Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 30 November 2016

CỘNG SẢN THÂT BẠI =VIỆT CỘNG=TRUYỆN TÙ& VƯỢT BIÊN=

Thursday, June 6, 2013


NGUYỄN THIÊN -THỤ * CỘNG SẢN LÀ MỘT CHỦ NGHĨA THÂT BẠI

CỘNG SẢN LÀ MỘT  
CHỦ NGHĨA THẤT BẠI

  Cuối thế kỷ XX, nhân loại mới thấy sai lầm đổ vỡ của chủ nghĩa cộng sản, nhưng từ thời cổ, các triết gia đã nhận thức về sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản thất bại vì nhiều nguyên nhân:

1. Cộng sản là không tưởng, xa thực tế

 Trong TNCS, Marx đã mơ xóa tan giai cấp, rồi tiến lên xóa tan biên cương quốc gia và quốc gia trở thành vô chánh phủ. Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II , 5 ).
 Trong quyển Hệ Tư Tưởng Đức (1845), Marx đã mơ mộng:

Trong xã hội cộng sản, nơi không có ai bị giới hạn lĩnh vực hoạt động nhất định… xã hội điều tiết toàn bộ quá trình sản xuất và vì vậy sẽ tạo điều kiện cho tôi hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, sáng đi săn, giữa trưa đi câu cá, chiều chăn gia súc, sau bữa ăn tối thì làm phê bình - tuỳ thích – và không vì thế mà biến tôi thành thợ săn, ngư dân, người chăn nuôi hay nhà phê bình. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 5, [1]

George Lukacs cũng theo Marx mà mộng tưởng:
Vì vậy việc loại bỏ tư hữu chính là điều kiện cần thiết của tự do chân chính. Phải giải thoát khỏi sự phụ thuộc đó thì nhân loại mới đạt đến sự tự thể hiện hoàn toàn. Phân công lao động sẽ biến mất và người ta có thể tự do chuyển từ công việc này sang công việc khác.
(CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 5, [1]
Cũng như Marx , sau này Lenin nói về sự tiêu vong của nhà nước. Milovan Djilas nhận định về quan niệm nhà nước tiêu vong của cộng sản như sau:
Điều đặc biệt là ngược lại với lí luận về sự “tiêu vong”, chức năng của nhà nước ngày càng mở rộng và phân nhánh cùng với số người tham gia vào bộ máy ngày một đông hơn. Nhận thức được rằng vai trò của bộ máy nhà nước sẽ ngày càng mở rộng và phức tạp thêm (dù xã hội đã chuyển sang giai đoạn “phi giai cấp”, giai đoạn “cộng sản), Stalin quyết định rằng nhà nước sẽ tiêu vong khi tất cả các công dân đều sẵn sàng nhận những công việc của ông ta, đạt đến trình độ của ông ta. Lenin cũng từng nói tới giai đoạn khi một bà nấu bếp cũng đảm đương vai trò quản lí nhà nước. Như chúng ta đã thấy các lí thuyết tương tự như của Stalin từng hiện diện tại Nam Tư. Nhưng không lí thuyết nào có thể san bằng được cách biệt giữa giáo điều cộng sản về nhà nước, nghĩa là sự “tiêu vong” các giai cấp và “tiêu vong” của nhà nước trong chế độ “xã hội chủ nghĩa” của họ với chế độ đảng trị-toàn trị trên thực tế (GIAI CẤP MỚI IV, 16)

 Nguyễn Kiến Giang đã phê bình bệnh không tưởng của cộng sản:
Hậu quả của các dự án xã hội không tưởng là rất nguy hại, nhất là khi chúng được coi là duy nhất khoa học có thể có, nghĩa là khi chúng biến thành những tín điều. [. .]. Những dự án xã hội không tưởng còn mang lại một hậu quả khác, cũng không kém nghiêm trọng: nhân danh tương lai để bắt buộc con người hy sinh hiện tại. Và khi cuộc sống hiện tại của con người bị hy sinh cho tương lai, thì chính cái tương lai ấy sẽ không bao giờ tới. Thay thế cho cái hiện tại bị hy sinh, cái tương lai không bao giờ tới là cái quá khứ mà con người muốn từ bỏ nhưng bây giờ lại chìm sâu vào đó (Suy tư 90, IX). 


