Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 21 November 2016

PHÙNG CUNG=NỮ CA SĨ HÀ THANH=TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN

 


NGUYỄN ĐÌNH TOÀN * PHÙNG CUNG




Nguyễn Ðình Toàn:::
Thơ Phùng Cung




Tuy được in chung trong tuyển tập truyện ngắn, nhưng “Trăng Ngục” của Phùng Cung là một phần riêng biệt. Có thể coi “Trăng Ngục” như tập nhật ký trong tù của Phùng Cung. Một tập nhật ký không đề ngày tháng.

Những người từng bị ở tù cộng sản rồi, ở tù mà không biết vì sao, không xét xử, không án lệnh, không biết bao giờ được tha, sẽ hiểu rằng sau một năm, hai năm, và càng lâu hơn, người ta càng không còn để ý hay biết đến ngày tháng nữa. Người ta tồn tại chứ không còn sống nữa. Và tồn tại trong những điều kiện gần như không một con vật nào chịu đựng nổi chẳng hạn chỉ làm chứ không được ăn, đừng nói đến



những cái khác.

Dấu hiệu duy nhất để người ta biết chắc mình còn sống trong những ngày địa ngục ấy là người ta còn suy nghĩ được.
Thơ của Phùng Cung là những điều ông suy nghĩ trong những ngày như thế.
Những ngày như thế là một chuỗi trắng, một cái khuôn, hay dùng chữ của Ôn Như Hầu cái “lò cừ” [lò cừ nung nấu sự đời] không cần ghi dấu.

Trong bài “Vay Nóng”, Phùng Cung viết:

Ðất nước tôi
Triền miên bất hạnh
Tụi mặt dày - tay bẩn
Tim rắn - lời cừu
Văn hóa lớp hai
Ðiều hành cuộc sống
Tránh làm sao
Khỏi nát ngọc nhân quyền
Nhân danh một nạn nhân
Ðứng giữa mênh mông
Cùm lim - rào kẽm
Khản cổ - chìa tay
Khấn xin những quốc gia
Văn minh - từ thiện
Cho dân Việt Nam tôi
Vay nóng chút dân quyền


“Vay nóng”? Lâu lắm người ta mới được đọc, mới được nghe lại hai cái từ buồn bã đó. Vay nóng. Vay xổi. Vì cần thiết quá. Tự mình không còn biết kiếm ở đâu ra nữa. Vay cũng hàm ý là sẽ trả. Trông cậy vào đâu để trả chỉ có người vay biết.

Thật tàn nhẫn khi đọc những lời như thế, viết trong những hoàn cảnh như thế, mà người ta lại muốn nó phải hay, phải văn chương, phải có ý mới, hình tượng mới, ngôn ngữ mới...

Ðáng lẽ vấn đề chỉ nên được nêu ra là: làm thế nào con người có thể sống được, tồn tại được trong hoàn cảnh như thế?

Thơ cứu rỗi người ta chăng?
Trước mắt trẻ thơ, mỗi tinh cầu chỉ là chấm nhỏ
Càng tối đen càng nhìn rõ xa/xanh
Mắt phàm tục đăm đăm vương chút lệ
Chút lệ này xuất hành từ trí tuệ con người
Hỡi biển cả
Diện tuy rộng nhưng thiếu những giác quan cần thiết
Lòng tuy xanh - sâu
Xanh sâu đầy mặn chát
Bỏ mất mênh mông, chuốc lấy ồn ào
Tự thao túng - cái thói hư nộ cuồng sóng vỗ
Trống trải bơ vơ, chiều quả phụ
Bình minh vô vọng phương mờ
Ôi! Bao yên lặng thanh cao
Ðều chìm lặn trong thét gào man rợ
Thì nhắm mắt, bưng tai
Nhưng phải đâu khiếp sợ
Chỉ điếc đui vừa đủ, để làm ngơ
Ai cho phép ngươi tự dành phần hương hỏa nhỏ to
Một giọt nước
Vẫn tình nguyện tách đôi
Ðể cùng thấy rõ
Vậy dẫu vô cùng lớn lao gì đó
Ta chỉ yêu cầu phải hài hòa
Với vô cùng bé nhỏ mà thôi! 



Ðiều khiến người đọc rùng mình khiếp sợ tự hỏi, thế những người vợ, những đứa con, người ta đi công tác vài ba năm, có khi dăm bảy năm mới được phép về thăm nhà một lần/ để lại/ đâu/ không thấy nhà thơ nhắc đến nhỉ?

Tổ quốc, quê hương, ý nghĩa cuộc đời là những điều to lớn đã chiếm hết tâm trí người ta hay sự thực là người ta phải quên những điều nhỏ bé kia đi mới sống nổi?

Tổ quốc ư?
Ðây là những lời Phùng Cung nói với tổ quốc:
Tổ quốc kính yêu ơi
Văn hiến - thuần phong - mỹ tục
Phút chốc bàn tay cộng sản dập vùi
Ðịnh nghĩa - tên người
Tôi không nói được
Nếu bị dồn hỏi
Tôi chỉ có thể trả lời
Bằng hai hàng nước mắt
Tổ quốc kính yêu ơi!
Quê hương ư?


Ðây là những điều Phùng Cung nói với quê hương:

Quê hương ơi!
Ðường quan lầy nước mắt
Ðiệu sáo hết du dương
Mây chìm, gió ngủ
Chiều nắng da bò
Vẫn nhằm biên giới ưu tư
Rầu rầu đổ bộ
Sông sâu bặt tiếng gọi đò
Chim hãy giùm ta
Gọi cành xanh ngóc dậy
Quê hương thấy lại quê hương
Ý nghĩa cuộc đời ư?
Còn có gì quan trọng hơn sống, chết?


Phùng Cung nói về sống chết như sau:

Sống quá khó khăn
Chết chẳng dễ dàng
Ta phải sống
Vì ta còn phải chết
Ơi! Những cánh buồm xanh biếc
Ngược dòng ngân - lộng gió
Có phải đang đưa những oan hồn
Về bên Thượng Ðế chí nhân?


Thơ Phùng Cung là những gì được vắt ra từ trí não và tàn lực của một người, bị treo giữa đời sống và cái chết, hay nói như chính ông: “Sống quá khó khăn, chết chẳng dễ dàng”. Nó là những tiếng kêu thất thanh nhưng lại chỉ thốt ra trong yên lặng, bằng chữ viết. Những câu thơ người ta có thể phải trả giá bằng mạng sống. Và, quả thật ông đã trả giá bằng chính mạng sống của mình. Những câu thơ như vậy, chúng ta phải đọc thế nào cho phải đây?

Nguyễn Ðình Toàn

NỮ CA SĨ HÀ THANH ĐÃ VỀ CÕI VĨNH HẰNG


Ca sĩ Hà Thanh thời trẻ -

Ca sĩ Hà Thanh đã qua đời lúc 7g27 đêm 1-1 (giờ địa phương, tức sáng 2-1 giờ VN) tại TP Boston, tiểu bang Massachusetts (Mỹ) sau thời gian bị ung thư máu.


Boston, Massachusetts: Theo những tin tức vừa thông báo, ca sĩ Hà Thanh vừa từ trần hôm 1 tháng Giêng năm 2014 tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, hưởng thọ 74 tuổi.
Bà tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh tại huyện Hương Trà, Huế. Bà là nữ sinh trường Đồng Khánh, đã hát trong các chương trình Tiếng Nói Học Sinh của hai trường Quốc Học và Đồng Khánh, trên đài phát thanh Huế

 
Giữa thập niên 1950, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà đã đoạt giải nhất và một bài hát giúp bà đoạt giải là bài Dòng sông xanh (nghệ danh Hà Thanh xuất phát từ bản nhạc này).

Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó. Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh, trong các chương trình Đại nhạc hội… Bà rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như Hàng hàng lớp lớp, Chiều mưa biên giới… 
hathanh0101 
Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước đây, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh
Thành danh ở Huế, sau đó vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động nghệ thuật từ năm 1963, đến năm 1982 ca sĩ Hà Thanh sang Mỹ định cư theo diện đoàn tụ gia đình.
Tên tuổi của Hà Thanh gắn liền với rất nhiều ca khúc bất hủ của VN như Tiếng xưa, Đêm tàn Bến Ngự (Dương Thiệu Tước), Suối mơ, Bến xuân (Văn Cao), Đêm đông (Nguyễn Văn Thương), Hoa xuân (Phạm Duy), Em đến thăm anh một chiều mưa (Tô Vũ), Từ Đàm quê hương tôi (Văn Giảng), Khúc tình ca xứ Huế (Trần Đình Quân), Ai lên xứ hoa đào và Tà áo tím (Hoàng Nguyên), Cô nữ sinh Đồng Khánh (Thu Hồ)… 
Được biết, tại Boston những năm cuối đời, Hà Thanh chủ yếu hát nhạc Phật giáo, đã phát hành nhiều đĩa nhạc, đặc biệt là đĩa Phật ca Nhành dương cứu khổ .

BĂNG HUYỀN * VƯỢT BIỂN

Câu chuyện vượt biển

của một thuyền nhân là thương phế binh VNCH


Nghịch cảnh mà các thuyền nhân Việt Nam gánh chịu đã đánh thức lương tâm nhân loại mở lòng từ bi bác ái đón nhận người Việt vào định cư tại các miền đất Tự Do, An Bình và Thịnh Vượng.

Băng Huyền



Sau tháng 4 năm 1975 đã có cuộc đào thoát của hàng triệu người Việt bỏ quê hương ra đi bằng đường biển, đường bộ. Hàng trăm ngàn người đã tử nạn trên biển Đông, trong rừng sâu Campuchia, Thái Lan trên chặng đường vượt biên của mình. Họ đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng đến được bến bờ tự do. Họ đã phải đánh đổi với bao nỗi kinh hoàng bằng máu, nước mắt, và cả thân xác. Mỗi thuyền nhân nằm lại trên đường đi tìm tự do đã trở thành những thông điệp, những chứng tích cụ thể đầy đau thương của dân tộc Việt Nam kể từ biến cố tháng 4 cách nay 38 năm. Nghịch cảnh mà các thuyền nhân Việt Nam gánh chịu đã đánh thức lương tâm nhân loại mở lòng từ bi bác ái đón nhận người Việt vào định cư tại các miền đất Tự Do, An Bình và Thịnh Vượng.


Thương phế binh VNCH Nguyễn Văn Đức

Trong ký ức của thuyền nhân Nguyễn Văn Đức, một thương phế binh VNCH đã bị mất hết 2 chân trong một lần hành quân vì đạp phải mìn của quân thù, vẫn còn ghi đậm chuyến vượt biển ra đi. Hằng năm cứ đến tháng Tư, ông không khỏi bùi ngùi nhớ lại chuyến đi thập tử nhất sinh khi ông đưa vợ đang mang thai đứa con thứ hai, đứa con trai 2 tuổi và chính mình, cùng vợ chồng với 2 đứa con nhỏ của một người bán kem, lênh đênh trên chiếc xuồng chèo mong manh từ Cà Mau vượt đại đương đi tìm tự do. Ông không thể nào quên được những giây phút hiểm nguy, lênh đênh trên biển mười mấy ngày, và may mắn sống sót sau cuộc hải hành tử sinh sau khi gặp hải tặc 2 lần, bị bão to, sóng dữ… Cuối cùng trôi dạt đến Thái Lan, ở trại tị nạn Phanat Nikhom, Chonbury vào đầu năm 1980 khoảng 1 năm, trước khi đến định cư tại Hoa Kỳ năm 1981.


Rồi cũng trong tháng Tư hằng năm, những ký ức cũ như âm bản của một cuốn phim đã mất, lại trở về với ông, gợi lại cả một quãng đời. Ngày ấy, lúc tuổi xuân phơi phới, ông đã chính thức trở thành một tân binh của Sư đoàn 7 đóng quân ở Bình Đức, Mỹ Tho, vào tháng 12 năm 1971. Ký ức về những giờ phút khắc nghiệt luôn đối diện với tử sinh khi đi hành quân. Trong chiến tranh, chết chóc là điều không tránh khỏi, người chết đã là một lẽ, nhưng bi kịch mà ông cũng như bao đồng đội kém may mắn như ông đã gánh phải là mang phế tật suốt đời, bị bỏ lại bên lề cuộc đời sau khi chiến tranh chấm dứt, chất chồng những tháng năm tủi nhục của một người lính bại trận trước sự thù hằn của kẻ chiến thắng. Đó là những dấu ấn mà ông muốn quên, muốn bỏ lại sau lưng, nhưng cứ đến tháng 4, nó cứ gợi lại nỗi đau mà ông ngỡ chúng đã được vùi chôn tận đáy lòng.

Cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi
 
 Sinh ra và trưởng thành tại Cần Thơ, chàng nông dân Nguyễn Văn Đức lúc bấy giờ ngoài công việc đồng áng, giăng câu, còn có tài chơi đàn guitare phím lõm, sinh hoạt đờn ca tài tử ở thôn xóm quanh vùng. Cũng như bao thanh niên và bè bạn, là thanh niên sinh ra trong thời chiến, 18 tuổi với sức dài, vai rộng, ông đã sớm tham gia vào quân lực VNCH, để làm tròn nghĩa vụ với non sông.


Trong một cuộc hành quân vào tháng 12 năm 1973, ông giẫm phải mìn, nát hết hai chân. Khi tỉnh lại trong bệnh viện Ba Dã Chiến, ông biết mình không còn đôi chân nữa, khi đó ông chỉ muốn tìm đến cái chết. Do điều kiện y tế thiếu thốn trong thời chiến, bác sĩ đã cưa ngang chân ông, mà không nối lại những gân máu, khiến nỗi đau của vết thương cũ vẫn còn nguyên đó suốt bao năm qua, ông phải gánh chịu những cơn đau dai dẳng mỗi khi trái gió trở trời. Từ hồi qua Mỹ đến nay, ông thường xuyên nhập viện vì những cơn co giật do vết thương cũ tái phát, ông phải luôn dùng thuốc giảm đau liều cao trong suốt cuộc đời mình.


Ông Đức kể ông đã ở trong bệnh viện Ba Dã Chiến trong suốt thời gian bị cưa chân cho đến khi mất nước. Nếu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa còn, ông sẽ được chăm sóc và vào làng phế binh để sống đến cuối đời, nhưng tháng 4 năm 1975, ông và những đồng đội của mình đã bị xua ra khỏi bệnh viện đang nằm điều trị.
Ông Đức nói: “Ban đầu tôi đi xuống nhà người quen ở Cầu Đúc, Cái Sình, huyện Gò Quao, Chơn Thiện, tôi đi đánh lưới để kiếm sống qua ngày. Vì không còn đôi chân, hồi đầu cũng khó khăn khi đi đánh lưới, nhưng nhờ đã có kinh nghiệm trước đó, dần dần tôi cũng làm quen lại và thích nghi được khiếm khuyết của mình.”


Đến năm 1977 ông đã quen với người phụ nữ chịu thương chịu khó tại vùng quê này và ly chị làm vợ. Đến năm 1978, sau khi vợ sanh đứa con trai đầu lòng, ông không thể chịu mãi sự hà khắc, chèn ép của công an xã tại đây. Khi gặp ông, chúng luôn chỉ vào mặt ông, chửi ông là tàn dư Mỹ Ngụy, là ác ôn… Không thể nhịn nhục mãi, để tránh phiền hà cho vợ con mình, ông quyết định đưa gia đình xuống Cà Mau sinh sống. Vợ chồng và đứa con cùng sống trên chiếc ghe tam bản, ở sâu trong rừng tại Lô Rán. Ngày ngày ông tiếp tục đánh lưới, đem cá phơi khô, vài bữa đem ra chợ bán để mua gạo, mắm muối… đắp đổi qua ngày.

Nhưng ông thấy nếu mình cứ sống vậy, khi con lớn lên sẽ không có tương lai, nên đã quyết định vượt biên để vợ con đỡ khổ hơn. Ban đầu ông có ý định sẽ mua máy rồi gắn vô ghe mà đi, nên ông đã sửa sang lại chiếc ghe của mình. Trong một lần ra chợ bán cá, ông gặp một anh chàng cùng vợ con đi chiếc xuồng chèo cặp vào thuyền ông hỏi mua cá, vì cá còn dư chỉ để vợ chồng ông ăn, nên ông không bán, mà cho. Khi biết được anh ta là dân Mỹ Tho, nhớ cái tình của người dân vùng quê mà ông từng đóng quân tại đây, nên đã kêu vợ làm cơm đãi vợ chồng anh ta, rồi tặng thêm gạo cho họ. Trong lúc tà dư tửu hậu, anh ta cho biết anh đang trên đường đưa vợ con đi gặp ông cậu để vượt biên.


Ông Đức khuyên nếu chuyến đi bị bể thì hãy quay gặp ông, để ông tặng mấy trăm thước lưới, giúp anh ta ngụy trang là dân ở xa về đây đánh lưới, chứ không sẽ bị tụi công an xã, công an biên phòng biết là dân vượt biên, bắt bỏ tù. Sáng sớm hôm sau, anh ta quay lại gặp vợ chồng ông Đức, cho biết ông cậu đã cướp ghe người ta đi trước rồi, giờ anh đang bơ vơ.

Ông Đức tặng lưới cho anh ta, rồi dặn dò cách để tránh công an ra sao. Trong lúc thân tình, ông buột miệng cho biết vợ chồng ông chuẩn bị vượt biển. Anh ta năn nỉ cho đi theo, anh ta hứa nếu qua đến Mỹ, sẽ ở đợ trả ơn, rồi khoe có chị gái đang sống ở Texas. Thương tình, ông Đức đồng ý cho đi cùng, vì khi đó tình hình đang rối ren, anh ta là dân mới đến, không biết đánh lưới, ở đó thế nào cũng sẽ bị bắt. Thấy tình hình lúc đó công an bắt ráp người đi vượt biên khá căng thẳng, nên ông không kịp để đi lấy máy cho ghe. Vì biết kéo buồm, nên ông quyết định sẽ đi bằng buồm và đi sớm hơn dự định.

Chuyến đi định mệnh đi tìm sự sống và tự do
Ông Đức nhớ lại: “Hồi đầu tôi định tất cả mọi người sẽ đi bằng ghe của tôi, vì tôi đã đóng khoang bên dưới chắc chắn rồi, còn xuồng của anh chàng kia là chiếc thuyền mong manh. Nhưng mới đi ra khỏi cửa sông, thì gặp phải dàn đáy, sóng biển đập mạnh, hai ghe sẽ đụng vào nhau vỡ ra, chìm hết cả hai. Khi đó trong ghe của tôi còn mấy trăm thước lưới, đồ đạc nhiều, không kịp giục đi, tôi chỉ kịp cho vợ con và mình cùng một ít đồ nhảy qua ghe của anh chàng kia để chèo đi. Vì xuồng chèo của anh ta quá nhỏ, sóng to, nếu chở nặng sẽ chìm ghe, mọi người cứ phải giục bớt đồ đi.”

Ông Đức đã chống cây sào, căng buồm lên là cái võng hồi đi lính để làm buồm. Đi được một ngày yên lành thì đến sáng hôm sau gặp ngay một trận bão khá mạnh, gió to sóng cả và biển trở nên dữ dằn. Không thể giữ vững hướng cho con xuồng bé bỏng nên nó bị thổi dạt về phương Bắc. Tình trạng của mọi người trên xuồng hoàn toàn vô vọng, chiếc xuồng trôi dạt không biết đi đâu, hoàn toàn mất phương hướng, mọi người cứ nằm lênh đênh 3 ngày trên biển, tất cả từ lớn đến nhỏ thoi thóp không còn biết gì. Sóng biển đưa xuồng vô, rồi lại đưa ra, cứ thế dập dềnh.


Đi đến ngày thứ ba, gió chướng đưa xuồng lại về hướng vịnh Thái Lan, khi đó, ông Đức kéo buồm lên đi tiếp, chiều đó gặp 1 tàu công an biên phòng, ông Đức nhớ lại:

“Có năm anh chàng công an trên tàu đó, hỏi chúng tôi đi đâu, tôi khai đi Năm Căn đánh cá, gió bão đưa xuồng ra đây mấy ngày, giờ không đưa xuồng vô được. Họ nói nếu muốn họ kéo vô, thì phải ở tù 6 tháng. Anh chàng công an nhìn hiền lành hình như Trời khiến cho nói, bảo với chúng tôi, “mấy người đi đi, biết đâu đi thì sống, còn không thì phải vào tù ngồi”, anh ta còn chỉ cho tôi cứ theo hướng mũi tàu mà đi thì sẽ đến Thái Lan. Anh ta còn đùa rằng khi tới bển nhớ gửi thơ về cho biết nha, rồi cho chúng tôi mấy ca nước. Thế là tôi tiếp tục kéo buồm cho tàu đi tiếp, và cứ canh theo mũi tàu, canh gió chướng, gió nồm mà đi.”

Đêm đó cơn bão lại tới, ông Đức tiếp tục điều khiển cho chiếc xuồng đi trên sóng bạc đầu, lái bằng tay lái đằng sau của xuồng. Chiếc xuồng bé bỏng nhô lên cao rồi bị thả xuống liên hồi, rất may là nó còn vững chắc nên không tan ra thành mảnh vụn. Đi mấy ngày sau, mới hết bão. Mọi người bèn chặt cây dầm ra, đốt lửa lên rang gạo để ăn cầm hơi., tất cả đều khát nước.

Khi đó tinh thần mọi người hoàn toàn suy nhược chỉ còn trông mong bàn tay cứu nạn của Đức Phật hay Thượng Đế. Chỉ mong được một tàu buôn ngoại quốc thương tình cứu vớt, còn nếu không may thì đành bỏ mạng trên biển.


Ông Đức cất giọng đều đều kể: “Khi đang tuyệt vọng, chúng tôi gặp một tàu của hải tặc Thái Lan, họ xét xuồng, không tìm thấy gì, nên ra hiệu cho đi, họ có cho chúng tôi một ít cơm và nước. Đi thêm mấy ngày, chúng tôi lại gặp 1 tàu Thái Lan khác, họ bắt vợ tôi và vợ anh chàng kia lên tàu, vợ tôi khi đó đang có bầu, nên không bị làm nhục, còn vợ anh kia thì tôi không biết ra sao.

Chúng buộc chiếc xuồng của chúng tôi vào sợi dây, rồi kéo ra xa. Sáng hôm sau, chúng thả hai người phụ nữ ra, rồi chỉ hướng cho đi. Tối hôm đó xuồng chúng tôi đang đi, tôi nhìn thấy xa xa có ánh đèn là 2 chiếc tàu dầu rất to đang chạy song song về hướng xuồng chèo chở chúng tôi, trời thì tối đen, tôi nghĩ thôi tới số chết hết rồi. May sao còn một cây diêm quẹt tôi lận trong lưng quần, còn 1 chút dầu hôi, tôi bỏ vô bao bố đựng gạo, quẹt lên, may là nó cháy, tôi buộc nó vào cây cột tay lái quơ quơ lên. Chiếc tàu từ xa nhìn thấy, đã quay ngang tàu, để né xuồng chèo của chúng tôi, gần nửa tiếng sau dư âm của màn sóng do tài dầu để lại khiến chiếc xuồng vẫn còn dập dềnh quay như chong chóng.”


Chiếc xuồng lại đi được thêm hai ngày, thì gặp chiếc thuyền của hải tặc từng bắt 2 người phụ nữ lên tàu đã kéo chiếc xuồng của ông Đức một đoạn, rồi chỉ đường cho ông đưa mọi người vào ngay bờ biển Thái Lan.

Bến bờ tự do
 
Ông Đức nói: “Sau nhiều ngày trên chiếc xuồng vốn được đóng để đi sông, mà chúng tôi sống sót như thế thì quả là quá may mắn, bởi có rất nhiều câu chuyện bi thảm của những thuyền nhân kém may mắn khi phó thác số phận mình trên những chiếc thuyền mong manh để vượt trùng dương, hầu như thường xuyên luôn gặp nạn. Vì nếu có khoảng một triệu người may mắn đến được những nơi muốn đến, thì cũng chừng ấy số người đã vĩnh viễn ở lại dưới lòng đại dương.”

