Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 18 October 2016

VIÊT CỘNG - TRUNG CỘNG

SƠN TRUNG * BÁO VIỆT CỘNG GIAN TRÁ



BÁO VIỆT CỘNG GIAN TRÁ

Sơn Trung

Nhân dân Việt Nam bao năm sống trong chế độ cộng sản bưng bít nên không rõ tình hình Quốc tế. Các báo của Miền Nam lần lớn chỉ vì kinh doanh it quan tâm đến chính nghĩa Việt Nam Bên cạnh các truyện, các báo còn có những tin tức, bình luận khiêu dâm như "Chồng ngoại tình vì chê “cô bé” của tôi nhỏ"; "Tôi lừa gạt tình để trả thù anh"; "Đừng bắt tôi phải ngoại tình!"; "Vào nhà nghỉ với bồ, bố gặp con đi cùng tình trẻ"; "Chồng tôi thề chỉ thử xem ôsin còn hay mất trinh" v..v
Người Việt Nam Bắc Nam đều nghe các đài BBC, VOA, RFA..Dân trong Nam nghe công khai còn dânXHCN thì phải nghe lén. Mặc dù đài BBC có độ khả tin cao nhưng không phải hoàn toàn chính xác và theo chính nghĩa. Cụ thể trước đây có bài của một nữ tiến sĩ (ma) nói rằng VIệt Nam là của Trung Cộng khiến dân ta chửi quá trời. Cái anh Kami trên RFA cũng có giọng điệu bênh vực Trung Cộng.  Cũng theo mánh khóe của cộng sản, họ viết công khai bênh vực Trung Cộng, Việt Cộng. Cũng có bài nửa khen nửa chê. Họ mang tên giả,với bằng cấp Thạc sĩ ma, tiến sĩ ma. Cũng có bài nói là dịch báo Nga, Trung Quốc... để lừa thiên hạ, như bài dưới đây  mập mờ  đánh lận con đen với  nhãn hiệu  BBC:
bbc viet nam, bbc tieng viet, bbc viet, tin tuc, tin moi, bbc tin tuc

Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh

Tin tức ngày 07/07/2016 |
(Tin quân sự) – Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến tranh với Việt Nam.
Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn thì những lời kêu gọi gây chiến không chỉ đến từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc “Đại Hán” cực đoan, luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô đạo đối với các nước láng giềng.
Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.
Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến.
Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải các lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến mà bởi vì với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thì nước này không thể tiến hành một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.
Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy. Những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào. Chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng vẫn thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.
Bài báo trên trang mạng của Trung Quốc nói: “Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ.
Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá” và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng “chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm” (ám chỉ rất nhiều xác máy bay Mỹ đã xuất hiện trên mặt đất ở miền Bắc Việt Nam)…
Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân hùng mạnh nhất thế giới bị Việt Nam tiêu diệt vẫn còn giá trị”.
Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh - Ảnh 1.

Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.
Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động.

Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.
Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai hoặc nhiều mặt trận.
Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.
Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng…
Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng áp lực từ bên ngoài và nội bộ để có thể giành chiến thắng.
Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan là bởi đó là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.
Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh - Ảnh 2.
Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu.(Ảnh minh họa)
Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi. Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn,

Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới (của Trung Quốc) sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.

Theo Sh
  • Tổng hợp và biên soạn bởi bbcviệt.
Nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc hoặc góp ý cho bbc việt nam ? Vui lòng comment bên dưới.
-Giọng điệu này không thể có ở người Trung Quốc, báo Trung Quốc, nhất là trong lúc này, tinh thần dân tộc mù quáng đang bốc lên cao ngất trời.
-Bài này toàn là giọng điệu vênh vang của Việt Cộng:Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá” và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng “chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm” (ám chỉ rất nhiều xác máy bay Mỹ đã xuất hiện trên mặt đất ở miền Bắc Việt Nam)
-Việt cộng có vũ khí tối tân :
- Tài ba thế sao còn nài nỉ mua vũ khí Mỹ? Nào là khoa học gia ta nối dàn hỏa tiễn của Nga mới bắn hạ máy bay địch, nào là máy bay ta nấp trong mây, đich không thấy nên khi chúng bay gần đến nơi, không quân ta nhà ra bắn máy bay Mỹ dễ như chơi! Nào Lê Văn Tám, La Văn Cầu , nào dũng sĩ tay không kéo hạ máy bay Mỹ...sao chờ đến bao giờ mới dạy Trung Quốc bài học thứ nhất, thứ hai?
-Oai hùng thế sao  Lê Đức Anh không cho đánh Trung Cộng? Sao bọn Nguyễn Phú Trọng gục đầu, cúi mặt trước Trung Cộng và nay hàng loạt đại gia và gia đình đã và đang di tản sang Mỹ? Trung ương đảng, Quốc hội, tướng lãnh chạy đi hết  thì ai đánh giặc đây? Gáy vừa vừa thôi!
-Tinh thần chống Trung Cộng cao thế sao chúng nó lại sai công an đánh người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược và hủy hoại một trường Việt Nam. Dân chúng bảo Việt cộng hèn với giặc, ác với dân là sao?Mùa hè có tiếng chim bìm bịp nhưng nay ở Việt Nam tứ thời đều có chim bịp!
Cái thói bịp  bợm, dối trá đó không ăn thua gì đâu hỡi các chú dư luận viên!

Monday, July 25, 2016

TRUNG CỘNG VÀ BIỂN ĐÔNG

  Trung Cộng đã thua Mỹ trong hiệp đầu "Cuộc chiến Biển Đông"

Mai Tú Ân (Danlambao) - Các ngôi sao biểu diễn nổi tiếng người Hoa, các ông tướng tá Trung Cộng cùng những kẻ cực đoan ở Hoa Lục giờ đây đang ngẩn ngơ không hiểu chuyện gì đang xảy ra ở biển Đông. Phán quyết của Tòa Quốc Tế La Hay, Hà Lan đưa ra ngày 12/7/2016 đã kích động một phong trào phản đối rộng khắp trên đất nước rộng mênh mông này. Cùng với việc tuyên bố bác bỏ phán quyết Tòa La Hay của chính phủ Trung Quốc là màn biểu diễn yêu nước của các thần dân xứ này. Thôi thì đủ thứ trò khỉ của những con khỉ ở trong Vương Quốc Khỉ.
"Xôm tụ nhất là những lời thề đem thân trai lên đường bảo vệ Đường Lưỡi Bò của những giai già như Thành Long, Lục Tiểu Linh Đồng... Những cách cách Phạm Băng Băng, Triệu Vy v.v... nước mắt vắn dài kêu gọi dân Tàu chuẩn bị sinh tử đánh Mỹ. Các soái ca, tỉ tỉ hô hào chiến tranh. Các ông tướng, đa phần hồi hưu hay không có trách nhiệm thì hò hét đánh Mỹ, đánh Việt Nam và đánh Philippines... Các tờ báo không chính thống thì kêu gọi: "tích cốc phòng cơ", chuẩn bị chiến tranh lâu dài với Mỹ...

Kìa, bóng ai đang mài dao dưới nguyệt,
Lời thề nguyền trả hận hun hút khắp non sông...

Nhưng than ôi! Nhìn lại lịch sử Trung Quốc đánh nhau với ngoại bang thì đánh trận nào cũng thua trận nấy, càng đánh càng thua. Đánh trận nhỏ thua trận cắt đất nhỏ, đánh trận to thua trận cắt đất to dâng giặc để không phải đánh thua lại cắt đất dâng giặc nữa...

Giờ đây hạm đội Mỹ xầm xập kéo đến biển Đông khiến Trung Cộng hồn siêu phách tán. Chưa đánh đã muốn thua. Đụng ai chớ đụng ông Kẹ Mẽo thì biển Đông không còn chốn gửi thây..."
Theo các chuyên gia nước ngoài thì mặc dù vẫn mạnh miệng thề không chấp nhận phán quyết biển Đông của Tòa La Hay, chính quyền Trung Quốc đã âm thầm chấp nhận không còn đòi hỏi vô lý về Đường Lưỡi Bò nữa. Đường lưỡi bò này đã không còn xuất hiện trên mọi tài liệu bất kỳ của Trung Cộng. Cũng như Trung Cộng đang "rút củi khỏi lò", đóng một số trang web chủ chiến và không ủng hộ các nghệ sĩ hung hăng con bọ xít. Một quan chức giấu tên nói Trung Cộng không muốn kích động dân tộc cực đoan. Bởi chơi chiêu bài này rất nguy hiểm như chơi con dao hai lưỡi, và Trung Cộng có quá nhiều điều để lo.
Thế là Hoa Lục tịt ngòi những tiếng hò la xung phong, chỉ còn lác đác còn lại vài tiếng hô như chó sủa ma, hay đá ném ao bèo...
Đa phần nghệ sĩ đã từng hung hăng té nước theo mưa, giờ rời sân khấu về nhà mà không dám nhìn ai...
Đường lưỡi bò đã chết yểu, nhưng trong cuộc chiến Biển Đông này, Mỹ mới thắng ở giai đoạn đầu về đường lưỡi bò. Còn phần sau, phần đặc quyền 200 hải lý nữa thì chúng ta hãy chờ xem. 
Trong khi chờ đợi ta nên tặng miễn phí cho Trung Cộng một câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu:
Chỉ có kẻ ngu mới chống lại nước Mỹ!

Đã không còn “đồ lạ” nữa mà là “cú tát” của quan thầy

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Đảng csVN như một con lừa luôn ngoan ngoãn đi theo sau sợi dây xỏ mũi được nối liền với Trung Nam Hải, còn đối với nhân dân VN thì chúng luôn độc tài khát máu thi hành theo mệnh lênh của cs Bắc Kinh. Vì thế trong thời gian gần ¾ thế kỷ qua nhân dân, chiến sĩ VN biết bao người phải nằm xuống qua các sự kiện CCRĐ, chiến tranh biên giới Việt-Trung, Hoàng Sa, Trường Sa… và đến ngày nay là dậy sóng Biển Đông. Vậy thì nhân dân VN còn chần chừ gì nữa mà không hành động một khi Tàu cộng chứ không phải “kẻ lạ” đã công khai tuyên bố giết sạch ngư dân, binh lính ngay trên lãnh thổ, lãnh hải của chính quê hương mình?...
*
Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực Quốc Tế (PCA) La Haye ngày 12.7.2016 ra phán quyết về đường lưỡi bò chín khúc ở Biển Đông do Trung cộng tự vẽ và áp đặt sau hơn 3 năm thụ lý đơn khởi kiện của Philippines. Qua đó tòa đã khẳng định “Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đòi chủ quyền lịch sử với các đảo trên Biển Đông”. Như một ngọn giáo đâm sâu vào tử huyệt gót chân Ashin, con thuồng luồng Biển Đông vẫy vùng dậy sóng... cơn co giật trước khi đi về với cõi vĩnh hằng và thân xác sẽ bị chia năm xẻ bảy là điều không tránh khỏi.
Ngày 20.7.2016 trên Tân Hoa Xã, kênh truyền thông chính thức của đảng csTQ, thiếu tướng Bành Quang Khiêm PCT Ủy ban chính sách an ninh Trung cộng ngạo mạn tuyên bố: Bắn tất cả tàu cá Việt Nam ra Hoàng Sa và Trường Sa đánh bắt và sẽ biến tất cả các tàu trên thành bia tập trận cho dù cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, tàu chiến của Việt Nam ra hỗ trợ cho ngư dân thì tất cả (tàu chiến lẫn quân đội) cũng sẽ trở thành “bia sống” và không còn một ai trở về. Đồng thời hắn còn công khai tuyên bố việc 2 máy bay Su-22 và Casa-212 của VN rơi (tan xác) là một lời cảnh báo nếu ai dám điều động quân đội tiến gần các đảo (chỉ gần thôi chứ chưa nói là đổ bộ).
Đến giờ phút này theo tôi nghĩ và tất cả những người dân VN không theo cộng sản làm tay sai cho giặc rằng “đã đến lúc đảng csVN phải khai tử 16 chữ vàng và 4 tốt” điếm lừa của quan thầy Bắc Kinh đã đặt lên đầu đảng csVN vào những ngày đầu tháng 9.1990. Đồng thời phải xác định rằng cái gọi là mật ước Thành Đô và những thứ gọi là "vàng" và "tốt" ấy chỉ là một sự kiện lén lút, mờ ám, điếm lừa vội vã trong đêm của hai tập đoàn kẻ trộm người cướp mà thôi chứ không thể đem cái mật ước “mèo mả gà đồng” ấy phủ lên đầu toàn thể nhân dân VN.
Đảng csVN chỉ có thể bán hay dâng hiến những gì mà họ có (chỉ mỗi đôi dép râu, nón cối nội địa) mà thôi. Còn non sông đất nước này là của toàn dân tộc VN do tiền nhân dòng dõi Lạc Hồng dày công tạo dựng và lưu truyền. CsVN không thể bán, hiến dâng cho giặc những gì không phải của mình ngoài hành động “trộm đạo” của người khác mà thôi, như năm 1958 Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cùng bè lũ đã ăn trộm đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VNCH mà dâng cho Tàu cộng. Đây là hành động giống như tên điếm lừa người khác bán bầy vịt trời... vậy.
Kể từ khi những luận điệu giả dối nào tình hữu nghị môi răng khắn kít, môi hở răng lạnh đến khi răng cắn sứt môi và mất đi từng mảng thịt lớn... nhất là từ tháng 2/1979 và những tháng năm kế tiếp trải dài đến năm 1989. Chẳng những mất đi da thịt mà máu còn loang lỗ nhuộm cả núi đồi, biển đảo... xương trắng phơi đầy Vị Xuyên, Lão Sơn cao điểm 1509, chìm đáy Gạc Ma. Mỉa mai thay những cú tát trời giáng đó lại là từ tay quan thầy giáng thẳng vào mặt kẻ bầy tôi rằng “cho Việt Nam một bài học”???
Kính thưa quí độc giả! Để cho mọi người dân VN yêu nước tỏ rõ hơn trong một giai đoạn lịch sử có liên quan đến hai nước Việt Nam-Trung Hoa (cũ) và để củng cố niềm tin mà có quyết tâm hơn nhằm loại bỏ tất cả những hậu quả, những sự việc mà tập đoàn csVN vẽ ra, dựng nên và ký kết với ngoại bang trong hành trình làm tay sai mãi quốc cầu vinh của chúng, để cho ngày hôm nay đảng csTQ dựa vào đó mà ngạo mạn ngông cuồng như lời của tên tướng Bành quang Khiêm tuyên bố thông qua Tân Hoa Xã mà tôi đã nêu trên. Tôi xin mạn phép ngược thời gian đôi chút.
Quan hệ Việt Nam-Trung Hoa:
Là một mối quan hệ luôn là thời sự nóng và nóng mãi... cho dù hàng ngàn năm trước nó cũng trải qua bao phen máu lửa, bão tố, phong ba rồi yên ả nhưng có lẽ những cơn sóng bạc đầu đó biến dạng thành những đợt sóng ngầm và âm ỉ không bao giờ tắt lịm để chuẩn bị cho thời kỳ sau bộc phát gầm lên. Xét về mặt địa chính trị thì hai nước có một sự liên quan, kết dính tự ngàn xưa bởi núi sông biển đảo liền kề... từ đó những móc xích về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa luôn ảnh hưởng cho nhau và nỗ lực tách rời, độc lập cho dù là từ phía nào cũng khó mà thực hiện. Nhưng qui luật muôn đời là "Nước chảy về vùng trũng", do đó nền văn minh, văn hóa Bắc phương hàng ngàn năm qua luôn chảy về phương Nam một cách tự nhiên và ào ạt mang theo bao hệ lụy... trong đó rực rỡ cũng nhiều và đen tối, độc hại chất chứa sự xâm thực đầy ác ý mưu mô đồng hóa thì luôn đầy dẫy và chực chờ thấm vào da thịt người dân đất phương Nam.
Nơi đây tôi chỉ trích một vài điều có liên quan để làm sáng rõ cho luận điểm mà mục đích của bài viết có liên quan đến sự kiện Thành Đô. Còn đi sâu vào sự xâm thực của văn hóa phương Bắc đối với đất phương Nam tôi sẽ giới thiệu từng phần trong tác phẩm nghiên cứu văn học sử "Nguồn gốc và sự phát triển của nền văn minh, văn hóa Phù Nam" hầu phục vụ bạn đọc sau.
Như tôi đã nói sự liên quan về mặt địa chính trị và lôi theo phương diện văn hóa, quân sự, kinh tế... của hai nước như vậy nó đã tồn tại từ trước thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên và từ đó cho đến nay trải qua bao thời kỳ và mỗi thời đại nó có một sắc thái đặc thù khác biệt tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mỗi giai đoạn. Nhưng tựu trung hình thức và hoàn cảnh nào thì bọn Bắc phương cũng đứng đầu gió và dân tộc đất phương Nam luôn trong tình trạng chống đỡ, né tránh thậm chí phải chịu tang tóc, đau thương bởi những cơn thịnh nộ của cuồng phong, những mùa gió chướng, gió mùa Đông Bắc tràn về. Hành trình của mối quan hệ VN-TH từ trước thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên đến nay trải qua 4 giai đoạn (nơi đây tôi chỉ kê lên mà không dẫn giải, chi tiết sẽ có trong tác phẩm đã nêu trên). Và vì khuôn khổ của một bài viết.
1- Thời Bắc thuộc: khoảng 1000 năm từ Âu Lạc-An Dương Vương (179 trước cn) đến khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán và sau đó lên ngôi vương năm 939 sau cn.
2- Thời Đại Việt: Cũng khoảng 1000 năm tương đương với thời Bắc thuộc. Từ khi Ngô Quyền xưng Vương đến khi đế quốc Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ năm 1883.
3- Thời Pháp thuộc: Từ năm 1883 đến 1945 hơn 60 năm đến khi VN giành độc lập.
4- Thời hiện đại: Từ năm 1945 đến nay.
Nơi đây tôi nói một vài đặc điểm ở thời kỳ thứ 4 để có cái nhìn xuyên suốt nhằm giúp nhân dân củng cố niềm tin và vững bước trên con đường phục hưng đất nước..
Ta biết rằng khi HCM du nhập CNXH về VN là nguồn gốc từ Liên Xô, từ lúc HCM bị Pháp từ chối đơn xin nhập học trường Thuộc Địa (École Coloniale) để rồi lưu lạc qua Mạc tư Khoa và được Lenin thu nhận, đào tạo để rồi sau đó mang chủ nghĩa Mác-Lê về gieo rắc với ý đồ nhuộm đỏ vùng ĐNÁ, trước mắt là Đông Dương. Do đó suốt chuỗi hành trình, đảng CSVN luôn dựa vào LX và xem Kremlin là tường thành vững chắc cho chủ nghĩa CS. Chế độ và CSVN đã từng ký hiệp định quân sự toàn diện với LX. Mặt khác trên đầu HCM và tập đoàn CSVN lại có một bóng mây đen đầy lông lá (Mao) lởn vởn che mờ và gây ra nhiều phiền nhiểu, sự cố... 
Bằng những toan tính thủ đoạn, HCM và đảng CSVN không chịu cảnh bơi chèo giữa hai dòng nước và từ đó đưa cả hai tay vuốt ve, nâng khăn sửa túi cho cả hai khách đa tình mà cũng lắm nỗi bạc bẽo, mưu mô lợi dụng kẻ bề tôi trong những phương diện riêng của mỗi kẻ.
Trong giai đoạn này HCM, CSVN nhận ơn mưa móc từ cả hai. Trái ngang thay, thập niên 60 thế kỷ trước hai kẻ phong tình LX-TQ lâm vào cảnh cơm không lành, canh không ngọt đưa đến rạn nứt và bất đồng quan điểm lên đến cực đại. Lúc bấy giờ sự dựa dẫm vào LX mà một mặt hai lòng với TQ của CSVN đã lộ rõ. Do đó Đặng Tiểu Bình quyết ra tay "Dạy cho Việt Nam một bài học". Thế là chiến tranh biên giới Việt-Trung nổ ra thảm khốc ở Vị Xuyên, Lão sơn…đã nêu trên, đồng thời Đặng xúi dục, chống lưng cho Khmer đỏ tiến hành chiến tranh biên giới Tây Nam với VN rồi Gạc Ma - Trường Sa chiến sĩ VN phải bỏ mình trong lòng biển, đem máu nhuộm sơn hà bảo vệ biển đảo non sông. 
Lúc này CSVN gọi Tàu cộng là "phản động" là "bành trướng, bá quyền" v.v... thù địch, chửi bới nhau kéo dài hơn mười năm.
Qua hơn mười năm bão tố ngút ngàn, đường biên và các cột mốc biên giới Việt-Trung từ xưa đâu còn nữa và đã bị dời sâu vào lòng của Mẹ Âu cơ, hàng ngàn km2 đất dọc biên giới phía Bắc đã trở thành "nước lạ" bởi:

"Bên kia biên giới là nhà.
Bên này biên giới cũng là quê hương..." (Tố Hữu)
Cho nên ải Nam Quan, thác Bản Giốc, núi Lão Sơn... đối với dân VN còn chỉ là hoài niệm. Rồi cũng trong thời điểm này thật mỉa mai thay cho kiếp hoa chùm gởi, cho phận Cát Đằng, Phong Lan bám vào cổ thụ, cành cao mà ký sinh... CS Đông Âu sụp đổ, lâu đài điện Cẩm Linh đang chao đảo chuẩn bị đổ nhào. Đảng CSVN như kẻ lạc loài trong đêm trường mưa bão, trong tay không một chiếc la bàn, phương hướng và tầm nhìn hoàn toàn bị mất. Cơn đói khát thiếu nơi nương tựa, cảnh "Gió cát mưa sa trên màu cờ đỏ"(Trần Dần) đã hiển hiện từ xa... Đảng CSVN như "kẻ khát nước qua sa mạc..." (Nguyễn Khoa Điềm), lúc bấy giờ tập đoàn csVN khao khát được quay về với kẻ thù hàng ngàn năm để tìm một chút hương thừa. Ngay lúc này ở trên đỉnh Hoa Sơn, chưởng môn Nhạc Bất Quần liếc nhìn về cõi trời Nam bằng nửa con mắt mà rằng: "Cóc chết ba năm cũng quay đầu về núi!!!", thế là kịch bản "Thành Đô" được viết ra và dàn dựng bởi quân sư Đặng Tiểu Bình - một chính khách được thế giới xem là nhân vật của thập kỷ 80 của thế kỷ 20.
Thưa các bạn, tuy có lan man đôi chút nhưng không biết phải sao vì muốn cho mọi người được tỏ tường nên đành phải mắc phải lỗi này khiến cho các bạn tốn không ít thời gian và mỏi mắt. Xin mời các bạn đọc tiếp.
Từ khi VN-TQ "anh đi đường anh tôi đi đường tôi" (Thế Lữ)... Buổi chia phôi còn đó, bây giờ cảnh "Giải cấu tương phùng" (Từ của Nguyễn Du) là niềm ước ao của tập đoàn CSVN. Do đó "Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc" là nỗi lo hàng đầu, mất ăn mất ngủ của CSVN.
CSTQ thả con mồi. VN khấp khởi với dịp may hiếm có, nhưng phập phồng lo sợ vì biết rằng TQ là con hổ luôn khát máu, đói mồi.
"Ngày 29.8.1990 đại sứ TQ tại HN Trương Đức Duy xin gặp TBT Nguyễn Văn Linh và chủ tịch hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười chuyển thông điệp của TBT Giang Trạch Dân và chủ tịch Quốc vụ viện Lý Bằng mời TBT Nguyễn Văn Linh, CTHĐBT Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 3.9.1990 để hội đàm bí mật về Campuchia và vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước." (Hồi ký Trần Quang Cơ). 
Như kẻ chết trôi vớ được chiếc bè và một sự chuyển biến quá bất ngờ vì trước kia Trung Nam Hải khẳng định rằng chỉ khi nào vấn đề CPC được giải quyết rốt ráo rồi mới tính đến chuyện bình thường hóa quan hệ hai nước. Mới ngày 24.8.90 Bắc Kinh còn bác bỏ việc gặp cấp cao của hai đảng, hai nước như vậy đối với một kẻ đần độn cũng đủ hiểu rằng đây là một âm mưu nham hiểm và đầy cạm bẫy đen tối của CS Bắc Kinh.
Kịch bản đã viết sẵn, lệnh thiên triều cho gọi bầy tôi được ban ra. Cộng sản VN chỉ việc chấp hành, tất cả diễn biến của sự kiện Thành Đô đều diễn ra hoàn toàn trong vòng bí mật từ địa điểm đến ngày giờ và nội dung. Một sự kiện có quan hệ đến sự sống còn của đất nước mà chỉ trong một số tên đầu sỏ biết và tự giải quyết với tư thế của một bầy tôi? Đúng là tội đồ thiên cổ của dân tộc, nhân dân VN phải gánh lấy hậu quả đến đời con cháu cũng chưa phai.
Ta hãy nghe người trong cuộc tự thú:
Ông Phạm Văn Đồng nói: "...Trước khi ký văn bản do chuyên viên hai bên thỏa thuận, các đ/c lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại khi họ mời TBT, CTHĐBT sang gặp TBT, CTQVV lại mời thêm tôi, tôi khá bất ngờ không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước được hậu quả..." (Hồi ký TQC) đúng là cơ hội bán nước và việc ký tá của một kẻ đui mù, thiểu năng trí tuệ.
Võ Văn Kiệt xót xa: "Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô (P.V.Đ) trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng (Đ.T.Bình) thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết rằng anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghỉ Trung Quốc luôn là cạm bẫy!" (Hồi ký Trần Quang Cơ) cũng chính từ những tư duy này mà Võ Văn Kiệt phải nhận cái chết đầy bí ẩn?
Còn việc triệu Phạm Văn Đồng qua Thành Đô theo tôi cũng chỉ là để làm nhân chứng sống với cái xác không hồn chờ ngày hạ huyệt theo Mác theo Mao và làm tác nhân để CSVN thực hiện tiếp những gì mà PVĐ cùng HCM ký kết trước đây với Tàu cộng trong đó có công hàm 1958 đầy ô nhục và bẩn thỉu gây ra bao cảnh tang thương cho dân tộc, ngư dân phải bỏ mình trong lòng biển và biết bao nhà yêu nước, tuổi trẻ phải chịu gông cùm, đánh đập dã man truy bức từ trong tù cho đến ngoài xã hội, một nhà tù lớn CHXHCNVN.
Phạm Văn Đồng tiếp: "Mình bị hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái đó... nhưng tôi không nghĩ vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy." (Hồi ký T.Q.C)
Trần Quang Cơ nói: "Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với TQ. Đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc. Tưởng rằng thỏa thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại..." (Hồi ký TQC)
Nói chung từ trước đến nay trong lịch sử ngoại giao của CSVN thì sự kiện Thành Đô là một thất bại nhục nhã, ê chề làm tiêu tan con đường tiến lên của đất nước. Nơi đây ta thấy rõ TQ là một mối lo, là một sự đe dọa cực kỳ nguy hiểm làm tổn hại đến sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Trên đây là sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô hay còn gọi là "Mật chỉ Thành Đô" mà tập đoàn CSVN cúi đầu tuân mệnh một cách mờ ám mà hơn hai mươi mấy năm qua nhân dân VN phải gánh chịu vì mạng sống luôn bị đe dọa dưới tầm búa, lưỡi liềm. Các cảnh nhân dân VN yêu nước bị đàn áp, đánh đập dã man, tù đày vô pháp luật đối với các ngòi bút, dân oan, tuổi trẻ cùng các nhà đấu tranh cho dân chủ, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ... Đó là những dòng, trang trong chiếu chỉ Thành Đô tháng 9.1990. Sau khi kết thúc hội nghị bí mật một cách mờ ám và đầy ô nhục trên, lãnh đạo csVN phải đắng cay cúi đầu cam chịu. Để xoa dịu bầy tôi, cuối cùng Giang cũng đã an ủi và tặng câu thơ của Lỗ Tấn mà rằng:
度尽劫波兄弟在,相逢一笑泯恩仇
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
Dịch nghĩa: Sau kiếp nạn anh em còn đó, Trông nhau cười, thù oán sạch không! 
Kiếp ba: (Thuật ngữ Phật giáo), phiên âm Phạn ngữ Kapla có nghĩa là một thời kỳ rất dài (Từ điển Phật học Hán Việt.)
Nghe đến đây các vị trong đoàn CSVN nở nụ cười tươi của thằng Bờm khi nhận được gói xôi từ tay Phú Ông.
Kính thưa quí vị! sau khi tôi đưa quí vị đi ngược thời gian đôi chút để có cái nhìn chính xác về thực trạng đất nước trong thời gian bị csvn thống trị cùng những cái dã tâm lẫn kém tầm lùn trí của chúng đã gây ra bao hệ lụy đến sự sống còn của dân tộc, non sông.
Đảng csVN như một con lừa luôn ngoan ngoãn đi theo sau sợi dây xỏ mũi được nối liền với Trung Nam Hải, còn đối với nhân dân VN thì chúng luôn độc tài khát máu thi hành theo mệnh lênh của cs Bắc Kinh. Vì thế trong thời gian gần ¾ thế kỷ qua nhân dân, chiến sĩ VN biết bao người phải nằm xuống qua các sự kiện CCRĐ, chiến tranh biên giới Việt-Trung, Hoàng Sa, Trường Sa… và đến ngày nay là dậy sóng Biển Đông.
Vậy thì nhân dân VN còn chần chừ gì nữa mà không hành động một khi Tàu cộng chứ không phải “kẻ lạ” đã công khai tuyên bố giết sạch ngư dân, binh lính ngay trên lãnh thổ, lãnh hải của chính quê hương mình?
25.7.2016

Đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại


Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở Bắc Kinh, ngày 30/6/2015. Đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc rớt xuống mức thấp nhất kể từ cao điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở Bắc Kinh, ngày 30/6/2015. Đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc rớt xuống mức thấp nhất kể từ cao điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại còn 6,7% trong quý đầu năm 2016, mức chậm nhất từng được chứng kiến tính từ cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách nay 7 năm.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 15/4 báo cáo tổng sản phẩm nội địa, tức GDP, của Trung Quốc tăng 6,7% so với một năm trước đó, đạt 2,4 nghìn tỉ đôla.
Cục Thống kê Quốc gia báo cáo rằng đà tăng trưởng đã thu hẹp so với mức 6,8% trong quý trước. Nhưng con số ước tính mới cũng nằm trong phạm vi các dự kiến của chính phủ, giữ nền kinh tế Trung Quốc đi theo hướng đạt mức tăng trưởng chính thức cho toàn năm là từ 6,5% tới 7%.
Đây là đà tăng trưởng trong quý đầu chậm nhất từng được chứng kiến ở Trung Quốc tính từ năm 2009, khi mức tăng trưởng chỉ tới mức 6,2%.
Các giới thẩm quyền Trung Quốc đã đáp ứng bằng cách cắt giảm lãi suất và đầu tư vào các công trình công cộng, với hy vọng giảm thiểu sự lệ thuộc của Trung Quốc vào sản xuất và xuất khẩu.

Triệu chứng suy trầm tại Trung Quốc

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2016-07-20
000_D91KD-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Pudong, Thượng Hải hôm 15/7/2016.
AFP
Sau hai năm sa sút liên tục, thị trường gia cư Trung Quốc có dấu hiệu khởi sắc từ đầu năm nay và đem lại hy vọng hồi phục cho nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới. Nhưng thống kê vừa được công bố hôm Thứ Hai 18 lại cho thấy một viễn ảnh ảm đạm và nếu thị trường nhà cửa lại suy giảm, tình hình kinh tế và chính trị Trung Quốc sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng.

Bất lợi về xã hội lẫn chính trị

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong hai tháng liền, thị trường gia cư Trung Quốc đã lại gây quan ngại cho các thị trường tài chính quốc tế vì giá nhà đất tại đây có chỉ dấu gia tăng chậm hơn. Người ta biết kinh tế Trung Quốc lệ thuộc mạnh vào sức đầu tư và gia cư địa ốc là khu vực chiến lược vì kéo theo ngành xây dựng và là một nguồn thu ngân sách cho các tỉnh. Nếu thị trường gia cư lại bị đình đọng thì đấy có phải là một dấu hiệu suy trầm hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trong hoàn cảnh đầy bất trắc của kinh tế thế giới, tình hình kinh tế Trung Quốc đặc biệt được thế giới quan tâm vì có ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác. Sau hai năm liền suy sụp, từ đầu năm nay, tình hình gia cư nhìn qua giá nhà đất tại nhiều tỉnh và thành phố Trung Quốc đã có vẻ khả quan hơn. Thế rồi, sau thống kê tháng Năm, các số liệu của tháng Sáu vừa được công bố hôm thứ Hai 18 lại khiến người ta lo ngại vì sức tăng đã giảm mạnh. Chúng ta rất nên tìm hiểu chuyện này vì quả thật là kinh tế Trung Quốc có thêm một dấu hiệu suy trầm nữa và vì khu vực gia cư địa ốc còn ảnh hưởng đến ngân sách các tỉnh.
Nếu dấu hiệu kém khả quan của hai tháng vừa qua lại tiếp tục trong hai quý tới thì kinh tế Trung Quốc sẽ đi vào suy trầm với hậu quả vô cùng bất lợi về xã hội lẫn chính trị.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Về bối cảnh thì từ đầu năm nay, giá nhà đất và số nhà bán tại các thành phố thuộc hạng nhất, hạnh nhì và thậm chí hạng ba đều tăng. Chiều hướng tốt đẹp ấy đem lại hy vọng sau khi thị trường cổ phiếu xứ này tăng vọt rồi sụp đổ vào năm ngoái. Sự sụp đổ ấy phản ảnh nỗi lo của giới đầu tư Trung Quốc sau khi thị trường nhà cửa xứ này bắt đầu giảm sút từ Tháng Ba năm 2014. Nếu dấu hiệu kém khả quan của hai tháng vừa qua lại tiếp tục trong hai quý tới thì kinh tế Trung Quốc sẽ đi vào suy trầm với hậu quả vô cùng bất lợi về xã hội lẫn chính trị.
Nguyên Lam: Như vậy, chúng ta sẽ đi từ đầu, từ vai trò của thị trường gia cư địa ốc cho đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế của Trung Quốc vẫn lệ thuộc mạnh vào đầu tư  vì lên tới 44% của Tổng sản lượng. Câu hỏi ở đây là nguồn đầu tư ấy đến từ đâu? Trên toàn quốc, đa số đầu tư là từ các chính quyền địa phương, thí dụ như trong năm tháng đầu năm nay, đầu tư của các tỉnh chiếm tới 96% của tổng số đầu tư cố định của Trung Quốc. Mặt khác, số thu về ngân sách của các tỉnh lại chiếm có 50% do chính sách phân bố tài chính công của lãnh đạo Bắc Kinh từ hai chục năm trước. Vì vậy, các tỉnh phải tìm ra nguồn thu phụ trội để tài trợ yêu cầu đầu tư và đấy là bài toán chính trị xã hội vì đầu tư là để tạo ra công ăn việc làm và tránh nạn thất nghiệp. Ở vào hoàn cảnh chi thu khá eo hẹp ấy, chính quyền các tỉnh có giải pháp là khai thác quyền sử dụng đất, nôm na là bán đất do địa phương được quyền quản lý. Từ hai chục năm nay, các tỉnh xoay trở như vậy và ngày càng lệ thuộc vào thị trường gia cư địa ốc, tức là vào giá nhà. Ngoài lý do ngân sách, các tỉnh còn cần tới khu vực gia cư này vì kéo theo ngành xây dựng, thu hút nhân công và, đáng kể không kém, là đem lại mối lợi riêng cho đảng viên cán bộ khi bán tài sản công quyền là đất đai.

Tình trạng nợ nần đáng ngại

Nguyên Lam: Thưa ông, đấy là bức tranh toàn cảnh có thể giải thích những động lực kinh tế của các tỉnh thành ở địa phương. Nhưng lãnh thổ Trung Quốc có rất nhiều khác biệt nên phải chăng tình hình mỗi nơi lại mỗi khác?

000_CC2K9-400.jpg

Ảnh minh họa chụp tại một Trung tâm giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải hôm 24/6/2016. AFP PHOTO.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nói chung về ngân sách công quyền thì bình quân các tỉnh thu được 57% số tổng chi nhờ thuế khóa và các nguồn lợi khác, như bán đất. Nhưng quả thật là tình hình mỗi nơi lại có dị biệt. Thí dụ là các thành phố thuộc hạng nhất như Thượng Hải, Bắc Kinh hay Thiên Tân thì thu được từ 80 đến 90% số tổng chi nên chỉ thiếu hụt chừng 10%-20%. Tại thành phố Thẩm Quyến và Quảng Châu ở miền Nam cũng thế. Nhưng tại nhiều địa phương khác ở bên trong, như Ninh Hạ, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam hay Quý Châu, kể cả thành phố Trùng Khánh của tỉnh Tứ Xuyên, thì sự thể lại không được tốt đẹp như vậy. Thậm chí, các tỉnh thành thuộc vào hạng ba chỉ thu được chừng mươi phần trăm cho các mục chi của địa phương và ở vào hoàn cảnh nguy ngập khi thị trường gia cư suy sụp vì thu vào còn ít hơn nữa như đã thấy từ năm 2014. Cho nên, ngoài nạn suy trầm sản xuất và rủi ro thất nghiệp, khi thị trường gia cư suy sụp thì ngân sách địa phương càng bị bội chi nặng vì chi nhiều hơn thu, đó là hoàn cảnh của các tỉnh chúng ta vừa nhắc đến và cả Tứ Xuyên, Thiểm Tây hay Hồ Nam, với tình trạng nợ nần đáng ngại của chính quyền lẫn các doanh nghiệp địa phương.
Nguyên Lam: Cám ơn ông đã trình này cho cái chuỗi tương quan giữa thị trường gia cư và ngân sách các tỉnh. Nếu quý thính giả của chúng ta hiểu ra thì hình như là nhiều tỉnh bị bội chi ngân sách từ tình trạng suy sụp của thị trường gia cư và nếu hiện tượng suy thoái này tái diễn trong năm nay thì tình hình sẽ còn nguy ngập hơn nữa, thưa ông có phải vậy không?
 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng sự thể lại còn đáng ngại hơn vậy. Để dễ nhớ thì với số bình quân là 57%, ta cứ tạm cho rằng nguồn thu ngân sách của các tỉnh chỉ bằng phân nửa nhu cầu chi tiêu và nhiều địa phương bị mắc nợ. Bây giờ, nếu thị trường gia cư lại sa sút nữa và giá nhà còn giảm thì giới đầu tư và các doanh nghiệp sẽ rút tiền khỏi những nơi bất lợi đó mà trút vào các thành phố tương đối có hy vọng tốt đẹp hơn theo kiểu nước chảy chỗ trũng.

