TƯỞNG NĂNG TIẾN * PHIÊN BẢN TÌNH YÊU
Phiên Bản Tình Yêu
Wed, 11/27/2013 - 01:01 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái
bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc
ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào
phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác
miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông
chết.
Vũ Biện Điền
Tôi (trộm) nghe nói rằng quân tử ba ngày mà không đọc sách thì diện
mạo dơ dáng, và trò chuyện khó nghe. Tôi vốn bẩm sinh mặt mũi
không mấy dễ coi, và chuyện trò thì vô cùng nhạt nhẽo nên (lắm
khi) đến vài ba năm cũng chả nhìn đến một cuốn sách nào mà
vẫn cứ sống phây phây – chả có (trăng) sao gì ráo trọi.
Tháng trước, tôi được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương gửi cho một
bộ sách to đùng, dầy hơn ngàn trang (thấy mà ớn chè đậu) tựa
là Phiên Bản Tình Yêu (*). Bìa trước và bìa sau đều có hình của hai phụ nữ khỏa thân, và (hơi) gợi dục!
Tên tác giả (Vũ Biện Điền) thì hoàn toàn xa lạ. Trong tình
yêu, cũng như tình dục, tôi rất ngại chuyện “phiêu lưu” nên lẳng
lặng đẩy luôn cái “của nợ” trông rất “ướt át” này vào một
góc!
Tuần rồi, chả may, giáp mặt người tặng sách – nhà báo Uyên Thao:
- Cậu nghĩ sao về cuốn Phiên Bản Tình Yêu của Vũ Biện Điền?
Tôi đỏ mặt, ấp úng:
- Dạ, em chưa đọc chữ nào.
Dù không nghe nhưng tôi cảm được một tiếng thở dài (cố nén)
của người đối diện. Với đôi chút áy náy, ngay tối hôm ấy, tôi
đọc hơn bốn trăm trang sách. Sáng hôm sau, cáo bệnh, nằm nhà
“chơi” luôn hơn bẩy trăm trang nữa với rất nhiều ngạc nhiên và
thích thú.
Mấy thế hệ người Việt liên tiếp vừa qua, ít nhiều, đều là
nạn nhân của thời cuộc hay của chế độ hiện hành nhưng chắc
chưa có ai ngồi cặm cụi (nhiều năm trời) để ghi lại những nhận
xét tỉ mỉ và chính xác của mình về “những loại nhà nước”
hiện nay – như Vũ Biện Điền:
Trong số đó đáng kể hơn cả là nhà nước Đảng, còn gọi là nhà
nước Quỷ hoặc Siêu Chính Phủ vì nó biến hóa như một cái bóng ma khổng
lồ tác nghiệp lên tất cả các nhà nước khác. Ở trung ương, đứng đầu nhà
nước này có tổng bí thư, nội các cơ mật là bộ chính trị. Ở địa phương,
đứng đầu nhà nước này có bí thư tỉnh ủy, nội các cơ mật là ban thường
vụ… Nó là đầu mối của mọi nhũng nhiễu, tai họa và tội ác nhưng rất có
tài bẻm mép phủi tay...
Tiếp theo là nhà nước Hành Chánh, còn gọi là nhà nước Hành Dân vì bộ
nào của nhà nước này cũng có chức năng làm dân khổ cực do đặc tính cửa
quyền, nó vâng lệnh đảng như một thứ đầu sai quản lý đất đai và điều
hành nô lệ cho chủ nhân, thu gom vô tội vạ tài sản trong nhân dân, sau
khi trích nạp cho chủ, nó được quyền chi tiêu xả láng. Ở trung ương,
đứng đầu nhà nước này có một chủ tịch không thực quyền, nội các cơ mật
là thủ tướng và các bộ trưởng. Ở địa phương, đứng đầu nhà nước này có
chủ tịch, nội các cơ mật là ban thường trực và các giám đốc sở…
Thứ ba là nhà nước Quốc Hội, còn gọi là nhà nước Phường Chèo hoặc nhà
nước Kỳ Nhông vì đặc tính hát ca véo von theo cách dàn dựng của đảng,
nhanh nhạy thay vai đổi màu tùy từng vị trí - ở trung ương nó là lập
pháp, ở tỉnh nó là hành pháp, ở tòa án nó là tư pháp. Hình thái nhà nước
Quốc Hội về đến địa phương gọi là Hội Đồng Nhân Dân, đặc tính véo von
và đổi màu vẫn lưu cửu...
Thứ bốn là nhà nước Mặt Trận Tổ Quốc, còn gọi là nhà nước Chịu Trận,
vì nó là một thứ bung xung vỹ đại hứng đòn – phản đòn – đỡ đòn cho các
nhà nước kia. Nhà nước này còn có một chức năng định kỳ như một lò hộ
sinh, phù phép hiệp thương ba lên bốn xuống trong mỗi mùa bầu cử, cho ra
những đứa con đúng kiểu mẫu đặt hàng của đảng… Quá trình vận động,
thành tích cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc là tạo ra Mặt Trận Việt Minh
trước trước 1954, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước 1975 – hai lá
bài này khá ăn khách, nhưng tới hồi lật tẩy thì vô cùng bỉ ổi!
Thứ năm là nhà nước Quân Đội, còn gọi là nhà nước Vũ Trang… nhà nước
này làm bằng sức người và của nả của nhân dân nhưng chỉ trung với đảng.
Nên chi nó khu trú ở đâu là lãnh thổ riêng ở đó, từa tựa như một quốc
gia trong một quốc gia. Khi cần, nó mạo danh quốc phòng, đưa quân chiếm
hữu đất đai, rồi đặt ra định chế tự cấp tự quản…
Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có quân ủy, hội đồng cơ mật bao
gồm các tổng cục chuyên ngành… Nhà nước này hội đủ tính chất phong kiến
trung cổ La Mã, sỹ quan là giai cấp đảng viên gọi là cán bộ, bổng lộc
hậu hĩ - hạ sỹ quan và lính (con em nhân dân thi hành nghĩa vụ), gọi là
chiến sỹ, chỉ được hưởng sinh hoạt phí vừa đủ cầm hơi tới ngày phục
viên…
Thứ sáu là nhà nước Công An, còn gọi là nhà nước Tam Đại vì mỗi
thành viên phải có lý lịch ba đời bần cố,… vừa nghèo vừa ngu từ đời ông
đến đời cháu. Đây là nhà nước bán vũ trang, thừa quan thiếu lính, quyền
hành vô giới hạn, bổng lộc vô bờ bến. Không những nhân dân kinh sợ mà
một số viên chức các nhà nước khác cũng chùn bước trước những đặc quyền
đặc lợi của các ấm tử viên tôn. Lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, chỉ
dưới thời phát xít Đức-Ý-Nhật và các nước xã hội chủ nghĩa mới có thứ
nhà nước kỳ lạ này. Nó đồng hóa mình với đảng chuyên chính, tự quyết tất
cả và không chịu một quyền lực nào ràng buộc, một tổ chức nào kiểm
soát.
Vũ Biện Điền cũng “tính sổ” rành mạch từng vụ một, cùng với
tên tuổi rõ ràng của những tên chính phạm. Xin đơn cử vài
vụ tiêu biểu:
-Công Hàm 1958:
“... tôi mới lần ra danh sách bộ chính trị đảng CSVN từ
1951-1960. Đó là Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Quốc
Việt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức
Thọ, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị,
và Lê Văn Lương. Phạm Văn Đồng chỉ là nhân vật hàng thứ sáu,
chỉ bậc trung thôi... Án chung không thể tội riêng, một mình
Phạm Văn Đồng mà dám qua mặt chủ tịch Hồ Chí Minh a? Dám qua
mặt đảng Cộng Sản a?"
- Thảm sát Mậu Thân 1968:
“...tôi đào được danh sách của bộ chính trị nhiệm kỳ ba của
đảng Cộng Sản Việt Nam 1960 -1976. Nhìn chung, chẳng ai xa lạ,
Hồ Chí Minh chủ tịch, Lê Duẩn bí thư thứ nhất, Trường Chinh
chủ tịch quốc hội, Phạm Văn Đồng thủ tướng, Phạm Hùng phó
thủ tướng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp phó thủ tướng kiêm bộ
trưởng quốc phòng, Nguyễn Chí Thanh mất năm 1967, Nguyễn Duy
Trinh phó thủ tướng, Lê Thanh Nghị phó thủ tướng, Hoàng Văn Hoan
phó chủ tịch quốc hội, Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến dũng, hai
thành viên này được bổ sung từ năm 1972."
Cách nhìn của Vũ Biện Điền về những người đồng thời với
mình – qua lời những nhân vật của ông – cũng khá khắt khe, và
rất có thể gây ra tranh cãi gắt gao:
Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ
Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi
vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người
ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo
trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô
nước mắt khi ông chết.
Họ biết bè lũ kế thừa đang đi tiếp con đường của ác quỉ
mà vẫn tranh nhau làm tôi mọi, cúc cung tận tụy. Họ biết lịch
sử đang rao giảng là thứ cực kỳ giả dối nhưng học thuộc vanh
vách, nếu có ai mạnh dạn đính chính thì phồng mang trợn mắt,
cãi cối cãi chầy như sợ mất đi độc quyền làm thân sáo vẹt.
Họ nhận quá nhiều đau khổ do độc tài đảng trị nhưng không
dám đối mặt với kẻ thù cứ ươn hèn đổ vạ cho phong kiến, cho
tư sản, cho địa chủ, cho Mỹ Ngụy, xua con em vào chết ở miền
Nam mà không biết đang hiến máu cho hung thần và đang hy sinh cho
một thiên đường mù...
Ngoại trừ một số rất ít sớm thức tỉnh như Trần Độ, Hoàng
Minh Chính, Trần Xuân Bách, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang,
Dương Thu Hương, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc ... tôi chưa
thấy một tổ chức nào bi phẫn, chưa thấy một đoàn thể nào
muốn năm tay nhau liên kết xuông đường biểu tình, họp mít-tinh
vạch mặt chỉ tên bè lũ tay sai Nga – Hoa, tập đoàn phi nhân bản,
phản nhân quyền, bọn bán nước cầu vinh ...
Một tác phẩm mang đậm mầu sắc chính trị như thế sao lại có cái tựa trữ tình và ướt át là Phiên Bản Tình Yêu? Trong phần lời tựa nhà văn Trần Phong Vũ đã giải thích (phần nào) như sau:
Như nhan sách, Phiên Bản Tình Yêu là một chuyện tình –mà là một
chuyện tình xuyên thế hệ, mang nhiều kịch tính với những tình tiết éo
le, ngang trái, chuyển biến bất ngờ. Nhưng Tình Yêu ở đây chỉ là lớp vỏ,
là mặt nổi của một tảng băng sơn giữa đại dương mờ mịt ...
Cuộc tình xuyên thế hệ ở đây có thể được hiểu như một thứ “thang” để
dẫn “thuốc”, một chất xúc tác, tạo hấp lực lôi cuốn người đọc đi sâu vào
những âm mưu, những màn đấu đá, những trò lường gạt, thay bậc đổi ngôi
trong một xã hội người ta nhân danh đủ thứ với những mặt nạ khóc cười,
hỉ nộ đã được mã hóa khi thực chất chứa đầy tâm thái tham lam, ích kỷ,
độc ác, chỉ vụ thỏa mãn những lợi ích cá nhân, bè nhóm, bất chấp sự an
nguy của tiền đồ quốc gia dân tộc. Và trong chừng mực nào đó, với tư
cách người chứng, tác giả đã đạt được mục đích của ông.
Tôi cũng tin là Vũ Biện Điền hoàn toàn đạt được mục đích của
mình nhưng e rằng ông không thành công (lắm) khi dùng hình thức
tiểu thuyết như “một chất xúc tác, tạo hấp lực lôi cuốn người đọc đi
sâu” vào “chuyện tình xuyên thế hệ” này. Những nhân vật trong Phiên Bản Tình Yêu
(e) hơi quá nhiều kịch tính, nhất là qua những mẫu đối thoại
rất dài và (rất) trí tuệ nhưng cũng rất xa lạ với đời thường
hay đời thật.
Tất nhiên, đây chỉ là suy nghĩ hoàn toàn chủ quan (và có thể
là hoàn toàn sai lạc) của một thường dân mà trình độ thưởng
ngoạn nghệ thuật còn nhiều giới hạn. Mong được đón nhận
những nhận định khác, từ những người đọc khác, về công trình
tâm huyết và đồ sộ này của Vũ Biện Điền.
Tưởng Năng Tiến
(*) Quý độc giả yêu sách ở xa muốn có tác phẩm quý giá xin viết chi
phiếu 25 MK cho (25 MK tiền sách + 5 MNK cước phí bưu điện) trả cho
VLAC/TQH (Vietnamese Litterary & Artistic Club of Washington) và gửi
về địa chỉ: Mr Trần Phong Vũ, 4 Sand Pointe, Laguna Niguel, CA 92677. tphongvu@yahoo.com. ĐT: (949) 485 – 6078. Mua hai cuốn tập I và II cũng chỉ phải tra 5 MK cước phí.
Monday, November 25, 2013
LẤY CHỒNG NGOẠI QUỐC & VIỆT KIỀU
Lấy chồng ngoại nhưng ít Việt Kiều?
Cập nhật: 15:06 GMT - thứ hai, 25 tháng 11, 2013
Số liệu ở một hội
nghị trong tháng 11/2013 cho rằng trung bình có 100 nghìn phụ nữ
Việt Nam lấy chồng nước ngoài mỗi năm, tính từ 2008 đến 2010.
Đa số các cuộc hôn nhân này xảy ra giữa
các cô gái trẻ Việt Nam và đàn ông các nước châu Á như Hàn
Quốc, Đài Loan và cả Trung Quốc.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Hôn nhân với đàn ông là Việt
Kiều có vẻ không nhiều, ít ra là theo khảo sát từ một xã ở
Hải Phòng vài năm về trước.
Trang Bấm
Thanh Niên hôm 22/11 vừa qua trích quan chức Việt Nam
thuộc Ủy ban Quốc gia người Việt ở nước ngoài đưa ra các số
liệu tại hội nghị hôm 19/11 vừa qua với sự tham gia lần đầu
của 200 phụ nữ Việt Nam có hôn nhân với người nước ngoài tham
gia.
Ông Đặng Thế Hùng, phó Chủ nhiệm Ủy ban
cho rằng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài “tăng đều
hàng năm”, và cho biết đa số các cuộc hôn nhân này diễn ra qua
môi giới, và “có mục tiêu thương mại”.
Ông Hùng cũng nói có hiện tượng các băng
đảng tổ chức đám cưới giả với cô dâu Việt Nam bị bán sang Đài
Loan hoặc Hàn Quốc để lao động trái phép.
Gần đây, theo báo chí Việt Nam, số phụ nữ nước này lấy chồng Trung Quốc cũng bắt đầu tăng.
Rất ít Việt Kiều
Tại Bấm
Hội nghị Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài ở Hà Nội (19/11)
với sự tham gia của một số quan chức cao cấp gồm Chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc, ông Nguyễn Thiện Nhân, hai vấn đề được cho là nổi
cộm, cần quan tâm.
"Trong số 721 trường hợp lấy chồng nước ngoài, chỉ có 5 trường hợp (0,6%) lấy chồng Việt kiều"
Tiến sỹ Hoàng Bá Thịnh
Đó là chuyện lao động Việt Nam là phụ nữ ở nước ngoài, và phụ nữ Việt Nam lấy chồng và ra nước ngoài sinh sống.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội năm 2013, hiện có khoảng 500.000 người Việt Nam đang lao động ở
nước ngoài, trong đó phụ nữ chiếm khoảng 30-35% ở Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia.
Còn theo Bộ Tư pháp Việt Nam, trong các năm
2008- 2010 đã có khoảng 300.000 cô dâu Việt Nam lấy chồng người nước
ngoài và con số này tiếp tục tăng lên.
Bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán và
tuổi kết hôn quá trẻ, không có trình độ, công việc và thu nhập là các
vấn đề lớn đang xảy ra trong các cuộc hôn nhân của phụ nữ
Việt Nam với người nước ngoài.
Vì thế, họ phải phụ thuộc vào chồng, gia
đình chồng, và trong nhiều trường hợp bị ngược đãi, bị bất lợi khi ly
hôn và nuôi con, theo thông tin báo chí từ hội nghị này.
Ngược lại, hiện tượng hôn nhân với người nước ngoài cũng đang có tác động với xã hội Việt Nam.
Theo một Bấm
báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình
gần đây, căn cứ vào nghiên cứu chỉ ở một địa phương nhỏ là
xã Đại Hợp, Kiến Thuỵ, Hải Phòng sáu năm trước thì hiện
tượng phụ nữ trẻ lấy chồng Hàn Quốc đã gây mất cân bằng hôn
nhân.
Hậu quả là hiện nay tình trạng khan hiếm phụ nữ ở
độ tuổi kết hôn, nam giới tại xã đến tuổi kết hôn phải đi lấy vợ xa
khác địa phương và khó lấy vợ, theo quan chức Đại Hợp.
Đặc biệt, điều tra này, do một nhà nghiên
cứu là Tiến sỹ Hoàng Bá Thịnh biên soạn còn cho thấy đàn ông
Việt Kiều không phải là mục tiêu của các cô gái ở xã này.
"Trong số 721 trường hợp lấy chồng nước ngoài, chỉ có 5 trường hợp (0,6%) lấy chồng Việt kiều", báo cáo viết.
Cũng có chuyện nhiều cô dâu Việt phải bỏ trốn
về quê vì "quê chồng khổ cực hơn quê mình", dẫn tới các vụ ly
hôn nhiều khó khăn, nhưng khi về lại Việt Nam, con của họ "khó hòa
nhập với cuộc sống nơi quê mẹ", theo Bấm
báo Việt Nam.
LIỆT SĨ & NHÀ NGOẠI CẢM
Liệt sĩ trở về dọa kiện “nhà ngoại cảm” phán bậy
Theo xã hội.com
Ông Thuấn bên “ngôi mộ” của mình |
Ông Thuấn bị thất lạc trong trận chiến ác liệt, đồng đội ngỡ ông đã hy
sinh nên thông báo giấy báo tử về gia đình. Đau đáu vì chưa tìm được
phần mộ người thân, gia đình liền mời “nhà ngoại cảm” tìm giúp phần mộ.
Bằng điện thoại, “nhà ngoại cảm” "phán răm rắp" vị trí
chôn cất hài cốt “liệt sĩ”. Gia đình rớt nước mắt khi tìm được hài cốt
người thân sau gần 40 năm thất lạc, cẩn thận đưa về mai táng và thờ
cúng.
Nào ngờ, vài năm sau, ông Thuấn trở về nhà bằng da bằng thịt khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.
Hành trình nhờ vả “nhà ngoại cảm”
Ông Nguyễn Viết Thuấn (SN 1951, ngụ làng An Thọ, xã An Khánh, Hoài Đức,
Hà Nội) là anh cả trong gia đình có 5 anh em trai. Ngày nhỏ, ông Thuấn
đi học nhưng chẳng mấy chú tâm nên không biết chữ. Bù lại, người thanh
niên ấy tính tình khảng khái, gan dạ.
Chàng trai trẻ tình nguyện làm đơn đi bộ đội năm 1971. Chiến tranh bom
đạn tơi bời, gia đình mất luôn liên lạc với ông từ đó. Sau chiến tranh,
tháng 3/1976, gia đình ông Nguyễn Viết Tuynh (em trai ông Thuấn, ngụ địa
chỉ trên) bàng hoàng nhận giấy báo tử của anh trai.
Ông Tuynh cho biết, tháng 6/2008, với mong muốn làm tròn trách nhiệm với người anh đã hi sinh, ông tìm đến “nhà ngoại cảm” Nguyễn Đức Phụng, ngụ phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhờ tìm phần mộ cho anh trai.
“Chúng tôi đến vào sáng sớm nhưng nơi làm việc của ông Phụng đã khá
đông khách. Sau khi đặt lễ và ít tiền khấn, tôi ra bàn viết phiếu. Tiếp
đó, một người đàn ông bảo tôi tùy tâm đặt tiền lễ chỗ ban thờ.
Tôi điền thông tin bản thân, tên liệt sỹ cần tìm và nơi hy sinh vào
phiếu. Xong xuôi, một người đến cầm tờ phiếu của tôi chuyển cho ông
Phụng đang ngồi trên gác.
Chứng kiến nhiều người tìm đến nhờ “thầy” giúp, tôi càng thêm niềm tin vào khả năng của “nhà ngoại cảm””, em trai của “liệt sĩ” kể lại.
Ông Tuynh kể tiếp, xem thông tin tìm liệt sỹ của gia đình ông, ông
Phụng mở một cái máy giống như máy thu thanh có bộ đàm lên, bấm đầu bấm
tai lẩm bẩm: “Liệt sỹ Nguyễn Viết Thuấn, hy sinh tại mặt trận phía Nam đang nằm ở đâu? Chỗ nào?”.
Đồng thời, “nhà ngoại cảm” này lấy một tờ giấy khổ A4 rồi lại tiếp tục “độc thoại”: “Sơ đồ ở huyện nào, xã nào?”. Miệng nói, tay ông chấm những chấm nhỏ rồi vẽ sơ đồ nghĩa trang huyện Bình Long (Bình Phước) cùng vị trí ngôi mộ.
Mừng rỡ vì không ngờ “nhà ngoại cảm” “cao siêu” đến thế, ngay trong
tháng 6/2008, gia đình ông Tuynh vượt 2000 km mang “báu vật” sơ đồ này
tìm đến nghĩa trang huyện Bình Long, gọi điện ra cho “nhà ngoại cảm”
Phụng.
Nói qua điện thoại với người nhà, “thầy” Phụng chỉ dẫn tỉ mỉ ngôi mộ ở phía sau tượng đài Tổ quốc ghi công. “Trên
ngôi mộ ấy có mấy cọng cỏ dại và một vết nứt chéo. Người quản trang nơi
liệt sĩ Thuấn đang nằm là đàn bà và có nuôi hai con bò”, ông Tuynh thuật lại lời chỉ dẫn.
Thực hiện theo lời chỉ dẫn, gia đình ông Tuynh tìm được “hài cốt” người
anh trong sự vui mừng khôn tả. “Thú thực, thấy “nhà ngoại cảm” ngồi ở
Hà Nội lại có thể “trên thông thiên văn, dưới tường địa lí” đến từng
“chân tơ kẽ tóc” tại một nghĩa trang xa tít tắp, khiến chúng tôi phục
sát đất.
Do đó, khi xương cốt đào lên, chúng tôi bỏ qua công đoạn xét nghiệm
ADN, tin tưởng tuyệt đối là hài cốt người thân. Gia đình tin tưởng quá,
bỏ qua luôn cả nghi vấn không biết “thầy” có hệ thống “chân rết” thông
tin từ xa, sắp đặt từ trước hay không”, em trai “liệt sĩ” nhớ lại.
Ngay lập tức, gia đình “liệt sĩ” hoàn tất các thủ tục rồi đưa “hài cốt”
anh trai về quê, tổ chức an táng trong thể tại nghĩa trang liệt sỹ xã
An Khánh.
“Khi đó, cả gia đình tôi phần nào nhẹ lòng vì làm được một phần
trách nhiệm với người thân biệt tích 37 năm qua. Hàng ngày, việc thăm
nom hương hỏa ngôi mộ được cả gia đình làm rất chu đáo. Lúc đưa hài cốt
anh về, tôi đã xúc động đến rơi nước mắt vì từ nay anh trai mình không
phải lạnh lẽo một mình ở miền đất xa lạ nữa”, vẫn lời người em.
Được biết, chi phí phải trả cho “nhà ngoại cảm” lên đến mấy chục triệu.
Tính cả kinh phí gia đình lặn lôi vào Bình Phước bốc mộ, số tiền đến
gần trăm triệu.
Sững sờ “liệt sĩ” trở về bằng xương bằng thịt
Đầu năm 2013, qua một người quen trong miền Nam, ông Tuynh bất ngờ được
biết một người ở ấp An Thịnh, thị trấn An Phú (huyện An Phú, An Giang)
có đặc điểm nhận dạng giống hệt anh trai mình.
Thông tin từ miền Nam báo ra người này đã lấy vợ và có con, vợ bán hàng ăn vặt, chồng làm thuê làm mướn sinh nhai.
“Anh tôi đã có giấy báo tử, đã được “nhà ngoại cảm” tìm thấy mộ, thấy
hài cốt, nên lúc nhận được tin này chúng tôi vừa mừng vừa lo.
Mừng là trong trường hợp nào, người thân của mình còn sống thì cũng
là điều hạnh phúc vô bờ bến. Lo là chẳng lẽ mình lại “mắc nỡm” “nhà
ngoại cảm”. Thế nên phải dò xét cho xác thực”, lời người em.
Ngày 19/5/2013, năm năm sau khi tìm thấy “hài cốt anh trai”, ông Tuynh
cùng hai người thân một lần nữa lặn lội vào Nam, tìm đến địa chỉ trên.
Đến đúng địa chỉ ghi trong giấy, ông thấy một người đàn bà đang bán bún
buổi sáng. Căn nhà lụp xụp được chắp ghép bằng nhiều mảnh gỗ và tôn. Đưa
mắt tìm kiếm một lượt, không thấy bóng dáng người đàn ông.
Tạt sang căn nhà phía đối diện, ông sững người khi nhìn một người đàn
ông khuôn mặt rất quen. Người này lò dò đưa ra hai chiếc ghế, nói giọng
Nam đặc sệt: “Anh Hai vô ghế ngồi. Anh Hai quê đâu đấy?”.
Ông Tuynh nói là người ngoài Bắc vào, có họ hàng thất lạc bao năm nay nên vào tìm.
Thấy khuôn mặt người đối diện có những nét giống cha mình như lột,
nhưng ông Tuynh vẫn chưa dám nói ra vì biết đâu có chuyện nhiều người
trên quả đất này giống nhau. Ông vờ như vô tình kể chuyện quê mình, nhà
mình, cặn kẽ từ tên bố mẹ, các em trai; tả từ cái giếng, cái ao.
Ông kể chuyện hồi ấu thơ hai anh em mò cua bắt ốc, nhổ mạ cấy lúa với
cha mẹ. Người đàn ông kia đang thẫn thờ, đột nhiên ngắt lời: “Nhà bác ruột có chiếc cổng cổ, dưới có bụi tre, chỗ rẽ ra ao làng?”.
“Tôi bật khóc vì tôi biết chắc chắn đây là anh Thuấn. Chúng tôi ôm
chầm lấy nhau, hai người đàn ông chỉ biết khóc nức nở. Vừa khóc trong
tiếng nấc, anh tôi vừa trách “Sao em vào còn thử anh như thế?”.
Anh lý giải do thất lạc đơn vị, không biết chữ, mù mịt đường về nên
sau chiến tranh không tìm về nhà được. Từ ấy đến nay nhà nghèo, vợ con
có khi còn thiếu ăn, có khi nào dư dả tiền để lần mò tìm kiếm quê”, người em trai xúc động nhớ lại.
Ở lại chơi ít ngày, người em trai dẫn vợ chồng anh trai và các cháu trở
về quê hương. Dân làng biết tin kéo đến chật nhà. Mấy người bạn đồng
ngũ thì bắt tay mừng mừng tủi tủi.
Trước sự việc hy hữu này, lãnh đạo địa phương đã mời gia đình ông Tuynh
tới gặp mặt. Gia đình cũng đã nộp lại giấy báo tử, bằng Tổ quốc ghi
công.
Tên “liệt sĩ” Thuấn được gỡ khỏi ngôi mộ “nhà ngoại cảm” tìm thấy, thay
vào đó là dòng chữ “người chưa biết tên”. Hiện gia đình con trai ông
Thuấn đã chuyển hẳn về quê Hoài Đức, Hà Nội sinh sống.
Còn ông Thuấn về quê hơn một tháng thì trở vào An Giang để thu xếp mọi
việc trước khi đưa hẳn vợ con ra Bắc định cư trong thời gian sắp tới.
Ông Nguyễn Huy Hoán, Phó Chủ tịch xã An Khánh xác nhận sự việc “liệt
sỹ” Thuấn trở về là có thật. Gia đình đã có đơn đề nghị xin cấp đất cho
ông Thuấn. Xã đang báo cáo huyện để xem xét giải quyết. “Rõ ràng trong việc này, “nhà ngoại cảm” có dấu hiệu lừa dối gia đình anh Tuynh”, vị phó chủ tịch xã nói.
“Nhà ngoại cảm”: Ai bảo nhà nước báo tử sai?
Một người em trai của “liệt sĩ” cho biết: “Sau khi anh trai trở về,
tôi gọi cho nhà ngoại cảm đã tìm mộ cho gia đình nhưng người này không
bắt máy. Gia đình tôi hết sức bức xúc vì sự lừa dối này.
Em trai “liệt sĩ” Thuấn khẳng định gia đình mình đã bị “nhà ngoại cảm” lừa đảo.
Tôi khẳng định “nhà ngoại cảm” đã dựng kịch bản, tạo ngôi mộ giả
hoặc mộ người khác rồi chỉ cho gia đình chúng tôi. Chắc chắn, trước đó
“nhà ngoại cảm” đã cho người vào khảo sát rồi sau đó lừa dối chúng tôi."
Phóng viên đại đã liên lạc với “nhà ngoại cảm” Nguyễn Đức Phụng,
đề nghị làm rõ vụ tìm mộ “liệt sĩ” Thuấn. Trong suốt cuộc trò chuyện,
ông Phụng không hề nhận trách nhiệm khi tìm sai mộ, thậm chí đẩy trách
nhiệm cho người nhà “liệt sĩ” Thuấn. Những thông tin của gia đình ông
Tuynh và “nhà ngoại cảm” đưa ra khá vênh nhau.
Ông Phụng lý giải cho việc tìm sai mộ: “Quy trình chúng tôi là “tìm từ xa”, không đi thực địa bất cứ ngôi mộ nào. Gia đình ông Tuynh chỉ thực thi công đoạn 1.
Khi vào nghĩa trang, gia đình này không hề liên hệ với chúng tôi để
hướng dẫn công đoạn 2 nên tôi bó tay. Khi đi tìm thấy ngôi mộ, đúng
hàng, cây cỏ, gia đình họ cứ bê ra, không báo lại cho tôi. Trên đời
nhiều người trùng họ tên lắm”.
Không những phủi trách nhiệm, ông Phụng còn thản nhiên cho rằng: “Cái sai này trước hết do việc báo tử sai”.
Ông Phụng còn cho rằng: “Sau vài tháng khi gia đình ông Tuynh bốc mộ về, tôi đã biết là bốc sai”. Hỏi sao ông không liên hệ với phía ông Tuynh thông báo, “nhà ngoại cảm” đáp: “Người nhà ông Tuynh không thèm liên hệ với tôi”.
Khi phóng viên đề cập đến vấn đề lương tâm đạo đức khi “phán” sai,
khiến người nhà ông Tuynh thờ cúng “xương cốt” người lạ, ông Phụng im
lặng, không trả lời.
Trong khi đó, em trai “liệt sĩ” khẳng định: “Khi chúng tôi vào Bình Phước thì “lạ nước lạ cái”, chỉ có duy nhất bản sơ đồ “nhà ngoại cảm” vẽ làm căn cứ, sao dám làm sai.
Trong quá trình xác định vị trí mộ, nhất cử nhất động tôi đều xin
chỉ đạo của “thầy” qua điện thoại. Sau khi tìm ra anh trai còn sống,
chúng tôi cũng nhiều lần liên lạc với ông Phụng nhưng không được”.
Gia đình ông Tuynh cho biết, đang xem xét các thủ tục, cân nhắc kiện ông Phụng ra tòa.
QUÊ CHOA
TS. MAI THANH TRUYẾT * Y TẾ VIỆT NAM
Mai Thanh Truyết: Hiện Trạng Y Tế Việt Nam
TS. Mai Thanh Truyết
|
on September 2, 2013 12:35 AM in Y Tế - Xã Hội - Giáo Dục / no comments
Nền y tế Việt Nam hiện đang được nhà cầm quyền rêu rao là đang tiến dần đến tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Nhưng dù ca ngợi như thế nào đi nữa, sự thật hiện hữu vẫn cho chúng thấy rõ những vấn đề không bình thường trong cung cách giải quyết các dịch vụ và chính sách y tế của họ.
Dù ca ngợi sự tiến bộ như thế nào đi nữa, thưc tế đã cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong cho người dân đáng lý ra có thể tránh khỏi được. Còn quá nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được nguy cơ tử vong như bịnh kiết lỵ, sốt rét, suy dinh dưỡng, cùng các vấn đề cấp cứu tức thời không kịp lúc đã gây ra quá nhiều nạn nhân, đặc biệt ở những vùng xa ngoài các thành phố lớn.
Sau 38 năm “thống nhứt” đất nước, những người quản lý hiện tại để lại một hiện trạng y tế, đặc biệt là y tế công cộng một thảm cảnh nhiều bi quan hơn là lạc quan, và dự kiến trong khoảng thời gian sắp đến cũng sẽ không có gì thay đổi. Nguyên do chính yếu là họ không xem nâng cao phúc lợi về y tế không nằm trong não trạng của những người cộng sản giáo điều.
Chuyên chính vô sản vẫn là phương châm để họ cai trị đất nước… bằng hình
thức công an trị, bốc lột người dân, trấn áp chính trị, xây dựng tài
sản cá nhân bằng cách rút ruột tài nguyên và nguyên khí quốc gia, và hèn
hạ nhứt là quy phục đàn anh nước lớn. Đó là Trung Cộng.
Bài viết nầy nhằm mục tiêu nêu rõ tình trạng nến y tế của Việt Nam hiện
nay và từ đó khơi dậy vài đề nghị cho một Việt Nam Tương Lai.
Kể từ khi ngưng tiếng súng sau 30/4/1975, mặc dù cs Việt Nam đang áp
dụng một chính sách “trả thù” miền Nam bằng hình thức đổi tiền để vừa
triệt hạ tư sản vừa bần cùng hóa người miền Nam… nhằm mục đích cào bằng
tình trạng thịnh vượng của miền Nam cho bằng miền Bắc.
Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì lòng nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao tay giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (OMF), Cơ quan Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và trong những năm gần đây, Cơ quan Kiểm soát Bịnh tật (CDC) của Hoa Kỳ đích thân thành lập một số cơ sở tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhằm giúp đở trực tiếp người dân.
Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì lòng nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao tay giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (OMF), Cơ quan Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và trong những năm gần đây, Cơ quan Kiểm soát Bịnh tật (CDC) của Hoa Kỳ đích thân thành lập một số cơ sở tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhằm giúp đở trực tiếp người dân.
Cũng cần nói thêm là
các NGO trên thế giới và những hội thiện nguyện của người Việt hải ngoại
cũng cật lực giúp đổ Việt Nam như xây trường học, xây nhà xí, cung cấp
nước sạch trong trường học, giúp các viện mồ côi, trại cùi, trại bịnh
HIV… mà tất cả những việc trên là bổn phận của họ, trong khi họ luôn rao
giảng và ca ngợi người cộng sản luôn sống vì mọi người!
(Phải chăng việc làm của những người Việt hải ngoại kể trên chỉ kéo dài thêm sự đau khổ của người dân dưới ách chuyên chính vô sản thay vì hàn gắn vết thương “xã hội” mà do chính người cs Bắc Việt tạo ra trong hơn 38 năm qua?)
Dù được giúp đở mọi bề, nhưng cs Việt Nam vẫn không xem đây là một trong
những đường hướng quyết định cho việc phát triển đất nước trước tiến
trình toàn cầu hóa. Tệ hơn nữa, họ không xem đó là bổn phận của một
chính quyền đang quản lý một đất nước.(Phải chăng việc làm của những người Việt hải ngoại kể trên chỉ kéo dài thêm sự đau khổ của người dân dưới ách chuyên chính vô sản thay vì hàn gắn vết thương “xã hội” mà do chính người cs Bắc Việt tạo ra trong hơn 38 năm qua?)
Những việc làm của quốc tế trợ giúp Việt Nam trong lãnh vực y tế như:
• Xây dựng trường ốc, nhứt là ở cấp tiểu học và ở những vùng hẽo lánh và miền núi;
• Giúp các hệ thống vệ sinh trường ốc như nước sạch và xây cầu tiêu cầu tiểu cho học sinh;
• Giúp các học cụ giảng dạy và giấy bút.
• Tiếp trợ các dụng cụ, máy móc, thuốc ngừa các bịnh dịch.
• Thành lập các trạm xá cho những vùng quê hẽo lánh v.v…
Các giúp đở trên nhiều khi không đến tới người nhận là học sinh và dân chúng, nhiều khi lại vào tay của cán bộ địa phương trong vùng, nhứt là các hệ thống nước uống cho học sinh sau một thời gian ngắn ở trường học lại di chuyển vể nhà… cán bộ!
Đó là một tệ trạng không thể nào tha thứ được, giống như đủ loại viện trợ quốc tế đều bị ăn chận trước khi đến tay người dân. Nạn nhân bão lụt từ bao năm qua, có thực sự nhận được giúp đỡ từ bà con ở hải ngoại hay không? Nếu không nói là đã vào tay cán bộ?
1. Đất nước và con người Việt Nam
Việt Nam là một nước đất hẹp người đông, có bờ biển dài trên 3.200 Km,
chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa cho nên rất ẩm ở hầu hết mọi nơi. Về
sắc dân, người Việt chiếm khoảng 87% tổng số dân và có khoảng 54 sắc tộc
thiểu số khác nhau, phần đông sống ở miền Thượng du và Cao nguyên.
Ngôn ngữ chính của Việt Nam là tiếng Việt. Nhiều vùng có thêm nhiều
tiếng địa phương đặc biệt, tuy nhiên vẫn không có vấn đề khó khăn trong
đối thoại giữa những người Việt trên toàn quốc. Về văn hóa, người Việt
đặt nền tảng gia đình làm chính và tiếp theo đó là thôn xóm rồi làng xã…
Về tôn giáo, tuy đa số đều được xem như là Phật giáo chiếm 80% dân số, nhưng thật ra phần đông theo đạo thờ cúng ông bà. Các tôn giáo khác như Thiên Chua giáo, Cao Đài, Hòa Hảo sống hài hòa bên nhau và không có những xung đột tôn giáo quan trọng như các quốc gia ở Trung Đông.
Về tôn giáo, tuy đa số đều được xem như là Phật giáo chiếm 80% dân số, nhưng thật ra phần đông theo đạo thờ cúng ông bà. Các tôn giáo khác như Thiên Chua giáo, Cao Đài, Hòa Hảo sống hài hòa bên nhau và không có những xung đột tôn giáo quan trọng như các quốc gia ở Trung Đông.
Theo thống kê 2012 của Việt Nam, dân số ở thời điểm trên là 91.000.000 người với lợi tức trên đầu người là US$ 2.700. Đời sống cho đàn ông là 72 tuổi, và 76 tuổi cho đàn bà. Số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15/1.000 (con số cao gần ngang hàng với người Phi Châu).
Hiện tại, trong lãnh vực y tế toàn quốc, đang xảy ra 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho người Việt căn cứ theo thống kê của Cơ quan CDC Hoa Kỳ 6/2013 là:
• Ung thư 25%
• Tai biến mạch máu não 20%
• Bịnh liên quan về tim mạch 6%
• Bịnh kiết lỵ 8%
• Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%
• Nhiễm trùng đường hô hấp 4%
• Bịnh sơ gan 3%
• Bịnh lao 2%
• Bịnh sốt rét 2%
• Tai nạn đường phố 2%
Nếu so sánh với thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) năm 2006 như sau: 1- Các chứng bịnh liên quan trước khi sinh sản 14%, 2- Nhiễm trùng khí quản 10%, 3- Bịnh liên quan đến tim 8%, 4- Chứng kiết lỵ 8%, 5- Chứng liên quan đến mạch máu não 5%, 6- Chứng nghẽn phổi mãn tính 4%, 7- Bịnh lao 2%, 8- Bịnh sốt rét 2%, 9- Tai nạn đường phố 2%, 10- Tự hủy than thể 2%
Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một
xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay? Ngoại trừ
tình trạng chết vì tai nạn xe cộ (năm 2012 có trên 12 ngàn người chết
vì tai nạn giao thông và trên nửa triệu bị thương) do ý thức người dân
về luật lệ giao thông (thiếu một chính sách giáo dục giao thông, chương
trình công dân giáo dục), về việc tôn trọng luật pháp, về não trạng của
những người quản lý đất nước tự xem mình là ưu tiên tất cả trong lãnh
vực giao thông v.v…. Với tính cách thông tin, xin liệt kê vài con số
thống kê về tai nạn giao thông của Việt Nam, Hoa Kỳ và Mã Lai năm 2010
như sau:
• Số tử vong trên đường phố trên 100.000 cư dân: Việt Nam 16,1; Malaysia 24,1; Hoa Kỳ 12.3.
• Số tử vong trên đường phố trên 100.000 xe: Việt Nam 55,9; Malaysia 36,5; Hoa Kỳ 15,0.
• Tổng số tử vong năm 2010: Việt Nam 14.500 (ước tính), Malaysia 6.745, Hoa Kỳ 33.808.
Còn các bịnh gây tử vong còn lại là do một chính sách y tế ấu trỉ trong
suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân
biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được
sự chăm sóc của “nhà nước”.
Về tai nạn xe cộ đường phố: Theo thống kê mới nhứt của Việt Nam ngày 20
tháng 8, 2013, trung bình hàng ngày có 17 người chết và 26 người bị
thương, tương đương với 74,460 người chết hàng năm. Con số trên là một
con số quá lớn so với tỷ lệ dân số và số lượng xe của Việt Nam. Đó là
chưa kể đến 114.000 bị thương gây quá nhiều thiệt hại cho ngân sách quốc
gia.
So sánh hai thống kê về 10 bịnh gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam giữa 2006 và 2013 cho thấy:
• Các chứng bệnh liên quan trước khi sinh sản chiếm 14% năm 2006 đã
không còn nằm trong thống kê năm 2013. Điều này có nghĩa là y tế Việt
Nam đã tiến bộ hơn và đã giải quyết được những vấn đề phòng bịnh trong
thời gian mang thai như giáo dục người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong thời
gian này vv…
• Các bịnh về khí quản 14% (2006) và 8% (2013) cũng cho thấy được mức lưu tâm của người dân trong vấn đề này.
• Tuy nhiên, các bịnh liên quan đến tim mạch và máu 13% (2006) và 26%
(2013) cho thấy tình trạng trên ngày càng trầm trọng do áp lực của xã
hội đè nặng lên người dân trong việc mưu sinh.
• Tệ hại nhứt là bịnh sơ gan, lao, kiết lỵ, sốt rét vẫn giữ tỷ lệ cao;
đặc biệt là bịnh ung thư đứng đầu bảng năm 2013 với tỷ lệ 20%.
Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?
Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu
cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn
tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất
hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm).
Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.
Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.
Có thể nói, ba yếu tố căn bản để phục hoạt một Việt Nam tương lai là
Giáo dục, Y tế, và Môi trường. Hiện tại chính ba yếu tố trên dưới chế độ
xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị băng hoại. Chính sách giáo dục hoàn toàn
phá sản (người viết đã phân tích nhiều lần trước đây), môi trường và hệ
sinh thái đang đi dần đến mức báo động “đen”, và hình ảnh nền y tế cũng
chẳng khác gì hai yếu tố kể trên.
Sau đây là một số điển hình nói lên thảm nạn y tế do chính cơ chế xã hội
chủ nghĩa để lại, kết quả tất nhiên sau 38 năm cai trị toàn đất nước.
Hàng ngũ cán bộ vô trách nhiệm, tình trạng quá tải của những bịnh viện,
và hiệu ứng “phong bì” có thế nói là ba nguyên nhân căn bản hủy hoại cả
một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân
của một nước.
1. Về tình trạng quá tải của bịnh viện: Đối với miền Nam, có
thể nói hầu hết bịnh viện công (thuộc chính phủ) hiện có là do tài sản
của miền Nam trước kia để lại. Nếu có thêm bịnh viện mới với máy móc tối
tân và bác sĩ ngoại quốc là những bịnh viện tư dành cho… cán bộ và các
đại gia với chi phi nằm viện hàng ngày có thể lên đến hàng 500 Mỹ kim,
chưa kể trị liệu! Tình trạng quá tải là hệ lụy “tất yếu” của chính sách
nhà nước.
Lấy bịnh viện Nhi đồng làm thí dụ; ngày nay mỗi giường phải chứa 5, 6
trẻ em và dưới gầm giường là các thân nhân dành nhau chỗ nằm, cũng như
ngoải hàng lang không còn lối đi nào trống. Đó là chưa kể muốn có được
một chỗ nằm trên giường để được chữa trị thì phải qua bao nhiêu cửa ãi
trước đó (với bao thơ đi theo). Bịnh viện hiện đang thep dõi và điều trị
(mổ) cho hơn 10.000 trẻ em, mà thời gian chờ đợi đến phiên quá lâu, các
em đành phải ra đi là thế!
Một bịnh viện ung thư khác là bịnh viện Tam Điệp, bịnh nhân được chuyền
nước biển phải ra ngoài sân và chai nước biển được treo “tòn ten” trên
một nhánh cây. Thậm chí thức ăn, nước uống cũng không có đủ, do đó, một
số không nhỏ bịnh nhân phải đi qua chùa Thanh Nhàn kế cận để xếp hàng
xin thức ăn. Còn thảm trạng nào tệ hơn nữa chăng?
Do tệ trạng trên, nhiều cái chết oan uổng là điều tất nhiên.
2. Sự vô trách nhiệm của Bác sĩ và Cán bộ lãnh đạo: Câu
chuyện người dân đập phá nhà BS Lê Văn Thuyết và bịnh viện Năm Căn là
điển hình nói lên sự giận dữ của người dân vì sự tắc trách của BS đã làm
thiệt mạng một bịnh nhân.
Sự thiếu lương tâm của BS xảy ra đầy rẩy khắp nơi, có thể nói bịnh viện
nào cũng có, nếu không có quyền lợi riêng (phong bì, quà cáp) thì không
chữa trị. Còn đâu lời thề của Tổ Y Sĩ Hippocrates trước khi ra trường,
trong đó cần quan tâm là: “Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng vì lợi ích
của người bịnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhứt là tránh
cám dổ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ”.
Hiện nay ở Việt Nam còn có bao nhiêu bác sĩ còn nhớ và thi hành lời thề này?
• Bác sĩ chỉ phục vụ cho người giàu mà thí dụ điển hình là bịnh viện
VINMEC khánh thành ngày 7 tháng 1, 2011 với 600 phòng khám và trị bịnh,
có 25 giường VIP và 2 phòng Tổng thống (President Suite). Mức độ sang
trọng của bịnh viện này tương đương với khách sạn 5 sao.
Ai là người được chữa tại nơi đây?
Có chăng chỉ là những Cán bộ Đảng và những Đại gia.
• Hậu quả của chính sách đào tạo bác sĩ: a) Việc thu nhận sinh viên y
khoa quá dễ dàng. Nhiều nơi thi đậu vào trường y khoa chỉ cần 14 điểm và
3 điểm ưu tiên, đặc biệt là ở các trường y khoa ở tỉnh như Trà Vinh,
Hậu Giang, Cần Thơ, Long An vv…, thay vì 26–27 điểm so với trường y khoa
Saigon. b) Số lượng sinh viên quá tải so với trường ốc và học cụ cùng
bịnh viện thực tập.
Một trường y khoa trước đây trung bình đào tạo 150 bác sĩ/khóa, bây giờ gần 1000 bác sĩ/khóa. Như vậy làm sao bác sĩ tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết vì phẩm chất giãng dạy quá kém.
Một trường y khoa trước đây trung bình đào tạo 150 bác sĩ/khóa, bây giờ gần 1000 bác sĩ/khóa. Như vậy làm sao bác sĩ tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết vì phẩm chất giãng dạy quá kém.
• Về sự vô trách nhiệm của Cán bộ lãnh đạo, có thể nói điển hình nhứt là
bà Bộ trưởng y tế Việt Nam. Nhân một vụ chích ngừa làm chết 3 trẻ em
(7/2013), bà thản nhiên tuyên bố khi được hỏi rằng: “Đây không phải là
trách nhiệm của tôi”.
3. Văn hóa phong bì: Về tệ trạng nầy, chính một Phó Chủ tịch
Ủy ban của Vấn đề Xã hội của quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoài Thu
phải điều trần: ”… khám bịnh và xin việc làm là hai lãnh vực “bức xúc”
nhứt hôm nay. Bây giờ bị ốm (bịnh) mà không lót tay cho bác sĩ có khi
tánh mạng không còn giữ được. Đã có nhiều trường hợp như thế đã xảy ra.
Lương là phụ, phong bì là chính,”
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “khi người dân, người bịnh không
đưa phong bì thì y đức của bác sĩ, cán bộ sẽ được cải tiến.” Thiệt là
một câu nói đổ thừa vô trách nhiệm. Bà bộ trưởng này cần phải được xét
lại tư cách và bổn phận.
Có thể kết luận là tất cả các não trạng trên là do cơ chế chuyên chính
vô sản của Cộng sản. Về hiện tượng phong bì, đó là chưa kể đến những
trường hợp bác sĩ bị ép phải nhận phong bì, cán bộ lạm dụng bảo hiểm xã
hội, lạm dụng việc áp đặt mua thuốc đắt tiền để moi tiền người bịnh.
Tóm lại, như đã nêu trên, ba tệ trạng về bịnh viện quá tải, sự vô trách
nhiệm của bác sĩ cùng cán bộ lãnh đạo và “văn hóa phong bì” nói lên tình
trạng phá sản của nền y tế và giáo dục của Việt Nam hiện tại. Sự phá
sản trên còn kéo theo một nền văn hóa suy đồi, từ đó xã hội trở nên bạo
loạn sẽ là một điều hiển nhiên.
Cơ chế và chuyên chính vô sản của CS Việt Nam đã là nguyên nhân của sự
phá sản trên. Do đó không thể nào cải tiển được các tệ trạng đang xảy ra
trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, ngày nào chế độ còn tồn tại, Đất và Nước
sẽ không thể ngẩn ngang đầu với các quốc gia tiến bộ trước tiến trình
toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 này.
Mai Thanh Truyết
Lễ Lao Động Hoa Kỳ 2013
Ghi chú: Người viết sẽ nêu ra trong những bài tiếp theo nói
lên các trợ giúp quốc tế cho y tế công cộng Việt Nam cùng gợi ý những
hướng giải quyết vấn đề y tế công cộng cho xã hội Việt Nam tương lai một
khi Đất Nước thoát khỏi ách nô lệ của CS Bắc Việt.
SƠN TRUNG * TRÍ TUỆ VÀ VĂN HÓA ĐỈNH CAO
TRÍ TUỆ VÀ VĂN HÓA ĐỈNH CAO
SƠN TRUNG
Tại nước ta, thời quân chủ cho đến thời thực dân, chẳng nghe ai nói đến
hai chữ "tự hào". Sách báo, thầy dạy trò, cha mẹ dạy con, không bao giờ
nói đến hai
chữ tự hào. Tự hào vừa vừa và kín đáo thì được, còn vỗ ngực tự hào,
suốt ngày đêm gào thét tự hào thì tự hào này đồng nghĩa với tự cao tự
đắc, tự phụ và kiêu căng.
Nếu tổ tiên ta và chúng ta có ưu điểm nào thì cũng im lặng mà tự biết,
không nên đánh trống khua chiêng khoe mẽ!
Chúng ta phải khiêm tốn vì bên cạnh một vài ưu điểm, chúng ta còn nhiều khuyết điểm, còn thua kém anh em chúng bạn. Chúng ta nỗ lực hơn trong việc học hành, tu tập và trong mọi công việc. Nếu nằm ngủ trên tự hào thì chúng ta sẽ thất bại. Tự hào như con thỏ thì thua con rùa. Thỉnh thoảng vì con cháu kém cỏi, ông bà cha mẹ mới nêu lên gương tốt của đời trước để răn dạy con cháu cố gắng cho bằng tổ tiên.: " Ông nội mày ngày xưa đỗ tiến sĩ, sao chúng mày bây giờ dốt thế"?
Chúng ta phải khiêm tốn vì bên cạnh một vài ưu điểm, chúng ta còn nhiều khuyết điểm, còn thua kém anh em chúng bạn. Chúng ta nỗ lực hơn trong việc học hành, tu tập và trong mọi công việc. Nếu nằm ngủ trên tự hào thì chúng ta sẽ thất bại. Tự hào như con thỏ thì thua con rùa. Thỉnh thoảng vì con cháu kém cỏi, ông bà cha mẹ mới nêu lên gương tốt của đời trước để răn dạy con cháu cố gắng cho bằng tổ tiên.: " Ông nội mày ngày xưa đỗ tiến sĩ, sao chúng mày bây giờ dốt thế"?
Nhưng từ khi cộng sản ra đời, cộng sản sống nhờ tuyên truyền lừa dối và
khủng bố mà thành công. Từ đó trong mọi sự, cộng sản thường dối trá,
không thì nói ra có, it thì xit ra nhiều. Trong giai đoạn kháng chiến
đầu tiên cho đến về sau, lúc nào cộng sản cũng nói:" ta thắng địch
thua". Trong CCRD tại miền Bắc, cộng sản bắt trung nông, bần nông kết
tội địa chủ theo lệnh Trung Quốc, và vu họ hãm hiếp nông dân, cướp ruộng
đất, tài sản của nông dân, làm tay sai Pháp, theo Quốc dân đảng. Đó là
tội vu khống, và giết hại nhân
dân vô tội. Cộng sản bắt dân làm hai ba vụ lúa một năm, và tuyên truyền
láo
khoét nào là năng lượng Hà Nam Ninh 7 tấn mỗi ha (mẫu tây), nhưng thực
tế chỉ khoảng 2,5 - 3 tấn, trong khi Liên Xô chỉ mới ra kế hoạch định
tăng 40 tạ đến 50 tạ
mỗi ha tại vùng có đầy đủ thủy lợi.(1)
Sau khi chiếm miền Nam, sự tự hào trong lòng cộng sản càng dâng cao. Tự
hào đánh thắng bốn cường quốc trên thế giới.Lê Duẩn tự hào rằng ông đã
lãnh đạo đảng đưa đến thống nhất đất nước. Từ đó đẻ ra hàng loạt tự hào:
Tự hào về chủ nghĩa Mac Lenin bách chiến bách thắng; Tự hào lãnh tụ
tài ba;
Tự hào đảng ta đỉnh cao trí tuệ của loài người!
Ông kiêu căng bắt đại sứ Nguyễn Duy Trinh phải đòi Mỹ 3,2 tỷ bồi thường chiến tranh thì mới thèm bang giao. Ông cho rằng bọn Mỹ thua Việt Nam thì nhục nhã vô cùng, nay chúng muốn bang giao với Việt Nam, muốn làm bạn với Việt Nam cho đỡ xấu hổ. Nó cần ta, ta đâu thèm cần nó! Ta mà làm bạn với thứ í sao! Nếu chúng ngoan ngoản nộp tiền, thờì ta cũng thể tình. Nhưng ông đảng trưởng Việt cộng tính sai, già néo đứt giây! Mỹ bai bai mà phải lâu lắm mới nối lại bang giao. Và nay Việt cộng đang khao khát món quà TPP của Mỹ!
Trên đài phát thanh, ngày đêm người ta nghe bao lời ca tụng lãnh tụ, ca tụng đảng và niềm tự hào.Khắp nơi nổ bùng hai chữ tự hào như các bài hát:" Quỳnh Lưu Ơi Biết Mấy Tự Hào",Tự hào Long An, Tự hào Việt Nam (Trương Ngọc Ninh).Tự hào Thái Nguyên .Tự hào dân tộc Thái ( Ad Văn Thăm ).
Phạm Tuyên đúng là một kẻ nhận giặc làm cha, y đã cộng sản hóa qua nhiều bản nhạc, như bài Hà Nội, Điện Biên Phủ:
Hà Nội ơi! Dẫu phố phường bị giặc tàn phá đau thương
Ta bước trên đầu thù, tự hào thay dáng đứng Việt Nam
Phạm Tuyên trong bài "Tự hào là em các anh" có đoạn:
Ơi anh yêu quý biết lấy gì mừng người anh dũng sĩ
Dù tiền tuyến xa chúng em luôn ở bên các anh
Theo anh khi trời nắng lúc đêm khuya không một vì sao
Mơ ước theo anh hùng của tổ quốcem biết mấy tự hào
Xuân Hồng đã góp sức trong bài Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh!
Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào.
Sài Gòn ơi cả nước vẫy chào.
Cờ sao đang tung bay cao qua hết rồi những năm thương đau.
Xa ba mươi năm nay đã gặp nhau vui sao nước mắt lại trào.
Bài Tổ quốc yêu thương của Hồ Bắc cũng là ca tụng sự tự hào:
30 năm mới có một ngày quê hương ơi biết mấy tự hào , về đây nam bắc , cầm tay ca hát trên con đường vui...Tổ quốc ơi có bao giờ đẹp như hôm nay, ta đang sống những ngày chói lọi
của TQ yêu thương, TQ Việt Nam anh hùng.
Sau 1975, Tố Hữu áo gấm về làng, ông nói lên niềm tự hào của người chiến thắng:
Ngày đi lòng vẫn tự hào
Nay về càng ngẩng đầu cao với trời
Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người
Núi xanh khí phách, biển ngời sức xuân (Bài ca quê hương)
Hoàng Trung Thông cũng đã tự hào Việt Nam anh hùng trong bài thơ TA TỰ HÀO ĐI LÊN, ÔI VIỆT NAM
"Ta đứng đầu ngọn sóng
Nơi đấu tranh bão táp diệu kì
Nơi hy vọng những vườn hoa nở
Nơi chân lý sáng ngời đầu sóng gió
Ta tự hào đi lên, ơi Việt Nam!
.. . . . . . . .
Ta bước vào trận đánh
Nơi thét lên những tiếng căm hờn
Nơi ta nhằm phía giặc thù mà bắn
Cho đất nước sáng ngời cờ chiến thắng
Ta tự hào đi lên. Ơi Việt Nam!
Ông kiêu căng bắt đại sứ Nguyễn Duy Trinh phải đòi Mỹ 3,2 tỷ bồi thường chiến tranh thì mới thèm bang giao. Ông cho rằng bọn Mỹ thua Việt Nam thì nhục nhã vô cùng, nay chúng muốn bang giao với Việt Nam, muốn làm bạn với Việt Nam cho đỡ xấu hổ. Nó cần ta, ta đâu thèm cần nó! Ta mà làm bạn với thứ í sao! Nếu chúng ngoan ngoản nộp tiền, thờì ta cũng thể tình. Nhưng ông đảng trưởng Việt cộng tính sai, già néo đứt giây! Mỹ bai bai mà phải lâu lắm mới nối lại bang giao. Và nay Việt cộng đang khao khát món quà TPP của Mỹ!
Trên đài phát thanh, ngày đêm người ta nghe bao lời ca tụng lãnh tụ, ca tụng đảng và niềm tự hào.Khắp nơi nổ bùng hai chữ tự hào như các bài hát:" Quỳnh Lưu Ơi Biết Mấy Tự Hào",Tự hào Long An, Tự hào Việt Nam (Trương Ngọc Ninh).Tự hào Thái Nguyên .Tự hào dân tộc Thái ( Ad Văn Thăm ).
Phạm Tuyên đúng là một kẻ nhận giặc làm cha, y đã cộng sản hóa qua nhiều bản nhạc, như bài Hà Nội, Điện Biên Phủ:
Hà Nội ơi! Dẫu phố phường bị giặc tàn phá đau thương
Ta bước trên đầu thù, tự hào thay dáng đứng Việt Nam
Phạm Tuyên trong bài "Tự hào là em các anh" có đoạn:
Ơi anh yêu quý biết lấy gì mừng người anh dũng sĩ
Dù tiền tuyến xa chúng em luôn ở bên các anh
Theo anh khi trời nắng lúc đêm khuya không một vì sao
Mơ ước theo anh hùng của tổ quốcem biết mấy tự hào
Xuân Hồng đã góp sức trong bài Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh!
Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào.
Sài Gòn ơi cả nước vẫy chào.
Cờ sao đang tung bay cao qua hết rồi những năm thương đau.
Xa ba mươi năm nay đã gặp nhau vui sao nước mắt lại trào.
Bài Tổ quốc yêu thương của Hồ Bắc cũng là ca tụng sự tự hào:
30 năm mới có một ngày quê hương ơi biết mấy tự hào , về đây nam bắc , cầm tay ca hát trên con đường vui...Tổ quốc ơi có bao giờ đẹp như hôm nay, ta đang sống những ngày chói lọi
của TQ yêu thương, TQ Việt Nam anh hùng.
Sau 1975, Tố Hữu áo gấm về làng, ông nói lên niềm tự hào của người chiến thắng:
Ngày đi lòng vẫn tự hào
Nay về càng ngẩng đầu cao với trời
Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người
Núi xanh khí phách, biển ngời sức xuân (Bài ca quê hương)
Hoàng Trung Thông cũng đã tự hào Việt Nam anh hùng trong bài thơ TA TỰ HÀO ĐI LÊN, ÔI VIỆT NAM
"Ta đứng đầu ngọn sóng
Nơi đấu tranh bão táp diệu kì
Nơi hy vọng những vườn hoa nở
Nơi chân lý sáng ngời đầu sóng gió
Ta tự hào đi lên, ơi Việt Nam!
.. . . . . . . .
Ta bước vào trận đánh
Nơi thét lên những tiếng căm hờn
Nơi ta nhằm phía giặc thù mà bắn
Cho đất nước sáng ngời cờ chiến thắng
Ta tự hào đi lên. Ơi Việt Nam!
Tự hào thì bao giờ cũng đi kèm với khinh mạn. Khinh Mỹ, Nhựt là kẻ bại
trận. Khinh Canada khờ khạo trông như ngố, giàu gì mà quân sự yếu xìu.
Khinh người Nam ngu si. Thành phố Saigon chỉ là phồn vinh giả tạo.Tại
sao trên các building Saigon ghi quảng cáo kem đánh răng Hynos, radio
National Nhật Bản mà không ghi di chúc bác Hồ và các khẩu hiệu "Đảng
Cộng sản là người lãnh đạo mọi thành công", "Hồ chí Minh muôn năm
"? Trình độ chính trị như thế là kém quá!
Kỹ sư, bác sĩ ngụy là đồ bỏ, còn đảng ta ,
quân ta dù i tờ cũng là tốt nghiệp đại học chống Mỹ chứ chẳng phải vừa!
Tốt nghiệp đại học này thì danh tiếng gấp trăm, gấp ngàn đại học
Sorbonne, Harvard! Tinh thần tự cao, tự hào và khinh mạn này được thể
hiện trong bảng xếp lương đám trí thức lưu dung sau 1975. Bảng này cho
biết tiến sĩ tư bản chỉ bằng sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam,
nghĩa là tiến sĩ Pháp, Anh, Mỹ,Nhật chỉ bằng cử nhân, không bằng móng
chân của phó tiến sĩ và tiến sĩ Liên Xô!
Bộ đội ta, sĩ quan ta dù chuyên môn giật mìn, bắn sẻ, phá cầu, đào đường thì vẫn dư sức làm giám đốc công ty xuất khẩu, giám đốc công ty cầu đường, Tổng giám đốc Ngân hàng... Mấy học sinh học chữ Pháp tại Hà Nội rất giỏi cho nên được cấp học bổng du học Pháp, còn học sinh các trường Tây ở Saigon dốt quá nên không được học bổng Pháp!
Dương Thu Hương trong giai đoạn đầu rất đỏ, rất có giai cấp tính và đảng tính. Bà viết y như cán bộ cộng sản cao cấp khinh miệt miền Nam hủ hóa, truỵ lạc, tàn dư Mỹ ngụy, ăn bám, lưu manh, đĩ điếm, không lao động...Miền Nam phải được đem đi cải tạo trong các nhà tù hoặc lao động cưỡng bách dưới danh nghĩa "trường vừa học vừa làm", " trại phục hồi nhân phẩm"...Trong " Chân Dung NGười Hàng Xóm",bàn về nghề làm móng tay,bà viết:" Có những nghề nghiệp chỉ thịnh vượng được với một xã hội, cũng như những loài cây chỉ sống được ở một vùng đất (66). Bà cho rằng nghề làm móng tay là không sản xuất, lao động, phải đem đi kinh tế mới theo chủ trương cải tạo của đảng.
Trong " Những Bông Bần Ly " Ngân là nhân vật trong truyện, khi thấy người chủ quán già lấy một cô vợ trẻ đẹp, nét mặt cô này dửng dưng u uất (83), Ngân cho rằng ' vì uy lực của tiền bạc, sự ràng buộc thiên định hay một lỗi lầm không thể cứu vãn mà chị ta đã thành vợ của người chủ trọ này, một người gấp đôi tuổi cô, dáng điệu như con chuột ốm ( 84)
Ngân suy nghĩ:" Với xã hội miền Nam ngày trước, điều đó thật dễ hiểu. Còn chị, chị sống ở miền Bắc, nơi không có một thế lực đen tối nào tồn tại để uy hiếp hạnh phúc con người, nơi không có một bức tường nào ngăn trở con đường đi đến cuộc sống chân thực (84).
Bà quên rằng Bác Hồ khoảng 50- 60 lấy cô Nông thị Trưng, Nông Thị Xuân lúc đó khoảng 15 tuổi.. tuổi gấp ba, gấp tư tuổi các cô gái này! Và các đấng lãnh đạo như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm văn Trà, Nông Đức Mạnh tuổi già nhưng có hầu non 20,30! Và bà cũng quên bác Mao cũng là một hoàng đế có hàng trăm cung tần, mỹ nữ! Và bà cũng quên xã hội miền Bắc cũng có gái ăn sương chứ riêng gì miền Nam tàn dư Mỹ ngụy? Hồi đó, nếu bà ra ga Hà Nội thì chắc bà được mở mắt nhiều hơn!
Còn dân Nam có nhiều cái ngu lắm. Củi đốt được rồi cần gì phải đốt củi làm than? Thịt heo ăn được cần gì phải làm chả, làm nem, làm giò? Ôi biết nói sao đây?Nghề làm than, làm chả , làm nem, làm giò có hàng thế kỷ tại miền Bắc rồi truyền vào Nam. Từ 1954, cộng sản thụt lùi xuống Xã hội chủ nghĩa, trai thì bỏ học xông pha chiến trường, công nông làm tất bật một tháng được vài ký gạo, mấy thước vải thô. Tất cả vào làm tập thể. Gạo đâu có mà làm bánh trái, làm phở cho nên có lúc cộng sản cấm hàng phở, hàng bánh trái.Ai nấu phở, làm bánh trái là bị phạt, bị tù vì tội phá hoại kinh tế XHCN.
Thịt không đủ còn đâu mà làm nem,làm giò, làm chả ?Bởi vậy, những thứ đó không còn hình bóng ở miền bắc XHCN. Quá khứ xa dần một hai thế hệ, cho nên khi vào Nam cái trí tuệ đỉnh cao đó liền chê bai đủ thứ!
May thay Liên Xô sụp đổ, Việt Nam giật hụi, nếu cứ phải nhập cảng hàng hóa sang Liên Xô trả nợ, e con cháu đời sau nó tả rằng con cá , con tôm chỉ còn cái đầu!
Nói thật ra các ông bạn Nam Kỳ đừng buồn. Nam kỳ bị bọn Bắc Kỳ đè đầu bóp cổ từ 1940, bọn Bắc Kỳ đã vào Nam cầm đầu đảng Cộng sản của Nam kỳ. Nam kỳ có Trần Văn Giàu nhưng Giàu học Liên Xô cao hơn bác, về làm Xứ Ủy Nam Kỳ , tương lai rực rỡ ghê lắm thế mà không chết là may phước ! Bọn Miền Nam ra Bắc bị coi như là con Toto, khiến Xuân Vũ chửi toáng lên. Rồi dân Miền Nam đặt thơ:
Bắc Kỳ cai trị Nam Kỳ
Chức gì cũng chiếm , món gì cũng xơi!
Rồi trong Mặt Trận GPMN bọn Bắc Kỳ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh cũng cầm đầu, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo chỉ là bù nhìn. Sau 1975,bọn miền Nam như Trương Như Tảng, Châu Tâm Luân phải co giò mà chạy! Dân Bắc kỳ uất hận vì từ đời Lê cho đến triều đại Hồ chí Minh, toàn là dân Trung Kỳ cai trị. Khi Trường Chinh làm tổng bí thư lần thứ nhất và lần thứ hai thì miền Bắc ăn mừng vì sau ba, bốn trăm năm, Bắc Kỳ mới được làm vua.
Ông Hồ, rồi Lê Duẩn chết, Bắc Kỳ tiến lên ôm chặt cái chức Hoàng Đế tức là chức Tổng bí thư, Nam Kỳ chức thủ tướng, còn Trung Kỳ vô tài bất tướng lại là xứ nghèo cho làm Trưởng ban khoa giáo hay chủ tịch Quốc Hội. Nhưng nói thế thôi, chứ chủ tịch Quốc hội nếu cái miệng rộng thì đớp cũng mạnh lắm, xem như Nguyễn Sinh Hùng tỷ phú đấy. Và bà Võ Văn Kiệt, dân Trung Kỳ đấy, không ở trong bộ chính trị hay trung ương đảng mà cũng là tỷ phú đấy. Kể lể dông dài như vậy để cho độc giả thấy cái nhân sinh quan cộng sản bây giờ thì Bắc Kỳ là trí tuệ và văn hóa đỉnh cao nhất Việt Nam nên giữ chức Tổng bí thư .Hà nội đẹp nhất làm thủ đô , cho nên người Hà Nội phải là trí tuệ đỉnh cao:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu rằng chẳng lịch cũng người thủ đô!
Bộ đội ta, sĩ quan ta dù chuyên môn giật mìn, bắn sẻ, phá cầu, đào đường thì vẫn dư sức làm giám đốc công ty xuất khẩu, giám đốc công ty cầu đường, Tổng giám đốc Ngân hàng... Mấy học sinh học chữ Pháp tại Hà Nội rất giỏi cho nên được cấp học bổng du học Pháp, còn học sinh các trường Tây ở Saigon dốt quá nên không được học bổng Pháp!
Dương Thu Hương trong giai đoạn đầu rất đỏ, rất có giai cấp tính và đảng tính. Bà viết y như cán bộ cộng sản cao cấp khinh miệt miền Nam hủ hóa, truỵ lạc, tàn dư Mỹ ngụy, ăn bám, lưu manh, đĩ điếm, không lao động...Miền Nam phải được đem đi cải tạo trong các nhà tù hoặc lao động cưỡng bách dưới danh nghĩa "trường vừa học vừa làm", " trại phục hồi nhân phẩm"...Trong " Chân Dung NGười Hàng Xóm",bàn về nghề làm móng tay,bà viết:" Có những nghề nghiệp chỉ thịnh vượng được với một xã hội, cũng như những loài cây chỉ sống được ở một vùng đất (66). Bà cho rằng nghề làm móng tay là không sản xuất, lao động, phải đem đi kinh tế mới theo chủ trương cải tạo của đảng.
Trong " Những Bông Bần Ly " Ngân là nhân vật trong truyện, khi thấy người chủ quán già lấy một cô vợ trẻ đẹp, nét mặt cô này dửng dưng u uất (83), Ngân cho rằng ' vì uy lực của tiền bạc, sự ràng buộc thiên định hay một lỗi lầm không thể cứu vãn mà chị ta đã thành vợ của người chủ trọ này, một người gấp đôi tuổi cô, dáng điệu như con chuột ốm ( 84)
Ngân suy nghĩ:" Với xã hội miền Nam ngày trước, điều đó thật dễ hiểu. Còn chị, chị sống ở miền Bắc, nơi không có một thế lực đen tối nào tồn tại để uy hiếp hạnh phúc con người, nơi không có một bức tường nào ngăn trở con đường đi đến cuộc sống chân thực (84).
Bà quên rằng Bác Hồ khoảng 50- 60 lấy cô Nông thị Trưng, Nông Thị Xuân lúc đó khoảng 15 tuổi.. tuổi gấp ba, gấp tư tuổi các cô gái này! Và các đấng lãnh đạo như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm văn Trà, Nông Đức Mạnh tuổi già nhưng có hầu non 20,30! Và bà cũng quên bác Mao cũng là một hoàng đế có hàng trăm cung tần, mỹ nữ! Và bà cũng quên xã hội miền Bắc cũng có gái ăn sương chứ riêng gì miền Nam tàn dư Mỹ ngụy? Hồi đó, nếu bà ra ga Hà Nội thì chắc bà được mở mắt nhiều hơn!
Còn dân Nam có nhiều cái ngu lắm. Củi đốt được rồi cần gì phải đốt củi làm than? Thịt heo ăn được cần gì phải làm chả, làm nem, làm giò? Ôi biết nói sao đây?Nghề làm than, làm chả , làm nem, làm giò có hàng thế kỷ tại miền Bắc rồi truyền vào Nam. Từ 1954, cộng sản thụt lùi xuống Xã hội chủ nghĩa, trai thì bỏ học xông pha chiến trường, công nông làm tất bật một tháng được vài ký gạo, mấy thước vải thô. Tất cả vào làm tập thể. Gạo đâu có mà làm bánh trái, làm phở cho nên có lúc cộng sản cấm hàng phở, hàng bánh trái.Ai nấu phở, làm bánh trái là bị phạt, bị tù vì tội phá hoại kinh tế XHCN.
Thịt không đủ còn đâu mà làm nem,làm giò, làm chả ?Bởi vậy, những thứ đó không còn hình bóng ở miền bắc XHCN. Quá khứ xa dần một hai thế hệ, cho nên khi vào Nam cái trí tuệ đỉnh cao đó liền chê bai đủ thứ!
May thay Liên Xô sụp đổ, Việt Nam giật hụi, nếu cứ phải nhập cảng hàng hóa sang Liên Xô trả nợ, e con cháu đời sau nó tả rằng con cá , con tôm chỉ còn cái đầu!
Nói thật ra các ông bạn Nam Kỳ đừng buồn. Nam kỳ bị bọn Bắc Kỳ đè đầu bóp cổ từ 1940, bọn Bắc Kỳ đã vào Nam cầm đầu đảng Cộng sản của Nam kỳ. Nam kỳ có Trần Văn Giàu nhưng Giàu học Liên Xô cao hơn bác, về làm Xứ Ủy Nam Kỳ , tương lai rực rỡ ghê lắm thế mà không chết là may phước ! Bọn Miền Nam ra Bắc bị coi như là con Toto, khiến Xuân Vũ chửi toáng lên. Rồi dân Miền Nam đặt thơ:
Bắc Kỳ cai trị Nam Kỳ
Chức gì cũng chiếm , món gì cũng xơi!
Rồi trong Mặt Trận GPMN bọn Bắc Kỳ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh cũng cầm đầu, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo chỉ là bù nhìn. Sau 1975,bọn miền Nam như Trương Như Tảng, Châu Tâm Luân phải co giò mà chạy! Dân Bắc kỳ uất hận vì từ đời Lê cho đến triều đại Hồ chí Minh, toàn là dân Trung Kỳ cai trị. Khi Trường Chinh làm tổng bí thư lần thứ nhất và lần thứ hai thì miền Bắc ăn mừng vì sau ba, bốn trăm năm, Bắc Kỳ mới được làm vua.
Ông Hồ, rồi Lê Duẩn chết, Bắc Kỳ tiến lên ôm chặt cái chức Hoàng Đế tức là chức Tổng bí thư, Nam Kỳ chức thủ tướng, còn Trung Kỳ vô tài bất tướng lại là xứ nghèo cho làm Trưởng ban khoa giáo hay chủ tịch Quốc Hội. Nhưng nói thế thôi, chứ chủ tịch Quốc hội nếu cái miệng rộng thì đớp cũng mạnh lắm, xem như Nguyễn Sinh Hùng tỷ phú đấy. Và bà Võ Văn Kiệt, dân Trung Kỳ đấy, không ở trong bộ chính trị hay trung ương đảng mà cũng là tỷ phú đấy. Kể lể dông dài như vậy để cho độc giả thấy cái nhân sinh quan cộng sản bây giờ thì Bắc Kỳ là trí tuệ và văn hóa đỉnh cao nhất Việt Nam nên giữ chức Tổng bí thư .Hà nội đẹp nhất làm thủ đô , cho nên người Hà Nội phải là trí tuệ đỉnh cao:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu rằng chẳng lịch cũng người thủ đô!
Cái tính tự cao, tự đắc và tự hào của dân Bắc XHCN trong cách ăn nói. Lúc nào cũng xưng ta: đảng ta, chính phủ ta, nhân dân ta... Mà cái gốc sâu xa hơn là Nghệ An, lúc nào cũng nhấn mạnh cái ta to tổ bố:nhà ta, anh em ta...!
Trẻ con Hà Nội đã tự hào là đỉnh cao trí tuệ nghĩa là biết mánh mung, biết lừa đảo, cướp bóc, phá hoại theo đạo đức bác Hồ. Họ khinh Việt kiều đa số đần độn, chẳng có chút trí tuệ nghĩa là thật thà như đếm, bị chúng lừa mà chẳng hay!
Nhưng mấy ông, mấy cậu, mấy cô Bắc Kỳ ơi, đừng chê dân cá gỗ nhé! Bác là dân Trung Kỳ đấy, đừng xếp bác vào hạng ngố nhé. Đại bất kính đấy! Ông Bất Hạnh của Huế tôi cũng dân Trung Kỳ đấy các bạn thân mến ạ! Ông đạt công lực siêu ngang với các đấng trí tuệ đỉnh cao Việt Nam. Ông đem tiền bá tánh ủng hộ Việt công và xây viện Bất Nhã. Xây xong, ông và đồng bọn và cộng sản làm khổ nhục kế, hô hoán là bị Việt cộng cướp chùa của ông, đánh đuổi học trò của ông. Ông đem cả trăm cộng sản và tư bản đỏ chạy ra ngoại quốc xin tị nạn. Mỗi người 50 ngàn đô, khoảng 100 tư sản đỏ và Việt cộng là ông có khoảng năm triệu ngon ơ!It đi nữa thì cũng một hai triệu. Cái dịch vụ cầu siêu của ông thật là đại lợi, đại thành!