Qua suốt câu chuyện tâm tình của mình, ông không hề than van, chẳng hề tiếc nuối về những nghịch cảnh mà mình gặp phải trong cuộc đời. Việc “phụ bạc” của anh chàng cùng đi trên chiếc xuồng mong manh, khi lên đến trại tị nạn Thái Lan, anh ta đã trở mặt, phủ nhận công của ông và tự nhận hết về mình. Hay chuyện vợ chồng ông sau vài năm định cư ở Mỹ đã không còn tiếp tục “ăn đời ở kiếp” với nhau. Chuyện khó khăn về những trở ngại trong ngôn ngữ nơi xứ người, cùng những cơn đau do thương tật hành hạ… Ông xem mọi sự đến với cuộc đời mình như là sự đưa đẩy của số phận.

Việc kể lại câu chuyện vượt biển, ông nói không phải để ông gợi lại những hận thù với những kẻ khiến ông phải đưa gia đình chạy khỏi Việt Nam, mà chỉ muốn lưu lại một câu chuyện trong muôn vàn câu chuyện vượt biển khác của thuyền nhân Việt Nam. Để con cháu của ông và những bạn trẻ gốc Việt sinh ra tại Hoa Kỳ hiểu hơn những đau thương của thuyền nhân Việt Nam. Để các bạn trẻ biết trân quý những gì mà các bạn đang được hưởng tại vùng đất tự do này.

Ông Đức bùi ngùi nói: “Để các em hiểu rõ hơn về nguồn cội, và mong rằng các em sẽ không bao giờ chối bỏ cội nguồn, mà hãy tiếp bước những việc làm mà ông, cha còn dang dở, góp phần giúp quê hương Việt Nam sớm có tự do dân chủ, giúp đồng bào trong nước có được “Tự do”, là những điều mà ông bà, cha mẹ của các em đã đánh đổi khi đi trên con đường chết, để tìm đường sống cho các em. Mong sao đất nước mình sớm không còn cộng sản, để tôi có thể trở về thăm lại quê hương, nơi mà tôi đã ra đi từ đó đến nay chưa một lần quay lại.” (B.H)

Băng Huyền

HÀ CẨM TÂM *MAI THẢO VƯỢT BIÊN

HÀ CẨM TÂM
Mai Thảo,
Vượt Biên Pulau Besar Mã Lai
Và Từ Đó ...
Sau 12 ngày đêm giông tố bão bùng, tấp vô bao nhiêu bến bấy nhiêu bờ, cảnh sát Mã Lai cho xăng dầu rồi đuổi ra khơi, trời tối mịt mờ, sóng xô đầu bạc cao vút ầm vang. Chiếc tàu nhỏ xíu như chiếc là chòng chành giữa lòng chảo khổng lồ
Có ngày yên ả như mặt nước hồ thu, sóng lăn tăn tấu khúc trữ tình, những gam biêng biếc chập chùng sắc biến.  Có đêm trắng phau màu tuyết Alaska. Anh Mai Thảo dưới hầm tàu chui lên xẹt lửa bập bặp điếu thuốc Vàm Cỏ. Mặt không vui không buồn, tóc dựng đứng, nhìn trời rồi ngó biển.  Tôi lấy cây viết nguyên tử ngòi bi hí hoáy tốc hoạ anh trên tờ giấy bạc Việt Nam Cọng Hoà.

Biển lại nổi điên. Anh Văn Phụng đứng ngả nghiêng lần hạt chuỗi, miệng lép nhép kêu thủ vương thương xót.  Tất cả nhào xuống hầm đậy nắp kín mít .... Sóng ùa vào hầm như thác Niagarra. Mọi người thi nhau ói mửa đến mật xanh. Tất cả nằm chờ chết.
Cuối cùng rồi cùng đập phá tàu cho bể tan tành để tấp vào một hòn đảo nhỏ của miền Tây Mã Lai tên là: PULAU BESAR, thuộc tỉnh TRENNGANU
Trên đảo chỉ loe hoe vài chục thanh niên đen dúa đang bắt cá trong con lạch nhỏ. Mừng rỡ chuyện trò. Vô rừng đốn cây làm trại ở, theo dân đánh cá ra khơi kiếm thức ăn. Thấm thoát ba bốn tháng, thuyền Việt Nam tấp vào đảo vô số. Số người vượt biển đã hơn 400 người.

Trên chiếc tàu MT 802 đâu ngờ có Mai Thảo, Văn Phụng, Châu Hà, Quyên Di, cô ca sĩ gì quên tên, kịch sĩ Ngọc Phu, và rất nhiều văn nghệ sĩ khác. Tin tức đi thật nhanh. Cứ hai tuần một là có một ông cha đến phát thư. Anh Mai Thảo và tôi là hai người được thư và tiền nhiều nhất (money orders). Có lẽ nhơ tôi vẽ cảnh trại tỵ nạn PUlau Besar Trennganu West Malaysia gửi qua Nguyễn Hoàng Đoan làm bìa tờ Hồn Việt nên địa chỉ và tên của các văn nghệ sĩ được bạn bè biết và gửi tiền tiếp tế.
Dài theo bờ biển là cả một bảo tàng viện của những con tàu lớn nhỏ bể tan tành nằm trơ xương trên cát. Đẹp và xúc động tột cùng. Chiếc tàu chỏ còn một mắt lú lên cát trừng trừng nhìn sóng vỗ.
Lúc ở Saigon trước 1975, Mai Thảo là người được rất nhiều người không ưa, trong giới nghệ sĩ cũng như giới không nghệ sĩ.  Kể ra tôi cũng không có cảm tình với Mai Thảo. Vũ Khắc Khoan, Phạm Huấn, Mai Thảo, Phạm Đình Chương là vua "Đêm Màu Hồng" và các dancing.  Mai Thảo độc thân, lúc nào cũng chễm chệ ở La Pagode, Continental, Brodard, Grival đường Tự Do.
Những ngày ở trại Pulau Besar tôi mới có dịp giao du, nhậu nhẹt, và tán gẫu với Mai Thảo. Tài hoa và hiền hậu. Mai Thảo không bao giờ dùng chữ nghĩa  để đả phá, hạ nhục người khác. Đến quán nhậu anh ăn rất ít nhưng kêu thức ăn rất  nhiều rồi bỏ đó. Tôi hỏi sao kêu nhiều mà chả ăn gì cả. Anh ôn tồn: Chỗ người ta bán thức ăn thì phải mua thức ăn. Cá đám la cà đây nhậu suốt đêm mà chả ăn gì cả à !  Cho người ta sống với chứ !  Anh là người tử tế. Biết bao kỷ niệm chung sống với anh suốt 8 tháng ở Pulau Besar.
Khi qua Mỹ đầu tiên Mai Thảo về Seattle làm báo với Thanh Nam. Tôi đến Mỹ sau anh mấy tháng ở tiểu bang Pensylvania và moved về Washington State theo lời rủ rê của Thanh Nam, Vũ Đức Vinh, và Mai Thảo ... Rồi lại moved về California, cũng Mai Thảo rủ rê ... và đi lang thang gần hết nước Hoa Kỳ.
Đã 10 năm anh Mai Thảo ra đi. Còn biết nói chi ngoài hai chữ Nhớ Thương. Anh thường nói với các bạn bè thân: Các "toa" lấy vợ để làm khổ người ta và làm khổ mình. "Moa" chả bao giờ lấy vợ. Anh nói và anh làm đúng như lời anh nói.
Anh không phải là người ham tiền.  Có một ông nhà giàu muốn mua cái manchette báo Văn 50 ngàn dollars vào những năm Mai Thảo làm chủ bút.  Anh nói KHÔNG và cuối đời giao Văn cho một người bạn văn nghệ.
Có lần trong một qúan ở miền Nam Cali ai cũng khen một ông đại nhạc sĩ già tuổi 80 mà vẫn khoẻ và làm tình như tuổi thanh niên, bồ bịch lung tung và luôn luôn cường tráng. Mai Thảo nói: Đó là đồ qủy.
Mai Thảo là thế đó. Dễ ghét mà rất dễ thương.  Có khi anh như một trẻ thơ, nói những lời thật ngây thơ và có khi rất e lệ khi trò chuyện với phái nữ.
Tóm tắt: Mai Thảo tài hoa và qúa dễ thương. Phần đông các bà các cô có yêu anh chút chút. Why not.
Hà Cẩm Tâm
Mùa Đông 2007

hoạ sĩ Hà Cẩm Tâm và tượng nhà thơ Mai Thảo

Thursday, January 2, 2014


THỰC PHẨM VIỆT NAM

 SÁU MÓN ĐỘC
 
Sò huyết tái

image

Sò huyết được coi là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Thế nhưng bên trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Đặc biệt khi sò huyết được nướng hay luộc qua loa thì không thể diệt được các vi khuẩn gây bệnh. Lời khuyên tốt nhất bạn nên tìm nên những quán ăn uy tín để tránh được những mối lo về an toàn thực phẩm.

Gỏi cá



image


Gỏi cá- món ăn được yêu thích bởi sự tươi ngon và tròn vị lại chứa đựng những nguy cơ về bệnh sán rất nguy hiểm. Những người có thói quen ăn cá không nấu kỹ (đặc biệt là gỏi cá) rất dễ bị lây truyền các bệnh từ cá như sán lá ruột nhỏ, sán lá gan... Cá đã chế biến làm gỏi xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống. 13 loại lá hay dùng ăn gỏi cũng được xay ra xét nghiệm thì 93% ấu trùng vẫn còn sống sau 4 giờ.

Hào sống



image


Đây là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu và có lợi cho chu trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán.
Nếu hào được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hào sống.


image

Theo Cơ Quan Dược và Thực phẩm Mỹ thì hào là một trong những loại thực phẩm gây ra nguy cơ đột quỵ cao. Trong hào sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.


Tiết canh



image


Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: mỗi chén tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Chưa kể, nếu động vật bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội. Mặt khác, khi cắt tiết, những vi khuẩn dính trong lông, da của con vật có thể trôi vào trong máu rồi truyền bệnh cho người ăn.

image


Vài năm gần đây nhiều bệnh nhân đã tử vong do mắc liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng lợn hoặc thịt lợn chết vì nhiễm liên cầu (dịch bệnh lợn tai xanh). Khi một người bị nhiễm liên cầu lợn, diễn biến bệnh có thể xảy ra rất nhanh. Chỉ sau khoảng 12 giờ sử dụng tiết canh, lòng lợn cơ thể có các triệu chứng: sốt, rét run, da nổi ban, sau đó người bệnh lơ mơ, li bì, hôn mê, sốc, tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da….và nguy cơ tử vong là rất cao.


Bò tái



image


Ngày nay rất nhiều người ưa chuộng món thịt bò nhúng, tái mà không biết rằng bệnh sán dây bò cũng bắt nguồn từ những món ăn này. Loài sán này rất nguy hiểm, có thể sống trong cơ thể người 50 - 60 năm ở trong ruột, trong cơ, não, mắt...
Ngoài ra cũng phải kể đến sán lá gán lớn, ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu... và gây bệnh ở người. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan lớn từ 31 đến 98%.



Nem chua



image


Nem chua là một trong những món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi mùi vị đặc biệt của nó. Nem chua được làm từ thịt lợn sống, trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được. Tuy nhiên, vì là món ăn làm từ thịt lợn, lại không qua chế biến chín nên nem chua có thể bị lây nhiễm liên cầu lợn.
Theo Bộ Y tế, triệu chứng khi bị nhiễm liên cầu lợn là sốt cao, nhiều khi kèm theo rét run, mệt, đau mỏi người, đau đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê... và có thể dẫn tới tử vong.




