Wednesday, August 21, 2013
KHUYẾT DANH * VIẾT LÊN KHÔNG TRUNG
Viết Lên Không Trung
Tác Giả Vô Danh, Cập Nhựt 2009/02/15
http://www.hungviet.org/ncct/ncct3.html
Giữa mùa hè 1977. Vào khoảng nửa đêm một tối không trăng. Trại 1, Liên trại 3, Yên Bái được đánh thức bởi những bước chân nặng nề của bọn cán bộ. Những ánh đèn pin lóe lên. Và một giọng nói với thứ thanh âm lùa qua tử thi xoáy vào lỗ nhĩ đám tù nhân đang ngon giấc sau một ngày lao tác.
- Dậy ! Dậy ! Điểm danh !
- Tất cả ra ngoài tập họp !
Khoảng năm phút sau, chúng tôi đã có mặt trên sân trại. Mỗi đội đứng đúng vị trí thường lệ. Có người ngồi bẹp, gục xuống đầu gối ngủ gà ngủ gật.
Mặc dầu đã điểm danh, đã đếm đủ đầu người, tên trưởng trại vẫn đích thân vào trong từng chiếc lán chiếu đèn kiểm soát. Trở ra ngoài, hắn dõng dạc ra lệnh, vẫn một thứ âm thanh lạnh lùng sắt máu :
- Các đồng chí vệ binh triển khai công tác !
Từ bốn góc sân, có những bóng đen nón cối súng dài, lặng lẽ di chuyển. Có tiếng trả lời ngắn gọn :
- Báo cáo, rõ !
Tiếng lách cách lên đạn của toán vệ binh càng khiến tình trạng trở nên căng thẳng. Chúng tôi lo lắng, thầm thì trao đổi với nhau về số phận mình.
- Thủ tiêu chăng ?
- Có trời mới biết.
- Suỵt ! Suỵt !
Tên trực trại quét một ánh đèn pin, hô lớn :
- Tất cả chú ý, nghiêm !
Hướng về phía tên trưởng trại.
- Báo cáo đồng chí Thủ trưởng. Trại tập họp xong. Chờ lệnh.
- Rõ. Cho tất cả ngồi xuống !
Chúng tôi chỉ chờ có vậy và lại bắt đầu “toạ thiền” gà gật. Khi trật tự vãn hồi, tên trưởng trại dõng dạc tuyên bố :
- Do nhu cầu cách mạng, một số các anh sẽ được điều động đến một vị trí mới. Anh nào được gọi tên sẽ vào nhà thu xếp hành trang, trở ra xếp hàng ngay phía tay trái tôi đây. Nhớ rằng các thứ phải thật gọn nhẹ. Những người khác ngồi yên tại chỗ. Cấm di chuyển, cấm liên hệ. Tuyệt đối yên lặng và trật tự.
Hướng về đám cán bộ và vệ binh :
- Các đồng chí thi hành khẩn trương.
Danh sách chuyển trại khoảng 300 người. Đa số gồm thành phần chiến tranh chính trị, an ninh tình báo. Trong đó dĩ nhiên có tôi, gốc tâm lý chiến, đạo din truyền hình điện ảnh.
Nhà bếp đã được lệnh bí mật sửa soạn cơm nắm từ hồi nào. Bây giờ được phân phát cho những kẻ lên đường. Chúng tôi tức tưởi chia tay nhau. Triệt để yên lặng. Cả đến ánh mắt từ giã cũng không có. Đêm rừng Tây Bắc đen kịt như tương lai của kẻ chiến bại tù đày.
Bị còng từng cặp. Tay xách nách mang. Cứ thế nương vào nhau, vượt mấy cây số đường rừng, tiến ra quốc lộ. Tại đây, đoàn tù dược chất lên mấy chiếc Molotova cà tàng. Trực chỉ phương trời vô định, giữa đêm không trăng sao, dày đặc sương mù.
* * * * *
Trại mới mang bí số K4, gần Phố Lu thuộc tỉnh Lào Cay cũ, chỉ cách biên giới Việt Trung khoảng 10 cây số đường chim bay. Tại đây chúng tôi được gặp một số anh em biệt kích. Có người “nhảy toán” từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Họ thuộc diện rộng. Nghĩa là được tự do di chuyển trong vùng, min là bảo đảm chỉ tiêu lao động do cán bộ khoán. Đối diện trực tiếp với chúng tôi, họ mới tin là Việt Nam Cộng Hoà thực sự đã sụp đổ. Lúc đầu tay bắt mặt mừng, có món gì cũng 'chiêu đãi' mấy “ông thầy” ốm đói.
Tiếc rằng có những “ông thầy” quá sệ. Giành ăn, giành uống, bon chen, bợ đỡ cán bộ. Các đấng biệt kích lắc đầu thất vọng. Sau cùng ngó lơ luôn ...
Tôi cũng gặp một số đồng hương Thái Bình gốc “phong kiến, cường hào địa chủ” được đảng chỉ định cư trú tại vùng nầỵ Họ thực tâm ái ngại. Biết tôi cùng quê, có người dám nói thẳng :
- Mòn mỏi chờ các anh Bắc Tiến. Ai ngờ các anh lại bị tụi nó tóm cổ ra đây ! Nhưng thôi, cũng được hưởng mấy năm thoải mái. Ráng mà gìn giữ sức khỏe.
* * * * *
Ở đây tôi chỉ muốn nói về Kim Nam. Người nữ văn công cộng sản.
Tại K4, tôi được “biên chế” vào đội 11. Nhiệm vụ chính là xây dựng những con đường tới những trại mới dựng bởi các anh bên biệt kích. Dụng cụ là những bàn tay tù đói và một số xẻng cuốc cũ.
Tiết trời chuyển sang đông. Mùa đông thượng du Bắc Việt đến với đoàn người thiếu dinh dưỡng, teo cơ. Quả là một bản án tử hình, sẵn sàng được thi hành bất cứ lúc nào. Thường vào những tiết đại tiểu hàn, đại tiểu tiết âm lịch, nghĩa trang K4 lại tăng thêm mả mới.
Trong thời kỳ đó. Liên Trại tổ chức một chiến dịch lớn : Mở đường, dựng trại. K4 với K2 hợp đồng đắp một con đường mới dài khoảng 5 km vào cánh đồng mía. K2 là một phân trại giam nữ can phạm hình sự. Đội 11 được tăng cường một số nữ tù. Dịp nầy tôi gặp Kim Nam. Chẳng riêng tôi, mà tất cả đám cải tạo đều trầm trồ chiêm ngưỡng “đoá hoa đen” nổi bật trong đám tù nhân rách rưới, nhếch nhác.
Cô bé khoác một chiếc áo choàng nhung đen nhánh, tương đối còn mới. Chiếc quần Âu đồng màu đúng thời trang Hà Nội. Đặc biệt mái tóc dài buông xoã ngang lưng. Nhìn xa lẫn với sắc áo tưởng như cắt tóc ngắn. Kim Nam có khuôn mặt bầu bĩnh. Nổi bật cặp chân mày dài, cong, mịn, nhỏ như nét mực tàu trên tờ giấy hoa tiên. Đôi mắt hơi xếch, ướt át, long lanh nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Trong đó có chút gì còn lại của ngây thơ, thuần hậu và dễ tin.
Và đôi mắt ấy luôn luôn đồng hành với chiếc miệng nhỏ, với cặp môi mộng hơi bĩu, với hàm răng đều đặn, trắng nuốt mỗi khi cười nói. Chẳng biết nàng giữ gìn bằng cách nào, mà cái lạnh khô của núi rừng Việt Bắc không làm cho làn da bị nứt nẻ. Trái lại vẫn mịn màng, vẫn trắng trẻo.
Và trên đôi gò má, phơn phớt ánh hồng của đoá hoa anh đào chớm nở. Giữa khuôn mặt ấy là chiếc sống mũi cao, thẳng, với đôi cánh mỏng, chúm lại thật duyên dáng bên chóp mũi hình bầu dục tựa túi mật.
Nếu bàn tay Kim Nam có những ngón tay thon dài như những cánh hoa, thì bàn chân trắng hồng của nàng cũng là một tuyệt tác của Hoá Công. Mười ngón là mười nụ hàm tiếu, yểu điệu trên những bước đi.
Qua những phút giải lao ngắn ngủi bên bếp lửa anh nuôi. Được biết nghề nghiệp cũ của nhau - điện ảnh - Kim Nam đã cho tôi rõ đôi nét sơ lược về nàng. Một thiếu nữ Hà Nội xuất thân diễn viên kịch nghệ. Đã được tham dự một vài bộ phim, tuy chưa phải là diễn viên chính.
Mấy tháng trước đây, trong cuộc lưu diễn tại Tây Âu, Kim Nam đã quyết định “chém vè” tỵ nạn chính trị tại Pháp. Việc bất thành, người đẹp văn công bị dẫn độ về Việt Nam, tống giam Hoả Lò. Và tuần trước được chuyển lên đây thi hành án phạt cải tạo. Nàng cũng cho biết thêm về gia đình :
- Đúng ra bố cháu cũng có mặt trong hàng ngũ các chú ở đây. Bố cháu trước kia là sĩ quan quân đội quốc gia. Năm 1954 bị kẹt lại. Rồi bị chết tại vùng nầy, mất xác. Sở dĩ cháu được tuyển vào đoàn văn công là nhờ sự đỡ đầu và bảo lãnh của ông thân sinh người bạn trai. Ông ấy là cán bộ cao cấp và cũng là bố chồng tương lai của cháu.
- Sao cháu không cầu cứu ông ấy ?
- Cháu còn mặt mũi nào nhìn ông ta nữa ! Sự nghiệp cách mạng của ông ấy có thể tiêu ma vì việc làm của cháu rồi.
- Thế còn người bạn trai ?
- Chính anh ấy khuyên cháu nên tìm đường tiến thân ở một xã hội khác. Nếu thành công, cháu có thể giúp đỡ thiết thực cho mẹ và đám em nhỏ lúc nào cũng thiếu thốn. Riêng anh ấy sẽ cố gắng xin xuất ngoại du học. Chừng đó chúng cháu sẽ tìm lại nhau. Bằng có chuyện gì, anh ấy sẵn sàng hy sinh. Miễn sao cháu có được cuộc sống phù hợp với con người và khả năng. Bây giờ thì thật là ... Ồ sao cháu lại bắt chú gnhe câu chuyện không vui của cháu. Nhất là chú cũng đang ...
- Tù như cháu chứ gì ! Nhưng thôi, cháu đừng có lo. Nhan sắc và tài nghệ của cháu sẽ cứu cháu. À, cháu bao nhiêu tuổi rồi ? Xin lỗi nhé, nghệ sĩ không có tuổi, nhưng chú coi cháu như con nên muốn biết.
- Cám ơn chú, cháu 22 tuổi ta. Biết đâu những ưu điểm chú nói lại là điều hại cháu. Các chú chưa biết hết mặt trái của xã hội nầy đâu.
Buổi chiều hôm ấy, trước khi thu dẹp dụng cụ, tôi được Kim Nam gọi tới một góc vắng. Gió rừng thổi ào ào. Sương giăng bốn phía, lạnh thấu xương. Kim Nam trao vội cho tôi một ống tre bọc kín bằng lá chuối :
- Chắc chú khoái cái nầy. Cháu còn một ít, tặng chú.
Tôi mở ra, cà phê bốc hương ngào ngạt. Tôi nhìn sững cô bé, không nói lên lời. Ly cà phê được mấy anh em chúng tôi chuyền tay nhấm nháp, như uống cả một “ mùa hè đỏ lửa” Kim Nam ...
Đêm ấy, 27/12/1977. Đã lâu không có chất nước đen mà đen như đêm trừ tịch. Dẫu chỉ uống mấy ngụm cũng làm tôi trằn trọc suốt đêm. Tôi bật dậy, kiếm mảnh giấy nhỏ, khoác mền xùm xụp bên ánh đèn chai. Phải viết một bài để tặng lại Kim Nam. Chút quà văn nghệ hôm sau. Tiếng gà núi đầu tiên vẳng tới là lúc tôi viết xong câu cuối cùng ...
Nhưng bài thơ ấy chẳng bao giờ Kim Nam nhận được. Nàng vắng mặt trong số nữ can phạm tăng cường cho đội làm đường chúng tôi. Cũng như không bao giờ hiện diện nữa trong cõi đời nầy !
Được biết, đêm trước vào lúc tắt đèn đi ngủ. Kim Nam đã lãnh một búa chí tử, bể đầu. Nàng chết tức khắc trên chiếc sạp tre xộc xệch, lạnh lẽo, đầy rệp của trại tù. Tôi ngẩn ngơ như vừa lỡ tay làm bể một chiếc bình cổ. “Con người thế ấy, thác oan thế này”.
Tôi lặng lẽ rút bài thơ giấu trong mình. Châm lửa. Một làn khói nhẹ bay lên. Tàn tro nằm vật vờ giữa lòng bàn tay một lát rồi theo gió bay đi. Thế là hồn thơ theo gió lên trời, theo tàn xuống đất. Biết ở thế giới bên kia, con người bạc mệnh có nhận được chút quà tôi trao gửi ?
Theo sự bàn tán của đám nữ tù, Kim Nam chết vì bị ghen tuông. Nữ đội trưởng của Kim Nam, vốn là gái gọi trên các công viên. Vào trại, trở thành tình nhân của một cán bộ Nhưng khi Kim Nam xuất hiện. Tên dê xồm liền “có đó bỏ đăng, có trăng quên đèn”.
Một dư luận khác thì cho rằng Kim Nam chết vì đám tù cũ ngỡ cô bé có nhiều của cải mang theo. Chúng làm áp lực bắt giao nộp. Không được toại nguyện, chúng đe doạ. Sợ Kim Nam tố cáo, chúng liền quyết định thủ tiêu.
Riêng đối với tôi, dù với nguyên nhân nào thì Kim Nam cũng đã chết. Nàng chết, kéo theo một số người khác ở Hà Nội bị thương. Trong đó chắc chắn có người bạn trai. Còn tôi thì cứ thẫn thờ với tâm trạng Nguyễn Bính trong bài thơ “Khóc người trinh nữ”, với kết luận bằng 2 câu Đường thi :
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
Hơn 10 năm trôi qua. Giờ nầy có mặt tại Paulo Bidong. Trong những ngày chờ đợi. Tôi giết thì giờ bằng những trang hồi ký mang tên “Trầm tư lục của kẻ chiến bại”. Một đoạn mang tựa đề và cũng là đề tựa của bài thơ.
Viết Lên Không Trung
Em đẹp sao em cũng ở đây
Chim lồng xuân rụng đã bao ngày
Tóc lơi buông dáng kiều đô thị
Cá chậu mơ nguồn sông tiếp mây
Tháng chạp vùng cao buốt giá đông
Cũng chưa phai lạt má em hồng
Áo đơn có ấm bờ vai nhỏ
Sao gót chân son bước ngại ngùng
Suối sâu em đẩy từng xe cát
Đèo dốc ta san phẳng một đường
Đường cát tháng năm đời thiếu ngọt
Lào “cay” sầu “đắng” vị hoài hương
Em nhớ người yêu biệt dưới xuôi
Ta thương bếp lửa lạnh phương trời
Sài Gòn Hà Nội xa xôi lắm
Sương xuống chiều lên người mỗi nơi
Lòng đấy lòng đây bờ bến khác
Cơ hồ chung một ý chờ mong
Tàn năm Bảy Bảy (77) hoa còn nở
Kết đoá thơ gai lên khoảng không.
Tác Giả Vô Danh, Cập Nhựt 2009/02/15
http://www.hungviet.org/ncct/ncct3.html
Giữa mùa hè 1977. Vào khoảng nửa đêm một tối không trăng. Trại 1, Liên trại 3, Yên Bái được đánh thức bởi những bước chân nặng nề của bọn cán bộ. Những ánh đèn pin lóe lên. Và một giọng nói với thứ thanh âm lùa qua tử thi xoáy vào lỗ nhĩ đám tù nhân đang ngon giấc sau một ngày lao tác.
- Dậy ! Dậy ! Điểm danh !
- Tất cả ra ngoài tập họp !
Khoảng năm phút sau, chúng tôi đã có mặt trên sân trại. Mỗi đội đứng đúng vị trí thường lệ. Có người ngồi bẹp, gục xuống đầu gối ngủ gà ngủ gật.
Mặc dầu đã điểm danh, đã đếm đủ đầu người, tên trưởng trại vẫn đích thân vào trong từng chiếc lán chiếu đèn kiểm soát. Trở ra ngoài, hắn dõng dạc ra lệnh, vẫn một thứ âm thanh lạnh lùng sắt máu :
- Các đồng chí vệ binh triển khai công tác !
Từ bốn góc sân, có những bóng đen nón cối súng dài, lặng lẽ di chuyển. Có tiếng trả lời ngắn gọn :
- Báo cáo, rõ !
Tiếng lách cách lên đạn của toán vệ binh càng khiến tình trạng trở nên căng thẳng. Chúng tôi lo lắng, thầm thì trao đổi với nhau về số phận mình.
- Thủ tiêu chăng ?
- Có trời mới biết.
- Suỵt ! Suỵt !
Tên trực trại quét một ánh đèn pin, hô lớn :
- Tất cả chú ý, nghiêm !
Hướng về phía tên trưởng trại.
- Báo cáo đồng chí Thủ trưởng. Trại tập họp xong. Chờ lệnh.
- Rõ. Cho tất cả ngồi xuống !
