NGUYỄN THANH GIANG * CỘNG SẢN BÁN NƯỚC
Lại nói về nguy cơ Lê Chiêu Thống hiện đại
- Kính gửi Hội nghị Trung ương 7 ĐCSVN -
Tiến sỹ Trần Nhơn – nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi lại vừa công bố một bài thơ chính luận dài 1020 câu mang tiêu đề “Nghĩ về Quốc hội, Đảng và … thời cuộc” mà ông gọi là trường ca. Tôi thì gọi đây là bản “Diễn ca Việt Nam đương đại”
Bố cục không được chặt lắm song sức khái quát của bản diễn ca thật lớn.
Hãy nghe ông triết lý:
Trời đất không hài hòa âm dương,
Thế giới thiếu hội nhập đa phương,
Hành tinh mất cân bằng sinh thái,
Ắt là hậu quả sẽ khôn lường!
Thật là hàm súc. Chỉ với 4 câu văn vần, ông vừa trình bày được vũ trụ quan, nhân sinh quan, vừa lý giải, vừa cảnh tỉnh … (Cho nên tôi đã từng khẳng định Trần Nhơn là nhà thơ chính luận số một của Việt Nam).
Từ triết luận đó, ông soi xét vấn đề chính trị:
Sự tồn tại thế lực đối lập
Giúp hệ thống chính trị cân bằng;
Tự vận động phát triển bền vững,
Thuận mệnh trời, hòa hợp nhân văn.
Một cách tài tình, ông hình tượng hóa “Hệ thống chính trị vắng đối lập” bằng một hình ảnh thật gớm ghiếc:
Hệ thống chính trị vắng đối lập
Như hình nhân tập tễnh chân què,
Trong khi báo, đài cứ xa xả nén vào óc người ta những điều dối trá: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay” thì Trần Nhơn nói lên sự thật:
Đất nước một trăm năm nhìn lại,
Bao giờ khốn khổ thế này chăng?
Loạn xã hội, ngoại xâm, nội gián,
Từ cội nguồn “đảng chủ” lai căng!
Cái nguyên do “Đảng chủ” không những làm cho đất nước tụt hậu so với thế giới mà còn ngày càng suy nhược so với chính thời đại cha ông mình:
Ngàn năm minh triết vị nhân dân,
Khoan dung, bất khuất Lý, Lê, Trần…
Từ ngày “đảng chủ” thay quân chủ,
Mở kỷ nguyên quốc nhược dân bần!
Ông Hồ Chí Minh nhắc nhở bàn dân với giọng tự hào: “Các Vua Hùng đã có công giữ nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Thực ra lịch sử cho thấy, chỉ ngày xưa:
Quân chủ giữ vẹn toàn đất nước,
Không nhường một tấc đất cho Tàu.
Còn ngày nay thì:
“Đảng chủ” đuổi sói ra cổng trước,
Rước voi giày mả tổ vườn sau!
Những người lãnh đạo ĐCSVN ra sức níu kéo Điều 4 để duy trì thời đại “Đảng chủ” trong khi Trần Nhơn cho rằng:
Người cộng sản tâm tài trí dũng,
Coi Điều Bốn là sỉ nhục mình.
Đi đầu trong phong trào quần chúng,
Sao phải bám vào “phao cứu sinh”!
Chính Điều Bốn đang hủy hoại Đảng,
Chưa có nó Đảng đã hư rồi.
Quyết giữ nó sẽ là quốc nạn,
Đảng càng nhanh mục nát mà thôi!
Ông kêu gọi đương kim Tổng Bí thư:
Ông Trọng cần để lại dấu ấn,
Phế bỏ “đảng chủ” lập quyền dân.
Song, kêu gọi chỉ để mà kêu gọi, trông mong gì được ở cái con người
Chưa vượt chính mình – còn lú lẫn,
Lạc vào mê hồn trận “ngu quân”.
Chẳng những thế con người ấy còn tỏ ra rất non kém. Vì non kém, ông ta chỉ có thể thuyết giáo chung chung. Hoặc nói những điều vô thưởng vô phạt. Hoặc nói những điều cũ mèm lạc lõng, lạc hậu đến mức như là phản động.
Việc làm thì chẳng đâu vào đâu. Hồi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thủ đô rất trì trệ. Kém hẳn so với Đà Nẵng, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Đã thế còn tiếp tay cho Siputra lậu thuế một ngàn sáu trăm tỷ đồng để được hưởng một biệt thư trị giá một triệu đôla.
Hành động quyết liệt nhất trong đời NPT, sau này kể lại, chỉ có thể là hành động đã được ông biểu diễn trong Hội nghị Trung ương 4 vừa rồi. Thế mà, kết quả hành động này đã không chỉ mang lại thất bại cho cá nhân ông mà còn bôi nhọ cả “triều đình” ĐCSVN. Sau Hội nghị TW4, người ta rất dễ liên tưởng cái thiên triều trên tivi trong vở hài Táo quân Báo cáo vào dịp Tết năm nay với “triều đình” CSVN thời Nguyễn Phú Trọng. “Thường vụ Bộ Chính trị Thiên triều” gồm Ngoc hoàng, Bắc Đẩu, Nam Tào, Thiên Lôi mà có khác nào bầy thảo khấu. “Nội các thiên triều” thì bát nháo như một cái chợ trâu bò.
Những gì diễn ra trong Hội nghị TW4 không dấu nổi âm mưu sát phạt nhau giữa Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng:
Cùng là thành viên Bộ Chính trị,
Ông rình lật cánh đánh phủ đầu!
……
Ông nghĩ mang Ba Dũng “tế thần”
Để Đảng tiếp tục đè đầu dân,
Là tính toán sai lầm chiến lược,
Nước cờ tàn “đảng chủ” di căn?
Nếu biện giải rằng hành động đó không do kèn cựa, không phải là xấu bụng mà chỉ xuất phát từ động cơ “vì Đảng” thì cái sự “vì Đảng” đó cũng thật là dại dột, dốt nát:
Tập trung chống tham nhũng? – Lạc hướng!
Dồn sức “đánh” Thủ tướng? – Lạc đề!
Căn nguyên: ý thức hệ tư tưởng,
Phải đâu vì Tư S, Ba D?
“Thanh toán” vài cán bộ ăn bẩn,
Đảng sẽ trong sạch và mạnh lên?
Hay mượn cớ tiêu diệt đối thủ,
Tổng Bí thư thâu tóm độc quyền?
Đó chính là cách làm thiển cận,
Đã và đang “chuốc oán gây thù”.
Cựu đại sứ Nguyễn Trung – nguyên cố vấn thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng có chung nhận định. Trong “Thư ngỏ gửi Quốc hội, Đảng CS và Nhà nước Việt Nam”, Nguyễn Trung viết:
“Hội nghị Trung ương 5 và 6 lấy chống tham nhũng là mặt trận chính. Quyết định này sai lầm ở chỗ: (a) chủ yếu nhằm vào xử lý vụ việc, chứ không phải nhằm vào sửa lỗi hệ thống là chính, (b) đặt vấn đề chống tham nhũng lên trên mọi vấn đề cấp bách khác quan trọng hơn nhiều, nghĩa là rất cảm tính và thiên lệch … Với 2 sai lầm lớn như vậy trong việc đặt ra vấn đề chống tham nhũng, lại thực hiện trong tình trạng Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị có quá nhiều tiêu cực và yếu kém, nên đến nay kết quả thực hiện các nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6 liên quan đến chủ đề này có nhiều biến tướng rất đáng lo ngại, đến nay có thể nói là thất bại. Chính đồng chí Tổng bí thư không dưới một lần gián tiếp nhưng đã phải công khai thừa nhận như vậy.
Hơn nữa, trong khi tập trung mũi nhọn vào chống tham nhũng một cách phiến diện như vậy, đã xảy ra một số sự việc, một số phát ngôn rất thiếu cân nhắc, thiếu trách nhiệm (đôi khi có cả thứ ngôn ngữ mang đặc tính “anh chị”) của một số người có trọng trách… Những hiện tượng này hình như cho thấy câu chuyện đang diễn ra không phải chỉ có việc chống tham nhũng, mà còn là biểu hiện bên trong của những động cơ, những hiện tượng “đánh nhau”, “đối phó với nhau”… không thèm đếm xỉa đến tác động như thế nào đối với kỷ cương, sự uy nghiêm và mối an/nguy của quốc gia. Những hiện tượng này hoàn toàn không được phép xảy ra với những chính khách chân chính!
Qua các Hội nghi Trung ương 4, 5 và 6, quyền lực của Đảng đang tự mình tiếp tục làm mất thêm uy tín của Đảng và gây thêm nhiều khó khăn nguy hiểm cho đất nước. Đơn giản bởi lẽ “nhóm” nào thắng thì đất nước cũng thua; vì hệ thống chính trị có quá nhiều sai lầm và quyền lực của nó vẫn được bảo toàn nguyên vẹn, thậm chí đang được “xiết” thêm”.
Nguy hiểm hơn triệu lần động cơ kèn cựạ cá nhân hay nhận thức phiến diện của bản thân ông Nguyễn Phú Trọng là điều nghi vấn: phải chăng NPT đang thực hiện sự chỉ đạo của “quan thầy” ngoại bang?
“Quan thầy” chỉ đạo thế nào?
Hình như mật lệnh đã ban:
Một mặt, phải tuyên bố trước Quốc hội “Biển Đông không có gì mới. Chỉ có mấy hòn đảo thôi mà” (thật là … hết chỗ nói). Một mặt, phải sắn tay lên đánh nhau để toàn Đảng toàn dân chú tâm vào đó, đặng “quan thầy” rảnh tay xây thành đắp lũy ở Hoàng Sa, truy diệt những người Việt Nam nào dám đánh cá, dám tìm kiếm thăm dò tài nguyên trên Biển Đông.
Trong bài thơ dài của tiến sỹ Trần Nhơn tôi rất quan tâm đến khổ thơ này:
Đóng cửa, hiệp thương với “Cướp ngày”,
Giữa kỷ nguyên hội nhập Đông Tây.
Phải chăng hồn ma Lê Chiêu Thống
Nhập vào Nguyễn Phú Trọng hôm nay?!
Nhận mật lệnh, cái hồn ma kia đã chỉ đạo mọi cơ quan thông tấn báo chí phải dốc sức ca ngợi hết trận đánh B52 “Điện Biên phủ trên không” đến Cuộc Tấn công Tết Mậu Thân … ròng rã hàng tháng trời.
Khích lệ bắn B52 bây giờ để làm gì!
(Trong khi TBT Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt biểu dương thành tích đợt tuyên truyền bắn B52 thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lý hơn khi ông đến úy lạo Đoàn 681 Hải Quân với Tổ hợp tên lửa bờ Bastion có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km).
Ít ra là phải thế chứ!
Gợi nhớ Mậu Thân để làm gì?
Để biểu dương hàng ngàn chiến sỹ ta bị hạ sát hay để hoan hô hàng ngàn đồng bào ta bị chính chiến sỹ ta tàn sát!.
Trong khi chỉ đạo khơi sâu Mậu Thân thì ông ta lú lẫn tảng lờ như không hề có chuyện hàng vạn chiến sỹ ta hy sinh, hàng vạn đồng bào ta bị Trung Quốc chặt đầu, mổ bụng, moi gan nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”. Tồi tệ hơn, khi các chí sỹ khả kính như Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A …. cùng một số anh em trẻ đến đặt vòng hoa tại đài liệt sỹ trên đường Bắc Sơn để tưởng niệm ngày 17 tháng 02 năm 1979 cũng bị ngăn trở!
Giỗ trận Đống Đa năm nay không thấy vị lãnh đạo nào hiện diện!
Rõ ràng người ta không chỉ “hèn với giặc, ác với dân” mà đang thực hiện mệnh lệnh “quan thầy” đẩy xa Hoa Kỳ để ấn cổ đất nước lèn sâu vào thòng lọng Trung Quốc!
Ai cử Trần Đăng Thanh và ra lệnh triệu tập các thầy cô ở các trường đại học đến nghe ông này thuyết giảng phải tiếp tục coi Hoa Kỳ là kẻ thù, Trung Quốc là ân nhân.
(Cái anh chàng Phó Giáo sư – Tiến sỹ này mạt hạng đến mức dám trâng tráo dọa nạt các thầy cô phải trung với Đảng … nếu không muốn mất sổ hưu!)
Thật rất đáng ngờ. Thật là thậm nguy. Nhà thơ chính luận Trần Nhơn thì nhắc nhở Nguyễn Phú Trọng:
Ông có nghĩ phải sống giằn vặt
Những tháng năm khi đã về vườn.
Những giáo điều, sai lầm, tội ác,
Trước khi tìm đến gặp Diêm vương?
Song, chỉ lo trước khi ông ấy “tìm đến gặp Diêm vương” thì ách đô hộ toàn phần của Trung Quốc đã được đặt xong (bây giờ đã bán phần).
Cho nên phải khẩn trương
Tìm bọn “cõng rắn cắn gà nhà”,
Đưa chúng ra xét xử tại tòa.
Người viết bài này khẩn thiết kính mong Hội nghị Trung ương 7 nhóm họp vào tháng 5 này hãy sáng suốt đuổi ngay tên Lê Chiêu Thống hiện đại ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo để cứu lấy đất nước.
Hà Nội 20 tháng 4 năm 2013
© Nguyễn Thanh Giang
Nguồn: Đàn Chim Việt
ĐOÀN VƯƠNG THANH * CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ?
Trang Chủ
Đâu rồi thành quả của Cách mạng tháng tám?
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Đoàn Vương Thanh
Tôi viết bài này giữa ngày 30-4, kỷ niệm 38 năm ngày hoàn toàn giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng tôi chưa dám đề cập đến những
vấn đề “nóng hổi” trong sự nghiệp thiêng liêng ấy, chỉ dám nói về một
khía cạnh mà chính Đảng lãnh đạo nhiều năm đã thi hành, có ưu có khuyết,
thậm chí phải đổi bằng cái chết của hàng nghìn đảng viên và cán bộ,
quần chúng ưu tú. Đó là việc thi hành một cách giáo điều, tả khuynh, chủ
quan, độc đoán lý thuyết của “ai đó” không phải người nước mình, tiến
hành cuộc “đấu tranh giai cấp” rất khốc liệt, để lại những hậu quả cũng
rất năng nề, mà trong lịch sử phát triển của dân tộc, các nhà sử học và
nhân dân ta không thể quên !
Cuộc đấu tranh giai cấp dai dẳng, khốc liệt ấy kéo dài từ khi Đảng có
Luận cương chính trị đầu tiên, dưới ngọn cờ “Vô sản toàn thế giới liên
hiệp lại !” và “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”. Nhiều tác phẩm lý
luận về đấu tranh giai cấp được in, phát hành và làm tài liệu hướng dẫn
trong các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đảng viên, cán bộ, nhất
là nó được áp dụng vào thực té cuộc sống, vào nhiều cuộc vận động “long
trời lở đất” làm điêu đứng không biết bao nhiêu gia đình, bao nhiêu tầng
lớp, bao nhiêu đảng viên cán bộ, trung kiên và làm thui chột bao nhiêu
nhân tài của đất nước, như những người đứng tuổi và các lão ông lão bà
còn nhớ rõ, chứ đối với lớp trẻ còn đi học hiện nay thì phải có sự giáo
dục phân tích kỹ lưỡng thấu tình đạt lý thì các cháu mới có thể hiểu
được.
Đã gần 40 năm ( từ 30/4/1975), nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, trong khi bản chất của Đảng ngày càng thoái hóa, như có người đã
nói “đảng viên nhan nhản, cộng sản thì không”, xây dựng “chế độ mới”
không mới chút nào, lại còn có thể là độc tài toàn trị, điều mà Đảng vô
cùng căm ghét chống lại. Bốn mươi năm qua, thực tế đất nước ta, cứ nói
thật nhiều, nói thật to, tốn kém tiền củanhân dân để tuyên truyền, song
kết quả thường được ít, rất ít hoặc ngược lại không được gì.
Ví dụ, ta “khuếch trương” ghê gớm kết quả “xóa đói giảm nghèo”, nhưng
nhiều vùng, nhiều đối tượng nhân dân, và các cụ già em bé nhiều chưa
được ăn no, chưa được mặc ấm, học hành nhếch nhác khổ sở. Nhiều vị lãnh
đạo cao của ta khi nghe và thấy tình cảnh ấy đã cảm động rơi nước mắt,
nhưng sau khi các vị ấy lên xe về nhiệm sở thì mọi việc lại đâu đóng
đấy. Người ta có thể bỏ ra (lấy được ở đâu mà bỏ ra ?”) hàng chục, hàng
trăm tỷ xây biệt thự riêng, xây nhà thờ tổ này nọ, những lại không dám
ký duyệt kinh phí xây dựng một cái cầu nhỏ bắc qua sông cho trẻ em đi
học. Bên trên có quyết trợ cấp hàng tháng cho các cháu nội trú ở vùng
này vùng khác, những mãi 6 tháng một năm, tiền chưa được rót về. Đói thì
nhịn một bữa còn khó đằng này cứ phải chờ “ơn mưa móc” từ phương trời
xã xôi nào ấy.
Còn một tầng lớp “đặc quyền đặc lơi” không mất mấy chất xám, không
cần đầu tư trí tuệ và kết quả học vấn, chỉ là đầu tư luồn lọt, dựa thế,
vây cánh, “lợi ích nhóm”, miệng thì luôn “cách mạng” luôn “liêm khiết”,
luôn “chí công vô tư” nhưng trong hành động thì không từ một thủ đoạn
nào, từ bản thân, từ con cháu, từ anh em, từ vây cánh…tìm mọi cách vơ
vét, bòn rút ngân sách, của cải của nhân dân, tham nhũng vô vàn để giầu
lên, được đứng trong đội ngũ những người giầu có ở Việt Nam. “Đảng cho
phép làm giầu, tôi là đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng, có
chút xíu dành lại cho con cháu…” Họ còn giầu lên từ cơ chế, chính sách,
từ cho phép trả lương ngất ngưởng, cho phép “buôn lậu” vàng, buôn lậu
xăng dầu, cho phảy phết nâng cao không ngừng giá bán điện…Tất cả giá cả
các mặt hàng thiết yếu chỉ có tăng mà ít khi có giảm hoặc tăng tiền
nghìn, giảm
tiền đồng…
Độ mười năm qua, tầng lớp cán bộ xã, thôn ở quê tôi được quy hoạch
vào “Khu công nghiệp” dựa vào chuyển nhượng đất đại cho doanh nghiệp
công nghiệp dịch vụ nhằm tiến lên công nghiệp hóa, ai cũng có một vài
xuất đất mua giá 50 triệu bán 750 triệu, 800 triệu thậm chí một tỷ
đồng/100-150 mét vuông tùy theo địa hình, địa mạo. Trong khi đó, lương
phần cứng của nhiều “sếp” hàng mấy trăm triệu một tháng, còn công nhân
“giai cấp lãnh đạo” làm việc tại các công ty nhà máy hầu hết do tư nhân
đầu tư xây dựng chỉ từ 3 triệu đến 4 triệu đồng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhờ có “khoán” đến hộ nông dân và cởi
trói nhiều mặt nên sản xuất thường là đủ ăn, nhưng bây giờ lại bị thu
hồi hết đất, họ loay hoay kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi. Một trăm thứ
nghề được phát triển, kể cả làm cái nghề “bán trôn nuôi miệng” hoặc là
xin đi lấy chồng hoặc làm ô-xin ở Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nơi khác.
Dân Việt Nam bây giờ được tham gia xây dựng “chủ nghĩa xã hội” mà nhiều
người còn khổ như trâu, ngựa…
Tự nhiên đời sống giầu nghèo sinh ra những tầng lớp, những giai cấp
khác nhau, có giai cấp quý tộc mới, địa chủ mới, tư bản đỏ thì tất nhiên
có giai cấp công nhân làm thuê, có tầng lớp cán bộ đè nén ức hiếp dân,
có người giầu khinh người nghèo, thậm chí cậy có của áp bức người nghèo.
Nghèo sinh ra trộm cướp, vào “xã hội đen”, phạm tội không có tiền chạy
chọt thì cứ việc ngồi bóc lịch. Thế cho nên, biết là “Nhất nhật tại tù,
thiên thu tại ngoại” nhưng có người hết hạn tù được tha lại xin ở lại
trại vì về nhà vợ đã bỏ, con đi bụi đời, nhà cửa không có, nghề nghiệp
không, lấy gì mà sống- “cứ cho em ở lại trại làm chân quét dọn cũng được
miễn là có ngày hai miếng cớm ăn!” Chao ôi thật cám cảnh !
Ngày xưa, ta có tiêu chuẩn quy định thế nào là giầu, thế nào là
nghèo. Ngày nay, ta có nên khôi phục lại cái tiêu chuẩn ấy không ? Giầu
nghèo sinh ra giai cấp. Ở ta đa phần giầu có do tham ô, tham nhũng, buôn
lậu, lừa lọc mà có; Đa phần nghèo không do lười biếng, không biết làm
ăn mà bị bóc lột bị trấn lột bị ăn cướp. Cuộc Cách mạng tháng tám là để
giành lại công bằng bác ái cho nhân dân, xóa bỏ bóc lột và người cày có
ruộng… 65 năm qua thành quả cuộc Cách mạng ấy đã biến mất không còn dấu
tích. Đó là một sự thật.
Đề thực hiện khẩu hiệu “công bằng, dân chủ văn minh”, hãy khoan nói
đến : “dân chủ”, “văn minh” mà chỉ nói đến “công bằng” thôi, liệu chúng
ta có nên tiến hành một cuộc “đấu tranh gia cấp” trong tình hình mới nữa
hay không?
Tác giả gửi cho Quê Choa
LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ
CHUYỆN QUÊ NHÀ
Thâm cung bí
sử
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định cho thượng tướng
Nguyễn Văn Hưởng cố vấn về vấn đề nhân quyền của thủ tướng nghỉ hưu,để yên lòng những người chống thủ tướng Dũng,Tuy nhiên trước khi cho ông thượng tường
nổi tiếng là chuyên viên giết người không gớm tay này về hưu thủ tướng Dũng đã ký quyết định hoãn về hưu
hai năm cho ông trung tướng nhà
báo công an Hữu Ứơc để ông này cúc cung phục vụ thủ tướng
Ông Nguyễn Sĩ Hiệp con trai nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An vừa đươc thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cử làm
trưởng ban thư ký kiêm trưởng ban
trợ lý của thủ tướng chính phủ.Như vậy
là trong chánh phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có hai ngươi là
chỗ trong nhà của nguyênchủ tịch quốc hội Nguyễn văn
An,người thứ nhất là ông phó thủ tướng
Hoàng Trung Hải [rể của nguyên
chủ tịch quốc hội Nguyễn văn An]và
người thư hai là ông Nguyễn Sĩ Hiệp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị mất chức chủ tịch ủy ban chống
tham nhũng về tay Tổng bí thư Đảng Cộng
Sản VN Nguyễn Phú Trọng ông liền cho thành lập ban chỉ đạo chống tội phạm và trao cho ngươi thân tín là
phó thủ tướng Nguyễn xuân Phúc làm chủ tịch ban chỉ đạo chống tội phạm với phó là đại tướng Trần Đai Quang bộ trưởng bộ công an.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đi một nước cờ làm cho làm cho Ủy ban sửa đổi hiên pháp
1992 của nước CHXHCNVN chới với khi ông họp chính phủ thảo luận
viêc chính phủ tham gia ý kiến về việc sửa đổi hiến pháp 1992 đã tuyên bố quyền lập
hiến là quyền của nhân dân,hiến pháp không thể là bản sao của cương lĩnh Đảng Cộng Sản Việt Nam,nhân
dân có quyền phúc quyết hiến pháp
bằng cách trưng cầu dân ý.Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng ý với Hội Đồng Gíam
Mục Thiên chúa giáo
tòa thánh Lã Mã ,kiến nghị của Gíao Hội Phật
Giáo Thống NhấtVN,Tuyên bố của công dân tự docũng
như,tuyên bố của khối 8406,ý kiến của
nhà báo Nguyễn Đắc Kiên,việc
sửa đổi tên nươc từ Cộng Hiòa
Xã Hội Chủ Nghĩa VN sang Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa
Nguồn tin thông thạo loan báo bộ chánh
trị Đảng Cộng Sản VN sẽ có thêm ba ủy viên bộ chánh
trị đó là Nguyễn Bá
Thanh, Ngô Xuân Lịch và Nguyễn Thị
Kim Ngân.Theo lẽ thì ông Vương Đình
Huệ tân trưởng ban kinh tế trung ương Đảng
Cộng Sản VNsẽ là một trong
những tân ủy viên Bộ Chính trịĐảng Cộng Sản VN,nhưng
không hiểu sao ông Huệ lại rớt đài
Hôi nghị trung ương Đảng CSVN lần thư 7
Đảng Cộng Sản VN nhấp nhổm họp hội nghi trung ương 7 từ cuối
năm 2012 nhưng theo tin mới nhất thì
phải mãi tới giữa tháng năm này hội nghị trung ương 7 mới
đươc triệu tậplý do là vì ban bí thư gặp nhiều chuyện rối rắm,như vấn đề thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng tại chức hay sẽ nghỉ sau hội nghị 7 vẫn chưa ngã ngũ,vấn đề sửahiến pháp ngày một gay cấn,có
nhiều khả năng phải triệu tập đại hộiĐảng giữa nhiệm kỳ mới giải quyết đươc những mớ
bong bong.Nhưng tổ chức đại hội giữa nhiệm kỳ thì chưa chắc đã mèo nào
cắn đươc mèo nào mà có
thể đi đoong hết cả lũ mà ông
Phùng Quang Thanh dám leo lên làm
Tổng bí thư[ông Thanh đại hội 10 suýt
không vô được bộ chánh trị vì có con trai là
tỷ phú Đô la]
Trươc hội nghị trung ương 6 xuất hiện báo điện tử Quan làm
báo đánh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình
tơi bời hoa lá Hội nghị
trung ương 7 trung tuần tháng
5 mới họp nhưng giữa tháng tư người
ta đã thấy xuất hiện báo điện tử""Tư Sang nham hiểm"" bêu
rêu và bôi bác
vơ chồng ông Trương Tấn Sơn con trai chủ tịch nước Trương Tấn Sang nào
là bà Sơn tiền đâuđeo nhẫn kim cương[hạt soàn]trị gía mười tỷ đồng,tiền đâu ông
Sơn mua hai căn hộ Penhouse ở quận 2 trị
giá 10 tỷ sửa lại thêm hai tỷ trang trí nội thất ba tỷ nữa.Rồi ông
Sơn tiêu tiền không cần đếm dám tổ chức sinh nhật cho con
trai là Trương Tấn Phát ở nhà hàng
tốn hai trăm triệu mua quà tặng vợ ngày 8 tháng 3 tốn 172 triệu,đi du học về khách sạn ở Anh Quôc hai năm tốn 300 ngân usd,tất cả những
chuyện này trang mạng ""Tư
Sang Nham Hiểm ""đều chưng hình
ảnh và chứng từ khiến cho chủ tịch
nước Trương Tấn Sang như võ sĩ bị điểm trúng
yếu huyệt ú ớ luôn
Liên minhdân chủ.
Tin mới nhất nguyên
Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN Đỗ Mười
sau khi tung nhiều phái viên đi mời ngừoi tham gia ban sáng lập Liên Minh Dân Chủ và
kết quả đầu tiên đã có nguyên Ủy viên
bộ chánh trị Đảng Cộng Sản VN nguyênchủ tịch Quôc Hội Nguyễn Văn
An,nguyên ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản VN nguyên trưởng ban Văn Hóa
Tư Tưởng Đảng Cộng Sản VN Trần Trọng Tânvà
luật sư Lê Công Định một ngươi tù lương tâm mới đươc thả dịp tết
Qúi Tỵ tham gia ban sáng lập Liên Minh Dân Chủ.
Tệ quá
Truyền hình
VTV1 tường thuật lễ khai mạc tuần lễ Giỗ
Tổ Hùng Vương tại đền thượng ở núi Nghĩa Lĩnh tỉnh Phú Thọ thiên hạ kinh ngạc thấy Phó Chủ Tịch Nươc Nguyễn Thị Doan măc Âu phục dâng
hương.Nhân vật phương diện quôc gia như phó
chủ tịch nươc sao lại có thể tệ đến
thế đươc nhỉ
Báo Văn Nghệ và chuyện góp ý sửa bản hiến pháp 1992
Báo Văn Nghệ số 2774 ra ngày
13 tháng 4 năm 2013 đã đăng ý kiến
cuảnhà văn Võ Khăc Nghiêm là'Vì
sao không làm hiến pháp mới mà cứ sủa đổi mải vậy"" và yêu
cầu Ủy ban sửa đổi hiến pháp
1992 cũng như quốc hội khi không tiếp thu những ý kiến phản biện của nhân dân
phải mang tính chất khoa
học và lý luận chặt chẽ,đừng bỏ
ngoài tai.
Gay cấn hơn nhà
thơ nữ Lệ Thu ở Bình Đinh đã
viết""Tại điều 70 về lưc lượng vũ trang,Đây là một điều quan trọng,Dự thảo đã sửa đổi điều 45 của
hiến pháp năm 1992 nhưng so với điều
45[ cũ] thì điều 70[mới] vừa thừa vừa thiếu hành văn dài
dòng lủng củng.Cách viết"" Lực lượng
vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành
với Đảng Cộng Sản VN"" rồi mới đến Tổ Quốc và Nhân Dân chẳng những không thêm gì
được cho Đảng mà còn gây phản cảm.Bởi vì Tổ Quốc là thiêng
liêng là vĩnh cửu!Nếu nhất thiết phải đưa cụm từ đó vào thì
nên đặt sau Tổ Quốc và Nhân Dân.
Bình Dương làm xa lộ xuyên qua nghĩa trang quân đội VNCH
Nguồn tin đài
Á Châu Tự Do tiết lộ tỉnh Bình
Dương đang thưc hiện kế hoạch làm
một con đường xa lộ caotốc xuyên
qua nghĩa trang quân đội VNCH thuộc tỉnh này
họ đã cắm cọc tiêu khiến tòa
lãnh sư Hoa Kỳ ở TPHCM phải lên
tiếng vì đó là
nơi an nghỉ của 16.000 chiến sĩ VNCH đã tử tiết.Qúi vị ơi Việt Công là như vậy chúng
luôn đào mả tiền nhân giải tỏa nghĩa
trang thắc mắc làm gì cho thêm mệt.
Hà nội cho chiếu
phim trên đài truyền hình
bôi bác nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh và kịch tác
gia Đinh xuân Cầu
Cả tháng nay đài truyền hình Thuần Việt một đài truyền hình
chuyên trình chiếu những bộ phim truyền hình do VN sản xuất đã chiếu bộ phim Chiến Hạm Nổ Tung
do Công An sản xuất với cố vấn nghiệp vụ là trung tướng Công An Hữu
Ứơc.Cái đăc biệt của bộ phim này là đã bôi bác và bêu
rếu nhà văn quá cố Nguyễn Đưc Quỳnh và kịch tác
gia quá cố Đinh Xuân Cầu..Ôi nghĩa tử là nghĩa tận của mấy ông văn nghệ công an Việt Cộng là như vậy đó.
Nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm với Đất Nước Những Năm Tháng Buồn
Nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm từng là U3y viên bộ Chánh Trị Đảng Cộng
Sản VN trưởng ban Văn Hóa Tư Tưởng kiêm
bộ trưởng Văn Hóa Thông Tin
nay nghỉ hưu về sống tại Huế và
ngày 22 tháng 4 năm 2013 đã sáng
tác bài thơ Đất Nước Những Năm Tháng
Buồn gửi cho nhà văn Nguyễn
Quang Lập chứng tỏ ông còn là nhà thơ Lão Hủ xin trích
nguyên văn
Đất nước những năm tháng
buồn
Nửa đêm thưc dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát
nước trên sa mạc
Chung quanh yên
ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giầu người nghèo
đều ngủ
Cả bầy ve đều lột sác
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đuổi theo một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá
cờ trên cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn
giữ được mầu đỏ?
Bây giờ con cá
hanh có còn bơi trên
sông vắng
Mong gặp con cá
hanh khác?
Bây giờ buổi sáng
buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng
vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khác
yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chẩy xuống má
Không phải gạt vội vì
xấu hổ
Ngước mắt tin yêu
mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng
ta
Trong không gianđầy sợ hãi?
Những cây thông trên
núi Ngư Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuât vàngười
sống hôm nay
22-4-2013
Nguyễn Khoa Điềm
Bài thơ vừa
đươc phổ biến nhà thơ Trần Mạnh
Hảo đoc qua đã vô cùng súc động và lấy giấy bút
sáng tác liền trong hai ngày bài
thơ
Đất nước có bao giờ buồn thế này
chăng
Đêm trong ma
giáo mặt trời đỏ
Những giòng
sông là đất nước thở dài
Chó sủa trăng
nhà ai?
Không phải vầng trăng đất nước
Tôi ngồi ngót
bẩy mươi năm
Chờ một lời nói
thật
Bầy sói chu ý thức
hệ lang băm
Người nông dân bị cướp đất phải hát bài
dân chủ
Đêm đêm thạch sùng tặc lưỡi bỏ đi
Đất nước đang treo trên
sợi chỉ mành
Sợi chỉ mành
16 chữ vàng và lời hứa 4 tốt
Có kẻ rước giặc
lên bàn thờ
Xì sụp lạy khấn
'tan'nhang chủ nghĩa
Những giáo
điều làm cơm nguội bơ vơ
Xin cứ tự do bán
lương tâm cho chó
Vãi linh hồn vào
những thùng rác nhân dân
Mối mọt ăn rào
rào lòng rương cột
Ôi thương thay giẻ rách
cũng tâm thần
Anh sẩm bạc đầu dẫn đường dân tộc
Đám gà què bàn
hiến pháp cối xay
Đất nước có
bao giờ buồn như hôm nay
Những thiên
đường vỡ chợ
Những học thuyết đứng đường
Hoàn lương tượng đài
Hoàn lương chân lý
Nghị quyết còn
trinh bạch cũng hoàn lương
Không ai đuổi cũng giật mình
bỏ chạy
Nhốt hết mây trời vào
hiến pháp tự do
Mơ được đứng bên
lề đường
Nói một câu
gan ruột
Đất nước buồn
Đất nước bị ruồi bu
Đất nước bị cầm tù trong ngực trái
Chưa kịp nghĩ một điều gì
Sao đã toát mồ hôi?
Có nơi nào buồn hơn đất nước tôi
Lý tưởng của loài dơi là
muỗi
Dơi bay đêm
cho đất nước đỡ buồn
Không ai tin vào
hoa hồng nữa
Không ai tin vào
dơi nữa
Dơi về làm
chuột khoét quê hương
Saigon 24 tháng
4 năm 2013
Thơ Nguyễn Khoa Điềm đã hay thơ TrầnManh Hảo còn hay hơn
Thới của những đứa con hoang
Trên mạng
internet vừa tiết lộ đại tướng VC Nguyễn Chí
Thanh[tên khai sinh Nguyễn Vịnh] là con ngoài hôn thú của ông Nguyễn Sinh Khiêm con trưởng của ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc anh ruột
Nguyễn Sinh Cung[Nguyễn Tất Thành-Hồ
Chí Minh]Cũng lại trên mạng internet tiết lộ thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng là con ngoài hôn
thú của đại tướng Nguyễn Chí Thanh và mẹ ông Dũng là
con ngoài hôn thú của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.Thời này đúng là
thời của những đứa con ngoài hôn thú ông Nông
Đức Mạnh nhờ là con ngoài hôn
thú của Hồ Chí Minh nên
đã làm Tổng bí thư Đảng Cộng Sản VN.Thương Tướng Nguyễn Chí Vịnh con khai sinh của đại tướng
Nguyễn Chí Thanh nhưng lại là con ngoài hôn thú của ông Lê Đưc Thọ nên
thiên ha dè bỉu chê
bai đủ điều vẫn cứ thăng quan tiến chưc phom phom.
Chuyện khó
tin nhưng lại có thật…
Một nguồn tin thông thạo vừa tiết lộ các ông Trần Huỳnh Duy Thức,Lê Công Đinh Lê
Thăng Long bi bắt rồi ra tòa
lãnh án ở tù là
vì các ông nghe lời ông Nguyễn Sĩ Bình Tổng bí
thư Đảng Nhân Dân Hành Đông nhận
những tài liệu của ông này viết bài tố cáo
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Cũng theo nguồn tin này thì
những tài liệu ôngBình chuyển cho các
ông Thức Định và Long là do ông Trương Tấn Sang Ủy viên chánhtrị Đảng Cộng Sản VN kiêm thường trực Ban Bí Thư chuyển và
bảo kê sẽ đỡ đầu những ngươi công bố
tài liệu này.Bất ngờ thủ tương Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho công
an'hốt' Trần Huỳnh Duy Thức Lê
Công Định Lê Thăng Long
bỏ tù hết rồi dụ dỗ và
thả Lê Thăng Long cho lập Phong Trào Con Đường VN thả Lê Công Đinh cho lập Liên Minh Dân Chủ.
Một tấcđến trời
Đảng Cộng Sản Trung Quốc bỏ chủ nghĩa Mác Lê
giã từ tư tưởng Mao Trạch Đông theo tư tưởng Mèo Trắng Mèo
Đen Mèo nào bắt đươc chuột cũng đều tốt hết, nghĩa là
tư bản cộng sản thứ nào làm cho dân khá nước mạnh đều tốt cùng thuyết 4 đai diện thế mà chỉ mới dám
phấn dấu cho một xã hội khá
giả.Trong khi Đảng Cộng Sản VN vẫn khư khư duy trì chủ nghĩa Mác
Lê lại còn thêm
tư tưởng Hồ Chí Minh nửa mùa nữa thế mà dám
phét lác một tấc đến trời phấn đấu cho một xã hội dân giầu
nước mạnh thật tức cười quá.
Đền thờ quôc tổ Hùng
Vương bị ếm bùa
Dư luân đang sôn sao về chuyện ông đại sứ Tầu Cộng ở Hà nội tặng tỉnh Phú Thọ một hòn
đá quí tỉnh này
đem lên đền thờ quôc tổ Hùng Vương tại núi Nghĩa Lĩnh thờ từ năm 2009 và từ đó VN gặp đủ chuyện bê bối té ra tảng đá
này có một đạo bùa
ếm VN cho tàn mạt..Chuyện
khó hiểu là tới nay hòn
đá có bùa
ếm VN vẫn cón trên đền Thương thờ quốc tổ Hùng Vương
LÃO HỦ
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 260
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0260
Thursday, October 20, 2016
TRỨNG GÀ TRUNG CỘNG - TRÍ THỨC - TRUYỆN CƯỜI
Friday, May 3, 2013
TRỨNG GÀ ĐỘC TRUNG QUỐC
Lật tẩy công nghệ biến trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta
Có rất nhiều hộ trong làng Đông Ngàn tham gia “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta. Mỗi ngày có tới cả triệu quả trứng “gà ta” từ ngôi làng ven đô này được tuồn vào thị trường Hà Nội để tiêu thụ.
» Trứng gà nhiễm melamine có nguy hại lớn?
» TP.HCM: "Rà" melamine từng hộ kinh doanh trứng nhỏ lẻ
» Mẹo phân biệt trứng gà ta và trứng gà Trung Quốc
» Trứng gà nhập lậu vẫn tràn qua biên giới
» Sẽ siết chặt kiểm tra trứng gà nhập từ Trung Quốc
Cả làng không ai dám ăn trứng gà
Nằm ven đê sông Đuống (chính xác hơn là ngã ba sông Đuống và sông Hồng), làng Đông Ngàn (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) cách trung tâm thành phố chỉ chừng hơn chục km. Vẻ bề ngoài ngôi làng cũng như bao miền quê khác của đồng bằng Bắc bộ, êm ả và tĩnh lặng.
Video kinh hoàng công nghệ tẩy trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta
Nhưng ở đằng sau cái vẻ bề ngoài tĩnh lặng ấy là cả một guồng máy nhộn nhịp với công nghệ “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta mà không nơi nào có thể bì kịp. Theo một số thợ tẩy trứng, có rất nhiều hộ trong làng tham gia tẩy trứng. Mà không chỉ rộ lên vài năm gần đây như báo chí đưa tin, thực tế nghề này đã có ở làng Đông Ngàn từ hơn…chục năm.
Trong vai một cặp vợ chồng về làng mua đất, chúng tôi lang thang “xâm nhập” vào từng con ngõ trong làng để tìm hiểu cái công nghệ kinh dị này. Khác với hình dung ban đầu của chúng tôi, trong làng không hề có mùi axít bốc lên nồng nặc, cũng không dễ tìm thấy những vỏ trứng rơi vãi trên đường làng, cống rãnh… điều ấy cho thấy người làng rất kín đáo khi tẩy trứng, họ hiểu rõ tác hại và sự vi phạm khi làm công việc này.
Đường làng Đông Ngàn yên tĩnh như bao làng quê khác |
Đến khu vực cửa khẩu (lối đi từ trong làng ra bờ đê) có mấy quán hàng tạp hóa lèo tèo và mấy hàng thực phẩm nhỏ. Chúng tôi để ý chỉ có một số trứng vịt được bầy bán, tuyệt nhiên không có trứng gà, người làng hiểu quá rõ về cái gọi là trứng gà ta nên không ai ăn.
Cả triệu trứng vào-ra làng mỗi ngày
Đang đứng ở cửa khẩu thì một chiếc xe ôtô tải loại 2,5 tấn đột ngột rẽ vào. Nhác thấy thùng xe chở đầy trứng, chúng tôi vội bám theo. Chiếc xe chạy sâu vào trong làng, đến một ngôi nhà mái ngói 3 gian có khoảng sân rộng thì dừng lại.
Không biết từ đâu, rất nhiều xe máy xuất hiện, nhanh chóng tham gia dỡ trứng xuống. Mỗi vỉ trứng có 30 quả, các vỉ lại được xếp chồng lên nhau cho dễ vận chuyển. Thật tài tình, nhiều chiếc xe máy chở trứng còn cao hơn đầu người lái, phóng qua phóng lại trong các con ngõ nhỏ. Tất cả số trứng gà trên xe ôtô đều là trứng gà Trung Quốc với màu nâu xỉn đặc trưng.
Một người đàn bà làng Đông Ngàn đang ngồi tẩy trắng trứng. |
Theo những thông tin chúng tôi có được, đều đặn mỗi ngày (cả ngày và đêm) có từ 10-15 chuyến xe tải như thế này chở trứng gà Trung Quốc về làng. Mỗi chiếc xe tải chở 10 vạn trứng, nghĩa là có khoảng 1-1,5 triệu trứng về làng/ngày. Đó là còn chưa tính đến một lượng đáng kể xe máy cũng tham gia vận chuyển trứng vào-ra. Và rồi, cũng ngần ấy trứng sau các công đoạn tẩy rửa, hô biến thành trứng gà ta lại được chở ra khỏi làng, đưa sang thị trường Hà Nội tiêu thụ.
H- một thợ tẩy trứng giấu tên tiết lộ cho chúng tôi hay: Trứng gà Trung Quốc là loại trứng chất lượng không cao. Con gà mẹ bị cho ăn loại thức ăn công nghiệp thúc đẻ 2 lần/ngày. Về đến làng, loại trứng này có giá thành khoảng 1.000 đồng/quả; tuy nhiên chỉ cần tẩy trắng thành trứng gà ta thì giá tăng gấp đôi: 2.000 đồng/quả.
“Cả Hà Nội này giờ đố ai tìm được trứng gà ta thật đấy”- H quả quyết- “Tất cả từ các chợ cho đến nhà hàng, siêu thị đều là trứng gà Tàu hết. Chính chúng em đóng gói nilon rồi đem nhập cho họ mà (?). Tính hết chi phí từ thức ăn chuẩn rồi đến chuồng trại… thì một quả trứng gà ta “xịn” phải có giá từ 3.800- 4.000 đồng, lấy đâu ra cái giá 2.000 đồng/quả”.
Tẩy trứng hay đầu độc người tiêu dùng?
Chất dùng để “hô biến” màu quả trứng đang từ nâu xỉn thành trắng be cho giống trứng gà ta là axít clo-hydríc, được người làng mua về từ khu vực Đức Giang (Gia Lâm, Hà Nội). Họ hòa với nước lã theo tỉ lệ nhất định, làm cho cả chậu dung dịch phồng bọt lên như giặt quần áo, rồi ngâm trứng gà Trung Quốc vào. Vài phút sau, từng quả trứng được lấy ra rồi dùng tay lau nhẹ, lau đến đâu thì như có phép thần kỳ đến đấy, cứ trắng nõn nà dần ra.
Nếu cần mỗi hộ có thể rửa tới cả vạn trứng/ngày, cung cấp cho khách. |
Rất đơn giản, chỉ cần vài cái chậu và một khoảnh sân bể nhỏ, từng hộ gia đình trong làng đều có thể tham gia tẩy trắng trứng. “Chiều tối trứng về làng, ra nhận rồi mang về nhà tẩy. Tùy theo nhu cầu bạn hàng, mỗi hộ có thể tẩy từ 1.000 quả cho đến cả vạn quả/ngày”- H cho hay.
Quay trở lại vấn đề vì sao người làng Đông Ngàn không ăn trứng gà- đơn giản vì họ biết chất axít dùng để tẩy trứng kia quá độc. Những chiếc khẩu trang của người ngồi tẩy trứng, thường sau một buổi làm thì đã cứng cả ra vì hơi axít bốc lên. Mùi của loại axít này hơi chua chua, ngai ngái rất dễ đau đầu. Nếu chẳng may đánh đổ ra sân (dù là đã pha loãng với nước lã để ngâm trứng) thì ngay lập tức khoảng sân ấy sẽ sùi bọt lên như bị ngâm ôxi già vậy.
Dưới sự ăn mòn của a-xít, vỏ quả trứng tẩy xong sẽ mỏng đi thấy rõ. Liệu a-xít có thẩm thấu vào trong quả trứng hay không thì chưa rõ, song chỉ cần cầm lên ngược sáng mà nhìn có thể thấy cả lòng đỏ phía trong, khi đập ra chảo thì độ nhớt bám vỏ gần như không có.
Rõ ràng, mua nguyên quả trứng gà Trung Quốc về ăn còn vừa rẻ vừa an toàn hơn loại “trứng gà ta” ngâm a-xít này. Còn nếu để thực sự an toàn thì chỉ có nuôi gà đẻ trong nhà mà thôi.
Theo VietNamnet
Trứng gà làng Đông Ngàn
Đường làng Đông Ngàn
Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.
Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị sẽ suy nghĩ như thế nào?
Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của quý vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !
Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.
Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.
Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị sẽ suy nghĩ như thế nào?
Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của quý vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !
Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.
Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.
Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bã của
tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.
Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?
Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ vô cùng lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.
Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?
Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?
Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ vô cùng lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.
Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?
Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ
nghĩa" không?
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm
Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.
Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".
Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.
Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm
Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.
Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".
Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.
Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.
Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho
gia đình, cho dòng tộc của họ.
Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.
Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?
Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị
Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào
Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.
Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.
Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?
Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị
Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào
Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.
Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại
Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam
không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.
Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Quý vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.
Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.
Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?
Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, Na Uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?
Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?
Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Quý vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.
Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.
Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?
Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, Na Uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?
Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?
Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng
người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.
Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn VN là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.
Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn VN là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.
Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm
là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin
rằng nền KT Việt Nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực
của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của
Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy
cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví
như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với
tội danh tương tự.
Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị
Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu
Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.
Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi trí thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?
Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị
Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu
Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.
Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi trí thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?
Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy
nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt
Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn,
quý vị chính là Việt Nam?
Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".
Quý vị ngu lắm.
Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".
Quý vị ngu lắm.
Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
Đến đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."
Tác giả: Shinra
Kinh hoàng công nghệ tẩy trứng gà “Tàu”
thành trứng gà ta
Có rất
nhiều hộ trong làng Đông Ngàn tham gia “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành
trứng gà Ta. Mỗi ngày có tới cả triệu quả trứng “gà ta” từ ngôi làng ven đô này
được tuồn vào thị trường Hà Nội để tiêu thụ.
Cả làng không ai dám ăn trứng gà
Nằm
ven đê sông Đuống (chính xác hơn là ngã ba sông Đuống và sông Hồng), làng Đông
Ngàn (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) cách trung tâm thành phố chỉ chừng
hơn chục km. Vẻ bề ngoài ngôi làng cũng như bao miền quê khác của đồng bằng Bắc
bộ, êm ả và tĩnh lặng.
Nhưng
ở đằng sau cái vẻ bề ngoài tĩnh lặng ấy là cả một guồng máy nhộn nhịp với công
nghệ “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta mà không nơi nào có thể bì
kịp. Theo một số thợ tẩy trứng, có rất nhiều hộ trong làng tham gia tẩy trứng. Mà
không chỉ rộ lên vài năm gần đây như báo chí đưa tin, thực tế nghề này đã có ở
làng Đông Ngàn từ hơn…chục năm.
Trong
vai một cặp vợ chồng về làng mua đất, chúng tôi lang thang “xâm nhập” vào từng
con ngõ trong làng để tìm hiểu cái công nghệ kinh dị này. Khác với hình dung
ban đầu của chúng tôi, trong làng không hề có mùi axít bốc lên nồng nặc, cũng
không dễ tìm thấy những vỏ trứng rơi vãi trên đường làng, cống rãnh… điều ấy
cho thấy người làng rất kín đáo khi tẩy trứng, họ hiểu rõ tác hại và sự vi phạm
khi làm công việc này.
Đến
khu vực cửa khẩu (lối đi từ trong làng ra bờ đê) có mấy quán hàng tạp hóa lèo
tèo và mấy hàng thực phẩm nhỏ. Chúng tôi để ý chỉ có một số trứng vịt được bầy
bán, tuyệt nhiên không có trứng gà, người làng hiểu quá rõ về cái gọi là trứng
gà ta nên không ai ăn.
Cả triệu trứng vào-ra làng mỗi ngày
Đang
đứng ở cửa khẩu thì một chiếc xe ôtô tải loại 2,5 tấn đột ngột rẽ vào. Nhác thấy
thùng xe chở đầy trứng, chúng tôi vội bám theo. Chiếc xe chạy sâu vào trong
làng, đến một ngôi nhà mái ngói 3 gian có khoảng sân rộng thì dừng lại.
Một người đàn bà làng Đông Ngàn đang ngồi tẩy trắng trứng.
Không
biết từ đâu, rất nhiều xe máy xuất hiện, nhanh chóng tham gia dỡ trứng xuống. Mỗi
vỉ trứng có 30 quả, các vỉ lại được xếp chồng lên nhau cho dễ vận chuyển. Thật
tài tình, nhiều chiếc xe máy chở trứng còn cao hơn đầu người lái, phóng qua
phóng lại trong các con ngõ nhỏ. Tất cả số trứng gà trên xe ôtô đều là trứng gà
Trung Quốc với màu nâu xỉn đặc trưng.
Theo
những thông tin chúng tôi có được, đều đặn mỗi ngày (cả ngày và đêm) có từ
10-15 chuyến xe tải như thế này chở trứng gà Trung Quốc về làng. Mỗi chiếc xe tải
chở 10 vạn trứng, nghĩa là có khoảng 1-1,5 triệu trứng về làng/ngày. Đó là còn
chưa tính đến một lượng đáng kể xe máy cũng tham gia vận chuyển trứng vào-ra.
Và rồi, cũng ngần ấy trứng sau các công đoạn tẩy rửa, hô biến thành trứng gà ta
lại được chở ra khỏi làng, đưa sang thị trường Hà Nội tiêu thụ.
H-
một thợ tẩy trứng giấu tên tiết lộ cho chúng tôi hay: Trứng gà Trung Quốc là loại
trứng chất lượng không cao. Con gà mẹ bị cho ăn loại thức ăn công nghiệp thúc đẻ
2 lần/ngày. Về đến làng, loại trứng này có giá thành khoảng 1.000 đồng/quả; tuy
nhiên chỉ cần tẩy trắng thành trứng gà ta thì giá tăng gấp đôi: 2.000 đồng/quả.
“Cả
Hà Nội này giờ đố ai tìm được trứng gà ta thật đấy”- H quả quyết- “Tất cả từ
các chợ cho đến nhà hàng, siêu thị đều là trứng gà Tàu hết. Chính chúng em đóng
gói nilon rồi đem nhập cho họ mà (?). Tính hết chi phí từ thức ăn chuẩn rồi đến
chuồng trại… thì một quả trứng gà ta “xịn” phải có giá từ 3.800- 4.000 đồng, lấy
đâu ra cái giá 2.000 đồng/quả”.
Tẩy trứng hay đầu độc người tiêu dùng?
Chất
dùng để “hô biến” màu quả trứng đang từ nâu xỉn thành trắng be cho giống trứng
gà ta là axít clo-hydríc, được người làng mua về từ khu vực Đức Giang (Gia Lâm,
Hà Nội). Họ hòa với nước lã theo tỉ lệ nhất định, làm cho cả chậu dung dịch phồng
bọt lên như giặt quần áo, rồi ngâm trứng gà Trung Quốc vào. Vài phút sau, từng
quả trứng được lấy ra rồi dùng tay lau nhẹ, lau đến đâu thì như có phép thần kỳ
đến đấy, cứ trắng nõn nà dần ra.
Nếu cần mỗi hộ có thể rửa tới cả vạn trứng/ngày, cung
cấp cho khách.
Rất
đơn giản, chỉ cần vài cái chậu và một khoảnh sân bể nhỏ, từng hộ gia đình trong
làng đều có thể tham gia tẩy trắng trứng. “Chiều tối trứng về làng, ra nhận rồi
mang về nhà tẩy. Tùy theo nhu cầu bạn hàng, mỗi hộ có thể tẩy từ 1.000 quả cho
đến cả vạn quả/ngày”- H cho hay.
Quay
trở lại vấn đề vì sao người làng Đông Ngàn không ăn trứng gà- đơn giản vì họ biết
chất axít dùng để tẩy trứng kia quá độc. Những chiếc khẩu trang của người ngồi
tẩy trứng, thường sau một buổi làm thì đã cứng cả ra vì hơi axít bốc lên. Mùi của
loại axít này hơi chua chua, ngai ngái rất dễ đau đầu. Nếu chẳng may đánh đổ ra
sân (dù là đã pha loãng với nước lã để ngâm trứng) thì ngay lập tức khoảng sân ấy
sẽ sùi bọt lên như bị ngâm ôxi già vậy.
Dưới
sự ăn mòn của a-xít, vỏ quả trứng tẩy xong sẽ mỏng đi thấy rõ. Liệu a-xít có thẩm
thấu vào trong quả trứng hay không thì chưa rõ, song chỉ cần cầm lên ngược sáng
mà nhìn có thể thấy cả lòng đỏ phía trong, khi đập ra chảo thì độ nhớt bám vỏ gần
như không có.
Rõ
ràng, mua nguyên quả trứng gà Trung Quốc về ăn còn vừa rẻ vừa an toàn hơn loại
“trứng gà ta” ngâm a-xít này. Còn nếu để thực sự an toàn thì chỉ có nuôi gà đẻ
trong nhà mà thôi.
TIỂU BỐI * LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC
Lưu Manh hóa tri thứcTiểu BốiTheo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,….
Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu. Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.” [2]
Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình.
Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột , đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3] . Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên , Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức.
Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học – sáng tạo – sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống… Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình… “sản xuất mì tôm”.
Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu quốc tế như : Sam Sung, Huyndai . Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota . Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.
Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bị lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo ( đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm) , lãng phí cả khâu sử dựng ( Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).
Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng , dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đợi mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình.
Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.
Nghèo , dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội . Cái tội là ở chổ : nghèo, đói , lạc hậu , thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chiu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ , để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình . Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước, nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.
Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?
Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm , muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm” . Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:
– Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.
– Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bất chính không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, độc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều, xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.
– Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng .
– Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “dẫn dắt” ( chăn dắt!?) thế hệ kia.
– Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hối lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra . Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn !
– Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng , đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….
Và cứ thế , mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người , nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo và dẫn dắt tồi tệ .
Trong một xã hội, khi “sự thật” bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ ” người sáng” cũng trở thành “người mù” , người thẳng cũng thành “còng lưng” . Hoặc im lặng, cúi đầu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.
Với mức giá, mức lương hiện tại , Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống.
Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu , nâng cao chuyên môn tay nghề ,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền kiếm sống, làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội…
Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội !
Chưa dừng lại ở đó ,Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ.
Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi …) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng.
Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.
Mặt khác , một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định , cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ .
Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai , họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao.
Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm.
Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.
Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.
Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.
[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra. [2] Tính toán của các chuyên gia dựa trên báo cáo của WB năm 2007 [3]Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc Gia.30/12/2012Theo blog FB củaTB
THƠ VĂN CHÂM BIẾM
Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
Sư phạm trước tính làm thày
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
Sư phạm trước tính làm thày
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
Theo: Tinmoi
Adam và Eva là người nước nào ?
Một người Pháp, một người Mỹ và một người Viêt Nam
tranh luận xem Adam và Eva là người nước nào.
Người Pháp nói: “Trần truồng và trụy lạc ngay trước mặt Thượng đế,
lãng mạn như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.
lãng mạn như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.