THƠ NGUYỄN KHÔI

 
   *XUÂN SƠN LA
  Sơn La xuân ở dài hơn
Tháng tư còn trắng hoa Ban trên rừng
  Mà đây nắng hạ chói bừng
Chiềng Khương hoa Gạo đổ lừng bến sông
                Biên giới Việt- Lào 4-1963
       * ĐÊM CHÂU MỘC
Đêm Châu Mộc lần đầu nghe Nai "tác"
Dân đốt nương Núi cháy xém vầng trăng
Mới hay cuộc sống còn đói khát
Đốt cả đất trời kiếm miếng ăn ? !
                 Mộc Châu 15-4-1963
      *  LAI CHÂU
Vòng xoè nghiêng bóng núi
Măng đắng và tắm truồng
Vó ngựa say ngất ngưởng
Gửi hồn ở Tam Đường.
             Lai Châu 1974
     * GỬI NẬM BẠC
"Gái Nậm Bạc khạc chẳng ra"
                 *
  Nàng về Nậm Bạc cùng ai
Để trăng để gió để ngoài bãi sông
  Nhớ thương như chiếc thuyền bồng
Loi thoi vượt lũ Mê Kông tìm nàng
                 Lào 1993
         *TRƯA RỪNG ẤY
Trưa rừng ấy cùng em nằm yên ả
Mây trời xanh cây lá cả ngàn xanh
Chỉ có nắng ở trên lưng ngọ nguậy
Con Ong vàng ve vẩy mắt long lanh
                   Sơn La 1972
   *     RƯỢU  BẮC HÀ
Rượu Bắc Hà ấm lòng ngày giá rét
Tình người H'mông đến chết vẫn còn say
Hoa Mận nở bắc cầu sang đón Tết
Vó ngựa giòn "cướp vợ" nẻo đèo mây.
                   Lào Cai 1995
  
  * BUÔN  MA THUỘT (1)
Tháng giêng bụi mù trời
Tháng giêng buồn một thuở
Thèm một hạt mưa rơi
Thấm ướt lời than thở.
---(1)  : Ở Dăk lăk sau 1975 truyền tụng câu " Ban mê thuật = bụi mù trời, buồn muôn thuở..."
sau Đại tứơng Võ Nguyên Giáp- lúc đi làm công tác "đặt vòng" vào đây đã sửa là "bốn mùa xanh",
chứng tỏ Người có tầm nhìn : phải biến "Bazan khát" thành "Tây nguyên xanh"...
  *NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN
Những bia mộ không tên- chiến sĩ vô danh
Người đã thăng Quân hàm cho các Tướng
Máu đã đổ không có bao giờ uổng
Cho đất trời Quảng Trị nhuốm màu xanh
                            2000
  * NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
Bom mìn chưa rà hết
Trẻ đẻ ra tật nguyền
Đối phương thù "cấm vận"
Một mình gánh tai ương.
                 1985
     *  MỘT
Một tiếng tơ lòng. Một bóng mơ
Một lời thủ thỉ. Một câu thơ
Một trời xa cách. Một thời nhớ
Một nỗi tư tình. Một vẩn vơ...
     Hà Nội ,đêm đông 20-12-2013
               Nguyễn Khôi

LỜI TỐNG BIỆT
   ( Họa thơ Văn Quang)
     Tặng : Thế Phong
            ======
"Tống Biệt Hành" xưa chẳng còn ai 
Nay "Lời tiễn biệt" suốt đêm dài
Tống tiễn hôm nay là hủy diệt
Tình đời bạc bẽo thế cả thôi.
*
Mắt đã mờ đau, cực đã thừa
Tình yêu đã chết nhớ chi xưa
70 năm trải mùi dâu bể
Còn gì đâu nữa để đón đưa ?
*
Đất nước chia đôi "hợp" chửa đầy
Lòng người đôi ngả mãi hôm nay
Ngày mai xa ngái...em xa mãi
Một mình độc ẩm chén chua cay.
*
Tứ tán người đi mọi ngả đời
đều là ảo vọng vậy cả thôi
Ta về bó gối trong chiều tối
Vọng em đếm lá mãi phương trời.
*
Thôi, chẳng hẹn chờ chi nữa em
Còn chút tình thơ tựa bên thềm
Trái tim hóa đá...lơ mơ mộng
Để hồn thơ thẩn lạc trong đêm.
             Hà Nội 23-12-2013

                Nguyễn Khôi

NGHIÊU MINH * LAN MAN NĂM MỚI


 
 
 
LAN MAN NĂM MỚI
Em là nhân, tôi là quả
Hai đứa trả lại trả qua
Nếu trăm năm sau còn đọa
Lại cùng nợ gần nợ xa
Em là căn, tôi là nghiệp
Tôi nhà sư, em bà sơ
Hai đứa từ bi tiền kiếp
Nên ầu ơ tới bây giờ!
Tôi ở ruộng, em trên núi
Tám tuổi còn truồng tắm mưa
Hai đứa cũng từ hạt bụi
Luân hồi làm bạn đong đưa
Giờ tôi quản gia, em hoàng gia
Hai đứa gom mây làm hoa
Tặng nhau gió chiều tịch cốc
Chờ trăng lên đón về nhà
NGHIÊU MINH




THƠ SONG NGỮ* THANH THANH-SONG NHỊ

TỪ ĐÂY

 

Anh đứng đây trông về nơi em

qua một phía trời có mây và nắng

nắng trải rất mềm hàng cây đứng lặng

mây xõa lưng chừng anh ngẩn ngơ thêm

 

Anh đứng đây trông về nơi em

qua những lớp dày kẽm gai tường đá

có những cảnh đời rất quen mà lạ

lập lại từng ngày sáng tối chiều trưa

 

Anh đứng nơi đây trông về phố xưa

cách một quãng đường vài trăm cây số

kỷ niệm ngày nào rất nhiều để nhớ

như nhớ thương em nhớ mấy cho vừa

 

Anh đứng hôm nay trông về hôm qua

vượt mấy thời gian xô về dĩ vãng

có một rừng thơ một trời sao sáng

em đưa xuân về mấy độ hương hoa

 

Anh đứng hôm nay trông về hôm qua

non nước lênh đênh phận người dâu bể

thương quá từng đêm phòng khuê đơn lẻ

xin hẹn nhau ngày tàn cuộc phong ba

 

Anh đứng hôm nay trông về ngày mai

mộng ước mai sau mộng ước thật dài

hạnh phúc, quê hương, tình yêu, cuộc sống

còn đấy rất nhiều dự tính tương lai.

 

                                         Xuân Lộc 8-1981

                                             SONG NHỊ
 
 
FROM THIS

 

I  stand here  and  look at your residing place
Through a full-of-clouds-and-sunshine space.
Quiet are lines of trees and mild the sun spread;
Half-way clouds hang down and more moved I get.

 

I stand here and gaze upon the zone you abide
Over barbed wires and stony walls that divide.
Quite a lot of life sights very familiar but unusual
Occur every morning and evening repeatedly dual.

 

I stand here and observe our dear former abode
Some hundreds of kilometers hence apart a road.
Memories of those days are numerous to treasure
And countless to miss and love you to my pleasure.

 

I stand here today to look back on the ancient times
Reaching to bygone dates, rushing to old climes.
A universe of muse, a sky of starlight you did bring
Perfumes and flowers manifold the spirit of spring.

 

I stand here today to think of the past and hate
The vicissitudes as our country and people’s fate.
What a pity lonely you are spending every night!
I promise to reunite with you when ends this plight.

 

I stand here today to look forward to tomorrow
Nurturing dreams about our future free from sorrow.
There are our Happiness, Motherland, Love, Life,
And for hereafter so many plans, so much to strive.

 

                                                        Xuan Loc, August 1981

                       Translation by THANH-THANH



 
 
 

VẠN LÝ TRƯỜNG KHÔNG * KHUC THƯƠNG CA

Khúc Thương Ca của người Vượt Biển (phần 1)

vuotbien 05
vuotbien 05


 KHUC THƯƠNG CA CỦA NGƯỜI VƯỢT BIỂN

Vạn Lý Trường Không

Từng đoàn người kéo nhau ra đi,
biển cả mênh mông chẳng ngại gì,
súng đạn, nhà tù không nãn chí,
từng đoàn người kéo nhau ra đi.
Từng đoàn người dắt nhau ra đi,
rừng thẳm âm u có sá chi,
thú dữ, hùm beo cùng rắn độc,
từng đoàn người dắt nhau ra đi …
Từng đoàn người kéo nhau đi đâu?
quê ta xưa nổi tiếng đẹp giàu,
sao chẳng ở khi hòa bình đến,
từng đoàn người kéo nhau đi đâu?
Từng đoàn người dắt nhau đi đâu?
hiểm nguy, tù ngục chẳng cơ cầu,
tiết trinh, mạng sống xem như bỏ,
từng đoàn người dắt nhau đi đâu?…
Nhang khói trên bờ ai khóc đây?
khóc cho người bỏ nước ra đi,
mạng sống treo trên đầu sợi tóc,
tự do, độc lập nghĩa là chi?!
Nhang khói trên bờ ai khóc ai?
bao nhiêu thiếu nữ với chàng trai,
đại dương nấm mộ, sâu thăm thẳm,
tựa cữa chiều nay mẹ thở dài!…
Có những cụ già tóc bạc phơ,
run run tay gậy chống lên bờ,
cánh bườm lộng gió đưa chân cụ,
rán sống cụ ơi! Cụ rán chờ.
Em bé ngây thơ ôm vú mẹ,
hau hau da thịt đỏ như son,
em cũng ra đi tìm đất sống,
hỏi chăng em đã mất hay còn…
Những cô thiếu nữ hây hây má,
bụi hồng chưa kín nét đau thương,
vững bước lên đường theo tiếng gọi,
nhẹ nợ đời, nặng gánh quê hương.
Những cô thiếu nữ ngây thơ ấy,
quần xăn lên ống thấp ống cao,
chẳng kể tiết trinh cùng sinh tử,
cứ xông lên như nữ anh hào…
Thanh niên tuổi trẻ chí hiên ngang,
Thái Bình Dương xem tựa tất gang,
bẻ lái con tàu tìm đất sống,
tử sinh vinh nhục cũng không màng.
Thanh niên rường cột của quê hương,
xếp bút nghiên lại phải lên đường,
dẫu cho dẫn đến phương vô định,
còn hơn sống nhục với tai ương…
(còn tiếp)
Vạn Lý Trường Không


THANH NAM * THƯ XUÂN ĐẤT KHÁCH


tr-ao-dai-7

 THƯ XUÂN ĐẤT KHÁCH
Thanh Nam


Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
Mới hay năm tháng đã thay mùa
Ra đi từ thuở làm ly khách
Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
Trôi giạt từ đông sang cõi bắc
Hành trình trơ một gánh ưu tư
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữ sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bời
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa .
Ơi hỡi quê hương, bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư
Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài Một Tháng Tư !
Chấp nhận hai đời trong một kiếp
Đành cho giông bão phũ phàng đưa
Đầu thai lần nữa trên trần thế
Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ
Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Học làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do !
Bằng hữu qua đây dăm bẩy kẻ
Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
Đứa nằm yên phận vui êm ấm
Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa .
Mây nước có phen còn hội ngộ
Thâm tình viễn xứ lại như xa
Xuân này đón tuổi gần năm chục
Đối bóng mình ta say với ta .
Seattle, mùa xuân 1977 .

NGUYỄN HÙNG * PHAN VĂN DẬT


Phan Văn Dật

Phan Văn Dật không chỉ có Diễm Dương Trang.



Hợp tuyển “Tác phẩm được giải thưởng Tự lực văn đoàn” (Nhà xuất bản Văn học - 2001) do nhóm tác giả Bích Thu, Lưu Khánh Thơ, Thuỷ Liên sưu tầm giới thiệu chỉ có mấy dòng vắn tắt về tác giả tiểu thuyết “Diễm Dương Trang” như sau: “Tiểu thuyết của Phan Văn Dật, giải thưởng năm 1935. Hiện chưa rõ về tác giả”. Đây là một thiếu sơt đáng tiếc ở một hợp tuyển được sưu tầm và biên sạon khá công phu, vì đương thời Phan Văn Dật là một người có ít nhiều danh tiếng trên văn đàn và đã được Hoài Thanh - Hoài Chân chọn đưa vào “Thi nhân Việt Nam” hồi nữa đầu thế kỷ trước.

  Phan Văn Dật sinh ngày 18-8-1907 tại phủ An Thường công chúa ở xóm Xuân An làng Phú Xuân (nay là phường Vĩnh Ninh - Huế). Chánh quán làng Đạo Đầu xã Triệu Trung huyện Triệu Phong Tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là Thị độc đại học sĩ Phan Văn Dư, cháu nội của cụ Phan Văn Thuý - một bộ tướng của Nguyễn Ánh có nhiều công trạng trong quá trình lật đổ Tây Sơn lập nên Triều Nguyễn, sau này được thăng đến chức Đô thông hậu quân.

Xuất thân trong một dòng tộc nhiều đời là võ quan nhưng Phan Văn Dật để lại dấu ấn cuộc đời mình trong lĩnh vực văn chương. Điều này chắc chắn ông được thừa hưởng từ dòng máu của người mẹ - bà Trần Thị Hoà - là chị ruột của hai nhà văn Trần Thanh Mại và Trần Thanh Địch, con trai của Lang trung Bộ Lại Trần Nhã.

