VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM
Cập nhật: 16:34 GMT - thứ hai, 27 tháng 1, 2014
Media Player
Người dân Hà Nội đổ ra đường mua sắm, chọn cây cảnh, đồ trang trí chuẩn bị đón ngày lễ quan trọng nhất trong năm.
Ông Nguyễn Bá Phúc nói Tết nhất thiết phải có cành đào tượng trưng cho mùa xuân.Còn chị Nguyễn Thị Nga, chủ tiệm bán đồ trang trí, cho biết năm nay bán được nhiều hàng hơn do tâm lý người Việt yêu thích Ngựa hơn một số con vật khác trong 12 con Giáp.
Bà Nguyễn Kim Dung thì lên chùa cầu giải hạn cho năm cũ và mong đón năm mới được may mắn, tốt lành hơn.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/01/140127_nguoi_hanoi_chuan_bi_tet.shtml
Trang Chính | Thời Sự
Thưởng Tết và lo Tết
Không khí Tết Giáp Ngọ đã bắt đầu gõ cửa, thế nhưng, với nhiều gia đình, đón Tết năm nay lại nhiều nỗi lo hơn niềm vui, chia sẻ với Vũ Hoàng, một số người dân cho biết việc gia đình họ chuẩn bị Tết năm nay ra sao.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết nguyên đán Giáp Ngọ, người ta có câu
“vui như Tết” để nói về không khí hân hoan đón chào một năm mới. Thế
nhưng dường như câu nói ấy không còn đúng lắm vì thực sự xen lẫn niềm
vui đón xuân bao giờ cũng là những bộn bề lo toan để có một cái Tết đầm
ấm đúng nghĩa. Và với hàng triệu người lao động, thì chuyện lương thưởng
hẳn sẽ là những mối bận tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến gia
đình, con cái và cha mẹ của họ…
Không có tiền thưởng Tết
Nhắc đến tiền thưởng Tết năm nay với chúng tôi, chị Lê Thị Hòa, quê ở
Bình Dương hiện đang làm việc cho một xưởng may ở Tây Ninh thở dài cho
hay có khả năng chị sẽ không có tiền thưởng Tết và chuyện về quê thăm
gia đình nội ngoại là gần như không thể:
“Năm nay tình hình nói chung là khó khăn, nên trong này thưởng Tết
cũng không có, mọi năm chúng tôi nhận được lương tháng 13, nhưng năm
nay chắc có lẽ là không có đâu anh ạ. Lương của tôi cũng vẻn vẹn trong
3-4 triệu nhưng mà Tết nhất thì phải chi phí rất nhiều, chắc năm nay,
gia đình tôi cũng không có ý định về quê ăn Tết vì lương cũng không đủ
về thăm nội ngoại.
Trẻ con năm nay chắc cũng phải hạn chế vì lương cũng không biết có
đủ lo Tết hay không nên chắc cũng ít cho cháu đi chơi, việc về nội
ngoại không về được đâu anh ạ!”
Năm nay tình hình nói chung là khó khăn, nên trong này thưởng Tết cũng không có, mọi năm chúng tôi nhận được lương tháng 13, nhưng năm nay chắc có lẽ là không có.
-Chị Lê Thị Hòa
Năm hết Tết đến cũng là lúc người ta nghĩ đến cảnh sum vầy, đoàn tụ…
nhưng những hoàn cảnh như của chị Hòa thì không hiếm, bởi chuyện nợ
lương, không thưởng giờ đã thành “cơm bữa” với nhiều công nhân viên ở
các xưởng may gia công. Đối với họ, nhiều khi mong được trả đủ lương đã
là may lắm rồi chứ đừng hi vọng có thưởng.
Mới đây, khi nhận định về tình hình lương thưởng Tết, bà Tống Thị
Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ LĐTB và XH) nhận xét; do tình trạng
sản xuất, kinh doanh còn rất khó khăn, nên về cơ bản thưởng Tết giảm, và
số lao động không có thưởng Tết có dấu hiệu tăng.
Nếu lướt qua một loạt những báo mạng thì không khó để tìm thấy những tít bài như “Thưởng Tết 2014: ảm đạm vì doanh nghiệp giải thể, phá sản” “Thưởng Tết sẽ giảm thê thảm” “sa thải nhân viên trước Tết để né thưởng” hay thậm chí “hai công nhân đi đòi lương Tết bị đánh trọng thương”…dường
như gam mầu tối của nền kinh tế khiến một cái Tết Giáp Ngọ đang đến gần
cũng mang nhiều nỗi niềm, lo toan, trăn trở hơn với người lao động.
Không chỉ với người lao động, những người làm quản lý, lãnh đạo, cái
Tết càng đến gần thì cũng là lúc gánh nặng trên đôi vai khiến họ càng
thấy day dứt vì không lo đủ một cái Tết cho anh em công nhân. Ông Vũ Văn
Học, hiện đang là chủ thầu xây dựng trên địa bàn Bắc Ninh cho biết
những nỗi niềm của ông:
“Báo cáo anh tình hình kinh tế suy thoái từ mấy năm nay, doanh
nghiệp chúng tôi là vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nói
thật với anh là rất khó khăn. Lo được lương cho anh em cũng là cả vấn đề
rất là đau đầu đối với những người làm quản lý như chúng tôi. Mà mỗi
khi Tết đến xuân về, nói thật với các anh, là người quản lý không lo
được cái Tết cho anh em đầy đủ, chúng tôi rất day dứt. Nhưng trong tình
hình suy thoái chung của nền kinh tế thế giới cũng như ở VN, thì những
doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi, thậm chí là cả những doanh nghiệp
lớn cũng gặp vô vàn những khó khăn, những doanh nghiệp càng lớn thì lại
càng rơi vào tình trạng bi đát. Chính vì vậy với vai trò người quản lý
thì năm nay, tôi cũng cố gắng hết sức để làm sao lương đầy đủ cho anh
em, cộng thêm đó cũng chỉ là một chút quà tết, chỉ là quà Tết thôi chứ
không dám nói đến là thưởng Tết.”
Theo ông Học thì xí nghiệp xây dựng của ông có 4 đơn vị thi công,
nhưng vừa mới tháng rồi, mấy dự án xây dựng trường học trong tỉnh bị
đình lại, nên xem chừng tình hình đã khó khăn lại càng thêm bi đát. Ông
cho biết mấy năm trước khi thị trường xây dựng còn tấp nập, mỗi dịp Tết,
ngoài chuyện thưởng 2-3 tháng lương, ông còn tổ chức cho anh em trong
đơn vị đi du lịch, nhưng đến bây giờ thì chỉ nghĩ không phải nợ lương
anh em, ông đã vã mồ hôi.
Chỉ thấy lo toan
Với người Việt Nam, Tết là thời gian quan trọng nhất trong một năm,
gia đình nào cũng háo hức mong một cái Tết dư dả đôi chút, có ít tiền
mua sắm, sửa sang nhà cửa… quanh năm đã làm việc vất vả ngược xuôi,
người ta mong được thảnh thơi đón xuân, đón lộc. Thế nhưng, Tết đâu chưa
thấy, mà mới chỉ thấy lo toan, gánh nặng vì câu hỏi “đầu tiên” là “tiền
đâu” vẫn chưa có lời giải đáp! Bà Nguyễn Hà Mai làm kế toán cho một
công ty bao bì tại Hà Nội dự báo năm nay bà sẽ đón một cái Tết không mấy
thoải mái, chúa Xuân sắp gõ cửa rồi mà chuyện tiền thưởng cũng chưa
thấy các sếp đả động gì:
Tôi cũng chưa nghe thấy thưởng gì cả, tình hình thưởng Tết năm nay cũng rất ít cho nên anh chị em chúng tôi cũng chưa có suy nghĩ gì đi sắm Tết cả.
-Bà Nguyễn Hà Mai
“Nói thật với anh, tôi cũng chưa nghe thấy thưởng gì cả, tình hình
thưởng Tết năm nay cũng rất ít cho nên anh chị em chúng tôi cũng chưa
có suy nghĩ gì đi sắm Tết cả, mà nói thật năm nay còn cho nghỉ nhiều đến
tận 9 ngày, không có tiền thì mua sắm gì. Cũng chán lắm anh ạ! Năm
ngoái còn tương đối, năm nay thì chưa thấy nói năng gì cả. Bên ông xã
của tôi, năm ngoái còn thấy thưởng vài triệu, còn năm nay chỉ 2-3 triệu
thôi, dù sao có cũng còn hơn không. Thật tình, mình nhìn lên cũng không
bằng ai, nhưng nhìn xuống nhiều nơi không bằng mình.”
“Nhìn lên mình không bằng ai, nhìn xuống không ai bằng mình” có lẽ là
tâm trạng tự hài lòng, tự trấn an để cho qua đi những thời khắc vất vả
mà bà Mai và gia đình đang chuẩn bị cho một cái Tết sắp đến gần.
Theo số liệu thống kê ở một số thành phố lớn, tại T.P. HCM một doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thưởng Tết cho nhân viên lên
đến 710 triệu đồng/ người, ở Cần Thơ cá nhân được thưởng Tết cao nhất là
trên 130 triệu đồng, Đà Nẵng 172 triệu đồng còn Hà Nội 65 triệu đồng.
Mặc dù, đối nghịch theo kiểu “người ăn không hết kẻ lần không ra” ở
xã hội nào cũng tồn tại, thời điểm nào cũng có, nhưng rõ ràng đón một
cái Tết vui chung mà sự phân chia xã hội lại quá rõ nét là điều cũng
không khỏi chạnh lòng.
Nói đến đây, chúng tôi bất chợt nhớ đến những bài báo châm biếm rằng:
không có tiền, lãnh đạo công ty phân phát sản phẩm trong công ty sản
xuất thay phần thưởng cuối năm cho anh em, đó là 10 bịch giấy vệ sinh,
200 viên gạch lát sàn hay 70 chiếc quần đùi… để ăn Tết.
Thoáng suy nghĩ bỗng hiện lên, liệu nhân viên công ty ấy sản xuất hòm
áo quan thì… không lẽ… hẳn những bi hài ấy trong những ngày năm hết Tết
đến là những chuyện cười ra nước mắt phải không quý vị?!?
https://www.youtube.com/watch?v=-eiMDd0Srvs&feature=player_embedded
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/prepare-4-tet-without-incentives-01222014111215.htmlTết và mùa cúng cô hồn ở Huế
Mùa Tết về, với cư dân thành phố Huế, bao giờ cũng là một mùa âm âm
cô hồn, bàng bạc dòng lịch sử. Chiến cuộc Mậu Thân 1968 tại nơi này đã
để lại hàng ngàn nỗi tang tóc mà cho dù có cả trăm năm sau, những ngôi
miếu nhỏ trước nhà dân, những ngôi miếu xóm, miếu phường vẫn khắc dấu
những cái chết oan khiên. Tết về, người dân Huế nhộn nhịp đón Tết, nhưng
ở đâu đó, giữa lòng thành phố, vẫn có nhiều người nặng lòng với nhiều
cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để
phục vụ những việc âm linh.
Những giấc mơ nhuộm máu
Bà Nguyễn Thị Viên, một cư dân sống gần Cồn Hến – Đập Đá kể với chúng
tôi rằng trước đây mười năm, lúc đó tình hình gia đình bà còn rất khó
khăn, các con của bà cũng chưa trưởng thành. Để có khoản tiền chi tiêu
trong gia đình, bà bán căn nhà trên đường Lê Lợi để về khu vực Cồn Hến
mua đất mới làm nhà với giá rẻ hơn. Khi về nhà mới để sống, gia đình bà
luôn gặp một hiện tượng kì lạ là mỗi đêm, luân phiên từ người này đến
người khác trong nhà đều mơ thấy một hòn lửa thật to lăn vào nhà, sau đó
hòn lửa biến thành một khối máu và trong khối máu lại hiện ra biểu
tượng cờ đỏ búa liềm.
Ban đầu, bà nghĩ chuyện đó là bình thường, nhưng khi cả nhà ngồi kể
về giấc mơ của mình thì ai cũng thấy sợ và mời thầy về thắp nhang cúng
vái. Ngay đêm hôm đó, mới vừa chạng vạng, bà Viên bước ra cửa và thấy
lạnh từ sống lưng lạnh lên, bà quay vào nhà nằm nghỉ lưng nhưng bị thiếp
đi và mơ thấy giấc mơ cũ. Nhưng lần này, thay vì thấy khối lửa chuyển
thành khối máu và hiện ra cờ đỏ búa liềm, bà Viên thấy từ khối máu, có
rất nhiều người nằm rên la thảm thiết, phía sau hộp sọ của họ bị vỡ
toang hoác. Trong giấc mơ, bà quì xuống định nắm lấy tay họ để cứu thì
họ vùng dậy và chạy vào một cái hố. Dưới đáy hố có một cái cuốc bàn dính
đầy máu và một lá cờ hình búa liềm.
Hôm sau, bà cố nhớ lại vị trí cái hố đã thấy trong giấc mơ, hóa ra nó
nằm ngay dưới chân tường rào nhà bà. Chồng bà Viên nghe kể, đã mời thầy
về coi, thầy nói rằng trong vườn và có một hố chôn tập thể. Bà quyết
định cúng kính và khai quật hố chôn ngay vị trí đã nằm mơ. Kết quả làm
bà khủng hoảng tinh thần, có rất nhiều hộp sọ dưới hố, có hộp sọ còn
nguyên thân thể nhưng đã bị vỡ nát, có hộp sọ không có thân thể, cò
nhiều bộ xương vẫn con mắc kẹt trong dây thép gai mà theo người đào hố
suy đoán là họ đã bị buộc vào nhau trước khi chết.
Gia đình bà âm thầm mang tất cả các hài cốt ra khu nghĩa trang dòng
họ để chôn cất và lập một miếu thờ nhỏ trước sân nhà. Hằng năm, cứ đến
ngày Mồng Ba Tết thì tổ chức đám giỗ tập thể cho những vong linh. Cũng
từ đó, gia đình bà ăn nên làm ra, sống khỏe mạnh, ít gặp lại giấc mơ cũ,
mà nếu có gặp thì những vong linh cũng về báo mộng rằng họ cần áo quần
hoặc một vài thứ vật dụng gì đấy, có lúc trái ớt, có khi nải chuối, có
khi một lò trầm, có khi họ về tâm sự, chỉ ra kẻ đã giết họ là ai, bây
giờ hắn vẫn đang tại vị, vẫn đang thăng quan tiến chức… Nhưng vì lý do
nhạy cảm, bà Viên chỉ kể đến dây và dắt chúng tôi đi thắp nhang ngôi mộ
tập thể trong khuôn viên nghĩa trang gia tộc của bà.
Những ngôi miếu cô hồn
Đi dạo một vòng, đến đường Nguyễn Chí Thanh, cách Cồn Hến chừng một cây số, chúng tôi thấy nhà ở hai bên đường đều có rất nhiều miếu nhỏ thờ trước sân, ghé vào một nhà có nhiều miếu thờ, chủ nhà là cụ ông Trần Kiểng, kể với chúng tôi rằng trong số bảy ngôi miếu nhỏ thờ trước sân, có 5 ngôi miếu ông thờ những người bạn cùng thời học trò với ông.
Trong chiến cuộc Mậu Thân 1968, ông Trần Kiểng đang là một thợ hớt
tóc bên bờ sông Hương, ông là con một nên được miễn đi quân dịch, mà
theo ông, đi quân dịch thời đó không khắt khe như bây giờ, nó mang tính
tự nguyện nhiều hơn là bắt buộc. Những thanh niên muốn đi vào binh hủng
nào, chỉ cần đến trạm tuyển quân dịch, đăng ký binh chủng là nhập ngũ,
được hưởng lương quân nhân, được mọi chế độ. Chính vì thế mà người lính
Việt Nam Cộng Hòa sống tương đối thoải mái, có thời gian để trau dồi tri
thức và có tiền để mua sách mà đọc, họ sống cũng giàu tình người hơn.
Ông kể rằng trong trận Mậu Thân, phần đông quân những người lính Việt
Nam Cộng Hòa tìm cách đưa nhân dân đi tản cư để tránh hòn tên mũi đạn,
những người bạn của ông, có người đang trong quân ngũ cũng làm thế.
Nhưng rất tiếc, sức người có hạn, phần đông người dân không kịp tản cư,
đặc biệt là thanh niên, sinh viên, học sinh ở Huế đã bị phe đối lập bắt
nhốt. Nhưng những người lính Cộng sản Bắc Việt thực thụ thì hành xử cũng
rất nhân đạo, không giết người hàng loạt, họ chỉ bắn vào các doanh trại
quân đội đối phương và đốt phá các doanh trại này là chính.
Trong khi đó, những tên lính đối lập hoạt động nằm vùng, vốn có những
mối tư thù nào đó với người dân Huế bởi vì đa phần dân Huế tin tưởng
vào chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chính những kẻ nằm vùng này đã nương gió
mà bẻ măng, nhân lúc chiến cuộc nổ ra dữ dội, đã đến bắt trói gô nhiều
thanh niên, trí thức Huế và mang đi thủ tiêu bằng cách đập đầu, chôn
sống.
Ông buồn bã kể: “Hồi đó chết nhiều lắm, tui đang tuổi thanh niên
chạy theo mấy anh lính ra Quảng Trị tản cư. Nhưng mà pháo kích ở đại lộ
kinh hoàng chết la liệt! Mấy nhóm bạn của tui có nhóm chạy tản cư kịp,
cũng có người không chạy kịp bị chết hết, bị bắt hoặc chôn sống hoặc
giết bằng đai cuốc. Nhiều người già chứng kiến sự việc đến giờ nhắc lại
còn thấy sợ… Thì người nằm vùng họ bắt, họ giết chứ hai bên cũng không
ai làm thế, mấy thằng nằm vùng nó ác ôn lắm! Rứa mà giờ vẫn làm ông này
bà nọ đó thôi, không ai nói chi hết. Khiếp!”
Cũng theo như lời ông Kiểng, số lượng người chết vì chôn sống vào
những hố chôn tập thể có thể lên đến cả vài ngàn người chứ không phải
vài trăm như đã tìm thấy.
Điều này cho thấy rằng cư dân Huế đang sống chung với những hài cốt
nằm quanh quất đâu đó trên các bãi biền, nương dâu hoặc dưới những móng
nhà, khách sạn. Dường như, mỗi cánh hoa mùa xuân ở Huế đều thấm đượm màu
máu dân oan đã ngã xuống nơi đất thần kinh cố đô này!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-hungry-ghost-festival-season-hue-01272014105651.htmlSaturday, January 25, 2014
NGUYỄN NGỌC CHÍNH * TRƯỜNG SINH NGỮ QUÂN ĐỘI
Hồi ức về Trường Sinh ngữ Quân đội
Huy hiệu Trường Sinh ngữ Quân đội
Nguyễn Ngọc Chính
Theo niên trưởng (Đại úy) Phạm Hữu Khoát, Chỉ huy trưởng đầu tiên của Trường Anh ngữ Bộ Tổng tham mưu, anh được giao nhiệm vụ thành lập trường vào ngày 18/6/1956 với mục đích huấn luyện Anh ngữ cho các quân nhân VNCH để chuẩn bị đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian này, một số sĩ quan giảng viên đầu tiên cũng đã được biệt phái về trường để phụ trách việc giảng huấn như các anh Nguyễn Thọ Ðan, Nguyễn Tuấn Kiệt, Hồ Quy Chánh và Nguyễn Văn Ngôi (với chức vụ Sĩ quan Hành chánh).
Trong thời đầu, danh xưng của trường là Trường Anh ngữ, rồi được biết đến qua tên Trường Anh ngữ Quân sự (Armed Forces English Language School) và sau cùng được đổi thành Trường Sinh ngữ Quân đội (Armed Forces Language School) cho đến ngày 30/4/1975. Trường cũng 3 lần thay đổi chỉ huy trưởng, từ Đại úy Phạm Hữu Khoát đến Thiếu tá Phan Thông Tràng và sau cùng là Trung tá Huỳnh Vĩnh Lại.
Từ đầu năm 1957, Trường Anh ngữ Quân đội có mở thêm lớp dành cho sĩ quan cao cấp chuẩn bị đi tu nghiệp tại Trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth. Trong số đó có nhiều vị tướng lãnh trong quân đội VNCH đã theo học qua lớp này như các Tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Minh, Lê Văn Kim, Trần Ngọc Tâm, Thái Quang Hoàng, Vĩnh Lộc, Mai Hữu Xuân, Hoàng Xuân Lãm, Lữ Lan, Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Ngọc Lễ, Dương Ngọc Lắm, Trương Quang Ân…
Thời quân ngũ của tôi bắt đầu và kết thúc với một đơn vị duy nhất là Trường Sinh ngữ Quân đội (TSNQĐ). Trong suốt thời gian kể từ khi tốt nghiệp Thủ Đức năm 1969 cho đến ngày Sài Gòn sụp đổ năm 1975, tôi đã gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Anh cho quân nhân được các đơn vị cử về trường từ khắp 4 vùng chiến thuật. Tại đây, họ học tiếng Anh để chuẩn bị cho những chương trình du học chuyên ngành tại Hoa Kỳ trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, một cuộc rút quân ‘từng bước’ của Mỹ ra khỏi Việt Nam.
Trong lúc tôi sửa soạn mãn khóa 4/68, TSNQĐ có cử phái đoàn lên Thủ Đức tuyển giảng viên. Trong toán khảo thí có các anh Đinh Trọng Đại và Nguyễn Hữu Phú, khi đó còn là thiếu úy. Khi về trường tôi mới biết đây là hai nhân vật ‘quan trọng’ của TSNQĐ.
Anh Đại, bạn bè quen gọi là ‘Chị’ Đại, vì dáng người ẻo lả, giọng nói nhiều nữ tính nhưng bù lại anh rất nghiêm khắc cả với các giảng viên lẫn khóa sinh. Anh được cất nhắc vào ban khảo thí là điều dễ hiểu vì bản tính rất ‘rếch-lô’, làm việc theo công tâm, đặt lý trí trên tình cảm. Sau ngày Sài Gòn thất thủ, anh Đại vẫn ở lại Việt Nam và cho đến giờ, theo tôi biết, anh vẫn ‘phòng không chiếc bóng’!
Người thứ hai trong toán khảo thí của TSNQĐ là anh Nguyễn Hữu Phú, bạn bè thường gọi anh qua nick name Phú ‘Già’. Tính anh thâm trầm, ít nói nhưng lúc nào trên môi anh cũng có nụ cười mỉm chi, ai muốn hiểu sao thì hiểu!
