HẠNH NGUYÊN * MĂNG TRE
Măng ngon, đặc sản núi rừng thơm rực hóa chất
Bởi Hạnh Nguyên (tổng hợp) | Vef.vn – ...
Măng chua trắng đẹp nhờ chất tẩy gỉ sắt
Công an tỉnh Tây Ninh vừa phát hiện khoảng 70 tấn măng tươi được tẩy trắng bằng axit oxalic. Đây là loại hóa chất cực độc dùng để "nhả sét" cho sắt, tẩy trắng gỗ và bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Cơ sở bị phát hiện tại ấp Suối Muồng, xã Thái Bình, huyện Châu Thành do ông Nguyễn Văn Lâm làm chủ. Theo cơ quan điều tra, sau khi tẩy trắng bằng hóa chất nói trên, ông Lâm chế biến thành măng chua và đựng trong hũ. Sản phẩm này không có nhãn mác và được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành.
{keywords}
Đây là hóa chất axit oxalic dùng để tẩy trắng măngĐã có khoảng 30 tấn măng ngậm hóa chất độc hại từ cơ sở của ông Lâm được tuồn ra thị trường. Điều đáng nói, số măng tại cơ sở của ông Lâm thu gom từ các nguồn cho đến khi bán là hơn 6 tháng nhưng măng vẫn đẹp và không bị hư.
Măng khô tẩm đầy lưu huỳnh
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã bắt và thu giữ nhiều khối lượng măng khô có chứa hàm lượng lưu huỳnh. Đây là hóa chất độc hại, không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
Hàm lượng lưu huỳnh có trong các sản phẩm măng thu được vượt gấp hàng trăm lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, bằng mắt thường không thể phát hiện được loại măng nào có chất độc.
{keywords} Măng chứa lưu huỳnh rất độc hại cho sức khỏe
Nhiều người bán hàng khẳng định: Không sấy khô, chống ẩm mốc bằng lưu huỳnh thì không thể thành măng có màu vàng tươi, đẹp mắt. Măng tẩm lưu huỳnh chỉ cần gói kín thì yên tâm để cả năm không hỏng.
Hóa chất biến măng thối thành tươi ngon
Để măng tươi có màu vàng, có độ giòn, bảo quản lâu ngày mà không bị mốc, người ta đã sử dụng hóa chất ngâm, tẩy một thời gian rồi mới đưa ra thị trường.
Theo đúng quy trình, măng tươi sau khi thu hoạch sẽ được luộc kỹ qua nhiều lần nước, lửa phải đều và ngâm khoảng 2 ngày thì mới mềm, ngon, ngọt và hết đắng. Để giảm chi phí, nhiều người buôn măng đã sử dụng một loại hóa chất giúp măng ngon, giòn mềm, có thể để hai năm mà không thối. Loại hóa chất này còn có tính năng làm trắng, biến măng thâm đen, cũ mốc thành măng trắng mởn chỉ sau một giờ. Muốn măng càng trắng và mềm thì bỏ nhiều hóa chất hơn.
{keywords}
Măng tươi ngâm hóa chất có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Một số tiểu thương buôn măng tươi cho biết, cách dễ nhất để nhận biết măng ngâm hóa chất là măng có màu trắng nhợt nhạt hoặc vàng sẫm do được ngâm với bột măng. Còn măng tươi tự nhiên thường có màu vàng tươi nhạt, có thể bẻ gãy được, măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng. Măng ngâm hóa chất nhìn đẹp mắt, vị ngọt, ngon và giòn hơn măng tự nhiên.
Phẩm màu công nghiệp chế biến măng le
Vì lợi nhuận, nhiều cửa hàng kinh doanh măng tươi còn dùng cả chất phẩm màu để nhuộm măng có màu vàng hấp dẫn, thậm chí cho thêm đường hóa học để măng ngọt, mềm.
{keywords}
Loại măng không được "ăn" phẩm màu và chất bảo quản trông không đẹp mắt và giá cũng rẻ hơn
Theo chủ một cơ sở sơ chế măng, để chế biến măng le luộc, trước hết phải luộc thật chín rồi ngâm nước lạnh một đêm thì măng sẽ chua tự nhiên. Nhưng làm như thế thường có màu vàng nhạt hoặc hơi nâu, không "bắt mắt" người sử dụng. Vì vậy, các cơ sở sản xuất thường pha thêm phẩm màu công nghiệp rẻ tiền khi ngâm để măng có màu vàng tươi, đẹp mắt.
Chế biến măng tươi "siêu bẩn"
Không chỉ ngâm tẩm hóa chất, phẩm màu độc hại cho măng, một số người bán hàng còn chế biến măng rất mất vệ sinh.
Măng xé nhỏ được đựng trong những chiếc xô... siêu bẩn
{keywords}
Tại một hàng chuyên bán măng thái sẵn đối diện cổng phụ chợ Đồng Xuân, một bà cụ tay thoăn thoắt thái từng củ măng bỏ vào 1 chiếc xô cáu bẩn, nhìn như xô đựng rác. Xung quanh là rác thải, ruồi nhặng bay tứ tung bám đầy xung quanh. Những củ măng này không hề được rửa qua nước cho đỡ bụi bẩn.
Theo cụ bà này, khách hàng thường xuyên đến mua hàng là những quán bán bún, cơm bình dân. Họ ngại thái và xé măng nên thường chọn loại măng làm sẵn, về chỉ việc đổ vào chế biến.*******
__._,_.___
Tuesday, December 31, 2013
ĐỖ NGỌC THẠCH * BÓNG CHỮ CỦA LÊ ĐẠT
ĐỌC LẠI BÓNG CHỮ CỦA LÊ ĐẠT
Đỗ Ngoc Thach
Cuộc đời và Thơ Lê Đạt (1) có thể chia làm ba chặng: chặng một trước “vụ Nhân văn-Giai phẩm”, từ 1955 đến 1958; chặng hai tính từ lúc “gặp nạn” cho đến lúc được “xóa tội” là 30 năm (1958-1988); chặng ba là lúc cuối đời, được tự do hoàn toàn, là 20 năm (1988-2008).
Chặng một, sau vụ phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu năm 1955, Lê Đạt có ý tưởng cách tân thơ ca Việt Nam, thoát khỏi ảnh hưởng của Thơ Mới, bây giờ phải làm sao mà in được một tập thơ, trái với nguyên tắc lúc bấy giờ - nghĩa là không bị kiểm duyệt. Sẽ là một tập tự do sáng tác hoàn toàn, tức là mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm về bài của mình.
Tập thơ mang tên Giai phẩm Mùa xuân xuất bản vào tháng Giêng năm 1956. Hoàng Cầm (2) và Lê Đạt là hai người làm chính đi thu thập sáng tác của mọi người và mang đi in, vì thời gian này Trần Dần (3) cùng Tử Phác (4) đang đi tham gia Cải cách ruộng đất cách Hà Nội 12 cây số. Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần làm xương sống của cả quyển Giai phẩm Mùa Xuân. Ngay sau khi in, ảnh hưởng của GPMX rất ghê gớm, khiến ngay cả các tác giả cũng không thể ngờ được, đi đâu ra đường ở Hà Nội cũng thấy người ta nói đến mấy câu thơ của Trần Dần: Tôi bước đi / không thấy phố / không thấy nhà / Chỉ thấy mưa sa / trên màu cờ đỏ!
Sau Tết năm đó Lê Đạt bị Tuyên Huấn trung ương kiểm điểm 15 ngày, Trần Dần và Tử Phác bị bắt, Giai phẩm Mùa xuân bị tịch thu.
Đến giữa năm 1956, ở Trung Quốc có phát động phong trào Trăm hoa đua nở, việc sáng tác ở Việt Nam vì thế cũng được nới lỏng. Giai phẩm Mùa xuân được tái bản, tiếp đó là xuất bản tiếp Giai phẩm Mùa thu và Giai phẩm Mùa đông.
Tiếp nữa, Nguyễn Hữu Đang (5), người cùng làm với Lê Đạt tại báo Văn nghệ, muốn hợp tác cùng nhóm Giai phẩm mùa thu để ra một tờ báo, tờ Nhân Văn vì thế mà ra đời. Lê Đạt có nói sau khi ra Giai phẩm Mùa xuân đã khá mệt mỏi, lại mới lập gia đình nên ông muốn rút, nhưng phong trào lúc này đã phát triển tương đối mạnh, người gửi tiền về ủng hộ khá nhiều, chỉ Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang sợ quán xuyến không nổi nên mọi người vẫn mời Lê Đạt vào báo, cho dù ông vẫn giữ công tác tại báo Văn nghệ trong thời gian đó. Vì vẫn là đảng viên nên ông không thể đứng ra làm Tổng thư ký của báo Nhân Văn được, Nguyễn Hữu Đang cũng không muốn nhận nên mới đưa ra ý kiến mời cụ Phan Khôi vào vị trí nào, dù thực ra, làm việc chính ở tờ báo vẫn là Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuối năm 1956, báo Nhân Văn bị đình bản sau khi ra được 5 số, nhưng đời sống của các nhân vật vẫn chưa bị ảnh hưởng lắm, Hoàng Cầm khi thành lập Hội nhà văn Việt Nam vào đầu năm 1957 vẫn được bầu vào ban chấp hành và giữ chức phó giám đốc nhà xuất bản của Hội. Lê Đạt chỉ phải chuyển công tác từ báo Văn nghệ sang ban đối ngoại của Hội nhà văn, và bị cho ra khỏi đảng (7-1957) khi đang chuẩn bị phát hành tập thơ Cửa hàng Lê Đạt giữa lúc đấu tranh chống tư sản sục sôi nhất.
Đến đầu năm 1958, sau khi hoạt động của nhóm Nhân văn-Giai phẩm đã chính thức chấm dứt được hơn một năm, thì ở Trung Quốc có vụ đấu tranh gay gắt chống phái hữu khuynh, “Trăm hoa đua nở” chấm dứt. Việt Nam có cử Huy Cận và một người nữa sang quan sát học tập. Khi về ban Tuyên Huấn có tổ chức hai lớp học tập "đấu tranh tư tưởng" tại Thái Hà Ấp. Một lớp dành cho Đảng viên vào tháng 2. Lớp thứ hai được tổ chức vào tháng 3, dành cho tất cả mọi người, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, v.v dự lớp này. Trong một tháng, lớp học này thực chất là cuộc đấu tố những người trong Nhân văn-Giai phẩm.
Đến tháng 8 năm 1958, Lê Đạt chính thức nhận kết quả kỷ luật, bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và cấm xuất bản trong vòng 3 năm. Lê Đạt cùng Trần Dần và Tử Phác về Chí Linh lao động cải tạo, ông được phân công đi chăn bò… Việc đi lao động cải tạo như vậy kéo dài trong vòng 10 năm, đan xen giữa những khoảng thời gian được về nhà và thời gian phải lên trại.
Thơ của Lê Đạt ở chặng một (1955-1958) hầu hết đăng ở báo Nhân văn và các tập Giai phẩm (4 mùa) và nội dung chủ yếu là phê phán cho nên bị kết “tội nói xấu cán bộ” tức nói xấu chế độ mới! Thơ Lê Đạt thời kỳ này được chú ý vì gây sốc về nội dung và mới lạ về hình thức do học theo “thơ leo thang” của nhà thơ Maiakovski (*).
