NGUYỄN THIÊN THỤ * PHẬT GIÁO ÚC CHÂU
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO ÚC CHÂU
I. SƠ LƯỢC PHẬT GIÁO ÚC CHÂU
Nước Úc hay Úc châu (Australia (i/əˈstreɪljə/ ə-STRAYL-yə [9], /ɒˈstreɪlɪə/[10] or /ɒˈstreɪljə/ o-STRAYL-yə), là Khối thịnh vượng Úc châu ( the Commonwealth of Australia ) là một quốc gia bao gồm lục địa Úc châu là đảo Tasmania một số đảo nhỏ xung quanh. Nước Úc rộng thứ 6 trên thế giới. Các quốc gia lân cận gồm có Indonesia, East Timor và Papua New Guinea ở phía bắc ,Solomon Islands, Vanuatu và New Caledonia ở phía đông bắc, và New Zealand đông nam.
Châu Úc đã hiện hữu 40, 000 năm trước khi người Anh đặt ách đô hộ Úc châu vào thế kỷ 18. Dân bản xứ có 250 nhóm ngôn ngữ.
Trước hết, Úc châu do ngưiời Đức khám phá năm 1606, nhưng năm 1770, người Anh tuyên bố phía đông Úc thuộc họ. Năm 1788 , 5 thuộc địa được thành lập.
Ngày 1 January 1901, 6 thuộc địa làm thành khối thịnh vượng Úc châu,theo chính thể dân chủ. Dân số 23 triệu, trở thành một nước phát triển , đứng thứ 12 trên thế giới. Úc châu là thành viên của G20, OECD, WTO, APEC, UN, Commonwealth of Nations, ANZUS và Pacific Islands Forum.
Úc châu không là một quốc gia có quốc giáo. Thống kê năm 2011cho biết 61,1% thuộc Thiên chú giáo La mã, 17,1 % Anh giáo, ,22,3% không tôn giáo, 7,2% còn lại theo Phật giáo (2,5%), Hồi giáo (2,2%), Ấn Độ giáo (1,3%), Do Thái giáo (0,5%). Còn 9% không trả lời.Kiểm tra dân số năm 1996 cho biết có 7000 theo tôn giáo bản xứ.
Phật giáo Úc châu là thiểu số nhưng đang phát triển mạnh. Theo kiểm tra dân số 2006, Phật giáo chiếm 2,1 % tức có khoảng 418,749 Phật tử . Phật giáo là tôn giáo mạnh thứ hai sau Cơ Đốc giáo. Theo thống kê 2011, số Phật tử đã tăng từ 418,749 đến 528,977 người, như vậy là tăng 20.8%.. Dân số Úc châu lúc này là 21.5 triệu , vậy số Phật giáo đồ nay khoảng 2,46% dân số.
Người Phật tử đến Úc đầu tiên là vào năm 1858. Tuy nhiên trong sách Aboriginal Men of High Degree (Cao Độ Dân Bản Xứ), A.P. Elkin cho rằng Indonesia đã liên hệ với Phật giáo và Ấn Độ giáo thời Dampier. Elkin cho rằng tôn giáo bản xứ với Phật giáo có nhiều điểm giống nhau như thuyết tái sinh. Dân Uc châu đã có mang xá lợi Phật từ Trung Quốc về từ thế kỷ 15. Năm 1851, một số người Trung Quốc đến Autralia để tìm vàng, và một số đến đây dịnh cư. Năm 1856 họ xây một ngôi chùa ở nam Melbourg. Chùa này theo Lão giáo, Nho giáo, Nhóm Phật tử Trung Quốc đến Nhật Bản rồi sang Úc năm 1867. Sau đó họ tiếp tục đến, tất cả khoảng 3000 người ở các đảo Thursday Island, Broome Darwin, Northern Territory. Năm 1870, một nhóm Phật tử Sri Lanka đến làm đường mía.Trong khoảng 1876-1882, có 500 lìa Colombo đến Queensland, Mackay.
Họ lập chùa và trồng hai cây bồ đề ở Thursday Island vào năm 1890s, nhưng chùa sau đó bị hư hại. Khoảng thế kỷ 20, số Phật tử giảm bớt vì chính sách White Australia Policy.Năm 1891, Henry Steel Olcott, một Phật tử mà cũng là một sáng lập viên Hội Thông Thiên học đến Australia và thuyết giảng Phật pháp cho nên Phật giáo đã phát triển mạnh từ đó và có ảnh hưởng đến thượng tầng xã hội. Một người trong nhóm Thông Thiên học sau là Thủ tướng Australia Alfred Deakin, đã sang Ấn Độ, Sri Lanka năm 1890 và dùng 3 tháng để viết một quyển sách về đời sống tinh thần và Phật giáo. Năm 1910, một vị sư Miến Điện là U Sasana Dhaja, vốn sinh ở E.H. Stevenson , Yarmouth. Sau đó nhiều vị sư Tich Lan đến Úc châu, trong đó có sư Somaloka. Năm 1938 Len Bullen, lập Hội Phật học Melbourne, nhưng không tồn tại trong thế chiến 2.. Hội Phật giáo Victoria ra đời năm 1953, và Hội Phật giáo New South Wales thành lập năm 1956. Từ 1950s đến 1970s, các hội Phật giáo ra đời.
Cuối thập niện 1970, Phật giáo phát triển mạnh do di dân từ Nam Á, nhất là trong chiến tranh Việt Nam, và sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng tại các nước phương Tây do các Lạt ma như lạt ma Yeshe đã đến truyền bá đạo Phật và để các tăng đinh cư tai đây. Sau đó trong thập niên 1980, lạt ma danh tiếng Sogyal Rinpoche đã đến Úc châu , ngài đã viết quyển Sống hay Chết (Living and Dying".) Sogyal Rinpoche cũng là giám đốc tinh thần của quốc tế mạng lưới hội "Giáo Dục Rigpa" bao gồm Sydney, Melbourne, Newcastle, Brisbane, Adelaide và Canberra ( Chương trình giáo dục đường xa này được gọi là Bush Telegraph).[6]
Nước Úc hay Úc châu (Australia (i/əˈstreɪljə/ ə-STRAYL-yə [9], /ɒˈstreɪlɪə/[10] or /ɒˈstreɪljə/ o-STRAYL-yə), là Khối thịnh vượng Úc châu ( the Commonwealth of Australia ) là một quốc gia bao gồm lục địa Úc châu là đảo Tasmania một số đảo nhỏ xung quanh. Nước Úc rộng thứ 6 trên thế giới. Các quốc gia lân cận gồm có Indonesia, East Timor và Papua New Guinea ở phía bắc ,Solomon Islands, Vanuatu và New Caledonia ở phía đông bắc, và New Zealand đông nam.
Châu Úc đã hiện hữu 40, 000 năm trước khi người Anh đặt ách đô hộ Úc châu vào thế kỷ 18. Dân bản xứ có 250 nhóm ngôn ngữ.
Trước hết, Úc châu do ngưiời Đức khám phá năm 1606, nhưng năm 1770, người Anh tuyên bố phía đông Úc thuộc họ. Năm 1788 , 5 thuộc địa được thành lập.
Ngày 1 January 1901, 6 thuộc địa làm thành khối thịnh vượng Úc châu,theo chính thể dân chủ. Dân số 23 triệu, trở thành một nước phát triển , đứng thứ 12 trên thế giới. Úc châu là thành viên của G20, OECD, WTO, APEC, UN, Commonwealth of Nations, ANZUS và Pacific Islands Forum.
Úc châu không là một quốc gia có quốc giáo. Thống kê năm 2011cho biết 61,1% thuộc Thiên chú giáo La mã, 17,1 % Anh giáo, ,22,3% không tôn giáo, 7,2% còn lại theo Phật giáo (2,5%), Hồi giáo (2,2%), Ấn Độ giáo (1,3%), Do Thái giáo (0,5%). Còn 9% không trả lời.Kiểm tra dân số năm 1996 cho biết có 7000 theo tôn giáo bản xứ.
Phật giáo Úc châu là thiểu số nhưng đang phát triển mạnh. Theo kiểm tra dân số 2006, Phật giáo chiếm 2,1 % tức có khoảng 418,749 Phật tử . Phật giáo là tôn giáo mạnh thứ hai sau Cơ Đốc giáo. Theo thống kê 2011, số Phật tử đã tăng từ 418,749 đến 528,977 người, như vậy là tăng 20.8%.. Dân số Úc châu lúc này là 21.5 triệu , vậy số Phật giáo đồ nay khoảng 2,46% dân số.
Người Phật tử đến Úc đầu tiên là vào năm 1858. Tuy nhiên trong sách Aboriginal Men of High Degree (Cao Độ Dân Bản Xứ), A.P. Elkin cho rằng Indonesia đã liên hệ với Phật giáo và Ấn Độ giáo thời Dampier. Elkin cho rằng tôn giáo bản xứ với Phật giáo có nhiều điểm giống nhau như thuyết tái sinh. Dân Uc châu đã có mang xá lợi Phật từ Trung Quốc về từ thế kỷ 15. Năm 1851, một số người Trung Quốc đến Autralia để tìm vàng, và một số đến đây dịnh cư. Năm 1856 họ xây một ngôi chùa ở nam Melbourg. Chùa này theo Lão giáo, Nho giáo, Nhóm Phật tử Trung Quốc đến Nhật Bản rồi sang Úc năm 1867. Sau đó họ tiếp tục đến, tất cả khoảng 3000 người ở các đảo Thursday Island, Broome Darwin, Northern Territory. Năm 1870, một nhóm Phật tử Sri Lanka đến làm đường mía.Trong khoảng 1876-1882, có 500 lìa Colombo đến Queensland, Mackay.
Họ lập chùa và trồng hai cây bồ đề ở Thursday Island vào năm 1890s, nhưng chùa sau đó bị hư hại. Khoảng thế kỷ 20, số Phật tử giảm bớt vì chính sách White Australia Policy.Năm 1891, Henry Steel Olcott, một Phật tử mà cũng là một sáng lập viên Hội Thông Thiên học đến Australia và thuyết giảng Phật pháp cho nên Phật giáo đã phát triển mạnh từ đó và có ảnh hưởng đến thượng tầng xã hội. Một người trong nhóm Thông Thiên học sau là Thủ tướng Australia Alfred Deakin, đã sang Ấn Độ, Sri Lanka năm 1890 và dùng 3 tháng để viết một quyển sách về đời sống tinh thần và Phật giáo. Năm 1910, một vị sư Miến Điện là U Sasana Dhaja, vốn sinh ở E.H. Stevenson , Yarmouth. Sau đó nhiều vị sư Tich Lan đến Úc châu, trong đó có sư Somaloka. Năm 1938 Len Bullen, lập Hội Phật học Melbourne, nhưng không tồn tại trong thế chiến 2.. Hội Phật giáo Victoria ra đời năm 1953, và Hội Phật giáo New South Wales thành lập năm 1956. Từ 1950s đến 1970s, các hội Phật giáo ra đời.
Cuối thập niện 1970, Phật giáo phát triển mạnh do di dân từ Nam Á, nhất là trong chiến tranh Việt Nam, và sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng tại các nước phương Tây do các Lạt ma như lạt ma Yeshe đã đến truyền bá đạo Phật và để các tăng đinh cư tai đây. Sau đó trong thập niên 1980, lạt ma danh tiếng Sogyal Rinpoche đã đến Úc châu , ngài đã viết quyển Sống hay Chết (Living and Dying".) Sogyal Rinpoche cũng là giám đốc tinh thần của quốc tế mạng lưới hội "Giáo Dục Rigpa" bao gồm Sydney, Melbourne, Newcastle, Brisbane, Adelaide và Canberra ( Chương trình giáo dục đường xa này được gọi là Bush Telegraph).[6]
II. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ÚC CHÂU
Tại Úc châu có trên 300 trung tâm và chùa Phật giáo, riêng chùa Việt Nam cũng đã có khoảng 100 . Phần lớn đều ở trong giai đoạn xây dựng ban đầu. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày một số tiêu biểu
A. VÙNG THỦ ĐÔ ÚC CHÂU
1. TU VIỆN PHẬT GIÁO MAHAMEVNAWA
Mahamevnawa Buddhist Monastery là một tổ chức Phật giáo Sri Lanka lập ra tu viện để phát triển văn hóa nhân bản của đức Phật . Tu viện này thuộc tu viện chính ở Polgahawela, Sri Lanka, và Sri Lanka là tổ đình của 35 chi nhánh hải ngoại , như các chi nhánh ở Canada, Hoa Kỳ, Úc châu và Đức. Đứng đầu tổ chức là ngài Kiribathgoda Gnanananda Thero,
Tu viện này có nhiều chi nhánh tại Úc châu.
+ Mahamevnawa – Melbourne
Mahamevnawa Meditation Centre Melbourne
160-162, Hallam North Road
Narre Warren North, Victoria 3804
Australia
info@mahamevnawa.org.au
Telephone: (+61) 03 9700 6870
160-162, Hallam North Road
Narre Warren North, Victoria 3804
Australia
info@mahamevnawa.org.au
Telephone: (+61) 03 9700 6870
+Victoria Buddhist Vihara - Nobel Park & Proposed Sakyamuni Sambuddha Vihara, Berick
+ Sri Lanka Buddhist Vihara - Springvale
+Dharma Dveepa Meditation Centre - Dandenong
43, Hemming Street, Dandenong 3175
+Malvern Budhist Vihara - Malvern.
New South Wales
+ Lankaramaya
35, Oak St, Schofields NSW 2760.
Queensland
B. NEW SOUTH WALES
2. CHÙA NAM THIÊN ( NAN TIEN TEMPLE)
Chùa Nam Thiên ( Nan Tien Temple (Nam Thiên tự- Chinese: 南天寺; pinyin: Nántiān Sì; literally "Southern Heaven Temple") là chùa Phật giáo ở ngoại ôBerkeley, về phía nam thành phố Wollongong, xa Sydney 80km về phía nam. Nan Tien là chi nhánh của chùa Đài Loan Phật Quang tự , xây năm 1967, do đại sư Hsing Yun làm chủ có hơn 120 chi nhánh trên thế giới.
Chùa xây xong năm 1995 Chùa kiến trúc cổ truyền nhưng cũng có nhiều
nét hiện đại.có phòng hội nghị, khách sạn đủ tiện nghi, bảo tàng, co
công viên, có tượng Quan Âm nghìn cánh tay. Chùa cũng theo phong cách
Tây Tạng, có nhiều lễ đường.
3. TU VIỆN SUNNATARAM FOREST MONASTERY
Sunnataram Forest Monastery là một tu viện của phái Theravada theo truyền thống sống trong rừng của Thái Lan.Thành lập tháng 7 năm 1990, gần thành phố . Bundanoon về Southern Highlands. Tu viện chiếm 99.7 acres (403,000 m2), trên độ cao 2,205 feet (672 m) so với mặt nước. .
4. WAT PHRA DHAMMAKAYA
The Retreat, Inspiration Place
Berrilee 2159
New South Wales (NSW)
Wat Phra Dhammakaya Sydney, Berrilee, NSW. 199
5. WAT PA BUDDHARANGSEE
Đây là chùa Thái lan trên đất Úc.
Wat Pa Buddharangsee
Address: 39 Junction Road Leumeah NSW 2560Tradition: Theravada, Thai
Phone: (02) 4625 7930
Fax: (02) 4628 0541
E-mail: watpa.buddharangsee@gmail.com
Website: http://www.mahamakut.org.au
Wat Pa Buddharangsee (Theravada)
6. WON BUDDHIST OF AUSTRALIA
Đây là chùa của người Triều Tiên.
Won Buddhism of Australia
474 Burwood Road, Belmore, New South Wales, 2192
Korean Won Bulkyo
Ven. Hissook Lee
Wat Phrayortkeo Dhammayanaram
Lao Buddhist Society of NSW. Incorporated
Lao Buddhist Temple, Sydney, Australia
Chùa Wat Phrayortkeo là chùa ở Fairfield tây bắc Uc châu, do dân Lào tị nạn cộng sản từ 1975 sang Úc xây dựng. Chuà cũng là nơi tập họp những người Phật giáo và không Phật giáo. .Mục đich dạy Phật pháp và sống thanh tịnh, hạnh phúc.
8. CHÙA PHƯỚC HUỆ
Hòa Thượng Thích Phước Huệ
369 Victoria St., Wetherill Park,
NSW 2164 Australia
Tel. (02) 725-2324 Fax: (020 725-5385
9. TU VIỆN HOA TẠNG ( 華藏寺 HWA TSANG Monastery)
Hwa
Tsang Buddhist Monastery tọa lạc tại Homebush NSW, Australia.Đây là
chùa của người Trung Quốc, dạy Phât pháp và thiền đinh theo truyền thống
Trung Quốc.
Address: 29 MacKenzie Street,Region Sydney
Phone:(02) 9746 6334
Fax (02) 9764 2973
E-mail: info@hwatsangmonastery.org.au
Website:www.hwatsangmonastery.org.au
Hoa Tạng tự ở Sidney
C. QUEENSLAND
Chùa Trung Thiên (Chung Tian Temple (中天寺, meaning Middle Heaven Temple) là một thiền tự tọa lạc số 1034 Underwood Road, Priestdale, Queensland. Chùa chi nhánh của tu viên Phật Quang sơn tự. Chùa xây tháng 1 năm 1991, mở cửa tháng 6-1993. Chùa này thuộc đại sư Hsing Yun, là người sáng lập Phật Quang sơn tự..
