LS. VŨ ĐỨC KHANH * NGOẠI TRƯỞNG KERRY
Thông điệp 'trở lại Việt Nam' của Ngoại trưởng Kerry?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry dự
Thánh Lễ tại Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, ngày 14/12/2013.
Tin liên hệ
Edward Snowden là một người can đảm
Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu
Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc
Hoài niệm và thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dũng
Thông điệp 'yêu thương, hòa giải, hướng đến tương lai'
Tuổi hưu và phúc lợi ở Mỹ
Mỹ đã có ảnh hưởng nào ở Việt Nam?
Vũ Đức Khanh
06.01.2014
Hôm 14/12/2013, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry dự Thánh Lễ tại Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, nơi từng là thủ đô của miền Nam Việt Nam, một đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á, thông điệp được chuyển đi rất rõ ràng, đó là Washington sẽ tiếp tục thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có cả tự do tôn giáo.
Nhưng chuyến đi thăm của ông Kerry không đơn thuần là một chiến dịch vận động cho tự do, dân chủ và cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
Hoa Kỳ cũng đang tìm cách tăng cường quan hệ song phương và tái khẳng định cam kết chiến lược của Washington tại Việt Nam và trong khu vực để giúp đối trọng với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ.
Tại Hà Nội, hôm 16/12, Ngoại trưởng Kerry, một cựu sỹ quan hải quân Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam, đã thông báo Mỹ sẽ cung cấp một khoản viện trợ bán quân sự đầu tiên 18 triệu USD riêng cho Việt Nam, khởi đầu với việc huấn luyện và cung cấp năm tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam như một phần của chương trình phát triển năng lực hàng hải tại Đông Nam Á.
Đồng thời, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng đã gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam để vận động quan hệ kinh tế “đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP), một Hiệp định thương mại tự do, mà nếu thành hình, sẽ là cơ hội thương mại tuyệt vời không chỉ đối với Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Theo dự kiến, Hiệp định TPP sẽ sớm kết thúc trong vòng đàm phán tháng 1/2014 để mở đường cho chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương của Tổng Thống Obama vào tháng 4/2014.
Cam kết hướng đến tương lai
Ngay ngày thứ hai sau khi đến Việt Nam, hôm 15/12, ông Kerry đã đến Cà Mau, một địa danh của chiến trường xưa nhưng không phải để ôn lại kỷ niệm mà để cùng hướng đến tương lai.
Chuyến thăm ngắn ngủi này ở vùng duyên hải cực Nam của Việt Nam tự nó đã nói lên tầm quan trọng địa - chính trị của Việt Nam đối với nền an ninh, hòa bình và thịnh vượng chung ở Biển Đông.
Nó là biểu tượng của sự cam kết “trở lại Việt Nam” của Hoa Kỳ và cho cả tương lai của khu vực.
Hôm 5/12, tàu tuần dương USS Cowpens của Hoa Kỳ đang quan sát hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đầu tiên của Trung Quốc thì bị một tàu chiến Trung Quốc ra lệnh phải dừng lại.
Các giới chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng “chiến hạm USS Cowpens đã phải tránh để khỏi đụng nhau khi chiến hạm Trung Quốc cắt ngang trước mũi chiến hạm Mỹ”.
Truyền thông quốc tế cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã gọi “các hành động của Trung Quốc trong sự cố trên là vô trách nhiệm…” Ông Hagel cũng cảnh báo rằng “những sự cố như thế có thể khiến cho căng thẳng trong khu vực trở nên trầm trọng thêm.”
Bất luận là ai đã có lỗi, nhưng vụ việc này, một lần nữa đã buộc Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á phải thực sự “quan ngại” về sự ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông.
Mặc dù Mỹ luôn cố duy trì chính sách trung lập đối với các vụ tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trong khu vực, nhưng dù sao Washington cũng đã gây không ít khó chịu cho Bắc Kinh trong những năm gần đây bằng cách lien tục khẳng định “quyền tự do hàng hải” ở Biển Đông như một phần của “lợi ích quốc gia” trọng yếu của Hoa Kỳ.
Căng thẳng Mỹ-Trung nhất định đã, đang và sẽ gây “lo ngại” cho các quốc gia trong khu vực.
Tại Philippines, hôm 17/12, Ngoại trưởng Kerry cũng hứa là sẽ cung cấp thêm một ngân khoản viện trợ quân sự 40 triệu USD để nâng cấp hải quân Philippines.
Những động thái này từ Việt Nam đến Philippines được xem như là những nỗ lực của chính sách “chuyển trục” của Hoa Kỳ với khu vực, và lập trường này dường như ngày càng rõ nét hơn.
Đối với Hà Nội, Hoa Kỳ đã thành công ngoạn mục khi chuyển đổi từ cựu thù thành một đối tác chiến lược mới trước sự tức giận của Bắc Kinh, một đồng minh trụ cột của Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam ở thế kỷ trước.
Cái gai nhân quyền
Bang giao Mỹ-Việt đã được cải thiện đáng kể và đều đặn kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ với nhau; quá khứ cũng đã lùi dần và tương lai đang được nỗ lực rộng mở nhưng giao hảo hai nước vẫn còn sa lầy trong hồ sơ nhân quyền.
Từ lâu, nhân quyền đã là cái gai trong quan hệ của hai nước.
Hà Nội tiếp tục làm ngơ trước các cáo buộc về thành tích nhân quyền tồi tệ của mình, và thường nêu lập luận “khác biệt về văn hóa” để biện minh cho những bất đồng. Trong khi Washington tiếp tục phê phán thì Hà Nội vẫn đàn áp thẳng thừng các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nước, những người đã dám lên tiếng chỉ trích chính quyền.
Từ quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại Mỹ-Việt năm 2001 đến quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 cho đến các cuộc đàm phán đang diễn ra với Hiệp định TPP, Việt Nam hầu như chưa có một nỗ lực nào đáng kể để cải thiện thành tích nhân quyền của mình. Một điều kỳ lạ đến mức không thể chấp nhận được là Hoa Kỳ chưa hề có một biện pháp nào buộc chính phủ Việt Nam phải có những chuyển đổi tích cực theo hướng tự do, dân chủ hóa, ngoài những lời chỉ trích suông, dù đôi khi được dư luận cho là tương đối khá mạnh mẽ.Điều đó có phải vì người dân Việt Nam chưa gây đủ áp lực hay đơn giản chỉ vì Hoa Kỳ đang có một hậu ý hay nghị trình khác với Chính phủ Việt Nam?Vũ Đức Khanh
Người ta thường nói rằng người Mỹ rất thực dụng; có lợi họ mới làm. Nhưng cho đến nay, chúng ta có thể thấy rằng Hoa Kỳ tương đối rất kiên nhẫn trong cách tiếp cận với Hà Nội.
Ngoại giao của Washington với Việt Nam đang mang đặc trưng của “củ cà rốt hơn là cây gậy!”
Và lần này ông Kerry đã không đến Việt Nam với hai bàn tay không, điển hình là ông đã đề xuất viện trợ quân sự được cho là rất cần thiết cho Việt Nam. Chính ông Kerry cũng trấn an bằng cách cam kết bảo vệ “quyền tự do hàng hải trên Biển Đông” mặc dù ông không quên nhắc khéo rằng “nhân quyền là một trong những trọng tâm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” và dĩ nhiên Việt Nam sẽ không là trường hợp ngoại lệ!
Thực ra Hoa Kỳ cần gì ở các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đến độ phải nhẹ nhàng đến thế?
Và giả sử nếu Hà Nội tiếp tục thách thức không cải thiện nhân quyền như Washington từng nhắc nhở, liệu chính quyền Obama có sẵn sàng tiếp tục nâng cấp quan hệ giữa hai quốc gia?
Trong ván cờ chính trị quốc tế và khu vực hôm nay, Washington cần hiểu rằng dân gian Việt Nam có câu: “Quan nhất thời - Dân vạn đại”. Nói rõ ra rằng không một chính quyền nào có thể tồn tại mãi mãi, chỉ có Dân mới tồn tại muôn đời.
Nhân quyền là gì nếu không phải là những quyền thiêng liêng cơ bản nhất của người dân ví dụ như quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, lập đảng tham chính?
Một chế độ không tôn trọng nhân quyền liệu có thể tồn tại lâu dài được chăng?
Washington cũng nên hiểu rằng quyền lực luôn là cứu cánh, và bạo lực luôn là ưu tiên hàng đầu của các chế độ toàn trị, độc tài, quân phiệt, phát-xít và Cộng sản!
Cộng sản Hà Nội cũng sẽ không là ngoại lệ!
Lịch sử cũng từng chứng minh rằng “lòng dân là ý Trời” cho nên để “chiến lược chuyển trục” thành công, Washington nên chọn “đồng minh” là nhân dân Việt Nam hơn là “đồng hành” với lãnh đạo Cộng sản Hà Nội.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.
http://www.voatiengviet.com/content/thong-diep-tro-lai-vietnam-cua-ngoai-truong-kerry/1824696.html
NGUYỄN THIÊN THỤ * QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ CHIÊM THÀNH
QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ CHIÊM THÀNH
I. VIỆT NAM THỜI HÙNG VƯƠNG
Ở đây, chúng tôi xin trình
bày sơ lược về đời Hùng vương, sau đó sẽ đề cập đến mối quan hệ Chiêm Thành Việt
Nam
kể từ thời này.
Về đời Hùng vương, nước ta
là một quốc gia văn minh giàu mạnh nhất vùng Nam Á. Thực ra, chúng ta it có tài
liệu lịch sử đời Hùng Vương. Phải chờ hơn 50 năm sau , khi quân Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, chúng
ta mới có tài liệu của nhà Hán viết về Việt Nam thời này. Và những sự kiện này
cũng có thể cho biết thực tại lịch sử vào đời Hùng Vương.
Bàn về dân số Việt
Nam, trong Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi đã dùng tài liệu Hán
Thư, và sau này Lê Quý Đôn đọc Hán Thư đã nhận định:
Vào thời nhà Hán làm vua
Trung Quốc, nước ta có 143.743 hộ ( nóc nhà), và 981. 828 nhân khẩu. . . Nay
thông cả hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây- vào thời Hán - chỉ được 71.805 hộ, 389.673 khẩu. Như vậy,
vào thời Hán, hộ nước ta chiếm hơn phần nửa tổng số hộ của Nam Việt trong đó có
Lưỡng Quảng, và khẩu của nước ta chiếm gần bằng hai phần ba tổng số khẩu của
Nam Việt. (Phủ Biên Tạp Lục I, 28).
Không những dân số đông, mà
nước ta vào thời Hùng Vương là một trung tâm văn hóa rất lớn.
Lê quý Đôn viết:
Hơn
nữa lúc Tôn Quyền chưa chia Giao Quảng hai châu ( Giao Châu và Quảng Châu), và
vào thời đại Lưỡng Hán (Tiền Hán và Hậu Hán), chức quan Thứ sử Giao Chỉ kiêm quản
cả Lưỡng Quảng, trị sở tại huyện Long Biên. Như thế há chẳng phải người ta đã lấy
đô thành nước ta hiện nay làm nơi trung chính tâm điểm, để bốn phương tấu tập tụ
hội hay sao? (Phủ Biên Tạp Lục I, 29).
Chúng ta có người đông và
nhiều người giỏi. Trong khoảng Hán, Đường, chúng ta có nhiều nho sĩ học giỏi và
sang làm quan tại Trung quốc như như đời Hán Minh Đế (58-75) có Trương Trọng
làm thai thú quận Kim Thành; đời Hán
Linh Đế, Lý Tiến làm thư ùsử Giao Chỉ năm
187; Lý Cầm; đồng thời với Lý Tiến làm Tư lệ hiệu úy; và Khương Công Phụ
đậu tiến sĩ làm quan đến chức Bình
Chương. Diều này cho thấy tinh thần Hán học đã thịnh hành từ mấy trăm năm trước,
đến đây đã khai hoa kết quả.
Ngày rằm tháng hai niên hiệu
Hội Phong thứ năm (1096), sư Thông Biện
đã trình bày cùng Thái hậu (mẹÏ Lý Nhân Tông) vài nét về lịch sử Phật
giáo Việt Nam. Sư đã đem việc sư Đàm
Thiên (Trung quốc) bàn việc vua Cao Tổ nhà Tùy (589-604) đã xây hơn 150 ngôi
chùa ở Trung Quốc, lại muốn xây chùa ở Giao Châu. Sư Đàm Thiên nói:
Xứ
Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Khi mà Phật pháp truyền sang Trung Quốc,
chưa đến Giang Đông, thì người ta đã lập trên hai mươi chế đa (caitya: Linh
Tháp) tại Luy Lâu, và người ta kể có hơn năm trăm tăng sĩ dịch được mười lăm bộ
kinh. Do đó, người ta nói rằng giáo pháp được truyền đến Giao Châu trước Giang
Đông vậy' ( Trầàn Văn Giáp, 46).
Chúng ta có thể nói rằng đời
Hán (202 tr. Tây Lịch- 220 TL), Giao Chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo
sớm nhất Trung Hoa và Việt Nam.
Lúc bấy giờ Trung Quốc có hai trung tâm Phật giáo Bành Thành và Lạc Dương ở
phía bắc, còn phương Nam chỉ một trung
tâm Phật giáo Giao Châu .
