Monday, October 31, 2016
PHAN THÀNH ĐẠT * HỌC THUYẾT MARX
PHAN THÀNH ĐẠT * HỌC THUYẾT MARX
Bài Viết
Một vài suy nghĩ về học thuyết Mác-Lênin
Phan Thành Đạt
Le marxisme n’est pas mort, il continuera à exister (…) ce n’est pas une science mais une croyance .
(Chủ nghĩa Mác không chết, học thuyết này tiếp tục tồn tại, đó không phải là một môn khoa học mà là đức tin.)
Verdès-Leroux, Đức tin của những người thất bại, La foi des vaincus
Hiến pháp mới sửa đổi
khẳng định Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng cho chế độ
chính trị hiện nay, phải chăng đây là lựa chọn đúng đắn? Lựa chọn này
của riêng đảng hay của nhân dân Việt Nam? Hiến pháp năm 1992 đánh dấu
thời kì đổi mới vì hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không
còn tồn tại. Chỉ còn lại 4 nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, mỗi nước
áp dụng mô hình này theo hoàn cảnh riêng. Tuy nhiên một số nguyên tắc chung
dễ nhận thấy ở tất cả các nước này là: Lấy hệ tư tưởng Mác-LêNin làm
kim chỉ nam cho mọi hoạt động của một chính đảng duy nhất (Trung Quốc
lấy chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Mao cùng thuyết ba đại diện của Đặng
Tiểu Bình, Cuba theo chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng José Martín, riêng Bắc Triều
Tiên trong đợt sửa đổi Hiến pháp năm 2010, đã bỏ tư tưởng Mác-LêNin lấy
thuyết Juche của Kim Nhật Thành làm nền tảng, nhưng vẫn công nhận trong
Hiến pháp là Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Điều kì lạ là các đảng cộng
sản đều có quan điểm vô thần, nhưng hệ tư tưởng ở các nước này khiến
người ta liên hệ đến một thứ tôn giáo chính trị có 3 ngôi, được khẳng định trong Hiến pháp.
Khi nghiên cứu các bản
Hiến pháp tiến bộ của phương Tây, mỗi người đều dễ nhận thấy các nhà lập
hiến không đưa ra bất cứ một hệ tư tưởng nào làm nền tảng cho các chính
sách chính trị, xã hội. Các bản Hiến pháp dân chủ chỉ nêu ra một số
nguyên tắc mà Nhà nước cũng như công dân phải tuân theo. Đó là bảo vệ
quyền con người, bảo vệ nền cộng hòa, khẳng định chủ quyền dân tộc, duy
trì tính độc lập của ngành tư pháp…
Hệ tư tưởng có thể phù
hợp cho một giai đoạn nhất định, cho một nhóm người nhất định nhưng
không phải là suy nghĩ chung hay quan điểm của nhiều lớp người trong xã
hội vì xã hội luôn thể hiện sự đa dạng và ẩn chứa nhiều mâu thuẫn cần
được giải quyết trên cơ sở thương lượng để có thỏa thuận chung. Chủ
nghĩa Mác-Lênin liệu có phải là lựa chọn đúng đắn và phù hợp với xu thế
hiện nay? (I). Những kết quả của học thuyết này ra sao đối với con người
hôm qua và hôm nay? (II).
I. Chủ nghĩa Mác-Lênin có phải là lựa chọn sáng suốt?
Tuyên ngôn đảng Cộng sản
năm 1848 trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của các đảng phái cực
tả ở Châu Âu nửa sau thế kỉ XIX. Karl Marx và Friedrich
Engels là hai tác giả chính. Mở đầu bản Tuyên ngôn đảng Cộng sản, hai
ông viết: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu: bóng ma ấy là chủ nghĩa cộng
sản. Tất cả các cường quốc của lục địa Châu Âu già cỗi đã tập hợp thành
một liên minh thần thánh để tầm nã bóng ma ấy: Từ đức Giáo hoàng đến Sa
hoàng, Mettemich và Guizot, những người cấp tiến ở Pháp và những viên
cảnh sát ở Đức”. Trong phần đầu có tiêu đề “Tư sản và vô sản”, các tác
giả nhấn mạnh “Lịch sử của mọi xã hội từ xưa cho đến thời đại chúng ta
là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp”. Trước hết khái niệm đấu
tranh giai cấp là từ của nhà sử học người Pháp François Guizot, ông nhắc
đến từ này đầu tiên trong giáo trình Lịch sử văn minh Châu Âu từ khi đế chế La Mã sụp đổ đến cách mạng Pháp năm 1789, được giảng dạy
tại đại học Sorbonne năm 1828. Các nhà trí thức và các nhà chính trị
như Augustin Thierry, Adolphe Thiers, François-Auguste Mignet và sau này
là Karl Marx và Friedrich Engels đều dùng lại khái niệm này.
Liệu lịch sử của mọi xã
hội chỉ là đấu tranh giai cấp? Karl Marx suy luận theo nghĩa hẹp. Ông
cho rằng nhân loại đã biết đến một loạt phương thức sản xuất, mỗi phương
thức sản xuất dẫn đến một hình thức phân công lao động, phương pháp này
sẽ dẫn đến sự đối lập giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, nhưng
theo đà tiến hóa của lịch sử, các phương thức sản xuất mới xuất hiện,
sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa phân công lao động kiểu cũ và kiểu mới. Lực
lượng sản xuất mới sẽ thế chỗ cho lực lượng sản xuất cũ trong các mối
quan hệ sản xuất, sẽ dẫn đến sự xung đột giữa các lực lượng sản xuất.
Đấu tranh giai cấp sẽ dẫn đến một hình thức sản xuất mới ra đời. Sẽ có
phân công lao động mới và lịch sử lại bắt đầu.
Quan điểm này mang nghĩa
hẹp và khá hài hước. Marx đã bỏ qua tất cả các sự kiện lịch sử khác và
chỉ quan tâm đến đấu tranh giai cấp. Lịch sử phát triển của xã hội loài
người còn được tạo lập nhờ các luồng tư tưởng, các ngành khoa học xã hội
và tự nhiên như triết học, luật học, toán học, y học, các sáng tạo vĩ
đại của con người làm thay đổi xã hội, lịch sử phát triển của xã hội còn
nhờ các cuộc cách mạng về tư tưởng và đổi mới mà không hề qua đấu tranh
giai cấp, lịch sử tiến triển của xã hội cũng nhờ các phát kiến địa lí
và cả các cuộc chiến tranh… Quan điểm nhận thức của Karl Marx và
Friedrich Engels không hề chú ý đến thiện chí của con người, ngược lại
con người được xác định trong các điều kiện của các phương thức sản
xuất, kinh tế quy định lịch sử.
Tuyên ngôn đảng Cộng sản
sau này trở thành tài liệu quan trọng của tất cả các đảng phái cực tả
trên khắp thế giới. Chương trình 10 điểm được nêu ra trong bản Tuyên
ngôn, được tất cả các đảng Cộng sản tuân thủ, có sự hợp tác chặt chẽ
giữa các đảng Cộng sản ở khắp nơi, phương thức hành động đều giống nhau
và phù hợp với nội dung văn bản. Điều này này góp phần tạo ra những sự
kiện đầy biến động trong thế kỉ XX. Chủ nghĩa Mác-Lênin hướng đến hành
động, hệ tư tưởng này được chuyển từ lí thuyết sang hành động trong thực
tế.
Karl Marx chịu ảnh hưởng
của chủ nghĩa xã hội không tưởng của Saint-Simon, kết hợp với triết học
biện chứng của Hégel. Năm 1859, Charles Darwin xuất bản cuốn sách, Nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên,
lí thuyết tiến hóa trong tự nhiên đã được Karl Marx áp dụng cho quá
trình phát triển của các hình thái xã hội. Marx sinh ra vào thời kì đầu
của kỉ nguyên công nghiệp, ông quan sát các cuộc di dân từ nông thôn ra
thành thị và chứng kiến đời sống cùng khổ của giai cấp công nhân. Marx
mất năm 1883. Về chính trị, Marx không được chứng kiến quá trình xây
dựng nền dân chủ đa đảng và hình thức bỏ phiếu phổ thông, Marx cũng
không có dịp chứng kiến những tiến bộ đầu tiên về chính trị xã hội và
giáo dục phổ thông bắt buộc. Marx sống ở Anh và đã biết đến các đạo luật
đầu tiên tạo điều kiện cho người nghèo, poor laws. Nền đệ tam cộng hòa
bắt đầu hình thành ở Pháp từ năm 1870, mở đầu thời kì vàng son về dân
chủ và tự do. Các quyền cơ bản của con người về chính trị và xã hội được
bảo vệ. Các tổ chức công đoàn được thành lập để bảo vệ người lao động.
Các đạo luật đầu tiên quy định về thời gian làm việc và cấm trẻ em không
được lao động ở các nhà máy vào ban đêm. Luật bảo hiểm xã hội đã được
thông qua năm 1880 dưới thời Bismarck ở Đức… Marx đã không suy nghĩ
những tiến triển tích cực đó.
Jacques Ellul, trong tác phẩm Tư tưởng Marxiste, 1992 cho rằng chính Karl Marx đã phủ nhận Tuyên ngôn đảng Cộng sản 1848,
vì Karl Marx quan sát diễn biến của công xã Paris, và suy luận đây sẽ
là Nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản áp dụng lí thuyết của mình. Sau
khi công xã thất bại năm 1871, Karl Marx ghi mấy dòng vào sổ: “Tôi xin
bổ sung một số điểm quan trọng, điều này có thể làm thay đổi căn bản
Tuyên ngôn đảng Cộng sản, từ nay văn bản này không còn áp dụng được
nữa”.
Tây Âu sau chiến tranh
thế giới thứ 2 đều nhận thức được những nguy cơ của chủ nghĩa Mác-Lênin
nhưng không dám lớn tiếng. Có nhiều lí do để giải thích cho sự im lặng
này: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Châu Âu kiệt quệ, mục tiêu hàng đầu
của các nước là khôi phục kinh tế và ổn định cuộc sống. Các nước Tây Âu
không muốn đối đầu trực tiếp với Liên bang Xô viết, các nước này cũng
bỏ rơi các nước Đông Âu, sau hiệp ước Yanta kí kết giữa Stalin,
Roosevelt và Winston Churchill. Hơn 1 triệu quân của Liên bang Xô viết
đóng tại các nước Đông Âu và Đông Đức, đây là nguy cơ đe dọa thường trực
với phương Tây. Những vi phạm về nhân quyền, các biện pháp bóp nghẹt
các quyền tự do, hay tin đồn về sự tồn tại của hơn 400 goulag ở Sibéri,
nơi giam giữ hàng triệu người bị coi là chống đối Nhà nước Liên bang Xô
viết. Các tù nhân phải làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt, nhiều
người trong số họ nằm lại vĩnh viễn tại các nghĩa trang ở các trại lao
động cưỡng bức rải rác khắp nơi. Phương Tây đều biết nhưng nhắm mắt làm
ngơ vì các nhà lãnh đạo lo sợ về một cuộc chiến khác với phe Cộng sản,
phương Tây muốn hòa bình.
Các đảng Cộng sản ở Tây
Âu sau chiến tranh có ảnh hưởng rất mạnh trong đời sống chính trị và đều
ra sức bênh vực Liên bang Xô viết và mô hình xã hội chủ nghĩa. Các lãnh
tụ Cộng sản cho rằng Liên bang Xô viết đã có công cứu Châu Âu và thế
giới nhờ chiến thắng Đức Quốc xã. Đảng Cộng sản Pháp sau chiến tranh
nhận được 14 % số phiếu ủng hộ và chiếm được nhiều ghế trong Nghị viện.
Đảng này cũng nhận được 2 triệu đôla tiền viện trợ từ Mascơva để xây
dựng phong trào Cộng sản ở Pháp, các nhà trí thức lớn như Jean-Paul
Sartre, Paul Eluard, Louis Aragon đều có cảm tình với Chủ nghĩa cộng
sản. Louis Aragon tham dự đại hội tại thánh đường Mascơva và ủng hộ việc
xây dựng các goulag, nhà văn Marxime Gorki đi thăm và động viên những
người đang làm việc ở các goulag vì mục đích giáo dục con người trong xã
hội chủ nghĩa.
Sẽ có ý kiến cho rằng
chủ nghĩa Mác có cơ sở nhân đạo và có mục đích giải phóng con người khỏi
áp bức bóc lột. Tư tưởng cộng sản hướng đến một thế giới tốt đẹp, mọi
người đều bình đẳng làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Sẽ không còn
giai cấp, sẽ không còn Nhà nước và luật pháp. Con người sẽ phát triển
hoàn thiện… Những ý tưởng này luôn có sức hấp dẫn đối với các nước thuộc
địa và đặc biệt đối với tầng lớp công nhân và nông dân có nhận thức một
chiều và có hạn chế về trình độ. Vì vậy các nhà lãnh đạo luôn vội vã
xây dựng chủ nghĩa xã hội và đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Quyết
tâm của họ dẫn đến những hệ lụy lâu dài vì địa ngục được lát nền từ
những ý tưởng tốt đẹp (l’enfer est pavé de bonnes intentions).
Các nhà lãnh đạo trước
đây chưa nhận thức được đầy đủ về chủ nghĩa Mác-Lênin do điều kiện hoàn
cảnh lịch sử và mức độ tri thức có hạn. Các nhà lãnh đạo hiện nay, đa số
đều ý thức được mô hình chính trị này không còn phù hợp nhưng rất khó
thay đổi vì một khi thể chế chính trị được xây dựng và củng cố trong
nhiều năm, nó sẽ tiếp tục vận hành theo một chiều hướng định sẵn. Cũng
cần nhấn mạnh ở đây, các nhà cầm quyền hiện nay là những người kế thừa
những gì đã được xây dựng từ trước, họ không phải là những người sáng
lập. Để có sự thay đổi rất cần lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước
thương dân ở họ, cần có sự thỏa thuận giữa những nhà trí thức tiến bộ và
các nhà lãnh đạo để bảo vệ đầy đủ quyền lợi cho họ và gia đình.
Cũng sẽ có ý kiến cho
rằng chủ nghĩa Mác-Lênin luôn đúng nhưng con người áp dụng sai. Điều này
không thuyết phục, vì học thuyết này đã được áp dụng và thất bại ở
nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử: Thời kỳ Convention năm 1793 ở
Pháp, nhóm cực tả gồm Robespierre, Saint-Just, Danton, Babeuf đã biến
các ý tưởng của Jean-Jacques Rousseau, (một trong những người thầy đầu
tiên về chủ nghĩa cộng sản), thành hiện thực. Kết quả đã dẫn đến những
rối loạn trong xã hội và rất nhiều người oan uổng bị đưa lên máy chém.
Công xã Paris năm 1871, nơi thử nghiệm đầu tiên cho tư tưởng của Marx,
chỉ tồn tại được hơn 2 tháng. Nhà nước Liên bang Xô viết (1917-1991)
cũng như tất cả các nước Đông Âu và Trung Âu đã sụp đổ. Các nước vệ tinh
ở Châu Á và Châu Phi như Bắc Triều Tiên, Angola, Cuba đều bế tắc về
kinh tế và chính trị, cho dù học thuyết Mác-Lênin được tuân thủ đến mức
giáo điều, được vận dụng sáng tạo theo hoàn cảnh của mỗi nước và được
Liên bang Xô viết giúp đỡ nhiệt tình. Chủ nghĩa xã hội đã để lại những
vết thương lòng cho nhiều dân tộc vì những hậu quả xuất phát từ tính
không tưởng của nó.