A Di Đà
D NAM ÚC ( SOUTHERN AUSTRALIA)
10. CHÙA PHÁP HOA
11. CHÙA TRÚC LÂM
TRÚC LÂM TỰ ( 竹林寺如是舍利塔 Trúc Lâm Tự Như thị Xá Lợi tháp);
S A Zhulin Buddhist Association
Address
151-155 May Tce, Ottoway, 5013 Australia
Telephone 08 8447 4022
Fax 08 8341 1435
Email zhulinsa.org@gmail.com
Website www.zhulinsa.org
12. CHÙA PHỔ ĐÀ
(ÚC ĐẠI LỢI TỊNH NAM HẢI PHỔ ĐÀ TỰ 澳大利亚南海普陀寺)
Nan Hai Pu Tuo Temple Of Australia Inc.Lot 201, Main South Rd, Myponga
SA: 5202 Australia
Int'l ph: +618 85563168 Fax: +618 85563128
Int'mob: +61 452587613 or +61 451955529
Nan Hai Pu Tuo Temple Of Australia Inc.tọa lạc cách thành phố Adelaide 50km. Rộng 137 ares, dài 3 km theo bờ biển.
13. WAT LAO
Wat Lao
Address: 44 Stebonheath Road Kudla SA 5115
Tradition: Theravada, Lao
Affiliation: Lao Association of S.A. Inc.
Phone: (08) 8284 2885
Find on:
Teacher: Ven Sonmay
Tradition: Theravada, Lao
Affiliation: Lao Association of S.A. Inc.
Phone: (08) 8284 2885
Find on:
Teacher: Ven Sonmay
Wat Lao Melbourne
(03) 9872 4697
E. VICTORIA
14. VIỆN TARA
Tara Institute là học viện Phật giáo Tây Tạng, ở ngoại ô đông BrightonMelbourne chuyên dạy triết lý Phật giáo.Tháng ba năm 2010, lat ma, Venerable Geshe Doga
đến Uc, là giáo sư thường trú của Phật học viện từ 1984. Trường là
thành viên của Tổ chức Truyền thống Đại Thừa Bảo Thủ ( Foundation for
the Preservation of the Mahayana Tradition viết tắt là FPMT.),
tọa lạc tại số 3 Mavis Ave, Brighton East VIC 3187. Học viện khởi đầu ở
Melbourne năm 1974, do một số học viên đã dự khóa thiền ở Kopan Monastery -Nepal , sau gặp nhau tại một ngôi nhà ở North Fitzroy. Sau họ thuê khách sạn ở Carlton tên là Tara House của Lat ma Thubten Yeshe. Năm 1977 , họ đời đến Kew , và lập một trung tâm an dưỡng tại Noojee vào 1978. Giáo sư thường trù đầu tiên là Geshe Dawö đến năm 1980 với thông dịch viên là Kelsang Tsering. Theo lời khuyên của lạt ma
Thubten Yeshe năm 1981 họ mua một căn nhà cũ ở East St Kilda năm 1983. Vào năm 1987 nơi này trở thành quá nhỏ, nên phải mua toìa nhà khác ở Marillac House, nay là học viện Tara Institute.
Thubten Yeshe năm 1981 họ mua một căn nhà cũ ở East St Kilda năm 1983. Vào năm 1987 nơi này trở thành quá nhỏ, nên phải mua toìa nhà khác ở Marillac House, nay là học viện Tara Institute.
Lama Yeshe
Venerable Geshe Doga
15. WAT THAI NAKORN
Wat Thai Nakorn
Address: 489 Elgar Road, Box Hill, VIC 3128 Vic Tradition: Theravada, Thai
Affiliation: The Melbourne Thai Buddhist Temple Inc
Phone: (03) 9899 0883
E-mail: watthaimelbourne@gmail.com
Website: http://www.watthaimelbourne.com.au/?type=home
16. CHÙA QUANG MINH
Quang Minh Buddhist Temple
Address: 18 Burke St, Braybrook Victoria 3019, Australia
Phone:+61 3 9312 5729
F. TÂY ÚC ( WESTERN AUSTRALIA)
17. TU VIỆN BỒ ĐỀ (BODHINAYAN MONASTERY)
Tu viện này thuộc Phật giáo nguyên thủy theo truyền thống Thái Lan sống trong rừng, tọa lạc tại Serpentine, cách đông nam Perth, Australia. 60 phút. Lãnh đạo tinh thần là ngài Ajahn Brahmavamso Mahathera, cũng gọi là Ajahn Brahm, sinh ở Peter Betts ( London, United Kingdom ) vào 7 tháng 8- 1951.Năm 1960s, ông tốt nghiệp bằng Vật Lý lý thuyết (theoretical physics ) đại học Cambridge. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy trung học rồi du lịch Thái Lan và trở thành sư. với pháp danh Ajahn Chah của phái Bodhinyana Mahathera. Bodhinyana là một chi nhánh tu viện truyền thống của Ajahn Chah cho đến năm 2009 có mục đich đào tạo tăng sinh..
Bodhinyana Monastery
Address
216 Kingsbury Drive, Serpentine, Western Australia, 6125
Phone
(08) 9525 2420
Fax
(08) 9525 3420
Tradition/Linage
Thai Forest Tradition
Teacher/Leader
Ven. Ajahn Brahmavamso
H. BẮC ÚC
18. TỔ CHỨC TỪ TẾ
Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation. ( Tzu Chi,慈濟人道援助會. (TIHAA). DaaiTech. (English). 大愛感恩科技. (繁體中文). Copyright © 2011 Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation.
Đây là một tổ chức từ thiện quốc tế do sư bà Cheng Yen,
Đài Loan, sáng lập ngày 14-5-1966 do ảnh hưởng tư tưởng của đại sư Ấn
Thuận là thầy của sư bà. Tổ chức này cò chi nhánh ở 47 quốc gia. Toi63
chức cứu trợ người nghèo, thất nghiệp, dạy học...
Tổ chức này có mặt tại Úc châu ở các vùng Perth, Sydney, Brisbane
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 281
TRUNG QUỐC HỖN LOẠN= THƠ SƠN TRUNG = VIỆT CỘNG
TRUNG QUỐC HỖN LOẠN
TRUNG QUỐC ĐANG SỐNG TRONG HỖN LOẠN??
Sản phẩm Trung Quốc muốn đầu độc cả thế giới thì nay chính nguời dân cuà họ đã sống trong hoảng loạn và cố chạy thoát sang những nuớc khác và tuyệt đối không dùng những sản phẩm mà chính nuớc họ sản xuất. Gậy ông thì đập lưng ông.
Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30% so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:
1, Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm đặc biệt là nhiễm chì, a-xít và các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua, hậu quả của sự phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất và trên các sông hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ còn có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.
Trung quốc trên bờ vực thảm họa sinh thái
Sau khi báo chí đăng tải về lợn chết đổ vứt ra sông, rồi vịt và sau cùng là hình ảnh hàng loạt cá chết đặc trên các hồ thì những lời cảnh cáo này trên các Blog càng lan nhanh hơn bao giờ hết. Chính quyền Trung quốc đang lúng túng không biết sẽ làm gì để trấn an dân, hầu như là bất lực.
2, Lý do thứ hai là ô nhiễm khí thở của con người từ hai phía: Đó là từ khí thải ở các nhà máy, các công trường xí nghiệp thải ra. Người ta đo lượng Các-bon-nic và các chất độc trong không khí đã đến mức báo động đỏ, nồng độ đậm đặc khiến cho những người khỏe biến thành người bệnh, nhiều người bị bệnh như hen xuyễn hay phổi nhất là trẻ em và người có tuổi bị tử vong nhiều trong mấy năm qua và nhất là những năm gần đây. Nhưng thảm họa đến nữa là do các trận bão cát do sự sa mạc hóa đang tràn đến các thành phố.
3, Tình trạng này cùng với vấn đề chính trị, xã hội thiếu minh bạch, công bằng đã khiến đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc và nay khi có dấu hiệu các quốc gia này thấy không thể nhận thêm người vào nữa thì họ và nhiều người lưng vốn ít hơn đã đổ vào các nước Nam Mỹ, Capuchia, Lào và có xu hướng cả Việt nam nhưng trên danh nghĩa các nhà đầu tư làm ăn. Họ mang theo cả gia đình, anh em họ hàng thậm chí cả dòng họ.
4, Không còn ai ở Trung quốc dám ăn các loại hoa quả và sữa, thịt từ chính Trung quốc làm ra vì các thứ đó độc hại va nguy hiểm cho con người. Như báo chí châu Âu và Mỹ , Úc v.v… mấy tuần qua liên tục đăng bài cảnh báo việc người Trung quốc ra sức gom sữa trên khắp các cửa hàng ở châu Âu và các quốc gia phương Tây để đưa về Trung quốc và nay cả quả tươi vì những người có chút tiền ở Trung quốc không dám ăn quả tươi, thịt lợn, gà, vịt và uống sữa, sản phảm làm ra tại chính quốc gia mình. Người ta cho rằng những sản phẩm sữa Trung Quốc vẫn chưa khôi phục được niềm tin người tiêu dùng sau vụ tai tiếng năm 2008 nay chẳng những chưa ngưng mà có khả năng kém phẩm chất và độc hại cao hơn vì không tin vào sự minh bạch của các thông tin nhà nước đưa ra. “Các siêu thị hay những nơi bán lẻ mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán,” ông Richard Dodd cho biết. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức sang Trung Quốc.
Những tuần qua, các siêu thị tại Anh quốc đã phải dán thông cáo yêu cầu khách hàng không mua nhiều hơn hai hộp sữa một lúc để đảm bảo nguồn cung cấp cho những người khác. Nhiều người tiêu dùng tại Anh cho biết họ để ý thấy có tình trạng khan hiếm sữa tại các siêu thị và phải đi nhiều nơi mới mua được nhãn hiệu mình thường dùng.
“Vào Chủ Nhật, chúng tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào từ Asda hay Tesco, chúng tôi đã phải tới Sainsbury’s,” bà Lyn Patterson nói với Reuters.
Hãng thực phẩm của Pháp Danone, công ty sản xuất sản phẩm sữa Aptamil nói hiện đang phải tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng bất thường này.
“Chúng tôi hiểu nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ những đợt xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn tìm kiếm nhãn hiệu sữa phương Tây cho con cái mình,” công ty này nói trong một thông cáo. iá hoa quả tươi ở các chợ và siêu thị ở châu Âu tăng cao gấp rưỡi và nhiều hoa quả đặc sản cũng không thấy có để bán nữa. Nhiều người đã kêu gọi chính phủ phải có biện pháp ngăn chặn ngay nếu không sẽ là vấn nạn. Đến nay cả quả tươi bị người Trung quốc gom mua đóng hòm mang về nước để phục vụ với hơn tỷ người thì khối lượng nhập về sẽ càng ngày càng cao hơn... Tại Việt nam các lái buôn cá, thịt, gạo tạp pí lù người Trung quốc đã có mặt trên các thị trường Việt nam để gom hàng mang về bên kia biên giới hay qua các ngã đường biển và hàng không. Đổi lại họ chuyển sang Việt nam các hàng mà người Trung quốc lo sợ độc hại không dám dùng nhưng cho thêm các thuốc hãm độc hại để giữ lâu không héo.
Như thế, độc hại lại càng kinh khủng hơn. Như báo chí đăng tải là lòng
lợn, chân gà, nạm bò v.v… những thứ khoái khẩu của người Việt và hầu như
được mang vào trong tình trạng bị hối thối và đang bị phân hủy. Phương
thức vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và nay cả bằng cả đường hàng
không nữa, thật là nguy hiểm hết chỗ nói. Nên tỷ lệ người dân bị bệnh
ung thư đang tăng cao ở quốc gia này. Vơ vét hàng mang về là “Siêu lợi
nhuận” Một sản phẩm sữa chỉ với giá 10 bảng Anh được bán với giá cao gấp
ba lần ở thị trường Trung Quốc, Reuters cho biết. Chính quyền Hong Kong
đã phải hạn chế số sữa người dân Trung Quốc được mang về lục địa sau
khi tình trạng mua gom đẩy giá và gây khan hiếm sữa tại đây. Một doanh
nhân người Trung Quốc nói với Sky News rằng ông mua sữa từ các siêu thị
và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung Quốc.
“Tôi mua với giá 7 đến 9,5 bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5
bảng,” ông này nói. Ông này cũng cho biết người Trung Quốc gom sữa dưới
nhiều hình thức khác nhau: “Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch
được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những
công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường
ở London hay Portsmouth. Họ mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho
siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 bảng.”
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Junqi Yang, người dân tỉnh Quảng Đông, Trung
Quốc cũng cho biết các dịch vụ giao hàng, cho thuê kho tại đây đang rất
phát triển nhờ sữa nhập từ nước ngoài. Trung Quốc là nước có ngành công
nghiệp sản xuất sữa khá phát triển. Tính đến nay, ngành công nghiệp này
có giá trị khoảng 30 tỷ đôla, với mức tăng trưởng thường niên trên 20%
kể từ năm 2000. Theo ông: “Nhiều người Trung Quốc ở đây thà trả giá cao
còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tình mạng của con cái mình
khi dùng sữa nhãn hiệu Trung Quốc.” Trung quốc gần đây đã ra sức trấn an
người dân rằng các sản phẩm sữa tại Trung Quốc là an toàn và được kiểm
nghiệm chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp thiếu hiệu quả tại đây
đang vẫn là một vấn đề lớn. Vấn đề là ở chỗ người dân Trung quốc đang
thấy bất an và tình trạng nay đã trở nên hoảng loạn khó thể trấn an được
nữa. Người ta thấy ngay các quan chức thì gia đình nào cũng đưa con cái
ra sống ở nước ngoài và bản thân họ cũng chỉ cần vơ thêm khẩn trương
chút nữa là cũng biến mất lúc nào nhà nước cũng không thể biết.
Tuơng lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm đạm từng ngày và phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế. Như chính người Trung quốc nói: “Không thể kiểm soát được nữa, đầu hàng thôi! Nếu tôi có khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng đi. Cái cột điện còn muốn dời đi nữa là con người?”
Nguồn : Bản tin của GS Tương Lai Được đăng bởi Luson Quelam vào lúc 23:40
Tuơng lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm đạm từng ngày và phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế. Như chính người Trung quốc nói: “Không thể kiểm soát được nữa, đầu hàng thôi! Nếu tôi có khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng đi. Cái cột điện còn muốn dời đi nữa là con người?”
Nguồn : Bản tin của GS Tương Lai Được đăng bởi Luson Quelam vào lúc 23:40
SƠN TRUNG * TÌNH XA CÁCH
TÌNH XA CÁCH
Lòng anh như giếng sâu
Chất chứa bao nỗi sầu
Tâm anh như biển động
Ngày đêm muôn đợt sóng dạt dào.
Em như một vì sao trên trời
Ta say đắm nhìn em không thôi
Đất và Trời muôn trùng cách biệt
Một tình yêu lạnh lẽo rã rời!
Em như những áng mây
Ta đã yêu em bao nhiêu tháng ngày
Ngọn lửa trong ta vẫn rực cháy
Dù cho mây trắng tháng ngày bay,
Em như chiếc thuyền trên biển khơi
Ta như con chim bói cá lẻ loi
Nó kêu than khi thấy thuyền khuất bóng,
Em đi về đâu? Ta ra sao ngày mai?
Anh yêu em, em có thấu tình anh ?
Giữa đôi ta là núi đỏ , biển xanh
Nghìn năm chưa một lần ôm ấp
Làm sao vượt qua những Vạn Lý Trường Thành?
SEPARATE LOVE
Like a wild well in the forest
My soul has a misery
My soul also like the wide sea
Day and night, the weaves never rest
You are the star in the dark night
You are so beautiful and bright
But Heaven is separated from the Earth
So our love is cold and not tight.
You are the clouds in the sky
For many years I have loved and admired
But my passion has not been tired
Although the clouds fly and fly
You like the boat on the sea
I am a Kookaburra on the tree
It cries when the boat disappeared,
Where do you go? What I will be?
I love you , do you love me?
Between us the mountain and the sea
We don't have a close minute at all
How do we pass the Great Wall?
HUỲNH NGỌC TUẤN * THẾ TÀU CHÌM
Tàu Đang Chìm – Huỳnh Ngọc Tuấn
Đăng trong: Tháng Chín 13, 2013 | Tác giả: muoisau | Filed under: Human Right | Tags: Phân Tách |1 Comment »
Rate This
Bài Đọc Suy Gẫm: Tàu Đang Chìm hay “Thế Nước Từ Lòng Dân”, tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Đắc Kỷ Trụ Vương, hình từ Wikipedia Chu Vũ vương sai người đi quan sát động tĩnh của triều đình vua Trụ.
Người quan sát trở về bảo: Triều đình nhà Thương đã loạn rồi.
Vũ vương hỏi: Loạn đến mức nào?
Người quan sát đáp: Người tốt thì không thấy mà người xấu thì đầy đường. Vũ vương nói: Vẫn chưa phải là thời cơ đã đến.
Người quan sát đi sang nước Thương, ít lâu sau về bảo:
– Thương triều càng loạn.
Vũ vương hỏi: Loạn đến mức nào ?
