Friday, July 12, 2013
NGUYỄN BÁ CHỔI * YÊU NƯỚC LÀ DIỆT CỘNG SẢN
Yêu nước là diệt con iêu chủ nghĩa xã hội
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
- Tổ quốc Việt Nam “thọ” được hơn 4000 năm đến hôm nay, ai cũng biết là
nhờ người Việt Nam biết Yêu Nước. Từ ngàn xưa, khi nói đến “yêu nước”,
mọi người bình thường - tức chưa bị quỉ ám - hiểu ngay, hiểu trọn vẹn ý
nghĩa hai tiếng vừa thân thương vừa linh thiêng ấy rồi; không một ai lại
đi hỏi yêu nước là yêu cái chi chi.
Không chỉ người Việt Nam nói “tôi yêu nước” là yêu nước chấm hết, dân
Tây cũng chỉ “J’aime mon pays”; dân Mỹ, “I love my country”. Chưa có
thằng Tây khùng nào “patriotisme, c’est l'amour du colonialisme” (yêu
nước là yêu chủ nghĩa thực dân); chưa có con Mỹ dại nào lại “patriotism
is love capitalism” (yêu nước là yêu chủ nghĩa tư bản).
Suốt dòng lịch sử từ ngày lập quốc, con cháu Lạc Hồng luôn luôn tự hào:
“Việt Nam! Việt Nam! Nghe từ vào đời
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi
Việt Nam nước tôi.
........
Việt Nam! Việt Nam! Tên gọi là người
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời
.........
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời” *
Thế mà hỡi ôi, nay bỗng dưng không muốn cũng phải khóc ròng: “Yêu nước
là yêu...”!!! Việt Nam tôi bị quỉ ám. Đó là con iêu tinh mang tên Chủ
nghĩa Xã hội.
Việt Nam không còn là Việt Nam nữa mà là Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Mà nào có được Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; hai chữ Việt Nam được đứng
trước như thế đã còn may, đằng này lại bị kéo lùi lủi thủi xếp hàng đứng
sau cùng, làm cái đuôi phe phẩy cho con hồ ly tinh Chủ nghĩa Xã hội:
nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Để hôm nay, các cháu ngoan bác Hồ phải nói “Yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã
hội”, tức yêu nước là phải yêu con iêu tinh đang quậy tanh bành tổ quốc
Việt Nam.
Tổ quốc Việt Nam đang tanh bành ra sao thì mọi người chưa bị con iêu ấy
ám hoặc từng bị nó ám một thời nay đã “ngộ ra” đang thấy sờ sờ trước
mắt.
Những ai còn cho mình là người Yêu Nước thì không còn con đường nào khác
là triệt tiêu con iêu Chủ nghĩa Xã hội đi. Dành lại Việt Nam cho Việt
Nam. Để trở về với truyền thống Lạc Hồng: Yêu nước là yêu nước Việt Nam
không còn bị quỉ ám.
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời.
THANH QUANG * LƯƠNG TÂM CỘNG SẢN
Lương tâm lãnh đạo ở đâu?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-07-11
2013-07-11
Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục là mối bận tâm đáng kể đối với người dân Việt có lòng với quê hương. Tại sao như vậy?
Câu trả lời có thể tìm thấy qua chuyến Hoa du của chủ tịch nước
Trương Tấn Sang vừa rồi - cũng như bao nhiêu chuyến Hoa du trước đây của
giới lãnh đạo Hà Nội.
Ký giả David Brown, cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, hôm Chủ Nhật
mùng 7 tháng này có bài tựa đề “VN: Đùa với lửa”, mở đầu với tiểu tựa
“Đương đầu với TQ” lưu ý ngay câu nói đang phổ biến tại VN và thể hiện
một sự tiến thoái lưỡng nan của đảng CS đang cầm quyền, đó là: “Theo Mỹ
cứu nước, theo TQ cứu đảng”.
Vẫn theo bài báo thì gần 40 năm sau khi người lính Mỹ cuối cùng rời
khỏi VN, đảng CS từng giành được độc lập và thống nhất đất nước đã đánh
mất hầu hết tính chính đáng của mình, đến mức không thể dựa vào “hào
quang” của ông Hồ Chí Minh cùng các đồng chí của ông ta mà có thể phục
hồi một thời huy hoàng của đảng hay có thể tận diệt nỗi quốc nạn tham
nhũng hiện giờ. Bài báo cho biết tiếp đại ý rằng trong khi trách nhiệm
lớn nhất của Hà Nội hiện nay là không cứu vãn được nền kinh tế sa sút,
thì công luận bày tỏ khinh miệt về sự bất tài của chế độ trong việc bảo
vệ quyền lợi của VN đối với TQ.
Bài báo này được phổ biến sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi
Hoa Lục theo lời mời của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình để hai nước XHCN anh
em “môi hở răng lạnh” nâng cuộc hợp tác chiến lược toàn diện lên “ tầm
cao mới”. Nhiều bài báo “lề dân” đã bày tỏ quan ngại về thực chất chuyến
Hoa du của ông Trương Tấn Sang – diễn biến mà có ý kiến cho là “Chiếu
chỉ Thành Đô II” sau khi diễn ra “biến cố Thành Đô” hoàn toàn bất lợi
cho quê hương VN hơn 2 thập niên về trước.Những người yêu nước, những hành động yêu nước của họ thì bị xem là tội.Riêng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ của GHPGVNTN báo động về sự đánh mất chủ quyền VN qua bản Tuyên bố chung Bắc Kinh-Hà Nội nhân khi ông Trương Tấn Sang “triều kiến” Trung Nam Hải. Nhận định của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ bao gồm những đoạn như sau:
-MS Nguyễn Trung Tôn
Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc
Trung quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của
Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại
Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v… hay đòi hỏi Trung quốc hoàn trả biển và
đất đã xâm chiếm. Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ
tịch nước vẫn “nhất trí” với mưu kế của kẻ xâm lăng, là “Hai bên nhất
trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng
cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ”.
Ông Chủ tịch nước tiếp tục dựa vào cái Bánh Vẽ của 16 chữ vàng và Bốn
tốt để xây dựng chủ trương tân lệ thuộc ở thế kỷ 21 với Bắc phương.
Chiếc Bánh Vẽ xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm
bài thơ tuyên truyền “Cứu Trung quốc thị cứu tự kỷ” (Cứu Trung quốc là
tự cứu mình)…
Một trong những người có tâm huyết với quê hương dân tộc, là MS Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hoá, cũng cảnh báo:
Tình hình đất nước nguy ngập từ việc TQ lấn chiếm Tây Nguyên, các
tỉnh phía Bắc cho đến lấn chiếm các quần đảo của VN. Rồi đến bây giờ ông
Trương Tấn Sang đi Trung Quốc dâng cả Vịnh Bắc bộ cho phương
Bắc.v.v…Thế tại sao chúng ta không dám lên tiếng mà suốt ngày chỉ thích
ăn chơi đàm đúm, hí hú, lo làm giàu ? Rồi mai mốt, TQ đến chiếm hết đất
nước thì còn gì?
Yêu nước bị xem là "tội"
Theo nhà giáo Nguyễn Thượng Long từ Hà Tây thì có “một hiện thực đáng để mọi người suy ngẫm”, đó là dân tộc VN phải tiếp tục “sống trì trệ dưới bóng rợp ma quái của những thề nguyền thấm đẫm chất Liêu Trai”, như kiên trì học thuyết Mác Lê vốn bị cả thế giới văn minh vứt bỏ, hay phải kiên quyết giữ điều 4, phải kiên định với con đường CNXH, với con đường “Đi với TQ có thể mất nước, nhưng sẽ còn đảng” còn hơn là “Đi với Mỹ còn nước, nhưng sẽ mất đảng!”…Như vậy là, theo nhà giáo Nguyễn Thượng Long, lá bùa “16 chữ vàng” và “4 tốt dởm” tiếp tục bay vật vờ trên quê hương xứ sở của những con người mà đã từng thề rằng “Thà chết Vinh còn hơn sống Nhục!”, thà “Làm Quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng).
Từ Thanh Hoá, MS Nguyễn Trung Tôn không khỏi chua chát:
Bây giờ “đảng lãnh đạo”. Chắc có lẽ vì đảng lãnh đạo cho nên mới
đẩy người VN tới chỗ như vậy. Việc mà ăn chơi đàn đúm thì người ta bây
giờ xem không phải là tội, xem nó như là chuyện bình thường. Nghĩa là
những hành động tội lỗi thì người ta xem nó là bình thường. Còn những
người yêu nước, những hành động yêu nước của họ thì bị xem là tội. Đấy
là nghịch lý mà tôi nghĩ là do tư tưởng của ông Hồ để lại và đảng CS áp
dụng cho đến ngày hôm nay, khiến dẫn tới tình trạng không những tác hại
xã hội mà còn xâm nhập vào các tôn giáo nữa.
Vẫn theo MS Nguyễn Trung Tôn thì mặc dù đất nước VN nhỏ bé, nhưng đã
qua bao nhiêu ngàn năm lịch sử, Tổ Tiên chúng ta đã phải dầy công xây
dựng, đổ ra bao nhiêu máu xương để giành độc lập. Nếu Tổ Tiên chúng ta
không anh hùng, không kiên cường, thì chắc VN hiện giờ đã trở thành một
tỉnh của TQ từ lâu rồi. Tuy nhiên, hiên nay, vẫn theo MS Nguyễn Trung
Tôn:
Sau khi nắm quyền, đảng CSVN đã đem tất cả mọi thứ mà Tổ Tiên đã
gầy dựng nên để dâng cho TQ một cách vô điều kiện. Đó là điều mà tất cả
người dân Việt quan tâm đến đất nước, không ai có thể cầm lòng được,
không ai có thể không khóc trước tình trạng đó được. Ấy vậy mà giới lãnh
đạo VN, không biết lương tâm của họ ở đâu ? Lương tâm của họ để vào
tiền bạc, vào đèn xanh đèn mờ, vào chức vụ, địa vị gì mà họ không quan
tâm đến đất nước ? Cho nên lòng tôi rất là đau.
Có lẽ đây cũng là nỗi đau chung của những người dân Việt yêu nước.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-leader-conscience-tq-07112013154455.html
NGUYỄN TRUNG TÔN * LƯƠNG TÂM ĐẠO ĐỨC
Lương Tâm Đạo Đức Làm Người
Nguyễn Trung Tôn
Lương tâm đạo đức là
thứ vô hình không ai nhìn thấy bằng con mắt vật lý, nhưng chúng ta có
thể nhận ra nó thông qua sự mách bảo của trai tim mình, trước một hay
nhiều hành động của một con người hay một tập thể.
Một người nhìn thấy
sự bất công mà không lên tiếng phê bình kẻ ác bênh vực người thế cô
thì chúng ta đã có thể đánh giá lương tâm đạo đức của họ là một trong
trường hợp sau:
-Hèn nhát
-Mù lòa
-Điếc.
-Câm
-Hoặc chính người đó cũng là kẻ ác.
Thánh kinh chép:
18 Thần của Chúa ngự trên ta;
Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo;
19 Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha,
Kẻ mù được sáng,
Kẻ bị hà hiếp được tự do;
Và để đồn ra năm lành của Chúa. (Luca 4:18-19).
Khi nói tới vấn đề
đạo đức lương tâm người ta không ai dám phủ nhận những đóng góp to lớn
của các tôn giáo trong đời sống xã hội và văn minh nhân loại. Ấy vậy mà ở
Việt Nam mấy năm gần đây, đảng cộng sản rầm rộ tổ chức phong trào “ Học
tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Tôi không hiểu cái “ Tâm
gưng đạo đức” của nguời ra sao mà khi học nó thì xã hội càng ngày càng
đầy rẫy những chuyện bất công, chuyện bạo hành và bao nhiêu thứ tệ nạn
khác. Điều đáng nói là khi đã học thông tấm gương của người rồi thì vừa
qua chủ tịch nước Trương Tấn Sang ( Học trò của bác) đã 2 tay dâng Vịnh
Bắc Bộ cho Trung Quốc) Thông qua văn kiện hai bên cùng thăm dò khai thác
Dầu khí trên Vịnh Bắc Bộ… như vậy ông đúng là “ học trò giỏi” của bác
rồi! Không chỉ thế đảng cộng sản còn thẳng tay đàn áp bắt bớ những người
yêu nước. Chỉ mây ngày gần đây cả 2 tôn giáo có nguồn gốc tại Việt Nam
là Hòa Hảo Và Cao Đài đều bị tấn công tàn bạo, vì họ không chịu “cộng
sản hóa”.
Trước những hành
động; hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền cộng sản tôi không hiểu
sao chúng ta có thể vô cảm được đặc biệt là nhưng người “ Thiêng liêng”
trong các tôn giáo. Có phải quý vị đã đạt tới mức “Chết” cái liêm sỹ
của một con người hay là vì cái “Mặt Trận Tổ Quốc” của cộng sản đã dạy
cho quý vị “ Tấm gương đạo đức…” đến mức độ chịnh quý vị lại tiếp tay
cho cộng sản đàn áp đồng đạo của mình???
Trân trong và muốn thật hết lòng!Thanh Hóa ngày 6/7/2013
Ôi nhục nhả quá! Khi ai đó cư hùng hồn
rao giảng yêu thương nhưng chăng sống yêu thương chút nào, chỉ toàn mưu
mô toan tính cho cái lợi cá nhân chấp nhận ngậm miệng trước tội lỗi và
điều ác.
Đã
tới lúc các tôn giáo thuần túy tại Việt Nam và những ai còn cho rằng
mình là người có Đạo, có lương tâm đạo đức của người Việt Nam, phải biết
liên kết lại với nhau để dẹp tan cái “đạo đức” ngoại lai phi tôn giáo,
chống lại dân tộc và tàn ác với nhân dân, bảo vệ đức tin cũng chính là
bảo vệ tổ quốc thiêng liêng mà tổ tiên đã dầy công xây dựng. Người viết
bài này trước đây đã từng làm quản nhiệm một hội thánh Tin Lành, nhưng
do đấu tranh cho sự công bình mà bị bắt bỏ tù, bị nhưng người “ Thiêng
liêng” trong Đạo phê phán; “làm Mục sư mà lại làm chính tri”. Nên bản
thân thấy cần phải rút chân ra khỏi “gông cùm xiềng xích” giáo hội để
bước những bước tự do theo trai tim mach bảo. Tôi tin rằng mình đã làm
đúng và sẽ góp phần để đánh thức lương tâm của một số người nào đó còn
ngủ mê trong chủ nghĩa vô thân hay hèn nhát trước bất công hoặc mù lòa
câm điếc trước điều ác , góp phần xây dưng và bảo vệ một đất nước Việt
Nam công bằng dân chủ văn minh và toàn vẹn lãnh thổ.
Trân trong và muốn thật hết lòng!
Thanh Hóa ngày 6/7/2013
Nguyễn Trung Tôn
Chuyển Hóa
Chuyển Hóa
Wednesday, July 10, 2013
LÊ XUÂN NHUẬN * "LIỆT SĨ" HUỲNH THỊ HIỀN
"LIỆT SĨ" HUỲNH THỊ HIỀN
KHI xe chúng tôi chạy ngang qua
Quận Hoài-Nhơn (Tỉnh Bình-Định) thì tôi nhìn thấy trong số
khẩu-hiệu giăng ngang qua đường cũng như treo trước các loại trụ-sở có một
khẩu-hiệu:
Tinh thần bất khuất của liệt sĩ Huỳnh Thị Hiền bất
diệt!
Quả đúng người con-gái ấy là cán-bộ cộng-sản thật.
Cái tên của thị gợi tôi nhớ lại câu chuyện ngày xưa.
*
HUỲNH Thị Hiền là dân Bồng-Sơn, Quận-lỵ của Quận Hoài-Nhơn,
Tỉnh Bình-Ðịnh.
Việt-Cộng hoạt-động rất mạnh ở miền quê của nhiều Quận
thuộc vùng ấy; và đã có cán-bộ xâm-nhập vào, cũng như đảng-viên và cơ-sở nằm
vùng tại nội-thành.
Hiền là một trong số các phần-tử Việt-Cộng nói trên bị
Cảnh-Sát Ðặc-Biệt phát-hiện, bắt giam để điều-tra.
Nhân-viên Ðặc-Cảnh Quận Hoài-Nhơn phụ-trách hỏi cung Hiền
đã quá tay khiến thị từ-trần.
Xác thị được đưa vào bệnh-xá Quận sở-tại để bác-sĩ
khám-nghiệm lập y-chứng-thư.
Ðúng theo nguyên-tắc, Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Tỉnh liền phái
viên-chức Cảnh-Sát Tư-Pháp đến nơi lập biên-bản để chuyển trình hồ-sơ nội-vụ qua
Toà Án Sơ-Thẩm hữu-quyền để tùy nơi đây xét xử các nhân-viên liên-quan; trong
lúc đó các nhân-viên liên-quan đã được rút ra khỏi Quận đưa về chờ lệnh tại Bộ
Chỉ-Huy Tỉnh.
NHƯNG, vì Huỳnh Thị Hiền là một Phật-Tử - Phật-Tử dưới chế-độ tự-do của Việt-Nam Cộng-Hòa
- nên một tình-trạng bất-thường đã diễn ra.
Quận-Trưởng Quận Hoài-Nhơn đã hứa sẽ thỏa-mãn các yêu-sách
của phe “tranh-đấu”, nhưng họ không chịu, đòi được trực-diện với các cấp cao
hơn.
Ở cấp Tỉnh, họ cũng nhân vụ này gây áp-lực với Chính-Quyền,
nhất là với Tỉnh-Trưởng, tại Thị-Xã Quy-Nhơn.
*
HỒI đó, tôi nghe nhiều người kể
chuyện với lòng mến-phục đối với viên đại-tá Tỉnh-Trưởng sở-tại, nhờ ông đã
giải-quyết ổn-thỏa một cuộc xuống đường của cả Phật-Tử lẫn các thành-phần
dân-chúng khác, trong vụ một quân-nhân Hoa-Kỳ không biết vì lý-do gì đã nổ súng
bắn chết một em bé Việt-Nam trên đường phố Quy-Nhơn.
Những người cầm đầu cuộc biểu-tình đã hướng-dẫn và
hậu-thuẫn cho thân-phụ của em bé xấu số cứ giữ xác chết của con giữa đường, dưới
ánh nắng hè gắt-gay, không chịu tự mình hoặc để cho bất-cứ ai mang đi, dù đến
bệnh-viện hay là về nhà, để kéo dài tình-trạng khẩn-trương hầu gây căng-thẳng
trong mối quan-hệ giữa người mình với người lính Ðồng-Minh.
Viên đại-tá Tỉnh-Trưởng đã dẫn viên đại-tá cố-vấn Hoa-Kỳ
của mình cùng đi với mình.
Ðến nơi, viên đại-diện Chính-Quyền Việt-Nam vừa nhảy xuống
xe, vừa chạy nhanh đến, vừa la lớn lên với giọng nghẹn-ngào:
- Ðâu rồi, đâu rồi? cháu tôi đâu rồi?
Rồi không đợi ai có phản-ứng gì, ông đã ngồi thụp xuống
đất, dang hai tay ra ôm lấy xác chết của em bé mà hôn, và phân-bua với mọi
người:
- Trời ơi, tôi cũng có một cháu bé ở nhà, cũng lứa tuổi
này, cũng dễ thương như thế này; nếu cháu mà bị người ta giết chết oan-ức thế
này thì tôi làm sao mà sống nổi đây!
Xong ông quay
lại hỏi người đang níu cái xác trong tay:
- Bác là gì của cháu đây?
- Tôi là cha nó.
Thế là viên Tỉnh-Trưởng đưa một bàn tay ra nắm lấy cánh tay
của người đàn ông:
- Bác ơi, tôi thương cháu vô cùng, cho nên tôi thông-cảm
với bác vô cùng về nỗi mất-mát lớn-lao này.
Và tôi đã bắt ông đại-tá Mỹ Cố-Vấn của Tỉnh cùng đến đây với tôi, để bác
bắt ông ấy nhận chịu trách-nhiệm về cái chết của cháu, và để bác bắt ông ấy phải
làm sáng tỏ vụ này. Ðây, ông đại-tá Mỹ
đây.
Người cha của em bé quay lại theo hướng mắt nhìn của viên
Tỉnh-Trưởng thì thấy viên đại-tá Mỹ cũng đang ngồi bên cạnh mình.
Người Mỹ ấy nói, với giọng thành-khẩn, qua thông-dịch-viên,
là rất hối tiếc về việc đã lỡ xảy ra, xin chia buồn với tất cả gia-đình em bé,
xin bồi-thường cho song-thân nạn-nhân, đồng-thời hứa chắc là sẽ bắt đưa thủ-phạm
ra trước pháp-luật để nghiêm-trị kẻ đã gây nên tai-nạn đau lòng này.
Viên Tỉnh-Trưởng nói dồn vào:
- Ðấy, phía Hoa-Kỳ họ đã biết-điều như thế đấy, họ có bao
che gì cho cấp dưới đâu mà lo. Phần tôi,
tôi phải bảo-vệ đồng-bào mình chứ. Tôi
sẽ đích-thân theo dõi vụ này cho bác và gia-đình.
Tiếp theo, viên Tỉnh-Trưởng rút bớt một tay ra, lấy
khăn-tay lau mồ-hôi trên trán và nước mắt trên má cho người cha của em bé, rồi
lau cả mồ-hôi trên mặt và tay của chính mình, đồng-thời ngước mắt nhìn trời, lắc
đầu mà nói thêm:
- Trời nóng như thiêu như đốt thế này, chúng ta không thể
để cho cháu cứ tiếp-tục dang nắng mãi hoài, tội-nghiệp cho linh-hồn cháu; chúng
ta phải đưa cháu vào chỗ im, đưa đến bệnh-viện hay về nhà bác là tùy ý bác,
nhưng điều trước hết là phải lo cho cháu được mát-mẻ cái hình-hài...
Viên Tỉnh-Trưởng vừa nói vừa đứng dậy, ôm trọn xác chết của
em bé trong tay mình, chủ-động kéo người cha của em bé cùng rảo bước theo, tiến
đến và leo lên chiếc xe cứu-thương vốn đã đợi sẵn bên đường.
Xe cứu-thương mở máy, rú còi, chở các nhân-vật chủ-chốt
trong cuộc rời khỏi hiện-trường.
Và đám biểu-tình tự-nhiên giải-tán vì không còn có chuyện
gì để xúm tụm với nhau giữa đường...
*
THẾ nhưng, trong vụ Huỳnh Thị
Hiền này, hẳn là không biết cách nào khác hơn, nên chính viên Tỉnh-Trưởng ấy đã
nhờ cấp Vùng và Trung-Ương lo giùm.
Trung-Tướng Tư-Lệnh Vùng II
Chiến-Thuật ủy cho Bộ Chỉ-Huy CSQG Vùng II giải-quyết vụ này.
*
GIÁO-HỘI Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất địa-phương đỡ đầu
cho các tổ-chức Thanh-Niên, Sinh-Viên & Học-Sinh, Gia-Ðình Phật-Tử, và các
Khuôn-Hội gần+xa, xuống đường tranh-đấu bằng cách không cho khâm-liệm thi-hài
nạn-nhân, thiết-lập bàn thờ ngay tại nhà-xác, bố-trí nam+nữ Phật-Tử túc-trực và
tuyệt-thực tại nhà-xác và nằm phục-tang trên đường từ đó đến Quận-Ðường và
trụ-sở Chi-Khu.
Họ giăng treo biểu-ngữ & bích-chương từ nhà-xác ra khắp
các nẻo đường trong Quận và xuống đến một số Làng+Thôn xung quanh, dùng loa
phóng-thanh liên-tục "tố-cáo tội ác" của cơ-quan an-ninh Chính-Quyền Việt-Nam
Cộng-Hòa, đòi hỏi các cấp cao hơn phải đứng ra nhận trách-nhiệm và phải
trừng-trị tối-đa những kẻ phạm tội, bồi-thường thỏa-đáng cho gia-đình nạn-nhân,
v.v...
Cuộc xuống đường đã gây nên cản-trở không những cho sự
lưu-thông của các giới dân thường mà còn cho cả hoạt-động cuả các cơ-quan
Chính-quyền cũng như cho các cuộc hành-quân của Chi-Khu. Riêng với Cảnh-Sát Quốc-Gia, họ đã bao vây
trụ-sở Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Quận, không cho một nhân-viên nào ra ngoài.
*
TÔI thấy một số Tỉnh-Trưởng & Thị-Trưởng quá sợ các
giáo-hội và các chính-đảng.
Trong vụ Phật-Giáo này ở Bồng-Sơn, Chính-Quyền Tỉnh cũng có
thái-độ giống như trong vụ Cao-Ðài trước đó ở Tuy-Hoà (Tỉnh Phú-Yên).
TÔI cùng với Đại-Tá Cao Xuân
Hồng, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng II, đáp
phi-cơ Air America xuống sân bay Quy-Nhơn thì được viên Phó Tỉnh-Trưởng
Tỉnh Bình-Ðịnh, đại-diện Tỉnh-Trưởng, và Thiếu-Tá Phan Quang Nghiệp, Chánh Sở
Ðặc-Cảnh Tỉnh sở-tại, đón và dẫn đến một chiếc phi-cơ trực-thăng của Tiểu-Khu
sở-tại mà đại-tá Tỉnh-Trưởng đã dành sẵn cho Phái-Ðoàn chúng tôi sử-dụng trong
ngày.
Thế là chúng tôi bay tiếp đến Quận Hoài-Nhơn ngay.
Hẳn đã biết trước thế nào cũng có Phái-Ðoàn đến đây nên phe
biểu-tình đã giăng biểu-ngữ ngay tại sân bay.
Viên Phó Quận-Trưởng, đại-diện Chính-Quyền Quận sở-tại, đón
và mời chúng tôi lên một chiếc xe Jeep, và đi trước dẫn đường cho chúng tôi đến
thẳng bệnh-xá là trung-tâm của cuộc phản-kháng kéo dài đã mấy ngày.
Ðám đông Phật-Tử đứng+ngồi giữa đường, hẳn đã biết tin có
chúng tôi đến nên dãn ra hai bên đường, mắt nhìn gườm-gườm và tay dợm-dợm
gậy-gộc, tạo thành hàng rào chờ đón chúng tôi, nhưng như chờ đón sứ-giả của kẻ
tử-thù.
Viên Phó Quận-Trưởng nhìn vào số người có mặt bên trong
nhà-xác, đúng hơn là một căn phòng nhỏ hẹp, nói lớn:
- Ðây là các vị lãnh-đạo Cảnh-Lực Vùng II từ Nha-Trang
ra, bà-con thân-nhân của cô Hiền có thỉnh-nguyện gì thì cứ trực-tiếp đạo-đạt lên
với họ, Ðịa-Phương chúng tôi đã làm hết nhiệm-vụ rồi.
*
CHÚNG tôi tiến vào bên trong.
Mọi người lặng yên.
Giữa phòng là một quan-tài đã đậy nắp xong.
Tuy làm ra vẻ không chú ý nhiều nhưng chúng tôi vẫn liếc
nhìn thật kỹ để thấy rõ là họ đã tẩm-liệm thi-hài ấy rồi. Chắc họ nhượng-bộ bước này vì xác đã bắt đầu
bốc mùi.
Phiá trong là một bàn thờ, tầng trên là tượng Ðức Phật và
ảnh Ðức Quán-Thế-Âm, tầng dưới là bàn thờ của nạn-nhân.
Chúng tôi rất đỗi sửng-sốt đến lặng cả người khi thấy bức
ảnh phóng lớn chụp rõ chân-dung của người con gái đang nằm ngửa mặt, không biết
trên giường trong phòng tạm-giam, hay tại bệnh-xá, hay trong nhà-xác, chỉ thấy
cả một khối lớn chất bọt xà-phòng lẫn với nước miếng, nước đờm đùn lên thành một
bong-bóng che thấu nửa trán, lấp mũi, hai bên má, cằm, và xuống dưới cổ
cô-ta.
Chắc là chết rồi mà còn sủi ra.
Nhìn bức ảnh này, ai mà không thấy thương xót cho người
trong ảnh, đồng-thời căm-tức kẻ đã khảo-tra cô-ta.
Chừng thấy chúng tôi quả đã xúc-động trước bức ảnh ấy,
nhiều người liền oà lên khóc vật-vã quanh nắp quan-tài.
Rồi có một tiếng hô lớn: “Ðả-đảo ác-ôn giết hại dân
lành!” Và tiếng đám đông hô theo “Ðả-đảo!”
Rồi nhiều khẩu-hiệu khác nữa, giọng đầy phẫn-nộ,
căm-thù. Không-khí sôi sục hẳn lên.
ÐẠI-TÁ Hồng chưa biết xử-trí ra sao thì tôi đã nghĩ đến
việc đánh vào tâm-lý đồng-thông tín-ngưỡng của họ, lặng-lẽ tiến đến bàn thờ, rút
lấy mười hai cây nhang, châm vào ngọn nến thắp lên, đưa cho đại-tá Hồng sáu cây,
rồi đưa tay ra hiệu cho mọi người chú ý, nói lớn cho mọi người đều nghe:
- Mời đại-tá đại-diện Vùng II dâng hương trước bàn thờ
Phật.
Đại-Tá Hồng làm theo tôi, đưa nhang lên trán, lâm-râm
cầu-nguyện, vái ba vái dài, xong cắm một nửa lên bàn thờ Ðức Thích-Ca.
Mọi người tự-nhiên im lặng và đều hướng về bàn thờ,
quan-sát hành-động của chúng tôi.
Xong tôi nói nhỏ với Đại-Tá Hồng, và kéo ông ra phía trước
quan-tài:
- Mình hãy đứng trước áo-quan mà vái, đại-tá cầu-nguyện
vài lời để chinh-phục thiện-cảm của mọi người, xong sẽ nói chuyện với cha+mẹ của
cô ta.
Và khi chúng tôi đã đứng trước hòm, tôi nói lớn: “Chúng
tôi đã lễ Phật xong, bây giờ chúng tôi thắp nhang cho cô Huỳnh Thị Hiền”,
rồi nói với mấy thiếu-niên chít khăn tang, áng chừng là em của cô-ta:
- Thôi, các cháu khỏi phải lạy trả!
Tôi thấy mấy em nhìn nhau, rồi nhìn mấy người lớn tuổi, và
mấy người này nhìn qua một ông có vẻ là vai bác trong Khuôn-Hội hay Quận
Giáo-Hội, nhưng không thấy họ nói gì.
Chúng tôi đưa nhang lên cao.
Ðại-tá Hồng nói lớn, đại-ý chúng tôi là cấp chỉ-huy
Cảnh-Sát Quốc-Gia và Cảnh-Sát Ðặc-Biệt tại Vùng, đại-diện Trung-Ương, và
nhân-danh Vùng, đến đây đáp-ứng nguyện-vọng của đồng-bào. Nhưng việc trước hết là chúng tôi xin nghiêng
mình trước linh-cữu của người đã khuất, xin hứa với vong-hồn cô Huỳnh Thị Hiền
là chúng tôi sẽ đưa những ai có hành-động sai+trái ra trước pháp-luật, và xin
cầu-nguyện cho hương-linh của cô sớm được tiêu-diêu nơi miền cực-lạc...
Chúng tôi vái dài mấy cái thì thấy các em thiếu-niên, rồi
cả một số người lớn, vái trả chúng tôi.
Tôi liếc qua Đại-Tá Hồng thì ông cũng liếc qua tôi, thấy
được thuận-lợi rõ-ràng.
Lên cắm nhang vào lư hương của cô-ta xong, tôi hỏi ai là
song-thân của cô Hiền, xin mời tiếp chuyện với đại-tá Vùng.
Ðứng trước bàn thờ và cạnh quan-tài, người cha cùng với một
số thân-nhân cũng như đạo-hữu của cô-ta, lúc này đối-đáp có vẻ hòa-dịu hơn, mặc
dù lời-lẽ đứt quãng vì những cơn nấc, nước mắt nước mũi đầm-đìa.
Ðại-tá Hồng ngỏ lời chia buồn với tang-gia, nhắc lại các
lời đã hứa, và rút trong túi áo ra một phong bì dày, đặt lên bàn thờ, nói là để
góp một phần nhang khói cho cô-ta, xong tỏ ý tiếc là phải về ngay nên không dự
được đám tang.
Tôi liền hỏi tiếp tang-lễ cử-hành vào ngày+giờ nào.
Họ tính với nhau và nói hẳn ngày và giờ đưa ma.
*
THẾ là chúng tôi đã đạt
kết-quả.
Chôn cất tức là chấm dứt triển-lãm bức hình oan-nghiệt; và
ngay liền đây, khi đã biết chắc là sẽ chôn cất thì còn tụ tập biểu-tình làm
gì.
Trật-tự đương-nhiên sẽ được vãn-hồi.
Trên đường trở ra sân bay, chúng tôi không còn bắt gặp ánh
mắt đầy ác-cảm như trước đó của đám đông đã bắt đầu tản-mác dần.
SƠN DUÂN * CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG
Cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu
13/04/2013 09:48(TNO) Mỹ đang lao vào một cuộc chạy đua khốc liệt với Trung Quốc và Nga nhằm chế tạo các vũ khí hủy diệt ảo có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của các quốc gia khác.
>> Chiến tranh mạng: Cuộc chiến không khói súng>> Chiến tranh mạng - Kỳ 2: Chiến trường không biên giới
Cuộc đua tam mã
Theo ông Scott Borg, Giám đốc điều hành tổ chức U.S. Cyber Consequences Unit, một tổ chức phi lợi nhuận cố vấn cho chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp về an ninh mạng, ba quốc gia kể trên đã xây dựng kho vũ khí tinh vi gồm virus, sâu, trojan và các công cụ khác nhằm bảo đảm vị thế trên không gian mạng.
Xếp dưới ba nước này là bốn đồng minh của Mỹ: Anh, Đức, Israel và Đài Loan, theo ông Borg.
Tuy nhiên, Iran cũng được đánh giá là đã sử dụng các cuộc tấn công vào chương trình hạt nhân của họ nhằm củng cố năng lực tấn công và hiện phát triển đạo quân mạng riêng của mình.
Chuyên gia Borg đưa ra các đánh giá về tình hình năng lực chiến tranh mạng trong một cuộc phỏng vấn với NBC News sau khi hãng bảo mật Mỹ Mandiant cáo buộc Đơn vị 61398 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công mạng nhắm vào Mỹ hồi tháng 2.
Các quan chức Mỹ hiếm khi đề cập đến năng lực tấn công khi bàn về chiến tranh mạng, mặc dù có một số tiết lộ riêng với NBC News rằng Mỹ có thể đánh sập mạng lưới điện của một quốc gia nhỏ hơn, như Iran, nếu muốn.
Ông Borg tán đồng với nhận xét này, nói rằng các chiến binh mạng của Mỹ thuộc Cục An ninh Quốc gia rất cừ khôi và có năng lực đáng gờm.
“Stuxnet và Flame (các virus sử dụng tấn công và thu thập thông tin về chương trình hạt nhân Iran) chứng tỏ điều đó. Mỹ có thể đánh sập phần lớn cơ sở hạ tầng của các kẻ địch tiềm tàng tương đối nhanh”, ông Borg nói.
Voldemort của thế giới mạng
Ảnh minh họa: Reuters |
“Nga thành thạo nhất về gián điệp và hoạt động quân sự. Đó là thứ họ
tập trung lâu nay. Trung Quốc đang tìm kiếm các thông tin thương mại và
công nghệ quan trọng. Trọng tâm của Trung Quốc là đánh cắp công nghệ.
Những thứ này hoàn toàn khác nhau. Bạn sử dụng các công cụ khác cho cơ
sở hạ tầng quan trọng so với gián điệp quân sự và khác với đánh cắp công
nghệ”, ông Borg nói.
Mục tiêu của mỗi nước phù hợp với thế mạnh của họ. “Người Nga tiến bộ
về kỹ thuật. Trung Quốc có số lượng lớn nhân lực phục vụ cho nỗ lực,
lớn hơn nhiều. Họ không có nhiều sáng kiến và sáng tạo như Mỹ và Nga.
Nhưng Trung Quốc có số lượng lớn nhất”.
Ông Borg nói đội quân được điểm mặt chỉ tên trong báo cáo của
Mandiant, Đơn vị 61398, có thể là một trong những nhóm quan trọng của
Trung Quốc song không nhất thiết là nhóm quan trọng nhất.
“Họ có ít nhất hai chục nhóm tiến hành các hoạt động tấn công nhắm
vào Mỹ. Họ giẫm chân lên nhau nhưng tất cả đều hoạt động dưới sự chuẩn
thuận ngầm của chính phủ Trung Quốc”, ông nói.
Những nỗ lực tấn công của Trung Quốc rộng lớn đến nỗi các quan chức
cao cấp nhất của họ “gần như chắc chắn không biết tất cả các nhóm đang
làm gì”, hoặc hậu quả của nó. Do đó, họ đã một phen bối rối trước các
cáo buộc của hãng Mandiant.
Trái với Nga, các đội quân mạng của Trung Quốc chủ quan một cách ngạo mạn trong việc che giấu tung tích và dễ bị phanh phui.
Dù Mỹ có thể đáp trả các cuộc tấn công từ Trung Quốc và Nga bằng cách
đánh sập mạng lưới điện của “bất kỳ kẻ địch nào” và gây ra những thiệt
hại vật chất quan trọng, có nhiều yếu tố khiến họ chùn tay.
Trước hết, là một quốc gia phụ thuộc vào kết nối mạng nhất thế giới,
Mỹ ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Và bản chất "dễ công, khó
thủ" của chiến tranh mạng đặt Mỹ vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Ngoài ra, việc phát hiện nguồn gốc tấn công cũng không dễ dàng bởi
các cuộc tấn công không dễ theo dõi như tên lửa. Do vậy, nguyên lý chiến
lược chủ đạo của Chiến tranh Lạnh MAD (Mutually Assured Destruction -
Đảm bảo hủy diệt lẫn nhau) sẽ khó áp dụng với chiến tranh mạng.
Ví dụ, các quan chức Mỹ có thể nghĩ vụ tấn công được người Trung Quốc
tiến hành trong khi nó thật sự là tác phẩm của người Nga hoặc một cường
quốc mới nổi trong thế giới ảo, như Iran. Hơn nữa, nếu như nguồn lực
chiến tranh hạt nhân thường chỉ nằm trong tay chính phủ của những siêu
cường, thì trong thế giới mạng, bất kỳ ai cũng có thể là kẻ trong cuộc.
Đó là lý do tại sao thông tin tình báo thường đóng vai trò quan trọng
trong một cuộc khủng hoảng mạng hơn việc điều tra, vốn mất nhiều thời
gian và không tin cậy bằng.
Và từ góc độ địa chính trị,
Mỹ cũng sẽ không muốn gây hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc lẫn
Nga. Trong nhiều năm trời, Washington đã xem Trung Quốc như là một
Voldemort của thế giới mạng, một kẻ địch mà “ai cũng biết là ai đấy”
song từ chối gọi đích danh, bởi những ràng buộc về kinh tế và ngoại
giao.
Tuy nhiên, chính sách này dường như đã thay đổi trong những tuần qua,
điển hình là bản báo cáo của hãng Mandiant đã chỉ thẳng mặt quân đội
Trung Quốc.
Dấu hiệu thay đổi rõ ràng nhất xảy ra vào ngày 11.3, trong một bài diễn văn của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Tom Donilon, theo tờ Wall Street Journal.
Ông Donilon đã lên án những vụ thâm nhập mạng bắt nguồn từ Trung Quốc
trên quy mô lớn chưa từng thấy” và tuyên bố “cộng đồng quốc tế không thể
dung thứ cho một hành động như thế từ bất kỳ quốc gia nào”.
Những cường quốc mới nổi
Nước Mỹ bắt đầu phát triển năng lực tấn công mạng
cách đây 20 năm khi một số bộ óc chiến lược tại Trường Hải quân cao cấp
bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của nó. Ngày nay, Mỹ đã sở hữu các phương
tiện tinh vi để đáp trả và bảo vệ bản thân. Song, nhiều quốc gia lại
không có được tiềm lực như thế.
Chẳng hạn, các trang mạng của chính phủ Georgia đã nhanh chóng bị
đánh sập khi xe tăng của Nga tiến vào Ossetia vào tháng 8.2008.
Cuộc tấn công mạng nhắm vào Estonia và Georgia cảnh tỉnh nhiều nước
và trong một khía cạnh khác của chiến tranh mạng, Georgia, Estonia và
Lithuania sau đó đã thành lập một liên minh ảo để tự bảo vệ tốt hơn
trước các cuộc tấn công trong tương lai.
Tương tự, Iran cũng thấm đòn vì vụ tấn công chương trình hạt nhân.
Tehran mới vừa thông báo quyết định thành lập đạo quân mạng và khẳng
định có từ 4.000 đến 5.000 nhân viên tham gia vào các hoạt động phòng
thủ và tấn công.
“Iran đã phát triển năng lực nghiêm túc. Họ phóng đại năng lực hiện tại song đang nỗ lực hướng tới tương lai”, ông Borg nói.
Đây là điều đặc biệt gây phiền toái bởi nguy cơ các quốc gia nhỏ phát
động chiến tranh mạng là cao hơn so với các cường quốc mạng.
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un (áo đen) thị sát các thiết bị điện tử tại một đơn vị quân đội - Ảnh: Reuters/KCNA |
Ông Borg cho biết có những tường thuật gợi ý Iran đứng sau vụ tấn
công mạng nghiêm trọng nhắm vào mạng máy tính của hãng dầu khí quốc
doanh của Ả Rập Xê Út Saudi Aramco vào tháng 8 năm ngoái, vốn vô hiệu
hóa hơn 30.000 máy tính dùng để kiểm soát dòng chảy dầu của Riyadh. Bộ
Nội vụ Ả Rập Xê Út đã quy trách nhiệm tấn công cho “các quốc gia nước
ngoài”.
Mới đây nhất, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cũng
xếp Iran ngang hàng với Nga và Trung Quốc khi cảnh báo về mối đe dọa tấn
công mạng.
Ông Rogers nói với Fox News hôm 10.4: “Người Trung Quốc chắc
chắc ở trên máy tính của bạn, người Nga chắc chắn ở trên máy tính cá
nhân của bạn và người Iran đã ở đó”.
Một đất nước không thể không kể đến, đặc biệt trong lúc này, là
CHDCND Triều Tiên. Các cuộc tấn công mạng nhắm vào các đài truyền hình
và ngân hàng Hàn Quốc mới đây là một minh chứng.