Nhiều học giả cho rằng buổi
đầu người Việt Nam
sang Trung quốc du học và các nho sĩ Trung quốc sang Giao Châu truyền bá Phật
pháp. Các học giả này sai lầm. Nhìn vào tiểu sử Mâu Bác và Khương Tăng Hội, ta thấy hai vị này
trưởng thành tại Việt Nam
và tốt nghiệp Phật học, tinh thông Hán, Phạn tại Việt Nam. Cộng vào
đó, những Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm, Khương Công Phụ, ta thấy nước ta có
nhiều nhân tài do ta đào tạo. Trăm năm trồng người, nguồn gốc văn hóa và giáo dục
đã lớn mạnh từ mấy trăm năm trước nghĩa là từ các đời Hùng Vương.
Về nông nghiệp, nước ta
cũng là một trung tâm sản xuất lúa gạo trong vùng. Theo sách Giao Châu hay Nam
Việt Chí của Tăng Cổn chép năm 877 đã
khen ngợi việc sản xuất lúa gạo ở ta rất có hệ thống :
Đất
Giao Chỉ xưa rất phì nhiêu, xưa có quân trưởng là Lạc hùng, kẻ giúp việc là
Hùng hầu, ruộng gọi là Hùng điền, dân khai khẩn lấy lúa ăn gọi là Hùng dân (Nguyễn
V ăn Siêu, P ĐDC,tr.55)
Nước ta trồng lúa gạo đã
lâu đời, sáu trăm năm trước đời Hán. Theo Lê Quý Đôn, Thiên Trung Ký của Thủy
Kinh Chú chép:
Đất
Tượng Lâm biết cày tính đến nay đã hơn sáu trăm năm, đốt cây trồng lúa cũng như
lề lối của Trung Hoa ( Vân Đài Loại Ngữ
I, tr.486).
Theo Lê Quý Đôn, sách Quảng
Đông Tân Ngữ chép:
Lĩnh Nam có nhiều
thóc tẻ, mà ở Giao Chỉ nhiều nhất. Còn thóc nếp thì ở An Nam có nếp trắng, nếp
vàng, có đến hơn hai mươi giống, họ dùng gạo tẻ nấu cơm và gạo nếp nấu rượu (
Vân Đài Loại Ngữ I ,486.)
Năm 183 tr. Tây lịch, bà Lữ
hậu nắm quyền, cấm xuất cảng kim loại, và đồ điền khí sang Việt Nam, điều này
chứng tỏ nông nghiệp ta phát triển, dân ta giàu sang, yêu thích vàng bạc cho
nên có nhu cầu nhập cảng hàng Trung quốc.
Vì nước ta trồng lúa nhiều
cho nên nhiều trâu bò và nấu nhiều rượu. Khi Lộ Bác Đức đem quân giết Lữ Gia,
ba vị Lạc Hầu đã phải mang ba trăm trâu, sáu ngàn vò rượu và sổ hộ của ba quận
Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam đầu hàng (Ngô Sï Liên, tr.87). Do đây, ta thấy thuyết nói rằng
Nhâm Diên dạy dân ta cày bừa khai khẩn ruộng đất là điều sai lầm.
Theo học giả Wilhelm G.
Solheim II., nước ta là một nước nông nghiệp sớm nhất thế giới, có 15 ngàn năm
trước Tây lịch. Về công nghệ và mỹ thuật,
dân ta rất thiện nghệ trong việc đúc đồng , Giao Châu Ký của Tăng Cổn chép:
Người
Việt đúc đồng làm thuyền. Khi nước thủy
triều xuống thì trông thấy (Nguyễn Văn Siêêu, tr.18 ).
Sách BácVật Chí nói:
Giống
sơn man ở Giao Châu, Quảng Châu gọi là Lý Từ, cung của họ dài hơn một thước,
đúc đồng làm mũi tên, đầu tên bôi thuốc độc, tên trúng vào người nào, người ấy
tất chết. Ngày nay sơn man vẫn dùng cung ấy, hổ báo cũng sợ trốn (Lê Quý Đôn,
Vân Đoài Loại Ngữ I, tr. 438)
Đỉnh cao của việc đúc đồng
và nghệ thuật chạm trỗ tinh vi là trống đồng. Theo học giả W.G. Solheim II, trống đồng là sản phẩm đặc sắc của
Việt Nam,
có tuổi là 3.5000 năm trước Tây lịch.
Trên đây, chúng ta đã
nghiên cứu sơ về văn hóa thời Hùng Vương. Tiếp theo, chúng tôi trình bày hành
chánh đời Hùng vương và mối liên hệ ngoại giao và đất đai giữa Việt Nam và Chiêm
Thành.
Khảo về quốc hiệu nước ta,
Trần Trọng Kim viết:
Nước
Việt Nam
thời Hồng Bàng (2897- 258 tr. Tây lịch), gọi là Văn Lang, đời Thục An Dương
Vương thì gọi là Âu Lạc. Đến đời nhà Tần (246-206 tr.tây lịch?) lược định về
phía nam thì đặt là Tượng Quận. Năm 207,
Triệu Đà đánh được An Dương Vương rồi sáp nhập nước Âu Lạc thành một nước gọi
là Nam
Việt . . .. Sau nhà Hán (202tr. Tây lịch
- 220 sau Tây lịch) dứt nhà Triệu, chia Tượng Quận ra làm ba quận Giao Chỉ,Cửu
Chân và Nhật Nam
( Việt Nam
Sử Lược, 15-37)..
Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi là quyển sách đầu
tiên viết về lịch sử và địa lý nước Việt Nam. Nguyễn Trãi viết:
Vua
trước tiên là Kinh Dương Vương, từ khi bé đã có thánh đức được phong tại VIệt
Nam, tức là tổ đất Bách Việt. Tương truyền nước Việt ta, vua đầu tiên là Kinh
Dương là dòng dõi Viêm Đế xứ Bắc. Cha là Đế Minh đi tuần thú tới Hải Nam, lấy
nàng Vụ tiên nữ, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục có đức độ một vị thánh minh, vua rất
yêu quý, muốn truyền ngôi. Lộc Tục cố chối từ, nhường cho anh. Vì thế, Đế Minh
phong Lộc Tục ở Việt Nam, tức là Kinh Dương Vương. Hùng vương nối nghiệp, đặt
tên nước Văn Lang, chia nước làm 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc,
Việt Thường,Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải,Vũ Đình, Hoài Hoan, Cửu Chân, BÌnh
Văn, Tân Hưng, Cửu Đức (Hạ, 731)
Các sách sử ký khác như
sách của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú cũng
chép 15 bộ nước ta về đời Hùng vương mặc dầu nhiều tài liệu có đôi chút khác
nhau. Tài liệu của Nguyễn Trãi chép sót một bộ là bộ Văn lang kiêm thủ đô. Phan
Huy Chú nói rõ: Chỗ nhà vua ở gọi là nước Văn Lang (24).
Trần Trọng Kim ghi chép 15
bộ như sau:
1.Văn Lang ( Bạch Hạc, Vĩnh
Yên)
2. Châu Diên ( Sơn Tây)
3.Phúc Lộc ( Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hóa,
Tuyên Quang)
5. Vũ Định ( Thái Nguyên,
Cao Bằng )
6. Vũ Ninh ( Bắc Ninh)
7. Lục Hãi ( Lạng Sơn)
8.Ninh Hải ( Quảng Yên)
9.Dương Tuyền ( Hải Dương)
10.Giao Chỉ ( Hà Nội, Hưng Yên,Nam
Định, Ninh BÌnh)
11. Cửu Chân ( Thanh HóÙa)
12. Hoài Hoan ( Nghệ An)
13.Cửu Đức ( Hà Tĩnh)
14. Việt Thường ( Quảng
Bình, Quảng Trị)
15.Bình Văn (?)
Khi
viết về 15 bộ, Trần Trọng Kim cũng viết
rằng năm tân mão (1109 tr. Tây lịc), đời Thành vương nhà Chu, có nước Việt Thường
ở phía nam xứ Giao Chỉ sai sứ đem chim bạch trĩ sang cống, nhà Chu phải tìm người
thông ngôn mới hiểu được tiếng nói, và ông Chu công lại chế ra xe chỉ nam để
đưa sứ Việt Thường về nước (25)
II. CHIÊM THÀNH VÀ VIỆT NAM LÀ MỘT
Từ thời Hùng Vương, nước
Văn Lang là một quốc gia văn minh và giàu mạnh. có 15 bộ, phía bắc giáp Động
Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn. Các sử gia đều bác bỏ ranh giới phía Bác vì quá
xa, không đúng. Ở đây, chúng ta không đề
cập đến các bộ khác, chỉ chú trọng đến bộ Việt Thường, là phần tổ quốc phía
nam, có liên hệ đến Chiêm Thành.
Có hai thuyết khác nhau. Một
thuyết cho rằng Việt Thường là Việt Nam, và nhiều tác giả, học giả theo
thuyết này.
+ Hán Việt Từ Điển của Đáo
Duy Anh định nghĩa Việt Thường và Việt Nam như sau:
Việt Thường
là tên nước ta ngày xưa về đời Hùng Vương, chỉ miền đất từ Thanh hóa vào Nam.. . Việt Nam: tên nước ta. Nguyên nước
ta xưa tên là Việt Thường, từ đời Bắc thuộc gọi là An Nam đến đời Gia
Long góp hai tên cũ mà đặt là An Nam.
+ Sách Sơ HọcVấn Tân là sách giáo khoa Việt Nam dạy trẻ sơ
học có câu:
Kỳ tại bản quốc, cổ hiệu Việt
Thường;
Đường cải An Nam, Hán xưng
Nam Việt.
(Ở nước ta, xưa gọi Việt Thường, nhà Đường đổi làm An Nam, nhà Hán gọi
là Nam Việt)
Nguyễn Trãi trong Dư Địa
Chí ( Ức Trai Tập) cũng theo thuyết này:
Giao thiệp với Bắc triều lần lượt xưng là
Việt Thường, Giao Chỉ, An Nam
( bản QVK, Hạ, 743).
Ngô Sĩ Liên cho rằng đời Chu gọi
Việt Nam
là Việt Thường Thị, tên Việt bắt đầu từ đấy
( Toàn Thư I, 59). Truyện cống chim bạch
trĩ khiến cho Trần Trọng Kim thắc mắc: Vậy đất Việt Thường và đất Giao Chỉ có
phải là đất của Hùng Vương lúc bấy giờ không? (25).
Một số thuyết cho rằng Việt
Thường là Chiêm Thành.
Tự Điển Từ Hải viết:
Việt Thường là tên một nước
Nam man ngày xưa, ở phía nam Giao Chỉ. Truyện Nam Man trong sách Hậu Hán Thư
chép rằng: Phía nam nước Giao Chỉ có nước Việt Thường Khi Chu công lên ngôi, Việt
Thường sai sứ sang cống chim trĩ, phải thông dịch ba lần.
Và định nghĩa Chiêm Thành:
Tên một nước xưa, tức Việt
Thường.
Về phía Chiêm Thành, họ
nghĩ sao? Người Chiêm Thành tự xưng là Việt Thường và nhận truyện cống chim trĩ
đời nhà Chu là của họ.Trong một bài biểu họ
dâng vua Trung Quốc có đoạn:
Thiết dĩ: Việt Thường trùng
dịch văn thịnh đức nhi quy Châu ( Nước Việt Thường dùng nhiều lớp thông dịch, mới
vào chầu Trung Quốc, vì nghe thịnh đứcc của nhà Chu
( Lê Tắc, 137)
Một số tài liệu Việt Nam cũng cho rằng
Việt Thường là Chiêm Thành. Nguyễn Văn Siêu trong Dư Địa Chí, khảo về Chiêm
Thành viết:
Chiêm
Thành: phía đông giáp bể, phía tây đến Vân Nam, phía Nam giáp Chân Lạp, phía bắc
liền An Nam, phía đông bắc đến Quảng Đông. .
. là đất của Việt Thường Thị xưa,
đời Tần là huyện Lâm Ấp, thuộc Tượng Quận,
đời Hán thuộc Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam ( 82).. . .Thuận thành ( tức Binh Thuận) là dòng giõi còn lại của nước
Chiêm Thành, ngày xưa là Lâm Ấp, là đất họ Việt Thường ngày trước, là huyện Tượng
Lâm quận Nhật Nam nhà Hán (181)
Đời Hùng Vương, nước Việt
Thường đã là một bộ trong nước Văn Lang. Nói rõ hơn, Chiêm Thành và Việt Nam là
một. Khảo về Chiêm Thành, Nguyễn Trãi viết:
Chiêm
Thành xưa là huyện Tượng Lâm, thuộc bộ Việt Thường ta, quận Nhật Nam sau đổi là
Lâm Ấp (Ức Trai tập, hạ, 821).
Nếu thời Hùng Vương, Chiêm
Thành và Việt Nam là một thì biên giới phía nam, Hồ Tôn là nước Phù Nam, sau là
Chân Lạp. Còn khi Chiêm Thành tách ra khỏi Văn Lang, lập thành một mước riêng,
biên giới phía nam là Hồ Tôn, tức Chiêm Thành.
