TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC
Trung Quốc : Bùng nổ xã hội đã cận kề
Cảnh sát tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn - REUTERS
Nhà Trung Quốc học Marie Holzman và nhà ly khai Ngụy Kinh
Sinh (Wei Jingsheng) trên báo Le Monde hôm nay 20/11/2013 nhận định,
hiện có các dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang đến
gần.
Các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 376 người đã
họp lại từ ngày 9 đến 12/11/2013, để thảo luận với quyết tâm được bày tỏ
về cải cách kinh tế và xã hội. Nhưng dường như kết quả chủ yếu của Hội
nghị trung ương lần thứ ba là việc thành lập một ủy ban mới, trực tiếp
đặt dưới quyền của chính quyền trung ương, được gọi là « Ủy ban An ninh
Nhà nước ». Như vậy là đã tiếp tục chính sách do Đặng Tiểu Bình đưa ra
vào năm 1978 mà không thay đổi mấy: cải cách kinh tế gắn liền với việc
thẳng tay đàn áp chính trị.
Vì sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc
hiện nay đã quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh,
công an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp ?
Theo hai tác giả trên, đó là vì nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp
cao nhất của quyền lực. Các nhà lãnh đạo lo sợ bùng nổ xã hội. Đó chính
là nguyên nhân thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy
trì ổn định, cho đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực
thụ của Đảng chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc.
Cũng có một thiểu số cán bộ có ảnh hưởng mong muốn những cải cách
chính trị thực sự trong Đảng. Nhưng giai đoạn đưa ra những cải cách
chính trị có lẽ đã trôi qua.
Nếu Trung Quốc không đi theo các tiến triển về dân chủ của các quốc
gia cộng sản cũ ở Đông Âu, đó là vì một giai cấp nhà giàu mới đã xuất
hiện. Giai cấp này lo sợ sẽ bị mất những quyền lợi đang được hưởng,
trong khi lớp người nghèo hy vọng sẽ khấm khá hơn.
Đối với những người này, ước vọng thành công khiến họ mùa quáng chấp
nhận các điều kiện lao động và thu nhập tồi tệ. Còn đối với lớp nhà giàu
mới, họ sợ hãi nếu bị đặt lại vấn đề làm cách nào giàu nhanh như thế,
và bị bắt nếu chế độ sụp đổ. Vì vậy, mỗi một ngày trôi qua là một ngày
được lợi…
Trong thời gian đó, trên 60% những người giàu nhất Trung Quốc đã ra
nước ngoài sinh sống hoặc đã làm các thủ tục cần thiết để đi định cư ở
ngoại quốc. Trên 85% trong số họ đã gởi con cái đi học tại các trường
đại học nước ngoài danh tiếng nhất. Và việc phân cực xã hội càng ngày
càng gia tăng. Nếu tin vào các dấu chỉ, là một cuộc tổng nổi dậy xã hội
sẽ không còn xa nữa…điều này giải thích cho tâm lý khủng hoảng của các
tỉ phú và quan chức cao cấp trong Đảng.
Thực tế, Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn bị bao vây bởi các quần thần
và nạn quan liêu. Các đề nghị ông Tập đưa ra khi lên nhậm chức tháng
11/2012 như hủy bỏ các trại lao cải không đạt được mục đích, một số tỉnh
áp dụng nhưng một số địa phương khác thì không…
Các viên chức và cán bộ cao cấp sẽ bị mất mát quá nhiều nếu Đảng lao
vào cải cách chính trị. Hơn nữa người ta không biết điều gì sẽ xảy ra
nếu các thành viên lãnh đạo Đảng bị truy tố. Tấm gương của Bạc Hy Lai,
người lẽ ra đã trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đã bị lãnh án
chung thân ngay trước Hội nghị trung ương 3, là một ví dụ phản tác dụng
mạnh mẽ. Nếu không thành công trong việc áp đặt quyền lực, thì người kế
nhiệm chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi người thất sủng bị bắt và lãnh án.
Các thông tin ngày càng cụ thể hơn về gia tài của các nhà lãnh đạo,
gây phẫn nộ ngày càng cao. Tác hại của ham nhũng, lạm quyền phơi bày
trước mắt mọi người. Làm thế nào giải thích được việc một cán bộ công an
bình thường ở Thượng Hải bị bắt quả tang có đến 2 tỉ đô la trong ngăn
kéo ?
Theo hai tác giả, các vụ nổ bom và tấn công mới đây ở quảng trường
Thiên An Môn, Sơn Tây và nhiều nơi khác chỉ mới là những triệu chứng đầu
tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng.
Các tác giả đặt câu hỏi, khẩu hiệu của những người đấu tranh đòi dân
chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, muốn biểu tình một cách « hòa
bình, hợp lý, bất bạo động » liệu còn hợp thời trước một chế độ độc tài,
ngày càng tự giam hãm trong một logic bạo lực không giới hạn ?
tags: Cải cách - Châu Á - Chính trị - Dân chủ - Khủng hoảng - Tham nhũng - Trung Quốc - Xã hội - Đàn áp http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131120-trung-quoc-bung-no-xa-hoi-da-can-ke
Ở Trung Quốc giới lãnh đạo đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô
Vài lời của người dịch - Hoàng Trường Sa (Danlambao): Sau đây là bài của nhà báo Nga Vasili Golovnin,
hiện ở Tokyo, đăng trên Echo Moskva ngày 17.11.2013. Chúng tôi xin giới
thiệu với bạn đọc để thấy rõ giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang lo sợ
lặp lại số phận của Liên Xô. Qua bài này, bạn đọc thấy rõ những biện
pháp “be bờ” về công tác tư tưởng và tăng cường an ninh của ĐCSTQ đang
thực hiện để cố tránh một sự sụp đổ trong tương lai giống như Liên Xô.
Cũng qua bài này, bạn đọc càng thấy rõ ban lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã và đang mù quáng rập khuôn theo quan
thầy Bắc Triều như thế nào. Họ cố nhắm mắt trước thực tế phũ phàng đối
với họ về nguyên nhân nội tại làm Liên Xô sụp đổ chính là vì chủ nghĩa
Marx-Lenin đã không còn sức sống, chính là vì cái “chủ nghĩa xã
hội-chuyên chính vô sản” đã rệu rã đến mức cùng cực, không còn đứng vững
được nữa nên phải sụp đổ tan tành.
Những biện pháp “be bờ” về công tác tư tưởng có tính bịp bợm và an ninh
có tính khủng bố đều không thể nào ngăn cản nổi sự sụp đổ mà chỉ kéo dài
thêm nỗi đau khổ của nhân dân và càng tạo thêm điều kiện cho bọn bành
trướng phương Bắc xâm chiếm nước ta. Cái Hiến pháp của ĐCSVN sắp thông
qua bất chấp sự phản đối của Nhân dân, để áp đặt cho Đất nước và Nhân
dân ta một chế độ độc tài toàn trị nhằm duy trì sự thống trị của một
băng đảng tham nhũng, tỷ phú đỏ và cường hào ác bá mới mà mọi người đã
rõ bộ mặt của chúng, sẽ càng tạo thêm những mâu thuẫn đối kháng và càng
nhanh chóng đẩy chế độ đó đến ngày cáo chung.
Người dịch: Hoàng Trường Sa (Kiev)
*
Vasili Golovnin
- Các nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) bỗng dưng quan
tâm nghiên cứu những nguyên nhân và những bài học sự sụp đổ của Liên
Xô. Mọi sự đều được tổ chức một cách quy mô lớn lao theo kiểu Trung
Quốc, trong khuôn khổ cơ chế học tập trong đảng được tổ chức rất chặt
chẽ. Việc học tập này thu hút toàn bộ giới cán bộ lãnh đạo và các đảng
viên thường ở địa phương. Xin nhắc lại rằng trong hàng ngũ của ĐCSTQ có
đến trên 85 triệu đảng viên.
Giới am hiểu tình hình cho biết rằng từ tháng 9 vừa qua, tại các buổi
học tập của đảng cũng như tại các cuộc họp của đảng, người ta đều chiếu
bộ phim “20 năm kể từ ngày Đảng và Nhà nước Xô Viết sụp đổ”. Phim này do cơ quan lãnh đạo tư tưởng chủ yếu của Trung Quốc là Viện hàn lâm khoa học xã hội xây dựng.
Trong phim đó kể lại ĐCSLX đã mất lòng tin sâu sắc vào những lý tưởng
của chủ nghĩa xã hội như thế nào, đảng đã tha hóa và mất vai trò trung
tâm của mình trong xã hội. Gorbachev cũng bị phê phán nặng nề - “ông ta
đã quay lưng lại trước những ước vọng của nhân dân”, mà hơn một nữa ước
vọng đó - như bộ phim đó khẳng định - đã được chế độ tồn tại hồi đó thỏa
mãn. Thế nhưng, ban lãnh đạo ĐCSLX đã vứt bỏ chính cái khái niệm “chủ
nghĩa xã hội”, họ đã có những quyết định không đúng đưa đến tai họa. Tai
họa đó là “bi kịch vĩ đại của thời đại hiện nay”.
Sau khi xem phim, người ta tổ chức thảo luận, còn các cán bộ tư tưởng
thì giải thích: điều quan trọng là từ sự sụp đổ của Liên Xô ta phải rút
ra được những bài học đúng đắn. Những bài học đó chính là: củng cố lòng
trung thành đối với các lý tưởng và khắp nơi cũng như trong mọi lĩnh vực
phải giữ được vai trò đứng đầu không lay chuyển của đảng.
Như người ta đã loan báo, bắt đầu chiến dịch đó là một cuộc hội nghị bàn
về các vấn đề tư tưởng do Tổng bí thư TƯ ĐCSTQ và Chủ tịch nước CHND
Trung Hoa Tập Cận Bình chủ trì ngày 19 tháng 8 năm nay. Các bạn hãy chú ý
đến ngày tháng - đó chính là ngày mà hồi năm 1991 ở Liên Xô đã xảy mưu
toan một cuộc đảo chính kết thúc bằng việc thủ tiêu quyền lực của ĐCSLX
và giải thể Liên Xô. Người Trung Quốc coi trọng các biểu tượng lắm, và
có thể không phải là ngẫu nhiên mà người ta chọn ngày đó để tiến hành
hội nghị và thông qua một văn kiện đòi hỏi phải giáo dục dân chúng một
cách nhất quán những giá trị của chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, trên các tờ báo trung ương của CHNDTH người ta thường có những
bài kêu gọi tăng cường đoàn kết và không lặp lại những sai lầm của Liên
Xô. Chẳng hạn như tờ “Nhân dân nhật báo” viết: “Đảng của Liên Xô và các
nước Đông Âu đã mất quyền lực vì họ đã vứt bỏ vai trò đứng đầu trong
lĩnh vực tư tưởng”.
Nhân thể nói thêm, sau những sự kiện ở Liên Xô hồi năm 1991, ở Trung
Quốc người ta đã tiến hành một chiến dịch công tác tư tưởng rộng lớn
trong khuôn khổ những đợt học tập trong đảng. Hồi đó, người ta khẳng
định rằng quyền lực của ĐCSLX bị thủ tiêu là kết quả của chiến lược
“diễn biến hòa bình” mà phương Tây đã thực hiện bằng cách gieo rắc “tính
chất tư sản” vào Liên Xô.
Đằng sau những việc đó tất nhiên là cái cảm giác về mối hiểm họa ngày
càng tăng: Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn và làn sóng của “tính chất tư
sản” khét tiếng đó trong nước ngày càng tiếp tục lớn mạnh hơn chừng nào
thì tầng lớp trung gian ở đô thị lại càng vững vàng hơn. Vì thế trong
thời đại Internet, rất khó mà giữ được lòng tin sắt đá theo kiểu Pavel
Korchagin (1) mà ở nước CHNDTH người ta đánh giá rất cao, nơi mà phim
của Hollywood được chiếu rộng rãi, việc đi ra nước ngoài và quảng cáo mỹ
phẩm cho nam giới gần như hoàn toàn tự do.
Cái cảm giác khủng hoảng kinh tế cũng có cả trong uẩn khúc kinh tế: các
nhà cầm quyền Trung Quốc phải thật thà thừa nhận là mô hình phát triển
đất nước đã không còn thích dụng nữa, mặc dù trước đây nó đã tỏ ra rất
thành công. Thay vì ra sức mãnh liệt phát triển theo chiều rộng dựa trên
việc sử dụng khối lực lượng lao động vĩ đại rẻ mạt và thiếu học, thay
vì rót tiền vào những dự án thiết kế khổng lồ, đã đến lúc phải chuyển
sang những công nghệ kỹ nghệ phức tạp. Phải chuyển sang sự phát triển
dựa trên nhu cầu ổn định trong nước của dân cư đang giàu lên, dựa trên
sáng kiến của giới doanh nhân tư nhân, chứ không phải dựa trên những tập
đoàn quốc doanh tham nhũng và không linh hoạt. Thế nhưng, mỗi người
cộng sản đều biết rằng ngay cả nhà tư sản trung thực đi nữa cũng là một
kẻ thù tiềm năng của họ. Chính vì thế, giới kinh doanh không quốc doanh
(tư nhân) ở nước CHNDTH bị hạn chế, họ bị kìm hãm trong việc vay tín
dụng, còn trong nước thì không có quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
Ban lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc (nhất là Thủ tướng Quốc vụ viện Lý
Khắc Cường) đã nhiều lần nói về ý định tiếp tục và làm sâu sắc hơn quá
trình cải cách và chuyển những cải cách đó lên cấp độ chất lượng mới.
Người ta chờ đợi những nghị quyết to lớn loại đó tại cuộc hội nghị lần
thứ 3 của TƯ ĐCSTQ vừa diễn ra. Nhưng, nghị quyết của hội nghị được công
bố mấy ngày sau những cuộc họp kín, nói chung thì khá tù mù. Trong các
nghị quyết đó nói về sự cần thiết phải làm những cải cách mới, nói về
tầm quan trọng phải mở rộng vai trò điều chỉnh của thị trường, nhưng vẫn
không nói gì đến nội dung cụ thể của những cải tạo sắp được tiến hành.
Hình như ban lãnh đạo Trung Quốc đang căng thẳng suy nghĩ họ có thể đi
xa đến mức nào trong việc thực hiện những biến đổi cần thiết, nhưng cực
kỳ nguy hiểm đối với hệ thống thống trị của đảng.
Nhân thể xin nói thêm, theo như kết quả hội nghị TƯ ĐCSTQ vừa nói trên,
người ta đã công bố thành lập ở Trung Quốc (xin chú ý!) Ủy ban An ninh
quốc gia. Chắc là tổ chức này không giống như KGB của Liên Xô, mà là một
tổ chức trung ương gì đó có nhiệm vụ tăng cường sự phối hợp hoạt động
của cảnh sát và cơ quan mật vụ. Như vậy thì củng cố sự thống nhất ở
Trung Quốc sẽ không chỉ bằng các phương pháp học tập trong đảng và
nghiên cứu những sai lầm nguy hại của Liên Xô đã tiêu vong rồi mà thôi
đâu./.
Vasili Golovnin, nhà báo, Tokyo
Nguồn: echo.msk.ru 17,11.2013
Người dịch:
__________________________________
1. Pavel Korchagin - nhân vật trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy”
của Nikolai Ostrovski (1904-1936). Về sau truyện đã được dựng thành
phim. Cuộc đời của chàng trai này đã cống hiến hết mình cho công cuộc
đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản và hạnh phúc của người lao động, đã trở
thành lý tưởng cho một vài thế hệ người Xô-viết noi theo. Nhiều bạn đọc
Việt Nam cứ tưởng rằng đây là nhân vật có thật.
Chia sẻ bài viết:
Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung uơng lần thứ ba vừa
qua, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã đưa ra
một chương trình cải cách đầy tham vọng. Theo giới quan sát, ông Tập Cận
Bình dường như muốn theo bước Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư tiến trình
hiện đại hóa Trung Quốc, đồng thời không hề có chút khoan nhượng nào về
sự cứng rắn của chính quyền trung ương.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131120-cai-cach-o-trung-quoc-tap-can-binh-muon-theo-buoc-dang-tieu-binh
"Chính phủ không có sự ủng hộ của người dân. Không có một nền dân chủ thật sự và sự thao túng trực tiếp của Trung Quốc đối với công việc nội bộ của Hồng Kông mỗi lúc một nhiều. Trong vụ việc mới đây nhất về vấn đề cấp phép lập đài truyền hình công miễn phí, có những bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc đã tìm cách ảnh hưởng tới việc bỏ phiếu của các nhà lập pháp Hồng Kông. Chúng tôi đang mất đi quyền tự trị của mình và dân chúng đang nghĩ tới việc vĩnh viễn rời bỏ nơi này."
Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra. Chỉ riêng trong năm 2012, có hơn 35 triệu người ở Hoa Lục đến Hồng Kông.
Nhiều người trong số đó đã đến Hồng Kông bằng thị thực do Bắc Kinh cấp phát, chứ không phải thị thực của giới hữu trách Hồng Kông. Trong thập niên qua có tới nửa triệu người Hoa Lục đến định cư ở Hồng Kông, là nơi dân số chỉ có 7 triệu người.
Dân chúng Hồng Kông giờ đây gọi những người đến từ Hoa Lục là 'hoàng
trùng' hay 'giặc châu chấu' vì tác hại của những người này đối với các
nguồn lực của Hồng Kông và sức ép mà họ gây ra cho cơ sở hạ tầng ở thành
phố này, trong đó có trường học và bệnh viện.
Hồi tháng 9, trước khi bắt đầu năm học mới, hàng vạn người Hồng Kông đã xếp hàng ròng rã nhiều ngày để chờ ghi danh cho con họ đi học mẫu giáo, trước khi số chỗ ở các trường bị giành mất bởi những đứa trẻ của các gia đình người Hoa Lục.
Một phụ nữ họ Vương có hai đứa con nhỏ. Bà cho biết bà đang làm giấy tờ để đưa gia đình sang định cư ở Bắc Mỹ. Bà đã suýt bật khóc khi nói tới việc phải rời bỏ quê hương.
"Chúng tôi rất buồn khi phải ra đi. Chúng tôi yêu Hồng Kông. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không làm được gì cả. Cho dù chúng tôi có tranh đấu thì cũng chẳng có kết quả gì. Tôi lo sợ là vụ thảm sát Thiên an môn sẽ lập lại ở đây."
Chính phủ ở Bắc Kinh biết rõ là người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn đối với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Điều làm cho Bắc Kinh đặc biệt quan tâm là một phong trào do những người thuộc thành phần ưu tú của Hồng Kông đề xướng. Phong trào này định chiếm cứ trung tâm thương mại của thành phố này vào mùa hè năm tới.
Chiến dịch chiếm cứ này sẽ nêu bật vấn đề Bắc Kinh không thực thi lời cam kết về quyền phổ thông đầu phiếu. Nghị viên Fernando Cheung nói rằng ông không biết chính phủ trung ương sẽ ứng phó như thế nào với khối người nói tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông. Ông so sánh tình cảnh của những người này với những người ở Tân Cương và Tây Tạng.
"Nhiều người ở đơn vị mà tôi đại diện cảm thấy là Đại Lục đã cố tình tạo ra làn sóng nhập cư này để làm loãng khối dân ở Hồng Kông. Họ dùng những thủ đoạn mà họ đã và đang sử dụng ở Tân Cương để duy trì sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với những sắc dân thiểu số ở đó.'
Vào cuối tuần này, tiếp theo sau Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc, ông Lý Phi, sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ở Hồng Kông về vấn đề cải cách chính trị.
Trong lúc dân chúng chờ đợi những sự thay đổi, các số liệu của chính phủ xác nhận là hiện nay số người rời Hồng Kông để định cư ở nước khác nhiều hơn số người đến lập nghiệp tại thành phố này. Đây là lần thứ 8 trong vòng nửa thế kỷ nay Hồng Kông rơi vào một tình huống như vậy.
Cải cách ở Trung Quốc : Tập Cận Bình muốn nối bước Đặng Tiểu Bình
REUTERS / Jason Lee
Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung uơng lần thứ ba vừa
qua, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã đưa ra
một chương trình cải cách đầy tham vọng. Theo giới quan sát, ông Tập Cận
Bình dường như muốn theo bước Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư tiến trình
hiện đại hóa Trung Quốc, đồng thời không hề có chút khoan nhượng nào về
sự cứng rắn của chính quyền trung ương.
Một năm sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, ông Tập Cận Bình,
năm nay 60 tuổi, đã củng cố quyền lực của mình tại Hội nghị Trung ương
3, đưa ra một lộ trình hành động cho ban lãnh đạo mới, từ nay đến năm
2020.
Cũng giống như kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình đưa ra từ cuối những năm 1970, chương trình cải cách của ông Tập Cận Bình tập trung vào kinh tế và xã hội, như củng cố vai trò của thị trường trong nền kinh tế, nới lỏng chính sách một con, giảm bớt án tử hình, xóa bỏ chế độ “lao cải”…
Cũng giống như kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình đưa ra từ cuối những năm 1970, chương trình cải cách của ông Tập Cận Bình tập trung vào kinh tế và xã hội, như củng cố vai trò của thị trường trong nền kinh tế, nới lỏng chính sách một con, giảm bớt án tử hình, xóa bỏ chế độ “lao cải”…
Giới chuyên gia nhấn mạnh, đây là những cải cách giúp cho đảng Cộng
sản Trung Quốc thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế đứng hàng
thứ hai thế giới, với tiến trình đô thị hóa, cũng như những đòi hỏi ngày
càng gia tăng của người dân.
Chính Tân Hoa Xã, hôm qua, 19/11, đã cho biết chi tiết tiến trình
soạn thảo kế hoạch cải cách và nhấn mạnh rằng Tổng Bí thư Tập Cận Bình,
vào tháng Tư vừa qua, đã quyết định trực tiếp lãnh đạo các nhóm biên
soạn dự thảo cải cách. Rõ ràng là ông Tập Cận Bình muốn khẳng định mạnh
mẽ vị thế và để lại dấu ấn của mình trong chương trình cải cách lần này.
Trong bản tường trình kết quả Hội nghị Trung ương 3, đăng trên Tân
Hoa Xã, tên của ông Tập Cận Bình được nhắc đến 21 lần và không một lần
nào nêu tên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tương tự như Đặng Tiểu Bình – mà tên tuổi được lịch sử Trung Quốc ghi
nhận là cha đẻ của chính sách mở cửa kinh tế - ông Tập Cận Bình coi các
cải cách kinh tế là trọng tâm trong chính sách lãnh đạo của ông.
Về phương diện chính trị, Đặng Tiểu Bình đã không ngần ngại ra lệnh
thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn,
năm 1989, còn ông Tập Cận Bình thì muốn thắt chặt quyền kiểm soát đất
nước và bộ máy của Đảng, thông qua chiến dịch chống tham nhũng.
Theo ông Barry Naughton, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại đại học
California, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, thì “trong một chừng mực nào đó,
ông Tập Cận Bình dường như nghĩ rằng ông ta có thể tăng cường một chút
việc giám sát và kỷ luật trong bộ máy chính trị hiện nay, với việc
nghiêm trị nạn tham nhũng, đi kèm với những cải cách kinh tế”.
Một động thái khác cho thấy ông Tập Cận Bình muốn trở thành một Đặng
Tiểu Bình thứ hai tại Trung Quốc: Cuối năm 2012, trong chuyến công du
đầu tiên ra ngoài Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã lựa chọn đặc khu kinh tế
Thẩm Khuyến, biểu tượng của cải cách và thành công kinh tế của Trung
Quốc. Trong thời gian cầm quyền, từ 1978 đến 1992, Đặng Tiểu Bình đã
biến vùng duyên hải nghèo nàn này thành một thành phố cực lớn và là
phòng thí nghiệm cải cách kinh tế.
Tuy hoan nghênh những thông báo cải cách đầy tham vọng của ông Tập
Cận Bình, đặc biệt là sự chú ý đến lĩnh vực tư nhân, giới phân tích tỏ
ra hoài nghi về khả năng thực hiện những dự án này, đặc biệt là việc mở
cửa về chính trị.
Theo ông Perry Link, chuyên gia về Trung Quốc, thông báo xóa bỏ hệ
thống lao cải là nhằm làm dịu đi nỗi bất bình của người dân đối với đảng
Cộng sản Trung Quốc, để củng cố tính chính đáng của Đảng, nhưng giới
lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống lao cải với tên
gọi khác, hoặc thậm chí không cần đặt tên cho hệ thống này.
Trong khi đó, ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Trung Quốc, Hồng
Kông, nêu ra một điểm khác biệt giữa hai người: Ông Tập Cận Bình không
theo cơ chế lãnh đạo tập thể như Đặng Tiểu Bình. “Ông Tập Cận Bình
dường như tập trung quyền lực còn hơn cả Giang Trạch Dân, ngay cả khi
ông này ở đỉnh cao quyền lực trong năm năm nhiệm kỳ cuối cùng. Đây là
điều rất đặc biệt”.
Liệu Tập Cận Bình có thể thay đổi Trung Quốc ?
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (REUTERS)
Trở thành người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc cách đây
một năm, Tập Cận Bình kể từ giờ áp đặt dấu ấn của ông. Ông đã từng hứa
hẹn những cải cách đầy tham vọng để tái thúc đẩy cường quốc kinh tế thứ
hai. Thế nhưng, liệu ông Tập Cận Bình có thể đáp ứng được những mong đợi
đó của người dân hay không ?
Về chủ đề này, nhật báo Le Figaro số ra sáng nay, 12/11/2013, có bài giải mã đề tựa « Một năm sau khi lên cầm quyền, Tập Cận Bình có thể thay đổi được Trung Quốc hay không ? ». Theo tờ báo, Hội nghị Trung ương 3 năm nay là cơ hội để Tập Cận Bình khẳng định vai trò lãnh đạo của mình.
Tập Cận Bình thuộc xu hướng nào?
Vào thời điểm lên lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm
2012, Tập Cận Bình đã làm lóe lên nhiều hy vọng lớn lao cho những người
ủng hộ tự do. Họ hy vọng trong vòng ba thập niên sẽ có những thay đổi
hoàn toàn về kinh tế, ông Tập Cận Bình sẽ dẫn dắt đất nước vào một kỷ
nguyên mới : Kỷ nguyên của sự tự do hóa chính trị. Sự hy vọng đó là có
cơ sở.
Bởi vì, Tập Trọng Huân, cha của ông là một gương mặt tiêu biểu của
cách mạng : Từng nắm giữ chức vụ cao trong quân đội, bị đi đày dưới thời
Mao Trạch Đông, chỉ vì nổi tiếng có xu hướng ôn hòa, và từng lãnh đạo
thành phố chiến lược Quảng Đông dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông cũng là
người góp phần biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế chỉ trong
vòng 30 năm.
Niềm hy vọng còn được nuôi dưỡng bởi chính những lời hô hào tôn trọng
Hiến pháp của Tập Cận Bình. Điều cơ bản nhất của giới chủ trương tự do
trong một đất nước mà Hiến pháp đã nhường chỗ cho sự độc đoán. Nhất là
ông kêu gọi « sự bình đẳng cho mọi công dân trước pháp luật », « đảm bảo tự do » và từng khẳng định rằng « không ai được phép đứng trên Hiến pháp ».
Trung Quốc thật sự tiến hành cải cách, từ khi ông Tập lên cầm quyền ?
Về điểm này, Le Figaro cho rằng ông Tập Cận Bình đã làm lụi tàn niềm hy vọng mở cửa chính trị khi cho làm hồi sinh « chủ nghĩa Mao
». Một loạt các giá trị phổ quát đã bị bác bỏ như nhân quyền, sự minh
bạch và tính chất đại diện dân chủ, tự do ngôn luận và báo chí, những
giá trị nền tảng hiện nay tại các quốc gia phương Tây. Nhiều biện pháp
kiểm soát mạng Internet được đưa ra. Nhiều vụ bắt bớ những tiếng nói đối
lập, hay bất bình đã diễn ra. Đáng ngạc nhiên hơn, Tập Cận Bình có
những khẩu hiệu đậm chất « chủ nghĩa Mao ». Ông làm sống lại bầu không khí Mao khi cho tiến hành các chương trình « phê và tự phê ».
Để chinh phục lại niềm tin của dân chúng vào một đảng Cộng sản bị nạn
tham nhũng gậm nhấm , Tập Cận Bình tung ra chiến dịch chống tham nhũng,
diệt từ con « ruồi » cho đến con « hổ ». Thế nhưng,
đối với Le Figaro, cuộc săn lùng những kẻ tham nhũng chỉ là cơ hội cho
phép ông Tập Cận Bình làm suy yếu các đối thủ của mình và lấy lại quyền
lực.
Dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc thực tâm cải tổ hay không ?
Ông Hứa Yếu Đồng, giáo sư về quản trị công tại Viện Hành chính công (thân chính quyền) cho rằng : «
Để cải tổ, cần phải có ổn định chính trị . Nếu không, cải cách không
thể tiến hành được. Chẳng phải là Đặng Tiểu Bình cũng phải kiểm soát
tiếng nói đối lập khi thực hiện các chính sách cải cách ? Kết quả là
chính nền tảng dân chủ xã hội đã được củng cố cùng với sự phát triển
kinh tế. Tập Cận Bình không thể vội vã đẩy xã hội theo hướng dân chủ.
Cần phải tiến lên một cách cẩn trọng, sao cho không gây ra những bất ổn ».
Thế nhưng, Le Figaro lại không có cùng cách nhìn với vị giáo sư trên.
Dĩ nhiên là mô hình kinh tế của Trung Quốc, được kích thích với những
hoạt động đầu tư ồ ạt và nhanh chóng, đã đưa đất nước lên vị trí cường
quốc kinh tế thứ hai. Nhưng mặt khác sự phát triển nhanh chóng đó đã để
lại những hậu quả khôn lường về môi trường, khả năng sản xuất dôi thừa
và một khoản nợ khổng lồ.
Duy có một điểm đáng khích lệ, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc
Cường có một quan điểm khá khiêm tốn về tăng trưởng của Trung Quốc. Theo
hai ông, mức tăng trưởng hiện nay là 7,2% là đủ để đảm bảo bình ổn thị
trường lao động.
Hội nghị Trung ương 3 sẽ có tác động như thế nào ?
Theo nhận định của Lí Tích Căn (Xigen Li), giáo sư đại học Hồng Kông, « Hội nghị Trung ương 3 là lúc để ta biết được ai mới là nhà lãnh đạo mới và đường lối chính sách của họ là gì ».
Lần này, những nhà chủ trương cải cách theo xu hướng tự do đòi hỏi mở
cạnh tranh trong mọi lãnh vực, chấm dứt thế độc quyền của các doanh
nghiệp quốc doanh. Không ai thật sự tin rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ quyền
kiểm soát các tập đoàn Nhà nước, vốn thống lĩnh nền kinh tế đất nước từ
tài chính cho đến năng lượng. Nhưng người dân có thể trông đợi vào những
cải cách về ngân sách và đất đai, cũng như xem xét lại chính sách hộ
khẩu, đang gây cản trở cho hàng triệu người dân đến sinh sống tại các
thành phố.
Giới quan sát cũng nhận thấy chính quyền không hé một lời nào về cải
cách hành chính công, cơ chế ấn định giá nguyên vật liệu, tiến triển của
hệ thống an sinh xã hội hay mở cửa những lãnh vực cho đến giờ vẫn được
bao bọc trước cạnh tranh tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Cảnh tượng ngày tận thế tại Philippines
Nhìn sang Phlippines, các tờ báo lớn của Pháp tiếp tục loan tin về
hậu quả của cơn bão Haiyan vào đảo quốc hồi cuối tuần vừa qua. Theo các
báo, công tác khẩn cấp nhất hiện nay là làm sao tiếp tế lương thực cho
những người sống sót. Trận bão lớn nhất trong năm 2013 sẽ để lại hậu quả
nặng nề cho nền kinh tế đất nước.
Nhật báo Cộng sản L’Humanité chạy tít lớn : « Tình đoàn kết khẩn cấp… sau thảm họa ».
70-80% những khu vực bão đi ngang qua đã bị tàn phá hoàn toàn. Trong sự
cùng quẫn nhất, những người sống sót trông đợi từng giây từng phút sự
cứu trợ, vốn đang gặp khó khăn trong di chuyển. Hiện tượng cướp bóc bắt
đầu xảy ra do nạn khan hiếm lương thực.
Theo tờ báo, các đoàn cứu trợ ngày hôm qua gặp rất nhiều khó khăn để
đi vào những khu vực bị tàn phá. Công tác cứu hộ cũng bị chậm lại cũng
bởi do hiện tượng áp thấp nhiệt đới tại miền nam và miền trung
Philippines. L’Humanité nhận định nạn nhân đầu tiên của thảm họa thiên
nhiên lần này là trẻ con và người nghèo. Tờ báo còn trích dẫn nhận định
của ông Jean Jouzel, nhà khí tượng học và Phó Chủ tịch nhóm chuyên gia
liên chính phủ về khí hậu, cho rằng : « Các quốc gia nghèo là những nạn nhân đầu tiên của hiện tượng trái đất ấm dần ».
Trang nhất nhật báo kinh tế Les Echos : « Con số thống kê bão Haiyan mỗi lúc thêm trầm trọng
». Nhìn trên góc độ kinh tế, thảm họa lần này sẽ để lại hậu quả khá
nặng. Do hệ thống đường sá đã bị phá hủy, công tác tiếp tế chỉ được thực
hiện bằng đường hàng không. Les Echos nhận định tình trạng khan hiếm
lương thực có nguy cơ kéo dài. Sản xuất nông nghiệp của Philippines năm
nay cũng không mấy sáng sủa. Sản lượng thu hoạch gạo bị giảm mất 2%,
tương tự với mía và bắp. Vì vậy, Philippines đã buộc phải tăng mức nhập
khẩu, nhất là từ Mỹ. Với cơn bão Haiyan này, nền kinh tế của Philippines
có thể phải chi thêm ít nhất 14 triệu đô la cho việc nhập khẩu lương
thực.