Hàn Quốc và Mỹ tin rằng CHDCND Triều Tiên có hàng ngàn chiến binh
mạng được đào tạo nhằm tiến hành chiến tranh mạng, và năng lực của họ
không thua kém những đồng nghiệp ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Các sinh viên CHDCND Triều Tiên được tuyển vào các trường khoa học hàng đầu để trở thành “chiến binh mạng”,
theo ông Kim Heung-kwang, người từng đạo tạo các tin tặc tương lai tại
một trường đại học ở thành phố Hamhung trong hai thập kỷ trước khi đào
tẩu vào năm 2003. Ông Kim nói các tin tặc tương lai của CHDCND Triều
Tiên cũng được gửi đi du học tại Trung Quốc và Nga.
Chiến tranh mạng rất lý tưởng với CHDCND Triều Tiên bởi nó có thể
được thực hiện một cách nặc danh, có chi phí thấp và tốn ít thời gian
hơn phát triển vũ khí hạt nhân hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.
Theo nhiều người, có một cuộc chiến tranh đã thực sự diễn ra trên bán đảo Triều Tiên vào lúc này, đó là chiến tranh mạng.
Ông Jarno Limnell, giám đốc an ninh mạng của tập đoàn Stonesoft ở Phần Lan, nói với tờ Huffington Post
rằng hiện có “một cuộc chạy đua vũ trang mạng” trên bán đảo Triều Tiên
và đây là một mặt trận mới mẻ và nguy hiểm cho cả hai nước.
“Các hành động trong thế giới mạng dễ dàng leo thang thành chiến
tranh hoặc đe dọa chiến tranh, như tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã
thể hiện”, ông Limnell nói.
NGUYỄN THIÊN -THỤ * PHẬT GIÁO CANADA
PHẬT GIÁO CANADA
NGUYỄN THIÊN -THỤ
Canada ( Gia Nã Đại), là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Năm 1867, thông qua một liên minh với ba thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ, Canada được thành lập như là một lãnh thổ tự trị gồm bốn tỉnh. Điều này đã bắt đầu dẫn đến việc sáp nhập các tỉnh và vùng lãnh thổ và một quá trình đòi quyền tự chủ ngày càng tăng từ Vương quốc Anh. Quyền tự chủ mở rộng được nhấn mạnh trong Quy chế Westminster năm 1931 và đạt đến đỉnh điểm trong Đạo luật Canada năm 1982, đạo luật đã chấm dứt sự phụ thuộc về pháp luật của Canada với nghị viện Anh.
Là một liên bang gồm mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ, Canada là một quốc gia có nền dân chủ nghị viện và chế độ quân chủ lập hiến với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Dân số Canada năm 2005 được ước lượng vào khoảng 32 triệu người. Theo khảo sát năm 2011, có 67% người dân Canada theo Kitô giáo. Trong đó có 1/3 là Công giáo Rôma, còn lại là các giáo phái Tin Lành khác.Theo điều tra dân số của Canada năm 2001, đã có 579.740 người Hồi giáo ở Canada, chỉ dưới 2% dân số. Theo điều tra dân số năm 2001 của Canada, có 297.200 tín đồ Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, Hiệp hội tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu Canada ước tính dân số Ấn Độ giáo đã tăng lên 372.500 vào năm 2006, hoặc chỉ dưới 1,2% dân số của Canada
Phật giáo là một cộng đồng nhỏ hiện đang phát triển nhanh chóng ở
Canada. Tính đến số 2001, có 300.346 người Canada xác định tôn giáo của
họ là Phật giáo (khoảng 1% dân số).
Phật giáo đã được thực hành ở Canada trong hơn một thế kỷ và trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể về số lượng Phật tử. Phật giáo hiện nay ở Canada chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn Phật giáo quốc tế như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Phật giáo đến Canada với sự xuất hiện của người lao động Trung Quốc tại các vùng lãnh thổ trong thế kỷ 19. Phật giáo Nhật Bản do sự nhập cư của người Nhật Bản trong thời gian cuối thế kỷ 19. Các ngôi chùa Phật giáo Nhật Bản đầu tiên ở Canada được xây dựng ở Vancouver vào năm 1905. Theo thời gian, người Nhật đã thành lập tổ chức Phật giáo Jodo Shinshu và là tổ chức Phật giáo lớn nhất ở Canada hiện nay Năm 1951, Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn Độ, rồi đi viếng Hoa Kỳ, Canada, Pháp Úc cho nên Phật giáo có ảnh hưởng mạnh. Hiện nay một số người Canada gốc Tây phương gia nhập Phật giáo như (Namgyal Rinpoche, Glenn H. Mullin, and Richard Barron. Năm 1975, chiến tranh Việt Nam kết thuc, Mỹ rút lui khỏi VIệt Nam, đã khiến một số dân Việt Nam, Lào, Cambodge bỏ nước mà đi. Một số định cư tại Canada, họ lập chùa chiền để thờ Phật. Ngày nay tại Canada có khoảng 500 chùa Phật giáo.
Canada là một quốc gia của nhiều sắc dân cho nên có nhiều người Phật giáo từ các nước đến sinh sống và lập chùa chiến. Ta thấy có những sắc thái nổi bật trong kiến trúc chùa chiền tại Canada. Đó là sắc thái Nhật bản, săc thái Trung Quốc, sắc thái Tây Tạng , sắc Thái Thái Lan, và sắc thái Việt Nam. Phần nhiều Phật tử là dân nhập cư, nghèo cho nên họ đã mua lại các nhà tư nhân, các nhà thờ Thiên chúa giáo mà sửa sang lại thành chùa chiền. Tuy vậy, cũng có những nơi xây dựng chùa chiền to lớn, rộng rãi. Riêng Phật giáo Nhật bản, tại Canada cũng như tại Úc, châu Phi, họ lập nhiều chùa Phật giáo to lớn, nhưng cũng lập các trung tâm nhỏ tại các công ty, cửa hàng rất đơn giản. Bàn thờ Phật ở trên một cái kệ, trong một góc, ngoài có cửa đóng. Lúc sinh hoạt thì mở cửa, còn bình thường thì đóng lại như những căn phòng đóng cửa, hoặc bình thường lại là một văn phòng, một cửa hàng như mọi văn phòng và cửa hàng khác. Phương thức này đơn giản, ít tốn kém. Đặc tính kiến trúc Phật giáo Canada cũng là đặc tính chung của các chùa Phật giáo ngoài Á châu.
Phật giáo đã được thực hành ở Canada trong hơn một thế kỷ và trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể về số lượng Phật tử. Phật giáo hiện nay ở Canada chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn Phật giáo quốc tế như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Phật giáo đến Canada với sự xuất hiện của người lao động Trung Quốc tại các vùng lãnh thổ trong thế kỷ 19. Phật giáo Nhật Bản do sự nhập cư của người Nhật Bản trong thời gian cuối thế kỷ 19. Các ngôi chùa Phật giáo Nhật Bản đầu tiên ở Canada được xây dựng ở Vancouver vào năm 1905. Theo thời gian, người Nhật đã thành lập tổ chức Phật giáo Jodo Shinshu và là tổ chức Phật giáo lớn nhất ở Canada hiện nay Năm 1951, Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn Độ, rồi đi viếng Hoa Kỳ, Canada, Pháp Úc cho nên Phật giáo có ảnh hưởng mạnh. Hiện nay một số người Canada gốc Tây phương gia nhập Phật giáo như (Namgyal Rinpoche, Glenn H. Mullin, and Richard Barron. Năm 1975, chiến tranh Việt Nam kết thuc, Mỹ rút lui khỏi VIệt Nam, đã khiến một số dân Việt Nam, Lào, Cambodge bỏ nước mà đi. Một số định cư tại Canada, họ lập chùa chiền để thờ Phật. Ngày nay tại Canada có khoảng 500 chùa Phật giáo.
Canada là một quốc gia của nhiều sắc dân cho nên có nhiều người Phật giáo từ các nước đến sinh sống và lập chùa chiến. Ta thấy có những sắc thái nổi bật trong kiến trúc chùa chiền tại Canada. Đó là sắc thái Nhật bản, săc thái Trung Quốc, sắc thái Tây Tạng , sắc Thái Thái Lan, và sắc thái Việt Nam. Phần nhiều Phật tử là dân nhập cư, nghèo cho nên họ đã mua lại các nhà tư nhân, các nhà thờ Thiên chúa giáo mà sửa sang lại thành chùa chiền. Tuy vậy, cũng có những nơi xây dựng chùa chiền to lớn, rộng rãi. Riêng Phật giáo Nhật bản, tại Canada cũng như tại Úc, châu Phi, họ lập nhiều chùa Phật giáo to lớn, nhưng cũng lập các trung tâm nhỏ tại các công ty, cửa hàng rất đơn giản. Bàn thờ Phật ở trên một cái kệ, trong một góc, ngoài có cửa đóng. Lúc sinh hoạt thì mở cửa, còn bình thường thì đóng lại như những căn phòng đóng cửa, hoặc bình thường lại là một văn phòng, một cửa hàng như mọi văn phòng và cửa hàng khác. Phương thức này đơn giản, ít tốn kém. Đặc tính kiến trúc Phật giáo Canada cũng là đặc tính chung của các chùa Phật giáo ngoài Á châu.
Sau đây là một số chùa chiền tiêu biểu ở Canada:
1. CHÙA QUỐC TẾ PHẬT GIÁO (International Buddhist Temple)
Chùa này cũng có tên là Quan Âm tự 觀音寺 ở Richmond, British Columbia, Canada. Đó là chuà cuả người Trung Quốc, thuộc Hội Phật giáo quốc tế , theo Phật giáo Đại Thừa , tuy nhiên cũng mở cửa cho phái Theravada.Năm1979, hai Phật tử từ HongKong cúng dường đất để xây chùa ở Băc Mỹ. Hội Phật giáo quốc tế bèn xây chùa năm 1981 để vinh danh Ngài Guan Cheng và 5 vị khác. Sau hai năm thì mở cửa.
1. CHÙA QUỐC TẾ PHẬT GIÁO (International Buddhist Temple)
Chùa này cũng có tên là Quan Âm tự 觀音寺 ở Richmond, British Columbia, Canada. Đó là chuà cuả người Trung Quốc, thuộc Hội Phật giáo quốc tế , theo Phật giáo Đại Thừa , tuy nhiên cũng mở cửa cho phái Theravada.Năm1979, hai Phật tử từ HongKong cúng dường đất để xây chùa ở Băc Mỹ. Hội Phật giáo quốc tế bèn xây chùa năm 1981 để vinh danh Ngài Guan Cheng và 5 vị khác. Sau hai năm thì mở cửa.
Quan Âm bồ tát
2.CHÙA LINH NGHIÊM ( Linh Nghiêm sơn tự 靈巖山寺)
Ling Yen Mountain Temple
Ling Yen Mountain Temple
Chùa này ở Richmond, là một tu viện Phật giáo, do công ty kiến trúc Pacific Rim Architecture thực hiện theo kiểu mẫu Kiến trúc lâu đài ở Trung quốc hoàn thành năm 1996, có 10 ngàn tín đồ và có nhiều tu viện khác. Tu viện tọa lạc ở Road N0 5ở Richmond gần Williams Road,cach Vancouver 20 phút lái xe.
3. TU VIỆN THRANGU
Thrangu Monastery Canada
Thrangu Monastery Canada
8140 No. 5 RoadRichmond BC V6Y 2V4
Canada
Tel: +1 (778) 297-6010
Fax: +1 (778) 297-6033
- See more at: http://thrangumonastery.org/contact/#sthash.T6oh0OTJ.dpuf
Thrangu Monastery Canada
8140 No. 5 RoadRichmond BC V6Y 2V4
Canada
Tel: +1 (778) 297-6010
Fax: +1 (778) 297-6033
Thrangu Monastery Canada
8140 No. 5 RoadRichmond BC V6Y 2V4
Canada
Tel: +1 (778) 297-6010
Fax: +1 (778) 297-6033
4.CHÙA PHẬT GIÁO STEVESTON
4360 Garry St
Richmond,
BC V7E 2V2,
Canada
5.TU VIỆN PHẬT GIÁO BIRKEN
Tu
viện này cũng gọi Sītavana (Pali: "Cool Forest", là Hàn Lâm (Rừng lạnh), là một tu
viện của Phật giáo Nguyên Thủy ở Thái Lan, có truyền thống tu trong
rừng để tu tập và an cư. Tu viện này cũng giành cho thường dân.là nghĩa là Hàn phoSĩtavana ng (Gió lạnh), là một tu
viện của Phật giáo Nguyên Thủy ở Thái Lan, chuyên lập các chùa ở trong
rừng để tu tập và an cư. Tu viện này cũng giành cho thường dân.
Tu viện này trải qua nhiều thay đổi.
-Giai
đoạn I: Năm 1994, tu viện ở Birken, theo truyền thống Phật giáo Nguyên
Thủy Thái Lan, chuyên tu trong rừng. Tu viện khởi đầu có hai phòng ở
trong núi gần Pemberton, BC, dọc theo sông Birkenhead
- Giai đoản 2. Chùa dời về đông bắc Princeton, BC.
Các tiện nghị đầy đủ như nước máy, điện, tủ lạnh tuy nhiên vẫn là một tu viện hoang vắng.
- Giai đoạn 3. Năm 2001,tu viện dời về nam
Kamloops, BC , là một địa phương phồn thịnh, có một tòa nhà, có đường sá và tu viện mang tên "Sītavana" cùng với tên
Pali là Birken vào năm 2007.
Vào ngày 29 tháng 11 2003,tu viện làm lễ thọ giới cho ngài Nanda và Pavaro. Đó là lần đầu tiên xuất hiện chư tăng Canada
Đại điện Birken
Ajahn Sona, tỳ khưu Canada
6. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO (THE DHARMA REALM BUDDHIST ASSOCIATION)
The Dharma Realm Buddhist Association viết tắt là DRBA, Trung văn là Pháp giới Phật giáo tổng hội: 法界佛教總會 PY: Fajie Fuojiao Zonghui). trước kia là Trung Mỹ Phật giáo hội (The Sino-American Buddhist Association) là một tở chức Phật giáo bất vụ lợi do Ngài Hsuan Hua Hồng Kong từ năm 1959 đã truyền bá Phật giáo khắp nơi trên thế giới như San Francisco, Los Angeles, Seattle, Vancouver, Malaysia, Taiwan, Hong Kong, và Australia.
Hội Phật giáo Hoa Mỹ (The Sino-American Buddhist Association ) thành lập năm 1959 tại San Francisco, California Khởi đầu là một chùa nhỏ. Đại sư Hsuan Hua từ Hong Kong ghé Nhật Bản, , Hawai rồi đến San Francisco.
Huy hiệu của Tổng hội
Trung tâm của Tổng Hội tại San FranciscoTrụ sở của Tổng hội Phật giáo tại Vancouver
+Avatamsaka Vihara
9601 Seven Locks Rd,
Bethesda,
MD 20817-9997
Tel: (301) 469-8300
+Gold Buddha Monastery
248 East 11th Avenue,
Vancouver, B.C. V5T 2C3
Canada
Tel (604) 709-0248
Fax (604) 684-3754
+Avatamsaka Monastery
1009 - 4th Avenue, S.W.
Calgary, AB T2P 0K8
Canada
7. HỘI PHẬT GIÁO PTT (PTT Buddhist Society)
514 Keefer Street
Vancouver, BC, V6A 1Y3 Canada
Chùa xây năm 1984, do đại sư Lu, Sheng -Yen giảng dạy.
Gampo Abbey thuộc viện Shambhala tại Nova Scotia, Canada, do đại sư Tây Tạng Chögyam Trungpa Rinpoche lập năm 1984, thuộc viện Shambhala và chi nhánh của giáo hội Phật giáo Vajradhatu Canada.
Gampo Abbey in Nova Scotia
9 .TU VIỆN MAHAMEVNAWA
Mahamevnawa Buddhist Monastery là một trong những tu viện Phật giáo Sri Lank để phát triển tâm linh bằng truyền bá Phật pháp Đây là Tu viện thuộc tu viện chính ở Polgahawela, Sri Lanka, và tu viện chính có 35 chi nhánh. Chi nhánh ngoại quốc có Canada, USA, Australia, UK và Germany.
Vị sáng lập và lãnh đạo là Ngài Kiribathgoda Gnanananda Thero.
Tu viện xây năm 2006 tại Toronto
Address ෴ Mahamevnawa Bhavana Asapuwa
11175 Kennedy Road
Markham, Ontario
L6C 1P2, Canada.
Tel. ෴ (905) 927 7117
E-mail ෴ info@mahamevnawa.ca Web ෴ Mahamevnawa.ca
10. TRUNG TÂM THIỀN TORONTO
Thành lập năm 1972, lãnh đạo là Ngài Philip Kapleau
Địa chỉ: 33 High Park Gardens, Toronto, Ontario M6R 1S8.
Canada
http://www.torontozen.org
The Toronto Zen Center (or, Toronto Zen Center), là trung tâm thiền Sanbo Kyodan Zen Buddhist ở Toronto, Ontario theo kiểu mẫu Rochester Zen Center. They offer introductory workshops in Zen Buddhism.
Ban đầu do Philip Kapleau thành lập năm 1972 như là một trung tâm Phật giáo Toronto , đi song song với Trung tâm Thiền Toronto thành lập 1986.
Toronto Zen Center
11. CHÙA RIWOCHE TÂY TẠNG (RIWOCHE TIBETAN BUDDHIST TEMPLE)
28 Heintzman Street, Toronto, Canada M6P 2J6 · (416) 766-7964
12. CHÙA LINH SƠN
Linh Son Buddhist Religious Association Of Windsor, là chùa Việt Nam thành lập năm 1980'
Địa chỉ
706 Goyeau St
Windsor,
ON N9A 1H6,
Canada13. TRUNG TÂM THIỀN OTTAWA
Trung Tâm này còn có tên là Cộng đồng Thiền Bạch Phong (White Wind Zen Community).Trung tâm này có các chi nhánh ở Wolfville, Nova Scotia và Harrow, England , do Ngài Anzan Hoshin roshi
lãnh đạo, vừa là tu viện, vừa là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của
thường dân, trong đó có các sinh viên. Năm 1989, đạt tên mới là White Wind Zazenkai (Hakukaze Zazenkai),
là tên của tu viện Hakukaze-ji do Ngài Anzan Hoshin roshi làm giáo sư,
sau là sư Yasuda Joshu Dainen Hakukaze. Ngài Anzan Hoshin roshi còn ở
trung tâm Ottawa.
The Zen Centre of Ottawa
14. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (Joyful Land Buddhist Centre)
879 Somerset St W
Ottawa
K1R 6R6,
Canada
15. TRUNG TÂM THIỀN MONTREAL
Montreal Zen Center là một trung tâm của Sōtō/Rinzai Zen Buddhist sangha ở Montreal, Quebec, Canada . Trung tâmThiền Montreal thành lập năm 1975 thuộc trung tâm Rochester Zen Center. Năm 1979, trung tâm dời về địa chỉ hiện tại. Từ 1979 giáo sư dạy thiền ở trung tâm này là Albert Low, là đồ đệ của Philip Kapleau Trung tâm có 200 hội viên.
16. HỘI PHẬT HỌC LÀO (Societe Bouddhique Laotienne)
3381 Boul Dagenais O
Laval,
QC H7P 1V5,
CanadaNăm đăng bạ:1991
17. CHÙA TAM BẢO ĐẠI TÒNG LÂM
Hội Phật giáo Chánh Pháp Chùa Tam Bảo được thành lập vào tháng 9 năm 1981 do Hòa Thượng Thích Thiện Nghị khai sáng. Hòa Thượng vượt biển đến đảo Pulau Bidong Mã Lai vào năm 1979 và định cư tại Canada thành phố Montreal năm 1980. Sau 1 năm tạm sinh hoạt tại Niệm Phật Ðường Tam Bảo 2570 Sherbrook Ave. Montreal, Hòa Thượng đã được sự hộ pháp của các Phật tử tại đây và thành lập Chùa Tam Bảo tại địa chỉ 4450 Van Horne Ave.Dù có rất nhiều khó khăn về tài chánh, về luật lệ của điạ phương và của chánh phủ tại Canada nhưng với tâm thành, Hòa Thượng cũng đã vượt qua tất cả để Ðại Tòng Lâm được hoàn tất sau 15 năm (1988-2003). Hiện nay Ðại Tòng Lâm có những sinh hoạt Phật sự phổ cập với tầng lớp căn cơ của các Phật tử không phân biệt màu da chủng tộc và tín ngưỡng trong mùa xuân, mùa hè và muà thu. Mùa đông đóng cửa để chư Tăng Ni kiết đông tu học.
Hội Phật giáo Chánh Pháp Chùa Tam Bảo được thành lập vào tháng 9 năm 1981 do Hòa Thượng Thích Thiện Nghị khai sáng. Hòa Thượng vượt biển đến đảo Pulau Bidong Mã Lai vào năm 1979 và định cư tại Canada thành phố Montreal năm 1980. Sau 1 năm tạm sinh hoạt tại Niệm Phật Ðường Tam Bảo 2570 Sherbrook Ave. Montreal, Hòa Thượng đã được sự hộ pháp của các Phật tử tại đây và thành lập Chùa Tam Bảo tại địa chỉ 4450 Van Horne Ave.Dù có rất nhiều khó khăn về tài chánh, về luật lệ của điạ phương và của chánh phủ tại Canada nhưng với tâm thành, Hòa Thượng cũng đã vượt qua tất cả để Ðại Tòng Lâm được hoàn tất sau 15 năm (1988-2003). Hiện nay Ðại Tòng Lâm có những sinh hoạt Phật sự phổ cập với tầng lớp căn cơ của các Phật tử không phân biệt màu da chủng tộc và tín ngưỡng trong mùa xuân, mùa hè và muà thu. Mùa đông đóng cửa để chư Tăng Ni kiết đông tu học.
Tứ Thánh Ðịa
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 270
THICH TRÍ QUANG - TƯỞNG NĂNG TIẾN - HỒ CHÍ MINH -
ĐÀO VĂN BÌNH * THÍCH TRÍ QUANG
CON NGƯỜI THẬT IT AI BIẾT CỦA HÒA THƯỢNG TRÍ QUANG
Vào giữa thập niên 1990 đã có những bài viết, cuốn sách đánh bóng
lại ông Ngô Đình Diệm như một thứ “cha già của dân tộc”. Rồi cả những
cuốn sách, bài viết công kích cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 mà
chiến lược nhắm vào việc cho rằng TT. Thích Trí Quang là đảng viên đảng
CSVN.
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ
chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng
do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi
là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai
của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia
đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày
khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài
phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo
thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
Đại Học Luật Khoa không có cuộc tự động bãi khóa nào nhưng trường
cũng phải đóng cửa một thời gian cho nên một số sinh viên rảnh rỗi, kéo
nhau đi tham dự những cuộc biểu tình. Dĩ nhiên trong bối cảnh đó, tôi
cũng như hầu hết số sinh viên cùng trang lứa hiểu biết khá nhiều về
tình hình của đất nước lúc bấy giờ. Cái kỳ lạ của dân Sài Gòn là dù tiếng súng nổ ầm ầm, xe tăng, quân đội ào ào
tấn công vào Dinh Độc Lập, Thành Cộng Hòa (căn cứ của Liên Minh Phòng
Vệ Phủ Tống Thống) như thế, nhưng hễ lơi tiếng súng một chút là kéo
nhau ra xem, chẳng sợ tên bay đạn lạc gì cả!
Tôi cũng nằm ở trong số dân Sài Gòn, đám thanh niên, sinh viên “điếc
không sợ súng” này. Chính vì thế mà tôi đã chứng kiến tận mắt cảnh đồng
bào, bà con buôn bán ở Chợ Bến Thành đã đem cơm nước, trái cây ra tặng
binh sĩ Nhảy Dù khi đài phát thanh loan báo anh em Ô. Ngô Đình Diệm đã
bị lật đổ. Đã chứng kiến cảnh, đồng bào, thanh niên Sài Gòn dùng giây
kéo xập tượng Hai Bà Trưng dựng ở Bến Bạch Đằng. Chiếc tượng đổ gục, cổ
tượng đứt lìa và được đám đông đưa lên chiếc xích-lô, đẩy quanh đường
phố, reo hò như một đám rước. Sở dĩ có chuyện này là vì trước đó lâu
lắm, người dân đã bàn tán, đây là tượng của hai chị em bà Ngô Đình Nhu
chứ không phải tượng Hai Bà Trưng với tóc con trai (demi-garcon) chải
tém và áo hở cổ (decolleté) - kiểu áo quen thuộc của bà Ngô Đình Nhu
Qúy vị, qúy bạn có thể nhìn lại tấm hình lịch sử này ở nơi trang 34
của cuốn The Eyewittness History of the Vietnam War của George Esper
and The Associated Press xuất bản Tháng 11,1983 tại Hoa Kỳ, và nơi
trang 36&37: Hình ảnh một rừng thanh niên, sinh viên Sài Gòn bu
quanh hàng rào Dinh Độc Lập, reo hò hoặc thò qua bắt tay binh sĩ VNCH
là những đơn vị đầu tiên đã tấn công vào dinh và lật đổ chế độ.
Sau những cuộc đảo chính, chỉnh lý, biểu dương lực lượng liên miên
của các ông tướng và biến cố Miền Trung, năm 1967 Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng
Hòa ra đời, và sau khi liên danh hai Ô. Thiệu-Kỳ đắc cử tổng thống,
cùng với sự rạn nứt giữa TT. Thích Tâm Châu và TT. Thích Trí Quang
khiến Phật Giáo phải chia đôi… thì chuyện đấu tranh của Phật Giáo năm
1963, chuyện gia đình Ô. Diệm cũng đã trở thành dĩ vãng của lịch sử.
Hơn thế nữa áp lực quân sự lúc này rất nặng, đời sống của dân chúng quá
khó khăn, với sự hiện diện của hơn 500,000 quân đội Mỹ tại Miền Nam,
không ai còn rảnh rỗi “hưởn” để đào sới lại lịch sử năm 1963 và hai anh
em Ô. Ngô Đình Diệm cũng đã yên nghỉ ở Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi.
Cho tới ngày 30-4-1975, thật tình tôi chưa hề đọc hoặc xem qua một
tài liệu, một bài báo nào nói rằng TT. Thích Trí Quang là cán bộ hoặc
đảng viên đảng CSVN. Rồi khi khối 1 triệu người Việt di tản rồi vượt
biển tìm Tự Do tôi cứ nghĩ mọi người sẽ bỏ qua những đau thương của quá
khứ, thành lập một mặt trận thống nhất để giành lại cơ đồ. Nhưng
không! Sự yên bình, đoàn kết và cảm thông ở hải ngọai chỉ có được một
hai thập niên. Vào giữa thập niên 1990 đã có những bài viết, cuốn sách
đánh bóng lại ông Ngô Đình Diệm như một thứ “cha già của dân tộc”. Rồi
cả những cuốn sách, bài viết công kích cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm
1963 mà chiến lược nhắm vào việc cho rằng TT. Thích Trí Quang là đảng
viên đảng CSVN.
Nếu quả thực TT. Thích Trí Quang là “cộng sản nằm vùng” thì điều đó
có nghĩa là cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng tôn giáo năm 1963 của
Phật Giáo hoàn toàn bịa đặt và do cộng sản giựt giây, lèo lái, hoặc chỉ
đạo chứ thực ra dưới thời Ô. Ngô Đình Diệm không chuyện có kỳ thị tôn
giáo. Vậy thì chính nghĩa của cuộc đấu tranh năm 1963 nằm ở chỗ tìm
hiểu lý lịch của TT. Thích Trí Quang. Bản thân tôi, từ trước đến giờ
chưa bao giờ nghĩ rằng TT. Thích Trí Quang là cán bộ cộng sản, nhưng
nay thì thấy mình cần phải tìm hiểu lại xem con người thực của TT. Thích
Trí Quang như thế nào.
Với đà tiến bộ vượt bực của kỹ nghệ điện tử, với Google - bộ nhớ của
nhân lọai - chúng ta dễ dàng tìm kiếm những dữ kiện liên quan đến TT.
Thích Trí Quang. Trong tinh thần tìm hiểu sự thực, không thêm thắt ý
kiến cá nhân, tôi xin dịch ra Việt Ngữ bốn tài liệu gửi kèm theo đây để
quý vị, quý bạn suy nghĩ:
1) Declassified CIA Documents on the Vietnam War/ Thích Tri Quang
(Tài liệu giải mật của CIA về Chiến Tranh Việt Nam/Thích Trí Quang)
Tài liệu này do Viện Đại Học Saskatchewan (Canada) sưu tầm và phổ
biến. Tôi xin dịch phần Tóm Lược Chính (Abstract) trong báo cáo của CIA
như sau:
“Một cuộc phân tích để xem - liệu Thích Trí Quang có liên hệ/hoặc là
cán bộ cộng sản, Con Người và Mục Tiêu Đấu Tranh: Báo cáo tình hình cho
tới ngày 27-8-1964 đánh giá rằng Trí Quang không phải là cộng sản, ông
ta chỉ muốn thiết lập một chính quyền do thần quyền/tôn giáo lãnh đạo ở
Miền Nam. Tin tình báo gửi bằng cable, TDCS 314/02342-64. August 28,
1964. 8 trang. Mật/Không phổ biến. Bản sao đã được tẩy sạch. Giải tỏa
ngày 24 Tháng 5, 1976. “
(Chỉ Có Tôn Giáo Là Đáng Kể Ở Việt Nam: Thích Trí Quang và Cuộc Chiến
Tranh Việt Nam) biên khảo của James McAllister- Phân Khoa Chính Trị
Học, Đại Học Williams, Williamstown, MA 01267, điện thư:
jmcallis@williams.edu . Tôi xin dịch phần Tóm Lược Chính (abstract) như sau:
“Đã từ lâu, Thích Trí Quang là một trong những nhân vật gây tranh cãi
nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Các học giả cánh hữu
cho rằng Trí Quang có thể/có nhiều khả năng là cán bộ cộng sản họat
động dưới sự chỉ đạo của Hà Nội. Còn các học giả cánh tả lại cho rằng
Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo đấu tranh bất bạo động/hòa bình cho
dân chủ và muốn sớm chấm dứt chiến tranh. Tài liệu biên khảo này cho
thấy cả hai lập luận trên đều không có tính thuyết phục. Như các giới
chức Hoa Kỳ đã công bằng/đứng đắn kết luận rằng không có bằng chứng khả
tín nào cho thấy Trí Quang là một cán bộ cộng sản hoặc có thiện cảm với
cuộc chiến của Hà Nội hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Rút ra từ
những tài liệu rộng rãi còn lưu trữ qua những cuộc đàm luận giữa Trí
Quang và các giới chức Hoa Kỳ, hiển nhiên Trí Quang thật sự chống cộng
mạnh mẽ và hoàn tòan hiểu được/cảm nhận được việc xử dụng quân đội Hoa
Kỳ để chống lại Bắc Việt và Trung Hoa. Yếu tố chính gây mâu thuẫn giữa
phong trào đấu tranh của Phật Giáo và bộ tham mưu của Johnson là Trí
Quang cương quyết cho rằng những chế độ quân nhân sau Ngô Đình Diệm thù
nghịch với Phật Giáo và không có khả năng đưa cuộc đấu tranh chống cộng
sản tới thành công.”
3) World: A Talk With Thich Tri Quang (Friday Apr.22,1966) TIME MAGAZINE
Đây là cuộc phỏng vấn liên quan đến nhiều vấn đề như cuộc bầu cử Quốc
Hội Lập Hiến thiết lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa và việc ứng cử của hai Ô.
Thiệu-Kỳ. Vì bài phỏng vấn dài cho nên tôi chỉ phiên dịch phần quan
điểm của TT. Trí Quang liên quan tới cộng sản và sự hiện diện của quân
đội Mỹ tại Việt Nam mà thôi.
“ Trong một cuộc phỏng vấn riêng tư bất thường, tương đối
hiếm hoi bởi vì Thượng Tọa ít khi dành cho báo giới Tây Phương những
cuộc phỏng vấn như vậy, với các phóng viên của TIME như Frank McCullock
và James Wilde tại nơi cư trú của Thượng Tọa tại Sài Gòn, trong căn
phòng của một bệnh viện điều dưỡng. Thông dịch viên là Thân Trọng Huề,
một cộng tác viên người Việt của báo TIME, người đã gọi Thượng Tọa là
Venerable cho đúng với địa vị của Thượng Tọa trong Giáo Hội. Trí Quang
mặc áo của bệnh viện, quần bà ba trắng và đi dép da.”
Hỏi: Nếu tình hình ổn định trở lại với Việt Nam và
cuộc chiến đấu chống cộng thành công, Thượng Tọa có nghĩ rằng cuối cùng
ở một chừng mực nào đó sẽ có những cuộc thương thảo với Việt Cộng?
Đáp: Dĩ nhiên, khi đưa ra câu hỏi như vậy
là quý vị đã tự có câu trả lời - hiển nhiên bất cứ cuộc chiến nào rồi
cũng kết thúc bằng thương lượng. Nhưng những cuộc thương lượng chỉ xứng
đáng khi có lợi cho cả hai phe. Nếu qúy vị thương thảo mà không lợi
ích gì cho lý tưởng và cuộc đấu tranh thì đó là sự đầu hàng ngụy trang
bằng thương thảo. Chắc chắn tôi không đồng ý về bất cứ một cuộc đầu
hàng nào như vậy.
Hỏi: Thượng Tọa có tin rằng có những thành phần phi-cộng-sản ở trong hàng ngũ Việt Cộng không?
Đáp: Nếu có những thành phần này thì họ bị
lợi dụng và chỉ đạo bởi những người cộng sản, cho nên chúng ta chẳng hy
vọng gì vào họ. Còn họ chỉ là những người chạy theo, thì họ cũng chẳng
ích lợi gì cho chúng ta. Bị cộng sản lợi dụng hay bị cộng sản sai
khiến thì cũng giống như cộng sản.
Hỏi: Thượng Tọa nghĩ gì về bộ phận Việt Cộng?
Đáp: Theo tôi, đây chỉ là cách chơi chữ.
Người ta cố tách biệt Cộng Sản Bắc Việt và Cộng Sản Miền Nam. Thật ra
không có sự phân biệt như vậy. Cả hai đều là cộng sản. Là một tu sĩ,
điều tôi lo lắng là chủ thuyết trong đầu họ còn nguy hiểm hơn súng mà
họ cầm trên tay.
Hỏi: Thượng Tọa có ý kiến gì về những lời đồn đãi là việc đầu tiên mà quốc hội lập hiến làm là đòi người Mỹ rút khỏi Việt Nam?
Đáp: Những lời đồn đãi như vậy hòan tòan có
tính cách bôi lọ. Hoàn toàn không có cơ sở. Người ta không nên hỏi tại
sao người Mỹ phải ở lại Việt Nam. Ai ai cũng đồng ý rằng cuộc chiến
đấu chống cộng ở đây phải có sự trợ giúp của người Mỹ. Vậy thì trở ngại
chính là làm thế nào để nâng cao giá trị của sự giúp đỡ đó. Cuộc trợ
giúp của người Mỹ tại Việt Nam ngày hôm nay đã không được hỗ trợ đầy đủ
bởi vì không có những vị đại diện của người dân làm công việc đó. Khi
quốc hội được bầu ra, chính quốc hội sẽ làm công cuộc hỗ trợ tinh thần,
nâng cao gía trị và chấp nhận sự trợ giúp của người Mỹ.
“Thích Trí Quang (sinh năm 1924) là một tăng sĩ Phật Giáo Đại Thừa
Việt Nam đã được biết tới qua vài trò lãnh đạo cuộc khủng hỏang Phật
Giáo năm 1963 vốn chiếm đa số tại Nam Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh,
ông hô hào tín đồ noi gương cuộc đấu tranh bất bạo động của Gandhi,
nhìn thấy cuộc chống đối lan rộng chống lại chính quyền Thiên Chúa Giáo
của TT. Ngô Đình Diệm và chính sách thân Thiên Chúa Giáo, chống Phật
Giáo của ông ta, do ảnh hưởng của người anh cả là Giám Mục Ngô Đình
Thục ở Huế. Những cuộc đàn áp biểu tình liên tục của Diệm đã đưa tới sự
bất mãn lan rộng trong dân chúng, và đưa tới cuộc đảo chính vào Tháng
11, 1963 lật đổ ông và gia đình ông.
Trong những năm khởi đầu, Thích Trí Quang đi Tích Lan để để nghiên
cứu thêm về Phật Giáo. Khi trở về ông tham gia phong trào kháng chiến
chống Pháp để giành độc lập cho Việt Nam (*). Vào ngày 8 Tháng 5, 1963
nhân lễ Vesak, ngày đản sanh của Đức Phật Gotama, Phật tử tại Huế đã
chuẩn bị, kể cả việc treo cờ Phật Giáo. Nhà cầm quyền đã dựa vào một
nghị định ít khi thi hành để ngăn cấm việc treo cờ. Việc ngăn cấm này
đã xảy ra cho dù trước đó một tháng nhân lễ ngân khánh thứ năm của Giám
Mục Ngô Đình Thục cờ Thiên Chúa Giáo được treo mà không hề bị ngăn
cản. Phật tử Huế không tuân theo chỉ thị và tổ chức một cuộc biểu tình,
tụ họp tại đài phát thanh để hy vọng nghe tiếng nói của Thích Trí Quang
trong chương trình phát thanh thường lệ. Chính quyền cho ngưng buổi
phát thanh và nổ súng vào đám đông khiến 9 người thiệt mạng. Vào ngày
10 Tháng 5, Phật tử bắt đầu chiến dịch tranh đấu đòi bình đẳng tôn
giáo, bồi thường cho nạn nhân và trừng phạt những người có trách nhiệm
và quyền treo cờ Phật Giáo. Thích Trí Quang nhắc nhở khối người biểu
tình không để cộng sản lợi dụng tình trạng bất ổn và chủ trương đấu
tranh bất bạo động. Khi cuộc khủng hỏang trở nên sâu rộng, Thích Trí
Quang vào Thủ Đô Sài Gòn để thương thuyết và chuẩn bị cho những cuộc
xuống đường sau cuộc tự thiêu của Thích Quảng Đức vào ngày 11 Tháng 6.
Trước cuộc tấn công của mật vụ và lực lượng đặc biệt của Ngô Đình Nhu
vào Chùa Xá Lợi ngày 21 Tháng 8, ông đã trốn vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Ông
được Đại Sứ Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge nhận và từ chối không giao ông
cho mật vụ của Nhu sau khi lục sóat chùa, nổ súng và đánh đập tăng ni.
Tại Huế, 30 người chết vì đã làm hàng rào ngăn cản người của Nhu tấn
công vào các chùa.
Sau cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 lật đổ Diệm và Nhu, người ta đồn rằng
nhóm quân nhân muốn Thích Trí Quang là một thành viên của nội các
nhưng Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ bày tỏ chống đối.
Sau cuộc chỉnh lý năm 1964 của Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh,
Khánh ra lệnh giết Đại Úy Nguyễn Văn Nhung là cận vệ của Minh và cũng
là người đã giết hai anh em Diệm, Nhu. Điều này gây ra lời đồn đại là
những chính trị gia thân Diệm sẽ phục hồi quyền lực khiến Trí Quang
ngưng cuộc hành hương Ấn Độ để tố chức những cuộc phản đối (Khánh). Vào
cuối năm 1964, Khánh thu hồi quyết định quản thúc các tướng ở Đà Lạt
mà đứng đầu là Trần Văn Đôn.
Vào năm 1965 những cuộc biểu tình lại tái xuất hiện khi người chống
Diệm là tướng Nguyễn Chánh Thi - Tư Lệnh Quân Đòan I bị Thủ Tướng
Nguyễn Cao Kỳ cất chức. Vào thời điểm này, Nguyễn Cao Kỳ bắt giữ Thích
Trí Quang và ra lệnh quản thúc tại gia (chùa). Khi Sài Gòn xụp đổ thì
Thích Trí Quang một lần nữa lại bị quản thúc tại gia (chùa).”
Nhận Định:
Tại các quốc gia văn minh Tây Phương, việc duyệt xét lại lịch sử, tìm
hiểu sự thực của lịch sử diễn ra hằng ngày, hằng tháng và hằng năm bởi
các nhà nghiên cứu sử học khi có thêm những dữ kiện mới. Thậm chí
trong các lớp học về lịch sử của Hoa Kỳ, người ta còn cho học sinh tổ
chức những tòa án giả để xét tội Tổng Thống Jackson, người đã giết hại
dân Da Đỏ. Duyệt xét, tìm hiểu sự thực của lịch sử, thậm chí lập tòa án
như đã nói ở trên không có nghĩa là các nhà giáo dục Hoa Kỳ dạy cho
học sinh căm thù TT. Jackson mà chỉ muốn thế hệ sau tránh vết xe đổ của
các thế hệ đi trước. Giả dụ việc làm của TT. Jackson không được các sử
gia mổ xẻ, phân tích thì điều đó có nghĩa là TT. Jackson làm đúng và
các thế hệ sau “cứ thế mà làm”, như thế tác hại cứ triền miên, không
dứt. Do đó, trong tinh thần học hỏi, xây dựng đất nước và nhất là cho
thế hệ mai sau, tôi hoan nghênh mọi nỗ lực khoa học, khách quan, đứng
đắn để tìm hiểu về con người thực của TT. Thích Trí Quang. Tuy nhiên
việc nghiên cứu lịch sử không phải chuyện dễ dàng. Các sử gia đã chỉ
cho chúng ta có hai nguồn sử liệu để nghiện cứu:
1) Tài liệu chính yếu (Primary Source) bao gồm các chỉ dụ, đạo luật,
sắc lệnh, nghị định hành chánh, mệnh lệnh, biên bản các phiên họp nội
các, các báo cáo, tờ trình, các tấm hình, băng ghi âm, các thước phim
tài liệu, phỏng vấn có ghi âm/thu hình, công báo là những tài liệu
chính xác của lịch sử.
2) Tài liệu thứ yếu (Secondary Source) như thơ, kịch, tiểu thuyết,
bài viết, những tâm tình, trao đổi giữa cá nhân, hồi ký liên quan đến
một giai đọan lịch sử nào đó. Các tài liệu này mức độ khả tín rất thấp
và có khi không đáng tin cậy vì nó có rất nhiều ý kiến cá nhân (yêu
ghét, chủ quan) đưa vào đó. Những sử gia đứng đắn không bao giờ bằng cứ
vào Secondary Source để viết lịch sử. Ngay cả những cuôc trao đổi
riêng tư giữa các nhân vật lịch sử, hoặc những nhân vật có liên quan
cũng cần được kiểm chứng qua báo chí, tài liệu lưu trữ, băng ghi âm,
nhật ký, văn khố v.v…
Do đó, nếu có vị nào không đồng ý với tài liệu đã giải mật của CIA và
coi đó như tài liệu giả hoặc do nhóm thân cộng bịa đặt ra hoặc sự đánh
giá của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ hòan tòan sai lạc, có thể viết thư
đặt vấn đề với cơ quan CIA. Hoặc tài liệu nghiên cứu của James
McAllister, Wikipedia và cuộc phỏng vấn của báo TIME là thiếu vô tư
hoặc thân cộng, chúng ta có thể viết thư phản đối hoặc cung cấp cho họ
những tài liệu chính xác hơn không ngòai mục đích làm sáng tỏ lịch sử,
một nhu cầu cần thiết của một dân tộc muốn tiến lên.
