Wednesday, October 19, 2016
Sunday, April 14, 2013
NGUYỄN LONG THAO * CHAVEZ
TAY BẠO ÁC NHẤT NHƯ CHAVEZ TRƯỚC KHI
CHẾT CŨNG PHẢI QUAY VỀ VỚI CHÚA!
Caracas, Venezuela, Thông tấn xã CNA của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trích dẫn một nguồn tin đáng tin cậy ở Venezuela cho biết Tổng thống Hugo Chavez trước khi chết vì bệnh ung thư đã sám hối trở về với Giáo Hội Công Giáo và đã được chịu các phép bí tích sau cùng.
Khi thông báo cho quốc dân biết về cái chết của Tổng Thống Chavez vào ngày 5 tháng 3, Phó Tổng thống Nicolas Maduro nói Tổng Thống đã trở về với Chúa và ông đã dùng cụm từ "bám lấy Chúa Kitô (Clinging to Christ) để chỉ hành động của Tổng Thống Chavez trong những tuần lễ cuối đời. Vào lúc lâm chung Tổng Thống đã yêu cầu được phó linh hồn và xin nhận bí tích xức dầu.
Kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1999, Tổng thống Chavez là một người hung hăng chống đối Giáo Hội Công Giáo. Ông chống lại chính sách công bằng xã hội của Kitô Giáo và muốn thiết lập một chính sách xã hội chủ nghĩa theo ý mình.
Năm 2002, Tổng thống Chavez đã gọi các Giám Mục Venezuela là "khối ung nhọt" phá hoại các mục tiêu cách mạng của mình. Đồng thời ông nêu đích danh Tòa Thánh Vatican đừng can thiệp vào công việc nội bộ đất nước của ông.
Trong những năm gần đây, Tổng thống Chavez đôi khi tham dự nghi thức tôn giáo tại các nhà thờ của giáo phái khác.
Rồi vào tháng Tư năm 2012, giới truyền thông rất ngạc nhiên khi ông xuất hiện tại một nhà thờ Công giáo ở quê hương minh là vùng Barinas để tham dự nghi thức Tuần Thánh.
Ông đeo tràng hạt quanh cổ của mình và cầu nguyện xin cho được lành bệnh. Các ống kính truyền hình ngoại quốc thường chiếu hình ông Chavez cầm thánh giá hôn trước mặt các ký giả.
Tháng Bảy năm ngoái, Tổng thống Chavez đã yêu cầu được gặp Hội Đồng Giám Mục Venezuela
Sau cái chết của Tổng thống Chavez, Đức Hồng Y Jorge Urosa của tổng giáo phận Caracas đang ở tại Rome tham dự bầu Giáo hoàng đã gửi lời chia buồn tới chính quyền Venezuela và yêu chính quyền áp dụng các điều khoản trong Hiến pháp để duy trì trật tự công cộng, hòa bình và đoàn kết nhân dân.
Nguyễn Long Thao
TIN TỨC GẦN XA
Tàu ngầm Mỹ bất thình lình xuất hiện trước tàu Trung Cộng gây bấ t ngờ ở đảo Philippine
Lần này Trung Cộng vừa để dằn mặt không những với Phi Luật Tân mà gián tiếp nhắm vào Hoa Kỳ khi đem 5 tàu chiến tối tân đảo di chuyển về đảo Scarborough của Philippines.Hỏa lực của Hải quân của Phi không ngang sức được với Trung Cộng với kỹ thuật tàu chiến không đũ tối tân, hùng hậu và số lượng ít ỏi hơn.
Mục đích của Phi là tự vệ trong khả năng tối đa còn Trung cộng thì hăm dọa một cách không cân xứng lực lượng.
Giết gà không cần dùng dao mổ trâu, nhưng . . . Trung Cộng thích diệu vỏ dương oai, một bản tính cố hữu nhiều ngàn năm, khihăm dọa nước Phi lần này.
Một điều kỳ thú vừa xảy ra ..
Cả Trung Cộng lẫn Phi dường như ngạc nhiên và sửng sờ có thể lúng túng khi chiếc tàu ngầm USS North Carolina — a Virginia class fast attack submarine- bất thình lình nổi lên nơi tàu đậu ở Subic bay của Phi.
Phản ứng của Nga Đại sứ Nga tại Manila, ông Nikolay Kudashev cho biết: “Moscow rất quan ngại về “sóng gió” gần đây ở Biển Đông.
Liên bang Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của
các nước bên ngoài vàonhững cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lập
trường chính thức của chúng tôi”.
Động thái này cho biết Nga cũng sững sờ, vì đa số kỷ thuật tối tân
của Nga cũng thể hiện trong tàu chiến Trung cộng.Có thể ngạc nhiên của
Trung cộng bao gồm nổi bực tức vì các phương tiện tối tân (ăn cắp và mua
bản quyền chế tạo) gần như bất lực không khám phá ra được chiếc tàu
ngầm USS North Carolina đã xuyên qua khu vực họ bố trí 5 chiếc tàu chiến
với niềm tự phụ, háo thắng.
Có thể ngạc nhiên của Phi bao gồm niềm hân hoan của kẻ bị bắt nạt khi có đàn anh đồng minh sẳn sàng che chở.
Động thái dằn mặt của Hoa Kỳ chứng tỏ sức mạnh kỷ thuật của nước Mỹ đã ưu việt hơn kỷ thuật ăn cắp của Trung cộng.
Đó cũng ngầm cho biết ” tàu tấn công của chúng tôi đả thấy anh nhưng chưa làm gì hết vì . . . chưa tới lúc”
Động thái này cũng ngầm cho thế giới biết về sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ.
Ngày nay thế giới hiểu rằng Hoa Kỳ có một ngôi vị cao về kỷ thuật trong khí cụ chiến tranh, nhưng kỷ thuật này nếu Trung cộng hay Nga có được thì thế giới chúng ta có yên ổn không?
Vì sao người giàu ở TQ bỏ nước ra đi?
Cập nhật: 11:40 GMT - thứ bảy, 13 tháng 4, 2013
Tạp chí The Atlantic mới có bài nhận định an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, và hạ tầng chỉ là vài nguyên nhân khiến một số người Trung Quốc có tiền của cân nhắc bỏ đất nước ra hải ngoại định cư. BBC giới thiệu cùng quí vị.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Dữ liệu được đưa lên cổng thông tin Sina ở
Trung Quốc cho thấy hơn 150 ngàn công dân Trung Quốc rời Trung Quốc ra
nước ngoài định cư trong riêng năm 2011.
Điểm đến hàng đầu của họ là New Zealand, nơi
13% người di cư quyết định tới định cư, tiếp theo là Canada, Úc, và Hoa
Kỳ.
Nhập cư theo dạng có trình độ cao và diện du học chiếm đa số trong khi cũng có cách nhập cư theo các dạng khác.Người giàu có và người có học vấn cao là nhóm lớn nhất trong xu hướng di cư này.
Một báo cáo của China Merchants Bank và Bain & Company cho thấy "Trong số những chủ doanh nghiệp tại Hoa lục có hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 16 tỷ USD), 27% đã di cư khỏi Trung Quốc, trong khi 47% số người khác đang cân nhắc việc di cư".
Trên thực tế, người giàu tại Trung Quốc cân nhắc di cư không chỉ gồm những người từ các thành phố lớn nhất của Trung Quốc mà cũng có cả dân từ một số thành phố hạng hai như Đại Liên và Trùng Khánh.
‘Đổi hộ chiếu’
Đây không phải là lần đầu Trung Quốc đã chứng kiến một làn sóng di cư.
Một số người Trung Quốc đã quyết định chuyển ra
nước ngoài trong những năm đầu của thời cải cách và mở cửa, là giai đoạn
tự do hóa nền kinh tế bắt đầu vào năm 1978.
"Không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc"
Làn sóng di cư kéo dài một thập niên bắt đầu từ
cuối những năm 1980, nhóm này gồm chủ yếu là các sinh viên du học ở nước
ngoài, và các điểm đến chủ yếu là Đài Loan, Hồng Kông và các nước châu
Á.
Trong khi làn sóng di dân Trung Quốc trước đây
được thúc đẩy bởi lực lượng lao động trình độ giản đơn như người làm nhà
hàng ăn, thợ may và thợ cắt tóc, và sau đó là nhóm sinh viên, làn sóng
di dân mới ngày nay bao gồm những người Trung Quốc "có chỗ đứng tốt" về
nghề nghiệp, chẳng hạn như kỹ sư, kế toán và các luật sư, cũng như những
người siêu giàu.
Thực ra không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy
nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo
chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc
sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc.
Thậm chí sự bất tiện khi mang cuốn hộ chiếu
Trung Quốc, vốn làm khó khăn khi du lịch quốc tế, có thể là động cơ
khiến một số người tìm kiếm cuốn hộ chiếu khác để đi lại dễ dàng hơn.
Làn sóng di dân này không tránh khỏi sự gièm pha
từ một số người không thể rời Trung Quốc trong khi một số người khác
lại bày tỏ sự cảm thông.
‘Cảm giác an toàn’
Một người viết trên trang Sina Weibo, rằng "Tiền
bạc ngày càng được chuyển ra nước ngoài, để lại một mớ hổ lốn ở trong
nước". Một người khác nhận xét, "Với giá nhà đất cao, hệ thống giáo dục
và y tế méo mó, và thực trạng môi trường ngày càng tồi tệ ... ngay cả
quyền sinh sản cơ bản cũng đã bị tước mất. Với tất cả những điều này,
bạn không thể đổ lỗi cho những di cư ra nước ngoài, họ chỉ muốn tìm một
môi trường có sự công bằng và phù hợp cho cuộc sống. "
Ren Zhiqiang, một ông trùm bất động sản cực kỳ
có ảnh hưởng trong dư luận tại Trung Quốc có thể chỉ ra các lý do tâm lý
thực sự đằng sau làn sóng di dân mới nhất này:
Ông nói “Có rất nhiều lý do cho làn sóng di dân,
nhưng quan trọng nhất là cảm giác an toàn. An toàn trong cuộc sống, tài
sản, thực phẩm, không khí, giáo dục, và các quyền khác.
“Việc thiếu cảm giác an toàn là một trong những
lý do quan trọng tại sao có là sự bất ổn xã hội. Chỉ bằng cách cho công
dân một cảm giác an toàn thì người ta mới có thể được thiết lập một xã
hội ổn định”, ông bình luận.
Với nhiều rời khỏi Trung Quốc vì những lý do đã nói ở trên, di dân đã trở thành một vấn đề chính trị.
Trong tháng 11/ 2011, Nhân dân Nhật báo của nhà
nước có bài xã luận với tựa "Chúng ta nên gây khó hơn cho người giàu di
cư", đã thu hút một số lượng lớn độc giả và tiếp tục lan truyền trên các
mạng xã hội tại Trung Quốc.
‘Thuế vượt biên’
"Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc, một thời rời đất nước ra đi, đã và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đã mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc"
Bài báo đề xuất một thứ "thuế thoát" đánh vào người Trung Quốc giàu rời khỏi đất nước.
Nhiều người tham gia bình luận trên mạng đồng ý
rằng đó là một biện pháp sẽ mang lại lợi ích cho phần lớn người Trung
Quốc, trong khi hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài.
Có một người bình luận, "Một khi đã có tiền bạc
và quyền lực, người ta không còn yêu nước nước nữa. Hãy nghĩ xem tiền và
quyền từ đâu mà ra? Những người đó chỉ thuần túy là những kẻ phản bội
thời bình."
Các cư dân mạng cũng đặt câu hỏi về ý nghĩ cho
rằng di cư tương đương với việc bỏ rơi đất nước hay không. Một người
viết trên Weibo:
"Di cư có những điểm tốt và điểm xấu. Di cư có
nhất thiết có nghĩa là bạn không yêu đất nước này? Người Trung Quốc di
cư không mang lại lợi ích cho đất nước này hay sao?
“Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc,
một thời rời đất nước ra đi, đã và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đã
mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc? Người Trung Quốc ở nước ngoài không
thể trở thành đối tượng tốt để cải thiện quyền lực mềm của Trung Quốc
hay sao?"
Nông dân 'đang ở đáy xã hội Việt Nam'
Quốc Phương
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 15:23 GMT - thứ sáu, 12 tháng 4, 2013
Một nhà nghiên cứu thuộc Viện
Xã hội học tại Hà Nội cho BBC hay nông dân đang được xếp dưới cùng
trong thang phân tầng của xã hội Việt Nam hiện đại.
Trao đổi với BBC hôm 12/4/2013, nhân dịp BBC vừa công bố bảng xếp loại với
Bấm
7 giai tầng mới trong xã hội Anh, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính,
chuyên gia về phân tầng xã hội nói nông dân Việt Nam xếp dưới cùng
trong chín tầng lớp xã hội ở nước này.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
"Tầng lớp nông dân là tầng lớp có địa vị thuộc
loại thấp kém nhất trong xã hội. Địa vị kinh tế, thu nhập của tầng lớp
nông dân cũng thuộc loại thấp, chi tiêu cũng thấp,
"Tình trạng nhà ở, đời sống văn hóa tinh thần cũng kém các tầng lớp khác."
Ông Kính cũng cho hay tầng lớp lao động phổ
thông, giản đơn được dự đoán thuộc nhóm chịu nhiều rủi ro, bấp bênh
trong xã hội, trong khi nhóm có trình độ chuyên môn cao, hay tầng lớp
trí thức, được xếp ngày một cao trên bảng phân tầng.
Ở trên cùng của bảng này, theo chuyên gia là
tầng lớp những người lãnh đạo, những người có chức, có quyền, trong khi
nhóm giàu cũng bao gồm những người thuộc tầng lớp này.
Tầng lớp có 'quyền và tiền'
"Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo - nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng"
TS Đỗ Thiên Kính
Khi được hỏi về "nhóm lợi ích" có liên hệ ra
sao, như một lát cắt so sánh, trong tháp phân tầng, nhà xã hội học nói
đây chính là nhóm "có chức, có quyền", có "địa vị" và do đó mà có sự
liên hệ tới "bổng lộc, lợi ích". Nhóm này theo ông Kính cũng đứng ở trên
cùng của bảng phân loại.
Ông nói: "Thường nhóm có chức có quyền thì mới
có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng
tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo - nhóm đứng đầu
tiên trong tháp phân tầng."
Trả lời câu hỏi những người thuộc nhóm giàu là
ai và nguồn gốc sự phồn vinh, giàu có vật chất của họ tới từ đâu, nhà xã
hội học cho hay trong nhóm này có những người giàu có do làm ăn phi
pháp và những người làm ăn đàng hoàng.
"Thực tiễn xã hội Việt Nam, những người giàu có
có nhiều dạng. Ví dụ, dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một
dạng... Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có.
"Nhưng tóm lại tầng lớp trên, theo tháp phân
tầng của chúng tôi, ví dụ tầng lớp lãnh đạo, quản lý, những người chuyên
môn cao, doanh nhân... gần như gắn với các thành phần kinh tế nhà nước,
vì phần nhiều họ là công chức nhà nước..."
"Những người giàu có có nhiều dạng... Dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng... Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có"
TS Đỗ Thiên Kính
Chuyên gia xã hội học cho hay chưa thể đáp ứng
câu hỏi về mối liên hệ giữa "phân tầng trong đảng viên" với bảng phân
tầng xã hội hiện tại và đồng ý có thể cần tới một nghiên cứu tách biệt,
tuy nhiên ông cho rằng nhóm đứng ở đầu bảng phân loại là nhóm có nhiều
quyền lực, từ tài chính, cho tới chính trị.
Ông nói:
"Các tầng lớp trên, vốn tài sản, quyền lực hay
vốn văn hóa hiện nhiều hơn các tầng lớp phía dưới" và "tầng lớp bên
trên chính là tầng lớp đang lãnh đạo xã hội."
Về giới trẻ và tầng lớp trung lưu, ông Kính nói:
"Nhóm trẻ tất nhiên không thể leo lên các tầng
lớp trên được, cùng lắm có thể thoát khỏi tầng lớp dưới và gia nhập
những tầng lớp giữa. Ví dụ có thể là thợ thủ công, hoặc nhân viên, hoặc
chuyên môn ở trình độ thấp hơn... Nhóm trẻ chỉ ở những tầng lớp giữa
thôi."
Còn về mức độ tiêu dùng như một đặc điểm xếp hạng, nhà xã hội học cho hay:
"Trừ tầng lớp lãnh đạo quản lý ra, tầng lớp càng
cao có mức chi tiêu tiêu dùng càng nhiều, ví dụ doanh nhân hay tầng lớp
chuyên môn cao tiêu dùng rất lớn, nhưng đến nông dân thì tiêu dùng ở
mức thấp nhất."
'Khoảng cách và suy giảm'
Chuyên gia trong nước được vấn ý nhân dịp tại Anh mới công bố một xếp hạng phân chia xã hội hiện đại theo bảy nhóm.
Đây là các giai cấp: thượng lưu, trung lưu ổn
định truyền thống, trung lưu công nghệ, công nhân mới, người lao động
truyền thống, nhân viên dịch vụ, phục vụ và giai cấp vô sản bấp
bênh.
Các nhà xã hội học tại Anh được BBC đặt
hàng làm cuộc điều tra này cho rằng xã hội hiện đại không còn
mô hình như chủ nghĩa Marx phân tích chỉ gồm có ba bốn giai
cấp: tư sản, trí thức, vô sản...như trước.
Còn ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu nay cũng đưa ra mô hình tháp để chia tầng xã hội thành chín nhóm.
Đó là lãnh đạo quản lý, doanh nhân, chuyên môn
cao (hay trí thức), nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, lao động
tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn và dưới cùng là nông dân.
Một số nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới
(World Bank), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), UNDP và Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO) đều lưu ý về sự chuyển động theo hướng nới rộng
trong khoảng cách giữa thu nhập của nhóm giàu và nhóm nghèo ở Việt
Nam.
Riêng về mặt địa bàn cư trú tại Việt Nam hiện
có khoảng cách nhất định về thu nhập và cơ hội cải thiện chất lượng
cuộc sống giữa lao động và cư dân ở đô thị và nông thôn.
Còn về mặt dân số, hiện cũng manh nha xu
hướng 'dân số già tăng', trong khi chưa chắc đã có một mối quan hệ tỷ
lệ thuận tương ứng giữa nâng cao cơ hội đào tạo và tỷ lệ tăng trưởng dân
số trẻ cùng nhóm lần đầu tiên gia nhập thị trường lao động.
Ở khía cạnh khác, một số nghiên cứu cho hay có
sự suy giảm nhất định về mức "tiêu dùng văn hóa" ở nhiều nhóm dân số,
trong đó xuất hiện cả ở nhóm mới giàu lên và nhóm thanh niên xét về hàm
lượng và chất lượng văn hóa.
TQ từng xóa lời chống Mỹ của Bắc Việt?
Cập nhật: 09:42 GMT - thứ năm, 11 tháng 4, 2013
Trang Wikileaks lại
vừa công bố một loạt điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ trong đó
có nhiều tài liệu liên quan đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Việt
Nam vào giai đoạn 1973-1976.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bức điện cũng nói truyền thông Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt các bài báo của Bắc Việt Nam và lược bỏ những đoạn ‘chống Mỹ cứng nhắc' khi đăng lại ở Trung Quốc.
Tuy thế, dù thái độ bên ngoài khác nhau, Hà Nội và Bắc Kinh đã “không khác biệt nhiều trong cách nhìn nhận Nam Việt Nam”, và cùng coi vùng Đông Nam Á sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam mở ra nhiều cơ hội, theo bức điện tín.
Hòa hoãn Mỹ - Trung
Chủ đề của bức điện tín 29/6 và nhiều bức khác trong năm 1973 là nói về giai đoạn hòa hoãn (detente) trong quan hệ Mỹ – Trung.“Hà Nội có thể phản ứng chống lại sức ép về một thỏa thuận [với miền Nam ] mà Bắc Kinh và Moscow muốn áp đặt lên họ. Nhưng Hà Nội và Bắc Kinh không khác nhau nhiều về chiến thuật với Nam Việt Nam, cho dù về lời lẽ có khác nhau,” bản điện tín 29/6 viết.
Bức điện cũng dự liệu về sự lo ngại lẫn nhau giữa Bắc Việt và Trung Quốc trong tương lai:
“Về lâu dài, Hà Nội và Bắc Kinh rất có khả năng sẽ lo ngại lẫn nhau nếu tình hình Đông Dương còn tiếp tục bất ổn.”
“Cả hai thừa nhận nhu cầu của Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ có thể xung đột với quyền lợi của Bắc Việt Nam muốn chiến thắng chung cuộc, và với khả năng Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng với Hà Nội”.
Trong một ngôn ngữ ngoại giao tế nhị, bản điện tín ghi nhận rằng người Mỹ tin rằng Bắc Kinh chỉ muốn “hòa bình” bằng mọi giá, hàm ý không muốn cho Bắc Việt Nam chiến thắng.
“Ngay trước khi có thỏa thuận ngưng bắn, các công bố phát biểu chính thức của Bắc Kinh và cả bình luận báo chí đã khác xa với bình luận của Hà Nội.”
“Lời lẽ công kích mạnh người Mỹ hoặc Hoa Kỳ trên báo chí Việt Nam đã bị lược bỏ khi Bắc Kinh truyền tải lại các bài viết của Bắc Việt.”
"Tuy vậy, cũng sẽ nhầm lẫn nếu cho rằng một thứ ‘hòa bình’ bằng cách nào đó là cách Trung Quốc và Bắc Việt Nam chấp nhận để Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục tồn tại."
Và dù khác biệt, hai đồng minh cộng sản cũng chia sẻ quan điểm rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ mở ra cho họ các cơ hội tại Đông Nam Á, theo đánh giá của bức điện.
“Dù có căng thẳng rõ rệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh, có vẻ như vào thời điểm hiện nay [1973], cả hai đồng ý chung về các đánh giá tình hình Đông Dương và về chuyện cần phải làm gì.
“Có vẻ họ cùng tin rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam sẽ tạo đà cho một loạt xu hướng lịch sử thuận lợi [cho họ] trong khắp cả vùng Đông Nam Á,”
“Cả hai cũng không thấy có nhiều khả năng để chế độ hiện hành tại Sài Gòn có thể tồn tại mãi mãi.”
Vì quyền lợi riêng
Nếu như phía Trung Quốc làm rõ rằng mục đích cao nhất của họ khi đề cập tới Đông Dương là để cải thiện quan hệ chiến lược với Mỹ, phía Bắc Việt Nam cũng vẫn cần Trung Quốc viện trợ và đã chỉnh sửa cách nói của mình về cuộc chiến.Bản điện tín viết:
"Sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước"
Điện tín ngoại giao Hoa Kỳ
"Hà Nội cũng muốn Trung Quốc viện trợ tiếp tục, và sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước.”
Bản điện tín cũng ghi rằng dù có thay đổi về ngôn từ, không có bằng chứng là Bộ Chính trị tại Hà Nội bỏ chiến lược quân sự với miền Nam.
Điều giới ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận ngay từ giữa năm 1973, gần hai năm trước khi Sài Gòn sụp đổ là “sự tự tin của Hà Nội”.
Tài liệu này tiết lộ một thái độ ngạc nhiên, thậm chí nể phục của giới ngoại giao Hoa Kỳ khi viết về Bắc Việt, kể cả khi đồng minh Trung Quốc có thể không tin vào điều Hà Nội tin tưởng:
“Người Bắc Việt Nam thật sự tự tin rằng chiến lược của họ sẽ đem lại thắng lợi cuối cùng. Thật khó mà tin rằng Bắc Kinh cũng ‘mua trọn gói’ toàn bộ các mặt của cách phân tích, nhận định tình hình như thế hay chấp nhận mọi góc độ của chiến lược đó.”
Trong các bản điện tín khác, phía Hoa Kỳ có vẻ như nhìn nhận rằng Trung Quốc sau các tính toán trên đã có động thái riêng thể hiện trong vụ chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974.
Cùng lúc, Trung Quốc vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Bắc Việt Nam, thậm chí còn tìm cách mô tả ‘chiến thắng Tây Sa’ (Paracels) như một ‘thắng lợi chung của nhân dân Trung – Việt’ chống lại Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, theo một bản điện tín khác của Hoa Kỳ ngày 19/03/1974.
BBC sẽ tiếp tục khai thác các nội dung từ điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến chủ đề chính trị khu vực Đông Nam Á trong các bài tới. Mời quý vị xem lại chuyên đề Bấm Hòa đàm Paris 1973.
ĐINH LÂM THANH * TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC ?
BAO GIỜ THÌ TÀU CỘNG
MUA ĐIỆN ÉLYSÉE ?
(Với góp ý của Diễn Đàn
Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN)
ĐINH LÂM THANH
Góp ý của Diễn Đàn Quốc Tế: Các tiếng kêu thảng thốt từ các quốc gia Âu Mỹ về nguy cơ xâm nhập
và thống trị kinh tế của Tàu Cộng đang nổi lên ngày một nhiều từ Bắc Mỹ sang Âu
Châu. Mới vừøa vài tháng trước đây, người Canada đã giật mình kinh hãi khi Thủ
Tướng Canada Stephen Harper đồng ý bán công ty dầu khí kỹ thuật cao của Canada
trụ sở tại Calgary là Nexen cho Công Ty Quốc Doanh Dầu Khí Tàu Cộng CNOOC với
giá 15.1 tỉ đô. Người Việt tại Canada cũng không vui trước vụ mua bán này là vì
CNOOC có thể thủ đắc kỹ thuật tân tiến của Nexen để đem qua khai thác dầu khí
tại Biển Đông, mà Đảng CSVN là tay sai của Đảng CS Trung Hoa nên tương lai Dầu
Khí của VN tại Biển Đông rất nhiều nguy cơ bị Tàu Phù chiếm đoạt qua Đường Lưỡi
Bò ngang ngược liếm hết 80% Biển Đông. Việt Nam, Phi Luật Tân và nhiều nước khác
như Brunei, Mã Lai đều có nguy cơ bị Tàu Cộng xâm đoạt lãnh hải và tài nguyên
của mình, vào lúc mà Tàu Cộng đang trong cơn khát dầu và bày tỏ tham vọng không
dấu đút làm bá chủ thế giới trong tương lai sắp tới đây. Chủ Nhiệm Diễn Đàn Quốc
Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN -- TS Nguyễn Bá Long -- mấy tháng trước đây đã
có thư trình bày rõ lập trường đối với vụ Nexen lên Thủ Tướng Canada, Bộ Trưởng
Ngoại Giao, Bộ Trưởng Di Trú và Công Dân Vụ, lãnh đạo các đảng đối lập tại
Canada, cũng như nhiều chính trị gia nổi tiếng khác về nguy cơ của vụ chuyển
nhượng Nexen cho Tàu Phù. Nhưng tiếc rằng vì nhiều lý do, Thủ Tướng Canada đã
thông qua vụ mua bán này, và vụ mua bán đã trở thành chính thức. Nexen đã rút ra
khỏi Thị Trường Chứng Khoán Toronto. Tiếng kêu thảng thốt từ Canada chưa dứt dư
âm thì nay lại nghe đến tiếng kêu thảng thốt từ Pháp do chiến hữu Đinh Lâm Thanh
nêu ra. Mặc dù tầm mức của vụ việc tại Pháp liên hệ đến Tàu Phù không lớn lao và
nguy hại bằng vụ Nexen của Canada; nhưng cứ theo đà này, thì chỉ trong vòng một
số năm nữa; chỉ với bằng " bao lì xi dày cộm và gói vuông vuông nặng ký đi kèm
những cuộc gặp gỡ trao đổi kinh tế hay cầu cạnh một vấn đề hành chánh nào đó",
như chiến hữu Thanh mô tả trong bài viết dưới đây của ông; thì nguy cơ Tàu Phù
thống trị kinh tế Bắc Mỹ và Âu Châu không nghi ngờ gì sẽ biến thành hiện thực.
Chỉ có một sách lược chống lại hiệu quả là phải nối kết mọi sắc dân đồng lòng
đứng lên tẩy chay hàng hóa của Tàu Phù trên mọi lãnh vực, đi kèm với áp lực
chính trị của mọi thành phần dân chúng lên các chính trị gia địa phương về các
chính sách đối với sự xâm nhập kinh tế và thủ đắc các phương tiện sản xuất của
người bản xứ một cách thật là gay gắt, cùng với nghiêm trị mọi hình thức đút lót
mà Ba Tàu rất thiện nghệ, thì mới có thể cản lại đà xâm nhập của bọn tự xưng là
"CON TRỜI"ù đang điên cuồng bành trướng quyết trở thành bá chủ thế giới.
Sự thiếu cảnh giác và quyết tâm của dân chúng cũng như tham lợi và ăn của đút của giới chính trị gia hủ hóa sẽ đưa các nền kinh tế Bắc Mỹ và Âu Châu vào sự thống trị của Tàu Phù không lâu.
Xin Ơn Trên phù hộ cho tất cẳ chúng ta cũng như lãnh đạo các nước trên thế giới tỉnh táo trước đại họa của Tàu Phù!
Hải Ngoại ngày 16 tháng 3 năm 2013
Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ
VN
* * *
Chiều 27.02.2013, một bản tin hằng ngày lúc
19.00 giờ trên đài Truyền Hình F3 đã làm cho những người quan tâm đến vấn đề
kinh tế và chính trị của Pháp phải ngẩn ngơ không ít. Tôi mở TV trễ nên bị mất
phần đầu, nhưng theo dõi đến cuối bản tin, nội dung còn lại cũng cho người xem
biết rằng Tàu cộng đã thuê dài hạn một vùng đất rộng để khuếch trương những nhà
máy sản xuất sữa ở vùng Tây Bắc nước Pháp. Quan trọng hơn là Chệt đỏ đã mua các
hệ thống nuôi bò sữa cũng như các cơ sở cung cấp ở vùng Bretagne, pha chế và
xuất khẩu sữa bột, sữa đặc mang nhãn hiệu Chệt để cung cấp cho toàn cầu. Rồi đây
thị trường thế giới chắc chắn tràn ngập hàng Tây mang chữ Tàu, sau rượu chát,
cognac, champagne, sữa bò đủ loại cùng những sản phẩm quan trọng khác sẽ lần
lượt trình làng nay mai. Tàu Cộng đã làm chủ và đang thao túng thị trường, từ
phẩm chất đến giá thành, các sản phẩm đứng hàng đầu thế giới của Pháp.
Câu chuyện trên nhắc tôi nhớ lại cách đây chừng hai chục năm, trong một chương trình truyền hình ‘phiếm’ với những nhân vật bằng ‘nộm’ mang hình ảnh các nhân vật chính trị Pháp thời đó. Chương trình phát hình khoảng chừng vài phút mỗi ngày, trong đó có đoạn nầy làm tôi chú ý : hình nộm một nam xướng ngôn viên đọc bản tin hằng ngày rằng, chừng vài chục năm nữa người Pháp sẽ chào cờ Rệp thay cờ Xanh Trắng Đỏ. Các đài truyền thanh truyền hình sẽ phát thanh bằng tiếng Rệp. Đàn ông đuợc lấy năm bảy vợ. Đàn bà ra khỏi nhà phải bịt mặt. Ngôn ngữ chính là tiếng Rệp. Trong ngày, đến giờ thì mọi người phải ngưng tất cả sinh hoạt, quỳ xuống bất cứ đâu để đọc kinh.
Cho đến hôm nay, cũng may, những chuyện nầy chưa xảy ra hoàn toàn trên đất Pháp vì người dân đã phản ứng mạnh trước những đòi hỏi quá lộ liễu của Rệp như : Đạo Hồi là quốc giáo thứ hai và yêu cầu chính quyền mỗi thành phố phải cung cấp hoặc ưu tiên nhượng, bán đất để họ xây các nhà thờ Hồi Giáo. Ở Paris thì phải được phép xây cao hơn tất cả các nhà cao từng khác. Cantin trường học, bệnh viện không được nấu thịt heo cho học sinh và người bệnh. Xuống đường phản đối lệnh Chính Phủ Pháp cấm khăn choàng bịt mặt mỗi khi ra đường, trong các sinh hoạt xã hội cũng như lúc chụp hình làm căn cước ! Dù gần 10 triệu người định cư hợp pháp hoặc ở chui, các nhóm Rệp và Phi Châu chưa đạt được thành quả nào lớn trên đất Pháp vì các hành vi bạo động do chính họ gây ra thường xuyên như các hình thức đốt xe, biểu tình ăn vạ sau các cuộc xung đột với cảnh sát…đã làm cho người Pháp sáng mắt một phần nào. Người Pháp bắt đầu phản ứng ngầm bằng hình thức ủng hộ đảng bảo thủ của Ông LePen trong các cuộc bầu cử từ địa phương đến trung ương. Điều nầy chứng minh qua tổng số phiếu đã dành cho đảng nầy trong các lần bầu cử lập pháp và hành pháp. Đó là điều may mắn, đến giờ nầy vẫn chưa có thay đổi nào trầm trọng theo yêu cầu của khối người Á Rập và Phi Châu đang định cư cũng như ở lậu trên lãnh thổ nước Pháp.
Ngược lại đừng khinh thường với trên dưới một trăm ngàn người Pháp gốc Tàu (theo tài liệu năm 2011), nhất là một số không ít, khó kiểm chứng chính xác, từ lục địa qua ở lậu… Họ chính là thành phần sẽ lũng đoạn kinh tế và chính trị nước Pháp trong tương lai. Bản chất của ‘Chệt’ đã ma giáo rồi mà còn ‘đỏ’ nữa thì những âm mưu bành trướng kinh tế và gây giống trồng người của họ qủa đạt đến hàng sư phụ. Nếu dân tộc nào, quốc gia nào còn mù quáng trước chiêu bài hợp tác thì trước sau gì cũng bị ‘chệt đỏ’ cởi lên đầu lên cổ. Dân Pháp và nhất là giới cầm quyền đa số ngây thơ trước những âm mưu xâm nhập qua việc gây giống trồng người đến các hình thức làm ăn chui, xảo trá và nhập lậu. Nhìn bên ngoài Tàu Đỏ hiền từ, lịch sự, vâng, dạ và đưa cả hai bàn tay ra bắt để cầu cạnh, đã không làm mất lòng ai mà lúc nào cũng sẵn sàng bao lì xi dày cộm và gói vuông vuông nặng ký đi kèm những cuộc gặp gỡ trao đổi kinh tế hay cầu cạnh một vấn đề hành chánh nào đó. Dù khó khăn nhưng rốt cuộc chuyện gì đối với Chệt cũng được thông qua một cách dễ dàng. Chuyện nầy cũng không lạ gì vì đã là con người (trừ các Vị trong chính phủ Na Uy, Thụy Điển) thì bao lì xì, gói vuông vuông vẫn là món hàng ‘khai vị’ hấp dẫn trước khi bắt tay vào việc bất cứ một việc gì. Kinh nghiệm cho thấy, xứ nào, ai cũng vậy, rất ít người chê tiền ! Chỉ có nhiều hay ít và kín đáo hay lộ liễu mà thôi.
Trước đây vài năm, có một nhân viên trong chính quyền Pháp đặt câu hỏi, bí quyết nào giúp người Tàu sống rất thọ ? Trong khu 13 chỉ có sanh chứ không thấy tử ? Nghĩa là theo hồ sơ của Quận Paris 13 người tàu đẻ con thì nhiều mà khai chết chẳng có bao nhiêu ! Sau nầy thì chính quyền cũng khám phá ra, người chết không được khai báo chôn cất theo thủ tục mà được thiêu một cách bí mật để gia đình hưởng tiếp tiền già và thẻ căn cước thì bán lại cho những người già từ Tàu cộng sang du lịch. Đen với Vàng, nhất là người lớn tuổi thì đố ai so sánh được hình trong ảnh căn cước, có giá trị 10 năm, với người thật ngoài đời ! Hơn nữa những người già nầy đâu cần ra đường để bị cảnh sát xét hỏi. Họ ở trong nhà dưới danh nghĩa người giữ villa, quản gia biệt thự của các tỷ phú đỏ. Thật nhất cử lưỡng tiện, vừa giữ nhà có lương vừa tiếp tục lãnh tiền trợ cấp của Chính phủ ! Ai giỏi và hay hơn ‘Chệt Đỏ’ ? Một điều cần phải nói thêm, các ngôi biệt thự trị giá hàng triệu euros trở lên tại Paris và các vùng phụ cận bán rất được giá và dễ dàng với đám Tàu cộng đang kiếm đất để chạy ra nước ngoài. Trong lúc đó Pháp là vùng đất thích hợp nhất. Chính quyền đang o bế Tàu cộng, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đang cần tiền, do đó việc bán bất động sản xảy ra dễ dàng với Tàu cộng, vì họ không kỳ kèo giá, trả tiền một lần lại còn gói vuông vuông đi kèm biếu từ ông thị trưởng đến các ông bà chưởng khế (notaire) ! Tôi ngạc nhiên Ông Thị trưởng thành phố tôi ở. Trước kia ông là người bảo thủ, nghi kỵ da Vàng cũng như Đen Rệp. Nhưng mới đây trong tập san thông tin của thành phố, ông Thị Trưởng tươi cười ôm và khen ngợi hai ‘chệt đỏ’ chính hiệu đã mua lại một restaurant sang trọng của người Pháp !
Trước đây Tàu đỏ chú trọng đến hai thành phố Aubervillier (Giáp ranh với Bắc Paris) và AlfortVille (Nam Paris). Nhưng nay thành phố Vitry Sur Seine, nam Paris với Quốc lộ 305, là trục lộ quan trọng nối liền giữa Paris với phi trương Orly và xa lộ A6, là đầu hướng chính để đi về phía Nam (Lyon-Marseille) và Tây Nam (Nante-Bordeaux), thì Tàu cộng chấm ngay thành phố đang phát triển nầy. Do đó người ta không lạ khi nhà cửa tại đây trước kia mất giá vì là thành phố của Đen Rệp, nay lại tăng lên gấp hai gấp ba….vì Chệt đỏ tung tiền ra để mua đứt luôn nơi nầy nhằm mở rộng khối Tàu từ Paris 13 nối liền với thành phố Vitry Sur Seine, là cửa ngỏ chính đi về Miền Nam..
Một điều cần ghi nhận rằng, các xứ Phi Châu dù chưa văn minh tiến bộ bằng Âu-Mỹ nhưng họ đã biết phòng xa và bắt đầu tránh né hiểm họa của Tàu cộng. Chệt đã tái xử dụng hàng trăm ngàn tấn vật dụng, thực phẩm bị thế giới tự do trả về vì thiếu an toàn và có tính cách độc hại giết người để gởi qua Phi Châu, vừa bán vừa cho không ngoài mục đích mở đầu chương trình xâm nhập vào các xứ nầy dưới nhiều khia cạnh cũng như các hình thức khác nhau. Những năm gần đây Tàu cộng bỏ tiền ra mua đất, lập hãng xưởng, mướn nhân công địa phương, sản xuất các hàng hóa sản phẩm rẻ, thiếu an toàn và vệ sinh rồi in lên trên bao bì sản xuất tại nước ngoài. Quan trọng là Chệt đỏ đưa một số trai ế vợ qua Phi Châu kết hôn với những hoa hậu bộ lạc, hoa hậu xóm, hoa hậu làng ham tiền và danh vọng của những người chồng mang họ Tàu. Chỉ trong vòng vài năm trở lại, Tàu cộng đã nhuộm đỏ phần nào một số quốc gia nghèo ở Phi Châu. Dù chưa văn minh bằng Âu-Mỹ nhưng các xứ nầy đã thấy trước hậu quả trầm trọng một cuộc xâm nhập và bành trướng của đám xì dầu hột vịt muối. Gần đây một số quốc gia đã lên tiếng phản đối đồng thời có nhiều biện pháp ngăn chận việc lấn đất giành dân của đạo quân gồm một tỷ rưởi người đang hăm hở âm mưu làm bá chủ thế giới.
Trở về chuyện nước Pháp, tôi đến định cư tại đây đã qua năm đời tổng thống : Giscard d’Estaing, François Mitterrand, Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy, François Hollande. Nếu so sánh thì tổng thống hiện thời Hollande, một cách tổng quát, là người có thể xem là ‘yếu’ nhất về nhiều phương diện. Tuy còn trên ba năm trong nhiệm kỳ đầu tiên nhưng chương trình căn bản hứa hẹn của Ông Hollande rất khó thực hiện với tình trạng tổ chức hành chánh, nhân sự trong nội các cũng như kế hoạch đổi mới của Chính Phủ do Ông cầm đầu. Với chủ trương thu phục nhân tâm (!), ngoài việc chỉ trích những sai lầm của Ông Nicolas Sarkozy, ông Hollande đưa ra một chương trình vận động lớn bằng các hình thức giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, đánh thuế nhà giàu và nâng đở đời sống người nghèo… Nhưng Ông Hollande đã mất cả chì lẫn chài. Giàu thì kiếm cách đem của ra nước ngoài, các hãng xưởng đóng cửa đuổi nhân viên, một số cuối gói đi tìm thị trường nhân công rẻ và đóng thuế ít. Nghèo thì bất mãn, đa số đã nghèo lại càng nghèo thêm nữa, và chỉ có người dân lương thiện bị móc túi đến tận xương tủy.
Sau sáu tháng cầm quyền, tình trạng thất nghiệp tăng lên kỷ lục so với những năm trước đây, biểu tình đình công xảy ra hằng ngày Theo tôi, ông Hollande là một nhân vật chính trị bình thường (tuy rằng nắm chức vụ quan trọng trong đảng Xã Hội) và còn yếu trong vấn đề hành chánh cũng như ngoại giao. Hình như Ông chưa giữ một chức vụ hành chánh nào từ cấp tỉnh trở lên. Về chính trị, ông có cái may thừa hưởng được gia tài của người vợ cũ, Segolene Royal, khi bà ra tranh cử trong nhiệm kỳ trước để bước vào điện Élysée. Sau khi Ông Hollande đắc cử, trong dịp thăm viếng thân hữu với Đức Quốc, bà Angela Merkel, Thủ Tướng Đức đã có dịp dẫn cậu học trò chính trị Hollande bài học ngoại giao đầu tiên khi Ông duyệt qua hàng rào danh dự đón vị nguyên thủ quốc gia. Hình ảnh nầy làm cho không ít người Pháp phải ngượng sau khi xem chương trình truyền hình buổi viếng thăm chính thức của tân tổng thống Pháp Hollande. Thành công lớn của ông Hollande được ghi nhận trong gần một năm nắm quyền là bộ luật ‘cho phép hôn nhân tự do giữa hai người đồng tình luyến ái’. Ngoài ra chẳng có gì mới lạ ngoài việc tìm đủ mọi cách đánh thuế vào người dân. Một chính phủ chỉ biết đánh thuế, đánh thuế túi bụi, đánh thuế tối tăm mặt mày để bù đắp thiếu hụt ngân sách thì chẳng hay ho gì, ai cũng làm được cả ! Đối với các cơ sở sản xuất thì người chủ không còn đường sống bởi các hình thức thuế càng ngày càng cao và đóng cotisation đối với việc tuyển nhân viên. Điều cần thiết mà Ông Hollande không làm được là ngăn chận phần nào lạm phát, kềøm giá tiêu thụ, nâng cao hay ổn định kinh tế người dân, bảo vệ quyền lợi kính tế cho Pháp cũng như giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện nay. Đánh thuế nếu được xem là một giải pháp chẳng đặng đừng, nhỏ giọt, ngắn hạn và hợp thời thì có thể tạm chấp nhận. Nhưng chỉ biết nhắm vào thuế để giải quyết tất cả khó khăn thì hậu quả trước mắt là mất niềm tin của người dân, các chủ hãng xưởng cuốn gói ra ngoại quốc tìm thị trường ít thuế và nhân công rẻ, vậy nước Pháp còn lại gì ?
Tổ chức chính quyền của Pháp theo hình thức Tổng Thống chế, nghĩa là Tổng Thống nắm toàn quyền hành chánh quân sự. Thủ tướng chỉ là kẻ thừa hành do Tổng Thống đặt để, không cần phải thông qua Quốc Hội. Thủ tướng nếu làm được việc thì ở lâu, dở hay có gì trục trặc chống đối thì đi ngay chỗ khác ! Việc bổ nhiệm các bộ trưởng không hẳn nằm trong tay Thủ Tướng mà chính phần lớn là quyết định của Tổng Thống. Qua nhiều thời Tổng Thống mới đây, đa số các chức bộ trưởng, thứ trưởng là những người được trả ơn sau các cuộc bầu cử hoặc đặt để theo thỏa ước với các phe phái ủng hộ…nên có những bộ trưởng thứ trưởng chẳng có gì sáng giá cho lắm ! Trong nội các của Ông Holllande, ngoại trừ một vài vị, như Ông Laurent Fabius, Bộ Trưởng Ngoại Giao, còn những vị khác xem ra cũng tầm thường trong lãnh vực họ trách nhiệm ! Đó là lý do tại sao đã gần một năm cầm quyền Ông Hollande chưa làm được gì ngoài bộ luật cho phép tự do kết hôn ! Nhân tiện đây cũng nhắc lại trong các đời tổng thống tiền nhiệm trước đây, có chính phủ trong đó, một người đàn bà giữ đến chức vụ bộ trưởng Quốc Phòng nhưng không hiểu bà nầy có biết con cò súng ở đâu không ? Khi có vấn đề xảy ra thì được chuyển qua giữ chức bộ trưởng Nội Vụ ! Một bà khác là luật sư mới hành nghề hay là thuộc ngạch thẩm phán thấp…nhưng lại giữ chức bộ trưởng Tư Pháp. Bà nầy quậy đến đổi các thẩm phán kinh nghiệm, đầu ba thứ tóc (tóc muôi tiêu, ngồi xử án còn đội thêm tóc giả) và các luật sư lớn tuổi, nổi danh…đồng loạt xuống đường tỏ thái độ với chính phủ. Tiếp đến là một ông bộ trưởng Giáo Dục, thành quả đáng giá của mấy năm làm bộ trưởng là đã phổ biến thành công công dụng của ‘bao cao su ngừa thai cho học sinh trong các trường trung học cấp I (Collège).
Trong vấn đề thương mãi, qua việc hợp tác hai chiều, Tàu đỏ nhập vào Pháp mỗi năm hàng triệu tấn, toàn là hàng tiêu dùng hạ đẳng thiếu phẩm chất cũng như những thực phẩm độc hại giết người. Trách nhiệm về ai ? Có phải là những nhà nhập cảng người Pháp tham rẻ và các công ty do Chệt làm chủ đã mánh mung, mua chuộc vượt quota để nhập chính thức cũng như lậu vào Châu- Âu và Pháp những thứ hàng có hại cho an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng và xử dụng ? Ngược lại Chệt không mua của Pháp những gì thuộc hàng tiêu dùng đại chúng (hạ đẳng) mà chỉ chú trọng đến bất động sản là đất, bản quyền trí tuệ, cơ sở sản xuất có môn bài của Pháp ? Chính quyền và người Pháp nên nhìn kỹ và nghiên cứu vấn đề nầy. Nhớ lại các thương vụ được quảng cáo rầm rộ trước đây, đàng sau có gì bí ẩn thì không ai biết, nhưng dân Pháp đều vui mừng nghe các vị tổng thống tiền nhiệm, khi thăm viếng Tàu cộng, đã được nơi đây hứa đặt mua hàng chục chiếc máy bay dân sự Airbus 380. Hai ba lần tuyên bố đặt hàng nhưng rồi chìm xuồng, không còn ai nhắc nhở đến những giao kèo béo bỡ do các vị tổng thống muốn kiêm luôn vai trò bộ trưởng thương mãi để đánh bóng trong chuyến công du ! Thực tế Tàu cộng đã đem lại nguồn lợi gì cho nước Pháp ngoài ảo ảnh thị trường tiêu thụ với một tỷ rưởi người ! Nhìn lại trong các cộng đồng Á Châu có mặt trên đất Pháp, mafia Tàu cộng đã gây rối bắn chết người, góp tay phá nền kinh tế bằng hàng lậu, hàng giả, tiền dơ… Những vấn đề nầy được công bố nhiều lần rằng cảnh sát đã chận bắt, nhưng có điều lạ là chưa thấy chính quyền Pháp công khai đưa ra tòa một tên phạm pháp ‘Tàu đỏ’ hoặc thành phần ‘hột vịt muối’ nào đã góp tay phá hoại nền kinh tế.
Trong trại Tỵ Nạn Mã Lai, tôi được ưu tiên đi Mỹ, nhưng có lẽ ảnh hưởng chương trình giáo dục của Pháp, tôi hằng mơ ước một ngày nào đó sẽ rờ được chân Tour Eiffel, thả bộ trong vườn Luxembourg, dạo chơi trên sông Seine và nhất là được sống trong một đất nước văn minh nhất thế giới. Và thật may mắn, vừa đặt chân đến định cư, tôi được nước Pháp cũng như người Pháp cưu mang gia đình và giúp đở con cái nên người sau khi chúng tôi từ giã ‘thiên đường cộng sản’. Nhưng thật đau lòng, đã bỏ cộng sản đi tìm tự do, nay lại thấy cảnh Tàu cộng càng ngày càng bành trướng trên quê hương thứ hai của tôi, nếu không góp tay với những người Pháp để báo động thì chắc một ngày gần đây gia đình tôi phải trực diện thêm một lần nữa với kẻ thù không đội trời chung là Tàu cộng trên mảnh đất thứ hai thân yêu nầy.
Nếu chính phủ Pháp không đề cao cảnh giác trước mưu đồ xâm nhập và bành trướng của Tàu cộng, các nhà kỹ nghệ doanh nghiệp bất mãn bỏ nước ra đi thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Và hơn nữa, các chủ cơ sở của Pháp nếu còn tham lợi bán cơ xưởng, bán tài sản và bán luôn cả chất xám (savoir faire) cho tập đoàn Tàu cộng thì, không biết trong bao lâu nữa, Chệt sẽ mua đứt Điện Élysée.
Đinh Lâm Thanh
Paris, 14.3.2013
* Nguồn : Hội Văn Hóa Người Việt Tự Do –
http://www.hvhnvtd.com
HAZEL DENNING * CHƯƠNG TRÌNH ORAPH WINFREY
LIỆU PHÁP HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
NHỚ LẠI KIẾP TRƯỚC (PAST LIFE THERAPY)
Giáo Sư HAZEL DENNING
Vào
một buổi chiều lười biếng ở Sydney , tôi mở tivi và thấy chương trình
Oprah Winfrey đang tranh luận về
kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk
show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là
một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên
của hội
Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp
sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh
vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.
Ngoài tài ăn nói rõ ràng lưu loát về đề tài luân hồi, về vấn đề kiếp
trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại, bà còn là một bác sĩ tâm lý trị liệu
rất giỏi. Tôi nghĩ công trình nghiên cứu của bà về luân hồi vào khoa tâm
lý trị liệu ở Tây phương sẽ là những tài liệu quý báu cho tôi, nên tôi
tìm cách hội kiến với bà.
Máy bay hạ cánh xuống một phi trường nhỏ ở miền Nam California. Giáo sư Denning thân hành ra đón tôi. Người nhỏ thó, lưng thẳng đi đứng nhanh nhẹn tuy đã ngoài tám mươi. Bà ung dung lái xe về nhà ở Riverside , nơi sản xuất cam nổi tiếng của Cali . Trong căn phòng làm việc của bà treo đầy bằng cấp, chứng chỉ: hai bằng tiến sĩ, hai bằng thạc sĩ, bằng cấp cử nhân và rất nhiều văn kiện chứng thực bà rất uyên bác về khoa thôi miên và khoa cận tâm lý (Parapsychology).
Trong hai ngày tôi ở lại nhà bà, bà kể cho tôi nghe về công việc của bà và giải thích lý do bà chọn công việc này. Từ hồi nhỏ, giáo sư Denning hay thắc mắc muốn tìm hiểu "tại sao" về việc này việc nọ, tại sao con người phải chịu khổ đau. Bà không tin đó là ý Chúa (God). Bà cho là tin như vậy có vẻ không hợp lý. Năm ngoài hai mươi tuổi, tình cờ bà được đọc một cuốn sách về luân hồi. Bà vui mừng,"Ôi chao! Tôi đã tìm được giải đáp cho những thắc mắc của tôi rồi. Tôi quá đổi vui mừng và suy nghĩ: cuối cùng thì tôi cũng tìm được một lời giải hợp lý, có thể lý giải được tất cả những bất công của thế gian".
Hồi đầu thì bà chưa tin lắm. Bà tìm đọc những tài liệu xưa để xem những thức giả đời trước nghĩ sao về luân hồi, và khám phá ra rằng tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều tin luân hồi kể cả Thiên chúa giáo cho đến năm 533 sau Tây lịch, thì một ông vua La Mã và bà hoàng hậu cấm không cho nói đến luân hồi nữa. Có hai giáo hoàng bị giết vì muốn giữ đoạn nói về luân hồi trong kinh sách. Ít người biết biết đến dữ kiện này. Cũng không mấy ai biết chuyện những cha cố ngày xưa như cha Origin và ông thánh Augustin đều tin có luân hồi. Bà nói, "Vậy những người nào nói rằng tin có luân hồi là trái với giáo điều Thiên chúa giáo là không biết những chuyện này". Bà càng thích thú hơn khi khám phá ra những nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim đều tin có luân hồi, từ Plato, Aristotle, Socrates đến Henry Ford, Gladstone, Thomas Edison, đại tướng Patton và nhiều người khác nữa. Bà áp dụng những hiểu biết về luân hồi vào khoa chữa bệnh tâm thần để tìm hiểu nguyên do sâu xa do đâu mà bệnh nhân dường như sống ở một thế giới khác, hay có nhiều sợ hãi vô lý (phobia).
Tôi nóng lòng muốn biết giáo sư Denning làm sao dung hòa được hai vai trò có vẻ trái ngược, vai trò của một bác sĩ tâm thần và vai trò của một người dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về kiếp trước. Làm sao bà có thể chấp nhận lối giải thích của các bác sĩ tâm lý trị liệu hiện nay dùng chữ nghiệp (karma) để giải thích rằng những gì xảy ra trong đời này đều do nghiệp chướng đương sự đã tạo nên từ nhiều đời trước. Giáo sư Denning không tin môi trường sống là tác nhân chính ảnh hưởng đến cách hành xử của một người. Bà công nhận hoàn cảnh bao quanh đời sống cũng đóng một vai trò khá quan trọng nhưng không phải là yếu tố chỉ huy.
Theo bà thì mục đích của đời sống ở thế gian là để tu tâm hướng thượng. Một người tái sanh ở lại cõi trần là để thanh toán, thành tựu những gì mình làm dang dở trong những kiếp trước. Bà nói có những đứa trẻ sanh ra với một bản tánh yêu đời, đứa khác thì hay cáu giận, tức là mang theo chủng tử của kiếp trước. Theo bà thì số phận (destiny) của mỗi người không thể thay đổi được những phước báu của cha mẹ hay môi trường chung quanh có thể làm cho đời sống của người ấy thoải mái hơn hay khó khăn hơn.
Vì thế giáo sư Denning quyết định trở nên một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Bà muốn dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về sống lại kiếp trước của mình. Bà rất cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực trong công việc này. Bà không tìm cách khống chế tư tưởng của bệnh nhân. Bà nói ngày trước trong khoa thôi miên người ta thường dạy phương pháp gợi ý cho bệnh nhân (post-hypnotic suggestion) dùng những câu như "Không được ăn thức ăn này. Thức ăn này ghê lắm v.v...". Tôi không dùng phương pháp ấy, trái ngược với nguyên tắc của tôi. Tôi tìm được cách riêng của tôi mà không cần khống chế tâm ý của bệnh nhân. Vì thế tôi muốn dùng cụm từ "đổi đời" (altered state) thay vì hai chữ thôi miên". Năm 1980 bà lập hội "Association for Past Life Research and Therapies" và vui mừng thấy hội phát triển nhanh hơn dự tính, vì số người tin và muốn tìm hiểu luân hồi ngày càng đông. Bà khẳng định rằng khoa hướng dẫn bệnh nhân nhớ lại kiếp trước (Past Life Therapy) trở nên một dụng cụ hữu hiệu trong khoa tâm lý và y khoa toàn diện - chữa trị cả thân và tâm. Đường hướng này không những phát triển nhanh ở Mỹ mà còn lớn mạnh ở các nước khác trên thế giới. Bà được mời đi nói chuyện nhiều lần ở Á châu và ở trường đại học Ultrecht của Hòa Lan, một trường đại học xưa nhất, mà cũng là trường đại học đầu tiên có giảng dạy môn cận tâm lý (parapsychology).
Ở Mỹ những người tìm đến với Dr. Denning gồm đủ mọi thành phần xã hội. Bà dùng phương pháp thông thường trước. Nếu không có kết quả thì bà đưa bệnh nhân trở về kiếp trước để tìm hiểu nguyên nhân. Bệnh nhân của bà gồm đủ mọi hạng người, mục sư có, chuyên viên có, rất nhiều nhà giáo, nhiều quân nhân và các thành phần khác. Thường thường ai cũng muốn hỏi. "Mục đích của đời sống là gì?", "Tôi đang làm gì ở đây", "Tôi trở lại lần này để làm gì?" Bệnh nhân của bà thường ở lứa tuổi ba mươi đến bốn mươi, nhưng có một cô bé chín tuổi xin cha mẹ đến gặp bà để tìm hiểu tại sao cô sợ máu lắm. Mới chín tuổi nhưng cô rất chững chạc. Vừa thiếp đi cô bé thấy kiếp trước của mình là một ông già đang giẫy chết vì bệnh tim. Bỗng dưng cô la lên, "Không, tôi không phải chết vì bệnh mà vì tôi quá đau khổ". Rồi cô bắt đầu kể đến ông già - tức là tiền thân của cô - đưa vợ đi ăn tiệm. Một tên cướp vào tiệm bắn chết nhiều người trong đó có vợ ông. Cô thấy người "vợ" chết trong vũng máu - ấn tượng hãi hùng đó theo thần thức qua đến đời này. Thêm vào đó là mặc cảm tội lỗi đã không cứu được người "vợ" của mình ray rức hành hạ cô, bà kết luận.
Giáo sư Denning
Máy bay hạ cánh xuống một phi trường nhỏ ở miền Nam California. Giáo sư Denning thân hành ra đón tôi. Người nhỏ thó, lưng thẳng đi đứng nhanh nhẹn tuy đã ngoài tám mươi. Bà ung dung lái xe về nhà ở Riverside , nơi sản xuất cam nổi tiếng của Cali . Trong căn phòng làm việc của bà treo đầy bằng cấp, chứng chỉ: hai bằng tiến sĩ, hai bằng thạc sĩ, bằng cấp cử nhân và rất nhiều văn kiện chứng thực bà rất uyên bác về khoa thôi miên và khoa cận tâm lý (Parapsychology).
Trong hai ngày tôi ở lại nhà bà, bà kể cho tôi nghe về công việc của bà và giải thích lý do bà chọn công việc này. Từ hồi nhỏ, giáo sư Denning hay thắc mắc muốn tìm hiểu "tại sao" về việc này việc nọ, tại sao con người phải chịu khổ đau. Bà không tin đó là ý Chúa (God). Bà cho là tin như vậy có vẻ không hợp lý. Năm ngoài hai mươi tuổi, tình cờ bà được đọc một cuốn sách về luân hồi. Bà vui mừng,"Ôi chao! Tôi đã tìm được giải đáp cho những thắc mắc của tôi rồi. Tôi quá đổi vui mừng và suy nghĩ: cuối cùng thì tôi cũng tìm được một lời giải hợp lý, có thể lý giải được tất cả những bất công của thế gian".
Hồi đầu thì bà chưa tin lắm. Bà tìm đọc những tài liệu xưa để xem những thức giả đời trước nghĩ sao về luân hồi, và khám phá ra rằng tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều tin luân hồi kể cả Thiên chúa giáo cho đến năm 533 sau Tây lịch, thì một ông vua La Mã và bà hoàng hậu cấm không cho nói đến luân hồi nữa. Có hai giáo hoàng bị giết vì muốn giữ đoạn nói về luân hồi trong kinh sách. Ít người biết biết đến dữ kiện này. Cũng không mấy ai biết chuyện những cha cố ngày xưa như cha Origin và ông thánh Augustin đều tin có luân hồi. Bà nói, "Vậy những người nào nói rằng tin có luân hồi là trái với giáo điều Thiên chúa giáo là không biết những chuyện này". Bà càng thích thú hơn khi khám phá ra những nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim đều tin có luân hồi, từ Plato, Aristotle, Socrates đến Henry Ford, Gladstone, Thomas Edison, đại tướng Patton và nhiều người khác nữa. Bà áp dụng những hiểu biết về luân hồi vào khoa chữa bệnh tâm thần để tìm hiểu nguyên do sâu xa do đâu mà bệnh nhân dường như sống ở một thế giới khác, hay có nhiều sợ hãi vô lý (phobia).
Tôi nóng lòng muốn biết giáo sư Denning làm sao dung hòa được hai vai trò có vẻ trái ngược, vai trò của một bác sĩ tâm thần và vai trò của một người dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về kiếp trước. Làm sao bà có thể chấp nhận lối giải thích của các bác sĩ tâm lý trị liệu hiện nay dùng chữ nghiệp (karma) để giải thích rằng những gì xảy ra trong đời này đều do nghiệp chướng đương sự đã tạo nên từ nhiều đời trước. Giáo sư Denning không tin môi trường sống là tác nhân chính ảnh hưởng đến cách hành xử của một người. Bà công nhận hoàn cảnh bao quanh đời sống cũng đóng một vai trò khá quan trọng nhưng không phải là yếu tố chỉ huy.
Theo bà thì mục đích của đời sống ở thế gian là để tu tâm hướng thượng. Một người tái sanh ở lại cõi trần là để thanh toán, thành tựu những gì mình làm dang dở trong những kiếp trước. Bà nói có những đứa trẻ sanh ra với một bản tánh yêu đời, đứa khác thì hay cáu giận, tức là mang theo chủng tử của kiếp trước. Theo bà thì số phận (destiny) của mỗi người không thể thay đổi được những phước báu của cha mẹ hay môi trường chung quanh có thể làm cho đời sống của người ấy thoải mái hơn hay khó khăn hơn.
Vì thế giáo sư Denning quyết định trở nên một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Bà muốn dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về sống lại kiếp trước của mình. Bà rất cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực trong công việc này. Bà không tìm cách khống chế tư tưởng của bệnh nhân. Bà nói ngày trước trong khoa thôi miên người ta thường dạy phương pháp gợi ý cho bệnh nhân (post-hypnotic suggestion) dùng những câu như "Không được ăn thức ăn này. Thức ăn này ghê lắm v.v...". Tôi không dùng phương pháp ấy, trái ngược với nguyên tắc của tôi. Tôi tìm được cách riêng của tôi mà không cần khống chế tâm ý của bệnh nhân. Vì thế tôi muốn dùng cụm từ "đổi đời" (altered state) thay vì hai chữ thôi miên". Năm 1980 bà lập hội "Association for Past Life Research and Therapies" và vui mừng thấy hội phát triển nhanh hơn dự tính, vì số người tin và muốn tìm hiểu luân hồi ngày càng đông. Bà khẳng định rằng khoa hướng dẫn bệnh nhân nhớ lại kiếp trước (Past Life Therapy) trở nên một dụng cụ hữu hiệu trong khoa tâm lý và y khoa toàn diện - chữa trị cả thân và tâm. Đường hướng này không những phát triển nhanh ở Mỹ mà còn lớn mạnh ở các nước khác trên thế giới. Bà được mời đi nói chuyện nhiều lần ở Á châu và ở trường đại học Ultrecht của Hòa Lan, một trường đại học xưa nhất, mà cũng là trường đại học đầu tiên có giảng dạy môn cận tâm lý (parapsychology).
Ở Mỹ những người tìm đến với Dr. Denning gồm đủ mọi thành phần xã hội. Bà dùng phương pháp thông thường trước. Nếu không có kết quả thì bà đưa bệnh nhân trở về kiếp trước để tìm hiểu nguyên nhân. Bệnh nhân của bà gồm đủ mọi hạng người, mục sư có, chuyên viên có, rất nhiều nhà giáo, nhiều quân nhân và các thành phần khác. Thường thường ai cũng muốn hỏi. "Mục đích của đời sống là gì?", "Tôi đang làm gì ở đây", "Tôi trở lại lần này để làm gì?" Bệnh nhân của bà thường ở lứa tuổi ba mươi đến bốn mươi, nhưng có một cô bé chín tuổi xin cha mẹ đến gặp bà để tìm hiểu tại sao cô sợ máu lắm. Mới chín tuổi nhưng cô rất chững chạc. Vừa thiếp đi cô bé thấy kiếp trước của mình là một ông già đang giẫy chết vì bệnh tim. Bỗng dưng cô la lên, "Không, tôi không phải chết vì bệnh mà vì tôi quá đau khổ". Rồi cô bắt đầu kể đến ông già - tức là tiền thân của cô - đưa vợ đi ăn tiệm. Một tên cướp vào tiệm bắn chết nhiều người trong đó có vợ ông. Cô thấy người "vợ" chết trong vũng máu - ấn tượng hãi hùng đó theo thần thức qua đến đời này. Thêm vào đó là mặc cảm tội lỗi đã không cứu được người "vợ" của mình ray rức hành hạ cô, bà kết luận.