 Người ta tưởng rằng với chủ nghĩa xã hội, tất cả những tật bệnh xã hội phát sinh dưới chủ nghĩa tư bản sẽ được khắc phục, nhất là chế độ người bóc lột người. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều tuyên bố xóa bỏ xong các giai cấp bóc lột. Nhưng kết quả là thế nào? Kết quả là chủ nghĩa xã hội vẫn không tỏ rõ được ưu thế của nó đối với chủ nghĩa tư bản. (SUY TƯ 90 * III, 3).


Những điều mà Karl Marx viết nếu không là mơ mộng thì là lừa dối. Boris Yelsin viết: "Thôi đừng nói về cộng sản nữa. Cộng sản chỉ là một ý tưởng, một
cái bánh ở trên trời".brainyquote
Tổng thống Ronald Reagan nói:"Chủ nghĩa cộng sản chỉ thành công ở hai nơi: Trên thiên đàng thì không cần nó, còn địa ngục thì đã có sẵn en.wikiquote.

 2. Chủ nghĩa cộng sản trái với nhân tâm.
  Những khẩu hiệu của cộng sản nào là tự do, dân chủ, bình đẳng, vì dân, vì giai cấp vô sản chỉ là những lời lừa đảo. Ban đầu, một số dân chúng tin lầm, nhưng sau nhận thấy bộ mặt thật ca cộng sản, họ sẽ không còn hợp tác với cộng sản nữa  Nông dân thì chỉ cày cấy đăn, công nhân thì lảng công, đình công. Do đó sản xuất tụt dốc. Kinh tế phải suy đồi. Không ai tích cực làm việc khi bụng đói. Không ai hăng hái làm việc cho bn cộng sản sống phủ phê. 
 Chủ nghĩa cộng sản chân thực cần có ba điểm: nhân đạo, dân chủ và xã hội.
Muốn thi hành cộng sản chủ nghĩa nhân đạo thì trước htế người lãnh đạo phải có lòng nhân đức, bác ái, còn vô sản chuyên chính, sát hại hay đánh đổ tư bản và cấm tư hữu là tàn ác.  Có nhân đạo thì mới có tự do và dân chủ. Độc tài hay toàn trị, độc đảng hay chuyên chính là phi dân chủ. Dưới chế độ quân chủ, người dân cũng được tôn trọng trong khi một số chế độ mang nhãn hiệu dân chủ thì độc tài, phản dân hại nước. 

  Còn tính xã hội là phải chú trọng nâng đỡ người nghèo, san bớt hố cách biệt xã hội. Tđầu, cộng sản đã phi dân chủ vì cộng sản loơi dụng gia cấp đấu tranh để lợi dụng giai cấp vô sản mà chiếm quyền và hưởng lợi. Sau đó, cộng sản hành hạ, bóc lột nhân dân là đã mất tính chất xã hội chứ không cần đến khi cộng sản bỏ "bao cấp", thực hiện "tư hữu hóa". Lúc này là cộng sản tr thành giai cấp mới, giai cấp tư bản đỏ một cách công khai. Chúng cướp tài sản công và tư, chúng làm cho quốc khố cạn kiệt, kinh tế quốc gia sụp đ vì túi tham của chúng.
Có hai bộ mặt cộng sản. Khi chưa nắm quyền thì cộng sản nhũn nhặn, lịch s, nhưng một khi cộng sản nắm quyền thì họ trở mt, họ công khai tàn ác bất nhân như cướp tài sản nhân dân, công khai tàn bạo như vụ Hồ Chí Minh giết bà Nguyễn Thị Năm, vbịt miệng linh mục Lý trước tòa, công khai đạp mặt đánh vào đầu dân chúng biểu tình chống Trung Cộng, thản nhiên hống hách và coi khinh nhân dân. Vì phản dân chủ, cộng sản đã tạo ra và để lại tham quan nhũng lại và nạn quan liêu.

Trần Độ viết: "Đảng cộng sản từ một Đảng người-giải-phóng đã trở thành một Đảng cai trị, thực hiện một nền thống trị không dân chủ và phản dân chủ. Đảng thực hiện độc tài và toàn trị.
Hàng trăm ngàn người không công nhận chế độ chính trị xã hội và cả đời sống nghèo khổ đã bỏ đất nước ra đi. Đó là một hiện tượng xã hội cần được xem xét khách quan, không thể quy hết vào âm mưu phá hoại của địch và là hành động của những phần tử phản động.

TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II

Xu hướng quan liêu hoá, vốn là bản chất của các chế độ cộng sản, cũng là nguyên nhân dẫn tới các thất bại trong lĩnh vực kinh tế, giúp cho chế độ mau sụp đổ hoặc buộc họ chỉ giữ được cái vỏ cộng sản nhưng phải chia tay với tất cả những gì mà cái vỏ đó che đậy. Quốc hữu hoá các phương tiện sản xuất chỉ dẫn đến kết quả là đã chuyển quyền quản lí tất cả các phương tiện đó vào tay các quan chức, những người không có kiến thức quản lí và cũng chẳng có nhu cầu quản lí cho có hiệu quả. Hậu quả tất yếu sẽ là: năng suất lao động giảm.(Pipes, 156)

Ernest Renan  đã nhận định về chủ nghĩa cộng sản:"Cộng sản là trái với nhân tính"(brainyquote.com )

 Andre Malraux  viết:"Cộng sản phá hoại dân chủ, dân chủ phá hoại cộng sản"(brainyquote.)
 3.Cộng sản coi khinh  trí thức.
 (1). Trí thức là kẻ thù
 Trên lý thuyết, cộng sản tôn trọng giai cấp vô sản, nhưng thc tế cộng sản chỉ yêu bản thân chúng, chúng không quan tâm đến quốc gia, dân tộc và giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản chỉ là cái bung xung ca cộng sản, họ lợi dụng vô sản đđánh tư bản, để cướp của nhà giàu.Họ dùng danh từ vô sản vì trong thế giới dân nghèo đông hơn nhà giàu. Họ lừa bịp khi dùng danh từ vô sản vì ai cũng tưng mình vô sản. Marx cho rằng chỉ có thợ thuyền có tay nghề gi, làm việc trong các hãng xưởng tư bản mới là công nhân ( như Đỗ Mười, Võ Chí Công) (phụ bếp như bác là không phải vô sản). Còn nông dân, trí thức, lao động cá th, các giai cấp trung lưu đều là thành phần nếu không lưng chừng thì cũng là phản động. 

Vì vậy mà thất bại kinh tế, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đ tội cho nông dân, trí thức, tín đồ các tôn giáo là phản động nên đã giết hại, bỏ tù họ. Lenin, Stalin, Mao ,Hđã đánh đuổi trí thức, và đưa nông dân và các đảng viên không kiến thức vào các chức vụ tđịa phương đến trung ương. Đây là một chính sách chung của các đảng cộng sản, và cũng là một điểm cốt yếu làm cho cộng sản thất bại. Từ khởi thủy cho đến nay, các chế đđều coi tổ quốc là của chung mọi người, ai tài giỏi đều được tin dùng, không kỳ thị. 

Chế độ quân chủ tôn trọng trí thức nên đã đưa đến cuộc cách mạng kỹ nghở thế kỷ XVII-XVIII, và cách mạng kỹ nghđã đưa chế độ quân chủ chuyển sang tư bản, chính Marx trong Tuyên Ngôn Cộng sản đã ca ngợi thành công của tư bản. Trái lại, cộng sản thi hành chính sách Tần Thủy hoàng, đốt sách, chôn hc trò thì làm sao khoa học phát triển? 

 Cộng sản coi khinh trí thức và tôn giáo cho nên những trí thức và nhà tu hành đi theo cộng sản là những người dại dột. Họ chài mồi trí thức và nhà tu là để tuyên truyền, lợi dụng. Những Trần Đức Thảo , Nguyễn Mạnh Tường chỉ dùng dạy học, những con tướng tá VNCH du học ở Pháp sau theo Việt Cộng về Hà Nội trong khoảng 1960-70 thì chđứng ngồi chầu rìa trong ban Việt kiều.

Sau này, nhận thức tai hại này, Stalin đã phải thuê chuyên viên các nước tư bản xây dựng lại nông nghiệp, công nghiệp cho nên khoa học Liên Xô mới tiến triển. Tại Việt Nam, sau 1975, cộng sản cũng đánh đuổi, bỏ tù trí thức, hđưa các ông trung tá, đại tá Cộng sản i t về làm giám đc các ngân hàng, xí nghiệp, công ty. Hđưa cô gái bán cà phê về thôn quê vùng kinh tế mới, và đưa cô gái quê vào thành thị làm cán bộ ca hàng. Họ làm thế vì họ theo Nga, Tàu, và làm thế để  vỗ về giai cấp vô sản, và đem lợi lộc cho những kẻ theo họ. Họ theo đường lối "hồng hơn chuyên", họ theo khẩu hiệu"muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa phải dùng người chủ nghĩa xã hội", là dùng người thân, người của đảng chứ không dùng người gỏi, cho nên thất bại là việc đương nhiên. Hơn nữa, chiếm miền Nam là chiếm một kho tàng, họ phải đuổi người Nam k, cả người Nam kỳ tập kết cũng chung số phận để giành công ăn việc làm cho min Bắc khốn kh. Oc địa phương của người cộng sản lớn như vậy mà làm sao xây dựng một xã hội không giai cấp, một thế giới không biên cương quốc và không hận thù?
Sau 1917, Lenin thất bại kinh tế và bi dân chúng chống đối, Lenin nổi điên bắt giam, đánh đuổi nông dân ( ông gọi là kulak nghĩa là gán cho họ là nhà giàu) , và trí thức. Vì vậy nông nghiệp và công nghiệp thất bại trm trọng, phải thuê mướn chuyên viên ngoại quốc với giá đắt, và phải nhập hàng ngoại quốc. Chuyên gia nổi tiếng là  Albert Kahn  người Đức đã xây dựng khoảng 521 nhà máy từ 1930-1932.  Viên chc Sô Viêt ước tính sản phẩm hàng năm  gia tăng 13, 9% nhưng chuyên gia Tây phương cho rằng chỉ là 5,8% hay 2,9%. Chỉ sau khi Stalin chết, kinh tế có tiến chút đỉnh.  (http://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_Stalin)

Tình trạng Việt Nam sau 1975 cũng vậy. Hđánh đuổi kỹ sư Việt Nam Cộng hòa để giành quyền quản lý cho cán bđảng i, tờ như tại nhà máy thủy điện Danhim, cui cùng phải sang nhờ Nhật Bản, Nhật Bản phải mời kỹ sư người Việt Nam trở lại Danhim.Trần Độ là cộng sản nhưng ông phản đối cái lối vô sản chuyên chính, là cách dùng người dốt cai trị  người trí thức:
Nhưng rõ ràng có nhiều hiện tượng người dốt người kém lại cai trị, điều khiển người có tri thức; người không biết chuyên môn lại có quyền sai bảo dạy dỗ người có chuyên môn; người có trình độ rất thấp lại đi dạy dỗ chỉ đạo khắp nơi khắp chốn. Những hiện tượng đó là có thật, có thật rõ ràng, ai ai cũng thấy, ai ai cũng biết. TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I

(2).Tính giai cấp và tính đảng
Trong mọi hành x, người cộng sản đều theo tính giai cấp và tính đảng. Tính đảng cao hơn tính giai cấp. Thí dụ có ba anh ăn trộm, anh cộng sản thì không bị tội hoặc chỉ xử lý nội bộ.  anh con nhà quan lại thì bị án 10 năm, còn anh nông dân chỉ bị một năm. Tại Thanh Hóa thời 1945-54, bọn cộng sản cấm các bác sĩ săn sóc cho phản động, phong kiến và tư sản, vì vậy một số bác sĩ đã bỏ về thành.