Người Mỹ nói: “Tự do luyến ái đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc,
chỉ cần đừng đụng đến điều cấm, nhưng với khát vọng tự do cá nhân
họ vẫn không chịu sự cấm đoán đó, thì chỉ có thể là dân Mỹ”.
Cuối cùng, người Viêt Nam nói:
“Không áo, không quần, nhà cửa chẳng có,
thậm chí đến ăn một trái táo mà cũng bị cấm,
thế mà vẫn luôn miệng bảo là đang sống trên
Thiên đường, thì chắc chắn là dân … Việt Nam”!!!
“Không áo, không quần, nhà cửa chẳng có,
thậm chí đến ăn một trái táo mà cũng bị cấm,
thế mà vẫn luôn miệng bảo là đang sống trên
Thiên đường, thì chắc chắn là dân … Việt Nam”!!!
HUY PHƯƠNG * NƯỚC MỸ TRONG TÔI
Tạp ghi Huy Phương
Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ. Chúng ta những ai hiện nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải qua
Bức tường đá đen ở Washington, D.C. (Hình: Huy Phương)
|
Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ. Những người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người.
Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 300 năm. Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm.
Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.
Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà. Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi. Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ. Phải chăng vì vậy, mà đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa.
Quê hương ngày nay chỉ còn là nơi thăm viếng mà không phải là nơi để trở về. Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ. Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong. Ðời sau, còn giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không, lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy trì, gìn giữ!
Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam. Cả cái bàn thờ nhang khói, hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà.
Ðiều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ.
Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường, không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết. Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi thơm nữa. Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau.
Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội. Ðiều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra. Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải đừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng còi? Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơi, có một chút mỉa mai, không phải là quê nhà của mình.
Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảm, lừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại.
Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: “ Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy!” Như người mới vào chợ cá, lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà mình không hay biết. Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không? Hay đó là chuyện bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa!
Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.
Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi.
VŨ THẾ THÀNH * CHUYỆN CỦA MỘT THỜI
CHUYỆN CỦA MỘT THỜI
Vũ Thế Thành
Vũ Thế Thành
Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi mail cho tôi: “ … Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy 2 bánh nổi không?….” . Chạy 2 bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô 3 bánh có thể chạy bằng 2 bánh.
Tên
Việt kiều này có thời là đồng nghiệp…xích lô của
tôi. Nó đang theo ban triết (Tây) thì đứt phim.
Sau 75, mọi ngành học bên văn khoa (trừ ngoại
ngữ) đều có vấn đề, môn triết lại càng có vấn đề
hơn nữa. Nó (phải) bỏ học, sống lông bông đủ
kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố
cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm
việc tại một trung tâm nghiên cứu.
Một
buổi chiều cũng dạo tháng tư
thế này, lang thang ngoài phố, tình cờ gặp y
đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho
tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề
đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện
ly kỳ bụi bặm. Y bảo : “ Tao mướn xe tháng,
xài không hết công suất, chiều tôi hay sáng sớm
gì đó, khi nào rảnh, mày lấy xe chạy kiếm thêm
tiền”. “ Tao chưa thử xích lô lần nào. Có dễ chạy không?”, tôi hỏi. “ Không khó lắm”.
Nói
vậy cũng hơi ngần ngừ, tôi đang
dạy kèm thi đại học cũng kiếm thêm được chút
đỉnh đủ nhậu lai rai. Một bà bước đến bên bàn
nhậu hỏi:
-Xích lô! có đi không?
-Nghỉ rồi dì, thằng bạn lắc đầu
Vài ly rượu đủ làm tôi bốc lên :
-“Ngồi đó chờ. Để tao!” , tôi quay qua bà khách: “ Dì đi đâu?”
Hình
như tôi có khiếu… đạp xích lô. Chẳng cần tập
tành gì cả, mọi thứ đều an toàn, trót lọt. Nửa
tiếng sau, tôi trở lại quán rượu, đặt số tiền
của cuốc xe đầu tiên lên bàn, cười sảng khoái: “ 5 giờ rưỡi chiều mai, tao ghé nhà mày lấy xe”.
Những
năm sau 75 mọi thứ đều đổi đời. Một thằng đạp
xích lô như tôi cũng phải ăn mặc và ứng xử như
một người đạp xích lô. Ống quần chân phải xắn cao
để khỏi bị xích xe nghiến nát quần, tai nạn dập
mặt cũng không chừng. Nhưng điều quan trọng là
phải đội nón, tránh nắng là chuyện nhỏ, tránh gặp
mặt người quen mới là
chuyện lớn. Không ít lần tôi đã đụng phải học
trò, đồng nghiệp, thậm chí cả bạn (gái) ngoắc
xe. Đời lắm nỗi oái oăm!
Có
lần tôi chở hai bà khách, mà trọng lượng của cả
hai chắc cũng trên tạ rưỡi. Trưa nắng, dốc cầu
Thị Nghè dài như …vô tận. Tôi chợt thấm thía câu
thơ của Cao Bá Quát: “ Trời nắng chang chang người trói người…”.
Hai bà khách vô tư cười nói, sao hai bả không
xuống xe đi bộ 1 quãng cho mình đỡ khổ ! Cho dù
thế nào, có Chúa làm chứng, tôi đã tận lực làm
tròn nhiệm vụ của thằng đạp xích lô, nhưng lực
bất tòng tâm, dốc mỗi lúc mỗi cao, tôi không còn
ghì nổi tay lái, đành phải buông để xe đổ nhào về
phía trước… Đôi khi con người cũng nên biết lắng
nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe
nhạc.. trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn
chăng?
Một
trường hợp khác, tôi chở một bà khách ăn mặc quý
phái, túi da, vòng vàng, son phấn sáng rực. Thỏa
thuận địa điểm và giá cả xong, tôi khởi hành, dù
giá hơi hẻo, nhưng
chở một người thì xe cân bằng, dễ chịu hơn chở
xe trống. Khi tới nơi, bà khách nói đi xích tới
nữa, sắp tới, và tới nữa,… cũng cả hơn 2 cây số.
Đến đây thì tôi hiểu mình bị lừa vặt, dừng xe
lại, và lịch sự mời bà khách xuống. Bả sừng sộ :
“ Mày là thằng đạp xích lô, chứ là cái thá gì mà đòi đuổi bà xuống….”
. Tôi nổi nóng, nhảy xuống xe, định ăn thua đủ,
nhưng thoáng thấy quần mình đang mặc, ống thấp
ống cao,…Trong nháy mắt, tôi chợt nhận ra đúng
thân phận, mình chỉ là thằng đạp xích lô. Tôi xua
tay : “
Tặng bà cuốc xe đó”, rồi lên xe đạp thẳng, còn kịp nghe tiếng nguýt đuổi theo: “ Xí….! Nghèo mà còn làm phách…”
Những
năm cuối thập niên 70, đầu 80 chẳng ai sống bằng
lương nhà nước nổi. Lương kỹ sư khoảng 73 đồng.
Nhu yếu phẩm gạo (13kg), đường (0,5kg), thịt mỡ
(0,6kg),..được mua theo giá chính thức. Cũng phải
kể, đàn ông được thêm mua 3 gói thuốc đen, phụ
nữ vài thước vải mùng. Mấy thứ này ngốn hơn nửa
tiền lương rồi. Còn giá thị trường đại khái thế
này: 3
đồng/ tô phở bình dân, 3 đồng/xị rượu hạng bét,
0,5 đồng/ly cà phê bắp,.. Đó là mức sống tiêu
chuẩn cán bộ (kỹ thuật) là thế. Còn dân thường
hầu như phải vật lộn theo giá thị trường, sổ gạo
khi có khi không, chen lấn, khoai mì, bo bo, hàng
độn đủ thứ… Vậy mà thiên hạ vẫn sống, vẫn loay
hoay kiếm cái gì đó để ăn, để tồn tại. Sức đề
kháng của con người để sinh tồn trong nhiều
trường hợp thật không tưởng tượng nổi. Sau này
tôi mới hiểu vì sao mấy ông tù cải tạo, phải chờ
thả về mới chịu…đổ bệnh.
La
cà trong giới xích lô tôi mới biết ra rằng,
không ít người là trí thức (cũ) đã chọn con đường
mưu sinh này. Khá bộn cái gọi là “ngụy quân,
ngụy quyền” cũng tham gia vào nghề này. Họ khó có
chọn lựa nào khác. Ai cũng tìm cách che giấu
thân phận, nhưng “phát hiện” ra nhau không phải
là điều khó. Lúc ế độ, không có khách, táp xe vào
bóng mát nào đó, nằm khểnh trên xe đọc sách: tri
thức vẫn là một nhu cầu, ngoài chuyện ăn uống.
Tôi
biết có nhiều nhà giáo sau 75 bỏ nghề để đi hớt
tóc dạo, bán thuốc lá lẻ, sửa giày dép,.. Tôi hỏi
một vị : “ Bộ không được lưu dụng hay sao mà bỏ nghề giáo, làm nghề này chi cho cực?”. “ Không, tôi tình nguyện “mất dạy”. Tôi thà “mất dạy”…”, ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn.
Có
một nghề mà mấy ông cựu thầy giáo rất thích, đó
là nghề bơm mực bởi vì ít nhiều nó dính dáng tới
văn phòng tứ bảo, cũng gần gần
với cái “nghiệp” năm xưa của mấy ổng. Tôi xin mở
ngoặc một chút để các bạn trẻ có thể hình dung
về nghề lỗi thời này. Bút bi mà các bạn đang
dùng, xài hết mực thì vất đi. Sau 75, bút bi
thuộc loại “quý giá” và là hàng dễ hỏng. Bút nào
mà xài được tới hết mực, được xem là hàng…chất
lượng cao, xài hết thì mang ra ngoài đường bơm
mực, xài tiếp. Nói tới bút dỏm, mà không nói tới
giấy dỏm thì có vẻ hơi thiếu.
Giấy vàng khè, còn
lộm cộm những bã rơm rạ nghiền chưa kỹ, đè bút
mạnh tay một chút để ra chữ, có khi văng cả bi
ra ngoài. Tôi còn lưu giữ khoảng vài trăm trang
giấy như thế, trên đó là bút tích các báo cáo và
bản dịch tài liệu kỹ thuật. Đôi lúc nhìn lại
thấy ngậm ngùi. Quả là một thời kiên nhẫn không
cần thiết.
Không
phải khách đi xích lô nào cũng hãm tài như tôi
vừa kể ở trên. Khách đàn ông dễ chịu hơn, ít kì
kèo. Khách nhi đồng thì miễn trả giá, cỡ nào tôi
cũng chạy. Khách hào phóng nhất, mà đôi khi cũng
xù tỉnh queo nhất là mấy em đi…khách, hôm nào
trúng mánh thì trả đậm, lỡ
trật mánh thì hẹn…kiếp sau. Có khách hàng lên
xe, buông một câu: “ Anh chở tôi đi đâu loanh quanh cũng được, đi đủ 2 tiếng đồng hồ.”.
Thời buổi lúc đó, lên voi xuống chó, tình đời
đen bạc, đẩy đưa, tâm tư chất chứa gì đó, người
khách im lặng suốt cuốc xe. Tôi chở khách, chở
luôn nỗi buồn thời cuộc của họ.
Một
buổi sáng chủ nhật, tôi chở bà khách từ chợ An
Đông. Bà bao xe nguyên ngày, đi nhiều nơi trong
Sàigòn, mỗi nơi đi vào khoảng nửa tiếng, rồi trở
ra đi tiếp. Đi kiểu
này thì khỏe, tôi khỏi tốn công cảo xe lòng vòng
kiếm khách. Tới nơi, khách đi công chuyện của
khách, tôi ngả người lên xe nằm chờ, và lấy sách
ra đọc. Chặng cuối cùng, bà đi tới bến xe miền
Tây, để đón xe đò về Rạch Giá. Có vẻ như đã xong
công việc, bà khách ngồi trên xe vui vẻ bắt
chuyện:
-Anh đạp xích lô lâu chưa?
-Chừng vài tháng
-Tôi thấy anh đâu có dáng đạp xích lô, mặt mày như thế phải là người có ăn học.
-Tôi
đang kiếm sống bằng nghề đạp xích lô mà.
-Ban
nãy tôi thoáng thấy anh đọc truyện tiếng Anh,
quyển gì, à…16 skeletons in closet
Bà khách này đáo để quá… Tôi im lặng hồi lâu.
-Sao anh không đi?
-Đi đâu?, tôi vờ ngớ ngẩn
-Ở đây khó sống. Bên kia còn thấy tương
lai…
Tới bến xe, bà trả tôi gấp đôi số tiền thỏa thuận. “Anh không muốn đi thật sao?”.Tôi lờ mờ hiểu ra công việc của bà sáng nay, “ Tôi có hoàn cảnh riêng. Chúc chị đi bằng an”.
Đi vài bước, bà khách chợt quay lại, rút trong túi xách quyển sách:“ Anh cầm quyển này mà đọc” . Tôi chưa kịp cám ơn bà đã quầy quả đi ngay vào bến. Đó là quyển tiểu
thuyết “ Chiếc cầu trên sông Drina” của Ivo Andritch
Sáu
tháng đạp xích lô, tôi hiểu ra được nhiều mảng
đời, nhiều số phận. Cuộc sống đảo điên và kỳ lạ,
một chút tàn nhẫn, một chút thánh thiện, không
đơn giản như những gì tôi chúi mũi trong phòng
lab.
Biết
bao chuyện của một thời, không sao nói hết. Nói
ra không phải để “khoe khoang” một thời khổ cực.
Đâu chỉ có chuyện cơm áo gạo tiền mới làm mình
khổ cực.
Khổ nhiều thứ, khổ tinh thần, đến giờ vẫn còn
khổ. Tôi nhớ câu nói của một người bạn đã khuất
núi: “ Nghèo thì ăn bắp ăn khoai cũng chịu được, nhưng chịu nhục thì không”. Có cách nào khác không?
Trong
những ngày gian khổ đó, bên cạnh những mảng tối,
vẫn còn đâu đó vài điểm sáng. Thèm miếng thịt,
thèm lắm, vậy mà dĩa thịt trong mâm cơm nhiều khi
còn đầy, ngừơi này nhường người nọ, không ai nỡ
gắp. Tuổi trẻ thời nay không hình dung nổi chuyện
lẻ tẻ đó. Thế hệ @ là
phải nhanh như điện xẹt, yêu cuồng sống vội. Đối
với họ, cuộc sống là hưởng thụ, đề cao cá nhân,
ứng xử theo kiểu bầy đàn mà quên chia sẻ.
Thanh
niên thiếu nữ giành giựt hoa ở hội chợ hoa Hà
Nội năm nào chẳng phải là điều đáng suy nghĩ hay
sao? Hay chỉ mới hôm qua, báo đưa tin, cả ngàn
fan nữ thảng thốt vì vẻ đẹp của một ngôi sao Hàn
quốc. Cũng chả trách bọn trẻ được, một khi triết
lý giáo dục xem con người là phương tiện cho mục
tiêu nào đó, chứ không xem con người là cứu
cánh.
Chiếc
cầu trên sông Drina được xây từ thế kỷ 16, nối
liền Bosnie và Serbie, khi đó Nam Tư còn thuộc đế
quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Máu và nước mắt, thù hận và
nhẫn tâm, biết bao sự cố to nhỏ xảy ra chung
quanh cây cầu trải suốt 400 năm, từ chiến tranh
bệnh dịch cho đến cái chết của một thiếu nữa lao
mình xuống sông Drina. Rồi chiếc cầu cũng bị giật
sập trong cuộc chiến đầu thế kỷ 20, mang theo
nỗi ê chề của cô chủ quán già Lotika vì tình đời
bạc bẽo. Số phận của chiếc cầu và thân phận của
con người. Bốn trăm năm có là
giấc mộng?
Sàigòn
bây giờ vẫn còn xe xích lô, nhưng chủ yếu để
phục vụ du lịch, chở khách Tây. Nó trở thành hàng
trang điểm cho cuộc đời.
Người
Đà Lạt nói : “ba chiều, chín chiều”, nghĩa là ba
chiều mưa, qua đến chiều thứ tư vẫn còn mưa, thì
sẽ mưa thêm 5 chiều nữa. Bây giờ Đà Lạt đang
mưa, đến chiều thứ ba rồi, và có lẽ với tháng tư
này, mai sẽ còn mưa nữa, mưa cho đủ chín chiều,
có khác gì “cửu hồi trường”, chín
chiều quặn đau?
Tôi
nhìn ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi
trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một,
chẳng vội vàng gì. Vậy là 38 năm đã trôi qua,
rồi câu chuyện 400 năm chiếc cầu trên sông Drina,
và còn biết bao nhiêu chuyện của một thời chưa
nói hết. Buồn !
Đà Lạt, 28/4/2013
Vũ
Thế Thành
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 260
Posted by
vanhoa
at
7:33 PM
No comments:
Một góc nhìn về tòa nhà nơi đặt trụ sở mới của tờ Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh. (Nguồn: hugchina.com)
Cái triết lý của Trung Quốc bây giờ cũng chỉ là tứ khoái, đề cao cuộc chiến phòng the. Cái triết lý này Việt Nam có từ lâu, nhưng dân Việt Nam ta có hai mặt khác nhau. Các ông cộng sản cấm tiểu thuyết lãng mạn, cấm truyện khiêu dâm, cho nên một nhà văn Liên Xô đã phê bình văn học Việt Nam hiện đại là văn học không có "con kẹc"! Trong học đường, trong quân đội, ai ôm ấp yêu đương là bị kết tội tiểu tư sản, lãng mạn, hủ hóa và bị trừng phạt trong khi bác Ba, anh Ba Duẩn, anh Lê đức Thọ, Trần Văn Trà, Phạm Văn Trà.... tha hồ năm thê bảy thiếp!
Người Trung Quốc gian ác nhưng cũng có chút thành thật hơn Việt Nam. Mao Trạch Đông lấy hàng tá vợ, có hàng trăm mỹ nữ trong cung điện sẵn sàng phục vụ ông mà ông đâu giấu diếm, còn bác Hồ ta cũng hàng tá nhi đồng chầu chực chăn gối, hàng tá vợ thế mà cứ muốn làm thánh, lúc nào cũng nói hy sinh hạnh phúc gia đình cho sự nghiệp cách mạng.
Biểu tượng sinh thực khí nam của tòa Nhân dân nhật báo cũng nói lên sự khao khát tình dục của dân Trung Quốc. Vì chính sách một con nên các bé gái bị giết cho nên tình trạng nữ thiếu nam thừa. Hiện nay có khoảng 20 triệu thanh niên Trung Quốc không tìm ra vợ. Không những thanh niên cần vợ mà các ông già 70-80 cũng cần cái hĩm vì bây giờ họ có nhiều tiền, họ cần hầu non, tuổi 15 còn trinh cho các cụ thưởng thức sau một thời gian theo Mao bài phong đả thực.
Cuộc chiến hiện nay là cuộc chiến do tân thực dân Trung Quốc tiến ra bên ngoài để chiếm dầu khí, lương thực, đất đai và công ăn việc làm. Trong đó cũng có mục đích là chiếm lá đa để phục vụ cho hơn 20 triệu thanh niên không vợ. Như vậy rõ là Marx nói bậy vì sắp tới là cuộc chiến xăng dầu, đất đai, tài nguyên và lá đa chứ không phải là đấu tranh giai cấp
Cuộc chiến này, nếu không thắng thì cũng giải quyết được nạn nhân mãn, nạn trai thừa gái thiếu của Trung Quốc. Có thể là cuộc chiến tranh bằng bom đạn, mà cũng có thể là cuộc chiến bằng đầu buồi của các chiến sĩ Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Miên, Lào, Thái, Ấn Độ...có thể là tầm ngắm của Hồng quân Trung Quốc.
Như đã nói ở trên, các biểu tượng của trụ sở Nhân Dân nhật báo Trung Quốc vừa là bình dân giản dị mà cũng là triết lý thâm sâu. Trên bầu trời, và xung quanh ta đều có khí. Trong vũ trụ có hai khí là âm và dương.Âm là nữ, là tiêu cực, dương là nam, là tích cực. Trụ sở này dùng biểu tượng sinh thực khí nam giới tức là ca tụng khí hào hùng, sự tích cực, lòng hăng say chiến đấu...Và con người ta thở khí trời và có sức mạnh tinh thần. Sức mạnh này là "chí khí" hay " ý chí". Nguyễn Công Trứ ca tụng cái khí "hạo nhiên" tức chí khí hào hùng của người trai:
Như vậy tay kiến trúc sư này tuy theo cộng sản nhưng y cũng hiểu thấu triết lý văn chương Trung Hoa cổ đại!
Trụ sở Nhân Dân nhật báo dùng biểu tượng cái buồi là cũng để đề cao cái" chí đại chí cương" của binh sĩ Trung Quốc, thanh niên Trung Quốc trong giấc mơ Đại Hán như Thuỵ My đài RFI đã thuật lại lời của một cư dân mạng Trung Quốc châm chọc : « Có thể nói Nhân dân Nhật báo đang vươn tới tầm cao, có hy vọng đạt được giấc mơ Trung Hoa » - ý nói câu khẩu hiệu « giấc mơ Trung Hoa » của ban lãnh đạo mới Trung Quốc, hô hào về lòng tự hào dân tộc và sức mạnh vừa tìm lại được. http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130503-trung-quoc-tru-so-moi-cua-nhan-dan-nhat-bao-co-hinh-dang-%C2%AB-nhay-cam-%C2%BB
Biểu tượng này phải chăng là một lời kêu gọi thanh niên Trung Quốc vùng lên đem cái chí đại chí cương mà dương danh cùng thiên hạ. Bên kia là núi là đồi, là thế giới tươi đẹp, thanh niên Trung Quốc hãy xông lên chiếm lấy. Gái Âu Mỹ đẹp lắm, hãy tiến lên mà làm chủ những tấm thân ngà ngọc đó. Cuộc chiến này thú vị lắm, hấp dẫn lắm, sẽ cho ta khoái lạc vô cùng của kẻ chiến thắng thẳng tay chiếm lấy các chiến lợi phẩm nõn nưỡng như một câu thơ Việt Nam đã nói về cái men say chiến thắng:
Quân ta quỳ xuống đâm quân nó,
Nước nó giao hòa với nước ta!
Cũng có thể biểu tượng của Nhân Dân Nhật Báo nói lên tâm lý bị ức chế sau nửa thế kỷ dưới gông cùm Mao Trạch Đông? Phải chăng đó là tâm lý "ăn no rững mỡ" của nhà giàu Trung Quốc? Phải chăng đó cũng là biểu hiệu của bệnh cuồng dâm cho nên họ " khoe của" to dài một cách công khai?
Phải chăng bây giờ thanh niên TRung Quốc , nhân dân Trung Quốc cũng giống thanh niên Mỹ, nhân dân Mỹ đứng lên đòi "sex is beter than war"( tình dục tốt hơn là chiến tranh)
Thanh niên Trung Quốc bây giờ khác hẳn thanh niên Trung quốc thời Mao. Lúc đó, hàng triệu thanh niên theo Marx, theo Mao lăn xả vào lửa đạn cho lý tưởng dân tộc và giai cấp. Thanh niên Trung Quốc bây giờ là con một, được cha mẹ nuông chiều, không cho con tập thể thao hay làm việc nặng nhọc sợ hư hao thân thể! Họ quơ cào được vài chục ngàn đô liền cho con du học Canada, Mỹ, Úc để tìm cách lấy vợ lấy chồng mà ở lại, chẳng muốn về phục vụ tổ quốc thân thương của họ. Tổ quốc của họ bây giờ nguy hiểm vô cùng, dù là họ thuộc giai cấp mới, họ cũng cảm thấy buồn nôn, sợ hãi cho đất nước Trung Hoa của họ mà chạy trốn. Con cái họ sang du học Canada, Mỹ, Úc khoe rằng cha mẹ họ là tỷ phú, sẽ kinh doanh Mỹ, Úc, Canada, Việt Nam....
Nhiều chàng và nàng tham của quý Trung quốc, làm hôn thú, bảo lãnh xong mới biết mình lầm mà đưa anh, đưa em sang đây! Gia thế đã thế, còn bản thân chàng và nàng Trung Quốc vì được kiều dưỡng, chẳng thiết làm việc, không biết nấu cơm, quét nhà, chỉ biết ăn xong lại nằm... Nói chung, thanh niên Trung Quốc bây giờ lười biếng, không thích tranh đấu, chỉ thích hưởng thụ. Sĩ quan, tướng tá, bộ trưởng, giám đốc là mua bán và do quyền thế cha mẹ, còn họ chỉ có gian tham, không còn tài năng nào khác. Vậy thì thanh niên Trung Quốc một lớp bỏ trốn ra ngoại quốc, một lớp bất tài, không ý chí thì lấy đâu lực lượng mà xâm lăng thế giới, thực hiện giấc mơ Đại Hán bành trướng ? .
Họ bây giờ giống dân Mỹ đã hô to " sex is better than war". Cái hình đặc thù của tòa soạn Nhân Dân nhật báo là biểu thị cái xu hướng duy vật, hưởng lạc của nhân dân Trung Quốc ngày nay. Nhân dân như thế thì đánh đấm làm sao hỡi ông Tập Cận Bình?
Bị người ta chửi rủa hay vẽ đầu rùa vào mặt thì chẳng nói làm chi, nay tự mình vẽ buồi vào mặt tức là mình tự chửi mình, mạ lị mình là xấu xa, đê tiện. Về tâm linh, hình tượng của Nhân Dân nhật báo là một điềm xấu báo trước sự sụp đổ của chế độ xấu xa, tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
--
“Bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi”.Việc ông chủ tịch nước cũng phải “sợ” các văn bản luật pháp làm khó, làm khổ dân... thêm một lần nữa cho thấy mức độ báo động về công việc làm luật ở VN. Có thể nói, khó mà liệt kê kết những văn bản pháp quy hoặc còn dưới dạng dự thảo hay đã thuộc loại “bút sa gà chết”, khiến người dân đau đầu, xã hội ngẩn ngơ. Có thứ nghị định ban hành cho có, cho “đủ mâm đủ bát” nhưng hiệu quả, hiệu lực đến đâu, như thế nào thì “hạ hồi phân giải”. Loại này có thể thấy qua quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, bán thịt trong 8 giờ, phạt thức ăn đường phố không vệ sinh, cấm vòng hoa và vàng mã trong tang lễ công chức... và mới đây là dự thảo phạt nặng việc xả rác thải nơi công cộng… không thể kể hết.Trong các bài trước, tôi đã đề cập đến “thứ bệnh đáng sợ” này.
Quan bà đi kè kè bên doanh nghiệpÔng Trần Văn Tư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, cũng cảnh báo: “Đang có hiện tượng “quan bà” – phu nhân của quan chức – cùng làm ăn với DN để DN lấy làm bình phong. Tôi thấy một số bà suốt ngày cứ kè kè bên DN. Các DN khác họ nhìn vào cũng nghi ngại, e dè vì thấy một số DN toàn đi với chị Hai, chị Ba...”.Ngoài ra còn nhiều quan chức lật tẩy mánh khóe của vợ con quan chức khi “giả vờ làm kinh tế”.Ông Nguyễn Văn Thạnh, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Cần Thơ, cho rằng cần phải hết sức lưu ý đến những quan chức có vợ con tham gia kinh doanh, lập DN “sân sau”. Ông Thạnh cho biết: “Nói là vợ con làm nhưng thực ra ông này điều hành là chính.
Cồng bà vẫn nguy hiểm hơnTrên đây là những bằng chứng xác thực nhất để chúng ta có thể nhìn rõ hơn những “lệnh ông, cồng bà” thời nay biến chuyển như thế nào. Mỗi ngày nó được “khoa học hóa” nên càng tinh vi, nguy hiểm, tàn nhẫn và công khai. Có điểm hơi giống ngày xưa là “cồng bà” vẫn nguy hiểm hơn thật. Bởi nó kín đáo, được “ngụy trang” dưới nhiều lớp vỏ bọc nào là chỗ quen biết, chỗ thân tình, chỗ làm ăn buôn bán chung, chỗ con cái là bạn bè… và vô số cái chỗ có thể núp bóng được. Khi cần thì giả vờ ly dị cho “nàng” mang theo vài va li đô la, vài cục hột soàn ra nước ngoài hoặc cho con gái lấy… chủ ngân hàng Thụy Sĩ là êm re. Có bề gì, em đi trước, anh theo sau, cả gia đình ta biến hết là thượng sách. Hình như mấy anh đại gia ba Tàu ở Trung Quốc bây giờ cũng đang thực hiện chính sách này đấy, phải không bạn?
Văn Quang – 3-5-2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
kính chuyển
Thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới cực lực tố cáo và lên án Công an cộng sản
dùng bạo lực đánh đập dã man và bắt giữ, tra vấn trái phép những tác giả Nhựt Ký điện tử (blogueurs) trong các buổi thảo luận ngoài trời về Nhân Quyền tại nhiều thành phố ở Việt Nam trong ngày 5 tháng 5 năm 2013.
Genève ngày 8 tháng 5 năm 2013
--------------------------------------------------------------------------------
De: asie2@rsf.org [mailto:asie2@rsf.org] De la part de Benjamin Ismaïl
Envoyé : mercredi, 8. mai 2013 11:55
À: S. Asie
Objet : VIETNAM : Police use violence against bloggers at human rights picnics (ENG / FRA)
REPORTERS WITHOUT BORDERS / REPORTERS SANS FRONTIERES
PRESS RELEASE / COMMUNIQUÉ DE PRESSE
05.08.2013
Le 5 mai 2013, plusieurs blogueurs et net-citoyens, qui s’étaient donné rendez-vous dans plusieurs villes du pays pour un “pique-nique de discussion autour des droits de l’homme”, ont été violemment agressés par la police. Nombre d’entre eux ont été arrêtés avant d’être relâchés.
“Nous condamnons avec force les violences délibérées perpétrées par les forces de l’ordre contre ces acteurs de l’information. Nous sommes profondément inquiets de constater que ces violences inacceptables semblent être la réponse automatique et systématique des autorités à toute initiative en faveur de la liberté d’expression”, a déclaré Reporters sans frontières.
“Les autorités doivent prendre des mesures disciplinaires fermes et exemplaires à l’encontre des policiers responsables de ces violences”, a ajouté l’organisation.
Ces pique-niques, organisés grâce à Facebook, devaient se tenir dans plusieurs villes du pays, parmi lesquelles Saigon, Hanoï, et Nha Trang. A Nha Trang, la sécurité publique a rapidement bloqué les accès au lieu de rendez-vous. Des barbelés ont été installés autour du parc, et la police a frappé les participants à coups de barres de fer et de bâtons.
A Hanoï, les participants ont pu se réunir au bord du lac Hoàn Kiếm, au centre de la ville. Les forces de l’ordre, bien que massivement présentes, n’ont pas empêché la tenue du rassemblement. En revanche, la blogueuse Pham Thanh Nghien, assignée à résidence à Hai Phong depuis sa libération en septembre 2012 au terme de quatre années de prison, souhaitant s’associer symboliquement au mouvement, a organisé un pique-nique dans son jardin avec sa mère. Tandis qu’elle lisait à haute voix la Déclaration universelle des droits de l’homme, les deux femmes ont été violemment agressées par des policiers en charge de leur surveillance.
A Saigon, les blogueurs Nguyen Sy Hoanh (Hanh Nhan) et Nguyen Hoang Vi ont pu organiser un rassemblement dans un jardin public, et distribuer la version vietnamienne de la Déclaration universelle des droits de l’homme. Les échanges en petits groupes ont pu se dérouler durant une heure avant que les employés municipaux ne les chassent, sous prétexte d’arroser les pelouses. Face à leur refus de quitter les lieux, des agents en civil ont employé la force. Nguyen Sy Hoanh et Nguyen Hoang Vi ont été sévèrement battus, avant d’être arrêtés. Hoang Vi a été retenue au poste jusqu’à 3 heures du matin le 6 mai, et les agents ont confisqué son smartphone et sa tablette, sans établir de procès-verbal. Sa soeur, Nguyen Thao Chi, et sa mère, Nguyen Thi Cuc, ont également frappées par des policiers. Thao Chi a eu trois dents cassées et Thi Cuc a perdu connaissance suite à un coup. Un policier lui a par la suite écrasé une cigarette sur le front. Le blogueur Quoc Anh a également été arrêté, interrogé, et violemment frappé par les forces de sécurité.
Me Nam, ainsi que d’autres blogueurs, dont les domiciles sont étroitement surveillés, ont été empêchés de se rendre sur les lieux de rassemblement. Leurs connexions Internet et téléphonique ont été coupées avant la tenue de ces rassemblements.
Image : danlambaovn.blogspot.fr
Benjamin Ismaïl
Head of Asia-Pacific Desk
Reporters Without Borders
Paris - France
+33 1 44 83 84 70
Twitter: @RSFAsiaPacific, @RSF_Asia (中文)
Facebook : facebook.com/reporterssansfrontieres
Skype: rsfasia
Website: http://en.rsf.org/asia,2.html
******************************************
- Ủa? Rồi làm sao nội đi được? Bộ tụi nó giữ lại lon mỡ hả nội? Con gái lớn tôi chen vào.
Lần đó, tôi đi thoát.
Tôi làm việc ở Côte d'Ivoire ( Phi Châu ), cách xa vợ con bằng một lục địa, và cách xa mẹ tôi bằng nửa quả địa cầu. Những lúc buồn trống vắng, tôi hay ra một bãi hoang gần sở làm để ngồi nhìn biển cả. Mặt nước vuốt ve chân cát, tiếng sóng nhẹ nghe như thì thào… những thứ đó làm như chỉ dành cho riêng tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như được dỗ về an ủi. Những lúc đó, sao tôi nhớ má tôi vô cùng. Trên đời này má tôi là người duy nhứt an ủi tôi từ thuở tôi còn ấu thơ cho đến khi trên đầu tôi đã hai thứ tóc. Ngay đến đêm cuối cùng trên quê hương, cũng chính trong vòng tay khẳng khiu của má tôi mà tôi khóc, khi gởi vợ gởi con… Lúc nào tôi cũng tìm thấy ở má tôi một tình thương thật rộng rãi bao la, thật vô cùng sâu đậm, giống như đại dương mà tôi đang nhìn trước mặt.
29/04/2013
Nghe bài này
Gần đây, thông tin từ trong nước liên tiếp cho thấy nhiều trường hợp tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý bị đàn áp rất nhiều khi họ tụ họp lại để lễ lộc hay giỗ chạp. Ngày 1/5 vừa qua, tín đồ Phạt giáo Hoà Hảo đến dự lễ giỗ của Thân mẫu ông Bùi văn Trung - người đang bị giam trong tù - thì họ lại bị ngăn cấm, hăm doạ.
Đàn áp, khủng bố, hăm dọa
Ngày 1 tháng 5 vừa qua, nhằm ngày 22 tháng 3 âm lịch, hàng trăm tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đến dự đám giỗ của Mẹ ông Bùi văn Trung tại xã Phước hưng, quận An phú, tỉnh An giang đã bị lực lượng công an mặc thường phục dùng vũ lực để ngăn cản các đồng đạo đến dự đám giỗ. Chủ nhà là ông Bùi văn Trung, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý đã bị bắt ngày 30 tháng 10 năm ngoái và bị kết án 4 năm tù vì lập đạo tràng niệm Phật tại gia. Con ông Bùi văn Trung là Bùi văn Thâm cũng bị bắt trước đó 3 tháng và bị kết án 2 năm 6 tháng tù vì tội chống người thi hành công vụ. Con gái của ông Bùi văn Trung đang cư ngụ tại nhà để lo lễ giỗ là cô Bùi thị Diễm Thuý cho chúng tôi biết :
« Nó chặn không cho ai vô hết, nó đàn áp nó lấy xe đồng đạo không cho đồng đạo vô. Tìm cách đánh đập không cho ai tới, ..muốn triệt tiêu cái Đạo của mình vậy đó »
Sáng ngày 1 tháng 5, hàng trăm đồng đạo đến nhà cô Thuý để dự lễ giỗ, nhưng đã bị lực lượng công an gần 100 người mặc thường phục chia làm nhiều khối, ngăn trước cửa nhà không cho ai vào. Năm ngoái, cũng vào dịp đám giỗ thân mẫu ông Bùi văn Trung, công an cũng dùng lực lượng vũ trang ngăn cấm không cho đồng đạo đến dự. Cư sĩ Trần Văn Kiệm, cư ngụ tại xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đến An giang để dự lễ giỗ cho biết :
PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : pttpgqt@gmail.com
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 6.5.2013
Công an bao vây chùa Giác Hoa ở Saigon không cho chư Tăng di chuyển
2013-05-06 | | PTTPGQT
1* Mở bài
VẠN MỘC CƯ SĨ - CHÍNH LUẬN - 16 TẤN VÀNG -
VẠN MỘC CƯ SĨ * KIẾN TRÚC TÂN KỲ CỦA TRỤ SỞ NHÂN DÂN NHẬT BÁO TRUNG QUỐC
KIẾN TRÚC TÂN KỲ CỦA TRỤ SỞ NHÂN DÂN NHẬT BÁO TRUNG QUỐC
Đầu tháng năm 2013, nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới được trận
cười thỏa thích về kiến trúc tân kỳ của trụ sở Nhân dân Nhật Báo Trung
Quốc tại thủ đô Bắc Kinh.. Tờ Nhân Dân Nhật báo là cơ quan ngôn luận của
đảng Cộng sản Trung Quốc, là nơi tập trung tinh anh của đảng về ngôn
luận, về văn chương, chính trị, triết học Trung quốc chứ chẳng phải tầm
thường.
Cái cơ quan trọng yếu như thế sao lại giao cho tên kiến trúc sư nào vẽ hình mà đến nỗi làm trò cười cho bốn biển năm châu! Phải chăng đây là một tên phản động chui vào đảng để phá hoại uy tín đảng? Chính y vẽ kiểu hay ai đứng đàng sau xui khiến? Y là một tên vừa bình dân đại chúng vừa thâm nho độc hiểm. Với cái hình thù mà đài RFI và BBC đều gọi là có hình dáng" nhạy cảm" thật ra nó mang dân tộc tính và nhân loại tính. Dân tộc tính là vì dân Trung Quốc cũng như dân Việt Nam thường đem cái ấy ra chửi nhau nhưng mặt khác, người ta cũng xếp cái ấy vào bốn cái quan trọng nhất trong đời người (tứ khoái). Nói về nhân loại tính, vũ trụ tính thì từ loài người ,vi trùng, cho đến cỏ cây đều "Có âm dương, có vợ chồng". Ngay cả thầy tu cũng đòi lấy vợ và có nhiều vợ , hoặc thích nhi dâm như ta đã thấy!
Tôn thờ nõn nường là tục lệ đã có từ lâu tại Ấn Độ và Việt Nam nhưng đó là thời xưa, mà nay tại một vài công viên người ta trưng bày ông Adam và bà Eve để moi tiền du khách còn nay giữa thời buổi văn minh tiến bộ, giữa thủ đô của một cường quốc mà chưng cái buồi thì quả là lạ! Xem truyện Kim Dung, ta thấy người Trung Quốc thích vẽ đầu rùa lên mặt ai đó, hoặc vẽ lên giấy, lên tường. Còn cái đám con cháu bác Phạm Văn Đồng xem hình này thế nào cũng la lên:" Tưởng Trung Quốc tân tiến ghê gớm té ra chỉ là trò " con kẹc" mà thôi!
Cái cơ quan trọng yếu như thế sao lại giao cho tên kiến trúc sư nào vẽ hình mà đến nỗi làm trò cười cho bốn biển năm châu! Phải chăng đây là một tên phản động chui vào đảng để phá hoại uy tín đảng? Chính y vẽ kiểu hay ai đứng đàng sau xui khiến? Y là một tên vừa bình dân đại chúng vừa thâm nho độc hiểm. Với cái hình thù mà đài RFI và BBC đều gọi là có hình dáng" nhạy cảm" thật ra nó mang dân tộc tính và nhân loại tính. Dân tộc tính là vì dân Trung Quốc cũng như dân Việt Nam thường đem cái ấy ra chửi nhau nhưng mặt khác, người ta cũng xếp cái ấy vào bốn cái quan trọng nhất trong đời người (tứ khoái). Nói về nhân loại tính, vũ trụ tính thì từ loài người ,vi trùng, cho đến cỏ cây đều "Có âm dương, có vợ chồng". Ngay cả thầy tu cũng đòi lấy vợ và có nhiều vợ , hoặc thích nhi dâm như ta đã thấy!
Tôn thờ nõn nường là tục lệ đã có từ lâu tại Ấn Độ và Việt Nam nhưng đó là thời xưa, mà nay tại một vài công viên người ta trưng bày ông Adam và bà Eve để moi tiền du khách còn nay giữa thời buổi văn minh tiến bộ, giữa thủ đô của một cường quốc mà chưng cái buồi thì quả là lạ! Xem truyện Kim Dung, ta thấy người Trung Quốc thích vẽ đầu rùa lên mặt ai đó, hoặc vẽ lên giấy, lên tường. Còn cái đám con cháu bác Phạm Văn Đồng xem hình này thế nào cũng la lên:" Tưởng Trung Quốc tân tiến ghê gớm té ra chỉ là trò " con kẹc" mà thôi!
Cái triết lý của Trung Quốc bây giờ cũng chỉ là tứ khoái, đề cao cuộc chiến phòng the. Cái triết lý này Việt Nam có từ lâu, nhưng dân Việt Nam ta có hai mặt khác nhau. Các ông cộng sản cấm tiểu thuyết lãng mạn, cấm truyện khiêu dâm, cho nên một nhà văn Liên Xô đã phê bình văn học Việt Nam hiện đại là văn học không có "con kẹc"! Trong học đường, trong quân đội, ai ôm ấp yêu đương là bị kết tội tiểu tư sản, lãng mạn, hủ hóa và bị trừng phạt trong khi bác Ba, anh Ba Duẩn, anh Lê đức Thọ, Trần Văn Trà, Phạm Văn Trà.... tha hồ năm thê bảy thiếp!
Người Trung Quốc gian ác nhưng cũng có chút thành thật hơn Việt Nam. Mao Trạch Đông lấy hàng tá vợ, có hàng trăm mỹ nữ trong cung điện sẵn sàng phục vụ ông mà ông đâu giấu diếm, còn bác Hồ ta cũng hàng tá nhi đồng chầu chực chăn gối, hàng tá vợ thế mà cứ muốn làm thánh, lúc nào cũng nói hy sinh hạnh phúc gia đình cho sự nghiệp cách mạng.
Biểu tượng sinh thực khí nam của tòa Nhân dân nhật báo cũng nói lên sự khao khát tình dục của dân Trung Quốc. Vì chính sách một con nên các bé gái bị giết cho nên tình trạng nữ thiếu nam thừa. Hiện nay có khoảng 20 triệu thanh niên Trung Quốc không tìm ra vợ. Không những thanh niên cần vợ mà các ông già 70-80 cũng cần cái hĩm vì bây giờ họ có nhiều tiền, họ cần hầu non, tuổi 15 còn trinh cho các cụ thưởng thức sau một thời gian theo Mao bài phong đả thực.
Cuộc chiến hiện nay là cuộc chiến do tân thực dân Trung Quốc tiến ra bên ngoài để chiếm dầu khí, lương thực, đất đai và công ăn việc làm. Trong đó cũng có mục đích là chiếm lá đa để phục vụ cho hơn 20 triệu thanh niên không vợ. Như vậy rõ là Marx nói bậy vì sắp tới là cuộc chiến xăng dầu, đất đai, tài nguyên và lá đa chứ không phải là đấu tranh giai cấp
Cuộc chiến này, nếu không thắng thì cũng giải quyết được nạn nhân mãn, nạn trai thừa gái thiếu của Trung Quốc. Có thể là cuộc chiến tranh bằng bom đạn, mà cũng có thể là cuộc chiến bằng đầu buồi của các chiến sĩ Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Miên, Lào, Thái, Ấn Độ...có thể là tầm ngắm của Hồng quân Trung Quốc.
Như đã nói ở trên, các biểu tượng của trụ sở Nhân Dân nhật báo Trung Quốc vừa là bình dân giản dị mà cũng là triết lý thâm sâu. Trên bầu trời, và xung quanh ta đều có khí. Trong vũ trụ có hai khí là âm và dương.Âm là nữ, là tiêu cực, dương là nam, là tích cực. Trụ sở này dùng biểu tượng sinh thực khí nam giới tức là ca tụng khí hào hùng, sự tích cực, lòng hăng say chiến đấu...Và con người ta thở khí trời và có sức mạnh tinh thần. Sức mạnh này là "chí khí" hay " ý chí". Nguyễn Công Trứ ca tụng cái khí "hạo nhiên" tức chí khí hào hùng của người trai:
Khí hạo nhiên chí đại, chí cương,
So chính khí đã đầy trong trời đất.
So chính khí đã đầy trong trời đất.
Như vậy tay kiến trúc sư này tuy theo cộng sản nhưng y cũng hiểu thấu triết lý văn chương Trung Hoa cổ đại!
Trụ sở Nhân Dân nhật báo dùng biểu tượng cái buồi là cũng để đề cao cái" chí đại chí cương" của binh sĩ Trung Quốc, thanh niên Trung Quốc trong giấc mơ Đại Hán như Thuỵ My đài RFI đã thuật lại lời của một cư dân mạng Trung Quốc châm chọc : « Có thể nói Nhân dân Nhật báo đang vươn tới tầm cao, có hy vọng đạt được giấc mơ Trung Hoa » - ý nói câu khẩu hiệu « giấc mơ Trung Hoa » của ban lãnh đạo mới Trung Quốc, hô hào về lòng tự hào dân tộc và sức mạnh vừa tìm lại được. http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130503-trung-quoc-tru-so-moi-cua-nhan-dan-nhat-bao-co-hinh-dang-%C2%AB-nhay-cam-%C2%BB
Biểu tượng này phải chăng là một lời kêu gọi thanh niên Trung Quốc vùng lên đem cái chí đại chí cương mà dương danh cùng thiên hạ. Bên kia là núi là đồi, là thế giới tươi đẹp, thanh niên Trung Quốc hãy xông lên chiếm lấy. Gái Âu Mỹ đẹp lắm, hãy tiến lên mà làm chủ những tấm thân ngà ngọc đó. Cuộc chiến này thú vị lắm, hấp dẫn lắm, sẽ cho ta khoái lạc vô cùng của kẻ chiến thắng thẳng tay chiếm lấy các chiến lợi phẩm nõn nưỡng như một câu thơ Việt Nam đã nói về cái men say chiến thắng:
Quân ta quỳ xuống đâm quân nó,
Nước nó giao hòa với nước ta!
Cũng có thể biểu tượng của Nhân Dân Nhật Báo nói lên tâm lý bị ức chế sau nửa thế kỷ dưới gông cùm Mao Trạch Đông? Phải chăng đó là tâm lý "ăn no rững mỡ" của nhà giàu Trung Quốc? Phải chăng đó cũng là biểu hiệu của bệnh cuồng dâm cho nên họ " khoe của" to dài một cách công khai?
Phải chăng bây giờ thanh niên TRung Quốc , nhân dân Trung Quốc cũng giống thanh niên Mỹ, nhân dân Mỹ đứng lên đòi "sex is beter than war"( tình dục tốt hơn là chiến tranh)
Thanh niên Trung Quốc bây giờ khác hẳn thanh niên Trung quốc thời Mao. Lúc đó, hàng triệu thanh niên theo Marx, theo Mao lăn xả vào lửa đạn cho lý tưởng dân tộc và giai cấp. Thanh niên Trung Quốc bây giờ là con một, được cha mẹ nuông chiều, không cho con tập thể thao hay làm việc nặng nhọc sợ hư hao thân thể! Họ quơ cào được vài chục ngàn đô liền cho con du học Canada, Mỹ, Úc để tìm cách lấy vợ lấy chồng mà ở lại, chẳng muốn về phục vụ tổ quốc thân thương của họ. Tổ quốc của họ bây giờ nguy hiểm vô cùng, dù là họ thuộc giai cấp mới, họ cũng cảm thấy buồn nôn, sợ hãi cho đất nước Trung Hoa của họ mà chạy trốn. Con cái họ sang du học Canada, Mỹ, Úc khoe rằng cha mẹ họ là tỷ phú, sẽ kinh doanh Mỹ, Úc, Canada, Việt Nam....
Nhiều chàng và nàng tham của quý Trung quốc, làm hôn thú, bảo lãnh xong mới biết mình lầm mà đưa anh, đưa em sang đây! Gia thế đã thế, còn bản thân chàng và nàng Trung Quốc vì được kiều dưỡng, chẳng thiết làm việc, không biết nấu cơm, quét nhà, chỉ biết ăn xong lại nằm... Nói chung, thanh niên Trung Quốc bây giờ lười biếng, không thích tranh đấu, chỉ thích hưởng thụ. Sĩ quan, tướng tá, bộ trưởng, giám đốc là mua bán và do quyền thế cha mẹ, còn họ chỉ có gian tham, không còn tài năng nào khác. Vậy thì thanh niên Trung Quốc một lớp bỏ trốn ra ngoại quốc, một lớp bất tài, không ý chí thì lấy đâu lực lượng mà xâm lăng thế giới, thực hiện giấc mơ Đại Hán bành trướng ? .
Họ bây giờ giống dân Mỹ đã hô to " sex is better than war". Cái hình đặc thù của tòa soạn Nhân Dân nhật báo là biểu thị cái xu hướng duy vật, hưởng lạc của nhân dân Trung Quốc ngày nay. Nhân dân như thế thì đánh đấm làm sao hỡi ông Tập Cận Bình?
Bị người ta chửi rủa hay vẽ đầu rùa vào mặt thì chẳng nói làm chi, nay tự mình vẽ buồi vào mặt tức là mình tự chửi mình, mạ lị mình là xấu xa, đê tiện. Về tâm linh, hình tượng của Nhân Dân nhật báo là một điềm xấu báo trước sự sụp đổ của chế độ xấu xa, tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Sunday, May 5, 2013
HOÀNG THÀNH TRÚC * GIẢI PHÓNG
Written By Chinh Luan on 24 tháng tư 2013 | 07:31
Kính gửi: Thầy Lê Hiển Dương! …Ngẫu
nhiên, “Hiển Dương” : Như mặt trời hiển hiện bất biến – mà “sự thật như
vầng thái dương” không một áng mây nào mãi che khuất được, “rất thật”
chân phương đầy Nhân Cách trong chính bài viết của Thầy, như ánh sáng
“mặt trời”soi rọi vào góc khuất, bóng tối, mà “người ta”quên đi Liêm Sĩ,
cố tình che đậy lừa dối cả dân tộc … “GIẢI PHÓNG” NỔI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT.
Tiến Sỹ Lê Hiển Dương -
Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô
giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng tađang ở vào năm 2010, tức là
2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sựkiện khoa học hay lịch sử
cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó
hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng.
Tiến Sĩ Lê Hiển Dương (Nguyên hiệu trưởng : Đại Học Đồng Tháp) |
Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh
năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685
đến năm 643 trước Công Nguyên… Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm
42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before
Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau
Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ
trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng 4 năm 1975 lại có một mốc định
thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất
nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì “phản cảm”
khi dùng hoặc nghe cụm từ này…
Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói
chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation
of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from
what?…” – (Giải phóng khỏi cái gì ? ) Thì tôi mới hốt hoảng với cách
dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu
hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc
di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì“giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả
đời người…
Còn nhớ ngày 30 táng 4 năm 1975, lúc đó
chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn
khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải
phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của
chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh
“Ngụy kềm, Mỹ kẹp” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc
chúng tôi “giải phóng”. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận
mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn “ngụy quyền ác ôn” !? bị sự trừng
phạt bởi chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng
tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám
hiệu nhà trường thông
báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải
tạo là những sỹquan, “ngụy quyền ác ôn” của chính quyền Mỹ Thiệu đi
ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng
bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá
trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khiđoàn xe tù đi ngang qua là hô hào
toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên “ngụy quyền” ác ôn
này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau
mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo
công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh
dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã “đả thương” được bao nhiêu
sỹ quan ngụy quyền đó.!? Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công,
chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương
vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…??Kết
thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe
chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà
nước chi viện vào miền Nam để mang “ánh sáng văn hóa” vào cho đồng bào
miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên
bị Ngụy kềm Mỹ kẹp chứ đâu có học hành gì !?
Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe
qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang,
Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố
xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu .
Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dụcĐồng
Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng
Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt
nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính
quyền cách mạngđã tịch biên từ tên “tư sản” Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ
choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi
biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là toilet
tự xả nước , bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm
chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ là không có, chỉ sử dụng hố xí lộ
thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, đểtăng gia sản xuất
theo sáng
kiến kinh nghiệm “cấp nhà nước” của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được
bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:
“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…
Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên
quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác
xã viên “can tội trộm cắp” phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp
cho hợp tác xã…!? . Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc
đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu
như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng :
Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”
Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ“giải
phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà
cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước
ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng
đi tìm tự dođó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải
phóng niền nam” và bắtđầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong
niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem
là thành phần trí thức trong xã hội…Dần dần tôi hiểu sâu
hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đangđược dùng trong
kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sựcó mang
lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia
sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng…( từ ngân hàng chế độ
Saìgòn Miền Nam để lại) Nhưng tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã
hội XHCN miề Bắc, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc
bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với nhân dân miền Bắc
là cảnh nhà nhà côi cút vì “sinh Bắc tử Nam” mất con, mất chồng, mất
cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường miền Nam để đi “giải
phóng” và không bao giờ trở về nữa… “Giải phóng” với dân miền Nam cũng
có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất
con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và
mất
hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc nơi mình sinh ra !
"Giải Phóng" Nổi Kinh Hoàng Của Người Dân Việt.Rồi đến “giải phóng mặt bằng”cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho “muôn quan” địa phương, nhưng lại là nỗi ámảnh nỗi hãi hùng của “muôn dân”, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trămđồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê thị Thanh .Chẳng biết người dân Việt nam từnay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này .Đồng Tháp ngày 29 tháng 5 năm 2010Tiến Sỹ Lê Hiển Dương
Nguyên - Hiệu Trưởng-Đại Học Đồng Tháp.Tôi từng là một đồng nghiệp của Tiến Sỹ Lê Hiển Dương, tôi rất hiểu Tiến Sỹ Dương là người rất nhân cách, được sinhh ra và lớn lên từ chiếc nôi của truyền thống cách mạng XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH, nên Tiến Sỹ Dương rất có đầu óc cách mạng, những lúc tra dư tửu hậu, anh Dương vẫn thường xuyên chia sẻ với chúng tôi rằng thế gian này không có cái gì là vĩnh hằng cả, phải thay cũ đổi mới thường xuyên mới hướng đến cái chân thiện mỹ được… Chỉ đáng buồn là người cộng sản ta chỉ vì quyền lợi của một sốcá nhân mà làm hại cho cả dân tộc, làm thoái hóa cả giống nòi…. Nếu đảng ta cứtiếp tục lãnh đạo đất nước thế này thì chẵng bao lâu nữa cả 86 triệu dân Việt mình trở thành vượn khỉ đười ươi hết…. Tôi hết sức tâm đắc với câu nói này của Tiến sỹ Dương và rất trân trọng những trăn trở những suy tư của tầng lớp trí thức cộng sản hiện nay. (Vừa qua trên trang web của trường Đại Học Đồng Tháp có ra thông báo rằng những bài viết ký tên Tiến Sỹ Lê Hiển Dương là có nội dung xấu, là phản động, là mạo danh, thực ra đây cũng là cái trò chữa cháy, bao biện một cách cố hữu, đê tiên và hèn hạ của đảng và nhà nước ta đó thôi!) Sinh ra tiến sỹ Lê Hiển Dương là bố mẹ của ông ấy, còn hiểu tiến sỹ Lê Hiển Dương là chúng tôi, những đồng nghiệp của ông ấy thôi !Hoàng Hà (Bọ Hà)Cựu Giảng Viên Tâm Lý Giáo Dục Học – Đại Học Đồng Tháp
***
Hãy chấm dứt làm những con hủi, hãy làm Người!