Việc Việt Thường đến chầu
nhà Chu năm tân mão (1109 tr. Tây lịch), cho
thấy Việt Thường là một quốc gia độc lập. Việc liên hiệp trong khối Văn Lang có
thể trước hoặc sau thời này. Hoặc là Chiêm Thành và Việt Nam liên hiệp trong một
thể chế rộng rãi, nghĩa là trong khối Liên hiệp Văn Lang, Việt Thường vẫn có
quyền độc lập ngoại giao. Dẫu sao, đất và dân Việt Thường đã sáp nhập nước Văn
Lang từ lâu. . Thời H ùng
vương, đất đai nước Văn Lang đã đến Hà
Tĩnh, Quảng Bình, vì bên cạnh Hoài Hoan
( Nghệ An), có Cửu Đức ( Hà Tĩnh) và Việt Thường ( Quảng Bình, Quảng Trị).
Các sách sử của ta đều cho
rằng Nghệ An là đất xưa của ta, nhưng theo Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Nghệ An là đất của nưiớc Việt Thường đời Chu,
quận Tượng đời Hán, quận Cửu Đức đời Ngô, quận Nhật Nam đời Tùy, châu Diễn đời
Đường (135).
Tạï sao lại có những ý kiến
khác nhau như thế?
1. Có lẽ cái tên Việt
Thường đã làm cho đa số người lầm lẫn Việt Nam với Việt Thường.
2. Cuộc chiến tranh Chiêm Việt kéo dài hơn 1.600 năm nên
không ai nghĩ đến thời Hùng Vương Chiêm Thành Việt Nam sống chung trong
đại gia đình Văn Lang.
3.Việt Thường ở trong Văn Lang cho nên
Việt Thường cò thể hiểu là Việt Nam.
Có thể chính người Trung Quốc cũng không phân biệt. Vì vậy mà sử Thế giới cũng
như sử Trung Hoa không đề cập đến nguồn gốc Chiêm Thành trước Tần Hán. Có thể họ
biết Việt Thường thuộc Việt Nam
nhưng họ không muốn nói ra. Không có tài liệu nào nói nguồn gốc Chiêm Thành trước
đời Tần, như vậy thuyết của Việt Nam nói Chiêm Thành (Việt Thường)
thuộc Văn Lang là điều đáng tin cậy.
Trong Văn Lang, hai nước
Chiêm Thành và Việt Nam
chung sống hòa bình và thịnh vượng. Mọi sự đổi thay từ khi quân nhà Tần xâm chiếm
Bách Việt. Năm đinh hợi (214 tr. Tây lịch) Tần Thỉ Hoàng sai Đồ Thư đem quân đánh Bách
Việt ( Hồ Nam,
Quảng Đông, Quảng Tây). An Dương Vương hàng phục nhà Tần. Quân Tần chia đất
Bách Việt và Âu Lạc thành ba quận:
- Nam
Hải (Quảng Đông)
- Quế Lâm (Quảng Tây)
- Tượng Quận (Bắc Việt)
Năm canh ngọ (111 tr.Tây lịch)
Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc
đánh nước Nam Việt của Triệu Đà,
cải thành Giao Chỉ bộ, chia thành 9 quận:
1. Nam
Hải ( Quảng Đông)
2. Thương Ngô (Quảng TâÂy)
3. Uất Lâm (Quảng Tây)
4. Hợp Phố ( Quảng Đông)
5. Châu Nhai (đảo Hải Nam)
6. Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam)
7. Giao Chỉ( Bắc Việt)
8. Cửu Chân (Trung Việt)
9. Nhật Nam ( Trung Việt)
III. LÂM ẤP ĐỘC LẬP VÀ
CHIẾN TRANH CHIÊM VIỆT
Năm giáp ngọ (34), Trưng
Vương nổi lên và thất bại. Đến cuối đời Hán, năm nhâm dần (102), ở huyện Lâm
Aáp, quận Nhật Nam, Khu Liêu nổi lên lập nước Lâm Ấp, và xưng là Lâm Aáp quốc
vương (Nguyễn Siêu, 83) . Từ đây, Việt Nam và Chiêm Thành chia làm hai. Việt
Nam
bị Trung Hoa đô hộ, còn Lâm Ấp độc lập. Từ dây nước Lâm Âp thường đánh phá nước
ta. Ta có thể chia cuộc chiến tranh Chiêm Việt thành hai giai đoạn:
1.Giai
đoạn I: Từ 102 đến 980: Lâm Ấp tấn công, Việt Nam chịu đựng:
Nước Chiêm Thành ban đầu gọi
là Lâm Ấp, sau gọi là Hoàn quốc. Con cháu của
Khu Liêu thường đánh cướp các quận Nhật Nam, Cửu Chân, gây nên một điều lo
lắng cho Giao Châu. Các thứ sử Giao Châu như Nguyễn Phu, Đỗ Tuệ Độ đã nhiều lần
đánh dẹp. Các vua Lâm Ấp như Phạm Đạt, Phạm Dương Mại chơi trò hai mặt. Họ áp dụng
chính sách sớm đầu tối đánh. Họ cũng biết lối nịnh trên đạp dưới, một mặt họ
triều cống Trung quốc, một mặt cướp phá Giao Châu, khiến cho dân ta luôn sống
trong không khí cướp bóc và chiến tranh. Đời Đường, quan An Nam
đô hộ là Trương Chu đánh bại, họ rút lui về đất Chiêm Nhân nên đổi quốc
hiệu là Chiêm Thành
(
Nguyễn Siêu, 85; Trần Trọng Kim, 55-56).
Tóm lại, từ đời Hán, Chiêm
Thành thường đem quân cướp phá đất Giao Châu ( Giao Chỉ) , trong khi nước ta bị
lệ thuộc Trung quốc, không có binh bị, phải nhờ các quan quân Trung Quốc đánh dẹp,
nhưng người Chiêm Thành luôn luôn tấn công dân Việt, đem lại đau thương cho dân
Việt. Đến khi nước ta độc lập, các vua ta mới tổ chức binh bị để phòng thủ.
2.
Giai đoạn II: Từ 982 đến 1697: Quân Việt Nam phản công.
Năm tân dậu (541), Lý Bôn nổi
lên vì nhận thấy dân ta bị ách đô hộ Trung Quốc lại bị Chiêm Thành cướp phá
ngày đêm. Nhưng Lý Nam
Đế làm vua không được lâu vì quân Trung Quốc sang xâm lấn. Sau Ngô Quyền, Đinh
Bộ Lĩnh nổi lên giành độc lập nhưng không được bao lâu. Kịp khi Lê Hoàn lên
ngôi (980), năm 981 đã đem binh đánh nhà Tống
và năm 982 đánh Chiêm Thành . Kể từ khi Khu Liêu lập quốc đến nay, gần
tám thế kỷ, dân Việt Nam phải chịu đựng bao cuộc tấn công của Chiêm Thành, nay
mới có cuộc tấn công lần thứ nhất để trả lời cho việc Chiêm Thành bắt giam sứ
giả Việt Nam.
Đến khi Lý Thái tổ (
1010-1028) lên ngôi, xây dựng triều chính vững chắc, lập được triều đại lâu
dài, các vua ta mới thực sự bảo vệ được nhân dân khỏi nạn ngoại xâm cả hai phía
bắc nam. Năm giáp thân (1044), vua Thái tông đi đánh Chiêm Thành vì họ không chịu
triều cống và thường xuyên quấy nhiễu mật biển nước ta. Quan ta đánh tan quân
Chiêm tại Ngũ hồ (?) ,tướng Chiêm Thành là Quách Gia Ghi chém vua SạÏ Đẩu xin
hàng. Vua tiến quân vào thành Phật Thệ ( làng Nguyệt Hậu, huyện Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên, giết nhiều người, bắt về 5.000 người và 30 voi. Vua ban đất đai cho
họ làm ăn. Đời Lý Thánh Tông, năm kỷ dậu (1069), đánh thắng Chiêm Thành, bắt được
Chế Củ. Chế Củ xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội..
Vua tha cho Chế Củ về nước. Ba châu này nay thuộc Quảng Bình và Quảng Trị.
Chiêm Thành lại sang quấy nhiễu, vua sai Lý Thường Kiệt đánh Chiêm Thành. Năm ất
mão (1075), Lý Thường Kiệt cho người sang ở ba châu mà Chế Củ dâng ngày trước.
Năm quý mùi (1103), quốc vương Chiêm Thành là Chế Ma Na chiếm lại ba châu, sang
năm, Lý Thường Kiệt đem binh sang đòi lại, quân Chiêm Thành thua to , phải trả
lại ba châu..
Từ đấy cho đến hết đời Lý, quân Chiêm vẫn sang quấy nhiễu nước ta. Đến đầu đời Trần,
mối giao hảo giữa hai nước khá thân thiện. Năm tân sửu, (1301), Thượng hoàng (
Nhân Tông ) đi thăm phong cảnh Chiêm Thành, ước gả Huyền Trân công chúa cho Chế
Mân, Chế Mân xin dâng hai châu Ô, Rí làm lễ cưới. Năm 1307, vua Anh Tông thu nhận
hai châu Ô Rí đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu.
Một vài sử gia cho rằng Thượng
hoàng sang Chiêm Thành dò thám quân tình. Điều đó là không cần thiết vì thiếu
gì người sai phái mà thượng hoàng phải đem thân vào nơi hiểm nguy. Việc vua
sang Chiêm có lẽ do ý muốn du ngoạn và ngoại giao.
Sau Chế Mân mất, Chế Chí
lên nối ngôi, thường chống đối nước ta. Vì vậy, năm tân hợi
(
1311), vua Anh Tông, Huệ Võ Vương Trần Quốc Chân và Nhân Huệ Vương Trần Khánh
Dư đem ba đạo binh qua đánh Chiêm Thành, bắt Chế Chi đem về phong vương, song
chẳng bao lâu Chế Chí mất. Từ đó, hai nước sinh ra thù hận.. Hễ gặp lúc nước ta
suy đồi, Chiêm Thành cất quân sang đánh phá.
Trần Dụ Tông say mê chơi bời, trong khi đó Chế Bồng Nga là một ông vua
anh hùng. Năm mậu thân (1368), sứ Chiêm Thành sang đòi đất Hóa Châu. Vua Dụ
Tông sang đánh Chiêm Thành, rốt cuộc vua chết trận, Đỗ Tử BÌnh, Hồ Quý Ly chạy
trốn. Năm quý hợi (1388), Chế Bồng Nga đánh Thăng Long nhiều phen như vào chỗ
không người . Vua quan bỏ kinh thành mà chạy saqng Đông Ngạn. Năm canh ngọ
(1390), Chế Bồng Nga bị bắn chết. Chiêm Thành suy yếu từ đây. Năm canh thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi, sai tướng
Đỗ Mãn đem quân đánh Chiêm Thành nhưng thất bại. Năm nhâm ngọ (1402), Đỗ Mãn
đem binh lấy đất Chiêm Động ( phủ Thăng BÌnh, Quảng Nam), Cổ Lũy ( Quảng Nghĩa) và đặt
quan cai trị, dân Chiêm ở những nơi này bỏ đi. Năm quý mùi (1304), quân nhà Hố
tiến đánh Đồ Bàn nhưng thất bại. Đến đời Lê, bang giao giữa Việt Nam và Chiêm
Thành có lúc tốt đẹp,có khi gay cấn. Năm bính dần (1446), quân Chiêm thường sang
đánh Hóa Châu, vua Lê sai Lê Thụ, Lê Khả
chiếm thành Đồ Bàn, bắt Bí Cai và lập người cháu là Mã Kha Qui Lai lên làm vua.
Quan trong nhất là khi Lê
Thánh Tông lên ngôi vua Chiêm Thành là Tr à
Toán quấy phá Hóa Châu, đồng thời sang sứ sang nhà Minh cầu viện. Vua Lê Thánh
Tông một mặt cho sứ sang Minh triều giải thích, một mặt đem quân bình Chiêm.
Quân Lê đánh Thi Nại, Đồ Bàn, bắt được Trà Toàn, chiếm đất Đồ Bàn, Đại Chiêm,
và Cổ Lũy lập đạo Quảng Nam, đồng thời cắt
Chiêm Thành làm ba nước là Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan. Em Trà Toàn là Trà
Toại trốn vào núi, gửi thư cho vua Minh xin phong vương. Vua Lê Thánh Tông sai
Lê Niệm tiến quân bắt Trà Toại về kinh sư. Vua Minh bắt Thánh Tông trả đất
nhưng ngài không chịu.
Năm mậu ngọ (1558), Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận
Hóa. Từ đây Nguyễn Hoàng phát triển miền Nam.
-Năm canh hợi (1611) Nguyễn
Hoàng đánh Chiêm Thành lập phủ Phú Yên.
-Năm quý tị (1653) vì vua
Chiêm Thành là Bà Thấm đánh Phú Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh lấy Phan Rang
trơ ra làm phủ Diên Khánh ( Khánh HòØa), còn từ Phan Rang trở vào thuộc Chiêm.
- Năm quý dậu (1693) vua Chiêm
Thành là Bà Tranh không chịu tiến cống, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu
KÍnh đem binh bắt Bà Tranh và quần thần đem về Phú Xuân, đổi đất Chiêm Thành
làm Thuận Phủ, bắt dân Chiêm mặc y phục Việt Nam.