4. Giáo dục thất bại
Mục đích giáo dục của thời  quân chủ và tư bản là đào tạo người tài đức để phục vụ quốc gia. Còn giáo dục cộng sản thì chọn thầy giáo theo tính đảng và tính giai cấp, nghĩa là chọn thầy giáo theo lý lịch, là chọn thầy dốt, trò dốt cho nên cũng chọn chương trình kém cho hợp với thầy và học trò. Sự giáo dục này làm thoái hóa dân tộc, kìm hãm sự tiến bộ quốc gia, đồng thời tạo bất công xã hội. Nhất là thi cử khi con đảng viên  một hai điểm thì được vào đại học, con em "ngụy quân ngụy quyền " và thường dân phải có điểm từ 12 đến 16 mới vào được đại học.Vào đại học nhưng khi ra trường lý lịch kém, không thân thế thì cũng như khôngChủ nghĩa lý lịch và chủ nghĩa thành phần là trái nguyên tắc dân tộc, dân chủ và bình đẳng, nó làm tiêu hao tiềm năng và trí tuệ dân tộc vì cộng sản loại trừ những người ưu tú của đất nước mà dùng bọn ngu dốt nịnh hót và tham tàn..
Trần Độ  đã chỉ trích chủ nghĩa lý lịch, chủ nghĩa thành phần của cộng sản.

Rõ nhất là học thuyết về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Học thuyết này được người vận dụng nó đưa tới những chủ nghĩa kinh khủng như “chủ nghĩa thành phần”, “chủ nghĩa công nông”, “chủ nghĩa lý lịch” … Các thứ chủ nghĩa ấy làm cho học thuyết giai cấp bị méo mó thành bất nhân bất nghĩa. TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN III

. Chương trình giáo dục thời trước là nâng cao trình độ kiến thức còn giáo dục cộng  sản chỉ tạo ra những con vẹt, những người kém. Ngày nay cộng sản thấy xấu hổ khi các chính tri gia quốc tế ai cũng tiến sĩ, họ bèn cấp tc đào tạo hàng ngàn tiến sĩ nhưng trong đó số lớn là tiến sĩ ma, tiến sĩ giy
Các chế đđều có nền giáo dục nghiêm minh, các sinh viên, học sinh phi học hành thi cử khó khăn mới ra làm việc, còn cộng sản số lớn không học mà làm quan cho nên con cái họ cũng theo lối làm quan không cần học, nhưng vẫn cần danh nên học dốt vẫn lên lớp, vẫn đậu cao. Nạn quay cóp, thphao trong phòng thi, nạn mua bán trong giáo dục đã trở thành nghiêm trọng.Một nền giáo dục như thế làm sao tạo nên một hàng ngũ trí thức tài giỏi để đưa đất nước cường thịnh?



Richard Pipes viết về trình độ học vấn của đảng Cộng sản thời Lenin như sau:


Cuộc khảo sát được thực hiện ở Liên Xô vào năm 1922 cho thấy chỉ có 0,6 phần trăm đảng viên có bằng tốt nghiệp đại học và 6,4 phần trăm có bằng tốt nghiệp trung học. Trên cơ sở các số liệu đó, một nhà sử học Nga đã đưa ra kết luận là 92,7 phần trăm đảng viên không đủ kiến thức ngõ hầu thực hiện các nhiệm vụ mà đảng giao phó (4,7 phần trăm đảng viên là người mù chữ).


Lenin đã phải cay đắng công nhận sự thật này vào năm 1921, khi ông ta hạ lệnh tiến hành “làm trong sạch” để loại bỏ những kẻ “ăn bám”.(Pipes, 156)

Nguyễn Kiến Giang  nhận định về giáo dục Việt Nam:
... do những nhiễu loạn về tâm lý xã hội trước những biến đổi lớn về định hướng nhân cách, do "thị trường hóa", "thương mại hóa" nhà trường một cách ồ ạt và những nguyên nhân khác nữa, chúng ta đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng giáo dục thật sự, khiến mọi người rất lo ngại. Người ta kiếm tiền vô tội vạ trên lưng những gia đình có con em đi học. Người ta nhồi nhét đủ thứ cần và không cần cho học sinh.

Người ta buôn bán "bằng rởm", gieo rắc thói giả dối và cả thói hối lộ vào những tâm hồn non nớt. Những chương trình học quá tải đang hành hạ trẻ em chúng ta, và đó cũng là một nguyên nhân chính đưa tới việc kiếm tiền kèm theo sự trù úm của một số không ít giáo viên bằng "học thêm, dạy thêm" với những tác hại không thể lường được.
SUY TƯ 5 * QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI 2
Thật vậy, sau một thời gian tự hào về vô học, vô sản, khinh miệt trí thức, nay có tiền, người ta cũng cần có danh vì vậy Việt Nam trong vài năm đã có hàng chục ngàn tiến sĩ ma.