Người quan sát đáp: Những người hiền đức đều phải bỏ trốn.
Vũ vương nói: Vẫn chưa phải là thời cơ đã đến.
Người quan sát quay lại nước Thương một lần nữa. Ít lâu về bảo rằng: Thương triều loạn lớn rồi.
Vũ vương hỏi: Loạn đến mức nào?
Người quan sát đáp: Dân chúng oán ghét thâm gan tím ruột mà không ai dám hé răng.
–Vũ vương vỗ tay cười nói: Đã đến lúc rồi đó.
Chu Vũ vương tìm đến ông Lã thái công bàn mưu phạt Trụ
Lã thái công bàn:
– Tiểu nhân đầy đường thì nhân mạng
rẻ rúng, người hiền trốn chạy thì kỷ cương bắt đầu tan vỡ, dân oán mà
không dám oán than là chính trị hà khắc đã quá mức, ta đem binh mà đánh
sẽ thắng lớn.
Chu vũ vương điểm trên ba ngàn tinh
binh tiến đánh nhà Thương, thế như chẻ tre, vài ngày bắt giết được Trụ
vương, tiêu diệt nhà Thương…
***
Xét tình hình
chế độ CS hiện nay chẳng khác gì nhà Thương trước đây, người hiền tài
muốn bỏ nước ra đi, tiểu nhân đắc chí hoành hành làm xã hội nhiễu
nhương, chính trị độc tài hà khắc không có đối lập, xã hội dân sự bị đàn
áp, người dân sống trong sợ hãi chỉ lo tìm miếng ăn không màng quốc sự,
đất nước an nguy mặc kệ coi như không phải việc của mình, đến đâu thì
đến. Nguyên khí quốc gia đã suy vong đến cùng kiệt, xã hội chết lâm sàng
vì độc tài, tham nhũng, bất công và nghèo đói lạc hậu, thế hệ trẻ không
có tương lai không lý tưởng phục vụ quốc gia dân tộc vì không coi quốc
gia dân tộc là của mình chỉ sống bằng hiện tại, não trạng thực dụng ấu
trỉ . Tầng lớp lãnh đạo thì sống xa hoa phè phỡn, coi khinh dân chúng
như cỏ rác, biến quân đội ( lực lượng bảo vệ quốc gia, quyết định sự an
nguy của dân tộc và đất nước) thành gia nô cho đảng CS.
Đảng CS coi đất
nước này như của riêng mình thì làm sao người dân có ý thức bảo vệ quốc
gia, sống và làm việc để phụng sự dân tộc vì một lẽ dể hiểu không ai
muốn cống hiến tài năng và xương máu để bảo vệ cái không thuộc về mình,
chỉ là bị bắt buộc trong một tình thế nào đó mà thôi.
Danh dự quốc
gia và lòng tự hào dân tộc bị xói mòn đến mức phá sản nên mới có những
hiện tượng người phụ nữ đi làm điếm khắp nơi nào có thể, công nhân xuất
khẩu lao động bỏ trốn không muốn về nước, ai cũng nghĩ và hành động vì
chính mình mà không hề nghĩ đến thể diện quốc gia dân tộc.
Lãnh đạo thì
hành xử vô liêm sỉ, chính sách đối ngoại mơ hồ nhận thù làm bạn, đem
chiêu bài 16 chữ vàng và 4 tốt chụp lên đầu cả dân tộc, biến 85 triệu
dân thành một bầy cừu, tầng lớp trí thức thì chỉ biết ăn theo đảng cầm
quyền mà không ý thức vai trò cao quý của mình trong xã hội.
Hội nghị
Thành Đô 1990, từ trái Lý Bằng, Giang Trạch Dân -Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng
(phải).«16 chữ vàng» và «láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối
tác tốt», trên thực tế là Tà quyền Việt cộng chịu sự phụ thuộc về nhiều
mặt đối với Trung cộng. Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu! Hình dưới: Chủ tịch nước chạy sang tàu năm 2013 để làm gì?
Tầng lớp
trí thức cũng vàng thau lẫn lộn, những người có thực tài, thực học cũng
ngang bằng (thường thường là lép vế ) so với những quan chức xài bằng
giả, “học giả”. Trí thức bị đối xử như gia nô của đảng, phải quỵ lụy để
được tiến thân, trí thức chỉ biết sống vì cơm áo, trí thức bị làm nhục
thì tìm đâu ra nhân tài hào kiệt để dẫn đạo nhân dân.
Đảng CS giành
lấy vai trò độc tôn lãnh đạo, biết lòng dân không phục đảng dùng nhà tù,
công an và quân đội để khuất phục dân, khủng bố dân bằng nhiều thủ đoạn
cả tinh vi lẫn thô thiển khiến người dân căm giận nhưng không dám hé
răng phản kháng, lâu dần gần 70 năm ở miền Bắc và 38 năm ở miền Nam VN,
đảng CS đã biến một dân tộc anh hùng thành một bầy cừu ngoan ngoãn nhẫn
nhục, điều này giúp cho đảng CS yên vị trên ngai vàng nhưng đã hủy diệt
hào khí quốc gia và niềm tự hào dân tộc, mà hào khí quốc gia và niềm tự
hào dân tộc là hai cột trụ để bảo vệ đất nước và chấn hưng dân tộc, CSVN
đã đi theo lộ trình của thực dân Pháp nhưng tàn bạo và hà khắc hơn rất
nhiều.
Chính vì vậy mà
nguy cơ bị cuốn vào quỹ đạo của Trung hoa là khó tránh được vì một dân
tộc một đất nước nhu nhược cầm đầu bởi một đảng cầm quyền không có viễn
kiến không có mưu lược, không có tâm thức và ý chí phục vụ đất nước và
cực kỳ tham nhũng, thực dụng thì làm sao có thể tham gia vào cuộc chơi
quốc tế đầy rủi ro?
Thế giới là một
trường đua, không ai đợi ai, không ai nhường ai, sự thất bại của dân
tộc này là cơ hội thành công cho dân tộc khác, chỉ cần chậm chân, sai
lầm là phải trả giá, bị vượt qua và chịu thiệt thòi.
CSVN chỉ chạy
theo những con số ảo, những thứ danh hão nhằm mục đích tuyên truyền mỵ
dân để biện hộ và tìm kiếm sự chính danh và chính đáng cho một đảng cầm
quyền độc tôn, độc đoán không được lòng dân như :
– Bằng mọi giá CSVN chiếm cho được vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới (nhưng chưa được).
Ai cũng biết
rằng xuất khẩu gạo không mang lại nhiều ích lợi cho quốc gia. Bằng chứng
cụ thể là người nông dân trở nên nghèo hơn từ vị trí số 1, số 2 này,
người nông dân cần giá lúa cao hơn để có thể tiếp tục sản xuất.
– Hiện nay chế
độ CSVN có số Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ nhiều nhất Đông nam Á, tính bình
quân theo đầu người số lượng Giáo sư ,Tiến sĩ, Thạc sĩ xếp vào hạng
nhiều nhất thế giới?!.
Điều này không
làm thế giới nể phục chỉ tạo nên sự mỉa mai và cay đắng cho dân tộc khi
người cải tiến chiếc máy cắt cỏ thành máy gặt lúa lại là một nông dân!
Chưa bao giờ trong lịch sử, người VN cảm thấy tủi nhục như ngày hôm nay!
Thứ trưởng Y-tế nước CHXHCNVN chức thiệt mà bằng giả. Blog 16
CSVN đàn áp mọi
ý tưởng và hành động muốn thay đổi sang thể chế dân chủ để đưa đất nước
thoát khỏi bế tắc, họ ngụy biện rằng “dân chủ sẽ dẫn đến hỗn loạn” như
Thái lan, như Đông Âu trước đây.
Nhưng ngày hôm
nay Đông Âu đã phát triển ngoạn mục và bền vững, Thái lan cũng đã ổn
định và phát triển tốt đẹp hơn thì họ không nói gì về điều này!?.
CSVN biện minh
rằng VN cần sự ổn định để phát triển kinh tế, nhưng hiện nay tình hình
kinh tế sa sút, khủng hoảng, thất nghiệp tràn lan và không có một cơ may
nào để thoát khỏi trong những năm sắp tới thì họ lờ đi.
Nhìn thấy sự bế
tắc trong lộ trình và chiến lược giữ nước và phát triển lâu dài , nhóm
72 Nhân sĩ trí thức đã góp ý để sữa đổi Hiến pháp sang thể chế dân chủ,
Hội đồng Giám mục VN, Giáo hội PGVN thống nhất, Giáo hội PGHHTT đều có
cùng một đòi hỏi, một ý chí …v v..
Đặc biệt là
những người trẻ chủ xướng Tuyên ngôn công dân Tự do đã thể hiện lòng dân
hiện nay , nhân dân VN đã gởi đến đảng CS một Thông điệp rất rõ ràng và
mạnh mẽ chưa từng thấy rằng: Chúng tôi muốn đất nước đi theo con đường
Dân chủ, có tự do chính trị, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí,
tự do biểu tình và lập hội. Nhân dân muốn hành xử quyền làm chủ đất nước
và vận mệnh của mình bằng quyền lực của lá phiếu để thay đổi chính phủ.
Nhưng cho đến
nay đảng CSVN vẫn bỏ ngoài tai những nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng
đó, họ còn dùng những thủ đoạn lố bịch để biện minh cho thái độ ngoan cố
bất chấp lòng dân.
Hình ảnh gia đình tác giả bị đảng, nhà nước gây nhiều trò bẩn, hèn hạ!
Huỳnh Khánh Vy và con mới sanh phải liên tục di chuyển nhà cửa vì bị nhà nước sai côn an, côn đồ làm khó dễ khắp nơi. Hình dưới: Quăng cứt đái bẩn thỉu vào nhà lúc đêm khuya.
CSVN đang
chơi một nước cờ liều lĩnh, họ vẫn cố bám quyền lực và đi ngược lòng dân
khi biết rằng lịch sử đã nhiều lần chứng minh một nguyên tắc “Dân chính
là nước, nước có thể nâng thuyền và nước có thể lật thuyền”.
Những người CS
cấp trung và cấp thấp là một bộ phận của nhân dân , họ có những quyền
lợi tương đồng với đại chúng . Điều này giúp họ dễ dàng hội nhập với
phong trào quần chúng để cô lập ban lãnh đạo đảng CSVN là Bộ chính trị
và Trung ương đảng.
Người nào đứng
về phía nhân dân thì tương lai sẽ mở cửa ra với họ, còn ai chống lại
nhân dân là tự sát vì những ủy viên Bộ chính trị và Trung ương đảng có
hàng trăm triệu đến vài tỷ dola nên họ có cơ hội để đào thoát sang một
nước Châu Phi nào đó hy vọng tránh được sự trừng phạt của nhân dân và
luật pháp (chỉ là hy vọng thôi), còn những đảng viên không có những điều
kiện đó phải ở lại và chung sống cùng nhân dân, nếu gây tội ác chẳng
khác nào tự đào hố chôn mình để phục vụ kẻ khác.
Lòng dân chính là ý trời không ai có thể chống lại được.
Đó là luận thế
lúc thời bình, còn một khi thế giới và khu vực có biến thì sẽ là thảm
họa cho đảng CS và tất cả những đảng viên ăn theo vì lúc đó mọi việc đã
quá muộn, mọi cơ hội đã mất.
Lòng dân tạo nên thế nước là vậy.
© Huỳnh ngọc Tuấn
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
ĐỖ DUY NGỌC * CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY
CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY
V. HUY . Han la ai?
Hắn
tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy, vốn
là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến sĩ,
từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong triều
vua gì
đó của nhà Nguyễn.
Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về nước tham gia đánh giặc.
Lý lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được.
Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về nước tham gia đánh giặc.
Lý lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được.
Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là bằng thật.
Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.
Tôi gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản - theo mọi người chung quanh bảo thế - nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau. Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.
Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.
Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường.
Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.
Hắn là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường. Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng.
Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi, nghe không khác gì Putin.
Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng tiếng Pali và nói thông thuộc tiếng Khmer.
Không biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là thằng ma – cà - bông.
Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục.
Bất cứ vấn đề gì hắn cũng có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn có thể lấy giải nhĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho đến các triết gia cận đại.
Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa.
Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm. Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Quý.
Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể l à người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!
Theo những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.
Cách đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chận lại vì hải quan không cho mang cổ vật ra khỏi nước.
Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi ok ngay.
Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả.
Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đến ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào.
Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan.
Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?
Có lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó. Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ.
Hắn chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diển giả và người giáo sư nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.
Hắn chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ - hoa huệ trắng- cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông minh và rất có trình độ.
Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con gái rượu của đại sứ Vệt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết.
Nàng đau khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.
Khi tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…..
Hắn xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê.
Hắn gom mấy đứa trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi, sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy. Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái, gật gù: điên, điên, đúng là điên.
Tối hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho ly sữa tươi. Em cave nhìn hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện ngay.
Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ.
Hắn uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp tiền, bảo:
- vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm cho đời thêm tươi.Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng lặng rời ghế, đi về.
Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly kỳ hơn, kéo dài mấy tháng trong giới cave, sau này trở thành giai thoại, báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là tỷ phú đóng vai kẻ nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa khóc, chẳng ai hiểu tại sao?
Hắn lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi. Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một chung cư tại quận tư.Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên môi phảng phất nụ cười. Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng.
Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ.Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng. Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai.
Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.
Ba hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, than xác hắn đã thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.
Hắn viết:
“ Gởi anh.
Đã đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc đời này, quá khứ cũng như tương lai.
Anh ở lại hãy sống vui.
V.Huy
Tái bút: Tôi nhờ anh đến địa chỉ…lấy một số vật dụng của tôi và đốt tất cả giúp tôi. Đốt hết và đừng giữ lại gì. Cám ơn anh.
Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”
Tôi đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến sững sờ.
18 cuốn nhật ký hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.
72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.
4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.
3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh.
2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp.
43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.
12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.
5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt.
3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Pali.
1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha.
8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ.
1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen ngợi.
Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.
Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.
Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ.
Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “
1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen ngợi.
Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.
Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.
Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ.
Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “
DODUYNGOC
PHAN VĂN CHO * ĐI CHỢ TÍNH TIỀN
Ảnh PVC
từ tủ sách GĐ
" Đi chợ
tính tiền "là
một bài ca dao
lục bát.
Bài đã
được in làm
Bài HọcThuộc
Lòng cho học
sinh lớp "sơ
đẳng" (tức lớp
3) trong sách
Quốc Văn Giáo
Khoa Thư năm
1948. Bài thơ
kể chuyện một
người phụ nữ
đi chợ về,phải
trình bày minh
bạch ,rõ ràng
việc chi tiêu
với chồng.
Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý như rứa,đồng thời nêu bật tính đảm đang,khéo vén của người phụ nữ xưa....sau đó yêu cầu học sinh học thuộc.Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ,có lẽ vì thời thế đã khác (Khoảng năm 1958,chưa được vào trường công lập,người viết học với Ông giáo... ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn,không biết có phải là thân sinh của nhà văn Hải Triều không?)đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.
Đã hơn năm mươi năm, bây giờ người học trò xưa đang ngồi ôm tóc trắng... một ngày mưa ngồi buồn chợt nhớ thầy đồ nơi xóm cũ ngày xưa chừ không còn, nhưng bài thơ vẫn còn đọng mãi trong đầu của bài Học thuộc lòng thửa ấy.Bèn tìm giấy giải thử.
Ngay câu thơ đầu tiên đã gặp ngay vấn nạn."Một quan tiền tốt mang đi".Một quan là bao nhiêu? Quan là đồng tiền cổ,những người muôn năm cũ giờ không còn,biết hỏi ai đây? Chợt nghe vang vang trong đầu một bài nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng:
Một quan
là sáu trăm
đồng.
Chắt
chiu tháng
tháng cho
chồng đi thi.(Thơ
của Nguyễn
Bính).
Vận dụng cả 4
phép tính cộng
trừ nhân
chia,đảo xuôi
ngược,lên
xuống...mãi
vẫn không đủ
600 đồng cho
một quan
tiền!
Lại phải đi tìm trong lịch sử.Trong một ngàn năm Bắc thuộc,dân Việt không có đồng tiền riêng . Mãi đến sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ,dân Việt vẫn còn dùng đến đồng tiền của phương Bắc. Đến năm 968,Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân ,lên ngôi hoàng đế với đế hiệu Đinh Tiên Hoàng,niên hiệu Thái Bình. Năm 970 nhà vua đã cho đúc những đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo.Đây chính là những đồng tiền đầu tiên của người Việt.Từ đó tiếp đến những triều đại sau đều theo .
Đơn vị để tính tiền xưa gồm có :quan,tiền ,đồng.Mỗi quan có giá trị là 10 tiền,mỗi tiền bằng bao nhiêu đồng tùy theo quy định của mỗi thời đại.Theo sử sách giá trị đồng tiền các thời đại như sau:
1/ Năm 1225,vua Trần Thái Tông định phép dùng tiền.1 quan bằng 10 tiền.1 tiền bằng 70 đồng.
2/ Năm 1428 vua Lê Thái Tổ cho đúc tiền Thuận Thiên.1 quan bằng 10 tiền.1 tiền bằng 50 đồng.
3/ Năm 1439,vua Lê Thái Tông quy định 1 quan bằng 10 tiền ,1 tiền bằng 60 đồng.
Như vậy
1
quan=10
tiền=600 đồng.