Tôi còn nhớ, có một dạo nhóm giảng viên trẻ chúng tôi rất mê chơi scrabble, một dạng game thuộc loại crossword như kiểu chơi ô chữ. Anh Phú không chơi nhưng thường xuất hiện ở bàn scrabble, đi vòng vòng, gật gù mỗi khi xuất hiện chữ lạ. Chỉ những lúc căng thẳng anh mới góp ý đúng-sai về những chữ lạ như một… trọng tài. Anh là ‘vua’ ECL (English Comprehensive Level) của trường vì form thi nào từ Mỹ mới gửi qua anh cũng đạt điểm tối đa, khoảng 98-100.
ECL là loại thi trắc nghiệm tiếng Anh do Viện Ngữ học Quốc phòng Hoa Kỳ (U.S. Defense Language Institute - DLI) soạn thảo. Mỗi đề thi có 100 câu hỏi bao gồm các phần grammar, vocabulary, conversation… Thí sinh phải nghe băng và đánh dấu câu trả lời a, b, c, d trên booklet đi kèm. Điểm tối đa là 100 và tiêu chuẩn để được ban khảo thí chấm đậu để về làm giảng viên TSNQĐ là từ 80 điểm trở lên.
Tôi ghi tên dự thi và kết qủa là khóa 4/68 có 6 sinh viên sĩ quan được tuyển thẳng từ Thủ Đức về TSNQĐ gồm Nguyễn Công Sang, Nguyễn Cường Nam, Hồ Hới, Lương Tô, Trương Bác Chí và Nguyễn Ngọc Chính.
Nguyễn Công Sang người Long Xuyên, một điển hình của ‘công tử Bạc Liêu’, đẹp trai, vui tính, ưa pha trò. Ở Sang, tôi còn nhớ câu khôi hài: “Thank you lấy cái siêu sắc thuốc, Goodbye lấy cái chai đựng rượu” và “Phan cao, phán sẻ” (tiếng Quảng Đông có nghĩa là đi tắm, đi ngủ). Khi học khóa English Language Instructor Course tại Lackland, San Antonio, Texas năm 1971, Sang là roomate của tôi trong suốt 6 tháng. Sang hiện ở Montreal, Canada và chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc email với nhau. (*)
Nguyễn Cuờng Nam, người Bắc di cư, dáng người nhỏ bé, anh em gọi đùa là Nguyễn Cường “Dâm”. Tên gọi này không phản ảnh tính tình của Nam nhưng tại hai chữ Cường Nam hơi giông giống ‘cường dâm’ nên thành chết tên. Sau này Nam phụ trách quân tiếp vụ ở trường nên thêm một cái tên mới là ‘Nam Gạo’.
Nam hiện cũng ở Mỹ, tôi có gửi mail cho Nam mời xem hình cũ trên Flickr, Nam tâm sự: “Giờ này mà ông còn giữ được nhũng tấm hình này! Phục Ông thật. Tui thì môt mảnh giấy cũng không còn. Chúng xét nhà tịch thu hết”. Nam ‘Gạo’ bây giờ còn kiêm nhiệm chức vụ ‘tay hòm chìa khóa’ của hội ái hữu TSNQĐ tại Hoa Kỳ.
Hồ Hới người Quảng Bình nhưng vào miền Nam đã lâu và là anh em cột chèo với Đặng Thông Phong, một trong những bậc thầy về Aikido thời đó. Hới vốn tu xuất. Người ta thường nói, đã đi tu mà xuất nửa chừng thường là những người không bình thường! Hới thuộc lọai không bình thường về mặt sex, luôn bị obsess về sex, biểu hiện qua những cụm từ thuộc loại ‘khẩu dâm’ như ‘Cử nhân… âm hộ học’…
Hồ Hới hiện sống tại Mỹ và có một lần về lại Việt Nam. Hới sau năm 1975 là một người phải đương đầu với bệnh già nhưng vẫn giữ nguyên giọng khôi hài ngày nào: “Tao nghe nói chơi kiểu chó sẽ đẻ con trai, mà linh nghiệm thật, tao có con trai sau một thời gian làm doggy style!”. Hồi còn ở Việt Nam, có lần Hới kể lại chuyện mướn phòng ngủ với bồ, “hai đứa làm đủ các kiểu suốt một ngày”. Đúng là tu xuất!
Lương Tô người Việt gốc Hoa với giọng nói đặc sệt tiếng Tàu. Thậm chí nói tiếng Anh cũng theo Chinese accent: ‘chicken noodle’ Tô đọc là ‘chích cân nút tồ’! Con người hiền lành đó sau này chết trong trại cải tạo Trảng Lớn. Nghe đâu Tô chết vì ‘bội thực’ khi người nhà tiếp tế đồ ăn thăm nuôi. Cũng có người cho biết Lương Tô bị ‘trúng thực’ chứ không phải ‘bội thực’ trong trại cải tạo. Xin thắp một nén nhang lòng để tưởng niệm người bạn đồng khóa vắn số.
Trương Bác Chí cũng là người Tàu, nhưng là gốc người Tàu di cư vào Nam năm 1954. So sánh giữa Lương Tô và Trương Bác Chí tôi thấy người Việt gốc Hoa ở miền Nam tuy tính tình bộc tuệch bộc toạc nhưng lúc nào cũng friendly, ngược lại những người Tàu gốc miền Bắc (dân Móng Cái chẳng hạn) rất thâm trầm, kín đáo.
Trương Bác Chí chỉ ở TSNQĐ đến năm 1971. Nhân chuyến du học Lackland, Chí ở lại Mỹ luôn chứ không về Việt Nam. Hồi đó, bên Mỹ có những nhóm phản chiến sẵn sàng giúp đỡ những người chống chiến tranh Việt Nam bằng cách đưa sang Canada. Trường hợp của Chí, tôi nghĩ chắc có connections với những người ở China Town nên khi đến San Franciso để chuẩn bị về nước thì thay vì bước lên máy bay anh ta chọn giải pháp ở lại Khu phố Tàu. Không biết giờ này Trương Bác Chí sống ra sao?
***
Ngày đầu tiên về TSNQĐ chúng tôi - nhóm 6 chuẩn úy vừa tốt nghiệp khóa 4/68 Thủ Đức - có một buổi ra mắt Chỉ huy trưởng Huỳnh Vĩnh Lại, khi đó mới mang cấp bậc Thiếu tá. Tôi còn nhớ câu hỏi của ông: “Các anh về trường tốn hết bao nhiêu?’. Ông hỏi câu này ngụ ý trường tuyển giảng viên theo khả năng, hoàn toàn không có việc lo lót, chạy chọt như đồn đãi. Không biết đối với 5 người bạn đồng khóa ra sao chứ riêng đối với trường hợp của tôi việc chạy chọt về trường là hoàn toàn không có.
Điểm ECL của tôi vào khoảng 89/100 được coi là ‘tạm được’ trong khi tiêu chuẩn để được về TSNQĐ là trên 80. Vào năm 1969, tình hình chiến sự đang căng nên hầu hết các chuẩn úy mới ra trường Thủ Đức đều được đưa về bổ sung cho các đơn vị tác chiến. Các binh chủng dữ dằn như Nhảy dù, Lực lượng Đặc biệt, Biệt động quân, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng nhận những sĩ quan tình nguyện. Số còn lại được bổ sung cho các đơn vị Địa phương quân tại các tiểu khu thuộc 4 vùng chiến thuật hoặc nếu có bằng cấp chuyên môn hoặc có bằng COCC (con ông cháu cha) có thể về các đơn vị không tác chiến như Công binh, Truyền tin, Quân nhu, Quân cụ…
Ngay khi được biết kết qủa về TSNQĐ, một số bạn bè trong trung đội khóa sinh đã tấm tắc khen tôi có số ‘đẻ bọc điều’, được về ngay Sài Gòn. Tôi thấy cuộc đời binh nghiệp của mình quá may mắn nếu so với những bạn bè đồng trang lứa phải đương đầu với súng đạn, cái chết kề cận trong gang tấc.
Tin vào số mạng một phần nhưng không phải tự nhiên mà có ‘số sướng’. Nếu không có căn bản Anh ngữ, cuộc đời tôi sẽ đi theo một hướng khác. Chẳng hạn như sẽ chọn đơn bị gần nhà như Sư đoàn 23 Bộ binh hoặc Tiểu khu Đắc Lắc ngay tại Ban Mê Thuột. Nếu theo hướng đó, biết đâu tôi có thể sớm ‘ngồi trên bàn thờ’ và giờ này thì đã… mồ yên, mả đẹp!
Cuộc đời này, nhiều lúc ngồi nghĩ lại mới thấy buồn vui, sướng khổ luôn luôn đan xen nhau. Buồn đó nhưng vui cũng đó. Hết cơn bỉ cực tới thời thái lai. Tôi chính thức đeo phù hiệu ‘quả địa cầu và cuốn sách phía trên có 7 ngôi sao’ sau khi tốt nghiệp Thủ Đức. Đó là phù hiệu của Trường Sinh ngữ Quân đội. Phù hiệu này được gắn trên vai trái của bộ quân phục.
Cơ sở chính của trường nằm trong Bộ tổng tham mưu nhưng tại đây chỉ dạy các khóa sinh thuộc binh chủng bộ binh và lớp hạ sĩ quan thông dịch viên.
Tại số 4 đường Nguyễn Văn Tráng, Quận 1 (ngày nay hình như là cơ sở của Đại học Minh Đức) có một chi nhánh dành cho các sinh viên sĩ quan khóa sinh không quân, và một cơ sở nữa đặt trong đường Đồng Khánh, Chợ Lớn, chuyên huấn luyện hạ sĩ quan và binh sĩ cũng thuộc binh chủng không quân. Sau này trường còn mở thêm chi nhánh tại khách sạn Hoàn Cầu (Mondial) trên đường Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phủ) dành riêng cho hải quân.
Công việc đầu tiên của nhóm 6 Chuẩn úy khóa 4/68 chúng tôi là dự một khóa học kéo dài chỉ một tuần lễ, được gọi tên là PST (Pre-service Training) do Thiếu Úy Nguyễn Văn Sở, trưởng khoa Anh ngữ phụ trách. Thiếu úy Sở sau này thuyên chuyển về trường Võ bị Quốc gia, anh em trong trường kháo nhau là anh Sở lên Đà Lạt có tương lai hơn ở TSNQĐ. Tôi cũng nghĩ như vậy vì trường Võ bị đã tạo điều kiện để anh tiếp tục con đường học vấn cao hơn nữa tại nước ngoài.
Sau khóa PST, tôi được phân bổ về chi nhánh Nguyễn Văn Tráng, phụ trách một đại đội khóa sinh không quân chứ chưa được trực tiếp đứng lớp. Công việc quá nhàn nhã, chỉ lo quản lý sinh viên sĩ quan khóa sinh, cắt đặt công tác vệ sinh tầng lầu… Nhưng cũng chính vì nhàn quá cho nên tôi đã bị phạt 4 ngày trọng cấm trong nhà tù Tổng tham mưu!
Chuyện cũng thật đơn giản: tôi được giao phụ trách vệ sinh một tầng lầu trong đó có việc chỉ huy khóa sinh giữa sạch sẽ toilet sao cho không có mùi hôi, ảnh hưởng tới các lớp học! Thật không may, một hôm có một Đại tá quân đội Mỹ đến thăm các lớp học trong khi mùi hôi từ toilet xông ra. Chỉ huy trưởng, Thiếu tá Huỳnh Vĩnh Lại, bẽ mặt với khách nên trút hết cơn giận lên đầu Chuẩn úy Nguyễn Ngọc Chính… mà giờ đó lại đang đi coi ciné tại rạp Vĩnh Lợi, tôi còn nhớ đó là phim Lady Hamilton! Ngay hôm sau, tôi khăn gói qủa mướp lên xe trực chỉ quân lao trong Tổng tham mưu để thi hành án phạt 4 ngày trọng cấm. Tôi vẫn còn nhớ, ở trong tù, chiếc răng hàm dưới vốn đã lung lay nên cuối cùng bị tôi xuống tay nhổ béng đi! Thật quá xui xẻo, vừa bị tù lại vừa mất cái răng nhai! Một kỷ niệm khó quên trước khi chính thức trở thành giảng viên!
Tài liệu giảng dậy tại TSNQĐ là bộ sách American Language Course (ALC) do Viện Ngữ học Quốc phòng Hoa Kỳ (DLI) sọan thảo. Bộ sách bao gồm basic course (khóa căn bản) dành cho các khóa sinh có trình độ thấp nhất, họ học các tài liệu đánh số ALC 1100, 1200, 1300 và 1400.
Đối với giảng viên chúng tôi, mệt nhất là phải dạy ALC 1100, tài liệu vỡ lòng dành cho những người mới học tiếng Anh. Trong môi trường quân đội việc được về Sài Gòn học tiếng Anh được coi như một đặc ân không phải đương đầu với súng đạn nên đa số học viên coi đây là một kỳ nghỉ phép dài hạn. Thời gian học tại trường chỉ mỗi ngày một buổi, phần còn lại trong ngày được tự do cho nên đa số khóa sinh học thì ít mà chơi thì nhiều!
Sau khi học xong khóa căn bản, khóa sinh sẽ thi ECL, nếu đủ điểm đậu sẽ tiếp tục học tài liệu thuộc trung cấp (intermediate), từ cuốn ALC 2100, 2200, 2300 và 2400. Thường thì các sĩ quan và hạ sĩ quan thuộc binh chủng bộ binh học xong trung cấp, khoảng 6 tháng, sẽ chuẩn bị lên đường du học Hoa Kỳ theo các ngành chuyên môn của binh chủng như truyền tin, công binh, quân cụ…
Khi đến Hoa Kỳ, họ tiếp tục học specialized English (tiếng Anh chuyên ngành). Nếu là sinh viên sĩ quan không quân, sau khi học xong tiếng Anh căn bản tại Việt Nam họ sẽ tiếp tục học học bay tại các trung tâm huấn luyện không quân tại Mỹ, nếu là hạ sĩ quan họ sẽ học các ngành chuyên môn như bảo trì phi cơ, radar, không ảnh...
Khác với bộ binh, không quân được ‘ưu ái’ không phải gom ống quần nên lính không quân sợ nhất là phải ‘gom ống quần lội bộ’, một lối nói chỉ việc sa thải từ không quân sang tác chiến ở bộ binh. Không quân có thể coi như ‘lính kiểng’, chỉ quanh quẩn ở phi trường hay các căn cứ, ít phải đương đầu trực tiếp với chiến tranh – trừ khi phi trường bị pháo kích hay tấn công. Thế cho nên, nhiều thanh niên có bằng cấp nhưng vẫn đăng lính không quân chứ không vào Thủ Đức để đeo lon chuẩn úy bộ binh, dễ leo lên bàn thờ! Nhà văn Dương Hùng Cường (Dê húc càn trong Buồn vui phi trường) hay Nguyễn Thụy Long (Loan mắt nhung, Kinh nước đen) là những thí dụ điển hình trong trường hợp này.
TSNQĐ cũng giảng dậy tiếng Anh cho hải quân, thường thì họ có nhiệm vụ tiếp quản các tàu hải quân nhỏ của quân đội Mỹ hoặc thực tập tại Đệ thất Hạm đội. Thủy thủ là đám lính lè phè nhất trong quân đội. Mặc quần jeans ống loe, đầu đội mũ giống như Tam Tạng khi đi thỉnh kinh nên thường được gọi là… lính Tam Tạng. Tuy nhiên, sĩ quan hải quân có bộ đồ vía thật sang trọng trong các buổi lễ lạc. Họ có thể coi như thành phần ‘trí thức’ nhất trong quân đội VNCH.
Ngoài ra việc dạy tiếng Anh, TSNQĐ còn có Ban Việt Ngữ, dạy tiếng Việt cho quân đội của các nước tham chiến tại Việt Nam như Hoa Kỳ, Úc, Đại Hàn, Philipin, Thái Lan… Tuy nhiên, số khóa sinh thuộc nhóm này học tại TSNQĐ rất ít vì mỗi nước đều có khóa dậy tiếng Việt riêng, nhiều khi họ học tiếng Việt từ trong nước của họ trước khi sang Việt Nam. Cũng vì thế, một số giảng viên Việt ngữ tại trường sau này được gửi đi du học tại Hoa Kỳ để về làm giảng viên tiếng Anh khi số khóa sinh tăng vọt.
Ngoài giảng viên người Việt, TSNQĐ còn tăng cường thêm một số giảng viên người Mỹ tuyển từ các binh chủng hải-lục-không quân. Họ là những quân nhân Mỹ có trình độ văn hóa cao nhưng cũng không loại trừ những trường hợp COCC (con ông cháu cha) được điều về dạy sinh ngữ để tránh những cái chết tại chiến trường Việt Nam. Nghĩ cho cùng, ở xã hội nào cũng vậy. COCC chỉ khác nhau ở mức độ và cách thực hiện tại mỗi quốc gia nhưng tựu chung cũng vẫn phục vụ cho một mục đích cuối cùng: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”!
Điểm khác biệt lớn nhất là giảng viên người Mỹ đi dạy học nhưng lúc nào cũng kè kè khẩu M16 bên mình như để nhắc nhở dù ở Sài Gòn nhưng Việt Nam vẫn đang còn trong tình trạng chiến tranh. Có một giảng viên người Mỹ khá nổi tiếng tại TSNQĐ, chúng tôi vẫn gọi đùa anh ta là Smith ‘Mập’ vì thân hình béo tốt, ục ịch. Smith hình như chỉ thích chơi với giảng viên người Việt, có người bảo anh ta là ‘Pê Đê’ nhưng cũng có tiếng xầm xì anh ta là CIA (Central Intelligence Agency) gài vào trường!
Dù Smith có là gì đi nữa nhưng qua cách ứng xử của một hạ sĩ quan đã chứng tỏ anh là một người bạn tốt của giảng viên chúng tôi. Tôi còn nhớ, khi căn cứ Long Bình của quân đội Mỹ giải tỏa, không biết bằng cách nào đó Smith đã chở một bàn Shuffle từ Long Bình về trường để giảng viên chơi giải trí.
Cũng như billard, cách chơi shuffle là phải tính ‘ép-phê’, bi nọ đá bi kia, nhưng bi shuffle có hình tròn dẹp chứ không phải là khối hình cầu như billard. Một điểm khác biệt nữa là người chơi shuffle dùng tay để đẩy bi, trong khi billard dùng ‘cơ’ mỗi lần di chuyển bi. Ngày đó có một số bạn trẻ mê bàn shuffle của Smith đem về để ở Phòng giảng viên, những lúc vào giờ ‘coffee break’ (nghỉ giải lao) một số giảng viên tụ tập quanh bàn shuffle để giải trí.
Tình cảm của Smith dành cho giảng viên người Việt không chỉ giới hạn trong thời gian ở Việt Nam mà còn được thể hiện sau khi anh về Mỹ. Số là TSNQĐ lúc nào cũng gửi giảng viên sang tu nghiệp tại căn cứ không quân Lackland (Lackland AFB), thành phố San Antonio, thuộc tiểu bang Texas. Smith đã không quản ngại đường xá xa xôi, lái xe đến Lackland chỉ để thăm hỏi những người bạn cũ. Thật cảm động trước tình cảm chân thành của một người bạn Mỹ.
Riêng tôi cũng có một người bạn Mỹ, cũng thuộc loại ‘tốt bụng’ như Smith. Khi còn dạy khóa sinh Hải quân tại chi nhánh Mondial trên đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) tôi có quen Tronvig, một giảng viên thuộc Hải quân Mỹ tăng cường cho TSNQĐ.
Năm 1971, tôi đi tu nghiệp tại Lackland nên Tronvig có giới thiệu về gia đình anh sống tại Oakland, rất gần với căn cứ Travis ở San Franciso, nơi tôi ở lại để chờ máy bay đi San Antonio. Tronvig cho số phone của gia đình và dặn thế nào tôi cũng phải ghé thăm nhà anh ở Oakland.
Travis là trạm trung chuyển của quân đội Mỹ, tiếp nhận quân nhân trên các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương để chờ chuyển tiếp các chuyến bay nội địa. Lần đầu tiên xuất ngoại, ngỡ ngàng trước những quang cảnh mới lạ nên tôi điện thoại cho gia đình Tronvig. Chừng nửa giờ sau, hai ông bà Tronvig lái xe đến ngay.
Thật đáng ngạc nhiên, họ thân mật như thể đã quen biết với tôi từ lâu. Họ đưa tôi về nhà rồi sau đó lái xe chở tôi đi khắp thành phố San Francisco đến xẩm tối mới về lại Travis để sáng hôm sau đáp chuyến bay đi San Antonio. Tôi trở lại Hoa Kỳ lần thứ hai vào năm 1973 và gia đình Tronvig là một trong những địa chỉ thân thuộc đối với tôi trong những ngày xa xứ.
Người phương Đông thường nghĩ ở Phương Tây người ta thường thiên về lối sống cá nhân. Họ lạnh lùng ngoài đường phố nhưng một khi bạn hòa nhập vào thế giới riêng tư của họ, bạn sẽ khám phá một sự cởi mở đến độ bất ngờ. Tôi sẽ còn nhớ mãi cảm tưởng đầu tiên khi đặt chân lên đất Mỹ qua gia đình Tronvig dù họ chỉ là một góc cạnh nhỏ bé của cuộc sống Hoa Kỳ.
(nguồn : Blog nguyenngocchinh)
PHÂN ƯU
PHÂN ƯU
Được tin bạn NGUYỄN VĂN SỞ
Pháp danh Phổ Thăng
Pháp danh Phổ Thăng
sinh ngày 24 tháng 12 năm 1939 tạiViêtnam
Cựu giáo sư Anh ngữ (English as Second Language )
tại trường Orange Coast College ,Costa Mesa, CA ( 1991- 2012)
Cựu đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1973-1975)
Cựu Giáo sư Anh Ngữ Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Việt Nam (1973-1975)
Cựu Giáo sư Anh văn Trường Sinh Ngữ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam,Saigon
(1967-1975)
đã tạ thế tại Hoag Hospital , New Port Beach, CA
vào lúc 4giờ 21 chiều ngày 23 tháng 1 năm 2014
Hưởng thọ 75 tuổi
Toàn thể cựu học sinh Đệ Nhất C1 Quốc Học Huế niên khóa 1959-1960
xin chúc bạn an vui miền Cực Lạc
và xin gửi lời chia buồn đến tang quyến.