Trên đây là nói tổng quát. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về đỉnh cao trí tuệ và văn hóa của "đảng ta ", " cán bộ ta", và " nhân dân ta".
I. VUA QUAN CHXHCNVN
Vua ta là vua cách mạng cho nên trí tuệ cao, văn hóa cao dù học lực chỉ
lớp ba trường làng. Vua thứ nhất ta trí tuệ cao đạo văn và chôm tên của
nhóm Nguyễn Ái Quốc gồm các tiến sĩ, cử nhân như Tiến sĩ Phan Văn
Trường, Phan Chu Trinh, cử nhân Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh ...cho
ra vẻ trí thức. Trí tuệ cao cho nên vua bán
Phan Bội Châu và các đảng viên cộng sản bất tuân lệnh ông để lấy tiền
xài. Ông khoái gái 15 tuổi, ông khoái gái sơn cước, ông có
vợ nhưng luôn miệng ta "độc thân" hy sinh hạnh phúc bản thân cho đất
nước. Tại sao có tá vợ, tá con, tá hầu non mà lại xưng thánh khổ tu? Tại
sao lại giết Nông Thị Vân và hai chị em người ta sau khi đã thỏa mãn
dâm tính? Phải chăng văn hóa đỉnh cao là dối trá và giết vợ rồi quăng
xác ra đường? Thế mà bọn thủ hạ bô bô cái miệng học tập tư tưởng và đạo
đức Hồ Chí Minh!
Ông vua thứ hai là Lê Duẩn cũng là một ông vua tham dâm và gian ác. Ông
giết con gái để được tiếp tục làm vua? Giết con gái là đạo đức hỡi các
cụ
cộng sản lão thành? Ông cũng như Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà luôn nói lập
trường giai cấp nhưng khi có vợ rồi ông lại muốn theo phong kiến có hầu
non, vợ bé, mà hầu non vợ bé lại là con nhà điền chủ thơm như múi mít
chứ không lấy nông dân tay lấm chân bùn. Lạ thiệt! Ấy thế mà cán bộ như
Trần Dần lấy con gái người tư sản thì cấm đoán là sao nhĩ? Ngày xưa,
một số quan
địa phương được lệnh tìm kiếm mỹ nhân cho vua, nay cả bọn trung ương
đảng, trung
ương cục miền Nam như Võ Văn Kiệt cũng phải làm ma cô, dụ dỗ, lừa dối
và cưỡng ép các thiếu
nữ đang xoan?Xét hình luật, cả bọn chúng phạm tội gì?
Ông Nguyễn Minh Tríết đi ra ngoại quốc kêu gọi:"Nước tôi nhiều gái đẹp lắm. Xin mời các ông đến chơi" Ông là chủ tịch nước hay ông là chúa ma cô? Còn ông Nông Đức Mạch được cô gái rượu khoe khoang bố tôi là tay chơi số một dám bỏ bảy trăm triệu đô mua cái lá đa! Trí tuệ cao thiệt là cao, bọn tư bản Mỹ thua xa lơ xa lắc!
Các đồng chí đảng ta có tự hào về các vị lãnh đạo có trình độ văn hóa và trí tuệ đỉnh cao này không?
II. QUÂN CÁN CHÍNH CHXHCNVN
Như đã thưa trước, đảng viên và bộ đội i tờ nhưng sau chiến thắng 75 coi như đã tốt nghiệp đại học chống Mỹ. Đấy là một đại học rất tài ba, rất danh tiếng. Nhiều tấm gương đáng tự hào về đất nước và con người XHCN của ta.
Con người Hồ Chí Minh có văn hóa đỉnh cao, muốn làm thánh cho nên
thường ra mật lệnh cho bọn thủ hạ đưa gái trinh vào Bắc bộ phủ. Cô
Nguyễn Thị Hằng năm 1965 được khen thưởng về chiến công bắn máy bay Mỹ ở
cầu Hàm Rồng Thanh Hóa. Cô được lệnh ra Hà Nội gặp bác. Cô được công an
đưa về Hà Nội rồi lại được người dẫn mối đưa vào Bắc bộ phủ. Nguyễn
Đăng Mạnh viết:"Chặng cuối cùng, anh dẫn
đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không
vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của
vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”(2)
Ông Hồ ở trong Chủ tịch phủ lẽ nào không có kẻ hầu người hạ, sao không ai ra rót nước tiếp khách , và hướng dẫn khách vào phòng vệ sinh mà bác phải đích thân dắt cháu vào trong đó? Phải chăng bọn họ được lệnh là khi có quý khách, phải rút lui có trật tự để cho bác thực hiện khẩu hiệu "Không gì quý hơn độc lập tự do" ?Bác lịch sự hay lỗ mãng? Đi đâu mà vội mà vàng hỡi văn hóa đỉnh cao? Đồng châu với Bác,hơn trăm năm trước, Nguyễn Du có nói:
"Lo chi việc ấy mà lo,
Kiến trong miệng chén còn bò đi đâu?"
Sao bác lo lắng vội vàng như thế?Phải chăng bác lại học theo Xuân Diệu
"Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ" và Lê Duẩn mà "tiến nhanh tiến mạnh?
Nguyễn Đăng Mạnh được gặp Vũ Kỳ, cận thần của ông Hồ. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét về mối tương quan giữa chủ nô như sau:Ông Hồ ở trong Chủ tịch phủ lẽ nào không có kẻ hầu người hạ, sao không ai ra rót nước tiếp khách , và hướng dẫn khách vào phòng vệ sinh mà bác phải đích thân dắt cháu vào trong đó? Phải chăng bọn họ được lệnh là khi có quý khách, phải rút lui có trật tự để cho bác thực hiện khẩu hiệu "Không gì quý hơn độc lập tự do" ?Bác lịch sự hay lỗ mãng? Đi đâu mà vội mà vàng hỡi văn hóa đỉnh cao? Đồng châu với Bác,hơn trăm năm trước, Nguyễn Du có nói:
"Lo chi việc ấy mà lo,
Kiến trong miệng chén còn bò đi đâu?"
Sao bác lo lắng vội vàng như thế?Phải chăng bác lại học theo Xuân Diệu
"Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ" và Lê Duẩn mà "tiến nhanh tiến mạnh?
Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy... Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của
người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.(129)
Tại sao không hỏi phái đoàn có bao nhiêu người mà lại hỏi“Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”
Té ra khách đến
chủ tịch phủ ngoài công tác A, B còn có công tác C là dẫn gái nữa sao?
Phải chăng đó là đạo đức cách mạng của các vua quan có trí tuệ và văn
hóa đỉnh cao? Lại nữa, giả sử phái đoàn có 100 nữ, trong đó có vợ Trần
Văn Trà, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng,Cao Đăng Chiếm , Nguyễn Hộ, và các
teen trinh nữ thì họ tính sao? Tất cả hy sinh cho bác và đảng? Nhiều
quá, bác xơi sao hết, chắc để dành ăn từ từ, hay chia cho Vũ Kỳ, Hoàng
Tùng và các đồng chí khác trong chủ tịch phủ hay các đại thần khác theo
tinh thần tập thể của cộng sản?
Thì tư duy xã hội chủ nghĩa- tư duy phong bì mà lại, nếu không thế, mẹ không tròn mà con cũng chẳng vuông được, cứ là gõ cửa Diêm Vương luôn.
- Trời đất, chị có đùa không vậy?
Còn công đoạn hai, muốn con được vuông vắn, khỏe mạnh, sạch sẽ lại phải
nhét “bác hồ” vào nách con để hộ lý, y tá tắm rửa sạch sẽ, xoa phấn rôm,
bột thơm vào cổ, vào bẹn, vào nách đàng hoàng. Cứ có cái gọi là “râu
bác dài, tóc bác bạc phơ” cựa quậy trong túi áo ngực của các bà cô trẻ
ấy thì con mình mới được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, còn
không có bác hồ trong nách thì…đứa trẻ từ trứng nước đã bị bỏ mặc, khóc
lạc giọng, khản cổ, tím tái, người nhớp nháp, hôi hám, tanh tưởi cũng
mặc, không ai thừa hơi, rỗi việc để mà quan tâm chăm sóc.
Đặc biệt trong trường hợp mẹ không biết đẻ, phải mổ, phải nằm lại bệnh viện khoảng một tuần hay nửa tháng, lại càng phải bộn tiền. Có thế khi vết mổ trên cơ thể mẹ lành lặn, được bệnh viện đưa trả về nhà, đứa con mới được các cô hộ lý chăm bẫm, tắm táp như một thiên thần …(3)
Đặc biệt trong trường hợp mẹ không biết đẻ, phải mổ, phải nằm lại bệnh viện khoảng một tuần hay nửa tháng, lại càng phải bộn tiền. Có thế khi vết mổ trên cơ thể mẹ lành lặn, được bệnh viện đưa trả về nhà, đứa con mới được các cô hộ lý chăm bẫm, tắm táp như một thiên thần …(3)
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết nhận định về Y tế Việt Nam như sau:
" Sự vô trách nhiệm của Bác sĩ và Cán bộ lãnh đạo: Câu chuyện người dân đập phá nhà BS Lê Văn Thuyết và bịnh viện Năm Căn là điển hình nói lên sự giận dữ của người dân vì sự tắc trách của BS đã làm thiệt mạng một bịnh nhân.
Sự thiếu lương tâm của BS xảy ra đầy rẩy khắp nơi, có thể nói bịnh viện nào cũng có, nếu không có quyền lợi riêng (phong bì, quà cáp) thì không chữa trị. Còn đâu lời thề của Tổ Y Sĩ Hippocrates trước khi ra trường, trong đó cần quan tâm là: “Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng vì lợi ích của người bịnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhứt là tránh cám dổ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ”.
Hiện nay ở Việt Nam còn có bao nhiêu bác sĩ còn nhớ và thi hành lời thề này?
• Bác sĩ chỉ phục vụ cho người giàu mà thí dụ điển hình là bịnh viện VINMEC khánh thành ngày 7 tháng 1, 2011 với 600 phòng khám và trị bịnh, có 25 giường VIP và 2 phòng Tổng thống (President Suite). Mức độ sang trọng của bịnh viện này tương đương với khách sạn 5 sao.(4).
Việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường giải phẩu rồi thủ tiêu xác khách hàng là một hiện tượng rõ rệt của trì tuệ đỉnh cao trong ngành y tế CHXHCNViệt Nam.
Tờ Người Lao Động ngày 4-9-2013 vừa qua đã trình diễn một vở kịch rất ngắn:
Nhân vật vào vai thanh tra môi trường,
bụng to như cái trống, lom khom lúi húi đếm cái gì đó trong phong bì,
rồi cất vào túi và ngửng đầu lên, nhìn xuống sân khấu và nói, “Thưa các
đồng chí, thưa bà con sở tại, môi trường ở đây tốt lắm! Các giếng nước
rất ngọt và mát, đảm bảo chất lượng môi sinh và vi sinh. Không có dấu
hiệu nhiễm độc nước ăn vì thuốc trừ sâu phế thải! Bà con yên tâm cứ xài
nước thoải mái, và nếu cần thì bịt khẩu trang khi ngủ, cho nó … êm lỗ
mũi, nhé. Xin chào tạm biệt, cuối năm chúng tôi sẽ lên kiểm tra tiếp,
nhé”!
Ngày 26-8, hàng trăm người dân tự kéo nhau ra chặn chiếc xe tải bị nghi ngờ chở thuốc trừ
sâu của Công ty CP Nicotex Thanh Thái đi “phi tang” trước khi có đoàn
đến thanh kiểm tra công ty.
Văn Quang trong bài " TẠI SAO DÂN TÔI KHỔ?" cho biết một hiện tượng cụ thể đó là Công ty CP Nicotex Thanh Thái sản xuất thuốc trừ sâu nhưng không hề tốn công tốn tiền để xử lý chất thải độc hại nên đã gây ô nhiểm đi đến phát sinh bệnh ung thư tại các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thuỷ và xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Dân chúng đã vùng lên khai quật các thùng phuy cất độc đã đưọc công ty chôn cất ở vùng lân cận. Sự thể nẩy sinh lớn rộng, bọn nhà nước phải về kiểm tra nhưng các báo cáo cho biết hàng năm bọn kiểm tra đã được ăn tiền nên xác nhận tốt cho công ty. Vậy là "sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi.
III. NHÂN DÂN CHXHCNVN
Nhân dân Việt Nam trước đây tích cực theo đảng chống Pháp Mỹ, đấu tố địa chủ ,giết hại Quốc Dân đảng, Đại Việt đảng và các cấp hành chính trung ương cho đến xã thôn của quốc gia. Thậm chí họ còn tàn sát dân lành như vụ mậu thân Huế. Họ cho đó là những chiến công dâng đảng! Chính hạng người này dễ dàng bị cộng sản hóa nên đạo đức luân lý trong họ đã mất hết. Kết quả xã hội ta suy đồi.
Nhìn chung, quân dân cán chính XHCN mắc phải những tệ nạn sau:
(1).Đa số chuyên môn mánh mung, dối trá . gian lận. Cái mánh mung mua bán, chụp giựt, gian giảo thì rất trầm trọng và phổ biến. Tại Liên Xô, dân ta sắp hàng từ năm giờ sáng mua hết hàng hóa. Đã thế họ còn móc ngoặc, mua hết mọi thứ. Dân Nga xứ lạnh quen thói ngủ trưa, tám chín giờ dậy ra cửa hàng thì hết sạch. Đã thế, dân Nga cũng như dân Bắc Kỳ 75 thích áo phong, quần bò, Viêt Nam làm đồ giả bán cho họ, mặc vài bữa không rách thì cũng phai màu. Từ đó tình đồng chí anh em Xô Việt hóa ra thù hận, Dương Thu Hương trong"Thiên Đường Mù" cho biết dân Nga oán hận người Việt, thấy mặt người Việt là chửi rủa, đánh đập. Tôi ở Canada, trong trường học, những người Nga nhìn chúng tôi bằng con mắt cực kỳ khinh bỉ, oán hận. Đúng là "con sâu làm rầu nồi canh".
Trước đây, NhậtBản mở hội hoa Anh Đào, trẻ con, người lớn chen nhau rồi ngang nhiên cướp các châu hoa mang về. Gần đây tại Hà Nội, một cửa hàng Nhật khai trương bán sushi . Ngày đầu tiên họ cho ăn miễn phí. Báo Vietnam net đưa tin như sau:
"Phố Đoàn Trần Nghiệp (Hai Bà Trưng, Hà Nội) hôm qua (24/10) nhộn nhịp hơn rất nhiều bởi dòng người xếp hàng, chờ đến lượt vào ăn buffet Nhật miễn phí. Càng gần giờ ăn, số lượng người đến càng đông, tràn xuống xuống lòng đường, gây ách tắc giao thông. Thậm chí, một số người còn chen lấn, xô đẩy chỉ với mong muốn dành được một phần ăn cho mình. Nhân viên cửa hàng đã phải làm việc hết công suất song cũng không thấm vào đâu so với lượng khách ghé đến.
Với số lượng phần ăn giới hạn (sáng và chiều là 180, tối là 280 người) mà lượng khách đến cả nghìn người khiến cho cửa hàng rơi vào tình trạng quá tải. Quản lý tại cửa hàng cho biết, mặc dù cửa hàng đã chuẩn bị dư ra đến cả nghìn suất ăn, trưa phải đi mua thêm nguyên liệu, song cũng chỉ “cầm cự” được đến chiều, buổi tối thì hết đồ ăn hoàn toàn.
Những người bỏ ra về đúng là những người có văn hóa trung bình, còn những hạng xông xáo chen lấn, vừa ăn vừa phá quả là anh hùng đại thắng, là trí tuệ văn hóa đỉnh cao của XHCN. Những người khác thấy thế lấy làm xấu hổ, nghĩ rằng những anh hùng bách chiến bách thắng kia làm cho người Nhật khinh bỉ chúng ta là hạng đói khát, thiếu văn hóa.
Trong cơn bão Tsumani, một đứa trẻ Nhật được ưu tiên nhận đồ cứu trợ, em ấy bảo em cứ theo thứ tự trước sau, khỏi cần ưu tiên. Sao dân ta lại thế nhĩ? Bây giờ tư sản đỏ cả đống, hàng hóa dư thừa, đâu có phải nạn đói 1945 hay trong thời chiến đói khổ? Dân ta bao giờ cũng xuất sắc. Trong khi bọn trẻ quốc nội biểu diễn đói khát thì đám con ông cháu cha du học tại Nhật biểu diễn giàu sang bằng cách dùng Iphone đập đá!Việc này làm cho dân Nhật tức giận.
Cái quang cảnh này chắc chắn không phải là niềm tự hào. Không biết xấu hổ, đám người trí tuệ đỉnh cao này còn lớn lối đổ lỗi cho người Nhật đã không cung ứng đầy đủ thức ăn cho họ làm cho họ bực bội!
(2). Vấn đề thứ hai là thản nhiên đòi tiền. Trong nước, Việt cộng bắt dân chúng làm "thủ tục đầu tiên" trong mọi vấn đề. Nay ngoài viện phí, bệnh nhân phải hối lộ cho bác sĩ, y tá thì mới mong được đối xử tốt.. Đức muốn trả lao động Việt Nam về nước, Việt cộng đòi phải trả tiền mỗi người 5 ngàn đồng Mark.Cái tham nhũng, vòi tiền trắng trợn lan đến các tầng lớp cán bộ và nhân dân.
(3). Cái thứ ba là thái độ con người. Cán bộ thi hống hách, gắt gỏng, cáu kỉnh với nhân dân. Dân chúng đa số thì ăn nói sỗ sàng, thô tục theo phong cách bần cố nông.Cái bệnh này phát xuất từ đỉnh cao trí tuệ và văn hóa kiêm đạo đức cách mạng số một. Đỉnh cao này gọi vua Tự Đức, Phan Thanh Giản, Tây, Mỹ (trừ Nga Tàu) bằng thằng hết. Tôi đã đọc một bài nọ viết rằng trong hội nghị đảng, vị đỉnh cao này chỉ mặt Trường Chinh mà mắng nhiếc:" Mi là thằng con nhà địa chủ, chui vào đảng phá hoại đảng.." nhưng sau này xem lại bản dịch "Giọt Nước Trong Biển Cả" của Hoàng Văn Hoan thì không thấy có đoạn này.
Phải chăng dịch giả cho là khiếm nhã mà bỏ đi? Cái tàn ác đó được truyện lệnh xuống cho CCRD, trong đấu tố cộng sản bắt con gọi cha mẹ bằng thằng bằng con, trái lại bắt ông già thưa bẩm với trẻ lên muời..Con mà gọi cha mẹ bằng thằng và con thì trẻ chửi già là thằng, là con là nguồn gốc luân lý băng hoại từ đây. Cái ngôn ngữ man rợ đó cũng đã phổ biến trong các tác giả theo đảng tố cáo, vu hãm Nhân Văn Giai Phẩm. Than ôi ông nhà giáo Nguyễn Công Hoan gửi thơ cho Phan Khôi có bài như sau:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi
Thọ mi mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lô-gích, trước cam làm kiếp chó
Nhân văn, nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng biết gai. (Thơ họa của Nguyễn Công Hoan - 1957)
Bậc trí tuệ theo Nga Tàu bày ra đấu tố để phá hoại luân lý đạo đức Việt Nam. Từ tên đầu sõ Trường Chinh đã đâú tố cha mẹ:
“Hành Thiện có bác Trường Chinh
Dạy con, dạy cháu hết mình tố cha”.
Một nhân vật đỉnh cao trong thi ca Việt Nam là Xuân Diệu có thơ chửi bố mẹ như sau:
“Ai về Bố Hạ
“Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù…”
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã cho ta thấy quang cảnh của buổi hỗn loạn do cộng sản gây ra một trời tang tóc:
"Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời
Con thực đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!:
Đó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Trước đấu trường giăng giối với con”.
Nguyễn Đăng Mạnh viết về Dương Thu Hương như sau : Dương Thu Hương là một phụ nữ có tính cách rất dữ dội và ngang tàng. Tôi nhớ trong một cuộc họp rất đông văn nghệ sĩ nghe Hoàng Tùng nói chuyện, ở câu lạc bộ báo chí xế xế Nhà hát lớn. Có lẽ nghe chán quá, nhiều người bỏ xuống tấng trệt giải khát. Giữa chỗ đông người, Dương Thu Hương nói lớn: “Trừ anh Hoàng Ngọc Hiến là thày tôi, anh Nguyễn Đăng Mạnh là người tôi kính trọng, còn tất cả bọn phê bình đều là dòi bọ. Riêng Phan Cự Đệ là con chó ngao”.
Hồi tôi còn ở nhà B10, khu tập thể Đồng Xa, chị có đến vài lần. Một lần chị đến với đạo diễn điện ảnh Tiến. Tôi đi vắng. Khi về, thấy có một mảnh giấy gài ở cửa, ghi mấy chữ: “Em đến anh cùng với Tiến để trao đổi về tác phẩm của nhà văn trâu bò của chúng ta (tức cuốn Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, chị muốn chuyển thành kịch bản phim). Rất tiếc, anh đi vắng. Ngày mai em lại đến. Nếu anh không có nhà thì cái trường Đại học Sư phạm của anh sẽ bị đốt”.
Hồi chị viết Bên kia bờ ảo vọng, ban đầu đưa đến nhà xuất bản Lao động. Lúc ấy Ma Văn Kháng làm giám đốc. Kháng ngại không in, có lẽ vì sợ đụng đến Nguyễn Đình Thi. Chị đưa cho nhà xuất bản Phụ nữ và được chấp nhận. Trên đường đi về, tình cờ chị gặp Ma Văn Kháng và một anh nữa cũng ở Nhà xuất bản Lao động. Họ đi xe đạp ngược chiều nhau. Dương Thu Hương gọi hai anh kia đỗ xe lại và nói dõng dạc: “Này hai thằng mặt dày, sách của tao in rồi!”.(Hồi Ký , 278)
Tại miền Nam chắc soi đuốc không có một người như thế, nhưng khắp Bắc Kỳ XHCN thì nhan nhản. Kinh lắm! Hãi lắm!
Than ôi:
Một vũng nước trong, mười dòng nước đục,
Một trăm người tục mới được một người thanh...
Thực ra thì con người ai cũng có hỉ lạc ái ố dục. Chỉ lúc tức giận mới văng ra lời tục. Còn đa số người XHCN thì thanh lịch là đột xuất, thô tục là trường kỳ.Trong xã hội miền Nam cũng có hạng phàm phu tục tử. Ông bạn tôi, Trương Quang Gia làm việc tại phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hóa, được xem đơn của một vị tôn thất trong đó chửi bà Từ Cung hết lời thô bỉ. Con nhà kim chi ngọc diệp đấy!
Trong các cuộc hội nghị tại vùng quốc gia, không phải là không có ý kiến chống đối. Có chống đối nhưng với thái độ và ngôn ngữ khác với người XHCN. Một vị giáo sư nọ đăng dàn diễn thuyết, chê giáo dục miền Nam thậm tệ. Diễn giả nói xong, yêu cầu thính giả phát biểu. Một thính giả đứng lên xin nói. Vị thính giả này nói rằng ông đồng ý rằng giáo dục miền Nam có nhiều thiếu sót nhưng vẫn có một ưu điểm rất lớn, đó là nó đã đào tạo được một giáo sư giỏi giang tài ba, đạo cao đức trọng như giáo sư đây!
Nói ngọt lọt tận xương, cần gì phải đao to búa lớn!
Ngoài ra còn có nhiều chuyện nhỏ phản ánh xã hội xã hội chủ nghĩa rất đặc sắc. Bỉ nhân xin kể tiếp hầu độc giả.
-Trẻ con và người lớn Hà Nội chửi thề, nói tục nhiều nhất. Như chuyện
một khách Saigon ra Hà Nội hỏi nhà trưởng khóm để đăng ký tạm trú, gặp
một đưá bé, hỏi nhà ông trưởng khóm, trưởng ấp. Nó trả lời:"Đây biết nhưng đéo chỉ"!
-Trẻ con ngoài bắc vô lễ. Một ông Bắc Kỳ vào Nam công tác nhận xét :"Trẻ trong Nam hiền lành, ông đi xe đạp dẫm lên con diều của bọn trẻ nhưng bọn trẻ không nói gì. Còn trẻ ngoài Bắc thì nó chửi mắng om sòm.
-Ngoài Bắc gặp đèn đỏ cứ đi " tự nhiên như người Hà Lội". Nếu đụng nhau thì chửi nhau, đánh nhau. Còn trong Nam gặp đèn đỏ thì dừng lại. Nếu đụng xe thì xin sửa chửa và bồi thường.
-Một Việt kiều về thăm Đồng Hới, kể câu chuyện như sau:
-Trẻ con ngoài bắc vô lễ. Một ông Bắc Kỳ vào Nam công tác nhận xét :"Trẻ trong Nam hiền lành, ông đi xe đạp dẫm lên con diều của bọn trẻ nhưng bọn trẻ không nói gì. Còn trẻ ngoài Bắc thì nó chửi mắng om sòm.
-Ngoài Bắc gặp đèn đỏ cứ đi " tự nhiên như người Hà Lội". Nếu đụng nhau thì chửi nhau, đánh nhau. Còn trong Nam gặp đèn đỏ thì dừng lại. Nếu đụng xe thì xin sửa chửa và bồi thường.
-Một Việt kiều về thăm Đồng Hới, kể câu chuyện như sau:
Xe vào thị xã vào khoảng một giờ trưa. Đã biết tên và địa
chỉ tiệm ăn mà bạn Châu ở Huế giới thiệu, chúng tôi dừng xe
nhờ một ông chạy xe ôm chỉ đường. Câu trả lời của người đồng
châu gặp đầu tiên khiến tôi ngỡ ngàng,
“Không nói mô (đâu); đưa đây năm ngàn rồi chỉ chỗ ăn cho.”
Tôi không trả tiền, dù năm ngàn đồng chỉ tương đương với 30 xu
Mỹ. Lái xe đi loanh quanh thị trấn tìm chỗ ăn trưa, nhưng không
nơi nào có thức ăn. Người ta cho biết cơm trưa đã hết, cơm
chiều chưa nấu, và phố chợ không bán quà vặt có thể ăn đỡ
đói.
Xe chạy qua chợ Tam Tòa, chợ chính của thị xã. Nhớ khi xưa
nhiều lần được ngoại đặt ngồi trong cái thúng ở đằng trước,
thúng sau chất hàng cho cân rồi gánh đi theo tới đây. Bảo tài
xế cho tôi xuống thăm chợ một mình, đi qua các sạp hàng lộ
thiên tìm lại hình bóng thân yêu của ngoại.
Lúc tôi trở lại, Châu kể chuyện hai ông công an đến đòi tiền,
“Đưa đây sáu chục ngàn đi uống cà phê, không thì giữ giấy tờ và giam xe.”
Sáu chục ngàn đồng gần bằng bốn đô la; Châu hỏi tại sao, một ông trả lời thẳng thừng,
“Xe đậu lại đây và chị là Việt kiều nước ngoài. Hỏi xú xớ sẽ ‘phạt’ gấp đôi.” (6)
Trên kia đã nói cách ăn nói thô bỉ, cách đối xử không tình nghĩa, vô nhân đạo, vô luân lý là do bản chất thô bỉ, gian ác của Hồ Chí Minh, dù ông là người Nghê An hay Đài Loan, và do chủ thuyết đấu tranh giai cấp, luôn nhấn mạnh căm thù chém giết của chủ nghĩa cộng sản từ Marx đến Lenin, Stalin, Mao, Hồ. Hơn nữa, chủ nghỉa cộng sản là một chủ nghĩa độc tài chuyên chế, chú trọng dùng độc tài và bạo lực, cán bộ và nhân dân bị áp bức, bị khủng bố cho nên con người bị mất bản thân (vong thân), sinh ra thói gian dối và nịnh trên đạp dưới, và tâm tư luôn bất an, sợ hãi sinh ra gắt gỏng.
Còn cái bệnh tham tiền, tham danh mà hành động trắng trợn cướp bóc là do nhiều nguyên nhân mà
nguyên nhân chính là đảng cộng sản và chủ nghĩa cộng sản. Sau đây là những nguyên nhân phụ:
(1).Cộng sản đã diệt giai cấp quý tộc, giai cấp thượng lưu, đày ải và khinh miệt trí thức (tiểu tư sản), đề cao vô sản, đưa nông dân lên nắm quyền từ địa phương đến bộ viện, nghĩa là đưa hạng dốt và gian ac tham lam lên nắm quyền . Trong giai cấp vô sản, trong hàng ngũ nông dân có nhiều người thật thà, trung hậu, không theo cộng sản, một số bị cộng sản lợi dụng, một số gian ác lại được cộng sản vỗ về cho nên theo ác đảng và say mê làm việc gian ác. Trong hàng ngủ quan lại, tư sản, và tay sai Pháp cũng có kẻ gian ác nhưng cộng sản gian ác gấp mười.
(2). Cộng sản không có pháp luật, hoăc nói đúng hơn pháp luật không công minh, chúng xài luật rừng như trong vụ CCRD, muốn giết ai thì giết, hoặc bịa tội mà giết, hoặc giết không cần chứng cớ (giết lầm hơn bỏ sót). Cái luật lệ bất công đưa đến việc dung túng cho đảng viên làm càn là do lập trường giai cấp. Lập trường giai cấp là luôn bênh vực người vô sản, bênh vực đảng viên cộng sản. Thí dụ có hai người bị bệnh như nhau, bác sĩ phải theo lập trường giai cấp chữa cho anh đảng viên và bỏ măc anh quần chúng. Hoặc có hai người ăn trộm, anh đảng viên phải được thả, còn anh con nhà phú nông hay thương gia sẽ bị xử bắn. Anh cán bộ cao cấp không bị đưa ra toà án xử mà xử lý nội bộ, rồi tạm giam vài bữa hoặc thả ngay rồi được thăng thưởng cao hơn. Vì vậy cán bô được đảng và pháp luật bảo vệ, cứ mạnh dạn và bình tĩnh mà cướp của giết người.
(3). Thượng bất chính hạ tác loạn. Trên cao, Hồ Chí Minh tham danh đoạt danh hiệu và tác phẩm của nhóm Nguyễn ÁiQuốc, vì tiền y bán Phan Bội Châu và đồng đảng, vì tiền y kêu gọi Tuần lễ vàng cho y bỏ túi và làm các việc gian ác. Vì lệnh Nga Tàu, và lòng tham cướp vàng bạc, nhà cửa và ruộng đất của nông dân mà thi hành CCRD. Vì tham mộng đế vương mà y bán Việt Nam cho Trung Quốc. Lê Duẩn lấy 16 tấn vàng của Miền Nam đưa sang Liên Xô cho con y. . Đổ Mười, Lê Đức Anh , Nông Đức Mạnh, VõVăn Kiệt,.. thành triệu phú, tỷ phú. Bọn Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang nổi danh tham nhũng... Bọn cấp trên thuở trươc hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt, ngày nay chúng mặc sức vơ vét thì bọn bộ hạ và dân chúng cũng phải kiếm chác theo hệ thống dây chuyền của tổ chức đảng.
(4).Lý do quan trọng hơn cả là sau một thời gian theo thiên đường cộng sản, các đảng viên cao cấp ở trung ương, bộ viện cũng như các đảng viên địa phưong cấp dưới nhận thấy chủ nghĩa cộng sản thất bại chỉ đem lại nghèo đói cho nên họ tự động giải thể đảng và chủ nghĩa cộng sản bằng cách trộm cắp tham nhũng để theo chủ nghĩa tư sản, tích cực thu thập tài sản cho chủ nghĩa tư hữu mà ngày xưa họ khinh bỉ. Sau đó thì họ đã công khai hữu sản hóa cho họ một cách công khai. Họ hũu sản hóa cho các đảng viên bằng cách lấy nhà tư sản, nhà dân vượt biên cấp cho cán bộ và bỏ chính sách ": bao cấp", mặc các địa phương và cơ quan tự tìm đường sống. Bộ viện tìm cách sống, tìm cách làm tiền, làm giàu, cá nhân cán bộ cũng vậy, và bệnh này truyền đến nhân dân. Cộng sản đi từ thái cực này sang thái cực khác. Hăng hái diệt tư sản bao nhiêu thì nay hăng hái tư sản hóa bấy nhiêu bằng mọi thủ đoạn, cho nên bọn họ đã thành giai cấp mới ,giai cấp tư sản đỏ.. Dân chúng không phương xoay xở cũng sinh ra cách làm tiền bằng mọi cách.
Than ôi nước ta đã bị cộng sản tàn hại mọi mặt. Phương pháp trị liệu là cắt bỏ toàn bộ khối ung thư, lập lại một thể chế tự do, dân chủ, pháp trị và nhân bản. Ảnh hưởng văn hóa cộng sản rất mạnh. Ban đầu chỉ có miền Bắc là theo tư tưởng đạo đức bác Hồ, nay thì cả nước tiến lên "xạo hết chỗ nóí!"Tất nhiên, trong nước ta có một số người tốt. Hy vọng những người đó sẽ là những nhân tố quý báu cho ngày mai xây dựng lại đất nước ta.
CHÚ THICH
(1). Thư ĐặngThái Mai gửi Trường Chinh ngày 19-3-1955 phản đối việc cộng sản kê tăng sản lượng để cướp lúa của nông dân.http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5452&rb=0401
(2). NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ, 127
(3). TRẦN KHẢI THANH THỦY * MỘT NIỀM VUI NGOÀI KẾ HOẠCH..
(4).TS. MAI THANH TRUYẾT * Y TẾ VIỆT NAM
(5).http://news.zing.vn/Hang-nghin-nguoi-chen-lan-nhau-an-sushi-mien-phi-post363335.html
(6). NGUYỄN NGỌC HOA* MỘT ĐỜI CHUNG THỦY
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 289
VĂN QUANG =TIN QUỐC TẾ =TRẠI GIAM TRUNG CỘNG = BIẺN ĐÔNG
VĂN QUANG * ĂN GÌ CŨNG CHẾT
Ăn gì cũng có thể chết !!
Văn Quang Trong phần này, tôi chưa nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị trường VN trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm. Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của "người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì" này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.
Ở đây tôi chỉ nói đến những thủ đoạn của chính đồng bào chúng ta hạ độc người dân VN mình.Các cụ ta đã dạy "thượng bất chính hạ tắc loạn", nôm na là người trên không liêm chính thì người dưới tất phải loạn. Loạn ở đây có nghĩa là loạn về đạo đức, về nhân cách. Cho nên những con buôn bất lương ở VN ngày càng nhiều cũng vì thế. Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu "bôi trơn", lấy gì "cống nộp" cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận. Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Canada, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con.
Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người. Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau mộc cách "ngọt ngào".
Ăn gì cũng có thể chết !!
Tô bún rêu cua vàng lườm này không do gạch cua mà do phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua.
Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
Như thế người Sài Gòn và các tỉnh thành cũng "được thừa hưởng" phở và bún chả chẳng khác gì dân Hà Nội. Mời bạn xem qua cách chế biến món ăn của thời đại ngày nay.
Nước phở chế biến từ thịt ôi thiu
Nhập viện vì bị ngộ độc
Khi ăn những bát phở thởm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún tại Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc.
Nước phở loại này được lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. Các loại thịt ôi, thối được đưa vào luộc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm nước phở.
Cuối mỗi ngày, các loại thịt nhập về chế
biến, hầu hết là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ tại Hà
Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên
là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước
luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon
lành.
Thậm chí, những hôm khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, thêm gia vị để tạo mùi vị.
Thậm chí, những hôm khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, thêm gia vị để tạo mùi vị.
Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hóa chất
Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút. (Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên)
Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút. (Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên)
Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng
các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như
dạng sa tế và một gói bột màu trắng.
Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt.
Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt.
Chưa hết, còn vô số nhửng tin tức "lặt vặt" cũng kinh hoàng không kém như:
- Nem chua Thanh Hóa làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay; thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ.
Ngay cả những loại trái cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc.
- Nem chua Thanh Hóa làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay; thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ.
Ngay cả những loại trái cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc.
Đu đủ tẩm hóa chất Trung Quốc chín nhanh rất đẹp
Dùng hóa chất Trung Quốc làm đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.
Đu đủ sau khi hái xuống, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân VN.
Loại thuốc có khả năng "phù phép" này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ.
Đu đủ sau khi hái xuống, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân VN.
Loại thuốc có khả năng "phù phép" này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ.
Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, việc nhỏ phải hết sức tỉ mỉ, nếu không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Đu đủ sẽ chín 1 ngày sau khi dùng hóa chất nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán kín băng dính rồi chở đi tiêu thụ. Chuối cũng được "chế biến" tương tự nên trái nào cũng chín mọng, vàng ươm.
Dừa tẩy trắng độc hại
Dừa được tẩy trắng bằng hóa chất
Hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Chị Tiên, chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong.
Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. "Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường".
Rượu pha bằng .. thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội
Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội) .. rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là "rượu quê cực êm, cực phê", bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít.
Khi tìm hiểu từmột số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là .. thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng"phê" thêm vì thuốc trừ sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc.
Do uống phải rượu độc, không ít "đệ tử Lưu Linh" đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân lớn do các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc.
Chơi cũng chết
Phao bơi trẻ em Trung Quốc nhiễm chất độc
Đồ chơi Trung Quốc đang tràn ngập thị trường VN bởi mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ và trên hết là giá rẻ. Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ , khi sản xuất thường không thể thiếu phthalates - chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì cơ quan sinh dục bị teo lại .. Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể.
Ngoài ra, theo một số kết quả giám định
gần đây của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học
kiểm tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu
đạn, kể cả lồng đèn .. đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó
có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một
trong ba kim loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư
tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi ..
Không liều thì .. sang Tây mà sống
Thưa bạn đọc, tôi không kể hết những đồ ăn thức uống có pha "hóa chất
độc hại" hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các
tỉnh thành cho đến quận huyện tại VN. Toàn là những thứ bà con mình hại
nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về VN phải mang sẵn các thứ đồ hộp
từ nước ngoài về. Chắc có vị thắc mắc tại sao dân VN vẫn ăn mà không
chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày
tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn
phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở VN lúc nào cũng đầy
ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất
nhiên.
Vả lại là dân VN sống ở thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì .. sang Tây mà sống!
Văn Quang
Vả lại là dân VN sống ở thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì .. sang Tây mà sống!
Văn Quang
VIÊT NAM TRONG HỌA PHẨM
Việt Nam trong họa phẩm
Published on November 27, 2013 · No Comments
Thật đáng buồn vì ở Việt Nam xưa
nay không có nền mĩ thuật nghiêm chỉnh để lưu giữ hình ảnh đất nước –
con người qua mỗi thời kỳ ; chưa kể đến nỗi phiền muộn về sự phá hoại di
sản tiền nhân một cách vô ý thức của chính người Việt Nam. Trong bài
viết này, BBT TTXVA kỳ vọng sẽ cung cấp cho quý độc giả cái nhìn chân
thực, đa chiều chưa từng có về đời sống tiền nhân. Mọi quan điểm khác
biệt, mong quý độc giả vui lòng comment lịch thiệp dưới bài viết !
Họa phẩm Hiếu ức quốc
(孝億國) do Lý Công Luân (1049 – 1106) vẽ năm 1078. Tranh mô tả ba sứ thần
Đại Việt sang Trung Hoa triều cống và nối lại bang giao sau chiến tranh
Việt-Tống (1075 – 1077), Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Mậu
Ngọ, [Anh Vũ Chiêu Thắng] năm thứ ba [1078], (Tống Nguyên Phong năm thứ
nhất). Mùa xuân, tháng giêng, sửa lại thành Đại La, sai Đào Tống Nguyên
đem biếu nhà Tống năm con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên,
Tô Mậu và những người các châu ấy bị bắt đi“.
Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ
(竹林大士出山图) do họa gia Trần Giám Như (陳鑑如) vẽ năm 1363. Tranh mô tả
thượng hoàng Trần Nhân Tông (Trúc Lâm đại sĩ) xuất du từ động Vũ Lâm,
giữa đường có hoàng đế Trần Anh Tông và bá quan nghênh đón.
Một phần bức Cừu Anh chức cống đồ
(仇英职贡图) do họa gia Cừu Anh vẽ trong khoảng đầu thế kỷ XVI. Tranh mô tả
các sứ đoàn sang Trung Hoa triều cống ; sứ đoàn Đại Việt (triều Lý) cầm
lệnh kỳ đỏ, đem theo hai con voi trắng và một con voi đen để chở cống
phẩm.
Chân dung
Nguyễn Trãi (阮廌, 1380 – 1442). Hiện chưa rõ năm bức tranh ra đời, tuy
nhiên, qua tranh thì thấy rằng Nguyễn Trãi có thói quen nhai trầu.
Họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách
(安南來威圖冊), xuất bản dưới triều Minh Mục Tông (1567 – 1572). Tranh thể
hiện rất rõ chính sách ngoại giao “dĩ nhu địch cương, dĩ cương địch nhu”
của triều Mạc : Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh,
người lạy chào là Thượng hoàng Mạc Đăng Dung (dòng chữ : Ngụy vương Mạc
Đăng Dung / 偽王莫登庸) ; địa điểm này là trấn Nam Giao quan, năm 1540. Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Canh
Tý, [Nguyên Hòa] năm thứ 8 [1540] , (Mạc Đại Chính năm thứ 11 ; Minh
Gia Tĩnh năm thứ 19). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 15, Mạc Đăng Doanh
chết. Con trưởng là Phúc Hải lên ngôi, lấy năm sau làm Quảng Hòa năm thứ
nhất. Mùa đông, tháng 11, Mạc Đăng Dung cùng với cháu là Văn Minh và bề
tôi là bọn Nguyễn Như Quế, Đỗ Chế Khanh, Đặng Văn Tri, Lê Thuyên,
Nguyễn Tổng, Tô Văn Tốc, Nguyễn Kinh Tế, Dương Duy Nhất, Bùi Trí Vĩnh,
qua trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không
đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu
đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước để
chờ phân xử, dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương,
La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu.
Lại xin ban chính sóc, cho ấn chương, để kính cẩn coi giữ việc nước và
chờ lệnh thay đổi hay quyết định khác. Lại sai bọn Văn Minh và Nguyễn
Văn Thái, Hứa Tam Tỉnh mang biểu đầu hàng sang Yên Kinh“.
Thương gia
Nhật Bản dâng cống phẩm lên chúa Nguyễn Phước Nguyên (阮福源 , 1563 – 1635)
xin lập thương điếm tại Hội An ; tranh vẽ trong sách Chu ấn thuyền hội quyển (朱印船繪卷) khoảng đầu thế kỷ XVII. Người Nhật gọi chúa Sãi là Hội An lãnh chúa (會安领主).
Chúa Nguyễn
Phước Ánh (阮福暎, 1762 – 1820), tranh vẽ năm 1783 khi ông lưu trú tại
Bangkok (kinh đô Xiêm). Ông bận trang phục như một thương gia Hoa kiều.
Chân dung Hoàng tử Nguyễn Phước Cảnh (阮福景, 1780 – 1801), tranh do họa sĩ Maupérin (người Pháp) vẽ năm 1787.
Họa phẩm Nguyễn Quang Hiển nhập cẩn tứ yến đồ (阮光显入觐赐宴图) : Sứ thần Nguyễn Quang Hiển dâng biểu cầu hòa lên hoàng đế Càn Long, tháng 7 năm 1789.
Một phần bức tranh Càn Long bát tuần vạn thọ khánh điển đồ
(乾隆八旬萬壽慶典圖), vẽ năm 1790. Đoàn kiệu rước hoàng đế Càn Long (1711 –
1799), bá quan lạy chào. Người mặc Bổ phục màu tía là Nguyễn Quang Hiển
(阮光显) – cháu gọi bằng cậu của hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792).
Nguyễn Quang
Hiển mang danh nghĩa hoàng đế Quang Trung để giao tiếp với triều Thanh,
cho nên đề tựa trong họa phẩm vẫn gọi ông là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (安南國王阮光平).
Đoàn tùy tùng (gồm nam và nữ) của Nguyễn Quang Hiển dâng cống phẩm mừng thọ hoàng đế Càn Long.
Chân dung Lễ Bộ Thượng thư Phan Huy Ích (潘輝益 ; 1751 – 1822) năm 1790.
Hoàng
đế Napoléon Đệ Tam (1808 – 1873) và hoàng hậu Eugénie de Montijo (1853 –
1871) tiếp sứ đoàn Đại Nam tại cung điện Tuileries (Paris), ngày 5
tháng 11 năm 1863.
Sứ đoàn Đại Nam.
Lính khố đỏ (milicien à ceinture rouge) Bắc Kỳ năm 1885.
Bức ký họa hoàng đế Thành Thái (成泰, 1879 – 1954) trong chuyến công du Nam Kỳ, ngày 22 tháng 11 năm 1898.
Lính khố đỏ hành quân.
Lính khố đỏ tấn công một căn cứ của quân khởi nghĩa, 1902.
Hoàng đế Thành Thái xem voi đấu hổ, 1904.
Lính khố đỏ bắt giữ một nhóm cách mạng quân Trung Hoa ở biên giới Trung-Việt, 19 tháng 7 năm 1908.
Xem tin nguồn: http://ttxva.org/viet-nam-trong-hoa-pham/#ixzz2lrWNTdH7
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
Tuesday, November 26, 2013
NGUYỄN QUANG LẬP * NHỜ EURO CUP
Có vợ đẹp nhờ Euro cup
Nguyễn Quang Lập
Bạn bè cùng lứa với mình, thằng Chí muộn vợ nhất. Mình cũng thuộc diện
muộn vợ, đến năm 1990 đã có hai con mà nó vẫn chưa vợ. Hồi ở Quảng Trị,
thỉnh thoảng vẫn gặp nó, hễ hỏi vợ chưa nó đều nhăn răng cười, nói chờ
ưa chưa. Ba sáu ba bảy tuổi rồi chứ không ít, thời đó tuổi ấy chưa vợ là
ế thật chứ không phải chuyện chơi. Hỏi thì nó cười, nói tau bằng tuổi
họa sĩ Tư trong sách của mi, cũng nỏ vợ con chi. Họa sĩ Tư chủ trương cứ
để rứa cho đàn bà nó thèm, tau cũng rứa. Nó nói phét vậy thôi, kĩ sư
thủy lợi ở huyện khỉ ho cò gáy, quanh năm lọc cọc chiếc xe đạp rách, cái
ti vi đen trắng cũng không có, ai lấy?
Cuối năm 1992 bỗng đâu thằng Chí ghé qua nhà mình, nói tau có vợ rồi.
Mình ngạc nhiên hỏi ai thế? Nó cười cái xoẹt, nói oa chà hay cực kì
luôn, chuyện ni còn li kì hơn tiểu thuyết. Nó cười khặc khặc rồi ném cái
thiệp cưới cho mình, nói mi liệu hồn về dự cưới đó. Bao thơ mừng cưới
dày dày một chút, tau đang kẹt... Mình mò đến dự cưới, cứ tưởng vợ nó
chắc diện ế chồng không xấu cũng già, ai dè cô nàng giáo viên cấp 3 xinh
nhất huyện, lại là con ông chủ tịch huyện. Lạ quá trời.
Xong đám cưới, mình kéo nó ra quán, nói mày kể tao nghe làm sao mày kiếm được cô vợ xinh thế. Nó cười khặc khặc, nói oa chà hay lắm hay lắm. Hạng như tau có các vàng cũng chẳng dám mơ lấy được cô vợ vừa đẹp vừa sang như rứa. Xứ khỉ ho cò gáy như ri, con gái chủ tịch huyện là công chúa giữa rừng xanh, sang lắm thiệt đo. Nó vừa kể vừa cười khặc khặc, nghe như chuyện cổ tích đời mới, rất khó tin nhưng mà vui.
Một hôm liên hoan tổng kết ủy ban huyện, trời xui nó ngồi gần ông chủ
tịch huyện. Ông này máu bóng đá lắm, hễ ngồi nhậu là nói chuyện bóng đá.
Dân văn phòng huyện chẳng ai biết bóng đá để hầu chuyện ông, chỉ có nó
là võ vẽ tí chút. Nó không thuộc dân ghiền bóng đá, tiện thì xem không
thì thôi. Chủ yếu xem bóng đá trên báo. Được cái nó nhớ rất tài, tên
các cầu thủ chỉ cần đọc qua nghe qua là nhớ ngay. Khi viết chuyện này
thỉnh thoảng mình phải gọi điện hỏi nó, Euro cup đã qua hai chục năm nó
vẫn nhớ như in.
Đúng bữa liên hoan là khai mạc Euro cup 1992, Thụy Điển gặp Pháp lúc 8
giờ đêm. Chủ tịch huyện bắt nhà hàng khiêng cái ti vi ra vừa nhậu vừa
xem. Thằng Chí cười khặc khặc, nói tau có biết ơ rô ơ rót chi mô. Tau
ghét bọn ơ rô, bọn ni chỉ được cái cu to chứ đá đấm như bòi. Là tau nghĩ
rứa chứ đã có khi mô xem ơ rô mà biết, ti vi mô mà xem. Nó cười một
tràng uống một hơi rồi túc tắc kể công cuộc cua gái của nó.
Bữa đó chủ tịch huyện gặp được nó khác gì buồn ngủ gặp chiếu manh, thích lắm. Có hơi bia bốc lên mồm mép nó như tép nhảy, cứ dựa theo ông chủ tịch huyện mà tán phét. Cũng J. Ericksson, Rijkaard, cũng Brolin, Platt… loạn cả lên. Toàn tên tuổi lạ hoắc, dân văn phòng huyện lác mắt. Kì thực nó chưa bao giờ biết mấy cầu thủ đó méo hay tròn, cái tên cũng chưa từng nghe tới. Hi hi.
Bữa đó chủ tịch huyện gặp được nó khác gì buồn ngủ gặp chiếu manh, thích lắm. Có hơi bia bốc lên mồm mép nó như tép nhảy, cứ dựa theo ông chủ tịch huyện mà tán phét. Cũng J. Ericksson, Rijkaard, cũng Brolin, Platt… loạn cả lên. Toàn tên tuổi lạ hoắc, dân văn phòng huyện lác mắt. Kì thực nó chưa bao giờ biết mấy cầu thủ đó méo hay tròn, cái tên cũng chưa từng nghe tới. Hi hi.
Khi đó mọi người đều chắc cú Pháp cũng thắng Thụy Điển, nó phán hòa.
Mình hỏi sao ông phán hòa, nó cười khặc khặc, nói biết chết liền. Tau
đoán mò thôi, chỉ vì tau ghét cả hai thằng đó, cho chúng hòa cho xong
chuyện. Tau phán bừa 1-1. Không ngờ hòa thiệt, lại hòa 1-1… Thằng Chí
ngửa cổ cười khặc khặc. Mỗi lần nó ngửa cổ cười khặc khặc, cái yết hầu
nhảy lên nhảy xuống như có con cóc đang nhảy trong cổ nó vậy, rất ngộ.
Sau trận khai mạc, Chủ tịch huyện mê tít nó, hôm sau nhất định mời nó về nhà ông xem trận Anh- Đan Mạch. Bây giờ nó mới tận mặt con gái ông chủ tịch huyện. Cô giáo tên Lê, cũng rất mê bóng đá. Giờ này Lê rất muốn cắp bồ vào quán cà phê- bóng đá hò hét cho vui.
Nhưng anh bồ giáo viên giỏi toán ghét bóng đá, coi bóng đá là thứ nghệ thuật thần kinh. Có hai cái gôn một quả bóng, hai chục thằng đá quá đá lại suốt buổi không biết chán, rõ là thần kinh, hi hi. Lê đành ngồi nhà xem bóng đá với bố. Lê thua thằng Chí gần chục tuổi, gọi nó bằng chú. Biết phận mình không xơ múi gì được, nó ra vẻ ông chú không thèm để ý đến Lê, suốt buổi chỉ tán chuyện với ông chủ tịch huyện, coi Lê là hạng cháu chắt, không chấp.
Sau trận khai mạc, Chủ tịch huyện mê tít nó, hôm sau nhất định mời nó về nhà ông xem trận Anh- Đan Mạch. Bây giờ nó mới tận mặt con gái ông chủ tịch huyện. Cô giáo tên Lê, cũng rất mê bóng đá. Giờ này Lê rất muốn cắp bồ vào quán cà phê- bóng đá hò hét cho vui.
Nhưng anh bồ giáo viên giỏi toán ghét bóng đá, coi bóng đá là thứ nghệ thuật thần kinh. Có hai cái gôn một quả bóng, hai chục thằng đá quá đá lại suốt buổi không biết chán, rõ là thần kinh, hi hi. Lê đành ngồi nhà xem bóng đá với bố. Lê thua thằng Chí gần chục tuổi, gọi nó bằng chú. Biết phận mình không xơ múi gì được, nó ra vẻ ông chú không thèm để ý đến Lê, suốt buổi chỉ tán chuyện với ông chủ tịch huyện, coi Lê là hạng cháu chắt, không chấp.
Ông chủ tịch huyện sai Lê bày đồ nhậu, ba người vừa nhậu vừa xem. Ông
chê Đan Mạch, nói è he cái thằng đậu vớt đá đấm cái chi, trận ni Anh nó
mần thịt. Bây giờ thằng Chí mới biết Đan Mạch vào vòng chung kết nhờ Nam
Tư có chiến tranh, không tham gia được. Không biết bóng đá Đan Mạch
nhưng biết Đan Mạch có Andersen, có Chú lính chì dũng cảm nó phán bừa,
nói Anh không thể thắng nổi Đan Mạch mô chú ơi, trận ni rồi cũng hòa
nốt.
Không ngờ Lê phấn khởi quá túm tay nó day day, nói thiệt không chú
thiệt không chú. Ông chủ tịch huyện lườm con gái, nói anh mày chưa vợ,
chú chú cái chi. Anh mày giỏi bóng đá lắm, phán tỉ số như thần. Lê
mừng lắm, nói anh Chí nói trận ni hòa à, hòa mấy mấy. Nó làm bộ ông đồ
hay chữ, nói lực Anh hơn Đan Mạch, thế Đan Mạnh hơn Anh, thế- lực đấu
nhau bất phân thắng bại, trận này tất hòa 0-0. Quả nhiên đúng. Lê nhìn
nó mắt sáng long lanh, thuở bé đến giờ chưa một người đẹp nào nhìn nó
như thế.
Thằng Chí nghiễm nhiên trở thành chuyên gia Euro cup của cha con ông chủ
tịch huyện. Lê phục nó sát đất, vừa xem bóng vừa há miệng nghe nó phán.
Đến trận Pháp-Đan Mạch, Lê hỏi nó, nói anh Chí đoán xem trận ni Đan
Mạch thắng hay thua? Nó cười, nói không phải đoán, em muốn răng anh sẽ
cho đúng như rứa. Lê lườm cái liếc cái, nói em thích Đan Mạch thắng
thôi. Nó nhìn Lê ( mắt cũng long lanh không kém hi hi), nói rứa thì Đan
Mạch thắng. Chủ tịch huyện biết tỏng thằng Chí muốn gì, ông nhìn nó cười
cười, nói Pháp làm sao thua được, mi đừng có nịnh thối con gái tau, nó
có người yêu rồi đó.
Bình thường vừa nghe dọa thế thằng Chí đã dựng tóc gáy tính bài chuồn
ngay. Bữa đó khác, nghe vậy nó càng bị kích thích, càng nói cứng, nói
chú ơi cháu nịnh làm chi, tại trời đó chú. Lê thích răng thì trời cho
rứa. Chủ tịch huyện cười cái hậc, nói được rồi, để coi trời thương hay
mi thương. Ông vừa dứt lời Lasen cho vào một quả.
Nó sướng quá cười rung râu. Nhưng đến phút 60 Papin gỡ hòa cho đội Pháp,
chủ tịch huyện đập bàn kêu to, nói đó, thấy chưa Chí, kha kha kha… Khi
đó nó lo thắt ruột, trận này thua chắc phải ăn cứt ông chủ tịch quá.
Nhưng trời thương nó, phút 78 Elstrup cho ngay một quả, Đan Mạch thắng
2-1. Nó đứng vụt lên, Lê cũng đứng vụt lên ôm chầm lấy nó, ông chủ tịch
huyện cười nhạt không nói gì.
Đến trận bán kết Hà Lan- Đan Mạch, Chủ tịch huyện không mời nó đến nhà xem nữa nhưng Lê lại mời, nó liều đến. Hôm đó rất đông người xem, ai cũng chắc mẩm Hà Lan sẽ vào chung kết. Ông chủ tịch nhìn nó cười nhạt, nói thắng Chí có dám ủng hộ Đan Mạch nữa không? Nó liếc Lê rồi cười, nói dạ em Lê ủng hộ đội mô cháu ủng hộ đội đó. Lê nhìn nó lúng túng, nói em ủng hộ Đan Mạch nhưng em không dám tin Đan Mạch thắng trận ni. Chủ tịch huyên cười kha kha kha, nói đó, thấy chưa Chí, tưởng bở nữa không Chí!
Phớt lờ Chủ tịch huyện, nó nói cứng với Lê, nói em muốn là trời muốn, Đan Mạch vào chung kết. Trận đó hòa 2-2, đến phiên sút phạt đền, tim nó mấy lần suýt đứt cuống. Cuối cùng Đan Mạch thắng chung cuộc 5-4. Khi Christofte sút vào quả phạt đền cuối cùng, Lê nhảy lên ôm cổ nó hôn chùn chụt. Nhà đông khách, Chủ tịch huyện hơi ngượng với con gái, ông chỉ mặt thằng Chí, nói này Chí, chung kết Đức- Đan Mạch mi vẫn bắt Đan Mạch hả? Nó dạ. Ông nói nếu Đan Mạch vô địch tao gả con Lê cho mi, cho không khỏi cần sính lễ. Nó dạ. Ông nói nhưng nếu Đức vô địch thì mi tự nguyện tự giác đi khỏi huyện ni, đừng nói tau đuổi mi nghe chưa. Nó dạ.
Trận chung kết nhà Chủ tịch huyện đầy khách. Người ta đến không phải vì
trận chung kết, chủ yếu vì cái sự cá cược có một không hai kể từ ngày
thành lập huyện. Phút 18 Jensen ghi bàn cho Đan Mạch, nó nhảy lên ôm
chầm lấy Lê, nói em ơi, anh sắp có em rồi. Chủ tịch huyện cười như mếu.
Phút thứ 78 Vilfort ghi bàn thứ hai cho Đan Mạch, mọi người nhảy lên, nó
lẳng lặng đi ra ngoài. Mâm rượu nó đã chuẩn bị sẵn gửi ở quán trước
ngõ. Nó đội mâm rượu vào nhà vừa lúc trận đấu kết thúc, Đan Mạch thắng
Đức 2-0. Nó đội mâm rượu quì trước mặt ông Chủ tịch huyện, nói thưa chú,
xin chú nhận lấy mâm rượu này.
Mặt Chủ tịch huyện đỏ bừng, ông đánh mặt sang con gái, nói ý con Lê ra răng hè, nói coi. Miệng ông cười rất tươi nhưng mắt thì vằn lên ý như bảo: “ Mi mà đồng ý chết tao!” Lê không sợ, cô lẳng lặng đi đến bưng lấy mâm rượu, nói chà, ba thua rồi còn hỏi. Ông chủ tịch huyện bật cười kha kha kha, nói thua thì thua, cưới thì cưới, rể thì rể, sợ chi hè! Mọi người vỗ tay ầm ầm.
Kể đến đó thằng Chí nhăn răng cười , nói trời cho tau vợ như rứa đó, hay không? Nó tu sạch cốc bia, ngửa cổ cười khặc khặc, cái yết hầu nhảy lên nhảy xuống như có con cóc đang nhảy trong cổ nó vậy. Con cóc là cậu ông trời mà, hi hi.
NGUYỄN NGỌC GIÀ * BẤT ĐỘNG SẢN
Hãy mua bất động sản đi!
Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Tựa bài viết này mượn ý của Đoàn Nguyên Đức, khi ông ta "rao hàng": “Hãy mua nhà đi, đừng chần chừ nữa” [1], cách đây hơn nửa năm.
Đừng mơ tưởng nữa
Đã đến lúc những ai còn mơ tưởng vực dậy thị trường này, nên tỉnh táo
nhìn thẳng vào sự thật. Sự thật của cái chết không tài nào cứu nổi, bất
chấp người cộng sản đang cố bằng mọi cách với những biện pháp tưởng
chừng "quyết liệt" (chữ "đồng chí X" thích dùng) nhưng hoàn toàn bế tắc,
tựa chú trăn, dù khổng lồ nhưng lỡ nuốt chửng con mồi to hơn cả nó, nên
giờ đang nghẹn họng và chuẩn bị nôn ngược ra mà chết. Cái chết không
tránh khỏi bởi lòng tham vô đáy. Quy luật muôn đời là thế.
Ở đây không bàn đến những "mưu ma chước quỷ" trong việc "sản xuất" ra
"các loại luật" cùng các thủ đoạn cướp đất tàn nhẫn vô nhân đạo của bộ
ba: giới cầm quyền - doanh nghiệp bất động sản - ngân hàng, bởi ai cũng
biết "ba con quỷ" này quậy phá ra sao rồi.
Ở đây cũng không bàn đến giá thành bất động sản, bởi chỉ có "bộ ba" nói
trên mới biết rõ trong cái gọi là "giá thành", các loại "chi phí đen"
ngốn bao nhiêu trong đó, để dẫn đến giá bán vượt xa tầm với của người
dân trung lưu và dân nghèo - số chiếm đông đảo trong xã hội.
Theo một khảo sát quốc tế [2] trong năm 2011, người lao động thu nhập
thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người), người lao
động thu nhập 5 đôla/ngày chiếm đến 70,4% dân số (63,1 triệu người).
Tổng số khoảng 79,2 triệu người so với khoảng 89,2 triệu dân tại Việt
Nam.
Dù khảo sát trên dự đoán năm 2012, tỉ lệ người thu nhập 5 đô/ngày sẽ
giảm dần xuống 67,1%, nhưng thực tế dường như diễn ra ngược lại và ngày
càng có xu hướng cho thấy 2 thành phần thu nhập nói trên, không những
không giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên, bởi các chuyên gia nói "tỉ lệ
thất nghiệp thực tế phải gấp đến mười lần" [3] so với số báo cáo chỉ
1,99% (năm 2012).
Năm 2013, dân số Việt Nam vừa chào đón công dân thứ 90 triệu [4]. Ước số
người thu nhập thấp (theo tỉ lệ như trên), chí ít vào khoảng trên dưới
80-81 triệu người. Số người thu nhập như thế, thì ăn còn chật vật, nói
gì đến ở, dù là "nhà ở xã hội", sản phẩm mà chế độ cộng sản đang hướng
dư luận tập trung vào, vẻ như lo cho người nghèo, chẳng qua để xoa dịu
lòng dân đang chất ngất phẫn nộ, khi thu nhập của họ ngày càng kiệt quệ
cùng tình trạng "nghèo hóa" ngày một gia tăng. \
Đồng hồ nợ công thế giới [5] (The global debt clock) hôm
21/10/2013 đã điểm nợ Việt Nam đạt mức 76,706 tỉ USD, vị chi mỗi người
Việt Nam đang gánh hơn 851 USD. Trong số nợ này, nhất định người dân
chúng ta đang gánh cả cái thứ "của nợ" từ bộ "ba con quỷ" nói trên. Cho
đến giờ này, không một số liệu "nợ xấu" nào, được các nhà quan sát độc
lập ghi nhận như là con số có thể tin được.
Mặc dù ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho báo
Tiền Phong hay [6], con số mới nhất mà ông ta "được biết" thì "nợ xấu"
ngân hàng khoảng 400.000.000.000.000 đồng, tương đương 20 tỉ đô Mỹ. Tuy
thế, ông Vũ Khoan chưa bao giờ tin [7] vào những con số đại loại như
thế, dù những người làm thống kê đều là... đồng chí của ông ta (!).
Tất nhiên, ông Thiên đã nói rất rõ bằng chữ "được biết", điều này có nghĩa con số không được phép biết, dù là "viện trưởng", cũng không biết... nổi (!). Con số thất nghiệp người ta còn mạnh miệng để "nhân 10 lần", thì con số nợ xấu dù giả sử chỉ tạm nhân đôi, cũng làm cho người dân đen rơi vào tình trạng "tối tăm mày mặt" bởi nhiều con số không đằng sau, gây hoa mắt đến choáng váng!
Tất nhiên, ông Thiên đã nói rất rõ bằng chữ "được biết", điều này có nghĩa con số không được phép biết, dù là "viện trưởng", cũng không biết... nổi (!). Con số thất nghiệp người ta còn mạnh miệng để "nhân 10 lần", thì con số nợ xấu dù giả sử chỉ tạm nhân đôi, cũng làm cho người dân đen rơi vào tình trạng "tối tăm mày mặt" bởi nhiều con số không đằng sau, gây hoa mắt đến choáng váng!
Dù cho những doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản,
thì tài sản thế chấp cho ngân hàng phần lớn cũng xuất phát từ bất động
sản, đó là chưa kể cách gọi là "tín chấp" mà chính phủ ép ngân hàng cho
các doanh nghiệp nhà nước vay lâu nay, như Vinashin hay EVN [8], PVN
v.v..., nhưng những khoản vay vô tội vạ, vay mà không cần lo lắng như
thế này, không những đút vào túi riêng, đổ sông đổ biển mà còn bị đẩy
vào chứng khoán, ngân hàng và bất động sản một cách bừa bãi không kiểm
soát nổi.
"Nợ xấu" không những đến từ đó, mà còn do giá bất động sản cao "tít
trời" như ông Nguyễn Bá Thanh nói [9]: "Miếng đất giá trị 100 tỉ đồng,
ông đưa lên 500 tỉ. Lẽ ra 100 tỉ thì được vay 60 tỉ, nhưng vì ông đưa
lên 500 tỉ nên họ được vay 300 tỉ". Giờ đây, không những "300 tỉ" "đi
đời nhà ma" mà ngay cái miếng đất đó, giá 100 tỉ cũng không còn...
"nguyên vẹn", do giá đất đã qua thời sốt nóng từ lâu. Không những thế,
cứ giả sử tịch biên được để phát mãi thu hồi nợ theo kiểu "của đổ hốt
lại", cũng không chắc miếng đất chỉ có duy nhất một chủ nợ, bởi nó bị
"giằng xé" từ "năm cha bảy chú" với thủ đoạn đem một tài sản cầm cố cho
vài ngân hàng khác nhau [10], điều này do chính "đám lãnh đạo" ngân hàng
góp tay mà ra. Đó gọi là "thiệt đơn thiệt kép" - như người ta hay nói.
Tuy nhiên, người cộng sản rất "thủy chung" với khái niệm "Kinh tế thị
trường định hướng XHCN". Đó là loại tư duy quái đản nhất, họ vẫn không
chịu gột rửa trong đầu. Thế là cứ đi "ăn mày" các nước nỗi khát khao
"kinh tế thị trường". Chẳng có gì lạ, khi bà Virginia Foot nói [11]: "Đã
hội nhập với thế giới, tham gia sân chơi chung toàn cầu, nhưng Việt Nam
vẫn có cách làm ăn không giống ai".
"Định mức" 70m2 và giá dưới 15 triệu
Một điều oái oăm nữa, thử hỏi, dựa vào đâu để ban hành "tiêu chuẩn" theo
gói 30.000 tỉ: giá căn hộ dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2
thì được ưu đãi vay 6%/năm?
"Định mức" nói trên không phải phản ánh đầu óc đặc quánh "bao cấp" của
"thời xa vắng" từ những năm 80 thế kỷ trước thì là gì?
Không những thế, vô hình chung, chính cái "định mức" này trở thành "chuẩn mực chết" kìm hãm một thị trường tự do, vào lúc này cần phải được giải thoát hơn bao giờ hết. Quá tai hại! Tự người cộng sản đã mắc kẹt ngay trong "cái lồng" do họ tạo ra. Các chủ đầu tư cứ theo đó mà loanh quanh sao cho gần với "chuẩn" này, thế cho nên, thay vì để thị trường tự điều tiết giá cả, tự định đoạt loại diện tích sao cho dễ bán (nghĩa là phù hợp với đa số người mua), nó trở thành cái thòng lọng thắt dần vào cổ các "đại gia" bất động sản, bởi hầu hết các dự án đang dở dang hay đã hoàn thành, tất cả đã xong quy hoạch và thiết kế từ lâu.
Không những thế, vô hình chung, chính cái "định mức" này trở thành "chuẩn mực chết" kìm hãm một thị trường tự do, vào lúc này cần phải được giải thoát hơn bao giờ hết. Quá tai hại! Tự người cộng sản đã mắc kẹt ngay trong "cái lồng" do họ tạo ra. Các chủ đầu tư cứ theo đó mà loanh quanh sao cho gần với "chuẩn" này, thế cho nên, thay vì để thị trường tự điều tiết giá cả, tự định đoạt loại diện tích sao cho dễ bán (nghĩa là phù hợp với đa số người mua), nó trở thành cái thòng lọng thắt dần vào cổ các "đại gia" bất động sản, bởi hầu hết các dự án đang dở dang hay đã hoàn thành, tất cả đã xong quy hoạch và thiết kế từ lâu.
Trên thực tế, từ nhiều năm trước, các chủ đầu tư cũng không bao giờ thực
hiện công tác điều tra nhu cầu nhà ở người dân một cách nghiêm túc, khi
bắt tay làm dự án, thay vào đó, họ chỉ quảng cáo rầm rộ, với thiết kế
"đậm chất tây", đầy hào nhoáng nhất thời mà không tính đến văn hóa nông
nghiệp của dân Việt vẫn còn rất đậm.
Giả sử "định mức" 15 triệu đồng/m2 là hợp lý, thử hỏi một thị trường tự
do đúng nghĩa, tại sao cần phải ngăn cản giới bất động sản giảm giá đến
mức, cho tới khi nào người mua có thể chấp nhận? Điều đó có nghĩa, giá
bán một mét vuông hoàn toàn không được phép nói tới khái niệm "đáy" hay
"trần" trong tình hình hiện nay. Điều đó cũng phần nào giải thích thêm,
tại sao "nhà nước" cứ thích "nghĩ thay, quyết thay, làm thay" cho giới
bất động sản.
Không thể nói là không có "vấn đề" trong "núi" bất động sản đang đông
cứng (!) Ngoài ra, các chi phí hay gọi là "bôi trơn", trên thực tế,
thường thuộc loại "chi phí ứng trước", giờ các đại gia bất động sản chắc
khó có thể cam chịu "ôm hận" một mình, nên việc "nhà nước" tham gia vào
"giải cứu" cũng là điều dễ hiểu.
Một dạo một số chủ đầu tư đòi "chẻ nhỏ" diện tích ra còn 25m2/căn hộ,
nhưng thực tế không thể làm vì sự hồ đồ và bất khả thi của cách nghĩ
này.
Cái gọi là "giảm giá" hiện nay, thực chất không có, bởi chủ đầu tư dùng
nhiều "thủ thuật" biến hóa: gian lận trong cách tính diện tích căn hộ,
thay đổi vật liệu xây dựng rẻ tiền hơn, bớt xén các tiêu chuẩn quy định
chất lượng trong xây dựng, chèn ép lương công nhân v.v... nó làm cho giá
bán ngỡ là giảm, thực chất chỉ là chiêu lừa bịp, thậm chí nguy hiểm
rình rập người dân, khi chọn những nơi như thế làm chốn an cư. Kể cả
những lời hứa hão và những chiêu khuyến mãi khác nhưng không có tính chế
tài khả thi, nó chỉ dùng để làm sao tống khứ hàng tồn kho càng nhanh,
càng nhiều, càng tốt.
Dù có những căn hộ chưa hoàn thành, đang rao 45m2 với giá 500 triệu
[11A], nhưng không ai dám chắc về chất lượng và tiện ích của những nơi
này không làm chủ nhân mau chóng thất vọng khi dọn vào ở. Phát sinh
tranh chấp rất dễ tiếp tục bùng nổ như đã bùng nổ trong thời gian qua.
Bế tắc cho bất kỳ ai rơi vào trường hợp như thế, bởi dù có khởi kiện dân
sự, phần thắng hiếm khi nào thuộc về cư dân với "thành quả" chỉ chuốc
nỗi muộn phiền, phí phạm nhiều thời gian và tiền bạc cho mình. Nguyên
nhân vì sao cư dân thường thua kiện hay vấp phải chây ì của chủ đầu tư,
với sự bàng quan từ giới cầm quyền, thì ai cũng hiểu.
Ông Alan Phan đã từng bày tỏ: nhà chức trách chẳng cần làm gì để cứu bất
động sản cả, hãy để nó "rơi tự do" [12]. Thật ra, người cộng sản biết
đó là phương án duy nhất đúng. Đúng với quy luật kinh tế của nền kinh tế
thị trường, nhưng họ không thể làm và không dám làm. Bởi thị trường bất
động sản "rơi tự do" cũng có nghĩa, chính bản thân họ, gia đình họ, các
phe cánh của họ cùng "rơi tự do" trong tình trạng cắm đầu xuống đất,
chết chùm.
Thanh toán qua ngân hàng
Một dạo, giới cầm quyền đưa ra phương thức, dù đã được thế giới sử dụng
từ rất lâu - mua bán nhà phải qua ngân hàng [13], nhưng cuối cùng họ vẫn
không đưa công cụ quản lý kinh tế quan trọng này vào thực tế. Lý do ai
cũng hiểu, khi công cụ "ích nước lợi nhà" này khai triển, người cộng sản
chỉ có... chết ngắc!
Giờ đây, họ hí hoáy gọi là gỡ khó cho "cái gói 30.000 tỉ đồng" mà sau
gần nửa năm trời, giải ngân được... hơn 1% [14](!).
Trong đó:
Trong đó:
- Giải ngân cho 905 khách hàng với dự nợ 220,9 tỷ đồng/21.000 tỉ đồng.
- Giải ngân cho 7 doanh nghiệp với dư nợ 122,6 tỉ đồng/9.000 tỉ đồng.
Vẫn tiếp tục lì lợm, "bộ ba tam giác" "quậy" cho thị trường bất động sản
nát bét, nay cũng chính họ đòi "gỡ khó" (!). Trịnh Đình Dũng - Bộ
trưởng Bộ Xây dựng nói [15]: "... vấn đề quan trọng không phải là nhanh
hay chậm mà phải đúng đối tượng". Trước đây, khi đưa ra vụ "30.000 tỉ",
họ nói để giải quyết hàng bất động sản tồn kho. Nay, họ "định hướng"
lại, nói là vì người nghèo (?!).
Các thủ tục nặng nề trong "gói cứu trợ", vẫn phô bày rõ, người dân hiện
nay không khác gì đang sống thời kinh tế chỉ huy tập trung, bao cấp: xét
duyệt, chứng nhận từ phường xã, cơ quan làm việc về việc chưa có nhà,
đủ thu nhập trả nợ v.v... Nó tỏ ra vô cùng lạc hậu, ấu trĩ trong thời
buổi công nghệ thông tin. Không những các thủ tục đó làm khó và cản bước
người nghèo mong muốn có "căn nhà mơ ước", giới cầm quyền vẫn bộc lộ
thứ "tư duy thủ công" đến thảm hại.
Chỉ mỗi việc chứng minh khả năng người vay có đủ khả năng trả nợ trong
tình hình kinh tế vỡ nát, cũng làm các ngân hàng chùn tay cho vay. Với
tư cách bên cho vay, làm sao ngân hàng đủ can đảm mở rộng túi tiền (dù
cứ tạm cho là có) cho người nghèo, khi ở vào thế "nắm dao đằng lưỡi",
khi tâm lý "con chim sợ cành cong" còn nguyên đó, do giới cầm quyền và
chính nội bộ ngân hàng tạo ra từ núi nợ đầm đìa cùng hàng loạt "viên
chức ngân hàng" xộ khám? Nhu cầu thu hồi đủ vốn và lãi từ các hợp đồng
cho vay vẫn là chân lý không thể chối cãi. Đừng vay mượn thêm nữa cái
gọi là kinh doanh để "phục vụ chính trị" hay "an sinh xã hội". Nó đã hết
thời lâu rồi với di họa đầy dẫy, từ thủ đoạn đánh lận đó.
Điều lẽ ra nên làm và làm từ rất lâu, ít nhất khi vừa được Mỹ bỏ cấm
vận, làm bước đệm cho Việt Nam hội nhập thế giới, đó chính là "mã số cá
nhân" - tiền đề để mỗi người đều có (ít nhất) một tài khoản và mọi thứ
đều phải thanh toán qua ngân hàng. Đó là cách giải quyết khoa học, nhẹ
nhàng, hiệu quả nhất cho cả phía cho vay lẫn bên vay, trong việc mua bán
bất động sản. Người cộng sản đã không làm, do họ nhìn thấy trước "tai
họa" từ việc làm này mang tới.
Bây giờ, giới cầm quyền định kết hợp với Ngô Bảo Châu làm việc này [16],
có vẻ họ nói cho qua chuyện, bởi thật tâm làm, đó là "gót chân
achilles", nó sẵn sàng tố cáo toàn bộ gia sản cùng những phi vụ mờ ám
của tất cả những "con bạch tuộc" khổng lồ trong thế giới "mafia đỏ".
Người cộng sản phải chết. Do đó, quá khó để tin họ thật sự muốn quản lý
hiện đại, văn minh như các nước nhằm phục vụ tốt cho dân.