II. Những hậu quả của chủ nghĩa Mác-Lênin
Viện sĩ hàn lâm Pháp Jean-François Revel trong tác phẩm Cuộc thao diễn vĩ đại, la grande parade, (trang 163, 164) nhà
xuất bản Plon năm 2000 đã thuật lại câu chuyện của Max Weber và Joseph
Schumpeter bàn về chủ nghĩa xã hội, dựa theo tài liệu nghiên cứu của
Karl Jasper về Weber. Weber là nhà xã hội học có ảnh hưởng lớn nhất thế
kỉ XX, người sáng lập ra ngành xã hội học biện giải. Ông chịu ảnh hưởng
của Marx, nhưng cũng là người phê phán những sai lầm của Marx.
Schumpeter là nhà kinh tế lớn của thế kỉ, ông từng là học trò của Weber,
sau này trở thành giáo sư kinh tế tại Đại học Havard, cả hai người đều
có chung văn hóa Đức như Marx.
Hai người gặp nhau ở một
quán café ở Vienne, hai người quen khác là Ludo Moritz Hartmann và
Felix Somary cũng có mặt ở đó. Schumpeter khẳng định ông rất vui mừng về
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga. Lí tưởng xã hội chủ nghĩa từ nay
không còn trên giấy nữa mà đang trở thành hiện thực, nhìn thấy được.
Weber tỏ ra khó chịu và đáp lại: “Chủ nghĩa cộng sản đang phát triển ở
Nga và sẽ gây ra nhiều tội lỗi, lí thuyết này sẽ dẫn đến sự đói nghèo và
những thảm họa khủng khiếp.» Schumpeter cự lại vẻ mỉa mai: “Nếu mọi
việc diễn ra như thế, đó có thể là thí nghiệm tuyệt vời làm sao”. Weber
đáp lại với giọng rất bực mình:”Thí nghiệm được thực hiện với hàng núi
xác người”. Schumpeter đáp trả vẻ khó chịu: “Chúng ta có thể ví như công
việc của bất kì phòng giải phẫu nào”. Hai người tiếp tục tranh luận gay
gắt, mọi cố gắng hướng sang chuyện khác đều thất bại. Weber càng ngày
càng nói to và tỏ ra giận dữ. Schumpeter im lặng, thỉnh thoảng lại chọc
thêm mấy câu khiêu khích. Những người khác lắng nghe với vẻ tò mò đến
khi Weber đứng lên và nói: “Tôi không muốn nghe gì thêm nữa”, ông bỏ đi
và quên cả mũ. Hartmann theo sau và cầm mũ cho Weber. Schumpeter ở lại
quán café vừa cười vừa nói: “Làm sao ông ấy có thể to tiếng như thế”. Là
nhà kinh tế, Shumpeter nghĩ rằng sự phá sản một mô hình kinh tế thể
hiện sự sai sót của lí thuyết. Với quan điểm của một nhà xã hội học,
Weber cho rằng một lí thuyết không tưởng không bị bác bỏ, ngay cả khi
việc thực hiện nó dẫn đến thất bại. Weber mất năm 1920, ông không có dịp
chứng kiến những diễn biến của lịch sử. Schumpeter sang Mỹ, ông mất năm
1950, nên cũng không kiểm nghiệm được những suy nghĩ của mình, tuy
nhiên sau này suy nghĩ của ông khác đi, ông bác bỏ hoàn toàn quan điểm
của Rosa Luxembourg và Lênin về chủ nghĩa đế quốc.
Hermann Rauschning một
cựu quan chức cao cấp của Đức quốc xã đã thuật lại những cuộc thảo luận
của ông với Hitler trong tác phẩm Hitler đã nói với tôi, Hitler m’a dit,
xuất bản tại Pháp năm 1939, sau khi Rauschning trốn sang Pháp và sau đó
sang Anh định cư. Hitler tuyên bố với Rauschning: “Tôi không chỉ là
người chiến thắng chủ nghĩa Mác, tôi còn là người thực hiện nó. Tôi đã
học được ở chủ nghĩa Mác rất nhiều, tôi không che giấu điều đó. Không
phải học các chương chán ngắt về lí thuyết đấu tranh giai cấp hay về chủ
nghĩa duy vật lịch sử, cũng không phải học điều vô lí mà ông ấy gọi là
giới hạn lợi tức hay những thứ nhảm nhí khác. Điều mà tôi quan tâm và
học được ở những người Marxist là phương pháp của họ. Tôi rất coi trọng
vai trò của những nhân viên bán hàng vặt vãnh, những thư kí đánh máy
chữ. Toàn bộ chế độ Đức quốc xã ẩn chứa nơi họ. Ông hãy nhìn kĩ: Các
hiệp hội thợ thuyền, các chi bộ ở các xí nghiệp, các đoàn người diễu
hành đông đảo, những tờ truyền đơn được viết ra theo cách đặc biệt để
giác ngộ quần chúng. Tất cả những phương thức đấu tranh chính trị mới
này gần như đều do những người Cộng sản nghĩ ra. Tôi chỉ cần nắm lấy
những phương pháp đó, phát triển lên một bước và như thế là tôi có được
công cụ mà chúng ta cần”, (trang 96).
Tranh cổ động vẽ hình các lãnh tụ cộng sản thời Liên bang Xô viết
Nhiều sự kiện đau thương
đã diễn ra trong thế kỉ XX, như chiến tranh, nạn đói…Trong các năm
1932-1933, 6 triệu người Ucraina chết đói, do một nghị quyết của Bộ
Chính trị, đứng đầu là Stalin. Quyết định này cấm người nông dân Ucraina
không được rời bỏ làng quê, đồng thời Nhà nước tiến hành trưng thu
lương thực của người dân. Tin về nạn đói đang hoành hành ở Ucraina đến
tai một số nhà lãnh đạo Châu Âu. Edouard Herriot, nghị sĩ đảng cực tả
được Stalin mời sang Liên bang Xô viết và đến Ucraina giám sát tình
hình. Con tàu đưa viên nghị sĩ đầu đất (cách gọi của viện sĩ hàn lâm
Jean-François Revel) đi đến một số nơi, gặp gỡ người dân và nhận thấy
không hề có nạn đói. Edouard Herriot nhận xét với báo chí: “Tôi chỉ nhìn
thấy những vườn rau ở các nông trang được trồng trọt và chăm sóc cẩn
thận, với hệ thống tưới tiêu đáng khâm phục, nếu ai đó bảo tôi có nạn
đói ở Ucraina, hãy cho phép tôi nhún vai từ chối”. Viên nghị sĩ đầu đất
không hề biết, trước khi đoàn đến các nơi đã có chuẩn bị sẵn, bánh mì đã
được phân phát từ ngày hôm trước, mọi thứ đã được dọn dẹp ngăn nắp. Với
chính sách tuyên truyền của Stalin, Edouard Herriot không hề biết những
gì xảy ra.
Mao áp dụng chính sách
đại công nghiệp thực hiện bước nhảy vọt về kinh tế, đã dẫn đến nạn đói
kinh hoàng trong những năm 1958 đến 1961. Khoảng 15 triệu người Trung
Quốc chết đói, theo thống kê của Nhà nước, trong thực tế con số này có
thể lớn hơn. Với kế hoạch sản xuất gang thép phục vụ cho phát triển công
nghiệp, hàng triệu người đã buộc phải rời bỏ đồng ruộng để phục vụ cho
các ngành công nghiệp nặng. Sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong
các hợp tác xã, khiến sản lượng rất thấp. Do quản lí điều hành yếu kém
cộng với tình hình mất mùa do thiên tai, đã dẫn đến nạn đói. Người dân ở
nhiều nơi tập trung ở các kho lương thực của Nhà nước và khẩn khoản:
“Đảng Cộng sản và chủ tịch Mao, hãy cứu lấy chúng tôi”. Ở hai vùng, kho
lương thực đã được mở ra cứu đói cho dân, ở đó không có người chết. Tại
những nơi khác, cán bộ chỉ nghĩ đến cách tự cứu mình, bằng cách giao đủ
sản lượng cho Nhà nước, ở những nơi đó, có nhiều người chết đói. Mao nói
với những người thân cận: “Không có báo chí đưa tin, không có nạn đói”.
Đã xảy ra hiện tượng ăn thịt đồng loại để sống sót ở Trung Quốc. Năm
1980, Trung Quốc đã tiến hành kiểm điểm và đưa ra kết luận. Nguyên nhân
nạn đói 70 % là do yếu tố con người, 30 % do thiên tai mất mùa.
Bắc Triều Tiên, dưới
thời Kim Nhật Thành cũng phải hứng chịu nạn đói khốc liệt năm 1990, do
thiên tai và do chính sách tự cấp tự túc được nhà lãnh đạo này để xướng.
Không có con số chính xác về số lượng người chết đói, nhưng rất nhiều
người Bắc Triều Tiên mất đi người thân trong nạn đói này. Một số người
đã thành công đào thoát được sang Nam Triều Tiên.
Một sự kiện đau thương
khác diễn ra năm 1933 trên đảo Nazino. Chính quyền Liên bang Xô viết đưa
một đoàn 6000 người, (4000 người sau đó đã chết), chủ yếu là những
người được đánh giá là phần tử phản cách mạng và bất phục tùng chế độ,
tới đảo Nazino, trên sông ở Sibéri, cách Tomsk khoảng 600 km về phía
bắc. Với một số nông cụ, một lượng bột mì để làm bánh, do không có lò
làm bánh mì tại chỗ, họ lấy nước sông, trộn với bột mì để ăn. Kết quả là
bệnh kiết lị xuất hiện. Sau một vài tuần, bạo lực đã diễn ra để tranh
giành lương thực, một số vụ ăn thịt người đã xảy ra. Đảo Nazino, được
người dân địa phương mệnh danh là đảo ăn thịt người. Các nhà lãnh đạo đã
tiến hành kiểm điểm những người chịu trách nhiệm. Vụ việc này được giấu
kín trong nhiều năm. Năm 2000, các tổ chức xã hội ở Nga đã có các hoạt
động tưởng nhớ các nạn nhân trên đảo Nazino.
Nạn đói chỉ tồn tại ở các nước xã hội chủ nghĩa, không có ở các nước dân chủ.
Hình bìa cuốn sách, Đảo của những kẻ ăn thịt người của Nicolas Werth
Kết luận
Chủ nghĩa Mác-LêNin đem
lại những bi kịch cho nhiều dân tộc trên thế giới. Việc công nhận học
thuyết này là nền tảng cho chế độ chính trị ở Việt Nam, là không hề phù
hợp với văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Vì sao các
nhà lãnh đạo lại chọn học thuyết Mác-LêNin và trang trọng ghi vào bản
Hiến pháp mới sửa đổi? Vì sao lời mở đầu bản Hiến pháp chỉ dành ba dòng
như khúc nhạc dạo đầu để nói về lịch sử và truyền thống của Việt Nam
trong suốt gần 3000 năm, còn những ý tứ quan trọng và mục đích của Hiến
pháp được các nhà lập hiến dành hẳn 13 dòng khác trong lời mở đầu để nói
về lịch sử của 68 năm thời hiện đại và về chủ nghĩa xã hội. Bản Hiến
pháp sửa đổi lặp lại từ “nhân dân” đến 166 lần, giống như Hiến pháp của
các nền dân chủ nhân dân hay dân chủ hình thức ở Liên bang Xô viết và
Đông Âu trước đây. Nhưng suy nghĩ kĩ, văn bản này in đậm dấu ấn của đảng
Cộng sản.
Dù Karl Marx và LêNin
không được công nhận là những danh nhân văn hóa thế giới và không phải
là người Việt Nam nhưng vẫn được nhắc đến trong Hiến pháp. Các nhân vật
lịch sử xuất sắc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, những nhà văn hóa lớn của
dân tộc được l’UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, lại không
được nhắc đến. Nền văn hóa Việt Nam đã tồn tại suốt mấy nghìn năm.
Những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã được giữ gìn qua bao nhiêu thử
thách và biến cố lịch sử, phải trở thành nền tảng cho Hiến pháp, kết
hợp với những giá trị dân chủ tự do của nhân loại tiến bộ.
P.T.Đ.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Tài liệu tham khảo
-
La grande parade, Jean-François Revel, de l’Académie française, Plon 2000.
-
Pensées et idées politiques, Nathanie Blanche-Noël, Faculté de droit etscience politique de l’Université de Bordeaux.
-
La pensée marxiste, Jacques Ellul, IEP de Bordeaux, 1992.
Nguồn:
BÁC SĨ THẨM MỸ CẦU HÔN
Cô gái được bác sĩ cầu hôn sau khi 'dao kéo'
Sau nhiều năm tự ti vì ngoại hình xấu xí, cuộc đời Huyn Jang Jin đã sang trang mới với khuôn mặt xinh đẹp hoàn hảo.
Câu chuyện lột xác thành thiên nga của một cô gái người
Hàn Quốc tên Huyn Jang Jin đang làm ngỡ ngàng đông đảo giới trẻ Hàn
Quốc. Nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, Jang Jin không chỉ trút bỏ được điểm yếu
về ngoại hình của mình, mà còn được chính bác sĩ tự tay phẫu thuật cho
mình cầu hôn.
|
Jang Jin tâm sự, thời thơ bé của mình trải qua những mặc cảm to lớn
về ngoại hình. Lúc còn tiểu học, gương mặt của cô đã có nét rất đàn
ông. Quai hàm bạnh, sống mũi không mấy thẳng, đôi mắt hí và gò má cao
khiến không ít chàng trai ngại ngần khi muốn làm quen với Jang Jin. Bản
thân cô gái cũng thấy mình hạn chế về ngoại hình nên không dám giao du,
kết bạn.
|
Bước qua tuổi 30, cô thấy mình càng ngày càng thấp kém so với bạn
bè khi ai nấy đều đã lập gia đình, có người yêu. Dù gia đình kinh tế
không mấy khá giả, Jang Jin đã quyết định lên bàn mổ để thực hiện một ca
phẫu thuật đổi đời cho mình. Huyn Jang Jin còn phải nhờ đến quỹ vay của
trường cô đang học để có đủ tài chính dao kéo sắc đẹp.
|
Không ít cô gái đã tìm đến thẩm mỹ viện như một cách để giúp đời
mình sang trang mới, song tỉ lệ rủi ro là khá cao. Huyn Jang Jin cũng tự
nhận mình đã khá may mắn khi ca phẫu thuật được cho là có độ khó cao
của cô đã thành công mỹ mãn. Trút bỏ những nét thô kệch, Jang Jin đã sở
hữu một gương mặt thanh tú và bề ngoài rạng ngời gấp bội lần so với
trước kia.
|
Jang Jin hiện tại trông như một quý cô giàu sang với vẻ ngoài đậm
chất quý phái cùng gương mặt tươi tắn, ưa nhìn. Cô gái chia sẻ, cảm giác
như đời mình đã thay đổi: nhiều chàng trai hẹn hò với cô hơn, những món
quà đắt giá từng là niềm mơ ước không tưởng của cô nay đã trở thành sự
thật.
|
Tuyệt vời hơn, sau hơn 30 năm không được chàng trai nào ngỏ lời, cô
đã được chính bác sĩ phẫu thuật cho mình cầu hôn vì sự thành công mỹ
mãn của ca phẫu thuật.
|
Trước hàng nghìn khán giả, cô gái không giấu được vẻ sung sướng khi thấy cuộc đời mình thay đổi tốt đẹp hơn từng ngày.
|
Thực tế, phẫu thuật thẩm mỹ đang được xem là một cách để nhiều
thiếu nữ Hàn Quốc "xoay chuyển vận mệnh" của mình. Nhờ vẻ ngoài lung
linh hơn trước, không hiếm cô gái đã có người yêu, việc làm và quan
trọng là một cuộc sống tự tin, kiêu hãnh hơn.
|
Một cô gái có khuôn mặt thon gọn hơn nhiều sau phẫu thuật. Ở Seoul,
cứ 5 cô gái thì sẽ có 1 người đã qua bàn mổ chỉnh sửa vóc dáng, khuôn
mặt của mình.
|
Một cô gái với gương mặt khả ái và bề ngoài như trẻ hơn 10 tuổi nhờ thẩm mỹ.
|
Sự thay đổi đến mức đáng kinh ngạc trước và sau thẩm mỹ của những
cô gái Hàn luôn là đề tài được bàn tán xôn xao của đông đảo bạn trẻ.
|
Ngay cả những chàng trai cũng nhờ sự trợ giúp của dao kéo để có
gương mặt ưa nhìn hơn, với những đường nét hoàn hảo như tự nhiên trên cơ
thể.
|
RAU THƠM
Rau thơm bài thuốc – Tổng hợp
Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.
