Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 18 October 2016

TRUNG CỘNG -FORMOSA

MAI TÚ ÂN * TRUNG CỘNG

Trung Cộng không có cửa chiến tranh với ai hết

Mai Tú Ân (Danlambao) - Ta thường nghe tiếng gào thét từ phía Trung Cộng rằng sẽ dạy cho nước này nước kia một bài học, rằng quân đội Trung Cộng đã được hiện đại hóa những năm gần đây sẽ sẵn sàng tham chiến với tất cả những nước nào đe dọa đến TC, kể cả Mỹ. Những tiếng hô hào chiến tranh của Trung Cộng khiến cho các bà nội trợ lo lắng cũng như Đỉnh Cao Trí Tuệ của ta lo đến sốt cả vó lẫn càng. Và họ hài lòng lắm khi thời gian qua đã ngắt được "Ngòi nổ chiến tranh" với Trung Cộng bằng một chiến thuật hèn nhát, né tránh bằng mọi giá, kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Vậy ta thử nhìn xem trong bối cảnh hiện nay để đánh giá xem liệu Trung Cộng có khả năng gây chiến với Việt Nam không nhé. Ví dụ trong tranh chấp đảo hiện nay sẽ dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh cục bộ nơi biển đảo, thì sớm muộn chiến tranh cũng lan rộng ra khắp nơi, từ biên giới đến hải đảo. Việc tuyên chiến là không thể tránh được giữa Việt Nam và Trung Cộng.
Rồi điều gì sẽ xảy ra? Trước tiên là hải quân Mỹ và các nước sẽ phong tỏa biển Đông, kiểm tra từng con tàu đi vào đi ra để kiểm tra xem có vũ khí nhập lậu, hoặc các loại nguyên liệu có thể dùng để sản xuất vũ khí, khí tài chiến tranh hay không. Đó là nguyên tắc mà thế giới thường dùng khi xảy ra chiến tranh giữa hai quốc gia. Và việc phong tỏa biển Đông như trên là triệt buộc con đường thông thương ra biển của Trung Cộng và cũng là con đường duy nhất thông ra bên ngoài của họ. Bởi biên giới hàng chục ngàn km của họ với hàng chục quốc gia láng giềng thì tuyệt đối là không thân thiện, đối nghịch với Trung Cộng, chỉ có con đường ra biển Đông là duy nhất. Nên bị bịt đường để kiểm soát như trên khiến Trung Cộng hết thở nổi. Chỉ cần đóng biển Đông và kiểm tra hàng hóa như thế thôi...
Sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Trung Cộng lại dựa hoàn toàn vào sự xuất khẩu nên khi chiến tranh xảy ra thì việc các nước phải chấm dứt hoặc hạn chế nhập khẩu các mặt hàng từ những khu vực có chiến tranh sẽ khai tử tất cả thế mạnh của TC. Các khoản tiền sẽ bị đóng băng, hoặc bị soi kỹ tới từng đồng. Số tiền 3000 tỷ đôla của TC gửi bên ngoài cũng bị đóng băng, trừ một số ít để mua thực phẩm cứu trợ. Chỉ một vài năm chiến tranh thôi thì TC cũng lùi lại hàng chục năm phát triển. Đời sống người dân sụt giảm thê thảm sẽ kích hoạt cho mọi sự đấu tranh chính trị đòi thay đổi chế độ. Chưa kể lúc đó các ổ nóng bên trong như người Hồi, Tạng cũng bùng phát các cuộc nổi dậy đòi ly khai hay độc lập. Và khi Trung Cộng yếu đi thì luôn có kẻ thù không đội trời chung là Đài Loan xuất hiện, trở mặt với tay dao tay kéo sẵn sàng làm thịt TC. Bởi chủ trương của Quốc Dân Đảng trước sau thì cũng phải thống nhất với Trung Hoa lục địa không CS.
Còn có nhiều lý do khác nữa để nhận thấy rằng một cuộc chiến tranh với Việt Nam, hay với bất cứ quốc gia nào thì cũng là sự tự đào mồ để chôn chính mình. Chiến tranh với Mỹ thì lại càng là điều không tưởng. Trung Cộng từ xưa luôn được ví như một con hổ giấy thì trong bối cảnh hiện nay nó còn tệ hơn là hổ giấy bởi sự phụ thuộc quá nhiều vào thế giới chung quanh. Thế giới cần Trung Cộng một thì TC cần thế giới tới 100. Đó là điều căn bản khi nghĩ đến việc TC chiến tranh với ai, và những kẻ to mồm kêu gào chiến tranh nhiều nhất như Trung Cộng, Bắc Triều Tiên rốt cuộc lại là những anh hèn nhất, sợ chiến tranh nhất...

V Ì DÂN * HẬU QUẢ BIỂN CHẾT

Biển chết, bố thất nghiệp, con thất học


Vì Dân - Chú Trần Văn Hạn, ngư dân tại Vũng Áng kể về cuộc sống của gia đình từ khi Formosa xả thải đến nay.

- Gia đình không biết làm nghề gì mà sống suốt 4 tháng nay.
- Đã vay mượn hơn 10 triệu để chi tiêu cho sinh hoạt gia đình.
- Không biết làm sao để trả nợ.
- Không xoay sở được tiền cho con cái ăn học.
- Dự định sẽ dẫn con trai cả vào Nam đi làm thuê, chứ làm ngư dân không được nữa!
Ước mong duy nhất của người ngư dân này là "Formosa phải trả lại biển sạch và cút khỏi Việt Nam!"
Bồi thường 5 triệu đồng/thuyền. Nhà nào có thuyền thì có tiền. Nhà nào không thuyền thì chết đói sao?
5 triệu/ thuyền mà nuôi được 10 thành viên trong một gia đình trong suốt 4 tháng nay sao?
Chẳng lẽ tất cả ngư dân miền Trung phải bỏ biển lên bờ. Đi làm thuê làm mướn mới vừa lòng hả dạ các quan chức chính phủ Việt Nam hay sao?
Rồi thì tương lai những đứa trẻ miền biển này sẽ ra sao?
 Bỏ học đi làm thuê hết sao?
Vì Dân 
(DÂN lÀM BÁO)


NGUYỄN TRỌNG DÂN * CHIẾN SĨ CỘNG HÒA

Xin cám ơn các Anh Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa!

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Khác với nhiều người ở hải ngoại, tôi lần đầu biết đến giọng ca của Nguyệt Ánh khi còn ở trong tù - đó là vào khoảng gần cuối thập niên 1980. 
Số là như vầy, không hiểu vì lý do gì mà bạn tù nằm chung “sệp” với tôi lại là một anh gốc Cao Thắng, rất khéo tay, giỏi sửa. Chúng tôi ở xà-lim gọi là F 250 (đọc là “ép hai- năm mươi”) - cuối dãy hành lang.
Mỗi xà-lim một “sệp” là hai người tù. Ở trong xà lim vì một chân bị còng nên phải tiểu tiện tại chổ. Toàn dãy xà-lim được còng bằng một thanh sắt xỏ còng; còng có hình như móng ngựa bằng sắt đúc xuống nền xà lim. Tù nhân chỉ việc để một chân vào cái móng ngựa này và khi thanh sắt xỏ ngang thì coi như chân bị dính chặt vào còng, không thể rút ra được nữa.
Mỗi lần mở còng để xịt nước rửa phân cho toàn dãy, bọn quản giáo cán ngáo phải mở khóa từ xà lim F 250 nơi chúng tôi bị nhốt trước thì mới kéo thanh sắt xỏ còng từ phía đầu dãy được. Có một lần khóa bị rỉ sét mở hoài không được nên bọn cán Cộng phải kêu người ngoài vào sửa. Khi vào sửa, người thợ này bảo bọn cán cần ít nhất hai ngày, một ngày cưa cái khóa cũ ra khỏi cái móng ngựa, nắn lại thanh sắt xỏ còng cho thẳng và ngày thứ hai thì đổ lại nền để làm lại cái móng ngựa mới cho chắc chắn. 
Lúc giờ nghỉ trưa, người thợ này đem cái radio ấp chiến lược nhỏ sài bằng pin ra dò nghe ca nhạc nhân lúc nghỉ ngơi. Nhưng hôm đó, radio có lẽ cũ quá nên bị hư. Người đó bực mình chửi rủa mình ên thì người bạn tù tôi từ trong xà lim tối mới nói vọng ra xin sửa. Ông thợ khóa cười khảy bảo anh ta mà sửa được thì ông ta cho luôn hai thằng tù cái radio này- Ông thợ khóa nói "bởi thời buổi Bao Cấp, có sửa được thì pin cũng chẳng có mà mua!" Nói rồi, người thợ khóa quăng luôn cái radio nhỏ bé cũ mèm này vào trong xà lim. Người bạn tù tôi mới xin một cọng kẽm và mấy trái chanh.
Tôi nghĩ thầm trong bụng, bị bỏ đói bấy lâu trong xà-lim thì anh chàng này phải xin miếng đường thẻ cho đỡ đói mới phải- ai lại đi xin chanh mà làm gì. Không ngờ, người thợ sửa khóa tù ngày hôm sau thảy vào xà lim cả chục trái chanh. 
Thế là sau đó, thời gian nằm trong xà lim, anh bạn tù của tôi cứ mạy mọ cả ngày. Anh ta đập bể phần che bằng nhựa ra rồi dùng cộng kẽm cắt chanh thấm vào áo rách te tua để chùi, rửa máy tỉ mỉ say sưa. Xà-lim tuy tối nhưng qua ánh sáng song khe, tôi thấy anh ta chăm chú sửa.
Tuy là bạn tù chung “sệp” nhưng tôi ít khi nói chuyện với người này bởi sợ anh chàng này là "ăng-ten." Thường thường, những người nằm ở xà-lim trước thường hay nghi những người vào “sệp" sau mình vì trước hay sau gì, không ba thì bảy, bọn này cũng là ăng ten. 
Do đó, khi anh ta chăm chú sửa thì tôi mừng lắm vì khỏi phải mở miệng mà "hầu chuyện" anh ta. Anh ta mở miệng hỏi mà mình không trả lời thì cũng hơi kỳ, mà mở miệng thì lòng không muốn. Còn anh ấy, thấy tôi lạnh lùng nên cứ thở dài, thỉnh thoảng hát vài bản cải lương cho đỡ chán cảnh ngày dài… 
Cho nên cả hai chúng tôi chẳng ai biết ai cả. Chỉ biết trước ở Sài Gòn, anh ta là dân Cao Thắng- Có vậy thôi!
Tôi đang ngủ thì nghe có tiếng rè rè của phụ nữ bên tay- nên giật mình tỉnh dậy tưởng là cơn mơ. Hóa ra anh bạn tù của tôi sửa được cái radio rồi- rè rè nhỏ lắm nhưng nằm gần bên thì nghe được. Anh ta rà rà nhẹ nhẹ chỉnh tần số nên âm thanh nghe khá khá hơn. 
Tôi nằm im nghe. Những gì tôi nghe lúc đó từ cái radio ấp chiến lược rè rè, tôi nhớ đến bây giờ:
"Thưa chị Nguyệt Ánh, chị hát cho Thuyền Nhân Việt Nam, cho người lính mà chưa bao giờ tôi thấy chị hát tình ca. Khi nào chị sẽ hát tình ca?”
"Thưa anh, Nguyệt Ánh sẽ hát cho Thuyền Nhân Việt Nam, cho người lính cho đến khi nào quê hương không còn Cộng Sản." 
"Thưa chị, ngày hôm nay, chị sẽ gởi đến thính giả của đài VOA bản nhạc nào?"

"Thưa anh, xin cho Nguyệt Ánh được trình bày bản nhạc "Thà Chết Trên Biển Đông" 

"Thưa chị Nguyệt Ánh, vì sao chị lại chọn bài nhạc này để gởi đến thính giả?"

"Thưa anh, vì Nguyệt Ánh nghĩ rằng, "thà chết trên biển Đông còn hơn sống trong ngục tù Cộng Sản tối tăm!"
"Vâng, cám ơn chị và sau đây là bản nhạc, "Thà chết trên biển Đông" ..

Âm thanh bị rè...
Âm thanh rõ lại...

"Thà chết trên biển đông để được có một ngày 
Em xa mùi chủ nghĩa đầm lầy 
Thà chết trên biển đông được sạch kiếp làm người 
Anh vui mồ chung ấy với ai đời đời."
Cả hai chúng tôi lặng im nghe, mỗi người một tâm sự riêng. Tuy nhiên, tôi thấy anh ta cứ khóc nghẹn mãi.
Khuya lơ khua lắc tối hôm đó, không hiểu lý do gì, người bạn tù chung "sệp" với tôi bỗng tự nhiên rú lên kinh khiếp- tôi cố nằm im giữ bình tĩnh, anh ta gào lên chửi Cộng Sản, anh ta đả đảo Cộng Sản. Anh ta gọi "Hồ Chí Minh là quân chó đẻ" liên hồi. Anh ta hô lên: "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" liên hồi.
Khoảng đâu nửa tiếng đồng hồ sau, bọn quản giáo lật đật đến, kéo thanh sắt mở còng vì cả trại xà-lim nhốn nháo. Chúng quát tháo, chúng nạt nộ. Sau cùng, chúng lôi cổ được người bạn tù chung “sệp” của tôi ra kéo lê lết (vì khi mình bị còng chân lâu ngày thì đôi chân sẽ bị liệt dần, phải tập từ từ mới đi được.) Mặc dù vậy, anh ta vẫn cứ tiếp tục la lên không ngừng "Hồ Chí Minh là quân chó đẻ! Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!” 
Khoảng hai mươi phút sau, chúng tôi nghe có tiếng súng…
Từ đó, tôi không thấy anh ấy trở lại “sệp" nữa. Nhưng dư âm của những tiếng kêu gào của anh cứ tối tối vang vọng trong lòng tôi, vang vọng trên toàn dãy xà lim... Ai ai cũng bảo xà lim bây giờ có ma. 
Thú thật, đây cũng là lần đầu tôi nghe một người dám kêu lên "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" vào thời buổi đó; đó là chưa kể lần đầu thấy có người dám la gào lên “Hồ Chí Minh là quân chó đẻ" như vậy!
Thỉnh thoảng, toàn dãy xà lim gõ tường hẹn nhau đồng loạt hô lên "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" giữa đêm rồi đột nhiên im bặt khiến bọn quản giáo chẳng biết người nào hô cả. Chúng rình mãi đâm chán nên chúng tôi cứ thế mà hô, “ăng-ten” được bọn quản giáo gởi vào "sệp" hết người này đến người nọ để tìm xem ai là chủ mưu cho đến khi chúng buộc phải đổi trại hết toàn dãy xà-lim.
Sau, tôi được ra trại Lớn lao động, tôi dò hỏi mãi chẳng ai biết anh ấy là ai. Tôi hỏi một anh du kích dân địa phương canh trại, thì anh chàng du kích dốt chữ này chỉ nói "lãnh đạo ở trên cho biết anh ta là Trung úy Ngụy có tên giả mạo là Linh Tâm, ngoan cố không chịu ra trình diện, trốn đi nhưng được quần chúng tố giác bắt được; vì tên Ngụy này xúc phạm đến Bác mà phải đền tội!??"
Hỏi hắn xác của anh ấy bị vùi ở đâu thì hắn không biết, tôi hỏi hắn “sau này nếu anh lỡ bị bắn rồi bị vùi xác vô nhân không ai biết ở nơi nào như vậy thì anh có buồn không?”, anh ta nuốt nước miếng làm thinh và bỏ đi nơi khác. 
Tôi không bao giờ thuộc nguyên bài nhạc này nhưng lúc nào cũng lầm bầm câu trả lời của Nguyệt Ánh: "Thà chết trên biển Đông còn hơn sống trong ngục tù Cộng Sản tối tăm!”
Từ năm 1991 trở đi, Việt Kiều quá giang, quá cảnh về Sài Gòn đem nào băng cassette Vũ Khanh, Ý Lan, Lệ Thu, Khánh Ly, etc... khoe, tặng; tôi hỏi họ, có đem về nhạc của Nguyệt Ánh hay không? Bọn Việt Kiều này chưng hửng đáp, "nhạc Nguyệt Ánh toàn là nhạc tâm lý chiến, đem về bị bắn chết sao?" 
Tôi hỏi, "trước sau gì cũng phải giấu mới qua cửa hải quan thì tại sao giấu nhạc Nguyệt Ánh không được?" Họ nuốt nước bọt làm thinh. Một anh Việt Kiều có vẻ còn ấm ức bèn cãi: "Nhạc tình ca hay thì không nghe, sao lại đi nghe nhạc tâm lý chiến?" Tôi nhìn thẳng vào mặt anh ta mà hỏi:
"Đất nước của anh, tại sao anh ở không được, ở không nổi mà buộc phải trốn qua xứ người?" - Anh chàng Việt kiều này bỏ đi rồi từ đó, chẳng thấy liên lạc gì nữa…
Năm tháng trôi qua, niềm tin về một tương lai Việt Nam Cộng Hòa ngày càng mạnh mẽ trong tôi, có lẽ, được khởi đầu bằng sự hy sinh thầm lặng của người lính Việt Nam Cộng Hòa vô danh này, người tù chung "sệp" với tôi ngày nào. 
Xin cám ơn Các Anh Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa! 


VIETTUSAIGON * THỦ TƯỚNG

Thủ tướng và con đường

Vị trí của Thủ tướng đóng vai trò gương mặt quốc gia. Việt Nam tuy là một nước độc tài, nhưng trong xu hướng chung của thời đại kinh tế toàn cầu, vị trí của Thủ tướng không hề nhỏ. Tuy nhiên, giữa chức danh, trọng trách và tư cách, đôi khi có những sự không đồng nhất. Và một Thủ tướng đủ tư cách, trước nhất phải là một Thủ tướng có văn hóa, đó là tiêu chuẩn tối thiểu!
Ngoài tiêu chuẩn tối thiểu này ra, phải có trình độ, kiến thức, sự thông minh, và kể cả lòng độ lượng, đặc biệt là lòng yêu nước và uy tín cá nhân. Bởi những yếu tố cơ bản trên đây, nếu không có được thì sẽ không bao giờ làm được bất kì công việc gì trong chính phủ chứ đừng nói đến chức danh Thủ tướng.
Với ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam thì sao? Ngoài tốc độ phát biểu quá nhanh, ngay cả người Quảng cũng nghe không kịp, nói mà cứ như chạy đua, như có ai đó đang đuổi theo sau hoặc nói mà giống như sợ ai đó chiếm mất phần nói nên nói cho kịp… Tay thì luôn huơ Đông chỉ Tây chẳng đâu vào đâu. Ông còn chơi một cú rất nặng đô hôm ngày 8 tháng 8 này là cho nguyên một đoàn xe tùy tùng dài cả cây số vào ngay khu phố đi bộ của phố cổ Hội An.
Thực ra, giờ mà Thủ tướng Phúc đưa xe vào khu phố vẫn đang cấm xe gắn máy. Nghĩa là từ 7h sáng đến 11h trưa, xe gắn máy và các phương tiện cơ giới không được vào khu phố đi bộ. Từ 11h trưa đến 13h chiều, xe gắn máy được vào đây. Từ 13h chiều đến 17h, lại cấm. Từ 17 đến 19h, xe được đi và từ 19h đến 22h thì lại cấm.
Nhưng cả hai việc cấm và thả đều xoay quanh xe gắn máy. Xe hơi, các phương tiện 4 bánh tuyệt đối không được vào khu phố đi bộ. Sở dĩ người ta phải cấm như vậy là do đường quá chật chội, mặt đường cũng không còn mới gì, hai bên đường là những dãy nhà cổ có tuổi đời đã lên đến trên ba trăm năm. Những ngôi nhà này không chịu nỗi sức rung của những chiếc xe bốn bánh. Chính vì vậy mà xe bốn bánh tuyệt đối không được vào khu phố đi bộ.
Nguyễn Xuân Phúc chơi cả một đoàn xe rầm rộ theo sau, ông và các thuộc cấp thì đi bộ phía trước. Trong khi đó, con đường này dài đúng với chiều dài của đoàn xe. Tôi có đọc status trên facebook Nguyen Thi Thao, tức nhà báo Nguyễn Hùng Sơn, phó TBT tạp chí Ngày nay nói rằng con đường đó đi bộ cũng hết hai giờ đồng hồ, mà thời gian của Thủ tướng là vàng là bạc nên ông phải có xe đi theo… vân vân và vân vân…! Xin thưa là nhà báo đó nên đến Hội An một chuyến, bởi Hội An không có con phố nào đi bộ với tốc độ bình thường mà quá 15 phút để đi từ đầu phố cho đến cuối phố. Hội An được mệnh danh là thành phố mà đứng ở đầu phố ho thì cuối phố nghe được! Chỉ có con phố nịnh bợ hoặc con phố không biết gì nó mới dài đi bộ cả hai giờ đồng hồ ở Hội An mà thôi!
Mà tại sao ông Phúc lại chọn kiểu vi hành kì cục như vậy? Bởi càng làm lớn thì càng phải biết coi trọng pháp luật và coi trọng hành vi của mình. Phải chăng ông Phúc đã không biết những chuyện nhỏ như vậy? Tôi không nghĩ là vậy!
Tôi nghĩ rằng nếu như chính quyền thành phố Hội An nói rõ với ông Phúc về phố đi bộ được thành lập vào năm 2004, lúc ông đang làm phó bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, thì chưa chắc ông Phúc đã cho xe vào khu phố này. Bởi tất cả các đoàn xe công của trung ương khi đến một tỉnh nào đó thì phải có hoa tiêu của tỉnh đó dẫn đường. Hoa tiêu gồm lực lượng công an, cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông. Họ sẽ dọn đường trước, coi các vấn đề an ninh và sau đó là bố trí nhân viên an ninh ở các điểm nhạy, khi đoàn xe đến chỉ là chuyện cuối cùng, cảnh sát giao thông của tỉnh sẽ dẫn đường.
Rõ ràng ở đây đã có sự sắp đặt, mời mọc và dẫn đường cho đoàn xe chính phủ vào tận khu phố đi bộ. Đương nhiên là ông Phúc cũng phải biết rằng con đường ông cho xe vào là con đường cấm xe bốn bánh, cả đoàn xe của ông đồng loạt nổ máy có thể gây ảnh hưởng mạnh đến những ngôi nhà cổ. Nhưng không, ông Phúc xem như đó là chuyện của ai chứ không hề liên quan đến ông! Tại sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng như vậy?
Có hai lý do để nói rằng Việt Nam dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã và sẽ có nhiều Thủ tướng kiểu như Nguyễn Xuân Phúc và nhiều quan chức ngớ ngẩn, phát biểu chẳng ra trò trống gì kiểu như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Sinh Hùng… Đó là: Tính mặc cảm xã hội “hậu bao cấp” còn quá nặng và; Phông văn hóa đã bị đánh tráo.
Ở khía cạnh tính mặc cảm xã hội hậu bao cấp còn quá nặng bởi vì dù gì đi nữa thì Nguyễn Xuân Phúc cũng từng đi qua thời kinh tế tập trung bao cấp, thời của van vỉ, nài nỉ bà lương thực, ông thuế vụ để có miếng ăn, đội trên đạp dưới, đâm bị thóc thọc bị gạo vì cái ghế và miếng ăn. Và khi nền kinh tế tập trung bao cấp tạm xếp lại thì liền sau đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có thể hiểu bản chất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam là một loại hình kinh tế hỗn tạp nhất nhân loại, bởi trong thời bao cấp, mọi thứ đầu cơ, cơ hội, chụp giật không có điều kiện phát triển. Khi chuyển sang kinh tế thị trường có định hướng, mọi quyền lực điều hành thuộc về bàn tay sắt của Cộng sản. Lúc đó, những kẻ cơ hội đã có đất sống, họ nhân danh quyền lực nhà nước, quyền lực nhóm đứng lên tàn phá đất nước. Nói một cách nghiêm túc nếu Việt Nam có nền kinh tế thị trường mà không theo định hướng nào cả, để nó chảy theo dòng tự nhiên thì đất nước không bị tàn phá như hiện tại. Đất nước này bệ rạc là do cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” này!
Và đây cũng là thời điểm mà mọi thứ mặc cảm xã hội, mặc cảm dân tộc lộ ra rõ nét nhất. Mặc dù Nguyễn Xuân Phúc đã làm đến chức Thủ tướng nhưng bản thân ông ta chưa bao giờ vượt qua mặc cảm được. Bởi lẽ, nếu có bầu cử tự do, có bầu cử đúng tinh thần dân chủ thì Nguyễn Xuân Phúc có nằm mơ cũng không đụng tới cửa văn phòng chính phủ chứ đừng nói sờ vào được ghế Thủ tướng. Biệt danh “Phúc lủi”, “Thủ tướng sân bay” của Phúc cũng nói lên được điều này!
Và khi người ta mặc cảm, điều người ta muốn làm là bằng mọi cách để chứng minh mình cao hơn người khác, mình vĩ đại hơn người khác, mình đặc biệt hơn người khác, mình là một thứ gì đó thần thánh, khác người… Im lặng để thuộc hạ đưa xe vào khu phố cấm rồi nói cười bắt tay với những người dân được chính quyền Hội An dàn dựng cho gặp Thủ tướng cũng là một cách để chứng minh với thiên hạ rằng “Tuy quyền lực cao vọi, tao muốn đi đâu thì tao đi nhưng tao vẫn cứ đi bộ, bỏ mặc đoàn xe lẽo đẽo theo sau tao, tao chịu cúi mình xuống để… bắt tay với mấy người đã được chỉ định!”. Tất cả đều do mặc cảm mà ra!
Và, đặc biệt, phông văn hóa Việt Nam đã xuống đến mức mà người ta không còn qui chuẩn nào để kéo lại. Chính vì không còn qui chuẩn nào để níu kéo nên khi có một tai to mặt lớn nào đó định làm chuyện sàm bậy họ cũng không thấy chùng tay. Bởi vì đó là cái phông chung, thêm một cục bùn xuống ao nước đục thì cũng chẳng sao cả. Chứ nếu Việt Nam là ao nước trong thì ông Phúc không bao giờ dám vứt cục bùn tổ tướng vào phố cổ Hội An, vào gương mặt Việt Nam như chuyện hôm ngày 8 tháng 8 vừa qua đâu!

VIETTUSAIGON * TIỀN CAT-SÊ BAO NHIÊU?

Tiền Cát-sê là bao nhiêu?

Sau hai pha trình diễn vừa đấm vừa xoa diễn ra trong vòng chưa đầy ba tháng, kịch hạ màn, mọi chuyện trởi nên tối tăm hơn người ta tưởng. Nhưng cuộc đời vốn dĩ vậy, tối tăm trong cái nhìn của người này thì lại sáng sủa, tươi mát trong mắt kẻ khác. Câu chuyện biển chết, cá chết, ngư dân thất nghiệp, kinh tế miền Trung bị khủng hoảng vẫn chưa hề dịu xuống chút nào, Formosa chỉ mới trả 250 triệu Mỹ kim tiền bồi thường thì lại có thêm chuyện nhà nước hoàn thuế cho Formosa số tiền tương đương với 500 triệu Mỹ kim. Chuyện này nghe có vẻ giống như anh tặng tôi con gà thì tôi tặng anh con chó, vì cả hai chúng ta cùng bán thịt gà và thịt chó, có qua có lại mới toại lòng nhau thì phải?!
Chuyện này được các báo trong nước đưa tin với nội dung: Theo dự thảo Tổng cục Thuế vừa gửi Bộ Tài Chính về một số biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại do sự kiện ngày 13/5/2014 (xô xát của người dân, công nhân một số khu công nghiệp tại một số địa phương sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam).
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay, sau sự kiện trên, cả nước ghi nhận 778 DN được đánh giá có bị ảnh hưởng, với tổng thiệt hại là 9.900 tỷ đồng và 4,23 triệu USD. Bình Dương thiệt hại nặng nhất với 537 DN, Đồng Nai 171, TP HCM 33 và Hà Tĩnh có 1 DN là Formosa. Formosa Hà Tĩnh khai báo chịu thiệt hại lên đến 5.533 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua rà soát, số thiệt hại của các DN trên cả nước chỉ là 4.523 tỷ đồng và 4,23 triệu USD. Riêng thiệt hại của Formosa là 4,77 tỷ đồng, các nhà thầu làm cho Formosa là 68,32 tỷ đồng. Ngoài nhà máy của Formosa chịu ảnh hưởng trực tiếp, 16 nhà thầu chính (chủ yếu là DN đến từ Trung Quốc) đang thi công các hạng mục cho dự án Formosa cũng bị ảnh hưởng.
Để hỗ trợ, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn hồ sơ khai thuế và gia hạn nộp thuế cho nhiều DN. Ngoài ra còn thực hiện cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh (hoàn trước kiểm sau cho 408 hồ sơ đề nghị, với tổng số tiền hơn 15.200 tỷ đồng).
Hà Tĩnh đã hoàn cho Formosa kể từ kỳ hoàn thuế tháng 4/2014 cho đến nay số tiền 10.173 tỷ đồng, trong đó 1.185 tỷ đồng là thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu thực hiện cơ chế ghi thu ghi chi.
Formosa còn được Bộ Tài Chính miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt trước khi xảy ra sự kiện 13/5/2014 số tiền trị giá 71,6 tỷ đồng. Đây là số tiền miễn giảm và hoàn lại khoản thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đã nộp đối với hoạt động hút cát san nền (trong đó thuế tài nguyên là 49,2 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 22,75 tỷ đồng).
Như vậy, suy cho cùng thì số tiền mà Formosa Hà Tĩnh đã đền bù cho những sai phạm của họ dẫn đến biển miền Trung bị nhiễm độc nặng bằng đúng với số tiền mà nhà nước Việt Nam hoàn thuế, hỗ trợ cho họ. Trong đó có khoản đền bù những “thiệt hại” của Formosa Hà Tĩnh!
Nghe có vẻ như kịch nhưng đó là sự thật. Nghĩa là chuyện nộp phạt và nhận lại quả bằng hoàn thuế đã giúp Formosa không mất đồng nào, chuyện đưa qua đưa lại chỉ đóng vai trò tượng trưng và đôi bên vẫn vui vẻ, chẳng có ai mất đồng nào. Người chịu thiệt thòi nặng nhất, mất nhiều nhất trong phi vụ này phải nói là nhân dân Việt Nam.
Không còn dừng ở nhân dân miền Trung nữa mà cả quốc dân Việt Nam này bị thiệt từ hai hướng: Tiền thuế lại chảy máu và: An toàn thực phẩm bị đe dọa.
Ở khía cạnh tiền thuế bị chảy máu. Trong lúc chính phủ rỗng túi, nợ ngập đầu ngập cổ, nhân dân gồng lưng đóng thuế, những nhà đầu tư man rợ làm hỏng môi trường và nguồn thu của nhân dân bị mất mà nhà nước vẫn ung dung chơi trò anh cho tui con gà tui cho anh con chó với một kẻ tội phạm giết biển Việt Nam như Formosa thì quả là đáng kinh tởm, không thể dùng từ ngữ nào hơn. Để bù khoản tiền gần 11 ngàn tỉ đồng hoàn thuế cho Formosa, nhân dân lại mỗi người còng lưng gánh thêm một thứ phí nào đó cấy gởi trong mọi mặt hàng theo giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, vì đã có những bất minh trong việc giải quyết vấn đề biển chết, môi trường biển độc hại giữa nhà nước Cộng sản Việt Nam với Formosa nên ngân khoản để hỗ trợ ngư dân miền Trung và các nhóm ngành kinh tế có liên quan tới biển là hoàn toàn không có. Giỏi lắm vài chục ký gạo cứu tế và vài trăm ngàn đồng cho mỗi gia đình. Số tiền và gạo này chỉ giúp ngư dân cầm hơi chứ không thể thay đổi loại hình kinh tế để tạm tồn tại được.
Và để cho mọi chuyện suông sẻ, nhà nước CSVN đã ngầm cho ngư dân đánh bắt trở lại một cách bình thường, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã đánh bắt gần bờ suốt hai tháng nay. Chỉ có một số nhỏ ngư dân vì lương tâm, trách nhiệm và vì sợ nhiễm độc nên không dám ra khơi. Số còn lại đi đánh bắt bình thường và lượng hải sản thu được họ chuyển thẳng vào miền Nam, chuyển ra miền Bắc. Như vậy, an toàn thực phẩm của cả nước đang bị đe dọa nghiêm trọng chứ không riêng gì miền Trung như trước đây.
Sở dĩ có chuyện trầm trọng như vậy là vì nhà nước hoàn toàn không can thiệp, không cấm đánh bắt, cấm tiêu thụ hải sản miền Trung, không quan tâm đến sức khỏe nhân dân, và quan trọng hơn là họ muốn thả mọi việc trôi xuôi để nhân dân thấy mọi việc lại đâu vào đó. Ngư dân tiêu thụ được sản lượng thì không còn lên tiếng phản đối nhà nước hay phản đối Formosa nữa mà chỉ lo cặm cụi kiếm cơm. Trả giá cho việc làm vô lương tâm này là sức khỏe của cả nước bị đe dọa.
Và khi mà vở kịch 500 triệu Mỹ Kim đền bù biển độc và gần mười một ngàn tỉ đồng hoàn thuế diễn ra, người ta sẽ đặt câu hỏi: Chính phủ, nhà nước Cộng sản Việt Nam có phải là nhà nước của nhân dân Việt Nam hay là nhà nước của Formosa, của các doanh nghiệp Trung Quốc? Và khi chấp nhận đóng một vai trong vở diễn tố tội đền bù và hoàn thuế như đang thấy, các diễn viên nhà nước CSVN nhận tiền cát-sê là bao nhiêu? Vì chắc chắn không ai chấp nhận đóng một vai diễn cực kì khó, cực kì dã tâm và phản động như vậy mà không có cát-sê! Trừ khi đó là một đám người điên! Nhưng nhà nước CSVN có thể điên trong chuyện bán nước chứ khó để mà họ điên trong việc kiếm tiền, đưa tiền vào két sắt của họ! Chắc chắn là vậy!
Chưa bao giờ khái niệm “mãi quốc cầu vinh” lại hợp thời, hợp người và hợp hoàn cảnh như hiện nay! Và nhân dân Việt Nam sẽ bị bán cho đến lúc nào? Bán đến khi còn lại gì? Câu trả lời bây giờ đã quá cấp thiết, nếu nhân dân không tự trả lời cũng đồng nghĩa với nằm im chờ chết, chờ người ta đạp bầm dập trước khi lấy đi mạng sống!
 VietTuSaiGon's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3395

Ths. NGÔ THỊ MINH HẰNG * CHỮ HIẾU TRONG NHO GIÁO


Ths. Ngô Thị Minh Hằng - 
CHỮ HIẾU TRONG NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁP LUẬT VIỆT NAM XƯA VÀ NAY


Thứ tư, 25 6 2014 09:56 |


Nho giáo - một học thuyết chính trị, đạo đức ra đời ở Trung Quốc, trải qua hơn 25 thế kỷ đang tồn tại và phát triển cùng với thời gian. Nho giáo ảnh hưởng đến rất nhiều nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Nho giáo là học thuyết chính trị, đạo đức chủ trương dùng "lễ trị", "đức trị" để quản lý xã hội. Trong Nho giáo, gia đình có một sức mạnh và khả năng khống chế rất lớn đối với mỗi con người, nó chế định những sợi dây ràng buộc con người một cách chặt chẽ. Coi vấn đề “tề gia” là gốc của nước và thiên hạ, muốn “trị nước” trước hết phải giữ yên được nhà nên Nho giáo luôn cố gắng tìm cách xây dựng gia đình, gia tộc thành những bức tường mạnh mẽ. Lễ giáo Nho giáo quy định một cách chặt chẽ các mối quan hệ giữa người với người, trong đó những quan hệ cơ bản nhất là tam cương và ngũ luân (Vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em, bạn - bè), trong các mối quan hệ đó thì đã có ba mối quan hệ trong gia đình. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ Nho giáo nên giai cấp phong kiến Việt Nam trong lịch sử cũng chủ trương xây dựng gia đình theo những khuôn mẫu của lễ giáo Nho giáo. Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, chữ hiếu được đề cao và nhấn mạnh. Gia đình Việt Nam trong xã hội phong kiến cũng rất đề cao mối quan hệ này, coi “hiếu” không chỉ là trách nhiệm mà còn là phẩm chất lớn nhất của đạo làm con.


Theo Nho giáo, hiếu là một khái niệm đạo đức nền tảng, là cái gốc của mọi vấn đề về đạo đức, chính trị. Trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn lấy “hiếu” làm chuẩn mực trong xã hội, làm tiêu chuẩn rèn luyện và đánh giá nhân cách con người, lấy hiếu để buộc người và người. Hiếuvốn là một nội dung quan trọng của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam, đó là: "Nết đầu trong trăm nết”, đạo hiếu hình thành lâu đời trong những phong tục của người Việt như: thờ cúng tổ tiên, kính trọng người già, tôn trọng cha mẹ… nhưng khi Nho giáo xâm nhập đã thể chế hóa thành những luân lý, đạo đức của xã hội. Thời Lý – Trần, Nho giáo chưa ảnh hưởng nhiều vào trong đời sống xã hội, sang thời Lê – Nguyễn, Nho giáo trở thành công cụ tư tưởng chi phối xã hội, chú trọng vấn đề gia đình, coi gia đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để thiết lập kỷ cương, ổn định trật tự xã hội.


Không những thế, chữ “hiếu”còn được pháp luật hóa, chính sách hóa. Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, đạo hiếu đã sớm được điều chỉnh trong những bộ luật trong xã hội phong kiến và vẫn được quy định trong pháp luật hiện nay. Nói đến chữ hiếu trong luật pháp là nói đến quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà và được chế tài đối với những hành vi vi phạm nghĩa vụ đó theo luật định.


Quy định về chữ hiếu, trong Điều 2, Chương đầu tiên của Lê Triều Hình Luật đã quy định bất hiếu là một trong “thập ác” (mười tội ác), tội thứ 7 ghi: “Tội bất hiếu là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ mình, ông bà, cha mẹ chồng, cũng như ông bà, cha mẹ còn sống khi đã phân chia ô riêng, hoặc là nuôi nấng không đầy đủ, hoặc là đang để tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, hoặc là cứ hát xướng làm trò vui, bỏ áo mặc thường. Nghe tin cha mẹ, ông bà mất mà giấu không phát tang hoặc nói dối là ông bà, cha mẹ đã chết”[1].


Lê Triều Hình Luật, Điều 90 cũng đã dành ba trang để bàn luận về gia đình, trình bày cụ thể nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, ông bà: “Đạo làm con phải hiếu kính với cha mẹ, khi tuổi già phải sớm khuya phụng dưỡng, không được thiếu thốn, cũng không được bắt buộc cha mẹ làm việc khó nhọc mới cấp cho ăn uống. Việc tế tự và tang tang thì phải căn cứ vào lễ cúng, như thế mới hết đạo làm con”[2].


Nho giáo đưa ra những yêu cầu khắt khe về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, ông bà, đó là cũng là những điều hợp lý. Nho giáo giáo dục người làm con phải biết kính trọng, quan tâm chăm sóc những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình khôn lớn, giáo dục con người khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến danh dự của gia đình, không làm cho cha mẹ phải xấu hổ... Theo đó, khi ông bà, cha mẹ còn sống, con cháu phải tôn kính, phụng dưỡng, vâng lời, bảo vệ ông bà, cha mẹ, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, cụ thể: “Nếu con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dưỡng bề trên mà bị ông bà, cha mẹ trình lên quan thì xử tội đồ làm khao đinh (phục dịch quân đội)…”[3].


Lòng hiếu thảo của con cháu với cha mẹ, ông bà thể hiện bằng những hành động thiết thực nhất, đó là nghe lời dạy bảo của cha mẹ, phụng dưỡng và tôn kính, không làm cho cha mẹ, ông bà phiền lòng[4]. Những điều quy định trong Lê Triều Hình Luật chẳng những có ý nghĩa về mặt văn hóa, đạo đức mà còn có tác dụng giáo dục, răn đe con người rất lớn. Người biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ của mình là tấm gương sáng cho con cháu sau này noi theo, đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý báu của dân tộc. Ngoài ra, trong bộ luật này cũng quy định con cháu không được lăng mạ, chửi mắng ông bà, cha mẹ, nếu vi phạm thì cũng bị xử phạt: “Lăng mạ ông bà, cha mẹ thì xử tội lưu châu ngoài[5], đánh thì xử lưu châu xa[6], đánh bị thương thì xử thắt cổ; vì lầm lỡ mà làm chết thì xử tội lưu châu ngoài; bị thương thì xử tội đồ làm chủng điền binh”[7].


Thậm chí trong nhiều trường hợp, pháp luật còn cho phép con cháu được trả thù cho ông bà cha mẹ, miễn là hành vi đó không xâm phạm đến quyền lợi của nhà vua và triều đình [8]. Theo Điều 39, con cháu che giấu tội cho ông bà cha mẹ đều không phải tội, trừ tội mưu phản trở lên. Không những thế, Bộ Luật Nhà Lê còn cấm con cháu tố cáo ông bà cha mẹ, trừ một số trường hợp được luật cho phép: “Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ có tội lỗi gì, đều xử tội lưu đi châu xa…; nếu là tội mưu phản, đại nghịch hay là mẹ đích, mẹ kế mà giết cha, cha mẹ nuôi giết con thì cho phép tố cáo…”[9].


Truyền thống văn hóa của Việt Nam cùng với đạo lý của Nho giáo rất tôn trọng ông bà, cha mẹ, con cháu luôn phải cư xử theo đúng những quy định của Lễ đối với bậc trên. Khi ông bà, cha mẹ còn sống, con cháu phải kính dưỡng cha mẹ một cách chu đáo, khi ông bà, cha mẹ chết, con phải chôn cất, cúng tế với tấm lòng thành tâm kính cẩn. Như vậy, con cháu hiếu thuận với ông bà, cha mẹ không chỉ lúc họ còn sống, mà cả khi ông bà, cha mẹ mất đi thì chữ hiếu vẫn tiếp tục ràng buộc con cháu cả về mặt luân lý lẫn mặt luật pháp. Con cháu có nghĩa vụ phải tôn trọng thời kỳ cự tang đối với ông bà, cha mẹ, và có nghĩa vụ coi sóc phần mộ của tổ tiên. Phụng thờ để tưởng nhớ và nhắc nhở cho nhau công đức, ân nghĩa sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, hàng năm cúng giỗ để tưởng nhớ và để bày tỏ lòng biết ơn.


Kế thừa các quy định của Lê triều Hình luật, Hoàng Việt Luật lệ cũng có nhiều quy định điều chỉnh về chữ hiếu. Tại Điều 2 Hoàng Việt Luật lệ đã xem bất hiếu là một trong mười tội ác bị xử phạt nghiêm khắc: “Con cháu chưa được phân chia tài sản thừa kế trong thời kỳ để tang ông bà, cha mẹ. Nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu không khóc, có tang cha mẹ mà làm giá thú, vui chơi ăn mặc như thường là can tội bất hiếu”[10]. Trong Hoàng Việt Luật lệ, đạo hiếu được quy định: đánh, mắng nhiếc ông bà, cha mẹ, mưu giết ông bà, cha mẹ đều bị xử giảo quyết[11], nếu chết thì xử bêu lăng trì hoặc có những hành động xâm phạm mồ mả tổ tiên ông bà, cha mẹ đều bị khép vào thập ác.


Đạo hiếu trong pháp luật phong kiến vừa là nghĩa vụ pháp lý, vừa là nghĩa vụ đạo đức và có những chuẩn mực nhất định, nếu con cháu làm trái với những chuẩn mực đó thì bị coi là bất hiếu. Khi ông, bà, cha, mẹ còn sống, con cái được quyền nhận sự nuôi dưỡng, dạy bảo của cha mẹ. Con cháu không được quyền trái giáo lệnh của ông, bà, cha, mẹ, nếu phụng dưỡng mà cố ý làm thiếu sót xử phạt 100 trượng[12], không được kiện cáo ông bà, cha mẹ[13], thậm chí con cháu che giấu các tội phạm của ông bà cha mẹ[14]. Hay khi có ông bà, cha mẹ đang chịu tội mà vẫn lấy yến tiệc làm vui thì cũng bị phạt: “Người nào nếu ông bà, cha mẹ bị tội tử hình, hiện bị giam cầm mà vẫn lấy yến tiệc làm vui thì cũng xử tội…”[15]. Với những quy định trên, pháp luật phong kiến Việt Nam đã sớm luật hóa chữ hiếu, đưa chữ hiếu từ phạm trù đạo đức trở thành phạm trù pháp lý, định ra các chế tài nghiêm khắc để duy trì kỷ cương, hiếu nghĩa trong xã hội, đồng thời là cơ sở để xử phạt những kẻ bất hiếu.


Trong pháp luật hiện hành, có thể tìm thấy các quy định liên quan đến chữ hiếu như: trong Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan… Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó quy định:“Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà” [16]. Con cái phải có nghĩa vụ kính trọng, và chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ khi còn sống, bằng tấm lòng thực tâm, dù nghèo túng bao nhiêu cũng phải lo cho cha mẹ, mong cha mẹ sống lâu để đền đáp công ơn xuất phát từ thâm tâm, tự nguyện.


Về đạo lý, cha mẹ là người mang nặng đẻ đau, chăm sóc nuôi nấng con cái từ nhỏ đến lớn khôn, là tấm gương cho con trong mọi lĩnh vực điều đó có ý nghĩa rất quan trọng cho việc thành công hay thất bại của các con trong cuộc đời. Chính vì thế, khi cha mẹ già yếu, con cái phải có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ. Khoản 2 Điều 36 cũng quy định: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”[17].


Người Việt Nam rất coi trọng chữ hiếu theo đạo lý của ông bà ta xưa, chữ hiếu ở đây không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc khi cha mẹ đau yếu, nghi lễ khi tang ma... mà cả trong hành động, nghe theo lời khuyên bảo đúng đắn hàng ngày của cha mẹ, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng tộc, làm rạng danh cho gia đình bằng sự thành công trong học tập và sự nghiệp. Điều này được quy định trong Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”[18].


Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ: “Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Theo pháp luật hiện hành, con cái bất hiếu, vi phạm nghĩa vụ làm con đối với cha mẹ, tùy tính chất, mức độ của hành vi cụ thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.


Trong quan hệ giữa ông bà và cháu thì ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom chăm sóc giáo dục cháu sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Khi cháu không có cha mẹ hoặc anh chị em để nuôi dưỡng thì ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Ngược lại, con cháu cũng phải có bổn phận chăm sóc ông bà: “Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà”[19]... Cách xử sự đó đã thành đạo lý, lẽ sống của người Việt Nam bao đời nay và được ghi nhận trong luật, hay khi cha mẹ già yếu hay chẳng may mất đi thì các anh chị sẽ thay cha mẹ chăm sóc nuôi dưỡng các em nên người, khi anh chị gặp khó khăn thì các em sẵn sàng chia sẻ.


Việc xử phạt được thực hiện theo Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình, Nghị định 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình… Mức xử phạt đối với cá nhân vi phạm tối đa đến 30.000.000 đồng.


Trong trường hợp con cái có hành vi bất hiếu đối với ông bà, cha mẹ mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một hoặc số tội danh như: Tội Hành hạ, ngược đãi ông, bà, cha, mẹ[20] với khung hình phạt cao nhất là 2 năm tù; tội Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng[21] với khung hình phạt cao nhất là 2 năm tù.


Ngoài ra, nếu hành vi vi phạm của con cháu đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác được quy định trong Bộ Luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm theo tội đó, chẳng hạn như tội Bức tử[22] với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù; tội Cố ý gây thương tích[23], tội Giết người[24],… và trong những trường hợp này, tình tiết xâm hại đến ông bà, cha mẹ là tình tiết định khung tăng nặng với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Như vậy, chữ hiếu, dù trong thời đại nào vẫn luôn được coi là nền tảng đạo đức của con người và hiếu đạo. Những kẻ bất hiếu sẽ bị xử phạt nghiêm khắc bởi quy phạm pháp luật.


Tóm lại, Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam đã giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta qua nhiều giai đoạn lịch sử.Với quan niệm xem gia đình là gốc của xã hội, chữ hiếu của Nho giáo vào Việt Nam, đã được “bản địa hóa” phần nào những giáo lý cho thích hợp với xã hội. Hiếu là tình cảm quý báu, là lòng biết ơn công sinh thành dạy dỗ, tự giác có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, cả những lúc ốm đau già lão và nhớ công ơn đến khi ông bà cha mẹ đã khuất. Hiếu là nhân cách của con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị đạo đức xã hội cao quý của con người. Kẻ bất hiếu được xem là xấu xa nhất, có tội danh trong pháp luật, đạo hiếu của dân tộc bất cứ triều đại nào cũng đề cao, được quy định trong các văn bản pháp luật xưa và nay. Hiếu kính của Nho giáo trở thành những đạo lý thấm dần vào đời sống tinh thần người dân, giúp hình thành nên một phần nhân cách của người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. 1.Lê Thị Hồng Vân, Tập bài giảng Đại cương văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  2. 2.Nguyễn Văn Tiến, Tập bài giảng Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  3. 3.Đoàn Trung Còn (Dịch giả), 2009, Tứ Thư, Nxb. Thuận Hóa.
  4. 4.Phan Ngọc, 2000, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin.
  5. 5.Nguyễn Hiến Lê, 2006, Khổng tử, Nxb. Văn hóa – Thông tin.
  6. 6.
  7. 7.Nguyễn Văn Thành - Vũ Trinh - Trần Hựu (1998), Hoàng Việt Luật lệ, tập III, Nxb. Văn hóa- Thông tin.
  8. 8.Trần Ngọc Thêm, 1994, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh
  9. 9.Trần Ngọc Thêm, 2001, Tìm về bản sắc văn óa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
10.Trần Quốc Vượng, 1996, Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. khoa học xã hội, Hà Nội.
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=23000


[1] Điều 2, Lê triều Hình luật.
[2] Điều 90, Lê triều Hình luật.
[3]Điều 506. Lê triều Hình luật.
[4]Điều 475, 504, 506, 511, Lê triều Hình luật.
[5]Đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi làm việc ở xứ Bố Chính (Quảng Bình).
[6]Đánh 10 trượng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi làm việc ở các xứ Cao Bằng.
[7]Điều 11, Chương Đấu tụng quyển IV, Lê triều Hình luật.
[8]Điều 425, 485, Lê triều Hình luật.
[9]Điều 40, Chương Đấu tụng Quyển IV, Lê triều Hình luật.
[10]Điều 2, Hoàng Việt Luật lệ.
[11] Treo cổ
[12]Điều 307, Hoàng Việt Luật lệ
[13]Điều 306, Hoàng Việt Luật lệ.
[14]Điều 31, Hoàng Việt Luật lệ
[15]Điều 17, chương II, Quyển IX, Hoàng Việt Luật lệ.
[16]Điều 2, khoản 4, Luật Hôn nhân và Gia đình, 2000.
[17] Điều 36, Luật Hôn nhân và Gia đình, 2000.
[18] Điều 35, Luật Hôn nhân và Gia đình, 2000
[19]Điều 47, Luật Hôn nhân và Gia đình, 2000.
[20]Điều 151, Bộ Luật hình sự.
[21]Điều 152, Bộ Luật Hình sự.
[22]Điều 100, Bộ Luật Hình sự.
[23]Điều 104, Bộ Luật Hình sự.
[24]Điều 93, Bộ Luật Hình sự.

NS. TUẤN KHANH * NGHỆ SĨ KIM TUYẾN

Cải chính chi tiết từ bài phỏng vấn Nghệ sĩ Kim Tuyến

Ảnh của tuankhanh

Ngay sau bài phỏng vấn nữ nghệ sĩ Kim Tuyến tại miền Nam California về đời sống và ký ức văn nghệ của bà, tôi có nhận được một lá thư từ Thái Lan từ một người quen biết đến một nhân vật được nghệ sĩ Kim Tuyến nhắc đến trong bài là ông Phạm Ngọc Trảng.
Thư đính chính tên đúng của ông Trảng là họ Phạm, tên Ngọc Trảng, chứ không phải là họ Nguyễn, tên Văn Trảng, cùng kèm theo nhiều tư liệu rất sống động để nhắc thêm về nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tuyến nói rằng chị hết sức ngưỡng mộ.
Xin được giới thiệu lá thư này, cùng tư liệu chứng minh, như một cách góp thêm vào phần hồi ức mà nghệ sĩ Kim Tuyến đã trình bày cùng quý vị.
Xin cảm ơn anh Dương Xuân Lương vì tư liệu quý này.

TB: Trong những văn bản đã gửi lên các trang mạng, cũng đã chỉnh sửa lại cho đúng tên của người đã khuất.
===============================

Thái Lan 04.08.2016.

Kính gởi anh Tuấn Khanh.

Với tình quí mến, tôi xin anh vui lòng chỉnh lại tên anh Nguyễn Văn Trảng trong bài đăng số 9430 trên trang Basam.
Anh ấy tên là Phạm Ngọc Trảng quê quán Tây Ninh học trường Nam Trung Học Tây Ninh trước tôi mấy năm.
(Anh Trảng ra tòa và rất hiên ngang là đúng. Nhưng anh Trảng không bị bắn tại chổ mà bị kết án tử hình (khi đó tôi sống ở Tây Ninh nên biết việc anh Trảng ra tòa). Sau đó không biết họ đã thi hành án như thế nào.
Xin anh vui lòng chuyển đến chị Kim Tuyến lời cảm ơn của chúng tôi về tình thân của chị ấy với anh Trảng là một đàn anh của tôi và là một Hiền tài trong Đạo Cao Đài.
Một người quí mến anh,
Dương Xuân Lương
Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

===============================
Thông tin tham khảo thêm:

1/- Từ Bản án Cao Đài do nhà cầm quyền cộng sản ban hành ngày 20/07/1978 (bản in từ nhà in Hoàng Lê Kha- Tây Ninh).

2/- Từ Hòa bình chung sống biên niên (trang 216) (bản in 2013).
..(i)/-  CHÚ THÍCH TRONG CHÚ THÍCH:
Về Ông Truyền Trạng Phạm Ngọc Trấn (1910-1952).
Ông Phạm Ngọc Trấn quê làng Tân Huệ, quận Hồng Ngự Tỉnh Châu Đốc. Ông học trường College Cần Thơ, thi đỗ Diplôme (trung học Pháp). Ông có làm thơ ký cho Đầu Tộc Đạo Hồng Ngự. Sau về Tòa Thánh dạy học ở Đạo Đức Học Đường.
Ông thi đậu Luật Sự khoản năm 1935. Năm 1941 Ông vâng lịnh Hội Thánh (cùng 200 người lính đạo khác) đi lính sang Pháp để đáp lại việc Pháp cho Đạo Cao Đài được tự do tín ngưỡng. Số quân của ông là 17.070…Trong quân ngũ ông có nhiều thành tích xuất sắc.
Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Năm 1946 ông được trở về Việt Nam, lãnh phận sự Thánh Vệ Trưởng (Trung Tá), bảo vệ an ninh trong vùng Thánh Địa. Ông là một trong những anh tài hết lòng vì Đạo, được Đức Hộ Pháp quí mến và tin cậy. Thời gian ở Pháp ông học được cách ghi tốc ký nên khi về Tòa Thánh ông ghi lại nhiều bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp, được Đức Ngài khen ngợi. Chính ông truyền dạy cách ghi tốc ký cho nhiều tốc ký viên khác. Ông tạo được nhiều thiện cảm với những người cùng làm việc hay khi giao thiệp....
Ngày 06-7- Nhâm Thìn (25-8-1952) Ông bị Tổng Tư Lệnh QĐCĐ Nguyễn Văn Thành tổ chức bắn chết trên đường Quan Âm Các tại Ngã Năm cách cửa số 4 chưa đầy 01 km. Một anh tài của Đạo đã bị bạn đồng môn hạ sát khi mới 42 tuổi thật là đau đớn.
Đức Cao Thượng Phẩm viết về tuổi 42:
Bốn mươi hai tuổi xanh chưa phỉ...
42 tuổi với người mang hoài bão phụng sự cho đại nghiệp của Đức Chí Tôn thì quá ngắn. Chí tang bồng của kẻ sĩ còn chưa phỉ thì mũi súng bạn đồng môn đã cắt ngang mạng sống... con đường phụng sự vắng bóng một hiền nhân... Nỗi đau đớn càng lớn hơn khi chính những người như ông Thành được Tôn Sư Hộ Pháp nâng đở họ thành người có quyền thế trong xã hội rồi quay súng bắn vào bạn đồng môn, bắn vào người cộng sự đắc lực của Tôn Sư.
Đành rằng túc trái oan khiên vay trả nhau trong vô lượng kiếp; nên đã biết đạo thì chẳng dám trách Đấng Cao Xanh mà chỉ tiếc thương người anh tài vắn số trên đường phụng sự cũng là lẽ cố nhiên.
Chúng ta thương tiếc cho Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh, Ngài Bảo Cô Quân Dương Văn Giáo và hàng loạt trí thức tinh hoa của dân tộc như Ông Diệp Văn Kỳ, Ông Hồ Văn Ngà, Ông Bùi Quang Chiêu... bị mũi súng của kẻ vô lương hạ sát nhưng chí ít thì chúng ta cũng hiểu được động cơ của việc thảm sát đó.   `
Còn với ông Phạm Ngọc Trấn thì chúng ta hiểu thế nào về ác hành nầy... bởi vì ông Thành cũng là người phụng sự đạo trong trách nhiệm Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài. Một đội quân có tiêu chí Bảo Sanh Nhân Nghĩa Đại Đồng đã đem lại cuộc sống yên ổn phồn vinh cho đồng đạo và đồng bào.
Ông Trấn được ân thăng một cấp, tang lễ hành theo phẩm Thừa Sử.
Con đường từ Ngã Ba Ao Hồ (nay là ngã tư) đi cập hông Viện Đại Học Cao Đài cắt ngang đường Ca Bảo Đạo, cắt Lộ Trung Tim, đi cập hông Sân Vận Động Long Hoa giáp với đường Cao Thượng Phẩm được Hội Thánh Cao Đài đặc tên Đường Phạm Ngọc Trấn.
 Đức Hộ Pháp viết trong Thánh Thư Hải Ngoại số 20 ngày 25-07 Mậu Tuất (08-9-1958): ...tên Dồi đã đồng lõa tổ chức cùng tên Bay đặng ám sát Truyền Trạng Trấn do Nguyễn Văn Thành ra lịnh....
(Bay là Thiếu Tá. Ám sát ông Trấn ngày 25-8-1952, khoản một tuần sau thì “bắn Đạo Hữu Có – Xem Lời Phê Đức Hộ Pháp”)
 Ngày 09-7- Nhâm Thìn Đức Hộ Pháp hành pháp xác cho ông Trấn tại Đền Thánh. Theo ông Quang Minh viết trong Tiểu sử 19 chức sắc Pháp Chánh thì Linh cữu được quàng tại tòa nhà Hiệp Thiên Đài.
Khi Đức Hộ Pháp đến dự tang lễ; đứng trước linh sàng Ngài nói cùng Hội Thánh và toàn Đạo hiện diện: “Bần Đạo xin lạy Trấn để đáp lại công nghiệp của nó đối với Đạo”. Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa nắm Đức Ngài lại và thưa: “Bạch Ngài, để Bần Tăng thay mặt Ngài mà lạy thế”. Đọc tiểu sử của Ngài Khai Pháp chúng ta cũng thấy Ngài từng khóc về việc huynh đệ giết nhau quá thảm.
@@@
Khi ông Trấn mất thì vợ ông đang có thai. Sau bà sanh ra một nam nhi được Đức Hộ Pháp nhận làm con nuôi đặc tên là Phạm Ngọc Trảng.
Ông Trảng là một học sinh rất giỏi. Ông đậu vào Trường Kỷ Thuật Phú Thọ khoa điện tử. Sau đó ông xin vào Hiền Tài và phụ trách kỷ thuật cho Đài Phát Thanh của Hội Thánh.
Theo Bản Án Cao Đài Hiền Tài Phạm Ngọc Trảng bị bắt vào tháng 12-1976 vì tổ chức lại Mặt Trận Toàn Lực Thống Nhất Quốc Gia do Đức Hộ Pháp làm chủ tịch (1955). Ông Trảng là người lãnh đạo nên bị kêu án tử hình. Nhiều người khác cũng bị án tử hình và những án tù rất nặng.
Theo Văn Tịch Pháp Nhơn Luân Chi Đạo của Ngài Hồ Bảo Đạo (trang 89) thì vụ bắt Hiền Tài Phạm Ngọc Trảng là cái cớ để chánh quyền khám xét Đài Phát Thanh, Ban Thế Đạo, nhà in Phước Thiện, văn phòng Ban Đạo Sử... là những cơ ngơi trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh và tịch thâu nhiều giấy tờ, tài liệu và sử liệu...
***/. Quan hệ của Ông Phạm Ngọc Trấn và ông Hà Minh Trí (Mười Thương) là người ám sát ông Ngô Đình Diệm năm 1957 ở Buôn Mê Thuộc.
Ngày nay trên wiki viết về ông Hà Minh Trí (sinh năm 1935) theo cách tô hồng nên nhiều sự thật đã bị che dấu.
Nhiều năm trước chúng tôi gặp người thân của Ông Trấn (ở cửa số 2, đối diện VP Cơ Thánh Vệ củ), một vài vị chức sắc hay những người biết rõ về ông Mười Thương xin tóm gọn như sau:
Trong một cuộc hành quân ở miền Tây Quân Đội có bắt một thiếu niên khoản 14-15 tuổi vì bị tình nghi là giao liên. Khi đưa về đồn Ông Trấn thấy thiếu niên lanh lợi thì thương nên lãnh ra và nhận làm con nuôi.
Khi về Tòa Thánh ông Trấn đem người con nuôi theo và cho học ở Đạo Đức Học Đường với tên Hà Minh Trí. Nhờ uy tín ông Phạm Ngọc Trấn nên thiếu niên nầy được yên ổn và liên lạc với tổ chức mà không bị phát hiện.
Năm 1957 (22 tuổi) ông Trí lãnh nhiệm vụ của cộng sản đi ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 22-2-1957. Nhiều người còn kể rõ là trước khi đi ông Trí ở Bá Nghệ Đoàn và có mượn quần áo của anh em để mặc cho tươm tất.
Ông Trí nổ súng trúng Bộ Trưởng Bộ Canh Nông Đỗ Văn Công và bị bắt. Khi bị bắt trong túi ông Trí có THẺ HỌC SINH TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG do ông Nguyễn Hữu Lương là Hiệu Trưởng ký.
Do vậy mật vụ của Tổng Thống Diệm lên Tây Ninh bắt ông Đốc Lương theo kiểu bắt cóc để điều tra khẩn cấp. Thời gian đó Đức Hộ Pháp đã đi Nam Vang và đề ra Cương Lĩnh Hòa Bình Chung Sống nên Ngô Đình Diệm rất căng thẳng với Đạo và Đức Hộ Pháp. Đức Thượng Sanh chưa về Tòa Thánh hành đạo (ngày 15-4-Đinh Dậu “14-5-1957” Đức Thượng Sanh về Tòa Thánh hành đạo).
Ông Nguyễn Hữu Lương (thường gọi là ông Đốc Lương) lúc đó là Lễ Sanh Phái Ngọc. Trong Lời Thuyết Đạo và Lời Phê Các Việc Đức Hộ Pháp có nhiều lần nhắc đến ông. Ngày 22 tháng chạp năm Ðinh Hợi (1948) khi đến dự Lễ Bãi Trường Đức Hộ Pháp dạy:
 Mấy vị Giáo Viên nhứt là Lương, mỗi phen có lễ nơi Học Ðường, mỗi phen đến dự, nó làm cho Bần Ðạo cảm xúc... (LTĐ Q1 bài số 54).
Ông Đốc Lương là con trai thứ sáu của Ngài Thái Bộ Thanh (sau đắc phong Đầu Sư) và là con rễ Ngài Hồ Bảo Đạo đang sát cánh với Đức Hộ Pháp. Với công nghiệp và hồ sơ lý lịch như vậy cho nên Ngô Đình Diệm đối phó với ông Đốc Lương quyết liệt hơn nữa.
@@@
Trong đàn cơ tại Báo Ân Đường Kim Biên, đêm 8-2-Đinh Dậu (dl 9-3-1957). Hợi thời. Ngài Hồ Bảo Đạo có thỉnh giáo bà Bát Nương về việc ông Đốc Lương bị bắt:   ....Bảo Đạo bạch hỏi vụ hai em Lễ Sanh Ngọc Lương và Thái Cảnh bị bắt đi mất tích.
- Chưa đáng lo ngại, song vận xấu hai em ấy phải chịu khổ não một thời gian ngắn rồi sẽ ra mặt công khai  đối  nại.
Chị xin lui, kẻo trễ giờ cho các Đấng. THĂNG.
@@@
Chữ Bà Bát Nương dùng là: ... sẽ ra mặt công khai  đối  nại.... đã phần nào nói lên việc liên quan đến THẺ HỌC SINH của ông Hà Minh Trí có trong túi khi bị bắt ngày 22-2-1957 mà ông Đốc Lương là người ký tên trên Thẻ Học Sinh đó.
Trên wiki viết vô lý nhiều điểm chúng tôi phân tích 02 điểm sau:
*1/- Wiki viết:... năm 1948 ông Trí dùng vỏ bọc Tín Đồ Cao Đài là vô lý. Vì năm đó ông Trí mới 13 tuổi làm sao là tín đồ Cao Đài? (phải đủ 18 tuổi, có thọ lễ nhập môn và được cấp Sớ Cầu Đạo. Sớ cầu đạo có ghi người tiến dẫn, và nơi nhập môn...)
*2/- Vô Lý thứ 02:... Với giấy thông hành mang tên Hà Minh Trí, một thương gia Tây Ninh...?
Thời điểm năm 1957 có loại giấy thông hành cho thương gia ở Tây Ninh chưa? Ai cấp loại giấy nầy? Vậy tại sao mật vụ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bắt ông Đốc Lương trường ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG? Và Bà Bát Nương dạy:... ... sẽ ra mặt công khai  đối  nại...???
Đó là 02 điều cực kỳ phi lý do chủ nghĩa tô hồng mà ra.
@@@
Ngày ông Phạm Ngọc Trảng ra tòa thì ông Mười Thương là một cán bộ công an cao cấp của Tỉnh Tây Ninh và ông Trảng bị kêu án tử hình như đã nói.
@@@

MẠNH MẪU THỜI NAY.
Đến đây chúng tôi xin cung kính đề cập đến vị MẠNH MẪU THỜI NAY.
Đó là người bạn đời của ông Phạm Ngọc Trấn là đấng sanh thành của ông Phạm Ngọc Trảng. Bà Tư Liễu (Lễ Sanh Hương Liễu).
Khi ông Trấn bị bắn chết thì Bà đang mang thai ông Phạm Ngọc Trảng. Gia cảnh không lấy gì làm khá giả bà vẫn tảo tần nuôi con ăn học nên người. Sau khi đỗ tú tài II ông Trảng thi đậu Trường đại học Kỷ thuật Phú Thọ thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Đây là một trong những trường có qui chế thi tuyển rất gắt gao thời Việt Nam Cộng Hòa.
Nhà nghèo từ Tây Ninh bà phải xuống Sàigòn mướn nhà ở, hằng ngày đổ bánh xèo bán nuôi con. Ông Trảng tốt nghiệp kỷ sư xong thì quay về Tòa Thánh phụng sự Đạo ở Đài Phát Thanh.
Bà mất năm 1984.
Một gia đình có Cha như thế, Mẹ như thế và Con như thế thiễn nghĩ là hiếm có. Hậu tấn kính dâng đôi nén tâm hương...
#: THIẾU TÁ BAY BẮN ĐẠO HỮU CÓ & VỊ THÁNH VỆ TRƯỞNG KẾ TIẾP...
Phúc trình của Tổng Tư Lịnh Quân Đội Cao Đài số 46/SL ngày 31-8- 1952.   Về việc Thiếu Tá Bay bắn Đạo Hữu Có.
.               LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Thánh Vệ Trưởng cho Quân đội biết: Dầu thế nào đi nữa bên Quân đội cũng không thể dung cho mấy Sĩ Quan đã ở nơi Thánh Vệ mà cầm súng bắn người đạo trong khi Bần Đạo đã cạn lời cầu khẩn bảo vệ sanh mạng cho họ.
Chính điều ấy Bần Đạo đã nhiều phen căn dặn mật thiết với Thiếu Tá Bay. Bay có 2 tội:
  • Một là phụ lời ký thác của Bần Đạo .
  • Hai là bắn anh em của nó.
Dù rằng Có đã hổn, Bay đủ quyền sửa trị với luật pháp. Bay chẳng còn đáng người Đạo nữa, cũng còn nhiều kẻ khác nữa.                                                                                                                                 
                                                HỘ PHÁP. (Ấn Ký).                                                                                                                                   
                                   NHẬN XÉT:
. Ngày 25-8-1952 (06-7- Nhâm Thìn) Thiếu Tá Bay thi hành lịnh của Trung Tướng Nguyễn Văn Thành Tổng Tư Lệnh QĐCĐ tổ chức ám sát ông Truyền Trạng Phạm Ngọc Trấn (Trung Tá Thánh Vệ Trưởng).
. Ngày 31-8-1952 (06 ngày sau) Thiếu Tá Bay tiếp tục bắn vào một người Đạo Hữu tên Có. Đó là tính theo ngày phúc trình (của Tổng Tư Lệnh) còn việc bắn vào Đạo Hữu Có chắc là trước đó đôi chút. Nhưng chắc chắn là sau ngày ám sát ông Trấn. Theo nội dung lời phê trên thì Thiếu Tá Bay phục vụ ở Thánh Vệ nên có cơ hội theo dõi việc đi đứng của Thánh Vệ Trưởng để ám sát.
Sau khi ông Trấn bị ám sát thì vị Thánh Vệ Trưởng kế tiếp là ông Nguyễn Văn Kiết.
@@@
Bản báo cáo kết quả học tập ngày 03-10-1978 của Ngài Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Kiết có bản ghi ông nhận nhiệm vụ Thánh Vệ Trưởng năm 1952 có bản ghi 1957. Nguyên văn như sau:
Năm 1952, được bổ về Thánh Vệ Trưởng, có lịnh Đức Hộ Pháp nghiêm cấm tất cả các lực lượng võ trang xâm nhập vào Thánh Địa như Q.Đ.C.Đ Liên Minh, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa (tỉnh, quận, xã) kể cả Quân Đội Pháp và Bộ đội Việt Minh. Cấm luôn hoạt động chính trị, kể cả Việt Nam Phục Quốc Hội, cốt giữ vẹn vùng Thánh Địa là vùng an ninh của Đạo (vùng bất khả xâm phạm – Sainte garde).
@@@
Đối chiếu thì năm 1956 Đức Hộ Pháp đã đi Nam Vang và Cao Đài Liên Minh của Tướng Thế đã về với Ngô Đình Diệm từ 1955...vậy ghi năm 1957 là sai. Thiễn nghĩ ghi năm 1952 ông Kiết được bổ nhiệm Thánh vệ Trưởng sau khi ông Trấn bị ám sát là đúng./.
Kính thư.
 tuankhanh's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3396

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Việt Cộng / Trung Cộng

Ảnh của tuongnangtien
Bữa rồi, tôi nghe blogger Vũ Đông Hà kể lại chuyện sau:
HL là một sinh viên ở một tỉnh miền Tây. Trong khi bạn bè rủ nhau trở thành cô dâu Đài Loan thì HL làm đơn xin đi lao động hợp tác. Cán bộ phường là một gã côn đồ, hống hách, xem dân như cỏ rác. HL cũng không thoát khỏi hoàn cảnh đó, vừa sợ hãi, vừa căm giận, vừa phải nhịn nhục khi đến xin chữ ký. "Cuối cùng em nghiệm ra rằng em là nô lệ cho sự sợ hãi của chính em và từ đó danh dự, nhân phẩm của em đã trở thành nô lệ cho chúng nó. "
 3 năm sau, HL về nước. Những cảm nhận ở nước ngoài làm HL có một nhận thức mới về chính mình. Ngày lên phường để khai báo, cũng tên cán bộ phường đó, cũng thái độ hống hách, coi thường người dân. "Em đã đứng thẳng dậy, nhìn thẳng vào mắt nó và rất nghiêm trang nhưng rất dữ, "quạt" nó cả 10 phút không ngừng nghĩ. Anh biết gì không? Mặt mày nó tái mét, khi em dừng nói nó bối rối dữ lắm, không biết phản ứng ra sao. Cuối cùng nó lí nhí xin lỗi và bỏ tuốt vào bên trong. Từ đó đến nay, thái độ của nó đối với em khác hẳn. Em ngộ ra một điều là qua nhiều năm, tụi em vì thời thế đã tự tạo cho mình khả năng tự vệ khi bị làm khó làm dễ; ngược lại có kẻ quen tấn công người khác thì không có khả năng phản ứng khi bị tấn công vì chưa có kinh nghiệm bao giờ. Tụi nó chỉ biết núp bóng bộ đồng phục ở trên người và cái bóng của hệ thống..."
Chuyện ni cũng na ná như nội dung của hàng trăm hoạt cảnh mà tôi đã được thấy qua youtube:
          - Người Đàn Bà Mạnh Mẽ Dậy Công An Cách Làm Người
          - Người Phụ Nữ Khiến Ngành Công An Run Sợ
          - Dân Dậy Cho Công An Về Hiến Pháp Khi Bị Công An Canh Cửa
          - Phản Ứng Của Bà Giáo Về Hưu Trần Thị Thảo Sau Khi Bị CA Ngăn Chặn Không Cho Đi Biểu Tình Chống Trung Cộng Vào Sáng 17/7/2016 Tại Hà Nội

          - Người Giáo Viên Nghỉ Hưu Làm Cả Bộ Công An Lo Sợ

          - Bà Mẹ Trẻ Khiến Bộ Công An Phải Run Sợ
          - Cô Giáo Nghệ An Dậy Luật Cho Cảnh Sát Giao Thông
Mềm nắn rắn buông. Cái thói côn đồ xưa nay vẫn thế, bất cứ nơi đâu, và bất kể cả là loại côn đồ đứng đường huýt còi hay côn đồ bang giao quốc tế.

Cứ mỗi lần nhìn thấy phản ứng quyết liệt của một phụ nữ VN trước sự đe doạ của cường quyền, và thái độ bối rối/lo ngại (rồi) lẳng lặng rút lui của đám nhân viên công lực là tôi lại nhớ ngay đến bức ảnh ông Vương Nghị, chụp chung với bà Aung San Suu Kyi, vào ngày 5 tháng 4 năm 2016.

 

Hôm ấy, theo tường thuật của tờ The Global New Light of Myanmar thì ngài Ngoại Trưởng của nước lớn (bỗng) xụi lơ. Nói năng mềm mỏng và hoà nhã chưa từng thấy:

 

Mr Wang Yi said Myanmar has seen change in internal affairs but China’s friendly relations with Myanmar have remained unchanged, pledging that China would not interfere in the internal affairs of Myanmar. China supports the choice of the Myanmar people and I hope Myanmar will find itself on the right path in conformity with the country’s reality.”

(Ông Vương Nghị phát biểu rằng, Miến Điện đã có những đổi thay trong nội bộ của mình, nhưng quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Miến Điện vẫn không thay đổi. Ông cam kết Trung Quốc sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Miến Điện. “Trung Quốc ủng hộ sự chọn lựa của nhân dân Miến Điện và tôi hy vọng, Miến Điện sẽ thấy mình đang đi trên con đường đúng đắn, phù hợp với hiện thực của đất nước.” Bản dịch Bùi Xuân Bách).