Tuy nhiên, không có nghĩa thế giới không biết tài sản của họ ở đâu và
bao nhiêu, bởi [17] "...Thụy Sĩ không còn là vùng đất hứa của những đồng
tiền bất chính đã làm thất vọng những nhà độc tài trên thế giới". Không
chỉ riêng Thụy Sĩ, đài BBC có bài "Miến Điện dân chủ hóa hay tự diễn
biến?" [18], trong đó cho hay, có một "danh sách đen" của các nhân vật
đầu sỏ Miến Điện lên tới hơn 900 người, mà tài sản của họ bị Hoa Kỳ và
Cộng đồng Âu Châu quyết định đóng băng tại hải ngoại, dựa theo tài liệu
công bố hồi tháng 11 năm 2007. Chỉ là chưa đến lúc tài sản chìm nổi các
"đại gia đỏ" Việt Nam bị phơi ra trước công luận. Trước sau gì cũng đến
ngày đó.
Kết
Gói 30.000 tỉ đồng đã bộc lộ tất cả những sai trái, duy ý chí, chống lại
quy luật kinh tế. Nhận lãnh thất bại, nhưng người cộng sản vẫn cực đoan
để đưa ra hàng loạt "giải pháp" rối rắm, nhiêu khê và lý thuyết suông.
Thậm chí, dù có tuân theo quy luật kinh tế khách quan, "gói giải cứu"
cũng quá ít ỏi và trễ tràng so với tình hình kinh tế bi đát cùng hiện
trạng bất động sản vô phương sống sót như người viết ví von qua hình ảnh
chú trăn tham lam đến chết nghẹn.
____________________________________
TIN THẾ GIỚI
Martin Patience
Phóng viên BBC tại Bắc Kinh
Cập nhật: 16:44 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Đối với bà Lưu Hoa, năm nay 50
tuổi, những cảnh kinh hoàng về trại lao cải vẫn còn rõ như mới. Trong
bảy năm qua, bà bị gửi tổng cộng ba lần tới các “trại lao động cải tạo”
do phản đối việc chính quyền cướp đất ở quê nhà, bà nói.
Nhưng trong lần gắng sức cuối cùng, bà Lưu đã làm một việc thực sự đặc biệt: bà viết nhật ký kể lại những trải nghiệm của mình.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong căn hộ nhỏ của mình ở Bắc Kinh, bà trải lên chiếc bàn trước mặt cho tôi xem mấy tấm vải trông như mảnh chăn vá. Nhưng nếu nhìn kỹ, những đoạn đã được may nối vào với nhau thực ra là các đoạn nhật ký viết trong hai năm.
Tập tài liệu đặc biệt này như một bảng điểm tên những người đối xử ngược đãi trong trại. Một đoạn nhật ký viết hôm 13/09/2011 về một phạm nhân bị lính gác tra tấn bằng dùi cui điện: “Toàn bộ mặt bà ấy tím bầm lên sau khi bị đánh.”
Bị đối xử như ‘súc vật’
Mỗi lần có phạm nhân được thả là bà lại nhờ họ mang các mẩu vải ra cho mình. Rồi bà Lưu thu thập lại khi được tự do và vá chúng lại với nhau.
Bà bị bắt khi đang đi trên phố ở Bắc Kinh năm
2010. Bà bị giam giữ do biểu tình phản đối chính quyền cướp đất – chẳng
có phiên tòa nào được mở ra, bà cũng bị luận phạm tội gì.
Trong thời gian cải tạo, bà Lưu nói bị lính gác
đánh đập, cũng giống như rất nhiều người trong số 400 phụ nữ trong trại.
“Chúng tôi bị đối xử như nô lệ,” bà nói, “nô lệ của đảng Cộng sản”.
Hồi đầu tháng 11 này, Bắc Kinh thông báo sẽ xóa
bỏ hệ thống trại lao động cải tạo, vốn bị ghét bỏ. Trong quá khứ,, các
tội phạm nhỏ và thường là các nhà bất đồng chính kiến hay những người đi
biểu tình, có thể bị giam giữ tới bốn năm mà không cần qua xét xử.
Sau những trải nghiệm đó, giờ bà Lưu vẫn đang cố
gắng quay trở lại cuộc sống bình thường, nhưng bà không thể quên được
những gì đã xảy ra.
“Họ đối xử với chúng tôi như súc vật,” bà nói.
“Chúng tôi chỉ muốn được đối xử như một công dân và có quyền như tất cả
mọi người.”
Tin hệ thống lao cải bị đóng cửa không mang lại
nhiều an ủi cho bà khi bà từng tự tử trong quá khứ vì tuyệt vọng. Và bà
Lưu vẫn tin rằng Đảng Cộng sản – dù là có trại hay không có trại – cũng
sẽ tìm cách bắt giam bà.
Bất ổn Thái Lan: Vì sao và như thế nào?
Jonathan Head
BBC News, Bangkok
Cập nhật: 12:52 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Trong vài tuần qua, một giai đoạn tương đối bình lặng trong chính trường Thái Lan đã tan vỡ.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã xuống đường ở
Bangkok giống như những phong trào phản kháng trước đây vốn đã dẫn tới
một cuộc đảo chính của phe quân đội, chiếm giữ sân bay quốc tế của phe
áo đỏ, hai thủ tướng phải từ chức theo lệnh của tòa án cũng như chiến
dịch của quân đội ở Bangkok khiến hơn 90 người chết hồi năm 2010.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong ba năm qua không ai muốn có thêm đối đầu.
Những cố gắng của phe hoàng gia cứng rắn nhằm
khơi dậy biểu tình chống chính quyền của em gái ông Thaksin, Thủ tướng
Yingluck Shinawatra, đã không mang lại kết quả.
Tất cả đã thay đổi trong tháng trước khi đảng
Pheu Thai của ông Thaksin bỗng nhiên mở rộng một đề nghị ân xá, vốn ban
đầu chỉ ảnh hưởng tới những thường dân tham gia biểu tình trong quá khứ,
thành việc xóa bỏ tất cả những vụ kết tội liên quan tới những xung đột
chính trị kể từ năm 2004 tới nay.
Dự luật có vẻ xóa bỏ không chỉ bản án lạm quyền
đối với ông Thaksin hồi năm 2008 mà còn gỡ trách nhiệm cho những người
ra lệnh xả súng vào những người ủng hộ ông vào năm 2010.
Ủy ban chống tham nhũng của Thái Lan cũng ước tính khoảng hơn 25.000 vụ tham nhũng có thể bị ảnh hưởng bởi đề nghị ân xá.
Chỉ có vài trăm vụ bị xử theo luật khi quân hà khắc là không thuộc diện được ân xá.
Điều quan trọng là dự luật có vẻ mở đường cho ông Thaksin trở về sau hơn năm năm sống lưu vong.
Khí thế
Những cuộc biểu tình lần này rất rộng khắp và đầy khí thế.Ngay cả một số người trong phong trào áo đỏ từng xuống đường ủng hộ ông Thaksin nay cũng biểu tình phản đối đạo luật.
"Đây không chỉ là chính trị đảng phái mà là sự
chống lại đạo luật đã khiến cả nước cùng phản đối" - đó là nhận định của
cựu bộ trưởng tài chính Korn Chatikavaij, người từ chức phó chủ tịch
Đảng Dân chủ để có thể tổ chức biểu tình.
Bỗng dưng những người của Đảng Dân chủ, vốn đã
không thể đánh bại đảng Pheu Thai trong bầu cử hay ở quốc hội, thấy mình
ở tuyến đầu của một phong trào phản kháng đang lan rộng nhằm hạ gục
chính quyền.
Làm sao một đảng chiếm đa số trong quốc hội và
đã rất tự tin đi theo nghị trình mị dân của họ từ khi lên cầm quyền lại
có thể mắc sai lầm đến thế.
Điều rõ ràng là ông Thaksin đã can thiệp vào dự luật.
Trong suốt nhiệm kỳ thủ tướng, bà Yingluck luôn
bị cáo buộc rằng bà chỉ là con rối và rằng tất cả các quyết định quan
trọng đều do ông anh đưa ra.
Những cáo buộc đó không phải khi nào cũng đúng
và cách cầm quyền mang tính hòa giải của bà khiến ngay cả các đối thủ
cũng khen ngợi.
Nhưng về dự luật ân xá, vấn đề cá nhân và hóc
búa nhất mà bà từng phải giải quyết, bà thủ tướng thậm chí cũng không
giả vờ ra quyết định.
Bà đã không có mặt tại hạ viện khi dự luật được thông qua và nói rằng đảng của bà chứ không phải bà muốn có dự luật này.
Trong khi đó ông Thaksin, hiện đang sống lưu
vong, đã trả lời phỏng vấn và cả quyết rằng việc ân xá diện rộng như vậy
là cách tốt nhất để tiến bước vì đạo luật sẽ cho đất nước cơ hội bắt
đầu lại từ đầu và xóa mọi xung đột xảy ra từ khi ông còn tại nhiệm.
Vấn đề cũ
Trên thực tế nó đã có hiệu quả ngược lại. Sự phân cực rõ rệt trong xã hội Thái lại một lần nữa được phơi bày.
Và thành phần rộng khắp của đợt chống đối dự
luật ân xá, cho dù chủ yếu chỉ ở Bangkok, có nhiều điểm giống như các
cuộc biểu tình hồi đầu năm 2006, vốn đã khiến Thủ tướng Thaksin lúc bấy
giờ phải kêu gọi bầu cử sớm và cuối cùng bị đảo chính hồi tháng Chín.
Khi đó ông đã tính toán sai lầm phản ứng của công chúng đối với vụ bán tập đoàn Shin Corp mà gia đình ông được lợi lớn.
Dường như lại một lần nữa ông đi quá đà.
Nhưng lần này tình hình cũng có những khác biệt quan trọng.
Đảng Pheu Thai đang cố gắng xây dựng quan hệ tốt với giới lãnh đạo cao cấp thân hoàng gia trong quân đội.
Một cuộc đảo chính khác có vẻ khó xảy ra.
Và cả phong trào áo vàng cứng rắn, thành tố quan trọng của bất kỳ phong trào xuống đường nào nhằm gây sức ép lên chính phủ, cũng không còn mạnh như xưa.
Như thế Đảng Dân chủ, vốn đang tăng thanh thế trong mấy tuần qua, lại phải vật lộn với vấn đề cũ: làm sao đánh bại ông Thaksin, cho dù ông ở trong hay ở ngoài Thái Lan, trong bầu cử.
Đây là vấn đề mà đảng lâu đời nhất ở Thái Lan vẫn chưa có giải pháp.
Đây là bản trích dịch bài báo của tác giả Jonathan Head, đăng lần đầu trên BBC News Online hôm 7/11. Dự luật ân xá sau đó bị Thượng viện Thái Lan bác bỏ, nhưng vẫn châm ngòi cho các cuộc biểu tình đang diễn ra.
B-52 Mỹ thách thức vùng phòng không TQ
Cập nhật: 23:43 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Trung Quốc lập vùng “nhận dạng phòng không” hôm thứ Bảy 23/11, nhấn mạnh rằng các máy bay đi vào vùng này phải tuân theo luật lệ, nếu không sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”.
Một phát ngôn viên của Ngũ giác Đài nói hai máy bay B-52 đã đi theo “thủ tục thông thường”.
Vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku là nguyên nhân gây tranh chấp ngày càng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật đã tuyên bố coi vùng phòng không của Trung Quốc là “không hề có giá trị”, và hai hãng hàng không lớn nhất nước này cũng thông báo sẽ chú ý tới yêu cầu của Tokyo không thi hành theo luật mới.
‘Thủ tục thông thường’
Vùng đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân gây căng thẳng
Nhật - Trung từ nhiều năm qua .Đại tá Steve Warren từ Ngũ giác Đài nói
Washington đã “cho thực hiện các hoạt động ở vùng đảo Senkaku”.
“Chúng tôi vẫn tuân theo các thủ tục thông thường, trong đó có việc không gửi hành trình bay, không liên lạc điện đàm trước và không đăng ký tần sóng của chúng tôi,” ông nói.
Cũng chưa thấy có phản ứng gì từ Trung Quốc, ông nói thêm.
Hai máy bay xuất phát từ đảo Guam hôm thứ Hai không mang theo vũ trang, là một phần của cuộc tập trận thường xuyên trong khu vực, theo quan chức Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ - hiện có khoảng 70.000 quân ở Nhật Bản và Nam Hàn - từng nói sẽ không tôn trọng các vùng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel gọi đây là “nỗ lực gây mất ổn định nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực”. Tòa Bạch ốc cũng cho đây là “hành động khiêu khích không cần thiết”.
Nhật Bản đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với hành động được coi là “leo thang” của Trung Quốc.
Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền với khu đảo, cho rằng hành động của Trung Quốc rất đáng tiếc và cam kết quân đội nước này sẽ áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia.
Hàng không Singapore và hãng Qantas của Úc đều nói rằng họ sẽ tuân theo luật mới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Úc đã cho triệu đại sứ Trung Quốc hôm thứ Ba 26/11 để bày tỏ phản đối về khu vực phòng không này.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói “thời điểm và cách hành xử” của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố trên là “không giúp ích gì cho những căng thẳng gần đây trong khu vực.”
Mỹ điều máy bay thách thức vùng phòng không Trung Quốc
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
26.11.2013
Giới chức Ngũ Giác Ðài hôm thứ Ba cho biết máy bay ném bom B-52 đã tham gia cuộc tập trận thường xuyên bên trên quần đảo tranh chấp hôm thứ Hai. Chưa có phản ứng tức thì từ phía Bắc Kinh.
Ðộng thái này theo sau những thông báo trước đó của Mỹ rằng máy bay quân sự của họ sẽ không xác định danh tính của mình theo các quy định mới của Trung Quốc.
Mỹ và Nhật Bản đã tuyên bố sẽ không công nhận vùng xác định phòng không mà trong đó Bắc Kinh muốn tất cả máy bay dân sự và quân sự phải xác định danh tính và chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm thứ Ba nói rằng Tokyo đang làm việc chặt chẽ với Washington và thực hiện mọi bước cần thiết để bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản.
Mặc dù giới chức Mỹ và Nhật lên án động thái của Trung Quốc là khiêu
khích, họ nhấn mạnh điều này sẽ không tác động đến cách thức hai nước
làm việc trong khu vực.
Nhưng những quy định mới đang ảnh hưởng đến các chuyến bay thương mại của Nhật Bản. Một số hãng hàng không Nhật Bản cho biết họ giờ sẽ thông báo cho Trung Quốc khi máy bay của họ vào khu vực mới.
Việc thành lập khu vực mới này là sự kiện mới nhất trong một loạt những động thái làm gia tăng căng thẳng quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Từ mấy tháng nay Trung Quốc đã gửi máy bay và tàu tuần tra thường xuyên tới gần quần đảo vốn do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế. Những hành động này làm dấy lên lo ngại vô tình xảy ra đụng độ.
Mỹ công nhận quyền kiểm soát Nhật Bản nhưng nói không có lập trường về chủ quyền "căn bản" của những đảo này. Tuy nhiên, Mỹ từng nói nhóm đảo nằm trong phạm vi hiệp ước phòng thủ chung mà theo đó Mỹ có bổn phận giúp đỡ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công.
Nhưng những quy định mới đang ảnh hưởng đến các chuyến bay thương mại của Nhật Bản. Một số hãng hàng không Nhật Bản cho biết họ giờ sẽ thông báo cho Trung Quốc khi máy bay của họ vào khu vực mới.
Việc thành lập khu vực mới này là sự kiện mới nhất trong một loạt những động thái làm gia tăng căng thẳng quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Từ mấy tháng nay Trung Quốc đã gửi máy bay và tàu tuần tra thường xuyên tới gần quần đảo vốn do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế. Những hành động này làm dấy lên lo ngại vô tình xảy ra đụng độ.
Mỹ công nhận quyền kiểm soát Nhật Bản nhưng nói không có lập trường về chủ quyền "căn bản" của những đảo này. Tuy nhiên, Mỹ từng nói nhóm đảo nằm trong phạm vi hiệp ước phòng thủ chung mà theo đó Mỹ có bổn phận giúp đỡ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công.
Trung Quốc ‘có âm mưu mới’ về biển Đông?
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
- Việt Nam đánh giá cao vai trò của Ấn Ðộ ở Biển Ðông
- Việt Nam ban hành nghị định xử phạt vi phạm trong vùng lãnh hải
- Ấn Độ: 'TQ không phải là trọng tài trong quan hệ Ấn-Việt'
- Hàng không mẫu hạm Mỹ tiếp sĩ quan TQ trong khi tuần tra Biển Đông
CỠ CHỮ
26.11.2013
Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc
xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn
trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra.
Dương Danh Dy
VOA: Thưa ông, báo chí Trung Quốc mới đây trích lời ông Doãn Trác, một thiếu tướng hải quân của Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh có kế hoạch lập vùng phòng không trên biển Đông. Ông nghĩ sao về tuyên bố này?
Ông Dương Danh Dy: Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về biển Đông. Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra. Cho nên tôi thấy chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm biển Đông của Trung Quốc thì bất biến.
VOA: Hôm nay, Trung Quốc đã đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới biển Đông để theo lời họ nói là để tiến hành nghiên cứu và diễn tập. Liệu hành động đó có phải là nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc ở biển Đông không?
Ông Dương Danh Dy: Nó vẫn nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Bây giờ theo tôi, sau một thời gian họ xoa rồi họ lùi thì giờ họ lại [thực hiện] một âm mưu mới ở biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Còn khi mà họ có các bước đi như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc muốn dần dần thực hiện sự hiện diện của họ tại biển Đông một ngày một mạnh lên. Họ muốn chứng tỏ rằng họ muốn bá chiếm biển Đông, chiếm 80% vùng biển Đông của họ, và muốn biến điều đó thành hiện thực. Chắc chắn là những âm mưu rồi những hành động này, hành động kia của Trung Quốc là nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc. Làm ở Hoa Đông rồi thì phải làm ở biển Đông thôi.
VOA: Trước các diễn biến dồn dập như vậy tại biển Đông, ông nhận định ra sao về tình hình tại vùng biển này trong thời gian tới?
Ông Dương Danh Dy: Tôi nghĩ rằng là Trung Quốc họ làm thế thôi, còn giờ nếu xảy ra xung đột, theo tôi nghĩ, có lẽ chưa phải lúc. Các nước trong khu vực rất cảnh giác, chăm chú theo dõi mọi động thái của Trung Quốc và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hiện nay chưa phải là lúc Trung Quốc dám gây ra những thay đổi lớn ở biển Đông. Nội bộ Trung Quốc nhiều chuyện lắm. Họ vừa họp Hội nghị Trung ương 3 xong nhưng mà qua hội nghị này ta cũng thấy là nhiều vấn đề lắm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường rồi bất mãn của dân chúng rồi vụ nổ ở Quảng trường Thiên An Môn hay Tân Cương vân vân. Cho nên là, tôi nghĩ rằng họ làm gì thì làm nhưng trong lúc này họ chưa thể gây chuyện lớn được.
VOA: Ông đánh giá ra sao về phản ứng của Việt Nam thời gian qua và ông nghĩ sao về hành động của Việt Nam trong thời gian sắp tới?
Ông Dương Danh Dy: Tôi thấy rằng thái độ của Việt Nam hiện nay như thế là đúng mức. Một mặt thì không muốn to tiếng, không muốn gây chuyện với Trung Quốc về vấn đề này để làm cho vấn đề nó trở nên sâu sắc và nghiêm trọng hơn. Một mặt thì Việt Nam vẫn lặng lẽ chuẩn bị và cảnh giác trước mọi hành động có thể có của Trung Quốc. Nếu mà đòi hỏi Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ như Nhật Bản và Philippines thì tôi nghĩ rằng là hơi khó. Nhật Bản và Philippines cách Trung Quốc vùng biển rất xa. Sau lưng Nhật Bản còn có Mỹ và sau lưng Philippines còn có Mỹ. Chứ còn Việt Nam có hơn một nghìn cây số trên đất liền với Trung Quốc. Tôi là người đã từng trải qua những cuộc đấu tranh với Trung Quốc trên biên giới trên bộ thì xin nói thật rằng làm láng giềng với anh láng giềng lớn này thì khó chịu và vất vả lắm.
Vùng phòng không TQ ‘là cuộc chơi dài’
Cập nhật: 11:40 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Việc Trung Quốc đưa ra “vùng
nhận dạng phòng không” tại Biển Hoa Đông để khẳng định tuyên bố về
chủ quyền trước Nhật Bản là một cuộc chơi dài hơi, theo giới quan sát.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã dùng từ “nguy
hiểm” để mô tả việc Trung Quốc thành lập “vùng nhận dạng phòng
không” trên vùng biển Hoa Đông.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Chính quyền Tổng thống Obama từng tuyên bố tự vệ cho Nhật tại quần đảo này.
Giới ngoại giao nước ngoài nói Trung Quốc đang đánh giá thấp cả năng lực hải quân Nhật lẫn cam kết hỗ trợ của Washington cho Tokyo.
Động thái của Trung Quốc đang gây phản ứng mạnh từ các nước láng giềng, kể cả Hoa Kỳ hiện đang đồn trú hơn 70.000 binh lính tại Nhật Bản và Nam Hàn.
Washington, với hàng trăm phi cơ quân sự đóng trong vùng, nói họ không có kế hoạch tuân thủ các qui định mà Bắc Kinh mới tuyên bố.
Cả Đài Loan và Nam Hàn là những nơi thân Hoa Kỳ đều bác bỏ bước đi này của Trung Quốc.
'Lợi ít hại nhiều'
"Gây căng thẳng cho quá nhiều láng giềng cùng lúc chẳng mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc"
Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược tại Washington, D.C.
“Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản chấm dứt toàn bộ các động thái phá hoại chủ quyền lãnh thổ cũng như những lời bình luận thiếu trách nhiệm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và gây ra căng thẳng trong khu vực,” ông Dương nói.
Nam Hàn đã phản đối Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không vì bao trùm cả một số khu bãi cạn mà Seoul kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Nam Hàn đã triệu tập tùy viên quân sự Trung Quốc ở Seoul tới và nói vùng này là không thể chấp nhận bởi được đơn phương vẽ ra.
Seoul nói sẽ không thông báo cho Trung Quốc về các phi cơ bay qua vùng này.
Về ngắn hạn, động thái này gây ảnh hưởng tiêu cực cho nỗ lực của Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng cấp vùng, Bonnie Glaser, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược tại Washington, D.C. cho biết.
“Gây căng thẳng cho quá nhiều láng giềng cùng lúc chẳng mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc,” bà Glaser nói.
Denny Roy, một chuyên gia an ninh tại Trung Tâm Đông Tây ở Hawaii, nói rằng Trung Quốc nhiều khả năng chọn giải pháp to tiếng trước.
“Trung Quốc nay có thể bắt đầu đếm và đưa tin về điều họ gọi là sự vi phạm của Nhật, và biện luận rằng phía Trung Quốc đã kiềm chế bằng việc họ gọi là không thực hiện quyền bắn hạ, sau đó biện luận tiếp là Trung Quốc không thể nhẫn nại mãi được,'' ông Roy nói.
Đồng chí Bala và các đảng cộng sản
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 15:06 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Mất ngày qua dư luận
Anh chú ý nhiều về vụ ‘Nô lệ Brixton’ đầy bí hiểm cho đến khi
cảnh sát xác định rằng ba người phụ nữ bị giam 30 năm trong
một căn nhà ở Nam London là nạn nhân của một cặp ‘đảng viên
cộng sản kiểu Mao’.
Nhiều tờ báo Anh chạy tựa nói ‘Hợp tác
xã Marxist-Leninist-Mao’ của ông Aravindan Balakrishnan (73 tuổi) và
vợ, bà Chanda (67 tuổi) đã giam các tín đồ của họ nhiều năm.Cả hai đã bị cảnh sát Anh bắt giam.
Số ba ‘nô lệ’ gồm một cụ bà gốc Malaysia 69 tuổi, một phụ nữ Irish 60 tuổi và người phụ nữ 30 tuổi có khả năng là con của bà 60 tuổi và ông Balakrishnan.
Độ tuổi đã cao của cả thủ phạm và lời xác nhận vụ án 'không mang tính tình dục' lại càng khiến câu chuyện trở nên ly kỳ cho đến khi nhà chức trách nói đây là một nhóm có tính ý thực hệ.
Các nạn nhân vừa tự nguyện đi theo 'đồng chí Bala' vừa bị tẩy não và chịu phục tùng trong ba mươi năm mà không bỏ trốn.
Đây cũng là dịp để chúng ta xem lại chuyện phái Maoist từng hoạt động ở Anh thế nào và các đảng phái cộng sản hoặc tự nhận là cộng sản hiện nay ra sao.
‘Không phải cộng sản’
Cảnh sát Anh đã xác nhận ông Balakrishnan và vợ từng hoạt động trong tổ chức cộng sản mang tên Trung tâm Tưởng niệm Mao Trạch Đông (Mao Zedong Memorial Centre), ở Acre Lane, Brixton, Nam London trong thập niên 1970.Trung tâm nay đã bị đóng cửa năm 1978 sau hai năm hoạt động.
Nhưng chủ nghĩa Mao có thực là đã tác động gì đến hoạt động của nhóm Balakrishan?
Về lý thuyết, lãnh tụ Mao Trạch Đông chỉ nêu ra chủ thuyết về sở hữu công, hợp tác hóa nông nghiệp nhằm hiện đại hóa cấp tốc nước Trung Quốc.
Các phái theo Mao ở nước ngoài lại không quan tâm nhiều đến vấn đề Trung Quốc (xóa phong kiến, chống đế quốc, chống xét lại...) mà chỉ thu nhận từ chủ thuyết này cách tổ chức chi bộ thành những đơn vị kiểm soát chặt cá nhân, đề cao lãnh tụ và tập thể.
Hiện các nhóm phiến quân Maoist còn mạnh
nhất vẫn là vùng tiểu lục địa Nam Á, nơi xuất thân của ông
Balakrishnan.
Giáo sư Vương Hiểu Bình từ Đại học
Manchester nói với BBC News rằng ở Trung Quốc, chủ nghĩa Mao là
“chủ nghĩa cộng sản truyền thống cộng thêm tầng lớp cầm quyền
độc đoán".
Còn trên thế giới như ̉ở Anh, Pháp vào hai
thập niên 1960 và 1970, phái Maoist muốn lập ra các cộng đồng
chung sống bình đẳng nhưng bị lãnh đạo kiểm soát độc đoán,
theo Giáo sư James Grayson từ Đại học Sheffield được BBC News
trích lời.Đài truyền hình Channel 4 ở Anh cũng đã phỏng vấn chính Tổng bí thư Đảng Cộng sản Anh Quốc, Robert Griffiths về chuyện này.
Ông Griffiths xác nhận rằng hai “đồng chí Bala” và “đồng chí Chanda” đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Anh từ lâu.
“Họ không có liên hệ gì với các hoạt động chính trị dòng chính của phái tả hay cộng sản ngay từ khi đó.”
Ông cũng nói nhóm “giam giữ nô lệ” nhân danh cộng sản ở Nam London vừa rồi “đáng được quan tâm về mặt tâm thần” nhiều hơn là về chính trị.
Nhưng cảnh sát Anh cũng không hề coi thường các hoạt động của nhóm này vì họ có liên hệ tới 13 địa chỉ khắp London.
Cùng lúc, tin từ Malaysia nói có một nhà hoạt động sinh viên tên là Hishamuddin Rais cho báo chí biết ông tin rằng bà cụ Malaysia được cứu ra khỏi căn nhà “Hợp tác xã Maoist” ở London có thể là Siti Aishah, một nhân vật từng hoạt động trong nhóm thiên tả Tân Thanh niên Malaysia.
Nếu đây là đúng thì người ta cũng sẽ tìm lại cả liên hệ giữa các phong trào phái tả từ Đông Nam Á và châu Âu một thời.
Một đồng nghiệp BBC từ vùng Nam Á cũng cho tôi hay Aravindan Balakrishnan là tên của người Tamil, và có thể nhân vật này đến từ tiểu bang Tamil Nadu của Ấn Độ nơi cho đến nay các đảng cộng sản vẫn hoạt động mạnh.
Chống toàn cầu hóa
"Họ không có liên hệ gì với các hoạt động chính trị dòng chính của phái tả hay cộng sản ngay từ khi đó"
Lãnh đạo Đảng CS Anh nói về nhóm Balakrishnan
Lừng lẫy nhất châu Âu là Đảng Cộng sản Pháp, ra đời năm 1920 với ông Hồ Chí Minh là thành viên sáng lập, nay chỉ còn 10 dân biểu Quốc hội sau cuộc bầu cử 2012.
Vào lúc đỉnh cao, Đảng có tới 180 dân
biểu và tham gia liên minh cầm quyền ở Pháp cả cấp trung ương
và địa phương.
Nhưng vào tháng 2/2013 vừa qua, đảng này cũng đã tuyên bố bỏ biểu tượng búa liềm.
Trên thực tế Đảng Cộng sản Pháp không chỉ
suy giảm từ sau khi Liên Xô sụp đổ, mà còn bị chính Tổng thống
Francois Mitterrand của Đảng Xã hội (anh em) kết liễu vì các mâu
thuẫn đường lối liên minh.
Ở Anh, chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ
mạnh như ở Pháp hay Ý và hoạt động của Đảng Cộng sản Anh Quốc
(CPGB) cũng yếu hẳn đi sau khi Liên Xô tan rã.
BBC News năm ngoái có bài mô tả những
khoản tiền cuối cùng của CPGB và cho hay trụ sở cũ của họ nay
là văn phòng của ngân hàng HSBC tại khu Covent Garden, London.
Hoạt động nhiều nhất có lẽ vẫn là các đảng cộng sản hoặc Marxist ở Nam Âu.
Phản ứng dữ dội trước kế hoạch thắt lưng
buộc bụng quốc tế áp đặt lên Hy Lạp khiến Đảng Cộng sản
xuống đường liên tục nhưng cũng gây ra phản ứng từ phe cực hữu.
Vụ xô xát mới nhất giữa hai phái này hồi tháng 9 ở Athens đã làm một số người thiệt mạng.
Nhưng ngay cả ở Bồ Đào Nha, Đảng Cộng sản cũng không tự cầm quyền được mà phải vào Liên minh Dân chủ Thống nhất (CDU) với Đảng Xanh và một số tổ chức nhỏ hơn.
Liên minh này được 552,506 phiếu, bằng
11.06% số phiếu bầu vào cuối tháng 9 trên cả nước và nắm cả
thẩy 213 ghế hội đồng địa phương và làm chủ 34 thành phố, thị
trấn ở quốc gia trên 10 triệu dân.
Xứng nhận cộng sản?
Khác với các đảng cộng sản Trung Quốc,
Việt Nam luôn cần quan hệ tốt với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
và Ngân hàng Thế giới (WB), các đảng cộng sản châu Âu vẫn tiếp
tục lên án những tổ chức này, coi chúng là “phương tiện” của
chủ nghĩa tư bản – đế quốc.
Tiếp nối truyền thống Cách mạng Cẩm
chướng 1974, vừa rồi, tổng bí thư Jeronimo de Sousa vẫn kêu gọi
15 nghìn đảng viên trung kiên chống Ngân hàng Trung ương châu Âu mà
ông gọi là “một chế độ độc tài mềm, làm suy sụp đất nước
Bồ Đào Nha”.
Đa số bài Mỹ, các đảng cộng sản châu Âu
cũng vừa nêu ra sáng kiến vận động công nhân, nông dân ở các
nước thuộc nhóm Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi)
cùng nhóm Alba (Nam Mỹ) để chống lại chủ nghĩa tư bản toàn
cầu.
Câu hỏi là chính quyền các nước như Nga và Trung Quốc có để cho họ vào vận động ‘chống đế quốc’ hay không?
Nhìn sang châu Á, Trung Quốc đã từ lâu không quan tâm đến chủ nghĩa cộng sản châu Âu.
Việt Nam dù làm đối tác chiến lược với
nhóm ‘trùm tư bản’ như Hoa Kỳ, Anh, Pháp nhưng vẫn cử đại biểu
dự hội nghị phong trào cộng sản quốc tế đều, ở Hy Lạp năm
2011 và Nga năm 2012.
Tuy thế, chuyện này chẳng phải là vấn đề
gì với châu Âu vì các đảng cộng sản, Marxist hay Maoist trên
thực tế ở đây thường chỉ đông các thành viên cao niên hoặc thu
hút một số nhỏ thanh niên cấp tiến.
Ngay ra cái tên ‘phong trào cộng sản quốc
tế’ cũng chỉ còn là hình thức và nền kinh tế cộng sản không
hấp dẫn được ai.Khi giới tư bản bực bội với Hy Lạp hồi 2011, trên tạp chí Bấm Forbes - mà ấn bản tiếng Việt cũng vừa có - có buông lời bình nổi tiếng, 'Give Greece What It Deserves: Communism'.
Tạm dịch là 'Hãy để Hy Lạp nhận chủ nghĩa cộng sản cho biết thân'.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 289
THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN TRONG TỤC NGỮ,VÀ CA DAO= BIỂN ĐÔNG
NGUYỄN THIÊN THỤ * THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN TRONG TỤC NGỮ,VÀ CA DAO
THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN TRONG TỤC NGỮ,VÀ CA DAO
Xem tục ngữ và ca dao, chúng ta thấy đó là một kho tàng rất phong phú của văn chương Việt Nam. Đi sâu vào nội dung, chúng ta thấy rõ sự thống nhất trong tâm tình và tư tưởng dân tộc, nhưng bên cạnh cũng có nhiều mâu thuẫn. Mục đích của chúng tôi trong bài này là trình bày vài nét về sự thống nhất và mâu thuẫn này, và giải thích lý do cấu tạo các xu hướng đó.
Vũ trụ là thống nhất và hòa hợp. Tùy theo quan điểm mà ta cho là thống
nhất hay mâu thuẫn. Thí dụ ngày và đêm, ngắn và dài, giàu và nghèo là
những cặp mâu thuuẫn nhưng với cái nhìn của Phật giáo và của Đạo đức
Kinh, tất cả chỉ là các mặt khác nhau của một thực tại. Nam và nữ, nóng
và lạnh là sự hòa hợp cần thiết của vũ trụ và loài người. Tuy nhiên,
không thời đại nào , xã hội nào lại không có mâu thuẫn. Xã hội nào cũng
có nhiều giai cấp, nhiều mâu thuẫn. Nhất là trong xã hội tự do tư
tưởng, bao nhiêu cái đầu là có bấy nhiêu ý kiến khác nhau, thành thử tư
tưởng, tình cảm khác nhau là việc đương nhiên. Xã hội thời trước không
hề cấm văn chương, cấm ngôn luận và cấm hội họp. Trai gái có thể gặp gỡ
trong lao động hay trọng lễ hội. Xã hội ta rất phóng khoáng và nhân đạo.
Vua chúa Việt Nam không bao giờ đốt sách, chôn sống học trò, bỏ tù
hàng triệu người, và bắt toàn dân làm nô lệ trong các công trường và
nông trường.
I. BÌNH DÂN VÀ BÁC HỌC
Một số nhà nghiên cứu văn học, tách bạch rõ ràng hai loại văn học là
văn chương bình dân và văn chương bác học. Văn chương bác học do các nhà
khoa bảng sáng tạo, còn văn chương bình dân được truyền bá trong lũy
tre xanh. Do đó, khi viết về ca dao, tục ngữ, những vị đó kết luận rằng
ca dao tục ngữ là tác phẩm của quần chúng nhân dân, của những tác giả vô
danh ở nơi ruộng đồng và sông núi. Dương Quảng Hàm cho rằng tục ngữ, ca
dao không có nguồn gốc rõ rệt. Ca dao cũng như tục ngữ, không biết tác
giả là ai; chắc là lúc ban đầu cũng do một người vì có cảm xúc mà làm
nên, rồi người sau nhớ lấy mà truyền tụng mãi đến bây giờ.
Từ khi phong trào bình dân nổi lên, một số văn gia, học giả theo
phe Bình Dân hay phe cộng sản, cho rằng văn chương truyền khẩu là do
quần chúng lao động sáng tác.Nhận định đó không chính xác lắm bởi vì tục
ngữ, ca dao là công trình sáng tác của nhân dân, mà trong nhân dân có
nhiều hạng người, có trí thức, có bình dân, có hạng khoa bảng, có kẻ hàn
nho. Thí dụ câu hò trên sông Hương được dân chúng truyền tụng là của
Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961):
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng trên sông
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non
Và câu " Thương người như thể thương thân" là của Nguyễn Trãi.
Thực tế, trong cuộc hò hát đối đáp giữa trai gái, phần lớn là nông dân,
nhưng họ có một tâm hồn thi sĩ và có tài sáng tạo thi ca. Ở thôn quê
thuở trước, có nhiều người không học lại có tài làm thơ. Nhưng trong đám
thanh niên trai trẻ, cũng có những nho sinh, hay ông tú, cậu chiêu.
Ngoài ra, hai phe nam nữ còn có những vị quân sư giúp họ những khi khó
khăn. Những vị quân sư này, cố vấn này phần lớn là thi sĩ, nho sĩ. .
Chẳng hạn, có những câu ca rất hóc búa, người bình thường khó mà trả
lời, phải là những tay nho học đọc thông hiểu rộng mới giải đáp được:
-Mấy lời hỏi thử học trò,Ai dàn quân Bái Thượng, ai chèo đó Ô giang?
-Vua Nghiêu có chín con trai,
Đan Chu là một, tám người nữa ai?
Ngày xưa, phụ nữ không đến trường, nhưng có khá nhiều phụ nữ giỏi Hán và
nôm như Đoàn thị Điểm, Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan. . . Như vậy,
xét về nhân sự, các nam nữ hát trống quân, quan họ, hát huê tình là một
tập hợp nhân dân, không phân biệt giàu nghèo, nông dân hay nho sĩ.
Xét nghệ thuật , chúng ta khó biết câu nào là của người bình dân, câu nào là của nho sĩ. Có những câu giản dị:
Mẹ ơi chớ đánh con đau,Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Ru em, em thét cho muồi,
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Tuy nhiên, trong ca dao có những câu nhiều điển tích, ta có thể đoán định các tác giả là nho sĩ:
-Mừng nay mưa nắng thuận trời,
Trị vì Ngu Hạ dân đời Thương Chu.
Nơi nơi kích nhưỡng ca cù,
Khắp trong vũ điện Thang Chu thuận hòa.
Đâu đâu già trẻ gần xa,
Người người kính chúc thiên gia vững vàng.
Ai ai trung hiếu lưỡng toàn,
Năm năm mừng được phong niên thái bình.
-Nay mừng tứ hải đồng xuân,
Tam dương khai thái muôn dân hòa bình.
Sĩ thời chăm việc học hành,
Một mai khoa bảng để giành công danh.
Công thời phượng các long đình,
Đủ nghề Sư Khoáng, rứt nghề công thâu.
Nông thời cuốc bẫm cày sâu,
Thu hòa, hạ mạch phong thu có ngày.
Thương thời buôn bán liền tay,
Rứt tài Tử Cống ai tày cho đang!
Nhìn chung, ca dao, tục ngữ là tác phẩm của nhân dân qua các thời đại,
là một công trình tập thể của các tầng lớp nhân dân, gồm sĩ nông, công
thương, nam nữ, và Bắc Nam, Trung, tất cả cùng hòa điệu, tạo thành một
sức sống của dân tộc Việt Nam.
II. TRÍ THỨC VÀ NÔNG DÂN
Nước nào cũng có những nông dân lo việc trồng trọt, chăn nuôi, và
các trí thức lo việc giáo dục, và hành chánh. Đây là hai hạng người cần
thiết trong mọi xã hội. Chúng ta không biết từ xưa, người Việt có chữ
viết riêng hay không, nhưng từ khi Triệu Đà chiếm nước ta và xưng độc
lập, có lẽ từ lúc này chúng ta đã học chữ Hán. Nhưng phải từ đời Lý, kẻ
sĩ mới được triều đình tôn trọng. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa
thi Tam trường để chọn những người minh kinh bác học. Đến đời Trần, các
vị vua là Phật tử nhưng có đầu óc cởi mở, đã chú trọng Nho học, dùng
Nho học là phương cách phát triển văn hóa giáo dục. Từ đó, Nho học được
tôn trọng, và nho sĩ trở thành những nhân vật quan trọng.
Trạng nguyên thi có câu:Vạn ban giai hạ phẩm,
Duy hữu độc thư cao.
( Vạn ban đều thấp kém,
Chỉ có kẻ đọc sách là cao quý nhất ).
Nguyễn Công Trứ đã nói lên vai trò của kẻ sĩ trong xã hội ngày trước:
Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên.
Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
Từ Chu Hán, sĩ này là quý. . .
Sự thật thì không có sự ngăn cách giữa kẻ sĩ và nông dân. Nông dân nuôi
con ăn học, con thi đỗ, làm quan. Như vậy, nông dân là cha, kẻ sĩ là
con. Trí thức vốn xuất thân từ nông dân, từ hàng lao động. Ngay cả hàng
vua chúa, đại thần, tướng quân cũng xuất thân từ hàng lao động mà ra,
thành thử trong xã hội Việt Nam không có đối lập giữa các giai cấp. Nho
sĩ là những người con ưu tú của nhân dân. Các bậc cha mẹ, các cô thôn nữ
đã yêu mến các nho sĩ, vì nho sĩ là tương lai dân tộc, là rường cột
nước nhà:
-Chẳng tham ruộng cả, ao sâu,Tham vì anh tú rậm râu mà hiền.
Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.
-Chẳng tham vựa lúa anh đầy,
Tham năm ba chữ cho tày thế gian.
-Đêm nằm thử nghĩ mà coi,
Lấy chồng hay chữ như soi gương vàng.
-Đôi bên bác mẹ thì già,
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông.
Mùa hè cho chí mùa đông,
Mùa nào, thức ấy cho chồng ra đi.
Hết gạo thiếp lại gánh đi,
Hỏi thăm chàng học ở thì nơi nao?
Hỏi thăm đến ngõ thì vào,
Tay đặït gánh xuống, miệng chào thưa anh. . .
Tuy nhiên trong nhân dân cũng có những kẻ chống đối, chỉ trích nho sĩ. Họ là những kẻ “trọng nông”:
Nhất sĩ nhì nông,
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhỉ sĩ.
Họ chỉ trích nho sĩ là những kẻ ăn bám xã hội, là hạng người vô ích:
Ai ơi chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
Ngày thì cắp sách đi rong,
Tối về lại giữ đèn chong một mình.
Ngày xưa thi cử khó khăn, rất it người thi đỗ, làm quan. Một số thất bại trên đường cử nghiệp, cam phận hàn nho, suốt đời khốn khó.Những nông dân, nhất là những phú hộ có nhà cửa, ruộng vườn và tiền bạc thì đâm ra khinh nho sĩ là những kẻ nghèo hèn trong xã hội:
-Ra đường ông tú, ông chiêu,
Về nhà móntg tay mỏ sẻ cậy niêu đã mòn.
-Số thầy là số lôi thôi,
Quanh năm chỉ những chùi nồi cả năm.
-Thầy đồ mà chẳng ăn khoai,
Đến khi luộc chín còn hai củ hà.
-Quân tử là quân tử tàu,
Aên cơm thì ít, ăn rau thì nhiều.
-Quan văn mất một đồng tiền,
Xem bằng quan võ mất quyền quận công.
-Ra đường võng giá nghêng ngang,
Về nhà hỏi vợ cám rang đâu mày?
Cám rang tôi để cối xay,
Hễ chó ăn mất thì mày với ông!
Cái đau khổ của nho sĩ, bi kịch của nho sĩ là phải giữ cái bề ngoài lịch sự tao nhã nhưng thực tế thì ăn mặc đều thiếu thốn. Còn nông dân, và dân buôn thúng bán mẹt y phục giản dị nhưng no cơm ấm áo:
-Quần hồ, áo cánh mà chi,
Quần hồ, áo cánh, có khi ăn mày
-Quần dài thời ăn mắm thối,
Quần đầu gối thì ăn mắm thơm.
Trong xã hội xưa, đa số dân chúng tôn trọng kẻ sĩ nhưng một số khinh
kẻ sĩ là nghèo đói, túng thiếu. Đó là một sự thực. Và đó cũng là quan
điểm thực dụng, hoặc quan điểm trọng kim tiền. Thực ra nông dân và nho
sĩ có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều sống trên đồng ruộng, và cả
hai đều sống nhờ vào canh tác. Nho sĩ bận học nhưng vợ con canh tác hoặc
ruộng đất cho nông dân làm rẽ. Cha nho sĩ là nông dân, anh em nho sĩ
cũng là nông dân, mẹ và em gái là những người ươm tơ dệt vải hoặc tiểu
thương buôn bán ngoài chợ. Tất cả đều chung một ngưồn gốc, không có việc
phân chia đẳng cấp như một số nhà văn, nhà chính trị thiển cận và quá
khích đã thêu dệt.
Cả hai đều nghèo, không ai khinh ai. Chỉ có bọn trọc phú, trung nông hoặc phú nông, ngoài canh tác còn buôn bán, cho vay nặng lãi để làm giàu là khinh bỉ nho sĩ nghèo. Đó cũng là mâu thuẫn giữa hai phái kim tiền và đạo đức. Chính một số kẻ sĩ đã chỉ trích bọn hào phú thôn quê “vi phú bất nhân, vi nhân bất phú”. Do đó mà có mâu thuẫn giữa nho sĩ và bọn trọc phú chứ không phải là mâu thuẫn giữa nông dân và nho sĩ. Nho sĩ bao giờ cũng trọng nghề nông vì quốc gia ta dĩ nông vi bản. Nho sĩ bao giờ cũng mong muốn đất nước no ấm, giàu mạnh, trong đó điều quan trọng là mưa thuận gió hòa, và được mùa:
Cả hai đều nghèo, không ai khinh ai. Chỉ có bọn trọc phú, trung nông hoặc phú nông, ngoài canh tác còn buôn bán, cho vay nặng lãi để làm giàu là khinh bỉ nho sĩ nghèo. Đó cũng là mâu thuẫn giữa hai phái kim tiền và đạo đức. Chính một số kẻ sĩ đã chỉ trích bọn hào phú thôn quê “vi phú bất nhân, vi nhân bất phú”. Do đó mà có mâu thuẫn giữa nho sĩ và bọn trọc phú chứ không phải là mâu thuẫn giữa nông dân và nho sĩ. Nho sĩ bao giờ cũng trọng nghề nông vì quốc gia ta dĩ nông vi bản. Nho sĩ bao giờ cũng mong muốn đất nước no ấm, giàu mạnh, trong đó điều quan trọng là mưa thuận gió hòa, và được mùa:
Nay mừng những kẻ nông phu,
Cầu cho hòa cốc phong thu bình thời.
Vốn xưa nông ở bậc hai,
Thuận hòa mưa gió, nông thời lên trên.
Quý hồ nhiều lúa là tiên,
Rõ ràng phú túc, bình yên cả nhà.
Bốn mùa xuân hạ thu qua,
Muốn cho tiền lúa đầy nhà hán sương.
Bước sang hạ giá thu tàng,
Thu thu tiễn hoạch, giàu ngang Thạch Sùng.
Quý nhân cùng kẻ anh hùng,
Rắp toan muốn hỏi nhà nông ê hề.
Thực thà chân chỉ thú quê,
Chuyên nghề nông nghiệp là nghề vinh quang.
Gặp thời là được thọ khang,
Tam đa, ngụ phúc rõ ràng trời cho.
Nhà nho cũng đã có nhiều người giúp ích cho nông dân như Nguyễn Công Trứ khai khẩn đất hoang vùng Kim Sơn, Tiền Hải (Bắc Việt ), và Nguyễn Thông lo việc doanh điền và định cư cho nhân dân miền Nam tại Bình Thuận khi Pháp chiếm miền Nam.
III. LAO ĐỘNG VÀ HƯỞNG NHÀN
Một số người Việt Nam chủ trương sống là lao động, là tranh đấu:
Tay làm hàm nhai,
Tay quai, miệng trễ.
Đây là điều tất yếu. Nước Việt Nam nghèo khổ, đa số sống về nông nghiệp.
Mùa màng thường bị thiên tai, lại nữa, đất nước thường bị chiến tranh,
sống chết, tai họa, nghèo đói là chuyện xảy ra thường xuyên. Vì vậy,
muốn tồn tại, con người phải lao động, phải tranh đấu. Không thể bỏ phí
thời giờ cũng như bỏ hoang ruộng đồng:
Ai hay ngủ ngày, chỉ được nửa gang.
-Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu!
Mặt khác, nhân sinh quan đã tạo ra một lối sống. Trong khi một số tin tưởng vào số mệnh, một số tin vào ý chí con người, và cũng có người tin tưởng cả hai:
-Trời nào có phụ ai đâu,
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
-Có chí làm quan, có gan làm giàu.
-Đại phú do thiên, tiểu phú do cần.
Trái lại, trong xã hội Việt Nam có một số người chủ trương sống nhàn hạ, và vui chơi. Nếu vì mưu sinh, con người cũng nên làm vừa phải, không nên lao động quá mức:
Một mình ăn hết bao nhiêu,
Mò cua bắt ốc cho rêu bám đùi!
Đi xa hơn, họ theo khuynh hướng dục lạc và hưởng thụ khác với chủ trương khắc kỷ:
-Chơi hoa cho biết mùi hoa,
Hoa lê thì trắng, hoa cà thì xanh.
-Chơi xuân kẻo hết xuân đi,
Cái già sồng sộc nó thì theo sau.
-Một năm là mấy tháng xuân,
Ăn chơi cho thỏa phong trần ai ơi!
-Ai ơi, chơi lấy kẻo chầy,
Xem hoa bốn mắt, đi giầy ba chân.
Khuynh hướng sau này thể hiện rõ rệt trong văn chương triều Nguyễn, nhất là trong những bài hát nói:
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy,
Nếu không chơi thiệt ấy ai bù?
(Nguyễn Công Trứ )
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
( Cao Bá Quát)
Tuy nhiên hai khuynh hướng này ở một số người là không đối nghịch. Hai khuynh hướng này hòa hợp nhau. Làm việc mệt nhọc thì nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi xong thì lại tiếp tục công việc. Các nho sĩ sau khi thi đỗ, làm quan thì có quyền lui về ẩn dật như nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ:
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo,
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu !
Nho sĩ lúc chưa gặp thời cũng có thể ngao du sơn thủy:
Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất,
Tiêu dao nơi hàn cốc, thanh sơn.
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đòn,
Đồ thích chí chất đầy trong một túi.. .
Không cần phải chờ lúc hưu trí, con người cũng có thể tìm vui sau giờ làm việc. Người nông dân Việt Nam quanh năm cực nhọc, nhưng họ có thể nghỉ ngơi sau vụ mùa, trong dịp tết hay trong những ngày lễ hội:
-Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè. . .
-Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Khuynh hướng hưởng thụ và lao động đều hiện hữu ở các xã hội. Cổ nhân ta nhìn thấy mối tương quan chặt chẽ giữa vật chất và tinh thần. Nghèo khổ thì sống khiêm cung, có tiền có bạc thì sinh ăn chơi:
-Phú quý sinh lễ nghĩa.
-Nhàn cư vi bất thiện.
-No cơm, ấm cật, dâm dật mọi nơi.
Đầu óc tả tơi, mọi nơi chẳng dật.
-No cơm, ấm cật, dâm dật mọi nơi.
Quần áo tả tơi, mọi nơi chẳng dật.
Người giàu hưởng thụ đã đành, người nghèo cũng ăn chơi.
Mẹ già hết gạo treo niêu,
Anh còn áo trắng, khăn điều vắt vai.
Thằng chồng em nó chẳng ra gì,
Tổ tôm, sóc đĩa nó thì chơi hoang
Nói ra xấu thiếp hỗ chàng,
Nó giận ,nó phá, tan hoang cửa nhà.
Nói đây thời có chị em nhà,
Còn năm ba thúng thóc với một và cân bông.
Em bán đi trả nợ cho chồng,
Còn ăn, hết nhịn hả lòng chồng con . . .
Ca dao và tục ngữ đã phản chiếu rất thực về cuộc sống Việt Nam. Trong khi đa số sống cần kiệm và lao động hết mình, một số lại ca tụng nhàn lạc. Đó cũng là nét chung của nhân loại.Nhưng nghỉ ngơi và làm việc cũng không là mâu thuẫn mà chúng lại hòa hợp nhau, bổ túc cho nhau trong cuộc đời.
IV. ĐẠO ĐỨC VÀ PHÓNG TÚNG
Dân Việt Nam theo đạo đức cổ truyền, người phụ nữ bao giờ cũng gìn vàng giữ ngọc như lời khuyên của Nguyễn Đình Chiểu:
Trai thì trung hiếu làm đầu,
Gái thì tiết hạnh là câu trau mình.
Vì giáo dục gia đình và xã hội, người phụ nữ Việt Nam sống đời tiết hạnh chứ không theo dục tính như xã hội Tây phương. Trong cuộc sống, người phụ nữ phải thận trọng khi giao tiếp với nam giới:
Sáng ngày em đi hái dâu,
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.
Hai anh đứng dậy hỏi han,
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu?
-Thưa rằng ;Tôi đi hái dâu,
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.
-Thưa rằng: Bác mẹ tôi răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Chúng ta khó nói rằng Nho giáo cấm hay cho phép nam nữ yêu đương. Nhưng
chuyện trai gái yêu đương trở thành một thông lệ trong mọi xã hội. Gặp
gỡ, hẹn hò, thương nhớ đã có từ lâu trong Kinh Thi Trung Hoa. Nhưng xã
hội ta, cha mẹ quyết định việc hôn nhân và con cái không có quyền tự do
luyến ái. Tuy nhiên, một số cha mẹ cho phép trai gái tìm hiểu nhau, và
phong tục cũng chấp nhận việc này, cụ thể như việc hát quan họ, hát huê
tình ở thôn quê ngày xưa là những dịp để trai gái trong làng gặp gỡ
nhau. Kim Trọng yêu Thúy Kiều, Nguyệt Nga yêu Lục Vân Tiên, và xa nữa xã
hội không thiếu truyện tình Trương Chi- My nương, và Tiên Dung - Chử
Đồng Tử. Phần nhiều là lén lút hẹn hò, gặp gỡ nhưng người phụ nữ bao giờ
cũng là người anh dũng tử thủ bảo vệ thành trì:
Yêu nhau hót cổ, choàng lưng,Việc ấy xin đừng để có mẹ cha!
Một đôi khi người phụ nữ chủ động chào hỏi người con trai, nhưng đó là đùa vui hoặïc cũng là bản tính vui vẻ, tự nhiên của người phụ nữ nông thôn:
-Hỡi anh đi đường cái quan,
Dừng chân đứng lại cho tôi than đôi lời!
-Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn,
Cho em về với một đoàn cho vui.
-Ai về Cầu Ngói Dạ Lê,
Cho em về với thăm quê bên chàng!
Đa số phụ nữ theo Nho giáo giữ đạo tam tòng tứ đức.Việc ly hôn là điều ít xảy ra trong xã hội xưa. Hạnh phúc của người phụ nữ là ở chồng con. Người phụ nữ bao giờ cũng giữ nhân nghĩa, chung thủy:
-Chồng ta áo rách ta thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
-Ghe bầu trở lái về đông,
Làm thân con gái thờ chồng nuôi con.
Vì hạnh phúc gia đình, vì chồng con, người phụ nữ Việt Nam đã hy sinh rất nhiều:
Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.
-Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay.
-Vì chàng thiếp phải mò cua,
Những như thân thiếp thì mua mấy đồng.
-Vì chàng thiếp phải mua mâm,
Những như thân thiếp bốc ngầm cũng xong. . .
Tuy nhiên xã hội nào cũng có một vài phụ nữ lẳng lơ. Một số người vì hoàn cảnh, một số người là bệnh kinh niên, trở thành bản tính, bản năng:
-Chỉ đâu mà buộc ngang trời,
Thuốc đâu mà chữa con ngưòi lẳng lơ!
-Gái đâu có gái lạ đời,
Chỉ còn có một ông trời không chim!
-Anh đánh thì tôi chịu đòn,
Tính tôi hoa nguyệt mười con chẳng chừa!
Trương Tửu đã cho rằng người phụ nữ sống theo tình cảm và bàn năng hơn là sống theo luân lý và pháp luật của nhà nho.
Người cộng sản chủ trương chống Nho giáo và quân chủ cho nên tìm
cách bôi xấu Nho giáo. Sự dâm dục là bản năng chứ không phải là mục đích
chống Nho giáo. Trộm cướp, giết người, tham ô là do thiếu đạo đức, là
không giữ được thiện tâm chứ không phải có mục đích chống Nho giáo.Thực
ra không phải ai cũng theo Nho giáo, Phật giáo và Lão Trang. Một số dân
trên sơn cước hay vùng hẻo lánh sống theo khuôn mẫu của họ. Một số đọc
tứ thư, ngũ kinh, đeo tượng Phật nhưng không có lễ nghĩa và từ tâm. Họ
không chống Nho, Lão, Phật, họ sống theo bản năng. Dẫu sao, đa số nhân
dân Việt Nam đã theo Nho giáo, đã có một trình độ văn hóa và đạo đức.
Nho giáo không chôn sống học trò, đốt sách, giết hàng triệu người và bỏ
tù hàng triệu người. Nho giáo xây dựng xã hội, làm đẹp cho nhân loại chứ
không giết hại nhân loại.
Trương Tửu đã viết về phụ nữ Việt Nam nhưng ông đã sai lầm coi như đa số sống theo bản năng. Ông quan niệm như vậy là do ba lý do:
-Ông theo quan điểm của Freud
-Ông theo Marx và muốn tỏ rõ rắng phu nữ Việt Nam đã theo chủ nghĩa duy vật.
-Ông không hiểu hoặc cố ý bóp méo ý nghĩa của các câu ca dao. Thí dụ câu:
Không chồng mà chửa mới ngoan,
Có chồng mà chửa thế gian sự thường.
Câu trên có ý khôi hài chứ không phải khuyên phụ nữ sống theo bản năng, hay có mục đích chống Nho giáo và phụ quyền.
Ngân Bình
Biển bước vào nhà tôi khi ngoài trời đang đổ mưa tầm tã. Khuôn mặt phờ phạc với hai con mắt lờ đờ đỏ hoe chứng tỏ Biển đã trải qua một đêm thức trắng với tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Biết thế nhưng tôi vẫn hỏi:
- Ủa! Trời mưa rầm rầm mà cậu qua nhà tôi giờ này chi vậy? Có chuyện gì cấp bách lắm sao?
- Dạ… Chị… chị… làm ơn…
Giọng nói ngượng ngùng, đứt quãng của Biển khiến tôi muốn bật cười nhưng cố làm tỉnh.
- Muốn gì thì nói đại đi.
- Chị làm ơn… đừng… đừng nói với vợ em.
Tôi chồm tới, nhìn thẳng vào mặt Biển, lạnh lùng:
- Cậu biết tính tôi rồi mà. Thấy gì nói nấy. Luôn luôn tôn trọng sự thật. Không thêm, không bớt nửa lời. Và quan trọng hơn hết là không thích giữ riêng cho mình một điều bí mật nào.
Hất cao mặt, tôi dài giọng:
- Trời ơi! Thấy mà không nói, giữ trong lòng hoài có ngày sinh bệnh chết. Câu nói đó là của bác sĩ chứ không phải của tôi đâu nha!
Biển gãi đầu, nhăn nhó thảm não:
- Dạ em biết… nhưng mà… chị làm ơn giúp em một lần… Xin chị đừng nói lại với vợ em.
- Ủa! Cậu cũng biết sợ vợ hả?
Tiếng cười tôi bật ra như tiếng mở nút chai rượu champage. Chát chúa. Khô khan.
- Hứ! Sợ vợ mà còn bày đặt léng phéng.
Biển quỳ phục xuống cạnh sofa, nơi tôi đang ngồi tréo ngoảy. Nhìn đôi mắt van nài như long lanh những ngấn nước, không đành hành hạ Biển thêm, tôi dịu giọng chất vấn:
- Nói cho tôi nghe, cậu bắt đầu có bồ từ lúc nào?
Khuôn mặt sượng trân của Biển cho tôi biết Biển rất khổ sở, ngượng ngùng trong lời thú nhận.
- Dạ! Hơn một năm rồi…
- Hơn một năm?
Tôi trợn mắt nhắc lại.
- Hai người gặp nhau ở đâu? Và cậu đến với con nhỏ đó lúc nào.
Biển ngồi bệt xuống đất, tay xoa xoa đầu gối:
- Dạ.. là bạn học của em từ năm lớp tám. Ra trường, mỗi đứa đi một nơi. Năm ngoái, tình cờ gặp lại ở nhà người bạn cũ. Emily đang thất nghiệp nên nhờ em chở đi xin job.
- Nó chưa có chồng hả?
- Dạ có, nhưng ly dị rồi.
- Có con không?
- Dạ có… đứa con gái hai tuổi. Anh chồng không trả tiền “child support”, Emily không đủ tiền nuôi con, rất khổ. Tội nghiệp lắm.
- Thấy tội nghiệp nên cậu ra tay, làm anh hùng cứu mỹ nhân. Tôi hỏi thiệt, nó “cua” cậu hay cậu “cua” nó?
Biển im lặng. Tôi đoan chắc:
- Vậy là cậu “cua” nó phải không?
- Dạ không phải!
- Vậy thì nó “cua” cậu? Điều này cho tôi biết cậu và Đông Hà sống với nhau không có hạnh phúc!
Biển nhổm người lên, hốt hoảng đính chính:
- Dạ không phải. Vợ chồng em rất hạnh phúc. Em rất thương yêu Đông Hà.
Tôi nghiêng đầu, cắn môi suy nghĩ:
- Thường, đàn ông ngoại tình là vì họ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Vì khi có hạnh phúc thì người ta không cần phải ngoại tình. Cậu đang dối tôi phải không?
- Dạ! Em không dám. Thật ra… chỉ là… một phút yếu lòng. Em biết mình sai, muốn chấm dứt… nhưng… không ngờ…
Tôi nhìn trân trân cái miệng ấp a, ấp úng của Biển mà nghe tim mình nhoi nhói:
- Đừng nói với tôi là cậu có con với cô ta nha!
- D…ạ… em lỡ…
Nhìn thái độ của Biển tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Giơ hai tay lên trời, tôi nói như hét:
- Vậy thì cậu hãy xách gói ra khỏi nhà trước khi Đông Hà biết chuyện này. Cậu biết tính vợ cậu rồi mà. Chẳng bao giờ nó tha thứ cho cậu đâu.
Tôi giận dữ đứng lên, một tay chống nạnh, một tay chỉ ra cửa:
- Cậu nói yêu vợ mà lại làm chuyện tày trời. Tôi thật không hiểu đàn ông mấy người, sao lại có thể tồi tệ, hư đốn đến như thế. Cậu về đi, đừng lãi nhãi nữa, tôi mà nổi nóng nhấc điện thoại lên là xem như tối hôm nay cậu ra công viên mà ngủ. Về đi! Mau lên!
Đứng trong cửa sổ, nhìn dáng Biển thất thểu với từng bước chân chậm chạp không hồn dưới cơn mưa chưa ngớt hột mà lòng tôi xốn xang. Nghĩ đến Đông Hà, tôi thấp thỏm lo âu “Làm sao để cứu vợ chồng nó khỏi cảnh đổ vỡ đây?”.
* * *
- Ủa! Emily, em cũng đi đám cưới hả? Có ông xã em đi không?Tôi vội vàng quay lại nhìn. Đây là cô gái được xếp cùng bàn với tôi. Và đây cũng là người cặp kè với Biển trong nhà hàng mà tôi bắt gặp từ tuần trước. Thảo nào, lúc ngồi vào bàn, tôi bắt gặp nét quen quen trên khuôn mặt xinh đẹp được trang điểm rất cẩn thận của cô gái đang ngồi đối diện – khác xa hôm đi với Biển chỉ quần jeanS, áo sơ mi trắng – nhưng nghĩ mãi không nhớ đã gặp ở đâu.
Khi cô gái bước ra khỏi phòng vệ sinh, hai người phụ nữ xếp hàng trước mặt tôi châu đầu to nhỏ với nhau, nhưng cũng đủ cho tôi đang đứng sau lưng họ nghe rõ từng câu một.
- Con nhỏ này lần trước bị đánh ghen ở chợ Việt Nam đó phải không? Tưởng đâu hai vợ chồng nó thôi nhau rồi chứ. Bộ chồng nó không biết sao?
- Chuyện ầm ỹ vậy ai mà không biết? Nhưng có nhầm nhò gì với thằng đó.
- Trời! Từ trước đến giờ mới thấy một người chồng không biết ghen.
- Ghen gì? Chính nó xúi vợ đi cặp với nhiều người để đem tiền về cho nó đánh bài. Tội nghiệp con nhỏ. Phải còng lưng làm việc để kiếm tiền cung phụng thằng chồng vô trách nhiệm. Đã không được cám ơn còn bị hành hạ tơi tả. Vậy mà không chịu dứt, cứ chui đầu vào sống cho thêm khổ, lại vừa mới sinh thêm một đứa con trai nữa, giống thằng cha nó in hệt.
Trở ra phòng tiệc, tôi mở ví lấy điện thoại đon đả xin chụp ảnh với những người ngồi cùng bàn để làm kỷ niệm. Đặc biệt là khi chụp chung với vợ chồng Emily, tôi lại còn đạo diễn cho anh chồng đứng phía sau ôm vai vợ thật âu yếm. Qua vài ba câu xã giao, tôi nhận thấy Emily có giọng nói thật mềm mại, ngọt ngào, và hớp hồn người đối diện hơn hết là đôi mắt nâu thật lẵng. Chồng Emily, một người đàn ông lặng lẽ, kém xã giao, với khuôn mặt xanh xao, thất sắc như không còn sinh khí. Ngược với những cặp vợ chồng khác, suốt bữa tiệc Emily vui vẻ tiếp cho chồng từng món ăn mà chẳng thấy anh chàng đáp lại lời cám ơn dù chỉ bằng một nụ cười.
Nhớ lại những điều vừa nghe về hoàn cảnh của Emily, tôi không nén được tiếng thở dài. Nhưng, cho dù thương cảm thế mấy tôi vẫn không quên chuyện cô ta đang xen chân vào hạnh phúc của Đông Hà. Những lời đối thoại của hai người phụ nữ trong phòng vệ sinh gieo trong lòng tôi một sự nghi ngờ. Hình như có uẩn khúc mờ ám nào đó trong liên hệ tình cảm giữa người phụ nữ xinh đẹp đã có chồng này và Biển.
Về đến nhà gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn nôn nóng ngồi vào bàn, mở máy, mày mò với những tấm ảnh vừa mới chụp. Vào “photoshop” tôi cắt riêng hình của chồng Emily ra, đồng thời loại bỏ cả tôi để trong tấm ảnh chỉ còn vợ chồng cô ta. Tôi đang làm một việc phải làm để mở cái gút thắt quá tải của Biển và cứu vớt hạnh phúc gia đình của Đông Hà thoát khỏi nguy cơ tan vỡ. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của tôi.
Nếu như ngày đó tôi đừng rù rì vào tai Đông Hà hằng ngày câu ca tụng Biển “một người đàn ông có nhân cách, đàng hoàng, đạo đức như Biển không phải dễ tìm đâu em” thì chắc gì Đông Hà nhận lời cầu hôn của Biển – người đã kiên nhẫn theo đuổi Đông Hà suốt ba năm, dù trong khoảng thời gian đằng đẵng này cô không mở một lối hy vọng nào cho Biển. Thấy Biển hiền lành, đứng đắn lại rất thông minh, tài giỏi trong lãnh vực nghề nghiệp, tôi cố gắng vun bồi tình cảm của hai người. Thương Đông Hà mồ côi mẹ, lại không có một người thân nào bên cạnh, nên tôi muốn tìm cho Đông Hà một nơi nương tựa vững chắc, dù biết Đông Hà không có ý định lập gia đình, vì “nhìn thấy mẹ đau đớn, khổ sầu, sống mà như chết kể từ ngày ba bỏ mẹ con em chạy theo người đàn bà khác, em rất oán hận ba và không tin vào lòng chung thủy của đàn ông”.
Với ý nghĩ đó, nếu biết mình bị phản bội, chắc chắn phản ứng của Đông Hà sẽ rất mạnh mẽ và quyết liệt.
* * *
- Con trai của cậu được mấy tháng rồi?- Dạ!… sáu tháng.
- Bữa trước cậu nói, bắt đầu gặp lại người bạn gái cũ hồi năm ngoái vào dịp họp bạn cũ vào tháng… tháng mấy, tôi quên rồi.
- Dạ tháng tư.
- Vậy cậu làm thử bài toán xem. Tháng ba năm trước đến tháng tư năm nay, tổng cộng là mười ba tháng. Như vậy đúng ra con cậu chỉ có bốn tháng thôi, chứ đâu đã sáu tháng. Cô ta sinh sớm hai tháng à?
Biển nhìn tôi rồi nhìn vào khoảng không với nét đăm chiêu. Lôi từ trong ví ra tấm ảnh, đưa cho Biển, tôi hỏi:
- Cậu nhìn xem người đàn ông này có quen không?
Biển nhìn vào ảnh rất lâu, đôi mày nhíu lại như cố nhớ một điều gì. Tôi thúc giục:
- Cậu đã gặp người này lần nào chưa?
- Hình như chưa, nhưng khuôn mặt có nét quen quen. Ai vậy chị?
Tôi mỉm cười, đưa tấm ảnh khác cho Biển. Vừa nhìn thấy, như giẫm phải đống lửa, Biển bật dậy, miệng mấp máy nói không ra lời, khuôn mặt tái xanh , bàng hoàng.
- Bây giờ cậu có nhận ra thằng con của cậu giống người đàn ông trong bức ảnh này không? Vợ chồng người ta đầm ấm như vậy mà cậu dám nói với tôi là cô ta đã ly dị chồng. Tôi hỏi thật, cậu đã đưa cho cô ấy bao nhiêu tiền?
Màu xanh trên làn da của Biển đã chuyển sang tím ngắt trước sự thật phũ phàng vừa được phơi bày. Tôi nở một nụ cười đắc ý.
- Chắc không bao giờ cậu ngờ rằng, mình đã bị lừa một cách tàn nhẫn như thế phải không? Thứ nhất, cô ta không hề ly dị mà vẫn sống với chồng. Thứ hai, đứa con trai đó không phải của cậu, bằng chứng là cô ta gặp cậu chỉ có bảy tháng sau là sinh con, mà đứa con lại giống anh chồng của cô không sai một nét.
Cậu đưa tiền cho cô ta để nuôi dưỡng đứa con mà cậu nghĩ là của cậu, nhưng thật ra số tiền đó chồng cô ta dùng để đánh bạc. Cậu nói thật cho tôi biết, trong thời gian qua, có khi nào cô ta áp lực cậu phải đưa nhiều tiền hơn số tiền cậu vẫn đưa hằng tháng không?
Biển đưa tay chậm những giọt mồ hôi ướt đẫm vầng trán cao. Giọng nói như lạc đi:
- Emily thường hăm dọa, nếu em không đưa tiền, cô ấy sẽ tìm gặp vợ em và nói hết sự thật.
- Với số tiền thất thoát hằng tháng như thế Đông Hà không nghi ngờ gì à?
- Đông Hà không bao giờ quan tâm đến tiền bạc, tất cả giao hết cho em.
Tôi gằn giọng:
- Có khi nào cậu cảm thấy xấu hổ vì đã lợi dụng lòng tin của vợ để làm chuyện xằng bậy không?
Biển úp mặt trong hai bàn tay, im lặng.
- Thật ra, tôi không có quyền và cũng không muốn xen vào chuyện gia đình của cậu. Nhưng vì ngày xưa chính tôi là người dẫn Đông Hà đến, đặt tay nó vào trong tay cậu và Đông Hà đã tin tưởng mà giao phó cả cuộc đời của nó cho cậu. Cậu cũng đã từng hứa với tôi sẽ mang hạnh phúc đến cho người con gái cậu hết lòng yêu thương. Nhưng bây giờ, điều gì sẽ xảy ra nếu như Đông Hà biết được người chồng nó hoàn toàn tin cậy đã hành động chẳng khác gì người cha mà nó đã từng đánh mất lòng kính trọng và oán hận suốt đời?
Nhìn nét mặt đau đớn, thẫn thờ của Biển tôi hiểu được nỗi ray rứt, ân hận trong lòng Biển, nhưng giả vờ đặt câu hỏi ngược:
- Có lẽ cậu đang hối tiếc vì bị mất đi một người tình xinh như mộng, phải không?
- Không! Em giận mình sao quá ngu si, nhưng đồng thời cũng cảm thấy vui mừng vì thoát được tai kiếp.
- Vậy thì bây giờ cậu hãy tìm Emily, đưa tấm ảnh này cho cô ta. Cậu không cần nói ắt cô ta cũng hiểu mưu mô của mình đã bị vạch trần. Nhưng phần cậu, cậu tính sao với Đông Hà? Đừng nghĩ rằng Đông Hà không biết gì có nghĩa là cậu không có lỗi với vợ.
- Dạ em biết tội của em rất lớn. Em cũng biết Đông Hà sẽ không bao giờ tha thứ cho em. Xin chị hứa với em…
Tôi ngắt lời:
- Tôi không hứa, vì tôi chỉ mới tạm bỏ qua chứ chưa tha cho cậu. Tôi sẽ máng vào cổ cậu một bản án treo, vì biết đâu cậu vẫn còn mê mẫn người đàn bà đó và có ngày sẽ lò dò trở lại.
Biển mím chặt môi, lời nói thoát ra một cách cương quyết:
- Không bao giờ. Em không bao giờ ngu dại một lần nữa để đánh mất hạnh phúc mình đang có. Chị tin em đi.
- Tin hay không thì bản án treo vẫn còn nơi cổ cậu. Cậu mà còn tiếp tục léng phéng thì án treo sẽ trở thành án tử.
Ra khỏi nhà hàng, trước khi chia tay, tôi ân cần vỗ nhẹ lên bờ vai của Biển:
- Nếu cậu thật tâm muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình thì tôi xin tặng cậu hai câu rất hay mà tôi đã đọc được từ một trang sách “Có những vết cắt, dù đã lành nhưng vẫn để lại sẹo. Có những ký ức, dù đã xóa mờ nhưng vẫn mãi là nỗi đau”. Đối với Đông Hà, điều quan trọng nhất trong đời sống vợ chồng là lòng chung thủy. Cậu hãy nhớ điều đó.
Biển nhìn tôi bằng đôi mắt biết ơn rồi thoăn thoắt đi về phía tiệm hoa phía bên kia đường. Tôi hình dung ra khuôn mặt rạng rỡ của Đông Hà khi nhận từ tay chồng những đóa hồng rực rỡ đang ngào ngạt tỏa hương. Cầu xin cho cô em hiền lành này mãi mãi được bình an dẫu trong cuộc đời đôi khi có lăn tăn vài đợt sóng nhỏ.
Ngân Bình
Máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng "phòng không " của Trung Quốc - Creative Commons / US Air Force
« Quân đội Trung Quốc đã theo dõi toàn bộ quá trình bay (của hai chiếc
B-52), đã thực hiện trong một thời hạn hợp lý việc nhận dạng và xác định
rõ đó là loại máy bay Mỹ nào ». Trên đây là nội dung thông cáo vào hôm
nay, 27/11/2013, của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, liên quan đến sự kiện hai
pháo đài bay B-52 của Mỹ đã đột nhập mà không hề báo trước vào vùng
phòng không mà Bắc Kinh vừa thành lập bao trùm không phận quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Phản ứng này được coi là một lời thừa nhận sự bất lực của Bắc
Kinh trong việc buộc nước khác công nhận hành vi đơn phương mở rộng khu
vực vùng gọi là « nhận dạng và phòng không » của Trung Quốc nhằm áp đặt
chủ quyền của họ trên một vùng cho đến nay vẫn được coi là không phận
quốc tế.
Các nhà phân tích ghi nhận hai yếu tố trong phản ứng ngắn gọn ban đầu
của Bắc Kinh trước hành động rõ ràng là thách thức Washington : Thông
cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc rất thận trọng, tránh đổ lỗi cho Mỹ,
đồng thời tìm cách vớt vát thể diện cho Bắc Kinh khi khẳng định rằng : «
Trung Quốc có khả năng thực hiện việc kiểm soát hiệu quả không phận của
mình ».
Theo giới quan sát, dù không nói ra, nhưng khi quyết định cử hai
chiếc B-52 thâm nhập vào vùng phòng không mà Trung Quốc đơn phương quy
định trên Biển Hoa Đông, Mỹ đã muốn truyền đạt thông điệp ngầm rằng
Washington hoàn toàn không có ý định để cho Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt
tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi Hoa Kỳ đang muốn tăng cường ảnh
hưởng.
Phi vụ không báo trước của hai chiếc B-52 vào hôm qua đã công khai đi ngược lại các đòi hỏi quan trọng nhất của Trung Quốc khi thiết lập vùng phòng không mở rộng trên Biển Hoa Đông. Đó là mọi phi cơ bay qua khu vực này phải nộp trước kế hoạch bay, tự động báo cáo danh tính, duy trì liên lạc vô tuyến và làm theo hướng dẫn của chính quyền Trung Quốc. Nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc có quyền can thiệp.
Vấn đề đặt ra là quy định vùng phòng không mở rộng là một chuyện, nhưng có phương tiện để buộc nước khác tôn trọng vùng đó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Cần phải có đến nào là phi cơ radar, nào là máy bay chiến đấu có khả năng phản ứng nhanh chóng và bay trên một hành trình dài để ngăn chặn bất kỳ kẻ xâm nhập nào, hay để buộc đối tượng thay đổi đường bay và áp tải phi cơ lạ ra khỏi vùng phòng không. Thông thường, các biện pháp cưỡng chế như trên – mà tột cùng là việc bắn hạ phi cơ lạ - chỉ áp dụng trên không phận của nước có liên quan.
Sự kiện hai chiếc B-52 của Mỹ thâm nhập vùng phòng không do Trung
Quốc áp đặt trên Biển Hoa Đông mà không hề gặp phản ứng có thể được hiểu
là vì Bắc Kinh tránh gây sự cố, hoặc là vì quân đội Trung Quốc chưa có
khả năng để buộc các nước tôn trọng vùng phòng không của mình.
Trong cả hai trường hợp, câu hỏi đặt ra là phải chăng Bắc Kinh đã xem
thường phản ứng của Mỹ, và của cộng đồng quốc tế khi tự động mở rộng
vùng phòng không ra ngoài Biển Hoa Đông. Dẫu sao thì trong vụ này, Trung
Quốc tự nhiên biến thành kẻ sinh sự, bị Hoa Kỳ tố cáo là đã mưu toan «
đơn phương thay đổi nguyên trạng tại vùng Biển Hoa Đông ».
tags: Biển Hoa Đông - Châu Á - Hoa Kỳ - Nhật Bản - Quốc tế - Trung Quốc
Nhật sẽ không tuân thủ quy định vùng phòng không của Trung Quốc
Phi trường Haneda tại Tokyo : Các hãng hàng không Nhật không tuân thủ quy định về vùng phòng không của Trung Quốc - REUTERS
Một ngày sau khi có ý định chấp nhận quy
định về vùng phòng không của Trung Quốc, hôm nay 27/11/2013, các hãng
hàng không Nhật Bản thông báo sẽ không cung cấp hành trình bay cho phía
Trung Quốc khi bay qua « vùng phòng không » mới do Bắc Kinh vừa thiết
lập trên bầu trời biển Hoa Đông. Trong khi đó cũng có tin nói Tokyo dự
tính cũng mở rộng vùng phòng không của mình để đáp trả.
Hôm qua, các hãng hàng không lớn của Nhật Bản như Japan
Airlines (JAL), All Nippon Airways (ANA) ban đầu cho biết sẽ tuân thủ
quy định về vùng phòng không của Trung Quốc, nhưng ngay sau đó chính phủ
Nhật đã lưu ý các hãng hàng không này nên thay đổi ý định.
Hôm nay, phát ngôn viên của Japan Airlines thông tin cho AFP biết : «
Sau tuyên bố của chính phủ nói rằng các hãng hàng không tư nhân không
nên tuân thủ sự chỉ đạo của Bắc Kinh, chúng tôi đã quyết định không chấp
nhận những đòi hỏi đó ».
Đại diện hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản này cũng nói, từ đêm qua
hãng đã từ chối cung cấp lịch trình bay cho Trung Quốc. All Nippon
Airways cũng hành động tương tự như vậy. Hiệp hội hàng không Nhật cũng
cho biết đã nhận được cam kết từ phía Trung Quốc là các chuyến bay
thương mại sẽ không bị cản trở gì nếu tuân thủ quy định về vùng phòng
không mới được lập hôm 23/11/2013.
Về phần Hoa Kỳ, ngay đêm qua, đã đưa hai máy bay ném bom B52 bay vào vùng phòng không mới của Bắc Kinh mà không cung cấp lịch bay cho Trung Quốc. Bắc Kinh quả quyết đã giám sát liên tục hành trình bay của 2 chiếc B52 nói trên.
Hôm nay, tờ báo Nhật Yomiuri Shimbun đưa tin nhưng không dẫn nguồn cụ thể nói rằng, chính phủ Nhật dự tính cũng sẽ cho mở rộng vùng phòng không của mình trên Thái Bình Dương.
Nhật báo này cũng cho biết bộ Quốc phòng Nhật đang cân nhắc khả năng
triển khai thêm các chiến đấu cơ trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy
nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật cho biết Tokyo chưa thấy cần
thiết phải mở rộng vùng phòng không trong tình hình hiện nay.
Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung
quanh vùng phòng không mới này, hôm qua, Liên hiệp quốc đã gợi ý hai
nước nên đàm phán để tìm giải pháp cho các tranh chấp lãnh thổ.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131127-nhat-se-khong-tuan-thu-quy-dinh-vung-phong-khong-cua-trung-quocBắc Kinh bị chế nhạo về vụ B-52 thâm nhập vùng phòng không
Nhìn về phía Trung Quốc, Bắc Kinh không che giấu nỗi bực tức trước việc 2 chiếc B-52 của Mỹ phớt lờ đòi hỏi của Trung Quốc để bay vào vùng phòng không mở rộng trên biển Hoa Đông, và được Washington giải thích là một hoạt động huấn luyện bình thường.
Nếu Bộ Quốc phòng Trung Quốc phản ứng một cách rất dè dặt, thì
cư dân mạng Trung Quốc lại không ngần ngại chế nhạo chính quyền. Thông
tín viên RFI Stéphane Lagarde nhận định từ Bắc Kinh :
« Hai chiếc máy bay B-52 của Mỹ vào hôm nay đã được một số cư dân
mạng so sánh với « các con ngỗng trời », tức là loài chim mà người ta
nhìn bay qua mà không có phản ứng gì.
Như trong tất cả những vấn đề liên can đến lòng tự ái dân tộc,
thì dư luận Trung Quốc thường chia rẽ giữa một bên là những người nghĩ
là Trung Quốc chưa bảo vệ đúng đắn quyền lợi của mình, và bên kia những
người cho là Trung Quốc đã đi quá trớn.
Quan điểm thứ hai này, đã được một người ký tên là
Xiaosizaijiang, bộc lộ trên mạng Vi bác như sau khi nói về sự kiện vùng
nhận dạng và phòng không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập đã làm
Washington và Tokyo nổi giận : « Chúng ta đã làm những chuyện ngoài khả
năng của mình và bây giờ phải chịu hậu quả. Chúng ta đang đối mặt với
thách thức, và ai cũng đợi xem Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ tấn công máy
bay Mỹ bằng cái miệng của mình như thế nào ».
Các nhà quan sát còn ghi nhận là việc hai chiếc B-52 bay qua
'‘vùng nhận dạng và phòng không’' ngoài Biển Hoa Đông còn trùng hợp với
sự kiện chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc khởi hành đi
xuống vùng biển phía Nam, và sẽ đi qua các vùng đảo tranh chấp.
Hành động thách thức của Hoa Kỳ diễn ra sau khi Bắc Kinh yêu cầu Mỹ đứng ngoài tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Báo chí Trung Quốc, trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung
Quốc hôm thứ 3, khẳng định là vùng nhận dạng và phòng không mới này
không ảnh hưởng đến những chuyên bay bình thường, nhưng đối với những
chuyến bay có ý đồ xấu hay khiêu khích, thì tất cả các nước đều phải có
phản ứng’. Thế nhưng trước mắt, thì phản ứng chưa thấy. »
Đếm tiền tại một ngân hàng ở Hà Nội.
Reuters
Theo các con số chính thức, nợ công của Việt Nam hiện nay chiếm
khoảng 55,4% tổng sản phẩm nội địa (GDP) nghĩa là còn trong ngưỡng an
toàn. Tuy nhiên hiện nay ngay báo chí nhà nước cũng đã đặt dấu hỏi về
con số này, và đưa ra tỉ lệ nợ công lên đến 95% GDP.
Trong khi đó, vừa rồi Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho nâng trần bội chi ngân sách lên 5,3% và phát hành thêm 170.000 tỉ đồng trái phiếu. Theo tính toán của một tờ báo trong nước, cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ một tỉ đô la.
Trong khi đó, vừa rồi Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho nâng trần bội chi ngân sách lên 5,3% và phát hành thêm 170.000 tỉ đồng trái phiếu. Theo tính toán của một tờ báo trong nước, cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ một tỉ đô la.
Phải chăng ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt, và hậu quả sẽ như
thế nào khi nợ nần tứ phía, tham nhũng lan tràn ? Trong tạp chí kinh tế
hôm nay, RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với tiến sĩ kinh tế Phạm
Chí Dũng ở Việt Nam.
RFI : Như anh đã biết, nợ của
Việt Nam nếu tính cả những doanh nghiệp mà chủ yếu là của nhà nước thì
lên tới 95% GDP, có nghĩa là vượt ngưỡng an toàn mà ngưỡng này được xem
là 60%. Anh nhận xét tình hình này như thế nào ?
TS Phạm Chí Dũng : Tôi xin nói trước
về vấn đề ngưỡng an toàn so với GDP của Việt Nam. Hiện nay theo một số
quan chức Việt Nam thì ngưỡng an toàn nằm ở mức 70% chứ không phải 60%.
Trong khi đó theo ngưỡng an toàn tiêu chuẩn quốc tế về nợ công trên GDP,
thì nợ công là 65%. Nhưng thật ra hiện nay đang có mâu thuẫn rất lớn về
đánh giá giữa hai luồng quan điểm, khác nhau hoàn toàn về vấn đề nợ
công trên GDP.
Luồng quan điểm thứ nhất thuộc về chính phủ Việt Nam với màu sắc luôn
luôn tô hồng, theo như các báo cáo của chính phủ. Đó là tỉ lệ nợ công
trên GDP hiện nay chỉ chiếm 55,4%, mà nếu vay nợ thêm thì tỉ lệ nợ công
trên GDP cũng chỉ khoảng 60% tức là vẫn còn an toàn, dưới mức 70% cho
phép.
Trong khi đó theo một quan điểm độc lập khác thì tỉ lệ nợ công quốc
gia trên GDP Việt Nam hiện nay tới 95%. Đánh giá này được nêu ra tại
Diễn đàn kinh tế mùa xuân tại Nha Trang vào tháng 4/2013. Một số chuyên
gia phản biện độc lập - tôi nhớ là ở Ba Lan, và kể cả ông Trần Đình
Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã rất bức bối, và lần đầu tiên
nêu ra tỉ lệ nợ công hiện nay lên tới 95% GDP. Với điều kiện tính luôn
cả nợ và nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước – hiện nay lên tới 1,3
triệu tỉ đồng Việt Nam, tức là khoảng 65 tỉ đô la - lại không được tính
vào nợ công quốc gia của Việt Nam.
Nghịch lý là như vậy. Mà khi không tính vào thì tất nhiên tỉ lệ nợ
công/GDP của Việt Nam chỉ có 55,4% thôi. Nhưng nếu tính tất cả nợ công
của kinh tế nhà nước thì tỉ lệ đó phải lên tới ít nhất 95% GDP. Còn theo đánh giá của một chuyên gia quốc tế nữa thì tỉ lệ nợ
công/GDP không phải là 95% nữa mà là 106%. Đó là một con số khủng khiếp,
và điều đó nhắc chúng ta nhớ lại tỉ lệ nợ công/GDP của Philippines
trước đây.
Nợ công của Philippines vào thời Tổng thống Marcos – được coi là một trong những đời tổng thống tham nhũng nhất của Philippines – lúc đó là 120%, tương đương 120 tỉ đô la, và toàn bộ GDP hàng năm của Việt Nam hiện nay.
Nợ công của Philippines vào thời Tổng thống Marcos – được coi là một trong những đời tổng thống tham nhũng nhất của Philippines – lúc đó là 120%, tương đương 120 tỉ đô la, và toàn bộ GDP hàng năm của Việt Nam hiện nay.
Và nếu như mâu thuẫn ở Việt Nam không thể giải quyết được thì người
ta đành phải chấp nhận là có một sự chênh biệt tới 50%, giữa báo cáo
chính phủ với những đánh giá phản biện về thực tế, hiện tồn ở Việt Nam
hiện nay.
Do đó cần phải xem lại rất kỹ, rất sâu về nguyên nhân gây ra ung họa ở đâu. Chính là do các tập đoàn nhà nước, chẳng hạn như Vinashin, Vinalines…Mà bản thân những tập đoàn như Vinashin thì chúng ta đã biết họ nợ ít nhất là 84.000 tỉ đồng Việt Nam, tương đương 4 đến 5 tỉ đô la, tức khoảng 6% GDP của Việt Nam.
\
Do đó cần phải xem lại rất kỹ, rất sâu về nguyên nhân gây ra ung họa ở đâu. Chính là do các tập đoàn nhà nước, chẳng hạn như Vinashin, Vinalines…Mà bản thân những tập đoàn như Vinashin thì chúng ta đã biết họ nợ ít nhất là 84.000 tỉ đồng Việt Nam, tương đương 4 đến 5 tỉ đô la, tức khoảng 6% GDP của Việt Nam.
\
Đó chỉ mới là một tập đoàn. Còn nhiều tập đoàn khác - chẳng hạn đã
xuất hiện những cái tên như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam, kể cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam nữa. Tập đoàn này cho
tới nay trở thành quán quân về nợ ngân hàng, với tổng số 118.000 tỉ
đồng, là tập đoàn nhà nước được các ngân hàng ưu ái vô cùng, thuộc loại
được ưu ái nhất Việt Nam.
RFI : Thưa anh, trong tình hình
nợ công đã cao như vậy mà còn phải gánh thêm những món nợ - dù Nhà nước
không bảo lãnh. Theo luật quản lý nợ công thì những khoản nợ này không
được tính vào nợ công quốc gia, nhưng nếu chính phủ phát hành trái phiếu
thì cũng là một cách làm tăng nợ lên ?
Thực chất việc phát hành trái phiếu chỉ là dùng giấy để mua nợ chứ
không phải là dùng tiền thật mua nợ. Cho nên đó là một thủ pháp mà tục
ngữ Việt Nam gọi là « đánh bùn sang ao », mà thực tế không giải quyết
bất kỳ vấn đề nào, một nội dung nào về vấn đề nợ xấu. Có nghĩa là nợ xấu
vẫn y nguyên ! Vậy thì phát hành trái phiếu là cho ai ?
Có hai kênh để phát hành trái phiếu. Một là kênh phát hành nội địa
cho dân chúng, cho các doanh nghiệp, ngân hàng. Thứ hai là kênh phát
hành quốc tế. Chẳng hạn trường hợp tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin,
chính phủ đã có quyết định cho tập đoàn này phát hành 600 triệu đô la
trái phiếu quốc tế. Như vậy là cũng dùng giấy để giải quyết nợ. Nhưng vấn đề còn lại là
có bán được trái phiếu hay không. Tôi không cho là có nhiều hy vọng lắm
về việc doanh nghiệp và các tập đoàn nước ngoài kỳ vọng vào việc
Vinashin có thể phục hồi một cách vững chắc, để họ có thể mua trái phiếu
quốc tế của Vinashin.
Điều đó cho thấy kênh phát hành trong nước hiện nay cũng đang bế tắc,
vì gần như tiền không vào lưu thông và tình trạng găm giữ tiền trong
dân chúng rất phổ biến, thị trường bất động sản đóng băng. Đó là một
minh chứng cực kỳ điển hình. Cho nên việc phát hành trái phiếu nội địa
có nhiều khả năng không thành công, các ngân hàng cũng như vậy.
Vấn đề còn lại là nếu tính đúng tính đủ theo năm tiêu chí của Liên
Hiệp Quốc về nợ công thì phải cộng luôn cả nợ của các tập đoàn, doanh
nghiệp nhà nước không xử lý được vào nợ công. Lúc đó tỉ lệ nợ công sẽ
không phải là 55% nữa mà sẽ lên ít nhất là 95% GDP.
Nếu như Nhà nước Việt Nam với chính sách hiện nay cứ tiếp tục vay
những nguồn vốn được coi là tài trợ quốc tế, chẳng hạn như ODA từ Nhật
Bản v.v…dù với lãi suất ưu đãi, vẫn là một gánh nặng đổ lên đầu con
cháu. Đời con, đời cháu sẽ tiếp tục phải trả, chứ không phải là thế hệ
lãnh đạo hiện nay.
RFI : Ngay cả trong trường hợp
trái phiếu phát hành để hỗ trợ cho những tập đoàn quốc doanh lỗ lã có
bán chạy đi nữa, nhưng đây không phải là dòng vốn rót vào sản xuất –
doanh nghiệp tư nhân không vay được – thì đây có phải là hiện tượng lành
mạnh không ?
Đó không phải là một hiện tượng lành mạnh đối với khu vực sản xuất,
và đối với thực lực của nền kinh tế Việt Nam. Vì đó chẳng qua, tôi nhắc
lại, là một thủ pháp để chuyển nợ thành một tờ giấy nào đó mà thôi. Và
giấy xét cho cùng cũng chỉ là giấy, vì trái phiếu không có ý nghĩa gì ;
trong trường hợp phát hành quá nhiều trái phiếu thì vô hình chung lại
đẩy mạnh lạm phát. Và nếu không phát hành trái phiếu mà in thêm tiền
cũng là lạm phát.
Cho nên ở đây chính phủ buộc phải chọn một phương cách tạm gọi là
tương đối an toàn là phát hành trái phiếu. Nhưng tôi muốn nói thêm một
khía cạnh thế này : việc phát hành trái phiếu mà không phải dùng tiền
mặt để mua nợ xấu cho thấy ngân quỹ Việt Nam đã eo hẹp, và có nhiều dấu
hiệu cạn kiệt đến mức như thế nào !
Trong cuộc suy thoái từ năm 2008 đến đầu 2009, tháng 3/2009 chính phủ
Việt Nam đã tung ra một gói kích cầu khoảng 143.000 tỉ đồng, tương
đương 8 tỉ rưỡi đô la theo tỉ giá hối đoái vào thời điểm đó. Đây là một
con số khổng lồ và đã vực dậy nền kinh tế, nhưng đặc biệt vực dậy các
thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản, còn nền kinh tế chỉ
ăn theo những thị trường này mà thôi.
Tuy nhiên trong suốt ba năm suy thoái vừa qua, điều đáng ngạc nhiên
là tiền đi đâu ? Cuối cùng thì các doanh nghiệp đã không thể kỳ vọng là
Nhà nước có thêm một gói kích cầu nào nữa. Gói kích cầu đó đã được hy
vọng vào năm 2012, khi nền kinh tế quá khó khăn. Nhưng đến năm nay thì
gần như đã chấm dứt hy vọng, vì không có bất kỳ một tín hiệu nào về việc
chính phủ có thể tung ra một gói kích cầu. Từ đó người ta mới đánh giá
thế này : Chính phủ hết tiền rồi !
Các doanh nghiệp nói như vậy, và thực chất là nguồn tiền quá eo hẹp.
Huy động mãi mới chỉ được gói kích thích 30.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho
thị trường bất động sản mà thôi.
Điều đó cho thấy việc tung ra trái phiếu là một kênh chẳng đặng đừng.
Một kênh bất đắc dĩ mà chính phủ phải thực hiện, và cuối cùng cũng chỉ
là một việc gần như vô nghĩa, tức là không giải quyết thực chất vấn đề
nợ xấu.
Liên quan đến việc này, tôi cũng muốn nói thêm là công ty Quản lý Tài
sản Quốc gia, viết tắt là VAMC được thành lập vào đầu năm 2013, có
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là xử lý nợ xấu đang tồn đọng tại các doanh
nghiệp và ngân hàng. Nhưng sau một hồi bàn thảo rất gay cấn, cuối cùng
vốn điều lệ của VAMC chỉ có 500 tỉ mà thôi. Trong khi nhiệm vụ của VAMC
là phải giải quyết ít nhất 100.000 tỉ đồng nợ xấu, theo con số báo cáo !
Với vốn điều lệ chỉ có 500 tỉ mà phải giải quyết gấp hai chục lần số
nợ xấu thì làm sao có thể được ? Thế là cuối cùng người ta cũng đành ngã
sang một phương án như chính phủ đang thực hiện hiện nay. Có nghĩa lại
tiếp tục phát hành trái phiếu. VAMC sẽ có một loại trái phiếu đặc biệt,
và dùng loại trái phiếu đó để trả lại cho các ngân hàng – những ngân
hàng đang ôm nợ xấu. Và các ngân hàng đó phải chuyển lại một số tài sản
thế chấp và nợ xấu cho VAMC.
Cho nên trong mấy tháng vừa rồi, có những báo cáo đánh giá là tổ chức
này (VAMC) đã mua được 30 đến 35.000 tỉ đồng nợ xấu. Nhưng điều đó có ý
nghĩa như thế nào ? Hay chỉ thuần túy là một việc diễn ra trên giấy và
chuyển từ tài khoản này sang tài khoản kia. Còn thực chất nợ xấu vẫn là
một hằng số, nếu không muốn nói là tăng lên theo thời gian và không hề
thay đổi.
Thậm chí theo một báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước – buộc phải
báo cáo trước Quốc hội kỳ họp thứ 6 khóa 13, thì Ngân hàng Nhà nước đã
phải làm một động tác, một văn bản được coi là « đảo nợ » và chuyển
300.000 tỉ đồng từ nợ xấu lên nhóm nợ đỡ xấu hơn. Như vậy trái phiếu
không giải quyết được gì cả.
RFI : Mới đây ông Trương Văn
Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã đánh giá
chuyện anh vừa nói là xử lý nợ xấu bằng cách « ngậm sâm ». Tức là tổ
chức VAMC chỉ « cấp cứu » thôi, chứ không phải là xử lý nợ xấu triệt để.
Muốn triệt để phải chờ sự phục hồi của nền kinh tế, mà theo ông là
khoảng hai, ba năm tới. Theo anh vấn đề này có thể giải quyết thế nào ?
À, đây là một ẩn số cực kỳ lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Nợ xấu hiện
nay đang là vấn đề cốt tử để quyết định vận mệnh của nền kinh tế Việt
Nam, và có thể cả vận mệnh của nền chính trị Việt Nam trong tương lai
không quá xa !
Ông Trương Văn Phước trước đây từng là Tổng giám đốc Eximbank. Nhận
định của ông theo tôi độ khách quan chỉ khoảng một nửa thôi ,vì ông vẫn
là một quan chức.
Muốn đánh giá một cách thực chất vấn đề nợ xấu của Việt Nam và thời
gian để giải quyết nợ xấu, có lẽ phải dựa vào những ý kiến độc lập hơn
nhiều. Nhưng dù sao tôi cho là ý kiến của ông Trương Văn Phước từ trước
tới nay vẫn là một trong những ý kiến tương đối sâu sắc và có thể tham
khảo được.
Vấn đề ông đưa ra là từ hai tới ba năm có thể giải quyết được nợ xấu,
theo tôi là quá lạc quan. Đó là theo lộ trình của Nhà nước và những
điều mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố trước Quốc hội, đến khoảng
năm 2014-2015 có thể giải quyết được nợ xấu.
Nhưng theo một chuyên gia khác là ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia
Việt kiều và có thể nói là một người khách quan nhất trong lãnh vực tài
chánh ngân hàng, thì thời gian để giải quyết nợ xấu phải mất ít nhất 5
năm, tính từ năm 2012. Đánh giá của ông Bùi Kiến Thành được đưa ra vào
năm 2012. Có nghĩa là sớm nhất phải đến 2017 mới có thể giải quyết được.
Như vậy đã có một sự chênh biệt khá đáng kể, ít nhất hai, ba năm giữa
đánh giá của một chuyên gia phản biện độc lập với khối ngân hàng nhà
nước về thời gian giải quyết nợ xấu. Còn giải quyết như thế nào, thực
chất hiện nay VAMC không thể gọi là một phép mầu, một cây đũa thần.
Và đúng là như ông Trương Văn Phước đã dùng từ bóng bẩy nhưng ý nhị,
là chỉ cho ngậm sâm. Đối với những cơ thể đã ốm o, dặt dẹo và thường là
mang trọng bệnh thì mới cho ngậm sâm. Nhưng ngậm sâm chỉ có tác dụng
trong một thời gian ngắn, sau đó nếu không giải quyết được gì nữa, lúc
đó cơ thể sẽ lờn thuốc. Sẽ không có bất kỳ một loại sâm, một loại thuốc
quý nào có thể làm cơ thể hồi phục. Lúc đó sẽ lụn bại, sụp xuống rất
nhanh.
RFI : Thưa anh, báo cáo kinh tế
vĩ mô 2013 mang tiêu đề « Thách thức còn ở phía trước » kêu gọi cổ phần
hóa triệt để doanh nghiệp nhà nước, mở rộng tham gia của tư nhân, đưa ra
lộ trình doanh nghiệp nhà nước hiện giờ 25-27% GDP xuống dưới 10% vào
năm 2020. Anh thấy việc này có khả thi không ?
Thực ra tôi không quan tâm lắm tới chính sách cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước cho tới thời điểm này. Vì việc đó đã làm từ lâu và không
có kết quả, chỉ theo tính chất phong trào mà thôi, và cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước không mấy quan trọng. Còn những doanh nghiệp quan
trọng thì Nhà nước vẫn nắm. Cho nên điều đó không tạo ra ý nghĩa nhiều
lắm trong chiến dịch cổ phần hóa suốt mười mấy năm vừa rồi.
Chẳng hạn những lãnh vực như xăng dầu, điện lực độc quyền đến như thế
nhưng Nhà nước vẫn không cổ phần hóa. Mà không cổ phần hóa thì giá chỉ
có tăng mà không có giảm. Còn những lãnh vực cổ phần hóa như bưu chính
thì như chúng ta đã thấy, trong thời gian khá dài giá đã giảm đáng kể,
chẳng hạn giá cước sử dụng internet.
Nếu không bỏ độc quyền thì việc cổ phần hóa sẽ không có ý nghĩa lắm.
Thành thử việc cổ phần hóa sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian sắp
tới, theo tôi không quan trọng bằng việc phải cải cách doanh nghiệp nhà
nước một cách thực chất bằng việc xóa bỏ, hoặc ít nhất là cũng xóa dần
thế độc quyền của một số doanh nghiệp, chẳng hạn như những doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu, điện, nước thì mới có ý nghĩa. Chứ còn vẫn mãi độc
quyền, không có một cải cách nào cả, thì sẽ khó thể tham gia vào những
định chế đa phương thương mại quốc tế, và cũng không phát huy được nội
lực của khối doanh nghiệp tư nhân trong nước.
RFI : Thưa anh, vừa rồi một nhà
kinh tế kiêm blogger là Alan Phan cho biết ông không tin vào một chính
sách nào của Nhà nước nữa, vì thật ra các tập đoàn lợi ích đã lũng đoạn
rồi. Ông cho rằng với những gánh nặng doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu ngân
hàng, ngân sách, thì Việt Nam dù có tham gia TPP đi nữa thì cũng không
thể trở thành một con rồng trong thời gian tới…
Có hai vấn đề. Một là lòng tin, và hai là hiệu quả TPP.
Thứ nhất là lòng tin, thì đánh giá của ông Alan Phan theo tôi cơ bản
là đúng. Tại vì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã than thở về chuyện
mất lòng tin hoàn toàn vào thị trường, và chẳng còn mấy lòng tin vào Nhà
nước. Theo thăm dò chính thức, có ít nhất 50-60% doanh nghiệp đã không
còn lòng tin vào những chính sách của Nhà nước nữa rồi.
Nhưng theo tôi thì tỉ lệ này vẫn còn rất khiêm tốn. Vì khi nói chuyện
với một số doanh nghiệp thì tôi nhận ra rằng nếu đưa ra những tiêu chí
rõ ràng để khảo sát tâm lý, thăm dò ý kiến của họ và phân tích cho rõ
ràng, thì có thể nói họ hầu như không có niềm tin. Tôi cho rằng ít nhất
80-85% doanh nghiệp và người dân không còn tin vào những chính sách kinh
tế của Nhà nước nữa.
Nhất là sau ba năm suy thoái và để cho các nhóm lợi ích, đặc biệt là
nhóm lợi ích ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và vàng bạc lũng đoạn
hoàn toàn thị trường. Cho nên bây giờ mới để xảy ra một trận lũ, hậu
quả, dư chấn của một cuộc khủng hoảng gần như là ngổn ngang, phơi bày
tất cả những gì trần trụi ra và đang phải giải quyết mà chúng ta vừa đề
cập tới. Hậu quả lớn nhất của nó là vấn đề nợ xấu.
Vấn đề thứ hai là TPP. Tôi còn nhớ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề
cập về lòng tin chiến lược. Lòng tin chiến lược là gì ? Điều đó đã được
sách vở nói đến, kể cả một cuốn sách mô tả về hội nghị Shangri-la và
những lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất là chi tiết.
Nhưng ở đây lại liên quan đến lòng tin đối với Chính phủ, với chính sách
của Nhà nước.
Khi mà lòng tin của các doanh nghiệp và người dân không còn bao
nhiêu, thì liệu có nổi một lòng tin chiến lược bền vững hay không ? Hay
đó chỉ là một câu sáo rỗng và rất xa vời ? Nói chung là một ảo ảnh hoàn
toàn không thể hiện thực hóa.
Mà không hiện thực hóa thì chúng ta cần phải nhìn lại điều đang muốn
nhấn sâu vào : TPP. Việt Nam tham gia vào TPP để làm gì ? Để có thể đạt
được lợi thế nhiều nhất chăng ? Hay là chúng ta phải nhìn lại cả một quá
trình nền kinh tế Việt Nam tham gia vào định chế WTO (Tổ chức Thương
mại Thế giới) suốt bảy năm, nhưng đã gần như không có hiệu quả, ngoài
một số chỉ tiêu xuất khẩu.
Mà xuất khẩu tăng về lượng nhưng lại không tăng giá, và thực chất vẫn
tạo ra một sự phân hóa rất lớn về mặt thu nhập giữa các tầng lớp người
dân Việt Nam. Đặc biệt là người nông dân Việt Nam cho đến nay đang phải
lãnh hậu quả, dù sản lượng lúa đạt nhưng giá lúa vẫn thấp.
Tôi cho là trong thời gian sắp tới có nhiều khả năng Việt Nam sẽ được
chấp nhận tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương,
xuất phát từ tín hiệu Nhà nước Việt Nam được chấp nhận vào Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, tham gia vào TPP nhưng vẫn còn vướng khá nhiều rào cản kỹ
thuật do quốc tế quyết định. Đó là những rào cản kỹ thuật về xuất xứ
hàng hóa của hàng xuất khẩu ra nước ngoài – phải mang tính chất nội khối
chứ không phải ngoại khối TPP. Thứ hai là những rào cản kỹ thuật về
nhãn mác, về sở hữu trí tuệ, kể cả vấn đề nghiệp đoàn lao động mà người
Mỹ và phương Tây đang đặt ra cho Việt Nam như một điều kiện để tham gia
TPP.
Nghiệp đoàn lao động lại liên quan mật thiết với vấn đề nhân quyền
như đã được quy định trong điều 69 của Hiến pháp Việt Nam, nhưng chưa
bao giờ được luật hóa một cách cụ thể.
Do vậy theo tôi đánh giá chung, trong vòng từ ba đến bốn năm tới dù
có được tham gia TPP, nền kinh tế Việt Nam vẫn không nhận lãnh được
những kết quả tương xứng như mong muốn, mà tiếp tục suy thoái, tiếp tục
phân hóa dày đặc giữa các giai tầng ở Việt Nam.
RFI : Tóm lại là tình hình có vẻ
u ám, quốc doanh không hiệu quả thậm chí làm ra thêm nợ nần, thị trường
chứng khoán gần như bế tắc, bất động sản đóng băng. Doanh nghiệp tư
nhân chết rất nhiều, những doanh nghiệp còn sống thì ngân hàng có cho
vay cũng ít dám vay. Trở lại vấn đề nợ công, liệu có một lối thoát nào
khả dĩ, theo anh ?
Lối thoát khả dĩ nhất hiện nay có lẽ là phải chống tham nhũng một
cách triệt để, thu hồi tài sản do tham nhũng để trả nợ nước ngoài. Không
còn cách nào khác ! Tại vì không còn nguồn tiền nào khác để trả nợ cho
nước ngoài, trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt như thế này, các thị
trường đầu cơ gần như đóng băng, và trong tương lai gần không có gì
triển vọng hơn.
Chỉ còn cách lôi những tập đoàn tham nhũng, những cá nhân tham nhũng
ra mà xử. Tại vì họ đã ăn đủ, ăn dày, ăn sâu, ăn đậm quá nhiều năm rồi,
đã làm cho người dân quá khốn khổ rồi ! Nay cần phải làm những vụ lớn
như Bạc Hy Lai ở Trung Quốc, lấy tài sản tham nhũng bù đắp gánh nặng nợ
nần của quốc gia, trả nợ cho nước ngoài. Còn việc phát hành trái phiếu
quốc tế, tôi không tin là hiện thực hóa thành công.
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm
ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Việt Nam, đã vui lòng nhận lời tham gia tạp
chí kinh tế hôm nay của chúng tôi.
Như mọi năm, hôm nay, 25/11/2013 là Ngày quốc tế diệt trừ bạo
lực đối với phụ nữ. Nhân đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thực trạng
bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam và những giải pháp cần phải thực hiện
để diệt trừ tệ nạn này, qua phần phỏng vấn bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Phụ nữ và Trẻ vị
thành niên ( CSAGA ), Hà Nội.
Ngày quốc tế diệt trừ bạo lực đối với phụ nữ đã được Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc chính thức thiết lập trong nghị quyết được thông qua
ngày 17/12/1999. Thật ra từ năm 1981, những nhà hoạt động về nữ quyền
đã chọn ngày 25/11 là ngày chống bạo lực đối với phụ nữ để tưởng niệm ba
chị em nhà Mirabal, những nhà hoạt động nữ quyền ở Cộng hòa Dominicana
đã bị ám sát theo lệnh của Tổng thống nước này Rafael Trujillo.
Ngày 20/12/1993, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng đã thông qua Tuyên
bố về diệt trừ bạo lực đối với phụ nữ. Thế nhưng, cho tới nay, tệ nạn
này vẫn còn phổ biến ở nhiều nước, kể cả những nước dân chủ phương Tây
như Pháp. Riêng tại Việt Nam, quốc gia vẫn mang nặng tâm lý “trọng nam khinh nữ”, nhiều phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực, mà chủ yếu là do bị chồng bạo hành.
Theo báo cáo nhân quyền Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố tháng 4 vừa qua,
tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam là khá phổ biến.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng : “Bản báo cáo năm 2010 của Liên Hợp
Quốc cho thấy 58% phụ nữ đã kết hôn là nạn nhân của các hành vi bạo hành
cơ thể, bạo lực tình dục hoặc bạo lực cảm xúc trong gia đình. Các cơ
quan chức năng coi hành vi bạo lực gia đình là các vụ việc dân sự, trừ
trường hợp nạn nhân bị thương tích lên tới hơn 11% (...) Nhiều phụ nữ
vẫn chấp nhận cuộc sống hôn nhân bị bạo hành hơn là phải đối đầu với sự
kỳ thị xã hội và gia đình cũng như e ngại về sự bất ổn về kinh tế ”.
Cũng theo báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, luật pháp Việt Nam
quy định cụ thể các hành vi cấu thành bạo lực gia đình, đồng thời giao
trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chính phủ và các bộ ngành khác nhau.
Bên cạnh đó, luật cũng quy định các mức hình phạt từ cảnh cáo, quản chế
đến ba năm, hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Tuy nhiên, các tổ chức
phi chính phủ và các luật sư cho rằng nhiều quy định còn tỏ ra yếu kém
và chính phủ không chịu công bố chính thức các số liệu về việc bắt giữ,
truy tố, kết án và trừng phạt loại tội phạm này.
Một số tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đã nỗ lực giải
quyết vấn đề bạo lực gia đình. Ở các thành phố lớn, có đường dây nóng
được điều hành bởi các tổ chức phi chính phủ trong nước dành cho các nạn
nhân, trong số này có Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về
Giới, Gia đình, Phụ nữ và Trẻ vị thành niên ( CSAGA ). Nhân ngày quốc tế
diệt trừ bạo lực đối với phụ nữ, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn bà
Nguyễn Vân Anh, Giám đốc của trung tâm CSAGA.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131125-nan-bao-hanh-doi-voi-phu-nu-o-viet-nam
Lý tưởng tam đại đồng đường và thực tế xã hội
Truyền thống tam, tứ đại đồng đường với nhiều thế hệ gia đình chung sống trong cùng một mái nhà từ lâu đã ăn sâu bén rễ trong đời sống người Việt.
Nhưng thực tế cho thấy đã có rất nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình chung sống giữa các thế hệ.Người già thường cho rằng mình là người trên, có quyền được can thiệp vào mọi khía cạnh cuộc sống của con cháu.Trong khi, những người trẻ hiện đại chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phương tây lại muốn có cuộc sống độc lập, tự quyết hơn.
Tôi đã được nghe rất nhiều lời than phiền của những người quen bao gồm cả người già và người trẻ.
Từ những mâu thuẫn xuất phát từ nguyên nhân liên quan tới ý thức hệ, văn hóa ứng xử giữa hai thế hệ, những can thiệp vào chuyện nuôi dạy con cháu cho tới những va chạm lặt vặt xung quanh chuyện miếng cơm manh áo mỗi ngày…
Có thể nói tam đại đồng đường không phải lúc nào cũng ấm cúng như lý tưởng.
Có những người già đủ điều kiện tài chính đóng góp cho các trung tâm chăm sóc người già do tư nhân thành lập để không phiền tới con cháu, nhưng chính những định kiến về chuẩn mực tam đại đồng đường đã trở thành những rào cản xã hội khiến họ không thể có lựa chọn theo ý mình.
Đa số người Việt luôn quan niệm đầu tư cho con cái đồng nhất với đầu tư cho tuổi già của chính bản thân họ. Điều này đã phần nào là nguyên nhân khiến cha mẹ luôn gây áp lực học hành lên con cái từ khi chúng còn là những đứa trẻ, với kỳ vọng sau này con trở nên giỏi giang thành đạt để cha mẹ còn có phận nhờ. Có những bậc cha mẹ cả đời lao động quần quật, hy sinh hết những nhu cầu hưởng thụ cá nhân với mục tiêu gây dựng một cơ ngơi sẵn sàng cho con cái. Nhưng khi nắm chắc phần tài sản cha mẹ để lại trong tay, những đứa con mới chợt nhận ra cha mẹ già chỉ là một gánh nặng vô dụng và quay ra bạc đãi, hắt hủi mẹ cha...
Báo chí đã ghi nhận rất nhiều những hoàn cảnh đau lòng khi cha mẹ buộc lòng phải nhờ đến pháp luật phân xử chuyện tranh chấp tài sản với chính những đứa con ruột của mình.
Vô số trường hợp cha mẹ lúc cuối đời vẫn phải gạt nước mắt chứng kiến cảnh con cái đấu đá nhau chỉ vì vài mét đất…Có người nhận xét rằng những thay đổi của lối sống hiện đại đã khiến lòng hiếu thảo của con cháu ngày một cạn kiệt. Người già sống giữa quây quần con cháu nhưng không nhận được sự quan tâm đủ đầy có hẳn là điều hạnh phúc?
Các thành phần còn lại hầu như chẳng có nguồn thu đáng kể gì khi hết tuổi lao động, đặc biệt là nông dân. Đây chính là một điều bất bình đẳng trong chính sách dành cho người già. Luật quy định những người đủ quy định 80 tuổi trở lên mà không có một nguồn thu nhập gì sẽ được nhà nước hỗ trợ 95% bảo hiểm y tế, và được trợ cấp số tiền mỗi tháng là 180 ngàn VND.
Với số tiền được trợ cấp này, nếu khéo thu vén người cao tuổi Việt Nam có thể gần đủ chi phí cho bữa sáng đạm bạc theo thời giá hiện tại.
Nhà nước chỉ trợ cấp cho những người già chứng minh được họ neo đơn, hòan toàn không có gia đình để nhờ cậy.Với các chính sách an sinh xã hội như vậy, đa số người già Việt Nam khi không thể lao động thì chỉ còn cách trông vào con cháu làm chỗ dựa lúc cuối đời.
Dù muốn dù không họ cũng bị đẩy vào thế trở thành gánh nặng cho con cháu, ngay cả khi con cháu họ cũng nghèo túng và đang nặng gánh mưu sinh để chính bản thân mình tồn tại.
Trong từng góc chợ, không khó khăn gì thấy cảnh người già gập tấm lưng còng trên những gánh rau để góp nhặt từng đồng bạc lẻ.
Tại từng ngõ hẻm, không khó để bắt gặp cảnh người già phải thu nhặt từng món đồ ve chai thiên hạ bỏ đi.
Báo chí cũng lên tiếng nhiều về trường hợp người già tại các làng quê nghèo khó đã phải chấp nhận đầu quân cho các cai ăn mày thành phố…
Nhiều người già Việt Nam phải chấp nhận nhiều tủi nhục để đánh đổi lấy miếng cơm manh áo khi cuộc sống nghèo túng không cho họ có nhiều lựa chọn.
Thực tế tại Việt Nam, những người già thuộc thành phần khá giả cũng có nhiều lựa chọn trong việc hưởng thụ cuộc sống lúc xế chiều, nhưng tỷ lệ này quá ít khó có thể đại diện được cho cả xã hội nói chung
Tại Thụy Sỹ, mỗi công dân cư trú hợp pháp đều được cung cấp một mã số AVS (Assurance Vieillesse et Survivants- tạm dịch là Quỹ bảo hiểm hưu trí) để bảođảm cho thu nhập của họ lúc về già.
Bất cứ một khoản thu nhập nào của người lao động cũng sẽ bị trừ một khoản trực tiếp cho loại bảo hiểm bắt buộc này, và số tiền đó sẽ được dùng để chi trả cho cuộc sống của họ khi hưu trí theo luật định.
Với những trường hợp người lao động không bao
giờ đi làm và đóng thuế trong suốt cuộc đời, luật quy định tới 63 tuổi,
họ vẫn có quyền được nhận số tiền tối thiểu 1.160 CHF/ 1 tháng để sinh
sống, chưa kể những trợ giúp khác về bảo hiểm y tế, nhà cửa, và có người
hỗ trợ trong trường hợp người già không thể tự phục vụ bản thân. Người già Thụy Sỹ có rất nhiều lựa chọn sinh
hoạt xã hội, cộng đồng. Rất nhiều người chọn công việc tình nguyện trong
các tổ chức thiện nguyện để giúp đỡ những người khó khăn, một số lại
chọn gia nhập các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi.
Chính phủ cũng liên tục mở những khóa học ngoại ngữ, vi tính, khiêu vũ, thể thao… với chi phí tượng trưng dành cho người lớn tuổi để họ có thêm cơ hội gặp gỡ giao lưu và không phải đứng ngoài lề xã hội. Trong các sinh hoạt lễ hội cộng đồng, người già cũng luôn được ưu tiên bố trí vị trí và phương tiện vận chuyển. Thực tế, với văn hóa tôn trọng tự do cá nhân của phương tây, chưa chắc bản thân người già đã cảm thấy hạnh phúc khi phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của con cháu.
Khi không muốn sống một mình hoặc không đảm bảo sức khỏe, người già tại Thụy Sỹ có thể chọn một nhà dưỡng lão có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và nhân viên chăm sóc được đào tạo bài bản.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131125-nan-bao-hanh-doi-voi-phu-nu-o-viet-nam
Người già nên về VN hay ở nước ngoài?
Hương Vũ
Gửi cho BBC từ Neuchatel, Thụy Sĩ
Cập nhật: 14:49 GMT - thứ tư, 27 tháng 11, 2013
Có nhiều ý kiến cho rằng
người già sống ở những nước tư bản không thể hạnh phúc bằng người già
Việt Nam do họ không có được cuộc sống ấm cúng và sự quan tâm của con
cháu.
Vậy thực chất vấn đề có gì khác?Đọc thêm
Chủ đề liên quan
Truyền thống tam, tứ đại đồng đường với nhiều thế hệ gia đình chung sống trong cùng một mái nhà từ lâu đã ăn sâu bén rễ trong đời sống người Việt.
Nhưng thực tế cho thấy đã có rất nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình chung sống giữa các thế hệ.Người già thường cho rằng mình là người trên, có quyền được can thiệp vào mọi khía cạnh cuộc sống của con cháu.Trong khi, những người trẻ hiện đại chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phương tây lại muốn có cuộc sống độc lập, tự quyết hơn.
Tôi đã được nghe rất nhiều lời than phiền của những người quen bao gồm cả người già và người trẻ.
Từ những mâu thuẫn xuất phát từ nguyên nhân liên quan tới ý thức hệ, văn hóa ứng xử giữa hai thế hệ, những can thiệp vào chuyện nuôi dạy con cháu cho tới những va chạm lặt vặt xung quanh chuyện miếng cơm manh áo mỗi ngày…
Có thể nói tam đại đồng đường không phải lúc nào cũng ấm cúng như lý tưởng.
Hắt hủi
Một số gia đình có điều kiện về kinh tế nhưng con cháu luôn bận rộn tới nỗi không có thời gian dành cho người già, khiến họ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.Có những người già đủ điều kiện tài chính đóng góp cho các trung tâm chăm sóc người già do tư nhân thành lập để không phiền tới con cháu, nhưng chính những định kiến về chuẩn mực tam đại đồng đường đã trở thành những rào cản xã hội khiến họ không thể có lựa chọn theo ý mình.
Đa số người Việt luôn quan niệm đầu tư cho con cái đồng nhất với đầu tư cho tuổi già của chính bản thân họ. Điều này đã phần nào là nguyên nhân khiến cha mẹ luôn gây áp lực học hành lên con cái từ khi chúng còn là những đứa trẻ, với kỳ vọng sau này con trở nên giỏi giang thành đạt để cha mẹ còn có phận nhờ. Có những bậc cha mẹ cả đời lao động quần quật, hy sinh hết những nhu cầu hưởng thụ cá nhân với mục tiêu gây dựng một cơ ngơi sẵn sàng cho con cái. Nhưng khi nắm chắc phần tài sản cha mẹ để lại trong tay, những đứa con mới chợt nhận ra cha mẹ già chỉ là một gánh nặng vô dụng và quay ra bạc đãi, hắt hủi mẹ cha...
Báo chí đã ghi nhận rất nhiều những hoàn cảnh đau lòng khi cha mẹ buộc lòng phải nhờ đến pháp luật phân xử chuyện tranh chấp tài sản với chính những đứa con ruột của mình.
Vô số trường hợp cha mẹ lúc cuối đời vẫn phải gạt nước mắt chứng kiến cảnh con cái đấu đá nhau chỉ vì vài mét đất…Có người nhận xét rằng những thay đổi của lối sống hiện đại đã khiến lòng hiếu thảo của con cháu ngày một cạn kiệt. Người già sống giữa quây quần con cháu nhưng không nhận được sự quan tâm đủ đầy có hẳn là điều hạnh phúc?
Chính sách an sinh của Việt Nam với người già
Qua qua sát, có thể nói người già không phải là mối bận tâm của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.Trong tổng số 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có rất ít tỷ lệ người cao tuổi thuộc khối quân nhân, thành phần có công với chế độ hoặc công chức hưu trí là được hưởng lợi từ nguồn quỹ bảo hiểm và chính sách.Các thành phần còn lại hầu như chẳng có nguồn thu đáng kể gì khi hết tuổi lao động, đặc biệt là nông dân. Đây chính là một điều bất bình đẳng trong chính sách dành cho người già. Luật quy định những người đủ quy định 80 tuổi trở lên mà không có một nguồn thu nhập gì sẽ được nhà nước hỗ trợ 95% bảo hiểm y tế, và được trợ cấp số tiền mỗi tháng là 180 ngàn VND.
Với số tiền được trợ cấp này, nếu khéo thu vén người cao tuổi Việt Nam có thể gần đủ chi phí cho bữa sáng đạm bạc theo thời giá hiện tại.
Nhà nước chỉ trợ cấp cho những người già chứng minh được họ neo đơn, hòan toàn không có gia đình để nhờ cậy.Với các chính sách an sinh xã hội như vậy, đa số người già Việt Nam khi không thể lao động thì chỉ còn cách trông vào con cháu làm chỗ dựa lúc cuối đời.
Dù muốn dù không họ cũng bị đẩy vào thế trở thành gánh nặng cho con cháu, ngay cả khi con cháu họ cũng nghèo túng và đang nặng gánh mưu sinh để chính bản thân mình tồn tại.
Trong từng góc chợ, không khó khăn gì thấy cảnh người già gập tấm lưng còng trên những gánh rau để góp nhặt từng đồng bạc lẻ.
Tại từng ngõ hẻm, không khó để bắt gặp cảnh người già phải thu nhặt từng món đồ ve chai thiên hạ bỏ đi.
Báo chí cũng lên tiếng nhiều về trường hợp người già tại các làng quê nghèo khó đã phải chấp nhận đầu quân cho các cai ăn mày thành phố…
Nhiều người già Việt Nam phải chấp nhận nhiều tủi nhục để đánh đổi lấy miếng cơm manh áo khi cuộc sống nghèo túng không cho họ có nhiều lựa chọn.
Thực tế tại Việt Nam, những người già thuộc thành phần khá giả cũng có nhiều lựa chọn trong việc hưởng thụ cuộc sống lúc xế chiều, nhưng tỷ lệ này quá ít khó có thể đại diện được cho cả xã hội nói chung
Và tuổi già tư bản
Tôi đã có cơ hội được đi thăm một số nước châu Âu, những nơi có tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới và tiếp xúc với khá nhiều người già. Điều có thể khẳng định ngay, là mặc dù không phải ai cũng khá giả, nhưng người già tư bản đều sống khá ung dung với những chính sách an sinh xã hội.Tại Thụy Sỹ, mỗi công dân cư trú hợp pháp đều được cung cấp một mã số AVS (Assurance Vieillesse et Survivants- tạm dịch là Quỹ bảo hiểm hưu trí) để bảođảm cho thu nhập của họ lúc về già.
Bất cứ một khoản thu nhập nào của người lao động cũng sẽ bị trừ một khoản trực tiếp cho loại bảo hiểm bắt buộc này, và số tiền đó sẽ được dùng để chi trả cho cuộc sống của họ khi hưu trí theo luật định.
Chính phủ cũng liên tục mở những khóa học ngoại ngữ, vi tính, khiêu vũ, thể thao… với chi phí tượng trưng dành cho người lớn tuổi để họ có thêm cơ hội gặp gỡ giao lưu và không phải đứng ngoài lề xã hội. Trong các sinh hoạt lễ hội cộng đồng, người già cũng luôn được ưu tiên bố trí vị trí và phương tiện vận chuyển. Thực tế, với văn hóa tôn trọng tự do cá nhân của phương tây, chưa chắc bản thân người già đã cảm thấy hạnh phúc khi phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của con cháu.
Khi không muốn sống một mình hoặc không đảm bảo sức khỏe, người già tại Thụy Sỹ có thể chọn một nhà dưỡng lão có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và nhân viên chăm sóc được đào tạo bài bản.
Họ sẽ được sống gần những người bạn già, chi phí do một phần đóng góp theo khả năng và các quỹ xã hội chi trả.
Con cháu và gia đình vẫn dành những ngày rảnh
rỗi đến nhà dưỡng lão thăm ông bà mà không gặp bất cứ một vấn đề nào về
chuyện thị phi dư luận. Sẽ là phiến diện nếu chúng ta đứng ở một phía để
nhận xét tuổi già ở Việt Nam hay tư bản sướng hơn, vì điều đó còn phụ
thuộc vào văn hóa, quan điểm sống điều kiện kinh tế tại mỗi nước. Riêng với cá nhân tôi, tuổi xế chiều mà không
phải lo đối phó với chuyện miếng cơm manh áo, không phải trông chờ vào
tấm lòng hiếu thảo của con cháu để sinh tồn là một điều may mắn lớn.
Dẫu biết rằng tuổi già ở đâu cũng có những ngậm ngùi…
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 289
BIỂN ĐÔNG = ĐIỆN BIÊN PHỦ = VIỆT MỸ
BIỂN ĐÔNG
Nhật Bản thách thức vùng phòng không mới của Trung Quốc
REUTERS /State Oceanic Administration
Một ngày sau khi hai chiếc B-52 của Mỹ bay vào vùng phòng
không do Bắc Kinh thiết lập trên biển Hoa Đông, Nhật Bản mạnh dạn đáp
trả quyết định của Trung Quốc bằng hành động cụ thể. Hôm nay 28/11/2013,
lực lượng tuần duyên Nhật điều máy bay tuần tra trong phạm vi trên,
không tuân thủ quy định của Trung Quốc và cũng không gặp cản trở nào.
Phát ngôn viên của tuần duyên Nhật, ông Yasutaka Nonaka cho
hãng tin AFP biết máy bay của họ làm nhiệm vụ tuần tra bình thường trong
khu vực như trước vì thế họ không việc gì phải không thông báo lịch
trình bay cho Trung Quốc. Máy bay tuần duyên của Nhật không gặp chiến
đấu cơ của Trung Quốc trong vùng trời bay qua.
Cùng lúc, phát ngôn viên chính phủ Nhật cũng tuyên bố với báo chí
rằng Tokyo vẫn tiếp tục các hoạt động tuần tra cảnh giới bình thường
trong khu vực thuộc phạm vi vùng trời của Nhật, trong đó có khu vực
chồng lấn lên vùng phòng không mới lập của Bắc Kinh.
Trong khi đó, nhật báo Asahi Shimbun đưa tin các máy bay của lực
lượng Phòng vệ Nhật cũng đã bay qua vùng nhận dạng phòng không nói trên,
nhưng không cho biết vào thời điểm nào.
Vùng nhận dạng phòng không do Bắc Kinh đơn phương công bố hôm 23/11
chồng lấn lên không phận của Nhật, bao gồm vùng trời trên quần đảo
Senkaku/ Điếu Ngư đang có tranh chấp giữa hai nước. Quyết định này ngay
lập tức đã vấp phải những ứng gay gắt của các nước trong vùng đặc biệt
là Nhật Bản.
Tokyo tuyên bố ngay vùng phòng không do Bắc Kinh đặt ra « không có
giá trị » gì và chỉ thị cho các hãng hàng không dân dụng của Nhật không
tuân theo yêu cầu thông tin hành trình bay cho chính quyền Trung Quốc
khi đi qua khu vực nói trên.
Hôm nay, bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng thông báo máy bay của họ cũng đã
bay qua vùng phòng không này mà không hề thông tin gì cho phía Trung
Quốc.
Phi cơ quân sự Hàn Quốc cũng phớt lờ vùng phòng không của Trung Quốc
Máy bay tuần tra của Hàn Quốc chuẩ bị cất cánh (DR)
Không chỉ có Hoa Kỳ rồi Nhật Bản là đã coi thường vùng phòng
không của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Ngay cả Hàn Quốc cũng đã cho
phi cơ quân sự của mình bay qua vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh
vừa thiết lập và buộc các nước khác chấp hành.
Theo một phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc vào hôm nay,
28/11/2013, chính quyền Seoul không hề thông báo trước cho phía Trung
Quốc về phi vụ này.
Hành động thách thức Bắc Kinh của Seoul xẩy ra hôm Thứ ba 26/11 vừa
qua, ba ngày sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố quy định một « vùng
nhận dạng phòng không » mở rộng, trong một khu vực trên Biển Hoa Đông
bao trùm cả bãi ngầm Iodo hiện do Hàn Quốc kiểm soát nhưng lại bị Trung
Quốc đòi chủ quyền, cũng như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp
giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Theo phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc, một phi cơ quân sự Hàn Quốc đã
bay qua vùng phòng không mà Trung Quốc đơn phương áp đặt trong một phi
vụ tập huấn giám sát thường xuyên xung quanh bãi ngầm Iodo. Phát ngôn
viên này khẳng định : « Chúng tôi đã không thông báo trước cho Trung
Quốc ».
Người phát ngôn của Hàn Quốc còn cho biết thêm là máy bay quân sự của
nước này sẽ tiếp tục bay trên khu vực Ieodo mà không cung cấp bất kỳ
thông báo cho Trung Quốc. Theo đòi hỏi của Bắc Kinh khi tuyên bố vùng
phòng không, mọi phi cơ đi ngang qua vùng phòng không đều phải nộp cho
chính quyền Trung Quốc kế hoạch bay cũng như chi tiết về chiếc phi cơ.
Quyết định của Trung Quốc đã bị cả Mỹ, Nhật lẫn Hàn Quốc phản đối và
như vậy trong những ngày qua, cả ba nước được công khai thách thức Bắc
Kinh về vùng phòng không này.
Ngoài việc phớt lờ quy định của Trung Quốc liên quan đến vùng nhận
dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, Hàn Quốc vào hôm nay còn đòi láng
giềng khổng lồ của mình phải xem xét lại giới hạn của khu vực đó. Yêu
cầu của Seoul được nêu lên nhân một cuộc thảo luận quốc phòng thường
niên Trung-Hàn mở ra tại thủ đô Hàn Quốc vào hôm nay.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng
nước này là ông Baek Seung Joo đã chính thức tỏ thái độ quan ngại trước
quyết định của Trung Quốc bị cho là đã ‘khiến cho căng thẳng gia tăng
trong vùng”.
Phía Hàn Quốc đã khẳng định với phía Trung Quốc là không thể công
nhận vùng nhận dạng phòng không đó, và yêu cầu Bắc Kinh xem xét lại ranh
giới của khu vực đó, đặc biệt là khu vực chồng lấn lên vùng nhận dạng
phòng không của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, phía Trung
Quốc đã bác bỏ yêu cầu của Hàn Quốc. Sau đó Seoul đã cảnh cáo Bắc Kinh
về khả năng Hàn Quốc cũng sẽ mở rộng vùng nhận dạng phòng không của mình
để bảo vệ quyền lợi đất nước.
Nhà thơ Trần Tiến Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 16:28 GMT - thứ năm, 28 tháng 11, 2013
Những ngày gần đây, báo
chí và nhiều trang mạng xã hội ở Việt Nam đều đồng loạt đưa ảnh, viết
bài về máy bay B-52 của Mỹ bay vào vùng nhận dạng phòng không( ADIZ) của
Trung Quốc áp đặt trên biển Hoa Đông.
Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên những pháo đài bay nổi tiếng này quay lại với đời sống thông tin Việt Nam.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong quá khứ, không quốc gia nào trên thế giới rành cái bụng bom của loại oanh tạc cơ khổng lồ này bằng Việt Nam.Lần này, B-52 không bay trên bầu trời Bấm Việt Nam, không có tiếng bom nổ bảo vệ Nam Việt Nam, không rụng cánh để tạo nên hùng ca cho những người cộng sản; nhưng pháo đài bay của không quân Hoa Kỳ vẫn cứ là tâm điểm được dư luận đặc biệt chú ý.
Từ góc sân tập thể dục sáng ở Sài Gòn, một nhóm đàn ông trung niên không ngớt lời táng tụng sự kiện B-52 bay thẳng vào vùng ADIZ của Trung quốc.
Một ông mặt áo thể thao hiệu Nike nói, "B-52 Mỹ mà xin phép Trung quốc bay ở không phận quốc tế là kể như trở thành thứ tàu bay giấy."
Một ông khác to tiếng hơn:
"Bây giờ mình chỉ chờ coi Trung Quốc chữa thẹn bằng vũ khí gì?"
"Ông giỡn chơi hoài, hồi nào tới giờ B52 là biểu
tượng của sức mạnh quân đội Mỹ; nó bay vô vùng nhận diện phòng không
của Trung Quốc bỏ xong "trái bom" sĩ diện cho nổ rền trời rồi bay ra.
Bây giờ mình chỉ chờ coi Trung Quốc chữa thẹn bằng vũ khí gì."
Giữ nguyên trạng
Qua hành động ở biển Hoa Đông, Trung Quốc
vừa thách thức vừa thăm dò để tiến nới mở rộng quyền kiểm soát bầu trời
và mặt biển.
Mục tiêu là đẩy Mỹ ra khỏi không phận và lãnh
hải có các hải đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản, Đài
Loan... và cả những không - hải phận quốc tế mà Hoa Kỳ thường xuyên
hiện diện từ sau Thế Chiến thứ 2.
Không có gì là khiên cưỡng khi dư luận nhìn nhận
pháo đài bay B-52 đã bảo chứng tuyên bố mạnh mẽ lời của Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ:
"Chúng tôi xem động thái mới này như một nỗ lực
phá vỡ cân bằng nhằm thay đổi nguyên trạng khu vực. Hành động đơn phương
này làm tăng nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm."
Dư luận Việt Nam quan tâm đến sự kiện pháo đài
bay B-52 không chỉ vì chuyện ăn miếng trả miếng giữa hai cường quốc Mỹ -
Trung, mà hướng về phi vụ B52 này trong tâm thế chờ đợi sự tỉnh táo của
Trung Quốc; bởi vì ai cũng biết là họ đã đe dọa áp đặt tiếp vùng ADIZ
trên Biển Đông.
Những lời lẽ hiếu chiến của một bộ phận trong
giới quân sự Trung Quốc về việc đòi kiểm soát tàu bè, máy bay và đòi bắt
giữ, bắn hạ ngay trên không - hải phận quốc tế họ áp đặt hoặc trong
vùng tranh chấp đã khiến dư luận Việt Nam và các quốc gia có liên quan
càng thêm kỳ vọng ở pháo đài bay B-52.
Nếu trung Quốc tìm cách chữa thẹn bằng cách tức
thì áp đặt vùng ADIZ ở biển Đông. Dư luận Việt Nam cùng các nước có
tranh chấp lãnh hải cũng như có chung quyền lợi ở vùng biển quốc tế này
đặt ra vấn đề với Mỹ:
Liệu pháo đài bay B-52 có trở lại Biển Đông, bay
vào vùng phòng không Trung Quốc đơn phương áp đặt để bảo vệ "lợi ích
quốc gia" hay không?
Nhưng đã qua rồi thời đại Chiến tranh Lạnh, khi mà lằn ranh giữa chiến tranh và hoà bình luôn bị thử thách bởi vũ khí nguyên tử và các loại vũ khí hủy diệt khác.
Vẫn còn đó bài học về sự kiện vịnh Con Heo ở Cuba năm 1962, với nguy cơ đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh nguyên tử giữa hai siêu cường Mỹ - Xô.
Cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện và đối chọi sức mạnh quân sự Mỹ - Trung sẽ còn gay gắt; nhưng dù sao hai pháo đài bay B-52 không mang vũ khí của Mỹ bay qua Biển Hoa Đông cũng được dư luận ở những quốc gia đang bị nước lớn Trung Quốc bắt nạt - xâm lấn xem là chuyến bay biễu diễn giúp họ hả hê mà hy vọng vào sự toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà thơ, nhà báo tự do Trần Tiến Dũng từ Sài Gòn. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/11/131128_b_52_quay_tro_lai.shtml
Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra quyết định lập vùng phòng
không trên biển Hoa Đông, chồng lấn lên vùng phòng không của Nhật Bản đã
đẩy căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh lên một nấc.
Quyết định này đã gây bất ngờ cho nhiều nước đang có tranh chấp chủ
quyền với Trung Quốc cũng như với cả Washington, vốn gần đây muốn khẳng
định sự có mặt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Vùng phòng không của Bắc Kinh đưa ra bao gồm một không phận
trải rộng phần lớn vùng biển Hoa Đông, phủ trên nhiều khu vực đang tranh
chấp với các nước láng giềng, trong đó đặc biệt là quần đảo Senkaku/
Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền. Từ cuối
tuần qua, Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay muốn đi qua không phận
trên phải thông báo trước hành trình bay và phải duy trì liên lạc với bộ
phận kiểm sóat của Trung Quốc, nếu không Bắc Kinh sẽ có quyền « dùng các biện pháp khẩn cấp ».
Là đồng minh thân cận của Tokyo, đồng thời có nhiều căn cứ quân sự
trong quần đảo Nhật Bản, Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước đòi hỏi mới của
Trung Quốc mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quân Mỹ trong khu
vực.
Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11 thiết lập vùng nhận dạng
phòng không trên biển Hoa Đông, Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng
thời cam kết sẽ bảo vệ Tokyo.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế",
đồng thời cảnh báo nước này về việc áp dụng vùng phòng không đơn
phương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong
sự điều chỉnh của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với
việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn
công.
Ông Hagel nói rõ rằng Mỹ, hiện có hơn 70.000 binh sĩ đồn trú tại Nhật
và Hàn Quốc, sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền vùng phòng không của
Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phògn Mỹ khẳng định : “Tuyên bố của
Trung Quốc (về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không) sẽ làm thay
đổi cách Mỹ triển khai các chiến dịch quân sự tại khu vực này”.
Bên cạnh những tuyên bố chính thức như vậy, chính quyền Mỹ cũng đánh
tiếng một cách không chính thức rằng sắp tới họ sẽ có những quyết định
mạnh mẽ đáp lại đòi hỏi của Trung Quốc. Tuy nhiên theo lời một quan
chức chính quyền Mỹ, hành động của Washington sẽ còn phụ thuộc vào việc
sau khi phân tích « động cơ của Bắc Kinh » trong vụ việc này.
Theo giới quan sát, ứng xử với « vụ vùng phòng không » của
Bắc Kinh sẽ là một trắc nghiệm quan trọng cho Washington, đặc biệt trong
lúc này, khi Hoa Kỳ không ít lần khẳng định chiến lược xoay trục về
Châu Á. Chiến lược này đến nay vẫn chỉ được nghe nói đến nhiều trong
ngôn từ của các nhà ngoại giao Mỹ, mà chưa có dịp kiểm nghiệm bằng thực
tế.
Hoa Kỳ đã thông báo ý định tập trung khoảng 60% lực lượng tấn công
trên toàn thế giới về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ nay đến cuối
thập kỷ này. Nhiều cường quốc châu Á vẫn tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có thể
thực hiện được sự cân đối lại lực lượng như vậy và liệu quyết tâm đó có
thể làm yên tâm các đồng minh Châu Á của Mỹ hay không, nhất là mỗi khi
nảy sinh những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc như kiểu thiết lập
vùng phòng không lần này.
Việc Tổng thống Mỹ Obama vắng mặt tại hai cuộc Thượng đỉnh Châu Á hồi
tháng 10 vừa qua vì khủng hoảng ngân sách ở trong nước, hay việc Ngoại
trưởng John Kerry vẫn mải miết tập trung vào các hồ sơ hạt nhân Iran hay
cuộc chiến ở Syria đã để lại một khoảng trống trong niềm tin của các
đồng minh Châu Á của Mỹ.
Bắc Kinh sẵn sàng chịu giông bão ngoại giao nhưng không dám khiêu chiến
Một ảnh trên mạng minh họa cờ Trung Quốc cắm trên đảo Điếu Ngư (Senkaku trong tiếng Nhật) REUTERS /Stringer/Files
Khi áp đặt các quy định về « vùng nhận dạng phòng không »,
Trung Quốc muốn nới rộng ảnh hưởng trong khu vực mà Bắc Kinh tự cho là
đã bị gặm nhấm một cách bất hợp lý. Theo nhận xét của các chuyên gia,
Bắc Kinh sẵn sàng chịu đựng giông bão ngoại giao, nhưng chắc chắn là
không dám đương đầu với một cuộc xung đột vũ trang.
Các nhà quan sát ghi nhận thái độ chừng mực của Bắc Kinh sau vụ
hai pháo đài bay B-52 của Mỹ bay ngang qua vùng nhận dạng phòng không
(ZAI) trên biển Hoa Đông ngay sau khi chế độ cộng sản mới công bố.
Tại vùng biển này có một quần đảo nhỏ mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku, hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh liên tục tìm cách khẳng định chủ quyền. Vùng biển xung quanh quần đảo không có người ở này phong phú hải sản và có tiềm năng dầu khí.
Tại vùng biển này có một quần đảo nhỏ mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku, hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh liên tục tìm cách khẳng định chủ quyền. Vùng biển xung quanh quần đảo không có người ở này phong phú hải sản và có tiềm năng dầu khí.
Viên Kính Đông (Jingdong Yuan), một chuyên gia về chính sách đối
ngoại của trường đại học Sydney khẳng định với AFP là cả Bắc Kinh lẫn
Tokyo đều « luôn tâm niệm là không để bị cuốn vào tình hình dẫn đến một sự xung đột trực tiếp ».
Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nóng lên từ tháng 9/2012 sau khi Nhật Bản
mua lại ba trong số năm hòn đảo của Senkaku/Điếu Ngư từ một chủ tư nhân
người Nhật. Quan hệ Nhật-Trung đặc biệt xấu đi từ đó.
Tuy Nhật Bản đang kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư nhưng không muốn có thêm
rủi ro nên hiện vẫn không đưa người ra đây sinh sống. Đối với Tokyo,
không có chuyện chấp nhận việc đưa ra tranh cãi về chủ quyền của quần
đảo nhỏ bé này.
Nhưng với Bắc Kinh, mọi phương tiện đều tốt nhằm thuyết phục thế giới
là yêu sách đối với Senkaku/Điếu Ngư có cơ sở, và hiện đang có tranh
chấp lãnh thổ tại đây.
Đó là nguyên nhân vì sao Trung Quốc thường xuyên gởi tàu và máy bay
đến quấy rối khu vực Senkaku/Điếu Ngư, dù tuần duyên Nhật Bản thường
xuyên tuần tiễu. Việc thành lập vùng nhận dạng phòng không nằm trong
chiến dịch của kiểu chiến tranh hao mòn này.
Ông Viên Kính Đông nhấn mạnh, Bắc Kinh muốn thuyết phục là chỉ «
thực hiện quyền khẳng định chủ quyền một cách thường xuyên. Sau khi Nhật
quốc hữu hóa Senkaku/Điếu Ngư, tôi tin rằng Trung Quốc thực sự muốn tạo
ra sự kiện là có tranh chấp lãnh thổ tại đây ».
Theo Taylor Fravel của Massachusetts Institute of Technology (MIT),
thì Trung Quốc bực tức trước vùng nhận dạng phòng không do Nhật Bản quy
định. Bắc Kinh coi đây là ý định « bành trướng » của Nhật, « bao trùm các mỏ khí đốt Trung Quốc và những địa điểm nằm gần Trung Quốc ».Những hành động của Trung Quốc hôm nay được nung nấu từ mối oán thù xưa nay đối với Nhật Bản, từ những hành vi của quân phiệt Nhật cho đến cuối Đệ nhị Thế chiến, một quá khứ đế quốc cần phải thanh toán.
Rana Mittter, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nhật của trường đại học Oxford khẳng định rằng Bắc Kinh « vốn đinh ninh là các yêu sách lãnh thổ của mình đã không được quan tâm và đánh giá đúng đắn trong những thập kỷ gần đây, nên nay tìm cách đảo ngược tình hình. Có lẽ trước hết là vấn đề danh dự ».
Các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không chỉ liên quan đến Nhật Bản, mà còn cả các nước khác như Việt Nam và Philippines. Mùa hè năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi huy động tổng lực để Trung Quốc trở thành một đại cường trên biển. Tham vọng này ngày càng khiến người ta lo ngại.
Thực tế, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều quốc gia gần đây đã kêu ca về áp lực đang tăng cao của Trung Quốc để thỏa mãn tham vọng bá quyền đại dương của mình. Các nhà quan sát ghi nhận, trong những cuộc xung đột chủ quyền với các láng giềng, Bắc Kinh không ngần ngại đặt lại vấn đề nguyên trạng, nhất là tại Biển Đông.
Theo ông Cổ Khánh Quốc (Jia Qingguo) của trường đại học Bắc Kinh, mỗi lần có cơ hội gặm nhấm được một ít đất đai là Trung Quốc liền « năng nhặt chặt bị ». Và những bước đi dè dặt dần dần sẽ trở thành những gót giày đinh nện xuống, một khi đã đạt được vị thế siêu cường.
Thursday, November 28, 2013
TIN VIỆT MỸ
Người Mỹ ăn mừng Lễ Tạ Ơn
Người Mỹ mừng ngày Lễ Tạ Ơn hằng năm vào ngày thứ Năm với các bữa tiệc, thăm viếng trong gia đình, và mua sắm hàng hạ giá.
Dịp lễ này là thời gian dành cho việc tạ ơn, thường là các buổi tụ họp
trong gia đình với các bữa tiệc tập trung vào thịt gà tây và nhiều món
ăn truyền thống khác.
Người Mỹ trên khắp nước cũng tụ họp trong các lễ tôn giáo, coi các trận
football chuyên nghiệp, và tham gia công tác từ thiện tình nguyện vào
dịp này.
Tại New York, Snoopy và các bong bóng khổng lồ khác mô phỏng các nhân
vật trong truyện tranh bay trên bầu trời trong buổi diễn hành Lễ Tạ Ơn
của công ty Macy.
Tại Washington, Tổng thống Barack Obama gởi lời cảm tạ các quân nhân nam, nữ phục vụ trong quân đội.
Tổng thống Obama nói:
“Chúng ta cảm tạ về những tự do mà họ bảo vệ - tự do suy nghĩ về những
gì ta muốn và nói về những gì ta nghĩ, để thờ phượng theo niềm tin tôn
giáo của chúng ta, để chọn lựa các nhà lãnh đạo của chúng ta, và chỉ
trích họ mà không bị trừng phạt. Nhân dân trên khắp thế giới đang tranh
đấu, và thậm chí bỏ mình vì cơ hội của họ bảo vệ những tự do này. Chúng
ta sát cánh với họ trong cuộc tranh đấu đó, và chúng ta cảm tạ về sự
kiện được tự do.”
Một ngày trước Lễ Tạ Ơn, Tổng thống Obama và gia đình tiếp tục một
truyền thống hằng năm về tình nguyện quyên góp thực phẩm và sửa soạn bữa
ăn cho những gia đình cần được giúp đỡ. Ông cũng “ân xá” cho cặp gà
tây, có tên là Popcorn và Caramel, trong một truyền thống hằng năm của
Tổng thống thả các gà tây này trước ngày lễ.
Nhiều thương vụ khổng lồ trên khắp nước đánh dấu lúc mở đầu mùa mua sắm
trong dịp lễ. Trong những năm mới đây, thương vụ tại các cửa hàng bán lẻ
đã bắt đầu càng ngày càng sớm hơn. Năm nay, nhiều cửa hàng bán lẻ đã mở
cửa sớm trong ngày Lễ Tạ Ơn với các ưu đãi dặc biệt cho những khách
hàng đầu tiên, nhiều người trong số họ đã cắm trại chờ đợi ở bên ngoài
dưới thời tiết giá lạnh trong nhiều giờ.
Và tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Afghanistan và trên khắp thế giới, các
binh sĩ được chiêu đãi bữa ăn truyền thống Lễ Tạ Ơn do các cấp chỉ huy
của họ thực hiện để kỷ niệm ngày lễ này.
Theo truyền thống thì Lễ Tạ Ơn của Mỹ đã xảy ra năm 1621, khi những
người định cư ban đầu tại Bắc Mỹ đã tạ ơn về vụ mùa thâu hoạch của họ
sau một mùa đông khắc nghiệt.
Hơn một thế kỷ sau đó, Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington, đưa ra một tuyên bố về Lễ Tạ Ơn hồi năm 1789.
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-my-an-mung-le-ta-on/1799947.htmlCâu chuyện về tấm lòng giúp con lai người Việt tìm cha đẻ Mỹ
Chuyện tìm được một người cha nào đó không còn cảm xúc mạnh như
lần đầu tiên vì tôi đã tìm ra nhiều người trong suốt những năm tháng
qua. Nhưng dĩ nhiên, khi tôi tìm được cha cho một ai đó và làm họ hạnh
phúc, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc
Brian Hjort
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1992 khi ông Brian Hjort tới du lịch bụi tại TP HCM khi còn là một sinh viên. Ông cho biết:
“Khi ấy tôi thấy rất nhiều người lai Mỹ quanh quẩn trên đường phố ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Họ cũng tầm tuổi tôi. Họ không giống với người Việt lắm nên tôi tự hỏi rằng không biết họ là ai và làm gì ở đó. Một số người nói đôi chút tiếng Anh và họ bảo tôi rằng họ là con của các binh sĩ Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, còn mẹ họ là người Việt. Họ đang xin visa để đi Mỹ”.
Ông Hjort đã bắt chuyện rồi làm bạn với những người bị gọi là ‘Mỹ lai’ hay ‘con lai’ này, và biết rằng họ bị người bản xứ phân biệt đối xử sau chiến tranh.
Ông suy nghĩ rằng những người mang trong mình hai dòng máu Việt – Mỹ này không có tội và ông muốn giúp đỡ họ.
Cơ duyên bắt đầu khi một người bạn của ông từng sống trong trại tị nạn ở Philippines nhờ ông tìm cha cho bạn mình.
Thật bất ngờ, ông đã làm được việc đó, dù không hề có kinh nghiệm về
việc nghiên cứu hồ sơ quân sự. Sau thành công ban đầu này, ngày càng có
nhiều người tìm đến nhờ cậy ông.
Tuy nhiên, ông Hjort cho biết mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ dù những người con lai kỳ vọng rất nhiều vào cuộc gặp với cha đẻ của mình.
Không đưa ra con số cụ thể, ông ước tính đã giúp hàng chục người tìm được cha, nhưng khi ấy cha đã qua đời hoặc không muốn gặp con. Chỉ có khoảng hơn hai chục người chấp nhận những người ‘con rơi’. Ông nói:
“Có rất nhiều ông bố không muốn nhận lại con mình. Có người không liên lạc lại hoặc có người trả lời nhưng với thái độ rất tiêu cực. Sau cuộc chiến, các cựu binh cảm thấy khó đối xử khi họ có con rơi ở Việt Nam. Họ giờ có gia đình riêng, có con cái và muốn bỏ lại phía sau chuyện quá khứ”.
Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng những người con lai Mỹ còn lại ở Việt Nam sẽ có được cơ hội đi Hoa Kỳ dù người cha có còn sống hay không, hay dù có hay không có thông tin về cha đẻ của họ, vì theo ông họ ‘đều là con của công dân Mỹ’.
Ông cho biết ông vẫn cảm thấy vui mỗi khi một người con lai Mỹ tìm lại được cha mẹ mình:
“Chuyện tìm được một người cha nào đó không còn cảm xúc mạnh như lần đầu tiên vì tôi đã tìm ra nhiều người trong suốt những năm tháng qua. Nhưng dĩ nhiên, khi tôi tìm được cha cho một ai đó và làm họ hạnh phúc, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc”.
Không chỉ có những người con rơi tìm đến nhờ cậy ông mà cả các cựu chiến binh Mỹ.
Ông Hjort cho biết mỗi một câu chuyện có những kết cục khác nhau, vui có, buồn có, và có một số chuyện ông muốn ghi nhớ mãi và có những câu chuyện ông muốn quên ngay.
Ông cũng cho hay, ông sử dụng tiền túi của mình để giúp đỡ người khác nhưng giờ tài chính đã cạn để có thể duy trì trang web có tên gọi Father Founded (Tìm cha) cũng như thực hiện công việc nghiên cứu các trường hợp còn lại.