3. Rau mùi (ngò rí)
Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.
Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...
Còn gọi là cây rau tần dày lá. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..
Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.
Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các song alpha, beta và giảm tỉ lệ song delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật.
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa
Trong húng lũi có chứa hợp chất perillyl, có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da…
Các loại inày nghe quen thuộc, duy chỉ có đinh lăng là DS không
biết. Mùa hè vườn sau nhà có rau răm, diếp cá, húng quế, húng cây, húng
lũi, kinh giới, tía tô, sả… Ăn rau thơm vừa ngon miệng vừa có vị thuốc
nữa, thích quá đi thôi!
Còn
có tên gọi là thủy liễu, hương lục... Rau răm vị cay, tính ấm, không
độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích
thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và
thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể
sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Thường khi làm
thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.
2. Thì là (thìa là)
Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.
3. Rau mùi (ngò rí)
Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.
Xuất hiện rất nhiều trong các món canh và là
gia vị dùng để trang trí chủ chốt trong nhiều món ăn từ truyền thống
đến hiện đại. Lá ngò mỏng manh này lại chứa hàm lượng caroten (tiền
vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột. Hàm lượng canxi, sắt
cao hơn cả các loại rau khác. Ngoài ra còn có các loại Vitamin B1, B2,
B6, B12, C, E và các chất khoáng như kẽm, ma-nhê, đồng…có tác dụng hiệu
quả trong việc chữa trị những bệnh liên quan đến tiêu hoá, như kiết lị,
tiểu tiện, mụn nhọt, lên sở, thiếu sữa, mất sữa, cảm mạo, nhức xương…
Khi dùng loại gia vị này thường người ta dùng tươi để ăn sống hoặc sắc
uống.
4. Mùi tàu
Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...
5. Húng chanh
Còn gọi là cây rau tần dày lá. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
Dân gian vẫn sử dụng loại rau này như một loại rau
sống trong các bữa ăn hàng ngày vì nó có vị chua the, thơm hăng. Vì có
chứa một lượng tinh dầu nên húng quế còn có tác dụng trị các chứng ho bổ
phế, giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm mùa lạnh… Khi
dùng, hái lá tươi đem hấp chín hoặc giã nát lấy nước. Cũng có thể đun
sôi với một số loại khác như sả, tía tô, rau răm, hẹ, mật ong, kinh
giới… để đun lấy nước xông giúp ra mồ hôi để giải cảm. Trong một vài
trường hợp húng chanh còn được dùng để chữa rắn cắn, ong đốt, hen suyễn…
6.Húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
7. Bạc hà (húng cây)
Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.
8. Sả (cỏ chanh)
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..
9. Tía tô
Tía
tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm
cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần
chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm
ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.
Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô
mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.
Tía tô có vị cay, tính
ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay
ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra,
với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe,
và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký
Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông
y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều
người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng
hiệu quả.
10. Rau diếp cá
Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.
Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách
đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm
mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ
thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi
bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
11. Lá lốt
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.
Lá
lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh
bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện
lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các
bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở
vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa
bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau rang, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi
đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc
cụt…
12. Đinh lăng
Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các song alpha, beta và giảm tỉ lệ song delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
13. Lá sung
Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật.
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa
14. Cây kinh giới
Cây
kinh giới có tác dụng “đánh bay” căng thẳng, bạn có thể thấm một ít
tinh dầu kinh giới bằng miếng bông rồi hít thật sâu. Ngoài ra, kinh giới
còn có tác dụng giảm huyết áp và là thứ gia vị không thể thiếu trong
một số món ăn ngon.
15. Húng lũi
Trong húng lũi có chứa hợp chất perillyl, có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da…
- Húng lũi là làm dịu đi những cồn cào khó chịu ở dạ dày. Cho dù chỉ
cần vài lá bỏ vào tách trà nóng hoặc vài cọng húng lũi cũng đủ làm chén
cơm thêm phần hương vị thì húng lũi đều có khả năng phát huy tối đa công
dụng. Do một loại hương liệu có trong lá húng lũi, loại hương liệu này
sẽ kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia vào quá
trình tiêu hóa, làm cho những tuyến này tiết ra những men (enzymes) tiêu
hóa.
- Húng lũi còn giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm
chậm đi sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lũi
cũng có công trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp do khả năng
làm “nguội” và làm dịu cổ họng, mũi, các ống hô hấp…
Những
nghiên cứu gần đây cũng cho thấy húng lũi có khả năng phòng chống ung
thư do trong húng lũi có chứa một loại hợp chất gọi là perillyl, chất
này có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột,
phổi, da… Nước ép húng lũi là loại nước vệ sinh da mặt tuyệt hảo. Tinh
dầu húng lũi còn chống lở chốc, đặc tính này còn được áp dụng chữa trị
những vết cắn của côn trùng như muỗi, ong…
- Húng lũi còn có
một đặc tính khác là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho do
có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn sống bám ở răng,
lưỡi…
Hiện nay, người ta dùng húng lũi vào nhiều lĩnh vực khác
nhau như thực phẩm (kem, rượu, bia…), mỹ phẩm, dược phẩm. Ngành công
nghiệp thuốc lá cũng ăn theo. Hóa chất nổi tiếng có trong húng lũi là
menthol. Các nhà sản xuất thuốc lá đã đưa menthol vào thuốc lá để đem
lại vị the và hương thơm. Đã có những khuyến cáo rằng phụ nữ hút nhiều
thuốc lá có nhiều menthol càng khó có khả năng sinh nở, đàn ông hút
nhiều thuốc lá có menthol sẽ dễ bị bất lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên
cứu vẫn không biết chắc rằng menthol có phải là đồng phạm với khói thuốc
lá hay không.
._,_.___
STEPHEN B. YOUNG *AI THỐNG TRỊ VIỆT NAM
Ai thống trị Việt Nam ngày nay:
Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy?
Stephen B. Young
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?
Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc
của mình.
Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?
Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng?
Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?
Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác .Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ
Mác-Lê.
Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản.
Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.
Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê.
Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân.
Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giử quyền cai trị Việt nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giử ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”.
Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.
Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?
Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?
Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.
Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.
Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng .
Xin trả lời: Công đức ở đâu?
Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảngthì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào?
Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt
đi thôi ?
Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới . Và cả biển nữa! Tại sao?
Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.
Ở điểm này, chúng ta hảy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra . Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.
Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.
Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.
Thực tế ở Việt nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tìng chống Trung quốc xăm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.
Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn . Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.
Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyẽn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức
một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt nam chăng? Tức đảng cộng sản vỉnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng?
Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xăm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hảy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chổ dựa vửng chắc hơn thế của Trung Quốc.
Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?
Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rỏ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy.
Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những
thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rặp.
Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.
Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi.
Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng
Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.
Cái đạo chính trị này – “ hoàng đế chính thuyết ”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ chí minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ
tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.
Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.
Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lịnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.
Trong lịch sử Việtnam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.
Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều , tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.
Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” .
Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán Ngụy bây giờ?
Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?
Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ” …
Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “ hoàng đế chính thuyết ”.
Như vậy làm Mỹ Ngụy là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt nam, không ở lại Việt nam. Và “dân ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.
Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ Tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?
Stephen B. YOUNG
Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy?
Stephen B. Young
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?
Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc
của mình.
Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi?
Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng?
Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện?
Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác .Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ
Mác-Lê.
Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản.
Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê.
Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê.
Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân.
Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giử quyền cai trị Việt nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giử ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”.
Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được.
Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không?
Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không?
Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản.
Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước.
Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng .
Xin trả lời: Công đức ở đâu?
Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảngthì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào?
Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt
đi thôi ?
Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới . Và cả biển nữa! Tại sao?
Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải.
Ở điểm này, chúng ta hảy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra . Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia.
Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng.
Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời.
Thực tế ở Việt nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tìng chống Trung quốc xăm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo.
Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn . Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay.
Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyẽn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức
một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt nam chăng? Tức đảng cộng sản vỉnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng?
Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xăm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hảy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chổ dựa vửng chắc hơn thế của Trung Quốc.
Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai?
Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rỏ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy.
Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những
thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rặp.
Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ.
Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi.
Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng
Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch.
Cái đạo chính trị này – “ hoàng đế chính thuyết ”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ chí minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ
tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ.
Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng.
Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lịnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không.
Trong lịch sử Việtnam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra.
Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều , tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu.
Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” .
Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán Ngụy bây giờ?
Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào?
Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ” …
Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “ hoàng đế chính thuyết ”.
Như vậy làm Mỹ Ngụy là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt nam, không ở lại Việt nam. Và “dân ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn.
Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ Tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi?
Stephen B. YOUNG
THƠ SƠN TRUNG
MỘT THOÁNG HỒNG
Suốt đêm nằm trằn trọc
Anh tưởng nhớ đến em
Người con gái không tên
Đã đến bên anh
Như cơn gió thoảng
Cho anh giây phút êm đềm.
Chỉ một lần thôi
Nhưng anh nhớ trọn đời
Em yêu dấu ơi!
Em ở đâu
Đêm nay?
UN MOMENT EN ROSE
Toute la nuit
Sur le lit
Je pense à toi
Une étrangère fille
Tu viens chez moi
Comme le vent et la pluie
Tu me donnes la tendresse
C'est une seule fois
Mais je me souviens de toi
Toute ma vie
Hélas!Ma chérie!
Où es tu
Cette nuit?
BẢN NĂNG
Trên bình nguyên
Một đàn hươu đang gặm cỏ
Vui đùa trong nắng hồng
Bỗng một đàn sư tử
Chạy đến tấn công
Đàn hươu hoảng hốt
Chạy trối chết
Một con hươu non
Chậm bước
Bị sư tử nhảy lên lưng vật xuống
Những móng vuốt cắm sâu vào da thịt
Và miệng nó cắn vào cuống họng
Toàn thân máu chảy
Con hươu cố vùng vẫy
Toàn thân run rẩy
Nhưng mắt đã đứng tròng
Nó nằm vật xuống bất động.
Bỗng một đàn sư tử
Chạy đến tấn công
Đàn hươu hoảng hốt
Chạy trối chết
Một con hươu non
Chậm bước
Bị sư tử nhảy lên lưng vật xuống
Những móng vuốt cắm sâu vào da thịt
Và miệng nó cắn vào cuống họng
Toàn thân máu chảy
Con hươu cố vùng vẫy
Toàn thân run rẩy
Nhưng mắt đã đứng tròng
Nó nằm vật xuống bất động.
Đàn sư tử thung dung xé xác
Ăn tươi nuốt sống con mồi!
Xung quanh vài chục thước,
Những con chó sói
Ốm đói
Lăm le xông vào
Nhưng vẫn phải chờ đợi
Khi đàn sư tử no nê
Rồi bỏ đi
Đàn chó sói nhào tới
Tranh nhau cắn xé
Xa xa bầy kên kên
Những cái đầu trọc lóc,
Nhưng móng vuốt sắc bén vô cùng
Chúng đứng ngoài chờ mong
Khi đàn sói ăn xong
Rồi bỏ đi.
Đàn kên kên xông vào
gặm rỉa những khúc xương
Còn nhiều máu và thịt.
Tôi sống bên ngoài cổng chùa
Một ngôi chùa nhỏ hoang sơ
Khi đến ngọ, các sư vào nhà bàn,
Tôi lại gần:
-Có thầy nào không dùng bữa
Xin cho tôi một phần.
Ăn tươi nuốt sống con mồi!
Xung quanh vài chục thước,
Những con chó sói
Ốm đói
Lăm le xông vào
Nhưng vẫn phải chờ đợi
Khi đàn sư tử no nê
Rồi bỏ đi
Đàn chó sói nhào tới
Tranh nhau cắn xé
Xa xa bầy kên kên
Những cái đầu trọc lóc,
Nhưng móng vuốt sắc bén vô cùng
Chúng đứng ngoài chờ mong
Khi đàn sói ăn xong
Rồi bỏ đi.
Đàn kên kên xông vào
gặm rỉa những khúc xương
Còn nhiều máu và thịt.
Tôi sống bên ngoài cổng chùa
Một ngôi chùa nhỏ hoang sơ
Khi đến ngọ, các sư vào nhà bàn,
Tôi lại gần:
-Có thầy nào không dùng bữa
Xin cho tôi một phần.
TRẦN MỘNG TÚ * RƯƠU
Nước mắt của rượu
Trong thành phố này, những ngôi nhà nếm rượu nằm san sát nhau, mình phải chọn một nơi nào nổi tiếng đẹp, lịch sự tiếp đãi nhất, có nhiều rượu khác nhau nhất, để cho bõ công giới thiệu.
Thời tiết và khung cảnh của mỗi mùa làm cho rượu có mùi vị khác nhau dù cũng chỉ là chai rượu đó. Cuối năm trời se lạnh nếm rượu nho với gió đông, khăn len quàng cổ khác với cái thú nếm rượu nho với áo lụa mỏng và nắng của mùa hè.
Tôi hay tưởng tượng ra, rượu nếm trong mùa đông như gặp lại một người bạn cũ (dù chai rượu rất mới) nó cho ta cái ấm áp thân thiện, nhớ về một quá khứ xa lắc xa lơ, đẹp mà buồn buồn. Trong khi mùa hè, với cái nắng rực rỡ, cái gió chướng nồng, nó làm mình trẻ lại, mình sôi nổi, dõi hồn về những cánh đồng nho mình chưa hề một lần đặt chân đến. Ngụm rượu trôi xuống cuống họng khó mà đoán tuổi.
Hai người em họ của chồng tôi từ xa tới, họ du lịch mùa đông và ghé thăm chúng tôi. Tôi đề nghị mời họ đi nếm rượu. Đã lâu lắm chúng tôi không đi nếm rượu vào mùa đông nên thấy nhớ.
Nơi chúng tôi tới kỳ này là DeLille Cellars/Grand Estate Wine Club. Mặc dù chúng tôi không phải là hội viên. Nơi đây họ luôn đón khách mới, thỉnh thoảng có tuần cho nếm rượu miễn phí để có dịp mời khách vào hội. Dân Seattle đánh giá nơi nếm rượu này thuộc có hạng trên trung bình về cả khung cảnh, cách tiếp đón và dĩ nhiên là về RƯỢU.