Một thí dụ dễ hiểu là họ triệt thoải khỏi các thành phố nghèo để dồn tiền vào Trùng Khánh hay Thành Đô của Tứ Xuyên hầu tìm mức lời cao hơn, hoặc ít ra là an toàn hơn. Đâm ra nạn suy trầm sẽ càng đào sâu dị biệt giữa các tỉnh và các địa phương nghèo lại càng nghèo hơn và không có hạ tầng hành chính để thu được thuế và vận dụng được các ngân khoản yểm trợ từ trung ương. Từ đấy họ càng lo ngại tình trạng động loạn xã hội khi thất nghiệp tăng.
Ngoài nạn suy trầm sản xuất và rủi ro thất nghiệp, khi thị trường gia cư suy sụp thì ngân sách địa phương càng bị bội chi nặng vì chi nhiều hơn thu.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vì vậy, khi có tin là giá nhà bình quân chỉ tăng có 0,8% trong tháng Sáu so với 0,9% trong tháng Năm, ta nên nhớ tới hoàn cảnh nguy ngập của những tỉnh nghèo nhất nếu kinh tế toàn quốc lại bị suy trầm nữa. Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết của tổng cộng 70 thành phố lớn nhỏ của Trung Quốc, với các thành phố sung túc ở miền Đông hay Đông Nam, mà chỉ nên nhớ trên toàn cảnh là nhiều địa phương mắc nợ sẽ tụt hậu còn nhanh hơn khi kinh tế suy trầm và đấy là một vấn đề nghiêm trọng về cơ cấu với hậu quả đáng ngại về chính trị. Trong khi đó, giá nhà tại các tỉnh phồn vinh nhất vẫn tăng vọt và vượt khỏi sức mua của nhiều người ở tại đây.
Nguyên Lam: Bây giờ, Nguyên Lam xin đề cập tới chuyện mà thính giả của chúng ta đặc biệt quan tâm là hậu quả của phán quyết do Tòa án Trọng tài Thường trực vừa công bố tuần trước. Người ta thấy là trong khi Bắc Kinh tuyệt đối phủ nhận giá trị của phán quyết này thì tình hình kinh tế bên trong Trung Quốc lại chẳng mấy lạc quan với nhiều hậu quả bất lợi về xã hội. Ông có ý kiến ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãnh đạo Bắc Kinh có thể xoay ngược mà giải thích thất bại về ngoại giao và pháp lý như một thắng lợi chính trị vì làm cho người dân suy diễn rằng cả thế giới đang toa rập với nhau để gây khó cho Trung Quốc nên đảng Cộng sản phải bảo vệ họ. Đấy là lý luận tuyên truyển dễ hiểu để diễn giải sự thật một cách thiên lệch.
Sự thật thì Bắc Kinh đã sai lầm mà coi thường thế giới lẫn các định chế quốc tế nên bị thất bại về ngoại giao. Họ có thể bất chấp quan điểm của quốc tế nhưng từ nay sẽ khó hành xử hơn khi đòi khai thác quyền lợi kinh tế trên một khu vực được quốc tế và các nước lân bang cho là hoàn toàn phi pháp. Nói vắn tắt thì cả vùng quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa đều không có cơ sở địa chất lẫn lịch sử để là vùng độc quyền kinh tế của Trung Quốc. Từ nay, khi bước ra đánh cá hoặc khoan dầu mà bị trở ngại thì Bắc Kinh cũng khó ăn khó nói, và càng có quyết định hung bạo về quân sự thì càng bị thế giới lên án. Đúng vào giai đoạn ấy, kinh tế mà suy trầm nặng hơn thì tác dụng tuyên truyền hay xuyên tạc của chế độ cũng bị giới hạn vì người dân ưu tiên lo chuyện cơm áo ở nhà hơn là cái danh hão của đảng với quốc tế.
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối thưa ông, sau phán quyết vừa qua của Tòa án Trọng tài Thường trực thì Việt Nam nên làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng có nhiều vị thức giả đã trình bày quan điểm chuyên môn về chuyện này. Bản thân tôi thì trộm nghĩ rằng phán quyết đó có hai mặt lợi và hại cho Việt Nam. Nói vắn tắt là lợi ở Hoàng Sa khi đối diện với Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền và quyền lợi kinh tế, và hại ở Trường Sa trong quan hệ với Philippines vì tranh chấp trên các cụm đá nổi mà Việt Nam và Philippines đều đòi làm chủ. So sánh thì lợi nhiều hơn hại và việc dàn xếp với Philippines có tính khả thể cao hơn và còn đem lại chính nghĩa cho quan điểm của Việt Nam nếu muốn dàn xếp. Ngược lại, việc dàn xếp với Bắc Kinh tất nhiên là khó hơn.
Khó nhất chính là lập trường của lãnh đạo Hà Nội mà người dân cho là có sự khiếp nhược hay thậm chí toa rập với Bắc Kinh. Lãnh đạo xứ này đã tự cô lập với quần chúng và với quốc tế khi tránh lấy hành động cần thiết. Họ có thể thận trọng để cân nhắc nhưng ít ra phải cho người dân thấy rằng ưu tiên của họ là quyền lợi của quốc gia hơn là mối giao hảo thiếu cân đối và đầy bất lợi với Bắc Kinh. Nếu thật sự chế độ muốn tồn tại thì trong khi còn đang cân nhắc lợi hại để có hành động thích đáng với Bắc Kinh, Hà Nội vẫn cần nương vào quan điểm của quốc tế để tạo thế mạnh trong việc đối thoại với Bắc Kinh và lấy ngay quyết định về việc khai thác thủy sản trong vùng tranh chấp để bảo vệ tính mạng và tài sản các ngư phủ Việt Nam.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này. 

 

Dân Trung Quốc “nhảy ngược lên” vì phán quyết về biển Đông

Tin tức ngày 13/07/2016 |
tin tức biển đông) – Sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vấn đề biển Đông, đây chính là những phản ứng “chẳng đẹp tí nào” của dân Trung Quốc.
Hơn 3 năm kể từ khi Philippines đưa vấn đề biển Đông ra Tòa Trọng tài quốc tế, vào ngày 12/7 vừa qua, các bên có liên quan đã nhận được phán quyết cuối cùng.
Theo đó, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) khẳng định một cách đanh thép: Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử tại biển Đông.
Ngay lập tức, Tân Hoa xã đã đăng tải một thông tin phản bác: Cái gọi là “phán quyết cuối cùng” là vô tác dụng.
Trước đó, Trung Quốc cũng nhiều lần chỉ trích việc Philippines và chính phủ của tổng thống Benigno Aquino III đơn phương đệ đơn lên Tòa Trọng tài là vi phạm luật pháp quốc tế.
Và theo chính quyền Bắc Kinh, Tòa Trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, không thừa nhận phán quyết mà PCA đưa ra.
Dân Trung Quốc nhảy ngược lên vì phán quyết về biển Đông - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa cho tranh chấp liên quan đến biển Đông. Đến văn bản phán quyết của trọng tài quốc tế cũng bị Trung Quốc coi như mớ giấy lộn.
Vào tối cùng ngày, trong bản tin thời sự buổi tối dài 30 phút của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, người Trung Quốc đã dành đến 16 phút chỉ để nói về “tiêu điểm” biển Đông với giọng điệu vô cùng cay cú, hằn học.
Bên cạnh việc điểm lại những văn bản do Trung Quốc tự biên tự diễn, bản tin thời sự tối lớn tiếng khẳng định, đối với những tranh chấp về đường biên giới trên biển, nước này không chấp nhận bất cứ một phương thức giải quyết nào gây tranh cãi của bên thứ 3.
Trung Quốc cũng mạnh miệng không chấp nhận bất cứ phương án giải quyết nào làm gia tăng tranh cãi liên quan đến nước này.