Chúng tôi chỉ chờ có vậy và lại bắt đầu “toạ thiền” gà gật. Khi trật tự vãn hồi, tên trưởng trại dõng dạc tuyên bố :
- Do nhu cầu cách mạng, một số các anh sẽ được điều động đến một vị trí mới. Anh nào được gọi tên sẽ vào nhà thu xếp hành trang, trở ra xếp hàng ngay phía tay trái tôi đây. Nhớ rằng các thứ phải thật gọn nhẹ. Những người khác ngồi yên tại chỗ. Cấm di chuyển, cấm liên hệ. Tuyệt đối yên lặng và trật tự.
Hướng về đám cán bộ và vệ binh :
- Các đồng chí thi hành khẩn trương.
Danh sách chuyển trại khoảng 300 người. Đa số gồm thành phần chiến tranh chính trị, an ninh tình báo. Trong đó dĩ nhiên có tôi, gốc tâm lý chiến, đạo din truyền hình điện ảnh.
Nhà bếp đã được lệnh bí mật sửa soạn cơm nắm từ hồi nào. Bây giờ được phân phát cho những kẻ lên đường. Chúng tôi tức tưởi chia tay nhau. Triệt để yên lặng. Cả đến ánh mắt từ giã cũng không có. Đêm rừng Tây Bắc đen kịt như tương lai của kẻ chiến bại tù đày.
Bị còng từng cặp. Tay xách nách mang. Cứ thế nương vào nhau, vượt mấy cây số đường rừng, tiến ra quốc lộ. Tại đây, đoàn tù dược chất lên mấy chiếc Molotova cà tàng. Trực chỉ phương trời vô định, giữa đêm không trăng sao, dày đặc sương mù.
* * * * *
Trại mới mang bí số K4, gần Phố Lu thuộc tỉnh Lào Cay cũ, chỉ cách biên giới Việt Trung khoảng 10 cây số đường chim bay. Tại đây chúng tôi được gặp một số anh em biệt kích. Có người “nhảy toán” từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Họ thuộc diện rộng. Nghĩa là được tự do di chuyển trong vùng, min là bảo đảm chỉ tiêu lao động do cán bộ khoán. Đối diện trực tiếp với chúng tôi, họ mới tin là Việt Nam Cộng Hoà thực sự đã sụp đổ. Lúc đầu tay bắt mặt mừng, có món gì cũng 'chiêu đãi' mấy “ông thầy” ốm đói.
Tiếc rằng có những “ông thầy” quá sệ. Giành ăn, giành uống, bon chen, bợ đỡ cán bộ. Các đấng biệt kích lắc đầu thất vọng. Sau cùng ngó lơ luôn ...
Tôi cũng gặp một số đồng hương Thái Bình gốc “phong kiến, cường hào địa chủ” được đảng chỉ định cư trú tại vùng nầỵ Họ thực tâm ái ngại. Biết tôi cùng quê, có người dám nói thẳng :
- Mòn mỏi chờ các anh Bắc Tiến. Ai ngờ các anh lại bị tụi nó tóm cổ ra đây ! Nhưng thôi, cũng được hưởng mấy năm thoải mái. Ráng mà gìn giữ sức khỏe.
* * * * *
Ở đây tôi chỉ muốn nói về Kim Nam. Người nữ văn công cộng sản.
Tại K4, tôi được “biên chế” vào đội 11. Nhiệm vụ chính là xây dựng những con đường tới những trại mới dựng bởi các anh bên biệt kích. Dụng cụ là những bàn tay tù đói và một số xẻng cuốc cũ.
Tiết trời chuyển sang đông. Mùa đông thượng du Bắc Việt đến với đoàn người thiếu dinh dưỡng, teo cơ. Quả là một bản án tử hình, sẵn sàng được thi hành bất cứ lúc nào. Thường vào những tiết đại tiểu hàn, đại tiểu tiết âm lịch, nghĩa trang K4 lại tăng thêm mả mới.
Trong thời kỳ đó. Liên Trại tổ chức một chiến dịch lớn : Mở đường, dựng trại. K4 với K2 hợp đồng đắp một con đường mới dài khoảng 5 km vào cánh đồng mía. K2 là một phân trại giam nữ can phạm hình sự. Đội 11 được tăng cường một số nữ tù. Dịp nầy tôi gặp Kim Nam. Chẳng riêng tôi, mà tất cả đám cải tạo đều trầm trồ chiêm ngưỡng “đoá hoa đen” nổi bật trong đám tù nhân rách rưới, nhếch nhác.
Cô bé khoác một chiếc áo choàng nhung đen nhánh, tương đối còn mới. Chiếc quần Âu đồng màu đúng thời trang Hà Nội. Đặc biệt mái tóc dài buông xoã ngang lưng. Nhìn xa lẫn với sắc áo tưởng như cắt tóc ngắn. Kim Nam có khuôn mặt bầu bĩnh. Nổi bật cặp chân mày dài, cong, mịn, nhỏ như nét mực tàu trên tờ giấy hoa tiên. Đôi mắt hơi xếch, ướt át, long lanh nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Trong đó có chút gì còn lại của ngây thơ, thuần hậu và dễ tin.
Và đôi mắt ấy luôn luôn đồng hành với chiếc miệng nhỏ, với cặp môi mộng hơi bĩu, với hàm răng đều đặn, trắng nuốt mỗi khi cười nói. Chẳng biết nàng giữ gìn bằng cách nào, mà cái lạnh khô của núi rừng Việt Bắc không làm cho làn da bị nứt nẻ. Trái lại vẫn mịn màng, vẫn trắng trẻo.
Và trên đôi gò má, phơn phớt ánh hồng của đoá hoa anh đào chớm nở. Giữa khuôn mặt ấy là chiếc sống mũi cao, thẳng, với đôi cánh mỏng, chúm lại thật duyên dáng bên chóp mũi hình bầu dục tựa túi mật.
Nếu bàn tay Kim Nam có những ngón tay thon dài như những cánh hoa, thì bàn chân trắng hồng của nàng cũng là một tuyệt tác của Hoá Công. Mười ngón là mười nụ hàm tiếu, yểu điệu trên những bước đi.
Qua những phút giải lao ngắn ngủi bên bếp lửa anh nuôi. Được biết nghề nghiệp cũ của nhau - điện ảnh - Kim Nam đã cho tôi rõ đôi nét sơ lược về nàng. Một thiếu nữ Hà Nội xuất thân diễn viên kịch nghệ. Đã được tham dự một vài bộ phim, tuy chưa phải là diễn viên chính.
Mấy tháng trước đây, trong cuộc lưu diễn tại Tây Âu, Kim Nam đã quyết định “chém vè” tỵ nạn chính trị tại Pháp. Việc bất thành, người đẹp văn công bị dẫn độ về Việt Nam, tống giam Hoả Lò. Và tuần trước được chuyển lên đây thi hành án phạt cải tạo. Nàng cũng cho biết thêm về gia đình :
- Đúng ra bố cháu cũng có mặt trong hàng ngũ các chú ở đây. Bố cháu trước kia là sĩ quan quân đội quốc gia. Năm 1954 bị kẹt lại. Rồi bị chết tại vùng nầy, mất xác. Sở dĩ cháu được tuyển vào đoàn văn công là nhờ sự đỡ đầu và bảo lãnh của ông thân sinh người bạn trai. Ông ấy là cán bộ cao cấp và cũng là bố chồng tương lai của cháu.
- Sao cháu không cầu cứu ông ấy ?
- Cháu còn mặt mũi nào nhìn ông ta nữa ! Sự nghiệp cách mạng của ông ấy có thể tiêu ma vì việc làm của cháu rồi.
- Thế còn người bạn trai ?
- Chính anh ấy khuyên cháu nên tìm đường tiến thân ở một xã hội khác. Nếu thành công, cháu có thể giúp đỡ thiết thực cho mẹ và đám em nhỏ lúc nào cũng thiếu thốn. Riêng anh ấy sẽ cố gắng xin xuất ngoại du học. Chừng đó chúng cháu sẽ tìm lại nhau. Bằng có chuyện gì, anh ấy sẵn sàng hy sinh. Miễn sao cháu có được cuộc sống phù hợp với con người và khả năng. Bây giờ thì thật là ... Ồ sao cháu lại bắt chú gnhe câu chuyện không vui của cháu. Nhất là chú cũng đang ...
- Tù như cháu chứ gì ! Nhưng thôi, cháu đừng có lo. Nhan sắc và tài nghệ của cháu sẽ cứu cháu. À, cháu bao nhiêu tuổi rồi ? Xin lỗi nhé, nghệ sĩ không có tuổi, nhưng chú coi cháu như con nên muốn biết.
- Cám ơn chú, cháu 22 tuổi ta. Biết đâu những ưu điểm chú nói lại là điều hại cháu. Các chú chưa biết hết mặt trái của xã hội nầy đâu.
Buổi chiều hôm ấy, trước khi thu dẹp dụng cụ, tôi được Kim Nam gọi tới một góc vắng. Gió rừng thổi ào ào. Sương giăng bốn phía, lạnh thấu xương. Kim Nam trao vội cho tôi một ống tre bọc kín bằng lá chuối :
- Chắc chú khoái cái nầy. Cháu còn một ít, tặng chú.
Tôi mở ra, cà phê bốc hương ngào ngạt. Tôi nhìn sững cô bé, không nói lên lời. Ly cà phê được mấy anh em chúng tôi chuyền tay nhấm nháp, như uống cả một “ mùa hè đỏ lửa” Kim Nam ...
Đêm ấy, 27/12/1977. Đã lâu không có chất nước đen mà đen như đêm trừ tịch. Dẫu chỉ uống mấy ngụm cũng làm tôi trằn trọc suốt đêm. Tôi bật dậy, kiếm mảnh giấy nhỏ, khoác mền xùm xụp bên ánh đèn chai. Phải viết một bài để tặng lại Kim Nam. Chút quà văn nghệ hôm sau. Tiếng gà núi đầu tiên vẳng tới là lúc tôi viết xong câu cuối cùng ...
Nhưng bài thơ ấy chẳng bao giờ Kim Nam nhận được. Nàng vắng mặt trong số nữ can phạm tăng cường cho đội làm đường chúng tôi. Cũng như không bao giờ hiện diện nữa trong cõi đời nầy !
Được biết, đêm trước vào lúc tắt đèn đi ngủ. Kim Nam đã lãnh một búa chí tử, bể đầu. Nàng chết tức khắc trên chiếc sạp tre xộc xệch, lạnh lẽo, đầy rệp của trại tù. Tôi ngẩn ngơ như vừa lỡ tay làm bể một chiếc bình cổ. “Con người thế ấy, thác oan thế này”.
Tôi lặng lẽ rút bài thơ giấu trong mình. Châm lửa. Một làn khói nhẹ bay lên. Tàn tro nằm vật vờ giữa lòng bàn tay một lát rồi theo gió bay đi. Thế là hồn thơ theo gió lên trời, theo tàn xuống đất. Biết ở thế giới bên kia, con người bạc mệnh có nhận được chút quà tôi trao gửi ?
Theo sự bàn tán của đám nữ tù, Kim Nam chết vì bị ghen tuông. Nữ đội trưởng của Kim Nam, vốn là gái gọi trên các công viên. Vào trại, trở thành tình nhân của một cán bộ Nhưng khi Kim Nam xuất hiện. Tên dê xồm liền “có đó bỏ đăng, có trăng quên đèn”.
Một dư luận khác thì cho rằng Kim Nam chết vì đám tù cũ ngỡ cô bé có nhiều của cải mang theo. Chúng làm áp lực bắt giao nộp. Không được toại nguyện, chúng đe doạ. Sợ Kim Nam tố cáo, chúng liền quyết định thủ tiêu.
Riêng đối với tôi, dù với nguyên nhân nào thì Kim Nam cũng đã chết. Nàng chết, kéo theo một số người khác ở Hà Nội bị thương. Trong đó chắc chắn có người bạn trai. Còn tôi thì cứ thẫn thờ với tâm trạng Nguyễn Bính trong bài thơ “Khóc người trinh nữ”, với kết luận bằng 2 câu Đường thi :
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
Hơn 10 năm trôi qua. Giờ nầy có mặt tại Paulo Bidong. Trong những ngày chờ đợi. Tôi giết thì giờ bằng những trang hồi ký mang tên “Trầm tư lục của kẻ chiến bại”. Một đoạn mang tựa đề và cũng là đề tựa của bài thơ.
Viết Lên Không Trung
Em đẹp sao em cũng ở đây
Chim lồng xuân rụng đã bao ngày
Tóc lơi buông dáng kiều đô thị
Cá chậu mơ nguồn sông tiếp mây
Tháng chạp vùng cao buốt giá đông
Cũng chưa phai lạt má em hồng
Áo đơn có ấm bờ vai nhỏ
Sao gót chân son bước ngại ngùng
Suối sâu em đẩy từng xe cát
Đèo dốc ta san phẳng một đường
Đường cát tháng năm đời thiếu ngọt
Lào “cay” sầu “đắng” vị hoài hương
Em nhớ người yêu biệt dưới xuôi
Ta thương bếp lửa lạnh phương trời
Sài Gòn Hà Nội xa xôi lắm
Sương xuống chiều lên người mỗi nơi
Lòng đấy lòng đây bờ bến khác
Cơ hồ chung một ý chờ mong
Tàn năm Bảy Bảy (77) hoa còn nở
Kết đoá thơ gai lên khoảng không.
THUYỀN TRƯỞNG * VIỆT CỘNG ĐÁNH ĐẮM TÀU CHI MAI
Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: CSVN Đánh Chìm Tàu Chi Mai Để Cướp Của
Nay xin đăng lại vụ tàn sát tàu Chi Mai. Rủi khi chúng ta quên hoặc chưa biết chuyện thương tâm này.
Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: Csvn Đánh Chìm Tàu Chi Mai Để Cướp Của.
(03/15/2009)
Tác giả: Thuyền Trưởng Tàu CSG-92
LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra.
Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn
Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông".
Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...
*
May mắn cho tôi là khi vượt biên vô cùng thuận buồm xuôi gió, nhưng ngược lại, tôi là chứng nhân cuả một vụ cướp của giết người thật là rùng rợn do bọn cộng sản Việt Nam thực hiện vào năm 1977 tại căn cứ Hải quân Cát Lái cũ cuả QLVNCH.
Lúc bấy giờ tôi làm công nhân cho thuỷ đội Cảng Sàigòn, trên chiếc tàu kéo CSG 92 (Soài Rạp). Vào khoảng tháng 1 năm 1977 tàu chúng tôi chạy lên con sông Sàigòn tới phía sau nhà máy nhiệt điện Thủ Đức và kéo chiếc tàu tên là Chi Mai về Kinh Tân Thuận (kinh đôi) để cơ xưởng cảng Sàigòn gắn thêm một số máy phụ như máy charge gió (air compressor), máy bơm nước lườn, cũng như gắn thêm một số ống gió thông hơi từ boong tàu xuống tận 3 tầng dưới hầm máy.
Tôi thấy cách thiết kế vô cùng lạ mắt và không có một chút gì là an toàn cho việc vận hành, cũng như an toàn thoát hiểm tối thiểu cho một con tàu di chuyển trên sông nước. Tôi có hỏi chú sáu Bền người công nhân đầu não của xưởng nầy về việc lạ lùng này thì chú trả lời rằng: "Chú đâu biết gì đâu. Nghe nói rằng thành uỷ thuê xưởng sửa chữa làm một số việc và nhà nước đôi bên thanh toán cho nhau. Chú chỉ là lính lác nên đâu biết gì việc cuả họ".
Con tàu nầy có máy chính hiệu của Đức chế tạo, công suất 900 horse power. Con tàu nầy dài khoảng chừng 22m rộng 5, 5 mét, chiều sâu tính từ mớm nước khoảng 3, 3 mét, nhưng nếu tính từ trên mặt boong (deck) khoảng 5 mét là cùng. Khi tàu nầy gần ra khỏi ụ sửa chữa nó được hàn thêm một số miếng sắt chữ V loại 6mm làm một boong giả thêm nữa, cao hơn mặt boong khoảng 1.70 mét.
Bấy giờ những người Hoa kiều trong Chợ Lớn thường tấp nập vào tầu nầy xem xét cúng bái và họ thường mang trái cây hoặc thịt thà qua biếu cho chúng tôi ăn. Sau vài lần họ muốn thuê chú hai Lâm Văn Tới làm máy trưởng cho tàu nầy. Họ nói dối rằng đấy là tàu khách chạy từ sài Gòn đi Cần Thơ. Nhưng chú khước từ, vì tàu CSG 62 cuả chú cũng sửa chữa sắp xong để hoạt động kéo xà lan nước đi Vũng Tàu cung cấp cho các tàu chiến cũng như đánh cá đang neo tại vùng cảng ấy. Sau họ bảo thật là đi vượt biên chính thức và sẵn lòng chi 15 lượng vàng và cho hết 6 người trong gia đình chú đi luôn không phải trả một xu nào cả, nhưng chú vẫn khước từ.
Sau đó tôi thấy tên Út Lương tên thật là Lương Văn Út thuyền trưởng tàu khách An Giang chạy từ Tân Châu -Long Xuyên -Sài Gòn và ngược lại, nhận lời. Tên Úc nầy là Việt kiều Kampuchia hồi hương về VN năm 69 hay 70 gì đó. Năm đó là năm Quân Lực VNCH hành quân vô Kampuchia tấn công và san bằng cục R cuả VC và cứu vớt Việt kiều khỏi bị bọn Lon Nol và Khmer Đỏ cáp duồn thả trôi sông Cửu Long về Việt Nam.
Út Lương có nước da sậm nâu, gần giống như Miên. Không hiểu hắn xoay ở đâu ra bằng Tài Công hạng nhất của Bộ giao thông và Bưu điện cấp cho hắn. Bằng màu đỏ hẳn hòi, còn mới cứng, chứ thằng nầy nó dốt như Hồ Chí Minh, tiếng Tây thì quẹt quẹt, tiếng Miên thì good, tiếng Việt và tiếng Tàu thì cũng khá khá, nhưng về hải nghiệp nó là con zéro to tướng. Nội việc khử từ trường cho hải bàn khi tàu sửa chữa, hay trang bị thêm chi tiết nó cũng không biết, làm floating radar, hoặc tâm phương qua tín hiệu kiểm báo nó cũng mù tịt, thì nói chi đến tính toán sai biệt trục địa cầu hàng năm để cộng thêm vào hướng đi, hoặc trừ bớt cho đúng với hướng thật sự muốn đi. Nhưng hắn vẫn nhận trách nhiệm đưa tàu đến Cát Lái.
Giờ đây tôi không chắc nhớ rõ ngày tháng sự vụ xảy ra, tôi chỉ nhớ lúc ấy trời nắng gắt lắm khoảng tháng 4 hay 5 gì đấy, bấy giờ tôi kéo xà lan chở nước xuống kho dầu Shell ở Nhà Bè bơm cho tàu dầu Hasukha của Liên Xô, và sau đó kéo ủi yểm trở cho hoa tiêu đưa tàu vào cặp cảng kho Esso Nhà Bè. Việc xong xuôi, tôi cặp xà lan nước đã giao hàng xong, kéo về lại cảng Sàigòn. Nhưng khi tàu sắp quanh vào khúc đèn xanh đỏ của sông Sàigòn, thì tôi thấy người trôi nổi lặn hụp bơi ngửa, bơ xấp đủ kiểu hết. Họ có áo phao bằng styro foam hoặc bằng túi hơi như loại hàng không phát cho hành khách. Cũng có người ôm bẹ dừa nước thả ngửa trên sông.
Tôi co giảm vận tốc tàu lại và yêu cầu anh em thuỷ thủ ở tàu kéo cũng như xà lan thả các thang dây trên tàu và xà lan xuống tận mé nước đồng thời lấy các phao tròn cột dây vào quăng ra cho họ bám vào để kéo họ lên các thang dây của tàu và xà lan.
Lúc bấy giờ là nước ròng chảy ra biển, và ngay chỗ nầy là mối tiếp giáp giữa 3 con sông Nhà Bè, Sàigòn và Đồng Nai nên mực nước luôn chảy nghịch lẫn nhau tạo thành dòng nước xoáy. Tôi sợ nạn nhân có thể bị lót lườn tàu và xà lan, vướng vào chân vịt, nếu họ luýnh quýnh và không hiểu biết. Vì vậy tôi chỉ để số vòng quay của chân vịt đủ mức cho tàu đứng yên một chỗ để đón cứu họ.
Lúc bấy giờ các ghe đóng đáy giàn xây (dòng xoay) tại ngã ba của ba con sông cũng túa ra cứu giúp họ. Khi đó, trên tàu và xà lan của chúng tôi đã cứu được 18 người. Bỗng phía bên sông Nhà Bè (Rạch Bảy) có nhiều tiếng súng nổ chát chúa và canô công an VC tuần tra trên sông từ hướng nhà máy dầu Navioil cũng như trên Cát Lái chạy đổ xuống, xuôi theo dòng chảy, chúng bắn vào nạn nhân bơi trên sông không một chút thương tiếc, và đuổi theo bắn tận nhà máy Silico gần đến vàm sông Phú Xuân, nơi có căn cứ của bộ đội biên phòng đóng giữ.
Riêng tàu của chúng tôi bị một tầu tuần tiễu có khoảng 6 công an nhảy lên bắt những nạn nhân này trói lại bằng dây ở những chiếc phao họ mang trên người, rồi đẩy họ té xuống tàu tuần cảnh, thấp hơn mặt boong xà lan ít nhất 2 mét. Khi không còn chỗ chứa các nạn nhân, chúng xô họ trở lại dòng sông lúc đó đang chảy xiết. Tôi la lên cản ngăn chúng, nhưng chúng bắt tôi vào trong phòng lái tàu và yêu cầu tôi chạy về cầu bến phá Cát Lái. Trên đoạn đường không đầy 2 cây số này tôi thấy vô số các túi sách may bằng nhựa simili và giỏ đệm trôi bồng bềnh trên mặt nước. Chúng ra lệnh cho tàu chạy chậm lại và dùng vợt chúng tôi thường dùng để vớt lon nhôm thực phẩm hoặc thức uống của tàu ngoại quốc thường vứt bỏ trôi nổi trên sông Sàigòn, để vớt những chiếc giỏ căng phồng này. Chúng tranh nhau mở ra lục lọi lấy vàng, đô la, đồng hồ... rồi chia chác nhau ngay tại chỗ.
Vì phải chạy chậm để tụi công an vớt những chiếc giỏ trên mặt sông nên 2 giờ sau, tàu chúng tôi mới cặp được bến phà Cát Lái trong khi đoạn đường không đến 2 cây số mà vận tốc bình thường của tầu tôi là 16 hải lý giờ (khoảng 25 cây số giờ).
Khi tàu vừa cập bến, tụi công an bắt chúng tôi lên bờ, lục soát trên tàu, xà lan và khám xét thân thể của chúng tôi. Đến khoảng 10 giờ tối thì tên đại tá công an trưởng phòng cứu hỏa đến hỏi chúng tôi có thấy điều gì hay không, có muốn khiếu nại gì không? Chúng tôi dư hiểu chúng muốn gì, nên ai cũng phải lắc đầu, "thưa không nghe, không thấy, không biết cũng như không khiếu nại điều gì". Chúng tôi chỉ xin chúng báo cáo về đội an ninh bảo vệ của bến cảng Sàigòn là tàu chúng tôi bị vướng lưới nên phải lặn gỡ, vì vậy về trễ. Chúng bằng lòng gọi phôn giúp cho việc ấy. Khi chúng tôi được thả trở lại tàu, trên bến phá, tụi công an đã cho lập vòng rào an ninh cấm tất cả nhân dân cùng những người không có trách nhiệm lui tới khu vực ấy. Vòng đai này được kéo bằng kẽm concertina, phía trong ở giữa bến phá chúng dùng nhưng manh cót quây tròn lại, che kín những xác người nằm ngổn ngang ít nhất là 150 người. Những xác người được xếp dài khaỏng 30 mét nằm kế bên nhau như cá trong hộp thành 3 hàng. Còn các túi hành lý được chất ngay lên xe truck cuả công an mà loại này trước năm 1975 dùng để tịch thu báo chí khi báo chí có nội dung xuyên tạc vu khống chính phủ VNCH, để làm lợi cho cộng sản.
Sau đó hai ngày, đội thủy của cảng Sàigòn được lệnh điều động tàu của chúng tôi kéo cần cẩu 100 tấn (có sức mạnh kéo nổi 100 tấn). Cần cẩu nầy nguyên là của quân vận Mỹ bàn giao lại cho chính phủ VNCH, và sau chuyển lại cho cảng Sàigòn xử dụng. Chúng tôi kéo cần cẩu nổi này ra đến Cát Lái khoảng 10 giờ sáng và người nhái công an (Bắc Kỳ) lặn xuống choàng dây cáp 16 mm qua tàu Chi Mai để cho cần cẩu trục lên.
Nhưng không biết loay hoay như thế nào đó họ làm mãi không xong, và phải xin toán người nhái của cảng Sàigòn đến giúp đỡ. Toán người nhái ốm đói nầy vốn là những công nhân trên 45 tuổi trước 1975 thuộc Ty Cảng Vụ cảng Sàigòn, có nhiệm vụ lặn kiểm tra các đế phao neo (con rùa) trên sông Sàigòn, cùng như kiểm tra chân đế cầu tàu trong cảng Sàigòn. Nhờ toán người nhái của Sàigòn trước 1975 , công việc trôi chảy, tôi nổ máy đẩy cần cẩu nổi ra xa, để neo căng cả 4 phiá và kéo tàu Chi Mai lên....
Khi dây cáp được kéo lên chưa được 3 mét, từ dưới mặt nước nổi vọt lên những xác người như nhưng trái ngư lôi vừa thoát khỏi bệ phóng. Máu từ mũi tai cuả họ trào ra trông thật thảm khốc. Chú hai Giỏi, cần cẩu trưởng, người to như cảnh sát motor cycle của Mỹ, cũng phải rụng rời tay chân không thể tiếp tục giữ cần LIFT và dừng tay lại ngay vị trí nầy. Bọn công an trên cầu phà bụm tay lại làm loa ra lệnh kéo tiếp nên anh Sanh phải nhảy lên phòng điều khiển thay thế chu hai Giỏi...
Dây được kéo lên từ từ thật chậm từng tấc cáp mỗi lần chuyển dịch, xác người tiếp tục vọt nổi lên, Tôi không nhớ rõ lắm vì cảm giác đã chết cứng tê dại, mắt mở nhưng hình như không còn biết gì cả. Vì đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn công sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm cuả riêng, nên đã lừa họ mang của cải xuống tàu rồi tìm cách giết họ để chiếm đoạt của cải.
Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các dòng sông cuả VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Qúy vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng một tuổi đã sình chương cuộn tròn như một quày dừa non. Chiếc áo Badesuite bằng thứ vải nylon dầy chắc vướng vào các móc dùng để móc cờ hiệu của tàu hoặc tín hiệu. Trên mặt của nạn nhân bị tôm cá rỉa mất gần hết một bên mặt....
Tàu Chi Mai tiếp tục được kéo lên, trên mặt boong không còn gì tồn đọng. Trong cabin lái, xác hai cô gái trẻ ôm nhau chết cứng. Tàu Chi Mai tiếp tục được đưa lên cao, nước tràn ra từ các lỗ Abblouse (lỗ có kính tròn để cho thuỷ thủ có thể quan sát bên ngoài hay mở ra để nhận lấy gió khi những ngày biển êm gió lặng). Nước chảy tràn ra cho thấy bên trong, xác người dằn xẹp xuống như cá được đóng vào hộp vậy....
Cuối cùng tàu Chi Mai được đặt trên boong cần cẩu 100 tấn, sau khi các kè được chêm chặt hai bên hông tàu Chi Mai. Chúng tôi thấy bên hông phía tay phải của tài Chi Mai có một lỗ thủng to hình dạng tròn méo mó phần phía trước của lổ thủng bị tét ép vào phía trong thân tàu chứng tỏ khối thuốc nổ được đặt từ bên ngoài. Xác người bên trong chắc phải còn đủ cả vì lỗ thủng nầy, xác người không thể trôi ra được, vì tàu bị chìm nghiêng về phía nầy, bùn non và đất sét còn bám chặt cả một bên thân tàu.
Xác nguời được đưa ra khỏi tàu Chi Mai đưa lên bến phà Cát Lái lập tức các túi hành lý bị tụi công an VC tịch thu đem lên xe cây ngay lập tức, không có thân nhân hay bất cứ ai léo hánh ở khu vực nầy. Chỉ huy bốc dỡ các tử thi nầy là Đại tá VC Đinh Mười, truởng phòng cảnh sát phòng cháy chửa cháy thành phố Sàigòn; và một tên đại tá khác của phòng cảnh sát trên sông. Lúc bấy giờ bí thư thành uỷ là Võ Văn Kiệt.
Tổng cộng xác chết được đem ra là 426 xác cả nam lẫn nữ. Tôi đã không dám ăn thịt cá tôm cua hơn nửa năm trời mặc dù lúc bấy giờ công nhân kỹ thuật thuộc tổng cục đường biển như tôi mỗi tháng chỉ mua được 2 kí thịt heo cho nhu yếu phẩm mà thôi.
Thằng Lương Văn Út tài công chiếc tàu Chi Mai còn sống nhăn răng tại Sài Gòn. Sau vụ nổ tàu Chi Mai, Cộng Sản không có cách gì che giấu được, vì hơn 170 hành khách nhà nghèo loại đóng 5 cây vàng cho một đầu người, phải chịu cảnh đứng ngồi như cá hộp. Họ hiểu đi tàu trong hoàn cảnh đó sẽ bị ướt lạnh khi trời mưa giông, vì cả hai thứ nước mưa và nước sóng biển.
Họ chắc chắn hiểu được thân phận, và những rủi ro có thể mang đến cho họ khi bị say sóng, hoặc sóng to chụp phủ lên tàu có thể cuốn họ xuống biển, nên họ chịu rất nhiều tổn phí để kiếm mua phao vì thời ấy của đó là hàng quốc cấm, không có chợ nào được bày bán cả. Ngay cả như tôi, thuyền trưởng tàu kéo cấp ba (có công suất trên 1200 mã lực) là loại chỉ đếm trên đầu ngón tay vào năm 1989, vẫn không có áo phao cho cá nhân của mình nửa đó. Chỉ cấp loại xốp bình cà rem (Styro foam) nhét vào áo khỉ (monkey vest) như áo bộ đội mang băng đạn AK vậy, nhưng vẫn phải ghi tên và chức vụ bằng nước sơn đỏ, và điều nầy phòng vật tư của Công Ty làm sẵn phát cho tàu, nếu bị mất phải làm báo cáo và kiểm điểm như mất súng vậy.
Chính các phao nầy đã giúp cho hầu hết những nguời trên boong nầy thóat ra khỏi tàu Chi Mai ngay lúc nó nghiêng chìm. Chỉ có những người thông thuộc với sông nước nên ỷ lại không mặc vào, có thể bị chết, hoặc thoát, hay tù sau vụ chìm nầy. Điều tôi nói đây có kiểm chứng, vì 4 ngày sau đó, những xác chết trôi nổi trên sông Nhà Bè, Phú Xuân, Soài Rạp, Lòng Tàu, cũng như trôi dạt vào những miệng đáy đóng trên sông để bắt tôm cá. Người dân đã báo cho chính quyền đem đi mai táng hoặc trả xác lại cho thân nhân.
Còn cảnh công an VC bắn vào người vượt biên hôm đó, chính mắt những người đóng đáy thấy, thủy thủ tàu CSG 92 và xà lan 64 thấy, công nhân nhà máy Vavioil và những cư dân trên bờ sông nhà bè phía đèn xanh đều thấy hết. Chưa hết đâu! Những người đi "đăng ký", tập trung tại bến xe Văn Thánh ngoài ngã ba Hàng Xanh để cho xe bus đưa vào bên phà Cát Lái, nhưng còn hai xe bus chót chưa vào tới bến phà Cát Lái thì mìn đã nổ. Không biết rằng vì xe bus đến chậm hay thằng công an tay nghề quá zỏm, gài kim định giờ không chính xác?! Điều nầy từng xảy ra trong thời chiến qua các vụ đặc công VC đánh các cầu Bình Triệu, Bình Lợi, Tân Cảng... Đặc công VC ôm mìn lội ven sông để gài giật xập cầu, nhưng lội chưa tới nơi thì mìn phát nổ. Báo chí phổ biến tin tức, lính địa phương quân giữ cầu đều biết chuyện nầy!
Việc Cộng sản bắn chết người thường dân vô tội đâu có phải là điều hiếm hoi ở trong thời chiến cũng như thời bình. Hơn nữa VC đã dán bản cáo trạng khắp hai miền đất nước rằng "VƯỢT BIÊN LÀ PHẢN QUỐC". Vì vậy chúng sợ ai không dám bắn?! Hơn nữa VC bắn để cướp của, vì người bị chúng bắn là thành phần tư bản, bị VC ghép vào tội phản quốc bóc lột.
Còn 2 chiếc xe bus chở người vượt biên đến sau, khi thấy tàu Chi Mai bị phát nổ, bọn công an liền ra lệnh cho quay đầu lên hướng nhà tù Thủ Đức tạm trú qua đêm và sáng hôm sau chở thẳng lên Bù Đóp nhốt cho đến gần 4 tháng. Sau đó, chúng đưa xuống cù lao Rồng ở Mỹ Tho cho đi bán chính thức, với điều kiện thêm 3 cây một đầu người.
Ngoài ra, còn vụ cho chìm tàu khách Vũng Tàu tại ngã ba Thiềng Liềng năm 1979 để cướp tiền cướp của nữa. Vụ này VC bán bãi xong, trở giọng lật lọng bắt khách ra đi đa số là Bắc di cư năm 1954 và giáo dân ở giáo xứ Tân Định, Bà Chiểu, trong đó có con của nhạc sĩ Lê Văn Thiện, hòa âm cho ban nhạc Shootgun của ca sĩ Thanh Thuý.
VƯƠNG TRÍ NHÀN * VĂN NGHỆ HÀ NỘI
21-08-2013
Chuyện văn nghệ Hà Nội nghe ở Moskva 1987 (kỳ I)
19-5
Gặp nhau tại Yug-zapatnoe , Ng Khải điểm qua tình hình văn nghệ:
- Lão Nguyễn Đình Thi phen này mà mất việc đi Tây, thì cứ gọi là con mẹ Tuệ Minh nó bỏ ngay. Mà không hiểu sao, xứ mình sinh ra cái lão lẩm cẩm loại đó.
Bây giờ cứ thấy mấy người đang đứng trò chuyện là lão ấy nhảy xổ đến, lão ấy giảng cho mình về văn học, văn học nó phải như thế này, nó phải như thế kia. Làm như là không ai đọc cả ấy. Lúc nào cũng chê anh em bây giờ nó không biết gì. Vâng, các ông được Tây nó dạy cho tí tiếng Pháp, nhưng anh em bây giờ nó đã có tiếng Nga, chắc ai đã đọc hơn ai.
Lại còn bố Nguyễn Tuân nữa. Bố ấy cứ tưởng bố ấy là một quyền lực, ai cũng phải sợ, loại như tôi bây giờ muốn làm gì phải đến chào, đến xin ý kiến. Tôi thử không đến, xem đã chết ai chưa nào. Trông thấy ông ấy ở đâu, mình chỉ chào bác ạ một câu, rồi chuồn ngay, chả mặn mà gì.