Quan
điểm của giáo sư Hazel Denning về vấn đền này rất rõ ràng vì bà chứng
kiến hàng ngàn bệnh nhân đã đổi đời, bà đã thấy rõ bao nhiêu thảm cảnh
trong nhiều kiếp của họ và bà đã khai triển riêng lý thuyết của bà.
Cuộc đàm thoại sau đây giữa cô Mackenzie với giáo sư Denning, vì vậy,
không những có giá trị về mặt thông tin mà còn rất thù vị và hào hứng.
Vicki Mackenzie: Tại sao lại có hiện tượng tái sanh?
Hazel Denning: Khi đưa một người trở về kiếp trước và tìm hiểu tại sao đương sự chọn tái sanh vào gia dình này, và mục đích của họ trở lại thế gian để làm gì thì ai cũng có câu trả lời tương tự: "Quả thật tôi không muốn trở lại thế gian chút nào. Ép mình vào cái xác phàm như đi vào tù, ngột ngạt lắm". Khi tôi hỏi lại: "Vậy tại sao ông/bà lại trở về, có ai bắt mình ở lại đâu?" thì câu trả lời luôn luôn là: "Vì thế gian là một trường học để rèn luyện nhân phẩm của mình. Muốn trau giồi tâm linh, muốn hướng thượng thì phải trở lại thế gian. Mà thật tình tôi muốn tu tâm nên tôi phải trở lại thế gian này". Đó là câu trả lời tôi ghi lại.
Vicki Mackenzie: Theo kinh nghiệm của bà thì người ta trở lại thế gian này bao nhiêu lần? Hazel Denning: Vô lượng kiếp, cho đến khi họ học hỏi thành tựu được những điều mong muốn. Ngay cả trong đời hiện tại này có người phải mất nhiều năm mới thấy rõ ý nghĩa của những chướng ngại khó khăn xảy ra cho mình. Có một bà khi đến phòng mạch lần đầu tuyên bố rằng, "Tôi đến đây muốn hỏi về tình yêu lứa đôi". Trả lời thế nào với bà này? Là bác sĩ chuyên môn về khoa tâm lý, tôi không thể nói bà cứ yêu đi rồi sẽ được yêu. Bà vẫn đến phòng mạch nhưng không thường xuyên. Mãi đến mười tám năm sau bà mới tìm ra "chân lý". Trong thời gian không gặp mặt, bà có một đời chồng, ly dị, ăn ở với một ông khác, lấy chồng lần thứ hai, rồi cũng ly dị, ăn ở với năm, sáu ông khác nữa cho đến một hôm bà không chịu đựng được cảnh sống một mình nữa và cương quyết đi gặp tôi mỗi ngày cho đến khi nào tìm được nguyên nhân tại sao bà không thể chung thủy với một người. Cuối cùng thì bà thấy kiếp trước bà là con gái của một gia đình giàu có ở Hy Lạp. Khi chừng mười bốn tuổi, cô bé yêu cậu người làm cùng tuổi. Khi biết được, cha cô nổi trận lôi đình đày người yêu của cô ra một hòn đảo và bán cô cho một người đàn ông lớn tuổi. Quá đau buồn uất ức, cô tự tử chết. Trước khi chết, cô nguyện rằng. "Tôi thề sẽ không bao giờ, không giờ thương yêu ai nữa".
Qua bao năm kinh nghiệm với công việc này, tôi thấy tư tưởng hay ý nguyện cuối cùng trước khi chết, nếu là tiêu cực sẽ theo người đó qua kiếp sau. Thí dụ nếu mình chết với lòng giận dữ, với tâm thù hận thì kiếp sau mình phải tu tâm dưỡng tánh để rửa lòng, để xả bỏ những thù hận của kiếp trước.Trở lại chuyện bà khách. Sau khi biết tiền kiếp của mình, bà gặp được một người chồng tử tế và có hai đứa con. Bà đang hụp lặn trong hạnh phúc mà trước đây bà không thể tưởng tượng có ngày bà có thể được hưởng. Sau khi chứng kiến câu chuyện bà này, tôi nghiệm rằng có nhiều người không thể một sớm một chiều mà tìm được lời giải. Họ cần phải trải qua nhiều biến cố nữa trước khi thấy cái nghiệp của mình. Và câu chuyện này cũng giúp tôi đi đến kết luận rằng mình không thể tự dối lòng. Cho đến khi mình thấy được cái nhân của đời trước, mình mới có thể giải quyết cái quả của đời này. Nhiều khi phải đi sâu vào nhiều đời trước mới thấy được cái "nhân" chính đang chi phối đời sống hiện tại.
Vicki Mackenzie: Có những người đa nghi cho rằng bệnh nhân tưởng tượng ra những hình ảnh, thêu dệt nên những câu chuyện trong tiềm thức của họ để biện minh cho những đau buồn ưu não của họ?
Hazel Denning: Nếu quả đúng như vậy thì khoa tâm lý học phải giúp được bệnh nhân giải quyết mọi ẩn ức của họ chứ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có nhiều bệnh nhân của tôi theo khoa tâm lý trị liệu trong nhiều năm mà không ăn thua gì.
Vicki Mackenzie: Tại sao lại có hiện tượng tái sanh?
Hazel Denning: Khi đưa một người trở về kiếp trước và tìm hiểu tại sao đương sự chọn tái sanh vào gia dình này, và mục đích của họ trở lại thế gian để làm gì thì ai cũng có câu trả lời tương tự: "Quả thật tôi không muốn trở lại thế gian chút nào. Ép mình vào cái xác phàm như đi vào tù, ngột ngạt lắm". Khi tôi hỏi lại: "Vậy tại sao ông/bà lại trở về, có ai bắt mình ở lại đâu?" thì câu trả lời luôn luôn là: "Vì thế gian là một trường học để rèn luyện nhân phẩm của mình. Muốn trau giồi tâm linh, muốn hướng thượng thì phải trở lại thế gian. Mà thật tình tôi muốn tu tâm nên tôi phải trở lại thế gian này". Đó là câu trả lời tôi ghi lại.
Vicki Mackenzie: Theo kinh nghiệm của bà thì người ta trở lại thế gian này bao nhiêu lần? Hazel Denning: Vô lượng kiếp, cho đến khi họ học hỏi thành tựu được những điều mong muốn. Ngay cả trong đời hiện tại này có người phải mất nhiều năm mới thấy rõ ý nghĩa của những chướng ngại khó khăn xảy ra cho mình. Có một bà khi đến phòng mạch lần đầu tuyên bố rằng, "Tôi đến đây muốn hỏi về tình yêu lứa đôi". Trả lời thế nào với bà này? Là bác sĩ chuyên môn về khoa tâm lý, tôi không thể nói bà cứ yêu đi rồi sẽ được yêu. Bà vẫn đến phòng mạch nhưng không thường xuyên. Mãi đến mười tám năm sau bà mới tìm ra "chân lý". Trong thời gian không gặp mặt, bà có một đời chồng, ly dị, ăn ở với một ông khác, lấy chồng lần thứ hai, rồi cũng ly dị, ăn ở với năm, sáu ông khác nữa cho đến một hôm bà không chịu đựng được cảnh sống một mình nữa và cương quyết đi gặp tôi mỗi ngày cho đến khi nào tìm được nguyên nhân tại sao bà không thể chung thủy với một người. Cuối cùng thì bà thấy kiếp trước bà là con gái của một gia đình giàu có ở Hy Lạp. Khi chừng mười bốn tuổi, cô bé yêu cậu người làm cùng tuổi. Khi biết được, cha cô nổi trận lôi đình đày người yêu của cô ra một hòn đảo và bán cô cho một người đàn ông lớn tuổi. Quá đau buồn uất ức, cô tự tử chết. Trước khi chết, cô nguyện rằng. "Tôi thề sẽ không bao giờ, không giờ thương yêu ai nữa".
Qua bao năm kinh nghiệm với công việc này, tôi thấy tư tưởng hay ý nguyện cuối cùng trước khi chết, nếu là tiêu cực sẽ theo người đó qua kiếp sau. Thí dụ nếu mình chết với lòng giận dữ, với tâm thù hận thì kiếp sau mình phải tu tâm dưỡng tánh để rửa lòng, để xả bỏ những thù hận của kiếp trước.Trở lại chuyện bà khách. Sau khi biết tiền kiếp của mình, bà gặp được một người chồng tử tế và có hai đứa con. Bà đang hụp lặn trong hạnh phúc mà trước đây bà không thể tưởng tượng có ngày bà có thể được hưởng. Sau khi chứng kiến câu chuyện bà này, tôi nghiệm rằng có nhiều người không thể một sớm một chiều mà tìm được lời giải. Họ cần phải trải qua nhiều biến cố nữa trước khi thấy cái nghiệp của mình. Và câu chuyện này cũng giúp tôi đi đến kết luận rằng mình không thể tự dối lòng. Cho đến khi mình thấy được cái nhân của đời trước, mình mới có thể giải quyết cái quả của đời này. Nhiều khi phải đi sâu vào nhiều đời trước mới thấy được cái "nhân" chính đang chi phối đời sống hiện tại.
Vicki Mackenzie: Có những người đa nghi cho rằng bệnh nhân tưởng tượng ra những hình ảnh, thêu dệt nên những câu chuyện trong tiềm thức của họ để biện minh cho những đau buồn ưu não của họ?
Hazel Denning: Nếu quả đúng như vậy thì khoa tâm lý học phải giúp được bệnh nhân giải quyết mọi ẩn ức của họ chứ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có nhiều bệnh nhân của tôi theo khoa tâm lý trị liệu trong nhiều năm mà không ăn thua gì.
Vicki Mackenzie: Bà có cho rằng chính mình tự chọn đời sống của mình không?
Hazel Denning: Đúng vậy. Để tôi kể cho cô nghe một chuyện rợn tóc gáy. Một người đàn bà đến nói với tôi rằng: "Mẹ tôi đang hấp hối, cha tôi thì chết rồi. Cả cha lẫn mẹ tôi bầm dập sờ mó tôi hồi tôi mới ba tuổi cho đến năm tôi mới mười ba tuổi". Khi thiếp đi, bà sống lại cảnh tượng bị cưỡng hiếp hồi còn bé và la lên, "Cha ơi đừng, đừng làm con đau!" và bà nói tiếp liền "Tôi muốn tha thứ cho mẹ tôi trước khi bà chết nhưng tôi thấy khó tha thứ quá, tôi thù ghét cả cha lẫn mẹ".
Nếu một người muốn sẵn sàng tha thứ, muốn quên hận thù cũ thì người đó đã được một sự chuyển hóa tâm linh cao và có thể hóa giải được. Nhưng nếu người nào nói ra rằng, "Đừng nói đến chuyện tha thứ những quân dã man đó, Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Tôi thù ghét họ". Thì đừng tìm cách giúp họ tha thứ vì tâm họ chưa sẵn sàng.
Hazel Denning: Đúng vậy. Để tôi kể cho cô nghe một chuyện rợn tóc gáy. Một người đàn bà đến nói với tôi rằng: "Mẹ tôi đang hấp hối, cha tôi thì chết rồi. Cả cha lẫn mẹ tôi bầm dập sờ mó tôi hồi tôi mới ba tuổi cho đến năm tôi mới mười ba tuổi". Khi thiếp đi, bà sống lại cảnh tượng bị cưỡng hiếp hồi còn bé và la lên, "Cha ơi đừng, đừng làm con đau!" và bà nói tiếp liền "Tôi muốn tha thứ cho mẹ tôi trước khi bà chết nhưng tôi thấy khó tha thứ quá, tôi thù ghét cả cha lẫn mẹ".
Nếu một người muốn sẵn sàng tha thứ, muốn quên hận thù cũ thì người đó đã được một sự chuyển hóa tâm linh cao và có thể hóa giải được. Nhưng nếu người nào nói ra rằng, "Đừng nói đến chuyện tha thứ những quân dã man đó, Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Tôi thù ghét họ". Thì đừng tìm cách giúp họ tha thứ vì tâm họ chưa sẵn sàng.
Đối
với bà này, tuy bà nói sẵn sàng tha thứ cho cha mẹ, nhưng tôi nghĩ "Làm
sao tôi có thể giúp bà ta tha thứ cho người cha, người mẹ đã làm những
chuyện ghê tởm như thế đối với con mình"? Tôi bứt rứt, dằn vặt mãi và
cuối cùng chính bệnh nhân đã giúp tôi tìm câu giải đáp. Bà thấy kiếp
trước, thời Đức Quốc Xã, bà là một đứa trẻ bụi đời, sống lang thang đầu
đường xó chợ và đã giết chết một đứa trẻ khác. Sau đó họ bị bắt vào
Auschwitz, một trại giam người Do Thái, và bắt phải làm công việc kiểm
soát những đứa trẻ Do Thái bị giết đã chết hẳn chưa. Lúc đầu công việc
không làm bà phiền hà mấy, nhưng ngày lại ngày nhìn bao nhiêu xác trẻ
con, bà chịu không được nên đã bỏ trốn và bị bắn chết. Bệnh nhân nói
thêm rằng, "Đời sau, khi tái sanh, tôi muốn cha mẹ tôi hành hạ tôi để
tôi trả nghiệp cho mau. Vì vậy tôi phải cám ơn hai vị này đã giúp tôi
trả nghiệp báo".
Vicki Mackenzie: Có bao giờ bà chứng minh được những mẫu chuyện tiền thân này thật sự xảy ra không?
Hazel Denning: Có chứ. Tôi vẫn để tâm theo dõi mỗi khi có dịp tốt. Thí dụ trường hợp một thân chủ nhất định không cho các con đi coi buổi trình diễn của gánh xiếc. Bà biết cấm đoán như vậy thật là vô lý nhưng bà không thể làm gì khác hơn. Khi được đưa trở về kiếp trước thì bà thấy chính bà là "con mụ mập" (the fat lady) của một gánh xiếc và bà ghét cay ghét đắng vai trò của mình. Bà nhớ cả tên người đàn bà mập ấy và cả tên thành phố nữa. Có một bệnh nhân khác có mặt hôm đó biết thành phố này. Ông tình nguyện sẽ tìm đến xem thì quả nhiên đầu thế kỷ 20, ở thành phố đó có một bà mập tên đó đã theo đoàn hát xiếc kiếm ăn như lời bà kia tả lại. Trong đời hiện tại bà này cũng mập.
Một bệnh nhân khác nhớ lại kiếp trước bà là một phú thương đàn ông bị chết chìm theo chiếc tàu Titanic. Bà nhớ tên tuổi của người đàn ông này. Về sau tìm xem sổ sách thì quả nhiên người đàn ông ấy là hành khách trên chiếc tàu Titanic. Bà kể khi nhìn thấy tên trong sổ bà rùng mình ớn lạnh! Ngoài những chứng cớ cụ thể này, những chứng cớ cho thấy những chuyện tiền thân mà các thân chủ tôi nói ra là có thật, và nó rất hợp tình hợp lý với bối cảnh riêng của từng người. Nhờ đó họ có thể đổi đời, có thể thoát được những ray rứt, những sợ hãi vô lý làm xáo trộn đời sống hiện tại của họ.
Vicki Mackenzie: Có ai tỏ ra có mặc cảm tội lỗi khi nhìn thấy những việc xấu họ đã làm trong những đời trước?
Hazel Denning: Không hẳn như thế sau khi họ hiểu mục đích của sự tái sanh và duyên nghiệp. Tôi giải thích cho họ thấy rằng những chuyện xảy ra trong quá khứ không quan trọng mấy. Quan trọng chăng là những gì mình học hỏi được từ những biến cố ấy, và dường như đây mới là nguyên tắc căn bản.
Có một trường hợp rất lạ lùng. Một bệnh nhân vừa bước vào phòng mạch là ngồi phịch xuống ghế, đấm mạnh hai tay vào thành ghế và la lớn, "Tôi ghét Chúa! Jesus Christ là một kẻ lừa đảo! Tôi đã cố gắng làm hết mọi thứ, đã đi tìm thầy chuyên môn, đã học hết kinh thánh mà vẫn không thay đổi gì được cuộc sống của tôi. Tôi khổ quá!" Bà gặp toàn chuyện xui. Rờ tới cái gì thì hỏng cái đó mặc dù bà là một người có khả năng xuất chúng. Sự nghiệp làm ăn bà gây dựng nên tưởng như thành công, cuối cùng cái gì cũng thất bại. Đường chồng con cũng xấu. Tuổi còn trẻ mà trông như một bà già. Bác sĩ nói cơ thể của bà già trước tuổi đến hai chục năm.
Khi được hướng dẫn trở về kiếp trước thì thấy bà là một hồng y trong Tòa Án Dị Giáo (The Inquisition) do giáo hội La Mã Thiên Chúa chủ trì để trị tội những người ngoại đạo. Sự việc này làm đức hồng y (tiền thân của bà) rất đau khổ. Ngài biết trị tội những người ngoại đạo là sai lầm, nhưng đó là việc giáo hội muốn làm. Khi được hỏi tại sao bà trở thành công cụ chính trong Tòa Án Dị Giáo thì bà buột miệng nói rằng, "Đó là để cải tổ lại giáo hội vì giáo hội thời ấy quá hủ hóa, và tôi được giao trọng trách này". Qua những chuyện tương tự, tôi thấy rằng những việc làm khủng khiếp đều có mục đích riêng.
Vicki Mackenzie: Đứng trên góc độ này, nghiệp báo trở nên khúc mắc, ly kỳ khó hiểu, phải không thưa bà? Vì nếu quan niệm những kẻ phạm tội ác chỉ là những công cụ giúp người kia trả nghiệp thì họ đâu có tội lỗi gì?
Hazel Denning: Thật ra thì cũng khó nói lắm. Trùng trùng duyên khởi, cái nọ xọ cái kia, khó mà giải thích chữ nghiệp một cách rốt ráo. Mọi vật hiện hữu trên đời đều phụ thuộc tương tác lẫn nhau, chúng nương nhau mà sống. Nói một cách giản dị,có thể lấy ví dụ của một người chỉ thấy hạnh phúc trong sự đau khổ (masochist) có thể thỏa mãn nhu cầu của một người chỉ thấy vui sướng trên sự đau khổ của kẻ khác (sadist). Hai loại người này nương tựa vào nhau mà sống. Không có cái gì xấu hoàn toàn. Mỗi kinh nghiệm là một bài học. Ta có thể là thủ phạm làm điều ác trong một kiếp nào đó nhưng cũng có thể là nạn nhân trong một kiếp khác. Và cứ như thế, con người sống từ đời này qua đời khác cho đến khi nào họ học được bài học.
Tôi tin rằng chính chúng ta tự chọn con đường mình đi, dễ dàng hay chông gai là cũng do mình. Một khi mình nhận chân được sự thật đó và chấp nhận mục đích của đời sống hiện tại thì hoàn cảnh chung quanh có thể thay đổi. Nếu một người biết nhận trách nhiệm của mình thì người đó có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Còn những kẻ ngu muội không biết nhận trách nhiệm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác thì họ chưa sẵn sàng thay đổi. Chúng tôi, bác sĩ chuyên môn, phải thấy và biết rõ điểm này.
Khi đạt đến mức tỉnh thức tối thượng thì linh hồn (the soul) tự dưng hiểu thấu mọi lẽ - hiểu được mình là ai, tại sao mình hiện hữu ở đây; thấy những gì mình đã làm trong kiếp trước, và những gì mình sẽ làm về sau này vân vân và vân vân. Nhưng chính cá nhân người đó phải tự mình học hỏi. Và tôi cũng không hiểu lý do tại sao chúng ta phải học hỏi nhiều quá như vậy, nhưng tôi không phải là người tạo ra những quy luật ấy mà chỉ tìm cách phân tích lý giải chúng thôi. Có người thật sự không muốn thay đổi hoàn cảnh không mấy tốt đẹp của mình như chuyện một bà nọ sinh ra với hai con mắt gần như mù. Bà phải đeo mắt kiếng dầy cộm. Sau khi soi căn, bà biết rằng chính bà muốn mắt mình như thế để ít thấy những phù du vật chất, để quên cái ngã của mình, để quay nhìn vào bên trong. Từ đó, bà vui vẻ với cặp mắt gần như mù của mình và không chịu tìm cách làm cho mắt sáng hơn.
Vicki Mackenzie: Bà có thấy ai chọn trở về gần gũi với những người họ quen biết từ nhiều kiếp trước không?
Hazel Denning: Có, Nhưng vai vế thì thay đổi. Có người tái sanh với nhau để giải quyết nhiều vấn đề còn dang dở. Có người muốn trở lại để giúp đỡ những người thân. Tôi cho rằng các thánh tử đạo, hay những người chọn cái chết vì chính nghĩa là họ tự nguyện làm như vậy để thức tỉnh lương tri của nhân loại. Cho nên nói rằng nghiệp báo chỉ thể hiện như một sự trừng phạt thì không đúng, cũng có nghiệp dữ, nghiệp lành. Đó là luật nhân quả.
Tôi có quen biết một bà bác sĩ, một người đàn bà rất dễ thương mà lấy một ông chồng dễ ghét nhất trần gian. Khi nào ông cũng mè nheo, gắt gỏng, độc ác mà chính ông không cố tình độc ác. Dần dần, bà chán nản không còn thương chồng nữa. Nhưng không bao giờ bà có ý định ly dị. Một hôm bà đến xin soi căn và thấy rằng bà đã gặp ông này ở một kiếp trước khi ông là một linh hồn lạc lỏng. Bà hứa kiếp sau sẽ lấy ông làm chồng và sẽ giúp ông tìm lại linh hồn mình. Và sau đó thì bà thay đổi thái độ, thật tình yêu thương ông, dịu dàng kiên nhẫn với ông và chỉ một năm sau thì ông cũng đổi tính. Ông đi nhà thờ với bà, ông lái chiếc xe sport màu đỏ rong chơi khắp phố phường. Ông nói năng vui vẻ, hài hước ai cũng thích.
Tôi dùng câu chuyện này để khuyên răn những gia đình có chồng nghiện rượu. Tuy người vợ tha thứ sự nghiện ngập của chồng nhưng tình cảm đối với chồng thì đã sứt mẻ. Tôi nói với họ rằng. "Nếu chị thật tình thương yêu và muốn cải hóa chồng thì chị không nên dùng giọng lời gay gắt với chồng mà nên bộc lộ tình thương, ăn nói dịu dàng thì ông sẽ thay đổi". Có nhiều bà nghe lời và đã thành công.
Vicki Mackenzie: Bà cho biết sau khi chết, hồn có một thời gian nhất định để đi đầu thai không?
Hazel Denning: Có người tái sanh trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi chết, nhất là lính tráng chết ngoài trận mạc. Họ không chịu được cảnh hồn họ lang thang. Họ muốn nhập xác liền. Có lẽ lý do này giải thích được hiện tượng thiên hạ sinh đẻ nhiều sau những trận chiến tranh. Có nhiều người thì mấy trăm năm sau mới tái sanh. Có nhiều linh hồn từ thời Atlantean Age mà bây giờ mới trở lại trần gian. Có lẽ họ chờ đúng thời cơ để đem những hiểu biết mới giúp cho sự chuyển tiếp qua thời đại mới. (New Age).
Vicki Mackenzie: Có khi nào bà đã gặp những người đã từng sống ở hành tinh khác hay cõi giới khác không?
Hazel Denning: Thỉnh thoảng cũng có. Rất nhiều người cho rằng hạ giới là hành tinh thấp nhất trên cột luân hồi (the totem pole). Có mấy người nói rằng trước kia họ sống trên một hành tinh khác. Có một ông viết một thứ chữ lạ hoắc rồi dịch lại tiếng Anh. Ông nói hành tinh ấy có một văn hóa khác hẳn. Ông còn nói khi ấy ông hiểu được "nguyên lý đồng thời" - hiện tại, quá khứ và vị lai đều đang thể hiện ở giây phút này. Thật là khó hiểu.
Vicki Mackenzie: Bà có biết những kiếp trước của bà không?
Hazel Denning: Có chứ. Đời trước kiếp này của tôi rất lạnh lẽo. Tôi là một phụ nữ sinh ra ở nước Anh, lấy chồng là một người làm ngoại giao giàu có, nhà cao cửa lớn, có nhiều gia nhân hầu hạ, tiệc tùng liên miên nhưng tôi rất cô đơn, sống không có tình thương. Khi gần chết, tôi còn nhớ gia nhân rón rén bước không dám gây tiếng động, tôi đã nắm tay em gái tôi và nói rằng, "Nếu chị được sống lại từ đầu, chị sẽ thương yêu nhiều hơn".
Và trong đời này, một em gái tôi chết lúc chín tuổi, tôi mới mười một tuổi. Tôi đã thương khóc em trong hai năm. Tôi cần có kinh nghiệm xuyên qua sự đau khổ như vậy mới lấy lại được cảm xúc bình thường.
Vicki Mackenzie: Có bao giờ bà chứng minh được những mẫu chuyện tiền thân này thật sự xảy ra không?
Hazel Denning: Có chứ. Tôi vẫn để tâm theo dõi mỗi khi có dịp tốt. Thí dụ trường hợp một thân chủ nhất định không cho các con đi coi buổi trình diễn của gánh xiếc. Bà biết cấm đoán như vậy thật là vô lý nhưng bà không thể làm gì khác hơn. Khi được đưa trở về kiếp trước thì bà thấy chính bà là "con mụ mập" (the fat lady) của một gánh xiếc và bà ghét cay ghét đắng vai trò của mình. Bà nhớ cả tên người đàn bà mập ấy và cả tên thành phố nữa. Có một bệnh nhân khác có mặt hôm đó biết thành phố này. Ông tình nguyện sẽ tìm đến xem thì quả nhiên đầu thế kỷ 20, ở thành phố đó có một bà mập tên đó đã theo đoàn hát xiếc kiếm ăn như lời bà kia tả lại. Trong đời hiện tại bà này cũng mập.
Một bệnh nhân khác nhớ lại kiếp trước bà là một phú thương đàn ông bị chết chìm theo chiếc tàu Titanic. Bà nhớ tên tuổi của người đàn ông này. Về sau tìm xem sổ sách thì quả nhiên người đàn ông ấy là hành khách trên chiếc tàu Titanic. Bà kể khi nhìn thấy tên trong sổ bà rùng mình ớn lạnh! Ngoài những chứng cớ cụ thể này, những chứng cớ cho thấy những chuyện tiền thân mà các thân chủ tôi nói ra là có thật, và nó rất hợp tình hợp lý với bối cảnh riêng của từng người. Nhờ đó họ có thể đổi đời, có thể thoát được những ray rứt, những sợ hãi vô lý làm xáo trộn đời sống hiện tại của họ.
Vicki Mackenzie: Có ai tỏ ra có mặc cảm tội lỗi khi nhìn thấy những việc xấu họ đã làm trong những đời trước?
Hazel Denning: Không hẳn như thế sau khi họ hiểu mục đích của sự tái sanh và duyên nghiệp. Tôi giải thích cho họ thấy rằng những chuyện xảy ra trong quá khứ không quan trọng mấy. Quan trọng chăng là những gì mình học hỏi được từ những biến cố ấy, và dường như đây mới là nguyên tắc căn bản.
Có một trường hợp rất lạ lùng. Một bệnh nhân vừa bước vào phòng mạch là ngồi phịch xuống ghế, đấm mạnh hai tay vào thành ghế và la lớn, "Tôi ghét Chúa! Jesus Christ là một kẻ lừa đảo! Tôi đã cố gắng làm hết mọi thứ, đã đi tìm thầy chuyên môn, đã học hết kinh thánh mà vẫn không thay đổi gì được cuộc sống của tôi. Tôi khổ quá!" Bà gặp toàn chuyện xui. Rờ tới cái gì thì hỏng cái đó mặc dù bà là một người có khả năng xuất chúng. Sự nghiệp làm ăn bà gây dựng nên tưởng như thành công, cuối cùng cái gì cũng thất bại. Đường chồng con cũng xấu. Tuổi còn trẻ mà trông như một bà già. Bác sĩ nói cơ thể của bà già trước tuổi đến hai chục năm.
Khi được hướng dẫn trở về kiếp trước thì thấy bà là một hồng y trong Tòa Án Dị Giáo (The Inquisition) do giáo hội La Mã Thiên Chúa chủ trì để trị tội những người ngoại đạo. Sự việc này làm đức hồng y (tiền thân của bà) rất đau khổ. Ngài biết trị tội những người ngoại đạo là sai lầm, nhưng đó là việc giáo hội muốn làm. Khi được hỏi tại sao bà trở thành công cụ chính trong Tòa Án Dị Giáo thì bà buột miệng nói rằng, "Đó là để cải tổ lại giáo hội vì giáo hội thời ấy quá hủ hóa, và tôi được giao trọng trách này". Qua những chuyện tương tự, tôi thấy rằng những việc làm khủng khiếp đều có mục đích riêng.
Vicki Mackenzie: Đứng trên góc độ này, nghiệp báo trở nên khúc mắc, ly kỳ khó hiểu, phải không thưa bà? Vì nếu quan niệm những kẻ phạm tội ác chỉ là những công cụ giúp người kia trả nghiệp thì họ đâu có tội lỗi gì?
Hazel Denning: Thật ra thì cũng khó nói lắm. Trùng trùng duyên khởi, cái nọ xọ cái kia, khó mà giải thích chữ nghiệp một cách rốt ráo. Mọi vật hiện hữu trên đời đều phụ thuộc tương tác lẫn nhau, chúng nương nhau mà sống. Nói một cách giản dị,có thể lấy ví dụ của một người chỉ thấy hạnh phúc trong sự đau khổ (masochist) có thể thỏa mãn nhu cầu của một người chỉ thấy vui sướng trên sự đau khổ của kẻ khác (sadist). Hai loại người này nương tựa vào nhau mà sống. Không có cái gì xấu hoàn toàn. Mỗi kinh nghiệm là một bài học. Ta có thể là thủ phạm làm điều ác trong một kiếp nào đó nhưng cũng có thể là nạn nhân trong một kiếp khác. Và cứ như thế, con người sống từ đời này qua đời khác cho đến khi nào họ học được bài học.
Tôi tin rằng chính chúng ta tự chọn con đường mình đi, dễ dàng hay chông gai là cũng do mình. Một khi mình nhận chân được sự thật đó và chấp nhận mục đích của đời sống hiện tại thì hoàn cảnh chung quanh có thể thay đổi. Nếu một người biết nhận trách nhiệm của mình thì người đó có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Còn những kẻ ngu muội không biết nhận trách nhiệm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác thì họ chưa sẵn sàng thay đổi. Chúng tôi, bác sĩ chuyên môn, phải thấy và biết rõ điểm này.
Khi đạt đến mức tỉnh thức tối thượng thì linh hồn (the soul) tự dưng hiểu thấu mọi lẽ - hiểu được mình là ai, tại sao mình hiện hữu ở đây; thấy những gì mình đã làm trong kiếp trước, và những gì mình sẽ làm về sau này vân vân và vân vân. Nhưng chính cá nhân người đó phải tự mình học hỏi. Và tôi cũng không hiểu lý do tại sao chúng ta phải học hỏi nhiều quá như vậy, nhưng tôi không phải là người tạo ra những quy luật ấy mà chỉ tìm cách phân tích lý giải chúng thôi. Có người thật sự không muốn thay đổi hoàn cảnh không mấy tốt đẹp của mình như chuyện một bà nọ sinh ra với hai con mắt gần như mù. Bà phải đeo mắt kiếng dầy cộm. Sau khi soi căn, bà biết rằng chính bà muốn mắt mình như thế để ít thấy những phù du vật chất, để quên cái ngã của mình, để quay nhìn vào bên trong. Từ đó, bà vui vẻ với cặp mắt gần như mù của mình và không chịu tìm cách làm cho mắt sáng hơn.
Vicki Mackenzie: Bà có thấy ai chọn trở về gần gũi với những người họ quen biết từ nhiều kiếp trước không?
Hazel Denning: Có, Nhưng vai vế thì thay đổi. Có người tái sanh với nhau để giải quyết nhiều vấn đề còn dang dở. Có người muốn trở lại để giúp đỡ những người thân. Tôi cho rằng các thánh tử đạo, hay những người chọn cái chết vì chính nghĩa là họ tự nguyện làm như vậy để thức tỉnh lương tri của nhân loại. Cho nên nói rằng nghiệp báo chỉ thể hiện như một sự trừng phạt thì không đúng, cũng có nghiệp dữ, nghiệp lành. Đó là luật nhân quả.
Tôi có quen biết một bà bác sĩ, một người đàn bà rất dễ thương mà lấy một ông chồng dễ ghét nhất trần gian. Khi nào ông cũng mè nheo, gắt gỏng, độc ác mà chính ông không cố tình độc ác. Dần dần, bà chán nản không còn thương chồng nữa. Nhưng không bao giờ bà có ý định ly dị. Một hôm bà đến xin soi căn và thấy rằng bà đã gặp ông này ở một kiếp trước khi ông là một linh hồn lạc lỏng. Bà hứa kiếp sau sẽ lấy ông làm chồng và sẽ giúp ông tìm lại linh hồn mình. Và sau đó thì bà thay đổi thái độ, thật tình yêu thương ông, dịu dàng kiên nhẫn với ông và chỉ một năm sau thì ông cũng đổi tính. Ông đi nhà thờ với bà, ông lái chiếc xe sport màu đỏ rong chơi khắp phố phường. Ông nói năng vui vẻ, hài hước ai cũng thích.
Tôi dùng câu chuyện này để khuyên răn những gia đình có chồng nghiện rượu. Tuy người vợ tha thứ sự nghiện ngập của chồng nhưng tình cảm đối với chồng thì đã sứt mẻ. Tôi nói với họ rằng. "Nếu chị thật tình thương yêu và muốn cải hóa chồng thì chị không nên dùng giọng lời gay gắt với chồng mà nên bộc lộ tình thương, ăn nói dịu dàng thì ông sẽ thay đổi". Có nhiều bà nghe lời và đã thành công.
Vicki Mackenzie: Bà cho biết sau khi chết, hồn có một thời gian nhất định để đi đầu thai không?
Hazel Denning: Có người tái sanh trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi chết, nhất là lính tráng chết ngoài trận mạc. Họ không chịu được cảnh hồn họ lang thang. Họ muốn nhập xác liền. Có lẽ lý do này giải thích được hiện tượng thiên hạ sinh đẻ nhiều sau những trận chiến tranh. Có nhiều người thì mấy trăm năm sau mới tái sanh. Có nhiều linh hồn từ thời Atlantean Age mà bây giờ mới trở lại trần gian. Có lẽ họ chờ đúng thời cơ để đem những hiểu biết mới giúp cho sự chuyển tiếp qua thời đại mới. (New Age).
Vicki Mackenzie: Có khi nào bà đã gặp những người đã từng sống ở hành tinh khác hay cõi giới khác không?
Hazel Denning: Thỉnh thoảng cũng có. Rất nhiều người cho rằng hạ giới là hành tinh thấp nhất trên cột luân hồi (the totem pole). Có mấy người nói rằng trước kia họ sống trên một hành tinh khác. Có một ông viết một thứ chữ lạ hoắc rồi dịch lại tiếng Anh. Ông nói hành tinh ấy có một văn hóa khác hẳn. Ông còn nói khi ấy ông hiểu được "nguyên lý đồng thời" - hiện tại, quá khứ và vị lai đều đang thể hiện ở giây phút này. Thật là khó hiểu.
Vicki Mackenzie: Bà có biết những kiếp trước của bà không?
Hazel Denning: Có chứ. Đời trước kiếp này của tôi rất lạnh lẽo. Tôi là một phụ nữ sinh ra ở nước Anh, lấy chồng là một người làm ngoại giao giàu có, nhà cao cửa lớn, có nhiều gia nhân hầu hạ, tiệc tùng liên miên nhưng tôi rất cô đơn, sống không có tình thương. Khi gần chết, tôi còn nhớ gia nhân rón rén bước không dám gây tiếng động, tôi đã nắm tay em gái tôi và nói rằng, "Nếu chị được sống lại từ đầu, chị sẽ thương yêu nhiều hơn".
Và trong đời này, một em gái tôi chết lúc chín tuổi, tôi mới mười một tuổi. Tôi đã thương khóc em trong hai năm. Tôi cần có kinh nghiệm xuyên qua sự đau khổ như vậy mới lấy lại được cảm xúc bình thường.
Nhưng
kỷ niệm khó quên nhất xảy ra lúc tôi đang ở trong phòng tắm. Tôi bị đau
gan từ lúc học lớp tám. Tôi hay bị những cơn đau túi mật hành hạ, đau
đầu đến buồn nôn làm tôi khổ sở lắm. Hồi trước tôi cũng hay nóng nảy. Có
hôm cơn giận nổi lên khiến hai mạch máu nhỏ ở cổ bị đứt. Có nhiều lúc
tôi có cảm tưởng như cơn giận làm chóp đầu của tôi có thể bay đi mất.
Nhưng không ai biết vì tôi không để lộ ra ngoài. Cách đây chừng mười
năm, một hôm tôi đang tắm dưới một vòi sen thì cơn nhức đầu kéo tới. Tôi
dằn giọng nói lớn, "Chúa ơi, tôi muốn biết tại sao tôi bị bệnh gan hành
hạ, tại sao tôi phải chịu đau khổ như thế này?"
Vừa dứt lời bỗng nhiên tôi thấy mình là một người lính theo Thập Tự
Chinh thời Trung Cổ, vừa bị một giáo xuyên qua gan. Tôi tức giận sắp
phải chết vì một "chính nghĩa" mà tôi không còn tin tưởng nữa. Tôi chán
ghét những việc chúng tôi đang làm - đốt phá những đền đài đẹp đẽ -
nhưng tôi không làm gì được hơn. Tôi biết tôi sắp chết và sẽ không bao
giờ thấy lại được người vợ và hai đứa con trai. Tôi chết trong giận dữ,
và chứng đau gan bây giờ là sự biểu lộ của cơn giận xa xưa ấy. Giây phút
ấy trong phòng tắm, tôi nghe một giọng thì thầm: "Nguyên do của tính
nóng giận của ngươi bắt nguồn ở đây". Từ ngày đó, tôi không bị cơn đau
túi mật hành hạ nữa.
Vicki Mackenzie: Biết được kiếp trước của mình có lợi ích gì trong kiếp sống hiện tại không?
Hazel Denning: Những hiểu biết về kiếp trước kiếp sau giúp tôi sống an nhiên tự tại. Đối với tôi, thế giới kia cũng rất thật như thế giới này. Cho nên khi mẹ tôi mất, rồi chồng và con trai lần lượt qua đời, tôi không đau buồn mấy. Ngày con tôi tử nạn xe mô tô, tôi vẫn tiếp tục đi thuyết giảng tại một trường đại học đã được sắp đặt trước. Khi biết ra, một giáo sư ở trường hỏi sao tôi có thể dửng dưng trước cái chết của con như vậy. Tôi đã trả lời rằng đối với người ngoài thì tai nạn ấy là một thảm cảnh, nhưng đối với tôi thì khác. Tôi biết con tôi là thầy tu trong ba kiếp trước. Trở lại lần này là cậu muốn nếm mùi đời. Cậu sống mau, sống vội, bất chấp nguy hiểm. Tôi biết con trai tôi không muốn kéo dài đời sống như vậy và cậu quyết định rời bỏ cõi trần sớm trước khi chuyện gì xấu có thể xảy ra. Tuy tôi thương tiếc con, và cũng như những bà mẹ khác, tôi vẫn mong được thấy ngày con khôn lớn, nên người v.v... nhưng trong thâm tâm, tôi mừng cho con đã giải thoát vì tôi biết con tôi sống trong đau khổ.
Vicki Mackenzie: Biết được kiếp trước của mình có lợi ích gì trong kiếp sống hiện tại không?
Hazel Denning: Những hiểu biết về kiếp trước kiếp sau giúp tôi sống an nhiên tự tại. Đối với tôi, thế giới kia cũng rất thật như thế giới này. Cho nên khi mẹ tôi mất, rồi chồng và con trai lần lượt qua đời, tôi không đau buồn mấy. Ngày con tôi tử nạn xe mô tô, tôi vẫn tiếp tục đi thuyết giảng tại một trường đại học đã được sắp đặt trước. Khi biết ra, một giáo sư ở trường hỏi sao tôi có thể dửng dưng trước cái chết của con như vậy. Tôi đã trả lời rằng đối với người ngoài thì tai nạn ấy là một thảm cảnh, nhưng đối với tôi thì khác. Tôi biết con tôi là thầy tu trong ba kiếp trước. Trở lại lần này là cậu muốn nếm mùi đời. Cậu sống mau, sống vội, bất chấp nguy hiểm. Tôi biết con trai tôi không muốn kéo dài đời sống như vậy và cậu quyết định rời bỏ cõi trần sớm trước khi chuyện gì xấu có thể xảy ra. Tuy tôi thương tiếc con, và cũng như những bà mẹ khác, tôi vẫn mong được thấy ngày con khôn lớn, nên người v.v... nhưng trong thâm tâm, tôi mừng cho con đã giải thoát vì tôi biết con tôi sống trong đau khổ.
Trường hợp chồng tôi cũng thế. Một buổi sáng đang chơi tennis,
ông gục chết trên sân cỏ. Sau khi được tin, tôi vào phòng đọc sách gọi
điện thoại báo tin cho gia đình và bỗng dưng một cảm xúc kỳ diệu chưa
từng có đã đến với tôi. Căn phòng như sáng hơn và ấm áp hơn. Lông măng
trên hai tay tôi dựng đứng hết và tôi cảm thấy được an ủi, khích lệ và
sung sướng lạ lùng dường như được ôm ấp bởi tình yêu của nhà tôi, khi ấy
tôi nghe tiếng ông thầm thì: "Em ơi, anh sung sướng được ra đi như ý
muốn". Tối hôm ấy tôi vẫn đi dự buổi họp ở trường. Tan họp, tôi mới báo
cho mọi người biết tin và ai cũng xúc động thương tiếc làm tôi phải đi
an ủi từng người. Khi người thân qua đời thì đau buồn là chuyện thường
tình, nhưng tôi không
chịu được cảnh người ta tỏ ra bi thương thái quá, vì như vậy chứng tỏ
họ có mặc cảm tội lỗi gì với người chết.
Vicki Mackenzie: Theo như bà nói thì mọi chuyện xảy ra đều có lý do? Và cuối cùng thì cũng đưa đến sự tốt đẹp?
Hazel Denning: Đúng thế... Tôi cho rằng con người được sinh ra với một trí tuệ sáng tạo vô bờ mà chúng ta đã ngu muội không thông hiểu, đã phá hoại và lãng quên những khả năng ấy. Thời đại này là thời đại chúng ta có thể trở về với bản năng chân thật của chúng ta.
Cũng giống như những mẫu đối thoại với các vị "gurus" Tây phương khác về luân hồi, buổi nói chuyện với Dr. Denning thật là hứng thú. Những điều tôi học được ở bà cũng như ở nhiều nhà chuyên môn khác về kiếp trước kiếp sau cũng không khác những điều tôi đã được nghe mấy Lạt Ma của phương Đông giảng dạy.
Vicki Mackenzie: Theo như bà nói thì mọi chuyện xảy ra đều có lý do? Và cuối cùng thì cũng đưa đến sự tốt đẹp?
Hazel Denning: Đúng thế... Tôi cho rằng con người được sinh ra với một trí tuệ sáng tạo vô bờ mà chúng ta đã ngu muội không thông hiểu, đã phá hoại và lãng quên những khả năng ấy. Thời đại này là thời đại chúng ta có thể trở về với bản năng chân thật của chúng ta.
Cũng giống như những mẫu đối thoại với các vị "gurus" Tây phương khác về luân hồi, buổi nói chuyện với Dr. Denning thật là hứng thú. Những điều tôi học được ở bà cũng như ở nhiều nhà chuyên môn khác về kiếp trước kiếp sau cũng không khác những điều tôi đã được nghe mấy Lạt Ma của phương Đông giảng dạy.
Chi
tiết về trường hợp tái sanh có thể khác nhau nhưng chân lý thì chỉ có
một, là chân lý mà Lama Yeshe và Lama Zopa đã nói cho chúng tôi nghe
trong chiếc lều trên sườn núi của Kopan rằng sau khi chết sẽ có một đời
sống khác; rằng đời sống kế tiếp như thế nào là do nghiệp báo của bao
đời trước quyết định; rằng trạng thái
tâm thần khi hấp hối đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đời sau;
rằng người ta thường trở lại sống với những người có nghiệp duyên với
chúng ta; rằng những đau khổ của đời này là chính chúng ta tạo ra
v.v... Không nên oán ai, đổ lỗi cho ai vì chính mình vẫn luôn luôn làm chủ đời mình.
http://www.pastlifetimes.net/psychic_phone_readings_psychic_research_hazel_denning.htm
http://www.pastlifetimes.net/psychic_phone_readings_psychic_research_hazel_denning.htm
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 258
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0258
CHUYỆN CƯỜI - CHÂN TÍN - KÝ TIỂU TỬ
Sunday, April 14, 2013
CHUYỆN CƯỜI XHCN
TÔN GIÁO
Một giáo viên Bắc than phiền :
_Miền Nam sùng đạo, lấy tên thánh đặt cho cả trường học.Như cái trường Marie Curie ấỵ
Giáo viên Nam giải thích:
_Marie Curie là tên bà bác học người Balan chứ có phải tên đạo giáo nào đâụ
_Thế chả còn những đạo công chúa ,đạo cao lành là gì?
_Không phải đạo công chúa mà là đạo công giáo thờ Chúa,đạo Cao Lành có lẽ là Cao Đài
và Tin Lành.Chắc các anh hay nói tắt cho gọn đấy! Cũng như điều tra và nghiên cứu cá anh
nói là điều nghiên,thương thuyết thảo luận là thương thảọThật là giản tiện. Giá muôn vàn
kính yêu nói rút đi làm "muôn yêu" có phải tuyệt vời không nào ?
Lắm khi lại cao hứng dùng ngoại ngữ: thay vì nói luân lý, họ nói logic, quốc gia cực đoan
gọi là xô-vanh. Nhà chính trị đọc Genève la Giơ-ne-vờ, Vence là Ven-xờ, cô tiếp viên hàng
không gọi bagage là ba-ga-giờ, anh bộ đội mua đồ ở chợ trời hay đòi đồ origine mà anh nói
là a-la-din .
Trong một phiên họp, anh phường trưởng nói chuyện chính trị, đề cập đến tình hình Iran, Irak
nhân thể đề cao Illych Leninẹ Mà anh gọi là xứ Một-răng, Một-rắc và ông Một-lít Lê-nin. Thì
ra chữ I hoa ở đầu tên anh tưởng là số 1 La mã. Bảo Mỹ là sen đầm quốc tế anh đọc là con đầm
quốc tế .
DELUX - Anh cán nào đi mua radio hay máy ảnh, tủ lạnh cũng đòi cho được thứ phải có nhãn
hiệu mà anh đọc là gie-lu-xẹ
CHEQUE - Anh cán coi kế toán trong một xí nghiệp nói với khách hàng :
_Hóa đơn này tôi sẽ thanh toán bằng chè-koe .
Thấy khách hàng ra vẻ ngớ ngẩn, anh giải thích:
_Chè-koe là giấy lĩnh tiền ở ngân hàng .
Khách mỉm cười :
_À thì ra là cái xéc .
_Phải rồi, miền Bắc quen gọi là chè-koe, mình dùng tiếng mình mà! Hay gì cái thói dùng
ngoại ngữ!
CƠM KHÁCH SẠN -Một cầu thủ được nhà nước ưu đãi cho ăn cơm khách sạn. Anh ta khoe :
_Chúng tôi ăn uống đúng quy-lắt lắm (ý chừng muốn nói đúng quy tắc).
_Thế anh thường ăn món gì?
_Tôi thích ăn nhất món trứng bít-tết (nghe giải thích mới hiểu đó là món ốp lết, omelette).
Biết anh này cũng thộc loại "phó tiến sĩ hữu nghị" bèn chỉ cái nĩa (fourchette) hỏi :
_Thế cái này anh gọi là cái gì ?
_À đấy là cái dùi ...
PHÓ TIẾN SĨ -Nghe nói các sinh viên du học ở Nga, Đông Đức hay Ba Lan đều học qua
thông dịch viên, không cần học ngoại ngữ nên tiếng Anh, Pháp, hay Đức, cả tiếng Nga nữa
cũng mù tịt, anh nào chịu khó học thì thi đỗ phó-tiến-sĩ, anh nào cán mai, học không vô cũng
được phát cho một cấp bằng phó-tiến-sĩ-hữu-nghị (những phó tiến sĩ này lại bở hơn thứ thiệt,
vì mỗi năm về thăm nhà lại được mua kính, hồ, đài, đạp về bán chợ đen).
Một chuyến xe buýt không biết tài xế lái thế nào mà bị anh cảnh sát công lộ huýt còi phải
dừng lại, trình giấy tờ. Cảnh sát xem giấy tờ lâu, lấy bút ra biên phạt loay hoay mãi không xong,
chị phát vé sốt ruột, nói to cho mọi người nghe:
_Anh cảnh sát này chắc là đỗ phó tiến sĩ bình dân học vụ.
Cử tọa đều cười, chỉ có hàng ghế bộ đội là lặng im, mắt nhìn xuống sàn xe ...
Không thể xây dựng được chủ nghĩa cộng sản
Có lần Leonid Brezhnev
dạo chơi trên Quảng trường Đỏ, một bà người Zigan tiến lại gần và xin
bói cho ông một quẻ. Breznhev chìa bàn tay. Xem xong bà phán: “Ông ném
xuống biển Đen 3 đồng Lenin (Đồng tiền xu mệnh giá 1 ruble có hình
Lenin-Kichbu). Có quý nhân sẽ mách bảo ông”.
Breznhev ném đồng Lenin thứ nhất. Nga hoàng Pyotr Đại Đế từ dưới biển hiện lên và nói : “Xưa ta đã tiến hành cải cách mạnh mẻ đất nước, mà vẫn chưa xây dựng được đất nước Nga vĩ đại thì nay nhà người cũng không thể làm gì được”.
Breznhev ném đồng xu thứ hai. Ekaterina II xuất hiện. Bà phán: “Ta đã từng thâu tóm hết mọi quyền bính trong tay mà không xây dựng được nước Nga hùng cường thì nay mi cũng không làm gì được”.
Breznhev ném đồng thứ ba. Vladimir Ilyich Lenin hiện hình và nói: “Trước đây ta biến những phú nông (culak) thành những người cộng sản, còn bây giờ ngươi lại biến những người cộng sản thành những hào phú, ông sẽ không thể xây dựng được chủ nghĩa cộng sản”.
—
BÀI LUẬN HỌC SINH XHCN
Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào.
Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt… Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.
Đề: Bình luận câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước,
khi tắm phải từ từ, không được xối ào ào…
Đề: Hãy đặt câu có từ “đỡ đần”.
Vì em chăm học nên em đỡ đần.
Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Hàng ngày chúng em vui đùa dưới bóng cây khoai lang.
Đề: Em hãy kể lại câu truyện “Thánh Gióng”.
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên trời.
Đề: Tả mái đình.
Hôm nay cô giáo cho chúng em về làng quê chơi, đầu làng có cái mái đình cong cong, khi chúng em đến mái đình rung rinh chào đón chúng em.
Đề: Tả vườn rau muống.
Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.
Đề: Tả chú bộ đội.
Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng.
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ. Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm lược.
Đề: Hãy phân tích bài ca dao: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.
Đây là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa ruộng.
Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một thửa ruộng đang bừa.
Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi bừa.
Đề: Tả chú thương binh.
Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.
Đề: Tả cây hoa hướng dương.
Hôm nay em đi học về nhặt được một hạt hướng dương. Em cho nó vào chậu, sau nó mọc một cây như chiếc đũa. Em chăm bón nó và nó nở một bông hoa như cái nắp ấm.
Sau đó hoa rụng hết cánh, em lấy hạt vào rang ăn.
Đề: Tả cây đàn bầu.
Đàn bầu là đàn có một dây. Dây bầu nằm trong ruột bầu, ruột bầu để mẹ em nấu canh chua.
Đề: Tả con đường làng.
Xa xa con đường có bác nông dân tay dắt cày, vai vác trâu đang từ từ tiến về đầu làng.
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội. Năm nay ông 70 tuổi. Ông nội em ăn rất khoẻ, lại còn biết trông nhà.
Đề: Tả bác hàng xóm.
Bên cạnh nhà em có bác tên là Sẵn, ngày ngày bác ra đồng đi cày ruộng, con trâu đi trước bác đi theo sau.
Mỗi lần bác kêu tắc tắc là con trâu lại đi qua bên phải qua bên trái trông thật vui mắt. Khi bác đưa cây roi lên đánh vào mông chú trâu thì ếch nhái hai bên bờ ruộng kêu inh ỏi.
Đề: Tả công viên.
Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục.
Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Nhà bà ngoại em có trồng một cây dưa hấu. Lá cây xanh thẫm diệu kỳ. Thân cây rất to, 5 người ôm không xuể.
Đề: Tả chú gà trống.
Nhà em có nuôi một chú gà trống. Chú khoác trên mình bộ váy sặc sỡ. Sáng nào chú cũng dậy sớm chạy ra sân và kêu cục ta cục tác để dụ đám gà mái. Em rất yêu quý chú vì hàng ngày chú đều đẻ trứng cho mẹ em đi chợ bán.
BaoMai (blogspot)
Một giáo viên Bắc than phiền :
_Miền Nam sùng đạo, lấy tên thánh đặt cho cả trường học.Như cái trường Marie Curie ấỵ
Giáo viên Nam giải thích:
_Marie Curie là tên bà bác học người Balan chứ có phải tên đạo giáo nào đâụ
_Thế chả còn những đạo công chúa ,đạo cao lành là gì?
_Không phải đạo công chúa mà là đạo công giáo thờ Chúa,đạo Cao Lành có lẽ là Cao Đài
và Tin Lành.Chắc các anh hay nói tắt cho gọn đấy! Cũng như điều tra và nghiên cứu cá anh
nói là điều nghiên,thương thuyết thảo luận là thương thảọThật là giản tiện. Giá muôn vàn
kính yêu nói rút đi làm "muôn yêu" có phải tuyệt vời không nào ?
Lắm khi lại cao hứng dùng ngoại ngữ: thay vì nói luân lý, họ nói logic, quốc gia cực đoan
gọi là xô-vanh. Nhà chính trị đọc Genève la Giơ-ne-vờ, Vence là Ven-xờ, cô tiếp viên hàng
không gọi bagage là ba-ga-giờ, anh bộ đội mua đồ ở chợ trời hay đòi đồ origine mà anh nói
là a-la-din .
Trong một phiên họp, anh phường trưởng nói chuyện chính trị, đề cập đến tình hình Iran, Irak
nhân thể đề cao Illych Leninẹ Mà anh gọi là xứ Một-răng, Một-rắc và ông Một-lít Lê-nin. Thì
ra chữ I hoa ở đầu tên anh tưởng là số 1 La mã. Bảo Mỹ là sen đầm quốc tế anh đọc là con đầm
quốc tế .
DELUX - Anh cán nào đi mua radio hay máy ảnh, tủ lạnh cũng đòi cho được thứ phải có nhãn
hiệu mà anh đọc là gie-lu-xẹ
CHEQUE - Anh cán coi kế toán trong một xí nghiệp nói với khách hàng :
_Hóa đơn này tôi sẽ thanh toán bằng chè-koe .
Thấy khách hàng ra vẻ ngớ ngẩn, anh giải thích:
_Chè-koe là giấy lĩnh tiền ở ngân hàng .
Khách mỉm cười :
_À thì ra là cái xéc .
_Phải rồi, miền Bắc quen gọi là chè-koe, mình dùng tiếng mình mà! Hay gì cái thói dùng
ngoại ngữ!
CƠM KHÁCH SẠN -Một cầu thủ được nhà nước ưu đãi cho ăn cơm khách sạn. Anh ta khoe :
_Chúng tôi ăn uống đúng quy-lắt lắm (ý chừng muốn nói đúng quy tắc).
_Thế anh thường ăn món gì?
_Tôi thích ăn nhất món trứng bít-tết (nghe giải thích mới hiểu đó là món ốp lết, omelette).
Biết anh này cũng thộc loại "phó tiến sĩ hữu nghị" bèn chỉ cái nĩa (fourchette) hỏi :
_Thế cái này anh gọi là cái gì ?
_À đấy là cái dùi ...
PHÓ TIẾN SĨ -Nghe nói các sinh viên du học ở Nga, Đông Đức hay Ba Lan đều học qua
thông dịch viên, không cần học ngoại ngữ nên tiếng Anh, Pháp, hay Đức, cả tiếng Nga nữa
cũng mù tịt, anh nào chịu khó học thì thi đỗ phó-tiến-sĩ, anh nào cán mai, học không vô cũng
được phát cho một cấp bằng phó-tiến-sĩ-hữu-nghị (những phó tiến sĩ này lại bở hơn thứ thiệt,
vì mỗi năm về thăm nhà lại được mua kính, hồ, đài, đạp về bán chợ đen).
Một chuyến xe buýt không biết tài xế lái thế nào mà bị anh cảnh sát công lộ huýt còi phải
dừng lại, trình giấy tờ. Cảnh sát xem giấy tờ lâu, lấy bút ra biên phạt loay hoay mãi không xong,
chị phát vé sốt ruột, nói to cho mọi người nghe:
_Anh cảnh sát này chắc là đỗ phó tiến sĩ bình dân học vụ.
Cử tọa đều cười, chỉ có hàng ghế bộ đội là lặng im, mắt nhìn xuống sàn xe ...
Không thể xây dựng được chủ nghĩa cộng sản
Breznhev ném đồng Lenin thứ nhất. Nga hoàng Pyotr Đại Đế từ dưới biển hiện lên và nói : “Xưa ta đã tiến hành cải cách mạnh mẻ đất nước, mà vẫn chưa xây dựng được đất nước Nga vĩ đại thì nay nhà người cũng không thể làm gì được”.
Breznhev ném đồng xu thứ hai. Ekaterina II xuất hiện. Bà phán: “Ta đã từng thâu tóm hết mọi quyền bính trong tay mà không xây dựng được nước Nga hùng cường thì nay mi cũng không làm gì được”.
Breznhev ném đồng thứ ba. Vladimir Ilyich Lenin hiện hình và nói: “Trước đây ta biến những phú nông (culak) thành những người cộng sản, còn bây giờ ngươi lại biến những người cộng sản thành những hào phú, ông sẽ không thể xây dựng được chủ nghĩa cộng sản”.
—
BÀI LUẬN HỌC SINH XHCN
Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào.
Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt… Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.
Đề: Bình luận câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước,
khi tắm phải từ từ, không được xối ào ào…
Đề: Hãy đặt câu có từ “đỡ đần”.
Vì em chăm học nên em đỡ đần.
Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Hàng ngày chúng em vui đùa dưới bóng cây khoai lang.
Đề: Em hãy kể lại câu truyện “Thánh Gióng”.
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên trời.
Đề: Tả mái đình.
Hôm nay cô giáo cho chúng em về làng quê chơi, đầu làng có cái mái đình cong cong, khi chúng em đến mái đình rung rinh chào đón chúng em.
Đề: Tả vườn rau muống.
Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.
Đề: Tả chú bộ đội.
Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng.
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ. Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm lược.
Đề: Hãy phân tích bài ca dao: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.
Đây là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa ruộng.
Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một thửa ruộng đang bừa.
Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi bừa.
Đề: Tả chú thương binh.
Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.
Đề: Tả cây hoa hướng dương.
Hôm nay em đi học về nhặt được một hạt hướng dương. Em cho nó vào chậu, sau nó mọc một cây như chiếc đũa. Em chăm bón nó và nó nở một bông hoa như cái nắp ấm.
Sau đó hoa rụng hết cánh, em lấy hạt vào rang ăn.
Đề: Tả cây đàn bầu.
Đàn bầu là đàn có một dây. Dây bầu nằm trong ruột bầu, ruột bầu để mẹ em nấu canh chua.
Đề: Tả con đường làng.
Xa xa con đường có bác nông dân tay dắt cày, vai vác trâu đang từ từ tiến về đầu làng.
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội. Năm nay ông 70 tuổi. Ông nội em ăn rất khoẻ, lại còn biết trông nhà.
Đề: Tả bác hàng xóm.
Bên cạnh nhà em có bác tên là Sẵn, ngày ngày bác ra đồng đi cày ruộng, con trâu đi trước bác đi theo sau.
Mỗi lần bác kêu tắc tắc là con trâu lại đi qua bên phải qua bên trái trông thật vui mắt. Khi bác đưa cây roi lên đánh vào mông chú trâu thì ếch nhái hai bên bờ ruộng kêu inh ỏi.
Đề: Tả công viên.
Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục.
Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Nhà bà ngoại em có trồng một cây dưa hấu. Lá cây xanh thẫm diệu kỳ. Thân cây rất to, 5 người ôm không xuể.
Đề: Tả chú gà trống.
Nhà em có nuôi một chú gà trống. Chú khoác trên mình bộ váy sặc sỡ. Sáng nào chú cũng dậy sớm chạy ra sân và kêu cục ta cục tác để dụ đám gà mái. Em rất yêu quý chú vì hàng ngày chú đều đẻ trứng cho mẹ em đi chợ bán.
BaoMai (blogspot)
CHÂN TÍN * ỦY BAN ĐOÀN KẾT
Ủy ban Đoàn kết Công giáo: Tập đoàn của âm mưu và tội ác
Submitted by Nguyên Dung on March 28, 2013 – 10:52 amNo Comment
LTS:
Thời gian qua, Nữ Vương Công Lý đã có một số thông tin về cái gọi là Ủy Ban đoàn kết Công giáo.
Nhiều bài viết, tư liệu và chứng cứ đã vạch rõ Ủy ban này ra đời,
được nuôi nấng với nhiệm vụ tiêu diệt bằng được Giáo hội Công giáo qua
hình thức tinh vi là thiết lập một Giáo hội Công giáo tự trị – tam tự –
kiểu Trung Quốc.
Nhiều tác giả, nhân chứng đã nói lên bản chất của cái gọi là Ủy ban
này, hoàn toàn nhằm chống lại Công giáo, như lời Đức TGM Giuse Ngô Quang
Kiệt đã xác nhận: “Đó là công giáo nhãn hiệu”. Tiếc thay, đến hiện nay
nhiều Giáo phận, nhiều nơi vẫn còn dung túng cho các linh mục, giáo sĩ,
giáo dân tham gia tổ chức này.
Để quý vị độc giả hiểu rõ hơn những tội ác, những âm mưu và những
hành động mà cái Ủy ban này gây ra cho Giáo hội, từ nay, Nữ Vương Công
Lý xin giới thiệu loạt bài của Linh mục Chân Tín, một linh mục đã trọng
tuổi, một con người đứng vững, hiên ngang trước mọi thế lực đe dọa, sẵn
sàng lấy cả mạng sống mình chứng minh cho sự thật.
Qua loạt bài này, chúng ta sẽ thấy hiện rõ nét bộ mặt của cái Ủy ban mang tên mỹ miều “Đoàn kết Công giáo” hiện nay.
Qua loạt bài này, chúng ta sẽ thấy hiện rõ nét bộ mặt của cái Ủy ban mang tên mỹ miều “Đoàn kết Công giáo” hiện nay.
Nữ Vương Công Lý đồng thời cũng xin các
độc giả, các tác giả có những hiểu biết, chứng cứ và tài liệu của Ủy ban
này lên tiếng để mọi người dân hiểu được bản chất của tổ chức này,
không thể để trò lập lờ đánh lận con đen trong thời đại thông tin hiện
nay.
Phần 1:
Các lãnh tụ tương lai của Ủy ban Đoàn kết: Hô hào trục xuất Đức Khâm sứ Tòa thánh và Đức cha Thuận
Ít ngày sau 30/4/1975, các lãnh tụ tương lai của Ủy ban Đoàn kết, gồm
có linh mục Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Phan Khắc
Từ đã hô hào trục xuất Đức Khâm sứ Tòa thánh Henri Lemaitre và phản đối
việc Tòa thánh bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Thuận làm Tổng giám mục phó
Tổng giáo phận Sài Gòn.
Các linh mục Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Vương Đình
Bích – Những kẻ đã hô hào trục xuất Đức Khâm sứ Tòa thánh Henri
Lemaitre. (Lm Trương Bá Cần đã về chầu…?)
