Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 18 October 2016

V ĂN HAÓ VIÊT NAM - SƠN ĐOÒNG- SAIGON LỤT

VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM





Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-07-24
In trang này

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và sáng tác Con thuyền không bến.
Youtube screenshot

Có những người nhạc sĩ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình chỉ để lại cho thế nhân số ca khúc đếm không hết một bàn tay.
Đó là cố nhạc sĩ tài hoa Đặng Thế Phong cùng ba ca khúc bất hủ với những lời nhắc nhớ về ông của một nữ danh ca đã hát nhạc của ông cách đây 71 năm, nữ danh ca Tâm Vấn.
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ... Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...” (Giọt mưa thu)
“Thời đó ai cũng nghêu ngao ở miệng hết… Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi… Tuỳ tình cảm của mỗi người mà cho những dấu hỏi, huyền, ngã nó rõ ràng hơn. Có người thì cho nó nhẹ, có người cho nó rõ.”
Giọt mưa thu, hay còn gọi là Vạn cổ sầu, là tên đầu tiên cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong đặt cho ca khúc được ông viết vào đầu năm 1941, cũng là bài hát cuối cùng trong cuộc đời tài hoa nhưng bạc mệnh của ông.
Thời đó ba bài của ông Đặng Thế Phong thì lẫy lừng ở Hà Nội, gần như là ai cũng biết, từ người mù chữ cho đến người nghe nhạc đều mê.
- Nữ danh ca Tâm Vấn
Đặng Thế Phong là một trường hợp, một nhạc sĩ rất đặc biệt của âm nhạc Việt Nam. Cho đến nay, khi nhắc đến Đặng Thế Phong, người ta sẽ chỉ nghĩ và nghĩ ngay đến ba ca khúc bất hủ, Đêm thu, Con thuyền không bến và sáng tác cuối cùng của ông, Giọt mưa thu.
“Ba bài hát đó là từ năm 1945, có thể trước nữa nhưng tôi đánh mốc là cái thời nổi nhất của ông ấy là người ta hát 3 bài hát đó. Ngay cả người không biết chữ mà cũng biết hát ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Hát theo kiểu bình dân cũng có, hát theo kiểu sang sang cũng có. Ngay bản thân tôi cũng từng hát ba bài hát này vào năm 1945, ở Hà Nội.”

Tài hoa, bạc mệnh

Theo một số tài liệu không rõ nguồn, được lan truyền trên những trang văn nghệ thì ghi lại rằng Đặng Thế Phong là một chàng trai tài hoa, đàn hay hát giỏi, lại mang vẻ đẹp mong manh của cô thiếu nữ với môi đỏ như son. Ông cũng từng theo học dự thính trường Đại học mỹ thuật Đông Dương. Cũng từ đây mà có một giai thoại được lưu truyền rằng Đặng Thế Phong từng vẽ một nhánh cây rất đẹp không có ngọn. Thầy dạy của ông đã khen ngợi bức tranh ấy nhưng cũng tỏ ý lo ngại cho một vận mệnh ngắn ngủi của Đặng Thế Phong.
Không ngờ sự tiên đoán ấy đã trở thành sự thật khi Đặng Thế Phong giã biệt cuộc đời vào năm 24 tuổi.
24 năm trên cõi đời, sáng tác đầu tay là một đêm thu, năm 1940, với khu vườn đầy ánh trăng lan dịu và một tâm hồn say khướt theo màu trăng.
“Vườn khuya trăng chiếu
Hoa đứng im như mắc buồn
Lòng ta xao xuyến
Lắng nghe lời hoa
Cánh hoa vương buồn trong gió
Áng hương yêu nhẹ nhàng say
Gió lay…” (Đêm thu)
Nữ danh ca Tâm Vấn cho biết Đêm thu là ca khúc bà yêu nhất trong ba nhạc phẩm của Đặng Thế Phong, và là ca khúc mà bà đã hát cách đây 71 năm.
“Cái thời 1945 họ đã dựng múa bài Đêm thu rồi. Tôi đã được xem ở Nhà hát lớn Hà Nội 1945. Sau này tôi hát ở Đài phát thanh Hà Nội thì tôi rất mê bài đó. Tôi mê nhất bài Đêm thu, nó lả lướt, nó ướt át, nó mơ màng, lãng mạn. Chứ còn Giọt mưa thu nó thê thảm quá, tôi không hát nhiều. Những bài kia thì hay thật, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu thì tuyệt vời thật. Thời đó ba bài của ông Đặng Thế Phong thì lẫy lừng ở Hà Nội, gần như là ai cũng biết, từ người mù chữ cho đến người nghe nhạc đều mê.”

Thu định mệnh

Như một định mệnh, cả ba ca khúc nổi tiếng trong cuộc đời sáng tác của Đặng Thế Phong đều nói về mùa thu.
dtphong.pngNgoại trừ Đêm thu là ca khúc đầu tay, thì Con thuyền không bến và Giọt mưa thu được kể lại rằng do Đặng Thế Phong sáng tác trong nỗi nhớ quay quắt về người con gái có tên gọi là Tuyết.
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong, sinh ngày 5 tháng Tư năm Mậu Ngọ (tức năm 1918) ở phố Hàng Đồng, xứ Nam Định. Courtesy of hoinhacsi.org
“Đêm nay thu sang cùng heo mây
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng…” (Con thuyền không bến)
 
Mùa thu vốn dĩ đẹp, nhưng buồn. Đã thế, lại còn đêm thu, tất cả cảnh vật, cuộc sống hiện hữu trong ca khúc của Đặng Thế Phong đều là những hoạt động diễn ra trong trời đêm mùa thu. Con thuyền thì không bến; thu sang cùng với heo mây; giọt mưa thu rơi hoà cùng tiếng khóc than hờ…
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ... Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...” (Giọt mưa thu)
Nhất cử nhất động trong tâm hồn và âm nhạc của Đặng Thế Phong chỉ có thể gói gọn trong một chữ “buồn”.
Và ai yêu nhạc của ông đều biết rằng ngay từ ca khúc thứ hai, là Con thuyền không bến, nhạc sĩ đã nhuốm bệnh lao. Điều này được danh ca Tâm Vấn xác nhận chính là nỗi niềm ông đặt vào sáng tác của mình.
“Tâm sự của ông ấy, thời đó là thời khó khăn. Ông ấy lại bị bệnh lao nữa. Lao thời đó đâu có thuốc thang chữa nổi.”
Con thuyền không bến tuy vẫn là giai điệu nhẹ nhàng, còn vương chút âm hưởng Tây phương của Đêm thu nhưng đã bắt đầu chất chứa những hình ảnh chênh vênh và âm thanh của lòng trắc ẩn.
“Lướt theo chiều gió một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu?
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu
Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buông trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong…”
Rồi khi đến Giọt mưa thu, thì hoàn toàn là một bức tranh thu u ám. Cái nghèo, cái buồn, cái cô độc bao trùm lên khắp nhạc điệu, len lỏi trong từng ca từ của nhạc khúc. Đặng Thế Phong hoàn thành sáng tác này ngay trên giường bệnh.

Đông Tây giao hoà

Tài hoa của Đặng Thế Phong được giới nghiên cứu âm nhạc và nghệ thuật chỉ ra rằng chính do ông đã kết hợp hài hòa giữa nhạc Tây phương và giai điệu ngũ cung. Nói một cách khác là “Đông Tây giao hoà”. Tất cả ba ca khúc của ông được xem là những ca khúc tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
Nhạc cổ ngày xưa của mình chỉ có hát trống quân, ả đào. Các ông ấy học hành Tây phương rồi thì các ông ấy ảnh hưởng của nhạc Tây phương.
- Nữ danh ca Tâm Vấn
“Nhạc thời đó là ảnh hưởng của nhạc Tây phương truyền qua. Hồi đó gọi là viết nhạc thôi chứ cũng chưa gọi là âm nhạc cải cách theo miền Bắc hay nhạc mới theo miền Nam. Miền Bắc thì gọi là âm nhạc cải cách để so sánh với nhạc cổ. Nhạc cổ ngày xưa của mình chỉ có hát trống quân, ả đào. Các ông ấy học hành Tây phương rồi thì các ông ấy ảnh hưởng của nhạc Tây phương. Ví dụ như ‘Vườn khuya trăng chiếu hoa đứng im như mắt buồn. Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa. Cánh hoa vươn buồn trong gió…
Theo lời của nữ danh ca Tâm Vấn, Đặng Thế Phong và những nhạc sĩ cùng thời với ông là những người được hưởng nền giáo dục phương Tây, nhất là Pháp. Do đó, từ giai điệu cho đến lời ca của họ bàng bạc phong thái trữ tình, nhẹ nhàng của điệu valse lãng mạn.
“Thời ấy là thời Johann Strauss, có các bài như One day when we were young, Ngày ấy khi xuân ra đời, Một trời bình minh… Những bài Valse…”
24 năm đối với chiều dài của một cuộc đời thì quả là ngắn ngủi. Nhưng sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế Phong để lại thì kéo dài qua nhiều thế hệ. Mùa thu của Đặng Thế Phong qua bao nhiêu năm tháng vẫn mãi mãi là mùa thu của tình yêu vô vọng, mùa thu của phận đời, phận người nghiệt ngã, mùa thu của tài hoa nhưng bạc mệnh, mùa thu của Đặng Thế Phong.


Người tình’ Gia Long, Trưng Vương… trong các ca khúc

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-05-22
Pij2erGsOlQaWQdPxpQBI7TPotEbbo.jpg

Nữ sinh trường Gia Long
Courtesy of gialong.org


Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh là những trường nữ trung học nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975.
Rất nhiều những tản văn, thơ được viết lên trong đó nhắc đến tên những ngôi trường một thời là niềm tự hào cho những người được ngồi dưới mái trường ấy. Âm nhạc cũng thế. Gia Long, Trưng Vương, hay trường Văn khoa, trường Luật xuất hiện trong một số nhạc phẩm trước năm 1975.
“Đường xa cô gái Gia Long về đâu
Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu
Bao cô dưới cùng mái trường
Khi xưa đã tặng hoa mừng
Nay có còn theo bước thương không
Người trai lính chiến em hằng chờ mong
Ngày vui sông núi anh lập đầu công
Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu
Trao anh chiếm trọn tâm lòng
Một bóng hình em đã ghi sâu…” (Cô nữ sinh Gia Long)
Những mối tình của nữ sinh Gia Long rất trong sáng, tuyệt đặt trong vòng lễ giáo, không bao giờ vượt quá lễ nghi của gia đình miền Nam Việt Nam lúc đó.
- Võ Thị Hai, cựu nữ sinh Gia Long
Gia Long, ngôi trường nữ trung học nổi tiếng nhất Việt Nam trước năm 1975, là niềm tự hào của biết bao nhiêu nữ sinh thời ấy. Và có thể nói, cho đến tận bây giờ, hai tiếng Gia Long vẫn có thể thay cho tiếng chào kết bạn, là sợi dây kết nối khi họ tình cờ gặp nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới, là niềm tự hào của người thiếu nữ trưởng thành trong một nền lễ giáo của gia đình miền Nam thời ấy.
Một điều thú vị ít ai biết, đó là nhạc sĩ Phượng Linh, tác giả ca khúc Cô nữ sinh Gia Long, cũng chính là nhạc sĩ khoác áo lính Nguyễn Văn Đông, người viết lên những nhạc phẩm xuân nổi tiếng.
Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông) chọn tên ngôi trường trung học nổi tiếng nhất Việt Nam lúc ấy là Gia Long để đưa vào ca khúc của mình, và kể lên một câu chuyện tình giữa cô nữ sinh và người lính chiến quốc gia. Là một người lính nên ông đã diễn đạt rất rõ nét mối tình lãng mạn, thuỷ chung son sắt của người thiếu nữ và lý tưởng oai hùng của người trai thời loạn.
Võ Thị Hai, một cựu nữ sinh Gia Long, hồi tưởng lại một thời áo trắng của bà và của những người cùng thế hệ:
“Có lẽ đại đa số cựu nữ sinh Gia Long chọn người yêu đi lính là một sự vô tình, không phải là sự chọn lựa. Vì thời đó là thời loạn, đại đa số thanh niên phải đi nhập ngũ, làm nghĩa vụ của người trai. Có những người trở về, có những người mất tích, một thiểu số ở lại nếu họ bị thương.
Những mối tình của nữ sinh Gia Long rất trong sáng, tuyệt đặt trong vòng lễ giáo, không bao giờ vượt quá lễ nghi của gia đình miền Nam Việt Nam lúc đó.”
Cuộc tình của cô nữ sinh và người chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa trong nhạc phẩm của Phượng Linh là một trong rất nhiều cuộc tình khác đã nảy sinh trong thời kỳ loạn ly ấy. Ông gọi cô gái của mình với cái tên chung là cô nữ sinh Gia Long, đơn giản như món quà là màu hoa thép súng của người lính trao tặng cô ngày anh lập chiến công.
“Này cô xuân nữ Gia Long thành đô
Màu hoa thép súng xin dành tặng cô
Hoa em vẫn vẹn sắc màu
Trao anh chiếm cả tấm lòng
Một sắc màu em đã ghi sâu”
Trên một con đường khác ở Sài Gòn, có một ngôi trường mà tên gọi đã đi vào một ca khúc nổi tiếng từ thập niên 60.
Ai đã từng đi qua hàng cây trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa thì sẽ hiểu vì sao chỉ một mùa thu qua, mà nhạc sĩ Nam Lộc đã bâng khuâng với cảm giác nắng vương nhẹ gót chân, với lá rơi đầy sân. Cảm giác ấy có lẽ sẽ được những nữ sinh Trương Vương ngày đó mang theo trong ký ức của họ đến mọi nẻo đường trong cuộc đời.
“Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh...” (Trưng Vương khung cửa mùa thu – Lời Việt: Nam Lộc)
Trưng Vương khung cửa mùa thu, là sáng tác của nhạc sĩ Nam Lộc chuyển lời Việt từ ca khúc Tell Laura I love her.
Nếu bài hát gốc là một câu chuyện buồn, một cuộc tình lãng mạn nhưng với kết cuộc có thể lấy đi nước mắt của nhiều người, thì Trưng Vương khung cửa mùa thu của Nam Lộc hoàn toàn mang một sắc màu khác, một nét rất riêng của Trưng Vương, của Sài Gòn.
trung-hoc-tv-4a.jpg

Nữ sinh trường Trưng Vương.

Bước ra từ bài hát cũng là một cuộc tình nhưng đó là cuộc tình tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, dịu dàng với cô nữ sinh trong tà áo dài trắng. Có vẻ như Nam Lộc đã chọn những hình ảnh thật nhất, mềm mại nhất, thanh khiết nhất để đặt vào ca khúc của mình. Với những ngôn từ đầy chất thơ, ca khúc dường như đã chạm được vào những tâm tư sâu lắng nhất của cô nữ sinh trường Trương Vương vào tuổi vừa biết yêu.
“Người mang cho em nghe môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng
Từng chiều cùng người
Về trong cơn mưa bay
Nghe thương nhớ tràn đầy
Lên đôi mắt thật gầy
Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời…”
Phượng Linh, Nam Lộc, mỗi người nhạc sĩ đã chọn cho mình một ngôi trường để lưu lại tình yêu của tuổi trẻ một thời. Và hai ngôi trường nổi tiếng ấy lại được cố nhạc sĩ Phạm Duy nhắc đến với những tình cảm mượt mà trong cùng một nhạc phẩm của ông. Với ông, Trưng Vương, Gia Long, Văn Khoa, mỗi ngôi trường, là một “người tình”. Ông yêu người tình ấy, yêu cả con đường dẫn đến ngôi trường đó.
“Hỡi người tình Văn Khoa,
Bóng người trên hè phố
Lá đổ để đưa đường
Hỡi người tình Trưng Vương
Hỡi người tình Gia Long,
Hỡi người trong cuộc sống
Con đường này xin dâng
Cho người bình thường
Hỡi người tình xa xăm,
Có buồn ra mà ngắm
Con đường thảnh thơi nằm
Nghe chuyện tình quanh năm...” (Con đường tình ta đi)
Ký ức bao giờ cũng đẹp, cũng làm cho người ta dễ thấy bồi hồi khi chạm đến dù chỉ là một mảnh nhỏ. Chính vì vậy mà có lẽ chẳng bao giờ thời gian có thể làm phôi pha những tên gọi Trưng Vương, hay Gia Long, Đồng Khánh, hay trường Văn Khoa, trường Luật trong ký ức của những người một thời thuộc về nơi đó. Đi đôi với những hoài niệm còn là niềm tự hào, khi mà sau một đoạn đường dài gặp lại nhau, họ chào nhau bằng tên gọi của chính ngôi trường ngày cũ.
“Người từ trăm năm về qua trường Luật
Người từ trăm năm về qua trường Luật
Ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu
Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc
Đau lòng ta muốn khóc…”

Thanh Lan, tiếng hát của tài và sắc

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-06-26
249348_533287883367616_2067123819_n.jpg

Ca sĩ Thanh Lan trong đại nhạc hội tại trường Talbert năm 1972.
Courtesy FB Nghệ sĩ Thanh Lan

Có một người nghệ sĩ mà nếu gọi cô là ca sĩ, hay tài tử điện ảnh đều đúng, vì với vai trò nào cô cũng toả sáng. Với dòng nhạc nào, Việt, Pháp, Mỹ thì cô cũng để lại trong lòng người hâm mộ những ca khúc gắn với tên mình như Bang Bang, Triệu đoá hoa hồng, Apres Toi, Trưng Vương khung cửa mùa thu, Trăm nhớ ngàn thương...

Đó chính là ca sĩ, tài tử điện ảnh, “Tiếng hát học trò” Thanh Lan.
“Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Bước chân trên đường vẫn chưa phai nhạt…” (Trả lại em yêu)
“Đó là một quãng đời rất đáng nhớ của Thanh Lan. Trường đại học văn khoa nằm kế bên đài truyền hình. Nên đôi khi mình đi qua trường, nghe thầy giảng xong, lại ‘tà tà’ đi xuống lầu, bước qua ngay bên cạnh, đi vào những căn phòng mát mẻ của đài truyền hình, thay một chiếc áo dài hoa khác, thâu một bài hát tình cảm mà mình yêu thích. Cuộc sống của Thanh Lan lúc đó đẹp như mơ vậy đó.”
Khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là tâm sự của người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát đó.
- Ca sĩ Thanh Lan
Người em văn khoa
Thanh Lan đến với âm nhạc rất sớm. Lúc 9 tuổi cô đã làm quen với phím đàn piano trong trường tiểu học Saint Paul, một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái của những gia đình trưởng giả. Kiến thức nhạc lý vững vàng cộng với niềm đam mê ca hát, mà cô gọi là “một hobby của lúc nhỏ”, đã đưa đến tiếng hát của cô bé Thanh Lan đến với thính giả đài phát thanh lúc cô 12 tuổi.
“12 tuổi thì Thanh Lan được ông thầy piano giới thiệu với nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban thiếu nhi Nguyễn Đức của đài phát thanh Sài Gòn. Mỗi chủ nhật Thanh Lan lên đó thâu trong đài phát thanh với các bạn. Đi hát không có nghĩa là bỏ học. Hát đối với Thanh Lan hồi nhỏ như là một hobby cuối tuần mình làm cho vui vậy.”
Cái thời người ta chưa quen với hai từ truyền hình, mà thay vào đó là “lên tivi” thì cô nữ sinh trung học Marie Curie, Thanh Lan đã “lên tivi” xuất hiện trước khán thính giả năm 16 tuổi.
“Vì Thanh Lan ở trong chương trình của sinh viên học sinh, sau đó, những người trưởng ban nhạc của chương trình khác thấy đâu ra một người cũng xinh xinh, hát cũng được nên họ mời tham gia. Hồi đó đối với Thanh Lan đi thâu tivi là một niềm vui. Cái vui đầu tiên là tự mình xem mình được. Cái thời đó tivi đen trắng thôi, nhưng thích lắm.” 
Thế rồi, Thanh Lan được biết đến vào những năm sau đó như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Khi nhắc đến Thanh Lan, người ta lại nghĩ ngay đến những ca khúc tình yêu thơ mộng, nhẹ nhàng, in đậm hình ảnh của những tà áo dài mỗi chiều đi về ngang qua con đường Duy Tân, nghĩ đến ngôi trường văn khoa với những đôi mắt ngà.
Được biết đến với hình ảnh của một ca sĩ thành công với những tình khúc Pháp lãng mạn, trữ tình, thế nhưng chính những ca khúc nhạc Việt và dân ca ba miền đã được cô chọn để trình diễn khi xuất hiện trên truyền hình trong giai đoạn đầu đi hát.
“Con đường nào ta đi
Với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô
Con đường bụi mờ…” (Con đường tình ta đi)

488179_608670979162639_119711436_n.jpg

Thanh Lan trong vai cô hàng hoa trong phim hài Xóm Tôi (1974). Courtesy FB Nghệ sĩ Thanh Lan
“Những bài Thanh Lan thích hồi thời đó là Con đường tình ta đi, trong bài ấy có câu ‘Hỡi người tình văn khoa’; dĩ nhiên có Trăm nhớ ngàn thương; Ô kìa đời bỗng dưng vui của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ; bài Đố ai; hát dân ca ba miền…Tên tuổi của Thanh Lan đến với khán giả nhiều nhất là thời điểm đó.”
Thanh Lan cũng chính là ca sĩ đầu tiên trình bày ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương.
“Mất em rồi, xa em rồi
Hoa đã tàn, nhụy đã phai
Chiều hôm nay trời thanh vắng anh đi về, về với ai
Một người đi, một người sầu
Nhìn hoa úa buồn về mau
Đôi chân mòn tìm dư âm hè phố vắng
Lòng còn thương, tình còn nồng
Mà đêm nhớ, ngày chờ mong
Bao thu rồi nhìn lá chết rơi ngoài song…” (Trăm nhớ ngàn thương)  “Một người nghệ sĩ trước khi ra mắt khán giả thì phải bỏ hết tâm tư như thế nào để mà chuyển tải đến khán thính giả tâm sự của người nhạc sĩ. Tuy nhiên khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là tâm sự của người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát đó. Do vậy khi mà khán thính giả xem thì sẽ để ý tuy là cùng một bài hát nhưng mỗi một ca sĩ hát khác nhau đúng không?”
Đúng là như thế. Nếu ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương sẽ kiêu kỳ, đài các với tiếng hát Ý Lan, thì Trăm nhớ ngàn thương qua tiếng hát của Thanh Lan trở nên ngọt ngào, tự nhiên, tràn đầy sức sống ẩn chứa trong câu chuyện tình buồn của bài hát.
Những ca khúc trữ tình của Phạm Duy, Đỗ Lễ, Nguyên Sa…qua tiếng hát ngọt ngào, trong vắt như màu sương sớm của cô làm cho người nghe có cảm giác như được lạc vào một thế giới tràn ngập ánh sáng của tình nhân loại.
“Không có quãng đời nào đẹp như thời gian còn đi học. Mặc dù lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là tâm tư của một nữ sinh viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm sống. Sự nổi tiếng đến với mình tình cờ chứ không phải là cố gắng tìm nó.” 
‘Hát nhạc Pháp vì ít người hát’
Không có quãng đời nào đẹp như thời gian còn đi học. Mặc dù lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là tâm tư của một nữ sinh viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm sống.
- Ca sĩ Thanh Lan
Cô sinh viên trường văn khoa sau đó gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ban nhạc đầu tiên chọn phong cách Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên, cách phát âm tròn, rõ cộng với khả năng Pháp ngữ của cô thiếu nữ học trường Tây đã giúp cho Thanh Lan nổi tiếng với những ca khúc Pháp hoặc nhạc Pháp lời Việt.
“Tu t’en vas
L’amour a pour toi
Le sourire d’une autre, je voudrais mais ne peux t’en vouloir…” (Apres Toi – Vắng bóng người yêu)
Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Những năm 67, 68, Thanh Lan không phải là ca sĩ duy nhất hát nhạc Pháp. Nhưng cô được khán giả thời ấy, và có thể nói là cho đến tận bây giờ, biết đến cô là một ca sĩ hát nhiều nhạc Pháp nhất.
“Thanh Lan học trường Pháp đến 15 năm. Cho nên phải nói là sự suy nghĩ và kiến thức văn hoá hoàn toàn theo Pháp. Với lại mình nên làm những gì người ta ít làm. Nhạc Mỹ thì nhiều người hát quá rồi, thôi mình hát nhạc Pháp đi.”
Một ca khúc Pháp khác mà khi nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiếng hát trong trẻo, vui tươi của ca sĩ Thanh Lan.
“Khi xưa đôi ta bé ta chơi
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi 
Chơi công an đi bắt quân gian 
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang…” (Bang bang)

Như đã nói, Thanh Lan toả sáng không chỉ trong sự nghiệp ca hát, mà người ta còn biết đến Thanh Lan là một nữ tài tử điện ảnh. Vào năm 1970, sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha. Với vai diễn đầu tay này, cô đã đoạt giải nữ diễn viên triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971.
“Đã làm gì thì mình phải làm cho hết lòng hết sức. Hai là trong trường có môn học về văn chương, văn chương Pháp. Rồi sau khi lên đại học thì học văn chương Anh, văn chương Mỹ. Trong văn chương có thơ, có kịch. Khi mình học thơ, học kịch thì trong những vở kịch nổi tiếng của thế giới thì mình biết rằng mình phải phân tích tâm lý nhân vật. Thanh Lan cũng áp dụng điều đó trong bài hát. Khi mình hát, mình cũng phải phân tích tâm lý nhân vật trong bài hát. Hát bài đó họ muốn nói gì và trong câu đó họ muốn nhắn nhủ gì, chứ không phải hát một kiểu từ đầu đến cuối bài.”
Với rất nhiều người thuộc thế hệ của con đường Duy Tân, của trường Văn khoa, trường Luật ở Sài Gòn ngày cũ, tiếng hát Thanh Lan mãi mãi được nhắc nhớ như kỷ niệm của một thời mộng mơ, của tài năng và tình yêu cuộc sống.




http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/thanhlan-idol-of-beauty-n-voice-cl-06262016101502.html  

"Buồn ơi, chào mi" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua tiếng hát Bạch Yến








Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (1940-2016) DR

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mang theo tiếng dương cầm về bên kia thế giới. Nhưng những ca khúc "tình buồn" của ông mãi đọng lại theo thời gian. Với ca sĩ Bạch Yến, một người bạn từ thuở thiếu thời của nhà soạn nhạc Nguyễn Ánh 9, kỷ niệm khó quên là vinh dự được thể hiện "Buồn ơi, chào mi" do chính tác giả đệm đàn. 

Sau khi hay tin nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời tại Sài Gòn, thọ 76 tuổi, RFI tiếng Việt đã có buổi phỏng vấn nhanh với ca sĩ Bạch Yến, tại Paris. Bạch Yến là bạn thân của tác giả "Ai đưa em về" từ cuối thập niên 1960, khi Nguyễn Đình Ánh còn chưa sáng tác.
Sống ở hải ngoại, Bạch Yến đã yêu thích những "Tình khúc chiều mưa", "Kỷ niệm", "Lối về", "Chia phôi", "Mùa thu cánh nâu", "Không" và nhất là "Buồn ơi, chào mi", trước khi biết tác giả của những bài hát đó là người bạn lâu năm từng một lần ước mơ "đệm đàn cho Bạch Yến".
Ca sĩ Bạch Yến 16/04/2016 Nghe
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh năm 1940 tại Phan Rang trong một gia đình giàu có. Say mê âm nhạc từ nhỏ, ông đã cưỡng lại áp lực của gia đình, tự học nhạc, nhất quyết theo đuổi nghiệp cầm ca. Chưa đầy 20 tuổi, ông đã trở thành một nhạc sĩ dương cầm chuyên nghiệp, cộng tác với nhiều phòng trà nổi tiếng ở Sài Gòn, đệm đàn cho những ca sĩ đã thành danh, như Khánh Ly.
Cuối thập niên 1960, ông bắt đầu sáng tác. "Chiều Nguyện cầu", "Không", "Lời cuối cho em", "Cô đơn"… liên tiếp nối đuôi nhau ra đời.
Được mệnh danh là tác giả của những "Tình lỡ nên tình buồn/tình xa nên tình sầu (…)", của "Đêm nay khi em đi rồi, đường khuya riêng một mình tôi / Đêm nay khi em đi rồi, tôi về đếm bước lẻ loi", nhưng người nhạc sĩ có lẽ chẳng khi nào "Cô đơn" khi "Hạnh phúc như đôi chim uyên, tung bay ngập trời nắng ấm / Hạnh phúc như sương ban mai, long lanh đậu cành lá thắm (…)".
Sinh thời nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng tâm sự "Buồn ơi, chào mi""Tình khúc chiều mưa" là hai ca khúc ông ưng ý nhất. Mời quý vị nghe lại nhạc phẩm "Tình khúc chiều mưa" qua tiếng hát của danh ca Elvis Phương.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160416-buon-oi-chao-mi-cua-nhac-si-nguyen-anh-9-qua-tieng-hat-bach-yen

 

Nguyễn Ánh 9, tiếng dương cầm vang mãi

Cát Linh, phóng viên RFA
 nguyen-anh-9-622.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Courtesy photo


Mỗi một người nghệ sĩ, ngoài các sáng tác của mình thì họ sẽ có những hình ảnh riêng để lại trong tâm tưởng của khán thính giả. Đó có thể là giọng nói, là nhạc cụ, hoặc cách xuất hiện trên sân khấu. Với người nhạc sĩ trong chương trình hôm nay, bên cạnh các tác phẩm của ông, thì đó là cách sống, là tấm lòng ông để lại cho cuộc đời, cho những người hát ca khúc của ông. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, người luôn xuất hiện bên cây dương cầm trên sân khấu.
Nếu ai đã quen với hình ảnh một người đàn ông gầy gò, nhỏ người, mái tóc nhuộm trắng màu thời gian, hàng đêm ngồi say mê trải đều mười ngón tay trên phím dương cầm ở khách sạn Sofitel Plaza Sài Gòn, thì từ nay sẽ không còn được nhìn thấy và nghe tiếng đàn ấy nữa.
Tôi viết nhạc ra là không phải để bán. Tôi viết nhạc ra  không phải để kiếm thêm tiền. Tôi viết nhạc là từ trái tim tôi viết ra.
- Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Những ca sĩ từng được ông chỉ dạy, đệm đàn góp phần cho tiếng hát thêm thăng hoa cũng sẽ không còn được đứng bên cạnh ông và cây dương cầm của ông trong những lần trình diễn.
“Em về, qua đường cũ,
Nghe nhịp bước chân bơ vơ.
Hàng cây ngày xưa,
Buồn trơ đón trên từng lá mong chờ.
Quán chiều ngủ say, giấc buồn trên cây...” (Mùa thu cánh nâu)
Và có lẽ đó cũng là hình ảnh thân quen nhất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mà ai cũng có thể hình dung ngay được mỗi khi nhắc đến ông.
Ông, người được các nghệ sĩ gọi bằng cái tên trìu mến: bố 9, cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình, trái tim của ông luôn dành một khoảng trống không nhỏ cho âm nhạc, tình yêu lớn của đời ông. Ông đã sống trọn vẹn với tình yêu đó từ ngày đầu tiên ông tự tìm đến phím đàn piano trên những bìa giấy carton. Nhưng, đó cũng chính là nỗi cô đơn lớn nhất mà ông thừa nhận trong một ca khúc ông viết cho riêng mình.
Trong một lần đứng trên sân khấu hải ngoại, ông từng chia sẻ rằng nếu một ngày nào đó ông còn nữa, thì ông chỉ mong khán thính giả của mình nhớ đến một bài hát mà ông yêu nhất và trân trọng nhất, đó là bài Cô đơn.
“Hạnh phúc như đôi chim uyên tung bay ngập trời nắng ấm
Hạnh phúc như sương ban mai long lanh đầu cành nắng ấm…” (Cô đơn)
Đó là sự cô đơn mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 xin được dành riêng cho mình. Ông nói thay cho triệu triệu người những nỗi  vui nỗi buồn, nhưng chỉ xin viết riêng cho ông, dành tặng cho cá nhân ông một nỗi niềm, chính là sự đam mê âm nhạc.
Ai đã từng quen biết ông, có dịp trò chuyện với ông đều có thể hiểu vì sao nhạc của ông lại nhẹ nhàng và trữ tình đến thế. Chỉ một chữ đơn giản để người ở lại nhắc về ông, đó là “hiền”. Ông hiền hoà từ nụ cười, lời nói, giọng nói, cho đến thái độ sống, cho đến cả những sáng tác của mình, cho dù đó là lúc ông thốt lên rằng “không, tôi không còn yêu em nữa.”
Ca sĩ Đức Tuấn đã nhớ lại khoảnh khắc thể hiện ca khúc “Không” cùng tiếng dương cầm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9:
“Một lần đích thân bác Nguyễn Ánh 9 ngồi diễn giải cho Tuấn cặn kẽ vì sao bác viết như vậy. Rồi tâm lý, diễn biến của người hát nó sẽ không như mọi người hay nghĩ về bài đó. Nó không đơn thuần là sự giận dữ, phủi bỏ. Nó là một diễn biến tâm lý cực kỳ phức tạp của người đàn ông khi nói lên được những câu đó. Chính bác Nguyễn Ánh 9, người mà Tuấn hay gọi là bố 9 đã giải thích cặn kẽ chữ không nay phải hát thế nào, chữ không kia phải hát thế nào. Chính bố ngồi đệm đàn cho Tuấn hát. Đó là khoảnh khắc rất ngẫu hứng, cảm giác rất chân thực, không bị tác động bởi ngoại cảnh, bởi khán giả. Nó cũng không hẳn là bản thu để phát hành. Nó đơn thuần là tình cảm giữa âm nhạc và giữa hai bố con với nhau.”

ng-anh-9.jpg

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và các bài hát được nhiều người yêu mến của ông.

“Không…tôi không còn…tôi không còn…yêu em nữa
Không…
Không…tôi không còn…tôi không còn…yêu em nữa
Không…” (Không)
Rất nhiều người nhạc sĩ khi sáng tác nhạc phẩm đã dùng chính câu chuyện của cuộc đời mình. Riêng Nguyễn Ánh 9 thì trái tim nghệ sĩ của ông có thể viết nên những ca khúc khi ông bất chợt nhìn thấy một hình ảnh đẹp, lãng mạn nào đó thoáng qua trong cuộc sống.
Khi ông nhìn thấy những giọt nước còn đọng lại trên tán cây sau cơn mưa rơi xuống một đôi tình nhân đang đi bên cạnh nhau, thì ông thầm mong cho ân tình đầu đó sẽ mãi mãi dài lâu. Từ đó, Tình khúc chiều mưa đã ra đời.
“Tình chết. . . không đợi chờ!
Tình xa. . . ai nào ngờ!
Tình đã. . . phai nhạt màu. . . còn đâu?!
Tình trót. . . trao về người
Thì dẫu. . . lỡ làng rồi
Người hỡi. . . xin trọn đời. . . lẻ loi!” ( Tình khúc chiều mưa)
Rất nhiều người sau khi có dịp tiếp xúc với ông đều nói rằng nhạc sĩ là một người ít nói. Hầu như “người” mà ông trò chuyện nhiều nhất là cây đàn dương cầm của ông. Và các sáng tác của ông đã thay ông nói lên tâm hồn của mình, một tấm lòng nhẹ nhàng, khoan thai, một tâm hồn từ bi luôn đón nhận tình yêu, dù đó là tình yêu đến trong giã từ.
Khi mình nghe những nhạc phẩm như vậy, mình cảm thấy mình phải nên tôn trọng và trân quí tình cảm mình có được trong đời. Bởi vì cho dù kết quả có thế nào, có rất là buồn đi chăng nữa nhưng mà nó không có một cái gì oán trách, cay đắng cả, nó rất là nhẹ nhàng.
“Mưa vẫn rơi mãi trên đường phố vắng đêm khuya
Mưa vẫn rơi mãi cho lòng thương nhớ khôn nguôi
Thôi hỡi em nhé xin đừng tiếc nuối làm gì
Tình yêu đến trong lần cuối…” (Tình yêu đến trong giã từ)
Trong nghệ thuật, ông là một nhạc sĩ. Ông yêu các sáng tác của mình và xem đó là những vật thể vô giá. Vì chỉ có vô giá thì người sở hữu mới có thể dâng tặng vô điều kiện cho những người thật sự yêu mến nó. trong đêm nhạc Những khúc hát ân tình cách đây 20 năm, Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã từng nói trước hàng ngàn khán thính giả của ông rằng: “Tôi viết nhạc ra là không phải để bán. Tôi viết nhạc ra  không phải để kiếm thêm tiền. Tôi viết nhạc là từ trái tim tôi viết ra. Tôi muốn viết nên những nỗi niềm, tâm sự của những người bạn hay là của những kỷ niệm nào đó. Khi tôi được các bạn hát, bất cứ người nào cũng đem lại cho tôi một niềm hạnh phúc. Vì tôi biết rằng có người đã nghe nhạc mình, có người đã thông cảm, yêu thích nhạc mình và đã hát.”
Khi người nghệ sĩ nói lên những lời từ trái tim mình, thì đó là tuyệt tác.
Trong cuộc sống, ông là người thầy, người cha, người bạn mang đến cho người đối diện một cảm giác gần gũi và niềm tin về một cuộc sống có trước, có sau.
“Khi mình nghe những nhạc phẩm như vậy, mình cảm thấy mình phải nên tôn trọng và trân quí tình cảm mình có được trong đời. Bởi vì cho dù kết quả có thế nào, có rất là buồn đi chăng nữa nhưng không có một cái gì oán trách, cay đắng cả mà rất là nhẹ nhàng. Vì vậy mà giòng nhạc này tạo cho mình một cảm xúc là đời sống này mình phải luôn trân quí mà mình đang có.”

“Hoà Ái nhớ có một kỷ niệm rất đặc biệt đó là khi mà Hoà Ái được mời đi làm MC chuyên nghiệp thì có đến hỏi thăm chú góp ý giùm, chú chỉ nói một câu ngắn gọn là ‘Chú nghĩ con không thích hợp với môi trường này đâu, đừng nên bước chân vào nghề này.’ Hoà Ái nhớ mãi điều đó.”
Những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng như cách sống của ông đã đi vào lòng người bằng tất cả sự kính trọng. Giờ đây, ở một nơi rất xa, cho dù ông mong muốn mọi người nếu nhớ ông thì hãy nhớ bài hát “Cô đơn”, nhưng ông sẽ không bao giờ cô đơn, vì tiếng nói chân tình, nhẹ nhàng và tấm lòng bao dung rộng lượng của ông luôn ở trong trái tim người ở lại.

 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/nguyen-anh9-sound-of-the-piano-cl-04172016135242.html

 

Vở hát “Hồn Bướm Mơ Tiên” với cô đào Thanh Loan

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2016-07-16
bichsonphuongthanh-622
Nữ nghệ sĩ Bích Sơn đóng vai Phương Thành trong tuồng Áo Cưới Trước Cổng Chùa.
Courtesy photo

Làm say mê khán giả từ Nam chí Bắc

Vào khoảng đầu thập niên 1940, tác phẩm “Hồn Bướm Mơ Tiên” của văn hào Khái Hưng được đoàn Việt Kịch Năm Châu đưa lên sân khấu đã làm say mê khán giả từ Nam chí Bắc. Sang thập niên 1950 vở tuồng vẫn thỉnh thoảng được hát.
Dĩ nhiên khi tác phẩm thành tuồng cải lương sẽ có thêm bớt về tình tiết, thậm chí còn có thêm nhân vật và tô đậm thêm vai trò để thu hút khán giả, như vai Tiểu Mộc chẳng hạn, soạn giả đã khéo thêm phần diễn xuất để cho quái kiệt Ba Vân trổ tài. Với vở hát này, nữ nghệ sĩ Thanh Loan đã nổi tiếng vang lừng tên tuổi trong vai Tiểu Loan, bên cạnh những Năm Châu (vai Ngọc) Phùng Há (vai cô Vân), kép Năm Thiện (vai sư cụ).
Câu chuyện “Hồn Bướm Mơ Tiên” với bối cảnh và nhân sự tập trung ở chùa Long Giáng ngoài miền Bắc, thế mà ở trong Nam khán giả coi tuồng lại tưởng tượng như câu chuyện ở gần đâu đây vậy. Nghe nói lúc đoàn Năm Châu ra Hà Nội diễn vở hát này thì một số khán giả phê bình rằng, gốc tích câu chuyện từ đất Bắc, phải chi vai Tiểu Loan và Ngọc để cho đào kép diễn viên nói giọng Bắc thích hợp hơn. Do đó mà khi gánh Năm Châu sắp về Nam, thì một gánh hát ở Thăng Long có thương lượng để hát tuồng này, và cặp tài danh Ái Liên, Anh Đệ đã đóng hai vai chánh Ngọc và Tiểu Loan.

“50 Năm Mê Hát”

163112-vhnt-130315-thanhloan_250.jpg
Nghệ sĩ Thanh Loan. Photo courtesy of Người Việt.
Lúc đóng vai Tiểu Loan, cô đào Thanh Loan chỉ ngoài 20 tuổi dáng dấp rất đẹp, rất xinh, lại ca hay diễn giỏi dễ làm mê mệt khán giả nam giới, mà trong số có cả nhà khảo cổ Vương Hồng Sển. Sau đây xin trích một đoạn trong cuốn “50 Năm Mê Hát” của cụ Vương nói về cô đào Thanh Loan:
“Năm Phỉ, Thanh Loan, Cô Bảy Phùng Há – ba tay nghệ sĩ khác nhau. Tôi đã nhắc cô Năm Phỉ nhiều rồi, nay không nói nữa. Cô ăn đứt nghề khóc, vai Bàng Quí Phi là biểu hiện. Cô Bảy Phùng Há tôi cũng nói rồi, tuy tuổi đã cao nhưng tài nghệ vẫn còn, nhiều người biết tiếng nên tôi không nói. Một người nay đã vắng bóng trên sân khấu, nhưng tài nghệ còn được khắc là cô Ba Thanh Loan. Thuở cô đóng vai Lan trong gánh Năm Châu, đóng vai nữ y tá, hoặc các vai tuồng xã hội khác, mỗi lần xem hát về, tôi mường tượng thấy bóng một nữ sinh áo tím, duy khác một điều là cô giống một học trò ngây thơ trường Gia Long thật, nhưng ăn nói ráo rẻ hơn bội phần, thêm ca hay và cái giọng khô khàn khàn càng dễ gây cảm tình. Lúc ở Sóc Trăng năm 1947 tôi chạy lên tá túc phố lầu 34 Lê Lợi, gặp lại cô mà khó nói nên lời.”
Lời nhận định của cụ Vương Hồng Sển đã nói lên tài năng cùng sắc vóc của nữ nghệ sĩ Thanh Loan. Sang thập niên 1960 do lớn tuổi, Thanh Loan không còn đóng đào thương, mà chuyển sang đào lẳng, độc. Trong tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” Thanh Loan đóng vai bà chủ nợ Hai Lung ác quá! Đúng là vai đào độc vậy. Thế nhưng Thanh Loan đang nổi tiếng, tài năng đang độ chín mùi, thì cô lại vắng bóng trên sân khấu, và lúc bấy giờ quanh cô là những huyền thoại, mà người ta rất khó giải thích cho cặn kẽ (vì lẽ lúc ấy cô đã vào mật khu). Khi nhắc đến tác phẩm cũng như vở tuồng này khiến tôi nhớ lại có lần cách đây khoảng hơn 10 năm, trong một buổi hội luận về văn hóa văn học gì đó tại chùa Liên Hoa ở Garden Grove, miền Nam California.

Tôi quên buổi hội luận với để tài gì, chỉ nhớ thuyết trình viên là Thượng Tọa Thích Quảng Thanh. Một hội thảo viên nói rằng Thầy Quảng Thanh là nhà văn với những tác phẩm góp mặt trên văn đàn, và người này hỏi Thầy Quảng Thanh, câu chuyện “Hồn Bướm Mơ Tiên” hầu như ai đọc qua cũng đều muốn Tiểu Loan trở về ngoài đời để cùng với Ngọc chung sống. Vậy theo như thầy thì nên cho Tiểu Loan được ra ngoài đời với Ngọc hay là vẫn ở chùa?
Câu hỏi đối với người ngoài đời thì rất dễ trả lời, còn đối với Thầy Quảng Thanh thì thật là khó vậy. Và thầy đã nói: “Tiểu Loan nên tiếp tục đi tu”. Một anh ngồi gần tôi nói: Không biết Thầy Quang Thanh có nói thật lòng mình chăng vậy? Tôi nói cái đó chỉ có Thầy Quảng Thanh biết và... Đức Phật biết mà thôi!
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/vnm269-07162016114656.html

Cách khai thác và bảo tồn những hang động mới phát hiện tại Quảng Bình

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
2016-07-19
sondoong-630.jpg
Hang động Sơn Đoòng của Việt Nam từng xuất hiện trong chương trình Good Morning America của đài ABC
Youtube screenshot

Gần 60 hang động tại tỉnh Quảng Bình được Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh giúp phát hiện và công bố vào cuối tháng 6 vừa qua.
Số hang động mới được phát hiện có ý nghĩa thế nào và chúng cần được khai thác cũng như bảo tồn ra sao?

Giá trị

Truyền thông trong nước loan tin vào sáng ngày 22 tháng 6 vừa qua tại cuộc họp công bố những hang động mới được phát hiện tại Quảng Bình, ông Howard Limbert, trưởng đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh, phát biểu trong khoảng thời gian hơn 1 tháng trước đó, đoàn thám hiểm phát hiện thêm 57 hang động mới. Số này có tổng chiều dài hơn 20 ngàn mét và nằm tại 14 khu vực.
Trong số những hang động mới được phát hiện trong chuyến thám hiểm gần nhất có hang động Hóa Hương dài hơn 2,8 kilomet. Theo các chuyên gia thì hang động này có tuổi đời chừng 5 triệu năm – hang động có tuổi đời cao nhất trong khu vực.
Ông Lê Thanh Tịnh, giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình đưa ra đánh giá về việc phát hiện thêm những hang động mới tại khu vực này trong chuyến thám hiểm năm 2016 của đoàn gồm Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh, với sự tham gia của Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội, cán bộ của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cùng một số người dân địa phương:
“Việc Hiệp hội Hang Động Hoàng Gia Anh phát hiện thêm một số hang động ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rất có ý nghĩa cho chúng tôi trong việc khẳng định giá trị về địa chất, địa mạo của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Nó cho thấy rằng vùng Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những khu vực điển hình về karst và giá trị về địa chất, địa mạo.”
Một thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội Lữ Hành Việt Nam, ông Nguyễn Văn Mỹ, cũng có đánh giá về việc phát hiện ra những hang động mới tại tỉnh Quảng Bình:
Quảng Bình có thể được xem là thủ đô hang động của thế giới bởi vì hệ thống hang động liên tục được bổ sung, liên tục được phát hiện.
- Ông Nguyễn Văn Mỹ
“Có thể nói đó là một tín hiệu rất vui cho ngành du lịch Việt Nam.
Tôi chưa đi những hang động mới nhưng tôi đã đến một số hang động ở đó thì đúng nghĩa là thế giới hang động - muôn hình vạn trạng. Đó là một thời cơ rất lớn cho du lịch Quảng Bình nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Tức là cộng thêm điểm cộng cho những danh thắng mà có thể nói là khá… trùng điệp như thế!
Những kiến trúc thiên tạo như vậy thì không chỗ nào giống chỗ nào cả, mỗi nơi có một vẻ riêng. Ngay cả trong một quần thể cũng thế. Tôi có đi đến một số hang theo tour 3 ngày, tôi khám phá một dãy 7 hang động; nhưng chẳng có cái nào giống cái nào. Con người có thể giống nhau nhưng thiên nhiên thì không tưởng tượng được. Thế nên tôi tin chắc mỗi nơi có nét độc đáo riêng; khó có thể so sánh cái nào đẹp hơn cái nào.
Tuy nhiên rõ ràng, ở Quảng Bình có thể được xem là thủ đô hang động của thế giới bởi vì hệ thống hang động liên tục được bổ sung, liên tục được phát hiện. Hiện nay mới khai thác được một phần rất nhỏ. Ví dụ trước đây là động Phong Nha, sau này có thêm động Thiên Đường, rồi hệ thống hang động Tú Làn, rồi hang Va và gần đây một loạt hang động khác nữa. Nhưng chắc chắn rằng chưa thể đưa vào khai thác ngay được; đó sẽ là những của để dành, từ từ làm, lâu dài.”

Cách thức khai thác

Tại cuộc họp công bố kết quả thám hiểm tìm ra hàng chục hang động tại Quảng Bình, chủ tịch tỉnh này ông Nguyễn Hữu Hoài cho biết sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả những hang động được cho là vốn quí mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh nghèo miền trung này.
Ông Lê Thanh Tịnh nhắc lại chủ trương đó của tỉnh:
“Trước hết chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch để bảo tồn các giá trị của hang động đã được phát hiện và nghiên cứu để phát huy giá trị của những hang động có thể làm du lịch.
Cũng như những hang động đã được phát hiện trước đây, chúng tôi sẽ công bố các số liệu, hình ảnh của những hang động vừa được khám phá lần này trên các tạp chí, kênh truyền hình có uy tín trên thế giới. Chẳng hạn như kênh Discovery, hay tạp chí địa lý thế giới.
Thực ra từ trước đến nay công tác bảo tồn cũng đã được chú trọng; tuy nhiên cũng chỉ ở một mức độ nào đó vì chúng tôi hiện còn thiếu nhân lực và kinh phí để làm tốt công tác này.”
Trong số 57 hạng động mới được phát hiện, có Hang Tiên 2. Hang này được đánh giá là lớn nhất tại khu vực huyện Minh Hóa với phần mái vòm 50 mét chiều cao và rộng 30 mét.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đồng ý giao cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Chua Me Đất (Oxalis) khai thác tuyến du lịch Hang Tiên 1 và Hang Tiên 2.
Ông Nguyễn Văn Mỹ có đánh giá về việc khai thác các hang động tại Quảng Bình trong thời gian qua, và một trong những đơn vị được tham gia là Oxalis:
Fanxipan-622
Điểm xuất phát từ nhà ga chính của cáp treo lên đỉnh Fanxipan.
Cách đây hai năm tôi tham gia tour khám phá động Tú Làn do Công ty Oxalis, gọi là Chua Me Đất, tổ chức.
Có thể nói điều mà tôi hết sức ngạc nhiên và mừng là anh em Việt Nam làm tour này chuyên nghiệp hơn cả những tour tương đương mà mà tôi từng đi ở Thái Lan, Malaysia.
Khi tôi tìm hiểu thì phát hiện ra đằng sau của Oxalis là các chuyên gia Hang động Hoàng gia Anh. Họ trang bị từ giày, quần áo, túi đựng máy ảnh, túi đựmg quần áo, áo phao, máy lọc nước, đèn pin, kể cả bao tay cho khách tham gia.
Các hướng dẫn viên Việt Nam cũng được đào tạo một cách bài bản.
Điều mà tôi ngạc nhiên nhất là hệ thống vệ sinh: một nhóm gồm 12 người ăn ở độc lập nhưng vệ sinh cực kỳ sạch sẽ. Theo tôi thì còn sạch hơn cả ở nhà của mình.
Một qui định nữa là tuyệt đối không được mang gì ra khỏi chuyến đi.
Tôi bị nhắc nhở một lần do quen thói trước đây khi đi vào một hang động đẹp như thế, có hệ thống thạch nhũ khi gõ vào thì vang lên như trống. Theo thói quen tôi dùng cục đá gõ cho vang ầm lên và bị nhắc nhở. Tuyệt đối chỉ được dùng mắt quan sát. Khi đi phải theo lộ trình không được đi ra ngoài lộ trình có thể gây hại cho hệ thống hang động.
Những hang động này hầu như còn nguyên vẹn nên chỉ sử dụng ánh sáng mang theo để quan sát chứ không có sẵn như tại những hang động khác đang được khai thác.
Tôi tin rằng với cách làm như thế sẽ hiệu quả vì khống chế lượng khách vào. Trước khi vào tham quan, họ được tập huấn trước từ chuyện nội qui, ý thức giữ gìn môi trường vệ sinh cho đến vấn đề an toàn. Có thể nói rất lý tưởng.
Đó cũng là cách mà các nước khác đang làm. Thực ra cái quí là do hiếm; nếu mở cửa rộng rãi sẽ phá môi trường và kể cả vấn đề an toàn.
Hiện đang có dự án làm cáp treo vào Sơn Đoòng, chúng tôi cực lực phản đối vì không phải cái gì cũng có thể đưa vào đại trà được. Đã có những hang cho đại trà như Phong Nha, Thiên Đường; nhưng những hang mới, khó hơn nên dành cho thiểu số. Thực ra không nhất thiết đòi hỏi về sức khỏe; nhưng nhà tồ chức phải đảm bảo về mặt an toàn, vệ sinh - môi trường, bảo tồn. Như thế sẽ làm tăng thêm giá trị thôi.
Fansipan của Việt Nam hiện nay cho leo ‘thả cửa’; mỗi ngày bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên như núi Kinabalu, cao nhất của Malaysia, mỗi ngày chỉ cho tối đa 120 người leo thôi; phải đăng ký trước từ 5-7 tháng mới đi. Điều đó làm tăng thương hiệu du lịch của mình. Chứ còn làm đại trà chưa chắc đã hay vì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy; đặc biệt là khâu tổ chức, đảm bảo an toản. Nếu chưa chuẩn bị thì lợi bất cập hại.”

Dự án cáp treo

Cách đây hai năm, thông tin về việc tỉnh Quảng Bình cho phép Tập đoàn Sun Group tiến hành khảo sát xây dựng tuyến cáp treo Sơn Đoòng khiến dư luận lo ngại sẽ phá vở cảnh quan của khu Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với những hang động độc đáo.
Chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch để bảo tồn các giá trị của hang động đã được phát hiện và nghiên cứu để phát huy giá trị của những hang động có thể làm du lịch.
- Ông Lê Thanh Tịnh
Tính đến nay dự án đó ra sao?
Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, ông Lê Thanh Tịnh, cho biết thông tin mới nhất về dự án đó:
“Dự án cáp treo đối với chúng tôi thì hiện đang còn nằm ở ý tưởng và cho nhà đầu tư tiến hành nghiên cứu, khảo sát để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo 8 bước do tổ chức IUCN hướng dẫn. Sau đó khi khẳng định được việc làm cáp treo không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến các giá trị nổi trội của Vườn Quốc gia thì chúng tôi mới tiến hành đầu tư để xây dựng cáp treo. Còn trong trường hợp cáp treo ảnh hưởng lớn đến các giá trị nổi trội của khu di sản thiên nhiên thế giới này thì chúng tôi nhất định sẽ không thực hiện.”
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Mỹ thì lại tiết lộ về tiến triển của dự án cáp treo Sơn Đòong và quan điểm của người làm du lịch chuyên nghiệp như ông:
“Tôi là một trong những người cực lực phản đối dự án cáp treo Sơn Đoòng. Gần đây theo tôi biết hệ thống đang được khởi động và có lẽ cũng sẽ hoàn thành và được thực hiện thôi. Dĩ nhiên mỗi bên đều có lý lẽ riêng, và tôi không nói đúng - sai chỗ nào.
Có thể làm cáp treo thì lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn. Làm cáp treo thì ai cũng vào được như hiện nay ở Fansipan. Fansipan nay không còn là thương hiệu, là biểu tượng ‘vượt qua chính mình’ mà trước đây là khát vọng chinh phục của nhiều bạn trẻ.
Nay với cáp treo chỉ cần 20 phút đi bộ nữa thôi là lên đến đỉnh Fansipan. Trước đây chúng tôi phải leo mất từ 2 đến 3 ngày. Dù mỗi phía đều có lý lẽ riêng; nhưng tôi vẫn bảo lưu ý kiến phản đối dự án cáp treo ở Sơn Đoòng. Bởi vì làm cáp treo ở Sơn Đoòng thì không còn cái độc đáo, ‘độc quyền’, phải có một số điều kiện và phải sắp hàng như trước nữa.
Tại Việt Nam hiện đang có hội chứng là chỗ nào cũng làm cáp treo. Cần làm nhưng phải có qui hoạch nơi nào nên, nơi nào không nên. Nếu suy nghĩ như chúng ta thì tại Kinabalu, Everest người ta cũng làm cáp treo rồi chứ không để phải leo mất nhiều ngày mới đến.”
Chuyến thám hiểm hang động tại Quảng Bình vào mùa hè năm nay là chuyến thứ 17 kể từ năm 1990. Đợt thám hiểm năm nay, đoàn tiến hành công việc tại những khu vực xa xôi, hẻo lánh. Ngoài những hang động, đoàn còn phát hiện nhiều hố sụt lớn trong các hang và nhiều động vật quí hiếm như bò cạp trắng, cá trong suốt…

 

Dân Sài Gòn bì bõm lội nước đen

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-07-25
000_Hkg294984.jpg

Nước ngập cả thành phố sau cơn mưa lớn từ cả chục năm trước.
AFP photo

Nếu như người Nghệ An chui vào hang đá để tránh nóng, người Hà Nội vác can đi xin nước sạch, ngư dân miền Trung thiếu nước mắm, người miền Tây lao đao vì hạn mặn thì hiện tại, nhiều người ở Sài Gòn đang bì bõm với những con nước đen. Tình trạng nâng cấp đường sá rồi lấp đường vào nhà dân, thi công không tính trước lối thoát nước đang làm cho nhiều nơi ở Sài Gòn trở thành hồ bẩn mỗi khi mưa kéo đến.