Đỗ Ngoc Thach
Cuộc đời và Thơ Lê Đạt (1) có thể chia làm ba chặng: chặng một trước “vụ Nhân văn-Giai phẩm”, từ 1955 đến 1958; chặng hai tính từ lúc “gặp nạn” cho đến lúc được “xóa tội” là 30 năm (1958-1988); chặng ba là lúc cuối đời, được tự do hoàn toàn, là 20 năm (1988-2008).
Chặng một, sau vụ phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu năm 1955, Lê Đạt có ý tưởng cách tân thơ ca Việt Nam, thoát khỏi ảnh hưởng của Thơ Mới, bây giờ phải làm sao mà in được một tập thơ, trái với nguyên tắc lúc bấy giờ - nghĩa là không bị kiểm duyệt. Sẽ là một tập tự do sáng tác hoàn toàn, tức là mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm về bài của mình.
Tập thơ mang tên Giai phẩm Mùa xuân xuất bản vào tháng Giêng năm 1956. Hoàng Cầm (2) và Lê Đạt là hai người làm chính đi thu thập sáng tác của mọi người và mang đi in, vì thời gian này Trần Dần (3) cùng Tử Phác (4) đang đi tham gia Cải cách ruộng đất cách Hà Nội 12 cây số. Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần làm xương sống của cả quyển Giai phẩm Mùa Xuân. Ngay sau khi in, ảnh hưởng của GPMX rất ghê gớm, khiến ngay cả các tác giả cũng không thể ngờ được, đi đâu ra đường ở Hà Nội cũng thấy người ta nói đến mấy câu thơ của Trần Dần: Tôi bước đi / không thấy phố / không thấy nhà / Chỉ thấy mưa sa / trên màu cờ đỏ!
Sau Tết năm đó Lê Đạt bị Tuyên Huấn trung ương kiểm điểm 15 ngày, Trần Dần và Tử Phác bị bắt, Giai phẩm Mùa xuân bị tịch thu.
Đến giữa năm 1956, ở Trung Quốc có phát động phong trào Trăm hoa đua nở, việc sáng tác ở Việt Nam vì thế cũng được nới lỏng. Giai phẩm Mùa xuân được tái bản, tiếp đó là xuất bản tiếp Giai phẩm Mùa thu và Giai phẩm Mùa đông.
Tiếp nữa, Nguyễn Hữu Đang (5), người cùng làm với Lê Đạt tại báo Văn nghệ, muốn hợp tác cùng nhóm Giai phẩm mùa thu để ra một tờ báo, tờ Nhân Văn vì thế mà ra đời. Lê Đạt có nói sau khi ra Giai phẩm Mùa xuân đã khá mệt mỏi, lại mới lập gia đình nên ông muốn rút, nhưng phong trào lúc này đã phát triển tương đối mạnh, người gửi tiền về ủng hộ khá nhiều, chỉ Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang sợ quán xuyến không nổi nên mọi người vẫn mời Lê Đạt vào báo, cho dù ông vẫn giữ công tác tại báo Văn nghệ trong thời gian đó. Vì vẫn là đảng viên nên ông không thể đứng ra làm Tổng thư ký của báo Nhân Văn được, Nguyễn Hữu Đang cũng không muốn nhận nên mới đưa ra ý kiến mời cụ Phan Khôi vào vị trí nào, dù thực ra, làm việc chính ở tờ báo vẫn là Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuối năm 1956, báo Nhân Văn bị đình bản sau khi ra được 5 số, nhưng đời sống của các nhân vật vẫn chưa bị ảnh hưởng lắm, Hoàng Cầm khi thành lập Hội nhà văn Việt Nam vào đầu năm 1957 vẫn được bầu vào ban chấp hành và giữ chức phó giám đốc nhà xuất bản của Hội. Lê Đạt chỉ phải chuyển công tác từ báo Văn nghệ sang ban đối ngoại của Hội nhà văn, và bị cho ra khỏi đảng (7-1957) khi đang chuẩn bị phát hành tập thơ Cửa hàng Lê Đạt giữa lúc đấu tranh chống tư sản sục sôi nhất.
Đến đầu năm 1958, sau khi hoạt động của nhóm Nhân văn-Giai phẩm đã chính thức chấm dứt được hơn một năm, thì ở Trung Quốc có vụ đấu tranh gay gắt chống phái hữu khuynh, “Trăm hoa đua nở” chấm dứt. Việt Nam có cử Huy Cận và một người nữa sang quan sát học tập. Khi về ban Tuyên Huấn có tổ chức hai lớp học tập "đấu tranh tư tưởng" tại Thái Hà Ấp. Một lớp dành cho Đảng viên vào tháng 2. Lớp thứ hai được tổ chức vào tháng 3, dành cho tất cả mọi người, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, v.v dự lớp này. Trong một tháng, lớp học này thực chất là cuộc đấu tố những người trong Nhân văn-Giai phẩm.
Đến tháng 8 năm 1958, Lê Đạt chính thức nhận kết quả kỷ luật, bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và cấm xuất bản trong vòng 3 năm. Lê Đạt cùng Trần Dần và Tử Phác về Chí Linh lao động cải tạo, ông được phân công đi chăn bò… Việc đi lao động cải tạo như vậy kéo dài trong vòng 10 năm, đan xen giữa những khoảng thời gian được về nhà và thời gian phải lên trại.
Thơ của Lê Đạt ở chặng một (1955-1958) hầu hết đăng ở báo Nhân văn và các tập Giai phẩm (4 mùa) và nội dung chủ yếu là phê phán cho nên bị kết “tội nói xấu cán bộ” tức nói xấu chế độ mới! Thơ Lê Đạt thời kỳ này được chú ý vì gây sốc về nội dung và mới lạ về hình thức do học theo “thơ leo thang” của nhà thơ Maiakovski (*).
Cũng cần nói thêm là Maiakovxki cũng nổi tiếng là
một “nhà thơ phê phán” rất mạnh và ông còn có cả sự phê phán bằng vở
kịch “Con rệp” rất nổi tiếng. Nói về thơ của mình ở chặng một, Lê Đạt đã
nói rõ trong Đường chữ : “… Ngay từ nhỏ tôi đã ôm ấp mộng cách tân thơ
Việt - lẽ dĩ nhiên lúc đó tôi không ý thức được rõ rệt nên cách tân như
thế nào. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà thơ ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất
là nhà thơ Xô-viết Mayakovsky. Tôi thích những hình ảnh quả đấm hết sức
táo bạo cũng như những bài thơ quảng trường mạnh mẽ tham gia trực tiếp
vào quá trình thay đổi xã hội của ông. Ảnh hưởng của Maya rất đậm nét
trong những bài thơ tôi cho in trên Giai phẩm mùa Xuân và báo Nhân Văn
số một. Những hình ảnh sinh sự đã khiến tôi ít nhiều được công nhận như
một nhà thơ cách tân:
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một dãy bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Hay
Người công an đứng ngã tư đường phố
Chỉ huy xe chạy xe dừng
Rất cần cho công việc giao thông
Nhưng đem bục công an máy móc
Đặt giữa tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Theo đúng luật đi đường Nhà nước
Có thể gây rất nhiều chua xót ngoài đời
…Tính cách tân của nó chủ yếu chỉ là thay đổi dấu. Thiên hạ chủ yếu làm thơ ca ngợi (dấu cộng). Tôi chủ yếu làm thơ phê phán (dấu trừ)…Cho đến lúc này, chủ yếu tôi vẫn là một nhà thơ tài tử. “Chơi” thì là tài tử chứ còn gì nữa! Những câu thơ hay của tôi thường là do may mắn mà ra đời chứ ít khi trải qua một quá trình lao động gian khổ nào! Càng may mắn tôi càng thích thú. Từ “chơi” của ông Trứ đã ảnh hưởng lâu dài đến sáng tác của tôi cho mãi đến đại hạn Nhân Văn” (Đường chữ).
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một dãy bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Hay
Người công an đứng ngã tư đường phố
Chỉ huy xe chạy xe dừng
Rất cần cho công việc giao thông
Nhưng đem bục công an máy móc
Đặt giữa tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Theo đúng luật đi đường Nhà nước
Có thể gây rất nhiều chua xót ngoài đời
…Tính cách tân của nó chủ yếu chỉ là thay đổi dấu. Thiên hạ chủ yếu làm thơ ca ngợi (dấu cộng). Tôi chủ yếu làm thơ phê phán (dấu trừ)…Cho đến lúc này, chủ yếu tôi vẫn là một nhà thơ tài tử. “Chơi” thì là tài tử chứ còn gì nữa! Những câu thơ hay của tôi thường là do may mắn mà ra đời chứ ít khi trải qua một quá trình lao động gian khổ nào! Càng may mắn tôi càng thích thú. Từ “chơi” của ông Trứ đã ảnh hưởng lâu dài đến sáng tác của tôi cho mãi đến đại hạn Nhân Văn” (Đường chữ).
Đỗ Lai Thúy trên ngả rẽ tìm lối phê bình mới, đã “hạnh ngộ” ở Lê Đạt
cũng một hành trình đi tìm cho thơ một ngôn ngữ mới. Vì thế, ĐLT coi
Thơ Lê Đạt là một môi trường lý tưởng để thực hành phương pháp phê bình
ngôn ngữ học. Đó chính là “bộ công cụ” mà ĐLT dùng để “khai thác được
những đóng góp mới mẻ của thơ Lê Đạt”. Do coi “thơ Lê Đạt là một ngôn
ngữ”, Lê Đạt là “phu chữ” và bị “sức ám của con chữ” rất mãnh liệt…cho
nên ĐLT đã lao cuộc chơi “ú tim”, “trốn tìm” giữa một rừng chữ, một ngổn
ngang gò đống chữ, kỳ trận chữ… một cách rất thành tâm của một nhà phê
bình ngôn ngữ học.
Song, sự thành tâm cũng như tri thức sâu rộng của nhà phê bình có vẻ như
không “tóm cổ” được “Lão Ngoan đồng” Lê Đạt? Chỉ lấy ví dụ này: Lê Đạt
đang chơi trò Chi chi chành chành với chữ (chơi một mình, trong khi trò
chơi này phải có nhiều người) thì ĐLT lại rất trịnh trọng, quan trọng
hóa trò chơi này của Lê Đạt, coi lời con trẻ trong trò chơi là “Lời
thiêng”: “Lê Đạt có nhiều tuyên ngôn chữ, nhưng đặc hơn cả có lẽ là Chi
Chi Chành Chành.