Kỳ Anh - Rất nhiều 'chiến sĩ tình báo' lừng lẫy một thời, nay nếu gặp lại sẽ bắt gặp ở họ chỉ có những giọt nước mắt lăn dài... Người thì đang sống trong tủi nhục, nghèo đói, người may mắn hơn có chức vụ cao trong Chế độ mới, song cũng phải sống trong tâm trạng khắc khoải, phẫn uất, hối tiếc...Sau khi đánh bom Tòa Đại sứ Mỹ ( có lẽ thấy máu nhiều quá chăng ?) Nử đặc công Ngọc Diệp bí mật sám hồi đi tu tại chùa Quang Minh Tự (Phú Nhuận)Trường hợp Thượng Tướng Phan Trung Kiên, người đội trưởng Biệt động Sài gòn lừng lẫy năm xưa đã từng được phong tặng danh hiệu anh hùng, cuộc đời đi theo 'cách mạng' đã đưa ông lên được đến 'lon' Thượng Tướng, vậy mà ngay khi vừa về nghỉ hưu chưa được mấy tháng ông đã phải nằm bất động bởi 'cơn nhồi máu cơ tim' do thầy trò Nguyễn Văn Hưởng bộCA gây ra bởi đơn giản ông đã nhiều lần lớn tiếng vạch mặt chỉ tên là sâu mọt “tham nhũng” , bởi ông không còn dấu nổi sự hối tiếc để rồi thốt ra miệng không phải chỉ một lần: "Nếu biết thế này thì trước đây không 'làm cách mạng'...." !Trường hợp nữ tình báo Đặng Ngọc Ánh - Một Bác sĩ nổi tiếng tốt nghiệp Sorbone (Pháp) - đã 'lập thành tích' kinh hoàng ngày 29/6/1965: Đánh sập Tòa Đại sứ Hoa Kỳ! Vậy mà số phận của bà những năm cuối đời đến chính giới truyền thông Lề Đảng hôm nay đã phải đau đớn viết:"Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ởmột bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng)."Cả cuộc đời nữ bác sĩ xinh đẹp nàyđã hy sinh cho 'Cách mạng', đã chối bỏ ngay cả người chồng chính thức của mình, rồi lừa dối một Đại sứ Mỹ lấy làm chồng chỉ vì để đánh sập Tòa Đại Sứ cướp luôn sinh mệnh của chính ông chồng Đại sứ này...
Nữ tình báo Đặng Ngọc Ánh “ray rức,hối tiếc”cuối đời.Có lẽ dưới con mắt 2 phía, Mỹ và CS Bắc Việt bà là một dấu khó có câu trả lời ? Chỉ còn lại là nhân quả của mình tạo ra : Từ sau ngày 30-4-1975, cuộc đời của bà Ngọc Ánh là những năm tháng dài tăm tối, tủi nhục, nghèo đói, sống lay lắt ở một vùng đồi núi....Từ một phụ nữa xinh đẹp, tài ba, bà Ánh đã biến thành thế này đây....Những người gặp bà đời thường đềuđược nghe những tiếng chặc lưỡi, những giọt nước mắt hối tiếc vì những điều mình đã làm...Tất cả những người như họ mà Thượng Tướng Phan Trung Kiên, như bà Đặng Ngọc Ánh chỉ là gương mặt điển hình ... Họ đều giống nhau ở một điều: Tất cả đều nhận ra mình đã bị lừa dối, đã bị lầm lạc hy sinh cho một thứ chủ nghĩa không có thật... Đã có những năm tháng họ lầm tưởng rằng mình chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng, vì lòng yêu nước.....Để rồi sự thật phũ phàng cuộc đời họ là câu trả lời đầy đủ nhất: Họ đã gây tội ác không những đối với đồng loại mà đối với chính những người thân yêu của họ và gây tội ác đối với chính bản thân họ! Họ đã đánh đổi Hạnh phúc có thật của mình cho một chủthuyết, cho một Đảng mà đến hôm nay đã hiện nguyên hình chính là Đảng củađ/c X - Đảng tham nhũng, độc tài, phát xít.Họ và hàng triệu triệu ngườiđã nằm xuống, đã hy sinh để rồi đẩy nhân dân Việt Nam vào sự thống trị của những Đồng chí X - Những 'tinh tú' của Đảng - Kẻ tham nhũng, bạo tàn, vô ơn, bội nghĩa, lấy đàn áp nhân dân làm vui, cướp bóc, làm giàu qua đêm làm lẽ sống ... - Đó chính là đặc trưng của một lý tưởng, một chủthuyết mà những Thượng Tướng Phan Trung Kiên, những Bác sĩ hoàng tộc Đặng Ngọc Ánh, những cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn cùng hàng triệu triệu người Việt Nam khác đã lầm lạc đi theo cách mạng để đến cuối đời mới nhìn thấy 'cái mặt nạ đã rơi xuống' để lộ nguyên hình bản chất thật: MỘT ĐẢNG CS TẬP ĐOÀN ĐỒNG CHÍ X- BÈ LŨ THAM NHŨNG, ĐỘC TÀI .(Kỳ Anh – Quanlambao)
Saturday, May 4, 2013
16 TẤN VÀNG VNCH
Wikileaks tiết lộ về vận chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ
12/04/2013
Có khá nhiều lời đồn xung quanh câu chuyện 16 tấn vàng suốt mấy chục năm
qua. 16 tấn vàng – đó là khoản dự trữ nằm trong Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 4-1975. Và báo chí đã
đưa tin về kế hoạch tẩu tán số vàng ấy ra nước ngoài.
Vào đầu năm 2006, Đài BBC đã “xới” lên câu
chuyện này bằng một bản tin dẫn từ nguồn tài liệu của Bộ Ngoại giao Anh.
Và có thậm chí có nhiều blog phản động cố tình cho rằng “16 tấn vàng
của Ngân hàng quốc gia Việt Nam bị Cộng sản Hà Nội cướp vào ngày
1-5-1975″. Nay số vàng trên đã được làm rõ…
Sự thật ra sao?
Mới đây trang Wikileaks đã công bố Bức điện tín mật của Đại sứ quán Mỹ
ngày 21/4/1975 do Đại sứ Mỹ Martin đứng tên (Canonical
ID:1975SAIGON05362_b) được gửi đi từ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bức điện tín viết: “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho biết Tổng tống
Nguyễn Văn Thiệu đã phê duyệt vận chuyển Vàng tới Mỹ càng sớm càng tốt.
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chờ hồi đáp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang
New York, trong đó họ yêu cầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York bảo
hiểm cho số vàng này”.
Bức điện tín cũng ghi: “Chính phủ Việt Nam Cộng hòa yêu cầu sử dụng máy bay chuyên dụng, đặc quyền của chính Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vận chuyển vàng”. Cùng với đó, Đại sứ quán Mỹ đã ủng hộ ngay cũng như giữ bí mật nhất để vận chuyển vàng ra nước ngoài.
Bức điện tín cũng đã ghi: “Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York trả
lời nhiều lần là đã nhận được số vàng. Máy bay vận tải quân sự đã sẵn
sàng ở đây, lô hàng đã được bảo hiểm ngay, lệnh của Bộ Quốc phòng đã
được thực thi”.
Tài liệu này chính là câu trả lời cho những đồn đoán trước đây, cũng qua
đây thấy rõ bộ mặt của những kẻ phản động đã tung tin cho rằng “16 Tấn
Vàng bị Việt Cộng cướp đem về Bắc chia nhau xài”, “16 tấn vàng VNCH do
Lê Duẩn chở sang Nga”…..Nhưng sự thật thì sao? số vàng trên do chính máy
bay của Bộ Quốc phòng Mỹ vận chuyển đến Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York do chính Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó phê duyệt.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York là một trong 12 ngân hàng khu vực và
là ngân hàng khu vực quyền lực nhất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
(FED) có trụ sở tại số 33 Liberty Street, New York.
Nguyễn Anh / nguyentandung.org
http://www.voatiengviet.com/content/article-16-tan-vang-04-12-2012-147209025/1118724.html
Sự kiện
16 tấn vàng Lê Duẩn chở sang Nga?
Cập nhật lúc 04-05-2013 12:29:27 (GMT+1)
Câu hỏi
không có lời đáp thỉnh thoảng lại nêu ra: 16 tấn vàng của nhà nước VNCH
để lại năm 1975 đã bị chở đi đâu, dùng làm gì? Tuần này, Quan Làm Báo,
một trang blog được suy đoán là phe của ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn
Sang, có bài “Bóng Ma lãnh tụ“ đã viết: “…
Vào thời điểm
1975 Ông Nguyễn Văn Hảo nguyên Thống đốc ngân hàng và Phó thủ tướng Việt
Nam Cộng Hoà, Ông là người quyết định giữ lại 16 tấn vàng và bàn giao
cho bộ đội CSVN, sau đó Lê Duẫn đã ra lệnh di chuyển số vàng đó sang Nga
và ông bảo rằng trả nợ cho Nga, nhưng trên thực tế Lê Duẫn đã đưa vào
một trương mục ngân hàng và để tên cho Con là Lê Kiên Thành, sau nầy Lê
Kiên Thành đã bán số vàng nầy kinh doanh tại Nga sau đó đem về Việt Nam
mở ngân hàng Techcombank….”
Nhà nước Hà Nội vẫn im lặng trước câu hỏi này.
PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHO VNCH
QUA VIỆC 16 TẤN VÀNG Y CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA ÐÃ BỊ CS HÀ NỘI CƯỚP VÀO
NGAY 1-5-1975 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi nhưng ý chí
chống cộng quyết liệt của Ông, đã nổi bật trong những năm đảm nhiệm
chức vụ lãnh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đã chứng minh qua câu nói
hùng hồn, bất hủ ‘Ðừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì
cộng sản làm ‘ Nhưng nhức nhối nhất vẫn là câu nói ‘Còn đất nước thì
còn tất cả’ . Thật vậy từ ngày VNCH bị sụp đổ vào trưa 30-4-1975, người
miền Nam VN đã mất hết theo vận mệnh của đất nước từ tài sản, mạng sống
kể cả cái quyền ‘biểu tình chống chính quyền‘..mà Hiến Pháp VNCH có qui
định. Tổng thống Ngô Ðình Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người đã tiếp tục lèo lái con thuyền
Quốc-Gia, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng
trước áp lực bành trướng của cộng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa
Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng
với quyết tâm của TT.Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như sự chiến đấu
anh dũng của quân lực Miền Nam. Nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới
ngày 30-4-1975.
Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô
hay đả đảo, thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã trở thành
người thiên cổ vào ngày 29-9-2001, tại Boston tiểu bang Massachusetts,
Hoa Kỳ hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự mình chấm dứt những oan khiên,
lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm
người lãnh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt và
bọn Việt Gian tay sai nằm vùng tại hậu phương. Ðây là một cuộc chiến bi
thảm nhất của dân tộc VN, vì phải đương đầu với toàn khối cộng sản quốc
tế, được tiếp tay công khai, bởi một số ít người, luôn được ưu tiên
trong xã hội miền Nam lúc đó, suốt cuộc chiến.
Chúng là thành phần ngụy
hòa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất
sũng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất mãn vì túi tham chưa đầy. Bên cạnh
đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa, tất cả mang mặt nạ trí thức khoa
bảng nhưng trái tim và cõi hồn thì bần tiện ích kỷ. Nhưng trên hết vẫn
là nỗi buồn nhược tiểu VN, trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng
minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục
tùng, rồi cuối cùng vì quyền lợi riêng tư, mà trơ trẽn bán đứng bạn bè
cho cộng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975.
Công hay tội của những người có liên hệ
tới vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc, hiện nay có ai dám vỗ ngực nói là mình có
đủ tư cách để phê phán, khen chê? tuy rằng ai cũng cho là mình có quyền
nói lên sự thật, dù chỉ nghe lóm, nghe kể hay mao tôn cương sự kiện
theo báo chí một chiều. Ngày nay, lịch sử hầu như đã được bật mí, nên
tất cả những uẩn khúc của nhân loại đã được phơi bầy ra ánh sáng và ai
cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Thôi thì tất cả hãy dành cho
lịch sử mai này quyết định, trong đó chắc sẽ không chừa ai, mà có luôn
mấy kẻ tư cách chẳng ra gì, thế nhưng lúc nào cũng đạo đức giả. Ngoài ra
còn có cả bia đá và bia miệng, cũng là một phần của lịch sử, xưa nay
không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa, sử gia hay kẻ hèn nghèo
trong xã hội.
Vì lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ngòi
bút và chạy theo đuôi phường mạnh, để phê phán hàm hồ. Bởi vậy mới có
những câu chuyện sử về Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung.. và gần đây là Hồ Chí
Minh, Phạm Văn Ðồng, Lê Khả Phiêu, Lê Ðức Anh, Ðổ Mười, Nông Ðức Mạnh,
Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng.. cùng với bè nhóm trên dưới của đảng
cộng sản, đang chờ ngày đền tội trước sự quật khởi của đồng bào VN
trong và ngoài nước. . khi đảng CSVN ngày nay đã công khai bán nước cho
Tàu Ðỏ, cướp bốc giết hại đồng bào và chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo
của dân tộc mà rùng rợn nhất là sự kiện quyết tâm hủy hoại Phật Giáo
VNTN, Cao Ðài, Hòa Hảo và Thiên Chúa Giáo.
Bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, khi nghĩ
tới số phận hẳm hiu của những vị lãnh đạo quốc gia cận đại, từ Cựu Hoàng
Bảo Ðại, cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Trần văn Hương.. nay tới phiên cố
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tất cả gần như không được ngủ yên nơi chín
suối, chẳng những từ bộ máy tuyên truyền của kẻ thù cộng sản, mà tàn
nhẫn hơn là do chính miệng của những người thường mệnh danh là sử gia,
thật sư chỉ là những thợ viết không tim óc, thường mượn sự tự do quá
trớn để trả thù đời, sau khi đất nước trải qua một cuộc bể dâu tận
tuyệt, ông xuống hàng chó và sâu bo côn trùng thành người viết văn viết
sử hay lãnh đạo chính trị ba làng, nổi danh nhờ bè nhóm bợ lưng trét
phấn hằng ngày trên báo.Ba mươi bốn năm Việt Nam sống ngoi ngóp trong
thiên đàng xã nghĩa, mới thật thấm thía và ý nghĩa biết bao về câu nói
của người xưa, nay vẫn còn văng vẳng bên tai, hiển hiện trong mắt..
Tóm
lại điều quan trọng của chúng ta hôm nay, nhất là những sử gia hiện đại,
có dám bắt chước Tư Mã Thiên hay ít nhất như Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Ðại
Trường, Nguyễn Ðức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng hay ít nhất
như Tú Rua, Duyên Anh năm nào, đã gục chết trước bạo lực, khủng bố , vì
dám đối diện với sự thật, để nói lên những điều tai nghe mắt thấy , qua
sự hiểu biết của mình, bằng lương tri và trái tim nhân bản VN.Những tên
ngụy văn, ngụy sử, nguỵ quân tử và ngụy sĩ quan công chức VNCH của một
thời hỗn mang điên loạn , giờ đã không còn thời cơ lên chức trời, để lấy
giấy gói lửa hay dùng tay che mặt trời. Bởi vì hiện nay, gần như tất cả
các văn khố trên thế giới, kể cả Nga Sô-Trung Cộng.. cũng đang lần hồi
bạch hóa nhiều tài liệu lịch sử, có liên quan tới chiến cuộc Ðông Ðương,
Ðảng và các nhân vật cộng sản quốc tế VN liên hệ, trong đó có chân
tướng Hồ Chí Minh mà thời gian qua nhiều trí thức trong nước, dù đang bị
VC kềm kẹp kê súng vào đầu hay bịt miệng. Thế nhưng họ vẫn hiên ngang
lột trần sự thật về cái gọi là ‘ huyền thoại Hồ Chí Minh ‘qua những câu
chuyện thật khiến cho ai cũng ghê tởm và mở mắt.
Ðất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong
bão tố vì sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung
Cộng. Ðảng và các chóp bu cộng sản VN, qua Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức
Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Khoa Ðiềm, Nguyễn Minh
Triết, Lê Khả Phiêu, Nguyễn tấn Dũng…. đang theo gót đàn anh thuở trước
dâng đất, bán biển, đem tài nguyên của dân tộc cống hiến cho ngoại bang,
vinh thân phì gia và tìm một chỗ dựa để kéo dài quyền lực, được xây
dựng trên núi xương sông máu VN, suốt bảy mươi lăm năm qua.Nhưng thời cơ
đã thay đổi rồi, vận mệnh của đất nước sớm muộn gì cũng do toàn dân
định đoạt mà tiêu biểu là cuộc xuống đường của người dân cả nước liên
tục ngày qua ngày đòi Hà Nội phải trả lại đất đai tài sản và quyền làm
người VN đã bị đảng VC cưỡng đoạt. Máu và nước mắt đồng bào đã đổ tại
Tòa Khâm Sứ và Ấp Thái Hà Hà Nội cũng như qua các cuộc phản kháng chống
VC bán nước cho Tàu Ðỏ khắp nơi. Ðó là sự báo hiệu ngày tàn của đảng
cướp cho dù chúng có ba hoa trên báo chí quốc doanh hay đưa bộ máy công
an ra kềm kệp hù dọa, thì kết cuộc sụp đổ của chế độ ‘ cướp cạn ‘ cũng
không thay đổi dù sớm hay muộn.
Nên những câu chuyện ba xạo, mà đài VC
hải ngoại BBC tại Luân Ðôn vừa mới phổ biến, có liên quan tới Tổng thống
VNCH Nguyễn Văn Thiêu trước và sau 1975, cho dù nói là của Văn khố
Vương quốc Anh, thì cũng chẳng có ai tin, vì tất cả những gì về Cuộc
chiến Ðông Dương lần 2 (1960-1975), do bọn trí thức Tây phương-Hoa Kỳ
dàn dựng ngày nay, đều dựa theo các tài liệu tuyên truyền của VC.TỔNG
THỐNG THIỆU : VỤ 16 TẤN VÀNG VÀ SỰ TỪ CHỨC RA KHỎI NƯỚC :Sau ngày
30-4-1975, qua phút huy hoàng ngắn ngủi cũng là thời gian mặt nạ những
kẻ nằm vùng, đâm sau lưng người lính VNCH được lột, kết thúc vai trò làm
hề của trí thức miền Nam. Từ đó, tất cả đều nếm chung niềm tân khổ,
nhưng người dân và lính chỉ hận hờn vì đầy đoạ, trái lại người trí thức
phản bội năm nào, mới là thành phần bị thiệt thòi nhất., vì vừa bị mất
hết những đặc quyền đặc lợi mà chế độ cũ dành cho lớp người khoa bảng,
luôn được ngồi trên đầu dân đen miền Nam, lại phải mang thêm sự bóp nát
lương tâm vì hối hận và trên hết đã thấu rõ nguyên tắc của xã nghĩa :’
TRÍ THỨC THUA CỤC PHÂN VÌ VÔ DỤNG VÀ PHẢN TRẮC LẬT LỌNG.
Nhưng người trong nước thì an lòng chịu
đựng, ngược lại có một số loạn thần nhanh chân chui được vào lòng máy
bay Mỹ, chạy ra hải ngoại lúc đó, hay mới đây qua các diện vượt biên,
đoàn tụ, tù nhân chính trị.. vẫn tiếp tục to miệng làm hề, dù rằng nay
đã biển dâu, ông bà sư cố.. cũng y chang xếp hàng như me Mỹ, Ba Tàu Chợ
Lớn và bần dân xóm biển.
Màn chửi rủa, đổ tội, vu khống Miền Nam
vì tham nhũng bất tài nên thua VC.. được chấm dứt, khi thành đồng tổ phu
Mac Lê, tan hoang, sụp nát vào năm 1990, chẳng những ở Ðông Âu, khắp
năm châu , mà còn ngay tại Tổng Ðàn Nga Sô Viết. Cũng từ đó, xã nghĩa
thiên đàng thu gọn tại Tàu Cộng, Viêt Cộng, Hàn Cộng và Cu Ba. Rồi các
dĩnh cao tại Bắc Bộ Phủ vì cái ăn bản thân cùng sự sống của đảng, đã
muối mặt, mở cửa đổi mới, trải thảm đỏ, lạy mời những kẻ thù năm nao như
Mỹ, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan.. kể cả Liên Xô, Âu Châu.. vào , để
cùng nhau hợp sức, kết đoàn, làm nhanh sự sụp đổ của một quốc gia mang
tên VN, từng liệt oanh lừng lẫy dưới trời Ðông Nam Á.
Cũng nhờ mở cửa, những tin tức bán nước
hại dân và đại họa tham nhũng cả nước, từ lớn tới bé của Cộng Ðảng.. bị
quốc dân phanh phui, tràn lan khắp chân trời góc biển và ngay trên mạng
truyền thống quốc tế từng giờ, đã khóa kín những cái miệng thúi của bọn
trí thức bợ bưng VC, vẫn còn lẫn quẫn trong tập thể người Việt hải
ngoại, đợi dịp và cơ hội đâm sau lưng đồng bào, như chúng từng làm khi
còn sống tại VNCH, trong cảnh no cơm ấm cật, ai chết mặc bay, vô luân vô
tích sự.
Theo tin của Nguyễn Hữu từ Paris được
đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại, số 132 ngày 31-1-1983, thì Nguyễn Văn
Hảo, nguyên phó thủ tướng dưới triều hoàng đế Dương văn Minh hai ngày,
nhờ bảo vệ được ‘ 16 Tấn Vàng, tài sản của quốc dân Miền Nam’, để dâng
cho tập đoàn Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm văn Ðồng.. ngay khi chúng vào
được Sài Gòn, buổi trưa ngày 30-4-1975. Theo nguồn tin từ các hàng thần
VC, ngay khi vào Sài Gòn, thì 16 tấn vàng trên, cùng tiền vàng ngân
phiếu chứng khoáng của VNCH được lệnh kiểm kê ngay và được Duẩn-Thọ,
dùng máy bay chở về dấu tại Côn Sơn-Hải Dương. Sau đó đảng nhóm, tự chia
chác ăn xài.
Cũng nhờ công lao hãn mã trên, nên Hảo Tiến Sĩ, được VC
cho xuất ngoại công khai sang Pháp. Tại Ba Lê, Y ngự trong một khách sạn
sang đẹp , mà chủ nhân cũng là chủ của Nhà Hàng Ðồng Khánh tại Chợ Lớn
năm nào.Sự việc Nguyễn Văn Hảo xuất ngoại bằng thông hành chính thức và
liên hệ thường trực với tòa đại sứ VC tại Pháp, cho thấy Y ra ngoại quốc
với sứ mạng bí mật. Hiện nay Hảo được Cao Thị Nguyệt, vợ góa của tướng
Hòa Hảo Ba Cụt, bảo lãnh sang Mỹ, trước đó ở Texas.Tuy VC đã cưỡng chiếm
được miền Nam gần 34 năm qua, nhưng dưới đống tro tàn của quá khứ, vẫn
còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện
‘ Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y của Ngân Hàng
Quốc Gia VN, khi chạy ra ngoại quốc, vào nhưng ngày cuối thàng 4-1975
‘. Ðây là một sự kiện lớn của người Việt Quốc Gia, trong và ngoài nước.
Và dù nay mọi sự đã được sáng tỏ, số vàng trên được Nguyễn Văn Hảo giữ
lại và chiều ngày 30-4-1975, đem dâng cho Lê Duẩn, chở ngay về Bắc.
Theo tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng,
trong tác phẩm ‘ Bí Mật Dinh Ðộc Lập ‘, cũng là người chủ xướng trong
việc, dùng 16 tấn vàng dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia, theo thời giá lúc
đó là 120 triệu Mỹ Kim, để mua vũ khí đạn dược, cung cấp cho QLVNCH tiếp
tục chiến đấu, chờ xin viện trợ của nước khác, vì Hoa Kỳ qua đảng Dân
Chủ phản chiến, đã chấm dứt giúp đỡ miền Nam theo cuộc họp báo ngày
14-4-1975 tại Hoa Thịnh Ðốn.Ai cũng biết, từ tháng 4-1975, miền Nam đã
mất tinh thần, vì sự tan rã của hai quân đoàn 1 và 2 khi triệt thoái,
theo lệnh của TT Nguyễn Văn Thiệu.
Thêm vào đó là sự việc Hoa Kỳ cố ý
cắt đứt hết viện trợ, trong lúc đồng minh của mình đang dần mòn thoi
thóp chiến đấu trong tuyệt vọng, vì cạn kiệt đan súng, nhiên liệu. Do
trên, liên tiếp qua nhiều phiên họp tại dinh Ðộc Lập, Nguyễn Tiến Hưng
đề nghị dùng số vàng dự trữ, để mua súng đạn. Song song là việc tăng
cường canh gác, bảo vệ trụ sở Ngân Hàng trung ương, tại Bến Chương
Dương-Sài Gòn, đề phòng Cộng Sản Bắc Việt thừa dịp đánh cướp, vì tin tức
các cuộc họp kín, chắc chắn đã bị điệp viên nằm vùng ngay dinh tổng
thống, báo về Bắc Bộ Phủ. Và lần này, VC đã xuống tay trước, để chúng
không bị hố như hồi tháng 8-1945, để mất toi số vàng bạc châu báu dự trử
, tại Viện phát hành giấy bạc Ðông Dương (Institut d’Emission) ở Hà
Nội.
Như vậy theo kết quả buổi họp, có đủ các
tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang.. số vàng trên sẽ được gởi ra ngoại
quốc. Người nhận chỉ thị thi hành là Lê Quang Uyển, Thống Ðốc Ngân Hàng
VNCH. Ông có nhiệm vụ thuê mướn may bay chuyên chở ( hàng không Mỹ
TWA,Pan Am) và hãng bảo hiểm quốc tế Lloyd’s tại Luân Ðôn, Anh Quốc.
Nhưng kế hoạch bất thành, vì tin mật bị lộ ra ngoài, với sự xuyên tạc
đầy ác ý : ‘ Thiệu mang 16 tấn vàng theo ra ngoại quốc, sau khi từ
chức’. Tin trên khiến các hãng máy bay cũng như công ty bảo hiểm từ chối
chuyên chở, vì sợ bị phạm pháp.Cuối cùng Chính Phủ VNCH phải nhờ Bộ
Ngoại Giao Mỹ, qua Ðại Sứ Martin giúp. Sự việc kéo dài tới khi TT Thiệu
từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. Ngày 26-4-1975,
Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, mới cho biết, đã tìm được một hãng bảo hiểm số
vàng trên nhưng giá trị chỉ còn 60.240.000 Mỹ kim, mất đi một nửa nếu
tính theo thời giá. Riêng việc chuyên chở, cũng phải hoàn tất trước ngày
27-4-1975 vì phi cơ đang đậu sẵn tại phi trường Clark, Manila, Phi Luật
Tân, sẵn sàng tới Sài Gòn chuyển vàng.
Nguyễn Văn Hảo bấy giờ là Phó Thủ Tướng,
phụ trách kinh tế, được ủy nhiệm thi hành công tác trên. Nhưng Y đoán
biết VNCH sẽ thất thủ trong nay mai. Do trên đã manh tâm phản bội, thừa
cơ hội lập công dâng cho VC, để mong vinh thân phì gia. Y vào gặp thẳng
TT.Trần Văn Hương, hăm đoạ và áp lực đủ điều. Rốt cục Hương vì sợ trách
nhiệm, nên đành giao số 16 tấn vàng trên cho Nguyễn Văn Hảo giữ lại, chờ
giao nạp cho VC. Nhờ thế, sau ngày 30-4-1975, tên trí thức trở cờ, ăn
cơm quốc gia lật lọng, hàm tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, được những người chủ
Rừng Xanh, trả ơn cho chức ‘ Cố Vấn Kinh Tế’, trong chính phủ Ma Miền
Nam. Sau đó không lâu, tiến sĩ giấy cũng theo vận nước, tàn với mặt
trận. Rồi cũng như bao kẻ khác, bò tới Mỹ, trốn nhủi tại một vùng nào đó
ở TX, ôm hận và xú danh muôn thu ngàn kiếp trong sử Việt.
16 Tấn Vàng bị VC cướp đem về Bắc chia nhau xài:
Tài Liệu Trích Dẫn: Người “buôn tiền” thành bộ trưởng
Năm 1986, Lữ Minh Châu làm Bộ trưởng
Tổng giám đốc Ngân hàng CSVN. Trước đó, ngày 30/4/1975, với tư cách là
Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn – Gia Ðịnh, đương sự là người
tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của VNCH. Trước đó nữa, Châu cũng
là một trong những người chỉ huy , đường dây buôn tiền lậu, để nuôi VC
phản loạn tại NVM, qua bí danh Ba Châu.
Theo lời hắn tứa với báo chí, thì “đường
dây buôn tiền”, tức là Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục là do
Phạm Hùng lập ra, có Mười Phi là trưởng, còn Châu là phó.
Nguyễn Văn Thiệu không và không thể lấy được 16 tấn vàng
Nhân vừa rồi báo chí lật lại vụ Nguyễn
Văn Thiệu “cuỗm” 16 tấn vàng khi bỏ chạy ra nước ngoài, chuyện này có
liên hệ tới Lữ Minh Châu, vào ngày 30/4/1975, hắn được chỉ định làm
Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn – Gia Ðịnh.
Chuyện Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang
theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có
người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất
Báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có
chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía
Nhà nước về vấn đề này.
]
Còn Ba Châu thì : “Hoàn toàn không có.
16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng”. “Nguyễn Văn
Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho
rõ?”. “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận
và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn
đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”. “Sự
thật là Nguyễn Văn Thiệu có ý định lấy đi 16 tấn vàng đó không?”. “Sau
này chúng ta mới biết Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch đưa số vàng đó đi,
nhưng không đưa đi được. Lấy số vàng đó đi là không dễ chút nào hết”.
“Còn tiền thì sao? Theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn đăng trên Tuổi Trẻ
thì tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó được kiểm kê hơn 1.000
tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam…”. “Toàn bộ tiền và
vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy
đủ hồ sơ sổ sách.
Theo thống kê thì khối lượng tiền trong
lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ,
còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Tôi không thể nhớ chính xác số
giấy bạc dự trữ, những số liệu kiểm kê đó vẫn còn trong hồ sơ lưu trữ.
Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành,
riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà
chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền”. “Còn châu báu, nữ trang?”.
“Châu báu, nữ trang là đồ người ta gửi tại ngân hàng. Những thứ đó phải
trả lại cho người gửi”.
“Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị
thất thoát không?”. “Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền
cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt”. “Số vàng đó sau này đi về đâu?”. “Nó
trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền
cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất”. “Còn tiền?”.
“Tiền cũng vậy, được đưa vào lưu thông, đến năm 1976 thì đổi tiền mới”. -
Hoàng Hải Vân
Mới đây vào ngày 19-12-2005, cái gọi là
Ðài BBC Luân Ðôn, đưa một bản tin giựt gân, nói là dựa theo tài liệu
mật, đã được Cục Văn khố Anh cho phổ biến. , trong đó có nói về sự ra đi
của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, từ hơn 30 năm trước. Theo nhận
xét của tất cả các nhà viết sử hiện nay cũng như những người trước đây,
từng liên hệ hiểu biết về hậu trưong chính trị Nam VN trong Dinh Ðộc
Lập, thì tin trên hoàn toàn láo khoét, bịa xạo và rõ ràng nhất cho thấy,
đây là tài liệu của VC, đã có sẳn từ trước, nhằm bôi bác, làm mất uy
tín người Việt Quốc Gia, cũng như chính quyền VNCH thời trước.
Cũng theo nguồn tin VC trên, thì
TT.Thiệu đã bỏ trốn khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975, bằng trực thăng
Mỹ, chở từ đất liền ra Hạm đội 7 ngoài hải phận. Sau đó mới tới Ðài Loan
với vợ con và các phụ tá.. Sở dĩ có tình trạng thúi tha này, là vì sau
ngày Miền Nam bị sụp đổ, người Tây phương cũng như Việt hải ngoại, khi
muốn tìm hiểu về thực trạng của cuộc chiến vừa qua, hay tới tìm tài liệu
tham khảo tại các văn khố Pháp, Anh, Mỹ, các thư viện.. mà gần hết sach
báo, tài liệu được sản xuất ở Bắc Bộ Phủ hay của bọn nhà văn, nhà báo
thân hoặc theo cọng sản. Do trên nội dung chỉ viềt một chiều, nói tốt
tất cả cho đảng và phe mình với chủ đích mạt sát những người Miền Nam VN
thua trận.
Trong lúc đó những vị nguyên thủ như
Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Thiệu kể cả Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì
im lặng lại không viết hồi ký. Còn đa số các vị tướng lãnh có lương tâm,
tự cảm thấy mình có tội với đồng bào và đất nước sau ngày 30-4-1975,
nên cũng không muốn viết gì về những kỷ niệm đau thương cũ, cuối cùng để
cho bí mật cận sử, chôn vùi theo thân xác, tạo cớ cho bọn bồi bút, ngụy
sử của cả trăm phía, hư cấu, viết xạo, nhục mạ các chiến sĩ Quốc gia,
mà Ðài BBC Luân Ðôn đã làm, là một biểu tượng đáng phỉ nhổ.
Theo các nhà biên khảo về chiến tranh
VN, thì tin tức có liên quan tới sự ra đi của TT.Thiệu, đầu tiên được xì
ra, do Trưởng phòng CIA của Mỹ ở Sài Gòn là Frank Sneepp, viết trong ‘
Decent Interval ‘ , từ trang 434-437., xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1978.
Theo đại sứ Martin, thì chính mình, thay vì nhờ cơ quan Dao giúp, lại
yêu cầu Giám đốc CIA ở VN, lúc đó là Polgar, giúp đưa TT.Thiệu, Thủ
tướng Khiêm đi Ðài Loan bằng chiếc DC-6 của Tòa Ðại sứ Mỹ, từ Thái Lan
bay qua Sài Gòn, trong đêm 25-4-1975.. Theo Snepp viết, thì TT Thiệu đã
bỏ trốn khỏi VN, vì khi ra đi, chẳng có một giấy tờ của VNCH hay Hoa Kỳ
cho phép.hay chứng nhận.
Còn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, trong sách
‘ khi Ðồng Minh tháo chạy ‘ vừa xuất bản, viết về sự ra đi của TT.Thiệu
và Thủ tướng Khiêm nơi trang 391-392, cũng chỉ dựa theo tài liệu từ ‘
Decent Interval ‘ của Frank Snepp nhưng sai chi tiết, khi nói TT.Thiệu
ngồi giữa tướng Timmes và một sĩ quan tùy viên VN, trong lúc đó ông ngồi
giữa Polgar và Timmes.
Nhưng qua lời kể lại của một nhân chứng,
đã cùng đi với TT.Thiệu và đến Mỹ vào tháng 6-1975, hiện còn sống tại
Nam California, thì trước khi ra đi, TT Thiệu và người này, có tới văn
phòng của TT.Trần Văn Hương, để trình một bức thư, đại ý ‘ Theo lệnh
TT.Hương, cựu TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm sẽ hướng dẫn một Phái đoàn, tới
các quốc gia Ðông Nam Á, để giải độc .. ’ ’ ’ ’Sau đó đoàn người, gồm
TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm và tuỳ tùng, rời nhà trong Bộ TTM, lái xe chạy
theo hướng Sài Gòn, Chợ Lớn, đường Nguyễn Văn Thoại, Trường đua Phú
Thọ, Lăng Cha Cả.. rồi mới vào cổng Phi Long, ra phi đạo, lúc đó có mặt
Ðại sứ Martin, chào tiển biệt. Như vậy, theo nguồn tin này, đã hoàn toàn
khác hẳn với lời Frank Snepp, là TT Thiệu đi Ðài Loan, có giấy tờ của
Chính phủ VNCH giới thiệu với nhà cầm quyền Ðài Loan, chứ không phải bỏ
trốn.
Vẫn từ lời kể trên, thì chính Frank
Snepp là tài xế trong chiếc xe chở TT Thiệu, ghế trước còn có Trung Tá
tùy viên Tôn Thất Ái Chiêu, xe từ nhà Thủ tướng Khiêm, trong Bộ TTM tới
phi trường Tân Sơn Nhất. Băng sau TT Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và Ðại
tá Chánh tuỳ viên Nguyễn Văn Ðức. Sau khi tới Ðài Loan, TT Thiệu đã xin
tới Anh định cư, mà không vào Mỹ.
Sau này khi viết về cuộc chiến VN, thủ
tướng sau cùng của VNCH là Nguyễn Bá Cẩn, đã có nhận xét rất xác thực,
đã diển tả thái độ hờ hửng của đồng bào Miền Nam qua suốt cuốc chiến. Sỡ
dỉ có sự đối xữ trên, không phải vì chính phủ VNCH, chỉ kiểm soát được
30% dân số và phần còn lại chỉ là đám lục bình trôi nổi như nhận xét của
một sử gia nào đó. Thật sự Miền Nam hoàn toàn khác biệt với chế độ độc
tài khủng bố của Bắc Việt. Ngoài ra hầu hết các nhà lãnh đạo của Miền
Nam từ Cưu Hoàng Bảo Ðại tới các vị Tổng thống Diệm, Thiệu, Hương.. quá
tự do và nhân đạo. Trong lúc đó, do cơ quan tuyên truyền của Miền Nam
yếu kém, phần nửa hầu hết trình độ hiểu biết của đồng bào rất hạn hẹp,
nhất là ở nông thôn, miền núi, xóm biển.. nên đã bị giặc Cộng dụ dổ, đầu
độc.
Ðã vậy dân chúng còn thờ ơ lãnh đạm với thời cuộc, hầu như chỉ
muốn giao phó hết cho chính quyền, quân đội, ai chết mặc bây.
Người dân đã vậy, đất nước càng bất hạnh
vì đã không có một vị lãnh đạo nào, đủ khả năng đạo đức, tầm vóc để ứng
phó kịp thời với hoàn cảnh, nhìn thấu đáo toàn diện chính sách của Hoa
Kỳ, để mà phối trí kịp thời lực lượng bảo vệ lãnh thổ, trong lúc khẩn
cấp. Thêm vào đó, còn có các chính khách sa lông, nhiều nhà báo thân
Cộng nằm vùng, luôn thừa nước đục thả câu, tìm cách phá rối xách động
mọi người, chống lại chính quyền, giúp cho giặc có cơ hội cưởng chiếm
đất nước. Tới khi Sài Gòn thất thủ, sau ngày 1-5-1975 , những thành phần
trí thức xôi thịt trên,cũng bị VC vắt chanh bỏ võ, đào thải không
thương tiếc chút công lao đã dâng hiến cho đảng.
Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào
cũng đẵm đầy máu lệ, chứ không phải chỉ có giai đoạn đau thướng mất
nuớc, dưới thời các vị TT Thiệu và Hương .Nay cũng đã hơn ba mươi ba năm
(1975-2008), mà đồng bào cả nước vẫn phải sống trong hàng rào kẻm gai,
trước súng đạn mã tấu dao găm, trong màn lưới vô hình rình rập của công
an, bộ đội, cán bộ và ngay chính thân nhân mình.. trong thân phận của
kiếp đời nô lệ, phó thường dân, ngay chính quê hưng mình, mới là điều
thương tâm thống hận.
Ðiều này cho thấy đất nước tới nay vẫn
đâu có kẻ hùng tài minh đức thật sự, để cầm đầu toàn dân nổi dậy, diệt
tan cái đám sâu bọ lạc hậu già nua VC, vẫn còn ngồi trên đầu cả nước,
chẳng những bán nước cho Tàu và bọn tư bản, mà còn bóc lột, đầy đoạ cả
một dân tộc, càng lúc càng lún thúi trong ảo vọng xã họi chủ nghĩa, hiện
bị nhân loại vút vào quên lãng.
Ðến nay VN còn chưa có lãnh đạo, trong
lúc đất nước rối rấm như tơ vò, lãnh thổ thị bị Tàu đỏ cưởng chiếm, đồng
bào cả nước hải sợ vì nạn cướp giựt công khai của đảng VC, các tôn giáo
bất lực trước khủng bố tại Hà Nội.. thì những người như Ngô Ðình Diệm,
Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương.qua dòng cận sử hai mươi năm tồn tại
của VNCH, cho dù có bị ganh tị, bôi bác, ít ra họ cũng xứng đáng đại
diện cho Nam VN trong giai đoạn lịch sử thời đó.
Cho nên nói thì ai cũng nói được vì nói là độc quyền của con người đâu có đóng thuế dù ở bẹn Mỹ hay Âu Châu.
Nguồn: Mường Giang/Aulacviet
Blog / Bùi Tín
Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16 tấn vàng
Ðường dẫn
Chuyện này xảy ra đã gần 37 năm. Từ đầu năm nay tôi nhận được 6
điện thư từ trong nước, từ Canada và Cộng hòa Liên bang Đức hỏi về
chuyện này. Đây là chuyện rất cũ, nhưng do chế độ độc đảng luôn duy trì
nhiều mảng tối, không công khai minh bạch, nên có nhiều vấn đề lịch sử
cần làm rõ.
Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».
Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý, Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị - Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế - tài chính báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».
Sau đó tôi mới thong thả gặp gỡ các anh em ta trong trại Davis, cùng ăn một nồi chào gà tuyệt trần sau một ngày cực kỳ căng thẳng, mệt nhọc.
Bài báo đăng trên báo QĐND sáng ngày 1-5-1975 là bài báo duy nhất gửỉ được từ Sài Gòn vì hồi đó chưa có điện thoại cầm tay, chưa có máy điện toán xách tay như hiện nay. Máy fax rất nặng nề. Do bài báo được chuyển bằng tín hiệu Morse tè tè tích tích, nên có 2 chữ ghi sai. Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống Thiệu ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm. Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ «â» thành «a».
Ít lâu sau đó, tôi đọc trên cuốn A Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, một cán bộ CIA ở Sài Gòn trước đó, nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang đi hàng chục tấn tài sản quý sang Đài Loan, nơi có anh ông là đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, để đưa sang Hoa Kỳ sau đó.
Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh là chuyện này là có thật.
Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ.
Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi người hiểu lầm về chuyện này.
Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiều bangTexas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles - Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti. Ông cũng được biết đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội.
Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Ông Hảo kể lại chuyện này: «Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này». Ông nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông». Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».
Trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. Nó có thật sự nhập kho Nhà Nước đầy đủ, và được dùng vào những việc gì? Không ai biết. Đại biểu Quốc hội không ai hỏi, vì 90 % đại biểu là đảng viên, số ngoài đảng còn bảo hoàng hơn nhà vua.
Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó, cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ, nhưng họ không muốn nhắc đến nữa.
Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết : « Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!». Đây là câu duy nhất tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo.
Các phiên họp Quốc hồi từ 1975 đến nay, không ai biết, cũng không ai hỏi , chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam, số tiền hồi ấy bộ Công an có chủ trương bán bãi, bán tầu thuyền, thu vàng cho mỗi người lên tàu di tản - từ 3 lạng đến 6 lạng, có khi lên đến 12 lạng vàng mỗi đầu người - tất cả là bao nhiêu? Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hon Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ...là bao nhiêu? Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó, tiêu tan đi đâu cả rồi? Trong Quốc hội có Ban Kinh tế - Tài chính, nhưng có ai được biết gì đâu, có ai dám hỏi gì đâu, cả một khối mờ ám cỡ quốc gia, do đồng nhất đảng với nhà nước, đảng với quốc gia, đảng với nhân dân, tuy ba mà một.
Lại còn trong chiến dịch gọi là giải phóng Campuchia khỏi diệt chủng của Khơ-me Đỏ cuối năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị đặc công và một sư đoàn của Quân đoàn IV được lệnh chiếm các cơ sở trong thủ đô Pnom Penh, đặc biệt là khu hoàng cung, tiền của, kho tàng, đồ cổ lớn nhỏ đã được thu về bao nhiêu? Mang về nước ta bao nhiêu? Ờ đâu, có biên bản, thống kê gì không? Tôi được biết phần lớn là giao cho Ban Tài chính - Quản trị trung ương đảng, một cơ quan kinh tế - tài chính - thương nghiệp xuất nhập khẩu - sản xuất kinh doanh riêng của đảng, mà biên chế còn lớn hơn cả bộ Công thương và bộ Kế hoạch - Đầu tư cộng lại.
Chế độ hiện tại quan tâm đến tiền bạc, ngoại tệ, ngân khố, ngân hàng, hơn là cái gốc của nền kinh tế là sản xuất ra của cải với kỹ thuật cao, giá thấp . Họ quên chức năng cơ bản của nhà nước là phân phối, điều tiết phân phối lại thành quả phát triển cho toàn xã hội cùng hưởng.
Các bộ của chính phủ coi rất nhẹ việc quản lý về hành chính, chỉ chăm chú đến sân sau là các công ty kinh doanh để chia chác bổng lộc, mặc cho các chỉ thị thu rất hẹp lĩnh vực này.
Xin quan sát kỹ để thấy rằng ai dính đến tài chính, ngân hàng, ngân sách đều được thăng quan tiến chức nhanh nhất; thủ tướng hiện nay từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; chủ tịch Quốc hội hiện nay trưởng thành từ Cục trưởng Cục Ngân sách, rồi thứ trưởng tài chính, rồi bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực. Một phó thủ tướng hiện nay cũng từng là thứ trưởng rồi bộ trưởng bộ tài chính. Nguyên thống đốc ngân hàng Trần Đức Thúy cùng cậu con trai Trần Đức Minh và cộng tác viên thân cận là đại tá công an Lương Ngọc Anh đều là những nhân vật con cưng của chế độ, những công thần hàng đầu trong việc ngang nhiên phân phối lại tiền của của nhân dân đổ vào ngân sách riêng của đảng. (Các bạn có thể đọc thêm bài báo «Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia» trên VOA ngày 17-8-2011).
Lúc này giới cầm quyền trong nước cần nhớ lại lời khuyên tâm huyết của ông Lý Quang Diệu mươi năm về trước là: «Khi sẽ có nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào, hãy giữ gìn cẩn thận, không để cho đồng tiền chỉ huy, ngự trị, làm chủ lương tâm viên chức, hãy rất cảnh giác với đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp, nó sẽ phá hoại công cuộc phát triển». Cũng chính Cụ Lý - như một số người trong nước thân mật gọi – căn dặn cách phòng chống tham nhũng có hiệu quả là: luật pháp, ngành tư pháp, tòa án phải rất nghiêm (để không ai dám tham vì sợ tù ), lương viên chức tạm đủ sống (không cần tham nhũng), tuyên truyền giáo dục nêu gương các viên chức trong sạch sống thanh bạch, chỉ ra kẻ tham là kẻ cắp, kẻ cướp xấu xa ô nhục tàn phá rường cột của quốc gia (không ai nỡ tham nhũng vì sợ nhục).
Có thể nói tiền nong, vàng bạc, của cải trong chế độ độc đảng đã gây nên tham nhũng, bất công kinh khủng chưa từng có trong xã hội nước ta, tiền của vàng bạc phi pháp đã tha hóa giới cầm quyền ở mọi cấp, tàn phá đảng cộng sản Việt Nam từ gốc lên ngọn.
Hiện là thời kỳ đảng viên quan chức lao lên trước đi tiên phong để trở thành đại gia, đại điền chủ, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, bỏ mặc nhân dân của mình nghèo đói ở phía sau, đến nỗi nhà Mác-xít Lữ Phương phải la trời rằng đảng cộng sản đã đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa tư bản man rợ. Đó là thời kỳ các quan chức vứt hàng ngàn tỷ này đến hàng nghìn tỷ khác qua cửa sổ, chìm nghỉm dưới đáy biển, để mặc cho hệ thống y tế và giáo dục tàn tạ, bệ rạc.
Thời đại kim tiền của các nhà cầm quyền tỷ phú Marcos, Suharto, Park Chung Hy, Ceausescu, Ben Ali, Ghadafi, Mubarak…đã kết thúc bi thảm. Gương tày liếp cho những bầy sâu chói mắt vì ánh vàng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».
Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý, Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị - Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế - tài chính báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».
Sau đó tôi mới thong thả gặp gỡ các anh em ta trong trại Davis, cùng ăn một nồi chào gà tuyệt trần sau một ngày cực kỳ căng thẳng, mệt nhọc.
Bài báo đăng trên báo QĐND sáng ngày 1-5-1975 là bài báo duy nhất gửỉ được từ Sài Gòn vì hồi đó chưa có điện thoại cầm tay, chưa có máy điện toán xách tay như hiện nay. Máy fax rất nặng nề. Do bài báo được chuyển bằng tín hiệu Morse tè tè tích tích, nên có 2 chữ ghi sai. Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống Thiệu ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm. Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ «â» thành «a».
Ít lâu sau đó, tôi đọc trên cuốn A Decent Interval (Khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, một cán bộ CIA ở Sài Gòn trước đó, nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang đi hàng chục tấn tài sản quý sang Đài Loan, nơi có anh ông là đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, để đưa sang Hoa Kỳ sau đó.
Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh là chuyện này là có thật.
Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ.
Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi người hiểu lầm về chuyện này.
Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiều bangTexas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles - Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti. Ông cũng được biết đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội.
Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Ông Hảo kể lại chuyện này: «Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này». Ông nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông». Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».
Trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. Nó có thật sự nhập kho Nhà Nước đầy đủ, và được dùng vào những việc gì? Không ai biết. Đại biểu Quốc hội không ai hỏi, vì 90 % đại biểu là đảng viên, số ngoài đảng còn bảo hoàng hơn nhà vua.
Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó, cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ, nhưng họ không muốn nhắc đến nữa.
Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết : « Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!». Đây là câu duy nhất tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo.
Các phiên họp Quốc hồi từ 1975 đến nay, không ai biết, cũng không ai hỏi , chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam, số tiền hồi ấy bộ Công an có chủ trương bán bãi, bán tầu thuyền, thu vàng cho mỗi người lên tàu di tản - từ 3 lạng đến 6 lạng, có khi lên đến 12 lạng vàng mỗi đầu người - tất cả là bao nhiêu? Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả, Hon Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ...là bao nhiêu? Lại còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó, tiêu tan đi đâu cả rồi? Trong Quốc hội có Ban Kinh tế - Tài chính, nhưng có ai được biết gì đâu, có ai dám hỏi gì đâu, cả một khối mờ ám cỡ quốc gia, do đồng nhất đảng với nhà nước, đảng với quốc gia, đảng với nhân dân, tuy ba mà một.
Lại còn trong chiến dịch gọi là giải phóng Campuchia khỏi diệt chủng của Khơ-me Đỏ cuối năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị đặc công và một sư đoàn của Quân đoàn IV được lệnh chiếm các cơ sở trong thủ đô Pnom Penh, đặc biệt là khu hoàng cung, tiền của, kho tàng, đồ cổ lớn nhỏ đã được thu về bao nhiêu? Mang về nước ta bao nhiêu? Ờ đâu, có biên bản, thống kê gì không? Tôi được biết phần lớn là giao cho Ban Tài chính - Quản trị trung ương đảng, một cơ quan kinh tế - tài chính - thương nghiệp xuất nhập khẩu - sản xuất kinh doanh riêng của đảng, mà biên chế còn lớn hơn cả bộ Công thương và bộ Kế hoạch - Đầu tư cộng lại.
Chế độ hiện tại quan tâm đến tiền bạc, ngoại tệ, ngân khố, ngân hàng, hơn là cái gốc của nền kinh tế là sản xuất ra của cải với kỹ thuật cao, giá thấp . Họ quên chức năng cơ bản của nhà nước là phân phối, điều tiết phân phối lại thành quả phát triển cho toàn xã hội cùng hưởng.
Các bộ của chính phủ coi rất nhẹ việc quản lý về hành chính, chỉ chăm chú đến sân sau là các công ty kinh doanh để chia chác bổng lộc, mặc cho các chỉ thị thu rất hẹp lĩnh vực này.
Xin quan sát kỹ để thấy rằng ai dính đến tài chính, ngân hàng, ngân sách đều được thăng quan tiến chức nhanh nhất; thủ tướng hiện nay từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; chủ tịch Quốc hội hiện nay trưởng thành từ Cục trưởng Cục Ngân sách, rồi thứ trưởng tài chính, rồi bộ trưởng tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực. Một phó thủ tướng hiện nay cũng từng là thứ trưởng rồi bộ trưởng bộ tài chính. Nguyên thống đốc ngân hàng Trần Đức Thúy cùng cậu con trai Trần Đức Minh và cộng tác viên thân cận là đại tá công an Lương Ngọc Anh đều là những nhân vật con cưng của chế độ, những công thần hàng đầu trong việc ngang nhiên phân phối lại tiền của của nhân dân đổ vào ngân sách riêng của đảng. (Các bạn có thể đọc thêm bài báo «Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia» trên VOA ngày 17-8-2011).
Lúc này giới cầm quyền trong nước cần nhớ lại lời khuyên tâm huyết của ông Lý Quang Diệu mươi năm về trước là: «Khi sẽ có nhiều khoản tiền đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào, hãy giữ gìn cẩn thận, không để cho đồng tiền chỉ huy, ngự trị, làm chủ lương tâm viên chức, hãy rất cảnh giác với đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp, nó sẽ phá hoại công cuộc phát triển». Cũng chính Cụ Lý - như một số người trong nước thân mật gọi – căn dặn cách phòng chống tham nhũng có hiệu quả là: luật pháp, ngành tư pháp, tòa án phải rất nghiêm (để không ai dám tham vì sợ tù ), lương viên chức tạm đủ sống (không cần tham nhũng), tuyên truyền giáo dục nêu gương các viên chức trong sạch sống thanh bạch, chỉ ra kẻ tham là kẻ cắp, kẻ cướp xấu xa ô nhục tàn phá rường cột của quốc gia (không ai nỡ tham nhũng vì sợ nhục).
Có thể nói tiền nong, vàng bạc, của cải trong chế độ độc đảng đã gây nên tham nhũng, bất công kinh khủng chưa từng có trong xã hội nước ta, tiền của vàng bạc phi pháp đã tha hóa giới cầm quyền ở mọi cấp, tàn phá đảng cộng sản Việt Nam từ gốc lên ngọn.
Hiện là thời kỳ đảng viên quan chức lao lên trước đi tiên phong để trở thành đại gia, đại điền chủ, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, bỏ mặc nhân dân của mình nghèo đói ở phía sau, đến nỗi nhà Mác-xít Lữ Phương phải la trời rằng đảng cộng sản đã đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa tư bản man rợ. Đó là thời kỳ các quan chức vứt hàng ngàn tỷ này đến hàng nghìn tỷ khác qua cửa sổ, chìm nghỉm dưới đáy biển, để mặc cho hệ thống y tế và giáo dục tàn tạ, bệ rạc.
Thời đại kim tiền của các nhà cầm quyền tỷ phú Marcos, Suharto, Park Chung Hy, Ceausescu, Ben Ali, Ghadafi, Mubarak…đã kết thúc bi thảm. Gương tày liếp cho những bầy sâu chói mắt vì ánh vàng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Nhà
báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một
nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài
VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài
nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/article-16-tan-vang-04-12-2012-147209025/1118724.html
VĂN QUANG * LỆNH ÔNG CỒNG BÀ
VĂN QUANG – Viết từ Sài Gòn
Fr:BMH
Lệnh ông, cồng bà thứ nào đáng sợ hơn? Ngày
xưa các cụ nhà ta có quá nhiều kinh nghiệm về quan trường, nhất là về
những mối liên hệ giữa quan và dân, giữa quan bà và các doanh nghiệp. –
xin nói cho rõ “quan bà” là vợ các quan, được người đời gọi là “phu
nhân”– chứ không phải “đàn bà làm quan”, bởi thời đó đàn bà chưa được
làm quan như thời nay. Tuy nhiên quan bà vẫn có cái cồng hay cái chiêng
(một kiểu ví von là quyền hành) của quan bà vẫn to hơn quyền hành của
các quan. Còn thời nay thì sao? Xin bỏ ra ngoài các bà làm quan, ở đây
chỉ xin bàn về phu nhân hay bồ bịch của các quan mà thôi.
Chuyện không mới nhưng là một đề tài thảo luận mới Không phải bỗng dưng tôi mang chuyện này ra bàn với bạn đọc, trong khi còn vô số chuyện ở VN đáng bàn đến hơn. Đây là một đề tài đang “nóng” đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng CSVN tổ chức hẳn một “hội thảo” tại Đà Nẵng, đó là: “Mối quan hệ không bình thường giữa “một bộ phận cán bộ”, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp để trục lợi". Đối với người dân, chuyện này là thứ chuyện ai cũng biết, ai cũng nói tới nhưng là một đề tài để một ủy ban trung ương nghiên cứu, đánh giá, phân tích chính xác thì hoàn toàn mới lạ. Nó là một hiện tượng như cái tổ sâu đục một lỗ to tướng trên thân cây cổ thụ, ai cũng thấy nhưng chưa có ai chịu mổ xẻ tìm hiểu cặn kẽ thứ bệnh nguy hiểm có thể đục ruỗng, làm héo chết toàn bộ loại “cây đa cây đề” này. Tại “hội thảo” này, lần đầu tiên, một vấn đề rất tế nhị và khá nhạy cảm đã được hội thảo đưa ra và cảnh báo. Đó là hiện tượng “quan bà”- phu nhân các quan chức cùng làm ăn với các doanh nghiệp (DN), để DN lấy làm bình phong trục lợi. Sự trục lợi này đâu chỉ một phía. Khi mà “anh có tiền, chồng tôi có... quyền”.