Sau hết, chúng ta nên nhớ rằng một dân tộc man di mọi rợ thì không có
lịch sử. Một dân tộc nô lệ thì lịch sử bị ngọai bang bóp méo, cạo sửa,
hoặc viết lại. Một dân tộc độc lập và hùng mạnh thì lịch sử phải được
học hỏi, nghiên cứu, kế thừa và phê phán trong tinh thần khách quan và
hướng về tương lai.
Đào Văn Bình
Ghi chú: Dấu (*) là trích dẫn trong Tiểu Truyện Tự
Ghi của HT. Thích Trí Quang, nguyên là phần phụ lục trong cuốn Bồ Tát
Giới của Hòa Thượng in sau năm 1975, do website Trang Nhà Quảng Đức phổ
biến, có đọan nói về tham gia kháng chiến như sau: “Thọ Bồ
tát giới rồi, không đầy một tháng sau Pháp đổ bộ Đồng Hới, tôi tham gia
kháng chiến. Nhưng tháng 10 năm ấy, mẹ tôi bịnh nặng, bốn anh em tôi
đều đi kháng chiến, người thứ ba tử trận một tuần sau ngày Pháp đổ bộ,
hai người thứ nhất và thứ tư ở xa, tôi ở gần nhà nhất nên phải về nuôi
mẹ.”
Tài Liệu Đính Kèm
1) Tài Liệu Thứ Nhất:
University of Saskatchewan
University Library
Declassified CIA Documents on the Vietnam War
We hereby acknowledge the permissions granted by the Gale Group to
include in this Database the abstracts provided in the Declassified
Documents Reference System CD-ROM and by the Texas Tech University's
Virtual Vietnam Archive to provide the links for fulltext documents.
Search: Advanced search...
Title: An analysis of Thich Tri Quang's possible communist affiliations, personality and goals
Date of Creation: August 28, 1964
Date of Declassification: May 24, 1976
Type of Document: Intelligence information cable
Level of Classification: CONFIDENTIAL
Status of Copy: SANITIZED
Pagination, Illustration: 8 p.
Abstract: An Analysis of Thich Tri Quang's Possible Communist
Affiliations, Personality and Goals: Situation Report as of 27 August
1964 (assessment is that Tri Quang is not a Communist; he would like to
establish a theocracy in South Vietnam). Intelligence Information
Cable, TDCS 314/02342-64. Aug. 28, 1964. 8 p. CONFIDENTIAL/NO FOREIGN
DISSEM. SANITIZED copy. Released May 24, 1976.
Indexing Terms: THICH TRI QUANG, THICH DUC NGHIEP, THICH GIAC DUC,
THICH MINH CHAU, THICH THIEN MINH, THICH TAM CHAU, TON THAT XUNG
Declassified Documents Reference System Location: 1976-22E
________________________________________
2) Tài Liệu Thứ Hai
Modern Asian Studies (2008), 42:751-782 Cambridge University Press
Copyright © Cambridge University Press 2007
doi:10.1017/S0026749X07002855
________________________________________
Research Article
‘Only Religions Count in Vietnam’: Thich Tri Quang and the Vietnam War
________________________________________
JAMES McALLISTERa1
a1 Department of Political Science, Williams College, Williamstown, MA 01267 Email:
jmcallis@williams.edu
Article author query
mcallister j
Abstract
Thich Tri Quang has long been one of the most controversial actors in
the history of the Vietnam War. Scholars on the right have argued that
Tri Quang was in all likelihood a communist agent operating at the
behest of Hanoi. Scholars on the left have argued that Tri Quang was a
peaceful religious leader devoted to democracy and a rapid end to the
war. This article argues that neither of these interpretations is
persuasive. As American officials rightly concluded throughout the war,
there was no compelling evidence to suggest that Tri Quang was a
communist agent or in any way sympathetic to the goals of Hanoi or the
NLF. Drawing on the extensive archival evidence of Tri Quang's
conversations with American officials, it is apparent that Tri Quang
was in fact strongly anti-communist and quite receptive to the use of
American military power against North Vietnam and China. The main
factor that led to conflict between the Buddhist movement and the
Johnson administration was Tri Quang's insistence that the military
regimes that followed Ngo Dinh Diem were hostile to Buddhism and
incapable of leading the struggle against Communism to a successful
conclusion.
________________________________________
3) Tài Liệu Thứ Ba:
World: A TALK WITH THICH TRI QUANG
Friday, Apr. 22, 1966
In an unusual private interview, one of the relatively few he has
granted to Western newsmen, Thich Tri Quang talked for an hour last
week with TIME Correspondents Frank McCulloch and James Wilde at his
Saigon residence, a room in a maternity clinic. The interpreter was
Than Trong Hue, a Vietnamese member of the TIME staff, who addressed
the monk with the "venerable" title reserved for the Buddhist clergy.
Tri Quang was clad in a hospital gown, white pantaloons, and brown
leather sandals.
Q. If stability returns to Viet Nam and the war against the
Communists is waged successfully, do you believe that eventually some
sort of negotiations must be held with the Viet Cong?
A. Of course, in raising such a question you have really answered it
yourself—obviously any war must be finally ended by some kind of
negotiations. But negotiations are worthwhile only if conditions are
favorable for them. If you negotiate without benefit to your cause and
struggle, that is a surrender in the guise of negotiations. And I am
certainly not in favor of any such surrender.
Q. Do you believe there are non-Communist elements within the Viet Cong?
A. If so, they are completely exploited and led by the Communists, so
we can have no hope for them. Even if they are only followers, they
can be of no use to us. Being led or directed by Communists is the same
as being a Communist.
Q. What do you think of the Viet Cong movement?
A. This is mostly a matter of semantics to me. People try to separate
North Vietnamese Communists from South Vietnamese Communists. No such
separation exists. They are both Communists. And as far as I am
concerned, as a religious man, the ideology they possess is much more
dangerous than the guns they possess.
Q. Can you comment on rumors that the first thing a legislative
assembly might do would be to ask the Americans to leave Viet Nam?
A. Rumors such as these are sheer libel. No proof or substantiation
for them exists. One should not ask whether Americans should remain in
Viet Nam. It is agreed by all that the struggle against Communism here
must be made with the assistance of the Americans. So the problem is
really how to enhance the value of that assistance. American assistance
is not now fully supported in Viet Nam because there is no popular
representation to give it such support. When an assembly is elected, it
will, by giving its moral endorsement to such assistance, enhance its
value and its acceptance.
Read more: http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,899140-3,00.html#ixzz0ZIyhmbQ5
________________________________________
4) Tài Liệu Thứ Tư:
From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
Thích Trí Quang (born 1924) is a Vietnamese Mahayana Buddhist monk
best known for his role in leading South Vietnam’s Buddhist majority
during the Buddhist crisis in 1963.
His campaign, in which he exhorted followers to emulate the example
of Mahatma Gandhi, saw widespread demonstrations against the Catholic
government of President Ngo Dinh Diem, and its pro-Catholic and
Anti-Buddhist policies, attributed to the influence of Diem’s elder
brother Archibishop Ngo Dinh Thuc of Hue. Diem’s often violent
suppression of the demonstrations lead to widespread dismay among the
populace, and resulted in a military coup in November 1963 that removed
Diem and his family from power.
In his early days, Thich Tri Quang went to Ceylon to further his
Buddhist studies. When he returned, he participated in anti-French
activities, calling for the independence of Vietnam.
In 1963, Vesak, the birthday of Gautama Buddha fell on May 8. The
Buddhists of Hue had prepared celebrations for the occasion including
the display of the Buddhist flag. The government cited a rarely
enforced regulation prohibiting the display of religious flags, banning
it. This occurred despite the non-enforcement of the regulation on a
Catholic event celebrating the fifth anniversary of Ngo Dinh Thuc as
Archbishop of Hue less than a month earlier. The Buddhists defied the
ban and held a demonstration, and congregated at the radio station
expecting to hear an address by Thich Tri Quang, as was routine for such
a day. The authorities cancelled the speech and opened fire on the
crowd, killing nine.
On May 10, Buddhist campaigns for religious equality, compensation
for the victims, punishment for those responsible, and the right to fly
the Buddhist flag. Thich Tri Quang urged the demonstrators to not
allow Vietcong to exploit the unrest, and exhorted a strategy of
passive resistance. As the crisis deepened, he travelled to the capital
Saigon for negotiations and further protests after the self immolation
of Thich Quang Duc on June 11. Prior to the August 21 raids on the Xa
Loi Pagoda by Ngo Dinh Nhu’s secret police and special forces, he
sought refuge at the US embassy. He was accepted by the US ambassador
Henry Cabot Lodge, who refused to hand him to Nhu’s forces after they
had ransacked the pagodas, fired on and beat monks. In Hue, thirty
people died as they attempted to blockade the pagodas from Nhu's men.
Following the coup on November 1, 1963 which removed Diem and Nhu
from power, it was reported that the military junta wanted Thich Tri
Quang to be a part of the new cabinet, but the US State Department
recommended against this.
After the 1964 coup by General Nguyen Khanh which deposed the Duong
Van Minh junta, Khanh had Captain Nguyen Van Nhung, the bodyguard of
Minh and executioner of Diem and Nhu executed. This generated rumours
that pro-Diem politicians would be restored to power and prompted Thich
Tri Quang to cancel a planned pilgrimage to India in order to organise
further demonstrations. In late 1964, Khanh revoked his decision to
put the General lead by Tran Van Don from detention in Da Lat.
In 1965, demonstrations occurred again when anti-Diem General Nguyen
Chanh Thi, the commander of central Vietnam, was stripped of his
position by Prime Minister Nguyen Cao Ky. This time Ky had Thich Tri
Quang arrested and put him under house arrest in Saigon. When the
communists overran South Vietnam in the Fall of Saigon, Thich Tri Quang
was again put under house arrest../.
(Hết)
Đào Văn Bình (chuaphuclam)
XEM THÊM:>> Bài pháp nạn, phản pháp nạn, phủ nhận pháp nạn 1963
http://www.chuadieuphap.com.vn/content/tintuc_chitiet.php?catid=438&subcatid=0&newsid=2633&langid=0
TƯỞNG NĂNG TIẾN * DÂN PHÒNG TRÊN MẠNG
Dân Phòng trên mạng
Ông Nguyễn Tấn Khanh, phố Tôn Đức Thắng bầy tỏ:
“Đây là lực lượng ‘lôm côm’ nhất. Quần áo thì mỗi nơi một vẻ. Họ được
tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau, không được đào tạo, thiếu hiểu
biết trầm trọng về văn hóa ứng xử và ‘mù’ về kiến thức pháp luật nên mới
lộng quyền, hống hách như thế.”
Bà Nguyễn Thúy Hường, phường Hoàng Văn Thụ, nhận xét:
“Cũng tại nhiều người dân không hiểu rằng dân phòng, dân phố tự quản
họ được làm cái gì, làm như thế nào để mà đấu tranh, thành ra nhiều
người cứ ‘dúi’ tí tiền cho đỡ mất thời gian, lâu dần họ quen thói nên
sinh làm bậy.”
Ý kiến này được chia sẻ (tận tình) bởi ông Nguyễn Văn Tỉnh, ở quận Hai Bà Trưng:
“Không biết từ đâu người dân ta hiện quen với kiểu hành xử ‘cứ vi
phạm rồi dúi tiền là xong.’ Từ đó, có cái lệ xấu là: Tự quản, dân phòng
không được chặn bắt vi phạm giao thông nhưng cứ tuýt còi. Mà tuýt là
kiểu gì người vi phạm cũng phải mất tiền, không muốn đến kho bạc cho mất
thời gian thì ‘mất’ vào túi riêng cho dân phòng, cho tự quản. Hệ quả là
ở chỗ ấy. Vậy là được anh, được ả, lợi cả hai bên.”
Tôi thiệt tình không thấy những người bị “tuýt còi” – nghĩa là những kẻ
thuộc bên bị móc túi – được lợi lộc gì ráo trọi nhưng hoàn toàn đồng ý
với phương cách “ứng xử tình thế” là cứ “dúi tiền” cho nó xong đi. Coi
như của đi thay người. Chứ bị lôi vào đồn công an thì chẳng những phải
mất thêm tiền mà (không chừng) còn dám mất luôn cả mạng!
Dân phòng đang tác nghiệp. Nguồn ảnh: RFA
Tuy nhiên, không phải cứ đụng chuyện với đám dân phòng rồi “dúi tiền” là
yên đâu à nha. Có những trường hợp lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và lôi
thôi lớn – theo tường thuật của ông Khách Diệu Anh, đọc được trên diễn
đàn Dân Luận, vào ngày 2 tháng 7 năm 2013:
“Tôi xin dẫn chứng một vụ án mà tôi từng theo dõi trong thời gian
trước đây tôi còn làm trong cơ quan pháp luật: chỉ có một việc cỏn con
là dân phòng vô cớ hành hung một ông già, ông già này đòi chính quyền
phải xử lý dân phòng vi phạm pháp luât, nhưng xử dân phòng thì liên quan
đến công an, nếu đưa nó ra tòa thì nó bị án nặng vì đã có nhiều tiền án
tiền sự, thế là cả một hệ thống chính quyền bao che cho nó, lôi nó ra
tòa thì nó bảo làm theo lệnh của công an.
Ông già tức khí nổi khùng vì thái độ bất công và bao che của chính
quyền nên chửi ông chủ tịch phường là ‘đồ lưu manh’. Thế là công an khởi
tố ông già, tức là dùng biện pháp phản đòn để làm gương cho người khác,
đừng có động vào dân phòng là chân tay của công an, động vào thì rầy rà
to...
Rồi còn bắt ông già đeo số như tù nhân để chụp ảnh, mặc dù tòa án
chưa tuyên bố ông già có tội hay không. Lại còn bắt ông già ký vào biên
bản điều tra trước rồi mới đọc biên bản điều tra sau... Người thụ lý vụ
án này là một phụ nữ tên là Thanh Mai, công an quận Cầu Giấy.”
Vì tính chất “lôm côm” và “quần áo mỗi nơi một vẻ” nên trong trường hợp phải “xử lý tình huống” thì công an có thể biến thành dân phòng, và khi cần đến sự “bức xúc của nhân dân” thì dân phòng lại hóa (ngay) ra... quần chúng tự phát.
Nguồn tranh biếm họa: Quốc phòng - Defence
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một cư dân ở phường Thuỵ Khuê, cho biết ông đã có chút kinh nghiệm (không vui gì cho lắm) với giới người này:
“Khoảng 08:25 ngày 23 tháng Ba năm 2010 khi tôi đang ở nhà một mình,
bỗng nhiên có 3, 4 người trung niên lạ mặt đến nhà tôi, giới thiệu là ở
hội cựu chiến binh muốn vào gặp tôi để nói chuyện, tôi mở cửa và mời mọi
người vào phòng khách và bỗng nhiên ồ vào thêm rất nhiều người nữa ...
Tất cả khoảng 15 người ở độ tuổi trung niên và một vài người trên 60
hoặc trên 70 tuổi. Ở bên ngoài còn thêm khoảng 4, 5 thanh niên trẻ lạ
mặt đứng, ngồi ở cửa, và ngoài sân. Sau khi mọi người yên vị, một người
khoảng trên 50 tuổi nói là họ thuộc hội cựu chiến binh chiến trường Tây
nguyên, hôm nay đến đây hỏi tôi về một số chuyện liên quan đến các bài
viết của tôi ở trên mạng. Cuộc nói chuyện kéo dài từ 08:30 đến khoảng
09:35....
Trước khi kết thúc, một vài người đã nói những câu có tính chất áp
đặt và đe dọa tôi với ý là họ sẽ không để cho gia đình tôi yên nếu tôi
còn viết trên mạng như thế và có thể họ sẽ ném cả “cứt đái” (nguyên văn)
vào nhà tôi.”
Phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ (chắc chắn) đã nhiều lần đạt được “danh
hiệu văn hóa” nên lực lượng quần chúng tự phát chỉ doạ là “có thể” ném
“cứt đái” thôi, chứ chưa ném thật. Ở những địa phương khác thì sinh hoạt
của đám người này (có phần) hơi kém lịch sự hơn chút xíu. Tam Kỳ, Quảng
Nam là một nơi như thế, theo như tường trình của blogger 93 Comments:
“Nửa đêm ngày 3 tháng 4 năm 2013, lúc cả gia đình đang ngủ, thì ba
tôi nghe tiếng xe gắn máy trờ tới trước nhà, sát chỗ ông ngủ (phòng ngủ
ba tôi ngay sát mặt đường làng). Sau đó, là tiếng ào ào, nước văng tung
tóe và một mùi hôi thối kinh khủng bốc lên. Ba tôi bật dậy và thoáng
thấy chiếc xe máy chở hai tên thanh niên rồ ga bỏ chạy.
Cả nhà thức giấc và hiểu ra đó là trò bẩn thỉu của an ninh mà nhiều
người bất đồng chính kiến đã từng phải chịu trước đây như cụ Hoàng Minh
Chính, bà Trần Khải Thanh Thủy… và gần đây là chị Bùi Hằng...”
Trò “bẩn thỉu” này không chỉ được sự hổ trợ của đám “an ninh” mà còn
được yểm trợ bởi lực lượng dân phòng trên mạng. Bên dưới bài tường thuật
của Huỳnh Thục Vy, trên trang Dân Làm Báo, có đôi vị đã góp ý một cách
vô cùng... tế nhị và thấu đáo:
- 93 Comments:
Đúng là khổ thân, nửa đêm thức dậy mà phải dọn dẹp đống hôi thối đó
thì thật là cực. Nhưng để kết luận đó là do phía an ninh họ làm thì thật
chẳng có cơ sở xác đáng nào hết. Vì nếu họ làm vậy thì khác nào tự ăn
cướp rồi tự khai. Đây cũng có thể là hành động của bên phe nào đó chống
chính quyền và muốn vu oan cho họ thì sao. Hay với những hành động phản
kháng của Huỳnh Thục Vy thì đừng nghĩ người dân ai cũng ủng hộ cả...
- Ông bụt:
Khi chưa có bằng chứng thì không phải cái gì cũng quy chụp hết cho an
ninh cộng sản, vẫn có thể nghĩ đến khả năng là do hàng xóm ra tay.
Những ý kiến kể trên, xem ra, đều điềm tĩnh, nhã nhặn và ý nhị. Ít ra
thì cũng đỡ dùi đục hơn phản hồi của (khách viếng thăm) có qúi danh là
Bạch Hùng – bên dưới Thư Kể Về Việc Bị Đánh Đập Trong Tù Của Đỗ Minh Hạnh – đọc được nơi trang Dân Luận, vào hôm mùng 6 tháng 7 vừa qua:
“Hoàn toàn không có vụ quản giáo đánh đạp tù nhân. Còn việc các tù
nhân khác đánh hay không thì phải cóchứng cớ minh bạch và rõ ràng, và
phải yêu cầu đương sự chứng minh được quản giáo đứng đằng sau.
Còn nếu không chứng minh được ai là người đánh, ai là người ra lệnh
đằng sau, không có chứng cớ.... thì mọi lời buộc tội bịa đặt một phía là vô giá trị. Đương sự hoàn toàn có thể bịa đặt bất cứ một chuyện gì, cái này chắc ai cũng biết...”
Và có lẽ người biết rõ nhất không ai khác hơn là ông Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội. Trên báo Lao Động,
số ra ngày 1 tháng 9 năm 2013, giới chức này đã “nêu kinh nghiệm ‘tổ
chức nhóm chuyên gia’ đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên
internet với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.”
Nguồn tranh: nguyentandung.org
Nhóm “chuyên gia” này còn có tên gọi chính xác là... những dư luận viên. Blogger Trương Duy Nhất
– khi còn ở vị trí của một người tù dự khuyết – đã có bài bài tường
thuật về một cuộc đấu tranh (quyết liệt) giữa những dư luận viên với các
thế lực thù nghịch. Xin ghi lại tóm lược:
“Tòa chưa kết tội, nhưng những trận ném đá tơi bời trên báo chí đã
bắt đầu được lệnh xung phong trút lên đầu cô nữ sinh Nguyễn Phương Uyên
với lối chửi rủa hằn học thô bỉ chưa từng có... Hãy đọc vài comment điển
hình được báo chí chọn lọc đăng tải:
- “Không biết 2 nhóc này ăn gạo của nông dân mình hay ăn bơ, sữa nước ngoài mà ngu xuẩn như thế ?”
- “...Thiếu, đói, khó khăn thì phải lao động chứ. Tội gì cho bằng tội chống phá đảng, nhà nước (chống lại nhân dân)”
- “Thật uổng cơm cha mẹ, chẳng qua là vừa tham vừa ngu mới bị lừa như thế...”
- “Tội bán dâm kiếm tiền tuy ô nhục nhưng cũng không nặng bằng tội bán nước, chuyến này khổ rồi em ơi.!!!!”
-“ No cơm ấm áo nên "Rửng mỡ". Cho ngồi tù rục xương, lao động khổ sai suốt đời cho đáng đời...”
…
Vẫn theo blogger Trương Duy Nhất, kiểu hướng dẫn dư luận của đám dư luận
viên kể trên “không chỉ phản tuyên truyền” mà còn “vô văn hóa” nữa.
Blogger Người Buôn Gió
thì nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác. Có lẽ vì buôn gió không lãi mấy,
và bị túng thiếu thường trực nên ông chỉ chăm chăm lo đến chuyện... tốn
(bộn) tiền của ngân qũi quốc gia:
“Để đấu tranh với bọn tuyên truyền xấu, bôi nhọ chế độ. Một thành phố
lớn thuê 900 dư luận viên để củng cố niềm tin trong nhân dân rằng chế
độ này tốt đẹp và đang ngày một tươi sáng hơn.
Mức lương của một dư luận viên trong một ngày là bao nhiêu. Tính mặt
bằng xã hội thì bèo nhất mỗi dư luận viên lãnh 100 ngàn một ngày, cộng
thêm 100 ngàn phụ phí về trà thuốc, máy móc, thiết bị, báo chí... thì họ
mới có thể tuyên truyền cho tốt được. Vậy mỗi ngày thành phố bỏ ra 180
triệu đồng chi cho đám này hoạt động, một tháng là 5,4 tỷ đồng.”
Dù vậy, họ vẫn “tuyên truyền không được tốt” gì cho lắm, nếu chưa muốn nói là ngược lại, theo nhận xét của blogger Huỳnh Ngọc Chênh:
“Không biết các dư luận viên được nhà nước trả lương nầy làm những
việc gì trên mạng nhưng sự xuất hiện của họ ngẫu nhiên trùng hợp với sự
xuất hiện của nhiều trang blog nặc danh bậy bạ và bẩn thỉu. Chúng thường
giả danh là yêu nước, là chống cộng, là dân chủ, là hải ngoại... để
viết những bài bịa đặt bôi nhọ những trí thức, nhân sĩ và những blogger
tiến bộ.
Và bây giờ đám âm binh đó lại chỉa mũi dùi vào chính các vị lãnh đạo
của đảng cũng như vào chính anh đấy anh Tư ạ. He he, chơi âm binh có
ngày bị mặc áo giấy là vậy.”
Nhân vật được gọi là “anh Tư” trong đoạn văn thượng dẫn không ai khác
hơn là ông đương kim Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, vị lãnh đạo đã trở
thành nạn nhân của đám... âm binh trên mạng. Ông Sang, tất nhiên, không
phải là nạn nhân duy nhất.
Xem như thế mới thấy là nuôi đám âm binh dưới đất đỡ tốn kém hơn, và
cũng an toàn hơn nhiều. Chả phải trang bị đồng phục, máy móc hay thiết
bị gì ráo trọi. Chỉ cần thả rông ra đường với cái băng đỏ là chúng có
thể kiếm ăn suốt ngày bằng cách... tuýt còi. Không những chỉ đủ ăn mà
còn đủ chia cho bên lực lượng an ninh nữa.
Đám dân phòng dưới đất cũng không thể theo lệnh của những đồng chí lãnh
đạo phe này để ném cứt đái túi bụi vào mặt mũi của những đồng chí phe
kia, như cuộc chiến Ba/Tư đang diễn ra trong hiện nay – trên mạng.
Tuy biết thế nhưng để đáp ứng nhu cầu tình thế nên cả hai bên (Ba/Tư)
đều đành phải chịu thế thôi. Gieo gió thì gặt bão. Và cơn bão săp tới
không chỉ đến bởi hai đám dân phòng.
ĐẶNG CHÍ HÙNG * TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH VÀ VIỆT CỘNG
Bản cáo trạng tội ác của đảng
CSVN và Hồ Chí Minh (Phần 5)
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Trong
giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay, đảng cộng sản tiếp tục gây nên nhiều
tội ác cho dân tộc Việt Nam chúng tôi. Cụ thể là sau năm 1975 khi cưỡng
chiếm bất hợp pháp nước VNCH thì đảng cộng sản Việt Nam đã gây nên
việc:
- Cướp tài sản của nhân dân Miền Nam thông qua chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản.
- Đẩy hàng trăm ngàn người phải ra biển gây nên nạn thuyền nhân nổi tiếng và đau thương cho dân tộc Việt Nam.
- Đàn áp tôn giáo, cướp đất đai của nhân dân.
I. Trả thù man rợ quân dân, cán chính VNCH:
Kính thưa quý vị!
Ngay sau khi cướp được VNCH thì việc đầu tiên là nhà cầm quyền cộng sản đã tiến hành chính sách nhà tù hà khắc để tiêu diệt những người làm việc cho chính quyền VNCH hoặc thân nhân của họ. Đây là một trong những tội ác không thể bỏ qua vì nó là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).
Trên thực tế, những ai là quân dân, cán chính Việt Nam cộng hòa sau khi
bị bị cộng sản đưa vào tù đều thấy điều này. Ngoài ra, gia đình họ bị
cộng sản bức hại đi lên vùng kinh tế mới, con em bị ghi lý lịch xấu, nhà
của bị tịch thu là những nỗi thống khổ của những quân dân cán chính
VNCH.
1. Cả nước Việt Nam là một trại tù khổng lồ:
Ngày 1-11-1978, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng dẫn đầu một phái đoàn đảng và
chính phủ sang Mạc Tư Khoa để cùng Brezhnev ký bản hiệp ước “hợp tác và
hữu nghị”, theo đó hai nước sẽ liên minh với nhau cả về chính trị, kinh
tế lẫn quân sự. Điều 6 của hiệp ước này nói rõ là nếu một trong hai nước
bị tấn công, cả hai nước sẽ dùng những biện pháp thích hợp đối phó. Từ
đó, Liên Xô đã hết lòng viện trợ cho Việt Nam. Số tiền viện trợ và cho
vay lên tới nhiều tỷ Mỹ kim. Bù lại, Việt Nam sẽ để cho Liên Xô sử dụng
hải cảng Cam Ranh và có thể Đà Nẵng làm đầu cầu quân sự để kiềm chế
Trung Hoa và đối đầu với hạm đội thứ 7 của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình
Dương. Trong cuộc gặp với Brezhnev, ngoài báo cáo tình hình quan hệ với
Trung cộng, Campuchia thì Lê Duẩn đã báo cáo: “Cơ bản tình hình trong
nước chúng tôi đã ổn định do tôi và các đồng chí trong bộ chính trị
không để cho ngụy quân, ngụy quyền có thể nổi lên bằng việc áp dụng mô
hình nhà tù như thời đồng chí Xtalin. Chúng tôi chỉ lo lắng là Campuchia
đang leo thang khủng bố...” (Trích: “Văn thư lưu trữ của đảng cộng sản Liên Xô trang 422”).
Vậy không ai khác mà chính Lê Duẩn cùng cộng sản Việt Nam đã đẩy quân
dân cán chính VNCH vào lao tù khắc nghiệt.Và thực tế diễn ra thế nào,
xin quý vị theo dõi những luận chứng dưới đây.
Thứ nhất, ngày Thứ Hai, 23/7/2007, website của The Wall
Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô
của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học
tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng: “Ngay sau khi xâm
chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô
thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo - trong ít nhất là 150
trại tù được thiết lập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kể cả những nơi
rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ,
đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số
người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù
cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm.”
Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử của đảng cộng sản cộng sản
và những người đứng đầu đảng cộng sản. Nó xứng đáng được gửi tới quý vị
như là một tội ác tiêu biểu của cộng sản Việt Nam.
Cũng theo cuộc điều tra nói trên cho biết: “Cứ mỗi ba gia đình tại
Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một
triệu người tù kể trên, đã có 165.000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn,
đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị,
bị hành quyết... Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn
bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ.
Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi
chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội
ác chống loài người đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà
thủ phạm là Lê Duẩn...”
Thứ hai, trong tập tài liệu ghi bí số TN/QP-14 được lưu
chiểu ngày 14/02/1977 tại cục lưu trữ Bộ Quốc Phòng Cộng sản ghi rõ như
sau tại trang số 6: "Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở
thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người.
Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với
gia đình, bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569
người".
Qua tài liệu nói trên của nhà nước cộng sản nói lên điều gì? Đó là họ đã
coi những quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa là những “Tù nhân”. Trên
thực tế, họ không phải là tù nhân vì theo như cộng sản tuyên truyền họ
chỉ đi học tập chủ trương đường lối của “cách mạng”. Nhưng chính tài
liệu của cộng sản đã coi họ là tù nhân.
Ngoài ra con số người mà đảng cộng sản cho biết chính là con số nói lên
thực tế về trại tù khổng lồ mà cộng sản cùng Lê Duẩn bày ra nhằm trả thù
quân dân cán chính VNCH.
Thứ ba, theo tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo thực sự đều là tùchính trị như sau: “Năm
1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng
9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ. Binh sĩ VNCH
bị bắt đi cải tạo sau ngày 30 tháng 4, 1975. - Cấp Tướng tại ngũ đến 30
tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và 1
số nhỏ không bị bắt giam. - Đại tá có 600, bị tù 366. - Trung tá có
2.500, bị tù 1.700. – Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500. - Cấp úy có
80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như
thành viên đảng phái và các cấp chính quyền. Đây là con số ghi nhận được
từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại
giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo
bị chết trong khi giam cầm”.
Như vậy, mặc dù do thất lạc khi rút bỏ Miền Nam, cộng với những thống kê
những người chết do cộng sản đọa đày trong tù thì những con số mà Viện
Bảo tàng cũng cho thấy cộng sản đã biến cả nước Việt Nam thành một địa
ngục tù ngục trong chính sách trả thù man rợ của mình đối với những ai
liên quan đến VNCH.
Thứ tư, để thừa nhận thêm về chính sách bỏ tù quân dân cán
chính VNCH, cũng cần phải nhắc lại đảng cộng sản Việt Nam chủ trương
theo chủ nghĩa cộng sản độc tài của Liên Xô và Trung Cộng. Hồ Chí Minh
khi đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam chủ trương làm tay sai cho quốc
tế thứ 3 (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ" phần 4, 10, 11, 12)
và làm con tốt thí trong tay sai Liên Xô. Những tư tưởng của Lê Nin đã
được Hồ Chí Minh truyền thụ cho đàn em của mình trong việc trả thù những
ai bất đồng chính kiến, trong trường hợp này là quân dân quán chính
VNCH. Vì vậy nhìn lại Việt Nam sau năm 1975 như một trại tù khổng lồ của
cộng sản không có gì là điều lạ lùng. Hãy đọc cuốn “Lê Nin và Xã hội chủ nghĩa” xuất bản tại Liên Xô dày 820 trang, tại trang 233 có viết:
“Chiếm được một tỉnh, giải phóng được một nước thì dễ nhưng
giữ yên được đất nước, địa phương ấy mới là khó. Muốn vậy sau khi chiếm
được lãnh thổ, trước hết phải tập trung giam giữ lâu dài bọn phản động,
thành phần làm việc cho chế độ cũ, chỉ khi nào ổn định được xã hội, nắm
vững tình hình an ninh nội chính mới thả chúng về”.
Và cũng là sư phụ của Hồ Chí Minh cũng như Lê Duẩn sau này không quên nói thêm: “Bọn
này gồm những tên đầu đường xó chợ, đói khát rách rưới, Vô sản lưu manh
rất nguy hiểm, chúng là kẻ thù số một của chuyên chính vô sản vì dễ bị
bọn phản động mua chuộc, chúng cần bị giam giữ, loại trừ” (Trích cuốn “Lê Nin tuyển tập và Bản tuyên ngôn đảng cộng sản” có nói về Vô sản lưu manh).
Qua đây quý vị có thể thấy, việc cộng sản Việt Nam học tập tư tưởng của
Lê Nin nhằm trả thù man rợ quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa cũng là
điều hết sức thường tình đối với bản chất của cộng sản.
2. Trả thù man rợ:
Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã thi hành chính
sách bắt những người là quân dân cán chính đi cải tại các trại tập
trung. Thực chất là đi tù. Khi ra khỏi trại thành kẻ tứ cố vô thân. Rồi
chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải
vượt biên... Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven
biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của... Những
thương phế binh VNCH thì bị đẩy ra lề đường.
Để nói lên thực tế này, ngay một tờ báo cộng sản đã phải thừa nhận sự
thật này. Xin trích dẫn đến bạn đọc đoạn viết trên Tuần Vietnamnet: “Anh
tên Ngô Công Vò, quê xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế, đi lính
cho chế độ Sài Gòn năm 1970... So với nhiều anh em lính chế độ cũ, tôi
còn may mắn hơn nhiều. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả lắm. Anh em thương
binh phía Bắc còn có chế độ, chứ chúng tôi chẳng có gì, làm việc quần
quật mà chẳng đủ nuôi vợ con. Công việc của gia đình anh Vò chủ yếu làm
ruộng, và ai thuê gì làm nấy. Công việc khá thường xuyên của anh là lấy
đất thải san ủi nền nhà, và cả tháo gỡ những quả bom mìn còn sót lại
trong vùng đem bán. Công việc vất vả, mạo hiểm đủ để tùng tiệm cuộc
sống”. Link của bài báo:
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-04-27-hoa-hop-dan-toc-va-su-hoi-sinh-tu-noi-dau.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-04-27-hoa-hop-dan-toc-va-su-hoi-sinh-tu-noi-dau.
Còn đối với những người bị giam trong tù thì ra sao? Xin điểm lại một số
chứng cứ để thấy cộng sản đã đối xử với quân dân cán chính Việt Nam
Cộng Hòa như thế nào.
Trên thực tế, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa được thông báo: “Công
chức trung ương từ Chánh sở, địa phương từ trưởng ty, phó quận cho tới
Tổng thống; sĩ quan cảnh sát từ thiếu tá trở lên; các thành phần đảng
phái, nhân viên tình báo ra trình diện học tập tại trường Gia Long...,
mang theo quần áo, lương thực... đủ dùng trong một tháng”.
Khoảng hơn một năm sau ngày nhập trại, bộ nội vụ bèn gom tù lại, ra
Chính sách 12 điểm, tất cả học viên thành tù hết, án phạt ba năm... do
Công an quản lý, đối xử hà khắc, bắt lao động cực nhọc, giai đoạn này
cho ăn đói, mỗi bữa chỉ có vài củ khoai và một hai bát bo bo... rồi
nhiều người bị đẩy ra những trại tù ở miền Bắc như: Hoàng Liên Sơn, Cổng
Trời, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh...
Những người bị giam ở trong nam thì còn đỡ khổ vì có gia đình thăm nuôi,
vả lại miền Nam khá hơn miền Bắc, những người bị đưa ra Bắc vô cùng thê
thảm, đói khát, lạnh lẽo, bệnh tật, làm việc quá sức... nhiều người
chết bỏ xác miền Bắc hoặc hóa ra thân tàn ma dại. Sĩ quan cấp thiếu úy,
những người quá trình nhẹ hoặc có thân nhân là cán bộ bảo lãnh phần
nhiều được về trong vòng ba năm, cấp trung úy hoặc ty sở trưởng, những
người có liên hệ an ninh tình báo thường là được về sau 5 hay 6 năm...
Trong thời gian đó, cộng sản hành hạ quân dân cán chính VNCH hết sức tàn
tệ:
Thứ nhất, sau ngày 30/04/75, mọi người đều e ngại về một
cuộc tàn sát trả thù đẫm máu vì đã có những lời đồn đại về hành động
này. Nhưng cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp thâm độc và tránh được sự
lên án của Quốc tế đó là giam cầm và hành hạ quân dân cán chính VNCH.
Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã được khuyến dụ trình diện để “học
tập” ngắn hạn. Gọi là “tìm hiểu đường lối, chính sách của nhà nước và để gột bỏ tàn tích chống phá cách mạng khi xưa”. Chính quyền mới hứa là thời gian học tập chỉ vài tháng rồi ai nấy trở về với gia đình, phục vụ đất nước.
Nhưng thực ra đây là một sự tù đầy, tẩy não, hành xác. Có người vài ba
năm. Rất nhiều người mươi năm. Và số người triền miên tù đầy gần hai
chục năm cũng không ít. Lại còn một số đáng kể chết mất xác trong tù đầy
hành hạ. Người sống sót trở về đã kể lại nhiều thảm cảnh mà họ phải
gánh chịu trong thời gian đau khổ ấy. Những thảm cảnh mà nghe lại ai
cũng rùng mình.
“Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường
khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xảy ra,
đã khắc sâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!” (Tạ Tỵ - Đáy Địa Ngục, trang 152.).
Người tù bất khuất Tạ Tỵ đã mô tả cảnh đói khát trong nhà tù cộng sản
hết sức kinh khủng vì có lẽ bỏ cho đói khát là chính sách để kiềm chế,
kiểm soát người tù. Nên bất cứ tù nhân nào cũng nói rất nhiều về sự hành
xác này.
“Đã hơn hai tháng nay, chúng tôi không được ăn miếng thịt nào. Lao
động mỗi ngày 8 tiếng, toàn việc nặng. Cơm không có, mỗi ngày lãnh hai
chiếc bánh mì luộc, mỗi cái khoảng 200 gram và một nửa chiếc bánh buổi
sáng 50gram, như vậy chúng tôi chỉ được ăn 450 gram chất bột với muối,
không có chất béo, chất rau và chất đạm nào! Do đó, ai nấy đều gầy rộc
hẳn, da khô khốc. Trên nguyên tắc theo giấy tờ chúng tôi được ăn 18 kí
lô chất bột, 300 gram thịt mỗi tháng, nhưng thực tế chúng tôi chỉ được
ăn 13 kí 500 chất bột” (Đáy Địa Ngục -Tạ Tỵ trang 378- 379).
Thứ hai, cũng cần nhắc qua cuốn Đại Học Máu
của Hà Thúc Sinh để thấy sự tàn tệ của nhà tù cộng sản đối với quân dân
cán chính VNCH như thế nào. Hình ảnh cánh binh cộng sản bắt phạt tù nhân
“ngụy” được mô tả như sau: “Nói đến sùi bọt mép mà thấy nét mặt của
mười thằng “ngụy” vẫn trơ thổ địa ra, thằng quản giáo cáu quá hét: Tao
phạt chúng mày quỳ hai tiếng. Quỳ xuống! Bọn tù chỉ liếc nhìn nhau chẳng
ai chịu quỳ. Thằng quản giáo đâu có chịu thua. Hắn móc súng bắn đến
đùng một phát. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, anh em lần lượt êm ái quỳ.
Thằng quản giáo đứng chửi rủa một lúc rồi mới chịu bỏ đi...” (Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, trang 116).
Tác giả Hà Thúc Sinh cũng không quên mô tả tình trạng thiếu thuốc men và y tế của cộng sản đối xử với quân dân cán chính VNCH: “Mặt
đứa nào đứa nấy trông như những quả dưa bở chín rục, chân tay bụ bẫm vì
bị phù do thiếu chất, cứ như những cái xác chết trôi ba ngày, đang xếp
hàng dài trước bếp xin chút nước vo gạo về uống với hy vọng mong manh tí
chất cám có thể cứu nổi căn bệnh phù thũng trầm kha...” (Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, tr. 251).
Thứ ba, cũng có rất nhiều tác giả khác đã từng ngồi tù
cộng sản bằng mỹ từ “học tập cải tạo” đã viết lên những khốn khổ trong
tù cộng sản mà trong khuôn khổ bài này tôi không thể kể xiết. Xin điểm
lại một số điểm chính để bạn đọc thấy rõ bản chất tàn bạo của cộng sản.
Ông Nguyễn Cao Quyền từng là một viên chức cao cấp trong chính quyền
VNCH. Tốt nghiệp khóa 1 Trừ Bị Nam Định và khóa 51-53 trường Saint Cyr
(Pháp), đỗ cử nhân luật và cao học tiến sĩ kinh tế Đại học Luật khoa Sài
Gòn (1963), Thẩm phán Tòa Án Quân Sự, Đại tá Chánh thẩm Tòa Án Đặc Biệt
(1966-1968), Cố vấn ngoại giao tại Paris(1968-1974), Nha Thông Tin Báo
Chí Bộ Ngoại Giao (1974-1975). Sau năm 1975, ông bị đưa đi tù cải tạo
(1975-1985), rồi sau đó sang định cư tại Maryland, Hoa Kỳ từ năm 1990.