Từ đó các triều đại về sau,mỗi khi đúc một loại tiền mới đều theo tỷ lệ này,cho đến cuối triều Nguyễn năm 1945. Chỉ có tên đồng tiền là thay đổi theo tên hiệu.
Năm 1905, chính quyền bảo hộ Bắc kỳ cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm. Loại tiền này mặt trước in chữ Pháp, mặt sau ghi chữ Hán, có giá trị tương đương các loại tiền đồng như Gia Long Thông Bảo, Minh Mệnh Thông Bảo, Thiệu Trị Thông Bảo và Tự Đức Thông Bảo.
Trong
những đời vua
sau của nhà
Nguyễn còn có
thêm hai đồng
tiền khác là
Khải Định
Thông Bảo và
Bảo Đại Thông
Bảo, hai loại
tiền này không
đúc như những
đồng tiền xưa
mà được dập
bằng máy dập
nhập từ nước
Pháp.
Đến đây chắc chắn là bài toán ẩn bên trong bài ca dao đã giải được. Ghi lại như sau, bên phải là các phép tính đã giải.
ĐI CHỢ TÍNH TIỀN
Một
quan tiền
tốt mang
đi,
600
Nàng mua những gì chàng tính chẳng ra.
Thoạt tiên mua ba tiền gà, 3x60 = 180
Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu. 60+30+3 = 93
Nàng mua những gì chàng tính chẳng ra.
Thoạt tiên mua ba tiền gà, 3x60 = 180
Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu. 60+30+3 = 93
Trở
lại mua sáu
đồng cau,
=
6
Tiền
rưỡi miếng
thịt, giá rau
mười đồng.
(1,5x60)+10
=
100
Có gì mà tính chẳng thông?
Có gì mà tính chẳng thông?
Tiền rưỡi gạo
tẻ,sáu đồng
chè tươi.
60+30+6
=
96
Ba mươi đồng rượu chàng ơi, = 30
Ba mươi đồng mật, hai mươi đồng vàng. 30+20 = 50
Hai chén nước mắm rõ ràng,
Hai bảy mười bốn,kẻo chàng hồ nghi. 2x7 = 14
Hăm mốt (21) đồng bột nấu chè, = 21
Mười đồng nải chuối, chẵn thì một quan. = 10
Ba mươi đồng rượu chàng ơi, = 30
Ba mươi đồng mật, hai mươi đồng vàng. 30+20 = 50
Hai chén nước mắm rõ ràng,
Hai bảy mười bốn,kẻo chàng hồ nghi. 2x7 = 14
Hăm mốt (21) đồng bột nấu chè, = 21
Mười đồng nải chuối, chẵn thì một quan. = 10
CỘNG
=
600
Trong
sách QVGKT,
bên dưới bài
học thuộc lòng
này có 3 từ
giải nghĩa,
ghi nguyên văn
như sau:
"GIẢI
NGHĨA: Tiền
tốt
=tiền tiêu
được.
Vàng
=đồ làm bằng
giấy cúng rồi
đốt đi.
Hồ nghi
=ngờ vực,không
biết rõ".
Những
giải nghĩa này
chỉ để giải
thích cho lớp
học trò tóc
còn để chỏm,
dễ hiểu,dễ
nhớ. Đi chợ
tất phải đem
theo tiền,
tiền phải có
giá trị trong
mua bán... là
chuyện đương
nhiên. Nhưng
sao gọi là tiền
tốt?
Một bài cao
dao được lưu
truyền, được
in trong sách
giáo khoa từ
lúc ra đời
(Bản in đầu
tiên năm 1927)
đến lúc cải
tiến thay đổi,
không lẽ vì bí
vần mà viết
vụng thế sao!
Thế là người
viết phải đi
tìm tiếp.
Có một giai thoại trong văn học về Bà Chúa thơ Nôm.Chuyện kể rằng Hồ Xuân Hương thiếu tiền bèn hỏi mượn của Chiêu Hổ 5 quan để tiêu tạm. Chiêu Hổ gởi tiền đến, đếm hoài vẫn chỉ thấy có 3 quan. Nữ sĩ bèn làm bài thơ trách người cho mượn tiền:
Sao nói rằng
năm chỉ có ba.
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt.
Nhớ hái cho xin nắm lá đa.
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt.
Nhớ hái cho xin nắm lá đa.
Chiêu Hổ họa lại:
Rằng gián thì năm,quý có ba.
Bởi người thục nữ tính không ra.
Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt.
Cho cả cành đa lẫn củ đa.
Trong
bài họa của
Chiêu Hổ có
chữ gián và
quý.Đây là cơ
sở dẫn người
viết đi tìm
tiếp. Đã "có
công tất
...chồng không
phụ", kết quả
đã tìm được:
Khoảng
thế kỷ 18,
dưới triều vua
Minh Mạng có
hai loại tiền
lưu hành. Đó
là tiền quý và
tiền gián, tỷ
lệ như sau:
1quan quý =
600đồng. 1
quan gián chỉ
bằng 360 đồng.
Khi hỏi
mượn tiền, Hồ
Xuân Hương chỉ
nói mượn 5
quan, không
nói là quan
gì. Gặp lúc
Chiêu Hổ chắc
cũng đang
thiếu nên chỉ
cho mượn số
tiền thấp
xuống, nhưng
vẫn đủ 5 quan:
Quan quý :
3x600 =1800
đồng
1800:360 = 5 quan gián
Giá trị của các loại tiền xưa như thế nào? Đây là những số liệu về lương tiền dưới triều vua Minh Mạng.
-Quan Nhất Phẩm lãnh mỗi năm 400 quan, 300 phương gạo, 70 quan tiền Xuân Phục, tức tiền áo quần.
-Quan Chánh ngũ phẩm, hàng tri phủ mỗi năm lương 40 quan, 43 phương gạo, 9 quan tiền Xuân Phục.
-Lính, thơ lại, phục dịch ...lương mỗi tháng 1quan tiền, 1 phương gạo.
1800:360 = 5 quan gián
Giá trị của các loại tiền xưa như thế nào? Đây là những số liệu về lương tiền dưới triều vua Minh Mạng.
-Quan Nhất Phẩm lãnh mỗi năm 400 quan, 300 phương gạo, 70 quan tiền Xuân Phục, tức tiền áo quần.
-Quan Chánh ngũ phẩm, hàng tri phủ mỗi năm lương 40 quan, 43 phương gạo, 9 quan tiền Xuân Phục.
-Lính, thơ lại, phục dịch ...lương mỗi tháng 1quan tiền, 1 phương gạo.
Đồng
quan ngày xưa
nó to thế.
Chẳng trách
người ta bỏ
...quan ra để
mua phẩm hàm
,chức
tước...để được
làm quan!
Chẳng trách
người phụ nữ "
thời xưa"(tên
khác của bài
thơ Trăng sáng
vườn chè) quên
cả thanh xuân,
gác tạm những
ẩn ức, dồn nén
để một ngày
chồng vinh qui
về làng...
cùng nhau trãi
trọn trong một
đêm trăng!
Qua
những số liệu
vừa tìm được,
ta có thể thấy
rõ bài ca dao
"Đi chợ tính
tiền" xuất
hiện sớm nhất
phải từ thời
Minh Mạng. Bởi
từ lúc này mới
có "Một quan
tiền TỐT"mang
đi. Tiền tốt
chính là tiền
quý, phân
biệt với tiền
gián có giá
trị thấp hơn.
Cũng thấy
được,người phụ
nữ trong một
buổi chợ quê
đã tiêu số
tiền bằng
lương tháng
một người
lính. Nhà nàng
chắc phải có
chuyện quan
hôn, kỵ giỗ
chi đây!
Thật
thú vị, để
giải bài toán
ẩn bên trong
bài ca dao, đã
phải đi loanh
quanh, lòng
vòng. Gặp
những bài thơ
hay, giai
thoại đẹp,
biết thêm vài
điều về lịch
sử... Nếu
không có
Internet chắc
gì người viết
đã giải được
bài toán ẩn
bên trong bài
ca dao cổ? Chỉ
nghĩ đến kho
sách phải lục
tìm, những thư
viện phải đi
đến... đã thấy
chồn chân
chẳng muốn
trèo !
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 281
Friday, October 28, 2016
THƠ SONG NGỮ= THƠ NGUYỄN KHÔI =TRUNG CỘNG = LÝ QUANG DIỆU
THANH THANH* THƠ SONG NGỮ
Thanh-Thanh cần liên-lạc với các thi-hữu:
Vũ Đình Trường (Hoa-Kỳ)
Trầm Tư Mặc (Hoa-Kỳ)
Vũ Thị SàiGòn (Hoa-Kỳ)
La Toan Vinh (Canada)
Minh Châu (Pháp)
Vân Hải (Pháp)
Ai biết xin làm ơn nhắn giùm.
CARL MINZNER * KINH TẾ-CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC
Trung Quốc Đang ở Điểm Giao Thời ? – Phần I
Điều gì sẽ trở thành tương lai của hệ thống chính trị độc tài Trung Quốc?
Bởi CARL MINZNER | ChinaFile
[*] Carl Minzner là Giáo sư Luật tại Đại học Fordham. Một chuyên gia về pháp luật và quản lý nhà nước Trung Quốc, Minzner đã viết nhiều về các chủ đề này trong cả tạp chí khoa học và báo chí đại chúng. Các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của ông đã xuất hiện trên tờ New York Times, Los Angeles Times, và Christian Science Monitor.
Ông đã từng là Cố vấn cao cấp của Ủy ban Đđiều hành Quốc hội về các vấn đề Trung Quốc. Ông cũng là một thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại về các vấn đề quốc tế năm 2006-2007, đồng thời là thành viên Ngành Giáo dục pháp lý liên kết Đại học Yale – Trung Quốc tại Học viện Xibei về Chính trị và Luật pháp ở Tây An, Trung Quốc. Ông cũng làm việc với tư cách cộng sự cấp cao tại McCutchen & Doyle (Palo Alto, CA), và một thư ký luật cho ông Hon. Raymond Clevenger của Tòa án Phúc thẩm Liên bang. Minzner có bằng cử nhân của Đại học Stanford, bằng M.I.A của Đại học Columbia về vấn đề quốc tế và công cộng, và một bằng Luật của trường Luật Columbia. [*]
Mai Xương Ngọc dịch
Nhiều người dự đoán rằng sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua chắc chắn sẽ dẫn đến tự do hóa dần dần. Tăng trưởng kinh tế được dự đoán sẽ tạo ra một chuỗi các sự kiện thay đổi, trước tiên là cho xã hội, sau đó đến luật pháp, và cuối cùng là chính trị.
Các sự kiện diễn ra dường như đã khẳng định những dự đoán trên. Khi chính quyền Trung Quốc mở cửa nền kinh tế vào cuối thế kỷ XX, họ cũng khởi động những cải cách sâu rộng đối với thể chế lập pháp và tư pháp của quốc gia.
Chính sách cải cách và mở cửa đã mang lại
cho Trung Quốc những thay đổi lớn chưa từng có, đưa Trung Quốc gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, những sự kiện trong thập kỷ vừa qua đã làm dấy lên những nghi vấn về các giả định đó. Từ năm 2000 đến năm 2011, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã nhiều hơn gấp 5 lần, tăng vọt từ 949 USD đến 5.445 USD. Nhưng chế độ độc đảng lãnh đạo vẫn còn nguyên vẹn dưới quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và chính quyền Trung Quốc đã quay lưng lại với nhiều cuộc cải cách tư pháp mà chính họ đã ban hành trong những năm 1980 và 1990.
Các luật sư đã phải chịu đựng những áp lực gia tăng. Các chiến dịch chính trị cảnh báo chống lại các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền đã lan tỏa trong các tòa án. Theo các chính sách mới ưu tiên hàng đầu cho “duy trì ổn định” (Weiwen), chính quyền trung ương đã ồ ạt tăng tài trợ cho các tổ chức ngoài khuôn khổ pháp luật nhằm mục đích chuyển hướng, hạn chế, và triệt tiêu sự bất bình của công dân.
Những chuyển đổi này đã bóp nghẹt các thể chế có khả năng giảm bớt bất mãn và khắc phục những yếu kém, đó là những cơ chế giữ vai trò quan trọng cho sự tiếp tục tồn tại lâu bền của Đảng Cộng sản Trung Quốc với tư cách là một chế độ độc tài. Những chuyển đổi này đã thúc đẩy tình trạng bất ổn xã hội, biến nỗi bất bình của công dân thành một làn sóng biểu tình đường phố thay vì thể chế hóa quyền tham gia về chính trị hoặc tư pháp.
Và việc này đã dẫn đến những lo ngại mới ở trung ương trước mối nguy hiểm do các cá nhân quan chức ĐCSTQ (ví dụ như vết nhơ Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh) tiếm chiếm một số thành phần trong bộ máy “duy trì ổn định” vì mục đích riêng. Chính xác là vì những lý do này, một số lượng ngày càng tăng gồm các quan chức, học giả và các nhà hoạt động đã kêu gọi chính quyền trung ương khôi phục lại các cải cách luật pháp đang bị suy yếu khi giới lãnh đạo kế tiếp nổi lên vào tháng 11 năm 2012.
Trung Quốc thực sự có thể đang ở điểm giao thời. Nhưng không rõ là nước này sẽ nghiêng về phía nào. Các nhà chức trách có thể khởi động lại cuộc cải cách luật pháp như là một phần trong chương trình chuyển đổi toàn diện về chính trị và thể chế. Hoặc họ có thể bác bỏ, gây rủi ro xảy ra rối loạn xã hội và chính trị lớn hơn. (1)
Trong những năm 1970 và 1980, chính quyền ĐCSTQ đã quay lưng lại với thập kỷ theo đuổi chủ nghĩa chính trị cực đoan và các chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa. Họ khởi động những cải cách pháp lý rộng lớn nhằm xây dựng những cấu trúc quản lý mới cho Trung Quốc.
Các quan chức đã mở trở lại các trường Luật bị đóng cửa trong thời kỳ xảy ra tình trạng hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Họ áp dụng trao đổi học thuật và chuyên môn để tích cực thu nhận các khái niệm pháp lý từ nước ngoài. Họ đã ban hành hàng trăm đạo luật và quy định mới, tạo ra một khuôn khổ toàn diện về luật dân sự, thương mại, hình sự và hành chính.
Chính quyền khuyến khích các phiên tòa xét xử theo các luật mới được ban hành, được nhìn nhận như là một nơi ưu tiên giải quyết các khiếu nại và tranh chấp dân sự hoặc thương mại thông thường. Trong năm 1989, chính quyền Trung Quốc thậm chí còn ban hành một bộ luật tố tụng hành chính cho phép những công dân bình thường có các quyền hạn chế nhằm kiện các quan chức nhà nước ra tòa.
Cải cách tiếp tục diễn ra trong suốt những năm 1990. Các quan chức chuyên nghiệp hóa bộ máy tư pháp, từ bỏ thông lệ tuyển dụng các cựu sĩ quan quân sự làm nhân viên tòa án. Họ loại bỏ các định nghĩa về luật sư như là “những công nhân pháp lý của nhà nước” và tư nhân hóa nghề luật sư. Đến đầu những năm 2000, các công ty luật quốc doanh của những năm 1980 đã mở lối cho sự bùng nổ các công ty tư nhân, trong nước cũng như nước ngoài.
Trong năm 1997, chính quyền trung ương đã thông qua “nhà nước vì pháp quyền” (yifa zhiguo) như là một khẩu hiệu cốt lõi của Đảng. Các sửa đổi hiến pháp diễn ra đồng thời hai năm sau đó. Cải cách pháp lý thậm chí nổi lên như một chủ đề trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, khi các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đồng ý khởi đầu các cuộc trao đổi hợp tác về cải cách tư pháp.
Theo lẽ tự nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thúc đẩy quyền lợi của họ thông qua những cải cách này. Về ý thức hệ, họ muốn có một nguồn chính danh khác để thay thế các nguyên tắc cách mạng của phe Mao-ít và giữ quyền cai trị. Trong thực tế, họ muốn có các cơ chế mới giúp giải quyết các xung đột xã hội gia tăng bởi sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng. Luật pháp, tranh tụng, và tòa án dường như chính là giải pháp.
Về mặt hành chính, lãnh đạo trung ương tìm kiếm những cách thức mới để giám sát các quan chức địa phương và phản ứng tốt hơn trước những nan giải về vấn đề người ủy thác – người đảm nhiệm diễn ra tràn lan nội trong bộ máy quan liêu. Họ cũng muốn thu thập những thông tin tốt hơn về các vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt ở trong nước. Việc cho phép công dân có quyền hạn chế để thách thức các quan chức địa phương thông qua các kênh tòa án, hoặc để bày tỏ ý kiến thông qua các kênh pháp luật, hứa hẹn sẽ giải quyết được những mối lo ngại đó.
Tương lai của cải cách luật pháp
Như học giả Andrew Nathan lưu ý trong năm 2003, những cải cách này sẽ giúp tăng cường sự ổn định nội bộ của nhà nước Trung Quốc. (2)
Họ thể chế hóa sự cai trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Họ chuyển những bất mãn phổ biến (liên quan đến những vi phạm quyền công dân hoặc lạm dụng chức quyền) vào trong những thể chế thuộc hệ thống chính trị hiện hành, thay vì cho các tổ chức cực đoan ngầm tìm cách lật hệ thống đảng – nhà nước.