- Năm đinh sửu ( 1697), đặt phủ Bình Thuận, lấy Phan Rang, Phan Rí làm
huyện Yên Phúc và Hòa Đa. Đến đây Chiêm
Thành mất hẵn.
Tổng kết, dân Việt Nam phải
chịu đựng hơn 800 năm bị Chiêm Thành đánh phá, sau đó phải mất hơn 800 năm để tấn
công và phòng thủ.Thời Hùng Vương, nước ta và Chiêm Thành là một. Đến cuối đời
nhà Hán, nuớc ta bị Trung quốc đô hộ, còn Lâm Ấp độc lập. Đáng lý họ nên sống
hòa bình với dân Việt Nam,
họ lại đánh phá liên miên trong khi Việt Nam ngoại thuộc, không quân lực chống
cự. Đến khi nước ta thoát ách ngoại xâm, Chiêm Thành vẫn không nhường bước. Do
đó các vua ta phải áp dụng chính sách lấy chiến tranh để bảo vệ hòa bình.
Kể từ 892, Lê Đại Hành đem
binh đánh Chiêm Thành lần thứ nhất đến năm
1697 là 805 năm, Chiêm Thành mới
bị tiêu diệt. Bàn về sự kiện này, Trần Trọng Kim viết rất chí lý:
Nước
Lâm Aáp chính là nướ Chiêm Thành ngày trước đã từng qua mấy trăm năm, cùng với
họ Lý, họ Trần đối địch, chống với quân Mông Cổ, không cho xâm phạm vào cõi, lập nên một nước có vua, có tôi, có
chính trị, có luật pháp. Nhưng chỉ hiềm vì người nước ấy cứ hay sang cướp phá ở
đất Việt Nam, thành ra hai nước không mấy hòa thuận được với nhau.
Đã
là đối địch thì không sao tránh khỏi được cái luật chung của tạo hóa là : khỏe
còn, yếu chết. . Vì vậy cho nên từ khi vua Thánh Tông nhà Lê đã lấy đất Quảng
Nam và chia nước Chiêm ra ba nước rồi, thì từ đó về sau thế lực nước ấy mỗi
ngày mỗi kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chẳng những là đến nỗi mất nước với
chúa Nguyễn mà chủng loại Chiêm Thành bây giờ cũng chẳng còn được mấy nghìn người
nữa. Một nước như thế, mà nay như thế, dẫu rằng nước ấy đồng hóa với nước ta mặc
lòng, song cũng thương tâm thay cho những nước yếu hèn không tránh khỏi đượccái
họa: cá nhỏ bị cá lớn nuốt (328-329).
Tài
Liệu:
Lê Quý
Đôn. Phủ Biên Tạp Lục I, Lê Xuân Giáo dịch. QVK, Sài gòn, 1972.
Lê Quý
Đôn. Vân Đài Loại Ngữ. Tạ Quang Phát dịch. QVK. Saigòn, 1972.
Lê Tắc. An
Nam
Chí Lược. Đại HọÏc Huế, 1961).
Phan Huy
Chú. Lich Triều Hiến Chương Loại Chí. Dư
Địa Chí. Khoa Hoc XảÕ Hội, Hà Nội,1992.
Ngô Sĩ
Liên. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư I, KHXH, Hà Nội, 1967.
Nguyễn
Siêu. Phương Đình Dư Địa Chí. Ngô Mạnh
Nghinh dich. Tự Do, Sàigòn, 1959.
Nguyễn
Trãi. Dư Địa Chí. Ức Trai Tập, I, II. Hoàng Khôi dịch. Phủ QVK, Sàigon, 1972.
Solheim
II., Wilhelm G. New Light on a forgotten
Past. National Geographic.Vol 139 . No
3, March, 1971.
Trần Văn
Giáp. Phật Giáo Việt Nam.
Van Hạnh. Sai gòn, 1968.
Trần Trọng
Kim, Việt Nam Sử Lược. Tân Việt, Sài gòn, 1958.
(Dòng Việt, số 17, 2005,
222-236)
XUÂN VŨ * CHUYỆN TỤC VỀ VÙNG THANH= BIỂN ĐÔNG =
XUÂN VŨ * CHUYỆN TỤC VỀ VÙNG THANH
Cầu Hàm Rồng-Thanh hóa
Trời rét, mặt ao đóng váng. Tôi đang ngủ mê mệt sau một buổi gánh nước dân vận mệt nhừ. Bỗng giật mình. Có tiếng léo nhéo ngoài đường.
Giọng đàn bà lọt qua phên liếp hở hang, rõ từng tiếng:
"Mày ăn l. bà, mày uống nước l. bà."
Bất giác tôi kéo tuột chăn xuống khỏi mép tai để nghe cho rõ. Chuyện gì vậy? Chuyện gì mới sáng đã chào nhau kinh khủng đến thế? Một giọng khác cũng đàn bà nhưng đã sồn sồn:
"Mày giành cả cứt cho bố mày đây hở? Đã đến giỗ tổ tiên nội ngoại mày rồi đấy hở?"
"Phải, cứt béo nên mày mới giật mang về!"
"Của anh đội miền Nam, anh ấy tứa vào đầu chỗ ấy được, tao không giành, tao không giật!"
"Đứa nào giành đứa nào giật bà bắt bà bỏ l. bà, bà khép lại cho chết bố chúng nó."
Càng đối đáp, chữ nghĩa càng thơ mộng hơn và hình như hai đối phương đang tiến lại gần nhau, sẵn sàng xáp chiến.
Bọn tôi là lũ dân tập kết mới từ tàu Arkhangels Liên Xô leo lên bờ Sầm Sơn và cuốc bộ về đây với những đồ lề cõng trên lưng như những con lạc đà bất đắc chí. Người ta bảo cho biết nơi đóng quân là một vùng đã giảm tô từ hồi kháng chiến. Đó là làng Phượng Vỹ có chợ Nghè chợ Phủ cách cầu Hàm Rồng không xa. Tên làng tên xóm và cảnh trí đều đẹp như tranh. Đúng là một bức tranh sơn thủy sống mênh mông, tình tứ: Thanh Hóa.
Những thằng bạn từ ngoài Bắc vô Nam đã khoe với chúng tôi như vậy và khi ra đây, chúng tôi cũng thấy như vậy.
Ra miền Bắc thì rõ ràng là ta độc lập rồi: Tây đã rút. Còn Hạnh Phúc thì chánh sách bảo phải đi tới đó bằng "hai chân" của mình. Chân thứ nhất là nông trường thì chờ Liên Xô viện trợ máy cày. Còn chân thứ hai là hợp tác xã thì đang tiến hành mà Thanh Hóa là lá cờ đầu.
Hợp tác xã là cái gì? Tôi được giải thích trong một buổi học chung với bần cố nông. Nghe qua, thấy cũng hăng hái. Mười năm đánh Tây, có biết sản xuất là gì, ngay nghe cách thức sản xuất tập thể thì thấy hạnh phúc như trái chín, cứ với tay là hái bỏ vào mồm nhai. Đã từ lâu, người ta làm như thế "Au Pays de Staline." Dễ ợt. Dân Liên Xô ngày nay sung sướng như tiên, muốn gì có nấy! (Ông Tây nào đã sang Liên Xô về viết ra sách đó, đã hại cả thế giới, nay còn sống không?)
Cuộc khẩu chiến ngoài đường trở nên quy mô và gay gắt hơn vì bây giờ hai người đã trở thành hai phe. Mỗi người một tiếng bênh phe mình. Ngủ chung nhà với tôi là một anh người Bắc, cấp bậc trung đội phó, tốt nghiệp lục quân được gởi vô Nam, nay vinh quy bái tổ, nhưng hiềm nỗi chưa được lên chức. Hắn có vẻ bần thần, nhưng không dám tỏ ra bất mãn, vì càng bất mãn thì càng thiệt thân. Theo lệ thường, bạn đến xứ mình thì mình phải niềm nở săn đón, như lúc còn ở trong Nam, bọn tôi từng lôi hắn về nhà giết gà thết. Tưởng hắn sẽ làm như thế với bọn tôi, nhưng không, hắn tuyệt nhiên không nói đến chuyện về thăm bố mẹ nữa là rủ bọn tôi về nhà.
Mãi về sau, hiểu ra thì không phải hắn tệ bạc chi đến thế. Số là hắn có một người cậu phú nông đang được ở trên cứu xét để nâng lên địa chủ. Kẻ nào vô phúc được cứu xét thì khó thoát. Về quê trong tình hình đó thì quả là không nên, thằng nào ngốc đến đâu cũng hiểu như thế.
Cái vụ đấu khẩu ngoài đường, hắn có nghe, lẽ nào lại không, nhưng hắn cứ nằm im lìm trong chăn màu cứt ngựa kia từ lúc có tiếng léo nhéo ngoài đường. Thấy thế, tôi đoán chắc hắn có điều gì không thoải mái, nên tôi tốc chăn ngồi dậy vạch liếp ngó ra.
Nhà chỉ cách mặt đường một mảnh sân con và một hàng dậu thưa nên tôi mục kích cuộc chiến đấu như xem văn công. Một trẻ một già, cả hai đều váy nâu, yếm nâu và đều vấn tóc nhưng bà trẻ có lẽ vì múa may hăng quá nên tóc sút ra, đuôi tóc quất qua quất lại sau lưng tùy theo động tác. Bà ta nhảy tưng lên, miệng hò vang, tay vỗ bèm bẹp vào đùi non.
"Bà chìa ra đây này, có ngoạm thì vào mà ngoạm!"
"Bố tiên sư nhà bay, chui vào của bà đây. Của bà to, bà rộng chứa cả họ nhà mày, cả tổ nhóm nhà mày!"
"Cha tiên sư con tố điêu thằng X. để được lên cốt cán!"
"Tao lên cốt cán thì có động gì tới con cho thằng đội trưởng ngủ để nó chia quả thực cái chõng tre nát."
"Cái chỏng tre nát chẳng đẹp hơn cái mâm gỗ to bằng cái tẻng của bà, thế mà có đứa phải cho thằng đoàn viên đáng tuổi con tốc váy mấy phát đấy!"
"Tốc váy mấy phát chưa bằng chửa hoang đẻ con bóp mũi đút bụi tre!"
Tôi nghe bất nhẫn tâm can. Nhưng dường như chưa đã nư giận, hai bà lăn xả vào nhau, túm tóc nhau. Rồi có lẽ ai cũng nghĩ rằng mình đúng và cần được bênh vực, cho nên cả hai cùng kêu lên một lúc khi vừa túm được tóc đối phương hoặc bị đối phương túm tóc.
"Ôi làng nước ơi! Ôi làng nước ơi!"
"Ôi giời cao đất dày ơi! Con đĩ nó giết tôi!"
Đám con nít tự nãy giờ có lẽ thập thò ở đâu đó, thấy cuộc ấu đả nổ to, hốt hoảng chạy tủa đi trốn trong khi có thêm dăm người lớn xuất hiện, mỗi người một tiếng thúc giục bồ nhà:
"Đánh chết cha con đĩ rỏm chửa hoang kia!"
"Đập đầu con sọm già cho tao. Nó, chính nó là thủ phạm!"
Hai người đàn bà càng hăng tiết. Bà trẻ buông tóc đối phương để chụp lấy váy.
Mụ già cũng buông tóc tóm lấy gấu váy của bà trẻ. Cả hai đã tóm được gấu váy của nhau giằng xé xà quây kịch liệt, nhưng may quá chẳng bên nào thành công trong sự bóc lột đối phương ra.
Chuyện đánh nhau của dân địa phương, thế mà lại nguyên do ở chúng tôi.Tối hôm đó, cơ quan chúng tôi, toàn thể Phòng Chính Trị Phân Liên Khu Miền Tây, phải họp để phân tích, tổng kết rút kinh nghiệm.
Khi cái cơ quan gồm hơn trăm người này về đóng ở đây, thì một vấn đề trong sinh hoạt được đặt ra và thi hành ngay: đào hố vệ sinh. Mỗi một ban đều phải có hố riêng. Những hố này được đào ngoài lũy tre làng ở những gò nỗng có nhiều mả loạn. Bộ phận của tôi thiết kế mỹ thuật một cái rất đẹp ở giữa những lùm rậm trong phần đất của tổ Tiên Tiến, còn bộ phận bạn thì xây một cái gần đó, không đẹp lắm, thuộc phần đất của khóm Quyết Thắng.
Nhà nông ta có cái thiệu cơ bản trong nghề nghiệp là "nhất nước nhì phân tam cần tứ giống." Tôi thấy có những thửa ruộng được tưới nước chuyển tới ba tầng gàu giai mà kinh hồn.
Còn phân thì quý nhất là phân người, cũng còn gọi là phân Bắc. Bọn Nam Kỳ mới ra, nào biết mình là những chiếc máy sản xuất loại phân ấy. Vì thế nên coi sản phẩm của mình là bứt cỏ, bỏ ở đâu mà không được, miễn phóng nó ra thì thôi, đâu có kể số gì.
Tiếng rằng nhất ỉa đồng nhì quân công, nhưng có chỗ kín đáo vẫn tốt hơn bốn bề trống trải.