Trang nhất Le Monde chạy tít : « Sự tàn phá của bão Haiyan tại Châu Á ». Sau ba ngày cơn bão tràn qua, thảm cảnh để lại cho thấy : « Haiyan gieo rắc chết chóc và bất ổn tại Philippines ». Tình hình tại Tacloban, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất rất là bất ổn. Theo một nhân chứng, « chẳng có điện, cũng chẳng có nước, chẳng có một thứ gì hết. Người dân bắt đầu tuyệt vọng. Họ đi cướp bóc ». Tình trạng hỗn độn nghiêm trọng đến mức một giáo sư đại học phải thốt lên : « Người
ta trở nên hung bạo. Họ đến cướp bóc tại các trung tâm thương mại, chỉ
để tìm gạo và sữa. Tôi sợ là từ đây trong vài ngày nữa, người ta sẽ giết
lẫn nhau vì đói ».
« Bão Yolan đã cướp mất hết tương lai của chúng tôi » là
than thở thống thiết của người dân vùng bị nạn tại Philippines, được
nhật báo Công giáo La Croix thuật lại. Đối với họ, trận bão vừa qua là
một trận « sóng thần, sóng thần gió » tàn khốc nhất. Người dân
tại các vùng bị nạn chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Philippines đã không
biết dự đoán trước cơn bão, cơn bão mạnh nhất và tàn phá nhất trong lịch
sử Philippines, với sức gió lên đến hơn 360km/giờ, cướp đi hàng ngàn
sinh mạng, tài sản, khiến bao người rơi vào cảnh trắng tay, màn trời
chiếu đất. « Chúng tôi sẽ phải ra sao đây ? Chúng tôi là ngư dân,
nhưng chúng tôi cũng không còn thuyền. Chúng tôi là nông dân, những cũng
không còn chuối, không còn dừa nữa để mà trồng ».
Pháp : Lễ tưởng niệm ngày đình chiến trong tiếng la ó
Thời sự tại Pháp hôm nay nóng bỏng với việc Tổng thống Pháp François
Hollande đến dự lễ tưởng niệm ngày Đình chiến 11 tháng 11 trong tiếng la
ó của dân chúng. Libération đưa tít trên trang nhất : « Ngày lễ 11/11 : Niềm vui của Hollande không trọn vẹn ».
Tờ báo nhận định : Đây là lần đầu tiên, một vị Tổng thống bị la ó đến
hai lần trong ngày lễ 11/11. Buổi sáng, ở Paris, trên đại lộ
Champs-Elysée. Đầu buổi chiều, trước tòa thị chính ở Oyannax, thuộc tỉnh
Ain. Lần đầu tiên là do các thành viên thuộc phe cực hữu. Lần thứ hai
đến từ liên minh các thành viên chống hôn nhân đồng tính và những người
Pháp quá nản lòng vì phải trả quá nhiều thuế.
Báo phát miễn phí « 20 minutes » cho rằng « Tổng thống của những sự chê bai ». Les Echos nhận thấy « Áp lực gia tăng lên Hollande ». Trong bối cảnh đó, tờ thiên hữu Le Figaro còn bồi thêm : « Sự chống đối đang lan rộng ».
Le Figaro liệt kê một loạt các sự cố xảy ra : « Một vị Tổng thống
bị la ó trong ngày lễ 11/11. Đêm nào cũng có các ra-đa kiểm tra tốc độ
xe hơi bị phóng hỏa. Thị trưởng của một xã nhỏ tại vùng hạ Bretagne cuối
cùng cũng đã làm nổi dậy cả vùng để chống lại quyền lực trung ương tại
Paris. Nhiều dân biểu từ chối tổ chức hôn nhân đồng tính. Nhiều người
khác phản đối việc áp dụng cải cách lịch học đường. Các nghiệp đoàn
không còn kiểm soát tình hình ở cơ sở. Đâu đâu cũng thấy nổi dậy – để
bày tỏ cơn giận dữ ngày càng dữ dội. Đó chính là hình ảnh nước Pháp ngày
nay ».
Như vậy lỗi do ai ? Tờ báo trả lời không chút do dự « Tổng thống,
người đã để cho bầu không khí đó lan rộng bởi thiếu sự quyết đoán,
thiếu suy xét, bởi những mối liên kết đảng phái, chính sách thuế khóa
khinh suất. Kể cả những biện pháp ngay từ đầu có vẻ được ủng hộ, như cải
cách lịch học đường, giờ cũng bị chỉ trích ».
Cuối cùng, tờ nhật báo Cộng sản L’Humanité lên án những « sự cố nghiêm trọng » hôm lễ 11/11. Tờ báo hô hào « người dân phe tả phải xuống đường thôi »
trên trang nhất. Tờ báo kêu gọi biểu tình ngày 01 tháng 12 sắp đến nhằm
phản đối một chính sách thuế khác cũng đang bị chỉ trích mạnh mẽ là « tăng thuế giá trị gia tăng ».
Giới trung lưu Hồng Kông ồ ạt đi định cư ở các nước khác
Dân
chúng xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất mãn đối với chính phủ Hồng
Kông và sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ Bắc Kinh đối với sự tự
trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
- Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ra nước ngoài
- Trung Quốc: Những gia đình một con và luật thăm nom cha mẹ già
- Trung Quốc hy vọng dựa vào tiêu thụ nội địa để cải cách kinh tế
- Việt Nam phạt du khách Trung Quốc vi phạm chủ quyền
- Khảo sát của HSBC: Trung Quốc là nơi tốt nhất cho kiều dân
- Trung Quốc phẫn nộ vụ du khách viết bậy lên di tích cổ Ai Cập
- Trung Quốc dẫn đầu số du khách tới Việt Nam
- Du khách Trung Quốc tới Mỹ ngày một nhiều
CỠ CHỮ
Ivan Broadhead
20.11.2013
HONG KONG — Trước khi Hồng Kông được giao
hoàn cho Trung Quốc vào năm 1997, những người ở thuộc địa Anh này đã ồ
ạt di cư sang Mỹ, Canada và Australia vì nỗi sợ hãi phải sống dưới chế
độ Cộng Sản. Làn sóng di cư đó đã chậm lại trong lúc Trung Quốc chứng tỏ
là họ sẵn sàng tôn trọng qui chế bán tự trị của Hồng Kông dựa theo
nguyên tắc “một quốc gia hai thể chế”. Tuy nhiên, theo tường thuật của
thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA tại Hồng Kông, các yếu tố
chính trị và xã hội lại một lần nữa làm cho nhiều người Hồng Kông rủ
nhau đi định cư ở các nước khác.
Hồi đầu tuần này, tờ Trung Quốc Thời báo ở Đài Loan cho biết số người Hồng Kông xin định cư ở Đài Loan đã tăng gấp 6 lần trong nửa năm qua, với số đơn xin định cư lên tới 700 hồi tháng 9.
Bà Mary Chan, một chuyên gia tư vấn về di trú của Công ty Rothe International Canada, xác nhận là văn phòng ở Hồng Kông của công ty bà đã bị tràn ngập bởi những người muốn định cư ở nước ngoài.
Trước đây, những xu thế tương tự đã xuất hiện vì cuộc chuyển giao chủ quyền năm 1997, vụ khủng hoảng tài chánh Á châu năm 1998 và vụ bộc phát bệnh SARS năm 2003. Nhưng bà Chan nói rằng làn sóng di dân hiện nay phát sinh từ những yếu tố khác.
Họ không cảm thấy thích thú với tình hình hiện nay ở Hồng Kông. Đa số những người này quan tâm tới vấn đề giáo dục của con cái, vì con họ rất khó có thể vào được những trường tốt. Giá nhà là mối quan tâm thứ nhì. Đối với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, giá nhà ở đây đã vượt khỏi khả năng tài chánh của họ.
Hồi đầu tuần này, tờ Trung Quốc Thời báo ở Đài Loan cho biết số người Hồng Kông xin định cư ở Đài Loan đã tăng gấp 6 lần trong nửa năm qua, với số đơn xin định cư lên tới 700 hồi tháng 9.
Bà Mary Chan, một chuyên gia tư vấn về di trú của Công ty Rothe International Canada, xác nhận là văn phòng ở Hồng Kông của công ty bà đã bị tràn ngập bởi những người muốn định cư ở nước ngoài.
Trước đây, những xu thế tương tự đã xuất hiện vì cuộc chuyển giao chủ quyền năm 1997, vụ khủng hoảng tài chánh Á châu năm 1998 và vụ bộc phát bệnh SARS năm 2003. Nhưng bà Chan nói rằng làn sóng di dân hiện nay phát sinh từ những yếu tố khác.
Họ không cảm thấy thích thú với tình hình hiện nay ở Hồng Kông. Đa số những người này quan tâm tới vấn đề giáo dục của con cái, vì con họ rất khó có thể vào được những trường tốt. Giá nhà là mối quan tâm thứ nhì. Đối với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, giá nhà ở đây đã vượt khỏi khả năng tài chánh của họ.
Trong nửa đầu năm nay có gần 4.000 người Hồng Kông đã đi định cư ở các
nước khác, tăng 8% so với năm ngoái. Nghị viên Fernando Cheung của Viện
Lập pháp Hồng Kông, nói rằng dân chúng ở đây bây giờ ai nấy cũng nói tới
việc di dân.
“Chi phí sinh hoạt rõ ràng là một yếu tố quan trọng, ông Cheung cho biết như vậy và nói thêm rằng người dân ở đây phải bỏ ra một triệu đô la để mua một căn chung cư bé tí teo ở khu trung tâm thành phố."
Mặc dù vậy, ông Cheung cũng cho rằng một động cơ khác thúc đẩy làn sóng
di dân mới nhất này là sự bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Hồng
Kông và đối với sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ ở Bắc Kinh đối
với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.“Chi phí sinh hoạt rõ ràng là một yếu tố quan trọng, ông Cheung cho biết như vậy và nói thêm rằng người dân ở đây phải bỏ ra một triệu đô la để mua một căn chung cư bé tí teo ở khu trung tâm thành phố."
"Chính phủ không có sự ủng hộ của người dân. Không có một nền dân chủ thật sự và sự thao túng trực tiếp của Trung Quốc đối với công việc nội bộ của Hồng Kông mỗi lúc một nhiều. Trong vụ việc mới đây nhất về vấn đề cấp phép lập đài truyền hình công miễn phí, có những bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc đã tìm cách ảnh hưởng tới việc bỏ phiếu của các nhà lập pháp Hồng Kông. Chúng tôi đang mất đi quyền tự trị của mình và dân chúng đang nghĩ tới việc vĩnh viễn rời bỏ nơi này."
Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra. Chỉ riêng trong năm 2012, có hơn 35 triệu người ở Hoa Lục đến Hồng Kông.
Nhiều người trong số đó đã đến Hồng Kông bằng thị thực do Bắc Kinh cấp phát, chứ không phải thị thực của giới hữu trách Hồng Kông. Trong thập niên qua có tới nửa triệu người Hoa Lục đến định cư ở Hồng Kông, là nơi dân số chỉ có 7 triệu người.
Du
khách đến từ Hoa Lục cho con ăn và ngồi la liệt trước cửa tiệm LV tại
Hồng Kông. Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn
do du khách Trung Quốc gây ra.
Hồi tháng 9, trước khi bắt đầu năm học mới, hàng vạn người Hồng Kông đã xếp hàng ròng rã nhiều ngày để chờ ghi danh cho con họ đi học mẫu giáo, trước khi số chỗ ở các trường bị giành mất bởi những đứa trẻ của các gia đình người Hoa Lục.
Một phụ nữ họ Vương có hai đứa con nhỏ. Bà cho biết bà đang làm giấy tờ để đưa gia đình sang định cư ở Bắc Mỹ. Bà đã suýt bật khóc khi nói tới việc phải rời bỏ quê hương.
"Chúng tôi rất buồn khi phải ra đi. Chúng tôi yêu Hồng Kông. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không làm được gì cả. Cho dù chúng tôi có tranh đấu thì cũng chẳng có kết quả gì. Tôi lo sợ là vụ thảm sát Thiên an môn sẽ lập lại ở đây."
Chính phủ ở Bắc Kinh biết rõ là người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn đối với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Điều làm cho Bắc Kinh đặc biệt quan tâm là một phong trào do những người thuộc thành phần ưu tú của Hồng Kông đề xướng. Phong trào này định chiếm cứ trung tâm thương mại của thành phố này vào mùa hè năm tới.
Chiến dịch chiếm cứ này sẽ nêu bật vấn đề Bắc Kinh không thực thi lời cam kết về quyền phổ thông đầu phiếu. Nghị viên Fernando Cheung nói rằng ông không biết chính phủ trung ương sẽ ứng phó như thế nào với khối người nói tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông. Ông so sánh tình cảnh của những người này với những người ở Tân Cương và Tây Tạng.
"Nhiều người ở đơn vị mà tôi đại diện cảm thấy là Đại Lục đã cố tình tạo ra làn sóng nhập cư này để làm loãng khối dân ở Hồng Kông. Họ dùng những thủ đoạn mà họ đã và đang sử dụng ở Tân Cương để duy trì sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với những sắc dân thiểu số ở đó.'
Vào cuối tuần này, tiếp theo sau Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc, ông Lý Phi, sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ở Hồng Kông về vấn đề cải cách chính trị.
Trong lúc dân chúng chờ đợi những sự thay đổi, các số liệu của chính phủ xác nhận là hiện nay số người rời Hồng Kông để định cư ở nước khác nhiều hơn số người đến lập nghiệp tại thành phố này. Đây là lần thứ 8 trong vòng nửa thế kỷ nay Hồng Kông rơi vào một tình huống như vậy.
TIN TỨC HOA KỲ
Vụ ám sát Kennedy : 50 năm sau vẫn còn bí ẩn
Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy tại Nhà Trắng, Washington, ngày 22/10/1962REUTERS Lê Phước Ngày 22/11/1963, Tổng thống thứ 35 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là John F.Kennedy đã bị ám sát tại thành phố Dallas bang Texas. Trước thềm kỉ niệm 50 năm, tuần san Le Nouvel Observateur dành ưu tiên đặc biệt cho vị Tổng thống này. Tờ báo chạy tựa lớn trên trang nhất : «JFK : Sự thật », cùng với nhiều bài phân tích về sự nghiệp chính trị và cái chết đầy bí ẩn của cựu Tổng thống Kennedy.
Tờ báo dẫn lời một sử gia Hoa Kỳ nhận định về sự thật vụ ám sát Kennedy, theo đó vụ ám sát này là « một hố đen lịch sử
». Tức là, 50 năm đã trôi qua mà cái chết của cựu Tổng thống Kennedy
vẫn còn bí ẩn. Chính quyền thì có giả thuyết của chính quyền, xã hội thì
có giả thuyết của xã hội, các sử gia thì có giả thuyết của sử gia. Và
từ đó đến nay, đã có hàng chục ngàn đầu sách viết về vụ việt, nhưng sự
thật về vụ ám sát vẫn chỉ là những phán đoán.
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Phó Tổng thống lúc ấy là ông Lyndon B. Johnson
đã lên thay chức Tổng thống. Ông này đã cho thành lập một ban điều tra
về vụ ám sát Kennedy. Và theo điều tra, thì thủ phạm là một người đàn
ông mang tên Lee Harvey Oswald. Tuy nhiên, người này đã bị bắn chết sau
đó vài ngày tại đồn cảnh sát, và nguyên nhân vì sau người này bị bắn
chết lại cũng là một bí ẩn.
Tờ báo lược lại nhiều giả thuyết cho rằng, vụ ám sát nằm trong một âm
mưu chống lại Kennedy. Thế nhưng, âm mưu này do ai dàn dựng thì cũng
lại là một bí ẩn : Do CIA phản đối việc ông Kennedy muốn giảm bớt quyền
lực của cơ quan này ? Do Phó Tổng thống Johnson vì ông này muốn leo lên
ghế Tổng thống ? Do các thế lực thù địch bên ngoài ?… Nói chung là một
âm mưu, và tờ báo dẫn lời một giáo sư sử học Mỹ đưa ra một nghi ngờ đáng
chú ý : Tại Dallas, lúc đó có 28 nhân viên mật vụ, thế nhưng, chỉ có 12
người là có mặt trong đoàn xe hộ tống Tổng thống Kennedy trước một đám
đông dân chúng lên đến 200 000 người, và trong khi có rất nhiều cửa sổ
được mở rất thuận lợi cho việc bắn tỉa.
Bàn về sự nghiệp của ông Kennedy, tờ báo dẫn lời các sử gia cho rằng,
nếu ông không mất sớm, thì trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông có
thể làm được nhiều việc lợi ích cho nước Mỹ.
Theo một thăm dò về hai năm làm chủ Nhà Trắng của ông Kennedy, thì
những câu trả lời của người Mỹ thường là những từ tốt đẹp như : « Có sự thay đổi », « lạc quan », « lý tưởng », « phát triển
»…
Giải thích cho nguyên nhân cựu Tổng thống Kennedy được lòng dân Mỹ,
Le Nouvel Observateur cho rằng, ngoài những phẩm chất như thông minh, có
tài ăn nói thuyết phục và lôi kéo quần chúng, cựu Tổng thống Kennedy
còn được biết đến là « một Tổng thống can đảm », là người khởi
xướng và thúc đẩy mạnh mẽ lập trường xoa dịu quan hệ với Liên Xô, là
người đấu tranh bảo vệ quyền công dân, là người phản đối việc Mỹ can
thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam. Tờ báo còn cho rằng : « Nếu ông Kennedy có thể làm hai nhiệm kỳ Tổng thống, thì nước Mỹ đã đi theo một hướng khác ».
Iran : Hai kịch bản cho hồ sơ hạt nhân
Ngày 20 tháng này, Iran và đại diện 6 cường quốc sẽ tiếp tục nhóm họp
tại Genève để thương thảo về hồ sơ hạt nhân của nước này. Tuần rồi, các
bên đã gặp nhau nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Le Nouvel
Observateur đăng bài : « Nếu không đạt được thỏa thuận », nêu ra hai kịch bản.
Theo tờ báo, nếu đàm phán sắp tới thất bại, thì kịch bản đầu tiên là
Israel đơn phương oanh tạc các nhà máy hạt nhân Iran, như lời Thủ tướng
Israel Benyamin Netanyahou đã nhiều lần cảnh báo. Nhà máy nằm trong ưu
tiên tấn công của Israel sẽ là nhà máy đang xây dựng ở Arak. Nếu nhà máy
này hoàn thành, Iran có thể làm giàu được plutonium với số lượng đủ làm
2 quả bom nguyên tử mỗi năm. Hơn nữa, theo tờ báo, Israel có thể sẽ sớm
tấn công nhà máy này, vì nếu một khi nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt
động, nếu đánh bom phá hủy thì hậu quả môi trường sẽ rất lớn.
Kịch bản thứ hai mà Le Nouvel Observateur đưa ra đó là việc không đạt
được thỏa thuận sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu
vực. Ả Rập Xê Út đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng lao vào sản xuất vũ khí
hạt nhân nếu « kẻ thù nhánh Hồi giáo Shia » Iran sản xuất được
loại vụ khí này. Ả Rập Xê Út hiện chưa xây dựng gì cho chương trình hạt
nhân, nhưng có thể đã liên kết với Pakistan. Rất có thể chương trình hạt
nhân của Pakistan là do Ả Rập Xê Út đầu tư với điều kiện Ả Rập Xê Út có
thể sử dụng chương trình này khi cần thiết.
Thái Lan : Luật ân xá gây chi rẽ
Chủ đề liên quan đến Châu Á dành sự chú ý đặc biệt của các tạp chí
Pháp tuần này. Trước tiên, đến với Thái Lan, Courrier International
trích dẫn bài viết của tờ Bangkok Post với hàng tựa : « Một dự luật ân xá châm dầu vào lửa ».
Bài viết đề cập đến dự luật mà chính phủ bà Yinluck Shinawatra đệ
trình nghị viện và đã được Hạ viện thông qua. Dự luật quy định việc ân
xá cho cả những người phạm tội trong giai đoạn từ năm 2006 và cả những
người dính líu đến việc đàn áp đẫm máu người biểu tình năm 2010. Dự luật
được cho là mở đường hồi hương cho ông Thaksin. Bà Yingluck lại là em
gái của ông Thaksin, bởi vậy, sự phản đối càng trở nên mạnh mẽ.
Sự phản đối không chỉ đối với phe đối lập, mà ngay cả những người Áo
Đỏ ủng hộ Thaksin cũng xuống đường phản đối. Bài viết cho rằng, phía sau
dự luật này có ông Thaksin giật dây. Thế nhưng, ông này đã thất bại khi
không lường được rằng, dự luật đã làm cho hai phe Áo Đỏ và Áo Vàng đồng
loạt chống lại ông.
Không chỉ có ông Thaksin, mà chính phủ của em gái ông vì thế bị lung
lay. Hơn nữa, sự việc lại diễn ra trong bối cảnh Tòa án Công lý Quốc tế
tuyên bố chủ quyền ngôi đền Preah Vihear và khu vực xung quanh đền thuộc
về Cam Bốt.
Hai miền Triều Tiên : Gần nhau gang tấc mà xa xôi vạn dặm
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng
chiến tranh. Bởi thế, ranh giới giữa hai miền như là nơi mà người ta
không thể vượt qua. Ai vượt qua thì coi chừng nguy hiểm tính mạng. Đó là
nguyên nhân mà Courrier International trích dịch bài viết của trang báo
mạng Pressian tại Seoul với dòng tựa đáng chú ý : «Hàn Quốc : An ninh trả giá bằng máu ».
Số là hồi tháng 9 rồi, một công dân Hàn Quốc toan vượt ranh giới sang
miền Bắc, thì lập tức bị lính biên phòng Hàn Quốc bắn chết. Tờ báo
Seoul cho rằng, hành động này cho thấy phản ứng của chính quyền miền Nam
có khác gì so với chính quyền miền Bắc trong việc bức hại những công
dân toan chạy về phía bên kia.
Tờ báo cho biết, nguyên nhân vượt biên của người Hàn Quốc nói trên là
gì vẫn chưa rõ, nhưng liệu sự vượt biên của một cá nhân này có gây tổn
hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Hàn Quốc hay không ? Nếu cho
rằng, người này là gián điệp của Bắc Triều Tiên, thì người này đã không
vượt biên một cách thiếu chuyên nghiệp như vậy.
Theo lời kể của quân nhân Hàn Quốc, thì người này toan lội sông vượt
biên, dù được lính biên phòng Hàn Quốc cảnh báo, nhưng người này vẫn
tiếp tục tiến về phía Bắc, vì thế lính biên phòng mới xả súng bắn chết.
Pressian thừa nhận, bảo vệ an ninh quốc gia là quan trọng, nhưng tính mạng con người cũng quan trọng không kém. Và chỉ có việc tôn trọng tính mạng con người mới đưa Hàn Quốc thoát khỏi lập trường độc tài như miền Bắc, để tiến về một xã hội dân chủ, tự do và hòa bình.
Pressian thừa nhận, bảo vệ an ninh quốc gia là quan trọng, nhưng tính mạng con người cũng quan trọng không kém. Và chỉ có việc tôn trọng tính mạng con người mới đưa Hàn Quốc thoát khỏi lập trường độc tài như miền Bắc, để tiến về một xã hội dân chủ, tự do và hòa bình.
Nhật Bản: Cho thuê tình bạn
Courrier International cũng quan tâm đến Nhật Bản khi trích dịch bài viết của tờ Asahi Shimbun tại Tokyo với dòng tựa: “Bạn cảm thấy cô đơn? Hãy tìm thuê một người bạn”.
Bài viết đề cập đến một hiện tượng đang ngày càng phổ biến tại Nhật
Bản, đó là hiện tượng nhiều người cảm thấy cô đơn phải đi thuê bạn. Và
dĩ nhiên, một số doanh nghiệp chuyên cho thuê bạn đã ra đời. Dịch vụ cho
thuê có kèm theo những quy định ngăn cấm việc khách hàng lạm dụng tình
dục với người bạn mà mình thuê. Tức là, người đi thuê chỉ được doanh
nghiệp cung cấp cho một người trong thời hạn nào đó để cùng nhau đi mua
sắm, xem phim…nhằm thoát khỏi cảm giác cô đơn. Người đi thuê trước kia
chỉ là người lớn tuổi, nhưng tờ báo cho biết, gần đây những người trẻ
tuổi cảm thấy cô đơn cũng bắt đầu yêu thích loại dịch vụ này.
Tokyo trong ám ảnh Fukushima
Tuần san L’Express cũng nhìn về Nhật Bản nhưng trong một hồ sơ khác: Fukushima. Tờ báo đăng bài khá dài với dòng tựa: “Sống trong bóng đen của Fukushima”.
Tờ báo trích dịch lại nhật ký của một người dân Tokyo cho thấy, mỗi
ngày, những người Tokyo luôn tự hỏi: Nhà máy hạt nhân Fukushima cách họ
200 cây số đã thật sự an toàn chưa? Bởi vì từ sau thảm họa động đất-sống
thần-hạt nhân Fukushima, thì người dân Nhật Bản nói chung bắt đầu có
tâm lý e dè đối với điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, bài viết còn đăng ảnh một phụ nữ Nhật vì sợ thực phẩm
đến từ vùng phóng xạ, nên mỗi khi đi chợ, phải mua thực phẩm ở nhiều
siêu thị khác nhau. Hay như ảnh một phụ nữ tự tay làm thức ăn cho con
gái mình vì sợ thức ăn bán ở căng tin trường học bị nhiễm xạ. Và ảnh
những người biểu tình trước Văn phòng Thủ tướng để phản đối hạt nhân. Tờ
báo cho biết, những người này biểu tình định kỳ vào thứ Sáu hàng tuần.
Philippines sau cơn bão: Vì sao mất trật tự?
Cũng nhìn về Châu Á, Courrier International quan tâm đến tình hình
Philippines sau cơn bão Haiyan qua bài viết dẫn lại của tờ nhật báo
Manila Standard Today của Philippines. Bài viết chạy tựa: “Sống sót trong sự tàn phá”.
Bài viết nhấn mạnh đến việc, sau cơn bão, do tất cả đã bị tàn phá,
nhiều người Philippines vì quá đói khổ đã lao vào việc trộm cướp. Bài
viết nhắc lại: Trong khi tại Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần
năm 2011, người dân Nhật dù cũng trong cảnh khốn khổ, nhưng đã biết xếp
hàng trật tự để nhận đồ cứu trợ, không nhận nhiều hơn mức cần thiết để
chia sẻ với người khác.
Từ đó, tờ báo đặt câu hỏi: Vì sao người Philippines lại không được
như vậy? Và giải thích, đó là bởi vì sự thiếu hiệu quả trong việc khắc
phục hậu quả cơn bão của chính quyền Philippines, và vì thế các nạn nhân
cảm thấy “bị bỏ rơi”, cảm thấy không còn tin tưởng vào chính quyền, cảm
thấy không tin tưởng có sự công bằng trong phân phát hàng cứu trợ…Và vì
thế họ phải tự trông cậy vào bản thân để sống sót.
Nguy cơ của hiện tượng nước biển nóng dần lên
Tuần san Le Nouvel Observateur cũng quan tâm đến cơn bão Haiyan vừa tàn phá Philippines với bài phân tích: “Nguyên nhân là do hiện tượng đại dương nóng dần lên”.
Tờ báo nhắc lại sự kinh hoàng của cơn bão Haiyan với sức gió có khi
lên đến 380 km/h. Tờ báo cho rằng, trước khi cơn bão đến, chính quyền
Philippines đã cho di tản hơn 800 000 người khỏi khu vực nguy hiểm, nếu
không hậu quả thật không dám tưởng tượng là sẽ còn nghiêm trọng đến mức
độ nào. Tờ báo cho rằng, “siêu bão” kiểu Haiyan sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn mà nguyên nhân chính là do hiện tượng lòng đại dương nóng dần lên.
Pháp: Chính phủ mất uy tín
Hồ sơ liên quan đến nước Pháp của các tạp chí tuần này tập trung vào
việc chính phủ François Hollande đang mất tín nhiệm trong dân. L’Express
dành trọn trang nhất đăng ảnh Tổng thống Hollande kèm theo hàng tựa: “Bên bờ hỗn loạn”.
Tờ báo dành khá nhiều bài mổ xẻ về những vấn đề mà tờ báo cho rằng đó là “sự thất bại” của Tổng thổng Hollande sau một năm rưỡi điều hành đất nước.
Như thất bại trong việc chọn ông Jean-Marc Ayrault làm Thủ tướng vì
đến hiện tại, ông này đã tỏ ra là một Thủ tướng thiếu quyền uy và kém
hiệu quả. Như thất bại trong hồ sơ thuế khi mà chính phủ đã nhiều lần đề
xuất những chính sách tăng thuế để làm dấy lên làn sóng chống thuế ngày
càng cao. Như trong hồ sơ thất nghiệp, Tổng thống Hollande đã từng
tuyên bố sẽ “làm đảo ngược” tình trạng thất nghiệp vào cuối năm nay. Nhưng, đến hiện tại thất nghiệp ở Pháp vẫn ở mức cao…
Và còn nhiều sự thất bại khác nữa. Nhưng có lẽ sự thất bại lớn nhất
đó là chính sách điều hành kinh tế kém hiệu quả, và vừa rồi Công ty thẩm
định tín nhiệm tài chính Standard and Poor’s đã hạ một bậc điểm tín
nhiệm tài chính của Pháp: từ AA+ xuống AA.
L’Express tóm lược tình trạng hiện tại của chính quyền Hollande như sau: “Ông
François Hollande đang là phi công lái một chiếc máy bay mà cần lái
không còn hoạt động nữa. Điểm tín nhiệm của Pháp đã giảm. Lời nói của
Tổng thống đang mất tín nhiệm trong dân. Đường phố giận dữ, chính quyền
chùn bước. Đó không phải là một cuộc cách mạng, mà là một chuỗi sự phản
đối có nguy cơ thiêu đốt toàn đất nước”.
Về phần mình, Le Nouvel Observateur nhấn mạnh đến sự cần thiết cải tổ chính phủ của Tổng thống Hollande. Qua bài viết: “Những con bài cuối cùng của ông Hollande”,
tờ báo đăng ảnh hai lá bài đó là ông Manuels Valls - đương kim Bộ
trưởng Nội vụ và bà Martine Aubry - cựu lãnh đạo đảng Xã Hội. Tờ báo cho
rằng, đây là hai gương mặt có thể được Tổng thống Hollande sử dụng để
thay Thủ tướng Ayrault.
Mật vụ Mỹ thay đổi sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy
Xe
chở nhân viên mật vụ chạy sau chiếc limousine chở Tổng thống Kennedy và
phu nhân, trong thành phố Dallas, Texas, ngày 22/11/1963.
Tin liên hệ
Kane Farabaugh
21.11.2013
Vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy ngày 22 tháng 11 năm 1963 đã
khiến thế giới bàng hoàng. Cái chết của Tổng thống Kennedy đã đặt cơ
quan mật vụ vào thế thủ. Ðây là tổ chức có trách nhiệm bảo vệ tổng thống
và gia đình. Trong các cuộc nói chuyện với nhiều cựu nhân viên mật vụ,
thông tín viên VOA Kane Farabaugh đã phát hiện rằng vụ ám sát ông
Kennedy và sau đó là các vụ mưu sát Tổng thống Gerald Ford và tổng thống
Ronald Reagan, đã dẫn tới những thay đổi về cách thức bảo vệ Tổng thống
và gia đình người lãnh đạo nước Mỹ.
Ngày 22 tháng 11 năm 1963, khi những tiếng súng vang lên ở Dallas, nhân viên mật vụ Clint Hill ở vị trí tốt nhất để phản ứng. Anh phân tích sự kiện ngày hôm đó một cách đơn giản.
“Chắc chắn là chúng ta đã thất bại trong việc bảo vệ Tổng thống Kennedy.”
Một nhân viên mật vụ khác, ông Gerald Blaine, cũng có mặt tại Texas ngày hôm ấy, nhưng không phải ở Dallas. Ông nói một phần trách nhiệm là do thiếu nhân lực.
“Năm 1963 chúng ta có 330 nhân viên mật vụ, và chúng ta có khoảng 34 nhân viên biệt phái đến Tòa Bạch Ốc.”
Ngày 22 tháng 11 năm 1963, khi những tiếng súng vang lên ở Dallas, nhân viên mật vụ Clint Hill ở vị trí tốt nhất để phản ứng. Anh phân tích sự kiện ngày hôm đó một cách đơn giản.
“Chắc chắn là chúng ta đã thất bại trong việc bảo vệ Tổng thống Kennedy.”
Một nhân viên mật vụ khác, ông Gerald Blaine, cũng có mặt tại Texas ngày hôm ấy, nhưng không phải ở Dallas. Ông nói một phần trách nhiệm là do thiếu nhân lực.
“Năm 1963 chúng ta có 330 nhân viên mật vụ, và chúng ta có khoảng 34 nhân viên biệt phái đến Tòa Bạch Ốc.”
Rất dễ nhìn thấy các nhân viên mật vụ. Một số chạy dọc theo hay đứng trên các xe hơi trong đoàn xe của tổng thống. Nhưng ông Blaine nói họ không thể liên lạc với nhau.
“Chúng tôi không có máy vô tuyến. Chúng tôi làm việc bằng cách ra hiệu. Chúng tôi có các hình ảnh của các đối tượng mà chúng tôi lo ngại, và chúng tôi ghi nhớ trong óc các đối tượng đó. Chúng tôi phải dựa vào nhau để cùng làm việc như một tập thể.”