Weibo ngập tràn từ khóa biển Đông

Trong hai ngày nay, biển Đông trở thành từ khóa xuất hiện nhiều nhất trên diễn mạng xã hội mở dành riêng cho dân Trung Quốc Weibo.
“Chúng ta sẽ không cho họ (chỉ các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông) dù là một con cá, một giọt nước trên biển”, một cư dân mạng hưởng ứng theo phong trào “yêu nước”.
“Không chấp nhận, không tham gia, không thừa nhận” từ ngày hôm qua cũng trở thành khẩu hiệu kệch cỡm của hàng triệu triệu dân Trung Quốc.
Một cư dân mạng có nickname Sagittarius ngớ ngẩn ngộ nhận: “Phán quyết của Tòa Trọng tài chỉ có 3 kết luận, thứ nhất, biển Đông thuộc về Trung Quốc, thứ hai, Philippines thuộc về Trung Quốc và cuối cùng, cả biển Đông và Philippines đều thuộc về Trung Quốc”.
Dân Trung Quốc nhảy ngược lên vì phán quyết về biển Đông - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình từ Weibo của cư dân mạng có nickname Sagittarius.

Trong khi đó, báo chí Trung Quốc một mặt phản bác phán quyết của Tòa Trọng tài về biển Đông trên mặt báo, một phần lôi kéo những kẻ “sống ảo” trên mạng xã hội bằng những luận điệu của một kẻ cứng đầu, cố chấp và ngang ngược.
“Cái gọi là phán quyết cuối cùng ấy chẳng bao giờ có hiệu lực, nó chẳng có bất cứ ràng buộc gì với Trung Quốc. Như Vương Nghị nói, phán quyết bất hợp pháp chỉ là một trang giấy bỏ đi.
Tòa Trọng tài không có quyền tài phán và Trung Quốc không bao giờ chấp nhận”, Sina đăng tải trên Weibo.
Vào thời điểm 9h tối 12/7, số người dành sự quan tâm đến đề tài “phán quyết trên biển Đông” trên địa chỉ Weibo của Sina lên đến 360 triệu lượt xem.
Tờ Nhân dân nhật báo cũng không chịu lép vế với dòng status: “Chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc không cần đến người khác phán quyết. Trung Quốc sẽ không chịu nhượng bộ dù chỉ là một tấc đất”.
Dân Trung Quốc nhảy ngược lên vì phán quyết về biển Đông - Ảnh 3.

Status của Nhân dân nhật báo.

Một tờ báo lá cải của Trung Quốc Global thậm chí còn phát động chiến dịch yêu cầu tất cả những người dùng Weibo phải đăng một bài “nhấn mạnh tiếng nói của người Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế”. Cho đến nay, status này đã có 21.000 bình luận hưởng ứng.
“Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế chỉ là một tờ giấy trắng không hơn không kém”, một cư dân mạng bức xúc trước những kết luận bất lợi cho Trung Quốc.
Một người khác nhảy vào bày tỏ sự bành trướng:Biển Đông, đảo Senkaku/ Điếu Ngư, Đài Loan, tất cả đều thuộc về Trung Quốc”.

Chiến dịch bôi nhọ Philippines

Thậm chí, dân Trung Quốc còn chế một bức tranh biếm họa, nhạo báng, gọi Philippines là “người bán chuối” (Philippines là quốc gia xuất khẩu chuối sang Trung Quốc) và bị “bề trên” giáng cho vài cái bạt tai vì “dám” nhận biển Đông là của mình.
Dân Trung Quốc nhảy ngược lên vì phán quyết về biển Đông - Ảnh 4.
Philippines: Biển Đông không phải là của Trung Quốc. Trung Quốc: Ồ, vậy à, thật thế ư?Philippines: Ôi, tôi bắt đầu thấy sợ rồi. Trung Quốc: Bốp, bốp, cho mày biết mặt. Một thằng bán chuối mà dám tranh giành biển Đông với bố mày à?

Ai cũng biết Trung Quốc lâu nay vẫn luôn “to mồm” như vậy, Trung Quốc biết “cả vú lấp miệng em”.

Thế nhưng, với phán quyết rõ ràng, đanh thép vừa được đưa ra trong ngày hôm qua, những gì người Trung Quốc bao biện cho mình, phản bác lại luật pháp quốc tế sẽ chỉ có tác dụng… chống lại họ mà thôi.
http://bbcviet.com/dan-trung-quoc-nhay-nguoc-len-vi-phan-quyet-ve-bien-dong.html




Trung Quốc rút tên lửa HQ-9 khỏi Hoàng Sa


media 
Tên lửa Hồng Kỳ (HQ-9) được phô trương tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào năm 2009. Ảnh minh họaJian Kang - Wikipedia
Theo trang mạng Janes.com (IHS Jane’s 360), chuyên về các tin tức an ninh - quốc phòng, có trụ sở tại Luân Đôn, nhiều hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã rút tổ hợp tên lửa đất đối không HQ-9 ra khỏi đảo Phú Lâm (Woody Island), quần đảo Hoàng Sa.
Trang mạng Janes.com, ngày 21/07/2016, dựa trên các hình ảnh vệ tinh thu thập được vào ngày 10/07, cho rằngtổ hợp tên lửa HQ-9 đã được đưa về Hoa lục trên một tàu chiến. Theo hình ảnh vệ tinh của công ty không gian châu Âu Airbus Defence and Space, tổ hợp tên lửa HQ-9 đã rời khỏi vị trí bờ bắc đảo Phú Lâm trùng với thời điểm quân đội Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận tại khu vực Hoàng Sa. Cuộc tập trận kéo dài một tuần lễ, ngay trước khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết về vụ Manila kiện Bắc Kinh về Biển Đông (ngày 12/07/2016).
Hình ảnh chụp được vào ngày 08/07 cho thấy nhiều bộ phận của tổ hợp tên lửa đã được tháo rời và được ngụy trang. Riêng ba xe phóng tên lửa TEL và một radar trinh sát loại 305A thì không được che phủ. Theo hình ảnh của ngày hôm sau, 09/07, một đoàn xe ắt hẳn có các xe phóng tên lửa TEL của tổ hợp HQ-9 có mặt trên đoạn đường dẫn đến cảng phía nam của đảo Phú Lâm.
Theo trang mạng quốc phòng Janes.com, rất có thể Trung Quốc đưa tổ hợp HQ-9 về đất liền để bảo trì.
Tổ hợp tên lửa HQ-9, có tầm bắn 200 km, được Trung Quốc bố trí tại Hoàng Sa kể từ đầu tháng 2/2016. Theo nhiều nhà quan sát, cùng với việc bồi đắp trên quy mô rất lớn nhiều đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, việc Bắc Kinh đưa HQ-9 đến Phú Lâm, Hoàng Sa, là bằng chứng mới về nỗ lực « quân sự hóa » các thực thể địa lý mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông, khiến tình hình trong khu vực thêm căng thẳng.
Quần đảo Hoàng Sa là vùng lãnh thổ mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo này từ năm 1974, sau một trận tấn công bất ngờ nhắm vào hải quân Việt Nam Cộng Hòa và lực lượng đồn trú tại quần đảo này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160722-trung-quoc-rut-ten-lua-hq-9-khoi-hoang-sahttp://vi.rfi.fr/chau-a/20160722-trung-quoc-rut-ten-lua-hq-9-khoi-hoang-sa

Trung Quốc chuyển tên lửa thế hệ mới khỏi biển Đông


Hình ảnh một cuộc tập trận của Trung Quốc ở biển Đông.
Hình ảnh một cuộc tập trận của Trung Quốc ở biển Đông.
Bắc Kinh chuyển các tên lửa đất đối không thế hệ mới khỏi đảo Vĩnh Hưng, mà Việt Nam gọi là Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, hai ngày trước phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế.
Sau khi phân tích các hình ảnh vệ tinh, tạp chí quốc phòng IHS Janes Defence đưa tin rằng các tên lửa HQ-9 của Trung Quốc được chuyển đi ngày 10/7, hai ngày trước khi Tòa có trụ sở ở La Haye, Hà Lan, công bố quyết định.
Tên lửa thế hệ mới này của Trung Quốc có tầm bắn 200 km và có thể đánh chặn máy bay cũng như các tên lửa khác.
Theo bản tin, các tên lửa HQ-9 hiện diện trên đảo Phú Lâm từ khoảng tháng Hai. Chúng có thể được đưa về đại lục để bảo dưỡng.
Trong khi đó, tờ South China Morning Post dẫn lời một chuyên gia hải quân làm việc ở Bắc Kinh nói rằng việc chuyển các tên lửa HQ-9 có thể là vì Lầu Năm Góc quyết định rút tàu sân bay USS John C. Stennis khỏi biển Đông hôm 5/7.
Việc rút tên lửa trùng với dịp Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa. Hình ảnh video từ kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho thấy tên lửa HQ-9 được phóng đi từ một khu trục hạm.
Hồi tháng Hai, Việt Nam đã gửi công hàm tới Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc, phản đối việc Bắc Kinh đưa hệ thống tên lửa tối tân ra quần đảo Hoàng Sa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khi ấy tuyên bố: “Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, đe dọa hòa bình ổn định khu vực cũng như an ninh an toàn và tự do hàng hải - hàng không”.
Ông Bình cũng yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc làm trên.
Theo SCMP, IHS Janes Defence, MOFA
 http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-chuyen-ten-lua-toi-tan-khoi-bien-dong/3432070.html

Trung Quốc bất ngờ rút sạch tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 khỏi đảo Phú Lâm

Các hình ảnh thu được từ vệ tinh của Tập đoàn Quốc phòng và không gian Airbus cho thấy nhiều khả năng hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc đã được...