Trong kháng chiến có bài hát Đoàn Quân Đi của Việt Lang, rất phổ biến. Tôi rất thích bài hát đó. Trong bài có câu: "Phá tan biên cương loài người sống thân yêu! Ngay mai lớp dân lầm than không còn buồn đau, đập tan gông cùm đẫm máu, đời vang lên đại đồng khúc ca!" (Đừng nghĩ thế mà nhầm. Nhầm to. Một cục phân còn không nhường nhau kia, lại nói chuyện phá tan biên cương và đại đồng ca. Đại đồng ca Nga Hoa, Việt Hoa chăng?)
Sáng nay chị Hĩm của khóm Tiên Tiến đi kiểm tra hố phân của mình như thường lệ. Chị bỗng thấy phân trây đầy trên đường vào hố, phân trát cả trên hai thanh cây tre tươi gác ngang miệng hố. Vì thế anh chị đội miền Nam ghê mà không đến. Có kẻ phá hoại! Địa chủ! Không, địa chủ không còn đất nên không cần phân. Vậy kẻ phá hoại là ai?
Chị Hĩm rảo bước sang hố Quyết Thắng của bà Cò. Hố Quyết Thắng địa điểm xấu nhưng bữa nay sản lượng lại vung đầy. Chị Hĩm nhận ra kẻ phá hoại là ai rồi. Chị quyết dứt tình làng xóm lâu đời, nghĩa hợp tác xã keo sơn, chị cất tiếng chửi mụ Cò, người đáng tuổi mẹ chị.
Cuộc chửi nhau, đánh nhau của hai người đàn bà đã kéo dây tới sự thù hằn giữa hai khóm của một hợp tác xã cùng có một mục đích xây dựng miền Bắc thành thiên đàng để sống một cuộc sống làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu ở đâu đó, vào một năm nào đó.
Thanh Hóa, vùng đất xanh cuối cùng của miền Bắc, cửa ngõ vào miền Trung, đối với tôi còn là thơ là văn từ thuở ấu thời. Hình ảnh cầu Hàm Rồng trong sách Quốc Văn, Hòn Trống Hòn Mái, Kho vàng Sầm Sơn, Ngọn đèn dầu lạc v.v... tất cả nét đan thanh bỗng hóa ra trần tục, tục tằn vào ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày tôi ly hương.
Cuộc họp đi đến kết luận là "các chiếc máy sản xuất phân" phải phân phối
sản lượng đều cho hai khóm Quyết Thắng và Tiên Tiến. Nghĩa là mười lăm
cái đi bên này mười lăm cái đi bên kia mặc dù cái Quyết Thắng không đẹp
cũng phải đi. Như vậy để tránh sự mất đoàn kết như đã xảy ra.
Bọn Nam Kỳ chúng tôi rất hoang mang, nhưng cấp lãnh đạo đả thông ngay, và chúng tôi cũng thông ngay một cách dễ dàng, rằng đó là tàn tích của đế phong, xã hội chủ nghĩa sẽ gội rửa dần.
Nhưng thông được chuyện ngoài xóm thì chuyện đế phong lại xảy ra trong cơ quan.
Nhà tôi ở, vách đất, phên liếp hở hang, gió lùa vào như những tia nước đá, nhưng nhờ có tấm chăn bông Trung Quốc nên tôi ngủ được yên lành. Nhiều đêm nghe đám trẻ con trong nhà ngọ nguậy dưới bếp, tôi không ngủ được vì biết tổ rơm không đủ ấm cho chúng. Tôi đem cả chăn màn xuống ngủ chung với chúng. Nhờ ngủ chung với chúng tôi nghe chúng nói chuyện nọ chuyện kia với nhau mà phát hiện ra rằng chúng đói, lạnh. Vậy mà lâu nay tôi ngỡ chúng no, ấm.
Kể từ hôm biết chúng đói, mỗi lần xách chén đi ăn cơm, tôi thấy mình hơi kỳ cục. Của dân, vì dân, do dân là như thế này ư? Khi đến nhà ăn, tôi lại càng thấy mình kỳ cục đang sống trong một xã hội kỳ cục. Không giai cấp là thế này ư? Trên bàn ngất nghểu một ông cao cấp ngồi ăn đặc tiểu táo năm món hẳn hoi. Ở một bàn thấp hơn một dúm trung cấp áo sơ mi trắng giày cộp đen ngồi quanh mâm tiểu táo ba món: canh, kho, xào. Và cũng trong cái nhà ăn đó, tràn lan dưới đất là đám kaki dép cao su ăn đại táo hai món: canh, kho.
Cuộc sống ở miền Bắc, trong một thời gian ngắn đã cào tuốt tất cả những mộng tưởng tốt đẹp trong đầu tôi có được từ quyển Au Pays de Staline, về nông trường, về hợp tác xã và về cái hạnh phúc thiên đàng với tới được dễ dàng mà ông Tây đã vẽ ra kia.
Ở trong Nam, cây mạ cao quá lưng quần, người yếu không nhổ mạ nỗi, còn ở Bắc thì cây mạ chỉ bằng bụi hành, người nhổ mạ ngồi trên một chiếc ghế con rứt từng tép như trẻ con đùa. Tôi lại nhớ những bài học về bản tính tư hữu của nông dân, và những phương pháp khắc phục. Tôi thấy khó viết hoặc không biết được về "cái chân" này. Tôi bèn quăng thân vào "cái chân" kia, tức là một nông trường mới thành lập ở Nghệ An để tìm đề tài và hy vọng sẽ viết được một quyển như Đất Vỡ Hoang (Terre Défrichée) của Sô-lô-cốp. Nhưng sau hơn năm lăn lóc ở đó, tôi cũng cảm thấy không viết được, mà nếu có viết ra được thì không nhà xuất bản nào dám in, nhược bằng có liều mạng mà in thì tác giả lẫn giám đốc xuất bản sẽ thù lao nhau trong Hỏa lò.
Hồi đại tướng chưa đeo giản còn chữa có ai dám cãi huông là nay đã đeo giản ấy rồi. Bài Cây Đa trở thành một thứ cẩm nang cho mọi tầng lớp cán bộ và xã viên hợp tác. Gặp khó khăn cứ giở ra, cẩm nang sẽ chỉ bảo cách khắc phục.
Người kia cũng hùa theo:
"Trước kia bảo chia hai, đằng ấy chẳng nghe, bây giờ hợp tác lấy cả."
"Ai bảo thế?"
"Thì nó là như thế, cần gì ai bảo?"
Cò Tập cố nén:
"Thôi, tôi chỉ xin vài con be bé đủ kho một bữa cho các cháu."
"Một cái nhớt cũng không cho ngửi!"
"Thôi thì các ông bắt cả thì bắt, nhưng mùa này thì tôi ngăn đôi, tôi tát phần tôi, hợp tác tát phần hợp tác!"
"Không có vụ ngăn đôi. Bờ người ta đang phá, bờ gì lại đắp?"
Ông có đeo súng đã bắt được con cá chép to, sấn tới trước mặt Cò Tập: "Cả ao là thuộc về hợp tác kể từ hôm nay - Đảng cấp đất cho anh là để anh vô hợp tác. Nếu đảng biết anh ngoan cố thì đảng chả cấp cho anh cả một hòn phân."
"Đảng bảo hợp tác là tự nguyện."
"Tự nguyện đối với những người giác ngộ kia, còn lạc hậu như anh thì phải có biện pháp mạnh!"
"Biện pháp mạnh là thế nào?"
"Là cúp phân, cắt phiếu! Mạnh nữa là đi tù!"
Cò Tập bật lại:
"Tù là những đứa khoét bồ hợp tác mang về nhà kia, cúp phân là cúp những đứa cho điểm vị tình nữ xã viên trây lười để tối tối mò tới kia!"
"Phản động!" - Ông kia trỏ mặt Cò Tập.
Cò Tập vẫn sấn tới và moi thêm những việc kín của hợp tác, làm ông kia nổi cáu vung tay định thoi Cò Tập. Cò Tập gạt phắc. Ông kia lùi lại nhưng bị cái gân bờ ranh phải gió cản chân làm ông ta bổ ngửa, cái đít đã lọt qua ruộng hợp tác còn đùi thì gác lên bờ ranh, bàn chân lại còn nằm bên ruộng Cò Tập. Ông ta chòi lia lịa cố đứng dậy nhưng tay bị kẹt vào lỗ nẽ không rút lên được, còn tay kia lại mắc cầm con cá chép. Thấy Cò Tập có vẻ tấn công mạnh hơn, ông ta la hoảng: "Đem súng đây!" Cây súng ông ta vừa đút vô bụi để rảnh tay bắt cá.
Cò Tập bất thần rút con dao rừng ra khỏi cái vỏ gỗ to xù đeo ở thắt lưng bằng sợi dây da trâu. Con dao rộng bản, anh từng khoe với tôi, rèn bằng díp xe ô tô, cây to bằng cổ chân phạt ngọt như chuối. Một tiếng "phật". Dao sắc thế, cái đùi lại kê trên bờ ranh như nằm trên thớt, gì mà chẳng lìa!
Chiều hôm đó, tôi cuốn gói đi để khỏi phải thấy những chuyện buồn của gia đình anh Tập và nhất là để khỏi nghe bọn thằng Tành khóc sau khi anh Tập bị trói dẫn đi.
Mãi hơn một năm sau tôi có dịp về Thọ Xuân. Bất ngờ tôi gặp một người quen vùng Cò Tập. Tôi lôi anh ta vào một quán nước vối, thết anh một tô đầy. Không đợi tôi hỏi, anh ta nói ngay:
"Cò Tập đi tù. Ruộng bị tịch thu!"
"Còn cái ông kia?"
"Chống nạng nhưng không được lãnh sổ thương binh."
"Không chết là may!"
"Hợp tác cũng không trợ cấp, lấy cớ là hợp tác không chủ trương mà do mấy người kết bè làm càn."
"Còn chị Cò và mấy đứa nhỏ?"
"Lo gì, chị ấy được ông Phó chủ nhiệm tới lui giúp đỡ thường xuyên."
Vậy là gia đình Cò Tập tan nát. Tôi hiểu tiếng "giúp đỡ" qua giọng nói chế giễu của anh chàng.
CHUYỆN TỤC VỀ VÙNG THANH
XUÂN VŨ
Trời rét, mặt ao đóng váng. Tôi đang ngủ mê mệt sau một buổi gánh nước dân vận mệt nhừ. Bỗng giật mình. Có tiếng léo nhéo ngoài đường.
Giọng đàn bà lọt qua phên liếp hở hang, rõ từng tiếng:
"Mày ăn l. bà, mày uống nước l. bà."
Bất giác tôi kéo tuột chăn xuống khỏi mép tai để nghe cho rõ. Chuyện gì vậy? Chuyện gì mới sáng đã chào nhau kinh khủng đến thế? Một giọng khác cũng đàn bà nhưng đã sồn sồn:
"Mày giành cả cứt cho bố mày đây hở? Đã đến giỗ tổ tiên nội ngoại mày rồi đấy hở?"
"Phải, cứt béo nên mày mới giật mang về!"
"Của anh đội miền Nam, anh ấy tứa vào đầu chỗ ấy được, tao không giành, tao không giật!"
"Đứa nào giành đứa nào giật bà bắt bà bỏ l. bà, bà khép lại cho chết bố chúng nó."
Càng đối đáp, chữ nghĩa càng thơ mộng hơn và hình như hai đối phương đang tiến lại gần nhau, sẵn sàng xáp chiến.
Bọn tôi là lũ dân tập kết mới từ tàu Arkhangels Liên Xô leo lên bờ Sầm Sơn và cuốc bộ về đây với những đồ lề cõng trên lưng như những con lạc đà bất đắc chí. Người ta bảo cho biết nơi đóng quân là một vùng đã giảm tô từ hồi kháng chiến. Đó là làng Phượng Vỹ có chợ Nghè chợ Phủ cách cầu Hàm Rồng không xa. Tên làng tên xóm và cảnh trí đều đẹp như tranh. Đúng là một bức tranh sơn thủy sống mênh mông, tình tứ: Thanh Hóa.
Những thằng bạn từ ngoài Bắc vô Nam đã khoe với chúng tôi như vậy và khi ra đây, chúng tôi cũng thấy như vậy.
Người ta cũng còn cho biết ở đây đang tiến hành cải cách ruộng đất đợt
3. "Có tên địa chủ lọt lưới X. giả nghèo giả khổ đi ăn xin, chớ có nhầm
ném cái gì cho hắn ăn là phạm chính sách. Lại còn một đám con địa chủ bị
tống ra khỏi nhà, chúng đi lang thang đụng đâu ngủ đó và ăn cắp kinh
hồn!" Đám trẻ này tôi gặp hàng ngày:
Những con người đang biến thành súc vật. Còn tên X., sau này tôi biết ra
thì hắn chỉ có đâu dăm sào ruộng. Tôi nghĩ, làm chủ một khoảng đất chó
ngồi ló đuôi mà là địa chủ, thì dân Nam Kỳ có bao nhiêu địa chủ? (90%)
Thì còn ai đấu? Nhưng bởi cái chính sách nó treo lững lơ trước mặt, bọn
tôi không đứa nào dám nói gì. Sợ lắm nữa là đằng khác. Ra đường, ngó
thẳng như ngựa bịt mắt. Gặp mấy chị đàn bà vén váy tiểu roong roỏng
trong chiếc nồi su ở góc sân, miệng vui vẻ "Mời anh đội miền Nam về nhà
em xơi nước," cũng không dám đáp, sợ phạm chánh sách.