Có lần, mình đang đứng đấy, bố ấy lại vươn người qua mặt mình, để bắt tay người khác. Thì mình lùi ra để cụ ấy làm việc ấy cho tự nhiên, cần gì.
- Sao ông Tuân vừa rồi lại còn nói có vẻ thân ông Tố Hữu thế?
- Nói cho sang thôi, ra điều người ta xuống, mình vẫn nể. Cũng là một cách làm phách.
- Loại như Nguyễn Văn Bổng thích ra làm lại báo Văn nghệ lắm! Nhưng tôi chả dại, chả dùng làm gì, đập mình đập mẩy cũng mặc.
- Ấy, hồi trước mình rút lui cũng không được hay lắm, nên phen này phải tính kế rút từ sớm mới được.
Nhớ hồi làm bản đề dẫn hội nghị Đảng viên, một hôm họp ở Đảng Đoàn, ông Hoàng Trung Nho cứ bắt nọn rằng anh Nguyên Ngọc trong sáng lắm, không thể viết như thế này được. Tôi mới phải bảo ngay là các anh ngờ cho tôi chứ gì? Nhưng khôn ngoan như tôi đời nào viết thế, để các anh bắt vạ à?
Anh Đức với Nguyên Ngọc giống hệt nhau nhưng chính vì vậy, Anh Đức không muốn Nguyên Ngọc ra phụ trách báo Văn nghệ. Thằng ấy mà ra, tính nó là hay thù vặt lắm, sẽ rất chuyên quyền, sẽ trị bọn Nam bộ chúng tôi cho mà xem. Tôi phải nói ngay là anh cứ để nguyên, tôi đến tôi bảo anh Nguyên Ngọc. Mà này, mỗi ngày một ít, Nguyên Ngọc nó cũng nghe ra đấy. Không ra mà làm bây giờ thì ở nhà làm gì.
- Tội nhất bây giờ là anh Tố Lành nhà ta. Từ trong Sài Gòn ra, tôi với Anh Đức bàn nhau đến chơi ngay. Cũng là để an ủi người mà cũng là để cốt xem bề trên của mình khi thất bại thì thế nào. Quả thật, cho tôi viết về hình ảnh ông ta thì cũng ra cả cuộc cách mạng của mình. Nghĩa là người vẫn béo thế, nhưng ngơ ngác, ngớ ngẩn, đúng là một đống đổ nát. Lại còn hỏi tôi là báo Văn nghệ nó dùng bài của mình viết về anh Ba, nó có cắt cái gì đi không. Rồi ra về, lại còn khuyên mình viết cẩn thận, viết không cẩn thận bây giờ là nó cắt cổ.
-- Từ hôm mới ra, tôi đã nghe ông Kim Lân kể ngay sau khi nghe tin ông Tố Hữu mất chức, mình đến chơi ngay. Ôi thôi, người anh em vừa trông thấy nhau từ xa, đã dàn dụa cả nước mắt
Nhàn :
-- Tôi ngờ, ông ấy còn làm thơ nữa
-- Không, muốn làm được, phải bình thản lắm cơ. Thơ đâu phải chuyện muốn là được.
Nhớ hồi lại còn khoẻ, có lần mình đến, lão vỗ vai mình một cái, mà sụn cả lưng. Bọn Việt kiều về, gặp lão xong, nhiều thằng nó kể rằng ông ấy cứ vuốt tay mình "yêu nước nhé" " yêu nước nhé", dề dà như ma nói vậy.
- Cấp trên thì có ông Lành, cấp dưới thì có ông Chí Trung. Thằng ấy cứ đâu có mặt trận thì nó phải đi bằng được. Vừa rồi lão sang C, bị thương vào tay. Đến nhà tôi chơi. Hàng xóm láng giềng nghe nói có người mới bị thương, không ai tin. Vì đối với người ta, chiến tranh đã lùi hẳn về xa rồi.
Thằng Châu nó bình luận: Đúng là người của chíến tranh, luôn luôn muốn nộp mạng cho chiến tranh mà cái chết còn chưa nhận cho. Thật thằng này mà lại quay về sống bình thường với vợ con, thì không làm sao hiểu nổi.
( Hôm nọ Nguyễn Khoa Điềm kể một câu chuyện nghe được bên Nga: một nhân vật , từ chiến trường trở về, tối không nằm với vợ, mà lại trải đệm ra nằm ở một góc nhà!)
- Ở VNQĐ bây giờ, một lũ đại tá ngồi lúc nào cũng bàn về tử vi. Ông Oánh cũng xem tử vi. Xem về tôi, rồi bảo thằng này còn lên to nữa. Còn xem chính hắn thì buồn lắm. "Số tôi là số thằng ăn mày ông ạ. Chỉ may có mấy ngôi sao văn học".
Khải nói tiếp chuyện đổi mới bên nhà
Hồi hội nghị Đảng viên, gớm, cả VNQĐ lúc nào cũng chong đèn. Nơi này nhận định Nguyễn Đình Thi cơ hội, nơi kia có ý kiến phải cảnh giác với lớp trẻ làm loạn, quay cờ v.v… Ông Nguyễn Chí Trung có lần bước ra ngoài sân, vỗ vỗ vào đầu:
- Trời ơi, sao tôi nhiều việc thế này.
Làm như sẽ có một cuộc chiến đấu, mà một bên là ông Tố Hữu, một bên là ông Nguyên Ngọc, oai ra phết.
Trong khi ấy, phía bên kia, các ông ấy chả động tĩnh gì, chỉ chờ đến ngày đến tháng là đét vào đít.
- Lại nói về Tố Hữu. Ông ấy bảo mình. Này cậu có viết, cũng chỉ nói về tiểu thôi. Đừng viết về sư thúc, sư bá, họ cứa cổ.
Đối chiếu với những gì ông ta dạy mình từ trước tới nay, thấy ngược hẳn.
- Loại người như tôi, thế hệ tôi, đáng nhẽ phải ra từ 10 nay rồi. Nhưng vì năm ấy bố Ngọc bố ấy loay hoay mãi, nên hỏng.
Tôi nhìn việc mình làm, lại so sánh mình với cánh Anh Đức, Bằng Việt, thấy bao giờ mình cũng còn thừa một cái gì đấy.
- Họ (lớp trẻ) nhìn mình bao giờ cũng như mình nhìn loại Nguyễn Đình Thi, tức là có gì đó văn hoa quá, không cần thiết.
Lão Thi kỳ vừa rồi, vẫn bị ngờ. Đến là khách mời của đại hội Đảng cũng không được. "Tâm không sáng lắm". Lê Đức Thọ bảo vậy.
Lão Chế Lan Viên tuy thế, vẫn có những việc mà không ai thay thế nổi. Nghĩa là cần nói cái gì thì cứ thế dốc tuột cả ra. Gần đây, nhiều lần, lão chỉ vào những Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh. "Thế nào, các uỷ viên thư ký này, các anh nói đi chứ? Sao lại cứ để tôi nói cả ?"
Ngày xưa lão từng nói trước buổi họp. Anh Tô Hoài gọi tôi ra “Thằng Nguyễn Đình Thi học trò rát lắm, cho nó thôi đi, tôi với anh cùng làm". Rồi lại đến anh Nguyễn Đình Thi bảo tôi "Thằng thợ thủ công Tô Hoài khôn như ranh, tôi không thể chịu được, tôi với anh cùng làm". Có đúng thế không nào? Các anh có coi nhau ra gì không?
Hai lão kia phải im.
Tôi cũng đã từng bị hố với lão một trận. Tôi cũng tâm sự thành thật: “Làm việc với Nguyên Ngọc không phải dễ đâu, nó cũng độc đoán lắm, gia trưởng lắm.” Ông ấy cũng nói tuột ra giữa đám đông, có chết mình không chứ!
Từ nay, mới rút kinh nghiệm. Cứ muốn nói gì với mọi người, chỉ cần rót vào tai Chế Lan Viên, thế là đến với hết thảy mọi người.
Này, phải công nhận là chúng ta chán cái đám già lắm, nhưng cũng nên biết là nhờ họ, văn học cách mạng mới còn là văn học.
Cứ lấy thế này mà so sánh thì biết. Lão Nguyên Ngọc vừa lên một cái là lùa anh em đi thực tế. Nguyễn Đình Thi thì không, bần cùng lắm mới tổ chức một chuyến làm phép.
Cả Tố Hữu và Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Văn Bổng , Hoàng Trung Thông và Chế Lan Viên, họ đều có quyền tự hào là họ đã giữ văn học khỏi để cho các lão cán bộ chính trị biến văn học thành tuyên truyền. Có thể là họ lươn lẹo, có lúc hèn hạ đầu hàng, nhưng mỗi người một tí, người này chán có người kia, họ có tham gia vào việc giữ gìn đó.
Thử nhìn lại, mấy chục năm nay thì thấy, ngoài văn học có được cái gì đâu!
Nguyễn Khải kể mấy hôm trước, Ng Văn Hạnh lệnh Từ Sơn gọi tôi lên, hình như có việc gì quan trọng lắm. Tôi mới nghĩ, khéo mình lại biến thành mật vụ của Đảng mất.
-- Tôi phải hỏi thẳng với các anh, thế này là thế nào? Chả gì tôi cũng là một nhà văn danh tiếng. Có việc gì riêng, các anh phải đến với tôi. Còn như công việc chung ở đây đã có anh Nguyễn Đình Thi, anh Chính Hữu. Các anh có cần gọi thì gọi cả ba chúng tôi lên, hoặc nếu không thì gọi mình anh Thi lên mới đúng. Chứ tôi đang là Phó tổng thư ký, tôi không vượt mặt cấp trên của chúng tôi được. Còn nếu như các anh không dùng anh Thi nữa, đấy lại là chuyện khác!
Hôm sau, ông Hạnh phải xuống, sượng sùng xin lỗi.
- Lão Tô Hoài nửa đùa nửa thật bảo mình mà làm chủ tịch, Khải mà làm tổng thư ký, chắc rất hay. Sẽ đúng là một hội Ba Giai -Tú Xuất. Nghĩa là chả có gì quan trọng cả. Chỉ chia những chuyến đi nước ngoài cho công bằng, thế là chả ai làm gì được cả.
Nhàn:
-- Nhưng mà có gì gọi là quyền lợi của người phụ trách lão ấy sẽ qươ hết.
29-5
Lại Nguyên Ân mới sang. Về không khí chung, Ân nói mấy ý:
- Ông Khải không sấn sổ nhảy ra làm các việc, mà có vẻ từ từ, tuyên bố để anh Thi đấy, tuyên bố đưa Điềm ra v.v
Làm thế chẳng qua là để giữ giá. Sau này, có bầu lão làm gì, thì cũng là do tài của lão, chứ không phải do cấp trên áp đặt.
- Chính ra, cũng có phương án lập một Ban trù bị, bên cạnh Ban thư ký (ban trù bị đại hội, gồm Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên v.v..). Ban trù bị lo chung về Đại hội. Nhưng khi đưa ra hội nghị Ban chấp hành thì thấy không nên. Mà người cho ý kiến lập Ban trù bị nốc ao, đó là Bằng Việt.
Trong buổi họp BCH, Bằng Việt bảo:
-- Tôi thấy ta hay tuỳ tiện lập ra những tổ chức vớ vẩn. Thế nay mai anh Nguyễn Khải lập ra tổ chức nào đấy, anh mời tôi, tôi không nhận thì sao. Tóm lại là không được.
Thế là thôi.
Ý Nhi giải thích Bằng Việt vẫn cay từ hồi đại hội trước. Nguyễn Khoa Điềm được vào Ban thư ký mà Bằng Việt không. Cho nên, hắn chẳng hưởng ứng gì cả .
Tôi nghĩ: Có lẽ Bằng Việt nghĩ tự hắn mới thay đổi được tình hình chăng?
Cuộc đấu tranh già trẻ, còn căng thẳng lắm.
Ví dụ, vừa rồi có chuyện Hội đồng dịch. Ai sẽ làm? Cuối cùng là ông Nguyễn Xuân Sanh. Vì ông Sanh là ủy viên Ban chấp hành mà những người khác, không phải uỷ viên BCH.
Phan Hồng Giang cáu lắm. Một lão Hữu Mai bốn ngày nữa, ra khỏi Ban thư ký mà hôm nay, còn ngồi quyết định cái chuyện về hội đồng dịch, như thế nghĩa là thế nào?
Tóm lại, không thể chơi tử tế với lớp già được!
Còn chuyện đấu tranh cũ mới.
Theo chữ của Nguyễn Khải ,“bọn TW” bây giờ ăn nói với nhau cứ như hàng tôm hàng cá. Hà Xuân Trường bảo báo Văn nghệ các anh phải cẩn thận. Các anh làm sao họ nói cho, họ kiện; mà họ đã kiện là chết, cóc có ai xử cho anh đâu!
Tại hội nghị BCH, ông ta lại nói rằng chúng ta phải đề phòng, gần đây tình hình Hội, tình hình văn học, như có một luồng gió đen. Thế là Vũ Tú Nam phải đứng lên. "Tôi là bí thư Đảng uỷ ở đây, tôi không hề thấy có một luồng gió đen nào cả?”
Ân kể: sau này, đến tai ông ông Linh, ông Linh tỏ ý không bằng lòng.
Một ví dụ về sự tan nát của Hội Nhà văn - báo Văn nghệ:
Ông Đào Vũ lung lay lắm rồi. Định đưa cánh Ngô Ngọc Bội lên, nhưng hỏng. Cánh Ngọc Trai, Võ Văn Trực chống lại. Nhiều tin đồn là Nguyên Ngọc sẽ về. Đào Vũ đi lên trên vận động chỗ bà Mai (vụ phó vụ báo chí ) để tại vị. Lúc đầu tưởng đã xong, ông Lê Xuân Đồng đã đồng ý. Nhưng ông Độ không chịu, Hội Nhà văn không chịu.
Đúng lúc này, đẻ ra một tình hình mới. Báo Văn nghệ đề nghị tăng giá. Bưu điện họ không bằng lòng. Mà nếu bán theo giá cũ, thì mỗi số, báo Văn nghệ lỗ 1 triệu. Tháng lỗ 4 triệu. Thế là Đào Vũ làm đơn xin đình bản báo và bỏ đi Sài Gòn. Nguyên Ngọc có về, thì cũng là về trong hoàn cảnh rất khó.
Về Tạp chí mới (Tác phẩm văn học ) ông Chính Hữu, bà Tú nhận định: Nguyễn Đình Thi thấy có thể mất tổng thư ký, nên chạy về làm. Và ông Thi dựng ê kíp của mình, Hoàng Trung Thông, Thợ Rèn v.v..
Bùi Bình Thi chỉ còn là người đi thu bài. Ngọc Tú không có quyền gì. Ông Thi bảo tôi ở nhà, tôi duyệt bài. Nếu tôi đi vắng, anh Thông, anh Kim Lân sẽ duyệt. Như vậy, lại khác rồi.
Lại Nguyên Ân bình luận: Đây là một thứ tạp chí của các cựu chiến binh và trưởng lão, nó sẽ là tạp chí thương phế binh.
Bài của tôi (VTN) gửi về Thời xa vắng ở báo Văn nghệ, ông Đào Vũ không đăng, và bảo chúng ta không trở lại vấn đề này nữa. Ở Tác phẩm mới, ông Bùi Bình Thi cầm về xong cũng không đăng (chỉ giản đơn là nhắc nhiều đến Lê Lựu nhiều quá đã là không hay rồi!)
Nhà xuất bản Tác phẩm mới đang ra cuốn mới của Nguyễn Minh Châu.
Ban đầu, ông Châu lo lên đại tá ở bộ đội, lại lo bộ đội đánh, nên phải tranh thủ đưa truyện viết về bộ đội vào, và cuốn sách chỉ đề tên là Chiếc thuyền ngoài xa.
Bởi vậy lời giới thiệu của Lại Nguyên Ân không đăng được, cơ quan giải thích rằng không có trang và Nguyễn Minh Châu sợ lôi thôi!
Đến khi Nguyễn Minh Châu lên đại tá rồi, thì lại muốn đề là Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và muốn dùng bài Ân - nhưng đã đưa bản thảo đi rồi.
Ân đưa sang báo Văn nghệ cũng không đăng.
Tóm lại, tất cả tình hình văn học bây giờ đang loạn, và mọi sự cứ rối mù, cứ xoắn xuýt vào nhau
Người nào cũng lo quyền lợi của mình. Lo việc trước mắt không xong còn lấy đâu mà lo làm những việc lâu dài. Không thể có đồng lòng nhất trí , cho nên chắc chả làm gì được.
18-7
Tế Hanh bữa nọ kể về Tố Hữu nhà bây giờ vắng vẻ lắm. Ông thư ký ngồi ngáp, bảo là không có việc gì.
Ngày trước, Tế Hanh muốn đến gặp không được. Hàng rào công việc của Tố Hữu đã ngăn cách tất cả. Lúc nào cũng có điện thoại. Bây giờ ông Tố Hữu phóng ô tô đi các nơi, đến gặp Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Và ông đòi đăng từng bài báo nhỏ, ở báo Văn nghệ. Nghe nói trong Sài Gòn, nó còn cắt cả bài của ông ta nữa, khi thấy có chuyện lướng vướng nào đó (chuyện bạn thơ gì đấy).
Năm nay 1987, là kỷ niệm 50 năm tuổi đảng và tuổi thơ của Tố Hữu. Đề nghị NXB Văn học làm cho một tuyển 50 bài, sau lại thay bằng một tuyển 100 bài. Không hiểu NXB Văn học có chịu không. Mọi khi, còn chưa có ý định, nó đã bảo ông làm rồi…
Báo Thể Thao & Văn hóa một số giữa năm có đăng kỷ niệm về Nazim Hikmet và mấy bản dịch mới của Tố Hữu. Cũng chẳng ra sao cả.
Tế Hanh hé ra một việc lớn khác: Nghe nói, phen này, phe ông Thi rất muốn trì hoãn đại hội nhà văn, vì sợ sẽ bị lật nhào.
29-9
Lê Lựu kể:
Trong một bài viết về tình hình văn học ( có cái ý “sống bây giờ đáng ngại nhất lại là đồng chí đồng đội mình“), người đại tá mà tôi nói ở đây, chính là Tố Hữu.
Chẳng phải, tại hội nghị đảng viên, ông Tố Hữu đã sầm mặt lại, khi nghe nói đến các tiêu cực. Thế mà bây giờ, ông ta nói với ông Khải đầy giọng kích động. Khải hiểu ngay:"Lão lại muốn mình làm tên lính tiên phong trong mọi việc mà". Đáng sợ.
Lê Lựu nói tiếp:
- Ông Khải cư xử có mấy cái tài. Thứ nhất là đưa được Ngọc ra làm Tổng biên tập báo Văn nghệ. Tại hội nghị ban thư ký, Nguyễn Khải nói như thế này: “Bạn với anh Ngọc thì tôi không bạn được. Đấy các anh xem, tôi với anh Ngọc có chơi với nhau được lâu bao giờ đâu. Nhưng làm tổng biên tập, thì lúc này, không ai bằng Nguyên Ngọc.”
Thứ hai là đưa Hữu Mai ra khỏi Ban thư ký. Vì việc này có xong, thì việc trên mới lọt được. Bây giờ, ông Nguyễn Khải ấy cứ phất phơ như thế mới hay, làm không làm nhiều mà bỏ cũng không bỏ hẳn. Ai muốn bình luận thế nào thì bình luận. Nhưng việc chính, đừng hòng qua khỏi mắt hắn.
8-11
Chuyện do Trần Đình Sử kể:
Vừa rồi (7/10) cuộc họp của ông Linh với giới văn nghệ sĩ (100 người tiêu biểu). Giới phê bình chỉ có ông Mạnh được mời. Ông Mạnh nói nhiều ý sau này mọi người hay trích dẫn "Đảng không thèm nghe ai, chỉ giảng giải, coi khinh văn nghệ sĩ v.v…"
Cuộc họp đó, không báo nào thèm nói tới, kỳ lạ thế. Nguyên Ngọc phải chạy đi hỏi, rồi cho đăng bài tường thuật, do chính Nguyên Ngọc viết (báo Văn nghệ chỉ có mình Nguyên Ngọc được mời họp).
Từ Sơn trên Ban văn hóa văn nghệ tự thân đến báo Nhân Dân đề nghị đăng tin. Có những người như Hoàng Trung Thông, không được mời đến dự họp, tức lắm, đứng ở ngoài chửi ầm lên "Tại sao lại làm cái lối ấy?”
Nguyễn Đình Thi có nói một câu (được Nguyên Ngọc đưa lên báo), đại ý nói có mở rộng dân chủ cũng nên mở vừa vừa thôi, kẻo rất phiền. Câu ấy đăng lên, ông Thi đâm hố, đi đâu cũng phải thanh minh (chính Nguyễn Đình Thi, trong những kỳ họp ở Hội nhà văn mấy hôm sau cũng không nhắc gì đến buổi họp với ông Linh cả).
Sau buổi họp với giới văn nghệ, có việc Bộ Chính trị thông qua một nghị quyết về văn nghệ. Toàn Bộ Chính trị dự và tán thành. Cả ba ông cố vấn dự cũng tán thành. Ông Trường Chinh thêm vài điểm, ông Lê Đức Thọ nói dài nhất, hơn tiếng, có cái ý nói rằng chính ông ta cũng thấy thế này từ lâu rồi, nhưng Hà Xuân Trường không làm được, giờ Trần Độ mới làm được. Rồi gì gì nữa. Thế là ông Phạm Văn Đồng vặc, chúng tôi biết cả rồi, thôi anh đừng giảng nữa. Rồi ông Phạm Văn Đồng lại nói một lúc nữa, chả ai hiểu ông muốn nói gì, nhưng hình như không được ưng lắm (thì vị trí độc tôn của ông ấy trước đây mất rồi còn gì!).
Về phản ứng của giới thủ cựu trước khi có nghị quyết, đi đâu Phan Cự Đệ cũng bảo ông Linh đang là phe thiểu số, đừng tưởng ai cũng nghĩ thế cả đâu. Có thấy người ta để Tổng bí thư ký không. Đấy là họ bắt Nguyễn Văn Linh chịu trách nhiệm.
Liên quan đến phê bình một chút là chuyện sau đây. Một lần, tại hội nghị giới phê bình trẻ, ông Đệ cho Phạm Xuân Nguyên lên phát biểu, đá ông Mạnh mấy câu (bài viết về phê bình ở báo Văn nghệ), đá Lại Nguyên Ân mấy câu (bài trên báo QĐND), đá Trần Đình Sử ( cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu). Xong, lại xoay ra hỏi:
- Tôi nói thế này, có làm mếch lòng mấy vị cố vấn báo Văn nghệ.
Rồi doạ gửi bài cho báo.
Dĩ nhiên Sử Ân không nói gì. Tình hình căng tới mức ông Khải định dàn hoà, cho Đức Đệ gặp Mạnh Ân nhưng Mạnh Ân… không chịu.
Mạnh đang thời đắc ý của mình. Vũ Trọng Phụng tuyển tập đã được in ra. Mạnh còn tự hào, hôm gặp ông Linh ở Nhà hát lớn, Mạnh ngồi ăn phở ngay trước mặt ông Linh.
… Cuộc đời cũng chả phải là đáng vui đâu. Cái mới, không do ta mang lại, mà là do cấp trên mang lại.
Nghe nói, Hội nhà văn+ Hội văn nghệ Hà Nội có một cuộc gặp mặt, nhân ý kiến về báo chí của ông Linh. Một số phát biểu rất hăng. Vũ Bão nói rằng sẽ đi kiện Hoàng Tùng về chuyện phê bình Sắp cưới trước đây, bảo như thế là vu khống về chính trị (tội cũng nặng như cưỡng dâm trẻ con), không khí cứ loạn xì ngầu cả lên. Nguyễn Khải phải nhận sự việc đã ra ngoài ý muốn của ông ấy.
Nguyễn Khải chỉ bình luận thêm một khía cạnh về việc phục hồi hôm nay:
- In lại tác phẩm lại là cái đáng sợ nhất. Nếu bảo Trần Dần in lại Người ngưới lớp lớp thì chính ông ta cũng bảo đừng, đừng làm thế.
QUÊ CHOA
PHAN VĨNH HỰU * KHRUSCHEV TỐ STALIN
Báo cáo mật của N.S. Khrushop tại Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ 20 lên án Stalin như thế nào?
Phan Vĩnh Hựu
Tháng 2 năm 1956 đã xảy ra 1 sự kiện lịch sử quốc tế vô cùng quan trọng trong phong trào cộng sản thế giới. Đó là “Bản báo cáo Mật“ của N.S Khrushop, bí thư thứ nhất BCHTU Đảng CS Liên Xô đọc trong Đại hội lần thứ 20 của Đảng cộng sản Liên Xô.
Gọi là báo cáo mật vì chỉ những đại biểu Liên Xô mới được dự phiên
họp kín này.
Không ai, kể cả các đại biểu của các Đoàn đại biểu ĐCS
“anh em“ được mời dự Đại hội cũng không được dự. Sau đó, mỗi trưởng
đoàn đại biểu ĐCS dự Đại hội được phát riêng một bản báo cáo, trong đó
có Chu Đức là trưởng đoàn của Đảng cộng sản Trung quốc, Trường Chinh là
trưởng đoàn của Đảng lao động Việt Nam.
Sợ dứt dây sẽ động rừng, khi về nước, không trưởng đoàn nào dám báo
cáo lại nội dung bản báo cáo mật này của Khrushop với các đảng viên.
Riêng một thành viên trong đoàn BaLan là Đambrốpski đã cho phát hành bản
báo cáo mật của Khrushop trong nội bộ Đảng. Một trong những bản này đã
được đăng trên tờ New York Time tại Hoa Kỳ số ra ngày 16/3/1956. Tiếp
theo là đăng trên tờ Le Monde của Pháp. Sau đó, chỉ trong 2 tháng,
hầu hết các báo trên thế giới đã đăng lại. Bản báo cáo mật của Khrushop
đã được Đỗ Tịnh dịch nguyên văn từ bản tiếng Pháp sang tiếng Việt và
phát hành ở Paris, thuộc Tủ sách nghiên cứu Boite Postale 246. 75224
Paris cedex 11 France.
Đây là bản cáo trạng, xoá bỏ mọi huyền thuyết tốt đẹp mà bộ máy
tuyên truyền của ĐCS Liên Xô và của ĐCS các nước đã tô vẽ cho Stalin và
để lộ nguyên hình của Stalin là 1 nhà độc tài toàn trị khét tiếng tàn
bạo, đã đàn áp dã man các phong trào của nhân dân Liên Xô đòi quyền dân
chủ xã hội và thanh trừng nội bộ khốc liệt tất cả những ai bất đồng
chính kiến với ông ta.
Mao Trạch Đông kịch liệt chống lại bản báo cáo này của Khrutsov vì ông ta chính là Stalin của ĐCSTQ.
Theo báo cáo mật của Khrushop, để thực hiện những tội ác đó, một
mặt Stalin tạo ra quan niệm “kẻ thù của nhân dân“ để loại trừ tất cả
những người bất đồng chính kiến với ông ta, không cần đến việc vận dụng
các chuẩn mực đạo lý và các chuẩn mực pháp luật, cũng không cần phải
đấu tranh tư tưởng. Mặt khác, Stalin dựa vào các cơ quan hình sự trung
thành với riêng ông ta, dùng các phương pháp bạo lực hành chính, đàn
áp và khủng bố, dùng nhục hình cưỡng bức các bị cáo phải “thú tội“ với
những tội mà họ không hề có. Nhiều vụ bắt bớ đồng loạt hàng ngàn người.
Nhiều vụ hành quyết không cần đưa ra xét xử tại Toà án, đã tạo ra
không khí lo sợ khủng bố trong xã hội Liên Xô một thời gian dài. Ở thời
kỳ đó, nhiều “ Bệnh viện tâm thần “ đã được thành lập ở Liên Xô để
giam giữ những người có ý kiến bất đồng với các chính sách của Stalin,
kể cả những ý kiến thuộc về những vấn đề thực tiễn, không liên quan gì
đến lý luận. Stalin viện cớ “càng tiến lên chủ nghĩa xã hội càng có
nhiều kẻ thù và cuộc đấu tranh giai cấp càng trở nên quyết liệt nên
càng phải tăng cường các biện pháp trấn áp và thanh trừng những người
bất đồng chính kiến trong nội bộ“. Trong rất nhiều trường hợp, các
vụ án được nguỵ tạo để đàn áp những người có ý kiến bất đồng với
Stalin, với những lời buộc tội xảo trá, làm cho nhiều người vô tội bị
giết hại. Nhiều người bị vu khống và do không chịu nổi tra tấn dã man,
đã phải tự gán cho mình những tội tày đình và cực kỳ vô lý.
Chỉ riêng trong 2 năm 1937 và 1938, Stalin đã duyệt 385 danh sách do
Êdốp đứng đầu Toà án quân sự đệ trình lên, trong đó buộc tội hàng ngàn
người với tội “kẻ thù của nhân dân“.
Trong số 1,7 triệu hồ sơ đã được giải mật, có đến 700.000 người (bảy
trăm ngàn) đã bị giết oan vào những năm 1937 và 1938 với tội bị gán cho
là “Phản cách mạng“. Chỉ riêng trong nhà tù của Uỷ ban an ninh quốc
gia (KGB), từ tháng 8/1937 đến tháng 10/1938, Stalin đã cho bắn bỏ
20.760 người (hai mươi ngàn bảy trăm sáu mươi). 98 (chín mươi tám)
trong số 139 uỷ viên BCHTU ĐCSLX được bầu trong Đại hội lần thứ 17
(chiếm 70%) phần lớn xuất thân từ công nhân, đã bị bắt và bị kết tội là
“kẻ thù của nhân dân“. 1108 (một ngàn một trăm lẻ tám) người trong số
1956 đại biểu đã dự Đại hội ĐCSLX lần thứ 17 (chiếm 57%) đã bị bắt và bị
kết tội “Phản cách mạng“ do bất đồng với đường lối chính sách của
Stalin.
Tháng 6 năm 1937, Thứ trưởng quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Hồng
quân, Nguyên soái Tukhachepsky và 7 đại tướng đã bị gán tội làm gián
điệp cho nước ngoài và tất cả đều đã bị xử bắn (về sau đã được minh
oan).
Các vụ án đã được thẩm tra lại. 3 (ba) trong số những vụ án đó đã
được đọc trong báo cáo mật của Khrushop là 3 vụ án của Ây-khê,
Rútduxtắc và Rođenblum.
Ây-khê là uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị, bị bắt ngày 29/4/1938 mà
không có lệnh bắt của công tố viên. Ây-khê bị tra tấn và bị buộc ký vào
biên bản làm sẵn, thú tội “đã hoạt động chống lại chính quyền Xô Viết“. Ngày 01/12/1939 Ây-khê viết thư cho Stalin. Trong thư Ây-khê viết: ”Tôi
không phạm tội gì trong tất cả những tội người ta đã gán cho tôi. Sự
thật là tôi không chịu nổi sự hành hạ của Ushakốp và Nhicôlaép (người
của Bộ Nội vụ). Ushakốp biết tôi bị gãy xương sườn chưa lành hẳn nên
hắn gây cho tôi đau đớn khủng khiếp khi hắn thẩm cung và bức tôi phải
thú tội những tội do Ushakốp đọc cho tôi viết“. Phiên toà xử Ây-khê vào ngày 02/2/1940. Trước Toà, Ây-khê không nhận bất kỳ tội nào và tuyên bố: ”Tất cả cái gọi là lời thú tội của tôi không có 1 từ nào là sự thật. Tôi tuyên bố trước Toà là tôi vô tội“. Nhưng Ây-khê vẫn bị hành quyết vào ngày 04/2/1940.
Rútduxtắc là uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị, chủ tịch uỷ ban kiểm
tra trung ương. Rúduxtắc có ý kiến bất đồng với Stalin. Stalin thành
kiến đến mức không muốn nói chuyện với Rútduxtắc và Rutduxtắc đã trở
thành nạn nhân của sự độc đoán của Stalin. Rutduxtac bị bắt. Trước Toà
án quân sự, Rútduxtắc tuyên bố: ”Trong Bộ nội vụ có một trung tâm
chuyên bịa đặt ra các vụ án buộc những người vô tội phải nhận những tội
mà họ không bao giờ vi phạm. Những phương pháp điều tra của trung tâm
này đã cưỡng ép người ta phải dối trá vu khống cho những người hoàn toàn
vô tội, chưa kể đến chuyện vu khống cho những người đã bị buộc tội“. Phiên Toà chỉ xử Rutduxtắc trong 20 phút. Rútduxtắc bị kết án tử hình và đã bị xử bắn.
Theo Khrushop, vụ án Ây-khê và Rútduxtắc đã được thẩm tra lại và 2 ông đã được phục hồi danh dự.
Vụ án Rodenblum còn bỉ ổi hơn nhiều. Rodenblum bị bắt và bị gọi vào
Văn phòng của Dukốpski (người của Bộ nội vụ). Dukốpski hứa sẽ trả tự do
cho Rodenblum với điều kiện khi ra trước Toà, Rodenblum thú nhận có
tội “hoạt động phá hoại, gián điệp và gây rối do 1 trung tâm khủng bố ở Leningrad tổ chức vào năm 1937”.
Dukốpski nói Bộ nội vụ sẽ biên soạn sẵn cho Rodenblum một sơ đồ các chi
nhánh của trung tâm khủng bố đó. Rodenblum phải thuộc để trả lời các
câu hỏi của Toà án sẽ đưa ra. Nếu Rodenblum khai báo với Toà đúng như
Bộ nội vụ đã biên soạn sẵn thì họ sẽ chu cấp cho Rogenblum suốt đời.
Ngược lại thì Rodenblum sẽ mất mạng.
Cũng theo báo cáo mật của Khrushop, Stalin không chỉ đàn áp, tước
bỏ quyền dân chủ xã hội của người dân nước cộng hoà liên bang xô viết.
Stalin còn đày đoạ nhiều dân tộc trong liên bang xô viết. Năm 1943,
Stalin đã ra quyết định buộc toàn bộ dân tộc Karachai và dân nước cộng
hoà tự trị Kan-mức phải bị đuổi đi khỏi lãnh thổ họ đang sinh sống vì họ
bất đồng với chính sách của Stalin. Năm 1944, toàn dân nước cộng hoà
tự trị Banca cũng chịu chung số phận như dân tộc Karachai và dân tộc
Kan-mức.
Bản báo cáo mật này của Khrushop có tên là “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó“.
Vì Khrushop quan niệm “không được giặt quần áo bẩn trước mắt kẻ thù“,
nên khi đó nguyên nhân đích thực của vấn đề này vẫn chưa được giải
thích rõ. Sau khi Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ 20 kết thúc, một câu hỏi
được tiếp tục tranh luận trong nhiều Đảng cộng sản ở Phương Tây là: ”Tại
sao cách mạng vô sản đã được thực hiện ở Liên Xô. Ở đó giai cấp tư sản
đã bị xoá bỏ. Giai cấp vô sản đã trở thành giai cấp duy nhất lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa mà ở đó lại tồn tại chế độ độc tài toàn trị
tàn bạo như vậy?”.