Cải cách pháp lý cũng đóng góp vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại. Ví dụ các cuộc thảo luận về nhà nước pháp quyền với các chính phủ nước ngoài cung cấp môt diễn đàn chính trị dễ chấp nhận hơn để tranh luận về nhân quyền trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
Cải cách trung ương khuyến khích các công chức từ trên trở xuống đẩy mạnh hơn nữa thay đổi thể chế dưới ngọn cờ của nhà nước pháp quyền. Vào cuối những năm 1990, giới học thuật về luật của Trung Quốc cũng bắt đầu nóng với các cuộc thảo luận xung quanh chủ nghĩa hợp hiến và tính tối cao của hiến pháp (xianfa zhishang).
Năm 2001, Tòa án nhân dân tối cao (cơ chế tư pháp cao nhất của Trung Quốc) đã tiến hành một bước đột phá cho phép một tòa án tỉnh lẻ thực sự áp dụng hiến pháp (dù không có quyền tài phán) của Trung Quốc trong một trường hợp riêng lẻ. Một số tòa án địa phương đã bắt đầu mở rộng giới hạn quyền lực của mình, tuyên bố một cách độc lập về tính vô hiệu lực của các quy tắc và quy định địa phương trái với luật quốc gia. (3)
Các công dân áp dụng những phương thức mới để bảo vệ lợi ích riêng của họ. Những vụ tranh tụng dân sự và hành chính tăng lên. Nông dân sử dụng những lời lẽ nhà nước pháp quyền của chính quyền trung ương để thách thức những sách nhiễu và việc thu hồi đất đai bất hợp pháp ở địa phương.
Đến đầu những năm 2000, một đội ngũ luật sư công ích và các nhà hoạt động pháp lý (ví dụ như ông Chen Guangcheng) đã xuất hiện. Họ hợp nhất các vụ kiện công ích với những chiến lược truyền thông có hiểu biết để thúc đẩy cải cách sâu rộng hơn, và đạt được một vài thành công vang dội.
Năm 2003, sau khi một người nhập cư có tên là Sun Zhigang bị thiệt mạng dưới bàn tay của chính quyền thành phố Quảng Châu, ba học giả luật đã gửi một bản kiến nghị đến cơ quan lập pháp quốc gia để thách thức tính hợp pháp và hợp hiến của hệ thống hành chính tạm giam ngoài khuôn khổ pháp luật. Đồng thời, giới truyền thông rộng lớn đã tạo ra sự náo động dư luận về việc lạm dụng chức quyền trong trường hợp của ông Sun và những trường hợp tương tự. Đáng chú ý là chính quyền trung ương nhường bước – bãi bỏ toàn bộ hệ thống tạm giam trên toàn quốc. (4)
Phản ứng thuận nghịch
Mặc dù có những dấu hiệu khả quan và đáng hy vọng trong gần một thập kỷ trước, các quan chức đã quay lưng lại với những cải cách trước đó của họ. Một số lo ngại là hoàn toàn có thực. Những cải cách cuối thế kỷ XX được tạo ra để hướng các tranh chấp dân sự và thương mại vào các phiên tòa của tòa án địa phương. Nhưng vùng nông thôn Trung Quốc lại có nguồn lực hạn chế về pháp lý. Vẫn thiếu thẩm phán đã qua đào tạo và luật sư được cấp giấy phép.
Tòa án vẫn bị yếu kém về mặt thể chế và thường gặp khó khăn trong việc thực thi phán quyết của họ. Khi Trung Quốc bước vào thế kỷ XXI, những vấn đề như vậy dẫn đến đối đầu công khai giữa các tòa án địa phương và người dân bị thiệt hại đòi công lý, cũng như việc tăng vọt số lượng kiến nghị và kháng nghị ngoài khuôn khổ pháp luật gửi đến các cấp chính quyền cao hơn có liên quan đến các quyết định của tòa án cấp thấp hơn.
Những mối lo ngại khác hiển nhiên mang tính chính trị. Phương tiện truyền thông nhà nước đã cảnh cáo rằng “các khái niệm tư pháp…không phù hợp với niềm tin quốc gia [Trung Quốc] đã ‘từ phương Tây thổi vào phương Đông’” (5). Các quan chức của Đảng cảnh báo rằng một số thẩm phán đã sử dụng sai các khái niệm như “tính tối cao của pháp luật” như một cái cớ để tránh hoặc phản đối giới lãnh đạo Đảng trong những trường hợp xét xử. (6)
Điều này đã tạo ra một sự bước giật lùi. Kể từ đầu những năm 2000, chính quyền Trung Quốc đã lái các tranh tụng công dân ra khỏi các phiên tòa, nơi giải quyết sự vụ theo pháp luật. Thẩm phán phải đổi mặt với những áp lực mới trong việc giải quyết các vụ án thông qua hòa giải kín.
Các cơ quan hòa giải cộng đồng có niên đại từ thời kỳ Chủ tịch Mao Trạch Đông (mất năm 1976) đã được “phủi bụi” và phục hồi. “Các phiên họp phối hợp” mới ngoài khuôn khổ pháp luật do Đảng lãnh đạo đã được tổ chức, dưới đề mục hòa giải, để xử lý những trường hợp mà các quan chức lo sợ có nhiều khả năng dẫn đến phản kháng xã hội.
Trong một số lĩnh vực, những nỗ lực này đã tạo ra những thử nghiệm có ý nghĩa ở cấp địa phương, đáp ứng nhu cầu của nông thôn tốt hơn hơn so với các kênh pháp lý chính thức khác được đề cao trong cuối thế kỷ XX.
Trong những lĩnh vực khác, những nỗ lực này đã trở thành lý do cơ bản rất thuận lợi cho chính quyền địa phương để hoàn toàn từ bỏ các quy chuẩn pháp lý khi họ tìm cách củng cố ổn định xã hội bằng mọi giá, bất kể bằng cách triệt tiêu nỗi bất bình chính đáng của các kiến nghị cá nhân hoặc bằng cách làm bẹp các nhóm khiếu nại mà không cần tới cơ sở pháp lý, nhưng được ủng hộ bởi nhiều người dân nổi giận.
Các cơ quan Đảng cũng đã cố gắng kiểm soát các thẩm phán ương ngạnh về mặt chính trị. Trong năm 2006, các quan chức ĐCSTQ phát động chiến dịch mới trong hệ thống tòa án để nhấn mạnh lòng trung thành với Đảng và cảnh báo chống lại các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền phương Tây. Năm 2008, chính quyền trung ương đã đưa một viên chức ĐCSTQ chính thức trở thành người đứng đầu Tòa án Nhân dân Tối cao dù không có hiểu biết về pháp lý.
Tiếp theo đó là cái gọi là Ba chiến dịch Tối cao (sange zhishang) – một nỗ lực để nhắc nhở các thẩm phán rằng các chính sách của ĐCSTQ và “ý chí nhân dân” là tương đương (hoặc đứng trên) hiến pháp. Không để cho ai bỏ qua thông điệp này, cả hai chương trình giảng dạy về luật và kỳ thi luật quốc gia đã được sửa đổi để nội dung của những chiến dịch đó trở thành những chủ đề bắt buộc.
Luật sư đã phải chịu đựng những áp lực gia tăng. Các chiến dịch của Đảng từng gọi họ là “công nhân pháp luật xã hội chủ nghĩa” và gây sức ép để tạo ra các “tế bào” của ĐCSTQ trong các công ty luật.
Để lấy được giấy phép hành nghề luật sư, giờ đây họ bắt buộc phải thề trung thành với Đảng. Các nhà chức trách ngày càng sách nhiễu và ngược đãi các luật sư công ích nổi tiếng và các nhà hoạt động pháp lý bằng cách đóng cửa một số tổ chức và buộc người khác đi tù, bị quản thúc tại gia, cũng như biến mất định kỳ hoặc bị tra tấn.
Nói ngắn gọn, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đang cố gắng trung lập hóa những áp lực của nhà nước pháp quyền mà chính họ đã phát động vào cuối thế kỷ XX. Họ luôn tìm cách khóa các cuộc thảo luận (chủ nghĩa hợp hiến), các kênh pháp lý (phiên tòa), cùng các lực lượng xã hội (luật sư) mà các nhà hoạt động đã sử dụng để vận động cho thay đổi lớn hơn. Và họ đã tái khẳng định quyền kiểm soát các tác nhân nhà nước (các thẩm phán và tòa án), những người có thể bị cám dỗ để quên đi quyền kiểm soát hiện thực của Đảng Cộng sản.
Ở nhưng nơi nào vắng bóng những mối lo ngại, công cuộc cải cách vẫn tiếp tục. Ví dụ, trong lĩnh vực tư pháp hình sự, chính quyền Trung Quốc đã triển khai chương trình thí điểm không phạt giam người phạm tội chưa đến tuổi vị thành niên. Luật tố tụng hình sự 2012 tạo thêm sự che chở cho người chưa đến tuổi vị thành niên trước sự thẩm vấn và xét xử. Đối với án tử hình, cơ quan tư pháp Trung Quốc đã có những nỗ lực để tăng tính minh bạch và cải thiện việc xem xét các phán quyết. Kết quả là, các chuyên gia nước ngoài ước tính rằng số lượng các vụ hành quyết ở Trung Quốc đã giảm một nửa kể từ năm 2007, xuống khoảng bốn ngàn vụ năm 2011. (7)
Các chính sách trung ương khắc nghiệt đã tạo ra một loạt các hiệu ứng trái chiều. Điều trớ trêu là chúng đã làm gia tăng tình trạng bất ổn xã hội. Nhiều người dân bất bình về môi trường hoặc đất đai chống lại chính quyền địa phương đã đi đến kết luận rằng cơ hội tốt nhất để được đền bù không nằm trong các tổ chức pháp lý nhà nước, nơi chúng đang suy yếu dần dần.
Thay vào đó, họ đang ngày càng viện đến các hoạt động đường phố tập thể trực tiếp (và đôi khi là bạo động), để tìm cách ép các quan chức trung ương can thiệp và chính quyền địa phương phải nhượng bộ. Đáp lại, chính quyền trung ương đã tăng cường nguồn kinh phí và thế lực của các cơ quan an ninh trong nước. Điều này đã cho phép một số chính quyền địa phương phân cấp thành các tỉnh trưởng gần như thời phong kiến, trong đó các quan chức dùng kinh phí khổng lồ (và những biện minh chính trị đúng đắn về “sự duy trì ổn định xã hội”) để triệt tiêu các khiếu nại hợp pháp của công dân, che giấu các sai lầm của họ, cũng như làm giàu cho bản thân bằng tham nhũng.
Phần II: Trung Quốc Đang ở Điểm Giao Thời?
GHI CHÚ
1. Một số nội dung và ngôn từ được chuyển thể từ bài viết ” Trung
Quốc quay lưng với Luật” của Carl Minzner, American Journal of
Comparative Law 59 (Thu 2011): tr. 935–84.↩
2. Andrew J. Nathan, “Thay đổi Lính canh Trung Quốc: Khả năng phục hồi
sự chuyên chế,” Journal of Democracy 14 (tháng 1 năm 2003):. 13-15 ↩
3. Keith J. Hand, “Hiểu hệ thống Trung Quốc để giải quyết xung đột pháp
lý,” Columbia Journal of Asian Law (sắp xuất bản năm 2013). ↩
4. Keith J. Hand, “Sử dụng Luật cho mục đích chính đáng: Sự cố Sun
Zhigang và Sự nổi lên các hình thức công dân hành động ở Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa,” Columbia Journal of Transnational Law 45, no. 1 (2006):
127–31.↩.
5. Wei Lihua and Jiang Xu, “Sifa shenpan zhong de renmin qinghuai yu
qunzhong luxian” [Tình cảm và đường lối đại chúng trong việc thử nghiệm
tư pháp], trang Web tòa án Trung Quốc, truy cập ngày 22 tháng 6 năm
2011, chỉ có tiếng Trung Quốc: www.chinacourt.org / html /
article/201106/22/455318.shtml. ↩
6. Minzner, ” Trung Quốc quay lưng với Luật,” Minzner, 947. ↩
7. “Dui Hua ước tính 4.000 vụ hành quyết ở Trung Quốc, hoan nghênh đối
thoại công khai”, trang Web của Dui Hua, ngày 12 Tháng 12 năm 2011, tại
http://duihua.org/wp/?page_id=3874. ↩
8. Richard Pipes, Nước Nga dưới chế độ cũ (London: Weidenfeld và Nicolson, 1974), 295 ↩.
Nguồn: CARL MINZNER, “China at the Tipping Point?“, ChinaFile, ngày 11 Tháng Bảy 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
Cải cách trước những phản ứng hay rơi trở lại hỗn loạn?
Sự sụp đổ của ngôi sao đang lên Bạc Hy Lai của Đảng trong nửa đầu năm 2012 đã thu hút sự chú ý đáng kể về những vấn đề này. Lãnh đạo trung ương bày tỏ lo ngại về khả năng của một trong số những thành viên của họ nhằm thâu tóm quyền lực cá nhân khổng lồ, không bị chế ngự, đồng thời thách thức các chuẩn mực lãnh đạo tập thể đã tồn tại từ thời kỳ đầu của đổi mới hai thập kỷ trước. Các học giả và quan chức có tư tưởng tự do lợi dụng sự kiện Bạc Hy Lai để chỉ trích việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quay lưng chống lại các cải cách pháp lý kể từ đầu những năm 2000.
Một biếm họa được đưa lên mạng Sina Weibo của Trung Quốc cùng với tin tức về một chỉ thị 7 điểm mà các học giả ở Trung Quốc không được phép nói đến. (Ảnh: Sina/Internet)
Trong năm qua, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy rằng những phản ứng chống lại cải cách pháp lý giờ đây đã có thể tạo ra một bước giật lùi. Chính quyền trung ương đã tiến hành việc giáng cấp bộ máy pháp lý – chính trị của ĐCSTQ. Tổng bí thư mới của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, đã bắt đầu khôi phục lại tiếng nói liên quan đến cuộc cải cách luật và tư pháp đang bị lấn át trong những năm gần đây.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng đã công khai kêu gọi áp dụng các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền trong các cuộc đối thoại về vấn đề duy trì ổn định xã hội. Một sách trắng của Hội đồng Nhà nước mới gợi ý rằng các chiến dịch đấu tranh chính trị trong ngành tư pháp gần đây có thể đã bị suy giảm.
Nếu được thực hiện, những thay đổi này có thể phản ánh một điểm giao thời trong công cuộc cải cách tư pháp Trung Quốc. Chính quyền trung ương có thể đã nhận ra rằng nếu Trung Quốc phải giải quyết các vấn đề gây bức xúc của họ, thì nước này sẽ cần đến các thể chế quan trọng, nơi có thể kiểm soát quyền lực của quan chức một cách độc lập và cung cấp các kênh từ dưới lên trên cho người công dân tham gia.
Trung Quốc ngày hôm nay có thể đang đứng trước ranh giới của quá trình chuyển đổi phức tạp tương tự như sự phát triển của Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 1970 và 1980. Trong cả hai trường hợp Hàn Quốc và Đài Loan, các nhà cầm quyền độc đoán đều đã theo đuổi cải cách chính trị dần dần, mở cửa các cơ quan chính phủ để cho phép gia tăng áp lực công dân từ bên ngoài, rồi từ từ mà thành công chuyển sang hệ thống chính phủ tự do hơn. Ngày nay, cả hai quốc gia này đều đứng vững trong hàng ngũ những nền dân chủ đã phát triển trên thế giới.
Nhưng không chắc rằng Trung Quốc sẽ hướng theo một đường lối có triển vọng như vậy. Giới tinh hoa cầm quyền của ĐCSTQ có thể sẽ loại bỏ cải cách hơn là chọn nó. Nếu xảy ra như vậy, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có thể sẽ giống với nước Nga ở thế kỷ XIX hơn là với Hàn Quốc và Đài Loan ở thế kỷ XX.
Giống như Trung Quốc ngày hôm nay, vào cuối thế kỷ XIX, nước Nga Sa hoàng trải qua những thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ vượt qua nền kinh tế Mỹ và các quốc gia châu Âu, mặc dù vẫn duy trì hệ thống chính trị quan liêu độc đoán, và bị các quan sát viên nước ngoài cho rằng đã lỗi thời. Khi thế kỷ sắp kết thúc, khắp nơi suy đoán liệu nước Nga có thể vượt qua các cường quốc phương Tây về sức mạnh kinh tế và quân sự hay không.
Bản thân nước Nga cũng phải vật lộn với những thay đổi nghiêm trọng ở trong nước. Nỗi sỉ nhục quân sự trước các cường quốc phương Tây trong cuộc chiến tranh quốc tế đầu tiên của thời đại công nghiệp (Chiến tranh bán đảo Krym/Crimean 1853 – 1856) đã bộc lộ sự thua kém của Nga về công nghệ. Kết quả là, nhà nước đế quốc Nga khởi động các cải cách kinh tế và xã hội sâu rộng. Chế độ nông nô bị bãi bỏ và người nông dân có nhiều quyền hơn.
Công nghiệp hóa cơ cấu lại cuộc sống của Nga, mang lại một làn sóng di cư từ nông thôn vào các nhà máy thành thị. Các cuộc biểu tình của công nhân về điều kiện làm việc và tiền công đã bắt đầu diễn ra thường xuyên hơn. Các phương tiện truyền thông xã hội của thời kỳ đó – các ấn bản in định kỳ – cho phép tầng lớp ưu tú có giáo dục nhanh chóng phổ biến những ý tưởng trên toàn quốc, thường phải dùng ngôn ngữ ám chỉ hoặc mã hóa để tránh sự kiểm duyệt của đế quốc.
Chính quyền Sa hoàng cũng đưa ra các cải cách luật pháp sâu rộng. Họ nhập khẩu thể chế luật pháp nước ngoài bao gồm các mô hình giáo dục về luật; giới luật sư chuyên nghiệp; tòa án và bồi thẩm đoàn kiểu phương Tây; các luật dân sự, thương mại, và hình sự. Sự phấn khích có thể cảm nhận được. “Các khẩu hiệu trong những năm 1860 là đúng quy trình, thủ tục tố tụng công khai, tòa xét xử có bồi thẩm đoàn, và các thẩm phán không thể bị thay đổi” (8). Các quan chức thậm chí còn thành lập các hội đồng đại diện địa phương bao gồm quyền tự trị có giới hạn.
Công dân rất háo hức với những kênh mới. Các nhà cải cách tìm cách sử dụng hội đồng địa phương để từng bước đẩy chế độ đế quốc theo hướng tự do hơn. Các nhà hoạt động cấp tiến đã tận dụng những tiến bộ mới mẻ về luật như thủ tục tố tụng công khai và thẩm phán độc lập để biến nơi xét xử thành nơi kêu gọi cho thay đổi chính trị lớn hơn.
Năm 1878, một kẻ vô chính phủ trẻ tuổi tên là Vera Zasulich đã trở thành một hiện tượng truyền thông ngay lập tức, sau khi bà ta bị bắt vì cố gắng ám sát một thống đốc của đế chế, các thẩm phán của phiên tòa đã chống lại những nỗ lực can thiệp vào vụ án của chính phủ; luật sư của bà ta đã cố gắng để biến các thủ tục tố tụng công khai thành một bản cáo trạng về sự tàn bạo của cảnh sát; một bồi thẩm đoàn gồm các công dân đầy thiện cảm đưa ra lời phán quyết “vô tội”; và những đám đông biến thành các cuộc biểu tình công khai khi bà ta được thả.
Những sự phát triển đó gây ra lo ngại nghiêm trọng trong giới tinh hoa chính trị. Giống như ở Trung Quốc ngày nay, các thể chế của nhà nước pháp quyền bị hoài nghi bởi thái độ kiên quyết chống lại cải cách chính trị cơ bản của chế độ độc tài – đặc biệt là sau khi những người theo đuổi chủ nghĩa vô chính phủ ám sát nhà cải cách lúc đó là Sa hoàng Alexander II vào năm 1881.
Dưới quyền người kế vị, các nhà chức trách Nga đã phát động việc đẩy lùi các chính sách tự do kéo dài trong hai thập kỷ. Họ hạn chế xét xử công khai, giới hạn quyền của bồi thẩm đoàn, yêu cầu kiểm soát các hiệp hội luật sư, loại bỏ xét xử các vụ án chính trị ra khỏi hệ thống tòa án thông thường, và làm giảm đáng kể các quyền hạn của hội đồng địa phương.
Bắt đầu từ cuối những năm 1870, chính quyền đế quốc cũng đã xây dựng được một nhà nước cảnh sát rộng khắp (người ta có thể gọi đó là “duy trì ổn định xã hội với những đặc tính của Nga”).
Họ ngày càng thu hồi trách nhiệm duy trì luật pháp và trật tự ra khỏi sự kiểm soát của thẩm phán và trao nó cho cảnh sát, và cho cả Okhrana (cơ quan mật vụ của chế độ Sa hoàng). Những nhân viên này được phép mở rộng quyền hạn một cách đáng kể, cho phép họ bắt giữ và đày ải bất cứ ai trong nước, thậm chí ngày cả những người bị tình nghi là tội phạm chính trị.
Tất nhiên là các biện pháp này không thành công trong việc loại trừ bất đồng chính kiến. Sự tồn tại của sở hữu tư nhân có nghĩa là có những giới hạn đối với quyền lực của đế quốc. Những nhà bảo trợ giàu có tiếp tục tạo việc làm cho các nhà trí thức cải cách, bất chấp những nỗ lực của nhà nước nhằm cô lập họ. Các tác giả bất đồng chính kiến tiếp tục tìm kiếm thị trường cho các tác phẩm của họ, bất kể các nỗ lực kiểm duyệt của nhà nước.
Hệ quả cơ bản của hành động phản cải cách của Sa hoàng vào cuối thể kỷ XIX là một xã hội bị cực đoan hóa. Hành vi quay lưng chống lại luật pháp của đế quốc đã thuyết phục phe ôn hòa rằng cải cách chế độ dần dần là không thể được. Những thập kỷ đàn áp mù quáng của nhà nước đã hội tụ các phe phái ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến tự do, phe khủng bố vô chính phủ, phe chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, phe xã hội chủ nghĩa cấp tiến, và giới công dân bình thường bị tổn thương bởi các hành vi vi phạm quyền của họ. Nó khiến cho tất cả các phe nhóm trên tiếp nhận những lập trường chính trị cực đoan hơn.
Hơn nữa, khi sự cai trị của đế quốc bước vào thời kỳ suy yếu, các chính sách cứng rắn đã giúp ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ tổ chức hay thể chế đối lập chính trị nào. Như Trung Quốc hiện tại, đế quốc Nga không có phong trào dangwai Đài Loan (bên ngoài Đảng), không có các đảng đối lập chính trị Hàn Quốc, không có Công đoàn Đoàn kết Ba Lan. Đế quốc Nga nghiền nát bất kỳ nỗ lực nào của các tổ chức này. Điều này tạo ra một vẻ ổn định chính trị bề ngoài.
Nhưng nó cũng đảm bảo rằng không tồn tại một lực lượng thống nhất nào để bước vào khoảng trống và thu gom quyền lực trên đường phố khi nhà nước Sa hoàng rốt cuộc sụp đổ. Thay vào đó, chỉ còn lại một nhóm hỗn loạn gồm những kẻ mạnh về quân sự, những đám đông hỗn tạp, nhóm trí thức cực đoan, và những kẻ quyết tâm làm cách mạng bí mật – bị đẩy xuống xe lửa tại nhà ga Phần Lan một cách đáng ngại – đã trở nên dày dạn sau những thập kỷ bị đàn áp.
Tất nhiên, Trung Quốc còn chưa đến mức đó. Mặc dù tình trạng bất ổn trong nước ngày càng gia tăng, tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, và căng thẳng gia tăng với các nước láng giềng, các nhà lãnh đạo trung ương vẫn duy trì vững chắc các đòn bẩy quyền lực. Mặc dù các quan chức gần đây quay lưng chống lại các cải cách luật pháp, hầu hết các nhà hoạt động vẫn còn hy vọng (và đòi hỏi) cải cách dần dần của nhà nước Trung Quốc. Họ không mong muốn một biến động cực đoan sẽ có thể phá hủy nhà nước. Họ muốn một sự hạ cánh nhẹ nhàng hơn là khó khăn.
Nhưng những nguy cơ của một cuộc hạ cánh khó khăn là có thật. Áp lực đang nổi lên. Cần có các kênh pháp lý và chính trị công khai để hướng chúng theo sự thay đổi dần dần. Nếu Trung Quốc không xây dựng những điều đó ngay bây giờ, nó sẽ không chỉ đơn giản là làm chệch hướng quá trình chuyển đổi, mà còn lao thẳng vào một tai họa lớn.
GHI CHÚ
1. Một số nội dung và ngôn từ được chuyển thể từ bài viết ” Trung
Quốc quay lưng với Luật” của Carl Minzner, American Journal of
Comparative Law 59 (Thu 2011): tr. 935–84.↩
2. Andrew J. Nathan, “Thay đổi Lính canh Trung Quốc: Khả năng phục hồi
sự chuyên chế,” Journal of Democracy 14 (tháng 1 năm 2003):. 13-15 ↩
3. Keith J. Hand, “Hiểu hệ thống Trung Quốc để giải quyết xung đột pháp
lý,” Columbia Journal of Asian Law (sắp xuất bản năm 2013). ↩
4. Keith J. Hand, “Sử dụng Luật cho mục đích chính đáng: Sự cố Sun
Zhigang và Sự nổi lên các hình thức công dân hành động ở Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa,” Columbia Journal of Transnational Law 45, no. 1 (2006):
127–31.↩.
5. Wei Lihua and Jiang Xu, “Sifa shenpan zhong de renmin qinghuai yu
qunzhong luxian” [Tình cảm và đường lối đại chúng trong việc thử nghiệm
tư pháp], trang Web tòa án Trung Quốc, truy cập ngày 22 tháng 6 năm
2011, chỉ có tiếng Trung Quốc: www.chinacourt.org / html /
article/201106/22/455318.shtml. ↩
6. Minzner, ” Trung Quốc quay lưng với Luật,” Minzner, 947. ↩
7. “Dui Hua ước tính 4.000 vụ hành quyết ở Trung Quốc, hoan nghênh đối
thoại công khai”, trang Web của Dui Hua, ngày 12 Tháng 12 năm 2011, tại
http://duihua.org/wp/?page_id=3874. ↩
8. Richard Pipes, Nước Nga dưới chế độ cũ (London: Weidenfeld và Nicolson, 1974), 295 ↩.
Nguồn: CARL MINZNER, “China at the Tipping Point?“, ChinaFile, ngày 11 Tháng Bảy 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
THƠ NGUYỄN KHÔI
CÁI LẠNH ĐẦU MÙA
(Tặng :Nhà văn Hoàng Quốc Hải)
------
"Sướng" cái lạnh đầu mùa
Ở giữa lòng Hà Nội
- Đạp xe ra chợ Mơ
Ăn Bánh cuốn "Cà cuống".
*
Đã qua mùa nắng nướng
Đã ngớt bão - mưa dầm ?
Hứng cái "hanh" vàng óng
trên tóc em bềnh bồng...
*
Cái gió nhẹ tênh tênh
Ngõ phố thơm hương Cốm
-Kìa ai đi Nhật về (1)
Mừng Hoa Sữa nở sớm...
*
Mấy ông bạn Thơ đến
Nâng ly chuyện lai rai ;
Lên thưởng Chè Hoa Cúc
Hoàng Quốc Hải đợi hoài ?
-----
(1) Xưa là đi Đức, đi Nga
Giờ là đi Nhật ...mới là ăn to.
-Ca dao mới
Góc thành nam Hà Nội 26-9-2013
Nguyễn Khôi
VỀ HẢI PHÒNG
ĐỌC LẠI "CHÙA ĐÀN"
(Tặng : Lê Vy & Vũ Quang
Tần)
----------
Rời Cát Bà, chào biển xanh lấp lánh
Theo nắng thu vàng tới Đồ Sơn
-Cô Tám Bính không qua Cầu Bính
Năm Sài Gòn chẳng ở Sài Gòn.
Đời vần vụ một câu mật ngữ
Biển sóng trào và gió mưa tuôn
Người Hải Phòng ăn sóng nói gió
Đi xa... sông Cấm vọng tâm hồn
*
Em baỏ em thương Người Kinh Bắc
Mê câu Quan Họ "Sắp Qua Cầu"
Về Hạ Lũng anh say người say
đất
Tựa gốc Hoàng Lan nhớ dáng Áo Nâu.
*
Chiều nay qua Cầu Rào, Cầu Đất
Trên đường Lạch Tray ngây ngất một mình
Quán Bà Mau vắng " Bà cô bán báo"
Xe lênh phênh đường Nguyễn Văn Linh...
Quê vợ - Hải Phòng 17-9-2013
Nguyễn Khôi
-MỘT THỜI VANG BÓNG
(Tăng: Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn)
-------
Rồi đến một ngày ta ngán
Đô Thành về với Xóm hoang
như một kẻ cuồng dị loạn
Cơn say dứt nốt dây đàn...
*
Rồi đến một chiều chợt tỉnh
Cả đời
ảo tưởng dấn thân
Uống mãi một nguồn Nước Độc
Văn nhân thành thứ Tha nhân ? !
*
Chao ôi, văn chương Bác Nguyễn
đánh đu con chữ diệu Kiều
thân phận trầm luân cam chịu
thả Thơ vào khoảnh trời yêu.
*
Thôi rồi , lửa thiêu "Mê
Thảo"
Vẫn còn một "Xác Ngọc Lam"
"Loạn Âm" mở trang ngút lửa
Ngân vang vang mãi Tơ đàn...
Góc thành
nam Hà Nội 10-8-2013
Nguyễn Khôi
XÔ NÁT THƠ
( Tặng : Nhà thơ Trần Quốc Thực)
-------
Lời dẫn : Bài thơ viết cách nay
13 năm , lúc Trần Quốc Thực còn sống ,vừa đến chơi ,tặng thơ cho NK (
anh quê Hà Nam , là một Nhà thơ đích thực , có số phận hẩm hiu ,đau
buồn) nay xin đăng lần đầu để chia sẻ cùng các bạn thơ, cũng là chút
tình tưởng nhớ Người bạn thơ đã khuất ( Bài thơ NK có mượn 1 số ý thơ
của TQT để vận vào thân phận của Thi sĩ ) :
55 tuổi đầu lần tìm về nơi mẹ
Thiêm thiếp âm dương đỡ khuyết mảnh tâm sầu
Về đến Vực Bầu bụng nhớ sang nhà Chị
Lối ngõ mịt mờ
giấc trưa ở đâu ?
*
Thanh bình đấy
Cơn bão nào xô đổ chồng bát đĩa ?
Mình yêu ơi, đâu mái nhà đôi ta xanh ?
Ngoài kia
sông thở dài
mưa rì rầm xa xăm mãi
ngằn ngặt trăng
để Ngón Út
âm thầm "khóc"
hoài thương con gái
hun hút đường sông
để con tim tan trong nắng gió võng Ngô Đồng.
Thôi,
rượu
cũng bỏ rồi
còn điếu Thuốc Lào hút tụt vào trong nõ
hoàng hôn nhạt nhòa
dẫy phố dài mảnh khảnh cuối trời đông.
*
55 tuổi đầu - thảng thốt sợ
Tiền không
Nhà không
ngồi đối thoại với những ngày tận cùng thế kỷ ;
Còn bình yên
tìm về nơi mẹ
để giấc mơ tuổi nhỏ
thanh bình.
*
Ôi, Thơ là thơ để ta đọc một mình
Thơ là thơ để ai đó nghe phần âm bản
Người xưa ca: "Sự sống chẳng bao giờ chán nản"...
Còn đêm rày
Mai nở bất ngờ Xuân.
Góc thành nam Hà Nội chiều 30-12-2000
Nguyễn Khôi
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 281
THANH LAN =THẨM THÚY HẰNG - ÂM NHẠC = BÁNH XÈO
Sunday, September 29, 2013
NỮ CA SĨ, TÀI TỬ THANH LAN VÀ PHIM "NUMBER 10 BLUES - GOOD BYE SAIGON"
NỮ
CA SĨ, TÀI TỬ THANH LAN VÀ PHIM "NUMBER 10 BLUES - GOOD BYE SAIGON"
NHẬN GIẢI THƯỞNG AUDIENCE AWARD 2013 TẠI LIÊN HOAN PHIM TỔ CHỨC TẠI NHẬT
Nữ
ca sĩ Thanh Lan rất vinh dự khi được Ban Tổ Chức của Liên Hoan Phim
Festival Okuradashi 2013 mời đến Nhật tham dự và cô lại càng hạnh phúc
vô ngần khi trong Đại Hội Điện Ảnh kỳ này, cuốn phim “Number 10 Blues”
do Thanh Lan đóng vai chánh đã bất ngờ được chọn là cuốn phim được khán
giả yêu thích nhất. Khi người viết gọi điện thoại sang Nhật tìm cô đêm
thứ ba (24/9), Thanh Lan reo vui báo tin: “TL xin báo tin vui, phim
Number 10 Blues đã được giải Audience Award do khán giả bầu chọn tại
thành phố Hirosima”. Trên điện thoại, giọng hát Khi Xưa Ta Bé vừa cười
vừa đùa: “Có lẽ Thanh Lan hạp số 13 nên năm nay 2013 hên
quá”.
Đêm thứ hai, ngày 23 tháng 9, tại một thành phố biển thơ mộng với nhiều đảo nhỏ bao quanh, Thanh Lan đã bất ngờ được nghe một xướng ngôn viên người Nhật đọc tên cuốn phim Number Ten Bleus (tức Goodbye Saigon) là cuốn phim được khan giả yêu thích nhất tại Festival Okuradashi năm 2013. Đây là một festival gồm những cuốn phim của Nhật chưa hề được phổ biến ra thị trường. Thanh Lan cho biết thêm: “Goodbye Sài Gòn/Number 10 Blues là bộ phim do đoàn làm phim Nhật Bản thực hiện, đạo diễn Norio Osada, với sự tham gia diễn xuất của Thanh Lan trong vai nữ chính Lan, phim được quay tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 12/1974 đến trước tháng 04/1975. Vì nhiều lý do, mà lý do chính là công ty sản xuất phim bị phá sản cho nên bộ phim này đã bị đóng băng và tưởng như sẽ không bao giờ được công chiếu. May mắn thay, sau mấy chục năm lưu kho, bộ phim đã được hãng phim truyền hình quốc gia Nhật Bản phát hiện ra và tiếp tục hoàn thiện vào cuối năm 2012. Ngày 24/01/2013, bộ phim đã được công chiếu lần đầu tiên sau gần 40 năm tại Liên hoan phim quốc tế Rotterdam, Hà Lan. Ngày 02/08/2013 tại Liên hoan phim quốc tế Fantasia, Canada. Ngày 14/09/2013 tại Liên hoan phim quốc tế Fukuoka, Nhật Bản. Bộ phim đã nhận được những phản ứng tích cực từ giới phê bình và người hâm mộ. Nay thì cuốn phim này đã được tìm ra và được đem ra mắt tại nhiều quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2013 như Amsterdam (Hòa Lan), Fukuoka và Hirosima (Nhật Bản). Trong tháng 10, phim sẽ được ra mắt tại Pháp và Hoa Kỳ”.
Khán giả Nhật rất thích Thanh Lan trong phim cũng như ngoài đời. Với những chiếc áo dài tha thướt vào đêm khai mạc cũng như kết thúc các Festivals, Thanh Lan luôn nhận được những ánh mắt trầm trồ khen ngợi. Tại Festival Fukuoka kỳ này, đã có mặt 29 nước Á Châu, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Irak. Giải nhất về tay Hongkong và giải nhì về nước Hàn Quốc.
Thanh Lan hẹn với người viết trong số tới sẽ có những tạp ghi chép lại những kỷ niệm mới nhất của cô trong chuyến đi Nhật lần này. Mời quý bạn đón xem.
Haru wa mada konai keredo
Tsumetai ame no huyu wa
Itsumademo tsuzukanai
Shiawase wa kitto kuru
# Yume o, yume o miruno
Yume o, yume o miruno
Hanahiraku oka no michi o
Anohito wa kakete kuru
Nagai tabiji o oete
Kono mune ni kaeru desyo
# (refrain)
Aozora no kumo no shita-o
Anohito to aruku hi wa
Dareyorimo utsukushii
Ao dai de kikazarou
# (refrain)
Kanashimi no atoni kitto
Yorokobi ga kuru toyu-u
Wakaretara itsunohika
Meguriau toki ga kuru
# (refrain)
Japanese Lyrics: Rei Nakanishi
Original Lyrics: Pham Duy
Music: Pham Duy
arr. by Shiroo Tuchimochi
Japanese version 日本語バージョン
Japanese Title: Yumemiru Sedai
_________________
Je t'aime
Đêm thứ hai, ngày 23 tháng 9, tại một thành phố biển thơ mộng với nhiều đảo nhỏ bao quanh, Thanh Lan đã bất ngờ được nghe một xướng ngôn viên người Nhật đọc tên cuốn phim Number Ten Bleus (tức Goodbye Saigon) là cuốn phim được khan giả yêu thích nhất tại Festival Okuradashi năm 2013. Đây là một festival gồm những cuốn phim của Nhật chưa hề được phổ biến ra thị trường. Thanh Lan cho biết thêm: “Goodbye Sài Gòn/Number 10 Blues là bộ phim do đoàn làm phim Nhật Bản thực hiện, đạo diễn Norio Osada, với sự tham gia diễn xuất của Thanh Lan trong vai nữ chính Lan, phim được quay tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 12/1974 đến trước tháng 04/1975. Vì nhiều lý do, mà lý do chính là công ty sản xuất phim bị phá sản cho nên bộ phim này đã bị đóng băng và tưởng như sẽ không bao giờ được công chiếu. May mắn thay, sau mấy chục năm lưu kho, bộ phim đã được hãng phim truyền hình quốc gia Nhật Bản phát hiện ra và tiếp tục hoàn thiện vào cuối năm 2012. Ngày 24/01/2013, bộ phim đã được công chiếu lần đầu tiên sau gần 40 năm tại Liên hoan phim quốc tế Rotterdam, Hà Lan. Ngày 02/08/2013 tại Liên hoan phim quốc tế Fantasia, Canada. Ngày 14/09/2013 tại Liên hoan phim quốc tế Fukuoka, Nhật Bản. Bộ phim đã nhận được những phản ứng tích cực từ giới phê bình và người hâm mộ. Nay thì cuốn phim này đã được tìm ra và được đem ra mắt tại nhiều quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2013 như Amsterdam (Hòa Lan), Fukuoka và Hirosima (Nhật Bản). Trong tháng 10, phim sẽ được ra mắt tại Pháp và Hoa Kỳ”.
Khán giả Nhật rất thích Thanh Lan trong phim cũng như ngoài đời. Với những chiếc áo dài tha thướt vào đêm khai mạc cũng như kết thúc các Festivals, Thanh Lan luôn nhận được những ánh mắt trầm trồ khen ngợi. Tại Festival Fukuoka kỳ này, đã có mặt 29 nước Á Châu, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Irak. Giải nhất về tay Hongkong và giải nhì về nước Hàn Quốc.
Thanh Lan hẹn với người viết trong số tới sẽ có những tạp ghi chép lại những kỷ niệm mới nhất của cô trong chuyến đi Nhật lần này. Mời quý bạn đón xem.
Đạo
diễn bộ phim và ca sĩ Thanh Lan lên nhận giải thưởng Audience Award cho
bộ phim Number 10 Blues ngày 23 tháng 9 năm 2013 tại Nhật Bản.
Thanh Lan (với Áo dài Việt Nam) tham dự Liên hoan phim quốc tế Fukuoka
Nhật Bản ngày 14/09/2013, công chiếu bộ phim GoodBye Sài Gòn - No.10
Blues.
Hai tài tử chính Thanh Lan và Yusuke Kawazu trong phim Number 10 Blues quay tại Saigon năm 1974-1975
Thanh Lan - Tuoi Mong Mo (The Ages Of Dreams) 1974
Haru wa mada konai keredo
Tsumetai ame no huyu wa
Itsumademo tsuzukanai
Shiawase wa kitto kuru
# Yume o, yume o miruno
Yume o, yume o miruno
Hanahiraku oka no michi o
Anohito wa kakete kuru
Nagai tabiji o oete
Kono mune ni kaeru desyo
# (refrain)
Aozora no kumo no shita-o
Anohito to aruku hi wa
Dareyorimo utsukushii
Ao dai de kikazarou
# (refrain)
Kanashimi no atoni kitto
Yorokobi ga kuru toyu-u
Wakaretara itsunohika
Meguriau toki ga kuru
# (refrain)
Japanese Lyrics: Rei Nakanishi
Original Lyrics: Pham Duy
Music: Pham Duy
arr. by Shiroo Tuchimochi
Japanese version 日本語バージョン
Japanese Title: Yumemiru Sedai
_________________
Je t'aime
Saturday, September 28, 2013
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
Phương Hồng Quế, giọng hát của một thời khói lửa
Ca sĩ Phương Hồng Quế
Trong gia tài âm nhạc khá đồ sộ của mình, với những bản tình ca
được ghi âm trước và sau năm 1975, cái mốc mang đầy tính định mệnh của
dân tộc Việt nói chung, và âm nhạc Việt nói riêng, có thể nói, Phương
Hồng Quế là một trong số ít những nữ ca sĩ hát về chủ đề lính nhiều
nhất, phong phú nhất. Phần lớn các ca khúc Phương Hồng Quế trình bày đều
là những bản tình ca xưng tụng người lính, chị hát như say sưa với hình
ảnh oai hùng của họ, như thể cùng gánh vác hành trang với họ trên trận
chiến, trên giường bệnh, hay trên từng bước đường hành quân.
Các nhạc phẩm mà Phương Hồng Quế thể hiện, nếu không trực tiếp
liên quan đến hình ảnh người lính trong thời loạn lạc chinh chiến, thì
cũng gián tiếp đâu đó có bóng dáng người chiến binh.
Người ta vẫn còn nhớ, ngày Phương Hồng Quế tập tễnh bước vào làng ca
hát, đó là thời điểm khi chị chỉ mới khoảng 15, 16 tuổi, hát trong ban
nhạc thiếu nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Rồi đến khi chừng 17,18, Phương
Hồng Quế bắt đầu đi hát cho các phòng trà và đặc biệt thường xuyên xuất
hiện trên các chương trình ca nhạc của đài truyền hình. Tiếng hát Phương
Hồng Quế đã nhanh chóng chinh phục được giới trẻ miền Nam, nhất là đối
với những người ở trong quân ngũ, cũng vì lẽ đó mà chị đã được khán
thính giả yêu mến tặng cho danh hiệu "Ti Vi Chi Bảo" – hay nói cách khác là "Bảo vật của truyền hình".
Gần 40 năm trôi qua, giờ đây cuộc chiến tranh đã lui xa về quá khứ,
mỗi bên đều bảo vệ lý tưởng riêng của mình, nhưng không có ai thắng, mà
chỉ có kẻ thua, bởi máu của con dân nước Việt ở cả hai miền đều đã đổ,
giang sơn đã liền một dải, nhưng vẫn còn một bộ phận người Việt phải lăn
lộn bôn ba xứ người, chia đàn sẻ nghé, vẫn còn hận thù ngăn cách… Đó là
nỗi đau lớn của Dân tộc Việt Nam.
"Bạn sẽ không thật sự hiểu được giá trị của cuộc sống cho đến khi
nào bạn phải đối mặt với tử thần, và những người đã từng chiến đấu cho
sự sống còn của chính bản thân họ, cũng như cho sự bình an của bạn, thực
sự đã làm cho cuộc đời này trở nên thiêng liêng hơn, ý nghĩa hơn, mà
những kẻ khác không bao giờ hiểu được".
Như một định mệnh, có lẽ những người ca sĩ đã từng lăn lộn với người
lính, mang tiếng hát của mình đến từng chiến hào, trận địa, chắc chắn,
sẽ nghiễm nhiên có chỗ đứng xứng đáng trong những trang sử vàng của âm
nhạc Việt Nam.
Nhân dịp ngày 04/10/2013 tới đây chị sẽ có mặt tại Pháp, trong khuôn
khổ đêm ca nhạc dành cho khán giả người Việt tại Paris, Phương Hồng Quế
đã vui lòng trả lời phỏng vấn của đài RFI.
Người đẹp Bình Dương có liên hệ gì đến tỉnh Bình Dương?
Không xuất thân ở Bình Dương
Kể từ giữa thập niên 1950 cho đến sau này, khán giả hâm mộ hát bóng, cũng như rất nhiều người trong mọi giới đã không lạ gì với cái tên Thẩm Thúy Hằng, và người đời cũng đặt biệt danh cho nàng là người đẹp Bình Dương. Mới nghe qua thiên hạ tưởng đâu rằng Thẩm Thúy Hằng nếu không xuất thân ở tỉnh Bình Dương thì cũng có liên hệ gì đó đến cái đất địa cách Sài Gòn khoảng hơn 30 cây số về hướng Bắc, trừ phi những người từng biết căn cội của người nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng là đẹp này.
Kể ra thì bên lãnh vực điện ảnh cũng có rất nhiều nữ tài tử, và luôn
cả những người nổi tiếng, đóng nhiều phim Việt Nam, phim ngoại quốc,
nhưng lại không có biệt danh, trừ trường hợp kỳ nữ Kim Cương đã sẵn có
biệt danh bên địa hạt sân khấu từ lâu, ngoài ra chẳng thấy ai hết. Tóm
lại trong làng điện ảnh chỉ duy nhứt Thẩm Thúy Hằng là có cái biệt danh
“người đẹp Bình Dương”, một mỹ từ mà có lẽ không một người nữ nào lại
chẳng muốn.
Thế nhưng, số đông thiên hạ đâu có biết Thẩm Thúy Hằng chẳng có liên
hệ dính dáng gì đến vùng đất nổi tiếng có nhiều trái cây, sầu riêng măng
cụt, chôm chôm như Lái Thiêu, hoặc là có nhiều đồn điền cao su như Lai
Khê, Bến Cát của tỉnh Thủ Dầu Một, tức Bình Dương. Như vậy do đâu mà
Thẩm Thúy Hằng lại mang biệt danh “người đẹp Bình Dương”?
Thật ra thì chẳng có mấy ai lại bỏ công tìm hiểu làm chi vấn đề “bao
đồng” như thế, có ích lợi gì đâu chớ, mà chỉ những người hâm mộ nghệ
thuật, muốn lưu lại cho thế hệ sau về lịch sử sân khấu, màn ảnh, cũng
như sự thăng trầm ba chìm bảy nổi các bộ môn nghệ thuật nước nhà thì mới
tìm hiểu ghi lại thành tài liệu lịch sử cho sau này.
Theo như tôi tìm hiểu thì nữ mình tinh Thẩm Thúy Hằng sinh quán ở
miền Tây, tỉnh Long Xuyên, lên Sài Gòn đang học lớp Đệ Tứ ở trường Huỳnh
Thị Ngà thì được hãng phim Mỹ Vân tuyển chọn đóng vai chánh cuốn phim
có tên “Người Đẹp Bình Dương” để rồi sau đó người ta dùng nhân vật chính
và địa danh trong cuốn phim để đặt biệt danh cho nàng. Có điều là Bình
Dương trong cuốn phim kia lại không phải là Thủ Dầu Một, một trong 20
tỉnh của Nam Kỳ Việt Nam, mà là một địa danh ở... bên Tàu.
Năm 1957 nghệ sĩ Năm Châu, tức soạn giả Nguyễn Thành Châu hợp tác với
hãng phim Mỹ Vân, đã dựa vào câu chuyện trong một cuốn sách của Tàu
viết kịch bản cho phim, và dùng địa danh cùng nhân vật nữ chánh đặt tựa
cho phim “Người Đẹp Bình Dương”. Đây là cuốn phim đầu tiên của minh tinh
Thẩm Thúy Hằng, đã đưa nàng lên đài danh vọng, lại đồng thời được khán
giả, thiên hạ đặt cho cái biệt danh nghe rất dễ thương.
Vấn đề này về sau một ký giả kịch trường có hỏi Năm Châu tại sao lại
lấy tên phim là Người Đẹp Bình Dương, để cho thiên hạ lầm lẫn với Bình
Dương Thủ Dầu Một? Năm Châu trả lời, lúc ấy thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ông
viết truyện phim dựa vào câu chuyện nhân gian bên Tàu, và lúc quay cuốn
phim “Người Đẹp Bình Dương thì tỉnh Thủ Dầu Một chưa đổi tên. Thế nhưng,
khi phim kiểm duyệt xong ra mắt khán giả, thì lại đúng vào lúc có sắc
lệnh của chính phủ đổi tên nhiều tỉnh chứ không riêng gì Thủ Dầu Một.
Thấy cũng chẳng hại gì, thì thôi để vậy luôn.
Cũng cần biết thêm lúc tỉnh Thủ Dầu Một đổi tên, thì cùng lúc nhiều
tỉnh khác cũng đổi tên mới như: Bà Rịa đổi tên Phước Tuy, Cần Thơ đổi
tên Phong Dinh, Long Xuyên mang tên mới An Giang, và Vĩnh Bình thì tên
mới của Trà Vinh... Còn các tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ là Biên Hòa, Tây
Ninh, Gia Định...Vào thời thập niên 1950 phim Việt Nam rất hiếm, lâu lâu mới có một cuốn phim Việt ra đời, nên rất được khán giả ủng hộ. Lúc bấy giờ đối với khán giả bình dân thì phim Việt dù dở cũng thành hay, do bởi người ta nghe được tiếng nói, thay vì phải đọc phụ đề Việt ngữ của các phim ngoại quốc mà đa số người coi đã không đọc kịp.
“Đẹp như Thẩm Thúy Hằng”
Cái may mắn của nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng thì ngoài việc gia nhập làng điện ảnh ở thời kỳ mà phim Việt Nam rất hiếm, lại cũng chẳng phải tranh đua tài nghệ với ai. Ngoài ra cô còn có sắc đẹp lộng lẫy mà hầu như khán giả nào cũng công nhận, bởi nếu như người ta muốn khen một cô gái đẹp nào đó là thường hay nói “đẹp như Thẩm Thúy Hằng” vậy!
Thời gian làm tài tử cho nhiều hãng phim, người ta chỉ thấy Thẩm Thúy
Hằng đóng cặp với nam tài tử cùng nghề, nhưng đến khi làm chủ hãng Việt
Nam Film thì người đẹp Bình Dương nhắm vào thương mại nhiều hơn, và cô
đã nhờ soạn giả Năm Châu viết cho kịch bản cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”,
đồng thời mời kép cải lương Thanh Tú đóng cặp với cô.
Dạo đó các nhà làm phim không biết bắt mạch từ đâu mà lại ùn ùn chạy
đi tìm đào kép cải lương tên tuổi mời về đóng phim, mà lại còn giao cho
các vai trò nòng cốt, khiến cho các tài tử chuyên nghiệp mặc nhiên xuống
giá, nếu không muốn thất nghiệp thì phải bằng long chấp nhận đứng chung
sân quay với đào kép cải lương và chịu lãnh vai trò thấp hơn.
Thực trạng trên đã gây bất mãn cho một số tài tử điện ảnh chuyên
nghiệp, và trong lúc cuốn phim còn đang quay thì họ tung tin rằng đào
kép cải lương đóng phim “rất ư là cải lương”, hoặc loan truyền rằng ai
đó cho biết cải lương bị chết đứng rồi, giờ đây chạy sang điện ảnh làm
sao khá nổi chớ!