Chuyện không mới nhưng là một đề tài thảo luận mới Không phải bỗng dưng tôi mang chuyện này ra bàn với bạn đọc, trong khi còn vô số chuyện ở VN đáng bàn đến hơn. Đây là một đề tài đang “nóng” đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng CSVN tổ chức hẳn một “hội thảo” tại Đà Nẵng, đó là: “Mối quan hệ không bình thường giữa “một bộ phận cán bộ”, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp để trục lợi". Đối với người dân, chuyện này là thứ chuyện ai cũng biết, ai cũng nói tới nhưng là một đề tài để một ủy ban trung ương nghiên cứu, đánh giá, phân tích chính xác thì hoàn toàn mới lạ. Nó là một hiện tượng như cái tổ sâu đục một lỗ to tướng trên thân cây cổ thụ, ai cũng thấy nhưng chưa có ai chịu mổ xẻ tìm hiểu cặn kẽ thứ bệnh nguy hiểm có thể đục ruỗng, làm héo chết toàn bộ loại “cây đa cây đề” này. Tại “hội thảo” này, lần đầu tiên, một vấn đề rất tế nhị và khá nhạy cảm đã được hội thảo đưa ra và cảnh báo. Đó là hiện tượng “quan bà”- phu nhân các quan chức cùng làm ăn với các doanh nghiệp (DN), để DN lấy làm bình phong trục lợi. Sự trục lợi này đâu chỉ một phía. Khi mà “anh có tiền, chồng tôi có... quyền”.
Nó không hề mới mẻ. Nhưng khi được đưa ra công
khai giữa thanh thiên bạch nhật, thì mối quan hệ “đặc biệt” này đã trở
nên phổ biến mang tính xã hội khiến người dân chú ý, bàn tán râm ran.Cũng
chả cứ phải là quan bà dính dáng đến DN. Có khi chỉ là... “cận” quan
bà, hay “bồ ruột” của quan cũng có thể làm nên “sự nghiệp” khiến xã hội
phải thất kinh và bất bình. Chính
vì thế tôi đưa vấn đề này ra bàn cùng bạn đọc, phân tích khách quan để
hiểu rõ hơn. Xin điểm sơ qua về những cái lệnh của ông trước rồi đến
cồng bà sau.Tôi sợ các ông lắm rồi Thưa
bạn, câu than phiền trên đây không phải của người viết bài này mà là
của chính ông Chủ tịch Quốc Hội (QH) VN. Kết luận lại phiên họp của Ủy
ban Thường vụ QH mới đây ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch QH đã dẫn chứng
trường hợp Nghị định quy định về việc cấp Chứng minh nhân dân (CMND) ghi
tên cha mẹ khiến người dân “bức xúc”
nên vừa đưa ra đã phải đình lại. Dưới
góc độ người dân, ông Nguyễn Sinh Hùng bất bình khi đã có CMND, nay
những người làm luật lại muốn đưa ra Luật Căn cước, rồi Luật Hộ tịch...
Ông đã phải thốt lên.
“Bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi”.Việc ông chủ tịch nước cũng phải “sợ” các văn bản luật pháp làm khó, làm khổ dân... thêm một lần nữa cho thấy mức độ báo động về công việc làm luật ở VN. Có thể nói, khó mà liệt kê kết những văn bản pháp quy hoặc còn dưới dạng dự thảo hay đã thuộc loại “bút sa gà chết”, khiến người dân đau đầu, xã hội ngẩn ngơ. Có thứ nghị định ban hành cho có, cho “đủ mâm đủ bát” nhưng hiệu quả, hiệu lực đến đâu, như thế nào thì “hạ hồi phân giải”. Loại này có thể thấy qua quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, bán thịt trong 8 giờ, phạt thức ăn đường phố không vệ sinh, cấm vòng hoa và vàng mã trong tang lễ công chức... và mới đây là dự thảo phạt nặng việc xả rác thải nơi công cộng… không thể kể hết.Trong các bài trước, tôi đã đề cập đến “thứ bệnh đáng sợ” này.
Có nhiều nguyên nhân
khiến bệnh trở nên nặng như hiện nay song căn nguyên chính là do những
cơ quan, tổ chức và cá nhân làm ra các văn bản này vẫn “bình chân như
vại” cho dù việc làm, quyết định của họ có làm khổ dân và thiệt hại cho
nhà nước đến đâu chăng nữa. Đấy
là chưa nói đến những kiểu hành dân, những kiểu “vòi vĩnh”, những kiểu
ăn hối lộ từ cấp thấp đến cấp cao… hầu như ngày nào cũng thấy xuất hiện
trên các trang báo VN với những bằng chức xác thực, không thể đổ tội cho
“bọn xấu” bịa đặt xuyên tạc được. Người dân đáp lễ ngay: “Bây giờ ông
chủ tịch mới sợ, chúng tôi sợ từ lâu lắm rồi!”. Bạn
hãy nhìn hiện tượng … không lạ sau đây tại một xã sẽ thấy “sợ” hơn nữa.
Nó là một biểu hiện rõ nhất đang xảy ra ở rất nhiều địa phương khác
trong toàn quốc.
Cả họ làm quan!Ở
xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên hiện nay có đến hơn 2/3 cán bộ
(quan chức) ở xã là bà con, dòng họ của bí thư đảng ủy. Nhiều người
trong số đó không có trình độ, không có chuyên môn trong khi những người
có bằng đại học lại không thể xin được việc.Người
dân xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa hiện đang bất bình khi phần lớn cán bộ
được tuyển dụng vào các chức danh ở xã đều là họ hàng của ông Đặng Tín,
Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tâm. (Bạn đã biết ông bí thư đảng ủy là người trên
hết, nắm toàn bộ quyền hành trong mọi lãnh vực từ hành chánh, cai trị
đến tinh thần, tư tưởng mọi người dân).
Trong số 23 cán bộ xã đã có 18
người là bà con họ Đặng hoặc bà con phía vợ của vị bí thư này. Ngay Ban
Thường vụ đảng ủy 3 người, có 2 người là chú cháu, gồm Bí thư Đặng Tín
và Phó Bí thư Đặng Thị Dung. Ông Huỳnh Thanh Nam, một người dân ở xã Hòa
Tâm, cho biết: - Dân xã tôi gọi
đây là thời của họ Đặng trị. Không phải người của dòng họ này thì không
có cửa vào làm cán bộ xã Hòa Tâm! Không là con cháu họ hàng của quan
ông cũng phải là họ quan bà.Trong
khi 100% cán bộ xã đều không có bằng đại học, một số cán bộ là họ hàng
với bí thư xã còn chưa có bằng cấp 3, còn con em người dân ở xã này tốt
nghiệp đại học trở về thì không thể xin được việc.Cụ
thể, trường hợp anh Huỳnh Thanh Tú, tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn chuyên
ngành tài chính kế toán hơn 3 năm nay nhưng hiện phải đi phụ nuôi tôm.
Anh Tú ngán ngẩm nói với phóng viên: “Tôi
nghĩ mình về quê với hy vọng làm được một việc gì đó. Vậy mà đã nộp đơn
rất nhiều lần vào xã nhưng rồi vẫn không được tuyển dụng. Họ chỉ tuyển
bà con có liên quan đến họ Đặng, không quan tâm đến bằng cấp”.
Phải răm rắp làm theo ý kiến của bí thư, không được có ý kiến khácÔng
bí thư Đặng Tín thừa nhận có nhiều cán bộ xã là bà con, dòng họ của ông
nhưng “do khách quan”(?). Ông lý giải: “Ở nông thôn mà, đụng đâu cũng
là bà con”. Ông còn cho rằng việc nhiều cán bộ xã là bà con, dòng họ
không trở ngại gì trong điều hành công việc. Trong
khi đó, Chủ tịch UBND xã Lê Văn Hoàng lại thẳng thắn nhận định: “Một số
cán bộ là bà con, dòng họ Đặng được cho vào làm không đúng chuyên môn,
lĩnh vực, không đáp ứng được công việc của xã, làm giảm chất lượng công
việc”.Một cán bộ xã Hòa Tâm cho
biết để tồn tại, cán bộ xã là người ngoài dòng họ với Bí thư đảng ủy
phải răm rắp nghe theo ý kiến của bí thư, không được có ý kiến khác.
Nếu
không, sẽ bị loại khỏi bộ máy chính quyền của xã. Cụ
thể là trường hợp của ông Lê Văn Thiệu, nguyên cán bộ phụ trách công
tác Lao động - Thương binh - Xã hội xã Hòa Tâm. Ông Thiệu là người
thường tỏ thái độ phản đối các ý kiến của ông Tín. Trong cuộc bầu cử
HĐND xã vừa qua, trước khi họp lần 2, ông Thiệu được ông Tín gọi vào
phòng “làm việc tư tưởng”, sau đó bị rút khỏi danh sách ứng cử viên.
Thắc mắc về cách hành xử trên, ông Thiệu viết thư xin tư vấn gửi đến Sở
Tư pháp tỉnh Phú Yên thì bị ông Tín cho là gửi đơn vượt cấp, buộc ông
Thiệu viết kiểm điểm và bị kỷ luật buộc thôi việc.
Vị trí ông Thiệu đảm
nhận trước đây, hiện nay được giao cho cháu ông Đặng Tín là ông Đặng Văn
Hằng.Bởi vậy người dân mới có câu: “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ và thứ tư thì... mặc kệ”!Thật
ra, tình trạng này đang xảy ra ở hầu hết mọi nơi, nhiều cơ quan, nhất
là những cơ quan “có ăn”, có lương bổng khá, có quyền “xin cho”. Nếu
không phải là người nhà của các quan ông quan bà thì đừng hòng xin vào
làm dù bạn có học hành đàng hoàng, có tài năng. May ra nếu được làm thì
cũng chỉ ngang hàng với dân bưng bê, để cho mấy anh dốt sai đủ thứ việc.
Đúng như câu “con vua thì lại làm vua, con anh sãi chùa lại quét lá
đa”.
Thái Thượng Hoàng và doanh nghiệp sân sau của các quanÔng Lê Hồng Liêm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) nhận định: “Đang
có những quan chức quyền hành như “thái thượng hoàng”, nói gì cấp dưới
phải nghe răm rắp, tự ý bố trí nhân sự, đất nông nghiệp sờ sờ ra đó
nhưng vẫn chuyển sang đất chuyên dùng để thu lợi cho DN hàng trăm tỉ
đồng, còn DN thì lại quả vài căn nhà tiền tỉ cho quan chức. Có
thực tế là nếu doanh nghiệp (DN) không có mối quan hệ lợi ích với một
số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền thì khó có thể nhận được các dự
án. Từ đó hình thành các nhóm lợi ích không chỉ về kinh tế mà cả về
chính trị.
Thậm chí có DN còn bỏ tiền mua phiếu cho quan chức leo cao
hơn. Hiện có tình trạng một số cán bộ có chức quyền đã lợi dụng kẽ hở
của luật pháp, đặc biệt là câu kết làm “sân sau” cho một số DN để trục
lợi. mối quan hệ không bình thường giữa quan chức và DN đang diễn ra
dưới nhiều hình thức, thủ đoạn”. Đại
diện Ngân hàng Thế giới sáng 29-3 ở TP Sài Gòn, cho biết: 44%
trong tổng số 1.058 DN được khảo sát cho hay phải trả chi phí không
chính thức, tức là tiền hối lộ “bôi trơn”. Kết quả khảo sát cũng cho
thấy quản lý đất đai, hải quan, xây dựng và CSGT là những lĩnh vực tham
nhũng nhiều nhất.Người ta còn
chưa quên cái chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2012 (CPI) đáng hổ thẹn,
xót xa được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố. Ở đó, Việt Nam đứng
thứ 123/ 176 quốc gia, vùng lãnh thổ, tụt hẳn 11 bậc so với năm ngoái.Bây giờ hãy nhìn lại các quan bà có tầm vóc như thế nào trong thời buổi hiện nay.
Quan bà đi kè kè bên doanh nghiệpÔng Trần Văn Tư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, cũng cảnh báo: “Đang có hiện tượng “quan bà” – phu nhân của quan chức – cùng làm ăn với DN để DN lấy làm bình phong. Tôi thấy một số bà suốt ngày cứ kè kè bên DN. Các DN khác họ nhìn vào cũng nghi ngại, e dè vì thấy một số DN toàn đi với chị Hai, chị Ba...”.Ngoài ra còn nhiều quan chức lật tẩy mánh khóe của vợ con quan chức khi “giả vờ làm kinh tế”.Ông Nguyễn Văn Thạnh, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Cần Thơ, cho rằng cần phải hết sức lưu ý đến những quan chức có vợ con tham gia kinh doanh, lập DN “sân sau”. Ông Thạnh cho biết: “Nói là vợ con làm nhưng thực ra ông này điều hành là chính.
Dạng quan
chức có vợ con kinh doanh kiểu này nhiều lắm. Khi DN đứng tên vợ con,
người thân thì họ dễ đưa dự án, công trình về nhà”. Các
DN cũng thường săn đón các quan bà, các công tử tiểu thư con quan để
gửi gắm, nhờ vả việc nọ việc kia. Mỗi khi có anh chị nào này ốm đau, sổ
mũi lại đưa xe cộ đến đưa rước… Có cả trăm ngàn mánh lới giữa các DN và
các “chị Hai, chị Ba”. Đôi khi còn là những chuyện tình ái vớ vẩn, “đôi
bên cùng có lợi”. Chị Hai dzui dzẻ tình xuân, chú Ba vớ được cái dự án
trăm tỉ. Tuy nhiên có những vụ “bể dĩa” lãng xẹt. Nhưng nhờ có vụ “bể
dĩa” này, mọi người càng nhìn thấy rõ hơn những mối liên hệ lòng vòng
giữa quan ông quan bà và bạn bè, tình nhân như thế nào. Quan bà lộng
hành là chuyện thường thấy, còn bạn bè hay tình nhân của quan cũng lộng
hành đến nơi đến chốn cũng khá nhiều, nhưng lại rất khó tìm ra chứng cứ
để bắt quả tang.
“Bồ” hay “bạn” quan đầu tỉnh lộng hành Gần
đây nhất và cũng bị dư luận đàm tiếu nhiều nhất là việc bà Trần Hồng
Ly, nữ phó Phòng Quản lý DN - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà
Vinh “quậy tưng” cả Văn phòng UBND tỉnh, chửi bới, thóa mạ thô tục những
cảnh sát bảo vệ, được báo chí mô tả là “lộng hành khắp tỉnh, dọc ngang
nào biết trên đầu có ai”. Dư
luận tỉnh Trà Vinh còn thắc mắc vì sao một phụ nữ đơn thân, không nhà
cửa, nghèo mạt rệp, chỉ có bằng trung cấp như bà Trần Hồng Ly lại nhanh
chóng trở thành tỉ phú?
Nhiều người cho biết ngoài căn nhà trị giá 4-5
tỉ đồng trên, bà Ly còn khoe mình có 16 tỉ đồng. Theo
điều tra của Ủy ban Kiểm tra khối doanh nghiệp đã xác định bà Trần Hồng
Ly có 1 ngôi nhà 3 tầng ở số 16 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Trà Vinh; 1
nhà ở cùng nhiều phòng trọ cho thuê tại đường Bạch Đằng; 1 lô đất ở khu
Nguyệt Hóa; 1 lô đất và nhà mới xây trên đường Lê Văn Tám, ấp Sâm Bua
(xã Lương Hòa, huyện Châu Thành).Ngoài ra bà cón đủ thứ bằng khen, đủ thứ danh hiệu. Theo
đơn tố cáo, nữ tỉ phú lắm mánh lới, nhiều chiêu trò này đã tự đề nghị
các hình thức khen thưởng cho bản thân và đơn vị mình rồi lập biên bản
ghi “tất cả thống nhất 100% theo ý kiến của bà Trần Hồng Ly”.
Nhờ cách
này, bà Ly nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ
Kế hoạch - Đầu tư và tự xếp cho mình danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”.
Toàn là “lèo” cả!Đặc biệt, bà
này khẳng định: “Mối quan hệ giữa tôi và anh Ba Khiêu (tức ông Trần
Khiêu, chủ tịch tỉnh Trà Vinh) là tình nghĩa anh em quê hương xứ sở”. Ai
cũng hiểu, chính vì “mối quan hệ tình nghĩa” đó mà từ chị thư ký nghèo
mạt rệp, bỏ chồng sống tự do, mới leo lên hàng tỉ phú và dám lộng hành
như thế. Dân thường làm như thế thì đi tù là cái chắc. Sau khi sự việc xảy ra, bà
Ly đã biện minh, bảo vệ ông Trần Khiêu: “Có những phần tử xấu, ganh
ghét, bịa chuyện nào là có thai 3 tháng, sống với nhau 15 năm, có 2 đứa
con và hôm đó chở theo 1 đứa con…”.
Tuy nhiên khi bị mời lên CA bà ly
trưng ra bằng cớ bà đang mang thai lưu nên có muốn giam bà cũng không
được. Lúc này mới bị kỷ luật và cho nghỉ việc. Bà có nghỉ việc thì cũng
đã có một “núi của” ba đời ăn không hết.Chủ tịch tỉnh xin về hưu trước tuổi Trước
sự việc nữ phó phòng “quậy” lúc nửa đêm tại UBND tỉnh Trà Vinh, ông
Trần Khiêu -
Chủ tịch tỉnh này đã xin nghỉ hưu trước tuổi.Liên
quan đến những nghi vấn về mối quan hệ với bà Ly, Chủ tịch tỉnh Trà
Vinh phát biểu trên báo: “Về dư luận trong quan hệ tình cảm giữa tôi với
Ly, thực sự là anh em rất thân nhau. Anh em với nhau như trong gia
đình, rất là thân. Cũng có khi chính cái ngộ nhận như thế này… Mà không
phải! Cái này, công việc của tôi có cả tập thể lãnh đạo của tỉnh quản
lý, giám sát chứ. Phải chi tôi là một anh lính thì cũng có khi ít ai
nhòm ngó tới.
Nhưng công việc của mình liên quan tới xã hội cho nên đâu
có phải cứ muốn làm gì là làm được đâu?"Ông
chủ tịch muốn nói gì thì nói, người dân đã hiểu ngầm và lại hiểu rất
rõ, mối quan hệ giữa ông và bà Ly là thế nào. Mối quan hệ chằng chịt đó
chính là đổi tình lấy tiền, đổi quyền hành lấy tình và đổi bất cứ thứ gì
của nhà nước lấy cái gì ông muốn, bà thích.Một
chuyên gia kinh tế cao cấp thẳng thắn nói tọac ra, quyền lực đang bị
‘thương mại hóa” mạnh mẽ đến mức, các DN hiện nay phải dành rất nhiều
tiền bạc và thời gian để chăm sóc các mối quan hệ với quan chức.
Cánh tay nối dài của xã hội đenMột
sự thật khác nữa là ở nhiều phường xã, ngay tại các thành phố lớn, nhỏ,
lâu nay có nhiều người dân sống dưới sự thống trị ngầm của bọn xã hội
đen mả bọn này lại hối lộ cho hầu hết các quan chức địa phương nên người
dân đành im bặt như sống dưới ách phát xít, mặc cho bọn này lộng hành.
Người nông dân một nắng hai
sương hay những doanh nghiệp làm ăn ở Khoái Châu (Hưng Yên), cuộc sống
mưu sinh của họ được quyết định không phải bởi sự lao động của họ, mà
bởi những kẻ giang hồ, bởi xã hội đen, rất ngang nhiên, công khai và
trắng trợn.Cách làm ăn của băng
nhóm xã hội đen này cũng không mới: Đó là thâu tóm địa bàn hoạt động,
đòi các doanh nghiệp nộp tiền “bảo kê” hàng trăm triệu đồng cho chúng.
Bên cạnh đó là các hoạt động phi pháp như tổ chức cá độ, đánh bạc, cưỡng
đoạt tài sản và đòi nợ thuê... Bảo kê cho doanh nghiệp buôn lậu; hay
bảo kê đối với các hoạt động mại dâm, buôn bán ma túy, gỗ lậu; hay bảo
kê cho các nhóm người sử dụng đất công để trông giữ xe, mở tiệm ăn nhậu,
làm đủ thứ dịch vụ.
Đụng tới nó là “no đòn”, nguy hiểm tới tính mạng,
nhà tan cửa nát ngay. Có khi chính chúng lại cho người dân lại hiểu ngầm
rằng “đường dây” đó là của anh Ba chị Tư đầy quyền lực từ tuốt tận “bên
trên”.Điều đáng nói, là sự cầu
cứu hay đơn tố cáo của các doanh nghiệp ở địa phương này gửi lên các cơ
quan chức năng có thẩm quyền của huyện đã chỉ gặp sự im lặng? Chả lẽ,
chính quyền huyện Khoái Châu, các ngành chức năng của huyện này, trở
thành “cánh tay nối dài” cho băng đảng xã hội đen ngang nhiên quản lý?
Sự yên ổn làm ăn của các doanh nghiệp, của người dân hóa ra không phụ
thuộc vào luật pháp mà phụ thuộc rất lớn vào... luật rừng.
Một
tệ nạn khác, nhiều khi cảnh sát “ra quân” khám xét, kiểm tra vũ trường,
quán bar hoặc triệt hạ bọn xã hội đen cũng đều bị lộ nên chẳng bắt được
ai. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công
an), thẳng thắn nói: “Đối với bọn xã hội đen, tội phạm hoạt động có tổ
chức, công an triệt phá chúng không khó. Nhưng cái khó nhất là trong vụ
nào cũng đều dính dáng đến cán bộ cơ sở vì đã bị “mua” nên chưa đánh đã
bị lộ”!
Cồng bà vẫn nguy hiểm hơnTrên đây là những bằng chứng xác thực nhất để chúng ta có thể nhìn rõ hơn những “lệnh ông, cồng bà” thời nay biến chuyển như thế nào. Mỗi ngày nó được “khoa học hóa” nên càng tinh vi, nguy hiểm, tàn nhẫn và công khai. Có điểm hơi giống ngày xưa là “cồng bà” vẫn nguy hiểm hơn thật. Bởi nó kín đáo, được “ngụy trang” dưới nhiều lớp vỏ bọc nào là chỗ quen biết, chỗ thân tình, chỗ làm ăn buôn bán chung, chỗ con cái là bạn bè… và vô số cái chỗ có thể núp bóng được. Khi cần thì giả vờ ly dị cho “nàng” mang theo vài va li đô la, vài cục hột soàn ra nước ngoài hoặc cho con gái lấy… chủ ngân hàng Thụy Sĩ là êm re. Có bề gì, em đi trước, anh theo sau, cả gia đình ta biến hết là thượng sách. Hình như mấy anh đại gia ba Tàu ở Trung Quốc bây giờ cũng đang thực hiện chính sách này đấy, phải không bạn?
Văn Quang – 3-5-2013
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 260
Thursday, October 20, 2016
NHÂN QUYỀN- TIỂU TỬ - VIỆT NAM - HÒA HẢO
Wednesday, May 8, 2013
LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
kính chuyển
Thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới cực lực tố cáo và lên án Công an cộng sản
dùng bạo lực đánh đập dã man và bắt giữ, tra vấn trái phép những tác giả Nhựt Ký điện tử (blogueurs) trong các buổi thảo luận ngoài trời về Nhân Quyền tại nhiều thành phố ở Việt Nam trong ngày 5 tháng 5 năm 2013.
Genève ngày 8 tháng 5 năm 2013
--------------------------------------------------------------------------------
De: asie2@rsf.org [mailto:asie2@rsf.org] De la part de Benjamin Ismaïl
Envoyé : mercredi, 8. mai 2013 11:55
À: S. Asie
Objet : VIETNAM : Police use violence against bloggers at human rights picnics (ENG / FRA)
REPORTERS WITHOUT BORDERS / REPORTERS SANS FRONTIERES
PRESS RELEASE / COMMUNIQUÉ DE PRESSE
05.08.2013
ENG : http://en.rsf.org/vietnam-police-use-violence-against-08-05-2013,44586.html
FRA : http://fr.rsf.org/vietnam-violent-raid-policier-contre-des-08-05-2013,44585.html
VIETNAM
Police use violence against bloggers at human rights picnics
Bloggers and netizens who took part in “picnics to discuss human rights” in public places in several Vietnamese cities on 5 May were violently attacked by police and many were briefly detained.
“We firmly condemn this deliberate police violence against news providers and we are very disturbed to see that such unacceptable violence seems to be the automatic and systematic response from the authorities to any attempt to use freedom of expression,” Reporters Without Borders said.
“The authorities should take firm and exemplary disciplinary measures against the police officers responsible for this violence.”
Organized via Facebook, the picnics were due to take place in Saigon, Hanoi, Nha Trang and other cities. In Nha Trang, the public security department quickly blocked access to the designated venue in a park. Barbed wire was deployed around the park and the police hit participants with sticks and steel bars.
The police were present in large numbers in Hanoi but did not prevent the participants from gathering beside Lake Hoan Kiem, in the city centre.
Pham Thanh Nghien, a blogger who has been under house arrest in Hai Phong since her release in September 2012, after four years in prison, tried to show her support for the movement by organizing a picnic in her garden with her mother.
Image
: danlambaovn.blogspot.frFRA : http://fr.rsf.org/vietnam-violent-raid-policier-contre-des-08-05-2013,44585.html
VIETNAM
Police use violence against bloggers at human rights picnics
Bloggers and netizens who took part in “picnics to discuss human rights” in public places in several Vietnamese cities on 5 May were violently attacked by police and many were briefly detained.
“We firmly condemn this deliberate police violence against news providers and we are very disturbed to see that such unacceptable violence seems to be the automatic and systematic response from the authorities to any attempt to use freedom of expression,” Reporters Without Borders said.
“The authorities should take firm and exemplary disciplinary measures against the police officers responsible for this violence.”
Organized via Facebook, the picnics were due to take place in Saigon, Hanoi, Nha Trang and other cities. In Nha Trang, the public security department quickly blocked access to the designated venue in a park. Barbed wire was deployed around the park and the police hit participants with sticks and steel bars.
The police were present in large numbers in Hanoi but did not prevent the participants from gathering beside Lake Hoan Kiem, in the city centre.
Pham Thanh Nghien, a blogger who has been under house arrest in Hai Phong since her release in September 2012, after four years in prison, tried to show her support for the movement by organizing a picnic in her garden with her mother.
But when she began reading the Universal Declaration of Human Rights out
loud, she and her mother were attacked by the police officers
responsible for keeping them under surveillance.
In Saigon, the bloggers Nguyen Sy Hoanh (“Hanh Nhan”) and Nguyen Hoang Vi were able to organize a gathering in a public park and distribute copies of the Universal Declaration of Human Rights in Vietnamese. They were allowed to talk in small groups for an hour until evicted by municipal employees in civilian dress on the pretext that the grass needed watering.
The municipal employees used force when they objected to being made to leave. Hoanh and Vi were badly beaten and arrested. The police held Vi at a police station until 3 a .m. on 6 May and confiscated her smartphone and tablet computer without issuing any receipt.
Police officers also beat Vi’s sister, Nguyen Thao Chi, and mother, Nguyen Thi Cuc, breaking three of Chi’s teeth and causing Cuc to lose consciousness. A policeman then stubbed a cigarette out on her forehead. The blogger Vo Quoc Anh was also arrested, questioned and beaten by the police.
Other bloggers such as Nguyen Ngoc Nhu Quynh (“Me Nam”) whose homes are closely watched were prevented from attending these gatherings. Their Internet and phone connections were disconnected in advance.
In Saigon, the bloggers Nguyen Sy Hoanh (“Hanh Nhan”) and Nguyen Hoang Vi were able to organize a gathering in a public park and distribute copies of the Universal Declaration of Human Rights in Vietnamese. They were allowed to talk in small groups for an hour until evicted by municipal employees in civilian dress on the pretext that the grass needed watering.
The municipal employees used force when they objected to being made to leave. Hoanh and Vi were badly beaten and arrested. The police held Vi at a police station until 3 a .m. on 6 May and confiscated her smartphone and tablet computer without issuing any receipt.
Police officers also beat Vi’s sister, Nguyen Thao Chi, and mother, Nguyen Thi Cuc, breaking three of Chi’s teeth and causing Cuc to lose consciousness. A policeman then stubbed a cigarette out on her forehead. The blogger Vo Quoc Anh was also arrested, questioned and beaten by the police.
Other bloggers such as Nguyen Ngoc Nhu Quynh (“Me Nam”) whose homes are closely watched were prevented from attending these gatherings. Their Internet and phone connections were disconnected in advance.
______________________________________
VIETNAM
Violent raid policier contre des blogueurs
Violent raid policier contre des blogueurs
Le 5 mai 2013, plusieurs blogueurs et net-citoyens, qui s’étaient donné rendez-vous dans plusieurs villes du pays pour un “pique-nique de discussion autour des droits de l’homme”, ont été violemment agressés par la police. Nombre d’entre eux ont été arrêtés avant d’être relâchés.
“Nous condamnons avec force les violences délibérées perpétrées par les forces de l’ordre contre ces acteurs de l’information. Nous sommes profondément inquiets de constater que ces violences inacceptables semblent être la réponse automatique et systématique des autorités à toute initiative en faveur de la liberté d’expression”, a déclaré Reporters sans frontières.
“Les autorités doivent prendre des mesures disciplinaires fermes et exemplaires à l’encontre des policiers responsables de ces violences”, a ajouté l’organisation.
Ces pique-niques, organisés grâce à Facebook, devaient se tenir dans plusieurs villes du pays, parmi lesquelles Saigon, Hanoï, et Nha Trang. A Nha Trang, la sécurité publique a rapidement bloqué les accès au lieu de rendez-vous. Des barbelés ont été installés autour du parc, et la police a frappé les participants à coups de barres de fer et de bâtons.
A Hanoï, les participants ont pu se réunir au bord du lac Hoàn Kiếm, au centre de la ville. Les forces de l’ordre, bien que massivement présentes, n’ont pas empêché la tenue du rassemblement. En revanche, la blogueuse Pham Thanh Nghien, assignée à résidence à Hai Phong depuis sa libération en septembre 2012 au terme de quatre années de prison, souhaitant s’associer symboliquement au mouvement, a organisé un pique-nique dans son jardin avec sa mère. Tandis qu’elle lisait à haute voix la Déclaration universelle des droits de l’homme, les deux femmes ont été violemment agressées par des policiers en charge de leur surveillance.
A Saigon, les blogueurs Nguyen Sy Hoanh (Hanh Nhan) et Nguyen Hoang Vi ont pu organiser un rassemblement dans un jardin public, et distribuer la version vietnamienne de la Déclaration universelle des droits de l’homme. Les échanges en petits groupes ont pu se dérouler durant une heure avant que les employés municipaux ne les chassent, sous prétexte d’arroser les pelouses. Face à leur refus de quitter les lieux, des agents en civil ont employé la force. Nguyen Sy Hoanh et Nguyen Hoang Vi ont été sévèrement battus, avant d’être arrêtés. Hoang Vi a été retenue au poste jusqu’à 3 heures du matin le 6 mai, et les agents ont confisqué son smartphone et sa tablette, sans établir de procès-verbal. Sa soeur, Nguyen Thao Chi, et sa mère, Nguyen Thi Cuc, ont également frappées par des policiers. Thao Chi a eu trois dents cassées et Thi Cuc a perdu connaissance suite à un coup. Un policier lui a par la suite écrasé une cigarette sur le front. Le blogueur Quoc Anh a également été arrêté, interrogé, et violemment frappé par les forces de sécurité.
Me Nam, ainsi que d’autres blogueurs, dont les domiciles sont étroitement surveillés, ont été empêchés de se rendre sur les lieux de rassemblement. Leurs connexions Internet et téléphonique ont été coupées avant la tenue de ces rassemblements.
Image : danlambaovn.blogspot.fr
Benjamin Ismaïl
Head of Asia-Pacific Desk
Reporters Without Borders
Paris - France
+33 1 44 83 84 70
Twitter: @RSFAsiaPacific, @RSF_Asia (中文)
Facebook : facebook.com/reporterssansfrontieres
Skype: rsfasia
Website: http://en.rsf.org/asia,2.html
******************************************
TIỂU TỬ * NỘI
nội
- Nội xuống kìa!
- Nội xuống! Ê! Nội xuống!
- Nội xuống!
Bầy con tôi reo mừng, chạy ùa ra ngõ. Ngoài đó, tiếng xích lô máy cũng vừa tắt.
Trong
buồng, vợ tôi gom vội mấy giấy tờ hồ sơ nhét vào xắc tay, nhìn tôi, im
lặng.Tôi hiểu: bà già xuống như vậy, làm sao giấu được chuyện tôi và hai
đứa lớn sẽ vượt biên? Sáng sớm mai là đi rồi …
Tôi choàng tay ôm vai vợ tôi, siết nhẹ:
- Không sao đâu. Để anh lựa lúc nói chuyện đó với má.
Khi
vợ chồng tôi bước ra hiên nhà thì bầy nhỏ cũng vừa vào tới sân. Đứa
xách giỏ, đứa xách bao, đứa ôm gói, hí hửng vui mừng. Bởi vì mỗi
lần bà nội chúng nó từ Gò Dầu xuống thăm đều có mang theo rất nhiều đồ
ăn, bánh trái thịt thà… Những ngày sau đó, mâm cơm dưa muối thường ngày
được thay thế bằng những món ăn do tay bà nội tụi nó nấu nướng nêm-nếm.
Nhờ vậy, mấy bữa cơm có cái phong vị của ngày xưa thuở mà miền Nam chưa
mất vào tay Việt Cộng… Mấy con tôi thường gọi đùa bà Nội bằng «trưởng
ban hậu cần» hoặc chị «nuôi» và lâu lâu hay trông có bà nội xuống. Và
lúc nào câu chào mừng của chúng nó cũng đều giống như nhau: «Nội mạnh hả
Nội? Nội có đem gì xuống ăn không Nội?» Mới đầu, tôi nghe chướng tai,
nhưng sống trong sự thiếu thốn triền miên của chế độ xã hội chủ nghĩa,
lần hồi chính bản thân tôi cũng chỉ nghĩ đến miếng ăn
thôi!
Con
gái út tôi, mười một tuổi, một tay xách giỏ trầu của bà nội, một tay
cặp-kè với bà nó đi vào như hai người bạn. Bà nó cưng nó nhứt nhà. Lúc
nào xuống, cũng ngủ chung với nó để nghe nó kể chuyện. Nó thích bà nội ở
điều đó và thường nói: «Ở nhà này chỉ có nội là thích nghe em kể chuyện
thôi!» Thật ra, nó có lối kể chuyện không đầu
không đuôi làm mấy anh mấy chị nó bực. Trái lại, bà nó cho đó là một thi
vị của tuổi thơ, nên hay biểu nó kể chuyện cho bà nghe, để lâu lâu bà
cười chảy nước mắt.
Tôi hỏi má
tôi:
- Sao bữa nay xuống trưa vậy nội?
Vợ
chồng tôi hay gọi má tôi bằng «nội» như các con. Nói theo tụi nó, riết
rồi quen miệng. Lâu lâu, chúng tôi cũng có gọi bằng «má» nhưng sao vẫn
không nghe đầm-ấm nồng-nàn bằng tiếng «nội» của các con. Hồi cha tôi còn
sống, tụi nhỏ còn gọi rõ ra «ông nội» hay «bà nội». Cha tôi mất đi, ít
lâu sau, chúng nó chỉ còn dùng có tiếng «nội» ngắn gọn để gọi bà của
chúng nó, ngắn gọn nhưng âm thanh lại đầy trìu mến.
Má tôi bước
vào nhà, vừa cởi áo bà ba vừa trả lời:
-
Thôi đi mầy ơi!… Mấy thằng công an ở Trảng Bàng mắc dịch! Tao lên xe
hồi sáng chớ bộ. Tới trạm Trảng Bàng tụi nó xét thấy tao có đem một lon
ghi-gô mỡ nước, vậy là bắt tao ở lại. Nói phải quấy bao nhiêu cũng không
nghe. Cứ đề quyết là tao đi buôn lậu!
Rồi má tôi liệng cái áo lên thành ghế bàn ăn, nói mà tôi có cảm tưởng như bà đang phân trần ở Trảng Bàng:
- Đi buôn lậu cái gì mà chỉ có một lon mở nước Ai đó
nghĩ coi! Nội tiền xe đi xuống đi lên cũng hơn tiền lon mỡ rồi. Đi buôn kiểu gì mà ngu dại vậy hổng biết
- Ủa? Rồi làm sao nội đi được? Bộ tụi nó giữ lại lon mỡ hả nội? Con gái lớn tôi chen vào.
- Dễ hôn! Nội đâu có để cho tụi nó «ăn» lon mỡ, con! Mỡ heo nội thắng đem xuống cho tụi con chớ bộ.
Ngừng lại, hớp một hớp nước mát mà con út vừa đem ra, xong bà kể tiếp, trong lúc các con tôi quây quần lại nghe:
- Cái rồi … cứ dan ca riết làm nội phát ghét, nội đổ lì, ngồi lại đó đợi tụi nó muốn giải đi đâu thì giải.
Nghe
đến đây, bầy con tôi cười thích thú. Bởi vì tụi nó từng nghe ông nội
tụi nó kể những chuyện «gan cùng mình» của bà nội hồi xưa khi cùng chồng
vào khu kháng chiến, nhứt là giai đoạn trở về hoạt động ngầm ở thành
phố sau này, trước hiệp định Genève…
Con út nóng nảy giục:
- Rồi sao nữa
nội?
-
Cái rồi… lối mười một mười hai giờ gì đó nội hổng biết nữa. Ờ… cở đứng
bóng à. Có thằng cán bộ đạp xe đi ngang. Nó đi qua khỏi rồi chớ, nhưng
chắc nó nhìn thấy nội nên hoành xe lại chào hỏi: «Ũa? Bà Tám đi đâu mà
ngồi đó vậy?» Nội nhìn ra là thằng Kiểu con thầy giáo Chén ở Tha-La, tụi
bây không biết đâu. Kế nội kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nó nghe. Nó
cười ngất. Rồi nhờ nó can thiệp nên nội mới đi được đó. Lên xe thì đã
trưa trờ rồi… Ti! Kiếm cây quạt cho nội, con!
Ti
là tên con út. Cây quạt là miếng mo cau mà má tôi cắt, vanh
thành hình rồi đem ép giữa hai tấm thớt dầy cho nó bớt cong. Má tôi đem
từ Gò Dầu xuống bốn năm cây quạt mo phân phát cho mấy cháu, nói: «Nội
thấy ba má tụi con gỡ bán hết quạt máy, nội mới làm thứ này đem xuống
cho tụi con xài. Kệ nó, xấu xấu vậy chớ nó lâu rách.»
Con
út cầm quạt ra đứng cạnh nội quạt nhè nhẹ mà mặt mày tươi rói : tối nay
nó có «bạn» ngủ chung để kể chuyện! Vợ tôi đem áo bà ba của má tôi vào
buồng mấy đứa con gái, từ trong đó hỏi vọng ra:
- Nội ăn gì chưa nội?
- Khỏi lo! Tao ăn rồi. Để tao têm miếng trầu rồi tao với mấy đứa nhỏ soạn đồ ra coi có hư bể gì không cái đã.
Rồi
mấy bà cháu kéo nhau ra nhà sau. Tôi nhìn theo má tôi mà bỗng nghe lòng
dào dạc. Từ bao nhiêu năm nay, trên người má tôi chẳng có gì thay đổi.
Vẫn loại quần vải đen lưng rút, vẫn áo túi trắng ngắn tay có hai cái túi
thật đặc biệt do má tôi tự cắt may: miệng túi cao lên tới ngực chớ
không nằm dưới eo hông như những áo túi thường thấy. Mấy đứa nhỏ hay
đùa: «Cha… bộ sợ chúng nó móc túi hay sao mà nội làm túi sâu vậy nội?»
Má tôi cười: «Ậy! Vậy chớ túi này chứa nhiều thứ
quí
lắm à bây.» Những thứ gì không biết, chớ thấy má tôi còn cẩn thận ghim
miệng túi lại bằng cây kim tây!
Tôi
là con một của má tôi. Vậy mà sau khi cha tôi chết đem về chôn ở Gò
Dầu, quê tôi, má tôi ở luôn trên đó. Nói là để châm sóc mồ mả và vườn
tược cây trái. Thật ra, tại vì má tôi không thích ở Sài Gòn, mặc dù rất
thương mấy đứa cháu. Hồi còn ở chung với vợ chồng tôi để tránh pháo kích
- dạo đó, Việt cộng hay bắn hỏa tiễn vào Gò Dầu về đêm – má tôi thường
chắc lưỡi nói: «Thiệt… không biết cái xứ gì mà ăn rồi cứ đi ra đi vô,
hổng làm gì ráo.» Cái «xứ» Sàigòn, đối với má tôi,
nó «tù chân tù tay» lắm, trong
lúc ở Gò Dầu má tôi có nhà cửa đất đai rộng rãi, cây trái xum xuê, và
dù đã cao niên, má tôi vẫn thường xuyên xách cuốt xách dao ra làm vườn,
làm cỏ. Vả lại chung quanh đất má tôi, là nhà đất của các anh bà con bên
ngoại của tôi, thành ra má tôi qua lại cũng gần. Các anh chị bà con tới
lui thăm viếng giúp đỡ cũng dễ. Cho nên, dù ở một mình trên đó, má tôi
vẫn không thấy cô đơn hiu quạnh. Lâu lâu nhớ bầy con tôi thì xuống chơi
với chúng nó năm bảy bữa rồi về. Má tôi hay nói đùa là «đi đổi gió»!
Mấy
năm sau ngày mất nước, cuộc sống của gia đình tôi càng ngày càng bẩn
chật. Cũng như thiên hạ, vợ chồng tôi bán đồ đạc trong nhà lần lần để
ăn. Má tôi biết như vậy nên xuống thăm mấy đứa nhỏ thường hơn, để mang
«cái gì để ăn» cho chúng nó. Nhiều khi nằm đêm tôi ứa nước mắt mà nghĩ
rằng lẽ ra tôi phải nuôi má tôi chớ, dù gì tôi cũng mới ngoài bốn mươi
lăm còn má tôi thì tuổi đã về chiều. Vậy mà bây giờ, mặc dù là công nhân
viên nhà nước xã hội chủ nghĩa với lương kỹ sư «bật hai trên sáu», tôi
đã không nuôi nổi má tôi, mà trái lại chính má tôi phải cắt-ca cắt-củm
mang đồ ăn xuống tiếp tế cho gia đình tôi, giống như má tôi mớm cơm đút
cháo cho tôi thuở tôi còn thơ ấu! Thật là một «cuộc đổi đời» (Việt Cộng
thường rêu rao: «Cách mạng là một cuộc đổi đời»). Nhưng cuộc đổi đời của
mẹ con tôi thì thật là vừa chua cay vừa hài
hước!
Lắm
khi tôi tự hỏi: «Rồi sẽ đi đến đâu?» Bấy giờ tôi đã trở thành «trưởng
ban văn nghệ» của cơ quan, một lối đi «ngang» mà nhờ đó tôi còn được ở
lại với sở cũ. Bởi vì mấy chục năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp chánh
của tôi, nhà nước cách mạng cho là vô dụng, không «đạt yêu cầu». Thành
ra, tối ngày tôi chỉ lo cho đoàn «nghiệp dư» của cơ quan tập dượt hát
múa. Thật là hề. Còn về phần các con tôi, tương lai gần nhứt là đi đánh
giặc Kampuchia, tương lai xa hơn thì thật là mù mịt!
Trong
lúc tôi không có lối thoát thì một người bạn đề nghị
giúp chúng tôi vượt biên, nhưng chỉ đi được có ba người. Vậy là chúng
tôi lấy quyết định cho hai đứa lớn đi theo tôi. Chuyện này, chúng tôi
giấu má tôi và mấy đứa nhỏ, kể cả hai đứa đã được chọn. Phần vì sợ đổ
bể, phần vì sợ má tôi lo. Ai chẳng biết vượt biên là một sự liều lĩnh vô
cùng. Rủi đi không thoát là bị tù đày chẳng biết ở đâu, may mà đi thoát
cũng chưa chắt là sẽ đến bờ đến bến. Người ta nói trong số những người
đi thoát, hai phần ba bị mất tích luôn. Thành ra, «vượt biên» là đi vào
miền vô định…
Theo
chương trình thì sáng sớm ngày rằm cha con tôi đi xe đò xuống Cần Thơ
rồi từ đó có người rước qua sông ông Đốc
để xuất hành ngay trong đêm đó. Tôi thắc mắc hỏi: «Tổ chức gì mà đi
chui nhằm ngày rằm cha nội?» Bạn tôi cười: «Ai cũng nghĩ như anh hết.
Tụi Việt Cộng cũng vậy. Cho nên hể có trăng sáng là tụi nó nằm nhà nhậu,
không đi tuần đi rỏn gì hết. Hiểu chưa?»
Bữa
nay là mười bốn ta nhằm ngày thứ bảy, vợ chồng tôi định không nói gì
hết, chờ sáng sớm mai gọi hai đứa lớn dậy đi với tôi xuống Cần Thơ. Như
vậy là chúng nó sẽ hiểu. Và như vậy là kín đáo nhứt, an toàn nhứt. Rồi
sau đó vợ tôi sẽ liệu cách nhắn tin về cho má tôi hay. Chừng đó thì «sự
đã rồi»…
Bây
giờ thì má tôi đã có mặt ở đây, giấu cũng không được .Đành phải nói cho
má tôi biết. Nhưng nói lúc nào đây? Và nói làm sao đây? Liệu má tôi có
biết cho rằng tôi không còn con đường nào khác? Liệu má tôi có chấp nhận
cho tôi không giữ tròn đạo hiếu chỉ vì lo tương lai cho các con? Liệu
má tôi… liệu má tôi… Tôi phân vân tự đặt nhiều câu hỏi để chẳng thấy ở
đâu câu trả lời…
Tôi
ngồi xuống thềm nhà, nhìn ra sân. Ở đó, bờ cỏ lá gừng xanh mướt ngày
xưa đã bị chúng tôi đào lên đấp thành luống để trồng chút đỉnh khoai mì,
một ít khoai lang, vài hàng bắp. Không có bao nhiêu nhưng vẫn phải có.
Cho nó giống với người ta, bởi vì
nhà nào cũng phải «tăng gia» cho đúng «đường lối của nhà nước». Thật
ra, trồng trọt bao nhiêu đó, nếu có… trúng mùa đi nữa, thì cũng không đủ
cho bầy con tôi «nhét kẻ răng»! Vậy mà tên công an phường, trong một
dịp ghé thăm, đã tấm tắc khen: «Anh chị công tác tốt đấy chứ. Tăng gia
khá nhất khu phố đấy! Các cháu tha hồ mà ăn». Anh ta không biết rằng mấy
nhà hàng xóm của tôi, muốn «tăng gia», họ đã phải đào cả sân xi-măng
hoặc sân lót gạch, thì lấy gì để «làm tốt»?
Khi
tôi trở vào nhà thì con út đang gãi lưng cho nội. Nó vén áo túi nội lên
đến vai, để lộ cái lưng gầy nhom, cong cong và hai cái vú teo nhách.
Tôi tự hỏi: «Lạ quá! Chỉ có mình
mình bú hồi đó mà sao làm teo vú nội đến như vậy được?» Rồi tôi bồi hồi
cảm động khi nghĩ rằng chính hai cái núm đen đó đã nuôi tôi lớn lên với
dòng sữa ấm, vậy mà chẳng bao giờ nghe má tôi kể lể công lao. Tôi cảm
thấy thương má tôi vô cùng. Tôi len lén từ phía sau lòn tay măn vú má
tôi một cái. Má tôi giựt mình, rút cổ lại:
- Đừng! Nhột!Thằng chơi dại mậy!
Rồi má tôi cười văng cốt trầu. Con Ti la lên:
- Má ơi! Coi ba măn vú nội nè!
Tôi
cười hả hê thích thú. Trong khoảnh khắc thật ngắn ngủi đó, tôi bắt gặp
lại những rung động nhẹ nhàng sung sướng khi tôi măn vú mẹ thuở tôi mới
lên ba lên năm…Và cũng trong khoảnh khắc đó, tôi đã quên mất rằng má tôi
đã gần tám mươi mà tôi thì trên đầu đã hai thứ tóc! Và cũng quên mất
rằng từ ngày mai trở đi, có thể tôi sẽ không bao giờ còn gặp lại má tôi
nữa, để măn vú khi bất chợt thấy má tôi nhờ cháu nội gãi lưng như hôm
nay…
Chiều
hôm đó, khi ngồi vào bàn ăn, mắt bầy con tôi sáng rỡ. Bữa cơm thật tươm
tất, đầy đủ món ăn như khi xưa. Có gà nấu canh chua lá
giang, một loại giây leo có vị chua thật ngọt ngào mà hình như chỉ ở
miệt quê tôi mới có. Món này, bà nội mấy đứa nhỏ nấu thật đậm đà. Bà
thường nói: «Canh chua phải nêm cho cứng cứng nó mới ngon». Mà thật vậy.
Tô canh nóng hổi, bốc lên mùi thơm đặc biệt của thịt gà lẫn với mùi
chua ngọt của lá giang, mùi mặn đằm thấm của nước mắm và mùi tiêu mùi
hành… Húp vào một miếng canh chua, phải nghe đầu lưỡi ngây ngây cứng
cứng và chân tóc trên đầu tăng tăng, như vậy mới đúng. Nằm cạnh tô canh
chua là tộ cá kèo kho tiêu mà khi mang đặt lên bàn ăn nó hãy còn sôi kêu
lụp-bụp, bốc mùi thơm phức vừa mặn vừa nồng cay lại vừa béo, bỡi vì
trong cá kho có tóp mỡ và trước khi bắt xuống, bà nội có cho vào một
muỗng mỡ nước gọi là «để
cho nó dằn» ! Đặc biệt, khi làm cá kèo, bà không mổ bụng cá, thành ra
khi cắn vào đó, mật cá bể ra đăng đắng nhẹ nhàng làm tăng vị bùi của
miếng cá lên gấp bội. Ngoài hai món chánh ra, còn một dĩa măng luộc, tuy
là một món phụ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn nhờ ở chỗ sau khi luộc
rồi măng được chiên lại với tỏi nên ngã màu vàng sậm thật là đậm đà…
Sau khi và vài miếng, vợ tôi nhìn tôi rồi rớt nước mắt. Nội hỏi:
- Bộ cay hả?
Vợ
tôi “dạ”, tiếng “dạ” nằm đâu trong cổ. Rồi buông đũa, mếu máo chạy ra
nhà sau. Tôi hiểu. Bữa cơm này là bữa cơm cuối cùng, bữa cơm mà cả gia
đình còn xum họp bên nhau. Rồi sẽ không còn bữa cơm nào như vầy nữa. Gia
đình sẽ chia hai. Những người đi, rồi sẽ sống hay chết? Còn những người
ở lại, ai biết sẽ còn tan tác đến đâu? Tôi làm thinh, cắm đầu ăn lia
lịa như mình đang đói lắm. Thật ra, tôi đang cần nuốt thật nhanh thật
nhiều, mỗi một miếng nuốt phải thật đầy cổ họng… để đè xuống, nén xuống
một cái gì đang trạo trực từ dưới dâng lên. Mắt tôi nhìn đồ ăn, nhìn
chén cơm, nhìn đôi đũa, để khỏi phải nhìn má tôi hay nhìn bầy con, ngần
đó khuôn mặt thân yêu mà có thể tôi sẽ vĩnh
viễn
không còn thấy lại nữa. Trong đầu tôi chợt hiện ra hình ảnh người đang
hấp hối, trong giây phút cuối cùng lưỡi đã cứng đơ mắt đã dại, vậy mà họ
vẫn nhìn nuối những người thương để rồi chảy nước mắt trước khi tắt
thở. Rồi tôi thấy tôi cũng giống như người đang hấp hối, không phải chết
ở thể xác mà là chết ở tâm hồn, cũng một lần vĩnh biệt, và cũng sẽ bước
vào một cõi u-minh nào đó, một cõi thật mơ hồ mà mình không hình dung
được, không chủ động được!
Má tôi gắp cho tôi một cái bụng cá to bằng ngón tay cái:
-
Nè! Ngon lắm! Ăn đi! Để rồi mai mốt hổng chắc gì có mà ăn!
Ý
má tôi muốn nói rằng ở với Việt Cộng riết rồi đến loại cá kèo cũng sẽ
khan hiếm như các loại cá khác. Nhưng trong trường hợp của tôi, lời má
tôi nói lại có ý nghĩa của lời tống biệt. Nó giống như: “Má
cho con ăn lần này lần cuối. Ăn đi con! Ăn cho ngon đi con!” Tôi ngậm
miếng cá mà nước mắt trào ra, không kềm lại được. Nếu không có mặt bầy
con tôi, có lẽ tôi đã cầm lấy bàn tay của má tôi mà khóc, khóc thật tự
do, khóc thật lớn,
để vơi bớt nỗi thống khổ đã dằn vật tôi từ bao nhiêu lâu nay… Đằng này,
tôi không làm như vậy được. Cho nên tôi trạo trực nuốt miếng cá mà cảm
thấy như nó thật đầy xương xóc!
Má tôi nhìn tôi ngạc nhiên:
- Ủa? Mày cũng bị cay nữa sao?
Rồi bà chồm tới nhìn vào tộ cá. Các con tôi nhao nhao lên:
- Đâu có cay,
nội.
- Con ăn đâu thấy cay. Hai có nghe cay hôn Hai?
- Chắc ba má bị gì chớ cay đâu mà cay.
- Con ăn được mà nội. Có cay đâu?
Các
con tôi đâu có biết rằng cái cay của tôi không nằm trên đầu lưỡi, mà nó
nằm trong đáy lòng. Cái cay đó cũng bắt trào nước mắt!
Tôi đặt chuyện, nói tránh đi:
- Hổm rày nóng trong mình, lưỡi của ba bị lở, nên ăn cái gì mặn nó rát.
Rồi tôi nhai thật chậm để có thời gian cho sự xúc động lắng xuống. Miếng cơm trong miệng nghe như là sạng sỏi, nuốt không trôi…
Sau
bữa cơm, bà cháu kéo hết vào buồng tụi con gái để chuyện trò. Thỉnh
thoảng nghe cười vang trong đó. Chen trong tiếng cười trong trẻo của các
con, có tiếng cười khọt khọt của nội, tiếng
cười mà miếng trầu đang nhai kềm lại trong cổ họng, vì sợ văng cốt
trầu. Những thanh âm đó toát ra một sự vô tư, nhưng lại nghe đầy hạnh
phúc. Lúc này, có nên nói chuyện vượt biên với má tôi hay không? Tội
nghiệp bầy con, tội nghiệp nội… Ngoài phòng khách, tôi đi tới đi lui suy
nghĩ đắn đo. Vợ tôi còn lục đục sau bếp, và cho dù vợ tôi có mặt ở đây
cũng không giúp gì tôi được với tâm sự rối bời như mớ bòng bong. Tôi bèn
vào buồng ngủ, trải chiếu dưới gạch-từ lâu rồi, vợ chồng tôi không còn
giường tủ gì hết- rồi tắt đèn nằm trong bóng tối, gác tay lên tráng mà
thở dài…
Thời
gian đi qua… Trăng đã lên nên tôi thấy cửa sổ
được vẽ những lằn ngang song song trắng đục. Trong phòng bóng tối cũng
lợt đi. Không còn nghe tiếng cười nói ở phòng bên và tôi nghĩ chắc đêm
nay vợ tôi ngủ với hai đứa lớn ngoài phòng khách, để trằn trọc suốt đêm
chờ sáng.
Bỗng cửa phòng tôi nhẹ mở, vừa đủ để tôi nhìn thấy bóng má tôi lom khom hướng vào trong hỏi nhỏ:
- Ba con Ti ngủ chưa vậy?
Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng trả lời nho nhỏ vừa đủ nghe:
- Dạ chưa, má.
Má tôi bước vào đóng cửa lại, rồi mò mẫm ngồi xuống cạnh tôi, tay cầm quạt mo quạt nhè nhẹ lên mình tôi, nói:
- Coi bộ nực hả mậy?
- Dạ. Nhưng rồi riết cũng quen, má à.
Tôi nói như vậy mà trong đầu nhớ lại hình ảnh tôi và thằng con trai hè
hụi tháo gỡ mấy cây quạt trần để mang đi bán. Im lặng một lúc. Tay má tôi vẫn quạt đều. Rồi má tôi hỏi:
- Tụi bây còn gì để bán nữa hông?
- Dạ…
Tôi
không biết trả lời làm sao nữa. Chiếc xe hơi bây giờ chỉ còn lại cái
sườn, không ai chịu chở đi. Trong nhà bây giờ chỉ còn bộ bàn ăn, cái tủ
thờ nhỏ và bộ xa-long mây “sứt căm gãy gọng”. Ngoài ra, trên tường có
chân dung “Bác Hồ” dệt bằng lụa và nhiều “bằng
khen”, “bằng
lao động tiên tiến”… những thứ mà nhà nào cũng có hết, cho, chưa chắc
gì có ai thèm lấy! Bỗng tôi nhớ có một hôm tôi nói với bầy con tôi: “Ba
tự hào đã giữ tròn liêm sỉ từ mấy chục năm nay. Bây giờ, đổi lấy cái gì
ăn cũng không được, đem ra chợ trời bán cũng chẳng có ai mua. Sao ba
thấy thương các con và tội cho ba quá!” Lúc đó, tôi tưởng tượng thấy tôi
đứng ở chợ trời, dưới chân có tấm bảng đề “Bán cái liêm sỉ, loại chánh
cống. Bảo đảm đã hai mươi năm chưa sứt mẻ.” Thật là khùng nhưng cũng
thật là chua chát!
Nghe tôi “dạ” rồi nín luôn, má tôi hiểu, nên nói:
-
Rồi mầy phải tính làm sao chớ chẳng lẽ cứ như vầy hoài à? Tao thấy bầy
tụi bây càng ngày càng trõm lơ, còn mầy thì cứ làm thinh tao rầu hết
sức.
Má tôi ngừng một chút, có lẽ để lấy một quyết định:
-
Tao xuống kỳ này, cốt ý là để nói hết cho mầy nghe. Tao già rồi, mai
mốt cũng theo ông theo bà. Mày đừng lo cho tao. Lo cho bầy con mầy kìa.
Chớ đừng vì tao mà bắt mấy đứa nhỏ phải hy sinh tương lai của tụi nó.
Mầy liệu mà đi, đi! Kiếm đường mà kéo bầy con mầy đi, đi! Ở đây riết rồi
chết cả chùm. Không chết trận trên Miên thì cũng chết khùng chết đói.
Thà tụi bây đi để tao còn thấy chút đỉnh gì hy vọng mà sống thêm vài năm
nữa. Mày hiểu hôn?
Nghe
má tôi nói, tôi rớt nước mắt. Chuyện mà bao lâu nay tôi không dám nói
với má tôi thì bây giờ chính má tôi lại mở ngỏ khai nguồn. Và tôi thật
xúc động với hình ảnh bà
mẹ già phải đẩy đứa con duy nhứt đi vượt biên để vui mà sống với ít
nhiều hy vọng! Thật là ngược đời: có người mẹ nào lại muốn xa con? Chỉ
có ở chế độ xã hội chủ nghĩa mới xảy ra những chuyện “đổi đời” như vậy!
Tôi nắm bàn tay không cầm quạt của má tôi, lắc nhẹ:
- Má à! Lâu nay con giấu má. Bây giờ má nói, con mới nói. Sáng sớm mai này, con và hai đứa lớn sẽ xuống Cần Thơ để vượt biên.
Tôi nghe tiếng cây quạt mo rơi
xuống gạch. Rồi yên lặng. Một lúc lâu sau, má tôi mới nói:
- Vậy hà…
Tôi nghe có cái gì nghẹn ngang trong cổ. Tôi nuốt xuống mấy lần, rồi cố gắng nói:
- Con đi không biết sống hay chết. Con gởi má vợ con và ba đứa nhỏ, có bề gì xin má thương tụi nó …
Nói tới đó, tôi nghẹn ngào rồi òa lên khóc ngất. Tôi nghe có tiếng quạt phe phẩy
lại, nhanh nhanh, và bàn tay má tôi vuốt tóc tôi liên tục giống như hồi nhỏ má tôi dỗ về tôi để tôi nín khóc.
Một lúc sau, má tôi nói:
- Thôi ngủ đi, để mai còn dậy sớm.
Rồi
bước ra đóng nhẹ cửa lại. Sau đó, có tiếng chẹt diêm quẹt rồi một ánh
sáng vàng vọt rung rinh lòn vào khuôn cửa, tôi biết má tôi vừa thắp đèn
cầy trên bàn thờ. Tiếp theo là mùi khói nhang, chắc bà nội mấy đứa nhỏ
đang cầu nguyện ngoài
đó.
Tôi thở dài, quay mặt vào vách, nhắm mắt mà nghe chơi vơi, giống như đang nằm trong một cơn mộng…
Năm
giờ sáng hôm sau, má tôi kêu tôi dậy đi. Hai con tôi đã sẵn sàng, mỗi
đứa một túi nhỏ quần áo. Chúng nó không có vẻ gì ngạc nhiên hay xúc động
hết. Có lẽ mẹ tụi nó đã gọi dậy từ ba bốn giờ sáng để giảng giải và
chuẩn bị tinh thần. Riêng tôi, thật là trầm tĩnh. Nước mắt đêm qua đã
giúp tôi lấy lại quân bình. Thật là mầu nhiệm!
Tôi vào buồng hôn nhẹ mấy đứa nhỏ đang ngủ say, xong ôm vợ tôi, ôm má tôi. Hai người thật là can đảm, không mảy may bịn rịn.
Tôi chỉ nói có mấy tiếng:
- Con đi nghe má!
Rồi bước ra khỏi cổng.
-oOo-
Lần đó, tôi đi thoát.
Rồi phải ba bốn năm sau, tôi mới chạy chọt được cho vợ con tôi rời Việt Nam sang sum họp với tôi ở Pháp. Má tôi ở lại một mình.
Mấy
ngày đầu gặp lại nhau, vợ con tôi kể chuyện “bên nhà” cho tôi nghe, hết
chuyện này bắt qua chuyện nọ. Bà Nội được nhắc tới nhiều nhứt và những
chuyện về bà nội được kể đi kể lại thường nhứt.
Tụi nó kể:
“Ba
đi rồi, mấy bữa sau cơ quan chỗ ba làm việc cho người đến kiếm. Tụi con
trốn trong buồng, để một mình nội ra. Nội nói rằng nội nhờ ba về Tây
Ninh rước ông Tư xuống bởi vì trên đó đang bị Cao Miên pháo kích tơi
bời, tới nay sao không thấy tin tức gì hết, không biết ba còn sống hay
chết nữa. Nói rồi, nội khóc thật mùi-mẫn làm mấy cán bộ trong cơ quan
tin thiệt, họ an ủi nội mấy câu rồi từ đó không thấy trở lại nữa.”
Rồi tụi nó kết câu chuyện với giọng đầy thán phục: “Nội hay
thiệt!”
Nghe
kể chuyện, tôi bồi hồi xúc động. Tôi biết lúc đó má tôi khóc thiệt chớ
không phải giả khóc như các con tôi nghĩ. Bởi vì, trong hai trường hợp
dù sự việc xảy ra có khác nhau, nhưng hoàn cảnh sau đó vẫn giống nhau y
hệt. “Ba con Ti đi không biết sống hay chết” vẫn là câu hỏi lớn đè nặng
tâm tư của má tôi. Bề ngoài má tôi làm ra vẻ bình tĩnh để an lòng con
dâu và cháu nội, nhưng là một cái vỏ mỏng manh mà trong khi kể chuyện
cho các cán bộ, nó đã có dịp bể tung ra cho ưu tư dâng đầy nước mắt…
“Rồi
sau đó -tụi con tôi kể
tiếp- nội ở lại nhà mình để chờ tin tức và cũng để ra tiếp chuyện hàng
xóm và chánh quyền địa phương, chớ má thì ngày nào cũng đi chùa, còn tụi
con nội sợ nói hé ra là mang họa cả đám. Lâu lâu, nội về Gò Dầu bán đồ
rồi mua thịt thà đem xuống tiếp tế cho tụi con. Thấy nội già mà lên lên
xuống xuống xe cộ cực nhọc quá, tụi con có can ngăn nhưng nội nói nội
còn mạnh lắm, nội còn sống tới ngày con Ti lấy chồng nội mới chịu theo
ông theo bà!”
Tôi
biết: má tôi là cây cau già - quá già, quá cỗi - nhưng vẫn cố bám lấy
đất chỉ vì trên thân cây còn mấy dây trầu… Hình ảnh đó bỗng làm tôi ứa
nước mắt. Thương má tôi và nhớ cả quê
hương. Cái quê hương tuyệt đẹp của tôi mà Việt Cộng đã cướp mất. Cái
quê hương mà trên đó tôi không còn quyền sống như ý mình muốn, phát biểu
những gì mình nghĩ, ca tụng những gì mình thích. Ở đó, ở quê hương tôi,
tôi còn bà mẹ già, bà mẹ tám mươi đã cắt ruột đuổi con đi, bỏ quê hương
mà đi, để bà còn chút gì hy vọng sống thêm vài ba năm nữa! Bây giờ, vợ
con tôi cũng đã đi hết. Má tôi còn lại một mình. Thân cây cau giờ đã
nhẵn dây trầu, thêm tuổi đời một nắng hai mưa. Tôi biết ! Má ơi! Con
biết: cây cau già bây giờ đang nhớ thắt thẻo mấy dây trầu non…
Theo
lời các con tôi kể lại, hôm tiếp được điện tín của bạn tôi ở
Pháp đánh về báo tin tôi và hai đứa lớn đã tới Mã Lai bình yên, cả nhà
tưng bừng như hội. Tụi nó nói: “Nội vội vàng vào mặc áo rồi quì trước
bàn thờ Phật gõ chuông liên hồi. Đã giấu không cho ai biết mà nội gõ
chuông giống như báo tin vui cho hàng xóm!”
“Mấy
hôm sau, bỗng có công-an phường lại nhà. Công an đến nhà là lúc nào
cũng có chuyện gì đó cho nên nội có hơi lo. Thấy dạng tên công an ngoài
ngõ, trong này nội niệm Phật để tự trấn an. Sau đó, nội cũng kể chuyện
ba về Tây Ninh rồi nội kết rằng ba đã chết ở trên đó. Rồi nội khóc…”
Mấy
con tôi đâu biết rằng đối với má tôi, dù tôi còn sống, sống mà vĩnh
viễn không bao giờ thấy lại nhau nữa thì cũng giống như là tôi đã chết.
“Sau đó nội than không biết rồi sẽ ở với ai, rồi ai sẽ nuôi nội, bởi vì má buồn rầu đã bỏ nhà đi mất.” Nghe vậy, tên công an vội vàng an ủi:
-
Bà cụ đừng có lo! Rồi chúng cháu sẽ đem bà cụ về ở với chúng cháu. Cứ
yên chí!” Sau khi tên
công an ra về, nội vào buồng kể lại chuyện đó cho tụi con nghe, rồi
nói: “Nội nghe thằng công an đòi đưa nội về nuôi mà nội muốn xỉu luôn!
Không phải vì cảm động mà vì sợ! Ở với tụi nó, thà chết sướng hơn!”
Vợ
con tôi được đi chánh thức nên hôm ra đi bạn bè thân quyến đến chia tay
đầy nhà. Lúc mẹ con nó quì xuống lạy má tôi để giả biệt -hay đúng ra để
vĩnh biệt- tất cả mọi người đều khóc. Đó là lần cuối cùng mà má tôi
khóc với bầy cháu nội. Và tôi nghĩ rằng má tôi khóc mà không cần tìm
hiểu tại sao mình khóc, chỉ thấy cần khóc cho nó hả, chỉ thấy càng khóc
thân thể gầy còm càng nhẹ đi, làm như thịt da tan ra thành
nước mắt, thứ nước thật nhiệm mầu mà Trời ban cho con người để nói lên
tiếng nói đầy câm lặng.
Bầy
bạn học của các con tôi đứng thành hai hàng dài, chuyền nước mắt cho
nhau để tiễn đưa tụi nó ra xe ngoài ngõ. Tôi hình dung thấy những cặp
mắt thơ ngây mọng đỏ nhìn các con tôi đi mà nửa hồn tê-dại, không biết
thương cho bạn mình đi hay thương cho thân phận mình, người ở lại với
đầy chua xót…
Mấy con tôi nói: ”Nội không theo ra phi trường. Nội ở nhà để gõ chuông cầu nguyện.”
-oOo-
Tôi làm việc ở Côte d'Ivoire ( Phi Châu ), cách xa vợ con bằng một lục địa, và cách xa mẹ tôi bằng nửa quả địa cầu. Những lúc buồn trống vắng, tôi hay ra một bãi hoang gần sở làm để ngồi nhìn biển cả. Mặt nước vuốt ve chân cát, tiếng sóng nhẹ nghe như thì thào… những thứ đó làm như chỉ dành cho riêng tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như được dỗ về an ủi. Những lúc đó, sao tôi nhớ má tôi vô cùng. Trên đời này má tôi là người duy nhứt an ủi tôi từ thuở tôi còn ấu thơ cho đến khi trên đầu tôi đã hai thứ tóc. Ngay đến đêm cuối cùng trên quê hương, cũng chính trong vòng tay khẳng khiu của má tôi mà tôi khóc, khi gởi vợ gởi con… Lúc nào tôi cũng tìm thấy ở má tôi một tình thương thật rộng rãi bao la, thật vô cùng sâu đậm, giống như đại dương mà tôi đang nhìn trước mặt.
Bây giờ tôi hiểu tại sao tôi hay ra ngồi đây để nhìn biển cả…
Tiểu Tử
__._,_
CHUYỆN HÀNG NGÀY TẠI VIỆT NAM
CAFE CHẾT MÁY
Thời gian gần đây, trên đoạn đường từ Đồng Nai về Vũng Tàu
có rất nhiều quán "Cafe Chết Máy". Hiện tượng như sau: Khi khách hàng
tấp vào một quán nước ven đường nào đó, sau khi uống nước xong, ra lấy
xe thì đề máy không nổ nữa, mặc dù trước đó xe hoàn toàn bình thường. Và
mới chiều qua, ngày 28/04, tôi cũng là nạn nhận của mô hình cafe chết
người này...
Chuyện xảy ra khoảng 4h chiều, ngày 28/4, đang cùng bà xã đi trên đoạn từ Đồng Nai về Tp. HCM, đến đoạn thuộc xã Long Phước thì trời chuyển mưa to. Thấy vậy tôi cho xe ghé vào một quán nước bên đường để uống nước và trú mưa. Gọi một trái dừa ra và nằm trên chiếc võng, tôi quay mặt vô còn vợ thì ngồi qua ra đường. Không lâu sau thì trời cũng bớt giông, tôi lên xe và đề máy nhưng đề mãi vẫn không nổ. Tôi vẫn tiếp tục đề thử lại nhiều lần vì trước giờ xe tôi chưa bao giờ có hiện tượng lạ như vậy. Đang loay hoay có một thanh niên đứng gần đó bước lại hỏi:
- Hết xăng à, đề không nổ à?
Tôi: Ờ...
- Để xem nào.
Nói đế đây, anh thanh niên lạ mặt này tiến sát hơn tới chiếc xe của tôi và nắm hai tay vào tay cầm định đề giúp. Lúc này thì trực giác mách bảo tôi có chuyện không ổn. Những kinh nghiệm về body language cho tôi biết kẻ lạ mặt này không phải người tốt. Tôi lập tức phản ứng:
- Thôi được rồi, không cần anh giúp đâu.
Vừa nói, tôi vừa hất tay hắn ra không cho chạm vào xe tôi, bạn cũng lưu ý, đây là quyết định hết sức quan trọng, bạn đừng bao giờ dại dột cho người lạ mặt nào cầm vào tay lái xe mình, có thể họ sẽ chạy mất trong vòng 1 giây. Thấy thái độ hơi khó chịu của tôi, hắn diễn tiếp:
- Không cần giúp thì thôi, làm gì ghê vậy.
Bà xã tôi cũng hết sức bất ngờ trước phản ứng của tôi.
Lúc này, tôi có dịp quan sát hắn kỹ hơn, cách ăn mặc của hắn đúng là rất giống một tên cướp, lại chạy một chiếc ecxiter, và đi cùng một thanh niên khác đứng gần đấy như sẵn sàng hỗ trợ.
Tôi quay sang hỏi bà xã: "Nãy giờ em có thấy có người nào đi lại gần chiếc xe mình không?"
Chắc do mất bình tĩnh, bã xã tôi chẳng nghĩ ra được gì cả.
Nói xong, tôi quyết định dắt bộ. Ngay cạnh quán nước là một tiệm sửa xe, chỉ cần vài bước là tới. Nhưng tôi dắt đi luôn mà không ghé tiệm này.
Bà xã tôi lại một phen bất ngờ:
- Ơ, sao anh không dắt vô tiệm này sửa?
Tôi giải thích:
- Xe chết máy một cách bất thường, sau đó thì xuất hiện hai thanh niên lạ mặt, dấu hiệu rất khả nghi, lại nhiệt tình giúp đỡ người lạ sửa xe, rồi ngay cạnh quán lại có sẵn một cái tiệm sửa xe nữa chứ. Em nghĩ, đây có phải là một kịch bản không?
Bà xã tôi nghe xong nhưng chắc là chưa hiểu lắm nhưng cũng ậm ừ nghe theo. Thường những lúc thế này bx luôn tôn trọng những quyết định của tôi.
Thế là tôi quyết định dắt xe đi tiếp, vừa đi tôi vừ suy nghĩ. Chợt tôi thấy chính hai người thanh niên kia chạy hai chiếc xe ngang qua mình. Tôi nghĩ chúng lại đón đầu và bày sẵn một kịch bản khác đây. Chưa biết giải quyết thế nào nhưng tôi cứ đi và nghĩ tiếp. Đi được một đoạn thì thấy trời bắt đầu chuyên mưa trở lại. Bà xã tôi mới ghé vô một tiệm tạp hóa ven đường để mua áo mưa. Còn tôi thì dừng xe lại và đi một vòng, rồi hai vòng quanh chiếc xe mình. Vừa đi tôi vừa quan sát thật kỹ chiếc xe xem có dấu hiệu gì lạ không. Đến vòng thứ ba thì mọi chuyện đã phơi bày các bạn ạ.
Nhìn kỹ vào phía sau chiếc Atila, tôi thấy có một góc nhỏ gần bình xăng, có vài sợi dây điện lòi ra. Cuối người xuống chút nữa, tôi thấy rất rõ, có hai cái chốt điện nhưng mà một trong hai cái bị rơi hẳn ra. Nhìn kỹ hơn thì đó chính là cục đề. Oh My God!!!
Đây chính là nguyên nhân, và hai tên kia chính là thủ phạm. Đến đây thì tôi cũng chẳng thèm gắn lại, đợi bà xã mua áo mưa ra tôi biểu diễn:
- Bà xã xem nè - tèng téng teng...
Vừa nói tôi vừa lấy tay cắm cái chốt còn lại vô cục đề. Rồi tôi đề máy.
Bùm bùm bùm... Xe nổ máy ngon lành, chưa bao giờ tôi nghe tiếng máy xe tôi nó thân thương như vậy.
Bà xã tôi hết sức vui mừng rồi hí hửng kể lại một câu chuyện khác, một bí mật khác.
- Số là em vô mua áo mưa, sẵn tiện em hỏi chị chủ quán xem có tiệm sửa xe nào gần đây không. CHị chủ quán hỏi xe em hư thế nào? Em nói là bị sao mà đề không được nữa. Chị ấy bảo, có phải em mới ghé uống nước ở quán nước gần đây không? Em nói dạ đúng rồi. Vậy là em bị bọn lừa đảo phá xe rồi. Ở đây chúng hoạt động khá nhiều, nhất là ở các quán nước. Lúc trước cũng có vài quán bị công án bắt rồi nhưng chưa hết. Kịch bản của chúng là:
"Làm hư xe khách, sau đó giả vờ giúp đỡ, rồi có thể lấy xe khách chạy mất, hoặc hên lắm thì chúng sẽ kêu dắt vô tiệm kế bên sửa (cũng là tiệm của hắn). Thế chúng sẽ chém đẹp mỗi xe vài trăm đến vài triệu chứ chẳng chơi. Chúng giả vờ thay cái cục đề khác, mà cục lô nữa chứ, rồi lấy cục 'gin' của khách để bán lại để kiếm tiền tiếp"
Đến đây thì mọi chuyện đã sáng tỏ, hai vợ chồng lên xe về mà cứ suy nghĩ mãi về chuyện này, cũng thầm cảm ơn ông trời còn thương người hiền, và cũng cảm ơn cái trực giác của mình vẫn luôn làm việc chính xác. Và đến lúc này, bà xã tôi mới nhớ ra, lúc vào quán nước, bà xã có thấy một thanh niên lạ mặt chạy xe vô rồi dựng kế bên và che mất một phần tầm nhìn chiếc xe của tôi rồi giả vờ sửa xe của mình. Đây cũng là lúc chúng hành sự.
Cũng trên đường về, tôi tự hứa sẽ kể lại câu chuyện này, nhằm giúp cho những ai không may trở thành nạn nhân của chúng biết đường mà tránh. Cũng hy vọng cơ quan công an sớm dẹp sạch các quán CAFE CHẾT MÁY kiểu này!
Các bạn đọc được câu chuyện này hãy bấm chia sẻ để bạn bè mình biết tránh sập bẫy bọn lừa đảo này nhất là những dịp lễ sắp tới các bạn nhé!
Chuyện xảy ra khoảng 4h chiều, ngày 28/4, đang cùng bà xã đi trên đoạn từ Đồng Nai về Tp. HCM, đến đoạn thuộc xã Long Phước thì trời chuyển mưa to. Thấy vậy tôi cho xe ghé vào một quán nước bên đường để uống nước và trú mưa. Gọi một trái dừa ra và nằm trên chiếc võng, tôi quay mặt vô còn vợ thì ngồi qua ra đường. Không lâu sau thì trời cũng bớt giông, tôi lên xe và đề máy nhưng đề mãi vẫn không nổ. Tôi vẫn tiếp tục đề thử lại nhiều lần vì trước giờ xe tôi chưa bao giờ có hiện tượng lạ như vậy. Đang loay hoay có một thanh niên đứng gần đó bước lại hỏi:
- Hết xăng à, đề không nổ à?
Tôi: Ờ...
- Để xem nào.
Nói đế đây, anh thanh niên lạ mặt này tiến sát hơn tới chiếc xe của tôi và nắm hai tay vào tay cầm định đề giúp. Lúc này thì trực giác mách bảo tôi có chuyện không ổn. Những kinh nghiệm về body language cho tôi biết kẻ lạ mặt này không phải người tốt. Tôi lập tức phản ứng:
- Thôi được rồi, không cần anh giúp đâu.
Vừa nói, tôi vừa hất tay hắn ra không cho chạm vào xe tôi, bạn cũng lưu ý, đây là quyết định hết sức quan trọng, bạn đừng bao giờ dại dột cho người lạ mặt nào cầm vào tay lái xe mình, có thể họ sẽ chạy mất trong vòng 1 giây. Thấy thái độ hơi khó chịu của tôi, hắn diễn tiếp:
- Không cần giúp thì thôi, làm gì ghê vậy.
Bà xã tôi cũng hết sức bất ngờ trước phản ứng của tôi.
Lúc này, tôi có dịp quan sát hắn kỹ hơn, cách ăn mặc của hắn đúng là rất giống một tên cướp, lại chạy một chiếc ecxiter, và đi cùng một thanh niên khác đứng gần đấy như sẵn sàng hỗ trợ.
Tôi quay sang hỏi bà xã: "Nãy giờ em có thấy có người nào đi lại gần chiếc xe mình không?"
Chắc do mất bình tĩnh, bã xã tôi chẳng nghĩ ra được gì cả.
Nói xong, tôi quyết định dắt bộ. Ngay cạnh quán nước là một tiệm sửa xe, chỉ cần vài bước là tới. Nhưng tôi dắt đi luôn mà không ghé tiệm này.
Bà xã tôi lại một phen bất ngờ:
- Ơ, sao anh không dắt vô tiệm này sửa?
Tôi giải thích:
- Xe chết máy một cách bất thường, sau đó thì xuất hiện hai thanh niên lạ mặt, dấu hiệu rất khả nghi, lại nhiệt tình giúp đỡ người lạ sửa xe, rồi ngay cạnh quán lại có sẵn một cái tiệm sửa xe nữa chứ. Em nghĩ, đây có phải là một kịch bản không?
Bà xã tôi nghe xong nhưng chắc là chưa hiểu lắm nhưng cũng ậm ừ nghe theo. Thường những lúc thế này bx luôn tôn trọng những quyết định của tôi.
Thế là tôi quyết định dắt xe đi tiếp, vừa đi tôi vừ suy nghĩ. Chợt tôi thấy chính hai người thanh niên kia chạy hai chiếc xe ngang qua mình. Tôi nghĩ chúng lại đón đầu và bày sẵn một kịch bản khác đây. Chưa biết giải quyết thế nào nhưng tôi cứ đi và nghĩ tiếp. Đi được một đoạn thì thấy trời bắt đầu chuyên mưa trở lại. Bà xã tôi mới ghé vô một tiệm tạp hóa ven đường để mua áo mưa. Còn tôi thì dừng xe lại và đi một vòng, rồi hai vòng quanh chiếc xe mình. Vừa đi tôi vừa quan sát thật kỹ chiếc xe xem có dấu hiệu gì lạ không. Đến vòng thứ ba thì mọi chuyện đã phơi bày các bạn ạ.
Nhìn kỹ vào phía sau chiếc Atila, tôi thấy có một góc nhỏ gần bình xăng, có vài sợi dây điện lòi ra. Cuối người xuống chút nữa, tôi thấy rất rõ, có hai cái chốt điện nhưng mà một trong hai cái bị rơi hẳn ra. Nhìn kỹ hơn thì đó chính là cục đề. Oh My God!!!
Đây chính là nguyên nhân, và hai tên kia chính là thủ phạm. Đến đây thì tôi cũng chẳng thèm gắn lại, đợi bà xã mua áo mưa ra tôi biểu diễn:
- Bà xã xem nè - tèng téng teng...
Vừa nói tôi vừa lấy tay cắm cái chốt còn lại vô cục đề. Rồi tôi đề máy.
Bùm bùm bùm... Xe nổ máy ngon lành, chưa bao giờ tôi nghe tiếng máy xe tôi nó thân thương như vậy.
Bà xã tôi hết sức vui mừng rồi hí hửng kể lại một câu chuyện khác, một bí mật khác.
- Số là em vô mua áo mưa, sẵn tiện em hỏi chị chủ quán xem có tiệm sửa xe nào gần đây không. CHị chủ quán hỏi xe em hư thế nào? Em nói là bị sao mà đề không được nữa. Chị ấy bảo, có phải em mới ghé uống nước ở quán nước gần đây không? Em nói dạ đúng rồi. Vậy là em bị bọn lừa đảo phá xe rồi. Ở đây chúng hoạt động khá nhiều, nhất là ở các quán nước. Lúc trước cũng có vài quán bị công án bắt rồi nhưng chưa hết. Kịch bản của chúng là:
"Làm hư xe khách, sau đó giả vờ giúp đỡ, rồi có thể lấy xe khách chạy mất, hoặc hên lắm thì chúng sẽ kêu dắt vô tiệm kế bên sửa (cũng là tiệm của hắn). Thế chúng sẽ chém đẹp mỗi xe vài trăm đến vài triệu chứ chẳng chơi. Chúng giả vờ thay cái cục đề khác, mà cục lô nữa chứ, rồi lấy cục 'gin' của khách để bán lại để kiếm tiền tiếp"
Đến đây thì mọi chuyện đã sáng tỏ, hai vợ chồng lên xe về mà cứ suy nghĩ mãi về chuyện này, cũng thầm cảm ơn ông trời còn thương người hiền, và cũng cảm ơn cái trực giác của mình vẫn luôn làm việc chính xác. Và đến lúc này, bà xã tôi mới nhớ ra, lúc vào quán nước, bà xã có thấy một thanh niên lạ mặt chạy xe vô rồi dựng kế bên và che mất một phần tầm nhìn chiếc xe của tôi rồi giả vờ sửa xe của mình. Đây cũng là lúc chúng hành sự.
Cũng trên đường về, tôi tự hứa sẽ kể lại câu chuyện này, nhằm giúp cho những ai không may trở thành nạn nhân của chúng biết đường mà tránh. Cũng hy vọng cơ quan công an sớm dẹp sạch các quán CAFE CHẾT MÁY kiểu này!
Các bạn đọc được câu chuyện này hãy bấm chia sẻ để bạn bè mình biết tránh sập bẫy bọn lừa đảo này nhất là những dịp lễ sắp tới các bạn nhé!
29/04/2013
Tuesday, May 7, 2013
CẨU NHẬT TÂN * HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG VII
Thất bại lớn đối với Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 7
Cầu Nhật Tân - DÂN LÀM BÁO
Cuộc bỏ phiếu tại Trung ương tối khuya vừa qua rất gay cấn với sự kiên trì tới phút chót của Tổng Bí thư, với sự thao túng rất lộ liễu của các nhóm lợi ích. Kết quả cho thấy nhóm lợi ích đã một lần nữa chiến thắng. Nguyễn Bá Thanh vẫn là anh Trung ủy nói chẳng ai nghe, đe chẳng ai sợ. Hội nghị Trung ương 7 báo trước Việt Nam đang bị các nhóm lợi ích dẫn dắt đi vào nhữngthác ghềnh vô cùng nguy hiểm trước sự bất lực của Đảng và của Tổng Bí thư.
Cuộc bỏ phiếu tại Trung ương tối khuya vừa qua rất gay cấn với sự kiên trì tới phút chót của Tổng Bí thư, với sự thao túng rất lộ liễu của các nhóm lợi ích. Kết quả cho thấy nhóm lợi ích đã một lần nữa chiến thắng. Nguyễn Bá Thanh vẫn là anh Trung ủy nói chẳng ai nghe, đe chẳng ai sợ. Hội nghị Trung ương 7 báo trước Việt Nam đang bị các nhóm lợi ích dẫn dắt đi vào nhữngthác ghềnh vô cùng nguy hiểm trước sự bất lực của Đảng và của Tổng Bí thư.
Suốt mấy kỳ Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiên trì công tác
xây dựng Đảng, chống tham nhũng, bài trừ nhóm lợi ích. Để hiện thực hóa
các sách trên, ông đã thiết kế một số bước đi quan trọng trong đó có
việc tái lập Ban Nội chính và đưa Nguyễn Bá Thanh ra HN làm trưởng ban.
Việc ông Thanh ra HN ngay lập tức khiến các nhóm lợi ích đả phá kịch
liệt. Khó khăn, bão tố nổi lên ngay từ khi xây dựng cơ cấu, chức năng
quyền hạn nhiệm vụ của Ban Nội chính. Một yếu tố quyết định nữa là
Trưởng ban phải nằm trong Bộ Chính trị thì tiếng nói chỉ đạo mới đủ
mạnh. Ủy viên Trung ương làm gì được ngồi vào chiếu BCT, nói ai nghe.
Hơn nữa, nếu Trưởng Ban Nội chính không nằm trong BCT, tiếng nói của
Tổng Bí thư về trong sạch đội ngũ/chống tham nhũng sẽ trở thành vô cùng
lạc lõng.
Cuộc bỏ phiếu tại Trung ương đêm qua rất gay cấn với sự kiên trì tới
phút chót của Tổng Bí thư, với sự thao túng rất lộ liễu của các nhóm lợi
ích. Kết quả cho thấy nhóm lợi ích đã một lần nữa chiến thắng. Nguyễn
Bá Thanh vẫn là anh Trung ủy nói chẳng ai nghe, đe chẳng ai sợ. Sau Hội
nghị này, Bá Thanh vĩnh viễn chỉ là anh chàng cạo giấy quèn tại HN mà
thôi.
Số phận của Tổng Bí thư cũng không hơn. Dấu ấn trong sạch đội ngũ, chống
tham nhũng của cụ Trọng đang đi dần tới chỗ bế tắc hoàn toàn. Cụ Tổng
thực sự mệt mỏi và bất lực. Nguy hiểm hơn, thất bại tại Hội nghị này sẽ
dẫn tới đấu đá, xâu xé nội bộ khốc liệt trong nhiều cơ cấu nhân sự tới
đây, đặc biệt là chức danh Tổng Bí thư nhiệm kỳ tiếp, thậm chí thời gian
tới (nếu cụ Tổng buông chèo giữa nhiệm kỳ).
Chỉ ít giờ nữa, báo chí nhà nước lại đồng loạt đăng những thành công,
những cú ôm hôn, những nụ cười nhăn nhở. Tuy nhiên, kết quả bầu bán tại
Hội nghị Trung ương 7 báo trước Việt Nam đang bị các nhóm lợi ích dẫn
dắt đi vào những thác ghềnh vô cùng nguy hiểm trước sự bất lực của toàn
Đảng và của Tổng Bí thư.
Việc sập tường đình làng của Tổng bí thư trước Hội nghị 7 quả thực là điềm rất gở.
Kết quả bỏ phiếu bổ sung BCT tối khuya vừa qua: ông Thiện Nhân, bà Kim Ngân trúng. Các ông Bá Thanh, Vương Đình Huệ: trượt.
Hội nghị Trung ương 7 kết thúc phần bầu bán bổ sung BCT và Ban Bí thư và
chuyển sang những nội dung tiếp theo của chương trình làm việc trong sự
chán nản, mệt mỏi, bất lực của Tổng Bí thư và sự hả hê của các nhóm lợi
ích.
Cầu Nhật Tân
Monday, May 6, 2013
PHẬT GIÁO HÒA HẢO BỊ ĐÀN ÁP
Thêm trường hợp Phật Giáo Hoà Hảo bị đàn áp
Gần đây, thông tin từ trong nước liên tiếp cho thấy nhiều trường hợp tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý bị đàn áp rất nhiều khi họ tụ họp lại để lễ lộc hay giỗ chạp. Ngày 1/5 vừa qua, tín đồ Phạt giáo Hoà Hảo đến dự lễ giỗ của Thân mẫu ông Bùi văn Trung - người đang bị giam trong tù - thì họ lại bị ngăn cấm, hăm doạ.
Đàn áp, khủng bố, hăm dọa
Ngày 1 tháng 5 vừa qua, nhằm ngày 22 tháng 3 âm lịch, hàng trăm tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đến dự đám giỗ của Mẹ ông Bùi văn Trung tại xã Phước hưng, quận An phú, tỉnh An giang đã bị lực lượng công an mặc thường phục dùng vũ lực để ngăn cản các đồng đạo đến dự đám giỗ. Chủ nhà là ông Bùi văn Trung, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý đã bị bắt ngày 30 tháng 10 năm ngoái và bị kết án 4 năm tù vì lập đạo tràng niệm Phật tại gia. Con ông Bùi văn Trung là Bùi văn Thâm cũng bị bắt trước đó 3 tháng và bị kết án 2 năm 6 tháng tù vì tội chống người thi hành công vụ. Con gái của ông Bùi văn Trung đang cư ngụ tại nhà để lo lễ giỗ là cô Bùi thị Diễm Thuý cho chúng tôi biết :
« Nó chặn không cho ai vô hết, nó đàn áp nó lấy xe đồng đạo không cho đồng đạo vô. Tìm cách đánh đập không cho ai tới, ..muốn triệt tiêu cái Đạo của mình vậy đó »
Sáng ngày 1 tháng 5, hàng trăm đồng đạo đến nhà cô Thuý để dự lễ giỗ, nhưng đã bị lực lượng công an gần 100 người mặc thường phục chia làm nhiều khối, ngăn trước cửa nhà không cho ai vào. Năm ngoái, cũng vào dịp đám giỗ thân mẫu ông Bùi văn Trung, công an cũng dùng lực lượng vũ trang ngăn cấm không cho đồng đạo đến dự. Cư sĩ Trần Văn Kiệm, cư ngụ tại xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đến An giang để dự lễ giỗ cho biết :
« Hôm nay chúng tôi đi dự lễ giỗ của đồng đạo ở xã Phước Hưng, chúng
tôi vừa đến thì nó đem quân nó bao vây, nó chận đường, đón ngỏ không
cho chúng tôi bước vào, không cho chúng tôi đi dự lễ giổ, nó hăm giết,
hăm tiêu diệt chúng tôi. Nó dùng lực lượng trong đó là tỉnh, huyện, xã
là 3 khối, là khoảng 100 quân. Chúng nó bao vây chúng tôi toàn bộ rồi
chúng nó đem quân nó chận không cho chúng tôi bước vào, nó nói chúng tôi
vô là nó hạ thủ không để một tên nào. Nó đem nào là súng, ba-trắc. Nó
hăm doạ gài mìn giựt cho tụi tui chết »
Chúng nó bao vây chúng tôi toàn bộ rồi chúng nó đem quân nó chận không cho chúng tôi bước vào, nó nói chúng tôi vô là nó hạ thủ không để một tên nào. Nó đem nào là súng, ba-trắc. Nó hăm doạ gài mìn giựt cho tụi tui chết
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
Theo những thông tin nhận được, chúng tôi ghi nhận : Hầu như mỗi lần
tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo thuần tuý tụ họp thì đều bị công an xã, huyện
ngăn sông, cấm chợ. Như ngày 27/3 năm ngoái, gần 400 công an ngăn cấm
tín đồ đến địa điểm hành lễ. Năm nay, Lễ kỷ niệm Đức Huỳnnh Giáo Chủ
ngày 5 tháng 4 vừa qua, tại Đồng tháp có 200 công an và tại An Giang có
300 công an đã dùng mọi biện pháp để buổi lễ không được thực hiện. Chỉ
có tại Sài gòn, buổi lễ được diễn ra nhưng dưới sự theo dõi nghiêm ngặt
của công an. Có nơi, công an đã có những hành động hung hãn trái với đạo
đức và luật pháp, ông Kiệm nói :
« Mình là người chân tu, mình giữ theo luật pháp nhà nước, nó là nhà
cầm quyền mà nó xoá lên điều 70 Hiến pháp của nhà nước. Nó nói không cần
luật pháp của nhà nước, nó nói nó chơi luật rừng. Nó là một con non mới
20-30 tuổi mà tui sáu mươi mấy tuổi mà nó mày tao với tui, nó nói tao
chơi với mày luật rừng chứ không nói luật pháp với mày nữa. Hành vi đó
rất là bạo tàn, ngang ngược »
Sau một ngày dằng co với công an, từ 9 giờ sáng, mãi đến 10.30 giờ
tối, một số người mới len lỏi được vào trong nhà để ngủ qua đêm, đợi
sáng hôm sau hành lễ. Ông Kiệm là một trong khoảng 60 người đã vào được
bên trong nhà. Phần còn lại đã lần lượt trở về nhà. Lúc 1 giờ khuya, chỉ
còn một số ít công an lảng vảng bên ngoài. Ông Kiệm mệt mỏi nói :
« Cái khoảng tham dự thì chúng tôi đến rất đông mà vào trong thì
được có vài chục người thôi, tất cả phải ở ngoài đường, nó đẩy chúng
tôi ở ngoài đường đứng vất vả luôn , không phơi nắng mà có mưa ngoài
đường, có mưa mà có nắng luôn nữa. Số người thấy vô không được thì người
ta trở về. Dằng co cho tới đêm hôm này là 10.30 giờ thì tụi nó tháo gỡ
quân tụi nó đi thì đúng 10.30 giờ tụi tui mới vào được. »
Sáng hôm sau, chúng tôi gọi điện thoại lại thì ông Kiệm cho biết lúc
sáng sớm, đồng đạo đã trở lại để vào tham dự lễ giỗ, nhưng đều bị công
an ngăn cản bằng hăm doạ, bằng vũ lực. Sau cùng, chỉ có khoảng 65 người
trong nhà làm lễ mà thôi. Số còn lại đi về vì không qua được hàng rào
công an đông đảo. Đến 11 giờ, khi giỗ đã xong, cư sĩ Trần văn Kiệm ra về
thì bị công an mặc thường phục đuổi theo định đụng xe ông, ông Kiệm kể
lại :
Nó nói không cần luật pháp của nhà nước, nó nói nó chơi luật rừng. Nó là một con non mới 20-30 tuổi mà tui sáu mươi mấy tuổi mà nó mày tao với tui, nó nói tao chơi với mày luật rừng chứ không nói luật pháp với mày nữa. Hành vi đó rất là bạo tàn, ngang ngược
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
« Chỉ có số người trong nhà làm lễ giỗ, còn anh em tới rất đông thì
nó bao vây toàn cầu hết, nó không cho tới, nó đem quân tới giữ là 4
trạm, công an giao thông phục đường cản lối, nó nói cản nó đập chết,
giờ phải đi về. Anh em mình tay không chân rồi đâu dám chống lại nhà
cầm quyền cộng sản bạo ngược này. Đúng 10 giờ, chúng tôi mới tiến hành
lễ cúng cơm và cầu nguyện, ăn cơm xong, tới 11 giờ chúng tôi sửa soạn ra
về thì quân của nó bố trí theo đường, tôi chạy ra khỏi vị trí lễ giỗ
khoảng 200 ( hay 20?) thước thì có 3 thằng mặc đồ civil giả côn đồ nó
đâm vào xe chúng tôi, tính đụng chúng tôi cho lật xe, tôi nói : Sao ?
bửa này giổ tao về mà còn kiếm chuyện nữa hay sao đây ? Thì nó nói : Tại
sao phải lên đây ? Tui nói : Tự do tín ngưỡng, hỏi cái gì ? »
Trong nhiều youtube được đưa lên mạng gần đây, người ta nhìn thấy
nhiều người mặc thường phục ngăn cản tín đồ Phật giáo Hoà Hảo dự lễ, các
tín đồ khẳng định rằng đó là công an giả dạng côn đồ để hành hung,
những công an này là do xã, huyện gửi đến để ngăn cản không cho tín đồ
Hoà hảo tập trung hành đạo. Chúng tôi gọi đến ông Nguyễn văn Thiện,
trưởng đồn công an xã Phước hưng, nơi vừa xảy ra vụ ngăn cấm đồng đạo
đến dự lễ giỗ thân mẫu ông Bùi văn Trung thì ông Thiện cho biết là ông
không biết gì về vụ này, định hỏi thêm thì ông Thiện cúp máy.
Thời gian này, nó tạo lên Phật Giáo Hòa Hảo Quốc doanh, không theo nó thì nó cho tui là tu lậu, nó cho tui là tu ngoài luồng. Đạo của tui mà nó cho rằng tui tu lậu, tu ngoài luồng. Rồi nó tạo lên đạo quốc doanh. Nó tính tiêu diệt Phật giáo Hoà Hảo chúng tôi, tìm cách chia rẽ
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
« Muốn gì thì thông qua Ban chỉ đạo của huyện đi, bửa đó tui không có trực tui không biết, thông cảm đi nha »
Tường An : « Thế tại sao họ lại nói ông gửi rất là nhiều công an đến
đàn áp tín đồ Phật giao Hoà hảo, không cho tới dự lễ giổ của Mẹ ông Bùi
văn Trung ạ ? Ông có thể…….. » …tiếng điện thoại cúp….
Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý và Hòa Hảo Quốc doanh
Phật giáo Hoà Hảo là tôn giáo lớn thứ 4 ở Việt Nam với hơn 5 triệu
tín đồ do Đức Huỳnh Phú Sổ khai sáng năm 1939, tập trung ở vùng Tây Nam
Bộ. Sau khi Ban trị sự Phật Giáo Hoà Hảo được thành lập ngày 26/5/1999
thì một nhóm tách ra với tên là Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý vì cho rằng
Ban Trị sự là Phật giáo Hoà Hảo quốc doanh. Còn phía nhà nước thì cho
rằng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý là ngoài luồng :
« Thời gian này, nó tạo lên Phật Giáo Hòa Hảo Quốc doanh, nó cho tui
không theo nó thì nó cho tui là tu lậu, nó cho tui là tu ngoài luồng.
Đạo của tui mà nó cho rằng tui tu lậu, tu ngoài luồng. Rồi nó tạo lên
đạo quốc doanh. Nó tính tiêu diệt Phật giáo Hoà Hảo chúng tôi, tìm cách
chia rẽ, không cho chúng tôi sự đoàn kết, tu học tự do và mất đi cái tín
ngưỡng »
Sự khác nhau giữa Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý và Ban Trị Sự là :
Phật Giáo Hoà hảo Thuần Tuý thì quả quyết rằng Việt Minh đã ám hại Đức
thầy, mỗi năm họ dùng ngày 16 tháng 7 để kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ
nạn Đốc Vàng, Ban Trị Sự thì chỉ nói kể từ ngày 16 tháng 7 năm 1947 thì
không ai rõ tin về Đức Thầy, các ngày lễ của Ban Trị Sự đương thời không
có lễ 16 tháng 7 kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Đốc Vàng mà chỉ kỷ
niệm sinh nhật của Đức Thầy ngày 25/11. Ngoài những khác biệt đó, tất cả
các tín đồ Hoà hảo đều cùng « mong một ngày về của Đấng Tôn Sư ». Riêng
cư sĩ Trần văn Kiệm thì chỉ mong :
« Không ước ao gì hết là làm sao cho đất nước Việt Nam mất đi cái
thống trị, được cái Tự do, chúng tôi được an toàn tu hành, dân trí chúng
tôi không mất mát. Đó là niềm hy vọng lớn của chúng tôi »
Niềm tin tín ngưỡng là một tự do không thể thiếu trong các quyền Tự
do được công nhận bởi Hiến Pháp Quốc Tế. Trước những sự kiện đàn áp tôn
giáo liên tiếp xảy ra ở Việt Nam, báo cáo thường niên của Uỷ Ban Tự Do
Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) vào ngày 30/4 vừa qua đã khuyến cáo bộ ngoại
giao Mỹ xếp Việt Nam trở lại danh sách CPC (các nước cần quan tâm đặc
biệt về Tư do Tôn giáo)
TỰ DO NGÔN LUẬN
TỰ DO NGÔN LUẬN
SỐ 170 NGÀY 1-5-2013
BAN BIÊN TẬP
LS NGUYỄN VĂN ĐÀI
LM PHAN VĂN LỢI
LM. NGUYỄN VĂN LÝ
BAN BIÊN TẬP
LS NGUYỄN VĂN ĐÀI
LM PHAN VĂN LỢI
LM. NGUYỄN VĂN LÝ
MÙ QUÁNG ĐẾN BAO GIỜ NỮA?
Chí minh (từ Hán Việt) có nghĩa là rất sáng suốt. Oái oăm và mỉa mai
thay, kẻ mang tên đó lại mở đầu cho một chuỗi dài mù quáng (đến tận hôm
nay) nơi bản thân ông, đồng đảng ông và nơi một số thành phần trong Dân
tộc.
1- Mù quáng vì cuồng tín
Quả thế, năm 1920, sau khi đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, chàng thanh niên ít học Nguyễn Ái Quốc (tên mạo nhận của Nguyễn Tất Thành) đã hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản,
nhất là vào đường lối dùng bạo lực để giành lấy độc lập cho dân tộc.
Anh ta không biết rằng trước đó một năm, tại Hội Quốc Liên, tiền thân
của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Wilson đã đề xướng quyền Dân tộc
Tự quyết và khuyến cáo các Đế quốc Tây Phương hãy từng bước trả tự trị
và độc lập cho các nước Á Phi thuộc địa. Hưởng ứng khuyến cáo này, cũng
trong năm 1919, Anh Quốc đã trả độc lập cho Canada và A Phú Hãn. Năm
1936, Pháp trao trả quyền tự trị cho Syria và Lebanon, Từ 1946 đến 1949,
các Đế quốc Tây Phương Mỹ, Pháp, Anh, Hà Lan đã lần lượt tự giải thể để
trả độc lập cho 12 nước thuộc địa và bảo hộ tại châu Á (trong đó có cả
Việt Nam, qua hoàng đế Bảo Đại).
Tháng 6-1923, đến Moskva theo học Đại học Lao động CS Phương đông,
Nguyễn Ái Quốc được đào tạo chính quy về chủ nghĩa Marx, kỹ thuật tuyên
truyền lẫn khởi nghĩa vũ trang, và trở nên thành viên Đệ tam Quốc tế.
Kể từ đó cho đến năm 1954, tay gián điệp mạo danh “nhà cách mạng” này đã
cùng với đồng đảng làm hao tổn xương máu của hàng vạn đồng bào và tài
nguyên vô số của tổ quốc để trả cái giá “giành lại độc lập cho nước”
(thực chất là giành lấy độc quyền cho đảng), đang khi các quốc gia lân
bang cũng đã đạt được điều đó mà hoàn toàn “miễn phí”!
Nhưng độc lập ấy (cho miền Bắc) chỉ là giả hiệu, vì Hồ Chí Minh ngay sau
đó đã mù quáng tròng lên dân tộc hai cái ách khác: Nga cộng và Tàu
cộng. Coi Stalin và Mao là những vị thầy bất khả ngộ, chủ nghĩa Mác-Lê
là con đường tốt đẹp xây dựng đất nước, sự thống lĩnh tuyệt đối của đảng
CS trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa là điều tối thượng,
việc bành trướng chế độ xã hội chủ nghĩa cách mạng ra toàn thế giới là
lý tưởng sống, Hồ Chí Minh đã tiếp tục mở ra những cuộc chiến đẫm máu
khác nhắm vào Dân tộc: nào Cải cách ruộng đất giết nông gia giỏi và nhân
sĩ uy tín, tàn phá đạo đức gia đình và cơ cấu làng xã, để cướp mọi tài
nguyên vào tay đảng, buộc mọi nhân tâm quy về đảng; nào trấn áp hàng vạn
trí thức, nghệ sĩ qua vụ “Nhân văn Giai phẩm” để chủ nghĩa Mác, tư
tưởng Mao thống trị trong tâm trí giới tinh hoa của Dân tộc; nào “Giải
phóng miền Nam” để chiến đấu cho LX và TQ, bành trướng chế độ CS xuống
Đông Nam Á, với cái giá của hàng triệu binh lính lẫn đồng bào hai miền
Bắc Nam và sự tan hoang của toàn thể đất nước. Đang khi những đồng chí
của HCM ở Bắc Hàn và Đông Đức đã không dại gì “giải phóng”, gây tổn hại
cho ruột thịt của họ tại nửa nước đang ở dưới “ách cai trị của tư bản
chủ nghĩa”!!
Sự mù quáng do cuồng tín vào chủ nghĩa CS, vào tình quốc tế vô sản, nhất
là vào đàn anh Tàu cộng đó -từng biểu lộ qua việc ký công hàm bán nước
năm 1958, việc im thin thít khi Hoàng Sa bị xâm lăng năm 1974, một phần
Trường Sa bị chiếm đoạt năm 1988 (nghĩ rằng anh em giữ cho nhau và sẽ
trả cho nhau)- vẫn còn tiếp tục đến hôm nay nơi hậu duệ của Hồ qua hai
hiệp định nhường đất và biển cho Tàu cộng năm 1999 rồi 2000, qua việc
tuân thủ triền miên khẩu hiệu “16 chữ vàng, 4 chữ tốt”, qua niềm xác tín
“việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại nước ta sẽ thuận lợi nhờ cận kề đại
quốc xã hội chủ nghĩa” (lời Nguyễn Chí Vịnh)… đang khi kẻ thù truyền
kiếp này chực chờ xâm chiếm Việt Nam tự ngoài biển và ngay trong lãnh
thổ.
2- Mù quáng vì thù hận
Chiếm được miền Nam xong, nơi người Cộng sản nổi rõ lên một sự mù quáng
thứ hai, đó là mù quáng vì thù hận. Học đòi quan niệm cuộc sống là “đấu
tranh sinh tồn” (một quan niệm ngu xuẩn và tai hại của Darwin -vì đúng
ra là “tương trợ sinh tồn”), Lênin rồi các đồ đệ (trong đó có HCM) đã
chủ trương chính trị là “đấu tranh giai cấp”, là phải chia thế giới
thành hai phe sống mái: Tư bản và CS, là phải phân biệt loài người có
hai hạng đối đầu: anh em bạn bè là hạng lụy phục chế độ CS và người dưng
thù địch là hạng chống lại nó, dù họ đồng chủng. Thành ra sau biến cố
tháng 4-1975, lòng thù hận CS được thả lỏng. Thật ra trước đó nó đã được
buông cương tại miền Nam rồi, qua việc tàn sát các viên chức hành
chánh, việc pháo kích các khu dân cư, gài mìn đường sắt đường bộ, nhất
là qua cuộc thảm sát dân lành tết Mậu Thân 1968.
Nhưng chính sau tháng 4 đen, người ta mới thấy thế nào là tâm địa của
những kẻ tự vỗ ngực là “quân giải phóng”: cướp tài sản và đuổi khỏi nhà
hàng vạn gia đình “ngụy quân ngụy quyền”, tập trung “cải tạo” gần một
triệu quân cán chính VNCH bị chụp mũ là “có nợ máu với Cách mạng”, chặn
đường học hành, tiến thân và sinh sống của thân nhân con cái họ.
Lòng thù hận này còn tràn sang cả với người dân miền Nam vốn sung túc
hơn, văn hóa hơn, nhờ đã có hơn 20 hưởng một chế độ tự do dân chủ dù còn
non trẻ. Từ đó đã khiến hàng loạt người dân phải bỏ chạy khỏi quê hương
mình, đến nỗi Uwe Siemon-Netto, một nhà báo người Đức từng hoạt động
tại Việt Nam phải thốt lên: “Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8
triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người
khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả
từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là
thuyền nhân bị chết đuối?
Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền
Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là
một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ 1 triệu
đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có
khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương
sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn... Ðã có
khoảng 164.000 thường dân miền Nam bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi
Cộng sản thời kỳ 1954-1975" (trích bài viết: Hậu quả của khủng bố và đức
hạnh của hy vọng).
Nào đã hết đâu. Lòng thù hận CS nay trút lên thành phần mà họ gọi là
"phản động". Hàng ngàn, thậm chí hàng vạn chiến sĩ của tự do nhân quyền,
từ phong trào phục quốc thế kỷ trước đến phong trào tranh đấu thế kỷ
nay, những tinh hoa thật sự của đất nước, đang cùng với gia đình họ (tới
tận con cháu) là đối tượng của những biện pháp trả thù đê hèn và tàn
bạo như sách nhiễu cuộc sống, phong tỏa kinh tế, bôi nhọ thanh danh,
hành hung thân thể và giam cầm tống ngục. Các tôn giáo cũng không nằm
ngoài tầm ngắm của cái chế độ vô thần, vốn luôn căm ghét những thực thể
cao cả linh thiêng và thù hận những thế lực tinh thần dám vạch trần
những sai lầm và tội ác của nó. Ngày trước chuyên dùng bạo lực vũ khí,
nay nó sử dụng bạo lực hành chánh (Pháp lệnh và Nghị định về tôn giáo)
để làm cái rọ nhốt các GH, hầu nó mặc sức tung hoành.
Lòng thù hận mù quáng đó tựu trung chỉ làm tiêu hao sinh lực của giống
nòi và đe dọa sinh mệnh của Tổ quốc. Nhưng CS làm gì có Tổ quốc VN! Họ
chỉ có Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thôi!
3- Mù quáng vì tham lam
Ở đây phải nói là tham quyền và tham tiền. Tham quyền đương nhiên nằm
trong máu di truyền của CS, bởi lẽ đó là một chế độ độc tài, độc tôn,
độc đảng. Từ năm 1917 (cách mạng Nga) đến nay, có khi nào CS chia quyền,
nhường ghế cho ai đâu, trừ khi bị dồn vào chân tường hay bị hất khỏi
ngai vàng thống trị (như các năm 1989-1991 bên Liên Xô và Đông Âu).
Bị mọi tầng lớp nhân dân VN ngày càng đứng lên chất vấn và thậm chí đe
dọa quyền lực độc tôn của mình, ngoài việc trấn áp thô bạo các cá nhân,
tổ chức và phong trào đấu tranh, nay CS muốn chính danh hóa, hiến pháp
hóa, luật lệ hóa mãi mãi sự thống trị của mình (qua điều 4 về đảng duy
nhất lãnh đạo, điều 70 về quân đội tuyệt đối trung thành với đảng...).
Cuộc lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang tiến hành thực
chất chỉ là một cuộc cưỡng bức toàn dân đồng thuận với cái Cương lĩnh đó
của đảng. Qua đủ thứ trò gian manh và lố bịch, hao sức và tốn thuế: nào
là mạ lỵ hăm dọa mọi công dân đấu tranh đòi biên soạn một Hiến pháp mới
(Nhóm trí thức 72, Các Công dân tự do, Hội đồng Giám mục, các Giáo hội
Tin lành, Phật giáo, Hòa hảo...) qua báo đài công cụ, dư luận viên chó
săn, cán bộ đảng viên đầy tớ, trí nô ký sinh trong các học viện và đại
học... nào là đem cái đảng pháp (tức HP giả hiệu) tới tận từng hộ dân
bắt ký đồng thuận với lời hăm dọa.... nào là khước từ đăng trên phương
tiện thông tin đại chúng các ý kiến bất đồng với đảng... nào là nói
khống có tới 40-50 triệu ý kiến đồng thuận với HP của Quốc hội.
Việc tham tiền của thì nhân dân đã thấy ngay từ Cải cách Ruộng đất thu
điền thổ vào tay đảng, rồi sau cuộc "chiến thắng" tháng 4-1975 với hiện
tượng "vào vội vã vơ vét về". Lòng tham lam vô độ này còn bộc lộ từ sau
năm 1985, lúc đảng mở cửa kinh tế, cho đảng viên, công an, quân đội được
phép làm giàu (với quyền thế trong tay lẫn ưu thế nhờ đảng, ba hạng này
đã phất lên nhanh chóng, lấn lướt đè bẹp mọi doanh nghiệp tư). Với luật
đất đai 1993 tước mọi ruộng đất khỏi tay toàn dân để đảng trở thành địa
chủ độc nhất, lòng tham này lại bùng phát hơn nữa. Mới đây, hôm 24-04,
cái gọi là "Hội nghị tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội VN
về dự án sửa Luật Đất đai" vẫn kết luận cần duy trì chế độ
‘sở hữu toàn dân’ do Nhà nước làm đại diện và chủ động quyết
định cách dùng quỹ đất. Đám gia nô mù quáng này đúng là đã làm
theo ý đảng bày tỏ trong Dự thảo HP điều 57. Chính sách quản lý thị
trường vàng hiện giờ (bị chỉ trích sau bài báo của Thanh Niên) và dư
luận về một cuộc đổi tiền sắp tới (vì siêu lạm phát, vì nguy cơ vỡ nợ
của ngân hàng, vì ngân hàng đang có nợ xấu cực khủng) chỉ bộc lộ thêm
lòng tham lam vô độ của đảng.
Mù quáng vì cuồng tín chủ nghĩa, vì thù hận đối nghịch, vì tham quyền
hám của, đó chính là bản chất bất biến, căn bệnh khó lành của CS. Đó
cũng là v/đ khôn giải của đất nước nếu chủ nghĩa và chế độ CS không bị
loại khỏi lịch sử loài người và lịch sử dân tộc.
BAN BIÊN TẬP
PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : pttpgqt@gmail.com
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 6.5.2013
Công an bao vây chùa Giác Hoa ở Saigon không cho chư Tăng di chuyển
2013-05-06 | | PTTPGQT
PARIS,
ngày 6.5.2013 (PTTPGQT) - Văn phòng Viện Hóa Đạo vừa gửi đến Phòng
Thông tin Phật giáo Quốc tế Bản Tường thuật của Thượng tọa Thích Viên Hỷ
về việc gần 50 Công an phong tỏa chùa Giác Hoa, ngăn cấm tất cả chư
Tăng không được rời khỏi chùa hôm chủ nhật vừa qua.
Việc chư Tăng thường xuyên rời chùa đến thăm viếng các gia đình Phật tử bị đau yếu hay có tang lễ để cầu an hay cầu siêu cho thân nhân họ là sinh hoạt bình thường của tôn giáo. Thế nhưng, theo bản Tường thuật của Thượng tọa Thích Viên Hỷ cho biết, thì một số chư Tăng phải rời chùa Giác Hoa tham gia Phật sự đều bị Công an ngăn cản, lệnh phải quay vào chùa không cho đi.
Đặc biệt vào lúc 8 giờ sáng chủ nhật 5.5.2013, khi Thượng tọa cùng với Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, dự tính lên Thanh Minh Thiền Viện để vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Khi xe vừa bắt đầu rời khỏi sân Chùa Giác Hoa thì ngay lập tức một toán người ăn mặc lôi thôi ngang nhiên đứng chận trước đầu xe và nói rằng : “Hôm nay mấy Thầy không được đi ra khỏi Chùa”.
Thượng tọa Thích Viên Hỷ hỏi “ Tại sao ? “ thì những người này đáp : “Cấp trên có lệnh cấm, không cho mấy Thầy đi ra ngoài đường. Hỏi : “Cấp trên là ai ? cơ quan nào ? Có phải là công an của Cộng sản không ? Xin cho chúng tôi xem Quyết định ?
Nhóm người mặc thường phục này có vẻ lúng túng, nhưng miệng nói liên tục : “Mấy Thầy phải đi vào chùa ngay, không được đi ra ngoài !”.
Thượng tọa Thích Viên Hỷ lại hỏi : “Cấm chúng tôi thì phải có lý do chứ ? Cho chúng tôi xem Quyết định cấm để biết lý do vì sao người công dân không có quyền tự do đi lại ?”. Những người này đáp : “Hiện nay Trung quốc đang lộn xộn !”.
Khi bị phản ứng rằng Trung quốc đang lộn xộn là việc của Trung quốc, ảnh hưởng gì đến người dân Việt nam đâu mà các người ngăn chận chúng tôi ? Nhóm người này ấp úng không trả lời được. Họ xáp lại gần, đẩy lùi xe vào sân Chùa, trong khi một chiếc xe Honda chắn ngang đầu hẻm bít lối đi.
Bổng xuất hiện từ xa bóng dáng ông Tốt, Công an Quận Bình Thạnh, lảng vảng trước đường hẻm. Thượng tọa Thích Viên Hỷ liền lên tiếng : “Ông Tốt ! ông là Công an của Quận, mà sao ông để cho những người ăn mặc lôi thôi này ngăn chặn chúng tôi ? Ông là Công an mà sao không giữ an ninh cho dân ? Công an giữ An ninh cho cái gì ? Ông lãnh đạo toán người ăn mặc lôi thôi này phải không ?”. Ông Tốt không trả lời, mặt giả vờ nhìn sang hướng khác, tay bấm điện thoại như gọi ai rồi lánh mất.
Thượng tọa Thích Viên Hỷ nhắm vào nhóm người chận xe hỏi tới : “Có phải các ông nhận lệnh Công an cộng sản sách nhiễu quý Thầy phải không ?” Một người trong họ phủ nhận và đáp trả : “Chúng tôi có do Công an của Cộng sản điều khiển hay không, thầy không cần biết,. Trước mắt là chúng tôi nhất quyết ngăn chận, không cho một Thầy nào ra khỏi chùa”.
Vào lúc này, Công an sắc phục lẫn thường phục kéo đến mỗi lúc một đông, khoảng gần 50 người đứng chật cả hẻm ra vào Chùa.
Qua bản Tường trình, Thượng tọa Thích Viên Hỷ xin nhờ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế loan tải tin sách nhiễu quyền tự do đi lại cũng như quyền hành đạo của chư Tăng Phật giáo cho tất cả các Tổ chức Nhân quyền trên thế giới được biết. Đặc biệt, hiện nay, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và Hòa Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cho đến tất cả Tăng chúng chùa Giác Hoa vẫn thường xuyên bị Nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam đàn áp, sách nhiễu không một lúc nào lơi nghỉ.
Được biết kể từ ngày 1.7.2012, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) lên tiếng kêu gọi đồng bào Phật tử khắp ba miền xuống đường tham gia những cuộc biểu tình chống xâm lược Trung quốc, thì các ngày thứ bảy và chủ nhật trong tuần, tất cả các chùa viện thuộc GHPGVNTN bị phong tỏa, không cho bất cứ ai ra vào.
Việc chư Tăng thường xuyên rời chùa đến thăm viếng các gia đình Phật tử bị đau yếu hay có tang lễ để cầu an hay cầu siêu cho thân nhân họ là sinh hoạt bình thường của tôn giáo. Thế nhưng, theo bản Tường thuật của Thượng tọa Thích Viên Hỷ cho biết, thì một số chư Tăng phải rời chùa Giác Hoa tham gia Phật sự đều bị Công an ngăn cản, lệnh phải quay vào chùa không cho đi.
Đặc biệt vào lúc 8 giờ sáng chủ nhật 5.5.2013, khi Thượng tọa cùng với Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, dự tính lên Thanh Minh Thiền Viện để vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Khi xe vừa bắt đầu rời khỏi sân Chùa Giác Hoa thì ngay lập tức một toán người ăn mặc lôi thôi ngang nhiên đứng chận trước đầu xe và nói rằng : “Hôm nay mấy Thầy không được đi ra khỏi Chùa”.
Công an măc thường phục tràn vào ngõ hẻm chùa Giác Hoa chủ nhật 5.5.2013 không cho ai ra khỏi chùa – Hình PTTPGQT
|
Thượng tọa Thích Viên Hỷ hỏi “ Tại sao ? “ thì những người này đáp : “Cấp trên có lệnh cấm, không cho mấy Thầy đi ra ngoài đường. Hỏi : “Cấp trên là ai ? cơ quan nào ? Có phải là công an của Cộng sản không ? Xin cho chúng tôi xem Quyết định ?
Nhóm người mặc thường phục này có vẻ lúng túng, nhưng miệng nói liên tục : “Mấy Thầy phải đi vào chùa ngay, không được đi ra ngoài !”.
Thượng tọa Thích Viên Hỷ lại hỏi : “Cấm chúng tôi thì phải có lý do chứ ? Cho chúng tôi xem Quyết định cấm để biết lý do vì sao người công dân không có quyền tự do đi lại ?”. Những người này đáp : “Hiện nay Trung quốc đang lộn xộn !”.
Khi bị phản ứng rằng Trung quốc đang lộn xộn là việc của Trung quốc, ảnh hưởng gì đến người dân Việt nam đâu mà các người ngăn chận chúng tôi ? Nhóm người này ấp úng không trả lời được. Họ xáp lại gần, đẩy lùi xe vào sân Chùa, trong khi một chiếc xe Honda chắn ngang đầu hẻm bít lối đi.
Bổng xuất hiện từ xa bóng dáng ông Tốt, Công an Quận Bình Thạnh, lảng vảng trước đường hẻm. Thượng tọa Thích Viên Hỷ liền lên tiếng : “Ông Tốt ! ông là Công an của Quận, mà sao ông để cho những người ăn mặc lôi thôi này ngăn chặn chúng tôi ? Ông là Công an mà sao không giữ an ninh cho dân ? Công an giữ An ninh cho cái gì ? Ông lãnh đạo toán người ăn mặc lôi thôi này phải không ?”. Ông Tốt không trả lời, mặt giả vờ nhìn sang hướng khác, tay bấm điện thoại như gọi ai rồi lánh mất.
Thượng tọa Thích Viên Hỷ nhắm vào nhóm người chận xe hỏi tới : “Có phải các ông nhận lệnh Công an cộng sản sách nhiễu quý Thầy phải không ?” Một người trong họ phủ nhận và đáp trả : “Chúng tôi có do Công an của Cộng sản điều khiển hay không, thầy không cần biết,. Trước mắt là chúng tôi nhất quyết ngăn chận, không cho một Thầy nào ra khỏi chùa”.
Công an thường phục đứng chận đầy ngõ hẻm chùa Giác Hoa hôm chủ nhật 5.5.13 – Hình PTTPGQT
|
Vào lúc này, Công an sắc phục lẫn thường phục kéo đến mỗi lúc một đông, khoảng gần 50 người đứng chật cả hẻm ra vào Chùa.
Qua bản Tường trình, Thượng tọa Thích Viên Hỷ xin nhờ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế loan tải tin sách nhiễu quyền tự do đi lại cũng như quyền hành đạo của chư Tăng Phật giáo cho tất cả các Tổ chức Nhân quyền trên thế giới được biết. Đặc biệt, hiện nay, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và Hòa Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cho đến tất cả Tăng chúng chùa Giác Hoa vẫn thường xuyên bị Nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam đàn áp, sách nhiễu không một lúc nào lơi nghỉ.
Được biết kể từ ngày 1.7.2012, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) lên tiếng kêu gọi đồng bào Phật tử khắp ba miền xuống đường tham gia những cuộc biểu tình chống xâm lược Trung quốc, thì các ngày thứ bảy và chủ nhật trong tuần, tất cả các chùa viện thuộc GHPGVNTN bị phong tỏa, không cho bất cứ ai ra vào.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 260
HUỲNH BÁ THÀNH - HỌ LÝ ĐẠI HÀN -
TRÚC GIANG * HUỲNH BÁ THÀNH
Saturday, 12 May 2012 08:36
Written by Trúc Giang MN
0 Comments
Sau ngày 30-4-1975, bọn Việt Cộng nằm vùng đều lòi mặt ra hết, trong
đó, người hung hản nhất, gây kinh hoàng trong giới văn nghệ sĩ Sài Gòn,
là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành. Tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, bí danh là Ba
Trung, làm trưởng ban “chống tình báo CIA” của Sở Công An Thành Phố Sài
Gòn.
2* Khủng bố văn nghệ sĩ
Chính họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành, chỉ huy những cuộc theo dõi, bố ráp,
bắt giữ, thẩm vấn và giam cầm những văn nghệ sĩ nạn nhân, bị cho là
gián điệp của CIA Hoa Kỳ. Đồng thời bỏ tù những tu sĩ Phật Giáo bị gán
tội phản cách mạng.
Hai vụ điển hình là, “vụ án Thập nhị tăng ni Già Lam” và “vụ án Hồ Con Rùa” hay là “Những tên biệt kích cầm bút”.
2.1. Vụ án “Thập nhị tăng ni Già Lam”
Ngày 30-3-1984, vào buổi sáng, Hoà thượng Thích Trí Thủ chùa Già Lam,
Phú Nhuận, được mời lên văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, Hòa thượng được cho
nghe cuộn băng ghi tiếng nói của một tăng sinh bị bắt về “tội phản
động”. Tăng sinh đó khai Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, Thượng toạ Thích Trí
Siêu và ni cô Thích Trí Hải là những người trong ban lãnh đạo của một tổ
chức phản động, mưu đồ lập chiến khu gây bạo động.
Trong
khi Hòa thượng Trí Thủ ở văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, thì tại chùa Già
Lam, hai Thượng tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị bắt. Đồng thời, ni cô Trí Hải
cũng bị bắt từ Hố Nai đưa về trung tâm thẩm vấn và tạm giam ở số 4 đường
Phan Đăng Lưu.
Vài ngày sau đó, Hòa thượng Trí Thủ bị chết bất đắc kỳ tử, và thông tin nước ngoài cho rằng ông bị ám sát.
Trong đợt hành quân lớn, 19 tăng, ni, cư sĩ khác cũng bị bắt, giam đến ngày 30-9-1988, (4 năm) mới đưa ra tòa xét xử.
Hai Thuợng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu bị tòa kết án tử hình.
Hai án chung thân dành cho hai cư sĩ Phan Văn Ty và Tôn Thất Kỳ.
Hoà thượng Thích Đức Nhuận lãnh án 10 năm. Các vị khác bị từ 4 đến 15 năm.
Ngày hôm sau, 1-10-1988, báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin, hai vị Tuệ
Sĩ và Trí Siêu ngoan cố, không chịu nhận tội. Đó là “tội tán thành, ủng
hộ, che chở, đùm bọc hành động phản cách mạng, lật đổ chế độ Cộng Sản”.
Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu là hai nhà sư uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam.
Thích Tuệ Sĩ, tục danh là Phạm Văn Thương, một học giả uyên bác về
Phật Giáo. Là Giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh, thông thạo tiếng
Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật, Pali, Phạn và tiếng Đức.
Thích Trí Siêu là giáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư Lê Mạnh Thát.
Do áp lực quốc tế và sự vận động của người Việt ở nước ngoài, ngày
15-11-1988, Hà Nội phải mở phiên xử phúc thẩm để giảm hai án tử hình
xuống còn 20 năm tù. Hai án chung thân giảm xuống còn 18 và 16 năm. Hoà
thuợng Thích Đức Nhuận giảm xuống còn 9 năm tù.
Những cuộc bố ráp, bắt giam, thẩn vấn và kết tội là do họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành trực tiếp chỉ huy.
2.2. Vụ án “Hồ Con Rùa” hay “Biệt Kích Cầm Bút”
Vụ án “Hồ Con Rùa” đưa đến việc bắt bớ văn nghệ sĩ Sài Gòn.
“Biệt kích cầm bút” là cái tên do 2 đại tá VC, Tổng và Phó Ban biên
tập tuần báo Công An Saì Gòn ghép tội cho các văn nghệ sĩ miền Nam sau
ngày 30-4-1975 để bắt bỏ tù họ.
Ngày 2-4-1984, một vụ nổ lớn dữ dội tại tháp Hồ Con Rùa ở ngã tư Duy
Tân - Trần Quý Cáp thuộc khu vực nhà thờ Đức Bà quận 1 Sài Gòn. Báo nhà
nước quy kết tội phá hoại, một người trong số chủ mưu thiệt mạng và
những người khác bị bắt.
Sau vụ nổ, hơn 200 văn nghệ sĩ, nhà văn, giáo sư bị bắt đi tù. Người
chỉ huy, điều động bắt bớ cũng chính là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành, bí
danh Ba Trung. Những nhân vật nổi tiếng như Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc
Sĩ, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế… Đặc biệt, Nhã Ca là nhà văn nữ duy nhất
có tên trong danh sách “Mười Biệt Kích Cầm Bút”(BKCB) bị cầm tù trong
cuộc hành quân lớn của công an Sài Gòn.
Mười “BKCB” gồm có: Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật
Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Khuất Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt,
Trần Ngọc Tư và Lý Thụy Ý.
Ban đầu, những văn nghệ sĩ miền Nam bị ghép vào tội “Gián điệp”,
nhưng đến năm 1988, đổi lại thành tội “Tuyên truyền phản cách mạng”.
Vụ án văn nghệ sĩ Sài Gòn được công an in thành sách, dựng thành phim mang tên “Vụ Án Hồ Con Rùa”.
Tháng 9 năm 1988, nữ sĩ Nhã Ca, chồng là nhà văn Trần Dạ Từ cùng gia
đình rời VN sang Thụy Điển, nhờ sự can thiệp của Văn Bút Quốc Tế (PEN
International, PEN=Poets, Essayists &Novelists) phối hợp với Ân Xá
Quốc Tế và sự bảo lãnh của thủ tướng Thụy Điển Ingvar Karlsson. Từ năm
1992, bà Nhã Ca định cư ở Cali, tiếp tục viết văn, làm báo, chủ nhiệm hệ
thống Việt Báo Daily News tại Hoa Kỳ.
Thật ra, có một số bài viết được gởi ra nước ngoài. Luật sư Triệu
Quốc Mạnh, một tên VC nằm vùng tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, với cấp bậc
đại úy, được chỉ định là luật sư biện hộ cho các văn nghệ sĩ, Mạnh nói
với các nạn nhân: “Các anh viết bài gởi ra nước ngoài, dù chỉ than thở
nghèo đói cũng là bôi bác chế độ. Các anh làm cho họ đau lắm. Các anh
làm cho họ đau, họ bỏ tù các anh, như vậy là huề”. Luật sư biện hộ mà
nói với thân chủ của mình như thế, thì biện hộ theo cái kiểu gì đây?
3* Ớt bị thất sủng và cái chết bất đắc kỳ tử
Sau thời gian gây kinh hoàng cho giới văn nghệ sĩ, khi thiếu tướng
Trần Bạch Đằng, bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý, người đở đầu cho họa sĩ
Ớt bị điều ra Bắc, và Hà Nội đưa người cài vào các cơ quan miền Nam,
thì Huỳnh Bá Thành mất chỗ dựa, không còn tung hoành như trước nữa. Ớt
đã từng tống tiền, bắt địa những người Hoa xin xuất cảnh ra nước ngoài,
anh ta được xem như tay tổ tham nhũng, cũng giống như Năm Thạch, đại tá
VC Nguyễn Văn Năm, làm giám đốc Sở công tác về người nước ngoài, số 161
đường Nguyễn Du, cấp giấy xuất cảnh cho các diện con lai, đi nước ngoài
chữa bịnh và chương trình ODP, sum họp gia đình do thân nhân bảo lãnh.
Năm Thạch vốn là VC nằm vùng, làm quản lý của đoàn cải lương Thanh Minh
Thanh Nga.
Thạch là tay ăn hối lộ trắng trợn, nên bị Hà Nội cho người vào bắt ép phải tự tử tại nhà ở đường Công Lý, và công an mở cửa cho công chúng vào xem xác chết. Ngay sau đó, vợ con bị trục xuất ra khỏi nhà để đào bới tìm vàng chôn dấu.
Thạch là tay ăn hối lộ trắng trợn, nên bị Hà Nội cho người vào bắt ép phải tự tử tại nhà ở đường Công Lý, và công an mở cửa cho công chúng vào xem xác chết. Ngay sau đó, vợ con bị trục xuất ra khỏi nhà để đào bới tìm vàng chôn dấu.
Huỳnh Bá Thành bị thất sủng ngay sau khi người em đã vượt biên qua
Mỹ. Anh ta đến nhậu tại nhà bạn bè và tâm sự như thế, cho biết anh muốn
xin qua làm việc ở Công ty Du lịch, là nơi béo bở, có thể thu hoạch được
nhiều tiền trong thời kỳ đó.
Anh ta tiết lộ về cuộc đấu trí với ông Doãn Quốc Sĩ. Ông Sĩ thấy bị
động, nên làm đơn xin xuất cảnh “sang Úc”. Công an lờ đi, cho cấp xuất
cảnh, cho phép được gặp phái đoàn Úc để phỏng vấn, mọi việc trơn tru.
Ông Doãn Quốc Sĩ chỉ còn chờ được lên danh sách chuyến bay, xem như được
thoát nạn 90%, nhưng bị Ớt vây bắt trên đường ra phi trường. Chính
miệng hắn kể lại trong lúc nhậu nhẹt như thế.
Sau chuyến đi công tác qua Pháp, lý do là tổ chức màn lưới gián điệp,
nhưng dư luận cho rằng có mục đích về tài chánh, như chuyển tiền ra
ngoại quốc chẳng hạn. Khi về VN thì bị chết bất đắc kỳ tử, và tên đàn em
thân tín, chuyên thu tiền cho sếp, là trung úy Sơn, người Quảng Nam,
cũng chết với lý do mờ ám. Dư luận cho rằng Ớt bị thanh toán.
4* Họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành nằm vùng
Họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành là một “cơ sở” (1 người) trụ cột của cụm
điệp báo A10, mục đích chính là tác động vào thành phần thứ ba do tướng
Dương Văn Minh lãnh đạo.
4.1. Việc thành lập cụm điệp báo A10
Trong Hiệp định Paris năm 1973 có vai trò của Thành Phần Thứ Ba, nên
CSBV muốn nắm thành phần nầy để tác động, gây ảnh hưởng, lèo lái, đó là
lý do thành lập cụm điệp báo A10. Ngoài ra, cụm A10 còn thâm nhập vào
các tổ chức đối lập như Phong Trào Chống Tham Nhũng của Linh Mục Trần
Hữu Thanh và Hội Ký giả, cũng như các dân biểu đối lập.
Tại căn cứ Cây Dầu ở Campuchia, Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), và trùm
tình báo VC Trần Quốc Hương (Mười Hương) quyết định cử Mười Thắng làm
cụm trưởng cụm A10. Cái tên “A 10” lấy từ chữ An ninh (A) và 10 là Mười
Thắng. A10 trực thuộc Ban An Ninh T4 (Sài Gòn-Gia Định) do Mai Chí Thọ
phụ trách.
Trần Quốc Hương (Mười Hương) cho biết: “Trong căn cứ, tôi thường
xuyên theo dõi và nghiên cứu báo chí đối lập, nhất là tờ Điện Tín, nên
biết họa sĩ Ớt có tên là Hùnh Bá Thành là một họa sĩ có tài, thông qua
các biếm hoạ mà dựng lên bản chất của nhân vật. Sau khi chỉ đạo, kiểm
tra, xác minh, tôi chấp nhận đề xuất của Mười Thắng, đưa cậu Thành vào
cụm A10.”
Huỳnh Bá Thành có mối quan hệ và ảnh hưởng trong giới trí thức, ký giả và các dân biểu đối lập.
Tháng 7 năm 1973, Huỳnh Bá Thành được móc nối lại trong cụm A10.
Thành được kết nạp vào đảng năm 1968, nhưng do người chỉ huy bị bắt, nên
mất liên lạc.
Cụm A10 gồm những người trẻ, đặc biệt là cùng gốc Quảng Nam- Đà Nẳng:
Cụm trưởng: Mười Thắng, 21 tuổi
Họa sĩ Ớt: 30 tuổi, làm việc tại báo Điện Tín, do cụu đại tá, nghị sĩ
Hồng Sơn Đông làm chủ nhiệm, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận là chủ bút.
Ngô Văn Dũng, 22 tuổi, kỹ sư nông lâm súc, nằm vùng, là phụ tá của TS Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách kinh tế.
Võ Văn, 20 tuổi, hoạt động trong lõm chính trị Bảy Hiền.
Sau khi báo Điện Tín bị đóng cửa, Họa sĩ Ớt làm việc và ở ngay trong
dinh Hoa Lan, nhà của Dương Văn Minh, số 58 đường Hồng Thập Tự, quận 1
Sài Gòn.
Những tên nằm vùng tại những cơ quan: Đài phát thanh Mẹ Việt Nam
thuộc Tổng cục CTCT. Luật sư Triệu Quốc Mạnh, đại úy cảnh sát tại Nha
Cảnh Sát Đô Thành (CSĐT), Mạnh được Dương Văn Minh (DVM) cử làm giám đốc
Nha CSĐT. Trung úy VC Huỳnh Ngọc Thắng nằm vùng trong văn phòng Trung
tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng Cục Tiếp Vận. 3 kỹ sư đện và điện tử tốt
nghiệp Đại học Kỹ Thuật Phú Thọ, gồm Lương Mạnh Dũng, Bùi Sáu và Lê Ngọc
Báu nằm vùng trong Phòng 7 TTM, thực chất là cơ quan tình báo kỹ thuật
của Mỹ CDEC (Combine Document Exploitation Center). Họ đã cung cấp những
tin tức vô cùng quan trọng.
4.2. Công tác của Huỳnh Bá Thành
1). Báo cáo tình hình và những nhân vật chính trị Sài Gòn
Từ ngày 14-3-1974 đến 2-1-1975, họa sĩ Ớt đã có 108 nhân vật được vẽ
và bài viết trên báo, được xem như những báo cáo công khai cho cấp trên ở
Cục R.
2). Kế hoạch sao chổi và Ngày Ký giả đi ăn mày
Ngày 22-9-1974, Tổng thống Thiệu thông qua một kế hoạch mang tên Sao
Chổi, mục đích quét sạch VC nằm vùng và đối lập thân cộng. Đại úy Triệu
Quốc Mạnh đánh cắp bản văn, chuyển qua cho Huỳnh Bá Thành (HBT). HBT
đưa nguyên văn bản kế hoạch cho các báo đối lập đăng tải phổ biến ngày
1-10-1974. Làn sóng “căm phẩn” nổi lên, ngày 10-10-1974, hàng trăm ký
giả xuống đường phản đối chính quyền, lấy tên là “Ngày ký giả đi ăn
mày”.
3). Tác động chống “Chính phủ Thiệu mà không có Thiệu”
Mục đích là ngăn cản Trần Văn Hương làm Tổng thống. Trong kế hoạch
đưa Dương Văn Minh (DVM) lên làm tổng thống, HBT “tác động” các dân biểu
đối lập, đưa ra Bản tuyên bố, chống “chính phủ Thiệu mà không có
Thiệu”. Bản tuyên bố được nhóm của HBT dịch ra tiếng Anh và Pháp, trao
cho ký giả ngoại quốc, trong nước, và đại diện 40 đoàn thể tham dự buổi
họp báo
ở Hạ Viện để tấn phong chức vụ tổng thống cho Trần Văn Hương. Cuộc
biểu quyết bất thành. Trần Văn Hương từ chức, giao quyền lại cho Quốc
hội.
4). Huỳnh Bá Thành ra mật khu nhận chỉ thị
Tháng 3 năm 1975, HBT đóng vai một người đi mua đất, vì sắp có hòa
bình. Ăn mặc bảnh bao, áo kaki 4 túi, thuê xe máy cày đi vào mật khu
Long Khánh để báo cáo và nhận chỉ thị của Mai Chí Thọ.
Huỳnh Bá Thành tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1942 tại làng
Khái Đông, huyện Hòa Vang nay là Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẳng. Chết bất đắc kỳ tử năm 1993.
5* Ba ngày làm tổng thống của Dương Văn Minh
5.1. Ngày 28-4-1974
Lúc 15 giờ ngày 28-4-1975.
Tướng Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống. Nguyễn Văn Huyền được cử
Phó Tổng thống, Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng. Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh làm
phụ tá Tổng Tham Mưu trưởng cho Trung tướng Vĩnh Lộc. Sau khi Vĩnh Lộc
bỏ nhiệm sở, Tướng Hạnh lên làm Quyền Tổng TMT. GS Bùi Tường Huân làm bộ
trưởng Quốc phòng, Lý Quý Chung làm Bộ trưởng Thông Tin và Huỳnh Bá
Thành (hoạ sĩ Ớt) làm Thứ trưởng bộ Thông tin. Triệu Quốc Mạnh giữ chức
Giám Đốc Nha Cảnh sát Đô Thành.
Giáo sư Bùi Tường Huân là giáo sư Đại học Huế, không phải là quân
nhân, nắm giữ Bộ Quốc Phòng, chứng tỏ không phải là một chính phủ chiến
tranh.
Lúc 17 giờ ngày 28-4-1975
Phi đội với 5 chiếc A-37 do Nguyễn Thành Trung chỉ huy, ném bom phi tường Tân Sơn Nhất.
Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận cho biết, Tổng thống Dương Văn Minh giao cho
ông nhiệm vụ đưa quân đến chiếm đài phát thanh Sài Gòn, để phòng ngừa
tướng Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chánh.
Đêm 28-4-1975
Hai đại tá phi công lái hai trực thăng phục vụ cho tổng thống, đậu
trên nóc Dinh Độc Lập, đến gặp Tướng Minh, đề nghị đưa tổng thống, gia
đình và ban tham mưu ra Đệ Thất Hạm Đội. Tương Minh trả lời: “Hai em có
thể an lòng bay ra hạm đội. Bất cứ ai có mặt ở đây, muốn đi theo thì có
thể đi. Tôi nhất quyết không đào ngũ bỏ chạy”.
Dương Văn Minh đưa gia đình đến ở nhà một người bạn của tướng Mai Hữu
Xuân đường Phùng Khắc Khoan, vì sợ Nguyễn Cao Kỳ dội bom dinh Hoa Lan.
5.2. Ngày 29-4-1975
Thả tù binh Việt Cộng
Tổng thống DVM ra lịnh cho giám đốc cảnh sát đô thành Triệu quốc
Mạnh, thả tù binh và tù chính trị VC, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm.
Yêu cầu Hoa Kỳ rời khỏi VN trong 24 giờ.
Dương Văn Minh gởi văn thư cho đại sứ Graham Martin, yêu cầu cơ quan viện trợ HK DAO rời khỏi VN trong 24 giờ.
Lúc 16 giờ, chỉ huy cảnh sát các quận ở Đô thành tan rả, do lịnh của Triệu Quốc Mạnh cho phép họ về thu xếp việc gia đình.
Một phái đoàn do LS Trần Ngọc Liễng dẫn đầu, có Linh Mục Chân Tín và
GS Châu Tâm Luân, vào trại David, thông báo cho Võ Đông Giang về chủ
trương “không chống cự” của chính phủ Dương Văn Minh.
LS Trần Ngọc Liễng cho biết, Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng từ trưa ngày 29-4-1975.
Chiều ngày 29-4-1975, một nhóm người, trong đó có họa sĩ Ớt, Lý Quý
Chung, Phan Xuân Huy và Đoàn Mai “tác động” DVM hướng về một thành phố
bỏ ngõ.
Thích Trí Quang điện thoại trực tiếp với DVM: “Còn chờ gì mà không đầu hàng”.
5.3. Ngày 30-4-1975
6 giờ sáng ngày 30-4-1975
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh lên nắm quyền Tổng TMT, vì tướng Vĩnh Lộc bỏ ngủ.
Tướng Nguyễn Hữu Có đến báo cáo với TT/DVM về tòan bộ tình hình quân
sự. Sau đó, TT/DVM, Nguyễn Hữu Hạnh và Nguyễn Hữu Có, đến phủ thủ tướng
số 7 đường Thống Nhất.
Chính phủ Dương Văn Minh họp và quyết định “Không nổ súng và giao
chính quyền lại cho chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt
Nam. Vũ Văn Mẫu soạn lời tuyên bố nầy.
9 giờ sáng ngày 30-4-1975
DVM đọc vào máy ghi âm.
Nguyễn Hữu Hạnh ban Nhật Lịnh cho quân đội. Tướng Hạnh gọi điện thoại
cho tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lịnh Quân Khu 4, yêu cầu thi hành lịnh
của tổng thống trên đài phát thanh.
9 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975
Đài phát thanh Sài Gòn phát lời tuyên bố của TT DVM: “Đường lối của
chúng tôi là hoà giải hòa hợp dân tộc. Yêu cầu tất cả anh em binh sĩ
ngừng nổ súng. Ở đâu thì ở đó. Chúng tôi chờ gặp Chính Phủ Cách Mạng Lâm
Thời Cộng Hoà Miền Nam VN để thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong
vòng trật tự, tránh đổ máu vô ích cho đồng bào”.
Sau đó, từ dinh thủ tướng, Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh và Vũ Văn Mẫu cùng nội các đến Dinh Độc Lập chờ bàn giao chính quyền.
11 giờ 30 ngày 30-4-1975
Xe tăng CSBV vào DĐL. Duơng Văn Minh và Vũ Văn Mẫu bị đưa tới đài
phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, do trung tá chính ủy
lữ đoàn xe tăng 203, Bùi Văn Tùng viết ra.
Xe tăng cộng quân tiến vào Dinh Độc Lập
Phạm Xuân Thệ (phải) đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh
Thư đầu hàng và chấp nhận đầu hàng, do Phạm Xuân Thệ và Bùi Văn Tùng soạn
Bức
ảnh lịch sử do nhà báo Kỳ Nhân chụp tại thời điểm Tổng thống Dương Văn
Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng ở Đài phát thanh Sài Gòn
Thượng
tá Quân đội Nhân dân Bùi Tín, bên phải, đang nhận sự đầu hàng của Dương
Văn Minh. Người đứng cạnh ông Minh là Bộ trưởng Thông tin Lý Quí Chung,
rồi đến Thủ tướng Vũ Văn Mẫu.
6* Lời tường thuật của sĩ quan cận vệ thủ tướng Vũ Văn Mẫu
Lời tường thuật của sĩ quan Nhan Hữu Hậu, cận vệ của thủ tướng Vũ Văn Mẫu về ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập.
Ngày 30-4-1975.
- “Tại phòng khách lầu 2 của Dinh Độc Lập (DĐL).
Tôi thấy GS Bùi Tường Huân, (Bộ trưởng Quốc Phòng), Vũ Văn Mẫu (Thủ
tướng), Lý Quý Chung (Bộ trưởng Thông tin) và một số người khác”
- Tại phòng làm việc của Tướng DVM
Bên ngoài có chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Quyền Tổng TMT thay thế
trung tướng Vĩnh Lộc bỏ nhiệm sở), đại tá Vũ Quang Chiêu (Chánh Võ phòng
phủ tổng thống), đại tá Lê Thuần Trí (Chánh sở quân vụ), trung tá Võ
Ngọc Lân.
Khoảng 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.
Xe tăng Cộng sản vào DĐL mà không gặp sự kháng cự nào, vì 2 cửa cổng
đã mở rộng từ trước. Trên tầng 2, đại tướng Minh, chuẩn tướng Hạnh (mặc
quân phục), trung tá Võ Ngọc Lân và tôi (Nhan Hữu Hậu, sĩ quan cận vệ
của thủ tướng Vũ Văn Mẫu) đứng chờ chuyện kế tiếp sẽ xảy ra.
Một cán binh mặc áo thun trắng, chạy thẳng lên lầu, hỏi trỏng: “Thằng
Minh đâu rồi?”. Hắn hỏi như vậy 3 lần. Nhưng tướng Minh vẫn chắp tay
sau đít, đi tới đi lui không trả lời.
Tôi chỉ vào ông và nói với hắn: “Tổng thống Minh đây nè”.
Tên cán binh ngó qua xong, rồi chỉ tay vào chuẩn tướng Hạnh, bảo cởi quân phục ra.
Tôi lấy áo sơ mi của tôi trao cho tướng Hạnh mặc tạm.
Sau đó…
Chúng tôi, gồm cả thành phần nội các chưa được tấn phong, bị gom lại
trong phòng khách có lính canh bên ngoài. Ngoại trừ phó tổng thống
Nguyễn Văn Huyền dùng phương tiện riêng ra về trước khi bộ đội Cộng sản
đến.
Bị nhốt một thời gian lâu, dân biểu Lý Quý Chung đến trước mặt tên bộ
đội, tự giới thiệu, “tôi là thành phần thứ ba”, nhưng tên bộ đội hét
lên: “Không có thành phần nào hết!. Ngồi lại kia!”
Trời đã xế chiều, bổng nhiên có tiếng súng nổ trong DĐL, liền tức
thời, chúng tôi bị di chuyển xuống tầng hầm, nơi có đặt máy truyền tin,
kế bên là một sân bắn, và một nhà kho trữ lương thực.
Một hồi sau, chúng tôi được lịnh trở lên phòng khách ở tầng hai, tên bộ đội giải thích: “Nhân dân vui quá nên đốt pháo ăn mừng”.
Chúng tôi bị giam cho mãi tới trưa ngày 2-5-1975. Một phái đoàn báo chí, có cả hảng truyền hình Đông Âu vào DĐL.
Suốt 2 ngày bị giam không cho súc miệng rửa mặt. Sau đó, chúng tôi
được lịnh đi rửa mặt, chải đầu, vuốt sửa quần áo lại cho ngay ngắn, cho
ngồi vào ghế, và được lịnh phải tươi cười để hoàn thành cuốn phim thời
sự.”
Sĩ quan Nhan Hữu Hậu nhấn mạnh, khi xe tăng CSBV vào, thì 2 cửa cổng
Dinh Độc Lập mở rộng. “Cộng sản đã lợi dụng đêm tối, cho đóng 2 cửa lại,
rồi sau đó dàn cảnh cho xe tăng ủi sập để quay phim tuyên truyền, là
hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán”.
Họa sĩ Ớt và cụm A10 được cho là thành công trong nhiệm vụ vì không
bị khám phá, nhưng thành tích thì không được biết đến một cách rộng rãi,
và cũng không có ai được thưởng huy chương hay thăng chức cả. Họa sĩ Ớt
mang cấp bậc đại úy sau ngày 30-4-1975.
8* Kết
Họa sĩ Ớt, một tên Việt Cộng nằm vùng, là một hung thần gây kinh hoàng cho văn nghệ sĩ miền Nam.
Có lẻ cựu đại tá, Nghị sĩ Hồng Sơn Đông, chủ nhiệm báo Điện Tín, Linh
mục Trần Hữu Thanh, hội ký giả VN, và ngay cả tướng Dương Văn Minh cũng
không biết được rằng mình đã bị Việt Cộng xỏ mũi, giật dây và bị lợi
dụng, vô tình góp một phần lớn vào việc sụp đổ miền Nam nhanh chóng, sớm
đưa dân tộc vào một chế độ độc tài tàn bạo Cộng Sản. Quý vị đã tiếp tay
cho Việt Cộng.
Họa sĩ Ớt tác động vào Dương Văn Minh, nhưng có lẻ vai trò không quan trọng bằng chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh.
Về tướng Hạnh, Ban Binh vận và Địch vận của Trung Ương Cục miền Nam,
đã cử người bác ruột của tướng Hạnh là Nguyễn Tấn Thành, một cán bộ VC
có bí danh là Tám Vô Tư, “tiếp cận, bồi dưỡng” và giật dây, để Hạnh
thuyết phục Dương Văn Minh, nếu lên làm tổng thống thì tìm cách kết thúc
chiến tranh “có lợi cho nhân dân”. Vai trò của tướng Nguyễn Hữu Hạnh
chỉ bắt đầu từ khi tướng Minh lên làm tổng thống, ngày 28-4-1975, ngày
mà tướng Hạnh từ Cần Thơ tìm mọi cách lên Sài Gòn để gặp DVM.
Nhưng dù sao thì số phận của Việt Nam Cộng Hoà cũng đã định trước rồi, kể từ khi không còn súng đạn để bảo vệ đất nước.
Trúc Giang
Minnesota ngày 12-5-2012
TRẦN ĐẠI SĨ * HỌ LÝ TẠI TRIỀU TIÊN
Ði Tìm Con Cháu Thuyền NhâN 849 Năm Trước :
Nguyên Tổ Hai Dòng Họ Lý Tại Ðại Hàn
Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sĩ
Tác
giả chân thành cảm tạ Tiến-sĩ Thái Văn Kiểm, hội viên Hàn-lâm viện
Pháp-quốc hải ngoại, đã giúp đỡ rất nhiều khi viết bài này.
Ngày
17 tháng 9 năm 1957, Tổng-thống Ngô-đình Diệm công du Ðại-hàn (1). Năm
sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại-hàn dân quốc là Lý Thừa
Vãn, viếng thăm Việt-Nam. Trong dịp này ông đã tuyên bố rằng tổ tiên ông
là người Việt. Báo hồi ấy có tường thuật sơ sài. Còn chính quyền thì
gần như không để ý đến chi tiết lịch sử này.
Bấy
giờ, đệ nhất Cộng-hòa thành lập chưa quá hai năm, mới chỉ có viện
Khảo-cổ, không có cơ quan nghiên cứu lịch sử. Cho nên không ai nghĩ đến
việc sang Ðại-hàn tìm hiểu xem họ Lý từ Việt Nam, đã di sang đây từ bao
giờ? Ai là nguyên tổ của họ?
Thời
gian này tôi mới 19 tuổi, vừa bước chân vào đại học. Nhưng nhờ thấm
nhuần Nho-giáo, nên đã chững chạc lắm rồi. Tôi viết thư cho sứ quán
Ðại-hàn tại Việt-Nam để hỏi về chi tiết này. Dĩ nhiên tôi viết bằng chữ
Nho. Hơn tháng sau tôi được thư trả lời của tộc Lý tại Nam-hàn. Trong
thư, họ cho tôi biết rằng:
"Tổng-thống
Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến-bình vương Lý Long Tường.
Kiến Bình vương là con thứ 6 của vua Lý Anh-tông. Người cùng tông tộc
sang Cao-ly vào đầu thế kỷ thứ 13 vì quốc nạn".
Ánh
sáng đã mở ra trước mắt tôi. Nhưng tôi tra trong Ðại-Việt sử ký toàn
thư (ÐVSKTT), trong Việt-sử lược (VSL), trong Khâm-định Việt-sử thông
giám cương mục (KÐVSTGCM), không bộ nào nói đến Kiến Bình vương Lý Long
Tường cả.
Tò
mò chưa được thỏa mãn, nhưng tôi đành bỏ qua, vì bấy giờ tôi phải dồn
hết tâm tư vào việc học. Năm 1959, trong khi lục lọi tại thư viện Paris,
vô tình tôi đọc được Tập-san sử địa của Nhật-bản, số 2 năm 1941, trong
đó nói vắn tắt rằng:
"Năm
Bính Tuất, 1226, bấy giờ là niên hiệu Kiến-trung thứ nhì đời vua
Thái-tôn nhà Trần. Biết mình là con thứ sáu vua Lý Anh-tông, lại đang
giữ chức đô đốc, tư lệnh hải quân, trước sau gì cũng bị Trần Thủ Ðộ hãm
hại, nên ông đã đem tướng sĩ dưới quyền, tông tộc, cùng hạm đội ra đi,
sau đó trôi dạt vào Cao-ly".
Tôi tự hẹn, sau này có tiền sẽ sang Ðại-hàn tìm hiểu chi tiết này.
Thế
nhưng, sau khi ra trường, 1964, tuy đã có chỗ đứng vững chắc về phương
diện tài chánh. Ngặt vì nghề sinh nhai lối dọc đường ngang, tôi vẫn
không thực hiện được cái ước vọng sang Hàn quốc, tìm hiểu về nguồn gốc
họ Lý tại đây.
Mãi
tới năm 1980, tháng 8, tôi đi trong phái đoàn Pháp, sang dự đại hội y
khoa tại Hàng-châu Trung-quốc. Ở đại hội, tôi được tiếp xúc với phái
đoàn Bắc-cao. Phái đoàn này cóù bác sĩ Lý Chiếu Minh ở Hùng-xuyên
(Hunchon) và bác sĩ Lý Diệp Oanh ở Thuận-xuyên (Sunchon).
Bấy giờ tôi đã
41 tuổi, còn Diệp Oanh mới 30 tuổi. Tuy là bác sĩ, thế nhưng cô tươi
như hoa lan, phơi phới như hoa thủy tiên ban mai. Thấy mỗi bữa ăn cô lẩm
nhẩm đọc kinh mà không làm dấu thánh giá, tôi cho là cô đọc kinh Phật.
Tôi cũng đọc kinh Bát-nhã bằng tiếng Việt.
Cô hỏi tôi:
- Ủa! Anh đọc kinh cảm ơn Tổng-thống Valéry Giscard đấy à?
- Không! Tôi đọc kinh Phật. Thế cô đọc kinh gì vậy?
- Phật đâu có cho anh cơm ăn, áo mặc ?
- Vậy cô đọc kinh gì ?
- Tôi đọc kinh cảm ơn cha già Kim Nhật-Thành đã cho chúng tôi đươc tự do, có cơm ăn, áo mặc! (2)
Nghe cô nói, tôi rùng mình. Song thấy cô xinh đẹp, tôi đùa:
"Ở nước tôi, vào thế kỷ thứ 12, dưới triều vua Lý Anh-tông, tổ tiên tôi là Trần Thủ Huy được gả công chúa Ðoan Nghi...".
Diệp Oanh cắt lời:
"Sang
đầu thế kỷ thứ 13, cũng tổ tiên anh là Trần Liễu được gả công chúa
Thuận Thiên, Trần Cảnh được vua Chiêu Hoàng tuyển làm chồng. Rồi tổ tiên
anh xua đuổi, nên tổ tiên tôi thành thuyền nhân, ngày nay Hàn quốc mới
có họ Lý".
À! Vạn lý tha hương ngộ tri kỷ đây. Biết rất rõ Diệp Oanh là con cháu của Kiến Bình vương Lý Long Tường, tôi đùa thêm:
"Biết
đâu cô không là công chúa Ðoan Nghi, tôi không là Trần Thủ Huy tái đầu
thai? Có lẽ chúng mình nên đi tiếp con đường tổ tiên mình đã đi".
Diệp
Oanh vã tôi một cái vào má trái, tỏ cử chỉ thân thiện. Song chúng tôi
bắt con tim ngừng phiêu lưu ở đây, vì bấy giờ bà vợ tôi còn sống, còn
quá trẻ; vợ chồng lại rất tương đắc ngoài đời, nồng thắm trong phòng
the.
Thế
rồi chúng tôi nhận họ. Suốt đại hội, tôi với Chiếu Minh, Diệp Oanh gần
nhau như bóng với hình. Tôi kể cho hai người nghe về những trang sử rực
hào quang dưới thời Lý, nhất là huyền sử về Linh Nhân hoàng thái hậu (Ỷ
Lan). Sau đại hội, Chiếu Minh, Diệp Oanh rủ tôi du lịch Bắc-cao.
Bấy giờ
là thịnh thời của chủ tịch Kim Nhật Thành, Bắc-cao khép kín cánh cửa
với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên nhờ mang thông hành Pháp, nên tòa đại
sứ Bắc-cao ở Bắc-kinh cho tôi cái chiếu khán được du lịch nghiên cứu về
nhân sâm trong 8 ngày.
Tới
Bắc-cao, ông đại sứ Pháp tưởng tôi đi nghiên cứu nhân sâm thực. Ông
lệnh cho văn phòng tùy viên văn hóa giúp đỡ tôi. Tôi không muốn nói dối
ông đại sứ. Tôi thú thật là đi tìm một số tài liệu lịch sử.
Dù biết tôi
mượn danh đi nghiên cứu y khoa, cơ quan trao đổi y học dư thừa tài chánh
đài thọ tất cả phí tổn cho tôi. Thế nhưng sứ quán Pháp vẫn giúp đỡ tôi
tận tình. Nào cung cấp xe, cung cấp tài xế, gửi thư giới thiệu.v.v. Kể
ra làm công việc nghiên cứu của Pháp cũng sướng thực. Xin vạn vạn lần
cảm ơn tinh thần yêu văn hóa của nước Pháp.
Tại
Hùng-xuyên, cũng như Thuận-xuyên, các chi họ Lý tiếp đón tôi rất niềm
nở. Buồn là các cuộc đàm thoại bị giới hạn khá nhiều, tôi phải dùng
tiếng Quan-thoại nói với Chiếu Minh và Diệp Oanh. Hai vị này dịch sang
tiếng Ðại-hàn. Các chi họ Lý xin phép chính quyền, rồi tổ chức những
buổi hội, để nghe tôi nói chuyện về thời đại Tiêu-sơn. Khi nghe kể đến
đoạn công chúa Bảo Hòa tu tiên, cho đến tuổi 90 vẫn trẻ như hồi 17 tuổi,
cử toạ suýt xoa sung sướng.
Lại khi nghe tôi thuật giai thoại vua Lý
Thánh-tông, đang đêm trốn khỏi hoàng cung, gặp cô thôn nữ Yến Loan, rồi
sau đưa về cung phong làm Ỷ Lan phu nhân; cử tọa vỗ tay hết tràng này
đến tràng khác. Khi nghe tôi kể đến các công chúa Bình Dương, Kim Thành,
Trường Ninh trấn ngự biên cương khiến các quan Tống ở Nam-biên nghe đến
tên đều kinh hồn vỡ mật. Các cô ngửa mặt lên nhìn trần nhà cười đầy vẻ
hãnh diện. Lúc mà tôi thuật đến đoạn Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại quân
phá vỡ phòng tuyến Như-nguyệt, tiến đến rừng tre, cách Thăng-long có 25
cây số...
Trong phòng có đến hơn 700 người, mà không một tiếng động. Rồi
tôi kể tiếp: Công chúa Thiên Ninh đánh bật quân Tống trở về Như-nguyệt,
thì phòng hội hoan hô đến muốn rung động thành phố. Tôi thuật tiếp đến
đoạn công chúa tuẫn quốc, thì cả phòng hội đều khóc nức nở. Những người
khóc nhiều nhất lại là những thiếu niên.
Hầu
hết những chi họ Lý đều đem gia phả ra hỏi tôi những chi tiết mà họ
không hiểu. Tất cả gia phả đều viết bằng chữ Nho. Như gia phả của chi
Thuận-xuyên, có đôi câu đối:
Thập-bát anh hùng giai Phù-đổng,
Tam thiên nữ kiệt tỷ Mê-linh.
(Mười tám anh hùng đều như Phù-đổng thiên vương. Ba nghìn nữ kiệt đều có thể sánh với Trưng-vương).
Tôi
phải moi trí nhớ, để đọc cho họ chép lại tiểu sử 18 danh tướng vào thời
vua Lý Nhân-tông, kháng Tống tuẫn quốc. Tôi lại phải thuật cho họ nghe
về công chúa Thiên Ninh (Bà chúa kho) có 3 nghìn nữ binh. Khi Quách Quỳ,
Triệu Tiết mang quân sang Ðại-Việt, phá vỡ phòng tuyến Như-nguyệt tiến
về Thăng-long. Quân Tống nhập vào phòng đai phòng thủ chỉ cách
Thăng-long có 25 cây số, bị công chúa đánh bật trở về Bắc sông
Như-nguyệt. Sau đó công chúa cùng 3 nghìn nữ kiệt đều tuẫn quốc.
Hầu
hết các chi, khi nghe tôi nói rằng: Triều Trần kế tục triều Lý. Nhưng
các vua triều Trần đều dành ra một số ruộng đất lớn, cho tá điền cầy
cấy, thu tô để làm phương tiện hương khói, thờ cúng, tu bổ lăng tẩm 9
đời vua triều Lý... đều hài lòng. Các triều đại kế tiếp như Lê, Nguyễn
vẫn giữ nguyên truyền thống này. Mãi đến năm 1956, trong cuộc cải cách
ruộng đất, những ruộng đất này mới bị tịch thu. Tuy nhiên đây là những
di tích lịch sử, nên kể từ năm 1962, bộ Văn-hóa miền Bắc Việt-Nam đã ban
nghị định công nhận là di tích văn hóa, lịch sử, và bảo quản rất kỹ.
Bác-sĩ
Diệp Oanh dẫn tôi thăm những vùng đất linh của giòng họ Lý. Giòng họ Lý
vẫn giữ gìn được những di tích của tổ tiên. Nào cửa biển Phú-lương
giang nơi hạm đội của Kiến-bình vương cập bến Cao-ly, nào Ung-tân, nơi
đầu tiên họ Lý làm nhà ở, nào ngọn đồi Julhang thuộc xã Ðỗ-môn
(Tô-mơ-ki) nơi có lăng của Kiến Bình vương Lý Long Tường. Tôi cũng được
lên Quảng-đại sơn thăm Vọng-quốc đài, là nơi vương lên nhìn về quê
hương.
Sau
đó, năm 1983, tôi lên đường đi Nam-hàn để tìm hiểu thêm về giòng họ Lý.
Tiếc rằng khi Lý Long Tường tới Hàn-quốc táp vào miền Bắc, vì vậy dường
như tại Nam-hàn không có một chút di tích nào của ông. Giòng họ Lý sống
tại Nam-hàn rất ít, tổng số chưa quá nghìn người. Họ cũng giống như
người Bắc hồi 1954 di cư vào Nam, mang theo rất ít di vật, gia phả về tổ
tiên mình. Không nhà nào mang được gia phả cổ. Gia phả mà họ cho tôi
xem, hầu hết là mới chép gần đây. Nội dung lại quá nhiều sai lạc. Như
chép về việc ra đi của Kiến Bình vương, gia phả nói rằng họ Lý bị Trần
Thủ Ðộ cướp ngôi, Lý Long Tường cầm quân chống lại, bị thua. Về Lý Chiêu
Hoàng, họ chép là hoàng hậu của vua Lý Huệ-tông! (3)
Họ Lý, hậu duệ Kiến Hải vương, hay họ Lý Tinh-thiện
Thế
nhưng, tại Nam-hàn tôi gặp ông Lý Gia Trung. Ông cho biết, tổ tiên ông
là người Việt, nhưng không thuộc giòng dõi Kiến Bình vương. Tổ tiên ông
là Kiến Hải vương Lý Dương Côn, đã đến Cao-ly hồi đầu thế kỷ thứ mười
một.
Quý
độc giả có biết tâm trạng tôi bấy giờ ra sao không ? Kinh ngạc, bàng
hoàng, đờ đẫn cả người ra. Vì trong khi nghiên cứu về triều Lý, tôi biết
một huyền sử vắn tắt như sau :
"Vua
Lý Nhân-tông không có hoàng nam, người nhận con của các thân vương
trong hoàng tộc làm con nuôi. Năm Ðinh Dậu (1117) nhận con của hầu Sùng
Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng làm con nuôi.
Sau truyền ngôi cho con của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, tức vua Lý
Thần-tông. Khi Lý Thần-tông băng, Thái-tử Thiên-tộ còn bế ngửa, triều
thần muốn tôn con của Thành Quảng hầu là Lý Dương Côn lên nối ngôi.
Cuộc
tranh quyền trong giòng họ Lý diễn ra, sau vợ của vua Lý Thần-tông nhờ
có tình nhân là Ðỗ Anh Vũ giúp đỡ, mà loại hết các địch thủ. Năm Canh
Ngọ (1150) nhân vụ chính biến, Cảm Thánh thái hậu mưu với tình nhân Ðỗ
Anh Vũ giết hết tông tộc của các hầu Thành Khánh, Thành Chiêu, Thành
Hưng. Bấy giờ con Thành Quảng hầu là Kiến Hải vương Lý Dương Côn đang là
đô đốc Thủy-quân, bèn đem gia thuộc xuống chiến thuyền lưu vong. Song
không biết đi đâu (1150)".
Bây
giờ, sau 831 năm, tôi gặp lại hậu duệ của Kiến Hải vương. Tâm tư rúng
động ! Hỡi ơi ! Tại Hàn-quốc có tới hai giòng họ Lý, gốc là thuyền nhân
Ðại-Việt. Tôi ghi chú tất cả những gì mà giòng họ Lý của Kiến Hải vương
cung cấp để khi viết về thời đại Tiêu-sơn còn có thêm tài liệu.
Cuối
năm 1996, một nhà nghiên cứu tộc phả nổi tiếng của Nam-hàn là giáo sư
Phiến Hoằng Cơ (Pyon Hong Ke) công bố kết quả cuộc nghiên cứu của ông
rằng ông đã phát hiện một giòng họ Lý thứ nhì, tại Ðại-hàn, được gọi là
Lý Tinh-thiện. Giòng họ này, chính là giòng họ Lý, con cháu Kiến Hải
vương mà tôi đã có cơ duyên gặp hậu duệ là ông Lý Gia Trung.
Giáo
sư Phiến Hoằng Cơ cho biết, căn cứ vào gia phả của giòng họ này mang
tên Tinh-thiện Lý thị tộc phả, được lưu trữ tại thư viện Quốc-gia
Hán-thành, thì ông tổ của giòng họ Lý Tinh-thiện là Lý Dương Côn (Lee
Yang Kon) tới Ðại-hàn vào đầu thế kỷ thứ 12:
"Lý Dương Côn hiệu là Nguyên Minh, hoàng tử thứ ba con vua Càn Ðức, được Tống triều phong tước Nam-bình vương".
Tra
trong sử Việt, thì vua Càn Ðức chính là tên của vua Lý Nhân-tông. Vua
Lý Nhân-tông là con của vua Lý Thánh-tông với Ỷ-Lan phu nhân, sau được
tôn là Linh-Nhân hoàng thái hậu. Người chỉ đạo cuộc đánh Tống, kháng
Tống lừng danh lịch sự Việt-Nam. Theo ÐVSKTT, Lý kỷ, Nhân-tông kỷ thì:
"Niên hiệu Hội-tường Ðại-khánh thứ 8 (DL.1117, Ðinh Dậu)...
...Tìm
con trai trong tôn thất để nuôi trong cung. Xuống chiếu rằng: "Trẫm cai
trị muôn dân mà lâu không có hoàng nam, ngôi báu của thiên hạ biết
truyền cho ai? Nên trẫm nuôi con của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh,
Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người giỏi lập làm thái tử.
Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán, lanh lợi, vua rất yêu, bèn lập
làm Thái-tử".