Năm 1927, tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học nhưng Phan Văn Dật không theo nghề dạy học mà xin vào làm tại Sở Trước bạ Đà Nẵng rồi ít năm sau ra Huế làm việc tại Nha Ngân khố Trung Kỳ. Tiểu thuyết “Diễm Dương Trang” được viết vào thời gian này nên bối cảnh được tác giả đưa vào tiểu thuyết chủ yếu tại bãi biển Mỹ Khê nằm cách Đà Nẵng không xa, nơi có “Dãy núi Trà chạy dọc về phía Đông Bắc, mấy trái núi tròn trịa uốn mình vạch một đường lục thẫm giữa lưng trời xanh biếc, Ngũ Hành Sơn, xa xa chỉ còn bé bằng một chồng non bộ” và tại một trang gia ở làng Giao Thuỷ cách hữu ngạn sông Hương chững vài trăm thước, được tác giả mô tả rất Huế: “Diễm Dương Trang là một sở vườn rộng ước ngoài năm chục mẫu cây cối um tùm.


Từ ngoài ngõ đi vào con đường dai độ ba trăm thước, phía trước trồng nhiều nhất là cau với chè… Nhà là một kiểu nhà ngói xưa, ba căn hai chái hướng về phía Đông Nam và day hông ra đường. Cái đặc sắc của nó là đã trải mấy đời mưa nắng nên trông già cỗi như một nếp chùa làng”. Nếu Mỹ Khê là nơi gặp gỡ bất ngờ giữa một thiếu niên công chức với thiếu nữ nhà họ Dương thì Diễm Dương Trang là nơi chứng ngộ cho mối tình nảy nở của hai người. Toàn bộ tiểu thuyết chỉ có vậy, nhưng so với những tác phẩm trước đó, vấn đề tình yêu và hôn nhân được đặt ra ở một cấp độ khác và mới hơn. Con người được giải phóng khỏi trói buộc của những quy phạm bất di bất dịch, cá nhân được tự do nảy nở tính tình, tự do yêu đương. Điều này hoàn toàn phù hợp với Tự lực văn đoàn về tôn chỉ mục đích sáng tác nên đã được đưa vào xét và trao gỉai khuyến khích năm 1935 cùng với các tác phẩm Ba của Đỗ Đức Thu, Bóng mây chiều của Đinh Thế Du.



Nhưng văn nghiệp của Phan Văn Dật không chỉ có Diễm Dương Trang. Ông còn có hai tập thơ Bâng khuâng (đã được trích và giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam), Những ngày vàng lụa (chưa xuất bản mà chỉ trích in một phần trong Hương Bình thi phẩm của Hoàng Trọng Thược, Việt Nam Thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long và trên tuần báo Mùa Lúa Mới) và nhiều bài tiểu luận phê bình đăng rải rác ở các tạp chí hiện còn được người con gái là bà Phan Thị Yến Nhi cất giữ.


Chỉ cần lướt qua đề mục đủ thấy ngòi bút Phan Văn Dật đa dạng, đa phong cách. Từ Giới thiệu kịch gia Pháp Môlie (Rạng Đông, Sài Gòn), Trường hành nhân, Con ma nhà đá hay ông Kểnh Lồ Ô (Thần Kinh, Huế), Bài thơ ông Viên Hộ (Nam Phong), Văn điếu cụ Phan Tây Hồ (Thực nghiệp Dân báo), Ông Bá gạo hay là sự sùng bái bò vàng, Dưới bóng bồ đề (Tràng An)… trước năm 1945 đến Tấn tuồng câm, Hoa cuối mùa (Cười) , Các nhân vật trong Truyện Kiều (Nghệ thuật và Tân sinh), Khuynh hướng hoài Lê trong thi văn Việt Nam, Đi tìm sự thật về Cao Bá Quát (Thể Hiện), Ông Tú Xương và câu chuyện thi cử (Đại Học), Khảo sát một số địa danh ở Huế qua ca dao (Mỹ Thuật)… ở Miền Nam trước năm 1975.Ở nữa đầu thế kỷ XX, khi nổ ra cuộc tranh luận gay gắt giữa hai trường phái Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh với các tên tuổi lừng danh trên văn đàn lúc bấy giờ cũng như trong văn học sử học về sau như Hải Triều, Phan Văn Hùm, Hồ Xanh, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Tràng Kiều .v.v…Phan Văn Dật đã trình làng bài văn nghị luận Nghệ thuật với nhân sinh đăng ở báo Khuyến Học số ra ngày 15-12-1935.

Ông đã phát biểu quan điểm của mình: “ Nghệ thuật nào mà chẳng vị nhân sinh? Mà xét cho cùng cái gì loaì người đã bày ra trên cõi đất này, mà vẫn đời đời tồn tại, thì tất nhiên là vị nhân sinh rồi… Ta không nên bằng lòng chỉ coi nghệ thuật như là một thứ xa xỉ phẩm, vì giá một nước nhà mà chỉ chuộng rặt một lối văn chương du hí, phù phiếm thôi thì chắc nước ấy đã rước lấy sự suy nhược cho mình rồi….Tôi tin rằng cái ý nghĩa của một tác phẩm không những tác giả đã cho nó mà thôi, mà còn cho người đọc….Ta thử hỏi, ừ thì nghệ thuật cốt tử là tìm ra cái đẹp mà thôi, nhưng tìm ra cái đẹp rồi để làm gì chứ? Xét cho cùng chỗ cứu cánh của cái đẹp cũng bất ngoại vì nhân sinh”.


Mặc dâu không được trang bị lý luận Mác-xít như Hải Triều và các nhà văn đàn anh khác nhưng trong quan điểm cá nhân ông đã đứng về phía Nghệ thuật vị nhân sinh, bởi thế nhận định của ông khá gần gũi với những đánh giá của chúng ta hiện nay. Điều đó cho thấy trong sáng tạo nghệ thuật và cách nhìn vào những giá trị đích thực của nghệ thuật Phan Văn Dật không bằng lòng với sự tô màu mỹ học lộ liễu nào.

Ngoài sáng tác và viết phê bình, Phan Văn Dật còn để công nghiên cứu và dịch thuật. Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, lúc về nghỉ hưu ở Huế, ông đã được Viện Đại học Huế mời cộng tác biên dịch sử liệu và tham gia giảng dạy Hán nôm, Lịch sử mỹ thuật, Văn hoá Việt Nam ở các trường Đại học Văn khoa Huế, Cao đẳng Mỹ thuật.

Những gì Phan Văn Dật để lại không thiếu những biểu hiện của một nhà văn, nhà nghiên cứu và còn nhiều điều nữa mà văn học sử sẽ tiếp tục có những đánh giá xác đáng.
Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/

DAVID THIEN NGỌC * TRÍ THỨC VIỆT NAM

Trí thức Việt Nam trước nội tình đất nước
David Thiên NgọcChicago - Illinois  



Trước khi viết bài này tôi đắn đo suy nghĩ mất mấy ngày liền. Trăn trở, suy tư về ý tưởng trong nội dung bài viết đã diễn ra từ lâu song chưa hạ bút được bởi trong tôi còn quá nhiều ray rức. Là một con dân nước Việt ngoài sự hiểu biết qua sách vở, giảng đường cùng các tài liệu lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước ta qua hàng ngàn năm trước thì tôi cũng tận mục sở thị từng trang đời, từng dấu vết và những vòng quay của bánh xe lịch sử VN từng giờ lăn qua trước mắt hơn 40 năm qua.

Đất nước ta hiện nay thật sự đang chao đảo, xã hội ngả nghiêng đã đến hồi sụp đổ về mọi mặt. Dân tình khổ đau, chới với trên bờ vực sống còn thì bổn phận của những người con dân có trái tim nồng nàn, yêu tổ quốc non sông thì không thể nào an giấc. Đứng đầu hàng ngũ này phải kể là lớp sĩ phu chí sĩ, trí thức.

Lịch sử VN đầu thế kỷ 15 nhà Trần suy yếu, giặc Minh phương bắc xâm chiếm cõi bờ, đặt ách đô hộ. Đứng trước tình thế dân tộc rơi vào vòng xiềng xích, nô lệ. Trần Nguyên Hãn ngày đêm đau đáu cho vận nước tình dân, cùng Nguyễn Trãi đêm thao thức đọc binh thư, ngày băng rừng, vượt núi tìm minh Chúa đem tài sức hiến dâng cùng nhau dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn. Cuối cùng các chí sĩ, trí thức yêu nước đã đưa con thuyền quốc gia vượt phong ba cập bến bờ hạnh phúc, xã hội an bình, thịnh lạc qua mấy trăm năm.


Ngày nay cùng với trào lưu tiến bộ trên thế giới, Việt Nam với dòng giống Lạc Hồng, qua chứng minh lịch sử là một dân tộc hiền hòa nhưng bất khuất, cần cù và thông minh, ham học đã sản sinh ra bao lớp anh thư, tuấn kiệt và những nhân sĩ trí thức yêu nước thương nòi đã dám quên mình cho sự thịnh suy của tổ quốc, dấn thân đấu tranh cho xã hội đẹp tươi. Nhưng cũng có những người lầm đường lạc lối, đưa đất nước vào con đường lầm lạc khốn quẫn không lối thoát, như tôi sẽ dẫn phiá dưới.

Nơi đây tôi chỉ xin đề cập đến một số nhân vật chính trị, trí thức VN trong các thập niên 60-70 của thế kỷ 20 mà giới trí thức (tạm gọi) này một số xuất thân từ hàng ngũ Sinh viên học sinh (SVHS) Sài Gòn ngày trước mà quá trình hoạt động và tiếng vang vẫn còn, tuy mỗi thời gian có một gam màu khác nhau.
Hai thập niên 60 và 70 thế kỷ trước đất nước VN đắm chìm trong biển lửa, huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Kể từ khi Hồ Chí Minh cùng đảng CSVN cúi đầu vâng theo mệnh lệnh của CS Nga-Tàu xé bỏ hiệp định Genève và đem quân tiến chiếm miền Nam Việt Nam để làm bàn đạp nhuộm đỏ bán đảo Đông Dương. Chính Lê Duẫn đã xác nhận “Ta đánh (MNVN) đây là đánh cho Nga-Tàu”. Cuộc binh lửa can qua đó đã gây ra cho hàng triệu sinh linh nam nữ thanh niên VN phải bỏ mình một cách đau thương và vô nghĩa, làm mồi để chúng đốt dãy Trường Sơn một cách phi lý.

Để góp phần cho cuộc binh đao đó một số trong giới trí thức miền Nam, nhất là giới SVHS tập trung ở Sài Gòn đã đóng một vai trò không nhỏ. Vào thời gian giai đoạn 1965-1975, đa phần thanh niên VN tương đối khá mơ hồ về mặt chính trị. Chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản là những học thuyết không mấy phổ biến rộng rãi và sâu xa mà mỗi cá nhân phải tự tìm tòi học hỏi. Phần lớn sinh ra và lớn lên bắt đầu có một chút ý thức về xã hội, về nhân sinh quan thì lăn lộn và ngập chìm trong lửa đạn. Nắm được yếu tố này cộng sản đã khai thác triệt để và hình thành mạng lưới tuyên truyền dưới lá cờ cứu nguy tổ quốc. Từ đó phong trào Thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) đấu tranh phản chiến, chống Mỹ ra đời. Ở đây tôi chỉ nói phong trào TNSVHS miền nam (SG), ngoài ra còn có phong trào TNSVHS Huế, Đà Nẵng cũng được CS dựng lên.

Phong trào TNSVHS Sài Gòn được lãnh đạo bởi thành đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản HCM và bùng lên sôi nổi trong giai đoạn từ năm 1965-1972, trong đó có 2 mặt là bí mật và công khai (hợp pháp). Thành phần bí mật hoàn toàn là đảng viên CS trực tiếp từ thành đoàn, đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đảm trách lãnh đạo lực lượng công khai. 
Trong lực lượng công khai có một số đoàn viên, đảng viên CS chưa bị lộ thân thế làm nòng cốt và xách động, hô hào kêu gọi, lôi kéo hàng ngũ SVHS đấu tranh bãi khóa chống “Mỹ ngụy” đòi hòa bình cho VN. Trong lúc đất nước lâm vào cảnh chiến tranh tàn khốc, hàng ngày bom đạn máu xương chết chóc diễn ra hàng giờ thì những SVHS trong phong trào với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, hăng say và hiếu động nhưng ý thức về chính trị hời hợt non trẻ, lập trường tư tưởng chưa có, đã nghe theo những lời tuyên truyền ngọt mật từ miệng lưỡi của các đoàn, đảng viên CS và lấy đó làm khuôn vàng thước ngọc, lý tưởng để dấn thân.

Ngoài các cán bộ đảng viên của thành đoàn, đặc khu ủy như Dương Văn Đầy, Trần Thị ngọc Hảo (tư Tín), Nguyễn Ngọc Phương (Ba Triết), Phan Đình Dinh (chín Kế), còn có Phùng Hữu Trân, Lê Thành Yến, Nguyễn Xuân Thượng, Võ Thị Bạch Tuyết v.v… cùng các lãnh đạo của phong trào VSHS qua các khóa chủ tịch tổng hội SVHS SG và các ban đại diện của các phân khoa, cao đẳng và học sinh kỹ thuật Cao Thắng như:

Chủ tịch tổng hội VSHS SG:
- Hồ Hữu Nhựt (khóa 1966-1967)
- Nguyễn Đăng Trừng (67-68)
- Nguyễn Văn Quỳ (68-69)
- Huỳnh Tấn Mẫm (69-70)

Chủ tịch ban đại diện các phân khoa khác như:
Nguyễn Hoàng Trúc, Hạ Đình Nguyên (văn khoa)
Lê Hiếu Đằng (luật)
Đoàn Kỉnh, Phạm Hào Quang (khoa học)
Phạm Trọng Hàm (nha khoa)
Lê Văn Nuôi (hskt Cao Thắng)
….

Các vị này hiện nay kẻ còn người mất. Có những người là những vỏ chanh bị đảng vứt lề đường. Có những người còn bám đuôi theo đảng. Có những người đang phản biện trong luồng với đảng.
Phải công bằng mà nói trong bối cảnh xã hội và chính trường miền Nam lúc đó vô cùng nhiễu loạn với tình hình chiến tranh leo thang và chế độ tự do ai cũng có quyền biểu thị chính kiến, khuynh hướng chính trị của mình. Do đó đối với lực lượng TNSVHS kể cả các sinh viên lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Mỹ đang ở lứa tuổi bừng bừng nhựa sống, cuồng nhiệt dễ bị kích động, lôi kéo và có một số lỡ bước, lầm đường là khó tránh khỏi. Trong phong trào này tôi chia ra làm ba dạng sau:


1- Thành phần cốt lõi của đảng hầu hết là đảng viên trực thuộc thành đoàn, đặc khu ủy.
2- Thành phần SV có lòng nhiệt huyết, trăn trở cho thời cuộc bị các đảng viên CS ở dạng thứ 1 tuyên truyền, mê hoặc, lôi kéo và lao vào vòng xoáy với lòng nhiệt tâm tràn đầy và theo thời gian lập thành tích rồi được kết nạp vào đoàn, đảng CSVN.
3- Thành phần SVHS năng nổ, hiếu động tham gia phong trào nhưng chỉ nhứt thời tùy theo điều kiện và hoàn cảnh.

Ở đây đáng kể là thành phần thứ 2. Đại đa số lãnh đạo phong trào SVHS miền Nam còn hiện hữu là thuộc thành phần này. Các vị này thời đó vô cùng cuồng nhiệt, là lực lượng lôi kéo quần chúng và trực tiếp mê hoặc cho thành phần thứ 3. Đồng thời các vị ấy cũng là những mũi tên xé gió lao vào các cửa của đại học đường, trường trung học hô hào bãi khóa, xuống đường biểu tình chống Mỹ, “ngụy” “cứu nguy” cho đất nước.

Tiếng nói của các vị này có tác dụng và thậm chí còn gây áp lực cho những sinh viên học sinh còn thờ ơ với thời cuộc. Trong các cuộc xuống đường, hô hào bãi khóa, bài Mỹ họ luôn luôn hô hào và vang lên những bài hát “…Nếu là người tôi xin chết cho quê hương!!”. Thật lý tưởng và những mỹ từ vô cùng cao cả, chính danh thử hỏi làm sao không đốt cháy tâm can, động lòng một số tuổi trẻ với sức sống tràn đầy nhưng nhận thức chính trị không có hoặc yếu kém? Thiếu nhận thức cộng với tự ái lẫn niềm tự hào dân tộc sẵn sàng bộc phát và phá tan những gì có thể.

Nói về hai chữ trí thức – không cần phải có đủ “tiêu chuẩn” bằng cấp, học vị, học hàm mới là người trí thức. Đã là người trí thức là biết xa, hiểu rộng có thể đoán biết trước những điều mà người khác chưa kịp thấu, là biết trăn trở trước sự sống còn của đất nước, dân tộc. Trí thức lấy phản biện xã hội làm tâm niệm và có tâm lẫn có tầm để hướng tư duy cùng việc làm được hoàn mỹ. Trí thức phải biết hy sinh trong quá trình dấn thân vì đại nghĩa, vì dân tộc giống nòi, đặc biệt là trong những hoàn cảnh đặc thù của đất nước người trí thức phải có dũng khí. Lúc này cái dũng khí nó sẽ tự đặt cho người trí thức ở vị trí của người quân tử, trên kẻ hạ nhân là sẵn sàng nhận ra khuyết điểm hoặc sai lầm của mình để trên hành trình sẽ có quyết định dứt khoát rẽ lối hoặc quay về! Như thế mới là anh hùng đúng nghĩa vì đã “tự hiểu mình và tự thắng mình”.

Ở lĩnh vực này tôi thật đau buồn và xót xa cho những con dân VN ưu tú về trí tuệ – ở đây tôi xin tách khuynh hướng chính trị ra để có lời nói chân tình, thẳng thắn và có sự công bằng.
Nếu trong gần một thập niên từ năm 1965 đến những năm 72, 73, 74 của thế kỷ trước, những trái tim hồng rực lửa của những người con ưu tú đó không bị mê hoặc bởi những luân điệu tuyên truyền, giựt dây của cộng sản nằm vùng và suốt một thời gian dài không bị quay cuồng trong mê lộ học thuyết Mác-Lê lạc hậu và quái đản thì những hạt ngọc đó ắt hẳn cũng làm sáng lên một góc trời của quê hương, tổ quốc và cũng phần nào làm cản trở bước đi của chủ nghĩa cộng sản vô thần gây hại non sông.

Ngược lại quí vị không phải là người trí thức như tôi đã nói ở trên. Các vị chỉ là người học thức nhưng mắt bị mờ, trí bị mụ giống như một kẻ mù lòa đi trong đêm mưa bão. Đồng thời tôi xin khẳng định rằng quí vị không hề có dũng khí. Ngày trước, trong thời gian xã hội đất nước rối ren, TNSVHS hầu như mất phương hướng về tư duy chính trị, do đó các vị như những con chim non sẵn sàng bay theo luồng gió mới tuy rằng trong đáy sâu thẳm của tâm hồn chưa biết thực chất đúng, sai. Điều đó nhìn lại thấy không có gì đáng trách. Nhưng trong quá trình dong ruổi cho đến ngày hôm nay các vị ắt hẳn nhận thức được con đường đó là thiên đường hay địa ngục, chính danh hay lừa dối, chân lý hay phản bội. Thế nhưng một số thanh niên bốc lữa ngày xưa nay đã già vẫn cứ như những con thiêu thân lao vào chỗ ác. Vẫn còn một số im lặng và đồng lõa với tội ác mà chính họ đã từng góp phần. Vẫn còn một số xem hệ quả đảng là cứu cánh, là thành phần duy nhất có đủ tư cách lãnh đạo dân tộc.

Tương phản lại, trong suốt chuỗi đường dài của cách mạng VN từ khi có đảng CSVN tham gia trên vũ đài chính trị, trong số những bậc tiền bối CS gọi là lão thành cách mạng CSVN đi tiên phong trong những buổi sơ đầu, có những trí thức có đủ tâm và tầm cùng dũng khí đã dám nói lên tư duy, chính kiến của mình. Ở đây các vị này không phải là “phản động” chống đảng như ý nghĩa của đảng CS thường dùng mà có 2 chủ ý: một là góp thêm cho đảng những ý tưởng, sáng kiến ngõ hầu tạo thêm sự trong sáng và mạnh mẽ hơn cho con đường mà đảng đã đề ra với tâm thức muốn đảng bền lâu.
 Hai là thẳng thắn chỉ trích những điểm sai, chệch hướng của đảng mà không sợ sự phản kháng hay mọi hiểm nguy cho bản thân, gia đình đưa đến từ đảng vì không chấp nhận cái sai lầm của đảng. Trong số những vị tiền bối này tôi xin liệt kê theo từng thứ bậc như sau:
A- Lớp lão thành cách mạng cộng sản chỉ thẳng sự sai lầm của đảng và đã can đảm nói lên sự phản bội của đảng đối với sự hy sinh của mình cho sự nghiệp cách mạng. Trong số đó nổi bật 2 người. Đó là ông Nguyễn Hộ và Trung tướng Trần Độ.

Ông Nguyễn Hộ là một vị lão thành của đảng CSVN, tham gia tích cực và có nhiều thành tích trong buổi bình minh của chính quyền CSVN còn non trẻ. Ông đã từng kinh qua các chức vụ Ủy viên Thường trực của Ban Thường vụ Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn – Chợ Lớn, Phó Chủ tịch Tổng công đoàn VN, Thư ký Liên hiệp Công đoàn Tp. HCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Tp. HCM.
 Tuy nhiên, ông sẵn sàng từ bỏ mọi quyền lợi mà nhiều người trong đảng mơ ước, đã không im hơi lặng tiếng để hưởng phú quí vinh hoa mà ông đã chỉ thẳng sự sai lầm của đảng CSVN và khẳng định ông đã bị đảng phản bội. Chính cố thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt lúc đương chức đã đích thân lên nơi ở của ông tại Củ Chi để thuyết phục ông về Sài Gòn tịnh dưỡng tuổi già, an hưởng bổng lộc từ thành quả cách mạng mà ông đã tạo nên. Thế nhưng đã bị ông từ chối, phản biện thẳng thắn và cương quyết giữ lập trường quay lưng lại với con đường tội lỗi… sau này ông quyết định tuyên bố từ bỏ đảng CSVN vào năm 1991.

Trung tướng VC Trần Độ là một vị tướng nổi tiếng trong thể chế CSVN. Ông là một trong những người có bước chân đầu tiên trong chỉ huy, lãnh đạo đoàn quân tiến chiếm miền Nam Việt Nam cùng các tướng lãnh CS Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hòa, Hoàng Cầm… với chức vụ phó chỉ huy kiêm phó bí thư quân ủy quân GPMNVN.

Tháng 3/1974 ông được phong hàm trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung, Đồng Sĩ Nguyên. Năm 1981 ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Phó ban Tuyên huấn Trung ương khi chuyển qua ngạch dân sự. Ông đã viết và để lại nhiều tài liệu, sách được đánh giá cao trong hệ thống XHCN.


Với tầm nhìn bao quát và với sự can đảm, tướng Trần Độ đã khẳng khái nói lên chính kiến riêng và chỉ trích thẳng sự sai lầm của đảng. Trong vị trí vẫn còn trong đảng của ông lúc ấy, ông đã nói “Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của đảng. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị. Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thối hóa, ruỗng nát, tắc tị không những của cơ thể xã hội mà cả cơ thể đảng nữa.”


Theo ông “nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của đảng.”

Chính vì những lời nói ấy là mũi tên bắn thẳng vào tim của đảng CSVN, với bản chất bảo thủ, đảng cho ông là đối nghịch mặc dù đó là những lời ngay ý thật trong ý thức muốn cho đảng tốt hơn. Do đó ông đã bị khai trừ ra khỏi đảng CSVN ngày 4/1/1999 khi tuổi đảng vừa tròn 58 tuổi. Từ đó cuộc đời của ông và gia đình phải gánh lấy biết bao sự phũ phàng gây ra bởi đảng, đến ngày tang lễ của ông đảng cũng làm cho đất bằng dậy sóng với mọi thủ đoạn của kẻ hạ nhân, đê hèn và bẩn thỉu…TS Hà sĩ Phu đã tặng ông câu đối sau:


“Văn võ tung hoành, trung tướng phong TRẦN, thế sự song kiên song trọng đảm.
Bắc nam xuất nhập, đại quân tế ĐỘ, hùng binh nhất trượng nhất đan tâm”.
để nói về một vị tướng có tài bị Đảng chơi đến tận cùng bằng số, vì không đồng ý và thẳng thắng chỉ trích Đảng.

B- Lớp trí thức, lý luận cao cấp của đảng. Nổi bật trong hàng ngũ này là giáo sư Hoàng Minh Chính và ông Lê hồng Hà.
GS Hoàng Minh Chính là một nhà lý luận cao cấp của đảng CSVN, Viện trưởng Viện Triết học Marx-Lenin. Ông trở thành một người bất đồng chính kiến sâu sắc với đảng CSVN khi ông đã thấy rõ sự sai lầm nghiêm trọng của học thuyết Karlmarx-Friedrich Engels, chủ thuyết mà một thời ông trên cương vị Viện trưởng Viện triết học Mác-Lênin đã tuyên truyền, ca ngợi và giảng dạy cho nhiều tầng lớp cán bộ đảng viên, nó có nhiều sai sót cơ bản khi áp đặt vào các quốc gia CS.

Chính vì thế mà năm 1967 đảng CSVN đã khai trừ ông ra khỏi đảng với cáo buộc ông cầm đầu nhóm người theo chủ nghĩa xét lại, không tán thành nghị quyết 9 của đảng CSVN và muốn thay đổi theo đường lối đệ tứ CS. Từ đó ông phải kinh qua 3 lần tù đày, giam giữ, quản chế, tổng cộng gần 20 năm. Sau khi ra tù ông vẫn tiếp tục hoạt động và khiếu nại giải oan cho nhóm “Xét lại chống đảng” và vận động mọi người tham gia góp ý cho bản dự thảo “Thách thức và triển vọng”.

Ngày 16/1/2000 ông Hoàng Minh Chính gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ tố cáo VN không có tự do báo chí, tự do ngôn luận. Tháng 8/2005 ông sang Mỹ chữa bệnh và công khai diễn thuyết chỉ trích, phê phán đảng và nhà nước CSVN. Ngày 28/9/2005 ông đăng đàn ở đại học Harvard với đề tài “Dân chủ cho Việt Nam”. Ngày 29/9/2005 ông điều trần trước Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ và nêu những vụ đàn áp tôn giáo và khủng bố tàn bạo ở VN, đồng thời kiến nghị với chính phủ Hoa Kỳ có chính sách mạnh tay đối với nhà nước CSVN.

Sau đó ông còn vận động lấy chữ ký nhiều người đòi hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp và nghị định 31/CP, cùng nhiều hoạt động tích cực khác để đem lại ánh sáng cho VN. Tuy ông chưa phản lại Đảng và vẫn muốn cho Đảng tốt hơn, cho nên con đường của ông bị nhiều người Quốc Gia cho là Hòa Hợp Hòa Giải. Điều này căn bản là đúng vì ông trong cốt tủy vẫn còn chất CS. Ông hoạt động không ngừng nghỉ cho đến khi ông qua đời vào ngày 7/2/2008 (mùng một Tết mậu tý) vì bệnh ung thư tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội. Trước khi mất ông Hoàng Minh Chính viết “Bức tâm thư năm mậu tý” gởi lãnh đạo nhà nước CSVN.
Trong quá trình hoạt động ông Hoàng Minh Chính thể hiện chính kiến của mình và ủng hộ chủ trương của Khrushchev bác bỏ tư tưởng sùng bái cá nhân (I.V. Stalin) và sống hòa bình với thế giới tư bản. Đường lối này Mao trạch Đông gọi là “Chủ nghĩa xét lại”. Gs Hoàng minh Chính và các nhân vật đồng chính kiến với ông ủng hộ đường lối của Nga và chủ trương chung sống hòa bình với nhân dân Miền Nam VN và chính phủ VNCH. Cuối cùng cả nhóm theo chủ trương của Hoàng Minh Chính đều bị họa với con số khoảng 300 người trong đó có 30 nhân vật cao cấp (theo Journal of Cold War History tháng 11/2005). Công bằng mà nói vì đảng CSVN quá bảo thủ cho cái thối nát, hủ lậu và sai lầm của mình chứ nếu đảng CSVN tốt hơn, biết lắng nghe những lời phản biện trung thực, những ý tưởng góp ý, phê phán xây dựng…thì ắt hẵn Hoàng minh Chính cũng tận tụy phục tùng đảng mà thôi và bước chân của ông vẫn đi trên con đường do đảng vạch ra.
 Ngoài ông Hoàng Minh Chính ra, còn có các nhân vật cao cấp bị bắt tiêu biểu như: Vũ Đình Huỳnh – Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại Giao, Lê Trọng Nghĩa – Đại tá Cục trưởng Cục 2 (tình báo QĐ), Lê Minh Nghĩa – Đại tá Chánh VP Bộ QP, Đỗ Đức Kiên – Đại tá Cục trưởng Cục tác chiến, Hoàng Thế Dũng – Tổng Biên tập báo QĐND, Vũ Thư Hiên – Nhà báo, Trần Minh Việt – Phó bí thư thành ủy Tp. Hà Nội kiêm Phó chủ tịch UB hành chính Tp. Hà Nội, Phạm Hữu Viết – Phó TBT báo Hà Nội mới, Phạm Kỳ Vân – Phó Tổng biện tập Tạp chí Học tập…

Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng tiêu biểu như: Ung Văn Khiêm – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Lê Liêm – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thiếu tướng Kim Quang, Nguyễn Văn Vịnh – Thứ trưởng bộ QP, Bùi Công Trừng – Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học.


Ngoài ra còn có khoảng 40 người xin tị nạn tại Liên Xô vì lúc này đang đi học hoặc công tác trong đó tiêu biểu như: Nguyễn Minh Cần – Phó chủ tịch UBHC Tp. Hà Nội, Lê Vinh Quốc – Đại tá Chính ủy Sư đoàn 308, Phó Chính ủy QK III, Đỗ Văn Doãn – Đại tá, nguyên Tổng biên tập báo QĐND…
GS Hoàng Minh Chính có những phát biểu đáng chú ý như sau:
- Đất nước VN đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện.
- Nhân dân VN hiện nay đang trong cơn quằn quại rũ bỏ ách nô lệ thâm căn cố đế nội xâm, đã tìm thấy trong chính sách hỗ trợ tự do dân chủ của Hoa Kỳ một sức mạnh vô giá cho cuộc đấu tranh sống còn của mình.
- Các đầu tư phát triển quốc tế (FDI) và viện trợ phát triển (ODA) chẳng qua thực chất là làm đầy túi tham của đảng và chính quyền. 
 

Ngoài các nhân vật cấp cao tiêu biểu trên, còn có những nhà chính trị, chính khách có dũng khí, can đảm nói lên tiếng nói của riêng mình và chỉ trích đường lối độc tôn, độc trị và ẩn chứa sự phản bội, dối trá bên trong của đảng như cựu UVBCT Trần Xuân Bách. Ông thể hiện chính kiến của mình là muốn đi theo con đường đa nguyên chính trị để XH được công bằng, minh bạch và lành mạnh hơn trong lúc ông đang chức ở BCT, cuối cùng ông bị loại ra khỏi BCT, khỏi BCH T.Ư đảng CSVN và về làm chuyên viên ở Bộ Ngoại giao theo lời mời của bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với tư cách là một đảng viên thường. Ông làm ở đây cho đến khi về hưu và mất ngày 1/1/2006. Trong thời điểm này là thời hoàng kim của đảng cho nên tiếng nói của ông chỉ ví như hòn sỏi ném ao bèo và ông phải đành thúc thủ cho đến ngày hạ huyệt.

Tất cả trên đây là những nhân vật chính trị, quân sự cấp cao của đảng CSVN sau khi nhận thức được sự thật, thấy rõ đảng CSVN và lý tưởng bao năm theo đuổi là tai họa của dân tộc, đã thể hiện dũng khí của một kẻ sĩ, bất chấp an nguy đến sự nghiệp và tính mạng của riêng mình lẫn người thân.

Không phải những tính chất cao đẹp và can trường đó chỉ có ở những bậc trí thức, giáo sư, học giả ở tầm cao mới có mà ở những con người vào tầng lớp thường thường bậc trung hay bình dân, trong hàng ngũ viên chức, đảng viên thường hay công nhân cũng không thiếu. Họ cũng đều ở trong điều kiện rất thuận lợi và bước công danh thẳng tiến, có cuộc sống bản thân, gia đình sung túc, đầy đủ nếu chấp nhận cúi đầu nghe theo, làm theo đường lối của đảng hay cùng lắm là “đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ” bỏ ra khỏi đầu óc tư duy công lý, sự thật, tự do công bằng dân chủ. Nhưng họ đã quay lưng lại với đảng và đã bày tỏ thái độ.
Ở trong tầng lớp này cũng có nhiều người sáng suốt, nhận ra chân lý và thấy con đường từ trước mình đi là sai lầm và sẵn sàng đổi hướng hoặc quay về như hai anh em Huỳnh Nhật Tân, Huỳnh Nhật Hải ở Tp Đà Lạt Tỉnh Lâm Đồng. Nếu nói về danh phận thì hai anh em họ Huỳnh ở bậc trung cao. Ông Huỳnh Nhật Hải là Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND Tp Đà Lạt. Ông Huỳnh Nhật Tân là Tỉnh ủy viên dự khuyết, Phó GĐ Trường đảng tỉnh Lâm Đồng. Sau khi nhận thấy con đường theo đảng từ trước giờ là sai lầm và đã tự soi mình, cả 2 anh em họ Huỳnh đã can đảm trả thẻ đảng, dứt khoát đoạn tuyệt với đảng CSVN.

Trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo Phạm Hồng Sơn được đăng trên trang Blog Phạm thị Hoài, trong đoạn sau cùng của bài phỏng vấn 2 ông ấy đã nói như sau:
- Ông Huỳnh Nhật Tân: “Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng lên chế độ độc tài hiện nay. Đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để đảm bảo tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.” 

- Ông Huỳnh Nhật Hải: “Bây giờ nhìn lại con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.”
Và mới đây nhất là đảng viên trẻ tuổi Nguyễn Chí Đức, một thanh niên đầy nhiệt huyết, bức xúc trước sự hung hăng, bành trướng của tập đoàn CS Bắc Kinh xâm chiếm biển đảo của nước ta, anh đã tham gia vào hàng ngũ người biểu tình yêu nước VN chống TQ xâm lăng. Anh đã bị công an CSVN đàn áp, đạp vào mặt. Nhận thấy sự bất cập trong chính sách của đảng, anh đã tự ý làm đơn xin ra khỏi đảng rồi sau đó anh đã đứng ra thành lập CLB những người bỏ đảng, kêu gọi những đảng viên hãy thức tỉnh mà về lại với nhân dân. CLB này thành viên mỗi ngày mỗi đông vui.

Ngoài những cán bộ đảng viên từ cao cấp trở xuống có dũng khí, can trường dám thể hiện tư duy, chính kiến của riêng mình trong khi còn tại chức còn lại hằng hà sa số những kẻ tham sống sợ chết, tham quyền cố vị, khi còn tại chức thì hết lòng vì đảng, ra tay sát hại dân lành, bòn rút xương máu của nhân dân, công quĩ, tài sản quốc gia, khi đã về hưu hay bị ghẽ lạnh, thất sủng hoặc bị kỷ luật sa thải thì lúc đó lại cao giọng nói lời chỉ trích chính quyền CS và muốn tỏ ra là người đồng hành và đứng về phía nhân dân, lộ hẵn ra cái bản chất dối lừa cố hữu!

Trở về với giới tạm gọi là trí thức VN một thời là TNSVHS dưới chế độ VNCH.
Qua các dẫn chứng từ con người đến sự việc và tính chất tư duy, đến việc làm của từng thế hệ trong bối cảnh đặc thù của vũ đài chính trị VN trong suốt thời gian hơn 1/2 thế kỷ qua, toàn thể quí vị gọi là trí thức trong giới SVHS Sài Gòn mà tôi đã nêu tên ở phần đầu của bài viết, xét về phần học vị, bằng cấp thì các vị đa phần ở bậc cao, là những bác sĩ, luật sư hoặc ít ra cũng là cử nhân. Tuy so với Gs Hoàng Minh Chính hay những vị lão thành cách mạng CS tương tự khác thì các vị còn ở dưới xa, nhưng so với các nhân vật thường thường bậc trung mà tôi đã dẫn thì các vị đa phần ngang bằng hay hơn hẳn. Thế nhưng ở đây vấn đề bằng cấp, học vị không phải là “tiêu chuẩn” hay thước đo để đo lường phẩm giá con người, mà ở đây sau khi tôi đã phân tích các nhân vật nêu trên thì các vị (lãnh đạo SVHS SG) có lấy làm hổ thẹn? Cái khí phách, nhiệt huyết hừng hực trong tim của các vị ngày xưa và các nhân vật tôi kể trên trong thời tuổi trẻ cũng ngang nhau. 
Thế nhưng trong quá trình dấn thân, cống hiến cho lý tưởng mình theo đuổi thì các nhân vật nêu trên đã “ngộ” ra rằng con đường trước kia họ đi đã đưa đến sự sai lầm, kể cả cái học thuyết mà họ ca ngợi và rao giảng! Tuy nhiên, họ đã không dừng ở sự nhận thức suông mà đã can đảm, sẵn sàng hy sinh, phá bỏ tất cả những luận điệu tuyên truyền dối trá và tội ác xấu xa. Với dũng khí can trường họ cương quyết rẽ lối hoặc quay về, đồng thời khẳng khái nói lên sự sai trái, xấu xa của chủ nghĩa mà một thời họ tôn thờ và ấp ủ như GS Hoàng minh Chính, tướng Trần Độ, lão thành cách mạng CSVN Nguyễn Hộ, UV BCT TƯ đảng Trần Xuân Bách, Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm… cùng các nhân vật cấp cao thượng tầng của đảng CSVN mà trong đó đa phần là đã vào tuổi xế chiều. Đáng lý ra họ được an nhàn và hạnh phúc của bản thân và gia đình. Thế nhưng với cái khí phách “ngang tàng” của kẻ sĩ không cho phép, lương tâm và lý trí của một con người trí thức đúng nghĩa không bằng lòng với cảnh:

“Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu.
Áo xiêm ràng buộc với nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?” (Kiều-Nguyễn Du)
So về danh và phận thì các vị lãnh đạo SVHS chỉ là những cái bóng lu mờ. Về khí phách, dũng khí can trường thì các vị theo tôi nghĩ rất nên lấy làm hổ thẹn.

Gần đây các vị lại mang danh là các nhân sĩ trí thức làm đơn xin đảng, chính quyền để được đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước. Tôi thấy thật buồn cười và lấy làm xấu hổ giùm cho các vị. Là trí thức nhân sĩ mà làm đơn xin kẻ ác, kẻ cướp cho tôi cho được lấy lại tài sản của tổ tiên đã bị tước đoạt!? Cuối cùng các vị đã được phúc đáp thế nào? Có phải cái đơn của các vị nó bị vứt vào góc tủ lãng quên hay có khi là trong sọt rác và nó đã chết khi chưa ráo mực? 
Các vị ngây thơ hay đóng kịch? Có phải vẫn cảnh, màn lừa bịp nhân dân để cứu nguy cho đảng? Sau khi đệ trình cái đơn ngớ ngẩn đó các vị đã nói rằng nếu không được đáp ứng thì các vị sẽ tự tổ chức biểu tình và meeting! Từ đó các vị đã tổ chức được bao nhiêu lần? Sao không tổ chức mà lại im hơi lặng tiếng? Cái hào khí của các vị đã bị đảng cầm tù rồi chăng? Hay các vị đã tự nguyện dâng lên làm quà cho đảng?

Ngày xưa các vị lao vào các cánh cửa học đường như cơn bão lớn cuốn phăng SVHS bãi khóa xuống đường. Lúc ấy các vị có đệ đơn lên tòa đô chính hay phủ đầu rồng để xin phép được biểu tình chống Mỹ để sau đó tự do và hiên ngang gào thét giữa đường phố Sài Gòn rằng “…Xin một lần nằm xuống… nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ…???”

Vào ngày 11/7/1970 sau khi đại hội SVHS thế giới kỳ I được tổ chức trước đó tại trường Nông lâm súc, nó đã biến thành cuộc xuống đường rầm rộ, đoàn biểu tình trương cao cổ quan tài đỏ ghi đậm hai câu thơ của Tố Hữu:
” Căm thù lại giục căm thù…
Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu.!”
Như thế rõ ràng là CS đứng phiá sau cuộc biểu tình!
Họ tiến thẳng về tòa đại sứ Mỹ trao cho đại sứ Bunker bảng tuyên bố “Đại hội”.


Trong cuộc biểu tình này ngoài Huỳnh Tấn Mẫm và chủ tịch đoàn đại hội ra còn có đại diện cho Văn Khoa là Hạ Đình Nguyên, Nguyễn Hoàng Trúc, Nguyễn Thị Yến (thủ quỹ tổng hội), HS Lê Văn Nuôi (chủ tịch tổng đoàn HSSG) cùng nhiều đại diện cho các phân khoa đại học khác nữa. Đây là đòn CS từ mệnh lệnh của tập đoàn quỉ dữ đưa SVHS vào con đường chống phá chế độ VNCH.

Các TNSVHS Việt cộng với vốn kiến thức được xã hội VNCH trang bị cho có cảm thấy ray rức và thầm hổ ngươi khi đến thời điểm hôm nay mà còn đứng trong hàng ngũ 500 ông, bà nghị gật mà nhân dân khinh rẻ ví von là một đàn cừu để vô thức thông qua, họp thức hóa những chiếc thòng lọng mà đảng đã tạo sẵn để siết vào cổ nhân dân? Có cảm thấy hổ thẹn với những bậc thức giả mà tôi đã nêu ở phần đầu. Tuy họ có lầm đường nhưng họ có dũng khí, đảm lược và can đảm rẽ lối hoặc quay về. Trình độ các vị hơn hẳn hai anh em nhà họ Huỳnh ở Đà Lạt nhưng các vị có dám nhìn thẳng vào ánh mắt của hai anh em này nếu mai kia trời xui lỡ gặp? Hay các vị có dám nói lời gì khi đối diện với người thanh niên Nguyễn Chí Đức tuổi đời đáng hàng con cháu của mình? Các vị có đủ can đảm hạ mình xin một lời vàng ngọc? Hay tảng lờ quay mặt bỏ đi!

Các vị nói gì với nhân dân, với tổ quốc trong khi các vị vẫn tự dối lấy chính mình? Không cần các vị phải như các nhà trí thức ở phần trên mà chỉ cần có được một phần nhỏ là đem hết sức bình sinh của mình để nâng chiếc thẻ đảng nhẹ như cánh bèo mà trả về nơi nó đã sinh ra cũng giống như người thanh niên Nguyễn Chí Đức đã làm.

Tuy nhiên hiện nay với sự đổi thay trên chính trường thế giới. Đặc biệt nơi chính trường VN cũng đổi gam màu và hòa theo cao trào đòi Dân Chủ-Nhân Quyền trên khắp hành tinh của các dân tộc, quốc gia bị áp bức, bất công bởi các tập đoàn toàn trị và CS gây nên. Luật gia Lê hiếu Đằng một trí thức trong hàng ngũ SVHS Sài Gòn, nhân vật mà tôi đã có đề cập bên trên, trước năm 1975 đã mù quáng nghe theo lời phủ dụ, tuyên truyền của CS cùng với những SV khác như Huỳnh tấn Mẫm, Hạ đình Nguyên, Võ thị bạch Tuyết, Nguyễn thị Yến, Phùng hữu Trân, Lê thành Yến…v.v… (đã nêu ở phần trước) đứng ra lãnh đạo phong trào SVHS Sài Gòn xuống đường đấu tranh chống “Mỹ-Ngụy” (từ mà CS sử dụng) góp phần làm lung lay và sụp đổ chính thể VNCH gây biết bao tang tóc cho dân tộc đặt biệt là nhân dân MNVN, những người đã từng nuôi dạy các SV nói trên từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. 
Sau hơn 45 năm ăn nằm và ngủ mê trong đảng, nay ông LHĐ đã thức tỉnh, đã thấy được điểm sai lầm, tội lỗi của mình, của đảng đối với nhân dân là vô cùng nghiêm trọng và đã thẳng thắn nói lên lời “tính sổ” với đảng, đồng thời kêu gọi mọi đảng viên cùng nhau bỏ đảng CS thành lập một đảng mới, đảng DCXH nhằm đấu tranh chính trị trực diện, phản biện với đảng CSVN trên chiều hướng một xã hội đa đảng, đa nguyên…với ngầm ý làm được cái gì đó vào cuối đời để chuộc lại phần nào tội lỗi, sai lầm trong quá khứ.

Mặt khác với lời cổ súy của LHĐ kêu gọi như trên cũng có thể đó là bàn tay lông lá được nối dài từ cửa động Ba Đình để làm hạ cơn nhiệt đòi Dân Chủ Nhân Quyền của nhân dân, làm xì bớt hơi của quả khinh khí cầu Nhân Quyền mà thế giới tạo áp lực lên chế độ Hà Nội và hướng tới một lối đi khác do đảng tạo ra hầu kéo dài thời gian tồn tại chế độ. Do đó chúng ta cần bản lĩnh và sáng suốt hơn để lái con tàu Cách Mạng VN tránh khỏi xảy ra những điều đáng tiếc. 
Nhưng trước hết XH VN phải có đa nguyên chính trị, kinh tế…và nhiều phương diện khác đồng thời có các chính đảng ra đời đấu tranh công khai, chính danh, lành mạnh trên vũ đài chính trị VN hầu loại trừ cái bá đạo, ngụy tà của đảng CSVN đem lại công bằng cho XH, hạnh phúc cho nhân dân. Do đó trước hết một đảng DCXH của LHĐ ra đời ta thiết tưởng cũng là cần thiết, nó là mồi lửa cho đám cháy bùng lên thiêu rụi cái bãi tha ma hoang tàn CS vô thần, vô luân, vô đạo.Trong cơn lũ lẫn cuồng phong của dòng thác Dân Chủ-Nhân Quyền trên toàn thế giới đang cuốn trôi các chủ nghĩa, thể chế độc tài toàn trị; trên vũ đài chính trị VN không những chỉ một đảng DCXH như lời kêu gọi của ông LHĐ ra đời mà phải có nhiều chính đảng khác với đa nguyên chính trị cùng nhau góp phần tiêu trừ chủ nghĩa CS xây dựng lại Non Sông.

Những nhân tố thức tỉnh như Lê hiếu Đằng và những đảng viên tiến bộ khác là những nhân tố tích cực cần phải nhân lên gấp bội…vì đó là những tấm gương phản chiếu trung thực rõ ràng nhất cho nhân dân VN nhất là đảng viên CSVN thấy rõ được bộ mặt thật của đảng là xấu xa, độc ác, giả dối, sai lầm và nhận chân được cái ảo tưởng về CNXH mà gần thế kỷ qua đảng đã che mắt, bịt tai bưng bít sự thật và tuyên truyền dối trá, đánh tráo mọi khái niệm…


Không ai hiểu rõ CS và phản biện mạnh mẽ, tích cực cho bằng chính những đảng viên CS một khi đã thức tỉnh và thoát khỏi cơn mê. Sự kiện Luật gia Lê hiếu Đằng và những đảng viên bừng cơn mộng mị… hiệp lực cùng với những nhà yêu nước VN trong đó hàng ngũ trí thức là điểm sáng sẽ là cơn địa chấn tạo nên những đợt sóng thần cuốn trôi, thiêu rụi cái thành trì đổ nát, hoang tàn CS mở ra một khung trời mới, thời đại mới cho cả đất nước, cả dân tộc VN. Từ đó khép lại quảng đường tang tóc và đau khổ của dân tộc ta trong gần thế kỷ nổi chìm, lên bờ xuống ruộng...


Theo tôi trên phương diện và ý thức này yếu tố tuổi tác cùng những sai lầm, tội lỗi đã gây ra trong thời dĩ vãng không là rào cản và cũng chẳng có biên cương nếu tâm hồn, trái tim và khối óc vẫn chưa trở thành nô lệ.
David Thiên Ngọc


No comments:

Post a Comment