Ra đây tôi mới được biết nước tiểu cũng dùng tưới rau không bỏ phí của
giời như ở trong Nam. Thực ra việc dùng những bài tiết của người để bón
hoa màu đã thấy V. Hugo nói tới trong một đoạn sách viết về người Tàu,
không lạ lùng gì. Có lạ chăng là bây giờ ta mới biết.
Ra miền Bắc thì rõ ràng là ta độc lập rồi: Tây đã rút. Còn Hạnh Phúc thì chánh sách bảo phải đi tới đó bằng "hai chân" của mình. Chân thứ nhất là nông trường thì chờ Liên Xô viện trợ máy cày. Còn chân thứ hai là hợp tác xã thì đang tiến hành mà Thanh Hóa là lá cờ đầu.
Hợp tác xã là cái gì? Tôi được giải thích trong một buổi học chung với bần cố nông. Nghe qua, thấy cũng hăng hái. Mười năm đánh Tây, có biết sản xuất là gì, ngay nghe cách thức sản xuất tập thể thì thấy hạnh phúc như trái chín, cứ với tay là hái bỏ vào mồm nhai. Đã từ lâu, người ta làm như thế "Au Pays de Staline." Dễ ợt. Dân Liên Xô ngày nay sung sướng như tiên, muốn gì có nấy! (Ông Tây nào đã sang Liên Xô về viết ra sách đó, đã hại cả thế giới, nay còn sống không?)
Cuộc khẩu chiến ngoài đường trở nên quy mô và gay gắt hơn vì bây giờ hai người đã trở thành hai phe. Mỗi người một tiếng bênh phe mình. Ngủ chung nhà với tôi là một anh người Bắc, cấp bậc trung đội phó, tốt nghiệp lục quân được gởi vô Nam, nay vinh quy bái tổ, nhưng hiềm nỗi chưa được lên chức. Hắn có vẻ bần thần, nhưng không dám tỏ ra bất mãn, vì càng bất mãn thì càng thiệt thân. Theo lệ thường, bạn đến xứ mình thì mình phải niềm nở săn đón, như lúc còn ở trong Nam, bọn tôi từng lôi hắn về nhà giết gà thết. Tưởng hắn sẽ làm như thế với bọn tôi, nhưng không, hắn tuyệt nhiên không nói đến chuyện về thăm bố mẹ nữa là rủ bọn tôi về nhà.
Mãi về sau, hiểu ra thì không phải hắn tệ bạc chi đến thế. Số là hắn có một người cậu phú nông đang được ở trên cứu xét để nâng lên địa chủ. Kẻ nào vô phúc được cứu xét thì khó thoát. Về quê trong tình hình đó thì quả là không nên, thằng nào ngốc đến đâu cũng hiểu như thế.
Cái vụ đấu khẩu ngoài đường, hắn có nghe, lẽ nào lại không, nhưng hắn cứ nằm im lìm trong chăn màu cứt ngựa kia từ lúc có tiếng léo nhéo ngoài đường. Thấy thế, tôi đoán chắc hắn có điều gì không thoải mái, nên tôi tốc chăn ngồi dậy vạch liếp ngó ra.
Nhà chỉ cách mặt đường một mảnh sân con và một hàng dậu thưa nên tôi mục kích cuộc chiến đấu như xem văn công. Một trẻ một già, cả hai đều váy nâu, yếm nâu và đều vấn tóc nhưng bà trẻ có lẽ vì múa may hăng quá nên tóc sút ra, đuôi tóc quất qua quất lại sau lưng tùy theo động tác. Bà ta nhảy tưng lên, miệng hò vang, tay vỗ bèm bẹp vào đùi non.
"Bà chìa ra đây này, có ngoạm thì vào mà ngoạm!"
"Bố tiên sư nhà bay, chui vào của bà đây. Của bà to, bà rộng chứa cả họ nhà mày, cả tổ nhóm nhà mày!"
"Cha tiên sư con tố điêu thằng X. để được lên cốt cán!"
"Tao lên cốt cán thì có động gì tới con cho thằng đội trưởng ngủ để nó chia quả thực cái chõng tre nát."
"Cái chỏng tre nát chẳng đẹp hơn cái mâm gỗ to bằng cái tẻng của bà, thế mà có đứa phải cho thằng đoàn viên đáng tuổi con tốc váy mấy phát đấy!"
"Tốc váy mấy phát chưa bằng chửa hoang đẻ con bóp mũi đút bụi tre!"
Tôi nghe bất nhẫn tâm can. Nhưng dường như chưa đã nư giận, hai bà lăn xả vào nhau, túm tóc nhau. Rồi có lẽ ai cũng nghĩ rằng mình đúng và cần được bênh vực, cho nên cả hai cùng kêu lên một lúc khi vừa túm được tóc đối phương hoặc bị đối phương túm tóc.
"Ôi làng nước ơi! Ôi làng nước ơi!"
"Ôi giời cao đất dày ơi! Con đĩ nó giết tôi!"
Đám con nít tự nãy giờ có lẽ thập thò ở đâu đó, thấy cuộc ấu đả nổ to, hốt hoảng chạy tủa đi trốn trong khi có thêm dăm người lớn xuất hiện, mỗi người một tiếng thúc giục bồ nhà:
"Đánh chết cha con đĩ rỏm chửa hoang kia!"
"Đập đầu con sọm già cho tao. Nó, chính nó là thủ phạm!"
Hai người đàn bà càng hăng tiết. Bà trẻ buông tóc đối phương để chụp lấy váy.
Mụ già cũng buông tóc tóm lấy gấu váy của bà trẻ. Cả hai đã tóm được gấu váy của nhau giằng xé xà quây kịch liệt, nhưng may quá chẳng bên nào thành công trong sự bóc lột đối phương ra.
Chuyện đánh nhau của dân địa phương, thế mà lại nguyên do ở chúng tôi.Tối hôm đó, cơ quan chúng tôi, toàn thể Phòng Chính Trị Phân Liên Khu Miền Tây, phải họp để phân tích, tổng kết rút kinh nghiệm.
Khi cái cơ quan gồm hơn trăm người này về đóng ở đây, thì một vấn đề trong sinh hoạt được đặt ra và thi hành ngay: đào hố vệ sinh. Mỗi một ban đều phải có hố riêng. Những hố này được đào ngoài lũy tre làng ở những gò nỗng có nhiều mả loạn. Bộ phận của tôi thiết kế mỹ thuật một cái rất đẹp ở giữa những lùm rậm trong phần đất của tổ Tiên Tiến, còn bộ phận bạn thì xây một cái gần đó, không đẹp lắm, thuộc phần đất của khóm Quyết Thắng.
Nhà nông ta có cái thiệu cơ bản trong nghề nghiệp là "nhất nước nhì phân tam cần tứ giống." Tôi thấy có những thửa ruộng được tưới nước chuyển tới ba tầng gàu giai mà kinh hồn.
Còn phân thì quý nhất là phân người, cũng còn gọi là phân Bắc. Bọn Nam Kỳ mới ra, nào biết mình là những chiếc máy sản xuất loại phân ấy. Vì thế nên coi sản phẩm của mình là bứt cỏ, bỏ ở đâu mà không được, miễn phóng nó ra thì thôi, đâu có kể số gì.
Tiếng rằng nhất ỉa đồng nhì quân công, nhưng có chỗ kín đáo vẫn tốt hơn bốn bề trống trải.
Trong kháng chiến có bài hát Đoàn Quân Đi của Việt Lang, rất phổ biến. Tôi rất thích bài hát đó. Trong bài có câu: "Phá tan biên cương loài người sống thân yêu! Ngay mai lớp dân lầm than không còn buồn đau, đập tan gông cùm đẫm máu, đời vang lên đại đồng khúc ca!" (Đừng nghĩ thế mà nhầm. Nhầm to. Một cục phân còn không nhường nhau kia, lại nói chuyện phá tan biên cương và đại đồng ca. Đại đồng ca Nga Hoa, Việt Hoa chăng?)
Sáng nay chị Hĩm của khóm Tiên Tiến đi kiểm tra hố phân của mình như thường lệ. Chị bỗng thấy phân trây đầy trên đường vào hố, phân trát cả trên hai thanh cây tre tươi gác ngang miệng hố. Vì thế anh chị đội miền Nam ghê mà không đến. Có kẻ phá hoại! Địa chủ! Không, địa chủ không còn đất nên không cần phân. Vậy kẻ phá hoại là ai?
Chị Hĩm rảo bước sang hố Quyết Thắng của bà Cò. Hố Quyết Thắng địa điểm xấu nhưng bữa nay sản lượng lại vung đầy. Chị Hĩm nhận ra kẻ phá hoại là ai rồi. Chị quyết dứt tình làng xóm lâu đời, nghĩa hợp tác xã keo sơn, chị cất tiếng chửi mụ Cò, người đáng tuổi mẹ chị.
Cuộc chửi nhau, đánh nhau của hai người đàn bà đã kéo dây tới sự thù hằn giữa hai khóm của một hợp tác xã cùng có một mục đích xây dựng miền Bắc thành thiên đàng để sống một cuộc sống làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu ở đâu đó, vào một năm nào đó.
Thanh Hóa, vùng đất xanh cuối cùng của miền Bắc, cửa ngõ vào miền Trung, đối với tôi còn là thơ là văn từ thuở ấu thời. Hình ảnh cầu Hàm Rồng trong sách Quốc Văn, Hòn Trống Hòn Mái, Kho vàng Sầm Sơn, Ngọn đèn dầu lạc v.v... tất cả nét đan thanh bỗng hóa ra trần tục, tục tằn vào ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày tôi ly hương.
Bọn Nam Kỳ chúng tôi rất hoang mang, nhưng cấp lãnh đạo đả thông ngay, và chúng tôi cũng thông ngay một cách dễ dàng, rằng đó là tàn tích của đế phong, xã hội chủ nghĩa sẽ gội rửa dần.
Nhưng thông được chuyện ngoài xóm thì chuyện đế phong lại xảy ra trong cơ quan.
Nhà tôi ở, vách đất, phên liếp hở hang, gió lùa vào như những tia nước đá, nhưng nhờ có tấm chăn bông Trung Quốc nên tôi ngủ được yên lành. Nhiều đêm nghe đám trẻ con trong nhà ngọ nguậy dưới bếp, tôi không ngủ được vì biết tổ rơm không đủ ấm cho chúng. Tôi đem cả chăn màn xuống ngủ chung với chúng. Nhờ ngủ chung với chúng tôi nghe chúng nói chuyện nọ chuyện kia với nhau mà phát hiện ra rằng chúng đói, lạnh. Vậy mà lâu nay tôi ngỡ chúng no, ấm.
Kể từ hôm biết chúng đói, mỗi lần xách chén đi ăn cơm, tôi thấy mình hơi kỳ cục. Của dân, vì dân, do dân là như thế này ư? Khi đến nhà ăn, tôi lại càng thấy mình kỳ cục đang sống trong một xã hội kỳ cục. Không giai cấp là thế này ư? Trên bàn ngất nghểu một ông cao cấp ngồi ăn đặc tiểu táo năm món hẳn hoi. Ở một bàn thấp hơn một dúm trung cấp áo sơ mi trắng giày cộp đen ngồi quanh mâm tiểu táo ba món: canh, kho, xào. Và cũng trong cái nhà ăn đó, tràn lan dưới đất là đám kaki dép cao su ăn đại táo hai món: canh, kho.
Bọn này ngồi chồm hổm không có bàn ghế chi cả. Cứ sáu trự ghép thành một
mâm. Ăn nửa chừng thì hết thức ăn, xin anh nuôi cho thêm tí muối. Vô
sản là thằng nào? Là ta, là hắn, hay là bọn kia?... Nên biết là tất cả
những người ăn khác tiêu chuẩn ấy vừa thoát ra khỏi chiến tranh và còn
hăng hái chiến đấu cho một xã hội không giai cấp ở đâu đó, cụ thể là
theo khẩu hiệu vì nhân dân quên mình. Tôi thường ăn lưng lửng bụng rồi
đứng dậy đến thúng cơm xúc một chén đầy ém chặt và cơi lên có ngọn trước
cặp mắt lườm lườm của anh nuôi. Tôi vừa lua vừa nói: "Tớ bỏ quên cái
màn phơi ngoài sân, tớ phải về nhanh kẻo địa chủ X. nó quơ mất!"
Bằng cách đó tôi được anh nuôi tán đồng và lọt qua cả cặp mắt của mấy
chú bảo vệ cơ quan, đem được bát cơm về nhà cho lũ trẻ. Ba đứa. Hai
trai, một gái. Chúng chia nhau dưới bếp. Chúng mừng nhưng không dám reo.
Chắc chúng cũng biết, ăn như thế là phạm chánh sách.
Nhưng chẳng được bao lâu, có lẽ do sự khoe khoang của chúng với đám trẻ
lối xóm, nên công việc tiếp tế của tôi bị lộ và bị chặn lại. Cơ quan lại
họp và đe kỹ không ai được mang cơm về nhà cho nhân dân hoặc trẻ con,
vì đó là vi phạm chính sách.