Tác giả Lisa McCubbin đã hợp tác với ông Blaine để viết cuốn The Kennedy Detail, dịch ý là “Ban bảo vệ Tổng thống Kennedy.” Bà nói những khuyết điểm phơi bầy trong vụ tổng thống Kennedy bị ám sát buộc phải thay đổi cách thức cung cấp ngân khoản hoạt động cho Sở Mật vụ.
“Vậy là việc này khiến họ nhận ra rằng nhiệm vụ của họ còn quan trọng hơn biết dường nào, và khi đó họ có thể thuyết phục Quốc Hội để có thêm tiền. Họ đã yêu cầu được cấp thêm tiền từ nhiều năm để tuyển dụng thêm người. Họ biết họ không thể bảo vệ tổng thống với phương tiện mà họ đã có.”
Nhân viên mật vụ Clint Hill đã tiếp tục làm việc cho Cơ quan Mật vụ sau khi xảy ra vụ ám sát. Ông lên đến chức Phó giám đốc, và làm công tác bảo vệ cho 3 vị tổng thống nữa. Ông đã chứng kiến những thay đổi quan trọng trong cơ quan, một trong những thay đổi quan trọng nhất là: không đi du hành bằng xe bỏ mui như chiếc xe mà Tổng thống Kennedy đã đi ngày hôm đó ở Dallas.”
Ông Clint Hill ở lại làm việc cho Cơ quan Mật vụ sau khi xảy ra vụ ám sát. Ông lên đến chức Phó Giám Ðốc và đã chứng kiến những thay đổi trong cơ quan – không du hành bằng xe bỏ mui, và có thêm nhân viên mật vụ, thêm tiền, và thông tin liên lạc tốt hơn.
Nhưng nhiều tháng sau khi ông Hill nghỉ hưu vào năm 1975, mặc dù bảo vệ đã được tăng cường, không chỉ một lần mà đã xảy 2 lần những kẻ tấn công định sát hại Tổng thống Gerald Ford trong các chuyến thăm riêng rẽ ở tiểu bang California.
Và vào năm 1981, môt tai họa khác đã tránh được trong đường tơ kẽ tóc.
Tổng thống Ronald Reagan, từ một khách sạn ở Washington bước ra, đã bị
John Hinckley Jr. bắn.
Tổng thống Reagan đã được chở ngay tới bệnh viện để được giải phẫu cứu mạng.
Nhân viên mật vụ Tim McCarthy bị bắn trúng bụng. Phát ngôn viên Tổng thống James Brady bị trúng vào đầu và bị khuyết tật nặng. Nhưng không có ai thiệt mạng trong vụ tấn công, và ông McCarthy nói vụ này lại dẫn tới thêm những thay đổi khác.
“Sau đó, máy dò kim loại được sử dụng để rà soát bất cứ ai đến gần tổng thống. Và di sản là, kể từ lần đó, chưa xảy ra vụ tấn công nào nhắm vào các vị tổng thống của chúng ta mà thủ phạm là thường là tay sát thủ mang súng hành động đơn độc.”
Mặc dầu kỹ thuật đã cải tiến việc bảo vệ tổng thống một cách đáng kể sau vụ Tổng thống Kennedy bị ám sát cách đây 50 năm, những lời đe dọa mới đây nhắm vào đương kim Tổng thống Barack Obama là một điều liên tục nhắc nhở đến sứ mạng quan trọng giao phó cho những người có nhiệm vụ bảo vệ người đứng đầu ngành hành pháp của Hoa Kỳ.
Tổng thống Reagan đã được chở ngay tới bệnh viện để được giải phẫu cứu mạng.
Nhân viên mật vụ Tim McCarthy bị bắn trúng bụng. Phát ngôn viên Tổng thống James Brady bị trúng vào đầu và bị khuyết tật nặng. Nhưng không có ai thiệt mạng trong vụ tấn công, và ông McCarthy nói vụ này lại dẫn tới thêm những thay đổi khác.
“Sau đó, máy dò kim loại được sử dụng để rà soát bất cứ ai đến gần tổng thống. Và di sản là, kể từ lần đó, chưa xảy ra vụ tấn công nào nhắm vào các vị tổng thống của chúng ta mà thủ phạm là thường là tay sát thủ mang súng hành động đơn độc.”
Mặc dầu kỹ thuật đã cải tiến việc bảo vệ tổng thống một cách đáng kể sau vụ Tổng thống Kennedy bị ám sát cách đây 50 năm, những lời đe dọa mới đây nhắm vào đương kim Tổng thống Barack Obama là một điều liên tục nhắc nhở đến sứ mạng quan trọng giao phó cho những người có nhiệm vụ bảo vệ người đứng đầu ngành hành pháp của Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/mat-vu-my-thay-doi-sau-vu-am-sat-tong-thong-kennedy/1795124.html
Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?
Chủ biên Bắc Mỹ, BBC News
Cập nhật: 15:02 GMT - thứ ba, 19 tháng 11, 2013
"Ông qua đời ở tuổi 46 - ông ấy là một phiến đá trơn."
Cuốn sách mới nhất của Giáo sư Dallek, 'Camelot's Court', tập trung vào các cố vấn của JFK, đặc biệt là những ảnh hưởng của họ đối với chính sách đối ngoại.
Một trong những cấu hỏi "nếu như..." là Việt Nam.
"Đã có rất nhiều sử gia và những người khác sẽ nói cuộc chiến của Lyndon Johnson - kết thúc trong thảm họa - đã mở đầu trong thời Kennedy." ông nói.
"Chúng ta không bao giờ biết Kennedy lẽ ra sẽ làm gì với Việt Nam. Tôi không nghĩ là ông ấy biết."
"Johnson thực sự không có lựa chọn nào
khác, đó chỉ là sự tiếp nối. Mặt khác, Kennedy đã bị những
áp lực ghê gớm từ các cố vấn cũ, muốn tăng sự tham gia của
Mỹ vào cuộc chiến đó trong thời gian 1.000 ngày ông nắm quyền,"
ông nói thêm.
"Nhân dân gây áp lực, đòi ông phải đưa lực
lượng quân sự tới nơi và ông thì không muốn làm vậy. Chúng ta
không bao giờ biết Kennedy lẽ ra sẽ làm gì với Việt Nam. Tôi
không nghĩ là ông ấy biết."
'Vận mệnh quốc gia'
Nhưng ông nghi ngờ về việc Kennedy lẽ ra đã leo thang chiến tranh như những gì sau này diễn ra.
"Tôi không nghĩ là ông ấy sẽ gửi 545.000 lính vào Việt Nam," ông nói.
"Thực sự là sau chiến dịch Vịnh Con lợn
và Khủng hoảng Hỏa tiễn Cu Ba, đã có áp lực lên Kennedy từ
phía quân sự đòi ông phải cân nhắc tới việc xâm chiếm Cuba."
"Cho nên họ đưa ra các kế hoạch dự phòng. Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, đã đưa ra cho ông ấy một kế hoạch xâm chiếm và ông ấy đã viết cho McNamara."
"Ông ấy viết: 'Bob, chúng ta phải nhớ những gì đã xảy ra với người Nga trong Cuộc chiến Mùa đông với Phần Lan, và những gì đã xảy ra với chúng ta tại Triều Tiên. Chúng ta có thể sẽ bị sa lầy," giáo sư Dallek nói thêm.
"Đó là những gì ông ấy nói về kế hoạch xâm chiếm Cuba. Cho nên ta có thể hình dung được cách ông ấy nghĩ về Việt Nam."
Ông cho rằng các học thuyết âm mưu vẫn còn đó, bởi mọi người không sẵn lòng chấp nhận là sự kém may mắn có thể gây tác động tới vận mênh của một quốc gia.
"Tôi không nghĩ rằng đất nước này đã vượt qua được cuộc ám sát ông ấy, một phần bởi đó là một cú đánh khủng khiếp đối với lòng tự trọng của đất nước. Người ta có cảm giác rằng đó không phải là điều chúng ta làm trong nền chính trị Mỹ," ông nói.
"Một người tầm thường như Oswald thì không thể sát hại được một người quan trọng như tổng thống. Đó là điều mà tôi cho là nhiều người nghĩ. Và đó không thể là điều ngẫu nhiên," ông nói thêm."Làm sao mà ông ta, Oswald, tài tình thế khi bắn được những phát đạn đó?"
"Thực sự là phát súng đầu tiên hạ gục Kennedy đã trúng vào cổ ông ấy. Ông ấy khi đó có mặc giá đỡ lưng, là thứ ông ấy luôn mặc khi xuất hiện trong các sự kiện công chúng nhằm chống chọi với chứ
ng đau lưng khủng khiếp của
mình," ông tiếp tục.
"Nếu như không mặc giá đỡ lưng, thì viên đạn đó đã khiến ông ngã nhào sang bên cạnh và viên đạn bắn vào đầu khiến ông thiệt mạng đã không bao giờ trúng đích."
Khi thời của thế hệ này qua đi, liệu ông ấy có vẫn giữ nguyên hình ảnh trong trí tưởng tượng của người Mỹ không?
"Nếu như chúng ta có một tổng thống khác, người có phẩm chất cao quý và được dân chúng yêu mến đến thế, điều mà các vị tổng thống khác gần đây không thể đạt được, thì tất nhiên Kennedy sẽ bị che mờ," ông nói thêm.
"Nhưng nếu chúng ta tiếp tục bế tắc, vật lộn với tương lai, thì Kennedy vẫn sẽ là hiện tượng khiến công chúng hướng hy vọng, mơ ước và tưởng tượng tới."
Tổng thống Kennedy được cho là đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam
"Hai ông Bush, một người thua sau chỉ một nhiệm kỳ, còn người thứ hai thì ra đi sau một đám mây bởi không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt trong Cuộc chiến Iraq, bởi bão Katrina tàn phá New Orleans, bởi sự đi xuống của nền kinh tế," ông nói thêm.
"Người dân muốn có một đời sống tốt đẹp hơn ở đất nước này. Họ muốn nghĩ rằng con cái họ sẽ làm tốt hơn. Và họ kết nối điều này với tuổi trẻ của Kennedy, với lời hứa hẹn, với khả năng thực hiện hóa của ông ấy."
Obama sẽ thăm Châu Á để củng cố vai trò của Mỹ ở khu vực
"Nếu như không mặc giá đỡ lưng, thì viên đạn đó đã khiến ông ngã nhào sang bên cạnh và viên đạn bắn vào đầu khiến ông thiệt mạng đã không bao giờ trúng đích."
Khi thời của thế hệ này qua đi, liệu ông ấy có vẫn giữ nguyên hình ảnh trong trí tưởng tượng của người Mỹ không?
"Nếu như chúng ta có một tổng thống khác, người có phẩm chất cao quý và được dân chúng yêu mến đến thế, điều mà các vị tổng thống khác gần đây không thể đạt được, thì tất nhiên Kennedy sẽ bị che mờ," ông nói thêm.
"Nhưng nếu chúng ta tiếp tục bế tắc, vật lộn với tương lai, thì Kennedy vẫn sẽ là hiện tượng khiến công chúng hướng hy vọng, mơ ước và tưởng tượng tới."
Tổng thống Kennedy được cho là đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam
Tên cuốn sách đầu
tiên về Tổng thống Kennedy của Giáo sư Robert Dallek là "Một cuộc
đời chưa kết thúc", trong đó đặt ra câu hỏi Kennedy có thể sẽ
trở thành người thế nào, và ông có ý nghĩa gì đối với thời
nay.
Ông nói với tôi lý do khiến ông tin rằng JFK đã trở thành một thần tượng.'Một đời sống đẹp hơn'
"Thực tế là người dân đã rất thất vọng với các đời tổng thống tiếp theo," ông nói. "Lyndon Johnson, sự thất bại tại Việt Nam. Richard Nixon phải từ chức do bê bối Watergate. Gerald Ford chỉ làm tổng thống trong một thời gian ngắn ngủi. Jimmy Carter bị coi là một tổng thống thất bại.""Hai ông Bush, một người thua sau chỉ một nhiệm kỳ, còn người thứ hai thì ra đi sau một đám mây bởi không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt trong Cuộc chiến Iraq, bởi bão Katrina tàn phá New Orleans, bởi sự đi xuống của nền kinh tế," ông nói thêm.
"Người dân muốn có một đời sống tốt đẹp hơn ở đất nước này. Họ muốn nghĩ rằng con cái họ sẽ làm tốt hơn. Và họ kết nối điều này với tuổi trẻ của Kennedy, với lời hứa hẹn, với khả năng thực hiện hóa của ông ấy."
Tổng thống Barack Obama sẽ công du Châu Á vào tháng 4/2014 để thắt chặt hơn nữa quan hệ với các nước trong khu vực, sau khi vào tháng 10 vừa qua, ông đã phải hủy chuyến đi đến vùng này, khiến mọi người đặt nghi vấn về chiến lược « xoay trục » của Washington.
Khi thông báo chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama, trong
bài phát biểu tại Đại học Georgetown hôm qua, 20/11/2013, bà Susan
Rice, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nhìn nhận là dư luận Châu Á đã rất
thất vọng, sau khi nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ hủy chuyến đi đến khu vực
này vào tháng 10 vừa qua, do khủng hoảng về ngân sách trong nước. Nhưng
bà Rice khẳng định, các nước bạn ở Châu Á sẽ tiếp tục được Mỹ quan tâm «
ở mức cao nhất ».
Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ tuyên bố : « Cho dù có nhiều điểm
nóng đang nổi lên ở khắp nơi, chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện
lâu dài của Hoa Kỳ ở khu vực trọng yếu này ». Theo lời bà Rice, sự
trợ giúp của Hoa Kỳ cho Philippines sau cơn bão Haiyan, trong đó có
việc triển khai hơn 1000 thủy quân lục chiến, thể hiện một cam kết rộng
hơn đối toàn Châu Á.
Tuy nhiên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ không nói rõ lộ trình chuyến
công du Châu Á của Tổng thống Obama. Theo hãng tin Kyodo, trong số các
nước mà ông Obama sẽ viếng thăm có Nhật Bản. Đây sẽ là chuyến thăm Nhật
đầu tiên của Tổng thống Mỹ kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm
quyền.
Vào tháng trước, ông Obama đã dự trù công du các nước Philippines,
Malaysia và dự hai Hội nghị Thượng đỉnh APEC và Đông Á ở Indonesia và
Brunei, nhưng cuối cùng đã phải hủy bỏ kế hoạch này, do chưa giải quyết
được khủng hoảng về ngân sách, khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa nhiều
ngày.
Các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á lúc đó đã rất lo ngại khi thấy Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lợi dụng sự vắng mặt của ông Obama để
gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh lên các nước trong khu vực, đặc biệt là
Đông Nam Á.
Trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama đã cam kết thi hành chiến lược « xoay trục
» sang Châu Á, nơi mà trật tự khu vực đang thay đổi với thế lực quân sự
và kinh tế ngày càng mạnh của Trung Quốc. Thế nhưng, sang nhiệm kỳ hai,
ông Obama lại quá chú tâm vào cuộc nội chiến tại Syria và lo đối phó
với Iran. Về mặt nội bộ, ông cũng đặt ưu tiên cho việc cắt giảm mức nợ
công của Hoa Kỳ, đã gia tăng rất nhiều do những chi phí cho hai cuộc
chiến tranh Irak và Afghanistan, cũng như do hậu quả của suy thoái kinh
tế.
Để chứng tỏ là Washington vẫn quan tâm đến khu vực Châu Á, trước mắt,
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công du Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
vào tháng tới. Theo lời bà Susan Rice, Ngoại trưởng John Kerry, mà kể
từ khi nhậm chức chủ yếu tập trung vào hồ sơ Trung Đông, cũng sẽ đi thăm
Châu Á vào tháng 12.
Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ còn tuyên bố là Washington sẽ thực
hiện đúng cam kết điều động số lượng các chiến hạm của nước này sang
Châu Á từ đây đến năm 2020 và sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán về Đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định tự do mậu dịch mà Tổng thống
Obama hy vọng sẽ giúp thiết lập một trật tự mới ở Châu Á.
Hôm qua, bà Susan Rice cũng đã bày tỏ mối quan ngại về tranh chấp
lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có hai đồng
minh thân cận của Mỹ là Nhật Bản và Philippines. Đối với Cố vấn an ninh
quốc gia của Tổng thống Obama, những căng thẳng đó đe dọa đến hòa bình
và an ninh khu vực, cũng như đến các lợi ích của Mỹ trong khu vực. Bà
Susan lập lại lời kêu gọi của Hoa Kỳ là các bên có liên quan nên thiết
lập một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, để ngăn ngừa xung đột vũ trang
ở vùng này.
Cố vấn An ninh Quốc gia trình bày ưu tiên của Mỹ ở Châu Á
In
TÒA BẠCH ỐC — Cố vấn an ninh quốc gia của
Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ giữ vững cam kết đối với việc tái cân
bằng các ưu tiên về an ninh và kinh tế sang vùng Á Châu Thái Bình Dương.
Theo tường thuật của thông tín viên Dan Robinson của đài VOA tại Tòa
Bạch Ốc, bà Susan Rice cũng loan báo kế hoạch công du Á Châu của ông
Obama vào năm tới.
Bài diễn văn mà Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice đọc hôm thứ tư là diễn văn quan trọng đầu tiên về chính sách Á Châu Thái Bình Dương của một giới chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc kể từ khi Tổng thống Barack Obama bị buộc phải hủy bỏ chuyến đi để dự hộïi nghị thượng đỉnh APEC tại Indonesia và các chuyến viếng thăm Malaysia, Brunei và Philippines.
Ngoại trưởng John Kerry đã đi thay cho ông Obama, nhưng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ, vì vụ chính phủ đóng cửa từng phần kéo dài 16 ngày, đã nêu lên những câu hỏi mới về chính sách tái cân bằng của Mỹ.
Phát biểu tại Đại học Georgetown ở Washington, bà Susan Rice cho biết Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư. Bà cũng nói rằng mọi người không nên nghi ngờ gì về cam kết của Hoa Kỳ.
Tái cân bằng sang Á Châu Thái Bình Dương tiếp tục là một nền tảng của chính sách đối ngoại của chính phủ Obama. Bất kể có bao nhiêu điểm nóng xuất hiện ở những nơi khác, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm cam kết bền bỉ của chúng tôi đối với khu vực vô cùng quan trọng này. Bạn bè của chúng tôi ở Á Châu xứng đáng, và sẽ tiếp tục nhận được, sự chú tâm của chúng tôi ở mức độ cao nhất.
Bà Rice cho hay các mục tiêu ngắn hạn của ông Obama bao gồm những tiến bộ lâu bền về tăng cường an ninh, thúc đẩy sự thịnh vượng và thăng tiến các giá trị dân chủ và nhân quyền.
Bà nói rằng các mối quan hệ đồng minh và sự phân bổ sức mạnh của Mỹ, và “việc nâng cấp và đa dạng hóa những sự giàn xếp an ninh” có mục đích làm cho khu vực này an toàn hơn, bao gồm việc bố trí 60% chiến hạm Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 2020.
Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư.
Về vấn đề Trung Quốc, bà Rice nói rằng Hoa Kỳ muốn áp dụng một mô hình
mới của các mối quan hệ nước lớn, để “quản lý sự cạnh tranh không thể
tránh được trong lúc tăng cường sự hợp tác về những vấn đề mà đôi bên có
quyền lợi chung ở Á Châu và những nơi khác.”Bài diễn văn mà Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice đọc hôm thứ tư là diễn văn quan trọng đầu tiên về chính sách Á Châu Thái Bình Dương của một giới chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc kể từ khi Tổng thống Barack Obama bị buộc phải hủy bỏ chuyến đi để dự hộïi nghị thượng đỉnh APEC tại Indonesia và các chuyến viếng thăm Malaysia, Brunei và Philippines.
Ngoại trưởng John Kerry đã đi thay cho ông Obama, nhưng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ, vì vụ chính phủ đóng cửa từng phần kéo dài 16 ngày, đã nêu lên những câu hỏi mới về chính sách tái cân bằng của Mỹ.
Phát biểu tại Đại học Georgetown ở Washington, bà Susan Rice cho biết Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư. Bà cũng nói rằng mọi người không nên nghi ngờ gì về cam kết của Hoa Kỳ.
Tái cân bằng sang Á Châu Thái Bình Dương tiếp tục là một nền tảng của chính sách đối ngoại của chính phủ Obama. Bất kể có bao nhiêu điểm nóng xuất hiện ở những nơi khác, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm cam kết bền bỉ của chúng tôi đối với khu vực vô cùng quan trọng này. Bạn bè của chúng tôi ở Á Châu xứng đáng, và sẽ tiếp tục nhận được, sự chú tâm của chúng tôi ở mức độ cao nhất.
Bà Rice cho hay các mục tiêu ngắn hạn của ông Obama bao gồm những tiến bộ lâu bền về tăng cường an ninh, thúc đẩy sự thịnh vượng và thăng tiến các giá trị dân chủ và nhân quyền.
Bà nói rằng các mối quan hệ đồng minh và sự phân bổ sức mạnh của Mỹ, và “việc nâng cấp và đa dạng hóa những sự giàn xếp an ninh” có mục đích làm cho khu vực này an toàn hơn, bao gồm việc bố trí 60% chiến hạm Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 2020.
Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư.
Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì những nguyên tắc cơ bản.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục cổ xúy cho sự tôn trọng thể chế pháp trị, nhân quyền, tự do tôn giáo và những nguyên tắc dân chủ. Đây là những khát vọng chung của tất cả mọi người và chúng tôi sẽ làm việc này ngay cả vào những lúc, và đặc biệt là vào những lúc, mà việc này không dễ dàng hay không tiện lợi."
Bà Rice cũng cho biết việc duy trì áp lực để Bắc Triều Tiên tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân là một thí dụ của sự trùng hợp về quyền lợi của Mỹ và Trung Quốc.
Bà nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán với điều kiện là cuộc thương thuyết có tính chất khả tín và bàn tới toàn bộ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
"Những mưu toan của Bình Nhưỡng nhằm tiến hành đối thoại trong lúc giữ nguyên những yếu tố then chốt của chương trình vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được và sẽ không thành công."
Khi nói tới những vụ tranh chấp ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông, mà bà gọi là một mối đe dọa ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh khu vực và quyền lợi của Mỹ, bà Rice hối thúc các nước liên hệ tăng cường sự tiếp xúc và bác bỏ những hành động cưỡng ép và xâm lấn.
Về vấn đề Miến Điện, bà Rice đã nêu ra những tiến bộ như cải cách chính trị và việc trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị. Bà nói rằng Washington lạc quan về tình hình của quốc gia Đông Nam Á này, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, như khắc phục những mối căng thẳng và bạo động giữa các sắc dân.
"Nếu tiến bộ tiếp tục cho tới cuối nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng thống Obama chúng tôi hy vọng là chúng tôi đã giúp Miến Điện tái lập vị thế của một nước lãnh đạo khu vực và là một nền dân chủ tuy non trẻ nhưng năng động và thịnh vượng."
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho biết Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ những người hoạt động cho cải cách chính trị và dân chủ “từ Campuchia cho tới Fiji” và sẽ giúp đỡ các nước tăng cường các định chế và tôn trọng pháp quyền. http://www.voatiengviet.com/content/ba-susan-rice-trinh-bay-uu-tien-cua-my-o-chau-a/1794795.html
IEA: Ðến năm 2015 Mỹ sản xuất nhiều dầu nhất thế giới
Hệ thống bơm đưa dầu lên mặt đất ở Monterey Shale, bang Califonia, tháng 4, 2013
Nhu cầu Năng lương năm 2035
IEA hôm thứ Ba cho biết trong 10 năm kế, thành công gần đây của Mỹ và Canada trong việc khai thác đá phiến dầu và hoạt động khoan dầu nước sâu của Brazil sẽ làm giảm vai trò của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do khu vực Trung Đông thống trị - nhóm nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Nhưng IEA nói vị thế nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới của Mỹ sẽ chấm dứt vào giữa những năm 2020 khi nguồn dầu giảm đi ở những cánh đồng hiện đang được khai thác tại các bang North Dakota và Texas. IEA cho biết sau đó các nước Trung Đông sẽ cung ứng cho hầu hết sự gia tăng nguồn cung dầu của toàn cầu.
Trong báo cáo Viễn kiến Năng lượng Thế giới hàng năm, IEA nói Mỹ đang từng bước "hướng tới việc đáp ứng tất cả nhu cầu năng lượng bằng nguồn dầu trong nước vào năm 2035." Tự túc về năng lượng từ lâu vẫn là mục tiêu của các nhà lãnh đạo Mỹ.
Trên khắp thế giới, IEA cho biết nhu cầu về năng lượng sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi các nền kinh tế mới nổi, và rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2030. Báo cáo cho biết Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông sẽ đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng lên một phần ba.
Tuy nhiên IEA nói việc đảm bảo năng lượng trên toàn thế giới đang bị xói mòn vì giá cao, với giá dầu trung bình hơn 110 đô la một thùng kể từ năm 2011.
Giám đốc điều hành của IEA, bà Maria van der Hoeven, nói rằng "khoảng thời gian dài giá dầu tăng cao như vậy trước nay chưa từng có." Nhưng cơ quan này dự đoán giá dầu thậm chí sẽ còn cao hơn nữa, lên tới 128 đôla một thùng vào năm 2035.
IEA nói mặc dù giá dầu là "tương đối đồng đều" trên toàn thế giới, giá khí thiên nhiên lại rất chênh lệch. Với sản lượng khí đốt lớn ở Mỹ, IEA nói người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ trả ít hơn nhiều so với ở châu Âu và Nhật Bản, nơi mà phần nhiều nhiên liệu phải nhập khẩu.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 288
Monday, October 31, 2016
TIN BIỂN ĐÔNG
Mỹ, Canada tăng hợp tác quân sự Á châu
Luật sư Vũ Đức Khanh
Viết cho BBCVietnamese.com từ Canada
Cập nhật: 04:23 GMT - chủ nhật, 24 tháng 11, 2013
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Hiệp định Khung này sẽ tăng cường phối hợp các
hoạt động tham gia quân sự của Canada và Mỹ trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, nhằm mục đích xây dựng nội lực và năng lực giữa các đối tác
châu Á bằng cách phối hợp các hoạt động đào tạo và thao diễn quân sự, và
hỗ trợ các diễn đàn khu vực để tăng cường đối thoại và hợp tác.
Ông Chuck Hagel nói: “Canada từ lâu đã là một
trong các đồng minh đáng giá nhất của Mỹ… Hoa Kỳ và Canada lại là hai
quốc gia cùng nằm chung bên bờ Thái Bình Dương” và ông Bộ trưởng còn cho
biết thêm rằng thỏa thuận mới này “là một ví dụ của hai quốc gia (Hoa
Kỳ, Canada) có thể tận dụng thế mạnh của nhau để giúp giải quyết những
vấn đề thách thức toàn cầu.”
Ông Bộ trưởng Hoa Kỳ kết luận: “Chiến lược tái
cân bằng lực lượng của (Hoa Kỳ) chúng tôi ở châu Á - Thái Bình Dương
không chỉ đơn thuần là quân sự”, nó phải được hiểu như đó là một chiến
lược tổng thể kết tinh của “kinh tế, thương mại, xã hội, văn hóa, giáo
dục, an ninh -- nó là sự ổn định trong một thế giới nối kết toàn cầu”.
Quan điểm của Canada
Trong khi đó thì Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson cho biết: “Hoa Kỳ là đồng minh và đối tác quốc phòng quan trọng bậc nhất của Canada… Quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước Canada và Hoa Kỳ đều dựa trên những giá trị chung, có chung lịch sử và một truyền thống hợp tác quân sự và khả năng tương tác"."Canada nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hầu đảm bảo tiếp tục sự tăng trưởng của nó trong môi trường hòa bình."
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson
“Khi môi trường an ninh toàn cầu phát triển ngày
càng phức tạp, chúng tôi phải tiếp tục tìm kiếm phương cách để cùng
nhau làm việc,” ông nói thêm rằng “Canada nhận thức được tầm quan trọng
của việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương hầu đảm bảo tiếp tục sự tăng trưởng của nó trong môi trường hòa
bình”.
Và ông Nicholson kết luận rằng “Canada và Hoa Kỳ
đều chia sẻ với các đối tác châu Á của chúng tôi một mối quan tâm trong
việc thúc đẩy sự ổn định” của khu vực.
Trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy gây
đầy bất an và biến động trong khu vực, liệu động thái mới này của
Canada và Hoa Kỳ có đủ làm yên tâm các quốc gia đang có tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc trên Biển Đông?
Bài phản ánh quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, luật sư sống tại Canada.
Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"
GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Australia
Gửi tới BBC tiếng Việt
Cập nhật: 12:29 GMT - thứ năm, 21 tháng 11, 2013
Bài khác của Carl Thaeyr
Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nhìn lại phản ứng cả quyết của Hoa Kỳ sau khi sóng thần ập vào Indonesia hồi năm 2004.
Một năm sau đó Hoa Kỳ lại có lực lượng cứu trợ
cho Myanmar sau bão Nargis nhưng không được tham gia trực tiếp do thái
độ của chính quyền Myanmar.
Hoa Kỳ có thể phản ứng rất nhanh tại Philippines
vì quân đội hai bên đã bao gồm cả cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai
vào hàng loạt các chương trình tập trận chung thường niên.
Nói cách khác, Hoa Kỳ và Philippines đã bàn bạc
từ trước về thể thức trợ giúp của nước ngoài, các thủ tục hoạt động và
các hoạt động tương hỗ.
Quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện cứu trợ nhân
đạo cho bất cứ nước nào ở Châu Á Thái Bình Dương bất chấp liên hệ quân
sự của họ với nước đó ra sao, dù là đồng minh, đối tác chiến lược hay
một dạng quan hệ nào khác.
Dĩ nhiên Philippines là trường hợp đặc biệt vì quan hệ lâu dài giữa hai nước từ thời thuộc địa.
Cử tri người Philippines ở Hoa Kỳ cũng có vai trò quan trọng. Và Philippines là đồng minh đã ký hiệp ước với Hoa Kỳ.
"Ba không"
Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.
Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên
minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương
nhắm vào nước thứ ba.
Việt Nam cũng có khả năng tương đối tốt để ứng phó với các thảm họa tự nhiên quy mô lớn.
Dĩ nhiên bất cứ nước nào cũng có thể bị choáng ngợp bởi thảm họa tự
nhiên lớn và cần sự trợ giúp của nước ngoài. Hoa Kỳ và Việt Nam đã bao
gồm cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai trong Biên bản Ghi nhớ quốc
phòng.Điều này cho phép Việt Nam nhận sự trợ giúp từ Hoa Kỳ và các nước
khác trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia.Khả năng ứng phá trước thảm họa tự nhiên của Hoa Kỳ sẽ được cải thiện cùng với sự hiện diện luân phiên của binh lính Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, nhất là ở Philippines.
"Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này"
Hiện tại Vịnh Cam Ranh được chia ra làm ba khu vực: vùng quân sự của Việt Nam, khu vực dân sự và một khu mới phát triển dành cho sửa chữa và bảo trì tàu quân sự.
Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này.
Cho tới nay Việt Nam mới chỉ cho các tàu phi tác
chiến của Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu này thuộc Tư
lệnh Hải vận của Hoa Kỳ.
Kịch bản có khả năng diễn ra nhất trong lĩnh vực
cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai là Việt Nam cho phép máy bay
và/hoặc các tàu hải quân Hoa Kỳ vào phi trường hay hải cảng của họ tron
phòng chống thiên tai lớn ở Việt Nam hay ở quốc gia lân bang.
Và kịch bản này chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt.
Khi Hoa Kỳ và Philippines đồng ý được với nhau về mặt pháp lý để thực thi Tuyên bố Tầm nhìn Chung của họ, người ta sẽ thấy số quân luân phiên của Hoa Kỳ ở Philippines tăng đáng kể.
Nó cũng bao gồm dự trữ đồ tiếp tế phòng khi có thiên tai.
Như vậy Cảng Cam Ranh sẽ thành thừa.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131121_carl_thayer_cam_ranh.shtml
TQ lập vùng phòng không mới trên biển
Cập nhật: 11:54 GMT - thứ bảy, 23 tháng 11, 2013
Trung Quốc đã phân định một
"vùng xác định phòng không" trên một khu vực của Biển Hoa Đông, bao gồm
các đảo mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói phi cơ đi vào vùng
này phải tuân theo quy định của Trung Quốc nếu không muốn đối mặt với
các "biện pháp phòng vệ khẩn cấp".
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Nhật Bản đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đối với điều mà họ gọi là một sự "leo thang".
"Thiết lập không phận như vậy là đơn phương làm leo thang tình hình xung quanh quần đảo Senkaku và có nguy cơ dẫn đến một tình huống bất ngờ," Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói trong một tuyên bố.
Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền với Điếu Ngư/Senkaku, bày tỏ lấy làm tiếc về động thái này, và hứa hẹn rằng quân đội sẽ tiến hành biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.
'Không nhắm mục tiêu cụ thể'
"Việc này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia hay nhắm mục tiêu cụ thể nào... Các phi vụ bình thường bởi các hãng hàng không quốc tế trong Khu vực Xác định Phòng không ở Biển Hoa Đông sẽ không bị ảnh hưởng"
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng TQ
Trong tuyên bố của mình, Bộ Quốc phòng Trung
Quốc nói các phi cơ phải báo cáo kế hoạch bay "duy trì thông tin liên
lạc radio hai chiều" và "đáp ứng một cách kịp thời và chính xác" với các
yêu cầu nhận dạng.
"Lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ áp dụng
biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với phi cơ không hợp tác trong
việc xác định hoặc từ chối làm theo hướng dẫn," tuyên bố nói.
Tuyên bố nói thêm quy định khu vực mới thiết lập có hiệu lực từ 10:00 giờ địa phương (tức 02:00 GMT) hôm thứ Bảy, 23/11.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã trình bày một
bản đồ trên trang web của mình, bao gồm một khu vực rộng lớn của Biển
Hoa Đông, bao gồm một vùng rất gần với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trả lời các câu hỏi về vùng phòng không trên một
trang mạng chính thức của nhà nước, một phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng
nói Trung Quốc thiết lập khu vực "với mục đích bảo vệ chủ quyền quốc
gia, an ninh lãnh thổ, không phận và duy trì trật tự bay".
"Việc này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia
hay nhắm mục tiêu cụ thể nào", phát ngôn nhân này nói thêm và cho hay
"Trung Quốc luôn tôn trọng tự do không lưu theo luật pháp quốc tế ".
"Các phi vụ bình thường bởi các hãng hàng không
quốc tế trong Khu vực Xác định Phòng không ở Biển Hoa Đông sẽ không bị
ảnh hưởng trong bất cứ cách thức nào."
'Bắn hạ phi cơ không người lái'
Trong năm 2012, chính phủ Nhật Bản mua ba trong số các đảo từ một chủ sở hữu người Nhật, động thái gây ra các cuộc biểu tình phản đối ở các thành phố Trung Quốc.
Kể từ đó, tàu thuyền Trung Quốc đã nhiều lần ra vào những khu vực mà Nhật Bản nói là lãnh hải của họ.
Vào tháng Chín năm nay, Nhật Bản nói sẽ bắn hạ phi cơ không người lái trong không phận Nhật Bản, sau khi một phi cơ loại này của Trung Quốc bay gần các hòn đảo tranh chấp.
Bắc Kinh nói bất kỳ nỗ lực nào của Nhật Bản nhằm bắn hạ phi cơ của Trung Quốc sẽ tạo thành "một hành động chiến tranh".
Tháng trước Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera, nói hành động của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông gây nguy hiểm cho hòa bình.
Chủ biên Đông Á của BBC World Service, Charles Scanlon nói cuộc đối đầu về chuỗi các đảo nhỏ trong quần đảo không có người sinh sống đang trở nên cứng rắn hơn bởi các tuyên bố chủ quyền đối nghịch đối với một khu vực giàu có tài nguyên năng lượng dưới đáy biển.
Nhưng vấn đề nay đã trở thành một vấn đề có tính nguyên tắc quốc gia ở cả hai nước, làm cho cả hai phía gặp khó khăn hơn khi muốn giảm đối đầu, vẫn theo Chủ biên Đông Á Scanlon.
Nhật Bản: 'TQ đe dọa hòa bình trên biển'
Cập nhật: 15:27 GMT - thứ ba, 29 tháng 10, 2013
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng cách cư xử của Trung Quốc về tranh chấp trên biển Hoa Đông gây nguy hại tới hòa bình.
Bình luận của ông Itsunori Onodera được đưa ra
trong lúc căng thẳng giữa hai quốc gia về vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày
càng dâng cao.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Thời gian gần đây, hai quốc gia thường xuyên lời qua tiếng lại, với Nhật Bản nói Trung Quốc tăng cường hoạt động trong khu vực.
Tuần trước Nhật đã ba lần cho chiến đấu cơ xua đuổi máy bay của quân đội Trung Quốc bay gần không phận của Nhật.
Hai quốc gia tranh cãi về khu đảo hiện do Nhật kiểm soát, mà Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền.
Năm 2012, Tokyo mua lại ba hòn đảo từ một chủ sở
hữu tư nhân người Nhật, động thái này gây bất bình và nhiều cuộc biểu
tình ở các thành phố khác nhau ở Trung Quốc đã nổ ra.
Từ đó tàu thuyền của phía Trung Quốc thường
xuyên ra vào vùng nước mà Nhật tuyên bố có chủ quyền, gây quan ngại sẽ
xảy ra đụng độ.
'Thổi phồng'
Ông Onodera nói với phóng viên ở Tokyo ông tin
rằng “việc Trung Quốc đột nhập vào vùng nước xung quanh khu đảo Senkaku,
là ‘vùng ranh giới xám’ [giữa] hòa bình và tình huống khẩn cấp”.
Hôm thứ Hai 28/10/2013, bốn tàu Trung Quốc đi
vào vùng nước quanh khu đảo, sau khi Nhật cho chiến đấu cơ quần đảo liên
tiếp ba ngày do máy bay Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế gần đảo
Okinawa ở phía Nam Nhật.
Cuối tuần qua Thủ tướng Shinzo Abe cũng nói Nhật cần quyết đoán hơn trong việc đối phó với Trung Quốc ở châu Á.
Cũng có tin ông Abe đã thông qua kế hoạch quốc
phòng trong đó có cho phép tình huống sử dụng không quân để bắn hạ máy
bay không người lái lọt vào không phận của Nhật Bản.
Hồi tháng trước, một máy bay không người lái bay đến gần khu đảo và sau đó trở lại không phận của Trung Quốc, theo một báo cáo.
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói mọi
cố gắng từ phía Nhật nhằm bắn hạ máy bay Trung Quốc “sẽ được coi là
khiêu khích nghiêm trọng, có thể coi là một hành động chiến tranh”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc, bà
Hoa Xuân Oánh nói hôm thứ Ba 29/10 rằng Nhật Bản nên “ngừng thổi phồng
những đe dọa từ bên ngoài và hãy giải thích cặn kẽ với cộng đồng quốc tế
về ý đồ thực sự của việc triển khai quân sự của mình là gì”.
Khu đảo tranh chấp nằm ở phía Đông Trung Quôc và
Tây Nam đảo Okinawa của Nhật. Đây là vùng gần với các tuyến vận tải
biển quan trọng và có tiềm năng hải sản phong phú.
NHẬT BẢN VÀ TRUNG CỘNG
Nhật Bản muốn truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo Senkaku nếu TQ
đánh chiếm; có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải ra vào Thái Bình Dương
của TQ.
Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori
Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo
dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu
được sự phản đối của Trung Quốc".
Ông Onodera cho rằng, ông không hiểu được sự phẫn nộ của Trung Quốc đối
với việc tàu chiến, máy bay Nhật Bản xâm nhập khu vực diễn tập của Quân
đội Trung Quốc trước đó. Nhưng, trong cùng một ngày, Nhật Bản điều động
15% tổng binh lực của Lực lượng Phòng vệ (34.000 quân) tiến hành tập trận đoạt đảo quy mô lớn.
Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, đây là hành động ứng phó với
tình hình đảo Senkaku. Một đài truyền hình của Anh cho rằng, Lực lượng
Phòng vệ tiến hành diễn tập quân sự truyền đi hai thông điệp lớn: Cho dù
Quân đội Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku, chúng tôi cũng có thể đoạt
lại; thông qua triển khai tên lửa đất đối hạm, chúng tôi có thể cắt đứt
tuyến đường hàng hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, bài viết cho rằng, tổ chức diễn tập quy mô lớn sẽ gây lo
ngại cho dư luận về khả năng chung sống giữa Nhật-Trung trong thời đại
mới đối đầu cứng rắn. Đài phát thanh YTNNam Hànngày 1 tháng 11 cho rằng,
cùng với không khí "sẵn sàng chiến đấu" giữa Trung-Nhật ngày càng tăng,
đảo Senkaku đang vượt qua bán đảo Triều Tiên, trở thành thùng thuốc
súng hàng đầu Đông Bắc Á.
Tập trận đại quy mô đoạt lại đảo
Trước khi diễn tập, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố quy mô của cuộc diễn
tập từ ngày 1 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013, cho biết: "Khoảng 34.000
quân tham gia, 2 khu vực tác chiến lớn là Kyushu, Okinawa, máy bay chiến
đấu F-2, tàu khu trục được điều động, 3 quân chủng lục, hải, không quân
phối hợp diễn tập phòng thủ và đổ bộ lên đảo, đồng thời có bắn đạn
thật".
Đài truyền hình Anh cho rằng, tuy đảo Okidaito, nơi diễn ra cuộc tập
trận đổ bộ đoạt đảo của Lực lượng Phòng vệ cách đảo Senkaku rất xa,
nhưng Bắc Kinh hiểu thâm ý Tokyo nhằm vào đối tượng diễn tập đổ bộ của
Lực lượng Phòng vệ chính là đảo Senkaku.
Tờ "Daily Telegraph" Anh ngày 1 tháng 11 cho rằng, cuộc diễn tập lần này
đã được tổ chức công phu, trước khi tập trận, khẩu chiến giữa
Nhật-Trung bất ngờ leo thang, máy bay quân sự Lực lượng Phòng vệ Nhật
Bản gần đây liên tục trong 3 ngày cất cánh ứng phó với máy bay quân sự
Trung Quốc, phát biểu nhằm vào Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật
Bản cũng đã tăng thêm một bậc, tuyên bố: Trung Quốc đang đe dọa hòa bình
khu vực.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cân nhắc triển khai hỏa tiễn đối hạm
Project 88 tầm phóng 150 km ở đảo Ishigaki (cũng có người suy đoán là
đảo Miyako), trong khi đó đảo này cách đảo Senkaku không đến 100 km.
Đài truyền hình Anh cho rằng, Nhật Bản thông qua cuộc diễn tập quân sự
lần này truyền đi một thông điệp cứng rắn với Trung Quốc: "Chúng tôi sẽ
phòng thủ những hòn đảo này, cho dù chúng bị các anh xâm lược, chúng tôi
sẽ đoạt lại chúng bất cứ giá nào !".
Thông điệp cứng rắn thứ hai của cuộc diễn tập quân sự cũng quan trọng:
Thông qua triển khai những hỏa tiển đối hạm này, các anh sẽ hiểu rõ, nếu
Nhật-Trung trở nên đối đầu, các anh đi qua những tuyến đường này sẽ rất
khó khăn.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt ngày 1 tháng 11 trả lời tờ "Thời
báo Hoàn Cầu" cho rằng, truyền thông Nhật Bản cho biết, Nhật sẽ triển
khai tên lửa chống hạm Project 88 ở đảo Miyako, tên lửa này có tầm phóng
150 km, trong khi đó, độ rộng của eo biển Miyako chỉ 250 km.
Nếu Nhật Bản triển khai tên lửa này ở hai bờ eo biển, một trong những
tuyến đường hàng hải chính ra vào Thái Bình Dương của Hải quân Trung
Quốc đối mặt với rủi ro bị phong tỏa hoàn toàn.
Tờ The Diplomat Nhật Bản có bài viết nhan đề "Thủy quân lục chiến tương
lai của Nhật Bản tổ chức diễn tập đổ bộ quy mô lớn", cho biết, Bộ Quốc
phòng Nhật Bản tuyên bố thẳng rằng, mục đích diễn tập phòng thủ đảo là
ngăn chặn Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku.
Bài viết còn cho biết, tháng 11 hàng năm Nhật Bản đều sẽ tiến hành diễn
tập đổ bộ quy mô lớn tương tự, quy mô tham gia diễn tập năm 2011 đạt
35.000 quân. Tháng 11 năm 2012, Nhật-Mỹ từng tiến hành diễn tập quân sự
liên hợp, nhưng do lo ngại gây kích động Trung Quốc quá mức nên hủy bỏ
nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo. Nhưng năm nay (2013), Lực lượng Phòng
vệ Nhật Bản sẽ độc lập tiến hành diễn tập, Tokyo đã triển khai nội dung
tác chiến đổ bộ lên đảo.
Lý Kiệt cho rằng, Nhật Bản luôn hy vọng một khi đảo Senkaku nổ ra xung
đột, Nhật Bản có thể được Mỹ tiến hành việc động binh, nhưng đến nay,
thái độ của Washington có vẻ chỉ cung cấp hỗ trợ tình báo, khí tài QS và
hậu cần cho Nhật Bản, Mỹ sẽ không trực tiếp xuất quân, vì vậy, Nhật Bản
phải tự mình kiểm tra năng lực độc lập đoạt đảo.
Tờ The Diplomat cho rằng, lực lượng tham gia chính của cuộc diễn tập lần
này là đơn vị WAIR (JGSDF Western Army Infantry Regiment), một LLĐB
giỏi phòng thủ đảo nhỏ và tác chiến tinh nhuệ. Đơn vị WAIR lấy căn cứ
Sasebo ở Nagasaki làm trụ sở, Lực lượng này chính là tiền thân của Thủy
quân lục chiến tương lai Nhật Bản.
Tờ "Asahi Shimbun" cho biết, Đại cương Phòng vệ mới sắp được Bộ Quốc
phòng Nhật Bản công bố vào tháng 12 năm nay, chính thức lấy 700 binh sĩ
từ đơn vị WAIR để thành lập trung đoàn đổ bộ, trong tương lai quy mô lực
lượng này sẽ tăng quân số 3.000 người.
Tờ Diplomat còn cho biết, một đơn vị trực thuộc của WAIR hầu như hàng
năm đều đến San Diego tham gia diễn tập quân sự Mỹ-Nhật, học hỏi kỹ xảo
tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ. "Chương trình học" của họ ngày
càng phức tạp, đến nay còn bao gồm nội dung tác chiến đổ bộ hoàn chỉnh.
Lực lượng WAIR Army Infantry Regiment tiền thân của TQLC Nhật tương lai thực tập tác chiến với TQLC Mỹ tại
Camp Pendleton Marine Corps base, California, 13,01, 2013. (Kyodo News)
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" có bài viết nhan đề "Nếu như Trung-Nhật bước vào
chiến tranh" cho rằng, "Nhật Bảntự tin họ có thể giành thắng lợi".
Các quan chức của họ cho rằng, tuy tổng binh lực của Quân đội Trung Quốc
gấp 10 lần Lực lượng Phòng vệ (2.240.000/ 230.000), nhiều con số khác
của Quân đội Trung Quốc cũng chiếm ưu thế như số lượng tàu chiến hải
quân (1.090/ 143), số lượng máy bay chiến đấu (620/ 250), số lượng tàu
ngầm hạt nhân (8/ 0), nhưng binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật luôn tự
hào là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, trong lịch
sử, truyền thống lực lượng này đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến
tranh đẫm máu như chiến tranh Thái Bình Dương thời Đệ II Thế Chiến, cùng
những chương trình tập trận thường xuyên với đồng minh Hoa Kỳ hiện nay
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay có
cách nhìn về chính họ rất giống với quân đội Thiên Hoàng khi tập kích
Trân Châu Cảng vào năm 1941.
Ngày 5-11, Nhật báo Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên cho
biết, Nhật Bản đang cân nhắc tăng cường hạm đội tàu khu trục Aegis của
nước này từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc để đối phó với những mối đe
dọa từ tên lửa của Triều Tiên cũng như những căng thẳng liên quan đến
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.
Theo nhật báo trên, chính phủ nước này đã bắt đầu kế hoạch chuẩn
bị để chế tạo thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis mới được trang bị
tên lửa đánh chặn hiện đại.
Nhật Bản hy vọng sẽ đưa kế hoạch này vào một chương trình phòng thủ
cơ bản mới, sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Dự kiến, hai tàu khu
trục mới này có thể được triển khai trong vòng 10 năm tới, nhật báo
Yomiuri Shimbun cho biết.
Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu sáu chiếc tàu thuộc 2 lớp tàu khu
trục Kongo và Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng
tên lửa SM-2 và SM-3 do Mỹ phát triển.
Bộ quốc phòng nước này cho rằng việc tăng cường quy mô của hạm đội
là một lựa chọn đang được cân nhắc thuộc một phần của kế hoạch đánh
giá chương trình quốc phòng của chính phủ.
"Chúng tôi đang cân nhắc việc tăng cường hạm đội tàu chiến Aegis",
phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tsuyoshi Hirata cho biết.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản muốn tăng cường đội tàu
chiến Aegis là vì sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã
trở thành một mối đe dọa cận kề đối với an ninh của Nhật Bản và đặc
biệt là mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng xung
quanh vùng biển phía tây nam của Nhật Bản, khi hai nước đang có
những tranh chấp đối với chuỗi đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
Nhật báo này nhấn mạnh rằng việc chế tạo các tàu Aegis mới
này không chỉ để chống lại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, mà còn
nhằm tăng cường khả năng giám sát và theo dõi của Nhật Bản, nếu
họ có thể thực sự triển khai được tàu chiến Aegis trang bị một
hệ thống radar hiện đại thường trực tới các khu vực xung quanh
quần đảo phía tây nam này.
NGUYỄN VĂN LIÊM * VĂN MIẾU HUẾ
Văn Miếu Huế.
-
Nói đến Văn Miếu, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ đến văn Miếu ở thủ
đô Hà Nội, và ít ai biết đến có một Văn Miếu ở Huế. Khách du lịch sau
khi thăm các lăng tẩm, Đại Nội, cũng chỉ lên tới chùa Thiên Mụ rồi quay
lui, mặc dù Văn Miếu Huế cách chùa Thiên Mụ chưa đến 1 km.
Văn Miếu Huế
Nói đến Văn Miếu, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ đến văn Miếu ở thủ
đô Hà Nội, và ít ai biết đến có một Văn Miếu ở Huế. Khách du lịch sau
khi thăm các lăng tẩm, Đại Nội, cũng chỉ lên tới chùa Thiên Mụ rồi quay
lui, mặc dù Văn Miếu Huế cách chùa Thiên Mụ chưa đến 1 km.
Văn Miếu Huế
Văn Miếu hay Văn Thánh là cách gọi tắt của một ngôi miếu: Văn Thánh
Miếu, ngôi miếu thờ vị Thánh về văn - người được hậu thế tôn vinh là Vạn
Thế Sư Biểu (người thầy của muôn đời): Khổng Tử. Ngôi miếu này thường
có nhiều tên gọi khác: Tiên Sư Miếu, Khổng Tử Miếu, Chí Thánh Miếu, hoặc
có nơi gọi là Chí Thánh Tiên Sư Miếu. Tất cả các nước có nền văn hóa
Hán và coi trọng Nho học đều có lập Văn Miếu để thờ đức Khổng Tử.
Ở nước ta, việc lập miếu thờ đức Khổng Tử sớm nhất được sử sách ghi lại là vào năm Canh Tuất (1070) dưới triều Lý. Vua Thánh Tông nhà Lý cho lập Văn Miếu tại Kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử cùng các học trò của ông là Chu Công, Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử để thờ. Văn Miếu này được xem là nơi thờ Khổng Tử đầu tiên của nước ta.
Các triều đại kế tiếp như Trần, Hồ rồi Hậu Lê vẫn duy trì miếu thờ Khổng Tử của nhà Lý. Đến thời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ , khởi đầu từ khoa thi dưới triều vua Lê Thái Tông. Tổng số bia còn đến hiện nay là 83 tấm. Dưới triều Nguyễn công trình mang tính điển lễ này vẫn được bảo quản giữ gìn, và vì Thăng Long Hà Nội không còn là kinh đô nên nơi đây trở thành Văn Miếu riêng của Hà Nội.
Trong thời kỳ các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu cũng được thiết lập ở Phú Xuân và được xem như Văn Miếu riêng của xứ Đàng Trong, Văn Miếu đầu tiên được chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng vào năm 1691, tại làng Triều Sơn, nay là Triều Sơn Tây, phường Hương Sơ, thành phố Huế. Đến năm 1766, chúa Nguyến Phúc Thuần dời vào làng Lương Quán, nay thuộc phường Thuỷ Biều, Thành phố Huế. Đến năm Canh Dần (1770) dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ, (nay là xã Hương Hồ, huyện Hương Trà).
Sau khi Gia Long lên ngôi vua, Văn Miếu của cả triều đại và cũng là của toàn quốc được chính thức xây dựng vào năm 1808. Miếu được xây dựng uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế (nay thuộc Phường Hương Long, Thành phố Huế). Ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ (tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử).
Ở nước ta, việc lập miếu thờ đức Khổng Tử sớm nhất được sử sách ghi lại là vào năm Canh Tuất (1070) dưới triều Lý. Vua Thánh Tông nhà Lý cho lập Văn Miếu tại Kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử cùng các học trò của ông là Chu Công, Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử để thờ. Văn Miếu này được xem là nơi thờ Khổng Tử đầu tiên của nước ta.
Các triều đại kế tiếp như Trần, Hồ rồi Hậu Lê vẫn duy trì miếu thờ Khổng Tử của nhà Lý. Đến thời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ , khởi đầu từ khoa thi dưới triều vua Lê Thái Tông. Tổng số bia còn đến hiện nay là 83 tấm. Dưới triều Nguyễn công trình mang tính điển lễ này vẫn được bảo quản giữ gìn, và vì Thăng Long Hà Nội không còn là kinh đô nên nơi đây trở thành Văn Miếu riêng của Hà Nội.
Trong thời kỳ các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu cũng được thiết lập ở Phú Xuân và được xem như Văn Miếu riêng của xứ Đàng Trong, Văn Miếu đầu tiên được chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng vào năm 1691, tại làng Triều Sơn, nay là Triều Sơn Tây, phường Hương Sơ, thành phố Huế. Đến năm 1766, chúa Nguyến Phúc Thuần dời vào làng Lương Quán, nay thuộc phường Thuỷ Biều, Thành phố Huế. Đến năm Canh Dần (1770) dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ, (nay là xã Hương Hồ, huyện Hương Trà).
Sau khi Gia Long lên ngôi vua, Văn Miếu của cả triều đại và cũng là của toàn quốc được chính thức xây dựng vào năm 1808. Miếu được xây dựng uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế (nay thuộc Phường Hương Long, Thành phố Huế). Ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ (tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử).
Văn Miếu Huế nhìn từ sông Hương
Việc xây dựng Văn Miếu được tiến hành từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 18 tháng 9 năm 1808, dưới thời Vua Gia Long. Các công trình kiến trúc chính đều xây trên mặt bằng ngọn đồi cao gần 3m so với nền đất xung quanh. Trước mặt là dòng sông Hương, phía sau là làng mạc, núi đồi lan ra từ rặng Trường Sơn bọc lấy đằng sau Văn Miếu. Các công trình được x trong mặt bằng hình vuông mỗi cạnh chừng 160m. Xung quanh có xây la thành bao bọc. Khi còn nguyên vẹn, tất cả chừng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, đều được xây dựng bằng gỗ lim và các vật liệu đắt giá khác.
Bên ngoài, từ cổng Đại Thành Môn nhìn vào, ngay chính giữa là ngôi đại điện thờ Khổng Tử, tên gọi là Đại Thành Điện. Những tên gọi này thống nhất cho tất cả Văn Miếu ở trung ương và địa phương, kể cả những Văn Miếu ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... những công trình tương tự như vậy đều có tên gọi như nhau.
Cổng Đại Thành Môn
Điện Đại Thành là kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, toàn bộ được dựng trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m. Cấu trúc của ngôi đại điện theo lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế. Ở hai bên trước điện Đại Thành, dựng hai ngôi nhà đối diện nhau là Đông Vu và Tây Vu đều bảy gian.
Trước sân miếu, có hai nhà bia gọn gàng xinh xắn, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia ”Thánh Tổ Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân” (Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng) dụ về việc Thái Giám không được liệt vào hạng quan lại); bia ở nhà bia bên trái khắc bài văn bia “Hiến Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính” (Hiến Tổ Chương Hoàng đế (vua Thiệu Trị) dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).
Ra khỏi cổng Đại Thành của Văn Miếu, bên trái có xây Hữu Văn Đường; bên phải xây Dị Lễ Đường. Đây là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở Miếu. Phía trước là hai dãy gồm 32 tấm bia tiến sĩ dựng thành hai dãy ở hai bên sân đối diện nhau.
Hai dãy trường lan với những tấm bia đá có kích thước và hình dáng khác
nhau ghi lại những thịnh suy của lịch sử nhưng tất cả đều nói lên việc
học bao giờ cũng được coi trọng
32 tấm bia đá khắc tên 293 vị Tiến sĩ từ khoa thi đầu tiên (1822) đến khoa thi cuối cùng (1918) của triều Nguyễn.
Tất cả 32 bia đều có rùa đội bia và làm bằng đá thanh cẩm thạch. Các tấm bia dựng trên lưng rùa xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 16 cái: Bia lớn nhất cao 1,15m, rộng 0,85m; Rùa đá con lớn nhất dài 1,35m, rộng 0,77m, cao 0,60m. Bia tiến sĩ ở đây không cao lớn bằng bia ở Văn Miếu Hà Nội nhưng đều đặn hơn, dạng thức, trang trí khác hơn. Trên 32 tấm bia này đã khắc tên, tuổi, quê quán của 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919). Trong số các vị tiến sĩ lưu danh ở đây, có những tên tuổi như Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Đinh Văn Chất, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... (Trong thời trị vì của vua Gia Long, triều đình chưa mở các kỳ thi Hội, mới chỉ có các khoa thi Hương nên tại đây chưa dựng bia tiến sĩ).
Một tấm bia trên lưng rùa đá
Trước cổng Văn Miếu, gần bờ sông lại có cửa Linh Tinh Môn gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí pháp lam. Tấm biển ở giữa phía trước có đề bốn chữ Hán lớn “Đạo Tại Lưỡng Gian” (đạo giữa trời đất); mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương “Trác Việt Thiên Cổ” (vượt cao ngàn xưa). Hai bên khu vực trước cổng Văn Miếu có tấm bia “Khuynh cái hạ mã” (nghiêng lọng xuống ngựa).
Cửa Linh Tinh Môn nhìn từ phía bên trong ra
Đối với việc thờ phụng, triều Nguyễn cho lập bài vị bằng gỗ (còn gọi linh vị, mộc chủ, thần chủ) để thờ và buộc tất cả các địa phương nơi nào thờ Khổng Tử bằng hình tượng đều phải thay thế bằng bài vị mộc chủ, còn các tượng thì phải lựa chọn nơi sạch sẽ chôn đi. Đây là một cách nhìn khá đặc biệt của triều Nguyễn. Họ cho rằng thờ bằng hình tượng là thiếu trang trọng, thiếu lễ độ đối với người đã khuất, cho nên ngay cả bàn thờ các vua Nguyễn cũng không hề thờ bằng hình tượng.
Văn Miếu Huế là một di tích lịch sử quý giá, đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo - thời kỳ vương triều Nguyễn dùng Nho học làm phương tiện trợ giúp đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước.
PHẠM VIỆT HÙNG * CHUYỆN BẰNG CẤP GIẢ
CHUYỆN BẰNG CẤP GIẢ
VÀ
TIẾN SĨ DÕM
PHẠM VIỆT HÙNG,Saigon
Hai năm trước, con tôi tốt nghiệp cử-nhân-cao-đẳng ngành kế toán – tài chánh Trường cao đẳng Công Nghiệp 4 nhưng thú thật, tôi không được vui lắm.
PHẠM VIỆT HÙNG,Saigon
Hai năm trước, con tôi tốt nghiệp cử-nhân-cao-đẳng ngành kế toán – tài chánh Trường cao đẳng Công Nghiệp 4 nhưng thú thật, tôi không được vui lắm.
Nội cái tên bằng cấp thời này nghe đã kỳ kỳ, có vẻ…nhập nhằng khi so
với bằng cử nhân đúng nghĩa của hệ trường đại học. Rồi đến chuyện làm
luận văn ra trường. Lại nghe cũng hơi…lớn lối, nếu so với thời chúng
tôi học cao học (sau khi đậu cử nhân) ở trường Văn Khoa trước 30/4.
Hồi đó, chỉ được gọi khiêm tốn là viết “tiểu luận cao học”, nghĩa là
chưa được mon men gì tới “luận án” hay “luận văn tiến sĩ”. Đó chỉ mới
là tên gọi bên ngoài, còn bước vô nội dung các “ luận văn” thì… thật
nhức đầu! Trong lúc con tôi bỏ ra hơn hai tháng vất vả lui tới một
công ty xuất nhập khẩu để xin số liệu, ghi chép tình hình kinh doanh,
điều tra thị phần để lập biểu đồ.v.v…thì nhiều bạn bè của cháu nhẹ
khỏe hơn nhiều.
Nguyên những công ty đã từng có sinh viên đến thực tập,
làm luận văn ra trường, đều giữ lại một bản của những “sáng tác” ấy.
Nay các cô cậu sinh viên đợt sau chỉ cần móc ngoặt – tốn chút đỉnh! –
làsẽ có người của công ty giao cho một bản photocopy của bài luận văn
nào đó na ná với đề tài mình đang viết. Cứ về nhà xào nấu lại, thay
tựa thay tên, đưa vào vài số liệu, biểu đồ mới… là xong. Một cách nhẹ
khỏe hơn nữa là dò hỏi ở những tiệm dịch vụ vi tính, photocopy trước
cửa các trường đại học và cao đẳng, các cô cậu có thể tha hồ truy lục
trong “rừng” đĩa CD mà các tiệm đã “seo” lại, tìm bài nào đó gần gủi
với đề tài mình chọn. Chỉ trả có 8,000 đồng/đĩa là bạn có thể mang về
nhà nghiên cứu, pha chế. Các cậu sinh viên thích long nhong ngoài
đường thì có thể dạo qua các các tiệm sách cũ (hà-rầm ở gần cổng các
trường) hay những chỗ này bán sách báo cũ trên vĩa hè, bỏ thì giờ lục
lạo, chọn mua các bài luận văn cũ với giá… giấy báo cũ.
Tệ nạn trộm cắp chất xám, ý tưởng hay công khai đạo-văn, đạo-nhạc
trong giới văn nghệ sĩ nay đã thầm lặng phát triển thành đạo-luận-văn
trong giới sinh viên. Nạn “xào” lại bài của người khác phổ biến nhất
là trong các đề tài luận văn về lãnh vực kinh tế, thương mại, tiểu thủ
công nghiệp. Còn lại thì ít phổ biến hơn trong các đề tài về y dược.
Sinh viên đã nộp bài thì không phải trường nào cũng buộc các cô cậu
phải ra bảo vệ “tác phẩm” của mình trước một hội đồng giám khảo. Không
rõ vì lý do gì ( số sinh viên ra trường hằng năm không quá đông),
trường đại học Kinh tế thành phố Sàigòn miễn luôn thủ tục bảo vệ cho
sinh viên học hệ cao đẳng. Còn ở trường cao đẳng Công nghiệp 4, khi ra
bảo vệ luận án, mỗi sinh viên phải trình bày ngắn gọn bài của mình rồi
nghe hội đồng giám khảo chất vấn. Có chất vấn thì mới dễ lòi ra những
ai “xào” lại bài của người khác vì một khi đạo-luận-án, các cô cậu
thường rất khó trả lời nhanh nhạy và thông suốt những câu chất vấn.
Kết quả là những sinh viên ấp a ấp úng này chỉ được cho điểm thấp hay trung bình của thang điểm10. Điểm cao chỉ xứng đáng cho những người thật sự bỏ công nghiên cứu, soạn luận án nghiêm túc. Nhưng... Đã có trường hợp cụ thể là một sinh viên cùng đợt bảo vệ luận án với con tôi, đã được ông giáo sư phụ trách hướng dẫn ( đứng đầu hội đồng giám khảo) cho đến điểm 8,5 sau khi sinh viên này đến nhà thầy, gởi thầy chỉ có 500,000 đồng “bồi dưỡng”, nên được thầy châm chước cho chất lượng đáng nghi ngờ của bài luận văn.
Kết quả là những sinh viên ấp a ấp úng này chỉ được cho điểm thấp hay trung bình của thang điểm10. Điểm cao chỉ xứng đáng cho những người thật sự bỏ công nghiên cứu, soạn luận án nghiêm túc. Nhưng... Đã có trường hợp cụ thể là một sinh viên cùng đợt bảo vệ luận án với con tôi, đã được ông giáo sư phụ trách hướng dẫn ( đứng đầu hội đồng giám khảo) cho đến điểm 8,5 sau khi sinh viên này đến nhà thầy, gởi thầy chỉ có 500,000 đồng “bồi dưỡng”, nên được thầy châm chước cho chất lượng đáng nghi ngờ của bài luận văn.
Vừa rồi, tôi lại sững sờ khi tình cờ xem một chương trình tivi khô
khan, ít ai để ý, tên là “Tiêu Điểm” do đài VTV1 ở Hà Nội phát vào
lúc 20g30 đêm 22/11, dài khoảng 30 phút.
Bắt đầu là hình ảnh nhộn nhịp của một dãy tiệm dịch vụ vi tính,
photocopy ngay bên khuôn viên trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Phóng viên đi làm phóng sự – điều tra đã cho biết là tại đây, chỉ với
50,000đ, sinh viên cần làm luận án ra trường sẽ công khai mua được một
bài lấy ra từ ổ cứng vi tính, hao hao như bài mình muốn soạn, để về
nhà “xào” lại. Vào mùa thi vào đại học, cũng gần như công khai trước
mắt mọi người, dãy tiệm này chuyên phục vụ giá hạ về đủ cỡ “phao” lớn
nhỏ (trước 30/4 gọi là “phim”, tức tài liệu mà thí sinh lén đem vô
phòng thi).
Bao nhiêu năm nay, không biết bao nhiêu thanh niên đã vào học đại học
và ra trường theo đuờng đi nước bước quĩ ma như thế? Nhưng đâu riêng
gì bọn trẻ! Một ông vụ phó vụ đại học và sau đại học ( thuộc Bộ giáo
dục và đào tạo), trưởng ban điều tra xác minh bằng cấp/chứng chỉ, đã
buồn bã tiết lộ trước ống kính thu hình rằng trong đợt “chiến dịch”
xác minh khoảng 1,300,000 bằng cấp/chứng chỉ các loại ở nhiều nơi
trong cả nước, đã có tới 1,400 trường hợp là giả. Vô số sinh viên đang
học bị buộc thôi học vì đã nộp chứng chỉ tú tài dõm ở để thi vào
trường. Vô số cán bộ đương chức bị kỹ luật, giáng chức, hạ bậc lương,
bác bỏ trình độ văn hóa, nghiệp vụ vì đã mua, đã“chạy” cho có bằng cấp
dõm để được lên chức, lên lương hay để được gởi đi học nâng cao nghiệp
vụ. Và ít nhất là có 5 bằng tiến sĩ bị thu hồi.