Để tìm câu trả lời đích thực, các nhà sử học đã tìm ở thực trạng xã
hội Liên Xô vào thời điểm đó, khi Lênin mất vào năm 1924 và Stalin trở
thành người kế tục. Như Lênin đã viết trong bài “Thà ít mà tốt“ (Lênin
toàn tập, tập 45) rằng: ”Chúng ta chưa đủ văn minh để có thể trực tiếp chuyển lên chủ nghĩa xã hội“ (theo lý tưởng nhân đạo nguyên thuỷ của Marx) thì Stalin chính là 1 trong những con người chưa đủ văn minh như vậy.
Mặt khác, chế độ chính trị toàn trị độc tài dựa trên chuyên chính vô
sản đã đem lại rất nhiều đặc quyền đặc lợi cho 1 giai tầng mới hình
thành ở Liên Xô là giai tầng của những quan chức quan liêu xuất thân từ
các đảng viên cộng sản trong bộ máy Đảng và Nhà nước Liên Xô, đang độc
quyền lãnh đạo và cầm quyền, mà theo Lênin viết trong phần 3, bài:
”Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết“, khi ông đã thức
tỉnh thì đó là những kẻ bịp bợm, những kẻ bất tài, những kẻ lười biếng
ăn bám, những kẻ vô lương tâm trong số các Thủ trưởng đang bám vào
Chính quyền xô viết để mong trở thành các “ngôi sao“ trong nghề ăn cắp
của công.
Để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ, họ phải ra sức bảo vệ chế độ
chính trị đó. Họ phải vun đắp uy danh cho người đứng đầu là Stalin. Họ
đã dùng mọi cách tô vẽ để biến Stalin thành con người nhân hậu, thông
hiểu mọi thứ trên đời như một vị thánh sống, đủ trí tuệ suy nghĩ thay
cho mọi người, có thể làm bất kỳ việc gì mà không bao giờ mắc sai lầm
trong thực tiễn, rồi núp bóng của Stalin để duy trì các đặc quyền,
chống lại những đòi hỏi của nhân dân về dân chủ xã hội và chủ nghĩa Mác
nguyên thuỷ đã bị biến dạng.
Trong xã hội Liên Xô thời điểm đó, ai phê bình Stalin là chống lại
Lãnh tụ, chống lại Lãnh tụ là chống Đảng mà chống Đảng tức là chống chủ
nghĩa xã hội, phải chuyên chính vô sản, phải bị tiêu diệt. Quyền lực
của Stalin không bị kiểm soát dẫn đến ngày càng lạm quyền. Khi uy thế
và quyền lực của Stalin đã vượt quá giới hạn mà những kẻ xu nịnh và tâng
bốc mong muốn thì chính họ cũng bị trở thành nạn nhân của những trò hề
do chính họ tạo ra, rồi bất kỳ ai bất đồng ý kiến với Stalin đều bị kết
tội là “kẻ thù của nhân dân“ và bị Stalin trừng phạt.
Theo Thủ tướng Nga Putin thì “những người bị thảm sát là những người con ưu tú nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó“.
Vì thế, như Khrushop đã đọc trong báo cáo mật: sự phát triển của mọi
ngành hoạt động, từ kinh tế – xã hội đến hoạt động văn hoá trong xã
hội Liên xô khi đó đều bị tê liệt. Hệ thống lãnh đạo được áp dụng ở
Liên Xô trong những năm cuối đời của Stalin đã trở thành vật chướng ngại
đối với con đường phát triển của xã hội Liên Xô.
Trong ngày kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga Metvedep nói “Stalin
đã phạm nhiều tội ác chống lại nhân dân và không thể tha thứ. Dù từng
cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin thì quan điểm của Nhà nước
Nga hiện nay là Chủ nghĩa Stalin không thể quay lại trên nước Nga nữa“.
Bản báo cáo mật của Khrushop đã mở đầu cho trào lưu đấu tranh chống
lại chế độ toàn trị độc tài trong các quốc gia thuộc phe xã hội chủ
nghĩa và cuối cùng đã làm thay đổi bộ mặt chính trị trên hành tinh như
ngày nay chúng ta đang sống.
Trong suốt 30 năm ở thời kỳ chiến tranh lạnh, nhiều Lãnh tụ cộng sản
đã sùng bái Stalin và tỏ ra trung thành với chủ nghĩa Stalinít. Ở Việt
Nam, Tố Hữu, uỷ viên Bộ chính trị ĐLĐVN đã làm thơ tâng bốc Stalin: ”Yêu
biết mấy nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin. Thương cha,
thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một, thương ông Stalin
thương mười”. Đến năm 1958, khi bản báo cáo mật của Khrushop được
tiết lộ rộng rãi, dân chúng các nước Balan, Hungarie, Tiệp khắc đã
đập phá các tượng đài của Stalin. Nhiều Đảng Cộng sản Châu Âu như Pháp,
Italia, Tây Ban Nha một thời tôn sùng chủ nghĩa Stalinít, nhưng từ
sau Đại hội ĐCS Liên Xô lần thứ 20, không còn ai muốn nhắc đến cụm từ
“Stalinít“ nữa. Từ tháng 2 năm 2013, Đảng cộng sản Pháp đã bỏ biểu
tượng búa liềm trên thẻ Đảng tượng trưng cho nền chuyên chính vô sản.
Đến nay hầu hết các Đảng Cộng sản Châu Âu và Đảng cộng sản Nhật đã từ bỏ
chủ nghĩa cộng sản Mácxít-Leninít, chuyển sang Chủ nghĩa cộng sản Châu
Âu, có tên gọi là Eurocommunism, gần gụi với Chủ nghĩa Xã hội dân
chủ.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
..............................................
Nguồn tư liệu: Lược trích báo cáo mật của N.S. Khrushop đọc tại Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 20, tiêu đề “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó“, bản tiếng Việt của Việt Nam thư quán (http://vnthuquan.net).
Tuesday, August 20, 2013
SƠN TRUNG * DUYÊN KIẾP
DUYÊN KIẾP
SơnTrung
Tôi tên là Đào Duy Kỳ, dòng dõi Đào Duy Từ, là một trung úy trong quân
lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức, ra đơn vị tác
chiến khoảng hai năm thì ngày 30-4-1975 xảy đến. Cũng như mọi sĩ quan
Việt Nam cộng hòa, tôi đã bị giải ra Bắc và ngồi tù qua các trại Sơn La,
Yên Bái, Lạng Sơn. . .
Tôi vốn sinh trưởng trên sông nước Cửu Long giang, khí hậu an lành và trong mát cho nên khi ra Bắc, tôi rất khốn khổ. Tại Lạng Sơn, Thái Nguyên, mùa hè nóng ghê gớm, đến nỗi ban ngày không dám nằm giường chiếu hoặc dựa cột, ngồi ghế hay gốc cây. Mùa hè, dân nơi đây phải chui xuống gậm giường mà nằm. Mùa đông thì rét như cắt thịt, nhất là cơn gió bấc và mưa phùn đã cộng tác chặt chẽ làm tội chúng tôi, những tù nhân thiếu áo, thiếu cơm. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi cũng đã quen thuộc với khí hậu Lạng Sơn, Thái Nguyên.
Những ngày ra Bắc đầu tiên, chúng tôi rất khổ sở. Chúng tôi bị bọn công an ngu dốt chửi mắng, đánh dập và hành hạ. Chúng dốt nhưng lại có nhiều tự hào. Tư hào chiến thắng. Tự hào yêu nước. Tự hào thông minh và tự hào giàu mạnh. Chúng thực thà tin rằng chúng là người trí tuệ, còn tất cả nhân dân miền Nam là ngu dốt nên đã theo Mỹ và thất bại. Chúng tự hào là chúng yêu nước nhất còn phe quốc gia là bán nước cho nên chúng đề cao khẩu hiệu " Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa", hàm ý chỉ có người cộng sản là yêu nước. Chúng không biết Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đàn em sau này của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã ký tên bán Việt Nam cho Trung Quốc . Họ khinh người Nam ngu dốt, không có tình yêu quê hương, tổ quốc cho nên khi có người xuất cảnh, họ mở nhạc cho nghe bài " Quê hương là chùm khế ngọt" để dạy người xuất ngoại lòng yêu nước. Họ không biết những người bỏ nước ra đi cũng rất yêu nước, yêu nhà, yêu mẹ già, em dại và yêu tự do nhưng vì cộng sản tàn ác nên phải bỏ tất cả mà ra đi! Họ coi họ là bậc thầy, còn chúng tôi là kẻ ngu dốt phải nhờ họ dạy dỗ cho nên người. Danh từ " học tập cải tạo" ý nghĩa là thế! Dưới mắt cộng sản, nhân dân miền Nam là cầm thú, chỉ có cộng sản là con người, con người trí tuệ, bách chiến bách thắng! Sự khinh bỉ cộng với lòng căm thù cho nên một số người Bắc đã chạy sang Hongkong mà còn làm lễ mừng chiến thắng 30-4 và đánh đập người Nam tại đây!Bọn công an, bộ đội đa số nhiễm độc cộng sản, học đường lối tàn ác từ Liên Xô, Trung Quốc,lại muốn tỏ ra hăng hái tích cực để lập công cho nên chúng đày đọa chúng tôi đủ điều. Hể một tù nhân có lỗi gì là cả lũ công an, bộ đội xúm lại đánh hôi. Đánh hội chợ coi như là một đặc tính của con người xã hội chủ nghĩa. Nếu không xúm vào mà cứ đứng trơ mắt nhìn, có lẽ họ sẽ bị phê bình là không có tinh thần đồng đội, không có ý thức căm thù quân địch. Chúng lại dùng khí hậu khắc nghiệt, và cái đói và rét để đọa đày chúng tôi. Chúng bắt chúng tôi lao động cực nhọc để trả thù chúng tôi. Nhất là những ngày đầu tiên ra đất Bắc, chúng tôi thường bị dân chúng, nhất là đàn bà và trẻ con ném đá, ném đất và chửi bới thô bỉ nặng nề. Có khi họ đã tập trung đông đảo trên đường chúng tôi đi lao động để ném đá, hô đả đảo và chửi bới. Có thể là do dân chúng đã bị nhiễm nọc độc cộng sản. Có thể địa phượng bắt dân đả đảo để trấn áp chúng tôi, mong lập thành tích kia nọ. Có đôi khi chúng tôi đột nhiên gặp vài đồng bào thì họ ngại ngùng, tránh né. Có lẽ họ sợ liên lụy, sợ bị công an bắt bỏ tù vì liên lạc với tù nhân!Sống trong chế độ ác ôn, con người phải đeo mặt nạ, nếu không thì dễ bị quỷ tha, ma bắt.Tất cả đều là nạn nhân!
Tôi vốn sinh trưởng trên sông nước Cửu Long giang, khí hậu an lành và trong mát cho nên khi ra Bắc, tôi rất khốn khổ. Tại Lạng Sơn, Thái Nguyên, mùa hè nóng ghê gớm, đến nỗi ban ngày không dám nằm giường chiếu hoặc dựa cột, ngồi ghế hay gốc cây. Mùa hè, dân nơi đây phải chui xuống gậm giường mà nằm. Mùa đông thì rét như cắt thịt, nhất là cơn gió bấc và mưa phùn đã cộng tác chặt chẽ làm tội chúng tôi, những tù nhân thiếu áo, thiếu cơm. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi cũng đã quen thuộc với khí hậu Lạng Sơn, Thái Nguyên.
Những ngày ra Bắc đầu tiên, chúng tôi rất khổ sở. Chúng tôi bị bọn công an ngu dốt chửi mắng, đánh dập và hành hạ. Chúng dốt nhưng lại có nhiều tự hào. Tư hào chiến thắng. Tự hào yêu nước. Tự hào thông minh và tự hào giàu mạnh. Chúng thực thà tin rằng chúng là người trí tuệ, còn tất cả nhân dân miền Nam là ngu dốt nên đã theo Mỹ và thất bại. Chúng tự hào là chúng yêu nước nhất còn phe quốc gia là bán nước cho nên chúng đề cao khẩu hiệu " Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa", hàm ý chỉ có người cộng sản là yêu nước. Chúng không biết Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đàn em sau này của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã ký tên bán Việt Nam cho Trung Quốc . Họ khinh người Nam ngu dốt, không có tình yêu quê hương, tổ quốc cho nên khi có người xuất cảnh, họ mở nhạc cho nghe bài " Quê hương là chùm khế ngọt" để dạy người xuất ngoại lòng yêu nước. Họ không biết những người bỏ nước ra đi cũng rất yêu nước, yêu nhà, yêu mẹ già, em dại và yêu tự do nhưng vì cộng sản tàn ác nên phải bỏ tất cả mà ra đi! Họ coi họ là bậc thầy, còn chúng tôi là kẻ ngu dốt phải nhờ họ dạy dỗ cho nên người. Danh từ " học tập cải tạo" ý nghĩa là thế! Dưới mắt cộng sản, nhân dân miền Nam là cầm thú, chỉ có cộng sản là con người, con người trí tuệ, bách chiến bách thắng! Sự khinh bỉ cộng với lòng căm thù cho nên một số người Bắc đã chạy sang Hongkong mà còn làm lễ mừng chiến thắng 30-4 và đánh đập người Nam tại đây!Bọn công an, bộ đội đa số nhiễm độc cộng sản, học đường lối tàn ác từ Liên Xô, Trung Quốc,lại muốn tỏ ra hăng hái tích cực để lập công cho nên chúng đày đọa chúng tôi đủ điều. Hể một tù nhân có lỗi gì là cả lũ công an, bộ đội xúm lại đánh hôi. Đánh hội chợ coi như là một đặc tính của con người xã hội chủ nghĩa. Nếu không xúm vào mà cứ đứng trơ mắt nhìn, có lẽ họ sẽ bị phê bình là không có tinh thần đồng đội, không có ý thức căm thù quân địch. Chúng lại dùng khí hậu khắc nghiệt, và cái đói và rét để đọa đày chúng tôi. Chúng bắt chúng tôi lao động cực nhọc để trả thù chúng tôi. Nhất là những ngày đầu tiên ra đất Bắc, chúng tôi thường bị dân chúng, nhất là đàn bà và trẻ con ném đá, ném đất và chửi bới thô bỉ nặng nề. Có khi họ đã tập trung đông đảo trên đường chúng tôi đi lao động để ném đá, hô đả đảo và chửi bới. Có thể là do dân chúng đã bị nhiễm nọc độc cộng sản. Có thể địa phượng bắt dân đả đảo để trấn áp chúng tôi, mong lập thành tích kia nọ. Có đôi khi chúng tôi đột nhiên gặp vài đồng bào thì họ ngại ngùng, tránh né. Có lẽ họ sợ liên lụy, sợ bị công an bắt bỏ tù vì liên lạc với tù nhân!Sống trong chế độ ác ôn, con người phải đeo mặt nạ, nếu không thì dễ bị quỷ tha, ma bắt.Tất cả đều là nạn nhân!
Ban đầu thì chúng tôi chao động, có người sợ hãi, nhưng rồi thì cũng quen đi vì mình đã ngồi xuống đất đen thì còn gì để mất và để sợ hãi. Chúng tôi cho rằng cuộc đời chúng tôi đã chấm dứt vì ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam trước đây, những tù binh hay phản động là ngồi tù rục xương mà thôi. Chúng tôi im lặng để mặc cho họ ném đá và chửi bới. Nếu ai bị thưong thì chúng tôi săn sóc, băng bó. Nếu dân chúng quá dữ tợn thì chúng tôi dừng lại, để quản giáo giải quyết rồi mới tiếp tục đi. Tôi hiểu dân chúng miền Bắc đa số tin theo lời tuyên truyền xuyên tạc của cộng sản, và tin những lời cộng sản nói. Họ tin vào ông Hồ, họ cất giấu cán bộ, và góp lương thực ủng hộ cộng sản. Nhiều bà bảo rằng đảng lúc nào cũng đúng. Công an không bắt oan ai bao giờ. Con cháu bà nếu bị giam giữ thì bà bảo chúng nó cố gắng hoc tập tốt để sớm trở về. Nhiều ông bố thấy con ngỗ ngáo, bèn đem con cho bộ đội hay giao con cho công an để họ giáo dục thành người tốt. Ngay tại miền Nam trước 1975, nhiều người tin Nguyễn Hữu Thọ là người quốc gia, không phải cộng sản. Ông Hồ là người yêu nước, là bậc đạị nhân, đại nghĩa. Khi dân Bắc di cư vào Nam, đồng bào Nam kỳ thắc mắc:" Ngoài Bắc đã độc lập tự do, sao còn bỏ xứ mà đi?" Tất cả đã nhiễm độc quá nặng nên tôi cũng không oán trách họ. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tôi nhận thấy có sự biến đổi trong dân chúng. Mấy năm sau, họ không chửi bới hay ném đá, ném đất vào chúng tôi nữa. Trái lại , có những đôi mắt lặng nhìn chúng tôi như biểu lộ một niềm thông cảm.
Sau ngày 30-4-1975, nhiều đồng bào và cán bộ miền Bắc đã vào Nam. Khi vào thì họ ốm yếu xanh xao, khi trở ra thì béo tốt, áo quần sang trọng, lại mang cả vải vóc, xe đạp, xe Honda, TV, tủ lạnh, radio, casette là những thứ mà chỉ có cán bộ cao cấp đi Liên Xô là có thể mua về được. Họ cũng nghe những câu chuyện về Miền Nam thanh bình thịnh vương, khác với hình ảnh ghê tởm, hãi hùng do cán bộ nhà nước đã tuyên truyền trước đây như lính ngụy “xé xác, uống máu, moi gan quân thù”. Họ nhìn kỹ những tù nhân thì thấy những tù nhân này tuy bị đày đọa khổ sở nhưng vẫn toát ra sự thông minh, hiền lành. Họ nghe nói sĩ quan miền Nam phần lớn có bằng đại học, it nhất cũng tốt nghiệp trung học phổ thông chứ không phải là hạng cán bộ ị tờ như ở miền Bắc sau cuộc Cải cách ruộng đất.
Khoảng 1980, tù nhân đã được gia đình thăm nuôi. Lúc này thì dân chúng miền Bắc đã tới gần dân chúng miền Nam hơn khi họ gặp những bà mẹ, người vợ sĩ quan miền Nam ra thăm nuôi. Họ thấy miền Nam nhiều tình cảm, đầy tình chồng nghĩa vợ, và có tài nguyên phong phú mà thăm nuôi chồng con trong bao nhiêu năm. Vì thế, họ thấy miền Nam có một cái gì đó khác với miền Bắc nghèo khổ, cằn cỗi về vật chất và tinh thần. Những sĩ quan miền Nam trung hậu đã trở thành đầu đề cho các câu chuyện đầu môi của dân Bắc.
Một hôm, ông giáo Thào qua sông Gianh, là một sông rất rộng ở miền Trung. Trên đò chật ních người. Thuyền chở nặng không đi nổi. Ông giáo Thào thường qua lại sông Gianh cho nên quen biết ông lái đò. Ông lái đò kêu to lên: “Ông giáo ơi, xin giúp một tay”. Ông giáo Thào bèn đứng dậy cầm chèo. Mấy bà đi chợ cười to mà nói:
“Ông giáo giỏi quá!”
Lúc bấy giờ trên đò có mấy người trẻ, to cao, mập mạp nhưng đen đúa đồng loạt đứng dậy nói với ông giáo:
“Thầy để chúng em chèo cho!”.
Việc này làm cho dân Bắc vĩ tuyến đã hiểu biết đôi phần về tinh thần “tôn sư trọng đạo”, và “ nhân nghĩa lễ trí tín” của sĩ quan miền Nam trong khi miền Bắc đã mất hẳn từ khi cờ đỏ xuất hiện trên thủ đô Hà Nội!.
Kỷ luật trại giam rất khắc nghiệt và tàn bạo. Tù nhân không được hái trộm khoai, sắn, rau trong trại. Tù nhân nam không được liên hệ tình dục với nữ phái, nếu bị bắt quả tang thì bị biệt giam ở hầm kín. Ai trốn trại thì bị giết chết không tha. . . Ngoài ra còn nhiều điều lệ lạ lùng khác nữa. Giữa trại tù thực dân và cộng sản có nhiều khác biệt, nhưng điều khác biệt rõ nhất là cái đói.Trong trại tù cộng sản, tù nhân luôn luôn đói. Lúc đi lao động, lúc nằm ngủ, chúng tôi đếu bị cái đói dày vò. Chúng tôi đa số không vi phạm điều thứ nhất là vì lúc nào cộng sản cũng canh chừng tù nhân rất ngặt. Ban đêm chúng khóa cửa lại, không ai ra ngoài để đào khoai, nhổ sắn. Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề dạ dày bằng nhiều cách.Khi đi lao động, chúng tôi có thể hái rau rừng, đào khoai rừng, hoặc bắt những con vật như rắn, cắc kè, kỳ nhông, hay đào bắt bò cạp, và những côn trùng trong lòng đất. Đôi khi chúng tôi cũng giăng bẫy bắt chồn cáo, mễn và thỏ rừng. Chúng tôi vừa lao động vừa nấu ăn rất nhanh và rất gọn cho nên cũng đỡ đói it nhiều. Điều chẳng may là không phải lúc nào chúng tôi cũng thu hoạch kết quả vì tù nhân thì quá đông. Không những tù nhân mà bọn bộ đội, công an cũng đói phải kiếm thêm lương thực. Tuy nhiên, từ khi được gia đình tiếp tế, đời sống vật chất của chúng tôi tạm đủ. Điều khoản thứ hai thì miễn bàn, vì trại tù của chúng tôi giam toàn đàn ông, Cán bộ, công an, văn phòng và y tế cũng đều là nam nhân, không có một bóng nữ. Còn việc trốn trại thì cũng hiếm.
Trong trại tôi có hai công an trẻ, tên là Hoạt và Liêm rất hiền lành. Hai anh thường dẫn chúng tôi đi lao động. Các anh rất dễ dãi, không quát nạt, bắt khoan, bắt nhặt như các công an khác. Hai anh hỏi tôi nhiều điều:
-Nghe nói sĩ quan các anh đều tốt nghiệp đại học Sài Gòn?
-Đa số sĩ quan tốt nghiệp đại học, là giáo sư, kỹ sư, bác sĩ. Một số là sinh viên. Như tôi là sinh viên khoa học phải đi lính vì lệnh động viên.
-Trong Nam phải chăng con nhà giàu và quyền thế tay sai Mỹ ngụy mới được học đại học phải không?
-Trong Nam ai cũng được học. Con cái của Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Trương Như Tảng. . . theo cộng sản nhưng chính phủ miền Nam vẫn cho con cái họ học hành, không ngăn cấm, bắt bớ, giam cầm và trả thù vợ con họ. Mọi người đều được học trung học, đại học nếu có học lực khá. . .Học trung học xong thì các học sinh có thể xin học các đại học. Có hai loại đại học tại miền Nam: Một là học tự do nghĩa là vào học khỏi cần thi tuyển như Y khoa, Duợc khoa, Văn Khoa, Luật khoa. Một loại là phải thi vào là đại học Sư Phạm, Đại học Hành chánh. . . Nói chung là ai học giỏi đều có thể học đại học. Có nhiều bà buôn thúng bán mẹt cũng nuôi con học kỹ sư, bác sĩ.
Sau đó, cả hai công an xin tôi dạy Anh ngữ, riêng anh Liêm còn xin học nhạc với đại úy Thêm. Tôi nói:
Chúng tôi rất sẵn sàng giúp các anh học hành, nhưng không biết cấp trên có chấp thuận, và việc này có trái nội quy trại hay không.
Hai anh cho biết việc này đã được cấp trên thông qua. Sau hai năm chúng tôi chuyển trại thì việc học của hai anh công an trẻ tạm ngưng. Có lẽ các anh sẽ tìm thầy khác. Trong xã hội cộng sản, ngay cả tại Trung Quốc lục địa, hầu hết cán bộ không thich học tiếng Nga, mà thích học tiếng Anh để mong có cơ hội làm việc tại các nước tư bản. Có lẽ hai anh công an kia có dự tính xin chuyển sang ngành ngoại giao hay xin đi lao động xã hội chủ nghĩa, hay hoạt động gián điệp tại các nước tư bản. Tại Sài gòn, sau 1975, con em đảng đua nhau học tiếng Anh, còn con em “ngụy” yếu thế nên bị bắt học tiếng Nga. Sự đời tréo cẳng ngỗng là thế!
Tôi vốn là một sinh viên trường Đại Học Khoa học Sài gòn, bị động viên mà vào trường võ bị Thủ Đức. Tôi có người yêu là Bạch Yến, người Huế, sinh viên Dược Khoa, dòng giõi tôn thất. Hai chúng tôi gặp nhau tại một “bal de famille” nhân sinh nhật của một người bạn, và từ đó chúng tôi thường gặp nhau rồi yêu nhau. Những khi rảnh rỗi tôi thường đến nhà nàng. Ba nàng đi làm việc ở bộ Giáo dục, còn mẹ nàng lo việc buôn bán ở chợ Bến Thành, chị nàng dạy học ở trường tiểu học Bàn Cờ. Tôi thường đến thăm nàng vào trưa thứ năm vì ngày đó, thời khắc biểu của hai chúng tôi đều trống. Thỉnh thoảng chúng tôi đi xem ciné với nhau. Khi tôi đến thăm nảng tại nhà hay khi chúng tôi đi xem ciné, nàng thường mang hai ba lớp quần, nhất là nàng thường mang quần tây, hay quần jean để bảo vệ an toàn cá nhân. Và khi tôi đến thăm nàng, nàng cẩn thận đóng các cửa sổ lại kẻo xóm giềng xoi mói mà sinh ra điều nọ, tiếng kia. Tôi được phép cầm tay nàng, ôm nàng và hôn nàng mà thôi. Nàng hay khóc. Mỗi khi xúc động thì nàng chạy vào buồng khóc và lau nước mắt sau đó mới trở ra chuyện trò với tôi. Cuộc tình duyên của tôi đứt đoạn vì tôi phải đi động viên, rồi ra tiền đồn. Rồi biến cố 30-4-1975, tôi đi tù còn nàng thì đã theo gia đình ra đi trong ngày 29-4-1975 và chúng tôi xa nhau mà không một lời từ giã. Và cũng từ đó về sau, tôi không được tin tức gì về nàng và gia đình nàng.
Khoảng năm 1983, chúng tôi bị chuyển trại về Vĩnh Phú. Một hôm nhóm tôi gồm 20 người đi đốn cây trong rừng. Buổi trưa là giờ ăn, tôi bèn đi sâu vào rừng để tìm chuối rừng hay rau rừng để cải thiện. Bổng nhiên tôi thấy có một cánh tay phụ nữ trắng trẻo giơ lên vẫy tôi. Tôi nhìn quanh rồi bước lại thì một người con gái hiện ra ôm lấy tôi và kéo tôi vào một cái hang ở dưới một gốc cây. Nàng ôm tôi và nói bằng tiếng Việt rất rõ ràng, rành mạch :
“Em yêu anh! Anh hãy yêu em đi”
Tôi không kịp phân biệt, như một cái máy, tôi ôm nàng và cởi y phục nàng. Tôi không suy nghĩ, do dự. Tôi như con hổ đói vồ mồi. Tôi như con trai mới lớn lần đầu yêu một cô gái trắng trinh. Nàng còn là một con gái và thân thể thơm mùi con gái. Tôi như đi vào một thế giới mới mẻ đầy cảm xúc tuyệt vời. Xong việc, nàng ngồi dậy, hôn tôi và bảo tôi:
“Anh hãy đi nhanh đi. Em tên là Mỹ Lan”.
Tôi vội chỉnh đốn y phục và nói:
"Cảm ơn em đã đến, đã cho anh những giây phút tuyệt vời".
Tôi ôm nàng nhưng không nói tên tôi vì tôi không mong được gặp lại nàng lần thứ hai trong đời vì việc này rất khó đối với một tù nhân giữa núi rừng âm u! Hơn nữa, tôi sợ câu chuyện có thể bị vỡ lỡ mà mang tai họa.
Trước
khi ra khỏi hang, tôi nhìn ngược nhìn xuôi lỹ lưỡng. Thấy không có ai
theo dõi,tôi nhanh nhẹn bước ra rồi tiếp tục công việc như chẳng có việc
gì xảy ra. Mấy hôm sau, khi đi đốn cây rừng, tôi cố ý trở lại nơi này,
nhưng không hề thấy bóng dáng nàng hay một vết tích nào của nàng. Tôi cố
ý lắng nghe trong trại có tin tức gì một người con gái nào bị bắt ở gần
trại không, nhưng tuyệt nhiên không nghe ai nói gì cả. Tôi mừng nàng
được an toàn. Tôi phục nàng can dảm, dám xông pha hiểm nguy. Nếu chuyện
vỡ lỡ, nàng có thể bị bắt về nhiều tội.
Nàng có thể mang tội gián điệp
và bị tù mãn kiếp, héo úa một đời xuân. Tôi bị tù đã đành, nhưng nàng
tại sao lại mạo hiểm? Ngoài đời thiếu gì trai tơ? Thiếu gì đàn ông? Tôi
không thể hiểu nguyên do nào mà nàng hành động như thế! Nàng là con gái
miền núi, đâu phải ngưởi Tây phương mà có lối " yêu cuồng sống vội" như
vậy? Quả thật tội không hiểu. Dẫu nàng thế nào đi nữa, tôi vẫn yêu nàng,
trân quý nàng. Nàng là một vị tiên đã hiện đến trong đời tôi. Nàng đến
một lần và chỉ ban ân sũng một lần thôi!Tôi nhớ nhung nàng.
Tôi nhớ làn
da trắng ngà của nàng, hương thơm trên thân thể nàng, nhất là nốt ruồi
bên mép trái, đặc biệt là một nốt ruồi son giữa ngực của nàng. Nàng chợt
đến rồi chợt đi như con bướm vàng trong giấc mộng. Thỉnh thoảng tôi nhớ
đến nàng. Trong giấc mơ, tôi thấy nàng cùng tôi âu yếm.Tôi thắc mắc
không hiểu nàng là ai. Nàng là một cô gái Mường hay cô gái Kinh? Nàng là
một sơn nữ hay một cán bộ ở trong vùng? Nàng lãng mạn muốn tìm của lạ
miền Nam hay nàng là một cô gái bụi đời? Dẫu sao, đối với tôi, nàng là
một vưu vật!
Tuần sau, chúng tôi được lệnh chuyển trại về Sơn La. Việc di chuyển này làm cho lòng tôi thêm chua xót.Thế là tôi xa cách Vĩnh Phú, không còn cơ hội gặp lại Mỹ Lan.
Năm 1985, tôi được phóng thích.
Trước
đây, tôi nghe nói một số sĩ quan cộng hòa bị giải ra Bắc bằng xe lửa
thì bị dân chúng ngoài Bắc ném đá.NHưng lần này từ Hà nội đến Quảng Bình
, chúng tôi không thấy có trở ngại nào. Khi về Quảng Trị, Huế, Quảng
Nam, chúng tôi bước xuống tàu cho giản gân cốt, thì đồng bào bu lại hỏi
han, nắm tay, sờ đầu, kẻ cười, người khóc làm cho chúng tôi rất xúc
động. Khi chúng tôi lên tàu, đồng bào ném quà bánh cho chúng tôi rất
nhiều. Tình cảm quê hương miền Nam rất nồng thắm với những đứa con bất
hạnh như chúng tôi!
Sang năm 1986, tôi cùng anh chị em trong gia
đình tổ chức vượt biên và may mắn đến Poulo Bidong, sau đó, năm 1987,
tôi được định cư tại Hoa Kỳ. Tại Houston, tôi vừa đi làm vừa ghi tên vào
đại học. Sau mấy năm, tôi đỗ bằng kỹ sư điện toán và làm việc cho hãng
Corel. Sau tôi gặp Mai Linh người Mỹ Tho và chúng tôi kết hôn. Thỉnh
thoảng tôi nhớ đến kỷ niệm Vĩnh Phú, nàng đã đến rồi đi như giấc mộng
Liêu Trai. Tôi nghĩ giờ nàng có lẽ đã lấy chồng, hằng ngày vợ chồng mang
gùi vào núi bẻ măng, đào khoai sọ, nhổ sắn như hình ảnh những người dân
thiểu số mà tôi thường thấy khi đi Đà Lạt chơi. Tôi thấy bóng nàng ẩn
hiện trong núi rừng Vĩnh Phú và lòng tôi cảm thấy luyến tiếc bâng
khuâng. Tôi nghĩ cuộc đời nàng sẽ héo úa trong chốn rừng sâu. Giỏi lắm
thì nàng sẽ thành một cán bộ thương nghiệp hay Hợp tác xã trong bản
làng, tay dắt con lớn,vai địu con nhỏ, ngực teo, mặt mũi xanh xao như
bao cô nàng Thổ Mán nơi thượng du miền Bắc.Hay cao hơn nữa là một nữ
đảng viên cấp xã, cấp huyện, mang áo bộ đội bỏ ngoài quần, đội nón cối,
đi dép râu, vai mang săc-cốt, tay đeo đồng hồ,thân gầy ốm, dáng lom khom
bước trong cơ quan. Những hình ảnh của nàng, lúc ẩn lúc hiện trong tâm
trí tôi làm thành một kho kỷ vật êm đềm.
Cuộc hôn nhân của
chúng tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi sống bên nhau được ba năm thì Mai
Linh bị bệnh ung thư rồi mất. Tôi buồn rầu mấy năm trời. Hình ảnh Mỹ Lan
lại hiện đến trong tôi rất ngọt ngào và thần bí. Hương thơm của thân
thể nàng như còn vương vấn trong mũi tôi và thân thể tôi. Tôi có ý định
về Việt Nam du lịch, thăm lại Vĩnh Phú, mối tình tôi. Nhưng tôi lại
không dám vì cuộc đời như nước chảy mây trôi, thuyền trôi mà bến bờ cũng
đổi thay, quá khứ e đã tan vỡ như xác pháo mùa Xuân, không thể nào tìm
lại được. Nếu đào bới quá khứ,chỉ thêm đau lòng như Lưu Nguyễn khi trở
lại quê xưa!
Các bạn bè khuyên tôi nên đi du lịch một chuyến
để quên sầu. Tôi mua vé máy bay đi du lịch Đức, Pháp, và Ý vì Tây
phương đối với tôi có nhiều quyến rủ. Hơn nữa, tôi có bà chị họ định cư
tại Tây Đức. Chị tôi có con du học tại Tây Đức trước 1975, đỗ tiến
sĩ, sau 1975 xin ở lại, rồi bảo lãnh gia đình qua đây. Khi tôi đến Tây
Đức, gặp anh chị và các cháu, tôi vui mừng hết sức. Các cháu lái xe đưa
tôi đi la cà trong thành phố . Một hôm các cháu đưa tôi đi ăn phở của
người Việt nổi tiếng là ngon nhất tại đây. Khi bà chủ tiến tới chào hỏi
chúng tôi thì tôi ngạc nhiên hết sức, vì nàng là Mỹ Lan, người tình một
khắc mà tôi ghi nhớ ngàn đời. Bên môi trái của nàng vẫn in rõ một nốt
ruồi duyên. Tôi liền đứng dậy, kéo nàng ra một bên, rồi hỏi nhỏ:
-Phải chăng em là Mỹ Lan? Chúng ta đã gặp nhau tại trại tù Vĩnh Phú?