Mượn lời thiêng con trẻ, nhà thơ sấm truyền thông điệp của mình: Chi chi
chành chành Chữ đanh thổi lửa. Đanh là cái đinh, có thể là một dụng cụ
đánh lửa của người xưa. Đanh cũng là rắn lại, co lại, sắt lại. Chữ đanh
là chữ được cô đặc, nén chặt, hàm xúc. Lửa là năng lượng, sức nóng, sự
tỏa sáng. vật chất càng đặc thì năng lượng càng lớn. Chữ càng đanh thì
hàm nghĩa càng lớn. Và muốn có chữ đanh thì nhà thơ phải khổ công đi tìm
trong đám vật liệu ngôn từ nhật dụng, một thứ "quặng chữ" theo cách nói
của Maia: Cấp kế đi tìm / Ta vẫn đi tìm. Đi tìm là một tư thế thường
trực của nhà thơ, bởi vì trước khi con chữ xuất hiện chưa có nhà thơ,
nhà thơ do những cử tri chữ bầu lên. Tìm ở khắp nơi kể cả bên kia thế
giới: Mai sau ta chết / Ai đó đừng quên / Đưa ta dăm đồng / Để ta ăn
đường / Để ta sang sông / Để ta đi tìm”.(Mã thơ Lê Đạt).
Lê Đạt nghêu ngao hát như trẻ con hát đồng dao và người làm thơ Lê Đạt xếp chữ rất tùy hứng, tùy tiện như trẻ con chuyển dịch đồ vật xung quanh nó như đã nói ở trên mà nhà phê bình lại nghĩ rằng Lê Đạt đang “cấu trúc hóa nó, nghĩa là đặt nó vào những tương quan mới để nó phát nghĩa mới” thì cũng giống như Xuân Diệu đã nói ở đâu đó rằng, rồi đến cứt của Xuân Diệu người ta cũng cho là Thơ! Ví dụ như nhà phê bình mô tả Lê Đạt “cấu trúc hóa” ngôn ngữ trong đời sống tự nhiên thành ngôn ngữ thi ca:
“Đọc Bóng chữ, người ta thấy có nhiều từ mới, có lẽ, của riêng trong tự
vị Lê Đạt. Ông sáng tạo chúng bằng cách ghép những từ mà trong đời sống
tự nhiên chúng chẳng bao giờ có duyên kết hợp với nhau với nhau. Cuộc
hôn phối này sở dĩ đứng được là do ông Q thợ trời biết nhúng chúng vào
một tiểu khí hậu thơ. Nhân tạo thành thiên nhiên, kỹ thuật thành nghệ
thuật. Đó là những từ nai phố, tấm chữ (phiến, cô Tấm), boong phố (Boong
phố nổi chàm nê ông lạ), tim mô: (Mộng anh hương/tim môi anh bói đỏ),
tuổi đèn (Gió ăng ten / Phố mấy tuổi đèn), bát mộ (Hồn có nhà/ hay bát
mộ đi xanh)…
Cũng có khi, để tăng khả năng phát nghĩa của từ, nhà thơ đặt từ B vào
giữa từ A và từ C (theo kiểu A - B - C) để B tham gia vào cả hai mối
quan hệ, nên nó có hai nghĩa khác nhau cùng phát một lúc: - Thu mở mùa
chim mây vỡ tổ; - Nay mùa đông lúa /Ngô bồng bông con. Ở mùa chim thì
chim là thật, ở chim mây thì chim là ẩn dụ. Người ta có thể đọc Thu mở
mùa chim/mây vỡ tổ hoặc Thu mở mùa/chim mây vỡ tổ. Nhưng đọc thơ là đọc
cùng một lúc và toàn khối, nên ta có đồng thời hai nghĩa của chim. Sự
chuyển dịch từ nghĩa này sang nghĩa kia tạo nên hứng thú. Cũng như vậy,
mùa đông và đồng lúa, bồng bông và bông con, rồi bồng… con, như một hình
ảnh thơ”(Mã thơ Lê Đạt).
Trước khi phân tâm học bắt văn học Nghệ Thuật làm “nô lệ tình dục” thì Chủ nghĩa đa đa đã hoành hành với nguyên tắc thẩm mỹ của nó là phi lý, hư vô phản thẩm mỹ bằng Thủ pháp nghệ thuật kỳ lạ, gây bất ngờ: kết hợp những từ ngữ âm thanh vô nghĩa với nhau, chắp nhặt những thứ bắt gặp ngẫu nhiên. Vì thế tác phẩm văn học, nghệ thuật thường hỗn độn, bí hiểm, được tạo ra bởi những ngẫu hứng bất ngờ. Đa đa có nghĩa đen là con ngựa gỗ của trẻ con và nghĩa bóng là lời nói bi bô không mạch lạc của trẻ thơ. Và điều đó ta còn thấy trong không ít tác phẩm văn học, nhất là thơ, cho đến tận hôm nay.
Bóng chữ của Lê Đạt có khá nhiều những âm thanh vô nghĩa của trẻ con
phát ra khi thực hiện trò chơi, có thể gọi đó là tạp âm trong thơ Lê
Đạt, đó là những âm thanh ông đã nhặt từ cõi vô thức về, nhưng thấy nó
ngộ nghĩnh nên để chơi cho vui tai! Song ĐLT lại nhìn vấn đề rất nghiêm
túc, coi đó là “sự dùng từ một cách đặc biệt ("nhịu nói") trong một cú
pháp - đặc biệt ("ngọng nói") để tìm cách phát nghĩa mới, một không gian
thẩm mỹ cho thơ” và còn nói:
“ Phong cách ngôn ngữ thơ Lê Đạt, theo cách hiểu hiện hành, là một
phong cách không thuần nhất, "hầm bà làng". Trước hết, đó là sự trở về
với những nguyên âm. Bóng chữ sử dụng rất nhiều nguyên âm. Có điều, do
đặc điểm của tiếng Việt, các nguyên âm ấy đều mang nghĩa, mà phần nhiều
đều là một từ: O (Ngò trắng ổ hoa vườn trứng cuốc / Tù và ngà ai ọ nghé
đồng tranh; Đèn mơ ngơ/ Xuân ớ/ Ngã từ ờ…), (Gió ú đầu ga / Mưa òa thiên
hà), e (Chỉ bóng anh / ò e / xe Văn Điển), u (Ngõ trắng bời bời mây nổi
/ U ú thiên hà / tàu nhả khói ngã ba; Tim ù ù / gió ú / một nguyên
âm…).
Nguyên âm, có lẽ, là những tiếng đầu tiên của con người chuyển từ "ngôn
ngữ" không phân tiết của loài vật sang ngôn ngữ phân tiết của người. Sự
ú ớ của họ mang nặng bao tình cảm, kinh nghiệm của thời tiền sử. Việc
Lê Đạt sử dụng nhiều nguyên âm u (u là mẹ, u là đất, đất mẹ) như một
tiếng mời gọi trở về với cội nguồn nguyên thủy, cội nguồn vô thức” (Hội
Luận Văn Học · Đỗ Lai Thúy: Mã thơ Lê Đạt).
*
Nói về “Quan niệm của Freud về vai trò của nghệ thuật trong đời sống”, GS Hoàng Ngọc Hiến có ý kiến rất xác đáng: “Chủ nghĩa Freud đã thu hẹp và hạ thấp đến cùng cực vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội. Chức năng nhận thức và chức năng giáo dục hoàn toàn bị loại trừ: chức năng truyền cảm thẩm mỹ chỉ được xem như là một phương tiện hỗ trợ (theo Freud, khoái cảm thẩm mỹ chỉ là ngưỡng cửa đi đến khoái cảm thỏa mãn những bản năng vô thức và đây mới là lợi ích đích thực của nghệ thuật).
*
Nói về “Quan niệm của Freud về vai trò của nghệ thuật trong đời sống”, GS Hoàng Ngọc Hiến có ý kiến rất xác đáng: “Chủ nghĩa Freud đã thu hẹp và hạ thấp đến cùng cực vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội. Chức năng nhận thức và chức năng giáo dục hoàn toàn bị loại trừ: chức năng truyền cảm thẩm mỹ chỉ được xem như là một phương tiện hỗ trợ (theo Freud, khoái cảm thẩm mỹ chỉ là ngưỡng cửa đi đến khoái cảm thỏa mãn những bản năng vô thức và đây mới là lợi ích đích thực của nghệ thuật).
Freud gán cho nghệ thuật vai trò đường kênh (canal) xả hơi cho những ham muốn vô thức của con người. Xuất phát từ quan niệm sáng tác nghệ thuật là sự chạy trốn khỏi thực tế đi vào thế giới ảo tưởng, Freud hoàn toàn phủ định chức năng nhận thức của nghệ thuật. Khoái cảm thẩm mỹ chỉ là tiền đề cho một khoái cảm khác sâu sắc hơn: đó là sự thỏa mãn những ham mê và bản năng nằm tận đấy sâu của tâm thần, trong đó ham mê “mặc cảm Odip” là chủ yếu.
Như vậy, tác phẩm nghệ thuật nào thì cuối cùng cũng có công dụng làm dịu
đi áp lực của những ham mê “mặc cảm Odip” đối với ý thức con người,
sống với tác phẩm nghệ thuật, con người có thể thỏa mãn những ham mê tội
lỗi của mình mà không sợ xấu hổ, không sợ bị chê trách. Nghệ sĩ bằng
những “kỹ thuật đặc biệt”giúp cho người thích thú với những dục vọng
loạn luân một cách thoải mái, không vương vấn những ấn tượng khó chịu”.
Vì như đã nói trên, sau 4 năm vùi đầu đọc sách trong Thư Viện, Lê Đạt đã gặp Freud khi ông đọc cuốn Đời tôi và tâm phân học. Việc Lê Đạt trở thành tín đồ của Freud là tất yếu và cũng tất yếu xảy ra hai cực sau đối với thơ của Lê Đạt: 1/những người thương cảm ông thì sẽ ca ngợi bất chấp mọi lý lẽ, và 2/những “kẻ thù” của ông thì sẽ tiếp tục “đánh” cho ông “chết hẳn” mới chịu!
Vì thế muốn làm nhà Phê bình văn học công tâm thì cũng giống như:
“Người làm thơ hoạt động ở những vùng biên ngôn ngữ rất giống một người
điên. Cái khác biệt giữa họ nằm ở chỗ người điên thì vượt biên đi thẳng
tới cõi vô thức hoàn toàn của đêm tối mù mịt và ở lại đó, còn người làm
thơ thì loạng choạng bước một vài bước sang cõi vô thức thì ngừng lại và
biết đằng sau quay, trở về với cõi ngày của ý thức sau khi ðã lượm dăm
mảng đêm của vô thức để mở rộng địa giới của chơi chữ. Làm thơ không chỉ
đòi hỏi sự buông lỏng mà còn một cảnh giới thượng thừa”. Rõ ràng là Nhà
Phê bình văn học khi đối điện với Thơ Lê Đạt phải là người đạt tới cảnh
giới thượng thừa!...
Những bài thơ trích trong Bóng chữ dưới đây của Lê Đạt theo tôi là những bài hay nhất, thể hiện rõ phong cách thơ Lê Đạt nhất:
Chùm thơ MIMƠZA (trích)
Mấy người biết Mimơza là tên khác của
Ngỏ lời của Bóng chữ
Mimơza
em vẫn đây
mà em ở đâu
Những bài thơ trích trong Bóng chữ dưới đây của Lê Đạt theo tôi là những bài hay nhất, thể hiện rõ phong cách thơ Lê Đạt nhất:
Chùm thơ MIMƠZA (trích)
Mấy người biết Mimơza là tên khác của
Ngỏ lời của Bóng chữ
Mimơza
em vẫn đây
mà em ở đâu
1. HOA TUYLIP
Tình để nhỡ sểnh mùa chim én
Tuylip xưa hoa nhắc hẹn má au tình
2. QUAN HỌ
Tóc bạc tầm xanh qua cầu với gió
Đùi bãi ngô non ngo ngó sông đầy
Cây gạo già lơi tình lên hiệu đỏ
La lả cành
cởi thắm
để hoa bay
Em về nói làm sao với mẹ…
3. DẦM MƯA
Ô che cùng khung xuân cụp lại
Đầu trần tình tóc dại dầm mưa
Bóng chữ
Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu
bóng chữ động chân cầu
Át cơ
Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ
Nhà số lẻ
phố trò chơi bỏ dở
Mộng anh hường
tim môi em bói đỏ
Giàn trầu già
khua
những át cơ rơi…
___________________________________________
Chú thích: (1) Lê Đạt (1929 - 2008): Ông là một trong những nhân vật trụ cột của Nhân văn-Giai phẩm. Tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10-9-1929 tại Yên Bái Ông tham gia cách mạng ngay sau 8-1945. Trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung Ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Sau năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh.
Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ
Nhà số lẻ
phố trò chơi bỏ dở
Mộng anh hường
tim môi em bói đỏ
Giàn trầu già
khua
những át cơ rơi…
___________________________________________
Chú thích: (1) Lê Đạt (1929 - 2008): Ông là một trong những nhân vật trụ cột của Nhân văn-Giai phẩm. Tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10-9-1929 tại Yên Bái Ông tham gia cách mạng ngay sau 8-1945. Trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung Ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Sau năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh.
Khi Nhân văn-Giai phẩm bùng nổ, với bài thơ "Ông bình vôi" đăng trên báo
Nhân Văn, ông bị lên án "phản động" và mất chức. Năm 1957, ông bị
chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam, sau đó bị đưa
ra khỏi Đảng khi đang chuẩn bị cho phát hành tập thơ Cửa hàng Lê Đạt
giữa lúc đấu tranh chống tư sản sục sôi nhất vì bị cho rằng tập thơ tiếp
tay cho tư sản. Đến tháng 8 năm 1958, ông chính thức nhận kết quả kỷ
luật, bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và cấm xuất bản trong vòng 3 năm, ông
cùng Trần Dần và Tử Phác về Chí Linh lao động cải tạo, ông được phân
công đi chăn bò… Việc đi lao động cải tạo như vậy kéo dài trong vòng 10
năm. Năm 1988, Lê Đạt được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và
quyền xuất bản. Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của NV-GP là Trần
Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn
học nghệ thuật.
Tác phẩm chính: 36 Bài Thơ Tình (chung với Dương Tường, 1990); Thơ Lê Đạt - Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991); Bóng chữ (Thơ -1994); Ngó lời (Thơ - 1997); Đối Thoại Với Đời Và Thơ (NXB Trẻ, 2008); U 75 Từ Tình (thơ và đoản ngôn, NXB Phụ Nữ, 2008); Đường Chữ (tiểu luận, NXB Hội Nhà Văn, 2009).
(2) Hoàng Cầm (1922-2010): tên thật là Bùi Tằng Việt, quê xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang . Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Đầu năm 1955, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói thuộc đoàn văn công quân đội. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi. Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống… Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.
(3) Trần Dần: Xin xem phần viết về Trần DầnPHÊ BÌNH VĂN HỌC: TỨ BỀ THỌ ĐỊCH - ĐỖ NGỌC THẠCH .
(4) Tử Phác (1923-1982) tức Nguyễn Anh Chấn tên thật là Nguyễn Văn Kim là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Là tác giả bài "Tiếng Hát Quay Tơ" nổi tiếng (1948). Ông là một trong những nhân vật trụ cột của Nhân văn-Giai phẩm.Tử Phác nhà ở phố Hàng Giấy, khu chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Thời niên thiếu ông thường viết nhạc cùng Lương Hàm Châu (cháu của cụ Lương Văn Can trong Đông Kinh Nghĩa Thục). Tử Phác tham gia CM từ 1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản và phụ trách tờ báo Thủ đô của khu II. Năm 1949, được vào Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu 3. Năm 1950, Tử Phác là Trưởng Phòng Văn Nghệ thuộc Tổng Cục Chính Trị. Năm 1952, ông là Tổng Phụ Trách Văn Công Quân Đội.
Từ năm 1957-1958 Tử Phác là Thư Ký Tòa Soạn của báo Nhân Văn.Từ 1959-1960, sau khi vụ Nhân Văn Giai Phẩm bị đánh dẹp, ông bị đưa đi cải tạo tại Hòa Bình. Sau khi lao động cải tạo về, Tử Phác không tìm được một việc làm nào. "Không có sinh kế, vợ con nheo nhóc, sống vất vưởng nhờ tiền trợ giúp của gia đình nội ngoại ở Pháp, đồ đạc trong nhà bán dần dần đến cả chiếc dương cầm, cái hương án... ". Năm 1982, Tử Phác mất trong cảnh cô đơn, nghèo đói, đau đớn vì bệnh ung thư.
(5) Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) là một nhà báo, một trong những người sáng lập nên Hội truyền Bá Quốc ngữ, là thứ trưởng Bộ Thanh Niên và là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân ngày 2-9-1945.
Từ năm 1954-1958 ông làm biên tập cho báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn VN. Cuối 1956, ông làm biên tập báo Nhân Văn và cộng tác với Giai Phẩm. Tháng 4 năm 1958, ông bị bắt. Cùng với nhiều văn nghệ sĩ, trí thức tham gia phong trào Nhân văn-Giai phẩm, ông bị coi là kẻ "phản Đảng", "đầu cơ cách mạng".
Tại phiên tòa xét xử kín ông cùng bà Lưu Thị Yên - bút hiệu Thụy An (5*)
ngày 21 tháng 1 năm 1960, ông bị kết án 15 năm tù vì tội "phá hoại
chính trị", "làm gián điệp" và bị đưa lên giam giữ tại Hà Giang. Sau khi
ra tù vào năm 1973 (có tài liệu nói năm 1974), ông bị quản thúc tại quê
nhà Thái Bình. Suốt thời gian trong tù ông bị cách biệt với thế giới
bên ngoài và không hề biết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.
Năm 1986, sau Đại hội Đảng VI, ông bắt đầu được minh oan và phục hồi
danh dự và được coi là "lão thành cách mạng". Từ 1990, ông được hưởng
lương hưu trí. Từ 1993, ông về sống ở Hà Nội, được cấp một căn hộ tại
khu nhà B tập thể Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
(5*) Thụy An tên thật là Lưu Thị Yến (1916-1989), là một nhà văn và là người phụ nữ duy nhất bị kết án tù, rồi tự chọc mù một mắt của mình, do bị tố cáo là gián điệp, phản động trong vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm
(5*1). Thụy An sinh tại Hà Nội, quê gốc ở làng Hòa Xá, quận Vân Đình,
tỉnh Hà Đông. Năm 13 tuổi, bà đã có thơ đăng trên báo Nam Phong (1929)
và 3 năm sau, lại nhận được giải thưởng văn chương của Triều đình nhà
Nguyễn. Thụy An đã từng làm chủ nhiệm những tờ Đàn Bà Mới (Sài Gòn), Phụ
Nữ Tân Văn (Sài Gòn), Đàn Bà (Hà Nội), đã từng là quyền giám đốc Việt
Tấn Xã và phóng viên chiến trường. Năm 1973, Lưu Thị Yến được thả trong
diện "Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris". Vào thành phố Hồ Chí
Minh, bà quy y ở Chùa Quảng Hương Già Lam năm 1987 và mất năm 1989, tại
nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ.
Về mặt sáng tác, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cho biết:“Tác giả Thụy An vốn là một nhà thơ. Tôi đã đọc thơ của Thụy An trong Phụ Nữ Tân Văn, trong Đàn bà mới và trong tuần báo Đàn bà”(5*2). Đánh giá về tiểu thuyết Một linh hồn của Thụy An, Vũ Ngọc Phan viết:“… Một linh hồn cũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất sắc của phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay: tác giả đã giàu tưởng tượng, truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn” (Nhà văn hiện đại, NXB Sống mới, Sài Gòn, 1960, tr.1202-1208).
(5*1) Lê Ðạt nói về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, bài phỏng vấn nhà văn Lê Đạt do tác giả Thụy Khuê thực hiện trên đài RFI: “Tôi nhắc lại một lần nữa là chị Thụy An chưa bao giờ ở trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Nhưng chị Thụy An rất thân với anh em trong Nhân Văn Giai Phẩm và đặc biệt là thân với tôi. Người ta buộc tội chị Thụy An, người ta cứ buộc tội mập mờ thế thôi, nhưng tội chính của chị Thụy An là thế này: Là gián điệp cài lại để lũng đoạn nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng cho đến khi tôi biết thì tôi cũng chẳng thấy chị ấy viết bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế mà chị ấy đối với tôi thì lại rất quý, chị ấy luôn luôn mua đồ đạc cho tôi, cho vợ con tôi, và tôi cũng chẳng thấy chị ấy bàn với tôi về việc viết một bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế cho nên việc ấy tôi cho cũng là một cái oan rất lớn.
Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại vì thế này: Nếu là gián điệp thì phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa có chứng cớ thì làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. Thì cứ cho tôi là người mù mờ đi, tôi bị chị mua chuộc đi. Tôi nhớ lại tất cả cuộc đời của tôi, thì chị ấy chưa mua chuộc tôi lần nào cả. Và chị ấy chỉ giúp đỡ tôi rất nhiều. Cho nên đến bây giờ tôi thấy là:
Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại vì chúng tôi đã
được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi gì cả. Mà một trong
những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Thì như các bạn đã biết,
tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được
tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những dòng này, tôi vẫn
khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An
một cách chính thức.
Không có thì riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ.
Còn về chị Thụy An, tôi phải nói thế này: Chị Thụy An là một người rất
giỏi. Chị ấy là một trong những cây bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Mà
theo tôi, chị Thụy An nói kín hở cho tôi biết, thì chị ấy đã từng tham
gia kháng chiến! Việc liên lạc với kháng chiến trong thời ấy thì mình
mất mối là chuyện bình thường, mà mất mối thì mình không thể chứng minh
được. Bây giờ cũng đã lâu rồi, đã gần 50 năm rồi.
Tôi thấy chúng ta có thể mở những kho tài liệu ra để buộc tội hoặc minh
oan cho một người cho rõ ràng và khi mình đặt rõ ràng về phận vị rồi thì
mình phải trả lại danh dự cho người ta. Và lúc đó chúng ta hãy bàn đến
vấn đề chị Thụy An đóng góp gì trong cái phong trào thời ấy. Lúc đó
chúng ta có đủ bình tĩnh hơn để bàn về vấn đề này. Riêng tôi thì không
bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi cả”.
(5*2) Hiện chưa sưu tầm được bất kỳ bài thơ nào của Thụy An. Trong bài viết của Thái Kế Toại có đoạn về Thụy An như sau: “Thụy An cũng ra tù từ 1973, an trí tại quê làng Hòa Xá Hà Tây, sau chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh sống với con cháu. Có nguồn nói rằng trong thời gian ở tù bà có làm được một số bài thơ nhưng chưa thấy công bố. Con trai của bà là Bùi Thụy Băng ở Ca Na Đa đã công bố cuốn hồi ký về bà. Bà đã mất năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nói thêm về Thụy An: Bà đã có mặt trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan xứng đáng với tư cách là một nhà văn nữ viết tiểu thuyết. Bà còn là một nhà báo có năng lực, dũng cảm đấu tranh cho nữ quyền, từng là Chủ nhiệm báo Đàn bà mới, Quyền Tổng Giám đốc Việt tấn xã, là hội viên HNVVN khóa I 1957”. ( VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM TỪ GÓC NHÌN CỦA ĐẠI TÁ CÔNG AN (bài chuẩn) đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 12:36 chiều ngày 20/09/2010.)
(6) Trần Đĩnh (sinh năm1920) biết ba thứ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc. Từ cuối 1948 đến 1979, là phóng viên báo Nhân Dân, nhiều năm là Phó ban Văn hóa-Văn nghệ báo ND. Cuốn hồi ký Bất khuất của nhà cách mạng Nguyễn Đức Thuận do Trần Đĩnh chấp bút. Trần Đĩnh đã dịch nhiều đầu sách văn học nước ngoài ra tiếng Việt, tiêu biểu như: Linh Sơn (Cao Hành Kiện, NXB Phụ nữ, 2002), Những con chim hồng hộc (Trương Nhung, NXB PN, 2005), Rebecca (Daphne Du Maurier, NXB PN), Nụ hôn của ngọn gió đêm (Janelle Taylor, NXB PN, 2006), Ngầm (Haruki Murakami, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009), Cô gái có hình xăm rồng (NXB PN, 2010)…Theo Lê Đạt thì “Trần Đĩnh là nhà báo lâu năm, quen tôi từ hồi “Sự thật” ở trên rừng. Anh nổi tiếng về những tập hồi ký cách mạng, ghi lại theo lời kể… Trần Đĩnh đã tốt nghiệp khoa Ngữ văn tại trường Đại học Bắc Kinh nổi tiếng. Đĩnh rất lọc lõi thơ Đường. Ngoài ra anh còn có một vốn kiến thức quảng bác về thơ thế giới”.
(7) Đặng Tiến: sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, TP. Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa - 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin (Đà Lạt). Từ 1966, sang Berne (Thụy Sĩ) làm ngoại giao. Từ 1968, về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn 4 ngày (18 giờ)/tuần cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km) - nơi sống đến nay. Cùng với GS Tạ Trọng Hiệp, lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005, với 4 giờ/1 tuần. Tác phẩm: Thơ - Thi pháp và chân dung (NXB Phụ nữ ) của Đặng Tiến là cuốn sách phê bình văn học đầu tiên của một người VN sống tại nước ngoài, in ở trong nước. xem: Dang Tien: Bóng chữ của Lê Đạt
(8) Thụy Khuê: Tên thật là Vũ Thị Tuệ. Sinh năm1944 tại Nam Ðịnh. Viết tiểu luận văn học từ 1985. Ðã in bài trên các báo Tự Do (Pháp & Bỉ), Văn Học (Hoa Kỳ), Thông Luận (Pháp), Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ), Ngươì Việt (Hoa Kỳ), Diễn Ðàn (Pháp), Hợp Lưu (Hoa Kỳ), Phụ Nữ Diễn Ðàn (Hoa Kỳ). Cộng tác với đài RFI (Radio France Internationale ) trong chương trình Văn Học Nghệ thuật từ 1990.
Tác phẩm đã in : Cấu Trúc Thơ (1995, Văn Nghệ, California); Sóng Từ Trường (1998, Văn Nghệ, California ); Sóng Từ Trường II (2002, Văn Nghệ, California); Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp (2002, Văn Nghệ, California).
(*) Maiacôpxki (1893-1930): nhà thơ, nhà viết kịch Nga. Ông sinh ngày 19-7-1893. Ông học họa và có thơ xuất bản từ 1912. Những sáng tác đầu tiên mang tính chất dân chủ. Tác phẩm của ông gắn liền với con đường Cách mạng vô sản, với nước Nga Xô-viết. Đó là "Hành khúc", "Những cửa sổ Rôxta", thơ "Tôi yêu", "Về điều này", trường ca "Lê-nin", trường ca "Tốt lắm"; tập văn xuôi "Tôi khám phá ra nước Mỹ", kịch "Con rệp", tập luận văn "Làm thơ như thế nào", v.v... Thơ của Maia nổi tiếng thế giới và có ảnh hưởng đến văn học thế giới xã hội chủ nghĩa: nhiều đề tài và hình thức mới; một sự tổng hợp thiên tài của nghệ thuật và nhu cầu phục vụ xã hội. Tác phẩm của ông được dịch ra 58 thứ tiếng của các dân tộc ở Liên Xô cũ và 39 tiếng nước ngoài…
(**) Sigmund Freud (1856-1939): tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud, nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Lúc thuyết Phân tâm học(**1) mới ra đời, thì cả nó lẫn tác giả của nó đều không được ủng hộ. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết về phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20
(**2). Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh:
Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có
mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình
liên tưởng. Phân tâm học chia bản năng con người ra làm ba phần: cái ấy
(es), cái tôi (ich) và cái siêu tôi (uberich). Trong đó nói rõ con
nguời luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục và mọi hoạt động của con
người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó. Phần cống hiến quan
trọng trong học thuyết phân tâm của Freud là quan điểm về cấu trúc nhân
cách con người. Ông đã vạch ra hướng nghiên cứu mới về nhân cách trong
cách nhìn mới với sự xuất hiện vai trò của vô thức.
(**1) Quá trình hình thành phân tâm học:Trước khi là nhà phân tâm học Freud là nhà nghiên cứu nguồn gốc và trị liệu các rối nhiễu tâm lý. Chính trong lĩnh vực này ông đã học tập được ở nhiều bậc tiền bối. Sự phát triển, tiến bộ trong các cách nhìn nhận và chữa bệnh cho những người bị rối nhiễu tinh thần. Có nhiều nhà tâm thần học đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp chữa trị cho họ như Benjamin Ras(1745-1813).Ông cho rằng nghiên cứu của những hành vi phi lư là do thừa hoặc thiếu máu. Suốt thế kỉ XIX trong lĩnh vực tâm thần luôn có sự đấu tranh giữa hai trường phái: phái thực thể và phái tâm lý, phân tâm học xuất hiện như là sự phản ứng chống lại khuynh hướng thực thể.
Franz Anton Mesme là người đầu tiên sử dụng thôi miên để chữa bệnh. Phương pháp này dần được thừa nhận, sử dụng phổ biến. Khái niệm thanh trừ đã xuất hiện trong các tác phẩm của Freud, ông đã có những nghiên cứu về nguyên nhân tâm lý của các bệnh tâm thần và sử dụng phương pháp thôi miên trong việc phân tích, điều trị các chứng bệnh.
Năm 1882-1885 Freud làm việc tại Viện đa khoa Viên, đi sâu về phần não
và bệnh lý học thần kinh. Tại đây ông làm quen với Breuer vừa là người
thầy vừa là người bạn tri kỉ. 10/1885 Freud qua Pari, tại đây ông được
làm việc với Charcot (nhà thần kinh học nổi tiếng), Freud đã tích cực sử
dụng phương pháp thôi miên và thanh trừ. Nhưng sau đó ông đưa ra môt kĩ
thuật trị liệu mới: phương pháp liên tưởng tự do. Năm 1885 Freud cùng
với Breuer xuất bản cuốn “Nghiên cứu về Hysteri”. Đây được coi là khởi
đầu chính thức của phân tâm học . Năm 1896 Freud đọc báo cáo tại Hội tâm
thần và thần kinh học Viên về hiệu quả tiến hành các buổi chữa bệnh rối
nhiễu tâm lý bằng liên tưởng tự do.
Năm 1900 cho ra đời cuốn “Giải nghĩa giấc mơ” một tác phẩm chính và đánh dấu sự thành công của ông. Bác sỹ Freud tuyên bố rằng mình đã khám phá ra cánh cửa dẫn vào thế giới vô thức.Với tác phẩm Giải Nghĩa Giấc Mơ, đã mở ra một cánh cửa cho độc giả nhìn vào cái tôi bí ẩn. Trong tác phẩm mang tính cách mạng này, Freud cho rằng mục đích của Giấc mơ là thông qua thế giới tưởng tượng huyền ảo thỏa mãn những ham muốn vốn không được xã hội chấp nhận. Quy tắc logic của thế giới khi Thức không còn được áp dụng trong vương quốc Giấc Ngủ - nơi chúng ta có thể tự do trải nghiệm những khám phá bất ngờ.
Giai đoạn 1990-1910 vị thế chuyên môn của Freud được cũng cố một cách nhanh chóng. 1905 xuất bản cuốn “Ba tiểu luận về học thuyết tính dục”. Những năm sau đó Freud đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm: Dẫn luận phân tâm học (1910), Totem và cấm kỵ (1913), Nguyên tắc siêu việt và khoái lạc(1920), Tự ngã và bản ngã (1923)…1902 ông cùng A.Adler thành lập Hội các nhà phân tâm học. Năm 1908, Chi hội phân tâm học quốc tế ra đời ở Viên, 1910 thành lập Hội phân tâm quốc tế, 1918 thành lập nhà xuất bản phân tâm học và năm 1924 công bố những tập đầu của Toàn Tập Freud. Năm 1923 Freud bị ung thư vòm họng, hơn 16 năm bị dày vò bệnh tật. 23/9/1939 ông mất tại London.
Quan điểm của Freud chịu ảnh hưởng lớn của đời sống tinh thần trong thời đại mà ông đang sống, đó là thái độ của xã hội đối với vấn đề tình dục. Một xã hội mà tôn giáo và pháp luật đã mất đi sức mạnh, lấy cái tôi làm trung tâm, khuynh hướng vô chính phủ của con người không được kiểm soát, hướng dẫn. Ở thời đại này chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ chống đè nén tính dục trong xã hội khổ hạnh, có hàng loạt nghiên cứu về bệnh tính dục, tính dục trẻ em và ảnh hưởng của những dồn nén ham muốn tính dục đến sức khỏe tinh thần, thể chất.
Năm 1897 Abber Moll đã viết cuốn sách về vấn đề tính dục ở trẻ em và ham
muốn của trẻ đối với cha mẹ khác giới của mình. Nhà tâm lý học người
Pháp đã xuất bản công trình nghiên cứu về lệch lạc tính dục, trong công
trình này ông đưa ra thuật ngữ “Libido”. Dấu ấn đời sống thơ ấu đã ảnh
hưởng rất lớn đến quan điểm của Freud, góp phần vào việc hình thành
phương pháp lý luận trong phân tâm học. Những tổn thương từ tuổi thơ đã
tạo ra các ám ảnh vô thức. Freud còn chịu ảnh hưởng từ rất nhiều của các
khuynh hướng đa dạng phong phú từ lí luận và thực tiễn. Nhưng cái công
lớn nhất của ông là đã biết liên kết các ý tưởng rời rạc thành một hệ
thống lí luận hoàn chỉnh. (**2) Chủ nghĩa Freud và văn học nghệ thuật:
xem nghệ thuật như là kết quả của sự thăng hoa (sublimation) của những
ám ảnh vô thức của con người.
Chủ nghĩa Freud xem xét quá trình sáng tác nghệ thuật qua sự điều tiết
“nguyên tắc thỏa mãn” và “nguyên tắc thực tại” (hai nguyên tắc hoạt động
cơ bản của tâm lí con người. Theo Chủ nghĩa Freud , bản chất của sáng
tác nghệ thuật đồng thời là cơ chế của quá trình sáng tác là chạy trốn
thực tại vào thế giới tưởng tượng, phiên dịch những ham muốn vô thức
thành các hình tượng nghệ thuật mà xã hội có thể chấp nhận, thái độ trò
chơi đối với đời sống như là sự “hiện thực hóa” những ham muốn không
được thỏa mãn vốn có nguồn gốc từ thới ấu thơ và gắn với những trải
nghiệm tình dục nhằm thỏa mãn những ám ảnh bản năng.
Chủ nghĩa Freud coi khoái cảm thẩm mỹ như là sự giải thoát con người
khỏi những căng thẳng tâm thần. Ý nghĩa và nội dung tác phẩm NT gắn với
các “mã” thể hiện các ám ảnh và vô thức của nghệ sĩ. Chủ nghĩa Freud đã
đề xuất được một số hướng mới trong việc khảo sát hoạt động sáng tạo NT
và các tác phẩm NT từ giác độ tâm lý học. Song nó cũng chứa đựng sự sai
lầm cực đoan khi coi nghệ sĩ như một con bệnh thần kinh tiềm năng đang
chống lại sự điên loạn của mình bằng cách xây dựng tác phẩm Nghệ thuật.
C.G. Jung (1875-1961), nhà tâm lý học và triết học Thụy Sĩ, người phát triển Phân tâm học, tìm ngọn nguồn cơ chế sáng tạo Nghệ thuật ở “vô thức tập thể”, ở những mẫu gốc (archetype). Trong quan niệm của Jung, nhà phân tâm học Thụy Sĩ, ở người nghệ sĩ điều chủ yếu không phải là cá tính, cái khách quan ở ngoài cá nhân mới là nhân tố quan trọng.
Chính nhân tố này quyết định ngọn nguồn và mục đích của sự sáng tạo nghệ
thuật. Nhân tố khách quan và ở bên ngoài cá nhân trong lý thuyết của
Jung về sáng tạo nghệ thuật là gì? Nó là “cái vô thức tập thể”, sản phẩm
của “kinh nghiệm” một giống loài nhất định và được lưu truyền từ thế hế
này sang thế hệ khác. Trong tâm hồn của người nghệ sĩ, Jung phân biệt
hai lớp. Lớp trên tạo thành những đặc điểm cá nhân của họ, còn lớp dưới
là lĩnh vực của “những chiều sâu phi thời gian”, là lĩnh vực của “vô
thức tập thể”. Từ sự phân biệt này, Jung xác lập hai loại sáng tác: sáng
tác tâm lý và sáng tác linh giác.
Loại sáng tác thứ nhất dựa vào sự phản ánh tự giác cuộc sống thông qua
kinh nghiệm cá nhân của nghệ sĩ. Loại sáng tác thứ hai biểu hiện kinh
nghiệm của vô thức tập thể và ở ngoài kinh nghiệm cảm giác và ý thức của
người nghệ sĩ. Nó thực hiện thông qua sự linh cảm trực giác. “Vô thức
tập thể”, theo Jung, có “tính chung cho mọi người, và có thể là chung
cho mọi động vật”. Đây là bản chất đích thực của sự sống. Ngoài những
biểu tượng chung cho mọi sinh vật, trong “vô thức tập thể” được lắng
đọng lại ký ức của toàn nhân loại - những phản ứng phổ biến đối với
những biến đổi vật lý, sinh lý và tâm lý. Kinh nghiệm này được giữ lại
trong những siêu tượng (arehetype), đây là hệ thống các tâm thế quyết
định cuộc sống ý thức của ta mà ta không nhận thấy (càng không nhận thấy
thì càng có hiệu quả).
Những siêu tượng không tham gia vào ý thức nhưng được biểu tượng trong ý
thức bởi những hình ảnh có sức mạnh cảm xúc to lớn. “Vô thức tập thể”
mang trong nó “toàn bộ di sản tinh thần của sự tiến hóa”, tất cả những
tư tưởng có giá trị của con người đều có liên hệ với những siêu tượng,
dường như chúng vọt lên từ ý thức và bất thần đột nhập vào ý thức. Trong
sáng tác của văn nghệ sĩ cái vô thức biểu hiện mạnh mẽ hơn cả và theo
Jung, giá trị của những tác phẩm nghệ thuật trước hết gắn liền với năng
lực biểu hiện nội dung của những siêu tượng. Jung có cách hiểu riêng của
ông về những tượng trưng trong nghệ thuật và tôn giáo. Những tượng
trưng biểu hiện nội dung siêu tượng là những hình tượng đặc biệt. Chúng
ám gợi điều gì đó ở ngoài giới hạn của bản thân hình tượng, ám gợi ý
nghĩa bí ẩn hòa vào hình tượng nhưng không đồng nhất với nó. Hình tượng
vật thể và nghĩa bí ẩn - đó là hai cực của tượng trưng. Khác với những
hình tượng thông thường, những tượng trưng bộc lộ ý nghĩa chiều sâu.
(***) Roland Barthes (1915-1980) : Nhà văn, nhà phê bình và lý luận văn học Pháp. Barthes đã từng làm quản thủ thư viện tại Viện Pháp Học ở Bucarest (1948), công tác ở Văn Hóa Vụ của Bộ Ngoại Giao (1950-1952), nghiên cứu xã hội học tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia (1955), nhưng chủ yếu vẫn là dạy học (1949-1951: Đại Học Alexandrie Ai Cập; 1962: École Pratique des Hautes Études Paris; 1969-1970, Đại Học Rabat Maroc).
(***) Roland Barthes (1915-1980) : Nhà văn, nhà phê bình và lý luận văn học Pháp. Barthes đã từng làm quản thủ thư viện tại Viện Pháp Học ở Bucarest (1948), công tác ở Văn Hóa Vụ của Bộ Ngoại Giao (1950-1952), nghiên cứu xã hội học tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia (1955), nhưng chủ yếu vẫn là dạy học (1949-1951: Đại Học Alexandrie Ai Cập; 1962: École Pratique des Hautes Études Paris; 1969-1970, Đại Học Rabat Maroc).
Chính trong thời kỳ làm lecteur (trợ giáo về sinh ngữ) tại Alexandrie
mà ông tiếp xúc với ngôn ngữ cấu trúc (Saussure, Brœndal et Jakobson),
và trở thành đại biểu chính của cấu trúc luận trong văn học. Ngoài ra,
ông còn hoạt động tích cực trong nhiều lãnh vực văn hóa khác, như kịch
nghệ, báo chí, và xuất bản. Năm 1977, Barthes được bổ giáo sư ngành Tín
Hiệu Văn Học tại Thái Học Viện Pháp Quốc (Collège de France). Ông mất
năm 1980 sau một tai nạn xe hơi ngay trước Viện, để lại một sự nghiệp đồ
sộ, chủ yếu là văn học. Tất cả đã được in lại trong bộ: Barthes,
Roland. Oeuvres complètes. Ed. établie et présentée par Eric Marty.
Paris: Ed. du Seuil, 1993-1995. 3 t. (I: 1942-1965; II: 1966-1973; III:
1974-1980). Roland Barthes là một trong những đại diện của chủ nghĩa cấu
trúc và sau đó là của chủ nghĩa giải cấu trúc (hay cấu trúc phân giải).
Tuy nhiên ông luôn coi mình là nhà ký hiệu học. Điều này có thể được lý
giải là ông nghiên cứu ký hiệu học theo xu hướng cấu trúc luận và giải
cấu trúc luận.
Trong công trình Cuộc phiêu lưu ký hiệu học (L’aventure sémiologique - Paris, 1985), xuất bản sau khi Barthes mất, ông đã trình bày quá trình thực hành ký hiệu học của ông thành ba giai đoạn:1/ Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn "bừng ngộ”. Diễn ngôn là đối tượng đầu tiên trong công việc của ông ngay từ cuốn sách đầu tiên: Độ không của lối viết (1953); 2/ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của khoa học, là giai đoạn Barthes phân tích các yếu tố ký hiệu học; 3/ Giai đoạn thứ ba là giai đoạn của Văn bản (viết hoa). Ông nói: "Đối với tôi, giai đoạn này chủ yếu nằm giữa thời kỳ tôi viết L’Introduction à l’analyse structurale des récits (1966) và S/Z (1970), cuốn sách thứ hai có thể nói là phủ nhận cuốn thứ nhất, bằng cách từ bỏ mô hình cấu trúc và cầu viện đến việc thực hành Văn bản mang tính khác biệt một cách vô hạn”.
Barthes định nghĩa văn bản như sau: "Văn bản, theo nghĩa hiện đại và hiện tại (...), khác biệt một cách cơ bản với tác phẩm văn học: nó không phải là một sản phẩm thẩm mỹ, nó là một công việc biểu đạt; nó không phải là một cấu trúc [“structure”], nó là một sự lập thành cấu trúc [“structuration”]; nó không phải là một đối tượng, nó là một công việc và là một trò chơi; nó không phải là một tập hợp các ký hiệu khép kín, được ban cho một nghĩa mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra cái nghĩa đó, nó là một khối lượng các dấu vết di chuyển; cấp phán xét dành cho một Văn bản không phải là ý nghĩa, mà là Cái Biểu đạt, theo nghĩa ký hiệu học và tâm phân học của thuật ngữ này; Văn bản vượt trội hơn tác phẩm văn học theo nghĩa cũ;”.
Ở phần cuối cuốn sách còn có các bài thực hành phân tích một số văn bản,
theo cách phân tích các đơn vị từ vựng [“lexie”] mà Barthes gọi là "đơn
vị đọc” [“unité de lecture”].
Barthes tuyên bố: "Mục đích của chúng tôi không phải là đi tìm nghĩa (...). [Mà] là đi đến chỗ quan niệm được, tưởng tượng được, và trải nghiệm được số nhiều của văn bản, trải nghiệm được sự mở cửa ý nghĩa của nó”.
Barthes tuyên bố: "Mục đích của chúng tôi không phải là đi tìm nghĩa (...). [Mà] là đi đến chỗ quan niệm được, tưởng tượng được, và trải nghiệm được số nhiều của văn bản, trải nghiệm được sự mở cửa ý nghĩa của nó”.
Trong sự nghiệp của mình, Barthes không coi mình là nhà cấu trúc luận, mà trước sau ông chỉ coi mình là nhà ký hiệu học. Ông lại càng không dùng khái niệm "chủ nghĩa giải cấu trúc” hay "cấu trúc phân giải” cho giai đoạn cuối trong sự nghiệp của mình. Trên thực tế, tên gọi chủ nghĩa cấu trúc hay giải cấu trúc là do các nhà phê bình sau này gán cho ông. Và có một ý kiến khá thống nhất cho rằng công trình S/Z đánh dấu sự chuyển biến từ giai đoạn chủ nghĩa cấu trúc sang chủ nghĩa giải cấu trúc trong sự nghiệp học thuật của Barthes. Đây là giai đoạn phù hợp với giai đoạn thứ ba trong cách phân chia của ông dành cho sự nghiệp ký hiệu học của mình: giai đoạn của Văn bản.
… Khi ứng dụng cấu trúc luận vào phê bình văn học, một mặt các nhà phê bình đồng ý rằng văn học có một quan hệ đặc biệt với ngôn ngữ, do đó khi tiến hành phân tích một tác phẩm, người ta thường tập trung chú ý đến những bản chất đặc trưng nhất của ngôn ngữ sử dụng trong văn bản. Trên quan điểm này, các nhà phê bình cấu trúc luận đã có cái nhìn về thơ rất gần gũi với trường phái hình thức luận của Nga. Nhưng mặt khác, người ta cũng cho rằng, mặc dầu văn học sử dụng ngôn ngữ như một môi trường chuyển tải, nhưng không nhất thiết cấu trúc của văn học sẽ trùng hợp với cấu trúc của ngôn ngữ và những đơn vị của cấu trúc văn học phải có sự tương đồng với những yếu tố căn bản của ngôn ngữ (parole). Vì vậy, nhà phê bình cần phải có một phương pháp phân tích để làm nổi lên những tính chất bao quát nhất về cấu trúc của một văn bản văn học.
Cấu trúc luận là một lý thuyết tổng quát có tầm ảnh hưởng rộng lớn và phân nhánh đến nhiều ngành khác nhau; khi đưa vào một ngành chuyên biệt như phê bình văn học, cấu trúc luận đã không chỉ ra một phương pháp rành mạch, khu trú, nhằm hướng dẫn nhà phê bình nên làm cái gì trước cái gì sau theo từng bước tuần tự như một đồ án khoa học. Ðể có thể ứng dụng lý thuyết này vào quá trình nghiên cứu văn học một cách nhuần nhuyễn, nó đòi hỏi ở nhà phê bình một sự sáng tạo trong phân tích, sự tinh tế trong quan sát và sự nhuần nhuyễn về kỹ năng.
___________________________________________
Sài Gòn, tháng 11-2010
Newvietart.com
PHẠM THỊ HOÀI * MÂM XÔI CÚNG CỤ
CƯỜI SẶC GẠCH VỚI PHẠM THỊ HOÀI
.
Phạm Thị Hoài viết rất nghiêm túc và đầy
trí tuệ thế nhưng khi đọc bài viết dưới đây tôi đã cười đến sặc gạch,
phọt cả gan ruột ra ngoài, còn hơn xem cả trăm vở tấu hài của Hoài
Linh. Dĩ nhiên là không phải do Phạm Thị Hoài tấu hài…
Mâm xôi cúng cụ
Phạm Thị Hoài
Chuyện
cúng bái, thà không còn hơn làm chiếu lệ. Thành kính không thấy, chỉ
thấy vừa cúng vừa ngáp dài. Trên bàn thờ dịp 95 năm Cách mạng Tháng Mười
những ngày này, báo Quân đội Nhân dânbày một mâm xôi thoạt trông
thì lóa mắt, nhưng nhìn kĩ hóa ra xôi đồ từ sáu năm trước, đã qua nhiều
tuần hương và hấp lại nhiều lần.
“ Chủ thuyết chính trị Việt Nam trong thời đại ngày nay ”
của ông giáo sư NguyễnĐức Bình, nhà lí luận có lẽ là duy nhất ở thượng
tầng lãnh đạo của Đảng CSVN, đăng ngày 05-11-2012 thực ra chỉ là tên mới
toanh của bài “Chủ thuyết cách mạng và phát triển của Việt Nam” của
cùng tác giả đăng 2 kì trên Tạp chí Cộng sảntháng Sáu và tháng Bảy năm 2010. Đến lượt nó, bài trên Tạp chí Cộng sản lại chính là bài “Tiếp tục một cách kiên định và sáng tạo con đường xã hội chủ nghĩa” đăng trên Tạp chí Tuyên giáo tháng 11-2008, bị cắt đi hai phần cuối, giữ lại ba phần đầu [1] và thêm một phần kết [2] . Đến lượt nó, phần lớn bài trên Tạp chí Tuyên giáo lại chính là bài cùng tên đăng trên báo Nhân dân và trang điện tử Đảng CSVN tháng 9-2007. Đến lượt nó, bài này đã xuất hiện trong tạp chí Lý luận Chính trị từ tháng 12 năm 2006 [3] . Tất
nhiên có chút tân trang, cho phù hợp với một thế giới đã đổi thay nhưng
thời đại không thay đổi, như nhà lí luận cao cấp của Đảng khẳng
định. Hay nói cách khác: lễ cúng có thể thay đổi [4] , văn tế vẫn nguyên một bài tủ từ sáu năm qua.
Cảm hứng tươi rói và ngọn lửa hừng hực từ
Cách mạng Tháng Mười đi đâu rồi, để bàn thờ cho xôi nguội cúng lại? Nạo
vét chừng ấy trí tuệ, cũng chỉ được chừng ấy lời xác tín đầu môi xào
xáo dâng lên?
Trong mâm cúng nhỏ hơn, bày trên Tạp chí Sông Hương số mới nhất kỉ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười, ông Bí thư Tỉnh ủy, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, đem nguyên nắm xôi cúng vào dịp 90 năm của một ông Phạm Gia Khiêm trên Tạp chí Cộng sản và xôi của báo Quảng Ninh cũng cúng vào dịp 90 năm trộn với xôi cúng dịp 91 năm của một ông Lam Giang trên báo Bà Rịa-Vũng Tầu . Đến lượt nó, xôi của ông Phạm Gia Khiêm lại được trộn vào mâm cúng dịp 92 năm của một ông Minh Phương trên báo Cựu Chiến binh , còn xôi của ông Lam Giang hóa ra chính là xôi năm trước của một ông Thế Nam trên
báo Bình Thuận. Cứ thuổng đồ cũ mốc meo từ thuở nào của người, nhai qua
loa bằng nước bọt của mình, quăng lên bàn thờ. Quả thật tôi thấy ái
ngại cho Cách mạng Tháng Mười.
Cuộc cách mạng ấy đã tạc nên thế giới đương đại của chúng ta và đến bây giờ chúng ta mới bước ra khỏi cái bóng của nó, như Orlando Figes , chuyên gia về lịch sử Nga, nhận định trong lời mở đầu tác phẩm đồ sộ của ông về bi kịch của dân tộc Nga . Nó xứng đáng được chính các nhà lí luận cộng sản ở Việt Nam nhìn nhận nghiêm túc hơn là đến hẹn lại lên một kỉ niệm đãi bôi.
Anh Chí trên Facebook có lời bình:
Mâm xôi cúng cụ được bày ra,
Chẳng thấy hương hoa, chẳng thấy gà,
Xôi cũ cơm ôi đem hấp lại,
Gọi là có cúng, chút qua loa.
============
1] Phần I: “ Sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc “, phần II: “ Thế giới đổi thay, thời đại không thay đổi ” và phần III: “ Tiếp tục đi con đường thời đại, kiên định, đổi mới, sáng tạo ”
[2] Không hiểu thế nào mà nguyên văn 4 đoạn trong phần kết này lại trở thành tài sản tinh thần của một ông tiến sĩ Đặng Đức Quy trong một bài viết trên báo điện tử Đảng CSVN tháng 11-2011.
[3] Trang 25-30
[4] Bối cảnh ban đầu cho lí luận định hướng của ông Nguyễn Đức Bình năm 2006 là việc Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO.
ĐẠI NGHĨA * CỘNG SẢN GIẢ DỐI
Sự giả dối lên ngôi
About these ads
Đại Nghĩa (Danlambao) – Dân tộc Việt Nam có bao nhiêu năm tiến lên XHCN dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN là bao nhiêu năm tiêm nhiễm thói hư “giả dối” từ nói dối, nói dóc, nói láo, nói lấy được cho đến làm thì làm giả, làm dối, làm gian…
Tất cả sự giả dối đang tràn lan khắp Việt Nam là do chính ông Hồ Chí Minh mang vi trùng bệnh hoạn ấy từ chủ nghĩa cộng sản quốc tế về truyền bá vào đất nước ta nên kể từ đó theo bác sĩ Phạm Hồng Sơn thì “Sự lừa dối tiếp diễn”:
“Với những gì mà người cộng sản đem lại cho người dân so với những hô hào, kêu gọi, cam kết của họ thì chỉ có một từ duy nhất diễn tả được, đó là: sự lừa dối!…
“Lịch sử lại một lần nữa cho thấy thói cường quyền, độc tài luôn kèm theo căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo dức giả…
“Song, căn bệnh ngụy biện, lừa mỵ, đạo đức giả vẫn luôn tồn tại và ngày càng tinh vi hơn… Sự lừa dối vẫn tiếp diễn. Sự dối lừa đã tiếp diễn suốt 61 năm qua. 61 năm dối lừa của chính quyền CSVN tính đến ngày 2-9-2006”. (Tự Do Dân Chủ Việt Nam Online ngày 25-9-2006)
Người cộng sản đã tuyên bố “muốn tiến đến XHCN phải có con người CNXH”, ấy thế mà họ đã “trồng người” dưới mái trường XHCN ngày càng hư hỏng, sa dọa, xuống cấp theo đà suy thoái của xã hội và nền giáo dục của cái gọi là CNXH hiện nay.
Hồi năm 2007, đức Hồng y Phạm Minh Mẫn trong một bức thư gửi cho Linh mục Nguyễn Thái Hợp, Ngài viết rằng:
“Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối’, 40-50% học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ 50-60%”. (Đối Thoại Online ngày 24-7-2007).
Theo đà “nống” thành tích để đạt chỉ tiêu của người cộng sản thì “năm sau cao hơn năm trước”, do vậy đến năm 2013 thì ông Nguyễn Quang Thân trong bài “Khi nói dối là… chuyện nhỏ”cho biết:
“Theo cuộc khảo sát của Trung tâm Xã hội học Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nói dối cha mẹ của học sinh cấp một là 22%, cấp hai là 50%, cấp ba là 64% và ở sinh viên đại học lên tới 80%!… Tỷ lệ tăng phi mã, càng học lên cao càng thạo nói dối”. (RFA Online ngày 30-9-2013)
Nền giáo dục thời XHCN chỉ dạy trẻ con nói dối và nói dối. Những nhà báo cộng sản cũng phải đau lòng với bài “Lời nói dối ‘thiêng liêng’ của trẻ Việt?”của Thành Lê trên Vietnamnet Online ngày 10-3-2012 và bài “Trò diễn của sự giả dối” để lập thành tích của các cô, thầy kỹ sư tâm hồn được mô tả như sau:
“Vì mang tính hình thức, việc chuẩn bị công phu mất cả tuần trước, nhất là khi có khách dự giờ từ ‘trên’ xuống.
“Có những chuyện thật như đùa rằng để cho buổi ‘diễn’ được thành công, học trò thao diễn cùng cô cả tuần trước. Cô chọn học sinh giơ tay phát biểu bằng quy ước và tín hiệu bí mật. Khi cô phát vấn, cả lớp giơ tay nhưng cô sẽ chọn học sinh giơ cả bàn tay, học sinh yếu hơn giơ ba ngón…” (Vietnamnet Online ngày 15-3-2012)
Tướng Trần Độ, vị tướng khai quốc công thần của chế độ cũng phải ngậm ngùi than vì ông trót đã tham gia gầy dựng và hình thành một chế độ đi ngược lại cái hoài bão của tuổi trẻ khi ông xếp bút nghiên lên đường tham gia kháng chiến. Trong Nhật ký Rồng Rắn viết để lại cho đời ông đã gay gắt phê phán cái chế độ mà ông đã từng góp công gầy dựng nên như sau:
“Chế độ này bắt con người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải đóng trò. Đặc điểm này đã góp phần quyết định việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, làm ăn giả dối, giáo dục dối lừa, bằng cấp giả dối, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, hứa hẹn lừa dối. Ôi, cay đắng thay!” (NKRR trang 43)
Đại tá Nguyễn Khải, một nhà văn có tài khi còn sống đã có nhiều trăn trở với thân phận của một con người trong cái xã hội dối lừa, một sự dối lừa phổ biến. Trong hồi ký “Đi tìm cái tôi đã mất” ông đã viết:
“Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy… Nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói dối, nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói”. (Đàn Chim Việt Online ngày 9-12-2008)
Chủ trương của đảng cộng sản là lấy gian dối làm phương châm, làm cứu cánh cho nên mọi người dân trong XHCN đều phải là một cái loa tuyên truyền dối trá theo đường lối của đảng cho thấy họ chỉ là một bọn tà quyền, bá đạo.
Trần Huy Liệu, người đứng ra nhận ấn kiếm của Cựu Hoàng Bảo Đại đã tô vẽ ra một tên liệt sĩ ma Lê Văn Tám để cho nhân dân bái lạy cũng như ông Hồ Chí Minh đẻ ra cái tên Trần Dân Tiên ma để viết sách tự ca ngợi mình.
Nhà báo Đại tá Bùi Tín, người đã từng tiếp xúc với lãnh tụ CSVN Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Trà Mi ông nói lên cái cảm nghĩ của mình về ông Hồ như sau:
“Ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm lớn tức là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình ký tên là Trần Dân Tiên. Trong đó có viết rằng bác Hồ rất khiêm tốn, không muốn nói gì đến cá nhân của mình… trong đó còn ghi là HCM không có vợ con, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra ông có nhiều vợ”. (RFA Online ngày 19-5-2007)
Và căn bệnh giả dối phát triển trong toàn xã hội Việt Nam với một mức độ nguy hiểm chưa từng có khiến sự mất gốc nền văn hóa Việt không còn xa. Đại tá Nguyên Ngọc đã tỏ vẻ bi quan:
“Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?” (RFA Online ngày 12-1-2012)
Khi sự giả dối đã lên ngôi thì mọi con người trong guồng máy ấy cũng phải vận hành theo mà không có sự cưỡng cãi lại được bao giờ. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà địa chất học nổi tiếng và cũng là nhà đấu tranh cho dân chủ tự do khi trả lời phỏng vấn ông tâm sự:
“Rất đau lòng vì con người không dám sống thật với nhau, xã hội sống tha hóa, nói dối vì không dám nói thật, sống thật. Càng đau lòng hơn nữa là không ai sống có nhân cách cả, không ai được sống đàng hoàng đúng pháp luật”. (Việt Tide số 113 ngày 12-9-2003)
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo kể về sự hèn yếu của những nhà lãnh đạo cộng sản “miệng lắp khóa kéo” khi còn đương chức cũng như nhà văn Đại tá Nguyễn Khải đã không dám nói thật khi còn sống:
“Ông Võ Văn Kiệt đã lên tới Thủ tướng Chính phủ, khi ông ấy làm Thủ tướng ông ấy không dám nói thật nhưng khi về hưu ông ấy mới dám nói thật…
“Ông Phó Thủ tướng Trần Phương… trong đời mà cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy lần khi về già thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm…
“Nói về thân phận của người cầm bút trong một chế độ toàn trị. Trong một chế độ toàn trị mà không ai dám nghĩ đến sự thật, chân lý. Vì nghĩ đến sự thật, nói đến chân lý thì sẽ bị bắt, bị giết…
“Ông viết ra rồi ông bảo gia đình sau khi ổng chết thì mới công bố…
“Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám nói ra sự thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của người cầm bút”. (RFA Online ngày 7-1-2012)
Cái tác hại của sự giả dối vô cùng nghiêm trọng đối với một dân tộc hiền hòa biết trọng chữ tín đang cần sự trung thật và lòng tin để vươn lên, ấy thế mà sự giả dối đã làm cho dân tộc không có được sự tin tưởng của mọi người. Ông Hồ Bất Khuất đã âu lo và thắc mắc liệu Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản rồi đây “Có bớt sự dối trá được không?”:
“Cái đáng lo nhất hiện nay là sự giả dối ở tầm vĩ mô. Nói một cách rõ ràng, thẳng thắn thì những phát biểu chung chung, những lời hứa hão, những mục tiêu to tát không đi kèm những biện pháp khả thi là sự giả dối. Hơn nữa, sự giả dối loại này gây tác hại to lớn và lâu dài. Mãi đấu tranh với những loại giả dối này là vô cùng khó”. (Bauxite Việt Nam Online ngày 4-3-2012)
Trong bài “Bệnh giả dối đang trở thành quốc nhục” của nhà báo Bùi Hoàng Tám có nhắc lại câu nói của giáo sư Hoàng Tụy, nhà toán học số một của Việt Nam cho là:
“Sự giả dối hiện nay có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không phải là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc”. (Đối Thoại Online ngày 23-6-2009)
Cái văn hóa nói dối thời XHCN được ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khoác lác đem quảng bá ở xứ người, theo ông Hạ Đình Nguyên cho là “Sự nói dối cưỡng bức?”
“Nhưng ông đã “nói dối 100% ”khi công bố tại Đan Mạch rằng: Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 triệu người sử dụng internet hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, không có bất cứ sự ngăn cấm nào cả… Ngoài ra, Việt Nam có khoảng trên bốn triệu blogger, rất tự do…
“Thế nhưng không thể nói thật. Là “nói dối cưỡng bức” hay đã trở thành ngụy tín? Hầu hết trong bộ máy nhà nước, từ cao đến thấp đều như thế!” (RFA Online ngày 30-9-2013)
Ngài chủ tịch thì như thế, còn bà Phó Đoan thì sao? Bà này còn ngái ngủ lặp lại một câu nói của ông tổ cộng sản gần cả trăm năm nay rồi mà bà ta vẫn nói lấy được như con két trong cái thời buổi internet.com này. Ông Hạ Đình Nguyên kể:
“Cách đây không lâu, bà bà Phó chủ tịch nước nói: ‘Dân chủ của Việt Nam là cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản’…
“Lenin quả quyết: ‘Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”. (Bauxite Việt Nam Online ngày 27-9-2013)
Nhà báo Huỳnh Ngọc Tuấn, là người đầu tàu của một gia đình đấu tranh vì dân chủ một cách can đảm đã nói lên cảm nghĩ của mình về cái “Hệ thống dối trá” của cộng sản ngày nay như sau:
“Người Việt chúng ta ngày hôm nay và trong chế độ này là một cộng đồng thiếu trung thực vì chúng ta đã sống trong một môi trường xã hội dối trá quá lâu. Chung quanh chúng ta là guồng máy dối trá khổng lồ từ trường học, báo chí, đài phát thanh truyền hình đến cả một hệ thống quyền lực từ trên xuống dưới được điều hành bằng sự dối trá. Chúng ta cảm nhận được sự mong manh và yếu đuối trước quyền lực của cả một guồng máy đàn áp khổng lồ và để tồn tại, để được yên thân chúng ta phải học cách dối trá hoặc không dám nói và hành xử theo lương tri và sự thật. Lâu ngày thành quen chúng ta trở thành đồng lõa với sự dối trá mà không hay biết…
“Chủ quyền đất nước và danh dự dân tộc không còn hiện hữu trong thời đại dối trá này, không còn hiện hữu trong tâm thức người Việt Nam hôm nay vì chúng ta vô tình hoặc cố ý đồng lõa với sự dối trá. Tôi đang thấy người Việt Nam, xã hội Việt Nam hôm nay tự hào một cách dối trá, sĩ diện một cách dối trá, hài lòng một cách dối trá, yêu nước một cách dối trá, hạnh phúc một cách dối trá, thành đạt một cách dối trá và ứng xử một cách dối trá”.(Đàn Chim Việt Online ngày 23-9-2012)
Giáo sư sử học Hà Văn Thịnh ở Huế thường lên tiếng phàn nàn nhất là về môn sử không dám dạy sự thật, không dám gọi đích danh kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà chỉ được gọi là kẻ “lạ”. Môn sử chỉ dạy sự thật được có 30% còn lại 70% là không thật, ông thường tâm sự:
“Trong bản chất xã hội Việt Nam có sự giả dối, vô cảm, ích kỷ, sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa Việt Nam hiện nay. Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì sao? Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được”.(RFA Online ngày 24-6-2012)
Do vậy mà nhà văn Xuân Vũ, người cộng sản trước đây đã đi theo tiếng gọi “Chiêu hồi” của miền Nam đã mạnh dạn và dứt khoát từ bỏ cái đảng mà ông đã là thành viên phục vụ dưới cờ vì ông đã sáng suốt nhận ra rằng:
“Đảng Cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hể chúng nói là nói láo, hể làm là làm bậy”. (Lê Thiên – Người Việt ngày 9-12-2008)
Chính nguyên TBT đảng CSLX đã nói lên cho dân tộc trên toàn thế giới biết và cảnh giác về lời nói dối của người cộng sản ở bất cứ trên đất nước nào vì họ đã được đào tạo từ một tổ sư nói dối: Mac-Lênin… Theo cụ Tô Hải thì:
“Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Liên Xô, Góocbachev tuyên bố những ý để đời là “Cả cuộc đời tôi đi theo chủ nghĩa cộng sản chỉ thấy toàn là nói dối, nói dối và nói dối” (nghĩa là cả những gì vừa nói vế Perestroika và Glasnost trên “cương vị cũ” cũng là nói dối nốt). (Dân Làm Báo Online ngày 30-1-2012)
Để kết thúc bài này, chúng tôi mong những người Việt từ thế hệ này hay những thế hệ về sau hãy nhớ lấy làm tâm niệm câu nói bất hủ của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu để không tiếp tục bị mắc lừa là: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.
Đại Nghĩa
danlambaovn.blogspot.com
__,_._,___
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 294
No comments:
Post a Comment