Ngoại Trưởng Trung Cộng & Ngoại Trưởng Miến Điện. Ảnh: MNA
Chớ chuyện gì đã khiến cho ông Vương Nghị phải lật đật bay từ Bắc Kinh qua Nay Pyi Taw để chúc mừng tân chính phủ Miến Điện, với những lời lẽ hoà nhã và tình cảm (chứa chan) như thế?
Lý do, giản dị, chỉ vì Miến Điện đã tỏ thái độ cứng rắn và cương quyết với Tầu:
          - Chính phủ Miến Điện từ chối dự án thủy điện Myitsone hơn 3 tỷ USD ... là một “cái tát” đối với Trung Quốc
         -  Miến Điện tuyên án chung thân khổ sai 153 công dân Trung Quốc
         - Chiến đấu cơ Myanmar ném bom lãnh thổ Trung Quốc, 4 người chết
Thử tưởng tượng nếu Việt Cộng cũng dám bầy tỏ một thái độ quyết liệt tương tự (đình chỉ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đóng cửa nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh, khởi kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế vì những hoạt động bất hợp pháp ở biển Đông, bắt giữ và truy tố những chủ tầu lạ thường xuyên xâm nhập lãnh hải và gây rối cho ngư dân Việt Nam ... ) thì chuyện gì sẽ xẩy ra?
Những kẻ nắm quyền lãnh đạo hiện nay (chắc chắn) sẽ được sự ủng hộ của người dân, cùng sự hổ trợ và nể trọng của quốc tế - kể cả Trung Cộng. Nhưng đám Việt Cộng đời nào dám thế, vì thế nên Trung Cộng mới có thế "được chân lân đầu," và vừa doạ "sẽ dậy lại cho Việt Nam một bài học" nữa - theo như bản tin của VOA, nghe được vào hôm 1 tháng 8 năm 2016.
Trước lời đe doạ trắng trợn và xấc xược này, phát ngôn viên của bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, đã "đáp trả" bằng một ... lời đề nghị:
"Đề nghị Trung Quốc không đe doạ bằng bạo lực!"
 http://www.rfavietnam.com/node/3386

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Đất Nước Nhìn Từ Hà Tĩnh

Ảnh của tuongnangtien

Ngày 1 tháng 8 năm 2016, từ Washington D.C., phóng viên Nam Nguyên (RFA) dè dặt đi tin:
Chủ tịch nước Trần Đại Quang có vẻ như đã bật đèn xanh, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với các giới chức chính quyền Việt Nam ở địa phương, cũng như các bộ ngành ở Trung ương có liên quan tới dự án Formosa Hà Tĩnh...
Trao đổi với chúng tôi, nhà hoạt động dân quyền và báo chí công dân hiện sống và làm việc ở Saigon - TS Phạm Chí Dũng cho rằng: 'Phát ngôn của ông Trần Đại Quang Chủ tịch nước là một phát ngôn mang tính chất tín hiệu. Theo tôi hiểu ngay trước mắt là tín hiệu thí chốt, con chốt ở đây chính là ông Võ Kim Cự ..."
Nam Nguyên và Phạm Chí Dũng là hai nhân vật chuyên nghiệp trong lãnh vực truyền thông nên đều có thái độ dè dặt (cần thiết) trước một nguồn tin, còn cần kiểm chứng. Chớ đám thường dân (và là dân nhậu) như tui thì khỏi cần phải dè chừng, hay nhìn trước ngó sau, gì ráo. Từ trên bàn rượu, tụi tui đã ngửi thấy có mùi khói - cùng mùi dê nướng - và đã bình luận ("thôi xong!") ngay khi đám báo chí nhà nước vừa mới bắt đầu nhen lửa:
        - Báo Tiền Phong (18/07/2016) : "Formosa và Ba Lần Đụng Độ Ông Võ Kim Cự"
        - Báo Tuổi Trẻ (22/07/2016) : "Ông Võ Kim Cự Có Trách Nhiệm Gì Trong Vụ Formosa Thuê Đất"
        - Báo Vnexpress (24/07/16) “Formosa Chôn Lấp Chất Thải ở Đâu”
        - Báo Dân Trí  (25/07/2016) : "Trả Lời Của Ông Võ Kim Cự Là Lấp Liếm"
        - Báo VnMedia (26/07/2016) : "Cận Cảnh Biệt Thự Khủng Của Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Võ Kim Cự"   
Kim Cự, phen này, chắc chết - chết chắc - dù chưa bước qua ngưỡng tuổi sái mươi! Ông ấy chết oan và chết yểu chăng? Không có đâu. Thằng chả - lẽ ra - phải "đi" tự lâu rồi, ngay cái hồi mà người dân tố giác tân chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh dùng bằng giả, hơn năm năm trước lận.
Ở thời điểm đó, trên trang Dân Luận, đã có độc giả (ông Quốc Tuấn) bầy tỏ sự vui mừng: Hehe, Chưa khi mô mà chính giới ở Hà Tĩnh rúng động như mấy ngày bữa ni. Các quan bị điểm danh đều lo chạy ngược chạy xuôi. Ông Tuấn, tiếc thay, mừng hụt!
Hai vị quan đầu tỉnh, rõ ràng, đều là người biết chạy (và chạy rất giỏi, bất kể ngược xuôi) nên mọi chuyện hoá êm ru bà rù - dù Hà Tĩnh hoàn toàn không được yên tĩnh gì cho lắm:
        - Hà Tĩnh: Người dân bao vây đập phá trụ sở xã, hành hung cán bộ
        - Thương Binh Hà Tĩnh Biểu Tình
        - Hà Tĩnh Đầy Ắp Người Trung Quốc
        - Chính quyền cưỡng chế, đập nát nhà thờ giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Tất cả những sự kiện vừa ghi đều là chuyện nhỏ, nếu so với việc lạm thu (và tận thu) thuế má ở những vùng quê tỉnh Hà Tĩnh. Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã đi một loạt bài phóng sự công phu, của hai ký giả Hoàng Anh & Thiện Nhân, khiến công luận phải bàng hoàng:
        - “Sức Tàn Lực Kiệt
        - “Ròng Rã Hơn 10 Năm Gánh Các Khoản Thu Phi Lý
        - “Những Giọt Nước Mắt Trong Chiến Dịch Thu Ngân Sách
        - “Thu Như Ở Hà Tĩnh Thì Nông Dân Chịu Sao Nổi
        - “Có Thứ Quỹ Gọi Là Nuôi Cán Bộ”
        - “Đừng Đẩy Nông Dân Vào Đường Cùng
Xin ghi lại một vài đoạn ngắn, trích từ  Báo Nông Nghiệp Việt Nam (số ra ngày 6 tháng 7 năm 2015) về cuộc sống khốn cùng của một gia đình nông dân Hà Tĩnh, và cách thu thuế vô cùng bất nhân của quan chức ở địa phương này:
Giữa mùa hạ ở Thường Nga, một xã nghèo miền thượng Can Lộc, trời xanh ngằn ngặt, nắng như thiêu như đốt. Nắng chết cỏ chết cây, đất đai, ruộng đồng đanh lại, cảm giác như bị cả một lò lửa khổng lồ nung đốt.
 Vạn vật cỏ cây, con người im lìm chịu trận. Duy chỉ có tiếng loa truyền thanh từ trụ sở UBND xã vẫn cứ đều đặn hoạt động hết công suất. Giọng cán bộ truyền thanh giục giã, vang vọng, đanh thép len lỏi khắp trong làng, ngoài xóm, ra đến tận ngoài đồng vẫn còn nghe rõ: UBND xã yêu cầu nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đóng nộp trong ba ngày chiến dịch...
Hạn chỉ trong vòng 3 ngày nhân dân phải đóng nộp đầy đủ, nhà nào thiếu, dù chỉ một cân thôi cũng phải chịu nộp phạt thêm 5%. Thực hiện chiến dịch thu nộp, mỗi hộ dân Thường Nga phải gánh hai phần đóng góp. Phần thu của xóm và phần thu của xã. Ở xóm bao gồm các khoản thu nội đồng, thu bê tông, thu hội quán.
Phần thu tại xã gồm: Thu quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất, thu thầu hợp đồng, thu phí vườn đồi, phí kinh doanh chưa đến mức thu thuế tháng, thu HTX môi trường, quỹ khuyến học, hai loại quỹ, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ QPAN, phạt quân sự, kế hoạch hóa, thuế đất phi nông nghiệp…
Gia đình ông Ngụ bà Hương có 8 sào ruộng, 6 nhân khẩu. Để có đủ cái ăn, mỗi vụ, ngoài phần ruộng được chia ông bà còn phải đấu thêm 3 sào của những gia đình chán ruộng. Quần quật đến nỗi, mùa gặt, nửa đêm bà Hương phải đeo ắc quy gắn bóng đèn để ra đồng. Vậy mà thóc lúa cũng không đủ chi phí đầu tư và nộp sản.

Bà Lê Thị Hương. Ảnh: báo Nông Nghiệp Việt Nam
Suốt cuộc trò chuyện, bà Hương liên tục khóc. Nhất là khi chúng tôi nhìn vào phương án thu của gia đình họ. Phần thu của xóm hết 558 nghìn đồng, phần thu của xã hết 928 nghìn đồng. Chưa phải thuộc diện nhiều so với các hộ khác, nhưng để có tiền đóng nộp họ phải bán hết những hạt thóc cuối cùng.
Nước mắt và tiếng khóc tức tưởi của bà Lê Thị Hương, buồn thay, đã không khiến cho bất cứ quan chức nào động lòng thương xót - kể cả hơn chục vị đồng hương (trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khoá XII) Hà Tĩnh: Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Chí Dũng, Phạm Xuân Dũng, Trần Hồng Hà, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Minh Hưng, Thuận Hữu, Uông Chu Lưu, Lê Thị Nga, Võ Trọng Việt ....
Ủy Viên Trung Ương Đảng ở đâu mà nhiều dữ vậy, hả Trời? Đúng là "quân gian dậy đất tựa đàn ong!" Thảo nào mà ông Võ Kim Cự không bị ai chất vấn hay phiền hà gì ráo; hoạn lộ, vẫn hanh thông thấy rõ:
          - 6/2005-7/2010: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh  Hà Tĩnh, Đại biểu HĐND tỉnh
          - 8/2010 đến nay: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh (thay ông Lê Văn Chất nghỉ hưu theo chế độ), Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
          - 01/2015: Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội
          - 16/10/2015: Bí thư Đảng đoàn Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020.
Chưa hết, Võ Kim Cự còn được đề cử làm thành viên Uỷ Ban Kinh Tế Của Quốc Hội nữa vì "Ông Cự có bằng Cử nhân tài chính kinh tế, bằng Thạc sĩ về quản trị kinh doanh, nên tham gia vào Uỷ Ban Kinh Tế là phù hợp và bình thường” - theo như (nguyên văn) lời giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư Ký Quốc Hội Việt Nam. Mọi chuyện chỉ trở nên "không bình thường" sau khi nhà nước quyết định biến ông Võ Kim Cự thành dê mang ra nướng, cho át bớt mùi cá chết cùng mùi chất thải của Formosa.

Các điểm chôn lấp chất thải của Formosa ở Hà Tĩnh. Ảnh & chú thích: vnexpress
Tôi thì thành thật tin rằng ông Võ Kim Cự không có gì sai mà chỉ xui thôi. Xui là ông ấy đớp nhầm đồ độc của công ty Formosa nên bỏ mẹ, hay bỏ mạng, chớ có quan chức nào mà không phải "ăn" để sống - đúng không? Giữa bầy ong hàng chục ngàn con lớn nhỏ đang "dậy đất" nước này mà đem vài con nhơ nhỡ - cỡ Võ Kim Cự - ra nướng thì đây chỉ là một việc làm có tính cách đãi bôi thôi, chả có tác dụng gì đâu.

No comments:

Post a Comment