Nguyễn Antôn (Công giáo Miền nam sau 1975) đã viết về các vị ấy: “Nhảy
qua tường, đột nhập vào Tòa Khâm sứ, dùng búa đập phá ổ khóa ngoài
cổng, trèo lên mái nhà căng biểu ngữ và hạ lá cờ Tòa thánh. Bọn chúng hò
hét: Đả đảo! Đả đả! Henri Lemaitre về nước, cút cút đi, cút đi. Họ xô
đẩy đức Khâm sứ, linh mục phụ tá người Balan và linh mục Bí thư người
Việt từ trong khuôn viên Tòa Khâm sứ ra đường Hai Bà Trưng, rồi đóng sập
cửa lại” (trang 219). Các vị ấy tấn công Tòa Khâm sứ Tòa thánh vào
ngày 14/5/1975 – tức là chỉ hai tuần sau khi cộng sản cướp chính quyền.
Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận, TGM Phó TGP Sài Gòn bị bắt bỏ tù CS
Cũng chính các vị lãnh tụ tương lai của Ủy ban Đoàn kết này đã hô hào
loại trừ Đức cha Fx. Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận
Sài Gòn. Ngày 25/4/1975, 5 ngày trước khi tướng Dương Văn Minh tuyên bố
đầu hàng, Đức cha Fx. Nguyễn Văn Thuận – Giám mục Nha Trang, được Đức
Giáo hoàng Phaolo VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài
Gòn với quyền kế vị. Ngày 12/5/1975, Đức Tổng giám mục Phaolo Nguyễn Văn
Bình cho phổ biến thông cáo về việc bổ nhiệm trên. Nhóm các linh mục
lãnh tụ tương lai của Ủy ban Đoàn kết đã bao vây Đức Tổng Giám mục
Phaolo Nguyễn Văn Bình và Đức cha Fx. Nguyễn Văn Thuận. Họ yêu cầu Đức
cha Thuận rút lui khỏi chức vụ.
Trong vấn đề này, Đức cha Phaolo Nguyễn Văn Bình đã tỏ ra khá cứng
rắn. Ngày 7/6/1975, Đức cha Nguyễn Văn Bình đã viết một lá thơ xác nhận:
“Việc Tòa thánh bổ nhiệm Đức cha Fx. Nguyễn Văn Thuận làm Giám mục
phó Tổng Giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị là một việc hợp với nhu cầu
mục vụ của địa phận Sài Gòn. Đây không phải là một việc áp đặt như một
số người đã hiểu lầm. Nhiều Giám mục đã được tham khảo ý kiến, dĩ nhiên
trong đó có tôi. Chính tôi đã đồng ý hoàn toàn việc bổ niệm này. Kêu gọi
quý cha, quý tu sĩ nam nữ và giáo dân sẵn sàng tuân phục hoàn toàn
quyết định của Tòa thánh La mã“.
Đức Cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình
Qua ngày 8/6/1975, đức cha Nguyễn Văn Bình còn gửi cho chính quyền Cộng sản một kháng thư: “Mấy
tổ chức mệnh danh Công giáo chỉ là một thiểu số không đáng kể trong
hàng ngũ Công giáo, không thể nào đại diện cho đông đảo giáo dân Công
giáo. Những tội danh gán buộc cho Đức Khâm sứ Henri Lemaitre và Đức tổng
Giám mục Fx. Nguyễn Văn Thuận hoàn toàn thất thiệt”.
Tiếp đó, Đức Tổng Phaolo Nguyễn Văn Bình, “khẩn thiết yêu cầu” chính phủ cách mạng cho nghiêm lệnh:
- 1. Triệt để thi hành Sắc lệnh Tự do Tín ngưỡng mà Chủ tịch HCM đã ban bố tại Hà Nội ngày 14/5/1955 cũng như chính sách 10 điểm mà Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam đã tuyên bố ngày 14-5-1969, hầu gây tin tưởng và phấn khởi của toàn dân đối với Chính phủ.
- 2. Chấm dứt các chiến dịch tuyên truyền, bôi nhọ các chức sắc Giáo hội Công giáo Việt Nam.
- 3. Chặn đứng ngay chiến dịch vận động phi pháp, đòi trục xuất Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận, vì việc trục xuất phi pháp này vi phạm trầm trọng Sắc lệnh Tự do Tín ngưỡng và chính sách 10 điểm của Chính phủ, sẽ gây nguy hại cực kỳ lớn lao không lường được về đối nội cũng như đối ngoại cho quốc gia và dân tộc.
Ta thấy Đức Tổng giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình lúc này rất cứng cáp
và can đảm, nhưng kể từ khi có 4 ông cố vấn của Ủy ban Đoàn kết, ngài
đã yếu đi, không cứng rắn và can đảm như trước. Vào cuối đời, Đức cha
Nguyễn Văn Bình đã tâm sự: “Ngài sợ” và khi gần chết vẫn còn sợ cộng
sản.
Hai tháng sau, ngày 15/8/1975, bất chấp kháng thư của Đức cha Bình,
cộng sản đã bắt Đức cha Nguyễn Văn Thuận, câu lưu ngài tại Cây Vông,
thuộc tỉnh Khánh Hòa và sau cùng đày ngài ra Bắc cầm tù 13 năm, trong đó
có 9 năm biệt giam.
Các linh mục kia đã lập công, nên đã được chọn làm lãnh tụ cho Ủy ban Đoàn kết, tay sai của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ủy ban Đoàn kết xuyên tạc Thư chung 1980 của HĐGM Việt Nam
Ngày 1/5/1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam có gửi một Thư chung cho toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam.
Đây là Đại hội đầu tiên của toàn thể các Giám mục Việt Nam thống
nhất. Sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam cho dân Chúa biết về một tuần
làm việc của Hội đồng Giám mục tại Hà Nội, ý nghĩa của việc viếng mộ hai
thánh Tông đồ ở Roma và việc tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới,
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra một đường hướng mục vụ với chủ đề:
“Giáo hội đồng hành với Dân tộc”, và kêu gọi người Công giáo: “Sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc”.
Dân tộc mà Hội đồng Giám mục và toàn thể nhân dân Việt Nam đang bị đảng
Cộng sản đầy đọa, áp bức, bóc lột, mất hết tự do. Người Công giáo phải
đồng hành với nhân dân Việt Nam, chia sẻ nỗi đau khổ, mất mát về tinh
thần cũng như vật chất, quyết đấu tranh cho con người, chống lại một chế
độ vô nhân đạo, chống lại thiểu số đảng viên cộng sản phè phỡn sống
trên xương máu của người dân.
Về giá trị của Thư chung năm 1980, cha Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, viết: “Chỉ
cần nhìn các trích dẫn, chúng ta dễ dàng nhận ra nền tảng của Văn kiện,
đó là Lời Chúa, là Giáo huấn của Công đồng Vaticano II, Giáo huấn của
hai vị Giáo hoàng Phaolo VI và Gioan Phaolo II. Điều cần lưu ý là Văn
kiện đã được sự đóng góp của nhiều chuyên viên trong các lãnh vực: Thần
học, Kinh thánh, Xã hội…Nhưng điều hiển nhiên hơn cả, là khi đọc thư mục
vụ 1980, ta có cảm tưởng đang hít thở không khí trong lành, lạc quan
như của Hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” của Công đồng Vatican II. Thư
chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam chính là cẩm nang, là văn kiện
định hướng cho các tín hữu Công giáo Việt Nam đầu thập niêm 80 của thế
kỷ trước. Và như đã nói trên, chính vì Văn kiện dựa trên Lời Chúa cũng
như Giáo huấn của Công đồng Vaticano II và các Giáo hoàng, nên không có
lý do gì để hoài nghi về nội dung. Và cũng chính vì vậy, mà ta cũng có
thể nói: Thư chung 1980 không chỉ có giá trị vào thời điểm được viết ra
và công bố, nhưng còn có giá trị cho bất cứ giai đoạn nào, bất cứ hoàn
cảnh nào” (Nguyễn Ngọc Tỉnh, Thắp một Ngọn nến cho Thái Hà, 2010, trg. 146-147).
Thế nhưng, Ủy ban Đoàn kết đã xuyên tạc ý nghĩa tốt đẹp của Thư chung 1980 của hàng Giáo phẩm Việt Nam. Linh mục Võ Thành Trinh, chủ tịch Ủy ban Đoàn kết và các linh mục khác của Ủy ban, mà dân chúng gọi là “quốc doanh” đã lợi dụng lời kêu gọi đó để vận động, tuyên truyền cho nhà nước cộng sản.
Linh mục Võ Thành Trinh nói: “Yêu nước phải gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội” Ông còn kêu gọi Ủy ban Đoàn kết phải cấp bách hoạt động cho Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa cộng sản: “Chúng ta càng ngày càng làm cho đông đảo đồng bào Công giáo thấy rõ: yêu nước là vinh quang, yêu nước bây giờ là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, không còn con đường nào khác”.
Kể từ đó, Thư chung 1980 bị Ủy ban Đoàn kết khai thác theo hướng tuyên truyền có lợi cho cộng sản.
Trong bài Báo cáo Tổng kết của Ủy ban Đoàn kết tại Đại hội “những người Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc yêu đồng bào” năm 2003, linh mục Phan Khắc Từ đã nói: “Đường hướng sống phúc âm giữa lòng dân tộc được Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra từ năm 1980, đã tác động thức đẩy phong trào yêu nước trong đồng bào công giáo phát triển mạnh mẽ. Lời dạy của các vị chủ chăn Công giáo Việt Nam cũng chính là sự nhìn nhận những hoạt động thường xuyên của phong trào và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam”.
Cùng với Ủy ban Đoàn kết, đảng cộng sản cũng khai thác Thư chung
1980. Ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam, trong bài phát
biểu tại đại hội nói trên, sau khi ca ngợi hàng loạt “thánh tích” của
Ủy ban Đoàn kết, đã nói: “Thành tích đó khẳng định tính đúng đắn của
đường hướng mà Hội đồng Giám mục Việt Nam đã lựa chọn, thể hiện trong
Thư chung 1980 là sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”.
Thành tích của Ủy ban Đoàn kết trong việc xuyên tạc ý nghĩa của Thư
chung 1980 đã có những kết quả bi đát. Cha Nguyễn Ngọc Tỉnh đã từng đặt
vấn đề về câu khẩu hiệu này và ngài cũng đã trả lời: “Trong suốt năm
2007, khi phong trào dân oan đi đòi công lý rộ lên từ Bắc chí Nam, từ
nông thôn tới thành thị, Giáo hội Công giáo làm thinh. Khi nổi lên vụ
khai thác boxit, các nhà trí thức công khai bày tỏ ý kiến, yêu cầu nhà
nước ngưng triển khai dự án, Giáo hội Công giáo làm thinh. Khi những
người mạnh dạn tố cáo tham nhũng, khi các nhà đấu tranh cho tự do dân
chủ lần lượt theo nhau vào tù, Giáo hội Công giáo làm thinh. Khi người
dân bày tỏ lòng yêu nước cùng xuống đường tuần hành biểu tình chống
Trung quốc chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều học sinh, sinh
viên và dân thường bị bắt, bị bỏ tù, Giáo hội Công giáo làm thinh. Thế
thì câu hỏi đặt ra là, trong những hoàn cảnh bức thiết đến như vậy,
trong khi những cá nhân bất chấp bao phiền toái cho bản thân, bất chấp
hiểm nguy cho tính mạng, dám can đảm đi đòi công lý, dám hiên ngang tỏ
bày lập trường, mạnh mẽ nói lên lòng yêu nước, một niềm gắn bó với tiền
đồ dân tộc, thì những người Công giáo, bắt đầu từ những vị lãnh đạo xem
như chẳng có chi liên quan tới mình, để mình pahir bận tâm. Trong hoàn
cảnh đó, làm sao có thể chứng minh cho mọi người rằng Giáo hội Công giáo
Việt Nam chúng ta đang sống Phúc âm giữa lòng dân tộc, đang đồng hành
với dân tộc hôm nay? “(Id trg. 152-153)
Tình trạng bi đát này là thành tích của Ủy ban Đoàn kết đáng được đảng ca ngợi.
Linh mục Chân Tín
TIỂU TỬ * CÁI MIỆNG
Cái « Miệng ... Trên »
Tiểu Tử
Cái miệng có hai chức năng chánh : ăn và nói . Xưa nay ít có ai để ý đến những chức năng phụ của cái miệng – tiếng là phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng – như : ngáp , ợ , ho , khạc , thở khi nào bị nghẹt mũi ... Có lẽ tại vì nó ... hạ cấp quá nên bị coi thường ! Và cũng tại vì có sự coi thường đó mà người ta chỉ chú trọng dạy trẻ con học ăn học nói thôi . Thành ra , lớn lên , phần đông ngáp ơi ới không che miệng , ợ ồng ộc nghe chỏi lỗ tai , ho thẳng vào mặt người đối diện , còn khạc nhổ thì tùm lum bất cứ chỗ nào ... Trong chuyện phiếm này , tôi cũng theo « truyền thống" để chỉ viết về hai chức năng « ăn và nói » của cái miệng .
Ăn ... Từ hồi còn nằm trong bụng Mẹ , con người đã biết ăn ( Ông Trời sanh ra như vậy ! ) . Mới lọt lòng , không ai dạy , kề vú vào miệng là đã biết ... đớp ( Về sau , khi đã thành nhơn , có đòi đớp như hồi bê bê là một ... cái gì khác chớ không phải là ăn ! ) . Thành ra « ăn » là một bản năng . Hễ đói là tự nhiên phải kiếm cái gì ăn , chưa biết rằng không ăn lần hồi rồi sẽ chết ( Ăn ... hối lộ không nằm trong « diện » tự nhiên trời sanh này ! ) . Khái niệm « chết vì không có gì ăn hay có mà ăn không được » chỉ đến với con người khi con người có đủ trí khôn . Khỗ nỗi , khi có đủ trí khôn , con người lại đòi « ăn ngon » , biết chê biết khen , biết chế biến món này món nọ để ăn cho « khoái khẩu » . Cái « ăn » , vì vậy , đã chiếm ... đỉnh cao của trí tuệ loài người , đến nỗi có câu « dĩ thực vi tiên » ( ăn trước đã ! ) và ở Việt Nam miền nào cũng quảng cáo rầm rộ « món ăn đặc sản » để làm ... chảy nước miếng du khách ( Ở Hà Nội bây giờ « chảy nước miếng hay chảy nước dãi » được gọi là « toát mồ hôi lưỡi » ! Từ ngữ cách mạng vốn ... trừu tượng ! ) . Trên thế giới , ngành du lịch xứ nào cũng giới thiệu thật nhiều về « cái ăn » ngay sau khi cho xem phong cảnh hùng vĩ hữu tình . Để thấy cái miệng tuy nhỏ xíu như vậy mà đã ... đẻ ra chữ « ăn » thật to tổ chảng !
Trong từ ngữ thông thường , chữ « ăn » lúc nào cũng thấy như người lãnh đạo , nghĩa là đứng trên đứng trước nhiều chữ diễn tả một hành động một sự kiện – không biết để làm gì nhưng vẫn phải ... đứng trên đứng trước ! – Ví dụ như « ăn quịt , ăn gian , ăn trộm , ăn cướp » ... Tiếng « ăn » ... ăn nhậu gì với những chuyện « quịt , gian , trộm , cướp » , vậy mà phải có lãnh đạo « ăn » vào đó nghe nó mới ... xuôi lỗ tai ! Rồi thì ... ăn tùm lum , lúc nào ở đâu cũng thấy ăn : ăn giỗ , ăn cưới ( Hồi xưa còn nói « ăn đám ma » nữa ! ) ăn khánh thành , ăn lên lon , ăn Tết , ăn đầy tháng , ăn thôi nôi , ăn ... hối lộ ... Chỉ có « ăn » thôi , vậy mà cái miệng sao mà « lắm chuyện » !
Bây giờ , xin nói đến « nói » .
Con người nếu sống một mình chắc không cần phải biết nói ! Thật vậy , biết nói để nói với ai ? Rồi , bởi vì con người cần sống với con người nên mới phải « nói » để hiểu nhau . Mới đầu nói bằng ... tay chân ( bây giờ gọi là « ra dấu » ) Lần hồi , chắc ra dấu ... mỏi tay nên mới bày đặt tiếng nói ( Dầu sao , mỏi miệng vẫn ... dễ chịu hơn mỏi tay ; cái trí khôn của con người bắt đầu ... ló dạng ! ) Cái miệng , ngoài chức năng « ăn » của Trời cho , bây giờ có thêm chức năng « nói » do con người đẻ ra vì muốn người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì .
Con người mới sanh ra chưa biết nói , chỉ biết khóc ! Các nhà văn gọi đó là « tiếng khóc chào đời » . Hay quá ! Thật vậy , nếu không có tiếng khóc thì làm gì có tiếng nói ? Rồi từ chỗ « oa oa » đó ọ ẹ riết rồi cũng ra chữ ra câu . Người ta dạy trẻ con học nói cho đúng cách , học nói cho có lễ độ , học nói cho thanh tao . Có một điều lạ là những tiếng ... chửi thề chẳng thấy ai dạy mà sao ai ai cũng biết và biết sử dụng đúng nơi đúng lúc một cách « tài tình » ! Ngoài những từ ngữ thông dụng – không kể chửi thề , dĩ nhiên – Nhà Nước Việt Nam còn dạy trẻ con hô khẩu hiệu , nói những lời « dao to búa lớn » theo ... phong cách xã hội chủ nghĩa , nghĩa là nói để cho có nói chớ không phải nói để cho người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì . Cái « nói » – một chức năng của cái miệng – cũng bị làm ... cách mạng ! Than ôi !
Nói về « nói » , con người nói thôi ... đủ thứ . Nào là « nói thánh nói tướng » , « nói láo nói phét » , « nói hành nói tỏi » , « nói trăng nói cuội » ... Rồi « nói phang ngang bửa củi » , « nói dộng trong họng người ta » , « nói trên trời dưới đất » , « nói mà cái miệng không kịp kéo da non » , « nói như con két » ... Cái miệng nói nhiều hơn ăn , bởi vì ăn no rồi là không ăn được nữa chớ còn nói thì có bao giờ bị ... no nói đâu để mà phải ngừng ?
Tóm lại , cái miệng là để ăn và để nói . Vậy mà chính cái miệng nó « hành » con người . Ông bà mình hay nói :» Bịnh từ miệng mà vào , Vạ từ miệng mà ra » . Đúng quá ! Tại vì mình ăn mới đem mầm bịnh vào người và tại vì mình nói mới đụng chạm sanh chuyện . Biết như vậy nhưng làm sao con người sống mà không ăn không nói ?
Ở Việt Nam , Nhà Nước ta đã thấu triệt cái « chân lý » vừa kể cho nên đã ... phân loại cái miệng : miệng của nhân dân và miệng của Nhà Nước . Cái miệng của nhân dân là cái miệng « ăn » còn cái miệng của Nhà Nước là cái miệng « nói » . Nhà Nước « quản lý » cái miệng ăn nên chỉ cho ăn vừa phải , đúng tiêu chuẩn , để nhân dân đừng ... bị bịnh ! ( Bệnh từ mồm mà vào , đúng thế đấy ... Ta đã học tập và triển khai cái chân lý ấy từ thời ... không có gì để ăn cơ ! ) .
Còn « nói » thì nhân dân không nên nói , bởi vì « nói » là mang vạ vào thân đấy thôi . Để Nhà Nước nói , bởi vì Nhà Nước , đã là đỉnh cao trí tuệ của loài người , biết nói thế nào để không bao giờ phải ... mang vạ vào thân . Và bởi vì cái miệng của Nhà Nước là loại miệng nói không sợ ... mòn , không phải tốn tiền mua và dự trữ đồ phụ tùng thay thế . Cho nên đừng ngạc nhiên sao ở Việt Nam chỉ nghe có Nhà Nước nói và nói không bao giờ ... ngừng ! Ngoài ra , Nhà Nước vì thương dân nên khi thấy dân há miệng định nói là đưa tay bịt miệng ngay kẻo dân mang vạ vào thân , tội nghiệp ! Một cử chỉ ... đẹp như vậy mà thiên hạ cứ ... vo tròn bóp méo !
Nếu « ăn » là để sống thì « nói » là để cảm nhận rằng mình đang sống . Vậy mà người dân Việt Nam chỉ được phép dùng cái miệng để ăn thôi ...
Tiểu Tử
Tiểu Tử
Cái miệng có hai chức năng chánh : ăn và nói . Xưa nay ít có ai để ý đến những chức năng phụ của cái miệng – tiếng là phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng – như : ngáp , ợ , ho , khạc , thở khi nào bị nghẹt mũi ... Có lẽ tại vì nó ... hạ cấp quá nên bị coi thường ! Và cũng tại vì có sự coi thường đó mà người ta chỉ chú trọng dạy trẻ con học ăn học nói thôi . Thành ra , lớn lên , phần đông ngáp ơi ới không che miệng , ợ ồng ộc nghe chỏi lỗ tai , ho thẳng vào mặt người đối diện , còn khạc nhổ thì tùm lum bất cứ chỗ nào ... Trong chuyện phiếm này , tôi cũng theo « truyền thống" để chỉ viết về hai chức năng « ăn và nói » của cái miệng .
Ăn ... Từ hồi còn nằm trong bụng Mẹ , con người đã biết ăn ( Ông Trời sanh ra như vậy ! ) . Mới lọt lòng , không ai dạy , kề vú vào miệng là đã biết ... đớp ( Về sau , khi đã thành nhơn , có đòi đớp như hồi bê bê là một ... cái gì khác chớ không phải là ăn ! ) . Thành ra « ăn » là một bản năng . Hễ đói là tự nhiên phải kiếm cái gì ăn , chưa biết rằng không ăn lần hồi rồi sẽ chết ( Ăn ... hối lộ không nằm trong « diện » tự nhiên trời sanh này ! ) . Khái niệm « chết vì không có gì ăn hay có mà ăn không được » chỉ đến với con người khi con người có đủ trí khôn . Khỗ nỗi , khi có đủ trí khôn , con người lại đòi « ăn ngon » , biết chê biết khen , biết chế biến món này món nọ để ăn cho « khoái khẩu » . Cái « ăn » , vì vậy , đã chiếm ... đỉnh cao của trí tuệ loài người , đến nỗi có câu « dĩ thực vi tiên » ( ăn trước đã ! ) và ở Việt Nam miền nào cũng quảng cáo rầm rộ « món ăn đặc sản » để làm ... chảy nước miếng du khách ( Ở Hà Nội bây giờ « chảy nước miếng hay chảy nước dãi » được gọi là « toát mồ hôi lưỡi » ! Từ ngữ cách mạng vốn ... trừu tượng ! ) . Trên thế giới , ngành du lịch xứ nào cũng giới thiệu thật nhiều về « cái ăn » ngay sau khi cho xem phong cảnh hùng vĩ hữu tình . Để thấy cái miệng tuy nhỏ xíu như vậy mà đã ... đẻ ra chữ « ăn » thật to tổ chảng !
Trong từ ngữ thông thường , chữ « ăn » lúc nào cũng thấy như người lãnh đạo , nghĩa là đứng trên đứng trước nhiều chữ diễn tả một hành động một sự kiện – không biết để làm gì nhưng vẫn phải ... đứng trên đứng trước ! – Ví dụ như « ăn quịt , ăn gian , ăn trộm , ăn cướp » ... Tiếng « ăn » ... ăn nhậu gì với những chuyện « quịt , gian , trộm , cướp » , vậy mà phải có lãnh đạo « ăn » vào đó nghe nó mới ... xuôi lỗ tai ! Rồi thì ... ăn tùm lum , lúc nào ở đâu cũng thấy ăn : ăn giỗ , ăn cưới ( Hồi xưa còn nói « ăn đám ma » nữa ! ) ăn khánh thành , ăn lên lon , ăn Tết , ăn đầy tháng , ăn thôi nôi , ăn ... hối lộ ... Chỉ có « ăn » thôi , vậy mà cái miệng sao mà « lắm chuyện » !
Bây giờ , xin nói đến « nói » .
Con người nếu sống một mình chắc không cần phải biết nói ! Thật vậy , biết nói để nói với ai ? Rồi , bởi vì con người cần sống với con người nên mới phải « nói » để hiểu nhau . Mới đầu nói bằng ... tay chân ( bây giờ gọi là « ra dấu » ) Lần hồi , chắc ra dấu ... mỏi tay nên mới bày đặt tiếng nói ( Dầu sao , mỏi miệng vẫn ... dễ chịu hơn mỏi tay ; cái trí khôn của con người bắt đầu ... ló dạng ! ) Cái miệng , ngoài chức năng « ăn » của Trời cho , bây giờ có thêm chức năng « nói » do con người đẻ ra vì muốn người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì .
Con người mới sanh ra chưa biết nói , chỉ biết khóc ! Các nhà văn gọi đó là « tiếng khóc chào đời » . Hay quá ! Thật vậy , nếu không có tiếng khóc thì làm gì có tiếng nói ? Rồi từ chỗ « oa oa » đó ọ ẹ riết rồi cũng ra chữ ra câu . Người ta dạy trẻ con học nói cho đúng cách , học nói cho có lễ độ , học nói cho thanh tao . Có một điều lạ là những tiếng ... chửi thề chẳng thấy ai dạy mà sao ai ai cũng biết và biết sử dụng đúng nơi đúng lúc một cách « tài tình » ! Ngoài những từ ngữ thông dụng – không kể chửi thề , dĩ nhiên – Nhà Nước Việt Nam còn dạy trẻ con hô khẩu hiệu , nói những lời « dao to búa lớn » theo ... phong cách xã hội chủ nghĩa , nghĩa là nói để cho có nói chớ không phải nói để cho người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì . Cái « nói » – một chức năng của cái miệng – cũng bị làm ... cách mạng ! Than ôi !
Nói về « nói » , con người nói thôi ... đủ thứ . Nào là « nói thánh nói tướng » , « nói láo nói phét » , « nói hành nói tỏi » , « nói trăng nói cuội » ... Rồi « nói phang ngang bửa củi » , « nói dộng trong họng người ta » , « nói trên trời dưới đất » , « nói mà cái miệng không kịp kéo da non » , « nói như con két » ... Cái miệng nói nhiều hơn ăn , bởi vì ăn no rồi là không ăn được nữa chớ còn nói thì có bao giờ bị ... no nói đâu để mà phải ngừng ?
Tóm lại , cái miệng là để ăn và để nói . Vậy mà chính cái miệng nó « hành » con người . Ông bà mình hay nói :» Bịnh từ miệng mà vào , Vạ từ miệng mà ra » . Đúng quá ! Tại vì mình ăn mới đem mầm bịnh vào người và tại vì mình nói mới đụng chạm sanh chuyện . Biết như vậy nhưng làm sao con người sống mà không ăn không nói ?
Ở Việt Nam , Nhà Nước ta đã thấu triệt cái « chân lý » vừa kể cho nên đã ... phân loại cái miệng : miệng của nhân dân và miệng của Nhà Nước . Cái miệng của nhân dân là cái miệng « ăn » còn cái miệng của Nhà Nước là cái miệng « nói » . Nhà Nước « quản lý » cái miệng ăn nên chỉ cho ăn vừa phải , đúng tiêu chuẩn , để nhân dân đừng ... bị bịnh ! ( Bệnh từ mồm mà vào , đúng thế đấy ... Ta đã học tập và triển khai cái chân lý ấy từ thời ... không có gì để ăn cơ ! ) .
Còn « nói » thì nhân dân không nên nói , bởi vì « nói » là mang vạ vào thân đấy thôi . Để Nhà Nước nói , bởi vì Nhà Nước , đã là đỉnh cao trí tuệ của loài người , biết nói thế nào để không bao giờ phải ... mang vạ vào thân . Và bởi vì cái miệng của Nhà Nước là loại miệng nói không sợ ... mòn , không phải tốn tiền mua và dự trữ đồ phụ tùng thay thế . Cho nên đừng ngạc nhiên sao ở Việt Nam chỉ nghe có Nhà Nước nói và nói không bao giờ ... ngừng ! Ngoài ra , Nhà Nước vì thương dân nên khi thấy dân há miệng định nói là đưa tay bịt miệng ngay kẻo dân mang vạ vào thân , tội nghiệp ! Một cử chỉ ... đẹp như vậy mà thiên hạ cứ ... vo tròn bóp méo !
Nếu « ăn » là để sống thì « nói » là để cảm nhận rằng mình đang sống . Vậy mà người dân Việt Nam chỉ được phép dùng cái miệng để ăn thôi ...
Tiểu Tử
NGUYỄN HƯNG QUỐC * TRÍ TUỆ DỈNH CAO
Blog / Nguyễn Hưng Quốc
Đỉnh cao trí tuệ
Không cần giải thích, ai cũng biết mấy chữ “đỉnh cao trí tuệ” ấy ám
chỉ ai. Mà cũng không phải là ám chỉ nữa. Người ta tự nhận như thế. Một
cách công khai, rõ ràng và đầy tự hào từ cả mấy chục năm nay.
Có ai hoài nghi về những điều ấy không?
Có. Từ phía dân chúng và những người đối lập.
Điều đặc biệt thú vị là, gần đây, những sự hoài nghi ấy được phát biểu ngay từ nội bộ đảng, từ các đảng viên, thậm chí, đảng viên kỳ cựu.
Điều đó có thể thấy rõ trong cuộc hội thảo để góp ý với đại hội đảng lần thứ 11 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 2010 với sự tham dự của mấy chục trí thức và cán bộ từng giữ những chức vụ cao cấp trong guồng máy đảng và chính quyền tại Việt Nam.
Trong cuộc hội thảo, họ bàn đến rất nhiều chuyện. Thú nhất là cách họ đánh giá giới lãnh đạo.
Hình như không có ai khen hay có chút gì khâm phục cả.
Ví dụ lời phát biểu của tiến sĩ Lưu Bích Hồ, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Liên quan đến vấn đề trình độ của giới lãnh đạo Việt Nam, bà tỏ ra dè dặt: “câu hỏi này hơi khó trả lời.” Nhưng rồi bà cũng nói: “tôi xin phép nói thế này. Trong cái Trung ương mà tôi được ngồi chầu rìa và trong Bộ Chính trị thì không phải không có nhiều đồng chí có trình độ trí tuệ khá cao.”
Hình như nghĩ là chưa đủ rõ ràng, ngay sau đó, Lưu Bích Hồ lặp lại: “hiện nay, tôi cảm giác thấy là trình độ của các đồng chí kể cả trong Bộ Chính trị cũng có những đồng chí có những trình độ, trí tuệ khá cao chứ không phải thấp lắm đâu. Nhưng mà nói chung thì chưa bằng bên ngoài (có nhiều tiếng cười). Tôi xin phép…nói chung là trình độ lãnh đạo hay trí tuệ lãnh đạo chưa bằng ở bên ngoài.”
Tiến sĩ Lưu Bích Hồ nêu một ví dụ: Khi có người đề nghị cho xây dựng một thứ xã hội dân sự ở Việt Nam thì có một vị lãnh đạo gạt đi, bảo: “nói xã hội dân sự là vớ vẩn, rơi vào cái ‘Câu lạc bộ Petophi’ của Đông Âu ngày xưa, nó là đối chọi với Đảng Cộng sản, nó lật đổ đấy.”
Nghe đến đó, Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, người điều khiển cuộc hội thảo, vọt miệng nói chen vào bài phát biểu của Tiến sĩ Lưu Bích Hồ:
“Nếu thế thì Mác cũng là ‘Petophi’ à? …Chính Mác là nói về xã hội dân sự rất nhiều. Thế thì các ông ý chẳng học chó gì cả!”
Biên bản cuộc hội thảo ghi nhận, nghe Trần Phương nói thế, “tiếng cười phá lên” trong hội trường.
Đọc những lời phát biểu của Tiến sĩ Lưu Bích Hồ và giáo sư Trần Phương, tôi chợt nhớ đâu khoảng những năm 1986 hay 1987 gì đó, khi chính sách cởi trói vừa mới khởi động, báo chí nhao nhao tố cáo và lên án những tệ nạn xã hội tại Việt Nam, tôi đọc được một bài báo của ai đó nói về những sự tự mãn vô bờ bến của giới lãnh đạo Việt Nam. Chuyện kể: một hôm, một nhà khoa học đề nghị một vị lãnh đạo cho gửi sinh viên ra nước ngoài du học về ngành xã hội học vốn là một ngành học vô cùng cần thiết trong việc tìm hiểu xã hội và hoạch định chính sách nhưng lại hoàn toàn vắng mặt tại Việt Nam thời ấy. Nghe lời đề nghị, vị lãnh đạo lớn tiếng nạt, đại khái: Cần gì phải ra nước ngoài học? Cứ xách cặp theo tôi, quan sát, ghi chép những gì tôi nói rồi học hỏi là được rồi!
Tôi đọc bài báo ấy lúc còn ở Paris, cảm thấy rất thích thú, bèn cắt giữ làm tài liệu. Nhưng sau bao nhiêu lần dọn nhà, gần đây, cố tìm, vẫn chưa thấy. Tôi hy vọng những người quan tâm đến Việt Nam có thể lục lại tài liệu này hoặc những tài liệu tương tự.
Trong khi chưa tìm ra tài liệu vừa kể, tôi vui mừng bắt gặp chi tiết này trong bài viết “Hoàng Ngọc Hiến, như tôi đã biết...” của Phan Hồng Giang:
“Mùa hè 1964, hàng trăm lưu học sinh Việt Nam ở Liên Xô được triệu hồi về nước để tham dự khóa chỉnh huấn tập trung 1 tháng tại Trường Đại học kinh tế Quốc dân ở Ngã tư Vọng - Đại La. [...] Cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa quên những "lời có cánh" từ miệng các vị giảng viên cao cấp: "với ông anh cả Liên Xô, ta vẫn có thể ôm hôn, nhưng tuyệt đối không được hít (!?); "ta cương quyết đánh Mỹ, đồng nghĩa ta là trung tâm cách mạng, ta là người nắm chân lý, thiên hạ có cắp sách đến ta mà học thì đến, chứ việc gì ta phải đi học đâu! Cần có bằng tiến sĩ à? Thì ta cứ ngồi mà phong cho nhau cũng được, có sao đâu!"… (Kết quả của những lời này là hầu hết các học viên khóa chỉnh huấn nọ đều ở lại Việt Nam, mặc dù đồ đạc tư trang của họ vẫn để ở Liên Xô.)”
Hai câu chuyện trên đều xảy ra từ nhiều thập niên về trước.
Hiện nay giới lãnh đạo Việt Nam đã bớt tự mãn chút nào chưa?
Tôi có cảm tưởng là chưa.
Đọc các bài diễn văn, kể cả báo cáo hay dự án chiến lược phát triển của họ nhân kỳ đại hội đảng lần thứ 11 đang diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng 1 này, tôi có cảm tưởng họ vẫn rất tự tin vào trí tuệ của họ và bất chấp những khám phá hay thậm chí hiểu biết của cả thế giới.
Khắp nơi đều biết chủ nghĩa xã hội là một thất bại và đã bị sụp đổ rồi ư? Họ bất chấp, cứ khẳng định: đó là xu thế tất yếu của lịch sử.
Có ai hoài nghi về những điều ấy không?
Có. Từ phía dân chúng và những người đối lập.
Điều đặc biệt thú vị là, gần đây, những sự hoài nghi ấy được phát biểu ngay từ nội bộ đảng, từ các đảng viên, thậm chí, đảng viên kỳ cựu.
Điều đó có thể thấy rõ trong cuộc hội thảo để góp ý với đại hội đảng lần thứ 11 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 2010 với sự tham dự của mấy chục trí thức và cán bộ từng giữ những chức vụ cao cấp trong guồng máy đảng và chính quyền tại Việt Nam.
Trong cuộc hội thảo, họ bàn đến rất nhiều chuyện. Thú nhất là cách họ đánh giá giới lãnh đạo.
Hình như không có ai khen hay có chút gì khâm phục cả.
Ví dụ lời phát biểu của tiến sĩ Lưu Bích Hồ, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Liên quan đến vấn đề trình độ của giới lãnh đạo Việt Nam, bà tỏ ra dè dặt: “câu hỏi này hơi khó trả lời.” Nhưng rồi bà cũng nói: “tôi xin phép nói thế này. Trong cái Trung ương mà tôi được ngồi chầu rìa và trong Bộ Chính trị thì không phải không có nhiều đồng chí có trình độ trí tuệ khá cao.”
Hình như nghĩ là chưa đủ rõ ràng, ngay sau đó, Lưu Bích Hồ lặp lại: “hiện nay, tôi cảm giác thấy là trình độ của các đồng chí kể cả trong Bộ Chính trị cũng có những đồng chí có những trình độ, trí tuệ khá cao chứ không phải thấp lắm đâu. Nhưng mà nói chung thì chưa bằng bên ngoài (có nhiều tiếng cười). Tôi xin phép…nói chung là trình độ lãnh đạo hay trí tuệ lãnh đạo chưa bằng ở bên ngoài.”
Tiến sĩ Lưu Bích Hồ nêu một ví dụ: Khi có người đề nghị cho xây dựng một thứ xã hội dân sự ở Việt Nam thì có một vị lãnh đạo gạt đi, bảo: “nói xã hội dân sự là vớ vẩn, rơi vào cái ‘Câu lạc bộ Petophi’ của Đông Âu ngày xưa, nó là đối chọi với Đảng Cộng sản, nó lật đổ đấy.”
Nghe đến đó, Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, người điều khiển cuộc hội thảo, vọt miệng nói chen vào bài phát biểu của Tiến sĩ Lưu Bích Hồ:
“Nếu thế thì Mác cũng là ‘Petophi’ à? …Chính Mác là nói về xã hội dân sự rất nhiều. Thế thì các ông ý chẳng học chó gì cả!”
Biên bản cuộc hội thảo ghi nhận, nghe Trần Phương nói thế, “tiếng cười phá lên” trong hội trường.
Đọc những lời phát biểu của Tiến sĩ Lưu Bích Hồ và giáo sư Trần Phương, tôi chợt nhớ đâu khoảng những năm 1986 hay 1987 gì đó, khi chính sách cởi trói vừa mới khởi động, báo chí nhao nhao tố cáo và lên án những tệ nạn xã hội tại Việt Nam, tôi đọc được một bài báo của ai đó nói về những sự tự mãn vô bờ bến của giới lãnh đạo Việt Nam. Chuyện kể: một hôm, một nhà khoa học đề nghị một vị lãnh đạo cho gửi sinh viên ra nước ngoài du học về ngành xã hội học vốn là một ngành học vô cùng cần thiết trong việc tìm hiểu xã hội và hoạch định chính sách nhưng lại hoàn toàn vắng mặt tại Việt Nam thời ấy. Nghe lời đề nghị, vị lãnh đạo lớn tiếng nạt, đại khái: Cần gì phải ra nước ngoài học? Cứ xách cặp theo tôi, quan sát, ghi chép những gì tôi nói rồi học hỏi là được rồi!
Tôi đọc bài báo ấy lúc còn ở Paris, cảm thấy rất thích thú, bèn cắt giữ làm tài liệu. Nhưng sau bao nhiêu lần dọn nhà, gần đây, cố tìm, vẫn chưa thấy. Tôi hy vọng những người quan tâm đến Việt Nam có thể lục lại tài liệu này hoặc những tài liệu tương tự.
Trong khi chưa tìm ra tài liệu vừa kể, tôi vui mừng bắt gặp chi tiết này trong bài viết “Hoàng Ngọc Hiến, như tôi đã biết...” của Phan Hồng Giang:
“Mùa hè 1964, hàng trăm lưu học sinh Việt Nam ở Liên Xô được triệu hồi về nước để tham dự khóa chỉnh huấn tập trung 1 tháng tại Trường Đại học kinh tế Quốc dân ở Ngã tư Vọng - Đại La. [...] Cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa quên những "lời có cánh" từ miệng các vị giảng viên cao cấp: "với ông anh cả Liên Xô, ta vẫn có thể ôm hôn, nhưng tuyệt đối không được hít (!?); "ta cương quyết đánh Mỹ, đồng nghĩa ta là trung tâm cách mạng, ta là người nắm chân lý, thiên hạ có cắp sách đến ta mà học thì đến, chứ việc gì ta phải đi học đâu! Cần có bằng tiến sĩ à? Thì ta cứ ngồi mà phong cho nhau cũng được, có sao đâu!"… (Kết quả của những lời này là hầu hết các học viên khóa chỉnh huấn nọ đều ở lại Việt Nam, mặc dù đồ đạc tư trang của họ vẫn để ở Liên Xô.)”
Hai câu chuyện trên đều xảy ra từ nhiều thập niên về trước.
Hiện nay giới lãnh đạo Việt Nam đã bớt tự mãn chút nào chưa?
Tôi có cảm tưởng là chưa.
Đọc các bài diễn văn, kể cả báo cáo hay dự án chiến lược phát triển của họ nhân kỳ đại hội đảng lần thứ 11 đang diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng 1 này, tôi có cảm tưởng họ vẫn rất tự tin vào trí tuệ của họ và bất chấp những khám phá hay thậm chí hiểu biết của cả thế giới.
Khắp nơi đều biết chủ nghĩa xã hội là một thất bại và đã bị sụp đổ rồi ư? Họ bất chấp, cứ khẳng định: đó là xu thế tất yếu của lịch sử.
Khắp nơi đều biết trong hơn nửa thế kỷ, các nước xã hội chủ nghĩa, từ
Liên Xô đến Trung Quốc, từ Đông Âu đến Cuba và Bắc Hàn... đều là những
nơi dân chúng bị chà đạp, thậm chí, tàn sát nhiều nhất, họ vẫn bất chấp
và khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới mang lại tự do và dân chủ cho
mọi người.
Khắp nơi đều biết nơi nào có chủ nghĩa xã hội, nơi đó đều bị chìm
ngập trong lạc hậu và nghèo đói: trong khi Tây Đức phát triển vượt bậc,
Đông Đức cứ lê lết khốn khổ; Nam Triều Tiên trở thành siêu cường ở Á
châu trong khi Bắc Triều Tiên thì thiếu thốn từ chén cơm manh áo, thế mà
họ vẫn cứ bất chấp và khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới làm Việt
Nam phát triển và thịnh vượng.
Khắp nơi đều biết muốn dân chủ thì phải đa đảng, họ vẫn bất chấp và
khẳng định: Việt Nam không cần và không bao giờ cần đa nguyên, đa đảng.
Vân vân.
Bài viết này xin phép không có câu kết luận.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của
Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa
Kỳ.Nguyễn Hưng Quốc
Nhà
phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ
bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt
Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về
văn học Việt Nam.
VĂN QUANG * ĐỔI VỢ
Sunday, 14 April 2013 08:43
Written by Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
0 Comments
Một chòi lá trong khu du lịch ở Tây Ninh là nơi gặp nhau của nhóm swing.
Chuyện về những nghị định, quyết định ở VN không giống ai đã công bố
hay còn là dự thảo đang gây nhiều tranh cãi dẫn đến bất bình của người
dân còn khá nhiều. Nào là làm lại Chứng minh nhân dân 12 số, chuyện ông
Ngân hàng nhà nước “ngồi nhầm chỗ” nhảy ra làm “ông buôn bán vàng chuyên
nghiệp”, đề nghị cho bắn người chống cán bộ thi hành công vụ và những
quy định lẩm cẩm khác như bàn tay sáu ngón không được lái xe, việc Giám
đốc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng mang 11 sổ đỏ của Vườn đi thế chấp
hoặc cầm cố…Nhưng bàn mãi về những chuyện đó khiến quý bạn đọc đau đầu, nên kỳ này xin bàn đến một chuyện vui buồn lẫn lộn trong lãnh vực tình cảm, thứ chuyện muôn đời nói hoài không bao giờ hết. VN mới có Dự thảo Nghị định xử phạt những người ngoại tình và quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 đến 75 triệu đồng. Kỳ sau xin bàn với bạn về lợi hai của cái nghị định đó.
Nhân bàn về chuyện này, kỳ này xin mời bạn đọc thưởng thức một chuyện tưởng như không bao giờ có thật ở VN. Tôi cứ băn khoăn mãi, không biết chuyện này có làm cho đời sống nông thôn VN vốn hiền hòa chất phác có bị “nhiễm độc” vì những thứ văn hóa đồi trụy từ ngày “mở cửa” không? Bạn cứ đọc đi rồi cười cũng được, khóc cũng được
Chuyện không thể tin, vẫn có thật
Thưa bạn, chuyện này khi nghe một anh bạn nói lại, tôi cũng không tin. Buổi sáng ngày 9-4 vừa qua, ngồi ở cà phê sân vườn dưới Phú Nhuận, một anh bạn trẻ là phóng viên một tờ báo, phây phây hỏi tôi:
- Bác có biết tin mấy ông nông dân thứ thiệt nhà ta “chịu chơi” hơn bọn trẻ chưa. Họ dám đổi vợ cho nhau đấy.
Tôi không tin nên chỉ lắc đầu cười dài:
- Cậu chơi trò cá tháng tư với đấy hả?
Anh ta bèn lên giọng đứng đắn nói đó là chuyện hoàn toàn có thật, có tên tuổi đàng hoàng, có cả viên chức chính quyền địa phương làm chứng. Chuyện xảy ra từ lâu nhưng đến nay mới được “khui” ra. Anh kể lại sơ lược câu chuyên ly kỳ này. Anh ta cũng lấy tin trong một tờ báo khác nhưng không nhớ là báo nào. Sau khi về nhà, anh PV “meo” cho tôi luôn tin đó. Tôi đọc và tìm hiểu thêm, xin tóm tắt:
Thật ra chuyện đổi
vợ đã từng xảy ra ở một vài nơi trên thế giới. Năm 1960, tại Anh, kể từ
khi thuốc tránh thai được phát minh, phong trào buông thả tình dục
trong giới trẻ bùng phát mạnh. Các nhà sử học gọi giai đoạn này là "Cuộc
cách mạng tình dục ở châu Âu". Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ phi công
của Mỹ lan sang Anh gặp môi trường "cách mạng tình dục" đã biến nhanh
thành phong trào swing. Hội viên hội swing gọi là swinger. Được một thời
gian, phong trào swing dần thoái hóa vì sự kỳ thị của xã hội. Một số
tín đồ swing vẫn ngấm ngầm hoạt động trong vòng bí mật để tránh ánh mắt
dè bỉu, kỳ thị của xã hội. Giống như các loại hình giải trí khác, swing
cũng len lỏi vào xã hội Việt một cách ngấm ngầm ở vài nơi.
Cụ thể
như ở TP Sài Gòn, mới năm 2012, một cái hội cũng được gọi là Swing ở
khu Bàu Cát - TP Sài Gòn. Có nhiều cặp mang vợ đến đổi cho nhau, có khi
lên đến 8 cặp, thay đổi bất cứ khi nào cho có “người mới”. Nhưng đó là
dân thành phố, gồm mấy anh chị hầu hết là vợ hờ chồng tạm, thích tập
tành làm “dân văn minh quốc tế”. Ấy thế mà cũng có luật lệ đàng hoàng.
Phải có giấy “đăng ký kết hôn” và giấy xét nghiệm máu mới được cho vào
hội để tránh bị AIDS. Nhưng thật ra những giấy tờ đó đều là giả, chỉ cần
bỏ ra hai trăm ngàn là có ngay giấy khống chỉ, có mộc đỏ đàng hoàng,
chỉ việc điền tên vào là xong ngay. Ở VN cái gì cũng làm giả được hết từ
bằng tiến sĩ đến cái giấy chứng nhận vớ vẩn nào bạn cần. Một chị chơi
lâu năm chán chường rồi tiết lộ: “chị và ông chồng kỹ sư của chị chẳng
phải vợ chồng gì cả. Chỉ là rổ rá cáp lại. Chị và lão kỹ sư cũng không
phải cử nhân, trí thức. Anh ta chạy xe ôm, còn chị bán hột vịt lộn vỉa
hè tại một khu công nghiệp ở Bình Dương!” Nay cái hội “Swing văn minh
ngã tư quốc tế” đó có lẽ đã tan rã từ lâu không nghe nhắc tới nữa.
Một swinger vừa đi từ phòng ngủ ra.
Hai bác nông dân chân đất đổi vợ cho nhau
Còn
đây là chuyện khác hẳn. Chuyện của hai cặp vợ chồng “quê một cục, trăm
phần trăm”. Có lẽ cả hai cặp chưa từng lên internet bao giờ và hồi đó ở
tỉnh cũng chưa có internet, các bác này cũng chẳng đọc báo chí lam nham
để biết đến những hoạt động tình ái ba lăng nhăng của thiên hạ. Tất cả
“kịch bản” này được chính các vị nông dân chân đất này trong một lúc cao
hứng đã “sáng tạo” ra.
Chuyện xảy ra tại xã Sơn Phú, huyện Hương
Sơn (Hà Tĩnh). Hai cặp vợ chồng ấy một thời đã từng là bốn người bạn
thân thiết. Thế rồi, chỉ sau chuyện trên bàn rượu, họ đã quyết định
chẳng thể ai ngờ tới: tráo đổi vợ chồng cho nhau!
Theo một số
người dân ở xã Sơn Phú thì sự việc "đổi vợ đổi chồng" diễn ra đã khá lâu
nhưng một trong số những nhân vật chính hiện vẫn sống tại địa phương và
được một giới chức tại xã này xác nhận. Ông Nguyễn Như Tùng, nguyên xóm
trưởng thôn Công Đẳng, xã Sơn Phú - người đã biết rõ nhất vì đã từng
phải đứng ra giải quyết chuyện trần gian có một này. Ông kể rành rọt:
“Đó
là sự việc khiến tôi phải nhớ mãi trong thời gian làm trưởng xóm ở ngôi
làng này. Nó bắt đầu xảy ra từ năm 1995 nhưng giờ đến xã này, hỏi bà
Trinh, hiện còn ở trong xã, một mình nuôi đàn con ai mà chả biết việc
đổi chồng năm xưa của bà".
Từ vợ bạn thành vợ mình, vợ anh thành vợ tôi
Ông
Nguyễn Đình Tình (SN 1959) và bà Nguyễn Thị Trinh (SN 1966) là vợ chồng
cùng trú tại xã Sơn Phú. Đến khi xảy ra sự việc (vào năm 1995), ông bà
đã có với nhau bốn đứa con, đứa lớn 11 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 5 tuổi.
Tại ngôi làng nhỏ bé này, vợ chồng ông Tình chơi rất thân với gia đình
ông Nguyễn Hồng Gia (SN 1962) và bà Nguyễn Thị Lắm (SN 1960). Nếu như vợ
chồng ông bà Tình-Trinh có bốn đứa con ngoan ngoãn, thì vợ chồng ông bà
Gia-Lắm cũng đã có với nhau hai cô con gái nết na, xinh đẹp.
Vì
là hàng xóm thân tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau, nên hai cặp vợ chồng
này như người một nhà. Hễ gia đình nào gặp chuyện khó khăn thì gia đình
kia không ngần ngại đến giúp đỡ. Họ thân thiết đến mức từng bát cơm, con
cá, bó rau cũng sẻ nửa, san đôi. Không những thế, do cùng hùn hạp vốn
làm ăn chung, họ càng trở nên thân thiết hơn. Cứ mỗi dịp đi làm chung
về, hai cặp vợ chồng thường tụ tập ở nhà của ai đó để nghỉ ngơi, ăn
uống. Gia đình này thậm chí có thể ăn ở cùng gia đình kia cả tháng trời
mà ai cũng cảm thấy vui vẻ.
Nhưng chính trong cái không khí đầm
ấm bề ngoài ấy, người ta chẳng thể ngờ "cơn sóng ngầm" đã âm ỉ bộc phát
từ lâu, khi bà Trinh và ông bạn láng giềng Gia đã nảy sinh tình cảm
"khác thường" trên quan hệ hàng xóm, bạn bè. Tuy vậy ông bà này đã khéo
giữ nên chỉ hai người biết với nhau.
Chồng gật, vợ cũng gật theo mới là chuyện lạ
Có
lẽ đây là một trong những lý do chính dẫn đến “bi hài kịch” không ai
ngờ tới. Buổi chiều cuối năm 1995, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bốn
người bạn đã làm một bữa tiệc, vừa để nghỉ ngơi, vừa để vun đắp tình cảm
của hai gia đình. Khi rượu đã ngà ngà, hai gã đàn ông bỗng dưng nghĩ ra
trò quái đản. Khi ông Tình đề nghị: “Mi đổi gái (vợ - PV) cho tao, tao
sẽ đổi gái cho mi”. Không hiểu sao ông Gia cũng gật đầu đồng ý.
Và
điều đáng nói hơn là khi nghe hai ông chồng bày tỏ ý tưởng điên rồ đó,
không hiểu vì lẽ gì lại được cả hai người đàn bà quê mùa kia chấp thuận.
Thế
là ngay trong đêm đó, hai cặp vợ chồng từng là bạn nối khố của nhau
quyết định thực hiện chuyện tráo đổi vợ chồng một cách điên rồ. Rồi
chẳng hiểu vì uống phải bùa mê thuốc lú hay vì “cái lạ bằng tạ cái quen”
mà những ngày sau, cả bốn con người đó vẫn tiếp tục trò chơi ký quái
này.
Vợ người này ngồi trong tay người khác.
Đổi luôn cho tiện việc… đốt nhà
Nhưng được
một thời gian, rồi cũng có người tỉnh trí nhận biết mình đang chơi trò
chơi nguy hiểm, trái luân thường đạo lý. Đầu tiên, bà Lắm vợ ông Nguyễn
Hồng Gia, nhất quyết không chịu ăn ở nhà ông Tình, bạn của chồng nữa mà
đòi về nhà mình. Tiếp theo, ông Tình cũng tỉnh ngộ, sang nhà ông bạn để
đòi vợ là bà Trinh về. Tuy nhiên, vì đã có tình cảm với nhau từ trước
nên ông Gia và bà Trinh… không đồng ý và muốn đổi vợ đổi chồng luôn… cho
đỡ lôi thôi và đã “quen hơi bén tiếng, hòa hợp” rồi nên cứ để thế cho
yên.
Đòi vợ không được, ông Tình nổi cơn điên, châm lửa đốt nhà
của ông bạn "vàng" đã cuỗm mất vợ mình, không chịu trả. Rất may, dân
làng phát hiện kịp thời nên ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt. Tuy
nhiên, “đám cháy đổi tình” của hai cặp vợ chồng này thì không thể dập
được nữa. Hai bên nhất định không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Vợ
mình vẫn cứ ở nhà bạn.
Hai gia đình cùng tan nát
Sau
hành động ngang nhiên đốt nhà của người khác, ông Nguyễn Đình Tình bị
bắt và bị xử án tù gần một năm. Ngày mãn hạn tù về nhà, ông Tình đành
cắn răng chấp nhận sự thật vợ mình đã thuộc về kẻ khác. Ông Gia và bà
Tình vẫn tiếp tục sống với nhau.
Còn về phần chị Lắm vợ ông Gia,
khi thấy chồng đưa người phụ nữ khác về nhà ở, phần vì quá đau lòng,
phần vì không chịu nổi miệng lưỡi đàm tiếu của người đời, đã nuốt nước
mắt ôm hai con gái vào miền Nam sinh sống. Từ đó đến nay, những người
dân ở đây cũng không biết ba mẹ con trôi dạt đến phương nào, bây giờ ra
sao. Còn đối với ông Tình, sau khi ra mãn hạn tù một thời gian, được
người quen mai mối đã đi bước nữa. Ông Tình và người vợ mới có thêm một
cậu con trai hiện đang học lớp 10. Còn ông Gia và bà Trinh sau khi về ở
với nhau đã có thêm ba người con nữa.
Gần hai mươi năm đã trôi
qua, nhưng câu chuyện “tráo đổi vợ chồng” đầy oan nghiệt ấy vẫn chưa thể
quên trong ký ức những người dân xã Sơn Phú.
Hậu quả vô cùng bi thảm
Hành động "đổi chồng, đổi vợ" khiến con trẻ phải gánh kết cục quá oan nghiệt chẳng ai ngờ tới.
Ông
Trinh và bà Tình có hai cô con gái tên là N và L. Sau khi mẹ chúng sang
ở với ông hàng xóm, bố thì bị đi tù về đói rách, hai đứa quá buồn rầu
nên rơi vào cuộc sống đầy oán hận và buồn tủi. Đến trường thì bị bạn bè
trêu trọc, về nhà lại bị người ta xét nét, chúng càng tỏ ra bất mãn với
cuộc sống. Ví quá xấu hổ nên học đến lớp 9, N đã bỏ học, bỏ nhà đi “bụi
đời”, sau đó lôi kéo em gái mình cùng đi theo.
Sau một thời gian
bỏ nhà, sống buông thả vất vưởng ở Sài Gòn, hai em đã bị dính căn bệnh
thế kỷ AIDS. Năm 2003, dù vào Sài Gòn sau chị gái, nhưng L. lại nhiễm
bệnh và mất trước chị gái khi đang ở tuổi 17 trăng tròn, phải chôn thân
nơi đất khách quê người. Không lâu sau khi em gái mất, N. cũng trở về
quê rồi nhắm mắt xuôi tay trong lặng lẽ cũng vì căn bệnh thế kỷ này!
Những nhân vật chính hiện nay ra sao?
Còn
đối với những nhân vật chính trong câu chuyện này cũng có cuộc sống
không như mong đợi. Ông Tình chung sống với vợ ông Gia được 6 năm thì
mất. Ông ra đi để lại vợ con thơ dại và bố mẹ già yếu. Còn bà Trinh, qua
hai đời chồng đã sinh được 7 đứa con (nhưng nuôi 5 đứa) nên cuộc sống
không thể khá giả lên được, hiện bà đang ở xóm cũ.
Còn ông Gia,
sau khi quyết chí sống với vợ của bạn sau màn "tráo đổi vợ chồng" vô
tiền khoáng hậu chỉ được một thời gian cũng không may gặp tai nạn qua
đời, để lại cho bà Trinh 5 đứa con nheo nhóc. Chính vì vậy, những người
dân nơi đây cho biết, gia đình của cả hai người phụ nữ này hiện được
liệt vào danh sách gia đình nghèo của xã Sơn Phú. Ông trưởng xóm Hồ Văn
Đông cho biết:
“Chúng tôi đều biết rất rõ và chán ghét vì câu
chuyện năm xưa liên quan đến bà Trinh. Nhưng giờ chứng kiến cuộc sống mẹ
con bà ấy quá khó khăn, nhiều người cũng chạnh lòng. Với cương vị là
trưởng xóm, tôi cũng chỉ biết an ủi, thăm hỏi tặng quà mỗi khi có dịp
thôi”.
Ông Hồ Văn Đông xác nhận câu chuyện với PV.
Hai cặp vợ chồng đã li dị rồi mới tái hôn
Kể
về câu chuyện hy hữu có một không hai này, ông Nguyễn Anh Huân, viên
chức tư pháp - hộ tịch xã Sơn Phú cho biết: “Thực tế về mặt pháp luật,
hai cặp vợ chồng đã được tòa án giải quyết cho ly hôn và sau đó tái hôn
nên không có gì sai. Tuy nhiên, trong thời gian trước đó thì đúng là có
chuyện “đổi vợ” nên mới nảy sinh mâu thuẫn. Sau khi sự việc đó diễn ra
thì hai cặp vợ chồng đó mới chính thức ra tòa ly dị”.
Như thế là nếu cái nghị định “ngoại tình” kia được áp dụng, hai cặp đổi vợ này có sống lại cũng không thể bị phạt.
Đây
là chuyện từ cổ chí kim tôi mới nghe một lần. Chẳng biết hai bác nông
dân có bị tiêm nhiễm ảnh hưởng “thác loạn” của xã hội thời đó không. Nếu
sống ở thành phố, bây giờ học theo lối sống của các “showbiz” và những
cô cậu chỉ thích xài sang, ăn trắng mặc trơn không muốn làm việc, không
biết hai bác nông dân này sẽ còn thác loạn tới đâu nữa? Tôi nghĩ ở miền
quê nghèo mà “chơi tới bến” như thế cũng là cùng cực của sư suy thoái
đạo đức rồi, không thể hơn được nữa. Nếu chúng ta tin vào thuyết nhân
quả, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” thì đây là một minh chứng rõ ràng
nhất. Mong rằng xã hội VN không còn những bi kịch như thế này nữa.
Một lời “nhắc” chân thành các đấng mày râu
Xin
nhắc các vị độc giả, căn bệnh thế kỷ ở VN bây giờ nhiều như ruồi, không
ai có thể kiểm kê hết được và nhìn bề ngoài cũng không thể nào đoán
biết được. Có người còn nói rằng càng là “hàng nhà quê” hoặc hàng được
gọi là “rau sạch” càng dễ “chết”. Càng tóc xanh môi đỏ, chân dài… càng
nhiều nguy cơ tiềm ẩn sau những bộ “vó” choáng lộn. May mắn lắm mới gặp
được “hàng thật”. Còn phần nhiều những cô gái trẻ đóng vai sinh viên,
nghệ sĩ đều chỉ là để lừa khách bởi lẽ cái mác "sinh viên" “nghệ sĩ”
khiến nhiều đàn ông mê đắm, như thể họ là dân chơi “có đẳng cấp” quen
toàn “hàng sạch”.
Hoặc có ông khoe lấy toàn vợ còn trinh, không
còn “din” ông không lấy. Nhưng ông quên khuấy đi một điều là ở VN bây
giờ, vá cái “din” dễ dàng như đi… siêu thị.
Bạn không tin ư? Mời
bạn vào net xem trang thông tin của Bệnh Viện Chuyên Khoa Giải Phẩu Thẩm
Mỹ Sài Gòn (97B Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP Sài Gòn, Việt
Nam). BV này cho biết hàng ngày không có biết bao nhiêu cô gái đến hỏi
vá màng trinh qua điện thoại, qua email… tại Bệnh viện thẩm mỹ Sài Gòn.
BV này còn có thể “sửa chữa” nhiều thứ “nhạy cảm” nữa, tôi không tiện kể
ở đây. Đây cũng là cái điểm tựa vững chắc để các cô gái VN cứ “văng
mạng” rồi tính sau, xã hội đã loạn càng loạn!
Tôi chỉ muốn lưu ý để các bạn không bị “quả lừa” to tướng khi phải về VN vì một lý do nào đó thôi.
Văn Quang 12-4-2013
Add comment
Quý vị có thể đưa ý kiến của mình vào khung
phía dưới. Những ý kiến sẽ không được đăng như: phỉ báng, mạ lị; vu
khống; dùng lời lẽ thiếu văn hóa trong tranh luận; lạc đề. Ưu tiên đăng
các lời phê bình, góp ý xây dựng. Ý kiến của quý vị sẽ được BBT đăng
trong thời gian sớm nhất. Các bài viết được đăng tải trên
www.vietvungvinh.com không phản ánh quan điểm hay lập trường của chúng
tôi Mỹ Lợi đồng thời không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến.
HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT TRONG MỤC ADD COMMENT:
HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT TRONG MỤC ADD COMMENT:
- Trong ô Name: Ghi tên của quý vị (có thể ghi tên tượng trưng (tên giả), tên thật, biệt hiệu, bút hiệu, v.v...)
- Trong ô Email: Ghi địa chỉ email của quý vị (ghi địa chỉ email thật nếu quý vị muốn có sự liên lạc với tác giả bài viết, bạn đọc v.v..., nếu quý vị muốn ghi địa chỉ email giả vẫn được)
- Trong khung nội dung góp ý: Quý vị đánh máy phần nội dung có dấu tiếng Việt, hoặc không dấu tối đa 1000 chữ cái.
- Check hoặc không check vào ô nhỏ trước cụm chữ: Notify me of follow-up comments: Nếu check vào ô này, chúng tôi sẽ gởi email đến quý vị khi góp ý của quý vị đã đăng.
- Ô CAPTCHA: Có 5 ký tự, quý vị gõ đúng 5 ký tự này vào ô ở dưới chữ Refresh. Nhớ gõ cho đúng chữ hoa hoặc không hoa đang hiện trong ô Captcha. Nếu quý vị nhìn không rõ 5 ký tự này, hãy bấm vào chữ Refresh nhiều lần, cho đến khi nào thấy rõ 5 ký tự thì ngưng, rồi gõ vào ô ở dưới .
- Cuối cùng bấm Send là xong. Nhưng nếu trường hợp bấm Send mà vẫn không "đi", nguyên do là quý vị gõ 5 ký tự không đúng, thì quý vị bấm Refresh nhiều lần cho đến khi nào thấy 5 ký tự khác rõ ràng thì ngưng lại và gõ đúng 5 chữ này vào ô phía dưới, rồi bấm send.
Tại sao lại làm phiền người góp ý phải gõ CAPTCHA (5 ký tự) "rắc rối" này? Xin thưa, phần nhập mã này là chương trình dùng để ngăn chặn việc gửi các truy vấn hàng loạt của các bot (chương trình tự động được lập trình để gửi spam) gửi đến các máy chủ của website có thể làm nghẽn mạng, đánh sập các server, nếu như không có chốt chặn CAPTCHA.
- Trong ô Email: Ghi địa chỉ email của quý vị (ghi địa chỉ email thật nếu quý vị muốn có sự liên lạc với tác giả bài viết, bạn đọc v.v..., nếu quý vị muốn ghi địa chỉ email giả vẫn được)
- Trong khung nội dung góp ý: Quý vị đánh máy phần nội dung có dấu tiếng Việt, hoặc không dấu tối đa 1000 chữ cái.