Nước ngập tới bàn thờ
Ông Ngư, một cư dân quận 12 Sài Gòn chia sẻ: “Về phía quận 12, quận 6 rồi Bình Thạnh cũng có. Về phía quận 12 thì nó xây đường nâng cao lên 2 mét so với mặt đường cũ. Mỗi khi mưa là nó tràn vào nhà. Phải chịu chứ, dân cũng phản ánh nhiều. Đường cao quá thì mưa xuống nước ngập vào nhà chứ đi đâu nữa. Mà toàn nhà lầu không à. Như nhà cấp 4 còn nâng nhà lên được chứ giờ đổ tấm rồi thì làm gì được nữa. Khổ lắm, khó chịu lắm, như đang ngủ, mưa mình đâu biết, dậy thì nước vào đầy nhà rồi, lội luôn.”
Theo ông Ngư, tháng trước, gia đình ông đã tốn rất nhiều tiền cho việc thuốc men. Bởi sau cơn mưa, nước ngập lên đến đầu gối. Cả nhà ông đều đi làm và không lường trước được mưa lớn nên đồ đạc trong nhà trôi lềnh bềnh. Lội nước cả quãng đường về nhà, rồi cố gắng chặn đê, tát nước ra khỏi nhà… Vợ chồng ông cùng hai đứa con đều bị mẩn ngứa. Tội nhất là đứa út con ông, vết thương ở chân trước đó của nó bị nhiễm trùng nên sưng tấy lên, nghỉ học cả tuần lễ.
Ảnh hưởng nhiều, nhưng người ta bất chấp. Công an đến và người ta cứ làm, họ bảo là chưa đụng vào tường của mình là được.
- Ông Ngư, quận Bình Thạnh
Hiện tại, ông đã mua được mấy tấm chắn, chỉ cần nhìn trời và nghe dự báo thời tiết, nếu trời sắp có mưa, ông sẽ bịt kín phía trước nhà mình lại để ngăn nước vào nhà. Bởi theo ông, hệ thống thoát nước của Sài Gòn đã xuống cấp nghiêm trọng. Trước đây, nếu trời mưa lớn lắm thì nước chỉ ngập khoảng 2 đến 3 tiếng là rút. Nhưng hiện tại, chỉ cần một cơn mưa nhỏ, cơn ngập có thể kéo dài đến cả ngày chưa rút. Đã đến lúc ông phải tập quen dần. Và ông cũng tập làm quen với cảnh nước ngập tới bàn thờ mỗi khi mưa lớn.
Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Ngư, ông Mỹ, sống ở quận Bình Thạnh chia sẻ: “Tôi đang đợi câu trả lời của ông Đinh La Thăng, của chính quyền về vụ việc này. Nhưng câu trả lời của họ chưa thỏa đáng. Ảnh hưởng nhiều, nhưng người ta bất chấp. Công an đến và người ta cứ làm, họ bảo là chưa đụng vào tường của mình là được.”
Theo ông Mỹ, với tình trạng làm đường như hiện tại của các đơn vị thi công. Chỉ ngủ một đêm tới sáng, khi mở cửa ra đường, đã thành một bức tường xây ngay trước cửa nhà mình, người dân không còn cách nào khác ngoài việc tự xây hoặc kiếm một cái cầu thang để đi lên đi xuống. Giữa một thành phố như Sài Gòn, việc vào nhà mình đã tốn thời gian như thế là lấy đâu ra thời gian để chạy cơm từng bữa.
Ông Mỹ cũng nói thêm rằng, người Sài Gòn sẽ không phải đối mặt với tình trạng nước ngập úng như hiện tại nếu người ta biết quy hoạch hơn. Kể từ khi các công trình lớn như đô thị Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm, khu đô thị dọc đường Nguyễn Hữu Thọ, khu dân cư Bàu Cát Tân Bình hay các con đường mới sữa hoàn thành, những đoạn ao hồ, kênh rạch đã biến mất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước tràn vào nhà dân bởi không có lối thoát nào khác. Không ai lại có kiểu quy hoạch theo kiểu nhét cơm vào miệng cóc rồi bịt đít nó lại như thế bao giờ.

Tìm giải pháp

loithoatnuocosaigon-.jpg
Một lối thoát nước ở Sài Gòn. RFA photo

Một kỹ sư xây dựng thi công tuyến đường Kinh Dương Vương, Sài Gòn chia sẻ: “Nguyên nhân chính là do ban đầu hệ thống thoát nước đã không tốt rồi. Mưa một trận là không thoát nước rồi. Việc tính toán không tốt, đường kính ống không đạt chuẩn trên mật độ dân số. Như ở nước ngoài thì đường ống người ta chui vào đi được, nhưng ở Việt Nam thì nếu con chuột cống chui vào, ăn no rồi thì hết chui ra được. Nó sai hệ thống, không cải thiện được vì trước đó đã chấp vá rồi. Như những quận trước đây cơ sở hạ tầng không tốt, mấy ông quy hoạch vẫn cho làm nhà bình thường, rồi nối ống thoát, chấp vá… nên quá tải thôi.”
Theo ông, chuyện cơn mưa vào hôm Thứ Bảy tuần trước khiến toàn bộ cư dân ở tuyến đường này sống chung với lũ bẩn đã được ông dự đoán trước. Bởi ở Sài Gòn hiện tai, nếu muốn đường khô thì nhà dân phải chịu ngập hoặc ngược lại, không còn cách lựa chọn nào khác.

Ông này cho hay, việc nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đội số tiền từ 66,820 tỷ đồng vào năm ngoái lên 74,350 tỷ đồng vào tháng 6 năm nay để có thể giải quyết nạn ngập úng ở thành phố này là có lý của họ. Nhiều công trình chưa thi công vào năm ngoái, năm nay đã hoàn thành, và hệ thống thoát nước cũ kỹ, chưa đồng bộ, cộng thêm Sài Gòn vừa thay đổi một số chức danh sau cuộc bầu cử khóa 13 vừa rồi, có thể là nguyên nhân.
Liên quan đến nguyên nhân và giải pháp của vấn nạn trên, theo thông tin từ Trung tâm điều hành chống ngập thành phố Sài Gòn, vào đầu tháng 6, Trung tâm này đã đề xuất với ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn nguồn vốn để chống ngập giai đoạn 2016-2020 lên tới 74.350 tỷ đồng. Trước mắt, từ nay đến 2018, thành phố sẽ tu chỉnh hệ thống thoát nước và khắc phục 18/37 điểm ngập do mưa, ở trung tâm 8 điểm, ngoại vi 10 điểm. Và để khắc phục cơ bản tình trạng ngập do triều trong lưu vực 550km2 gồm 9 điểm ngập do triều.
Nguyên nhân chính là do ban đầu hệ thống thoát nước đã không tốt rồi...Việc tính toán không tốt, đường kính ống không đạt chuẩn trên mật độ dân số.
- Một kỹ sư xây dựng
Từ nay đến năm 2020, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước yêu cầu thành phố triển khai một số dự án chính để chống ngập gồm: Hoàn thành hợp phần “Xây dựng năng lực quản lý tích hợp rủi ro ngập nước đô thị” do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Triển khai dự án Trung tâm Điều hành khẩn cấp EOC - hệ thống phòng, chống ngập Sài Gòn; dự án hệ thống quan trắc kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, các kênh rạch trên địa bàn thành phố và dự án giám sát hệ thống thoát nước lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm để xây dựng hệ thống radar quan trắc…
Trong một hội thảo về chống ngập cho thành phố đã diễn ra cách đây không lâu, giới chức Sài Gòn đã trả lời nguyên nhân ngập lụt trong thành phố là do hệ thống thoát nước cũ kỹ, triều cường ngày một cao hơn và thành phố có dấu hiệu sụt lún. Nhưng giải pháp để chống ngập thì vẫn chưa có giải pháp cụ thể bởi mọi vấn đề đều xoay quanh kinh phí.
Vị kỹ sư xây dựng này kết luận, chống ngập ở Sài Gòn, ngoài tiền lực, vật lực và trí lực, thứ cần thiết nhất lại là tâm lực. Nếu không đủ tâm lực, nguy cơ ngập nặng về sau sẽ là khó lường. Bởi yếu tố dân sinh hiện tại vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nếu không muốn nói là bị bỏ lơ trong vấn đề chống ngập, tình trạng xây mặt đường cao hơn nhà dân là một điển hình về dân sinh bị bỏ lơ trong chống ngập ở Sài Gòn.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/saigonese-live-in-the-dirty-water-ttvn-07252016123028.html
 

Một doanh nhân lớn gia nhập nhóm gần trăm ngàn người Việt di cư hàng năm





Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam, với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông.
Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam, với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông.
Theo các trang tin điện tử lớn ở Việt Nam, cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đây đã “cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài”. Tin tức trên VietNamNet, CafeF và Trí Thức Trẻ trong các ngày 24 và 25/7 không cho biết thêm ông Anh sẽ làm gì ở Mỹ. VOA chưa liên lạc được với ông Anh để phỏng vấn.

Trong ngày 23/7, cả gia đình ông Anh gồm hai vợ chồng và 4 con trai đã bay sang Mỹ.
Ông Trương Đình Anh là cháu của ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn tư nhân FPT với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam.

Đầu năm 2011, ông Anh trở thành tổng giám đốc của FPT. Vào tháng 9/2012, ông đã xin từ nhiệm với lý do “những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành với Hội đồng quản trị FPT không thể giải quyết”.

Ông Anh nổi danh ở Việt Nam từ năm 1997 khi trở thành người nổi bật nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của năm, đồng thời còn do ông đã tuyên bố: “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ông đã sớm trở thành tỷ phú tiền Việt nhưng giấc mơ làm thủ tướng chưa thành hiện thực. Năm nay ông Anh 46 tuổi.

Việc ông Anh đưa gia đình định cư ở Mỹ diễn ra chỉ ít ngày sau khi báo chí Việt Nam dẫn số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.
Hầu hết những người này đi đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ, với hơn 1,3 triệu người.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng việc nhiều doanh nhân và người giàu Việt Nam rời đất nước đi làm ăn, sinh sống ở nước khác cho thấy có những vấn đề môi trường sống và kinh doanh. Mặt khác, theo ông, điều đó đồng thời cũng dẫn đến những mất mát đối với Việt Nam. Ông nói:

“Đang có cái nguy cơ là không chỉ có tiền vốn mà ngay cả các nhân tài kinh doanh của Việt Nam cũng đi ra ngoài lập nghiệp. Và từ đó, họ sẽ đổ tiền vốn vào đấy, họ tạo công ăn việc làm cho cái nước ấy, họ nộp thuế vào ngân sách cho những nước ấy, và ít đóng góp hơn cho Việt Nam”.
Nhiều nhà quan sát và báo chí Việt Nam nhìn vào sự ra đi của những người được coi là ưu tú của Việt Nam với nhiều lo ngại. Song Tiến sỹ Doanh cho rằng điều đó cũng có mặt tích cực:

“Theo tôi, đấy là một cái sức ép lành mạnh nhưng rất là mạnh mẽ đối với chính phủ Việt Nam phải cải cách cái hệ thống quản trị của Việt Nam, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giảm các cái chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm cả chi phí chính thức và lẫn các chi phí không chính thức hiện nay lên rất cao”.
Trong ấn bản "Sách dữ liệu về di cư và kiều hồi 2016" ở các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.

Ngoài Mỹ, trong 26 năm qua, người Việt đi định cư nhiều ở Pháp - 125,7 nghìn người, Đức - gần 113 nghìn người, Canada - 182,8 nghìn người, Australia - 227,3 nghìn người, và Nam Triều Tiên - 114 nghìn người.
http://www.voatiengviet.com/a/doanh-nhan-lon-gia-nhap-nhom-gan-tram-ngan-nguoi-viet-di-cu-hang-nam/3433643.html 
 

189 quan chức Việt nam đã có sẵn thẻ xanh đi Mỹ và EU ?