Ngoài ba gian trong nhà chính, tiệm còn nới thêm ra ngoài những gian phụ thuộc bằng những bức tường plastic trắng đục căng lên, có để máy sưởi để tiếp khách. Cả tiệm không có ghế cho khách ngồi, chỉ có những cái bàn đứng làm bằng những phuy rượu đã cạn, úp ngược lại, trên mỗi mặt phuy là mặt kính tròn, đặt trên đó một bình hoa rất nhỏ, một cái đèn thắp nến, một tờ giấy kê tên những chai rượu sẽ được nếm trong ngày, thường là từ bốn đến năm chai. Người nếm rượu sẽ đứng chung quanh thùng, nhân viên sẽ ra giới thiệu và rót từng thứ một cho khách nếm. Khung cảnh ấm áp và sang trọng nhưng vẫn thân mật, nên thơ.
Hôm nay chúng tôi sẽ được nếm tới năm thứ rượu khác nhau.
Uống rượu nho không thể ngửa cổ uống ực một ngụm như rượu mạnh, hay uống một hơi hết nửa chai như uống bia. Rượu nho vào miệng, nó cần ở lại một chút, để người uống nghe ngóng cái vị rượu tan trên lưỡi, lan ra chung quanh miệng trước khi đi xuống cổ họng. Khi xuống đến cổ họng, người hiểu biết về rượu có thể đoán được tuổi của ngụm rượu mình mới nhấp.
Dòng rượu đầu tiên rót xuống ly là của DeLille Cellars 2012 Chaleur Estate Blanc, giá $35 một chai. Đã cho ra 1400 két. (65% Sauvignon Blanc, 35% Semillon)
Tuy tuổi rượu mới gần lên hai, nhưng khi rượu tan trong miệng hương vị nồng đượm phong phú, rượu được giới thiệu là có hương vị của khế, dưa hấu và lá bạc hà. Lúc rượu trôi xuống cuống họng không thấy khô và nóng, nó cho một vị hơi ngòn ngọt của trái cây nhiệt đới. Cả bốn chúng tôi cùng đồng ý là chai rượu trắng này trên trung bình.
Chai thứ hai của Doyenne 2011 Signature Syrah, giá $40 một chai. Đã cho ra 656 két. (98% Syrah, 2% Viognier, 100% Red Mountain AVA)
Ngụm rượu này khô và hương rượu không đượm, nó có mùi dâu dại (black berries và raspberries) Khi xuống đến cuống họng thấy vị rượu mạnh hẳn lên, hơi khô.
Chúng tôi không thích lắm.
Nếm xong ly thứ hai thì nhân viên ra nói chuyện, mang bánh lạt crackers và nước lạnh ra. Chúng tôi mỗi người chiêu một ngụm nhỏ nước lạnh như tráng miệng và thông cuống họng cho hết mùi rượu cũ để tiếp tục nếm rượu mới.
Tôi nghĩ đến những lần vào khu bán mỹ phẩm bị các cô bán hàng xịt một chút nước hoa vào cườm tay cho mình ngửi, ngửi đến mùi thứ ba thì mũi mình hoàn toàn không phân biệt được mùi hương nào mình thích nữa. Choáng váng cả đầu và đôi khi còn bị dị ứng, hắt hơi.
Nếm rượu đôi khi cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự nhất là những người không sành rượu lắm như tôi.
Nhưng chai rượu thứ ba thì thật tuyệt vời. Tôi lắc khẽ phần rượu trong ly, chiếc ly thủy tinh mỏng, trong suốt và rộng miệng, nhìn mầu đỏ bám vào thành ly rồi trôi nhè nhẹ xuống đáy ly, ngẫm nghĩ: những người có tâm hồn tài tử đã văn chương hóa, gọi là: “Nước mắt của rượu” (wine tears) Những giọt nước mắt hồng, thật là đẹp!
Tôi nhớ một câu thơ trong bài Chào Nguyên Xuân của Bùi Giáng: “Xin chào nhau giữa làn môi/Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam…” mang ra đọc lúc này là đúng nhất.
Thật ra, người sành rượu chỉ nhìn sự đậm đặc của những giọt lệ rượu này có thể đoán được độ cồn của nó.
Nếm khẽ khàng một ngụm nhỏ, để rượu tan trên lưỡi, mùi thơm của nó thấy nồng nàn nhưng mềm mại, như một phụ nữ vừa có sắc vừa có nhân dáng lại biết yêu thơ. Đó là rượu của Doyenne 2011 Aix, giá $38 một chai. Đã cho ra 1220 két. (71% Syrah, 29% Cabernet Sauvignon)
Đến đây thì tôi ngừng lại không nếm nữa vì cái miệng tôi đã bắt đầu bối rối với hương vị. Tôi để ba người còn lại nếm tiếp hai chai nữa. Tôi nói:
-Rượu giống như phụ nữ, nếu anh yêu người đó, cô ta là người đẹp trong mắt anh. Anh thích vị của chai rượu này, thì đó là một chai rượu ngon cho anh.Tôi sẽ mua chai rượu thứ ba có tên “Aix” này. Bây giờ các bạn tiếp tục nếm, tôi đi lang thang.
Tôi đi ngắm nghía chỗ này chỗ kia trong tiệm rượu, vừa đi vừa nghĩ đến rượu.
Người Việt Nam mình không quen uống rượu nho, nhưng thời xa xưa ông cha mình ai mà không uống rượu gạo (rượu đế hay nếp than) rồi sau này lớp trẻ uống bia và rượu mạnh.
Rượu không thể thiếu khi có khách quý đến, bắt buộc phải có lúc xuân về.
Tiễn nhau nước mắt cũng rơi trong tiệc rượu, cưới hỏi cũng phải có rượu. Tạ ơn cũng biếu rượu.
Tôi không phải người giỏi về rượu nho, cũng không nghiện, chỉ trung bình một nửa ly nhỏ cho bữa ăn chiều, hay khi có bạn đến nhà thì rót đầy hơn một chút (để lấy cớ cho rượu vào lời ra).
Nhưng tôi thích hương thơm và màu sắc của rượu nho. Màu đỏ của rượu nho đẹp và thơ mộng. Rượu nho gây cảm hứng cho thơ hay nói một cách khác: thơ ở trong rượu nho.
Tôi nhớ một thi sĩ Nhật nào đó đã nói: “Thơ là rượu bốc hơi”. Và thi sĩ người Tô Cách Lan, Robert Louis Stevenson cũng cùng một ý tương tự: “Rượu là thơ đóng chai (Wine is bottled poetry.)
Thấy chưa! Hai thứ đó phải đi với nhau.
Tôi không muốn giới thiệu cho bạn sự hiểu biết của mình về rượu; như xuất xứ của từng loại rượu, hoặc ăn món này thì phải uống rượu kia, hay nói tên về những cánh đồng nho tận chốn xa xăm nào đó, hoặc dẫn chứng một vài tên tuổi của văn nhân hay các đại lưu linh nói về rượu. Vì tôi biết sau khi đọc, người không thường uống rượu nhiều sẽ quên ngay.
Đối với tôi, hai cái quý nhất của rượu nho là hương thơm và mầu sắc, nó đẹp như những vần thơ. Một câu thơ hay khi đọc lên ta có cảm tưởng ngửi được hương thơm của thơ và nhìn thấy mầu của câu thơ ửng hiện. Rượu nho không phải toàn một màu đỏ đậm mà người Việt mình hay gọi là “Màu đỏ Bordeaux” chỉ nơi xuất xứ rượu nho của Pháp. Rượu nho đỏ có nhiều gam màu khác nhau: đỏ nhạt, đỏ đậm, cam nhạt, cam đậm, nâu nhạt, nâu đậm hay ngả màu tím tro, v. v.
Khi cất rượu, người ta cất riêng từng loại nho, khi đóng chai mới là lúc người ta pha vào nhau, nên khi uống, người sành rượu tìm thấy ở trong ngụm rượu có những vị khác nhau như: mùi vị của các loại dâu chín, các loại bạc hà, mùi trái cây nhiệt đới hay vị ngọt của mocha, của vanilla, v.v.
Thỉnh thoảng uống được ngụm rượu có được cái mùi gỗ của thùng phuy, tôi cũng thích lắm.
Tôi không sành rượu và cầu kỳ như nhiều người. Không đòi hỏi phải chia rượu ra nhiều loại khác nhau để ăn với những thức ăn khác nhau. Tôi để những người khác làm việc đó, và khi ly rượu được đưa đến tay, tôi thong thả nhấp ngụm rượu (đã được nghe tiểu sử) như thong thả đọc một câu thơ. Cái lâng lâng mềm mại của rượu nho,chỉ cạn một ly cũng đủ làm tôi say lắm rồi. Thấy cả mặt trời, mặt trăng và những ngôi sao vây quanh mình.
Em vừa uống xong ly rượu
mặt em đỏ như mặt trời
tim em mặt trăng òa vỡ
bàn tay em như cành hoa
nở nhưng bông hoa sao nhỏ (1)
Thi sĩ, văn sĩ Việt cũng mang rượu vào văn chương nhiều lắm. Và họ đã cho ta thấy từ ngày trước thi sĩ đã đặt phụ nữ ngang hàng với rượu hay cũng vì phụ nữ mà rượu thêm say. Nhờ đó ta thấy đúng là: Rượu, thơ, tình yêu và phụ nữ đã đi chung với nhau trong nhiều chặng đường của đời sống. Hay nói một cách khác những thứ này cùng có một sức quyến rũ như nhau và làm cho đàn ông hệ lụy.
Những câu thơ được nhắc đi nhắc lại một thời:
Một trà một rượu một đàn bà/Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. (Tú Xương)
Em thà coi như hơi rượu cay (Thâm Tâm)
Em ơi lửa tắt bình khô rượu/ Đời vắng em rồi vui với ai. (Vũ Hoàng Chương)
Bốn câu thơ bất hủ để đời của thi sĩ Trung Hoa Vương Hàn, còn cho thấy rượu đi vào trận mạc cùng vó ngựa.
Bồ Đào mỹ tửu dạ quang bôi
Giục ẩm tì bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Bồ đào rót chén dạ quang
Muốn say trên ngựa tiếng đàn giục đi
Xưa nay chinh chiến ai về
Nằm say bãi cát ai chê mặc người (tmt-dịch)
Rồi từ trận mạc trở về, rượu cũng được mang ra đón người xuống ngựa.
Xin vì chàng cất bào cởi giáp
Xin vì chàng giũ lớp phong sương
Vì chàng tay chuốc chén vàng (Chinh Phụ Ngâm)
Nói về thơ và rượu thì vô cùng tận. Có thể viết đến cả trăm trang giấy cũng không đủ, tôi nhớ câu nói chơi chữ của ông Thi sĩ lừng lẫy người Pháp, Charles Baudelaire: “Người yêu là một chai rượu, vợ là một cái chai đựng rượu” (Sweetheart is a bottle of wine, a wife is a wine bottle) Nó khác nhau ở chỗ chai rượu chắc chắn là có rượu trong đó, uống nó cho ta ngây ngất. Còn chai đựng rượu chưa chắc đã đựng rượu, nó có thể dùng để đựng một thứ khác như nước lạnh, dấm… hoặc chai không.
Mặc dù câu ví von này nghe hay nhưng hơi bất công, bạc bẽo với vợ. Cái chai rượu thành chai không cũng do chàng uống hết chứ ai.
Đẹp nhất vẫn là hình ảnh của “Những giọt nước mắt hồng” ai đó đã hình dung ra khi nhìn những giọt rượu lăn nhè nhẹ từ thành ly xuống đáy.
Như cả một câu thơ đang từ từ trôi xuống, như những giọt lệ của một mối tình.
Nhớ không em những giọt rượu trên môi
đã để lại trong anh những giọt nước mắt hồng
em có về xin cúi nhặt những mảnh thủy tinh
trái tim anh, chiếc ly đã vỡ. (2)
Trần Mộng Tú
Cuối năm 2013
(1 và 2) Thơ-tmt
Monday, December 9, 2013
KARL GRALLESTREM * SAI LẦM CỦA MARX
Karl Graf Ballestrem
Vài Nhận Định Sai Lầm Của Karl Marx Về Quan Điểm Của Adam Smith
Karl Graf Ballestrem
Đỗ Kim Thêm dịch
Đỗ Kim Thêm dịch
Lời người dịch: Karl Marx là một nhà nghiên cứu về lịch sử tư tưởng kinh tế. Dù uyên bác và làm việc nghiêm túc nhưng ông không tránh khỏi sai lầm. Cụ thể là khi viết Tư Bản Luận, Marx không đề cập đến thành tích đóng góp của phong trào Khai Sáng Tô Cách Lan trong tiến trình thay đổi suy luận kinh tế của châu Âu. Marx liệt kê Adam Smith và David Ricardo vào chung một học phái, mà cả hai sống vào hai thời điểm và có nội dung khảo hướng khác nhau. Marx còn hiểu lầm Smith là học trò của Ferguson. Nhưng quan trọng nhất là Marx có hai phê phán sai lạc về quan điểm của Smith.
Thứ nhất, Marx đã quy kết Smith là "đại biểu khoa học của gia cấp tư sản“. Là một giáo sư Đạo Đức học, Smith không hề đảm nhận vai trò này trong thực tế. Lý thuyết của Smith qua tác phẩm "Sự Thịnh Vượng Cuả Đất Nước" đào sâu hiện tượng xã hội trong bối cảnh "lịch sử tự nhiên của xã hội dân sự". Smith luôn biện hộ cho một chính sách kinh tế có thể tác động đến tăng lương công nhân và hạ giá bán sản phẩm. Smith không hề bảo vệ quyền lợi của người giàu và quyền thế, mà ông còn công khai phê phán thái độ đàn áp công chúng giới lãnh đạo thủ cựu và lừa bịp của giới tư sản. Do đó, quy kết của Marx không dựa theo quan điểm xã hội của Smith.
Thứ hai, Marx xem lý thuyết giá trị và phân phối của Smith sai lầm, vì Smith không hiểu chức năng của tiền tệ trong phân công lao động và trao đổi hàng hoá và Smith cũng không nắm bắt được quyền lực lao động trong tiến trình sản xuất. Do không khám phá nguồn gốc tư bản thống trị xã hội, nên Smith không lý giải được tại sao của cải xã hội gia tăng mà có phân phối bất công.
Thực ra, Smith lập luận chiếm hữu trong xã hội dân sự có chức năng lao động của con người, nhưng cũng là thành quả của sử dụng bạo lực và lưà đảo. Phân phối hoặc chiếm hữu giá trị không phải luôn luôn là nguồn gốc của giá trị và luật giá trị không tạo nên xã hội tư sản. Smith không giới hạn phân phối của cải xã hội chỉ có trong ba giai cấp điền chủ, sở hữu chủ tư bản và lao động. Khi giải thích doanh lợi chỉ là do giá bán cao hơn giá trị hoặc là do lừa đảo quyết định, ý tưởng này là sai lầm, vì Smith cho là còn có nhiều yếu tố khác tác động. Smith giải thích doanh lợi là phần trích xuất từ giá trị sản xuất. Khi mọi người không vi phạm luật công bình thì họ có hoàn toàn tự do để theo đuổi quyền lợi riêng và có quyền mang tư bản vào đầu tư kinh tế để cạnh tranh với người khác theo cách của mình. Doanh lợi và điạ tô không những chỉ có chức năng tiền lương mà còn có chức năng giá cả. Do đó, Smith biện minh "hệ thống tự do tự nhiên" dựa trên lập luận hữu dụng nhằm phục vụ quyền lợi tốt đẹp nhất cho đại đa số quần chúng.
Dù có nhận định sai lầm về Smith nhưng Tư Bản Luận của Marx vẫn còn có những giá trị giới hạn nhất định.
Nguyên tác Anh ngữ của bản dịch là "Karl Marx and Adam Smith: Critical Remarks About The Critique Of Political Economy" đăng trong: Contemporary Marxism, James J. O´Rourke et al.(eds.), 1984, D. Reidel Publishing Company, 21-38. Karl Graf Ballestrem (1937-2007), là Giáo sư Triết học và Chính trị học tại các Đại học Chicago, Notre-Dame (Hoa Kỳ), München và Eichstätt-Ingolstadt (Đức).
Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch và đưa chung các trích dẫn kinh điển và chú giải cuả tác giả vào cuối bản dịch.
Nếu luận về phương pháp để so sánh giữa hai tác phẩm "Sự Thịnh Vượng
Cuả Đất Nước" của Adam Smith và "Tư Bản Luận" của Karl Marx thì chúng ta
sẽ thấy có sự dị biệt quan trọng và rõ rệt: Trong khi Smith cố gắng
tổng quát hoá những kinh nghiệm (mà ông tìm ra qua tư liệu lịch sử,
thống kê và đàm luận với thương giới ở thành phố Glasgow) và kiểm chứng
lại những phương cách này để lý giải với một tầm vóc rộng hơn về những
hiện tượng được chứng nghiệm (theo quy luật khoa học của Newton), thì
Marx qua tiểu tựa đã cho thấy Tư Bản Luận là bàn về „Phê Phán Về Kinh tế
Chính Trị Học“. Tư Bản Luận khởi đầu với suy đoán lý thuyết của những
nhà kinh tế tư sản để chứng minh những phạm trù và quy luật vừa lộ vừa
ẩn và đều không có khả năng giải thích được thực trạng của hệ thống kinh
tế tư bản. Đối với Smith, việc tham khảo tài liệu kinh tế cổ điển và
hiện đại giúp cho ông soi sáng thêm quan điểm, nhưng ông không cần đến
các thuyết trọng thương và trọng nông để lý giải cho luận thuyết của
mình. Đúng hơn về sau (đặc biệt là trong quyển IV của „Sự Thịnh Vượng
Cuả Đất Nước"), ông thảo luận về các lý thuyết, nhưng chỉ để nhằm soi
sáng ưu thế trong hệ thống lý thuyết. Ngược lại, Marx nghiên cứu cẩn
trọng về các sách vở kinh tế trên 200 năm qua để khám phá về „Phân Tích
Về Xã Hội Tư Sản“ và giới thiệu như một tiền đề trong lý thuyết phê phán
(ngay từ đầu quyển I Tư Bản Luận) mà ông coi là những phạm trù và
nguyên tắc cơ bản của "Kinh Tế Chính Trị Học Cổ Điển".
Những nhà nghiên cứu khoa học về Marx là những người hiểu phương pháp
lý thuyết phê phán của Marx nhưng không có khuynh hướng hoặc thẩm quyền
để lập luận chống lại lý giải kinh điển của Marx về kinh tế tư sản. [3]
Dĩ nhiên, tiểu luận này không cố ý thách thức đến toàn bộ công trình
phê phán về kinh tế chính trị học của Marx. Điều tôi muốn minh chứng là
so sánh những gì Marx nói về những lý thuyết kinh tế tư sản với nghiên
cứu lý thuyết được trình bày nghiêm túc trong toàn cảnh lịch sử và hệ
thống. [4] Bởi vì Marx coi Smith và Ricardo là những nhà lập thuyết cho
trường phái kinh tế cổ điển loại thượng hạng, thí dụ này là một dẫn
chứng quan trọng. Nhưng khi tôi muốn minh chứng quan điểm của Marx đối
với Smith là phiến diện và không thuộc về lịch sử, tôi không suy đoán
rằng quan điểm của Marx cũng đúng cho Ricardo và những người khác. Cho
dù trường hợp này có đúng đi nữa, tôi cũng không suy luận là kết luận
của Marx về hệ thống kinh tế tư bản là sai.
Dù tôi tự đặt giới hạn cho đề tài, tuy nhiên, mối quan hệ về loại phê
phán mà tôi đề xuất rất minh bạch. Để có thể minh chứng Marx hiểu sai
về Smith hay Ricardo là có một trọng lượng phê phán khác biệt, tôi có so
với dẫn chứng khác, thí dụ như Smith hiểu sai về thuyết trọng nông.
Điều này có thể nhận xét qua thí dụ sau đây. Chúng ta hãy suy đoán về
các sách vở kinh điển của tư sản là không bao giờ nói đến lao động và
trao đổi các mặt hàng tương đương như phương thức tiêu biểu của chiếm
hữu và phân phối trong "những xã hội dân sự".
Ngay từ khởi đầu của Tư
Bản Luận điểm chính khi phân tích giá trị và trao đổi là chứng minh lao
động và trao đổi hàng hoá tương đương như biểu hiện tất yếu về những
nguyên tắc đặc trưng của chiếm hữu và phân phối của xã hội tư bản (như
là một hình thức chống lại xã hội phong kiến). Và chỉ có khi thay đổi
cách nhìn từ trên bình diện này (phạm vi trao đổi) đến chiều sâu thuộc
cấu trúc (phạm vi sản xuất tư bản) thì người ta mới hiểu được bản chất
của thặng dư và doanh lợi.
Tuy nhiên, Marx không chứng minh được cho suy đoán của mình là xã hội
tư sản thể hiện tất yếu theo chiều hướng này cho các thành viên. Bằng
chứng duy nhất của Marx là „kinh điển của kinh tế chính trị học“ đã có
nói như thế. Đó chính là lý do tại sao Marx lý giải về thặng dư và doanh
lợi có hình thức phê phán của kinh tế chính trị học. Ngày nay, nếu
"kinh điển" có nghĩa là một cái gì đó hoàn toàn khác, thì lý giải của
Marx về thặng dư và doanh lợi vẫn có thể còn đúng, nhưng hình thức đặc
biệt trong lập luận của Marx không còn thuyết phục.
Tiểu luận này chia làm hai phần. Phần thứ nhất thảo luận về điểm Marx
đã hiểu đại cương về lý thuyết xã hội của Smith như thế nào. Phần thứ
hai bàn đến vấn đề Marx có thừa nhận lý thuyết giá trị và phân phối của
Smith là có đúng không.
Lý thuyết xã hội của Adam Smith
Trước hết, đối với các sử gia đương đại, Adam Smith là một trong các
nhân vật chủ yếu của „Phong Trào Khai Sáng Tô Cách Lan“.[5] Cùng với bạn
là David Hume, ông thuộc về nhóm học giả kiệt xuất mà qua những công
trình này chúng ta có thể nhận ra sự thay đổi tư tưởng của con nguời và
xã hội từ khoa học quy phạm cổ truyền đến khoa học xã hội hiện đại. Khởi
đầu của thời kỳ chuyển hoá này ta có thể tìm thấy qua tác phẩm Treaties
of Human Nature (1739/1740) của Hume, đặc biệt là trong quyển III Of
Morals. Tác phẩm này giải thích và phê phán về kết ước xã hội theo
thuyết tự nhiên. Việc giải thích này trở nên hiển nhiên hơn trong tác
phẩm Theory of Moral Sentiments (1759) của Smith mà Smith xem các vấn đề
đạo đức học như là một đối tượng thuộc về khoa tâm lý xã hội.
Essay on the History of Civil Society (1767) của Adam Ferguson và
Origin of the Distinction of Ranks (177 của John Millars là những tác
phẩm tiêu biểu tiên khởi cho những nghiên cứu về khoa học xã hội thực
nghiệm và được xem như là công trình tiên phong của xã hội học hiện đại.
Inquiry into the Nature and Cause of the Wealth of Nations của Adam
Smith là tác phẩm về kinh tế chính trị đầu tiên theo khoa học xã hội
thực nghiệm.
Dù có loại trừ David Hume một phần nào thì một đặc điểm chung của các
tác giả này là họ nỗ lực giải thích hiện tượng xã hội trong bối cảnh
lịch sử, nói một cách chính xác hơn, trong khuôn khổ của "lịch sử tự
nhiên của xã hội dân sự". Các sử gia về lý thuyết nêu rõ điểm tương đồng
trong khảo hướng về „lịch sử tự nhiên“ của trào lưu khai sáng Tô Cách
Lan và „khái niệm biện chứng lịch sử“ của Marx. Thứ nhất, điểm tương
đồng có thể tìm thấy quy luật này trong khái niệm về con người như một
tác nhân tích cực nhằm thoả mản nhu cầu ngày càng tăng qua lao động. Thứ
hai, các tác giả Tô Cách Lan suy đoán là các xã hội có khuynh hướng
phát triển qua những giai đoạn lịch sử nhất định, thể hiện qua các đặc
tính sản xuất và chiếm hữu khác nhau (thí dụ như giới săn bắn, nuôi cưù,
nông gia và thương nhân).
Thứ ba, họ cố lý giải các thể chế xã hội và
chính trị bằng cách quy chiếu với những phương thức sản xuất và sở hữu.
Sử gia William Roberton, người bạn của Adam Smith, diễn đạt nguyên tắc
này qua hình thức như sau: "Trong bất cứ một cuộc khảo sát nào về hoạt
động của con người khi hợp quần vào xã hội, thì mục tiêu đầu tiên cấn
phải chú ý là phương thức sinh tồn. Khi phương thức này thay đổi thì các
quy luật và chính sách phải thay đổi theo." [6]
Đối với các tác giả Tô Cách Lan, lịch sử không luôn được xem là thăng
tiến vì sự tiến bộ trong lĩnh vực này phải trả bằng một giá là tai ách
hay xung đột trong lĩnh vực khác. Chính vì thế mà đi theo sau chiếm hữu
đất đai tư nhân, phát triển phân công lao động và du nhập thương mại và
kỹ nghệ chế biến là gia tăng năng suất nhưng cùng song hành với nó là
nỗi khốn khó ngày càng nhiều của nhân dân lao động, xung đột xã hội và
suy đồi đạo đức công cộng.
Trong khi Ferguson không tìm ra giải pháp cho
tính biện chứng của tiến bộ và suy thoái này, nên ông hoàn toàn bi quan
trong nhận định những xã hội hiện đại. Smith và Millar tin rằng họ khám
phá khuynh hướng lịch sử nhằm làm gỉảm mối quan hệ của thống trị và
tăng tự do cá nhân. „Hệ thống tự do theo tự nhiên“ của Smith là một
phương thức xã hội tương lai mà các lực lượng của thị trường có khuynh
hướng làm tăng lương và hạ giá bán, nhờ thế mà thực hiện được quyền lợi
của đại đa số dân chúng.
Marx có khả năng giải thích Smith trong bối cảnh tư tưởng của Tô Cách
Lan vào thế kỷ XVIII. Marx không những đọc Wealth of Nations của Smith
và Essay của Hume mà còn Essay on the History of Civil Society của
Ferguson và Origin of the Distinction of Ranks của Millar. [7] Marx nhận
xét Smith là học trò của Ferguson, dù đây là một điều sai, nhưng cũng
chúng tỏ Marx biết được những mối quan hệ cá nhân của nhóm này. [8] Tuy
nhiên khi đọc Marx không ai có cảm tưởng rằng Smith là người thuộc phong
trào khai sáng Tô Cách Lan. Smith được luôn đề cập chung với Ricardo,
dù về phương diện lịch sử, người ta không thể kỳ vọng có điểm tương đồng
giữa một vị giáo sư Đạo đức học ở Glasgow với nhà đầu tư chứng khoán
tại Luân Đôn, người mà nửa thế kỷ sau có sáng tác, nhưng trong một môi
trường lý thuyết và xã hội khác biệt.
Nếu Marx là một sử gia về tư tưởng kinh tế, ta không thể chờ đợi Marx
nghiên cứu về luận cương trong lý thuyết xã hội của Smith và bối cảnh
lịch sử của trào lưu khai sáng Tô Cách Lan. Tuy nhiên, Marx coi những lý
thuyết kinh tế tư sản là những ý thức hệ, một hệ thống tư tưởng có thể
trình bày triển vọng và quan tâm của giai cấp tư sản trong một bối cảnh
lịch sử và xã hội đặc biệt. Để minh chứng trong trường hợp của Smith,
Marx không những chỉ giải thích quan điểm về doanh lợi và tiền lương
trong một cách đặc biệt (mà tôi sẽ trình bày trong phần sau) mà còn có
những ghi nhận thuộc về lĩnh vực nhân chủng học cá nhân chủ nghiã, đặc
điểm không thuộc về lịch sử trong lý thuyết của Smith và trong chức năng
của Smith là người phát ngôn cho giới tư sản vào cuối thế kỷ XVIII. Tôi
xin cố chứng minh là Marx giải thích sai lầm khá vụng về về lý thuyết
xã hội của Smith.
Ngay từ đầu tác phẩm Grundrisse Marx khẳng định là Smith và Ricardo
quan niệm về xã hội không thuộc về lịch sử và là cá nhân. Theo Marx, cả
hai suy đoán lầm lẫn về cá nhân hiện đại là con người tự nhiên, kết quả
của một phát triển lịch sử lâu dài. Khi Smith và Ricardo viết về "những
người đi săn và đánh cá cô lập và cá nhân", cả hai theo một thí dụ của
những nhà tiên tri thế kỷ XVIII mà trong trí tưởng tượng về mỗi cá nhân
này trong thế kỷ XVIII – một phần là do sản phẩm dựa vào sự giải thể của
những hình thái phong kiến của xã hội, một phần khác là do những lực
lượng sản xuất mới được triển khai từ thế kỷ XVI -. Sản phẩm này thể
hiện một lý tưởng mà sinh hoạt của nó theo họ phản ảnh được quá khứ. Đó
không phải là một thành quả mà là một khởi điểm lịch sử. Theo khái niệm
bản chất của con người, khi cá nhân thích ứng, đó là do tự nhiên, mà
không do trổi dậy theo dòng lịch sử. Sai lầm này khá phổ biến cho từng
giai đoạn cho đến ngày nay. [9]
Không giống như các sử gia về tư tưởng hiện đại, Marx không giải
thích Smith như là một đại biểu hàng đầu của khảo hướng "lịch sử tự
nhiên". Trong khung cảnh phê phán của Marx, Smith xuất hiện như là một
nhà kinh tế tư sản. Marx cũng suy đoán về đặc trưng của tư tưởng kinh tế
tư sản để hình dung phương thức sản xuất cuả những xã hội dân sự hiện
đại và „xem thiên nhiên là quy định bất biến cho mỗi tình trạng xã
hội“.[10] Marx có viết trong The Poverty of Philosophy như sau: "Theo
những nhà kinh tế đại diện cho những mối quan hệ tư sản trong sản xuất
thì phân công lao động, tín dụng, tiền tệ là những phạm trù cố định, bất
biến và vĩnh cữu... Họ giải thích cho chúng ta biết là người ta sản
xuất được trong những tình trạng sẳn có như thế nào.
Điều mà họ không
giải thích được là những điều kiện này tự nó được tạo lập ra sao, thí dụ
như chuyển động lịch sử nào đã đem những điều kiện này thành hình".[11]
Trong "kinh điển về kinh tế chính trị học" thì James Steuart là người
duy nhất không bị cáo buộc: "Steuart tránh được quan điểm hẹp hòi này vì
ông là nhà qúy tộc và trong tinh thần phản luận của thế kỷ XVIII ông đã
tôn trọng những cơ sở lịch sử".[12] Khi Smith và Ricardo thảng hoặc có
chú ý đến lịch sử, họ chỉ muốn chứng tỏ tính ưu thế của thời hiện tại tư
sản so với quá khứ phong kiến. Theo Marx, điểm này là "nhiệm vụ của họ"
vì họ là "đại biểu khoa học cho giai cấp tư sản".[13]
Marx không nỗ lực chứng minh về đặc điểm ý thức hệ của lý thuyết
Smith từ trong văn bản. Đúng hơn, Smith bị phê phán tổng quát là có tư
tưởng kinh tế tư sản và không liên hệ đến lịch sử và chỉ biện luận. Tuy
thế cần phân biệt lời cáo giác. Không giống như các nhà biện hộ hậu
trào, Smith và Ricardo được coi là những "nhà kinh tế kinh điển" bởi vì
họ có vị thế mạnh khi diễn tả công khai mối quan hệ sản xuất trong hình
thái thuần tuý của nó".[14] Sáng tác trong thời kỳ mà đấu tranh giai cấp
giữa tư sản và vô sản chưa thể hiện, họ nêu lên vấn đề khá rõ rệt của
hệ thống tư bản, ngay cả khi mà những suy đoán lý thuyết của họ không
tạo ra nhiều khó khăn[15]. Họ không phủ nhận sự cực kỳ túng quẩn của
giới sản xuất ra của cải trong xã hội tư sản và chấp nhận là một phó sản
của một hệ thống thăng tiến như định mệnh an bài. "Theo nhãn quan của
họ, sự khốn khổ chỉ là đau thương có từ thuở lọt lòng, do thuộc bản chất
hay do nền kinh tế kỹ nghệ“.[16]
Điều đáng suy gẫm về phê phán của Marx là Marx đáng lý phải biết rằng
Smith không chia sẽ về những ảo tưởng của chủ nghĩa cá nhân trong xã
hội tư sản là do bản chất định sẳn bất biến, mà Smith là một trong số
những người đầu tiên lý giải (trong quyển III Sự Thịnh Vượng Của Đất
Nước) việc cá nhân hiện đại trổi dậy là để thoát ra khỏi mối quan hệ
phong kiến và họ là một lực lượng sản xuất mới được phát triển từ cuối
thời Trung Cổ. Marx cũng phải biết đó không phải là "những người đi săn
và đánh cá riêng rẽ và biệt lập" mà là những người mà Smith và Ricardo
khởi đầu giới thiệu. [17] „Sự Thịnh Vượng Của Đất Nuớc“ khởi đầu với sự
phân tích về phân công lao động hiện đại và nhận xét đối chiếu "về đất
nước hoang sơ có nhiều người đi săn và đánh cá" ít nhất không cho thấy
Smith nghĩ đến các cá nhân biệt lập. Khi ông dẫn chứng về hai người đi
săn trao đổi hai chiến lợi phẩm trong "một tình trạng sơ khai và thô
thiển của xã hội và đi trước tích lũy của cải và chiếm hữu đất đai"[18],
ông không hề đề xuất là hình thức lao động, chiếm hữu và trao đổi có
trong thời hiện đại là cũng đã có trong những xã hội sơ khai. Trái lại,
thí dụ này nhằm nhấn mạnh sự khác biệt giữa trao đổi trong xã hội tư sản
(là nơi mà luôn có sự khác biệt giữa công nhân và chù nhân) và trong xã
hội sơ khai (là nơi mà người ta chỉ sản xuất cho riêng mình và ít khi
mới có trao đổi sản phẩm).
Khẳng định của Marx là Smith và Ricardo có những thái độ chấp nhận
định mệnh và biện hộ về sự khốn cùng của giới lao động là không có cơ sở
trong các công trình của Smith. Dù khảo hướng về lịch sử tự nhiên ít có
tính quy phạm hơn là các học thuyết luật tư nhiên truyền thống, Smith
bị phê phán thuộc về xã hội mà "người ta lo quần áo cho cả thế gian
trong khi chỉ mang trên mình tấm giẻ rách"[19], và không đem lại nghi
ngờ khi những chính sách nhằm giới hạn cơ hội của công nhân được thu
nhập lương cao hơn, theo ý nghĩ của ông, là "một vi phạm trầm trọng về
tự do tự nhiên và công bình".[20] Những lời tuyên bố như sau cho thấy rõ
thiện cảm của ông: "Tất cả chỉ dành riêng chúng ta và không có dành cho
người nào khác, dường như đây là một câu châm ngôn đồi bại của các bậc
thầy của nhân loại trong mỗi thời đại của thế gian".[21]
Thực ra, khó xác định được là Smith là "đại biểu khoa học của gia cấp
tư sản" theo ý nghĩa nào. Thí dụ như dù Marx xem Steuart là một nhà qúy
tộc, vấn đề ý thức hệ hiển nhiên là không liên hệ gì đến hoàn cảnh xã
hội của cá nhân (nếu không thì ta có thể gọi Marx và Engels là những nhà
ý thức hệ tư sản loại thượng thặng). Đúng ra, đây là vấn đề họ cùng
quan điểm và bảo vệ quyền lợi của một giai cấp đặc biệt. Tôi đã chứng
minh là chủ nghĩa cá nhân và thiếu ý thức về lịch sử, điều mà Marx suy
nghĩ về những đặc trưng của tư tưởng kinh tế tư sản, không thể tìm thấy
nơi con người Smith. Càng hiển nhiên hơn khi ta không tìm thấy bất cư
nơi nào để chứng minh là Smith bảo vệ cho quyền lợi tư sản. Trong tác
phẩm „Sự Thịnh Vượng Của Đất Nước" không có một tập đoàn nào - kể cả
giới lãnh đạo thủ cựu “không sản xuất” - bị phê phán cùng mức độ và cùng
đặc điểm giống như thương giới và nhà sản xuất, chỉ vì với lý do là họ
là thiểu số nhưng có phương tiện tài chính dồi dào, có lối sống thành
thị và cận kề các trung tâm quyền lực.
Theo Smith, họ có khả năng can
thiệp vào những động lực của thị trường và gây ảnh hưởng đến chính trị
để phục vụ cho quyền lợi riêng tư. Họ âm mưu giảm giá lương và tăng giá
bán, họ hổ trợ luật pháp (như luật gia sản và huấn nghệ) để ngăn ngừa
cạnh tranh; họ lập ra thuế quan để giữ ưu thế trước các nhà cạnh tranh
quốc tế; họ gây ảnh hưởng chính sách đối ngoại theo chiều hướng phiêu
lưu thuộc điạ và gây chiến, đồng thời họ chấp nhận những thiệt hại nặng
nề cho đất nước nhằm thủ lợi cho riêng mình.
Phê phán của Smith về thuyết trọng thương phải được nhìn trong bối
cảnh chung này và không được hiểu như là lối phê phán về chính sách kinh
tế đối ngoại dựa trên những suy đoán lý thuyết sai lầm. Chính ra đó là
chiều hướng có chủ yếu chống lại một loại chính sách hoàn toàn phù hợp
với quan điểm về quyền lợi đặc biệt của thương giới và nhà sản xuất,
thường thì thành công, nhưng gây thiệt hại cho công nhân và người tiêu
thụ, và cho đa số. Smith đoan chắc là không có một xã hội dân sự nào
tồn tại và thịnh vượng mà không có nhóm này, sáng kiến của họ đem lại
việc sử dụng tư bản sinh lợi có thể tạo nên một vai trò hữu ích. Nhưng
Smith cũng cảnh báo rằng quyền lợi riêng của nhóm này có thể đối nghịch
với quyền lợi của các phe nhóm khác trong xã hội. Nó chỉ có thể giữ một
vai trò tích cực bền bỉ và phù hợp nếu khi nhóm này tuân theo quy luật
thị trường tự do, mà thị trường này có khuynh hướng thách thức.
Dự thảo về luật lệ thương mại trong khuôn khổ này cần phải được tham
khảo với sự thận trọng và không bao giờ được chuẩn nhận cho đến khi được
duyệt xét kỹ càng, một việc không phải chỉ vì có ý định tham ô mà với
tất cả ngờ vực. Luật pháp này đến từ khuôn khổ của những con người mà
những quyền lợi của họ không bao giờ hoàn toàn giống như quyền lợi của
công chúng. Nói chung, họ quan tâm đánh lừa và đàn áp công chúng, và
cũng khi họ đã làm hai việc này có cơ hội thuận tiện.[22]
Nhận xét này cũng đủ chứng tỏ rằng khi Marx xem Smith là “đại biểu
khoa học của gia cấp tư sản“, Marx đã diễn giải sai lạc về luận cương
của Smith trong lý thuyết xã hội. Thay vì đặt ra ngoài vòng lịch sử, lý
thuyết của Smith cố giải thích hiện tượng xã hội trong bối cảnh "một
lịch sử tự nhiên của xã hội dân sự". Thay vì đơn thuần chấp nhận cảnh
khốn cùng của công nhân, Smith biện hộ cho một chính sách kinh tế có thể
tác động tương đối đến tăng lương và hạ giá bán. Thay vì bảo vệ cho
quyền lợi của người giàu và quyền thế, Smith công khai phê phán không
những giới lãnh đạo thủ cựu mà còn cả giới tư sản mới. Sự giải thích sai
lệch này, vì đó chính là tiền đề phê phán của Marx về ý thức hệ, nên
ảnh hưỏng đến nội dung phê phán của Marx về kinh tế chính trị. Đó là vấn
đề cần xét tới.
Lý Thuyết Giá Trị Và Phân Phối Của Adam Smith
Giới nghiên cứu Tư Bản Luận qua chiều hướng của Grundrisse thấy rằng
phương pháp của Marx mất vài đặc điểm bí hiểm. Những nhận xét của Marx
về phương pháp luận qua những công trình được ấn hành lúc sinh thời cũng
không soi sáng nhiều hơn. Đề cương về khái niệm của thuyết duy vật lịch
sử, như đã đưọc phác hoạ trong trong tựa đề nổi tiếng trong năm 1859
[23], dường như không có tác dụng trực tiếp trong việc phê phán kinh tế
chính trị học. Nhận xét của Marx về thuyết biện chứng của Hegel và „ý
định làm đảo ngược thuyết này lần nữa“ được đề cập trong hậu từ dành cho
ấn bản Đức ngữ lần thứ hai của Quyển I Tư Bản Luận [24]. Nhưng với nỗ
lực giải thích thuyết duy vật biện chứng bằng cách quy chiếu vào vật lý
và sinh vật học [25], thì Marx lại làm mù mờ hơn về những điểm phương
pháp luận trong khoa học xã hội phê phán.
Chúng ta có thể giải thích Tựa Đề của năm 1859 - đựợc xem như một
trong những công trình xuất sắc của Marx - là một phác thảo chung về
phương pháp khảo sát của Marx (hướng dẫn cho các nghiên cứu của ông).
Một điều chắc đó không phải là một khuôn mẫu cho phương pháp trình bày
của ông. Tư Bản Luận không xuất phát từ một phân tích về phương thức sản
xuất đi trước chủ nghiã tư bản và của những động lực sản xuất nhằm đưa
tới những hình thái sở hữu chủ tư bản để vạch ra thể chế và ý thức hệ
của xã hội tư sản. Marx không chọn một phương thức trình bày theo cách
liên tục như di truyền.
Hiện nay các học giả nghiên cứu Marx đồng ý rằng
chương đầu của Tư Bản Luận không đề cập tới thí dụ lịch sử của "những
xã hội sản xuất hàng hóa đơn giản". Càng rõ nét hơn khi công trình này
không nỗ lực giải thích "thượng tầng kiến trúc" thông qua phân tích „nền
tảng thực tế" của xã hội tư sản. Ngược lại, khi "phê phán về kinh tế
chính trị học" việc khởi đầu là phân tích về những hình thức tiêu biểu
của ý thức tư sản để chứng tỏ những hạn chế và mâu thuẫn tất yếu.
Khoa học giữ một hình thức phê phán trong mức độ mà khoa học không
những có thể giải thích được hiện tượng không trung thực trong ý nghiã
thông thường, - một biểu hiện giả tạo của thực tại - những hình thức của
ý thức sai lạc, nhưng nhờ vào cấu trúc của thực tại, mà khoa học còn
giải thích được hiện tượng thể hiện tất yếu hình thức sai lạc đối với
những người không có tinh thần phê phán.
Trong tư duy của giới tư sản, phê phán kinh tế chính trị học khởi đầu
bằng cách phân tích các hiện tượng thể hiện như là một hình thức tư
tưởng xãy ra thông thường [26]. Hình thức tư tưởng này được hình thành
và hệ thống hóa trong những phạm trù và luật pháp của kinh tế chính trị.
"Thoạt tiên, sự thịnh vuợng của xã hội tư sản do tích lũy vô số hàng
hoá, hàng hoá đơn sơ như điều kiện sống cơ bản" [27]. Chính thế mà phê
phán bắt nguồn từ sự phân tích phạm trù hàng hoá (theo ý nghĩa của giá
trị, lao động và tiền lương) và „quy luật giá trị” (hàng hoá được trao
đổi tùy theo giá trị - giá trị được xác định bằng thời gian lao động
trung bình cần thiết bỏ ra). Phê phán nhằm tiến hành chứng minh là đặc
điểm của nền kinh tế tư bản, thí dụ như sản xuất tư bản, không thể lý
giải dựa trên mức độ về „luân chuyển đơn giản của hàng hoá“ theo quy
luật giá trị.
Đồng hành với người có tiền và người chiếm hữu quyền lao động, chúng
ta rời bỏ một lĩnh vực khá ồn ào trong một khoảng thời gian, nơi mà mọi
chuyện xãy ra trên bình diện và được mọi người chú ý, và chúng ta cùng
theo họ tới một điạ điểm sản xuất kín đáo… Ở đây, chúng ta hiểu không
những tư bản là gì mà còn hiểu nó được tạo ra như thế nào. Cuối cùng,
chúng ta khám phá bí mật của sự sản xuất dư thừa. [28]
Lý thuyết thặng dư giá trị giải thích bản chất của hệ thống kinh tế
tư bản chủ nghiã. Từ trên cơ sở này, phê phán có thể trở lại bình diện
để lý giải về doanh lợi, tiền lương và hưu bổng - trước tiên trong tổng
quát, sau đó trong điều kiện cụ thể của thời gian và cạnh tranh. Khởi
đầu quyển III của Tư Bản Luận, chúng ta tìm thấy khẳng định sau đây:"
Khi chúng tôi khởi thảo vấn đề trong sách này, thì việc tạo lập tư bản
tiến hành tuần tự mà hình thức thể hiện trên bình diện xã hội, trong sự
tương tác của các tư bản khác nhau khi cạnh tranh và trong tinh thần ý
thức chung của các tác nhân sản xuất”.[29]
„Biểu hiện“ là một phạm trù của ý thức: một cái gì đó chỉ thể hiện
trong ý thức của chủ thể. Khi Marx phê phán và lý giải những biểu hiện
trên bình diện xã hội tư sản, đôi khi ông đề cập tới "các hình thức
trung bình của tư tưởng", "ý thức chung của các tác nhân sản xuất", hoặc
là "những ý kiến thô bỉ của thương nhân tự do" [30]. Tuy nhiên, đối
tượng đặc biệt của Marx về phê phán không phải là ý thức của giới tư sản
trung bình, nhưng là của "những đại biểu khoa học của gia cấp tư sản",
đặc biệt là của "giới kinh điển của kinh tế chính trị học". Trong phần
bàn về tiền lương (Tư Bản Luận, Quyển I Chương 17) Marx chứng minh mối
quan hệ chặt chẽ giữa những lý thuyết kinh tế khoa học và ý thức của
giới tư sản trung lưu.
Trên bình diện xã hội tư sản tiền lương công nhân là giá của lao
động... Kinh tế chính trị cổ điển vay mượn phạm trù giá lao động trong
ngôn ngữ của đời sống hàng ngày mà không phê bình sâu xa hơn, và chỉ đơn
thuần đặt vấn đề là giá cả được quyết định như thế nào... Kinh tế chính
trị cổ điển gần chạm đến mối quan hệ đích thực của vấn đề, tuy nhiên
hầu như tránh trình bày vấn đề một cách có ý thức. Điều này làm vấn đề
không dính vào da của giới tư sản. [31]
Đối tượng đặc biệt mà Marx phê phán là những phạm trù và luật lệ của
chủ nghĩa tư bản. Khi ta cho rằng vấn đề đã được trình bày trong kinh tế
chính trị cổ điển thì dường như ta chỉ gặp trong quyển IV của Tư Bản
Luận, mà chủ đề chính gọi là Lý Thuyết Về Thặng Dư Giá Trị mà những lý
thuyết của các nhà kinh tế tư sản có đề cập đến khó khăn này trong chi
tiết. Những thảo luận ngắn về các đề tài này có thể tìm ra trong phần lý
thuyết của Tư Bản Luận (luôn ở trong phần chú thích) có thể được loại
bỏ dễ dàng mà không gây ảnh hưởng đến các lập luận. Tuy thế, khi tham
khảo lý thuyết về thặng dư giá trị như là một loại tư tưởng lịch sử
không liên quan đến lý thuyết, đó là một sai lầm nghiêm trọng. Điều này
được trình bày trong phần đầu của quyển sách. [32]
Trong phần thảo luận
đào sâu về những lý thuyết kinh tế tư sản (lý thuyết XHCN và cộng sản
không đưọc đề cập tới) [33] thì ở đây chính là nơi mà Marx diễn đạt trọn
vẹn lý thuyết thặng dư. Đầu tiên, Marx định đưa vấn đề „duyệt xét lịch
sử“ vào trong phần lý thuyết phù hợp. Chỉ khi vấn đề được triển khai
trong khuôn khổ này, Marx quyết định chuyển vấn đề thành một chuyên đề
riêng biệt là "một sự tái lập trong hình thái lịch sử" của vấn đề mà nó
được thảo luận và giải quyết trong các chương trước". [34]
Tiểu tựa của Tư Bản Luận không đề cập đến bất cứ phần đặc biệt nào
của công trình. Toàn bộ công trình từ đầu đến cuối có nghĩa là "Phê phán
về Kinh Tế Chính Trị Học". Giữa quyển đầu và quyển chót của bộ sách chỉ
có một sự khác biệt, phần đầu đúc kết trong trừu tượng - như phê phán
của những phạm trù chủ yếu và luật lệ của xã hội tư sản khi nó thể hiện
trong ý thức tư sản - phần cuối nỗ lực đúc kết trong cụ thể - như là một
lối phê phán về các lý thuyết tư sản đặc biệt. Về cơ bản thì đối tượng
phê bình trong từng trường hợp một là giống nhau: Marx giả định những lý
thuyết này, dù có sự khác biệt và thay đổi trong viễn cảnh giữa thế kỷ
XVII và XIX, được lập lại những đặc điểm chung của ý thức tư sản trong
những mức độ sâu xa và phức tạp khác nhau. [35]
Trong tác phẩm Grundrise Marx nhấn mạnh nhiều lần là xã hội tư sản -
không giống như xã hội chiếm hữu nô lệ của thời Thượng Cổ và xã hội
phong kiến thời Trung Cổ - thể hiện như là hình thức hợp tác giữa những
người sở hữu chủ hàng hoá có tự do và bình đẳng. Không một ai bị bắt
buộc phải làm việc cho người khác, không một ai phải cho mà không nhận.
Nhờ phân công lao động, mỗi người có thể tự chuyên môn hoá trong sản
xuất một loại hàng đặc biệt - thông qua trao đổi tương đương – doanh lợi
từ lao động của người khác[36]. Khi một người chiếm hữu bất kỳ loại gì,
dù sản phẩm là công trình của mình hoặc là của người khác, đều có tự do
chia phần sản phẩm và nhận phần tương đương.
Ngay trong vận hành, tiến trình của trao đổi thể hiện trên bình diện
của xã hội tư sản, mỗi người đều cho khi nhận và có nhận khi cho. Làm
việc này hay việc khác, người ta phải có một cái gì... Vì thế mà tất cả
các nhà kinh tế hiện đại tuyên bố lao động của riêng mình như là loại
quyền tư hữu... và quyền sở hữu chủ của thành quả lao động được xem như
là một suy đoán cơ bản của xã hội tư sản. [37]
Nhưng đâu là bất công giữa giàu nghèo? Đâu là khốn cùng của gia cấp
lao động trong xã hội tư sản? Những gì làm nhà kinh điển quan tâm phê
phán kinh tế chính trị học - không giống như các nhà biện hộ hậu trào –
khi họ không hề phủ nhận thực tế của nghèo đói và bất công, nhưng họ
cũng không nỗ lực để lý giải vấn đề qua lười biếng và những yếu tố tâm
lý và đạo đức tương tự. Họ chấp nhận nghèo đói và bất công là những hậu
quả tất yếu của xã hội tư sản.
Họ muốn lập luận chiếm hữu qua lao động
và trao đổi những tương đương là những nguyên tắc hình thành xã hội. Lập
luận này mang đến cho họ mâu thuẫn, Marx nói: "từ tất cả những nhà kinh
tế học cổ điển cho đến Ricardo[38] đều lập luận là những nguyên tắc mà
họ xem là tạo hình cho xã hội tư sản chỉ được thực hiện trong cổ thời
trước khi quyền tư hữu thành hình. Khi họ cố lý giải sản xuất và phân
phối trong xã hội tư sản, họ bị giao động khi chấp nhận sự thật thuộc về
„quy luật giá trị” và quan hệ với các thế lực và gian xảo như là nguồn
gốc của doanh thu và nguồn lợi.
Theo Marx, những sai lầm và mâu thuẫn của hầu hết các nhà kinh tế tư
sản là có thể hiểu được. Họ không có một phương cách trực tiếp để khám
phá nguồn gốc bất công và thống trị trong xã hội mà những mối quan hệ xã
hội một phần do kết quả của các hợp đồng giữa những cá nhân có tự do và
bình đẳng, phần khác là do những mối quan hệ khách quan giữa những sản
phẩm có giá trị đặc biệt. [39] Chỉ khi nào hiểu được chức năng của tiền
tệ dựa trên phân công lao động và trao đổi hàng hoá; chỉ khi nào hiểu
được sự thay đổi tất yếu của tiền thành tư bản; chỉ khi nào nhận xét
được sự sử dụng đặc biệt của quyền lực lao động trong việc làm ra hàng
hoá trong tiến trình sản xuất thì mới có thể lý giải được các của cải xã
hội gia tăng mà phân phối lại bất công trong một hệ thống dựa trên trao
đổi tương đương.
Trao đổi các tương đương này chỉ trên bình diện sản xuất dựa vào
chiếm hữu lao động của người khác mà không có trao đổi hoặc trao đổi giả
tạo. Hệ thống trao đổi này dựa trên tư bản làm cơ sở. Khi cơ sở này coi
tư bản là một thành phần của hệ thống và tự thể hiện trên bình diện như
một hệ thống độc lập, đó là biểu hiện đơn thuần nhưng là biểu hiện tất
yếu. Tuy nhiên, hiện nay ta không ngạc nhiên khi thấy hệ thống giá trị
trao đổi... chúng tỏ như là những nền tảng tiềm tàng của chiếm hữu lao
động người khác mà không có trao đổi, một sự tách biệt toàn diện giữa
lao động và tư hữu. [40]
Để hiểu những gì Marx nói về lý thuyết giá trị và phân phối của
Smith, ta cần nên quan tâm đến những điểm chủ yếu trong phê phán về kinh
tế chính trị học. Dưới nhãn quan của Marx, Simth là một biểu tượng đặc
biệt về những nhận thức và lầm lạc của kinh tế chính trị học cổ điển.
Smith tạo được uy tín là người đầu tiên diễn đạt trong sáng về những
điểm cơ bản của hệ thống kinh tế dựa trên phân công lao động và sản xuất
hàng hoá. Smith không những chỉ phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá
trị trao đổi; mà còn nhận ra là không có bất kỳ một hình thức lao động
đặc biệt nào khác mà chỉ có lao động tổng quát, một loại hình trừu tượng
tạo nên giá trị hàng hoá. [41] Chỉ dựa trên cơ sở của nhận thức này
("một bước tiến nhảy vọt")[42] giúp ta đạt đến quy luật tổng quát về giá
trị. Và Marx cũng nỗ lực chứng minh là Smith luôn chấp nhận quy luật
này được áp dụng trong những xã hội sản xuất hàng hoá. [43] Mặt khác,
Smith lại phân tích mơ hồ về giá trị [44] và cũng không thể tin được là
giữa nhà tư bản và người lao động có trao đổi tương đương xãy ra. Vì
thế, Marx phủ nhận quy luật chung về giá trị ngự trị trong những xã hội
tư bản ("quy luật tổng quát bị hủy ngay" [45]) và đề xuất lĩnh vực áp
dụng của luật này chỉ trong xã hội nguyên thủy hay trước thời của Smith.
[46]
Theo Marx, mâu thuẫn cơ bản của Smith trong lý thuyết giá trị và phân
phối gồm có việc Smith giả định về luật giá trị là một nguyên tắc hình
thành xã hội tư sản. Trong khi xã hội sản xuất hàng hoá không quy định
mối quan hệ hợp tác, mà thực ra mối quan hệ này là nguồn gốc chủ yếu cho
sự thịnh vượng xã hội.
Một công trình to lớn của Smith là ông… cảm thấy có một sư rạn nứt ở
điểm này (trong mối quan hệ giữa tư bản và lao động) và luật giá trị
thực sự bị hủy diệt trong kết qủa ... và cùng với tích lũy tư bản luật
giá trị bị đảo lộn tạo bao nhiêu khó khăn. Đó chính là thế mạnh lý
thuyết khi ông thấy được và nhấn mạnh điểm mâu thuẫn này. Nhưng đồng
thời đó cũng là yếu điểm lý thuyết khi ông nghi ngờ quy luật tổng quát,
ngay cả cho sự trao đổi đơn giản hàng hoá. Ông không hiểu mâu thuẫn xãy
ra qua quyền lực lao động khi tự nó lại trở thành hàng hoá và giá trị sử
dụng của loại hàng hoá đặt biệt này, - giá trị này không liên hệ đến
giá trị trao đổi của nó - mà tự nó là một nguồn năng lực tạo nên giá trị
trao đổi [47].
Trong những nhận xét sau đây tôi không có ý định chứng minh là lý
thuyết về giá trị và phân phối của Smith là không sai lầm hay không mơ
hồ. Ngược lại, tôi nghĩ Marx có lý khi chỉ rõ những điểm mơ hồ trong
khái niệm về giá trị của Smith khi cáo buộc Smith là pha trộn hai vấn đề
giá trị và phân phối. Tuy nhiên, tôi nghĩ Marx sai lầm khi giải thích
những khó khăn của Smith như là kết quả của những mâu thuẫn cơ bản, thí
dụ như một mặt thì lập luận là mối quan hệ trong xã hội tư sản tuân
theo, mặt khác, lại không tuân theo quy luật giá trị. Nói một cách khác,
Smith lập luận chiếm hữu trong xã hội tư sản là một chức năng của lao
động của con người và trao đổi các tương đương, nhưng cũng là thành quả
của bạo lực và lưà đảo.
Smith không bao giờ nghĩ là luật gía trị tạo nên
xã hội tư sản, hay nói theo thuật ngữ của Smith, "xã hội dân sự". Smith
cũng không hề đề xuất phân phối của cải trong ba giai cấp xã hội (điền
chủ, sở hữu chủ tư bản và lao động) có liên hệ đến sự trao đổi các tương
đương. Lý thuyết về phân phối trong xã hội dân sự của Smith có liên hệ
đến những phân tích kinh tế về quyền lực và hầu như không liên hệ gì đến
hư cấu về các sở hữu chủ hàng hoá có tự do và bình đẳng.
Chính thế mà
Smith không đủ thẩm quyền giải thích đối với người dựa vào quan điểm là
xã hội tư sản thể hiện trên bình diện như "trong một vườn điạ đàng của
quyền bẩm sinh con người". [48] Đối với suy nghĩ của Smith, không cần
vuợt qua những hiện tượng để hiểu điều hiển nhiên: của cải xã hội bị
phân chia bất công theo nguyên tắc ít có liên hệ đến những thoả thuận tự
nguyện hoặc là số lượng lao động đóng góp của từng cá nhân. Để chứng
minh điều này, tôi muốn tóm tắt vài khía cạnh trong lý thuyết của Smith
về giá trị và phân phối.
Các xã hội có khuynh hướng du nhập phân công lao động và trao đổi
hàng hoá đều có lý do căn bản tại sao. Vấn đề cần phải nhận ra qua thực
tế là bằng cách này người ta có thể tìm ra ưu thế trong các công trình
của người khác và đạt được việc thoả mãn nhu cầu tối đa với ít nỗ lực
hơn. Đó là lý do tại sao Smith định nghĩa giá trị trao đổi hàng hoá do
số lượng lao động của người khác mà nó cho phép sở hữu chủ mua hay đặt
hàng[49]. Dĩ nhiên, ta có thể định nghiã là giá trị trao đổi của hàng
hoá khi quy chiếu với số lượng của bất cứ loại hàng khác (thí dụ như
vàng). Nhưng vì giá trị hàng hoá thay đổi - kể cả giá trị của lao động
tiền lương (đưọc tính bằng một giá) điểm quy chiếu ổn định duy nhất
dường như là nỗ lực được tiết kiệm hoặc sự hữu dụng đạt được khi có thể
ta đặt mua nhiều hơn thời gian lao động của người khác. [50]
Tại sao một mặt hàng đặc biệt có một giá trị trao đổi đặc biệt? Tại
sao cho phép người sở hữu chủ mua hoặc đặt hàng một số lượng nào đó về
thời gian lao động của người khác (hoặc trực tiếp khi thuê dịch vụ hay
lao động tiền lương; hoặc gián tiếp, khi đòi hỏi thời giờ cho sản xuất
một loại hàng mơ ước)? Một câu trả lời khả dĩ - mà cũng là câu trả lời
của Marx - như sau: bởi vì mặt hàng này tự nó biểu hiện (đòi hỏi để được
sản xuất) cùng một số lượng thời gian lao động khi được đặt hàng. Nhưng
đó không phải là điểm mà Smith nói.
Trong suy nghĩ của Smith, lao động
thể hiện trong hàng hoá chỉ bằng với lao động đặt mua mặt hàng này khi
người sản xuất chính là người làm chủ phương tiện sản xuất, có nghĩa là,
sản xuất có trước chiếm hữu đất đai và tích lũy tư bản, nếu nói theo
phương diện lịch sử. Chỉ khi nào chúng ta suy đoán "tình trạng nguyên
thủy của các sự vật tiếp tục, chúng ta có thể hình dung một xã hội mà
„toàn bộ sản xuất lao động thuộc về giới lao động” và “các hàng hoá sản
xuất do các số lượng lao động tương đương trao đổi một cách tự
nhiên".[51]
Nhưng việc này xãy ra trong các xã hội dân sự, đất đai trở
thành của sở hữu tư nhân và phương tiện sản xuất nằm trong tay của chủ
tư bản, điền chủ và nhà tư bản đòi hỏi chia phần trong sản xuất và giá
hàng phải tăng. Nói một cách khác, hàng hoá bán ra không phải chỉ có một
mục tiêu duy nhất là đem lại thu nhập cho người lao động mà còn trả cho
doanh lợi và điạ tô. Sở hữu chủ hàng hoá phải mua hàng hoặc đặt nhiều
lao động hơn các mặt hàng thể hiện.
Như Marx trình bày, quan điểm này bao hàm sự lầm lẫn giữa giá trị và
phân phối, hoặc là hàng hoá khi bán, cần nhiều lao động hơn nó thể hiện,
hoặc là người lao động nhận toàn bộ sản xuất hoặc phải chia phần với
điền chủ (điạ tô) hoặc chia phần với chủ tư bản (doanh lợi). "Thực ra,
phân phối hoặc chiếm hữu giá trị không phải là nguồn của giá trị... Nếu
không có sự chiếm hữu như vậy và công nhân nhận lương cho toàn bộ công
trình sản xuất của mình, giá trị của hàng sản xuất không thay đổi, dù
giá trị này không được chia cho điền chủ hay nhà tư bản".[52]
Hơn nữa,
Marx nghĩ rằng giải thích doanh lợi chính là do giá bán cao hơn giá trị
hoặc là do lừa đảo, ý tưởng này là ngây thơ. Ý tưởng này nhằm giải thích
những doanh lợi đặc biệt, nhưng nếu tất cả mọi sở hữu chủ hàng hoá
thưòng lừa đảo lẫn nhau, thì không ai có thể tạo doanh lợi theo kiểu
này. Theo Marx, Smith sai lầm khi cố giải thích doanh lợi bằng cách phân
thích sư trao đổi hay giao lưu hàng hoá, nhưng ông có lý - và hy vọng
lý thuyết thặng dư của ông - khi ông mô tả doanh lợi như là phần trích
xuất từ giá trị sản xuất của công nhân.[53]
Dù Smith có lầm, lý do của sai lầm này có thể hiểu được. Smith muốn
lập luận là doanh lợi với hai lý do - một mặt, những sở hữu chủ tư bản
có thể đòi hỏi chia phần sản xuất, mặt khác họ muốn gây ảnh hưởng thị
trường. Nói một các khác, doanh lợi có hai chức năng vửa tiền lương vừa
giá cả. Không có lý do gì để tin là Smith sai lầm trong quan điểm này.
„Trong tinh trạng nguyên thủy của sự vật trước khi có chiếm hữu đất
đai hay tích lũy tư bản, toàn thể sản xuất lao động thuộc về công nhân.
Công nhân không chia phần cho điền chủ và người chủ. [54] Trong những xã
hội dân sự, thành quả lao động phải được phân chia bởi vì công nhân
không còn làm chủ phương tiện sản xuất. Điền chủ và nhà tư bản chỉ đầu
tư vào sản xuất khi nào ho kỳ vọng rằng có được chia phần trong sản
xuất. Họ có thể được hưởng bao nhiêu trong toàn bộ sản xuất này không
tùy thuộc vào họ có đóng góp vào trong phần lao động có hiệu qủa kinh tế
hay không, ngay cả khi ít hơn trong tổng số của lao động.
Doanh lợi
„không tương ứng đối với số lượng, cực nhọc, hoặc mưu trí của loại lao
động được suy đoán là bỏ ra để giám sát và điều khiển“.[55] Điều này
càng hiển nhiên hơn trong trường hợp của địa tô. “Khi đất đai ở bất cứ
nước nào trở thành thuộc quyền tư hữu, thì điền chủ, cũng giống như bất
cứ người nào khác, họ chỉ muốn thu hoạch nơi mà họ không hề gieo, đòi
hỏi địa tô đối với những sản xuất tự nhiên.[56]
Doanh lợi và tiền lương có khuynh hướng đi theo tỷ lệ nghịch: doanh
lợi cao luôn nhờ vì có lương thấp, và ngược lại. "Lương cao cho lao động
và doanh lợi cho chủ tư bản là... hai chuyện hiếm khi... đi liền
nhau".[57] Số lượng chính xác của mỗi yếu tố này tùy thuộc vào điều kiện
hợp đồng mà mỗi bên có quyền lợi đối nghịch nhau (một bên thắng thì có
một bên thua) và quyền lực mổi bên không bình đẳng. Khi số lượng người
chủ càng ít, họ càng tự tin và có nhiều ảnh hưởng trong chính trị, thì
họ tất phải thắng thế hơn đối với công nhân. Họ thấy điều này khi luật
cấm công nhân kết hợp, trong khi tự chính họ lại luôn luôn cấu kết trá
hình nhưng bền bỉ và đồng nhất không tăng lương cho công nhân trên mức
lương thực sự của họ. [58]
Tăng lương trên mức tối thiểu đòi hỏi phải tái sản xuất của giới lao
động, việc này tùy thuộc các lực lượng của thị trường. Khi chủ tư bản
chạy tìm doanh lợi dùng càng nhiều tư bản đầu tư, nhưng cạnh tranh lẫn
nhau gây khuynh hướng tăng lương, giảm giá bán và giảm doanh lợi.[59] Dù
chủ đầu tư kỳ vọng doanh thu tương ứng với mức đầu tư của mình, nhưng
một hê thống cạnh tranh năng động có khuynh hướng xoá tan những kỳ vọng
này. Tuy thế, nền kinh tế thịnh vượng và mở rộng là quyền lợi của đa số
(công nhân và người tiêu thụ) nhưng không phải là quyền lợi của thương
giới và các nhà chế biến.[60] Đó là lý do tại sao các phe nhóm này bằng
mọi phương tiện cố tránh cạnh tranh và làm đảo ngược sự vận hành tự
nhiên của thị trường: "Những người trong cùng một loai doanh nghiêp ít
khi gặp nhau, kể cả cho việc ca ngợi nhau và đánh lạc hướng nhau, nhưng
khi có luận đàm họ thường kết thúc bằng âm mưu chống lại công chúng,
hoặc trù liệu chuyện tăng giá.“ [61]
Dĩ nhiên, những chính sách hạn chế của chủ tư bản không tùy thuộc
vào trường hợp nhân qủa. Như đã đề cập ở trên, những quyền lợi của họ
được tìm thấy trong luật pháp và chính sách, thí dụ như luật huấn nghệ
[62], luật gia sản [63], các biện pháp hổ trợ cho thị dân khi thương
thảo với thôn dân [64], mánh khoé trong ngoại thương, phiêu lưu thuộc
địa và gây chiến tranh [65] - điều mà Smith coi là cực kỳ tác hại cho
nền kinh tế quốc gia, bởi vì họ có khuynh hướng loại bỏ cạnh tranh và
tăng giá cũng như tăng doanh lợi trên mức thích hợp. [66]
Tại sao Smith nghĩ rằng doanh lợi không chỉ có chức năng tiền lương
mà còn có chức năng giá cả, điều này đã được minh chứng quá nhiều. Tương
phản với hệ thống trọng thương, hệ thống tự do tự nhiên của Smith không
còn cổ vũ quyền lợi của thương giới và nhà sản xuất: mọi người khi họ
không vi phạm về luật công bình thì họ có hoàn toàn tự do để theo đuổi
quyền lợi riêng theo cách của mình, và mang quyền lợi của mình vào kinh
tế công nghiêp và tư bản để cạnh tranh với người khác [67]. Smith không
hề đề xuất rằng hệ thống này cho phép bất cứ người nào chiếm hữu h àng
hoá bằng phương tiện lao động của riêng mình hoặc là do trao đổi tương
ứng. Các chủ sở hữu đất đai và tư bản sẽ chia phần trong sản xuất, không
bởi vì bất cư lao động nào của họ nhưng vì họ có quyền đòi hỏi việc
này. Doanh lợi cũng còn có chức năng tiền lương - nhưng không còn chức
năng giá cả -. Giá cả có khuynh hướng thấp và lương tương đối cao. Chính
thế mà "hệ thông tự do tự nhiên" được biện minh dựa trên lập luận hữu
dụng: nó nhằm phục vụ quyền lợi tốt đẹp nhất cho đại đa số quần chúng.
[68]
Khởi đầu tiểu luận này tôi đặt vấn đề là Marx có giải thích trung
thực các kinh điển của khoa kinh tế chính trị học không. Đến đây thì ta
đã rõ là quan điểm của Marx về Smith không phải là kết quả của một sự
phân tích cẩn trọng về tư tưởng của Smith trong bối cảnh lịch sử và hệ
thống. Marx đã xem Smith là „đại biểu khoa học của giai cấp tư sản”, mà
lý thuyết này thực ra không liên hệ gỉ đến lịch sử mà chỉ biện hộ, mặc
dù - như đã minh chứng - đặc điểm lịch sử và phê phán của công trình
Smith rất hiển nhiên. Dù những gì Marx nói, Smith không bị đánh lừa bởi
bất cứ những biểu hiện công lý trong xã hội dân sự. Lý thuyết của Smith,
dù mơ hồ và sai lầm trong một vài khía cạnh, nhưng không hàm chứa những
mâu thuẫn căn bản như Marx đề ra.
Trong tầm mức rộng lớn hơn, nhận xét của Marx về Smith là một kết cấu
đòi hỏi do phưong pháp và những tiền đề của phê phán về khoa kinh tế
chính trị học. "Trong biên niên sử kinh tế chính trị học, thời vàng son
thanh bình ngự tri từ thuở xa xưa. Trong bất cứ thời nào thì quyền lợi
luật đinh và „lao động“ cũng là phương tiện duy nhất đem lại thịnh
vượng..."[69] Khẳng định này thiếu tính thực tại trong kinh tế chính trị
học của Smith, nhưng thể hiện được là tiền đề thích hợp cho lý thuyết
của chủ nghĩa tư bản và được suy đoán là cùng lúc lại phê phán ý thức tư
sản.
__________________________
[1] Jürgen Kuczynski, Geschichte der Lage der Arbeiter unter dem
Kapitalismus, vol. 26, East Berlin, 1965. A.V. Anikin, Junost´nauki,
Mosva, 1971.
[2] Robert L. Heilbronner, The Wordly Philosophers, third ed., New
York 1969, pp. 140ff. Mark Blaug, Economic Theory in Restropect,
Homewood, 1962, German ed. München, 1972, vol. 2, pp. 145ff.
[3] Ronald Meek, Marx´s Economic Method, in Economics and Ideology, London, 1967, pp. 93-112.
[4] Karl Graf Ballstrem, Die schottische Äufklärung, München, Oldenbourg.
[5] Andrew Skinner, “Economic and History: The Scottsh
Entlightement“, in Scottisch Journal of Political Economy, 12, 1965; H.
R. Trevor-Roper, “The Scottish Enlightment”, in Studies on Voltaire and
the 18th Century, vol. 58, Geneva, 1967, pp. 1635 ff.
[6] William Roberston, Collected Works, ed. Dugald Steward, 1809, vol. 5, p.111.
[7] Ronald Meek, „The Scottish Contribution to Marxist Sociology“, in Economics and Ideology, London, 1967, pp. 34-50, esp, .48.
[8] Marx, Karl, Friedrich Engels, 1961, Werke, Dietz Verlag, Berlin, 23,p. 218.
[9] FN 8, P. 5, 84.
[10] FN 8, 23,p, p. 95.
[11] FN 8, 4, p. 126.
[12] Marx Karl, Grundrisse der Kritik der Politischen Ökonomie, Dietz Verlag, Berlin, p. 6.
[13] FN 8, 4.p. 142.
[14] FN 12, p. 917.
[15] FN 8, 23, p.19.
[16] FN 8, 4, p.142.
[17] FN 12, p. 5.
[18] Smith Adam, 1976, Wealth of Nations, Clarendons Press, Oxford, I, 6, p. 65.
[19] Smith Adam, 1978 Lectures in Jurisprudence, Clarendon Press, Oxford, p. 40.
[20] FN 18, I, p. 157.
[21] A.W. Coast (ed.), The Classical Economists and Economic Policy, London, 1971. Smith Adam, FN 18, III, p. 418.
[22] FN 18, I, Cp. 11. p. 267.
[23] FN 8, 13, pp.7ff.
[24] FN 8, 23, p. 27.
[25] FN 8, 23, pp. 12, 26.
[26] FN 8, 23, p. 564.
[27] FN 8, 13, p.15.
[28] FN 8, 23, p.189.
[29] FN 8, 25, p.33.
[30] FN 8, 23, p.190.
[31] FN 8, 23, p.257, 259.
[32] FN 8, 34, p.235.
[33] FN 8, 26. p.230.
[34] FN 8, 31, p.132.
[35] FN 8, 32, p.532.
[36] FN 12, p.903.
[37] FN 12, p.903.
[38] FN 12 p.904.
[39] FN 8, 85, p. 89.
[40] FN 12, p. 409; FN 8, 23, pp. 161-191.
[41] FN 2, 26. 2. p. 56.
[42] FN 12 p. 54.
[43] FN 12, p. 56, 42.
[44] FN 12, p. 504.
[45] FN 8, 26, 1, p. 43.
[46] FN 12, 14, p. 44
[47] FN 12 26. 1 p. 59.
[48] FN 12 23 p. 59.
[49] FN 18 I, p. 5, 47.
[50] FN 18 I p. 51.
[51] FN 18 I, 8, p. 52.
[52] FN 12. 26. 1, p. 65.
[53] FN 12, 26. 1, p.50.
[54] FN 18 I 3,p. 82.
[55] FN 18 I 3, p. 82.
[56] FN 18 I 6, p. 67.
[57] FN 18 I 9, p. 109.
[58] FN 18 I 8 p. 84.
[59] FN 18 I 9 p.105.
[60] FN 18 I 11,p. 266.
[61] FN 18 I, 10, p. 145.
[62] FN 18 I 10, p. 135.
[63] FN 18 I 10, p.151.
[64] FN 18 I 10, p. 141, 376.
[65] FN 18 IV 7 p. 556.
[66] FN 18 I, 10, p. 132.
[67] FN 18 IV, 9, p. 867.
[68] FN 18 IV, 7, p. 630.
[69] FN 12 2, p. 230.
No comments:
Post a Comment