Vậy
thì Lý Dương Côn là con nuôi của vua Lý Nhân-tông, chứ không phải con
đẻ. Con nuôi thứ ba, thì là con của Thành Quảng hầu tên Lý Dương Côn,
tước phong Kiến Hải vương.
Giáo-sư
Phiến Hoằng Cơ dựa theo Tinh-thiện Lý thị tộc phả và bộ Cao-ly sử, ông
công bố: Hậu đuệ đời thứ sáu của Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn (Lee
Unimin) trở thành nhân vật kiệt hiệt trong lịch sử. Bấy giờ Cao-ly đang ở
dưới triều đại vua Nghị-tông (Ui-jiong 1146-1170). Nhà vua rất sủng ái
Lý Nghĩa Mẫn, phong cho chức Biệt-trưởng.
Nước Cao-ly trong thời gian
này, phải chống trả với cuộc xâm lăng của Khiết-đan tức Ðại-liêu, nên
các võ tướng nắm hầu hết quyền hành. Năm 1170 tướng Trịnh Trọng Phu
(Jeong Jung-bu) chưởng môn một võ phái, đảo chính vua Nghị-tông lập vua
Minh-tông (Mycong 1170-1179). Trọng Phu bị các võ phái, võ tướng nổi lên
chống đối. Lý Nghĩa Mẫn là người phụ tá đắc lực cho Trịnh Trọng Phu,
đem quân dẹp các cuộc nổi dậy.
Ông được thăng chức Trung-lang tướng,
Tướng-quân, Ðại-tướng quân (1173), Thượng-tướng quân (1174), cuối cùng
là Tây Bắc bộ binh mã sứ (1178). Năm 1179, một võ quan khác là Khánh Ðại
Thăng (Kyung Dae-Seung) làm cuộc chính biến, giết chết Trịnh Trọng Phu,
lên nắm quyền. Bấy giờ Lý Nghĩa Mẫn giữ chức Hình-bộ thượng thư (1181).
Vì ông thuộc phe Trịnh Trọng Phu, nên bị nghi ngờ, chèn ép. Ông cáo
quan về hưu.
Sau
khi Khánh Ðại Thăng chết, vua Minh-tông mời Lý Nghĩa Mẫn vào bệ kiến,
được trao chức Tư-không, Tả-bộc xạ, Ðồng-trung thư môn hạ bình chương sự
tức Tể-tướng trong 14 năm (1183-1196). Năm 1196, một phe võ tướng do
Thôi Chung Hiếu (Cho Chung Heon) cầm đầu làm cuộc đảo chính, giết Lý
Nghĩa Mẫn. Ba con ông là Lý Chính Thuần, Lý Chí Vinh, Lý Chí Quang đều
là tướng cầm quân, cũng bị giết chết. Quân phiến loạn chỉ tha cho người
con gái ông là Lý Hiền Bật. Giòng họ Lý Tinh-thiện tưởng đâu tuyệt tự.
Nhưng may mắn thay, giòng họ này còn kế tục là nhờ người anh Lý Nghĩa
Mẫn và các con không bị hại.
Phối
hợp chính sử với gia phả, giáo sư Phiến Hoằng Cơ kết luận rằng: Giòng
họ Lý tại Tinh-thiện thuộc đạo Giang-nguyên, phía Ðông Nam Ðại-hàn ngày
nay là con của hoàng tử Lý Dương Côn thuộc triều Lý, Việt-Nam
(1010-1225). Lý Dương Côn bỏ quê hương ra đi vì sự đe dọa của nước Kim
đối với Tống, năm 1115. Tới năm 1127 thì Bắc Tống bị diệt.
Qua cuộc nghiên cứu của Phiến Hoằng Cơ, tôi thấy có đôi chút nghi vấn:
Một
là, vua Lý Nhân-tông nhận con nuôi năm 1117. Vua Thần-tông sinh năm
1116, vậy thì Lý Dương Côn chỉ có thể sinh năm 1116 hay 1117 mà thôi.
Năm Lý Dương Côn rời Ðại-Việt ra đi là năm 1150. Bấy giờ ông mới 32-33
tuổi. Thế nhưng gia phả Lý Tinh-thiện nói rằng năm 1170 Lý Nghĩa Mẫn,
hậu duệ đời thứ sáu của Lý Dương Côn, được vua Nghị-tông phong cho chức
Biệt-trưởng. Ðây là điều vô lý. Bởi năm đó chính Lý Dương Côn có còn tại
thế thì ông mới có 54 tuổi, làm sao ông đã có cháu 6 đời? Tôi thì tôi
cho rằng Lý Nghĩa Mẫn là con Lý Dương Côn. Còn hậu duệ đời thứ sáu là kể
từ vua Lý Thái-tổ:
1. Lý Thái-tổ.
2. Lý Thái-tông. 3. Lý Thánh-tông. 4. Lý Nhân-tông. 5. Kiến Hải vương Lý Dương Côn. 6. Lý Nghĩa Mẫn.
Hai
là, trong gia phả Lý Tinh-thiện nói rằng, Lý Dương Côn rời quê hương ra
đi vì quốc nạn. Giáo-sư Phiến Hoằng Cơ cho rằng vì sự đe dọa của Kim.
Có lẽ khi giải đoán việc ra đi của Lý Dương Côn, ông đã bị ảnh hưởng bởi
sử Cao-ly. Vì hồi ấy, nước Kim đang từ một bộ lạc Nữ-chân, nổi lên diệt
nước Liêu, rồi đem quân đánh Tống. Sau đó, họ bắt vua Tống mang về Bắc.
Nhưng con cháu nhà Tống lại tái lập triều Nam-Tống. Khoảng cách Kim với
Ðại-Việt còn một nước Tống quá rộng, quá xa. Dù Kim hùng mạnh cũng
không ảnh hưởng gì tơí Ðại-Việt khiến Lý Dương Côn phải bỏ nước trốn đi.
Nhất là giai đoạn 1161 đến 1174, bấy giờ binh lực Ðại-Việt đang mạnh,
muốn hướng lên Bắc tái chiếm lại Quảng Ðông, Quảng Tây! (xin đọc
Anh-hùng Ðông-A dựng cờ Bình-Mông hồi 4 và hồi 16-17-18).
Lần
lại trang sử Ðại-Việt thời đó: Vua Thần-tông được vua Nhân-tông đem vào
cung nuôi cùng 4 người anh em họ. Nhưng ngài được lập làm Thái-tử, rồi
lên ngôi vua. Theo Hội-điển sự lệ triều Lý thì những chức như: Thái-úy,
Tổng-lĩnh Thiên-tử binh, Ðại Ðô-đốc Thủy quân, luôn trao cho các hoàng
đệ. Vì vậy trong 5 con nuôi của vua Lý Nhân-tông, thì Thái-tử Dương Hoán
đươc truyền ngôi, còn 4 con nuôi khác, là con của các hầu Thành Khánh,
Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng ắt được phong vào các chức trên.
Con của Thành Quảng hầu là Lý Dương Côn được phong tước Kiến Hải vương,
lĩnh chức Ðại Ðô-đốc Thủy-quân. Khi vua Thần-tông băng (1138), Thái-tử
Thiên-tộ mới có 2 tuổi, triều thần muốn tôn hoàng đệ Lý Dương Côn lên
ngôi vua, vì ông là người thông minh, tài trí, đang là Ðại Ðô-đốc, ở
tuổi 22. Nhưng rồi mẹ của Thái-tử Thiên-tộ là Cảm Thánh hoàng hậu đã
dùng vàng bạc đút lót cho các quan, bà lại được tình nhân Ðỗ Anh Vũ là
em của Chiêu Hiếu thái hậu, (mẹ vua Thần-tông) hết sức ủng hộ. Thiên-tộ
lên ngôi vua, sau là vua Anh-tông.
Dĩ
nhiên vua Anh-tông lên ngôi, khi còn bế ngửa, thì mẹ là Cảm Thánh thái
hậu thính chính, nói khác đi là làm vua. Bà phải diệt hết những mầm mống
có thể nguy hiểm cho con bà. Bà cùng Ðỗ Anh Vũ vu cáo, giết hết các em
nuôi của vua Thần-tông là con của các hầu em vua Nhân-tông. Toàn gia các
hầu, từ thê thiếp, con, cháu, thân binh, nô bộc đều bị giết sạch. Riêng
Lý Dương Côn đóng quân ở Ðồn-sơn, được mật báo. Ông đem hết gia thuộc,
xuống chiến thuyền, bỏ quê hương ra đi, rồi táp vào Cao-ly.
Dù
Lý Nghĩa Mẫn là cháu 6 đời của Kiến Hải vương Lý Dương Côn hay là cháu 6
đời vua Lý Thái-tổ, thì ta vẫn kết luận rằng : Năm 1150, Kiến Hải vương
Lý Dương Côn, lĩnh chức Ðại Ðô-đốc đã cùng tông tộc dùng thuyền tỵ nạn
tại Cao-ly. Ðời sau có nhân vật kiệt hiệt là Lý Nghĩa Mẫn, đóng một vai
trò trọng yếu trong lịch sử Cao-ly. Giòng họ Lý này, nay vẫn còn truyền
tử lưu tôn tại Ðại-hàn.
Giòng thứ nhì, hậu duệ của Kiến-bình vương Lý Long Tường, còn gọi là Lý Hoa-sơn
Giòng
họ Lý thứ nhì tới Ðại-hàn sau giòng họ Lý Tinh-thiện 76 năm, là hậu duệ
của Kiến Bình vương Lý Long Tường, con thứ 7 của vua Lý Anh-tông.
Mà tôi đã trình bầy ở trên.
Theo
Trần-tộc vạn thế ngọc phả, của chi bốn, thuộc giòng dõi Chiêu-quốc
vương Trần Ích Tắc, để tại nhà từ ở thị xã Lãnh-thủy, huyện Chiêu-dương,
tỉnh Hồ Nam, Trung-quốc ; phần chép về Ninh-tổ hoàng đế Trần Lý. Có
đoạn nói về các con vua Lý Anh-tông, nguyên văn như sau :
Vua có bẩy hoàng tử.
Hoàng
trưởng tử Long Xưởng do Chiêu Linh hoàng hậu sinh vào niên hiệu Ðại
Ðịnh thứ 12 (DL.1151, Tân-Mùi). Ðược phong tước Hiển Trung vương, lập
làm Thái-tử. Niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo nguyên nhiên (DL.1174,
Giáp-Ngọ) bị giáng xuống làm con út, tước Bảo Quốc vương. Niên hiệu
Trinh Phù thứ sáu (DL.1181, Tân-Sửu) làm phản, bị hạ ngục, rồi bị Ðỗ An
Di giết cả nhà, thọ 31 tuổi.
Hoàng-tử thứ nhì Long Minh do Thần-phi Bùi
Chiêu Dương sinh vào niên hiệu Ðại Ðịnh thứ 11 (DL. 1152, Nhâm-Thân).
Tước phong Kiểm-hiệu Thái-sư, Thượng-trụ quốc, Khai-phủ nghị đồng tam
tư, Trung-vũ quân tiết độ sứ, lĩnh đại đô-đốc, Kiến Ninh vương. Bị giết
niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo thứ nhì (DL.1175.). Thọ 24 tuổi.
Hoàng-tử
thứ ba Long Ðức, cũng do Bùi Thần-phi sinh niên hiệu Ðại Ðịnh thứ 12
(DL.1153, Quý-Dậu) ra. Chức tước phong như sau : Dao-thụ Thái-bảo,
Khu-mật viện sứ, Thượng-thư tả bộc xạ, Phụ-quốc thượng tướng quân,
Long-thành tiết độ sứ, Kiến An vương. Bị giết niên hiệu Thiên-cảm
Chí-bảo thứ nhì (1175), thọ 23 tuổi.
Hoàng-tử
thứ tư Long Hòa do Quý-phi Hoàng Ngân Hoa sinh niên hiệu Ðại Ðịnh thứ
11 (DL.1152, Nhâm-Thân). Chức tước phong như sau : Ðặc tiến Thiếu-sư,
Khu-mật viện sứ, Thượng-thư tả thừa, Trấn Nam tiết độ sứ, Thượng-thư
lệnh, Tả kim ngô thượng tướng, Tổng-lĩnh Thiên-tử binh, Kiến Tĩnh vương.
Bị giết niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo thứ nhì (1175) thọ 24 tuổi.
Hoàng-tử
thứ năm Long Ích, do Ðức-phi Ðỗ Kim Hằng sinh niên hiệu Chính-long
Bảo-ứng thứ 5 (DL.1167, Ðinh-Hợi). Chức tước phong như sau : Dao-thụ
Thái-phó, trấn Nam tiết độ sứ, Thượng-thư tả thừa, Kiến Khang vương.
Hoăng niên hiệu Kiến-gia thứ 2 (DL.1212 Nhâm-Thân), thọ 46 tuổi.
Hoàng-tử
thứ sáu Long Trát, do Thục-phi Ðỗ Thụy Châu sinh niên hiệu Chính-long
Bảo-ứng thứ 11 (DL.1172, Nhâm-Thìn), tháng 5, ngày 25, niên hiệu
Thiên-cảm Chí-bảo nguyên niên được lập làm Thái-tử. Năm thứ nhì được
truyền ngôi. Băng niên hiệu Trị-bình Long-ứng thứ 6 (DL.1210, Canh-Ngọ),
ngày 28 tháng 10, thọ 38 tuổi.
Hoàng-tử
thứ bảy Long Tường do Hiền-phi Lê Mỹ Nga, sinh vào niên hiệu Chính-long
Bảo-ứng thứ 12 (DL.1174, Giáp-Ngọ). Ðức Thái-tông nhà ta (tức Trần
Cảnh) phong chức tước phong như sau : Thái-sư Thương-trụ quốc, Khai-phủ
nghị đồng tam tư, Thượng-thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc, tước Kiến Bình
vương. Niên hiệu Kiến-trung thứ nhì đời đức Thái-tông nhà ta (tức Trần
Cảnh), tháng tám, ngày rằm, vương cùng gia thuộc hơn 6 ngàn người bôn
xuất.
So
sánh giữa Tộc phả Hoa-sơn và Trần tộc vạn thế ngọc phả, có một chi tiết
khác nhau. Tộc phả Kiến Bình thì chép Kiến Bình vương là con thứ sáu
vua Anh-tông. Trong khi Trần tộc vạn thế ngọc phả lại chép vương là con
thứ bẩy. Vì sao ? Phả Trần tộc chép theo huyết tộc, ai sinh trước là
anh, ai sinh sau là em. Vì vậy Kiến Bình vương là con thứ 7. Phả Kiến
Bình thì chép thứ tự theo chỉ dụ của vua Lý Anh tông, Long Xưởng bị
giang xuống làm con út, thì Long Tường trở thành con thứ sáu.
Hồi
đó Lý Long Tường dẫn tông tộc rời Ðại-Việt ra đi. Trần triều không biết
đi đâu. Nay chúng ta mới được biết vương với hạm đội bị bão phải ẩn ở
Ðài-loan. Nghỉ ít lâu, hạm đội của vương lại tiếp tục lên đường rồi dạt
vào Cao-ly. Duy một người con của vương tên Lý Long Hiền cùng gia thuộc
hơn hai trăm người ở lại Ðài-loan. Vương là khai tổ của giòng họ Lý tại
Ðại-hàn, thế tử Long Hiền là khai tổ của giòng họ Lý tại Ðài-loan hiện
nay ? Sự kiện này tôi sẽ tìm hiểu sau.
Tôi
đã bỏ công sang Bắc cũng như Nam-hàn, tìm các chi, hậu duệ của Kiến
Bình vương Lý Long Tường, khảo gia phả của họ. Phần chi tiết tuy có sự
khác biệt, nhưng đại lược vẫn giống nhau. Tổng-thống Lý Thừa Vãn của
Ðại-hàn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình vương Long Tường. Còn tổng
thống Lý Ðăng Huy của Ðài-loan có phải là hậu duệ của thế tử Lý Long
Hiền hay không, thì tôi không dám quyết, bởi Lý là giòng họ chiếm đa số ở
Trung-quốc.
Cả
ba bộ sử ÐVSKTT, VSL, KÐVSTGCM cùng chép rất mơ hồ về việc vua Anh-tông
phế Long Xưởng lập Long Trát. Nhà vua có tới bẩy hoàng tử. Nếu sự thực
Long Xưởng phạm tội, phế xuống, sao không lập các con đã trưởng thành,
tài trí xuất chúng, đang cầm đại quyền như Kiến Ninh, Kiến An, Kiến Tĩnh
vương?
Hoặc cùng quá, thì lập Kiến Khang vương Long Ích, năm ấy đã chín
tuổi? Mà phải lập Long Trát mới có 26 tháng làm Thái-tử, rồi phải cử Tô
Hiến Thành làm phụ chính? Cái khúc mắc này tôi đã giải thích rất chi
tiết, rất rõ ở hồi 21-23 bộ Anh-hùng Ðông-a dựng cờ bình Mông. Trong bài
ngắn này không thể giải thích hết.
Dưới đây là phần tôi thuật theo Tộc-phả Lý Hoa-sơn:
Niên
hiệu Kiến-trung thứ nhì đời vua Thái-tông nhà Trần (DL.1226, Bính
Tuất), lo sợ bị Thái-sư Trần Thủ Ðộ hãm hại, vì vị thế trọng yếu của
mình:
- Là con vua Anh-tông, em vua Cao-tông, chú vua Huệ-tông.
- Thân vương duy nhất nắm quyền hành. - Chức tước cực phẩm Thái-sư Thương-trụ quốc, Khai-phủ nghị đồng tam tư, Thượng-thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc.
Vương
âm thầm cùng Bình Hải công Lý Quang Bật từ căn cứ Ðồn-sơn về Kinh Bắc,
lạy ở lăng miếu Ðình-bảng. Lại đến Thái-miếu mang bài vị, các tế khí ra
trấn Ðồn-sơn, rồi đem hết tông tộc hơn 6 nghìn người, xuống hạm đội ra
đi.
Việc
Kiến Bình vương ra đi, có lẽ bắt nguồn từ việc ra đi của Kiến Hải vương
trước kia chăng? Sau hơn tháng lênh đênh trên biển, thì gặp bão. Hạm
đội phải ngừng lại một đảo (Ðài-loan?) rồi tiếp tục lên đường. Một trong
các con của vương là Thế-tử Lý Ðăng Hiền cùng vợ con ở lại đảo. Hạm đội
lênh đênh trên biển một thời gian, thì táp vào cửa Phú-lương giang,
quận Khang-linh (Ong Jin-Gun) tỉnh Hoàng-hải (Hwang-hac) thuộc Bắc
Cao-ly. Nơi hạm đội táp vào, dân chúng gọi là Nak-nac-wac có nghĩa là
Bến của khách phương xa có đồ thờ cúng.
Kỳ
diệu thay, đêm hôm trước, vua Cao-tông (Kojong) mơ thấy một con chim
cực lớn bay từ phương Nam lại đậu ở bờ Tây-hải. Tỉnh lại, vua sai người
tới đó tìm kiếm, thì gặp hạm đội của Kiến-bình vương. Kiến-bình vương
được bệ kiến. Vương dùng bút đàm với vua Cao-tông và các đại thần
Cao-ly. Triều đình Cao-tông đối xử với vương rất tốt, chu cấp lương
thực. Cho làm nhà ở Ung-tân phủ Nam-trấn sơn (Chin-sang).
Lý
Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc bắt đầu cuộc sống mới. Trồng trọt,
đánh cá, chăn nuôi làm kế sinh nhai. Ông mở trường dạy học: Thi phú, lễ
nhạc, tế tự, binh pháp, võ thuật. Ông soạn sách Học vấn giảng hậu. Vì
học trò đông, ông cho xây Ðộc-thư đường, Giảng võ đường. Ðệ tử của ông
lúc nào cũng trên nghìn người.
Tháng
7 năm Quý-sửu (1253) đời vua Cao-tông thứ 40, quân Mông-cổ xâm lăng
Cao-ly, vượt Hỗn-đồng giang, chiếm Tây-hải, phá An-giang Tây-thành. Về
mặt thủy, Mông-cổ chiếm các đảo Ðại-thanh, Tiểu-thanh, Sáng-lân, rồi
tiến chiếm Tây-đô (Giang-hoa). Thủ-đô Cao-ly bị đe dọa. Các tướng sĩ hầu
hết bị tử trận.
Thấy
tình hình Cao-ly nguy ngập, Kiến Bình vương đến gặp Thái-úy (tướng tổng
chỉ huy quân đội) là Vi Hiển Khoan, cố vấn cho ông về binh pháp
Ðại-Việt. Ðích thân vương cỡi bạch mã chỉ huy cuộc giữ thành: Ðắp thành
cao lên, đào hào đặt chông quanh thành. Trong thành đào giếng để có nước
uống, tích trữ lương thảo. Ông đem tất cả binh pháp Ðại-Việt trong
những lần đánh Tống, bình Chiêm ra giúp Cao-ly.
Ðánh
nhau suốt 5 tháng, quân Nguyên bị tuyệt lương thảo, bị chặn đường rút
lui, xin hàng (6). Tết năm ấy, toàn Cao-ly mừng chiến thắng. Triều đình
khen ngợi Lý Long Tường, lấy tên ngọn núi ở quê hương ông là Hoa-sơn;
phong cho ông làm Hoa-sơn tướng quân. Cho đổi tên ngọn núi nơi ông cư
ngụ là Hoa-sơn. (4). Nhà vua sai dựng bia ghi công ông trên núi Hoa-sơn,
đích thân vua viết ba chữ Thụ hàng môn (Cửa tiếp thụ giặc đầu hàng).
Cho đến nay, sau 746 năm, trải biết bao nhiêu mưa nắng, thăng trầm; tấm bia ấy vẫn trơ gan cùng cùng tuế nguyệt, nhắc nhở du khách nhớ huân công của một Việt-kiều trên Hàn-quốc.
Trong
dịp thăm Hoa-sơn năm 1981, tôi xin người đại diện tộc Lý cho phép được
mượn thợ khắc vào một phiến đá bài thơ cổ phong, đặt cạnh tấm bia trên,
gọi là chút lòng của người sau, tế người trước:
Phúc tại Tiêu-sơn lĩnh,
Thất đại bôn Bắc Cao, Bình Mông danh vạn đại, Tử tôn giai phong hầu. Học phong nhân bất cập. Vọng quốc hồn phiêu phiêu, Kim tải quá bát bách, Hà thời quy cố hương?
(Ngài
là người họ Lý, được hưởng phúc tại ngọn núi Tiêu-sơn. Kể từ vua Lý
Thái-tổ tới ngài là đời thứ bẩy, phải bôn tẩu đến xứ Bắc Cao-ly. Nhờ
chiến công đánh Mông-cổ, mà con cháu ngài đều được phong hầu. Ngoài ra,
ngài là người đem học phong tới Cao-ly, công đức ấy không ai sánh kịp.
Thế nhưng trải trên 8 trăm năm, hồn ngài lúc nào cũng phiêu phưởng,
không biết bao giờ được về cố hương ?).
Ngày
nay trên ngọn đồi Julbang thuộc xã Ðỗ-môn (Tô-mơ-ki) cách núi Hoa-sơn
10 cây số về phía Tây còn lăng mộ ngài và con, cháu cho đến ba đời. Trên
Quảng-đại sơn có Vọng-quốc đàn, nơi cuối đời ngài thường lên đó, ngày
ngày nhìn về phương Nam, ôm mặt khóc, tưởng nhớ cố quốc. Mỏm đá mà ngài
đặt chân đầu tiên lên bờ biển Cao-ly, được gọi là Việt-thanh nham, tức
đá xanh in vết tên Việt. Trên Hoa-sơn còn rất nhiều di tích kỷ niệm huân
nghiệp của vương. Khi đến Hoa-sơn hành hương, thay vì chào nhau, du
khách được hướng dẫn viên du lịch dạy cho nói câu: Hữu khách, Hữu khách,
kỵ bạch mã. Nghĩa là Có người khách cỡi ngựa trắng, tức Lý Long Tường.
Cho
đến nay, giòng họ Lý Hoa-sơn truyền trải 28 đời. Tại Nam-hàn chỉ có
khoảng hơn 200 hộ, với trên dưới 600 người. Tại Bắc-hàn thì đông lắm,
không thống kê được. Lý tộc tại Nam-hàn, hầu hết họ là những gia đình có
địa vị trọng yếu về giáo dục, kinh tế, kỹ nghệ. Kỳ ứng cử vừa qua, một
ứng viên Tổng thống họ Lý suýt trúng cử.
Theo
tấm bia trên mang tên Thụ-hàng môn bi ký, thì Kiến Bình vương Long
Tường có nhiều con trai, tất cả đều hiển đạt. Không thấy nói tơí Lý Long
Hiền, cùng tông tộc hơn 200 người ở lại Ðài-loan. Lý Cán Ðại lĩnh
Ðề-học nghệ văn quán, Kim-tử quang lộc đại phu. Lý Huyền Lương,
Tham-nghị lễ tào, Chính-nghị đại phu. Lý Long Tiền Giám-tu quốc sử.
Ngày
nay, tại Bắc-hàn, cứ đến dịp tết Nguyên-đán, hậu duệ của Kiến Bình
vương Lý Long Tường khắp lãnh thổ Ðại-hàn đều kéo về Hoa-sơn để dự lễ tế
tổ. Khởi đầu của cuộc tế, đánh chín tiếng trống, gọi là Tâm-thanh để
mọi người cùng tưởng nhớ cố quốc. Theo gia phả của chi Thuận-xuyên, sở
dĩ đánh chín tiếng, vì muốn ghi lại triều Lý trải 9 đời vua, kể cả Lý
Chiêu-hoàng. (4)
Năm
1995, con cháu của Kiến Bình vương Lý Long Tường, quy tụ hơn trăm người
trở về Ðình-bảng, huyện Tiên-sơn, tỉnh Bắc-ninh dự lễ hội làng vào ngày
rằm tháng ba Âm-lịch. Tại thiên chi linh, hẳn 9 đời vua triều Tiêu-sơn,
cũng như Kiến Bình vương Lý Long Tường đã thỏa nguyện: Những đứa cháu
lưu lạc, nay trở về chầu tổ.
Lời quê gửi tới người Việt hải ngoại
Hiện
nay gần ba triệu người Việt lưu lạc khắp mọi góc biển, mọi chân trời.
Có nơi sống tập trung như Hoa-kỳ, Thái-lan, Cao-miên, Ai-lao, Canada,
Úc, Pháp, Nga-sô. Có nơi sống rải rác cô độc như Do-thái, Irak, Gabon...
Nhìn vào tấm gương của hai giòng họ Lý tại Ðại-hàn. Dù con cháu quý vị
không còn nói được tiếng Việt. Dù con cháu quý vị đã kết hôn với người
địa phương. Nhưng quý vị phải luôn nhắc nhở cho chúng biết rằng: Chúng
là người Việt, lấy chủ đạo là con Rồng cháu Tiên. Xin qúy vị khẩn chép
lại:
1. Nguồn gốc giòng họ mình từ làng nào, xã nào, tỉnh nào. Hoặc liên lạc với họ hàng trong nước để xin bản sao gia phả.
2. Tiểu sử những tiền nhân. Nếu không nhớ được hành trạng của các tổ xa đời, thì ít ra cũng chép được từ đời ông, đời cha. 3. Rời Việt-Nam ra đi vì lý do gì? Bắt đầu đến đâu? Lập nghiệp ra sao? 4. Mỗi năm vào dịp tết, quý vị sai đọc cho tất cả con cháu đều nghe. 5. Hằng năm, nếu có thể, khuyên con cháu, nên trở về quê hương, viếng thăm đất tổ, thăm mồ mả tiền nhân. Khi về già, các vị sai chép ra thành nhiều bản, cho mỗi con một bản.
Vài
lời thô thiển. Biết rằng các vị cho là thường. Thưa quý vị, bây giờ là
thường, nhưng sau đây trăm năm, nghìn năm, sự ghi chép của quý vị sẽ trở
thành quý báu vô cùng. Mong lắm thay! Cầu xin như vậy đấy.
Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ
----------------------------------------
*
Tôi tra trong địa lý thời Lý, trên lãnh thổ Ðại Việt không có ngọn núi
nào tên Hoa-sơn cả. Có lẽ là núi Tiêu-sơn, nơi phát tích ra triều Lý
chăng ?
* Chín đời vua triều Lý là : 1. Thái-tổ Lý Công Uẩn. 2. Thái-tông Lý Ðức Chính. 3. Thánh-tông Lý Nhật Tông 4. Nhân-tông Lý Càn Ðức. 5. Thần-tông Lý Dương Hoán . 6. Anh-tông Lý Thiên Tộ. 7. Cao-tông Lý Long Trát. 8. Huệ-tông Lý Long Sảm. 9. Chiêu-hoàng Lý Phật Kim
*
Có một sự trùng hợp. Năm năm sau, tháng 1-1258, Thái-sư Mông-cổ là
Ngột-lương Hợp-thai (Uriyang- qadai) đem quân đánh Ðại Việt, cũng bị
tuyệt đường lương, rồi bỏ chạy. Xin đọc Anh-hùng Ðông-a dựng cờ bình
Mông hồi 50.
|
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 260
KHỦNG BỐ
PHAN HẠNH * KHỦNG BỐ
Khủng Bố xưa và nay:
Ai khủng bố ở Việt Nam ?
Ai khủng bố ở Việt Nam ?
"Cái vụ đặt bom khủng bố, tàn sát già cả lớn
bé .... khủng bố Hồi giáo - phải gọi khủng bố Việt cộng là sư phụ,
ngay từ đầu thập niên 60', Saigon và cả miền Nam VN đã nếm mùi máu của
khủng
bố Việt cộng rồi !!! "
Stricken Boston bomb suspect under guard, awaits charges
(SLIDE SHOW Tab , Second & First Photos shown here )
Slide # 2 by Reuters
Slide # 1 by Reuters
----------------------------------------------------------------------------
"My son was killed by Vietcong terrorist in Saigon"
Reuters: Stricken Boston bomb suspect under guard, awaits charges
( SLIDE SHOW Tab, Second Slide )
Reuters: Stricken Boston bomb suspect under guard, awaits charges
( SLIDE SHOW Tab, First Slide )
Ai khủng bố ở Việt Nam
Phan
Hạnh
Khủng
bố là một từ ngữ mà con người định nghĩa mỗi người một cách tùy theo họ
ở phe nào. Sau biến cố 9-11, đối với hầu hết thế giới, khủng bố gắn
liền với những người
hồi giáo cực đoan, đầu sỏ là Osama bin Laden, trùm khủng bố.
Thật
ra theo từ điển Oxford, từ ngữ khủng bố chủ nghĩa đã được
đặt ra từ năm 1798 ở Pháp để mô tả hệ thống đàn áp của chính phủ đối
với dân chúng trong thời kỳ được mệnh danh là Sự Thống Trị của Khủng Bố
trên đất Pháp (tiếng Pháp: la Terreur). Thời kỳ thống trị đó kéo dài từ
27 tháng 6 năm 1793 đến 27 tháng 7 năm 1794 là một thời kỳ bạo lực xảy
ra trong một năm và một tháng sau khi sự khởi đầu của cuộc Cách mạng
Pháp, kích động bởi cuộc xung đột giữa đối thủ chính trị phe phái, những
người Girondins và Jacobins, và đánh dấu bằng hành quyết hàng loạt các
“kẻ thù của cách mạng.”
Con số ước tính rất khác nhau về số
người đã thiệt mạng, với số lượng khác nhau, từ 16.000 đến 40.000 người,
trong nhiều trường hợp, hồ sơ không được lưu giữ hoặc,
nếu có thì hồ sơ này bị coi là có khả năng không chính xác. Các máy
chém đã trở thành biểu tượng của một chuỗi các vụ hành quyết: Louis XVI,
Marie Antoinette, những Girondins, Philippe Égalité (Louis Philippe II,
Công tước của Orléans) và Madame Roland, cũng như nhiều người khác,
chẳng hạn như nhà hoá học tiên phong Antoine Lavoisier, tất cả đều bị
mất mạng dưới lưỡi dao máy chém.
Qua hàng bao thế kỷ, từ ngữ quân
khủng bố đã được dùng để chỉ những người vũ trang tranh đấu cho niềm tin
tôn giáo, chính trị , những người được gọi là chiến đấu cho tự do, giải
phóng quân, những người nổi dậy, những người đối kháng chống lại sự áp
bức của nhà cầm quyền. Nhưng cộng đồng quốc tế chưa có một định nghĩa
luật
định minh bạch nào cho từ ngữ quân khủng bố.
Nhưng
đừng tưởng dân chúng dùng phương cách bạo động chống nhà nước mới gọi
là khủng bố. Nhà nước đàn áp dân cũng bị coi là khủng bố như thường. Bị
coi là một chính quyền khủng bố khi chính quyền đó thống trị đất nước
dựa trên sự gieo rắc sợ hãi và kinh khiếp trong xã hội. Tính đặc trưng
của nó là một chính sách đàn áp hình sự có hệ thống và quy mô lớn, thực
hiện bởi các cơ quan công an mật vụ nhà nước.
Việt Nam ngày nay xứng hợp với định
nghĩa này. Nhà cầm quyền CSVN có dùng hành động bạo lực đối với dân
chúng hay không? Tuy Việt Nam ngày nay không do một bạo chúa cai trị
nhưng do đảng cộng sản thì cũng vậy thôi. Người dân có thể vô cớ bị
công an hăm dọa, hành hung, đánh đập, ép buộc nhận tội, tra tấn hay giết
chết.
Thứ bảy, ngày 28 tháng tư năm 2012,
người viết nhật ký mở lớn tuổi nhất trong nước là nhạc sĩ Tô Hải qua bài
“Lực bất tòng tâm mất rồi các bạn của tôi ơi!” phải kêu lên: “Khủng
bố! Khủng bố tinh thần, khủng bố bằng võ lực! Khủng bố các kiểu, cà-rốt
–cây gậy chán rồi chăng nên lần này sau khi dán băng keo các cái miệng
lắm điều về vụ Tiên Lãng thì nay đến vụ Xuân Quan -Văn Giang “lực lượng
thù địch” đã công khai trải cả ngàn quân đủ loại để tấn công nhân dân ủi
đất, cướp ruộng đồng của dân để biến một vùng trồng cây cảnh nổi tiếng
trở thành cái tên Ê-Cô-Pắc đậm đà bản sắc… ngoại lai, sửa soạn chỗ ăn
chơi cho mấy người dân không phải là người Việt!?”
Đảng CSVN và nhà cầm quyền Hà Nội
chủ trương và đỡ đầu chủ nghĩa khủng bố để tiêu diệt các đảng phái không
cùng đường lối như Đại Việt và VNQDĐ, đàn áp mọi đối kháng từ dân chúng
ngay kể từ khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập ngày 02/09/1945. Trong bí
mật, Hồ Chí
Minh cho thi hành một chính sách khủng bố bằng bạo lực một cách dã man,
áp dụng đúng theo sách lược của Lênin trong thời cách mạng vô sản ở
Nga. Chính sách đó là “bắt cóc, ám sát, thủ tiêu, mổ bụng, cắt tiết,
buộc đá thả trôi sông, xảy ra như cơm bữa từ thành thị đến thôn quê”.
Các ban ám sát Việt Minh đêm ngày lùng sục bắt bớ thủ tiêu những cán bộ
các đảng phái yêu nước theo chủ nghĩa Dân tộc, những người có chút tiếng
tăm hay gia sản, chụp cho họ cái mủ “Việt Gian” để biện minh cho những
vụ thảm sát vô nhân đạo ấy. CSVN không bao giờ ngưng chính sách khủng bố
ấy trong suốt 70 năm qua. Hồ Chí Minh cũng chính là một trùm khủng bố
chẳng khác gì Osama bin Laden.
Trong những năm tháng trong cuộc
chiến
kháng Pháp, các cuộc thanh trừng, khủng bố diễn ra từ Nam chí Bắc,
không những chỉ đối với các phe phái đối lập, mà còn xảy ra đối với
chính các đồng chí trong cùng nội bộ. Dưới thời VNCH, hoạt động khủng bố
của VC càng tinh vi và tàn bạo hơn. Thế cho nên một cựu quân nhân Mỹ
từng tham chiến tại Việt Nam, ông Bill Laurie khi đem so sánh thời gian
và tính chất giết người của khủng bố VC với bọn khủng bố Al-Qaeda, đã
thốt lên rằng “Việt Cộng chính là sư tổ của bọn khủng bố” (mother of all
terrorists).
Sư tổ khủng bố Việt Cộng Hồ Chí Minh
học từ sư tổ khủng bố Nga Cộng Lenin, chủ trương là phải tra tấn, phải
giết thật man rợ để những người ở cách đó cả trăm dặm cũng phải run sợ.
Hồ Chí Minh,
đảng viên đệ tam quốc tế cộng sản, đã học cái tàn bạo dã man của Nga,
cái thâm hiểm và độc ác của Tàu để đem về áp đặt trên đầu dân tộc Việt
Nam. Chính vì cái xấu (CSBV man rợ) chiếm đoạt và thay thế cho cái tốt
(VNCH tự do dân chủ) đã làm cho hàng triệu người uất ức. Sau ngày
30-4-1975, khi Dương Thu Hương theo đoàn quân CSBV vào chiếm Saigon, bà
đã khóc. Vì sao? Bà kể: “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là
chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong
khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh,
Mỹ… nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua
chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn
của lịch sử. Ðó là
bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”
Việt
Nam ngày nay nằm trong danh sách những nước được gọi là quốc gia công
an trị hay cảnh sát trị. Theo Bách Khoa Từ Điển Mở Wikipedia, thuật từ
“police state” trong Anh ngữ được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ
của nó thực hiện các biện pháp kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối
với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân. Nhà nước cảnh
sát thường thường bộc lộ các yếu tố của chủ nghĩa toàn trị và kiểm soát
xã hội. Thông thường, có ít hoặc không có khác biệt giữa luật pháp và
việc thực thi quyền lực chính trị của người cầm quyền trong một nhà nước
cảnh sát. Các nuớc cộng sản, độc tài
toàn trị, phát xít, thường dùng đến một lực lượng cảnh sát công an mật
vụ lớn lao hoạt động vượt qua phạm vi hiến định để kềm chế, đàn áp, ngăn
chận các quyền tự do báo chí, phát biểu hay truyền đạt quan điểm chính
trị cũng như những quan điểm khác như tôn giáo, niềm tin và khác biệt
chủng tộc.
Qua định nghĩa trên, rõ ràng Việt
Nam ngày nay là một nước công an trị khủng bố người dân. Nghĩ cũng buồn
cười khi nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội ngày nay bảo rằng Việt Nam là một
quốc gia an toàn không có nạn khủng bố. Càng buồn cười hơn khi họ bảo
“Nếu có khủng bố thì đó chính là những người Việt lưu vong.” Nếu sách
Kỷ Lục Thế Giới Guinness có đề mục kỷ lục nói láo và nói ngược, chắc
chắn CSVN sẽ đứng đầu. Các sư tổ khủng bố VC hồi trước 1975 bây giờ đã
tóm hết giang sơn vào một mối rồi và đang trị vì thiên hạ bằng hệ thống
công an khổng lồ “hoành tráng” chuyên bóp cổ đá đít dân thì làm sao dân
có thể khủng bố được chứ. Mới sáng hai bản nhạc yêu nước để hát mà nhạc
sĩ Việt Khang bị ghép tội là “phản động chống phá nhà nước” và bị tống
vô nhà giam Phan Đăng Lưu thì thử hỏi ai là khủng bố đây hở bà “người
phát ngôn” Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga?
Công an CSVN nhiều khi còn giả dạng
côn đồ hoặc đóng kịch làm thường dân bất bình để khủng bố nạn nhân bị
nhắm mục tiêu như trường hợp đã xảy ra với cụ bà Lê Hiền Đức (sinh năm
1932), một giáo viên về
hưu và là người tích cực đấu tranh bênh vực dân oan và chống tham
nhũng, là một trong hai người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 (2007
Integrity Awards) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency
International). Bà Đức cho biết trong tháng Ba 2012, bà bị công an khủng
bố bằng cách gọi điện thoại nặc danh rồi dùng lời lẽ thô tục chửi mắng
và hăm dọa đến tính mạng của bà.
Sau vụ cưỡng chế đất ở diện
rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4
khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, ngày hôm sau Thứ Tư, 25
tháng 4, 2012, trang mạng Đài BBC Luân Đôn đăng bài viết tựa đề Dùng
vũ lực mạnh với dân Văn Giang tường thuật:
“Chính
quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng
hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết
bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch
Ecopark. Một số hình ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy
đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế
đối với những người nông dân phản kháng. Trong một video gần 10
cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi
cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí. Sau đó có
nhiều tiếng ổn ào và có tiếng nổ.”
Một đám công an mặc sắc phục lẫn thường phục đang đánh một người dân ở Văn Giang ngày 24-4-2012.
Một đám công an khác đang nắm đầu đánh một phụ nữ ở Văn Giang ngày 24-4-2012.
Cụ bà Lê Hiền Đức có mặt và chứng kiến cuộc đàn áp kể lại: “Tôi
nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo
xanh lá mạ cũng đầy ra.Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con.
Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào. Nghe những tiếng khóc của các
cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới
không động lòng thôi. Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu
ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu
…lửa cháy ngút trời. Các lực lượng đã dùng súng hơi cay đánh
đập dân rất dã man. Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng
chế dân. Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao
tôi không bênh vực được những con người như thế. Tôi gọi đó
(thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt
với lực lượng công an. Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng,
đánh đập một cách rất dã man.”
Bà Đức kể tiếp: “Tôi
nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,
tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu
đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi,
mà tôi phải cải trang. Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo
áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu
không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay. Có như thế
thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những
người dân lành. Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi,
không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao? Đây
là dấu hỏi rất to, tôi
mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm
qua.”
Luật sư
bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền
địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực
trái pháp luật’ trong hành động đàn áp dân để cưỡng chế đất đai
này. Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết
lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và
đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.
Luật sư Quân nói “Họ
đánh rất nặng và dã man. Điều này hoàn toàn sai pháp luật
vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể
rất rõ. Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt
giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng
phạm tội.” Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.
Ông cũng không cho rằng người dân
Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo
như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục
cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh
chỉ một người. “Nói họ (nông
dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai
vì họ chỉ có một (đối đầu với công an)
và họ rất hiền lành.” Ông cho biết pháp luật không
quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc
ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.
Dẫn chứng trên cho thấy ngày nay
cũng như trong thời chiến trước năm 1975 ở miền Nam, kẻ khủng bố chính
là Việt Cộng chứ không ai khác.
Bài
viết với tựa đề “Mỹ nghi từng thấy khủng bố ở VN” đăng trên trang nhà
BBC Việt ngữ ngày thứ Sáu, 9 tháng Chín, 2011 có đoạn viết: “Trước
nỗi quan tâm của Hoa Kỳ về sự hoạt động lén lút của các tiểu tổ khủng
bố Hồi giáo, Hà Nội trấn an rằng hiểm họa “khủng bố Hồi giáo” ở
Việt Nam rất thấp và hầu như không có, nhưng nguy cơ lớn là từ các tổ
chức người Việt lưu vong.”
Tại
buổi họp báo hôm 3/05 khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước cái
chết của Bin Laden, bà Nga đã trả lời một cách chung chung: “Việt
Nam phản đối chủ nghĩa khủng bố và lên án các hoạt động khủng bố dưới
mọi hình thức. Những kẻ khủng bố phải chịu trách nhiệm về những hành
động của mình và cần phải bị nghiêm trị”.
Một mặt phản đối và lên án nạn khủng
bố, một mặt nhà cầm quyền Hà Nội do đảng cộng sản lãnh đạo luôn triệt
để áp dụng những biện pháp khủng bố như đàn áp, gán tội, đánh đập,
bắt bớ, giam cầm nhằm tạo nên sự kinh hoàng sợ hãi trong dân chúng và
triệt tiêu mọi đối kháng. Ở Việt Nam ngày nay, nói đến công an Việt Cộng
là người dân đen ghê sợ những đòn phép khủng bố của họ.
Trong một cuộc gặp với quan chức của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện
Frank Jannuzi, ông Trần Kim Tuyến, Phó Cục trưởng Cục chống khủng bố
thuộc Tổng cục An ninh Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam chưa phát hiện
các tổ chức khủng bố ở trong nước và chưa bị tấn công khủng bố. Ông ta
nhấn mạnh: “Khủng bố ở đây là người
Việt lưu vong. Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam và
Chính phủ Việt Nam Tự do là hai tổ chức đã gửi tiền, người và vũ khí vào
Việt Nam
với mục tiêu gây bất ổn và lật đổ chế độ.”
Ông Tuyến nói “Các
tổ chức này đã ủng hộ hay tiến hành các cuộc tấn công ở bên trong Việt
Nam và đối với cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể là ở
Manila và Bangkok.” Ông cũng cho biết “hàng chục” thành viên
của các tổ chức này đã bị bắt với thuốc nổ và “các thiết bị khủng bố
khác”. Ông nói các nhóm “khủng bố” này là mối đe dọa nghiêm trọng đối
với Việt Nam và ông “không hiểu tại sao họ lại được phép hoạt động ở Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay.”
À thì ra ông ta mắng vốn Hoa Kỳ với ngầm ý bảo
rằng “Những người khủng bố là công
dân của Hoa Kỳ xuất phát từ Hoa Kỳ, tại sao Hoa Kỳ lại làm ngơ cho họ
vào Việt Nam vậy, phải đàn áp họ đi chứ, có cần chỉ dẫn cách thức đàn áp
không thì chúng tôi cố vấn cho. Đàn áp là món nghề của chúng tôi mà.”
Đảng cộng sản Việt Nam vốn thoát
thai từ một tổ chức khủng bố với nửa thể kỷ kinh nghiệm. Chính họ là
loại khủng bố tàn độc nhất. Trước biến cố 30 tháng Tư 1975, họ đã tổ
chức không biết bao nhiêu vụ khủng bố ở Miền Nam Việt Nam nhắm vào tất
cả mọi mục tiêu quân cũng như dân, đồng bào hay người ngoại quốc.
Sau khi đã chiếm được Miền Nam, họ
càng khủng
bố mãnh liệt hơn để đàn áp mọi nhen nhúm đối kháng. Họ đàn áp đến mức
độ ít còn ai dám hó hé gì nữa để được sống yên thân. Lực lượng an ninh
Việt Cộng gồm cảnh sát công an và tai mắt đông như ruồi theo dõi nhất cử
nhất động của người dân khắp nẻo đường đất nước. Có một câu chuyện vui
cười như thế này cho thấy lý do tại sao nạn khủng bố khó xảy ra trong
nước dưới sự cai trị của Việt Cộng:
Một
điệp viên của một tổ chức chống Cộng ở hải ngoại bí mật về Việt Nam để
đặt bom khủng bố. Đến thời hạn điệp viên trở về, thủ lãnh tổ chức hỏi:
- Công tác thi hành thế nào? Có thành công không? Sao tôi chẳng nghe tin tức trong nước nói có vụ nổ bom nào xảy ra cả.
-
Báo cáo với thẩm quyền là tôi có làm đúng theo kế hoạch đặt bom. Chẳng
may lực lượng công an mặc thường phục giả trang người đi thu nhặt ve
chai hè phố đông quá. Tôi vừa đặt bom xong là cả bọn nhào đến, đứa tháo
lấy giây điện, đứa lấy đinh sắt, đứa lấy chất nổ. May mà tôi chạy thoát.
Vẫn biết đó là chuyện đùa cho vui thôi nhưng nó cũng không khác xa sự thật lắm đâu.
Tính chất dã man của các vụ Việt Cộng khủng bố
Trong
hồi ký “Deliver us from Evil”, y sĩ Hải Quân Hoa Kỳ Tom Dooley đã mô tả
nhiều tội ác kinh hoàng của Cộng sản gây ra cho người dân đang cố gắng
rời bỏ miền Bắc để vào Nam. Ông kể: “Bảy
học sinh và thầy giáo bị lôi ra khỏi lớp. Tất cả bị bắt ngồi xuống đất
và hai tay bị trói gập ra sau lưng. Hai cán binh Cộng Sản đi đến từng
đứa trẻ. Một nguời dùng hai tay kèm chặt lấy đầu đứa bé, nguời kia đặt
chiếc đũa bằng tre đóng mạnh sâu vào hai lỗ tai, tiếng kêu la thất thanh
vang dội cả làng, máu trào ra lênh láng… ”
(Ghi chú: Bác sĩ Dooley theo tàu
chuyển
vận người di cư đến Hải Phòng năm 1954. Ông được mời lên bờ để cứu giúp
bệnh nhân, sau đó đã quyết định rời khỏi Hải quân và ở lại Việt Nam
trong nhiều năm cuối thập niên 1950 để mang lại sự chăm sóc y tế cho dân
làng ở những vùng xa xôi nơi mà người da trắng chưa hề đặt chân đến cho
tới khi ông trở về Mỹ trước khi qua đời vì bệnh ung thư đầu năm 1961 ở
tuổi 34.)
Uwe Siemon-Netto, ký giả nổi tiếng
người Đức từng trải qua 5 năm phục vụ chiến trường VN, sau khi theo một
đơn vị QLVNCH hành quân giải vây một ngôi làng tỉnh Định Tường bị Việt
cộng bố ráp năm 1965, tường thuật: “Treo
trên các cành cây sào trong sân làng là xác xả trưởng, nguời vợ và 12
đứa
con vừa trai, vừa gái kể cả cháu bé. Tất cả nạn nhân phái nam đều bị
cắt bộ phận sinh dục nhét vào mồm, còn phụ nữ thì bị cắt nhũ bộ. Dân
làng kể họ bị VC bắt gom lại để chứng kiến cảnh tàn sát. Việt cộng bắt
đầu giết em bé nhất rồi bằng một màn trình diễn, chậm rãi ra tay lần
lượt giết các em lớn hơn, tới nguời mẹ và sau cùng là nguời cha, viên xả
trưởng. Việt cộng đã giết cả nhà 14 nguời, giết một các lạnh lùng như
thể bấm cò súng đại liên bắn máy bay. Việc VC tàn sát thế này là việc
bình thuờng hàng ngày… Vì với chúng tôi nó đã trở thành bình thường nên
chúng tôi không tường thuật tới, tuờng thuật tới lui mãi. Chúng tôi chỉ
tường thuật điều bất thường như vụ thảm sát ở Mỹ Lai mà thôi.”
(Ghi chú: Qua bài viết “A
German Remembers Vietnam”, Uwe Siemon-Netto nói rằng VC thắng không
phải vì chiếm được cảm tình của dân chúng mà vì những hình thức khủng bố
tàn bạo vô nhân. Dân làng kể với ông là VC thường vào làng hăm dọa dân
không được hợp tác với chính quyền, nếu không sẽ lãnh lấy hậu quả nghiêm
khắc. Xả trưởng không nghe nên nửa đêm VC bắt dân làng thức dậy để
chứng kiến tận mắt cảnh hành hình. Ông Netto nói rất tiếc là ông không
còn nhớ tên làng, nhưng điều đó chẳng quan trọng vì những vụ VC khủng bố
dân như vậy xảy ra rất thường hàng đêm ở miền Nam trong thời chiến
tranh. Tiến sĩ Netto hiện là cư dân ở Laguna Woods, California, Hoa Kỳ
và hay giao tiếp với bạn bè người Việt. Địa chỉ
trang blog:http://uwesiemon.blogspot.ca/2012/04/german-remembers-vietnam.html)
Trong quyển “The Soldiers’ Story”,
phóng viên Hoa kỳ Ron Steinman ghi lại lời kể về kinh nghiệm chiến
trường ở VN của 77 chiến binh Mỹ: “Tôi còn nhớ đã từng đi ngang qua
các nghĩa địa nơi Bộ đội miền Bắc giết hàng nhóm nguời dân lành. Họ đào
hầm, rãi vôi rồi bắn nguời dân quăng xuống… Những hầm (chôn tập thể)
rất khó nhận ra… Vài cán binh Bắc Việt và Việt Cộng đã cắt rời những bộ
phận sinh dục của nạn nhân rồi đánh dấu thi thể những nạn nhân đó.” (trang176, The Soldiers’ Story – Ron Steinman).
Vì Việt Cộng đã từng là vua khủng
bố trong suốt hơn nửa thế kỷ nên họ có kinh nghiệm đầy mình để ngăn chận
khủng bố. Theo dữ liệu của Bách khoa Tự điển mở Wikipedia, lịch sử Việt
Nam chưa ghi nhận những vụ khủng bố có quy mô lớn, nhưng các âm mưu
khủng bố rất nhiều. Trong Chiến tranh Việt Nam, tại miền Nam từng xảy ra
nhiều vụ đặt bom nhằm mục đích phá hoại các cơ quan đầu não của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa do Việt Cộng
thực hiện.
Tại
Việt Nam ngày nay, các điều khoản về khủng bố được quy định trong Bộ
luật Hình sự ra đời sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 tại New York. Các
hoạt động mang tính đối kháng bằng bạo lực với Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam thường bị chính quyền Việt Cộng liệt vào dạng “khủng
bố” và đều bị lực lượng an ninh Việt Nam phát hiện và ngăn chặn. Ngăn
chận để dành độc quyền.
Như vậy rõ ràng là Việt Cộng vừa ăn
cướp vừa la làng, vừa ra tay khủng bố cả nước vừa la làng lên là bị
người Việt hải ngoại về nước khủng bố, thật đúng với bài bản của quan
thầy Trung Cộng. Tàu Cộng giỏi nghề Sơn Đông mãi võ bán thuốc dán
thường la làng. Tàu Cộng nói:
- “Tranh chấp liên tục trên Biển Đông chủ yếu bắt nguồn từ Việt Nam”,
- “Thách thức lớn nhất đối với sự nhấn mạnh về một giải pháp hòa bình của Trung Quốc cũng có thể do Việt Nam”,
-
“Việt Nam ngày càng gây sự trong việc thu tóm các đảo làm của riêng
mình, không đếm xỉa đến chính sách truyền thống của Trung Quốc”, v.v.
Sự thật ra sao chúng ta ai cũng biết
là chính Trung Cộng ra sức ăn cướp trắng
trợn đất biển của Việt Nam, cố tình gây căng thẳng nhằm biến khu vực
không có tranh chấp và thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng có tranh
chấp để thực hiện kế hoạch “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn” trên Biển
Đông.
Qua bài “Khủng Bố: Xưa và Nay”, tác giả Lê Minh ở Úc châu viết: “Nạn
khủng bố của Việt Cộng đã có từ lâu, có từ thời ông Hồ Chí Minh mới đem
chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Các vụ ám sát khủng bố do các đảng
viên, cán bộ cộng sản thực hiện đã xảy ra từ những năm tháng trước thời
điểm 1945. Từ sau thời điểm 8/1945 thì các vụ ám sát, khủng bố lại diễn
ra với hình thức quy mô, rộng lớn hơn. Những đối thủ chính trị của
các đảng phái khác khi bị ám sát thì được chụp cho cái mũ “Việt gian,
phản động” hay “tay sai”. Đây là những thủ thuật được dùng để che mắt
quần chúng và giúp kẻ nhận nhiệm vụ ám sát có thể ra tay dễ dàng, dã man
và dứt khoát hơn. Những năm tháng trong cuộc chiến kháng Pháp, các cuộc
thanh trừng, khủng bố vẫn diễn ra từ Nam chí Bắc, không những chỉ đối
với các phe phái đối lập, mà còn xảy ra đối với chính các đồng chí trong
cùng nội bộ.”
Những vụ khủng bố do VC gây ra trong
thời chiến, kể ra thì có hàng ngàn đã được kiểm tra và đúc kết hồ sơ
đầy đủ bởi các cơ quan chính phủ Mỹ; người viết xin liệt kê nơi phần
liệt kê ở cuối bài.
Thông thường, kẻ giết người luôn tìm
cách che đậy hành vi tội ác ghê tởm. Hành động lén lút ám sát giết
người thường là do lệnh của tổ chức đảng phái chính trị, là một thứ công
tác sứ mạng điệp vụ. Đàng sau sứ mạng đó, cho dù thành công thì vẫn là
chết chóc đau thương cho một người hay nhiều người có khi vô tội và bị
giết oan khuất. Đối với lương tâm con người, hành động đó là việc làm
bắt buộc và đáng lý ra không có gì vinh quang để kiêu hãnh. Nhưng đối
với những con người cộng sản khát máu, họ lại xem đó như một thứ hào
quang đáng tự hào khoe khoang và hãnh diện.
Xe
hơi chở giáo sư Nguyễn Văn Bông bị hư hại sau khi trúng bom chất nổ của
khủng bố VC ngày 10 tháng 11 năm 1971. Tổ trinh sát vũ trang Ban An
ninh T4 gồm có Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu ám sát giáo sư Bông, (Viện
trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, lãnh đạo của đảng Tân Đại Việt,
người thành lập Phong trào Quốc gia Cấp tiến) tại ngã tư Cao Thắng –
Phan Thanh Giản bằng 4kg chất nổ C4 được liên kết với ba trái lựu đạn.
Vũ Quang Hùng,
người đã đặt bom giết chết giáo sư Nguyễn Văn Bông, từng là phó Tổng
biên tập báo Công an TP. HCM. Hùng khoe khoang thú nhận “Tôi ám sát
người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” ca ngợi chiến công hiển hách của 2 biệt
động Sài Gòn là Hùng và Châu. Giáo sư Bông bị sát hại khi 42 tuổi, là
một trí thức cấp tiến có khả năng trở thành thủ tướng của Việt Nam Cộng
Hòa. Lúc mất ông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, cố vấn cho
Tối cao Pháp viện, ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam. Cùng thiệt mạng với ông còn có 3 người khác là vệ sĩ là lái xe. Ông
để lại người vợ góa 30 tuổi và 3 con nhỏ.
Một kẻ khủng bố Việt Cộng khác khoe thành tích là Trịnh Thị Thanh Mão. Bà Mão khoe là
từng đã nhúng tay vào một vụ mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Bài
viết “Chân dung nữ du kích từng mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”
trên báo trong nước tiết lộ rằng Tháng 9/1970, trong một lần đi kinh lý
bên dòng sông Thạch Hãn, ông tổng thống VNCH suýt chết trước nòng súng
của nữ du kích Trịnh Thị Thanh Mão. Hiện tại, cựu nữ du kích Mão đang cư
ngụ ở làng Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Với
cái gọi là “Ký ức hào hùng”, bà Mão kể lại năm 1964 khi 14 tuổi, “Lợi
dụng sự sơ hở của địch ít chú ý tới trẻ con, tôi đã “chuyển vũ khí,
thuốc men vào căn cứ cách mạng; hóa thân vào làm người bán hàng rong trà
trộn vào lòng địch cài bom
hẹn giờ nổ đánh xe, tiêu diệt địch”. Sau một loạt thành tích đặt bom,
năm 18 tuổi tôi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Việc ám sát
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được tôi thực hiện vào năm 1970 trong buổi
khánh thành hệ thống “ấp chiến lược”, tôi bắn 2 viên đạn nhưng không
viên nào nổ.“Tiếc thật nếu sau cái bóp cò đó súng nổ thì Thiệu đã tiêu
rồi”.
Ảnh:
Bác sĩ Lê Minh Trí, Bộ Trưởng Giáo Dục VNCH đẫm máu vì bị thương nặng
(và sau đó chết) đang nằm trên mặt đường và vệ sĩ của ông cũng bị thương
đang ngồi trên lề đường trước sự canh gác của một quân cảnh Mỹ. Tài xế
của ông chết trong chiếc xe đang bốc cháy sau khi khủng bố VC tung lựu
đạn vào xe trên đường phố Sài Gòn ngày 6 tháng 1, 1969.
Nếu
việc khủng bố chỉ được đảng CS thi hành trong chiến tranh thì cũng chưa
phải là điều đáng nói. Thực tế, sau 36 năm thống nhất đất nước, họ vẫn
tiếp tục hành động khủng bố của mình bằng nhà tù, bằng còng số 8 thông
qua điều 88 và 79 của bộ luật Hình sự. Phương tiện họ dùng khủng bố
không phải là bom ba càng, mìn hẹn giờ mà dùng chính Hiến pháp, thông
qua điều IV và lực lượng công an, an ninh dày đặc để đàn áp những người
bất đồng chính kiến.
Hàng loạt các trí thức, nhân sĩ yêu
nước bị bỏ tù vì đòi hỏi thực thi dân chủ nhân quyền đã bị cầm tù như
Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, LM Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn
Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Vi Đức Hồi, Phạm Thanh
Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Bùi
Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Paulus Lê Sơn, Huỳnh Thục Vy, Việt
Khang, v.v. Đó chính là sự tiếp tục chủ nghĩa khủng bố từ những năm
xưa. Những trí thức trên và còn nhiều người khác nữa bị kết những bản án
từ vài năm tới cả chục năm tù chỉ vì quan điểm của mình qua phỏng vấn
hay các bài viết, bài nhạc. Vậy không là khủng bố thì sao?
Một số những vụ khủng bố của VC ở miền Nam VN
từ 1960 đến 1969 ghi nhận được:
từ 1960 đến 1969 ghi nhận được:
Ngày 2 tháng Hai 1960:
VC phá và đốt chùa Phật giáo ở làng Phước Thành tỉnh Tây Ninh, đâm chết
thiếu niên 17 tuổi tên Phan Văn Ngọc do em này kháng cự.
Ngày 22 tháng Tư 1960:
Khoảng 30 cán bộ võ trang VC ruồng bố làng Thới Long tỉnh An Xuyên định
bắt Cao văn Nành 45 tuổi. Dân làng tụ lại phản đối. Việt Cộng nổ súng
giết chết một thiếu niên 16 tuổi.
Ngày 23 tháng Tám 1960: Việt Cộng đang đêm bắt hai giáo viên Nguyễn Khoa Ngôn và Nguyễn Thị Thiệt đến trường Rau Ran tỉnh Phong Dinh để chứng kiến
cảnh chúng xử tử hai người đàn ông tên Cảnh và Văn để răn đe và gây khiếp đảm.
Ngày 24 tháng Chín 1960: Một toán VC lục phá và đốt cháy tiêu trường An Lạc tỉnh An Giang.
Ngày 28 tháng Chín 1960:
VC chận xe của Cha xứ Hoàng Ngọc Minh, giáo phận Kontum, dùng súng máy
bắn ông chết, xong còn cắm cọc tre vào người ông. Tài xế Huỳnh Hữu, cháu
cha Minh, bị thương nặng.
Ngày 30
tháng Chín 1960: Một toán VC bắt nông dân Trương văn Đáng 67
tuổi ra trước một phiên “tòa án nhân dân”, cáo buộc tội ông mua hai mẫu
ruộng mà trái lệnh chúng không giao cho người khác. Ông bị VC bắn chết
trên mảnh ruộng của ông sau phiên xử.
Ngày 6 tháng Mười Hai 1960: VC đặt chất nổ nhà bếp Sân Cù Sài Gòn làm chết một phụ bếp và làm bị thương hai đầu bếp.
Báo cáo tổng kết các vụ VC khủng bố năm 1960 của chính phủ VNCH nạp
trình cho Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến gồm có 284 chiếc cầu bị
phá hoại, 60 trạm y tế bị đốt. Và do hậu quả của những trường
học bị VC phá hủy, việc học của 25,000 học sinh bị ảnh hưởng.
Ngày 22 tháng Ba 1961:
20 nữ sinh đi xe đò trên đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu sau khi tham dự
Lễ Hai Bà Trung bị VC giật mìn và xả súng bắn làm thiệt mạng hai nữ sinh
và làm bị thương 10 em khác.
Ngày 15 tháng Ba 1961:
12 sơ nữ tu dòng Chúa Quan Phòng đi xe đò từ Tây Ninh đi Sài Gòn bị VC
phục kích chận lục soát hành lý. Sơ Theophile phản đối nên bị chúng bắn
chết tại chỗ và sơ Phan thị Nở bị thương.
Ngày 26 tháng Bảy
1961: Hai dân biểu gốc người Thượng tên Rmah Pok and Yet Nic
Bounrit bị VC phục kích bắn chết gần Đà Lạt cùng với một giáo viên cùng
đi thăm viếng một làng định cư.
Ngày 20 tháng Chín 1961:
Một lực lượng hàng ngàn VC tràn ngập thị xã Phước Vinh tỉnh Phước
Thành, đốt phá mọi cơ sở hành chánh, chặt đầu hầu hết công chức trong
thị xã, chiếm giữ trọn ngày trước khi rút lui.
Tháng Mười 1961: Nghiên cứu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước đoán số lượng dân chúng VNCH bị VC giết mỗi tháng là một ngàn năm trăm người.
Ngày 13 tháng Mười Hai 1961: Cha Bonnet người Pháp thuộc giáo phận Kontum bị quân khủng bố VC ám sát trong lúc ông viếng thăm giáo dân ở Ngok Rongei.
Ngày 20 tháng Mười Hai 1961:
kỹ sư S. Fuka người Nhật làm việc cho dự án đập thủy điện Đa Nhim bị VC
chận đường bắt cóc. Số phận của ông ra sao không bao giờ được rõ.
Ngày 1 tháng Giêng 1962: VC chém chết ông Lê văn Thiều 63 tuổi, thủ lãnh lao công tại đòn điền cao su nơi ông làm việc.
Ngày 2 tháng Giêng
1962: VC giết chết hai nhân viên tên Pham văn Hải và Nguyễn
văn Thạch trong đoàn diệt trừ sốt rét đang làm việc ở địa điểm cách
khoảng 20km về phía nam Sài Gòn.
Ngày 20 tháng Hai 1962:
VC ném 4 quả lựu đạn vào một đám dân làng đang xem hát ở Cần Thơ, giết
chết 24 phụ nữ và trẻ con và làm cho 84 người khác bị thương.
Ngày 8 tháng Tư 1962:
VC xử tử hai tù thương binh Hoa Kỳ gần làng An Châu Trung phần Việt
Nam. Hai thương binh Mỹ này bị trói và bị bắn vào mặt vì họ không đi
theo kịp toán VC đang rút lui.
Ngày 19 tháng Năm 1962: Khủng bố VC
ném lựu
đạn vào nhà hàng Aterbea ở Sài Gòn làm bị thương viên quản lý đoàn xiệc
đến từ Bá Linh và tham vụ văn hóa Tòa Đại Sứ Tây Đức ở Sài Gòn.
Ngày 20 tháng Năm 1962:
VC đánh bom trước khách sạn Hưng Đạo Sài Gòn, nơi cư ngụ của quân nhân
Hoa Kỳ, làm bị thương 8 người Việt và 3 quân nhân Mỹ đang đứng bên ngoài
khách sạn.
Ngày 12 tháng Sáu 1962: VC phục kích xe đò hành khách gần Lệ Tri tỉnh An Giang giết chết tất cả người trên xe gồm tài xế, người phụ lơ và hành khách.
Thi
thể của hai thiếu niên trai và một người đàn ông nằm trên đường phố
trong vụ VC tung lựu đạn trước Tòa Đô Chính Sài Gòn Ngày Quốc Khánh 26
tháng Mười năm 1962.
Ngày 20 tháng Mười 1962:
Đội Biệt động 159 của Việt Cộng tung lựu đạn giết chết 7 người và làm
bị thương 47 người đang đứng xem một cuộc triển lãm có trưng bày một phi
cơ trực thăng cùng một số
chiến lợi phẩm tịch thu được của địch quân trước Tòa Đô Chính Sài Gòn
và một đoạn dài của đại lộ Nguyễn Huệ.
Theo
lời thuật có tính cách tuyên truyền khoác lác của báo chí VC, nữ du
kích nội thành Lê Thị Thu Nguyệt giả dạng nữ sinh đảm nhận công tác mang
thuốc nổ vào Sài Gòn. Trong bộ quần áo dài trắng giả trang một nữ sinh
từ quê lên Sài Gòn học, Nguyệt mang theo hai chậu kiểng được ngụy trang
dưới lớp đất là những quả lựu đạn. Bài báo kể Nguyệt bị chận xét nơi
trạm kiểm soát như sau.
(Trích: “Tim
chị cơ hồ nhảy ra khỏi lồng ngực khi tên lính xét giấy tờ đòi đập vỡ
hai
chậu kiểng xem có chất nổ không. Quá bất ngờ, Thu Nguyệt òa khóc, nói
rằng ông bà ngoại sẽ đánh chết cô nếu đem hai chậu kiểng về nhà không
còn nguyên vẹn. Vẻ đẹp tinh khiết và nước mắt cô nữ sinh làm mềm lòng
tên lính. Hắn ta khoát tay ra hiệu đồng bọn bỏ đi. 8 giờ sáng ngày
26/10/1962, Nguyệt chọn bộ quần áo dài đẹp nhất cùng Tùng, Quang giả làm
thường dân đi xem triển lãm. Trong chiếc khăn mùi soa của Thu Nguyệt là
quả lựu đạn. Tới nơi, thấy địch để bên cạnh chiếc trực thăng Mỹ là
súng, mìn “chiến lợi phẩm”, Quang định ném trái lựu đạn vào đống mìn
nhưng Thu Nguyệt ngăn lại. Chị giải thích hành động của mình lúc ấy:
“Chỗ đó quá đông người, tôi sợ mìn nổ làm chết dân. Nơi chiếc trực thăng
đậu vắng người hơn. Tôi bí
mật chuyển “chiếc khăn mùi soa” qua cho Quang. Anh hiểu ý nhanh tay ném
vào mục tiêu này”. Một tiếng nổ vang lên, chiếc máy bay sụm xuống, bốc
cháy mù mịt. Mọi người hỗn loạn tranh nhau thoát ra khỏi khu vực triển
lãm. Lợi dụng thời cơ đó, các chiến sĩ biệt động hòa vào đám đông, thoát
ra ngoài an toàn. Sáng hôm sau đọc báo, chị biết được kết quả trận
đánh. Vậy là với chiếc khăn mùi soa trắng mỏng manh trong bàn tay bé nhỏ
của Thu Nguyệt, quả lựu đạn đã phá hỏng 1 trực thăng HU1A, làm chết 3
tên, 2 tên bị thương và chiến công lớn hơn của trận đánh là đã phá vỡ
được cuộc triển lãm của địch dự định kéo dài trong bảy ngày, làm thất
bại âm mưu chính trị của ngụy quyền Sài Gòn.” Ngưng
trích).
Bạn
đọc ắt thấy bài báo trên đây kém trung thực. Hình ảnh tài liệu cho thấy
rõ ràng là các nạn nhân của vụ khủng bố này cũng chỉ là thường dân,
trong đó có trẻ em.
Ngày 4 tháng Mười Một 1962:
VC ném lựu đạn trong một đường hẽm tại Cần Thơ, giết chết một quân nhân
Hoa Kỳ và 2 trẻ em Việt Nam và làm một em khác bị thương nặng.
Ngày 25 tháng Giêng 1963: VC đặt chất nổ xe lửa chở gạo gần Qui Nhơn, giết chết 8 hành khách và làm bị thương 15 người khác.
Ngày 4 tháng Ba 1963:
VC chận xe trên đường Sài Gòn Đà Lạt, bắn chết 2 nhà truyền giáo Tin
Lành là Elwood Forreston, người Mỹ, và Gaspart Makil, người Phi Luật
Tân. Hai đứa con song sinh của Makil bị bắn và bị thương.
Ngày 16 tháng Ba 1963:
VC ném lựu đạn vào một ngôi nhà của một gia đình người Mỹ đang tiếp
khách ăn tối ở Sài Gòn, giết chết một thương gia người Pháp và làm bị
thương 4 người khác.
Ngày 25 tháng Ba 1963:
Cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê
Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn một
quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 cho chuyến bay từ Sài Gòn
đi Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ
nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển vào
nhà ga sân bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm
đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi.
Vụ khủng bố này lại cũng có sự nhúng tay của nữ khủng bố Lê Thị Thu Nguyệt. Báo Việt Cộng viết: (Trích) “Cũng
không ai nghĩ, người phụ nữ bé nhỏ, dịu dàng ngồi trước mặt tôi nói
những chuyện đời thường về cơm ăn áo mặc, mối lo toan thường tình như
bao phụ nữ khác là
nữ biệt động Đội 159 đưa được mìn nổ chậm, một loại vũ khí do Quân giới
Quân khu sản xuất từ Củ Chi vào sân bay Tân Sơn Nhất, gài được mìn hẹn
giờ trên máy bay Boeing 707.
Để
thực hiện được trận đánh quan trọng này, Đội Biệt động 159 trước đó đã
tiến hành gài người vào làm nhân viên điều khiển không lưu ở sân bay,
mang bí số 8E, tức Mười Luân; đồng thời đưa Thu Nguyệt đóng vai người
yêu của Mười Luân ra vào sân bay để điều nghiên mục tiêu. Ngày
25/3/1963, một gói thuốc nổ mạnh C4 cài đồng hồ hẹn giờ được ngụy trang
trong một chiếc túi du lịch, giống y hệt chiếc túi du lịch mà bọn cố vấn
Mỹ thường
dùng. Khi khoác “túi du lịch” đến từ giã “người yêu”, Thu Nguyệt đánh
tráo túi du lịch của một tên Mỹ trong phòng đợi.
Theo
kế hoạch, quả mìn sẽ nổ khi máy bay cất cánh 15 phút. Nhưng chiếc
Boeing 707 hôm ấy chở 80 cố vấn Mỹ rời Sài Gòn sang San Francisco, quá
cảnh sân bay Honolulu được 2 phút mìn mới phát nổ. Toàn bộ máy bay bị
phá hỏng. Thoát chết trong gang tấc, bọn cố vấn Mỹ vô cùng kinh hoàng.
Nếu như hôm ấy, chiếc đồng hồ hẹn giờ không bị trục trặc do máy bay lên
độ cao 10.000 mét, áp suất không khí khiến nó chạy chậm lại, thì 80 cố
vấn Mỹ xâm lược đã đền mạng. Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin về trận đánh
này, trong đó có lời khen ngợi của Hồ Chủ
tịch. Quả mìn ấy tuy không nổ đúng giờ nhưng có sức “công phá” lớn
trong dư luận, gây kinh hoàng cho quân đội Mỹ ngay phía bên kia bờ Thái
Bình Dương: “Không chỉ Việt cộng đánh chúng ta trong thành phố, mà ngay
cả bên Mỹ”. (Ngưng trích).
Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong câu chuyện VC kể này, xin để đọc giả tự thẩm định.
Ngày 3 tháng Tư 1963:
Khủng bố VC tung hai quả lựu đạn vào một trường học ở Long Xuyên, giết
chết một giáo viên và hai người lớn đang xem học sinh trình diễn ca nhạc
hàng năm.
Ngày 4 tháng Tư 1963:
VC ném lựu đạn vào khán giả đang xem chiếu bóng ở một làng quê quận Cao
Lãnh tỉnh Định Tường, giết chết 4 người và làm bị thương 11 người khác.
Ngày 23 tháng Năm 1963: VC đánh bom bằng hai chiếc xe đạp có gài chất nổ trên đường phố Sài Gòn giết chết hai người và làm bị thương 10 người khác.
Ngày 12 tháng Chín 1963: Cô giáo Võ Thị Lộ 26 tuổi ở An Phước tỉnh Kiến Hòa sau 3 ngày bị VC bắt cóc, đã bị VC cắt cổ chết và vứt thây ở rìa làng.
Ngày 16 tháng Mười 1963: Hai
chiếc xe đò ở Kiến Hòa và Quảng Tín bị trúng mìn VC khiến cho 18 hành khách tử vong và 23 người khác bị thương.
Ngày 9 tháng Mười Một 1963: Trong một ngày 3 vụ ném lựu đạn xảy ra tại 3 địa điểm khác nhau tại Sài Gòn làm bị thương 16 người.
Ngày 9 tháng Hai 1964:
VC kích nổ bom tại một sân vận động thể thao nơi người Mỹ chơi banh làm
cho 2 chết và 41 bị thương trong đó có 4 phụ nữ và 5 trẻ em. Một phần
bom khác không nổ, nếu không, số người tử thương sẽ cao hơn nhiều.
Ngày 16 tháng
Hai 1964: Khủng bố VC kích nổ bom tại rạp chiếu bóng Kinh Đô ờ Sài Gòn gây tử thương 3 người Mỹ và làm bị thương 32 người khác.
Ngày 14 tháng Bảy 1964: Phạm Thảo, chủ tịch ủy ban hành động Công giáo tỉnh Quảng Ngãi bị VC xử tử khi ông về thăm sinh quán làng Phổ Lợi Quảng Ngãi.
Tháng Mười 1964:
Giới chức Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho biết từ đầu năm đến tháng Mười 1964 VC
đã giết chết 429 viên chức địa phương của VNCH và bắt cóc 482 người
khác.
Ngày 24 tháng 12, 1964:
Một vụ nổ do khủng bố VC ở cư xá Brink trong đêm Giáng Sinh. Cư xá
Brinks ở Sài Gòn là nơi trú ngụ của hơn 125 sĩ quan Mỹ và dân thường bị
đánh bom do một đặc công Việt Cộng đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng
hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của
tòa nhà, giết 66 người trong đó có 2 sĩ quan Mỹ và làm hơn 100 người
khác bị thương.
Ngày 6 tháng Hai 1965: Đài
phát thanh VC cho biết VC đã đem hai tù binh người Mỹ ra bắn chết để trả thù cho 2 khủng bố VC vừa bị VNCH xử bắn.
Ngày 10 tháng Hai 1965: Khủng bố VC đặt bom phá nổ trại lính ở Qui Nhơn, giết chết 23 binh sĩ Mỹ.
Quang cảnh bên ngoài Tòa Đại Sứ Mỹ cũ trên đại lộ Hàm Nghi trong vụ VC khủng bố ngày
30/3/1965.
Ngày 30 tháng Ba 1965:
Một toán đặc công VC phối hợp đánh bom Tòa Đại Sứ Mỹ trên đại lộ Hàm
Nghi gây thiệt mạng cho 22 người, trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên
Mỹ và một người Phi Luật Tân, 83 người khác bị thương, trong đó có phó
đại sứ Mỹ A.Johnson.
Lối
đi vào nhà hàng nổi Mỹ
Cảnh từ Bến Bạch Đằng sau khi VC giật quả mìn Claymore thứ nhì để giết
hại thêm thực khách từ nhà hàng chạy lên sau vụ nổ trước.
Ngày 25 tháng Sáu, 1965:
Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn bị đặt bom làm hơn 40 người
thiệt mạng, trong đó có 9 người Mỹ và làm hơn 50 thường dân bị thương.
Ngày18 tháng Tám, 1965: Tổng Nha Cảnh sát bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương.
Ngày 4 tháng Mười, 1965: Sân vận động
Cộng Hòa bị đặt bom làm 11 người thiệt mạng, 42 thường dân khác bị thương.
Ngày 5 tháng Mười, 1965:
Bom nổ trên một chiếc taxi trên đường phó chính ở Sài Gòn, có thể do
bom phát nổ sớm hơn giờ ấn định, làm hai người chết và 10 bị thương.
Ngày 4 tháng 12, 1965:
Bom khủng bố nổ trước một biu đing cư xá quân nhân ngoại quốc ở Saigon
làm 137 người bị thương gồm 72 người Mỹ, 3 người Tân Tây Lan và 62 người
Việt.
Ngày 12 tháng 12, 1965: Hai trung đội khủng bố VC giết 23 công nhân đào kinh trong một ngôi chùa Phật
giáo ở Tân Hưng tỉnh Định Tường và 7 người bị thương.
Ngày 30 tháng 12, 1965:
Ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị VC kê súng bắn vào đầu khi
ông từ tòa soạn về nhà để ăn trưa vì trước đó ông đã cho đăng lên báo
lời hăm dọa mà ông nhận được của cộng sản.
Ngày 7 tháng 1, 1966: Cộng sản gài và giật nổ một quả mìn Claymore tại cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, làm 2 người chết và 12 bị thương.
Ngày 17 tháng 1,1966: Cộng sản giật mìn xe đò trên công lộ tỉnh
Kiến Tường làm chết 26 thường dân, trong đó có 7 trẻ em, và 8 người bị thương.
Ngày 29 tháng 1, 1966:
VC giết chết cha xứ Phan Khắc Dậu 74 tuổi ở Thạnh Trị tỉnh Kiến Tường
cùng với 5 giáo dân. Đám khủng bố xúc phạm và hủy hoại thánh kinh và
tượng chúa cùng các vật dụng khác.
Ngày 2 tháng Hai, 1966:
Một toán du kích VC phục kích bắn xả vào một chiếc xe Jeep chở nhân
viên ty thông tin tỉnh Hậu Nghĩa, làm 6 chết và một bị thương.
Ngày 14 tháng Hai, 1966: VC gài nổ hai quả mìn dưới xe đò gần Tuy Hòa giết
chết 48 nông dân và làm bị thương 7 người khác.
Ngày 18 tháng Ba, 1966: Thêm 15 hành khách xe đò chết và 4 bị thương vì trúng mìn VC 8km phía tây Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.
Ngày 22 tháng Năm, 1966:
Quân khủng bố VC đang đêm tấn công một khu nhà trú ngụ của nhân công
đào kinh tỉnh An Giang, giết chết 18 đàn ông, 1 phụ nữ và 4 trẻ em.
Ngày 10 tháng Chín, 1966:
Trong đêm trước ngày bầu cử Quốc Hội miền Nam, Việt Cộng tung ra 166
cuộc tấn công trên toàn quốc, phá hoại địa điểm đặt thùng phiếu, bắt cóc
và ám sát.
Ngày 11tháng Chín, 1966: Trong ngày bầu cử, khủng bố VC giết chết 19 cử tri, làm bị thương 120 người, đốt phá phòng phiếu, đặt mìn vệ đường và ám sát.
Ngày 24 tháng Chín, 1966:
Quân đội Hoa Kỳ giải cứu 11 tù nhân tại một trại giam của VC ở tỉnh Phú
Yên. Có 70 tù nhân bị VC bỏ đói đến chết và 20 người khác chết vì tra
tấn.
Ngày 11 tháng Mười, 1966:
Theo sự chỉ dẫn của một thiếu niên 14 tuổi, lực lượng Đồng Minh tìm
thấy một nhà tù VC ở tỉnh Bình Định với 12 tử thi tù nhân đã bị VC bắn
và ném lựu
đạn chết trước khi chúng tẩu thoát.
Ngày 22 tháng Mười, 1966: Một cán bộ nông thôn nửa đêm bị VC vào nhà bắn chết ở Bình Chánh tỉnh Gia Định.
Ngày 24 tháng Mười, 1966: Một chiếc xe đò chạy tuyến đường Huế – Quảng Trị trúng mìn VC tại Phong Điền khiến 15 hành khách bị thương.
Ngày 27 tháng Mười, 1966: VC tung lựu đạn vào nhà dân ở Ban Mê Thuột giết chết 2 người và làm bị thương 7 người gồm trẻ em và phụ nữ.
Ngày 28 tháng
Mười, 1966: Cảnh sát kịp thời bắt giữ một nữ du kích VC định đặt bom dưới khán đài lễ hội ở Khánh Hưng tỉnh Ba Xuyên.
Ngày 1 tháng 11, 1966: VC pháo kích Sài Gòn trong Ngày Cách Mạng giết chết và làm bị thương 51 người.
Ngày 2 tháng 11, 1966:
VC ném lựu đạn vào trường đua Phú Thọ Sài Gòn làm 2 người chết và 8
người bị thương. Cùng ngày một toán khủng bố VC tấn công quận châu thành
tỉnh Phong Dinh, đặt chất nổ gây hư hại cầu sắt Đầu Sấu.
Ngày 3 tháng 11, 1966:
Khủng bố VC xâm nhập ngoại ô Sài
Gòn và pháo kích 24 phát vào trung tâm thủ đô. Các nơi bị trúng đạn là
Chợ Bến Thành, nhà thương Grall, nhà thờ Đức Bà và một số nhà dân cư; có
8 người chết và 37 người bị thương nặng.
Ngày 4 tháng 11, 1966:
VC bắn súng cối vào một làng tỉnh Hậu Nghĩa, làm một người chết và 8
người bị thương. Cùng ngày VC tấn công một làng ở Tây Ninh làm 6 người
chết và một số bị thương.
Ngày 7 tháng 11, 1966: VC bắt cóc hai viên chức hành chánh trên tỉnh lộ 8 tỉnh Quảng Đức.
Ngày 16 tháng
11, 1966: Một chiếc xe đạp chứa chất nổ do khủng bố VC gài
phát nổ trên đường Nguyễn Văn Thoại Sài Gòn khiến hai quân nhân và một
thường dân bị thương.
Ngày 19 tháng 11, 1966: VC pháo kích tổng cộng 28 phát đạn súng cối ở Cần Giộc và Cần Đước tỉnh Long An gây cho 2 trẻ em chết và 17 người bị thương.
Ngày 20 tháng 11, 1966: Hai cảnh sát viên bị thương khi gỡ băng rôn VC có gài chất nổ.
Ngày 23 tháng 11, 1966: VC mặc quân phục giả dạng binh sĩ VNCH giết chết
cảnh sát gác cầu ở Khánh Hưng tình Ba Xuyên và ném 2 quả lựu đạn làm 2 binh sĩ và 7 thường dân bị thương.
Ngày 26 tháng 11, 1966:
VC gài mìn Claymore ở sân chơi trường tiểu học Trịnh Hoài Đức ở An
Thạnh tỉnh Bình Dương cạnh một địa điểm huấn luyện của một đơn vị Đại
Hàn. Mìn nổ giết chết 3 binh sĩ Đại Hàn và làm bị thương một học viên
người Việt.
Ngày 30 tháng 11, 1966: VC pháo kích chợ Tân Uyên tỉnh Biên Hòa giết chết 3 thường dân và làm bị thương 7 người khác.
Ngày 4 tháng 12, 1966:
Một đơn vị
đặc công VC phá thủng chu vi phòng thủ 20,8 cây số xung quanh Căn cứ
Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo
vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui toán đặc công này, giết chết 18 người.
Một máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị thiệt hại nặng. Quân du kích quay
lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng phòng thủ một lần nữa đã đẩy
lui, giết thêm 11 đặc công Việt Cộng.
Ngày 7 tháng 12, 1966:
Du kích Việt Cộng dùng súng lục Đông Đức ám sát dân biểu Trần Văn Văn
khi ông đang trên đường đi đến trụ sở Quốc Hội. Hai tên du kích bị bắt.
Ngày 10 tháng 12, 1966:
Du kích
Việt Cộng ném lựu đạn vào sân chơi của ty Chiêu Hồi tỉnh Bình Dương làm
cho 3 trẻ em bị thương nặng. Cùng ngày, một xe đò trúng mìn Việt Cộng ở
Phong Dinh khiến 5 hành khách toàn phụ nữ thiệt mạng và làm tài xế bị
thương nặng.
Ngày 27 tháng 12, 1966:
Dân biểu bác sĩ Phan Quang Đán may mắn thoát chết khi xe ông phát nổ ở
Gia Định. Bánh chất nổ gắn dưới lườn xe của ông kích nổ khi ông mở cửa
xe bước ra. Bác sĩ Đán bị thương nhưng một phụ nữ đi đường tử thương và 5
người bộ hành khác bị thương.
Ngày 6 tháng 1, 1967: Một cảnh sát viên ở quận Tân
Châu tỉnh Kiến Phong bị Việt Cộng hành quyết trước sự chứng kiến của gia đình.
Ngày 7 tháng 1, 1967: Việt Cộng đặt chất nổ phá sập một lớp học và một trạm y tế quận Hồng Ngự tỉnh Kiến Phong.
Ngày 8 tháng 1, 1967:
Việt Cộng ném lựu đạn vào nhà một xã trưởng tỉnh An Xuyên làm một đứa
con của ông ta chết và làm bị thương 3 thành viên khác trong gia đình.
Ngày 12 tháng 1, 1967: VC phục kích xe đò trên Quốc lộ 14 ở Tân Cảnh giết chết 3 thường dân và làm bị thương 3 quân nhân.
Ngày 21 tháng 1, 1967: VC đột nhập làng Buôn Hô tỉnh Darlac gom dân tuyên truyền và bắt đi 6 thanh thiếu niên.
Ngày 6 tháng 2, 1967:
VC bố ráp Liêu Trì tỉnh Quảng Tín bắt cóc giáo viên và viên chức . Giáo
viên bị giết sau đó. Cùng ngày VC ném lựu đạn một buổi tiếp tân của Phó
Tỉnh trưởng Kontum, giết chết Trưởng Ty Giáo Dục và 2 viên chức khác
cùng 8 người bị thương nặng.
Ngày 4 tháng 3, 1967: Biết tin một đơn vị VNCH hành quân giải cứu, toán canh tù VC trói 12 tù nhân VNCH xong bắn, đâm và cắt
cổ. Chỉ có hai người được cứu sống.
Ngày 5 tháng 3, 1976:
VC mở 2 vụ đột kích ban đêm giết hai cán bộ xây dựng nông thôn ở Vĩnh
Phú tỉnh Phú Yên. Trong một vụ khác, thêm 7 người khác bị giết và 4
người bị thương.
Ngày 30 tháng 3, 1967: VC pháo kích trại gia binh tỉnh lỵ Bạc Liêu, phá hủy 200 căn nhà, giết chết 32 người.
Ngày 13 tháng 4, 1967:
VC nhắm mục tiêu khủng bố ban đêm vào một đoàn văn nghệ trình diễn ở Lữ
Sơn gần Đà Nẵng. Trưởng và phó đoàn đều bị giết, 2 đoàn viên bị thương.
Ngày 14 tháng 4, 1967: Du kích VC bắt cóc Nguyễn Văn Sơn, người ra ứng cử hội đồng làng thuộc quận Bình Chánh tỉnh Gia Định.
Ngày 16 tháng 4, 1967:
VC ám sát một ứng cử viên hội đồng làng Cẩm Hà tỉnh Quảng Nam. Thân
nhân trong gia đình cũng bị vạ lây gồm 1 em bé chết và 3 người lớn bị
thương.
Ngày 18 tháng 4, 1967:
VC tấn công vào ấp Suối Chồn thuộc tỉnh Long Khánh đông bắc Sài Gòn,
giết chết 5 cán bộ xây dựng nông thôn, làm bị thương 3 người và bắt cóc 7
người. Trong số 5 người bị giết có 3 cô gái trẻ bị trói và bắn vào
đầu. Một phần ba nhà cửa trong ấp bị VC đốt cháy rụi.
Ngày 26 tháng 4, 1967: Nguyễn Cầm, trưởng ấp Ba Đàn tỉnh Quảng Nam bị VC giết.
Ngày 10 tháng 5, 1967: Một chiếc xe đò cán trúng mìn VC ở tỉnh Phú Bổn làm một hành khách chết, tài xế và 5 hành khách khác bị thương.
Ngày 11 tháng 5, 1967:
Bác sĩ Trần Văn Lữ Y, bộ trưởng Y Tế tường trình trước Tổ Chức Y Tế Thế
Giới ở Geneva rằng trong 10 năm qua có hơn 200 nhân viên y tế bị VC
giết hại. Con số chính xác là 211 người gồm bác sĩ và y tá đã bị VC giết
hoặc bắt cóc; 174 bệnh xá, bệnh viện và nhà bảo sanh bị phá hủy, 40 xe
cứu thương bị trúng mìn hoặc bị bắn bằng súng máy.
Ngày 16 tháng 5, 1967: VC mở hai vụ khủng bố ở hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Trị giết chết 8 cán bộ xây dựng nông thôn và làm 5 người bị thương.
Ngày 24 tháng 5, 1967: VC tung lựu đạn vào nhà trưởng ban thông tin Phú Thạnh tỉnh Biên Hòa giết chết ông cùng với hai đứa con lúc 3 giờ sáng.
Ngày 29 tháng 5, 1967:
Đặc công người nhái VC từ dưới Sông Hương ở Huế làm nổ một khách sạn
nơi
các thành viên của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến thường trú ngụ.
Không có thành viên nào của 3 nước hội viên là Ấn Độ, Gia Nã Đại và Ba
Lan bị nguy hại; Vụ tấn công của VC làm cho 5 thường dân người Việt tử
thương và 15 bị thương. 80% khách sạn bị hư hại.
Ngày 2 tháng 6, 1967:
Hai trung đội VC có trang bị súng máy giữa khuya tấn công Trung Tâm
Chiêu Hồi tỉnh Long An làm 5 binh sĩ và 5 thường dân bị thương.
Ngày 27 tháng 6, 1967: Một xe đò đầy hành khách cán phải mìn VC ở đông nam Lai Khê tỉnh Bình Dương khiến 23 người trên xe đều chết.
Ngày 6 tháng 7, 1967:
7 trẻ em đi bộ trên đường lộ để đến chùa tại xã Cẩm Phổ tỉnh Quảng Nam
nhằm lúc một xe hàng chạy ngang làm nổ một quả mìn chống tăng do VC gài
khiến một em chết vầ em bị thương.
Ngày 13 tháng 7, 1967:
Một nhà hàng ở Huế bị VC gài bom nổ làm chết 2 thực khách người Việt,
làm bị thương 12 người Việt, 7 người Mỹ và 1 người Phi Luật Tân.
Ngày 14 tháng 7, 1967:
VC giả dạng binh lính VNCH tấn công một trại tù tỉnh Quảng Nam, giải
thoát cho 1,000 trên tổng số 1,200 tù nhân, xử tử 30 người tại sân trại.
10 thường
dân bị giết và 29 thường dân khác bị thương khi VC mở đường rút lui.
Ngày 25 tháng 7, 1967:
VC vào nhà dân ở Bình Triệu tỉnh Long An bắt đi 4 đàn ông, 1 phụ nữ và
đứa con trai 16 tuổi của bà. Sáng hôm sau trên tỉnh lộ 13, người ta tìm
thấy thi thể 6 người này với hai tay bị trói sau lưng và mỗi người có
một vết đạn bắn vào đầu.
Ngày 5 tháng 8, 1967:
Khủng bố VC bắt một bé gái học sinh cầm một quả lựu đạn đã rút chốt sẵn
dặn em đưa cho thầy cô giáo của em. Em học sinh này đi đến trường em
thuộc tỉnh An Xuyên đang có chương trình đặc biệt cổ động cho chiến dịch
Rủ Nhau Đi Bầu
Tháng Chín. Vừa tới cửa lớp học, em học sinh buông tay thả lựu đạn
khiến cho em chết và làm 9 em học sinh ngồi trong lớp bị thương.
Ngày 24 tháng 8, 1967: VC ném bom vào nhà một cảnh sát viên ở Cần Thơ làm một người chết và 4 người bị thương.
Ngày 26 tháng 8, 1967: Xe đò chở hành khách cán trúng mìn trong tỉnh Kiến Hòa làm cho 22 người chết và 6 người bị thương.
Ngày 27 tháng 8, 1967:
VC gia tăng các vụ khủng bố bằng pháo kích một tuần trước ngày bầu cử
tổng thống và thượng nghị viên. 46 chết và 227 bị
thương ở Cần Thơ. 10 chết và 10 bị thương trong tỉnh Phước Long. 9
thường dân và 5 trẻ em bị thương ở Ban Mê Thuột. 2 chết và 1 bị thương ở
Bình Long. 6 người bị bắt cóc ở làng Phước Hưng tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 29 tháng 8, 1967: VC xâm nhập 4 xã thuộc quận Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, giết chết 2 và bắt đi 6 người.
Ngày 1 tháng 9, 1967:
VC phá quốc lộ 4 trong tỉnh Định Tường với 6 hố bom khiến mọi lưu thông
tắt nghẽn ngoại trừ một xe cứu thương quân đội cán trúng mìn áp suất
khiến 13 hành khách chết và 23 bị thương.
Ngày 3 tháng 9, 1967:
Trong ngày bầu cử, vụ khủng bố VC đầu tiên xảy ra tại một địa điểm bỏ
phiếu ở Tuy Hòa Phú Yên khiến 3 chết và 42 bị thương. Tính chung trong
buổi sáng ngày bầu cử. có tổng cộng 48 cử tri bị VC sát hại.
Ngày 8 tháng 11, 1967: Trung tâm tị nạn Kỳ Chánh tỉnh Quảng Tín bị VC xâm nhập giết chết 4, làm bị thương 9 và bắt đi 9 người khác, lớp học bị đốt.
Ấp tân sinh Đắc Sơn bị VC dùng súng phun lửa hủy diệt, giết 114 dân làng và làm bị thương 47 người (AP Photo)
Ngày 5 tháng 12, 1967:
Một trong những vụ VC khủng bố tồi tệ nhất gây tiếng vang lớn là cuộc
thảm sát ở Dak Son tỉnh Phước Long. Người Mỹ ví nó như vụ thảm sát làng
Lidice ở Tiệp Khắc dưới thời nước này bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Dak Son
là một làng người Thượng với khoảng 2,000 dân. Vì ngôi làng này gần một
căn cứ quân đội Mỹ và được dân làng có thiện cảm, VC căm thù muốn tiêu
diệt. Hơn 300 VC trang bị 60 súng phun lửa đang
đêm tấn công định thiêu sống tất cả: người già trẻ lớn bé, gia súc,
thực phẩm, nhà cửa… Sáng hôm sau, một cảnh hoang tàn với từng đống thây
người chết cháy thành than cùng với mọi vật. Tổng cộng có 252 người
chết, hai phần ba là phụ nữ và trẻ em. 200 người bị bắt đi và không bao
giờ trở lại. Số người còn sống sót là vì cư trú trong các dãy nhà khác
và VC đã xài cạn hết súng phun lửa.
Ngày 14 tháng 12, 1967:
Dân biểu Bùi Quang San bị VC xông vào nhà ám sát. Hai ngày trước khi bị
giết, ông San cho biết có nhận được thư VC hăm dọa tính mạng. Cả gia
đình ông ở Hội An từng bị VC sát hại gồm mẹ, vợ và 6 đứa con. Cùng ngày,
thông cáo Bộ Thông Tin cho biết trong
tuần lễ qua có 232 người chết vì các vụ VC khủng bố.
Ngày 16 tháng 12, 1967:
VC cướp máy vi âm trong một buổi diễn kịch trong trường Đại Học Sài Gòn
để tuyên truyền và nổ súng làm 3 người bị thương khi bị ngăn cản, xong
tẩu thoát.
Ngày 20 tháng 1, 1968:
Một toán du kích VC có võ trang cưỡng bức khoảng 100 dân cư quận Tam
Quan tỉnh Bình Định tập họp để nghe chúng tuyên truyền. Một người lớn
tuổi lên tiếng phản đối liền bị VC bắn chết.
Ngày 30 tháng 1, 1968:
Trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân, một lực lượng Cộng quân khoảng 12,000
người đã thừa dịp hưu chiến xâm nhập thành phố Huế và tức khắc biến Huế
trở thành một trong những thành phố buồn nhất trên quả địa cầu. Thành
phố bị VC chiếm đóng 26 ngày, xử tử
gần 6,000 nạn nhân không vũ khí mà VC cho là kẻ thù của CS. Sau khi
thành phố được giải cứu, người ta tìm thấy nhiều mồ chôn tập thể hàng
ngàn người bị VC trói, giết cà chôn vội vã trên đường rút lui. Dấu hiệu
cho thấy có cả nạn nhân bị chôn sống.
Ngày 6 tháng 4, 1968:
Một toán du kích VC vào làng Thất Vinh Đông tỉnh Tây Ninh bắt dân mua
trái phiếu và bắt đi một giáo viên, 2 người con gái và một người cháu
trai của xả trưởng cùng 6 thiếu niên 15, 16 tuổi.
Từ 5/5 đến 22/6, 1968: VC pháo kích 417 quả đạn hỏa tiễn 107 ly của Trung Cộng và 122 ly của Sô Viết vào Sài Gòn, làm chết 115
người và 528 người bị thương, phần lớn là cư dân Quận Tư.
Ngày 29 tháng 5, 1968:
VC chận đường lộ 155 ở tỉnh Vĩnh Bình, đốt 2 xe đò và 28 xe lam 3 bánh,
bắt đi 50 hành khách thường dân gồm một mục sư Tin Lành.
Ngày 28 tháng 6, 1968:
VC tấn công bằng vũ khí nặng, chất nổ và lựu đạn vào trung tâm tị nạn
và làng chài Sơn Trà, phía nam Đà Nẵng làm 88 người chết và 103 bị
thương. 450 ngôi nhà bị phá hủy khiến cho hàng ngàn dân không nhà ở. Sau
đó VC lại phục kích tấn công bắn vào đám người đi đốn tre để cất lại
nhà tị nạn.
Ngày 28 tháng 7, 1968:
Một tốp 4 đặc công VC gồm 2 nam 2 nữ đột kích cơ sở nhật báo Chợ Lớn,
đuổi hết mọi người, đặt 60 cân Anh chất nổ dẻo làm nổ tung tòa nhà
Ngày 1 tháng 9, 1968:
Các bác sĩ bệnh viện dã chiến 27 Hoa Kỳ cho biết có 2 phụ nữ người
Thượng được đưa vào bệnh viện với chứng thiếu máu trầm trọng. Các bác sĩ
khám phá ra rằng 2 phụ nữ này đã bị cán binh VC rút máu để sang cho
thương binh của họ.
Ngày 12 tháng 9, 1968: Một tài liệu của VC do chính quyền tịch thu được ở quận châu thành tỉnh Bình Dương cho biết rằng VC ra lệnh giết 7
tù binh của họ để khỏi vướng bận trên đường rút lui.
Ngày 26 tháng 9, 1968: VC ném lựu đạn vào Chợ Bến Thành làm 1 người chết và 11 người bị thương.
Ngày 11 tháng 12, 1968:
VC vào nhà trưởng toán nhân dân tự vệ quận Tri Tôn tỉnh Châu Đốc bắt
trói ông lôi ra ngoài sân rồi dùng súng liên thanh ria nát người ông.
Ngày 6 tháng 1, 1969:
Hai đặc công VC cỡi xe gắn máy áp xe hơi của Bộ Trưởng Giáo Dục Lê Minh
Trí rồi ném lựu đạn vô xe khiến ông và tài xế tử thương và cận vệ bị
thương.
Ngày 7 tháng 2, 1969: VC cho nổ một túi mìn gài ở chợ Cần Thơ làm 1 người chết và 3 người bị thương.
Ngày 16 tháng 2, 1969:
Du kích VC vào làng Phước Mỹ tỉnh Quảng Tín tung lựu đạn nhiều nhà giết
chết một số cư dân gồm người già và trẻ em không chạy kịp.
Ngày 19 tháng 2, 1969:
VC gài bom trong xe đạp và cho nổ tại một tiệm đông người ở thị xã
Trúng Giang tỉnh Kiến Hòa làm chết 6 thường dân và 16 người bị thương.
Ngày 24 tháng 2, 1969: VC
vào nhà thờ Thiên Chúa giáo tỉnh Quảng Ngãi ám sát một linh mục và một thiếu sinh.
Ngày 4 tháng 3, 1969:
VC đi xe gắn máy bắn chết giáo sư Trần Anh, viện trưởng đại học Sài
Gòn. Trước đó ông đã nhận được thư hăm dọa của Biệt đội Cảm tử Nội thành
Sài Gòn của VC.
Ngày 5 tháng 3, 1969:
VC định quăng túi chất nổ vào xe hơi để ám sát Thủ tướng Trần Văn Hương
nhưng thất bại và đa số VC can dự trong vụ này đã bị bắt.
Ngày 6 tháng 3, 1969: VC đặt chất nổ tại bệnh viện tỉnh Quảng Ngãi làm hư hại 2
xe cứu thương và một bệnh nhân sản khoa chết.
Ngày 9 tháng 3, 1969:
VC vào nhà bà Phan thị Trí ở Xóm Láng tỉnh Gò Công bắt bà chặt đầu vì
chồng bà đã bỏ VC và ra đầu thú với chính quyền. Cùng ngày trong tỉnh
Quảng Nam, VC bố ráp các làng Lộc An, Lộc Mỹ và Lộc Hưng giết hai thường
dân và bắt đi 10 thiếu niên theo chúng.
Ngày 13 tháng 3, 1969:
VC tấn công vào hai làng người Thượng Kon Sitiu và Kon Bobanh thuộc
tỉnh Kontum, giết chết 15 người, bắt đi 23 người, 2 người trong số này
sau đó bị VC xử tử. 3 nhà dài, 1 nhà thờ, 1 trường học bị đốt. Một
trưởng làng bị đánh chết. Những
người sống sót kể lại VC hăm dọa họ không được hợp tác với chính quyền.
Ngày 21 tháng 3, 1969:
VC tấn công một trung tâm tị nạn lần thứ hai bằng súng cối và B-40 giết
chết 17 thường dân và làm bị thương 36 người khác, phần nhiều là phụ
nữ và trẻ em.
Ngày 4 tháng 4, 1969: VC đặt mìn một ngôi chùa trong tỉnh Quảng Nam làm 4 người chết và 14 người bị thương.
Ngày 9 tháng 4, 1969: VC tấn công trại tị nạn Phú Bình tỉnh Quảng Ngãi đốt cháy 70 căn nhà, bắt cóc 4 người, làm cho 200 dân không còn nơi cư ngụ.
Ngày 11 tháng 4, 1969: VC gài túi chất nổ ở đình làng Long Thạnh tỉnh Phong Dinh làm 4 trẻ em bị thương.
Ngày 15 tháng 4, 1969:
VC đột nhập trung tâm tị nạn An Kỳ tỉnh Quảng Ngãi để tuyên truyền và
cưỡng bức đuổi người tị nạn về nhà. Khi dân phản đối, VC xả súng giết
chết 9 người và làm bị thương 10 người khác.
Ngày 16 tháng 4, 1969:
Du kích VC có võ trang vào trại tị nạn Hòa Đại tỉnh Bình Định tuyên
truyền kêu gọi người tị nạn hồi cư. Bị từ chối, VC đốt sạch 146 căn
nhà tạm trú.
Ngày 19 tháng 4, 1969: VC vào trại tị nạn Hiếu Đức tỉnh Quảng Nam bắt đi 10 người.
Ngày 22 tháng 4, 1969: VC tấn công một trung tâm chiêu hồi trong tỉnh Vĩnh Bình làm 5 người chết và 11 người bị thương.
Ngày 23 tháng 4, 1969: VC tấn công khủng bố trại tiếp cư ở Sơn Tịnh Quảng Ngãi, bắn chết 2 phụ nữ và bắt đi 10 người.
Ngày 6 tháng 5, 1969: VC bắt cóc và giết ông Lê Văn Giáo 37 tuổi ở làng Vĩnh Phú tỉnh An Giang vì
ông này từ chối đóng thuế cho VC.
Cảnh đổ nát bên trong Bưu Điện Sài Gòn do VC đặt bom ngày 8-5-1969.
Ngày 8 tháng 5, 1969: Đặc công VC đặt bom trong trụ sở Bưu Điện Sài Gòn làm 4 thường dân chết và 19 người bị thương.
Ngày 10 tháng 5, 1969: VC giật chất
nổ ở Dương Hồng tỉnh Quảng Nam giết chết 8 thường dân và làm 4 người bị thương.
Ngày 12 tháng 5, 1969: Đặc công VC tấn công Phú Mỹ tỉnh Bình Định làm chết 10 thường dân và làm bị thương 19 người. 87 nhà bị hư hại.
Ngày 14 tháng 5, 1969: VC pháo kích 5 phát đạn hỏa tiễn 122ly vào khu dân cư thành phố Đà Nẵng làm 5 người chết và 18 người bị thương.
Ngày 18 tháng 6, 1969: 3 trẻ em ở Quản Long An Xuyên bị thương khi chạy giỡn gần nhà đạp
trúng mìn VC.
Ngày 19 tháng 6, 1969:
VC bắt cóc và bắn chết đoàn viên nhân dân tự vệ Lương văn Thành ở Tân
Thuận Đông tỉnh Định Tường. Cùng ngày tại Phú Mỹ Thừa Thiên, VC ám sát
chết một người đàn ông 51 tuổi và bà mẹ 70 tuổi.
Ngày 24 tháng 6, 1969: VC pháo kích hỏa tiễn 122 ly vào bệnh xá Thanh Tâm ở Hố Nai Biên Hòa làm một bệnh nhân tử thương.
Ngày 30 tháng 6, 1969:
VC pháo kích chùa Phước Long tỉnh Bình Dương làm một nhà sư tử thương
và 10 khách viếng chùa bị thương. Cùng ngày, 3 đoàn viên nhân dân tự vệ
bị bắt cóc ở Phú Mỹ Biên Hòa.
Ngày 30 tháng 6, 1969: Trung tâm tiếp cư Hưng Mỹ tỉnh Bình Dương trúng đạn hỏa tiễn VC làm 76 người bị thương.
Ngày 2 tháng 7, 1969: VC đột nhập văn phòng xã Thái Phú tỉnh Tây Ninh ám sát xả trưởng và người phụ tá.
July 17 tháng 7,
1969: VC tung lựu đạn vào Chợ Cồn Đà Nẵng làm bị thương 13 người, phần lớn là phụ nữ.
Ngày 5 tháng 8, 1969:
VC tung 2 quả lựu đạn vào trường tiểu học Vĩnh Châu tỉnh Quảng Nam
trong lúc trường đang có một buổi họp mặt, làm 5 người chết và 21 người
bị thương.
Ngày 7 tháng 8, 1969:
Đặc công VC gài và cho nổ 30 thỏi chất nổ Bệnh Viện Dã Chiến 6 của Hoa
Kỳ ở Vịnh Cam Ranh, gây 2 tử vong và 57 bị thương, phần nhiều là bệnh
nhân.
Ngày 13 tháng 8, 1969:
Khủng bố VC tấn công hai trạm tiếp cư dân chạy loạn ở Quảng Nam và Thừa
Thiên làm 23 người chết và 75 người bị thương, một số lớn nhà cửa bị
phá sập hoặc hư hại.
Ngày 26 tháng 8, 1969: Một gia đình 8 người gồm cả trẻ sơ sinh mới 9 tháng đều bị VC giết bằng súng bắn vào gáy ở Hòa Phát tỉnh Quảng Nam.
Ngày 6 tháng 9, 1969: VC pháo kích Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến ở Đà Lạt khiến 5 học viên chết và 26 bị thương.
Ngày 9 tháng 9, 1969: Chính phũ VNCH đưa ra con số tổng kết trong 8 tháng đầu của năm 1969 có gần 5 ngàn thường dân bị VC sát hại.
Ngày 20 tháng 9, 1969:
VC tấn công Trung Tâm Tị Nạn Từ Vân tỉnh Quảng Ngãi giết chết 8 người
và làm 2 người bị thương. Tất cả nạn nhân đều là vợ con của các đoàn
viên Nhân Dân Tự Vệ. Tại Bình Sơn, toàn thể 8 người trong gia đình một
viên chức cảnh sát đều bị giết.
Ngày 24 tháng Chín, 1969: Một chiếc xe đò trúng mìn Việt Cộng trên Quốc Lộ 1 về phía bắc Đức Thọ Quảng Ngãi làm 12 hành khách thiệt
mạng.
Ngày 13 tháng Mười, 1969:
Việt Cộng bắt cóc một linh mục Thiên Chúa Giáo và một phó tế tại nhà
thờ Phú Hội tỉnh Biên Hòa. Cùng ngày, Việt Cộng ném lựu đạn vào Trung
Tâm Chiêu Hồi Vị Thanh tỉnh Chương Thiện giết chết 3 thường dân và làm
cho 46 người khác bị thương, khoảng phân nửa số người đó là thân nhân
của các hồi chánh viên gồm phụ nữ và trẻ em.
Những
vụ khủng bố liệt kê trên đây chỉ là một phần của những tội ác chiến
tranh mà Việt Cộng gây ra đối với dân lành miền Nam, dư đủ để dùng làm
bằng chứng truy tố và kết tội Đảng Cộng Sản Việt Nam trước Tòa Án Quốc
Tế.
Tiến sĩ Carol Winkler,
giáo sư Trường Đại Học Maryland qua quyển sách In The Name of Terrorism
cho biết rằng giữa khoảng thời gian từ 1965 đến 1972, khủng bố VC đã
giết chết hơn 33 ngàn người và bắt cóc 57 ngàn người khác trên toàn quốc
VNCH. Riêng tại thủ đô Sài Gòn, các vụ khủng bố tàn độc quyết liệt hơn
và giết hại nhiều sinh mạng hơn cả. Riêng trong năm 1964 không thôi có
19 ngàn vụ khủng bố VC, trong đó có vụ ám sát hụt thủ tướng Trần Văn
Hương.
Douglas Pike, chuyên gia uy tín về
Chiến Tranh Việt Nam và là người bỏ công sưu tầm nguồn tài liệu khổng lồ
về đề tài này cho Trung Tâm Việt Nam tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Texas ở
Lubbock, cho rằng vụ thảm sát năm Mậu
Thân ở Huế của VC là vụ khủng bố tàn độc nhất trong suốt cuộc chiến với
số người bị giết dã man lên đến cỡ 5 ngàn người. VC Hoàng Phủ Ngọc
Tường nhúng tay vào vụ thảm sát này bào chữa cho rằng số nạn nhân trên
do Mỹ dội bom khi chiếm lại nội thành nhưng ai cũng biết các mồ chôn tập
thể nằm ở ngoại vi trên đường VC rút quân.
Phe Cộng sản tuyên truyền tạo cho
thế giới cảm tưởng rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc nổi dậy của dân
chúng chống ngoại xâm. Trên thực tế, đa số những người thiệt mạng do
Việt Cộng khủng bố là thường dân người Việt, nạn nhân của các vụ phục
kích khi di chuyển trên xe đò. Nhà cửa vùng quê xa xôi bị đốt, thanh
thiếu niên bị cưỡng bức theo VC. Có sự hiện
diện của ngoại nhân trên quê hương hay không, chính sách khủng bố để
tạo khiếp đảm kinh hoàng sợ hãi của VC vẫn là một. Sau biến cố 30 tháng
Tư 1975, hàng triệu người liều chết bỏ nước ra đi đủ nói lên điều đó.
Phan Hạnh Toronto.
Nguồn tham khảo:
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 260