Ông nói ông không thể làm công việc mang tính thiện nguyện này một mình và kêu gọi tấm lòng hảo tâm của mọi người.
Tuy nhiên, ông Hjort cho biết mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ dù những người con lai kỳ vọng rất nhiều vào cuộc gặp với cha đẻ của mình.
Không đưa ra con số cụ thể, ông ước tính đã giúp hàng chục người tìm được cha, nhưng khi ấy cha đã qua đời hoặc không muốn gặp con. Chỉ có khoảng hơn hai chục người chấp nhận những người ‘con rơi’. Ông nói:
“Có rất nhiều ông bố không muốn nhận lại con mình. Có người không liên lạc lại hoặc có người trả lời nhưng với thái độ rất tiêu cực. Sau cuộc chiến, các cựu binh cảm thấy khó đối xử khi họ có con rơi ở Việt Nam. Họ giờ có gia đình riêng, có con cái và muốn bỏ lại phía sau chuyện quá khứ”.
Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng những người con lai Mỹ còn lại ở Việt Nam sẽ có được cơ hội đi Hoa Kỳ dù người cha có còn sống hay không, hay dù có hay không có thông tin về cha đẻ của họ, vì theo ông họ ‘đều là con của công dân Mỹ’.
Ông cho biết ông vẫn cảm thấy vui mỗi khi một người con lai Mỹ tìm lại được cha mẹ mình:
“Chuyện tìm được một người cha nào đó không còn cảm xúc mạnh như lần đầu tiên vì tôi đã tìm ra nhiều người trong suốt những năm tháng qua. Nhưng dĩ nhiên, khi tôi tìm được cha cho một ai đó và làm họ hạnh phúc, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc”.
Không chỉ có những người con rơi tìm đến nhờ cậy ông mà cả các cựu chiến binh Mỹ.
Ông Hjort cho biết mỗi một câu chuyện có những kết cục khác nhau, vui có, buồn có, và có một số chuyện ông muốn ghi nhớ mãi và có những câu chuyện ông muốn quên ngay.
Ông cũng cho hay, ông sử dụng tiền túi của mình để giúp đỡ người khác nhưng giờ tài chính đã cạn để có thể duy trì trang web có tên gọi Father Founded (Tìm cha) cũng như thực hiện công việc nghiên cứu các trường hợp còn lại.
Ông nói ông không thể làm công việc mang tính thiện nguyện này một mình và kêu gọi tấm lòng hảo tâm của mọi người.
TIN THẾ GIỚI
Điện Biên Phủ và một thế kỷ thực dân Pháp ở Đông Dương
Cảnh quân Pháp nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ năm 1954.
Musée de l'Armée
Nhật báo Libération hôm nay 27/11/2013 giới thiệu cuộc triển
lãm tại Bảo tàng Quân đội, tái hiện lại một thế kỷ hiện diện của Pháp
tại Đông Dương với những trang phục, bản rập, tài liệu bằng văn bản và
nghe nhìn. Khách tham quan có thể hình dung một trăm năm đô hộ của Pháp ở
vùng Viễn Đông và cuộc chiến Điện Biên Phủ đã chấm dứt chủ nghĩa thực
dân ở Đông Dương.
Tờ báo nhận định, sau Algérie năm ngoái, nay đến lượt Đông
Dương: Bảo tàng Quân đội nằm ở quảng trường Invalides, Paris tiếp tục
lật lại những trang sử đau thương của quá trình thuộc địa và phi thực
dân hóa của Pháp. Gần sáu mươi năm sau thất bại ở Điện Biên Phủ vào
tháng 5/1954 dẫn đến hồi kết của cuộc viễn chinh tại Đông Dương, cuộc
triển làm này vẽ lại quá trình chinh phục Nam Kỳ, giai đoạn đô hộ
(1856-1954) rồi việc Pháp phải rút quân trong tiếng đùng đoàng của súng
đạn.
Tuy cuộc chiến Đông Dương ít gây tranh cãi hơn so với cuộc chiến Algérie, nhưng tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhân sự kiện tướng Võ Nguyên Giáp qua đời cũng đã gây ra một số phản ứng tại Pháp.
Thái Lan trước cơn sốt Áo Vàng
Nhìn sang Thái Lan, nhật báo Le Figaro có bài viết : « Tại Bangkok, cơn sốt màu vàng đe dọa chính quyền ». Phe đối lập hứa hẹn sẽ lật đổ chính phủ do em gái của cựu Thủ tướng đang lưu vong Thaksin lãnh đạo.
Mại dâm : Pháp dự định trừng phạt khách mua dâm
Nhân sự kiện dự luật chống mại dâm hôm nay 27/11/2013 được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Pháp, nhiều tờ báo lớn xuất bản tại Paris đã đưa lên trang nhất vấn đề này.
Nhật báo Le Monde chạy tựa : « Mại dâm : Việc trừng phạt khách hàng gây chia rẽ các chính đảng ». Tương tự, trang bìa tờ báo cánh tả Libération đăng ảnh cận cảnh một đôi chân phụ nữ mang đôi giày gót nhọn với tựa đề « Mại dâm, cuộc tranh luận xưa nhất thế giới » và đặt câu hỏi : « Trừng phạt khách mua dâm ? Dự luật được đưa ra trước Hạ viện gây chia rẽ tẩt cả các đảng ». Nhật báo cộng sản L’Humanité đăng ảnh một cô gái bán dâm đang đứng chờ khách với dòng tựa lớn « Hủy bỏ » và nhận định, việc thông qua dự luật trên sẽ là một bước tiến đầu tiên về hướng chấm dứt dạng nô lệ này.
Bài xã luận của nhật báo Le Monde mang tựa đề « Luật pháp, giới tính, đạo đức » cho rằng mại dâm là một vấn đề triết lý phức tạp và là một thực tế xã hội xót xa.
Được 120 đại biểu ký tên ủng hộ, dự luật này bãi bỏ việc phạt vạ gái mại dâm vì tội níu kéo khách, thay thể bằng việc trừng phạt khách mua dâm ở mức 1.500 euro. Đây là lần đầu tiên giải pháp phạt vạ khách mua dâm được đưa ra tại Pháp, kèm theo việc giúp đỡ các nạn nhân của bọn buôn người và nô lệ tình dục ra khỏi nghề mại dâm.
Trừng phạt « cầu » để giảm « cung », đó là mục tiêu của dự luật, một cách ngăn cấm việc buôn bán thân xác. Tuy nhiên theo Le Monde, không phải người bán dâm nào cũng là nạn nhân của bạo lực, và không thể quy cho tất cả là quan hệ cưỡng ép. Luật pháp cần làm tất cả để truy lùng bọn ma cô và giúp đỡ cho các nạn nhân bị buộc phải bán thân. Nhưng khi nhắm vào khách mua dâm để trừng phạt, những người bán dâm có thể sẽ phải rút vào bí mật và chịu nhiều rủi ro hơn.
Công dân mạng và dân chủ
Nhân Diễn đàn Dân chủ Thế giới tổ chức tại Strasbourg từ ngày 23 đến 29/11, Le Monde dành nguyên một phụ trang cho đề tài này, trong đó có bài viết « Tư cách công dân trong kỷ nguyên kỹ thuật số ». Câu hỏi đặt ra là các mạng xã hội, truyền thông mạng và blog cũng như việc được tự do tham khảo các dữ liệu, có mang lại quyền lực cho công dân trước các định chế cầm quyền hay không ?
Tuy cuộc chiến Đông Dương ít gây tranh cãi hơn so với cuộc chiến Algérie, nhưng tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhân sự kiện tướng Võ Nguyên Giáp qua đời cũng đã gây ra một số phản ứng tại Pháp.
Tháng 10 năm nay, khi biết tin tướng Giáp từ trần, thọ 103 tuổi, Ngoại trưởng Fabius đã vinh danh « một người Việt Nam yêu nước vĩ đại ». Lời
tuyên bố này không những gây giận dữ cho các cựu chiến binh Điện Biên
Phủ, mà cả một bộ phận trong quân đội Pháp vốn không quên những đối xử
tệ hại của Việt Minh với tù binh. Bằng chứng của việc chủ đề này vẫn còn
nhạy cảm, theo Libération, đó là có những người có trách nhiệm của Việt
Nam đã lặng lẽ đến Invalides để kiểm tra xem liệu đại sứ của Hà Nội ở
Paris có thể đến xem triển lãm mà không gây phản ứng gì.
Phần thứ nhất của triển lãm pha trộn những trang phục, bản rập, văn
bản, giúp người xem hình dung lại cuộc chinh phục bằng họng súng đại
bác, rồi đến việc đô hộ mảnh đất nằm cách nước Pháp đến 15.000 km. Công
cuộc đô hộ này vào cuối thế kỷ 19 đã làm dấy lên những cuộc tranh luận
tại Quốc hội thời đó. Nếu Jules Ferry nêu ra « nghĩa vụ của các chủng
tộc thượng đẳng » với các « dân tộc hạ đẳng », thì Georges Clémenceau tố cáo « các tội ác khủng khiếp » do quân Pháp phạm phải.
Triển lãm càng thu hút hơn với những tài liệu nghe nhìn. Từ những đòi
hỏi độc lập tại Đông Dương ngày càng tăng, cho đến thời kỳ chiếm đóng,
rồi cuộc chiến trước Việt Minh, việc Thống chế Pétain hợp tác với Nhật
để duy trì kiểm soát. Sau khi kháng chiến thành công, người ta nghe
giọng nói vừa nhỏ nhẹ vừa kiên quyết của Hồ Chí Minh, ca ngợi « dân tộc Pháp vĩ đại » đã « giương cao ngọn cờ của giá trị tự do, bình đẳng và bác ái ». Theo Libération, đây là một lời ca ngợi dưới dạng một nụ hôn thần chết, để biện minh cho cuộc chiến sắp tới.
Sau nỗ lực thương lượng không thành công giữa Paris và các nhà lãnh
đạo cộng sản Việt Nam năm 1946, bán đảo Đông Dương chìm vào cuộc chiến.
Ngược lại với cuộc chiến Algérie, Chú Sam hỗ trợ cho đồng minh Pháp vì
xem Đông Dương là một con cờ domino phải giữ bằng mọi giá cho một thế
giới tự do. Trong một cuộn phim quay vào thời đó, có một Phó tổng thống
Mỹ đến thăm lòng chảo Điện Biên Phủ : đó là Richard Nixon, người mà hai
thập kỷ sau đã ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Một bộ phim khác được quay năm 1953, bởi một người lính trẻ có tương
lai điện ảnh đầy hứa hẹn là Pierre Schoendoerffer, cho thấy những hình
ảnh chiến tranh mà ngày nay không còn trông thấy nữa. Những loạt pháo
kích, tiếng vang động đinh tai của những khẩu đại bác, những xác chết
không nguyên vẹn của những người lính…trên nền nhạc sầu thảm.
Ở gian cuối triển lãm, Libération chú ý đến cuộc đàm thoại đáng kinh
ngạc giữa hai sĩ quan cao cấp được ghi lại ngay trước khi Điện Biên Phủ
thất thủ. Bên cạnh đó là một cuộn phim nghiệp dư do một hạ sĩ quan quay
sau khi ký hiệp định Genève năm 1954, với cảnh quân Pháp chen chúc xuống
tàu về nước, dưới cái nhìn dửng dưng của những người chiến thắng –
những anh lính Việt Minh trẻ tuổi.Thái Lan trước cơn sốt Áo Vàng
Nhìn sang Thái Lan, nhật báo Le Figaro có bài viết : « Tại Bangkok, cơn sốt màu vàng đe dọa chính quyền ». Phe đối lập hứa hẹn sẽ lật đổ chính phủ do em gái của cựu Thủ tướng đang lưu vong Thaksin lãnh đạo.
Bài báo mở đầu bằng việc mô tả cảnh Suthep Thaugsuban, người đại diện
cho đợt sóng Áo Vàng mới đang thách thức Thủ tướng Yingluck Shinawatha
từ cuối tuần qua, đang xướng lên qua micro bài ca của hoàng gia, và hàng
ngàn người biểu tình trước Bộ Tài chính cùng đồng thanh hát theo. Ông
Thaugsuban hứa hẹn trong vòng ba ngày sẽ kết thúc chính phủ.
Nguyên nhân của « cơn sốt màu vàng » này là một dự thảo luật ân xá,
có thể giúp cho nhà lãnh đạo lưu vong Thaksin quay lại Thái Lan. Phong
trào phản kháng quy mô nhất từ cuộc khủng hoảng 2010 đến nay, đã tập hợp
được trên 100.000 người hôm Chủ nhật. Đa số người biểu tình thuộc tầng
lớp trung lưu ở Bangkok, số khác đến từ miền nam.
Theo Le Figaro, bóng ma của cuộc khủng hoảng đã làm 90 người chết năm
2010 hãy còn xa. Sự cứng rắn của Suthep làm những người ôn hòa e ngại,
họ tích cực vận động trong hậu trường để tìm ra một lối thoát hòa bình.
Những ngày sắp tới, người ta mới biết được chính quyền có thành công
trong việc tái lập trật tự mà không đổ dầu vào lửa hay không vì nếu
những người Áo Đỏ ủng hộ ông Thaksin ở nông thôn kéo về, thì tình hình
sẽ lại bùng nổ.
Nhân sự kiện dự luật chống mại dâm hôm nay 27/11/2013 được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Pháp, nhiều tờ báo lớn xuất bản tại Paris đã đưa lên trang nhất vấn đề này.
Nhật báo Le Monde chạy tựa : « Mại dâm : Việc trừng phạt khách hàng gây chia rẽ các chính đảng ». Tương tự, trang bìa tờ báo cánh tả Libération đăng ảnh cận cảnh một đôi chân phụ nữ mang đôi giày gót nhọn với tựa đề « Mại dâm, cuộc tranh luận xưa nhất thế giới » và đặt câu hỏi : « Trừng phạt khách mua dâm ? Dự luật được đưa ra trước Hạ viện gây chia rẽ tẩt cả các đảng ». Nhật báo cộng sản L’Humanité đăng ảnh một cô gái bán dâm đang đứng chờ khách với dòng tựa lớn « Hủy bỏ » và nhận định, việc thông qua dự luật trên sẽ là một bước tiến đầu tiên về hướng chấm dứt dạng nô lệ này.
Bài xã luận của nhật báo Le Monde mang tựa đề « Luật pháp, giới tính, đạo đức » cho rằng mại dâm là một vấn đề triết lý phức tạp và là một thực tế xã hội xót xa.
Được 120 đại biểu ký tên ủng hộ, dự luật này bãi bỏ việc phạt vạ gái mại dâm vì tội níu kéo khách, thay thể bằng việc trừng phạt khách mua dâm ở mức 1.500 euro. Đây là lần đầu tiên giải pháp phạt vạ khách mua dâm được đưa ra tại Pháp, kèm theo việc giúp đỡ các nạn nhân của bọn buôn người và nô lệ tình dục ra khỏi nghề mại dâm.
Trừng phạt « cầu » để giảm « cung », đó là mục tiêu của dự luật, một cách ngăn cấm việc buôn bán thân xác. Tuy nhiên theo Le Monde, không phải người bán dâm nào cũng là nạn nhân của bạo lực, và không thể quy cho tất cả là quan hệ cưỡng ép. Luật pháp cần làm tất cả để truy lùng bọn ma cô và giúp đỡ cho các nạn nhân bị buộc phải bán thân. Nhưng khi nhắm vào khách mua dâm để trừng phạt, những người bán dâm có thể sẽ phải rút vào bí mật và chịu nhiều rủi ro hơn.
Công dân mạng và dân chủ
Nhân Diễn đàn Dân chủ Thế giới tổ chức tại Strasbourg từ ngày 23 đến 29/11, Le Monde dành nguyên một phụ trang cho đề tài này, trong đó có bài viết « Tư cách công dân trong kỷ nguyên kỹ thuật số ». Câu hỏi đặt ra là các mạng xã hội, truyền thông mạng và blog cũng như việc được tự do tham khảo các dữ liệu, có mang lại quyền lực cho công dân trước các định chế cầm quyền hay không ?
Theo tờ báo, các công cụ kỹ thuật số hẳn sẽ đóng góp vào việc tạo ra
một cộng đồng ảo, một nền dân chủ có sự tham gia tích cực của công dân,
nhưng đây chỉ mới là điều kiện ban đầu mà thôi. Trong bài « Internet tăng cường quyền lực của xã hội dân sự »,
nhà nghiên cứu Amanda Clarke chuyên về quan hệ giữa internet và dân chủ
cho rằng các định chế chính trị nếu muốn đáp ứng những mong đợi của
người dân, không thể bỏ qua các kênh thông tin trong thời đại kỹ thuật
số.
Trung Quốc, những thành phố không tương lai
Những khu nhà mới xây tại thành phố Hoa Minh, Trung Quốc
(DR)
Vào lúc Trung Quốc vẫn kiên trì đi theo hướng đô thị hóa nông
thôn, nhiều người tỏ ra lo ngại là sự phát triển các chương trình định
cư làm nảy sinh đồng thời cảnh khốn quẫn giống như các dự án mà các nước
phương Tây đã trải nghiệm thời kỳ sau chiến tranh. Một ví dụ điển hình
là thành phố mới xây Hoa Minh (Huaming). Từng được chọn là mô hình phát
triển đô thị hóa trong đợt triển lãm toàn cầu Thượng Hải năm 2010, giờ
đây thành phố này rất có thể sẽ mang tính tượng trưng cho một hiện tượng
biến đổi mới : Đó là sự bần cùng hóa tại nhiều thành phố mới của Trung
Quốc. Liên quan đến chủ đề này, nhật báo Le Figaro có trích dịch lại một
bài viết trên tờ The New York Times đề tựa « Tại Trung Quốc, những thành phố không có tương lai ».
Tác giả Ian Johnson cho biết vào năm 2005, Hoa Minh đã được
chọn làm hình mẫu cho quá trình đô thị hóa nông thôn có kế hoạch. Trên
thực tế, Hoa Minh là một xã nông nghiệp, có số dân chừng 41.000 người,
sống tập trung chủ yếu trong 12 ngôi làng nhỏ, nằm rải rác trên một diện
155 km². Khu vực phía bắc Trung Quốc này được cho là khá màu mỡ phì
nhiêu do nguồn nước dồi dào. Hoa Minh còn là xã ngoại ô của thành phố
cảng Thiên Tân, một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc. Xã
này còn nổi tiếng với những mặt hàng thủ công và nhất là rau quả tươi.
Thế nhưng, trong con mắt các nhà hoạch định, sự hình thành tự nhiên
các khu làng nhỏ đặt ra một vấn đề lớn : Sự phát triển đồng đều kéo theo
hạn chế về mật độ nhà ở, không gian và tổ chức khu công nghiệp. Chưa kể
đến vấn đề an toàn vệ sinh do thiếu nguồn nước sạch. Từ đó, nảy sinh ý
tưởng hợp nhất các ngôi làng lại thành một thành phố trên một diện tích
2,5km², thay vì là 8km², tổng diện tích của 12 ngôi làng gộp lại.
Chính quyền địa phương trích ra một phần diện tích trong số 152km²
còn lại giao cho các nhà đầu tư bất động sản. Như vậy, thành phố lẫn
người dân sẽ không tốn một xu nào để chi trả cho chi phí xây dựng. Phần
đất canh tác còn lại sẽ được giao cho một số ít nông dân khai thác với
những phương pháp canh nông hiện đại hơn. Phần đông nông dân bị cưỡng
bức rời mảnh đất tổ tiên. Số người từ chối nhìn thấy cảnh trường học,
đường xá bị phá hủy và điện nước bị cúp.
Đổi đời đâu không thấy, khi đến định cư rồi người dân sớm thất vọng.
Thanh niên không kiếm được việc làm, nên suốt ngày la cà trong các quán
cà phê Internet. Người lớn tuổi hơn buộc phải chấp những công việc thời
vụ bấp bênh để mà tồn tại. Đó là chưa kể đến cạnh tranh khốc liệt với
dân di cư đến từ các vùng khác. Ngay cả như có kiếm được việc, tiền
lương không đủ trang trải các chi phí do giá cả đắt đỏ. Lạm phát đã đội
giá gạo lên gấp hai lần. Trong khi trước đó, người nông dân lại tự sản
xuất. Nhìn chung, lo sợ, tuyệt vọng là những cảm giác chính của những
người nông dân tái định cư ở đây.
Từ chỗ tuyệt vọng dẫn đến những hành động tiêu cực : Các vụ « tự tử
» liên tiếp xảy ra như nhảy lầu, uống thuốc trừ sâu hay ngủ trên đường
ray xe lửa. Theo giải thích của giáo sư Lynette Ong, chuyên gia về khoa
học chính trị thuộc đại học Toronto, có nghiên cứu về những khu vực tái
định cư : « Hàng trăm ngàn người đã chuyển đến sinh sống tại đây,
nhưng mức sống của họ thật sự đã sa sút. Chất lượng tòa nhà cũng là một
vấn đề nhức nhối : cũng bởi do nạn tham nhũng và tình trạng rút ruột
công trình ».
Tân Cương, căng thẳng ngày càng gia tăng
Báo Libération quan tâm đến tình hình tại Tân Cương. Tờ báo nhận thấy là « Tại Trung Quốc, căng thẳng với người Duy Ngỗ Nhĩ gia tăng ».
Con số thống kê tính từ đầu năm đến nay cho thấy tại khu tự trị này
đã diễn ra gần 200 vụ tấn công khủng bố, mà gần đây nhất là vụ tấn công
vào Thiên An Môn hôm 28/10 vừa qua, làm thiệt mạng 2 du khách và 38
người khác bị thương. Theo Libération, chính sách đồng hóa cưỡng chế do
chính quyền Tân Cương thực hiện, đồng nghĩa với hiện tượng dòng người
Hán di cư lên khu tự trị, siết chặt an ninh và giới hạn quyền hành đạo
cũng như việc áp đặt tiếng phổ thông trong các trường học là những
nguyên nhân chính dẫn đến các vụ bạo động.
Báo Les Echos nhắc lại vụ nổ đường ống dẫn dầu tại thành phố Thanh
Đảo, xảy ra hôm thứ Sáu tuần vừa qua. Vụ nổ đã làm thiệt mạng 55 người,
136 người khác bị thương và làm hơn 18.000 người phải di tản.
Theo Les Echos, trong tai nạn lần này, Tập đoàn hóa dầu Sinopec có bị
liên đới trách nhiệm. Mặc dù, nguyên nhân vụ nổ chưa được làm sáng tỏ,
nhưng báo chí trong nước đã điểm ra những điều bất thường trong hồ sơ
này. Theo đó, đường ống dẫn dầu đi ngang qua một khu đô thị có mật độ
dân số đông đúc trong khi người dân địa phương lại không có thông tin
đầy đủ.
Dù rằng, việc xây dựng đường ống đã được thực hiện vào năm 1986,
trước khi có quy định bắt buộc phải cách khu dân cư 15m, nhưng Sinopec
lẫn nhiều tập đoàn dầu khí khác đã không tiến hành tốt công tác thanh
tra hệ thống ống dẫn dầu này.
Tình hình căng thẳng tại biển Hoa Đông vẫn tiếp tục gây sự chú ý báo chí Pháp. Nhật báo Le Monde nhận thấy « Trung Quốc tự cho mình có quyền kiểm soát không phận quần đảo Senkaku ».
Với tuyên bố trên được đưa ra hôm thứ Bảy 23/11/2013 vừa qua, Bắc
Kinh đã đẩy căng thẳng tại vùng biển Hoa Đông nâng lên một mức. Các nước
trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối. Nhất là
phía Hoa Kỳ đã có những phản ứng mạnh mẽ đánh giá hành động trên của
Trung Quốc là « đơn phương », thậm chí làm « gia tăng các rủi ro xảy ra sự cố ».
« Sự leo thang căng thẳng nguy hiểm giữa Trung Quốc và Nhật Bản
» là hàng tựa nhận định trên nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo còn
đăng một bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Jean-Vincent Brisset, thuộc Viện
quan hệ Quốc tế và Chiến lược (Iris) cho rằng « mối nguy chủ yếu chính là rủi ro va chạm trên không
». Chuyên gia này nhắc lại vụ đụng độ trên không năm 2001 giữa không
lực Mỹ và Trung Quốc trên không phận quốc tế. Hai chiếc chiến đấu cơ đã
va chạm vào nhau, và buộc phía Mỹ phải cho hạ cánh khẩn cấp xuống Hải
Nam, kéo theo một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Cuối cùng, Les Echos nhìn
thấy quyết định trên của Bắc Kinh còn là « một phép thử uy tín của Washington ».
Chính trường Thái Lan lại « nổi sóng ba đào »
Một chủ đề khác cũng làm hao tốn giấy mực báo chí Pháp là tình hình
biến động chính trị tại Thái Lan. Hôm qua, người biểu tình ủng hộ phe
đối lập đã gia tăng áp lực lên chính phủ bằng cách chiếm các tòa nhà Bộ
Tài chính và Bộ Ngoại giao, nhằm buộc bà Yingluck Shinawatra phải từ
nhiệm. Báo Libération chạy tựa « Tại Băngkok, phe đối lập chiếm các Bộ ».
Nhật báo cộng sản L’Humanité thấy rằng « Phe đối lập đang biểu dương lực lượng ».
Thái Lan đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị tệ hại nhất kể từ
sau vụ biểu tình rầm rộ năm 2010. Đất nước vẫn bị chia rẽ sâu sắc giữa
nông thôn và thành thị. L’Humanité cho rằng Thái Lan là một trong những
quốc gia bất bình đẳng nhất tại châu Á. Còn đối với báo Les Echos, « Người biểu tình đang thử thách Thủ tướng Thái ». Bị phe đối lập thách thức, bà Yingluck Shinawatra giờ phải nhanh chóng chứng tỏ uy quyền chính trị.
Thỏa thuận hạt nhân Iran tại Geneve : Niềm hy vọng cho người dân Iran
Tin tức Iran và nhóm 5+1 đạt được một thỏa thuận tạm thời về hồ sơ
hạt nhân Iran là chủ đề thời sự quốc tế nóng hổi nhất trên các tờ báo
lớn tại Pháp. Le Monde chạy tít lớn trên trang nhất : « Hạt nhân Iran : Câu chuyện bí ẩn của một cuộc thương thảo ».
Sau 10 năm thất bại, cuối cùng một « thỏa thuận sơ bộ » cũng đã được ký kết vào sáng sớm Chủ nhật 24/11/2013. Phía Washington cho biết cũng đã tiến hành các cuộc thương thuyết « song phương » từ nhiều năm nay, ngay trước khi ông Hassan Rohani, một người theo chủ trương ôn hòa trúng cử Tổng thống.
Ngoài việc tường thuật lại cặn kẽ quá trình đàm phán căng thẳng, bài xã luận của Le Monde đánh giá thỏa thuận đạt được là « một bước đầu thành công trong ngoại giao trước khi bước vào những điều nghiêm trọng hơn
». Qua việc giới hạn làm giàu chất uranium ở mức 5%, nước Cộng hòa Hồi
giáo này có thể khẳng định rằng họ đang sở hữu những gì họ đang có: Ít
ra là một sự công nhận ngầm quyền làm giàu chất uranium. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều vấn đề « nan giải » sắp tới cần phải giải quyết :
Đóng cửa các cơ sở ngầm, từ bỏ hoàn toàn quá trình làm nước nặng, gia
tăng sự giám sát quốc tế. Như vậy là Washington đã có lý khi dò xét các ý
đồ của vị Tổng thống mới của Iran, ông Hassan Rohani. Và Paris cũng
không phải là sai khi tỏ ra cứng rắn. Bởi vì, cuộc đàm phán thật sự cũng
chỉ vừa mới bắt đầu.
Nhật báo Le Figaro nhìn sự việc trên khía cạnh nội bộ Iran. Tờ báo đưa tít trên trang nhất « Iran : Thỏa thuận về hạt nhân củng cố phe cải tổ
». Đối với những người chủ trương cải cách, thỏa thuận này mở đầu cho
việc chấm dứt các lệnh trừng phạt và cho phép cải thiện tình hình kinh
tế. Đối với một bộ phận dân chúng, Tổng thống Rohani đã « giữ đúng lời hứa ».
Về điểm này, Le Monde cũng nhận thấy là « Teheran hôm nay tràn sức sống
». Ngay khi bản thỏa thuận được công bố, người dân Iran hoan hỉ bày tỏ
nỗi vui mừng trên các trang mạng xã hội. Một cảm nhận cũng được nhật báo
công giáo La Croix đồng chia sẻ trong bài viết « Thỏa thuận Geneve làm lóe lên hy vọng nơi người dân Iran
». Bất chấp những cuộc tranh chấp nội bộ ngay trong lòng bộ máy chính
quyền, người dân Iran hy vọng rằng thỏa thuận đạt được tại Geneve về hạt
nhân sẽ cải thiện cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, cả Le Monde và La Croix cũng lưu ý là thỏa thuận trên cũng
bị nhiều người chỉ trích, nhất là những người thuộc phe bảo thủ cứng
rắn. Đối với họ, thỏa thuận trên là một sự « thất bại » và một sự « sỉ nhục », rằng « các quyền (làm giàu chất uranium) đã không được công nhận
». Những người này còn viết thư yêu cầu triệu tập Tổng thống Hassan
Rohani và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif (người dẫn đầu phái đoàn
thương lượng Iran). May thay số người này chỉ chiếm chưa tới 1/3 tổng số
Nghị sĩ (290 đại biểu) tại Nghị viện.
Nằm trong số những người không hài lòng với thỏa thuận trên còn có quốc gia láng giềng Cận Đông. Le Monde cho biết « Israel lên án một ‘sai lầm lịch sử’ ». Thủ tướng Netanyahou khẳng định rằng sau thỏa thuận này, « thế giới còn trở nên nguy hiểm hơn ».
2/3 phụ nữ trên thế giới vẫn chịu cảnh bạo hành
70% phụ nữ trên thế giới vẫn phải đối mặt với nạn bạo hành về thể xác
hay tình dục là nội dung bản báo cáo do Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm qua
25/11/2013, nhân ngày Quốc tế loại trừ nạn bạo hành phụ nữ. Chủ đề này
được nhật báo Le Monde hôm nay quan tâm đến.
Liên Hiệp Quốc đánh giá hiện tượng trên như là một « dịch bệnh ». « Nạn
bạo hành này diễn ra phần lớn thời gian trong khuôn khổ quan hệ thân
mật và rất nhiều phụ nữ cho rằng người bạn đời hay người sống chung là
tác giả của tình trạng bạo hành trên ».
Tuy nhiên, số liệu thống kê nên chưa lột tả được nhiều hình thức bạo
hành khác nhau : Hành hung người làm, hôn nhân cưỡng bức và trước tuổi,
cưỡng hiếp, quấy rối tình dục, buôn người, mãi dâm… Tình trạng này không
chừa một quốc gia nào, theo như đánh giá của Liên Hiệp Quốc.
Thế thì tại sao lại có khó khăn trong việc đẩy lùi tình trạng bạo
hành ? Theo con số thống kê chính thức của Hội đồng tối cao bình đẳng
nam – nữ, tại Pháp hiện nay đã có đến 83.000 vụ việc được ghi nhận. Thế
nhưng, theo bà Danielle Bousquet, Chủ tịch Hội đồng tối cao bình đẳng
nam – nữ con số trên có thể sẽ còn cao hơn. « Chỉ có 9,3% nạn nhân đi khiếu kiện, bởi vì trong 80% trường hợp, nạn nhân hiểu rất rõ tác giả vụ việc ».
Không chỉ trong đời sống lứa đôi, phụ nữ cũng là đối tượng của những
vụ bạo hành khi xảy ra xung đột võ trang và bạo động sắc tộc. Theo quan
sát của Trung tâm chăm sóc Primo-Levi tại Paris, số phụ nữ độc thân, đã
có con hay đang mang thai sau khi bị cưỡng hiếp trước khi hay trong khi
đi chạy nạn đến hưởng các chế độ chăm sóc tại Trung tâm đã gia tăng
trong vòng hai ba năm gần đây.
Trung Quốc, những thành phố không tương lai
Những khu nhà mới xây tại thành phố Hoa Minh, Trung Quốc
(DR)
Vào lúc Trung Quốc vẫn kiên trì đi theo hướng đô thị hóa nông
thôn, nhiều người tỏ ra lo ngại là sự phát triển các chương trình định
cư làm nảy sinh đồng thời cảnh khốn quẫn giống như các dự án mà các nước
phương Tây đã trải nghiệm thời kỳ sau chiến tranh. Một ví dụ điển hình
là thành phố mới xây Hoa Minh (Huaming). Từng được chọn là mô hình phát
triển đô thị hóa trong đợt triển lãm toàn cầu Thượng Hải năm 2010, giờ
đây thành phố này rất có thể sẽ mang tính tượng trưng cho một hiện tượng
biến đổi mới : Đó là sự bần cùng hóa tại nhiều thành phố mới của Trung
Quốc. Liên quan đến chủ đề này, nhật báo Le Figaro có trích dịch lại một
bài viết trên tờ The New York Times đề tựa « Tại Trung Quốc, những thành phố không có tương lai ».
Tác giả Ian Johnson cho biết vào năm 2005, Hoa Minh đã được
chọn làm hình mẫu cho quá trình đô thị hóa nông thôn có kế hoạch. Trên
thực tế, Hoa Minh là một xã nông nghiệp, có số dân chừng 41.000 người,
sống tập trung chủ yếu trong 12 ngôi làng nhỏ, nằm rải rác trên một diện
155 km². Khu vực phía bắc Trung Quốc này được cho là khá màu mỡ phì
nhiêu do nguồn nước dồi dào. Hoa Minh còn là xã ngoại ô của thành phố
cảng Thiên Tân, một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc. Xã
này còn nổi tiếng với những mặt hàng thủ công và nhất là rau quả tươi.
Thế nhưng, trong con mắt các nhà hoạch định, sự hình thành tự nhiên
các khu làng nhỏ đặt ra một vấn đề lớn : Sự phát triển đồng đều kéo theo
hạn chế về mật độ nhà ở, không gian và tổ chức khu công nghiệp. Chưa kể
đến vấn đề an toàn vệ sinh do thiếu nguồn nước sạch. Từ đó, nảy sinh ý
tưởng hợp nhất các ngôi làng lại thành một thành phố trên một diện tích
2,5km², thay vì là 8km², tổng diện tích của 12 ngôi làng gộp lại.
Chính quyền địa phương trích ra một phần diện tích trong số 152km²
còn lại giao cho các nhà đầu tư bất động sản. Như vậy, thành phố lẫn
người dân sẽ không tốn một xu nào để chi trả cho chi phí xây dựng. Phần
đất canh tác còn lại sẽ được giao cho một số ít nông dân khai thác với
những phương pháp canh nông hiện đại hơn. Phần đông nông dân bị cưỡng
bức rời mảnh đất tổ tiên. Số người từ chối nhìn thấy cảnh trường học,
đường xá bị phá hủy và điện nước bị cúp.
Đổi đời đâu không thấy, khi đến định cư rồi người dân sớm thất vọng.
Thanh niên không kiếm được việc làm, nên suốt ngày la cà trong các quán
cà phê Internet. Người lớn tuổi hơn buộc phải chấp những công việc thời
vụ bấp bênh để mà tồn tại. Đó là chưa kể đến cạnh tranh khốc liệt với
dân di cư đến từ các vùng khác. Ngay cả như có kiếm được việc, tiền
lương không đủ trang trải các chi phí do giá cả đắt đỏ. Lạm phát đã đội
giá gạo lên gấp hai lần. Trong khi trước đó, người nông dân lại tự sản
xuất. Nhìn chung, lo sợ, tuyệt vọng là những cảm giác chính của những
người nông dân tái định cư ở đây.
Thêm vào đó là cảm giác bị lừa phỉnh. Theo nội dung biên bản họp
chính thức liên quan đến cách thức phân phối diện tích nhà ở, nông dân
sẽ được trao một diện tích mới tương đương với phần diện tích ở được
cộng thêm phần đất xung quanh trang trại của họ. Thế nhưng, việc giao
nhà mới diễn ra phức tạp hơn dự tính. Kết quả là người dân chỉ được cấp
cho một diện tích nhỏ hơn như ước tính ban đầu. Đó là chưa kể đến chất
lượng yếu kém của công trình : Tường bị nứt nẻ, cửa sổ không có ron và
nền thang máy bị sét rỉ.
Từ chỗ tuyệt vọng dẫn đến những hành động tiêu cực : Các vụ « tự tử
» liên tiếp xảy ra như nhảy lầu, uống thuốc trừ sâu hay ngủ trên đường
ray xe lửa. Theo giải thích của giáo sư Lynette Ong, chuyên gia về khoa
học chính trị thuộc đại học Toronto, có nghiên cứu về những khu vực tái
định cư : « Hàng trăm ngàn người đã chuyển đến sinh sống tại đây,
nhưng mức sống của họ thật sự đã sa sút. Chất lượng tòa nhà cũng là một
vấn đề nhức nhối : cũng bởi do nạn tham nhũng và tình trạng rút ruột
công trình ».
Tân Cương, căng thẳng ngày càng gia tăng
Báo Libération quan tâm đến tình hình tại Tân Cương. Tờ báo nhận thấy là « Tại Trung Quốc, căng thẳng với người Duy Ngỗ Nhĩ gia tăng ».
Con số thống kê tính từ đầu năm đến nay cho thấy tại khu tự trị này
đã diễn ra gần 200 vụ tấn công khủng bố, mà gần đây nhất là vụ tấn công
vào Thiên An Môn hôm 28/10 vừa qua, làm thiệt mạng 2 du khách và 38
người khác bị thương. Theo Libération, chính sách đồng hóa cưỡng chế do
chính quyền Tân Cương thực hiện, đồng nghĩa với hiện tượng dòng người
Hán di cư lên khu tự trị, siết chặt an ninh và giới hạn quyền hành đạo
cũng như việc áp đặt tiếng phổ thông trong các trường học là những
nguyên nhân chính dẫn đến các vụ bạo động.
Sinopec cũng có trách nhiệm trong vụ nổ đường ống dẫn dầu tại Thanh Đảo
Báo Les Echos nhắc lại vụ nổ đường ống dẫn dầu tại thành phố Thanh
Đảo, xảy ra hôm thứ Sáu tuần vừa qua. Vụ nổ đã làm thiệt mạng 55 người,
136 người khác bị thương và làm hơn 18.000 người phải di tản.
Theo Les Echos, trong tai nạn lần này, Tập đoàn hóa dầu Sinopec có bị
liên đới trách nhiệm. Mặc dù, nguyên nhân vụ nổ chưa được làm sáng tỏ,
nhưng báo chí trong nước đã điểm ra những điều bất thường trong hồ sơ
này. Theo đó, đường ống dẫn dầu đi ngang qua một khu đô thị có mật độ
dân số đông đúc trong khi người dân địa phương lại không có thông tin
đầy đủ.
Dù rằng, việc xây dựng đường ống đã được thực hiện vào năm 1986,
trước khi có quy định bắt buộc phải cách khu dân cư 15m, nhưng Sinopec
lẫn nhiều tập đoàn dầu khí khác đã không tiến hành tốt công tác thanh
tra hệ thống ống dẫn dầu này.
Senkaku/Điếu Ngư : Bắc Kinh thử độ tin cậy của Washington
Tình hình căng thẳng tại biển Hoa Đông vẫn tiếp tục gây sự chú ý báo chí Pháp. Nhật báo Le Monde nhận thấy « Trung Quốc tự cho mình có quyền kiểm soát không phận quần đảo Senkaku ».
Với tuyên bố trên được đưa ra hôm thứ Bảy 23/11/2013 vừa qua, Bắc
Kinh đã đẩy căng thẳng tại vùng biển Hoa Đông nâng lên một mức. Các nước
trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối. Nhất là
phía Hoa Kỳ đã có những phản ứng mạnh mẽ đánh giá hành động trên của
Trung Quốc là « đơn phương », thậm chí làm « gia tăng các rủi ro xảy ra sự cố ».
« Sự leo thang căng thẳng nguy hiểm giữa Trung Quốc và Nhật Bản
» là hàng tựa nhận định trên nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo còn
đăng một bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Jean-Vincent Brisset, thuộc Viện
quan hệ Quốc tế và Chiến lược (Iris) cho rằng « mối nguy chủ yếu chính là rủi ro va chạm trên không
». Chuyên gia này nhắc lại vụ đụng độ trên không năm 2001 giữa không
lực Mỹ và Trung Quốc trên không phận quốc tế. Hai chiếc chiến đấu cơ đã
va chạm vào nhau, và buộc phía Mỹ phải cho hạ cánh khẩn cấp xuống Hải
Nam, kéo theo một cuộc khủng hoảng ngoại giao. Cuối cùng, Les Echos nhìn
thấy quyết định trên của Bắc Kinh còn là « một phép thử uy tín của Washington ».
Chính trường Thái Lan lại « nổi sóng ba đào »
Một chủ đề khác cũng làm hao tốn giấy mực báo chí Pháp là tình hình
biến động chính trị tại Thái Lan. Hôm qua, người biểu tình ủng hộ phe
đối lập đã gia tăng áp lực lên chính phủ bằng cách chiếm các tòa nhà Bộ
Tài chính và Bộ Ngoại giao, nhằm buộc bà Yingluck Shinawatra phải từ
nhiệm. Báo Libération chạy tựa « Tại Băngkok, phe đối lập chiếm các Bộ ».
Nhật báo cộng sản L’Humanité thấy rằng « Phe đối lập đang biểu dương lực lượng ».
Thái Lan đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị tệ hại nhất kể từ
sau vụ biểu tình rầm rộ năm 2010. Đất nước vẫn bị chia rẽ sâu sắc giữa
nông thôn và thành thị. L’Humanité cho rằng Thái Lan là một trong những
quốc gia bất bình đẳng nhất tại châu Á. Còn đối với báo Les Echos, « Người biểu tình đang thử thách Thủ tướng Thái ». Bị phe đối lập thách thức, bà Yingluck Shinawatra giờ phải nhanh chóng chứng tỏ uy quyền chính trị.
Thỏa thuận hạt nhân Iran tại Geneve : Niềm hy vọng cho người dân Iran
Tin tức Iran và nhóm 5+1 đạt được một thỏa thuận tạm thời về hồ sơ
hạt nhân Iran là chủ đề thời sự quốc tế nóng hổi nhất trên các tờ báo
lớn tại Pháp. Le Monde chạy tít lớn trên trang nhất : « Hạt nhân Iran : Câu chuyện bí ẩn của một cuộc thương thảo ».
Sau 10 năm thất bại, cuối cùng một « thỏa thuận sơ bộ » cũng đã được ký kết vào sáng sớm Chủ nhật 24/11/2013. Phía Washington cho biết cũng đã tiến hành các cuộc thương thuyết « song phương » từ nhiều năm nay, ngay trước khi ông Hassan Rohani, một người theo chủ trương ôn hòa trúng cử Tổng thống.
Ngoài việc tường thuật lại cặn kẽ quá trình đàm phán căng thẳng, bài xã luận của Le Monde đánh giá thỏa thuận đạt được là « một bước đầu thành công trong ngoại giao trước khi bước vào những điều nghiêm trọng hơn
». Qua việc giới hạn làm giàu chất uranium ở mức 5%, nước Cộng hòa Hồi
giáo này có thể khẳng định rằng họ đang sở hữu những gì họ đang có: Ít
ra là một sự công nhận ngầm quyền làm giàu chất uranium. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều vấn đề « nan giải » sắp tới cần phải giải quyết :
Đóng cửa các cơ sở ngầm, từ bỏ hoàn toàn quá trình làm nước nặng, gia
tăng sự giám sát quốc tế. Như vậy là Washington đã có lý khi dò xét các ý
đồ của vị Tổng thống mới của Iran, ông Hassan Rohani. Và Paris cũng
không phải là sai khi tỏ ra cứng rắn. Bởi vì, cuộc đàm phán thật sự cũng
chỉ vừa mới bắt đầu.
Nhật báo Le Figaro nhìn sự việc trên khía cạnh nội bộ Iran. Tờ báo đưa tít trên trang nhất « Iran : Thỏa thuận về hạt nhân củng cố phe cải tổ
». Đối với những người chủ trương cải cách, thỏa thuận này mở đầu cho
việc chấm dứt các lệnh trừng phạt và cho phép cải thiện tình hình kinh
tế. Đối với một bộ phận dân chúng, Tổng thống Rohani đã « giữ đúng lời hứa ».
Về điểm này, Le Monde cũng nhận thấy là « Teheran hôm nay tràn sức sống
». Ngay khi bản thỏa thuận được công bố, người dân Iran hoan hỉ bày tỏ
nỗi vui mừng trên các trang mạng xã hội. Một cảm nhận cũng được nhật báo
công giáo La Croix đồng chia sẻ trong bài viết « Thỏa thuận Geneve làm lóe lên hy vọng nơi người dân Iran
». Bất chấp những cuộc tranh chấp nội bộ ngay trong lòng bộ máy chính
quyền, người dân Iran hy vọng rằng thỏa thuận đạt được tại Geneve về hạt
nhân sẽ cải thiện cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, cả Le Monde và La Croix cũng lưu ý là thỏa thuận trên cũng
bị nhiều người chỉ trích, nhất là những người thuộc phe bảo thủ cứng
rắn. Đối với họ, thỏa thuận trên là một sự « thất bại » và một sự « sỉ nhục », rằng « các quyền (làm giàu chất uranium) đã không được công nhận
». Những người này còn viết thư yêu cầu triệu tập Tổng thống Hassan
Rohani và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif (người dẫn đầu phái đoàn
thương lượng Iran). May thay số người này chỉ chiếm chưa tới 1/3 tổng số
Nghị sĩ (290 đại biểu) tại Nghị viện.
Nằm trong số những người không hài lòng với thỏa thuận trên còn có quốc gia láng giềng Cận Đông. Le Monde cho biết « Israel lên án một ‘sai lầm lịch sử’ ». Thủ tướng Netanyahou khẳng định rằng sau thỏa thuận này, « thế giới còn trở nên nguy hiểm hơn ».
2/3 phụ nữ trên thế giới vẫn chịu cảnh bạo hành
70% phụ nữ trên thế giới vẫn phải đối mặt với nạn bạo hành về thể xác
hay tình dục là nội dung bản báo cáo do Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm qua
25/11/2013, nhân ngày Quốc tế loại trừ nạn bạo hành phụ nữ. Chủ đề này
được nhật báo Le Monde hôm nay quan tâm đến.
Liên Hiệp Quốc đánh giá hiện tượng trên như là một « dịch bệnh ». « Nạn
bạo hành này diễn ra phần lớn thời gian trong khuôn khổ quan hệ thân
mật và rất nhiều phụ nữ cho rằng người bạn đời hay người sống chung là
tác giả của tình trạng bạo hành trên ».
Tuy nhiên, số liệu thống kê nên chưa lột tả được nhiều hình thức bạo
hành khác nhau : Hành hung người làm, hôn nhân cưỡng bức và trước tuổi,
cưỡng hiếp, quấy rối tình dục, buôn người, mãi dâm… Tình trạng này không
chừa một quốc gia nào, theo như đánh giá của Liên Hiệp Quốc.
Thế thì tại sao lại có khó khăn trong việc đẩy lùi tình trạng bạo
hành ? Theo con số thống kê chính thức của Hội đồng tối cao bình đẳng
nam – nữ, tại Pháp hiện nay đã có đến 83.000 vụ việc được ghi nhận. Thế
nhưng, theo bà Danielle Bousquet, Chủ tịch Hội đồng tối cao bình đẳng
nam – nữ con số trên có thể sẽ còn cao hơn. « Chỉ có 9,3% nạn nhân đi khiếu kiện, bởi vì trong 80% trường hợp, nạn nhân hiểu rất rõ tác giả vụ việc ».
Không chỉ trong đời sống lứa đôi, phụ nữ cũng là đối tượng của những
vụ bạo hành khi xảy ra xung đột võ trang và bạo động sắc tộc. Theo quan
sát của Trung tâm chăm sóc Primo-Levi tại Paris, số phụ nữ độc thân, đã
có con hay đang mang thai sau khi bị cưỡng hiếp trước khi hay trong khi
đi chạy nạn đến hưởng các chế độ chăm sóc tại Trung tâm đã gia tăng
trong vòng hai ba năm gần đây.
Trẻ con Trung Quốc có cha mẹ mà vẫn "mồ côi"
Các cặp vợ chồng Trung Quốc lên thành thị kiếm sống, để lại đứa con cho ông bà nuôi nấng - REUTERS
Sôi sục trong vùng biển Hoa đông, đối lập Syria trong ngõ
cụt, liên minh tả hữu lên cầm quyền tại Đức, nước Ý sang trang thời đại
Berlusconi, dân Pháp trong cảnh sưu cao thuế nặng. Đó là những đề tài
chính làng báo Pháp hôm nay. Nhưng trước hết, xin điểm qua bài báo của
Le Monde nói về hoàn cảnh của « Hàng triệu trẻ em Trung Quốc "mồ côi"
vì cha mẹ bỏ làng quê lên thành thị kiếm sống ».
Theo các số liệu chính thức, tại Trung Quốc hiện nay có 61
triệu thiếu niên bị cha mẹ « bỏ lại quê nhà ». Nói cách khác 21,7 % trẻ
em dưới 17 tuổi phải sống xa cha mẹ, khi bố mẹ chúng lên thành phố tìm
kế sinh nhai. Có những người chỉ gặp mặt con vào dịp Tết nguyên đán và
chỉ duy trì quan hệ qua điện thoại, với những lời thăm hỏi tầm thường.
Một giáo viên trong làng cho phóng viên của tờ Le Monde biết, hầu hết
học sinh của trường đều do ông bà, hoặc cô, dì nuôi dưỡng. Cái khổ là
ông bà hay họ hàng thân thuộc như vậy chỉ bảo đảm cho chúng cơm no, áo
ấm. Nhưng chẳng ai dậy dỗ chúng bất cứ điều gì. Hiện tượng cả một tầng
lớp thanh thiếu niên không được dạy dỗ, giáo dục như vậy đang trở thành
một vấn đề xã hội nghiêm trọng tại Trung Quốc.
Năm ngoái có trường hợp 5 anh em bị chết ngạt mà chẳng ai hay biết.
Tháng 8/2013, vụ một thầy giáo hãm hiếp 8 đứa trẻ nhỏ, truyền bệnh da
liễu cho chúng. Khi cha mẹ chúng biết được tin này thì đã quá trễ. Tình
cảnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi đó đang làm rúng động dư luận Trung
Quốc.
Tại Trung Quốc, luật lệ bắt buộc trẻ nhỏ chỉ được đi học ở ngay tại
nơi chúng sinh ra. Người lao động Trung Quốc từ nông thôn lên thành thị
kiếm sống thì không có hộ khẩu để đưa con cái về sống chung với mình.
Không có hộ khẩu, con cái họ không được đi học, không ai coi giữ, đau ốm
không ai chăm lo. Chính vì vậy một số nhà hoạt động nhân quyền bắt đầu
vận động chính quyền ở thành phố tạo điều kiện để cho con em những người
lao động nhập cư được « đoàn tụ » với gia đình.
Thế nhưng, bản thân người dân thành phố không muốn để con em họ
chung đụng với những « đứa trẻ nhà quê ». Ranh giới giữa nông thôn và
thành phố ở Trung Quốc rất rõ ràng. Trước mắt cả người dân lẫn chính
quyền cùng chưa vội thúc đẩy tiến trình hội nhập đó.
Tuy nhiên, phóng viên báo Le Monde ghi nhận rằng, gần đây một số địa
phương ý thức được về mức độ nghiêm trọng của hiện tượng nhiều thế hệ
thanh thiếu niên không được cha mẹ dậy dỗ, và đã bắt đầu thu hút các nhà
đầu tư về mở nhà máy ở nông thôn.
Theo như nhận định của một nhà nghiên cứu người Pháp làm việc tại
Hồng Kông, Chloé Froissart, chính quyền Trung Quốc đã phải can thiệp vì
muốn tránh để « cả một thế hệ trẻ không được dậy dỗ đõ một ngày kia sẽ
vùng lên chống lại chế độ ». Sự vùng lên đó nhằm bày tỏ bất mãn của
những thành phần bị gạt ra ngoài xã hội, và là nạn nhân của phép lạ kinh
tế Trung Quốc.
Trở lại với hồ sơ nóng là « vùng phòng không » vừa được Trung Quốc
thiết lập. Tất cả các báo trong ngày cùng có bài viết về chủ đề này. «
Washington khiêu khích Bắc Kinh khi điều B-52 đến khu vực Senkaku/Điếu
Ngư », tựa của Le Monde. « Hoa Kỳ hỗ trợ Nhật Bản » tựa của Le Figaro.
Riêng Libération thì nói tới « Căng thẳng leo thang ở Thái Bình Dương ».
Báo chí Pháp đồng loạt quan tâm đến phản ứng của dân cư mạng Trung
Quốc : họ chỉ trích chính quyền Bắc Kinh không đủ can đảm để phản ứng
đích đáng sau khi hai chiếc máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng phòng không
trên Biển Hoa Đông.
Thông tín viên báo Le Figaro từ Washington, Laure Mandeville, cho
rằng sau vụ B-52 của Mỹ bay qua vùng phòng không nói trên, giờ đây mọi
chú ý đang hướng về phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã bị « bất ngờ » và «
lúng túng » trước phản ứng của Mỹ.
Trung Quốc đang đứng trước một bài toán nan giải : hành động thì có
nguy cơ đẩy căng thẳng trong vùng leo thang, và càng làm tăng hiểm họa
đối đầu quân sự với Hoa Kỳ. Thế nhưng làm ngơ trước sự can thiệp của Mỹ
thì điều đó lại khiến Trung Quốc làm mất uy tín của mình. Các nhà cầm
quyền Bắc Kinh không thể để quốc tế xem Trung Quốc như « một con cọp
giấy ».
Về phần mình, vẫn theo tác giả bài báo, Washington bắt buộc phải tỏ
thái độ. Tổng thống Barack Obama bắt buộc phải chứng minh về mức độ tin
cậy trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ. Mỹ bắt buộc phải chứng tỏ với
các đối tác châu Á là Hoa Kỳ sẵn sàng đóng vai trò « vành đai » để làm
đối trọng với sức mạnh ngày càng lớn của ông khổng lồ Trung Quốc, nhưng
đồng thời thì Washington vẫn ưu tiên cho đối thoại với Bắc Kinh.
Bong bóng tài chính vẫn đe dọa kinh tế thế giới
Theo dõi thời sự kinh tế độc giả chắc hẳn sẽ quan tâm đến bài phân tích của chuyên gia người Mỹ Nouriel Roubini trên tờ Les Echos. Tác giả cảnh báo một « quả bóng tài chính mới » đang đe dọa đến sự ổn định của kinh tế toàn cầu. Giáo sư Roubini giảng dậy tại trường đại học New York và ông là người từ năm 2005 đã báo trước về sự sụp đổ của ngành địa ốc Hoa Kỳ.
Trong bài viếc tác giả đưa ra nhận định : trong bối cảnh tăng trưởng của toàn cầu vẫn chưa cất cánh, thất nghiệp dâng cao đến mức gần như tuyệt vọng, các ngân hàng trung ương trên thế giới gần như đồng loạt bơm tiền vào hệ thống kinh tế. Vấn đề đặt ra là chính sách mở van tiền tệ đó lại không kích thích tiêu thụ và đầu tư như mong muốn.
Thực tế cho thấy là các ngân hàng hiện đang nắm trong tay rất nhiều tiền mặt, trong lúc tư nhân, doanh nghiệp không hăng hái đi vay. Nói cách khác, tiền của các ngân hàng trung ương chảy vào hệ thống tài chính nhiều hơn là tràn sang khu vực kinh tế thực thụ. Chính vì vậy mà giáo sư Roubini của đại học New York cho rằng, một quả bóng tài chính mới đang được thổi phồng lên.
Thị trường tài chính New York và ở nhiều nơi khác trên thế giới đã hoàn toàn bình phục sau thảm họa 2009. Hơn thế nữa khối lượng « nợ xấu » ngày nay đã trở về với mức của năm 2007. Câu hỏi đặt ra là phải chăng chúng ta đang bước vào một chu kỳ mới, với những « quả bóng mới » đang được thổi lên và một kịch bản tương tự như khủng hoảng 2008 đang nhen nhúm ?
Người trả lời là không, kẻ thì cho là có. Trong trường hợp thứ nhì này, các nhà chính trị bắt buộc phải can thiệp. Theo như phân tích của chuyên gia kinh tế người Mỹ, giáo sư Nouriel Roubini một bài toán nan giải đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo : phải tìm cách nâng lãi suất tránh để tạo ra một quả bóng tài chính. Thế nhưng giải pháp này lại làm phương hại đến đà phục hồi kinh tế vốn đã rất chậm và kéo theo đó là những hậu quả khó lường, kể cả đối với ngành tài chính, ngân hàng.
Đối lập Syria tuột dốc không phanh
« Sa lầy, chia năm sẻ bảy, bế tắc, mất uy tín » : đó là những cụm từ Le Monde dành để nói về thực trạng của phe đối lập Syria trong phần trang địa chính trị. Vào tháng 12/20012, một bầu không khí lạc quan bao phủ lên cuộc họp ủng hộ phe nổi dậy Syria tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Một quan chức ngoại giao Mỹ khi đó thậm chí còn chủ quan cho rằng chính quyền Bachar Al Assad « sẽ sụp đổ từ này tới cuối tháng ». Một năm sau, gió đã xoay chiều.
Hội nghị Genève 2 sắp được tổ chức vào đầu năm tới mở ra trong bối cảnh phe nổi dậy Syria ý thức được rằng họ đã bị quốc tế bỏ rơi, sau việc tổng thống Obama vào giờ chót đã đổi ý, từ bỏ giải pháp can thiệp quân sự ; Một số các thành trì chiến lược đã lần lượt bị quân đội chiếm lại ; Một vài gương mặt nổi bật trong hàng ngũ đối lập Syria bị sát hại.
Phong trào nổi dậy đang hụt hơi. Những người đấu tranh vì dân chủ ngày càng thưa thớt. Trong lúc đó thì các chi nhánh ít nhiều có liên hệ với tổ chức khủng bố Al Qaida hay các phong trào Hồi giáo cực đoan thì ngày lại càng đông.
Tóm lại theo Le Monde vào thời điểm này, chính quyền Damas dường như đang kiểm soát lại tình hình, và thậm chí là đang chiếm lại thế thượng phong, chủ yếu là do đối lập Syria đang bị chia rẽ nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ của tổng thống Bachar al Assad chưa dám mạnh dạn hô hào thắng lợi, vì Damas ý thức được rằng, chỉ cần phe nổi dậy đoàn kết với nhau hơn một chút, để có cùng một tiếng nói tình thế có thể đảo ngược lại ngay !
Pháp, đến với những người đang mất hướng đi
Nhìn đến phần thời sự của nước Pháp, báo L'Humanité ngay trên trang nhất lên án việc chính phủ sắp tăng thuế TVA. Một loại thế « bất công », đè nặng lên ngân sách của các hộ gia đình nghèo. Kể từ ngày 01/01/2014 thuế trị giá gia tăng TVA tại Pháp đang từ 19,6 % sẽ tăng lên thành 20 %. Theo tính toán của tờ báo này thì những thành phần có thu nhập thấp sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả.
Về phần mình, tò Libération thiên tả dành hẳn hồ sơ đặc biệt để đưa độc giả đến với những người đang mất niềm tin vào chính sách kinh tế, xã hội của chính phủ cánh tả. Tại thành phố Bézier, miền nam nước Pháp, giới trẻ vừa phẫn nộ vừa thất vọng trước dự án đóng trường đại học.
Bézier là một thành phố với 74 000 dân. Đa số thanh niên xuất thân từ những gia đình có thu nhập thấp, và đối với số đó thì trường học là tất cả, là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố cao hơn so với mức trung bình trên toàn quốc đến 7 điểm.
Còn tại Valenciennes, một thành phố ở tận miền bắc nước Pháp, đây là
nơi có tới hơn 10 % dân số sống dưới ngưỡng nghèo khó. 14 % người trong
tuổi lao động không có việc làm. Libération cảnh báo đây là những vùng
đất thuận lợi để cho đảng cực hữu, Mặt trận Quốc Gia của bà Marine Le
Pen dễ dàng thuyết phục cử tri. Nhìn tới Angers, một thành phố lớn khác
với 150 000 dân cư, thì giới doanh nhân, hoàn toàn không hiểu nổi chính
quyền muốn gì !
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20131128-trung-quoc-61-trieu-tre-em-%C2%AB-mo-coi-%C2%BBChâu Âu kiên quyết bảo vệ lợi ích kinh tế trước Trung Quốc
Ủy
viên Thương mại Châu Âu Karel De Gucht (T) và Thủ tướng Trung Quốc Lý
Khắc Cường (đứng) trong cuộc họp báo chuẩn bị Thượng đỉnh Âu-Trung, Bắc
Kinh, 21/11/2013
REUTERS/Ed Jones/Pool
Hôm nay, 22/11/2013, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Ủy
viên Châu Âu về thương mại, ông Karel De Gucht, khẳng định Liên Hiệp
Châu Âu cần kiên quyết bảo vệ lợi ích thương mại của mình trong quan hệ
với Trung Quốc. Tuyên bố của người phụ trách thương mại Châu Âu được đưa
ra hôm sau Thượng đỉnh Châu Âu-Trung Quốc, hướng đến mở cửa hơn nữa thị
trường và tăng cường thương mại song phương.
Phát biểu trước báo giới, lãnh đạo thương mại Châu Âu Karel De Gucht tuyên bố : « Chúng
tôi bảo vệ lợi ích của chúng tôi, còn họ vì lợi ích của họ. (…) Giữ im
lặng không phải là cách để tìm ra giải pháp, một khi có vấn đề ». Ông Karel De Gucht cho biết thêm : « Tôi không tin rằng quý vị có thể đạt được bất cứ điều gì từ người Trung Quốc, chỉ với thái độ lịch thiệp » và phía Trung Quốc cũng tương tự.
Cũng trong cuộc họp báo kể trên, người phụ trách thương mại Châu Âu
nhấn mạnh đến việc Châu Âu là nền kinh tế lớn nhất thế giới là điều mà
không phải lúc nào người Châu Âu cũng ý thức được. Theo ông, không được
có thái độ phân biệt đối xử với Trung Quốc so với các đối tác thương mại
khác, nhưng Châu Âu cần phải tỉnh táo trước Trung Quốc.
Hôm qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra nhận định Trung
Quốc và Châu Âu có thể hợp tác với nhau để tăng tổng trao đổi thương mại
song phương lên 1.000 tỷ đô la vào năm 2020, so với 546 tỷ đô la năm
2012 (theo số liệu của hải quan Trung Quốc). Tuy nhiên, trong cuộc họp
báo nói trên, lãnh đạo thương mại Châu Âu Karel De Gucht nhận định 1.000
tỷ đô la là « rất lớn » và đây không phải là một mục tiêu chính thức mà hai bên đã thỏa thuận.
Trong thời gian gần đây, Liên Âu và Trung Quốc có nhiều bất đồng
thương mại lớn, đặc biệt trong lĩnh vực điện mặt trời. Bruxelles nghi
ngờ Bắc Kinh trợ giá cho các doanh nghiệp để bán phá giá pin mặt trời
trên thị trường Châu Âu. Vào tháng 7/2013, Ủy ban Châu Âu và phía Trung
Quốc đã đạt được một thỏa thuận tạm thời liên quan đến cuộc điều tra về
việc bán phá giá pin mặt trời. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ bất đồng khác vẫn
chưa được giải quyết, trong đó có vấn đề đất hiếm hay rượu vang Châu Âu.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131122-chau-au-kien-quyet-bao-ve-loi-ich-thuong-mai-truoc-trung-quoc
Một số điều mà hành khách đi máy bay ít biết
REUTERS
Máy bay giờ đây là phương tiện giao thông gần như phổ biến,
nhưng vẫn còn nhiều điều mà hành khách không biết khi đi máy bay và
chính các hãng hàng không cũng không muốn nói rõ. Vừa qua, trang mạng
Slate.fr đã gặp một phi công của hãng Air France để hỏi một số điều và
những câu trả lời của chuyên gia này gây ngạc nhiên, thậm chí gây lo sợ
cho những ai vốn không ưa thích đi máy bay.
Trước hết, khi xẩy ra trường hợp áp suất bên trong máy bay bị
tụt giảm đột ngột và hành khách phải đeo mặt nạ để thở oxy. Ít ai biết
được là lượng oxy này đủ dùng trong bao lâu. Giới chuyên gia cho biết,
chỉ có 13 phút mà thôi và đây là thời gian đủ để xử lý sự cố. Ở độ cao
10 ngàn mét, nếu áp suất trong máy bay đột ngột tụt giảm thì sẽ làm mất
oxy trong không khí. Chỉ cần phi công nhanh chóng cho máy bay hạ độ cao
xuống khoảng 3000 mét thì áp suất trở lại bình thường và trong không khí
có đủ oxy.
Nếu oxy cho hành khách là 13 phút thì phi công lại có tối thiểu là 15 phút để luôn luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp. Mặt khác, trên máy bay còn có máy chế oxy hỗ trợ, được dùng khi một hành khách bị đau tim, cần phải cấp cứu trong suốt hành trình bay.
Nếu oxy cho hành khách là 13 phút thì phi công lại có tối thiểu là 15 phút để luôn luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp. Mặt khác, trên máy bay còn có máy chế oxy hỗ trợ, được dùng khi một hành khách bị đau tim, cần phải cấp cứu trong suốt hành trình bay.
Một câu hỏi khác : Tại sao khi máy bay chuẩn bị hạ cánh vào ban đêm,
toàn bộ đèn trong khoang hành khách được tắt ? Câu trả lời có thể làm
cho mọi người lo sợ : Tắt đèn là để cho hành khách làm quen với bóng
tối, không bị lóa mắt, khi phải sơ tán khẩn cấp trong đêm, lúc máy bay
hạ cánh có sự cố. Thời gian quy định trên lý thuyết để sơ tán toàn bộ
hành khách là 90 giây, quá ít để mắt của hành khách có thể thích ứng với
bóng đêm.
Ai chả thích máy bay hạ cánh nhẹ nhàng, êm ái. Thế nhưng, hành khách
không được đáp ứng điều này khi trời mưa, máy bay hạ cánh rất mạnh, thậm
chí gây sốc vừa phải. Vì sao ? Chắc chắn không phải vì phi công non
tay, mà họ buộc phải hạ cánh mạnh để trách hiện tượng trơn trượt do mặt
đường băng bị ướt. Xin nói thêm, về lý thuyết, phi công không bắt buộc
phải hạ cánh êm nhẹ - thường gọi kiss – landing, vì kiểu này sẽ kéo dài
thêm đoạn đường hạ cánh. Mối quan tâm của phi công là bánh máy bay tiếp
xúc đúng điểm cần thiết và do vậy, máy bay không vượt ra ngoài đường
băng.
Một câu hỏi khác thường được nêu ra là tại sao hành khách phải tắt
điện thoại di động cũng như các máy thu phát sóng khác khi máy bay cất
cánh, hạ cánh. Thực ra, việc không tắt điện thoại di động không thể làm
máy bay rơi, nhưng gây nhiễu sóng trao đổi thông tin giữa phi công và
nhân viên không lưu, tạo những tiếng rít rất khó chịu, giống như khi đặt
điện thoại di động bên cạnh vô tuyến hay đài phát thanh.
Có một thắc mắc mà hành khách thường nghĩ đến nhưng ít khi dám nói
ra, nhất là khi đi máy bay : Điều gì sẽ xẩy ra nếu chỉ có một động cơ
hoạt động ? Giới chuyên gia khẳng định : Tất cả các máy bay dân dụng
hiện đại đều có thể bay, thậm chí cất cánh với một động cơ. Hơn nữa, các
phi công đều được luyện tập thường xuyên với tình huống cất cánh, hạ
cánh và bay với một động cơ.
Chi tiết nhỏ khác liên quan đến thức ăn trên các tuyến bay đường dài :
Bạn có biết rằng theo quy định hàng không, thức ăn của hai phi công, cơ
trưởng và lái phụ, bắt buộc phải do hai hãng chế biến khác nhau, nhằm
tránh hiện tượng cả hai người đều bị ngộ độc thực phẩm. Chế độ này được
áp dụng đối với các bữa ăn trên máy bay cũng như trước khi bay.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 289
MỸ VAY NỢ =RỪNG AMAZONE -
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * CHO MỸ VAY NỢ
CHO
MỸ VAY NỢ LÀ
VIỆC
ĐẦU TƯ AN TOÀN
Giáo sư
Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
21.11.2011
Web: http://VietTUDAN.net
Thông thường người ta
dễ hãnh diện mình là “Chủ nợ“ và coi thường “Con nợ“ vì nghĩ rằng mình có quyền
xiết “Con nợ“. Đọc trtên Diễn Đàn, chúng tôi thấy một Vị viết về “Con nợ Mỹ“
trong ý tưởng thường tình như vậy . Để mở đầu, Vị ấy viết:
“Khi chúng ta nợ nhà băng một số tiền tương
đối không ít quá và cũng không nhiều quá, chúng ta là con nợ và chúng ta
sợ....chủ nợ (nhà băng) vì sợ bị xiết nhà. Nhưng khi chúng ta nợ cả triệu đô la trở lên và có nhiều khả năng
không trả nổi thì nhà băng...sợ ta (con nợ).
Tương tự như vậy các chủ nợ trên thế giới lỡ
cho anh Mỹ này vay quá nhiều, nay nếu không cho vay nữa, nó xù thì làm gì nhau.
Lỡ phóng lao phải theo lao để nó trả đồng lãi nào hay đồng đó. Cứ như vậy mà
theo nhau chui đầu vào....cái vòng kim cô của Mỹ!
Mỹ qủa là siêu cường nợ!
Không tỉnh bơ sao được khi Mỹ là "Ông Cố
Nội...nợ" chứ không phải là "Con nợ"?
Bàn loạn một chút cho dzui đời lưu vong.”
Những “Chủ nợ“
của “Con nợ Mỹ“
Theo trang mạng
"howstuffwork", danh sách đã liệt kê 10 "chủ nợ" lớn nhất
trong tổng số 11.560 tỷ USD nợ công của nước Mỹ. Nhưng với dự trù, Mỹ phải mượn
nợ lên đến 16.000 tỷ, là đụng nóc nhà (Ceiling). Theo thống kê thì Mỹ đã thiếu
nợ các nơi sau đây:
1. Tại
nước Mỹ: Công dân Mỹ và các chính quyền địa phương chính là chủ nợ
lớn nhất của chính phủ Mỹ, với 4.140 tỷ USD và chiếm 36% tổng số nợ công. Tức
là Mỹ vay của người nhà, với con số nhiều nhất, nên không sợ bị đòi, khi lâm
nguy mượn đỡ, lúc khá thanh toán lại, đó là cái lưới an toàn.
2. Trung
Cộng: là chủ nợ lớn thứ 2 của chính phủ Mỹ, với 1.260 tỷ USD và
chiếm 11% tổng số nợ công. Nợ của Trung Cộng chỉ chiếm con số 11 % nên không
đáng ngại, dù cho đại tướng Uất Trì Cung thời đại là Trì Hạo Điền muốn xiết nợ
Mỹ, thì cũng chẳng ngán, mang quân qua đòi nợ là ôm đầu máu ngay.
3. Nhật
Bản: Xứ sở hoa anh đào là chủ nợ lớn thứ 3, với 1.120 tỷ USD và
chiếm 9,6% tổng số nợ công của nước Mỹ. Đây là đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật
cũng là nước chịu ơn Mỹ sau đệ nhị thế chiến với " bên thắng cuộc"
chẳng những không trừng phạt" bên thua cuộc" như Việt Cộng đới xử tàn
ác với quốc gia, do đó Nhật lớn mạnh và trở thành một trong các trung tâm kinh
tế toàn cầu. Cho nên Mỹ thiếu nợ Nhật cũng chỉ là chuyện trao đổi nhau thôi.
4. Brazil:
là chủ nợ lớn thứ 4 của Mỹ, với 253,4 tỷ USD và chiếm 2,2% tổng số nợ công.
Được ghi nhận là quốc gia có nền kinh tế phát triền khá nhất vùng Châu Mỹ La
Tinh.
5. Vùng
lãnh thổ Đài Loan: Hòn đảo Đài Loan là chủ nợ lớn thứ 5, với 196,6
tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ công của Mỹ.
6. Thụy
Sĩ: Đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé chuyên về du lịch và ngân hàng là chủ
nợ lớn thứ 6 của Mỹ, với 192,7 tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ công.
7. Liên
bang Nga: Là chủ nợ lớn thứ 7 của Mỹ (với 162,9 tỷ USD,1,4% tổng số
nợ công) trong năm 2011, Tổng thống Putin đã nói Mỹ bị "tê liệt"
trong nền kinh tế thế giới.
8. Luxembourg:
Đất nước nhỏ xíu ở Châu Âu này là chủ nợ lớn thứ 8 của Mỹ, với 144,7 tỷ USD và
chiếm 1,3% tổng số nợ công 11.560 tỷ USD.
9. Vương
quốc Bỉ: Vương quốc Bỉ là chủ nợ lớn thứ 9 của Mỹ, với 143,5 tỷ USD
và chiếm 1,24% tổng số nợ công.
10. Hong
Kong: Vùng lãnh thổ Hong Kong xếp thứ 10 trong số các chủ nợ lớn
nhất của nước Mỹ, với 142,9 tỷ USD và chiếm 1,2% tổng số nợ công.
“Chủ nợ“ cần cho vay
kiếm lời và an toàn vốn
Đứng về mặt Tài
chánh, thì một số đại gia có tiết kiệm dồi dào, lại tìm mặt mà gửi vàng cho an
toàn và đồng thời kiếm được lời. Thực
vậy, những đại gia Trung quốc, Hồng Kông hay Đài Loan, thậm chí ngay cả những
vua tham nhũng của chế độ, có nhiều tiền và cùng dòng máu Chệt, mà không dám
cho Nhà Nước Trung quốc khổng lồ vay vì họ sợ mất vốn. Điều quan tâm nhất của
những người giầu là làm thế nào giữ được tiền của mình đã kiếm được cho an toàn
trong tương lai. Chính người Nga cũng không dám cho chính quyền Putin vay vì
không tin tưởng tài sản của mình sẽ ra sao sau này. Cho “Con nợ Mỹ “ vay thì
mình cảm thấy an toàn về tiết kiệm hơn. Cũng vậy, những người Việt hải ngoại
“yêu Nước, thân CSVN“ có dám cho Nhà Nước CSVN vay hay không ?
Chính vì vậy, mà “Chủ
nợ “ cần phải có “Con nợ “ an toàn để cho vay. Khi vấn đề an toàn tiết kiệm
được ổn rồi, thì người ta nghĩ đến việc cho vay sinh ra được lời.
Việc cho “Con nợ Mỹ “
vay ở đây trở thành một nghiệp vụ tài chánh, nghĩa là Mỹ trả cho tiền lời. Cả
hai vấn đề an toàn tiết kiệm và lợi nhuận đi đôi với nhau. Nếu lợi nhuận có hạ
thấp mà người ta thấy an toàn vốn, thì người giầu vẫn cho vay. Tiền lời thấp,
nhưng an toàn cao. Còn nếu muốn tiền lời cao, thì đành phải chấp nhận an toàn
kém. Đây là vấn đề tính toán đặt để tiết kiệm, chứ không phải là sự tốt bụng mà
“Chủ nợ “ cho “Con nợ “ vay. Trung quốc cho Hoa kỳ vay không phải là người Tầu
yêu thương người Mỹ mà là sự tính toán an toàn tiết kiệm đồng thời có lời.
Khi cho Mỹ vay, nghĩa
là mua Trái phiếu của Mỹ. Giữ Trái phiếu của Mỹ, có sự an toàn, đồng thời có
lợi nhuận. Những Trái phiếu này lại được mua đi, bán lại, tạo thành một Thị
trường quan trọng.
“Con nợ “ chẳng có gì
phải cám ơn lòng tốt của “Chủ nợ “. “Chủ
nợ “ cũng chẳng có gì phải lên mặt vênh vang với “Con nợ “ vì chính “Chủ nợ “
cũng cần “Con nợ “ an toàn để cho vay bảo đảm tiết kiệm.
Giáo sư
Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
21.11.2011
Web: http://VietTUDAN.net
RỪNG AMAZONE
Rừng mưa Amazon
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Rừng mưa Amazon | |
Rừng | |
Rừng mưa Amazon, gần Manaus, Brasil.
|
|
Các quốc gia | Brasil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam, Guyana thuộc Pháp |
---|---|
Bộ phận của | Nam Mỹ |
Sông | Sông Amazon |
Diện tích | 5.500.000 Km² (2.123.562 mi²) |
Bản đồ khu vực sinh thái rừng mưa Amazon theo định nghĩa của WWF. Đường màu vàng là đường bao quanh gần đúng rừng mưa Amazon (bỏ Venezuela và Guyana cùng Guyana thuộc Pháp). Các biên giới quốc gia có màu đen. Hình ảnh vệ tinh của NASA.
Rừng mưa Amazon (tiếng Bồ Đào Nha Brasil: Floresta Amazônica hay Amazônia; tiếng Tây Ban Nha: Selva Amazónica hay Amazonía) hay rừng nhiệt đới Amazon, gọi tắt là Rừng Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm
ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu
vực Amazon bao gồm một diện tích 7 triệu km² (1,7 tỷ mẫu Anh), trong đó
rừng mưa chiếm 5,5 triệu km² (1,4 tỷ mẫu Anh). Khu vực này nằm trong
lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60% rừng mưa), Peru (13 %), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này. Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài trên thế giới.
Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là
khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài
động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh
vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới
loài người.
Đa dạng sinh học
Rừng nhiệt đới ẩm ướt là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á[1]. Như là một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất tại châu Mỹ, rừng mưa Amazon có sự đa dạng sinh học không thể so sánh. Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon[2]. Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới.
Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng[3], hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 lài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này[4].
Khoảng 20% loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của
Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128.843 loài động vật không xương sống chỉ tại mỗi Brasil[5].
Sự đa dạng về loài thực vật là cao nhất trên Trái Đất với một số nhà
khoa học ước tính rằng một kilômét vuông có thể chứa trên 75.000 kiểu
cây gỗ và 150.000 loài thực vật bậc cao. Một kilômét vuông đất rừng mưa
Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn. Sinh khối
thực vật trung bình ước đạt 356 ± 47 tấn/ha[6].
Tới nay, ước khoảng 438.000 loài thực vật có tầm quan trọng kinh tế và
xã hội đã được ghi nhận trong khu vực với nhiều loài hơn nữa vẫn đang
được phát hiện hay lập danh lục[7].
Khu vực lá xanh của thực vật và cây gỗ trong rừng mưa dao động khoảng
25% như là kết quả của các thay đổi theo mùa. Tán lá xanh trải rộng
trong mùa khô khi ánh nắng mặt trời là cực đại và sau đó bị thu hẹp lại
trong mùa ẩm nhiều mây. Các thay đổi này tạo ra sự cân bằng cacbon giữa
quang hợp và hô hấp[8].
Khu vực rừng mưa này cũng chứa một số loài có thể gây ra những mối
nguy hiểm cho con người. Trong số các động vật săn mồi lớn nhất có cá sấu Caiman đen, báo đốm Mỹ và trăn anaconda. Trong khu vực sông, các loài cá chình điện có thể phóng ra điện gây choáng hay làm chết người, trong khi cá hổ cũng có thể cắn và làm người bị thương[9]. Hàng loạt loài ếch tên độc tiết ra các chất độc ancaloit ưa mỡ qua thịt của chúng. Tại đây cũng có hàng loạt các loài sinh vật kí sinh và các tác nhân truyền bệnh dịch. Các loài dơi quỷ sinh sống trong các rừng mưa và có thể lan truyền virus bệnh dại[10]. Các bệnh như sốt rét, sốt vàng da và sốt xuất huyết Dengue cũng có thể bị nhiễm phải trong khu vực Amazon.
Chặt phá rừng
- Bài chi tiết: Chặt phá rừng trong rừng mưa Amazon
Chặt phá rừng
là sự chuyển đổi các khu vực rừng thành khu vực không còn rừng. Các
nguồn chính của chặt phá rừng tại Amazon là các khu định cư của con
người cũng như sự phát triển đất trồng[11]. Cho tới đầu thập niên 1960, việc tiếp cận phần bên trong của rừng bị cấm đoán chặt chẽ, và về cơ bản rừng còn khá nguyên vẹn[12].
Các trang trại thành lập trong thập niên 1960 dựa trên gieo trồng cây
lương thực bằng phương pháp chặt và đốt rừng. Tuy nhiên, những người dân
tới đây định cư đã không thể quản lý đồng ruộng và mùa màng của họ do
đất đai nhanh chóng mất độ màu mỡ cũng như sự xâm lấn của cỏ dại[13].
Đất đai tại khu vực Amazon chỉ có thể tạo ra những mùa màng bội thu
trong một khoảng thời gian ngắn, vì thế những người nông dân phải thường
xuyên di cư tới những khu vực mới và dọn quang thêm nhiều đất đai[13]. Các hoạt động nông nghiệp như thế này đã dẫn tới sự phát quang rừng và gây ra tổn thất môi trường rộng lớn[14].
Trong khoảng thời gian từ năm 1991 tới năm 2000, tổng diện tích rừng
bị mất trong khu vực Amazon tăng từ 415.000 tới 587.000 km², với phần
lớn diện tích rừng bị chặt phá biến thành bãi chăn thả gia súc[15].
Bảy mươi phần trăm đất đai trước kia là rừng tại Amazon, và 91% đất đai
bị mất rừng kể từ năm 1970, được sử dụng để làm bãi chăn thả gia súc[16][17]. Ngoài ra, Brasil hiện tại là nhà sản xuất hàng thứ hai trên thế giới về đậu tương sau Hoa Kỳ.
Các nhu cầu của các trang trại sản xuất đậu tương được dùng để hợp lệ
hóa và phê chuẩn nhiều dự án vận tải gây tranh cãi mà hiện tại đang được
phát triển trong khu vực này. Hai đường cao tốc đầu tiên chạy xuyên qua
rừng mưa đã làm tăng sự định cư và chặt phá rừng. Tốc độ chặt phá rừng
trung bình hàng năm từ 2000 tới 2005 (22.392 km²/năm) là 18% cao hơn so
với 5 năm trước đó (19.018 km²/năm)[18]. Với tốc độ hiện tại, trong hai thập niên thì rừng mưa Amazon sẽ giảm khoảng 40 %[19].
Bảo tồn và thay đổi khí hậu
- Xem thêm: Gaviotas
Các nhà môi trường e ngại về sự mất đi tính đa dạng sinh học từ việc phá hủy rừng, cũng như về việc giải phóng cacbon chứa trong thảm thực vật, điều này làm gia tăng sự ấm lên toàn cầu.
Các rừng thường xanh Amazon chiếm khoảng 10% nguồn sản sinh chính yếu
trên đất liền của thế giới và cũng khoảng 10% nguồn lưu trữ cacbon trong
các hệ sinh thái[20]—cỡ khoảng 1,1 × 1011 tấn cacbon[21]. Rừng Amazon ước tính tích lũy khoảng 0,62 ± 0.37 tấn cacbon mỗi hecta mỗi năm trong giai đoạn từ năm 1975 tới năm 1996[21].
Một mô hình máy tính về thay đổi khí hậu trong tương lai gây ra bởi bức xạ khí nhà kính
chỉ ra rằng rừng mưa Amazon có thể trở thành không ổn định trong các
điều kiện suy giảm mạnh lượng mưa và gia tăng nhiệt độ, dẫn tới sự mất
đi sự che phủ rừng mưa gần như hoàn toàn vào khoảng năm 2100[22][23].
Tuy nhiên, các giả lập về thay đổi khí hậu trong lưu vực sông Amazon
trong nhiều mô hình khác nhau là không thống nhất trong ước tính của
chúng về lượng mưa, dao động trong khoảng từ tăng yếu tới giảm mạnh[24]. Kết quả chỉ ra rằng rừng mưa có thể bị đe dọa trong thế kỷ 21 bởi thay đổi khí hậu cùng với việc chặt phá rừng.
Năm 1989, nhà môi trường C.M. Petersvaf 2 đồng nghiệp thông báo rằng
có sự thúc đẩy kinh tế và sinh học để bảo vệ rừng mưa. Một hecta tại khu
vực Amazon thuộc Peru
được tính toán có giá trị 6.820 USD nếu rừng giữ nguyên vẹn để được thu
hoạch ổn định lấy quả, nhựa mủ và gỗ; 1.000 USD nếu đốn hạ để lấy gỗ
thương mại (không thu hoạch ổn định); hay 148 USD nếu dùng làm bãi chăn
thả gia súc[25].
Do các lãnh thổ bản xứ vẫn tiếp tục bị phá hủy bởi sự chặt phá rừng
và những kẻ tàn phá hệ sinh thái, chẳng hạn như các cộng đồng người bản
xứ Amazon thuộc Peru[26] vẫn tiếp tục biến mất thì các cộng đồng khác, như người Urarina,
vẫn tiếp tục tranh đấu vì sự sinh tồn văn hóa của họ cũng như cho số
phận các lãnh thổ rừng của họ. Trong khi đó, mối quan hệ giữa các loài linh trưởng
phi người trong sự tồn tại và biểu tượng hóa của người Nam Mỹ bản xứ
vùng đất thấp đã thu được sự chú ý gia tăng, do có các cố gắng bảo tồn
tren cơ sở dân tộc-sinh học và cộng đồng.
Từ năm 2002 tới năm 2006, vùng đất bảo tồn trong rừng mưa Amazon đã
tăng gần gấp ba và tốc độ chặt phá rừng tại đó giảm xuống tới 60%.
Khoảng 1.000.000 km² (250 triệu mẫu Anh) đã được quy hoạch thành một vài
dạng bảo tồn, bổ sung thêm cho lượng hiện tại là 1.730.000 km² (430
triệu mẫu Anh)[27]
Giám sát từ xa
Sử dụng các dữ liệu giám sát từ xa cải thiện đáng kể kiến thức và hiểu biết của các nhà bảo tồn về lưu vực Amazon. Với các phân tích che phủ đất đai trên cơ sở hình ảnh vệ tinh có giá thành không quá đắt và khách quan, dường như là công nghệ giám sát từ xa sẽ là một phần không thể thiếu trong việc đánh giá phạm vi tổn thất của việc chặt phá rừng trong lưu vực[28]. Ngoài ra, giám sát từ xa là tốt nhất và có lẽ là cách thức duy nhất để nghiên cứu Amazon ở quy mô lớn[29].
Sử dụng công nghệ giám sát từ xa để bảo tồn Amazon cũng được các bộ
lạc bản xứ trong lưu vực sử dụng để bảo vệ các vùng đất bộ lạc của họ
khỏi các lợi ích thương mại. Sử dụng các thiết bị GPS cầm tây và các chương trình như Google Earth, các thành viên của bộ lạc Trio, những người sống trong rừng mưa miền nam Surinam, đã lập bản đồ các vùng đất tổ tiên của mình để giúp tăng cường các yêu sách lãnh thổ của họ[30].
Hiện tại, phần lớn các bộ lạc trong lưu vực Amazon không có các ranh
giới định nghĩa rõ ràng, làm cho lãnh thổ của họ dễ dàng trở thành mục
tiêu của việc xâm phạm thương mại các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thông qua công nghệ lập bản đồ rẻ tiền, bộ lạc Trio hy vọng có thể bảo
vệ được vùng đất tổ tiên của mình.
Nhằm lập bản đồ chính xác sinh khối của lưu vực Amazon và bức xạ
cacbon liên quan sau đó, thì việc phân loại các giai đoạn phát triển cây
gỗ trong các phần khác nhau của rừng là quan trọng. Năm 2006 Tatiana
Kuplich đã phân chia cây gỗ trong lưu vực Amazon thành 4 thể loại:
- Rừng thành thục.
- Rừng tái sinh [ít hơn 3 năm]
- Rừng tái sinh [từ 3 đến 5 năm tái phát triển]
- Rừng tái sinh [11 tới 18 năm phát triển liên tục].[31].
Ảnh hưởng của khô hạn Amazon
Năm 2005, một số phần của lưu vực Amazon đã trải qua thời kỳ khô hạn tệ hại nhất trong vòng 100 năm qua[32] và có những chỉ thị cho thấy năm 2006 là năm khô hạn kế tiếp[33]. Bài báo ngày 23-7-2006 trên báo The Independent của Anh thông báo các kết quả của Trung tâm nghiên cứu lỗ hổng rừng chỉ ra rằng rừng Amazon ở tình trạng hiện tại của nó chỉ có thể chịu đựng được 3 năm khô hạn[34][35]. Các khà khoa học tại Viện nghiên cứu Amazonia quốc gia
Brasil trong bài báo cho rằng sự khô hạn này, cùng với các hiệu ứng của
chặt phá rừng lên khí hậu khu vực, đang đẩy rừng mưa về phía "điểm đỉnh" mà tại đó nó bắt đầu tàn lụi không thể đảo ngược được. Bài báo kết luận rằng rừng đang ở bờ vực để trở thành xavan hay sa mạc, với các hậu quả thảm hại cho khí hậu thế giới.
Theo WWF, sự kết hợp của thay đổi khí hậu và chặt phá rừng làm tăng hiệu ứng khô đi của các cây đã chết và làm tăng các vụ cháy rừng[36].
Tranh cãi lãnh thổ
Một số chính khách và nhà báo cho rằng Amazon thuộc về toàn thể loài người, và vì thế nó nên là một khu vực quốc tế[37]. Năm 1989, Al Gore nói rằng: "Contrary to what Brazilians think, the Amazon is not their property, it belongs to all of us." (Ngược lại với những gì người Brasil nghĩ, Amazon không phải là tài sản của họ, nó thuộc về tất cả chúng ta)[38].
Có sự tranh luận về vấn đề này trong giới báo chí Brasil, chính phủ và
cộng đồng xã hội cho rằng phát biểu này gây tổn hại tới chủ quyền quốc gia[39].
Bài báo đăng tháng 5 năm 2008 trên New York Times với tiêu đề "Whose Rain Forest Is This, Anyway?" (Tuy nhiên, rừng mưa này là của ai?)[40] đã gây tranh luận tại Brasil[41][42] buộc tổng thống Brasil, ông Lula phải trả lời "the Amazon belongs to Brazilians" (Amazon thuộc về người Brasil)[43][44] và sau đó là phản ứng mạnh mẽ hơn: "North Americans have no moral authority to complain about Amazonia, they point fingers dirty with oil." (Người Bắc Mỹ không có quyền tinh thần để phàn nàn về Amazonia, họ chỉ trỏ những ngón tay bẩn thỉu với dầu)[45][46]
Có tranh cãi trong cộng đồng người Brasil rằng nếu Amazon bị xâm phạm thì điều đó có dẫn tới chiến tranh hay không[47][48][49]. Biên giới Amazon thuộc Brasil hiện do quân đội Brasil tuần tra và bảo vệ[50][51][52].
Xem thêm
- Amazon thuộc Peru
- Amanye
- Lưu vực Amazon
- Sông Amazon
- Rừng Đại Tây Dương
- Thay đổi khí hậu
- Bảo tồn
- Người bản xứ tại Brasil
- Người cô lập
- Ấm lên toàn cầu
- Sistema de Vigilância da Amazônia
- Bandeirantes
- Belém
- Iquitos
- Manaus
- Thể loại:Người Amazon
Người Mashco-Piro
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Mashco-Piro hay còn gọi là bộ lạc Mascho Piro, cũng còn được biết đến với tên gọi là người Cujareño là một bộ lạc thuộc các nhóm người bản địa Nam Mỹ và sinh sống chính bằng hình thức săn bắn và hái lượm,
những người này có thói quen sinh sống ở những vùng xa xôi thuộc rừng
rậm Amazon và tách biệt với thế giới bên ngoài. Hiện họ đang sinh sống
trong khu vực của công viên ở Peru và có hàng trăm thành viênLịch sử
Mashco-Piro là một trong những bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Bộ lạc Mashco-Piro nói sử dụng ngôn ngữ Piro. Thuật ngữ "Mashco" được sử dụng lần đầu tiên bởi Padre Biedma vào1687 khi mô tả về những người Hamara.Vào năm 1894, rất nhiều người thuộc bộ lạc Mashco-Piro bị tàn sát bởi những tay súng thuộc quân đội của Carlos Fitzcarrald đang đóng trú tại Manú Riverarea. Những người còn sống sót phải rút vào sâu trong những khu vực rừng rậm để sinh sống ổn định từ đây, thỉnh thoảng bộ lạc Mashco-Piro di cư trong rừng suốt mùa khô.
Tuy vậy, hoạt động khai thác gỗ và phát triển đô thị gần đây đã thu hẹp đáng kể diện tích sống của bộ lạc Mashco-Piro. Vào năm 1998, tổ chức IWGIA ước đoán số người của bộ lạc này từ khoảng 100 cho đến 250, vào năm 1976
họ ước đoán dân số của bộ lạc này từ 20 đến 100. Giới chức địa phương
đã ra lệnh cấm người ngoài tiếp xúc với người Mashco-Piro, vì cho rằng
hệ miễn dịch của bộ lạc này không thể chống lại các loại dịch bệnh
truyền nhiễm và dân làng không thể tiếp xúc với bộ lạc Mashco-Piro vì
các bệnh truyền nhiễm có thể giết thổ dân.
Cũng đã có những cuộc chiến nổ ra giữa người Mashco-Piro và những kẻ
xâm lấn bất hợp pháp nhằm bảo vệ mảnh đất thiêng liêng do tổ tiên bộ lạc
để lại, người Mashco-Piro còn bắn cung tên vào các đoàn khách du lịch
ngồi trên tàu khi họ bơi ngang qua khu vực bộ lạc sinh sống.
Trong những năm 2013, Cơn đói khiến họ không mãi ẩn mình trong những
cánh rừng. này nữa. Các thành viên của một trong những bộ lạc bí ẩn nhất
hành tinh đã phải xuất hiện để xin thức ăn, một nhóm nhỏ của bộ lạc Mashco-Piro đã liên lạc với người dân bản địa để xin chuối. Các thổ dân thậm chí còn nhảy xuống sông để nhận thức ăn. Dân bản địa đã thả một chiếc xuồng để gửi thức ăn cho họ,
Mục lục
Tổng quan
Bộ lạc Yanomami được phát hiện vào năm 1929 trong rừng Amazon, thuộc đất nước Brasil. Bộ lạc này được nhìn thấy lần gần đây nhất tại bang Roraima năm 1985. Người Yanomami đã nhiều năm chịu sự áp bức của những người đào vàng. Bạo lực và bệnh dịch do người văn minh gây ra đã khiến dân số của họ giảm đi 20% chỉ trong 7 năm.Kể từ khi phát hiện, cho đến lúc này, bộ tộc Yanomani vẫn sống hoang dã như hàng ngàn, hàng vạn năm trước. Bộ lạc này không muốn liên hệ với thế giới bên ngoài, không muốn thay đổi những phong tục văn hóa, thói quen sống từ thuở sơ khai. Họ sống trong những túp lều lợp lá, dựng theo hình tròn và nằm sâu trong rừng.
Người Yanomami không biết chăn nuôi, trồng trọt. Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên theo kiểu săn bắt và hái lượm. Đàn ông săn bắn, đàn bà hái lượm để kiếm sống. Cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên khiến dân số bộ lạc này ngày một ít đi, do môi trường sống của họ bị thu hẹp.
Tập tục
Bộ lạc này có tục ăn, uống tro cốt của người chết. Bộ lạc này tin rằng có sự tồn tại của thế giới linh hồn. Khi người trong bộ lạc chết đi, họ tìm cách giữ linh hồn người đó ở lại. Không còn cách nào khác, là khiến thân xác người chết được hòa với thân xác người sống cho nên khi người trong bộ lạc chết đi, dân làng sẽ tiến hành đốt xác và ăn tro cốt [1].Chỉ những người có uy tín trong bộ lạc và là đàn ông mới được thực hiện nghi thức này. Họ tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng, kể cả con dao và cung tên đeo bên hông cũng được mài rửa sạch tinh. Chế biến tro người chết thành nhiều món ăn. Tro cốt người chết được hòa lẫn với món súp chuối. Xác chết được đặt lên một giàn củi. Người có uy tín trong bộ lạc sẽ châm lửa [1].
Trong thời gian đốt xác, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông
coi suốt ngày đêm. Họ liên tục mồi thêm củi khô để xác chết được tan rã
nhanh chóng. Khi thịt xương người chết đã thành than, thì những người đàn ông này sẽ cho vào cối và giã nhuyễn thành bột. Thứ bột của xác chết này được đựng trong những quả bầu khô và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà [1].
Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra chế biến thành thức ăn. Tro cốt được chế biến hoặc làm gia vị cho nhiều món, trong đó có món chính là súp chuối. Ngoài ra, những người đàn ông cũng nhét tro cốt vào ống nứa, rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Trong ngày lễ tưởng nhớ này, cả bộ lạc cùng thưởng thức các món ăn từ xương cốt người chết. Từ trẻ đến già, từ đàn ông đến đàn bà đều ăn đến hết. Khi ăn những món này, họ tin rằng linh hồn người chết sẽ luôn ở bên cạnh họ [1].
Phát hiện bộ lạc 200 người trong rừng Amazon
Bộ lạc này được cho là thuộc nhóm ngôn ngữ Pano
Bộ lạc mới nhất được phát hiện này hiện đang sống ở 4 khu nhà mái rơm. Họ trồng ngô, chuối, lạc và các loại cây khác.
Các quan chức Chính phủ Brazil đã xác nhận sự tồn tại của một nhóm
dân cư chưa từng được biết đến trong rừng nhiệt đới Amazon sau khi một
bộ lạc khoảng 200 người được phát hiện bởi vệ tinh.
Ba khoảnh rừng thưa lớn đã được xác định ở khu vực phía tây nam gần biên giới Peru vào tuần này, nhưng sự tồn tại của bộ tộc này chỉ được xác nhận sau những cuộc thám hiểm bằng trực thăng hồi tháng 4 để thu thập thêm dữ liệu.
Brazil có một chính sách là không liên hệ với những bộ lạc như vậy, song sẽ cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập vào lãnh địa của họ để giúp họ bảo tồn quyền tự chủ.
Funai ước tính hiện có khoảng 68 cộng đồng dân cư cô lập đang sống trong rừng Amazon.
Bộ lạc mới nhất được phát hiện này hiện đang sống ở 4 khu nhà mái rơm. Họ trồng ngô, chuối, lạc và các loại cây khác.
Cộng đồng này ở khu vực Vale do Javari rộng lớn gần biên giới Peru với diện tích gần bằng Bồ Đào Nha và là nơi có ít nhất 14 bộ lạc chưa từng liên lạc với thế giới bên ngoài. Ông Fabricio Amorim - điều phối viên của Funai – cho hay: “Việc xác định và bảo vệ các nhóm bị cô lập là một phần trong chính sách công của Brazil”.
“Để xác nhận những thứ như thế này phải mất nhiều năm làm việc nghiêm túc”.
Khu vực này được xem là nơi có nhiều bộ lạc cô lập nhất trên thế giới – ông Amorim cho hay.
Ngoài 14 nhóm đã được biết đến, Funai đã xác nhận tới hơn 8 bộ lạc qua vệ tinh hoặc qua những cuộc thám hiểm trên mặt đất.
Ba khoảnh rừng thưa lớn đã được xác định ở khu vực phía tây nam gần biên giới Peru vào tuần này, nhưng sự tồn tại của bộ tộc này chỉ được xác nhận sau những cuộc thám hiểm bằng trực thăng hồi tháng 4 để thu thập thêm dữ liệu.
Những túp lều rơm của bộ lạc chưa từng được biết đến được phát hiện trong rừng Amazon
Hiệp hội Người da đỏ quốc gia (Funai) đã sử dụng trực thăng để không làm gián đoạn tới những nhóm người cô lập.Brazil có một chính sách là không liên hệ với những bộ lạc như vậy, song sẽ cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập vào lãnh địa của họ để giúp họ bảo tồn quyền tự chủ.
Funai ước tính hiện có khoảng 68 cộng đồng dân cư cô lập đang sống trong rừng Amazon.
Bộ lạc mới nhất được phát hiện này hiện đang sống ở 4 khu nhà mái rơm. Họ trồng ngô, chuối, lạc và các loại cây khác.
Bộ lạc này được cho là thuộc nhóm ngôn ngữ Pano
Theo Funai, những quan sát sơ bộ cho thấy nhóm dân cư này có thể là
thuộc nhóm ngôn ngữ pano, kéo dài từ Amazon của Brazil tới rừng rậm Peru
và Bolivia.Cộng đồng này ở khu vực Vale do Javari rộng lớn gần biên giới Peru với diện tích gần bằng Bồ Đào Nha và là nơi có ít nhất 14 bộ lạc chưa từng liên lạc với thế giới bên ngoài. Ông Fabricio Amorim - điều phối viên của Funai – cho hay: “Việc xác định và bảo vệ các nhóm bị cô lập là một phần trong chính sách công của Brazil”.
“Để xác nhận những thứ như thế này phải mất nhiều năm làm việc nghiêm túc”.
Khu vực này được xem là nơi có nhiều bộ lạc cô lập nhất trên thế giới – ông Amorim cho hay.
Ngoài 14 nhóm đã được biết đến, Funai đã xác nhận tới hơn 8 bộ lạc qua vệ tinh hoặc qua những cuộc thám hiểm trên mặt đất.
Họ sống nhờ chuối, ngô, lạc và những cây trồng khác mà họ tự trồng được
Văn hóa, thậm chí là sự tồn tại của họ đang bị đe dọa bởi tình trạng
đánh bắt cá, săn bắn, khai thác gỗ bất hợp pháp, cùng với nạn phá rừng
của nông dân, hoạt động truyền giáo và buôn bán ma túy dọc biên giới
Brazil.
Công việc thăm dò dầu ở khu vực Amazon gần Peru cũng có thể làm mất ổn định khu vực.
Bất chấp những mối đe dọa này, hầu hết các nhóm người bản địa của Brazil vẫn duy trì được ngôn ngữ và truyền thống của họ.
Nhiều nhóm dân cư đã phải chiến đấu để giành quyền kiểm soát vùng đất mà họ đang sinh sống.
TAGS: bi an,bi an lich su,bi an lich su the gioi,phat hien bo lac,bo lac 200 nguoi,rung Amazon
Bấm đây để khám phá những Bí ẩn lịch sử khiến cả nhân loại đau đầu tìm lời giải!
Theo Ngô Nguyễn (VTC News)
Bộ tộc ăn tro cốt người chết trong rừng Amazon
Tại khu rừng nhiệt đới Amazon, có bộ tộc Yanomami với phong tục rùng rợn hỏa thiêu người chết thành tro rồi ăn.
Yanomami
là một bộ tộc sống tương đối cô lập ở Nam Mỹ. Họ sống trong các rừng
nhiệt đới Amazon ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela.
Lần đầu tiên, họ được phát hiện từ những năm 1929, nhưng hầu như người Yanomami không có bất cứ liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Họ vẫn sống hoang dã và du mục, liên tục di chuyển như hàng ngàn năm trước. Vì thế, trong suy nghĩ của họ như chưa hề có sự hiện diện của thế giới văn minh.
Một bé gái bộ tộc Yanomami xiên que tre vào môi và mũi.
Cũng giống như các bộ tộc khác của khu rừng Amazon rộng lớn và hoang dại, vai trò của nam và nữ cũng khác nhau và được phân chia một cách rõ rệt. Phương thức sản xuất của họ không có nhiều thay đổi so với thời kỳ Đồ đá: Săn bắt và hái lượm. Bên cạnh đó, người Yanomami biết trồng thêm các loại cây rau củ quả thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đàn ông Yanomami là những thợ săn cừ khôi.
Họ có nhiệm vụ đi săn vào tít trong rừng sâu khoảng một đến hai tuần mới trở về. Những loài thú mà thổ dân nơi đây ưa thích như lợn lòi, hươu, khỉ và một số các động vật nhỏ khác. Trong khi đó, người phụ nữ hái lượm và trồng thêm khoảng 60 loại cây khác trong vườn. Đặc biệt, mật ong rừng là nguồn thực phẩm quan trọng, không thể thiếu của người Yanomami.
Ngôi nhà của người Yanomami nhìn từ trên cao xuống.
Rùng rợn ăn tro cốt người quá cố
Khi một người Yanomami chết đi, phản ứng đâu tiên của những người đàn ông trong bộ tộc là sự tức giận đến sôi máu. Họ không tin cái chết của người trong bộ tộc do tự nhiên mà do linh hồn ma quỷ ám vào bởi một pháp sư của một bộ tộc thù địch. Cũng bởi niềm tin này mà những bộ tộc nằm sâu trong cánh rừng Amazon thường xảy ra những cuộc thánh chiến ác liệt và đẫm máu.
Nghi thức
tang lễ của người Yanomami được chia làm ba nghi lễ và diễn ra ngay tại
vị trí đống lửa đặt người quá cố trên giàn thiêu. Nghi lễ đầu tiên người
Yanomami thể hiện sự tức giận đến tột cùng đối với người chết. Nghi lễ
tiếp theo là sự tiếc thương, đau buồn khóc lóc.
Nghi lễ cuối cùng là hỏa táng người quá cố. Họ không chôn người chết, bởi cho rằng nếu làm vậy có nghĩa là bộ tộc đã từ bỏ một người con và sự chôn cất chỉ là sự phân hủy xác thịt, chứ không phải giải phóng linh hồn.
Khi mặt trời đã lặn hẳn, người Yanomami sẽ tiến hành hỏa táng người quá cố. Xác chết được đặt lên một giàn củi lớn. Tộc trưởng sẽ thay mặt bộ lạc châm lửa đưa người chết về với thế giới bên kia. Họ tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Ở đó linh hồn con người sẽ siêu thoát sau khi qua đời.
Trong thời gian thiêu, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông coi suốt ngày đêm. Họ liên tục mồi thêm củi khô để xác chết được "về thế giới bên kia" nhanh chóng. Đặc biệt, những người đàn ông có mặt trong buổi hỏa táng phải tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng cá nhân; kể cả con dao và cung tên đeo bên hông cũng phải lau chùi sạch sẽ.
Việc hỏa táng xong xuôi, những bộ phận cơ thể sẽ được phân chia thành từng phần khác nhau. Một phần người thân mang về chôn dưới bếp lửa gia đình nhà mình. Phần đem nghiền và giã vụn bằng chiếc cối gỗ dành cho nam và nữ riêng.
Phần tro cốt sau khi nghiền thành bột sẽ đựng trong vỏ của một loại quả khô và bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.
Hủ tục ăn uống tro cốt của người quá cố được xem là man rợ đối với thế giới văn minh. Nhưng với người Yanomami, điều đó thể hiện sự đau xót và quý mến với người quá cố. Họ cho rằng, tro cốt của người chết hòa quyện vào cơ thể người sống, linh hồn của người đó sẽ được tiếp thêm sức mạnh, quyền năng để trải qua mọi kiếp nạn trên đường về thế giới bên kia. Hơn nữa, làm như thế người ở lại có thể giữ người thân yêu của mình mãi mãi.
Ngoài những món ăn được trộn tro cốt của người chết, đàn ông của bộ tộc có một cách thưởng thức riêng bằng cách nhét tro cốt vào ống nứa rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Theo họ, đó cũng là một cách để lưu giữ một phần linh hồn của người đã chết ở lại.
Lần đầu tiên, họ được phát hiện từ những năm 1929, nhưng hầu như người Yanomami không có bất cứ liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Họ vẫn sống hoang dã và du mục, liên tục di chuyển như hàng ngàn năm trước. Vì thế, trong suy nghĩ của họ như chưa hề có sự hiện diện của thế giới văn minh.
Một bé gái bộ tộc Yanomami xiên que tre vào môi và mũi.
Những
báo cáo gần đây cho thấy, bộ lạc Yanomami còn khoảng gần 20 nghìn
người, sống rải rác khắp cánh rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và
Venezuela. Họ sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy từng huyết thống gia
đình, như ngôn ngữ Yanoma, Sanuma, Ninam và Yanam. Dù ngôn ngữ khác
nhau nhưng họ vẫn có thể nghe và hiểu nhau.
Các gia đình thuộc bộ
tộc Yanomami sống tập trung dưới một mái nhà lợp lá cọ rất lớn và nằm
sâu trong rừng. Kết cấu nhà theo kiểu hình tròn, ở giữa có một khoảng
trống rộng lớn không mái che dành cho những hoạt động như lễ hội, lễ
nghi và sân chơi sinh hoạt chung.
Có mái nhà chứa đến 400 người,
trong đó gồm nhiều gia đình có huyết thống gần nhau nhất cùng sinh sống.
Mỗi gia đình đều có bếp riêng, vừa để nấu ăn vừa để sưởi ấm. Khi màn
đêm buông xuống, những chiếc võng bắt đầu được treo gần những bếp lửa.
Hôn nhân của người Yanomami vẫn theo chế độ đa thê.
Điều đặc
biệt, bộ tộc này rất tôn trọng quyền bình đẳng và cho đó như một quyền
năng tối cao mà bề trên đã ban cho con người. Họ không chấp nhận sự gia
trưởng, áp đặt, mọi quyết định phải dựa trên sự đồng thuận của nhiều
người, ai cũng có tiếng nói của mình trong bộ tộc.
Cũng giống như các bộ tộc khác của khu rừng Amazon rộng lớn và hoang dại, vai trò của nam và nữ cũng khác nhau và được phân chia một cách rõ rệt. Phương thức sản xuất của họ không có nhiều thay đổi so với thời kỳ Đồ đá: Săn bắt và hái lượm. Bên cạnh đó, người Yanomami biết trồng thêm các loại cây rau củ quả thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đàn ông Yanomami là những thợ săn cừ khôi.
Họ có nhiệm vụ đi săn vào tít trong rừng sâu khoảng một đến hai tuần mới trở về. Những loài thú mà thổ dân nơi đây ưa thích như lợn lòi, hươu, khỉ và một số các động vật nhỏ khác. Trong khi đó, người phụ nữ hái lượm và trồng thêm khoảng 60 loại cây khác trong vườn. Đặc biệt, mật ong rừng là nguồn thực phẩm quan trọng, không thể thiếu của người Yanomami.
Cho đến nay, người dân bộ tộc kỳ dị này vẫn
ăn mặc theo truyền thống, cả đàn ông và đàn bà thường ở trần và chỉ che
phần dưới bằng một mảnh vải nhỏ màu đỏ. Cả trẻ con cho đến người già đều
trang trí cơ thể bằng các hình vẽ quái dị màu đen đỏ và cài thêm lông
trên đầu. Đặc biệt, vào những dịp lễ quan trọng, người Yanomami xiên
những chiếc đũa tre qua mũi, cằm hay miệng để tăng phần hấp dẫn.
Giống
như các bộ tộc khác đang tồn tại, thế giới tâm linh luôn là một phần
không thể thiếu trong đời sống của người Yanomami. Mọi tạo vật gắn liền
với đời sống sinh hoạt, thậm chí những thứ tưởng chừng vô tri vô giác
với thế giới văn minh họ cũng cho rằng có linh hồn trong đó, như những
hòn đá, cây, núi rừng,...
Vì niềm tin này mà đôi khi họ tin rằng
chính những tạo vật đó có khi gây ra những tai họa và bệnh tật cho dân
làng. Tồn tại trong đời sống tâm linh của người Yanomami có sự hiện diện
của một vị pháp sư, người đóng vai trò quan trọng trong thế giới tâm
linh của người Yanomami. Họ tin rằng, pháp sư chính là người được đấng
tối cao gửi gắm và bảo vệ dân làng khỏi bệnh tật và thú dữ.
Ngôi nhà của người Yanomami nhìn từ trên cao xuống.
Rùng rợn ăn tro cốt người quá cố
Khi một người Yanomami chết đi, phản ứng đâu tiên của những người đàn ông trong bộ tộc là sự tức giận đến sôi máu. Họ không tin cái chết của người trong bộ tộc do tự nhiên mà do linh hồn ma quỷ ám vào bởi một pháp sư của một bộ tộc thù địch. Cũng bởi niềm tin này mà những bộ tộc nằm sâu trong cánh rừng Amazon thường xảy ra những cuộc thánh chiến ác liệt và đẫm máu.
Nghi lễ cuối cùng là hỏa táng người quá cố. Họ không chôn người chết, bởi cho rằng nếu làm vậy có nghĩa là bộ tộc đã từ bỏ một người con và sự chôn cất chỉ là sự phân hủy xác thịt, chứ không phải giải phóng linh hồn.
Khi mặt trời đã lặn hẳn, người Yanomami sẽ tiến hành hỏa táng người quá cố. Xác chết được đặt lên một giàn củi lớn. Tộc trưởng sẽ thay mặt bộ lạc châm lửa đưa người chết về với thế giới bên kia. Họ tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Ở đó linh hồn con người sẽ siêu thoát sau khi qua đời.
Trong thời gian thiêu, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông coi suốt ngày đêm. Họ liên tục mồi thêm củi khô để xác chết được "về thế giới bên kia" nhanh chóng. Đặc biệt, những người đàn ông có mặt trong buổi hỏa táng phải tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng cá nhân; kể cả con dao và cung tên đeo bên hông cũng phải lau chùi sạch sẽ.
Việc hỏa táng xong xuôi, những bộ phận cơ thể sẽ được phân chia thành từng phần khác nhau. Một phần người thân mang về chôn dưới bếp lửa gia đình nhà mình. Phần đem nghiền và giã vụn bằng chiếc cối gỗ dành cho nam và nữ riêng.
Phần tro cốt sau khi nghiền thành bột sẽ đựng trong vỏ của một loại quả khô và bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.
Hủ tục ăn uống tro cốt của người quá cố được xem là man rợ đối với thế giới văn minh. Nhưng với người Yanomami, điều đó thể hiện sự đau xót và quý mến với người quá cố. Họ cho rằng, tro cốt của người chết hòa quyện vào cơ thể người sống, linh hồn của người đó sẽ được tiếp thêm sức mạnh, quyền năng để trải qua mọi kiếp nạn trên đường về thế giới bên kia. Hơn nữa, làm như thế người ở lại có thể giữ người thân yêu của mình mãi mãi.
Ngoài những món ăn được trộn tro cốt của người chết, đàn ông của bộ tộc có một cách thưởng thức riêng bằng cách nhét tro cốt vào ống nứa rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Theo họ, đó cũng là một cách để lưu giữ một phần linh hồn của người đã chết ở lại.
Nguoiduatin.vn
CÁC BỘ LẠC VÙNG AMAZONE
Vùng rừng Amazon, nơi bộ lạc sống biệt lập được phát hiện.
THỔ DÂN CHÂU MỸ
Thổ dân châu Mỹ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng dân số | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
khoảng 48 triệu người | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khu vực đông người sinh sống | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(Không bao gồm người Mestizo hoặc Zambo) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngôn ngữ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tín ngưỡng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Native beliefs Christianity |
Danh từ da đỏ được dịch từ redskin của tiếng Anh - một từ nay không mấy dùng vì có tính kỳ thị, mạ lị và khinh thường các giống người dân bản địa. Những từ tiếng Anh khác để chỉ dân da đỏ nay được phổ biến là Native Americans, American Indians, Indians, hay Indigenous, Aboriginal hay Original Americans. Tuy nhiên, trong tiếng Việt từ "người da đỏ" không có ý kỳ thị và là tên gọi thông dụng.
Có giả thuyết cho rằng các giống dân da đỏ có thể bắt nguồn từ dân Á châu sang Bắc Mỹ bằng giải đất liền trước từng nằm ngang eo biển Bering khoảng năm 12000 TCN. Họ sống trong những bộ lạc du mục và sinh sống bằng cách săn thú. Hiện nay, trên lãnh thổ Hoa Kỳ, dân tộc da đỏ chỉ còn khoảng 1%. Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, như: các vùng núi cao, khô hạn ở phía Tây. Trong một thời gian dài, sự phân biệt, kỳ thị, hay một lí do nào đó đã làm cho người bản địa có nguy cơ tuyệt chủng.
- ^ “Unicef, Censo Nacional 2007 total” (PDF). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Síntesis de Resultados”. Comisión Nacional para el Desarrollo de los Pueblos Indígenas. 2006. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
- ^ “CIA - The World Factbook”. Cia.gov. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ “CIA - The World Factbook”. Cia.gov. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ United States Central Bureau of Statistics (2001-2005 surveys)
- ^ DANE 2005 National Census
- ^ Canada 2006 Census
- ^ “Brazil urged to protect Indians”. BBC News. 30 tháng 3 năm 2005.
- ^ 2002 Chilean Census
- ^ INDEC: Encuesta Complementaria de Pueblos Indígenas (ECPI) 2004 - 2005
- ^ http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/Venezuela.pdf
- ^ 2005 Census
- ^ “CIA - The World Factbook”. Cia.gov. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ http://convergencia.uaemex.mx/rev38/38pdf/LIZCANO.pdf
- ^ “Una comunidad indígena salvadoreña pide su reconocimiento constitucional en el país”. soitu.es. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ a b “Terminology of First Nations Native, Aboriginal and Indian” (PDF). the Office of the Aboriginal Advisor for Aboriginals. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. “Native is a word similar in meaning to Aboriginal. Native Peoples or First peoples is a collective term to describe the descendants of the original peoples of North America”
- ^ a b “Terminology”. Indian and Northern Affairs Canada. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. “The Canadian Constitution recognizes three groups of Aboriginal people — Indians (First Nations), Métis and Inuit. These are three separate peoples with unique heritages, languages, cultural practices and spiritual beliefs”
Một Dân Tộc Xấu Số
Posted on November 27, 2013 | 1 Comment
Đào Viên
Trong bài viết trước đây – Tạ Ơn và Tạ Lỗi →–
nhân ngày Lễ Tạ Ơn hay Thanksgiving của Hoa Kỳ, chúng tôi có đề cập đến
những người thổ dân ở Hoa Kỳ, đã bị người Anh Di Dân đến lục địa Mỹ
châu, rồi người Hoa Kỳ, ngược đãi.
Những thổ dân này trước đây được người Tây Âu (Anh, Pháp, Mỹ) gọi trong tiếng Pháp là “les Peaux Rouges”, hay “dân Da Đỏ”, trong tiếng Anh là “American Indians” hay “người Ấn Độ tại Mỹ châu”.
Trong hai danh từ này, có lẽ danh từ người Da Đỏ gần với thực tế hơn,
vì như ta sẽ xem dưới đây, thổ dân này có gốc là người Á Châu có nước da
ngăm đen lại sống ngoài trời, hay ở trần, nên nước da của họ xẫm hơn
nước da người Tây Âu. Còn danh từ “American Indians” chắc chắn là
sai lầm, bởi vì khi người Tây Âu mới đến lục địa Mỹ châu, họ cứ tưởng
dân bản xứ là người Ấn Độ. Danh từ này không được dùng nữa.
Ngày nay người ta dùng danh từ “Native Americans” hay “Thổ dân Mỹ Châu” để chỉ dân tộc này. Danh từ tương đương được dùng trong bài viết này là “Thổ dân Da Đỏ”, nói lên sự khác biệt với người Da trắng là những người Tây Âu.
Thổ dân Da Đỏ từ đâu đến? họ là dân tộc nào?
Theo một giả thuyết đáng tin cậy hơn cả, cách đây khoảng 12,000 năm,
khi ấy eo biển Đối Mã (Bering Strait) trong thời kỳ đông đá và nước
biển ở mức thấp nhất, đã hình thành một dải đất-cầu nối liền Á châu với
Mỹ châu. Nhiều giống người từ châu Á đã vượt qua dải đất-cầu đó mà sang
Mỹ châu. Giống người này, về hình thể là người châu Á, đã sang Mỹ châu
như thế nào, nhiều hay ít, chúng ta không biết.
Nguồn gốc người Da Đỏ từ Á châu
Khi người Tây Âu sang Mỹ châu, vào những năm 1770, Thổ dân Da Đỏ Mỹ
châu đã có mặt tại vùng Tây Bắc và Đông Nam nước Mỹ ngày nay rồi. Tổng
số thổ dân được ước tính khoảng 12 triệu người. Tuy nhiên, người Tây Âu
đã mang đến lục địa mới này một chứng bệnh mới mà người thổ dân chưa bao
giờ mắc phải, do đó, dể dàng ngã gục: đó là bệnh đậu mùa (variole).
Bệnh đậu mùa đã giết chết ít ra là 30% thổ dân Mỹ Châu, nhất là ở vùng
Tây Bắc Hoa Kỳ.
Thổ dân Da Đỏ có nhiều bộ tộc khác nhau. Khác nhau không những về nề
nếp sinh hoạt, tổ chức xã hội mà đôi khi cả về ngôn ngữ. Trên toàn bộ
Hoa kỳ có khoảng 40 bộ tộc. Đông nhất là các bộ tộc Navajo, Cherokee,
Choctaw, Sioux, Chippewa, Apache, Blackfeet, Iroquois, và Pueblo. Có
những bộ tộc làm nghề nông, chủ yếu họ giồng ngô , khoai, đậu… Có những
bộ tộc chuyên săn bắn làm kế sinh nhai. Họ săn những con bò mộng để ăn
thịt, lột da để làm quần áo chăn mền hay lều trại để ở.
Mối liên lạc không tốt đẹp giữa Thổ dân Da Đỏ với người Tây Âu.
Trong khi đó, người di dân Tây Âu, phần lớn là người Anh, tiếp tục
đến Mỹ Châu, khai khẩn đất đai, tiến dần về phía Tây. Đất đai trở nên
một vấn đề quan trọng. Có khi người Tây Âu mua lại hay đổi chác đất với
người thổ dân, có khi họ tự động chiếm dụng. Từ đó đã xẩy ra nhiều đụng
độ giữa dân bản xứ với dân mới đến. Đây là mầm mống của những cuộc giao
tranh, hay chiến cuộc (người Hoa kỳ gọi là war) giữa chính quyền Hoa kỳ
và thổ dân Da Đỏ kéo dài từ thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ thứ 20.
Năm 1789, sau cuộc cách mạng chống mẫu quốc là nước Anh cát Lợi, nước
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời. Trong nước thái bình, quốc gia thống
nhất, chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ, rảnh tay mới thực sự áp dụng những
chính sách quốc gia đối với thổ dân Mỹ châu.
Thoạt đầu, những nhà lãnh đạo Hoa kỳ như George Washington, Henry
Knox còn coi thổ dân Mỹ châu là một giống người hèn kém nhưng có thể
giáo hóa được. Chính phủ Trung ương chưa có những chính sách rõ rệt hay
những biện pháp mạnh tay đối với dân bản xứ.
Sự bành trướng của người Hoa Kỳ về phía Tây – được gọi là cuộc Tây
tiến – đã gặp sự phản kháng của thổ dân mỗi ngày một nhiều. Đầu thập
niên 1800, một người thổ dân tên là Tecumseh thuộc bộ tộc Shawnee đã
nhìn thấy mối nguy cho cả dân tộc mình. Ông ta đã tập hợp các bộ tộc để
gây chiến với người Hoa Kỳ. Cuốc chiến này và nhiều cuộc chiến tiếp
theo, kéo dài cho đến năm 1812. Tùy theo cuộc chiến đã xẩy ra ở đâu, với
bộ tộc nào, sử sách Hoa kỳ ghi là cuộc chiến Tecumseh, cuộc chiến
Seminole, cuộc chiến Creeks. Tất nhiên là phần thắng thuộc về binh sĩ
Hoa kỳ với võ khí tối tân: súng ống, gươm giáo của Tây Âu đối đầu với
cung nỏ, búa tầm sét của kỵ sĩ Da Đỏ.
Nhiều Thổ dân đã phải đầu hàng, được người Hoa Kỳ chiêu dụ, được trở thành công dân Hoa Kỳ. Năm 1817 bộ tộc Cherokee, khoảng 300 người, kỳ hòa ước với chính phủ Liên bang, để trở nên những công dân Hoa kỳ đầu tiên có gốc là thổ dân Da Đỏ Mỹ châu.
Khi Tổng Thống Andrew Jackson lên nắm quyền vào những năm 1880, chính
phủ Liên Bang áp dụng thẳng tay một chính sách mới. Năm 1830 Tổng Thống
thứ 7 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Andrew Jackson ban hành Luật “Indian Removal Act”
(Bứng người Da Đỏ). Đạo luật này đã đưa đến những đợt cưỡng bách các
Thổ dân Mỹ châu. đi bộ trong gió rét tuyết rơi, từ miến Đông Hoa kỳ sang
miền Trung, bây giờ là Oklahoma, khiến cho cả chục ngàn người chết, bỏ
thây dọc đường. Hành trình này sau được mệnh danh là “Trail of Tears” (hành trình trong nước mắt), dịch từ tiếng của người Cherokees: “Nunna daul Tsuny“. (Chi tiết cuộc hành trình được ghi rõ trong Tạ Ơn và Tạ Lỗi →–)
Sang đến Oklahoma, các thổ dân Da Đỏ được đưa vào một nơi tập trung để dễ bề kiểm soát. Trại tập trung này được gọi là “Indian Reservation”, gọi tắt là “Rez”, tạm dịch là “Vùng Dành Riêng cho Thổ dân Da Đỏ”, gọi tắt là “Vùng Dành Riêng” . Vùng Dành Riêng ở Oklahoma là Vùng Dành Riêng đầu tiên được chính phủ Liên Bang lập nên cho thổ dân Da Đỏ.
Chính phủ Liên Bang Hoa kỳ đặt ra một cơ quan trong Bộ Nội Vụ, là
Bureau of Indian Affars (BIA hay là Phòng Da Đỏ Sự Vụ) để trông nom quản
lý những vấn đề về người thổ dân Da Đỏ. Cơ quan này đã giúp thổ dân Da
Đỏ rất nhiều trong những việc về giáo dục như mở trường dậy Anh ngữ, mở
nhà thờ để thổ dân biết đến đạo Thiên Chúa.Tuy nhiên những cố gắng của
người Hoa kỳ nhiều khi lại đi ngược với tín ngưỡng, phong tục tập quán
của thổ dân Da Đỏ khiến cho những mâu thuẫn giữa đôi bên chẳng giảm
thiểu chút nào.
Những thổ dân da Đỏ ở nhiều nơi đã tỏ ra rất bất bình với người Hoa
Kỳ và ngược lại binh sĩ Hoa Kỳ cũng không ưa thổ dân Da Đỏ, sẵn sàng ra
tay đàn áp khi thấy cần.
Cuộc tàn sát bộ tộc Da đỏ Lakota ở Wounded Knee Creeks
Ngày 29 tháng 12, 1890 một cuộc tàn sát đẫm máu người Thổ dân Da Đỏ
đã xẩy ta tại Vùng Dành Riêng Pine Ridge Indian Reservation, thuộc tiểu
bang South Dakota. Câu chuyện đã xẩy ra như sau:
Trước đó mấy ngày, binh đoàn thuộc Đệ Thất Trung đoàn Kỵ binh Hoa Kỳ (7th
Cavalry Regiment) do thiếu tá Samuel Whistside chỉ huy, đã bắt gặp một
số người thuộc bộ tộc Miniconjou Lakota vàHunkpapa Lakota tại gần một
nơi gọi là Porcupine Butte. Thiếu tá Whitside liền hộ tống tất cả dân Da
Đỏ về một chỗ gọi là Wounded Knee Creeks, nơi họ đóng quân. Đại tá
James Forsyth, chỉ huy trưởng Đệ Thất Kỵ binh, khi đi tuần tra trở về,
liền giam giử họ lại, cho Trung đoàn Kỵ binh vây quanh với súng ống sẵn
sáng khi bất trắc.
Sáng ngày 29 tháng 12, quân đội Hoa kỳ tiến vào định giải giáp bộ tộc
Lakota. Đến đây một cuộc lộn xộn xẩy ra. Người ta kể rằng lúc đó một
người bộ tộc Lakota tên là Black Coyote không chịu đưa súng ra cho binh
sĩ Hoa kỳ tước khí giới với lý do là ông ta đã phải mua khẩu súng đó với
tất cả gia tài của mình. Thế là có tiếng súng nổ. Bên ngoài nghĩ rằng
bên trong người Da Đỏ đã nổi loạn, liền dùng súng máy bắn xối xả, tứ
phía vào những người Da Đỏ tập trung trong đó, không phân biệt già trẻ
lớn bé, đàn ông cũng như đàn bà. Một số binh sĩ Mỹ vào tước khí giới thổ
dân Da Đỏ cũng bị bắn chết. Một số rất ít Thổ dân Da đỏ sống sót chạy
thoát khỏi vòng vây, nhưng rồi cũng bị kỵ binh Hoa Kỳ đuổi theo giết nốt
mặc dầu họ không còn vũ khí trong tay
Sau khi cuộc chiến chấm dứt, ít ra đã có 150 người Da Đỏ Lakota, đàn
ông, đàn bà và trẻ em bị giết chết, 51 người bị thương, một số bị thương
nặng đã qua đời sau đó. Về phía quân đội Hoa Kỳ 25 binh sĩ bị giết, 39
người bị thương, phần lớn do vũ khí của quân bạn bắn nhầm. Sau cùng
chính phủ Liên Bang Hoa kỳ đã tặng huân chương Danh Dự cho ít ra là 20
binh sĩ của Liên Bang, không đếm xỉa đến nhũng nạn nhân thổ dân Da Đỏ đã
bị chết oan.
Thổ dân Da Đỏ trở thành công dân Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ
Ngày 2 tháng 6, 1924 Tổng thống Calvin Coolidge, vị Tổng thống thứ 30 của Hoa kỳ, ban hành đạo luật “Indian Citizenship Act”, cho tất cả những Thổ dân Da Đỏ sinh tại Hoa Kỳ được trở thành công dân Hoa kỳ. Do đó họ có tất cả những quyền Hiến định của công dân Hoa kỳ như bầu cử, ứng cử. Tuy nhiênchính phủ Liên Bang vẫn giữ một số quyền hạn trên những việc có tính cách nội bộ của thổ dân Da Đỏ.
Vì thế những xung khắc giữa thổ dân Da Đỏ với chính quyền Hoa Kỳ vẫn
thường hằng xẩy ra, như vụ môt số sinh viên thổ dân Da Đỏ ở San
Fransisco đã ra đảo Alcatraz chiếm giữ ít lâu (1969-1971), hay khoảng
300 bộ tộc Ogala Lakota quay lại chiếm giữ Wounded Knee Creeks tháng 2,
năm 1973, kỷ niệm cuộc thảm sát bộ tộc Lakota năm 1890, để phản đối
chính quyền Liên Bang đã không giữ lời hứa. Nhiều dân Da Đỏ từ nhiều
miền đất nước cũng chạy đến Wounded Knee Creeks để ủng hộ bộ tộc Ogala
Lakota. Quân đội Hoa kỳ đến bao vây. Hai bên giằng co 71 ngày, một người
Mỹ bị thương, hai người Da Đỏ bị bắn chết, Sau cùng những bậc trưởng
thượng Da Đỏ quyết định không chiếm giữ nơi đó nữa để tránh đổ máu thêm.
Chưa hết, tháng 6, 1975 hai nhân viên của FBI vào Vùng Dành Riêng Pine Ridge để bắt một số người Da Đỏ bị tố cáo là những kẻ cướp có vũ khí. Trong một cuộc chạm súng trong Pine Ridge, cả hai nhân viên FBI bị tử thương trong lúc còn trong xe hơi. Cuộc điều tra cho thấy có kẻ đã cố ý giết họ bằng những phát súng bắn thật gần.
Sau đó một thanh niên Da Đỏ tên là Leonard Peltier bị chính quyền bắt và kết án hai án tù chung thân với tội danh cố ý đả thương chí mạng hai người. Leonard Peltier kêu oan và mặc dầu được sự hậu thuẫn của nhiều danh nhân thế giới như các ông Nelson Mandela, Desmond Tutu, Đà Lai Lạt Ma thứ 14, Jessee Jackson.., chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ vẫn giữ y án.
Sang đến năm 2010, theo thống kê của chính phủ Liên Bang thì dân số toàn dân Hoa Kỳ là 308 triệu. Trong số này 2.8 triệu (0.9%) là dân thuần giống thổ dân Da Đỏ và 2.3 triệu (0.7%) là thổ dân Da Đỏ lai căng. Tóm lại tất cả dân số Thổ dân Da Đỏ chỉ còn là 5.2 triệu người. Phần lớn dân thuần giống Da Đỏ là bộ tộc Navajo và Cherokee
Cũng vẫn theo thống kê, 78% thổ dân Da Đỏ sống ngoài Vùng Dành Riêng. Người thuần giống Da Đỏ có xu hướng sống trong Vùng Dành Riêng.
Đời sống kinh tế và xã hội trong Vùng Dành Riêng cho người Da Đỏ
Đời sống trong những vùng Dành Riêng cho thổ dân Da Đỏ rất tồi tệ.
- Dân chúng khoảng từ 50 đến 80% không có việc làm. - 54% học trò bỏ học, chỉ ở trình độ tiểu học. - Thanh niên hư hỏng, rượu chè be bét, kéo bè kết đảng. Trong Vùng Dành Riêng Pine Ridge đã có tới 39 băng đảng với khoảng 5000 thanh thiếu niên. - Nạn thiếu nữ chửa hoang rất đông. - Phụ nữ, thiếu nữ trong Vùng thường xuyên bị đánh đập, hãm hiếp hoặc bởi người quen hay bởi người lạ.Theo thống kê củaTrung tâm Kiểm Soát Bệnh Dịch (Center for Disease Control) thì 46 % phụ nữ trong Vùng Dành Riêng ở trong tình trạng này. 80% nạn nhân nói là kẻ phạm pháp không phải là người thổ dân Da Đỏ mà là những người từ ngoài xâm nhập vào. - Nhà cửa thiếu cho nên trung bình có 15 nhân mạng cùng sống trong một nhà, thiếu chỗ thì ra xe hơi mà ngủ. Ít ra là một phần ba căn nhà không có nước hoặc điện. Số trẻ em thổ dân yểu tử nhiều gấp ba lần số trẻ em Hoa kỳ. Một nửa dân số trên 40 tuổi bị bệnh tiểu đường, Lợi tức đầu người của Thổ dân Ogala Sioux là $US 7.000 một năm, chỉ bằng một phần sáu của người Hoa Kỳ. Thanh niên Sioux muốn có việc làm, kiếm ra chút ít tiền thì chỉ có cách là đăng ký nhập ngũ sang đánh nhau tại Afghanistan. Nếu có công việc nào tốt còn sót lại thì lại vào tay những nhân viên của chính quyền Liên Bang hay Hội đồng Thổ dân ở đó. Trung bình tuổi thọ của Thổ dân Sioux tại Pine Ridge là 50 tuổi.
Nhà chật phải ngủ trong xe Một nhà báo phóng viên đã viết: “Mỗi làn tôi lái xe đến làng Whiteclay ở tiểu bang Nebraska, ngay sát với Vùng Dành Riêng Pine Ridge, quang cảnh làm tôi rất đau lòng. Rất nhiều người, không sao đếm hết, say sỉn vì rượu, nằm bò bên đường. Đàn bà sẵn sàng hiến thân để được một chai bia. Tất cả đều là thổ dân Da Đỏ, bộ tôc Ogala Lakota”.
Trong Vùng Dành Riêng, những bậc trưởng thượng của bộ tộc cấm bán
rượu. Thổ dân Da Đỏ đã có một thoả ước với chính phủ Liên Bang là chỉ
được bán rượu ở những nơi cách biên giới Vùng Dành Riêng 10 miles. Tuy
nhiên những người Da Trắng (không phải thổ dân) vẫn ngang nhiên mở các
cửa hàng bán rượu ngay sát biên giới. Họ biết rằng bộ tộc Da Đỏ đang
phải vật lộn với nạn nghiện rượu mà họ vẫn cứ bán, cả cho những thiếu
niên chưa đến tuổi trưởng thành, bất chấp luật lệ Liên bang.
Khi hè về, mỗi ngày có bốn năm chục người Da Đỏ kéo nhau ra đường
nhậu nhẹt suốt ngày. 25% thanh niên thổ dân uống rượu, 75% người lớn
nghiện rượu
Lãnh tụ Da Đỏ đã đâm đơn kiện nhiều lần, rốt cục chẳng đi đến đâu. Họ tổ chức biểu tình trước những cửa hàng bán rượu. Cảnh sát biên phòng tiểu bang Nebraska đến giải tán, xua dân Da Đỏ trở về Vùng Dành Riêng bên South Dakota.
Nhiều nhà hảo tâm và những tổ chức thiện nguyện Hoa Kỳ muốn giúp dân Da Đỏ chống lại nạn nghiện rượu, đối đầu với chính quyền tiểu bang (South Dakota) và Liên Bang nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Nhiều người còn cho rằng chính quyền đâu có muốn thay đổi điều gì khi phải đụng chạm đến những thỏa ước Hoa Kỳ đã ký kết trước đây với thổ dân Da Đỏ.
Trên toàn thể Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, có khoảng 300 Vùng Dành Riêng cho thổ dân Da Đỏ. Những Vùng Dành Riêng lớn nhất và đông dân nhất là những vùng sau:
Tên VùngSouth Dakota 20,700
Sang thế kỷ thứ 19 Thổ dân Da Đỏ như Ogala Sioux đã có một nếp sinh hoạt là săn bắn bò mộng. Năm 1874, người ta đã khám phá ra có mỏ vàng tại vùng Black Hills. Nhiều người Hoa Kỳ, người tìm vàng, kẻ buôn bán, đủ các thành phần đã kéo nhau đến những Vùng Dành Riêng Indian Reservations, và thêm vào đó sự thiên vị, bất chấp những thỏa hiệp trước với người Da Đỏ của chính phủ Liên Bang, những Vùng Dành Riêng càng ngày càng bị thu hẹp lại. Năm 1851 Khu Vực Dành Riêng cho bộ tộc Sioux bao trùm môt phần của ba tiểu bang South Dakota, Nebraska và Wyoming kể ra đã khá lớn với 21 triệu mẫu tây.
Bản đồ Vùng Dành Riêng năm 1851.
Sang đến năm 1889 Vùng Dành Riêng bị cắt ra làm đôi vì 3 tiểu bang mới được thành lập. Hai Tiểu bang North Dakota và Wyoming không muốn có Vùng Dành Riêng cho Thổ dân Da Đỏ. Như vậy chỉ còn Tiểu bang South Dakota là có Vùng Dàng Riêng, tại đây người ta lại chia cắt thêm thành những Vùng Dành Riêng cho các bộ tộc khác nhau.
Bản đồ chỉ còn là:
Sau nhiều năm từ 1899 đến 2012, chính phủ Liên Bang lần lượt chiếm đất của Thổ dân Da Đỏ khiến cho họ chẳng còn bao nhiêu đất đai. Năm 1980 Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán quyết chính phủ Hoa Kỳ phải bồi thường cho Thổ Dân Da Đỏ những khoảng đất đã chiếm hữu tại vùng Black Hills. Cả vốn lẫn lời, số tiền tính ra lên đến trên một tỷ Mỹ Kim. Thế nhưng bộ tộc Sioux không nhận: họ muốn đất của họ phải trả lại cho họ.
Kết luận
Xem như trên những người thổ dân Da Đỏ đang phải đối diện với một tương lai mù mịt. Thống kê của chính phủ Liên Bang Hoa kỳ cho thấy dân số thổ dân này chỉ còn trên 5 triệu người trong số 308 triệu người dân Hoa Kỳ. Trước thế kỷ thứ 17 khi người Tây Âu mới đến xứ này tất cả các thổ dân Da Đỏ được ước lượng khoảng 12 triệu người.
Chính phủ Liên bang Hoa kỳ quả có ý muốn giúp dân Da Đỏ thật đấy nhưng tất cả đã xẩy ra không tốt đẹp như mọi người chờ đợi hay tưởng tượng. Họ có trên 300 Vùng Dành Riêng nhưng diện tích các Vùng dần dà bị cắt xén đi, thu hẹp lại. Kinh tế tại những Vùng Rành Riêng không phát triển được.. Vẫn theo thống kê của chính phủ Liên Bang 78% người Da Đỏ không ở trong Vùng Dành Riêng cho họ mà ra ngoài sinh sống vì cơ hội thăng tiến không có, họ muốn hòa nhập với người Da Trắng. Hậu duệ của người thổ dân Da Đỏ trở nên lai căng mỗi ngày một nhiều. Trong Vùng Dành Riêng cho thổ dân Da Đỏ chỉ còn những nhóm dân – tuy là thuần giống Da Đỏ đấy – thấy không thích hợp với lối sống của những người Da Trắng Tây Âu, nên chỉ muốn sống quây quần với nhau, rất nghèo khổ. Họ sinh sống bằng một ít lương thực họ sản xuất ra, trồng trọt ngô khoai đậu. Phần lớn họ phải nhờ vả vào những tấm ngân phiếu là số tiền hàng tháng – rất ít oi – của Chính phủ Liên Bang cấp phát cho họ dưới diện bảo trợ những người nghèo khổ.
Trở lại câu hỏi: tại sao thổ dân Da Đỏ lại rơi vào tình trạng này? Tìm ra manh mối để trả lời câu hỏi này không dễ dàng chút nào. Chúng ta có thể thấy hai nguyên nhân: nội tại và ngoại lai.
Nguyên nhân Ngoại lai thì rất nhiều và khá rõ:
- Chính quyền Liên bang ở xa muốn giúp người Da Đỏ, nhưng chính quyền Tiểu bang, hay chính quyền sở tại lại không thật tâm muốn giúp, lờ đi, đôi khi lại làm ngược lại.
- Nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn, nhất là đối với người Da Đỏ. Chính quyền địa phương thiên vị người Da Trắng, dành những quyền lợi tốt hơn cho người Da Trắng. Một thí dụ nổi bật trong nạn kỳ thị này là vấn đề nhiều dân Da Đỏ nghiện rượu. Theo thỏa ước giữa thổ dân Da Đỏ với chính quyền Liên Bang thì không ai được bán rượu xì ke ma túy gần Vùng Dành Riêng mà chỉ được bán cách xa 10 miles biên giới Vùng Dành Riêng. Trên thực tế, chính quyền tiểu bang và địa phương thả mặc sức cho những người Da Trắng mở tiệm bán rượu ngay trước lối vào Vùng Dành Riêng cho người Da Đỏ. Không những thế, FBI, cảnh sát địa phương lờ đi , coi như không thấy họ bán rượu cho những thiếu niên chưa trưởng thành mà theo luật định là một trọng tội
- Người Da trắng không muốn đem tiền vào đầu tư vào Vùng Dành Riêng vì không thấy có lợi nhuận cao như ở ngoài.
- Vùng Dành Riêng cho thổ dân Da Đỏ phần lớn là những vùng đất khô cằn, không mầu mỡ, không có những tài nguyên thiên nhiên như mỏ quặng để khai thác.
- Những Vùng Dành Riêng lại khuất nẻo, xa thị tứ, đi lại không dễ dàng..
Nguyên nhân nội tại không dễ tìm hiểu.
- Nhiều người cho rằng đất ít, dân thưa là lý do chính để thổ dân Da Đỏ không phát triển được. Lý do này được viện dẫn ra không có tính cách thuyết phục. Nhiều nước trên thế giới có diện tích quốc gia nhỏ hơn Vùng Dành Riêng và dân số ít hơn thổ dân Da Đỏ như Tiểu quốc (pricipauté de) Monaco (36,000 người, 1 mile vuông), Liechtenstein (36,000 người, 62 mile vuông), Bahamas (350,000, 5,300 mile vuông), Luxembourg (530,000, 998 mile vuông), nhưng vẫn là những quốc gia độc lập riêng biệt. Singapore, một nước hùng mạnh ở Đông Nam Á cũng có dân số sấp sỉ như thổ dân Đa Đỏ ở Mỹ châu, sống chật chội trên một mảnh đất có diện tích là 267 mile vuông.
- Nguyên nhân chính có lẽ phải tìm hiểu nơi cá tính người Da Đỏ, trong lịch sử, truyền thống, phong tục, tập quán, và văn hóa của dân tộc này. Trước kia, người Da Đỏ phần lớn là dân du mục, dùng săn bắn làm kề sinh nhai, hợp thành nhiều bộ lạc nhỏ, di chuyển nhiều nơi. Tinh thần “hợp quần là sức mạnh” không cao như các dân tộc khác. Người Da Đỏ sống một cuộc đời rất phóng khoáng, không bị gò bó trong những chuẩn mực đạo đức hay lề lối sống của một xã hội trật tự, có trên có dưới như nhiều dân tộc khác.
- Hệ quả của những sự việc trên là họ khó đoàn kết lại với nhau, dễ dàng theo bè kết đảng, nội bộ chia rẽ để cho người ngoài khống chế, dễ bị lợi dụng.
- Dân tộc Da Đỏ thiếu những người lãnh đạo, nhìn xa trông rộng, để lèo lái, dẫn dắt dân tộc ra khỏi những khó khăn, hiểm nghèo, đối đầu được với người Da Trắng.
Trên thế giới đã có nhiều dân tộc không còn có mặt trên địa cầu này nữa. Họ bị đồng hóa. Đã có những nền văn hóa lẫy lừng, dần dà phai nhạt đi, rồi biến mất. Dấu tích chỉ còn thấy trong một số Viện Bảo Tàng. Dân tộc Chàm ở miền Nam Trung Phần nước ta là một thí dụ.
Cho đến nay, dân tộc Da Đỏ còn cưỡng lại được phần nào sức ép kinh tế, văn hóa, xã hội, trong một cơ chế chính trị Tư Bản chủ nghĩa lấy lợi nhuận làm kim chỉ nam của người Da Trắng Tây Âu, là người Hoa Kỳ.
Tương lai dân tộc Da Đỏ rất ảm đạm.
Có lẽ vì vậy mà ngày 15 tháng 6, 2009, ông Barack Obama, vị Tổng Thống được nhiều người coi là người nhân hậu, đã mời một số lãnh tụ các bộ tộc Da Đỏ vào tòa Bạch Ốc để ông nói chuyện. Trong buổi nói chuyện ông đã tỏ ý quyết tâm đổi ngược lại đường lối của chính phủ liên bang cũ, đã quên và coi thường các bộ lạc Da Đỏ. Ông cũng nói là ông rất hiểu rằng những vị đại diện Da Đỏ đến đây hôm nay đã phải “có một lòng tin tưởng vượt bực” khi họ nghĩ tới những sự dối trá không tuân thủ những hiệp ước đẵ ký kết với các bộ lạc Da Đỏ trước đây của chính phủ Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama đã biết rằng trong nhiều trại tập trung “Indian Reservations” tình trạng nghèo đói rất thê thảm. 80 phần trăn dân Do Đỏ không có công ăn việc làm. Bởi vậy ông thấy ông phải làm một điều gì của một người có lương tâm.
Trong chính phủ Obama hiện đã có hai vị gốc Da Đỏ tham gia chánh quyền . Một là cô Kimberly Teehee, thuộc bộ lạc Cherokees. Cô Teehee, tiến sĩ Luật khoa Đại học Iowa, hiện là cố vấn trưởng trong ủy ban
Bác sĩ Yvette Roubideaux quốc gia về người Mỹ gốc Da Đỏ. Hai là bác sĩ Yvette Roubideaux, 46 tuổi, trước làm giáo sư Đại Học. Arizona, nay làm giám đốc Da Đỏ Y Tế Sự Vụ, trong Bộ Y Tế và An Sinh Quốc Gia. Bác sĩ Roubideaux là thành viên của bộ tộc Da Đỏ Rosebud Sioux.
Âu cũng là niềm an ủi cho một dân tộc xấu số.
Và cũng là một bài học cho những dân tộc, những quốc gia không biết đến : “Hợp quần gây Sức mạnh, Đoàn Kết thì Sống, Chia rẽ thì Chết”./.
____________________________________________________
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 289
TTP =TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN
NGUYỄN QUỐC KHẢI * VIỆT NAM KHÓ ĐƯỢC VÀO TPP
VIỆT NAM KHÓ ĐƯỢC VÀO TPP VÌ VI PHẠM QUYỀN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CĂN BẢN
Nguyễn Quốc Khải
Washington-DC, 3-2-2014
Hình (Báo Lao Động): Một cuộc đình công của công nhân tại Việt Nam.
Việc thương thuyết về Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, có nhiều triển vọng sẽ kết thúc trong năm 2014. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất đang lãnh đạo việc thương thuyết này. Khi nhiều nước họp lại để trao đổi thương mại với nhau, luôn luôn có một số vấn đề phải cùng nhau giải quyết. Những vấn đề chính của TPP bao gồm quyền lao động, đầu tư, thu mua hàng hóa và dịch vụ của chánh phủ, dược phẩm và nông phẩm. Quyền lao động đứng hàng đầu, một vấn đề giản dị đối với những nước văn minh, nhưng xem ra gai góc đối với Việt Nam. Giữa một nước giầu và tiên tiến nhất là Hoa Kỳ và một nước nghèo và chậm tiến nhất là Việt Nam, đương nhiên có sự xung khắc mạnh mẽ về vấn đề lao động. Trong phần (I) của bài phân tách này chúng ta sẽ bàn về quyền lao động ở Việt Nam. Ở phần (II), chúng ta sẽ nói về quyền lao động và việc gia nhập TPP của Việt Nam.
I. QUYỀN LAO ĐỘNG
Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luận.”
Điều 25 của Hiến Pháp Việt Nam 2013 cũng quy định tương tự: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Trên thực tế, công dân Việt Nam không có những quyền như vậy kể cả quyền hội họp và lập hội.
Quyền tập họp
Tại Việt Nam, công dân không có quyền tự do hội họp. Điều 5.2 của Nghị Định 38/2005/NĐ-CP về biện pháp bảo đảm trật tự công cộng ký ngày 18-3-2005 ngăn cấm “tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.”
Điều 7 của Nghị Định này quy định rằng “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.”
Bộ Công An sau đó quy định thêm rằng tất cả mọi tập hợp từ năm người trở lên, phải có giấy phép của chánh quyền địa phương. 1/
Quyền lập hội
Việt Nam có những tổ chức do chánh phủ bảo trợ (government-sanctioned organization viết tắt là GSO) nhưng không có một tổ chức phi chánh phủ nào cả (non-government organization viết tắt là NGO). Tất cả những GSOs tại Việt Nam kể cả những tổ chức tôn giáo – ngoại trừ một số ít độc lập thường xuyên bị chánh quyền gây khó khăn 2/ – phải trực thuộc hoặc liên kết với với chánh quyền.
Thực tế là Việt Nam chưa phê chuẩn Công Ước 1948 của Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Tổ Chức (U.N. Convention of 1948 concerning Freedom of Association and Protection of the Right to Organize) bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4-7-1950, nghĩa là đã hơn nửa thế kỷ.
Quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Công nhân Việt Nam không có quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Tất cả mọi cuộc đình công đều tự phát, không có người lãnh đạo, và đều bị chánh quyền và chủ nhân coi là bất hợp pháp. Những cuộc đình công này không được hỗ trợ bởi bất cứ nhóm nào hay bởi chánh phủ. Do đó, sức mạnh thương lượng tập thể rất yếu.
Theo luật lao động hiện hành, công nhân phải đưa những cuộc tranh chấp ra tòa. Họ chỉ có thể đình công nếu những tranh chấp không thể giài quyết được bằng thương lượng. Công nhân bắt buộc phải bồi thường chủ nhân nếu tòa án xét thấy rằng cuộc đình công của công nhân là bất hợp pháp. 3/
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) là một tổ chức công đoàn duy nhất ở Việt Nam. Tất cả những công đoàn địa phương đều phải gia nhập TLĐLĐVN, một phong trào quần chúng thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN. Tất cả những người lãnh đạo công đoàn ở cấp quốc gia hay địa phương, đều là đảng viên Cộng Sản.
TS Đỗ Quỳnh Chi, một chuyên gia về lao động, sáng lập viên và giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lao Động, đã viết trong tài liệu nghiên cứu xuất bản vào 2008 rằng không phải là một điều bất thường khi những quản trị viên của công ty trở thành người lãnh đạo công đoàn và những chủ công ty tìm cách ảnh hưởng đến cuộc bầu cử công đoàn. Do đó, những người lãnh đạo công đoàn thường được lãnh lương nhiều hơn những công nhân khác.
TS Đỗ Quỳnh Chi nhận xét thêm rằng Đảng CSVN tìm mọi cách để tuyển mộ đảng viên trong khu vực tư – một khu vực xẩy ra nhiều vụ đình công nhất. Mục tiêu là để thu nhận đa số các công nhân trong khu vực này vào đảng vào năm 2020 và thiết lập các tổ đảng viên trong tất cả các công ty. Điều này cho chúng ta thấy rằng Đảng CSVN hi vọng kế hoạch này sẽ giúp CSVN không những đã nắm được hết các chi nhánh công đoàn ở các công ty, mà còn len lỏi vào hàng ngũ công nhân hầu chi phối họ và giới hạn những cuộc đình công bất hợp pháp. Nếu tình trạng hiện tại không thay đổi, TS Chi cho rằng công đoàn không thể là một công đoàn thực sự. Nó sẽ tiếp tục là một tổ chức của nhà nước và tiếp tục có những cuộc đình công bất hợp pháp.
TS Võ Trí Hào tại Đại Học Kinh Tế thành phố HCM nói trắng ra rằng: “Ai cho tiền hoạt động thì bảo vệ người ấy; Công đoàn thời kỳ Đổi mới chưa bao giờ đứng ra tổ chức đình công để đấu tranh quyết liệt quyền lợi cho công nhân.” 4/
Ông Tống Văn Công, trong một bài bình luận đăng trên báo Lao Động, phân tách một số trường hợp đình công đã nhận xét rằng chủ tịch công đoàn cơ sở ăn lương của chủ nên không dám tập hợp ý kiến của công nhân, không dám gửi kiến nghị và đối thoại với chủ nhân, và không dám tổ chức đình công. Sau khi các cuộc đình công xẩy ra, cấp trên của công đoàn và đại diện chính quyền phải đến công ty tiến hành thủ tục làm thỏa ước lao động tập thể. Ông Công kết luận rằng công đoàn cơ sở hiện nay không đóng một vai trò nào cả. Theo ông Cống, cần phải để công nhân tự chọn lựa người có tâm huyết dược công nhân tín nhiệm vào công đoàn cơ sở. 5/
Thật là oái ăm khi giới công nhân lại bị kiềm chế trong một quốc gia do Đảng CSVN lãnh đạo, nhưng chính đảng này tự nhận là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” 6/
Với tất cả những giới hạn và chế tài như trên, giới công nhân mất hết tất cả những võ khí để tranh đấu bảo vệ quyền lợi của mình. TLĐLĐVN không đại diện công nhân mà chỉ là một công cụ của Đảng CSVN dùng để kiểm soát giới công nhân.
Cấm cưỡng bức lao động
Một số phúc trình tiết lộ rằng có vấn đề cưỡng bức lao động tại Việt Nam. Tù nhân thường xuyên bị cưỡng ép làm việc không được trả lương hoặc được trả rất ít. Tù nhân sản xuất thực phẩm và những sản phẩm khác để tiêu thụ trong nhà tù hay bán ở địa phương. Hạt điều là một trường hợp nổi tiếng. Human Right Watch tường thuật rằng cưỡng bức lao động được sử dụng tại các trung tâm phục hồi ma túy trên toàn quốc Việt Nam. Các tù nhân tại những trung tâm này phải bóc vỏ hạt điều trong sáu đến bẩy giờ mỗi ngày mà chỉ được lãnh $3 mỗi tháng. Cũng theo bản phúc trình này, trong thời gian 2000-2010, có trên 309,000 tù nhân đã đi qua 59 trung tâm giam giữ tại Việt Nam. 7/
Ngoài ra, các tù nhân tại các trại tù khác, kể cả các tù nhân lương tâm, gần đây đã tố cáo rằng họ bị cưỡng bức tham gia vào việc chế biến hạt điều. 8/ Việc xuất cảng hạt điều mang lại cho Việt Nam 1.5 tỉ Mỹ Kim mỗi năm.
Điều kiện làm việc và lương bổng
Cũng như Hiến Pháp 1992 và 2013 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo đảm mọi quyền căn bản của công dân, luật lao động Việt Nam bảo đảm trên giấy tờ đầy đủ quyền lợi của công nhân như tại bất cứ một quốc gia phát triển trên thế giới. Trên thực tế, phần đông những công nhân Việt Nam phải chịu đựng lương thấp, làm nhiều giờ một ngày, không được trả lương phụ trội, điều kiện làm việc hại sức khỏe, không có bảo hiểm, và không có hưu bổng. Đây là những lý do tại ra sự bất ổn về công nhân tại Việt Nam.
Làn sóng đình công dầu tiên xẩy ra vào năm 2005 ở Việt Nam ở một mức độ ôn hòa. Con số đình công tăng dần vào những năm kế tiếp với 400 vụ vào năm 2006, 600 vụ vào năm 2007, và 762 lần vào năm 2008. Các vụ đình công nhiều hơn và cường độ mạnh hơn do mức lạm pháp gia tăng. Chánh phủ Việt Nam điều chỉnh lương tối thiểu hàng năm. Tuy nhiên mức lương tối thiểu tăng không kịp mức lạm phát. Năm 2011 chứng kiến 978 vụ đình công. Đến năm 2013 chỉ còn 400 vụ, phần lớn vì lương tăng và kinh tế trì trệ. Khu vực dệt may và đặc biệt các công ty đầu tư ngoại quốc là những nơi trải qua nhiều vụ đình công hơn những nơi khác.
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chưa hề khởi xướng, tổ chức, hay yểm trợ một cuộc đình công nhân. Do đó, theo luật, tất cả những cuộc đình công tại Việt Nam là bất hợp pháp. Và cũng theo luật, công nhân tham gia những cuộc đình công bất hợp pháp phải bồi thường chủ nhân như trên đây đã nói. Tuy nhiên cho tới nay, chính quyền Việt Nam chưa giám thi hành các luật này.
Một công nhân tại một xưởng máy trung bình phải làm 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày mỗi tuần. Tuy nhiên họ chỉ được trả khoảng 28 xu một giờ hay 70 Mỹ kim mỗi tháng. Con số này tương tương với mức lương tối thiểu hiện nay trong khoảng 1.65 triệu – 2.35 triệu đồng Việt Nam, tức là vào khoảng 4% lương tối thiểu của Hoa Kỳ. Với thu nhập này công nhân gặp nhiều khó khăn để nuôi dưỡng gia đình.
II. LAO ĐỘNG và HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Lao động là một vấn đề gai góc trong các hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với tổ chức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 nước trong đó có Việt Nam, đang được thành lập. Lý do là lao động là một trong những yếu tố ấn định giá sản xuất, khả năng tiếp thị, và việc làm.
Tiếng nói từ Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ
Vào tháng 4 năm vừa qua, Đại Sứ Demetrios Marantis, Đại diện Văn Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, trực thuộc Phủ Tổng Thống Mỹ, đã đến Việt Nam để thương thuyết về TPP, đặc biệt về vấn đề lao động. Ông đã nhấn mạnh với Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam về tầm mức quan trọng đối với Hoa Kỳ của những điều khoản lao động trong TPP, bao gồm năm tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc về quyền lao động. 9/
Năm tiêu chuẩn lao động cốt lỗi được rút tỉa từ tám Công Ước Lao Động Quốc Tế bao gồm:
1. Quyền lập hội.
2. Quyền thương lượng tập thể.
3. Loại bỏ mọi hình thức cưỡng bách lao động.
4. Loại bỏ lao động trẻ em.
5. Loại bỏ kỳ thị việc làm và nghề nghiệp.
Việt Nam hiện nay chưa thỏa mãn được những tiêu chuẩn trên. Ba tiêu chuẩn sau cùng có thể được cải thiện với thời gian. Nhưng đối với tiêu chuẩn (1) và (2), Việt Nam gặp khó khăn vì CSVN muốn độc quyền cai trị đất nước, không muốn có bất cứ một tổ chức nào đứng độc lập với họ. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, CSVN đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của đất nước.
Chính phủ Hoa Kỳ chịu rất nhiều áp lực của những nhà lập pháp Hoa Kỳ. Quyền lao động là một phần của Quyền của con người nói chung. Trong một chuyến đi Việt Nam vào cuối năm 2013, Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố tại Hà Nội rằng “Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do phát biểu và tự do hội họp.”
Ông Kerry nói tiếp “không có những cải tổ như vậy, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ rất có thể chống lại giao ước với Việt Nam, bao gồm cả việc gia nhập của Việt Nam vào chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và việc thi hành hiệp định năng lượng hạt nhân dân sự.” 10/
DB George Miller, một thành viên cao cấp của Ủy Ban Giáo Dục và Nhân Lực (Committee on Education and the Workforce) của Hạ Viện Hoa Kỳ đã gửi thư vào tháng 7, 2013 cho Đại Sứ Michael Froman, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, nhân dịp Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang viếng thăm Hoa Kỳ. Trong lá thư này Ông Miller tố cáo rằng Việt Nam không tôn trọng quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể, cưỡng bách lao động và sử dụng lao động trẻ em. Ông cũng yêu cầu Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ ước định xem Việt Nam có thể thi hành bổn phận về lao động hay không nếu hiệp định TPP được ký kết. Nếu quá khó khăn để định lượng một vấn đề còn đang trong vòng thương thuyết, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ làm một cuộc khảo sát tương tự về việc Việt Nam thi hành những luật lệ về lao động trong khuôn khổ Hiệp Định Thương Mại Song phương Mỹ Việt ký ngày 10-5-2007. 11/
Tiếng nói từ những tổ chức lao động Hoa Kỳ
Hành pháp Hoa Kỳ còn chịu nhiều áp lực của các tổ chức lao động Hoa Kỳ. Tỏng Liên Doàn Lao Động Hoa Kỳ (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations viết tắt là AFL-CIO), môt trong những tổ chức lao động lớn nhất ở Hoa Kỳ, bao gồm 56 công đoàn với 12.5 triệu đoàn viên, tố cáo rằng chương Lao Động của thỏa ước TPP đã không đề cập tới những tiêu chuẩn lao động cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và cũng không hề nói những điều lệ lao động có thể buộc thi hành được hay không. AFL-CIO tuyên bố tiếp rằng AFL-CIO đã tranh đấu cam go để thiết lập được một chương mạnh mẽ về lao động trong thỏa ước TPP hầu bảo đảm rằng công nhân của bất cứ một quốc gia nào trong TPP, kể cả Việt Nam, có thể sử dụng những quyền căn bản như quyền lập hội và quyền thương thuyết tập thể. 12/
Vào tháng 7 năm vừa qua, trước khi Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ, Ông James P. Hoffa, Tổng Chủ Tịch của International Brotherhood of Teamsters, một tổ chức công đoàn tại Hoa Kỳ với 1.4 triệu đoàn viên, nói rằng điều kiện làm việc đã tồi tệ và lạm dụng tại Việt Nam cần phải được đề cập đến trước khi cộng đồng thế giới thưởng công cho Việt Nam.
Bản thông cáo báo chí của The Internatrional Brotherhood of Teamsters phổ biến ngày 24-7-2013 nói rằng một liên minh những nhà hoạt động lao động và nhân quyền đã kêu gọi ngưng mọi thương thuyết với Việt Nam về TPP cho đến khi Việt Nam có thể chứng tỏ rằng quốc gia này thỏa mãn được những tiêu chuẩn căn bản về lao động, môi trường, và nhân quyền. 13/
Communications Workers of America (CWA) tuyên bố rằng thu nhận Việt Nam vào TPP là thưởng công cho một chế độ vi phạm nhân quyền và quyền lao động một cách có hệ thống. CWA tố cáo rằng Việt Nam can dự vào việc buôn lao động trẻ em, điều kiện làm việc không an toàn, trà đạp quyền lao động được quốc tế công nhận, kỳ thị nữ công nhân mang thai, công nhân không được hưởng ít nhất bốn ngày nghỉ trong tháng, phải làm nhiều giờ phụ trội mặc dù không muốn. Như để thách thức Hoa Kỳ, khoảng 10 ngày trước khi Tổng Thống Obama tiếp Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng vào ngày 15-7-2013, Việt Nam ban hành một nghị định mới hạn chế tối đa việc sử dụng Internet và quy định hình phạt nặng nề những ai trao đổi tin tức trên mạng. 14/
Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Công Nhân Việt Nam (U.S. Committee to Protect Vietnamese Workers – CPVW-USA) vào 2008 cũng đã đề nghị Chánh Phủ Hoa Kỳ không chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference – GSP) cho đến khi Việt Nam cho phép công nhân được tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập và được quyền thương lượng tập thể. 15/ Mặc dù Việt Nam được nhiều công ty lớn của Mỹ có vốn đầu tư ở Việt Nam ủng hộ bao gồm IBM, Ford, etc. nhưng rõ ràng Việt Nam không thỏa mãn điều kiện lao động, do đó chánh phủ Hoa Kỳ cho tới nay vẫn chưa chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế này.
III. KẾT LUẬN
Với sự vắng mặt của Trung Quốc trong TPP, nếu trở thành một hội viên của TPP, Việt Nam sẽ là một nguồn cung cấp lao động rẻ tiền nhất trong 12 nước. Giá lao động ở Trung Quốc đã thấp, nhưng lương lao động ở Việt Nam còn thấp hơn, chỉ bằng khoảng 1/2 của Trung Quốc. Nếu vào được TPP, Việt Nam sẽ thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư ngoại quốc để phát triển. TPP sẽ vô cùng lợi ích đối với Việt Nam. Với những cải tổ chính trị tương tự tiếp theo cải tổ về lao động và nhân quyền, Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng trong mười năm tới và sẽ thu ngắn khoảng cách thua kém những nước Á châu khác và tăng cường một cách đáng kể khả năng bảo vệ lãnh thổ. Sức mạnh kinh tế mang lại sức mạnh về quân sự. Nhưng nếu Việt Nam không thay đổi luật lao động cho phù hợp với luật lao động quốc tế thì Việt Nam khó vào được TPP. Một cơ hội tốt đẹp lại sẽ bi bỏ lỡ. Việt Nam sẽ tiếp tục thụt hậu. 16/ Nếu trường hợp này xẩy ra, thật là bất hạnh cho 90 triệu dân Việt Nam.
Chú thích:
1. Thông tư của Bộ Công An số 09/2005/TT-BCA ngày 5-9-2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.
2. Một số tổ chức (chính thức hay không chính thức) được biết đến nhiều là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Khối 8406, Nhóm Thân Hữu Đà Lạt, Đảng Thăng Tiến, Đảng Việt Tân, Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Đảng Dân Chủ Việt Nam, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Hội Bầu Bí Tương Thân.
3. Nghị Định Số 11/2008/NĐ-CP, 30-1-2008 và Thông Tư Liên Tịch số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 30-5-2008.
4. Võ Trí Hào, “Sửa Hiến Pháp Đừng bít lối vào TPP: ai cho tiền thì bảo vệ người ấy,” Tuần Việt Nam, 27-9-2013.
5. Tống Văn Công, “Vì sao hơn 5.000 cuộc đình công không do công đoàn lãnh đạo?” Báo Lao Động, 26-7-2013.
6. Điều 4.1 Hiến Pháp 2013.
7. HRW, “The Rehab archipelago, forced labor and other abuses in drug detention centers in Southern Vietnam,” September 7, 2011.
8. Đỗ Thị Minh Hạnh, “Thư gửi cho cha từ trại tù,” Xuân Lộc, Đồng Nai, 10-6-2013.
9. American Chamber of Commerce in Vietnam, “Strong labor standards more investment opportunities: working in Vietnam to advance TPP,” April 22, 2013.
10. Mathew Lee, “Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, tăng cường trợ giúp Hải Quân Đông Nam Á,” AP, 16-12-2013. Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải.
11. George Miller, “Letter to Ambassador Michael Froman, Office of the United States Trade Representative,” July 24, 2013.
12. AFL-CIO, “Trans-Pacific Partnership Free Trade Agreement (TPP), undated document on www.aflcio.org.
13. International Brotherhood of Teamsters, “Labor and Human Rights Coalition Call for Suspension of Trade Discussion with Vietnam,” July 24, 2013.
14. Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
15. Khai Nguyen, “Comment on Vietnam’s eligibility under the Generalized System of Preferences Program,” U.S. Committee to Protect Vietnamese Workers August 4, 2008.
16. Nguyễn Quốc Khải, “Việt Nam và Hiệp Định TPP – Thách Thức và Cơ Hội,” VOA, 30-8-2013.
Việc thương thuyết về Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, có nhiều triển vọng sẽ kết thúc trong năm 2014. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất đang lãnh đạo việc thương thuyết này. Khi nhiều nước họp lại để trao đổi thương mại với nhau, luôn luôn có một số vấn đề phải cùng nhau giải quyết. Những vấn đề chính của TPP bao gồm quyền lao động, đầu tư, thu mua hàng hóa và dịch vụ của chánh phủ, dược phẩm và nông phẩm. Quyền lao động đứng hàng đầu, một vấn đề giản dị đối với những nước văn minh, nhưng xem ra gai góc đối với Việt Nam. Giữa một nước giầu và tiên tiến nhất là Hoa Kỳ và một nước nghèo và chậm tiến nhất là Việt Nam, đương nhiên có sự xung khắc mạnh mẽ về vấn đề lao động. Trong phần (I) của bài phân tách này chúng ta sẽ bàn về quyền lao động ở Việt Nam. Ở phần (II), chúng ta sẽ nói về quyền lao động và việc gia nhập TPP của Việt Nam.
I. QUYỀN LAO ĐỘNG
Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luận.”
Điều 25 của Hiến Pháp Việt Nam 2013 cũng quy định tương tự: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Trên thực tế, công dân Việt Nam không có những quyền như vậy kể cả quyền hội họp và lập hội.
Quyền tập họp
Tại Việt Nam, công dân không có quyền tự do hội họp. Điều 5.2 của Nghị Định 38/2005/NĐ-CP về biện pháp bảo đảm trật tự công cộng ký ngày 18-3-2005 ngăn cấm “tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.”
Điều 7 của Nghị Định này quy định rằng “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.”
Bộ Công An sau đó quy định thêm rằng tất cả mọi tập hợp từ năm người trở lên, phải có giấy phép của chánh quyền địa phương. 1/
Quyền lập hội
Việt Nam có những tổ chức do chánh phủ bảo trợ (government-sanctioned organization viết tắt là GSO) nhưng không có một tổ chức phi chánh phủ nào cả (non-government organization viết tắt là NGO). Tất cả những GSOs tại Việt Nam kể cả những tổ chức tôn giáo – ngoại trừ một số ít độc lập thường xuyên bị chánh quyền gây khó khăn 2/ – phải trực thuộc hoặc liên kết với với chánh quyền.
Thực tế là Việt Nam chưa phê chuẩn Công Ước 1948 của Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Tổ Chức (U.N. Convention of 1948 concerning Freedom of Association and Protection of the Right to Organize) bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4-7-1950, nghĩa là đã hơn nửa thế kỷ.
Quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Công nhân Việt Nam không có quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Tất cả mọi cuộc đình công đều tự phát, không có người lãnh đạo, và đều bị chánh quyền và chủ nhân coi là bất hợp pháp. Những cuộc đình công này không được hỗ trợ bởi bất cứ nhóm nào hay bởi chánh phủ. Do đó, sức mạnh thương lượng tập thể rất yếu.
Theo luật lao động hiện hành, công nhân phải đưa những cuộc tranh chấp ra tòa. Họ chỉ có thể đình công nếu những tranh chấp không thể giài quyết được bằng thương lượng. Công nhân bắt buộc phải bồi thường chủ nhân nếu tòa án xét thấy rằng cuộc đình công của công nhân là bất hợp pháp. 3/
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) là một tổ chức công đoàn duy nhất ở Việt Nam. Tất cả những công đoàn địa phương đều phải gia nhập TLĐLĐVN, một phong trào quần chúng thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN. Tất cả những người lãnh đạo công đoàn ở cấp quốc gia hay địa phương, đều là đảng viên Cộng Sản.
TS Đỗ Quỳnh Chi, một chuyên gia về lao động, sáng lập viên và giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lao Động, đã viết trong tài liệu nghiên cứu xuất bản vào 2008 rằng không phải là một điều bất thường khi những quản trị viên của công ty trở thành người lãnh đạo công đoàn và những chủ công ty tìm cách ảnh hưởng đến cuộc bầu cử công đoàn. Do đó, những người lãnh đạo công đoàn thường được lãnh lương nhiều hơn những công nhân khác.
TS Đỗ Quỳnh Chi nhận xét thêm rằng Đảng CSVN tìm mọi cách để tuyển mộ đảng viên trong khu vực tư – một khu vực xẩy ra nhiều vụ đình công nhất. Mục tiêu là để thu nhận đa số các công nhân trong khu vực này vào đảng vào năm 2020 và thiết lập các tổ đảng viên trong tất cả các công ty. Điều này cho chúng ta thấy rằng Đảng CSVN hi vọng kế hoạch này sẽ giúp CSVN không những đã nắm được hết các chi nhánh công đoàn ở các công ty, mà còn len lỏi vào hàng ngũ công nhân hầu chi phối họ và giới hạn những cuộc đình công bất hợp pháp. Nếu tình trạng hiện tại không thay đổi, TS Chi cho rằng công đoàn không thể là một công đoàn thực sự. Nó sẽ tiếp tục là một tổ chức của nhà nước và tiếp tục có những cuộc đình công bất hợp pháp.
TS Võ Trí Hào tại Đại Học Kinh Tế thành phố HCM nói trắng ra rằng: “Ai cho tiền hoạt động thì bảo vệ người ấy; Công đoàn thời kỳ Đổi mới chưa bao giờ đứng ra tổ chức đình công để đấu tranh quyết liệt quyền lợi cho công nhân.” 4/
Ông Tống Văn Công, trong một bài bình luận đăng trên báo Lao Động, phân tách một số trường hợp đình công đã nhận xét rằng chủ tịch công đoàn cơ sở ăn lương của chủ nên không dám tập hợp ý kiến của công nhân, không dám gửi kiến nghị và đối thoại với chủ nhân, và không dám tổ chức đình công. Sau khi các cuộc đình công xẩy ra, cấp trên của công đoàn và đại diện chính quyền phải đến công ty tiến hành thủ tục làm thỏa ước lao động tập thể. Ông Công kết luận rằng công đoàn cơ sở hiện nay không đóng một vai trò nào cả. Theo ông Cống, cần phải để công nhân tự chọn lựa người có tâm huyết dược công nhân tín nhiệm vào công đoàn cơ sở. 5/
Thật là oái ăm khi giới công nhân lại bị kiềm chế trong một quốc gia do Đảng CSVN lãnh đạo, nhưng chính đảng này tự nhận là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” 6/
Với tất cả những giới hạn và chế tài như trên, giới công nhân mất hết tất cả những võ khí để tranh đấu bảo vệ quyền lợi của mình. TLĐLĐVN không đại diện công nhân mà chỉ là một công cụ của Đảng CSVN dùng để kiểm soát giới công nhân.
Cấm cưỡng bức lao động
Một số phúc trình tiết lộ rằng có vấn đề cưỡng bức lao động tại Việt Nam. Tù nhân thường xuyên bị cưỡng ép làm việc không được trả lương hoặc được trả rất ít. Tù nhân sản xuất thực phẩm và những sản phẩm khác để tiêu thụ trong nhà tù hay bán ở địa phương. Hạt điều là một trường hợp nổi tiếng. Human Right Watch tường thuật rằng cưỡng bức lao động được sử dụng tại các trung tâm phục hồi ma túy trên toàn quốc Việt Nam. Các tù nhân tại những trung tâm này phải bóc vỏ hạt điều trong sáu đến bẩy giờ mỗi ngày mà chỉ được lãnh $3 mỗi tháng. Cũng theo bản phúc trình này, trong thời gian 2000-2010, có trên 309,000 tù nhân đã đi qua 59 trung tâm giam giữ tại Việt Nam. 7/
Ngoài ra, các tù nhân tại các trại tù khác, kể cả các tù nhân lương tâm, gần đây đã tố cáo rằng họ bị cưỡng bức tham gia vào việc chế biến hạt điều. 8/ Việc xuất cảng hạt điều mang lại cho Việt Nam 1.5 tỉ Mỹ Kim mỗi năm.
Điều kiện làm việc và lương bổng
Cũng như Hiến Pháp 1992 và 2013 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo đảm mọi quyền căn bản của công dân, luật lao động Việt Nam bảo đảm trên giấy tờ đầy đủ quyền lợi của công nhân như tại bất cứ một quốc gia phát triển trên thế giới. Trên thực tế, phần đông những công nhân Việt Nam phải chịu đựng lương thấp, làm nhiều giờ một ngày, không được trả lương phụ trội, điều kiện làm việc hại sức khỏe, không có bảo hiểm, và không có hưu bổng. Đây là những lý do tại ra sự bất ổn về công nhân tại Việt Nam.
Làn sóng đình công dầu tiên xẩy ra vào năm 2005 ở Việt Nam ở một mức độ ôn hòa. Con số đình công tăng dần vào những năm kế tiếp với 400 vụ vào năm 2006, 600 vụ vào năm 2007, và 762 lần vào năm 2008. Các vụ đình công nhiều hơn và cường độ mạnh hơn do mức lạm pháp gia tăng. Chánh phủ Việt Nam điều chỉnh lương tối thiểu hàng năm. Tuy nhiên mức lương tối thiểu tăng không kịp mức lạm phát. Năm 2011 chứng kiến 978 vụ đình công. Đến năm 2013 chỉ còn 400 vụ, phần lớn vì lương tăng và kinh tế trì trệ. Khu vực dệt may và đặc biệt các công ty đầu tư ngoại quốc là những nơi trải qua nhiều vụ đình công hơn những nơi khác.
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chưa hề khởi xướng, tổ chức, hay yểm trợ một cuộc đình công nhân. Do đó, theo luật, tất cả những cuộc đình công tại Việt Nam là bất hợp pháp. Và cũng theo luật, công nhân tham gia những cuộc đình công bất hợp pháp phải bồi thường chủ nhân như trên đây đã nói. Tuy nhiên cho tới nay, chính quyền Việt Nam chưa giám thi hành các luật này.
Một công nhân tại một xưởng máy trung bình phải làm 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày mỗi tuần. Tuy nhiên họ chỉ được trả khoảng 28 xu một giờ hay 70 Mỹ kim mỗi tháng. Con số này tương tương với mức lương tối thiểu hiện nay trong khoảng 1.65 triệu – 2.35 triệu đồng Việt Nam, tức là vào khoảng 4% lương tối thiểu của Hoa Kỳ. Với thu nhập này công nhân gặp nhiều khó khăn để nuôi dưỡng gia đình.
II. LAO ĐỘNG và HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Lao động là một vấn đề gai góc trong các hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với tổ chức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 nước trong đó có Việt Nam, đang được thành lập. Lý do là lao động là một trong những yếu tố ấn định giá sản xuất, khả năng tiếp thị, và việc làm.
Tiếng nói từ Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ
Vào tháng 4 năm vừa qua, Đại Sứ Demetrios Marantis, Đại diện Văn Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, trực thuộc Phủ Tổng Thống Mỹ, đã đến Việt Nam để thương thuyết về TPP, đặc biệt về vấn đề lao động. Ông đã nhấn mạnh với Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam về tầm mức quan trọng đối với Hoa Kỳ của những điều khoản lao động trong TPP, bao gồm năm tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc về quyền lao động. 9/
Năm tiêu chuẩn lao động cốt lỗi được rút tỉa từ tám Công Ước Lao Động Quốc Tế bao gồm:
1. Quyền lập hội.
2. Quyền thương lượng tập thể.
3. Loại bỏ mọi hình thức cưỡng bách lao động.
4. Loại bỏ lao động trẻ em.
5. Loại bỏ kỳ thị việc làm và nghề nghiệp.
Việt Nam hiện nay chưa thỏa mãn được những tiêu chuẩn trên. Ba tiêu chuẩn sau cùng có thể được cải thiện với thời gian. Nhưng đối với tiêu chuẩn (1) và (2), Việt Nam gặp khó khăn vì CSVN muốn độc quyền cai trị đất nước, không muốn có bất cứ một tổ chức nào đứng độc lập với họ. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, CSVN đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của đất nước.
Chính phủ Hoa Kỳ chịu rất nhiều áp lực của những nhà lập pháp Hoa Kỳ. Quyền lao động là một phần của Quyền của con người nói chung. Trong một chuyến đi Việt Nam vào cuối năm 2013, Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố tại Hà Nội rằng “Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do phát biểu và tự do hội họp.”
Ông Kerry nói tiếp “không có những cải tổ như vậy, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ rất có thể chống lại giao ước với Việt Nam, bao gồm cả việc gia nhập của Việt Nam vào chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và việc thi hành hiệp định năng lượng hạt nhân dân sự.” 10/
DB George Miller, một thành viên cao cấp của Ủy Ban Giáo Dục và Nhân Lực (Committee on Education and the Workforce) của Hạ Viện Hoa Kỳ đã gửi thư vào tháng 7, 2013 cho Đại Sứ Michael Froman, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, nhân dịp Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang viếng thăm Hoa Kỳ. Trong lá thư này Ông Miller tố cáo rằng Việt Nam không tôn trọng quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể, cưỡng bách lao động và sử dụng lao động trẻ em. Ông cũng yêu cầu Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ ước định xem Việt Nam có thể thi hành bổn phận về lao động hay không nếu hiệp định TPP được ký kết. Nếu quá khó khăn để định lượng một vấn đề còn đang trong vòng thương thuyết, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ làm một cuộc khảo sát tương tự về việc Việt Nam thi hành những luật lệ về lao động trong khuôn khổ Hiệp Định Thương Mại Song phương Mỹ Việt ký ngày 10-5-2007. 11/
Tiếng nói từ những tổ chức lao động Hoa Kỳ
Hành pháp Hoa Kỳ còn chịu nhiều áp lực của các tổ chức lao động Hoa Kỳ. Tỏng Liên Doàn Lao Động Hoa Kỳ (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations viết tắt là AFL-CIO), môt trong những tổ chức lao động lớn nhất ở Hoa Kỳ, bao gồm 56 công đoàn với 12.5 triệu đoàn viên, tố cáo rằng chương Lao Động của thỏa ước TPP đã không đề cập tới những tiêu chuẩn lao động cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và cũng không hề nói những điều lệ lao động có thể buộc thi hành được hay không. AFL-CIO tuyên bố tiếp rằng AFL-CIO đã tranh đấu cam go để thiết lập được một chương mạnh mẽ về lao động trong thỏa ước TPP hầu bảo đảm rằng công nhân của bất cứ một quốc gia nào trong TPP, kể cả Việt Nam, có thể sử dụng những quyền căn bản như quyền lập hội và quyền thương thuyết tập thể. 12/
Vào tháng 7 năm vừa qua, trước khi Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ, Ông James P. Hoffa, Tổng Chủ Tịch của International Brotherhood of Teamsters, một tổ chức công đoàn tại Hoa Kỳ với 1.4 triệu đoàn viên, nói rằng điều kiện làm việc đã tồi tệ và lạm dụng tại Việt Nam cần phải được đề cập đến trước khi cộng đồng thế giới thưởng công cho Việt Nam.
Bản thông cáo báo chí của The Internatrional Brotherhood of Teamsters phổ biến ngày 24-7-2013 nói rằng một liên minh những nhà hoạt động lao động và nhân quyền đã kêu gọi ngưng mọi thương thuyết với Việt Nam về TPP cho đến khi Việt Nam có thể chứng tỏ rằng quốc gia này thỏa mãn được những tiêu chuẩn căn bản về lao động, môi trường, và nhân quyền. 13/
Communications Workers of America (CWA) tuyên bố rằng thu nhận Việt Nam vào TPP là thưởng công cho một chế độ vi phạm nhân quyền và quyền lao động một cách có hệ thống. CWA tố cáo rằng Việt Nam can dự vào việc buôn lao động trẻ em, điều kiện làm việc không an toàn, trà đạp quyền lao động được quốc tế công nhận, kỳ thị nữ công nhân mang thai, công nhân không được hưởng ít nhất bốn ngày nghỉ trong tháng, phải làm nhiều giờ phụ trội mặc dù không muốn. Như để thách thức Hoa Kỳ, khoảng 10 ngày trước khi Tổng Thống Obama tiếp Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng vào ngày 15-7-2013, Việt Nam ban hành một nghị định mới hạn chế tối đa việc sử dụng Internet và quy định hình phạt nặng nề những ai trao đổi tin tức trên mạng. 14/
Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Công Nhân Việt Nam (U.S. Committee to Protect Vietnamese Workers – CPVW-USA) vào 2008 cũng đã đề nghị Chánh Phủ Hoa Kỳ không chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference – GSP) cho đến khi Việt Nam cho phép công nhân được tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập và được quyền thương lượng tập thể. 15/ Mặc dù Việt Nam được nhiều công ty lớn của Mỹ có vốn đầu tư ở Việt Nam ủng hộ bao gồm IBM, Ford, etc. nhưng rõ ràng Việt Nam không thỏa mãn điều kiện lao động, do đó chánh phủ Hoa Kỳ cho tới nay vẫn chưa chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế này.
III. KẾT LUẬN
Với sự vắng mặt của Trung Quốc trong TPP, nếu trở thành một hội viên của TPP, Việt Nam sẽ là một nguồn cung cấp lao động rẻ tiền nhất trong 12 nước. Giá lao động ở Trung Quốc đã thấp, nhưng lương lao động ở Việt Nam còn thấp hơn, chỉ bằng khoảng 1/2 của Trung Quốc. Nếu vào được TPP, Việt Nam sẽ thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư ngoại quốc để phát triển. TPP sẽ vô cùng lợi ích đối với Việt Nam. Với những cải tổ chính trị tương tự tiếp theo cải tổ về lao động và nhân quyền, Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng trong mười năm tới và sẽ thu ngắn khoảng cách thua kém những nước Á châu khác và tăng cường một cách đáng kể khả năng bảo vệ lãnh thổ. Sức mạnh kinh tế mang lại sức mạnh về quân sự. Nhưng nếu Việt Nam không thay đổi luật lao động cho phù hợp với luật lao động quốc tế thì Việt Nam khó vào được TPP. Một cơ hội tốt đẹp lại sẽ bi bỏ lỡ. Việt Nam sẽ tiếp tục thụt hậu. 16/ Nếu trường hợp này xẩy ra, thật là bất hạnh cho 90 triệu dân Việt Nam.
Chú thích:
1. Thông tư của Bộ Công An số 09/2005/TT-BCA ngày 5-9-2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.
2. Một số tổ chức (chính thức hay không chính thức) được biết đến nhiều là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Khối 8406, Nhóm Thân Hữu Đà Lạt, Đảng Thăng Tiến, Đảng Việt Tân, Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Đảng Dân Chủ Việt Nam, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Hội Bầu Bí Tương Thân.
3. Nghị Định Số 11/2008/NĐ-CP, 30-1-2008 và Thông Tư Liên Tịch số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 30-5-2008.
4. Võ Trí Hào, “Sửa Hiến Pháp Đừng bít lối vào TPP: ai cho tiền thì bảo vệ người ấy,” Tuần Việt Nam, 27-9-2013.
5. Tống Văn Công, “Vì sao hơn 5.000 cuộc đình công không do công đoàn lãnh đạo?” Báo Lao Động, 26-7-2013.
6. Điều 4.1 Hiến Pháp 2013.
7. HRW, “The Rehab archipelago, forced labor and other abuses in drug detention centers in Southern Vietnam,” September 7, 2011.
8. Đỗ Thị Minh Hạnh, “Thư gửi cho cha từ trại tù,” Xuân Lộc, Đồng Nai, 10-6-2013.
9. American Chamber of Commerce in Vietnam, “Strong labor standards more investment opportunities: working in Vietnam to advance TPP,” April 22, 2013.
10. Mathew Lee, “Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, tăng cường trợ giúp Hải Quân Đông Nam Á,” AP, 16-12-2013. Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải.
11. George Miller, “Letter to Ambassador Michael Froman, Office of the United States Trade Representative,” July 24, 2013.
12. AFL-CIO, “Trans-Pacific Partnership Free Trade Agreement (TPP), undated document on www.aflcio.org.
13. International Brotherhood of Teamsters, “Labor and Human Rights Coalition Call for Suspension of Trade Discussion with Vietnam,” July 24, 2013.
14. Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
15. Khai Nguyen, “Comment on Vietnam’s eligibility under the Generalized System of Preferences Program,” U.S. Committee to Protect Vietnamese Workers August 4, 2008.
16. Nguyễn Quốc Khải, “Việt Nam và Hiệp Định TPP – Thách Thức và Cơ Hội,” VOA, 30-8-2013.
Sunday, December 1, 2013
TRẦN NGỌC TOÀN * VƯỢT BIÊN
VƯỢT BIÊN !
TRẦN NGỌC TOÀN
Từ Trại Tù Cải Tạo Số 3 Tân Kỳ, ở vùng núi Nghệ Tĩnh, năm 1981, tôi được
chuyển về Nam với gần 300 người cùng số phận trên một chuyến xe lửa. Ở
trại tù Hàm Tân đến ngày 22/3/1984, tôi được lệnh thả về nhờ sự xoay sở
của gia đình. Đáng lý, tôi phải chịu thêm “một lệnh tập trung cải tạo 3
năm” nữa mới hy vọng ra khỏi trại giam theo tiêu chuẩn của Việt Cộng.
Năm 1978, khi còn ở trại tù Hoàng Liên Sơn, trong lá thư đầu tiên được
gởi về cho gia đình, tôi tự thấy không có ngày về nên đã nhắn với gia
đình tìm cách vượt biên bằng câu: “Hãy đi khu kinh tế mới với bà chị của
tôi,” trong khi bà chị tôi đã sang Mỹ từ năm 1969.
Sau đó bẵng đi cả năm sau tôi mới được tin vợ con tôi đã vượt biên và
định cư tại Virginia với bà chị của tôi, năm 1979. Đứa con gái lớn của
tôi mới 10 tuổi và đứa em vừa 5 tuổi.
Tính ra tôi ở tù cộng sản gần trọn 9 năm với 5 năm ngoài Bắc và 4 năm
trong Nam. Giấy Ra Trại buộc tôi phải trở về Đà Lạt với cha tôi vì gia
đình tôi ở Sài Gòn đã vượt biên từ năm 1978. Tôi phải quay về Đà Lạt để
thăm gia đình. Ba tôi xoay sở cho tôi chứng nhận của công an là tôi đã
rời khỏi địa chỉ này từ năm 1963 để tôi quay về lại Sài Gòn tìm cách
vượt biên. Tôi chưa có quyền công dân và còn chịu chế độ quản chế của
công an ít nhất 6 tháng. Hằng ngày tôi phải mang cuốn tập giấy 100 trang
vào trình diện công an khu vực với tường trình đã làm việc gì trong
ngày đó.
Hai tháng sau ngày ra tù, số phận đẩy đưa, một hôm trên đường đạp chiếc
xe mượn được quanh thành phố Sài Gòn tìm thăm bạn bè, chợt một người
trung niên với nước da ngâm đen và gương mặt “bụi đời” xắn ngang trước
đầu xe tôi, ngay trên đường phố Phan Thanh Giản. Khi tôi còn ngạc nhiên
chưa biết chuyện gì, chàng ta cười như đắc thắng và nói: "Ông không biết
tôi là ai đâu, nhưng tôi biết ông là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4
TQLC.”
Vẫn bình tĩnh tôi im lặng chờ. Anh ta vui vẻ xuống xe nói: “Ghé vô sạp
cà phê bên này rồi nói chuyện tiếp.” Sau đó, anh ta tự giới thiệu là một
thượng sĩ trong trường Thiếu Sinh Quân (TSQ) ở Vũng Tàu, đối diện với
hậu cứ của Tiểu Đoàn 4 TQLC, đã biết và nghe nhiều chuyện về tôi lúc còn
làm tiểu đoàn trưởng. Chuyện trò dần dà đến khi tôi nhận ra anh là “phe
ta” tôi mới thú thật tôi đang tìm đường vượt biên vì gia đình đang ở
Mỹ. Lúc ấy, anh ta mới cho tôi tên và địa chỉ của người chị ruột để liên
lạc theo chân vượt biên.
Lo ngại tôi bị bắt khi đến những nơi nằm chờ, anh ta hứa sẽ đưa tôi
thẳng xuống ghe lớn. Tôi phải ra chợ tìm mua một bộ quần áo công nhân
màu xanh của miền Bắc.
Về sau này, tôi mới được biết ông thượng sĩ TSQ này có cậu ruột làm quận
ủy Quận 4 đã đứng ra tổ chức vượt biên. Tôi không tìm hiểu thêm nhưng
đã cảm nhận được tình cảm chân thành của một chiến hữu xuất thân từ
Thiếu Sinh Quân đối với tôi.
Vào một buổi chiều ngày 30/ 4/1984, vào khoảng 7 giờ tối, đột nhiên anh
ta xuất hiện và hối thúc tôi mang túi nhỏ hành trang leo lên chiếc xe
gắn máy Honda chỉ trong vòng 5 phút. Tôi đã chuẩn bị tất cả và luôn ở
trong tư thế “sắp sẵn” của một hướng đạo sinh. Anh này chở tôi chạy vùn
vụt trong cảnh Sài Gòn còn nhá nhem vì thiếu điện.
Dù đi đâu tôi cũng quan sát kỹ, anh ta vượt qua cầu Trịnh Minh Thế lên
đường chạy dọc theo thương cảng Sài Gòn. Vừa vượt qua cầu Tân Thuận, xe
rẽ tay mặt rồi chạy thẳng vào một chiếc tàu sắt loại chở hàng duyên hải.
Không nói gì nhiều, anh ta ngoắc tôi đi theo xuống tàu, bước thẳng vào
buồng máy và nói lớn với một người được xem là thợ máy tàu: “Anh này là
công nhân của tàu. Mấy anh sắp đặt cho ông ta.” Thế là anh quay ngoắt
người bỏ đi để tôi không kịp chào hay cám ơn nữa.
Tôi được biết anh thợ máy nguyên là Hạ Sĩ Quan Hải Quân phục vụ trong
giang đoàn.
Chủ tàu có con trai trước 75 đi lính Địa Phương Quân cùng vượt biên với
vợ, mang theo một khẩu súng M16 giấu lại sau ngày 30 tháng 4. Nhóm tổ
chức vượt biên gồm Việt Võ Đường và gia đình của họ. Tôi một mình đơn
chiếc liều thân đánh một canh bạc “nhất chín nhì bù”. Với ngoài 40 tuổi
đời, tôi biết mình không thể sống nổi dưới chế độ cộng sản bạo tàn. Vợ
con đã vượt biên qua Mỹ từ đầu năm 1979. Anh thượng sĩ TSQ này đã cho
tôi đi với giá 3 cây vàng nhưng không phải đóng trước một đồng nào, khi
qua tới đảo gia đình mới trả tiền. Em gái của tôi bên Pháp đã gởi tiền
về nuôi tôi sau ngày ra tù nhưng cô ấy nhất quyết không cho tôi vượt
biên vì sợ nguy hiểm. Dù vậy tôi cũng nhất quyết ra đi bởi cuộc sống
chẳng còn ý nghĩa gì sau ngày nước mất nhà tan.
Trong túi xách tay nhỏ, tôi mang theo hai bộ đồ lót, chiếc quần Jean còn
sót lại sau ngày du học Hoa Kỳ trở về năm 73, một mảnh giấy mang lý
lịch trên tập sách kỷ niệm sau ngày tốt nghiệp khóa Chỉ Huy và Tham Mưu
của TQLC Hoa Kỳ, tại Quantico, và tờ Giấy Ra Trại với tội danh là Tiểu
Đoàn Trưởng TĐ4/TQLC Ngụy. Tôi gặp nhiều rắc rối với tội danh này khi về
trình diện tại địa phương. Nhưng ở trại tạm cư vượt biên đây là một
bằng chứng cụ thể nhất để xin đi định cư ở Hoa Kỳ. Dù vậy tôi cũng chuẩn
bị cho mình một lý lịch giả lấy tên của một người anh chú bác đã chạy
sang Mỹ từ năm 1975 để ngừa trường hợp bị bắt lại. Sau gần 9 năm tù cải
tạo trở về, tôi gầy nhom.
Mấy tháng ra tù cũng chẳng phục hồi được bao nhiêu vì chẳng khác nào từ
nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn.
Lay hoay phụ dọn dẹp dưới tàu đến khoảng sau 10 giờ đêm tôi nghe họ nhổ
neo rời bến. Bỗng dưng, trong giờ phút ấy lòng tôi chợt dậy lên nổi buồn
đau thắt vì từ nay không biết đến bao giờ mới trở lại quê hương. Quê
hương mà chính tôi cũng đã đổ máu xương để bảo vệ. Quê hương với bao
người thân, với những mảnh đất thân yêu suốt trên những chặng đường hành
quân ngày nào, từ mủi Cà Mau ra tận Gio Linh, Quảng Trị. Quê hương với
thành phố Đà Lạt sương mù đầy thơ mộng nơi tôi được sinh ra và lớn lên.
Chính vì tình quê hương ấy đã thúc đẩy tôi vội vã rời Trường Chỉ Huy và
Tham Mưu của TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia, trở về với cuộc chiến
ngày càng tàn khốc trên khắp mọi nẻo đường quê hương.
Bấy giờ đã 10 năm sau ngày vội vã tìm đường trở về từ Hoa Kỳ, tôi phải
lìa bỏ ra đi để tìm lại gia đình và tìm lại bản thân của mình sau những
năm dài chinh chiến, sau những năm tháng tù tội khủng khiếp.
Những điều về chủ tàu và nhóm người vượt biên mãi vài năm sau ngày định
cư ở Virginia tôi mới được biết. Từ ngày đặt chân xuống tàu ra đi, tôi
chẳng quen biết một ai và cũng muốn giữ kín lý lịch để ngừa trường hợp
bị VC bắt lại.
Chiếc tàu rời bến lặng lẽ trong đêm không một ánh đèn. Đến khoảng 10 giờ
đêm, chợt nghe tiếng người lao xao kèm theo tiếng động dội trên thành
tàu, tôi nghe tiếng người hối thúc: “Chạy ra đón người từ ghe nhỏ lên
tàu”. Trong bóng tối đen như mực, tôi nhào người ra boong tàu vừa lúc
người và đồ vật lao xuống từ thành tàu. Tôi vội đưa tay ra đỡ, không
nhìn ra được ai là ai. Tuy hỗn loạn nhưng không ai dám lớn tiếng. Cả hai
bên bờ thành tàu đều có người nhảy xuống trong đêm tối. Chiếc tàu vẫn
chạy với tốc độ chậm trên sông Sài Gòn. Tất cả những lao xao, hỗn loạn
chợt ngưng hẳn sau độ nửa giờ đồng hồ trôi qua. Tôi mò trở về góc tạm
trú dưới buồng máy tự dỗ mình vào giấc ngủ.
Vốn xuất thân là một người lính Thủy Quân Lục Chiến nên tôi rất quen
thuộc với những chuyến hành quân đổ bộ trên tàu.
Năm 1971, tôi cũng đã có dịp xuống thực tập dưới một chiếc tàu ngầm
nguyên tử của Mỹ ở Okinawa. Năm 1972, tôi cũng có dịp làm Sĩ Quan Liên
Lạc trên Hàng Không Mẫu Hạm Entrerprise của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ. Bây
giờ vượt biên trên một chiếc tàu chở hàng nhỏ với hơn 50 người. Thiếp đi
một giấc đến sáng, tôi bò lên boong tàu xem xét thì thấy mình đang ở
giữa biển cả mênh mông. Nghe tài công nói tàu chưa ra ngoài vùng biển
quốc tế. Tàu còn có thể bị truy nã và bắt quay về Vũng Tàu. Tôi cũng
chẳng bận tâm mà để mặc cho số phận.
Trời trong sáng và biển lặng êm. Tàu chạy khá nhanh so với tàu đổ bộ LCU
của Hải Quân Cọng Hòa. Tôi tìm một góc vắng trên boong tàu và dỏi mắt
quan sát. Như thế là tàu đang chạy về hướng Nam. Nếu tàu chạy xa đất
liền chắc sẽ gặp một hòn đảo của Nam Dương hoặc Mã Lai.
Ngược lại, sát vào duyên hải độ vài hải lý, thế nào tàu cũng phải gặp
Hòn Khoai hay Phú Quốc. Tuy Hải Quân của Việt Cộng lúc ấy rất yếu nhưng
chúng có thể dùng ghe đánh cá với trang bị AK47 và Thượng Liên để khống
chế được. Những ý tưởng này chỉ nằm trong đầu của tôi vì tôi chẳng có tư
cách gì trên tàu và cũng muốn che giấu lý lịch của mình khi thấy còn
trong tầm tay của VC.
Quả thực, sau một ngày và một đêm ngoài biển cả, sáng sớm hôm sau có
nhiều người la lớn: “Đất liền! Đất liền!” Khi chạy lên boong, nhìn về
phía Đông, tôi thấy khoảng 3, 4 chiếc ghe đánh cá đang dàn hàng ngang
nhắm chiếc tàu xông tới. Rồi có người la lớn: “Ghe VC! Đổi hướng chạy
mau!” Lập tức, chiếc tàu quay hướng ngược lại chạy hết tốc lực. Một thời
gian ngắn đoàn ghe đánh cá biến mất ở cuối mặt biển chân trời. Ai nấy
thở phào, mừng rỡ.
Tàu tiếp tục chạy suốt ngày thứ ba cho đến gần nửa đêm mới ngừng máy khi
thấy một giàn khoang dầu trước mặt. Nghe nói nhóm tổ chức vượt biên
quyết định chạy tiếp. Trời vừa rạng hừng đông, bất chợt tàu ngừng hẳn
giữa biển cả mênh mông. Nghe nói máy tàu bị hư và còn rất ít dầu.
Có vài chiếc tàu buôn lớn xuyên đại dương chạy ngang trong tầm mắt. Cả
tàu, già trẻ lớn bé xô nhau lên trên boong kêu la và phất khăn áo trắng
cầu cứu. Chẳng thấy có một chút quan tâm. Tôi biết mình đã đến hải phận
quốc tế. Nhìn quanh chỉ thấy biển cả chênh vênh. Đã quen chịu đựng những
năm tháng đói dài trong 5 năm tù ngoài Bắc nên tôi không nghĩ gì ngoài
việc tìm lối thoát dù đang bị kẹt cứng trên chiếc tàu chết máy.
Mãi đến khi mặt trời đứng bóng, chợt một chiếc tàu buôn mang cờ Nam
Dương xuất hiện từ hướng Đông chạy tới trong tiếng reo hò mừng vui của
người vượt biên trên tàu. Chiếc tàu Nam Dương khổng lồ cặp sát bên hông
chiếc tàu hỏng máy. Nhiều tiếng người la lớn réo gọi: “Ai nói được tiếng
Anh lên gấp!” Tôi chen chân chạy lên. Từ trên bờ thành cao, một người
tay cầm loa nói xuống: “Các anh cần gì. Tôi muốn gặp người nói tiếng
Anh.” Tôi vừa đưa tay cao lên vừa nói lớn: “Tôi đây. Chúng tôi lánh nạn
CS Việt Nam. Tàu bị hư máy và thiếu mọi thứ!” Trên loa có tiếng đáp
xuống: “Tôi là Thuyền Trưởng Hải Dương Hạm Nam Dương.
Chính phủ tôi không có chính sách cứu người vượt biên từ Việt Nam.
Nhưng chúng tôi sẵn sàng giúp các anh. Tôi sẽ cho thợ máy xuống giúp sửa
máy và cho một ít tiếp liệu. Từ đây, các anh chỉ cần chạy theo hướng…
độ 3 tiếng đồng hồ sẽ đến hòn đảo gần nhất của Nam Dương.” Tôi đáp: “Xin
cám ơn quý vị rất nhiều. Chúng tôi sẽ làm theo sự chỉ dẫn của ông.”
Ngay sau đó, một người thợ máy leo thang xuống rồi vào thẳng buồng máy.
Trong khi ấy, từ trên boong tàu buôn, tháp câu từ từ thả xuống 2 thùng
dầu cặn cở 100 lít, một bành thực phẩm và thức ăn. Nhóm tổ chức vượt
biên đã nhanh nhẹn thu nhận về nơi của họ.
Tôi không còn ngần ngại, chạy lên buồng lái, nói với người lái tàu:
“Tôi là một sĩ quan TQLC. Theo ông thuyền trưởng cho biết anh lấy hướng
phương giác… rồi chạy độ 3 tiếng đồng hồ sẽ gặp một đảo nhỏ của Nam
Dương.” Anh lái tàu gật gật đầu có vẻ nhận hiểu. Tôi liếc thấy có chiếc
hải bàn trước bánh lái. Một người trẻ tuổi ngồi gần có vẻ chủ tàu còn ôm
trong người một khẩu carbine M1 với băng đạn. Không nói gì thêm tôi
quay về chỗ của mình. Chỉ trong vòng chưa tới một giờ sau nghe máy tàu
nổ và người thợ máy Nam Dương đã leo trở về tàu buôn. Tự dưng tôi thấy
lòng mình nhẹ nhàng phơi phới. Tàu khởi hành ngay sau đó. Tôi yên chí
tìm chỗ nằm. Chẳng thấy ai réo gọi gì đến mình. Tôi nghe người ta xì xào
trong kiện hàng của tàu Nam Dương cho xuống, ngoài nước uống còn có cả
thuốc lá Dunhill nữa.
Cũng may, tôi còn được ông bạn trẻ mới tự xưng là Thiếu Úy Địa Phương
Quân, cho 1 chén cơm với cá khô kho mặn và một bát nước lạnh. Thế là tôi
ngủ vùi đi sau bao ngày thấp thỏm chờ đợi.
Tàu chạy suốt đêm và trọn ngày hôm sau, là ngày thứ 5, cũng chẳng thấy
đâu là đất liền. Hỏi ra mới biết có lẽ chủ tàu mua nhầm hải bàn “dỏm”
của Chợ Lớn. Sau cùng tôi đề nghị cứ chạy về hướng Nam thế nào cũng đến
Nam Dương hay Mã Lai, theo bản đồ trong trí nhớ của tôi. Tất cả nhờ kinh
nghiệm và học hỏi từ phong trào Hướng Đạo và chỉ huy đánh trận trong
quân đội. Đến rạng ngày thứ Sáu, khi chưa thấy đất liền bỗng có một
chiếc tàu đánh cá khá lớn của Nam Dương cặp theo. Chủ ghe Nam Dương nói
bằng tiếng Anh khó nghe với đại ý anh ta sẵn sàng kéo tàu về đảo Sian
Tan của Nam Dương và xin quyên góp một số tiền Việt Nam của người trên
tàu. Hóa ra, theo lệnh của tổ chức Liên hiệp Quốc, tàu đánh cá nào kéo
được tàu vượt biên Việt Nam vào bờ sẽ được trọng thưởng. Thế là tàu được
kéo mãi tới chiều tối mới cập vào cảng của đảo Sian Tan, Nam Dương,
trước mũi súng chờ đợi của quân đội Nam Dương trên bờ.
Dưới ánh đèn pha chiếu sáng, mọi người trên tàu đi hàng một lên trước
họng súng canh gác của quân đội Nam Dương. Từ cầu tàu đi bộ về một ngôi
trường tiểu học và được chia ra vào hai phòng học với nam và nữ riêng.
Tất cả đều phải lột hết quần áo ra để chịu sự khám xét.
Khi đến gần một người ngồi sau một chiếc bàn có vẻ sĩ quan, tôi hỏi:
“Anh là TQLC hả?” Anh ta nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hỏi lại: “Sao anh
biết?” Tôi đáp: “Nếu ở đảo, anh không là Hải Quân thì là TQLC.” Hắn cười
và gật đầu. Tôi hỏi tiếp: “Trong TQLC, anh có biết Trung Tá Herman
Mujirun không?” Anh chợt đứng lên nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên: “Sao anh
biết?” Tôi đáp: “Tôi học chung cùng khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLC
Hoa Kỳ với Trung Tá Herman Mujirun năm 1972 và 1973, tại Quantico,
Virginia, Hoa Kỳ”.
Anh ta tươi cười và đưa tay bắt tay tôi, nói: “Tôi là Trung Úy… TQLC Nam
Dương.
Trung tá Herman Mujirun bây giờ là Trung Tướng Tư Lệnh TQLC Nam Dương.”
Tôi đáp: “Nếu được, anh vui lòng tin cho ông ấy biết tôi là … TQLC Việt
Nam đang lánh nạn CS Việt Nam.”
Mười năm sau ngày rời căn cứ TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia, trở về
Việt Nam, tôi đã trở thành kẻ chiến bại với gần trọn 9 năm tù đày CS.
Người bạn học cùng khóa từ Nam Dương nay đã lên trung tướng làm Tư Lệnh
TQLC. Dĩ nhiên tôi không trông đợi gì từ ông ta nhưng dù sao ông cũng
còn thân thiết với tôi hơn những người cùng máu mủ Việt Nam theo chủ
nghĩa CS.
Họ đã thẳng tay trừng trị và tiêu diệt chúng tôi ngay sau ngày lấn
chiếm miền Nam dưới nguồn tài trợ không ngừng của CS Nga và Tàu. Tôi
cũng đã làm trọn bổn phận của một chiến binh gìn giữ miền Nam.
Ngày hôm sau, tôi tìm cách mò ra khu chợ nhỏ gần trường học đổi chiếc
chỉ vàng may giấu lận trong lưng quần đùi với giá 10 ngàn đồng Nam
Dương. Tôi ghé vào trạm bưu điện xin gởi một điện tín sang Mỹ cho gia
đình. Vài ngày sau, tôi cùng người trên tàu được chuyển về đảo Kuku.
Trong kế hoạch tập trung người vượt biên, một tuần sau tôi được xuống
tàu về đảo Ga Lăng. Suốt thời gian này tôi chẳng gặp ai quen biết.
Chiếc tàu tập trung người tỵ nạn của Nam Dương với độ 300 người đủ hạng
tuổi, hướng về Ga Lăng. Trong suốt chuyến hải trình dài một ngày và một
đêm, với tâm tư trầm xuống, tôi tìm một góc vắng, nằm suy tưởng lại cả
một thời gian dài trong chiến trận và những năm tháng tù đày khổ ải.
Từ một thiếu úy trẻ xông pha vào lửa đạn cho đến ngày bỗng chốc tất cả
sụp đổ xuống khi Dương Văn Minh kêu gọi buông súng vào trưa ngày 30
tháng 4 năm 1975. Rồi đến nỗi thất vọng chán chường cùng cực dày vò trên
chuyến tàu Sông Hương khi bị VC lùa xuống chuyển ra Bắc vào đầu tháng 6
năm 1976. Quê hương yêu dấu một đời chợt xa xôi nghìn dặm, từ Đà Lạt
nơi chôn cắt rún, cho đến miền Tây bát ngát đồng lúa, miền Đông chập
chùng rừng núi và miền Trung đầy sỏi đá nghèo nàn. Không biết ngày nào
tôi mới nhìn thấy lại quê cha đất tổ.
Sáng ngày hôm sau, bỗng chợt mọi người trên tàu lăng xăng chạy tới lui
và xôn xao tiếng gọi réo nhau inh ỏi: “Tàu vào cảng rồi! Chuẩn bị lên
bờ!” Thấy mọi người chen chúc tôi cứ nằm nguyên chờ đợi.
Cứ thế mà yên chí chờ đợi vì bây giờ đã vượt qua hiểm nguy rồi. Chợt một
người trẻ chạy lại lay mạnh hai chân tôi và nói: “Anh T. dậy mau!
Trưởng phái đoàn Mỹ trên cảng gọi loa xuống muốn gặp anh trước hết đó.”
Tôi hơi ngạc nhiên. Trưởng phái đoàn Mỹ chờ đón? Tuy vậy tôi cũng từ từ
ngồi dậy, tay xách túi nhỏ đi lên từ cuối boong tàu. Tự nhiên, mọi người
tự động dạt hết ra hai bên nhường đường cho tôi đi tới. Nhiều tiếng nhỏ
to xầm xì hai bên tai.
“Ống Tá TQLC này chắc là Sịa (CIA) rồi. Cũng không phải ông tướng. Làm
gì mà trưởng phái đoàn Mỹ ra tận cầu tàu đón như vậy?” “Chắc cũng thứ dữ
à nghen!” Đúng! VC gọi TQLC là bọn “ác ôn côn đồ Lính Thủy Đánh Bộ” mà.
Nhưng tôi không phải là Sịa là cái chắc. Không có người nào sinh đẻ
ngoài nước Mỹ làm việc cho CIA được. Chỉ có người làm tay sai thôi. Xong
việc là hết.
Tôi nghĩ chắc có bàn tay của người bạn cùng học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu
của TQLCHK tại Quantico là Trung Tướng Herman Mujirun, dù ông ta không
liên lạc hay gặp tôi trong thời gian qua. Khi vượt biên tôi đã chuẩn bị
mọi thứ cần thiết.
Dù vậy, tôi như người từ cung trăng rơi xuống. Mới ngày nào, lầm lủi đi
phá rừng trên tận miền thượng du Bắc Việt thâm độc, dưới mũi súng của bộ
đội VC.
Tưởng mình sẽ chết lần hồi trong đói khát và bệnh hoạn, không còn mong
gì ngày về. Chính nhờ bọn Tàu muốn “dạy cho VC một bài học” bằng cuộc
tấn kích năm 1979, tù cải tạo mới được lần chuyển về Nam. Nếu không, chỉ
vài năm sau sẽ không còn một ai sống sót nổi. Mới ngày nào đây, mỗi
sáng tay còn cầm quyển tập giấy 100 trang đi trình diện công an phường,
chịu mọi lời hoạnh họe vì mang tội danh Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4
Lính Thủy Đánh Bộ.
Bây giờ tôi đang thảnh thơi đi lên vùng đất của Tự Do và Nhân Phẩm.
Trưởng Phái Đoàn Mỹ hơi nhỏ con nhưng trông có vẻ đầy tự tin khi ông ta
bước tới đưa tay bắt tay tôi.
- “Mừng ông đến vùng tự do. Tôi là Đại Úy Hải Quân Alan Barr, Trưởng
Phái Đoàn Mỹ của Liên Hiệp Quốc tại Ga Lăng.”
- “Cám ơn Đại Úy. Tôi là… TNT TQLCVN số quân 60A/402. 189 nguyên là Tiểu
Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC Việt Nam.”
- “Chúng tôi được giải quyết nhanh hồ sơ của Trung Tá để ông sẽ lên
chuyến bay đi Mỹ sớm nhất. Mời ông lên xe.”
Đại Úy HQ Alan leo lên ghế tài xế và chỉ tôi ngồi vào ghế trưởng xa
trước bao nhiêu cặp mắt vừa thèm muốn vừa nể phục của mọi người đang
chen nhau lên bờ. Có lẽ mười năm đen tối của đời tôi đã trôi qua.
Alan cũng không ra hiệu cho một cựu sĩ quan trẻ, làm thông dịch viên,
quay về trại: “Tôi không cần anh nữa. Sáng mai gặp lại.”
Bước vào một căn phòng làm việc nhỏ, trong khu trại Ga Lăng 1, Alan cúi
xuống chiếc tủ lạnh nhỏ lấy ra một lon Coke chìa ra mời tôi. Sau gần 10
năm đói khát, một hớp nước Coca rơi xuống cổ tưởng như uống nước tiên,
sướng đã cả người.
Alan ngồi tươi tỉnh sau bàn làm việc với một hồ sơ ngay trước mặt.
- “Anh học Trường Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu TQLC/HK năm nào? Ai là
chỉ huy trưởng? Tướng Tư Lệnh TQLC/HK lúc đó là ai? Anh trở về Việt Nam
năm nào? Anh tốt nghiệp khóa mấy của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt
Nam?....”
- “Trước hết tôi xin nhắc lại số quân của tôi cho anh kiểm nghiệm. Sau
đây là những câu trả lời…..”
Chỉ trong vòng 15 phút sau, Đại Úy HQ Alan Barr tươi cười đẩy hồ sơ
trước mặt anh về phía tôi.”
Cho anh xem qua hồ sơ của anh từ Ngũ Giác Đài chuyện tới.”
Tôi liếc mắt đọc qua và không khỏi sửng sốt khi thấy đầy đủ như bản
Tướng Mạo Quân Vụ của tôi trong Phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn ngày xưa,
với cả hình ảnh mới nhất chụp tại Trường CHTM của TQLC/HK tại Quantico,
Virginia, năm 1972-73. Trong ấy, còn có cả hình ảnh vợ con tôi với địa
chỉ tại Falls Church, Virginia. Thế là tôi đã qua cuộc phỏng vấn và được
biết tôi sẽ được đưa đi bệnh xá lập thủ tục khám sức khỏe đi Mỹ vào
sáng mai.
Ngay sau đó, Alan nhờ tôi giúp giải quyết một hồ sơ khó khiến ông ta
ngần ngại khi quyết định. Alan nói: “Có một ông tự xưng là đại tá nhưng
lại làm xã trưởng ở miền đồng bằng sông Cửu Long. Để tôi gọi ông ta lên
để anh tìm hiểu xem sao.”
Một ông trung niên người Nam da đen màu nắng và rắn chắc bước vào phòng.
Tôi đứng dậy chào và bắt tay ông ta, nói thân thiện: “Ông trưởng phái
đoàn Mỹ này muốn nhờ tôi tìm hiểu về anh để giải quyết hồ sơ cho anh.
Nghe nói anh xưng là đại tá mà lại làm xã trưởng. Tôi thuộc binh chủng
TQLC nên không biết nhiều bên Bộ Binh nhưng cấp bậc đại tá chắc tôi cũng
biết. Có gì anh có nói thật cho tôi biết may ra tôi giúp được cho anh.”
- “Thú thiệt tôi là Xã Trưởng Xã… và cấp bậc Đại Tá của Hòa Hảo.”
Tôi à lên một tiếng mừng rỡ và hiểu liền. Tôi quay sang giải thích bằng
Anh ngữ cho Alan. Chàng ta cười nói: “Đúng rồi Hòa Hảo. Thay vì làm tỉnh
trưởng mà làm xã trưởng thôi.”
Tôi được xếp đặt ở tạm trong một dãy nhà dài với ván gỗ và mái lợp tôn
trong khu tỵ nạn Ga Lăng I, với khoảng 30 người đủ hạng tuổi. Khi rảnh
rỗi, tôi một mình đi lang thang trong khu tạm cư, thăm những ngôi mộ của
người vượt biên. Một năm trước đây, người Việt gốc Hoa được VC cho “đi
bán chính thức” đã mang theo cả gia đình và tài sản giấu giếm được.
Trên chuyến tàu 600 người ấy chỉ có độ 10 người vốn là công chức và quân
nhân của miền Nam. Tôi được gặp lại một số anh em chiến hữu TQLC đã đến
đây gồm hầu hết người trẻ và cấp bậc thấp nhưng họ hết lòng và tận tụy
giúp đỡ lẫn nhau tại trại tỵ nạn. Trước ngày rời đảo, tôi gặp người khóa
đàn em Võ Bị cùng phục vụ trong TQLC đã vượt biên lần thứ 14 mới thoát.
Trước đó, trong chuyến đi thứ 13 anh đã bị chìm ghe ngoài khơi Vũng Tàu.
Vợ con anh lần hồi chết trôi trong tầm tay của anh. Tôi thật hết sức
may mắn sau những gian lao khổ ải gần 10 năm.
Trại tỵ nạn ở Ga Lăng như một xã hội thu hẹp của Việt Nam Cọng Hòa ngay
trên lãnh thổ của Nam Dương. Trong số hàng triệu người bất chấp mạng
sống hiểm nguy vượt thoát khỏi gông cùm CS, chắc có ít nhất một phân nửa
không đến bến bờ tự do, mà bị hải tặc Thái Lan cướp của, chém giết hoặc
đói khát, chìm ghe, lạc hướng rồi bị vùi thân xuống biển cả. Mặc cho
thế giới tự do đau xót, bọn VC vẫn chưởi rủa dù là cùng màu da xác thịt
Việt Nam.
Tôi lưu lại đảo Ga Lăng chỉ trong vòng 11 ngày và được chỉ định làm
trưởng phái đoàn tỵ nạn sang Mỹ vào chuyến bay ngày 12 tháng 6 năm 1984
từ Singapore.
3/2010
TRẦN NGỌC TOÀN K16
THÔI HUỲNH * HAI NĂM TRÊN XỨ CHÙA THÁP
Hai năm trên xứ chùa Tháp 85-87
Thôi Huỳnh
1.- Lên đường :
Tay xách túi làm bằng bao cát Nylon, hình dạng như là túi du lịch có quai xách, vai vác cây đờn tự chế mà tôi trao đổi bằng những gói quà thăm nuôi, bước ra khỏi cổng trại cải tạo Z30D Hàm Tân, thiếu một tháng 10 ngày đủ chín năm. Như bao anh em ở tù ra, tôi làm bất cứ việc gì miễn sao có gì bỏ bụng và phụ bà xã lo cho mấy đứa con mà mình là cột trụ trong gia đình đã phải tù tội suốt thời gian dài, thời sung mãn nhất của đời trai, nhưng mà có được yên đâu, nay chính quyền địa phương gọi đi phát quang ở thác Trị An một tháng với nhu cầu hằng ngày tự túc, mai gọi lên làm chuồng lợn cải thiện cho Phường…,thật đúng là thoát nhà tù nhỏ để chui vào nhà tù lớn.
Thôi Huỳnh
1.- Lên đường :
Tay xách túi làm bằng bao cát Nylon, hình dạng như là túi du lịch có quai xách, vai vác cây đờn tự chế mà tôi trao đổi bằng những gói quà thăm nuôi, bước ra khỏi cổng trại cải tạo Z30D Hàm Tân, thiếu một tháng 10 ngày đủ chín năm. Như bao anh em ở tù ra, tôi làm bất cứ việc gì miễn sao có gì bỏ bụng và phụ bà xã lo cho mấy đứa con mà mình là cột trụ trong gia đình đã phải tù tội suốt thời gian dài, thời sung mãn nhất của đời trai, nhưng mà có được yên đâu, nay chính quyền địa phương gọi đi phát quang ở thác Trị An một tháng với nhu cầu hằng ngày tự túc, mai gọi lên làm chuồng lợn cải thiện cho Phường…,thật đúng là thoát nhà tù nhỏ để chui vào nhà tù lớn.
Nhân dịp thằng cháu rễ đi phép từ Kampuchea (KC) về, nó là tài xế một trong hai chiếc xe be (Loại reo) chở cây trong rừng ra, sau đó cây được cưa thành phẩm và đưa về Việt Nam (VN) tiêu thụ, hai xe reo nầy được yểm trợ an ninh bởi SĐ9/CSVN đóng tại KC, thằng cháu hỏi “Cậu có muốn qua KC làm gỗ với cháu thì đi với cháu ?”. Nếu tính ra tháng đó đúng là tháng thứ 12 của thời gian quản chế, coi như hết thời gian quản chế tại gia, đi đâu phải xin phép của chính quyền địa phương, đang đợi trả quyền công dân, tôi không chần chờ gì nữa nên quyết định lên đường.
Sáng ngày lên đường, tôi gom góp được mấy trăm dằn túi, còn thằng cháu thì nó không có bao nhiêu vì khi về tới nhà bị vợ móc hết chỉ cho tiền xe thôi. Hai cậu cháu đón xe đò xuống xa cảng Miền Đông để đón xe lên Tây Ninh, xong đón xe Lam đến chợ Hữu Nghị ở cạnh biên giới KC, vừa xuống xe mấy chú xe đạp thồ gạ mối và hứa đưa qua biên giới an toàn. Sau khi ngã giá xong chú xe thồ chở cậu cháu tôi đi một đoạn gần tới trạm kiểm soát, chú rẻ vào đường xe bò và đi vòng phái sau lưng của trạm độ 100 mét ngoài đồng trống trơn, nhìn nhau thấy rõ vì không có gì che khuất, vậy mà chúng tôi qua trạm an toàn.
Bước qua ranh giới giữa hai nước, tâm trạng vương vấn một nỗi buồn khó tả, nhìn cảnh tượng thì biết ngay một bên không có cây gì hết còn bên kia cây thốt nốt đầy dẩy. Vì trời sắp tối chú xe thồ đề nghị hai cậu cháu tôi về nhà chú nghỉ qua đêm và sáng mai đón xe lôi máy về Neak Lương. Sáng hôm sau hai cậu cháu lên xe lôi máy 125 phân khối chở trên dưới 10 người, xe qua chốt thứ nhất và thứ hai an toàn vì lính KC giữ chốt không làm khó dễ khi có một vài điếu thuốc có cán (đầu lọc) hay bánh trái gì đó là xong ngay, nhưng nghe nói đến trạm gần Neak Lương, có sự phối họp kiểm soát của bộ đội KC và bộ đội VN, mọi người phải xuống xe hết, nhưng không ngờ gần tới trạm một đám mưa quá lớn đổ xuống, bác tài lấy vải nhựa trùm khách hàng lại, còn toán kiểm soát lo trú mưa nên xe qua trạm luôn.
Mọi người xuống xe và theo phà qua bên kia sông, xong đón xe ôm cậu cháu về nhà bến tram.
Tôi nói đây là bến trạm là vì là nhà ở của ông bà Tư, ông Tư là người KC vùng IV còn bà Tư là Tàu lai Việt, nhà hai ông bà là trạm trung chuyển của hai chủ xe, tài xế và lơ của hai chiếc xe reo, họ từ VN qua ngụ ở đây một đêm có cơm nước đàng hoàng được ghi sổ thanh toán sau, xong sáng hôm sau đón xe củi lên chỗ làm, Ngả ba La-ét và ngược lại.
Lên trên rừng tôi chưa biết thế nào, nên trước khi rời VN, tôi bọc nhựa giấy ra trại và trước khi lên xe củi để lên ngả ba La-ét, tôi xếp nó để trên cục gạch ngoài cái chòi phía trước nhà ông bà Tư và dằn lên trên một cục gạch khác, coi như trong mình không có miếng giấy lộn lưng, sống đời lưu vong vô Tổ quốc.
Ông Sáu Thái (ST) là một trong hai chủ xe, ông độ trên dưới 50 và cũng hay phát (nổ) lắm. Phải công nhận bà Tư chủ nhà là người rất tế nhị, những gì mà hai nhóm xe, nhất là hai ông và bà chủ xe, có thể vì cùng nghề nghiệp hay vì quyền lợi mà họ không dám đối mặt với nhau nơi chỗ làm, đợi khi về đến bến trạm có bao nhiêu họ xổ ra cho bằng hết, bà chủ nhà là một máy thâu âm rất tốt, nếu không thì cái nhà sẽ nổ tung.
Thằng cháu tôi lái chiếc xe của ông ST, chiếc còn lại là của bà Tư, một phụ nữ đứng tuổi và chính chắn, nhưng chuyện uất ức trên chỗ làm cũng không giữ nổi trong lòng. Qua tới nơi tôi lấy thứ của tôi trong gia đình để cho dễ gọi là Út, cháu tôi giới thiệu với ST và ST nói tôi ở nhà lo cơm nước cho mấy đứa đi làm về có cơm ăn mà nghỉ ngơi, tôi thấy cũng ổn. Chỗ ngủ của nhóm ông Thái trong đó có cậu cháu tui là một chòi tranh, dùng làm lớp học cho sóc nhưng đã bỏ hoang phế và lớp học được chuyển qua bên kia đường trong một cái nhà to rộng như nhà kho.
Sóc nầy nằm trên đường đi Kampong Soam, ngay ngả ba đi lên vườn trà của vua Shianook và có tên gọi là Ngả ba La-ét. Nhà dân ở là những nhà sàn cao cẳng, mái tôn hay tranh, vách bằng vỏ cây, tranh hay gổ được cất theo một hàng dài dọc theo con lộ. Chợ là những mái hiên nhà che ra chứa hàng hóa, gạo được bạn hàng người KC mang lên từ thủ đô Phnom Penh (PP) theo những chiếc xe củi ngược xuôi.
2.- Đạp rừng :
Người Việt ở sóc nầy chiếm độ 30%, chuyên làm gỗ gồm trắc, cẩm lai và nhất là giáng hương, ngày ngày họ vào rừng đì tìm được cây xong, hạ xuống rồi đẳn hay cưa thành khúc gọi xe reo kéo về trại cưa. Cái khó là làm sao luồn lách qua khỏi trạm kiểm lâm đặt ở ngay Ngả ba La-ét. Phải nói rằng tài nguyên của đất nước KC bị tàn phá không nương tay của ngoại bang, đầu tiên là những gỗ quý như trắc, cẩm, giáng hương, hết gỗ quý xong tới bằng lăng, rồi tới dầu, gỗ tạp.
Nhà ông Bảy ở sau lớp học nơi tôi ngủ, ông cũng chuyên đi đạp rừng, sau hơn tháng lo cơm nước cho nhóm xe reo của ông ST, tôi chuyển qua đi phụ với ông Bảy để học việc và chuyển chỗ ngủ qua nhà của ông ta. Sau thời gian vì ông Bảy yếu sức khỏe không đi rừng nữa, tôi nhập vào nhóm anh em của chú Tư, một hôm chúng tôi đi bốn người do em chú Tư là chú Năm dẫn đường, ngày đó chúng tôi đốn mỗi người một cây dầu, đường kính trên dưới thước, cao ngước lên trật ót, thẳng boong.
Bầu trời u ám không có chút ánh sáng nào, chắc độ 2-3 giờ chiều, anh em tập họp lại đi về, chú Năm dẫn đường, chú lấy hướng đi bằng cách dựng đứng cán búa nơi chỗ trống và nhìn cái bóng mờ mờ của cán búa, nhưng ba lần đi là ba lần lòng vòng và cuối cùng cũng trở về chỗ xuất phát ban đầu, ai cũng bắt đầu mất tinh thần, lo sợ đủ thứ nếu phải ngủ lại rừng đêm nay, đến vòng thứ tư tôi liền leo lên đống cây ở một khoảng trống nhìn lên bầu trời mây dày đặc, như có một vệt sáng mờ tôi nghỉ đó là mặt trời và tự nhiên tôi chỉ tay về một hướng và kêu gọi anh em theo hướng đó, quả nhiên chừng 15 phút sau chúng tôi ra đúng cửa rừng mà chúng tôi đã vào hồi sáng, tôi nghỉ chắc có ông bà hay người khuất mặt độ cho chúng tôi không phải ngủ lại rừng.
Những cây dầu đó được xe của ông ST kéo ra gồm tài xế và 3 người, sau khi ăn cây xong xe chạy ra liền bị quân Pôn Pốt phục kích, tài xế bị thương, một người chết vì ngồi kế bên tài xế, còn hai người sống sót chạy thụt mạng về nhà. Ngày hôm sau lực lượng bộ đội CSVN vào yểm trợ để kéo xe ra, khi đến nơi thấy tất cả bánh xe đều bị bắn xẹp chỉ trừ một cái, nhưng cái bánh xe còn nguyên bị gài mìn con cóc, sau khi mìn được gở, ông ST táy máy cầm lên xem thế nào mìn nổ bị thương nhẹ bàn tay làm mọi người không nín được cười. Cây được bỏ lại rừng và xe được kéo về bỏ trước lớp học bỏ hoang, các vỏ xe được tháo ra và chất đống trước lớp học mà sau nầy làm mồi cho bà hỏa, chuyện sẽ được kể tiếp.
3.- Thập tử nhất sinh, cầu bị gãy :
Sau khi quen nước quen cái, tôi tách ra đi đạp cây một mình, ngày ngày lơn tơn trong rừng với chiếc búa đẽo trên tay, lưởi búa dài không được một tấc, vậy mà tôi hạ những cây giáng hương (GH) đường kính 6-7 tấc như chơi, vui sướng nhất là khi cây chuyển mình kêu “răng rắc” trước khi ngả xuống với tiếng rầm vang động một góc rừng, tôi hạ được năm cây đủ một xe, vào sóc gần đó gọi mấy chú nhỏ KC ra cắt lóng.
Trong lúc đi lại trong rừng, tôi phải quan sát kỹ trước sau và hai bên để phát hiện sớm những gì đang đến gần, nhất là khi gặp phải dân địa phương làm bộ hỏi thăm hướng đi ra lộ, còn như gặp phải Pon Pốt thì chịu thua thôi, vì người KC căm thù dân Viêt Nam đến nổi bộ đội mang danh nghĩa là giải phóng cho người dân KC thoát khỏi ách cai trị diệt chủng của Pôn Pốt cũng không dám đi vào sóc một mình. Trên đường đi qua lại giữa PP và La-ét, thỉnh thoảng tôi thấy một vài gia đình người Tàu họ sống chen chúc với người KC trong sóc và không có gì xảy ra, ngược lại người Việt mà lọt vô đó thì trước sau gì cũng gặp nạn, tôi sẽ kể sau.
Một cây cầu bắt ngang con suối khô bằng những thân cây rừng cho xe qua lại, một hôm xe của bà Tư qua cầu trên chất đầy gổ, xe qua 2/3 cầu, “rắc” một tiếng vang lên, phản ứng của tài xế là nhấn ga, rất may xe qua luôn vô sự. Hơn tháng sau cây gảy được thay thế và xe qua lại bình thường. Phía sau dãy nhà ở sóc có gia đình anh Út, nghe nói anh Út có vựa hột vịt ở một tỉnh ở miền Tây, gặp một người đàn bà còn trẻ, hai người nắm tay nhau qua sứ Chùa Tháp và trong thời gian chờ đợi cơ hội, cô vợ nấu xôi và chè bán cho khách đi đường ngược xuôi giữa PP và Shianookville, nên có biệt danh là Út Xôi (UX).
Tôi bàn với anh UX “Tôi đạp được mấy cây GH và đám nhóc KC đang cắt lóng, vì anh biết tiếng KC, ngày mai anh với tôi luộc một con gà và mua một lít rượu vào cúng Thần Rừng và người khuất mặt, gà và rượu để lại cho đám thợ cưa, sau khi cây được chở ra, bán xong mình trừ mọi chi phí, còn lại là phần hai anh em mình, anh UX đồng ý. Tôi có chiếc xe đạp để làm chân, sáng hôm đó cụ bị xong để đi vào rừng, thấy một trong hai bánh xe bị mềm mà tôi nhớ ngày hôm qua sau khi đi về bánh xe còn cứng, nhờ đám xe be bơm dùm bánh xe, tôi dự tính từ đây vô tới cửa rừng, dấu xe trong lùm cây, băng rừng vào đến chỗ thợ cưa, cúng xong đi ra là giờ xe be quay về sau khi ăn cây xong, nếu bánh xe mềm lại hai anh em sẽ có giang xe be về.
Kế hoạch đúng như dự tính, khi hai anh em đi ra gần tới đường nghe tiếng xe “hụn hụn”, biết là xe đã ăn cây xong và trên đường về, hai anh em chạy miết ra, chú lơ ngồi trên những lóng be thấy chúng tôi, chú gọi tài xế ngừng lại, xe dừng lại trên đầu dốc mà dưới trủng là cái cầu đã gảy lúc trước đã được sửa chửa xong. Tôi vào lùm cây lấy xe đạp ra và thấy bánh xe còn cứng, nhưng có xe be rồi thì lên xe về cho nó khỏe, tội gì phải đạp 10 cây số đường đất đỏ ghồ ghề về nhà.
Tôi đẩy chiếc xe đạp vào giữ hai
lóng be (GH), anh UX ngồi phía trong, tôi ngồi phía ngoài trên cùng một
lóng be, khoảng giữa thùng xe, còn chú lơ ngồi phía sau trên hai lóng be
dài, xe từ từ lăn bánh xuống dốc, thông thường khi xe qua cầu, chú lơ
xe kêu gọi anh em trên xe xuống hết trừ tài xế, qua cầu xong mọi người
lên xe lại cho được an toàn, không hiểu sao lần nầy chú lơ làm thinh,
sau nầy nghe nói là chú thiếu thuốc nên ngồi mơ mơ màng màng, vì bị
chứng bệnh nầy mà chú bị hạ tầng công tác từ tài xế xuống thành lơ, xe
bò từ từ qua cầu, đến giữa cầu một tiếng “rắc” khô khan vang lên, tài xế
phản ứng như lần trước nhấn ga, nhưng vì ở giữa cầu, xe lại nặng và mất
thăng bằng nên nghiêng một bên, thân người tôi bị một lực đẩy vô hình
đưa về phía trước, khi gần tới thanh sắt ngang của xe,
Tôi bị một cái gì
rất to nặng đánh vào lưng tôi làm ngực tôi chạm vào thanh sắt ngang của
xe nghe một tiếng “hự”, nhìn xuống ngực tôi thấy một lằn đen bầm chạy
ngang ngực, ngoái cổ nhìn xem vật gì thì ra khúc be GH đường kính 6-7
tất, dài 5-6 thước nó đi theo tôi khi xe nghiêng và thấy lóng be đó bật
ngược lại sau khi đánh vào lưng tôi, xe nghiêng khoảng trên 10 độ, nhìn
xuống suối thấy không có nước, tôi nhảy xuống và nằm thở hổn hển, hơi
thở nặng nề, thấy vậy anh em xuống cổng tôi lên bên kia cầu, anh UX bị
thương nhẹ ở mông, còn chú lơ ngồi phía sau té vào giữa hai lóng be bị
cuốn vào giữa chết liền tại chỗ.
Sau nầy được biết lóng cây thay vào cầu là cây lọ nồi bị sam (mọt) ở giữa. Bị thương như vậy mà không có thuốc men gì cả, tôi chỉ tốn 10 ria mua con trúc sống nhỏ của người KC đem về mua lít rượu ngâm để thoa vết thương, tôi không biết phải làm thế nào, tôi bỏ nguyên con trúc sống vào bình rượu không ngờ tuần lễ sau nghe mùi thum thủm bèn đem đi đổ và rồi dần dần vết bầm cũng tiêu mất, coi như sức khỏe trở lại bình thường.
Sau nầy được biết lóng cây thay vào cầu là cây lọ nồi bị sam (mọt) ở giữa. Bị thương như vậy mà không có thuốc men gì cả, tôi chỉ tốn 10 ria mua con trúc sống nhỏ của người KC đem về mua lít rượu ngâm để thoa vết thương, tôi không biết phải làm thế nào, tôi bỏ nguyên con trúc sống vào bình rượu không ngờ tuần lễ sau nghe mùi thum thủm bèn đem đi đổ và rồi dần dần vết bầm cũng tiêu mất, coi như sức khỏe trở lại bình thường.
Có
một điểm mà tôi cứ suy nghĩ hoài không tìm ra được câu trả lời và chỉ
nghỉ rằng là có Ông Bà, hay người khuất mặt hộ độ, vì khúc be to lớn và
nặng nề như vậy làm gì có lực nào đánh bật ngược lại phía sau khi dập
vào lưng tôi, nó phải đè bẹp ngực tôi dưới sức nặng của nó, còn nói có
sức phản hồi của hơi trong ruột bánh xe đạp sau khi bị ép, tôi nghỉ
không có thể, chỉ có ơn trên phù hộ là điều có thể trả lời thắc mắc của
tôi mà thôi và đó là niềm tin mảnh liệt khi tôi sống lưu vong tại KC.
Trong thời gian tôi dưỡng bệnh, bà con báo cho tôi biết là có người muốn vào rừng chở cây của tôi đi bán, tôi theo sát và hắn ta không thực hiện ý đồ, hắn cầm con dao đi rừng trèo lên xe quát tháo, tôi đứng dưới với búa đẽo trên tay và nói nhỏ với chú tài xế tôi quen “Chú cho tôi mượn trái Mini của chú đi”, hắn là tay bộ đội giải ngũ chắc cũng đã biết sức công phá của loại lựu đạn Mini nên sau đó hắn bỏ ý định cướp cây của tôi, nhưng hơn tuần sau hắn tiến hành lần nữa, cây chở ra tôi chận lại và tôi theo người mua về đến trại cưa, tôi lấy trước 4.000 ria, còn lại ít người mua hẹn trả sau.
Một buổi chiều gặp người mua cây, tôi đòi nợ, chú ta nói về PP sẽ đưa tiền, hai anh em đón xe củi, về nửa chừng chú ghé vào nhà người quen dự đám giổ, xong hai anh em đón xe củi đi tiếp hướng về thủ đô PP.
Sáng hôm sau, tôi đón xe củi lên lại La-ét, khi xe chạy ngang xã mà chúng tôi dự đám giổ chiều hôm qua, thấy một căn nhà bị cháy lở dở còn đang ung khói, đó là nhà của vợ chồng người VN có chiếc xe reo ( Chiếc thứ 3 mà tôi được biết), có đứa con gái độ đôi mươi, ngày hôm đó hai ông bà đã về VN, đứa con gái ở lại, một cô con gái ở Ngả ba La-ét xuống chơi và một cô con gái của một bà đi buôn chuyến, đêm đó 3 cô gái ngủ trong nhà và người tài xế, còn phía trước hiên nhà có hai người, một là người đàn bà, mẹ của một trong ba cô gái và một cậu con trai đang theo đuổi cô con gái của bà.
Trong thời gian tôi dưỡng bệnh, bà con báo cho tôi biết là có người muốn vào rừng chở cây của tôi đi bán, tôi theo sát và hắn ta không thực hiện ý đồ, hắn cầm con dao đi rừng trèo lên xe quát tháo, tôi đứng dưới với búa đẽo trên tay và nói nhỏ với chú tài xế tôi quen “Chú cho tôi mượn trái Mini của chú đi”, hắn là tay bộ đội giải ngũ chắc cũng đã biết sức công phá của loại lựu đạn Mini nên sau đó hắn bỏ ý định cướp cây của tôi, nhưng hơn tuần sau hắn tiến hành lần nữa, cây chở ra tôi chận lại và tôi theo người mua về đến trại cưa, tôi lấy trước 4.000 ria, còn lại ít người mua hẹn trả sau.
Một buổi chiều gặp người mua cây, tôi đòi nợ, chú ta nói về PP sẽ đưa tiền, hai anh em đón xe củi, về nửa chừng chú ghé vào nhà người quen dự đám giổ, xong hai anh em đón xe củi đi tiếp hướng về thủ đô PP.
Sáng hôm sau, tôi đón xe củi lên lại La-ét, khi xe chạy ngang xã mà chúng tôi dự đám giổ chiều hôm qua, thấy một căn nhà bị cháy lở dở còn đang ung khói, đó là nhà của vợ chồng người VN có chiếc xe reo ( Chiếc thứ 3 mà tôi được biết), có đứa con gái độ đôi mươi, ngày hôm đó hai ông bà đã về VN, đứa con gái ở lại, một cô con gái ở Ngả ba La-ét xuống chơi và một cô con gái của một bà đi buôn chuyến, đêm đó 3 cô gái ngủ trong nhà và người tài xế, còn phía trước hiên nhà có hai người, một là người đàn bà, mẹ của một trong ba cô gái và một cậu con trai đang theo đuổi cô con gái của bà.
Nửa đêm Pôn Pốt về, đám dân địa phương điềm chỉ
đây là nhà của Duồn ( Một từ không đẹp ám chỉ người Việt mình), người
đàn bà và cậu con trai biết tiếng KC, sợ quá lẻn trốn mà không báo động
kịp những người trong nhà, một quả B40 bắn vào nhà và vài loạt AK, ba cô
gái cùng tài xế bị chết cháy dưới hầm trú ẩn mà chung quanh là những
bánh xe be cũ, mấy tay đi dự đám giổ hồi chiều không có xe về lại La-ét,
họ vô văn phòng Xã ngủ qua đêm, phải một phen kinh hồn chạy trối chết.
4.- Dự tiệc cưới :
Trong thời gian sống ở Ngã ba La-ét, chú Bảy Trưởng sóc là người Campuchia Vùng IV, thân với tôi, một hôm chú rủ tôi đi dự đám cưới người bà con ở gần Cảng Sihanoukville, hai anh em đón xe củi đi dự. Đám cưới ở KC là một lễ lớn trong làng, người trong làng đều được mời tham dự, ăn uống ba ngày liền, sau tiệc là nhảy lâm- thoong, các trò vui chơi được tổ chức xung quanh đám cưới như đánh bài, bầu cua v.v..., ngày lễ chánh một cái chòi xinh đẹp được dựng lên treo đầy hoa, một cái bàn và 2 ghế dành cho chú rể và cô dâu, một người mang chiếc trống cơm đánh tum tum hai đầu và một người đứng tuổi tay cầm lược và kính soi mặt, hai người vừa đi vừa đánh trống vừa ca hát những câu khuyên đôi tân giai nhân nếp sống tương lai sao cho hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, thỉnh thoảng người cầm kính và lược dừng lại chảy đầu cho cô dâu. Đây là nếp sống Văn hóa của người KC rất hay và đầy ý nghĩa một ngày trọng đại của hai người Nam và Nữ.
5.- Hai lần cháy nhà :
Một buổi chiều, nghe mọi người la làng “cháy nhà”, tôi chạy ra thấy cháy căn nhà cách nhà ông Bảy 3 căn, tôi chạy tới xách nước giếng dội lên vách được vài gáo, thấy ngọn lửa càng lúc càng cao, tôi bỏ thùng chạy về nhà quơ lấy đồ đạc vừa ra khỏi nhà ngọn lửa đã liếm tới vách, chỉ còn nước đứng nhìn ngọn lửa hoành hành thiêu rụi gần hết sóc, đống vỏ xe reo của ô ST bị Pôn Pốt bắn lủng để gần trường học bị cháy rụi rất may là xe không bị ảnh hưởng gì.
Ngọn lửa bắt đầu do em bé bưng cây đèn dầu vấp
té, đèn văng vào vách tranh, còn độ gần hai tháng là tới Tết ta, dân bị
cháy nhà qua trường học bên kia đường tạm trú, còn phần đông người Việt
có bà con thân nhân ở thủ đô PP nên họ về dưới, chỉ còn một ít bám trụ
lo dựng lại nhà cửa, tôi cũng về PP ăn Tết. Nhà cửa được dựng lại củng
khá nhiều để đón Tết, còn vài ngày nữa hết năm, Pôn Pốt kéo quân về đốt
nhà lần nữa, lần nầy làm một số người Việt không trở lại sóc để sinh
sống.
Qua Tết tôi trở lên, thấy cảnh điêu tàn thê thảm, chỉ còn lại một
vài nhà vì nằm phía sau, trong đó có nhà của anh UX, nhưng lúc nầy anh
không còn ở nhà mà anh phải đi phát quang ở tỉnh sát biên giới Thái Lan,
nghe nói nơi đây có mỏ đá quý hiếm và có lẽ anh UX đã lẩn sang đất Thái
rồi chăng vì quá lâu không nghe tin tức của anh gì cả, anh đã bỏ lại
người vợ trẻ kết nối nơi đất lạ quê người.
Đêm đó tôi không có chỗ ngủ
và tôi xin ngủ nhờ trên phản tre dành riêng cho chủ nhà, trong nhà còn
người em trai bà con của anh UX ngủ phía sau. Vì cô UX nấu nướng suốt
đêm nên nhường cái phản tre cho tôi. Không ngờ khoảng 3-4 giờ sáng, tôi
cảm thấy phản tre chuyển động, tôi đoán chắc chủ nhà mệt mỏi nên giao
việc lại cho người em ngả lưng một chút cho đở mệt, tôi bèn nhích nhẹ
người sát vách để nhường chủ nhà nằm thoải mái và tôi nằm yên cho tới
sáng không cục kịch, nhúc nhích gì cả.
6.- Đánh tôm :
Sáng hôm sau tôi đón xe củi về lại PP, lân la với xóm Việt Nam có nhiều gia đình có ghe đánh tôm ở Vịnh Thái Lan, xóm chài mang tên Pen-ờ-Pâu (Bươm bướm), chủ ghe vừa KP vừa VN độ 200 chiếc, mỗi ghe chiều dài độ 5-6 thước và bề ngang độ hơn thước. Cứ 2 giờ sáng là ghe tấp nập chạy ra biển nhờ nước lớn, nếu ra trể dễ bị mắc cạn tại cửa đẩy ghe rất mệt và lỡ chuyến tôm. Lưới đánh tôm làm bằng dây cước quá nhỏ và phải kéo bằng tay, đôi lúc bàn tay rướm máu, kéo lên có tôm thì vui, còn 3-4 kéo không có tôm nào thì cảm thấy buồn đau, nếu có ghe nào trúng mấy ghe khác bu lại lưới thả tứ tung làm vướng lưới nhau cũng là một nạn của nghề nghiệp.
6.- Đánh tôm :
Sáng hôm sau tôi đón xe củi về lại PP, lân la với xóm Việt Nam có nhiều gia đình có ghe đánh tôm ở Vịnh Thái Lan, xóm chài mang tên Pen-ờ-Pâu (Bươm bướm), chủ ghe vừa KP vừa VN độ 200 chiếc, mỗi ghe chiều dài độ 5-6 thước và bề ngang độ hơn thước. Cứ 2 giờ sáng là ghe tấp nập chạy ra biển nhờ nước lớn, nếu ra trể dễ bị mắc cạn tại cửa đẩy ghe rất mệt và lỡ chuyến tôm. Lưới đánh tôm làm bằng dây cước quá nhỏ và phải kéo bằng tay, đôi lúc bàn tay rướm máu, kéo lên có tôm thì vui, còn 3-4 kéo không có tôm nào thì cảm thấy buồn đau, nếu có ghe nào trúng mấy ghe khác bu lại lưới thả tứ tung làm vướng lưới nhau cũng là một nạn của nghề nghiệp.
Những lúc kéo lên gặp phải ghẹ lớn nhỏ gì cũng kê lên thành ghe
dằn bằng khúc gổ cho nát xong thả lưới xuống biển cho sạch lưới. Buổi
cơm chiều thường có nồi canh chua toàn là cá đuối, mực, me, muối và bột
ngọt, không rau cải gì hết và rất ngon. Có những ngày ra Vịnh Thái Lan
xong gặp mưa to phải rút về, nhìn trời nước mênh mông và chiếc ghe như
một lá tre bềnh bồng trên biển cả lặn hụp theo con sóng mà không biết nó
sẽ bị nhận chìm lúc nào.
Vì sắp vào mùa tôm nên bà con của ghe tôm ở PP đổ vồn về nên tôi phải nhường chỗ cho họ vì số người trên ghe có hạn và ưu tiên cho người bà con trong nhà, và tôi lại vai mang bị ra đón xe lửa đi về xã Tăng Hao (H).
7.- Xã Tăng Hao :
Trong thời gian tới lui nhà bà Tư ở PP, trong nhà có cô Dung sau nầy được biết cô lên lập nghiệp ở xã Tăng Hao (TH), và cô lập gia đình với chú Hoàng, thợ chuyên đóng tàu đi buôn giữa Thái Lan (TL) và KC, tìm được nhà của Dung xong, tối tôi treo vỏng ở mái hiên ngủ vì nhà chật hẹp. Xã TH có một khu dành riêng cho người Việt sinh sống độ trên trăm gia đình, mỗi gia đình chen chúc nhau trong những chòi tranh chật hẹp vì ai cũng sống tạm qua ngày và nuôi hy vọng tìm cơ hội lên đường đi tiếp qua TL.
8.- Anh Tư bánh bao :
Ở nhà Dung được vài tháng, Dung về VN, lúc qua lại KC Dung dẫn theo một cô gái lai Mỹ, khoảng đôi mươi. Ở chợ TH có anh Tư, người Tàu Chợ Lớn, trên dưới 55, chuyên làm bánh bao bán rong khắp Xã, anh ta cũng có những cô vợ hờ ban ngày phụ giúp làm và bán bánh, đêm về có người hủ hỉ vui tuổi già, thấy anh ta quảy gánh bánh bao rảo khắp xã trong đêm hôm, nghĩ cũng tội cho cái thân già mà thích gậm cỏ non, khi thấy bóng dáng cô bé ở nhà Dung anh ta liền đòi cưới và cho de (bỏ) các cô vợ hờ. Dung cũng đồng ý và chọn ngày lành tháng tốt làm lễ hợp hôn và cho rước dâu, tôi được yêu cầu đại diện bên đàng gái và bên đàng trai có một mình chú rể, lễ vật cưới gồm 2 chỉ vàng, một trả công cho Dung đem cô gái từ VN qua, một chỉ làm quà cưới cô dâu và 4 cái bánh bao dành cho 4 người gồm có chủ nhà, cô dâu, chú rễ và tôi. Sau 15 phút lễ cưới xong chú rể dẫn cô dâu về dinh ở xóm chợ.
Tôi thường mắc võng ngủ ở mái hiên, hôm đó độ 5 giờ sáng tôi thấy toán Tuần tiểu phối hợp giữa bộ đội KC và VN đi qua, tôi thức dậy ra phía sau làm vệ sinh cá nhân, vì anh Tư bánh bao phải đi PP mua bột về làm bánh sau đêm động phòng, cô vợ trẻ lo sợ vì chỗ ngủ mới lạ nên bương về lại nhà Dung, vừa đến nơi thấy toán Tuần tiểu đi ngược trở ra, muốn gọi cửa nhà Dung mà không kịp, chợt thấy cái võng của tôi không có người nằm, cô ta bèn chun vào và phủ mùng lại, nhưng có lẽ quá trể không qua được những cặp mắt của toán Tuần tiễu. Có tiếng gõ cửa và ra lệnh “ Nhà có ai ra mở cửa”, khi Dung mở cửa, một bộ đội VN hỏi “Ai ngủ đây ?”, Dung trả lời “Anh Út của em”, “Vậy gọi anh Út dậy xem”, sau đó không phải anh Út mà cô gái làm Dung ngỡ ngàng không biết trả lời sao, cô gái bị dẫn về Xã. Tin tức cô dâu bị bắt về Xã bay tới bến xe làm chú rể phải hủy bỏ chuyến đi PP mua hàng, ở nhà lo làm một bửa tiệc thịnh soạn và một thùng Beer để mang cô dâu về lại.
Ở đây tôi cũng đã chứng kiến một bà sồn sồn có đứa con gái 15-16 tuổi bán trinh chi có 2 chỉ vàng, bà ta thấy tôi và cũng muốn tôi trở thành cận vệ cho bà và con bà. Rồi một bà nữa có biệt danh “bà Năm Mồng”, hể các cô trong động của bà có xích mích nhau bà ra lệnh “Mầy giựt mồng nó tao” nên bà nổi danh như vậy, bà cũng có hai gái một trai còn nhỏ, bà cũng thường hay nói bóng nói gió khi đến nhà Dung chơi, sau đó bà cặp với anh Tư thầy bói, người miền Tây, anh bói thế nào mà cái động của bà Năm Mồng do anh ta quản lý, tài thiệt. Còn một bà nữa bán cháo lòng, môt hôm ăn xong tôi trả 4 tờ năm ria cho tô cháo, nhận tiền xong bà nói “Tiền nầy tôi cất giữ riêng không tiêu xài” , tôi chỉ cười trừ thôi.
9.- Ăn cá nóc :
Gia đình chú Thành gồm vợ và hai con, nhà đối diện với nhà của Dung, chú còn trẻ và chú nói quê chú ở Dốc Sỏi, Biên Hòa, chú bảo rằng chú biết tôi, còn tôi không biết chú là vì chú thuộc lớp trẻ. Hàng ngày tôi và những thợ rừng bất đắc dĩ, muốn vào rừng chặt cây làm nhà, hầm than hay tước vỏ cây làm vách phải băng qua một eo biển dài độ 3 km, sáng nước rút xa bờ nên đi trên cát thoải mái, chiều về phải lội nước lên tới ngực, nước rút đi để những vũng nước đôi khi có những con cá ngủ quên chưa thoát đi kịp.
Vì sắp vào mùa tôm nên bà con của ghe tôm ở PP đổ vồn về nên tôi phải nhường chỗ cho họ vì số người trên ghe có hạn và ưu tiên cho người bà con trong nhà, và tôi lại vai mang bị ra đón xe lửa đi về xã Tăng Hao (H).
7.- Xã Tăng Hao :
Trong thời gian tới lui nhà bà Tư ở PP, trong nhà có cô Dung sau nầy được biết cô lên lập nghiệp ở xã Tăng Hao (TH), và cô lập gia đình với chú Hoàng, thợ chuyên đóng tàu đi buôn giữa Thái Lan (TL) và KC, tìm được nhà của Dung xong, tối tôi treo vỏng ở mái hiên ngủ vì nhà chật hẹp. Xã TH có một khu dành riêng cho người Việt sinh sống độ trên trăm gia đình, mỗi gia đình chen chúc nhau trong những chòi tranh chật hẹp vì ai cũng sống tạm qua ngày và nuôi hy vọng tìm cơ hội lên đường đi tiếp qua TL.
8.- Anh Tư bánh bao :
Ở nhà Dung được vài tháng, Dung về VN, lúc qua lại KC Dung dẫn theo một cô gái lai Mỹ, khoảng đôi mươi. Ở chợ TH có anh Tư, người Tàu Chợ Lớn, trên dưới 55, chuyên làm bánh bao bán rong khắp Xã, anh ta cũng có những cô vợ hờ ban ngày phụ giúp làm và bán bánh, đêm về có người hủ hỉ vui tuổi già, thấy anh ta quảy gánh bánh bao rảo khắp xã trong đêm hôm, nghĩ cũng tội cho cái thân già mà thích gậm cỏ non, khi thấy bóng dáng cô bé ở nhà Dung anh ta liền đòi cưới và cho de (bỏ) các cô vợ hờ. Dung cũng đồng ý và chọn ngày lành tháng tốt làm lễ hợp hôn và cho rước dâu, tôi được yêu cầu đại diện bên đàng gái và bên đàng trai có một mình chú rể, lễ vật cưới gồm 2 chỉ vàng, một trả công cho Dung đem cô gái từ VN qua, một chỉ làm quà cưới cô dâu và 4 cái bánh bao dành cho 4 người gồm có chủ nhà, cô dâu, chú rễ và tôi. Sau 15 phút lễ cưới xong chú rể dẫn cô dâu về dinh ở xóm chợ.
Tôi thường mắc võng ngủ ở mái hiên, hôm đó độ 5 giờ sáng tôi thấy toán Tuần tiểu phối hợp giữa bộ đội KC và VN đi qua, tôi thức dậy ra phía sau làm vệ sinh cá nhân, vì anh Tư bánh bao phải đi PP mua bột về làm bánh sau đêm động phòng, cô vợ trẻ lo sợ vì chỗ ngủ mới lạ nên bương về lại nhà Dung, vừa đến nơi thấy toán Tuần tiểu đi ngược trở ra, muốn gọi cửa nhà Dung mà không kịp, chợt thấy cái võng của tôi không có người nằm, cô ta bèn chun vào và phủ mùng lại, nhưng có lẽ quá trể không qua được những cặp mắt của toán Tuần tiễu. Có tiếng gõ cửa và ra lệnh “ Nhà có ai ra mở cửa”, khi Dung mở cửa, một bộ đội VN hỏi “Ai ngủ đây ?”, Dung trả lời “Anh Út của em”, “Vậy gọi anh Út dậy xem”, sau đó không phải anh Út mà cô gái làm Dung ngỡ ngàng không biết trả lời sao, cô gái bị dẫn về Xã. Tin tức cô dâu bị bắt về Xã bay tới bến xe làm chú rể phải hủy bỏ chuyến đi PP mua hàng, ở nhà lo làm một bửa tiệc thịnh soạn và một thùng Beer để mang cô dâu về lại.
Ở đây tôi cũng đã chứng kiến một bà sồn sồn có đứa con gái 15-16 tuổi bán trinh chi có 2 chỉ vàng, bà ta thấy tôi và cũng muốn tôi trở thành cận vệ cho bà và con bà. Rồi một bà nữa có biệt danh “bà Năm Mồng”, hể các cô trong động của bà có xích mích nhau bà ra lệnh “Mầy giựt mồng nó tao” nên bà nổi danh như vậy, bà cũng có hai gái một trai còn nhỏ, bà cũng thường hay nói bóng nói gió khi đến nhà Dung chơi, sau đó bà cặp với anh Tư thầy bói, người miền Tây, anh bói thế nào mà cái động của bà Năm Mồng do anh ta quản lý, tài thiệt. Còn một bà nữa bán cháo lòng, môt hôm ăn xong tôi trả 4 tờ năm ria cho tô cháo, nhận tiền xong bà nói “Tiền nầy tôi cất giữ riêng không tiêu xài” , tôi chỉ cười trừ thôi.
9.- Ăn cá nóc :
Gia đình chú Thành gồm vợ và hai con, nhà đối diện với nhà của Dung, chú còn trẻ và chú nói quê chú ở Dốc Sỏi, Biên Hòa, chú bảo rằng chú biết tôi, còn tôi không biết chú là vì chú thuộc lớp trẻ. Hàng ngày tôi và những thợ rừng bất đắc dĩ, muốn vào rừng chặt cây làm nhà, hầm than hay tước vỏ cây làm vách phải băng qua một eo biển dài độ 3 km, sáng nước rút xa bờ nên đi trên cát thoải mái, chiều về phải lội nước lên tới ngực, nước rút đi để những vũng nước đôi khi có những con cá ngủ quên chưa thoát đi kịp.
Chú Thành và hai người nữa, một bộ đội đào ngũ và một
cậu bé độ 15 tuổi, vào rừng đốn cây bán cho những người hầm than, một
buổi sáng đi ngang thấy con cá nóc mắc kẹt lại trong vũng nước, mọi
người xuống bắt con cá lên và dự định sẽ nướng cá làm món ăn trưa. Đến
trưa con cá được nướng bên cạnh lò than, ông chủ lò được mời nhưng ông
từ chối, chú bộ đội bảo “Ối ! cá nóc nầy tôi ăn thường lắm trong thời
chiến có sao đâu”.
Ba người ngồi ăn một chập, cậu bé thấy môi mấp máy
giựt giựt, hoảng quá buông đủa băng biển chạy về nhà, vừa tới ngưởng cửa
kêu “Mẹ ơi con ăn cá nóc” xong té quỵ xuống và được đưa vào Trạm xá
nhưng không qua khỏi. Còn lại hai người một chập sau cũng thấy hiện
tượng như vậy bèn băng biển về, nhưng khi tới một ghềnh đá không còn đủ
sức đi tiếp nên nằm trên mõm đá, các ghe câu người KC thấy vậy mang về
bỏ nằm trên bãi tắm. Hôm đó tôi không đi rừng, nghe ông Trưởng khu kêu
anh em xuống bến tắm đem hai người bạn xấu số mình về.
Cùng với các
thanh niên khác, tôi xuống đến nơi thấy hai người nằm nơi nước xâm xấp,
không thấy ai tình nguyện cổng hai chú về, nghĩ tình người cùng xóm Dốc
Sỏi, tôi khom người xuống bế xốc chú Thành lên vai, chạy được một đổi,
tôi sang vai cho chú em chạy theo sau, vừa khi đó tôi thấy phân trong
quần tà lỏn chú Thành rớt ra, tôi nghỉ “Thôi rồi! hết phương cứu chữa”.
Ngày đưa chú đến nơi an nghỉ, bà con trong xóm, kẻ ít người nhiều quyên
góp phúng điếu cho thiếm Thành, tôi còn trong túi độ trên 100 ria đưa
cho thiếm 50, dù sao tôi cũng còn có thể tìm được cái khác bằng sức lao
động của mình.
10.- Lại cô Út Xôi (UX) :
Như tôi đã nói, sau hai lần cháy nhà, Ngã ba La-ét còn lại không bao nhiêu người Việt sinh sống. Ở phía sau nhà của Dung, xã Tăng Hau, có cái nhà của anh Bảy, Thiếu úy QLVNCH và một đứa con trai sinh sống bằng nghề vô chai Soda đem bỏ mối bạn hàng. Một hôm anh ta bảo tôi “Đêm đêm anh qua ngủ giữ nhà dùm tôi trong thời gian tôi vắng nhà”. Chiều chiều tôi mang võng mùng và chăn qua treo trên cái giường ván ngủ, một buổi chiều khi vừa tới cửa thấy ánh đèn dầu loe lét chiếu ra, tôi lấy làm lạ, khi vào trong nhận ra không ai xa lạ là cô Út Xôi ở Ngã ba La-ét. Được biết là cô cũng rời Ngã ba La-ét về sống ở PP, sau đó theo xe lửa đi buôn chuyến từ Nông Pênh đến Tăng Hau, rồi gặp tay Thiếu Úy Bảy để có chổ ngủ qua vài đêm đợi bán hết hàng rồi về lại Nông Pênh.
10.- Lại cô Út Xôi (UX) :
Như tôi đã nói, sau hai lần cháy nhà, Ngã ba La-ét còn lại không bao nhiêu người Việt sinh sống. Ở phía sau nhà của Dung, xã Tăng Hau, có cái nhà của anh Bảy, Thiếu úy QLVNCH và một đứa con trai sinh sống bằng nghề vô chai Soda đem bỏ mối bạn hàng. Một hôm anh ta bảo tôi “Đêm đêm anh qua ngủ giữ nhà dùm tôi trong thời gian tôi vắng nhà”. Chiều chiều tôi mang võng mùng và chăn qua treo trên cái giường ván ngủ, một buổi chiều khi vừa tới cửa thấy ánh đèn dầu loe lét chiếu ra, tôi lấy làm lạ, khi vào trong nhận ra không ai xa lạ là cô Út Xôi ở Ngã ba La-ét. Được biết là cô cũng rời Ngã ba La-ét về sống ở PP, sau đó theo xe lửa đi buôn chuyến từ Nông Pênh đến Tăng Hau, rồi gặp tay Thiếu Úy Bảy để có chổ ngủ qua vài đêm đợi bán hết hàng rồi về lại Nông Pênh.
Lỡ bộ rồi tôi
đành treo võng ngủ, còn cô nàng thì ngủ trên giường. Đang lim dim mơ
màng, tự nhiên võng sút dây làm cái “rầm” trên giường. Lòm còm ngồi tôi
dậy cột lại dây võng cho chắc ăn, nào ngờ hơn nửa tiếng đồng hồ sau dây
võng lại sút nữa, lần nầy tôi hơi nghi và có ý lo sợ chắc có ai vô hình
phá mình nên không dám nằm trên võng nữa, tôi treo mùng nằm được một
lúc, cảm thấy buồn buồn bèn chui qua mùng của nàng ngủ cho nó ấm.
11.- Dựng nhà :
Lúc sau nầy tôi không vô rừng chặt cây, bóc vỏ đem về bán cho những người dựng nhà mà hợp tác với anh Ba Tà Lỏn (Vì lúc nào trên người anh ta chỉ có chiếc tà lỏn ngay cả lúc vô rừng cũng vậy) cưa lết ( Tức xẻ ván bằng lưởi cưa tay và thợ cưa ngồi mỗi người mỗi bên lết từ từ tới). Tôi dự tính dựng nhà nên sang lại miếng đất 200 ria và bắt đầu vào rừng tha cây về đục đẻo làm nhà sàn hai gian cũng khá rộng và một chái bếp, dự trù mẹ con nó có qua đủ chỗ ở, ngày dựng nhà tôi luộc con gà và một lít đế cúng đất đai và thổ địa, xong nhờ mấy chú lối xóm đến dựng lên ba vì nhà xong.
11.- Dựng nhà :
Lúc sau nầy tôi không vô rừng chặt cây, bóc vỏ đem về bán cho những người dựng nhà mà hợp tác với anh Ba Tà Lỏn (Vì lúc nào trên người anh ta chỉ có chiếc tà lỏn ngay cả lúc vô rừng cũng vậy) cưa lết ( Tức xẻ ván bằng lưởi cưa tay và thợ cưa ngồi mỗi người mỗi bên lết từ từ tới). Tôi dự tính dựng nhà nên sang lại miếng đất 200 ria và bắt đầu vào rừng tha cây về đục đẻo làm nhà sàn hai gian cũng khá rộng và một chái bếp, dự trù mẹ con nó có qua đủ chỗ ở, ngày dựng nhà tôi luộc con gà và một lít đế cúng đất đai và thổ địa, xong nhờ mấy chú lối xóm đến dựng lên ba vì nhà xong.
Sáng hôm sau đi vào rừng chặt cây tiếp, khi về đến nhà bà
vợ khóm trưởng nói “ Hồi sáng anh Út đi vô rừng, một tay Sĩ quan bộ đội
(SQBD) đi ngang hỏi “Nhà ai dựng lên đây ?” bà vợ Khóm trưởng nói “Nhà
của anh Út”, tên SQBD nói tiếp “anh Út nào, dựng nhà không xin phép, xô
sập”, nghe xong tôi nói với bà rằng trước khi có ý định dựng nhà tôi đã
thông qua ý kiến với anh Khu Trưởng (KT) và ông ta nói cứ dựng đi. Tôi
bắt đầu đi mua tranh về lợp xong hai mái chỉ một mình thôi, nhà rất vững
và chắc chắn.
12.- Lại hai lần cháy nhà :
Vì nhà chưa có vách nên tôi vẫn còn ngủ ở mái hiên của nhà Dung, một hôm đang ngon giấc nghe bà con la cháy nhà, lúc đó độ 4-5 giờ sáng, chạy ra sân thấy ngọn lửa đang hoành hàng về hướng nhà của mình, tôi chạy lên xem sao, lúc đó ngọn lửa đang tiến bị một luồng gió đánh bạt sang hướng khác, tôi nghĩ vầy là nhà mình an toàn, không ngờ một giọng nói vang lên trong đám người đứng hiếu kỳ kế bên ông KT “Ông Khu Trưởng, xô sập cái nhà nầy nhang ông ?” không hiểu sao ông KT nói “ Ờ. .ờ, xô đi.”. Thế là 7-8 thanh niên đang đứng đó nghe ông KT, hè nhau xô, nhưng nhà không ngã chỉ có mái trước ngã xuống thôi. Ngọn lửa lụi dần không cần ai chữa vì không còn gì để cháy và mọi người giải tán, nhìn mái nhà trước mà buồn năm phút.
12.- Lại hai lần cháy nhà :
Vì nhà chưa có vách nên tôi vẫn còn ngủ ở mái hiên của nhà Dung, một hôm đang ngon giấc nghe bà con la cháy nhà, lúc đó độ 4-5 giờ sáng, chạy ra sân thấy ngọn lửa đang hoành hàng về hướng nhà của mình, tôi chạy lên xem sao, lúc đó ngọn lửa đang tiến bị một luồng gió đánh bạt sang hướng khác, tôi nghĩ vầy là nhà mình an toàn, không ngờ một giọng nói vang lên trong đám người đứng hiếu kỳ kế bên ông KT “Ông Khu Trưởng, xô sập cái nhà nầy nhang ông ?” không hiểu sao ông KT nói “ Ờ. .ờ, xô đi.”. Thế là 7-8 thanh niên đang đứng đó nghe ông KT, hè nhau xô, nhưng nhà không ngã chỉ có mái trước ngã xuống thôi. Ngọn lửa lụi dần không cần ai chữa vì không còn gì để cháy và mọi người giải tán, nhìn mái nhà trước mà buồn năm phút.
Nguyên nhân cháy nhà là một người đàn bà thức dậy sớm vô ý
trong lúc nấu nướng. Sáng hôm sau tôi lên dọn dẹp thu gọn lại, đang lom
khom một chú thanh niên đi ngang, chú nầy còn thiếu nợ cây sửa nhà chưa
trả, nói “Chú Út, chú biết ai kêu ông Khu Trưởng xô nhà của chú không
?”, tôi trả lời không biết, chú nói tiếp “Tôi đó”, tôi chỉ buông câu
“Vậy hả”. Đang còn thu dọn, lại nghe bà con la làng “Cháy nhà” nữa, nhìn
cột khói đen xám gần nhà của Dung, tôi lật đật chạy về để thu dọn đồ
của mình và giúp đở Dung, nhưng ngọn lửa lại thổi ngược về nhà của mình,
thôi bây giờ coi như chịu trận, thế nào cũng mặc.
Nguyên nhân là một
tay bộ đội VN thường hay mua thuốc hút chịu ở quán gần nhà Dung, bà chủ
quán đòi nợ cũ, tay bộ đội chẳng những không có tiền trả mà còn dọa “bà
mà nói nữa tôi đốt quán bà”, nói xong hắn móc Zippo ra bật lửa liền. Lửa
tàn, tôi thả bộ lên xem nhà mình thế nào rồi, đến nơi được biết ngọn
lửa lại cũng bị gió bạt đi nơi khác, nhưng mái nhà sau cũng bị cùng số
phận của mái trước. Thật, tay Sĩ quan bộ đội miệng mồm có khác và sau đó
được biết nhà của chú thanh niên, kêu gọi xô nhà tôi, cũng biến thành
tro, thật là trời cao có mắt.
Tôi bỏ ý định cất nhà, tân dụng cây còn lại và tranh có sẳn, tôi làm một chái bếp để ở thôi, tôi mua ván về vừa làm sàn và làm giường ngủ luôn cho tiện. Khu Việt ở xã Tăng Hau trở nên đìu hiu sau hai lần cháy nhà, lúc nầy lại có phong trào đi đào ao tôm ở Tho-mo-so (TMS) vùng đá trắng, dân Việt vùng TMS nầy đi mò sò huyết, hay ủi xệp, xệp là hai cây tre dài, xỏ lưới vào hình rẻ quạt, hai tay hạ lưới xuống đi một đoạn rồi nâng lên. Sau nầy ở TMS, tôi cũng mua một cái đi xệp, cá không thấy mà rắn biển thì nhiều, mổi lần gặp phải liền nhanh tay bốc liệng đi.
Tôi bỏ ý định cất nhà, tân dụng cây còn lại và tranh có sẳn, tôi làm một chái bếp để ở thôi, tôi mua ván về vừa làm sàn và làm giường ngủ luôn cho tiện. Khu Việt ở xã Tăng Hau trở nên đìu hiu sau hai lần cháy nhà, lúc nầy lại có phong trào đi đào ao tôm ở Tho-mo-so (TMS) vùng đá trắng, dân Việt vùng TMS nầy đi mò sò huyết, hay ủi xệp, xệp là hai cây tre dài, xỏ lưới vào hình rẻ quạt, hai tay hạ lưới xuống đi một đoạn rồi nâng lên. Sau nầy ở TMS, tôi cũng mua một cái đi xệp, cá không thấy mà rắn biển thì nhiều, mổi lần gặp phải liền nhanh tay bốc liệng đi.
Tôi
gởi nhà lại cho anh ba Tà Lỏn trông dùm, sắm một cái len để múc đất mềm
thẩy lên bờ làm hầm tôm, đón tàu ra TMS, đến nơi tôi nhập vào toán đào
hầm nuôi tôm, lúc nước ròng thì không nói gì khi nước lớn đôi khi tới
ngực, lượng đất đào mổi ngày được tính bằng khối và quy ra tiền, ngày
thứ năm thay vì tiếp tục đào, tay quản lý bắt anh em đi dọn cây cối mà
không cho biết tiền công ngày dọn, tôi phản đối và xách len về.
13.- Ụ ghe :
Về nhà treo võng đang nằm tòn ten và suy tính ngày mai sẽ ra sao, tình cờ một chú em tới chơi, chú hỏi “ Chú Út muốn làm thợ đóng ghe không, chỉ cần chú biết nghề mộc chút chút là được”, chú dẫn tôi tới ụ ghe của chú Hai chuyên đóng ghe đi buôn bên Thái, trong thời gian KC cáp duồn người Việt mình vào năm 1971, gia đình chú chạy về tỵ nạn tại núi Thị Vải, chú nhận tôi làm với lương ngày 100 ria và cơm nước chủ lo, tôi thấy vậy là quá ổn. Là nhà sàn, nên mọi người tối đều giăng mùng ngủ hai bên, chú Hai có nuôi một con chó, lúc nhỏ đẹp và dể thương, tối chú hay cho nó ngủ trên chân mùng của mọi người cho ấm, nhưng khi lớn nó ăn cá bạc má chết lềnh khênh ở bờ biển nên bị bệnh xà mâu, rụng long, lỏng khỏng và hôi hám trông dễ sợ.
13.- Ụ ghe :
Về nhà treo võng đang nằm tòn ten và suy tính ngày mai sẽ ra sao, tình cờ một chú em tới chơi, chú hỏi “ Chú Út muốn làm thợ đóng ghe không, chỉ cần chú biết nghề mộc chút chút là được”, chú dẫn tôi tới ụ ghe của chú Hai chuyên đóng ghe đi buôn bên Thái, trong thời gian KC cáp duồn người Việt mình vào năm 1971, gia đình chú chạy về tỵ nạn tại núi Thị Vải, chú nhận tôi làm với lương ngày 100 ria và cơm nước chủ lo, tôi thấy vậy là quá ổn. Là nhà sàn, nên mọi người tối đều giăng mùng ngủ hai bên, chú Hai có nuôi một con chó, lúc nhỏ đẹp và dể thương, tối chú hay cho nó ngủ trên chân mùng của mọi người cho ấm, nhưng khi lớn nó ăn cá bạc má chết lềnh khênh ở bờ biển nên bị bệnh xà mâu, rụng long, lỏng khỏng và hôi hám trông dễ sợ.
Đêm trời trở lạnh, vẫn thói quen vào nằm
ngủ ở chân mùng, nó liền bị đá, nó chạy qua mùng khác và cũng bị như vậy
thôi. Tôi đang ngủ khi trở mình thấy mùng mình bị căn, tưởng con chó
đang nằm ở chân mùng liền tung nó một đạp. Sáng ra chú Hai nói đêm hôm
tôi bò ra đi tiểu, khi bò ngang mùng anh Út, bị đạp một cái mà không dám
la, mọi người cười quá trời, vài bửa sau con chó được cạo bằng nước
xôi, sạch trơn, trắng hếu ngon lành, chú Hai thỉnh thoảng vào xóm mang
về một chú để thưởng công anh em.
Bán đảo TMS nằm trong vịnh TL, tàu buôn đồ lậu từ giữa KC và TL qua lại nồm nợp, nên phe ta cũng ra đi sau khi thời cơ cho phép. Dọc theo bờ biển những cây dừa cao rợp bóng mát nên quán cà phê của phe ta mọc lên, còn hai bên cầu tàu những nhà sàn của những người Hoa giàu có đều có tàu đi buôn qua TL. Một hôm lửa lại bùng phát, những cây dừa là những bó đuốc cao lêu nghêu, tàn bay khắp nơi tới xóm chợ và hai dãy nhà sàn ở cầu cũng không tránh khỏi bàn tay cũa bà hỏa, sau nầy được biết là Pôn Pốt lẻn về đốt phá. Các nhà sàng của đám người Tàu giàu có đem TV, máy móc liệng xuống biển để tránh bà Hỏa, nhưng rồi cũng đâu còn sử dụng được vì nước biển.
Nhân gần ngày cuối năm, tôi trở lại Tăng Hao để thăm người quen, về tới nơi thấy chái bếp của mình có người ở, hỏi ra mới biết là tay khóm trưởng thấy không có ai ở nên tuyên bố là hắn xí được và cho bà con của hắn vô ở, đêm đó tôi phải treo võng ngủ ngoài trời. Ngày hôm sau tôi phải giải thích cho vợ chồng dọn đi và trả lại chái bếp cho tôi, thật tôi cũng buồn lòng, nhưng không thể làm khác hơn được.
14.- Một chỉ rưởi vàng :
Mỗi ngày chỉ có cử Cà phê sáng là tốn tiền thôi nên tiền lương tôi để trong sổ của chú Hai, mình khỏi phải bận tâm cất giữ, khi số dư khoảng độ 6.000 ria, giá vàng ở VN và KC lúc đó ngang nhau khoảng 3.000/chỉ. Đùng một cái đêm sáng ngày giá vàng lên trên 4.500/chỉ, làm mình mất toi gần 30% số tiền để dành của mình, tôi bèn lấy tiền ra để mua chiếc nhẩn 1 chỉ 1/2, mua xong nếu đeo vô tay sợ bị va chạm khi làm việc bị móp méo nên tôi lấy chỉ quấn và đeo vào cổ cho nó tiện. Chiều nghỉ việc ra dòng nước từ trên chảy xuống tắm, tự nhiên tôi cảm thấy một ma lực nào buộc tôi phải ngoái cổ ra phía sau, ơ kìa... ai sao giống bà xã mình đang men theo biển đi tới vậy ? Đúng rồi bà xã mình chứ ai, thật là mừng khôn xiết.
Bán đảo TMS nằm trong vịnh TL, tàu buôn đồ lậu từ giữa KC và TL qua lại nồm nợp, nên phe ta cũng ra đi sau khi thời cơ cho phép. Dọc theo bờ biển những cây dừa cao rợp bóng mát nên quán cà phê của phe ta mọc lên, còn hai bên cầu tàu những nhà sàn của những người Hoa giàu có đều có tàu đi buôn qua TL. Một hôm lửa lại bùng phát, những cây dừa là những bó đuốc cao lêu nghêu, tàn bay khắp nơi tới xóm chợ và hai dãy nhà sàn ở cầu cũng không tránh khỏi bàn tay cũa bà hỏa, sau nầy được biết là Pôn Pốt lẻn về đốt phá. Các nhà sàng của đám người Tàu giàu có đem TV, máy móc liệng xuống biển để tránh bà Hỏa, nhưng rồi cũng đâu còn sử dụng được vì nước biển.
Nhân gần ngày cuối năm, tôi trở lại Tăng Hao để thăm người quen, về tới nơi thấy chái bếp của mình có người ở, hỏi ra mới biết là tay khóm trưởng thấy không có ai ở nên tuyên bố là hắn xí được và cho bà con của hắn vô ở, đêm đó tôi phải treo võng ngủ ngoài trời. Ngày hôm sau tôi phải giải thích cho vợ chồng dọn đi và trả lại chái bếp cho tôi, thật tôi cũng buồn lòng, nhưng không thể làm khác hơn được.
14.- Một chỉ rưởi vàng :
Mỗi ngày chỉ có cử Cà phê sáng là tốn tiền thôi nên tiền lương tôi để trong sổ của chú Hai, mình khỏi phải bận tâm cất giữ, khi số dư khoảng độ 6.000 ria, giá vàng ở VN và KC lúc đó ngang nhau khoảng 3.000/chỉ. Đùng một cái đêm sáng ngày giá vàng lên trên 4.500/chỉ, làm mình mất toi gần 30% số tiền để dành của mình, tôi bèn lấy tiền ra để mua chiếc nhẩn 1 chỉ 1/2, mua xong nếu đeo vô tay sợ bị va chạm khi làm việc bị móp méo nên tôi lấy chỉ quấn và đeo vào cổ cho nó tiện. Chiều nghỉ việc ra dòng nước từ trên chảy xuống tắm, tự nhiên tôi cảm thấy một ma lực nào buộc tôi phải ngoái cổ ra phía sau, ơ kìa... ai sao giống bà xã mình đang men theo biển đi tới vậy ? Đúng rồi bà xã mình chứ ai, thật là mừng khôn xiết.
Lúc ở nhà của Dung bao lần gởi cho cháu của bà Tư đem thư về
PP để gởi về VN, tiền tem và công vài chục ria cho một cái thư, nhưng
mà bà xã có nhận được cái nào đâu, cái cuối cùng nhờ ông chú quen đem về
nên bà xã lần mò sang tìm. Tôi đi đường Tây Ninh còn bà xã đi đường
Châu Đốc Hồng Ngự, đến nhà bà Tư ở thủ đô PP rồi lên xã TH đến nhà Dung,
trên đường đi bị bắt vô HDX nhổ cỏ hết buổi vì nhập cảnh lậu.
Nhờ Dung
đưa xuống tàu qua TMS và cũng nhờ các bà, các cô đi buôn giúp đở nên mới
tìm đúng chỗ. Lúc đầu tôi dự tính để bà xã ở lại chơi thời gian và đưa
về, nhưng sau nghỉ lại hai vợ chồng cùng về một lượt, vì lúc đó tin tức
Mỹ đang bàn thảo với phía Việt cộng để đưa đi định cư các sĩ quan đã bị
tù tội trên 3 năm. Trên đường về lại xã Tăng Hao, hai vợ chồng ngủ một
đêm duy nhất trên cái sàn chái bếp trước khi bán rẻ cho người ở lại. Một
đêm cũng đủ an ủi phần nào công lao khổ nhọc dưng lên cái nhà to lón và
cuối cùng biến thành cái chái bếp mà hai vợ chồng tôi được dịp trải qua
một đêm hạnh phúc nhất trong đời sống lưu vong của mình trên xứ Chùa
Tháp.
15.- Những chuyến vượt biên :
Những ai đã bước qua đất KC đều có ý chờ đợi cơ hộ để sang Thái xin tị nạn. Trong thời gian tôi đi cưa lếch với anh ba Tà Lỏn, có một toán khác sau khi cưa đủ sản phẩm bán cho mấy chủ ghe và họ cho ghe vào điểm hẹn để ăn hàng, lợi dụng thời cơ toán cưa cướp ghe, uy hiếp và cướp tư trang của tài công là con chủ ghe, khi ghe qua được Thái, toán cướp bị tố giác và bị nhà cầm quyền Thái bắt giữ. Chị Ba, cũng là Sĩ quan Nữ của QLVNCH, chị đang được bắt mối đi với 3 chỉ vàng một đầu người, tôi đành chịu và không biết chị có đến nơi đến chốn không, mong chị mọi sự tốt lành.
Một gia đình là Thiếu úy Quân Y/ QLVNCH, vợ và đám con, phần nhiều là gái, có nhà sàn ở Tho-mo-so, hàng ngày vợ chồng và mấy đứa lớn theo ghe ra biển mò sò huyết, sò huyết ở vịnh Thái Lan nhỏ hơn sò huyết của ta, người bắt sò đi rà hai bàn chân trên cát, hể gặp sò thì hụp xuống nước lượm lên, nhờ nhà đông người nên ngày nào cũng kiếm trên dưới tạ sò, trừ tiền ghe ra cũng còn kha khá
15.- Những chuyến vượt biên :
Những ai đã bước qua đất KC đều có ý chờ đợi cơ hộ để sang Thái xin tị nạn. Trong thời gian tôi đi cưa lếch với anh ba Tà Lỏn, có một toán khác sau khi cưa đủ sản phẩm bán cho mấy chủ ghe và họ cho ghe vào điểm hẹn để ăn hàng, lợi dụng thời cơ toán cưa cướp ghe, uy hiếp và cướp tư trang của tài công là con chủ ghe, khi ghe qua được Thái, toán cướp bị tố giác và bị nhà cầm quyền Thái bắt giữ. Chị Ba, cũng là Sĩ quan Nữ của QLVNCH, chị đang được bắt mối đi với 3 chỉ vàng một đầu người, tôi đành chịu và không biết chị có đến nơi đến chốn không, mong chị mọi sự tốt lành.
Một gia đình là Thiếu úy Quân Y/ QLVNCH, vợ và đám con, phần nhiều là gái, có nhà sàn ở Tho-mo-so, hàng ngày vợ chồng và mấy đứa lớn theo ghe ra biển mò sò huyết, sò huyết ở vịnh Thái Lan nhỏ hơn sò huyết của ta, người bắt sò đi rà hai bàn chân trên cát, hể gặp sò thì hụp xuống nước lượm lên, nhờ nhà đông người nên ngày nào cũng kiếm trên dưới tạ sò, trừ tiền ghe ra cũng còn kha khá
Thời gian sau họ mua ghe rồi mua lưới đi
đánh tôm, bỏ nghề mò sò, rồi sau cùng là mua máy đuôi tôm, rồi một ngày
đẹp trời nào đó ghe đánh tôm đi hết cả gia đình làm bà con lối xóm ngỡ
ngàng. Tay Hsq bộ đội được cắt cử là trưởng của khu người Việt tỏ ra
bực tức vì để xẩy cả bè cá lớn và mồm luôn miệng lên án đồ phản quốc,
ham thức ăn thừa của Đế quốc Mỹ.
Cũng mong gia đình của Th/úy Quân Y
được đến nơi an toàn và đang hưởng những gì tốt đẹp nhất của Đế quốc ban
cho. Một anh thợ chuyên sửa máy đuôi tôm, một hôm ông thợ cùng gia đình
ra đi với chiếc ghe và máy đuôi tâm tốt và mạnh nhất và cũng tên Hạ sĩ
quan bộ đội đó miệng chửi thề không ngớt.
16.- Kết :
Sau hai năm sinh sống trên đất nước xứ Chùa Tháp có một điểm mà chúng ta thấy rõ nhất là Thủ đô Pnong Penh rất ít người bản xứ sinh sống, phần đông là dân da vàng nhất là người Trung Hoa, người bản xứ rút về nông thôn xa xôi hẻo lánh, hoạt động thương mại do người Hoa nắm ở những chợ lớn chung quanh vùng thủ đô, còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng. Sau bao năm đất nước Campuchia được xem là nước nghèo nàn lạc hậu ở Đông Nam Á, ấy vậy mà nay họ đã chế tạo được chiếc xe hơi của riêng họ còn riêng Việt Nam ta sau năm 1975 đến nay do tài lảnh đạo của một nhóm người mang danh là đỉnh cao của trí tuệ của loài người, thế mà đất nước tụt hậu quá thê thảm, thật hết ý kiến.
Georgia, 09-22-2013
Thôi Huỳnh
16.- Kết :
Sau hai năm sinh sống trên đất nước xứ Chùa Tháp có một điểm mà chúng ta thấy rõ nhất là Thủ đô Pnong Penh rất ít người bản xứ sinh sống, phần đông là dân da vàng nhất là người Trung Hoa, người bản xứ rút về nông thôn xa xôi hẻo lánh, hoạt động thương mại do người Hoa nắm ở những chợ lớn chung quanh vùng thủ đô, còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng. Sau bao năm đất nước Campuchia được xem là nước nghèo nàn lạc hậu ở Đông Nam Á, ấy vậy mà nay họ đã chế tạo được chiếc xe hơi của riêng họ còn riêng Việt Nam ta sau năm 1975 đến nay do tài lảnh đạo của một nhóm người mang danh là đỉnh cao của trí tuệ của loài người, thế mà đất nước tụt hậu quá thê thảm, thật hết ý kiến.
Georgia, 09-22-2013
Thôi Huỳnh
HUY PHƯƠNG * PHÊ BÌNH & ĐẢ KÍCH
HUY PHƯƠNG
Phê bình và đả kích, một mặt của chủ nghĩa hiện thực xã hội
Văn nghệ hiện thực nhằm miêu tả chân thực cuộc sống. Trong việc miêu tả đó có bao hàm thái độ của nhà văn nghệ đối với xã hội. Thái độ ấy gồm có hai mặt: khen và chê, hoặc nói một cách khác, ca ngợi và phê bình. Tác dụng tích cực của văn nghệ chính là ở chỗ đó. Chính vì chỗ đó mà chúng ta thường nói: văn nghệ là một vũ khí đấu tranh sắc bén.Trước đây chúng ta thường phân biệt hai thứ hiện thực: hiện thực phê bình hoặc đả kích, xem như là một loại riêng của xã hội tư bản; và hiện thực xã hội chủ nghĩa có biểu hiện hướng đi lên, (v.v…) xem như là một kiểu hiện thực riêng của xã hội chủ nghĩa. Nếu do đó mà hiểu rằng hai thứ hiện thực ấy khác hẳn nhau về phương pháp và tính chất, hiểu rằng trong chủ nghĩa hiện thực xã hội không có yếu tố phê bình, đả kích thì đó là một nhận thức không đúng. Sự thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa gồm có hai mặt: một là ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, đề ra triển vọng và hướng đi lên của xã hội, v.v… đó là mặt tạm gọi là xây dựng và lãng mạn cách mạng; thứ hai là: phê phán những tàn tích của xã hội cũ, đả kích những tệ tục còn tồn tại hoặc mới nảy nở ngay trong quá trình phát triển của cách mạng v.v…, đó là mặt phê bình hoặc gọi là phê phán, đả kích.
Điều
này hoàn toàn không phải do những người văn nghệ muốn hay không muốn,
không phải do ý định tô hồng hay bôi đen này nọ của tác giả. Nó là một
đòi hỏi của thực tế xã hội; thực tế ấy là sự đấu tranh giữa cái cũ và
cái mới, giữa cái tiến bộ và cái thoái hóa, giữa cái tốt và cái xấu, một
cuộc đấu tranh rất quyết liệt diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Cuộc
đấu tranh ấy đã bắt đầu từ nghìn năm về trước qua các chế độ xã hội và
sẽ còn tiếp tục lâu dài sau này nữa.Do đó chúng ta thấy trong những tác
phẩm hiện thực của xã hội phong kiến và tư bản không phải chỉ đơn thuần
có một mặt vạch cái xấu, đả kích, phủ nhận mà không xây dựng gì.
Hài
kịch của Mô-li-e bên cạnh những nhân vật phản diện cũng có cả những nhân
vật chính diện; tác phẩm của Ban-dắc vạch những tội lỗi của bọn địa
chủ, bọn tư sản hãnh tiến nhưng đồng thời cũng bênh vực cho những nạn
nhân của đồng tiền, ca ngợi những tâm hồn trong trắng bị xã hội vùi dập…
Chỉ có một điều, tác dụng chủ yếu của các tác phẩm ấy vẫn là đả kích,
vẫn là phủ nhận, không những chỉ là những thói hư tệ xấu của những con
người mà thôi mà có khi còn gián tiếp lên án cả một chế độ, phủ nhận cả
một thực tế xã hôi. Một mặt khác, hoàn cảnh lịch sử và ý thức tư tưởng
của nhà văn lúc bấy giờ cũng chưa cho phép nhà văn có thể nêu lên một
lối thoát nào, một hướng đi nào cho cái xã hội đương thời.
Trong hoàn
cảnh xã hội chúng ta, mặc dầu đã có chế độ tốt đẹp, đã có một lý luận
cách mạng soi đường cho bước tiến của quần chúng, như thế không có nghĩa
là mọi thói hư tật xấu của xã hội và của con người đã có thể tự khắc
chấm dứt ngay. Chế độ không phải là một đạo bùa linh nghiệm một lúc có
thể cải lão hoàn đồng cả một xã hội. Vì xã hội và con người là một sự
tiếp tục ; xã hội cũ, và xã hội mới cũng là một sự tiếp tục, một khối
thống nhất đang phân hóa, đang biến đổi. Cho nên không có lý do gì nhà
văn khi nhìn vào cuộc sống chỉ thấy toàn những điều tốt đẹp, thanh bình
như ở một thời Nghiêu, Thuấn lý tưởng nào đó.
Cái khác căn bản của hiện
thực mới chỉ là ở chỗ chúng ta chỉ đả kích phê bình những thói hư, tệ
xấu của xã hội nhưng vẫn tán thành chế độ, vẫn ca ngợi chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.Nói như vậy, tôi muốn trình bày một điều: cần phải
phân biệt phê bình xã hội với phê bình chế độ. Xã hội là thực tế của
cuộc sống và con người có tốt, có xấu. Chế độ là một hình thức chính
trị, một chủ nghĩa, một phương hướng cách mạng… Chế độ ta đang đấu tranh
và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện xã hội. Nhưng không
nên nghĩ rằng có chế độ tốt là hoàn cảnh xã hội đã tự khắc tốt ngay
(ngay bản thân chế độ trong quá trình phát triển và trưởng thành của nó
cũng không phải là không có những khuyết điểm sai lầm tạm thời).
Hiện
nay qua các cuộc tranh luận văn nghệ hoặc các bài phê bình trên mặt báo
(nhân một số bài vở trong Giai phẩm mùa thu và báo Nhân văn), nhiều khi
chúng ta vẫn còn lầm lẫn ở chỗ đó.Theo ý tôi có phân biệt được điều này
mới hiểu được tại sao dưới chế độ phong kiến và tư bản vẫn có thể xuất
hiện một số tác phẩm đả kích vào một tập đoàn phong kiến hoặc một bộ
phận nào đấy của giai cấp tư bản. Điều đó chính vì ngay bọn cầm quyền
chính trị trong xã hội phong kiến và tư bản cũng không tán thành một số
bộ phận thuộc tầng lớp phong kiến và tư bản.
Những bộ phận này trong khi
lộng hành, trong khi phát triển đến cao độ những thủ đoạn ngang ngược,
trắng trợn của chúng chính cũng làm mất "nhân tâm" và có khi xâm phạm
ngay đến cả cái trật tự an ninh của chế độ thống trị đương thời. Chính
vì lẽ đó mà trong nhiều trường hợp và ở một mức độ nhất định, ta thấy
hình như trong xã hội phong kiến và tư bản, nhà văn vẫn được hưởng một
quyền tự do tư tưởng và tự do sáng tác nào đấy. Tất nhiên, ngoài ra còn
nhiều lý do phức tạp khác nữa bắt nguồn từ cái cơ cấu đầy rẫy mâu thuẫn
của bản thân chế độ phong kiến, tư bản mà chúng tôi chưa thể phân tích
đầy đủ trong phạm vi bài này.
Lại nói đến xã hội ta. Trong hoàn cảnh hiện
tại của xã hội chúng ta, bên cạnh những thành tựu lớn lao đã thu được
trong sự nghiệp giải phóng con người, cải thiện cuộc sống tinh thần và
vật chất của quần chúng, ngay trong lòng cuộc sống tươi vui đang trên đà
phát triển và nẩy nở, vẫn song song tồn tại những tệ tục, những khuyết
điểm nghiêm trọng luôn luôn tấn công và đe doạ sự phát triển của Cách
mạng. Những tệ tục khuyết điểm ấy là những tàn tích của xã hội cũ để
lại, hoặc là những hiện tượng mới do trình độ ấu trĩ của Cách mạng mà
sinh ra, hoặc là những bệnh tật − theo ý tôi − nó là những bệnh kinh
niên của con người của mọi thời đại, những bệnh tật mà loài người còn
phải đấu tranh lâu dài lắm mới khắc phục được.
Sự phát triển của những tệ
tục, những thói hư tật xấu ấy có khi công khai, có khi bí mật, khi tinh
vi, khi trắng trợn. Người văn nghệ cần phải thật dũng cảm, cần phải
kiên nhẫn đi sâu vào thực tế cuộc sống của quần chúng, mới lật được nó
ra trong những ngóc ngách phức tạp của cuộc đời và của tâm hồn con
người. Thái độ của nhà văn trước tác phẩm của mình phải là thái độ kiên
quyết bảo vệ chân lý. Có như vậy thì nhà văn mới có được lòng yêu
thương, giận ghét rành mạch, mới có được nhiệt tình cách mạng đầy đủ để
tăng thêm chất đấu tranh cho tác phẩm của mình. Và cũng chỉ có như vậy
thì nhà văn mới xứng đáng là người viết sử trung thực của thời đại và
người kỹ sư tâm hồn, dùng con mắt của mình rọi chiếu vào mọi góc cạnh bí
ẩn nhất của cuộc sống.
Ở trên, tôi có nói đến tinh thần dũng cảm của
nhà văn. Đúng như vậy, nhà văn nếu muốn làm được cái sứ mệnh phát hiện
lên những vấn đề xã hội, tất nhiên không thể nào không phải đương đầu
với những sóng gió của cuộc đời, đương cầu với sức phản ứng của những
lực lượng phản tiến bộ, có khi ngụy trang dưới hình thức của công lý, và
của chính nghĩa.Ngay đến nhà thơ lớn Mai-a-cốp-ski ở Liên Xô, trong một
chế độ dân chủ, cũng đã phải phấn đấu vô cùng gian khổ trong bao nhiêu
năm với những tập quán, những tệ tục, những điều vu cáo, sỉ nhục của một
số người xung quanh để bảo vệ lấy chân lý và bảo vệ những tác phẩm của
mình.Ở nước ta, trong 10 năm qua, có thể nói chúng ta đã thiếu cái tinh
thần dũng cảm đó.
Do chỗ thiếu cái tinh thần dũng cảm đó trước cuộc
sống, cho nên chưa nói đến việc phê bình những phía đen tối trong xã
hội, ngay đến việc ca ngợi chế độ này, cuộc sống mới này, chúng ta cũng
chỉ làm được một cách hời hợt, sơ lược, và công thức. Tiếng nói của
chúng ta chẳng những chỉ là tiếng nói một chiều, mà còn là một tiếng nói
yếu đuối, vụng về. Cỗ xe văn nghệ thiếu hẳn một bánh xe đi từng bước dò
dẫm, khập khểnh trên con đường khúc khuỷu của cách mạng. Biết bao nhiêu
lần mỗi khi viết trọn một bài thơ, hoàn thành một tập truyện − tất
nhiên cũng có cái thỏa mãn nói được một phần nào cái sự thực tốt đẹp của
cuộc sống mới và những con người mới mà chúng ta yêu tha thiết − nhưng
chúng ta không khỏi có lúc thấy nặng trĩu trong lòng một nỗi băn khoăn:
bài viết hôm nay đã có những gì khác với bài viết hôm qua, đã đề xuất ra
được một vấn đề gì mới cần phải suy nghĩ cho những người sẽ đọc chúng
ta.
Và khi buông bút, trở về với cuộc sống hàng ngày, chúng ta không
khỏi thấy một cái gì gần như là một nỗi thất vọng, bực bội với chính
mình, thấy rằng hình như chưa nói được những gì đang nóng bỏng trong
lòng, những bất bình, những thắc mắc đối với cuộc sống còn nhiều bất
công vô lý chung quanh. Nhưng nghĩ như thế nhưng chúng ta vẫn không dám
làm, không dám viết như ý nghĩ. Mỗi lúc cầm bút ta lại vẫn không đủ can
đảm nói lên sự thực: ngọn bút lại hiền lành đi vào cái nếp một chiều,
lắm khi giả tạo, như một con cừu lười biếng quen theo lối cũ.
Và cứ như
thế, qua tác phẩm của chúng ta, cuộc sống như không có gì đáng băn khoăn
nữa cả, trong khi trong lòng chúng ta và ngay trong lòng cuộc sống, bao
nhiêu va chạm, xung đột, bao nhiêu lo âu, thắc mắc, đang sục sôi.Những
tác phẩm một chiều ấy không thể đi sâu vào lòng quần chúng. Người đọc
chép miệng thấy tác phẩm xa lạ với mình.
Một mặt khác nó gieo rắc một
tâm lý thỏa mãn và dễ dãi đến mức lười biếng, một tâm lý bưng bít và sợ
hãi sự thực, tạo điều kiện cho những tệ tục càng mạnh mẽ phát triển
trong bóng tối của công luận.Lác đác gần đây trên báo Văn nghệ có thấy
đăng một số thơ của Mai-a, truyện của Sê-khốp đả kích những kẻ nịnh hót,
đạo đức giả. Rồi đến những mẩu châm biếm nhỏ trong mục Nụ cười. Những
"nụ cười" này chỉ mới là những cái cười hiền lành cũng đã gây phản ứng
trong một số người đọc. Phản ứng đối với một số bài vở trong Giai phẩm
mùa thu và báo Nhân văn càng rộng rãi và kịch liệt hơn.
Tôi không nói
đến những khuyết điểm bản thân của những nụ cười, và những bài vở đó. Sự
phản ứng của một số chúng ta đôi khi hơi khe khắt, thiếu độ lượng, thậm
chí đi đến chỗ qui kết, chụp mũ cho nhau chứng tỏ chúng ta đã "mất thói
quen" đối với loại văn đó.Theo tôi quan niệm, hiện nay chúng ta cần chú
ý nhiều hơn nữa đến yếu tố "phê bình" khi nói đến hiện thực xã hội chủ
nghĩa và nên đặt thành vấn đề tranh luận rộng rãi để đi đến chõ thống
nhất ý kiến.
Về cụ thể, trong tác phẩm chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến
những hiện tượng đấu tranh tư tưởng trong xã hội, sự xung đột giữa cái
cũ và cái mới, cái xấu và cái tốt. Trước đến nay, nhân vật phản diện
trong tác phẩm thường chỉ là đế quốc với phong kiến. Còn trong hàng ngũ
nhân dân thì cơ hồ như đã đại đoàn kết cả rồi, không còn người nào,
không có việc gì cần phê bình công kích nữa. Đó là một trong những
nguyên nhân làm cho tác phẩm nào cũng ửng một màu hồng vô tội vạ mà
người đọc đã bắt đầu không chịu được nữa.Lại có những trường hợp, trong
tác phẩm chúng ta chỉ nêu một hiện tượng xấu, một nhân vật xấu mà không
cần giải quyết, không cần xây dựng hướng đi lên, có được không?
Điều này
gần đây chúng ta đã tranh luận nhiều và còn nhiều ý kiến đang phân
tranh. Theo ý của tôi cái đó tùy theo tài năng, cá tính của tác giả và
hoàn cảnh xã hội. Nếu bản thân tác giả thấy việc "xây dựng hướng đi lên"
ấy giả tạo, gò ép đối với mình, hoặc ngay trong xã hội vấn đề mình đặt
ra thực tế còn chưa được giải quyết thì cũng không cần thiết phải có một
cái đuôi "vui vẻ cả, dĩ hòa vi quí" cho tác phẩm. Như thế, thì tác dụng
giáo dục của tác phẩm sẽ như thế nào? Thiết nghĩ rằng: bất cứ một sự
thực nào − dù là một sự thực xấu − khi đã dựng lên được một cách trung
thực sinh động và có lý lẽ thì đều có tác dụng giáo dục.
Nếu đưa lên một
hiện tượng xấu bằng một cách nào đó làm cho người đọc phải phỉ nhổ nó,
lên án nó và thấy rằng nó không thể có lý do tồn tại ở xã hội này nữa
thì tác phẩm vẫn có tác dụng giáo dục sâu sắc. Loại truyện "đặt vấn đề"
và không giải quyết này không ít ở Liên Xô. Một vài truyện ngắn của
Ô-vet-kin chúng ta đã được đọc gần đây cũng thuộc về loại này.Ngoài ra,
còn có thể phát triển những loại văn thuần túy phê bình và đả kích. Theo
ý tôi, vẫn có thể có một nhà thơ yêu tha thiết chế độ, yêu tha thiết
cuộc sống này, nhưng suốt đời chỉ làm thơ đả kích, làm nhiệm vụ của
"người công an và người y sĩ tinh thần", phòng ngừa những thói bất lương
và bệnh tật cho xã hội. Nói như vậy, chúng ta không lo rằng rồi đây sẽ
sinh ra một khuynh hướng chỉ toàn đi tìm những ngóc ngách tối tăm của
cuộc đời, trong tác phẩm chỉ toàn thấy một giọng đả kích châm biếm.
Cuộc
sống hiện tại của chúng ta căn bản vẫn là một cuộc sống tốt đẹp, phong
phú tình yêu và hy vọng, lớn lao và cũng phức tạp vô cùng, khả năng và
cá tính của văn nghệ sĩ chúng ta cũng trăm hình muôn vẻ, mỗi người mỗi
khác, nhất thiết chẳng phải vì có năm bảy người đả kích mà không còn ai
muốn ca ngợi những phía tốt đẹp của xã hội nữa.Trong vấn đề văn nghệ đả
kích còn có một vấn đề phụ thuộc thường làm cho chúng ta suy nghĩ nhiều.
Đó là vấn đề thái độ, phương pháp. Thái độ thế nào cho đúng "mức"? Phê
bình thế nào cho sâu sắc mà vẫn còn giữ được tình nghĩa bạn bè? Đả kích
thế nào để khỏi lầm lẫn giữa ta và địch?
Đó là một vấn đề phức tạp và khó
khăn cần phải trao đổi nhiều giữa chúng ta. Chỉ có một điều đã gọi là
phê bình đả kích thì về mặt thái độ cũng nên cho phép nhà văn được thật
rộng rãi. Có điều chỉ đáng phê bình thân ái, vừa nói vừa mỉm cười với
nhau, nhưng cũng có những điều cần mỉa mai, châm biếm, gay gắt, đập một
cách không thương xót. Cái đó tùy theo trường hợp và tùy theo cá tính
của nhà văn.Truyện Sê-khốp có cái mỉa mai chua chát "càng lắng càng
đau". Nhưng thơ Mai-a lại có cái khí thế giận dữ, sát phạt, khi Mai-a
đánh vào những tên nịnh hót thì ai cũng thấy đó quả là "đánh một cái
chết tươi"! Kẻ chết tươi đây không phải là cá nhân ai, nhưng chính là
những tệ tục, những thói xấu thù địch của chủ nghĩa cộng sản.
Cái khác
nhau khi ta đả kích vào "ta" và đả kích vào "địch" cũng là ở chỗ ấy. Đả
kích vào ta chỉ là đả kích vào bộ phận, vào cá nhân, vào hiện tượng cá
biệt hoặc đột xuất của xã hội ; đả kích vào địch là nhân một trường hợp
mà lên án cả một chế độ, một bản chất xã hội.Chúng ta sẽ lại nghĩ nếu
phát triển lối văn phê bình và đả kích có sợ địch lợi dụng không? Tất
nhiên kẻ địch sẽ không từ chối chộp lấy bất cứ một cơ hội nào để xuyên
tạc, vu cáo và nói xấu chế độ ta. Nhưng vấn đề là sự vu cáo, nói xấu của
chúng có tác dụng bao nhiêu, có tác dụng thế nào trong quần chúng.
Về
chỗ này có thể nói rằng nhân dân miền Nam yêu chế độ miền Bắc nhất thiết
không phải hoàn toàn chỉ vì họ nghĩ rằng ở miền Bắc tuyệt đối không còn
có một tệ tục, một con người nào xấu xa, lầm lỗi nữa. Họ yêu chế độ
miền Bắc chủ yếu vì họ tin rằng dưới ánh sáng của chế độ dân chủ nhân
dân, xã hội miền Bắc đang đấu tranh để bài trừ mọi tệ tục và cải tạo
những người xấu trở nên những người tốt. Còn miền Nam thì trái lại, đó
là nơi chế độ phát xít của Mỹ Diệm đang khuyến khích mọi thứ bóc lột,
đàn áp, bất công và vô lý, đó là nơi con người càng ngày càng bị đẩy vào
trụy lạc, sa ngã, bóng tối đang có đủ điều kiện để chồm lên ngự trị hết
mọi ngóc ngách của cuộc đời.
Nếu chúng ta phê bình những sai lầm của ta
một cách cụ thể, chính xác, quang minh chính đại, thì điều đó chỉ càng
chứng tỏ cho mọi người rằng xã hội chúng ta đang lớn mạnh và chế độ
chúng ta ngày càng tốt đẹp. Điều đó cũng là điều làm cho chúng ta càng
phải suy nghĩ, phải thận trọng mỗi khi cầm bút để làm thế nào cho tác
phẩm của chúng ta không trở thành chiếc gậy đánh con chuột nhắt mà làm
vỡ cả chiếc lọ quí, trở thành "viên đá tảng của con gấu" vô tình giết
chết cả bạn mình.*Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa là một vấn đề bao
la, rộng rãi, vấn đề phê bình, đả kích cũng là một vấn đề rất lớn cần
được tranh luận tập thể và lâu dài.
Nhân mấy vấn đề thời sự văn nghệ nóng
hổi, và cũng nhân một số băn khoăn cá nhân tôi xin trình bày lên ở đây
một số ý kiến lẻ tẻ, chưa đủ điều kiện sắp xếp thành lý luận, tạm gọi là
nêu thắc mắc và đặt vấn đề. Mong các bạn chung quanh có nhiều kinh
nghiệm hơn, cùng góp ý kiến.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s. 142
(11.10.1956), tr. 7, 9.
Lại Nguyên Ân biên soạn.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 289
No comments:
Post a Comment