Quỳnh Hoa
Trần Thu Hà
Nguyễn Khoa Diệu Lê
Lê Mộng Hoàng
Lê Khắc Huyền
Hạnh Thiệp
Nguyễn Phong Châu
Ngô Văn Bằng
Lê Mộng Hoàng
Lê Khắc Huyền
Hạnh Thiệp
Nguyễn Phong Châu
Ngô Văn Bằng
Tôn Thất Quang
Nguyễn Văn Toàn
Trịnh Huy Trường
Nguyễn Trác
Nguyễn Văn Đáo
Nguyễn Văn Đáo
Nguyễn Văn Chánh
Nguyễn Văn Mỹ
Nguyễn Thiên Thụ
Trần Văn Tây
Trần Văn Tây
Friday, January 24, 2014
TRẦN BÁ HỢI * ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN
Sự Thực Về Cái Gọi Là "Đại Thắng Mùa Xuân"
Trần Bá Hợi
Tháng 7 năm 1976, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân đúc kết những câu
chuyện của tướng cộng sản Văn Tiến Dũng đã kể trên báo Nhân Dân và phát
hành cuốn Đại Thắng Mùa Xuân. Khởi đầu, lời nhà xuất bản đã sặc mùi
tuyên truyền rẻ tiền như sau:
"Cuốn Đại Thắng Mùa Xuân xuất bản góp phần giúp chúng ta hiểu rõ sự chỉ
đạo đứng đắn, sáng suốt, kiên quyết, nhạy bén của Bộ Chính Trị Trung
ương Đảng và Quân Uỷ Trung Ương, đường lối và nghệ thuật quân sự xuất
sắc của Đảng ta, đồng thời góp phần cổ vũ quân và dân ta phát huy truyền
thống anh hùng, nâng cao lòng tự hào, tin tưởng, tiến lên giành nhiều
thắng lợi mới trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
cả nước."
Và ngay trong lời nói đầu, tướng Dũng đã bịa đặt huênh hoang: "Một năm đã qua kể từ ngày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 giành toàn thắng, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam."
Đoạn áp kết tướng Dũng tiếp tục xuyên tạc sự thực: "Cuốn sách này còn nhằm kịp thời bác bỏ những luận điểm sai trái, phản động do những kẻ xuyên tạc lịch sử, những bọn cướp nước và bán nước thua trận đang dựng lên hòng bào chữa cho thất bại thảm hại của chúng và hạ thấp chiến thắng của dân tộc ta."
Khi phát hành cuốn sách đầy luận điệu tuyên truyền vô giá trị nêu trên 31 năm về trước, có lẽ nhà xuất bản, tướng Dũng và đảng cộng sản Bắc Việt nghĩ rằng những sự thực về cuộc chiến quốc cộng từ 1954 đến 1975 sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi theo thời gian. Do đó, họ nghĩ rằng họ có thể xuyên tạc sự thực để bóp méo lịch sử. Đảng cộng sản tại Hà Nội lại càng muốn che dấu sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Ba Lê và man rợ tấn công Việt Nam Cộng Hòa sau khi đã ký kết Hiệp Định tại Ba Lê ngày 27 tháng 1 năm 1973. Họ cố gắng lừa bịp hậu thế hầu trốn tránh tội lỗi cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa bằng chiêu bài chống đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, Việt Nam đã lâm vào tình trạng nghèo đói khủng khiếp. Kinh tế bế tắc trầm trọng đến độ chủ nghĩa Mác Lê và đỉnh cao trí tuệ của đảng cộng sản Bắc Việt không cứu vãn nổi.
Người Việt quốc gia di tản ra hải ngoại để tránh nạn cộng sản đã phải
gửi tiền và phẩm vật về để cưu mang thân nhân và bằng hữu còn kẹt lại.
Dân chúng từ Nam ra Bắc đã thấy rõ Hoa Kỳ không hề xâm lăng Việt Nam để
áp đặt chế độ thực dân như đảng tuyên truyền. Và toàn dân đều mong muốn
Hoa Kỳ trở lại Việt Nam để đời sống được dễ thở hơn. Nếu không có
nguồn tài trợ của người Việt quốc gia hải ngoại và nếu Hoa Kỳ không bãi
bỏ cấm vận năm 1994 mở đường cho nhiều nguồn đầu tư từ Hoa Kỳ và các
quốc gia khác vào Việt Nam, chắc chắn chế độ cộng sản không tránh khỏi
nạn nghèo đói thảm khốc. Chiêu bài
"Chống Mỹ Cứu Nước" trước đây của đảng đã lộ nguyên hình là mánh khoé
tuyên truyền bịp bợm. Vì đảng và toàn dân hai miền Nam Bắc đã và đang
Van Xin Mỹ Trở Lại Để Cứu Nước.
Khi viết những dòng này, một vài chiến hữu cũa tôi đề nghị nên bỏ qua chuyện cũ. Với tinh thần dân tộc cực đoan, họ muốn cứ để nhập nhằng như vậy rồi sau này lịch sử sẽ ghi rằng Việt Nam đã đánh bại quân Pháp và đập tan đế quốc Mỹ cho rạng danh dân Việt. Tôi tôn trọng ý kiến của vài bạn đó, nhưng không thể toa rập với nhóm người lãnh đạo cộng sản Bắc Việt để bóp méo lịch sử. Là người Viêt, tôi rất tự hào về quá trình chống ngoại xâm của tiền nhân.
Tôi thường hãnh diện kể lại cho các bạn
Hoa Kỳ đồng sở về những chiến công hiển hách của tổ tiên nhiều lần đại
thắng đám xâm lăng hung hãn từ phương Bắc. Những Thành Cát Tư Hãn,
Thoát Hoan, Hốt Tất Liệt và nhiều nữa đã bao phen đại bại trước những
danh tướng Việt. Tôi hãnh diện vì tổ tiên tôi đã chiến đấu chống ngoại
xâm thực sự và chiến đấu với lòng ái quốc chân chính cùng với chiến
thuật, chiến lược vàphương tiện độc lập . Nhưng tôi không hãnh diện với
nhóm lãnh đạo cộng sản Bắc Việt hay xuyên tạc và gian dối!!! Một sự
thực lịch sử khó chối bỏ là nếu không có cuộc Nhật đảo chánh Pháp vào
ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Minh không thể trục được Pháp ra khỏi Việt
Nam. Nhưng nhóm lãnh đạo Việt Minh đã mạo nhận như chính họ đã giành
lại độc lập cho quốc gia. Về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 họ đã
lừa bịp quần chúng như chính họ đã đơn phương chiến thắng quân Pháp. Sự
thực Việt Minh được Trung Cộng cố vấn và viện trợ tối đa nhưng họ đã cố
tình che dấu.
Với sự cố vấn của hai tướng Trung Cộng Wei Guo-qing và
Li Cheng-hu, Võ Nguyên Giáp phát động chiến thuật biển người tấn công
Điện Biên Phủ. Nhưng chỉ trong ba ngày đầu, từ 13 đến 16 tháng 3, tướng
Giáp đã nướng 9000 quân trong đó có 2000 tử vong (1). Kể cả cái gọi là
Đại Thắng Mùa Xuân mà tướng Dũng huyênh hoang cũng không đáng được coi
là một chiến thắng vẻ vang. Đó thực ra chỉ là một kết quả tất nhiên khi
Hoa Kỳ, đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, thay đổi chính sách đối
ngoại. Để tái lập bang giao với Trung Cộng hầu khai thác thị trường to
lớn trong lục địa, ngoài việc không muốn tiêu diệt hoặc đánh bại cộng
sản Bắc Việt, Hoa Kỳ còn rút quân và bỏ ngỏ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó
Hoa Kỳ cắt quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa trong khi cộng sản Bắc Việt
được Nga và Tầu Cộng tiếp tục yểm trợ tối đa để cưỡng chiếm miền Nam.
Trong hoàn cảnh thiếu thốn tận cùng về vũ khí và nhiên liệu, không riêng
gì Việt Nam Cộng Hòa mà bất cứ quân lực của một quốc gia nào vào hoàn
cảnh tương tự cũng phải chịu bó tay. Tương quan hỏa lực và phương tiện
giữa hai phe lâm chiến quá chênh lệch.
Một thực tế đau lòng không phủ nhận được là Việt Nam Cộng Hòa chịu nhiều thiệt thòi từ khi Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến tại Nam Việt Nam. Về chính nghĩa, Hoa Kỳ tạo cơ hội cho Cộng sản Bắc Việt dùng chiêu bài "Chống Mỹ Cứu Nước" để lừa dối dân chúng miền Bắc. Về tâm lý, dân chúng Hoa Kỳ bị xúc động mạnh vì sự tổn thất nặng về nhân mạng. Về quân sự, kinh phí nuôi dưỡng hơn nửa triệu quân Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ thật quá cao (2).
Thêm nữa, sự hiện diện của Bộ Tư Lệnh Quân Lực Hoa
Kỳ tại miền Nam đã khiến Việt Nam Cộng Hòa gần như bị tước đoạt đi sự
độc lập về quyết định chiến thuật, chiến lược của cuộc chiến. Việt Nam
Cộng Hòa chưa bao giờ được đơn phương hành quân trên không hoặc dưới bộ
ra miền Bắc. Sau vụ đụng độ giữa Hoa Kỳ và cộng sản tại Vịnh Bắc Việt
ngày 2 tháng 8 năm 1964, Hoa Kỳ quyết định oanh tạc miền Bắc để trả đũa
nhưng rất giới hạn. Sau đó, tới ngày 8 tháng 2 năm 1965 Không Lực Việt
Nam Cộng Hòa mới được tham dự chiến dịch oanh tạc miền Bắc lần đầu tiên
nhưng rất hạn chế. Không Lực
Việt Nam Cộng Hòa không được quyền chọn lựa mục tiêu để oanh tạc và
không được vượt quá vĩ tuyến 19 đã định bởi Hoa Kỳ.
Chính Bộ Quốc Phòng
Hoa Kỳ cùng Không Lực và Hải Quân cũng không được toàn quyền quyết
định. Tất cả mục tiêu quan trọng dù mới hay cũ đều phải do chính Tổng
Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson chấp thuận mới được oanh kích (3). Người
viết đã thi hành nhiều phi vụ oanh kích ngày và đêm trên lãnh thổ Bắc
Việt nhưng chưa bao giờ được phép bay qua vĩ tuyến 19. Sau đó ít lâu,
Không Lực Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn không được phép oanh kích trên
miền Bắc. Đã không có thực quyền lãnh đạo cuộc chiến, Việt Nam Cộng Hòa
còn bị ảnh hưởng tai hại bởi đám báo chí thiên tả và nội tình chính trị
rối loạn của đồng minh Hoa Kỳ. Thiển nghĩ, nếu Hoa Kỳ chỉ cần trang bị
hiện đại cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tăng quân số lên mức cần thiết
và chỉ đóng vai trò cố vấn khách quan, kết quả cuộc chiến có thể đã
khác biệt rất nhiều.
Trong khoảng hơn một thập niên vừa qua, rất nhiều tài liệu tối mật của Hoa Kỳ liên hệ tới cuộc chiến đã được giải mật. Một trong số những tài liệu vô cùng quan trọng liên hệ tới vận mệnh Việt Nam Cộng Hòa là biên bản buổi họp ngày 20 tháng 6 năm 1972 tại Bắc kinh (4). Trong buổi họp này, Tiến Sĩ Henry Kissinger, Phụ Tá An Ninh của Tổng Thống Richard M. Nixon, và Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã thảo luận nhiều vấn đề thế giới và đặc biệt là giải quyết cuộc chiến Việt Nam. Tài liệu gồm 37 trang dưới đây cho thấy sức mạnh và ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới.
Từ trang 1 đến trang 26, Hoa Kỳ và Trung Cộng bàn thảo về
tương quan giữa các quốc gia cùng an ninh toàn cầu. Đặc biệt từ trang
27 đến trang chót, Kissinger và Chu Ân Lai bàn luận kế hoạch giải quyết
vấn đề Đông Dương. Khai thác sự rạn nứt Trung - Nga năm 1969, Hoa Kỳ
muốn tái lập bang giao với Trung Cộng. Bang giao với Trung Cộng sẽ giúp
Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, lấy lại hết tù binh, giải
quyết những bất ổn chính trị tại Hoa Kỳ và còn được khai thác thị trường
to lớn trong lục địa. Để tái thiết ngoại giao với Trung Hoa, Kissinger
đã nói với Thủ Tướng họ Chu:
"Nếu chúng tôi sống chung được với một chính quyền cộng sản Trung Hoa,
chúng tôi sẽ chấp nhận được ở Đông Dương". Ngoài ra Kissinger cũng gián
tiếp cam kết với Chu Ân Lai Hoa Kỳ không có ý định tiêu diệt hoặc đánh
bại cộng sản Bắc Việt.
Hiển nhiên đây là ngôn ngữ của kẻ mạnh. Và cũng
là một phản bác hùng hồn lột trần những luận điệu trơ trẽn, lộng ngôn
và khoác lác của nhóm lãnh đạo cộng sản Bắc Việt cố tình thổi phồng một
chiến thắng đã được Hoa Kỳ dàn xếp và bố thí. Ngoài ra tôi lại có dịp
về thăm Hà Nội vào mùa hè năm 1999 sau 45 năm xa cách. Trong thời gian
này tôi có dịp gặp vài sĩ quan cao cấp của quân đội nhân dân đã
về hưu, và một số cư dân Hà Nội ở tuổi trên dưới 60. Trong số những sĩ
quan này có người đã từng tham chiến trong trận Điện Biên Phủ. Sau khi
có dịp tham quan Sàigòn họ đều tỏ ra rất ngạc nhiên vì miền Nam thịnh
vượng quá. Theo nhận xét của họ, miền Nam đã đi trước miền Bắc cả mấy
chục năm, đâu có nghèo đói và lạc hậu như đảng tuyên truyền. Đa số cư
dân Hà Nội cho biết là vào mùa Giáng Sinh năm 1972, nếu Hoa Kỳ tiếp tục
oanh tạc miền Bắc thêm vài ngày nữa, Hà Nội sẽ phải chấp nhận bất cứ
điều kiện nào Hoa Kỳ đưa ra.
Là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tôi đang nghỉ hưu sau 28 năm bận rộn để tái tạo cuộc sống tại Hoa Kỳ. Ở tuổi 72, tôi dành thời giờ còn lại để tìm hiểu thêm về cuộc chiến quốc cộng năm xưa. Hàng triệu chiến hữu của tôi, và riêng cá nhân tôi đã dâng hiến 22 năm đẹp nhất của đời, để bảo vệ một lý tưởng: bảo vệ tự do và dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong suốt chiều dài cuộc chiến, Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng đập tan nhiều cuộc tổng tấn công qui mô của tập đoàn cộng sản khát máu Bắc Việt. Nhưng tiếc thay, vào những ngày tháng chót, chính trị quốc tế đã lấn áp sự hy sinh của chúng tôi khiến chúng tôi không đạt được mục đích. Hơn ba thập niên đã qua, tôi đã quên hận thù những cán binh cộng sản. Nghĩ cho cùng, đại đa số họ chỉ là những nạn nhân của một chế độ toàn trị, khắc nghiệt và tàn ác. Thêm nữa, là quân nhân họ bắt buộc phải thi hành quân lệnh.
Tôi không oán
trách Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của
300 triệu công dân Hoa Kỳ. Tôi cũng không đổ lỗi cho Kissinger vì ông
này chỉ là kẻ thừa hành một chính sách được giao phó.
Nhưng tôi oán hận những người lãnh đạo cộng sản
Bắc Việt. Vì chính họ đã đưa quê hương vào vòng binh lửa khiến cả triệu
đồng bào hai miền Nam Bắc phải vong thân. Trên lý thuyết và
thực tế, Bắc Việt đã hoàn toàn độc lập sau Hiệp Định Geneva ký năm
1954.
Tại miền Nam, do lời yêu cầu của Việt Nam Cộng Hòa, toàn bộ quân
đội Pháp triệt thoái ra khỏi miền Nam ngày 28 tháng 4 năm 1956. Trong
thời kháng chiến chống Pháp, Việt Minh đã dùng khẩu hiệu Độc Lập - Tự Do
- Hạnh Phúc để khích động tinh thần ái quốc của toàn dân. Và toàn dân
không phân biệt già trẻ, trai gái, giầu nghèo, đã hăng say hy sinh cho
đại nghĩa. Vì vậy, khi Việt Nam đã dành được độc lập, dù với hai thể
chế chính trị khác nhau, Hồ Chí Minh nên chú trọng đến việc thực hiện
hai phần còn lại là Tự Do và Hạnh Phúc cho toàn dân miền Bắc mới đúng.
Ngược lại, Hồ Chí Minh và đồng bọn chỉ luôn luôn mưu toan thôn tính Việt
Nam Cộng Hòa trong khi Việt Nam Cộng Hòa đang sống trong Tự Do và Hạnh
Phúc yên lành. Nếu Hồ Chí Minh là người thực sự yêu nước thương dân và
dồn tất cả nỗ lực cùng tâm huyết vào việc tái thiết miền Bắc, chắc chắn
cả hai miền Nam Bắc đã rất phú cường! Tôi hiểu rằng thời gian đã trễ để
nhắc lại chuyện xưa, tuy nhiên tôi nghĩ rằng không bao giờ
trễ để hiệu chính dữ kiện đứng đắn hầu bảo tồn sự chính xác của lịch sử.
Vì tài liệu quá dài, tôi chỉ chuyển ngữ 10 trang quan trọng liên hệ tới Việt Nam (từ 27 đến 37) để quí độc giả theo rõi cuộc thảo luận giữa Kissinger và Chu Ân Lai. Đọc xong tài liệu này chúng ta đều thấy rõ ràng hơn, tướng Dũng đã gian dối không nói đúng sự thực. Cuộc "chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ" hoàn toàn không có như lời tướng Dũng. Thêm nữa, "Cái gọi là Đại Thắng Mùa Xuân" mà tướng Dũng khoe khoang, sự thực, chỉ là một sự bố thí của Hoa Kỳ sau khi thỏa thuận với Trung Cộng để Hoa Kỳ đạt những mục đích chính trị và kinh tế to lớn hơn. Tướng Dũng và nhà xuất bản quân đội nhân dân mới đích thực là những kẻ xuyên tạc lịch sử. Nếu quí độc giả muốn đọc nguyên bản Anh Ngữ, quí vị có thể vào một trong hai trang mạng dưới đây:
1 - www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB193/HAK%206-20-72.pdf
2 - Bản Ghi Nhớ Tòa Bạch Ốc Hoa Thịnh Đốn Tối Mật / Nhậy Chỉ Để Xem Mà Thôi
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Bản Ghi Nhớ Cuộc Đàm Thoại
Những Nhân Vật Tham Dự: Thủ Tướng Chu Ân; Lai
Ch'iao Kuan-hua
Phó Tổng Trưởng Ngoại Giao;
Chang Wen-Chin, Phụ Tá Tổng Trưởng Ngoại Giao;
Tang Wen-sheng, Chao-chu, Thông Dịch Viên
Hai nhân viên ghi chú biên bản,
Tiến Sĩ Henry A. Kissinger,
Phụ Tá Tổng Thống về An Ninh Quốc Gia;
Winston Lord, Nhân Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia;
John D. Negroponte, Nhân Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.Ngày và Giờ: Thứ Ba, ngày 20 tháng 6 năm1972, 2:05 - 6:05 chiều
Địa Điểm: Đại Sảnh Đường Nhân Dân, Bắc Kinh.
Dưới đây là cuộc đàm thoại, thương lượng và trả giá giữa Henry A. Kissinger Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Richard M. Nixon và Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai về tương lai VNCH.
Từ trang 27
Tiến Sĩ Kissinger: Đó không phải là ý định của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định thành lập một chế độ công quản - - nó đòi hỏi một hoàn cảnh khác thường để chúng tôi thực hiện điều này. Không phải là ý đồ của chúng tôi để tạo ra một chế độ công quản. Chúng tôi thực có ý định tạo dựng một bức tường ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng, dù về chính trị hay là thực thể vật chất. Điều khiến chúng tôi quan ngại nhất là khi cường quốc khai thác những xung đột địa phương cho mục đích riêng của họ.
Thủ Tướng Chu: Trong những phản đối của Nga Sô về bản thông cáo giữa chúng tôi với quí quốc hình như họ đặc biệt bày tỏ sự phản đối về nguyên tắc chung: "Không bên nào nên làm bá chủ." Họ có nghĩ là điều đó nhắm vào họ không?
Tiến Sĩ Kissinger: Họ không nói, nhưng hình như họ nghĩ rằng điều đó có thể nhắm vào họ. Chúng tôi cho rằng nó nhắm vào những quốc gia muốn tạo chế độ công quản. Tôi có một thắc mắc lý thú từ Ấn Độ - không biết Thủ Tướng có nghĩ vậy không. Họ nói rằng khi Á Châu - Thái Bình Dương không bao gồm Ấ Độ, vậy những gì chúng tôi nói tức là chúng tôi thỏa thuận để Trung Hoa công quản Ấn Độ (cười). Nên tôi nói với họ là không đúng. Tôi mong Thủ Tướng không phật ý.
Thủ Tướng Chu: Ấn Độ là một quốc gia hết sức mập mờ. Đó là một quốc gia rất to lớn. Nhiều khi họ làm ra vẻ một quốc gia lớn, nhưng nhiều khi họ có mặc cảm tự ti.
Tiến Sĩ Kissinger: Họ bị khống chế bởi ngoại bang qua gần hết lịch sử của họ.
Thủ Tướng Chu: Vâng, đó có thể là một trong những nhân tố lịch sử. Và một nhân tố nữa là quá nhiều cạnh tranh vĩ đại trên thế giới. Bây giờ chúng ta sang tới vấn đề Đông Dương - - Tôi muốn nghe ông trình bày.
Tiến Sĩ Kissinger: Thủ Tướng có nói ông có vài nhận định muốn nói với tôi. Có lẽ chúng ta nên đổi vị trí để Thủ Tướng phát biểu trước.
Thủ Tướng Chu: Có những vấn đề cần tranh luận, và chúng tôi muốn nghe ông trước để biết giải pháp của ông cho vấn đề.
Tiến Sĩ Kissinger: Thủ Tướng muốn gợi ý là sau khi nghe tôi trình bày tôi sẽ thuyết phục được khiến mọi tranh luận sẽ biến mất, và sẽ không còn điều gì thêm để Thủ Tướng phải nhận định?
Thủ Tướng Chu: Tôi không có những dự tính đó, nhưng tôi thực sự mong sẽ giảm thiểu được những tranh luận.
Tiến Sĩ Kissinger: Tôi sẽ trình bày sự thẩm định thật vô tư của chúng tôi. Tôi biết không hợp với ý Thủ Tướng, nhưng tôi nghĩ dù sao nó cũng ích lợi để Thủ Tướng hiểu quan điểm của chúng tôi về hiện tình. Và tôi sẽ trình bày tình hình từ khi Bắc Việt bắt đầu vụ tấn công ngày 30 tháng 3.
Tôi tin rằng tôi đã giải thích vói Thủ Tướng những mục tiêu tổng quát của chúng tôi ở Đông Dương. Hiển nhiên không phải mục tiêu của chính phủ này là sẽ duy trì vĩnh viễn những căn cứ tại Đông Dương hoặc tiếp tục chính sách khởi xướng bởi vị tổng trưởng ngoại giao đã từ chối bắt tay Thủ Tướng. Không phải như vậy? chúng ta đang ở một giai đoạn lịch sử khác. Chúng tôi tin rằng tương lai quan hệ của chúng tôi với Bắc Kinh quan trọng vô biên cho tương lai của Á Châu hơn là những gì xảy ra tại Phnom Penh, tại Hà Nội hoặc ở Sài gòn. Chắc Thủ Tướng còn nhớ khi Tổng Thống Johnson đưa quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam ông biện minh rằng vì một phần những gì xảy ra tại Đông Dương đã được kế hoạch tại Bắc Kinh và là một phần của âm mưu thôn tính toàn cầu. Dean Rusk đã diễn đạt như vậy trong một bản tuyên bố. Rồi quí quốc tiến hành cuộc Cách Mạng Văn Hóa và không, với những gì tôi đọc, nhấn mạnh đến phiêu lưu ra ngoại bang.
Với thực tế chúng ta đang ngồi họp trong phòng này đủ thay đổi nền tảng mục đích của cuộc can thiệp đầu tiên tại Đông Dương. Là người thừa hưởng cuộc chiến vấn đề của chúng tôi là tìm cách thanh toán nó với một phương thức không ảnh hưởng đến uy tín toàn cầu của chúng tôi và - - đây không phải là mối quan tâm chính của Thủ Tướng - - để ổn định nội bộ tại Hoa Kỳ. Nên chúng tôi đã chân thành cố gắng để chấm dứt chiến tranh, và Thủ Tướng có thể biết hoặc không biết, tôi đã đích thân khởi xướng thương lượng với Bắc Việt năm 1967 khi tôi còn ở ngoại biên của chính quyền khi không được quần chúng ưa thích, vì tôi tin rằng phải có một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc chiến.
Rồi từ khi chúng tôi
nắm chính quyền chúng tôi đã cố gắng chấm dứt cuộc chiến. Và chúng tôi
hiểu, như tôi đã thưa với Thủ Tướng trước đây là, Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa là một nhân tố vĩnh viễn trên bán đảo Đông Dương và có thể là một
thực thể mạnh nhất. Và chúng tôi đã không có ý định tiêu diệt họ hoặc
ngay cả đánh bại họ. Sau khi chiến tranh chấm dứt chúng tôi sẽ triệt
thoái xa 12 ngàn dậm. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn chỉ cách Sài gòn 300
dậm.
Đó là một thực tế mà họ có vẻ không hiểu.
Thủ Tướng Chu: Điều mà họ quan tâm tới là vụ gọi là Việt Nam Hóa chiến tranh của quí quốc.
Tiến Sĩ Kissinger: Nhưng họ có một sự thiếu tự tin kỳ lạ. Chúng tôi đã cố gắng làm gì? Chúng ta hãy quên "họ là bậc thầy về phân tích những điểm khác nhau nhưng quên những khái niệm toàn bộ". Chúng tôi đã cố gắng tách rời hậu quả quân sự ra khỏi hậu quả chính trị để rút ra khỏi vùng và để những thế lực địa phương tự xếp đặt tương lai của họ. Thật rất kỳ lạ, phía Bắc Việt đã cố níu chúng tôi ở lại để chúng tôi giải quyết vấn đề chính trị cho họ.
Thí dụ như
ngày 30 tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã đề nghị là chúng tôi sẽ triệt
thoái tất cả lực lượng nếu có sự ngưng bắn và hoàn trả các tù binh.
Đúng là ngày 31, không phải 30. Phía Bắc Việt sẽ ở đâu ngày hôm nay nếu
họ đã chấp thuận dề nghị này. Tại sao? Vì họ muốn chúng tôi lật đổ
chính quyền và đặt để chính quyền của họ vào. Chúng tôi không thương
lượng. Tôi cố gắng giải thích điều chúng tôi suy nghĩ. Hậu quả thực tế
của những đề nghị của chúng tôi vẫn là để chúng tôi triệt thoái.
Hậu quả thực tế của những đề nghị của họ là giữ chúng tôi ở lại.
Họ có hỏi chúng tôi "có một đòi hỏi họ đưa ra mà chúng tôi đã không đáp ứng, không thể đáp ứng và sẽ không đáp ứng, dù phải trả với giá nào với những quan hệ khác", và đó là chúng tôi lật đổ những nhân vật chúng tôi vẫn thường giao thiệp và cũng là những người tin tưởng ở chúng tôi, đã có một hành động nào đó. Đây không phải là sự ưa thích cá nhân của một nhân vật nào đó đối với những nhân vật liên hệ. Không phải vì chúng tôi muốn có một chính quyền thân Mỹ ở Sài gòn. Tại sao chúng tôi lại muốn một chính quyền thân Mỹ ở Sài gòn khi chúng tôi có thể sống với những chính quyền không thân Mỹ tại các quốc gia to lớn hơn nhiều ở Á Châu? Vì rằng một quốc gia không thể bị đòi hỏi để ràng buộc vào một hành động phản bội to lớn và coi đó như một nền tảng cũa chính sách đối ngoại.
Thủ Tướng Chu: Ông nói triệt thoái những lực lượng. Ông muốn nói triệt thoái toàn bộ Lục quân, Hải quân, Không quân, các căn cứ và tất cả?
Tiến Sĩ Kissinger: Năm ngoái khi tôi ở đây, Thủ Tướng đã hỏi tôi điều này. Tôi đã trình Thủ Tướng chúng tôi muốn lưu lai một số cố vấn. Rồi Thủ Tướng có nói một câu rất hay về hậu quả của cái mà Thủ Tướng gọi là "để cái đuôi ở lại." Phần lớn do lời nói đó, chúng tôi, trong vòng một tháng, đã thay đổi đề nghị của chúng tôi nên bây giờ bao gồm luôn việc triệt thoái toàn bộ cố vấn trong những loại Thủ Tướng nêu lên bây giờ. Chúng tôi đã chuẩn bị triệt thoái tất cả lực lượng.
. . . . . .
HUỲNH MAI * VƯỢT BIỂN
Vượt biển trên đống xương tàn !!!
Tác giả/Nhân vật: Huỳnh Mai |02-07-2012| 422 lần xem |
|
Sơ Lược Yếu Tố Thôi Thúc Ra Đi
Thác ngàn Bản Giốc nghìn năm mất rồi,
Trấn ải Địa Đầu Nam Quan dời mốc,
Tốp teo biển vịnh “Lai khứ qui Tàu”;…
Hoàng, Trường Sa Giọt lệ Việt Nam đổ,
Nước mắt tuôn tràn ngập cả biển Dông,
Trong biển lệ mẹ tìm đường vượt sóng,
Bỏ lại sau lưng mãnh vở tương-tàn,
Biển mặn trề môi nghe hồn chất ngất,
Ta lại nhìn ta;…còn là quê hương;;;…
xox
Nặng nợ quê hương vượt thuyền không thoát,
Súng đạn nầy;… ta trả lại biển khơi,
Vùi Trong lòng biển ba hài cốt Mỹ;…
Đồng minh chiến hữu trách nhiệm không thành,
Sống lại quê nhà lưu đày kiếp phận,
Đường đời hẹp lối ta lại;… gặp ta;.
Mang thân súng gảy tủi hờn nhục quốc,
Nhìn lại chính mình xác chết Tự Do,
Trần truồng nhân thế;… người đời quên lãng;.
Còn gì;…cho ta,chỉ là quê hươmg,;…
xox
Bạn bè chiến đấu bỏ đi biền biệt,
Đứa chết trong tù đứa Mỹ rước đi,
Còn tôi ở lại trong cơn chiến bại,
Búa rìu dư luận;…người chối “TỰ-DO”,
Nhiều khi bật khóc mà không thành tiếng,;…
Nuốt lệ vào lòng cho cõi chết Tự-Do,
Trời hởi Tụ-Do sao mà đắt thế!???
Pháo hoa chiến thắng chôn vùi mừng vui,
Một đời chinh chiến giọt buồn biết khóc,
Tiếc thương chi;…Chỉ còn;..là quê hương,
xox
Phố cũ lên đèn hoàng hôn tắt nắng,
Buồn trong kỹ niệm đếm lá me bay,
Công viên ghế đá chờ ai muôn thưỡ,
Bạc tình chi lắm hởi;?….thế nhân ơi;?.
Đèn đường hiu-hắc nhòa trong mắt lệ,
Nhớ bóng người xưa nhớ cả chiến trường,
Đường xưa lối cũ Tự- Do khuất tất.
Để lại nơi nầy một bóng hình ai…!
Hình ai khốn khổ lưu đày tổ quốc,
Mang khối tình chung;…chỉ là quê hương.
Huỳnh Mai
(Quê hương lưu đày)
Không như số đông bạn bè chiến hữu đồng tù cải tạo được Cộng sản tha
về trước thời hạn 3 năm. Bị đi tù trên 3 năm mới đủ tiêu chuẩn Hoa Kỳ
nhận cho tái định cư vào đất Mỹ với người theo diện HO. Có nghĩa là chưa
chết và chưa đủ chuẩn hành hạ nếm mùi đòn thù cùa Việt Cộng như Mỹ mong
muốn khi bỏ rơi Miền Nam để cho Cộng Sản dạy đời bằng bài học thương
đau và phản tỉnh Tự-Do trong cái Thiên Đàng Xã Nghĩa Cộng Sản quân dân
miền nam/VN.
Người dân Miền Nam/VN bị Việt Cộng phỉnh lừa lòng yêu nước nên phản
bội lại Chiến hữu và chiến sĩ VNCH. Họ’Ăn cơm Quốc Gia thờ Ma Cộng Sản”.
Họ cam tâm chấp nhận số phận”Sáng Khoai, Chiều Sắn, Tối Bo Bo” vui cùng
đời Xã Hội Chủ Nghĩa và lãng quên “Người Tù Cải tạo” và coi Cải Tạo như
người kém may mắm hơn họ và mang lại cho họ những điều xui xẻo khi
tiếp xúc và Gúip đỡ cho người tù cải tạo. Thú thật chúng tôi sống trong
cái xa lạ và bị hắt hủi nây rất buồn lắm!?, nhưng lỡ đã đeo nghiệp chiến
chinh thì”Mấy ai thương mình”trong cái quê hương lưu đày này. Vì vậy
tôi phải quyết định ra đi…và vượt biển.
Không như đồng tù khác, tôi là “Ngụy Quân” là dân linh Sư Đoàn tác
chiến có nhiều nợ máu với Cộng sản chính qui BắcViệt và Du Kích Quân nằm
vùng đã từng bị Cộng Sản lên án tử hình tại mặt trận chiến trường, Vì
không phải là “Ngụy Quyền” là dân khoa bảng trí thức Miềm Nam đã từng
được tu nghiệp học hành tại Hoa kỳ về nước nắm giữ những chức vụ quan
trọng trong bộ máy chính quyền Miền nam VN trước Tháng Tư/75 và được sự
bí mật của Mỹ và Cộng Sản Bắc Việt hợp bàn, thỏa thuận cho ở lại giúp
Việt Nam /CS trong gia đoạn khó khăn vừa”Giải Phóng” với hình thức học
tập cải tạo dưới 3 năm phải ở lại VN. Mỹ đưa ra lý do rất xác đáng
rằng:” Cần có Sĩ Quan Cải tạo ở lại, nếu không có thì Cộng Sản hóa mất
Miền Nam /VN”. Thế là họ “Đêm con bỏ chợ!?”. Và Một lần nữa tôi quyết
định ra đi…Vì Mỹ đã tính sai nước cờ với csvn!???
Tôi có đến Sở Ngoại Vụ TP/HCM làm đơn xin đi diện HO tái định cư Hoa
Kỳ cho Sĩ Quan tù Cải Tạo…Tôi được lập hồ sơ Thái Lan-Bangkok cấp số
IV…4316 và được phía Cộng Sản VN cấp hộ chiếu HO3 có cả danh sách gia
đình vợ con. Tôi mừng quá và nghĩ vợ con tôi sẽ được an toàn rời VN
không nguy hiễm như đồng bào quanh tôi đi vượt biên mất hết tài sản và
tính mạng.
Khoảng 3 tháng sau chuẩn bị đến phỏng vấn với phái đoàn hoa Kỳ cho
danh sách HO như đã hứa thì không có tên tôi và vợ con trong danh sách
HO3 vì phía Mỹ từ chối không đủ 3 năm cải tạo, nhưng còn thời gian quản
chế của tôi trên 3 năm!? và Mỹ vẫn chối từ! khốn nạn!? và hồ sơ cuả tôi
được sơ Ngoại vụ CSVN đề nghị với tôi sửa lại trên 3 năm Cải tạo từ bản
gốc tại trại tập trung nhưng phải với giá 6 cây vàng bằng giá vượt biên
bán chính thức tại Chợ Lớn cho Ba Tàu đi do nhà nước tổ chức có ghe,
thuyền, bến bãi, an ninh v.v…Thú thực, tôi là lính nhà ở khu gia binh
nên không tiền lo nỗi và được các cò mồi “Đại gia Chợ lớn” thương lượng
mua lại hồ sơ Cải tạo của tôi giá 20 cây vàng cho gia đình họ được ra đi
chính thức để cho phía Hoa kỳ tiếp nhận không phải qua trại tỵ nạn
TháiLan. Và cũng không loại trừ khả năng Mật vụ phản gián Việt Cộng dùng
hồ sơ này cài người của chúng qua Mỹ theo diện HO???. Và tôi không muốn
làm người phản bội lại quê hương đau khổ này thêm lần nữa!!!
Như vậy phía chính phủ Hoa Kỳ đặt điều kiện 3 năm cải tạo mới đủ
chuẩn cho tái định cư mỹ là cố ý và có mưu đồ với Cộng Sản BV xô đẩy anh
em Cải tạo dưới 3 năm vào tay Cộng Sản kiểm soát và đồng hóa chúng tôi
với kẻ thù Cộng sản.!??? Trong khi muốn giữ lại một chút gì của Tự-Do
dân chù còn xót lại trong lòng dân Miền nam/VN qua ván bài lật ngữa
Tự-Do Việt Nam của Cải Tạo còn ở lại phải hy sinh!?…Như thế Mỹ đã chơi
trò nhảy toàn”Biệt kích”, theo kế hoạch 34A của cục tình báo CIA ra Hà
Nội năm nào! Nay sau chiến tranh Mỹ cho nhảy toán Cải tạo dưới 3 năm vào
lòng địch thủ ở Miền Nam được sự tính toán cân nhắc của đôi bên Việt MỸ
bang Giao năm 1995. Không phải để phá hoại Công Sản mà để giúp cho Cộng
sản VN được tồn tại và đổi đời qua phía Tự Do-Tư Bản theo phía hoa kỳ
bỏ cả Cộng sản lẫn VNCH cũ mà nhờ Cải Tạo giúp cộng sảnVN thành” Đồng
Minh Đối Tác” chống lại Trung Quốc bành trướng sau này.
CHỌN CON ĐƯỜNG RA ĐI!
Thú thật tôi không có một cắc dính túi, nếu mượn tiền những người
cùng khổ cũng không đủ chung giấy ra trại là con đường ra đi rẻ nhất và
an toàn nhất cho tính mang vợ con nếu được Mỹ rước đi, dù có gian dối
phía mỹ cũng không phát hiện Cộng Sản lừa đảo họ. Nếu đi bán chính thức
vượt biển theo Ba Tàu Chợ lớn thì mỗi đầu người 8 đến10 cây vàng. Gia
đình vợ chồng và 2 con, mất hết trên 30 cây vàng mới được lên tàu ra
khơi vaq2 có tàu sắt nước ngoài rước như tàu của Panama Hòa Lan và tàu
của mấy nước trung lập cộng sản được chính quyền Cộng sản thuê mướn tổ
chức cho ra đi bán chính thức với Người Tàu Chợ Lớn thì được an toàn.
Còn các tàu cá bán chinh thức khác có chung tiền cho chính quyền địa
phương tổ chức lấy tiền, rồi giết người vượt biên khi thuyền ra đến hải
phận quốc tế và cho nổ tung tàu chết hết để không ai làm chứng và tiếp
tục giết bằng chuyến khác của Cộng sản Hà Nội.
Tội ngiệp quá cho dân quân Miền nam VN vì họ sợ trả thù của cộng sản
nên bỏ nước ra đi bằng đường biển mà sau 30-4-1975 và tiếp theo những
tháng sau là mùa biển động đầy mưa bảo, sóng to gió lớn. Dân chuyên
nghiệp đi biển đánh cá phải hải hùng lo sợ, nói gì đến dân Saigon và
người đất liền không biết bơi lội và kinh nghiệm đi biển thì làm sao
chống chọi lại đủ thứ tai nạn biển khơi sóng nước trùng dương. Vì thế
người dân Miền Nam này bỏ mạng sống trong lòng đại dương rất nhiều.
Trên cả triệu thuyền nhân bất dất dĩ phải trốn Cộng Sản ra đi đã bỏ
mạng sống trong lòng đại dương mất hơn phân nữa chỉ còn lại số ít mấy
trăm ngàn thuyền nhân đến đến dược bến bờ Tự-Do…Họ chết vì đói khát cạn
lương thực thiếu nước giữa biển nên phải uống nước tiểu và ăn thịt người
lẫn nhau mà không ai cưu sống họ trên đường tìm về với Tự-Do.
Ngoài biển động sóng to, gió bão đánh tan tành những chiếc thuyền
đánh cá mong manh chất chỡ đầy người, giao mạng sống cho trời nước giữa
ngàng khơi. Tệ hại nhất và thảm thương nhất cho đàn bà, trẻ nhỏ của dân
Miền nam…Họ coi thường cái chết và can đảm không sống chung hòa bình
Cộng Sản và nhất quyết ra đi bất chấp mọi nguy hiễm bị cướp biển trong
vùng như Thái Lan-Malaisia và Somali. Chúng bắt được đàn bà con gái là
chúng hãm hiếp lấy của và bắn bỏ thanh niên đàn ông rồi vứt xác xuống
biển. Bi thương nhất vì không muốn mang-thai khi bị cướp biển hãm hiếp
nên đàn bà con gái vượt biển phải uống thuốc ngừa thai khi vượt biên nếu
có lở bề gì?, khi bị hãm hiếp của cướp biển cũng không mang thai để giữ
hạnh phúc cho chồng và người yêu sắp cưới khi đến bến bờ Tự-Do…
Còn cái ải khó khăn nửa là các trại tỵ nạn các nước trong vùng như
Thái Lan, Indonesia, Mã lai v.v… họ thẳng tay đuổi thuyền nhân VN không
cho ghé vào nước họ để tỵ nạn và chờ Cao Ủy Tỵ Nạn Quốc tế LHQ đến rước
đi định cư nước thứ ba. Những cử chỉ và hành động từ chối tị nạn nầy là
không còn chút nhân đạo nào của người láng giềng nước Đông Nam Á…Ai
chống Cộng và ai be bờ Cộng sản của người dân Miền nam VNCH không để
Cộng sản quốc tế Nga Tàu tràn xuống biển Đ N Á chiếm đóng các nước trong
vùng [có nước cũng là nạn ngân Cộng sản] để Thái lan, Indonesia, Phi
luật Tân, Mã Lai v.v…
được yên ổn không giặc giả đánh nhau để có thì giờ
phát triển làm ăn phát triển kinh tế cho nước họ lúc bấy giờ! họ không
biết ơn dân miền Nam Vn mà lại xua đuổi thuyền nhân trở lại, tiếp tục ra
khơi giữa lúc trời mưa gió bảo bùng. Vì không cho cập bến nên sóng to
gió bảo đánh bễ thuyền từng mãnh cácg bờ chỉ có trăm mét[ neo xin thủ
tục vào bờ] đã giết chết hằng trăm người trên chiếc tàu chìm xuống biển
khơi trong đó có vợ và con của nhà văn nguyễn Ngọc Ngạn và vợ con chủ
tàu vươt biển …Với con tàu Định Mệnh MT065 để lại nỗi buồn klinh hồn,
gây chấn động cả thế giới đánh thức lương tri loài người với tội ác cộng
sản gây ra khi chiếm đóng Miền Nam 30-4-1975.
Dân chúng Miền Nam đa số vượt biên bằng đường biển vì bờ biển VN dài
hàng ngàn km tiếp gáip với đại dương mênh mông biển cả và củng là ngả
đường cùng trốn chạy Cộng sản từ đất liền bị truy đuổi sau lưng,chỉ còn
phía trước là khoảng trống của biển khơi thôi!?.
Ngược lại với biển là đường bộ sang đất Campuchia và Lào là biên giới
ba nước Đông Dương –Việt Miên-Lào- thì Cộng sản hai nước Miên Lào bị
Cộng Sản nước đó chiếm giữ trước 28 ngày, mới đến lược Cộng sản Bắc Việt
chiếm Miền Nam VN. Nếu vượt biên bằng đường bộ, người dân việt ít dám
ra đi. Ba nước Việt Miên lào giờ đây là bị Cộng Sản chiếm chiếm hết
cả.Chỉ có các đơn vị tàn quân VNCH là có khả năng vượt qua biên giới và
đi qua Thái Lan nước Tự-Do xin lánh nạn mà thôi! Hay những tù nhân trốn
trại cải tạo và những tổ chức kháng chiến của các đơn vị Biệt Kích
Fulro còn bám trụ chống lại cộng sản Bắc việt Cộng Sản 30-4-75, cho đến
10 năm sau mới chịu tan rã…ở Tây Nguyên Trung phần VN.
Các Vùng Kinh Tế Mới dọc theo chiến khu D gần biên giới Tây ninh, Lộc
Ninh Sông Bé, Bình Long, Phước Long v.v…thuộc vùng Mỏ vẹt [ Trung ương
Cục R Việt Cộng] ngày xưa là Mật cứ địa nằm vùng MT/GPMN/VN. Nay họ đã
chiến thắng Miền Nam, nên số quân VC này trở trở ra thành phố, tỉnh
thành chiếm nhà dân để sống sung sướng. Và đưa số đồng bào Miền nam các
tỉnh thành vào thế chỗ họ ở trước đó là rừng sâu nước độc rắn rết lềnh
khênh, làm mấy mụ đàn bà con gái của lính tráng ngày xưa, quen sống sung
sướng tại sài gòn phải về vùng sâu, vùng xa này mà sống!.
VC/GPMN bảo họ phải “Cải Tạo lao Động” thì họ khóc suốt ngày không
làm được gì!?…Nên phải ăn khoai sắn do Cộng Sản cung cấp thay cơm trên
cánh đồng khô cỏ cháy này! Chính Cộng Sản/GPMN này cũng thừa biết dân
Sài gòn và các thành thị Miền Nam, họ chuyên sống bằng nghể kinh doanh,
sản xuất, chỉ biết buôn bán làm ăn là thành phần tư bản dân tộc, hoạt
động bằng trí óc đâu quen hoạt động tay chân và biết cái cuốc, cái cày
là gì? Và bây giờ…họ đâu có kinh nghiệm cày cấy trồng trọt chăn nuôi như
nhà nông tay lấm chân bùn mưa nắng chỉ là đày ải khổ sai cho họ mà
thôi! Sao nay phải bắt họ lao động khổ sai trong môi trường khắc nghiệt
hoang vu rừng núi đầy bom đạn chiến tranh đạn để lại!?…
Cộng sản và Việt Cộng nằm vùng Miền Nam còn sống không nỗi nơi vùng
đất địa danh mật cứ của các ông!? Khi hòa bình [hết chiến tranh] thì các
ông chọn lựa các tỉnh thành, phố thị sung sướng, ấm cúng và phương
tiện đầy đủ để thụ hưởng. Các ông cướp lấy hạnh phúc ấm no người dân;
xua dân đi vào vùng mật cứ kháng chiến của các ông và thay thế chỗ ở các
ông bỏ đi, nơi đó các ông đã từng sợ hãi chiến tranh, nay bắt người dân
phải dẫm đạp lên bom mìn để chết thay cho các ông thì còn ý nghĩa gì
là “Giải Phóng”dân tộc của chủ nghĩa CS ngoại lai các ông chiếm đóng
Miền Nam?
Thực tình mà nói, Cộng Sản Các ông ác độc và thâm độc lắm! Không một
chút thương dân thương nước đưa dân vào tranh chấp nguy hiễm của phong
trào lực lượng nổi dậy của Fulro-Chiêm Thành- đòi lại đất đai tổ tiên họ
và kết hợp với sắc tộc Khờ Me Rhom đòi lại đất đai từ Kom Tum Pleiku
Buôn Mê Thuộc đến Bình Thuận là vùng Tây Nguyên Nam Phần VN của tổ tiên
từ nhiều thế kỷ nay [18 thế kỷ qua] bị Việt Nam xăm chiếm!…
Tình trạng nổi dậy của Fulro Tây Nguyên là lực lượng thống nhất của
Khờ Me Rhom-Champa-và Khờ Me Thượng muốn lấy lại đất đai,xứ sở cho họ
sau 30-4-1975 Cộng sản “Giải Phóng” Miền nam thì họ cũng tin tưởng và
đặt hết hy vọng vào nơi Cộng sản VN sẽ “Giải Phóng “dân tộc Cham pa và
Chiêm Thành cho họ theo như lời hứa của Chủ Nghĩa Công Sản Quốc Tế mà
Cộng Sản hô hào giải phóng các sắc tộc bị áp bức trên thế giới…! Nào họ
đứng lên đồng lòng giải phóng dân tộc Champa-Chiêm Thành- như Cộng sản
“Giải Phóng” Miền Nam thế thôi!?…
Dân Miền nam đi Kinh Tế Mới cho Việt Cộng họ biết hết! và tha mạng
sống vì cùng chung “:Mất nước” Chớ Cán Bộ nằm vùng là họ giết ngay! Sắc
tộc Tây Nguyên Fulro muốn lập nên một “Chính Phủ Đềga” của xứ sở
Champa-Chiêm Thành-. Và Cộng sản Vn là kẻ nói láo không thành thật khi
“Giải Phóng” Miền Nam xong họ nuốt lời hứa và phủi tay với`Fulro Thượng
có công giúp đỡ Cộng Sản Miền Bắc chiếm đóng miền Nam mà không trả nước
Chiêm Thành cho họ.
Cánh Đồng Tha Phương!
Từ cõi chết trở về trong căm lặng!
Người thân không đón xóm giềng ngẩn ngơ,
Một màu đỏ thắm con tim băng giá,
Lạc lỏng quê hương không chút tình người,
Vinh quang kẻ thắng người tù sỉ nhục!?
Nhìn nhau ứa lệ ngập lòng thương đau,
Cải Tạo-Ngụy Dân…chung đường rẻ lối,
Chuồng nhỏ chuồng to cũng chỉ là chuồng!?
Người thân không đón xóm giềng ngẩn ngơ,
Một màu đỏ thắm con tim băng giá,
Lạc lỏng quê hương không chút tình người,
Vinh quang kẻ thắng người tù sỉ nhục!?
Nhìn nhau ứa lệ ngập lòng thương đau,
Cải Tạo-Ngụy Dân…chung đường rẻ lối,
Chuồng nhỏ chuồng to cũng chỉ là chuồng!?
***
Khi xưa tình nghĩa tối đèn tắt lửa!
Ngày nay cháy lửa đèn lòng tối thui,
Gia Binh trại lính…về trong cải tạo!
Cờ đỏ sao vàng che khuất nhà xưa,
Nằm vùng phục kích người đi kinh tế,
Thế chỗ nhà dân Cộng Sản chiếm nhà,
Gồng gánh nhau đi chân rung bụng đói,
Chân trời hoang phế cánh đồng tha phương,
Ngày nay cháy lửa đèn lòng tối thui,
Gia Binh trại lính…về trong cải tạo!
Cờ đỏ sao vàng che khuất nhà xưa,
Nằm vùng phục kích người đi kinh tế,
Thế chỗ nhà dân Cộng Sản chiếm nhà,
Gồng gánh nhau đi chân rung bụng đói,
Chân trời hoang phế cánh đồng tha phương,
***
Trong trại ngoài tù buồn sao lên mắt!
Đưa tiễn người đi theo diện HO,
Bạn tù chiến đấu phục hồi danh dự,
Bỏ lại mình tôi một chút tình khờ!
Trách chi quê hương còn sầu hận quốc,
Cùng nhau ẩm hận suối nguồn núi song
Mai-kia hòa bình quê hương trở lại,
Đồng xanh phủ mộ bạt ngàng lãng quên!
Đưa tiễn người đi theo diện HO,
Bạn tù chiến đấu phục hồi danh dự,
Bỏ lại mình tôi một chút tình khờ!
Trách chi quê hương còn sầu hận quốc,
Cùng nhau ẩm hận suối nguồn núi song
Mai-kia hòa bình quê hương trở lại,
Đồng xanh phủ mộ bạt ngàng lãng quên!
***
Nhìn trăng soi dõi hồn theo lối nhỏ!
Tìm về trận chiến những hố hầm hoang,
Ta biết cỏ cây còn hơn bom dạn,
Dáng đứng ngả nghiêng vết đạn bom cày,
Ta đi tìm lại trăng thề nữa mãnh,
Đường trăng lối nhỏ đủ mãnh trăng soi,
Đồng hoang rực rở trăng vàng lúa chín,
Tha hương rạng rở một ngày về…!
Tìm về trận chiến những hố hầm hoang,
Ta biết cỏ cây còn hơn bom dạn,
Dáng đứng ngả nghiêng vết đạn bom cày,
Ta đi tìm lại trăng thề nữa mãnh,
Đường trăng lối nhỏ đủ mãnh trăng soi,
Đồng hoang rực rở trăng vàng lúa chín,
Tha hương rạng rở một ngày về…!
Huynh Mai
Chính quyền cộng sản Hà nội “Đem con bỏ chợ”, cấp cho người đi Kinh
Tế Mới, tức là người dân “Ngụy” bị cưỡng bức tái định cư, chỉ là bố thí
trợ cấp 9kg gạo cho mỗi đầu người trong 3 tháng tự túc còn bị trừ mất 1
tháng khoai sắn mì hay bobo độn cơm! rồi nồi niêu soong chảo ra đi…”Sống
chết mặc bây, nếu còn thây thì về thành phố”. Còn việc đau ốm bệnh tật,
sốt rét giửa rừng bị rắn rết cắn giữa đêm khuya không có y-tế cấp cứu
chửa bênh! Cộng Sản thường đánh nhau trong rừng núi bị ốm đau thương
tật, tất phải biết những điều sơ đẳng tầm thường phải lo sức khỏe dân
mình có đâu dã mam vô nhân tính giết dân mình vô ý thức như thế???
Không
thể sống được với Cộng Sản nên người dân bỏ hết của cải tài sản chạy
lấy người trở lại thành phố nơi họ ra đi! Mặc dù không có nhà để trở về
họ vẫn tìm gốc phố vĩa hè, mái hiên để che lều bạt nylon đở mưa đỡ nắng
mà sống! cho một đời tha phương lưu lạc nơi quê hương xứ sở của mình khi
Miền nam bị mất vào tay Cộng Sản Miền Bắc. Tình trạng không nhà sống
lang thang của người dân”Ngụy” khéo dài hằng chục năm sau vẫn vô gia cư,
vô nghề nghiệp và vô tổ quốc đúng như chủ thuyết cộng sản”Bần Cùng Hóa
Nhân Dân”Miền nam. Dân quân Miền nam sống trong những căn nhà ổ chuột,
những khu lao động tồi tàng của những “Căn nhà không số, những phố không
tên”bên cạnh những căn nhà sang trọng ”Ngói đỏ vôi hồng” của viên chức
cán bộ Quân sự Cộng sản chiếm dụng của các “Chức Sắc” chính quyền sài
gòn trốn chạy ra đi! Bỏ lại năm ba chiếc xe hơi cho cán bộ Cộng sản mới
về đưa vợ con họ đi làm đi học bên cạnh những đứa con dân ngụy bụng ỏng
đít teo mũi dải thò lò ốm đói hằng ngày…cho cuộc sống lầm than đau khổ
khi rơi vào tình trạng phân biệt đối xử tàn tệ của người cộng sản chiến
thắng.
Gia đình tôi cũng không ngoại lệ như đa số dân ngụy lính tráng chính
quyền sài Gòn cũ! Tôi dẫn vợ và bồng bế hai con trở về thành phố thăm
lại ông bà nội và tìm phương kế sinh nhai cho gia đình.Vợ tôi là một nữ
sinh tay yếu chân mền không kham sống nỗi nơi vùng đồng khô cỏ cháy đầy
rắn rết muỗi mòng nơi vùng kinh tế mới. Vì thương chồng là lính đang cải
tạo trong tù, nên liều lỉnh vì bắt buộc phải đi kinh tế mới cho chồng
mau sớm trở về theo lời hứa Cộng Sản. Ngày trở về thành phố vui lẫn
buồn, vui gặp lại gia đình ba mẹ anh em, buồn không biết sống ra sao
trong cái xã hội phân biệt này với ba đời lý lịch cháu con!?
Khi tôi dẫn thằng con trai lớn và cháu gái còn ẩm trên tay đi ngang
qua sạp chợ có gian hàng bày bán Cơm Tắm Chả bì, có mùi bay thơm phức,
tôi chợt nhớ lại từ sáng đến giờ chưa cho hai con ăn sáng nên ghé vào
sạp cơm cho vợ và con ăn cơm tấm bì chả vì lâu rồi chưa đải tiệc cơm
ngon cho vợ con…! Hai con tôi thấy bà chủ hàng trao cho hai đĩa cơm thấy
hai tay của hai đứa con tôi run lên vi sung sướng do đói khát lâu ngày
không cơm ăn chỉ ăn độn sắn khoai bobo lâu ngày nên thèm cơm lắm!.Liếc
nhìn sang cô vợ tội nghiệp của tôi thấy rất thương đang e-dè nhìn tôi
thầm cảm ơn chồng dĩa cơm ân-tình đói khổ. Còn tôi thấy vui! Vui! Nên
cũng no lòng không muốn ăn!
Chỉ để dành cho vợ và con. Nhìn hai con ăn
ngấu nghiến sạch đĩa cơm không rơi một hột hay vung vải như ăn bobo độn
hằng ngày, chúng thấy đã thèm và nhìn mẹ chúng đang khóc thương con!.Tôi
thấy tự hào: mình vừa làm một việc xứng đáng với vợ con. Hình ành này,
chắc khó phai mờ trong tôi “Lạy Trời và Ơn Trên cho con làm được gì cho
gia đình dân tộc con! Hết khổ đau!?Biết đâu đây là lần cuối quyết định
quan trọng đời tôi khi không còn lối thoát cho cuộc đời người Cải tạo
trong ngục tù Xã Hội Cộng Sản.!?
Tôi xin mẹ tôi cái cân bàn cũ-kỷ và hai vợ chồng chở nhau ra bến xe
Xa Cảng Miền Tây Phú Lâm cho mướn cân và cân giúp hàng hóa chở về miền
tây theo các chuyến xe đò ngược xuôi lục tỉnh để kiếm sống qua ngày. Còn
thức ăn hằng ngày thì có chất đạm và protein hơn xưa. Chiều về đi ngang
chợ An Đông lượn rau cải củ làm canh và về ngang chợ cá Nguyễn Tri
Phương lượm đầu cá cho heo ăn,về tuyển chọn cái ngon, kho nấu cho con
ăn, ”Trời sinh thì trời nuôi”chúng không ốm đau mới là kỳ diệu trong
cảnh khốn cùng cực này. Mỗi khi ăn được lòng gà, lòng vịt mà Cán bộ
chúng vứt đi ngoài chợ, về xào nấu chế biến cho con ăn và được chúng
khen ngon quá “Ba Ơi!”, làm tôi rơi nước mắt, nghẹn lời! với chiến
tranh!!!.
Sau khi gia đình tạm ổn và sống lại trong khu gia binh cạnh bên nhà
cũ bị Cán Bộ địa phương chiếm nhà nên phải che chòi tam ở trong hẻm cụt
cuối trại. Thấy vợ quen việc kiếm sống nuôi con không còn nguy hiễm bị
phơi nhiễm chất dộc Da Cam trong các khu mật cứ VC nay chúng đẩy mình
vào thế mạng! những khu gọi là Kinh Tế Mới này. Người dân sợ quá bỏ về
lại thành phố nên kế sách Kinh Tế Mới bị thất bại và cộng sản đem Thanh
Niên Xung Phong là con cháu Quân-Dân Cán Chính chế độ Miền Mam VNCH vào
thay thế để chịu cái chết phơi nhiễm Da Cam do phía Mỹ để lại trên các
mật cứ Việt Cộng nằm vùng nay chúng muốn trả thù con cháu dân “Ngụy Miền
Nam”VNCH!?
CHÚNG TÔI VƯỢT BIỂN!
Gia đình tạm ổn. Giờ đây tôi nghĩ đến chuyện ra đi và tìm đường sống
tương lai cho gia đình vợ con tôi bằng mọi giá phải vượt biên để có cơ
hội bảo lãnh gia đình ra nước ngoài có cuộc sống Tự Do hơn. Chúng tôi là
những chiến binh liều lĩnh ra đi!…Trong chuyến vượt biển này may ít rủi
nhiều!? và không còn con đường nào lựa chọn khác hơn vì chủ ghe tàu từ
chối không cho chúng tôi lên tàu khi biết được chúng tôi là tàn quân
chế độ”Ngụy Sai gòn”để tránh tàu bị bắn giết khi chở lính Sai gòn vượt
biển. Vì vậy chúng tôi quyết đi một mình không đem vợ con theo! Nếu đem
vợ con ra thử thách vận mạng với trời đất thì tôi không liều lĩnh trả
giá với người thân thương cho thêm vướng bận mà thôi! Đây là chuyến đi
liều lĩnh định mệnh có tính cách quân sự hơn là dân sự bình thường nhưng
cái giá của nó mạng đổi mạng máu thay máu không có chuyện ở tủ rồi
thôi. Khi chấp nhận thì “Nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực” là câu thường nói của
người lính chiến ra trận!.
Tôi còn một ít tiền bỏ túi vợ cho lần ra bến xe đò mua vé đi Tuy
Hòa-Phú Yên- là nơi tôi đóng quân xưa kia. Nơi đây tôi có một gia đình
thân quen của người bạn cùng đơn vị khi mới ra trường được gia đình này
đở đầu nuôi dưởng. Mỗi khi hành quân về tôi nghỉ ngơi gia đình người bạn
và được ông bố người bạn xem như con nuôi trong nhà. Từng góc phố và
khu nhà hình như muốn chạy ra chào tôi trở lại bao năm xa vắng, tôi tìm
lại được mái nhà xưa không mấy thay đổi nhưng có vẽ vắng vẽ điêu tàn bệ
rạc hơn xưa. Bước chân vào nhà gặp lại ông bác nuôi ngày xưa, nay tóc đã
bạc đầu phủ kín còn bạn tôi không thấy có ở nhà chỉ có mấy đứa em gái
nay đã lớn nên người. Hỏi ra mới biết bạn tôi đang lánh nạn xa nhà vì
anh trốn trình diện tập trung cải tạo của UBND Tuy Hòa. Tôi được ông bác
nuôi hướng dẩn chỉ chỗ ra gặp anh tại thị xã Sông Cầu.
Trên đường đi tìm anh tôi rời phố Tuy Hòa ngang qua Tháp Nhạn mà xưa
kia hay ngồi uống cà phê ngắm ngọn tháp chìm trong sương sớm ban mai.
Rồi ra đến cầu Ông Chừ-Đà Rằng nơi có quán Tiết Canh nổi tiếng ngất Tuy
Hòa thường khi xưa tôi hay vào ăn tiết canh uống bia lon mỗi khi hành
quân về! Điều buồn nhất hôm nay tôi không muốn vào vì sợ găp lại người
quen biết mặt tôi và tố cáo tôi với chính quyền địa phương là Sĩ Quan
Quân Đội VNCH có nợ máu với quân Giải Phóng. Tuy Hòa trong thời chiến
tranh trước năm 1975 trong các vùng xôi đậu nơi Lò Giấy, Củng Sơn, Đập
Đồng Cam và liên tỉnh lộ 7 Phú Túc điều biết tiếng Sĩ Quan Trung Đoàn
47/SĐ22BB và bị Du Kích Việt Cộng nằm vùng lên án “Treo Đầu” vì cớ đó
không để cho họ gặp mặt chỉ sợ “xa mặt cách lòng”Tôi vội vã rời con phố
Tuy Hòa thân yêu cỏn nhiều vết hằn kỹ niệm một thời chiến tranh nơi đó
tôi còn nhiều bạn bè lính tráng của tôi còn ở lại sau chiến tranh!?
Hai đứa chúng tôi bạn bè gặp lại nhau vui buồn lẩn lộn tưởng không
bao giờ có được! Anh bạn tôi cho biết từ lúc chia tay nhau, tôi trở về
Sai Gòn anh trở lại quê nhà Tuy Hòa và bị gọi trình diện cải tạo các Sĩ
Quan Chủ Lực Quân Trung Đoàn 47/SĐ22BB và bị thủ tiêu trong các trại tù
CS. Biết mình có nợ máu với chúng [Du kích Việt Cộng địa phương] nên sợ
chúng trả thù, không đi trình diện cải tạo tại lánh nạn sang địa phương
khát sống ở Sông Cầu rồi Tuy An dọc theo biển đợi dịp ra đi. Đã mấy lần
ra đi đều bị thất bại. Cứ mỗi lần ra đi đều có nhắn tin tìm tôi tại sai
gòn nhưng không gặp. Chuyến đi vừa qua cả gia đình anh và chị mất hết 25
cây vàng và bị du kích xã lường gạt giữ an ninh bải đáp. Chúng cho uống
thuốc mê bắt trói và giao bộ đội biên phòng đánh cho một trận phải lòi
vàng ra cống nộp cho chúng chia nhau mới được thả ra về!?
Anh cho biết,
nhà anh có 4 ghe tàu đáng cá khi “giải phóng “ phải cống hiến Cách mang
hết 2 tàu vì có con là Sĩ Quan Ngụy và anh phải sống chui nhủi, len lỏi
trong sự bất ổn hổn loạn của người dân Tuy Hòa. Là thành phố biển, nên
chuyện vượt biển của người dân xẩy ra nhộn nhịp hàng ngày như ra khơi
đánh bắt cá không là chuyện lạ, thế mà anh và gia đình anh ra đi không
trót lọt như bao gia đình khác vì cha anh là Tư sản mại bản nên bị chúng
kèm kẹp gắt gao cùa Công sản.Anh đi mãi sạt nghiệp cũng không thành
công!?Anh và gia đình giả dạng thường dân thuê thuyền khác vượt biển
cũng không thoát do du kích quân của tỉnh phát hiện và lật lộng côn đồ
chiếm đoạt một số vàng khá lớn mang theo chuyến vượt biên để chúng thả
về yên thân! Khi Trưởng Công an tỉnh Tuy Hòa cho bến bải 3 tàu bán chính
thức ra đi có du kích quân giữ an ninh bến bải cho phép ra đi nên ba
tàu cá lớn chở đầy người vượt biên khắp nơi đổ về! từ các tỉnh Tây
Nguyên ra cửa biển Tuy Hòa.
Bố Già, ba của người bạn là chủ hai tàu cá còn lại bị chính quyền
cộng sản địa phương chiếm đoạt và tổ chức bến bải, phương tiện ra đi để
thu vàng người dân muốn vượt biển. Cứ mỗi người 6 cây vàng có biết bao
người chung vàng cho công an chính quyền địa phương để được yên thân cho
tàu vượt qua được địa phận chúng kiểm soát. Chúng chỉ nhường lại cho
gia đình chủ tàu mười chỗ ngồi trên tàu của mình mà thôi!?…Phút cuối
cùng tàu ra khơi, chúng không cho gia đình anh bạn lên tàu ra khơi để
chúng thay thế khách hàng khác lở chung tiền cho chúng rồi, với cao hơn
là 10 cây vàng cho một đầu người. Dù 15 cây vàng hay bao nhiêu, người
giàu vẫn muốn đi cho thoát khỏi tay Cộng sản…!? Ông Bố già bạn tôi được
tổ chức vượt biên Cộng sản trả lại 50 cây vàng cho 10 chổ ngồi không đi
dược mà chúng hẹn chuyến sau và chuyến khác nữa!?
Trên đường trở về từ bãi vượt biển của Ghềnh Đá Dĩa đến phố Tuy Hòa
trong đêm tối và trời gần sáng bị nhóm Du Kích quân và bọn Cờ Đỏ 30 khác
chặn bắt lại và kết tội tìm đương vượt biên trái phép với tội danh
“Phản Quốc” để gia đình lòi tiền chuộc tội phản quốc 40 cây vàng. Chúng
không chịu cho chung cứ nằng nặc đòi cho bằng đủ số 50 cây vàng vùa mới
trao cho từ Thủ Trưởng của họ vừa rồi!?, và cho biết gia đình may mắn
không chết vì tàu bị đặt chất nổ khi ra tời hải phận quốc tế để trừng
trị những kẻ phản bội tổ quốc bỏ nước ra đi…
Anh bạn tôi bị chúng tra khảo đánh đập tàn nhẩn và trúng vết thương
ngày xưa bị đạn VC bắn trong trận Căn Cứ Hỏa Lực 6 tại Đak-Tô nhưng
không khai mình là Sĩ quan”Ngụy”vượt biên. Trong đám Du kích địa phương
và Cờ Đỏ 30 có thằng em của người lính cũ trong đơn vị tiểu đoàn xưa
biết mặt nên bảo lãnh cho gia đình bạn tôi ra về!
Riêng anh bạn tôi phải sống một đời chui nhủi trốn tránh vì không
chịu trình diện học tập Cải tạo vì sợ trả thù nợ máu với Việt Cộng trong
quá khứ Trung Đoàn 47/SĐ22BB hoạt động hành quân vùng Xôi Đậu miền núi
cao ven quê tỉnh Phú Yên –Tuy Hòa.
Anh bạn tôi sống không nhất định và hay dời chỗ nhiều nơi để không ai
biết mặt. Anh thường lẫn lộn trong đám dân Tư sản “Ngụy” bị dánh tư bản
của thành Phố Tuy Hòa chạy về vùng Kinh tế mới theo dân mà sống. Đa số
ngươi dân là vợ con lính-tráng ngày xưa cùng anh em chiến hữu buông súng
rả hàng vào lập nghiệp trong các khu kinh tế mới. Đây là vùng đất rất
nhiều kham khổ, nhọc nhằng đói rét lắm bệnh tật và nguy hiễm vì bom đạn
còn sót lại trong chiến tranh. Thế mà Cộng Sản và chính quyền địa phương
tĩnh Tuy Hòa xử dụng mạng sống người dân như phương tiện rà phá bom mìn
trong chiến tranh xót lại hết sức tàn nhẩn!? Nơi đây là vùng sâu vùng
xa với thành phố biển Tuy Hòa nên tổ chức vượt biên bằng thuyền cá rất
khó khăn. Các ghe thuyền đánh cá đều bị chính quyền Cộng sản Tuy Hòa
trưng dụng, tịch thu và quản lý rất chặt chẻ và cấm ra biển đánh bắt cá
sợ người dân trốn chạy vượt biên. Mục đích chúng muốn kiểm soát phương
tiện bến bải cho tổ chức thu tiền vàng của những ai giàu có, tư bản ra
đi, chớ người dân biển nghèo khổ nơi này đành ở lại chịu đời …với Cộng
sản!?
Đến 10 giờ sáng hôm sau khi gia đình Bố Già anh bạn được thả, loa
phóng thanh phố phường Tháp Nhạn Tuy hòa loan tin tức cho hay bọn phản
động Ngụy Quân tấn công làm chìm nổ 3 tàu đánh bắt cá của ngư dân ta lảm
chết nhiều ngư dân vô tội, gây thiệt hại tài sản nhà nước và sinh mạng
nhân dân ta khá lớn. Nghe tin 3 tàu cá bị nổ là biết ngay hành động dã
man của bọn Cộng sản giết dân để phi tang vật số vàng rất lớn chiếm đoạt
của dân và tránh bị tố cáo của dân trước công luận quốc tế khi vượt
biên đến đất nước Tự-Do và phản đối của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Gia đình anh
bạn tuy mất 3 tàu cá và số vàng mang theo, nhưng thoát chết cho cả chục
người trong gia đình nếu được đi trên chuyến tàu định mệnh đó không!?…
Đây là chuyến đi gian nan nguy hiễm xẩy ra cho gia đình người bạn và
cũng để cho tôi đo lường dọ dẵm nắm tình hình đối phương và đưa ra đối
sách vượt biên an toàn cho chuyến đi đào thoát Cộng sản của chúng tôi
tìm đến với Tự-Do.
Sau khi bàn tính kỹ càng lên kế hoạch phương án và quyết định hành
động. Anh bạn cho biết, nếu đi lần nầy phải tính cho thật kỷ và chắc
chắn mới dám đi!? Vì dây là lần cuối cùng hết vốn liếng ra đi nên phải
tổ chức thật chu đáo có tính toán như một kế hoạnh có chiến thuật hành
quân thì mới mong thoát khỏi tụi nầy. Tụi nó là kẻ lường gạt mất tính
người là cháu là em của lính tráng trong đơn vị mình ngày xưa thường đến
thăm cha chú nó cho mang thức ăn theo hành quân xa nhà!. Nay chúng nó
đi theo” Cách -Mạng -Cờ Đỏ” trở lại hại mình có tức không!???
MỘT HÀNH ĐỘNG BIẾT ƠN CHIẾN HỮU ĐÔNG MINH MỸ!!!
Đây là chuyến cuối cùng cũng là chuyến đi chấm dứt cho định mệnh
người lính chúng mình “Nhất xanh cỏ, nhì đỏ ngực” [theo câu nói liều
lĩnh và gan dạ khí phách anh hùng của người lính trận VNCH] nên tất cả
anh em theo mình phải là những chiến hữu thân tín trong đơn vị ngày xưa
tham gia trận đánh Căn cứ Hỏa Lực Số 6 tại Đak-Tô [Ngả 3 biên giới Hạ
Lào] vì những anh em chiến hửu biết chỗ chôn xác chết người Mỹ trong
cuộc tìm kiếm phái đoàn quan sát báo chí mỹ bị rớt trực thăng tại ngả 3
biên giới Nam Hạ Lào. Chuyến đi nầy không mang vợ con theo vì nguy
hiễm!.
Sở dĩ chúng tôi có quyết định như trên là vì các trại ty nạn Thai
Lan sắp đóng cửa không tiếp nhận người vượt biển đến từ Việt Nam. Nếu
có những bộ hài cốt lính Mỹ trong tay thì bắt buộc trại tỵ nạn phải tiếp
nhận chúng tôi vì không phải di dân kinh tế!…Sau đó sẽ bảo lảnh vợ con.
Dù hiểu theo bất cứ hình thức lợi dụng nào đi nữa!? cũng không làm mất ý
nghĩa tốt đẹp trong tinh thần chiến hữu đồng minh Việt mỹ của chúng tôi
muốn đem hài cốt mỹ trao lại gia đình thân nhân họ tại Hoa Kỳ. Chúng
tôi rất buồn khi Mỹ bỏ rơi chúng tôi nên phải “Gẩy súng tan hàng”
30-4-1975. Không vì thế mà chúng tôi chiến sĩ VNCH quên ơn các chiến hữu
đồng minh Hoa Kỳ đã chiến đấu hy sinh bỏ xác 58.169 quân Mỹ tại chiến
trường Miền Nam cho Tự-Do Dân Tộc/VN.
Hai đứa chúng tôi chia tay mỗi người theo kế hoạch hành động. Anh bạn
tôi là dân địa phương phố biển tuy Hòa, gia đình chuyên nghề đánh cá
nên rất am tường và hiểu biết về biển, bến bải và lo phương tiện tàu bè
ra khơi,nên đãm nhận lo về mặt tổ chức:săm máy móc, đóng thuyền và
chuẩn bị xăng dầu, lương thực ra khơi với đội ngũ tài công có kinh
nghiệm đi biển đánh cá xa bờ lấy từ trong đơn vị các chiến hữu mà ra!
Phải đóng mới một chiếc và hai chiếc kia là tàu ghe cũ sửa sang trang bị
máy móc thêm. Thời gian hoàn thành 2 tháng và ra khơi trong mùa giông
bảo để tạo yếu tố bất ngờ cho chuyến vượt biển này…!
Phần tôi lãnh nhiệm vụ khá vất vã đầy nguy hiễm, lo về mặt an ninh
tác chiến và đối ngoại khi tàu đến bến Tự-Do tiếp xúc Ngoại vụ với nước
ngoài. Đầu tiên đi tìm lại các bạn bè chiến hữu ngày xưa trong nhóm
trinh sát Trung Đoàn 47/SĐ22BB là nhóm lính sắc tộc người Thượng Tây
Nguyên đã từng tham gia trận đánh chiếm lại ngọn đồi VinKy Căn Cứ Hỏa
Lực 6 tại Đak Tô-Tân Cảnh, ngả 3 biên giới Nam Hạ Lào. Trong toán này có
những chiến hữu đi tìm xác lính mỹ trong phái đoàn Truyền Thông rớt Máy
bay trực thăng cách bên kia, biên giới Ngả 3 Nam Hạ Lào trong chuyến đi
được lệnh của Sư Đoàn 22BB tìm xác Mỹ của Đoàn Truyền Thông Quân Sự Hoa
Kỳ bị phòng không Cộng Quân Bắc Việt bắn rơi cách Căn cứ Hỏa Lực 6
chúng tôi không bao xa.
Các bạn chiến hữu đồng hành chúng tôi đã giả dạng thường dân vào rừng
đốn cũi và theo những chiếc xe “Ben” Của bọn Lâm Tặc vào rừng sâu đốn
gổ quý như Trắc, Cẩm Lai, Căm Xe v.v…là mặt hàng quý hiếm có nhiều ở
miền Tây bắc Kom Tum-Nam Hạ Lào. Đi ngang qua những vùng đồi núi năm xưa
trong những trận đánh ác liệt quanh Căn cứ Hỏa Lực 6 còn ghi vết tích
ngày nào. Cũng dốc mòn lối nhỏ con suối cạn ven rừng còn in hình vết
tích xe tăng T.54 của Cộng quân miền bắc lần đầu tiên có mặt xâm nhập
miền Nam qua ngả Hạ lào. Tôi đã báo cáo về Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sư Đoàn,
nhưng phía cố vấn Mỹ cho rằng đơn vị tôi báo trong đêm hôm tối trời có
ánh dèn pha chiếu sáng, bụi khoi bốc mịt trời, tiếng xích xe tăng quật
đổ cây rừng vang dộng núi rừng là sai. Không chinh xác bằng máy bay
trinh sát của Mỹ, vì đêm hôm che khuất tầm nhìn của bộ binh.
Hôm nay, Mười năm sau mất miền Nam 30-4-1975, tôi có dịp trở lại nơi
đây nhìn cảnh cũ, chiến trường xưa trong xúc động bồi hồi đã đưa tôi và
các chiến hữu về lại xúc cảm trận đánh đẫm máu tại đây với bao xác chiến
hữu bỏ mạng nơi nầy!?
NGƯỜI MỸ ĐÃ PHẢN BỘI ĐỒNG MINH CHIẾN SĨ VNCH
Trong Quá khứ thương đau trận đánh chiếm lại ngọn đồi máu này. Đó là
căn Cứ Hỏa Lực 6 đang hiện diện trước mặt tôi đâ gây tho tôi cú sốc
[sock] nặng nề.
Đơn vị hành quân Trung Đoàn 47/SD.22BB vừa về căn cứ Hàm
Rồng-Pleiku-sau cuộc hành quân vượt tuyến sang Campuchia qua ngả Đức Cơ
chưa kịp dưỡng quân và tái bố trí khả năng tác chiến. Được lệnh
BTL/SĐ22BB tiếp viện cho Căn cứ Hảo Lực 6 Đắk Tô- Kom Tum-Ngả 3 biên
giới Nam Hạ Lào. Căn cứ hảo lực này nằm trên trên một ngọn núi cao gọi
là VinKy cao 1.886m do một tiểu đoàn Mỹ đóng quân đề bảo vệ sân bay quân
sự ”Phượng Hoàng” và kiểm soát vùng ngả 3 biên giới Việt Miên lào,
ngăn chặn xâm nhập Cộng Quân Bắc Việt từ đường mòn Hồ Chí Minh phía Nam
Hạ Lào.
Người Mỹ ở thế bị động chiến trường trong sự ồ ạt xăm nhập của Cộng
Quân Bắc Việt và sự thỏa thuận rút quân với Quốc tế cộng Sản Nga-Tàu nên
Mỹ sách lược”Việt Nam Hóa Hóa Chiến Tranh”Giao lại cho cho Quân
Lực/VNCVH đảm nhận hành quân và quân sự [Nhưng không lực Hoa Kỳ thì Mỹ
không giao]. Với Căn cứ Hỏa Lực 6 này, Mỹ tự động rút quân không có sự
phối hợp bàn giao giữa 2 bên nên phía QL/VNCH không hay biết để tiếp
nhận!? Vì thế Cộng quân Bắc Việt tiến chiếm ngọn núi Căn Cứ Hỏa Lực 6 êm
ru không một tiếng súng nổ. Lý do phía Mỹ dùng trực thăng bốc thẳng
lính mỹ đóng quân rời khỏi căn cứ. Hay người Mỹ bàn giao căn cứ cho Việt
Cộng lúc nào mình cũng không biết không hay!?. Mỹ để lại cho phía cộng
quân Bắc Việt đầy đủ trang thiết bị quân dụng, vũ khí đạn dược và hệ
thống phòng thủ tối tân, vững chắc đầy mìn bẩy lô cốt chống bom đạn rất
hiệu quả vô cùng.
Khi Trung đoàn tôi và cả 2 Trung đoàn của SĐ23BB cùng 2 tiểu đoàn
Biệt Động Quân và tiểu đoàn 81 Biệt Kích Dù chia ra 3 mặt tấn công tái
chiếm lại ngọn đồi máu này! Từ dưới sườn núi thấp tấn công lên đỉnh cao
dầy dốc đá cheo leo là trở ngại vô cùng, lên đợt nào là gẩy đổ đợt đó!
Vì bãi mìn và lựu đạn M26 của Mỹ trên cao ném xuống. Khi xung phong thì
bị lô cốt có mấy ổ đại liên M60 của Mỹ nhả đạn như mưa là thây người ngả
đổ máu loang cả hốc đá và xác chết vướng mắc kẽm gai bờ rào lô cốt.
Cuối cùng phe ta chống không nổi với vũ khí của ta!? Điều đau đớn nhất
súng đạn người Mỹ giết đồng minh phe mình!? Đánh nhau đã 3 ngày nay có
pháo binh Sư Đoàn và tiểu khu Kom Tum yểm trợ bắn phá địch cũng không
làm chúng xây xiểng chút nào cho dù kêu pháo nổ chụp trên đầu chúng ta
vì vị trí quá gần, liều chết chung với địch để dứt điểm tái chiếm ngọn
đồi mà cũng không xong!.Mùi xác chết đã xông lên nghèn nghẹn mũi và làm
ngòn ngọt cổ họng cháy khát vô cùng. Máu loang khắp sườn núi làm tím
tái chiều hôm có hỏa châu soi sáng cho cuộc chiến còn tiếp diễn cho đến
bao giở thôi chết!?
Tất cả đơn vị chúng tôi lẫn các tiểu đoàn tăng phái được lệnh rút
quân xuống núi trong tư thế bao vây địch và đợi lệnh. Bộ Tư lệnh Hành
Quân Sư Đoàn cho phần Không Yểm máy bay đến dội bom suốt cả ngày với
nhiều phi tuần phản lực cơ trên đỉnh núi. Cột khói bốc cao hào lẩn mây
mù sương núi tạo thành những vết loang lổ do bom cày trên đỉnh núi.
Tiếng bom và tiêng pháo rền vang đột ngột chấm dứt. Các đơn vị được lệnh
tấn công lên đinh núi, càng gần đến rào trại và bải mìn càng lộ rõ
những hoang tàn đổ nát những lô cốt qunh rào căn cứ và những xác chết
Cộng Quân còn ngổn ngang dưới giao thông hào, còn một vài ổ kháng cự
trước sức tấn công yếu ớt cuối cùng của chúng tôi bằng tiếng hô xung
phong dứt điểm mục tiêu của 7 chiến hữu tiểu đoàn tôi lên đợt đầu tiên
bắt tù binh giặc cộng buông súng đầu hàng.
Vì quá mệt mêt mỏi đuối sức,
tôi ngồi tựa vào nòng pháo 155ly của Mỹ để lại bây giờ bị chôn vùi trong
đống đất đá đổ nát hoang tàn chỉ còn lòi phầ nòng sung lên cao phản
chiếu ánh trời chiều. Qua khói thuốc lá, còn điếu cuối cùng nhầu nát
dính máu bạn bè làm mặn chát trên môi…!?? Cuối cùng nhìn kỹ lại ngọn
đỉnh cao bị sang bằng bởi bom đạn tụt mất 25-30 thước chiều cao. Ngọn
núi Vinky 1.886m chỉ còn lại 1.836m mà thôi!? Đánh-dấu sự tuột giãm niềm
tin của đồng minh – Chiến sĩ VNCH- và sự phản bội của người Mỹ.
Theo báo cáo hành quân của Quân Đoàn I, ngày 10-feb-1971 phi hành
đoàn 213 do Trung Úy Tạ Hòa và Thiếu Úy Diêu Cơ Phi Ánh và xạ thủ Đệ
trong một phi vụ chở phái đoàn tham mưu Quân đoàn I bay quan sát chiến
trường đã bị phòng không từ thiết vận xa PT76 cộng quân bắn hạ, nơi vị
trí giữa căn cứ hỏa lực, đồi 30 của Dù và hướng đông của BĐQ độ 20km về
hướng bắc khe Sanh trên trực thăng bộ Tổng Tham Mưu Quân đoàn gồm Trưởng
Phòng 3 và Trưởng Phòng 4 cùng với 4 phóng viên ngoại quốc là
Keisabaro-shimamoto, Henri Huet, Larry burrows và Kent Pater. [cho đến
măm 1998, hài cốt của các phóng viên này mới được tìm thấy cùng với
những thứ phần hư sét của máy ảnh phim đồng hồ và mảnh vụn của xác chiếc
trực thăng]. Thời đó các quan chức Mỹ cấm các nhân viên dân sự lên máy
bay quân sự qua biên giới Lào như trên đường 9 nam Lào tại biên giới. Có
bảng cấm người Mỹ bước qua biên giới này. Tất cả mọi người được xem như
là bị tử nạn.
Vì trong vùng trách nhiệm nên đơn vị tiểu đoàn tôi được lệnh tìm xác
mỹ và chiến hữu VN này. Các toán chúng tôi được nhẩy trực thăng xuống
vùng vừa rơi trực thăng còn bốc cháy lúc 8 giờ đêm trời tối mịt mù núi
rừng, chỉ lờ mờ ánh trăng thượng tuần chiếu soi không đủ sức quan sát
phải nhờ đến chất bột lân tinh chiếu sang màu hồng nhạt dẩn đường từ
trên trực thăng”Cán Gáo” bay Xè Xè thắp trên đầu ngọn cây rải xuống chất
lân tinh chiếu sang chỉ điểm và hướng dẫn đường. Đơn vị và các toán
nhảy xuống đầu địch, bị Cộng Quân phản xạ bắn rát quá thêm một số tử
vong cho quân ta.
Nhưng nhờ hai chiếc Không Tuần Thám C.130 bao vùng đến
bắn yểm trợ giàn súng Mini Gum 6 nòng bắn, tiếng kêu như bò rống, ngăn
chận được những đợt tấn công của Cộng Quân để giành xác nơi chiếc máy
bay cháy xác tan rã. Toán trinh sát chúng tôi không có thời gian thu
lượm xác chết của chiếc máy bay lâm nạn và vì còn cứu những đồng đội bị
thương. Đơn vị tôi có yêu cầu bộ chỉ huy tiền phương xin cho trực thăng
đến tải thương và lấy xác phái đoàn phóng viên Mỹ nhưng máy bay cứu
thương không đáp xuống được vì hàng phòng không của Cộng quân đặt trên
thiết giáp PT 76 và T 54 hoạt động dày dặt và chúng biết di động làm
thay dổi mục tiêu nên không thề nào tiêu diệt được chúng để đáp xuống
cứu thương.
Đơn vị Trung Đoàn 47 và 2 Tiểu Đoàn BĐQ Biên Phòng Đắk Tô-Đak Shut-
Pleime bị 3 Sư Đoàn cộng quân bao vây sát ngả 3 biên giới Nam Hạ Lào mà
Cộng Quân viện binh từ đường mòn Hồ Chí minh hướng Bắc vào. Chúng tôi
được lệnh rút lui và mở đường máu bằng con đường cày nát của nhũng đợt
bom B52 rung chuyển cả một vùng giao tranh đầy xác cộng.
Trước khi được lệnh, chúng tôi vội vàng tìm chỗ kín đáo chôn vùi xác
bạn và phái đoàn lâm nạn máy bay có cả xác 4 phóng viên nước ngoài tử
nạn. Và có đánh dấu bằng những gọp đá núi chất cao ghi dấu ám hiệu
trong”Nhật ký” hành Quân đơn vị. Rốt cuộc rồi tôi cũng bị thương không
báo cáo nhật ký hành quân lên Trung Đoàn…nên mọi việc đề chìm vào quên
lãng khi tôi chuyển về quân y viện Nha Trang.
NỖI NHỤC NHẰN ĐỜI TỴ NẠN CỦA QUÂN DÂN MIỀN NAM
Vì thời điểm sau giải phóng 10 năm hơn nếp sống xã hội của dân Miền
Nam bị Cộng sản hòa và kiểm soát rất chặt chẻ, nên mọi hoạt động tìm
đường vượt biển thật khó khăn. Cán bộ chính quyền Cộng sản đã cướp giật
và chiếm đoạt của cãi tài sản người dân đã đầy túi tham nên chúng phải
lo cũng cố an ninh quốc phòng để bảo vệ tài sản chúng chiếm lấy của dân
miền nam. Chúng vũ trang quân sự và canh gác niêm mật khó có thê mua
chuộc bằng tiền, hơn nữa người dân bị vô sản hóa nên không còn vàng để
chung chi với chúng!
Phía nước ngoài, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân đạo, những
cơ quan quốc tế từ hiện cứu người tỵ nân Cộng sản Vượt biên cũng bị quá
tải, không còn chỗ chứa người tại các trại tỵ nạn các nước Đông nam Á
trong vùng. Không lo cứu kịp với hàng triệu người quân dân Miền nam vượt
biển tìm Tự-Do, và có hơn nữa triệu người chôn vùi xác trong lòng đại
dương vì đói ăn, khát nước, gió bảo nhấn chìm tàu. Nạn cướp của, hãm
hiếp, giết người của cướp biển gây chấn động đau thương cho cả thế
giới.!…
Tình trạng hổn độn vượt biển của dân Miền nam Tự-Do muốn trốn chạy
cộng Sản Bắc Việt-Theo Nga-Tàu- mất trật tự hổn độn, thiếu tổ chức nơi
các cơ quan thiện nguyện nhân đạo tỵ nạn CS trong tình trạng hoạt động
thiếu tích cực còn kém hiệu quả trong công tác cứu hộ. Phần lớn cơ quan
thiên nguyện nhân đạo có khái niệm quá đơn giản sơ sài về vấn nạn Cộng
Sản bùng phát dữ dội khi Cộng Sản chiếm đóng Miền Nam VNCH ngày
30-4-1975. Đó là một thất bại lớn cho tổ chức nhân đạo thế giới LHQ
không hoàn thành sứ mệnh nhân đạo với nhân dân Miền NamVNCH đã được quốc
tế LHQ chấp nhận là thành viên các quốc gia Tự-Do có chủ quyền của VNCH
trên thế giới.
Còn về phía Hoa Kỳ là người bạn đồng minh củaVNCH/Miền Nam đại diện
cho khối các nước Tự-Do chống Cộng Sản, và là tiền đồn an ninh hòa bình
cho thế giới tại Đông Nam Châu Á /TBD. Nhưng phía Hoa Kỳ vì quyển lợi
riêng của nước Mỹ, bỏ rơi bạn đồng minh VNCH, một phần đất của thế giới
Tự-Do và cả 3 nước Việt Miên Lào của Đông Dương giao cho Cộng Sản Quốc
Tế Nga Tàu để đổi lấy an ninh hòa bình thế giới thôi bị cộng sản gây
chiến xăm lăng và Hoa Kỳ mở được cửa thị trường giao thương với Trung
Cộng khi Miền Nam VNCH này là mặt hàng” Thế chấp” mở của thị trường
Trung Quốc cho Hoa Kỳ.
Vì quyền lợi, nên Hoa Kỳ thiếu hiểu biết về Cộng Sản Trung Quốc là
kẻ thù truyền thống trong lịch sử VN ngàn năm nô lệ giặc Tàu nên vô tình
tiếp tay cho Trung Cộng đô hộ VN trong ý đồ Bành trướng Hán Tộc sang
các nước Đ.N.Á. Hoa Kỳ vô trách nhiệm nên dẫn đến vô nhân đạo trong hành
động đáng giận, đáng nguyền rủa không mở ra được lối thoát và con đường
sống nào cho dân chúng Miền Nam/VN không thích sống với Cộng Sản và họ
có quyền bỏ nước ra đi tìm Tự-Do và an toàn tính mạng cho họ. Trong khi
Hoa Kỳ bắt ép VNCH ký bản H.Đ Paris/73 và trói tay VNCH cho Cộng Sản BV
chiếm Miền Nam 30-4-1975 mà không có một kế hoạch tổ chức Di dân được
phối hợp với tổ chức nhân đạo Cao Ủy LHQ hình thành cứu vớt thuyền nhân
vượt biển, đắm tàu bỏ mạng biển khơi trong cuộc di dân tìm về Tự-Do!???
Nổi khốn cùng của quân dân Miền nam/Vn trải qua sống chết trên biển
khơi bị đói khát, đắm tàu, cướp biển hoành hành…Và ngay cả khi đến được
đến trại tỵ nạn các nước trong vùng Đ.N.Á như thái Lan, Indonesia, Mã
Lai, Philippinv.v…đều bị xua đuổi trở ra không cho vào các trại tỵ nạn
để cứu xét cho định cư nước thứ ba tại các nước Tự-Do trên thế giới.
Ngay tại nước Mỹ, việc xin tỵ nạn thì họ vẫn bị coi là kẻ di dân kinh
tế. Bị các Nghị Sĩ quốc hội Thượng, Hạ Nghị Viện Hoa kỳ và các phong
trào phản chiến nước Mỹ làm khó khăn và miệt thị dân tỵ nạn không cho
vào nhập cư xứ họ. Như Thượng Nghị Sĩ John Kerry là dân trường đại
họcYale [là trường đại học phản chiến Hoa Kỳ] và Thượng Nghị Sĩ Joe
Binden hiện là Phó Tổng Thống Hoa Kỳ của TT.Obama đã từng tuyên bố đuổi
dân Việt Nam tỵ nạn ra khỏi nước Mỹ…và không dùng tiền viện trợ chiến
tranh cho Miền Nam VNCH để tổ chức kế hoạch ra đi của người ViệtNam và
đưa họ đến đất Nỹ này!???
Những ngày cuối mất miền Nam, bị Mỹ trói tay chiến đấu và cắt đứt
viện trợ quân sự cho Miền Nam VNCH Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu xin vay
viện trợ của Hoa Kỳ để tiếp tục chiến đấu giữ vững Miền Nam Tự-Do. Nhưng
bị phía Hoa Kỳ thẳng thừng từ chối trước lời đề nghị của ông Thiệu hứa
sẽ trả bằng số dầu hỏa của các giếng dầ khai thác được của thềm lục địa
Miền Nam. Mỹ vẫn từ chối. Sau cùng đi đến quyết định bán 16 tấn vàng
trong Ngân Khố Việt nam. Chỉ cần thế chấp vàng để lấy 300 triệu đô la
dùng để mua vũ khí đạn dược chiến đấu thêm 3 tháng nửa để tỉm giải pháp
chính trị cho Việt Nam Trung Lập không Cộng Sản. Nhưng vẫn bị CIA Mỹ cản
trở không cho và muốn làm quà biếu tặng cho các lãnh đạo chóp bu Cọng
sản Việt Nam ngày 30-4-1975 để trả ơn việc trao đổi tù binh phi công mỹ
an toàn trở về Hoa Kỳ! và mở lối thoát danh dự cho phía Mỹ rút quân ra
khỏi VN.
Những ngày sau cùng Tháng Tư mất Miền nam, có những cuộc di tản nhân
đạo của các cơ quan từ thiện cô nhi tử sĩ các trường Thiếu sinh quân,
các cơ quan Chiêu Hồi [VC hồi chánh] và nhân viên tình báo, trí thức,
nhân sĩ gạo cội Miền nam là đối tượng kẻ thù Cộng Sản phải được ưu tiên
di tản trước tiên…bằng số tiền còn sót lại 230 triệu đô la tiền viện trợ
quân sự chiến đấu của QL/VNCH chưa được Ngân hàng nhà nước Saigon kịp
giải ngân, nay phải lấy ra dùng trong công tác cứu dân, nuôi dân di
tản. Cứ 25.000 đồng Vn cho mỗi đầu người có được đầy đủ 3 buổi ăn và
nước uống…như thế chỉ nuôi được một số người di tản trong vòng 20 ngày
để sang các nước Tự-Do tiếp nhận người Tỵ nạn Cộng sản. Đó cũng là việc
làm có ý nghĩa cuối cùng của chính quyền Tự-Do Miền nam trước khi mất
vào tay Cộng sản Bắt việt. Và là đồng tền xương máu, sống chết của toàn
thể chiến sĩ QL/VNCH đành phải bẻ súng cong nòng vì hết đạn bắn…! để
dành tiền giúp dân di tản sống để tìm Tự-Do!???
VƯỢT BIỂN TRÊN ĐỐNG XƯƠNG TÀN!!!
Nếu muốn Hoa Kỳ chấp nhận vào nước My thì người vượt biển tạm trú tại
các trại Tỵ Nạn Đông nam Á phải xác nhận có công trạng làm việc và hợp
tác với Mỹ. Chẵng hạn du học ở Mỹ, làm việc tại các cơ quan sở Mỹ, giấy
tờ chứng nhận quân đội Miền Nam Vn có học tập cải tạo tù cộng sản trên 3
năm mới được Mỹ nhận vào Hoa Kỳ. Số còn lại là những dân tỵ nạn”Kinh
tế”thì giao cho các nước Úc, Tân Tây Lan Anh, Đức, Pháp v.v…nếu họ không
nhận thì trả về Việt Nam vì là di dân kinh tế không phải tỵ nạn Cộng
Sản hầu chia bớt gánh nặng nuôi ăn”Người Việt Cộng Sản lý do kinh tế”
Sau 10 năm Cộng sản nuôi dân bằng Bobo, khoai sắn tại Miền nam….Cũng
như ngay bây giờ nếu chúng tôi có vượt biển cùng đồng đội chưa chắc gì
Hoa Kỳ đã nhận chúng tôi vào đất Mỹ dù là bạn đồng minh chiến đấu cùng
một chiến tuyến chống Cộng Sản, nhưng chưa đủ thời hạn 3 năm cải tạo
hành hạ, nhục hình của Cộng sản thì chưa được Mỹ thương hại rước
đi…Chúng tôi cần sự công bằng mà không cần sự thương hại của người Mỹ.
Và cần Phía Mỹ có trách nhiệm hơn là sự phản bội đồng minhVNCH.
Do đó chuyến vượt biển lần này của đồng đội chúng tôi cần có những bộ
hài cốt lính Mỹ mang theo chuyến đi để đối chứng với phía Hoa Kỳ là có
liên hệ hợp tác với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Cần có hài cốt lính
mỹ để trao đổi phía Hoa Kỳ lấy người đi từ Việt Nam cho thân nhân vợ con
đồng đội còn kẹt tại VN. Như thông báo của chính phủ Hoa Kỳ qua thông
tin đồn đoán của quần chúng vượt biên:”Cứ một bộ hài cốt lính Mỹ đổi
lấy danh sách nhập cảnh Mỹ của cả chục người Việt Nam muốn tỵ nạn sang
Hoa Kỳ và được chính thức rước đi do VN cho phép…
Với chuyến đi lấy hài cốt này tận biên giới Tây Nguyên chiến trường
xưa Nam Hạ Lào đâu có xác lính mỹ chết trận vì thời điểm hành quân chiến
dịch”Bình Tây II” Lam Sơn 719 Nam Hạ Lào này không có lính Mỹ tham
dự,do “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” của Quốc hội thượng Hạ Viện Hoa Kỳ công
bố.Các Nghị Sĩ Thượng ,Hạ viện trong phong trào phãn chiến đại học Yale
yêu cầu cấm quân đội Hoa Kỳ đánh qua biên giới Việt- Miên- Lào trong
trận Lam Sơn 719.Hơn nữaNixon và Kissinger không muốn chọc giận Mao
Trạch Đông-Trung Cộng- ở thời điểm thương lượng đi đêm với nhau về vấn
đề Việt Nam nên không dám “Đánh Chó- CSBV- phải kiêng chủ nhà Trung
Cộng”.
Vì thế mặt trận Hạ Lào,phía Ql/VNCH đãm trách nên không có xác
lính mỹ mất tích chỉ có 4 Phóng Viên Truyền Thông Quốc tế nước ngoài bị
bắn rơi trực thăng quan sát mà toán chúng tôi tìm được và che dấu ngay
lúc đó nhưng không lấy xác được.Đợi đến hôm nay,chúng tôi mới cơ hội tìm
lại xác cho chuyến đi vượt biển này,đem họ về với thân nhân gia đình
tại nước ngoài.
Dù là không phải quân nhân mất tích lính Mỹ nhưng họ vẫn
là hài cốt phóng viên quốc tế có lien quan phục vụ chiến tranh Việt
nam.Chính vì vậy nên chuyến vượt biển này cần đến những bộ hài cốt người
nước ngoài mang theo để làm “Lá Bùa hộ Mệnh”cho thế giới chấp nhận mình
là dân tỵ nạn Cộng Sản,không phải là di dân kinh tế tì sống ở nước thứ
ba.họ đem trả lại Vn để cho Cộng sản có trách nhiệm nuôi những này.Biết
rằng,làm cách này là không nhân đạo với người chết…là hành động tàn nhẫn
vô lương tâm!?Nhưng nó vẫn là phương tiện tìm đường sống cho người tỵ
nạn Cộng sản và đánh thức lương tri nhân loại của thế giới Tự-Do trước
hiễm họa Cộng sản.Gúp dânVN không bị xua đuổi…cả thế giới xua đuổi vì
dân VN cần sự cứu giúp nhân đạo của thế giới.
Tôi nghĩ nếu chuyến đi vượt biển lần này thành công và cả thế giới
biết đến cộng sản bạo tàn độc ác đến cả đống xương tàn hài cốt của nạn
nhân Cộng Sản còn muốn bật dậy đòi đi vượt biển rời khỏi VnCs huống chi
là người chúng tôi làm sao sống nỗi với”Cộng sản vô nhân tính trả thù
Tự-Do”. Hành động không tốt của chúng tôi trên đống xương tàn hài cốt
này trơ thành hành động “Anh Hùng” nhân đạo cho giải thoát 4 bộ hài cốt
này về lại với thế giới Tự Do nơi quê hương xứ sở Tự-Do dân tộc họ không
có chế độ bạo tàn như ở VN!!!
Toán tìm hài cốt chúng tôi giả dạng thưòng dân.Với kinh nghiệm đi
rừng của lính biệt kích QL/VNCH đã từng thám sát đột kích mật cứ địch,
nên dễ dàng lọt qua vùng ngả 3 biên giới Việt Miên Lào. Nhờ c ónhững
chiền hữu biết tiếng Thượng, pana, ra đê xưa là lính biệt kích mỹ vùng
này…nay theo đám tàn quân của Khờ Me, Fulro cố bám lại Tây Nguyên để đòi
lại đất tổ Champa chiêm Thành của họ nên chuyện lấy 4 bộ hài cốt này
tương đối không gặp trở ngại lắm, vì chiến trường ngày xưa không mấy
thay đổi lắm để xóa nhòa vết tích xưa. Nơi che dấu xác máy bay với nhiều
mãnh vụn ghép lại. Cùng với những thân cây gẩy đổ và những gọp đá núi
trơ trơ đứng nhìn nhân chứng với thời gian. Chỉ còn thiếu một chút khói
tỏa hương thơm làm ấm lại lòng chiến sĩ, thì cảnh vật âm u của núi rừng
sẽ trở nên hùng vĩ và hào hùng của những anh hùng liệt sĩ của chiến
trường năm xưa.
Vế tích còn đây, dấu chân còn đó! Những vũ khí theo người đã rỉ sét
hết rồi! bên cạnh những dóng xương tàn trong mùn đất với thời gian.
Chúng tôi gói ghém lẫn lộn 4 bộ hài cốt lẫn nhau. Còn số vũ khí thì
không xử dụng được nữa, vất lại dưới mồ chôn tập thể.
Chúng tôi nhờ người dân đốn gổ rừng lậu [trốn thuế] biên giới Lào
Việt chịu dưới quyền kiểm soát của lính fulro -Thượng chuyển tải giúp số
hài cốt này theo các xe”Be” chở gổ rừng đem về Komtum và chuyển về
Pleiku theo quốc lộ 14, con đường di tản xưa, xuống Cheo Reo-Phú Bổn,
rồi theo liên tỉnh lộ 7 xuống Củng sơn-Đồng hòa là tới cửa biển Tuy
Hòa-Phú Yên. Toán chúng tôi cũng không quên gởi theo xe vận chuyển gổ
rừng những bộ phận rời vũ khí` của 3 cây đại liên M60 và 10 cây hỏa tiển
vác vai M72 chống tăng và 12 cây tiểu liên M16 cùng một số lựu đạn M26
cầm tay, cộng thêm một số đạn dược tìm được tại căn cứ quân sự cũ tại Lò
Giấy-Cũng Sơn-Tuy Hòa.
Hoàn thành công tác mỹ mãn theo kế hoạch dự trù phần lớn nhờ nhóm
lính Fulro Thượng là chiến hữu đồng minh sắc tộc Tây nguyên còn sót lại
cho hoạt động quân sự để bảo vệ vùng Tây Nguyên”Tự trị”của họ chống lại
nhà nước Cộng sản VN kéo dài đến hơn 10 năm sau mới chụi tan rã theo
ngày 30-4-1975 của Miền nam VNCH sụp đổ. Chúng tôi làm việc này, từ
chuyển vận vũ khí, lấy được hài cốt và sửa sang lại máy móc, tu bổ tàu
bè trở thành 3 chiếc hải thuyền biệt kích bằng gổ của chúng tôi đầy đủ
vủ trang của tàu”Cướp biển” hơn tàu vượt biên được ngụy trang làm tàu
đánh cá. Nhưng bên trong thuyền được trang bị vũ khí, đầy dủ sung đạn,
hải đồ của một nhón thổ phĩ cướp biển…
Chúng tôi dàn cảnh đang rượt đuổi các tàu đánh cá Việt Nam tại cửa
biển Tuy Hòa. Bắn những loạt súng và xua đuổi những tàu đánh cá của ngư
dân ra khơi để tạo cho họ cơ hội trốn chạy tán loạn tìm đường vượt
biên!…Mục đích chúng tôi muốn thu hút các tàu lực lượng canh phòng của
Việt Cộng trên các tàu tuần tra cửa biển Tuy Hòa để tập trung vào tàu
cướp biển mà không bắn vào tàu cá của ngư dân có cả tàu chở người vượt
biển lẫn lộn trong đây đang bị Việt Cộng kiểm soát bắt giữ.
Biệt đội Hãi Hành chúng tôi có nhiệm vụ thu hút lực lượng biên phòng
Cộng Sản vào sự chú ý truy đuổi chúng tôi, làm cho họ không kịp bắt lại
các tàu có chở người vượt biển đang trốn chạy ra hải phận quốc tế trong
đó có nhiều thân nhân của đoàn tàu cướp biển chúng tôi thoát chạy ra
khơi… xuôi về Indonesia và Thái lan, kéo theo một đoàn tàu dánh cá khác
cùng đi tìm bến bờ Tự-Do nhờ tàu cướp biển giả dạng của chúng tôi giải
thoát tán loạn ra biển khơi , bỏ lại chúng tôi trong vòng vây Cộng sản.
Phía chúng tôi phải nổ súng dụ địch [VC] truy đuổi ngược hướng vào bờ
biển Đá Ghềnh để tàu Cộng sản bỏ mặc tàu cá và tàu vượt biên ra khơi.
Quả đúng như chiến thuật hành quân dự trù chúng tôi nổ súng đại liên
và chạy vào hướng vào bờ có 3 tàu hải quân Cộng Sản [Bằng sắt], chúng
lấy của Hải Quân Sài gòn có trang bị vũ khí chiến đấu rất mạnh. Chúng,
cộng sản biên phòng thấy chúng tôi chỉ là tàu gỗ nên quyết bao vây bắt
sống để lập công với chính quyền cách mạng cộng sản như chúng phát hiện
nhóm phản động Mai Quốc Túy, Nguyễn Văn Hạnh và Trần Văn Bá…trước đây đã
xâm nhập vũ khí từ nước ngoài vào Việt Nam và bị chúng phát hiện bắt
được. Toán biệt kích chúng tôi không dám làm anh hùng vĩ đại yêu nước
cứu dân so với nghĩa sĩ nói trên, nhưng trong bối cảnh bị bao vây nguy
hiểm này, chúng tôi phải chiến đấu tới cùng, với ước mong các tàu cá
chạy được ra xa khơi ngoài biển trong lúc neo chiến câu giờ của thuyền
chúng tôi.
Chúng bắt loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng nhưng chúng tôi vẫn trong
tình trạng im lặng sẳn sàng chiến đấu…Và thời gian quyết định cũng phải
đến cho chiến đấu sống còn. Cái khoảng lặng rợn người đầy chiến thuật
tác chiến. Toán chúng tôi ra ám hiệu cho nhau quyết định đồng loạt xử
dụng hỏa tiển vác vai M72 chống tăng bắn vào tàu địch. Tàu tôi có 3 cây
M72 bắn tàu số 1, tổ 2 có 3 quả bắn tàu 2 và tổ 3 có 3 quả bắn vào tàu
3. Chúng tôi ra lệnh quay ngang tàu để lộ vị trí 1,2,3 của tàu địch và
bắt đầu khai hỏa. Vừa khởi động quay nửa vòng nhưng chưa lộ hết mục tiêu
thì đã bị những tràng đại liên tàu địch bắn chặn, nên toán 1 và 2 phải
vội khai hỏa…
Mục tiêu số một [Tàu địch] lãnh trọn 3 quả M72 bốc cháy
nằm êm, mục tiêu 2 bị che khuất một phần nên bị trúng 2 quả, còn trượt
mất 1 quả nhưng cũng bị cháy và nghiêng hẳn sang một bên, những cây
đại liên trên tàu còn hoạt động gây khó khăn cho ta. Cố bắn thêm một quả
thứ 3 cho mục tiêu 2 làm câm lặng giàn đại liên và đã loại ra khỏi vòng
chiến 2 tàu địch.
Còn mục tiêu chiếc thứ 3 lướt qua 2 tàu lửa nằm bất
động và bắn đại liên vào thuyền chúng tôi, nên phải xả hết tốc lực chạy
vòng qua phía sau 2 tàu cháy để được sự che chắn của 2 tàu này làm
chướng ngại vật che khuất thị trường tác xạ của tàu sổ 3 địch. Hai xạ
thủ đại liên thuyền xung kích chúng tôi bắn tối đa cướp tinh thần và
truy cản tàu địch rượt đuổi. Tôi ra hiệu 2 khẩu đại liên cầm chừng vì
sắp hết đạn, mà tàu địch bằng sắt khó đâm thủng vỏ tàu. Hơn nữa chúng
tôi chỉ giỏi đánh trên bờ, còn dưới biển chòng chềnh say sóng khó khó
xác định mục tiêu! nên 2 khẩu đại liên không hiệu quả. Tôi làm ám hiệu
xử dụng tối đa 4 cây hỏa tiển M72 còn lại cho mục tiêu sổ 3 quyết định
thành bại của chúng tôi. Tôi cho lệnh tài công đánh cá kinh nghiệm đường
biển:”ngoặc ngang rẻ phải “ của chiếc tàu đang cháy và đột ngột xoay
ngang dừng lại chờ tàu mục tiêu 3 của địch tiến tới.
Tàu này còn khỏe
chưa bị thương vì nó được che khuất tầm xa nên nó bị bắn trượt mục tiêu
và nó đang tấn công vũ khí hạng nặng vào tàu ta bằng đại liên 50ly phòng
không làm tan vở tàu gổ của ta chìm nhanh chóng và đang rượt đuổi chiếc
thứ 2 của ta chạy vòng vòng nên để lộ mục tiêu chiếc thứ 3 cho ta nhắm
bắn. Lại thêm chiếc thứ 2 chúng ta bị trúng đạn vở tan tành chìm nghĩm.
Đổi lại mục tiêu thử 3 tàu địch bị trúng 3 trái hảo tiển M72 của ta bốc
cháy theo số phận 2 chiếc trước. Trước khi nó chìm còn bắn lại ta lần
cuối cùng cùng bốc cháy theo chúng. Lửa trên tàu gỗ loang nhanh cũng là
chiếc thứ 3 của tôi bị địch bắn đang bốc cháy nhanh vì nó bằng gỗ tàu
đánh cá không phải tàu sắt của Hải Quân VNCH như những chiếc của chúng
đang chìm nhanh hơn chúng tôi.
Con tàu cá cuối cùng của tôi bị bốc cháy và nghiêng hẳn sang bên sau
khi hứng chịu thêm mấy quả B40 do địch phóng trúng trước khi nó chìm vào
lòng biển, làm cho 2 khẩu đại liên thuyền xung kích chúng tôi bị trúng
B40 Vc lật tung, rớt xuống biển cùng 2 xạ thủ. Thuyền cháy và nước bắt
đầu tràn vào lòng thuyền và bị lật ngang. Bất thình lình một tiếng nổ to
của thùng lựu đạn mang theo nổ tung và tất cả chìm vào lòng biển cả đầy
khói lửa lẫn xác người cùng bốn bộ hài cốt trong bao tải đựng cốt xương
tàn của 4 nhà báo quốc tế.
Trước khi thuyền cá xung kích bị chìm tôi vẫn còn nghe thấy tiếng nổ
to cột lửa lên cao từ phía tàu địch…Mặt nước biển bị chấn động mạnh hất
tung văng thuyền ra khỏi con tàu, còn lẫn xác của tôi nằm trên đó lềnh
bềnh trôi trên biển khơi và chết lịm dần không biết bạn bè chiến hữu của
tôi ở nơi nào, sống chết ra sao trong vùng biển chết của Tự-Do!…
Vợ con tôi ra trễ chuyến tàu định mệnh đi tìm Tự-Do mà tôi đã hẹn
trước…Giờ chỉ là một cuộc hẹn “Nhận Xác Chồng” khi hay tin làng chài ven
biển vớt được xác tàu chìm, trong đó có tôi còn sống trong đống xác
chết giữa bạn và thù. Sau khi hồi tỉnh tôi trốn khỏi phòng cấp cứu y tế
địa phương khi sống lại từ cõi chết! và bỏ lại nơi này tất cả đau
thương khốn khổ của người bất đắc chí không đạt thành sở nguyện Tự-Do
VNCH
VƯỢT ĐỜI CẢI TẠO
Mười lăm năm sau sống vùi dập chui nhũi như người tha phương xứ lạ.
Tôi sống bằng nghề cơ khí hàn điện hàn xì trong các công trình nhá
nước Cộng Sản. Xây cất các nhà máy xí nghiệp, cầu đường trong những vùng
sâu vùng xa, có khi cận kề với chiến trường xưa đầy bom đạn thuộc vùng
lá chết vì chất độc da cam thời chiến tranh, nhưng không thể tránh được
vì đó là cách hành xử của kẻ thù đối với người Cải Tạo. Chúng đưa tôi
vào công trình sửa chửa Lò Phản Ứng Hạt Nhân Đà Lạt cùng với số công
nhân con nhà ngụy Quân-ngụy quyền do Sàigon bỏ lại mà không đóng khóa
Thanh Nhiên Liệu Nguyên Tử làm chúng tôi bị nhiểm phóng xạ bỏ ra
về…Chúng bắt trở về xây dựng lại nhà máy Đông Nam-Thắng Lợi tại Gò Vấp
do Pháp tài trợ cho VN nhưng chúng tôi không được quyền tiếp xúc với
chuyên gia Pháp vì biết nói tiếng Pháp và tôi bị nhốt tù mất 6 tháng khi
vận chuyển khung máy dệt bị lật cong hư máy vì tội phá hoại tài sản
XHCN.
Khi ra khỏi tù, chuyên gia Pháp mở tiệc ăn mừng mời tôi đến dự nhưng
cơ quan Xí Nghiệp Xây Dựng Số 3 không cho tôi tham dự chung với đám công
nhân. Các chuyên gia Pháp phản đối dữ dội, cuối cùng gởi về đội công
tác cho tôi được 5 lon bia Tiger. Tôi thèm bia lắm vì lâu rồi không được
uống nhưng cố nhịn để chiều tan sở về mang ra chợ Ông Tạ bán lấy tiền
mua quần áo cho 2 con mặc đi học với chúng bạn nó. Vì sợ “ hớ giá”nên
tôi hỏi giá bán ra, sau đó thú thiệt có 5 lon bia muốn bán lấy tiền. Lập
tức tôi bị chủ quán mắng mỏ tơi bời;”Nào là thứ quân ở rừng, ở rú mới
ra…không biết làm ăn buôn bán là gì!?.
Họ cứ cho tôi là Việt Cộng trong
rừng mới ra vì bộ quần áo công nhân lao động lếch thết tả tơi bụi đất
công trường. Sau cùng chiếc xe đạp bị thủng bánh không tiền vá xe nên
phải đẩy bộ về nhà xa…Chắc vợ con tôi đang đợi ở nhà và sẽ khóc cho đời
cải tạo vừa bị mắng chửi không thương tiếc của người đời!? Ra tù đi lảm
lao động nô lệ cho chúng tại các nông công trường Đỏ gọi là chính sách
khoan hồng cộng sản. Không được phía Mỹ cho tham gia vào chương trình
tái định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Cải Tạo có chết mờ ám trong thù hằn
với Cộng sản cũng không được phía Mỹ quan tâm giúp đỡ, vì cải tạo dưới 3
năm nên chưa đủ thời gian chịu nhục hình Cộng sản!?Và cũng chưa đủ kết
tội phản bội đồng minh bán đứng VNCH của Hoa Kỳ vì quyền lợi riêng của
nước Mỹ!?
Đến năm 1998 báo chí Cộng sản VN và truyền thông quốc tế có cả Hoa Kỳ
tuyên bố đã tìm được hài cốt mất tich của 4 phóng viên nhà báo quốc tế
mất tích tại VN ở ngả 3 biên giới trong chiến tranh theo chương trinh
Pow+MIA nhân đạo của 2 bên Viêt-Mỹ. Nhưng thử xét lại trường hợp 4 hài
cốt phóng viên này mất tích ngoài biển khơi, theo với chúng tôi vượt
biển tìm đường TỰ-DO nhưng chẳng may bị đắm chìm trong trận hải chiến
chúng tôi, thì thử hỏi Mỹ và CSVN tìm được gì để thay thế 4 bộ hài cốt
phóng viên nơi rừng núi biên giới Lào! Chẳng qua là hình thức chính trị,
ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam mà thôi!? Chớ có nhân đạo gì với cái
chiến tranh phản bội của người Mỹ và sự dối lừa của CSVN. Nếu tìm dược
đầy đủ hài cốt lính mỹ tại sao phía Hoa Kỳ vài năm sau nầy-2010-lại xin
Việt Nam Cộng Sản cho phép các tàu chiến Mỹ vào tận thềm lục địa ven
biển Việt nam để rà tìm hài cốt lính mỹ mất tích chiến tranh VN theo
chương trình Pow-MIA.Như sư hiểu biết của chúng tôi thì cuộc:
“TRAO TRẢ HÀI CỐT LÍNH MỸ”[ngày 8-4-2011 Đài BBC Việt Namese]”
Theo ông Ron Ward thuộc bộ chỉ huy phối hợp tìm kiếm người Mỹ mất
tích và tù binh chiến tranh [J.Pac] một số hài cốt tìm thấy trong đợt
khai quật tại tỉnh Kom Tum Miền Trung VN, tại một địa điểm được cho là
có liên quan tớii vụ một chiếc phi cơ chở hàng lớn của Mỹ bị đâm năm
1966. Kể từ khi kết thúc chiến tranh Vn-1975, phía Vn trao cho Hoa Kỳ
668 hài cốt lính Mỹ mất tích trong thời gian chiến tranh nhưng vẫn còn
1303 người mất tích vẫn chưa tìm đưoc trong số 58.169 lính Mỹ chết tại
VN. Và phía Vn cho rằng còn 300.000 bộ đội miền bắc còn mất tích trong
chiến tranh”
Sau đây ta hãy nhìn vào con số 1303 lính Mỹ mất tích vẩn còn quá nghi
ngại lẫn nhau giữa Mỹ-VNCS qua “Bức Thư Phúc Đáp Từ Washington State”
của Thượng Nghị Sĩ Pam Roach trả lời ông Đại SứVNCS Nguyễn Tâm Chiền
ngày 23-2-2004 theo đường dẩn: thegioinguoiviet.net
còn xin trích đoạn liên quaoan đến mất tích 1303 lính Mỹ:
còn xin trích đoạn liên quaoan đến mất tích 1303 lính Mỹ:
Hãy nhìn vào sự gắn bó của nước ông trong hành động buôn bán nô lệ.
Nhiều lần trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai và cả sau đó,
nước ông bán người Mỹ, bán đồng minh và tù binh Việt Nam qua nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô-Viết. Một bằng chứng, năm 1983, nước
ông bán 275 người Mỹ và 27,000 tù binh Việt Nam qua Liên-xô để trừ nợ đã
vay trong chiến tranh. Đây là một vi phạm quá trọng đại đối với nhân
quyền và là một tội ác chống nhân loại. Đã có nhiều lần nước ông bán
người Mỹ, đồng minh và tù binh Việt Nam qua Liên-Xô, nhưng mỗi một lần
số lượng không nhiều lắm.
Nước ông có thể giải quyết nhiều trường hợp Tù Binh/Người Mất Tích
trong khi làm nhiệm vụ một cách dễ dàng bằng cách mở các hồ sơ quân đội
và Công an của nước ông. Nhưng nước ông đã không làm chỉ vì không có lợi
lộc gì trong việc giải quyết nhân đạo vấn đề tình cảm này. Nước ông
tống tiền nước Mỹ cho lợi nhuận riêng và hưởng thụ. Tại sao? Bởi vì nước
ông nhận thấy rằng Tổng Thống Nixon đã hứa viện trợ tái thiết cho nước
ông khoảng 4 tỷ 3 đô-la.
Điều này có thể xảy ra, nước ông có thể nhận
được số tiền này một cách dễ dàng, nếu chịu công bố hồ sơ và danh sách
tù binh của nước ông cho các gia đình và cho thế giới. Ít ra việc này
cũng có thể làm giảm nhẹ một phần nào trong số tội ác của nước ông.
Rồi thì ông dám trơ tráo đòi hỏi rằng người Mỹ đừng can thiệp vào
công việc nội bộ của ông và đòi vinh danh lá cờ của nước ông. Với hồ sơ
của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi
một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.
Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong
việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin
đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng
góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.
Terrell A. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam.
Với sự đem tàu chiến của Hoa Kỳ vào bờ biển Việt Nam để rà tìm hài
cốt lính Mỹ theo chương trình Pow-MIA hay là đã có sự đồn đoán của các
thuyền nhân Viêt nam tại các trại Tỵ nạn Đông Nam Á: ”Muốn được Mỹ rước
vào Hoa Kỳ định cư phải có hài cốt lính Mỹ mang theo khi vượt biển để
làm giấy thông hành vào đất Mỹ”.
Quả đúng thật như vậy! và chúng tôi cũng làm theo lời khuyên của họ
đào bới xương tàn lính Mỹ đem theo; ”Vượt Biển Trên Đống Xương Tàn”
nhưng chúng tôi người linh VNCH không thể có hành động vô lương tâm
thiếu đạo đức của người Việt Quốc Gia biết yêu chuộng TỰ-DO DÂN CHỦ HÒA
BÌNH không thể phản lại sự hy sinh xương máu đồng minh đã bỏ mình cho
dất nước dân tộc VN. Chúng tôi muốn đem hài cốt Mỹ trao lại cho gia đình
họ đang mong chờ. Sự thật muốn trả ơn họ hơn lợi dụng cho quyền lợi
sống ích kỷ riêng mìmh!!! Chúng tôi cũng biết số hài cốt lính Mỹ được
thuyền nhân Vn mamg theo vượt biên rất nhiều chỉ đơn giản muốn trót lọt
vào Mỹ định cư và giúp phía Mỹ mau chóng hoàn thành chương trình Pow-MIA
mà không có mục tiêu chính trị hay trả thù nào theo kiểu CSVN.
Rất tiếc hai bên Mỹ-Việt Cộng mãi quan tâm về hài cốt hay mất tích
của nhau mà quên mất lương tâm nhân đạo với hài cốt và mất tích của
chiến sĩ VNCH miền Nam chết trong tù cải tạo Cộng Sản 265.000 người còn
nằm rải rác khắp núi rừng hoang vu của Việt Nam và 16.000 bia mộ của
binh lính miền nam tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị hoang phế tàn
phá không hương khói. Nơi đây xứng đáng là di tích lịch sử chiến tranhVN
cho cả thế giới văn minh biết tôn trọng người chiến sĩ TỰ DO VNCH có lý
tưởng AN NINH và HÒA BINH Thế Giới. Nhưng Việt Nam Cộng Sản lại khác và
bản chất Cộng Sản không có TỰ-DO là chỗ đó!???
Ba mươi sáu năm qua rồi mà ước vọng Tự-Do vẫn không thành! và Bây giờ trong tôi chỉ còn có mỗi “Quê Hương” cho cuối đời !!!
Chỉ còn là quê hương;…
Quê hương tôi là chuổi ngày chinh chiến,
Tiếng bom rền ru hát suốt canh đêm,
Ru con chiếc bóng chờ bên song cửa,
Đèn tàn hiu hắc mỏim bóng chinh nhân,
khuất nẽo chiều hôm át tiếng bomb rền,
Con thơ mẹ yếu quê nhà xế bóng,
Hỏa châu soi bóng đất mẹ lối về,;
Đường hành quân vạn lối biết về đâu,
Đường về quê cũ hảo châu mờ lệ,
Chỉ là ảo mộng, còn là quê hương,
Tiếng bom rền ru hát suốt canh đêm,
Ru con chiếc bóng chờ bên song cửa,
Đèn tàn hiu hắc mỏim bóng chinh nhân,
khuất nẽo chiều hôm át tiếng bomb rền,
Con thơ mẹ yếu quê nhà xế bóng,
Hỏa châu soi bóng đất mẹ lối về,;
Đường hành quân vạn lối biết về đâu,
Đường về quê cũ hảo châu mờ lệ,
Chỉ là ảo mộng, còn là quê hương,
xox
Chinh chiến tàn rồi gió bụi chiến tranh,
Nắng nhạt hồng phai kiếp sống mong manh,
Lối xưa nhà cũ nay đâu còn nữa,
Mộng hồn non nước thôi phải tan tành,
Quê hương réo gọi vào đời chinh chiến
Cho Tự-Do nhưng ước vọng không thành,
Cong nòng súng gẩy dập vùi chiến đấu,
Tự Do gẩy cánh ta chết không đành,
Nữa hồn chinh chiến đi vào cải tạo,
Nữa mãnh sơn hà tan tác biển khơi;…
Nắng nhạt hồng phai kiếp sống mong manh,
Lối xưa nhà cũ nay đâu còn nữa,
Mộng hồn non nước thôi phải tan tành,
Quê hương réo gọi vào đời chinh chiến
Cho Tự-Do nhưng ước vọng không thành,
Cong nòng súng gẩy dập vùi chiến đấu,
Tự Do gẩy cánh ta chết không đành,
Nữa hồn chinh chiến đi vào cải tạo,
Nữa mãnh sơn hà tan tác biển khơi;…
xox
Bao rừng cay đắng sau hồi chinh chiến,
Bỏ lại quê này mãnh vở quê hương,
“Giải phóng Tụ-do”, do tự mình chọn,
Một đời Xã Nghĩa trên cả Tự-Do,
Sáng khoai chiều sắn thỏa đời khát vọng,
Dân chủ bình quyền gái điếm tự do,
Bán thân chuộc đất lấy chồng xứ lạ,
Báo hiếu kiểu nầy nhục quốc vong gia,
“Giải phóng dục tình” nữ lưu Xã Nghĩa,
Còn gì;?…đâu nữa…chỉ là quê hương,
Bỏ lại quê này mãnh vở quê hương,
“Giải phóng Tụ-do”, do tự mình chọn,
Một đời Xã Nghĩa trên cả Tự-Do,
Sáng khoai chiều sắn thỏa đời khát vọng,
Dân chủ bình quyền gái điếm tự do,
Bán thân chuộc đất lấy chồng xứ lạ,
Báo hiếu kiểu nầy nhục quốc vong gia,
“Giải phóng dục tình” nữ lưu Xã Nghĩa,
Còn gì;?…đâu nữa…chỉ là quê hương,
xox
Vì đời mà thương;… đem thân chiến đấu;…
Thất bại rồi….sao nỡ lòng nào quên!
Quên chi những đêm nồng an giấc ngủ,
Mặc cho sương gió dạn dày chinh nhân,.
Ơn anh đó tháng ngày trong lao cải,
Mai này rảnh nợ cho em lấy chồng,
“Tiếc hạnh bất phong” lấy chồng Bắc Bộ
Một đời “giải phóng” của tiền tự do,
Nữ lưu bất hạnh một thời mất nước;?…
Còn lại gì một chút cho quê hương!
Thất bại rồi….sao nỡ lòng nào quên!
Quên chi những đêm nồng an giấc ngủ,
Mặc cho sương gió dạn dày chinh nhân,.
Ơn anh đó tháng ngày trong lao cải,
Mai này rảnh nợ cho em lấy chồng,
“Tiếc hạnh bất phong” lấy chồng Bắc Bộ
Một đời “giải phóng” của tiền tự do,
Nữ lưu bất hạnh một thời mất nước;?…
Còn lại gì một chút cho quê hương!
xox
Chuông chùa thúc giục tuần hành phật tử,
Đem Phật xuống đường cản lối Tụ Do,
Kẻng nhà thờ;…Linh Mục đi hốt rác,
Xôn xao báo chí rũ nhau ăn mày,
Sinh viên trí thức những đêm không ngủ,
Mất Tự Do rồi, có mất quê hương;???…
Giật mình chợt tỉnh “Chân Trời Đỏ” máu,
Đêm dài;…cảnh tỉnh điểm tiếng chuông chúa,
Sáng mai héo hắc;… chuông nhà thờ đổ,
Đỏ cả sao trời;…đỏ cả quê hương,
Đem Phật xuống đường cản lối Tụ Do,
Kẻng nhà thờ;…Linh Mục đi hốt rác,
Xôn xao báo chí rũ nhau ăn mày,
Sinh viên trí thức những đêm không ngủ,
Mất Tự Do rồi, có mất quê hương;???…
Giật mình chợt tỉnh “Chân Trời Đỏ” máu,
Đêm dài;…cảnh tỉnh điểm tiếng chuông chúa,
Sáng mai héo hắc;… chuông nhà thờ đổ,
Đỏ cả sao trời;…đỏ cả quê hương,
xox
Trời sao lấp lánh thiên đường Xã Nghĩa,
Dưới trời lệ đổ “ngục đàng’ TỰ DO,
Con anh quốc tế làm tròn nghĩa vụ,
Cháu anh trả nợ xung phong núi rừng,
Thế hệ tàn quân cháu con nợ máu,
Lao động công trường Xã Nghĩa cộng nô,
Bán thân nô lệ phận người dân ngụy,
Cho con Cộng Sản một thơi xuất du,
Nhà lầu gái đẹp con tu bản Đỏ,
Tình người hun húc ;…chì còn quê hương,
Dưới trời lệ đổ “ngục đàng’ TỰ DO,
Con anh quốc tế làm tròn nghĩa vụ,
Cháu anh trả nợ xung phong núi rừng,
Thế hệ tàn quân cháu con nợ máu,
Lao động công trường Xã Nghĩa cộng nô,
Bán thân nô lệ phận người dân ngụy,
Cho con Cộng Sản một thơi xuất du,
Nhà lầu gái đẹp con tu bản Đỏ,
Tình người hun húc ;…chì còn quê hương,
xox
Rừng xanh biển rộng một màu non nước,Thác ngàn Bản Giốc nghìn năm mất rồi,
Trấn ải Địa Đầu Nam Quan dời mốc,
Tốp teo biển vịnh “Lai khứ qui Tàu”;…
Hoàng, Trường Sa Giọt lệ Việt Nam đổ,
Nước mắt tuôn tràn ngập cả biển Dông,
Trong biển lệ mẹ tìm đường vượt sóng,
Bỏ lại sau lưng mãnh vở tương-tàn,
Biển mặn trề môi nghe hồn chất ngất,
Ta lại nhìn ta;…còn là quê hương;;;…
xox
Nặng nợ quê hương vượt thuyền không thoát,
Súng đạn nầy;… ta trả lại biển khơi,
Vùi Trong lòng biển ba hài cốt Mỹ;…
Đồng minh chiến hữu trách nhiệm không thành,
Sống lại quê nhà lưu đày kiếp phận,
Đường đời hẹp lối ta lại;… gặp ta;.
Mang thân súng gảy tủi hờn nhục quốc,
Nhìn lại chính mình xác chết Tự Do,
Trần truồng nhân thế;… người đời quên lãng;.
Còn gì;…cho ta,chỉ là quê hươmg,;…
xox
Bạn bè chiến đấu bỏ đi biền biệt,
Đứa chết trong tù đứa Mỹ rước đi,
Còn tôi ở lại trong cơn chiến bại,
Búa rìu dư luận;…người chối “TỰ-DO”,
Nhiều khi bật khóc mà không thành tiếng,;…
Nuốt lệ vào lòng cho cõi chết Tự-Do,
Trời hởi Tụ-Do sao mà đắt thế!???
Pháo hoa chiến thắng chôn vùi mừng vui,
Một đời chinh chiến giọt buồn biết khóc,
Tiếc thương chi;…Chỉ còn;..là quê hương,
xox
Phố cũ lên đèn hoàng hôn tắt nắng,
Buồn trong kỹ niệm đếm lá me bay,
Công viên ghế đá chờ ai muôn thưỡ,
Bạc tình chi lắm hởi;?….thế nhân ơi;?.
Đèn đường hiu-hắc nhòa trong mắt lệ,
Nhớ bóng người xưa nhớ cả chiến trường,
Đường xưa lối cũ Tự- Do khuất tất.
Để lại nơi nầy một bóng hình ai…!
Hình ai khốn khổ lưu đày tổ quốc,
Mang khối tình chung;…chỉ là quê hương.
Huỳnh Mai
(Quê hương lưu đày)
No comments:
Post a Comment