Chúng ta chưa quên nguyên Quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines Giang Kim Đạt đã bán 3 con tàu, ôm số tiền 19 triệu USD (400 tỷ đồng) tẩu tán ra nước ngoài, mua bất động sản và giao cho bố đẻ đứng tên. Và dư luận đang vô cùng phẫn nộ trước việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường mặc dù là ĐBQH – đại diện cho quyền lợi của dân, nhưng lại nhẫn tâm chiếm đoạt hơn 2.000 hecta đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp, ép doanh nghiệp đầu độc môi trường, làm giàu trên sinh mạng của người dân, cùng chồng là ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT ngân Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) gom tiền của dân rồi âm thầm nhập thêm quốc tịch nước khác và thề trung thành với nhân dân Malta để chuẩn bị đường chạy trốn.
Vấn đề rất lớn đặt ra, nếu Giang Kim Đạt trong Đại án tham nhũng Vinashinlines có quốc tịch Malta như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thì hậu quả sẽ khôn lường ra sao? Việc thu hồi và xử lý tham quan này sẽ gặp trở ngại thế nào khi đối tượng mang hai quốc tịch? Ngược lại, một người cơ hội, tham lam, làm giàu trên sinh mạng dân nghèo như bà Nguyệt Hường khi đã có quốc tịch nước khác mà tẩu tán khối tài sản khổng lồ ra nước ngoài thì sẽ xử lý thế nào ?.
Dư luận từng rúng động trước thông tin “siêu lừa” Huyền Như sau khi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng tiền gửi của dân, đã chuẩn bị sẵn các thủ tục (chuyển nhượng tài sản, mang thai, làm thẻ xanh đi Mỹ) để “cao chạy xa bay” ra nước ngoài. Hay nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Công Ngọ có số tài sản khủng vừa bị phanh phui. Có ai dám chắc rằng ông ta không chuẩn bị sẵn đường chuyển tiền ra nước ngoài?
Theo hồ sơ Panama bị rò rỉ, Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Phải chăng phần lớn là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân ?
Trong khi đó, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán lại chưa có biện pháp chế tài. Tại khoản 2, Điều 44, Luật Luật phòng, chống tham nhũng quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản: “Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên”, nhưng thực tế việc thực hiện kê khai tài sản chỉ là hình thức, khai cho có. Tại Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước cụ thể hóa Điều 23 Luật phòng chống rửa tiền, quy định, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài có trị giá từ 1.000 USD trở lên, phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN). Nhưng việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.
Những lỗ hổng pháp luật trên đã bị Giang Kim Đạt, Huyền Như và hàng loạt các quan tham khác (kể cả những quan chức chưa bị lộ) lợi dụng tẩu tán tài sản, tháo chạy ra nước ngoài. Giờ đây, phải chăng vợ chồng Trần Anh Tuấn – Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta (không ngoại trừ khả năng thành lập các công ty bình phong để thực hiện các hoạt động đội lốt đầu tư – thủ đoạn mà giới siêu giàu quốc tế thường thực hiện ở các “thiên đường trốn thuế”) là để ôm khối tài sản kếch xù chạy ra nước ngoài hưởng thụ?
Nhìn sang các nước, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin đã chất lên máy bay 58 va li và hòm lớn (chưa kể số tài sản của gia đình khoảng 1 tỉ USD, mua cả CLB bóng đá Manchester City) tẩu tán ra nước ngoài, đi lại bất cứ đâu với tấm hộ chiếu Montenegro trong tay. Tại Trung Quốc: Gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui đã chuyển 6 tỷ USD ra nước ngoài; Cựu tỉnh trưởng Vân Nam Lý Gia Đình bị phát hiện có tới 5 hộ chiếu của 5 quốc gia; Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình đã biển thủ lượng lớn tiền và đầu tư vào hai công ty ở quần đảo Virgin của Anh, một thiên đường trốn thuế,.. khiến dư luận phẫn nộ về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền của các quan tham Trung Quốc.
Làm thế nào để Việt Nam phát hiện tham nhũng, kiểm soát tài sản đối với người có chức vụ, quyền hạn? Cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng ra sao khi có dấu hiệu tẩu tán tài sản ra nước ngoài? Làm sao để quản lý, thu hồi tài sản được chuyển nhượng cho người thân đứng quyền sở hữu?
Biện pháp và khung hình phạt nào đối với quan chức lén nhập quốc tịch vào “thiên đường trốn thuế” ?
Số phận của những người dân và doanh nghiệp đang gửi tiền ở ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) sẽ ra sao nếu ông chủ ngân hàng này là ông Trần Anh Tuấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường gom tiền tẩu tán ra nước ngoài?
 Ba sàm.
 

Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?




Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
Đây là một câu hỏi rất xứng đáng được đặt lên bàn cờ chế độ vào lúc điểm giao thời chuyển tiếp chính trị đang dần lộ diện.

Từ Hồ sơ Panama đến đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Mặc dù từ lâu đã có nhiều dư luận về hiện tượng các quan chức Việt âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm qua.

Nhưng sau vụ Hồ sơ Panama, mọi chuyện lại trở về khoảng lặng êm đềm trong quá khứ của nó. Không một cơ quan và quan chức nào của Việt Nam muốn tự vạch áo cho người xem lưng. Vì thế đã chẳng có một cuộc điều tra nào, dù chỉ cho có, đối với “Hậu Hồ sơ Panama”.

Chỉ đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta - một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.

Hẳn nhiên với lý do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam về việc công dân Việt Nam không được có hai quốc tịch, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất để bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Hường.

Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội xen kẽ tư cách “công dân Malta” của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác thực về chuyện đến cả đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay chuồn ra nước ngoài nếu Tổ quốc “có biến”.

‘Đặt vé chưa?’ và nhìn từ Trung Quốc
Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.
Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…

Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng” và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.

Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung Quốc”.
Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.

Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada... Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.
Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xách tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.

Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:
- Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.
- Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.
- Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.
- Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài.
- Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.

- Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng. Người thắng bạc có thể được trả bằng đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi…

Thế giới thu hồi tài sản tham nhũng ra sao?
Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có năm đã lên đến 19 tỷ USD. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung Quốc “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ cũng như vậy.
Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500.000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan chức giàu có ở Việt Nam.

Nhưng cho tới nay, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán vẫn hoàn toàn chưa có biện pháp chế tài. Việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài vẫn rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.

Năm 2014, trong một bài viết cho đài VOA, nhà báo Bùi Tín đã cung cấp một số thông tin đáng chú ý về cơ chế nhằm thu hồi tài sản tham nhũng từ các chế độ độc tài. Một kinh nghiệm từng có là khi chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các chế độ mới đã không kịp thời xử lý nghiêm những tài sản phi pháp của hệ thống cầm quyền cũ, nên tài sản chung đã bị tẩu tán, phân tán, lọt lưới pháp luật, tạo nên một số “tỷ phú mafia đỏ hậu cộng sản,” những phe nhóm lợi ích thuộc gia tộc các quan chức cầm quyền cũ; nhờ thế số người này vẫn chế ngự và lũng đoạn nền kinh tế và tài chính quốc gia, mặc dù lịch sử đã sang trang.

Tháng 3 năm 2007, cuộc họp liên tịch giữa Tổ chức chống buôn lậu và tội ác của LHQ (UNODC) và một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã lập ra một cơ chế mang tên Stolen Asset Recovery Initiative (StAR– Chương trình thu hồi tài sản phi pháp) nhằm hướng dẫn và giúp đỡ các nước thực hiện việc thu hồi các tài sản phi pháp bị mất bởi nạn hối lộ, tham nhũng, buôn lậu cấp quốc gia và nộp các tài sản được thu hồi đó vào ngân sách nhà nước hoặc vào các quỹ từ thiện quốc tế nhằm giúp các nước đói nghèo trên thế giới.

Trước đó ở châu Âu đã có tổ chức Serious Organized Crime Agency (SOCA – Cơ quan chống tội ác có tổ chức nghiêm trọng) mang tính chất nghiệp vụ pháp lý chuyên giúp đỡ việc truy tìm những người phạm tội ác nghiêm trọng trong đó có tội tham nhũng ở mọi nơi, mọi nước, cũng như tổ chức Financial Crimes Enforcement Network (FICEN - Mạng luới chống tội ác về tài chính), hay tổ chức Agence Gestion et Recourement des Avoirs Confisqués (AGRAC - Cơ quan quản lý và giải quyết tài sản bị tịch thu). Chính những tổ chức này đã tham gia có hiệu quả vào việc giúp cho Indonesia và Philippines thu hồi một số tài sản phi pháp khá lớn của 2 cựu Tổng thống Suharto và Ferdinand Marcos sau khi 2 ông này bị lật đổ và truy tố. Riêng tài sản phi pháp của vợ chồng Marcos đã được thu về cho ngân sách nhà nước là 4 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ họ đã tước đoạt của công quỹ và nhân dân.

Các tổ chức trên đã giúp cho chính quyền mới ở Libya thu về hơn 1 tỷ USD của nhà độc tài Gaddafi để trao cho Hội đồng Chuyển tiếp sung vào ngân sách quốc gia; ngoài ra các ngân hàng ở Thụy Sỹ cũng đã tự nguyện trao trả cho chính quyền mới ở Tunisia 60 triệu Francs Thụy Sỹ, cho chính quyền mới ở Ai Cập 410 triệu Francs Thụy Sỹ và cho chính quyền mới ở Libya 650 triệu Francs Thụy Sỹ là tiền ký gửi của các nhà độc tài tham ô Ben Bella, Mubarak và Gaddafi…

Còn với trường hợp Việt Nam thì sao?
Nếu không gấp rút có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng, hệ lụy chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có “vé”, đến một thời điểm nào đó lớp quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

    Phạm Chí Dũng

    Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
    http://www.voatiengviet.com/a/nhieu-quan-chuc-viet-nam-dang-len-ke-hoach-di-ti-nan-o-nuoc-ngoai/3438976.html

No comments:

Post a Comment