Trước kia thì vào giờ ăn, có một đám trẻ lảng vảng quanh nhà ăn để anh
nuôi ném cho tí cháy, nhưng từ khi việc tiếp tế của tôi bị phát giác thì
không còn một bóng. Ai có con phải giữ riệt chúng ở nhà, thà cho chúng
ăn rau muống nấu với cám để khỏi bị kiểm thảo.
Nhiều lần trong bữa ăn, tôi bị nghẹn vì chợt nhớ đến lũ trẻ ở nhà ngồi
quanh nồi cám lẫn với rau muống bố mẹ chúng đã nấu sẵn trước khi ra
đồng.Tôi sống hết mùa đông trên đất Bắc như một cực hình. Từ mùa đông ấy
trở đi, một sự hối hận dày dò tôi khôn nguôi: "Mình đi đâu thế này? Bỏ
quê hương bỏ cha mẹ mà đi thế này?"
Cuộc sống ở miền Bắc, trong một thời gian ngắn đã cào tuốt tất cả những mộng tưởng tốt đẹp trong đầu tôi có được từ quyển Au Pays de Staline, về nông trường, về hợp tác xã và về cái hạnh phúc thiên đàng với tới được dễ dàng mà ông Tây đã vẽ ra kia.
Ở trong Nam, cây mạ cao quá lưng quần, người yếu không nhổ mạ nỗi, còn ở Bắc thì cây mạ chỉ bằng bụi hành, người nhổ mạ ngồi trên một chiếc ghế con rứt từng tép như trẻ con đùa. Tôi lại nhớ những bài học về bản tính tư hữu của nông dân, và những phương pháp khắc phục. Tôi thấy khó viết hoặc không biết được về "cái chân" này. Tôi bèn quăng thân vào "cái chân" kia, tức là một nông trường mới thành lập ở Nghệ An để tìm đề tài và hy vọng sẽ viết được một quyển như Đất Vỡ Hoang (Terre Défrichée) của Sô-lô-cốp. Nhưng sau hơn năm lăn lóc ở đó, tôi cũng cảm thấy không viết được, mà nếu có viết ra được thì không nhà xuất bản nào dám in, nhược bằng có liều mạng mà in thì tác giả lẫn giám đốc xuất bản sẽ thù lao nhau trong Hỏa lò.
Cái khổ của tôi là đeo đẳng mộng văn thơ từ thuở còn là học trò, rồi lớn
lên cũng vẫn cảm thấy mình không làm gi được ngoài viết văn.
Nỗi day dứt về quê hương và gia đình, cộng với những điều kỳ cục trong
mấy năm dằng dặc trên đất Bắc làm cho tôi thấy mình đi lạc đường. Sống
trong nước mình mà cứ tưởng nước ai. Do đó tôi quyết chí trốn về Nam,
sống dưới gầm cầu cũng được. Nhưng ý chí là một chuyện, thực địa là một
chuyện khác. Trốn ngã nào?
Trước nhất tôi khẳng định rằng: đi đâu cũng được, miễn ra khỏi miền Bắc
thì thôi! Cho nên trước nhất, tôi nhắm mục tiêu cảng Hải Phòng. Ở đó có
nhiều hoa tiêu, người Nam Bộ. Tôi xuống đó với lý do lấy đề tài miền
Nam. Những đêm mưa lất phất tôi trùm áo mưa đi lang thang trên bến Sáu
Kho nhìn những con tàu ngoại quốc ra vào, tàu Anh, tàu Pháp, tàu Ba
Lan..., tôi muốn biến mình thành một loại lươn chạch đeo lái tàu để ra
biển, rồi buông tay cho sóng xô tới đâu thì tới.
Ngủ nửa đêm nghe tiếng còi tàu vờn trên mặt sông, giật mình thức giấc,
lệ dầm chan. Nhiều lần hoa tiêu Nam Bộ cho tôi cùng đi trên tàu hoa tiêu
ra tận phao Zéro dắt tàu khách vào bến, hoặc đưa tàu từ bến ra tận phao
Zéro. Tôi có định nhảy sang tàu ngoại quốc nhưng không dám. Đi kèm hoa
tiêu có công an, hai ba trự.
Thôi đành chào Hải Phòng, tìm đường bộ thử xem. Nhìn lên bản đồ thấy
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giáp Lào. Đường Bái Thượng, Hồi Xuân, La Hán ăn
thấu ranh Lào. Cho nên tôi lại men vào các đơn vị Nam Bộ quen cũ đóng
rải rác khắp các Huyện Nông Cống, Thọ Xuân, Bái Thượng. Qua được Lào thì
việc về Sàigòn là chuyện quá dễ. Để tránh sự dòm ngó của bộ đội, tôi
không sống với đơn vị mà ra ở với nhân dân.
Nhờ đó tôi nghe được tiếng dân than tự đáy lòng: "Bây giờ khó sống hơn
thời Pháp!". Tôi bật ngữa ra. Hóa ra thế! Lúc bấy giờ chủ trương hợp tác
xã đã thi hành dược đâu hơn ba năm rồi. Đọc báo Nhân Dân thì thấy phấn
khởi lắm. Hợp tác xã sơ cấp ở khắp nơi. Nông dân đang đạp lùi Hợp tác xã
sơ cấp để tiến lên Hợp tác xã trung cấp và Hợp tác xã cao cấp. Nghĩa là
Bình Minh đã dậy. Với Kholkhoz, với nông trường quốc doanh, chủ nghĩa
xã hội, bước đầu của chủ nghĩa cộng sản, đã lắp ló kia rồi. Toàn dân
không anh dũng tiến lên ư?
Nhưng thực tế tôi đang sống ở Thọ Xuân thì nông dân được đảng "tác" mãi
mà "bất hợp" hoặc nếu ngoài mặt có tác thì trong bụng lại không hợp,
cũng như ta thường nói: bằng mặt chẳng bằng lòng. Còn ở Nam Bộ thì lại
có câu: dạ trước mặt đấm C. sau lưng.
Hữu ngạn sông Chu có một cánh đồng chạy dài từ Bái Thượng đến Thọ Xuân.
Bên thị trấn Bái Thượng có một đập nước rất lớn do Pháp xây từ lâu. Tôi
thường đến đó vào những buổi trưa buổi chiều xem nước chảy qua những bậc
đá như để giải phiền, hoặc tắm giặt, nhưng kỳ thực là để tìm đường.
Tôi ở trọ trong nhà một anh nông dân tên Tập. Anh chị có bốn con. Anh
chính là người than với tôi như trên. Nhà anh mỗi năm thiếu 9 tháng ăn.
Cấy xong vợ chồng quơ quào làm bất cứ nghề gì.Cò Tập rất khỏe mạnh. Hình
dáng anh làm cho tôi liên tưởng tới người con trai trong Trống Mái ở
Sầm Sơn. Bầy con anh, anh đặt tên rất vần: Tập (bố), Tành, Hành, Hẹ,
Tỏi. Tôi nói: "Tập Tành thì phải Hành Quân, chớ sao lại Hành Hẹ?"
Anh bảo: "Hành quân đi chiến dịch, tôi biết rồi, khiếp lắm. Tôi muốn nó
là hẹ nấu canh, tỏi chiên cá!" Tôi hơi thẹn. Tưởng mình đem văn hoa ra
dạy dỗ người ta ai dè người ta có văn hoa của người ta. Chị Cò thì đau
ốm luôn, còn anh Cò thì ngày nào cũng đi đốn củi trên rừng. Một gánh củi
của anh bằng hai gánh của người khác. Các phiên chợ Đầm, chợ Lược, chợ
Ngọc Lặc đều có củi của Cò Tập gánh tới. Làm khỏe như trâu mà nồi cơm
nhà vẫn độn khoai. Đám con ăn khiếp quá, lắm khi cơm độn khoai không đủ
cho chúng ngốn, phải nấu cháo sền sệt, nửa cơm nửa cháo. Hồi chiến dịch
Điện Biên anh dẫn đầu xe thồ gạo từ Thanh Hóa đến Lai Châu. Anh được
giấy khen và trong cải cách ruộng đất anh được cấp cho ba sào ruộng hạng
ba thuộc vạc đất của một "ông địa chủ" đã bỏ đi Nam hồi 54.
Khi chánh sách Hợp tác xã được ban hành, nông dân trong xóm đều "tự
nguyện" phá bờ ruộng riêng rẽ để làm ăn chung. Nhưng Cò Tập thì hẹn nay
hẹn mai, mãi đến hai năm cũng không chịu phá bờ. Các ông bà xã viên thấy
gân bờ ruộng Cò Tập cứ nằm ườn đó thì xốn mắt lắm bèn tìm cách bao vây,
rún ép. Ban đầu, chất vấn. Cò Tập bảo: Vào Hợp tác xã là tự nguyện, ai
muốn thì vào, ai không muốn thì thôi, không được bắt ép!" Quả thật Cò
Tập nói đúng chánh sách nên kẻ chất vấn lại cụt lý. Nhưng cái lý do quan
trọng nhất, anh không nói ra, là xã viên trây lười, kẻ làm ít cũng được
chấm như người làm nhiều. Anh mà vào thì anh sẽ làm gấp đôi, nhưng anh
cũng chỉ hưởng một công. Một công Hợp tác xã là mấy cân thóc, mấy cân
khoai làm sao đủ trám miệng bầy nhóc của anh đang ăn khoe như vâm kia.
Thế là Cò Tập dằng dai bất hợp với Hợp tác xã. Đã thế thì ông bà xã viên
tiếp tục bao vây. Ruộng Cò Tập nằm lọt thỏm ở giữa ruộng hợp tác, ông
bà xã viên bịt đường ra vào. Cò Tập không nao, Cò Tập có thừa sức lội
vòng ba lần để đến ruộng nhà.
Đó là thời kỳ xã hội chủ nghĩa bấp bênh nhất. Phong trào cải cách ruộng
đất lố cồn, sửa sai qua loa đập dập, Nhân Văn Giai Phẩm vừa bị đè bẹp
nhưng nhân tâm nghệ sĩ bất phục, Quỳnh Lưu đại loạn cũng vừa "dẹp" xong.
Ở đây dân cư một số ra biển để trốn đi Nam, số còn lại thì xao xác hãi
hùng. Bây giờ đến sự chống đối Hợp tác xã mấp mô nỗi lên. Để vỗ an,
Trung Ương bèn cho ông đại tướng Nguyễn Chí Thanh cởi áo lính, mặc
xi-vin, đi xe jeep có cần vụ mang cơm gà cá gỏi và nước ngọt quốc doanh
theo hầu, đi một vòng từ thượng tới hạ... du, từ rốn miền Bắc đến thắt
lưng vĩ tuyến 17, xem qua Hợp tác xã. Khi trở về, ông đại tướng trổ tài
nói cho thơ ký ghi ra thành một bài chính trị - tùy bút pha chè tràng
giang đại hải đăng cả chục kỳ trên báo Nhân Dân, với cái tên ca dao:
"Cây Đa bến cũ, con đò khác đưa." Ý nói đất cũ người cũ nhưng với chánh
sách mới của đảng, người và việc tiến vọt!
Cụ Hồ xem xong kêu chú Thanh thuỏng cho gói thuốc lá thơm Con Mèo Đen
Ảng Lê và vỗ vai khen: "Chú có con mắt hơn mấy chú kia." Từ đó Hoàng
Thượng ban cho Nguyễn cây giản bằng đồng chín đốt, tiền đả gian nhân hậu
đả loạn thần nào dám chống chính sách Hợp Tác Xã của triều đình.
Hồi đại tướng chưa đeo giản còn chữa có ai dám cãi huông là nay đã đeo giản ấy rồi. Bài Cây Đa trở thành một thứ cẩm nang cho mọi tầng lớp cán bộ và xã viên hợp tác. Gặp khó khăn cứ giở ra, cẩm nang sẽ chỉ bảo cách khắc phục.
Một buổi trưa tôi đi tắm từ đập Bái Thượng về, thấy trong nhà vắng teo.
Anh Cò đi rừng chưa về đã đành, còn chị Cò và bọn thằng Tành thằng Hành
đâu? Tôi xuống bếp thấy nồi cơm vần trên than lạnh tanh bỏ đó. Tôi bước
ra vườn ngó phía đồng. Lúa vừa gặt. Người ta đang làm gì mà chạy lố xố
ngoài đó, về hướng ruộng Cò Tập. Tôi cảm thấy có chuyện chẳng lành, nên
cũng tất tả chạy ra. Một vụ án mạng do Cò Tập gây nên, không đến nỗi
chết người, nhưng có máu. Người ta vừa đem võng ra đến nơi và vực kẻ bị
thương lên võng. Một cái chân của y bị chém đứt lìa đang nằm trên vũng
máu, những bắp thịt co giật, những ngón chân hãy còn ngo ngeo. Tôi đã
từng thấy như thế trong chiến tranh Nam Bộ. Tôi che mắt quay mặt. Cò Tập
đang ngồi trên bờ ranh, mắt đỏ như mắt chó dại, con dao rừng quẳng bên
cạnh. Công an, Chủ tịch, du kích rí rố bàn biện pháp...
Số là hồi chiến tranh, theo ông bà nông dân trong xóm vui miệng kể, thì
một anh Tây tàu bay say rượu, lái tàu bay ngang đây bỏ chơi một trái
bom. Trái bom nổ đúng gân bờ ranh tạo thành một cái giếng, miệng giếng
thật tròn, một nửa nằm bên này, một nửa nằm bên kia bờ ranh. Cò Tập được
chia ba sào đất có nửa cái giếng ấy và đây là nguyên do gần của án mạng
hôm nay. Cái giếng lần hồi trở thành cái ao thu hút được rất nhiều binh
tôm tướng cá đến trú ngụ. Cái bờ ranh bị thực dân phá vỡ kia, không một
ai có ý định đấp lại, vì tốn rất nhiều công. Cho nên khi Cò Tập cắm thẻ
nhận ruộng, tự nhiên một nửa cái mặt nước không nằm trên ruộng Cò Tập
cũng trở thành của Cò Tập. Cò Tập thả rau muống, rào chà gai nên không
ai câu được. Lợi lộc cá tôm rau rác Cò Tập hưởng từ cái ao đó làm nhiều
người xốn mắt, nhất là Cò Tập khăng khăng không chịu vào hợp tác xã thì
sự xốn xang lại càng có lý do dâng cao hơn. Nhiều xã viên định lấy về
cho hợp tác nhưng Cò Tập tuyên bố nếu muốn lấy thì cứ lấy một nửa, nghĩa
là đắp ranh ngăn đôi, chứ không cho lấy cả ao. Xã viên thấy rõ sự cương
quyết của Cò Tập nên im luôn, để giữ cảm tình. Biết đâu nay mai còn nhờ
riêng Cò Tập việc nọ việc kia. Hổm rày chị Cò ra vào thăm chừng ao để
định ngày tát. Chị hớn hở nói với tôi: Năm nay chắc được mẻ to, nhà tôi
thế nào cũng mời anh đánh chén một bữa đấy!" Tôi ừ ào cho qua, chứ thực
tình tôi cho là tát lên giỏi lắm nửa giỏ cá, đánh một bữa thì còn gì
bán. Ngày tát ao tôi sẽ kiếm cớ "chuyển quân."
Sáng hôm nay chị Cò ra thăm ao thì gặp người ta đang tát.Mấy ông xã viên
chứ chẳng ai lạ. Họ đã được Ban quản trị cầm cán để dứt điểm Cò Tập. Có
dứt điểm được Cò Tập thì sự thi hành chánh sách vùng này mới thông
được. Cò Tập còn đứng đó, lại có vẻ phây phây hơn xã viên thì nhiều ông
bà lung lay cái lập trường rục rịch đòi rút ra, mệt chánh sách lắm.
Thấy chị Cò, có người vọt miệng nói cợt:
"Năm nay chị cho chúng em biết mùi ao cạn hay sâu! Cái ao đáng lẽ ông
Tập chỉ được một mép, mà hắn lại tóm cả hai, bên này lẫn bên kia luôn.
Người kia tiếp:
"Hái trái đếch nhớ kẻ trồng cây! Nhà bà ăn cá đã ba năm, cấm có quẳng cho bọn này cái xương đầu cá mút cho biết mặn nhạt."
Chị Cò nhỏ nhẹ:
"Tôi có biết cái gì đâu ạ! Các ông muốn gì hãy đợi bố nó về đã."
"Thằng Tập về đây thì đã có cái này hầu chuyện hắn." Một người mang súng, trật súng ra khỏi vai đánh rốp, nói.
Chị Cò chẳng dám đối đáp thêm nữa. Thấy cây súng chị càng hãi. Chị biết
cây súng chẳng phải của hăn, mà là của thằng em vợ làm công an.
Về đến nhà, chị bảo thằng Tành chạy lên rú cho bố hay người ta tát cái
ao. Cò Tập mới đốn được nửa gánh củi nhưng nghe con nói bèn bó gộp gánh
về thẳng ruộng. Đến nơi gặp đám tát ao đang sửa soạn bắt cá. Cò Tập ném
gánh củi, nư giận nổ bùng nhưng cố đấu dịu:
"Ơ, có con cá mè to quá! Được bao nhiêu chia hai nhé các cụ!"
Hai người tát ngừng tay, một người cười khề khề:
"Bố khỉ có tát gàu nào mà đòi chia!"
Người kia cũng hùa theo:
"Trước kia bảo chia hai, đằng ấy chẳng nghe, bây giờ hợp tác lấy cả."
"Ai bảo thế?"
"Thì nó là như thế, cần gì ai bảo?"
Cò Tập cố nén:
"Thôi, tôi chỉ xin vài con be bé đủ kho một bữa cho các cháu."
"Một cái nhớt cũng không cho ngửi!"
"Thôi thì các ông bắt cả thì bắt, nhưng mùa này thì tôi ngăn đôi, tôi tát phần tôi, hợp tác tát phần hợp tác!"
"Không có vụ ngăn đôi. Bờ người ta đang phá, bờ gì lại đắp?"
Ông có đeo súng đã bắt được con cá chép to, sấn tới trước mặt Cò Tập: "Cả ao là thuộc về hợp tác kể từ hôm nay - Đảng cấp đất cho anh là để anh vô hợp tác. Nếu đảng biết anh ngoan cố thì đảng chả cấp cho anh cả một hòn phân."
"Đảng bảo hợp tác là tự nguyện."
"Tự nguyện đối với những người giác ngộ kia, còn lạc hậu như anh thì phải có biện pháp mạnh!"
"Biện pháp mạnh là thế nào?"
"Là cúp phân, cắt phiếu! Mạnh nữa là đi tù!"
Cò Tập bật lại:
"Tù là những đứa khoét bồ hợp tác mang về nhà kia, cúp phân là cúp những đứa cho điểm vị tình nữ xã viên trây lười để tối tối mò tới kia!"
"Phản động!" - Ông kia trỏ mặt Cò Tập.
Cò Tập vẫn sấn tới và moi thêm những việc kín của hợp tác, làm ông kia nổi cáu vung tay định thoi Cò Tập. Cò Tập gạt phắc. Ông kia lùi lại nhưng bị cái gân bờ ranh phải gió cản chân làm ông ta bổ ngửa, cái đít đã lọt qua ruộng hợp tác còn đùi thì gác lên bờ ranh, bàn chân lại còn nằm bên ruộng Cò Tập. Ông ta chòi lia lịa cố đứng dậy nhưng tay bị kẹt vào lỗ nẽ không rút lên được, còn tay kia lại mắc cầm con cá chép. Thấy Cò Tập có vẻ tấn công mạnh hơn, ông ta la hoảng: "Đem súng đây!" Cây súng ông ta vừa đút vô bụi để rảnh tay bắt cá.
Cò Tập bất thần rút con dao rừng ra khỏi cái vỏ gỗ to xù đeo ở thắt lưng bằng sợi dây da trâu. Con dao rộng bản, anh từng khoe với tôi, rèn bằng díp xe ô tô, cây to bằng cổ chân phạt ngọt như chuối. Một tiếng "phật". Dao sắc thế, cái đùi lại kê trên bờ ranh như nằm trên thớt, gì mà chẳng lìa!
Chiều hôm đó, tôi cuốn gói đi để khỏi phải thấy những chuyện buồn của gia đình anh Tập và nhất là để khỏi nghe bọn thằng Tành khóc sau khi anh Tập bị trói dẫn đi.
Mãi hơn một năm sau tôi có dịp về Thọ Xuân. Bất ngờ tôi gặp một người quen vùng Cò Tập. Tôi lôi anh ta vào một quán nước vối, thết anh một tô đầy. Không đợi tôi hỏi, anh ta nói ngay:
"Cò Tập đi tù. Ruộng bị tịch thu!"
"Còn cái ông kia?"
"Chống nạng nhưng không được lãnh sổ thương binh."
"Không chết là may!"
"Hợp tác cũng không trợ cấp, lấy cớ là hợp tác không chủ trương mà do mấy người kết bè làm càn."
"Còn chị Cò và mấy đứa nhỏ?"
"Lo gì, chị ấy được ông Phó chủ nhiệm tới lui giúp đỡ thường xuyên."
Vậy là gia đình Cò Tập tan nát. Tôi hiểu tiếng "giúp đỡ" qua giọng nói chế giễu của anh chàng.
Tôi cứ luôn luôn tự hỏi: Hợp tác xã thắng nổi óc tư hữu của nông dân
không? Ngó chừng khó tiêu diệt hơn Điện Biên Phủ. Mà thật vậy. Nó đã
được chứng minh qua vụ cái hố vệ sinh và cái ao con. Tôi thầm nghĩ: giá
mà ông đại tướng ổng đi xe jeep đến đây để chứng kiến cái vụ này ngay
trên mép cái ao, một nửa là cá thể một nửa là hợp tác, thì có lẽ Cây Đa
của ông sẽ có thêm cành lẫn củ. Nhưng chắc chắn ông sẽ không bao giờ
chịu nghe nguyện vọng của dân mà ông càng chà đạp lên đó. Người cộng sản
bao giờ cũng giải thích mọi sự việc theo ý định của họ chứ không hiểu
nó theo luật tự nhiên.
Ông sẽ bảo: "sự việc Cò Tập chỉ là hiện tượng chứ không phải là bản
chất. Đây chỉ là việc lẻ tẻ không phải phổ biến. Bản chất nông dân là
đoàn kết đấu tranh chống giặc thì họ cũng sẽ đoàn kết khắc phục khó khăn
trong sản xuất." Hoặc nữa. "đó là tự phát chứ không phải tự giác." Sở
dĩ Cò Tập hành động như vậy là vì anh ta chưa thấm nhuần chính sách.
(Còn các bệnh trây lười, moi vựa đem về nhà là hiện tượng hay bản chất,
là tự phát hay tự giác?) Người cộng sản là loại người quá tự phụ, bởi
thế, không bao giờ dám nhận lỗi lầm. Có chăng thì rồi cũng kiếm cớ đổ
dấy phần lớn cho kẻ khác.
Rất tiếc tác giả bài tùy bút "Cây Đa" nay không còn ở trên trần thế để
nối thêm một đoạn dài cho đọc giả báo Nhân Dân thưởng thức.
Vâng, Cây Đa bến cũ, con đò xưa ọp ẹp nhưng chuyến nào sang cũng đến
bến. Còn con đò bây giờ của đảng ông đưa đã chắc gì mới hơn? Khách trên
đò kinh hãi không phải vì sông to vì nước cả, không phải vì đò nát, vì
cặp chèo ngắn mà chính vì lái ẩu lái ngu, lạch xuôi không đi, lại cứ
nước ngược mà lao vào. Cho nên từ bấy đến nay chưa có chuyến nào đến
bến.
Đò hiện giờ đang ở giữa dòng nước xoáy, đinh long ván vỡ và nước tràn
vào. Đã bao nhiêu lần đò thay lái. Tưởng đã thoát nguy, nhưng không, đò
vẫn lao sâu vào dòng thác lũ và đang đắm. Chắc chắn sẽ đắm. Lái có mù
hay không mà chẳng thấy khách hoảng hốt nhảy khỏi đò, bơi lấy thân?
4-86
TIN BIỂN ĐÔNG
Cập nhật: 03:13 GMT - thứ ba, 14 tháng 1, 2014
Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Bản, Itsunori Onodera nói các quy định nghề cá do tỉnh
Hải Nam của Trung Quốc đưa ra có hiệu lực từ 1/1/2014 chỉ khiến
cộng đồng quốc tế lo ngại.
Phát biểu này của phía Nhật đã bị Trung Quốc bác bỏ hôm nay 13/1/2014.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nói trong ngày rằng phía Trung
Quố
c “hoàn toàn không thoải mái” về phát biểu của quan chức
Nhật Bản.
Phía Trung Quốc cũng nhắc rằng Nhật Bản không hề có liên quan gì đến Biển Đông.
Quy định của tỉnh Hải Nam nói các tàu
thuyền đánh cá nước ngoài phải xin phép khi vào ‘vùng biển
thuộc thẩm quyền của chính quyền đảo Hải Nam ở Nam Hải”.
Tỉnh này định nghĩa khu vực do họ quản
lý chiếm gần hết Biển Đông và họ bác bỏ các tuyên bố chủ
quyền từ Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Việt Nam, theo
Reuters.
Tuần trước, Hoa Kỳ đã nói tuyên bố đòi
hỏi của Trung Quốc buộc ngư dân nước ngoài đánh bắt ở Biển
Đông phải xin phép là 'khiêu khích và nguy hiểm'.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ngay lập tức đã
phản hồi lại bình luận của phía Hoa Kỳ, qua lời bà Hoa Xuân Oánh nói
rằng "Chúng tôi bày tỏ sự không hài lòng và phản đối những nhận xét của
phía Hoa Kỳ."
Phía Trung Quốc khi đó nói, "Trong 30 năm
qua, các quy định về ngành thủy hải sản có liên quan của Trung Quốc
đã được thực hiện nhất quán một cách bình thường, và chưa bao giờ gây ra
bất kỳ căng thẳng nào".
Hiện quan hệ Trung Quốc với Nhật Bản vẫn
căng thẳng vì các tranh chấp quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư ở
biển Hoa Đông.
No comments:
Post a Comment