Ông từng là Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị vùng Hoa Thịnh Đốn,
nguyên Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, nguyên Chủ
Tịch Cộng Đồng VN vùng Hoa Thịnh Đốn (1996-1998). Ông còn viết nhiều bài
khảo luận về kinh tế, chính trị được phổ biến rộng rãi có viết:
“Tại trại Thanh Cẩm, chế độ lao động còn khắt khe và nặng nhọc hơn ở
trại Quảng Ninh. Dưới mũi súng canh gác của công an gốc dân tộc Mường,
chúng tôi phải đi rất xa để lấy cát làm nhà. Mỗi chuyến vừa đi vừa về
vào khoảng 3 cây số. Mỗi ngày phải đi ba chuyến mà chỉ được ăn có 4 chén
cơm với vài cọng rau muống luộc thì sức nào chiụ nổi. Nếu đội nào không
đi xe cát thì phải xe đá hoặc vào rừng đẵn luồng vác về cho cán bộ làm
nhà. Những người lao động ở trại cưa, trại mộc cũng không sung sướng gì
hơn. Cả ngày quần nhau với những cây gỗ lớn, cưa sẻ liên hồi hoặc đục
đẽo luôn tay thi lấy năng lượng đâu mà bù đắp. Cuốc đất trồng khoai ngô
mới là mệt vì đất núi bạt ngàn mà nhân công thì thưa thớt. Ấy là chưa kể
nhũng vụ gánh phân đi bón nặng gẫy xương sườn và chốc lở sương vai. Sức
người có hạn còn nhu cầu của trại thì mỗi ngày một tăng thêm. Bên cạnh
những cái chết vì tại nạn lao động như bị đá núi đè, lợp nhà té xuống
đất hay bị cây luồng đâm thủng bụng, dần dần người ta thấy xuất hiện
những cái chết vì đói, vì thiểu lực. Sau hơn ba năm bị lưu đầy ra Bắc
anh em tù nhân chôn nhau, vì chết đói, đã chật cả một phần đồi sắn. Có
một thời gian, trong tâm tư và trước mắt mọi người cái chết đã trở thành
quen thuộc, không gây sợ hãi và cũng không gây xúc động. Tù nhân chờ
đợi Thần Chết đến thăm như chờ đợi một sự giải thoát”.
Tác giả Nguyễn Chí Thiện trong cuốn “Trại tù Kiên Giam” nổi tiếng của mình thì viết: “Tiêu chuẩn người phạm kỷ luật mỗi tháng còn 9 kg lương thực ăn với nước muối, mỗi ngày hai bữa hai chén nhỏ xíu. Cơm mới bỏ vào miệng chưa kịp nhai cái lưỡi đã đưa cơm vào cổ. Đến bữa ăn phải kềm hãm cố nhai cho thật kỹ, vừa để cho đỡ buồn, cho qua thời giờ có việc làm. Khi nhai thức ăn, vừa phải nhai kỹ để thức ăn ít ỏi và quí báu được tiêu thật hết, khỏi phí phạm, giúp cơ thể bòn từng chút bổ dưỡng để thân xác chịu đựng con người được sống, nhai thật kỹ để chất thải ra thật ít, 5,7 ngày mới đại tiện một lần, vì đại tiểu tiện đều vào cái thùng đại liên để ngay bên cạnh bục nằm, đến lúc đầy tràn trật tự mới đổ đi, nên suốt ngày đêm phải nằm bên cạnh cái của nợ khai thúi đó”. (Nguyễn Chí Thiện - Trại Tù Kiên Giam, trang 35).
Hoặc: “Hai chân tôi bị còng chéo để bức cung. Còng chéo hai chân bị
đóng cứng chặt giữa hai cái còng hình chữ U và thanh sắt xuyên. Vì độ
cao của thanh sắt giở hổng hai chân lên thành ra không thể nằm thẳng
lưng, vì nằm như vậy thân mình căng ra hai chân bị siết chặt vào sắt đau
buốt tận tủy óc. Người bị còng phải dùng hai khuỷu tay để chống hoặc
cởi hết quần áo ra chêm ngang thắt lưng mới chịu được một thời gian. Chờ
một vài ngày hai cổ chân gầy đi xoay được lật úp thì hai chân sẽ thẳng
ra nhưng phải nằm sấp. Nhưng chỉ vài ngày chân đã sưng húp vì ban đêm bị
lắc còng điểm danh” (Trại Tù Kiên Giam - Nguyễn Chí Thiện, tr 473).
Thứ tư, trên thực tế còn rất nhiều bằng chứng từ chính
những người bị cộng sản trả thù man rợ. Nhưng còn phe cộng sản nói gì về
điều này? Xin giới thiệu cuốn sách “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã được giải mật năm 2008 (Đã giới thiệu ở “Những sự thật cần phải biết” - Phần 5) cho biết tại trang 75 như sau: “Những
hình phạt của đảng cộng sản Việt Nam giành cho tù nhân chế độ Sài Gòn
đã cho thấy những người anh em của chúng ta đã không quên phương pháp mà
Xtalin áp dụng...”
Cuốn sách này còn nói thêm tại trang 82: “Trong một điều kiện khó
khăn và kỷ luật hà khắc, chính quyền mới tại nước Việt Nam thống nhất đã
thanh lọc rất tốt tư tưởng của những người đi theo Mỹ...”
Như vậy, ở đây ta có thể thấy, cuốn sách đã chỉ rõ cộng sản Việt Nam học
tập phương pháp tàn bạo của kẻ giết người hàng loạt đó Xtalin. Và cuốn
sách nhắc đến cụm từ “Kỷ luật hà khắc” cho thấy bản chất bạo tàn của cộng sản trong đó có cộng sản Việt Nam áp dụng đối với quân dân cán chính VNCH.
Thứ năm, hãy đọc thêm một trang hồi ký của blogger có tên
Đề Lô Cao Cấp - một cựu quân nhân VNCH đi cải tạo để thấy sự hành hạ của
cộng sản đối với quân dân cán chính VNCH như thế nào:
“Chúng đã tỏ ra tàn-ác cực-cùng khi chúng bắt-buộc chúng tôi lao-động nặng-nhọc, nhưng chúng lại cho chúng tôi ăn không đủ no! Thông-thường một người Việt Nam ăn 3 hoặc 4 chén cơm trong một bữa ăn; nhưng người cộng-sản chỉ cho chúng tôi ăn một chén, đôi khi chỉ còn có 3/4 chén bo-bo, hoặc bắp cho mỗi bữa ăn. Nếu ai bị biệt-giam thì còn thê-thảm hơn nữa!!! (Tôi nhớ khi bị biệt-giam; vì bữa ăn quá ít, nếu ăn nhanh sẽ bị mau hết, nên tôi đếm từng hột bắp bung một và nhai hột bắp ấy cho thật nhuyễn rồi mới nuốt để cho bữa ăn được kéo dài thêm ra. Hôm ấy tôi đã đếm được số bắp bung trong phần ăn của tôi là 72 hột). Chúng tôi không được ăn thịt hoặc cá mà chỉ có nước muối để ăn với bo-bo mà thôi. Riêng cá-nhân tôi hầu như không được ăn cơm khi còn bị nhốt ở trong trại cải-tạo; vì mỗi năm chúng tôi chỉ được ăn cơm vào những ngày sau đây: 3 ngày Tết Nguyên-Đán, ngày Tết Tây, ngày 1-5, ngày 2-9 hàng năm, còn tất cả những ngày còn lại thì ăn khoai mì khô, khoai lang khô, bắp bung, bo-bo v.v... Tất cả chúng tôi đều bị đói triền-miên. Chúng tôi chịu-đựng cái đói từng giây một, chứ đừng nói từng phút một! Chúng tôi không bao giờ biết no là gì khi ở trong trại tù. Ở trong tù tôi thường ước mơ được ăn một chén cơm trắng với nước mắm mà không được!!!”
“Chúng đã tỏ ra tàn-ác cực-cùng khi chúng bắt-buộc chúng tôi lao-động nặng-nhọc, nhưng chúng lại cho chúng tôi ăn không đủ no! Thông-thường một người Việt Nam ăn 3 hoặc 4 chén cơm trong một bữa ăn; nhưng người cộng-sản chỉ cho chúng tôi ăn một chén, đôi khi chỉ còn có 3/4 chén bo-bo, hoặc bắp cho mỗi bữa ăn. Nếu ai bị biệt-giam thì còn thê-thảm hơn nữa!!! (Tôi nhớ khi bị biệt-giam; vì bữa ăn quá ít, nếu ăn nhanh sẽ bị mau hết, nên tôi đếm từng hột bắp bung một và nhai hột bắp ấy cho thật nhuyễn rồi mới nuốt để cho bữa ăn được kéo dài thêm ra. Hôm ấy tôi đã đếm được số bắp bung trong phần ăn của tôi là 72 hột). Chúng tôi không được ăn thịt hoặc cá mà chỉ có nước muối để ăn với bo-bo mà thôi. Riêng cá-nhân tôi hầu như không được ăn cơm khi còn bị nhốt ở trong trại cải-tạo; vì mỗi năm chúng tôi chỉ được ăn cơm vào những ngày sau đây: 3 ngày Tết Nguyên-Đán, ngày Tết Tây, ngày 1-5, ngày 2-9 hàng năm, còn tất cả những ngày còn lại thì ăn khoai mì khô, khoai lang khô, bắp bung, bo-bo v.v... Tất cả chúng tôi đều bị đói triền-miên. Chúng tôi chịu-đựng cái đói từng giây một, chứ đừng nói từng phút một! Chúng tôi không bao giờ biết no là gì khi ở trong trại tù. Ở trong tù tôi thường ước mơ được ăn một chén cơm trắng với nước mắm mà không được!!!”
(Bạn đọc có thể đọc thêm tại đây: http://dlcc0.tripod.com/hanhha.htm).
Một tháng sau khi xâm chiếm được Miền Nam, cộng sản áp dụng Nghị Quyết
số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 của
chúng để đưa một triệu quân dân, cán chính VNCH và những người quốc gia
chống cộng đi "học tập cải tạo", thực chất là đưa đi tù để trả
thù. Cộng sản ước tính rằng tại Miền Nam có 1.300.000 người đã tham gia
vào chính quyền Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và mỗi gia đình
có 5 người, như vậy là có 6.500.000 người có nợ máu với chúng. Những
người nào phục vụ trong quân đội hay trong chính quyền thì phải đi "cải
tạo" và những thành phần còn lại trong gia đình thì phải đi những "khu
kinh tế mới;" cũng là một cách đưa đi đầy ải tại những vùng rừng núi xa
xôi, hẻo lánh. Đây là một kế hoạch man rợ và thâm độc đã được nghiên cứu
và tính toán rất kỹ của của cộng sản.
Trong các trại tù, người tù phải sản xuất lương thực như trồng sắn,
trồng ngô, trồng khoai, trồng rau... để tự nuôi mình; ngoài ra, còn phải
sản xuất hàng hóa, sản phẩm để bán ra ngoài thị trường. Tại các trại tù
trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, người tù phải đốn gỗ, cưa xẻ, chặt
giang, chặt nứa, chặt vầu... để trại tù mang đi bán. Tại trại tù Hà Sơn
Bình có những đội cưa xẻ, đội mộc, đội gạch để sản xuất bàn, ghế,
giường, tủ và gạch để bán. Tại trại tù Z30D, Hàm Tân, người tù phải
trồng mía, sản xuất đường; mỗi tháng bán hàng tấn đường ra ngoài thị
trường... Cộng sản bắt người tù phải làm công việc như người nô lệ thời
trung cổ khi phe thắng trận bắt người bên phe thua trận phải làm nô lệ
lao động thay vì mang đi giết. Đây là sự vi phạm nhân quyền một cách man
rợ của thời trung cổ và là một Tội Ác chống Loài Người.
II. Cướp bóc và đẩy hàng triệu thuyền nhân ra biển:
Kính thưa quý vị!
Ngay sau khi cướp được Miền Nam Việt Nam, cùng với chính sách cải tạo man rợ, chính quyền cộng sản còn tiến hành việc cướp tài sản của nhân dân Miền Nam thông qua chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản. Đẩy hàng trăm ngàn người phải ra biển gây nên nạn thuyền nhân nổi tiếng và đau thương cho dân tộc Việt Nam.
1. Cướp đoạt tài sản:
Để cướp đoạt tài sản và tiền của thì đảng cộng sản đã tiến hành chính
sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản của nhân dân dưới mỹ từ
“đánh gian thương”, “tiểu tư sản”. Hậu quả đó là hàng triệu người bị
cướp nhà giao cho cán bộ, bị mất cơ nghiệp và bị đẩy đi kinh tế mới. Kết
quả X-2 và X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, Mai Chí Thọ... thu
được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng
hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch
bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để
rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải. Xin quý vị theo dõi
những chứng cứ dưới đây để thấy được sự thật này.
Thứ nhất, trong cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức có đề cập đến chiến dịch cướp bóc này. Tác giả Huy Đức đã viết ở Chương iii - Đánh tư sản như sau: “Sau
khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi”
của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn
lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của
những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là
nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm
sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp,
với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.
“Chiến dịch X-2”
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh
“bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị
trường: Mã Hỷ, vua lúa gạo; Lưu Tú Dân, lũng đoạn vải vóc; Bùi Văn Lự,
nhập cảng, đầu cơ phụ tùng xe máy; Hoàng Kim Quy, thầu cung cấp kẽm gai
cho quân đội Mỹ; Trần Thiện Tứ, độc quyền xuất cảng cà phê...”117. Hơn bảy giờ trước đó, phần lớn các đối tượng nằm trong danh sách sáu mươi tên đánh đợt đầu đã bị bắt.
Rồi cũng chính Huy Đức - một cựu nhà báo cộng sản cho biết thêm: “Tối
10-9-1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo về “Đại bản doanh” của
Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập. Con số bị bắt cho đến khi ấy vẫn
tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu tiền
mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải và cả một
cơ sở chăn nuôi gồm “7.000 con gà, thu hoạch 4.000 trứng mỗi ngày”120 ở
Thủ Đức. Một nhà tư sản đang nằm viện bị yêu cầu kiểm tra xem ốm thật
hay cáo bệnh, trong khi đó con trai ông ta bị bắt để buộc phải khai ra
nơi cất giấu tiền, vàng. Do tin tức bị lọt ra, một số nhà tư sản đã kịp
cao chạy xa bay, có người bị bắt khi đang chuẩn bị trốn.”
Ngoài bắt bớ ra, nhà cầm quyền cộng sản còn tiến hành chính sách đổi
tiền để vơ vét tiền vào túi dưới hình thức: cướp trắng. Tác giả Huy Đức
mô tả sự kiện đổi tiển như sau: “Sau “Chiến dịch X-2”,
Thành uỷ nhận định: “Bọn tư sản mại bản bị cô lập rất cao, chúng đã mất
hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị. Lực lượng kinh tế của chúng đã
bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến công của ta”122. Nhằm “giáng
tiếp những đòn mới vào giai cấp tư sản”, ngày 22 và 23-9-75, đồng tiền
cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới.
Đổi tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”. Ba yêu cầu
mà Trung ương Cục đưa ra cho Chiến dịch X-3 gồm: “Thiết lập một chế độ
tiền tệ mới; ngăn chặn giai cấp tư sản sử dụng tiền mặt để thao túng thị
trường, đồng thời tước đoạt bớt phương tiện hoạt động của bọn gián
điệp, tình báo; đẩy lùi lạm phát”123. Với nhận thức tiền còn là “phương
tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo”, Chính phủ Cách mạng Lâm
thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ cho đổi một số tiền hạn chế.
Mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng tiền “Chánh quyền Sài
Gòn cũ”- 500 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ” đổi được một đồng tiền
mới Ngân hàng Việt Nam. Cán bộ công nhân viên chức trong các tổ chức tập
thể được đổi mỗi người 15.000; hộ kinh doanh tiểu công nghệ, thương
nghiệp, vận tải được đổi 100.000 đồng; tổ chức kinh doanh lớn được đổi
từ 100.000 đến 500.000 đồng; khách vãng lai, mỗi người được đổi 20.000,
số còn lại nộp cho ban đổi tiền, lấy biên lai về địa phương giải quyết.
Các hộ kinh doanh và hộ gia đình nếu có nhiều tiền hơn mức được đổi ngay
thì phần còn lại sẽ quy đổi thành tiền mới, ghi vào sổ tiết kiệm, hoặc
sổ tiền gửi tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.”
Song song với đánh tư sản và đổi tiền, chính quyền cộng sản còn áp dụng
biện pháp “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” mà tác giả Huy Đức Miêu
tả như sau: “Nếu như đối tượng của Cách mạng chỉ có
chín mươi hai nhà tư sản giàu có nhất miền Nam thì sau năm 1975, nền
kinh tế vẫn còn cơ hội để hồi sinh. Nhưng, hai năm rưỡi sau, “giai cấp
tư sản” lại bị “đánh” trong một chiến dịch mới được gọi là “Cải tạo Công
Thương nghiệp Tư doanh”, một chiến dịch được ông Đỗ Mười triển khai với
“bàn tay sắt”.”
(Quý vị có thể tìm hiểu trong cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức hoặc xem tại link sau đây:
http://chauxuannguyen.org/2012/12/15/ben-thang-cuoc-phan-i-mien-nam-chuong-iii-danh-tu-san-huy-duc/).
Thứ hai, trong lịch sử thì sự kiện vơ vét tiền của nhân
dân sau năm 1975 ở Việt Nam không phải là lần đầu tiên. Lần đầu tiên
phải là cuộc cải cách ruộng đất vì theo thống kê chính thức của nhà nước
Việt Nam được đăng trong cuốn “Lịch sử kinh tế Việt Nam” (tập
hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và
phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan).
Lần thứ hai này, đánh “tư sản mại bản”, tịch thu tài sản hàng triệu
người, đuổi người dân đi “kinh tế mới”, vào “hợp tác xã”. Nền kinh tế bị
thiệt hại kinh hoàng, TRỰC TIẾP gây ra nạn THUYỀN NHÂN chưa từng có
trong lịch sử nhân loại, từ 100 ngàn đến 300 ngàn người bỏ mạng ngoài
biển khơi.
Trên báo tuổi trẻ online của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có bài viết
về một người từng tham gia chiến dịch cướp bóc của quần chúng nhân dân
Miền Nam. Bài viết có đoạn trích như sau: “Sau tháng 4-1975,
nhà báo Đinh Phong cùng nhóm phóng viên truyền hình túc trực ngày đêm
theo những tổ công tác làm công việc “kê biên tài sản” của những nhà tư
sản Sài Gòn ở chợ Bến Thành, chợ Tạ Thu Thâu... Đó là một thời điểm khó
quên nhưng ai cũng muốn quên. Ông Đinh Phong (ủy viên Ủy ban MTTQ VN
TP.HCM, nguyên phó giám đốc Đài truyền hình TP.HCM) hồi tưởng về những
ngày ông và nhiều đồng nghiệp được ban tuyên huấn giao những nhiệm vụ
đặc biệt nhưng bí mật đến phút cuối cùng. Ngay cả cái tên của những
chiến dịch này cũng được mã hóa thành X1, X2... Những tổ công tác mật
được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình
kinh doanh, những gia đình giàu có phải “cải tạo tư sản”. Nguyên tắc
hàng đầu của chiến dịch này là bí mật. Những nhà tư sản chỉ bàng hoàng
nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có
mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản”.”
Quý vị có thể theo dõi ở link sau: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/132736/ke-bien-tai-san.html#ad-image-0
Thứ ba, cũng nói về con số thống kê “thành tích” cướp bóc
của nhân dân Miền Nam, Trong cuốn sách “Thông tin lịch sử của TP.HCM”
của ủy ban nhân dân TPHCM có cho biết: “Cho đến ngày giải phóng 1975,
Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam,
nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Nam. Nơi đây
tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ,
trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân. Để công hữu
hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động làm chủ nhà máy, xí
nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt
cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171
tư sản mại bản, 59 tư sản thương nghiệp cỡ lớn...”
Trên thực tế ở Việt Nam thì việc “quốc hữu hóa” chính là việc nhà cầm
quyền cộng sản cướp của dân rồi đem làm tài sản riêng cho đảng viên và
các quan chức lãnh đạo thụ hưởng.
Quý vị cũng có thể xem tại link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/132736/ke-bien-tai-san.html#ad-image-0
Thứ tư, chính Mai Chí Thọ trong 1 bài
phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử cộng sản Vietbao.vn đã thừa nhận
những hành động cướp bóc của mình một cách công khai: “Trầm ngâm một
lát, bác Tám Cao (Mai Chí Thọ) đúc kết: “Sau chiến thắng 30/4/1975 với
chủ trương “Tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”, ngay sau khi
giải phóng, TW đã giao nhiệm vụ cho TP. HCM phải bắt tay ngay vào chiến
dịch mang bí số X1 và X2 với nội dung “Cải tạo kinh tế tư bản chủ nghĩa”
vẫn được quen gọi là “Đánh tư sản mại bản”. Chiến dịch X1, thì tạm được
bởi chúng ta thực hiện cải tạo những tư sản có liên quan tới đế quốc,
dù trong số họ không ít người chỉ thuần túy “làm kinh tế”.”
Rồi cũng chính Mai Chí Thọ thừa nhận: “Nhưng đến nửa chừng rà soát
lại gần 2.000 “đối tượng X2”, thì chỉ đúng có... 3 đối tượng! Chủ trương
duy ý chí này đã làm sa sút ghê gớm, biến dạng diện mạo cũng như nội
lực của thành phố, xóa đi hết những ưu thế, cơ sở vật chất sẵn có của
“Hòn ngọc Viễn Đông...”
Không khí cải tạo ồ ạt, tịch thu, tịch biên tài sản của các đối tượng
“X1, X2”, đem về đổ dồn, chất đống đầy các kho không chứa xuể, phải tấp
táp đâu đó, sau một thời gian ngắn, những tài sản này phần thì biến
mất, số còn lại hư hỏng trở thành một đống đổ nát khổng lồ...
Đánh tư sản năm 1976 |
Qua những gì chính Mai Chí Thọ lúc đó là giám đốc công an Sài Gòn
thừa nhận đã cho thấy hậu quả khủng khiếp mà cộng sản gây ra cho nhân
dân Việt Nam. Đây là tội ác không thể tha thứ.
Quý vị có thể tìm hiểu tại link sau: http://vietbao.vn/Phong-su/Gap-nhung-nhan-chung-cua-Cuoc-xe-rao-lich-su/70052307/262/
2. Nạn thuyền nhân:
Kính thưa quý vị!
Chính vì cướp sạch kinh tế, nhà cửa và đầy đọa quân dân cán chính VNCH
mà đảng cộng sản Việt Nam đã đây người dân Miền Nam tới nạn "thuyền nhân" để
kiếm tìm sự sống mới. Trên thực tê không chỉ có X1 và X3 đánh kinh tế,
nhà cầm quyền cộng sản còn dùng X2 để đánh văn nghệ sỹ không theo cộng
sản. Chính vì thế toàn Miền Nam là một trại tù khổng lồ, người dân đã
phải chấp nhận đánh đổi mạng sống trên những con thuyền lênh đênh ngoài
khơi để trốn chạy cộng sản. Quý vị có thể tìm hiểu về chiến dịch X2 qua
bài viết của một người trong cuộc như sau:
“Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là “chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động”. Chiến dịch X1 trước đó "đánh" tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), hai anh em vua tầu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Đa số giam ở T20 (số 4 Phan Đăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Định) vài người đi khám Chí Hòa. Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội “có nợ máu nhân dân” và “chống cộng ở thượng tầng kiến trúc” bị giữ lại. Đây là những “tội” có thể đưa tới tử hình. Sau hai năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai.” Trích bài viết: “Những ngày tháng tù đày không thể quên” của tác giả Thanh Thương Hoàng.
“Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là “chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động”. Chiến dịch X1 trước đó "đánh" tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), hai anh em vua tầu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Đa số giam ở T20 (số 4 Phan Đăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Định) vài người đi khám Chí Hòa. Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội “có nợ máu nhân dân” và “chống cộng ở thượng tầng kiến trúc” bị giữ lại. Đây là những “tội” có thể đưa tới tử hình. Sau hai năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai.” Trích bài viết: “Những ngày tháng tù đày không thể quên” của tác giả Thanh Thương Hoàng.
Thậm chí khi tác giả này đã ra tù và có chính sách HO thì cũng bị nhà
cầm quyền cộng sản gây khó dễ: “Nhưng tất cả đều vô vọng. Lần nào cũng
vậy, hai lần, tôi “ôm” hồ sơ xin xuất cảnh tới Sở Ngoại Vụ đường Nguyễn
Du đều được các viên chức hữu quyền (công an CS) trả lời dứt khoát: “Nhà
Nước không có chính sách cho anh xuất cảnh. Bọn lính cũ không có súng
ống đâu còn đánh được chúng tôi nhưng với bọn anh chỉ một cây viết vẫn
có thể chống phá chúng tôi như các anh đã làm trước đây. Anh nên biết
bên đó bọn báo chí phản động nhiều như nấm”. Thế là con đường sống bị
triệt. Hết hy vọng, hết chờ mong. Tôi đành sống kiếp mạt rệp - một thứ
công dân hạng bét - ngay trên quê hương đất nước mình.”
(Link bài viết: http://khungtroisaomai.com/forums/viewtopic.php?f=9&t=7699).
Nạn thuyền nhân đã bắt đầu sau khi nhà cầm quyền cộng sản trả thù quân
dân cán chính VNCH và cướp đi nguồn sống của nhân dân Miền Nam. Xin quý
vị có thể đọc những tài liệu sau đây để thấy rõ điều đó.
Thứ nhất, trên VOA Việt ngữ đã có bài viết thống kê về con số thuyền nhân và những người không may mắn như sau: “Sau
biến cố 30 tháng 4 năm 1975 - và trong cả hai thập niên kế tiếp - hàng
triệu người Việt đã vượt biển, vượt biên tìm tự do. Ngày nay, người ta
thường chú ý đến tập thể cựu thuyền nhân, 'bộ nhân' đã sống sót và định
cư thành công ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Cũng trong hai thập niên đen
tối ấy, trên 300 ngàn thuyền nhân Việt Nam đã tử nạn trong rừng sâu,
trên biển cả và tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Rải rác khắp nơi tại
các trại tị nạn cũ - từ Thái Lan, Malaysia đến Indonesia và Philippines,
hàng ngàn ngôi mộ thuyền nhân đã bị bỏ quên - cho đến khi tổ chức Văn
khố Thuyền nhân Việt Nam phát động chương trình thăm viếng và trùng tu
mộ phần cho những đồng bào xấu số.”
Đây là những con số biết nói cho thấy cộng sản là loài thú dữ đã gây nên
cảnh tang thương cho dân tộc Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi kính mong
quý vị xem xét và làm rõ tội ác tày trời này của cộng sản Việt Nam.
Bài báo trên có thể xem tại: http://www.voatiengviet.com/content/ky-niem-ngay-30-thang-4-thuyen-nhan-viet-nam-tu-nan/1651015.html
Khu mộ tưởng niệm các thuyền nhân tị nạn ở Galang.
Thứ hai, trong một tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action,”
viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân
đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp
Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn
trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết
bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên
dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”.
Cuốn sách cho biết:
“Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5.000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4.000 tị nạn, Tân Gia Ba 1,800 người, và có khoảng 1.250 người cũng đã đến Phi Luật Tân. Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng. Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15.000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á. Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
“Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5.000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4.000 tị nạn, Tân Gia Ba 1,800 người, và có khoảng 1.250 người cũng đã đến Phi Luật Tân. Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng. Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15.000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á. Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Vào cuối năm 1978, đã có 62.000 thuyền nhân người Việt tị nạn tại các
nước Đông Nam Á. Riêng trong tháng 6 năm 1979, đã có trên 54.000
thuyền nhân Việt Nam đến tị nạn tại các nước nói trên. Những làn sóng
tị nạn này đã khiến cho các nước trong khối Đông Nam Á, như Mã Lai Á,
Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Nam Dương tuyên bố không nhận thêm
người tị nạn từ Việt Nam, khiến cho những đợt thuyền nhân đến sau đã bị
xua đuổi cấm không cho lên bờ. Cũng kể từ đó, con số thuyền nhân tử
vong trên biển cả cũng đã gia tăng.
Sau những cuộc hành trình hãi hùng lênh đênh trên đại dương, một số
thuyền nhân cũng đã đến được bến bờ tạm dụng. Những lớp người này đã
đem cho thế giới bên ngoài những mẫu chuyện về người cha, người mẹ, đã
phải chia nhau những hạt cơm rơi từ miệng những đứa con; đến chuyện chia
nhau từng giọt nước quý hơn vàng được vắt ra từ miếng vải thấm mưa, để
đánh lừa những cơn đói khát triền miên. Hay là những chuyện thương tâm
về người chết đã cứu được người sống với thịt máu của chính mình. Hoặc
nữa là những chuyện nói nhỏ, kể về những trường hợp phải đương đầu với
hải tặc. Ngoài những mối đe dọa do sự đầy đọa của con người đối với con
người, những thuyền nhân này còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ
của thiên nhiên. Những cơn phong ba bão táp đã khiến cho không biết bao
nhiêu thuyền nhân làm mồi cho biển cả. Không ai dám phỏng đoán với mỗi
người có cơ may đặt chân lên bến bờ tự do, đã có bao nhiêu người hy
sinh trên đại dương.
Cuối cùng, làn sóng người tị nạn Việt Nam bằng đường biển đã viết lê
thiên bi sử của thuyền nhân, và những câu chuyện hãi hùng của các cuộc
vượt biển của người tị nạn Việt Nam đã đánh động được lương tâm thế
giới. Vào tháng Ba 1979, chương trình Ra Đi Có Trật Tự ra đời để cố
gắng ngăn chặn những làn sóng vượt biển. Ngoài ra, cũng vào thời gian
này, các chương trình cứu người vượt biển đã được một số tổ chức thiện
nguyện quốc tế phát động hai chiếc tầu cứu vớt thuyền nhân ngoài biển là
Anamur do một tổ chức từ thiện Đức Quốc vận động vào năm 1979 L’Ile de
Lumiere của tổ chức từ thiện Pháp Medecins du Monde điều hành vào năm
1980 đã cứu mạng được nhiều thuyền nhân Việt Nam lênh đênh ngoài biển cả
trong khoảng thời gian từ 1979 cho đến 1990.”
Thứ ba, theo cuốn video tài liệu của Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển về con tầu J. Charcot, sau 20 ngày tìm vớt ngoài khơi Việt Nam: “tầu
đã vớt được 520 người, thành phần tuổi tác như sau:Từ 14 đến 30 tuổi có
269 người, tức 51,73%. Học trò có 224 em, gồm 136 nam, 88 nữ, chiếm
43,08%. Người trên 50 tuổi chỉ có 11 người, chiếm 2,11%. Người có nghề
nghiệp là 218 người, chiếm 41,92% gồm 154 đàn ông và chỉ có 64 đàn bà...
Với thành phần trẻ chiếm đa số và nhất là giới học trò đã làm cho Thế
giới rúng động ở mức độ khinh hoàng về cuộc ra đi của người Việt. Hàng
trăm ký giả, các nhà xã hội và tôn giáo thiện nguyện đổ xô về Đông Nam Á
quan sát thảm nạn thuyền nhân khi những chiếc tầu chở hàng ngàn thuyền
nhân đổ bộ lên đảo hoang Pulau Bidong, Galang...”
Quý vị có thể tìm hiểu thêm tại link sau: http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/thuyennhan1132.shtml
Thứ tư, trên trang chính của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam có đăng tải lại một trong những thảm kịch của thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản: “Sáng
1-12-1978, bão lớn kéo đến. Chẳng bao lâu sau tầu chìm. 170 người thiệt
mạng. 150 người sống sót.123 thi hài được chon chồng chất 4 lớp lên
nhau trong nghĩa trang Cherang Ruku. 46 thi hài khác được mai tang 3
ngày sau đó tại nghĩa trang Balai Bachok, cách Cherang Ruku 30km về
hướng Bắc”.
Quý vị có thể xem tại link sau: http://www.vnbp.org/vbpgraves/gayquyHouston/cr/CR.htm
Thứ năm, cho đến ngày hôm nay, sau hơn 80 năm cai trị Việt
nam thì đảng cộng sản vẫn còn những người ra biển tìm tự do. Xin quý vị
chú ý đến bài báo trên RFA sau đây: “Hiện nay vẫn còn có
những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi bằng thuyền như phong trào
thuyền nhân vượt biển cách đây gần 40 năm sau thời điểm 1975. Hãng thông
tấn AP hôm nay loan tin tính đến lúc này trong năm nay có 460 người
Việt Nam tìm đến được bến bờ nước Úc. Đây là con số bằng cả năm năm qua
gộp lại. Tàu chở thuyền nhân Việt Nam mới nhất đến được đảo Christmas
Island của Úc là vào hồi tháng trước. Chiếc tàu có số hiệu đăng ký tại
tỉnh Kiên Giang. Đây là tỉnh có khoảng cách đến đảo Chirstmas Island hơn
2300 kilomet... Một thuyền nhân có tên Trương Chí Liêm 23 tuổi khi AP
liên lạc được qua điện thoại từ Trung Tâm Giam giữ Người Nhập cư
Villawood, nằm ở ngoại vi Sydney, cho biết là anh ta thà chết ở trại chứ
không để bị cưỡng bức về lại Việt Nam. Người này rời Việt Nam cách đây 5
năm và bị bắt giam ở Indonesia 18 tháng khi đang trên đường tìm đến
Úc.”.
Thứ sáu, còn rất nhiều bằng chứng về thuyền nhân Việt Nam,
chúng tôi xin gửi đến quý vị những đường links đến các video mô tả một
trong những sự kiện bi thương của dân tộc Việt nam chúng tôi mà đảng
cộng sản chính là những kẻ thủ ác.
Kính thưa quý vị!
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng tôi, cộng sản cũng gây nên nhiều
tội ác và cho đến ngày hôm nay những tội ác đó vẫn còn tồn tại và hàng
ngày diễn ra. Chúng tôi xin gửi đến quý vị những tội ác cộng sản cho đến
ngày nay vẫn hàng ngày hàng giờ diễn ra trên khắp mọi miền tổ quốc Việt
Nam chúng tôi. Chúng tôi muốn công lý phải được thực hiện và ánh sáng
hòa bình dân chủ sẽ đến với quê hương Việt Nam. Tội ác của cộng sản hiện
nay còn rất nhiều, nhưng trong khuôn khổ bản cáo trạng này tôi xin gửi
đến quý vị các tội ác sau đây của cộng sản Việt Nam đó là: Đàn áp tôn
giáo, cướp đất đai của nhân dân.
III. Đàn áp tôn giáo và cướp đất đai:
1. Đàn áp tôn giáo:
Kính thưa quý vị!
Tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người. Chính hiến chương LHQ
cũng công nhận điều này và yêu cầu các nước thành viên cam kết phải thực
hiện. Nhưng từ khi có đảng cộng sản thì tôn giáo chưa bao giờ được đối
xử đúng mực mà luôn chịu đàn áp nếu tôn giáo đó không tuân theo sự chỉ
đạo của cộng sản và phục vụ cho cộng sản. Xin điểm qua một số những dẫn
chứng để cho thấy cộng sản luôn đàn áp tất cả tôn giáo khi không có lợi
cho mình.
Thứ nhất, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ là một trong những người
đã chứng kiến cảnh tượng trong nhà tù cộng sản. Và ông đã mô tả chân
thực cuộc sống của nhà tù cộng sản giành cho quân dân cán chính VNCH
cũng như những người hoạt động tôn giáo. Chật chội, ngột ngạt hơi người,
mùi hôi của mọi người, mọi bệnh riêng của mỗi người, cả tháng không
tắm. Cả ngàn người có một giếng nước, kéo một lúc đã cạn nước, nhiều khi
có chuột bọ chết thối trong giếng. Ăn uống vào là bị kiết lỵ. Đi cầu
vào các dẫy hố đào trên mặt đất...
“Cả trại nhốn nháo về bệnh kiết lỵ. Hầu như không khu nào thoát. Chưa
bao giờ buổi sáng lại đông người chờ đi cầu như vậy. Mặt mũi người nào
cũng nhăn nhó, mệt mỏi trông thật thảm hại... Thật đau khổ, lúc nào bụng
cũng quặn đau, mỗi lần đi cầu són ra một chút, phân ít, mũi máu nhiều.
Từ nơi tôi ở ra nhà cầu khá xa. Để tiện việc, tôi không về nhà, ngồi
ngay ở căn nhà chiếu Tivi sẵn sàng chạy ra hố cầu khi cần. Không phải
mình tôi như vậy mà hàng chục người tay cầm lon nước, ngồi bệt xuống mặt
cát. Bệnh của tôi kéo dài cả tuần sau khi uống cả lọ tetracycline do
Lan cho. Trong thời gian kỷ luật chúng tôi được xuống sông tắm mỗi hai
tuần một lần. Tuy nhiên nhiều khi cán bộ bận hay có việc gì bất thường
thì phải chờ lâu tới ba tuần” (Tầng Đầu Địa Ngục - Linh Mục (LM) Nguyễn Hữu Lễ).
Và cùng đó là cảnh thiếu thốn: “Điều quan trọng đối với tôi là cái
đống rác! Mỗi lần đi ngang đống rác trước cổng trại là mỗi lần đời tôi
lên hương. Hai con mắt hoạt động tích cực để tìm nhặt những thứ cần
thiết cho cuộc sống trong buồng như vải rách dùng đại tiện, bọc nylon
làm nhiên liệu chất đốt, hoặc may mắn hơn thì cái bàn chải đánh răng cũ
hoặc ít giấy bao xi măng làm vở viết chữ Tầu, thứ ngôn ngữ tôi đang cố
học” (Tầng Đầu Địa Ngục - LM Nguyễn Hữu Lễ).
Cùng đó là những hành động bị hành hạ cơ thể:
“Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của các hình thức vi phạm nguyên
tắc mà tù nhân bị “đại ca” ra hình phạt tương xứng theo luật giang hồ
tù. Nếu chỉ để cảnh cáo và áp đảo tinh thần những lính mới để bắt phải
đi vào khuôn phép thì chỉ cần sử dụng “chưởng” tức là đánh bằng hòn đá
bọc trong cái vớ hoặc “bẻ ngà” là dùng đá cà hoặc đập gãy hết cả hai hàm
răng. Trường hợp nặng hơn thì “lấy cấp pha” tức là móc đôi mắt, hoặc “
xin cặp nạng” nghĩa là cắt gân gót chân. Trường hợp nghiêm trọng thì đối
phương sẽ được “cất” có nghĩa là giết chết” (Tầng Đầu Địa Ngục - LM Nguyễn hữu Lễ).
Thứ hai, phần trên là hồi ký của một Linh mục. Nhưng quý
vị có thể thấy Phật Giáo cũng chẳng khá hơn trong một chính sách đàn áp
tôn giáo của cộng sản. Quý vị có thể đoc cuốn: "Hồi ký hai sáu năm lưu đày dưới chế độ Cộng sản Việt Nam" của hòa thượng Thích Thiện Minh như sau: “Tại
đây, từ việc đánh đập bằng tay chân, bằng gậy gộc, bằng dùi cui, bằng
báng súng cho đến cùm, quyện, giam vào phòng giam riêng là điều xảy ra
hàng giờ hàng buổi. Trại giam có đủ mọi cán bộ, công an từ Bắc vào Nam,
kể cả kháng chiến lâu năm cho đến những tên công an loại mới vào ngành
mà dân gian thường gọi là bọn “công an 30/4”. Họ đều có những ngón nghề
độc đáo để điều tra, nào là đánh túi bụi, đánh kiểu trên đao dưới búa,
còng tay đứng, còng chéo tay sau lưng, còng ngồi đan chéo hai tay. Họ
dùng nhục hình để điều tra, bản thân tôi khi giam giữ tại đây, cũng
không tránh khỏi những nhục hình này. Hàng ngày hai chân tôi luôn ở
trong cùm, bị cùm suốt ngày đêm, suốt tháng quanh năm. Hai chân bị cùm
quyện tại chỗ, không thể đứng thẳng được nên dần dần bị tê liệt.”
Cuốn hồi ký như một bằng chứng sống về việc cộng sản đàn áp tôn giáo.
Thứ ba, xin điểm qua một số vụ án đàn áp tôn giáo một cách dã man. Điển hình là một số trường hợp sau:
- Vụ án Thái Hà: Vào
lúc 2g30 chiều nay, 3/11, hàng trăm côn đồ hung hãn, dưới sự hỗ trợ của
an ninh, cảnh sát các loạt, đồng loạt tấn công nhà thờ Thái Hà. Một số
mặc thường phục đã dùng búa trữ sẵn ở Trạm bảo vệ ngay trước cửa Nhà thờ
để phá cổng nhà thờ, và đặc biệt là đập hư nát mấy cánh cửa của nhà
thờ.
Đêm 16/11/2011 rạng sáng ngày 17/11/2011, chính quyền Hà Nội đã cho đám
dân phòng, công an chìm, công an sắc phục tới chặn đường hành hung giáo
dân, các vị lãnh đạo tôn giáo và cho xe xúc đất, ủi đất, xe cần trục...
tới đào đất, đặt 3 thùng chứa nước loại cực lớn để làm cái mà chúng gọi
là “Trạm Xử Lý Nước Thải” chính thức lấy đất của Nhà Dòng Chúa
Cứu Thế và Giáo Xứ Thái Hà. Linh mục Chánh Xứ Thái Hà - Giuse Nguyễn Văn
Phượng đã phản đối việc chiếm đất này của chính quyền Hà Nội và gởi thơ
cầu cứu đi khắp các nơi.
Công luận khắp nơi lên tiếng phản đối thái độ đàn áp tôn giáo của chính
quyền Cộng sản Hà Nội, đã hành hung giáo dân và chiếm đoạt tài sản của
Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
Quý vị có thể xem chi tiết tại các links sau:
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/thong-tin-tren-mang/hanoitancongthaiha/
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/thong-tin-tren-mang/hanoitancongthaiha/
- Đàn áp PGHH: Cuộc
kháng chiến của toàn dân khởi đi trong bầu không khí sôi nổi, phấn khởi
vô cùng. Tháng 9/45, hầu như tất cả dân chúng miền Nam đều ủng hộ Việt
Minh. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, với chính sách sắt máu như bắt cóc,
cho "mò tôm", chặt đầu, móc mắt, cắt lưỡi, mổ bụng, những nạn nhân bị
chụp mũ "Việt gian", "phản động", "phản cách mạng", đã tạo ra mộ làn
sóng căm phẫn bao trùm đất nước. Cuộc kháng chiến do đó mà bị xẹp lép
như trái banh xì hơi. Những người còn sống sót, con cháu của các nạn
nhân đi tìm chỗ tỵ nạn, họ buộc lòng phải "về thành" để tránh bị Việt
Minh tàn sát lần nữa. Họ đành chịu mang tiếng là "hợp tác với giặc
Pháp". Sinh lực kháng chiến tiêu tan ngay, tạo đà cho quân Pháp chiếm
lại các tỉnh miền Nam một cách dễ dàng chỉ trong vòng... 4 tháng.
Chỉ trong vòng có 2 tháng trời, giành quyền đại diện dân chúng miền Nam,
Việt Minh đã biến tình đoàn kết thành nội thù. Các vụ giết người mờ ám,
các vụ khủng bố đẫm máu... đã làm cho dân miền Nam thức tỉnh. Phi nghĩa
và làm mất thế đoàn kết ngay khi Việt Minh ra lịnh đàn áp đẫm máu cuộc
biểu tình của Phật Giáo Hòa Hảo tại Cần Thơ. Theo lệnh Đức Thầy Huỳnh
Phú Sổ để chống lại tình trạng độc tài của Việt Minh, tín đồ Phật Giáo
Hòa Hảo các vùng lân cận tỉnh Cần Thơ và một số thị dân kéo về biểu tình
rầm rộ với tay không và biểu ngữ. Cuộc biểu tình có xin phép Chủ tịch
Ủy ban Hành chánh là ông Trần Văn Khéo. Sáng sớm ngày 8/9/45, khi đoàn
biểu tình với một số "bảo an" với tầm vong vạt nhọn thì làm sao chống
lại với súng đạn! Trước đó, Việt Minh đã mời đại diện của Phật Giáo Hòa
Hảo ở Cần Thơ là các ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy), Nguyễn Xuân
Thiếp (anh họ nhà văn Nguyễn Hiến Lê) và Trần Văn Hoành (con trai ông
Năm Lửa) đến thương thuyết nhưng thất bại. Nhiều người tham dự cuộc biểu
tình này chỉ có tay không với bình nước uống, vừa từ dưới ghe cặp bến,
đã bị tự vệ của Việt Minh bắn chết ngay tại bờ sông. Trong vụ thảm sát
này, ông Hoàng Quốc Kỳ, một người kháng chiến tập kết về Bắc, gặp lại
bạn cũ, là người đã xả súng bắn vào nhóm biểu tình ấy, kể lại như sau:
"Nguyễn Văn Nghệ, một tay súng tiểu liên đầu đàn của Vệ quốc đoàn
miền Tây Nam Bộ (CS), kể lại trận "tắm máu đó": Tụi Hòa Hảo gan cùng
mình! Lớp này ngả xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy.
Bóp cò đến rung cả tay, máu loang đỏ hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn
nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần nhưng lịnh bắt phải bắn
tiếp"Đàn áp xong, Việt Minh dùng xe có loa phóng thanh chạy khắp đường
phố loan tin: Hòa Hảo dùng ghe vượt sông Cần Thơ, đổ bộ vào châu thành,
bị "Vệ quốc đoàn" đẩy lui.
- Tội ác của Việt Minh đối với Cao Đài:
Tiêu diệt tôn giáo, đảng phái là chủ trương của người CS ngay khi họ
nắm được chính quyền ở Nam Bộ bằng cái "Lâm Ủy Hành Chánh". Nếu Trần Văn
Giàu đã gieo tang tóc cho Nam Bộ đang lâm chiến bao nhiêu, thì tội ác
của Tướng Nguyễn Bình đối với tôn giáo, đảng phái cũng tày trời bấy
nhiêu.
Thủ đoạn của Việt Minh là mua chuộc, lôi kéo về phe họ, phục vụ quyền
lợi của họ, làm viên gạch lót đường, làm con chốt hy sinh. Ai ngoan
ngoãn thì lợi dụng có giai đoạn, sau đó tìm cách ám sát, gọi là "tử
trận", "hy sinh"... Biết rõ âm mưu này, Cao Đài bất hợp tác, bị Việt
Minh đánh phá, phải kéo về Tây Ninh để khỏi bị tiêu diệt. Thất bại, Việt
Minh lập một kế hoạch lừa bịp mới: lập nhóm Cao Đai ly khai ở Bạc Liêu,
chiêu dụ họ đứng về "phe kháng chiến". Việc chống xâm lăng là một nghĩa
vụ của người dân, một tín đồ, nhưng phục vụ riêng cho quyền lợi của CS
thì tôn giáo nào cũng từ chối. Phái Cao Đài Minh Chơn của ông Cao Triều
Phát và Trần Đạo Quang ở Bạc Liêu đã bị lừa vào cái bẩy sập đó.
Cao Triều là một dòng họ lớn, nhiều người là đại điền chủ, có con cái ăn
học bên Tây. Cao Triều Phát là một trong những cự phú xứ "công tử coi
tiền như rác". Giàu có lớn, Cao Triều Phát là người có tâm đạo, làm việc
nghĩa, tính tình hiền lành. Từ khi biết mình bị lừa vào hang cọp, ông
âm thầm chịu đựng, đóng trọn vai trò lừa bịp do CS dàn dựng. Từ khi khai
đạo tại Tây Ninh, Cao Đài lần lượt chia nhiều hệ phái: Cao Đài Tây
Ninh, Cao Đài Bến Tre của Lê Kinh Ty, Nguyễn Ngọc Tường, và Cao Đài Minh
Chơn Hậu Giang của ông Cao Triều Phát và chưởng pháp Trần Đạo Quang.
Năm 1932, Thánh thất Cao Đài Minh Chơn đặt tại Giồng Bướm, làng Phong
Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, lấy tên là Thánh thất Ngọc Minh. Rùn
ép, đe dọa, Việt Minh dùng thủ đoạn bắt ông Cao Triều Phát làm bình
phong để có danh nghĩa cho họ lập "Đại Hội Liên Tôn Quốc Doanh". Trước
đó, với sự dàn dựng của Việt Minh, "Cao Đài Cứu Quốc Họp Nhứt 12 Chi
Phái" để lôi kéo tín đồ ủng hộ kháng chiến do họ lãnh đạọ một giai đoạn
khá ly kỳ được dân chúng Bạc Liêu thường nhắc tới là việc CS dùng thủ
đoạn moi tiền ông Cao Triều Phát một cách thô bỉ. Người miền Tây còn nhớ
việc này rành rành như sau (Theo thư nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh
gởi cho tác giả ngày 2/2/94):
"... Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, có một lá thơ của "bác
Hồ" gởi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ, trong đó nhắc tổ chức
trao chiếc áo và thư "của Bác" cho ông Cao Triều Phát. Đó là chiếc áo
lụa, do các em thiếu nhi Hà Đông tặng khi bác Hồ còn ở Hà Nộị Trong
"tuần lễ vàng", Việt Minh lại đem chiếc áo ấy bán đấu giá, buộc ông Cao
Triều Phát phải mua với giá 50 vạn đồng (50,000 đồng) 1 chiếc áo lụa
nhàu nát như miếng giẻ rách.
Từ đó, ông Cao Triều Phát đã lọt vào quỹ đạo của CS, sẵn sàng làm bù nhìn để Cao Đài mặc tình sai khiến đóng trò.
Riêng hệ phái Cao Đài Tây Ninh, cũng bị mua chuộc, dụ dỗ, nhưng không
thành công. Tiếp đó, Việt Minh giở trò vu khống, rồi khủng bố, ám sát
nhắm vào các ông Trần Quang Vinh, Giáo chủ Phạm Công Tắc, Hồng Sơn Đông,
Nguyễn Vạn Nhả, nhưng thất bại.
Ông Dương Đình Lôi đã kể lại rằng "Trong 2 năm 1946-1947, Việt Minh
đã đưa cả một trung đoàn về ẩn náu tại vùng Long Sơn, núi Nứa (Cần Giờ),
có mục đích đánh phá đạo Cao Đài. Vùng Rừng Sác có một họ đạo Cao Đài
tại Cần Giờ. Trung đoàn 300 của Việt Minh vẫn thường xuyên đột nhập, gọi
là "tảo thanh", gặp tín đồn Cao Đài là cứ bắn giết, nhà cửa thì đốt
sạch. Mỗi lần như vậy, dân đạo Đao Đài phải chạy vào đồn bót Tây để được
Tây che chở..."
Thứ tư, xin gửi đến quý vị một số trường hợp đàn áp tôn
giáo gần đây nhất xảy ra trong tất cả các tôn giáo tại Việt Nam để quý
vị thấy những hành động của đảng cộng sản là không thể chấp nhận được.
2. Cướp đất của nhân dân:
Kính thưa quý vị!
Ngoài việc đàn áp tôn giáo thì nhà cầm quyền cộng sản còn cướp đoạt đất
đai và đàn áp nhân dân mất đất để làm giàu cho bản thân. Xin mời quý vị
theo dõi một số dẫn chứng sau đây của chúng tôi. Đây chỉ là một số dẫn
chứng trong hàng triệu trường hợp bị cướp đoạt đất đai của cộng sản Việt
Nam.
Thứ nhất, vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải
Phòng là một trong những vụ án nổi tiếng về hành động cướp đoạt đất đai ở
Việt Nam. Ông Đoàn Văn Vươn (1963) sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh
Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, từng phục vụ trong quân đội
cộng sản Việt Nam, là kỹ sư nông nghiệp tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp
Hà Nội. Từ năm 1993, ông Vươn thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi
trồng thủy sản. Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè,
người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình
lấn biển, bao gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết
đuối trong một lần theo bố mẹ ra đầm. Gia đình ông theo đạo Công giáo
thuộc giáo phận Hải Phòng.
Cụ thể, năm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho Đoàn Văn
Vươn diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh
Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là
14 năm. Trong quá trình sử dụng ông đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt
quá diện tích được giao. Từ năm 1995, ông đã xây được một con đê cao tạo
thành bờ bao cho một vùng đầm rộng lớn hàng chục ha cùng hàng ngàn cây
sú, vẹt mọc lên tạo thành cánh rừng chắn sóng. Gia đình ông đã có đầm
nuôi tôm, cá để sinh sống.
Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích
lấn biển ngoài diện tích được giao. Tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng ra
quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao,
thời hạn 14 năm. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi
trồng thủy sản. Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp
nhân dân trong vùng không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ. Ông Vươn đã đắp
được một số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, ví dụ như đoạn đê
công vụ. Chính quyền huyện sau này cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ
của đê công vụ, nhưng lại nhận rằng chính quyền đã có công đắp đê chứ
không phải ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa phương phản đối.
Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục
thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã
khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất lên huyện, sau đó không đồng tình
quyết định của huyện, ông khởi kiện lên Tòa án. Ngày 27 tháng 1 năm
2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và bác đơn khởi kiện của
ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Đoàn Văn Vươn tiếp tục kháng
cáo bản án sơ thẩm. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ
và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận”: nếu ông rút đơn thì
UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm 2010, ông
Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân thành
phố Hải Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
này. Sau đó, huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với
ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu
cầu huyện tiếp tục cho ông thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực
lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do
phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã
bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả.
Rõ ràng việc cướp thành quả, phá nhà và tài sản, đẩy gia đình ông Vươn
vào tù sau phiên tòa bị lên án mạnh mẽ là minh chứng cho những gì thể
hiện bản chất cướp bóc của đảng cộng sản. Xin quý vị xem một số bài viết
và phỏng vấn để thấy bản chất độc ác và tham lam của đảng cộng sản Việt
Nam.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói vụ án Đoàn Văn
Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà
Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Human Rights Watch,
ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hai vấn nạn liên kết giữa chính sách tịch thu đất đai bất hợp lý và
quan chức tham nhũng cộng với tình trạng không theo trình tự pháp lý hợp
lệ và thiếu tính hợp pháp là những yếu tố khiến người dân Việt Nam bức
xúc trước vụ án Đoàn Văn Vươn. Dù cách đáp trả bằng bạo lực của gia đình
ông Vươn là hành động không thể chấp nhận, nhưng sự việc này cảnh cáo
chính phủ Việt Nam về những gì có thể xảy ra khi họ để cho quan chức nhà
nước mặc tình vi phạm nhân quyền của người dân”
Thứ hai, vụ án cướp đất ở Văn Giang - Hưng Yên. Vào
khoảng 5 giờ 30 phút sáng ngày 23/4/2012, hàng nghìn công an, bộ đội
cùng khoảng 40 máy xúc máy ủi đã được huy động đến cưỡng chế cánh đồng
xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2000 người dân
của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao.
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến
xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012
để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark. (Ảnh: RFA).
xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012
để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark. (Ảnh: RFA).
Thứ ba, vụ án cướp đất tại Dương Nội. 9h30 sáng
ngày 31/1/2013 giới chức địa phương đã đưa lực lượng chừng 200 người,
gồm dân phòng, công an, thanh tra giao thông và cả đầu gấu tới đàn áp
dân Dương Nội, gây xung đột, giằng giật ác liệt. Vụ án cướp đất tại
Dương nội cũng khiến cho dư luận căm phẫn trước sự bạo tàn của nhà cầm
quyền cộng sản. Xin quý vị tìm hiểu thêm tại một số links sau:
http://www.rfa.org/vietnamese/HumanRights/y-duong-noi-police-conceal-evidence-ml-03272013074904.html
Người dân Dương Nội phản đối nhà cầm quyền cộng sản
Thứ tư, vụ án tại Trịnh Nguyễn- Bắc Ninh. Nông dân ở làng
Trịnh Nguyễn - Bắc Ninh đã làm lều để quyết giữ ruộng đất cho các gia
đình chính sách, nhưng lực lượng công an trong vùng sắp kéo đến uy hiếp
bà con. Hàng ngày bà con thay phiên nhau túc trực, có lúc đông nhất lên
đến hơn 1000 người. Được biết vào sáng chủ nhật, khi thấy một số công an
và bộ đội xuất hiện quanh làng, bà con đã thúc chiêng gõ trống trong
vòng 5 phút báo động. Hơn 500 người dân đã tập trung để kiên quyết giữ
ruộng đến cùng. Các ngày trong tuần vẫn liên tục có hàng trăm bà con giữ
đất. Đã có một số bà con bị thương do bị công an hành hung dùng dùi cui
đánh vài thanh niên và 1 cụ già. Các học sinh đi học thì bị dọa cấm
thi, người đi làm thì bị dọa đuổi việc. Sự việc này xuất phát từ việc
đền bù không thỏa đáng cho 42 hộ gia đình thương binh, liệt sỹ. Qua đây
cho thây nhà cầm quyền cộng sản đã quay lưng lại ngay cả với những người
mà họ gọi là “Có công với cách mạng”. Xin quý vị xem thêm tại các links
sau:
Đặc biệt nghiêm trọng là một người dân oan là bà Đỗ Thị Thiêm từ Bắc
Ninh là nhân vật nổi trội trong vụ khiếu kiện về đất đai cùng với bà con
Trịnh Nguyễn. Công an đã nhiều lần đe dọa trực tiếp là sẽ "cho mày ân hận suốt đời vì tội khiếu kiện vượt cấp". Và bây giờ thì chúng đã hành động.
Dân oan Đỗ Thị Thiêm bị tạy acid lên toàn bộ phần ngực.
Nhưng cách hành động của an ninh tỉnh Bắc Ninh ngày 4.7.2013 thật hèn
hạ. Lợi dụng gia đình bà Thiêm có một con trai bị thương hơn 2 năm nay
cần xin trợ giúp của Hội chữ thập đỏ. Công an đã gọi 4 lần vào số máy
của bà Thiêm là khi thì về Hàng Buồm để được giải quyết vụ này. Khi thì
ra trạm y tế xã để được chiếu cố. Lần thứ 4 bà Thiêm vừa ra khỏi nhà,
nhìn quanh không thấy ai thì bất ngờ một người xuất hiện tạt nguyên 1 ca
acid vào người của bà. Không may là acid dính vào người từ cằm trở
xuống và bị nặng nhất là trện 2 tay. Bà Thiêm khẳng định là thấy 2 người
đàn ông tẩu thoát bằng xe máy. Xin quý vị theo dõi ở links sau:
Thứ năm, vụ cướp đất tại Vụ Bản - Nam Định. Xin quý vị theo dõi một số link sau để thấy các hành động độc ác của cộng sản Việt Nam:
05/07/2013
______________________________
Các phần Cáo Trạng đã đăng:
Phần 1: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/ban-cao-trang-toi-ac-cua-ang-cong-san. html#.UZnRa6L0Hzs
Phần 2: http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/ban-cao-trang-toi-ac-cua-ang-csvn-va. html#.UZnR3qL0Hzt
Phần 3: http://danlambaovn.blogspot.com/2013/05/ban-cao-trang-toi-ac-cua-ang-csvn-va-ho.html#.UcCq5ucXHJI
Phần 4: http://danlambaovn.blogspot.com/2013/06/ban-cao-trang-toi-ac-cua-ang-csvn-va-ho_21.html#.UdoW0fnIuDo
Bạn đọc có thể gửi thông tin góp ý cho bản cáo trạng và ký vào nội dung cáo trạng theo địa chỉ:
Chia sẻ bài viết:
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 270
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu
Khi đề cập đến cái chết của nhạc sĩ Trúc Phương, có nhà văn đã viết đôi dòng (chắc) bằng nước mắt:
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hồng Thủy
Tôi yêu tiếng hát Mai Hương từ thời mới lớn. Tiếng hát cao vút và trong như pha lê. Lúc đó tuy chưa quen Mai Hương vậy mà tôi đã cảm thấy rất gần gũi với Mai Hương. Tôi không hề có cảm giác xa cách giữa một thính giả và một ca sĩ nhà nghề. Tiếng hát Mai Hương, dáng dấp Mai Hương, với tôi thân quen như một người bạn. Một người bạn quen biết rất lâu với nhiều tình cảm đậm đà quý mến. Có lẽ tại vì chúng tôi cùng tuổi với nhau. Có lẽ tại vì Mai Hương lúc nào cũng đơn giản. Ngay cả khi đứng trên sân khấu, trông Mai Hương cũng đơn sơ giản dị như nột cô nữ sinh trên sân khấu nhà trường. Mai Hương không điệu đà, không làm dáng, không tỏ ra mình là ca sĩ nổi tiếng. Tôi thích cái vẻ e lệ dịu dàng của Mai Hương, và nụ cười với chiếc răng khểnh duyên ơi là duyên.
Bây giờ tôi xin vào đề câu chuyện kinh hoàng của hai chúng tôi. Tôi lập gia đình rất sớm nên phải theo ông chồng nhà binh di chuyển đi các nơi. Tôi phải rời xa Sài Gòn một thời gian khá dài. Tôi rất buồn vì nhớ bạn bè, nhớ cái không khí văn nghệ của Sài Gòn. Nhớ những khuôn mặt, những giọng hát của các ca sĩ mà tôi yêu mến.
Năm 1971 nhà tôi được thuyên chuyển về lại Sài Gòn. Tôi mừng rỡ quá vì sẽ được gặp lại bao nhiêu là người thân. Tôi hồ hởi về trước lo sửa sang nhà cửa, luôn tiện đưa con gái út (cháu Uyển Diễm vừa tròn 5 tuổi) về Sài Gòn để người bạn thân của chúng tôi, anh nha sĩ Cân chữa răng cho cháu.
Về tới Sài Gòn được hai hôm thì nhóm bạn thân rủ tôi đi phòng trà Tự Do nghe nhạc. Các bạn quảng cáo là có Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Anh Tú và ban nhạc Blue Jet. Đặc biệt có cả Mai Hương nữa (Mai Hương rất khi ít khi hát ở phòng trà). Nghe nói vậy là tôi đồng ý đi liền dù phải mang theo cả cháu Uyển Diễm vì cháu không chịu rời mẹ.
Nhóm bạn tôi có cả thẩy 16 người. Chúng tôi chọn một dẫy ghế dài ngay trước sân khấu. Chương trình ca nhạc hôm đó mở đầu với những bài hát thật hay, tôi ngồi ngây người ra nghe. Sau Tuấn Ngọc là Mai Hương. Tôi đang say sưa uống từng lời ca của Mai Hương qua nhạc phẩm “Love Story” lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy thì cháu gái kêu lạnh. Tôi bế cháu lên lòng và ôm chặt cho cháu đỡ lạnh vì cháu mặc váy ngắn mà phòng trà họ để máy lạnh hơi nhiều. Bỗng nhiên một tiếng nổ long trời lở đất. Tôi tưởng như mình đang nằm mơ.
Sau vụ nổ ở phòng trà Tự Do, tôi đã tự nhủ lòng: Ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng trong
cuộc đời, bởi vậy hãy sửa soạn sẵn sàng. Cố gắng làm những điều lành, điều tốt, để bất cứ lúc nào Thượng Đế gọi là thơ thới ra đi. Không có gì phải ân hận hay lo sợ.
Tôi và Mai Hương thường nói đùa với nhau “mạng chúng mình lớn lắm, mìn claymore mà còn phải né cơ mà”.
Tường Nhung
Ngày bố tôi mất, tôi lên 6 tuổi, em kế tôi 3 tuổi và em út mới sanh được 3 ngày. Cả hai em tôi đều là trai. Bố tôi bị lao phổi, vì thời gian đó làm việc quá sức. Một mình ông phải trông coi nhà in, xuất bản báo, viết bài, viết truyện.
Bố tôi bị bịnh nằm nhà đã mấy tháng, nhưng vẫn tỉnh táo, ngay trước khi mất vài tiếng đồng hồ cũng vẫn tỉnh... thấy bố tôi đau lâu mà không bớt, bà nội và cô tôi đi coi bói về bịnh trạng của bố tôi. Thầy bói nói sợ bố tôi không qua khỏi, nhưng sau khi ông bấm số của mẹ tôi. Mẹ tôi lúc đó đang mang thai người em út gần đến ngày sinh. Ông bảo:
“Nếu bà sinh con gái thì nên làm tiệc lớn ăn mừng, còn nếu con trai thì nên lo trước việc tang lễ, vì đứa con trai này khắc cha mẹ và anh chị em nữa.” Tuy bà và cô tôi không tin hẳn lời của ông thầy bói, vì bố tôi vẫn còn tỉnh táo lắm, nhưng cả hai đều rất lo lắng. Rồi ngày sinh em của mẹ đã đến. Khi biết là con trai thì bà và cô tôi khóc rất nhiều. Mọi người giấu mẹ tôi vì chuyện đó. Mẹ ở nhà thương được hai ngày thì tối ấy bố tôi hơi trở bịnh mệt hơn. sáng sớm ngày thứ ba thì bà tôi cho người đến đón mẹ về vì muốn bố tôi thấy mặt em tôi. Lúc ấy bà phải nói cho mẹ tôi biết về lời thầy bói nói. Thế là cả ba đều khóc, phải xuống dưới bếp khóc vì sợ động đến bố tôi.
Người nào mắt cũng đỏ hoe. Mẹ tôi bế em tôi vào để bố nhìn mặt. Bố tôi bảo đỡ dậy để nhìn em cho rõ hơn. Bố tôi ngắm nghía em rồi khen thằng bé kháu khỉnh và khỏe mạnh rồi quay qua mẹ tôi mắng nhẹ, sao lại bế con về nhà sớm vậy, mới sinh nở còn non nớt, sức khỏe còn yếu, phải nằm lại nhà thương một tuần lễ chứ. Thế là mẹ tôi không cầm lòng được nữa, khóc nức nở. Bố tôi cau mày và nói, tôi đã chết đâu mà khóc.
Ðến trưa bố tôi tỉnh dậy và đòi ăn na, thứ na bở mùi thơm ngào ngạt mà bố tôi thích nhất. Ngoài na ra bố tôi còn thích ăn dưa hồng và dưa gang, các thứ dưa đó khi chín cũng tỏa ra một mùi thơm thật nhẹ nhàng. Ăn được một vài miếng thì bố tôi lại đuối sức mệt lả, người nhà vội đỡ bố tôi nằm xuống và bố tôi bắt đầu thiếp dần. Chiều đến thì chú Bảy tôi đến thăm, chú đã ngồi lại trong phòng bố tôi rất lâu. Khi chú Bảy tôi đẩy cửa bước ra thì mọi người trong nhà đều nhìn chú bảy tôi bằng ánh mắt chờ đợi một hy vọng may mắn do chú tôi đem lại, vì lúc ấy chú Bảy tôi đã đậu xong bằng bác sĩ cho nên chú biết rất rõ về bệnh trạng của bố tôi.
Chú bước ra và đi rất vội vàng không nhìn ai cả. Có nhẽ chú sợ làm cho mọi người ruột thịt trong nhà mất hết niềm hy vọng đã đặt vào chú là chú có thể chữa khỏi bệnh cho bố tôi. Vẻ mặt đau buồn và cặp mắt đỏ hoe của chú đã nói lên được sự sắp sửa ra đi của bố tôi. Cho nên chú chỉ nói một câu tiếng Tây ý nghĩa là bệnh của bố tôi không khỏi được và sự ra đi vĩnh viễn của bố tôi cũng gần đến. vài giờ sau đó thì bố tôi tắt thở.
Ngày đưa đám bố, tôi được ngồi chung xe kéo với mẹ tôi. Trước giờ đưa đám, bà vú bắt tôi mặc áo tang may bằng vải sô thô sơ, lại có dây bằng gai thắt ngang bụng, lại thêm cái mũ mấn chụp vào đầu, kéo miếng vải ở phía trước chụp xuống mắt thì chỉ còn nhìn thấy hai bàn chân mình mà thôi. Tuy còn nhỏ nhưng có lẽ tôi cảm nhận được sự đau buồn qua chiếc áo tang hay có nhẽ vì trông chiếc áo và mũ đó quá xấu và kỳ dị mà tôi chưa thấy bao giờ, cho nên tôi đã khóc và trốn vào trong tủ áo nhất định không chịu mặc khi đưa đám bố tôi.
Chiếc xe tang có bốn con ngựa kéo, ngựa được phủ cái choàng màu đen có viền ren trắng, kéo theo chiếc quan tài được phủ bằng nhung đen chung quanh có tua, bốn góc của chiếc xe tang có bốn người thân tay cầm mỗi người một sợi dây từ bốn góc của chiếc quan tài đi chậm chậm theo xe tang. Mẹ tôi mặc áo tang may bằng vải sô, buộc ngang lưng bằng dây gai, đầu đội mụ mấn, tóc xõa ngang lưng, chẳng nhìn thấy mặt mẹ tôi đâu cả. Lúc ấy mẹ tôi mới ngoài 30 tuổi. Bố tôi chết đi để lại cho mẹ tôi 3 đứa con còn quá nhỏ dại, về vật chất thì chẳng có gì, ngoài những cuốn truyện, tiểu thuyết ngắn, dài mà sau này khi chúng tôi khôn lớn, đó là một gia tài vô cùng quý giá và là một niềm hãnh diện cho chúng tôi. Không biết mẹ tôi lúc ấy nghĩ gì và đau buồn ra sao, nhưng tôi chắc mẹ tôi đã đau buồn đến cực độ. (Tôi sẽ viết về mẹ tôi vào một dịp khác.)
Khi quan tài hạ huyệt thật là thảm thiết, bà, cô chú Bảy cùng bạn bè thân thiết của bố tôi, ai nấy đều quá đau lòng thương tiếc người ra đi còn quá trẻ, khi nhìn cảnh mẹ tôi cứ khóc ngất đi và không còn nói ra lời nữa. Tôi thì cứ nhìn mọi người khóc rồi cũng khóc theo luôn. Em kế tôi khi nhìn thấy có bát cơm đầy, trên có cắm đôi đũa vông và có hai cái trứng gà luộc thì chỉ tay và đòi ăn. Chị em chúng tôi nào đã biết được sự chia ly chết chóc như thế nào đâu.
Tôi còn nhớ rất rõ về hình dạng của bố tôi, bố tôi rất cao, da trắng hồng trông như lai Tây vậy. Bố tôi hay mặc bộ vét màu kem nhạt may bằng hàng vải đũi, đầu luôn đội cái mũ phớt, chân đi giầy tây, lúc nào cũng bóng loáng. Quần áo của bố tôi lúc nào cũng phải là thẳng tắp, bố tôi rất ngăn nắp thứ tự và rất quý sách. Bố tôi có một tủ sách bìa mạ chữ vàng được xếp rất ngăn nắp. Có một lần cô Năm tôi sang thăm, cô tôi có dẫn theo hai người con trai đang ở tuổi nghịch phá, và họ đã vào phòng sách và lục sách của bố tôi. Bố tôi nói ngay với cô tôi: “Lần sau chị đến thăm em thì chị đến một mình, đừng dân theo mấy cháu nữa.”
Cô tôi đã quá quen thuộc với tính nói thẳng của bố tôi cho nên không bao giờ giận bố tôi cả. Ngày bác Ba tôi có người con bị chết, bác Tư gái không đến chia buồn được, cô tôi nói với bố tôi về chuyện đó, bố tôi bảo: “Nếu chị Tư không đến đưa đám con chị Ba thì khi nào con chị Tư chết thì chị Ba cũng không phải đến.” Tuy cô tôi đang buồn về việc cháu mất cũng phải phì cười vì câu nói của bố tôi. Cô chỉ lầm thầm một mình: “Ai mà muốn con mình chết bao giờ.” Cô tôi và bố tôi rất thân và thương nhau vì lúc nhỏ khi các bác tôi đi học ở xa nhà chỉ còn có ba chị em mà chú Bảy thì lại còn nhỏ, bố tôi chỉ kém cô tôi có một tuổi. Khi cô tôi đi lấy chồng, bà tôi cũng bắt đầu ngấm nghé vợ cho bố tôi.
Bà rất ưng ý một cô con của bà bạn thân, nhà rất khá giả và cô cũng đẹp. Bà cô có đánh tiếng và nhà gái bằng lòng chỉ chờ bố tôi đi xem mặt. Bà tôi thúc giục bố tôi mấy lần, nhưng lần nào bố tôi cũng tìm cách từ chối khéo, giằng dưa mãi cả gần năm trời, nhà gái thấy bố tôi vẫn chưa động tĩnh gì bèn nhờ người sang dò hỏi bà tôi một lần chót để bà quyết định vì có người khác muốn đi hỏi cưới cô con gái bà. Bố tôi biết tin ấy bèn thưa với bà tôi là: “Mẹ bảo cô ấy đi lấy chồng đi.” Thế là từ đó bà tôi không đả động gì đến chuyện cưới vợ cho bố tôi nữa. Khi gặp mẹ tôi, bố mẹ tôi đã yêu thương nhau ngay. Bố tôi về thưa chuyện với bà tôi để cưới mẹ tuy lúc đầu bà có hơi ngần ngại vì chưa biết mặt mẹ tôi và gia thế như thế nào.
Bà và cô tôi có bàn với nhau về chuyện đó, nhưng bà tôi biết tính của bố tôi, khi đã quyết định chuyện gì thì khó có ai mà lay chuyển đổi ý được, phần nữa tính của bố tôi rất khó chiều. sau cùng bà và cô tôi đã chấp nhận mẹ, tôi rất vui vẻ, bà và cô tôi nói với nhau “thế là từ nay mọi chuyện của bố tôi đã có mẹ tôi gánh lấy, mẹ con mình được thảnh thơi”. Mẹ tôi hơn bố tôi vài tuổi, bà tuy hơi thấp so với bố tôi, nhưng bà rất đẹp và rất khéo chiều bố tôi. Bà hiểu rõ rất tỉ mỉ từng chi tiết, những sở thích của bố tôi và tôn trong tất cả những gì mà bố tôi quyết định. Cà phê mà bố tôi uống mỗi buổi sáng phải chính tay mẹ tôi pha.
Cà phê mua thứ thượng hạng nguyên hột đem về nhà xay lấy. Khi bố tôi vừa ở tòa soạn về thì đã có sẵn một chậu nước nóng ấm và một cái khăn mặt để sẵn để bố tôi lau mặt. Thay quần áo ra, sau khi tắm xong thì cơm nước đã dọn sẵn. Ăn cơm xong bố tôi có thói quen ra ngồi ngoài hiên trước nhà để ngắm cảnh, tuy đã về chiều nhưng cũng còn một vài chiếc thuyền, trên chở những cặp tình nhân họ chèo thật chạm nhìn ngắm mặt trời lặn và thủ thỉ những lời âm yếm. Bố tôi lúc nào cũng rủ mẹ tôi ra cùng ngồi và trò chuyện tâm tình cùng mẹ. Bố tôi ít nói, nhưng khi nói thì đã diễn tả hết ý mình, mẹ tôi rất thích được nghe bố tôi nói chuyện đó là những giây phút sung sướng của mẹ tôi.
Bố tôi viết văn, viết báo, và có nhà in riêng do một nhóm anh em và bạn bè chung vốn, bố tôi rất bận rộn với công việc. Sáng sớm đã rời nhà để lên tòa soạn làm việc, chiều mới vè. Khi về, bố tôi đi tắm thay bộ áo ngủ, trong lúc bố tôi tắm thì mẹ tôi đã sửa soạn bữa ăn tối, thức ăn bố tôi không đòi hỏi phải nhiều thịt, cá hay thịnh soạn, nhưng món gì cũng phải thật tinh khiết, sạch sẽ, và bày cho gọn và đẹp mắt.
Bố tôi thích những món ăn thanh như canh giò sống nấu rau ngót, cải xanh nấu cá rô, rau muống luộc, đậu hũ chiên tẩm hành lá hay cá chép rán vàng, và tuyệt đối không bao giờ được dọn món ăn mà đã dọn ăn ngày hôm trước. Có một lần mẹ tôi kho một nồi cá thật công phu định để làm món mặn ăn mấy ngày. Ngày đầu dọn cá kho ra bố tôi thích lắm vừa ăn vừa khen và ăn hết gần một khúc cá kho. Qua ngày hôm sau mẹ tôi lại dọn cá kho ra nữa bố tôi hỏi mẹ tôi “Cá này là cá gỗ phải không?” và không đụng đũa vào dĩa cá nữa nên từ đó trở đi không bao giờ mẹ tôi dọn thức ăn đã ăn ngày hôm trước nữa. Nhà cửa thì lúc nào cũng phải sạch sẽ gọn gàng.
Trước giờ bố tôi về, mẹ tôi luôn coi lại nhà cửa tuy lúc nào cũng dọn dẹp cho sạch rồi nhưng nhà có trẻ con thì không thể giữ được gọn gàng như ý muốn. Chỉ một chiếc guốc hay dép hoặc đồ chơi của trẻ con vứt ở giữa nhà thì cả nhà bị mắng ngay. Bố tôi rất khó tính và ít khi cười nhưng lại rất thương người. Có thời gian nhà có một anh phu xe để kéo xe cho bố tôi đi làm hàng ngày nhưng khi trời mưa thì bố tôi bảo mưa ướt tội nghiệp, khi nắng thì bố tôi cũng bảo nóng quá kéo xe mệt, và thấy anh kéo xe đổ mồ hôi thì cũng không đành. Rút cuộc bố tôi lại đi xe ngoài để đi làm, anh phu xe chẳng mất khi được kéo xe cho bố tôi cả, quanh quẩn ở nhà phụ việc lặt vặt với mẹ tôi.
Bố tôi rất yêu tôi, tối nào sau khi ăn cơm xong bố tôi cũng gọi tôi vào phòng sách chỗ bố tôi ngồi hàng đêm để viết văn. Trên bàn viết của bố tôi ngoài những giấy, bút, đặc biệt có một lọ kẹo tây. Những viên kẹo đủ màu sắc hồng lạt, đỏ, xanh, trắng, đựng trong chiếc lọ bằng thủy tinh trông thật đẹp mắt và thật là muốn ăn. Bố tôi mở nắp lọ, mùi kẹo bay thật thơm. Bố tôi lấy ra cho tôi một cái, chỉ mt cái thôi không bao giờ bố tôi cho thêm, tôi biết như vậy nên cũng không bao giờ dám xin thêm. Tôi ăn viên kẹo đó thật chậm, chỉ ngậm chứ không dám nhau, khi chất ngọt của kẹo đã tàn gần hết bên trong có một hạt hạnh nhân tôi cắn tan và nhau thật kỹ, vừa ròn vừa bùi.
Ngày tôi còn bé bố tôi bảo mẹ may một cái yếm dãi cho tôi lúc nào cũng đeo ở trước ngực có thêu chữ “Ðừng hôn tôi”. Chắc bố tôi sợ mọi người thấy tôi mũm mĩm dễ thương thì hay hôn lên má tôi như vậy không vệ sinh và có thể lây bệnh. Khi trời trở lạnh mẹ tôi nói để mua mũ cho tôi đội thì bố tôi bảo tóc con nó dầy và đen nhanh không cần đội mũ trông xấu xí. Khi mẹ tôi có thai tôi thì bố đã chọn tên sẵn con đầu lòng thì đặt là Bạch kế là Ðằng rồi Giang, lấy tên một dòng sông. Ðến khi tôi chào đời là gái bố tôi ngại khi lớn lên tôi đen đúa cho nên đổi tên khác cho tôi, nhưng sau vẫn giữ hai tên đã chọn sẵn cho hai em tôi. Có lẽ cũng là số mệnh đã định sẵn cho nên bố tôi đã chị chọn có ba tên.
Bố tôi không thích tiếp khách ở nhà, ngay cả bạn thân cũng vậy. Chỉ có chú Ðinh Hùng và bác Thế thỉnh thoảng đến có một lần. Chú Ðinh Hùng có lần uống rượu say nôn mửa tung tóe, mẹ tôi lấy vôi rồi bôi vào gan bàn chân của chú. Chủ trẻ hơn bố tôi vài tuổi, người thấp và bé nhỏ, tóc để dài và chải ngược về phía sau và lúc nào cũng bôi brillantine bóng mướt.
Khi còn sinh thời (sống) bố mẹ tôi ở tại đầu làng Yên Phụ trong một căn nhà nhỏ nhưng rất thơ mộng. Nhà ở ngay cạnh hồ Tây có cây liễu rủ, tàn liễu xà xuống gần mặt nước hồ có cái cầu bằng gỗ đưa ngoài xa. Tôi hay ra cầu đó ngồi thả đôi chân xuống nước rồi đung đưa đôi chân dưới lần nước thật mát. Ðường từ ngoài vào làng toàn lót bằng gạch đỏ, trên đường đi chỗ nào cũng nhìn thất nước hồ, đi qua một cái đình lớn là tới nhà bố tôi. Ði sâu vào trong làng rất đẹp, hai bên là những dàn hàng rào trồng bằng cây duối, được cắt thật bằng phẳng khi tới mùa quả duối chín vàng trông xa như những sợi tơ tằm óng ánh, ăn thì thật thơm và ngọt.
Trừ một vài gia đình từ xa đến ở thuê phần đông làng Yên Phụ sống bằng nghề trồng hoa, đủ các loại từ thược dược tím, đỏ, tía, cúc vạn thọ, vàng ươn, đại đóa vàng mơn, lay ơn trắng hồng, huệ trắng thơm ngào ngạt, v.v... Buổi sáng sớm các tay buôn hoa từ các nơi đều đến vườn hoa để mua buôn về bán lẻ lại tại chợ hoa và các chợ trong thành phố. Một số gia đình có đông người thì họ tự cắt hoa rồi đem ra chợ bán như vậy họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Sau khi bố tôi mất, bà nội tôi đã đón mẹ tôi và chị em chúng tôi về lại Cẩm Giang ở với bà. Từ đó tôi chưa có dịp trở về lại làng Yên Phụ nữa.
Thấm thoát bố tôi đã ra đi hơn chục năm rồi, hàng năm đến ngày giỗ bố khi mẹ tôi còn sống năm nào bà cũng làm giỗ thật trang trọng dù lúc đó nhà nghèo bà cũng xoay xở để có đủ tiền mua gà, vịt, xôi chè, và các thứ cần thiết cho việc cúng bái, nhất là hoa sen và hoa cẩm chướng hai thứ hoa mà bố tôi thích nhất và thạch trắng thái nhuyễn thả vào trong chén nước đường có thả hoa nhài màu thạch long lanh trông như nhưng mảnh vụn thủy tinh và mùi thơn của hoa nhài, cộng thêm mùi trầm hương của cúng tỏa ra từ trên bàn thờ, tôi có cảm tưởng qua làn khói mỏng đó, bố tôi đã hưởng được và ẩn hiện đâu đây để vui cùng con cháu. Mẹ tôi mất cũng đã hơn hai chục năm qua, chị em chúng tôi cũng vẫn cúng giỗ bố tôi y như hồi mẹ tôi còn sống, năm nào cũng có cô tôi và các cháu của bố tôi tham dự. Năm nay lại sắp đến ngày giỗ của bố tôi, tôi viết bài này để dâng lên hương hồn của bố tôi và để tưởng niệm một nhà văn đã được khen là người viết truyện ngắn hay nhất của đầu thế kỷ thứ 20.
(Tường Nhung là con gái út của nhà văn Thạch Lam và cũng là phu nhân cố trung tướng Ngô Quang Trưởng)
Rạch Bến Nghé, Sài Gòn năm 1890
esday, October 25, 2016
TƯỞNG NĂNG TIẾN - PHAN - MAI HƯƠNG- THẠCH LAM - VIỆT NAM 1890
TƯỞNG NĂNG TIẾN * THUẾ MÁ
Chó Má & Thuế Má
Tự do cho mỗi đời nô lệSữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu
Khi đề cập đến cái chết của nhạc sĩ Trúc Phương, có nhà văn đã viết đôi dòng (chắc) bằng nước mắt:
“Đã có một thời, sống ở trong nước, người ta sợ cả gặp nhau vì
không muốn nhìn thấy nhau trong cảnh quá đỗi tang thương. Đôi khi nghe
tin ai đó chết, người ta có thể chảy nước mắt khóc nhưng cũng có phần
mừng cho người ấy không phải sống nữa.” (Nguyễn Đình Toàn. Bông Hồng Tạ Ơn, 2nd ed. Westminster: T &T, 2012. Vol.1).
Trúc Phương trút hơi thở cuối cùng vào năm 1996, ở bến xe xa cảng
miền Tây, trên một manh chiếu rách – theo như tường thuật của nhà phê
bình âm nhạc Hoài Nam:” Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân.”
Và cái thời “quá đỗi tang thương” mà chúng ta “có phần mừng” khi nghe
một người nào đó qua đời (vì họ “không phải sống nữa”) dường như vẫn
chưa qua. Hay nói chính xác hơn là nó đang quay trở lại. Điều này có thể
cảm nghiệm được sau cái chết của một công dân Việt Nam, tại vườn hoa Lý
Tự Trọng (Hà Nội) theo như tin loan của RFA – nghe được vào hôm 17 tháng 11 năm 2012:
“Công An TP. Hà Nội cho báo giới biết nguyên nhân tử vong của cụ
bà Hà Thị Nhung hôm tối 12/11 là do tai biến mạch máu não. Vì vậy Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội sẽ không mở rộng điều tra hay khởi
tố hình sự vụ án do không có căn cứ và dấu hiệu tội phạm hoặc sai phạm
của cá nhân hay tổ chức nào.
Bà Hà Thị Nhung, 75 tuổi, ở Thanh Hóa ra Hà Nội từ ngày
mùng 10/11 để căng biểu ngữ khiếu kiện về chế độ lương hưu của bà. Nhiều
người chứng kiến kể lại là sau khi hai dân quân xốc nách và đẩy bà cụ
Hà Thị Nhung, bà cụ ngồi xuống và từ từ ngã ra và sau đó tử vong.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, bản tin của Thông tấn xã Việt
Nam bác bỏ tin nói cụ bà Hà Thị Nhung bị tử vong sau khi có xô xát với
lực lượng công an bảo vệ. Thông tấn xã Việt Nam trích lời của công an Hà
Nội khẳng định cái chết của cụ bà Hà Thị Nhung là vì tuổi cao và bà này
bị cảm.”
Sống (thường) không dễ, dù ở nơi đâu và thời nào cũng thế. Tuy thế,
cuộc đời (hình như) luôn luôn chỉ là một cơn mộng dữ đối với rất nhiều
người cao tuổi ở Việt Nam – nơi mà Nhà Nước không hề có một chương trình
phúc lợi cụ thể nào dành cho những công nhân lão hạng hay phế tật, kể
cả giới thương binh/liệt sĩ và thân nhân của họ.
Cho đến nay (có lẽ) chưa hề có một một quan chức, hay giới chức dân cử nào đặt vấn đề xem giới người già ở Việt Nam đang sống ra sao – dù những hình ảnh quá đỗi thương tâm của họ vẫn xuất hiện đều đặn hàng ngày trên những cơ quan truyền thông, từ nhiều năm qua:
- Cụ Đinh Thị Hạnh, 82 tuổi, lưng còng, tóc bạc trắng, đôi mắt sâu
hoắm đục mờ, hằng ngày cụ ngồi bên chiếc cân nhỏ trước tiệm bách hóa
Thanh Xuân, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân (Hà Nội), đợi khách. Đêm
xuống, vỉa hè, công viên, chân cầu là “nhà”, miếng bạt, tấm giấy là
“chiếu”. Cứ thế, 24 năm nay cụ đã sống lay lắt qua ngày…
Hỏi một mai cụ đi về đâu? Ánh mắt của cụ thoáng buồn nhìn xa xăm
vô định: “Trời cho sống ngày nào hay ngày đó, trước lúc nhắm mắt tôi
muốn hiến xác cho y học để cứu người”.
- Cụ Đình 91 tuổi. Bà đi bằng chân đất, trong khi cái rét
mùa đông vẫn còn dùng dằng xói vào da thịt dù trời đã sang xuân, hỏi bà
sao không đi giày cho ấm chân, bà bảo ”đi chân đất thôi, đi giày chân
yếu ngã chúi mũi chết”. “Nhà cháu ngã mấy lần rồi, có hôm đi bán bị ngã
đổ hết cả rau, đi chân đất tuy lạnh nhưng chắc chân”, bà kể…
Hỏi bà “ông nhà đâu?”, bà kể, “ông cháu” (tức chồng của bà – PV)
mất lâu rồi, bà ở vậy nuôi con từ năm 26 tuổi, lúc đó, con lớn lên 3,
đứa bé nhất mới đẻ. Hỏi bà sao bà không đi bước nữa, bà bảo, khổ lắm,
chồng mất bà gồng gánh nuôi “5 cái mồm” (4 mẹ con và bà mẹ chồng – PV)
nên phải làm đủ việc, phải đi hót phân trâu, nuôi bò, cấy thuê rất giỏi…
- Cụ Vũ Văn Chanh 93 tuổi, ở làng Xa Vệ, xã Hoằng Trung (Hoằng
Hóa, Thanh Hóa) mài dao kiếm sống. Ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã
Hoằng Trung cho biết, hoàn cảnh cụ Chanh rất thương tâm. Con cháu đều
rất khó khăn nên đã gần trăm tuổi, lưng còng sát đất mà cụ vẫn phải đi
mài dao mưu sinh. Hiện cụ Chanh được nhà nước hỗ trợ 180.000 đồng một
tháng theo chính sách dành cho người cao tuổi.
“Cả đời cụ không biết đến căn nhà cố định. Địa phương đã lập danh
sách hỗ trợ cụ làm nhà, nhưng năm 2011 chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm
nhà lại bị tạm dừng nên chưa giải quyết được. Chúng tôi đang lên kế
hoạch, sắp tới sẽ dành một phần ngân sách và kêu gọi nhân dân, các nhà
hảo tâm chung tay xây nhà cho cụ”, ông Tuấn nói.
- Cụ Nậy 93 tuổi. Đã sống cùng cô đơn, khổ đau và bệnh tật qua hai
thế kỷ, từng nếm trải đủ sự khốc liệt của chiến tranh, sự hà khắc của
tư tưởng phong kiến, sự đau đớn của một người mẹ mất con, giờ đây khi đã
vào cái tuổi 93 tưởng như mệ (bà) Nậy đã bị thời gian làm cho quên lãng
bao đau khổ của một kiếp người nhưng giờ mệ vẫn sống, vẫn miệt mài lao
động bằng chính sức của mình và vẫn nhớ những chuyện đã qua.
Một ngày từ nhà mệ ra đến chợ người bình thường đi không quá 15
phút nhưng mệ đi có khi hơn 2 tiếng. “Trời nắng cũng như trời mưa chẳng
ai dám chở mệ cả, tuổi già sức yếu lỡ may ngã ai chịu”, mệ tỏ ra rất
minh mẫn.
Như ngày hôm nay, mệ xin được 14.000 đồng và về nhà dù còn khá
sớm. Mệ bảo chỉ xin chừng ấy là đủ rồi, mệ không muốn xin nhiều hơn. Mệ
giải thích: “14.000 đồng này, mệ ăn 3.000 đồng, 1.000 đồng để mua nước,
còn 10.000 đồng mệ để dành lại… mua hòm (tức quan tài). Mệ đã gửi bên
Hội bảo thọ một triệu tiền hòm rồi. Hiện mệ phải để dành thêm 2 triệu
nữa là 3 triệu cộng với thuê một chuyến xe 500 nghìn là đủ đưa mệ… đi.
Mệ không muốn phiền ai cả”.
(*) Mọi sự giúp đỡ về vật chất cho cụ Nậy xin gửi về:
Trung tâm Truyền thông VTC (VTC Media)
Tài khoản 0651100107008
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội
Trung tâm Truyền thông VTC (VTC Media)
Tài khoản 0651100107008
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cụ Phan Thị Yến 88 tuổi. Gần 30 năm, từ cái thời Hà Nội còn ầm
ầm tiếng súng và đinh tai những đợt bom Mĩ rền, trên con phố Bảo Khánh
đối diện ngay Hồ Gươm, có một cụ bà chung thủy với quán nước chè, hằng
ngày mò mẫm mưu sinh cho mình và cả gia đình.
(*)Mọi sự giúp đỡ về vật chất cho cụ Yến xin gửi về:
Trung tâm Truyền thông VTC (VTC Media)
Tài khoản 0651100107008
Trung tâm Truyền thông VTC (VTC Media)
Tài khoản 0651100107008
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Cụ Nguyễn Thị Đắp 94 tuổi, sinh năm 1917 tại Hà Nam, 17 tuổi cụ
Đắp theo chồng về làm dâu cùng xã. Rồi lần lượt sinh hạ được 3 người
con. “Thằng Bản con trai cả năm đó 18 tuổi, cao lớn và khỏe lắm. Nó xin
mẹ tòng quân vào chiến trường Quảng Trị đánh giặc, bao giờ chiến thắng
nó mới trở về. Những ngày đầu nó còn viết thư kể cho mẹ nghe ở trong này
vui lắm. Lập được nhiều chiến công, bắn rơi được nhiều máy bay địch.
Nhưng nó đi biệt không về nữa”, cụ Đắp ngậm ngùi nhớ lại…
Năm 1957, người con trai út – anh Nguyễn Văn Hậu – ra đời nhưng
không may mắc phải chứng bại não và liệt toàn thân. Rồi người chồng cũng
bỏ cụ ra đi sau đó không lâu. Cụ Đắp cố chạy vạy thuốc thang mang Hậu
đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Từ đó đến nay
mấy chục năm, một tay cụ chăm sóc, lo toan cho đứa con bất hạnh.
Ngày nắng cũng như mưa, cụ Đắp lặn lội ngược xuôi kiếm bát gạo,
đồng tiền lo thuốc thang cho Hậu. Cụ bảo: “Ngày trước ai thuê cái gì thì
làm nấy từ phụ hồ, chăn trâu cắt cỏ, đi cày thuê… Nhưng hơn 30 năm nay,
kể từ khi đôi mắt bị mù lại thêm căn bệnh phong, bệnh thấp khớp lúc
trái gió trở trời hành hạ nên chẳng làm được gì nữa..”
Chỗ ở bây giờ của hai mẹ con cũng là do các tổ chức làng xã quyên góp xây cho.
Bà Hoàng Thị Mây – Chủ tịch UBND xã Liên Sơn cho hay: “Tuổi cao
sức yếu, hoàn cảnh gia đình mẹ Đắp rất khó khăn. Hiện tại mẹ bị mù cả
hai mắt nhưng vẫn phải nuôi con bại não, nằm liệt giường. Với số tiền
trợ cấp hàng tháng cho mẹ liệt sĩ và hỗ trợ cho đứa con tật nguyền không
thể đủ trang trải cuộc sống. Chính quyền xã thường xuyên qua lại thăm
hỏi gia đình mẹ để động viên, giúp đỡ. Mới đây, xã cũng đã sửa lại cho
mẹ căn nhà để mẹ được sống những ngày còn lại”.
(*) Độc giả hảo tâm xin gửi giúp đỡ về Cụ Nguyễn Thị Đắp, thôn Do Lễ, xã Liên Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
Chắc chắn, không ở nơi đâu (từ hơn nửa thế kỷ qua) mà người dân bị
thôi thúc và ép buộc đóng góp công sức, cũng như xương máu, cho hết cuộc
chiến này đến cuộc chiến khác – như ở Việt Nam. Cũng không nơi đâu mà
giới cầm quyền hoàn toàn vô trách nhiệm như ở xứ sở này.
Việt Nam, có lẽ, là quốc gia duy nhất mà “lòng hảo tâm” được dùng
thay cho một đạo luật về anh sinh xã hội để qui định (hẳn hòi) mọi thứ
phúc lợi đối với những công dân lão hạng, những người phế tật, những
thương binh/ liệt sĩ và thân nhân của họ.
Đất nước này, xem ra, cũng là nơi duy nhất mà người dân có thể bị cầm
tù (thay vì xử phạt) với tội danh trốn thuế – dù có lẽ đến Trời cũng
không thể biết là bọn chó má đã xử dụng thuế má của người dân đóng góp
ra sao, từ hơn nửa thế kỷ qua?
© Tưởng Năng Tiến
PHAN * GIỌT SỮA
Góc của Phan: Giọt sữa...
- Details
- Created on Friday, 12 July 2013 01:48
- Category: Tạp Ghi
Chiếc bóng dài mãi đến tan trên cỏ biếc. Mặt trời thôi làm khó nỗi cô
đơn của người ngồi nhìn bóng mình. Lão Hoài vẫn chưa có ý định trở về
chỗ ngủ. Lão ngồi nguyên trong sân chùa cho đến màn đêm kéo đến... Ai
cũng tưởng lão tan vào bóng đêm vì chả ai thấy lão ra về, nhưng ngày mai
lại thế! Chẳng qua lão chỉ là người không biết đi thưa về trình, thế
thôi! Vì lão không thuộc loại trả giá cho tội lỗi ngoài đời bằng cách vô
chùa chuộc tội. Nên ai cũng nói lão
thương vợ đến động lòng người dương thế. Vợ lão đột ngột qua đời với căn bệnh nhanh hơn khả năng trị liệu của bác sĩ, biến lão thành người mồ côi vợ; đời hiu quạnh một góc sân chùa là thế, tuy lão chỉ tạt qua chùa khi hoàng hôn tắt nắng, hôm gió sớm thu về... để thắp nén hương cho vợ, rồi ngồi lặng thinh như pho tượng thừa...
Không ai biết trong tâm lão thương vợ đến mực nào, người ta chỉ thấy sự im lặng của lão đến tàn nhẫn. Lão cứ ngồi thừ ra như khúc gỗ mục, mặc mùa đi qua, xuân hạ thu đông gì cũng mặc; chỉ những hôm trời lạnh quá thì lão ngồi trong xe – cũng là ngồi nhìn bóng cột đèn trong không gian chết.
thương vợ đến động lòng người dương thế. Vợ lão đột ngột qua đời với căn bệnh nhanh hơn khả năng trị liệu của bác sĩ, biến lão thành người mồ côi vợ; đời hiu quạnh một góc sân chùa là thế, tuy lão chỉ tạt qua chùa khi hoàng hôn tắt nắng, hôm gió sớm thu về... để thắp nén hương cho vợ, rồi ngồi lặng thinh như pho tượng thừa...
Không ai biết trong tâm lão thương vợ đến mực nào, người ta chỉ thấy sự im lặng của lão đến tàn nhẫn. Lão cứ ngồi thừ ra như khúc gỗ mục, mặc mùa đi qua, xuân hạ thu đông gì cũng mặc; chỉ những hôm trời lạnh quá thì lão ngồi trong xe – cũng là ngồi nhìn bóng cột đèn trong không gian chết.
Sự lặng thinh của Đức Phật được người đời kính ngưỡng qua lăng kính
“ngài ngồi quán thế”; trong khi sự lặng thinh của lão Hoài chỉ khác Đức
Phật là lão bằng xương, bằng thịt, lão còn thở; chứ không bằng xi măng
cốt sắt và không có nhịp tim như Đức Phật, thì người ta nói lão...
khùng. Chẳng ai biết chính cái nhịp tim thoi thóp của lão là sản phẩm
thời đại; một thời đại không tưởng nhưng có thật hơn cả những cuốn kinh
sách ghi chép những điều khó chứng thực nên người ta nói, “có tin có
lành” để vô hiệu hóa những thắc mắc!
Chuyện lão Hoài còn đó cho những người nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, triệu chứng về già, và đặc biệt là tâm sinh lý người bỗng dưng vợ mất.
Kể ra lão có thay đổi từ hôm người đàn bà trẻ (ghé chùa dường như mỗi ngày). Cô ấy có phần khá giả qua ăn mặc, trang sức, cái xe cô lái,... nhưng những điều ấy không để lại ấn tượng nhiều trong tâm tư lão Hoài; lão chỉ cảm mến cái cung cách quý phái và hiền hậu của người đàn bà trẻ đó.
Cô ấy có vẻ bận rộng với công việc, nhưng tấm lòng và sự thủy chung qua việc viếng cốt mỗi ngày của cô làm lão Hoài tôn sùng cô lên hàng thánh. Lão để lòng cảm mến thăng hoa tự do nâng bậc người đàn bà trẻ lên niết bàn của lòng tin: tình yêu là điều có thật trong đời.
Đến hôm cô tất bật, vội vàng vào viếng cốt nên vô ý đánh rơi cái găng tay chỗ lão ngồi, cô không biết nên không hề quay lại. Lão nhặt lấy, và chỉ độ mười phút sau, cô trở ra cũng vội như lúc vào. Lão đưa cái găng tay ra, và nói:
“Cháu ạ, cái găng tay của cháu đánh rơi, lúc cháu vào...”
“Ồ. Cảm ơn bác. Bác khỏe không?”
“Cảm ơn cháu. Bác... khỏe!”
“...”
Cả hai người cùng ít nói nên câu chuyện tắt ngang. Người đi về phía gió là cô hay lão. Cô đúng là đang cố gắng ghì vạt áo mỏng với sức gió trêu ngươi; trong khi linh hồn lão đã mỏng hơn cả áo cô thì gió không cuốn đi về nơi gió cát cho xong một kiếp người...
Dường như từ ngày vợ mất, lão không quan hoài đến gì nữa. Cả vạn vật trong vũ trụ thì loài người nhỏ bé là gớm ghiếc nhất! Lão không để cho mình trở mặt thù hận đồng loại. Nhưng những chiều tắt nắng làm hoang liêu một góc sân chùa cũng là thời khắc ăn năn như căn bệnh cũ tái phát trong lòng lão... Thật ra lão ôm nỗi muộn phiền về gia đình hay chính mình thì lão cũng không rõ! Lão giận các con làm vợ lão không vui nên người quyết không ở chung với đứa con dâu; con rể nào nữa. Làm lão trơ ra cái vai chính trong cuộc hôn nhân của lão. Chính lão là trụ cột; là chủ gia đình, nhưng từ ngày lấy vợ, rồi sanh con... lão chưa hề cưu mang nổi chai sữa hay manh tã cho đứa con nào. Một tay vợ lão chu toàn từ đời sống vật chất đến tinh thần cho các con, vì chồng còn chinh chiến miền xa.
Nhưng điều hãnh diện trước bạn bè, mọi người một thuở ấy, đã tắt đến hai lần. Lần đầu là sau biến cố 30 tháng tư, lão đi tù không hẹn ngày về; cũng là lần con cái xem như cha chúng đã tử trận từ khi chiến tranh chưa kết thúc.
Lần sau sâu sắc hơn vì con cái đã lớn, là lần lão trở về từ địa ngục trần gian với mảnh giấy ra trại. Lão lần mò về cõi vĩnh hằng vì không chịu được sự thương hại của ai hết! Tánh lão ương gàn và ghét nhất là thuộc cấp bất phục thượng cấp thì chẳng ra thể thống một tổ chức nào nữa; gia đình cùng lắm cũng là hình thức nhỏ nhất của một tổ chức xã hội. Nơi mà vợ con chỉ thở dài tha thứ cho tổng tư lệnh thì làm sao lão tại chức được nữa!
Nhưng vốn đời bất thường, khi có chương trình H.O. thì mọi chuyện lại khác! Lão quyết định xuất ngoại như một bù trừ cho con cái. Lão thù Mỹ phản bội đồng minh nên không hứng thú với việc được đi Mỹ. Dù người ta vẫn thường làm điều ngoài ý muốn vì người khác để thấy con người thì ai chả coi trọng mình hơn bất cứ ai...
Song đời sống Mỹ đã đẩy lão đến đường cùng là chọn vợ hay các con. Lão chọn người bạn đời đã song hành với lão bằng tình yêu đích thực của một con người. Hai ông bà dẫn nhau đi khỏi căn nhà mang tiếng là cha mẹ mua từ ngày mới qua Mỹ nhưng kỳ thực đứa con trai thứ đứng tên. Bây giờ vợ nó không thuận thảo mẹ chồng. Lão tốn tiền điện thoại đã đời thì ông bà cũng không về ở được với con trai lớn (vì nó cũng có vợ); càng không về ở với con gái được vì nó có chồng...
Hai ông bà chỉ còn có nhau khi đã cuối đời. Họ rày đây mai đó dưới những mái nhà thuê không hơi thân thích. Lão không hiểu vợ chết vì buồn phát bệnh hay bệnh phát buồn. Lão chỉ biết chắc một điều là đã gần mãn tang vợ, đã gần ba năm thời gian, nhưng lão chưa hề thấy đứa con nào đến chùa. Không viếng Phật thì cũng viếng cốt mẹ mình chứ!
Nhưng chúng là con lão. Con của một người rong ruổi hết tuổi trẻ, lại rong ruổi tiếp theo cuộc chiến trái khuấy, sau đó là tù đày và cúi mặt cho đến ngày rời bỏ quê hương. Lão cũng có cha, mẹ, nhưng lão có báo hiếu gì đâu. Cái tin cha mất khi trong tù thì làm được gì hơn mất thêm tí sức tàn tù tội vì buồn; đến tin mẹ mất khi lão ở nước ngoài, cũng có về được đâu... Nghĩa là lão cũng thuộc loại chưa từng báo hiếu, hay tệ nhất cũng là thăm viếng vong linh hai đấng sinh thành. Lão không có tư cách để trách con cái; lão chỉ có tấm lòng sẻ chia với vong linh người bạn đời quá vãng một nỗi buồn thời đại là nỗi buồn của những người làm cha, mẹ...
Lão Hoài vẫn ngồi đó, để người đàn bà trẻ chào hỏi. Vì ít nhiều cũng đã quen biết nhau. Dường như trong chốn thiền môn mọi ngã đều khởi duyên. Duyên khởi vạn ngã thì xá gì tiếng hỏi câu chào. Một hôm người đàn bà trẻ dừng bước, ấp úng mãi mới nói được thỉnh nguyện của mình,
“Cháu có một việc muốn nhờ bác giúp đỡ. Không biết có làm phiền bác quá không?”
“Cháu cứ nói ra nghe thử. Nếu được thì bác sẽ giúp.”
“Cháu đem sữa cho con của cháu đã mấy năm nay. Hôm nào bận quá thì gọi chồng cháu đem sữa cho con. Nhưng bây giờ cả hai vợ chồng cháu phải về Việt nam. Mẹ chồng của cháu bệnh nặng lắm rồi!...”
“Thì ra là vậy! Tội nghiệp cháu bé không có phần phước được sống với cha mẹ...”
“...”
Người đàn bà trẻ rùng vai để ngăn chặn những cảm xúc đau buồn đừng dâng lên khóe mắt. Cô nén cơn xúc động trước lời chia sẻ của lão Hoài.
Lão thở dài cho hoàn cảnh thương tâm của người đàn bà trẻ đem sữa cho con đã mấy năm. Dù con thơ đã nằm trong hũ cốt, trong chùa. Lão nói:
“Bác sẽ giúp cháu. Mỗi chiều sẽ đi mua sữa cho cháu bé. Cho đến khi nào vợ chồng cháu đi Việt nam về...”
“Cháu cảm ơn bác nhiều lắm. Cháu xin gởi...”
“Không phải thế đâu cháu ạ!...”
“...”
“cháu làm nghề gì mà bác thấy cháu có vẻ bận rộn...”
“Cháu làm nail.”
“Còn chồng cháu?”
“Thợ điện.”
“Vậy, cháu bé vì sao lại mất sớm...”
“Con của cháu mới ba tháng tuổi...”
“...”
Người đàn bà trẻ hết ngăn nổi dòng nước mắt tràn ra khóe mắt. Lão Hoài thấy ăn năn trong lòng với câu hỏi soi mói niềm đau của người khác. Lão dư kiến thức để hiểu vì sao một sinh linh bé bỏng phải sớm lìa đời. Hậu quả của hóa chất ngành nail hay trăm ngàn lý do nào khác cũng không bằng tấm lòng đôi vợ chồng trẻ đối với con thơ. Cho dù họ chưa thấy được mặt mũi nó ra sao thì tình yêu đã vô điều kiện và mãi mãi...
Chắc mẹ lão cũng thương lão tới lúc người trút hơi thở cuối cùng. Các con lão cũng như lão – không bao giờ hiểu được vợ lão giận ngoài miệng là thế nhưng trước lúc nhắm mắt còn nhắc đến con cháu ra sao! Những gì người ta thường nghĩ đến đều đau khổ để quên đi hạnh phúc duy nhất mà ai cũng có là tình yêu của mẹ mình.
Lão vui vẻ nhận lời người đàn trẻ là mỗi chiều lão sẽ đi mua sữa đem đến cho hũ cốt bé xíu. Cô ấy lòng lành nên chẳng nghĩ tới việc lão thử làm mẹ để biết thế nào là bao dung; để hiểu rõ hơn sự ích kỷ đàn ông mà lão đã trân quý như bảo vật tới cuối đời là vô nghĩa...
Người ta chỉ thấy một lão già chiều chiều ghé cây xăng mua hộp sữa nhỏ. Rồi lão làm gì với những giọt sữa trong ấy thì chẳng ai quan tâm. Từng giọt, lão nhâm nhi sau khi bé uống; từng giọt thấm thía ơn đời...
Phan
Chuyện lão Hoài còn đó cho những người nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, triệu chứng về già, và đặc biệt là tâm sinh lý người bỗng dưng vợ mất.
Kể ra lão có thay đổi từ hôm người đàn bà trẻ (ghé chùa dường như mỗi ngày). Cô ấy có phần khá giả qua ăn mặc, trang sức, cái xe cô lái,... nhưng những điều ấy không để lại ấn tượng nhiều trong tâm tư lão Hoài; lão chỉ cảm mến cái cung cách quý phái và hiền hậu của người đàn bà trẻ đó.
Cô ấy có vẻ bận rộng với công việc, nhưng tấm lòng và sự thủy chung qua việc viếng cốt mỗi ngày của cô làm lão Hoài tôn sùng cô lên hàng thánh. Lão để lòng cảm mến thăng hoa tự do nâng bậc người đàn bà trẻ lên niết bàn của lòng tin: tình yêu là điều có thật trong đời.
Đến hôm cô tất bật, vội vàng vào viếng cốt nên vô ý đánh rơi cái găng tay chỗ lão ngồi, cô không biết nên không hề quay lại. Lão nhặt lấy, và chỉ độ mười phút sau, cô trở ra cũng vội như lúc vào. Lão đưa cái găng tay ra, và nói:
“Cháu ạ, cái găng tay của cháu đánh rơi, lúc cháu vào...”
“Ồ. Cảm ơn bác. Bác khỏe không?”
“Cảm ơn cháu. Bác... khỏe!”
“...”
Cả hai người cùng ít nói nên câu chuyện tắt ngang. Người đi về phía gió là cô hay lão. Cô đúng là đang cố gắng ghì vạt áo mỏng với sức gió trêu ngươi; trong khi linh hồn lão đã mỏng hơn cả áo cô thì gió không cuốn đi về nơi gió cát cho xong một kiếp người...
Dường như từ ngày vợ mất, lão không quan hoài đến gì nữa. Cả vạn vật trong vũ trụ thì loài người nhỏ bé là gớm ghiếc nhất! Lão không để cho mình trở mặt thù hận đồng loại. Nhưng những chiều tắt nắng làm hoang liêu một góc sân chùa cũng là thời khắc ăn năn như căn bệnh cũ tái phát trong lòng lão... Thật ra lão ôm nỗi muộn phiền về gia đình hay chính mình thì lão cũng không rõ! Lão giận các con làm vợ lão không vui nên người quyết không ở chung với đứa con dâu; con rể nào nữa. Làm lão trơ ra cái vai chính trong cuộc hôn nhân của lão. Chính lão là trụ cột; là chủ gia đình, nhưng từ ngày lấy vợ, rồi sanh con... lão chưa hề cưu mang nổi chai sữa hay manh tã cho đứa con nào. Một tay vợ lão chu toàn từ đời sống vật chất đến tinh thần cho các con, vì chồng còn chinh chiến miền xa.
Nhưng điều hãnh diện trước bạn bè, mọi người một thuở ấy, đã tắt đến hai lần. Lần đầu là sau biến cố 30 tháng tư, lão đi tù không hẹn ngày về; cũng là lần con cái xem như cha chúng đã tử trận từ khi chiến tranh chưa kết thúc.
Lần sau sâu sắc hơn vì con cái đã lớn, là lần lão trở về từ địa ngục trần gian với mảnh giấy ra trại. Lão lần mò về cõi vĩnh hằng vì không chịu được sự thương hại của ai hết! Tánh lão ương gàn và ghét nhất là thuộc cấp bất phục thượng cấp thì chẳng ra thể thống một tổ chức nào nữa; gia đình cùng lắm cũng là hình thức nhỏ nhất của một tổ chức xã hội. Nơi mà vợ con chỉ thở dài tha thứ cho tổng tư lệnh thì làm sao lão tại chức được nữa!
Nhưng vốn đời bất thường, khi có chương trình H.O. thì mọi chuyện lại khác! Lão quyết định xuất ngoại như một bù trừ cho con cái. Lão thù Mỹ phản bội đồng minh nên không hứng thú với việc được đi Mỹ. Dù người ta vẫn thường làm điều ngoài ý muốn vì người khác để thấy con người thì ai chả coi trọng mình hơn bất cứ ai...
Song đời sống Mỹ đã đẩy lão đến đường cùng là chọn vợ hay các con. Lão chọn người bạn đời đã song hành với lão bằng tình yêu đích thực của một con người. Hai ông bà dẫn nhau đi khỏi căn nhà mang tiếng là cha mẹ mua từ ngày mới qua Mỹ nhưng kỳ thực đứa con trai thứ đứng tên. Bây giờ vợ nó không thuận thảo mẹ chồng. Lão tốn tiền điện thoại đã đời thì ông bà cũng không về ở được với con trai lớn (vì nó cũng có vợ); càng không về ở với con gái được vì nó có chồng...
Hai ông bà chỉ còn có nhau khi đã cuối đời. Họ rày đây mai đó dưới những mái nhà thuê không hơi thân thích. Lão không hiểu vợ chết vì buồn phát bệnh hay bệnh phát buồn. Lão chỉ biết chắc một điều là đã gần mãn tang vợ, đã gần ba năm thời gian, nhưng lão chưa hề thấy đứa con nào đến chùa. Không viếng Phật thì cũng viếng cốt mẹ mình chứ!
Nhưng chúng là con lão. Con của một người rong ruổi hết tuổi trẻ, lại rong ruổi tiếp theo cuộc chiến trái khuấy, sau đó là tù đày và cúi mặt cho đến ngày rời bỏ quê hương. Lão cũng có cha, mẹ, nhưng lão có báo hiếu gì đâu. Cái tin cha mất khi trong tù thì làm được gì hơn mất thêm tí sức tàn tù tội vì buồn; đến tin mẹ mất khi lão ở nước ngoài, cũng có về được đâu... Nghĩa là lão cũng thuộc loại chưa từng báo hiếu, hay tệ nhất cũng là thăm viếng vong linh hai đấng sinh thành. Lão không có tư cách để trách con cái; lão chỉ có tấm lòng sẻ chia với vong linh người bạn đời quá vãng một nỗi buồn thời đại là nỗi buồn của những người làm cha, mẹ...
Lão Hoài vẫn ngồi đó, để người đàn bà trẻ chào hỏi. Vì ít nhiều cũng đã quen biết nhau. Dường như trong chốn thiền môn mọi ngã đều khởi duyên. Duyên khởi vạn ngã thì xá gì tiếng hỏi câu chào. Một hôm người đàn bà trẻ dừng bước, ấp úng mãi mới nói được thỉnh nguyện của mình,
“Cháu có một việc muốn nhờ bác giúp đỡ. Không biết có làm phiền bác quá không?”
“Cháu cứ nói ra nghe thử. Nếu được thì bác sẽ giúp.”
“Cháu đem sữa cho con của cháu đã mấy năm nay. Hôm nào bận quá thì gọi chồng cháu đem sữa cho con. Nhưng bây giờ cả hai vợ chồng cháu phải về Việt nam. Mẹ chồng của cháu bệnh nặng lắm rồi!...”
“Thì ra là vậy! Tội nghiệp cháu bé không có phần phước được sống với cha mẹ...”
“...”
Người đàn bà trẻ rùng vai để ngăn chặn những cảm xúc đau buồn đừng dâng lên khóe mắt. Cô nén cơn xúc động trước lời chia sẻ của lão Hoài.
Lão thở dài cho hoàn cảnh thương tâm của người đàn bà trẻ đem sữa cho con đã mấy năm. Dù con thơ đã nằm trong hũ cốt, trong chùa. Lão nói:
“Bác sẽ giúp cháu. Mỗi chiều sẽ đi mua sữa cho cháu bé. Cho đến khi nào vợ chồng cháu đi Việt nam về...”
“Cháu cảm ơn bác nhiều lắm. Cháu xin gởi...”
“Không phải thế đâu cháu ạ!...”
“...”
“cháu làm nghề gì mà bác thấy cháu có vẻ bận rộn...”
“Cháu làm nail.”
“Còn chồng cháu?”
“Thợ điện.”
“Vậy, cháu bé vì sao lại mất sớm...”
“Con của cháu mới ba tháng tuổi...”
“...”
Người đàn bà trẻ hết ngăn nổi dòng nước mắt tràn ra khóe mắt. Lão Hoài thấy ăn năn trong lòng với câu hỏi soi mói niềm đau của người khác. Lão dư kiến thức để hiểu vì sao một sinh linh bé bỏng phải sớm lìa đời. Hậu quả của hóa chất ngành nail hay trăm ngàn lý do nào khác cũng không bằng tấm lòng đôi vợ chồng trẻ đối với con thơ. Cho dù họ chưa thấy được mặt mũi nó ra sao thì tình yêu đã vô điều kiện và mãi mãi...
Chắc mẹ lão cũng thương lão tới lúc người trút hơi thở cuối cùng. Các con lão cũng như lão – không bao giờ hiểu được vợ lão giận ngoài miệng là thế nhưng trước lúc nhắm mắt còn nhắc đến con cháu ra sao! Những gì người ta thường nghĩ đến đều đau khổ để quên đi hạnh phúc duy nhất mà ai cũng có là tình yêu của mẹ mình.
Lão vui vẻ nhận lời người đàn trẻ là mỗi chiều lão sẽ đi mua sữa đem đến cho hũ cốt bé xíu. Cô ấy lòng lành nên chẳng nghĩ tới việc lão thử làm mẹ để biết thế nào là bao dung; để hiểu rõ hơn sự ích kỷ đàn ông mà lão đã trân quý như bảo vật tới cuối đời là vô nghĩa...
Người ta chỉ thấy một lão già chiều chiều ghé cây xăng mua hộp sữa nhỏ. Rồi lão làm gì với những giọt sữa trong ấy thì chẳng ai quan tâm. Từng giọt, lão nhâm nhi sau khi bé uống; từng giọt thấm thía ơn đời...
Phan
HỒNG THỦY * MAI HƯƠNG
Một kỷ niệm kinh hoàng với ca sĩ Mai Hương
- Details
- Created on Monday, 08 July 2013 00:32
- Category: Văn nghệ
Hồng Thủy
Tôi yêu tiếng hát Mai Hương từ thời mới lớn. Tiếng hát cao vút và trong như pha lê. Lúc đó tuy chưa quen Mai Hương vậy mà tôi đã cảm thấy rất gần gũi với Mai Hương. Tôi không hề có cảm giác xa cách giữa một thính giả và một ca sĩ nhà nghề. Tiếng hát Mai Hương, dáng dấp Mai Hương, với tôi thân quen như một người bạn. Một người bạn quen biết rất lâu với nhiều tình cảm đậm đà quý mến. Có lẽ tại vì chúng tôi cùng tuổi với nhau. Có lẽ tại vì Mai Hương lúc nào cũng đơn giản. Ngay cả khi đứng trên sân khấu, trông Mai Hương cũng đơn sơ giản dị như nột cô nữ sinh trên sân khấu nhà trường. Mai Hương không điệu đà, không làm dáng, không tỏ ra mình là ca sĩ nổi tiếng. Tôi thích cái vẻ e lệ dịu dàng của Mai Hương, và nụ cười với chiếc răng khểnh duyên ơi là duyên.
Bây giờ tôi xin vào đề câu chuyện kinh hoàng của hai chúng tôi. Tôi lập gia đình rất sớm nên phải theo ông chồng nhà binh di chuyển đi các nơi. Tôi phải rời xa Sài Gòn một thời gian khá dài. Tôi rất buồn vì nhớ bạn bè, nhớ cái không khí văn nghệ của Sài Gòn. Nhớ những khuôn mặt, những giọng hát của các ca sĩ mà tôi yêu mến.
Năm 1971 nhà tôi được thuyên chuyển về lại Sài Gòn. Tôi mừng rỡ quá vì sẽ được gặp lại bao nhiêu là người thân. Tôi hồ hởi về trước lo sửa sang nhà cửa, luôn tiện đưa con gái út (cháu Uyển Diễm vừa tròn 5 tuổi) về Sài Gòn để người bạn thân của chúng tôi, anh nha sĩ Cân chữa răng cho cháu.
Về tới Sài Gòn được hai hôm thì nhóm bạn thân rủ tôi đi phòng trà Tự Do nghe nhạc. Các bạn quảng cáo là có Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Anh Tú và ban nhạc Blue Jet. Đặc biệt có cả Mai Hương nữa (Mai Hương rất khi ít khi hát ở phòng trà). Nghe nói vậy là tôi đồng ý đi liền dù phải mang theo cả cháu Uyển Diễm vì cháu không chịu rời mẹ.
Nhóm bạn tôi có cả thẩy 16 người. Chúng tôi chọn một dẫy ghế dài ngay trước sân khấu. Chương trình ca nhạc hôm đó mở đầu với những bài hát thật hay, tôi ngồi ngây người ra nghe. Sau Tuấn Ngọc là Mai Hương. Tôi đang say sưa uống từng lời ca của Mai Hương qua nhạc phẩm “Love Story” lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy thì cháu gái kêu lạnh. Tôi bế cháu lên lòng và ôm chặt cho cháu đỡ lạnh vì cháu mặc váy ngắn mà phòng trà họ để máy lạnh hơi nhiều. Bỗng nhiên một tiếng nổ long trời lở đất. Tôi tưởng như mình đang nằm mơ.
Bụi tro mầu xám lẫn trong khói bay mù mịt trước mặt. Mai Hương nằm té
xỉu ngay trên sân khấu. Tiếng người la hét, rồi người ta chen chúc nhau
để thoát ra ngoài. Mùi thuốc nổ khét lẹt xung quanh. Tôi ngồi bất động
bàng hoàng như không tin ở mắt mình với những cảnh vật kinh hoàng truước
mặt. Ba người bạn trong nhóm của tôi nằm chết dưới sàn ngay cạnh chỗ
tôi. Anh nha sĩ Cân chưa kịp chữa răng cho cháu Uyển Diễm thì đã ra
người thiên cổ. Xác anh chị Sang nằm sóng sượt bất động. Đầu anh Sang
gối lên chiếc giầy mầu bạc óng ánh của tôi. Chị Cân bị thương mất một
con mắt và vỡ một bên quai hàm máu ra đầy khắp mặt. Anh Hiệp cũng trong
nhóm tôi bị sức ép của mìn nổ làm một bên lỗ tai bị rỉ máu. Chi Mô bị
thương nhẹ ở chân. Xác chết nằm la liệt dưới sàn. Sợ hãi làm tôi cảm
thấy toàn thân lạnh run như người lên cơn sốt rét. Cháu Uyển Diễm khóc
òa lên vì sợ. Tôi ôm con trong tay, lấy hết sức bình sinh rút chân ra
khỏi chiếc giầy mà ông bạn thân của tôi đang nằm gối đầu yên nghỉ giấc
ngàn thu. Tôi tưởng như mình đi không vững. Tôi cố lết ra khỏi phòng
trà.
Gần cửa ra vào chiếc màn nhung mầu đỏ thắm vẫn còn đang cháy. Bên trong
và bên ngoài phòng trà tiếng la hét, tiếng còi xe chữa lửa, xe cứu
thương, tiếng người khóc, tiếng người gọi nhau và những ngọn lửa còn âm ỉ
cháy bên cạnh những đám khói mờ mịt tạo thành một cảnh tượng hãi hùng
náo loạn. Người bạn đi cùng chở tôi về nhà. Bước qua chiếc gương của cái
tủ đứng trong phòng ngủ tôi hết hồn sững lại. Trong gương là hình ảnh
người đàn bà mặt mũi, tóc tai, quần áo, đều màu xám. Bụi tro của mìn
claymore, phủ kín người tôi từ đầu tới chân khiến mái tóc đen và chiếc
áo đầm hàng ren đen bóng của tôi cũng biến thành mầu xám tro. Một chiếc
bông tai của tôi văng đi hồi nào, chỉ còn lại chiếc kia toòng teng lủng
lẳng bên tai trái trông thật khôi hài. Tôi bỏ cả giầy, quên cả bóp để
lại phòng trà.
Như một phép lạ, hai mẹ con tôi không hề hấn một chút nào. Sau khi tắm
rửa thay quần áo, hai mẹ con tôi chui vào chăn nằm ôm nhau, lúc đó tôi
mới bắt đầu khóc. Khóc vì sợ, khóc vì nghĩ đến những người bạn mà mới
buổi chiều tối chúng tôi còn ngồi ăn uống vui vẻ với nhau. Sau đó kéo
nhau đi phòng trà nghe nhạc. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau tất cả đã biến
đổi hoàn toàn. Tôi sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy những người bạn
thân yêu đó nữa. Rồi còn những người bạn bị thương. Chị Cân mà tôi vẫn
thân mật gọi tên chị là Mỹ, mới mấy tiếng đồng hồ trước đây chị là người
đàn bà hạnh phúc nhất đời. Chị có đầy đủ điều kiện mà mọi người đều mơ
ước: sắc đẹp, danh vọng, tiền và tình yêu nồng thắm của anh Cân. Bây giờ
chị là người bất hạnh nhất. Chồng chết và khuôn mặt xinh đẹp của chị đã
bị tàn phá bởi những mảnh mìn độc ác.
Chưa kể những đau đớn về thể xác mà chị phải chịu trong thời kỳ dưỡng
thương. Rồi còn Mai Hương, người ca sĩ mà tôi rất yêu mến đang nằm sóng
soài trên sân khấu, không biết tình mạng sẽ ra sao. Rồi Khánh Ly và gia
đình anh em Tuấn Ngọc. Rồi còn bao nhiêu khán thính giả của phòng trà Tự
Do có mặt đêm nay nữa. Bao nhiêu gia đình mất đi những người thân yêu.
Bao nhiêu người sẽ biến thành người tàn tật?
Hôm sau tôi đi đến nhà xác thăm những người bạn vừa mới ra đi tức tưởi
đêm hôm trước. Cảnh tượng ở đây còn làm tôi kinh khiếp hơn. Xác người
nằm la liệt. Không hiểu vì không đủ chỗ trong phòng lạnh để chứa xác
chết hay sao mà người ta để người chết nằm cả xuống sàn, ra cả ngoài
hàng hiên. Mỗi xác người được đặt cạnh một cây nước đá thật lớn (qúy vị
còn nhớ loại nước đá thật to ở Sài Gòn ngày xưa chứ?).
Nghe nói số người chết lên đến hơn 60 ngươiø và số bị thương gần 200
người. Rời nhà xác tôi vừa đi vừa khóc như một người điên. Tôi chạy qua
nhà thương thăm Mỹ. Chị nằm đó với lớp băng trắng quấn che gần hết khuôn
mặt. Nước mắt tôi lại chẩy. Tôi nhìn bạn lòng xót xa vô cùng. Không
biết Mỹ đã biết tin người chồng thân yêu, ông anh ruột và bà chị dâu đã
vĩnh biệt Mỹ rồi không? Nước mắt tôi cứ tuôn trào như một giòng suối nhỏ
không sao ngăn lại được. Về đến nhà thì hai mắt tôi sưng húp như hai
quả bàng nhỏ.
Tôi vớ tờ báo đọc vội vàng, sau khi biết tin Mai Hương và các ca sĩ
không ai bị thương nặng hay chết cả tôi mới vui được một chút. Tôi định
dấu nhẹm không cho chồng tôi biết vụ tôi đi nghe nhạc ở phòng trà buổi
tối, mà dám cả gan mang cả con gái mới 5 tuổi đi theo. Nhưng báo chí đã
loan tin tùm lum hết, chẳng biết ở đâu mà họ mò ra cả tên tuổi của tôi.
Cho nên chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, tôi đã bị ông chồng vừ Vũng Tầu gọi
về “ca cải lương” cho tôi nghe mệt nghỉ. Tôi bị chồng la là phải, nghĩ
lại tôi mới thấy tôi liều. Ham nghe Mai Hương, Tuấn Ngọc, Khánh Ly quá
(lúc đó Khánh Hà, Anh Tú còn quá trẻ nên chưa nổi tiếng mấy) đến nỗi
mang cả con bé đi theo. Nghĩ lại tôi thấy mình quá may mắn. Nếu hôm đó
cháu Uyển Diễm không mặc váy ngắn, không bị lạnh, và tôi không vừa bế
cháu vào lòng, ôm chặt cho nó đỡ lạnh. Nếu cháu vẫn ngồi trên ghế một
mình, thì sức nổ mạnh của trái mìn claymore chắc chắn đã làm cháu chết
hoặc bị thương rồi. Và như vậy tôi sẽ phải ân hận suốt đời.
Mai Hương và tôi có duyên nợ với nhau, nên từ ngày lưu lạc qua đất Mỹ, hai chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ và trở nên thân thiết. Sau này nhắc lại vụ nổ ở phòng trà Tự Do, hỏi thăm Mai Hương tôi mới biết, tối hôm đó Mai Hương đã bị cái bóng đèn trên trần sân khấu rơi trúng đầu, lày cháy một ít lông mi ở bên mắt trái và bị thương nhẹ ở khóe mắt. Có thể vì sợ quá nên Mai Hương ngất đi một lúc. Tỉnh dậy Mai Hương nghe tiếng Khánh Ly gọi ầm ĩ “Chị Mai Hương đâu, chi Mai hương có sao không?”. Phòng trà vẫn tối mờ mờ vì hệ thống điện bị hư nhiều chỗ, nên Khánh Ly không nhìn thấy Mai Hương nằm xỉu trên sân khấu. Mai Hương tỉnh dậy thì anh Dục chồng Mai Hương cũng vừa đi tới. Áo chemise của anh ướt đẫm máu làm Mai Hương lo sợ tưởng anh bị thương.
Mai Hương và tôi có duyên nợ với nhau, nên từ ngày lưu lạc qua đất Mỹ, hai chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ và trở nên thân thiết. Sau này nhắc lại vụ nổ ở phòng trà Tự Do, hỏi thăm Mai Hương tôi mới biết, tối hôm đó Mai Hương đã bị cái bóng đèn trên trần sân khấu rơi trúng đầu, lày cháy một ít lông mi ở bên mắt trái và bị thương nhẹ ở khóe mắt. Có thể vì sợ quá nên Mai Hương ngất đi một lúc. Tỉnh dậy Mai Hương nghe tiếng Khánh Ly gọi ầm ĩ “Chị Mai Hương đâu, chi Mai hương có sao không?”. Phòng trà vẫn tối mờ mờ vì hệ thống điện bị hư nhiều chỗ, nên Khánh Ly không nhìn thấy Mai Hương nằm xỉu trên sân khấu. Mai Hương tỉnh dậy thì anh Dục chồng Mai Hương cũng vừa đi tới. Áo chemise của anh ướt đẫm máu làm Mai Hương lo sợ tưởng anh bị thương.
Anh cho biết đó là máu của người ngồi bên cạnh bị thương bắn vào áo anh.
Anh Dục dìu Mai Hương ra về. Trên đường ra cửa, Mai Hương thấy xác của
nữ tài tử Thúy Ngọc vợ của nhạc sĩ Lê Văn Thiện nằm sóng xoài. Ba người
cháu của Mai Hương từ Nha Trang vào chơi, đi nghe nhạc cũng bị thương
nhẹ. Ra tới ngoài đường, anh Dục và Mai Hương hốt hoảng khi nhìn thấy
cái mui vải của chiếc xe hơi La ĐàLạt của hai vợ chồng đang bốc cháy vì
anh Dục đậu ngay góc đường gần sát phòng trà. Có một điều cho đến bây
giờ Mai Hương vẫn không hiểu đươcï là tại sao hôm đó trong ví của Mai
Hương lại có mảnh vỡ của đáy ly rượu nằm gọn bên trong, dù cái ví vẫn
đóng kín.
Ở đời có rất nhiều điều không thể hiểu và không cắt nghĩa được. Chẳng
hạn như cả nhóm bạn chúng tôi ngồi sát cạnh nhau, cùng một giẫy ghế. Vậy
mà kẻ sống, người chết, kẻ bị thương, người bình yên vô sự. Có phải
Thượng Đế đã dành sẵn cho mỗi người một số mệnh rồi không? Những người
chết chưa chắc đã xui xẻo, bởi vì họ chết thật nhanh, không cảm thấy đau
đớn. Chết trong lúc đang thưởng thức những giòng nhạc thật hay cũng
sướng lắm chứ.
Sau này tôi nghe nói Việt Cộng đặt mìn ở phòng trà Tự Do chủ tâm để giết
ông tướng McNamara của Mỹ, vì tưởng tối hôm đó ông ta sẽ đến thăm phòng
trà Tự Do. Không ngờ phút chót ông ta đổi ý, lại đi một nơi khác.
Sau vụ nổ ở phòng trà Tự Do, tôi đã tự nhủ lòng: Ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng trong
cuộc đời, bởi vậy hãy sửa soạn sẵn sàng. Cố gắng làm những điều lành, điều tốt, để bất cứ lúc nào Thượng Đế gọi là thơ thới ra đi. Không có gì phải ân hận hay lo sợ.
Tôi và Mai Hương thường nói đùa với nhau “mạng chúng mình lớn lắm, mìn claymore mà còn phải né cơ mà”.
TƯỜNG NHUNG * THẠCH LAM
Bố tôi: Thạch Lam
- Details
- Created on Friday, 12 July 2013 01:41
- Category: Văn nghệ
Tường Nhung
Ngày bố tôi mất, tôi lên 6 tuổi, em kế tôi 3 tuổi và em út mới sanh được 3 ngày. Cả hai em tôi đều là trai. Bố tôi bị lao phổi, vì thời gian đó làm việc quá sức. Một mình ông phải trông coi nhà in, xuất bản báo, viết bài, viết truyện.
Bố tôi bị bịnh nằm nhà đã mấy tháng, nhưng vẫn tỉnh táo, ngay trước khi mất vài tiếng đồng hồ cũng vẫn tỉnh... thấy bố tôi đau lâu mà không bớt, bà nội và cô tôi đi coi bói về bịnh trạng của bố tôi. Thầy bói nói sợ bố tôi không qua khỏi, nhưng sau khi ông bấm số của mẹ tôi. Mẹ tôi lúc đó đang mang thai người em út gần đến ngày sinh. Ông bảo:
“Nếu bà sinh con gái thì nên làm tiệc lớn ăn mừng, còn nếu con trai thì nên lo trước việc tang lễ, vì đứa con trai này khắc cha mẹ và anh chị em nữa.” Tuy bà và cô tôi không tin hẳn lời của ông thầy bói, vì bố tôi vẫn còn tỉnh táo lắm, nhưng cả hai đều rất lo lắng. Rồi ngày sinh em của mẹ đã đến. Khi biết là con trai thì bà và cô tôi khóc rất nhiều. Mọi người giấu mẹ tôi vì chuyện đó. Mẹ ở nhà thương được hai ngày thì tối ấy bố tôi hơi trở bịnh mệt hơn. sáng sớm ngày thứ ba thì bà tôi cho người đến đón mẹ về vì muốn bố tôi thấy mặt em tôi. Lúc ấy bà phải nói cho mẹ tôi biết về lời thầy bói nói. Thế là cả ba đều khóc, phải xuống dưới bếp khóc vì sợ động đến bố tôi.
Người nào mắt cũng đỏ hoe. Mẹ tôi bế em tôi vào để bố nhìn mặt. Bố tôi bảo đỡ dậy để nhìn em cho rõ hơn. Bố tôi ngắm nghía em rồi khen thằng bé kháu khỉnh và khỏe mạnh rồi quay qua mẹ tôi mắng nhẹ, sao lại bế con về nhà sớm vậy, mới sinh nở còn non nớt, sức khỏe còn yếu, phải nằm lại nhà thương một tuần lễ chứ. Thế là mẹ tôi không cầm lòng được nữa, khóc nức nở. Bố tôi cau mày và nói, tôi đã chết đâu mà khóc.
Ðến trưa bố tôi tỉnh dậy và đòi ăn na, thứ na bở mùi thơm ngào ngạt mà bố tôi thích nhất. Ngoài na ra bố tôi còn thích ăn dưa hồng và dưa gang, các thứ dưa đó khi chín cũng tỏa ra một mùi thơm thật nhẹ nhàng. Ăn được một vài miếng thì bố tôi lại đuối sức mệt lả, người nhà vội đỡ bố tôi nằm xuống và bố tôi bắt đầu thiếp dần. Chiều đến thì chú Bảy tôi đến thăm, chú đã ngồi lại trong phòng bố tôi rất lâu. Khi chú Bảy tôi đẩy cửa bước ra thì mọi người trong nhà đều nhìn chú bảy tôi bằng ánh mắt chờ đợi một hy vọng may mắn do chú tôi đem lại, vì lúc ấy chú Bảy tôi đã đậu xong bằng bác sĩ cho nên chú biết rất rõ về bệnh trạng của bố tôi.
Chú bước ra và đi rất vội vàng không nhìn ai cả. Có nhẽ chú sợ làm cho mọi người ruột thịt trong nhà mất hết niềm hy vọng đã đặt vào chú là chú có thể chữa khỏi bệnh cho bố tôi. Vẻ mặt đau buồn và cặp mắt đỏ hoe của chú đã nói lên được sự sắp sửa ra đi của bố tôi. Cho nên chú chỉ nói một câu tiếng Tây ý nghĩa là bệnh của bố tôi không khỏi được và sự ra đi vĩnh viễn của bố tôi cũng gần đến. vài giờ sau đó thì bố tôi tắt thở.
Ngày đưa đám bố, tôi được ngồi chung xe kéo với mẹ tôi. Trước giờ đưa đám, bà vú bắt tôi mặc áo tang may bằng vải sô thô sơ, lại có dây bằng gai thắt ngang bụng, lại thêm cái mũ mấn chụp vào đầu, kéo miếng vải ở phía trước chụp xuống mắt thì chỉ còn nhìn thấy hai bàn chân mình mà thôi. Tuy còn nhỏ nhưng có lẽ tôi cảm nhận được sự đau buồn qua chiếc áo tang hay có nhẽ vì trông chiếc áo và mũ đó quá xấu và kỳ dị mà tôi chưa thấy bao giờ, cho nên tôi đã khóc và trốn vào trong tủ áo nhất định không chịu mặc khi đưa đám bố tôi.
Chiếc xe tang có bốn con ngựa kéo, ngựa được phủ cái choàng màu đen có viền ren trắng, kéo theo chiếc quan tài được phủ bằng nhung đen chung quanh có tua, bốn góc của chiếc xe tang có bốn người thân tay cầm mỗi người một sợi dây từ bốn góc của chiếc quan tài đi chậm chậm theo xe tang. Mẹ tôi mặc áo tang may bằng vải sô, buộc ngang lưng bằng dây gai, đầu đội mụ mấn, tóc xõa ngang lưng, chẳng nhìn thấy mặt mẹ tôi đâu cả. Lúc ấy mẹ tôi mới ngoài 30 tuổi. Bố tôi chết đi để lại cho mẹ tôi 3 đứa con còn quá nhỏ dại, về vật chất thì chẳng có gì, ngoài những cuốn truyện, tiểu thuyết ngắn, dài mà sau này khi chúng tôi khôn lớn, đó là một gia tài vô cùng quý giá và là một niềm hãnh diện cho chúng tôi. Không biết mẹ tôi lúc ấy nghĩ gì và đau buồn ra sao, nhưng tôi chắc mẹ tôi đã đau buồn đến cực độ. (Tôi sẽ viết về mẹ tôi vào một dịp khác.)
Khi quan tài hạ huyệt thật là thảm thiết, bà, cô chú Bảy cùng bạn bè thân thiết của bố tôi, ai nấy đều quá đau lòng thương tiếc người ra đi còn quá trẻ, khi nhìn cảnh mẹ tôi cứ khóc ngất đi và không còn nói ra lời nữa. Tôi thì cứ nhìn mọi người khóc rồi cũng khóc theo luôn. Em kế tôi khi nhìn thấy có bát cơm đầy, trên có cắm đôi đũa vông và có hai cái trứng gà luộc thì chỉ tay và đòi ăn. Chị em chúng tôi nào đã biết được sự chia ly chết chóc như thế nào đâu.
Tôi còn nhớ rất rõ về hình dạng của bố tôi, bố tôi rất cao, da trắng hồng trông như lai Tây vậy. Bố tôi hay mặc bộ vét màu kem nhạt may bằng hàng vải đũi, đầu luôn đội cái mũ phớt, chân đi giầy tây, lúc nào cũng bóng loáng. Quần áo của bố tôi lúc nào cũng phải là thẳng tắp, bố tôi rất ngăn nắp thứ tự và rất quý sách. Bố tôi có một tủ sách bìa mạ chữ vàng được xếp rất ngăn nắp. Có một lần cô Năm tôi sang thăm, cô tôi có dẫn theo hai người con trai đang ở tuổi nghịch phá, và họ đã vào phòng sách và lục sách của bố tôi. Bố tôi nói ngay với cô tôi: “Lần sau chị đến thăm em thì chị đến một mình, đừng dân theo mấy cháu nữa.”
Cô tôi đã quá quen thuộc với tính nói thẳng của bố tôi cho nên không bao giờ giận bố tôi cả. Ngày bác Ba tôi có người con bị chết, bác Tư gái không đến chia buồn được, cô tôi nói với bố tôi về chuyện đó, bố tôi bảo: “Nếu chị Tư không đến đưa đám con chị Ba thì khi nào con chị Tư chết thì chị Ba cũng không phải đến.” Tuy cô tôi đang buồn về việc cháu mất cũng phải phì cười vì câu nói của bố tôi. Cô chỉ lầm thầm một mình: “Ai mà muốn con mình chết bao giờ.” Cô tôi và bố tôi rất thân và thương nhau vì lúc nhỏ khi các bác tôi đi học ở xa nhà chỉ còn có ba chị em mà chú Bảy thì lại còn nhỏ, bố tôi chỉ kém cô tôi có một tuổi. Khi cô tôi đi lấy chồng, bà tôi cũng bắt đầu ngấm nghé vợ cho bố tôi.
Bà rất ưng ý một cô con của bà bạn thân, nhà rất khá giả và cô cũng đẹp. Bà cô có đánh tiếng và nhà gái bằng lòng chỉ chờ bố tôi đi xem mặt. Bà tôi thúc giục bố tôi mấy lần, nhưng lần nào bố tôi cũng tìm cách từ chối khéo, giằng dưa mãi cả gần năm trời, nhà gái thấy bố tôi vẫn chưa động tĩnh gì bèn nhờ người sang dò hỏi bà tôi một lần chót để bà quyết định vì có người khác muốn đi hỏi cưới cô con gái bà. Bố tôi biết tin ấy bèn thưa với bà tôi là: “Mẹ bảo cô ấy đi lấy chồng đi.” Thế là từ đó bà tôi không đả động gì đến chuyện cưới vợ cho bố tôi nữa. Khi gặp mẹ tôi, bố mẹ tôi đã yêu thương nhau ngay. Bố tôi về thưa chuyện với bà tôi để cưới mẹ tuy lúc đầu bà có hơi ngần ngại vì chưa biết mặt mẹ tôi và gia thế như thế nào.
Bà và cô tôi có bàn với nhau về chuyện đó, nhưng bà tôi biết tính của bố tôi, khi đã quyết định chuyện gì thì khó có ai mà lay chuyển đổi ý được, phần nữa tính của bố tôi rất khó chiều. sau cùng bà và cô tôi đã chấp nhận mẹ, tôi rất vui vẻ, bà và cô tôi nói với nhau “thế là từ nay mọi chuyện của bố tôi đã có mẹ tôi gánh lấy, mẹ con mình được thảnh thơi”. Mẹ tôi hơn bố tôi vài tuổi, bà tuy hơi thấp so với bố tôi, nhưng bà rất đẹp và rất khéo chiều bố tôi. Bà hiểu rõ rất tỉ mỉ từng chi tiết, những sở thích của bố tôi và tôn trong tất cả những gì mà bố tôi quyết định. Cà phê mà bố tôi uống mỗi buổi sáng phải chính tay mẹ tôi pha.
Cà phê mua thứ thượng hạng nguyên hột đem về nhà xay lấy. Khi bố tôi vừa ở tòa soạn về thì đã có sẵn một chậu nước nóng ấm và một cái khăn mặt để sẵn để bố tôi lau mặt. Thay quần áo ra, sau khi tắm xong thì cơm nước đã dọn sẵn. Ăn cơm xong bố tôi có thói quen ra ngồi ngoài hiên trước nhà để ngắm cảnh, tuy đã về chiều nhưng cũng còn một vài chiếc thuyền, trên chở những cặp tình nhân họ chèo thật chạm nhìn ngắm mặt trời lặn và thủ thỉ những lời âm yếm. Bố tôi lúc nào cũng rủ mẹ tôi ra cùng ngồi và trò chuyện tâm tình cùng mẹ. Bố tôi ít nói, nhưng khi nói thì đã diễn tả hết ý mình, mẹ tôi rất thích được nghe bố tôi nói chuyện đó là những giây phút sung sướng của mẹ tôi.
Bố tôi viết văn, viết báo, và có nhà in riêng do một nhóm anh em và bạn bè chung vốn, bố tôi rất bận rộn với công việc. Sáng sớm đã rời nhà để lên tòa soạn làm việc, chiều mới vè. Khi về, bố tôi đi tắm thay bộ áo ngủ, trong lúc bố tôi tắm thì mẹ tôi đã sửa soạn bữa ăn tối, thức ăn bố tôi không đòi hỏi phải nhiều thịt, cá hay thịnh soạn, nhưng món gì cũng phải thật tinh khiết, sạch sẽ, và bày cho gọn và đẹp mắt.
Bố tôi thích những món ăn thanh như canh giò sống nấu rau ngót, cải xanh nấu cá rô, rau muống luộc, đậu hũ chiên tẩm hành lá hay cá chép rán vàng, và tuyệt đối không bao giờ được dọn món ăn mà đã dọn ăn ngày hôm trước. Có một lần mẹ tôi kho một nồi cá thật công phu định để làm món mặn ăn mấy ngày. Ngày đầu dọn cá kho ra bố tôi thích lắm vừa ăn vừa khen và ăn hết gần một khúc cá kho. Qua ngày hôm sau mẹ tôi lại dọn cá kho ra nữa bố tôi hỏi mẹ tôi “Cá này là cá gỗ phải không?” và không đụng đũa vào dĩa cá nữa nên từ đó trở đi không bao giờ mẹ tôi dọn thức ăn đã ăn ngày hôm trước nữa. Nhà cửa thì lúc nào cũng phải sạch sẽ gọn gàng.
Trước giờ bố tôi về, mẹ tôi luôn coi lại nhà cửa tuy lúc nào cũng dọn dẹp cho sạch rồi nhưng nhà có trẻ con thì không thể giữ được gọn gàng như ý muốn. Chỉ một chiếc guốc hay dép hoặc đồ chơi của trẻ con vứt ở giữa nhà thì cả nhà bị mắng ngay. Bố tôi rất khó tính và ít khi cười nhưng lại rất thương người. Có thời gian nhà có một anh phu xe để kéo xe cho bố tôi đi làm hàng ngày nhưng khi trời mưa thì bố tôi bảo mưa ướt tội nghiệp, khi nắng thì bố tôi cũng bảo nóng quá kéo xe mệt, và thấy anh kéo xe đổ mồ hôi thì cũng không đành. Rút cuộc bố tôi lại đi xe ngoài để đi làm, anh phu xe chẳng mất khi được kéo xe cho bố tôi cả, quanh quẩn ở nhà phụ việc lặt vặt với mẹ tôi.
Bố tôi rất yêu tôi, tối nào sau khi ăn cơm xong bố tôi cũng gọi tôi vào phòng sách chỗ bố tôi ngồi hàng đêm để viết văn. Trên bàn viết của bố tôi ngoài những giấy, bút, đặc biệt có một lọ kẹo tây. Những viên kẹo đủ màu sắc hồng lạt, đỏ, xanh, trắng, đựng trong chiếc lọ bằng thủy tinh trông thật đẹp mắt và thật là muốn ăn. Bố tôi mở nắp lọ, mùi kẹo bay thật thơm. Bố tôi lấy ra cho tôi một cái, chỉ mt cái thôi không bao giờ bố tôi cho thêm, tôi biết như vậy nên cũng không bao giờ dám xin thêm. Tôi ăn viên kẹo đó thật chậm, chỉ ngậm chứ không dám nhau, khi chất ngọt của kẹo đã tàn gần hết bên trong có một hạt hạnh nhân tôi cắn tan và nhau thật kỹ, vừa ròn vừa bùi.
Ngày tôi còn bé bố tôi bảo mẹ may một cái yếm dãi cho tôi lúc nào cũng đeo ở trước ngực có thêu chữ “Ðừng hôn tôi”. Chắc bố tôi sợ mọi người thấy tôi mũm mĩm dễ thương thì hay hôn lên má tôi như vậy không vệ sinh và có thể lây bệnh. Khi trời trở lạnh mẹ tôi nói để mua mũ cho tôi đội thì bố tôi bảo tóc con nó dầy và đen nhanh không cần đội mũ trông xấu xí. Khi mẹ tôi có thai tôi thì bố đã chọn tên sẵn con đầu lòng thì đặt là Bạch kế là Ðằng rồi Giang, lấy tên một dòng sông. Ðến khi tôi chào đời là gái bố tôi ngại khi lớn lên tôi đen đúa cho nên đổi tên khác cho tôi, nhưng sau vẫn giữ hai tên đã chọn sẵn cho hai em tôi. Có lẽ cũng là số mệnh đã định sẵn cho nên bố tôi đã chị chọn có ba tên.
Bố tôi không thích tiếp khách ở nhà, ngay cả bạn thân cũng vậy. Chỉ có chú Ðinh Hùng và bác Thế thỉnh thoảng đến có một lần. Chú Ðinh Hùng có lần uống rượu say nôn mửa tung tóe, mẹ tôi lấy vôi rồi bôi vào gan bàn chân của chú. Chủ trẻ hơn bố tôi vài tuổi, người thấp và bé nhỏ, tóc để dài và chải ngược về phía sau và lúc nào cũng bôi brillantine bóng mướt.
Khi còn sinh thời (sống) bố mẹ tôi ở tại đầu làng Yên Phụ trong một căn nhà nhỏ nhưng rất thơ mộng. Nhà ở ngay cạnh hồ Tây có cây liễu rủ, tàn liễu xà xuống gần mặt nước hồ có cái cầu bằng gỗ đưa ngoài xa. Tôi hay ra cầu đó ngồi thả đôi chân xuống nước rồi đung đưa đôi chân dưới lần nước thật mát. Ðường từ ngoài vào làng toàn lót bằng gạch đỏ, trên đường đi chỗ nào cũng nhìn thất nước hồ, đi qua một cái đình lớn là tới nhà bố tôi. Ði sâu vào trong làng rất đẹp, hai bên là những dàn hàng rào trồng bằng cây duối, được cắt thật bằng phẳng khi tới mùa quả duối chín vàng trông xa như những sợi tơ tằm óng ánh, ăn thì thật thơm và ngọt.
Trừ một vài gia đình từ xa đến ở thuê phần đông làng Yên Phụ sống bằng nghề trồng hoa, đủ các loại từ thược dược tím, đỏ, tía, cúc vạn thọ, vàng ươn, đại đóa vàng mơn, lay ơn trắng hồng, huệ trắng thơm ngào ngạt, v.v... Buổi sáng sớm các tay buôn hoa từ các nơi đều đến vườn hoa để mua buôn về bán lẻ lại tại chợ hoa và các chợ trong thành phố. Một số gia đình có đông người thì họ tự cắt hoa rồi đem ra chợ bán như vậy họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Sau khi bố tôi mất, bà nội tôi đã đón mẹ tôi và chị em chúng tôi về lại Cẩm Giang ở với bà. Từ đó tôi chưa có dịp trở về lại làng Yên Phụ nữa.
Thấm thoát bố tôi đã ra đi hơn chục năm rồi, hàng năm đến ngày giỗ bố khi mẹ tôi còn sống năm nào bà cũng làm giỗ thật trang trọng dù lúc đó nhà nghèo bà cũng xoay xở để có đủ tiền mua gà, vịt, xôi chè, và các thứ cần thiết cho việc cúng bái, nhất là hoa sen và hoa cẩm chướng hai thứ hoa mà bố tôi thích nhất và thạch trắng thái nhuyễn thả vào trong chén nước đường có thả hoa nhài màu thạch long lanh trông như nhưng mảnh vụn thủy tinh và mùi thơn của hoa nhài, cộng thêm mùi trầm hương của cúng tỏa ra từ trên bàn thờ, tôi có cảm tưởng qua làn khói mỏng đó, bố tôi đã hưởng được và ẩn hiện đâu đây để vui cùng con cháu. Mẹ tôi mất cũng đã hơn hai chục năm qua, chị em chúng tôi cũng vẫn cúng giỗ bố tôi y như hồi mẹ tôi còn sống, năm nào cũng có cô tôi và các cháu của bố tôi tham dự. Năm nay lại sắp đến ngày giỗ của bố tôi, tôi viết bài này để dâng lên hương hồn của bố tôi và để tưởng niệm một nhà văn đã được khen là người viết truyện ngắn hay nhất của đầu thế kỷ thứ 20.
(Tường Nhung là con gái út của nhà văn Thạch Lam và cũng là phu nhân cố trung tướng Ngô Quang Trưởng)
VIỆT NAM THẬP NIÊN 1890
Những hình ảnh về Việt Nam thập niên 1890
Bờ
hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896. Một trạm tàu điện
đã được xây dựng tại khu vực này năm 1916. Hình ảnh do nhiếp ảnh gia
Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện, được giới thiệu trong bộ
sưu tập của thành viên Manhhai trên trang Flickr.com.
Rạch Bến Nghé, Sài Gòn năm 1890
CARLYLE A. THAYER * TRƯƠNG TẤN SANG ĐI MỸ
Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang
Carlyle A. Thayer (BBC) - Có
lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để
Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước
sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược. Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định
được ký trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama
sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng...
*
Hồi đầu tháng Sáu, Thủ tướng Việt Nam tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở
Singapore rằng Việt Nam muốn thiết lập quan hệ chiến lược với tất cả
năm thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc.
Tới nay Việt Nam đã có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh.
Giờ Việt Nam phát tín hiệu rằng họ muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ và Pháp.
Vào giữa năm 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội, bà tuyên
bố rằng đã có đủ điều kiện để đưa quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam
lên tầm cao mới.
Nhưng, bà cảnh báo, trước hết Việt Nam cần cải thiện về nhân quyền. Kể
từ chuyến thăm của bà Clinton, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã xấu
đi, nhất là trong nửa đầu năm nay.
Vào cuối năm 2011, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói đàm phán về quan hệ
chiến lược đã bị đình trệ vì chuyện vấn đề nhân quyền cần được đề cập
tới như thế nào trong dự thảo.
Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt
Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.
Tới cuối năm 2012, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam.
Đối thoại được nối lại đầu năm nay nhưng không có cải thiện nhân quyền đáng chú ý nào.
Hồi tháng Sáu, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama điều trần
trước Quốc hội về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và cả hai đều nhấn mạnh rằng
cần phải có những thay đổi tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.
Chính vì thế tin được hãng thông tấn Pháp AFP đưa hôm 11/7 rằng Tổng
thống Barack Obama đã mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang thăm
Washington vào cuối tháng là điều ít nhiều gây ngạc nhiên.
Hai ngày trước đó Việt Nam tuyên bố hoãn phiên xử của nhân vật bất đồng chính kiến có liên hệ với Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Quân.
Hai bên cùng lợi
Tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ thay đổi quan điểm về nhân quyền và mời chủ
tịch Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ? Câu trả lời có thể nằm ở chính sách tái
cân bằng và tiến triển gần đây trong quan hệ Việt - Trung theo sau
chuyến thăm của ông Sang tới Bắc Kinh.
Việt Nam cũng đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội đã vận động trong ít nhất một năm trở lại đây để Tổng thống Obama
tới thăm. Hồi tháng Sáu, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng
quân đội thăm Washington cùng phái đoàn cao cấp.
Liệu cả hai phía đã đồng ý được về một sự trao đi đổi lại?! Việt Nam có
thể đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong khi
Washington muốn thâm nhập sâu thêm vào Việt Nam.
Một số nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đã kết luận rằng nếu bế tắc trong
quan hệ với Hoa Kỳ không được khai thông, họ sẽ không có nhiều con bài
trong quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam muốn Hoa Kỳ xóa bỏ các hạn chế trong Quy định về Buôn bán Vũ
khí Quốc tế (ITAR) mà theo đó hiện nay Việt Nam chỉ được phép mua vũ khí
không sát thương tùy từng trường hợp. Mặc dù vậy, quy định này có lẽ sẽ
không được xóa bỏ.
Nhưng gần đây ITAR cũng đã được sửa đổi và cho phép bán các công nghệ và thiết bị lưỡng dụng (quân-dân sự).
Khó mà có thể đoán được sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kỳ đối với ITAR
nhưng điều chắc chắn hơn là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong cam kết đầu
tiên của họ đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên
Hiệp Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố quyết định tham gia vào các sứ mệnh
gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại đối thoại Shangri-La.
Chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington.
Tổng thống Obama sẽ cố gắng để có được những cam kết thêm nữa từ phía
Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thông qua Hiệp ước Xuyên Thái
Bình Dương.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang hứa hẹn sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm
cao mới trước Thượng đỉnh Á Đông tại Brunei vào tháng Mười năm nay.
Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để
Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước
sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược.
Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định được ký trên đất của họ trong khi Hoa
Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược
tái cân bằng.
Giáo sư Danh dự, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130711_ban_ve_chuyen_chu_tich_sang_tham_hoa_ky.shtml
Có thể nhận định trên đây là do không thấy điều chi cụ thể, cái mà Giáo sư Hùng nhận xét là “Không có đột phá”. Nhưng, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết tiếp với rất nhiều xúc cảm về chuyến đi của ông Sang:
“Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả bộ chính trị đảng cộng sản cũng lo.”
Ông Lê Hiếu Đằng nhận xét về kết quả chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như sau:
Đối tác ‘toàn diện’ thay vì ‘chiến lược’ như Việt Nam mong muốn
Kết quả nổi bật nhất của chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam tuy nhiên chính là việc hai nước đồng ý nâng cấp quan hệ lên mức đối tác toàn diện mà nội dung được tóm tắt trong đoạn thứ hai của bản Tuyên bố chung :
Theo giáo sư Thayer, cho đến nay, Việt Nam đã từng có tiền lệ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Tuy nhiên thỏa thuận với Hoa Kỳ, trong thời điểm hiện nay, vẫn chưa nêu lên được tầm nhìn chiến lược vốn hiện diện trong thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Và đương nhiên, thỏa thuận với Mỹ, vẫn ở tầm mức thấp hơn các quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước khác, trong đó có Nga, Trung Quốc và Anh Quốc.
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc
"tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính
trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Tuyên bố chung Việt - Mỹ tái khẳng định "ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ"
Việt Nam nói đồng ý ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay và sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.
Các phóng viên ghi nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục.
Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.
"Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau," ông Obama nói.
Thực ra, ý tưởng nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược lần đầu tiên được đưa ra trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là bà Hillary Clinton.
Cho tới nay, Việt Nam đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược với 12 quốc gia là Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Tây Ban Nha (2009), Anh quốc (2010), Đức (2011), Ý, Singapore, Indonesia và Thái Lan(2013).Trong đó, quan hệ với Nga và Trung Quốc còn được nâng lên một mức cao hơn nữa là đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay cho hay Việt Nam muốn có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là cả Pháp và Hoa Kỳ.
Theo chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho rằng tối quan trọng cho quyền lợi quốc gia của mình.
Ông nói có hai cách giải thích tại sao quan hệ Việt-Mỹ hiện nay được gọi là 'toàn diện' mà không phải 'chiến lược'.
Thứ nhất, theo ông Thayer, quá trình đàm phán đối tác chiến lược có thể đã gặp nhiều trắc trở và ngưng trệ khiến hai bên quyết định cho ra một thỏa thuận chung chung thay vì không đưa ra được thỏa thuận nào.
Nhưng lý do khác, mà ông Thayer viện dẫn một số nguồn tin của ông cho biết, là một số nhân vật thủ cựu trong Đảng Cộng sản Việt Nam phản đối việc sử dụng cụm từ "đối tác chiến lược" trong quan hệ với Mỹ. Ông nói với BBC rằng báo chí Việt Nam khi phản ánh về tuyên bố chung Mỹ-Việt hôm 25/7 đã được chỉ đạo không nói đây là sự nâng cấp, mà chỉ nói hai bên 'xác lập quan hệ đối tác toàn diện'.
Tuy nhiên, để đạt được một quan hệ đối tác phát triển trên một tầm cao mới, hai nước cần phải có các chương trình hành động chung hướng tới viễn cảnh lâu dài có tính chiến lược.
"Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh.
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói.
Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ cho hay hai người quyết tâm hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trước cuối năm.
Ông nói nó sẽ tạo thêm việc làm và tăng đầu tư ở châu Á và hai quốc gia.
Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.
Phát biểu qua phiên dịch, ông Sang nói: "Chúng tôi sẽ tăng cường các trao đổi cấp cao giữa hai nước."
Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.
Ông Obama cho biết hai nước vẫn đang làm việc về "những vấn đề di sản chiến tranh", như người Mỹ mất tích và sức khỏe của người Việt từ việc Mỹ dùng chất diệt cỏ trong chiến tranh.
Một yếu tố làm Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc.
Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.
Ông nói ông hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".
Theo Bấm
lịch trình, ông Obama sẽ rời Nhà Trắng ra phi trường Andrews để bay tới Florida lúc 11:30.
Tổng thống sẽ trở lại Nhà Trắng vào lúc 17:35 để tiếp tục một số hoạt động ở Washington DC.
Các hình ảnh cho thấy đông đảo người Việt ở Hoa Kỳ đã có mặt ở trước cửa Nhà Trắng để phản đối tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong số người biểu tình có ông Joseph Cao, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Các biểu ngữ mà người biểu tình mang theo có 'Trương Tấn Sang go home', tức 'Trương Tấn Sang hãy về nhà' và 'Free Điếu Cày', tức 'Trả tự do cho Điếu Cày', người mà ông Obama từng nhắc tới trong một diễn văn về tự do ngôn luận trên thế giới.
Hiện có tin blogger Điếu Cày đã tuyệt thực trong nhiều ngày qua.
Không rõ ông Obama có nhắc lại tên của blogger này trong cuộc gặp với ông Sang hay không.
Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nói nhìn toàn cảnh của chuyến công du ba ngày của Chủ tịch Sang và cách tiếp đón ông tại Hoa Kỳ, "người ta không khỏi có cảm tưởng rằng Việt Nam cộng sản chưa thể gọi là "đối tác chiến lược quan trọng" của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như những gì mà truyền thông cũng như lãnh đạo Hà Nội đã đặt kỳ vọng trước chuyến đi này."
Luật sư Khanh nói thêm: "Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi ngài Chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi "ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/7.
"Chủ tịch Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón ông Chủ tịch vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Khác hẳn với chuyến đi hồi tháng 6 vừa qua của Chủ tịch Sang đến Trung Quốc khi ông được long trọng đón tiếp và cùng với Chủ tịch Tập duyệt dàn chào danh dự.
"Liệu Chủ tịch Sang và các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị sẽ nghĩ gì khi phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?"
Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.
Cờ đỏ búa và liềm
Nhưng giai cấp đã không mất đi. Milovan Djilas, nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư, đã viết vào năm 1957 rằng: Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền.
Milovan Djilas viết tiếp, Dù về mặt pháp lý tài sản là của xã hội, của quốc gia, nhưng trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ kiểm sóat và thu lợi từ đấy.
Lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng như một bức tranh tổng kết những gì những người cộng sản đã hứa hẹn khi họ còn hàn vi ngày xưa đến khi họ trở thành giai cấp mới ngày nay.
Còn những người nông dân đã tự nguyện đứng dưới lá cờ của giai cấp công nông thì nghĩa gì?
Quan điểm trái chiều sau cuộc gặp Sang - Obama
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-31
2013-07-31
Những nhận định sau chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang chia làm hai nhóm rõ rệt.
Không đột phá?
Chuyến đi công du nước Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm
tốn khá nhiều thời gian và giấy mực của công luận trước khi ông lên máy
bay. Thời gian và giấy mực lại tiếp tục hao tốn sau khi ông đã hạ cánh ở
sân bay Nội Bài. Sự chú ý đó có lẽ do một phần vào sự gấp rút của
chuyến đi, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc trước đó của ông Sang. Và sự
gấp rút đó lại nằm trong tương quan “lực lượng” khác nhau quá lớn giữa
hai quốc gia. Bình luận về tương quan hai nước Việt - Mỹ trong cuộc gặp
này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason nói với đài RFA:
“Tôi nghĩ chuyến đi tương đối gấp rút và có lẽ đó là ý vọng của
Việt Nam nhiều hơn và ông Obama cũng đáp ứng với cái ý vọng đó. Bởi vì
ông cũng không muốn Trung Quốc tính toán sai lầm có thể gây ra những mâu
thuẫn gọi là cái nẩy sảy cái ung.”
Kết quả của cuộc gặp gỡ không phải là một đột phá gì cả đối với các nhà quan sát, nhưng đồng thời mỗi bên đều hoàn thành những mục tiêu chiến lược của mình.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
Nhận định thận trọng của một nhà chuyên môn về bang giao quốc tế cho
thấy rằng một cuộc gặp dù ngắn ngủi, không có vẻ quan trọng lắm trên bàn
nghị sự của tổng thống Hoa Kỳ nếu so với bao chuyện đau đầu khác trên
hành tinh mà ông phải có quyết sách, nhưng cũng được tính toán rất thận
trọng. Sau cuộc gặp Sang - Obama, trên blog của Trung tâm nghiên cứu
quốc tế và chiến lược tại Hoa Kỳ, Giáo sư Hùng viết:
“Kết quả của cuộc gặp gỡ không phải là một đột phá gì cả đối với
các nhà quan sát, nhưng đồng thời mỗi bên đều hoàn thành những mục tiêu
chiến lược của mình trong chừng mực nào đó.”
Nhận định này là một sự nhất quán thận trọng của một nhà quan sát
ngoại giao lâu năm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhận định có vẻ nóng
nảy hơn, đi kèm với những nhận xét rằng chuyến đi của ông Sang không
được trọng thị. Có lẻ tiêu biểu nhất trong các nhận định theo hướng này
là của nhà báo Ngô Nhân Dụng ở hải ngoại, ông viết:
“Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay không, vì kết quả cụ thể
duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến tới trong vụ
Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP để kết
thúc vào cuối năm nay.”Có thể nhận định trên đây là do không thấy điều chi cụ thể, cái mà Giáo sư Hùng nhận xét là “Không có đột phá”. Nhưng, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết tiếp với rất nhiều xúc cảm về chuyến đi của ông Sang:
“Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả bộ chính trị đảng cộng sản cũng lo.”
Có những vấn đề tích cực?
Trong khi đó, trước chuyến đi của ông Sang đã có nhiều mong mỏi từ giới bất đồng chính kiến trong nước mà tiêu biểu là lá thư gửi chủ tịch nước của các nhân sĩ trí thức, mong muốn ông Sang nhân cơ hội này xúc tiến công cuộc thoát Hán, tức là thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa mà nhiều người mong đợi. Ông Lê Hiếu Đằng, chủ nhiệm ủy ban pháp luật của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, cũng là người có tên trong nhóm trí thức ấy. Ông Đằng cũng nổi tiếng với những ý kiến phản biện ở trong nước, nhiều lần lên tiếng thẳng thắn phê phán chế độ cai trị trong nước mà ông gọi là chế độ toàn trị.Ông Lê Hiếu Đằng nhận xét về kết quả chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như sau:
Nếu mà so hai cuộc thăm viếng thì một bên là vui vẻ còn bên kia là lạnh lùng của một nước lớn khinh miệt tiếp một nước nhỏ.
-Ông Lê Hiếu Đằng
“Nếu so với cuộc gặp với Trung Quốc trước đó với chuyến đi Mỹ của
chủ tịch Trương Tấn Sang thì một bên là khô cứng còn đối với nước Mỹ thì
mặc dù họ có những khó khăn không thể áp dụng tất cả những nghi thức
ngoại giao nhưng mà thấy cũng vui vẻ mà nhất là có những vấn đề tích cực
trong đó có đặt vấn đề về sự trở lại của Mỹ tại vùng châu Á Thái Bình
Dương, coi đó là nhân tố giữ vững ổn định cho khu vực. Nếu mà so hai
cuộc thăm viếng thì một bên là vui vẻ còn bên kia là lạnh lùng của một
nước lớn khinh miệt tiếp một nước nhỏ... Tôi đánh giá cao kết quả của
chuyến công du của chủ tịch Trương Tấn Sang.”
Một cuộc gặp giữa hai đối tác có nhiều khác biệt, lại có một lịch sử
quan hệ nhiều đau thương đưa tới những nhận định trái ngược nhau thì
cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, các ý kiến lại đưa ra từ nhiều cấp độ
khác nhau, để đánh giá về một bàn cờ thế tay ba khó khăn Việt - Mỹ -
Trung, và có thể xa hơn là ASEAN - Mỹ - Trung, chứ không phải ở thế
lưỡng cực ta - địch của cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc hơn hai thập
niên.
Một ván cờ tay ba đã khó, sự thoát Hán theo đúng nghĩa văn hóa lịch
sử địa chính trị hàng ngàn năm của nó có lẽ cũng khó không kém. Có thể
sự khó khăn và phức tạp nằm ở cái khó khăn khi quyết định của những
người cầm quyền ở Việt Nam cho những nước cờ tiếp theo của cuộc cờ tay
ba mà Việt Nam bị lôi vào. Kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi ông Lê
Hiếu Đằng nói:
“Vấn đề là tập thể bộ chính trị suy nghĩ như thế nào, nếu họ nhận
ra xu hướng phát triển của sự việc, thì họ phải lựa chọn con đường tiến
bộ hiện nay trên thế giới.”
Việt-Mỹ : Quan hệ đối tác ‘chưa’ toàn diện
Tổng
thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp báo chí
tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng (Washington DC) ngày 25/07/2013.
REUTERS/Yuri Gripas
Yếu tố nổi bật nhất nhân chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch
nước Việt Nam Trương Tấn Sang – mà đỉnh cao là cuộc họp thượng đỉnh với
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/07/2013 tại Nhà Trắng – là sự kiện
hai bên quyết định nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác toàn diện ». Bên
cạnh đó, các hồ sơ khác như hợp tác song phương trong mọi lãnh vực,
vấn đề nhân quyền và tình hình Biển Đông cũng được hai bên đề cập tới.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là chuyến đi Mỹ của chủ tịch
nước Việt Nam đã có kết quả như thế nào ? Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu
hoạch được gì ? Hồ sơ Biển Đông, mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam đã
được đề cập đến ra sao ? Để tìm hiểu thêm về kết quả này, RFI đã đặt câu
hỏi cho Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và
châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc (Trường Đại học New South Wales)
Điểm được giáo sư Thayer ghi nhận trước tiên là tính chất gấp rút của
chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam, thể hiện qua khoảng thời
gian cực kỳ ngắn ngủi – khoảng hai tuần lễ - từ lúc chuyến công du được
tiết lộ (AFP - ngày 10/07/2013) cho đến ngày ông Trương Tấn Sang lên
đường (ngày 23/07/2013).
Trong một bài phân tích đăng trên trang web YaleGlobal của trường Đại
học Yale, nhà báo David Browne đã giải thích tính chất vội vã của
chuyến đi này bằng thất bại của lãnh đạo Việt Nam không đạt được những
gì mong muốn nhân chuyến công du Bắc Kinh hồi tháng Sáu.
Quan điểm nói trên không được giáo sư Thayer tán đồng. Trong một bài
viết ngày 23/07 vừa qua, ông cho biết là theo một số nguồn thạo tin, ý
tưởng về chuyến công du Mỹ của lãnh đạo Việt Nam đã được gợi lên từ
tháng Tư năm nay, phía Việt Nam thoạt đầu đã chần chờ nhưng sau đó đã
phản ứng nhanh chóng. Lời mời chính thức đã được phía Mỹ nêu lên vào
khoảng mồng 2, mồng 3 tháng 7, và phía Việt Nam đã trả lời thuận một
tuần sau đó, vào khoảng ngày 10 hay 11.
Trả lời Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Thayer cho rằng, dù gấp rút, nhưng
chuyến công du nước Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa
qua là một dịp tốt để hai bên định hướng mới cho quan hệ song phương đã
hết sức phát triển trong thời gia gần đây.
Chuyến thăm Washington của ông Trương Tấn Sang chỉ được báo trước
một thời gian rất ngắn trước lúc diễn ra. Hiện chưa rõ là bên nào đã
chủ động đề xuất sáng kiến này. Dường như là phía Mỹ đã thúc đẩy trở lại
vào tháng Tư vừa qua các cuộc thảo luận về một chuyến thăm của Chủ tịch
Việt Nam, sau khi Ngoại trưởng John Kerry hủy bỏ một chuyến thăm Việt
Nam từng được dự kiến. Đó là lần thứ hai mà ông Kery hủy bỏ kế hoạch ghé
Việt Nam.
Bối cảnh nêu trên rất cần thiết để giúp ta hiểu được rằng chuyến
thăm (Mỹ) của Chủ tịch Việt Nam chủ yếu là để điều chỉnh đúng hướng quan
hệ Mỹ-Việt. Cả hai bên đều được lợi.
Hoa Kỳ nêu bật được thành tố kinh tế trong chiến lược xoay trục
Theo giáo sư Thayer, với các thỏa thuận đã đạt được với Việt Nam nhân
chuyến công du của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đặc biệt là với việc
Việt Nam đồng ý đúc kết thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương
vào cuối năm nay, chính quyền Obama đã chứng tỏ một cách cụ thể chính
sách xoay trục qua châu Á của họ còn có một vế kinh tế quan trọng, có
lợi cho người Mỹ và nước Mỹ. Giáo sư Thayer phân tích :
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama thì thúc
đẩy được việc sớm kết thúc (đàm phán) về thỏa thuận Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) và nêu bật được cố gắng tăng công ăn việc làm cho người
lao động Mỹ.
Kể từ khi chính quyền Obama tuyên bố chiến lược tái cân bằng lực
lượng qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington đã phải dày công
nhấn mạnh rằng chủ trương này đi xa hơn là việc tăng cường sự hiện diện
quân sự đơn thuần. Quan hệ đối tác toàn diện của Mỹ với Việt Nam, sau
một quan hệ tương tự đã đạt với Indonesia trong năm 2010, đã mang lại
thành tố kinh tế cho chiến lược tái cân bằng.
Việt Nam khéo tránh được búa rìu về nhân quyền
Về phía Việt Nam, giáo sư Thayer cho rằng thu hoạch của ông Sang nhân
chuyến đi này cũng rất lớn, nhất là hóa giải được phần nào búa rìu dư
luận trên tình trạng yếu kém về mặt nhân quyền của Việt Nam
Về phần Việt Nam, nước này tìm cách duy trì thế cân bằng trong
quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang được thực hiện ngay sau chuyến công du Bắc Kinh của ông
từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6.
Những thành quả chính trị lớn của chuyến thăm Mỹ của ông Sang,
theo quan điểm của Việt Nam, bao hàm việc xử lý khéo léo về vấn đề nhân
quyền. Tháp tùng theo chủ tịch nước Việt Nam qua Mỹ có một số chức sắc
tôn giáo. Họ đã thảo luận (với phía Mỹ) về các vấn đề tự do tôn giáo.
Chủ tịch Trương Tấn Sang đã chứng minh được rằng (Hà Nội) vẫn có thể «
làm ăn » với Washington, bất chấp cảnh báo của Mỹ về nguy cơ quan hệ
song phương không thể tiến bộ nếu Việt Nam không chứng tỏ được tiến bộ
trong lãnh vực nhân quyền.
Trong lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, cả hai vị nguyên thủ đã
đồng ý thành lập một cơ chế ngoại giao chính trị song phương mới cấp Bộ
và Tổng thống Obama cam kết sẽ cố gắng đi thăm Việt Nam trước khi nhiệm
kỳ của ông kết thúc.
Tháng Tư vừa qua, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã thông
qua một nghị quyết về hội nhập quốc tế. Nghị quyết này đặt ưu tiên hàng
đầu cho việc hội nhập kinh tế. Nhìn trên tổng thể, thành công lớn nhất
của ông Trương Tấn Sang nhân chuyến đi Mỹ lần này là tập trung được quan
hệ song phương vào lãnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, và hướng
được cả Việt Nam lẫn Mỹ vào mục tiêu đạt được thỏa thuận chung cuộc về
TPP vào cuối năm nay.
Biển Đông không có gì mới
Riêng về hồ sơ Biển Đông, ông Thayer từng nhận định trong bài phân
tích công bố hôm 23/07 là vấn đề này chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong
các cuộc thảo luận Việt-Mỹ nhân chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang.
Trong bản tuyên bố chung Việt-Mỹ, tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc tuy được gợi lên, nhưng một cách ngắn gọn :
« Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng
các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có
những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc. Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng
hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải
quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy
đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng
của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC)
có hiệu quả. »
Đối với giáo sư Thayer, các tuyên bố trên đây không có gì mới so với những gì hai bên từng nêu lên. Ông giải thích :
Về cơ bản không có gì điểm gì mới được hai lãnh đạo Việt Mỹ nêu
lên. Đây cũng là điều được chờ đợi. Mỹ vẫn duy trì lập trường trung lập
cố hữu trên vấn đề chủ quyền.
Cả hai bên đều khẳng định trở lại các quan điểm trước đây, theo
đó các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết một cách hòa bình, không
đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cả hai lãnh đạo đều « nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ
Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng
của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC)
có hiệu quả.Đối tác ‘toàn diện’ thay vì ‘chiến lược’ như Việt Nam mong muốn
Kết quả nổi bật nhất của chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam tuy nhiên chính là việc hai nước đồng ý nâng cấp quan hệ lên mức đối tác toàn diện mà nội dung được tóm tắt trong đoạn thứ hai của bản Tuyên bố chung :
« Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác
lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn
khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên
tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn
trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể
chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai
nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa
bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và
trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế
hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại
giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và
đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc
phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao
và du lịch. »
Đối với giáo sư Thayer, quan hệ đối tác toàn diện này có thể được xem
là một bước tiến trong quan hệ Việt Mỹ, nhưng không đạt được mức mà
Việt Nam mong muốn là một quan hệ « đối tác chiến lược », mà khả năng
từng được cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu lên cách nay ba năm,
nhưng sau đó đã gặp bế tắc trên hồ sơ nhân quyền. Giáo sư Thayer giải
thích :
Quan hệ đối tác toàn diện là một tuyên bố chính trị ghi nhận việc
Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mối quan hệ tỏa rộng ra chín lĩnh vực
chính yếu, và xác định rằng hai bên cần phải nâng cấp các cơ chế song
phương để chỉ đạo tiến trình hợp tác trong tương lai.
Mỹ đã gợi lên khả năng thiết lập một quan hệ « đối tác chiến lược
» (với Việt Nam) lần đầu tiên là vào năm 2010 khi Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton đến Hà Nội. Đàm phán đã nhanh chóng gặp bế tắc trên vấn
đề nhân quyền.
Về phần mình, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với
các cường quốc chủ chốt. Cho đến nay Việt Nam đã đàm phán xong với 12
đối tác chiến lược. Trong bài phát biểu của mình tại cuộc Đối thoại
Shangri-La vào năm nay (31/05/2013), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu
lên ý định của Việt Nam là muốn có một thỏa thuận hợp tác chiến lược với
toàn bộ 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam đã có thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc,
Nga, Anh Quốc nhưng chưa có với Pháp và Mỹ.
Do thời gian chuẩn bị cho cuộc họp giữa hai lãnh đạo quá ngắn -
chỉ hai tuần - quan hệ đối tác toàn diện (Mỹ-Việt) thực sự là một công
việc đang trên đường hình thành.
Tài liệu hiện thời chủ yếu nhắc lại và tóm lược các hoạt động hợp
tác đã được tiến hành từ nhiều năm qua. Bây giờ đến phiên lãnh đạo hai
nước duy trì trao đổi cấp cao, đồng ý trên một Kế hoạch Hành động để
vạch ra hướng tiến bước với các mục tiêu cụ thể, và có thể là sẽ tạo ra
một ban chỉ đạo chung để giám sát việc thực hiện các dự án đã được đồng
ý.
Trong bài phân tích sâu hơn về quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt công
bố hôm 26/07 vừa qua, giáo sư đã đưa ra hai giả thuyết về việc tại sao
nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang lần này, Washington
và Hà Nội lại chọn phương án « toàn diện » thay vì « chiến lược ».
Theo ông, giả thuyết thứ nhất là do việc các cuộc đàm phán về quan hệ
đối tác chiến lược đã sa lầy và có lẽ hai bên đã kết luận rằng một thỏa
thuận không chính thức vẫn tốt hơn là không có thỏa thuận nào cả.
Giả thuyết thứ hai là sự chống đối của các thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.
Các nguồn tin (Việt Nam) cho tôi biết rằng gần đến ngày ông Sang
đi Mỹ, các thành phần bảo thủ trong đảng đã bắt đầu phản đối một thỏa
thuận hợp tác chiến lược chính thức, sợ rằng Mỹ thúc đẩy quan hệ song
phương quá nhanh.
Sau khi thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được loan báo, Bộ Ngoại
giao đã ban hành một chỉ thị cho các phương tiện truyền thông, yêu cầu
họ không nên mô tả thỏa thuận này như việc « nâng cấp » quan hệ song
phương. Các phương tiện truyền thông được chỉ đạo là chỉ đưa tin rằng
hai nhà lãnh đạo đã loan báo việc thành lập quan hệ đối tác toàn diện.Theo giáo sư Thayer, cho đến nay, Việt Nam đã từng có tiền lệ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Tuy nhiên thỏa thuận với Hoa Kỳ, trong thời điểm hiện nay, vẫn chưa nêu lên được tầm nhìn chiến lược vốn hiện diện trong thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Và đương nhiên, thỏa thuận với Mỹ, vẫn ở tầm mức thấp hơn các quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước khác, trong đó có Nga, Trung Quốc và Anh Quốc.
Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ
Cập nhật: 21:08 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống
Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố
chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà
Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối
tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc
thúc đẩy quan hệ".Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Tuyên bố chung Việt - Mỹ tái khẳng định "ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ"
Việt Nam nói đồng ý ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay và sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.
Các phóng viên ghi nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục.
Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.
"Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau," ông Obama nói.
'Toàn diện' hay 'chiến lược'?
Trước chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, giới quan sát đã nhắc tới nguyện vọng của Việt Nam muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ.Thực ra, ý tưởng nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược lần đầu tiên được đưa ra trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là bà Hillary Clinton.
Cho tới nay, Việt Nam đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược với 12 quốc gia là Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Tây Ban Nha (2009), Anh quốc (2010), Đức (2011), Ý, Singapore, Indonesia và Thái Lan(2013).Trong đó, quan hệ với Nga và Trung Quốc còn được nâng lên một mức cao hơn nữa là đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay cho hay Việt Nam muốn có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là cả Pháp và Hoa Kỳ.
Theo chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho rằng tối quan trọng cho quyền lợi quốc gia của mình.
Ông nói có hai cách giải thích tại sao quan hệ Việt-Mỹ hiện nay được gọi là 'toàn diện' mà không phải 'chiến lược'.
Thứ nhất, theo ông Thayer, quá trình đàm phán đối tác chiến lược có thể đã gặp nhiều trắc trở và ngưng trệ khiến hai bên quyết định cho ra một thỏa thuận chung chung thay vì không đưa ra được thỏa thuận nào.
Nhưng lý do khác, mà ông Thayer viện dẫn một số nguồn tin của ông cho biết, là một số nhân vật thủ cựu trong Đảng Cộng sản Việt Nam phản đối việc sử dụng cụm từ "đối tác chiến lược" trong quan hệ với Mỹ. Ông nói với BBC rằng báo chí Việt Nam khi phản ánh về tuyên bố chung Mỹ-Việt hôm 25/7 đã được chỉ đạo không nói đây là sự nâng cấp, mà chỉ nói hai bên 'xác lập quan hệ đối tác toàn diện'.
Tuy nhiên, để đạt được một quan hệ đối tác phát triển trên một tầm cao mới, hai nước cần phải có các chương trình hành động chung hướng tới viễn cảnh lâu dài có tính chiến lược.
'Thẳng thắn'
Tổng thống Obama đã có phát biểu sau điều mà ông mô tả là cuộc đối thoại "rất thẳng thắn" tại Nhà Trắng với ông Trương Tấn Sang."Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh.
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói.
Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.
Ông nói nó sẽ tạo thêm việc làm và tăng đầu tư ở châu Á và hai quốc gia.
Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.
Phát biểu qua phiên dịch, ông Sang nói: "Chúng tôi sẽ tăng cường các trao đổi cấp cao giữa hai nước."
Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.
Ông Obama cho biết hai nước vẫn đang làm việc về "những vấn đề di sản chiến tranh", như người Mỹ mất tích và sức khỏe của người Việt từ việc Mỹ dùng chất diệt cỏ trong chiến tranh.
Một yếu tố làm Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc.
Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.
Ông nói ông hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tổng thống sẽ trở lại Nhà Trắng vào lúc 17:35 để tiếp tục một số hoạt động ở Washington DC.
Các hình ảnh cho thấy đông đảo người Việt ở Hoa Kỳ đã có mặt ở trước cửa Nhà Trắng để phản đối tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong số người biểu tình có ông Joseph Cao, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Các biểu ngữ mà người biểu tình mang theo có 'Trương Tấn Sang go home', tức 'Trương Tấn Sang hãy về nhà' và 'Free Điếu Cày', tức 'Trả tự do cho Điếu Cày', người mà ông Obama từng nhắc tới trong một diễn văn về tự do ngôn luận trên thế giới.
Hiện có tin blogger Điếu Cày đã tuyệt thực trong nhiều ngày qua.
Không rõ ông Obama có nhắc lại tên của blogger này trong cuộc gặp với ông Sang hay không.
Nhân quyền và khí hậu
Nhà Trắng nói hai vị nguyên thủ quốc gia có kế hoạch thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam và biến đổi khí hậu.Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nói nhìn toàn cảnh của chuyến công du ba ngày của Chủ tịch Sang và cách tiếp đón ông tại Hoa Kỳ, "người ta không khỏi có cảm tưởng rằng Việt Nam cộng sản chưa thể gọi là "đối tác chiến lược quan trọng" của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như những gì mà truyền thông cũng như lãnh đạo Hà Nội đã đặt kỳ vọng trước chuyến đi này."
Luật sư Khanh nói thêm: "Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi ngài Chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi "ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/7.
"Chủ tịch Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón ông Chủ tịch vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Khác hẳn với chuyến đi hồi tháng 6 vừa qua của Chủ tịch Sang đến Trung Quốc khi ông được long trọng đón tiếp và cùng với Chủ tịch Tập duyệt dàn chào danh dự.
Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?
Cập nhật: 20:58 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack
Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung
về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).
Tuyên bố chung, được đăng trên trang
web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập
quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng
thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang có phát biểu trước giới phóng viên.
Xin giới thiệu với quý vị nội dung phát biểu của Tổng thống Obama:
"Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.
Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.
Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.
Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất
cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa
Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự
do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại
rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách
thức còn tồn tại.
Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.
Cuối cùng, chúng tôi đồng ý rằng một trong những
nguồn sức mạnh giữa hai nước chúng ta là dân số Mỹ gốc Việt ở đây nhưng
rõ ràng vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam. Và trên hết, những
quan hệ người với người đó là chất keo có thể tăng cường quan hệ giữa
bất kỳ hai quốc gia nào.
Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.
Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.
Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm. Và tôi trông đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau."
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang có phát biểu trước giới phóng viên.
Xin giới thiệu với quý vị nội dung phát biểu của Tổng thống Obama:
"Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.
Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.
Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.
Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.
"Tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam."
Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.
Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.
Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm. Và tôi trông đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau."
Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.
Cờ đỏ búa và liềm
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa
và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và
nông dân, xưa cũ gần 100 năm. Biểu tượng này được cho là có một hiệu
quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày trong những năm đầu tiên
của cuộc cách mạng Nga năm 1917. Những người dân cày vốn ít học, không
thể hiểu những triết lý phức tạp về kinh tế chính trị của các ông Karl
Marx, Engel,…khi thấy cái liềm gặt thiết thân của cuộc đời họ, bèn đứng
lên đi theo đảng Bolsevik lúc ấy ở Nga, và những đảng cộng sản sau này
trên khắp thế giới.
Về nguyên tắc, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nếu không xuất
thân từ hai giai cấp công nhân và nông dân, thì cũng là đại diện cho họ,
đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đặc biệt trong tình hình cụ thể của xã
hội Việt Nam, với đại đa số dân chúng là nông dân thì hình ảnh cái liềm
trên lá cờ đảng càng có giá trị lớn lao, ngay từ khi đảng cộng sản Đông
Dương mới thành lập hồi năm 1930 cho đến nay.
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân...Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày
Bên cạnh biểu tượng lưỡi liềm, các đảng cộng sản cũng đề ra các khẩu
hiệu dễ hiểu rất dân túy để cổ vũ tầng lớp nông dân. Năm 1930 được biết
đến cuộc nổi dậy của nông dân tại Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu nổi tiếng, Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, tức là tiêu diệt hết những giai cấp khác ngòai nông dân; hay sau đó là Ruộng đất cho dân cày.
Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản tiến hành cuộc
chiến tranh giai cấp cho Đảng, với hy vọng có được ruộng đất để mà sử
dụng cái liềm vàng đẹp đẽ trên lá cờ đỏ màu máu cách mạng.
Với một đảng chính trị có tổ chức chặt chẽ, cùng với sự hậu thuẫn của
hàng triệu nông dân, những người cộng sản đã nắm chính quyền, nắm một
cách độc tôn. Và ở Việt Nam, họ đã thực hiện lời hứa với những người dân
cày bằng cuộc cải cách ruộng đất diễn ra sau năm 1954. Trong trận chiến
giai cấp này, các khái niệm trừu tượng của kinh tế chính trị Marxism đã
biến thành các con số phần trăm trong dân chúng là địa chủ ở mỗi làng
để cách mạng tiêu diệt. Nhiều người đã chết dù không có một tấc đất nào
trong tay. Người địa chủ nổi tiếng ở miền Bắc là bà Nguyễn Thị Năm,
người ủng hộ tiền tài nhân lực cho đảng của ông Hồ Chí Minh, nằm trong
những người bị xử bắn đầu tiên.
Những người chết rồi cũng bị quên đi trước những khó khăn vất vả của
đời thường, của hợp tác xã nông nghiệp, và của các tập đòan sản xuất tại
miền Nam sau ngày đất nước được thống nhất. Tất cả mọi người dường như
đã trở thành chung một giai cấp công nông, dường như cuộc đấu tranh giai
cấp đã thành tựu.
Giai cấp cộng sản và những đặc quyềnNhưng giai cấp đã không mất đi. Milovan Djilas, nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư, đã viết vào năm 1957 rằng: Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền.
Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyềnNếu đặc quyền của giai cấp mới vào những năm chiến tranh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ là vài cân thịt ngon ở cửa hàng Tôn Đản, hay vài thước vải đẹp cung cấp theo tiêu chuẩn, thì từ năm 1986 trở đi, năm mà đảng cộng sản quyết định kết hôn ý thức hệ công nông của mình với kinh tế thị trường tự do, nó đã trở nên trù phú hơn. Bây giờ là nhà xưởng sản xuất công nghiệp để thu lợi trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân theo lý thuết của Karl Marx, và đất đai.
Milovan Djilas viết tiếp, Dù về mặt pháp lý tài sản là của xã hội, của quốc gia, nhưng trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ kiểm sóat và thu lợi từ đấy.
Tài sản quan trọng nhất đối với đại đa số dân chúng Việt Nam chính là
đất đai, và nay nó thuộc sỡ hữu tòan dân, tức là do cái nhóm nhỏ cộng
sản cầm quyền kiểm sóat.
Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng không được hô hào nữa.
Hàng đòan nông dân mất đất đi khiếu nại, thưa kiện từ Nam ra Bắc, vì đất
đai của họ bị tịch thu, dưới danh nghĩa dùng cho các dự án phát triển
kinh tế xã hội của những công ty, mà trên thực tế nhiều đảng viên cộng
sản, hoặc những người có quan hệ chặt chẽ với bộ máy quyền lực của đảng,
nắm giữ. Các cuộc biểu tình này thường xuyên bị chính quyền cộng sản
của giai cấp công nông Việt Nam dẹp đi. Chưa có thống kê nào về số lượng
các cuộc biểu tình đòi đất hàng năm, nhưng chỉ trong vài năm gần đây,
có thể nêu nhiều vụ xảy ra liên tiếp, vụ nông dân lõa thể giữ đất ở Cần
Thơ, vụ Văn Giang, vụ Dương Nội, rồi đỉnh cao là vụ Đòan Văn Vươn ở Hải
Phòng nơi mà súng đã nổ thay cho luật pháp. Và trong khi những dòng chữ
này đến với quý độc giả thì hàng trăm nông dân làng Trịnh Nguyễn, Từ Sơn
Bắc Ninh đang dầm mưa giải nắng giữ đất.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, người từng trải qua kinh nghiệm với đảng cộng sản suốt mấy mươi năm đã phát biểu,Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản“Trước kia nông dân nghe theo Đảng để mong có ruộng đất. Cái chuyện nông dân ly tán, khổ đâu vì mất đất là do đâu? Là do cái quy định đất đai là sở hữu tòan dân!”
Milovan Djilas
Lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng như một bức tranh tổng kết những gì những người cộng sản đã hứa hẹn khi họ còn hàn vi ngày xưa đến khi họ trở thành giai cấp mới ngày nay.
Còn những người nông dân đã tự nguyện đứng dưới lá cờ của giai cấp công nông thì nghĩa gì?
Bà Ngô Thị Đức, một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, có 47 tuổi đảng và
bị đảng của bà khai trừ vì bà đấu tranh cho quyền lợi của những người
nông dân, nói với chúng tôi,
“Tôi nhiều năm phấn đấu để vào đảng, nay họ làm sai, tôi thấy cũng
chả cần. Sợ mất dân hơn là mất Đảng. Phần mình mình phải lo, ai mà lo
tới mình thì mình đã toi rồi.”
Có phần chắc là bà Ngô Thị Đức và những người nông dân làng Trịnh
Nguyễn không biết Milovan Djilas là ai, chỉ biết rằng… “họ” tức những
người cộng sản cầm quyền đã làm sai. Họ đã trở thành một giai cấp mới,
cũng bóc lột như trong những cuốn sách lý thuyết cộng sản mà đảng cộng
sản phát cho các đảng viên của mình.
Điều khá mỉa mai, là khi những người nông dân Trịnh Nguyễn giữ đất
chống giai cấp mới, họ vẫn trương cờ đỏ búa liềm, và khi Đòan Văn Vươn
nghe lời tuyên án vẫn nói lời cảm ơn đảng cộng sản, đảng của một giai
cấp mới.
Có lẽ để kết thúc, chúng tôi mượn lời cựu phó chủ tịch đảng cộng sản Nam Tư, Milovan Djilas, “Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-to-communis-clas-07142013075312.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-to-communis-clas-07142013075312.html
LÊ QUANG THỌ * THƠ TRÀO PHÚNG
Ngày Xưa ... Ngày NayAnh Ngày Xưa ... Anh Ngày Nay
Ngày xưa khi mới gặp anh,
Tưởng rằng như thể bức tranh hoạ đồ.
Phong lưu dáng dấp giang hồ,
Bây chừ ngó chán thấy mồ anh ơi!
Ngày xưa anh nở nụ cười,
Hoa thơm cỏ lạ ngẫn người nhìn theo.
Bây giờ môi tím mặt teo,
Ngó như mặt chuột mặt mèo gớm ghê.
Ngày xưa thoạt thấy đã mê,
Bây giờ chán ngấy chẳng phê chút nào.
Ngày xưa phong độ dường bao,
Bây giờ tàn tạ râu, mao chẳng còn.
Ngày xưa quảng đại bao dong,
Bây chừ bủn xỉn, đàn ông hẹp lòng.
Ngày xưa đi đứng thong dong,
Bi chừ cả rởn cà rông đứng ngồi.
Ngày xưa coi trọng cái tôi,
Bi chừ thấy rõ chữ tồi lòi ra.
Ban đêm mặt giống như ma,
Ban ngày thì tựa như là Diêm Vương.
Ngày xưa chiếm được mười thương,
Bây giờ chỉ một con đường ZÊ RÔ....Anh Ngày XưaAnh Ngày Nay
Em Ngày Xưa... Em Ngày Nay
Ngày xưa mái tóc buông lơi ,
Bây giờ sợi rụng sợi rơi đầy nhà .
Ngày xưa da trắng nõn nà ,
Bây giờ da đã trổ hoa .... đồi mồi .
Ngày xưa miệng cười thật tươi ,
Bây giờ móm xọm rụng mười cái răng .
Ngày xưa mặt sáng như trăng ,
Bây giờ xám xịt như vầng mây đen,
Ngày xưa yểu điệu như tiên
Bây giờ lẹt đẹt như con vịt bầu .
Ngày xưa chum chúm núm cau ,
Bây giờ lỏng thỏng như bầu trên cây .
Ngày xưa nhựa sống căng đầy ,
Bây giờ vắt mãi bẩy ngày cũng không .
Ngày xưa thắt đáy lưng ong ,
Bây giờ to bụng còn mông phẳng lờ .
Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ ,
Bây giờ thưa cứng tưa hồ rễ tre .
Ngày xưa ăn nói dễ nghe ,
Bây giờ cẳn nhẳn chua lè khó ưa ..
Ngày xưa thích được mây mưa ,
Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì
Ngày xưa thường sánh vai đi ,
Bây giờ chỉ thích năm ì ...xem phim...
Ngày xưa nhớ nhau đi tìm,
Bây giờ mặc kệ ...con chim mất dzồi.--
Em Ngày Xưa
Lê Quang Thọ
Thụy My
Hàng trăm nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo công nghiệp thế giới hôm nay
05/06/2013 gặp gỡ tại Miến Điện nhân Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông
Á. « Diễn đàn Davos châu Á » tại Naypyidaw lần này là sự hội nhập bất
ngờ của Miến Điện với thế giới, bên cạnh đó là một loạt các thách thức
sau nửa thế kỷ bị cô lập.
Khoảng 900 đại biểu của 50 quốc gia tụ họp về Naypyidaw để tham gia Diễn
đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á kéo dài ba ngày. Hội nghị Davos của khu
vực mang ý nghĩa biểu trưng rất lớn, trong lúc Miến Điện mở cửa cho đầu
tư nước ngoài và đang thu hút các công ty trên toàn cầu.
Các công ty ngoại quốc xếp hàng để vào làm ăn tại Miến Điện - một thị
trường tiềm năng với 60 triệu người tiêu thụ mới, nguồn lao động rẻ và
tài nguyên thiên nhiên dồi dào chưa được khai thác của một trong những
quốc gia nghèo nhất thế giới.
Trong số đó có Coca-Cola, quay lại Miến Điện sau hơn sáu thập kỷ vắng
mặt, với việc khai trương nhà máy đóng chai vào hôm qua. Tập đoàn nước
ngọt nổi tiếng loan báo sẽ đầu tư trên 150 triệu euro trong vòng 5 năm,
tạo ra 20.000 việc làm mới. Tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever khẳng định
sẽ sản xuất các sản phẩm vệ sinh cho thị trường nội địa trong vài tuần
tới. Một viên chức chính phủ cho AFP biết, rất nhiều nhân vật quan trọng
muốn gặp Tổng thống Thein Sein, nhưng ông không thể tiếp tất cả mọi
người.
Cựu tướng lãnh Thein Sein, nay là người đứng đầu một chính phủ hầu như
dân sự, đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi lên nắm quyền cách đây hai
năm, với những cải cách chính trị ngoạn mục. Trả tự do cho các tù nhân
chính trị, nhà đối lập Aung San Suu Kyi được phép quay lại chính trường,
ngưng bắn với các nhóm nổi dậy người thiểu số, ban hành luật đầu tư
nước ngoài… Trước hàng loạt đổi mới này, các biện pháp trừng phạt của
phương Tây đã được dỡ bỏ.
Một ngày trước hội nghị, Tổng thống Thein Sein tuyên bố sẽ trả tự do cho
tất cả các tù nhân lương tâm. Các nhà tranh đấu nói rằng có khoảng 200
tù nhân chính trị vẫn còn bị giam giữ, và tố cáo chính quyền Miến Điện
sử dụng việc ân xá để tìm kiếm lợi ích chính trị. Theo chương trình, cả
ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi sẽ phát biểu tại diễn đàn ngày
mai.
Diễn đàn Davos châu Á chưa bao giờ thu hút nhiều thành viên tham gia đến
thế - Sushant Palakurthi Rao, người phụ trách khu vực nhận xét. Dọc
theo các đại lộ mênh mông của thủ đô Naypyidaw, màu sơn còn mới nguyên,
và lực lượng an ninh được triển khai dày đặc. Thủ đô mới do các tướng
lãnh đầy tham vọng khai sinh từ năm 2005, được âm thầm xây dựng giữa
rừng nhiệt đới, nằm cách xa các tuyến đường du lịch.
Sang năm, khi giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, Miến Điện sẽ tổ chức
các hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của các nước lớn châu Á, và cả
Hoa Kỳ. Điều này mang lại hy vọng cho các khách sạn, họ cho biết chưa
bao giờ trông thấy nhiều người ngoại quốc đến thế, và mong rằng những
người khách sẽ quay lại.
« Những mong đợi là quá lớn » - Sean Turnell, thuộc trường đại học
Macquarie của Úc cảnh báo. Vị chuyên gia nhìn thấy trong sự hồ hởi này «
một trong những mối nguy mà Miến Điện phải đương đầu », và so sánh diễn
đàn lần này với sự nhập môn của một người nghiệp dư.
Trong ba ngày hội nghị, các đại biểu sẽ nhận ra những thử thách hiện nay
của Miến Điện. Các nhà tổ chức đã báo trước là tại đây không có máy rút
tiền, không thể chi trả bằng thẻ tín dụng, không có hệ thống 3G cho
những người sử dụng điện thoại BlackBerry và các loại điện thoại di động
khác. Bộ trưởng Du lịch Htay Aung nhìn nhận : « Cuộc chơi chỉ mới bắt
đầu, và chúng tôi đang còn lúng túng ».
Các đoàn đại biểu sẽ thảo luận về chủ đề « chia sẻ thịnh vượng ». Nhưng
khung cảnh vùng ngoại vi Naypyidaw cho thấy các cải cách vẫn chưa làm
thay đổi cuộc sống người dân Miến Điện. Một người nông dân 32 tuổi đang
chăn trâu cách trung tâm hội nghị chỉ vài phút đi bộ nói với AFP : «
Cách sinh nhai của chúng tôi chưa thực sự thay đổi mấy ». Còn về diễn
đàn Davos châu Á ? « Tôi không hề hay biết ».
dangnguoivietyeunguoiviet.org
Các cơ quan tình báo Mỹ vừa phát hiện một phòng thí nghiệm khoa học máy tính tại trường Đại học Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc (phía Tây Trung Quốc) được cho là có liên quan đến các cuộc tấn công mạng do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thực hiện nhằm vào các nước phương Tây.
>> Báo Dân trí, Vietnamnet, Tuổi trẻ bị tấn công?
>> Trang web của tổng thống Hàn Quốc bị tấn công
>> Chấn động website truyền hình thuộc VTV bị hacker tấn công
>> Hàng loạt website trường ĐH Trung Quốc bị tấn công ồ ạt
>> Vũ khí mạng thế hệ mới của Mỹ có thể tấn công các hệ thống mạng được cách ly
Tình báo Mỹ đã xác định được đây là trung tâm tấn công và nghiên cứu
về chiến tranh mạng mới nhất nằm trong chương trình chiến tranh mạng bí
mật của Trung Quốc đồng thời được ghi nhận có tham gia phát triển một
nền tảng phần mềm chiến tranh máy tính gọi là Hệ thống Thử nghiệm An
ninh Thông tin – SimpleISES do tập đoàn Simpleware (Bắc Kinh, Trung
Quốc) sản xuất.
Hệ thống này có thể được sử dụng cùng lúc bởi 20 sinh viên trong công
tác huấn luyện và tiến hành các cuộc tấn công mạng. SimpleISES đã được
sử dụng tại hơn 30 trường đại học tại Trung Quốc và là một thành phần
quan trọng trong các cuộc tấn công quy mô của quân đội Trung Quốc nhằm
vào Lầu Năm Góc, chính phủ Mỹ cũng như các quốc gia khác.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, SimpleISES chỉ đơn giản là một hệ
thống giảng dạy tin tặc được các trường đại học sử dụng để đào tạo các
thế hệ tin tặc tiếp theo phục vụ cho chính phủ. Ngoài ra, các cơ quan
tình báo Mỹ còn phát hiện được Zhang Huanguo – một nhân viên làm việc
tại phòng thí nghiệm trên từng có mối liên hệ với PLA, một số nhân vật
khác trong ban điều hành phòng thí nghiệm là Lina Wang, Du Ruiying, và
Fu Jianming từng tham gia vào các cuộc tấn công thông tin và các hoạt
động phòng thủ mạng.
Được biết, đơn vị được xác định đứng sau hậu thuẫn cho phòng thí
nghiệm là Đơn vị 61478 thuộc quân đội Trung Quốc. Ngoài trung tâm nói
trên, một phòng thí nghiệm khác cũng được biết đến với tên gọi Trung tâm
Nghiên cứu Tấn công và Phòng thủ Mạng Thông tin (the Information
Network Attack and Defense Research Center) nhưng không có thông tin cụ
thể.
trandaiquang.net lược dịch (Nguồn: FreeBeacon)
Chợ Việt nam khá là rộng, ở ngay sát đường biên. Tầng 1 bán đủ loại
hàng hoá, rất nhiều hàng hoá, không thiếu một cái gì trên đời, toàn là
hàng tầu, tuy nhiên giá thì rất đắt. Tầng 2 chợ này là nơi bán dâm công
khai, cò mồi môi giới lượn lờ khắp nơi tiếp thị tới những người mới ở
Việt nam sang. Hàng trăm các cô gái Việt nam ngồi rải từ chân cầu thang
lên tới hành lang tầng hai và thập thò trong những gian nhà cấp 4, lờ
mờ. Theo người thạo tin thì gái Tầu cũng có nhưng rất ít và xấu lắm, tuy
nhiên giá cả lại đắt gấp 3 lần gái Việt nam ta. Một ả môi giới công
khai: “Rẻ bất ngờ, toàn em xinh lắm, gái việt 50 tệ, gái Tầu 150”. Nghe
thấy thế mà thấy nhục quá đi thôi, gái ta xinh hơn mà giá lại bèo hơn là
sao chứ, hay gái tầu có cái gì hoàng tráng hơn.
Một ông bạn từng nhiều lần sang đây kể, gái Tầu chẳng hơn gì đâu, tuy
nhiên từ Việt nam lặn lội sang đây cốt tìm hiểu gái Tầu nó thế nào
thôi, lại gặp gái Việt thì tính làm gì chứ. Chính vì muốn biết mùi Tầu
ra sao nên bọn bảo kê ở đây kiên quết đẩy giá gái Tầu lên cao hơn chót
vót. Hắn kể tiếp, lần ấy một ông Việt mò mẫm sang đây cốt thử gái Tầu
xem nó thế nào.
Có em Việt nam giả danh gái Tầu, nói mấy câu đại thể:
“Thúng mủng xảo, củ xu hoàn treo lủng lẳng, xẻng xúc xỉ…” ông này tưởng
gái Tầu xịn liền vào nộp tiền chơi ngay. Đang vui, ông liền véo nó một
cái vào vú, con này phản xạ tự nhiên kêu: “ái ái, đau quá anh ơi”. Biết
là mình bị lừa, ông này điên tiết vả cho con ca ve ba nhát hộc máu mồm,
vừa chửi: “Mẹ kiếp, con lừa đảo, bố mày sang đây cốt để trả thù bọn Tầu,
ai dè lại trả thù đúng dân tộc mình thế này thì còn ra gì nữa chứ. Toi
tiền!”. Con bé ca ve biết lỗi cứ van xin rối rít. Nhục đến thế là cùng,
gái Tầu thì ra mẹ gì đâu mà phải giả danh nó chứ. Chẳng khác gì chó. Chó
đã là khốn nạn nhất rồi mà còn giả chó (giả cầy) nữa thì vô văn hoá
quá.
Có bao nhiêu giá Việt nam xuất ngoại làm phò thì ai mà thống kê được
chứ. Chỉ biết rằng sang Trung quốc, sang Lào, Thái Lan, Cam pu chia…ở
đâu cũng thấy ca ve Việt nam. Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng
từng đã đưa, gái Việt nam đi làm ca ve ở nhiều nước trên thế giới, nhất
là ở khu vực Đông nam á này. Sao lại nhục nhã thế hả các cụ ơi. Sao
không thấy cụ nào có ý kiến gì thế nhỉ?
2. Đau lòng nhất có lẽ lại là chuyện bọn nước ngoài sang ta chọn vợ.
Mỗi năm gái Việt xuất ngoại lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… cả ngàn người,
đông nhất là gái khu vực miền Tây nam bộ, khu vực gạo trắng nước trong,
khu vực gái đẹp nhất nước. Mất gái là mất nhiều lắm đấy các cụ ạ. Trên
thế gian này có bao nhiêu cuộc đại chiến cũng chỉ vì tài nguyên và gái
đẹp. Nghĩ thấy mà nhục nhã, bọn chúng sang đây bắt gái ta phải cởi trần
cởi truồng ra cho nó xem từng tí một, chỉ cần có 1 cái nốt ruồi trong
người thôi là nó loại ngay. Bọn giai ngoại chọn vợ chỉ cần đẹp thôi,
không cần trình độ, không cần lý lịch gia đình, thậm chí từng làm phò
cũng được, miễn là hoàn hảo về mặt hình thức. Với tiêu chí ấy mà bao
nhiều gái đẹp đã bị chúng nó cướp mất rồi!
Trên mạng có rất nhiều hình ảnh, bài viết về cảnh chọn vợ của bọn
nước ngoài, nó xoi mói như thể xem một con vật ấy các cụ ạ. Đặc biệt bọn
chúng rất chú ý xem “cái ấy” của chị em, chả hiểu để làm gì. Các cụ nhà
mình từng nói “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, không quan trọng
cái ấy, tuy nhiên bọn giai ngoại lại rất quan trọng cái của nợ ấy mới
buồn cười chứ. Hình như bên họ khi làm tình với nhau không tắt đèn hay
sao ấy.
Chảy máu chất… gái đang là một nguy cơ đấy các cụ ạ. Tuyệt đối không
được xem thường. Theo tính toán thì chừng 20 năm nữa Việt nam ta sẽ
thiếu gái trầm trọng, nhiều đàn ông sẽ không lấy được vợ, chả khác gì
bên Trung quốc hiện nay, mấy bố con góp tiền mua chung một con vợ, nhục
thế là cùng. Cấp báo, cấp báo!
3. Làm thế nào để giữ gái lại bây giờ hở các cụ ơi. Có lẽ chị em kéo
nhau đi, bỏ quê cha đất tổ theo Tây theo Tầu cũng chỉ vì nghèo đói thôi.
Bao nhiêu năm xây dựng CNXH rồi mà sao đất nước vẫn còn nhiều gia đình
nghèo thế không biết. Bọn làm phong trào thi nhau báo cáo láo lấy thành
tích, rằng số người nghèo năm nay giảm hơn năm trước cho vui thôi. Về
nông thôn mới thấy hết cái nghèo khổ của hầu hết những gia đình nông
rân, cảnh chị Dậu không phải là hiếm. Đi thôi, chị em dành phải đi lấy
chồng ngoại thôi, có thế mới hy vợng đổi đời, mới hy vợng có chút tiền
báo hiếu bậc sinh thành, nhục!
Phải giữ gái lại bằng bất cứ giá nào, các cụ ạ. Muốn chị em ở lại,
muốn chị em không làm ca ve nữa thì chỉ có cách phát triển kinh tế mạnh
lên, nhanh lên mà thôi. Trồng cây gì, nuôi con gì? Phương hướng thì đã
có rồi đấy, cần một câu trả lời cho chính xác, ai trả lời được câu hỏi
này thì hãy phát biểu lên đi!
Theo Quê Choa blog
No comments:
Post a Comment