- Check hoặc không check vào ô nhỏ trước cụm chữ: Notify me of follow-up comments: Nếu check vào ô này, chúng tôi sẽ gởi email đến quý vị khi góp ý của quý vị đã đăng.
- Ô CAPTCHA: Có 5 ký tự, quý vị gõ đúng 5 ký tự này vào ô ở dưới chữ Refresh. Nhớ gõ cho đúng chữ hoa hoặc không hoa đang hiện trong ô Captcha. Nếu quý vị nhìn không rõ 5 ký tự này, hãy bấm vào chữ Refresh nhiều lần, cho đến khi nào thấy rõ 5 ký tự thì ngưng, rồi gõ vào ô ở dưới .
- Cuối cùng bấm Send là xong. Nhưng nếu trường hợp bấm Send mà vẫn không "đi", nguyên do là quý vị gõ 5 ký tự không đúng, thì quý vị bấm Refresh nhiều lần cho đến khi nào thấy 5 ký tự khác rõ ràng thì ngưng lại và gõ đúng 5 chữ này vào ô phía dưới, rồi bấm send.
Tại sao lại làm phiền người góp ý phải gõ CAPTCHA (5 ký tự) "rắc rối" này? Xin thưa, phần nhập mã này là chương trình dùng để ngăn chặn việc gửi các truy vấn hàng loạt của các bot (chương trình tự động được lập trình để gửi spam) gửi đến các máy chủ của website có thể làm nghẽn mạng, đánh sập các server, nếu như không có chốt chặn CAPTCHA.
STENDAL ET MES MAISONS ENFER COMMUNISTE
Stendhal et mes saisons
en enfer communiste
STENDHAL và NHỮNG MÙA.... DƯỚI HOẢ NGỤC CỘNG SẢN
Bài thuyết trình của cựu Đại úy Nguyễn Kim Quý
họa sĩ Lê Khánh Thọ (Châteauroux, Pháp) giới thiệu và dịch
Hè 1991, sáu năm sau ngày đến Mỹ, cựu đại úy Nguyễn Kim Quý, cựu tù nhân cải tạo, cựu thuyền nhân, tiến sĩ và giáo sư Pháp văn và Latin tại Đại Học Eastern Washington University, đã được Phù Luân Hội (Rotary Club) Antony, mời đến Paris thuyết trình về đề tài “Việt Nam sau 1975″. Ông đã chọn nói về những năm ông bị giam trong các trại cải tạo Việt Cộng. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện bằng tiếng Pháp trong đó ông mô tả các trại tù và sự độc ác của Việt Cộng và cho biết nhờ ơn Thượng Đế và tiểu thuyết của Stendhal ông đã được sống còn như thế nào, sau tám năm đày ải.
Bài thuyết trình của Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý (tựa đề lấy theo từ một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Rimbaud, “Une saison en enfer”) là một phối hợp độc đáo, lý thú, giữa văn chương huyễn mộng qua Stendhal và thực tế ghê tởm qua những tù ngục Việt Cộng.
Stendhal, tên thật Henri Beyle, là văn sĩ Pháp, thế kỷ XIX, tác giả những tiểu thuyết nổi tiếng, Le Rouge et le Noir, La Chartreuse de Parme… mà những nữ nhân vật đều tuyệt đẹp, và những nam nhân vật đều bị vào tù, thực tế hoặc theo nghĩa bóng. Thế giới trong tiểu thuyết của Stendhal, kể cả những truyện về tù ngục, vì thế, ngạt ngào phấn hương nhờ tình yêu, hạnh phúc và hình bóng mỹ nhân. Lúc Stendhal còn sống, không ai đọc sách của ông. Mãi 50 năm sau khi chết, ông mới được nổi tiếng và trở thành một hiện tượng trong văn học sử Pháp. Hiện tại, ông là một trong những văn sĩ hiếm hoi được nghiên cứu, phê bình, ái mộ nhiều nhất. Có cả một Hội gọi là Stendhal Club, tại Paris và Grenoble.
Ngoài ra, luận án tiến sĩ (1990) của giáo sư Nguyễn Kim Quý có tựa đề: “ La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal” (Tù ngục trong tiểu thuyết của Stendhal). Tháng 3, 1992, cùng với một số giáo sư đại học trên thế giới, ông được mời thuyết trình về Stendhal nhân ngày mất lần thứ 150 của văn sĩ được tổ chức tại Paris, dưới sự chủ tọa của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Bài của các thuyết trình viên đều được in thành sách bán tại Paris.
STENDHAL VÀ NHỮNG MÙA DƯỚI HỎA NGỤC CỘNG SẢN
Nguyễn Kim Quý
1. Tôi không bao giờ biết tại sao tôi yêu thích Stendhal và tiểu thuyết của ông nhiều đến thế. Và điều đó, ngay từ thời trung học khi mà tôi thích thú đọc đi đọc lại những trang đầy hương của Đỏ và Đen và Tu Viện thành Parme, mặc dù cha tôi, một giáo dân Công giáo mộ đạo gần như cực đoan, rất ghét. Về chuyện này, tôi sực nhớ câu mà ông Victor del Litto, Hội trưởng Stendhal Club, đã bất thình lình hỏi tôi nhân dịp tôi đến Grenoble lần chót, cách đây bốn năm: “Tại sao anh thích Stendhal?” Tôi bối rối, không biết trả lời sao. Trong những lần phỏng vấn xin dạy học ở Mỹ, tôi cũng nghe lặp lại câu hỏi tương tự. Nói thực, tôi thú nhận hoàn toàn không biết những lý do nào khiến tôi ái mộ văn sĩ ngoại biên lỗi lạc này –nhưng được ít người biết, và có lẽ ít người thích trong đám độc giả cùng thời với ông.
Quả vậy, đối với tôi, yêu thích Stendhal cũng giống như yêu một người đàn bà, hay một người đàn ông. Yêu hay không yêu, thế thôi. Nhất là với Stendhal, khởi đầu như một tiếng sét ái tình rất êm ái. Sự kết tinh, để dùng chữ của ông trong De l’amour, chỉ đến chậm và rất lâu sau đó. Và một tiếng sét ái tình, “nạn nhân” nào cũng biết, là không cắt nghĩa được.
Năm tháng trôi qua. Và bây giờ tôi lại ngồi trước tờ giấy trắng tìm lại một câu cắt nghĩa mới có thể –hoặc đúng hơn không có thể. Tôi yêu thích Stendhal, có lẽ bởi những tiểu thuyết của ông, và trong tiểu thuyết của ông, bởi các nhân vật nữ bất tử, tuyệt đẹp, dịu dàng quá đỗi, đã mê hoặc không chỉ những nam nhân vật, tình nhân của các nàng, và những độc giả như tôi có tâm hồn đa cảm, mà còn những phê bình gia hiện đại nghiêm khắc nhất nữa trong số có Paul Valéry, Jean-Paul Sartre và Julien Gracq chẳng hạn, giữa nhiều người khác.
họa sĩ Lê Khánh Thọ (Châteauroux, Pháp) giới thiệu và dịch
Hè 1991, sáu năm sau ngày đến Mỹ, cựu đại úy Nguyễn Kim Quý, cựu tù nhân cải tạo, cựu thuyền nhân, tiến sĩ và giáo sư Pháp văn và Latin tại Đại Học Eastern Washington University, đã được Phù Luân Hội (Rotary Club) Antony, mời đến Paris thuyết trình về đề tài “Việt Nam sau 1975″. Ông đã chọn nói về những năm ông bị giam trong các trại cải tạo Việt Cộng. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện bằng tiếng Pháp trong đó ông mô tả các trại tù và sự độc ác của Việt Cộng và cho biết nhờ ơn Thượng Đế và tiểu thuyết của Stendhal ông đã được sống còn như thế nào, sau tám năm đày ải.
Bài thuyết trình của Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý (tựa đề lấy theo từ một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Rimbaud, “Une saison en enfer”) là một phối hợp độc đáo, lý thú, giữa văn chương huyễn mộng qua Stendhal và thực tế ghê tởm qua những tù ngục Việt Cộng.
Stendhal, tên thật Henri Beyle, là văn sĩ Pháp, thế kỷ XIX, tác giả những tiểu thuyết nổi tiếng, Le Rouge et le Noir, La Chartreuse de Parme… mà những nữ nhân vật đều tuyệt đẹp, và những nam nhân vật đều bị vào tù, thực tế hoặc theo nghĩa bóng. Thế giới trong tiểu thuyết của Stendhal, kể cả những truyện về tù ngục, vì thế, ngạt ngào phấn hương nhờ tình yêu, hạnh phúc và hình bóng mỹ nhân. Lúc Stendhal còn sống, không ai đọc sách của ông. Mãi 50 năm sau khi chết, ông mới được nổi tiếng và trở thành một hiện tượng trong văn học sử Pháp. Hiện tại, ông là một trong những văn sĩ hiếm hoi được nghiên cứu, phê bình, ái mộ nhiều nhất. Có cả một Hội gọi là Stendhal Club, tại Paris và Grenoble.
Ngoài ra, luận án tiến sĩ (1990) của giáo sư Nguyễn Kim Quý có tựa đề: “ La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal” (Tù ngục trong tiểu thuyết của Stendhal). Tháng 3, 1992, cùng với một số giáo sư đại học trên thế giới, ông được mời thuyết trình về Stendhal nhân ngày mất lần thứ 150 của văn sĩ được tổ chức tại Paris, dưới sự chủ tọa của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Bài của các thuyết trình viên đều được in thành sách bán tại Paris.
STENDHAL VÀ NHỮNG MÙA DƯỚI HỎA NGỤC CỘNG SẢN
Nguyễn Kim Quý
1. Tôi không bao giờ biết tại sao tôi yêu thích Stendhal và tiểu thuyết của ông nhiều đến thế. Và điều đó, ngay từ thời trung học khi mà tôi thích thú đọc đi đọc lại những trang đầy hương của Đỏ và Đen và Tu Viện thành Parme, mặc dù cha tôi, một giáo dân Công giáo mộ đạo gần như cực đoan, rất ghét. Về chuyện này, tôi sực nhớ câu mà ông Victor del Litto, Hội trưởng Stendhal Club, đã bất thình lình hỏi tôi nhân dịp tôi đến Grenoble lần chót, cách đây bốn năm: “Tại sao anh thích Stendhal?” Tôi bối rối, không biết trả lời sao. Trong những lần phỏng vấn xin dạy học ở Mỹ, tôi cũng nghe lặp lại câu hỏi tương tự. Nói thực, tôi thú nhận hoàn toàn không biết những lý do nào khiến tôi ái mộ văn sĩ ngoại biên lỗi lạc này –nhưng được ít người biết, và có lẽ ít người thích trong đám độc giả cùng thời với ông.
Quả vậy, đối với tôi, yêu thích Stendhal cũng giống như yêu một người đàn bà, hay một người đàn ông. Yêu hay không yêu, thế thôi. Nhất là với Stendhal, khởi đầu như một tiếng sét ái tình rất êm ái. Sự kết tinh, để dùng chữ của ông trong De l’amour, chỉ đến chậm và rất lâu sau đó. Và một tiếng sét ái tình, “nạn nhân” nào cũng biết, là không cắt nghĩa được.
Năm tháng trôi qua. Và bây giờ tôi lại ngồi trước tờ giấy trắng tìm lại một câu cắt nghĩa mới có thể –hoặc đúng hơn không có thể. Tôi yêu thích Stendhal, có lẽ bởi những tiểu thuyết của ông, và trong tiểu thuyết của ông, bởi các nhân vật nữ bất tử, tuyệt đẹp, dịu dàng quá đỗi, đã mê hoặc không chỉ những nam nhân vật, tình nhân của các nàng, và những độc giả như tôi có tâm hồn đa cảm, mà còn những phê bình gia hiện đại nghiêm khắc nhất nữa trong số có Paul Valéry, Jean-Paul Sartre và Julien Gracq chẳng hạn, giữa nhiều người khác.
Tôi yêu, hơn nữa, trong tác phẩm của Stendhal, mùi hương thần tiên,
ngất ngây, trường cửu như trong Proust, không gian diễm ảo, phi thời
gian, cấu thành bởi thực và hư trộn lẫn, biến hình, đã vỗ về lòng tôi
trước bao nhiêu “sự thật thô bạo”, như chính Stendhal đã viết, của cuộc
đời, và làm tôi mơ đến những khoảng trời xanh hơn, những âm thanh tinh
tuyền hơn cho những ca khúc vĩnh cửu tôi dâng cho ái tình và nhan sắc.
2. Trong thời chiến tranh Việt Nam, lúc ấy là sĩ quan của quân lực Miền Nam, tôi luôn mang theo trong túi quần áo trận tuyệt phẩm trữ tình Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du, tập Les Fleurs du Mal của Baudelaire và một quyển tiểu thuyết của Stendhal mà tôi đọc giữa hai trận đánh, dưới giao thông hào, trong trại binh hay quán rượu… Nguyễn Du, Baudelaire, và nhất là Stendhal, như thế ấy, đã giúp tôi thoát khỏi cái thực tế trĩu nặng mà, theo Nerval nói, “không luôn luôn là em gái của mộng mơ”. Tôi thường để hồn ru theo nỗi êm đềm của một cuộc đời tưởng tượng trong tất cả vẻ rạng ngời của nó, tràn ngập những mây hồng, những tình yêu thắm xanh, những nụ hôn vô tận, một cuộc đời không có tên ở trần gian này. Cái chết rình rập chúng tôi mỗi giờ, nhưng văn xuôi Stendhal, còn hơn là rượu và mỹ nhân, hay ma túy trong thơ Baudelaire, đã cho tôi sự can đảm phi thường để đương đầu với nó, trực diện: tôi đã quên nó, chưa đủ, tôi đã khinh bỉ nó, một cách rõ ràng, dứt khoát. Như những nhân vật của Stendhal: Julien, Fabrice, Octave, Lucien v.v…
Giai đoạn hậu chiến sắp cho quý vị thấy tiểu thuyết, và đặc biệt của Stendhal, đã làm tôi mê đắm một cách vừa chuyên chế vừa lợi ích như thế nào
3. Chúng ta đang ở vào năm 1975. Nền hòa bình nhục nhã, áp đặt bởi những siêu cường lực trên đất nước chúng tôi ngày 30 tháng 4, chấm dứt một cuộc chiến cũng không kém nhục nhã và khai tử quốc gia VNCH từ nay bị trao vào tay bọn bạo tàn Miền Bắc, kẻ chiến thắng không ngờ. Ngày đó, bỗng nhiên tôi trở thành “tù binh” và “kẻ thù của nhân dân” mà không biết chính xác tại sao. Chế độ mới, tự gọi là “cách mạng”, đỏ từ đầu đến chân, nhanh chóng tự gắn cho mình một nhiệm vụ “vĩ đại”: lùa tất cả sĩ quan và cán bộ Miền Nam vào tù. Tại đó bắt đầu mọi bất hạnh của chúng tôi. Nhưng rồi, lòng tin vào Thượng Đế bỗng nhiên thức dậy trong tôi và sự mê say không phai nhạt đối với Stendhal và những tiểu thuyết của ông thực sự đã cứu vớt tôi, không chỉ thoát khỏi những xấu xí của đời sống mà còn sự tàn nhẫn của cái chết –cái chết mà bây giờ tỏ ra ngàn lần đe dọa hơn trong lúc chiến tranh. Như thế, nhờ ơn Chúa và nhờ Stendhal, tôi đã có thể sống sót sau tám năm giam hãm, đói khát, đau khổ, thiếu thốn, trong những trại tù khác nhau và cuộc đọa đày khủng khiếp xuống dưới hỏa ngục.
Hỏa ngục Cộng sản, dĩ nhiên. Nhưng không có ngôn ngữ nào có thể mô tả đủ sự tàn ác của một trại tù do bọn Cộng sản Việt Nam –tức là Việt Cộng– thiết lập. Đó là bọn cai ngục bẩm sinh, quý vị hãy tin tôi đi, phô diễn một khả năng và kinh nghiệm canh phòng vô địch. Không một nơi giam giữ nào, hư cấu hay có thực, mà tôi được biết, kể cả Quần đảo Goulag của Soljenitsyne, hay Hồi ức về căn nhà tử tội của Dostoïevski, có thể so bằng những trại Việt Nam trong cái mà tôi gọi là “độc ác tinh vi”: ở đây người ta giết tù nhân một cách khoa học, tiệm tiến, nhẹ nhàng một cách khủng khiếp, bằng cái đói triền miên. Để chế ngự chúng tôi hiệu quả hơn, bọn khốn nạn đã khai thác khéo léo cái bản năng thấp nhất, tệ nhất của con người: nhu cầu ăn. Ít ra trong tù, những nhân vật của Stendhal có thể ăn và uống đầy đủ: Fabrice lại còn có sô-cô-la của Clélia và Julien có sâm banh và xì-gà của Mathilde gửi cho. Còn chúng tôi, còn tôi, mỗi ngày, bắt buộc phải tự nhìn thấy mình chết lần chết mòn như con vật bị vây hãm, sống một cái chết hoàn toàn đúng nghĩa tồi tệ, nhục nhã, hèn hạ, cố tình bày ra bởi lũ Cộng sản –đồng hương của chúng tôi. Một cái chết đến chậm, kéo dài, kéo dài, với trong hồn mỗi người tù sự phẫn nộ bất lực, sự xấu hổ bị dồn vào thế buộc phải thường trực, mỗi ngày, nghĩ đến cái dạ dày trống không và cách nào để làm đầy nó.
Bọn họ đã ra lệnh cho các sĩ quan phải trình diện những “ủy ban cách mạng nhân dân”, chuẩn bị một khóa học cải tạo mà theo thông cáo chính thức với lối hành văn mơ hồ và bịp bợm sẽ kéo dài chỉ mười ngày hoặc một tháng tùy theo cấp bậc. Lúc ấy vào tháng sáu 1975. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng đối với tất cả, đó sẽ là một “cuộc hành trình cuối đêm” xứng đáng với Céline, kéo dài từ tám, mười, cho tới mười bốn năm, và đối với nhiều người, một vé đi không về, một lần vĩnh biệt cuộc đời và thế gian, trong hai nghĩa đen và bóng. Đầu tiên chúng tôi bị giam giữ trong những trại ở Miền Nam. Rồi một ngày đẹp trời, bọn họ quyết định chuyển ra Miến Bắc khoảng một trăm ngàn “phần tử” bị xét là “phản động” nhất, nghĩa là nguy hiểm nhất, trong đó có Tổng giám mục Sài Gòn Nguyễn Văn Thuận và một số tướng lãnh. Trên biển. Trong vài chiếc tàu chở than cũ kỹ tịch thu của “ngụy quyền”. Chúng tôi bị còng tay, bị nhốt hàng ngàn người trong các hầm tàu, và như thể súc vật. Chuyến đi kéo dài ba ngày. Ba thế kỷ. Không khí thiếu. Nước cũng thiếu. Thức ăn cho cả ngày là một ảo tưởng: mỗi tù nhân được phát hai phong bánh bích qui mốc của lính made in China, lớn bằng hai hộp diêm, chỉ vừa đủ để khỏi chết đói. Phía trên, không có gì ngoài một vòm tối đen. Chung quanh, những thân xác bất động chất đống cạ vào nhau và mình mẩy dính đầy bụi than. Cái nóng kinh hồn hành hạ tù nhân. Ngay những giờ đầu, bốc lên một mùi hôi thối, làm ngộp thở, đầu độc căn hầm đầy người. Khắp nơi, im lặng như chết.
Từ cảng Hải Phòng, nơi mà cuối cùng chúng tôi được cập xuống, đến những trại tập trung khác nhau, còn một chuyến đi nữa không kém kinh hoàng, kéo dài khoảng hai hoặc ba ngày, bằng tàu lửa hay xe cam nhông. Vì biện pháp an ninh, cửa lớn và cửa sổ xe lửa phải đóng kín mít, dưới cái nắng nung người. Trong những hỏa lò lưu động ấy, sự ngộp thở kinh khủng đến nỗi một số tù nhân già yếu và kiệt lực sau chuyến vượt biển đã chết trước khi đến nơi chỉ định.
Những trại tù ở Miền Bắc, tôi nghĩ khoảng ba mươi, dành cho chúng tôi, đều nằm trong vùng núi –nơi sinh sống của những sắc dân thiểu số lạc hậu nhất hay gia đình của những người bị đi đày biệt xứ vì lý do chính trị từ thời Pháp thuộc và sau Điện Biên Phủ– gần biên giới Tàu và Lào, ở đó những con muỗi to bằng những con ruồi hoặc gần như thế. Trên đường, những trẻ em và bà già, bị thúc đẩy bởi mối hận thù từ lâu nuôi dưỡng và luôn kích thích do sự tuyên truyền thô bỉ, đã ném thẳng tay vào chúng tôi đất đá, đồ dơ và hét lên những tràng chửi bới thậm tệ. Cũng như các bạn đồng cảnh khổ, tôi cố gắng nuốt những giọt nước mắt. Tủi nhục, đắng cay, uất giận.
Cuộc sống tại các trại Miền Bắc còn hơn là hỏa ngục. Không cách nào đào thoát được. Chúng tôi bị bao vây một cách tuyệt vọng bởi những rặng núi trùng điệp làm thành những tường lũy thiên nhiên kiên cố. Nhưng rồi, ngay cả nếu thoát được, làm sao, ở trên núi, có thể sống sót với cái lạnh, đói khát và sức kiệt? Chúng tôi bị giam trong những túp nhà cũ thấp mái rạ, nằm ngủ trên một thứ giường tập thể làm bằng những tấm gỗ thô, không chiếu, không gối, không đệm, để rồi sáng mai thức dậy mặt mày, mình mẩy rải đầy những vết rệp và muỗi cắn. Ngoài ra, cái lạnh tột độ, làm buốt xương. Về quần áo, người ta chỉ phát cho chúng tôi một bộ đồng phục màu xanh da trời bằng vải thô dùng trong kỳ hạn hai năm và một tấm chăn cũ nát nhỏ xíu bằng len xấu. Không săng đan, không tất vớ, không mũ nón. Những thứ này, chúng tôi phải tự xoay xở lấy, người ta bảo chúng tôi, hoặc là mặc kệ! Vào mùa đông hay mùa mưa, không tài nào ngủ được, vì cái lạnh và ẩm ướt khắc nghiệt, không thể chịu nổi nữa và chúng tôi bị cấm đốt lửa trong nhà.
Tuy nhiên, tất cả những thứ ấy không là gì so với cái đói, cực hình tồi tệ nhất. Phần ăn hằng ngày của chúng tôi, quả vậy, là một chén sắn (khoai mì) cho một trong hai bữa. Không có ăn sáng. Không cơm. Không sữa không đường. Không thịt không rau. Khoai mì mà người ta cho chúng tôi đã được phơi khô và được dành những khi mất mùa cho heo –mà heo, tôi đoán, cũng từ chối không ăn. Vì nó có màu đen đen, vị chua chua, mùi thum thủm. Nhưng cái đói chiến thắng mọi ghê tởm và chọn lựa. Với món ăn kinh khiếp này, những anh chàng to con nhất, sau vài tháng, có màu da xanh mét, vẻ hốc hác, mặt teo lại. Sau một năm, trở thành những bộ xương biết đi. Óc đặc lại, người ta không thể suy nghĩ hay phản ứng gì nữa. Quên đi phẩm cách, một số người chỉ còn nghĩ đến cái ăn, và đó cũng tự nhiên thôi. Tệ hơn, người ta đánh mất ý chí chống đối, phản kháng, tự trọng, và tất cả điều đó hoàn toàn phù hợp với kế hoạch dự trù của Việt Cộng. Sự thiếu dinh dưỡng và thiếu thuốc men sinh ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo, không tránh khỏi, ví dụ bệnh thiếu sinh tố và phù thũng –mỗi ngày, cùng với bệnh sốt rét, chóng vánh đua về bên kia thế giới, một cách nhẹ nhàng, một hay hai tù nhân khốn khổ.
Những người còn sống sót cứ tiếp tục nhai sắn khô bằng thích, tiếp tục đói, tiếp tục đau, và nhất là tiếp tục lao động khổ sai. Cai tù không ngớt lặp đi lặp lại rằng lao động là nguồn gốc mọi vinh quang, rằng khởi thủy, con người đầu tiên, nghĩa là ông tổ của chúng ta, là một con khỉ, rằng con khỉ ấy vì phải trèo lên cây hái trái, xuống ruộng trồng lúa, vào rừng săn thỏ, vắn tắt, lao động vất vả, đã dần dần mất bộ lông dài để trở thành đẹp đẽ, trơn tru như chúng ta hôm nay. Vì thế, người ta hét vào tai chúng tôi, hãy tống cổ những kẻ chây lười lao động, ăn bám, mình còn đầy lông lá, ra khỏi thiên đàng Cộng sản!
Về lao động hằng ngày, chúng tôi được chia thành nhiều đội và tổ, và phải ra hiện trường làm việc tám tiếng mỗi ngày và sáu ngày mỗi tuần, ngày Chúa Nhật dành cho học tập chính trị và những công việc vặt vãnh khác nhau. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, thay đổi việc làm, tổ đội, đồng đội cứ mỗi sáu tháng, đại khái: trồng rau cải, xà-lách, lúa, bắp –những sản phẩm mà chúng tôi không được quyền ăn. Hoặc sáng sớm vào rừng chặt gỗ, đốn tre. Xây hay sửa nhà, cầu, đường với dụng cụ thô sơ từ thời Thượng cổ. Hoặc thay bò kéo cày trong ruộng, giữ trâu, nuôi heo, còn gì nữa? Nói ngắn gọn, làm tất cả những công việc đối với chúng tôi –đại úy, đại tá, và tướng lãnh– cho đến lúc ấy hoàn toàn xa lạ, chưa hề biết, kỳ quặc, vì thế rất mệt. Thêm vào đó là cái đói, cái lạnh, sự tàn tạ thể xác và suy nhược tinh thần, và quý vị hiểu tại sao mức độ tử vong trong các trại tù lên cao như vậy.
Nhất là sự suy nhược tinh thần. Nó giết người cũng tàn nhẫn như cái đói và bệnh hoạn. Trong cảnh khổ, người ta không thể bỏ qua sức mạnh của tinh thần và chịu đựng của tâm hồn. Không có sự can thiệp cứu rỗi của tinh thần, án tử hình sẽ không được bãi bỏ, không hoãn lại. Có nhiều người trải qua suốt tháng, kể cả suốt năm, ngồi than vãn số phận, tiếc hão một hạnh phúc, một vinh quang, hay một tình yêu vĩnh viễn bay mất, hay bám víu một cách tuyệt vọng vào thực tại ghê tởm. Những người ấy, cái chết không bao giờ bắt hụt.
Nhưng đó cũng chính là điều tôi đã làm thời gian đầu. Tôi cũng đã khóc như mọi người trong đêm Giáng sinh đầu tiên tại trại. Và như mọi người, tôi thấy đói kinh khủng, không cử động nổi, thường té vì mệt. Sức mạnh thể xác và tinh thần suy sụp chầm chậm, nhưng chắc chắn. Rồi một ngày, được nhìn thấy, bất lực, một người bạn thân thiết chết trong hoàn cảnh hãi hùng và bất xứng của một con vật người ta đem đi thọc huyết, tôi giật mình sợ hãi. Tôi không muốn chết như vậy, tôi lặp lại cho chính mình trong cơn giận dữ đè nén. Chuyện kể trong Terre des hommes của Saint-Exupéry về chàng Guillaumet mệt nhoài, nhưng cứ lầm lũi bước đi trong tuyết ngày này qua ngày khác, để khỏi gục ngã, bỗng trở về trong ký ức, rất đúng lúc. Và rồi, phục hồi sinh khí tôi không biết nhờ sức mạnh thần linh nào, tôi bắt đầu buông lại lời thách đố năm xưa cho cái chết hỗn láo, cái chết xanh xao trong một bài thơ của Horace, cái chết mà tôi đã vất vả vật lộn với, từ thời chiến tranh, nhưng nó không bao giờ chụp bắt được tôi, nhờ ơn Chúa. Nhất là, tôi la lớn, không bao giờ bỏ cuộc.
Bấy giờ, tôi bắt đầu cầu nguyện trở lại, ban đêm, và đọc lại với sự say mê của một người tình cũ những tiểu thuyết Stendhal, nhưng bằng trí nhớ, dĩ nhiên. Từ đó, tôi sống một thực tế khác, tự xem mình đã chết đối với cuộc đời, như Octave trong Armance. Tôi quên, cố gắng quên, bọn cai ngục và trại tù, đói và bệnh, quần áo tả tơi và thân xác khô héo –tất cả những điều nhắc tôi không ngừng vẻ xấu xí của địa ngục. Tôi chiến thắng nỗi bất hạnh của tôi bằng cách thôi tưởng nhớ những người đàn bà đẹp mà tôi đã quen biết và có khi yêu thương trong cuộc đời và bây giờ đã trở thành một thực tế còn khó với nắm, còn xa xôi hơn cả chính mộng mơ. Trái lại, tôi chỉ nghĩ đến những nữ nhân vật của Stendhal –Mathilde, Mme de Rênal, Clélia, la Sanseverina, Armance, Mme de Chasteller, giữa những nàng khác– mà hình bóng trác tuyệt, vĩnh viễn trẻ và đẹp, đã đưa tôi rất nhẹ nhàng ra khỏi thực tế phũ phàng và tầm thường, cái thực tế mà tôi nghĩ tôi không phải sinh ra để ôm lấy, ngay cả thời trước khi vào tù. Ngày tháng của tôi trôi qua như thế, êm đềm, như nước trôi qua cầu, và tôi dám nói thêm, hạnh phúc, dưới bóng những tình nhân đẹp như hoa, ít nhiều như trong Proust, ít nhiều lạ thường, nhưng sẽ chung thủy, tôi hy vọng, với tôi cho đến phút lìa trần –những người yêu dấu duy nhất đã đến thăm tôi trong tù, đem lại bình an và ánh sáng. Nhờ các nàng và sự hiện diện thường trực, vỗ về, tù ngục của tôi, tuy không bao giờ có thể trở thành thiên đường như của Julien Sorel hay Fabrice del Dongo, cũng đã mất đi vẻ thê thảm để cho tôi kéo lê, trong nghĩa cụ thể, cuộc sống của tôi, hay đúng hơn cái chết của tôi, một cách xứng đáng nhất, cho đến ngày 18 tháng ba 1983, thời điểm tôi được thả. Sau tám năm trời!
Sau hơn một năm thất bại ê chề trong những mưu toan vượt trốn quê hương và nỗi khổ bị bắt lại –lần này như một thuyền nhân kém may mắn– tôi và cô em gái, một đêm đen, được lên trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ một hôm đã thả chúng tôi xuống căn cứ hải quân Subic Bay của Mỹ tại Manila sau tám ngày, tám đêm trôi dạt trên Thái Bình Dương, giữa cơn bão lớn. Nhưng đó là chuyện khác. Tôi trải qua một năm rưỡi tại hai trại tỵ nạn ở Philippines trước khi đến Mỹ định cư ngày 25 tháng giêng 1985. Tôi hứa với lòng một ngày nào sẽ đến viếng Đúc Mẹ Lộ Đức và viết điều gì đó về Stendhal. Trong năm năm, tôi đã thực hiện hai lời hứa ấy. Luận án tiến sĩ của tôi –được chấp nhận với lời khen của các giáo sư trường Đại Học Oregon, và được ông del Litto nhận in trong thư mục Stendhal qua nhà xuất bản Droz, Genève– có chính cái tựa đề Tù ngục trong tiểu thuyết Stendhal. Tôi không bao giờ có thể cảm tạ đủ Thượng Đế đã cứu vớt tôi như thế bằng cách cho tôi một tâm hồn rất lãng mạn, rất mơ mộng và cho tôi niềm si mê về văn chương và, mâu thuẫn thay, về Stendhal, người ta còn nhớ, không luôn luôn dễ thương đối với Ngài.
4. Tôi đã quá tuổi tiếc thương hư ảo rồi, nhưng mỗi tiểu thuyết của Stendhal rực rỡ trong tôi như ánh sáng thiên đường tìm thấy lại. Một mảnh đời tan vỡ. Tôi không thể sống mà không mộng mơ. Cũng giống như những ngày trước, trong địa ngục Cộng sản. Thật là chán nản vô cùng khi phải luôn bám vào thực tế, khi mỗi ngày không đọc một trong những trang sách Stendhal đầy ắp yêu thương, mừng vui, và mùi hương phấn. Dầu sao, để bắt chước Pascal trong cuộc cá độ hy hữu của ông, quý vị sẽ mất gì khi đọc một tiểu thuyết của Stendhal? Không mất gì hết. Nhưng nếu thắng, quý vị sẽ được cả một trời mơ, trước mặt, cùng với, và chung quanh quý vị.
Và để kết thúc, tôi mạn phép được trích những dòng cuối từ quyển sách của tôi về tù ngục trong Stendhal mà từ nay “là một cõi niết bàn, thực ra, không tưởng (có tù nhân nào hưởng được số phận của Julien và Fabrice?), nhưng vô cùng quý hóa cho tất cả chúng ta bị ném vào cuộc khiêu vũ giả trang được gọi là đời sống, ở thế giới của giờ thứ hai mươi lăm này trong đó con người, sau những chấn song và kém may mắn hơn những nhân vật Stendhal, phải luôn đi tìm kiếm, như Henri Beyle trong suốt cả đời, một hạnh phúc hão huyền, một dòng sông Léthé không còn chảy nữa, một giọt lệ không bao giờ được khóc.”
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
STENDHAL ET MES SAISONS EN ENFER COMMUNISTE
nguyên tác Pháp ngữ:
Mesdames et Messieurs,
1. Je ne sais jamais pourquoi j’ai tant aimé Stendhal et ses romans. Et ça depuis le lycée où je me plaisais à lire et relire les pages odoriférantes du Rouge et le Noir, de La Chartreuse de Parme, malgré l’aversion de mon père, catholique fervent, voire extrémiste. A propos, je me souviens de cette question que me posa à brûle-pourpoint M. Victor del Litto, président du Stendhal Club, lors de mon dernier séjour à Grenoble, voilà quatre ans: “Pourquoi aimez-vous Stendhal?” Je demeurai perplexe, ne sachant que répondre. Au cours des interviews pour mon poste de professeur, aux États-Unis, j’entendais se reposer la même question. A vrai dire, j’avoue que j’ignorais tout à fait les raisons de ma prédilection pour cet écrivain marginal, génial –pourtant très mal connu, et peut-être, très mal aimé des lecteurs de son époque. Pour moi, en effet, aimer Stendhal, c’est comme aimer une femme, ou un homme. On aime, ou on n’aime pas, c’est tout. Surtout avec lui, il y eut au début une sorte de coup de foudre très doux. La cristallisation, pour reprendre son propre mot dans De l’amour, ne vient que lentement et très longtemps après. Et un coup de foudre, aucune “victime” ne l’ignore, ça ne s’explique pas.
Des années ont passé. Et me voici, pourtant, devant la page blanche à la recherche d’une nouvelle explication possible –ou plutôt impossible. J’aime Stendhal, peut-être à cause de ses romans, et dans ses romans, à cause de ses héroïnes immortelles, si belles, si tendres, qui ont exercé une séduction irrésistible non seulement sur les héros, leurs amants, et les lecteurs comme moi à l’âme sensible, mais encore sur les critiques contemporains les plus sévères dont Paul Valéry, Jean-Paul Sartre et Julien Gracq, par exemple, entre beaucoup d’autres. J’aime, en plus, dans ses œuvres ce parfum féerique si enivrant, impérissable comme chez Proust, cette atmosphère si enchanteresse, a-temporelle, faite de fiction et de réel entremêlés, transfigurés –qui me consolent de bien des “âpres vérités”, selon le mot de Stendhal lui-même, de la vie, et me font rêver des cieux plus bleus, des sons plus purs pour mes éternels hymnes à l’amour et à la beauté.
2. Pendant la guerre du Viêtnam, comme officier des Forces Armées du Sud, j’avais toujours dans les poches de mon treillis le chef-d’œuvre lyrique Truyen Kieu de notre grand poète national Nguyen Du, Les Fleurs du Mal de Baudelaire et un roman de Stendhal que je lisais entre deux batailles, dans les tranchées, aux casernes ou aux snacks… Nguyen Du, Baudelaire et surtout Stendhal m’aidaient ainsi à m’évader hors de la lourde réalité qui, comme dit Nerval, n’est pas toujours la sœur du rêve. Je me laissais souvent charmer par les douceurs d’une vie imaginée dans toute sa splendeur et remplie de nuages roses, d’amours vertes, de baisers infinis, d’une vie qui n’a pas de nom ici-bas. La mort nous guettait à chaque instant, mais la prose de Stendhal, mieux que le vin et la femme, ou le haschisch dans la poésie baudelairienne, me donnait le courage inoui de la défier, bien en face: je l’oubliais, c’est peu dire, je la dédaignais carrément. Tout comme les héros stendhaliens, Julien, Fabrice, Octave, Lucien, etc…
L’épisode de l’après-guerre va mieux montrer comment les romans, et spécialement ceux de Stendhal, m’ont tenu sous leur charme à la fois tyrannique et bénéfique.
3. Nous sommes en 1975. La paix honteuse, imposée par les super-puissances internationales à notre pauvre pays le 30 Avril, met fin à une guerre non moins honteuse et sonne le glas pour le Sud du Viêtnam désormais livré aux mains des bourreaux du Nord, vainqueurs malgré eux. Ce jour-là, je devins tout d’un coup “prisonnier de guerre” et “ennemi du peuple”, sans savoir exactement pourquoi. Le nouveau régime, qui se fit appeler “révolutionnaire”, rouge jusqu’au bout des ongles, s’est vite donné une “grandiose” tâche: envoyer en prison tous les officiers et cadres Sudistes. Là commencèrent tous nos malheurs. Mais ma foi soudain réveillée en Dieu et mon inaltérable passion pour Stendhal et ses romans me sauvèrent non plus seulement des laideurs de la vie, mais encore des brutalités de la mort qui se révéla maintenant mille fois plus menaçante, plus moche qu’en temps de guerre. Grâce à Dieu et à Stendhal donc, je pus survivre à mes huit ans d’incarcération, de faim, de souffrances, de privations, dans de multiples camps de labeur, et à mon horrible descente en enfer.
Enfer communiste, bien sûr. Mais aucun langage ne peut assez décrire les atrocités d’une prison tenue par les Viêtnamiens Communistes –alias Viet Cong. Ce sont des geôliers nés, croyez-moi, faisant preuve d’une vigilance et d’une expérience hors de pair. Aucun lieu de détention, fictif ou réel, que je sache, pas même L’Archipel du Goulag de Soljenitsyne ou Souvenirs de la maison des morts de Dostoïevski, n’arrive à égaler les camps Viêtnamiens en ce que j’appelle “raffinement de cruauté”: ici, on tue d’une manière scientifique, progressive, affreusement douce, par l’obligation à une faim permanente. Pour mieux nous maîtriser, ces salauds exploitaient habilement l’instinct le plus bas, le plus dégradant de l’homme: besoin de manger. Au moins, dans leurs prisons, les héros stendhaliens peuvent manger et boire à loisir: en plus, Fabrice a le chocolat de Clélia, et Julien, le champagne et les cigares envoyés par Mathilde. Quant à nous, quant à moi, chaque jour, nous étions forcés de nous voir mourir lentement en bêtes traquées, de vivre pratiquement une mort ignoble, humiliante, avilissante, inventée exprès par les Viet Cong –nos compatriotes. Une mort à retardement qui traînait, traînait, avec dans l’âme de chaque prisonnier la rage impuissante, la honte d’en être réduit à songer constamment, chaque jour, à l’estomac creux et au moyen de le remplir.
On avait ordonné aux officiers de se présenter aux “comités révolutionnaires du peuple”, faire les préparatifs d’un stage de rééducation qui, d’après le communiqué officiel utilisant une phraséologie vague et trompeuse, ne devrait durer que dix ou trente jours, selon les grades. C’était en Juin 1975. Nul ne s’est jamais douté, cependant, que ce serait pour tous un long voyage au bout de la nuit digne de Céline, qui durait huit, ou dix, ou même quatorze ans, et pour plusieurs un aller simple, un adieu à la vie et au monde, littéralement. D’abord nous avions été détenus dans les camps du Sud. Puis, un beau jour, on décida de transférer au Nord environ cent mille “éléments” jugés les plus “réactionnaires”, c’est-à-dire les plus dangereux, dont l’archevêque de Saigon Nguyen Van Thuan et un bon nombre de généraux. Sur mer. Dans quelques vieux charbonniers confisqués au “gouvernement fantoche”. On nous passe les menottes, on nous enferme par milliers dans les cales, on nous réduit ainsi à l’état de bétail. La traversée dure trois jours. Trois siècles. L’air nous manque. L’eau aussi. La nourriture est une chimère: pour toute la journée, chaque détenu reçoit deux biscuits moisis, sorte de ration militaire made in China, grands comme deux boîtes d’allumettes, juste assez pour ne pas crever. Au-dessus, rien qu’un plafond noir. Autour, des corps inertes empilés les uns contre les autres et tout couverts de résidus de charbon. La canicule exerce son pouvoir néfaste. Dès les premières heures, une exhalaison méphitique et asphyxiante empoisonne les cales bondées. Partout, un silence de mort.
Du port de Haiphong, où nous débarquâmes enfin, aux différents camps de concentration, il nous restait à effectuer un autre voyage non moins affreux, qui durait à peu près deux ou trois jours, par le train et en camion. Par mesure de sécurité, nous dit-on, les portières et les fenêtres devaient être complètement fermées, et cela, sous un soleil brûlant. Dans ces fourneaux roulants, la suffocation était telle que plusieurs prisonniers, âgés et déjà bien affaiblis par l’épreuve de la mer, succombèrent avant d’arriver à destination.
Les prisons du Nord Viêtnam, au nombre d’une trentaine, je crois, à nous destinées, étaient toutes sises dans des régions montagneuses où vivaient les peuplades minoritaires les plus arriérées ou les familles des déportés et exilés politiques depuis l’occupation française et après Dien Bien Phu, près des frontières chinoise et laotienne et où les moustiques avaient la grosseur des mouches, ou presque. Sur le chemin, des gamins et des vieilles femmes, pressés par la haine contre nous longtemps nourrie et sans cesse attisée par une grossière propagande, nous lancèrent à pleine main des cailloux, des ordures et hurlèrent des bordées d’injures. J’essayai, comme mes confrères dans le malheur, d’avaler mes larmes. De honte, d’amertume, de fureur.
La vie dans les camps nordistes était plus qu’infernale. Aucune possibilité d’évasion. Nous étions désespérément encerclés par d’interminables chaînes de montagne formant des murailles naturelles solides. Et puis, même si on réussissait à les atteindre, comment survivre, là-haut, au froid, à la faim, à la soif, à l’épuisement physique? Nous étions casés dans de vieilles baraques basses en toit de chaume, couchions sur une espèce de lit collectif fait de rugueuses planchettes de bois, sans nattes, sans oreillers, sans paillassons, pour nous réveiller au matin, le visage et le corps criblés de piqûres de punaises et de moustiques. Par ailleurs, le froid était à son comble. Pour tout habillement, on nous donnait à chacun un uniforme bleu en tissu grossier à utiliser pour deux ans, et une minuscule couverture râpée de mauvaise laine. Pas de sandales, ni chausettes, ni chapeaux. A nous de nous démerder, nous dit-on, ou tant pis! En hiver et en saison des pluies, c’était impossible de dormir, tant le froid et l’humidité devenaient intolérables, impitoyables, et on nous interdisait de faire du feu dans la baraque.
Tout ça, cependant, n’était rien à côté de la faim, le pire des tourments. Notre ration alimentaire, en effet, se limitait à un bol de racine de manioc pour l’un des deux repas quotidiens. Pas de petit déjeuner. Pas de riz. Ni lait ni sucre. Ni viande ni légumes. Le manioc qu’on nous donnait avait été séché au soleil et, ainsi, servait de nourriture en cas de mauvaise récolte aux cochons qui, je devine, l’auraient même refusé, car il avait une couleur noirâtre, un goût douteux, sinon aigre, une odeur fétide. Mais la faim avait raison du dégoût et du choix. Avec cette horrible boustifaille, les plus costauds gars, au bout de quelques mois, avaient le teint pâle, l’air hagard, la figure décharnée. Après un an, ça devenait des squelettes ambulantes. La cervelle devenue pâteuse, on ne pouvait plus réfléchir, ni réagir. Oubliant leur dignité, plusieurs ne pensaient plus qu’à la bouffe, et c’était tout à fait normal. Pire, on perdait ainsi toute velléité de résister, de se révolter, de se respecter, et tout ça se conformait parfaitement au plan prévu par les geôliers. La malnutrition et le manque de vitamines et de médicaments engendraient de nombreuses inévitables maladies graves, l’avitaminose et le béribéri par exemple, qui, avec le paludisme, ne tardaient pas à envoyer, tout doucement, chaque jour, dans l’autre monde un ou deux pauvres diables.
Les survivants, eux, continuaient de plus belle à mâcher du manioc sec, à avoir faim, à être malades, et surtout à travailler dur. Les gardiens ne cessaient de répéter que le travail est source de toute gloire, et qu’au commencement, le premier homme, à savoir notre ancêtre, avait été un singe, que ce singe à force de grimper sur l’arbre pour cueillir les fruits, descendre dans le champ pour semer les grains, courir dans la forêt pour chasser les lièvres, bref, de travailler dur, avait, peu à peu, perdu ses longs poils pour devenir beau, lisse comme nous le sommes aujourd’hui. Que les paresseux, les parasites, les gens velus, nous hurlait-on à l’oreille, soient donc éliminés du paradis communiste!
Pour le labeur quotidien, nous étions divisés en plusieurs compagnies et sections, et sortions travailler aux champs huit heures par jour, six jours par semaine, le dimanche étant réservé à l’éducation politique et aux diverses menues besognes. Nous faisions tout et devions changer de job, de compagnie, de compagnons tous les six mois,grosso modo: planter des choux, des salades, du riz, du maïs –que nous n’avions d’ailleurs pas le droit de manger. Ou aller de grand matin dans la forêt ou la montagne couper du bois, du bambou. Construire ou réparer des maisons, des ponts, des routes avec les outils rudimentaires datant de l’Antiquité. Ou labourer la terre en tirant la charrue à la place des bœufs, garder les buffles, élever les porcs, que dirais-je encore ? Bref, faire tout ce qui pour nous –capitaines, colonels, et généraux– était jusque-là tout à fait inconnu, étranger, bizarre et partant très épuisant. Ajoutez à cela la faim, le froid, l’affaiblissement physique et la dépression morale, et vous comprenez que le taux de mortalité dans les camps soit si élevé.
Surtout la dépression morale. Elle tue avec la même cruauté que la faim et la maladie. Dans le malheur, on ne peut pas se passer de la force morale et de la résistance spirituelle. Sans l’intervention rédemptrice de l’esprit, la peine de mort est irrévocable et n’admet point de sursis. Or, nombreux étaient ceux qui passaient des mois, voire des années, à se lamenter sur leur sort, à nourrir le vain regret d’un bonheur, d’une gloire, ou d’un amour perdus pour toujours, ou à s’agripper désespérément à la réalité répugnante. Ceux-là, la mort ne les ratait pas.
Mais voilà exactement ce que j’avais fait, au début. J’avais pleuré à chaudes larmes comme tout le monde au premier Noël. Et comme tout le monde, j’avais horriblement faim, bougeais à peine, tombais souvent de fatigue. La force du corps et de l’esprit périclitait lentement, mais sûrement. Puis un jour, en regardant, impuissant, un de mes chers amis mourir dans les conditions affreuses et indignes d’un animal qu’on allait égorger, je tressaillis de peur. Je ne veux pas mourir de cette manière, me suis-je répété avec une colère sourde. Le souvenir de Guillaumet dansTerre des hommes de Saint-Exupéry, qui, fourbu, s’obstine à marcher dans la neige pendant des jours, pour éviter de succomber, me revint soudain à l’esprit, très à propos. Et alors, animé de je ne sais quel souffle divin, je me mis à relancer le grand défi d’autrefois à l’insolente Mort, cette pallida Mors dans un poème d’Horace, avec laquelle je m’étais colleté tant bien que mal, depuis la guerre, et qui m’a toujours loupé, grâce à Dieu. Surtout, ai-je crié, il ne faut jamais capituler.
Alors, je recommençai à réciter mes prières, la nuit, et à relire avec l’ardeur d’ancien amoureux les romans de Stendhal, mais mentalement, bien sûr. Dès lors, je vivais une autre réalité, me voyant déjà mort au monde, à l’instar d’Octave dans Armance. J’oubliais, j’essayais d’oublier, les geôliers et les camps, la faim et la maladie, mes guenilles et mon corps désséché –tout ce qui devait me rappeler sans cesse la hideur de l’enfer. Je triomphais de ma misère en ne pensant plus à ces belles femmes que j’avais connues ou même aimées dans la vie, et qui sont maintenant devenues un réel plus inaccessible, plus lointain que le rêve lui-même. Par contre, je ne songeais qu’à ces héroïnes stendhaliennes –Mathilde, Mme de Rênal, Clélia, la Sanseverina, Armance, Mme de Chasteller, entre autres– dont l’image sublime, éternellement jeune et belle, me délivrait bien doucement de cette réalité cruelle et banale pour laquelle je ne me croyais jamais être fait, même à l’époque anté-carcérale. Mes journées coulaient ainsi, tranquilles comme l’eau sous le pont, et même, je dirais plus, heureuses, à l’ombre des ces amantes en fleurs, plus ou moins proustiennes, plus ou moins singulières, mais fidèles, j’espérais, jusqu’à mon dernier souffle –les seules femmes qui fussent jamais venues me consoler dans mes prisons, me rendre la paix et le soleil. Grâce à elles et leur présence permanente et réconfortante, ma prison, sans jamais pouvoir être paradisiaque comme celle de Julien Sorel et de Fabrice del Dongo, perdit quand même son aspect lugubre pour me permettre de traîner, au sens propre, ma vie, ou plutôt ma mort, d’une manière aussi digne que possible, jusqu’au 18 Mars 1983, date de ma délivrance. Huit ans déjà!
Un an plus tard. Après d’infructueuses tentatives d’évasion hors du pays, d’échecs, de déboires et un nouvel emprisonnement –cette fois comme un boat-people malchanceux– j’ai pu, dans une nuit sombre, avec ma jeune sœur, m’embarquer dans un petit bateau de pêche qui nous a déposés un jour à la base navale américaine de Subic Bay à Manille après avoir flotté à la dérive pendant huit jours et huit nuits sur le Pacifique, en pleine tempête. Mais là, c’est une autre histoire. J’ai passé un an et demi dans deux camps de réfugiés aux Philippines avant d’arriver aux États-Unis le 25 Janvier 1985. Je me suis promis d’aller un jour à Lourdes et d’écrire quelque chose sur Stendhal. Pendant cinq ans, j’ai réussi à remplir ces deux promesses. Ma thèse de doctorat, reçue avec les félicitations des professeurs de l’Université d’Oregon, que M. del Litto a accepté de faire publier par Droz, à Genève, dans sa collection stendhalienne, s’intitule justement La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal. Je ne puis jamais assez remercier Dieu de m’avoir ainsi sauvé en m’accordant une âme très romantique, très rêveuse, et m’inspirant cette passion folle pour la littérature et, paradoxalement, pour Stendhal qui, on s’en souvient, n’est pas toujours gentil envers Lui.
4. J’ai déjà dépassé l’âge des vaines nostalgies, mais chaque roman de Stendhal brille toujours en moi comme l’éclat d’un paradis retrouvé. Un morceau de ma vie brisée. Je ne peux plus vivre sans rêver. Comme autrefois au fond de l’enfer communiste. Quel irrémédiable ennui de ne s’accrocher toujours qu’au réel, de ne pas lire chaque jour une de ces pages stendhaliennes palpitantes d’amour, de joie, de parfum ! Après tout, pour imiter Pascal dans son fameux pari, qu’allez-vous perdre en lisant un roman de Stendhal? Rien, dirais-je! Mais si vous gagnez, vous auriez tout un ciel du rêve, devant, avec et autour de vous. Et pour finir, je me permets de vous citer les dernières lignes de mon livre sur la prison stendhalienne, qui devient désormais “tout un nirvana, utopique certes (quel prisonnier a connu le sort de Julien et de Fabrice ?), mais infiniment précieux pour nous tous jetés dans ce bal masqué appelé la vie, dans ce monde de la vingt-cinquième heure où l’homme, derrière ses barreaux et moins chanceux que les héros stendhaliens, est en quête perpétuelle, comme Henri Beyle sa vie durant, d’un bonheur impossible, d’un Léthé qui ne s’écoule plus, d’une larme qui n’est point pleurée.”
Cựu Đại úy Nguyễn Kim Quý
Antony, France, Juillet 1991
2. Trong thời chiến tranh Việt Nam, lúc ấy là sĩ quan của quân lực Miền Nam, tôi luôn mang theo trong túi quần áo trận tuyệt phẩm trữ tình Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du, tập Les Fleurs du Mal của Baudelaire và một quyển tiểu thuyết của Stendhal mà tôi đọc giữa hai trận đánh, dưới giao thông hào, trong trại binh hay quán rượu… Nguyễn Du, Baudelaire, và nhất là Stendhal, như thế ấy, đã giúp tôi thoát khỏi cái thực tế trĩu nặng mà, theo Nerval nói, “không luôn luôn là em gái của mộng mơ”. Tôi thường để hồn ru theo nỗi êm đềm của một cuộc đời tưởng tượng trong tất cả vẻ rạng ngời của nó, tràn ngập những mây hồng, những tình yêu thắm xanh, những nụ hôn vô tận, một cuộc đời không có tên ở trần gian này. Cái chết rình rập chúng tôi mỗi giờ, nhưng văn xuôi Stendhal, còn hơn là rượu và mỹ nhân, hay ma túy trong thơ Baudelaire, đã cho tôi sự can đảm phi thường để đương đầu với nó, trực diện: tôi đã quên nó, chưa đủ, tôi đã khinh bỉ nó, một cách rõ ràng, dứt khoát. Như những nhân vật của Stendhal: Julien, Fabrice, Octave, Lucien v.v…
Giai đoạn hậu chiến sắp cho quý vị thấy tiểu thuyết, và đặc biệt của Stendhal, đã làm tôi mê đắm một cách vừa chuyên chế vừa lợi ích như thế nào
3. Chúng ta đang ở vào năm 1975. Nền hòa bình nhục nhã, áp đặt bởi những siêu cường lực trên đất nước chúng tôi ngày 30 tháng 4, chấm dứt một cuộc chiến cũng không kém nhục nhã và khai tử quốc gia VNCH từ nay bị trao vào tay bọn bạo tàn Miền Bắc, kẻ chiến thắng không ngờ. Ngày đó, bỗng nhiên tôi trở thành “tù binh” và “kẻ thù của nhân dân” mà không biết chính xác tại sao. Chế độ mới, tự gọi là “cách mạng”, đỏ từ đầu đến chân, nhanh chóng tự gắn cho mình một nhiệm vụ “vĩ đại”: lùa tất cả sĩ quan và cán bộ Miền Nam vào tù. Tại đó bắt đầu mọi bất hạnh của chúng tôi. Nhưng rồi, lòng tin vào Thượng Đế bỗng nhiên thức dậy trong tôi và sự mê say không phai nhạt đối với Stendhal và những tiểu thuyết của ông thực sự đã cứu vớt tôi, không chỉ thoát khỏi những xấu xí của đời sống mà còn sự tàn nhẫn của cái chết –cái chết mà bây giờ tỏ ra ngàn lần đe dọa hơn trong lúc chiến tranh. Như thế, nhờ ơn Chúa và nhờ Stendhal, tôi đã có thể sống sót sau tám năm giam hãm, đói khát, đau khổ, thiếu thốn, trong những trại tù khác nhau và cuộc đọa đày khủng khiếp xuống dưới hỏa ngục.
Hỏa ngục Cộng sản, dĩ nhiên. Nhưng không có ngôn ngữ nào có thể mô tả đủ sự tàn ác của một trại tù do bọn Cộng sản Việt Nam –tức là Việt Cộng– thiết lập. Đó là bọn cai ngục bẩm sinh, quý vị hãy tin tôi đi, phô diễn một khả năng và kinh nghiệm canh phòng vô địch. Không một nơi giam giữ nào, hư cấu hay có thực, mà tôi được biết, kể cả Quần đảo Goulag của Soljenitsyne, hay Hồi ức về căn nhà tử tội của Dostoïevski, có thể so bằng những trại Việt Nam trong cái mà tôi gọi là “độc ác tinh vi”: ở đây người ta giết tù nhân một cách khoa học, tiệm tiến, nhẹ nhàng một cách khủng khiếp, bằng cái đói triền miên. Để chế ngự chúng tôi hiệu quả hơn, bọn khốn nạn đã khai thác khéo léo cái bản năng thấp nhất, tệ nhất của con người: nhu cầu ăn. Ít ra trong tù, những nhân vật của Stendhal có thể ăn và uống đầy đủ: Fabrice lại còn có sô-cô-la của Clélia và Julien có sâm banh và xì-gà của Mathilde gửi cho. Còn chúng tôi, còn tôi, mỗi ngày, bắt buộc phải tự nhìn thấy mình chết lần chết mòn như con vật bị vây hãm, sống một cái chết hoàn toàn đúng nghĩa tồi tệ, nhục nhã, hèn hạ, cố tình bày ra bởi lũ Cộng sản –đồng hương của chúng tôi. Một cái chết đến chậm, kéo dài, kéo dài, với trong hồn mỗi người tù sự phẫn nộ bất lực, sự xấu hổ bị dồn vào thế buộc phải thường trực, mỗi ngày, nghĩ đến cái dạ dày trống không và cách nào để làm đầy nó.
Bọn họ đã ra lệnh cho các sĩ quan phải trình diện những “ủy ban cách mạng nhân dân”, chuẩn bị một khóa học cải tạo mà theo thông cáo chính thức với lối hành văn mơ hồ và bịp bợm sẽ kéo dài chỉ mười ngày hoặc một tháng tùy theo cấp bậc. Lúc ấy vào tháng sáu 1975. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng đối với tất cả, đó sẽ là một “cuộc hành trình cuối đêm” xứng đáng với Céline, kéo dài từ tám, mười, cho tới mười bốn năm, và đối với nhiều người, một vé đi không về, một lần vĩnh biệt cuộc đời và thế gian, trong hai nghĩa đen và bóng. Đầu tiên chúng tôi bị giam giữ trong những trại ở Miền Nam. Rồi một ngày đẹp trời, bọn họ quyết định chuyển ra Miến Bắc khoảng một trăm ngàn “phần tử” bị xét là “phản động” nhất, nghĩa là nguy hiểm nhất, trong đó có Tổng giám mục Sài Gòn Nguyễn Văn Thuận và một số tướng lãnh. Trên biển. Trong vài chiếc tàu chở than cũ kỹ tịch thu của “ngụy quyền”. Chúng tôi bị còng tay, bị nhốt hàng ngàn người trong các hầm tàu, và như thể súc vật. Chuyến đi kéo dài ba ngày. Ba thế kỷ. Không khí thiếu. Nước cũng thiếu. Thức ăn cho cả ngày là một ảo tưởng: mỗi tù nhân được phát hai phong bánh bích qui mốc của lính made in China, lớn bằng hai hộp diêm, chỉ vừa đủ để khỏi chết đói. Phía trên, không có gì ngoài một vòm tối đen. Chung quanh, những thân xác bất động chất đống cạ vào nhau và mình mẩy dính đầy bụi than. Cái nóng kinh hồn hành hạ tù nhân. Ngay những giờ đầu, bốc lên một mùi hôi thối, làm ngộp thở, đầu độc căn hầm đầy người. Khắp nơi, im lặng như chết.
Từ cảng Hải Phòng, nơi mà cuối cùng chúng tôi được cập xuống, đến những trại tập trung khác nhau, còn một chuyến đi nữa không kém kinh hoàng, kéo dài khoảng hai hoặc ba ngày, bằng tàu lửa hay xe cam nhông. Vì biện pháp an ninh, cửa lớn và cửa sổ xe lửa phải đóng kín mít, dưới cái nắng nung người. Trong những hỏa lò lưu động ấy, sự ngộp thở kinh khủng đến nỗi một số tù nhân già yếu và kiệt lực sau chuyến vượt biển đã chết trước khi đến nơi chỉ định.
Những trại tù ở Miền Bắc, tôi nghĩ khoảng ba mươi, dành cho chúng tôi, đều nằm trong vùng núi –nơi sinh sống của những sắc dân thiểu số lạc hậu nhất hay gia đình của những người bị đi đày biệt xứ vì lý do chính trị từ thời Pháp thuộc và sau Điện Biên Phủ– gần biên giới Tàu và Lào, ở đó những con muỗi to bằng những con ruồi hoặc gần như thế. Trên đường, những trẻ em và bà già, bị thúc đẩy bởi mối hận thù từ lâu nuôi dưỡng và luôn kích thích do sự tuyên truyền thô bỉ, đã ném thẳng tay vào chúng tôi đất đá, đồ dơ và hét lên những tràng chửi bới thậm tệ. Cũng như các bạn đồng cảnh khổ, tôi cố gắng nuốt những giọt nước mắt. Tủi nhục, đắng cay, uất giận.
Cuộc sống tại các trại Miền Bắc còn hơn là hỏa ngục. Không cách nào đào thoát được. Chúng tôi bị bao vây một cách tuyệt vọng bởi những rặng núi trùng điệp làm thành những tường lũy thiên nhiên kiên cố. Nhưng rồi, ngay cả nếu thoát được, làm sao, ở trên núi, có thể sống sót với cái lạnh, đói khát và sức kiệt? Chúng tôi bị giam trong những túp nhà cũ thấp mái rạ, nằm ngủ trên một thứ giường tập thể làm bằng những tấm gỗ thô, không chiếu, không gối, không đệm, để rồi sáng mai thức dậy mặt mày, mình mẩy rải đầy những vết rệp và muỗi cắn. Ngoài ra, cái lạnh tột độ, làm buốt xương. Về quần áo, người ta chỉ phát cho chúng tôi một bộ đồng phục màu xanh da trời bằng vải thô dùng trong kỳ hạn hai năm và một tấm chăn cũ nát nhỏ xíu bằng len xấu. Không săng đan, không tất vớ, không mũ nón. Những thứ này, chúng tôi phải tự xoay xở lấy, người ta bảo chúng tôi, hoặc là mặc kệ! Vào mùa đông hay mùa mưa, không tài nào ngủ được, vì cái lạnh và ẩm ướt khắc nghiệt, không thể chịu nổi nữa và chúng tôi bị cấm đốt lửa trong nhà.
Tuy nhiên, tất cả những thứ ấy không là gì so với cái đói, cực hình tồi tệ nhất. Phần ăn hằng ngày của chúng tôi, quả vậy, là một chén sắn (khoai mì) cho một trong hai bữa. Không có ăn sáng. Không cơm. Không sữa không đường. Không thịt không rau. Khoai mì mà người ta cho chúng tôi đã được phơi khô và được dành những khi mất mùa cho heo –mà heo, tôi đoán, cũng từ chối không ăn. Vì nó có màu đen đen, vị chua chua, mùi thum thủm. Nhưng cái đói chiến thắng mọi ghê tởm và chọn lựa. Với món ăn kinh khiếp này, những anh chàng to con nhất, sau vài tháng, có màu da xanh mét, vẻ hốc hác, mặt teo lại. Sau một năm, trở thành những bộ xương biết đi. Óc đặc lại, người ta không thể suy nghĩ hay phản ứng gì nữa. Quên đi phẩm cách, một số người chỉ còn nghĩ đến cái ăn, và đó cũng tự nhiên thôi. Tệ hơn, người ta đánh mất ý chí chống đối, phản kháng, tự trọng, và tất cả điều đó hoàn toàn phù hợp với kế hoạch dự trù của Việt Cộng. Sự thiếu dinh dưỡng và thiếu thuốc men sinh ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo, không tránh khỏi, ví dụ bệnh thiếu sinh tố và phù thũng –mỗi ngày, cùng với bệnh sốt rét, chóng vánh đua về bên kia thế giới, một cách nhẹ nhàng, một hay hai tù nhân khốn khổ.
Những người còn sống sót cứ tiếp tục nhai sắn khô bằng thích, tiếp tục đói, tiếp tục đau, và nhất là tiếp tục lao động khổ sai. Cai tù không ngớt lặp đi lặp lại rằng lao động là nguồn gốc mọi vinh quang, rằng khởi thủy, con người đầu tiên, nghĩa là ông tổ của chúng ta, là một con khỉ, rằng con khỉ ấy vì phải trèo lên cây hái trái, xuống ruộng trồng lúa, vào rừng săn thỏ, vắn tắt, lao động vất vả, đã dần dần mất bộ lông dài để trở thành đẹp đẽ, trơn tru như chúng ta hôm nay. Vì thế, người ta hét vào tai chúng tôi, hãy tống cổ những kẻ chây lười lao động, ăn bám, mình còn đầy lông lá, ra khỏi thiên đàng Cộng sản!