-Phải chăng em là Mỹ Lan? Chúng ta đã gặp nhau tại trại tù Vĩnh Phú?
Sau một phút ngỡ ngàng, nàng cũng nhận ra tôi. Tôi hỏi nàng và kể lể mọi sự. Chúng tôi ôm nhau mà khóc. Nàng giao công việc cho người nhà rồi đưa tôi về nhà nàng. Còn tôi, tôi quay lại bảo các cháu tôi:
-Bà chủ nhà hàng là bạn quen của cậu ở Việt Nam. Bà ấy mời cậu lại nhà. Các cháu về trước, cậu sẽ về sau" . Dặn dò các cháu xong, tôi theo nàng ra xe.
Nhà
nàng ở tại một khu yên tĩnh trong thành phố. Nàng ở một mình với con
trai. Các anh em thì đã có nhà riêng. Người thì đi làm các hãng tư,
người thì phụ giúp nàng trông coi tiệm phở. Khi còn hai chúng tôi, nàng
kể lể sự tình. Quê nàng ở Sơn Tây, tổ tiên đỗ cử nhân, tiến sĩ, làm
chức quan nhỏ ở triều Lê, triều Nguyễn. Năm 1954, cộng sản về Hà Nội, mở
cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, gia đình nàng bị
quy là địa chủ. Mẹ nàng và anh em nàng thu vén tài sản trong tay nải,
bỏ trốn lên mạn ngược. Ban đầu, gia đình nàng giả làm thương gia lên
buôn bán để tìm hiểu, sau đó làm nhà cửa gần bản Mường, lán Thổ tại
Vĩnh Phú.
Gia đình nàng ăn mặc, nói năng và sinh hoạt đều theo phong
tục bản Mường, Mán. Nhờ khéo giao thiệp, gia đỉnh nàng được cảm tình dân
chúng nơi đây, dược họ giúp đỡ và che chở. Nàng nghe tin các sĩ quan
miền Nam bị đưa ra giam giữ tại Vĩnh Phú, là một nơi gần bản Mường của
nàng. Tuy chưa gặp những người miền Nam, nhưng lòng nàng chan chứa cảm
tình với các tù nhân miền Nam vì họ với nàng là cùng chung cảnh ngộ, là
nạn nhân của chế độ cộng sản. Nàng quyết gặp một sĩ quan miền Nam và sẵn
sàng hiến thân cho chàng ta để giữ lấy dòng máu trong sạch của người
quốc gia. Nàng cam tâm mang tiếng “ không chồng mà chữa” còn hơn ở góa
trong rừng thẳm, hoặc phải lấy anh Mán, anh Thổ hay anh cộng sản làm
chồng! Nàng đã nghiên cứu địa hình địa vật, và đã đào hang ẩn náu đưới
một gốc cây trong rừng, nơi tù cải tạo thường tới lao động. Nàng đã chờ
đợi vài ngày đêm; cuối cùng nàng đã gặp tôi, và đã toại nguyện.
Sau
buổi gặp gỡ đầu tiên, nàng đã có thai. Lúc này, mẹ nàng đã mất, anh em
nàng chung sống với nhau. Hằng ngày, anh em nàng phải tô mặt cho đen
thêm một chút để tránh cặp mặt cú vọ của cộng sản, mặc dầu nơi đây hoang
vắng, người kinh it khi lên đây Gia đình nàng cũng theo nếp “ du canh”
của người thiểu số mà di chuyển nơi này nơi nọ. Cứ vài năm là một lần di
chuyển, như vậy cũng có lợi là tránh được sự theo dõi của công an.
Nhân dịp người Hoa bị đánh đuổi trong vụ nạn kiều, anh em nàng theo họ
sang Hoa Lục, rồi sang Hongkong.
Tại đây, chính phủ Hongkong bắt anh em
nàng vào trại tập trung. Sau một thời gian, gia đình nàng được phái đoàn
Tây Đức nhận định cư tại Tây Đức. Anh em nàng lúc đầu xin làm công nhân
cho các hãng xưởng, sau cả nhà quyết định góp vốn mở hàng phở, và anh
em nàng đã thành công. Khách hàng vào ra nườm nượp, người Việt Nam đã
đành mà người Đức, Pháp, Mỹ cũng thích dùng phở của nhà nàng. Con trai
nàng nay đã lớn, được mười tuổi, đang theo học trung học và nàng thì vẫn
phòng không chiếc bóng. Còn tôi, tôi cũng kể đời tôi từ nhỏ cho đến
nay, qua bao chuổi ngày sóng gió và đau thương.
Chúng tôi ngồi nói
chuyện một hồi thì nàng rủ tôi theo nàng đón con đi học về. Chúng tôi
ra xe do nàng lái, và chờ đợi ở cổng trường. Vài phút sau thì học sinh
tan học. Con nàng ra xe. Nàng giới thiệu tôi với con nàng:
-Hưng, đây là bố ruột của con từ Mỹ sang và gặp mẹ.
Tôi nhìn thấy Hưng giống tôi nhưng cao to hơn, và trắng trẻo hơn. Tôi ôm con tôi và con tôi cũng ôm tôi trong xúc động. Tôi rất mừng vì bất chợt mà tôi đã có một đứa con trai khôn lớn.
Tối hôm đó, chúng tôi sống trong đêm tân hôn. Đêm đó cũng là đêm thứ hai tôi thấy lại bộ ngực trần trắng như ngọc với một nốt ruồi son nằm ở giữa hai gò bồng đảo rất xinh đẹp.
Tôi ngỏ lời xin cưới nàng làm vợ, nàng sung sướng cười trong hàng nước mắt. Tôi hỏi nàng muốn sang Mỹ hay ở lại Đức, nàng trả lời nàng muốn sang Mỹ cùng tôi chung sống. Mấy tháng sau, chúng tôi tiến hành thủ tục hôn nhân và bảo lãnh. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức đơn giản tại Đức, gồm anh chị họ và các cháu của tôi, cùng anh em nhà nàng với bạn bè. Sau đó, vợ chồng và con chúng tôi về Mỹ và sống một đời tự do và hạnh phúc.
-Hưng, đây là bố ruột của con từ Mỹ sang và gặp mẹ.
Tôi nhìn thấy Hưng giống tôi nhưng cao to hơn, và trắng trẻo hơn. Tôi ôm con tôi và con tôi cũng ôm tôi trong xúc động. Tôi rất mừng vì bất chợt mà tôi đã có một đứa con trai khôn lớn.
Tối hôm đó, chúng tôi sống trong đêm tân hôn. Đêm đó cũng là đêm thứ hai tôi thấy lại bộ ngực trần trắng như ngọc với một nốt ruồi son nằm ở giữa hai gò bồng đảo rất xinh đẹp.
Tôi ngỏ lời xin cưới nàng làm vợ, nàng sung sướng cười trong hàng nước mắt. Tôi hỏi nàng muốn sang Mỹ hay ở lại Đức, nàng trả lời nàng muốn sang Mỹ cùng tôi chung sống. Mấy tháng sau, chúng tôi tiến hành thủ tục hôn nhân và bảo lãnh. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức đơn giản tại Đức, gồm anh chị họ và các cháu của tôi, cùng anh em nhà nàng với bạn bè. Sau đó, vợ chồng và con chúng tôi về Mỹ và sống một đời tự do và hạnh phúc.
Sunday, August 18, 2013
VÕ HƯNG THANH * VONG THÂN
Nói về khái niệm “vong thân” trong học thuyết Mác
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Võ Hưng Thanh
Học thuyết Mác, ít ra là thời trẻ hay trong giai đoạn đầu vẫn thường
hay nói đến khái niệm sự vong thân. Nên nói cách khác, hai cái cốt lõi
tạo nên hệ thống lý thuyết của Mác là ý niệm vong thân và ý niệm xã hội
cộng sản không giai cấp.
Điều này đúng ra cả những người cộng sản và những người phản đối cộng
sản tức phản đối mác xít ngày nay phải cần nên biết. Bởi vì có hiểu sâu
về hai phần này mới thật sự hiểu rõ về Mác, và ý nghĩa cộng sản mới trở
nên tự giác mà không phải mơ hồ, cũng như ý nghĩa không thích cộng sản
mới trở nên có cơ sở mà không phải chỉ mù quáng hoặc hoàn toàn cảm tính.
Tất nhiên nói như vậy là nói đối với những người có lý tưởng theo đuổi
hay có tinh thần vì xã hội thật sự mà không phải chỉ vì các thị hiếu
nhất thời hay các quyền lợi riêng nhỏ hẹp hay cá nhân của mình.
Vậy ý nghĩa của khái niệm sự vong thân là gì ? Ý niệm sự vong thân
(alienation) khởi thủy xuất phát từ nhà triết học Georg Wilhelm
Friedrich Hegel (1770 –1831), là nhà triết học duy tâm người Đức nổi
danh và đã được Karl Heinrich Marx (1818 –1883), tức Mác, nhà tư tưởng
duy vật lấy lại. Hegel cho khởi thủy của tồn tại vũ trụ là Tinh thần như
một thực thể ngầm ẩn, vô hình, nhưng mang tính siêu nhiên tuyệt đối.
Khi thực thể Tinh thần đó tự phóng mình ra bên ngoài nó để trở thành tồn
tại vũ trụ và thế giới cụ thể, đó chính là sự vong thân của nó. Vong
thân có nghĩa là tự đánh mất bản thân của mình để trở thành cái gì đó
trái lại, hay khác hẳn với mình.
Mác đã lấy lại ý tưởng cơ bản này của Hegel, nhưng ông là nhà duy
vật, nên đã chủ trương lật ngược Hegel lại như ông vẫn nói, và khái niệm
vong thân được dùng hoàn toàn trong ý nghĩa con người nơi xã hội. Mác
cho rằng xã hội tư bản chủ nghĩa là xã hội vong thân, giai cấp tư bản
vong thân và giai cấp công nhân cũng vong thân. Giai cấp tư bản vong
thân vì chỉ biết chạy theo lợi nhuận, lấy đồng tiền làm mục đích mà đánh
mất bản thân con người tự nhiên của mình. Giới công nhân cũng vong
thân, vì sản phẩm kinh tế mình làm ra không phải của mình mà là sở hữu
của người khác, tức là giới tư bản, coi như vong thân trong cuộc sống
nghèo khổ và trong lao động không nhằm cho chính mục đích riêng. Mác lấy
ví dụ công nhân xây nhà nhưng nhà đó là của người khác, không phải sở
hữu của mình.
Từ trên cơ sở đó, Mác cho rằng nguồn gốc của vong thân nơi con người
và xã hội chính là quyền tư hữu. Bởi vậy để chống lại vong thân, hay xóa
bỏ vong thân và cứu vớt xã hội, cứu vớt con người, trả lại bản thân tự
có cho con người, thì nhất thiết phải tiêu diệt quyền tư hữu, tiến tới
xã hội cộng sản trong tương lai không còn giai cấp, không còn sự vong
thân. Bài toán giải quyết về mặt kinh tế xã hội của Mác chính là sự làm
ăn tập thể, theo kế hoạch hóa của toàn xã hội mà không theo nguyên tắc
tự đầu tư kinh doanh của giai cấp tư bản làm ăn cá thể và riêng lẻ nữa.
Đây cũng là chính sách kinh tế tập thể thời Lênin, thời công nông trường
ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, hay giai đoạn kinh tế bao cấp và làm
chủ tập thể hợp tác xã thời kỳ Lê Duẩn ở Việt Nam.
Nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy việc làm ăn tập thể hay sự hợp tác
hóa sản xuất theo mô hình công nông trường đã hoàn toàn thất bại từ cả
thời Lênin, đến cả thời Mao Trạch Đông và thời của Lê Duẩn. Các chính
sách đổi mới của Liên Xô, của Trung Quốc, và sau này của Việt Nam đều đã
cho thấy điều đó. Có nghĩa lý luận kinh tế xã hội của Mác đã không dựa
trên thực chất tâm lý khách quan, tự nhiên của cá nhân con người mà chỉ
suy đoán kiểu trừu tượng, tưởng tượng, tư biện thuần túy nên thực tế đã
xa rời thực tại và bị thất bại.
Nhưng ở đây không cần mở rộng ra thêm mà chỉ quy lại ý nghĩa của khái
niệm vong thân. Nói khác Mác cho rằng trong xã hội tư bản hay tư sản,
con người vong thân về mặt kinh tế, mặt xã hội, mặt tinh thần, hay nói
chung là cả mặt đời sống và mặt văn hóa. Mác cho rằng xã hội tư bản là
xã hội suy đồi về văn hóa, nên phải giải phóng nó để tạo nên xã hội vô
sản cũng là nhằm chấm dứt mọi sự vong thân.
Tuy nhiên, thực tế, khi
Lênin lần đầu tiên thiết lập nền chuyên chính vô sản, thì hầu mọi cá
nhân đều phải tuân thủ một cách triệt để máy móc theo lệnh lạc của nhà
nước, mà đỉnh cao nhất là xã hội chuyên đoán toàn diện thời Stalin, cũng
có nghĩa mọi sự vong thân của cá nhân và xã hội đều đã đạt đến đỉnh
điểm cao nhất. Dưới thời của Mao Trạch Đông và thời kỳ ang ca của khmer
đỏ đều không khác gì điều ấy. Nguyên [cả] xã hội đánh mất bản thân chính
mình, thành tuyệt đối giả đối, thành ra bản thân khác, con người khác
với điều tự có ban đầu trước đó của mình. Khái niệm chống vong thân của
Mác đã trở thành như cái bumêriêng của thổ dân Úc châu khi ném đi lại
quay về chính chỗ khởi điểm của nó.
Có nghĩa mọi sự vong thân của cá nhân và xã hội con người trong các
chế độ toàn trị đều thật sự hết sức nặng nề, không bất kỳ cá nhân nào
thoát ra khỏi được, và nó thành xã hội vong thân toàn diện nhất, còn hơn
cả trong chế độ tư bản mà Mác đã từng lên án. Bởi vì khi mọi người
không còn có quyền phê phán, không có quyền ngôn luận đúng nghĩa, luôn
luôn phải đánh mất bản thân mình vì sợ hãi sự nguy hiểm do người khác
mang lại, thì quả cá nhân đó cũng tự đánh mất chính bản thân hay toàn
thể xã hội không còn tự chủ, không còn khách quan, tự nhiên nữa, thì đó
nếu không phải là sự vong thân thì gọi là gì tất mọi người cũng đều
thấy.
Thời kỳ miền Nam cũ trước đây, các Giáo sư triết học như Trần Văn
Toàn, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung v.v… ở Đại học Huế và Đại học Sài
gòn đều hay thích nói đến Mác và đến ý nghĩa vong thân của con người và
xã hội mà chính Mác đề ra và nhấn mạnh. Nhưng thật sự, từ sau năm 75
trở lại đây không còn nghe trong xã hội có ai còn nhắc đến khái niệm
vong thân của Mác nữa. Hầu như người ta đã quá quen với sự vong thân nên
coi nó như không còn nữa hay cũng không còn gì để nói khi hoàn cảnh xã
hội đã hoàn toàn biến chuyển và đổi khác.
Thế nhưng nếu theo ý nghĩa sự vong thân của Mác, thì mọi sự biến đổi
con người xa rời với chính bản thân mình chính là sự vong thân thực chất
hay thực tế nhất. Chẳng hạn trong giáo dục nếu chỉ theo một chiều,
trong truyền thông đại chúng nếu mọi nguồn thông tin đều không khách
quan hay có sự định hướng hoặc hạn chế, làm cho cá nhân và xã hội đi xa
trong cự ly đối với sự thật vốn có về nhiều phương diện hay về mọi mặt,
thì đó nếu không phải tạo nên chính các cá nhân hay toàn xã hội vong
thân thì gọi là gì. Có nghĩa chính những điều ban đầu do Mác hăng hái và
lý tưởng hô hào cũng như chủ trương, cuối cùng chỉ đi ngược lại với
chính ý nguyện ngay tình của Mác nơi xuất phát điểm của Mác, có phải
chăng là chuyện gậy ông đập lưng ông khiến cho bao người buộc phải suy
nghĩ.
Nên nói chung lại, cả về mặt kinh tế xã hội chính trị lẫn quan điểm
nhân bản, hầu như mọi lý tưởng ban đầu của Mác thực sự trong thực tế đều
bị phản lại. Kiểu như trường hợp Tố Hữu đã từng làm thơ khóc Stalin một
cách trình diễn và giả dối, đó quả là sự vong thân thượng đẳng nhất. Đó
chính là sự tự đánh mất bản thân mình vì người khác, và cũng khiến cho
nhiều người khác phải vong thân theo nhất là giới học sinh đọc các tác
phẩm thi ca của Tố Hữu, thật quả là hệ thống vong thân dây chuyền mà có
lẽ chính bản thân Mác ban đầu cũng không hề tiên liệu hay không hề ngờ
tới.
Vậy kết luận lại, Mác ngay từ đầu đã tự mình vong thân, hay ông chỉ
khiến cho người khác vong thân, hoặc chính những người theo ông chỉ
nhân danh ông để phản lại ông, và khiến cho ông đã trở thành chính tác
giả đầu tiên cho sự vong thân toàn diện và đại trà nhất trong một giai
đoạn đã vốn kéo dài rất lâu của toàn thể lịch sử xã hội loài người mà
trước đó có thể chưa hề bao giờ có.
(18/8/2013)
Võ Hưng Thanh
Nguồn: Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment