Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 18 October 2016

TRUYÊN TÙ VÀ VƯỢT BIÊN

Ồ ĐẮC HUÂN * ĐỊA NGỤC


Dưới Tầng Địa Ngục
 Hồ Đắc Huân
Vận nước chuyển đổi, sau ngày 30-4-1975 cuộc chiến tranh giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Cộng sản Bắc Việt (CSBV) kết thúc! Thay vì hòa hợp, hòa giải dân tộc để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phú cường thì ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội say men chiến thắng, tạo dựng lên hằng trăm nhà tù lớn, nhỏ với mỹ từ cải tạo để giam giữ: Quân, Dân, Cán, Chính. đảng phái, Tôn giáo, giới trí thức, văn nghệ sĩ... của VNCH còn ở lại trong nước vì nhiều lý do khác nhau.


Qua thông cáo của Ủy Ban Quân Quản Saigòn và các địa phương họ đã ra lệnh tập trung thành phần trên trong thời hạn một tháng để học tập chính sách của đảng CS. Bản chất CS đã lộ nguyên hình khi họ ấn định thời gian ngắn hạn là Một Tháng để đánh lừa sự thành tâm của các viên chức và sĩ quan của miền Nam VN muốn thi hành đúng đắn mọi yêu cầu của kẻ chiến thắng để rồi an phận trở về với công việc canh tác, sản xuất... của người công dân trong thời hậu chiến. Nhưng tiếc thay, họ đã tráo trở lợi dụng cơ hội nầy để giam giữ những người chiến bại một cách dài hạn không bản án và được mệnh danh Trại tập trung cải tạo . Thời gian bị tù đã kéo dài ít nhất là 3 năm, còn lại đa số chịu đựng khổ nhục trong vòng 7, 10, 18 hay 20 năm.

Trong số tù nhân có hơn 30 tướng lãnh và trên 400 đại tá. Căn bản chính yếu để giam tù được căn cứ theo lý lịch của tù nhân để trả hận thù bằng nhiều hình thức như bắn bỏ, tra tấn, nằm nhà cùm, giam vào ngục tối để chịu đói lạnh, lao động khổ sai, bệnh nặng không thuốc men làm cho nhiều người phải vùi thây dưới tầng địa ngục.

Trong vòng ba mươi năm nữa, những quân nhân thuộc vào thế hệ trẻ nhất của cả hai bên đã tham gia vào cuộc chiến 1945-1975 sẽ lần lượt qua đời. Thế hệ kế tiếp muốn tìm hiểu lịch sử của thời cha ông sẽ phải tìm đọc những tài liệu, sách báo, phim ảnh có tính cách lịch sử do những người trong cuộc lưu lại.

Là tù nhân qua hai trại Kỳ Sơn và Tiên Lãnh, tôi xin ghi lại những chuyện đau thương nhất mà chính tôi đã từng chứng kiến. Các chuyện được hình thành không nhằm mục đích gây thêm lòng hận thù và chia rẽ mà chỉ nêu lên những kinh nghiệm đau thương trong lịch sử cận đại để cho các thế hệ tiếp nối học được những kinh nghiệm quý báu hầu tránh được những lỗi lầm tai hại của những người đi trước vì thiếu đạo đức cũng như kiến thức trong việc lãnh đạo toàn dân mà chỉ dựa trên lòng đố kỵ và mưu đồ trả thù khiến cho tương lai của dân tộc Việt mỗi ngày một tuột xuống hàng thấp nhứt của lịch sử nhân loại.

Cưỡng chiếm các thành phố miền Nam xong, Ủy ban Quân Quản kêu gọi những viên chức, sĩ quan của chế độ cũ mang theo tiền ăn 1 tháng để học tập. Nhưng tại Đà Nẵng vào sáng ngày 5-4-1975 Ủy Ban Quân Quản thông báo: Đúng 8 giờ sáng hôm nay, tất cả sĩ quan chế độ cũ tập trung đầy đủ, không chậm trễ tại số 2, Đống Đa để nghe nói chuyện tình hình đất nước . Tập đoàn CS đã dùng nơi nầy như cái nôm để tóm gọn các sĩ quan. Đến tối họ chuyển tất cả những người đã đến trình diện về Vĩnh Điện, Hội An để giam giữ. Tại Quảng Nam Đà Nẵng CS đã thiết lập ngay những trại tù mang tên của những địa danh: Hội An, Vĩnh Điện, Hiếu Đức, Hòa Cầm, Phú Túc, Thượng Đức, An Điềm, Kỳ Sơn, Tiên Lãnh... là nơi ngục tù của các sĩ quan và viên chức VNCH. Không đưa tù quan trọng ra Bắc:

Cuối năm 1975, Trung Ương ra lệnh chuyển ra Bắc tất cả các sĩ quan chế độ cũ trước đây giữ chức vụ quan trọng đang bị giam giữ tại Kỳ Sơn, Tiên Lãnh và An Điềm. Viên Tỉnh Ủy Quảng Nam Đà Nẵng liền trình xin Trung Ương giữ tại chỗ các cải tạo viên qua các lý do sau đây:

- Quân đội Mỹ đã chọn Đà Nẵng để đổ bộ đầu tiên 2 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến vào ngày 8-3-1965.
- Quảng Nam Đà Nẵng đi đầu trong công tác diệt Mỹ cứu nước.
- Bộ đội, Công An Quảng Nam Đà Nẵng có đủ khả năng, kinh nghiệm để quản lý cải tạo tốt, làm ra nhiều của cải vật chất để nuôi tù, cung cấp cho Tỉnh và đóng góp về Trung Ương. Trung Ương đã chấp thuận đề nghị trên.

Trại tù cải tạo Kỳ Sơn:
Kỳ Sơn là tên của một xã thuộc huyện Tam Kỳ gần mỏ vàng Bông Miêu chừng 3 cây số, có đường trải nhựa và sông Bông Miêu chảy qua, rừng già âm u, thời tiết rất lạnh, có nhiều thung lũng để canh tác. Kỳ Sơn có 4 trại tù: trại 1, 2, 3 và 4 giam giữ toàn sĩ quan từ cấp Chuẩn Úy đến cấp Đại Tá, phần đông phục vụ tại Quân Đoàn I. Các trại trên trực thuộc Tổng Trại 2 do Bộ đội quản lý. Trung tá VC Ngô Câu làm Tổng trại trưởng. Đến ngày 28-9-1978, Tổng trại chuyển giao tù còn lại cho Công an quản lý tại hai trại Tiên Lãnh và An Điềm. Sau đây là những chuyện đau buồn nhất đã xảy ra tại địa ngục

Kỳ Sơn:
Trung Tá Lê Đình Ái, Đại Úy Nguyễn Văn Lộc vượt thoát khỏi trại tù KỲ Sơn.
- Trung Tá Lê Đình Ái, sinh ngày 12-3-1943 tại Huế, khóa 13 Ấp Chiến Lược, Sĩ quan Trừ bi. Thủ Đức, Quận Trưởng Quận Tiên Phước.
- Đại Úy Nguyễn Văn Lộc, số quân 58.600.570, sinh tháng 10-1938 tại Định Tường, Trường Không Quân VN, Phi công Quan sát Sư Đoàn 1 Không Quân. Hai anh Ái và Lộc bị tù trại 1 Kỳ Sơn. Tuy khác Tổ trong lao động thường gặp nhau trò chuyện, cả hai đồng tâm muốn trốn trại nên bàn kế hoạch vượt thoát. Móc nối được người thân cung cấp cho giấy tờ. Đúng 9 giờ sáng ngày 20-11-1975 hai người trốn khỏi nơi lao động gặp nhau tại điểm hẹn rồi tức tốc di chuyển nhanh bằng xe Honda chờ sẵn ra khỏi khu vực, băng theo đường rừng vượt thoát về hướng Nam. Hay tin tù trốn, Tổng Trại 2 bủa vây lục kiếm suốt 2 tuần không tìm được. 
Cuộc vượt thoát hết sức gian nan. Hai anh biết rất rõ địa thế rừng núi của 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi vì thường hành quân trước đây. Bài học mưu sinh thoát hiểm lúc học sĩ quan được áp dụng để sống còn. Qua 27 ngày len lỏi trong rừng già khi ra đồng trống hết sức mừng vui nhìn thấy xe chạy ở Quốc Lộ 1 nên bàn nhau ra lộ đón xe đò đi tiếp. Tắm rửa, cạo râu, thay quần áo dân sự xong điền tên vào giấy tờ, nghĩ lấy lại sức rồi đến cầu Bà Di, Đập Đá Bình Định đón xe. Khi xe ngừng xui ơi là xui! Lại gặp ngay đoàn xe chở công an từ Bắc vào công tác trong Nam.
Lỡ rồi, hai anh vẫn lên xe tự nhiên. Phụ xe cho ngồi ghế xếp phía sau. Qua cặp mắt nghi ngờ của tên công an ngồi cạnh. Đến trạm kiểm soát Cam Ranh tên công an ngồi cạnh báo nhân viên kiểm soát để xét giấy tờ. Kiểm soát giấy thấy không nghi ngờ nên tiếp tục cho đi. Hú hồn! Hai anh vui mừng không xiết kể. Về đến Sài gòn, anh Lộc tìm đường vượt biển. Thật tội nghiệp về sau nghe tin anh Lộc đã mất tích trên biển cả. Còn anh Ái gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng VN. Đến ngày 27-12-1977 lại bị bắt, tiếp tục ăn cơm tù. Tháng 9-1986 được thả ra rồi tổ chức vượt biển thành công. Tháng 4-1990 cả gia đình định cư tại Hoa Kỳ. (Tuy cuộc vượt thoát của anh Ái thành công song những đau thương tan vỡ gia đình rồi tù tội từ ngày về lại Saigòn qua câu chuyện dài chính anh Ái kể lại hết sức thương tâm cho một chiến hữu VNCH đã gãy súng theo vận nước).

* Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương

Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương tự tử sau một năm trong tù! Thiếu Tá Phạm Văn Lương số quân 54.226-453, sinh vào tháng 11.1934 tại Quảng Trị, xuất thân khóa 4 Cương Quyết Thủ Đức, sau theo học ngành Quân Ỵ Nguyên Bác sĩ Trưởng khu Ngoại Thương, Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng. Trước 1975, qua hệ thống truyền thông và báo chí khá đông người Miền Nam biết đến Thiếu Tá Phạm Văn Lương qua các việc ông đã làm:


- Mang lựu đạn đến tiền đình Hạ Viện yêu cầu Hạ Viện điều tra làm sáng tỏ việc bắn chết Y sĩ Đại Úy Hà Thúc Nhơn, người bạn cùng khóa Quân Y, phục vụ tại quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang đã can đảm đứng lên chống bọn tham nhũng giết một sĩ quan tố tham nhũng tại bãi biển Nha Trang.

- Thực hiện thành công cuộc giải phẫu lấy đầu đạn M79 ghim trong người quân nhân Đinh Né.

- Trách nhiệm tổ chức việc gom tử thi trên đại lô. Kinh Hoàng (mùa hè đỏ lửa 1972) đưa về mai táng, lập bia kỷ niệm tại Quảng Trị.


- Xây dựng làng Đồng Thạnh tại Hội An, Quảng Nam định cư đồng bào phía Bắc Quân Khu 1 lánh nạn CS (ngân khoản do Bác sĩ Phan Quang Đán, Quốc Vụ Khanh, tài trợ).

- Ngày 29-3-1975, Cộng Quân cưỡng chiếm Đà Nẵng, Bác sĩ Lương cùng một số bác sĩ khác ở lại nhiệm sơ? Tổng Y Viện Duy Tân cứu chữa đồng bào và thương binh. Cùng lúc Đài BBC Luân Đôn loan tin Bác sĩ Phạm Văn Lương đã được CS cử làm Thị Trưởng Đà Nẵng.

- Ngày 5-4-75, Cộng quân tập trung các Bác sĩ đưa vào giam tại Hội An, trong số có Bác sĩ Lương, rồi di chuyển đến Tổng Trại 2 Kỳ Sơn, Quảng Tín. Các Bác sĩ đều bị đưa về Trạm xá Kỳ Sơn làm việc chuyên môn ngoại trừ Bác sĩ Vương Ngọc Lâm cho đi lao động bởi gia đình ông chống Cộng triệt để.


- Ngày 25-8-75, có thêm Y sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Cơ (gốc Y sĩ Dù) nguyên Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương Huế từ trại giam Hiếu Đức chuyển lên Trạm xá. Qua một năm trong Trạm Xá Tổng Trại 2 tù Kỳ Sơn, Bác sĩ Lương cùng các bác sĩ khác tận tình cứu chữa các bệnh nhân gồm Bộ đội, tù binh và dân chúng trong vùng.

- Chủ Nhật 28-3-1976 bà Đỗ Khánh Niệm lên thăm chồng, trong dịp nầy Bác sĩ Lương ngồi bên vợ, bà Lương sắp thức ăn mời chồng. Ông không thiết tha việc ăn uống mà chỉ than cùng vợ: Chắc anh khó về lắm em ơi!!! Có người tố cáo anh cùng Bác sĩ Phan Quang Đán là CIA...

Hai vợ chồng đang bịn rịn dặn dò việc nuôi dạy các con, bỗng có tiếng la lớn của vệ binh: Hết giờ thăm nuôi, về lại Trạm xá . Bác sĩ Lương và vợ đứng dậy, nước mắt bà Lương trào ra, chân ông Lương không dỡ lên được, đàng sau lưng tên vệ binh mang súng AK hối thúc đi về, bà Lương lau nước mắt nhìn đồng hồ lúc ấy là 12 giờ trưa. Đó là giây phút biệt ly định mệnh của hai vợ chồng Bác sĩ Phạm Văn Lương. Khoảng cách giữa hai người mỗi lúc một xa thêm, rồi hình bóng Bác sĩ Lương khuất dần dưới ngọn đồi thăm nuôi trại Kỳ Sơn. Một tuần sau, vào ngày 3-4-1976, Bác sĩ Lương đã uống nhiều viên thuốc ngủ cùng 10 viên cloroquine làm người ông quay cuồng, lăn lộn. Bằng mọi cách các bác sĩ tại trạm xá cố gắng cứu chữa nhưng ông Lương báo là đã uống quá nhiều thuốc nên không thể cứu được. Sau khi thốt lên lời từ biệt mọi người, mắt ông từ từ nhắm lại.


Tin Bác sĩ Lương tự tử được loan truyền nhanh chóng trong anh em tù, ngược lại Ban Chỉ Huy Trại cho biết Bác sĩ Lương chết vì trúng gió! Ít ngày sau, thân nhân thăm nuôi đưa tin về Đà Nẵng: Bác sĩ Lương đã tự tử chết. Nhận được hung tin, bà Lương lên Trạm xá khóc lóc đòi biết rõ nguyên nhân cái chết của chồng mình. Lúc đầu cán bô. Trạm xá cho biết không có chuyện Bác sĩ Lương chết nhưng bà tiếp tục than khóc và la ầm lên. Thiếu tá VC Đinh Văn Nhất là Trưởng Trại 1 liền tới cho bà biết: Bác sĩ Lương chết vì trúng gió. Viên y sĩ VC nói thêm là đã chôn cất Bác sĩ Lương cẩn thận. Số ván dự trù để đóng bàn mổ cho Bác sĩ Lương sử dụng lại được dùng vào việc đóng quan tài cho ông. Bà Lương xin chuyển xác chồng về Đà Nẵng nhưng Trại không chấp thuận.


- 1984, mộ phần Bác sĩ Lương được dời về Hội An, an nghỉ trong nghĩa trang gia đình người bạn thân.

- 1985 Bà Quả phu. Phạm Văn Lương cùng 7 người con (4 trai, 3 gái) và các cháu được thân nhân bảo lãnh sang định cư tại Hoa Kỳ.


* Trung Tá Võ Vàng bị bắn chết như thế nào?

Trung Tá Võ Vàng, số quân 60.211.412, sinh tháng 10 năm 1940 tại Quảng Ngãi, khóa 17 Lê Lai, Trường Võ Bị Quốc Gia VN. Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 21.BĐQ. Quân Sự Vụ Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia VN. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Được chỉ thị của Ban Chỉ Huy trại 1 Kỳ Sơn, hai Vệ binh Đinh Văn Hương và Âu Thái Trương tức Bốn hướng dẫn toán tù binh thuộc nhà 9, khối 2 đi lao động tại khu Cò Bay, Bông Miêu. Sau khi cắt đặt lao động, hai vệ binh gọi đích danh anh Võ Vàng đi theo vệ binh Trương cắt đốt về làm chỗi. Độ chừng 15 phút, một loạt AK nổ dồn lúc ấy là 10 giờ sáng ngày 13 tháng 4 năm 1976. Anh em tù nghi là vệ binh Trương đã bắn anh Vàng vì ngày hôm trước có sự sắp đặt để cãi nhau giữa vệ binh nầy và anh Vàng tại khu thăm nuôi. Quả thật liền thấy tên Trương chạy ra hớt hải la lên: Tên Vàng đá, đạp tôi để giật súng, may phát hiện kịp nên bắn chết nó rồi. Thật ra đây là một hành động sắp xếp bắn anh Vàng để trả thù của CS. Trước đây Trung Tá Vàng đã chỉ huy Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân tham chiến vào dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Huế.

Đến năm 1973, anh chỉ huy Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2, tái chiếm cửa khẩu Sa Huỳnh. Tại hai nơi nầy đều gây tổn thất nặng cho Cộng Quân thuộc Liên khu 5. Ít ngày sau bà Võ Vàng nhận được hung tin tức tốc đến trại Kỳ Sơn, tại đây Ban Chỉ Huy trại đã báo cho Bà biết là chồng bà đã đánh vệ binh, cướp súng nên bị bắn chết. Trại có trao cho bà 1 biên bản về sự việc xẩy ra trong đó có 5 chữ ký của đại diện trại và tù, cùng 1 biên bản kiểm kê tư trang. Sau khi Trung Tá Vàng bị bắn chết, bà quả phu. Võ Vàng nhũ danh Lê Thị Đường, giáo sư trung học tại Quảng Ngãi, bị nhà trường thông báo cho nghỉ dạy (trước 1975 bà Đường là Hiệu Trưởng Trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi).

Để tránh hậu quả của việc xét lý lịch ba đời cho các con nên bà cùng 6 con (2 trai, 4 gái) đành liều chết vượt biển qua Hongkong. Cuối cùng gia đình cố Trung Tá Võ Vàng được may mắn định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 1984. Ngôi mộ anh Vàng được cải táng vào năm 1997. Âm mưu ám hại Trung Tá Võ Vàng đã được nhân chứng sống, Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, số quân 61.203.947, sinh tháng 10 năm 1941 tại Nam Định (cựu SVSQ khóa 20 Nguyễn Công Trứ Trường Võ Bị Quốc Gia VN, bi. Trung Cộng bắt giữ tại Quảng Châu, sau cuộc hải chiến với VNCH ngày 20-1-1974 tại quần đảo Hoàng Sa) trình bày rất chi tiết trong chương trình Huynh Đệ Chi Binh của đài Truyền Hình SBTN do nhà văn Huy Phương phụ trách vào tháng 4 năm 2008.


* Trung Tá Nguyễn Văn Tố và Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt

Trung Tá Nguyễn Văn Tố và Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt thoát chết trong đêm tối

- Trung Tá Nguyễn Văn Tố, sinh tháng 5 năm 1930 tại Thừa Thiên. Số quân 50.201.605, khóa 2 VBĐP Huế.

+ Tham Mưu Trưởng Tiểu khu Thừa Thiên.
+ Phó Thị Trưởng Thành phố Huế.
+ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng Phú Yên.
+ Trung Tâm Phó Trung Tâm Điều Hợp Bình Định Phát Triển Quân khu 1.

- Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Công Anh Kiệt sinh tháng 6-1940 tại Saigon, số quân 60.701.173, khóa 13 Đệ Nhị Dương Cưu Trường HQNT.

+ Phân cuộc Trưởng Hải Cảng Sâu Tiên Sa Đà Nẵng (con rể ông Nguyễn Văn Kiểu, nguyên Đại Sứ VNCH tại Đài Loan, bào huynh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu).


Vào lúc 12 giờ 30 một đêm đầu tháng 7-1976 tại Trại 1 Kỳ Sơn, một Vệ Binh mang súng AK vào nhà 9 gọi anh Nguyễn Văn Tố và sang nhà 6 gọi anh Nguyễn Công Anh Kiệt đi nhanh ra ngoài rồi dẫn đến phía ngoài vọng gác cổng chính của trại. Nơi đây có sẵn vệ binh Trương tức (Bốn) tay cầm AK chờ sẵn. Anh Tố và Kiệt đoán chúng sắp đem mình đi bắn rồi vì trước đây vệ binh Bốn đã được chọn bắn Trung Tá Võ Vàng vào ngày 13 tháng 4 năm 1976 tại khu Cò Bay Bông Miêu. Sau khi Bốn nhận 2 anh Tố và Kiệt xong chỉ tới ngồi nơi tảng đá gần đó.

Tại đây anh Tố nói nhỏ với anh Kiệt: Chắc chúng đưa mình ra bờ rào bắn rồi hô hoán là trốn trại. Sự tù tội chắc còn lâu dài lắm. Thôi chết sớm khỏe xác mình, vợ con bớt khổ trong việc lặn lội lên rừng sâu, núi thẳm thăm nuôi. Qua lời anh Tố, anh Kiệt thở dài!!! Thời gian lo lắng lần đến 2 giờ 30 sáng, thấy đèn pile lập lòe sáng rồi lần hồi một cán bộ từ Bộ Chỉ Huy xuống nói nhỏ gì với tên Bốn xong về lại. Lúc nầy hai anh Tố và Kiệt rất hồi hộp, chắc chúng sắp đem mình đi bắn rồi. Hai anh thầm cầu nguyện theo tôn giáo của mỗi người. Năm phút sau, tên Bốn gọi anh Tố và Kiệt đến rồi bảo hai anh về lại nhà ngủ để mai tiếp tục lao động. Suốt đêm nầy hai anh không sao ngủ được và cứ lo lắng mãi, kể từ sáng hôm sau hai anh Tố và Kiệt luôn được Quản giáo theo dõi sát cho đến khi chuyển qua Trại 4 rồi đến Trại Tiên Lãnh. Đến ngày 28 tháng 9 năm 1978, toàn bộ tù nhân Kỳ Sơn được chuyển đến Trại Tiên Lãnh. Ba ngày sau khi đến Tiên Lãnh, hai anh Tố và Kiệt liền vào nhà cùm cùng với một số sĩ quan khác chúng cho là nguy hiểm.

Hai tháng sau khi đến Tiên Lãnh, một buổi chiều qua âm thanh rùng rợn của 2 tiếng kẻng, tất cả mọi tù nhân vào phòng đóng cửa sắt. Công An trang bị vũ khí rải canh giữ từng phòng một. Các cửa nhà cùm được mở ra, khoảng 100 tù nhân từ các phòng biệt giam được đưa ra ngoài trói lại bằng giây dù cột vào nhau với 5 người một do một Công An canh giữ rồi chuyển đến Trại Đồng Mộ, Nhà Trắng để giam tiếp, trong số tù trên có hai anh Tố và Kiệt bị giam cho đến 1983.

 Đến 1988, cả hai anh Tố và Kiệt mới nhận giấy ra trại sum họp gia đình. Ngày 24 tháng 6 năm 1992, anh Tố cùng vợ và 4 người con được các con cháu cùng đông thân hữu vui mừng chào đón tại phi trường Los Angeles theo diện H.Ọ 10. Anh Kiệt đã sang Hoa Kỳ và định cư tại Houston Texas. Chắc chắn hai anh Tố và Kiệt chỉ quên đêm tối ấy tại Trại 1 Kỳ Sơn khi nào được thuyên chuyển về Vùng 5 Chiến Thuật (thế giới bên kia, hy vọng bên ấy không có hận thù).


* Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên

Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên trốn trại thành công, thời gian sau bị bắt lại Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên sinh tháng 1 năm 1946 tại Thừa Thiên, Số quân 66.100.004, Thiếu Sinh Quân, khóa 20 Nguyễn Công Trứ. Võ Bị Quốc Gia VN. Khối Kế Hoạch, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 SVSQ Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Tiểu Đoàn Trưởng.Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Vận nước đổi thay, Thiếu Tá Nguyễn Tâm Miên cũng như hằng trăm ngàn chiến hữu của mình không thoát khỏi ngục tù khổ sai CS. Chúng đưa anh vào Trại 1 Tổng Trại 2 Kỳ Sơn Quảng Nam Đà Nẵng. 5 tháng 9 năm 1976: Sau khi thả một số tù, Trại 1 giải tỏa, số tù còn lại nhập vào Trại 4. Chúng tôi khoảng 40 người đưa vào Nhà 9, Khối 4. Đa số cấp bậc Trung Tá, về Thiếu Tá có các anh Nguyễn Tâm Miên, Phạm Văn Hồng, Nguyễn Văn Lai và tôi. Đặc biệt ít ngày sau có Thiếu Úy Ông Văn Tụng nhập vào! Từ đó chúng tôi rất dè dặt qua các câu chuyện khi có viên Thiếu Úy nầy!


Những Chiến hữu xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, Võ Bị Quốc Gia trong tinh thần giúp đỡ bao bọc khắng khít nhau với các bạn đồng khóa, đồng môn bất cứ hoàn cảnh nào nhất là trong lao tù CS. Một phần thời gian họ học ở trường lâu dài, hơn nữa với nội quy, chương trình học được sắp xếp rất ư khoa học để khi tốt nghiệp trở thành cán bộ có đạo đức, văn võ song toàn. Cùng xuất thân khóa 20 Đà Lạt nên hai Thiếu Tá Miên và Hồng chơi thân nhau, luôn chia sẻ ngọt bùi, lại có tâm ý trùng hợp là muốn trốn trại.

Đến khi thực hiện trốn trại tiếc thay Thiếu Tá Hồng không cùng đi được lý do bịnh hoạn kéo dài. Sắp xếp xong với người thân qua chuyến thăm nuôi trước đó, người nhà đã đưa cho Miên 1 thẻ bầu cử chưa điền tên với đầy đủ chữ ký, con dấu cùng vài giấy tờ khác. Trước đó 1 ngày, chính Hồng là người đã điền tên vào chỗ trống lý lịch cho Miên sử dụng trong lúc đi đường. Là Nhà Trưởng nên việc cắt đặt lao động do chính Miên phụ trách. Một ngày đầu tháng 9-1977, sau khi phân công anh em đi lao động, Miên liền lấy cây rựa ra cổng trại báo cáo vệ binh đi đốn củi. Thật nhanh đến điểm hẹn có người chờ sẵn với xe Honda.

 Thay xong quần áo dân sự chạy nhanh vào hướng Saigon. Chiều lại, điểm danh thấy thiếu Miên. Trại báo động, tìm kiếm thâu đêm, lúc nầy Miên đã thoát ra khỏi khu vực trách nhiệm của Quân Khu 5 VC. Cuộc vượt thoát thành công, sống tại Saigon ít tháng, đáng tiếc! Vì lý do nào đó cán bô. Trại tìm được vào tận Saigon bắt Miên đem về Trại đưa vào nhà cùm. 28 tháng 9 năm 1978: Tất cả tù do Bộ đội quản lý được chuyển giao Công An Trại Tiên Lãnh trong đó có Miên và không thoát khỏi cảnh vào phòng biệt giam, qua nhiều năm kế tiếp. Sau nầy nghe tin Thiếu Tá Miên đã sang Hoa Kỳ qua chương trình H.Ọ


* Trung Tá Ngô Hoàng,
Trung Tá Ngô Hoàng, bị bắn tại Kỳ Sơn! Trung Tá Ngô Hoàng, sinh vào tháng 2-1932 tại Thừa Thiên. Số quân 52.200.968, Khóa 10, Trần Bình Trọng, Võ Bị Đà Lạt.
- Trưởng Phòng Phản Gián An Ninh Quân Đội Quân Khu 2.
- Trưởng Ty An Ninh Quân Đội, Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Phú Yên.
- Sĩ Quan Thanh Tra Trung Tâm Điều Hợp Bình Định và Phát Triển Quân Khu 1.

1977: Từ Trại 1, Trung Tá Ngô Hoàng, Khối Phó khối 4 chuyển qua Trại 4 Kỳ Sơn. Ông bị cận thị rất nặng. Sau thời gian dài cùng anh em tù đến Phú Ninh, Tam Kỳ để khai hoang làm lòng hồ, khi trở về Trại 4 được ít tuần lễ thì xảy ra vu. Thiếu Tá Nguyễn Tâm

Miên trốn trại. Hai anh Hoàng và Miên thường ăn cơm chung với nhau. 1978: Vào một ngày đầu năm, khối 4 được lịnh sang Trại 2 để đào sắn. Cơm trưa vừa xong, vệ binh tên Tư đến bảo Đại Úy Công Binh Nguyễn Đắc Phúc (khối Trưởng) cho người theo anh ta để đi xem bãi sắn khác để ngày hôm sau đào tiếp. Anh Phúc hỏi: Tôi đi với cán bộ? Vệ binh Tư lắc đầu và nói:

Anh ở lại trông coi anh em. Anh cho anh Hoàng, Khối Phó, theo tôi. Anh Hoàng liền xách cúp đi theo. Vệ binh Tư bảo: rẫy có nhiều gai, anh đem theo rựa để phát quang tiện hơn. Sau khoảng 20 phút, nghe tiếng nổ của một loạt AK. Anh em tù nhìn nhau thở dài, ai nấy đều lo lắng, vì thầm nghĩ chắc anh Hoàng bị tên Tư sát hại. Quả nhiên, vài phút sau tên Tư cầm súng AK chạy ra và hô lớn: - Các anh ngồi yên tại chỗ, thằng Hoàng lấy rựa chặt tôi định giật súng, may tôi nhanh tay đỡ kịp, đã bắn nó chết rồi. Lúc nầy anh em tù nhìn khẩu súng của tên Tư không thấy dấu rựa chặt nơi báng súng. 
Nhưng đến khi Bộ Chỉ Huy Trại lập biên bản cần có chữ ký của anh Phúc, đại diện tù, thì khẩu súng trưng bày có dấu rựa chặt vào báng súng. Liền sau đó, một số anh em tù trong đó có Trung Tá Lê Văn Thành (số quân 60.211.374, khóa 17, Lê Lai, Đà Lạt) lấy ván tại khu nhà Trại 2 đóng quan tài chôn anh Ngô Hoàng tại rẫy sắn. Có điều gây chú ý về con số 4 là con số kỵ đối với Trung Tá Võ Vàng và Trung Tá Ngô Hoàng vì hai vệ binh sát thủ gây cái chết cho hai anh, một có tên là Trương tư. Bốn và một có tên là Tư .

Sau 2 cái chết oan nghiệt của anh Vàng và Hoàng, anh em tù Kỳ Sơn hết sức hoang mang lo lắng nhất là các anh cấp Tá. Người lo nhiều nhất là anh Tố và anh Kiệt vì khi anh Nguyễn Văn Tố làm Tỉnh Trưởng Phú Yên thì anh Hoàng là Tham Mưu Trưởng Tiểu Khụ Anh Tố muốn báo tin cho chi. Hoàng biết là anh Hoàng bị bắn rồi, chôn ở rẫy sắn, cây cối um tùm rất khó tìm. Khổ nỗi vì chị Tố đã đi thăm anh trong tuần vừa qua, nên anh phải chờ 3 tháng sau, trong lần thăm nuôi kế tiếp, anh mới nhờ vợ về báo tin cho chi. Hoàng biết. Nhận được hung tin, chi. Hoàng cùng gia đình liền đến trại Kỳ Sơn 2 để tìm hiểu cái chết của anh Hoàng và xin bốc mộ chồng. Khi khai quật mộ, thi thể anh Hoàng chưa bị phân hủy nên phải dùng rượu để tuốt thịt ra đốt tại chỗ, còn xương thì đem về để mai táng. Cái chết đau thương đầy tủi hận nầy đã gieo vào lòng chi. Hoàng một nỗi buồn sâu đậm khiến chi. Hoàng phải lâm bịnh nặng trong một thời gian rất dài.


1992: Khi lập hồ sơ theo chương trình H.Ọ vì các con đã lớn và có gia đình, không hội đủ tiêu chuẩn để xuất ngoại nên chị Hoàng đã quyết định cùng ở lại quê nhà với con cháu. 1994: Từ Hoa Kỳ, anh Tố nhận được thư của chi. Ngô Hoàng nhũ danh Nguyễn Thị Hương Thủy, nguyên là Y tá của bệnh viện Tuy Hòa trước năm 1975, cho biết về tình trạng gia đình đang gặp khó khăn. Anh Tố cùng một số anh em cựu tù Tiên Lãnh đóng góp được 700 Mỹ kim để gửi giúp chi. Hoàng. Chị dùng số tiền nầy để mở quán cơm chay, rồi chuyển sang bán xì dầu, nhưng tiếc thay công việc mưu sinh của chị đều bị thất bại và từ đó anh Tố mất liên lạc với chi. Hoàng. Ngoài những chuyện nêu trên, Tổng Trại 2 Kỳ Sơn còn xảy ra những cái chết đau lòng khác:

- Thiếu Tá Lũy (Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn I) chết dưới suối do vệ binh sai bắt cá, không may bị đạp phải lựu đạn ném cá từ trước chưa nổ.
- Thiếu Tá Khóa (Phi công phản lực) đói lạnh kiệt sức nằm chết trong lùm cây bên bờ sông trong ngày mưa to, gió lớn.
- Thiếu Tá Bình (TTHL Hòa Cầm) ăn chay trường, quản giáo bắt ăn mặn, ông tuyệt thực đến chết. Riêng tại Trại 2 Kỳ Sơn có nhiều sĩ quan trốn trại, nhiều ngày sau mới bị phát hiện, một số đã vượt thoát, số người bị bắt lại bị chuyển đến trại An Điềm để lãnh án tử hình. Còn nhiều chiến hữu khác đã qua đời tại các Trại 2, 3, 4 do trốn trại, đau bịnh, đói lạnh... (người viết không biết rõ chi tiết). Đến ngày 28 tháng 9 năm 1978, số tù còn lại tại Tổng Trại 2 Kỳ Sơn được Bộ đội chuyển giao cho Công An quản lý tại hai trại Tiên Lãnh và An Điềm. Trại tù Tiên Lãnh Tiên Lãnh là một xã thuộc huyện Tiên Phước Quảng Nam, Đà Nẵng. 
Thời VNCH là xã Phước Lãnh, Quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Tín. Trại tù mang tên Tiên Lãnh nằm cạnh ngã ba sông Tranh, cạnh trại có đường trải đá. Theo đường tỉnh lộ cách Tam Kỳ 50 cây số. Ngoài trại chính Tiên Lãnh còn các trại trực thuộc như: Trại Thôn Tư, Thôn Năm, Na Sơn, Đồng Mộ và Trại Nữ do Công an quản lý. Khác với Trại Kỳ Sơn do Bộ đội quản lý chỉ giam sĩ quan chế độ cũ. Trại Tiên Lãnh ngoài sĩ quan còn có thành phần Hành Chánh, đảng phái, văn nghệ sĩ... VNCH, tù hình sự và tù phạm CS. Các nhà giam xây gạch, cửa sắt, bao bọc bởi nhiều rào kẽm gai kiên cố. Đặc biệt cán bộ quản lý Trại đều là cán binh, bộ đội từng hoạt động tại liên khu 5 trước tháng 4-1975. Trước 1954 tại Tiên Phước có nhà tù khét tiếng Liên khu 5 mang tên nhà lao Tiên Hội. Nhắc đến Tiên Lãnh có biết bao nhiêu điều cần nói. Xin kể hai trục trặc đau lòng nhất như sau:

* Trung Tá Nguyễn Văn Bình và Đại Úy Trần Văn Quy
Trung Tá Nguyễn Văn Bình và Đại Úy Trần Văn Quy trốn trại Tiên Lãnh không thoát khỏi!
- Trung Tá Nguyễn Văn Bình, sinh tháng 10-1943 tại Thừa Thiên. Số quân 63.210.574, khóa 19 Nguyễn Trãi, Trường Võ Bị Quốc Gia VN. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 51, Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
- Đại Úy Trần Văn Quy, sinh tháng 9-1939 tại Kiến An. Số quân 59.153.270, Sĩ Quan Thủ Đức. Tiểu Đoàn 39 BĐQ. 28 tháng 9 năm 1978: Từ Trại tù Kỳ Sơn chuyển giao Công An quản lý tại Trại tù Tiên Lãnh. Sau khi đến Trại chừng 2 tháng, một buổi sáng nhân cơ hội đi vác củi từ xa về Trại. 
Trung Tá Nguyễn Văn Bình cùng Đại Úy Trần Văn Quy liền bỏ trốn. Đoàn tù về đến Trại, điểm danh lại thấy thiếu 2 người tù. Ban Chỉ Huy Trại tức tốc báo động lùng kiếm suốt một tuần không thấy. Trại báo các Buôn Thượng trong khu vực để theo dõi. Qua tuần lễ thứ 2 không rõ hai anh Bình và Quy qua mưu sinh thoát hiểm thế nào không may bị địch phát hiện. 
Anh Bình bị bắn chết còn anh Quy bị bắt sống. Thi hài anh Bình đưa về chôn bên vệ đường mòn nơi anh em tù thường đi lao động ngang qua. Anh Quy đưa vào nhà cùm sau một ngày trói ngay nơi cổng để dằn mặt anh em tù. Nhân dịp nầy người viết xin ghi lại cử chỉ bất khuất của anh Nguyễn Văn Bình: Sáng hôm sau ngày nhập Trại Tiên Lãnh, anh em tù tập họp trình diện viên Đại úy Công An để xác nhận lý lịch. Mỗi tù khi nghe đọc tên phải lấy mũ xuống rồi hô lớn có mặt. Đến lượt anh Bình (đứng trước tôi) không lấy mũ, chỉ nói nhỏ có thay vì có mặt như anh em khác. Tên Đại úy nhìn thẳng anh Bình giận dữ lớn tiếng: Anh có biết lấy mũ xuống không? Anh coi thường tôi. Giờ nầy anh là tù phạm, không phải tù binh hay Trung Tá ngụy đâu . Anh Bình hết sức tức giận, trước kẻ thù anh đành nuốt hận! Hành động của anh Bình, in đậm tâm trí tôi không bao giờ quên.


Thiếu Úy Trần Quang Trân với bản án tử hình
Thiếu Úy Trần Quang Trân, sinh 30 tháng 9 năm 1949 tại Phú Lộc, Thừa Thiên. Sĩ Quan An Ninh, chi An Ninh Phú Lộc, Thừa Thiên. Nói đến trại tù Tiên Lãnh phải kể vụ án Trần Quang Trân, một vụ án chấnđộng Quảng Nam Đà Nẵng. Cuối 1975 tại Kỳ Sơn có phái đoàn địa chất của Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đã sử dụng máy dò tìm địa chất của Trung Cộng để tìm vàng tại Bông Miêu. Máy bị hỏng về Đà Nẵng không tìm ra chuyên viên sửa chữa. Phái đoàn nhờ Tổng Trại 2 tìm cho người sửa. Anh Trân nhận sửa và máy hoạt động tốt trở lại. Từ đó anh Trân được đưa về Bộ Chỉ Huy Tổng Trại để sửa máy. Cán bộ có radio hỏng đều nhờ anh Trân sửa. 
Anh lén nghe đài BBC, VOA... có tin hay tìm cách phổ biến cho các bạn tù được tin tưởng biết hầu an tâm. Ngày 28 tháng 9 năm 1978, Bộ đội bàn giao số tù còn lại tại Kỳ Sơn cho Công An trại Tiên Lãnh. Anh Trân được giao theo danh sách chuyên viên. Qua tin đồn anh Trân sửa máy giỏi Công An Trại nhờ sửa Radio. Có máy anh lén nghe các đài ngoại quốc về sau ráp 1 máy nhỏ để nghe. Những tin quan trọng như: Tôn Đức Thắng qua đời, VN đánh qua Campuchia, Tàu xâm lăng miền Bắc, nhất là Hoa Kỳ và VN thương thảo để chuyển tù VNCH sang định cư tại Hoa Kỳ,... Được tin anh em tù hết sức vui mừng và phổ biến cho nhau. Đầu 1981 vụ nghe lén Radio bị bại lộ. Ban Chỉ Huy trại cho điều tra, gom bắt gần 100 tù nhân liên quan trong tổ chức nghe radio đưa vào nhà cùm. 
Đến ngày 5 tháng 11 năm 1981 Tòa án Nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng mở phiên tòa suốt một ngày tại Tiên Lãnh để xét xử 92 tù nhân với tội: Âm mưu tổ chức lật đổ chính quyền nhà nước VN . Bản án tuyên đọc anh Trần Quang Trân tử hình. Một số khác từ chung thân, 20, 18, 13, 12, 10, 5 và nhẹ nhất là 3 năm còn lại 75 người miễn truy tố chỉ bị phạt giam. Đặc biệt trong phiên xử anh Trân không gọi Ban xử án là Quan Tòa mà gọi các ông. Anh nói: Các ông không xứng đáng và có quyền xử chúng tôi, lịch sử VN sẽ xử tội các ông. . Viên Chánh Án luôn đập bàn gọi anh Trân phải thưa Quan tòa không được gọi các ông. Sau khi tuyên án tử hình viên Chánh Án cho anh Trân nói lời cuối cùng. Anh không mất tinh thần, không sợ hãi và hùng hồn tuyên bố: Tôi không có gì nói với các ông, chỉ tiếc là khả năng của tôi không có cơ hội để phục vụ tổ quốc sau khi chế đô. CS sụp đổ!!! 
Vào lúc 12 giờ trưa ngày 19 tháng 6 năm 1982, chúng đưa xe đến tận phòng giam rồi bịt mắt anh Trân để chuyển ra pháp trường. Khi xe ra đến cổng Trại anh cố hô to: Đả đảo HCM! Đả đảo CS. Khoảng hai mươi phút sau nhiều tiếng súng oan nghiệt nổ để tiễn đưa linh hồn của một anh hùng VNCH thuộc Trại Tiên Lãnh đã hiên ngang đi vào lòng dân tộc. Ngày 10 tháng 5 năm 1989 mộ phần anh Trân được gia đình cải táng và chôn tại xã Lộc Điền, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Chị Trân nhũ danh Vũ Thị Rần cùng hai con là Trần Diễm Trang và Trần Diễm Nga đã lập thủ tục xin định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.Ọ Công An Đà Nẵng từ chối không cấp giấy khai tử nên hồ sơ chưa được giải quyết. Ngày 30 tháng 1 năm 2008, Ban Đại Diện Hội Tù Tiên Lãnh gửi đơn đến Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Saigon, nhờ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cứu xét và giải quyết nguyện vọng của chi. Trân.


***


Những người tù không bản án tại trại Tiên Lãnh không thể nào quên được. Hàng trăm người đã chết trong tù hoặc mang bệnh về nhà rồi chết. Trong số người chết trong trại người viết chỉ nhớ các bạn như sau:


- Trung Tá Trần Phước Xáng, khóa 10, Trần Bình Trọng Đà Lạt, Tiểu Khu Phó Quảng Nam chết tại khu Nhà Trắng Thôn 5 do bịnh kiết lỵ kéo dài quá lâu.
- Trung Tá Nguyễn Trinh, khóa 4 Cương Quyết Thủ Đức, Tham Mưu Phó CTCT Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, chết vì bệnh nặng tại Tiên Lãnh.
- Trung Tá Huỳnh Như Xuân, khóa 19 Nguyễn Trãi Đà Lạt, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 1 BB chết tại Đồng Mộ do bịnh gan.
- Ông Đinh Văn Biền, Bí thư Quốc Dân đảng Quảng Nam chết tại Đồng Mộ do bịnh suyễn kinh niên.

- Thiếu Tá Hồ Minh, Phó Ủy Viên Chính phu? Tòa Án Quân sự Thường Trực Quân khu 1 nhịn đói đến chết tại Nhà Trắng Thôn 5.
- Thiếu Tá Đoàn Văn Luyến, Tiểu khu Quảng Nam, vì đói quá nên ăn nhiều lá sắn và môn, bị phù thủng và qua đời tại Tiên Lãnh.
- Thiếu Tá Trương Đình Phước, Xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia VN. Thanh tra Quân Tiếp vu. Quân Khu 1. Chết vì bệnh nặng. Thành phần Sĩ quan và tù chính trị tại Tiên Lãnh, do bị tù quá lâu nên anh em biết nhau nhiều. Ra hải ngoại rất đông anh em tiếp tụcsinh hoạt chính trị, tiêu biểu trong số có người bạn tù chúng tôi hằng quý mến ngay từ trong trại như Bác sĩ Phùng Văn Hạnh:


* Y sĩ Thiếu Tá Phùng Văn Hạnh cứu sống nhiều tù nhân Tiên Lãnh Y Sĩ Thiếu Tá Phùng Văn Hạnh, số quân 51.120.936, sinh tháng 10-1931 tại Quảng Nam, được trưng dụng vào Quân đội. Nhiệm vụ sau cùng là Bác sĩ chỉnh hình tại Trung Tâm Y tế toàn khoa Đà Nẵng đồng thời Ông cũng là Giám đốc Dưỡng Đường Độc Lập tại Đà Nẵng (Dưỡng Đường tư của Bác sĩ). Anh em trại tù Tiên Lãnh không quên được một bạn tù đặc biệt như Bác sĩ Phùng Văn Hạnh. Tinh thần chống Cộng rất cao, khi vào tù trại bắt lao động rồi đưa vào trạm Y tế chữa bệnh cho anh em tù. Qua lần lao động sau cùng ông đạp nhằm đinh sét bị phong đòn gánh rất nặng phải đưa về Bệnh viện Tam Kỳ chạy chữa. 
Nhờ một số Bác sĩ tại đây là học trò cũ của ông đã tận tình chữa khỏi bịnh. Khi trở về Tiên Lãnh ông được tiếp tục giao phó việc chữa bệnh cho các anh em tù. Bác sĩ Hạnh đã cứu sống biết bao đồng đội bịnh nặng sắp đi vào cõi chết. Ông được phóng thích sau 12 năm tù, ông vượt biển vào năm 1989, sau đó được sum họp cùng phu nhân là bà Nguyễn Thị Bạch Nhạn và 7 người con gồm 4 trai, 3 gái tại Montréal, Canada. Hiện ông đang vui hưởng tuổi già cùng 8 cháu nội ngoại. Điều đáng ghi nhận là tất cả các con của ông đều thành đạt mỹ mãn. Ông ghi lại những nỗi vui buồn của cuộc đời mình qua 2 tác phẩm:

- Tình Yêu Hiện Sinh, xuất bản năm 2000.
- Một Kiếp Người, xuất bản năm 2004.


Thay lời kết

Qua tâm ý của người viết cố hồi tưởng lại những gì mắt thấy, tai nghe trong thời gian bị tù CS tại Kỳ Sơn và Tiên Lãnh cùng nghe qua lời kể của các bạn tù. Tham khảo ít tài liệu Quân đội trước 1975. Xin cám ơn tất cả mọi người trong cuộc cùng thân nhân và anh em cựu tù Kỳ Sơn, Tiên Lãnh đã cung cấp hình ảnh, tin tức và khuyến khích tôi viết lại các câu chuyện đầy thương tâm để hoàn thành loạt bài này. Nhân tiện người viết xin có mấy lời cùng các bạn trẻ thân mến: Sau biến cố năm 1975, các bạn được cha ông tạo cơ hội vượt thoát khỏi chế độ bạo tàn CS và may mắn có nhiều cơ hội để học hỏi và tiến thân mưu cầu một tương lai ổn định và tươi sáng.
 Sự thuận lợi các bạn đang có đã đánh đổi bao sự hy sinh của cha ông đã lâm vào cảnh lao lý. Các chuyện kể trên tiêu biểu cho hàng ngàn vụ đau thương xảy ra trong các trại tù trên toàn quốc. Hiểu được lý do chính đáng về sự hiện diện của các bạn tại quê người, các bạn nên luôn ghi ơn các chiến sĩ VNCH đã đóng góp phần xương máu để xây dựng và bảo vệ miền Nam. Trước 1975 cuộc sống của đồng bào miền Nam được tự do, hạnh phúc hơn hẳn một số Quốc Gia trong vùng Đông Nam Á, thủ đô Saigon được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Các bạn hãy hãnh diện về thành quả trước đây, nỗ lực hơn nữa để phục hưng nước Việt trong tương lai được phú cường và không CS hầu thực hiện nguyện vọng của toàn dân hiện đang mong ước từng ngày. Hiện nay, tình hình chính trị trong nước đã chín mùi, ngày toàn dân mong ước không còn xa.
Hồ Đắc Huân

TÂM PHƯƠNG ĐĂNG * VƯỢT BIÊN


Tâm Phương Đăng – VƯỢT BIÊN 
 Chiếc xe đò ì-ạch nhả khói mù trời bỡi quá củ-kỉ , chạy bằng dầu cặn
Diesel , chở trên ba mươi hành khách hầu hết là các bà buôn gánh bán
bưng , quần áo tả tơi rách nát , ngồi chen chúc , tay cầm quạt phe phẩy để
giảm bớt sức nóng của trưa hè khi xe chưa chạy .
Ở giữa đường đi trong lòng xe , tài xế kê thêm một hàng ghế gỗ , cao chỉ
bằng gang tay , không chỗ dựa lưng , để có thể rước thêm khách dọc
đường .
Trên mui xe chất đầy quang gánh , xe đạp và hàng hóa lỉnh-kỉnh , chồng
chất thật cao như muốn rơi rớt bất cứ lúc nào khi xe chạy . Nhưng tài xế
luôn trấn an hành khách :
– Bà con yên tâm , tôi bảo đảm không sao , từ Nha-trang về đến Sài-gòn .
Nhờ Đạt quen với tài xế , coi như cùng giới giang hồ nên đặc biệt cho Thọ
một chỗ ngồi phía trước , cạnh tài xế . Khỏi phải tránh qua né lại cho
người lên xuống như những người ngồi ghế phía sau .
Thọ nghĩ lại thật là may mắn , không ngờ vừa ra khỏi tù lại gặp được Đạt
, trùm du đảng năm xưa .
Lẽ ra là thù địch , nhưng nay lại hết lòng giúp đỡ mình .
Cuộc đời thật là khó hiểu , cũng như Thủy , bây giờ tự nhiên trở thành
người thân thuộc  .
Trước lúc lên xe , Thủy đã gục đầu áp má vào ngực Thọ khóc sướt mướt
như giờ phút biệt ly người tình .
Cảm động nhất là khi giao cho Thọ cái túi xách , nàng nói :
– Đây là những đồ cần thiết cho anh dùng hằng ngày , và hai bộ áo quần
  củ của chồng em yêu quí , em cất dấu lâu nay ,  Anh xứng đáng để
  mặc từ giờ phút này .
Cầu trời cho mọi chuyện diễn tiến tốt đẹp như kế hoạch Thọ đã bàn luận
với Đạt và Thủy tối hôm qua .
Trong vòng hai tháng , Đạt giúp Thủy sang nhượng hàng quán và chạy
chọt chuyển hộ-khẩu về Sài-gòn để cùng đi vượt biên .
Chuyện gia-đình Thọ thì Bố Mẹ mất đã lâu , anh em chẵng biết trôi dạt
phương nào .
Vợ con xem như chẵng còn ai . Huệ đã chết , con đi vượt biên .
Ở Nam-căn , Lài và con gái cũng đã vượt biên . Tám lấy chồng bộ đội ,
Các Con giao cho Bố Mẹ Thọ đem về quê  Bến-tre .
Về đến Sài-gòn chắc Thọ khỏi cần tìm kiếm ai nữa . Thôi thì để cho tất cả
an phận cuộc sống . Anh em Thọ nếu gặp lại cũng chỉ là gánh nặng
thêm cho đời sống nhau mà thôi .
Anh tài xế thông báo xe sắp chạy , nhắc nhở hành khách đóng chặt cữa
kính khi xe ngừng ở những trạm kiểm soát . Thọ thắc mắc hỏi tài xế :
– Tại sao phải đóng cữa kính trong khi tiết trời quá nóng nực  ?
Anh tài xế trả lời :
– Thời gian gần đây mấy ông thương phế binh quá lộng hành , cứ thò đầu
  vào trong xe , nếu hành khách chưa cho tiền hoặc cho ít tiền thì không
  chịu rút đầu ra khỏi xe , xe không thể chạy được , trước giải phóng
  không có tình trạng này .
Thấy Thọ có vẻ hơi ngạc nhiên , anh ta nói tiếp :
– Thương phế binh bây giờ làm ăn theo thời thế , những năm mới giải
   phóng chỉ có TPB bộ đội Bắc-việt mới dám làm nghề ăn xin , TPB chế
  độ củ không dám đi ăn xin .
  Hầu hết đi làm những nghề vá xe đạp ở các góc đường , bán vé số , hoặc
  cùng quá cũng chỉ bò lết xin ăn kín đáo ở các chợ  búa thôi .
  Có lẽ một phần họ sợ công an làm khó dễ , một phần mang mặc cảm
  mình là nguời lính bại trận , không bảo vệ được quê hương dân chúng ,
hơn nữa , vẫn còn có chút lương tri nên e-dè mắc cở .
Nhưng sau này đói khổ quá nên liều mạng với công an , với chính quyền
Riết rồi chả sợ gì ai . Cùng lắm là chúng nó bắn bỏ thì càng sung sướng
hơn . Các TPB chế độ củ cho biết như vậy .
Hiện nay thấy dân chúng có vẻ thương mến TPB chế độ củ , bố thí nhiều
hơn , nên TPB bộ-đội mỗi khi xin đều nói láo tôi là TPB chế độ củ .
Thật là đau lòng và buồn cười …
Lính tráng chế độ củ thì nhốt trong hàng trăm trại tù từ Nam ra Bắc .
TPB chế độ củ thì không dám đi ăn xin .
Lúc trước lên voi bây giờ xuống chó như thế là cùng …
Xe bắt đầu lăn bánh , mặc dù gió nóng tạt vào mặt nhưng cũng dễ chịu
hơn lúc xe ngừng .
Tài xế và Thọ bắt đầu giới thiệu tên để làm quen . Anh tài xế tên Tấn , khi
giải phóng vào Tấn mới mười lăm . Bị bắt đi làm nghĩa vụ , sang đánh
giặc tận Campuchia , bị thương ở bụng , được giải ngủ hai năm sau , về
làm tài xế cho đến bây giờ .
Thọ cũng cho hay ngày xưa là lính Hải-quân . Giải phóng vào không
chạy kịp nên đi tù .
Chợt Tấn hỏi :
– Chắc ngày xưa Bác ác ôn lắm nên mới ở tù lâu như vậy chứ ?
– Cũng chẵng ác ôn gì  . Chỉ hăng say đánh giặc thôi .
Tài xế Tấn là người thích nói chuyện , kể chuyện . Thọ thì hơn mười năm
không thấy , không biết những sinh hoạt dân chúng ngoài xã-hội nên trố
mắt , lắng tai nghe làm cho Tấn hứng thú kể hết chuyện này tới chuyện
khác trong khi chiếc xe vẫn nhọc mệt lăn bánh trong nắng gió oi-bức .
Tấn quay đầu nhìn ra sau , không thấy có bộ-đội hay công-an trong xe
mình nên bắt đầu kể những chuyện có vẻ châm biếm nhà nước .
Anh kể rằng trước chợ Bến-thành Sài-gòn có anh TPB chế độ củ , cụt mất
hai chân , một tay , ngồi ăn xin sau tấm bảng giấy viết :
– “ Xin xót thương người phế binh bại trận, chế độ củ  .” .
Góc bên phải dán tấm hình của anh mang lon Tr/úy bộ binh với bảng tên
Nguyễn văn Sáu , Sư-đoàn 18 .
Bên cạnh anh , vài ba TPB khác , kẻ cụt tay , người cụt chân , cũng ngồi
trước tấm bảng giấy gắn lên rất nhiều huy chương Anh dũng bội-tinh và
viết :
– “ Anh hùng Cách mạng . Sư-đoàn Sao vàng . “ . hoặc
“ Anh hùng giải phóng miền Nam . Bị tàn phế trận Đồng-Xoài . “ . v.v…
Không biết có phải vì anh Sáu TPB chế độ củ bị tàn phế nhiều hơn hay là
những người bố thí kỳ-thị TPB bộ đội và TPB/ VNCH mà lon tiền anh
Sáu lúc nào cũng nhiều hơn các lon tiền của các TPB bộ đội .
Một thời gian sau , các TPB bộ đội bắt đầu ganh tỵ , tố cáo với Công an
thành phố rằng : Dân miền Nam vẫn còn tư tưởng phản động , cho tiền
TPB ngụy nhiều hơn . Yêu cầu Công an đuổi TPB ngụy đi chỗ khác .
Công an không có lý do chính đáng để đuổi nên bắt buộc anh Sáu viết sửa
lại tấm bảng xin tiền :
“ Xin xót thương người phế binh bại trận vì đã đi lầm đường lạc lối theo
ngụy . “ .
Ngày hôm sau chẵng mấy ai bỏ tiền vào lon anh Sáu . Có người còn ghé
vào tai hỏi nhỏ tại sao lại viết như vậy ?.
Anh Sáu hiểu được nguyên nhân , bèn viết lại tấm bảng như sau :
“ Xin xót thương người phế binh bại trận vì đã đi lầm đường lạc lối theo
ngụy . “ .
                    Chỉ thị của Công-an TP/HCM .
Mọi người qua đường đều hiểu rõ do Công an ép buộc viết .
Dân chúng tiếp tục giúp anh Sáu nhiều như trước  .
Thọ ngắt lời hỏi :
– Như vậy theo anh , dân chúng vẫn thương mến tụi tôi ? .
– Theo em thấy có lẽ vậy .
Kể đến đây thì vừa đến trạm kiểm soát . Tài xế Tấn ôm giấy tờ và tiền bạc
vào bên trong trạm . Không thấy công an ra kiểm soát xe . Chỉ có hơn
mười TPB dùng nạng gỗ gỏ lên cữa kính xe cộp cộp nhưng không có
hành khách nào dám mở , bỡi tài xế đã dặn trước .
Thọ nhìn ra ngoài thấy có vàì TPB trương bảng viết nguyệch ngoạc :
“ Xin giúp đỡ TPB chế độ củ . “ .
Thọ nghĩ dù họ là bên nào , thì cũng là những người đáng thương , đáng
giúp . Thân phận mình bây giờ chỉ hơn họ là còn lành lặn tay chân .
Thọ bắt đầu cảm thấy mình hơi cay cay lòng mắt .
Tấn tài xế trở lại xe rồ máy tiếp tục chạy . Thọ ngạc nhiên hỏi :
– Tại sao không có nhân viên kiểm soát xe mà được chạy ?
Tấn mĩm cười giải thích :
– Một thời gian nữa Bác sẽ hiểu nhiều chuyện hơn khi sống lâu dưới  xã-
  hội chủ nghĩa . Tuy nhiên , bữa nay trời nắng nóng , nó không muốn đi
  ra ngoài , hơn nữa nó quen biết và tin tưởng em , em típ cho nó nhiều
  hơn mọi ngày  …
Bác biết từ Nha-trang về thành phố HCM có 12 trạm kiểm soát , nhưng
trạm nào tài xế tụi em cũng cho ăn ngập họng , nếu không , nó lấy đủ lý
do để giử xe lại , làm trể nải về bến , tội nghiệp hành khách .
Thọ thầm hỏi , không biết có quốc gia nào trên thế-giới có nhiều trạm
kiểm soát bằng Việt-nam không nhỉ ? .  Chỉ một đoạn đường ngắn Nha-
trang Sài-gòn  mà Tài xế xe đò đút lót biết bao nhiêu tiền bạc ? .
Thân phận làm dân của một nước cộng-sản , biết bao nhiêu chèn ép , bất
công , nhưng lúc nào nhà nước cũng hô hào bình đẳng giai cấp , công
bằng xã-hội .
Trời đã xế chiều , bắt đầu hơi mát , tái xế Tấn có lẽ mệt mỏi hoặc hết
chuyện kể nên im lặng lái xe . Thọ cũng lim dim buồn ngủ , nằm ngữa
đầu nhắm mắt , suy nghĩ không biết về đến Saì-gòn phải đi đến đâu trước
bỡi bây giờ Thọ đâu còn nhà cữa . Giấy tờ khai báo về thành phố HCM ở
đâu , thì Thọ khai gian địa chỉ nhà củ năm xưa .
Trong trạng thái chập chờn nữa ngủ nửa mê , bỗng giật mình khi xe giảm
tốc độ và tài xế lên tiếng :
– Xin bà con sẵn sàng giấy tờ cầm tay , xuống xe đi bộ qua trạm kiểm soát
  cuối cùng trước khi vào thành phố .
Bước xuống xe , Thọ liếc nhìn mọi người cầm giấy tờ trên tay kèm thêm
vài tờ giấy bạc cụ Hồ . Thọ hỏi bà đi trước mình tại sao phải kèm thêm
tiền và kèm thêm bao nhiêu ? . Bà ta trả lời nếu là hành khách thường thì
không cần . Chúng tôi dân buôn bán , để tránh tình trạng bị giử lại kiểm
soát mất thì giờ nên phải trà nước chút đỉnh .
Lần lượt từng người đi qua cổng kiểm soát . Đến phiên Thọ bị hạch hỏi và
dẫn vào bên trong phòng riêng để kiểm soát túi xách .
Ngồi xuống chiếc bàn nhỏ , ngước mắt  nhìn dò xét . Thọ đứng im trước
mặt đợi chờ , tên công an  hách dịch hỏi :
– Anh mới ra tù ?
Thọ bình tĩnh trả lời :
– Trong giấy tờ tôi , có ghi rõ .
Im lặng một lúc nó hỏi tiếp :
–  Có gì trong túi xách ?
–  Vài bộ áo quần và đồ lặt vặt .
– Mở ra tôi kiểm soát .
Thọ chần chờ , bỏ túi xách lên bàn , thực sự không rõ có gì bên trong bỡi
sáng nay Thủy chỉ nói vài bộ áo quần .
Tên công an hối thúc :
– Muốn khỏi mất thì giờ cho xe chạy thì mở lẹ ra .
Thọ vừa mở dây kéo , nó đứng lên thọc tay vào túi xách lục lọi , lôi ra gói
giấy hỏi :
– Thứ gì trong này :
Thọ thoáng nhìn và nhanh trí đáp :
– Có lẽ món quà gì cô em tôi tặng , nhưng tôi chưa kịp mở xem .
Nó tự động xé giấy bọc , lòi ra một phong thư và cọc tiền .
Nó lên giọng hỏi :
– Mới ra khỏi tù , bắt đầu buôn lậu hay sao mà tiền bạc nhiều thế này ?
Không đợi Thọ trả lời , nó lấy thư ra vừa  đọc vừa đánh vần một cách khó
khăn bỡi Thủy viết vội vàng nguệch ngoạc :
                                   Anh ,
            “  Số tiền một triệu rưỡi này để anh sống , bồi dưỡng sức khỏe , lo cho tương lai chúng ta . Cố gắng giữ ngực sạch sẽ để em có thể kê đầu áp má …”
                                  Em ,
Nó ngồi  xuống ngước mặt nhìn Thọ nói với vẻ rất quan trọng , nhưng
hoàn toàn không để ý những gì Thủy viết , nó lạnh lùng nói :
– Anh vừa ra tù mà có số tiền lớn mang vào thành phố , chúng tôi nghi
  Anh có quan hệ bọn kháng chiến phản động hoặc bọn buôn lậu bạch
  phiến phá hoại nhà nước .
  Do đó , chúng tôi tạm giử tiền để điều tra xuất xứ .
Hành động của một tên thẫm vấn điều tra chuyên nghiệp , nhìn Thọ bằng
cặp mắt hung dữ , thăm dò phản ứng .
Những ý nghĩ đấu trí với dân du-đảng ngang bướng ngày xưa , hiện về
trong trí óc Thọ .
Giử nét mặt bình tĩnh , Thọ trả lời như thách thức :
– Xuất xứ tiền thì cán-bộ đã đọc thư , đã biết . Em tôi có chồng là cán bộ
  cấp Tỉnh , cho tôi tiền để trang trải cuộc sống mới ra tù . Có gì đâu mà
  gọi là phi pháp ? .
  Cán-bộ giử tiền tôi , chắc chắn phải làm biên bản . Khi về thành phố , tôi
  phải làm đơn khiếu kiện . Cán bộ nếu được chia chác , chẵng được là
  bao . Bây giờ tôi bằng lòng tặng cán-bộ một trăm ngàn , nhiều hơn một
  tháng lương của cán-bộ . Rất kín đáo , không ai biết .
Nói vừa dứt , Thọ với tay cầm xấp tiền , lấy ra một trăm ngàn bỏ trước mặt
nó . Nó ngước mặt lên nhìn Thọ mĩm cười , rồi lấy tiền bỏ vào ngăn kéo .
Xong nó tự đông lấy mảnh giấy ghi : “Đã kiểm soát “ , kẹp vào túi xách .
Mọi người đợi chờ trên xe rất vui mừng khi thấy Thọ trở ra . Ai cũng
đua nhau hỏi : “ Có chuyện gì không Bác ? “  . “ Có chuyện gì không
Bác ? “ .    Thọ chỉ biết lắc đầu ….
Xe đến bến vừa ngừng , bước xuống bến xe , Thọ nhìn quanh đâu đâu
cũng thấy cờ đỏ sao vàng , từ các đường phố đến các nóc nhà , cao ốc …
Đã hơn tám giờ tối nhưng vẫn nghe điếc tai từ các loa phát thanh gắn
trên các cột đèn, nóc nhà , những bản hùng ca Cách mạng vùng lên ,
Đoàn giải-phóng quân và thỉnh thoãng nghe xen lẫn nhạc Trịnh công-
Sơn , Nối vòng tay lớn , hoặc Huế – Sài gòn – Hà nội …
Một đất nước xơ xác , một thành phố xác xơ , người đối với người qua
 sự gian dối , lọc lừa , và nhìn nơi đâu cũng thấy nghèo đói …
Trước khi đi Thủy và Đạt đã dặn dò : “ Bây giờ khắp nơi trên đất nước
Việt-nam , làm bất cứ điều gì đều phải đút lót tiền bạc qua cữa ải cán bộ
phường khóm và công an “ .
Thật đúng như thế , nhớ lại cử chỉ và nét mặt tên công an ở trạm khiểm
soát , thấy tiền là sáng mắt .
Thọ cố nhìn trong đám phu xích-lô xem có tên đàn em nào thuộc băng
Trương-minh-Giảng năm xưa , nhưng thấy toàn là xa lạ , bèn vẫy gọi
chiếc taxi đang chạy chầm chậm tìm khách .
Taxi ngừng lại , Thọ tự động mở cữa ngồi bên cạnh tài xế nói  :
– Tôi muốn đến con hẻm Trương-minh-Giảng năm xưa , đầu hẻm có tiệm
  hủ tiếu Hải-ký Mì-gia , không biết bây giờ có còn tên đường như củ và
  tiệm ăn đó không ?
Anh tài xế nhìn Thọ có vẻ thất vọng , bỡi Thọ gầy gò đen đúa ,  trông có vẻ
nghèo đói , chắc không có nhiều tiền .
Suy nghĩ một lúc , anh ta hỏi :
– Bác ở miền Bắc mới vô ?
– Không phải . Mới ra tù .
Vẫn chưa cho xe chạy , nhìn Thọ lần nữa nói :
– Đường đã đổi tên ,  Hải-ký Mì-gia và ông chủ Ba-tàu cũng đã biến mất
   từ năm 79 khi nhà nước đuổi Ba-tàu về Trung-quốc , tuy nhiên em vẫn
   nhớ hẻm đó .
  Một đìều nữa là xe em , đồng hồ tiền bị hư . Từ đây về đó 15 ngàn đồng .
  Bác chịu chứ ?
– Chém vừa thôi cha , mới ra tù làm sao có nhiều tiền để trả ?
– Bác biết không ? . Mười lăm ngàn chỉ ăn được 03 tô phở thường .
  Từ sáng tới giờ em chưa bắt được mối nào . Làm sao em nuôi sống đuợc
  vợ và 05 con ?.
  Thôi được , em giúp Bác , lấy 10 ngàn thôi . Bác mới ra tù .
Nói vừa dứt thì nó rồ xe chạy ….
Thọ nghĩ thật tội nghiệp cho nó , chắc nhỏ hơn Thọ cả chục tuổi . Thời
buổi nghèo đói , kinh tế khó khăn làm sao nuôi nổi vợ con ? .
Thọ bắt đầu hỏi chuyện :
– Xe hư đồng hồ tiền , sở giao thông vận tải không thanh tra và phạt sao ?
– Bác biết xứ này bây giờ đồng tiền giải quyết mọi vấn đề . Thay đồng hồ
  mới , tốn gần một triệu bạc . Mỗi năm thanh tra một lần , em chỉ tốn cho
  họ vài tô phở là xong . Tính toán thiệt hơn nên không muốn thay .
Tài xế Taxi quen đường quen lối thật , Thọ nói thầm trong bụng , nó
ngừng ngay con hẻm năm xưa . Mặc dầu bây giờ quá nhiều đổi thay , cờ
đỏ sao vàng ngập đầy đường sá kể cả con hẻm nhỏ này . Nhưng Thọ cũng
còn nhận ra , dù đã xa vắng hơn hai chục năm trời .
“ Hải-ký Mì-gia “ bây giờ là “ Tiệm Hủ-tiếu Mì Công-Nhân Lao-Động “ .
Nhìn vào bên trong chỉ thấy một vài khách hàng . Đèn đuốc lờ mờ tối tăm
Bước xuống xe Thọ đi thẳng vào hẻm tối không có điện , đến trước nhà
Sơn râu , không thấy ai quen , qua nhà thằng Sáu mập cũng chỉ thấy
những người xa lạ , ghé lại Tài tóc đỏ hỏi ông chủ mới , ông cho hay
nguyên cả xóm này đều bị đuổi đi kinh tế mới để nhường lại nhà cữa cho
bộ-đội từ Bắc vào .
Quá thất vọng , Thọ trở ra đầu đường , bước vào quán Công-Nhân Lao-
Động gọi tô mì ăn lót bụng để suy nghĩ tối nay phải ngủ ở đâu ?.
Anh chủ quán cũng xấp xỉ tuổi Thọ , đang ngồi lặt rau gần đó , vội vả
đứng lên mời hỏi :
– Mời Bác ngồi . Bác xơi gì ạ ? . Chắc Bác vừa từ Bắc vào phải không ? .
Thọ chậm rải trả lời :
– Không phải ,… từ Nha-trang về .
Anh chủ quán nhìn Thọ lần nữa nói :
– Lần đầu tiên cháu đoán sai , vậy Bác xơi gì nào ?
– Một phở xe lửa , một ly cối nước lạnh .
Anh chủ quán quay lưng nói vọng vào bếp :
– Bu mày ơi , một phở xe lửa …
Thấy anh chủ quán có vẻ đon-đả , lanh lợi , Thọ hỏi :
– Gần đây có nhà trọ cho mướn  phòng để ngủ qua đêm không ? .
Anh ta nhíu mày suy nghĩ một lúc , trả lời :
– Trên phố có khách sạn , vùng này chắc không có nhà trọ . Nhưng để
  cháu hỏi bu nó xem .
Chạy vào bếp hồi lâu , khi trở ra nó kéo ghế ngồi xích gần Thọ nói :
– Cuối đường này có căn phố lầu 04 tầng bỏ trống vì không ai dám ở .
  Ai vào ở cũng bị ma hù dọa đuổi đi . Thời gian này rất nhiều Việt-kiều về
  thăm quê hương , chủ nhà cho mướn giá đắt . Nhưng ở được đêm đầu ,
  hôm  sau họ cũng dọn ra . Bây giờ chỉ có bọn du đảng vô gia cư lai vãng
  Nếu Bác không sợ ma thì đến đó ngủ tạm . Bác có sợ ma không ?
Thọ mĩm cười trả lời :
– Người có súng đạn hăm bắn giết , tôi không sợ , tại sao tôi sợ ma ?.
Vừa nói đến đó chợt nghe tiếng rớt đổ keng keng…của khay bưng tô phở
và ly nước văng xuống sàn nhà ngay cữa bếp và người đàn bà ngã quỵ
bên cạnh . Anh chủ quán hốt hoảng chạy đến la lên :
– Cái gì thế bu mày ?. Vấp té cái gì vậy ?.
Vài khách hàng trong tiệm cũng chạy đến giúp anh chủ quán đỡ vợ sang
nằm chỗ trống và bảo :
– Anh đi lấy dầu gió xoa bóp . Bà bị trúng gió rồi .
Anh chủ quán mếu máo kêu la :
– Bu mày ơi ! … Tại sao xui xẻo vậy ? …Tám ơi !…Tám ơi ! …
Thọ giựt mình khi nghe gọi Tám ơi…Tám ơi… bèn đứng lên , bước lại
gần xem rồi nói thầm :
– Đúng là con Tám rồi … Làn da trắng nỏn , mắt to , mi cong …Có lẽ
  sống đời thoải mái , ăn uống sung túc nên không mấy đổi thay .
Bất chợt , một ý nghĩ thoáng nhanh trong đầu , Thọ không muốn làm
phiền cuộc sống Tám nên vội vàng lấy túi xách mang lên vai và đi nhanh
ra đường .
Cả một trời dĩ vãng với con Tám hiện về , Thọ bước đi như chân cao chân
thấp . Mặc dầu đã cứng rắn quyết định , nhưng lòng dạ vẫn nhói đau .
Màn đêm đã buông xuống , đường sá không mấy tấp nập như xưa . Có
những đoạn đường không có điện , tối om , im vắng trông ghê sợ .
Toàn dân Việt-nam bây giờ sống trong nghèo đói khốn cùng . Nhưng kể
cũng may mắn cho Tám . Dù sao vẫn có hàng quán bán buôn , nuôi sống
bản thân .
Đi lần về hướng anh chủ quán chỉ , Thọ để ý thấy một building 04 tầng ,
không đèn đuốc tối om .
Thọ đánh liều bước vào xem thử . Vừa len lỏi vào trong cổng , đi chưa
đến cữa chính , chợt nghe :
– Ai ? . Đứng lại .
Thọ nhanh trí , giả giọng Bắc-kỳ trả lời :
– Cán bộ từ bắc vào công tác . Biết được căn-hộ này bỏ trống , định vào tá
  túc đêm nay . Đồng chí là ai ? . Thuộc tổ nào ? .
Trong bóng đêm mờ tối , ba thằng xuất hiện đứng chăm chăm nhìn Thọ ,
một thằng lên tiếng :
– Đợi một chút . Tôi vào trình cấp trên .
Vừa đúng lúc thằng đầu đảng xuất hiện hỏi :
– Ông muốn gì ?
Thọ nhận ra giọng nói và vóc dáng quen thuộc , bước tới gần thấy đúng là
Sơn râu quai nón  .
Mặc dù xa nhau đã lâu , đứa nào cũng xấp xỉ bốn chục . Có thể nó đã
quên Thọ vì đen đúa , già và gầy đi nhiều , nhưng Thọ thì không thể quên
nó được , bèn tiến sát gần hơn và nói nhỏ :
– Sơn râu , mày đã quên đại-ca Thọ đen Trương-minh-Giảng rồi sao ?.
Bất thần nó ôm lấy Thọ , mừng rở thốt lên :
– Đại-ca . Em tưởng đại-ca đã đi Mỹ hoặc đã chết mất tích lâu rồi .
Nó bắt đầu thút thít nghẹn ngào khóc .
Một lát sau , quay lại bảo đàn em :
– Tụi bây về chỗ củ canh gác .
Tất cả giải tán , đi mất hút vào bóng đêm . Sơn râu nắm tay Thọ bảo :
– Mình lên trên lầu .
Đi lên quanh co từng nấc thang tối tăm , đến tầng thứ tư có cây đèn cầy
leo lét đủ soi sáng chiếc bàn thấp bên cạnh chiếc chiếu trải giữa sàn nhà
và chiếc gối ngủ .  Sơn nói :
– Đây là nơi ăn ngủ của em . Anh thay quần áo thoải mái , chắc đêm nay
  Anh Em mình sẽ chuyện trò suốt đêm bỡi có quá nhiều chuyện để nói .
Trong khi Thọ sửa soạn thay quần áo , Sơn đi tìm thêm chăn gối , chợt
nghe tiếng keng , giống như tiếng muỗng nĩa gõ vào nồi niêu .
Thọ hỏi :
– Tiếng gì vậy ?
– Em treo dấu kín cái soong nhỏ cạnh bồn nước , và chiếc muỗng nhỏ cột
  vào sợi dây thòng xuống phía dưới cho mấy thằng em canh gác .
  Hễ có động tĩnh gì , tụi nó kéo dây báo hiệu cho em kịp thời chạy trốn .
– Ở trên cao này, biết chạy trốn nơi đâu ? .
– Mở nắp đậy bồn nước , nhảy vào trong đó đậy lại , ngậm ống thở lặn
  xuống nước .
Chợt thằng đàn em mang hai ổ bánh mì thịt và hai chai bia vào nói :
– Em mua ở tiệm Công-Nhân Lao-Động . Khi bước vào thấy có đông
  người đứng bu  quanh bàn . Cô Tám ngồi gục mặt lên bàn trông có vẻ
  mệt mỏi .
Sơn ra dấu đừng nói nữa , bảo đi trở xuống . Chưa muốn cho Thọ biết
chuyện của Tám .
Nhưng Thọ lên tiếng nói :
– Tao đã hiểu hết mọi chuyện rồi .
Thằng Sơn trợn mắt ngạc nhiên hỏi :
– Đại-ca biết từ hồi nào ?
– Khoảng hơn nửa giờ qua . Khi đi vào xóm mình , định tìm các anh ,
  không gặp ai , đi trở ra vào quán Công-Nhân Lao-Động gọi tô phở ăn
  kẻo đói bụng . Đang ngồi hỏi chuyện với ông chủ quán trong khi chờ bà
  chủ nấu phở . Một lát sau , thình lình nghe tiếng tô phở và chén bát rớt
  xuống sàn nhà và bà chủ té xỉu . Ông chủ hốt hoảng kêu Tám…Tám .
  Tao đứng dậy đến xem mới biết đó chính là con Tám vợ tao .
  Tao nhanh trí quyết định bỏ đi ra ngoài , không muốn cho ai biết chuyện
  con Tám và tao .
  Có lẽ khi con Tám bưng tô phở  ra , không ngờ trông thấy tao nên xỉu té .
– Đại ca quyết định rất sáng suốt . Con Tám đã có cuộc sống mới từ khi
  Đại ca đi tù . Cả Xóm mình bị đuổi đi Kinh-tế-mới . Thằng cán bộ lo việc
   xua đuổi dân chúng ra khỏi nhà , thấy nó đẹp nên lấy làm vợ cho đến
  bây giờ . Không đẻ thêm đứa con nào nữa …
  Chắc bỡi thằng cán bộ tịt ngòi .
Thọ thở dài nói :
– Thôi thế cũng yên phận .
Còn mày , tại sao còn ở đây và sống bằng cách nào ? .
– Khi bọn giải phóng vào , chủ hảng xe em bị đánh tư sản , bị bắt đi tù .
  Tất cả trên hai chục chiếc xe chở hàng bị nhà nước tịch thu .
  Em mất nghề tài xế . Theo gia đình đi kinh tế mới .
  Quá cơ cực nghèo đói nên trốn về lại đây , làm đủ thứ nghề , kể cả nghề
  lừa đảo cướp giựt .
  Mấy thằng đàn em cùng cảnh ngộ nên lập băng đảng . Nhưng băng
  đảng bây giờ nguy hiểm và khó khăn gấp trăm lần băng đảng em và anh
  ngày xưa .
  Những năm sau này , nhờ bắt mối được với anh Đức hải quân chuyên lo
  tổ chức vượt biên . Em lo đưa người đến điểm hẹn . Anh Đức chia chác
  thật đẹp và nuôi sống bọn em .
Thọ ngắt lời hỏi :
– Còn toà nhà lầu này ? . Chủ là ai ? . Tại sao được ở đây tự do ? .
– Đâu phải ở tự do . Hàng tháng em phải đóng tiền cho cán bộ phường
  khóm quanh khu vực này .
  Chủ nhà trước kia là một Đại-tá chế độ củ . Vợ còn trẻ đẹp , con còn nhỏ
  dại nên bị cưỡng bức lấy Cán bộ cao cấp lúc giải phóng vào  .
  Khi ông đi tù về không chịu đựng được uất ức nhục nhả , nhìn cảnh vợ
  mình , nhà mình bây giờ thuộc vào tay người khác .
  Một buổi tối , ông làm bộ xin phép đến thăm con , mang dấu theo quả
   lựu đạn . Thế là hai ông chồng , một vợ , một con cùng chết , sau tiếng
   nổ long trời lở đất  .
  Gia đình một cán bộ cao cấp khác , nhảy vào làm chủ quyền .
   Nhưng chỉ ở đươc hơn một tháng ,  bỡi hồn ma ông chủ nhà đêm nào
  cũng lai vảng , sợ quá phải dọn ra .
  Bây giờ dùng cho Việt kiều về thăm quê hương mướn . Nhưng từ lâu nay
  chưa có ai ở được qua hai đêm .
Thọ ngắt lời hỏi :
– Thế thì tại sao tụi bây ở được ? .
– Thỉnh thoảng ông Đại-tá cũng hiện hồn về hăm dọa , nhưng tụi em
  khấn vái cho phép tụi em ở đây  giữ nhà cho ông và tiếp tục làm nghề
  lương thiện , giúp đỡ người trốn khỏi Việt-nam , nên được yên thân  .
Nhìn đồng hồ gần ba giờ sáng , dưới đường phố vắng bóng xe cộ ngược
xuôi . Cả hai cùng mệt mỏi nên nằm lăn xuống sàn nhà ngủ ….
Sáng hôm sau , khi mặt trời chiếu qua cửa sổ , cùng với tiếng ồn ào xe cộ
đủ loại trên đường phố . Nhìn đồng hồ đã hơn 11 giờ trưa . Thọ thức dậy
nhìn quanh chẵng thấy ai . Thằng Sơn râu đã đi đâu từ lúc nào .
Thọ đứng dậy vươn vai làm vài động tác thể dục , xong đi ra bồn nước
rửa mặt .
Khi trở vào thì vừa đúng lúc Sơn đang sắp đặt cơm và các thức ăn ra tờ
báo , có lon cát nhỏ làm bình hương và bó nhang , Thọ hỏi :
– Cúng cho ai vậy ? . Tụi bây cũng tin Trời , Phật nữa sao ? .
– Phải tin chứ . Hằng ngày trước khi ăn , em phải cúng vái cho gia đình
  ông chủ nhà . Anh biết mấy năm nay tất cả Chùa chiền , Đình miếu đặt
  dưới sự quản trị của Sư quốc-doanh và Cán bộ . Ngày rằm và mồng một
  đông nghẹt quan chức , cán bộ đến cầu xin mua danh bán tước . Không
  hiểu sao bây giờ tụi Cộng sản mê-tín một cách điên cuồng như vậy ? .
Thọ mĩm cười nói :
– Có gì đâu , bần cùng như bọn mình thì sinh đạo-tặc . Bóc lột của dân trở
  nên giàu sang như chúng nó thì sinh lễ-nghĩa .
  Sự cầu nguyện cúng vái của chúng nó có thiện tâm hay không , Trời
  Phật chắc chắn thấu hiểu , bận tâm làm gì vô ích .
Cúng vái xong , hai thằng ngồi xuống ăn , Sơn lên tiếng :
– Kể từ bữa nay anh sống ở đây , rất an toàn . Cố gắng lấy lại sức khỏe .
  Em sẽ tìm cách liên lạc anh Đức cho anh vượt biên càng sớm càng tốt ,
  chứ theo em nghĩ , anh không thể sống tại quê hương Việt-nam lâu dài
  được .
Thọ rất cảm động khi nghe điều này bỡi đúng với dự tính của mình bèn
nói :
– Chuyện vượt biên sẽ bàn chi tiết sau .
  Tao muốn tìm hiểu anh Đức hải-quân chuyên tổ chức vượt biên , đang
   hợp tác với mày . Không biết có phải Đức bạn cùng khóa HQ với tao hay
  không ? .
  Đức bạn tao trước 75 đang ở tù ngoài Côn-sơn . Khi mất nước chắc nó
  cũng theo ghe tàu vượt biên rồi , vì ngoài đó nhiều phương tiện nên lính
  tráng đi hết .
–  Em không biết rành dĩ vãng của anh ta , chỉ biết lúc trước là Hải quân ,
   thế thôi . Mỗi lần gặp nhau , em chỉ biết nhận nhiệm vụ , không có cơ
   hội nói chuyện tâm sự . Tuy nhiên , bằng mọi giá , em sẽ mời đến đây để
  gặp anh .
– Vậy thì mày nên nói rằng có một chủ ghe muốn bàn chuyện vượt biên .
  Nó sẽ hăng hái đến gặp . Chứ mày nói muốn gửi tao đi vượt biên , không
  có tiền , chưa chắc nó đến .
– Được rồi , em làm theo lời anh dặn .
Hôm nay ,  thằng Sơn đi làm nhiệm vụ ,  đưa người đến điểm hẹn , Thọ
ngủ ở nhà một mình .
Đêm thứ nhì ngủ lại căn nhà lầu 04 tầng này , cũng suy nghĩ , tính toán
chuyện vượt biên . Phải tính thật kỷ , chứ nếu bị bắt vào tù một lần nữa ,
chắc chắn chết trong tù .
Lần quyết định này cũng như đang ở ngoài trận chiến chỉ có ta và địch ,
giữa lằn ranh sống và chết . Chỉ một sơ suất nhỏ , đủ để mình đi vào cõi
chết và mang theo niềm ân hận , bỡi có thể , những người thân thuộc đi
theo .
Nằm suy nghĩ phải tổ chức như thế nào , tối thiểu cần có la-bàn , bản-đồ ,
mua ở đâu . Trường hợp bị chận bắt , phản ứng ra sao ?
Một mình trong căn phòng vắng vẻ , tối om . Đang mơ màng suy nghĩ ,
bỗng chuông điện thoại reo vang . Thọ thắc mắc , ai gọi vào giờ này
chỉ mới 03 giờ sáng ? .
Chạy đến nhấc phôn, nhưng không nghe gì , ngay cả tiếng rè của phôn
cũng không có .
Lấy làm lạ , Thọ thắp đèn cầy kiểm soát thấy chỉ có cái phôn quay tay
nhưng không có đường dây nối vaò tường , tại sao lại reo ? .
Thọ nhủ thầm , xem như ma nhát , tao đách sợ . Bèn trở về  chổ nằm ngủ
tiếp .
Tắt đèn nằm mơ màng hơn nửa giờ sau , nghe tiếng lạch cạch ngoài cữa
sổ , nhìn ra thấy bóng dáng người đàn ông nhe răng cười và đưa tay vẫy .
Lần này Thọ thắp sáng đèn cầy . Mang lon cát lư hương thằng Sơn để lại
hôm trước bỏ lên chiếc bàn nhỏ giữa nhà , thắp 03 cây nhang , quỳ xuống
khấn vái :
– Cung kính những oan-hồn linh thiêng đang vất-vưỡng trong căn nhà
  này . Hãy lắng nghe lời khấn vái cầu nguyện từ đáy lòng tôi .
  Một người cùng chiến tuyến , cùng bị Việt-cộng đọa đày trong ngục tù
  hơn mười năm qua .
  Ra tù trở về đây chứng kiến cảnh vợ mình bị ép lấy tên bộ đội , tình cảnh
  giống y-hệt như ông chủ nhà .
  Mở mắt nhìn bao quát hơn , thấy hàng triệu quân dân miền Nam cũng
  cùng chung thảm cảnh . Mất Chồng, mất Cha , mất Nhà , mất Của …
  Kể từ khi Đồng-minh trói tay chúng ta và tháo chạy , không cung cấp
  thêm súng ống , đạn bom . Đem dâng miền Nam cho Cộng-sản miền Bắc
  Việt-cộng vào Nam thẳng tay tàn sát dân vô tội , giết người cướp của .
  Cai trị dân miền Nam bằng sắt máu , hận thù . Giáo dục dân miền Nam
  bằng gian manh , lạc hậu . Đất đai bờ cỏi đem bán đứt cho bọn Tàu , kể
  cả các Hải-đảo Hoàng-Sa , Trường-Sa .
  Được biết ông đã quyết định về bên kia thế-giới sum họp cùng vợ con .
  Rất mừng cho ông .
  Còn tôi đang vương vấn bụi trần , nên quyết tâm từ giả quê nhà Việt-
  nam để khỏi nhìn thấy cảnh đớn đau tủi nhục .
  Trong thời gian toan tính chuyện ra đi , xin hồn thiêng ông chủ nhà cho
tôi tá túc nơi đây . Nếu oan hồn ông hiển linh hơn nữa , xin theo giúp tôi
đến được bến bờ tự-do càng sớm càng tốt . Cung kính Thượng hưởng .
Nguyễn Thọ .
Kể từ khi khấn vái cầu nguyện , không có đêm nào bị quấy rầy , mặc dù
Sơn thường đi đêm vắng nhà .
Tối nay Đức hải-quân sẽ đến gặp bàn chuyện vượt biên , Sơn vừa cho hay
sáng nay . Thọ rất bồn chồn lo lắng . Nếu không phải Đức bạn mình thì
rất khó bàn tính .
Thọ nằm xuống nghỉ trên chiếc chiếu giữa sàn nhà . Suy nghỉ nên bàn
tính như thế naò nếu Đức hải-quân không phải bạn mình ? .
Nhớ lại hình ảnh thằng Trần công Đức cùng khóa , khi còn trong quân
trường , nó to cao , trằng trẻo , vui tánh .
Giờ nghỉ trưa , khi tất cả SVSQ nằm nghỉ thì nó ra sân volley ball đánh cá
độ . Nó chơi volley ball rất giỏi .Thông thường một mình nó chấp hai hoặc
ba đứa bên sân kia , nhưng lúc nào nó cũng thắng .
Cá độ thường là một đĩa cơm gà và chai bia buổi tối .
Khi ra trường , không cùng đơn vị phục vụ nên biệt tăm tích nó .
Cho đến hai ba năm sau , khi đọc báo Sài gòn , thấy tên nó trong danh
sách gần mười Sỉ-quan Bộ-binh và Hải-quân bị giáng cấp xuống binh nhì
và thủy thủ . Bị đưa đi tù ngoài Côn-đảo vì dính vào vụ buôn lậu bạch-
phiến “ Còi-hụ Long-An “ . Rồi từ đó biệt tích giang hồ .
Đang mơ màng nghĩ về nó , chợt nghe bước chân đi lên cầu thang . Thọ
khóac  vội chiếc áo vào bỡi linh tính có người lạ . Thằng Sơn xuất hiện
nói :
– Anh Đức đến .
Thọ đứng lên  nhìn , đột nhiên chỉ tay vào Đức chưởi :
– Đù má …Chính là mày . Tao đang lo lắng sợ không phải mày .
Rồi cả hai ôm lấy nhau . Đứa nào cũng như muốn ứa nước mắt .
Tay bắt mặt mừng , biết bao nhiêu đìều thăm hỏi vì đã hơn 20 năm xa
nhau , kể từ khi rời quân trường  .
Thằng Sơn bỏ bịch thức ăn và hai chai bia lên tờ báo rôì nói :
– Hai anh cứ tự nhiên ăn uống , chuyện trò . Em đã ăn rồi , bây giờ xuống
  sắp xếp công việc cho tụi đàn em . Nói xong , nó bỏ đi xuống lầu .
Hai đứa tự động ngồi xuống soạn đồ ăn đem ra tờ báo , Thọ lên tiếng :
– Trước khi bàn chuyện chính , tao muốn biết chuyện gia-đình mày .
Đức nhìn Thọ cười nói :
– Thì tao cũng như mày … Lúc trước nghe nói mày nhiều vợ , lắm mối ,
bây giờ , tối nằm không ngoài chuồng heo phải không ? .
Còn tao , vợ bỏ khi tao đi tù Côn Sơn . Khi trở vào đất liền thì mẹ con nó
đã qua Mỹ . Thế là yên phận , tao không còn lo lắng  .
Bây giờ tao đang sống chung với 02 bà vợ trẻ bằng nửa tuổi mình .
– Đù má … thời buổi đói rách , sao mày tài giỏi vậy ?
– Có gì đâu … mày còn nhớ khi quân Đức tiến vào Paris , chỉ cần một ổ
  bánh mì là ngủ được một đêm với em đầm trẻ , thơm như mít .
  Chính nhờ thời buổi đói khổ này nên tao muốn có bao nhiêu vợ cũng
  được . Miễn sao cho nó ăn uống no đủ thì thôi .
  Hai năm trước tao ở với một em khác , vì nó cứ cằng nhằng lắm chuyện ,
  làm tao bực bội nên sắp xếp cho nguyên cả gia đình em vượt biên , em
  mừng quýnh và cám ơn tao rối rít .
– Tao bái phục mày ….À ! còn chuyện “ Còi hụ Long-An “ , nói chi tiết
  cho tao nghe coi .
– Chuyện xưa như trái đất rồi , biết để làm chi . Nhưng lúc đó bỡi vì tao
  tham lam . Đường di chuyển bạch-phiến từ khu Tam-giác-vàng Lào-Thái
  đến Campuchea do bộ binh lo . Tao chỉ lo từ bờ biển Campuchea qua
  Hà-Tiên , qua Rách-giá , bỡi chiến hạm tao tuần tiểu khu vực này .
  Nhưng tao lại muốn thầu luôn từ Rạch-giá về Sài-gòn ,  vì nghĩ rằng có
  xe quân-cảnh hộ tống chạy trước và sau mình , lại có hụ còi inh ỏi thì
  thằng nào dám bắt .
  Nhưng xui xẻo , bọn Tướng Tá ở Sài-gòn họp hành để chia chác lâu quá
  Kết quả bất đồng ý kiến nên “ Trâu Bò húc nhau , Ruồi Muổi chết “ .
  Nguyên cả đoàn xe 05 chiếc bị bắt ở Long-An .
  Báo chí Sài-gòn trong đó có nhiều thành phần thân cộng và phản chiến
  bới móc rùm beng lên , nên bọn tao bị giáng chức từ quan xuống lính rồi
  đi tù Côn-đảo .
  Khi nghe lệnh buông súng đầu hàng thì trại tù như đàn ong vở tổ , chạy
  tán loạn vô trật tự . Cũng may có người đốt cháy thiêu hủy hết hồ sơ ,
  không còn biết ai là tù hình sự , ai là tù chính tri .
  Tao khai là tù chính trị nên ưu-tiên về Saì-gòn . Đại khái là như vậy .
Thọ nghe và khâm phục sự lanh lẹ trong khả năng xoay xở tình thế của
Đức bèn đề nghị :
– Hay là mày thu xếp để cùng tao ra đi chuyến này . Có mày tao đỡ lo
  lắng hơn và chắc chắn thành công .
– Bây giờ thì chưa được . Lý do lúc này tao nhận được nhiều thư bạn bè
 nước ngoài nói rằng chúng nó làm lụng rất vất vả , bỡi ngôn ngữ bất
đồng , lớn tuổi rất khó học chữ , học nghề . Có đứa phải cày hai jobs
  nhưng chỉ đủ nuôi sống gia-đình , chẵng dành dụm được bao nhiêu .
  Đền bù lại là tất cả đều được tự do , sống thoải mái . Không sợ ai
  hỏi han , bắt bớ trái phép .
Thọ ngắt lời hỏi :
– Như vậy chắc mày làm ăn khá lắm nên không có ý định ra đi ?
– Mày thử làm bài tính đơn giản :
  Tao tổ chức mỗi chuyến đi từ một trăm đến ba trăm người tùy ghe lớn
  hay nhỏ . Lúc trước từ 05 đến 07 cây ( Lượng ) cho mỗi đầu người .
  Bây giờ bắt buộc phải 10 cây trở lên .
  Nếu ba trăm người đi , sẽ có ba ngàn cây .
  Chi phí đóng tàu lớn khoảng một trăm cây . Nhiều hơn mua căn nhà tại
  Sài-gòn bây giờ .
  Chi phí cho Công-an và mua bãi , chừng hai trăm cây .
  Chi phí cho bọn tao lo chuyển người , chôn dầu , một trăm cây .
  Như thế mày biết chủ tàu cầm trong tay bao nhiêu cây , chỉ lo thức ăn ,
  nước uống và linh tinh…
  Nói thật cho mày biết , cuộc sống tao bây giờ chỉ thua ông vua mà thôi .
  Tại sao tao phải ra đi ? . Ở đây chỉ cần có tiền là giải quyết mọi vấn đề .
  Ngay cả chuyện lấy vợ của tao cũng thế . Sau này nếu tao chán chê mấy
  em này thì tao tổ chức cho chúng vượt biên , tao tìm em khác trẻ hơn ,
  đẹp hơn .
Thọ mĩm cười ngắt lời nói :
– Đù má … nghe mày nói mà thèm . Nhưng trường hợp bị bắt thì sao ?
Đức nhún vai trả lời :
– Bị bắt thì những người vượt biên ở tù , mắc mớ gì mình ?.
  Như trường hợp tháng rồi , bị bể ổ . Hiện nay đang ứ đọng gần ba trăm
  người . Tao sẽ để mày làm thuyền trưởng kiêm tài-công chuyến này .
  Chắc chủ ghe vui mừng lắm , bỡi có một SQHQ nhiều kinh nghiệm biển
  cả và gan lì như mày .
Thọ vươn vai ngáp dài có vẻ mệt mỏi bỡi nghe Đức nói nhiều quá .
Thọ bèn cắt ngang :
– Nhưng thôi , bây giờ đến chuyện của tao ….Tao đã suy nghĩ kỷ khi vừa
  ra tù . Chuyến ra khơi này chỉ có hoặc sống nơi bến bờ tự do hoặc chết
  chứ không có chuyện trở về ở tù . Do đó mày cố gắng giúp tao .
– Giúp mày là bổn phận của tao . Mày đừng lo . Mày cần bất cứ điều gì tao
  cũng có thể lo đươc . Tao bảo đảm .
Thọ nhắm mắt suy nghĩ một hồi rồi chăm chú nhìn Đức nói :
– Việc trước hết là Bản đồ , La-bàn . Từ nơi xuất phát ra cữa biển , nơi
  nào cạn , nơi naò sâu và giờ thủy-triều dâng , thủy triều xuống , mày tra
  cứu và nhớ ghi lên bản đồ giùm tao  .
  Điều quan trọng nửa là mua giùm tao 05 khẩu Roulots , nếu không có
  thì Colts-45 cũng được .
– Tại sao phải 05 khẩu ?.
– Tao tổ chức toán cảm tử 04 thằng và tao , đề phòng công-an bắt hoặc
  Hải-tặc cướp biển .
Thằng Đức suy nghĩ một hồi nói :
– Được . Dễ thôi  . Trong vòng mười ngày , tao sẽ giao súng và cho mày
  biết ngày giờ đi và điểm hẹn . Ngày mai tao sẽ đến ăn trưa với mày và
  cho biết thêm những diễn tiến .
Ôm nhau từ giả , tiển Đức đi xuống lầu xong Thọ nằm xuống chiếu ôn lại
những gì đã bàn tính với Đức .
Nghĩ rằng đây là ván cờ cuối cùng trong đời , phần thắng đã năm mươi
phần trăm nhờ các quí nhân như Đạt , Thủy , Sơn , Đức .
Cầu xin ơn trên phò hộ . ………..
Kể từ nay , Thọ nhất định sẽ cùng Thủy đi trọn đường tình , dù mới chớm
nở nhưng Thọ cảm thấy như từ muôn kiếp trước .
Xưa nay đàn bà con gái đối với Thọ chỉ là đối tác để thỏa mản tình dục và
sinh con đẻ cái cho Thọ .
Nhưng giờ đây những nhu cầu đó đều không nghĩa lý gì , không cần thiết
nữa . Thọ đã hiểu được lòng mình muốn gì .
Chỉ có tình yêu của Thủy và mình mới có thể xóa lấp vết hằn oan khiên
thù hận . Thù người , hận đời đã nghiền nát cuộc sống của mình , của
Thủy bấy lâu nay .
Thủy ơi ! . Anh nhớ em vô vàn ….. Nguyện cầu tất cả mọi chuyện êm xuôi
và Đạt sẽ đem em về Sài-gòn kịp giờ lên đường vượt biên .
Anh hứa , ngực của anh từ nay chỉ một mình em tựa đầu áp má ….
Đang miên man nghĩ ngợi , mắt lim dim muốn ngủ , bỗng Sơn bước vào
hỏi :
– Sao , mọi chuyện bàn tính tốt đẹp không Đại-ca ? .
– Rất tốt , tao đã gặp quí nhân . Mày ngồi xuống đây tao hỏi .
  Trong số những đàn em của mày , có thằng nào gan lì , có thành tích
  đâm chém không ?. Biết dùng súng càng tốt .
  Tao cần 05 thắng , kể cả mày và tao .
Im lặng suy nghĩ một lúc nó trả lời :
– Mấy thằng này còn trẻ , gan lì , dám làm nhưng em chưa thấy đụng
  chạm những hiểm nguy thực tế .
– Thôi được , tao sẽ nhờ Đức giới thiệu trong đám vượt biên .
  Bắt đầu hôm nay , mày chọn một thằng em xuất sắc nhất , huấn luyện
  thay thế mày , làm việc cho Đức để mày cùng đi vượt biên với tao .
Sơn đứng lên nói :
– Thôi , để Đại-ca nghỉ …  À quên , anh Đức đưa em một cây trước khi về
  anh dặn lo vấn đề ăn uống cho Đại-ca …………..
Qua một đêm ngủ ngon , sáng nay thức dậy Thọ cảm thấy thoải mái .
Chưa tới mười một giờ trưa đã nghe tiếng nói chuyện của Sơn và Đức đi
lên cầu thang .
Như thường lệ , Sơn trải báo dọn cơm . Lần này cả ba cùng ngồi ăn .
Đức thông báo , nếu không gì trở ngại giờ phút chót , đúng hai tuần nữa
mày ra khơi . Trước đó một ngày sẽ có người đưa mày và Sơn xuống
Rạch-giá . Súng đạn sẽ giao cho mày tại điểm hẹn khi bắt đầu lên ghe .
Bất chợt , Thọ bỏ đũa thở dài nói :
– Chà … như vậy hơi trở ngại . Chỉ có hai tuần , không biết người yêu tao
  và thằng em từ Nha-trang có về kịp hay không .
  Nếu không về kịp , tao làm sao đi ? .
Đức nhìn Thọ chưởi thề :
– Đù má …tại sao giờ này mày mới cho tao hay ?. Tao đã thông báo
  những nơi cần thiết rồi , không thể thay đổi được .
Thấy cả Đức và Thọ cùng vò đầu suy nghĩ tìm giải pháp , Sơn lên tiếng :
– Thôi được , các anh đừng lo . Ngày mai em mua vé xe đò đi Nha-trang ,
  đem họ vào .  Anh Thọ cho địa chỉ và dặn em những điều cần thiết .
Cả Đức và Thọ cùng sáng mắt lên nói :
– Giải pháp rất hay , xong Thọ nhìn Đức nói :
– Còn chuyện quan trọng nữa là mày tìm giùm tao trong số ra đi chuyến
  này , có tên nào gốc Biệt-động-quân , Thủy-quân-Lục-chiến hoặc Nhảy-
  dù , độc thân càng tốt , giới thiệu giùm tao . Tao cần ít nhất 03 đứa .
Đức như chợt nhớ ra , bèn nói :
– Tao quên nói mày hay , có thằng Đ/úy Biệt-động tên Nghĩa , vợ và đứa
  con gái 15 .  Đến nhờ tao xin chủ ghe cho nó đi , thay vì trả 30 cây , nó
  chỉ có 22 . Nó hứa sẽ trả sau .
  Nhưng chủ ghe làm sao tin được nó sẽ trả .
  Nó còn cho hay , nó mới ra tù chung với với một Đ/úy HQ tên Thọ .
  Thọ sáng mắt lên nói :
– Đúng rồi . Cho tao gặp thằng Nghĩa , chính là hắn .
Thọ bóp trán suy nghĩ một lát xong nói tiếp :
– Tao đề nghị , thù lao mày trả tao làm Thuyền-trưởng và Tài-công bao
  nhiêu , mày bù qua cho nó ….
Mọi công việc sắp xếp đã xong xuôi , bây giờ chỉ còn ba ngày nữa lên
đường đi Rạch-giá nhưng thằng Sơn đi Nha-trang vẫn chưa trở về .
Lòng nôn nao , bồn chồn , bắt đầu mất ngủ trở lại .
Chưa bao giờ Thọ suy nghĩ nhiều về người yêu như hiện nay .
Hồng-Thủy ơi ! Em là người đàn bà duy nhất đã đánh động tình yêu
trong lòng anh trỗi nhịp .
Hòa tấu khúc nhạc tình đầu tiên cho riêng anh .
Vườn yêu đương của anh bắt đầu mở rộng cữa , đón em nhẹ bước vào .
Vườn tình này , thiên đàng này , sẽ là nơi chúng ta vui sống  , từ nay và
mãi mãi về sau .
Bên cạnh em , anh sẽ trút bỏ hết tất cả oán thù , hờn căm .
Trút bỏ hết những buồn đau trong quá khứ , và chính điều này cũng sẽ
giúp em sống lại được bằng tình cảm con người , tình yêu đôi lứa mà em
đã một lần bị Việt-cộng cướp đi .
Anh không có tham vọng thay thế hoàn toàn người em yêu quí nhất đời ,
nhưng ít ra  sống bên anh , em sẽ không khổ đau , không cô đơn , không
trống vắng  . Còn anh thì lần đầu tiên trong đời có được tình yêu để nâng
niu , để tận hưởng .
Thọ thiếp đi trong giấc mơ đẹp cuộc tình . ..
Mãi đến khi nghe những bước chân đi lên cầu thang , thằng Sơn xuất
hiện bên cạnh thằng Đức , hai thằng với vẻ mặt nghiêm nghị khó hiểu .
Thọ vội vàng lên tiếng :
– Hình như có chuyện không may ? . Thủy và Đạt đâu rồi ? .
Sơn và Đức nhìn nhau như muốn nhường nhau , ai người nói trước .
Chợt Đức nghiêm mặt nói với Thọ :
– Tao muốn mày phe-lờ mọi chuyện , chỉ chú tâm cho chuyến đi .
  Hãy vững niềm tin chắc chắn thành công . Mọi chuyện xãy ra , dù có
  làm mày nao núng , cũng chỉ là giây phút thôi , nghe qua rồi bỏ , không
  nên bi lụy sầu buồn .
Thọ cắt ngang :
– Chuyện như thế nào ? . Nói lẹ cho tao biết .
Thằng Sơn buồn bả kể :
– Em đến Nha-trang buổi chiều , đi thẳng đến quán chị Thủy . Hỏi cô
  Cashier trẻ , Dì nuôi đâu rồi . Cô ta gọi vào bếp , Bố Mẹ ơi , có người
  muốn gặp . Ông trung niên người Bắc bước ra hỏi . Ông là ai ?.
  Cần gì ?. Em nói , tôi là em chồng trước đã chết của Dì nuôi .
  Ngẫm nghĩ nhìn em một hồi rồi ông bảo vào trong nói chuyện .
  Ông cho hay Dì nuôi đã tự tử chết trong tù . Vợ chồng Bà Thu-Nga là
  bạn thân ở phía cuối con hẻm vừa lảnh xác đêm về làm đám tang cách
  nay một tuần . Cần biết thêm tin tức , nên đến gặp họ .
  Em đến gặp vợ chồng anh chị Thu-Nga . Ông xã chị Nga cùng khóa Võ-
  bị Đà-lạt với chồng chị Thủy . Đi tù về , bây giờ chạy xe Honda ôm . Chị
  Nga làm nghề may vá quần áo . Cuộc sống tạm đủ để nuôi sống 04 con
  còn nhỏ dại . Chị Thủy đã từng giúp đỡ gia-đình chị Thu-Nga qua cơn
ngặt nghèo .
Do đó , khi nghe tin chị Thủy bị bắt , chị Thu-Nga ra vào trại tù thăm
nuôi . Chị Thu-Nga nói :
Câu chuyện bị bắt lúc ban đầu chỉ có nhóm chôn dầu của anh Đạt bể ổ .
Đạt và 05 đàn em bị bắt .
Trong mấy ngày đánh đập để thẫm vấn điều tra , có thằng em không chịu
nổi nên khai có liên hệ Dì nuôi .
Bị đánh đập thêm nên nó khai chính nó là người mua thuốc diệt côn
trùng giao cho Đạt để cùng Dì nuôi giết chết người chồng cán bộ .
Thế là Dì nuôi bị bắt .
Chị Thu-Nga nói thêm , trước ngày chị Thủy tự tử , chị đã nhờ tôi tìm
cách gữi gói quà này cho anh Thọ .
Nói xong , Sơn trao gói quà cho Thọ . Thọ gục mặt nấc lên nghẹn ngào ,
rồi tức tối than van :
– Bây giờ tôi là con chó bị dồn vào chân tường . Bắt buộc phải quay đầu
  lại nhưng biết cắn ai đây ? .
Sơn cũng khóc theo ….
Nghề chính của Đức là tổ chức vượt biên , nhưng nghề nghiệp trong giấy
tờ là “ Cung cấp cây trái và rau cải tươi miền lục tỉnh đến các chợ trong
thành phố Hồ chí Minh “ .
Do đó Đức có quyền lái chiếc truck củ kỉ của mình đi mua rau miền lục
tỉnh . Mặt khác , mấy trạm kiểm soát đã được mua đứt nên việc chở Thọ
và Sơn về Rạch-giá không gặp trở ngại khó khăn .
Thuê khách sạn Rạch giá nằm nghỉ ngơi , nhưng Thọ thức suốt đêm , cố
xua đưổi hình ảnh Thủy ra khỏi tâm trí để lo công việc hiểm nguy hiện tại
nhưng rất là khó khăn .
Đúng 02 giờ sáng , ba thằng lên xe đến điểm hẹn . Thọ nhủ thầm , không
ngờ thằng Đức tổ chức rất chu đáo . Chưa đến 03 giờ sáng là ba trăm
người vừa con nít vừa người lớn đã lên hết trên ghe .
Đức giao súng đạn và 02 cuộn vải tròn cho Thọ rồi nói :
– Đây là 02 biểu-ngữ :  “Đoàn công tác Nông-trường Đồng-Tháp-Mười . “
 Giăng lên hai bên mạn ghe khi nào thấy Công-an tuần giang đến gần .
 Căn dặn xong Đức ôm Thọ nói lời từ biệt và chúc may mắn .
Đức vừa rời khỏi bãi là Thọ gọi 04 thằng thuộc đội cảm tữ của mình đến
phân phát súng đạn và căn dặn :
– Các bạn xem đây như Lệnh-hành-quân . Chúng ta chỉ có một chọn lựa
  duy nhất là sống nơi đất tự do , không trở lại Việt-nam ở tù . Tuyệt đối
  tuân hành lệnh tôi và Nghĩa .
Trước khi leo lên ghe nhỏ để ra ghe lớn , cả 05 thằng Thọ , Nghĩa , Sơn ,
Trí , Tâm nắm tay nhau nói :
– Chắc chắn ta sẽ thành công .
Trí và Tâm cũng là dân Biệt-động , bạn của Nghĩa , tuy mới gặp Thọ lần
đầu nhưng rất có cảm tình và nể phục .
Như đã ấn định thời gian , đúng 04 giờ sáng là Thọ cho ghe khởi hành  .
Từ trong sông rạch , khói hơi nước bay la đà trên mặt sông nên Thọ rất
khó nhìn để lái ghe .
Chỉ định thằng em đứng trước mũi ghe trông chừng , để tránh chạy sát bờ
mắc cạn . Thọ giử vững tay lái , cố gắng cho ghe chạy chính giữa giòng
sông  .
Dự trù từ nơi xuất phát ra cữa biển chừng một tiếng đồng hồ . Nhưng khi
chạy được 40 phút , thì bị mắc cạn ngay khúc quẹo ra biển .
Người quá đông , ghe nặng , Thọ rồ máy tối đa cho tiến tới , thụt lùi
nhưng ghe vẫn nằm yên một chỗ .
Thằng em cơ khí từ hầm máy chạy lên báo cáo :
– Đại ca phải chờ nước lên , chứ cứ rồ máy chắc sẽ bể bơm nước làm
  nguội máy , bỡi bơm hút vào toàn là bùn cát .
Thọ rất lo lắng , bỡi nếu đợi nước lớn , trời sáng tỏ , chắc chắn công an
tuần giang sẽ đến bắt .
Thọ ra lệnh 05 thằng em , đi huy động những người biết bơi , nhảy xuống
sông đẩy ghe .
Cũng may , mọi người hăng hái làm theo , nhảy xuống sông chung sức
đẩy . Nhờ nhiều người nhảy ra khỏi ghe , làm cho ghe nhẹ nổi lên , và
nhờ sức người dẩy nên lay hoay chừng nửa giờ là ghe di chuyển được .
Mọi người mừng rỡ nhưng trời đã sáng tỏ .
Thọ tăng vận tốc để chuẩn bị ra cữa biển .
Chợt thằng em báo cáo :
– Đại ca ơi , có tàu tuần giang chớp đèn sau lưng mình .
Thọ cho gọi 04 thằng em cảm tử đến gần bảo sẵn sàng súng đạn nhét vào
sau lưng quần và giăng hai biểu ngữ  “ Đoàn công tác Nông-trường
Đồng-tháp-mười “  hai bên thành ghe .
Thọ tăng vận tốc nhanh hơn và lấy ống nhòm nhìn ra sau . Chiếc tàu
tuần là loại Giang tốc-đỉnh của HQ/VNCH xưa kia , bây giờ Việt-cộng
dùng tuần tiểu trong sông rạch . Có hai máy rất mạnh , chạy nhanh ,
không có mui che và không thể chạy ra biển được .
Thấy có 03 nhân viên , một mang AK đang cầm lái , hai người đứng trưóc
mũi và sau lái , ghìm súng AK-47 như  sẵn sàng bắn .
Biết không thể chạy thoát được , Thọ ra lệnh đàn em bảo mọi người vẫy
tay chào khi tàu tuần tiểu chạy ngang qua .
Mọi người làm theo , tàu tuần không nghi ngờ nên quay đầu trở lại .
Ai nấy trên ghe một phen hú hồn , thở phào nhẹ nhỏm .
Chạy thêm được hơn mười lăm phút nữa , mặt trời đang ló dạng biển
Đông . Bắt đầu vượt qua vùng nước đục và trong , phân chia nước sông
và biển .
Bất thần chiếc Giang-tốc-đỉnh trở lại chớp đèn bắt ngừng .
Thọ nghĩ bây giờ đã ra biển thì quyền kiểm soát của Hải-quân chứ tuần
giang chỉ có quyền kiểm soát trong sông .
Tại sao Giang-tuần lại chạy theo ra biển ? . Thọ bèn tăng tốc độ nhanh
hơn và gọi 04 thằng em cảm tử đến dặn :
– Có thể bây giờ là lúc ta phải đối đầu . Cho đạn lên nòng , sẵn sàng đợi
  lệnh , tao thằng sau lái , Nghĩa thằng mũi , Sơn lo thằng lái tàu . Trí và
  Tâm theo dõi , chỉ bắn khi ba thằng tao gặp hiểm nguy .
Thọ tiếp tục tăng tốc độ nhanh hơn , nhưng Giang-tốc-đĩnh đã lên song
song bên hữu hạm .
Bất thình lình , hai tràng AK pằng …pằng…pằng…bắn thẳng vào đám
đông người ngồi trên mui ghe , do hai tên Công-an trước mũi và sau lái
nhắm bắn .
Tiếng than khóc , tiếng la hét của đám người bị thương vang dội vùng cữa
biển . Tiếng thằng Nghĩa khóc rống lên :
– Vợ tôi chết rồi . Con tôi bị thương ….Trời ơi là trời …Tôi biết sống với ai
  bây giờ đây ? … Em ơi ! sao em nở bỏ anh và con ?…Tại sao tụi bây tàn
  ác thế … Trời ơi là trời …
Tiếng than khóc kêu cứu của mọi người vẫn tiếp tục , nét mặt Thọ trở nên
đanh thép , giảm hết máy cho ghe ngừng . Rút súng cầm tay , nùp sau
đám người đứng sát mạn ghe , chờ đợi .
Chiếc Giang-tốc-đỉnh từ từ tiến sát vào ghe . Ba tên Công an nét mặt đằng
đằng sát khí , tên đứng phía mũi nạt nộ :
– Thuyền trưởng đâu ? . Cho ghe trở vào sông . Vượt biên mà dám nói đi
  công tác hả ?.
Khi Giang đỉnh vừa cặp sát mạn ghe , Thọ gật đầu ra lệnh .
Hai  phát súng …đùng …đùng… Hai tên Công an gục xuống . Nhanh
như chớp , cả ba thằng Thọ , Nghĩa , Sơn nhảy qua . Tên Công an lái tàu
mang súng AK sau lưng , định xoay ra trước lên cò nhưng bị thằng Sơn
khoá tay , kẹp cổ .
Thằng Nghĩa để một phát pằng…ngay đầu , ngọt xớt .
Thọ bảo thằng Nghĩa :
– Mày cho mỗi thằng một phát ân-huệ cuối cùng .
Pằng …pằng …Pằng … Ba phát ân huệ vào đầu ba tên Công-an …Máu
và thịt văng tung toé ….
Mọi người trên ghe lấy tay bịt mắt , không dám nhìn . Chuyện xảy ra quá
nhanh , như trong ciné .
Thằng Nghĩa nhảy trở về ghe , băng bó cho con gái bị thương . Hai bố
con ôm xáx chết , khóc thương rất thê thảm .
Thọ và Sơn kéo ba xác chết xuống khoang tàu rồi bảo Sơn cột tàu vào
mạn ghe , kéo theo . Xong trở về ghe mình tăng tốc độ chạy ra biển .
Kiểm điểm lại trên ghe có 04 người chết , ba đàn bà , một đàn ông và bị
thương nhẹ 08 người .
Thọ bảo đàn em thông báo mọi người sẵn sàng , khoảng vài ba giờ nữa sẽ
nhận chìm Giang-đỉnh và làm lễ Thủy-táng .
Định tĩnh tinh thần trở lại , Thọ nhìn la-bàn cho mũi ghe về hướng Tây để
tránh đi gần phía Nam đảo Phú-quốc . Đự trù chạy hướng Tây khỏang 10
tiếng đồng hồ sẽ đổi hướng 45 độ Tây-Bắc , thẳng hướng vào vịnh Thái-
lan .
Ghe chạy hơi chậm bỡi phải kéo chiếc Giang-đỉnh . Trên ghe , thân nhân
những người chết vẫn tiếp tục khóc thương . Những người khác thì tụ
họp nhau bàn tán vì chưa hết cơn kinh hoàng .
Thình lình ông Chủ ghe , mặt mày còn tái xanh , dưới gầm tàu bò lên ,
đến gần Thọ , chắp tay vái một cái rồi nói :
– Tôi thành thật bái phục lòng can đảm của anh , tôi không chứng kiến
  nhưng con tôi kể lại . Chính anh đã cứu chúng tôi khỏi trở lại Việt-nam
  vào tù . Vái trời khi đến được bến bờ tự-do , tôi sẽ tưởng thưởng anh
  thêm 10 cây nữa .
Thọ ráng nhếch mép cười , trả lời :
– Đoạn đường gian khổ nguy hiểm đang còn , chưa biết những gì sẽ xảy
  đến cho chúng ta , nhất là Hải-tặc . Xin cám ơn trời đất , cám ơn ông .
Khi ông ta từ giả chui xuống hầm tàu , Thọ cho gọi Sơn , Tâm , Trí đến
dặn dò :
– Nghĩa bây giờ đang khủng hoảng tâm trí , có thể quyết định không chính
  xác bỡi sự tức giận , nóng nảy . Do đó , tôi chỉ định anh Trí đảm nhận
  công việc của Nghĩa , sau tôi , nếu không may ta đụng độ hải-tặc .
  Nên nhớ , dù hoàn cảnh nào , sự bình tĩnh là yếu tố thành công .
Thọ vừa lái ghe , vừa cầu nguyện , “ Nếu số mạng con vẫn còn trên thế-
Gian , xin trời đất phò trợ đến được bến bờ tự-do , tránh việc giết người ,
đổ máu .” .
Vì không có dụng cụ làm point thiên văn , Thọ xác định vị trí bằng vận tốc
ghe , hướng mặt trời , cùng với độ dạt bỡi gió .
Hơn hai giờ khó nhọc kéo theo Giang-tốc-đỉnh , Thọ cho gọi đàn em
thông báo chuẩn bị nhận chìm tàu và làm lễ Thủy-táng .
Mọi người trên ghe , không ai bảo ai , tự động xé áo thun , kẻ bịt lên đầu ,
người cột vào cánh tay để tang . Nhìn bốn bề chỉ có trời nước , biển êm ,
gió nhẹ , nên Thọ cho ghe lình bình .
Trước khi cột những vật nặng vào thi thể , để thả xuống đáy biển , Thọ
phát biểu cũng là để bày tỏ cho mọi người biết hành động của mình :
– Thưa bà con cô bác , sự việc xảy ra hơn hai giờ qua , chúng ta chỉ tự vệ .
  Tuy nhiên trước khi ra đi , tôi đã thề hoặc đến bến bờ tự-do hoặc chết
  trên biển chứ nhất quyết không trở về Việt-nam ngồi tù .
  Do đó , ít nhất phải hơn hai ngày nữa mới vào được vịnh Thái-lan .
  Chưa biết diều gì sẽ xảy đến . Số phận chúng ta đang nằm trong tay của
  Chúa , của Phật . Bất cứ giờ khắc nào , xin bà con cứ nguyện cầu .
  Hỡi vong linh những người kém may mắn , kể cả vong linh ba quí vị
  Công-an . Số phận mọi người đã được an-bài . Bên kia thế giới sẽ không
  có oan khiên thù hận . Xin phò trợ chúng tôi đến được bờ tự do .
  Chúng tôi đang cầu Chúa , cầu Phật cho vong linh quí vị được siêu thoát
  chốn vĩnh hằng .
Giữa biển khơi , chỉ nghe tiếng gió nhẹ . Mọi người im lặng với đôi giòng
lệ tuôn trào . Thọ ra lệnh Thủy táng .
Hầu hết mọi người trên ghe đều rơi lệ .
Bố con Nghĩa khóc thét lên đau đớn , kể lể :
– Em ơi ! công khó em và con đợi chờ anh hơn mười năm tù đày , anh
  quyết đem em và con đến bờ tự do để đền đáp phần nào cho em .
  Nhưng trời đất sao bất công để em vĩnh viễn xa anh và con …..Ôi trời
  đất ơi !…..hu …hu …
Trong khi ôm thi thể vợ thả xuống biển , nó vô ý làm rớt khẩu súng chìm
nhanh xuống vực sâu .
Bây giờ Thọ chỉ còn 04 tay súng . Không biết có điềm gì xấu hay không ?.
Sau khi đâm mấy lỗ thủng cho giang đỉnh chìm nhanh .
Thọ ra lệnh mọi người xả tang quăng xuống biển . Xin đừng để lại dấu
vết người chết trên ghe . Mọi người răm rắp làm theo . Quăng khăn tang
xuống biển , trắng cả một vùng .
Ghe bắt đầu tăng nhanh tốc độ . Lợi dụng biển êm sóng lặng , Thọ nhờ
Sơn cầm tay lái , giữ hướng đi , Thọ nằm dài xuống sàn ghe nghỉ ngơi .
Ngủ thiếp đi hơn hai tiếng đồng hồ , chợt thằng Sơn đưa chân hích nhẹ
vào lưng Thọ gọi :
– Đại ca  , đại ca … có tàu lớn đi ngược hướng và gần mình .
Thọ vùng dậy , lấy ống nhòm xem , rồi nói thầm , lạ thật , tàu buôn nước
nào mà không thấy tên , cũng không treo cờ quốc tịch .
Chừng hai mươi phút sau , Thọ cầm ông nhòm nhìn lần nữa , nói lớn :
– Tàu buôn Trường-Sơn-Đông , có cờ Việt-cộng sau lái .
Nhớ lại thằng Đức căn dặn trước khi đi , coi chừng tàu tuần Việt-cộng giả
dạng tàu buôn , chuyên đi bắt ghe vượt biên , thông thường chỉ có từ 10
đến 12 thủy thủ đoàn mà thôi và có súng .
Cấp tốc cho tập họp mấy đàn em căn dặn , Thọ nói :
– Lần này có thể rất khó thoát thân , hơn nữa ta chỉ còn 04 tay súng .
 Chắc chắn nó sẽ ra lệnh mình lên tàu nó , nếu tình thế không hoà giải
 được , ta sẽ cướp tàu . Tôi uy hiếp Hạm trưởng trên Đài chỉ huy , Trí lo
 phòng lái , Sơn lo sân trước , và Tâm lo sân sau . Chỉ xử dụng súng khi
 có lệnh tôi .  Còn Nghĩa ở lại ghe mình , đốc thúc mọi người làm theo
 lệnh tôi .
 Kìa , nó đang chớp đèn bắt mình ngừng . Chúc may mắn . Giải tán .
Chừng vài phút sau thì tàu nó đã cặp sát ghe . Nhờ sóng yên biển lặng
nên không va chạm mạnh .
Hai thủy thủ cầm súng AK chĩa xuống ghe canh chừng . Tiếng loa phóng
thanh trên Đài-chỉ-huy ra lệnh :
– Thuyền trưởng và tất cả nhân viên phải lên chiến hạm .
Cùng lúc một thủy thủ khiêng cầu thang dây máng vào mạn tàu, thả
xuống .
Thọ và ba đàn em lần lượt leo lên . Một thủy thủ hướng dẫn cả 04 đứa vào
phòng ăn chiến hạm .
Thọ liếc nhanh , chỉ thấy một thủy thủ cầm AK đứng trong góc .
Một lát sau , một người mặc thường phục đi ra kéo ghế ngồi xuống đầu
bàn , lên tiếng hách dịch hỏi :
– Các anh chở người đi đâu mà ra tới ngoài này  ?.
Thọ đã chuẫn bị sẽ trả lời ra sao và những gì sẽ điều đình với nó nên
đáp nhanh :
– Chúng tôi vượt biên .
Nó đập mạnh tay xuống bàn nói :
– Các  Anh dám cả gan trả lời tôi như vậy sao ? .
Thọ bắt đầu đánh phủ đầu :
– Xin Cán bộ không nên nóng giận , Cán bộ hỏi thì tôi nói thật .
  Cán bộ bắt Chúng tôi trở về , thủy thủ đoàn Tàu này trên dưới 10 người
  sẽ được mỗi người một bằng tưởng lục ngợi khen của Nhà nước .
  Vợ con các anh vẫn đói khổ .
  Trường hợp chúng tôi nhất định không trở về , không lẻ các anh giết hết
  cả ba trăm đồng bào vô tội của mình hay sao ? .
  Bây giờ nếu các anh khoan hồng cho chúng tôi đi , tôi sẽ quyên góp vàng
  bạc , của cải , tặng các anh . Vợ con các anh sẽ mừng vui , có được bữa
  cơm no áo ấm . Nhà nước không hay biết gì . Cán bộ nghĩ thế nào ?.
Nó cúi gầm mặt xuống bàn suy nghĩ , xong nhìn Thọ nói :
– Tôi là Hạm-phó , không quyết định được .
  Đợi tôi vào trình Hạm-trưởng .
Nó đứng lên đi ra khoảng chừng 15 phút , trở vào nói :
– Ông Hạm-trưởng nói được , nhưng phải 50 cây .
Thọ cũng nói lại giọng đanh thép , thách thức :
– Năm chục cây nhiều quá , chắc không giải quyết được vấn đề .
   Tuy nhiên , tôi quyên góp được chừng nào hay chừng đó .
   Tôi không bảo đảm sẽ có 50 cây  .
Nó lên tiếng :
– Đợi tôi trình lại Hạm-trưởng .
Hơn năm phút sau trở lại nói :
– Thôi được . Anh đi quyên góp trước , sẽ quyết định sau .
Trên đường đi ra , Thọ bảo nhỏ hai đứa ra sau lái , một đứa ra phía mũi
đợi .
Thọ xuống ghe thông báo mọi người , lấy cái thùng nhựa dùng tát nước
để đi quyên góp .
Ông chủ ghe bỏ vào 10 cây , mọi người khác đóng góp vòng vàng nhẩn ,
dây chuyển tổng cọng lên gần nửa thùng .
Thọ xách lên giao cho Hạm-phó đem trình hạm-trưởng .
Gần mười phút sau , nó vẫn chưa trở lại . Thọ ra dấu ba thằng chuẩn bị
sẵn sàng đợi lệnh .
Không ngờ nó trở vào phòng với nét mặt tươi vui nói :
– Được rồi . Các anh có cần thêm nhiên liệu và nước ngọt không ?
Thọ thở ra nhẹ nhỏm , nói :
– Nhiên liệu dầu Diesel còn nhiều , xin bơm cho tôi nước ngọt , nếu được .
Hạm phó đến bắt tay Thọ , chúc chuyến đi thành công và thân mật dặn dò
đường đi , nó nói :
– Nếu ghe chạy được 10 hải-lý / giờ thì khoảng 08 giờ sáng mai , đổi
  hướng từ Tây sang Tây-Bắc , trực chỉ vịnh Thái-lan .
Thọ vẫn giử nét mặt lạnh lùng nói :
– Cám ơn . Tôi đã biết đường đi .
Trong thời gian bơm nước ngọt vào ghe , Thọ thông báo tin vui , không bị
bắt giử . Mọi người vỗ tay vui cười . Có người nói lớn , Hoan hô anh
thuyền trưởng . Xứng đáng là anh hùng chúng ta …….
Rời tàu Hải-tuần khoảng một tiếng đồng hồ , Thọ tập họp 04 thằng em ,
Nghĩa , Sơn , Tâm , Trí  , chỉ dẫn cách nhìn la-bàn , đọc bản đồ và lái
chếch hướng độ dạt , xong chia phiên lái ghe cho họ rồi tìm chỗ nằm ngủ
vì khuya nay phải thức để canh chừng .
Thật là may mắn , qua một đêm yên lặng hải hành , tâm trí Thọ tĩnh táo
đến khi hừng Đông ló dạng sau lái , Thọ cho đổi hướng Tây-Bắc thẳng
vịnh Thái-lan .
Một lần nữa ông chủ ghe bò lên , đến gần Thọ tâm sự :
– Năm ngoái đi bị bắt , mất hết tiền của , bị tù 05 tháng . Lần này nếu
  không có anh , chắc tôi tàn đời .
  Nhờ trời vào được bờ tự do , nếu anh đi định cư nước nào , gia-đình tôi
  xin đi theo .
Thọ chỉ cười , không nói gì , bỗng mọi người xôn xao bỡi thấy chiếc tàu
lớn phía sau đang chạy cùng hướng  . Thọ bảo thằng Sơn cầm lái , lấy
ống nhòm ra xem .
Lộ vẻ vui mừng vì nhận ra chiếc DER ( Destroyer Escord Radar ) treo
cờ Mỹ , thuộc Đệ thất Hạm-đội .
Thọ nói lớn :  Tàu Mỹ .
Mọi người xôn xao vui mừng nói :
– Ông thuyền trưởng cho ghe chậm lại , xem họ có vớt mình không ? .
Thọ vẫn giử nguyên vận tốc , nghĩ rằng nếu họ muốn vớt , chắc chắn sẽ
chớp đèn báo hiệu .
Hơn nữa , vận tốc DER gấp bốn lần vận tốc ghe mình . Không cần giảm .
Chừng 15 phút sau , chiến hạm chạy song song với ghe . Mọi người trên
ghe la ó : Cứu chúng tôi . Hãy cứu chúng tôi . Làm náo loạn trên ghe .
Chiến hạm Mỹ giảm vận tốc và tiếp tục chạy song song , có lẽ đang xem
xét tình trạng ghe có nguy hiểm tính mạng hay không .
Thấy tàu chạy chậm , năm sáu thanh niên nhảy xuống biển bơi sang ,  giơ
tay lên vẫy , miệng kêu cứu : Xin cứu vớt chúng tôi  . Cứu chúng tôi ….
Chiến hạm Mỹ thấy vậy , liền tăng tốc độ vào vịnh Thái-lan . Bỏ xa chúng
tôi .
Thọ cho ghe vòng trở lại , bảo đàn em liệng sáu cái phao xuống biển .
Mất phí hơn nữa giờ cứu vớt lên ghe . Mấy thanh niên lên được ghe rồi
bắt đầu chưởi thề  :
– Đù má … Nó bỏ đất nước mình cho Việt-cộng lấy , bây giờ một lần nữa
nó không thèm cứu vớt mình …
Thọ mĩm cười …và bắt đầu định hướng cho ghe chạy tiếp tục .
Thêm một đêm nữa hải hành êm đềm , vừa rạng sáng là ông Chủ ghe bò
lên , mang theo cây thuốc lá tặng Thọ và hỏi vài câu bâng quơ .
Trước khi xuống hầm tàu trở lại , ông nói :
– Anh Thọ à , tôi linh tính như mình sẽ không còn gặp nguy hiểm nữa .
 suốt đêm hôm qua tôi cầu nguyện và bói bài , quẻ nào bốc lên cũng tốt .
Vừa nói xong thì nghe phía mũi ghe xôn xao , có ghe máy đang tiến tới
ghe mình , trên ghe có 03 người , họ vẫy tay bảo mình ngừng .
Ông Chủ ghe vội vả chun xuống hầm trở lại .
Thằng Sơn đến gần Thọ nói :
– Đù má … ba con thiêu thân đến nạp mạng …
Thọ bảo Sơn :
– Mày giử tay lái , tao đến xem thử .
Thọ quan sát thấy ba tên không có súng ống , biết chắc không phải Hải-
tặc Thái-lan , bèn vẫy tay đáp lại .
Một tên chụm hai tay đưa lên miệng làm loa , nói tiếng Mỹ khó nghe :
– Tàu Mỹ bảo chúng tôi đến dẫn đường vào .
Thọ cũng dùng tay làm loa đáp lại :
– Các anh chạy trước , chúng tôi theo sau .
Vừa trở lại phòng lái , thấy ông Chủ ghe lấp ló ở cửa hầm với nét mặt lo
lắng , Thọ nói :
– Những quẽ bài ông bói đêm qua , chắc là đúng .
Ông Chủ ghe nở nụ cười mừng rỡ .
Đứng bên cạnh Sơn , cầm ống nhòm nhìn quanh , trời mù mịt không nhìn
thấy bờ , nhưng thấy lác đác vài ghe đánh cá loại nhỏ , Thọ nghĩ chắc gần
đến bờ , bỡi ghe đánh cá nhỏ không thể ra xa bờ được .
Qua xế chiều thì thấy rõ bờ . Nhìn bản đồ Thọ biết mình đã vào bờ biển
Songkhla  , cách xa Bangkok vài giờ lái xe .
Thọ nhủ thầm , bây giờ mình phải cám ơn Chiến-hạm Mỹ . Mặc dù không
vớt nhưng chắc đã thông báo khắp nơi .
Thọ cũng thắc mắc mấy đêm nay , không biết nên khuyên những người bị
thương nên khai báo như thế nào cho phù hợp .
Chen lấn đi một vòng trên ghe thăm hỏi những người bị thương . Thọ
khuyên họ , khi  giới chức thẩm quyền phỏng vấn , nếu có hỏi tại sao bị
thương , thì trả lời khi ra gần cữa biển , bộ đội canh gác trên bờ kêu
lại , ghe không ngừng và tăng tốc độ chạy nhanh nên bị bắn .
Cẩn thận hơn , Thọ cho đàn em đi thông báo mọi người để có lời khai
giống nhau .
Thấy đã đến lúc không còn nguy hiểm , Thọ cho gọi 04 đàn em đem súng
đạn trả lại . Thọ cho vào bịch giấy , thả chìm xuống biển .
Mọi người xôn xao la ó , bỡi nhìn thấy trên bờ một đoàn xe buýt màu
vàng , giống xe chở học trò đang đợi chờ .
Không giống như những người vượt biên trước , gữi thư về bảo rằng khi
ghe gần đến bờ quốc-gia nào thì phải làm chìm ghe , mọi người bơi
vào bờ , họ mới cho tỵ nạn , lý do nhân đạo .
Lần này ghe Thọ được hướng dẫn vào bờ , có xe buýt chở đến trại tỵ nạn .
Thọ cũng không hiểu tại sao , nhưng có lẻ trăm sự nhờ chiến hạm Mỹ .
Có thể ý nghĩ này đúng .
Chuyến xe buýt chở gia-đình và bà con thân thuộc ông Chủ ghe cùng với
Thọ và đàn em đến trại tỵ nạn Songkhla sau cùng .
Khi Thọ vừa bước xuống thì hàng trăm người đứng chờ sẵn vẫy tay  ,
miệng la lớn :
– Hoan hô anh thuyền trưởng . Hoan hô thuyền trưởng đã đưa chúng tôi
  đến bờ tự do an toàn  . Hoan hô thuyền trưởng .
Thọ rất cảm động , vẫy tay bảo mọi người im lặng , rồi nói :
– Thưa quí vị . Tất cả chúng ta nên cảm ơn Trời Đất , cảm ơn Chúa , cảm
  ơn Phật đã cho chúng ta đến bờ tự do an toàn . Không có các Đấng
  thiêng liêng phò hộ , chắc chắn chúng ta không đến được đây .
  Như những người đến trước chúng ta cho biết , trại này có Nhà Thờ , có
  Chuà . Tôi khuyên mọi người nên đến nguyện cầu trước khi quyết định
  đi đến nước nào . Đồng thời cầu nguyện cho những người kém may mắn
  ra đi cùng chúng ta , nhưng đã vùi xác trên biển .
  Riêng tôi , tôi cám ơn Hải-quân VNCH đã đào tạo tôi nên người can đảm
  bản lảnh , để phục vụ quí vị , nói riêng , cũng như phục vụ người Việt-
  nam cùng chí hướng Quốc-gia .
  Cầu chúc chúng ta may mắn những ngày sắp tới .
  Xin chào và chia tay tất cả .
Tiếng vỗ tay vang dội một góc trời …………………
                                   Tâm-Phương-Đăng .


No comments:

Post a Comment