Về lao động hằng ngày, chúng tôi được chia thành nhiều đội và tổ, và phải ra hiện trường làm việc tám tiếng mỗi ngày và sáu ngày mỗi tuần, ngày Chúa Nhật dành cho học tập chính trị và những công việc vặt vãnh khác nhau. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, thay đổi việc làm, tổ đội, đồng đội cứ mỗi sáu tháng, đại khái: trồng rau cải, xà-lách, lúa, bắp –những sản phẩm mà chúng tôi không được quyền ăn. Hoặc sáng sớm vào rừng chặt gỗ, đốn tre. Xây hay sửa nhà, cầu, đường với dụng cụ thô sơ từ thời Thượng cổ. Hoặc thay bò kéo cày trong ruộng, giữ trâu, nuôi heo, còn gì nữa? Nói ngắn gọn, làm tất cả những công việc đối với chúng tôi –đại úy, đại tá, và tướng lãnh– cho đến lúc ấy hoàn toàn xa lạ, chưa hề biết, kỳ quặc, vì thế rất mệt. Thêm vào đó là cái đói, cái lạnh, sự tàn tạ thể xác và suy nhược tinh thần, và quý vị hiểu tại sao mức độ tử vong trong các trại tù lên cao như vậy.
Nhất là sự suy nhược tinh thần. Nó giết người cũng tàn nhẫn như cái đói và bệnh hoạn. Trong cảnh khổ, người ta không thể bỏ qua sức mạnh của tinh thần và chịu đựng của tâm hồn. Không có sự can thiệp cứu rỗi của tinh thần, án tử hình sẽ không được bãi bỏ, không hoãn lại. Có nhiều người trải qua suốt tháng, kể cả suốt năm, ngồi than vãn số phận, tiếc hão một hạnh phúc, một vinh quang, hay một tình yêu vĩnh viễn bay mất, hay bám víu một cách tuyệt vọng vào thực tại ghê tởm. Những người ấy, cái chết không bao giờ bắt hụt.
Nhưng đó cũng chính là điều tôi đã làm thời gian đầu. Tôi cũng đã khóc như mọi người trong đêm Giáng sinh đầu tiên tại trại. Và như mọi người, tôi thấy đói kinh khủng, không cử động nổi, thường té vì mệt. Sức mạnh thể xác và tinh thần suy sụp chầm chậm, nhưng chắc chắn. Rồi một ngày, được nhìn thấy, bất lực, một người bạn thân thiết chết trong hoàn cảnh hãi hùng và bất xứng của một con vật người ta đem đi thọc huyết, tôi giật mình sợ hãi. Tôi không muốn chết như vậy, tôi lặp lại cho chính mình trong cơn giận dữ đè nén. Chuyện kể trong Terre des hommes của Saint-Exupéry về chàng Guillaumet mệt nhoài, nhưng cứ lầm lũi bước đi trong tuyết ngày này qua ngày khác, để khỏi gục ngã, bỗng trở về trong ký ức, rất đúng lúc. Và rồi, phục hồi sinh khí tôi không biết nhờ sức mạnh thần linh nào, tôi bắt đầu buông lại lời thách đố năm xưa cho cái chết hỗn láo, cái chết xanh xao trong một bài thơ của Horace, cái chết mà tôi đã vất vả vật lộn với, từ thời chiến tranh, nhưng nó không bao giờ chụp bắt được tôi, nhờ ơn Chúa. Nhất là, tôi la lớn, không bao giờ bỏ cuộc.
Bấy giờ, tôi bắt đầu cầu nguyện trở lại, ban đêm, và đọc lại với sự say mê của một người tình cũ những tiểu thuyết Stendhal, nhưng bằng trí nhớ, dĩ nhiên. Từ đó, tôi sống một thực tế khác, tự xem mình đã chết đối với cuộc đời, như Octave trong Armance. Tôi quên, cố gắng quên, bọn cai ngục và trại tù, đói và bệnh, quần áo tả tơi và thân xác khô héo –tất cả những điều nhắc tôi không ngừng vẻ xấu xí của địa ngục. Tôi chiến thắng nỗi bất hạnh của tôi bằng cách thôi tưởng nhớ những người đàn bà đẹp mà tôi đã quen biết và có khi yêu thương trong cuộc đời và bây giờ đã trở thành một thực tế còn khó với nắm, còn xa xôi hơn cả chính mộng mơ. Trái lại, tôi chỉ nghĩ đến những nữ nhân vật của Stendhal –Mathilde, Mme de Rênal, Clélia, la Sanseverina, Armance, Mme de Chasteller, giữa những nàng khác– mà hình bóng trác tuyệt, vĩnh viễn trẻ và đẹp, đã đưa tôi rất nhẹ nhàng ra khỏi thực tế phũ phàng và tầm thường, cái thực tế mà tôi nghĩ tôi không phải sinh ra để ôm lấy, ngay cả thời trước khi vào tù. Ngày tháng của tôi trôi qua như thế, êm đềm, như nước trôi qua cầu, và tôi dám nói thêm, hạnh phúc, dưới bóng những tình nhân đẹp như hoa, ít nhiều như trong Proust, ít nhiều lạ thường, nhưng sẽ chung thủy, tôi hy vọng, với tôi cho đến phút lìa trần –những người yêu dấu duy nhất đã đến thăm tôi trong tù, đem lại bình an và ánh sáng. Nhờ các nàng và sự hiện diện thường trực, vỗ về, tù ngục của tôi, tuy không bao giờ có thể trở thành thiên đường như của Julien Sorel hay Fabrice del Dongo, cũng đã mất đi vẻ thê thảm để cho tôi kéo lê, trong nghĩa cụ thể, cuộc sống của tôi, hay đúng hơn cái chết của tôi, một cách xứng đáng nhất, cho đến ngày 18 tháng ba 1983, thời điểm tôi được thả. Sau tám năm trời!
Sau hơn một năm thất bại ê chề trong những mưu toan vượt trốn quê hương và nỗi khổ bị bắt lại –lần này như một thuyền nhân kém may mắn– tôi và cô em gái, một đêm đen, được lên trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ một hôm đã thả chúng tôi xuống căn cứ hải quân Subic Bay của Mỹ tại Manila sau tám ngày, tám đêm trôi dạt trên Thái Bình Dương, giữa cơn bão lớn. Nhưng đó là chuyện khác. Tôi trải qua một năm rưỡi tại hai trại tỵ nạn ở Philippines trước khi đến Mỹ định cư ngày 25 tháng giêng 1985. Tôi hứa với lòng một ngày nào sẽ đến viếng Đúc Mẹ Lộ Đức và viết điều gì đó về Stendhal. Trong năm năm, tôi đã thực hiện hai lời hứa ấy. Luận án tiến sĩ của tôi –được chấp nhận với lời khen của các giáo sư trường Đại Học Oregon, và được ông del Litto nhận in trong thư mục Stendhal qua nhà xuất bản Droz, Genève– có chính cái tựa đề Tù ngục trong tiểu thuyết Stendhal. Tôi không bao giờ có thể cảm tạ đủ Thượng Đế đã cứu vớt tôi như thế bằng cách cho tôi một tâm hồn rất lãng mạn, rất mơ mộng và cho tôi niềm si mê về văn chương và, mâu thuẫn thay, về Stendhal, người ta còn nhớ, không luôn luôn dễ thương đối với Ngài.
4. Tôi đã quá tuổi tiếc thương hư ảo rồi, nhưng mỗi tiểu thuyết của Stendhal rực rỡ trong tôi như ánh sáng thiên đường tìm thấy lại. Một mảnh đời tan vỡ. Tôi không thể sống mà không mộng mơ. Cũng giống như những ngày trước, trong địa ngục Cộng sản. Thật là chán nản vô cùng khi phải luôn bám vào thực tế, khi mỗi ngày không đọc một trong những trang sách Stendhal đầy ắp yêu thương, mừng vui, và mùi hương phấn. Dầu sao, để bắt chước Pascal trong cuộc cá độ hy hữu của ông, quý vị sẽ mất gì khi đọc một tiểu thuyết của Stendhal? Không mất gì hết. Nhưng nếu thắng, quý vị sẽ được cả một trời mơ, trước mặt, cùng với, và chung quanh quý vị.
Và để kết thúc, tôi mạn phép được trích những dòng cuối từ quyển sách của tôi về tù ngục trong Stendhal mà từ nay “là một cõi niết bàn, thực ra, không tưởng (có tù nhân nào hưởng được số phận của Julien và Fabrice?), nhưng vô cùng quý hóa cho tất cả chúng ta bị ném vào cuộc khiêu vũ giả trang được gọi là đời sống, ở thế giới của giờ thứ hai mươi lăm này trong đó con người, sau những chấn song và kém may mắn hơn những nhân vật Stendhal, phải luôn đi tìm kiếm, như Henri Beyle trong suốt cả đời, một hạnh phúc hão huyền, một dòng sông Léthé không còn chảy nữa, một giọt lệ không bao giờ được khóc.”
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
STENDHAL ET MES SAISONS EN ENFER COMMUNISTE
nguyên tác Pháp ngữ:
Mesdames et Messieurs,
1. Je ne sais jamais pourquoi j’ai tant aimé Stendhal et ses romans. Et ça depuis le lycée où je me plaisais à lire et relire les pages odoriférantes du Rouge et le Noir, de La Chartreuse de Parme, malgré l’aversion de mon père, catholique fervent, voire extrémiste. A propos, je me souviens de cette question que me posa à brûle-pourpoint M. Victor del Litto, président du Stendhal Club, lors de mon dernier séjour à Grenoble, voilà quatre ans: “Pourquoi aimez-vous Stendhal?” Je demeurai perplexe, ne sachant que répondre. Au cours des interviews pour mon poste de professeur, aux États-Unis, j’entendais se reposer la même question. A vrai dire, j’avoue que j’ignorais tout à fait les raisons de ma prédilection pour cet écrivain marginal, génial –pourtant très mal connu, et peut-être, très mal aimé des lecteurs de son époque. Pour moi, en effet, aimer Stendhal, c’est comme aimer une femme, ou un homme. On aime, ou on n’aime pas, c’est tout. Surtout avec lui, il y eut au début une sorte de coup de foudre très doux. La cristallisation, pour reprendre son propre mot dans De l’amour, ne vient que lentement et très longtemps après. Et un coup de foudre, aucune “victime” ne l’ignore, ça ne s’explique pas.
Des années ont passé. Et me voici, pourtant, devant la page blanche à la recherche d’une nouvelle explication possible –ou plutôt impossible. J’aime Stendhal, peut-être à cause de ses romans, et dans ses romans, à cause de ses héroïnes immortelles, si belles, si tendres, qui ont exercé une séduction irrésistible non seulement sur les héros, leurs amants, et les lecteurs comme moi à l’âme sensible, mais encore sur les critiques contemporains les plus sévères dont Paul Valéry, Jean-Paul Sartre et Julien Gracq, par exemple, entre beaucoup d’autres. J’aime, en plus, dans ses œuvres ce parfum féerique si enivrant, impérissable comme chez Proust, cette atmosphère si enchanteresse, a-temporelle, faite de fiction et de réel entremêlés, transfigurés –qui me consolent de bien des “âpres vérités”, selon le mot de Stendhal lui-même, de la vie, et me font rêver des cieux plus bleus, des sons plus purs pour mes éternels hymnes à l’amour et à la beauté.
2. Pendant la guerre du Viêtnam, comme officier des Forces Armées du Sud, j’avais toujours dans les poches de mon treillis le chef-d’œuvre lyrique Truyen Kieu de notre grand poète national Nguyen Du, Les Fleurs du Mal de Baudelaire et un roman de Stendhal que je lisais entre deux batailles, dans les tranchées, aux casernes ou aux snacks… Nguyen Du, Baudelaire et surtout Stendhal m’aidaient ainsi à m’évader hors de la lourde réalité qui, comme dit Nerval, n’est pas toujours la sœur du rêve. Je me laissais souvent charmer par les douceurs d’une vie imaginée dans toute sa splendeur et remplie de nuages roses, d’amours vertes, de baisers infinis, d’une vie qui n’a pas de nom ici-bas. La mort nous guettait à chaque instant, mais la prose de Stendhal, mieux que le vin et la femme, ou le haschisch dans la poésie baudelairienne, me donnait le courage inoui de la défier, bien en face: je l’oubliais, c’est peu dire, je la dédaignais carrément. Tout comme les héros stendhaliens, Julien, Fabrice, Octave, Lucien, etc…
L’épisode de l’après-guerre va mieux montrer comment les romans, et spécialement ceux de Stendhal, m’ont tenu sous leur charme à la fois tyrannique et bénéfique.
3. Nous sommes en 1975. La paix honteuse, imposée par les super-puissances internationales à notre pauvre pays le 30 Avril, met fin à une guerre non moins honteuse et sonne le glas pour le Sud du Viêtnam désormais livré aux mains des bourreaux du Nord, vainqueurs malgré eux. Ce jour-là, je devins tout d’un coup “prisonnier de guerre” et “ennemi du peuple”, sans savoir exactement pourquoi. Le nouveau régime, qui se fit appeler “révolutionnaire”, rouge jusqu’au bout des ongles, s’est vite donné une “grandiose” tâche: envoyer en prison tous les officiers et cadres Sudistes. Là commencèrent tous nos malheurs. Mais ma foi soudain réveillée en Dieu et mon inaltérable passion pour Stendhal et ses romans me sauvèrent non plus seulement des laideurs de la vie, mais encore des brutalités de la mort qui se révéla maintenant mille fois plus menaçante, plus moche qu’en temps de guerre. Grâce à Dieu et à Stendhal donc, je pus survivre à mes huit ans d’incarcération, de faim, de souffrances, de privations, dans de multiples camps de labeur, et à mon horrible descente en enfer.
Enfer communiste, bien sûr. Mais aucun langage ne peut assez décrire les atrocités d’une prison tenue par les Viêtnamiens Communistes –alias Viet Cong. Ce sont des geôliers nés, croyez-moi, faisant preuve d’une vigilance et d’une expérience hors de pair. Aucun lieu de détention, fictif ou réel, que je sache, pas même L’Archipel du Goulag de Soljenitsyne ou Souvenirs de la maison des morts de Dostoïevski, n’arrive à égaler les camps Viêtnamiens en ce que j’appelle “raffinement de cruauté”: ici, on tue d’une manière scientifique, progressive, affreusement douce, par l’obligation à une faim permanente. Pour mieux nous maîtriser, ces salauds exploitaient habilement l’instinct le plus bas, le plus dégradant de l’homme: besoin de manger. Au moins, dans leurs prisons, les héros stendhaliens peuvent manger et boire à loisir: en plus, Fabrice a le chocolat de Clélia, et Julien, le champagne et les cigares envoyés par Mathilde. Quant à nous, quant à moi, chaque jour, nous étions forcés de nous voir mourir lentement en bêtes traquées, de vivre pratiquement une mort ignoble, humiliante, avilissante, inventée exprès par les Viet Cong –nos compatriotes. Une mort à retardement qui traînait, traînait, avec dans l’âme de chaque prisonnier la rage impuissante, la honte d’en être réduit à songer constamment, chaque jour, à l’estomac creux et au moyen de le remplir.
On avait ordonné aux officiers de se présenter aux “comités révolutionnaires du peuple”, faire les préparatifs d’un stage de rééducation qui, d’après le communiqué officiel utilisant une phraséologie vague et trompeuse, ne devrait durer que dix ou trente jours, selon les grades. C’était en Juin 1975. Nul ne s’est jamais douté, cependant, que ce serait pour tous un long voyage au bout de la nuit digne de Céline, qui durait huit, ou dix, ou même quatorze ans, et pour plusieurs un aller simple, un adieu à la vie et au monde, littéralement. D’abord nous avions été détenus dans les camps du Sud. Puis, un beau jour, on décida de transférer au Nord environ cent mille “éléments” jugés les plus “réactionnaires”, c’est-à-dire les plus dangereux, dont l’archevêque de Saigon Nguyen Van Thuan et un bon nombre de généraux. Sur mer. Dans quelques vieux charbonniers confisqués au “gouvernement fantoche”. On nous passe les menottes, on nous enferme par milliers dans les cales, on nous réduit ainsi à l’état de bétail. La traversée dure trois jours. Trois siècles. L’air nous manque. L’eau aussi. La nourriture est une chimère: pour toute la journée, chaque détenu reçoit deux biscuits moisis, sorte de ration militaire made in China, grands comme deux boîtes d’allumettes, juste assez pour ne pas crever. Au-dessus, rien qu’un plafond noir. Autour, des corps inertes empilés les uns contre les autres et tout couverts de résidus de charbon. La canicule exerce son pouvoir néfaste. Dès les premières heures, une exhalaison méphitique et asphyxiante empoisonne les cales bondées. Partout, un silence de mort.
Du port de Haiphong, où nous débarquâmes enfin, aux différents camps de concentration, il nous restait à effectuer un autre voyage non moins affreux, qui durait à peu près deux ou trois jours, par le train et en camion. Par mesure de sécurité, nous dit-on, les portières et les fenêtres devaient être complètement fermées, et cela, sous un soleil brûlant. Dans ces fourneaux roulants, la suffocation était telle que plusieurs prisonniers, âgés et déjà bien affaiblis par l’épreuve de la mer, succombèrent avant d’arriver à destination.
Les prisons du Nord Viêtnam, au nombre d’une trentaine, je crois, à nous destinées, étaient toutes sises dans des régions montagneuses où vivaient les peuplades minoritaires les plus arriérées ou les familles des déportés et exilés politiques depuis l’occupation française et après Dien Bien Phu, près des frontières chinoise et laotienne et où les moustiques avaient la grosseur des mouches, ou presque. Sur le chemin, des gamins et des vieilles femmes, pressés par la haine contre nous longtemps nourrie et sans cesse attisée par une grossière propagande, nous lancèrent à pleine main des cailloux, des ordures et hurlèrent des bordées d’injures. J’essayai, comme mes confrères dans le malheur, d’avaler mes larmes. De honte, d’amertume, de fureur.
La vie dans les camps nordistes était plus qu’infernale. Aucune possibilité d’évasion. Nous étions désespérément encerclés par d’interminables chaînes de montagne formant des murailles naturelles solides. Et puis, même si on réussissait à les atteindre, comment survivre, là-haut, au froid, à la faim, à la soif, à l’épuisement physique? Nous étions casés dans de vieilles baraques basses en toit de chaume, couchions sur une espèce de lit collectif fait de rugueuses planchettes de bois, sans nattes, sans oreillers, sans paillassons, pour nous réveiller au matin, le visage et le corps criblés de piqûres de punaises et de moustiques. Par ailleurs, le froid était à son comble. Pour tout habillement, on nous donnait à chacun un uniforme bleu en tissu grossier à utiliser pour deux ans, et une minuscule couverture râpée de mauvaise laine. Pas de sandales, ni chausettes, ni chapeaux. A nous de nous démerder, nous dit-on, ou tant pis! En hiver et en saison des pluies, c’était impossible de dormir, tant le froid et l’humidité devenaient intolérables, impitoyables, et on nous interdisait de faire du feu dans la baraque.
Tout ça, cependant, n’était rien à côté de la faim, le pire des tourments. Notre ration alimentaire, en effet, se limitait à un bol de racine de manioc pour l’un des deux repas quotidiens. Pas de petit déjeuner. Pas de riz. Ni lait ni sucre. Ni viande ni légumes. Le manioc qu’on nous donnait avait été séché au soleil et, ainsi, servait de nourriture en cas de mauvaise récolte aux cochons qui, je devine, l’auraient même refusé, car il avait une couleur noirâtre, un goût douteux, sinon aigre, une odeur fétide. Mais la faim avait raison du dégoût et du choix. Avec cette horrible boustifaille, les plus costauds gars, au bout de quelques mois, avaient le teint pâle, l’air hagard, la figure décharnée. Après un an, ça devenait des squelettes ambulantes. La cervelle devenue pâteuse, on ne pouvait plus réfléchir, ni réagir. Oubliant leur dignité, plusieurs ne pensaient plus qu’à la bouffe, et c’était tout à fait normal. Pire, on perdait ainsi toute velléité de résister, de se révolter, de se respecter, et tout ça se conformait parfaitement au plan prévu par les geôliers. La malnutrition et le manque de vitamines et de médicaments engendraient de nombreuses inévitables maladies graves, l’avitaminose et le béribéri par exemple, qui, avec le paludisme, ne tardaient pas à envoyer, tout doucement, chaque jour, dans l’autre monde un ou deux pauvres diables.
Les survivants, eux, continuaient de plus belle à mâcher du manioc sec, à avoir faim, à être malades, et surtout à travailler dur. Les gardiens ne cessaient de répéter que le travail est source de toute gloire, et qu’au commencement, le premier homme, à savoir notre ancêtre, avait été un singe, que ce singe à force de grimper sur l’arbre pour cueillir les fruits, descendre dans le champ pour semer les grains, courir dans la forêt pour chasser les lièvres, bref, de travailler dur, avait, peu à peu, perdu ses longs poils pour devenir beau, lisse comme nous le sommes aujourd’hui. Que les paresseux, les parasites, les gens velus, nous hurlait-on à l’oreille, soient donc éliminés du paradis communiste!
Pour le labeur quotidien, nous étions divisés en plusieurs compagnies et sections, et sortions travailler aux champs huit heures par jour, six jours par semaine, le dimanche étant réservé à l’éducation politique et aux diverses menues besognes. Nous faisions tout et devions changer de job, de compagnie, de compagnons tous les six mois,grosso modo: planter des choux, des salades, du riz, du maïs –que nous n’avions d’ailleurs pas le droit de manger. Ou aller de grand matin dans la forêt ou la montagne couper du bois, du bambou. Construire ou réparer des maisons, des ponts, des routes avec les outils rudimentaires datant de l’Antiquité. Ou labourer la terre en tirant la charrue à la place des bœufs, garder les buffles, élever les porcs, que dirais-je encore ? Bref, faire tout ce qui pour nous –capitaines, colonels, et généraux– était jusque-là tout à fait inconnu, étranger, bizarre et partant très épuisant. Ajoutez à cela la faim, le froid, l’affaiblissement physique et la dépression morale, et vous comprenez que le taux de mortalité dans les camps soit si élevé.
Surtout la dépression morale. Elle tue avec la même cruauté que la faim et la maladie. Dans le malheur, on ne peut pas se passer de la force morale et de la résistance spirituelle. Sans l’intervention rédemptrice de l’esprit, la peine de mort est irrévocable et n’admet point de sursis. Or, nombreux étaient ceux qui passaient des mois, voire des années, à se lamenter sur leur sort, à nourrir le vain regret d’un bonheur, d’une gloire, ou d’un amour perdus pour toujours, ou à s’agripper désespérément à la réalité répugnante. Ceux-là, la mort ne les ratait pas.
Mais voilà exactement ce que j’avais fait, au début. J’avais pleuré à chaudes larmes comme tout le monde au premier Noël. Et comme tout le monde, j’avais horriblement faim, bougeais à peine, tombais souvent de fatigue. La force du corps et de l’esprit périclitait lentement, mais sûrement. Puis un jour, en regardant, impuissant, un de mes chers amis mourir dans les conditions affreuses et indignes d’un animal qu’on allait égorger, je tressaillis de peur. Je ne veux pas mourir de cette manière, me suis-je répété avec une colère sourde. Le souvenir de Guillaumet dansTerre des hommes de Saint-Exupéry, qui, fourbu, s’obstine à marcher dans la neige pendant des jours, pour éviter de succomber, me revint soudain à l’esprit, très à propos. Et alors, animé de je ne sais quel souffle divin, je me mis à relancer le grand défi d’autrefois à l’insolente Mort, cette pallida Mors dans un poème d’Horace, avec laquelle je m’étais colleté tant bien que mal, depuis la guerre, et qui m’a toujours loupé, grâce à Dieu. Surtout, ai-je crié, il ne faut jamais capituler.
Alors, je recommençai à réciter mes prières, la nuit, et à relire avec l’ardeur d’ancien amoureux les romans de Stendhal, mais mentalement, bien sûr. Dès lors, je vivais une autre réalité, me voyant déjà mort au monde, à l’instar d’Octave dans Armance. J’oubliais, j’essayais d’oublier, les geôliers et les camps, la faim et la maladie, mes guenilles et mon corps désséché –tout ce qui devait me rappeler sans cesse la hideur de l’enfer. Je triomphais de ma misère en ne pensant plus à ces belles femmes que j’avais connues ou même aimées dans la vie, et qui sont maintenant devenues un réel plus inaccessible, plus lointain que le rêve lui-même. Par contre, je ne songeais qu’à ces héroïnes stendhaliennes –Mathilde, Mme de Rênal, Clélia, la Sanseverina, Armance, Mme de Chasteller, entre autres– dont l’image sublime, éternellement jeune et belle, me délivrait bien doucement de cette réalité cruelle et banale pour laquelle je ne me croyais jamais être fait, même à l’époque anté-carcérale. Mes journées coulaient ainsi, tranquilles comme l’eau sous le pont, et même, je dirais plus, heureuses, à l’ombre des ces amantes en fleurs, plus ou moins proustiennes, plus ou moins singulières, mais fidèles, j’espérais, jusqu’à mon dernier souffle –les seules femmes qui fussent jamais venues me consoler dans mes prisons, me rendre la paix et le soleil. Grâce à elles et leur présence permanente et réconfortante, ma prison, sans jamais pouvoir être paradisiaque comme celle de Julien Sorel et de Fabrice del Dongo, perdit quand même son aspect lugubre pour me permettre de traîner, au sens propre, ma vie, ou plutôt ma mort, d’une manière aussi digne que possible, jusqu’au 18 Mars 1983, date de ma délivrance. Huit ans déjà!
Un an plus tard. Après d’infructueuses tentatives d’évasion hors du pays, d’échecs, de déboires et un nouvel emprisonnement –cette fois comme un boat-people malchanceux– j’ai pu, dans une nuit sombre, avec ma jeune sœur, m’embarquer dans un petit bateau de pêche qui nous a déposés un jour à la base navale américaine de Subic Bay à Manille après avoir flotté à la dérive pendant huit jours et huit nuits sur le Pacifique, en pleine tempête. Mais là, c’est une autre histoire. J’ai passé un an et demi dans deux camps de réfugiés aux Philippines avant d’arriver aux États-Unis le 25 Janvier 1985. Je me suis promis d’aller un jour à Lourdes et d’écrire quelque chose sur Stendhal. Pendant cinq ans, j’ai réussi à remplir ces deux promesses. Ma thèse de doctorat, reçue avec les félicitations des professeurs de l’Université d’Oregon, que M. del Litto a accepté de faire publier par Droz, à Genève, dans sa collection stendhalienne, s’intitule justement La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal. Je ne puis jamais assez remercier Dieu de m’avoir ainsi sauvé en m’accordant une âme très romantique, très rêveuse, et m’inspirant cette passion folle pour la littérature et, paradoxalement, pour Stendhal qui, on s’en souvient, n’est pas toujours gentil envers Lui.
4. J’ai déjà dépassé l’âge des vaines nostalgies, mais chaque roman de Stendhal brille toujours en moi comme l’éclat d’un paradis retrouvé. Un morceau de ma vie brisée. Je ne peux plus vivre sans rêver. Comme autrefois au fond de l’enfer communiste. Quel irrémédiable ennui de ne s’accrocher toujours qu’au réel, de ne pas lire chaque jour une de ces pages stendhaliennes palpitantes d’amour, de joie, de parfum ! Après tout, pour imiter Pascal dans son fameux pari, qu’allez-vous perdre en lisant un roman de Stendhal? Rien, dirais-je! Mais si vous gagnez, vous auriez tout un ciel du rêve, devant, avec et autour de vous. Et pour finir, je me permets de vous citer les dernières lignes de mon livre sur la prison stendhalienne, qui devient désormais “tout un nirvana, utopique certes (quel prisonnier a connu le sort de Julien et de Fabrice ?), mais infiniment précieux pour nous tous jetés dans ce bal masqué appelé la vie, dans ce monde de la vingt-cinquième heure où l’homme, derrière ses barreaux et moins chanceux que les héros stendhaliens, est en quête perpétuelle, comme Henri Beyle sa vie durant, d’un bonheur impossible, d’un Léthé qui ne s’écoule plus, d’une larme qui n’est point pleurée.”
Cựu Đại úy Nguyễn Kim Quý
Antony, France, Juillet 1991
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 258
TỶ PHÚ VIỆT NAM - PHẬT GIÁO - VIỆT NGỮ CỦA BBC& VOA
Monday, April 15, 2013
6 TỶ PHÚ VIỆT NAM TẠI MỸ
6 tỷ phú người Việt khiến dân Mỹ nể trọng
Làm ngành tài chính, công nghệ, thậm chí là chăm sóc móng tay… nhưng họ đều ghi dấu ấn đậm nét về kinh doanh trên đất Mỹ.
Đoàn Trí Trung - "Ngôi sao đang lên" của chip LED
Được mệnh danh là “ngôi sao đang lên” của lĩnh vực chip LED (chíp điot bán dẫn trong công nghệ thông tin), kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung là một trong những người sáng lập công ty Semiled (bang Idaho, Mỹ).
Ông cũng là chủ hoặc đồng chủ sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tại Mỹ.
Công ty chuyên về thiết bị bán dẫn của ông Trung đã phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) năm 2010 và được dự báo sẽ dẫn đầu thị trường chip LED.
Công ty của doanh nhân này, ngoài trụ sở ở Mỹ, còn có thêm 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan.
Charlie Tôn Quý - "Vua" nails tại Mỹ
Doanh thu mỗi năm của toàn hệ thống Regal Nails lên tới 450 triệu USD nếu tính trung bình mỗi tháng là 34.000 USD/tiệm. Ông chủ của chuỗi tiệm chăm sóc móng “hái ra tiền” tại Mỹ nói trên là Charlie Tôn Quý - một nhân vật với mái tóc dài bồng bềnh như nghệ sĩ, đã từng xuất hiện trên trang web cá nhân của chuyên gia Alan Phan.
Doanh nhân gốc Việt nổi danh trên đất Mỹ
Charlie Tôn Quý cũng là người đàm phán được với “người khổng lồ” WalMart của Mỹ để được đặt tiệm nails của mình trong siêu thị, sau 2 năm thuyết phục tập đoàn này. Hơn 1.100 tiệm nails trải dài trên đất Mỹ của doanh nhân này là một con số không nhỏ và với mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm chỉ với công việc chăm sóc, sơn sửa móng tay, móng chân.
Ông Alan Phan - một trong những chuyên gia với phát ngôn gây chú ý của dư luận đánh giá, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này sẽ là một trong những bluechip “hot” nhất vì con số doanh thu ấn tượng cũng như yếu tố an toàn là không có nợ.
Bill Nguyễn - Người có duyên bán hàng cho Apple
Khởi nghiệp từ nghề phụ bán xe hơi cũ tại Mỹ, Bill Nguyễn - doanh nhân được Forbes vinh danh là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ và tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn “có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu” - đã thành lập liên tiếp 7 công ty tính đến thời điểm hiện tại.
Năm 1999, với thương vụ bán lại công ty Onebook giá 850 triệu USD, Bill Nguyễn là cái tên được chú ý. Ông cũng là chủ nhân của một ứng dụng trực tuyến mang tên Lala.com được Apple mua lại với giá hơn 80 triệu USD vào năm 2009, sau đó Apple tích hợp ứng dụng này vào iTunes cho sản phẩm của mình.
Năm ngoái, Apple cũng đã chi ra vài chục triệu USD để mua lại ứng dụng chia sẻ hình ảnh do Bill Nguyễn phát triển. Hiện tại, doanh nhân này đang phát triển công ty Seven Networks chuyên cung cấp dịch vụ ứng dụng và nội dung cho nhà mạng.
Các tin liên quan |
Thành tỷ phú Thái Lan từ gánh nem Huế của mẹ Những tỷ phú đô la Việt ‘qua mặt’ Forbes Tỷ phú Việt trong mắt Tây ‘Nhóm Đông Âu’ đứng đầu tỷ phú Việt |
Xem bài khác trên Vef.vn |
Được mệnh danh là “ngôi sao đang lên” của lĩnh vực chip LED (chíp điot bán dẫn trong công nghệ thông tin), kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung là một trong những người sáng lập công ty Semiled (bang Idaho, Mỹ).
Ông cũng là chủ hoặc đồng chủ sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tại Mỹ.
Công ty chuyên về thiết bị bán dẫn của ông Trung đã phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) năm 2010 và được dự báo sẽ dẫn đầu thị trường chip LED.
Công ty của doanh nhân này, ngoài trụ sở ở Mỹ, còn có thêm 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan.
Doanh thu mỗi năm của toàn hệ thống Regal Nails lên tới 450 triệu USD nếu tính trung bình mỗi tháng là 34.000 USD/tiệm. Ông chủ của chuỗi tiệm chăm sóc móng “hái ra tiền” tại Mỹ nói trên là Charlie Tôn Quý - một nhân vật với mái tóc dài bồng bềnh như nghệ sĩ, đã từng xuất hiện trên trang web cá nhân của chuyên gia Alan Phan.
Doanh nhân gốc Việt nổi danh trên đất Mỹ
Charlie Tôn Quý cũng là người đàm phán được với “người khổng lồ” WalMart của Mỹ để được đặt tiệm nails của mình trong siêu thị, sau 2 năm thuyết phục tập đoàn này. Hơn 1.100 tiệm nails trải dài trên đất Mỹ của doanh nhân này là một con số không nhỏ và với mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm chỉ với công việc chăm sóc, sơn sửa móng tay, móng chân.
Ông Alan Phan - một trong những chuyên gia với phát ngôn gây chú ý của dư luận đánh giá, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này sẽ là một trong những bluechip “hot” nhất vì con số doanh thu ấn tượng cũng như yếu tố an toàn là không có nợ.
Khởi nghiệp từ nghề phụ bán xe hơi cũ tại Mỹ, Bill Nguyễn - doanh nhân được Forbes vinh danh là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ và tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn “có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu” - đã thành lập liên tiếp 7 công ty tính đến thời điểm hiện tại.
Năm 1999, với thương vụ bán lại công ty Onebook giá 850 triệu USD, Bill Nguyễn là cái tên được chú ý. Ông cũng là chủ nhân của một ứng dụng trực tuyến mang tên Lala.com được Apple mua lại với giá hơn 80 triệu USD vào năm 2009, sau đó Apple tích hợp ứng dụng này vào iTunes cho sản phẩm của mình.
Năm ngoái, Apple cũng đã chi ra vài chục triệu USD để mua lại ứng dụng chia sẻ hình ảnh do Bill Nguyễn phát triển. Hiện tại, doanh nhân này đang phát triển công ty Seven Networks chuyên cung cấp dịch vụ ứng dụng và nội dung cho nhà mạng.
Khối tài sản trên 1 tỷ USD khiến cho Trần Đình Trường – ông chủ nhiều khách sạn tại New York (Mỹ) được biết đến như là một trong những doanh nhân gốc Việt giàu có nhất. Ông Trường sinh năm 1932 quê ở Hà Tĩnh, là ông chủ hãng vận tải đường biển Vishipco trong những năm trước 1975 tại TP.HCM. Từ năm 1975, ông sang Mỹ và kinh doanh khách sạn tại New York, Manhattan.
Năm 1984, ông bỏ tiền mua 2 máy bay trực thăng khoảng 3,2 triệu USD cho các tổ chức cứu trợ nạn đói tại Ethiopea. Đây cũng là doanh nhân đã tài trợ 2 triệu USD khi Mỹ gặp sự kiện khủng bố hôm 11/9/2001 sau đó được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh danh năm 2003 vì hành động này.
Trần Đình Trường đã từ trần vào tháng 5/2012 tại Mỹ, song gia đình ông vẫn đang phát triển sự nghiệp do doanh nhân này gây dựng với việc kinh doanh, cho thuê khách sạn tại Mỹ.
Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.
Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.
Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm.
Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.
Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.
Tỉ phú công nghệ Trung Dung
Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học.
Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.
Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ.
Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỉ phú bằng việc thu về 1,8 tỉ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.
PV
PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
ACTION FOR DEMOCRACY IN VIETNAM
Affiliated to the International Federation of Human Rights (F.I.D.H.)
NGO accredited to the United Nations, Unesco and the Council of Europe
BP 60063, 94472 Boissy Saint Léger cedex, France (331) 45 98 30 85 Fax (33 1) 45 98 32 61 queme.democracy@gmail.com http://www.queme.net
ADVISORY BOARD Marc Blondel, France
Vladimir Boukovski, Russia
Bill Bradley, USA
Larry Diamond, USA
David Kilgour, Canada
Paul Goma, Romania
Charles D. Gray, USA
Orrin G. Hatch, USA
Leonid Pliouchtch, Ukraine
Chris Smith, (Honorary, USA)
President
Vo Van Ai
Vice-President
Penelope Faulkner
Executive Secretary
OTHER FOUNDING Vo Tran Nhat
MEMBERS
Milovan Djilas, Ex-Yugoslavia
Eugène Ionesco, France
Lane Kirkland, USA
Douglas Pike, USA
Stephen Nedzynski, Poland
Jean-François Revel, France
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 11.4.2014
Quốc hội Hoa Kỳ tổ chức Điều trần về tình trạng Nhân quyền và đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Việt Nam
2013-04-11 | | Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
HOA THỊNH ĐỐN, 11.4.2013 (QUÊ MẸ) – Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris và Phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) nhận được thư mời của Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đến điều trần về tình trạng GHPGVNTN bị đàn áp tại Việt Nam.
Dân biểu Chris Smith chủ tọa cuộc điều trần này dưới đề tài “Nêu bật các vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam trước cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa hai nước Việt Mỹ”. Những người được chính thức ghi tên tại cuộc điều trần lúc 10 giờ sáng ngày thứ năm 11.4.2013 gồm có : Cựu dân biểu Joseph Cao, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kiêm Phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, Cô Anna Buonya, Phát ngôn nhân Tổ chức Nhân quyền Người Thượng, Cô Danh Bùi, Nạn nhân việc buôn bán phụ nữ, Ông Tiên Trân, Nạn nhân Công giáo ở Cồn Dầu, và ông John Sifton, Giám đốc Á châu của Tổ chức Human Rights Watch.
Ông Võ Văn Ái kêu gọi Hoa Kỳ hãy đề cập vấn đề đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ Việt tuần này tại Hà Nội. Đây là cuộc đối thoại nhân quyền thường niên tổ chức luân phiên tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội. Vốn định kỳ từ năm 2012, nhưng Hoa Kỳ đã tự động hũy bỏ do tình trạng nhân quyền không được cải tiến tại Việt Nam.
Trong bài điều trần, ông Ái tỏ vẻ quan tâm tới sự kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá thấp những sách nhiễu và hăm dọa mạnh mẽ mà những Phật tử thành viên GHPGVNTN phải chịu đựng trên mọi lĩnh vực của đời sống thường nhật. Ông nêu trường hợp vừa xẩy ra cho Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Lê Công Cầu, cho blogger Phật tử và nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, cho Hòa thượng Thích Thanh Quang, chùa Giác Minh, Đà Nẵng, và cảnh ngộ khốn khó của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ bị quản chế hàng chục năm trường mà chẳng có án lệnh. Ông Ái kêu gọi Hoa Kỳ “hãy nhìn sau lớp bóng bẫy ngụy trang của cái tự do cúng kiến của Nhà nước, để thấy rõ giả tâm tiến hành đàn áp GHPGVNTN và các cộng đồng tôn giáo khác không được thừa nhận tại Việt Nam”.
Về cuộc Đối thoại Nhân quyền sắp tới đây, ông Ái nhận xét rằng “đối thoại chỉ thích đáng khi dẫn tới những tiến bộ thật sự”. Ông yêu cầu Hoa Kỳ thiết lập những điểm chuẩn và khung thời gian thi hành để bảo đảm rằng Việt Nam “không sử dụng cuộc đối thoại nhân quyền như tấm chắn để lung lạc sự kiểm tra quốc tế trước những cuộc đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền thái quá”. Đặc biệt trong cuộc Đối thoại Nhân quyền tại Hà Nội kỳ này yêu cầu Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và những tù nhân vì lương thức, đồng thới phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho GHPGVNTN.
Trong phần khuyến nghị, ông Võ Văn Ái yêu cầu Tổng thống Obama đặt Việt Nam trở lại trong danh sách CPC vì những cuộc đàn áp tự do tôn giáo và vi phạm nhân quyền ; cử Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo trên Thế giới viếng thăm Việt Nam, gặp gỡ rộng rãi mọi thành phần, kể cả các nhà tôn giáo bất đồng chính kiến và những thành viên thuộc các cộng đồng tôn giáo “không được thừa nhận” ; thúc đẩy việc ấn định thời điểm viếng thăm Việt Nam của Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo mà nhà cầm quyền Việt Nam đã đồng ý trên nguyên tắc ; và không hậu thuẫn cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016 bao lâu Việt Nam chưa cải tiến nhân quyền thật sự.
Sau đây là toàn văn bản điều trần bằng Anh ngữ của ông Võ Văn Ái :
President, Vietnam Committee on Human Rights &
International Spokesman of the Unified Buddhist Church of Vietnam
Honourable Chairman,
Distinguished Members of Congress,
Thank you for inviting me to testify on behalf of the Unified Buddhist Church of
Vietnam (UBCV), the largest and oldest religious organization in Vietnam. It is especially
important to be able to testify in advance of the U.S.-Vietnam dialogue because, in the
light of the latest Annual Report on International Religious Freedom, I am concerned that
the State Department does not fully realize the gravity of Vietnam’s relentless repression
of the UBCV.
In August last year, when U.S. Ambassador David Shear visited UBCV Patriarch
Thich Quang Do at the Thanh Minh Zen Monastery where he is under house arrest, Thich
Quang Do expressed the same concern. He said: “Whilst appreciating the State
Department’s reports of abuses against the UBCV, we are concerned that they portray
but a pale picture of the systematic Police pressures, harassment and intimidation faced
by UBCV Buddhists in every aspect of their daily lives”.
The assessment of the US Commission on International Religious Freedom, which
has made several in-country visits to Vietnam, is much closer to the truth. Describing the
UBCV as “Vietnam‘s largest religious organization with a history of peaceful social
activism and moral reform”, the USCIRF reported “marked increases in arrests,
detentions, and harassment of groups and individuals viewed as hostile to the Communist
Party” in 2012, including the UBCV which, it stated, “has faced decades of harassment
and repression for seeking independent status and for appealing to the government to
respect religious freedom and related human rights”.
Vietnam’s deceptive religious policy, with its mixture of subtlety with sheer
brutality, may at first seem hard to fathom. But I call upon Congress and the State
3
Department to look behind Hanoi’s mask, beyond the veneer of State-sponsored freedom
of worship, and recognize the full extent of religious repression against the UBCV and
other non-recognized religions in Vietnam. These are the issues that the U.S. must
assertively raise in tomorrow’s dialogue with Hanoi.
Over the past year, violations of religious freedom and human rights have increased
in Vietnam, at the USCIRF has observed. To avoid international outcry, Vietnam
implements a policy of what I call “stealth repression”; instead of sentencing Buddhist
leaders at public trials, the authorities detain them under house arrest, isolate them from
their followers, cut off communications, place them under surveillance and deny them the
right to travel and meet together. Foreign visitors to UBCV monasteries are assaulted and
harassed. Police routinely disband religious gatherings and prevent UBCV pagodas from
celebrating festivals such as the Vesak (Birth of Buddha) and the Lunar New Year. The
authorities even seek to strangle the UBCV’s economic survival by threatening to fire
Buddhists from their jobs or have their children expelled from school if they support the
UBCV. To avoid surveillance, UBCV followers often come at dawn to deposit food and
offerings outside pagoda gates.
Following the Chinese model, Vietnam deploys special agents and “Religious
Security Police” (công an tôn giáo), some disguised as monks, to infiltrate, slander and
divide the Buddhist community and undermine it from within. The aim is to slowly stifle
and suppress the UBCV by creating a permanent climate of fear in which followers dare
not express their beliefs. Today, as this Hearing takes place, new evidence from Vietnam
indicates that the authorities are intensifying persecution and seeking by every means to
intimidate, harass and silence members the outlawed Unified Buddhist Church of
Vietnam;
- Just last week, Buddhist blogger and writer Huynh Ngoc Tuan and his family
were the victims of base intimidation. At midnight on 3 April, two men on a
motorbike threw buckets of water mixed with rotten fish and excrements into his
home in Quang Nam. Huynh Ngoc Tuan, who has spent 10 years in prison (1992-
2002) for his articles on religious freedom and human rights, was one of five
Vietnamese bloggers awarded this year’s Hammel-Hammet award for persecuted
writers, along with his daughter Huynh Thuc Vy. His son, Huynh Ngoc Tuan tried
to travel to the US to receive the prize on their behalf, but was stopped at the
airport and banned from boarding the plane;
- In March 2013, Buddhist youth leader Le Cong Cau was interrogated intensively
for three days by Security Police in Hue because he posted articles on the Internet
calling for the legalization of the UBCV. Police said that by advocating for the
UBCV rather than the State-sponsored Vietnam Buddhist Church (VBC), he was
“sowing divisions between religious followers”, an offense punishable by up to 15
years in prison under Article 87 of the Vietnamese Criminal Code. Police also
threatened to sentence him with up to 20 years in prison for “anti-State
propaganda” (Article 88 of the Criminal Code). Le Cong Cau is head of the
UBCV’s Buddhist Youth Movement (Gia ình Pht t Vit Nam), an unofficial
educational movement which has over 500,000 members in Vietnam.
During the interrogation, the Head of the Hue Provincial Security Police told
Le Cong Cau that Vietnam would never accept to legalize the UBCV. This
reveals the cynical duplicity of Vietnam’s religious policies, which on the one
hand claim internationally to be moving towards religious freedom, but on the
4
other categorically reject all religious groups that refuse the political dictates of the
Communist Party of Vietnam;
- Monks, nuns and followers of over 20 UBCV provincial boards set up to bring
spiritual and humanitarian aid to poor people in the provinces are harassed,
interrogated and prevented from carrying out educational and charitable activities,
notably in the provinces of Quang Nam-Danang, Thua Thien Hue, Binh Dinh,
Khanh Hoa, Ba Ria-Vung Tau, Dong Nai, Hau Giang and An Giang;
- For the past three years, the People’s Committee in Danang has strictly prohibited
Vesak celebrations at the Giac Minh Pagoda, deploying hundreds of Police and
security officials to block all entries to the building, forcibly obstructing and
assaulting Buddhists who tried to take part, and prohibiting the monks from
reading the traditional Vesak Message by UBCV Patriarch Thich Quang; In
August 2012, Superior monk Venerable Thich Thanh Quang, head of the UBCV
Youth Department, was brutally beaten by a gang of plain clothed security agents
under the eyes of the Police, who made no attempt to intervene;
- The most tragic victim of Vietnam’s repression is the UBCV Patriarch Thich
Quang Do, 85, currently under house arrest at the Thanh Minh Zen Monastery in
Saigon and detained almost without interruption since 1982. Denied freedom of
movement and citizenship rights, fforbidden even to preach in his Monastery and
under constant Police surveillance, this revered dissident and Nobel Peace Prize
nominee remains a symbol of the movement for democracy, and continues to
challenge the government on religious freedom and human rights. In March, during
a public debate on reforming the Vietnamese Constitution, Thich Quang Do urged
the Communist Party to embark on a “Path of Peace” – a path of multi-party
democracy which will lead our people to stability, development and happiness”.
Alongside political repression, Vietnam also uses the law to restrict religious
freedom. In January 2013, “Decree No. 92” on religious organizations and religious
activities came into effect, replacing Decree No. 22, which was issued in 2005. Buddhist
and Christian leaders alike have criticized the new Decree for its use of vague and
ambiguous terminology, and for introducing new bureaucratic obstacles to the peaceful
and lawful activities of religious believers. Although the new Decree reduces the
timeframe in which the authorities must respond to applications for registration and
introduces some measures to improve transparency, the Decree as a whole is aimed at
increasing control and management rather than the protection of religious freedom.
At the same time, Vietnam invokes vaguely-worded “national security” provisions
in the Criminal Code to criminalize the peaceful religious activities. Ordinance 44
authorizes the detention of religious and political dissidents under house arrest, in labour
camps or in psychiatric hospitals without any due process of law.
Mr. Chairman,
Vietnam seeks to suppress the UBCV not only because it is a religious movement,
but because it is one of the most vocal civil society movements in Vietnam. In this one-
Party state, where there is no political opposition, no independent media, no free trade
unions, the religious movements, in particular the UBCV, are the sole independent voices
that the Party has failed to suppress. Religious freedom is thus the key to peaceful
5
progress towards a pluralistic and vibrant society based on respect for human rights and
the rule of law.
Recommendations for the Human Rights Dialogue
- The U.S.-Vietnam human rights dialogue as a viable policy tool. But it must not
become an end in itself. At its Universal Periodic Review at the United Nations in
2009, Vietnam declared that its engagement in dialogue with the US, the EU and
other countries “proved” that it respects human rights. This is surely not America’s
view. The dialogue is only relevant if it leads to substantive progress. The United
States should set benchmarks and a concrete time-frame for human rights
improvements wherever possible, and ensure that Vietnam does not use the
human rights dialogue as shield to deflect international scrutiny from its
egregious violations of religious freedom and human rights.
For the upcoming dialogue, I urge you to press Vietnam to:
- release prisoners of conscience in prison or under house arrest for their nonviolent
religious activities or convictions; release UBCV Patriarch Thich Quang Do as a
matter of urgent priority and restore his full freedoms and rights;
- re-establish the legitimate status of the banned Unified Buddhist Church of
Vietnam and all other non-recognized religions so they can contribute to the social
and spiritual welfare of the Vietnamese people;
- rescind or review all legislation that restricts the exercise of religious freedom in
contravention of Article 18 of the UN International Covenant on Civil and Political
Rights;
- fix a date for the in-country visit by the UN Special Rapporteur on Freedom of
Religion or Belief to which Vietnam has agreed; allow a visit by the UN
Rapporteur on Freedom of Opinion and Expression, and Human Rights Defenders,
as well as a follow-up visit by the UN Working Group on Arbitrary Detention to
monitor the situation of human rights defenders and prisoners of conscience in
Vietnam.
Recommendations for U.S. Policy
- the U.S. should heed the recommendation of the US Commission on International
Religious Freedom to re-designate Vietnam as a Country of Particular
Concern for its egregious violations of religious freedom and related human
rights;
- the US Ambassador-at-large on International Religious Freedom should make
an in-country visit to Vietnam and meet with a wide range of stakeholders,
including religious dissidents and members of non-recognized religious bodies as
well as government and religious officials; in preparation for this trip, the
Ambassador should consult widely with international experts and overseas-based
civil society representatives of religious movements in Vietnam;
- religious freedom should be mainstreamed into legislation regarding the USVietnam
trade relationship. In the absence of a “human rights clause” in bilateral
trade agreements, the Vietnam Human Rights Act should be passed to link trade
relations to the respect of religious freedoms and human rights;
6
- Vietnam rejected many concrete recommendations made by the United States at its
Universal Periodic Review in May 2009, and it has failed to uphold its binding
commitments to respect UN standards and norms. Therefore, I urge the United
States not to support Vietnam’s bid for membership of the UN Human Rights
Council for 2014-2016 which will be voted at the UN General Assembly
Meeting in New York in September 2013.
Vo Van Ai
Washington D.C., April 11. 2013
Affiliated to the International Federation of Human Rights (F.I.D.H.)
NGO accredited to the United Nations, Unesco and the Council of Europe
BP 60063, 94472 Boissy Saint Léger cedex, France (331) 45 98 30 85 Fax (33 1) 45 98 32 61 queme.democracy@gmail.com http://www.queme.net
ADVISORY BOARD Marc Blondel, France
Vladimir Boukovski, Russia
Bill Bradley, USA
Larry Diamond, USA
David Kilgour, Canada
Paul Goma, Romania
Charles D. Gray, USA
Orrin G. Hatch, USA
Leonid Pliouchtch, Ukraine
Chris Smith, (Honorary, USA)
President
Vo Van Ai
Vice-President
Penelope Faulkner
Executive Secretary
OTHER FOUNDING Vo Tran Nhat
MEMBERS
Milovan Djilas, Ex-Yugoslavia
Eugène Ionesco, France
Lane Kirkland, USA
Douglas Pike, USA
Stephen Nedzynski, Poland
Jean-François Revel, France
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 11.4.2014
Quốc hội Hoa Kỳ tổ chức Điều trần về tình trạng Nhân quyền và đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Việt Nam
2013-04-11 | | Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
HOA THỊNH ĐỐN, 11.4.2013 (QUÊ MẸ) – Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris và Phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) nhận được thư mời của Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đến điều trần về tình trạng GHPGVNTN bị đàn áp tại Việt Nam.
Dân biểu Chris Smith chủ tọa cuộc điều trần này dưới đề tài “Nêu bật các vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam trước cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa hai nước Việt Mỹ”. Những người được chính thức ghi tên tại cuộc điều trần lúc 10 giờ sáng ngày thứ năm 11.4.2013 gồm có : Cựu dân biểu Joseph Cao, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kiêm Phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, Cô Anna Buonya, Phát ngôn nhân Tổ chức Nhân quyền Người Thượng, Cô Danh Bùi, Nạn nhân việc buôn bán phụ nữ, Ông Tiên Trân, Nạn nhân Công giáo ở Cồn Dầu, và ông John Sifton, Giám đốc Á châu của Tổ chức Human Rights Watch.
Ông Võ Văn Ái
|
Ông Võ Văn Ái kêu gọi Hoa Kỳ hãy đề cập vấn đề đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ Việt tuần này tại Hà Nội. Đây là cuộc đối thoại nhân quyền thường niên tổ chức luân phiên tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội. Vốn định kỳ từ năm 2012, nhưng Hoa Kỳ đã tự động hũy bỏ do tình trạng nhân quyền không được cải tiến tại Việt Nam.
Trong bài điều trần, ông Ái tỏ vẻ quan tâm tới sự kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá thấp những sách nhiễu và hăm dọa mạnh mẽ mà những Phật tử thành viên GHPGVNTN phải chịu đựng trên mọi lĩnh vực của đời sống thường nhật. Ông nêu trường hợp vừa xẩy ra cho Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Lê Công Cầu, cho blogger Phật tử và nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, cho Hòa thượng Thích Thanh Quang, chùa Giác Minh, Đà Nẵng, và cảnh ngộ khốn khó của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ bị quản chế hàng chục năm trường mà chẳng có án lệnh. Ông Ái kêu gọi Hoa Kỳ “hãy nhìn sau lớp bóng bẫy ngụy trang của cái tự do cúng kiến của Nhà nước, để thấy rõ giả tâm tiến hành đàn áp GHPGVNTN và các cộng đồng tôn giáo khác không được thừa nhận tại Việt Nam”.
Về cuộc Đối thoại Nhân quyền sắp tới đây, ông Ái nhận xét rằng “đối thoại chỉ thích đáng khi dẫn tới những tiến bộ thật sự”. Ông yêu cầu Hoa Kỳ thiết lập những điểm chuẩn và khung thời gian thi hành để bảo đảm rằng Việt Nam “không sử dụng cuộc đối thoại nhân quyền như tấm chắn để lung lạc sự kiểm tra quốc tế trước những cuộc đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền thái quá”. Đặc biệt trong cuộc Đối thoại Nhân quyền tại Hà Nội kỳ này yêu cầu Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và những tù nhân vì lương thức, đồng thới phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho GHPGVNTN.
Trong phần khuyến nghị, ông Võ Văn Ái yêu cầu Tổng thống Obama đặt Việt Nam trở lại trong danh sách CPC vì những cuộc đàn áp tự do tôn giáo và vi phạm nhân quyền ; cử Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo trên Thế giới viếng thăm Việt Nam, gặp gỡ rộng rãi mọi thành phần, kể cả các nhà tôn giáo bất đồng chính kiến và những thành viên thuộc các cộng đồng tôn giáo “không được thừa nhận” ; thúc đẩy việc ấn định thời điểm viếng thăm Việt Nam của Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo mà nhà cầm quyền Việt Nam đã đồng ý trên nguyên tắc ; và không hậu thuẫn cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016 bao lâu Việt Nam chưa cải tiến nhân quyền thật sự.
Sau đây là toàn văn bản điều trần bằng Anh ngữ của ông Võ Văn Ái :
The State’s Policy of Repression against
the Unified Buddhist Church of Vietnam
VO VAN AI
International Spokesman of the Unified Buddhist Church of Vietnam
Honourable Chairman,
Distinguished Members of Congress,
Thank you for inviting me to testify on behalf of the Unified Buddhist Church of
Vietnam (UBCV), the largest and oldest religious organization in Vietnam. It is especially
important to be able to testify in advance of the U.S.-Vietnam dialogue because, in the
light of the latest Annual Report on International Religious Freedom, I am concerned that
the State Department does not fully realize the gravity of Vietnam’s relentless repression
of the UBCV.
In August last year, when U.S. Ambassador David Shear visited UBCV Patriarch
Thich Quang Do at the Thanh Minh Zen Monastery where he is under house arrest, Thich
Quang Do expressed the same concern. He said: “Whilst appreciating the State
Department’s reports of abuses against the UBCV, we are concerned that they portray
but a pale picture of the systematic Police pressures, harassment and intimidation faced
by UBCV Buddhists in every aspect of their daily lives”.
The assessment of the US Commission on International Religious Freedom, which
has made several in-country visits to Vietnam, is much closer to the truth. Describing the
UBCV as “Vietnam‘s largest religious organization with a history of peaceful social
activism and moral reform”, the USCIRF reported “marked increases in arrests,
detentions, and harassment of groups and individuals viewed as hostile to the Communist
Party” in 2012, including the UBCV which, it stated, “has faced decades of harassment
and repression for seeking independent status and for appealing to the government to
respect religious freedom and related human rights”.
Vietnam’s deceptive religious policy, with its mixture of subtlety with sheer
brutality, may at first seem hard to fathom. But I call upon Congress and the State
3
Department to look behind Hanoi’s mask, beyond the veneer of State-sponsored freedom
of worship, and recognize the full extent of religious repression against the UBCV and
other non-recognized religions in Vietnam. These are the issues that the U.S. must
assertively raise in tomorrow’s dialogue with Hanoi.
Over the past year, violations of religious freedom and human rights have increased
in Vietnam, at the USCIRF has observed. To avoid international outcry, Vietnam
implements a policy of what I call “stealth repression”; instead of sentencing Buddhist
leaders at public trials, the authorities detain them under house arrest, isolate them from
their followers, cut off communications, place them under surveillance and deny them the
right to travel and meet together. Foreign visitors to UBCV monasteries are assaulted and
harassed. Police routinely disband religious gatherings and prevent UBCV pagodas from
celebrating festivals such as the Vesak (Birth of Buddha) and the Lunar New Year. The
authorities even seek to strangle the UBCV’s economic survival by threatening to fire
Buddhists from their jobs or have their children expelled from school if they support the
UBCV. To avoid surveillance, UBCV followers often come at dawn to deposit food and
offerings outside pagoda gates.
Following the Chinese model, Vietnam deploys special agents and “Religious
Security Police” (công an tôn giáo), some disguised as monks, to infiltrate, slander and
divide the Buddhist community and undermine it from within. The aim is to slowly stifle
and suppress the UBCV by creating a permanent climate of fear in which followers dare
not express their beliefs. Today, as this Hearing takes place, new evidence from Vietnam
indicates that the authorities are intensifying persecution and seeking by every means to
intimidate, harass and silence members the outlawed Unified Buddhist Church of
Vietnam;
- Just last week, Buddhist blogger and writer Huynh Ngoc Tuan and his family
were the victims of base intimidation. At midnight on 3 April, two men on a
motorbike threw buckets of water mixed with rotten fish and excrements into his
home in Quang Nam. Huynh Ngoc Tuan, who has spent 10 years in prison (1992-
2002) for his articles on religious freedom and human rights, was one of five
Vietnamese bloggers awarded this year’s Hammel-Hammet award for persecuted
writers, along with his daughter Huynh Thuc Vy. His son, Huynh Ngoc Tuan tried
to travel to the US to receive the prize on their behalf, but was stopped at the
airport and banned from boarding the plane;
- In March 2013, Buddhist youth leader Le Cong Cau was interrogated intensively
for three days by Security Police in Hue because he posted articles on the Internet
calling for the legalization of the UBCV. Police said that by advocating for the
UBCV rather than the State-sponsored Vietnam Buddhist Church (VBC), he was
“sowing divisions between religious followers”, an offense punishable by up to 15
years in prison under Article 87 of the Vietnamese Criminal Code. Police also
threatened to sentence him with up to 20 years in prison for “anti-State
propaganda” (Article 88 of the Criminal Code). Le Cong Cau is head of the
UBCV’s Buddhist Youth Movement (Gia ình Pht t Vit Nam), an unofficial
educational movement which has over 500,000 members in Vietnam.
During the interrogation, the Head of the Hue Provincial Security Police told
Le Cong Cau that Vietnam would never accept to legalize the UBCV. This
reveals the cynical duplicity of Vietnam’s religious policies, which on the one
hand claim internationally to be moving towards religious freedom, but on the
4
other categorically reject all religious groups that refuse the political dictates of the
Communist Party of Vietnam;
- Monks, nuns and followers of over 20 UBCV provincial boards set up to bring
spiritual and humanitarian aid to poor people in the provinces are harassed,
interrogated and prevented from carrying out educational and charitable activities,
notably in the provinces of Quang Nam-Danang, Thua Thien Hue, Binh Dinh,
Khanh Hoa, Ba Ria-Vung Tau, Dong Nai, Hau Giang and An Giang;
- For the past three years, the People’s Committee in Danang has strictly prohibited
Vesak celebrations at the Giac Minh Pagoda, deploying hundreds of Police and
security officials to block all entries to the building, forcibly obstructing and
assaulting Buddhists who tried to take part, and prohibiting the monks from
reading the traditional Vesak Message by UBCV Patriarch Thich Quang; In
August 2012, Superior monk Venerable Thich Thanh Quang, head of the UBCV
Youth Department, was brutally beaten by a gang of plain clothed security agents
under the eyes of the Police, who made no attempt to intervene;
- The most tragic victim of Vietnam’s repression is the UBCV Patriarch Thich
Quang Do, 85, currently under house arrest at the Thanh Minh Zen Monastery in
Saigon and detained almost without interruption since 1982. Denied freedom of
movement and citizenship rights, fforbidden even to preach in his Monastery and
under constant Police surveillance, this revered dissident and Nobel Peace Prize
nominee remains a symbol of the movement for democracy, and continues to
challenge the government on religious freedom and human rights. In March, during
a public debate on reforming the Vietnamese Constitution, Thich Quang Do urged
the Communist Party to embark on a “Path of Peace” – a path of multi-party
democracy which will lead our people to stability, development and happiness”.
Alongside political repression, Vietnam also uses the law to restrict religious
freedom. In January 2013, “Decree No. 92” on religious organizations and religious
activities came into effect, replacing Decree No. 22, which was issued in 2005. Buddhist
and Christian leaders alike have criticized the new Decree for its use of vague and
ambiguous terminology, and for introducing new bureaucratic obstacles to the peaceful
and lawful activities of religious believers. Although the new Decree reduces the
timeframe in which the authorities must respond to applications for registration and
introduces some measures to improve transparency, the Decree as a whole is aimed at
increasing control and management rather than the protection of religious freedom.
At the same time, Vietnam invokes vaguely-worded “national security” provisions
in the Criminal Code to criminalize the peaceful religious activities. Ordinance 44
authorizes the detention of religious and political dissidents under house arrest, in labour
camps or in psychiatric hospitals without any due process of law.
Mr. Chairman,
Vietnam seeks to suppress the UBCV not only because it is a religious movement,
but because it is one of the most vocal civil society movements in Vietnam. In this one-
Party state, where there is no political opposition, no independent media, no free trade
unions, the religious movements, in particular the UBCV, are the sole independent voices
that the Party has failed to suppress. Religious freedom is thus the key to peaceful
5
progress towards a pluralistic and vibrant society based on respect for human rights and
the rule of law.
Recommendations for the Human Rights Dialogue
- The U.S.-Vietnam human rights dialogue as a viable policy tool. But it must not
become an end in itself. At its Universal Periodic Review at the United Nations in
2009, Vietnam declared that its engagement in dialogue with the US, the EU and
other countries “proved” that it respects human rights. This is surely not America’s
view. The dialogue is only relevant if it leads to substantive progress. The United
States should set benchmarks and a concrete time-frame for human rights
improvements wherever possible, and ensure that Vietnam does not use the
human rights dialogue as shield to deflect international scrutiny from its
egregious violations of religious freedom and human rights.
For the upcoming dialogue, I urge you to press Vietnam to:
- release prisoners of conscience in prison or under house arrest for their nonviolent
religious activities or convictions; release UBCV Patriarch Thich Quang Do as a
matter of urgent priority and restore his full freedoms and rights;
- re-establish the legitimate status of the banned Unified Buddhist Church of
Vietnam and all other non-recognized religions so they can contribute to the social
and spiritual welfare of the Vietnamese people;
- rescind or review all legislation that restricts the exercise of religious freedom in
contravention of Article 18 of the UN International Covenant on Civil and Political
Rights;
- fix a date for the in-country visit by the UN Special Rapporteur on Freedom of
Religion or Belief to which Vietnam has agreed; allow a visit by the UN
Rapporteur on Freedom of Opinion and Expression, and Human Rights Defenders,
as well as a follow-up visit by the UN Working Group on Arbitrary Detention to
monitor the situation of human rights defenders and prisoners of conscience in
Vietnam.
Recommendations for U.S. Policy
- the U.S. should heed the recommendation of the US Commission on International
Religious Freedom to re-designate Vietnam as a Country of Particular
Concern for its egregious violations of religious freedom and related human
rights;
- the US Ambassador-at-large on International Religious Freedom should make
an in-country visit to Vietnam and meet with a wide range of stakeholders,
including religious dissidents and members of non-recognized religious bodies as
well as government and religious officials; in preparation for this trip, the
Ambassador should consult widely with international experts and overseas-based
civil society representatives of religious movements in Vietnam;
- religious freedom should be mainstreamed into legislation regarding the USVietnam
trade relationship. In the absence of a “human rights clause” in bilateral
trade agreements, the Vietnam Human Rights Act should be passed to link trade
relations to the respect of religious freedoms and human rights;
6
- Vietnam rejected many concrete recommendations made by the United States at its
Universal Periodic Review in May 2009, and it has failed to uphold its binding
commitments to respect UN standards and norms. Therefore, I urge the United
States not to support Vietnam’s bid for membership of the UN Human Rights
Council for 2014-2016 which will be voted at the UN General Assembly
Meeting in New York in September 2013.
Vo Van Ai
Washington D.C., April 11. 2013
Sunday, April 14, 2013
TÂM THANH * ĐÀI BBC VÀ VOA
TRÌNH ĐỘ VIỆT NGỮ CỦA ĐÀI BBC – VOA
Kính thưa quý độc giả và thân hữu, nếu đọc tin trên BBC London chúng ta không ngạc nhiên, bởi vì nhân viên làm việc cho BBC là những bạn trẻ xuất thân từ miền Bắc, họ hành văn của „Xã Hội Chủ Nghiã“. Nhưng VOA lại dùng những từ mới như „đảm bảo“ thay vì bảo đảm, „hộ gia đình“ tại sao không dùng từ „gia đình“; „chế độ ăn uống“ tại sao không nói” quy chế ăn uống”…. Chương trình Việt ngữ đài VOA tự đánh mất phong cách của mình. Văn học miền Nam trong sáng, dể hiểu, chính xác mong các bạn gìn giữ.
Chúng tôi post lại bài „Tiếng Việt sau 1975“ để so sánh và làm tài liệu. Cảm ơn luật sư Trần Nhật Thăng (California) chuyển bài „Trình độ Viêt Ngữ của BBC và Voa tiếng Việt„ để rộng đường dư luận. Tôi chuyển bài viết đến anh Nguyễn Giang trưởng Ban Việt Ngữ BBC anh đã trả lời: “Cảm ơn anh. Chúng tôi sẽ đọc và xem rút kinh nghiệm được thế nào từ ý kiến này”. Nguyễn Giang
Hoamunich
Khoảng hơn 20 năm nay tôi hầu như không bao giờ mở nghe đài VOA hoặc
BBC bởi vì nếu là tin tức thế giới thì đã được các hãng thông tấn AP,
UPI, Reuters… rồi các hãng truyền hình lớn như CNN, Fox News, các báo
như New York Times, Washington
Post tranh nhau loan tin sớm nhất. Rồi thì báo chợ, báo biếu Việt ngữ
lan tràn ở cộng đồng cho nên chẳng cần nghe BBC hay VOA làm gì. Nhưng
mấy lúc gần đây vì cần theo dõi tin tức ở trong nước cũng như những diễn
biến dồn dập ở Biển Đông cho nên tôi mới “mò” vào xem các trang Việt
ngữ của BBC và VOA bởi vì các hãng này loan tin khá nhanh song nhiều khi
cũng “cóp” lại bản tin trong nước. Nhưng tôi thật kinh hoàng khi phải
đọc một thứ Việt ngữ xa lạ, không còn là thứ Việt ngữ mẫu mực mà tôi đã
được học, được nghe, rồi viết rồi học hỏi gần như suốt đời. Đó là một
thứ Việt ngữ cẩu thả, kém cỏi của những người không biết học tiếng Việt ở
đâu. Văn phạm thì sai, chữ dùng thì làm dáng hoặc “đao to búa lớn”, câu
văn tối nghĩa, què hoặc văn không phải là văn Việt mà là văn dịch theo
kiểu “mot à mot”. (*).
Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương
phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê
Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn
Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều…rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn
Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn
Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương. Về kinh tế, luật học,
chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách…và bao nhiêu nhà
văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam…mà lại sản sinh ra một
thứ Việt ngữ “đương thời” như thế. Thật chua xót!
Càng đọc các trang Việt ngữ của BBC và VOA ngày nay tôi lại càng tiếc
thương những khuôn mặt cũ của BBC và VOA - hoặc đã qua đời hoặc đã về
hưu vì tuổi già bóng xế như: VOA với Lê Văn, Nguyễn Sơn, Bùi Bảo Trúc,
Phạm Trần v.v.. BBC với Đỗ Văn, Thành Xuân Hồng, các xướng ngôn viên như
Xuân Kỳ, Hữu Đại, Hồng Liên, Vĩnh Phúc v.v.. Văn sao chải chuốt, khuôn
mẫu, đứng đắn, chừng mực và giọng đọc thu hút người nghe như những xướng
ngôn viên thượng thặng của đài truyền hình Mỹ. Tôi cảm phục tài lựa
chọn người đọc và biên tập viên Việt ngữ của các vị giám đốc VOA &
BBC ngày xưa …có lẽ các vị này cũng đã già nua quá hoặc đã qua đời.
Làm văn hóa mà sai thì di hại đến ngàn đời sau. Viết loại văn “ba
trợn ” mà đăng trên các báo chợ thì tác hại không bao nhiêu, nhưng nếu
nó được đăng trên trang điện tử lớn như BBC hoặc VOA với cả triệu người
đọc thì tác hại khôn lường. Loại “tiếng Việt kinh hoàng” này lâu dần sẽ
trở thành tiếng Việt chính thống. Và khi đó thì thì ôi thôi…4000 năm
văn hiến: “Quốc Tổ có về cũng khóc thôi”!
Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ trích dẫn một số tiêu đề
hoặc một số đoạn văn để quý vị thấy trình độ Việt ngữ của các biên tập
viên người Việt của BBC và VOA như thế nào:
1) BBC tiếng Việt ngày 27/1/2013: “Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh
tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.” Đây là câu văn quái dị. Danh từ
“tiền sử” (Pre-history) có nghĩa là thời kỳ ăn lông ở lỗ. Không ai dùng
hai chữ “tiền sử” để nói trong quá khứ đã từng mắc một bệnh gì đó. Câu
văn gọn nhẹ là, “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần
giải phẫu.”
2) VOA tiếng Việt ngày 7/2/2013: “Các phần tử cực đoan đang đe dọa sẽ
làm trật đường rầy tiến trình chuyển đổi sang dân chủ của Tunisia.”
Động từ “derail “ nghĩa đen là làm trật bánh, nhưng nghĩa bóng là “làm
lệch hướng” hoặc “làm chệch hướng”. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Các
phần tử cực đoan đang đe dọa làm lệch tiến trình dân chủ của Tunusia.”
3) BBC tiếng Việt ngày 8/2/2013: “Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê
VN”. Đây là câu văn tối nghĩa, giống như một ông Tây, ông Mỹ không rành
tiếng Việt mà nói tiếng Việt. Đọc kỹ nội dung thì ông giáo sư này xúc
phạm tới người Việt Nam chứ không phải “chê”. Chê và xúc phạm- mức độ
nghiêm trọng khác nhau. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Kêu gọi sa thải
giáo sư Mỹ đã xúc phạm người Việt Nam.”
4) VOA ngày 7/2/2013; “Chuyện làm tình nguyện ở Mỹ”. Câu văn không
sai nhưng thiếu trình độ. Câu văn khá hơn là, “Chuyện phục vụ thiện
nguyện ở Mỹ”.
5) BBC ngày 10/2/2013: “Hà Nội cũng có kế hoạch đóng mới một tàu biển
đa năng có khả năng chịu sóng lớn để làm tàu bệnh viện.”. Chữ “mới” ở
đây thừa vì đóng tàu là đóng tàu mới rồi. Không ai đóng tàu cũ cả.
6) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Hơn một tỉ người châu Á trên khắp
thế giới đã bước vào năm con Rắn bằng những màn pháo bông, ăn nhậu và đi
thăm người thân.” Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam ngoài việc đón
mừng năm mới còn là cả một truyền thống văn hóa bao trùm lên các lãnh
vực gia đình, làng nước, xã hội, tâm linh chứ không phải là chuyện “ăn
nhậu” bình thường. Người viết bài này có thể không phải là người Việt
Nam hoặc dịch từ một bài viết bằng Anh Ngữ của một ký giả người Anh
không am hiểu văn hóa Á Đông. Tiêu đề gọn, chỉnh về ý và lời có thể như
sau,” Hơn một tỉ người Châu Á khắp thế giới bước vào năm con Rắn bằng
những màn đốt pháo bông, tiệc tùng và thăm viếng người thân.”
7) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Vùng đông bắc nước Mỹ bắt đầu dọn
dẹp sau cơn bão tuyết hung bạo.” Hai chữ “hung bạo” dùng cho người. Còn
đối với loài động vật hoặc thiên nhiên thì người ta thường dùng các chữ
“dữ dội”, “ác liệt” v.v…Do đó câu văn chỉnh sẽ là “ Vùng Đông Bắc nước
Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau trận bão tuyết dữ dội.”
8) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Xuất hiện ảnh hậu phẫu của Hugo
Chavez”. Đây là loại tiếng Việt kém mà lại làm dáng. Tại sao không viết
cho gọn nhẹ và trong sáng hơn: “Ảnh Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu”
hoặc ngắn gọn hơn, “Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu”.
9) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Malaysia bắt giữ thượng nghị sỹ
Úc”. Đọc tiêu đề người ta ng tưởng rằng ông thượng nghị sĩ Úc bị chính
quyền Mã Lai bắt vì phạm tội gì đó. Nhưng khi đọc nội dung thì không
phải vậy. Ông thượng nghị sĩ này chỉ bị giữ tại phi trường, không cho
nhập cảnh vì lý do an ninh. Vậy tiêu đề đúng và phản ảnh nội dung là “
Malyasia chặn giữ thượng nghị sĩ Úc tại phi trường.”
10) BBC tiếng Việt ngày 17/2/2013: “Bắc Hàn kỷ niệm ngày mất Kim
Jong-il”. Đáng lý ra phải viết “Bắc Hàn kỷ niệm ngày Kim Jong-il qua
đời”. Đây là loại tiếng Việt kém cỏi, xem thường người đọc quá đỗi.
11) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên”.
Hiện nay trong nước và hải ngoại, hai chữ “phê bình”. “phê điểm” được
tóm gọn thành một chữ là “phê”. Thậm chí chích xì ke ma túy khiến ngây
ngất cũng gọi là “phê” (effet của tiếng Pháp). Thật là loại tiếng Việt
hỗn loạn không thấy có trong bất kỳ cuốn từ điển Việt Ngữ nào.
12) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phim giá rẻ Trung Quốc gây sốt”.
Đọc kỹ nội dung bài viết chúng ta thấy đây là một cuốn phim sản xuất
không tốn kém chứ không phải giá rẻ, nhưng thu lợi nhiều (thành công)
chứ chẳng “gây sốt” gì cả nhưng lại được tác giả viết bừa bằng lối văn “
giá rẻ hay rẻ tiền”. Câu văn chỉnh hơn là “Trung Quốc: Phim không tốn
kém nhưng thành công bất ngờ”. Xin tác giả nhớ cho “giá rẻ” và “ít tốn
kém” ý nghĩa khác nhau. Nếu không rõ nghĩa thì nhớ tra từ điển.
13) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phóng viên BBC đình công vì giảm
việc làm”. Câu văn này bị lỗi về văn phạm. Phải phải thêm chữ “bị” nữa
thì câu văn mới hoàn chỉnh. Câu văn chỉnh phải viết “ Phóng viên BBC
đình công vì bị cắt giảm việc làm” hoặc “Phóng viên BBC đình công vì
việc làm bị cắt giảm”.
14) BBC tiếng Việt ngày 7/12/2012: “Cấm quan chức Nga ‘vi phạm nhân
quyền’ “. Câu văn này gây hiểu lầm là Nga ngăn cấm các viên chức của
mình không được phép vi phạm nhân quyền. Nhưng thực ra đây là biện pháp
Hoa Kỳ trừng phạt các giới chức Nga đã vi phạm nhân quyền. Do đó câu văn
chỉnh phải là, “Trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền”.
15) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Tàu không gian này sẽ kết nối với
một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1.” Môdun= Module= Bộ
phận rời, bộ phận phụ. Ngoài ra đoạn văn “ sẽ kết nối với một môđun
không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1” rất tối nghĩa, phải dịch là, “
sẽ ráp nối với một bộ phận thí nghiệm ngoài không gian gọi là Thiên
Cung 1”
16) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về
việc cắt giảm ngân sách”. Tác giả tiêu đề này dùng chữ khó và cầu kỳ
quá. Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn? “Người già ở Mỹ lo sợ
việc cắt giảm ngân sách”. Đây chỉ là một tin tức bình thường của đời
sống mà tác giả lại dùng lối văn “đao to búa lớn” thuộc lãnh vực chính
trị của thế giới chẳng hạn như “Thế giới quan ngại về việc gia tăng ngân
sách quốc phòng bất thường của Trung Quốc.” Điều đó chứng tỏ tác giả
bài viết kém hiểu biết về ngôn ngữ.
17) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Nhật Bản sẽ giúp phát hiện ra bất
kỳ cú phóng tên lửa nào từ Bắc Hàn.” Lời văn đang chững chạc, bỗng dưng
tác giả “phang” câu cú phóng rất “bình dân” giống như của mấy chú bé
cửi trần đánh đinh đánh đáo nói chuyện với nhau ở vỉa hè. Ngoài ra người
ta chỉ nói “cú đấm”, “cú đá” chứ chẳng ai nói “cú phóng tên lửa” cả!
18) VOA tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Tội danh giết người có khung hình
phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.” Không
ai nói “khung hình phạt” cả, mà là “mức hình phạt từ”. hoặc “hình phạt
quy định từ 12 năm tới 20 năm.” Người viết bản tin này không có kiến
thức về luật pháp.
19) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí
đầu tiên trong danh sách (xuất cảng vũ khí) này.”. Tác giả không phân
biệt được thế nào là “đầu tiên” và thế nào là “hàng đầu”. Đầu tiên là
trước tiên, nói về thời gian trước sau. Còn hàng đầu/đứng đầu nói về vị
trí cao thấp. Câu văn chỉnh phải là “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ vị trí hàng
đầu trong danh sách xuất cảng vũ khí.”
20) BBC tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Ông (Tony Blair) còn được tin là
đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich
International.” Đây là bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng lại
không phải là tiếng Việt! Nếu đúng là tiếng Việt thì phải dịch như sau,
“Còn có tin Ô. Tony Blair đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP
Morgan và Zurich International.”
Tôi sẽ còn tiếp tục theo dõi các trang BBC và VOA tiếng Việt để quý
vị biết thêm về trình độ Việt Ngữ của các đài này. Dĩ nhiên họ đều là
người Việt Nam và được đài tuyển chọn, nhưng không hiểu sao họ lại có
một thứ Việt ngữ kém cỏi và lạ lùng đến như vậy? Nếu ngày xưa chúng tôi ở
Lớp Nhất (Lớp 5 bây giờ) mà viết những đoạn văn què và tối nghĩa như
thế, chắc chắn thầy/cô sẽ sổ toẹt (gạch chéo) từ trên xuống dưới và đề
nghị hiệu trưởng cho xuống Lớp Nhì (Lớp 4 bây giờ) để học thêm Việt văn.
Nhưng nói thế thì cũng tội nghiệp cho những học sinh Lớp Nhì thuở xưa. Ở
trình độ Lớp Nhì, Lớp Nhất ngày xưa ở Hải Phòng, chúng tôi đã thuộc
lòng như “cháo chảy” Quốc Văn Giáo Khoa Thư, rồi đọc các tiểu thuyết
trinh thám của Phạm Cao Củng, dã sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, các đoạn văn
của Thanh Tịnh, các tiểu thuyết ủy mị như Đồi Thông Hai Mộ, Hồng và Cúc,
Phạm Công Cúc Hoa, các truyện Tàu như Tây Du Ký, Hán Sở Tranh Hùng và
đủ loại kiếm hiệp nhảm nhí như Kim Hồ Điệp, Long Hình Quái Khách v.v…
Rồi khi lên Trung Học Đệ Nhất Cấp là cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển dày
cộm của Dương Quảng Hàm ..xương sống của nền văn chương Việt Nam. Rồi
khi lên lớp Đệ Nhị (Lớp 11) thì học Tiểu Thuyết Luận Đề của các tác giả
thuộc Tự Lực Văn Đoàn. Còn khi lên Lớp Đệ Nhất (Lớp 12) thì phải “nhá”
cuốn Luận Lý Học của Trần Văn Hiến Minh…nhức cả đầu. Riêng bản thân tôi
tiếp tục với 4 năm ở Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, hai năm ở Ban Cao Học
thuộc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh – cộng với hơn 20 năm viết văn ở hải
ngoại…mà mỗi khi đặt bút viết cũng phải hết sức đắn đo suy nghĩ xem mình
dùng chữ có đúng không, văn có chỉnh, gẫy gọn không, có lai căng và dễ
hiểu không? Tôi còn nhớ văn hào Victor Hugo của Pháp mỗi khi viết xong
một đoạn văn ông đều đọc cho chị quét dọn trong nhà nghe xem có hiểu
không. Khi mình viết một đoạn văn mà người đọc lúng túng, ngỡ ngàng tức
mình đã viết một câu văn tối nghĩa. Khi người đọc nhăn mặt tức mình
viết một câu văn sai hoàn toàn- người xưa gọi là “văn bất thành cú”.
Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ
vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các
bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài
này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình. Nếu thấy còn thiếu sót nên
học thêm các lớp văn chương Việt Nam, đọc thêm các sách về chính trị,
văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo, triết học, quân sự, ngoại giao… để
cống hiến cho độc giả những bản tin, những bản dịch có trình độ trí thức
và là khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau, nhất là cho ngành báo chí.
Ngoài ra cũng nên nhớ cho “Ngoài trời còn có trời” tức là còn rất nhiều
người giỏi hơn mình. Do đó mình cần tiếp nhận những lời phê bình để
thành công và tiến xa hơn. Mong lắm thay./.
Đào Văn Bình
(California ngày 20/3/2013)
(*) Mot à mot là lối dịch theo dòng, từng chữ một mà không tìm hiểu ý
của cả đoạn văn. Dịch theo kiểu “mot à mot” thì văn ngây ngô giống như
ông Tây hay ông Mỹ nói tiếng Việt không rành.
Bài trao đổi với tác giả Đào Văn Bình:
Nhân đọc bài về tiếng Việt của BBC và VOA
(Có điều chỉnh đôi chút so với bài đã đăng trên Calitoday.com ngày 29/3/2013)
Nhân đọc bài về tiếng Việt của BBC và VOA
(Có điều chỉnh đôi chút so với bài đã đăng trên Calitoday.com ngày 29/3/2013)
TIẾNG VIỆT SAU 1975
Người tỵ nạn ra đi không mang theo hành lý nào ngoài chút di sản tinh thần, trong đó có ngôn ngữ.
Trong gia đình, ta vẫn nói tiếng Việt, suy nghĩ như người Việt, và vì lý do nọ lý do kia, vẫn tiếp xúc với tiếng Việt nơi quê cũ.
Người yêu tiếng Việt và để ý một chút các hiện tượng ngôn ngữ, sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm, thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng.”
Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi. Ráng vận động cho Vịnh Hạ Long được liệt vào hàng kỳ quan thế giới, trong khi bỏ bê tiếng mẹ đẻ, là phô trương cái cành mà hủy lấp cái gốc của văn minh – tiếng nói.
Họ cử cán bộ ra ngoại quốc mở lớp Việt ngữ cho con em “Việt kiều,” trong khi cán bộ nói tiếng Việt sai, ngọng, chứng tỏ họ không định bảo tồn tiếng Việt, mà chỉ để đầu độc con nít.
Mục đích của bài này là trình bày sự bê bối của tiếng Việt tại Việt Nam bây giờ; sau đó, đặt vấn đề nên ứng xử như thế nào, trong đó tôi chủ trương “chiêu hồi” – không vất bỏ những chữ ta quen đóng dấu là “từ Việt cộng,” mà trả chúng về vị trí ngôn ngữ nguyên thủy của chúng, và sử dụng chúng một cách đúng đắn.
Trong gia đình, ta vẫn nói tiếng Việt, suy nghĩ như người Việt, và vì lý do nọ lý do kia, vẫn tiếp xúc với tiếng Việt nơi quê cũ.
Người yêu tiếng Việt và để ý một chút các hiện tượng ngôn ngữ, sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm, thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng.”
Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi. Ráng vận động cho Vịnh Hạ Long được liệt vào hàng kỳ quan thế giới, trong khi bỏ bê tiếng mẹ đẻ, là phô trương cái cành mà hủy lấp cái gốc của văn minh – tiếng nói.
Họ cử cán bộ ra ngoại quốc mở lớp Việt ngữ cho con em “Việt kiều,” trong khi cán bộ nói tiếng Việt sai, ngọng, chứng tỏ họ không định bảo tồn tiếng Việt, mà chỉ để đầu độc con nít.
Mục đích của bài này là trình bày sự bê bối của tiếng Việt tại Việt Nam bây giờ; sau đó, đặt vấn đề nên ứng xử như thế nào, trong đó tôi chủ trương “chiêu hồi” – không vất bỏ những chữ ta quen đóng dấu là “từ Việt cộng,” mà trả chúng về vị trí ngôn ngữ nguyên thủy của chúng, và sử dụng chúng một cách đúng đắn.
Nhưng trước hết những chữ nào đã bị đóng dấu lầm?
1). Những từ ngữ bị đóng dấu lầm
Tôi chọn bảng “Ðối chiếu từ ngữ VC và từ ngữ VNCH” (trong bài Nỗi buồn tiếng Việt sau 1975, Diễn đàn Ðiện tử Việt Nam) của tác giả Trần Văn Giang, làm khởi điểm bàn luận, vì nó phong phú nhất, tác giả là người nghiên cứu và viết nhiều về văn hóa, chính ông đã kêu gọi góp ý cho bảng đối chiếu công phu của ông.
Ðôi khi tôi bắt chước ông, dùng chữ “VC” và “VNCH.” Nhưng tôi thích ý niệm “miền ngôn ngữ” hơn – để chỉ một bên là tiếng Việt, bên kia là đặc ngữ XHCN. Tôi cũng xin cáo lỗi trong phần chú thích ngoại ngữ tôi dùng tiếng Na-uy là tiếng quê hương mới của tôi, nhưng để độc giả ở xứ khác cũng thông cảm, tôi thêm tiếng Anh là tiếng tôi biết lõm bõm.
Trong hơn 200 cặp từ ngữ của ông TVG, tôi trích 25 cặp gồm 10 cặp đầu tiên, sau đó nhặt tình cờ.
Tôi chọn bảng “Ðối chiếu từ ngữ VC và từ ngữ VNCH” (trong bài Nỗi buồn tiếng Việt sau 1975, Diễn đàn Ðiện tử Việt Nam) của tác giả Trần Văn Giang, làm khởi điểm bàn luận, vì nó phong phú nhất, tác giả là người nghiên cứu và viết nhiều về văn hóa, chính ông đã kêu gọi góp ý cho bảng đối chiếu công phu của ông.
Ðôi khi tôi bắt chước ông, dùng chữ “VC” và “VNCH.” Nhưng tôi thích ý niệm “miền ngôn ngữ” hơn – để chỉ một bên là tiếng Việt, bên kia là đặc ngữ XHCN. Tôi cũng xin cáo lỗi trong phần chú thích ngoại ngữ tôi dùng tiếng Na-uy là tiếng quê hương mới của tôi, nhưng để độc giả ở xứ khác cũng thông cảm, tôi thêm tiếng Anh là tiếng tôi biết lõm bõm.
Trong hơn 200 cặp từ ngữ của ông TVG, tôi trích 25 cặp gồm 10 cặp đầu tiên, sau đó nhặt tình cờ.
Từ ngữ VC Từ ngữ VNCH
ấn tượng = đáng ghi nhớ, đáng nhớ
bác sỹ, ca sỹ = bác sĩ, ca sĩ
bang = tiểu bang
bảo quản = che chở, giữ gìn
bài nói = diễn văn
bèo = rẻ tiền
bóng đá= túc cầu
bổ sung thêm,= bổ túc
bồi dưỡng (hối lộ?)= nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
bức xúc = dồn nén, bực tức
bất ngờ = ngạc nhiên
cách ly = cô lập
cảnh báo = báo động, lưu ý
chất xám = trí tuệ, thông minh
chế độ =quy chế
động thái = động lực
động não= vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
hoành tráng = nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
huyện = quận
lý giải = giải thích (explain)
nâng cấp = nâng hoặc đưa giá trị lên
nhà khách = khách sạn
nhất quán = luôn luôn, trước sau như một
thị phần= thị trường
xác tín = chính xác
bác sỹ, ca sỹ = bác sĩ, ca sĩ
bang = tiểu bang
bảo quản = che chở, giữ gìn
bài nói = diễn văn
bèo = rẻ tiền
bóng đá= túc cầu
bổ sung thêm,= bổ túc
bồi dưỡng (hối lộ?)= nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
bức xúc = dồn nén, bực tức
bất ngờ = ngạc nhiên
cách ly = cô lập
cảnh báo = báo động, lưu ý
chất xám = trí tuệ, thông minh
chế độ =quy chế
động thái = động lực
động não= vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
hoành tráng = nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
huyện = quận
lý giải = giải thích (explain)
nâng cấp = nâng hoặc đưa giá trị lên
nhà khách = khách sạn
nhất quán = luôn luôn, trước sau như một
thị phần= thị trường
xác tín = chính xác
Nhận xét:
“Ấn tượng”: tiếng của hai miền. Từ hồi còn nhỏ, tại Sài Gòn, tôi đã đọc, nghe “trường phái ấn tượng, ấn tượng còn đậm trong trí cô Tư, bản nhạc gây ấn tượng quê hương.” Cái khác là ngày nay trong nước dùng “ấn tượng” vừa như danh từ vừa như động từ. Ngày xưa ta nói “Bản nhạc gây ấn tượng,” ngày nay người trong nước nói “Bản nhạc ấn tượng,” chỉ bớt đi chữ “gây”! “Ðáng ghi nhớ, đáng nhớ” không phải là tiếng Việt tương đương cho “ấn tượng.”
“Bác sỹ”: viết y dài là sai, nhưng – cũng như trường hợp “bánh trưng” – không phải nhà cầm quyền chủ trương như vậy. Cứ giở sách báo hai miền ra đọc, ta sẽ thấy cả hai miền đều nhiều người viết đúng, ít người viết sai.
“Bang”: Ta quen nghe “tiểu bang” khi nói về state của Mỹ, nên thấy không thuận tai khi nghe người Hà Nội gọi tắt là “bang.” Nhưng “bang” (đứng một mình) đã được dùng ngay từ thời Trạng Trình – “Sấm động Nam bang/Vũ quá Bắc hải.”
“Bảo quản”: Việt Nam Tự điển Lê Văn Ðức, “bảo-quản đt (Pháp): Bảo thủ và quản xuất, giữ sổ bộ, đăng ký, điền thổ, cải chính và cấp phát bản sao.”
“Bài nói”: Tôi gặp “bài nói chuyện, bài tham luận, bài phát biểu” ở cả hai miền, mà chưa gặp “bài nói” đứng một mình bao giờ (nhưng tôi tin rằng tác giả TVG có gặp nên mới chép vào bảng đối chiếu). Ngược lại, chữ “diễn văn” tôi thấy nhan nhản trên báo chí Việt cộng, VNCH và hải ngoại. Như vậy “diễn văn” là chữ Việt thông dụng ở mọi miền.
“Bèo” là nói tắt thành ngữ dân gian “rẻ như bèo,” tiếng lóng, chưa thấy trong văn bản chính thức của CS. Và tất nhiên “rẻ” được dùng rộng rãi ở cả hai miền ngôn ngữ.
“Bóng đá”: Ðào Ðăng Vỹ, trong Pháp Việt Từ điển, dịch football là: môn bóng tròn, túc cầu, đá bóng, đá banh. Vậy nói “bóng đá” không sai, nhưng ngày nay trong nước dùng thay cho “túc cầu.”
“Bổ sung” ta cũng dùng rất thường trong Nam – “bổ sung quân số,” “lần tái bản này đã được bổ sung.” Vậy “bổ sung” và “bổ túc” được dùng ở cả hai miền ngôn ngữ.
“Bồi dưỡng” được dùng ở cả hai miền (Miền Nam, xin coi Việt Nam Tự điển Lê Văn Ðức, chẳng hạn). Cán bộ CS nói “kỳ hè giáo viên đi bồi dưỡng” nghe kỳ cục, nhưng nếu nói “bồi dưỡng chính trị” thì về phương diện ngữ pháp, không có gì sai cả. Tác giả TVG có lý khi cho rằng “tẩm bổ” là từ tương đương; những chữ còn lại (nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ) là mô tả chi tiết chứ không phải danh từ tương đương với “bồi dưỡng.”
“Bất ngờ” và “ngạc nhiên” đều được dùng ở cả hai miền. Nhưng hai chữ có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.
“Bức xúc” là tiếng đặc thù trong xã hội VN bây giờ. Nhưng ông TVG đưa hai chữ “dồn nén” và “bực tức” làm chữ tương ứng của VNCH, thì không đúng.
“Cách ly” và “Cô lập” đều được dùng ở cả hai miền ngôn ngữ. Việt Pháp Từ điển Ðào Ðăng Vỹ: “cách ly, cách biệt: séparé l’un de l’autre.” “Cách ly” và “cô lập” không đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, thí dụ trong câu sau, còn nghịch nhau là đàng khác: “Cần cách ly bệnh nhân này, nhưng đừng cô lập họ.”
“Cảnh báo” và “báo động” được dùng ở cả hai miền. Thí dụ Miền Nam: Việt-Pháp Từ điển Ðào Ðang Vỹ viết “Cảnh báo” : signaler, avertir. Tân Ðại Tự điển Việt Anh Nguyễn Văn Tạo: “Cảnh báo: alarm.” Chính xác hơn, cảnh báo là báo trước nguy cơ có thể tới để đề phòng; báo động là báo khi nguy cơ bắt đầu xảy ra để tránh thoát.
“Chất xám” vẫn được dùng tại Miền Nam (môn vạn vật lớp đệ tứ và đệ nhị) với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (trí thông minh) Cả hai đều được dùng tại VNCH. Bảo “chất xám” chỉ được VC dùng, là sai.
“Chế độ” và “quy chế”: cả hai được dùng tại Miền Nam, với ý nghĩa khác nhau. “Chế độ”: thể chế chính trị, ăn theo chế độ, chế độ cũ/mới, chế độ thuế khóa. “Quy chế”: quy chế công chức, quy chế nghiệp đoàn. Không hiểu căn cứ vào đâu mà bảo rằng chữ “chế độ” của VC có nghĩa tương đương với “quy chế” của VNCH.
“Ðộng thái” và “động lực” hoàn toàn khác nhau, nhất là trong lãnh vực tâm lý, một đàng biểu lộ ra, một đàng tiềm tàng bên trong. “Ðộng thái” hay “tác phong”: (Anh: behavior, Na-uy: atferd): hành vi biểu lộ ra bên ngoài quan sát được; ta có chữ “trường phái tâm lý học động thái/ tác phong” (behaviorism). Ðộng lực: (Anh: motive; Na-uy: motiv) là sức ngầm thúc đẩy hành vi. Td: “Cảnh sát chưa tìm ra động lực của vụ giết người.” Cả hai chữ đều được dùng tại Miền Nam; nếu chúng không được phổ biến, là vì chúng thuộc lãnh vực chuyên môn chăng.
“Ðộng não” cũng là danh từ quen thuộc tại Miền Nam (ít nhất trong môn tâm lý sư phạm). “Vận dụng trí óc” gần đúng với “động não,” nhưng không phải là chữ của Miền Nam thay cho “động não.” Còn “suy luận, suy nghĩ” đều được dùng ở cả hai miền, với nghĩa hơi khác với “động não.”
“Hoành tráng” theo Tự điển Lê Văn Ðức đồng nghĩa với “hoành lệ” nghĩa là “rộng lớn, đẹp đẽ” (đúng như ông TVG hiểu). Như vậy “hoành tráng” thuộc kho tàng ngữ vựng Việt Nam, không nên hiến cho VC độc quyền. (Tại sao ta có khuynh hướng dị ứng với chữ này và nhiều chữ khác, tôi sẽ có vài dòng giải thích ở phần hai).
“Huyện” và “quận” là danh từ chỉ đơn vị hành chánh qua bốn thời đại, Pháp, Quốc gia (Bảo Ðại), VNCH và VN XHCN. Thời Pháp huyện nhỏ gọi là “huyện” (đứng đầu là tri huyện), huyện lớn gọi là “phủ” (đứng đầu là tri phủ hay đốc phủ sứ). Thời Bảo Ðại, tương tự. Thời VNCH tất cả đều gọi là “quận,” không phân biệt lớn hay nhỏ, thành thị hay nông thôn, đứng đầu là “quận trưởng.” Ngày nay dưới chế độ CS, ở thành thị đơn vị hành chánh này gọi là “quận,” ở nông thôn gọi là “huyện.”
“Lý giải” và “giải thích”: Cả hai đều được dùng từ lâu ở cả hai miền. Hai chữ có nghĩa khác nhau. Giải thích là cắt nghĩa. Lý giải là giải nghĩa tường tận cho ra lẽ.
“Nâng cấp” đúng là từ ngữ riêng của VC và phần nào có nghĩa là “nâng/ đưa giá trị lên” như tác giả TVG nói. Nhưng chữ tương đương phía Việt Nam thì tùy trường hợp – nếu VC nói “nâng cấp cái ô tô” ta nói “trùng tu cái xe hơi”; VC nói “nâng cấp đường sá,” ta nói “tu bổ đường sá”; VC nói “nâng cấp khuôn mặt” ta nói “sửa mặt.” Tóm lại linh động là một đặc tính của tiếng Việt; máy móc là một đặc tính của tiếng VC.
“Nhà khách” đối với “khách sạn”: điều này tôi miễn bàn, độc giả tự nhận thấy ngày nay còn bao nhiêu hotel tại VN được gọi là “nhà khách.” Hơn nữa, theo qui ước ngành du lịch, “nhà khách” hay “nhà trọ” có tiêu chuẩn thấp hơn “khách sạn.”
“Nhất quán” không phải là từ ngữ riêng của VC, và “luôn luôn, trước sau như một” không phải chữ tương ứng của VNCH. Ông Lê Văn Ðức định nghĩa rất chính xác, gọn mà thâm thúy: “Nhất quán: một lẽ mà suốt cả mọi lẽ. Thí dụ: lý thuyết nhất quán.” Chữ “nhất quán” quý lắm, không thể bán rẻ cho VC được!
“Thị phần” theo các nhà kinh tế trong nước ngày nay là bách phân mà VN chiếm được trên thị trường thế giới, thí dụ họ nói “Cà phê Việt Nam có thị phần rất nhỏ trên thị trường thế giới.” Theo sự hiểu biết nông cạn của tôi, VNCH không có chữ “thị phần.” Còn chữ “thị trường” được phổ biến ở cả hai miền.
“Xác tín” là tin chắc , “chính xác” là đúng y, hai chữ không liên quan gì tới nhau, và được dùng đề huề ở cả hai miền (thậm chí có thể Miền Nam dùng “xác tín” nhiều hơn Miền Bắc). Miền Nam còn dùng “thâm tín” nữa.
Kết luận: Rất nhiều từ ngữ mà chúng ta cho là của VC, thực ra là của Việt Nam. Vậy tiếng nào là tiếng VC?
2). Ðặc trưng ngôn ngữ XHCN
Nhiều vị coi đảo ngữ là một đặc tính của ngôn ngữ XHCN. Tôi không đồng ý, bởi vì cụ Nguyễn Du đã đảo ngữ (“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”); Tự lực Văn đoàn đảo ngữ nhiều hơn; Sáng Tạo đảo ngữ nhiều và độc đáo. Tác dụng của đảo ngữ là thay đổi nhịp điệu và cả ý tứ nữa. Không hoàn toàn giống nhau giữa “đơn giản” và “giản đơn,” giữa “bảo đảm” và“đảm bảo,” giữa “thành hình” và“hình thành,” giữa “mến yêu” và “yêu mến.” Trong khi đó “Úc Châu” hay “Châu Úc” không khác nhau lắm về tác dụng ngữ học (tôi đoán họ viết Châu Úc vì cho rằng trong tiếng Việt, chủ ngữ đứng trước thuộc ngữ. Còn ta viết ngược lại là theo trật tự Hán Việt).
Tôi cũng không thấy người cộng sản nói tắt nhiều hơn chúng ta. Họ nói “căng” thay vì “căng thẳng,” ta cũng nói “gay” thay cho “gay go,” “ganh” thay cho “ganh tị.” Cũng không phải vì thấy một số người trong nước viết “Mỹ” thành “Mĩ” mà ta khẳng định viết i-ngắn là VC! Y-dài i-ngắn còn trong vòng tranh cãi chưa ngã ngũ ở cả hai miền, ta tạm gác qua.
Tóm lại, i-ngắn y-dài, đảo ngữ và nói tắt, không còn là tiêu chuẩn thực sự phân biệt ngôn ngữ hai miền. Vậy cái gì có thể giúp ta nhận ra những dấu hiệu của ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa?
“Ấn tượng”: tiếng của hai miền. Từ hồi còn nhỏ, tại Sài Gòn, tôi đã đọc, nghe “trường phái ấn tượng, ấn tượng còn đậm trong trí cô Tư, bản nhạc gây ấn tượng quê hương.” Cái khác là ngày nay trong nước dùng “ấn tượng” vừa như danh từ vừa như động từ. Ngày xưa ta nói “Bản nhạc gây ấn tượng,” ngày nay người trong nước nói “Bản nhạc ấn tượng,” chỉ bớt đi chữ “gây”! “Ðáng ghi nhớ, đáng nhớ” không phải là tiếng Việt tương đương cho “ấn tượng.”
“Bác sỹ”: viết y dài là sai, nhưng – cũng như trường hợp “bánh trưng” – không phải nhà cầm quyền chủ trương như vậy. Cứ giở sách báo hai miền ra đọc, ta sẽ thấy cả hai miền đều nhiều người viết đúng, ít người viết sai.
“Bang”: Ta quen nghe “tiểu bang” khi nói về state của Mỹ, nên thấy không thuận tai khi nghe người Hà Nội gọi tắt là “bang.” Nhưng “bang” (đứng một mình) đã được dùng ngay từ thời Trạng Trình – “Sấm động Nam bang/Vũ quá Bắc hải.”
“Bảo quản”: Việt Nam Tự điển Lê Văn Ðức, “bảo-quản đt (Pháp): Bảo thủ và quản xuất, giữ sổ bộ, đăng ký, điền thổ, cải chính và cấp phát bản sao.”
“Bài nói”: Tôi gặp “bài nói chuyện, bài tham luận, bài phát biểu” ở cả hai miền, mà chưa gặp “bài nói” đứng một mình bao giờ (nhưng tôi tin rằng tác giả TVG có gặp nên mới chép vào bảng đối chiếu). Ngược lại, chữ “diễn văn” tôi thấy nhan nhản trên báo chí Việt cộng, VNCH và hải ngoại. Như vậy “diễn văn” là chữ Việt thông dụng ở mọi miền.
“Bèo” là nói tắt thành ngữ dân gian “rẻ như bèo,” tiếng lóng, chưa thấy trong văn bản chính thức của CS. Và tất nhiên “rẻ” được dùng rộng rãi ở cả hai miền ngôn ngữ.
“Bóng đá”: Ðào Ðăng Vỹ, trong Pháp Việt Từ điển, dịch football là: môn bóng tròn, túc cầu, đá bóng, đá banh. Vậy nói “bóng đá” không sai, nhưng ngày nay trong nước dùng thay cho “túc cầu.”
“Bổ sung” ta cũng dùng rất thường trong Nam – “bổ sung quân số,” “lần tái bản này đã được bổ sung.” Vậy “bổ sung” và “bổ túc” được dùng ở cả hai miền ngôn ngữ.
“Bồi dưỡng” được dùng ở cả hai miền (Miền Nam, xin coi Việt Nam Tự điển Lê Văn Ðức, chẳng hạn). Cán bộ CS nói “kỳ hè giáo viên đi bồi dưỡng” nghe kỳ cục, nhưng nếu nói “bồi dưỡng chính trị” thì về phương diện ngữ pháp, không có gì sai cả. Tác giả TVG có lý khi cho rằng “tẩm bổ” là từ tương đương; những chữ còn lại (nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ) là mô tả chi tiết chứ không phải danh từ tương đương với “bồi dưỡng.”
“Bất ngờ” và “ngạc nhiên” đều được dùng ở cả hai miền. Nhưng hai chữ có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.
“Bức xúc” là tiếng đặc thù trong xã hội VN bây giờ. Nhưng ông TVG đưa hai chữ “dồn nén” và “bực tức” làm chữ tương ứng của VNCH, thì không đúng.
“Cách ly” và “Cô lập” đều được dùng ở cả hai miền ngôn ngữ. Việt Pháp Từ điển Ðào Ðăng Vỹ: “cách ly, cách biệt: séparé l’un de l’autre.” “Cách ly” và “cô lập” không đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, thí dụ trong câu sau, còn nghịch nhau là đàng khác: “Cần cách ly bệnh nhân này, nhưng đừng cô lập họ.”
“Cảnh báo” và “báo động” được dùng ở cả hai miền. Thí dụ Miền Nam: Việt-Pháp Từ điển Ðào Ðang Vỹ viết “Cảnh báo” : signaler, avertir. Tân Ðại Tự điển Việt Anh Nguyễn Văn Tạo: “Cảnh báo: alarm.” Chính xác hơn, cảnh báo là báo trước nguy cơ có thể tới để đề phòng; báo động là báo khi nguy cơ bắt đầu xảy ra để tránh thoát.
“Chất xám” vẫn được dùng tại Miền Nam (môn vạn vật lớp đệ tứ và đệ nhị) với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (trí thông minh) Cả hai đều được dùng tại VNCH. Bảo “chất xám” chỉ được VC dùng, là sai.
“Chế độ” và “quy chế”: cả hai được dùng tại Miền Nam, với ý nghĩa khác nhau. “Chế độ”: thể chế chính trị, ăn theo chế độ, chế độ cũ/mới, chế độ thuế khóa. “Quy chế”: quy chế công chức, quy chế nghiệp đoàn. Không hiểu căn cứ vào đâu mà bảo rằng chữ “chế độ” của VC có nghĩa tương đương với “quy chế” của VNCH.
“Ðộng thái” và “động lực” hoàn toàn khác nhau, nhất là trong lãnh vực tâm lý, một đàng biểu lộ ra, một đàng tiềm tàng bên trong. “Ðộng thái” hay “tác phong”: (Anh: behavior, Na-uy: atferd): hành vi biểu lộ ra bên ngoài quan sát được; ta có chữ “trường phái tâm lý học động thái/ tác phong” (behaviorism). Ðộng lực: (Anh: motive; Na-uy: motiv) là sức ngầm thúc đẩy hành vi. Td: “Cảnh sát chưa tìm ra động lực của vụ giết người.” Cả hai chữ đều được dùng tại Miền Nam; nếu chúng không được phổ biến, là vì chúng thuộc lãnh vực chuyên môn chăng.
“Ðộng não” cũng là danh từ quen thuộc tại Miền Nam (ít nhất trong môn tâm lý sư phạm). “Vận dụng trí óc” gần đúng với “động não,” nhưng không phải là chữ của Miền Nam thay cho “động não.” Còn “suy luận, suy nghĩ” đều được dùng ở cả hai miền, với nghĩa hơi khác với “động não.”
“Hoành tráng” theo Tự điển Lê Văn Ðức đồng nghĩa với “hoành lệ” nghĩa là “rộng lớn, đẹp đẽ” (đúng như ông TVG hiểu). Như vậy “hoành tráng” thuộc kho tàng ngữ vựng Việt Nam, không nên hiến cho VC độc quyền. (Tại sao ta có khuynh hướng dị ứng với chữ này và nhiều chữ khác, tôi sẽ có vài dòng giải thích ở phần hai).
“Huyện” và “quận” là danh từ chỉ đơn vị hành chánh qua bốn thời đại, Pháp, Quốc gia (Bảo Ðại), VNCH và VN XHCN. Thời Pháp huyện nhỏ gọi là “huyện” (đứng đầu là tri huyện), huyện lớn gọi là “phủ” (đứng đầu là tri phủ hay đốc phủ sứ). Thời Bảo Ðại, tương tự. Thời VNCH tất cả đều gọi là “quận,” không phân biệt lớn hay nhỏ, thành thị hay nông thôn, đứng đầu là “quận trưởng.” Ngày nay dưới chế độ CS, ở thành thị đơn vị hành chánh này gọi là “quận,” ở nông thôn gọi là “huyện.”
“Lý giải” và “giải thích”: Cả hai đều được dùng từ lâu ở cả hai miền. Hai chữ có nghĩa khác nhau. Giải thích là cắt nghĩa. Lý giải là giải nghĩa tường tận cho ra lẽ.
“Nâng cấp” đúng là từ ngữ riêng của VC và phần nào có nghĩa là “nâng/ đưa giá trị lên” như tác giả TVG nói. Nhưng chữ tương đương phía Việt Nam thì tùy trường hợp – nếu VC nói “nâng cấp cái ô tô” ta nói “trùng tu cái xe hơi”; VC nói “nâng cấp đường sá,” ta nói “tu bổ đường sá”; VC nói “nâng cấp khuôn mặt” ta nói “sửa mặt.” Tóm lại linh động là một đặc tính của tiếng Việt; máy móc là một đặc tính của tiếng VC.
“Nhà khách” đối với “khách sạn”: điều này tôi miễn bàn, độc giả tự nhận thấy ngày nay còn bao nhiêu hotel tại VN được gọi là “nhà khách.” Hơn nữa, theo qui ước ngành du lịch, “nhà khách” hay “nhà trọ” có tiêu chuẩn thấp hơn “khách sạn.”
“Nhất quán” không phải là từ ngữ riêng của VC, và “luôn luôn, trước sau như một” không phải chữ tương ứng của VNCH. Ông Lê Văn Ðức định nghĩa rất chính xác, gọn mà thâm thúy: “Nhất quán: một lẽ mà suốt cả mọi lẽ. Thí dụ: lý thuyết nhất quán.” Chữ “nhất quán” quý lắm, không thể bán rẻ cho VC được!
“Thị phần” theo các nhà kinh tế trong nước ngày nay là bách phân mà VN chiếm được trên thị trường thế giới, thí dụ họ nói “Cà phê Việt Nam có thị phần rất nhỏ trên thị trường thế giới.” Theo sự hiểu biết nông cạn của tôi, VNCH không có chữ “thị phần.” Còn chữ “thị trường” được phổ biến ở cả hai miền.
“Xác tín” là tin chắc , “chính xác” là đúng y, hai chữ không liên quan gì tới nhau, và được dùng đề huề ở cả hai miền (thậm chí có thể Miền Nam dùng “xác tín” nhiều hơn Miền Bắc). Miền Nam còn dùng “thâm tín” nữa.
Kết luận: Rất nhiều từ ngữ mà chúng ta cho là của VC, thực ra là của Việt Nam. Vậy tiếng nào là tiếng VC?
2). Ðặc trưng ngôn ngữ XHCN
Nhiều vị coi đảo ngữ là một đặc tính của ngôn ngữ XHCN. Tôi không đồng ý, bởi vì cụ Nguyễn Du đã đảo ngữ (“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”); Tự lực Văn đoàn đảo ngữ nhiều hơn; Sáng Tạo đảo ngữ nhiều và độc đáo. Tác dụng của đảo ngữ là thay đổi nhịp điệu và cả ý tứ nữa. Không hoàn toàn giống nhau giữa “đơn giản” và “giản đơn,” giữa “bảo đảm” và“đảm bảo,” giữa “thành hình” và“hình thành,” giữa “mến yêu” và “yêu mến.” Trong khi đó “Úc Châu” hay “Châu Úc” không khác nhau lắm về tác dụng ngữ học (tôi đoán họ viết Châu Úc vì cho rằng trong tiếng Việt, chủ ngữ đứng trước thuộc ngữ. Còn ta viết ngược lại là theo trật tự Hán Việt).
Tôi cũng không thấy người cộng sản nói tắt nhiều hơn chúng ta. Họ nói “căng” thay vì “căng thẳng,” ta cũng nói “gay” thay cho “gay go,” “ganh” thay cho “ganh tị.” Cũng không phải vì thấy một số người trong nước viết “Mỹ” thành “Mĩ” mà ta khẳng định viết i-ngắn là VC! Y-dài i-ngắn còn trong vòng tranh cãi chưa ngã ngũ ở cả hai miền, ta tạm gác qua.
Tóm lại, i-ngắn y-dài, đảo ngữ và nói tắt, không còn là tiêu chuẩn thực sự phân biệt ngôn ngữ hai miền. Vậy cái gì có thể giúp ta nhận ra những dấu hiệu của ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa?
Phát xuất từ chủ nghĩa xã hội
Những danh từ sau đây là chính cống cộng sản, nhưng nhiều chữ không
bị đóng dấu vì người ta coi là một đương nhiên – khi nói về chủ nghĩa xã
hội thì phải dùng từ ngữ kinh điển XHCN:
Ðấu tranh giai cấp, bóc lột, giá trị thặng dư, tư bản, tư sản, phong kiến, tích cực, tiêu cực, tồn tại, đề cương, phương án, phương tiện sản xuất, làm chủ tập thể, cải tạo công thương nghiệp, tập trung cải tạo v.v.
Cộng sản chủ nghĩa cũng mượn nhiều ngữ vựng từ Hegel như biện chứng, đề, phản đề, hợp đề, tư duy… và thay đổi đi, thí dụ duy vật biện chứng.
Chữ “quá độ” là đặc biệt nhất của cộng sản. Nó bao hàm cái gì hơn chữ “giao thời” hay “chuyển tiếp” mà ta quen dùng.
Chữ “vong thân” là một đặc ngữ cộng sản. Rất may nó xuất hiện trong danh từ triết học từ trước, nên nó là Việt.
Chữ “giải phóng” là một trong những chữ bị lạm dụng nhiều nhất. Tôi không nói sự lạm dụng chính trị, vì “giải phóng” kiểu Quốc tế Cộng sản, tự nó là một sách lược (trong đó chiêu bài và phỉnh lừa coi như vũ khí tất yếu), như “giải phóng Miền Nam.” Tôi muốn nói họ máy móc dùng “giải phóng” cho cả những thứ lặt vặt. Ðĩa cứng trong máy vi tính đầy quá, ta “xóa bớt,” họ gọi là “giải phóng”; ta nói “giải tỏa một khu gia cư để làm đường,” họ nói “giải phóng…”; bớt việc cho một công nhân để họ đi tăng cường cho chỗ khác, họ gọi là “giải phóng lao động cơ hữu…”
* Trên đây là chữ XHCH chính cống, không nhầm lẫn vào đâu được. Có bao nhiêu ngàn chữ loại này, tôi không rõ.
Ðấu tranh giai cấp, bóc lột, giá trị thặng dư, tư bản, tư sản, phong kiến, tích cực, tiêu cực, tồn tại, đề cương, phương án, phương tiện sản xuất, làm chủ tập thể, cải tạo công thương nghiệp, tập trung cải tạo v.v.
Cộng sản chủ nghĩa cũng mượn nhiều ngữ vựng từ Hegel như biện chứng, đề, phản đề, hợp đề, tư duy… và thay đổi đi, thí dụ duy vật biện chứng.
Chữ “quá độ” là đặc biệt nhất của cộng sản. Nó bao hàm cái gì hơn chữ “giao thời” hay “chuyển tiếp” mà ta quen dùng.
Chữ “vong thân” là một đặc ngữ cộng sản. Rất may nó xuất hiện trong danh từ triết học từ trước, nên nó là Việt.
Chữ “giải phóng” là một trong những chữ bị lạm dụng nhiều nhất. Tôi không nói sự lạm dụng chính trị, vì “giải phóng” kiểu Quốc tế Cộng sản, tự nó là một sách lược (trong đó chiêu bài và phỉnh lừa coi như vũ khí tất yếu), như “giải phóng Miền Nam.” Tôi muốn nói họ máy móc dùng “giải phóng” cho cả những thứ lặt vặt. Ðĩa cứng trong máy vi tính đầy quá, ta “xóa bớt,” họ gọi là “giải phóng”; ta nói “giải tỏa một khu gia cư để làm đường,” họ nói “giải phóng…”; bớt việc cho một công nhân để họ đi tăng cường cho chỗ khác, họ gọi là “giải phóng lao động cơ hữu…”
* Trên đây là chữ XHCH chính cống, không nhầm lẫn vào đâu được. Có bao nhiêu ngàn chữ loại này, tôi không rõ.
Lai Tàu
Hồ Chí Minh ôm tập Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa, mà khóc tại Paris,
được huấn luyện tại Nga, nhưng thực tập áp dụng tại Tầu. Trọn bộ chữ
nghĩa như đấu tố, quy thành phần, xét lại, trăm hoa đua nở, cách mạng
văn hóa, hộ khẩu, hộ chiếu, biên chế, điểm và diện, tam cùng, cục, phân
cục, chủ nhiệm, sự cố, khắc phục v.v. đều là sao chép chữ tiếng Tầu.
Ðến một lúc họ nhớ mình là người Việt, bớt chữ Hán. Nhưng họ chỉ Việt hóa những chữ liên quan tới “địch,” như “máy bay lên thẳng,” “lầu năm góc,” “Nhà Trắng.” Ngược lại, trong nội bộ đảng thì ngôn ngữ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc vỹ đại nhiều hơn.
Sự ấp úng giữa tiếng Tầu và tiếng Việt đưa tới hiện tượng ngôn ngữ lai căng – “cơ cấu lại vốn,” trong đó “cơ cấu” là Hán, “lại” và “vốn” là Nôm.
Cùng ý niệm kinh tế này, miền Nam đã dùng năm âm tiết toàn Hán, nhưng quen thuộc, “tái tổ chức tư bản.” Miền Nam lại theo nguyên tắc tự do, cả trong ngôn ngữ, do đó một ý niệm có thể có nhiều cách phát biểu, như có thể nói “xếp đặt lại vốn liếng,” ai cũng hiểu cả.
* Vậy một đoạn văn tràn ngập chữ Tàu, là dấu hiệu đáng nghi văn Việt cộng.
Ðến một lúc họ nhớ mình là người Việt, bớt chữ Hán. Nhưng họ chỉ Việt hóa những chữ liên quan tới “địch,” như “máy bay lên thẳng,” “lầu năm góc,” “Nhà Trắng.” Ngược lại, trong nội bộ đảng thì ngôn ngữ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc vỹ đại nhiều hơn.
Sự ấp úng giữa tiếng Tầu và tiếng Việt đưa tới hiện tượng ngôn ngữ lai căng – “cơ cấu lại vốn,” trong đó “cơ cấu” là Hán, “lại” và “vốn” là Nôm.
Cùng ý niệm kinh tế này, miền Nam đã dùng năm âm tiết toàn Hán, nhưng quen thuộc, “tái tổ chức tư bản.” Miền Nam lại theo nguyên tắc tự do, cả trong ngôn ngữ, do đó một ý niệm có thể có nhiều cách phát biểu, như có thể nói “xếp đặt lại vốn liếng,” ai cũng hiểu cả.
* Vậy một đoạn văn tràn ngập chữ Tàu, là dấu hiệu đáng nghi văn Việt cộng.
Lai Tây
Các học sinh Marie Curie hay Jean-Jacques Rousseau, khi gặp nhau, xổ
tiếng Tây, là chuyện thường. Các ký giả, trí thức gặp nhau bên tách cà
phê, nói “toa toa moa moa” cũng là thường.
Nhưng tại miền Nam ít khi ta viết tiếng Tây trên sách báo. Trái lại báo chí và cả sách giáo khoa cộng sản VN đầy dẫy đầu Ngô mình Sở:
- Lô-gích (tiếng Pháp logique = luận lý): “Cơ cấu lại nền kinh tế: Lô-gích hành động và cách tiếp cận” (trích báo trong nước). Viết như vậy để lòe thiên hạ chứ không phải để cho người ta hiểu.
- Gu (tiếng Pháp gout = khiếu): “Thử thách gu thẩm mỹ style mix trùng họa tiết” (trích báo trong nước). Ba đế quốc Tầu, Tây, Mỹ hiện diện trong một câu… thần chú, người thường không hiểu gì cả.
- Mô típ (tiếng Pháp motif = đối tượng): “Mô típ trong nghệ thuật kiến trúc Chăm” (trích báo trong nước)
- Boa (tiếng Pháp pourboire = tiền tặng, tiền thưởng): “Xù tiền boa, khách nhậu bị đâm đứt cổ” (trích báo trong nước)
- Sô vanh nước lớn (Chauvin: tên người lính “yêu nước” của Napoléon)
- Ðixcua (Pháp: discours, có hai nghĩa 1: lời, 2: bài diễn văn): các nhà ngữ học VN XHCN lấy nghĩa thứ nhất để nói về ý niệm “câu đơn.”
Có vẻ như ở VN, ai không nhét vào bài viết của mình được một vài tiếng Tây bồi, không phải trí thức xã hội chủ nghĩa. Nhưng tôi ngạc nhiên tại sao họ không viết thẳng discours? Kỳ cục hơn nữa, tên riêng họ cũng phiên âm mà không kèm theo chữ gốc, Thấy một bản văn có “Humphây, Xitavit, Xtôntenbe, Cặctơ” ta chẳng biết ai vào ai, nhưng ta biết ngay ai là tác giả.
Biến chứng của căn bệnh lai Tây là… dịch!
Ðiển hình nhất là chữ “kịch tính” dịch từ “dramatic.”
Nhân mùa bầu cử tổng thống Mỹ, một tờ báo Việt Nam viết: “Cuộc tranh cử đầy kịch tính giữa Clinton và Obama.” Hai chữ “kịch tính” khiến ta hình dung ra hai tay hề lố bịch trên sân khấu chính trị. Tiếng Việt trong sáng sẽ nói “cuộc tranh cử gay cấn…,” đâu có cần dịch một cách nô lệ chữ dramatic của Tây Mỹ.
Nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2008, Giám Mục Bùi Văn Ðọc, trả lời phỏng vấn của Vietcatholic, mô tả ÐGH Benedicto XVI là, “Ngài không xuất hiện trước giới trẻ một cách đẹp đẽ và kịch tính như vị Giáo hoàng trước, nhưng…” Tội nghiệp, ÐGH Gioan Phaolô, tuy hồi còn trẻ thích kịch nghệ, viết kịch và đóng kịch, nhưng không bao giờ ngài mang bộ mặt kịch tính với bất cứ ai. Cái nguy hiểm là một người nói sai, cả nước nói sai theo, cả đài BBC cũng nói sai theo. Một trận đấu bóng đá sôi động quý ông bà Ban Việt ngữ BBC cũng nói “đầy kịch tính”!
Nhưng tại miền Nam ít khi ta viết tiếng Tây trên sách báo. Trái lại báo chí và cả sách giáo khoa cộng sản VN đầy dẫy đầu Ngô mình Sở:
- Lô-gích (tiếng Pháp logique = luận lý): “Cơ cấu lại nền kinh tế: Lô-gích hành động và cách tiếp cận” (trích báo trong nước). Viết như vậy để lòe thiên hạ chứ không phải để cho người ta hiểu.
- Gu (tiếng Pháp gout = khiếu): “Thử thách gu thẩm mỹ style mix trùng họa tiết” (trích báo trong nước). Ba đế quốc Tầu, Tây, Mỹ hiện diện trong một câu… thần chú, người thường không hiểu gì cả.
- Mô típ (tiếng Pháp motif = đối tượng): “Mô típ trong nghệ thuật kiến trúc Chăm” (trích báo trong nước)
- Boa (tiếng Pháp pourboire = tiền tặng, tiền thưởng): “Xù tiền boa, khách nhậu bị đâm đứt cổ” (trích báo trong nước)
- Sô vanh nước lớn (Chauvin: tên người lính “yêu nước” của Napoléon)
- Ðixcua (Pháp: discours, có hai nghĩa 1: lời, 2: bài diễn văn): các nhà ngữ học VN XHCN lấy nghĩa thứ nhất để nói về ý niệm “câu đơn.”
Có vẻ như ở VN, ai không nhét vào bài viết của mình được một vài tiếng Tây bồi, không phải trí thức xã hội chủ nghĩa. Nhưng tôi ngạc nhiên tại sao họ không viết thẳng discours? Kỳ cục hơn nữa, tên riêng họ cũng phiên âm mà không kèm theo chữ gốc, Thấy một bản văn có “Humphây, Xitavit, Xtôntenbe, Cặctơ” ta chẳng biết ai vào ai, nhưng ta biết ngay ai là tác giả.
Biến chứng của căn bệnh lai Tây là… dịch!
Ðiển hình nhất là chữ “kịch tính” dịch từ “dramatic.”
Nhân mùa bầu cử tổng thống Mỹ, một tờ báo Việt Nam viết: “Cuộc tranh cử đầy kịch tính giữa Clinton và Obama.” Hai chữ “kịch tính” khiến ta hình dung ra hai tay hề lố bịch trên sân khấu chính trị. Tiếng Việt trong sáng sẽ nói “cuộc tranh cử gay cấn…,” đâu có cần dịch một cách nô lệ chữ dramatic của Tây Mỹ.
Nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2008, Giám Mục Bùi Văn Ðọc, trả lời phỏng vấn của Vietcatholic, mô tả ÐGH Benedicto XVI là, “Ngài không xuất hiện trước giới trẻ một cách đẹp đẽ và kịch tính như vị Giáo hoàng trước, nhưng…” Tội nghiệp, ÐGH Gioan Phaolô, tuy hồi còn trẻ thích kịch nghệ, viết kịch và đóng kịch, nhưng không bao giờ ngài mang bộ mặt kịch tính với bất cứ ai. Cái nguy hiểm là một người nói sai, cả nước nói sai theo, cả đài BBC cũng nói sai theo. Một trận đấu bóng đá sôi động quý ông bà Ban Việt ngữ BBC cũng nói “đầy kịch tính”!
* Viết như me tây đầu thế kỷ 20 là một dấu hiệu ngôn ngữ XHCN.
Nói phét
Nói phét – hay hoa ngôn – là bệnh của từng cá nhân cán bộ, chung của đảng, lan sang dân, làm hỏng ngôn ngữ:
Nói phét – hay hoa ngôn – là bệnh của từng cá nhân cán bộ, chung của đảng, lan sang dân, làm hỏng ngôn ngữ:
“Siêu sao chân dài,” “bánh đa siêu mỏng,” “máy siêu cao kỹ,” “tầu siêu tốc.”
Tiếng Việt có nhiều chữ để diễn tả sinh hoạt lý trí: trí khôn, thông
minh, tinh thần, trí tuệ. Trí tuệ là trình độ cao nhất. Phật giáo coi
trí tuệ là bước tới tuệ giác. Người cộng sản đại ngôn, cái gì cũng
choảng trí tuệ vào.
“Chủ nghĩa Mác Lê-nin đỉnh cao trí tuệ loài người”
“Trò chơi trí tuệ tại Hội chợ Ðà Lạt”
“Con chó trí tuệ”
“Game trí tuệ”
- Muốn diễn tả cái gì siêu việt hơn nữa, bắt buộc họ phải leo lên Trời (nơi họ không tin là có)
“Ðảng thần thánh”
“Cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta”
“Chủ nghĩa Mác Lê-nin đỉnh cao trí tuệ loài người”
“Trò chơi trí tuệ tại Hội chợ Ðà Lạt”
“Con chó trí tuệ”
“Game trí tuệ”
- Muốn diễn tả cái gì siêu việt hơn nữa, bắt buộc họ phải leo lên Trời (nơi họ không tin là có)
“Ðảng thần thánh”
“Cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta”
- Tôi muốn nói hơi dài về chữ “hoành tráng.” Nó đã bị đóng dấu oan.
Thực ra nó là Việt Nam rặt. Như phần một đã nói, “hoành tráng (như
hoành lệ) là rộng lớn đẹp đẽ.” Bình thường hoành tráng thích hợp cho một
dãy núi hùng vĩ, một cảnh hoàng hôn rực rỡ, lâu đài Taj Mahal diễm lệ.
Nhưng tại sao quý vị và tôi cảm thấy khó chịu khi nghe hai chữ đó? Ðơn
giản lắm – vì nó được dùng bừa bãi trong nhu cầu khoa trương, thí dụ một
câu quảng cáo thương mại “Hoành tráng trong chiếc váy đầm”! Người nói
tiếng Việt, cao hứng lắm, cũng chỉ dám nói “lộng lẫy” là cùng.
- Trước khi Ðảng Cộng Sản ra đời, nhiều nhà cách mạng đã viết: “Toàn
dân tranh thủ độc lập.” Chữ “tranh thủ” không phải do các ông Minh Ðồng
Giáp chế ra. Nhưng người nói tiếng Việt cảm thấy tức cười khi nhận được
một thư xin tiền từ Việt Nam mở đầu, “Cháu tranh thủ viết thư thăm chú
thím.”
- “Digital signal processing” mà dịch là “xử lý tín hiệu số,” không phải là dở. Nhưng chữ “xử lý” trở thành lố bịch khi người ta bỏ nó vào tô phở. Người chạy bàn trong một tiệm phở tại Hà Nội đã hô cho nhà bếp như sau: “Xử lý hai bát phở tái nước trong! Khẩn trương lên!”
- “Digital signal processing” mà dịch là “xử lý tín hiệu số,” không phải là dở. Nhưng chữ “xử lý” trở thành lố bịch khi người ta bỏ nó vào tô phở. Người chạy bàn trong một tiệm phở tại Hà Nội đã hô cho nhà bếp như sau: “Xử lý hai bát phở tái nước trong! Khẩn trương lên!”
- Chữ “bức xúc” không lai Tàu, không lai Tây, tượng thanh, tượng
hình, có thể là một chữ hay. Nhưng nó đã “hư” ngay từ khi người ta nói:
“Ai bức xúc thì khẩn trương đi ỉa.” Ðây là một chữ thượng thời đại, loại
như “nổi cộm,” “trăn trở.”
Nhiều chữ khác mà người Việt hải ngoại chúng ta nghe thấy khó chịu,
thật ra đã xuất hiện trước khi mấy anh du kích cộng sản biết nói. Nhưng
ta khó chịu vì họ dùng sai chỗ và dùng dao mổ trâu giết ruồi.
* Tóm lại, khắc phục, bồi dưỡng, tranh thủ, động viên, đột xuất, khẩn
trương, tự giác v.v. nguyên thủy là tiếng Việt Nam thuần túy và hay ho,
bỗng biến thành lố bịch, bỗng nhiên làm người Việt bình thường chừng
mực ngại dùng. Ðây là loại từ ngữ thượng hạng VC.
Nói sảng
- Trong học thuyết cộng sản có hai ý niệm đối nghịch “chất” (quality) và “lượng” (quantity). Ai đi tù cải tạo đều phải học câu mác-xít “Lượng biến thành chất.” Nay người cộng sản ghép “chất” và “lượng” để nói về “phẩm chất” (quality). Một củ khoai lang ngon ta nói “củ khoai ngon,” người trong nước nói “củ khoai chất lượng.”
- “Lợi nhuận” đúng ra là “lợi tức trừ chi phí,” còn gọi là “lợi tức thuần” hay “lợi tức ròng” (Quỳnh Lâm, Từ điển chính trị, hành chánh, kinh tế, pháp luật). Nhưng từ ngày cộng sản chiếm trọn nước, người ta dùng “lợi nhuận” để chỉ lợi tức. Họ thường nói, “Chế độ tư bản chỉ biết chạy theo lợi nhuận.” Nhưng tư bản xanh hay đỏ đều chạy theo lợi lộc, chứ có bao giờ vừa chạy vừa làm tính trừ chi phí đâu!
- “Biện lý” có nghĩa là bảo vệ công lý; “Biện lý cuộc” hay “công tố viện” là cơ quan thay mặt xã hội truy tố người vi phạm luật pháp. Hai danh từ luật pháp đầy đủ ý nghĩa như vậy của Chính quyền Quốc Gia (Bảo Ðại) và VNCH, đã bị thay thế bằng chữ “viện kiểm sát nhân dân.” Hai chữ “kiểm sát,” trong ngữ cảnh luật pháp, không nói được gì cả.
- “Heo dân tộc”: tránh nói “heo mọi” là một cố gắng đáng khen, nhưng nhắm mắt lấy công thức “người dân tộc” để áp dụng cho con heo núi, là xúc phạm đồng bào thiểu số thượng du.
* Trong khi tật đại ngôn làm mất giá những chữ hay sẵn có, thì sự dốt nát sanh ra những chữ mới vô nghĩa.
Nói sảng
- Trong học thuyết cộng sản có hai ý niệm đối nghịch “chất” (quality) và “lượng” (quantity). Ai đi tù cải tạo đều phải học câu mác-xít “Lượng biến thành chất.” Nay người cộng sản ghép “chất” và “lượng” để nói về “phẩm chất” (quality). Một củ khoai lang ngon ta nói “củ khoai ngon,” người trong nước nói “củ khoai chất lượng.”
- “Lợi nhuận” đúng ra là “lợi tức trừ chi phí,” còn gọi là “lợi tức thuần” hay “lợi tức ròng” (Quỳnh Lâm, Từ điển chính trị, hành chánh, kinh tế, pháp luật). Nhưng từ ngày cộng sản chiếm trọn nước, người ta dùng “lợi nhuận” để chỉ lợi tức. Họ thường nói, “Chế độ tư bản chỉ biết chạy theo lợi nhuận.” Nhưng tư bản xanh hay đỏ đều chạy theo lợi lộc, chứ có bao giờ vừa chạy vừa làm tính trừ chi phí đâu!
- “Biện lý” có nghĩa là bảo vệ công lý; “Biện lý cuộc” hay “công tố viện” là cơ quan thay mặt xã hội truy tố người vi phạm luật pháp. Hai danh từ luật pháp đầy đủ ý nghĩa như vậy của Chính quyền Quốc Gia (Bảo Ðại) và VNCH, đã bị thay thế bằng chữ “viện kiểm sát nhân dân.” Hai chữ “kiểm sát,” trong ngữ cảnh luật pháp, không nói được gì cả.
- “Heo dân tộc”: tránh nói “heo mọi” là một cố gắng đáng khen, nhưng nhắm mắt lấy công thức “người dân tộc” để áp dụng cho con heo núi, là xúc phạm đồng bào thiểu số thượng du.
* Trong khi tật đại ngôn làm mất giá những chữ hay sẵn có, thì sự dốt nát sanh ra những chữ mới vô nghĩa.
Nói vẹt
Học thuộc lòng và lập lại như con vẹt là chiến lược sống yên trong xã
hội cộng sản. Lá bùa “Nhờ ơn Bác và Ðảng” ngày nay không còn được dán
nhiều trên cửa miệng người dân, nhưng vẫn gián tiếp lấp lóe trên các cơ
quan tuyên truyền. Nhưng còn nhiều công thức khác rất vô nghĩa:
- Kinh tế tương đối (có tiền)
- Có trình độ (trình độ học thức cao)
- Nói chung: câu mở mồm của 90% người Việt trung bình trong nước. Câu buồn cười nhất mà tôi được nghe và đã cho vào một truyện ngắn là “Nói chung tôi không có cha mẹ”
- Nhất định (nào đó): “khả năng nhất định”
- Hạn chế (thiếu sót): “năm ấy bộ đội Bác Hồ còn hạn chế”
- Chủ yếu (chính) “Bữa ăn cải thiện chủ yếu là khoai mì”; “Chủ tịch Nước tham quan Châu Âu chủ yếu là Pháp”; “Bà ta lấy chồng ngoại, chủ yếu để đi nước ngoài.”
Nói đểu
Dưới một bề mặt bình yên giả tạo, Việt Nam ngày nay thực chất là một xã hội đại loạn – loạn chính, loạn pháp, thương luân bại lý và loạn ngữ. Nói nhẹ nhàng là nói đểu.
Ghi nhận một phong thái ĂN và NÓI dưới chế độ cộng sản. Nói đểu, nói xách mé, chửi thề, nói tục tĩu và nói dối… tuy không phải do chỉ đạo công khai từ Trung ương Ðảng, nhưng Ðảng – “người lãnh đạo độc nhất và thần thánh” – có trách nhiệm hoàn toàn về sự sa đọa ngôn ngữ của đảng viên và toàn dân.
Trên thế giới không một dân tộc nào suốt ngày đem mẹ ra mà đụ, địt liên miên, trong công sở, ngoài đường, ngoài chợ, trong trường học, như xã hội Việt Nam ngày nay. Không một nước nào mà con người – từ đứa bé bán vé số tới tổng bí thư đảng và cơ quan truyền thông, báo chí – có thể nói trắng thành đen, nói đen thành trắng, như tại VN.
Chữ đểu cáng nhất trong ngôn từ cộng sản là chữ “ngụy.” Trong chiến tranh hai bên có thể chửi mắng nhau thậm tệ – Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gọi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là “Mặt trận côn đồ,” ngược lại Hà Nội gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy.” Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, người cộng sản đã báo thù “nợ máu” bằng tước bỏ quyền công dân, hành quyết, giam cầm, đày ải, tịch thu tài sản, cướp vợ, hiếp con người chiến bại, nhân danh bản án “ngụy”; thế là đểu, cái đểu của những tên ăn cướp.
Nay họ rêu rao chính sách hòa hợp hòa giải, nhưng vẫn coi người của chế độ VNCH là “ngụy”; mỗi ngày 30 tháng 4 họ lại khơi dậy tinh thần thù ghét “ngụy.” Mà “ngụy” là gì? Là theo Mỹ. Bây giờ họ cầu cạnh Mỹ hơn VNCH – thế có phải chữ “ngụy” là đểu ngay từ đầu không?
* Dùng ngôn ngữ như khí cụ che đậy chân lý hoặc lừa đảo, là đặc tính tệ hại nhất cùa văn hóa và ngôn ngữ cộng sản.
3. Thái độ của những người yêu tiếng mẹ phục hồi vốn ngữ vựng bị dùng sai.
Gia tài của tiền nhân để lại, không lẽ ta để cho CS phá hoại? Vậy trước hết đừng né tránh những chữ người cộng sản dùng sai, mà phải sửa lại và dùng đúng hơn họ.
Người cộng sản (rồi bây giờ cả nước) dùng các chữ khẩn trương, động viên, khắc phục, tranh thủ, yêu cầu… một cách lệch lạc:
- Họ viết sai: “Các yêu cầu của một nền kinh tế bền vững.”
Ta sửa lại: “Các điều kiện của một nền kinh tế bền vững.”
Và ta viết lại chữ “yêu cầu” trúng cách: “Yêu cầu Nhà Nước ngưng bán nước!”
- Họ viết đại ngôn, “Khẩn trương đi cầu xí.”
Ta sửa lại, “Mau mau đi cầu!”
Và ta viết lại chữ “khẩn trương” trúng cách: “Tình hình Trường Sa Hoàng Sa rất khẩn trương!”
Hãnh diện vì kho ngữ vựng phong phú của dân Việt và VNCH
Chúng ta biết chắc điều này: về phương diện ngôn ngữ và văn hóa, Miền Nam Việt Nam là dòng chính. VNCH giữ sự liên tục từ Chữ Nôm đến chữ Quốc Ngữ, từ Alexandre de Rhodes tới Trương Vĩnh Ký, tới Tự Lực Văn Ðoàn, tới Sáng Tạo, Bách Khoa, những viện đại học, những viện nghiên cứu độc lập, những tổ chức văn hóa, ngôn ngữ, hằng chục tờ báo ngày độc lập, hằng trăm tập san… Và trên hết, nền tự do tư tưởng và ngôn luận.
- Kinh tế tương đối (có tiền)
- Có trình độ (trình độ học thức cao)
- Nói chung: câu mở mồm của 90% người Việt trung bình trong nước. Câu buồn cười nhất mà tôi được nghe và đã cho vào một truyện ngắn là “Nói chung tôi không có cha mẹ”
- Nhất định (nào đó): “khả năng nhất định”
- Hạn chế (thiếu sót): “năm ấy bộ đội Bác Hồ còn hạn chế”
- Chủ yếu (chính) “Bữa ăn cải thiện chủ yếu là khoai mì”; “Chủ tịch Nước tham quan Châu Âu chủ yếu là Pháp”; “Bà ta lấy chồng ngoại, chủ yếu để đi nước ngoài.”
Nói đểu
Dưới một bề mặt bình yên giả tạo, Việt Nam ngày nay thực chất là một xã hội đại loạn – loạn chính, loạn pháp, thương luân bại lý và loạn ngữ. Nói nhẹ nhàng là nói đểu.
Ghi nhận một phong thái ĂN và NÓI dưới chế độ cộng sản. Nói đểu, nói xách mé, chửi thề, nói tục tĩu và nói dối… tuy không phải do chỉ đạo công khai từ Trung ương Ðảng, nhưng Ðảng – “người lãnh đạo độc nhất và thần thánh” – có trách nhiệm hoàn toàn về sự sa đọa ngôn ngữ của đảng viên và toàn dân.
Trên thế giới không một dân tộc nào suốt ngày đem mẹ ra mà đụ, địt liên miên, trong công sở, ngoài đường, ngoài chợ, trong trường học, như xã hội Việt Nam ngày nay. Không một nước nào mà con người – từ đứa bé bán vé số tới tổng bí thư đảng và cơ quan truyền thông, báo chí – có thể nói trắng thành đen, nói đen thành trắng, như tại VN.
Chữ đểu cáng nhất trong ngôn từ cộng sản là chữ “ngụy.” Trong chiến tranh hai bên có thể chửi mắng nhau thậm tệ – Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gọi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là “Mặt trận côn đồ,” ngược lại Hà Nội gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy.” Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, người cộng sản đã báo thù “nợ máu” bằng tước bỏ quyền công dân, hành quyết, giam cầm, đày ải, tịch thu tài sản, cướp vợ, hiếp con người chiến bại, nhân danh bản án “ngụy”; thế là đểu, cái đểu của những tên ăn cướp.
Nay họ rêu rao chính sách hòa hợp hòa giải, nhưng vẫn coi người của chế độ VNCH là “ngụy”; mỗi ngày 30 tháng 4 họ lại khơi dậy tinh thần thù ghét “ngụy.” Mà “ngụy” là gì? Là theo Mỹ. Bây giờ họ cầu cạnh Mỹ hơn VNCH – thế có phải chữ “ngụy” là đểu ngay từ đầu không?
* Dùng ngôn ngữ như khí cụ che đậy chân lý hoặc lừa đảo, là đặc tính tệ hại nhất cùa văn hóa và ngôn ngữ cộng sản.
3. Thái độ của những người yêu tiếng mẹ phục hồi vốn ngữ vựng bị dùng sai.
Gia tài của tiền nhân để lại, không lẽ ta để cho CS phá hoại? Vậy trước hết đừng né tránh những chữ người cộng sản dùng sai, mà phải sửa lại và dùng đúng hơn họ.
Người cộng sản (rồi bây giờ cả nước) dùng các chữ khẩn trương, động viên, khắc phục, tranh thủ, yêu cầu… một cách lệch lạc:
- Họ viết sai: “Các yêu cầu của một nền kinh tế bền vững.”
Ta sửa lại: “Các điều kiện của một nền kinh tế bền vững.”
Và ta viết lại chữ “yêu cầu” trúng cách: “Yêu cầu Nhà Nước ngưng bán nước!”
- Họ viết đại ngôn, “Khẩn trương đi cầu xí.”
Ta sửa lại, “Mau mau đi cầu!”
Và ta viết lại chữ “khẩn trương” trúng cách: “Tình hình Trường Sa Hoàng Sa rất khẩn trương!”
Hãnh diện vì kho ngữ vựng phong phú của dân Việt và VNCH
Chúng ta biết chắc điều này: về phương diện ngôn ngữ và văn hóa, Miền Nam Việt Nam là dòng chính. VNCH giữ sự liên tục từ Chữ Nôm đến chữ Quốc Ngữ, từ Alexandre de Rhodes tới Trương Vĩnh Ký, tới Tự Lực Văn Ðoàn, tới Sáng Tạo, Bách Khoa, những viện đại học, những viện nghiên cứu độc lập, những tổ chức văn hóa, ngôn ngữ, hằng chục tờ báo ngày độc lập, hằng trăm tập san… Và trên hết, nền tự do tư tưởng và ngôn luận.
Trong khi đó Bắc Việt độc tôn Stalin-Mao, trù dập trí thức, bách hại
Nhân Văn Giai Phẩm, phủ nhận công lao Alexandre de Rhodes, cấm đoán Tự
Lực Văn Ðoàn, vào Nam đốt sách giam học trò. Ngày nay họ đã cho in lại
TLVÐ để kiếm tiền và nhận vơ, mở lại trường Luật, nhưng lỗ hổng văn học
lớn còn đó, văn hóa và ngôn ngữ trước sau vẫn chỉ là khí cụ tuyên
truyền. Trí thức miền Bắc nhiều người lần đầu tiên đọc Nhân Văn Giai
Phẩm là khi vào Nam sau năm 75!
Trên 5000 danh từ chuyên môn luật pháp, chính trị, kinh tế, tài chánh của Miền Nam đã được một nhóm cựu luật sư và thẩm phán chế độ cũ thu thập thành cuốn Từ Ðiển Pháp Luật (Nhà XB KHXH Hà Nội, 1992).
Sau 25 năm không có hoạt động tư doanh, không có đại học tự trị, không có phân khoa luật, không có nghề luật sư và thẩm phán chuyên nghiệp… Muốn xây dựng một quốc gia (ít nhất bề ngoài) có quy củ, họ phải dùng lại toàn bộ ngữ vựng của VNCH.
Một vài thí dụ trong số trên 5000 danh từ nói trên:
- “Cảnh sát” thay thế “công an”
- “Trương mục” đã được xếp trước “tài khoản” trong tự điển và sử dụng nhiều hơn trong thường nhật. Nhưng dường như họ không phân biệt, “trương mục” là một cái túi vô hình trong ngân hàng để ta bỏ tiền, trong khi “tài khoản” là số tiền nằm trong đó; tài khoản còn là số tiền dành cho một khoản chi/thu trong ngân sách.
- “State” (Mỹ) được dịch là “tiểu bang” trong tự điển tuy báo chí vẫn dùng “bang.”
- Trong cơ cấu tổ chức chính quyền, họ vẫn dùng “Viện Kiểm Sát Nhân Dân,” nhưng ý niệm “công tố” đã được khôi phục trong từ điển nói trên.
- Dần dần trong nước đã dùng “bảo hiểm” thay cho “bảo hành.”
Ngoài các danh từ chuyên môn về luật pháp, kinh tế, hành chánh, ngôn ngữ thường nhật cũng đổi giọng:
- “Máy bay trực thăng” đã thay thế “máy bay lên thẳng.”
- “Hàng không mẫu hạm” được dùng song song với “tàu sân bay.”
- “Hoa Kỳ” thay “Mỹ.” Người cộng sản lạ lắm – thời Thế Chiến II, khi cần nịnh Mỹ thì họ gọi “Hoa Kỳ” (“đèn Hoa Kỳ” là dấu tích một mở màn bang giao không thành giữa Mỹ và Việt Minh); khi thù ghét thì họ gọi “Mĩ”; bây giờ một điều “Hoa Kỳ” hai điều “Hoa Kỳ.” Trong chế độ cộng sản, chữ nghĩa thay đổi theo bạn thù, mà bạn thù thay đổi theo quyền lợi Ðảng, chứ không phải quyền lợi Tổ Quốc hay nhân dân.
Không phải mọi chữ mới đều là chữ VC
Vào năm, 1975 cả miền Nam chỉ có dăm ba máy vi tính (một tại Phủ Thủ Tướng, một tại Bộ Tổng Tham Mưu, một của USAID, một của hãng IBM. Có thể nhiều nơi khác có, tôi không biết). Giới hữu trách chuyên môn có soạn ra một cuốn ngữ vựng Anh-Việt, nhưng chỉ giải thích ý niệm, không tạo từ nhiều. Các chuyên viên và nhân viên làm việc trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, tiện hơn.
Ngày nay, vì nhu cầu giáo dục, người ta cố gắng tạo từ. “Người ta” đây có thể là các chuyên gia trong nước, có thể là các chuyên gia người Việt ở hải ngoại, đã và đang chế ra các danh từ chuyên môn. Dù lúc đầu bỡ ngỡ, ta nên công minh xét, chữ nào hay và đúng, ta dùng, chữ nào sai ta điều chỉnh. Tôi thấy không có gì sai hay lố bịch, thí dụ, trong các chữ dao diện, hiển thị, kích hoạt, phần cứng, phần mềm… Liên quan tới danh từ kỹ thuật, tôi lấy thí dụ “thông số” hay “biến số” (variables) là hai chữ có từ trước, nhưng “biến số” được dùng nhiều trong sách giáo khoa Miền Nam nên trở thành quen thuộc hơn. Ngày nay trong nước dùng “thông số”; nếu bảo là “từ VC” thì oan cho nó.
Trong trào lưu toàn cầu hóa, danh từ chuyên môn hay là chữ nào có nội dung chính xác (lột ý), nhưng hình thức của nó giúp ta đoán ngay được tiếng tương đương trong Anh, tiếng Pháp, tiếng Na-uy.
“Cứng/mềm” hay “cương/nhu,” chữ nào giúp ta liên tưởng tới“hard/soft” nhanh hơn? Tùy người. Nhưng chữ Việt và chữ Hán cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Danh từ chuyên môn dài lòng thòng cũng không tiện.
Có người cho “nguyên tử” là chữ Việt, “hạch tâm” là chữ VC. Tôi cho rắng cả hai là chữ Việt, “nguyên tử” để dịch “atomic,” “hạch tâm”: “nuclear.” Có đủ danh từ Việt tương đương với từng danh từ quốc tế, là một điều cần thiết cho việc giao dịch, trao đổi, giảng dạy và dịch thuật.
Chữ “căn hộ” Trường Sinh ngữ Sài Gòn trước 75 đã dùng rồi, nhưng không phổ biến rộng, vì ta không có nhu cầu (hình thức gia cư này chỉ hạn chế ở vài nơi như Cư xá Thanh Ða, Chung cư Nguyễn Văn Thoại, Chung cư Nguyễn Thiện Thuật). Nay chúng ta nghe “căn hộ” thì cho là “từ VC,” nhưng có lẽ chúng ta chưa có chữ nào hay hơn để dịch “apartment.” “Căn chung cư” không ổn vì có nhiều apartment không nằm trong chung cư. “Căn nhà” càng không ổn, vì đã được dùng để chỉ “house” tiếng Anh, “hus” tiếng Na-uy.
Trên 5000 danh từ chuyên môn luật pháp, chính trị, kinh tế, tài chánh của Miền Nam đã được một nhóm cựu luật sư và thẩm phán chế độ cũ thu thập thành cuốn Từ Ðiển Pháp Luật (Nhà XB KHXH Hà Nội, 1992).
Sau 25 năm không có hoạt động tư doanh, không có đại học tự trị, không có phân khoa luật, không có nghề luật sư và thẩm phán chuyên nghiệp… Muốn xây dựng một quốc gia (ít nhất bề ngoài) có quy củ, họ phải dùng lại toàn bộ ngữ vựng của VNCH.
Một vài thí dụ trong số trên 5000 danh từ nói trên:
- “Cảnh sát” thay thế “công an”
- “Trương mục” đã được xếp trước “tài khoản” trong tự điển và sử dụng nhiều hơn trong thường nhật. Nhưng dường như họ không phân biệt, “trương mục” là một cái túi vô hình trong ngân hàng để ta bỏ tiền, trong khi “tài khoản” là số tiền nằm trong đó; tài khoản còn là số tiền dành cho một khoản chi/thu trong ngân sách.
- “State” (Mỹ) được dịch là “tiểu bang” trong tự điển tuy báo chí vẫn dùng “bang.”
- Trong cơ cấu tổ chức chính quyền, họ vẫn dùng “Viện Kiểm Sát Nhân Dân,” nhưng ý niệm “công tố” đã được khôi phục trong từ điển nói trên.
- Dần dần trong nước đã dùng “bảo hiểm” thay cho “bảo hành.”
Ngoài các danh từ chuyên môn về luật pháp, kinh tế, hành chánh, ngôn ngữ thường nhật cũng đổi giọng:
- “Máy bay trực thăng” đã thay thế “máy bay lên thẳng.”
- “Hàng không mẫu hạm” được dùng song song với “tàu sân bay.”
- “Hoa Kỳ” thay “Mỹ.” Người cộng sản lạ lắm – thời Thế Chiến II, khi cần nịnh Mỹ thì họ gọi “Hoa Kỳ” (“đèn Hoa Kỳ” là dấu tích một mở màn bang giao không thành giữa Mỹ và Việt Minh); khi thù ghét thì họ gọi “Mĩ”; bây giờ một điều “Hoa Kỳ” hai điều “Hoa Kỳ.” Trong chế độ cộng sản, chữ nghĩa thay đổi theo bạn thù, mà bạn thù thay đổi theo quyền lợi Ðảng, chứ không phải quyền lợi Tổ Quốc hay nhân dân.
Không phải mọi chữ mới đều là chữ VC
Vào năm, 1975 cả miền Nam chỉ có dăm ba máy vi tính (một tại Phủ Thủ Tướng, một tại Bộ Tổng Tham Mưu, một của USAID, một của hãng IBM. Có thể nhiều nơi khác có, tôi không biết). Giới hữu trách chuyên môn có soạn ra một cuốn ngữ vựng Anh-Việt, nhưng chỉ giải thích ý niệm, không tạo từ nhiều. Các chuyên viên và nhân viên làm việc trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, tiện hơn.
Ngày nay, vì nhu cầu giáo dục, người ta cố gắng tạo từ. “Người ta” đây có thể là các chuyên gia trong nước, có thể là các chuyên gia người Việt ở hải ngoại, đã và đang chế ra các danh từ chuyên môn. Dù lúc đầu bỡ ngỡ, ta nên công minh xét, chữ nào hay và đúng, ta dùng, chữ nào sai ta điều chỉnh. Tôi thấy không có gì sai hay lố bịch, thí dụ, trong các chữ dao diện, hiển thị, kích hoạt, phần cứng, phần mềm… Liên quan tới danh từ kỹ thuật, tôi lấy thí dụ “thông số” hay “biến số” (variables) là hai chữ có từ trước, nhưng “biến số” được dùng nhiều trong sách giáo khoa Miền Nam nên trở thành quen thuộc hơn. Ngày nay trong nước dùng “thông số”; nếu bảo là “từ VC” thì oan cho nó.
Trong trào lưu toàn cầu hóa, danh từ chuyên môn hay là chữ nào có nội dung chính xác (lột ý), nhưng hình thức của nó giúp ta đoán ngay được tiếng tương đương trong Anh, tiếng Pháp, tiếng Na-uy.
“Cứng/mềm” hay “cương/nhu,” chữ nào giúp ta liên tưởng tới“hard/soft” nhanh hơn? Tùy người. Nhưng chữ Việt và chữ Hán cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Danh từ chuyên môn dài lòng thòng cũng không tiện.
Có người cho “nguyên tử” là chữ Việt, “hạch tâm” là chữ VC. Tôi cho rắng cả hai là chữ Việt, “nguyên tử” để dịch “atomic,” “hạch tâm”: “nuclear.” Có đủ danh từ Việt tương đương với từng danh từ quốc tế, là một điều cần thiết cho việc giao dịch, trao đổi, giảng dạy và dịch thuật.
Chữ “căn hộ” Trường Sinh ngữ Sài Gòn trước 75 đã dùng rồi, nhưng không phổ biến rộng, vì ta không có nhu cầu (hình thức gia cư này chỉ hạn chế ở vài nơi như Cư xá Thanh Ða, Chung cư Nguyễn Văn Thoại, Chung cư Nguyễn Thiện Thuật). Nay chúng ta nghe “căn hộ” thì cho là “từ VC,” nhưng có lẽ chúng ta chưa có chữ nào hay hơn để dịch “apartment.” “Căn chung cư” không ổn vì có nhiều apartment không nằm trong chung cư. “Căn nhà” càng không ổn, vì đã được dùng để chỉ “house” tiếng Anh, “hus” tiếng Na-uy.
Chữ “thông tin” không mới mẻ gì và được dùng ở cả hai miền. Nhưng ở
hải ngoại nhiều người dị ứng với chữ thông tin trong câu sau:
“Muốn biết thêm thông tin xin liên lạc với Sở Di Trú.” Bề ngoài ta lý luận rằng “thông tin” là động từ, không được dùng như danh từ. Nhưng nguyên do thực là ta không thích dùng cái gì Việt cộng mó tay vào. Thông dịch viên đành sửa lại. “Muốn biết thêm chi tiết…” hoặc “Muốn biết thêm tin tức…” Nhưng trong bụng anh thông dịch viên nghĩ rằng chữ nào phải ra chữ đó – details: chi tiết, news: tin tức và information: thông tin. Anh ta cũng dư biết rằng chữ thông tin có thể vừa dùng làm danh từ vừa làm động từ.
“Muốn biết thêm thông tin xin liên lạc với Sở Di Trú.” Bề ngoài ta lý luận rằng “thông tin” là động từ, không được dùng như danh từ. Nhưng nguyên do thực là ta không thích dùng cái gì Việt cộng mó tay vào. Thông dịch viên đành sửa lại. “Muốn biết thêm chi tiết…” hoặc “Muốn biết thêm tin tức…” Nhưng trong bụng anh thông dịch viên nghĩ rằng chữ nào phải ra chữ đó – details: chi tiết, news: tin tức và information: thông tin. Anh ta cũng dư biết rằng chữ thông tin có thể vừa dùng làm danh từ vừa làm động từ.
Trước khi bác bỏ một chữ dở, nên đề nghị một chữ hay hơn
Cloning là một lãnh vực khoa học mới mẻ. Trong nước dịch cloning: nhân bản vô tính. Thật khó hiểu, phải ngồi phân tích một hồi mới vỡ lẽ ra là: làm ra nhiều bản sao, không qua đường truyền giống. Nhưng có lẽ các nhà chuyên môn trong nước sao chép chữ Tầu, nên bốn chữ thành tối om, chưa kể nhiều người giật mình khi nghe nhóm chữ “nhân bản vô tính người.” Vì chữ “nhân” trong tiếng Việt có ít nhất hai nghĩa: người và làm ra nhiều, người hán không rộng phải bỡ ngỡ mấy phút tự hỏi – lấy con người làm gốc mà lại không có tính người, là thế nào? Một chữ gây bối rối không cần thiết là một chữ không đạt.
Cloning là một lãnh vực khoa học mới mẻ. Trong nước dịch cloning: nhân bản vô tính. Thật khó hiểu, phải ngồi phân tích một hồi mới vỡ lẽ ra là: làm ra nhiều bản sao, không qua đường truyền giống. Nhưng có lẽ các nhà chuyên môn trong nước sao chép chữ Tầu, nên bốn chữ thành tối om, chưa kể nhiều người giật mình khi nghe nhóm chữ “nhân bản vô tính người.” Vì chữ “nhân” trong tiếng Việt có ít nhất hai nghĩa: người và làm ra nhiều, người hán không rộng phải bỡ ngỡ mấy phút tự hỏi – lấy con người làm gốc mà lại không có tính người, là thế nào? Một chữ gây bối rối không cần thiết là một chữ không đạt.
Khi cảm thấy một chữ dịch không hay, tôi thường thử tự dịch lại trước
khi phê bình. Trường hợp cloning, tôi dịch thử là “sao sinh vật.” Từ đó
ra “human cloning: sao người,” Dolly là một con “cừu sao – cloned
sheep.” Hiện trên thế giới chưa có “người sao” vì chưa được phép “sao
người.”
“Processing” (Na-uy: behandling) là một chữ tôi chịu thua không dịch được nếu không dùng chữ “xử lý.”
Text processing: trong nước dịch “xử lý văn bản,” chưa có chữ nào hợp
hơn. Có người đề nghị “soạn thảo văn bản,” nhưng soạn thảo là viết ý ra
lời, còn đưa lời lên chữ và trình bày trên máy vi tính, là việc khác.
Vấn đề phức tạp hơn nữa khi ta cần diễn tả bằng một danh từ chung cho
cả một tiến trình – lấy thí dụ nghề mộc – bào, đánh bóng, quang dầu một
tấm ván mà tiếng Na-uy gọi là behandle và tiếng Anh treat, thì có lẽ
không tránh được chữ “xử lý.” Một số tự điển dịch là “chế biến,” tôi
thấy có lúc hợp, có lúc không. Không hợp trong trường hợp “Inmate
Processing Center” không thể dịch là “Trung tâm chế biến tù nhân” được.
Cá nhân tôi đã dùng chữ “xử liệu” thay cho các trường hợp phải dùng
“xử lý” (như khoa học, cơ khí, hành chánh). Còn thường ngày, chữ “liệu”
là tuyệt nhất, thí dụ vợ nói với chồng, “Anh cứ lo đưa con đi học đi,
cơm để em liệu.”
Một chữ khác, “kế toán sự nghiệp” trong nước dùng để chỉ kế toán của
các tổ chức bất vụ lợi. Tôi thấy khó hiểu nhưng không hiểu ý chữ “sự
nghiệp” muốn nói gì, nên không dám phê bình.
Thái độ với tiếng lóng
Cũng cần vài hàng cho tiếng lóng. Mỗi thời, mỗi môi trường xã hội có
cách ra dấu riêng với nhau, vì thế có tiếng lóng. Vài tiếng lóng điển
hình của thời đại kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa là:
đại gia, đồ khủng, hàng độc, đồ đểu, chân dài (lấy cái cẳng để đo toàn
diện nhan sắc – một điều vô lý, nhưng tiếng lóng không có lý luận, nó
được quăng vào một môi trường, thích hợp thì tồn tại), máu (mê), phết
(ra phết), bèo (rẻ như bèo). Với tiếng lóng, ta không cần khen chê, bởi
vì không có tiêu chuẩn khách quan.
“Bảo tồn tiếng Việt – không dùng chữ VC”
Tôi hoàn toàn tán đồng vế thứ nhất – bảo tồn tiếng Việt là một sứ
mạng cao cả của những người may mắn được hưởng tự do tư tưởng và phát
biểu.
Chính ta phải tránh những cái sai của người cộng sản, viết và nói một thứ tiếng Việt chuẩn và đẹp. Quảng bá sách vở và tư tưởng truyền thống Việt Nam và thế giới nhân bản. Cho con em học tiếng Việt nơi trường lớp Việt Nam. Tránh xa những sinh hoạt do cơ quan lãnh sự Việt cộng chủ trương (ta không lường được tác hại của một lớp tiếng Việt, một khóa học làm đèn trung thu hay một trại hè do Ðại Sứ Quán Việt cộng tổ chức).
Chính ta phải tránh những cái sai của người cộng sản, viết và nói một thứ tiếng Việt chuẩn và đẹp. Quảng bá sách vở và tư tưởng truyền thống Việt Nam và thế giới nhân bản. Cho con em học tiếng Việt nơi trường lớp Việt Nam. Tránh xa những sinh hoạt do cơ quan lãnh sự Việt cộng chủ trương (ta không lường được tác hại của một lớp tiếng Việt, một khóa học làm đèn trung thu hay một trại hè do Ðại Sứ Quán Việt cộng tổ chức).
Nhưng tôi muốn cẩn thận với vế thứ hai: hầu hết những chữ ta tưởng là
chữ XHCH đều là tiếng Việt thuần túy. Ta không nên tránh né những tiếng
họ đã dùng sai, mà cần “chiêu hồi” những ngôn từ ấy.
Ðó là một hành vi yêu nước trong tầm tay của chúng ta.
Tâm Thanh
Oslo, mùa Ðông 2011
Oslo, mùa Ðông 2011
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 258
CỘNG SẢN - BÌNH NHƯỠNG- BIỂN ĐÔNG
Tuesday, April 16, 2013
THẾ PHƯƠNG * VỨT BỎ CỘNG SẢN
Đằng nào thì đảng Cộng sản VN cũng sẽ bị liệng vô thùng rác của lịch sử
Thế Phương (Danlambao) - ... Vì
phe đồng chí X đã tuyên bố như thế, đây là cơ hội hiếm có, không thể bỏ
qua mà phải HÀNH ĐỘNG. Các phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ cho
VN, các phương tiện truyền thông lề Dân không nên có thái độ thờ ơ, nghi
ngờ hay ngồi chờ hy vọng mà nên cùng bắt tay "ủng hộ" đồng chí X mạnh
mẽ bằng cách...
*
Tham nhũng là bệnh bẩm sinh trong chế độ độc đảng, độc tài toàn trị cộng
sản. Truớc 1975, cộng sản VN còn đóng cửa và theo nền kinh tế XHCN,
không có tư bản nước ngoài vào đầu tư nên vấn đề tham nhũng gần như
không có, không đặt thành vấn đề. Vào những năm đầu sau năm 1986 khi
CSVN sắp chết nên bắt buộc phải mở cửa cho tư bản vào đầu tư thì vấn đề
tham nhũng chưa xuất hiện. Nhưng kể từ năm 1990 khi nhiều nước ồ ạt vào
đầu tư thì tham nhũng bắt đầu xuất hiện và càng ngày càng phát triển
mạnh.
Nói thế để thấy rằng, ngày nào Việt Nam còn bị thống trị bởi độc đảng,
độc tài toàn trị của ĐCSVN thì ai lên làm thủ tướng thì cũng thế, cũng
tham nhũng, cũng sắt máu, lừa bịp, mị dân như nhau. Do đó, tại thời điểm
nầy, “đồng chí X” vì đang tranh ăn, đấu đá, muốn hạ bệ các bộ sâu khác
trong BCT đảng nên “đồng chí X” đang ra chiêu:
Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất
chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý
trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua
trưng cầu dân ý.
Vì phe đồng chí X đã tuyên bố như thế, đây là cơ hội hiếm có, không thể
bỏ qua mà phải HÀNH ĐỘNG. Các phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ
cho VN, các phương tiện truyền thông lề Dân không nên có thái độ thờ ơ,
nghi ngờ hay ngồi chờ hy vọng mà nên cùng bắt tay "ủng hộ" đồng chí X mạnh mẽ bằng cách:
- Xuống đường ủng hộ đồng chí X. Đòi tiếp cận đồng chí X để trao các bản: Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, Thư
của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kiến Nghị 72 về Sửa đổi Hiến
pháp.
- Các phương tiện truyền thông lề trái, các diễn đàn điện tử công khai
phổ biến các tài liệu về Quyền Con Người, Quyền Hiến Định, Quyền Phúc
Quyết của nhân dân và các Hiến Pháp tiên tiến của các nước tư do, dân
chủ đa đảng cho nhân dân VN trong nước đọc.
- Từ chối, bất hợp tác với hành vi cưỡng ép ký nhận “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”
và những văn bản liên quan đến Hiến pháp mà chúng ta không đồng ý và
xem đó là những vi phạm tư cách chủ thể về quyền lập hiến của người
dân.
Sử dụng "gậy ông đập lưng ông", biết đâu đồng chí X vì muốn tự cứu mình
và gia đình mà "tới luôn" như Gorbachev (Gorbachev đâu muốn xóa bỏ đảng
CS Liên Xô, nhưng do áp lực của nhân dân Liên Xô và thế giới, cộng với
tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ mà đã đưa đến sự sụp đổ của
Liên Xô và khối CS Đông Âu). Dàn dựng được "chiến trận" như thế nầy thì
chắc chắn sẽ đưa đến một kết quả nào đó.
Sau màn đấu này, kẻ nào thắng chắc chắn sẽ lập "Tổng Thống chế", đúng ra là độc tài cá nhân. Đằng nào thì Đảng Cộng Sản VN cũng sẽ bị liệng vô thùng rác của lịch sử.
Thời buổi nhiễu nhương ly loạn như hiện tại (Nhị Thập Sứ Quân, bất ổn
định), sẽ được tạm kết thúc bằng sự lên ngôi của cá nhân với đặc tính
chính trị mạnh (Đinh Bộ Lĩnh, ổn định). Đây là kết quả của hệ thống đang
tìm kiếm sự ổn định, từ vị thế bất ổn định.
Tuy nhiên, chế độ dân chủ tự do mới thực sự là mục đích cuối cùng của hệ thống chính trị, một thế ổn định lâu dài cho dân tộc.
NGUYỄN HƯNG QUỐC * KARL MARX
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Chính Ân (Kim Jong Un).
Có rất nhiều điểm tôi không đồng ý với Karl Marx, nhưng thành thực mà
nói, tôi rất phục ông, và có lúc, rất thích ông. Với tôi, ông là triết
gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng, bằng thuyết
biện chứng và duy vật lịch sử, xây dựng một đại tự sự (grand narrative)
hoàn chỉnh về lịch sử và thế giới, qua đó, giải thích hầu như toàn bộ
mọi khía cạnh lớn liên quan đến đời sống xã hội và sự phát triển của
loài người. Tham vọng ấy được bổ sung bằng một tham vọng khác lớn không
kém: muốn thay đổi thế giới. Đằng sau hai tham vọng ấy là một khao khát
mang đầy tính đạo lý về sự công bằng và công chính cho tất cả mọi người.
Về hai tham vọng của Karl Marx, các nhà hậu hiện đại (postmodernist) đã chứng minh đó chỉ là một ảo tưởng khi cho thời đại của các đại tự sự đã qua; lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa từ Đông Âu đến châu Á chứng minh thêm: đó là một ảo tưởng đầy tai họa dẫn đến những cái chết thảm khốc của cả hàng trăm triệu người và sự đau khổ của cả tỉ người khác. Xuất phát từ sự khao khát công bằng và công chính cho mọi người, lý thuyết của Marx lại đẻ ra những chế độ độc tài và tàn bạo không thua bất cứ một chế độ độc tài và tàn bạo nào trong lịch sử.
Tuy nhiên, ở đây lại có hai vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, bất chấp vô số những khiếm khuyết, Marx vẫn là một trong những triết gia có ảnh hưởng lớn nhất trong nửa sau thế kỷ 19 và gần trọn thế kỷ 20; hơn nữa, nhiều quan điểm triết học và chính trị của Marx, cho đến nay, vẫn có những giá trị nhất định. Jacques Derrida có lần, trong cuốn Spectres de Marx, từng viết: “Sẽ là một sai lầm nếu [chúng ta] không đọc, đọc lại và thảo luận về Marx” (Dẫn theo Marcello Musto, “The rediscovery of Karl Marx”, IRSH số 52, 2007, tr. 496). Thứ hai, nói như Terry Eagleton, không nên bắt Marx phải chịu trách nhiệm về những vụ tàn sát tập thể, các trại cải tạo, các phong trào đại nhảy vọt và các cuộc thanh trừng đẫm máu dưới các chế độ Cộng sản, cũng giống như việc không thể bắt Chúa Jesus phải chịu trách nhiệm về các Tòa án xử những người bị xem là dị giáo (Inquisition) thời Trung cổ.
Thật ra, nghĩ cho cùng, không thể phủ nhận toàn bộ trách nhiệm của Karl Marx được. Rõ ràng, quan điểm về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của ông đã là nền tảng lý thuyết làm nảy sinh sự độc tài và tàn bạo của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông cũng như vô số các nhà lãnh đạo Cộng sản khác. Bởi vậy, dù có ý thức hay không, Marx cũng đã để lại nhiều đứa con tinh thần, trong đó, có nhiều kẻ có thể xem là những quái thai. Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu (ở Rumania) là những quái thai như thế. Và dĩ nhiên, không thể không kể đến dòng họ Kim ở Bắc Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) đến Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) và gần đây, Kim Chính Ân (Kim Jong-un).
So với các lãnh tụ Cộng sản khác, dòng họ Kim hoàn toàn không thua kém về mức độ độc tài và tàn bạo, về “thành tích” giết người và đày đọa dân chúng. Họ còn hơn hẳn những người khác trong việc duy trì một chế độ cha truyền con nối kéo dài, đến nay là ba đời, trên 60 năm (ở Cuba, Fidel Castro “truyền ngôi” lại cho em ruột, Raul Castro; tổng cộng thời gian trị vì của cả hai, đến nay, mới hơn 50 năm). Họ cũng nổi bật hơn hẳn những người khác về “tài” gây chú ý trên thế giới. Cứ vài ba năm một lần, họ lại làm cho cả thế giới thót tim hồi hộp theo dõi nhất cử nhất động của họ. Mới nhất, trong tháng Tư này, họ lớn tiếng đe dọa tấn công Nam Triều Tiên và cả Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Giới bình luận chính trị và có lẽ cả giới lãnh đạo Tây phương đều cho đó là những lời nói khoác lác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta không căng mắt ra theo dõi từng động thái ở Bình Nhưỡng. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng Tư, tên “North Korea” đứng hàng thứ ba trong số các từ được sử dụng phổ biến nhất trên Twitter, chỉ sau “Easter” và “Good Friday”. Các cuộc điều tra dư luận cho thấy khoảng 36% người Mỹ theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Bắc Triều Tiên và 56% dân chúng cho sự đe dọa của Bắc Triều Tiên là nghiêm trọng.
Các lãnh tụ của Nam Triều Tiên, Mỹ và Nhật đều cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng cũng không giấu được sự căng thẳng.
Một số nhà bình luận chính trị quốc tế gọi cha con Kim Chính Nhật và giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói chung là những bậc thầy trong nghệ thuật khiêu chiến (master of brinkmanship) và là những bậc thầy trong những cú đánh lừa (master of rope-a-dope). Kim Chính Ân có vẻ muốn nối gót cha mình, nhưng chưa ai dám chắc lần này ông có thành công hay không.
“Bậc thầy”, nghe rất sang trọng. Mà cũng phải. Những “bậc thầy” ấy đã thắng nhiều trận. Năm 1993, sau một lần đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, họ được Mỹ hứa hẹn viện trợ lương thực để cứu đói dân chúng. Năm 2003, khi rút tên ra khỏi Hiệp ước phi hạt nhân (Non-proliferation Treaty, NPT), họ lại được dỗ dành. Năm 2005, khi từ chối tham gia vào cuộc Hội nghị sáu bên (Six Party Talks) về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, họ cũng lại được dỗ dành. Năm 2006, khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ nhất, họ cũng được dỗ dành. Năm 2008, khi trục xuất phái đoàn điều tra vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc ra khỏi Bắc Triều Tiên, họ cũng được dỗ dành. Năm 2009, khi thử hạt nhân lần thứ hai, họ cũng được dỗ dành. Năm 2010, họ đánh chìm tàu thủy của Nam Triều Tiên, giết chết 46 thủy thủ, Nam Triều Tiên và Mỹ cũng đều nhường nhịn, không có một phản ứng nào cả. Cứ mỗi lần như thế, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên lại huênh hoang cho là họ đã thắng cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ.
Nhưng tất cả đều là những phép thắng lợi tinh thần theo kiểu AQ của Lỗ Tấn. Nghèo kiết xác, lúc nào cũng bị người trong làng khinh bỉ, nhưng AQ vẫn tự hào là con cháu mình sau này sẽ giàu có hơn hẳn người khác. Bị người ta đánh, không dám đánh trả, AQ vẫn cứ tự hào “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói!” Thế là hắn lại hớn hở ra vẻ đắc thắng.
Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên không ngừng tô vẽ các gã AQ chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ở nước họ như những thần linh. Ngày Kim Chính Nhật chào đời có hai chiếc cầu vồng lấp lánh xuất hiện trên bầu trời. Ra đời được ba tuần, ông đã biết đi; tám tuần đã biết nói. Khi học đại học, trong vòng ba năm, ông viết được trên 1.500 cuốn sách và sáu bản opera. Các bản nhạc này được giới phê bình Bắc Triều Tiên khen là “hay hơn bất cứ một bản opera nào từng được viết trong lịch sử âm nhạc thế giới”. Các trạng thái tâm lý của Kim Chính Nhật có thể ảnh hưởng đến thời tiết: ông buồn, thời tiết xấu đi, ông vui, trời sẽ đẹp và ấm hơn. Người ta lại nói: cả đời ông không hề đi tiêu hay đi tiểu. Lần đầu tiên chơi golf, ông đã lập được kỷ lục thế giới và vì đã lập được kỷ lục nên ông không thèm chơi nữa. Bằng cách nhét miếng thịt vào giữa hai lát bánh mì để cầm ăn cho dễ, ông được lịch sử Bắc Triều Tiên ghi công là đã phát minh ra hamburger, sau đó, Tây phương bắt chước. Ngày ông chết, cả trời đất cũng tiếc thương: các mảnh băng tự động tan ra; chim chóc cất lên tiếng khóc.
Những chuyện như vậy, ở Tây phương, người ta xem như những chuyện buồn cười, lố bịch (ridiculous), thậm chí, điên khùng (crazy), nhưng ở Bắc Triều Tiên, do chính sách ngu dân và nhồi sọ triền miên, cả triệu người vẫn xem các quái thai ấy như những bậc thần thánh.
Kết quả là gì? Trước đây, trong bài “Nam và Bắc Hàn”, tôi có so sánh các thành tựu giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên từ sau năm 1953. Trên báo chí Tây phương thời gian vừa qua, nhân vụ đe dọa mới nhất của Kim Chính Ân, nhiều người cũng lại làm điều ấy. Cùng trải qua ba năm nội chiến (1950-1953) với những đau thương mất mát như nhau, mấy chục năm sau, trong khi Nam Triều Tiên, với thu nhập bình quân đầu người 32.000 Mỹ kim/năm, là một trong những quốc gia phát triển và giàu có nhất thế giới, Bắc Triều Tiên, với thu nhập đầu người 1.800 Mỹ kim/năm, vẫn là một trong những nước cực kỳ lạc hậu và nghèo nàn. Tuổi thọ trung bình ở miền Nam là 79.3; ở miền Bắc là 69.2; tỉ lệ tử vong trên 1.000 bé sơ sinh, ở miền Nam là 4.08, ở miền Bắc là 26.21; tỉ lệ sử dụng internet, ở miền Nam là 81.5%, ở miền Bắc là dưới 0.1%; số tiền đến từ xuất cảng mỗi năm ở miền Nam là 552.6 tỉ, ở miền Bắc là 4.71 tỉ. Kinh tế Bắc Triều Tiên yếu đến độ chỉ riêng thu nhập của công ty Samsung ở Nam Triều Tiên (247 tỉ năm 2011) đã nhiều gấp sáu lần tổng sản lượng nội địa của Bắc Triều Tiên!
Trong khi chính quyền Bắc Triều Tiên đổ tiền ra chế tạo vũ khí hạt nhân và không ngừng khiêu khích thế giới, dân chúng lúc nào cũng chìm đắm trong đói khổ. Năm nào cũng có người chết đói. Riêng năm 2010, có vùng số người chết đói đến ba phần trăm (hay 30 người trên mỗi 1.000 dân). Liên Hiệp Quốc ước lượng, trong năm 2011, khoảng một phần ba trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Với tư cách người Việt Nam, chúng ta chú ý đến sự nghèo đói, độc tài, tàn bạo và nguy hiểm của Bắc Triều Tiên cũng như những sự cách biệt một trời một vực giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên không phải chỉ là một tò mò bình thường. Mà còn là một nhu cầu nhận thức: Những sự khác biệt ấy, tự bản chất, là những khác biệt thuộc về chế độ.
Mà chế độ là một lựa chọn.Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng được phép, trên thực tế, lựa chọn chế độ. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu sự lựa chọn ấy, trước hết, bằng nhận thức.
Ít nhất đủ để nhận diện được các quái thai chung quanh ta. Có khi rất gần với chúng ta.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Về hai tham vọng của Karl Marx, các nhà hậu hiện đại (postmodernist) đã chứng minh đó chỉ là một ảo tưởng khi cho thời đại của các đại tự sự đã qua; lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa từ Đông Âu đến châu Á chứng minh thêm: đó là một ảo tưởng đầy tai họa dẫn đến những cái chết thảm khốc của cả hàng trăm triệu người và sự đau khổ của cả tỉ người khác. Xuất phát từ sự khao khát công bằng và công chính cho mọi người, lý thuyết của Marx lại đẻ ra những chế độ độc tài và tàn bạo không thua bất cứ một chế độ độc tài và tàn bạo nào trong lịch sử.
Tuy nhiên, ở đây lại có hai vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, bất chấp vô số những khiếm khuyết, Marx vẫn là một trong những triết gia có ảnh hưởng lớn nhất trong nửa sau thế kỷ 19 và gần trọn thế kỷ 20; hơn nữa, nhiều quan điểm triết học và chính trị của Marx, cho đến nay, vẫn có những giá trị nhất định. Jacques Derrida có lần, trong cuốn Spectres de Marx, từng viết: “Sẽ là một sai lầm nếu [chúng ta] không đọc, đọc lại và thảo luận về Marx” (Dẫn theo Marcello Musto, “The rediscovery of Karl Marx”, IRSH số 52, 2007, tr. 496). Thứ hai, nói như Terry Eagleton, không nên bắt Marx phải chịu trách nhiệm về những vụ tàn sát tập thể, các trại cải tạo, các phong trào đại nhảy vọt và các cuộc thanh trừng đẫm máu dưới các chế độ Cộng sản, cũng giống như việc không thể bắt Chúa Jesus phải chịu trách nhiệm về các Tòa án xử những người bị xem là dị giáo (Inquisition) thời Trung cổ.
Thật ra, nghĩ cho cùng, không thể phủ nhận toàn bộ trách nhiệm của Karl Marx được. Rõ ràng, quan điểm về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của ông đã là nền tảng lý thuyết làm nảy sinh sự độc tài và tàn bạo của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông cũng như vô số các nhà lãnh đạo Cộng sản khác. Bởi vậy, dù có ý thức hay không, Marx cũng đã để lại nhiều đứa con tinh thần, trong đó, có nhiều kẻ có thể xem là những quái thai. Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu (ở Rumania) là những quái thai như thế. Và dĩ nhiên, không thể không kể đến dòng họ Kim ở Bắc Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) đến Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) và gần đây, Kim Chính Ân (Kim Jong-un).
So với các lãnh tụ Cộng sản khác, dòng họ Kim hoàn toàn không thua kém về mức độ độc tài và tàn bạo, về “thành tích” giết người và đày đọa dân chúng. Họ còn hơn hẳn những người khác trong việc duy trì một chế độ cha truyền con nối kéo dài, đến nay là ba đời, trên 60 năm (ở Cuba, Fidel Castro “truyền ngôi” lại cho em ruột, Raul Castro; tổng cộng thời gian trị vì của cả hai, đến nay, mới hơn 50 năm). Họ cũng nổi bật hơn hẳn những người khác về “tài” gây chú ý trên thế giới. Cứ vài ba năm một lần, họ lại làm cho cả thế giới thót tim hồi hộp theo dõi nhất cử nhất động của họ. Mới nhất, trong tháng Tư này, họ lớn tiếng đe dọa tấn công Nam Triều Tiên và cả Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Giới bình luận chính trị và có lẽ cả giới lãnh đạo Tây phương đều cho đó là những lời nói khoác lác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta không căng mắt ra theo dõi từng động thái ở Bình Nhưỡng. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng Tư, tên “North Korea” đứng hàng thứ ba trong số các từ được sử dụng phổ biến nhất trên Twitter, chỉ sau “Easter” và “Good Friday”. Các cuộc điều tra dư luận cho thấy khoảng 36% người Mỹ theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Bắc Triều Tiên và 56% dân chúng cho sự đe dọa của Bắc Triều Tiên là nghiêm trọng.
Các lãnh tụ của Nam Triều Tiên, Mỹ và Nhật đều cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng cũng không giấu được sự căng thẳng.
Một số nhà bình luận chính trị quốc tế gọi cha con Kim Chính Nhật và giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói chung là những bậc thầy trong nghệ thuật khiêu chiến (master of brinkmanship) và là những bậc thầy trong những cú đánh lừa (master of rope-a-dope). Kim Chính Ân có vẻ muốn nối gót cha mình, nhưng chưa ai dám chắc lần này ông có thành công hay không.
“Bậc thầy”, nghe rất sang trọng. Mà cũng phải. Những “bậc thầy” ấy đã thắng nhiều trận. Năm 1993, sau một lần đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, họ được Mỹ hứa hẹn viện trợ lương thực để cứu đói dân chúng. Năm 2003, khi rút tên ra khỏi Hiệp ước phi hạt nhân (Non-proliferation Treaty, NPT), họ lại được dỗ dành. Năm 2005, khi từ chối tham gia vào cuộc Hội nghị sáu bên (Six Party Talks) về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, họ cũng lại được dỗ dành. Năm 2006, khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ nhất, họ cũng được dỗ dành. Năm 2008, khi trục xuất phái đoàn điều tra vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc ra khỏi Bắc Triều Tiên, họ cũng được dỗ dành. Năm 2009, khi thử hạt nhân lần thứ hai, họ cũng được dỗ dành. Năm 2010, họ đánh chìm tàu thủy của Nam Triều Tiên, giết chết 46 thủy thủ, Nam Triều Tiên và Mỹ cũng đều nhường nhịn, không có một phản ứng nào cả. Cứ mỗi lần như thế, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên lại huênh hoang cho là họ đã thắng cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ.
Nhưng tất cả đều là những phép thắng lợi tinh thần theo kiểu AQ của Lỗ Tấn. Nghèo kiết xác, lúc nào cũng bị người trong làng khinh bỉ, nhưng AQ vẫn tự hào là con cháu mình sau này sẽ giàu có hơn hẳn người khác. Bị người ta đánh, không dám đánh trả, AQ vẫn cứ tự hào “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói!” Thế là hắn lại hớn hở ra vẻ đắc thắng.
Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên không ngừng tô vẽ các gã AQ chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ở nước họ như những thần linh. Ngày Kim Chính Nhật chào đời có hai chiếc cầu vồng lấp lánh xuất hiện trên bầu trời. Ra đời được ba tuần, ông đã biết đi; tám tuần đã biết nói. Khi học đại học, trong vòng ba năm, ông viết được trên 1.500 cuốn sách và sáu bản opera. Các bản nhạc này được giới phê bình Bắc Triều Tiên khen là “hay hơn bất cứ một bản opera nào từng được viết trong lịch sử âm nhạc thế giới”. Các trạng thái tâm lý của Kim Chính Nhật có thể ảnh hưởng đến thời tiết: ông buồn, thời tiết xấu đi, ông vui, trời sẽ đẹp và ấm hơn. Người ta lại nói: cả đời ông không hề đi tiêu hay đi tiểu. Lần đầu tiên chơi golf, ông đã lập được kỷ lục thế giới và vì đã lập được kỷ lục nên ông không thèm chơi nữa. Bằng cách nhét miếng thịt vào giữa hai lát bánh mì để cầm ăn cho dễ, ông được lịch sử Bắc Triều Tiên ghi công là đã phát minh ra hamburger, sau đó, Tây phương bắt chước. Ngày ông chết, cả trời đất cũng tiếc thương: các mảnh băng tự động tan ra; chim chóc cất lên tiếng khóc.
Những chuyện như vậy, ở Tây phương, người ta xem như những chuyện buồn cười, lố bịch (ridiculous), thậm chí, điên khùng (crazy), nhưng ở Bắc Triều Tiên, do chính sách ngu dân và nhồi sọ triền miên, cả triệu người vẫn xem các quái thai ấy như những bậc thần thánh.
Kết quả là gì? Trước đây, trong bài “Nam và Bắc Hàn”, tôi có so sánh các thành tựu giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên từ sau năm 1953. Trên báo chí Tây phương thời gian vừa qua, nhân vụ đe dọa mới nhất của Kim Chính Ân, nhiều người cũng lại làm điều ấy. Cùng trải qua ba năm nội chiến (1950-1953) với những đau thương mất mát như nhau, mấy chục năm sau, trong khi Nam Triều Tiên, với thu nhập bình quân đầu người 32.000 Mỹ kim/năm, là một trong những quốc gia phát triển và giàu có nhất thế giới, Bắc Triều Tiên, với thu nhập đầu người 1.800 Mỹ kim/năm, vẫn là một trong những nước cực kỳ lạc hậu và nghèo nàn. Tuổi thọ trung bình ở miền Nam là 79.3; ở miền Bắc là 69.2; tỉ lệ tử vong trên 1.000 bé sơ sinh, ở miền Nam là 4.08, ở miền Bắc là 26.21; tỉ lệ sử dụng internet, ở miền Nam là 81.5%, ở miền Bắc là dưới 0.1%; số tiền đến từ xuất cảng mỗi năm ở miền Nam là 552.6 tỉ, ở miền Bắc là 4.71 tỉ. Kinh tế Bắc Triều Tiên yếu đến độ chỉ riêng thu nhập của công ty Samsung ở Nam Triều Tiên (247 tỉ năm 2011) đã nhiều gấp sáu lần tổng sản lượng nội địa của Bắc Triều Tiên!
Trong khi chính quyền Bắc Triều Tiên đổ tiền ra chế tạo vũ khí hạt nhân và không ngừng khiêu khích thế giới, dân chúng lúc nào cũng chìm đắm trong đói khổ. Năm nào cũng có người chết đói. Riêng năm 2010, có vùng số người chết đói đến ba phần trăm (hay 30 người trên mỗi 1.000 dân). Liên Hiệp Quốc ước lượng, trong năm 2011, khoảng một phần ba trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Với tư cách người Việt Nam, chúng ta chú ý đến sự nghèo đói, độc tài, tàn bạo và nguy hiểm của Bắc Triều Tiên cũng như những sự cách biệt một trời một vực giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên không phải chỉ là một tò mò bình thường. Mà còn là một nhu cầu nhận thức: Những sự khác biệt ấy, tự bản chất, là những khác biệt thuộc về chế độ.
Mà chế độ là một lựa chọn.Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng được phép, trên thực tế, lựa chọn chế độ. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu sự lựa chọn ấy, trước hết, bằng nhận thức.
Ít nhất đủ để nhận diện được các quái thai chung quanh ta. Có khi rất gần với chúng ta.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Hưng Quốc
Nhà
phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ
bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt
Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về
văn học Việt Nam.
TIN TỨC GẦN XA
Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?
Dương Danh Huy và cộng sự
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Cập nhật: 09:14 GMT - thứ hai, 15 tháng 4, 2013
Những định nghĩa pháp lý
cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai
trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của
Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì
Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ
năm 1954 đến 1975-1976.Quốc gia duy trì chủ quyền
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tòa nói công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có hệ quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho Johor.
Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền và dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore.
Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.
Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó.
Trên lý thuyết, nếu chứng minh được từ năm 1954 đến 1975 chỉ có một quốc gia, và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là đại diện hợp pháp duy nhất của quốc gia đó, thì điều đó cũng đủ là cơ sở cho lập luận pháp lý của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trên thực tế, thứ nhất, chưa chắc chúng ta sẽ chứng minh được điều đó; thứ nhì, chính phủ Việt Nam ngày nay sẽ khó chấp nhận một chiến lược pháp lý dựa trên giả thuyết này.
Vì vậy, chiến lược khả thi hơn cho lập luận pháp lý của Việt Nam cần dựa trên điểm then chốt là từ năm 1958 đến 1976 có hai quốc gia khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Phân tích này sử dụng ba khái niệm sau.
Đất nước, là một khái niệm địa lý, bao gồm một vùng lãnh thổ với dân cư. Chính phủ, là cơ quan hành pháp và đại diện. Quốc gia (trong bài này từ “quốc gia” được dùng với nghĩa State/État), là một chủ thể chính trị và pháp lý.
Trong Công ước Montevideo 1933, một quốc gia phải có lãnh thổ, dân cư, chính phủ, và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Thực chất, trong công pháp quốc tế chỉ có định nghĩa quốc gia như một chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi (tức là có các quyền và nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ luật quốc tế) và chính phủ là thành phần của chủ thể đó, chứ không có khái niệm đất nước.
Một lãnh thổ - hai quốc gia
Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự. Mặc dù không chia Việt Nam thành hai quốc gia, Hiệp định đã tạo ra một ranh giới tại vĩ tuyến 17 giữa hai chính phủ đang tranh giành quyền lực, và ranh giới đó đã tạo điều kiện cho sự hiện hữu của hai quốc gia.Việc VNCH không chấp nhận thực hiện tổng tuyển cử vào năm 1956 đã làm cho ranh giới đó trở thành vô hạn định.
Điều có thể gây nghi vấn về sự hiện hữu của hai quốc gia là hiến pháp của VNDCCH và VNCH có vẻ như mâu thuẫn với sự hiện hữu đó.