Ngày xưa, các bậc túc nho đã dùng hình ảnh “tiến sĩ giấy” ( con rối
bằng giấy, mặc áo đội mão màu mè, dùng làm đồ chơi cho con trẻ, như
trong mùa Trung Thu) để chế diễu bọn khoa bảng bất tài vô tướng, “giá
áo túi cơm”. Nhưng ít ra mấy ông cống, ông nghè này cũng đã từng được
xướng danh thi đỗ trong các kỳ thi của triều đình, chỉ có điều là
không có năng lực khi ra làm quan giúp dân giúp nước màthôi. Còn hôm
nay, đài ti-vi trung ương có nhã ý giới thiệu với bàng dân thiên hạ
một địa chỉ tuyệt vời, nổi tiếng về nghề viết thuê...luận văn tiến sĩ
đại học: phố Minh Khai ở Hà Nội. Giá cả không rõ nhưng cách đây hai
năm, nhân chuyện một đường dây thi hộ vào đại học bị triệt phá, một tờ
báo ở Sàigòn đã cho biết chỉ bỏ ra 5 triệu đồng là ai đó có thể thuê
“chuyên viên” viết hộ một luận văn tiến sĩ và 4 triệu cho hạng phó
tiến sĩ.
Tiếp theo (trên ti-vi) là đến lượt ông Hồ, một cán bộ đang công tác ở
Viện nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp (Hà Nội), nơi được tiếng là đã
đào tạo hằng ngàn tiến sĩ, đã tố cáo chuyện thi hộ môn Anh văn ở đầu
vào bậc cao học tại viện này. Một đoàn thanh tra cấp bộ và giới báo
đài đã nhất trí rằng tố cáo của ông Hồ là có cơ sở. Nhưng như chương
trình Tiêu Điểm đãbình luận, vụ này chắc là...” chìm xuồng” vì “Có lẽ
vì lời tố cáo của ông Hồ liên quan đến nhiều cán bộ lớn trong Viện nên
Bộ đã chưa công khai, chính thức tra xét...?”. Ông tiến sĩ mới về nhận
chức tân viện trưởng, đã dẫn phóng viên đài đến cái tủ sắt chứa toàn
bộ hồ sơ, bài thi, biên bản chấm thi...bậc cao học của viện đang bị
khóa kín và thú nhận rằng mình chưa biết phải bắt đầu như thế nào vì
không thể biết giờ này chìa khóa tủ ai giữ nữa!
Rồi đến hình ảnh một ông giáo sư tiến sĩ “thiệt” khác phải sửa nát cả
một bài luận văn của nghiên cứu sinh về đề tài xã hội học, nhân chủng
học gì đấy. Chữ nghĩa, ngữ pháp thì có thể dập xóa, viết lại nhưng các
biểu đồ (thiết lập do điều tra thực tế?) thì...tầm bậy tầm bạ đến mức
phải xóa bỏ hẳn luôn! Ông giáo sư than thở: “ Rất nhiều luận văn như
thế này. Trước hội đồng khoa học, tôi đề nghị bác bỏ mấy bài này thì
chỉ một số ít người trong hội đồng tán thành, những người khác lại
chấp nhận, với lý luận rằng trong cuộc đời của những nghiên cứu sinh
này, đây chỉ mới là công trình bắt đầu, họ còn sống, còn nghiên cứu,
hãy để thời gian cho họ sửa chữa…”.
Không biết có phải do tâm lý xuề xòa, thông cảm này không mà chương
trình Tiêu Điểm đã nêu tin trong đợt thẩm xét để phong chức danh giáo
sư, phó giáo sư hiện nay, đã có đến 5000 hồ sơ, công trình nghiên cứu
chờ xét nhưng bước đầu, đã thấy phần rất lớn là phải bác bỏ vì bất hợp
lệ hoặc chỉ là nghiên cứu vô giá trị!
Bên cạnh đó, tinh thần cả nễ, nhân nhượng rất nặng nề trong giới có
học vị. Họ thầm lặng bỏ qua các sai phạm, hàm hồ trong các công trình
nghiên cứu của các cán bộ quản lý, đứng đầu các ban bệ. Một tiến sĩ
“thiệt” khác, tên làPhạm Duy Hiển, nhận xét rằng bộ mặt khác của sự cả
nễ chính là tình trạng hành-chánh-hóa các nghiên cứu khoa học. Do tệ
trạng này, “tác phẩm” của cán bộ lãnh đạo các viện, trường, trung tâm...được
ưu tiên công nhận (chấm đậu!). Và mặc dù chỉ có công ( bằng quyền lực)
kiếm được kinh phí nghiên cứu rồi ngồi chủ trì cho nhóm nghiên cứu làm
việc, tên tuổi của các ngài luôn được tô đậm, đứng đầu danh sách những
người tham gia nghiên cứu, điển hình như trong danh sách các chuyên
viên soạn thảo sách giáo khoa.
Và không phải lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ được lợi lộc về danh
giá, tên tuổi. Một giáo sư tiến sĩ, tên là Nguyễn Xuân Hải, cho biết
trong số tiền tỷ bỏ ra để soạn sách giáo khoa bấy lâu nay, chỉ có ¼
trả cho phần thù lao biên sọan, ¾ còn lại dành hết cho chi phí quản
lý. Vẫn ông khổng lồ “quản lý”: hiện nay, trong lực lượng tiến sĩ các
ngành ở VN, chỉ có 30o/o chuyên về nghiên cứu, 70o/o còn lại thì ngồi
ghế quản lý!
Nhìn ra ngoài thế giới để so sánh một chút thì VN hiện có 21,000 tiến
sĩ vàphó TS , nghĩa là gấp ba lần Thái Lan nhưng VN chỉ có ( không rõ
thời điểm nào, trong hạn thời gian nào) 13 bằng sáng chế được quốc tế
công nhận, đứng hàng 94 trên thế giới về năng lực nghiên cứu công
nghệ. Điều tra còn cho thấy trên các chuyên san nghiên cứu của các
trường đại học trên thế giới, chỉ có 300 bài của VN, trong tổng số
70,000 bài của giới khoa học toàn cầu.
Vậy mà VN đãtừng có kế hoạch đào tạo 5000 tiến sĩ các ngành trong 2
năm, tức có qui mô gấp hai lần kế hoạch cùng loại của Liên Xô cũ. Đài
ti-vi nêu câu hỏi: “Phải chăng chúng ta muốn lấy số lượng cứu vãn chất
lượng (tiến sĩ) ?”ù.
Và để kết thúc chương trình phát hình, ông bộ trưởng bộ Khoa học và
công nghệ cho rằng, về mặt cơ chế thì nếu được chỉnh đốn bằng suy nghĩ
đúng đắn, cũng phải cần đến từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học, học
thuật VN mới có đột phá, thay đổi…
Rất cám ơn chương trình Tiêu Điểm. Ít khi nào người dân đuợc dịp ghi
nhận một lượng thông tin quí giá ở tính chất chính thức, công khai
trên phương tiện truyền thông, trao tặng cho cái quyền-được-biết của
công dân, như vừa rồi. Nhưng những anh thầy giáo cử nhân đời cũ, đã
“tháo giầy” ra khỏi ngành giáo dục, sư phạm lâu rồi như chúng tôi thì
không thể nào an tâm trước một thực trạng học hành, thi cử, lấy bằng
cấp như thế.
Cuộc sống thì còn nhiều khó khăn, chỉ biết ký thác cho đời sau, nhưng chúng tôi còn có thể tin tưởng, trao phó số phận con cái còn đi học của chúng tôi cho ai đây một khi nơi những vị thầy của chúng nó, cứ u u minh minh một rừng bằng cấp giả do nạn “học giả thi thật” ( học tào lao chiếu lệ nhưng cũng dự thi), “học thật thi giả” ( có đi học nhưng người khác thi dùm) hay thậm chí là “học giả thi giả” (ghi tên học hay đăng ký làm luận văn nhưng mướn người khác đi học thế hay viết hộ bài)..., để ra lò vô số tiến sĩ dõm lại có quyền cầm cân nẩy mực, dạy dỗ người khác?
Cuộc sống thì còn nhiều khó khăn, chỉ biết ký thác cho đời sau, nhưng chúng tôi còn có thể tin tưởng, trao phó số phận con cái còn đi học của chúng tôi cho ai đây một khi nơi những vị thầy của chúng nó, cứ u u minh minh một rừng bằng cấp giả do nạn “học giả thi thật” ( học tào lao chiếu lệ nhưng cũng dự thi), “học thật thi giả” ( có đi học nhưng người khác thi dùm) hay thậm chí là “học giả thi giả” (ghi tên học hay đăng ký làm luận văn nhưng mướn người khác đi học thế hay viết hộ bài)..., để ra lò vô số tiến sĩ dõm lại có quyền cầm cân nẩy mực, dạy dỗ người khác?
Hình như còn một cửa oái ăm cho cho chúng tôi đánh gởi niềm tin - cả
lòng kính trọng và quí mến nữa. Đó là những anh nông dân, những người
ít học, nhưng đã nổ lực lâu dài, mày mò thực nghiệm, có khi bán cả tài
sản để, đến lượt họ ( chứ không phải mấy ông tiến sĩ dõm) làm công
việc nghiên cứu, sáng tạo. Và chính những con người học ít nhưng làm
thật này, đã mạnh dạn tham dự Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart VN
2005) vào tháng 10 vừa qua.
Như “nhà khoa học chân đất” Trần Văn Dũng ở Trà Vinh giới thiệu máy hút bùn tự hành có thể hút ở mực nước sâu và tãi bùn đi xa, được 7 người mua với giá 55 triệu đồng. Như lão nông Nguyễn Tất Hải ở Nghệ An với máy bơm nước không cần điện hay xăng, chỉ đạp bằng chân như đạp xe đạp, thích hợp cho dân miền núi và vùng ruộng bậc thang. Như ông Huỳnh Hữu Phước ở Sàigòn với xe chữa cháy tí hon nhưng chứa đến 900 lít nước và 2 bình CO2, dư sức len vào những con hẽm nhỏ, hay như anh Tống Văn Dũng với máy bơm nước tiết kiệm điện...Xin tôn vinh những nhà sáng chế không học vị, không biết mặt mũi cái bằng tiến sĩ vuông méo thế nào, nhưng dù ít dù nhiều, họ đã làm ra được những máy móc “bình dân” nhưng ơn ích cụ thể cho cuộc sống!
Như “nhà khoa học chân đất” Trần Văn Dũng ở Trà Vinh giới thiệu máy hút bùn tự hành có thể hút ở mực nước sâu và tãi bùn đi xa, được 7 người mua với giá 55 triệu đồng. Như lão nông Nguyễn Tất Hải ở Nghệ An với máy bơm nước không cần điện hay xăng, chỉ đạp bằng chân như đạp xe đạp, thích hợp cho dân miền núi và vùng ruộng bậc thang. Như ông Huỳnh Hữu Phước ở Sàigòn với xe chữa cháy tí hon nhưng chứa đến 900 lít nước và 2 bình CO2, dư sức len vào những con hẽm nhỏ, hay như anh Tống Văn Dũng với máy bơm nước tiết kiệm điện...Xin tôn vinh những nhà sáng chế không học vị, không biết mặt mũi cái bằng tiến sĩ vuông méo thế nào, nhưng dù ít dù nhiều, họ đã làm ra được những máy móc “bình dân” nhưng ơn ích cụ thể cho cuộc sống!
Thursday, November 21, 2013
HÌNH ẢNH THẾ GIỚI TRONG TUẦN
Thế giới qua ảnh ngày 21 tháng 11, 2013
Phổ biến ngày 21.11.2013
br>THỬ TÀI CHỤP ẢNH CỦA BẠN
Hãy gửi cho VOA những bức ảnh của bạn và ảnh của bạn có thể sẽ xuất hiện trong chuyên mục Thế giới qua ảnh của chúng tôi! Cách gửi ảnh.
Bấm vào đây để xem thêm.
Hãy gửi cho VOA những bức ảnh của bạn và ảnh của bạn có thể sẽ xuất hiện trong chuyên mục Thế giới qua ảnh của chúng tôi! Cách gửi ảnh.
Bấm vào đây để xem thêm.
1
Khói bốc lên từ một ngọn núi lửa phun trào dưới đáy biển, hình thành
một hòn đảo mới ngoài khơi bờ biển của Nishinoshima, một hòn đảo nhỏ
không người ở, trong chuỗi đảo Ogasawara ở phía nam Nhật Bản.
2
Sini Saarela người Phần Lan (giữa) vui mừng sau khi được thả khỏi nhà
tù ở St Petersburg, Nga. Một số trong 30 nhà hoạt động của tổ chức
Greenpeace (Hòa bình xanh) đã được trả tự do sau khi bị bắt trong một
cuộc biểu tình chống đối Nga khoan dầu ở Bắc Cực.
3
Một chiến binh Quân đội Syria Tự do đeo vũ khí nhìn ra từ một cửa hàng
bị hư hại vì đạn pháo trong khu vực Karm al- Jabal của thành phố Aleppo,
Syria.
4
Cây máu rồng, địa phương gọi là cây Dam al- Akhawain hoặc máu hai anh
em, trên đảo Socotra. Ðảo Socotra trong biển Ả-rập, cách Yemen 380 km về
hướng nam và cách Sừng châu Phi 80 km về hướng tây, là nơi sinh sống
của nhiều loài chim và thực vật quý hiếm, được UNESCO công nhận là địa
điểm di sản thiên nhiên thế giới hồi tháng 7 năm 2008.
5
Một con tàu bị bão Haiyan cuốn lên bờ gần hai tuần trước ở trung tâm thành phố Tacloban, miền trung Philippines.
6
Bầu trời rực đỏ đón chào một tàu đánh cá trở về cảng 30 phút trước khi mặt trời mọc ở Portland, bang Maine, Mỹ.
7
Một nhân viên cai tù đứng gác trong khi một tù nhân quét sàn bên trong
trại tù nữ số 22 ở thành phố Krasnoyarsk thuộc vùng Siberia của Nga.
8
Tượng sáp những vũ công của vũ đoàn The Rockettes tại bảo tàng Madame Tussauds ở Thành phố New York.
9
Phó giám đốc Thibault Garin (trái) của hãng rượu vang Laboure-Roi nâng
ly uống loại rượu Beaujolais Nouveau 2013 với khách tại một spa rượu
vang ở thành phố Hakone, tỉnh Kanagawa, cách Tokyo 100 km về hướng tây,
Nhật Bản.
12
Hai người chạy bộ chạy dọc theo bờ kè sông Aare trong đợt tuyết đầu mùa
ở thành phố Bern, ngàu 21 tháng 11, 2013. Cơ quan dự báo thời tiết Thụy
Sĩ cho biết tuyết rơi dày từ 5 đến 15 cm vào thứ Năm.
13
Người chơi dù lượn bay ở phía trước của quận Miraflores ở thủ đô Lima, Peru, ngày 20 tháng 11 2013.
14
Người hâm mộ đội Sao Paulo của Brazil cổ vũ đội bóng của mình trong
trận đầu tiên của giải Copa Sudamericana 2013 chân đấu với đội Ponte
Preta, được tổ chức tại sân vận động Morumbi, Sao Paulo, ngày 20 tháng
11, 2013.
15
Một cặp hải cẩu đeo thiết bị truyền tín hiệu liên kết vệ tinh trên đầu
trong vùng biển Howe Sound ở Porteau Cove, tỉnh British Columbia,
Canada, ngày 20 tháng 11, 2013.
16
Tác phẩm Scallop (con sò) (2003) của nhà điêu khắc Maggi Hambling tưởng
nhớ nhà soạn nhạc Benjamin Britten trên bãi biển Aldeburgh, miền đông
nước Anh.
17
Chiếc xe Porsche 918 Spider được trình làng tại Triển lãm Ô tô Los
Angeles năm 2013, bang California, Mỹ, ngày 20 tháng 11, 2013.
http://www.voatiengviet.com/media/photogallery/the-gioi-qua-anh-ngay-21-thang-11-2013/1795289.html
http://www.voatiengviet.com/media/photogallery/the-gioi-qua-anh-ngay-21-thang-11-2013/1795289.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 288
Posted by
vanhoa
at
5:17 PM
No comments:
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2013
Web: http://VietTUDAN.net
- GS Trần Phương chính thức phát biểu tạ Hà nội: Chũ Nghĩa Xã Hội được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ
http://www.youtube.com/watch?v=MaZIjlOLWKo&feature=youtu.be
- GS Trần Phương tuyên bố: Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
http://www.youtube.com/watch?v=3BhkOu_4TtU
- GS Trần Phương xác định: "CHÚNG TA TỰ LỪA DỐI CHÚNG TA VÀ CHÚNG TA LỪA DỐI NGƯỜI KHÁC" (Phần cuối)
http://www.youtube.com/watch?v=mlaPA606M-c
Khối 165 Nhân sĩ Trí thức Quốc nội kêu gọi Quốc Hội:
Đừng Thông qua Hiến Pháp sửa đổi
Đây là Bản Tin của Phóng Viên Thanh Phương, Thứ bảy 16 Tháng Mười Một 2013
Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi
Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - DR
Trong một lời kêu gọi đề ngày 15/11/2013, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72, một lần nữa đề nghị Quốc hội Việt Nam dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại kỳ họp lần này. Trong lời kêu gọi này, mà hiện đã có 165 chữ ký, các nhân sĩ trí thức cho rằng bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà các đại biểu Quốc hội theo dự kiến sẽ thông qua trong kỳ họp lần này « về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. ».
Theo họ, điều đó có nghĩa là chính quyền Việt Nam « vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa ».
Cho nên, các nhân sĩ trí thức kêu gọi các đại biểu Quốc hội dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nếu không « sẽ phải chịu phần trách nhiệm nặng nề trước lịch sử, trước dân tộc. »
Để có thể thoát ra khỏi tình trạng cũ đã kéo dài trong nhiều chục năm, phải đập tan cái Cơ chế cũ bằn một Hiến Pháp mới trao quyền lại cho Dân, từ đó bắt đầu xây dựng một Thể chế do Dân làm chủ với sự tham dự của mọi thành phần Dân Tộc.
KIẾP ĐONG ĐƯA
Nợ em một kiếp đong đưa
Như trông đợi ngóng bốn mùa gọi nhau
Nợ qua cùng một nhịp cầu
Gió bay chiếc nón, bay câu tự tình
Nợ nhau bao kiếp ba sinh
Còn bao nhiêu nợ thì mình hết yêu?
Nợ em tự thuở làm thơ
(Đến nay vẫn cứ lơ mơ chập chùng)
Nợ em tiền kiếp tu chung
Kiếp này lấy đức lại hùn hạp nhau
Hai đứa cùng hỏi kiếp sau
Bát san giao chiến lại nhầu trăm năm?
NGHIÊU MINH
DẤU HẠ NỒNG
Nắng buồn khi cơn mưa qua sân
Em đếm bước theo chân hạ nồng
Một chút long lanh và một chút lá biếc
Em chờ ai. Cánh én ngoài song?
Gót hồng trong cơn mơ thanh xuân
Lời tỏ tình dưới mái hiên xanh
Em còn nhớ? Hình như xa xa quá
Giờ một mình dạo khúc trăng thanh
Ngày em biết yêu khu vườn trĩu trái
Sân cát dễ thương đầy lá mận vàng
Em cũng tung tăng như con sáo dại
Tôi đưa em về nắng cũng reo vang
Chào em nắng hạ của vuông tròn
Chào hôm nay với tất cả nụ hôn
Như cánh diều trong trời lộng gió
Dấu hạ nồng làm tình khúc vui hơn!
NGHIÊU MINH
Văn vần lục bát : Chủ quyền Việt Nam
HỒI KÝ KHRUSHCHEV= THƠ =
HỒI KÝ KHRUSHCHEV
HỒI KÝ KHRUSEV
Tác giả: Khrusev
Mao Trạch Đông
Bây
giờ tại Trung Quốc, học thuyết Mao hoàn toàn chiến thắng. Nhưng vào
giữa thập niên 40 người ta đã nói rằng, không thể nào, những người cộng
sản Trung Quốc không chiến thắng. Việc này được xác nhận khi ở Trung
Quốc triển khai “cách mạng văn hoá”.
Tôi đã nói:
- Chuyện vớ vẩn!
Tất
nhiên chiến thắng. Quân đội của họ mạnh, tinh thần không tuân theo,
luật pháp không được được thừa nhận. Nếu anh không nghe thì chém đầu.
Nhưng họ làm điều này một cách kịch, tụ tập trên quảng trường hàng nghìn
mọi người và mắng nhiếc những người bất đồng. Đây là chính sách? Thậm
chí không thể nói rằng điều này là thế. Chính sách dã man. Có cái gì đấy
không xác định, nhưng những sự kiện thực, và anh không làm được cái gì
cả, điều kiện sống ở đó phức tạp thế đấy.
Lưu Thiếu Kỳ - một
người thông minh nhất, ông không đầu hàng, ông không đồng ý với chính
sách Mao Trạch Đông và có lần đấu tranh chống Mao. Điều này làm ông mất
rất nhiều những người ủng hộ mình. Nhưng họ không có sức mạnh thực sự.
Nhưng Lưu Thiếu Kỳ vẫn thực hiện không phải vì rằng vì ông có những
người ủng hộ mình mình, những người không trao ông cho Mao Trạch Đông.
Không, Mao có thể bóp cổ Lưu dễ dàng. Nhưng điều này gây ra cơn giận
quần chúng, mà Lưu biết rõ. Mao biết điều này và đấu tranh không phải
chống Lưu những một con người, mà như chống người mang một hệ thống nhất
địng quan điểm chính trị, muốn cô lập Lưu về mạt chính trị.
Việc
sùng bái cá nhân Mao - cũng là hiện tượng phức tạp. Sự sùng bái chúng
ta đã và đang gặp không những ở Trung Quốc. Bao nhiêu thế kỷ rồi, người
ta xác định:
- Xin Ngài, xá tội, xin Ngài, xá tội!
Giúp
cái gì? Giúp ai? Thường không giúp, nhưng mục sư làm cho chúng ta và
nhân dân tin vào Trời. Chính thế. Nhân thể nói thêm, Mao bắt đầu ca ngợi
mình. Chẳng hạn, có một dẫn chứng thế này.
Thời tôi còn làm việc trong
lãnh đạo xô viết, tôi bằng quân đội chúng ta đã in những tác phẩm của
Mao về vấn đề quân sự. Tôi gọi nguyên soái Malinovski và nói:
-
Đồng chí Malinovski, cơ quan đồng chí đang in cho Mao. Quân đội xô viết
đánh đánh tan quân Đức mạnh bậc nhất. Nhưng Mao chiến đấu tại Trung
Quốc 20 thậm chí 25 năm, và suốt thời kỳ ấy, Mao và kẻ thù của ông chọc
lưỡi lê và dao vào lưng nhau. Giờ đây đồng chí lại in “Tác phẩm về quân
sự” của Mao. Để làm gì? chúng ta học những tác phẩm này để chiến đấu
trong tương lai hay sao? Phần nào cơ thể chấp nhận quyết định như thế?
Điều này xảy ra 5 năm trước đó. Những người thông minh nói chung là
những người giải quyết một vấn đề, nhưng giải quyết sự ngu ngốc, vâng họ
và bản thân họ đã đồng ý thực hiện sự ngu ngốc. Nhưng bây giờ, có lẽ,
những cuốn sách này nằm trong kho, nếu có thể được, đơn giản là đốt đi.
Tôi muốn được dừng lại chút ít ở “cá nhân”.
Một
năm hoặc một năm rưỡi trước đây, như tôi đã nghe, lan truyền tại Liên
Xô ý kiến, rằng tôi làm Trung Quốc cãi nhau với Liên Xô. Tôi không tranh
luận, vì lịch sử tự thân chỉ ra giá trị bằng tuyên bố tương tự. Nhưng
tôi ngạc nhiên, buồn và bực vì Youdin lặp lại sự ngu ngốc như thế, một
con người từng là đại sứ Liên xô tại Trung Quốc trong thời gian bắt đầu
cuộc xung đột Xô-Trung. Vì vậy - có vài lời về Youdin. Ông nói ý rằng là
tôi chọc tức Mao và ông bị biến thành một người chống xô viết. Nếu ông
nói riêng với tôi điều này, tôi sẽ chứng minh bằng văn bản rằng sự bắt
đầu cuộc xung đột của chúng ta với Mao do chính Youdin gây ra. Và nếu
ngồi vào bàn thảo luận xoàng vấn đề đã nêu, thì tôi có đủ cơ sở nói, ở
đâu xuất hiện Youdin, sẽ phát sinh xung đột của chúng ta với các nước
ấy. Khi Youdin đến Nam Tư, thì chúng ta phê phán Tito. Cử Youdin đi
Trung Quốc, thì chúng ta chửi nhau với Trung Quốc. Lúc ấy không phải đơn
giản có sự trùng hợp như vậy.
Tôi kính trọng Youdin. Ông ta
đến Trung Quốc như thế nào? Mao gửi một bức thư cho Stalin đề nghị
Stalin giới thiệu cho Mao một nhà triết học mác xit: gửi ông ta đến
Trung Quốc, vì rằng Mao muốn biên tập những lời phát biểu của mình để
một người có học vấn giúp đưa những lời này ở dạng thích đáng, để cho
không mắc lỗi về triết học mác xit. Người ta chọn Youdin. Và cử ông ta.
Youdin làm việc ở đó, về mặt tinh thần được lòng Mao. Mao thậm chí đến
chỗ ông ta ở Đại sứ quán thường xuyên hơn là Youdin đến chỗ Mao. Thậm
chí Stalin đôi khi lo ngại rằng Youdin lúc nào đấy thoá mạ trong quan hệ
với Mao.
Mọi việc đều tốt lành. Và bỗng nhiên chúng tôi nhận
từ Youdin một bức điện mật mã dài, trong đó Youdin mô tả những điều
không tưởng tượng được, mà Youdin nghe từ Mao, về Liên Xô, các ĐCS, và
cá nhân Youdin. Nếu trước đây người ta có ấn tượng rằng Mao tựa như quỵ
luỵ trước Youdin, thì sau bức điện này rõ ràng là Mao nói chung không
trọng Youdin. Có ý kiến cho rằng gọi Youdin về. Youdin là một đại sứ
kém. Nhưng khi ấy những quan hệ cá nhân Mao và Youdin đã thành tình hữu
nghị anh em, thì Youdin lại có ích. Nhưng thuần tuý công việc của Đại sứ
quán chẳng ma nào cần Youdin? Giả thiết rằng các nhà ngoại giao thay
chỗ Youdin. Khi ông ta có xung khắc với Mao, thì ông ta là đại sứ - và
cũng không phải đại sứ, mà chỉ trên cơ sở triết học, ông đã đổ vỡ hoàn
toàn với Mao. Và chúng tôi rút ông về Liên Xô.
Chúng tôi đến Trung Quốc năm 1954 và tiến hành một số hội đàm với Mao, mà sau này tôi nói với các đồng chí:
- Sự xung đột của chúng ta với Trung Quốc khó tránh.
Tôi
có kết luận như vậy từ phản ứng Mao và từ bối cảnh vây quanh chúng ta.
Bối cảnh là những người châu Á: lễ độ đến quá thái, cảnh giác đến không
thể, nhưng không chân thật. Chúng tôi ôm và hôn Mao một cách thân mật,
bơi cùng với nhau trong bể bơi, tán chuyện các vấn đề khác nhau... Nhưng
điều này trông có vẻ ngọt ngào. Những vấn đề riêng biệt phát sinh và
đặt trước chúng ta làm cảnh giác chúng ta. Nhưng chính là, tôi cảm thấy
và cho tất cả các đồng chí rằng Mao không thể cam chịu chấp nhận bất kỳ
một ĐCS khác, mà không phải không Đảng cộng sản Trung Quốc, lại đứng đầu
phong trào cộng sản thế giới. Ông không thất bại.
Nếu Stalin
sống thêm chút nữa, ông cũng bùng nổ xung đột trước đây nhận đổ vỡ hoàn
toàn giữa Liên Xô và Trung Quốc. Chính trị - nói chung đó là trò chơi.
Và Mao tiến hành chính sách của mình, trò chơi của mình. Đặc điểm của nó
được kết luận chỉ theo cách của người châu Á, nịnh bợ và nham hiểm. Sau
Đại hội 20 ĐCSLX Mao nói:
- Đồng chí Khrusev đã mở mắt chúng tôi, đã nói sự thật, và chúng tôi sẽ chấn chỉnh.
Chính
Mao công bố lời phát biểu này, rồi sau này nổ ra mọi xung đột. Khi Mao
tiến hành đường lối chính trị sai lầm và đưa khẩu hiệu “Trăm hoa đua
nở”, khi gặp nhau, ông hỏi tôi:
- Đồng chí Khrusev, đồng chí chí nghĩ thế nào về “trăm hoa”?
Tôi trả lời:
- Đồng chí Mao Trạch Đông, chúng tôi không hiểu đơn giản như thế.
Tất
nhiên chúng tôi không công bố ý kiến của mình về vấn đề này. Tôi xung
đột với Mao chỉ mang tính chất cá nhân, nhưng chúng tôi không phát biểu
công khai, mặc dù đã ý kiến chung. Thậm chí không có một cái gì cả được
công bố theo lý do đã nêu. Nhưng tôi nói với Mao:
- Chúng tôi không hiểu điều này, vì rằng hoa tồn tại khác nhau: có ích, và không có ích, và đơn thuần có hại.
Mao
đồng ý, rằng chúng tôi hợp với điều đó. Ông là một người thông minh và
tự ông hiểu rằng lần chúng tôi không công bố một cái gì cả trong mối
liên hệ đã nêu, nghĩa là, chúng tôi không đồng ý.
Và bỗng nhiên Mao đưa một ý tưởng mới: trong 5 năm “đuổi kịp Mỹ”.
Bắt
đầu ông ta tổ chức các công xã, tạo ra những nhà ăn tập thể. Tuyên bố,
rằng ý tưởng chung sống hoà bình - quan điểm hoà bình tiểu tư sản.
Sau
đó Trung Quốc nói, ở chủ nghĩa xã hội sự phân bố phúc lợi theo số lượng
và chất lượng lao động là khẩu hiệu tư sản. Tôi đã nghe điều buộc tội
rằng chúng tôi theo đuôi bọn tư sản. Lúc ấy quả là người ta đã đặt những
vấn đề nguyên tắc quản lý phát triển kinh tế đất nước. Chúng tôi không
thể đi sau Trung Quốc. Còn bây giờ nhà triết học Youdin trút tất cả cho
cá nhân tôi. Ông làm tôi sửng sốt. Tôi coi ông như nhà thông thái.
Hoặc
lấy vấn đề chiến tranh và hoà bình. Khi tôi và Mao cùng mặc quần đùi
nằm ở một bể bơi ở Bắc Kinh tranh luận vấn đề thế giới. Mao nói với tôi:
-
Đồng chí Khrusev, đồng chí tính sao: nếu so sánh sức mạnh quân sự của
phe tư bản phe xã hội chủ nghĩa, thì Trung Quốc đưa ra chừng này tập
đoàn quân, Liên Xô - chừng này... các nước xã hội chủ nghĩa còn lại -
chừng này... còn kẻ thù đưa ra bao nhiêu? Rõ ràng chúng ta chiếm ưu thế.
Tôi nói:
-
Đồng chí Mao Trạch Đông, bây giờ mà tính toán như thế tỷ lệ sức mạnh e
là không thích hợp. Khi vấn đề được giải quyết bằng nắm đấm hoặc lưỡi
lê, có thể tính xem phía ai có bao nhiêu lưỡi lê và ai trội hơn. Khi
xuất hiện súng trường, đông quân hơn nhưng ít súng hơn chưa chắc chiến
thắng quân thù ít hơn theo số lượng. Nhưng bây giờ, khi có bom nguyên
tử, ai có bao nhiêu bia đỡ đạn - không tỏ ra sức mạnh thực tế của mình.
Mao không đồng ý với tôi. Nhưng chẳng có lẽ tôi đồng ý với ông?
Hoặc
chúng tôi lấy lời tuyên bố của ông, khi năm 1957 ông đến Moskva dự Hội
nghị đại diện cộng sản và các Đảng công nhân. Đã có những cuộc nói
chuyện nhã nhặn, lịch thiệp nhất được, đồng thời rất cởi mở. Mao nói với
tôi:
- Thưa đồng chí Khrusev, nguyên soái Zukov, phát biểu
trên báo rằng nếu một cường quốc đế quốc tấn công bất kỳ một nước xã hội
chủ nghĩa nào, thì Liên Xô tức khắc có đòn giáng trả. Điều này không
đúng!
- Thưa đồng chí Mao Trạch Đông, Zukov phát biểu không
phải theo ý mình, BCHTƯ Đảng chúng tôi quyết định như thế, chúng tôi, Bộ
trưởng quốc phòng Liên Xô nhất thiết phải phát biểu. Tôi cũng nói rằng
đây là quan điểm xô viết.
Lúc ấy chúng tôi nảy sinh không phải là cãi nhau, mà là tiến hành thảo luận hữu nghị, để làm sáng tỏ chân lý.
Mao tuyên bố với tôi:
-
Tôi cho rằng nếu bọn đế quốc tấn công chúng ta, tấn công Trung Quốc,
thì Liên Xô không phải bị lôi vào. Tự chúng tôi sẽ chiến đấu. Chỉ có
Liên Xô được bảo vệ ư, khi tất cả dần trở thành chỗ của mình. Chẳng hạn,
nếu họ tấn công các đồng chí, các đồng chí cũng không giáng trả à.
- Giáng thế nào?
- Hãy đi khỏi, đi khỏi một, hai, ba năm.
- Đi đâu?
-
Nhưng các đồng chí đã đi. Có thời rút lui về Stalingrad, còn bây giờ
các đồng chí có thể về Ural. Sau lưng các đồng chí là chúng tôi, Trung
Quốc.
- Đồng chí Mao Trạch Đông, nếu xảy ra chiến tranh, thì
nó kéo dài bao lâu? Cuộc chiến tranh này sẽ không giống trước đâu. Cuộc
chiến tranh trước đây chiến tranh không quân và xe tăng, còn bây giờ là
chiến tranh tên lửa và bom nguyên tử. Liệu chúng tôi có khoảng cách 3
năm để lui về Ural? Có thể chúng tôi sẽ chỉ có một số ngày, còn sau đó
tách thành những mảnh vụn? Không ai không thể bây giờ có thể nói trước
điều này. Vì thế chúng tôi phải ở lại để kìm đối thủ chiến tranh hạt
nhân. Nếu chúng tôi nói sẽ không giáng trả, nghĩa là, tự chúng tôi bảo
kẻ thù cứ tấn công. Nhưng chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi giáng trả
đối thủ, chính như vậy chúng tôi kìm người ta khỏi tấn công”.
Đại
để có những sự bất đồng như thế. Tuy nhiên nếu chúng tôi nói về Mao,
thì đây là một việc hoàn toàn khác, nếu chúng tôi nói về Trung Quốc, thì
nói có mục đích. Nếu chúng tôi bắt đầu mang nhân dân Trung Quốc, thì
chúng tôi té ra ở vị thế dân tộc chủ nghĩa. Chủ nghĩa dân tộc - điều này
chúng tôi xem là một dân tộc nào đấy có quyền đặc biệt và ưu thế. Đây
là chủ nghĩa dân tộc. Vì thế chúng tôi và bây giờ chân thành tin rằng
người Trung Quốc - anh em của chúng tôi, cũng là những người như chúng
tôi. Và nếu một thanh niên Trung Quốc lừa dối tấn công Đại sứ quán chúng
tôi, không có nghĩa là, nhân dân Trung Quốc ghét cay ghét đắng chúng
tôi. một thanh niên - không phải là tất cả dân tộc. Chúng tôi là những
người mác xit! Cần phải hiểu rằng có cả người thanh niên khác. Không
phải tất cả Trung Quốc có mặt trên quảng trường này, và không phải tất
cả những ai có mặt trên quảng trường này và kêu to, đều đồng ý với những
người tương tự. Việc thế đấy! Bao nhiêu người Trung hoa từng khóc ở họ?
Tại Trung Quốc triển khai cuộc đấu tranh mạnh mẽ, người Trung Quốc giết
lẫn nhau. Như bên chúng ta Stalin bắn hàng trăm nghìn công dân. Chúng
tôi, những đảng viên, chịu trách nhiệm về điều này, nhưng không thể bây
giờ cho rằng toàn Đảng làm như thế. Có sự lạm quyền bởi Stalin, còn bây
giờ chính điều này lặp lại ở Mao.
Tôi dẫn ra thêm một số sự
kiện trong lịch sử quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc. Stalin rất phê
phán Mao. Ông gọi Mao, theo quan điểm mác xit, là một nhà mác xit hang
động. Quả là, thời gian mà Mao tiến hành cuộc trường chinh thắng lợi,
thì những người cộng sản đã tiến sát Thượng Hải. Nhưng rồi họ dừng lại
và không chiếm nó. Stalin hỏi Mao:
- Tại sao không chiếm Thượng Hải?
Mao trả lời:
- Ở đó sáu triệu dân. Nếu chúng tôi tới, phải nuôi họ. Nhưng nuôi bằng cách nào?
Đấy,
một người mác xit? Mao dựa vào nông dân, mà không dựa vào giai cấp công
nhân. Mao coi thường, không muốn chấp nhận giai cấp công nhân không
muốn dựa vào nó. Stalin nhiều lần phê bình Mao từ quan Đảng mác xit và
Stalin là đúng. Nhưng chứng cứ vẫn là chứng cứ. Mao, dựa vào nông dân,
đạt được cho mình sự thắng lợi. Lúc ấy là lạ, giải thích thêm duy vật
lịch sử: nắm chính quyền, dựa vào nông dân! Nghĩa là, sự thật lịch sử -
đằng sau ông ta. Chỉ là sự thật không phải mác xit. Có lẽ những thắng
lợi có được bở thời gian và nói chung với những kết quả khác nhau. Điều
này trong lịch sử cũng thấy rõ.
Một trường hợp cụ thể khác.
Thời Stalin, Liên Xô ký một hiệp định với Trung Quốc về cùng nhau khai
thác dầu mỏ ở Xuyên Giang . Đây là một sai lầm, thậm chí là xúc phạm
người Trung Hoa. Tại Trung Quốc, trước đây là Pháp, người Anh, người Mỹ,
còn bây giờ người xô viết cũng chui vào đây. Điều này là một việc không
tưởng tượng được! Stalin cũng đã làm những việc như thế ở Ba Lan, ở
CHDC Đức, ở Bulgari, ở Tiệp Khắc, ở Rumani. Chúng tôi sau này huỷ bỏ tất
cả hội hỗn hợp kiểu này. Trường hợp thứ ba. Stalin gọi tất cả chúng tôi
và hỏi: ai biết, vùng nào của Trung Quốc người ta khan thác vàng và kim
cương? Chúng tôi không phải là những người am hiểu, trả lời là không
biết. Sau đó, có một chuyện đùa vui, khi chúng tôi tụ họp với nhau ở chỗ
Stalin. Beria nói:
- Ông có biết ai biết điều này không? Nghệ sỹ Kozlov đấy. Beria hát: “không đếm được kim cương trong hang đá....”.
Nhân
thể nói thêm, Beria kết thân với Stalin, bảo là, Trung Quốc tài nguyên
giàu có và Mao giấu chúng; chúng ta cho Mao vay tiền, ép ông ta bán cho
chúng ta kho báu từ dầu mỏ của mình. Thế là Stalin cũng thích.
Một
lần chúng tôi ngồi ở chỗ Stalin và suy nghĩ về việc cao su. Hình như,
chính tôi đưa ra ý nghĩ giải thích ở chỗ Mao, ở một nơi vùng nào đó
Trung Quốc có thể trồng cao su. Triển khai vấn đề này, cho Trung Quốc
tín dụng, máy móc và chúng tôi không còn lo về cao su mua từ các nước tư
bản. Chúng tôi gửi một bức điện đến Bắc Kinh. Người Trung Quốc trả lời
rằng trên đải Hải Nam có thể trồng được cao su huvea nếu được cung cấp
tín dụng, thì họ đồng ý. Việc này có một tiến triển nào đấy, và chúng
tôi ký một hợp đồng. Nhưng sau này té ra là vùng trồng cao su, lại nhỏ
bé và không có khả năng đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Vụ việc tắt ngóm
như thế.
Có lần Stalin thích dứa hộp. Ông đích thân đọc chính tả một bức điện cho Mao, Malenkov ngồi ghi:
- Viết đi, để họ cho chúng ta chỗ xây dựng xây dựng một xí nghiệp dứa hộp.
Tôi nói:
-
Đồng chí Stalin, họ mới nắm chính quyền, và ở đó còn có xí nghiệp của
các nước khác nữa. Bây giờ lại thêm xí nghiệp của chúng ta, từ một nước
xã hội chủ nghĩa. Điều này làm mếch lòng Mao.
Stalin nhìn tôi
một cách không thiện cảm, giận, nạt nộ... Rồi bức điện được gửi đi. Qua
một hai ngày, chúng tôi nhận câu trả lời của Mao:
- Chúng tôi
đồng ý. Nếu các ông quan tâm đến dứa hộp, cho chúng tôi tín dụng, chúng
tôi sẽ xây dựng xí nghiệp và sẽ cung cấp cho các ông tất cả sản phẩm của
nó và trừ khoản nợ tín dụng.
Lúc ấy mọi người nghe, trong khi
Stalin hung dữ và chửi rủa. Tất nhiên ông rất giận. Những loại điện như
thế không bao giờ tôi ký, các thành viên Chính phủ chúng tôi sau này
không bao giờ ký. Chúng tôi đã không làm một điều gì xúc phạm người
Trung Quốc cho đến khi chính người Trung Quốc đá chúng ta. Nhưng quả là
nếu như thế thì tôi cũng không phải là chúa Jesu.
Người Trung
Quốc làm gì khi chúng tôi còn giữ những quan hệ tốt với họ? Họ đang có
chiến tranh những hòn đảo với Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi cung cấp cho
Bắc Kinh vũ khí của mình, còn chúng tôi quan tâm đến vũ khí chiến lợi
phẩm Mỹ. Người Trung Quốc có một số tên lửa, bị người Mỹ bỏ hoang và
không bị hỏng. Chúng tôi quan tâm một mẫu mới tên lửa “không đối không”,
và chúng tôi đề nghị Trung Quốc cho chúng tôi để nghiên cứu. Bắc Kinh
không trả lời. Chúng tôi lặp lai yêu cầu. Bắc Kinh trả lời:
- Chúng tôi cũng chưa phân loại được.
Nhưng
chúng tôi so sánh mức vũ khí của Mỹ với mức vũ khí của chúng tôi! Chúng
tôi đang truy lùng tất cả vũ khí bí mật, tên lửa của Mỹ, để làm điều
này chúng tôi đã ký một hợp đồng sản xuất bom nguyên tử, đã đưa cho họ
mẫu, còn họ thì lại từ chối chúng tôi. Lúc đó chúng tôi làm chậm việc
cung cấp. Bắc Kinh lo ngại. Và tôi nói cho các quân nhân chúng tôi: Hãy
giải thích cho người Trung Quốc, dường như, các anh sử dụng vũ khí từ
chúng tôi, thậm chí cả tên lửa chiến lợi phẩm của Mỹ mà các anh không
muốn đem ra a? Họ hiểu và thế là họ gửi tên lửa này. Tôi đến xem nó. Tên
lửa này tốt hơn của chúng tôi, nhưng người Trung Quốc cố ý không gửi
cho chúng tôi đầu dò nhiệt. Chúng tôi sau này làm việc một số năm để
giải quyết nhiệm vụ này. Đây là khoảng năm 1958.
Theo thoả
thuận, máy bay của chúng tôi có thể sử dụng các sân bay Trung Quốc. Sau
đó, khi chúng tôi có tàu ngầm tầm xa, thì để để liên lạc với nó, chúng
tôi cần xây dựng một đài phát thanh trên đất Trung Quốc. Trung Quốc yêu
cầu chúng tôi cho họ những bản thiết kế và dạy chế tạo tàu ngầm. Lúc ấy
chúng tôi viết cho họ về việc đài phát thanh và lập tức nhận một bức
điện trả lời: “Không!”.
Nhưng chẳng bao lâu có một bức điện
mật nói về tâm trạng chống xô viết trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Và
tôi nói với các đồng chí của mình rằng: “Mời đồng chí Mao Trạch Đông đến
thăm Liên Xô theo đường ngoại giao. Nhưng lần này có thể chúng tôi nói
chuyện tay đôi, đằng nào cũng thế, bí mật hoặc công khai? Cần gặp riêng
để giải thích”.
Sau đó, chúng tôi đến Trung Quốc (lần cuối
cùng) vào năm 1959. Cuộc gặp cũng không đem lại một cái gì cả. Những
cuộc hội đàm được tiến hành hữu nghị, nhưng không kết quả. Chúng tôi đã
nói với Mao cả về đài liên lạc. Tôi nói với Mao:
- Đồng chí
Mao Trạch Đông, chúng tôi cung cấp cho các ông tín dụng để xây dựng đài
này. Lúc đầu chúng tôi đã viết cho đồng chí, rằng chúng tôi tự xây
dựngcó thể là giải nghĩa chưa đạt? Chúng tôi không quan tâm đài sẽ là
của ai; chúng tôi quan tâm là chúng tôi liên lạc được với tàu ngầm.
Chúng tôi có thể chuyển giao hoàn toàn nó cho các ông, vấn đề là phải
xây dựng nhanh đài này. Hạm đội của chúng tôi bây giờ đi vào Thái Bình
Dương, căn cứ chính của chúng tôi nằm tại Vladivostok. Liệu có thể thoả
thuận là tàu ngầm chúng tôi có thể đậu ở chỗ các ông, nạp nhiên liệu,
nghỉ ngơi và v.v...?
- Không! Tôi không muốn thậm chí không muốn nghe!
- Đồng chí Mao Trạch Đông, các nước NATO giúp đỡ lẫn nhau, còn chúng ta sao lại không thể thoả thuận được?
- Không!
Vì sao Mao giận thế, tôi không biết. Tôi tiếp tục:
- Nếu cần, chúng tôi cho các ông vùng Murmansk, nơi các ông có thể có tàu ngầm của mình.
- Không! chúng tôi không muốn. Bao nhiêu năm người Anh và các nước khác ngồi ở nước chúng tôi rồi, chúng tôi không đồng ý.
Thế là ông ta cũng không đồng ý.
Sau
này báo Trung Quốc đăng những bài báo nói rằng Vladivostok - đó là lãnh
thổ Trung Quốc và người Nga đoạt nó từ Trung Quốc: về mặt lịch sử, có
một thời nào đó người Trung Quốc đã thống trị, còn sau đó dường như Nga
hoàng vươn đến đó. Sau đó tiến hành đàm phán về biên giới chung, và họ
gửi chúng tôi một bản đồ của mình. Chúng tôi thậm chí không thể bình
tĩnh xem bản đồ này, mà được họ vẽ như thế!
Bây giờ một số
người có ý kiến rằng Mao - một người ngu ngốc, sinh lẫn cẫn. Lầm! Ông
một người thông minh. Ông kẻ đối địch chúng tôi, nhưng một người thông
minh. Đôi lúc ông còn lừa chúng tôi. Taleyran nói rằng ngôn ngữ ngoại
giao dành cho ai có thể che, giấu ý nghĩ của mình. Ngoại giao - đó là
chính trị. Chẳng hạn, De Gaul: một người thông minh hoặc người ngốc? Có
một lúc nào đó, một số người cho ông là thằng ngốc. Nhưng đây là một
người rất thông minh, chỉ là kẻ đối địch của chúng tôi theo cách nhìn và
là người đại diện giai cấp của mình, nhưng ông không phải người ngốc,
mà là người thông minh. Nhưng Mao - một người dân tộc chủ nghĩa, không
phải người ngốc, ông có quan điểm của mình. Chúng tôi bất đồng với ông,
và tôi quả là không chịu nổi với ông. Nếu đọc báo cáo của tôi tại Đại
hội 21, thì nhiều sự bàn luận được thổ lộ trong vấn đề Trung Quốc, mặc
dù tôi không nhắc đến về Trung Quốc. Chúng tôi phủ nhận vị thế của Mao.
Khi
người Trung Quốc phát biểu với khẩu hiệu của mình, sự tuyên truyền của
họ phát tán tự do ở Siberi của chúng tôi. Khi biết việc này, tôi nói:
-
Ngừng ngay việc này! Anh nghĩ rằng vị trí của bản tính bình đẳng không
có đất trồng ở chúng tôi sao? Anh sai rồi. Khẩu hiệu bình đẳng rất hấp
dẫn, cám dỗ. Nhưng phải trả lời chúng tôi theo thực chất, không phải chỉ
cấm.
Nhân thể nói thêm, tôi ủng hộ một trong những biện pháp.
Mao bãi bỏ trong quân đội cấp hiệu. Tôi cho rằng đây là một bước đi
khôn ngoan, hợp lý, còn bước đi của chúng tôi là không khôn ngoan, khi
chúng tôi đeo, cấp hiệu, chúng tôi may đường nẹp mầu. Sao lại có trò quỷ
này? Chúng tôi thắng nội chiến không cần cấp hiệu. Cấp bậc thời ấy của
tôi chính uỷ, và tôi đi lại không mang cấp hiệu. Hồng quân phong chính
uỷ của mình, và chỉ huy của mình, và chúng tôi đánh tan kẻ thù không cần
cấp hiệu. Nhưng bây giờ mặc diện, như chim hoàng yến.
Trong
thời kỳ quan hệ qua lại với Trung Quốc con tốt, họ lôi từ chúng tôi tất
cả những gì có thể. Năm 1954 chúng tôi còn bần cùng, chẳng có gì mà hốc,
nhiều chỗ đói. Nhưng khi chúng tôi đi đến Bắc Kinh, Chu Ân Lai đặt vấn
đề thế này:
- Có thể, các ông tặng chúng tôi trường đại học tổng hợp?
Tôi trả lời:
-
Chúng tôi nghèo. Chúng tôi, về nguyên tắc, có thể giàu hơn các ông,
nhưng chiến tranh vừa mới kết thúc, và đáng tiếc, hiện không thể.
Nhưng
vừa đúng lúc trước khi chúng tôi trao trả lại họ cảng Lữ Thuận , và tất
cả là không mất tiền. Nhiều, rất nhiều tiền chúng tôi bỏ vào Trung
Quốc. chúng tôi làm đường từ Ulan-Bator đến Bắc Kinh. Không phải người
Mông cổ làm con đường ấy. Chúng tôi con đường ấy ở Mông Cổ, con Trung
Quốc - trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, khi chúng tôi với Mao năm
1957, ông nói:
- Con đường này chúng tôi íy quan tâm. Con như thế đường các ông quan tâm.
Và ông chỉ trên bản đồ con đường từ Bắc kinh qua núi đến Kazakhtan. Tôi nói:
-
Ông biết khá tốt vùng đất của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng gần hơn cả
là qua Ulan-Bator, nhưng chúng tôi đồng ý cùng với ông cũng qua hướng
này. Các ông làm đường trên lãnh thổ của các ông, con chúng tôi làm trên
đất mình, đến biên giới. Ở đó chúng ta nối với nhau.
Lại thêm một lần gặp, Chu Ân Lai đặt vấn đề:
- Liệu có thể, ông xây dựng nó trên lãnh thổ chúng tôi được không?
Chúng tôi ngó nhìn bản đồ: ở đó nào thung lũng, nào sông, núi... Ai sẽ xây dựng xây dựng? Rất khó.
Chúng tôi trả lời:
- Không, tốt nhất là mỗi nước làm trên lãnh thổ của mình.
Đồng
thời, điều này có làm Mao thích không nếu như tôi nói: “Vâng, chúng tôi
làm bắt đầu tiền mình”. Cái gì khi đó? Họ bắt đầu xây dựng. Họ lại đặt
vấn đề trước đây trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên chúng tôi mới đây
đã nói:
- Cứ theo thoả thuận: mỗi bên làm trên lãnh thổ của mình.
Và do đó chúng tôi làm đến biên giới, còn họ không làm đến nơi.
Mao
thời ấy đúng là nóng vội ước mong thống trị thế giới. Ban đầu ở Trung
Quốc, sau đó tất cả châu Á. Nhưng tiếp sau? Trung Quốc 700 triệu người
dân, ở Malaysia một nửa dân chúng - người Trung Quốc, và ở các nước châu
Á khác cũng không nhỏ. Nói chung những cuộc nói chuyện “đặc tính vô tư”
ở bàn trà rất đáng thú vị với quan điểm hiểu biết chủ nghĩa dân tộc
kiểu Trung Quốc.
Mao có lần hỏi:
- Bao nhiêu lần những kẻ xâm lược khác nhau đã xâm lược Trung Quốc?
Và Mao tự trả lời:
- Không phải một lần. Nhưng người Trung Quốc đồng hoá tất cả bọn chúng.
Đấy, cái tầm ngắm của Mao tới tương lai:
- Hãy nghĩ xem, anh có 250 triệu công dân, còn ở chúng tôi - 700.
Sau
đó ông khơi chuyện về sự độc đáo của Trung Quốc. Có tình tiết khác,
trong tiếng Trung Quốc không có từ nước ngoài. Mao khoác lác:
- Toàn thế giới dùng từ “điện”. Người ta lấy từ này ở người Anh và người ta lạp lại. Nhưng chúng tôi có từ này không?
Tôi thật sự run từ sự huyênh hoang này.
Với
Trung Quốc có nảy sinh một vấn đề lạ lùng. Đầu thập niên 50, chúng tôi
có gặp vấn đề sức lao động cho vùng Siberi và Viễn đông. Và chúng tôi
quyết định đề nghị trợ sức của Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ rằng Trung
Quốc cho chúng tôi bao nhiêu điều lợi, và đặt vấn đề này với Mao:
-
Đồng chí Mao Trạch Đông, chúng tôi muốn, các ông giúp chúng tôi sức lao
động của người Trung Quốc anh em, chúng tôi có ít người quá.
Ông tỏ ra như người keo kiệt:
-
Mọi người nhìn chúng tôi, như là nhìn nô lệ ấy. Mọi người muốn người
Trung Quốc một điều gì đó cho họ. Nhưng người Trung Quốc - không phải nô
lệ da đen. Điều đó, liệu ông có biết không, không dễ giải quyết giải
quyết như thế đâu.
Và tôi nói cho các đồng chí của mình: có
thể là, chúng tôi quả là không có chiến thuật khi yêu cầu Mao? Rồi Mao
nói thêm nghiêm túc:
- Nếu các anh có khó khăn, chúng tôi không muốn nó tạo ra và chính chúng tôi nhận vấn đề này.
Tôi tin ông, còn ông chỉ đùa.
Qua
hai, ba ngày, tôi không quan tâm đến vấn đề đã nêu: có lần ông nói rằng
có khó khăn với ông, và chúng tôi không muốn. Lúc ấy Mao thấy rằng đã
quá lời, và ông tái diễn đàm phán. Tôi nói với ông:
- Ông đã nói là phía Trung Quốc gặp khó khăn?
- Đúng, nhưng đối với nhân dân anh em chúng tôi có thể làm một điều gì đó.
Lúc ấy rõ ràng, ông tăng giá, cho là chúng tôi ở tình thế không lối thoát.
- Ừ, nếu ông có thể, thì xin cứ việc!
- Thế ông muốn bao nhiêu công nhân?
Tôi không còn nhớ chúng tôi đã viết bao nhiêu: một triệu hoặc ít hơn. Mao nói với chúng tôi:
- Anh! Chỉ riêng Thượng Hải cung cấp cho các ông hai triệu, nữ công nhân thất nghiệp có một số.
- Không, chúng tôi trả lời - chúng tôi không thể nhận số lượng người như thế. Vâng và chúng tôi không có đủ chỗ.
Ký hiệp định. Nhưng khi quay về Moskva, tôi suy nghĩ và tôi nói với các đồng chí của mình:
-
Các ông nhận xét, Mao sẵn lòng đồng ý cung cấp người, mà lại đến
Sibiri? Các ông nghĩ tại sao? Tôi nhớ, Mao nói về việc đồng hoá. Thế
đấy, ông muốn di dân Tổ quốc đến Sibiri mà không cần phải chiến đấu. Đây
là chính sách nhìn xa. Chúng ta cần phải thể hiện thận trọng: mời người
Trung Quốc dễ dàng, còn đuổi họ sẽ rất khó. Có thể mời họ làm khách,
sau này những người khách lại đuổi chủ. Chúng tôi có thể mất Sibiri,
Vladivostok, và đây là tiếng Trung Quốc gọi là đồng hoá.
Chúng
tôi suy nghĩ, suy nghĩ, phân tích nền kinh tế của mình, và hiện ra
nguồn dự trữ như thế, té ra là chúng tôi không những không thiếu nhân
lực, mà còn có thừa ở Belorussia, và các chỗ khác. Và chúng tôi thời ấy
giảm bớt một chiến dịch trước đây. Nhưng những cũng có tới 300 nghìn
người Trung Quốc tới. Nghe nói nói rằng do chính sách mới mà chúng tôi
tiến hành sau khi Stalin chết, chúng tôi hiện ra một khả năng mới giải
phóng sức lao động, và lậy chúa, mặc dù sự tác động đến, nhưng chúng tôi
không phải mời. Quả là, ở Moskva người thất nghiệp hầng trăm nghìn. Họ
luôn có việc, nhưng việc gì? Nếu không có người anh ta, không ai nhận
xét rằng anh ta vắng mặt. Trong mọi cơ quan bấy giờ cắt 30 biên chế, mà
cuộc không thiệt hại.
Trung Quốc, như người ta nói, xa chúng
tôi. Nhưng Trung Quốc cũng gần chúng tôi. Trung Quốc giáp Liên Xô, trên
một khoảng cách lớn, chúng tôi có đường biên giới chung. Trung Quốc -
láng giềng gần nhất của chúng tôi. Tuy nhiên là giáng giềng xa, nếu nhớ
có ít những cái chung của chúng tôi với Trung Quốc (tôi nói chỉ ở giữa,
mà cá nhân tôi đứng). Những người lớp chúng tôi biết người Trung Quốc
chỉ có trên tranh ảnh, và đọc rất ít về Trung Quốc. Chúng tôi gặp người
Trung Quốc chủ yếu, khi họ mang mọi loại hàng hoá. Tại Donbass, chẳng
hạn, họ bán vải tuyt-xo. Theo tiếp xúc như thế chúng tôi cũng tạo cho
mình khái niệm về Trung Quốc. Sự thật chiến tranh Nga-Nhật chặn chúng
tôi tiếp xúc gần thêm với họ. Vả lại, ý nghĩ của bộ đội Nga về Trung
Quốc cũng khác nhau xa.
Sau Cách mạng tháng Mười Chính phủ xô
viết xác lập tiếp xúc với Trung Quốc, với lãnh tụ cách mạng Trung Quốc
Tôn Dật Tiên. Khi trong thập niên 1920 tại Trung Quốc được bắt đầu nội
chiến. Tôn Dật Tiên tiến hành chính sách tiến bộ và đứng ở vị trí hữu
nghị với Liên Xô. Sự thiện cảm của những người xô viết được dành cho
phía ông. Báo chí của chúng tôi cho độc giả sự thiện cảm với nhân dân
Trung Quốc, với cuộc đấu tranh ccc ông giải phóng khỏi sự phụ thuộc đế
quốc. Sau đó Tưởng Giới Thạch nắm quyền lãnh đạo tại Trung Quốc. Ông cắt
đứt liên hệ với ĐCS, bắt đầu cuộc chiến tranh Quốc Dân Đảng chống ĐCS.
Sự thiện cảm nhân dân chúng tôi mới vừa ở phía khu vực xô viết của Trung
Quốc. Bằng tất cả ý chí của mình chúng tôi sống cùng với nhân dân Trung
Quốc tiến hành cuộc đấu tranh chống kẻ áp bức.
Tôi nhớ một
cảnh thế này, có lẽ, vào năm 1926 hoặc 1927. Tôi lúc ấy lãnh đạo một tổ
chức Đảng ở Quân khu tỉnh Yuzovk. Đến thăm tôi là một người quen của tôi
Akhtyski, một người tỏ ra rất tốt trong thời gian nội chiến. Đó là một
cái họ tương đối lớn thời đó, chủ nhân của họ này chỉ huy chiếc tàu bọc
thép. Người ta gọi tàu bọc thép của ông là “Akhtyski”.
Một
người rất can đảm, nhưng về mặt chính trị nửa cộng sản - nửa vô chính
trị. Ông đến quân khu, như thường lệ, say khướt, và nói với tôi:
-
Cho tôi chiếc vé, tôi đi Trung Quốc, tôi sẽ chiến đấu chống Tưởng Giới
Thạch. Nhanh lên để tôi không bị chậm và tham gia tấn công vào Thượng
Hải.
Tôi nói với ông rằng không có ông thì những người cộng
sản Trung Quốc sẽ chiếm được Thượng Hải. Chuyện này chứng tỏ, có tâm
trạng nào đó trong nhân dân chúng tôi.
Còn có một số sự quan
sát thời gian nội chiến. Tôi không gặp trực tiếp những người tình nguyện
Trung Quốc, chiến đấu vì chính quyền xô viết. Trong quân đội, nơi tôi
phục vụ, không có người Trung Quốc. Nhưng nói chung tại mặt trận của
chúng tôi, có người Trung Quốc. Hồng quân nói rằng người Trung Quốc đánh
nhau rất giỏi, khi đùa rằng người lính Trung Quốc, dường như, hành động
như thế này:
Cho ăn - máy làm việc, không cho bánh mỳ - máy không làm
việc. Tóm lại, nuôi tôi, thì tôi sẽ bắn. Họ quả là những người can đảm
trong đánh nhau, và là những đồng chí tốt. Nhưng trong số những người
lao động, lừng danh những tên tuổi các nhà tổ chức chiến đấu chống Tưởng
Giới Thạch, đặc biệt Chu Đức, người chỉ huy quân đội những người cộng
sản Trung Quốc. Cả Cao Cương nữa. Nhưng còn có cả Trần Độc Tú , người
phản cách mạng, bị chúng tôi coi là tay chân đế quốc Nhật Bản và kẻ thù
giai cấp công nhân. Thoáng qua những cái tên khác những người bất đồng
của những người cộng sản - U Peyfu và những người khác. Nhiều người tôi
bây giờ cũng quên.
Trong số những người lãnh đạo cộng sản
Trung Quốc tôi biết rõ một đại diện của ĐCS trong Quốc tế cộng sản, rất
nổi tiếng trong số công nhân Moskva và thường phát biểu trong các buổi
mit tinh. Khi chúng tôi đề nghị ông ta đi đến nhà máy nào đấy, ông không
bao giờ từ chối. Bây giờ ông vẫn còn sống ở Moskva, luôn luôn là người
bạn của chúng tôi. Không phụ thuộc vào việc những người lãnh đạo hiện
nay CHND Trung Hoa giữ vị trí nào, ông tiếp tục giữ những quan hệ hữu
nghị với ĐCS chúng tôi và nhân dân chúng tôi. Điều này đồng chí Vương
Minh, một người cộng sản tuyệt vời. Sự thật trong thập niên 20 và thập
niên 30, tôi không phụ trách về các vấn đề Trung Quốc, và tôi không biết
tí nào về cấu trúc ĐCS Trung Quốc, về hàng ngũ lãnh đạo của nó. Tôi
nhớ, что họ thường xuyên được nhắc đến trong báo chí chúng tôi, nhưng
tên tuổi của họ, tôi không thể nhớ. Tuy nhiên về Mao Trạch Đông, thời ấy
tôi chưa lần nào nghe thấy.
Sau khi Nhật Bản tấn công Trung
Quốc, chúng tôi thiết lập mối quan hệ khá chặt với Tưởng Giới Thạch, dù
rằng ông thù địch với ĐCS Trung Quốc. Stalin ủng hộ Tưởng Giới Thạch,
nhìn thấy ở ông là một lực lượng tiến bộ, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống
đế quốc Nhật Bản và giải phóng Trung Quốc. Tôi cho rằng điều này là
đúng. Cần ủng hộ Tưởng Giới Thạch, vì rằng sự thất bại của Tưởng Giới
Thạch có nghĩa là làm Nhật Bản mạnh lên, kẻ thù của chúng tôi mạnh lên,
tại Viễn Đông Nhật là kẻ thù số một của chúng tôi. Sau nay, khi tôi gặp
Mao Trạch Đông, ông quở trách Stalin là Stalin có đường lối như thế
trong quan hệ Tưởng Giới Thạch. Nhưng chính Stalin tác động chính sách
đối nội của Tưởng Giới Thạch và giúp đỡ Tưởng Giới Thạch, vì Tưởng Giới
Thạch tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật bản, cái đó có lợi cho chúng
tôi.
Một chính sách tương tự cũng được tiến hành, chẳng hạn,
Churchill, người ủng hộ Liên Xô trong thời gian chiến tranh thế giới 2,
mặc dù ông là kẻ thù chính trị. Ông là như thế từ những ngày đầu tiên
Nhà nước xô viết ra đời vẫn là con người như thế đến khi chết. Nhưng
Churchill - một chính khách khôn ngoan, hợp lý, được coi là có ích, khi
được bắt đầu cuộc đấu tranh với Hittler một mất một còn, thống nhất sức
mạnh của Anh và Liên Xô. Điều này không có nghĩa là, Churchill ở mức độ
nào đấy chấp nhận chính quyền xô viết và mong ước làm một điều gì đó tốt
đẹp cho nhân dân xô viết. Hoàn toàn không! Tình hình phức tạp trên thế
giới thúc giục Churchill liên minh với chúng tôi và tôi hiểu thấu những
sự có lợi đối với đất nước. Xuất phát từ nguyên tắc này, Liên Xô ủng hộ
Tưởng Giới Thạch.
Biên giới chúng tôi với Trung Quốc trong
thời gian chiến tranh thế giới 2 là yên ổn. Tôi nói về khúc biên giới mà
Tưởng Giới Thạch kiểm soát. Trên khúc ấy, nơi người Nhật Bản đến, sự
căng thẳng luôn tăng lên, thường phát sinh những xung đột khác nhau.
Người Nhật thường xuyên “thăm dò”chúng tôi. Sau những chiến thắng đầu
tiên ở Thái Bình Dương họ trở nên kinh ngạc, tình hình trên lục địa bắt
đầu dần dần ngả sang có lợi cho Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc, đến
lượt mình, trở nên giành được những thắng lợi riêng, vì Nhật Bản không
còn gì để như trước đây, bảo vệ sáng kiến ở Trung Quốc. Sau thất bại Đức
Hittler và chư hầu của nó, Liên Xô sau ba tháng tham gia vào cuộc chiến
chống Nhật bản. Quân đội chúng tôi đã thành công vai trò của mình trong
giai đoạn thất bại của Nhật Bản. Theo thoả thuận với các nước đồng minh
chúng tôi thời ấy, chúng tôi đã giải phóng Mãn Châu và nửa phía bắc
Triều Tiên và thời ấy tạo ra khả năng tác động nhiều hơn giúp đỡ Trung
Quốc, bao gồm giúp đỡ vật chất và vũ khí.
Khi chiến tranh thế
giới 2 xảy ra, Liên Xô quan tâm nhiều đến vấn đề Trung Quốc. Chúng tôi
quyết định giúp đỡ trực tiếp Mao Trạch Đông và Giải phóng quân trong
cuộc đấu tranh vì chính quyền quốc gia. Do thất bại của Nhật Bản, quân
Quan Đông, bỏ vkhí, để lại cho chúng tôi số lượng lớn chiến lợi phẩm.
Một phần đáng kể của nó, đặc biệt vũ khí, được trao cho những người cộng
sản Trung Quốc. Về việc vũ khí, chúng tôi có một thoả thuận ngầm với
các nước đồng minh rằng chúng tôi không có quyền chuyển giao nó cho bất
cứ một bên tham chiến nào tại Trung Quốc. Vì thế phải chuyển giao nó cho
Mao sao cho tạo ra ấn tượng là chúng tôi vi phạm giao ước. Và thế là
chúng tôi chở vũ khí đến một đâu đó, quân của Mao dường như “đánh cắp”
nó và trang bị quân đội của mình. Trước đó họ cũng xây dựng một lực
lượng mạnh, đày ắp vũ khí chiến lợi phẩm Nhật Bản.
Làn đầu
tiên tôi nghe về những hoạt động của Mao, trong thời gian chiến tranh A.
I. Mikoian, đại diện toàn quyền chúng tôi đến Diên An gặp với Mao.
Stalin muốn giải thích sự cần thiết của những người cộng sản Trung Quốc
để tổ chức sự giúp đỡ trực tiếp. Sau khi Mikoian quay về, Stalin thảo
luận vấn đề Trung Quốc trong nhóm người thân cận tại bữa ăn và có chút
băn khoăn:
- Mao Trạch Đông là người thế nào nhỉ? Ông ta có
quan điểm nông dân, có những nét riêng nào đấy, ông tựa như sợ công nhân
và tách quân đội của mình khỏi dân thành phố.
Gây cho chúng
tôi sự phân vân đặc biệt ấy là do tính cách Mao, khi quân đội của ông,
tiến thành công về phía nam áp sát Thượng Hải và một số tuần lễ không
tấn công nó. Tôi cũng nhắc đến Mao trả lời chúng tôi lý do này, liên
quan đến tính cách ông là không thể nuôi 6 triệu triệu dân Thượng Hải.
Stalin tức giận:
- Thế còn là một người mác xit không? Mao tự
coi mình một người mác xit, nhưng không giúp đỡ công nhân Thượng Hải,
không muốn nhận về mình trách nhiệm về số phận của họ”.
Lúc ấy
tôi còn làm việc tại Ukraina và có thể biết rõ chi tiết, cái gì xảy ra
tại Trung Quốc và cái gì chúng tôi làm đối với Trung Quốc, chỉ từ
Stalin, khi tôi về Moskva. Khi những người cộng sản Trung Quốc giành
thắng lợi vào năm 1949, vừa đúng lúc tôi chuyển về Moskva, nơi tôi là bí
thư thứ nhất Đảng bộ và đồng thời là bí thư BCHTƯ ĐCSLX. Giờ đây tôi
luôn gặp Stalin và vì thế xử lý nhiều vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Ngoài Stalin không ai trong chúng tôi quyết định những vấn đề như thế,
mà còn nói chung họ cũng chẳng được giao việc này. Tôi không nghĩ rằng
tôi biết tất cả mọi vấn đề về Trung Quốc. Những vấn đề chủ yếu, thì
Stalin và Molotov cùng quyết định Nhưng tôi biết rằng Liên Xô giúp đỡ
mọi mặt cho Mao Trạch Đông để củng cố sự vững chắc của Mao. Những người
cộng sản đạt được chiến thắng trong cuộc đấu tranh vũ trang công khai.
Mỹ giúp đỡ tổ chức đối địch, nên nội chiến tiếp tục tại Trung Quốc một
thời gian dài sau thất bại người Nhật. Những người cộng sản Trung Quốc
cần sự giúp đỡ của chúng tôi và tiếp nhận nó, trước tiên là vũ khí.
Xem tiếp: Quan hệ với Trung Quốc sau chiến thắng
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * VIỆC NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT
VIỆC NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT PHẢN ỨNG
CỦA HÀNG TRÍ THỨC LÃNH ĐẠO CSVN
CỦA HÀNG TRÍ THỨC LÃNH ĐẠO CSVN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Trong những tuần gần đây nhất, giới trí thức lãnh đạo đảng CSVN bừng nổi
dậy phản ứng, công kích đảng CSVN ở những điểm then chốt của Cơ chế.
Thời gian này, Quốc Hội bàn họp ở phần gay go nhất để lấy quyết định cho
một Hiến Pháp mà hậu quả sẽ kéo dài trong nhiều năm. Mặt khác, khối
người đã đưa ý kiến sửa đổi Hiến Pháp, đang trông đợi kết quả biểu quyết
của Quốc Hội. Quốc Hội chần chờ vì hậu quả của quyết định có thể đưa
đến những NỔI DẬY với bạo động trong một viễn tượng gần. Dầu sao, nếu
Hiến Pháp vẫn giữ Điều 4 như cũ và vấn đề sở hữu đất đai vẫn nằm trong
tay đảng CSVN, thì tình trạng phá sản Kinh tế, việc lan tràn tham nhũng,
lãng phí càng trở nên trầm trọng bởi lẽ đây là những vấn đề thuộc chính
Cơ chế, chứ không phải do cá nhân lãnh đạo.
Một số Trí thức thuộc đảng và đã từng lãnh đạo công việc Nhà Nước đã đứng lên để phân tích và công kích tình trạng phá sản Kinh tế và sự gian manh cố chấp và mù quáng giữ nguyên vẹn một chủ thuyết mà chính họ hoặc vì ngu muội không nhận biết sai lầm, hoặc biết mà cố tình lấy chủ thuyết ra để lừa bịp dân nhằm thủ lợi cho đảng cầm quyền.
Đây là những công kích trầm trọng nhằm vào Bộ Chính Trị cố ý bắt ép Quốc Hội phải biểu quyết chấp nhận bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp hiện hành, đồng thời cũng cảnh giác Quốc Hội về quyết định mù quáng mang trách nhiệm trước Lịch sử Dân Tộc. Chúng tôi xin trình bầy tóm lược những phân tích và công kích qua những Trí thức đã từng lãnh đạo công việc Nhà Nước như:
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học NGUYỄN NGỌC TRÂN,
Đại biểu Quốc Hội khóa IX, X, XI
Một số Trí thức thuộc đảng và đã từng lãnh đạo công việc Nhà Nước đã đứng lên để phân tích và công kích tình trạng phá sản Kinh tế và sự gian manh cố chấp và mù quáng giữ nguyên vẹn một chủ thuyết mà chính họ hoặc vì ngu muội không nhận biết sai lầm, hoặc biết mà cố tình lấy chủ thuyết ra để lừa bịp dân nhằm thủ lợi cho đảng cầm quyền.
Đây là những công kích trầm trọng nhằm vào Bộ Chính Trị cố ý bắt ép Quốc Hội phải biểu quyết chấp nhận bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp hiện hành, đồng thời cũng cảnh giác Quốc Hội về quyết định mù quáng mang trách nhiệm trước Lịch sử Dân Tộc. Chúng tôi xin trình bầy tóm lược những phân tích và công kích qua những Trí thức đã từng lãnh đạo công việc Nhà Nước như:
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học NGUYỄN NGỌC TRÂN,
Đại biểu Quốc Hội khóa IX, X, XI
Giáo sư TRẦN PHƯƠNG Chủ tịch Uûy Ban Khoa Học XH, Nguyên Phó Thủ tướng
Khối 165 Nhân sĩ Trí thức Quốc nội kêu gọi Quốc Hội:
Đừng Thông qua Hiến Pháp sửa đổi
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học NGUYỄN NGỌC TRÂN,
Đại biểu Quốc Hội khóa IX, X, XI
Giáo sư Ts Khoa Học NGUYỄN NGỌC TRÂN yêu cầu Quốc Hội hãy nhìn vào thực tế mối đe dọa vỡ nợ Ngân sách, chứ đừng chỉ tin vào những con số được sửa đổi, đánh bóng cho qua những nguy hiểm đe dọa thực sự nền Kinh tế quốc dân.. Lời phát biểu của Giáo sư như sau:
Đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân
(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)
TT – Nâng cao hiệu quả đầu tư công là vấn đề đã được nêu từ các khóa Quốc hội trước. Khi đó tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%/năm, nợ công mới xấp xỉ 40% GDP và ngưỡng an toàn hãy còn được xác định ở mức 49% và Việt Nam được hưởng ODA vay ưu đãi vì là nước đang phát triển có mức thu nhập thấp.
Thế nhưng nền tài chính và ngân sách quốc gia cứ trượt cho tới tình trạng hiện nay mà báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – ngân sách đã thừa nhận. Đáng quan tâm nhất là tình trạng phải vay để đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014, nợ công lên đến 59,8% và ngưỡng an toàn được nâng lên 65%.
Có nhiều lý do khách quan như tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, bấp bênh và biến đổi khí hậu nhanh gây thiệt hại lớn… Và cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan mà một trong số đó là tình hình tiêu xài hoang phí vẫn cứ tiếp diễn bất chấp các nghị quyết và luật lệ đã ban hành.
Từ đồng bằng đến miền núi, từ các đô thị đến vùng sâu vùng xa, nhiều nơi mọc lên trụ sở tỉnh ủy, ủy ban hoành tráng, nơi thì rộng, nơi thì cao, nơi vừa rộng vừa cao. Xây dựng nông thôn mới phải đáp ứng 19 chỉ tiêu thì chỉ tiêu đầu tiên triển khai là xây chợ ngay cả ở những nơi mà kinh tế hãy còn gần như tự cung tự cấp. Rồi lễ hội, kỷ niệm vài trăm năm, nghìn năm…
Danh sách các dự án cứ dài ra theo chiêu thức: hãy lập tổng dự toán thấp thôi để dễ được duyệt, rồi khi “ván đã đóng thuyền” sẽ phải theo lao thì tổng dự toán cứ thế mà nâng lên.
Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do tính khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được quyết định khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua.
Danh sách những khoản chi tiêu như trên còn nhiều, đang làm kiệt quệ ngân sách quốc gia, phải vay để đáo nợ, đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ.
Mong các đại biểu Quốc hội tránh cho cử tri phải gánh thêm những khoản chi tiêu vô tội vạ. (N. N. T.)
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/576773/dung-day-dat-nuoc-den-nguy-co-vo-no.html
Giáo sư TRẦN PHƯƠNGChủ tịch Uûy Ban Khoa Học XH, Nguyên Phó Thủ tướng
Giáo sư TRẦN PHƯƠNG đi thẳng vào sự cố chấp khư khư giữ lại một thể chế mà mình không hiểu gì cả hoặc đảng cố tình đưa ra một thể chế như một gian xảo để bịp bợm dân. Cái Hệ Luận của những phân tích và công kích của Giáo sư TRẦN PHƯƠNG là đảng phải dứt bỏ cái Cơ chế hiện hành đi. Điều đó có nghĩa là nếu Quốc Hội vẫn tuân theo Bộ Chính Trí, hay đứng hơn theo Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng mà biểu quyết giữ nguyên Bản sửa đổi Hiến Pháp hiện hành, thì đó là tiếp tục dìm Dân Tộc vào tha hóa nữa và kìm hãm Đất nước vào kém phát triển hơn nữa. Quốc Hội phải làm một cuộc Cách Mạng cứu Dân Tộc và Đất Nước thoát khỏi cái Cơ chế sai lầm trầm trọng cũ.
Thực vậy, những phân tích của Giáo sư TRẦN PHƯƠNG đang làm cả nước xôn xao.
Hà Nội và cả nước xôn xao vì những phát biểu của GS Trần Phương, Chủ Tịch Ủy Ban Khoa Hoc XH , nguyên Phó Thủ Tướng CHXHCN VN!
Người cọng sản đã nhận chân được sự thật, sau 70 năm.
Mời qúy vị bấm vào link để nghe những lời phát biểu của Giáo Sư Chủ Tịch Úy Ban Khoa Học Trần Phương (Nguyên là Phó Thủ Tướng nước CH XH CN VN)
Khối 165 Nhân sĩ Trí thức Quốc nội kêu gọi Quốc Hội:
Đừng Thông qua Hiến Pháp sửa đổi
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học NGUYỄN NGỌC TRÂN,
Đại biểu Quốc Hội khóa IX, X, XI
Giáo sư Ts Khoa Học NGUYỄN NGỌC TRÂN yêu cầu Quốc Hội hãy nhìn vào thực tế mối đe dọa vỡ nợ Ngân sách, chứ đừng chỉ tin vào những con số được sửa đổi, đánh bóng cho qua những nguy hiểm đe dọa thực sự nền Kinh tế quốc dân.. Lời phát biểu của Giáo sư như sau:
Đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân
(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)
TT – Nâng cao hiệu quả đầu tư công là vấn đề đã được nêu từ các khóa Quốc hội trước. Khi đó tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%/năm, nợ công mới xấp xỉ 40% GDP và ngưỡng an toàn hãy còn được xác định ở mức 49% và Việt Nam được hưởng ODA vay ưu đãi vì là nước đang phát triển có mức thu nhập thấp.
Thế nhưng nền tài chính và ngân sách quốc gia cứ trượt cho tới tình trạng hiện nay mà báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – ngân sách đã thừa nhận. Đáng quan tâm nhất là tình trạng phải vay để đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014, nợ công lên đến 59,8% và ngưỡng an toàn được nâng lên 65%.
Có nhiều lý do khách quan như tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, bấp bênh và biến đổi khí hậu nhanh gây thiệt hại lớn… Và cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan mà một trong số đó là tình hình tiêu xài hoang phí vẫn cứ tiếp diễn bất chấp các nghị quyết và luật lệ đã ban hành.
Từ đồng bằng đến miền núi, từ các đô thị đến vùng sâu vùng xa, nhiều nơi mọc lên trụ sở tỉnh ủy, ủy ban hoành tráng, nơi thì rộng, nơi thì cao, nơi vừa rộng vừa cao. Xây dựng nông thôn mới phải đáp ứng 19 chỉ tiêu thì chỉ tiêu đầu tiên triển khai là xây chợ ngay cả ở những nơi mà kinh tế hãy còn gần như tự cung tự cấp. Rồi lễ hội, kỷ niệm vài trăm năm, nghìn năm…
Danh sách các dự án cứ dài ra theo chiêu thức: hãy lập tổng dự toán thấp thôi để dễ được duyệt, rồi khi “ván đã đóng thuyền” sẽ phải theo lao thì tổng dự toán cứ thế mà nâng lên.
Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do tính khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được quyết định khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua.
Danh sách những khoản chi tiêu như trên còn nhiều, đang làm kiệt quệ ngân sách quốc gia, phải vay để đáo nợ, đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ.
Mong các đại biểu Quốc hội tránh cho cử tri phải gánh thêm những khoản chi tiêu vô tội vạ. (N. N. T.)
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/576773/dung-day-dat-nuoc-den-nguy-co-vo-no.html
Giáo sư TRẦN PHƯƠNGChủ tịch Uûy Ban Khoa Học XH, Nguyên Phó Thủ tướng
Giáo sư TRẦN PHƯƠNG đi thẳng vào sự cố chấp khư khư giữ lại một thể chế mà mình không hiểu gì cả hoặc đảng cố tình đưa ra một thể chế như một gian xảo để bịp bợm dân. Cái Hệ Luận của những phân tích và công kích của Giáo sư TRẦN PHƯƠNG là đảng phải dứt bỏ cái Cơ chế hiện hành đi. Điều đó có nghĩa là nếu Quốc Hội vẫn tuân theo Bộ Chính Trí, hay đứng hơn theo Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng mà biểu quyết giữ nguyên Bản sửa đổi Hiến Pháp hiện hành, thì đó là tiếp tục dìm Dân Tộc vào tha hóa nữa và kìm hãm Đất nước vào kém phát triển hơn nữa. Quốc Hội phải làm một cuộc Cách Mạng cứu Dân Tộc và Đất Nước thoát khỏi cái Cơ chế sai lầm trầm trọng cũ.
Thực vậy, những phân tích của Giáo sư TRẦN PHƯƠNG đang làm cả nước xôn xao.
Hà Nội và cả nước xôn xao vì những phát biểu của GS Trần Phương, Chủ Tịch Ủy Ban Khoa Hoc XH , nguyên Phó Thủ Tướng CHXHCN VN!
Người cọng sản đã nhận chân được sự thật, sau 70 năm.
Mời qúy vị bấm vào link để nghe những lời phát biểu của Giáo Sư Chủ Tịch Úy Ban Khoa Học Trần Phương (Nguyên là Phó Thủ Tướng nước CH XH CN VN)
- GS Trần Phương chính thức phát biểu tạ Hà nội: Chũ Nghĩa Xã Hội được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ
http://www.youtube.com/watch?v=MaZIjlOLWKo&feature=youtu.be
- GS Trần Phương tuyên bố: Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
http://www.youtube.com/watch?v=3BhkOu_4TtU
- GS Trần Phương xác định: "CHÚNG TA TỰ LỪA DỐI CHÚNG TA VÀ CHÚNG TA LỪA DỐI NGƯỜI KHÁC" (Phần cuối)
http://www.youtube.com/watch?v=mlaPA606M-c
Khối 165 Nhân sĩ Trí thức Quốc nội kêu gọi Quốc Hội:
Đừng Thông qua Hiến Pháp sửa đổi
Đây là Bản Tin của Phóng Viên Thanh Phương, Thứ bảy 16 Tháng Mười Một 2013
Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi
Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - DR
Trong một lời kêu gọi đề ngày 15/11/2013, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72, một lần nữa đề nghị Quốc hội Việt Nam dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại kỳ họp lần này. Trong lời kêu gọi này, mà hiện đã có 165 chữ ký, các nhân sĩ trí thức cho rằng bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà các đại biểu Quốc hội theo dự kiến sẽ thông qua trong kỳ họp lần này « về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. ».
Theo họ, điều đó có nghĩa là chính quyền Việt Nam « vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa ».
Cho nên, các nhân sĩ trí thức kêu gọi các đại biểu Quốc hội dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nếu không « sẽ phải chịu phần trách nhiệm nặng nề trước lịch sử, trước dân tộc. »
Để có thể thoát ra khỏi tình trạng cũ đã kéo dài trong nhiều chục năm, phải đập tan cái Cơ chế cũ bằn một Hiến Pháp mới trao quyền lại cho Dân, từ đó bắt đầu xây dựng một Thể chế do Dân làm chủ với sự tham dự của mọi thành phần Dân Tộc.
Nếu Quốc Hội ngày nay vẫn gồm toàn những Nghị gật theo tham vọng của
đảng CSVN để biểu quyết chấp nhận Hiến Pháp sửa đổi hiện hành, thì hậu
quả sẽ là một cuộc NỔI DẬY dù với BẠO ĐỘNG của quần chúng để dẹp tham
vọng của đảng CSVN và dành quyền lại cho Dân.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Friday, November 22, 2013
THƠ MINH NGHIÊU
CÕI VẮNG BÊN ĐỜI
Có những chiều thiếu một áng mây
Mùa mưa không qua nơi đây
Đêm xuống nhanh, thành phố không đèn
Người đi thầm như bóng ma
Buồn sao cõi ta bà!
Có những con đường không còn bóng cây
Phố vắng lá bay, tình yêu giờ cũng vội vàng
Chỉ còn giữa những ngả tư
Nhìn bức tượng tình nhân
Quấn quít nhau
Đếm bước cùng em theo những chiếc đồng hồ quay ngược
Mình chưa kịp nói lời yêu nhau
Mà thời gian đã bay vèo trăm năm
Và khi cách biệt trần gian
Tình yêu gặp gỡ như lần đầu!
Vầng trăng đêm nay không lung linh
Như một bóng vô minh
Người nhạc sĩ viết những dòng nhạc cho mình
nói về một trái tim
Chỉ có đôi bờ môi hiểu nhau
Và trăm năm sau
Vẫn không phai màu
NGHIÊU MINH
Mùa mưa không qua nơi đây
Đêm xuống nhanh, thành phố không đèn
Người đi thầm như bóng ma
Buồn sao cõi ta bà!
Có những con đường không còn bóng cây
Phố vắng lá bay, tình yêu giờ cũng vội vàng
Chỉ còn giữa những ngả tư
Nhìn bức tượng tình nhân
Quấn quít nhau
Đếm bước cùng em theo những chiếc đồng hồ quay ngược
Mình chưa kịp nói lời yêu nhau
Mà thời gian đã bay vèo trăm năm
Và khi cách biệt trần gian
Tình yêu gặp gỡ như lần đầu!
Vầng trăng đêm nay không lung linh
Như một bóng vô minh
Người nhạc sĩ viết những dòng nhạc cho mình
nói về một trái tim
Chỉ có đôi bờ môi hiểu nhau
Và trăm năm sau
Vẫn không phai màu
NGHIÊU MINH
KIẾP ĐONG ĐƯA
Như trông đợi ngóng bốn mùa gọi nhau
Nợ qua cùng một nhịp cầu
Gió bay chiếc nón, bay câu tự tình
Nợ nhau bao kiếp ba sinh
Còn bao nhiêu nợ thì mình hết yêu?
Nợ em tự thuở làm thơ
(Đến nay vẫn cứ lơ mơ chập chùng)
Nợ em tiền kiếp tu chung
Kiếp này lấy đức lại hùn hạp nhau
Hai đứa cùng hỏi kiếp sau
Bát san giao chiến lại nhầu trăm năm?
NGHIÊU MINH
Nov 8
DẤU HẠ NỒNG
Nắng buồn khi cơn mưa qua sân
Em đếm bước theo chân hạ nồng
Một chút long lanh và một chút lá biếc
Em chờ ai. Cánh én ngoài song?
Gót hồng trong cơn mơ thanh xuân
Lời tỏ tình dưới mái hiên xanh
Em còn nhớ? Hình như xa xa quá
Giờ một mình dạo khúc trăng thanh
Ngày em biết yêu khu vườn trĩu trái
Sân cát dễ thương đầy lá mận vàng
Em cũng tung tăng như con sáo dại
Tôi đưa em về nắng cũng reo vang
Chào em nắng hạ của vuông tròn
Chào hôm nay với tất cả nụ hôn
Như cánh diều trong trời lộng gió
Dấu hạ nồng làm tình khúc vui hơn!
NGHIÊU MINH
Xin gởi đến quý bạn yêu nhạc một ca khúc
đã hòa âm, ca bè, cùng với âm thanh mới
Mến chúc quý bạn có những ngày cuối tuần đầm ấm,
an vui và tỉnh lắng. Trân trọng.
THƠ VỀ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Văn vần lục bát : Chủ quyền Việt Nam
Liệt kê các tỉnh thành trong cả nước đã tạo thành một bài
thơ
NGHIÊM ĐỨC HẠNH
Hà Nam, Hà Nội, Điện Biên
Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình
Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Ninh
Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai
Kon Tum, Đắk Lắc, Gia Lai
Sai gòn, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu
Kiên Giang, Bình Thuận, Cà Mau
Nghệ An, Nam Định, Lai Châu, Hải Phòng
Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long
Bình Dương, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tiền Giang
Hải Dương, Bắc Kạn, Tuyên Quang
Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình
Thừa Thiên – Huế, Phong Dinh
Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Cao Bằng
An Giang, Bình Định, Sóc Trăng
Hậu Giang, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Quảng Bình
Sơn La, Quảng Trị, Tây Ninh
Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Khánh Hòa
Long An cũng ở trong nhà.
Trường Sa, Phú Quốc, Hoàng Sa... nước mình.
VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Tranh Bùi Xuân Phái
SINGAPOR
Chưa đi chưa biết Singapo
Đi rồi mới thấy nó to thế này
Tưởng rằng chính hiệu “đồ Tây”
Ai ngờ cũng giống bên này Việt Nam.
***
THÁI LAN
Chưa đi chưa biết Thái Lan
Đi rồi mới thấy ngợp bàn là Xiêm
Không mua thì tiếc, thì thèm
Mua rồi lại sợ “Ếch” đem về nhà.
***
LUÂN ĐÔN
Chưa đi chưa biết Luân Đôn
Đi rồi mới thấy hút hồn cả đêm
Cầu trời mưa tạnh gió êm
Để tôi ra được sông Thêm* hút hồn?
__________
* Thames: sông lớn chảy qua Luân Đôn
PARIS
Chưa đi chưa biết Pari
Đi rồi mới thấy cái gì cũng hay
Không chơi thì bảo “cáy ngày”
Chơi rồi lại sợ ngất ngây cả tuần.
***
NAM NINH
Chưa đi chưa biết Nam Ninh
Đi rồi mới thấy nó xinh thế này
Lúc nào nó cũng “uây uây”*
Không nghe thì lại tiếc ngày tiếc đêm…
_____________
* Tiếng Pạc và: Alô
QUẢNG ĐÔNG
Chưa đi đi biết Quảng Đông
Đi rồi mới biết mênh mông thế nào
Đông Quảng đêm ước ngày ao
Hút hồn du khách khi vào thật sâu.
Tranh Thái Phố
*
CHỢ ĐÊM (CHỢ BẮC KINH)
Chưa đi chưa biết chợ đêm
Đi rồi mới thấy “same same” chợ nhà
Chợ đêm đồ dởm bao la
Chợ nhà đồ thật hơn là chợ đêm.
LÀO – NGA – CU BA
Chưa đi chưa biết nước Lào
Đi rồi mới thấy thụt vào thụt ra
Chưa đi chưa biết nước Nga
Đi rồi mới biết thụt ra thụt vào
Ở gần như phố Hàng Đào
Đi rồi cũng thấy thụt vào thụt ra
Tít xa như nước Cu Ba
Đi rồi cũng thấy chưa ra đã vào…
*
Việc gì phải tận nước Nga
Việc gì “tán” chuyện Cuba với Lào
Hãy đến bất cứ nhà nào
Chị em không việc cũng vào cũng ra
Thật là ngứa mắt chúng ta
Nhưng thôi cứ để họ ra họ vào
Không thì “cửa sắt” họ rào
Anh em đố có dám “vào” dám “ra”.
Rộng lớn như thể nước Nga
Người ta không cấm thò ra thụt vào
Nhỏ bé như thể nước Lào
Cũng không cấm chuyện thụt vào thò ra
Chỉ riêng có Việt Nam ta
Đâu đâu cũng cấm thò ra thụt vào.
***
CĂM PU CHIA
Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù 3 năm.
HOA KỲ
Chưa đi chưa biết Hoa Kỳ
Đi rồi mới thấy cái gì cũng bo
Không bo nó bảo rằng tồ
Bo rồi nó sướng nó rồ suốt đêm.
CALI
Chưa đi chưa biết Cali
Đi về mới biết cái gì cũng mê
Cali đi dễ khó về
Em đi sửa ngực chị về sửa mông .
*
Chưa đi chưa biết Ca Li
Ði rồi mới thấy cái gì cũng mê
Ca Li đi dễ khó về
Em đi bơm ngực, chị về bơm mông
Bolsa đất chật người đông
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.
*****
HẢI PHÒNG
Chưa đi chưa biết Hải Phòng
Đi về mới thấy bềnh bồng câu thơ
Hải Phòng toàn những chuyện rồ
Sông thì đem Lấp, còn Đồ đem Sơn.
ĐỒ SƠN
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già
Nhưng là đồ thật hơn là Đồ Sơn
*
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng cái lá đa
Đồ Sơn bằng cái bàn là Liên Xô
*
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ Sơn là của quốc gia
Đồ nhà là của ông bà ngoại cho.
*
Quê ông vốn ở Đồ Sơn
Mấy thằng nhăng cuội ví hơn ví bằng
Đồ Sơn trẻ đẹp ga lăng
Ngọt ngon con mắt, bằng trăm đồ nhà…
*
CÁT BÀ
Chưa đi chưa biết Cát Bà
Đi rồi mới biết càng già càng say.
***
SAIGON
Chưa đi chưa biết Sài gòn
Đi rồi mới biết mình còn rất ngu
Trong túi chẳng còn một xu
Thằng miệng ăn một thằng cu ăn mười
Sếp nhìn sếp tủm tỉm cười:
"Mày còn ngu một, tao mười lần hơn".
*
CỦ CHI
Chưa đi chưa biết Củ Chi
Các cô túm tụm: "Có gì ngon không?"
Cô em hướng dẫn má hồng:
Củ mì nong nóng, vừa ngon vừa bùi.
*
Hôm nay giải phóng Sài Gòn
Bà con phấn khởi lon ton ra đường
Có cô đang ngủ trên giường
Vội vàng tỉnh dậy, bị thường vào tay
Ô tô cấp cứu đến ngay
Ðưa vào bệnh viện ba ngày thì khoi...
VŨNG TÀU
Chưa đi chưa biết Vũng Tầu
Đi rồi có khác gì đâu vũng nhà
Vũng nhà khoan mãi chẳng ra
Vũng Tàu khoan phát dầu ra ầm ầm…
*
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết họ giàu hơn ta.
Sáng tắm biển, chiều mát xa
Có gà móng đỏ thả ra... đá liền.
*
Chưa đi không biết Vũng Tàu
Đi rồi mới thấy họ giàu hơn ta
Có tắm biển, có mát xa
Có gà công nghiệp đưa ra đá liền.
*
Chưa đi, chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn Tây
Đúng là họ thiếu vải may
Hai mảnh bé xíu làm vày, làm ao (váy, áo)
*
Hai hòn kẹp lấy Vũng Tàu
Khoan vào một lỗ thấy dầu trào lên
Mải mê hai ngọn ở trên
Mà quên ở dưới trào lên nhiều dầu.
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Muốn đi cho biết vũng nào nông sâu?
Đi rồi mới thấy phát rầu
Vũng Tàu có khác gì đâu vũng nhà
***
NHA TRANG
Chưa đi chứ biết Nha Trang
Đi rồi mới biết hắn sang hơn mình
Có tắm biển, có tắm sình( bùn )
Có hồ nho nhỏ cho mình tắm chim.
*
Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết họ sang hơn mình.
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Có cái hồ nho nhỏ cho mình rửa chân.
*
HÒN CHỒNG
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng
Đi rồi mới thấy Hòn Ông to đùng.
Hòn Ông là hòn của chung
Hòn chồng tuy nhỏ đồ dùng của em.
***
HUẾ THƯƠNG
Chưa đi chưa biết Huế Thương
Đi rồi cũng thấy Huế thường thường thôi
Huế Thương thích xuống nước chơi
Khách thương khách thích tơi bời hotel.
*
Chưa đi chưa biết Huế ơi
Đi rồi mới thấy lắm nơi huy hoàng
Kinh thành Hoàng Đế ngai vàng
Hương Giang xanh biếc lắm nàng sida.
*
Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ.
*
Chưa đi chưa biết sông Hương
Đi rồi mới biết càng thương sông nhà
Sông nhà có sẵn cầu phà
Nếu cần chèo chống thì ta có liền
QUẢNG ĐÀ
Chồng:
Anh đi công tác Quảng Đà
Máy bay giặc Mỹ bắn phà Sông Gianh
Chân tay anh vẫn nguyên lành
Chỉ riêng cần số tan tành khói mây
Vợ:
“Cần số” có hỏng hề chi
Miễn là còn lại “hai bi” là mừng
Khi về có bác sĩ Tùng
“Cần số” chắp lại là dùng được ngay
***
QUẢNG BÌNH
Chưa đi chưa biết Quảng Bình
Đi rồi mới thấy quê mình đẹp ghê
Phong Nha là động miễn chê
Mấy em tiếp thị sướng tê cả người.
*
ĐÈO NGANG
Chưa đi chưa biết Đèo Ngang
Đi rồi mới biết Đèo Ngang đang nghèo.
***
THỦ ĐÔ
Thủ đô choa đến lần đầu
Tới đây mới biết vui sầu làm sao
Người xe chen chúc ồn ào
Chỉ lo thần chết mời vào Văn Điên.
*
Chưa đi chưa biết Thủ đô
Đi rồi chẳng thấy khác đồ nhà đâu
Đồ nhà hơi xấu hơi sâu
Thủ đô "hàng dởm" còn lâu mới bằng.
***
PLEI KU (GIA LAI)
Anh đi công tác Pờ Lây
Ku dài dằng dặc biết ngày nào vê
Khi xong anh ghé Ban Mê
Thuột xong một cái là về với em.
***
BUÔN MÊ THUỘT (ĐẮC LẮC)
Anh đi công tác Buôn Mê
Thuột vào một lúc là về với em
Nôn lòng anh đợi ngày đêm
Ngày mai ta sẽ về bên đồ nhà
Hoan hô thị xã Buôn Ma
Thuột lên thành phố thật là sướng thay
Buồn cho thị xã Plei
Ku nằm ở đó biết ngày nào lên.
***
HẢI DƯƠNG
Chưa đi chưa biết Hải Dương
Đi rồi chẳng thấy biển thương đâu nào
Hải Dương toàn vụng với ao
Hai đồi nho nhỏ lạc vào là chơi.
*
CÔN SƠN
Chưa đi chưa biết Côn Sơn
Đi thì mới biết không hơn côn nhà
Côn nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là côn thịt hơn là côn sơn.
***
BẮC NINH
Chưa đi chưa biết Bắc Ninh
Đi rồi mới biết duyên mình lả lơi
Quan họ đứng quan họ ngồi
Quan họ trải chiếu xin mời tình tang.
THÁI BÌNH
Chưa đi chưa biết Thái Bình
Đi rồi mới thấy Thái mình chơi sang
Thái trắng động cái nước tràn
Thái Bình khoan mãi ra toàn khí trơ.
*
PHONG TRÀO CẦU (Thơ B.H.T)
Tỉnh ta có phong trào cầu
Lông phát triển mạnh, dẫn đầu thì chưa
Phần dầy nằm ở Vũ Thư
Mong mỏng Thái Thụy, lưa thưa Hưng Hà
Rối rít là thị xã nhà
Xoắn xa xoắn xuýt ấy là Kiến Xương
Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Đông Hưng
Nhu nhú thì đã, tưng bừng thì chưa."
QUẢNG NINH
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi rồi mới thấy cửa mình mở ra
Hàng gần cho tới hàng xa
Muốn mà xuất được phải qua cửa mình
Hàng thô cho tới hàng tinh
Cứ qua của mình phải xuất cho nhanh…
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi thì mới biết cửa mình mở ra
Hàng nội cứ thế tuôn ra,
Bao nhiêu hàng ngoại chui qua cửa mình
Hàng thô thì phải xuất trình
Hàng tinh thì cứ cửa mình chui qua
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi thì mới biết cửa mình mở ra
Hàng Tây, hàng Nhật, hàng Nga...
Ba thứ hàng ấy phải qua cửa mình.
HẠ LONG
Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới thấy toàn ong lượn lờ
Vách núi rêu mọc lơ thơ
Mới hay Trinh Nữ bây giờ còn dzin.
*
Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới biết nó… cong hơn mình.
*
Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới biết ê mông dài dài
CÔ TÔ
Chưa đi chưa biết Cô Tô (bể đông)
Đi về vợ hỏi: "cô tồ nhà hơn ?"
Cô Tô sóng đánh nát hòn
Cô tồ sóng lặng lắm hôm cũng phiền.
*
CỬA ÔNG
Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đi rồi mới thấy toàn mông với giò
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới thấy toàn giò với mông.
*
HẢI NINH
Chưa đi chưa biết Hải Ninh
Đi rồi mới biết cửa mình mở ra
Cửa mình mới mở năm qua
Ông to, ông nhỏ đều qua cửa mình.
*
HÒN GAI
Chưa đi chưa biết Hòn Gai
Đi rồi mới biết bằng hai hòn mình.
*
VÂN ĐỒN
Cô kia quê ở Vân Đồn,
Da cô thì trắng nhưng L cô đen
***
LAI CHÂU
Chưa đi chưa biết Lai Châu
Đi rồi mới thấy buồn rầu nhiều hơn
Rừng xanh ai cạo sạch trơn
Thái đen, Thái trắng chẳng hơn Thái Bình.
MƯỜNG TÈ
Anh theo đoàn đến bản Mường
Tè bên con suối thân thương nghĩa tình ...
... quân dân cá nước đất mình
Cùng nhau nhảy múa rập rình suốt đêm
Tấm lòng như chợt ấm thêm
Ngồi bên nói chuyện với em gái Hờ
Mông về mấy độ đợi chờ
Đến khi trời sáng mệt phờ người ra
Thời gian đến lúc chia xa
Trèo vội lên chiếc (com) măng-ca đi về
Về xuôi nhớ quá anh thề
Lần sau lại ghé đến quê đất Tè (Mường Tè).
Anh đi công tác bản Mường
Tè xong một cái lên đường về quê.
LÂM ĐỒNG
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như Đầm
Lông Đầm nói lái coi chừng
Lái qua lái lại Đôn Lầm như chơi!
*
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới thấy mênh mông hơn nhà
Lâm nhà tuy có hơi già
Nhưng mà lâm thật hơn là Lâm Đông
QUY NHƠN (BÌNH ĐỊNH)
Chưa đi chưa biết Quy Nhơn
Đi rồi mới thấy chẳng hơn quy nhà
Quy nhà hạn hán bao la
Quy Nhơn nước lũ tràn ra khắp đồng.
***
TRÀ VINH
Chưa đi chưa biết Trà Vinh
Đi rồi mới thấy trà mình vẫn hơn
Trà mình vừa ngọt vừa thơm
Trà Vinh đắng chát lại còn mốc meo?
***
CÀ MAU
Chưa đi chưa biết Cà Mau.
Đi rồi mới biết không đâu hơn nhà.
Cà nhà tuy có hơi già.
Nhưng mà cà chậm hơn là cà mau!
SÓC TRĂNG
Chưa đi chưa biết Sóc Trăng
Đi rồi mới thấy sóc hăng hơn mình
Sóc nhà tuy chẳng còn xinh
Nhưng mà sóc chậm chình ình suốt đêm.
***
BÀ ĐEN (TÂY NINH)
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!
***
HÒN RƠM (BÌNH THUẬN)
Chưa đi chưa biết Hòn Chông (bể đông)
Đi rồi mới thấy hòn chồng mình hơn
Thế mà nghe nói Hòn Rơm (Phan Thiết)
Cũng còn ăn đứt hòn bờm nhà ai.
***
Chưa đi chưa biết Hòn Rơm (Phan Thiết)
Đi rồi mới biết không hơn hòn nhà
Hòn Rơm xài via-gờ-ra (viagra)
Hòn nhà ngon hẳn hơn là Hòn Rơm
***
BÌNH DƯƠNG
Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi thì mới biết kỷ cương rất cần
Mát-xa rồi đến "mát gần"
Âm dương cách biệt 1 lần... cao su.
***
KIÊN GIANG
Chưa đi chưa biết Kiên Giang
Đi thì mới biết 2 hòn trống, mai (mái)
Vừa rồi chú trống đã toi
Chỉ còn em mái khó tòi được ga (gà).
***
SƠN LA
Chưa đi chưa biết Sơn La (Núi La)
Đi rồi mới biết Núi nhà vẫn hơn
Núi La toàn si li côn
Núi nhà đồ thật hút hồn các anh.
***
BẠC LIÊU
Chưa đi chưa biết Bạc Liêu
Đi rồi mới biết tiền tiêu không còn
Cũng như cái đất Sài Gòn
Đi rồi túi nhẵn chẳng còn một xu
Nghĩ ra lại thấy mình ngu
Mình ăn thì ít ...thằng cu ăn nhiều
***
CẦN THƠ
Chưa đi chưa biết Cần Thơ
Đi rồi mới thấy xác xơ thân hình
Vài vòng trao đổi nghĩa tình
Cần Thơ cực khỏe .....Cần mình ỉu xiu.
*
Chưa đi chưa biết Cần Thơ
Đi rồi mới thấy xác xơ thân già
Cần nhà vừa yếu vừa già
Cần thơ vừa khỏe hơn là cần câu (cẩu)
NINH KIỀU
Chưa đi chưa biết Ninh Kiều
Đi rồi mới biết "gái" nhiều hơn dân.
***
LONG AN
Long An trung dũng kiên cường
Toàn dân đánh giặc mượn xuồng không cho
Xuồng đây đâu phải xuồng kho
Không đi đánh giặc cứ lo... mượn xuồng.
***
NGHỆ AN
Chưa đi chưa biết Nghệ An
Đi rồi mới thấy nó vàng mắt ra
Nghệ nhà tuy có hơi già
Nhưng là nghệ thật hơn là Nghệ An
*
CỬA LÒ
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này
Khách ta, khách Nhật, khách Tây
Nếu mà đến đó nhét ngay Cửa Lò
*
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết to hơn cửa mình
Cửa mình phải về tận Vinh
Cửa Lò chỉ tốn 2 khìn xe ôm!
*
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết toàn giò với mông.
*
THANH CHƯƠNG
Chưa đi chưa biết Thanh Chương
Đi rồi mới biết toàn tương với cà.
*
TÂN KỲ
Chưa đi chưa biết Tân Kỳ
Đi rồi mới biết người lì hơn tru (trâu).
*
CU ĐƠ
Chưa ăn chưa biết cu đơ (kẹo cu đơ)
Ăn rồi mới biết nó đờ cu ra…
HÀ TĨNH
Chưa đi chưa biết Hà Tinh
Qua Voi làm tí là tình cơn mê (tỉnh)
Em teen cứ cười hê hê
Mặc cho các chú đâm lê vào lòn...g
***
ĐỒNG NAI
Chưa đi chưa biết Đồng Nai
Đi về mới biết thua ngay Đồng nhà
Đồng nhà tuy có hơi già
Nhưng là Đồng thật hơn là Đồng Nai.
***
LÀO CAI
Chưa đi chưa biết Lào Cai...
Đi rồi mới biết chẳng ai bằng mình...
Chưa đi chưa biết Thái Bình,
Đi rồi mới biết của mình dài ghê...
Chưa đi chưa biết Bến tre,
Đi rồi mới biết cái Ghe thế nào...
Chưa đi chưa biết Tân Trào,
Đi rồi mới biết lần nào nhiều hơn...
Chưa đi chưa biết Qui Nhơn,
Đi rồi mới biết quí hơn qui đầu...
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Đi rồi mới biết ra mau thế nào...
LẠNG SƠN
Chưa đi chưa biết Lạng Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn lạng nhà
Lạng nhà tuy cổ, tuy già
Nhưng dùng tiện lợi hơn là Lạng Sơn.
*
Chưa đi chưa biết Lạng Sơn,
Đi rồi mới biết như đờn đứt dây...
Chưa đi chưa biết Mỏ Cày
Đi rồi mới biết ở đây... tốn tiền,
Chưa đi chưa biết Điện Biên
Đi rồi mới biết lên tiên thật là...
Chưa đi chưa biết Sapa,
Đi rồi mới biết mát xa nhọc nhằn...
Chưa đi chưa biết Cao Bằng
Đi rồi mới biết càng hăng càng làm...
Chưa đi chưa biết Nghệ An,
Đi rồi mới biết "tham lam" ái tình
Chưa đi chưa biết Hòa Bình,
Đi rồi mới biết dân mình máu dê...
Chưa đi chưa biết Mạo Khê,
Đi rồi mới biết mau về Thủ Đô...
Ở đây có cái bờ hồ,
Ở đây tất thảy hò lơ... thiếu gì...
ĐIỆN BIÊN PHỦ
Về thăm chiến trận Điện Biên
Ngậm ngùi tiếc thuở tráng niên qua rồi
Ngày xưa kéo pháo băng đồi
Nay không kéo được qua đùi chị em.
***
PHÚ THỌ
Quê Hương thi sĩ Phú Thò
Chè xanh , cọ biếc , mập to trái chuồi ( chuối)
Lòng còn nhớ mãi cái buôi ( buổi)
Đầu làm phân bắc, chăn nuồi đàn bò
Cu Ba lông mượt giống to
Cách màng văn hoá đất tô lại càng...
TAM ĐẢO
Chưa đi chưa biết Tam Đao
Đi rồi chẳng có chỗ nào mà ngu (ngủ)
Một giường chất những hai cu (cụ)
Gối thì chẳng có lấy mu kê đầu (mũ).
***
TÂY NINH
Chưa đi chưa biết Tây Ninh
Đi rồi mới thấy cửa mình mở ra
Mở ra để đón hàng qua
Hàng nội hàng ngoại đều qua cửa mình
BẾN TRE
Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn ghe với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước chừa đầy tay (chứa).
***
CHỢ RỒNG (NAM ĐỊNH)
Chưa đi chưa biết chợ Rồng
Đi rồi mới thấy mênh mông hơn nhà
Chợ nhà bán cái thật thà
Chợ Rồng bán những lộn ba bốn Rồng
HÀ NAM
Chưa đi chưa biết Hà Nam (Sông Nam)
Đi rồi mới thấy nó ham thế này
Hà nhà động cái chuồn ngay
Hà Nam động cái lăn quay đứ đừ
***
Thi An (sưu tầm)
VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Tranh Bùi Xuân Phái
CHÂU PHI
Chưa đi chưa biết châu Phi
Đi rồi mới thấy cái gì cũng đen
Không chơi thì bảo rằng hèn
Chơi rồi lại sợ nó đen cả tuần.
Chưa đi chưa biết châu Phi
Đi rồi mới thấy cái gì cũng đen
Không chơi thì bảo rằng hèn
Chơi rồi lại sợ nó đen cả tuần.
SINGAPOR
Chưa đi chưa biết Singapo
Đi rồi mới thấy nó to thế này
Tưởng rằng chính hiệu “đồ Tây”
Ai ngờ cũng giống bên này Việt Nam.
***
THÁI LAN
Chưa đi chưa biết Thái Lan
Đi rồi mới thấy ngợp bàn là Xiêm
Không mua thì tiếc, thì thèm
Mua rồi lại sợ “Ếch” đem về nhà.
***
LUÂN ĐÔN
Chưa đi chưa biết Luân Đôn
Đi rồi mới thấy hút hồn cả đêm
Cầu trời mưa tạnh gió êm
Để tôi ra được sông Thêm* hút hồn?
__________
* Thames: sông lớn chảy qua Luân Đôn
PARIS
Chưa đi chưa biết Pari
Đi rồi mới thấy cái gì cũng hay
Không chơi thì bảo “cáy ngày”
Chơi rồi lại sợ ngất ngây cả tuần.
***
NAM NINH
Chưa đi chưa biết Nam Ninh
Đi rồi mới thấy nó xinh thế này
Lúc nào nó cũng “uây uây”*
Không nghe thì lại tiếc ngày tiếc đêm…
_____________
* Tiếng Pạc và: Alô
QUẢNG ĐÔNG
Chưa đi đi biết Quảng Đông
Đi rồi mới biết mênh mông thế nào
Đông Quảng đêm ước ngày ao
Hút hồn du khách khi vào thật sâu.
Tranh Thái Phố
*
CHỢ ĐÊM (CHỢ BẮC KINH)
Chưa đi chưa biết chợ đêm
Đi rồi mới thấy “same same” chợ nhà
Chợ đêm đồ dởm bao la
Chợ nhà đồ thật hơn là chợ đêm.
LÀO – NGA – CU BA
Chưa đi chưa biết nước Lào
Đi rồi mới thấy thụt vào thụt ra
Chưa đi chưa biết nước Nga
Đi rồi mới biết thụt ra thụt vào
Ở gần như phố Hàng Đào
Đi rồi cũng thấy thụt vào thụt ra
Tít xa như nước Cu Ba
Đi rồi cũng thấy chưa ra đã vào…
*
Việc gì phải tận nước Nga
Việc gì “tán” chuyện Cuba với Lào
Hãy đến bất cứ nhà nào
Chị em không việc cũng vào cũng ra
Thật là ngứa mắt chúng ta
Nhưng thôi cứ để họ ra họ vào
Không thì “cửa sắt” họ rào
Anh em đố có dám “vào” dám “ra”.
Rộng lớn như thể nước Nga
Người ta không cấm thò ra thụt vào
Nhỏ bé như thể nước Lào
Cũng không cấm chuyện thụt vào thò ra
Chỉ riêng có Việt Nam ta
Đâu đâu cũng cấm thò ra thụt vào.
***
CĂM PU CHIA
Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù 3 năm.
HOA KỲ
Chưa đi chưa biết Hoa Kỳ
Đi rồi mới thấy cái gì cũng bo
Không bo nó bảo rằng tồ
Bo rồi nó sướng nó rồ suốt đêm.
CALI
Chưa đi chưa biết Cali
Đi về mới biết cái gì cũng mê
Cali đi dễ khó về
Em đi sửa ngực chị về sửa mông .
*
Chưa đi chưa biết Ca Li
Ði rồi mới thấy cái gì cũng mê
Ca Li đi dễ khó về
Em đi bơm ngực, chị về bơm mông
Bolsa đất chật người đông
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.
*****
HẢI PHÒNG
Chưa đi chưa biết Hải Phòng
Đi về mới thấy bềnh bồng câu thơ
Hải Phòng toàn những chuyện rồ
Sông thì đem Lấp, còn Đồ đem Sơn.
ĐỒ SƠN
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già
Nhưng là đồ thật hơn là Đồ Sơn
*
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng cái lá đa
Đồ Sơn bằng cái bàn là Liên Xô
*
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ Sơn là của quốc gia
Đồ nhà là của ông bà ngoại cho.
*
Quê ông vốn ở Đồ Sơn
Mấy thằng nhăng cuội ví hơn ví bằng
Đồ Sơn trẻ đẹp ga lăng
Ngọt ngon con mắt, bằng trăm đồ nhà…
*
CÁT BÀ
Chưa đi chưa biết Cát Bà
Đi rồi mới biết càng già càng say.
***
SAIGON
Đi rồi mới biết mình còn rất ngu
Trong túi chẳng còn một xu
Thằng miệng ăn một thằng cu ăn mười
Sếp nhìn sếp tủm tỉm cười:
"Mày còn ngu một, tao mười lần hơn".
*
CỦ CHI
Chưa đi chưa biết Củ Chi
Các cô túm tụm: "Có gì ngon không?"
Cô em hướng dẫn má hồng:
Củ mì nong nóng, vừa ngon vừa bùi.
*
Hôm nay giải phóng Sài Gòn
Bà con phấn khởi lon ton ra đường
Có cô đang ngủ trên giường
Vội vàng tỉnh dậy, bị thường vào tay
Ô tô cấp cứu đến ngay
Ðưa vào bệnh viện ba ngày thì khoi...
VŨNG TÀU
Chưa đi chưa biết Vũng Tầu
Đi rồi có khác gì đâu vũng nhà
Vũng nhà khoan mãi chẳng ra
Vũng Tàu khoan phát dầu ra ầm ầm…
*
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết họ giàu hơn ta.
Sáng tắm biển, chiều mát xa
Có gà móng đỏ thả ra... đá liền.
*
Chưa đi không biết Vũng Tàu
Đi rồi mới thấy họ giàu hơn ta
Có tắm biển, có mát xa
Có gà công nghiệp đưa ra đá liền.
*
Chưa đi, chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn Tây
Đúng là họ thiếu vải may
Hai mảnh bé xíu làm vày, làm ao (váy, áo)
*
Hai hòn kẹp lấy Vũng Tàu
Khoan vào một lỗ thấy dầu trào lên
Mải mê hai ngọn ở trên
Mà quên ở dưới trào lên nhiều dầu.
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Muốn đi cho biết vũng nào nông sâu?
Đi rồi mới thấy phát rầu
Vũng Tàu có khác gì đâu vũng nhà
***
NHA TRANG
Chưa đi chứ biết Nha Trang
Đi rồi mới biết hắn sang hơn mình
Có tắm biển, có tắm sình( bùn )
Có hồ nho nhỏ cho mình tắm chim.
*
Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết họ sang hơn mình.
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Có cái hồ nho nhỏ cho mình rửa chân.
*
HÒN CHỒNG
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng
Đi rồi mới thấy Hòn Ông to đùng.
Hòn Ông là hòn của chung
Hòn chồng tuy nhỏ đồ dùng của em.
***
HUẾ THƯƠNG
Chưa đi chưa biết Huế Thương
Đi rồi cũng thấy Huế thường thường thôi
Huế Thương thích xuống nước chơi
Khách thương khách thích tơi bời hotel.
*
Chưa đi chưa biết Huế ơi
Đi rồi mới thấy lắm nơi huy hoàng
Kinh thành Hoàng Đế ngai vàng
Hương Giang xanh biếc lắm nàng sida.
*
Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ.
*
Chưa đi chưa biết sông Hương
Đi rồi mới biết càng thương sông nhà
Sông nhà có sẵn cầu phà
Nếu cần chèo chống thì ta có liền
QUẢNG ĐÀ
Chồng:
Anh đi công tác Quảng Đà
Máy bay giặc Mỹ bắn phà Sông Gianh
Chân tay anh vẫn nguyên lành
Chỉ riêng cần số tan tành khói mây
Vợ:
“Cần số” có hỏng hề chi
Miễn là còn lại “hai bi” là mừng
Khi về có bác sĩ Tùng
“Cần số” chắp lại là dùng được ngay
***
QUẢNG BÌNH
Chưa đi chưa biết Quảng Bình
Đi rồi mới thấy quê mình đẹp ghê
Phong Nha là động miễn chê
Mấy em tiếp thị sướng tê cả người.
*
ĐÈO NGANG
Chưa đi chưa biết Đèo Ngang
Đi rồi mới biết Đèo Ngang đang nghèo.
***
THỦ ĐÔ
Thủ đô choa đến lần đầu
Tới đây mới biết vui sầu làm sao
Người xe chen chúc ồn ào
Chỉ lo thần chết mời vào Văn Điên.
*
Chưa đi chưa biết Thủ đô
Đi rồi chẳng thấy khác đồ nhà đâu
Đồ nhà hơi xấu hơi sâu
Thủ đô "hàng dởm" còn lâu mới bằng.
***
PLEI KU (GIA LAI)
Anh đi công tác Pờ Lây
Ku dài dằng dặc biết ngày nào vê
Khi xong anh ghé Ban Mê
Thuột xong một cái là về với em.
***
BUÔN MÊ THUỘT (ĐẮC LẮC)
Anh đi công tác Buôn Mê
Thuột vào một lúc là về với em
Nôn lòng anh đợi ngày đêm
Ngày mai ta sẽ về bên đồ nhà
Hoan hô thị xã Buôn Ma
Thuột lên thành phố thật là sướng thay
Buồn cho thị xã Plei
Ku nằm ở đó biết ngày nào lên.
***
HẢI DƯƠNG
Chưa đi chưa biết Hải Dương
Đi rồi chẳng thấy biển thương đâu nào
Hải Dương toàn vụng với ao
Hai đồi nho nhỏ lạc vào là chơi.
*
CÔN SƠN
Chưa đi chưa biết Côn Sơn
Đi thì mới biết không hơn côn nhà
Côn nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là côn thịt hơn là côn sơn.
***
BẮC NINH
Chưa đi chưa biết Bắc Ninh
Đi rồi mới biết duyên mình lả lơi
Quan họ đứng quan họ ngồi
Quan họ trải chiếu xin mời tình tang.
THÁI BÌNH
Chưa đi chưa biết Thái Bình
Đi rồi mới thấy Thái mình chơi sang
Thái trắng động cái nước tràn
Thái Bình khoan mãi ra toàn khí trơ.
*
PHONG TRÀO CẦU (Thơ B.H.T)
Tỉnh ta có phong trào cầu
Lông phát triển mạnh, dẫn đầu thì chưa
Phần dầy nằm ở Vũ Thư
Mong mỏng Thái Thụy, lưa thưa Hưng Hà
Rối rít là thị xã nhà
Xoắn xa xoắn xuýt ấy là Kiến Xương
Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Đông Hưng
Nhu nhú thì đã, tưng bừng thì chưa."
QUẢNG NINH
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi rồi mới thấy cửa mình mở ra
Hàng gần cho tới hàng xa
Muốn mà xuất được phải qua cửa mình
Hàng thô cho tới hàng tinh
Cứ qua của mình phải xuất cho nhanh…
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi thì mới biết cửa mình mở ra
Hàng nội cứ thế tuôn ra,
Bao nhiêu hàng ngoại chui qua cửa mình
Hàng thô thì phải xuất trình
Hàng tinh thì cứ cửa mình chui qua
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi thì mới biết cửa mình mở ra
Hàng Tây, hàng Nhật, hàng Nga...
Ba thứ hàng ấy phải qua cửa mình.
HẠ LONG
Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới thấy toàn ong lượn lờ
Vách núi rêu mọc lơ thơ
Mới hay Trinh Nữ bây giờ còn dzin.
*
Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới biết nó… cong hơn mình.
*
Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới biết ê mông dài dài
CÔ TÔ
Chưa đi chưa biết Cô Tô (bể đông)
Đi về vợ hỏi: "cô tồ nhà hơn ?"
Cô Tô sóng đánh nát hòn
Cô tồ sóng lặng lắm hôm cũng phiền.
*
CỬA ÔNG
Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đi rồi mới thấy toàn mông với giò
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới thấy toàn giò với mông.
*
HẢI NINH
Chưa đi chưa biết Hải Ninh
Đi rồi mới biết cửa mình mở ra
Cửa mình mới mở năm qua
Ông to, ông nhỏ đều qua cửa mình.
*
HÒN GAI
Chưa đi chưa biết Hòn Gai
Đi rồi mới biết bằng hai hòn mình.
*
VÂN ĐỒN
Cô kia quê ở Vân Đồn,
Da cô thì trắng nhưng L cô đen
***
LAI CHÂU
Chưa đi chưa biết Lai Châu
Đi rồi mới thấy buồn rầu nhiều hơn
Rừng xanh ai cạo sạch trơn
Thái đen, Thái trắng chẳng hơn Thái Bình.
MƯỜNG TÈ
Anh theo đoàn đến bản Mường
Tè bên con suối thân thương nghĩa tình ...
... quân dân cá nước đất mình
Cùng nhau nhảy múa rập rình suốt đêm
Tấm lòng như chợt ấm thêm
Ngồi bên nói chuyện với em gái Hờ
Mông về mấy độ đợi chờ
Đến khi trời sáng mệt phờ người ra
Thời gian đến lúc chia xa
Trèo vội lên chiếc (com) măng-ca đi về
Về xuôi nhớ quá anh thề
Lần sau lại ghé đến quê đất Tè (Mường Tè).
Anh đi công tác bản Mường
Tè xong một cái lên đường về quê.
LÂM ĐỒNG
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như Đầm
Lông Đầm nói lái coi chừng
Lái qua lái lại Đôn Lầm như chơi!
*
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới thấy mênh mông hơn nhà
Lâm nhà tuy có hơi già
Nhưng mà lâm thật hơn là Lâm Đông
QUY NHƠN (BÌNH ĐỊNH)
Chưa đi chưa biết Quy Nhơn
Đi rồi mới thấy chẳng hơn quy nhà
Quy nhà hạn hán bao la
Quy Nhơn nước lũ tràn ra khắp đồng.
***
TRÀ VINH
Chưa đi chưa biết Trà Vinh
Đi rồi mới thấy trà mình vẫn hơn
Trà mình vừa ngọt vừa thơm
Trà Vinh đắng chát lại còn mốc meo?
***
CÀ MAU
Chưa đi chưa biết Cà Mau.
Đi rồi mới biết không đâu hơn nhà.
Cà nhà tuy có hơi già.
Nhưng mà cà chậm hơn là cà mau!
SÓC TRĂNG
Chưa đi chưa biết Sóc Trăng
Đi rồi mới thấy sóc hăng hơn mình
Sóc nhà tuy chẳng còn xinh
Nhưng mà sóc chậm chình ình suốt đêm.
***
BÀ ĐEN (TÂY NINH)
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!
***
HÒN RƠM (BÌNH THUẬN)
Chưa đi chưa biết Hòn Chông (bể đông)
Đi rồi mới thấy hòn chồng mình hơn
Thế mà nghe nói Hòn Rơm (Phan Thiết)
Cũng còn ăn đứt hòn bờm nhà ai.
***
Chưa đi chưa biết Hòn Rơm (Phan Thiết)
Đi rồi mới biết không hơn hòn nhà
Hòn Rơm xài via-gờ-ra (viagra)
Hòn nhà ngon hẳn hơn là Hòn Rơm
***
BÌNH DƯƠNG
Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi thì mới biết kỷ cương rất cần
Mát-xa rồi đến "mát gần"
Âm dương cách biệt 1 lần... cao su.
***
KIÊN GIANG
Chưa đi chưa biết Kiên Giang
Đi thì mới biết 2 hòn trống, mai (mái)
Vừa rồi chú trống đã toi
Chỉ còn em mái khó tòi được ga (gà).
***
SƠN LA
Chưa đi chưa biết Sơn La (Núi La)
Đi rồi mới biết Núi nhà vẫn hơn
Núi La toàn si li côn
Núi nhà đồ thật hút hồn các anh.
***
BẠC LIÊU
Chưa đi chưa biết Bạc Liêu
Đi rồi mới biết tiền tiêu không còn
Cũng như cái đất Sài Gòn
Đi rồi túi nhẵn chẳng còn một xu
Nghĩ ra lại thấy mình ngu
Mình ăn thì ít ...thằng cu ăn nhiều
***
CẦN THƠ
Chưa đi chưa biết Cần Thơ
Đi rồi mới thấy xác xơ thân hình
Vài vòng trao đổi nghĩa tình
Cần Thơ cực khỏe .....Cần mình ỉu xiu.
*
Chưa đi chưa biết Cần Thơ
Đi rồi mới thấy xác xơ thân già
Cần nhà vừa yếu vừa già
Cần thơ vừa khỏe hơn là cần câu (cẩu)
NINH KIỀU
Chưa đi chưa biết Ninh Kiều
Đi rồi mới biết "gái" nhiều hơn dân.
***
LONG AN
Long An trung dũng kiên cường
Toàn dân đánh giặc mượn xuồng không cho
Xuồng đây đâu phải xuồng kho
Không đi đánh giặc cứ lo... mượn xuồng.
***
NGHỆ AN
Chưa đi chưa biết Nghệ An
Đi rồi mới thấy nó vàng mắt ra
Nghệ nhà tuy có hơi già
Nhưng là nghệ thật hơn là Nghệ An
*
CỬA LÒ
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này
Khách ta, khách Nhật, khách Tây
Nếu mà đến đó nhét ngay Cửa Lò
*
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết to hơn cửa mình
Cửa mình phải về tận Vinh
Cửa Lò chỉ tốn 2 khìn xe ôm!
*
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết toàn giò với mông.
*
THANH CHƯƠNG
Chưa đi chưa biết Thanh Chương
Đi rồi mới biết toàn tương với cà.
*
TÂN KỲ
Chưa đi chưa biết Tân Kỳ
Đi rồi mới biết người lì hơn tru (trâu).
*
CU ĐƠ
Chưa ăn chưa biết cu đơ (kẹo cu đơ)
Ăn rồi mới biết nó đờ cu ra…
HÀ TĨNH
Chưa đi chưa biết Hà Tinh
Qua Voi làm tí là tình cơn mê (tỉnh)
Em teen cứ cười hê hê
Mặc cho các chú đâm lê vào lòn...g
***
ĐỒNG NAI
Chưa đi chưa biết Đồng Nai
Đi về mới biết thua ngay Đồng nhà
Đồng nhà tuy có hơi già
Nhưng là Đồng thật hơn là Đồng Nai.
***
LÀO CAI
Chưa đi chưa biết Lào Cai...
Đi rồi mới biết chẳng ai bằng mình...
Chưa đi chưa biết Thái Bình,
Đi rồi mới biết của mình dài ghê...
Chưa đi chưa biết Bến tre,
Đi rồi mới biết cái Ghe thế nào...
Chưa đi chưa biết Tân Trào,
Đi rồi mới biết lần nào nhiều hơn...
Chưa đi chưa biết Qui Nhơn,
Đi rồi mới biết quí hơn qui đầu...
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Đi rồi mới biết ra mau thế nào...
LẠNG SƠN
Chưa đi chưa biết Lạng Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn lạng nhà
Lạng nhà tuy cổ, tuy già
Nhưng dùng tiện lợi hơn là Lạng Sơn.
*
Chưa đi chưa biết Lạng Sơn,
Đi rồi mới biết như đờn đứt dây...
Chưa đi chưa biết Mỏ Cày
Đi rồi mới biết ở đây... tốn tiền,
Chưa đi chưa biết Điện Biên
Đi rồi mới biết lên tiên thật là...
Chưa đi chưa biết Sapa,
Đi rồi mới biết mát xa nhọc nhằn...
Chưa đi chưa biết Cao Bằng
Đi rồi mới biết càng hăng càng làm...
Chưa đi chưa biết Nghệ An,
Đi rồi mới biết "tham lam" ái tình
Chưa đi chưa biết Hòa Bình,
Đi rồi mới biết dân mình máu dê...
Chưa đi chưa biết Mạo Khê,
Đi rồi mới biết mau về Thủ Đô...
Ở đây có cái bờ hồ,
Ở đây tất thảy hò lơ... thiếu gì...
ĐIỆN BIÊN PHỦ
Về thăm chiến trận Điện Biên
Ngậm ngùi tiếc thuở tráng niên qua rồi
Ngày xưa kéo pháo băng đồi
Nay không kéo được qua đùi chị em.
***
PHÚ THỌ
Quê Hương thi sĩ Phú Thò
Chè xanh , cọ biếc , mập to trái chuồi ( chuối)
Lòng còn nhớ mãi cái buôi ( buổi)
Đầu làm phân bắc, chăn nuồi đàn bò
Cu Ba lông mượt giống to
Cách màng văn hoá đất tô lại càng...
TAM ĐẢO
Chưa đi chưa biết Tam Đao
Đi rồi chẳng có chỗ nào mà ngu (ngủ)
Một giường chất những hai cu (cụ)
Gối thì chẳng có lấy mu kê đầu (mũ).
***
TÂY NINH
Chưa đi chưa biết Tây Ninh
Đi rồi mới thấy cửa mình mở ra
Mở ra để đón hàng qua
Hàng nội hàng ngoại đều qua cửa mình
BẾN TRE
Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn ghe với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước chừa đầy tay (chứa).
***
CHỢ RỒNG (NAM ĐỊNH)
Chưa đi chưa biết chợ Rồng
Đi rồi mới thấy mênh mông hơn nhà
Chợ nhà bán cái thật thà
Chợ Rồng bán những lộn ba bốn Rồng
HÀ NAM
Chưa đi chưa biết Hà Nam (Sông Nam)
Đi rồi mới thấy nó ham thế này
Hà nhà động cái chuồn ngay
Hà Nam động cái lăn quay đứ đừ
***
Thi An (sưu tầm)
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment