quốc, để tiến đến cứu cánh là đem lại hạnh phúc cho Dân Tộc nói riêng và cho tất cả chúng sanh, nhân loại nói chung.
Chánh Tri Kiến chỉ thực sự được thể hiện khi chúng ta phát tâm phụng trì Giới Luật vì Giới Luật là nền tảng của Định và Tuệ. Phật Pháp chỉ có thể tồn tại lâu dài khi Giới Luật được nghiêm trì. Đó chính là lý do tại sao Đức Phật dạy “Giới Luật là thọ mạng của Chánh Pháp”.
Do Chánh Tri Kiến không được phát huy và tôn trọng nên đã có lúc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phải đối mặt với nội ma và ngoại chướng trong hơn 40 năm d0en tối vừa qua, nhưng nhờ Chánh Tri Kiến, chúng ta đã luôn thực hành con đường Bồ Tát Đạo, con đường Chư Lịch Đại Tổ Sư đã đi qua, và chúng ta đang tiếp bước dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Như những đóa sen ngát hương trong mùa Phật Đản, Người Tu Sĩ đang bước chân vào Giới Trường thanh tịnh để bắt đầu một mùa An Cư.
Tổng Vụ Tăng Sự xin kính chúc Chư Đại Tăng pháp thể khinh an trong thời gian trưởng dưỡng thân tâm để hoàn thành hạnh nguyện Hoằng Pháp Độ Sinh theo tinh thần Phật Pháp bất ly Thế Gian Pháp.
Tổng Vụ Tăng Sự cũng xin kính chúc Phật tử các giới tích cực trong việc thân cận Giới trường để hộ trì Chư Đại Tăng mùa An Cư Kiết Hạ Phật Lịch 2560- 2016 hoàn thành viên mãn.
NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT
Mùa Phật Đản Phật Lịch 2560-2016
Phó Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
kiêm Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự
Sa Môn THÍCH TÂM LIÊN
Kính thượng trình :
- Đức Đệ Ngũ Tăng Thống
thẩm tường.-GS Giám Đốc PTTPGQT kính tường và kính phổ biến.
-Lưu./.
 
 
 
 
Câu Chuyện Cuối Tuần
 
 
 
“Câu Chuyện Cuối Tuần” là một đề mục của Đài Phật giáo Việt Nam phát thanh về trong nước, trình bày vấn đề Phật Pháp & Thời luận phát thanh mỗi thứ sáu hàng tuần, do ký giả Triều Thanh phụ trách.
Hôm nay xin mời bạn đọc theo dõi cuộc phỏng vấn Cư sĩ Võ Văn Ái về “Nhân Quả” chép lại từ cuộc phỏng vấn trong chương trình Đài thứ sáu mồng 1 tháng tư dương lịch 2016 :

Nói về Nhân Quả

Triều Thanh : Thưa ông Võ Văn Ái, gần đây tôi có đọc cuộc chuyện trò của hai nhà văn trên mạng. Ông này hỏi ông kia : Anh có tin vào Luân hồi không ? Ông nhà văn kia trả lời, đại khái : Tôi không tin vào luân hồi, một đời khổ nhục và địa ngục này đủ quá rồi ! Chẳng mong có thêm đời sau. Ông nghĩ sao về lời phản bác lý thuyết luân hồi của Phật giáo như vậy ?
Võ Văn Ái : Đây không là lời phản bác, mà là lời than sau cuộc sống quá bi lụy, nhọc nhằn, bị lăng nhục. Tỉ như người làm việc mệt nhọc suốt ngày, buộc miệng nói : “Mệt quá ! Chết cho khỏe”. Nhưng chết xong thì ai khỏe đây ?
Cũng vậy, luân hồi không là chuyện đức tin. Anh tin hay anh không tin, nó vẫn là quy luật Nhân Quả, chạy trời không khỏi nắng.
Triều Thanh : Nhân quả là lẽ thường tình ? Ai gây nhân thì kẻ ấy gặt quả. Dính líu gì tới chuyện luân hồi ?
Võ Văn Ái : Ai gây nhân kẻ ấy gặt quả. Đó là cách nói chung chung đem áp dụng cho bất cứ trường hợp nào, như dầu Nhị thiên đường trị bá bệnh. Song hiểu rốt ráo hai chữ Nhân Quả như kinh sách Phật giáo giải bày, cần nghiên cứu rộng qua mọi hình thái của hai từ nhân và quả.
Ta biết rằng mọi sự vật không tự nhiên mà sinh thành. Tất cả cần có đủ điều kiện mới có thể phát sinh. Điều kiện là nhân, phát sinh là quả. Như muốn xây nhà, cần phải có gạch, ngói, gỗ, xi măng, người thợ nề lành nghề. Đó là những điều kiện cần thiết, không thể thiếu thứ nào, gọi là nhân. Chúng kết hợp nhau xây nên ngôi nhà là cái quả của nhân ấy.
Từ đó ta nghiên cứu rộng đến nguyên nhân của những nguyên nhân thì mới nắm bắt được đạo lý Nhân Quả, để thâm hiểu bản tính trùng trùng duyên khởi của vũ trụ, của tất cả sự vật. Đây chính là cơ sở của đạo Phật bao trùm các pháp thế gian và xuất thế gian, từ thân thể, thân tâm, tới hoàn cảnh.
Về thế gian, thì Nhân Quả là những Nghiệp báo thể hiện qua vòng xoáy luân hồi.
Về xuất thế gian, thì tu đạo giải thoát qua các hạnh từ, bi, hỉ, xả, cứu độ chúng sinh mới mong chứng thành Phật đạo.
Nhân có hai thứ gọi là sinh nhânliễu nhân. Sinh nhân là những nguyên nhân phát sinh ra sự vật. Liễu nhân là những nguyên nhân phát hiện ra sự vật. Ví dụ như mỏ vàng nằm dưới lòng đất, chẳng mang giá trị hay tác dụng gì. Nhờ các nhà địa chất phát kiến, đào bới tìm ra, từ đó vàng mới có giá trị thực hữu. Như thế thì vàng là liễu nhân, tức không sinh ra sự vật, nhưng lại phát hiện ra sự vật.
Đức Phật nói : “Ta là Phật đã thành, Chúng sinh là Phật sẽ thành”. Ý nói ai cũng có Phật tính, ai cũng có thể thành Phật, miễn là biết tu học Phật Pháp cho đến khi thành tựu chánh quả. Nếu không tu học Phật Pháp để phát hiện và phát huy Phật tính của tự tâm, thì cứ phải lăn lộn theo dòng sinh tử, sống rồi chết, chết rồi sống, theo sự dẫn đưa của Nghiệp, tức những hành động thiện hay ác, để nhận lấy cái quả của nghiệp báo như vòng luân chuyển của luân hồi.
Nhờ tu học mà phát hiện Phật tính, rồi phát huy diệu dụng của Phật tính để cứu độ quần sinh, tất viên thành giác ngộ. Hiểu được như vậy, ta mới biết việc tu học Phật Pháp, là liễu nhân, để khám phá ra Phật tính, như mỏ vàng đã sẵn có. Kẻ nào không tu học, hẳn nhiên Phật tính vẫn có đó nhưng không được sống dậy và phát huy thành giác ngộ.
Cũng còn cách phân tích Nhân làm ba thứ : sinh nhân, tập nhân, y nhân.
Sinh nhân là những điều kiện cần thiết, như gạch, ngói, xi măng, thợ nề để xây nhà. Nhưng gặp trường hợp gạch, ngói nằm một nơi, xi măng nằm chỗ khác, anh thợ nề không có đó, thì việc xây nhà chưa thực hiện được. Cho nên cần tập họp chung các thứ ấy lại một chỗ, gọi là tập nhân. Chẳng những thế, mà còn phải tập hợp các điều kiện ấy ở một thời điểm thích ứng, tốt lành, thì công trình mới khởi công, gọi là y nhân.
Ngoài ra, Nhân có bốn thứ :
Thứ nhất là, các nhân cùng có một lần, kết hợp nhau để sinh ra quả. Nếu không sẽ không thể sinh ra quả. Và khi quả không có, nhân cũng bất thành. Thuật ngữ gọi là Câu hữu nhân. Không có sự vật nào có thể tự sinh, mà cần phải có nhiều nhân (những điều kiện) cùng kết hợp một lần, tác động nhau mà sinh ra quả.
Thứ hai, muốn có quả, các nhân cần phải tác động tương tục, trong một thời gian nhất định. Thuật ngữ gọi là Đẳng lưu  nhân.
Thứ ba, ngoài hai Câu hữu nhânĐẳng lưu nhân, còn có những nhân không phải là yếu tố chính, nhưng lại có ảnh hưởng giúp cho các nhân chính thành quả tốt lành. Như trồng lúa, ắt cần hạt giống, đất, nước, mặt trời và nhà nông. Nhưng nếu việc cày bừa không kỹ, phân bón không đều, bắt sâu không kỹ, thì gié lúa không cho nhiều hạt. Thuật ngữ gọi là Tăng thượng duyên. Đó là tăng thượng duyên tốt. Nhưng cũng có tăng thượng duyên xấu, như bão lụt làm hư hại mùa màng.
Vì vậy, muốn có quả tốt, ngoài nhân tốt, còn cần thiết gia tăng các tăng thượng duyên tốt, và bài trừ các tăng thượng duyên xấu.
Thứ tư, là điều trình bày vừa qua cho thấy các nhân, cái có trước, cái có sau, cái thì tiếp tục trong một thời gian dài hoặc ngắn, chúng tác động kếp hợp, ảnh hưởng lẫn nhau, để thành quả trong tiến trình nhân quả. Những yếu tố kết hợp, ảnh hưởng lẫn nhau, xuyên qua thời gian kết thành quả, tác dụng này thuật ngữ gọi là Dị thục nhân.
Dị thục nhân mang ba nghĩa : khác thời gian mà thành thục, khác phẩm loại mà thành thục, biến ra khác mà thành thục. Nói cho dễ hiểu trong vụ trồng lúa, thì khác thời gian giữa khi gieo mạ cho tới khi gặt lúa mất ba, bốn tháng. Khác phẩm loại như trồng lúa cần nhà nông cày bừa, gieo hạt… để đơm bông lúa. Còn biến ra khác mà thành thục, là phân bón, nước nôi, vốn không phải lúa mà lại thành lúa.
Triều Thanh : Nghe ông phân tích sâu như vậy mới thấy hai chữ Nhân Quả không đơn giản. Riêng những nhân khác biệt như thế mới thấy ý chí con người tác động vào nhân phải kinh qua những quy luật, mà thiếu nó sẽ bất thành ý muốn, ý chí, hay mơ ước của mình. Lâu nay, ta chỉ nghĩ cứ có một nhân thì sinh ra một quả. Như ông nói thì đâu phải thế, có nhiều nhân, nhiều điều kiện để thành ra quả, mà con người phải tham dự theo quy luật để có quả tốt.
Võ Văn Ái : Đúng như vậy. Một hạt bắp không thể sinh ra cây lúa. Chính sự tác động, ảnh hưởng nhau vào nhân trong thời gian tựu quả rất quan trọng. Điều kiện này gọi là duyên, mà ta thường nghe qua các từ nhân duyên, duyên khởi là yếu tính của đạo Phật.
Triều Thanh : Xin ông giải thích nghĩa của chữ duyên là gì ?
Võ Văn Ái : Duyên có nhiều nghĩa. Các sự vật tác động, kết hợp, nương tựa, ảnh hưởng nhau giúp cho quả sinh ra, thì gọi là duyên. Có bốn duyên :
Nhân duyên là duyên của Câu hữu nhân và Dị thục nhân.
Đẳng vô gián duyên là Đẳng lưu nhân.
Sở duyên duyên là duyên của hoàn cảnh. Cái này có thì cái kia có và ngược lại.
Tăng thượng duyên mà ta đã nói qua hai thứ tăng thượng duyên tốt và tăng thượng duyên xấu.
Khi các duyên tạo ra quả thì gọi duyên sinh, hay duyên khởi. Tất cả muôn sự muôn vật xẩy ra trong đời, trong nhiều đời, hay trong vũ trụ đều duyên khởi lẫn nhau như dây chuyền. Nên cũng gọi pháp giới duyên khởi hay trùng trùng duyên khởi.
Triều Thanh : Về nhân thì như thế, nhưng quả có phức tạp như vậy không ?
Võ Văn Ái : Về quả nếu phân tích cũng có bốn thứ :
Thứ nhất, mỗi nhân đều có sĩ dụng quả riêng biệt. Như chiếc bàn thì gỗ là sĩ dụng quả của gỗ, dụng cụ làm bàn là sĩ dụng quả của dụng cụ, người thợ mộc là sĩ dụng quả của thợ mộc. Tất cả những sĩ dụng quả riêng biệt ấy kết hợp thành bàn. Thuật ngữ gọiSĩ dụng quả.
Thứ hai, sự tiếp tục tồn tại trong một thời gian nhất định của tác dụng đến từ các nguyên nhân thuật ngữ gọiĐẳng lưu quả.
Thứ ba, kết quả làm cho tốt hơn hay xấu đi, thì thuật ngữ gọiTăng thượng quả.
Thứ tư, kết quả tổng hợp do các duyên tạo thành thuật ngữ gọiDị thục quả.
Triều Thanh : Nếu không hiểu sâu về nhân quả như thế để tác động chúng thành quả tốt thì việc gì sẽ xẩy ra, thưa ông ?
Võ Văn Ái : Như đã nói từ đầu. Đây không phải là đức tin, mà là quy luật chuyển biến của con người và sự vật trong trời đất. Tỉ như ta tin hay không tin nước, nhưng khi hai đơn vị khinh khí, tức hydro, gặp một đơn vị dưỡng khí, tức oxy, thì nước hiện ra. Ta tin hay không tin thì quy luật ấy vẫn diễn hành trên đời sống. Các vị tu hành thấu đạt túc mạng thông có thể nhớ lại các đời trước, rồi phân tích theo đạo lý nhân quả, tất nhận thức ra sự chìm nổi, khổ lụy của chúng sinh trong vòng trôi nổi luân hồi. Chết ở đây sinh ra nơi khác, lên xuống theo con sóng luân hồi là do kết quả của những hoạt động thể hiện qua lời nói, qua ý nghĩ, qua thân xác (thân – khẩu – ý). Các hoạt động này gọi là nghiệp nhân, kết quả của những hoạt động ấy gọi là quả báo.
Nhân Quả là quy luật của thế gian. Muốn được giải thoát tất phải trừ diệt những nguyên nhân gây ra sống, chết, khổ đau, luân hồi. Phải tu tập nhân giải thoát thì mới gặt hái quả giải thoát giác ngộ.
Triều Thanh : Xin cám ơn Cư sĩ Võ Văn Ái và xin hẹn quý thính giả ở Câu Chuyện Cuối Tuần vào thứ Sáu tuần tới, cũng vào giờ phát thanh này.


Virus-free. www.avast.com

No comments:

Post a Comment