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hong Kong ngày 23-7, hình ảnh vệ tinh ngày 10-7 cho thấy các hệ thống HQ-9 đã biến mất khỏi Phú Lâm - đảo lớn nhất thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.
Việc rút HQ-9 được tiến hành chỉ hai ngày trước khi Tòa trọng tài thường trực Quốc tế ra phán quyết về vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Không rõ việc Bắc Kinh rút các hệ thống HQ-9 lần này là gì, nhưng theo SCMP là để bảo trì.
Nhà quan sát Quân sự Antony Wong Dong tại Macau phỏng đoán rất có thể HQ-9 cần được bảo trì sau khi tham gia hai cuộc tập trận hải quân bất hợp pháp gần đây của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định có thể việc Mỹ rút tàu sân bay khỏi Biển Đông ngày 5-7 là nguyên nhân khiến Bắc Kinh rút HQ-9 về đất liền. Bắc Kinh và Washington muốn giảm nguy cơ đối đầu quân sự.
Li Jie, một chuyên gia về hải quân tại Bắc Kinh, nhận định: " quân đội Trung Quốc cần cho thấy một thái độ thân thiện sau khi Lầu Năm góc rút tàu sân bay USS John Stennis về Hawaii".
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do Trung Quốc nghiên cứu và sao chép từ hệ thống S-300 của Nga. HQ-9 có tầm bắn 200km, được Trung Quốc quảng cáo có thể đánh chặn nhiều mục tiêu khác nhau, như máy bay chiến đấu và tên lửa.
Các hệ thống phòng không này được Trung Quốc triển khai bất hợp pháp tại đảo Phú Lâm và trực chiến ở đó từ tháng 2-2016.
http://giaobao.com/quan-doi-nuoc-ngoai/trung-quoc-bat-ngo-rut-sach-ten-lua-phong-khong-tam-xa-hq9-khoi-dao-phu-lam/728935.html

Vì sao Trung Quốc rút hệ thống tên lửa khỏi Hoàng Sa?

11:56 24/07/2016

BizLIVE - Bắc Kinh chuyển các tên lửa đất đối không thế hệ mới khỏi đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hai ngày trước phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế.

Vì sao Trung Quốc rút hệ thống tên lửa khỏi Hoàng Sa?
Hình ảnh một cuộc tập trận của Trung Quốc ở biển Đông.
Bắc Kinh chuyển các tên lửa đất đối không thế hệ mới khỏi đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hai ngày trước phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế, VOA đưa tin.
Sau khi phân tích các hình ảnh vệ tinh, tạp chí quốc phòng IHS Janes Defence đưa tin rằng các tên lửa HQ-9 của Trung Quốc được chuyển đi ngày 10/7, hai ngày trước khi Tòa có trụ sở ở La Haye, Hà Lan, công bố quyết định.
Tên lửa thế hệ mới này của Trung Quốc có tầm bắn 200 km và có thể đánh chặn máy bay cũng như các tên lửa khác.
Theo bản tin, các tên lửa HQ-9 hiện diện trên đảo Phú Lâm từ khoảng tháng Hai. Chúng có thể được đưa về đại lục để bảo dưỡng.
Trong khi đó, tờ South China Morning Post dẫn lời một chuyên gia hải quân làm việc ở Bắc Kinh nói rằng việc chuyển các tên lửa HQ-9 có thể là vì Lầu Năm Góc quyết định rút tàu sân bay USS John C. Stennis khỏi biển Đông hôm 5/7.
Việc rút tên lửa trùng với dịp Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa. Hình ảnh video từ kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho thấy tên lửa HQ-9 được phóng đi từ một khu trục hạm. http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/vi-sao-trung-quoc-rut-he-thong-ten-lua-khoi-hoang-sa-1807043.html
 

Mỹ lập mưu phong tỏa, bóp nghẹt TQ

Tầng thứ hai này của chiến lược phong tỏa sẽ bao gồm cả tàu ngầm, chiến tranh mìn và thủy lôi và các máy bay tầm xa mà sẽ tấn công nước bị phong tỏa khi di chuyển qua hoặc xung quanh những điểm huyết mạch và thâm nhập vào vùng miễn trừ hàng hải...
 