Tới năm 1956, Hiến Pháp VNDCCH viết “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”, và Hiến Pháp VNCH viết “Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan” và “Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.”
Nhưng sự mâu thuẫn đó không có nghĩa không thể có hai quốc gia.
Hiến pháp của Bắc Triều Tiên viết Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên là đại diện cho dân tộc Cao Ly, hiến pháp của Nam Hàn viết lãnh thổ của Đại Hàn Dân Quốc là bán đảo Cao Ly và các hải đảo, nhưng Bắc Triều Tiên và Nam Hàn vẫn là hai quốc gia.
Như vậy, có thể cho rằng từ năm 1956 hay sớm hơn đã có hai quốc gia, trên lãnh thổ Việt Nam, với vĩ tuyến 17 là biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia đó.
Việc có hai quốc gia là cơ sở để cho rằng VNCH có thẩm quyền để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ gì đối với hai quần đảo đó.
Khi Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT) ra đời ngày 8/6/1969, có thể cho rằng trong quốc gia với tên VNCH, về mặt pháp lý, có hai chính phủ cạnh tranh quyền lực với nhau: chính phủ VNCH và CPCMLT.
Khi VNDCCH công nhận CPCMLT là đại diện hợp pháp cho phía nam vĩ tuyến 17 thì có nghĩa VNDCCH công nhận trên diện pháp lý rằng phía nam vĩ tuyến 17 là một quốc gia khác.
Nhưng tới năm 1969 CPCMLT mới ra đời, và cho tới năm 1974 mới có một tuyên bố chung chung về các nước liên quan cần xem xét vấn đề biên giới lãnh thổ trên tinh thần bình đẳng, vv, và phải giải quyết bằng thương lượng.
Vì vậy, nếu chỉ công nhận CPCMLT thì cũng không đủ cho việc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ thập niên 1950.
Quá trình thống nhất
Ngày 30/4/75, VNCH sụp đổ, còn lại duy nhất CPCMLT trong quốc gia phía nam vĩ tuyến 17. CPCMLT đổi tên quốc gia đó thành Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), nhưng đó chỉ là sự thay đổi chính phủ và đổi tên, không phải là sự ra đời của một quốc gia mới.Sự thống nhất này đã không bị Liên Hiệp Quốc hay quốc gia nào lên tiếng phản đối.
Năm 1977, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được chấp nhận tham gia Liên Hiệp Quốc.
CHXHCNVN kế thừa vai trò của hai quốc gia VNDCCH và VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế, kế thừa lãnh thổ và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, và mặc nhiên có quyền kế thừa Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.
Lịch sử pháp lý trên nghe có vẻ sách vở, nhưng thực tế của nó là bom đạn, xương máu, và nhiều cảnh huynh đệ tương tàn.
Mặc dù lịch sử pháp lý đó đã kết thúc bằng một
quốc gia trên đất nước (lãnh thổ) Việt Nam thống nhất, nó là một cuộc bể
dâu làm đổ nhiều xương máu.
Nhưng quá khứ thì không ai thay đổi được, và
tương lai thì không ai nên muốn đất nước Việt Nam lại bị chia đôi thành
hai quốc gia lần nữa.
Cuộc bể dâu đó cũng đã góp phần làm cho Hoàng Sa
bị Trung Quốc chiếm đóng, và để lại cho Trung Quốc một lập luận lợi
hại, rằng trước 1975 Việt Nam không tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa, và đã công nhận chủ quyền Trung Quốc trên hai quần
đảo này.
Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất
nước (lãnh thổ) Việt Nam trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm
1976, hai quốc gia đó thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một
yếu tố quan trọng trong lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn
các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng
Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng
rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ
Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc
gia.
Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng
VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện
dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa,
vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới
có giá trị pháp lý.
Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này.
Mặt khác, Việt Nam cũng cần phải hạn chế tối đa
những gì Trung Quốc có thể lợi dụng để tuyên truyền rằng CHXHCNVN ngày
nay chỉ là VNDCCH, chẳng hạn như không nên đổi tên nước thành VNDCCH.Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Dương Danh Huy, Phạm Thanh Vân và Nguyễn Thái Linh từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Các tác giả cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn đã góp ý cho bài.
Bắc Triều Tiên ra tối hậu thư cho Hàn Quốc
Lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un trước ảnh ông nội Kim Il-sung, người sáng lập chế độ Bắc Triều Tiên.
REUTERS/KCNA
Hôm nay 16/04/2013 Bình Nhưỡng đã ra tối hậu thư cho Seoul,
đe dọa sẽ tấn công nếu Hàn Quốc không xin lỗi về những cuộc biểu tình
thù địch với chế độ Bắc Triều Tiên. Trong khi đó Hoa Kỳ cho biết sẵn
sàng thương lượng với Bình Nhưỡng nếu tỏ thiện chí.
Cảnh báo của Bắc Triều Tiên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry kết thúc chuyến công du Đông Bắc Á bốn ngày, để bày tỏ sự
ủng hộ với các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời yêu cầu Trung
Quốc gây áp lực lên quốc gia láng giềng.
Ngân sách quốc phòng Hàn Quốc hôm nay đã được bổ sung 217,4 tỉ won (tương đương 150 triệu euro), chủ yếu tập trung cho các thiết bị quân sự tại các hòn đảo gần biên giới trên biển với Bắc Triều Tiên, và duy trì một “đội quân trên mạng” có nhiệm vụ chống lại các vụ tấn công tin học từ phương Bắc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130416-bac-trieu-tien-ra-toi-hau-thu-cho-han-quoc
Hôm qua 15/4, nhân kỷ niệm lần thứ 101 sinh nhật Kim Il Sung (Kim
Nhật Thành), người sáng lập Nhà nước Bắc Triều Tiên và là ông nội của
lãnh đạo đương nhiệm, khoảng bốn chục người biểu tình ở Seoul đã đốt
chân dung các lãnh tụ Bình Nhưỡng, từ Kim Il Sung, Kim Jong Il đã qua
đời cho đến Kim Jong Un.
Cho rằng đây là những hành động “khủng khiếp” và “đáng nguyền rủa gấp
ba lần”, Tổng tư lệnh tối cao quân đội Bắc Triều Tiên hôm nay cảnh cáo,
“hành động trả đũa của Bình Nhưỡng sẽ bắt đầu ngay từ bây giờ mà không
cần báo trước, nếu các hành động tội phạm xúc phạm đến danh dự lãnh tụ
Bắc Triều Tiên tiếp diễn tại Seoul”.
Từ nhiều tuần qua, cộng đồng quốc tế lo ngại Bình Nhưỡng sẽ mừng ngày
sinh nhật lãnh tụ 15/4 bằng cách bắn hỏa tiễn. Nhưng quân đội Bắc Triều
Tiên chỉ đưa ra tối hậu thư cho Hàn Quốc, nói thêm rằng nếu Seoul thực
sự muốn đối thoại và thương lượng thì cần phải xin lỗi về các hành động
thù địch.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng lời tuyên bố trên là “đáng tiếc”,
nhắc lại là Seoul sẽ “có những biện pháp trả đũa nghiêm khắc và kiên
quyết trong trường hợp bị khiêu khích”. Hôm qua từ Tokyo, Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry nhấn mạnh “Hoa Kỳ vẫn mở cửa cho các cuộc đối thoại trung
thực và đáng tin cậy về giải trừ hạt nhân”, nhưng “quả bóng đang ở phần
sân của Bình Nhưỡng”.
Kim Yong Hyun, chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Dongguk University
tại Seoul ghi nhận có một sự mềm dẻo tương đối trong tuyên bố của Bình
Nhưỡng, với việc nhấn mạnh điều kiện tái lập thương thảo. Cho đến nay,
Bắc Triều Tiên vẫn luôn bác bỏ việc mở ra đối thoại, chẳng hạn cho rằng
lời kêu gọi thương lượng về khu công nghiệp Kaesong từ Seoul là “xảo
trá”.
Tại Washington, Nhà Trắng hôm qua khẳng định các điều kiện tái lập
thương thuyết với Bình Nhưỡng vẫn không thay đổi. Hoa Kỳ cũng đã mời
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đến viếng thăm ngày 7/5, và cuộc hội
đàm đầu tiên giữa hai nguyên thủ Mỹ-Hàn sẽ giúp tiếp tục phối hợp để
“giải trừ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên và chống lại mối đe dọa từ
phương Bắc”.
Tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên hết sức căng thẳng sau khi Liên
Hiệp Quốc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới vì Bình Nhưỡng thử nguyên
tử lần thứ ba ngày 12/2. Tức giận trước cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, Bắc
Triều Tiên đã đe dọa “chiến tranh nhiệt hạch” đối với Hoa Kỳ và Hàn
Quốc, “ngọn lửa hạt nhân” cho Nhật Bản.
Cũng trong hôm nay, một trực thăng của quân đội Mỹ chở 16 người tham
gia tập trận, đã bị rơi gần biên giới liên Triều, nhưng không có ai bị
thương.
Theo tình báo Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên vừa triển khai ở bờ biển phía
Đông hai hỏa tiễn Musudan, có tầm bắn lý thuyết từ 3.000 đến 4.000 km,
có thể bay đến Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam của Hoa Kỳ.Ngân sách quốc phòng Hàn Quốc hôm nay đã được bổ sung 217,4 tỉ won (tương đương 150 triệu euro), chủ yếu tập trung cho các thiết bị quân sự tại các hòn đảo gần biên giới trên biển với Bắc Triều Tiên, và duy trì một “đội quân trên mạng” có nhiệm vụ chống lại các vụ tấn công tin học từ phương Bắc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130416-bac-trieu-tien-ra-toi-hau-thu-cho-han-quoc
Mỹ sẵn sàng thương lượng với Bắc Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chuyện với các nhân viên sứ quán Hoa Kỳ tại Tokyo, 15/04/2013
REUTERS
Trong lúc cả thế giới đang nghi ngại Bình Nhưỡng có thể bắn
thử tên lửa nhân kỷ niệm ngày sinh Kim Nhật Thành, hôm nay 15/4/2013,
Hoa Kỳ tỏ ý sẵn sàng đàm phán với Bắc Triều Tiên. Họp báo tại Tokyo
trước khi kết thúc vòng công du châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên
bố : « Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng cho các cuộc thương lượng thành thật và
khả tín về vấn đề giải trừ hạt nhân, nhưng trái bóng đang ở bên sân của
Bình Nhưỡng ».
Chuyến công du ba nước châu Á của Ngoại trưởng Mỹ nhằm tìm cách
hạ nhiệt trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời, trấn an đồng minh Hàn Quốc
và Nhật Bản. Lãnh đạo ngoại giao Mỹ nhấn mạnh : « Có điều chắc chắn là chúng tôi đoàn kết
». Trước đó, khi tới Seoul, ông John Kerry cũng đã khẳng định sự ủng hộ
hoàn toàn của Washington với đồng minh Hàn Quốc trước những đe dọa « hủy diệt hạt nhân » từ Bắc Triều Tiên.
Washington đã nhiều lần nhắc lại chỉ nói chuyện với Bình Nhưỡng trong
khuôn khổ vòng đàm phán 6 bên về hồ sơ giải trừ hạt nhân Bắc Triều
Tiên, gồm hai miền Triều Tiên, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Lần
này, ông Kerry tiếp tục nhấn mạnh thiện chí thương lượng, đồng thời cũng
gợi ý về khả năng mở ra các hướng đàm phán mới.
Tại Bình Nhưỡng lúc này đang tràn ngập không khí kỷ niệm sinh nhật
thứ 101 của Kim Nhật Thành, người sáng lập chế độ và là ông nội của Kim
Jong Un. Trong khi đó, ở bên ngoài Bắc Triều Tiên, cộng đồng quốc tế
đang lo ngại Bình Nhưỡng có thể bắn thử tên lửa nhân dịp kỷ niệm này. Đó
là việc làm mà ông John Kerry đánh giá là một « sai lầm lớn » của Bình Nhưỡng.
Hôm qua, 14/04, Bình Nhưỡng cũng đã bác bỏ đề nghị đàm phán về việc mở lại khu công nghiệp Kaesong của Seoul.
Trong cố gắng tìm cách kiềm chế Bắc Triều Tiên, tại Bắc Kinh, Ngoại
trưởng Mỹ đã thúc giục Trung Quốc gây sức ép mạnh hơn với người đồng
minh cộng sản. Ông Kerry cho rằng, giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều
Tiên là có lợi cho tất cả các bên liên quan.
Trước đây ít hôm, tại diễn đàn Bác Ngao, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đã có phát biểu được giới quan sát cho là ngầm gửi Bắc Triều Tiên,
nói rằng, không một ai có quyền « đẩy châu Á vào hỗn loạn ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130415-my-san-sang-thuong-luong-voi-bac-trieu-tien
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/04/130415_john_kerry_nkorea.shtml
Không đàm phán giả tạo với Bắc Hàn'
Cập nhật: 12:55 GMT - thứ hai, 15 tháng 4, 2013
Media Player
Ngoại trưởng John Kerry nói
Hoa Kỳ sẽ không bước vào một vòng mới "các cuộc đàm phán giả
tạo" với Bắc Hàn quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng,
và muốn chính quyền Bắc Hàn phải có "những bước đi thực sự".
Trong chuyến công du Đông Á, ông Kerry nói
với phóng viên BBC Kim Ghattas rằng những hành động gần đây của
Trung Quốc, đồng minh chính về mặt ngoại giao của Bắc Hàn, cho
thấy đã có sự quở trách rõ ràng đối với Bắc Hàn.Liệu Hoa Kỳ có để Bắc Hàn “làm tiền”?
Nghe bài này
Tải xuống - download
Giữa lúc Bắc Hàn đe dọa tiếp tục thử nghiệm hoả tiễn cũng như đe dọa tấn công Nam Hàn và Hoa Kỳ bằng võ khí nguyên tử, thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 15/4 gởi một thông điệp là sẵn sàng đối thoại với Bắc Hàn. Nhưng trong quá khứ, Bắc Hàn từng giở trò đe dọa nguyên tử để làm tiền Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản và cả những nước phương Tây. Câu hỏi nêu lên là liệu thông điệp vừa rồi của Ngoại trưởng John Kerry có lại tạo điều kiện cho Bình Nhưỡng tiếp tục trò làm tiền đó hay không?
Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng thuận
Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại Học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, cho biết:
Nếu nhìn vào những lời tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Kerry, thì chúng ta thấy có 2 điều đáng để ý:
Điều thứ nhất là Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều đồng ý biến Bán Đảo Triều Tiên thành một vùng không có võ khí nguyên tử - có nghĩa là phải giải giới nguyên tử, trong đó có Bắc Hàn. Hai cường quốc này đã đồng ý rõ rệt chuyện đó rồi, và đó là mục tiêu mà họ sẽ tiến tới.
Điều thứ hai mà Ngoại trưởng Kerry đã khuyến cáo là nếu như Bắc Hàn sợ an ninh của họ bị đe dọa, sợ bị tấn công thì Bình Nhưỡng nên quay trở lại bàn hội nghị đa phương để thảo luận chuyện đó với Mỹ.
Bởi vì trước kia Bắc Hàn cũng từng đòi ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ; Bắc Hàn muốn nói chuyện với Mỹ chứ không muốn nói chuyện với Nam Hàn. Như vậy, nếu có điều đình thì phải có đi, có lại. Nếu Bắc Hàn có những hành động cụ thể hướng tới những mục tiêu mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đồng ý, tức là giải giới võ khí nguyên tử, thì Bắc Hàn chắc chắn sẽ được viện trợ.
Thanh Quang: Giáo sư vừa nhắc tới Trung Quốc, thì theo Ngoại trưởng John Kerry, ông cũng được Trung Quốc cam kết hợp tác với Hoa Kỳ cùng những đồng minh của Mỹ để giúp làm giảm tình hình căng thẳng tại Bán Đảo Triều Tiên. Nhưng lâu nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc “đánh trống bỏ dùi”, cứ bao che, dung túng cho những hành động “làm tiền” của đàn em Bắc Hàn. Như vậy, liệu Bắc Kinh lần này “cam kết” như Ngoại trưởng Kerry vừa nói có thể là một sự hứa suông, thậm chí “lường gạt” Mỹ nữa không ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc không những cam kết giúp làm giảm căng thẳng vùng đó, mà còn cam kết biến vùng Bán Đảo Triều Tiên này thành vùng phi nguyên tử. Vì lý do an ninh của chính mình, Trung Quốc rõ ràng là không muốn có chiến tranh ở Bán Đảo Triều Tiên, và cũng không muốn cho Bắc Hàn bị sụp đổ. Nhưng những hành động gần đây của Bình Nhưỡng có thể đưa vùng này gần hơn đến hiểm hoạ chiến tranh, khiến chiến tranh có thể xảy ra do rủi ro hoặc do tính toán sai lầm, hay do hiểu lầm lẫn nhau. Thì cam kết của Trung Quốc biến Bán đảo Triều Tiền thành vùng phi nguyên tử là cam kết thật vì đó là quyền lợi của Trung Quốc. Còn Bắc Kinh thực hiện cam kết này tới đau, đó lại là chuyện khác. Có thể có người nghĩ rằng sự tính toán của Trung Quốc là nhằm cầm chân Mỹ ở vùng Bắc Á để Bắc Kinh có thể rảnh tay ở Đông Nam Á và vùng Biển Đông. Đây là một sự liều lĩnh có tính toán. Nhưng nếu để cho Bắc Hàn làm quá đà khiến chiến tranh xảy ra, thì an ninh của Trung Quốc sẽ bị đe dọa, bởi vì quân Mỹ sẽ đến ngay vùng biên giới của Trung Quốc. Như vậy thì lời hứa của Trung Quốc như nêu trên không phải là lời hứa suông, mà Trung Quốc có những khó khăn trong việc thực hiện lời hứa đó bởi vì trong số những mục tiêu của họ, có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau.
Bắc Hàn lỡ leo lưng cọp
Thanh Quang: Trở lại những lời đe dọa trong mấy ngày qua
của Bắc Hàn mà công luận đặc biệt theo dõi, đó là việc Bình Nhưỡng đe
dọa lại phóng hoả tiễn, thì hiện có nhiều ý kiến tin rằng Bắc Hàn, rốt
cuộc, sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm nguyên tử lần thứ tư. Giáo Sư nghĩ
vấn đề này như thế nào ? Liệu Hoa Kỳ, Nam Hàn và cả Nhật Bản nữa có thể
ứng phó hiệu quả gì không với hành động như vậy của Bắc Hàn?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Lần này thì cả Mỹ, Nam Hàn lẫn Nhật Bản đều đã chuẩn bị và đều đưa ra những lời tuyên bố rất cứng rắn. Họ đã nói rõ rằng nếu mà hoả tiễn Bắc Hàn hướng về phía họ thì họ sẽ bắn rơi. Thành ra Bắc Hàn hiện nay chẳng khác nào leo lên lưng cọp; muốn xuống thì phải có đường xuống mà không để bị mất thể diện. Cái đường “xuống lưng cọp” đó có thể là, hiện nay, nhân lúc Bắc Hàn đang kỷ niệm sinh nhật của người sáng lập chế độ Bình Nhưỡng, ông Kim Il-Sung( Kim Nhật Thành – ông nội của đương kim chủ tịch Kim Jong-Un), thì họ có thể bắn hoả tiễn gọi là “mừng” dịp lễ này; họ bắn ra biển. Và đạn đạo đó, Mỹ cho biết là chỉ cần vài phút là có thể tính nó đã đi được tới đâu; và bắn ra biển như vậy thì cũng là thử hoả tiễn mà lại không có làm gì ai cả. Đó có thể là một cách mà Bắc Hàn thực hiện.
Thanh Quang: Thưa Giáo sư, do hành động khiêu khích đáng ngại của Bắc Hàn mà lực lượng Mỹ và Nam Hàn hiện đang trong tình trạng báo động, trong khi Nhật Bản đã bố trí hệ thống hoả tiễn Patriot chống hoả tiễn ở quanh thủ đô Tokyo, giữa lúc Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân đội Mỹ tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương trong những tuần gần đây. Như vậy, hành động khiêu khích, đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn có vô tình tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ cùng các đồng minh của Mỹ không, xét về mặt hợp tác quân sự, chiến lược ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều này nói chung là đúng. Nhưng nó cũng tạo cho Mỹ một số tổn thất bởi vì mỗi lần Hoa Kỳ cho bay máy bay tàng hình B-2 thì tốn rất nhiều tiền, nhất là trong lúc Mỹ đang gặp phải “sequestration” khiến cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Do đó, nếu Hoa Kỳ hướng về phía vùng này nhiều quá thì sẽ chỉ còn những ngân khoản hạn hẹp để hướng về những khu vực khác vốn cũng quan trọng không kém.
Thanh Quang: Vâng, chẳng hạn như vùng Biển Đông. Thưa Giáo sư, một cách tổng quát thì Giáo sư nhận định như thế nào về tình hình Bán Đảo Triều Tiên và vùng Biển Hoa Đông (East China Sea) có thể ra sao?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Theo ý tôi thì tình trạng ở đó hiện nay rất căng thẳng, cần phải xuống thang. Tình trạng này thuộc trong khuyến cáo cua mọi quốc gia, trừ Bắc Hàn thôi. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn đều đã chuẩn bị. Mà như Ngoại trưởng John Kerry đã nói rõ – và cả Bắc Hàn cũng biết rõ – là nếu xảy ra chiến tranh, Bình Nhưỡng sẽ nắm chắc phần thua và sẽ bị tàn phá. Đây là điều mà cả Trung Quốc cũng không muốn xảy ra. Thế thì trừ phi Bắc Hàn tính toán sai hoặc là họ bị mất lý trí, chứ còn tình trạng căng thẳng sẽ phải giảm xuống, và cuộc điều đình sẽ phải xảy ra. Bắc hàn sẽ phải tìm một cớ nào đó để xuống thang những hành động và lời tuyên bố quá khích của mình mà không mất thể diện.
Tôi nghĩ là các quốc gia sẽ mở đường như vậy cho Bắc Hàn và Trung Quốc cũng sẽ tìm cách cho Bắc Hàn làm được điều đó.
Thanh Quang: Cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.
Tải xuống - download
Giữa lúc Bắc Hàn đe dọa tiếp tục thử nghiệm hoả tiễn cũng như đe dọa tấn công Nam Hàn và Hoa Kỳ bằng võ khí nguyên tử, thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 15/4 gởi một thông điệp là sẵn sàng đối thoại với Bắc Hàn. Nhưng trong quá khứ, Bắc Hàn từng giở trò đe dọa nguyên tử để làm tiền Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản và cả những nước phương Tây. Câu hỏi nêu lên là liệu thông điệp vừa rồi của Ngoại trưởng John Kerry có lại tạo điều kiện cho Bình Nhưỡng tiếp tục trò làm tiền đó hay không?
Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng thuận
Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại Học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, cho biết:Nếu nhìn vào những lời tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Kerry, thì chúng ta thấy có 2 điều đáng để ý:
Điều thứ nhất là Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều đồng ý biến Bán Đảo Triều Tiên thành một vùng không có võ khí nguyên tử - có nghĩa là phải giải giới nguyên tử, trong đó có Bắc Hàn. Hai cường quốc này đã đồng ý rõ rệt chuyện đó rồi, và đó là mục tiêu mà họ sẽ tiến tới.
Điều thứ hai mà Ngoại trưởng Kerry đã khuyến cáo là nếu như Bắc Hàn sợ an ninh của họ bị đe dọa, sợ bị tấn công thì Bình Nhưỡng nên quay trở lại bàn hội nghị đa phương để thảo luận chuyện đó với Mỹ.
Bởi vì trước kia Bắc Hàn cũng từng đòi ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ; Bắc Hàn muốn nói chuyện với Mỹ chứ không muốn nói chuyện với Nam Hàn. Như vậy, nếu có điều đình thì phải có đi, có lại. Nếu Bắc Hàn có những hành động cụ thể hướng tới những mục tiêu mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đồng ý, tức là giải giới võ khí nguyên tử, thì Bắc Hàn chắc chắn sẽ được viện trợ.
Thanh Quang: Giáo sư vừa nhắc tới Trung Quốc, thì theo Ngoại trưởng John Kerry, ông cũng được Trung Quốc cam kết hợp tác với Hoa Kỳ cùng những đồng minh của Mỹ để giúp làm giảm tình hình căng thẳng tại Bán Đảo Triều Tiên. Nhưng lâu nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc “đánh trống bỏ dùi”, cứ bao che, dung túng cho những hành động “làm tiền” của đàn em Bắc Hàn. Như vậy, liệu Bắc Kinh lần này “cam kết” như Ngoại trưởng Kerry vừa nói có thể là một sự hứa suông, thậm chí “lường gạt” Mỹ nữa không ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc không những cam kết giúp làm giảm căng thẳng vùng đó, mà còn cam kết biến vùng Bán Đảo Triều Tiên này thành vùng phi nguyên tử. Vì lý do an ninh của chính mình, Trung Quốc rõ ràng là không muốn có chiến tranh ở Bán Đảo Triều Tiên, và cũng không muốn cho Bắc Hàn bị sụp đổ. Nhưng những hành động gần đây của Bình Nhưỡng có thể đưa vùng này gần hơn đến hiểm hoạ chiến tranh, khiến chiến tranh có thể xảy ra do rủi ro hoặc do tính toán sai lầm, hay do hiểu lầm lẫn nhau. Thì cam kết của Trung Quốc biến Bán đảo Triều Tiền thành vùng phi nguyên tử là cam kết thật vì đó là quyền lợi của Trung Quốc. Còn Bắc Kinh thực hiện cam kết này tới đau, đó lại là chuyện khác. Có thể có người nghĩ rằng sự tính toán của Trung Quốc là nhằm cầm chân Mỹ ở vùng Bắc Á để Bắc Kinh có thể rảnh tay ở Đông Nam Á và vùng Biển Đông. Đây là một sự liều lĩnh có tính toán. Nhưng nếu để cho Bắc Hàn làm quá đà khiến chiến tranh xảy ra, thì an ninh của Trung Quốc sẽ bị đe dọa, bởi vì quân Mỹ sẽ đến ngay vùng biên giới của Trung Quốc. Như vậy thì lời hứa của Trung Quốc như nêu trên không phải là lời hứa suông, mà Trung Quốc có những khó khăn trong việc thực hiện lời hứa đó bởi vì trong số những mục tiêu của họ, có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau.
Bắc Hàn lỡ leo lưng cọp
Thanh Quang: Trở lại những lời đe dọa trong mấy ngày qua
của Bắc Hàn mà công luận đặc biệt theo dõi, đó là việc Bình Nhưỡng đe
dọa lại phóng hoả tiễn, thì hiện có nhiều ý kiến tin rằng Bắc Hàn, rốt
cuộc, sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm nguyên tử lần thứ tư. Giáo Sư nghĩ
vấn đề này như thế nào ? Liệu Hoa Kỳ, Nam Hàn và cả Nhật Bản nữa có thể
ứng phó hiệu quả gì không với hành động như vậy của Bắc Hàn?Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Lần này thì cả Mỹ, Nam Hàn lẫn Nhật Bản đều đã chuẩn bị và đều đưa ra những lời tuyên bố rất cứng rắn. Họ đã nói rõ rằng nếu mà hoả tiễn Bắc Hàn hướng về phía họ thì họ sẽ bắn rơi. Thành ra Bắc Hàn hiện nay chẳng khác nào leo lên lưng cọp; muốn xuống thì phải có đường xuống mà không để bị mất thể diện. Cái đường “xuống lưng cọp” đó có thể là, hiện nay, nhân lúc Bắc Hàn đang kỷ niệm sinh nhật của người sáng lập chế độ Bình Nhưỡng, ông Kim Il-Sung( Kim Nhật Thành – ông nội của đương kim chủ tịch Kim Jong-Un), thì họ có thể bắn hoả tiễn gọi là “mừng” dịp lễ này; họ bắn ra biển. Và đạn đạo đó, Mỹ cho biết là chỉ cần vài phút là có thể tính nó đã đi được tới đâu; và bắn ra biển như vậy thì cũng là thử hoả tiễn mà lại không có làm gì ai cả. Đó có thể là một cách mà Bắc Hàn thực hiện.
Thanh Quang: Thưa Giáo sư, do hành động khiêu khích đáng ngại của Bắc Hàn mà lực lượng Mỹ và Nam Hàn hiện đang trong tình trạng báo động, trong khi Nhật Bản đã bố trí hệ thống hoả tiễn Patriot chống hoả tiễn ở quanh thủ đô Tokyo, giữa lúc Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân đội Mỹ tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương trong những tuần gần đây. Như vậy, hành động khiêu khích, đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn có vô tình tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ cùng các đồng minh của Mỹ không, xét về mặt hợp tác quân sự, chiến lược ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều này nói chung là đúng. Nhưng nó cũng tạo cho Mỹ một số tổn thất bởi vì mỗi lần Hoa Kỳ cho bay máy bay tàng hình B-2 thì tốn rất nhiều tiền, nhất là trong lúc Mỹ đang gặp phải “sequestration” khiến cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Do đó, nếu Hoa Kỳ hướng về phía vùng này nhiều quá thì sẽ chỉ còn những ngân khoản hạn hẹp để hướng về những khu vực khác vốn cũng quan trọng không kém.
Thanh Quang: Vâng, chẳng hạn như vùng Biển Đông. Thưa Giáo sư, một cách tổng quát thì Giáo sư nhận định như thế nào về tình hình Bán Đảo Triều Tiên và vùng Biển Hoa Đông (East China Sea) có thể ra sao?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Theo ý tôi thì tình trạng ở đó hiện nay rất căng thẳng, cần phải xuống thang. Tình trạng này thuộc trong khuyến cáo cua mọi quốc gia, trừ Bắc Hàn thôi. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn đều đã chuẩn bị. Mà như Ngoại trưởng John Kerry đã nói rõ – và cả Bắc Hàn cũng biết rõ – là nếu xảy ra chiến tranh, Bình Nhưỡng sẽ nắm chắc phần thua và sẽ bị tàn phá. Đây là điều mà cả Trung Quốc cũng không muốn xảy ra. Thế thì trừ phi Bắc Hàn tính toán sai hoặc là họ bị mất lý trí, chứ còn tình trạng căng thẳng sẽ phải giảm xuống, và cuộc điều đình sẽ phải xảy ra. Bắc hàn sẽ phải tìm một cớ nào đó để xuống thang những hành động và lời tuyên bố quá khích của mình mà không mất thể diện.
Tôi nghĩ là các quốc gia sẽ mở đường như vậy cho Bắc Hàn và Trung Quốc cũng sẽ tìm cách cho Bắc Hàn làm được điều đó.
Thanh Quang: Cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-allow-nk-blackmail-again-tq-04162013174202.html
Nhật - Việt chuẩn bị hợp tác an ninh trên biển
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (T), hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, 16/01/2013, tại Hà Nội
REUTERS/Luong Thai Linh/Pool
Theo hãng tin Kyodo, vào tháng 5 tới đây tại Hà Nội, sẽ có
một cuộc họp giữa Nhật Bản và Việt Nam về khả năng hợp tác bảo vệ an
ninh trên biển, trong bối cảnh Trung Quốc tranh giành biển đảo từ Hoa
Đông cho đến Biển Đông. Rất có thể, Tokyo sẽ cung cấp hải thuyền võ
trang cho Việt Nam như trong kế hoạch viện trợ cho Philippines.
« Theo Kyodo, các quan chức Nhật Bản cho biết là vào ngày 13/04/2013 vừa qua, Nhật Bản và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận lần đầu tiên tổ chức một buổi họp tham vấn về các vấn đề an toàn hàng hải song phương và sẽ được tổ chức chính thức vào tháng 5 2013 tại Hà Nội . Điều này nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên và đồng thời cũng là hành động gián tiếp để phần nào chế ngự bớt sự bành trướng của Trung Quốc…. …. »
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130415-nhat-ban-va-viet-nam-chuan-bi-hop-tac-an-ninh-tren-bien
Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ tăng cường lực lượng ở châu Á
Người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố sách Trắng Quốc phòng, họp báo tại Bắc Kinh, 16/04/2013.
REUTERS/China Daily
Trong Sách trắng về quốc phòng được công bố hôm nay,
16/04/2013, Trung Quốc ngầm chỉ trích Hoa Kỳ là đang gây mất ổn định
châu Á - Thái Bình Dương, qua việc tăng cường các liên minh quân sự và
gởi thêm chiến hạm, chiến đấu cơ và quân lính đến khu vực này.
Trong « Sách trắng về việc sử dụng đa dạng hóa các lực lượng vũ
trang Trung Quốc », Bộ Quốc phòng nước này nhấn mạnh : « Trung Quốc còn
phải đối phó với nhiều thách thức và mối đe dọa phức tạp đối với an
ninh của mình ». Sách trắng này viết tiếp : « Quân đội Nhân dân Giải
phóng và 2,3 triệu binh lính sẽ đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia. »
Trong Sách trắng, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn khẳng định : « Một số quốc gia đang tăng cường các liên minh quân sự trong khu vực và điều này thường xuyên khiến căng thẳng gia tăng ».
Tuy không nói rõ đó là những nước nào, nhưng rõ ràng là Bộ Quốc phòng Trung Quốc ám chỉ trước hết Hoa Kỳ, bởi vì gần đây Washington đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tại Úc và khu vực Đông Nam Á, đồng thời củng cố các liên minh quân sự với những nước như Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí thắt chặt quan hệ quân sự với những quốc gia không phải là đồng minh như Việt Nam.
Đặc biệt, do tình hình căng thẳng với Bắc Triều Tiên, quân đội Hoa Kỳ đã triển khai các oanh tạc cơ B-2 và B-52, cũng như máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đến Hàn Quốc, đồng thời điều động các chiến hạm chống tên lửa đến khu vực bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ cũng đã loan báo kế hoạch đặt các dàn phòng không bắn chặn tên lửa để bảo vệ đảo Guam trước mọi cuộc tấn công từ phía Bắc Triều Tiên.
Chính sách « xoay trục » sang châu Á của Hoa Kỳ dự trù là từ đây đến năm 2020 sẽ triển khai 60% lực lượng Hải quân của Mỹ đến vùng châu Á - Thái Bình Dương. Đối với Bắc Kinh, chính sách này thực chất là nhằm ngăn chận đà lớn mạnh của Trung Quốc về mặt ngoại giao, kinh tế và quân sự.
Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc cũng ngầm chỉ trích Nhật Bản là đã « gây ra các vấn đề trên quần đảo Điếu Ngư ( tức quần đảo Senkaku hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc giành chủ quyền ). Quan hệ Nhật - Trung hiện đang ở mức thấp nhất do tranh chấp chủ quyền quần đảo này. Bắc Kinh thường xuyên đưa tàu đến khu vực này, bất chấp khả năng đụng độ với các tàu tuần tra của Nhật.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, mục đích của việc công bố Sách trắng này là nhằm trình bày rõ ràng hơn sự phát triển của các lực lượng vũ trang Trung Quốc với công chúng trong nước và nước ngoài, để chứng tỏ là họ không che giấu điều gì. Bắc Kinh vẫn thường xuyên khẳng định là họ không có mưu đồ bành trước, mà chỉ muốn được tiếp tục « phát triển trong hòa bình ».
Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự và vào tháng trước, Bắc Kinh vừa công bố ngân sách quốc phòng 2013, với mức tăng 10,7%. Quân đội Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng, với việc tiếp nhận chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm ngoái, cũng như việc phát triển chiến đấu cơ tàng hình và các vũ khí diệt vệ tinh nhân tạo.
Trong Sách trắng, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn khẳng định : « Một số quốc gia đang tăng cường các liên minh quân sự trong khu vực và điều này thường xuyên khiến căng thẳng gia tăng ».
Tuy không nói rõ đó là những nước nào, nhưng rõ ràng là Bộ Quốc phòng Trung Quốc ám chỉ trước hết Hoa Kỳ, bởi vì gần đây Washington đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tại Úc và khu vực Đông Nam Á, đồng thời củng cố các liên minh quân sự với những nước như Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí thắt chặt quan hệ quân sự với những quốc gia không phải là đồng minh như Việt Nam.
Đặc biệt, do tình hình căng thẳng với Bắc Triều Tiên, quân đội Hoa Kỳ đã triển khai các oanh tạc cơ B-2 và B-52, cũng như máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đến Hàn Quốc, đồng thời điều động các chiến hạm chống tên lửa đến khu vực bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ cũng đã loan báo kế hoạch đặt các dàn phòng không bắn chặn tên lửa để bảo vệ đảo Guam trước mọi cuộc tấn công từ phía Bắc Triều Tiên.
Chính sách « xoay trục » sang châu Á của Hoa Kỳ dự trù là từ đây đến năm 2020 sẽ triển khai 60% lực lượng Hải quân của Mỹ đến vùng châu Á - Thái Bình Dương. Đối với Bắc Kinh, chính sách này thực chất là nhằm ngăn chận đà lớn mạnh của Trung Quốc về mặt ngoại giao, kinh tế và quân sự.
Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc cũng ngầm chỉ trích Nhật Bản là đã « gây ra các vấn đề trên quần đảo Điếu Ngư ( tức quần đảo Senkaku hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc giành chủ quyền ). Quan hệ Nhật - Trung hiện đang ở mức thấp nhất do tranh chấp chủ quyền quần đảo này. Bắc Kinh thường xuyên đưa tàu đến khu vực này, bất chấp khả năng đụng độ với các tàu tuần tra của Nhật.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, mục đích của việc công bố Sách trắng này là nhằm trình bày rõ ràng hơn sự phát triển của các lực lượng vũ trang Trung Quốc với công chúng trong nước và nước ngoài, để chứng tỏ là họ không che giấu điều gì. Bắc Kinh vẫn thường xuyên khẳng định là họ không có mưu đồ bành trước, mà chỉ muốn được tiếp tục « phát triển trong hòa bình ».
Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự và vào tháng trước, Bắc Kinh vừa công bố ngân sách quốc phòng 2013, với mức tăng 10,7%. Quân đội Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng, với việc tiếp nhận chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm ngoái, cũng như việc phát triển chiến đấu cơ tàng hình và các vũ khí diệt vệ tinh nhân tạo.
Kinh tế Trung Quốc lộ nhược điểm
Công trường xây dựng cao ốc ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, ngày 07/04/2013
REUTERS/Barry Huang
Tăng trưởng của Trung Quốc trong quý một 2003 là 7,7%, thấp
hơn dự kiến của các nhà phân tích. Hiện tượng tăng trưởng chậm bắt
nguồn từ cấu trúc mong manh của nền kinh tế thứ hai thế giới mà các
giải pháp tình thế đầu tư ồ ạt không mang lại kết quả mong muốn.
Trong cuộc chạy đua theo tỷ lệ tăng trưởng GDP, với 7,7 %
trong ba tháng đầu năm 2013,Trung Quốc vẫn là quán quân thế giới. Tuy
nhiên, đại cường kinh tế số hai địa cầu đã để lộ một số nhược điểm đáng
lo ngại.
Theo dự tính của hàng chục chuyên gia Trung Quốc và ngoại quốc tại Bắc Kinh thì kinh tế Trung Quốc phải tăng mạnh trong quý đầu của năm 2013 ít nhất là 8%. Sở dĩ có dự báo lạc quan này, vì sau 7 quý liên tục bị trì trệ, kinh tế Trung Quốc đã bắt lại nhịp độ tăng trưởng trong ba tháng cuối năm 2012 với 7,9%. Thế nhưng, thực tế không phải như vậy. Hôm nay 15/04/2013, Văn phòng Thống kê Quốc gia nhìn nhận, guồng máy kinh tế hạng nhì thế giới bị giảm tốc độ tăng trưởng từ 2% của quý tư 2012 xuống 1,6% trong quý một 2013.
Tại sao Trung Quốc gặp kết quả không tốt đẹp này ?
Trước hết, theo giải thích của Văn phòng Thống kê Quốc gia thì do tình hình « bất ổn và phức tạp » trong môi trường kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại.
Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng : Nới nhẹ chính sách tiền tệ và điều kiện vay tín dụng, khuyến khích tiêu dùng nội địa làm sức đẩy tăng trưởng. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 6 tháng qua phần lớn là nhờ vào lượng tiền tín dụng gia tăng 60% trong năm ngoái.
Vấn đề là dùng tín dụng để thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng chỉ là biện pháp tình thế. Alister Thorton, kinh tế gia của IHS Global Insight tại Bắc Kinh nhận định là giới phân tích không còn tin vào khả năng tăng trưởng vững mạnh của kinh tế Trung Quốc vì hiệu năng của chính sách bơm tín dụng sẽ ngày càng ít đi.
Theo giải thích của một số chuyên gia tại Bắc Kinh và Thượng Hải được AFP trích dẫn, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn sự mong đợi của thị trường tài chính. Điều này chứng tỏ « kinh tế thật » của Trung Quốc không có nền tảng vững chắc và do vậy sẽ tiếp tục khập khiễng trong tương lai.
Theo một bài phân tích của Merril Lynch Bank of America, nguyên nhân thứ ba làm cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bị yếu đi là do « tiêu thụ trong nước giảm mà tình trạng này bắt nguồn từ chính sách của ban lãnh đạo mới cấm cán bộ, quan chức mua sắm hàng xa xí phẩm » để tránh khoa trương giàu sang.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục được kích thích bằng tư bản cố định mua máy móc, xây dựng hạ tầng mà số vồn tung ra đã lên gần 1.000 tỷ đôla trong ba tháng đầu năm nay , tức là gần một nửa GDP của Trung Quốc.
Trong khi đó, môi trường kinh tế thế giới cũng bất lợi cho kinh tế Trung Quốc hiện vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào xuất khẩu. Chính sách tiền tệ, thắt lưng buộc bụng của các nước Tây phương gây khốn đốn cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Thứ Tư tuần trước, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới đã gây kinh ngạc cho giới quan sát khi thông báo cán cân thương mại bị thâm thủng 880 triệu đôla thay vì phải xuất siêu theo dự báo 14,7 tỷ trong tháng 3/2013.
Kết quả xấu này đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm là điều hợp lý và đáng lo ngại cho Trung Quốc. Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần cảnh báo, nếu kinh tế Trung Quốc rơi xuống dưới 8% mỗi năm thì khó tránh nguy cơ bất ổn xã hội.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130415-kinh-te-trung-quoc-lo-nhuoc-diem
Theo dự tính của hàng chục chuyên gia Trung Quốc và ngoại quốc tại Bắc Kinh thì kinh tế Trung Quốc phải tăng mạnh trong quý đầu của năm 2013 ít nhất là 8%. Sở dĩ có dự báo lạc quan này, vì sau 7 quý liên tục bị trì trệ, kinh tế Trung Quốc đã bắt lại nhịp độ tăng trưởng trong ba tháng cuối năm 2012 với 7,9%. Thế nhưng, thực tế không phải như vậy. Hôm nay 15/04/2013, Văn phòng Thống kê Quốc gia nhìn nhận, guồng máy kinh tế hạng nhì thế giới bị giảm tốc độ tăng trưởng từ 2% của quý tư 2012 xuống 1,6% trong quý một 2013.
Tại sao Trung Quốc gặp kết quả không tốt đẹp này ?
Trước hết, theo giải thích của Văn phòng Thống kê Quốc gia thì do tình hình « bất ổn và phức tạp » trong môi trường kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại.
Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng : Nới nhẹ chính sách tiền tệ và điều kiện vay tín dụng, khuyến khích tiêu dùng nội địa làm sức đẩy tăng trưởng. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 6 tháng qua phần lớn là nhờ vào lượng tiền tín dụng gia tăng 60% trong năm ngoái.
Vấn đề là dùng tín dụng để thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng chỉ là biện pháp tình thế. Alister Thorton, kinh tế gia của IHS Global Insight tại Bắc Kinh nhận định là giới phân tích không còn tin vào khả năng tăng trưởng vững mạnh của kinh tế Trung Quốc vì hiệu năng của chính sách bơm tín dụng sẽ ngày càng ít đi.
Theo giải thích của một số chuyên gia tại Bắc Kinh và Thượng Hải được AFP trích dẫn, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn sự mong đợi của thị trường tài chính. Điều này chứng tỏ « kinh tế thật » của Trung Quốc không có nền tảng vững chắc và do vậy sẽ tiếp tục khập khiễng trong tương lai.
Theo một bài phân tích của Merril Lynch Bank of America, nguyên nhân thứ ba làm cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bị yếu đi là do « tiêu thụ trong nước giảm mà tình trạng này bắt nguồn từ chính sách của ban lãnh đạo mới cấm cán bộ, quan chức mua sắm hàng xa xí phẩm » để tránh khoa trương giàu sang.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục được kích thích bằng tư bản cố định mua máy móc, xây dựng hạ tầng mà số vồn tung ra đã lên gần 1.000 tỷ đôla trong ba tháng đầu năm nay , tức là gần một nửa GDP của Trung Quốc.
Trong khi đó, môi trường kinh tế thế giới cũng bất lợi cho kinh tế Trung Quốc hiện vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào xuất khẩu. Chính sách tiền tệ, thắt lưng buộc bụng của các nước Tây phương gây khốn đốn cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Thứ Tư tuần trước, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới đã gây kinh ngạc cho giới quan sát khi thông báo cán cân thương mại bị thâm thủng 880 triệu đôla thay vì phải xuất siêu theo dự báo 14,7 tỷ trong tháng 3/2013.
Kết quả xấu này đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm là điều hợp lý và đáng lo ngại cho Trung Quốc. Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần cảnh báo, nếu kinh tế Trung Quốc rơi xuống dưới 8% mỗi năm thì khó tránh nguy cơ bất ổn xã hội.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130415-kinh-te-trung-quoc-lo-nhuoc-diem
TQ chôm công nghệ tàu cao tốc của Nhật?
Cập nhật: 13:41 GMT - thứ ba, 16 tháng 4, 2013
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bị coi là quốc gia đánh cắp sáng chế, nhưng có người Trung Quốc lại coi việc này là điều tốt cho thế giới.
Trang tin
Bấm
CNNMoney dẫn lời Li Daokui, một kinh tế gia hàng đầu
Trung Quốc tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu Tân Kinh tế
nói: “Chớ có lo lắng quá về việc các công ty Trung Quốc bắt
chước quý vị,” bởi điều đó rốt cuộc sẽ thúc đẩy tăng trưởng
thị trường và khiến mọi người đều được hưởng lợi.
Người Nhật không nghĩ vậy.
Kawasaki Heavy Industries (KHI) sau khi ký hợp
đồng chuyển giao công nghệ với nhà sản xuất Trung Quốc CSR
Sifang thì nói họ vô cùng hối tiếc về mối quan hệ hợp tác nay
đã không còn tồn tại.
Hàng nhái
Trong năm 2004 và 2005, hãng KHI cùng năm
hãng nữa của Nhật hợp tác với đối tác Trung Quốc nhằm sản
xuất chung 960 toa tàu cho 120 đoàn tàu theo mô hình tàu Hayate
của Nhật (E2 Series), rồi cung cấp cho Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhanh nhảu đi đăng ký sáng
chế cho một loại tàu trông rất giống với tàu Hayate E2 Series,
chỉ khác mỗi phần sơn quét, theo tường thuật trên trang tin
Bấm
Japan News Today.
Hãng KHI lúc đó đã định thưa kiện đối tác về tội vi phạm bản quyền, nhưng gần đây lại thôi.
Giới phân tích cho rằng việc rút lại
chuyện kiện cáo và rút khỏi thị trường Trung Quốc của KHI là
một quyết định khôn ngoan.
Lý do khá đơn giản.
Bởi vấn đề bảo vệ bản quyền trong lĩnh
vực sở hữu công nghệ ở Trung Quốc là rất non yếu, cho nên các
hãng nước ngoài nếu muốn chiếm thị phần đều phải chấp nhận
rủi ro.
Cạnh tranh
Nhưng đối tác Trung Quốc không chỉ dừng ở
việc vi phạm bản quyền, mà còn muốn đem bán công nghệ chôm
được ra toàn thế giới.
Nay, không chỉ Nhật Bản mà cả các hãng xe
lửa châu Âu cũng lâm vào tình thế phải cạnh tranh quyết liệt
với các cựu đối tác Trung Quốc trong việc giành các hợp đồng
mới, cả ở trong và ngoài Trung Quốc.
Từng là nhà cung cấp rất hấp dẫn cho các
khách hàng nước ngoài nhờ các hệ thống xe lửa chạy nhanh, an
toàn, đáng tin cậy, nhưng nay Nhật đứng trước đối thủ Trung
Quốc với các hợp đồng chào giá chỉ bằng một nửa.
Tàu cao tốc huyền thoại Shinkansen đã trải
qua 50 năm hoạt động, phục vụ trên 300 triệu lượt hành khách
mỗi năm và chưa từng xảy ra một vụ tai nạn chết người nào.
Ấn tượng mạnh mẽ về mức độ an toàn của
công nghệ tàu cao tốc Nhật Bản, Anh quốc đã ký thỏa thuận trị
giá 540 tỷ yen với Hitachi, nhà sản xuất Shinkansen, nhằm cung
cấp tàu cao tốc tới năm 2016.
Nhưng ở các thị trường khác ngoài Anh, hãng Nhật dễ dàng bị Trung Quốc cạnh tranh.
CNNMoney dẫn lời ông Harada Takuma từ hãng
KHI, người từng làm việc trong liên doanh với phía Trung Quốc,
nói rằng theo thỏa thuận cấp phép giữa hai bên thì Trung Quốc
chỉ được sử dụng kỹ năng chuyên môn và thiết kế được trao cho
các ứng dụng nội địa.
“Chúng tôi tham gia dự án bởi tin rằng các
điều khoản và điều kiện về chuyển giao công nghệ phải được
tuân thủ. Chúng tôi có thỏa thuận pháp lý, chúng tôi cảm thấy
được bảo vệ,” ông nói.
Giới chức Trung Quốc chả thấy có vấn đề gì.
Bắc Kinh tất bật đi đăng ký bản quyền ở
nước ngoài, và nói Trung Quốc đã tự phát triển được công nghệ
tàu cao tốc nhờ vào việc “nghiên cứu” công nghệ của Nhật và
Đức.
Thậm chí hồi 2007, phát ngôn nhân của Bộ
Đường sắt Trung Quốc trong một buổi họp báo tại Trung Quốc từng
nói rằng tàu cao tốc của Trung Quốc vượt trội hơn nhiều so với
tàu Shinkansen của Nhật, theo tường thuật trên trang
Bấm
China Daily.
Bất chấp một thực tế nhiều người khác,
trong đó có cả những kỹ sư Trung Quốc, thừa nhận rằng thực ra
tàu của Bắc Kinh chả có tí mới mẻ nào, mà chỉ đơn thuần là
sản phẩm “đứng trên vai những người khổng lồ”, theo lời một kỹ
sư hỏa xa.
Và bất chấp một thực tế là tàu cao tốc
Trung Quốc khiến người ta vô cùng quan ngại về mức độ an toàn,
đặc biệt là sau vụ
Bấm
tai nạn thảm khốc Ôn Châu khiến hàng chục người thiệt mạng hồi cuối tháng Bảy 2011.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130416_china_pirated_bullet_train_technology.shtml
Cập nhật: 11:40 GMT - thứ bảy, 13 tháng 4, 2013
Tạp chí The Atlantic mới có bài nhận định an
toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, và hạ tầng chỉ là vài nguyên nhân
khiến một số người Trung Quốc có tiền của cân nhắc bỏ đất nước ra hải
ngoại định cư. BBC giới thiệu cùng quí vị.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Dữ liệu được đưa lên cổng thông tin Sina ở
Trung Quốc cho thấy hơn 150 ngàn công dân Trung Quốc rời Trung Quốc ra
nước ngoài định cư trong riêng năm 2011.
Điểm đến hàng đầu của họ là New Zealand, nơi 13% người di cư quyết định tới định cư, tiếp theo là Canada, Úc, và Hoa Kỳ.
Nhập cư theo dạng có trình độ cao và diện du học chiếm đa số trong khi cũng có cách nhập cư theo các dạng khác.
Người giàu có và người có học vấn cao là nhóm lớn nhất trong xu hướng di cư này.
Một báo cáo của China Merchants Bank và Bain
& Company cho thấy "Trong số những chủ doanh nghiệp tại Hoa lục có
hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 16 tỷ USD), 27% đã di cư khỏi Trung
Quốc, trong khi 47% số người khác đang cân nhắc việc di cư".
Trên thực tế, người giàu tại Trung Quốc cân nhắc
di cư không chỉ gồm những người từ các thành phố lớn nhất của Trung
Quốc mà cũng có cả dân từ một số thành phố hạng hai như Đại Liên và
Trùng Khánh.
‘Đổi hộ chiếu’
Đây không phải là lần đầu Trung Quốc đã chứng kiến một làn sóng di cư.
Một số người Trung Quốc đã quyết định chuyển ra
nước ngoài trong những năm đầu của thời cải cách và mở cửa, là giai đoạn
tự do hóa nền kinh tế bắt đầu vào năm 1978.
"Không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc"
Làn sóng di cư kéo dài một thập niên bắt đầu từ
cuối những năm 1980, nhóm này gồm chủ yếu là các sinh viên du học ở nước
ngoài, và các điểm đến chủ yếu là Đài Loan, Hồng Kông và các nước châu
Á.
Trong khi làn sóng di dân Trung Quốc trước đây
được thúc đẩy bởi lực lượng lao động trình độ giản đơn như người làm nhà
hàng ăn, thợ may và thợ cắt tóc, và sau đó là nhóm sinh viên, làn sóng
di dân mới ngày nay bao gồm những người Trung Quốc "có chỗ đứng tốt" về
nghề nghiệp, chẳng hạn như kỹ sư, kế toán và các luật sư, cũng như những
người siêu giàu.
Thực ra không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy
nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo
chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc
sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc.
Thậm chí sự bất tiện khi mang cuốn hộ chiếu
Trung Quốc, vốn làm khó khăn khi du lịch quốc tế, có thể là động cơ
khiến một số người tìm kiếm cuốn hộ chiếu khác để đi lại dễ dàng hơn.
Làn sóng di dân này không tránh khỏi sự gièm pha
từ một số người không thể rời Trung Quốc trong khi một số người khác
lại bày tỏ sự cảm thông.
‘Cảm giác an toàn’
Một người viết trên trang Sina Weibo, rằng "Tiền
bạc ngày càng được chuyển ra nước ngoài, để lại một mớ hổ lốn ở trong
nước". Một người khác nhận xét, "Với giá nhà đất cao, hệ thống giáo dục
và y tế méo mó, và thực trạng môi trường ngày càng tồi tệ ... ngay cả
quyền sinh sản cơ bản cũng đã bị tước mất. Với tất cả những điều này,
bạn không thể đổ lỗi cho những di cư ra nước ngoài, họ chỉ muốn tìm một
môi trường có sự công bằng và phù hợp cho cuộc sống. "
Ren Zhiqiang, một ông trùm bất động sản cực kỳ
có ảnh hưởng trong dư luận tại Trung Quốc có thể chỉ ra các lý do tâm lý
thực sự đằng sau làn sóng di dân mới nhất này:
Ông nói “Có rất nhiều lý do cho làn sóng di dân,
nhưng quan trọng nhất là cảm giác an toàn. An toàn trong cuộc sống, tài
sản, thực phẩm, không khí, giáo dục, và các quyền khác.
“Việc thiếu cảm giác an toàn là một trong những
lý do quan trọng tại sao có là sự bất ổn xã hội. Chỉ bằng cách cho công
dân một cảm giác an toàn thì người ta mới có thể được thiết lập một xã
hội ổn định”, ông bình luận.
Với nhiều rời khỏi Trung Quốc vì những lý do đã nói ở trên, di dân đã trở thành một vấn đề chính trị.
Trong tháng 11/ 2011, Nhân dân Nhật báo của nhà
nước có bài xã luận với tựa "Chúng ta nên gây khó hơn cho người giàu di
cư", đã thu hút một số lượng lớn độc giả và tiếp tục lan truyền trên các
mạng xã hội tại Trung Quốc.
‘Thuế vượt biên’
"Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc, một thời rời đất nước ra đi, đã và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đã mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc"
Bài báo đề xuất một thứ "thuế thoát" đánh vào người Trung Quốc giàu rời khỏi đất nước.
Nhiều người tham gia bình luận trên mạng đồng ý
rằng đó là một biện pháp sẽ mang lại lợi ích cho phần lớn người Trung
Quốc, trong khi hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài.
Có một người bình luận, "Một khi đã có tiền bạc
và quyền lực, người ta không còn yêu nước nước nữa. Hãy nghĩ xem tiền và
quyền từ đâu mà ra? Những người đó chỉ thuần túy là những kẻ phản bội
thời bình."
Các cư dân mạng cũng đặt câu hỏi về ý nghĩ cho
rằng di cư tương đương với việc bỏ rơi đất nước hay không. Một người
viết trên Weibo:
"Di cư có những điểm tốt và điểm xấu. Di cư có
nhất thiết có nghĩa là bạn không yêu đất nước này? Người Trung Quốc di
cư không mang lại lợi ích cho đất nước này hay sao?
“Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc,
một thời rời đất nước ra đi, đã và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đã
mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc? Người Trung Quốc ở nước ngoài không
thể trở thành đối tượng tốt để cải thiện quyền lực mềm của Trung Quốc
hay sao?"
Bấm
Trở về đầu trang
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130413_china_rich_leaves.shtml
Năm nay, lần đầu tiên, số sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ vượt số sinh viên Ấn Độ hơn 200 người.
Cũng giống với các sinh viên quốc tế khác, số lượng sinh viên Hàn Quốc tại các ký túc xá của trường tăng 67% kể từ năm 2008. Tuy nhiên, số sinh viên Trung Quốc tăng gần 400% trong thời gian đó, với tổng số sinh viên đăng ký học lên tới 1.642 sinh viên vào mùa thu năm 2012.
Bà Cristen Casey, Giám đốc Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế, cho biết có một vài lý do tại sao số sinh viên quốc tế đang ngày càng tăng lên.
"Đôi khi có một giáo sư trong trường đang tuyển sinh từ một nước nào đó trên thế giới", bà nói. "Chúng tôi cũng thấy một số khoa của trường muốn tuyển sinh từ một nước nhất định nào đó trên thế giới. Có khi chính chúng tôi trên phương diện là một trường đại học cũng chủ động trong việc tuyển sinh. "
Trần Trà, một kinh tế gia trẻ và là chủ tịch của Mạng lưới Văn hóa, Giáo dục Hữu nghị Việt Nam (VINCEF), cho biết hiện tại có 30 thành viên đang hoạt động trong tổ chức này, và con số này được cho là sẽ tăng thêm. VINCEF là một tổ chức sinh viên khá mới mẻ, hình thành vào tháng Tám năm ngoái sau khi nhóm này tham gia Tuần quốc tế.
Văn phòng sinh viên quốc tế hoạt động nhằm kết nối sinh viên quốc tế với nhà trường và tham gia vào các tổ chức sinh viên qua việc tham gia nhiều sự kiện hơn, bà Casey nói.
Sự đa dạng của sinh viên quốc tế trong trường là một cánh cổng để sinh viên trong nước có điều kiện giao lưu kết nối trên phạm vi lớn hơn, bà Casey nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng", bà nói. "Tôi xem đây là một cách thức để thu hẹp và xóa bỏ định kiến và tạo các kết nối mà nhờ đó sẽ cho phép tất cả mọi người trở nên mạnh mẽ hơn trong kinh doanh, trong cuộc sống riêng tư cũng như trong nghề của họ."
Sinh viên quốc tế qua cộng đồng của mình có thể tìm cách tiếp cận với lớp sinh viên đi trước, bà Casey nói. Trong năm ngoái, tiền học bổng từ các cựu sinh viên tặng cho sinh viên đang theo học tăng lên, đa phần có thể được cho là nhờ tiếp cận qua cộng đồng sinh viên, bà nói.
Có nhiều cơ hội để sinh viên quốc tế kết nối với
cộng đồng sinh viên, bà nói. Các trường trung học và tiểu học địa
phương mời các sinh viên quốc tế tới "Ngày văn hóa" của trường để nói về
kinh nghiệm của họ.
Đàm Đức, sinh viên năm thứ hai kinh tế và điều phối viên giáo dục của VINCEF, cho biết Việt Little Brother, một chương trình mùa hè tại Việt Nam, đã giúp người ta biết về việc đi học ở Mỹ nhờ các cựu sinh viên kể về các chương trình thực tập và cơ hội phát triển ở Mỹ.
Một mặt trường đại học đang nỗ lực trong việc kéo sinh viên quốc tế tham gia các hoạt động ở trường, thì Văn phòng Học giả và Sinh viên Quốc tế (ISSO) cũng làm việc để khuyến khích sinh viên bản xứ tiếp cận với cộng đồng sinh viên quốc tế, bà Casey nói.
"Hầu hết sinh viên quốc tế đều thực sự phấn khởi và đầy hào hứng muốn hiểu biết về người Mỹ", bà nói. "Nhìn chung, chúng tôi thấy sinh viên quốc tế đều tìm cách kết bạn với sinh viên Mỹ, và họ đang rất cởi mở về trong chuyện đó."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130413_china_rich_leaves.shtml
Sinh viên VN đông thứ 8 tại Mỹ
Cập nhật: 14:45 GMT - thứ ba, 16 tháng 4, 2013
Việt Nam là trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ, với TQ đứng đầu danh sách này.
Hiện nay 10 quốc gia có số lượng sinh viên học
đông nhất tại Mỹ là theo thứ tự sau: đứng đầu là Trung Quốc, kế tiếp là
Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,
Mexico và Iran.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Cũng giống với các sinh viên quốc tế khác, số lượng sinh viên Hàn Quốc tại các ký túc xá của trường tăng 67% kể từ năm 2008. Tuy nhiên, số sinh viên Trung Quốc tăng gần 400% trong thời gian đó, với tổng số sinh viên đăng ký học lên tới 1.642 sinh viên vào mùa thu năm 2012.
Bà Cristen Casey, Giám đốc Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế, cho biết có một vài lý do tại sao số sinh viên quốc tế đang ngày càng tăng lên.
"Đôi khi có một giáo sư trong trường đang tuyển sinh từ một nước nào đó trên thế giới", bà nói. "Chúng tôi cũng thấy một số khoa của trường muốn tuyển sinh từ một nước nhất định nào đó trên thế giới. Có khi chính chúng tôi trên phương diện là một trường đại học cũng chủ động trong việc tuyển sinh. "
Trần Trà, một kinh tế gia trẻ và là chủ tịch của Mạng lưới Văn hóa, Giáo dục Hữu nghị Việt Nam (VINCEF), cho biết hiện tại có 30 thành viên đang hoạt động trong tổ chức này, và con số này được cho là sẽ tăng thêm. VINCEF là một tổ chức sinh viên khá mới mẻ, hình thành vào tháng Tám năm ngoái sau khi nhóm này tham gia Tuần quốc tế.
Kết nối
Văn phòng sinh viên quốc tế hoạt động nhằm kết nối sinh viên quốc tế với nhà trường và tham gia vào các tổ chức sinh viên qua việc tham gia nhiều sự kiện hơn, bà Casey nói.
Sự đa dạng của sinh viên quốc tế trong trường là một cánh cổng để sinh viên trong nước có điều kiện giao lưu kết nối trên phạm vi lớn hơn, bà Casey nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng", bà nói. "Tôi xem đây là một cách thức để thu hẹp và xóa bỏ định kiến và tạo các kết nối mà nhờ đó sẽ cho phép tất cả mọi người trở nên mạnh mẽ hơn trong kinh doanh, trong cuộc sống riêng tư cũng như trong nghề của họ."
Sinh viên quốc tế qua cộng đồng của mình có thể tìm cách tiếp cận với lớp sinh viên đi trước, bà Casey nói. Trong năm ngoái, tiền học bổng từ các cựu sinh viên tặng cho sinh viên đang theo học tăng lên, đa phần có thể được cho là nhờ tiếp cận qua cộng đồng sinh viên, bà nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng."
Cristen Casey, Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế
Đàm Đức, sinh viên năm thứ hai kinh tế và điều phối viên giáo dục của VINCEF, cho biết Việt Little Brother, một chương trình mùa hè tại Việt Nam, đã giúp người ta biết về việc đi học ở Mỹ nhờ các cựu sinh viên kể về các chương trình thực tập và cơ hội phát triển ở Mỹ.
Một mặt trường đại học đang nỗ lực trong việc kéo sinh viên quốc tế tham gia các hoạt động ở trường, thì Văn phòng Học giả và Sinh viên Quốc tế (ISSO) cũng làm việc để khuyến khích sinh viên bản xứ tiếp cận với cộng đồng sinh viên quốc tế, bà Casey nói.
"Hầu hết sinh viên quốc tế đều thực sự phấn khởi và đầy hào hứng muốn hiểu biết về người Mỹ", bà nói. "Nhìn chung, chúng tôi thấy sinh viên quốc tế đều tìm cách kết bạn với sinh viên Mỹ, và họ đang rất cởi mở về trong chuyện đó."
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 258