 5. Thất bại kinh tế, chính tr
 
Cộng sản thất bại rõ rệt về kinh tế. Trong các chương trước, chúng tôi đã nói về sự thất bại kinh tế của Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông đã làm thiệt hại hàng chục triệu người ở Liên Xô và Trung Quốc. Vì thất bại kinh tế cho nên Đặng Tiu Bình phải t bỏ kinh tế chỉ huy mà quay sang kinh tế thị trường. Theo Richard Pipes, so sánh Nam Hàn với Bắc Hàn ta thấy Bắc Hàn lợi tức tính theo đầu người là $900 trong khi Nam Hàn là $13.000
  ( Pipes, 152)
 Trần Độ so sánh kinh tế VNCH và kinh tế cộng sản, ông cho rằng kinh tế cộng sản là một thất bại:

Hãy nhìn lại xem: từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước và nước có tên là: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa” thì đất nước ra thế nào ? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không ? Thắng lợi 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hoá, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao, mà đến những năm đầu của thập kỷ 80, cả nước đói nghèo, ngắc ngoải. TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I

Nguyễn Kiến Giang viết về kinh tế Việt Nam và thế giới:

"Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều tuyên bố xóa bỏ xong các giai cấp bóc lột. Nhưng kết quả là thế nào? Kết quả là chủ nghĩa xã hội vẫn không tỏ rõ được ưu thế của nó đối với chủ nghĩa tư bản.
SUY TƯ 3 * TIẾP CÂN THẾ GIỚI

  Ông viết về sự nghèo khổ của nhân dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản sau ngày hòa bình:"Một số người ăn tiêu xả láng, phè phỡn trên những đống của kiếm được bằng ăn cắp. Còn đại đa số dân ta, những người lao động lương thiện, ngày càng khốn khổ. Tiền lương thực tế không đủ nuôi bản thân. Hàng chục vạn vạn người “dư dôi”, thực chất là thất nghiệp. Nông dân đã kiệt quệ trong những năm “hợp tác” trước đây, tuy có khá hơn sau khi thực hiện “khoán 10”, vẫn sống nheo nhóc vì bị ăn chặn ở các khâu bán ra, mua vào (cả tư thương lẫn quốc doanh) và vì đóng góp quá sức. Trí thức không sống được bằng “chất xám”, bằng năng lực và tài năng, phải kiếm ăn bằng “tay trái”, phải “xuất khẩu lao động” để tự cứu.
  SUY TƯ 3 * TIẾP CÂN THẾ GIỚI

Nguyễn Kiến Giang nhận định về kinh tế Việt cộng như sau: "Mấy chục năm noi theo “mô hình Xô Viết” kiểu Stalin (có cải biên sau đó ít nhiều), đất nước không những không tiến gần tới những lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà còn xa rời hơn. Sản xuất không hiện đại hóa được, các hoạt động kinh tế không có hiệu quả, mức sống của đại đa số dân chúng sa sút, công thêm đời sống tư tưởng và chính trị ngày càng bị siết chặt, những bất mãn xã hội ngày càng tăng, các tệ hại xã hội xảy ra sâu hơn và rộng hơn (như có người nhận xét: còn hơn cả dưới các chế độ cũ). Giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện từ cuối những năm 70. SUY TƯ 31* CHỦ NGHĨA MAC LÊ 2

 Nguyên nhân là một xã hội tham nhũng, bất công, giai cấp mới lạm dụng quyền uy giao tài sản quốc gia cho gia đình và thủ hạ thân tín. Bọn này mặc sức lừa đảo, gian dối để cướp hàng trăm triệu, hàng tđô la tiền bạc quốc gia.  Vinashin, Vinalines , PMU18, Petrolimex là những bức họa đen tối của kinh tế, chính trị Việt Nam.
Nguyễn Kiến Giang viết:

"Bởi vì, ai có thể tin được những lời "giáo huấn" của những kẻ lợi dụng chức quyền để làm giàu vô tội vạ, ngồi trên những đống tài sản công khai và ngầm ẩn có thể nuôi tới mấy đời, với những khoản tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài, những biệt thự mua sắm cũng ở nước ngoài. Tâm lý hãnh tiến, giả dối, lừa bịp, ở một mức độ nhất định, chính là bắt nguồn từ đó. Làm gì và làm thế nào để thu hẹp và xóa bỏ những bất công xã hội lồ lộ trước mắt mọi người ấy?SUY TƯ 5 * QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI 2


Hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng được ném vào hàng loạt nhà máy xi măng "lò đứng" vừa lạc hậu vừa làm ô nhiễm môi trường. Hàng loạt nhà máy đường, nhà máy bia... không tìm được thị trường tiêu thụ. Ta chưa làm một tổng kết đầy đủ xem nền kinh tế còn yếu kém của nước ta phải gánh chịu những tổn thất ấy đến mức nào. Cách giải quyết thật dễ dãi: rút kinh nghiệm và đình chỉ.


Một vấn đề nữa cũng rất đáng quan tâm: việc mua thiết bị kỹ thuật và công nghệ nước ngoài. Theo tính toán, những thiết bị mua về phần lớn (khoảng 70%) là lạc hậu, và trong nhiều trường hợp giá mua lại rất đắt. Những hoạt động trục lợi bên trong cũng như bên ngoài (thường là có sự móc ngoặc của hai phía) đã bắt nền kinh tế nước ta, mà xét đến cùng là bắt mọi người dân phải trả. Chúng ta bị thiệt hại chung về mặt này đến mức nào, cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào trả lời. Đây là một lỗ hổng rất lớn của nền kinh tế quốc dân, nếu không sớm lấp đi, thì việc chuyển giao công nghệ không những không giúp ta rút ngắn được tiến trình công nghiệp hóa mà còn kéo dài tiến trình này. SUY TƯ 5 * QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI 2

Bên cạnh những thiệt hại sinh mạng, thiệt hại về kinh tế, chủ nghĩa cộng sản còn di họa cho đời sau về tinh thần. Richard Pipes nhận xét về nước Nga như sau:
Nga là nước bị chế độ cộng sản cai trị lâu nhất và một trong những hậu quả của nó là nhân dân mất hết lòng tin vào năng lực của chính mình. Vì dưới chính quyền Xôviết mọi hoạt động đều phải được cấp trên chuẩn y, còn sáng kiến thì bị coi là tội lỗi cho nên dân chúng đã đánh mất khả năng tự quyết định, dù là việc lớn hay việc nhỏ (trừ việc phạm pháp); người ta luôn sống trong tình trạng chờ đợi mệnh lệnh. Sau giai đoạn hồ hởi chào đón tiến trình dân chủ hoá, người ta lại cảm thấy thiếu một bàn tay sắt. Nhân dân không có khả năng mà cũng chẳng có ước muốn được đứng trên hai chân của chính mình và tự quyết định lấy số phận của mình. Và đây là thiệt hại không nhỏ mà chủ nghĩa cộng sản đã gây ra cho nhân dân Nga cũng nhân dân các nước đã bị chế độ cộng sản thôi miên trong một thời gian dài. Nó cũng giết chết cả sự tôn trọng đối với lao động và tinh thần trách nhiệm trước xã hội của các công dân.(Pipes, 159)
Cộng sản điên rồ mù quáng và tàn ác khi cho rằng các thuyết xã hội là tiêu cực, chỉ có Marxist là tích cc và hữu hiệu, nhưng than ôi nó đã tạo nên bao  sông máu núi xương. Mikhail Gorbachev đã nhìn thấy quá khđau thương của nước Nga và nhân loại: Tôi sẽ là người ngây thơ khi nghĩ rằng vấn đề gây đau khổ cho nhân loại ngày nay có thể giải quyết bằng những phương tiện và phương pháp mà người ta đã áp dụng trong quá khứ và tưởng là hữu hiệu. (brainyquote.com)
 
Chủ nghĩa cộng sản chỉ mang lại chiến tranh, đau khổ và làm cho hàng trăm triệu người chết và một xã hội điêu tàn. Đúng như thủ tướng Churchill đã nhận đnh:"Chủ nghĩa xã hội là một triết lý thất bại, là một tín điều ngu dốt,  và là  phúc âm đố kị, bản chât của nó là chia đều đau khổ(brainyquote.com )
Trích NGUYỄN THIÊN THỤ * CỘNG SẢN LUẬN

No comments:

Post a Comment