Chiến đấu cơ F-35 phiên bản hải quân cất cánh từ tàu sân bay Mỹ
Chiến lược phong tỏa nên được tiến hành như thế nào?
Một chiến lược phong tỏa Trung Quốc lý tưởng cần sử dụng nhiều tầng nấc khác nhau, mỗi tầng lại có một mục đích khác. Những tầng nấc này phải bao gồm (1) một cuộc phong tỏa thông thường ở khoảng cách xa tập trung vào những điểm huyết mạch của tuyến liên lạc đường biển với Trung Quốc; (2) một khu vực tác chiến thông thường trên biển ở sát gần và (3) sự can thiệp ngoại giao nhằm cấm vận các cảng biển.
Phần quan trọng nhất của cuộc phong tỏa là tầng đầu tiên: việc kiểm soát các điểm huyết mạch sử dụng các lực lượng thông thường. Tâm điểm của cuộc phong tỏa này là Eo biển Malacca và những eo biển thuộc các quần đảo lân cận quanh Indonesia. Những khu vực này có sự bảo vệ của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, theo đó chiến tranh sẽ không được phép diễn ra trên những vùng nước trung lập này. Theo đó, để việc phong tỏa hợp pháp, các quốc gia quanh khu vực eo biển Malacca phải ủng hộ sự bao vây một cách công khai, trực tiếp trở thành các bên tham chiến.
Trong khi việc không thể lôi kéo được sự hỗ trợ của Malaysia sẽ là một thách thức có thể vượt qua được, chỉ cần di dời cuộc bao vây ra xa 12 dặm khỏi vùng eo biển, ngoài vùng biển quốc tế, thì sự ủng hộ của Indonesia sẽ quyết định sự thành bại của cuộc phong tỏa này. Các tuyến đường biển quốc tế quanh quần đảo ( ít nhất là 4 tuyến cơ bản) cung cấp hành lang cho những nước thực thi chiến lược phong tỏa khai thác việc qua lại vô hại. Nếu không có sự ủng hộ từ Indonesia, chỉ Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mới có thể cho phép tiếp cận đến các tuyến đường biển này, và quyền phủ quyết của Trung Quốc trong Liên hợp quốc sẽ không cho phép điều này xảy ra.
Kể cả khi đặt tính pháp lý sang một bên thì việc bao vây eo biển Malacca cũng hết sức phức tạp. Với khối lượng khổng lồ các phương tiện đi qua các điểm huyết mạch mà phần lớn liên quan đến các nước đồng minh với Mỹ và các nước trung lập, những việc thông thường như ghé thăm hoặc tìm kiếm cũng trở nên khó khăn. Khoảng 165 tàu bè các loại di chuyển qua eo biển Malacca mỗi ngày, trong đó có 52 tàu chở dầu. Nước bao vây cần điều tra mọi thuyền bè thích hợp, đánh giá xem liệu chúng có phải là của nước bị bao vây không và bắt giữ những tàu như vậy.
Cần ít nhất 13 tàu chiến để thực hiện việc phong tỏa các tàu chở dầu sử dụng những biện pháp truyền thống là ghé thăm và tìm kiếm. Con số này không bao gồm lực lượng bảo vệ, thay thế hỏng hóc hoặc thủy thủy đoàn chiến lợi phẩm.  Những tàu bổ sung sẽ phải bảo vệ các đoạn khác như eo biển Lombok và Makassar. Tỉ lệ các chủ thuyền sợ rủi ro và muốn được đảm bảo gia tăng sẽ làm giảm số lượng các tàu chở dầu tới Trung Quốc. Tuy nhiên, những hạm đội tàu lớn của quốc gia và các tàu buôn do các thương gia Trung Quốc sở hữu vẫn sẽ đi thuyền ra khơi và lượng dự trữ tiền mặt khổng lồ của Trung Quốc có thể thay thế các công ty bảo hiểm bảo đảm cho các tàu này. Như vậy, chỉ huy việc triển khai phong tỏa sẽ vẫn cần huy động đơn vị quy mô lớn để thực hiện việc bao vây phong tỏa, do đó buộc phải chấp nhận chi phí cơ hội quá lớn.
Việc phong tỏa này có thể thực hiện được nếu các biện pháp được áp dụng khi vẫn còn hòa bình (sẽ chẳng còn lúc nào như thời điểm hiện nay nữa). Những ví dụ cụ thể gồm sự phát triển của thủ tục, các mối quan hệ và công nghệ nhằm thiết lập một hệ thống Navicert (giấy cấp phép cho các thuyền bè chở hàng hóa trung lập, thường được sử dụng trong chiến tranh, bởi nước tiến hành bao vây) phục vụ vận chuyển và thiết lập các đội Tuần tra, Thâm nhập, Tìm kiếm và Bắt giữ (VBSS), huy động nguồn từ lực lượng Cảnh sát biển và các lực lượng trên bộ. Chu trình Navicert là một thủ tục giao thông tại các cảng trước đây được sử dụng bởi quân đội Anh khi bao vây Đức, nó giúp cho việc kiểm tra phong tỏa trở nên hiệu quả hơn.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ thường lảng vảng ở Biển Đông
Biên đội chiến hạm tác chiến ven bờ của Mỹ dàn trận
Cuộc tập trận chung gần Philippines mới đây của hải quân Mỹ và Nhật Bản
Việc kết hợp chu trình Navicert với hệ thống điện tử ví dụ như Hệ thống nhận diện tự động (một hệ thống dữ liệu tự động được cài đặt trên mọi tàu trọng tải trên 300 tấn có thể lưu trữ khối lượng thông tin lớn) sẽ làm gia tăng khả năng thành công. Một tư lệnh chỉ huy có thể sử dụng kết hợp cả các đội VBSS đóng trên đất liền được tăng cường các máy bay do thám, máy bay trực thăng và tàu cỡ nhỏ để hỗ trợ tàu chiến ở các điểm huyết mạch, cho phép tàu khu trục và các tàu tuần dương hỗ trợ. Những khả năng này sẽ khó có thể được cải thiện trong chiến tranh nên các khả năng và các mối quan hệ này nên được nuôi dưỡng từ bây giờ để tăng hiệu quả ngay khi bắt đầu chiến sự.
 Những nỗ lực sẽ cố gắng biến thành  một cuộc phong tỏa khép kín, sử dụng những thiết bị có thể tồn tại và chống lại môi trường chống tiếp cận (A2/AD), điều đó có nghĩa là những thứ giống như chiến lược tác chiến trên không-biển có thể vẫn được sử dụng trong khi phong tỏa để đạt được hiệu quả và mang tính khả thi. Chỉ huy lực lượng có thể phải tập trung vào Hong Kong, Thượng Hải và các trung tâm vận tải hàng hải lớn khác trong khi vẫn chuẩn bị để mở rộng đối phó với việc Trung Quốc thích ứng được.
Tầng thứ hai này của chiến lược phong tỏa sẽ bao gồm cả tàu ngầm, chiến tranh mìn và thủy lôi và các máy bay tầm xa mà sẽ tấn công nước bị phong tỏa khi di chuyển qua hoặc xung quanh những điểm huyết mạch và thâm nhập vào vùng miễn trừ hàng hải (MEZ) được liên minh xác lập. Vùng MEZ sẽ phải 100% bất khả xâm phạm, nhưng một khối lượng hàng hóa lưu thông vừa đủ cần phải bị đánh chìm để tạo hiệu ứng, răn đe những nước có nguy cơ cần phải bao vây. Những ý tưởng truyền thống về thiết lập, thông báo, hiệu quả, công bằng và hạn chế sẽ vẫn được sử dụng để cung cấp cơ sở pháp lí được quốc tế công nhận cho tầng thứ hai của cuộc bao vây.
Cấp độ phong tỏa thứ ba sẽ là những nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn việc vận chuyển dầu ở phía nguồn cung, tập trung vào thuyết phục các quốc gia ủng hộ một lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Trung Quốc. Trung Quốc nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu từ Iraq, Ả Rập Xê út, Iran, Nga, Oman, Angola, Sudan và Kuwait. Trong khi rất nhiều những nhà cung cấp dầu cho Trung Quốc đều  đối kháng với Mỹ thì những đồng minh của Mỹ như Ả Rập Xê út, nước cung cấp lượng dầu đáng kể cho Trung Quốc, có thể thuyết phục để ủng hộ lệnh phong tỏa này.
Bởi vì dầu là một loại hàng hóa, Mỹ sẽ phải tìm kiếm những sự ủng hộ ngoại giao để tìm kiếm các khách hàng thay thế Trung Quốc cho đồng minh của mình ( kể cả phải nhập khẩu dầu của Ả Rập vào kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ). Một khi vài nước cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc ngưng lại, các nhà cung cấp khác dù không ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Trung Quốc cũng buộc phải thiết lập những cơ sở và hạ tầng mới nếu họ muốn cung cấp cho một nguồn cầu ngắn hạn mà đầy rủi ro này. 
Các tuyến đường xuyên quốc gia và sự trả đũa của Trung Quốc
Trong khi cuộc phong tỏa trên biển mang lại khả năng thành công cao, thì Nga có thể quyết định hỗ trợ dầu khí cho Trung Quốc bằng các tuyến đường ống trên đất liền xuyên quốc gia. Tuy nhiên khả năng của Nga vẫn hạn chế vì nguồn cung của họ và các thị trường khác. Khoảng 78% khối lượng dầu xuất khẩu của Nga là dành cho thị trường châu Âu ổn định và lâu dài. Giảm bớt dầu vào các thị trường này hoặc đầu tư quá nhiều vào sản xuất để hỗ trợ cho lượng cầu tăng đột biến trong ngắn hạn từ phía Trung Quốc không mang lại lợi ích cao nhất đối với các nhà tài phiệt về dầu mỏ của Nga, kể cả khi hành động này có thể chọc tức Mỹ.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường ống dẫn dầu và đường sắt để hỗ trợ dầu cho Trung Quốc là một việc làm đắt đỏ và rất tốn thời gian. Như vậy, Nga sẽ phải coi đầu tư là một phần của lợi ích quốc gia. Những tuyến đường xuyên quốc gia khác cũng phải được mở rộng qua những địa hình hiểm trở, các quốc gia không mấy thân thiện và sự phụ thuộc vào ngành vận tải biển làm giảm hiệu quả của các tuyến đường thay thế.
Trung Quốc sẽ gặp phải khó khăn nếu muốn thách thức lệnh phong tỏa bằng một cuộc hải chiến lớn hoặc vận chuyển có hộ tống vì chính khả năng hạn chế của nước này trong việc dự định kiểm soát những vùng biển khác ngoài lãnh hải nước này. Tuy nhiên, viên tư lệnh chỉ huy việc triển khai chiến dịch phong tỏa cũng vẫn phải xem xét phản ứng của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng các hành động phi đối xứng.
Pháo đài bay B-52 của Mỹ đã vài lần bay qua không phận các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông
Phi đội chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-22 Raptor "Chim ăn thịt" của Mỹ thường trực ở châu Á
Giống như những hoạt động hàng hải khác, một cuộc phong tỏa sẽ phụ thuộc vào độ phủ sóng của vệ tinh liên lạc và trinh sát cũng như trao đổi dữ liệu để theo dõi những nước bị phong tỏa và triển khai chu trình Navicert. Việc này rất dễ bị tổn hại bởi những cuộc tấn công từ phía Trung Quốc với những vũ khí chống vệ tinh và không gian mạng. Những hành động này có thể không khiến cuộc bao vây thất bại nhưng chúng sẽ làm gia tăng đáng kể các lực lượng cần huy động và giảm khả năng ngăn chặn được những nước bị bao vây.
Trong khi tiến hành chiến lược phong tỏa, các lực lượng liên minh cũng phải ngăn cản Trung Quốc chiếm những vùng lãnh thổ đang tranh chấp từ các nước đồng minh như quần đảo Senkaku hay Đài Loan. Như đã nói, việc tiếp tục cuộc chiến sẽ đòi hỏi phải hoạt động trong vùng chống tiếp cận. Mỹ cũng phải chuẩn bị cho viễn cảnh Trung Quốc đạt được mục tiêu của mình một cách nanh chóng, chiếm giữ Senkaku và chấm dứt các hoạt động chiến đấu. Liệu rằng những dư luận chung và sự đồng thuận quốc tế có ủng hộ việc tẩy chay Trung Quốc sau khi nước này chiếm giữ các đảo nhỏ một cách nhanh chóng? Ở điểm này, một cuộc phong tỏa kéo dài sẽ được coi như là một lệnh trừng phạt thuần túy và những lợi ích kinh tế quốc tế và nội địa sẽ gây áp lực với Mỹ để phải rút lại lệnh phong tỏa.
Cuộc chiến không dễ dàng
Không có cách nào để có thể gây ra một cuộc chiến tranh dễ dàng với Trung Quốc. Những lợi thế địa lí, khả năng quân sự của Trung Quốc và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cùng chủ nghĩa dân túy sẽ khiến bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng tốn kém, bất kể có áp dụng chiến lược gì. Một chiến lược phong tỏa sẽ phủ nhận những điểm mạnh của Trung Quốc và chỉ tập trung vào những điểm yếu, nhưng Trung Quốc vẫn còn nhiều sự lựa chọn để theo đuổi chiến tranh và đạt được những mục tiêu của mình. Chiến dịch phong tỏa sẽ đòi hỏi nguồn lực quân sự đáng kể, thời gian và sự cam kết chung tay của các nước đồng minh.
Thêm vào đó, Mỹ không thể chỉ đơn giản ở ngoài khu vực chống tiếp cận của Trung Quốc và bao vây từ một khoảng cách an toàn. Nếu Trung Quốc chọn tiếp tục chiến tranh bất chấp những hệ quả kinh tế ban đầu, Mỹ sẽ phải thâm nhập vùng chống tiếp cận để thiết lập một vòng vây chặt chẽ, hiệu quả nhằm thách thức Trung Quốc ở những điểm quyết định để giữ chân đồng minh của Mỹ tiếp tục cuộc chiến.
Chiến lược tác chiến không-biển có thể là giải pháp cho vấn đề này hoặc một hướng khác cần được thiết lập, nhưng Mỹ vẫn cần hiểu cách thức để triển khai trong bất kỳ môi trường nào nếu như cần thiết giải pháp quân sự.
Vấn đề của việc phong tỏa ít nằm ở tính khả thi về mặt quân sự mà phần nhiều ở ý chí chính trị và sự hy sinh lợi ích kinh tế. Lợi ích của Mỹ có thể được củng cố bởi quan hệ ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên thời kỳ bất ổn và những xâm phạm lợi ích không thể điều hòa có thể vẫn làm bùng phát một cuộc chiến mà Mỹ cần có một chiến lược. Như vậy, Mỹ không nên coi nhẹ bất kỳ chiến lược nào, đặc biệt là phong tỏa.
* Tác giả Jason Glab từng phục vụ 11 năm với vai trò sĩ quan tàu ngầm hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Ông cũng từng phục vụ trong ngành phân tích hải quân thuộc Cơ quan tình báo quân sự và học tại Trường Hải chiến Mỹ.

No comments:

Post a Comment