Riêng Thẩm Thúy Hằng trong lúc đang quay cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”,
mà tài tử chánh là kép Thanh Tú đóng cặp với cô, thì có người hỏi ngay
rằng:
“Tại sao lại chọn kép cải lương cho đóng phim mà lại là vai chánh nữa, bộ không sợ mất tiếng hãng phim hay
sao?”Thẩm Thúy Hằng trả lời:
“Lấy tiếng cũng phải lấy tiền chớ!”
Rồi cô còn nói thêm rằng đào kép cải lương tên tuổi đương nhiên họ có một số khán giả, giờ đây họ đóng phim tức nhiên số khán giả từng ái mộ họ sẽ mua vé đi coi. Sản xuất phim là làm thương mại rồi, cái tiếng rất cần nhưng tiền cần hơn!
Thế là người hỏi đành chịu thua thôi, và đào kép bên cải lương ào ạt nhảy vào lãnh vực điện ảnh, thao túng sàn quay, khiến cho một số tài tử bên điện ảnh chịu thất nghiệp, bởi các vai nòng cốt bị cải lương nắm hết. Những người bỏ tiền ra làm phim như Thẩm Thúy Hằng mời Thanh Tú cộng tác, cũng như Cosunam mời Thanh Nga là họ đã nhắm vào con số khán giả cải lương đông đảo từng ủng hộ thần tượng của họ.
Người ta nói làm nghệ thuật điện ảnh không nên lầm lẫn với cải lương,
ai mà không đồng ý như vậy chớ, nhưng đâu có ai bỏ tiền ra làm nghệ
thuật mà lại chẳng muốn cơ lợi vào. Lấy tiếng đã đành nhưng cũng phải
lấy tiền nữa, vì lẽ đó nên Thẩm Thúy Hằng không thể bỏ qua được Thanh
Tú, Phùng Há, Năm Châu, Kim Cúc, dầu những người này lên màn ảnh họ vẫn
còn các điệu bộ của sân khấu, như người ta đã xem qua phim “Chiều Kỷ
Niệm”. Ấy thế mà phim này Thẩm Thúy Hằng đã lời trên 10 triệu bạc, trong
vòng tuần lễ đầu trình chiếu ra mắt tại hai rạp ở Thủ Đô Sài Gòn. Tại
sao? Vì phim “lô canh” mà không được khán giả bình dân ủng hộ thì chết
đi một cửa tứ. Phim của Thẩm Thúy Hằng mà lời được là do phần lớn khán
giả cải lương ào tới xem coi thần tượng sân khấu của họ lên màn ảnh ra
sao. Họ chẳng cần biết tên của Huy Cường, của Đoàn Châu Mậu, của Tony
Hiếu là ai cả!
Và đến Kim Cương cũng thế, quay cuốn phim “Mưa Trong Bình Minh” kỳ nữ
đã mời cải lương chi bảo Bạch Tuyết về giao vai chánh, và hãng thì lấy
tên Kim Cương. Như vậy khán giả thoại kịch, cải lương, truyền hình và
điện ảnh cùng đi coi phim chớ không hề phân biệt là bên nào, phía nào.
Kỳ nữ xuất thân từ cải lương nên biết rõ khán giả của môn nghệ thuật này
đông đảo hơn bất cứ môn nào, do đó mà làm ăn khá tậu khách sạn ở Vĩnh
Long, mua xe hơi, biệt thự... Có cái nhìn thực tế như vậy mới làm giàu.
Sau 1975, Thẩm Thúy Hằng vẫn tiếp tục đóng phim, đóng kịch, nhưng rồi
lại vắng mặt một thời gian khá dài. Mãi đến năm 1990 mới xuất hiện trở
lại cho biết là sẽ cộng tác với hãng phim Ấn Độ, vì cô muốn đi đến đất
Phật. Muốn theo chân Đường Tăng đến đất Phật, vừa đóng phim vừa đi thăm
những nơi nào mà Đường Tăng đã đi qua, nơi nào ông đến thỉnh kinh, và cô
cũng muốn tự mình tìm học những kinh Phật nào mà cô chưa biết đến.
Ngoài ra hãng phim Ấn Độ còn hứa sẽ thỏa mãn yêu cầu của cô là đi
thăm viếng ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ còn dấu tích của Phật Thích
Ca như Cội Bồ Đề, Vườn Trúc Lâm, Kỳ Viên Tự, những vùng thánh địa...
Được biết nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng là người thuộc khá nhiều kinh
Phật, và cô đã nuôi mộng “theo chân Đường Tăng” đi Ấn Độ từ nhiều năm,
chứ không phải đợi đến khi xem bộ phim Tây Du Ký rồi mới muốn đến đất
Phật. Sự hứa hẹn đáp ứng yêu cầu của hãng phim Ấn Độ, khiến cô rất vui
mừng, sẽ thực hiện được ước mơ... theo chân Đường Tăng đi Ấn Độ!
Nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng còn cho biết trong phim Tây Du Ký. Tề Thiên
Đại Thánh đã cân đẩu vân rất nhanh, nhưng là nhanh đối với phương tiện
cổ điển ngày xưa, chớ bây giờ cô ngồi máy bay phản lực bay một vèo là
đến đất Phật, có lẽ Tề Thiên Đại Thánh cũng khó nhanh hơn...
Có điều là khi xưa Đường Tăng đến Ấn Độ rồi thành Phật Bồ Tát, còn
Thẩm Thúy Hằng thì chưa thành Phật, mà về nước tiếp tục sống với ông
Nguyễn Xuân Oánh cho đến ngày ông qua đời. Và người ta không biết người
đẹp Bình Dương khi về già ra sao...?
Trang Chính
| Thời Sự
Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 1)
Tôi không muốn gọi dòng nhạc mà chúng ta bàn luận ở đây với cái chữ
"nhạc sến". Nó trở nên miệt thị một cách thiếu hiểu biết về âm nhạc
nói riêng và nền văn hóa - nghệ thuật nói chung của Việt Nam. Do vậy,
tôi xin phép gọi dòng nhạc này là: Nhạc Muồi - như nhiều người hay gọi.
Chữ "Muồi" thường gắn liền với trái cây chín. Chín một cách ngọt ngào, thơm mát tới tận ruột gan người dùng và nó chín một cách tự nhiên theo quy luật tạo hóa, không phải là "chín ép" (trong miền Nam gọi là chín "dú") hay dùng hóa chất như ngày nay chúng ta thấy vì mục đích lợi nhuận trên hết. Cũng nên phân biệt "chín muồi" với "chín rục".
Nhạc Muồi, Cải Lương và Tân Cổ Giao Duyên
Khi người nghệ sĩ Cải Lương cất giọng cho bản Vọng Cổ người ta thường khen giọng hát đó: "Hát muồi quá!". Đó có phải làm cho Nhạc Muồi thật gần gũi với Vọng Cổ như cái tên của dòng nhạc này nên được trân trọng hơn là chữ "nhạc sến"?
Tôi là người miền Nam, cụ thể hơn: người Sài Gòn, nên không rành rẽ về văn hóa miền Bắc. Nói như thế không có nghĩa phân biệt hay kỳ thị vùng miền, bởi văn hóa miền Bắc mà tôi cảm nhận, hấp thụ và thích thú, học theo hầu như do những người miền Bắc di cư từ những năm 1954 mang lại. Tôi có vài người bạn như thế mà tôi rất quý trọng.
Chúng ta đều biết, nhạc cổ truyền Việt Nam dựa trên "ngũ cung" thay vì "thất cung" như nhạc phương Tây. Miền Bắc có Chèo Cổ thì miền Nam có Cải Lương [1], tất nhiên Chèo Cổ có từ rất xưa so với Cải Lương.
Cải Lương mà thiếu Vọng Cổ, không còn là Cải Lương nữa. Bên cạnh Vọng Cổ, trong Cải Lương còn các bài bản khác [2]: Nam Ai, Nam Xuân, Khốc Hoàng Thiên v.v... Nền tảng của Vọng Cổ xuất phát từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" của nhạc sĩ Cao Văn Lầu [3].
Dù không biết chắc chắn khoảng thời gian nhạc phương Tây du nhập vào Việt Nam, nhưng có lẽ nó xưa như... thời những người Pháp đầu tiên vừa đặt chân lên mảnh đất này?
Hầu như không nhạc sĩ nào "dám" viết Tân Cổ Giao Duyên với "Nhạc Kích Động" [**], bởi nó quá "chỏi" nhau, đặc biệt về tiết tấu, nó tỏ ra khó hòa hợp, nếu không nói, nó sẽ bị biến thành "tân cổ vô duyên".
Nhạc Muồi và văn chương
Chữ "Muồi" thường gắn liền với trái cây chín. Chín một cách ngọt ngào, thơm mát tới tận ruột gan người dùng và nó chín một cách tự nhiên theo quy luật tạo hóa, không phải là "chín ép" (trong miền Nam gọi là chín "dú") hay dùng hóa chất như ngày nay chúng ta thấy vì mục đích lợi nhuận trên hết. Cũng nên phân biệt "chín muồi" với "chín rục".
Nhạc Muồi, Cải Lương và Tân Cổ Giao Duyên
Khi người nghệ sĩ Cải Lương cất giọng cho bản Vọng Cổ người ta thường khen giọng hát đó: "Hát muồi quá!". Đó có phải làm cho Nhạc Muồi thật gần gũi với Vọng Cổ như cái tên của dòng nhạc này nên được trân trọng hơn là chữ "nhạc sến"?
Tôi là người miền Nam, cụ thể hơn: người Sài Gòn, nên không rành rẽ về văn hóa miền Bắc. Nói như thế không có nghĩa phân biệt hay kỳ thị vùng miền, bởi văn hóa miền Bắc mà tôi cảm nhận, hấp thụ và thích thú, học theo hầu như do những người miền Bắc di cư từ những năm 1954 mang lại. Tôi có vài người bạn như thế mà tôi rất quý trọng.
Chúng ta đều biết, nhạc cổ truyền Việt Nam dựa trên "ngũ cung" thay vì "thất cung" như nhạc phương Tây. Miền Bắc có Chèo Cổ thì miền Nam có Cải Lương [1], tất nhiên Chèo Cổ có từ rất xưa so với Cải Lương.
Cải Lương mà thiếu Vọng Cổ, không còn là Cải Lương nữa. Bên cạnh Vọng Cổ, trong Cải Lương còn các bài bản khác [2]: Nam Ai, Nam Xuân, Khốc Hoàng Thiên v.v... Nền tảng của Vọng Cổ xuất phát từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" của nhạc sĩ Cao Văn Lầu [3].
Dù không biết chắc chắn khoảng thời gian nhạc phương Tây du nhập vào Việt Nam, nhưng có lẽ nó xưa như... thời những người Pháp đầu tiên vừa đặt chân lên mảnh đất này?
Tuy nhiên, điều tôi muốn sẻ chia ở đây: người "mang nặng đẻ đau" loại
hình "Tân Cổ Giao Duyên" là nhạc sĩ đáng kính - Viễn Châu [4]. Ông hiện
đang sống tại Sài Gòn như "Cây Đại Thụ Vọng Cổ" với tuổi 90.
Lịch sử của bài "Tân Cổ Giao Duyên" đầu tiên hình thành như Nhạc Sĩ Viễn Châu cho biết [5]:
Lúc ấy, ở Sài Thành có hàng chục hãng đĩa ra đời để sản xuất đĩa ca
vọng cổ phục vụ cho giới mộ điệu. Các hãng đĩa trong những năm cuối
1950, đầu 1960 cạnh tranh với nhau gay gắt nên soạn giả thời đó rất uy
tín, được các hãng đĩa săn đón nồng nhiệt. Chính sự cạnh tranh đã khiến
các soạn giả phải suy nghĩ để tìm ra cái mới cho bài vọng cổ của mình.
Sau nhiều đêm ấp ủ, bài tân cổ giao duyên đầu tiên "Cô hàng chè tươi"
[*] của ông ra đời. Khi viết bài tân cổ giao duyên, ông đã mạnh dạn rút
ngắn phần vọng cổ (bỏ câu 3 và 4) để đưa tân nhạc vào, tạo thành bài tân
cổ giao duyên hoàn chỉnh. Khi ông viết xong bài tân cổ giao duyên Cô
hàng chè tươi (khoảng năm 1960) thì vẫn chưa biết đặt tên nó là gì. Mãi
sau này, ông mới đặt tên cho nó là tân cổ giao duyên.
Không ngoa ngôn để nói: không có Nhạc Muồi không thể có Tân Cổ Giao Duyên.
Có thể nói, loại hình Tân Cổ Giao Duyên đã làm nên một cuộc "tân cách
mạng" Cải Lương một lần nữa, sau cái tên "Cải Lương" vốn có như Giáo Sư
Trần Văn Khê đã phân tích trên nhiều diễn đàn từ lâu.
Như trích dẫn nêu trên, nhạc phẩm "Cô Hàng Nước" (thể loại tân nhạc,
nhưng mang âm hưởng dân ca Quan Họ rất nhiều) của nhạc sĩ Vũ Huyến (một
nhạc sĩ người miền Bắc) đã tạo cảm hứng cho Nhạc Sĩ Viễn Châu sáng tạo
ra loại hình Vọng Cổ mới vào lúc bấy giờ. Dù có một số người trong giới
có phần thủ cựu chê bai khi nó ra đời, nhưng loại hình này nhanh chóng
được chấp nhận như là một sáng tạo hết sức độc đáo, tân kỳ đánh đúng vào
nhu cầu người thưởng thức vào lúc đó.
Trên tinh thần giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam, văn hóa Đông -
Tây, "Cây Đại Thụ Vọng Cổ" Viễn Châu đã để lại trong lòng giới chuyên
môn và cả công chúng một nét son cho âm nhạc Việt Nam không phai nhạt
theo thời gian.Hầu như không nhạc sĩ nào "dám" viết Tân Cổ Giao Duyên với "Nhạc Kích Động" [**], bởi nó quá "chỏi" nhau, đặc biệt về tiết tấu, nó tỏ ra khó hòa hợp, nếu không nói, nó sẽ bị biến thành "tân cổ vô duyên".
Dù loại hình Cải Lương hiện nay gần như bị suy vong như Chèo Cổ hay
Hát Bội, nhưng Tân Cổ Giao Duyên vẫn còn chỗ đứng trên sân khấu, dù rất
ít trong thời đại hiện nay. Điều đáng nói, loại hình này lại được gìn
giữ và phổ biến từ các trung tâm ca nhạc hải ngoại như: Thúy Nga, Asia,
Vân Sơn trong các kỳ đại nhạc hội, chứ nó không rộng rãi ngay tại Sài
Gòn [***].
Cải Lương chỉ có vài chục bài bản quanh đi quẩn lại, người soạn lời
cứ thế mà theo để đặt lời mới. Đó phải chăng là một trong những hạn chế
lớn của Cải Lương làm cho khán giả nhàm chán? Nhịp điệu có phần lê thê,
chậm buồn và phần lớn bài bản nghe não nuột, làm cho Cải Lương có lẽ
như là đặc trưng để phản ánh và phù hợp với nền văn hóa nông nghiệp lạc
hậu?
Cải Lương đứng trước nguy cơ "diệt vong", có lẽ vì không còn đáp ứng
nhu cầu hiện nay, đặc biệt giới trẻ. Nó chắc rồi sẽ chịu chung số phận
với Chèo Cổ, Hát Bội cũng như Kinh Kịch của Trung Quốc. Có chăng, nó sẽ
tồn tại ở dạng "bảo tồn" như là một nét văn hóa truyền thống để giới
thiệu với nước ngoài về một thời hoàng kim trăm năm của nó?!
Nhắc đến Cải Lương không thể không nhắc đến những giọng ca một thời,
vừa sang trọng mà nồng nàn, vừa ấm áp lại giản dị: Phùng Há, Thành Được,
Hữu Phước, Út Trà Ôn, Thanh Sang, Mỹ Châu, Thanh Nga, Phượng Liên, Ngọc
Giàu v.v...
Đa số những nghệ sĩ tên tuổi thời bấy giờ, do nhiều yếu tố, đặc biệt
do xuất thân từ các vùng miền Tây Nam Bộ khi xưa với gia cảnh khốn khó,
làm cho họ không có được một đời sống học hành tới nơi tới chốn như
nhiều người cùng thời bấy giờ. Không biết quá khứ đó có trở thành "phiên
bản" như một "cô thôn nữ", dù đẹp mặn mà, nhưng thiếu sự "kiêu sa",
"đài các" đối với những nhạc sĩ trẻ, ca sĩ trẻ tự cho rằng mình
"sang"... "như tây"?
Lực lượng nghệ sĩ Cải Lương kế thừa ngày càng vơi dần và hụt hẫng
nghiêm trọng, không còn gì cứu vớt nổi. Từ thanh cho đến sắc, từ lương
tâm nghề nghiệp cho đến say mê cống hiến, cứ ngày càng rơi rụng và nhạt
nhòa. Hiện nay, một khi giới trẻ có giọng hát như các "tiền bối" một
thời, chắc chắn họ chẳng bao giờ "đầu quân" vào... Cải Lương, bởi nó
đồng nghĩa đi vào ngõ cụt cho tương lai.
Đó là quy luật không tránh khỏi, khi gắn Cải Lương với vấn đề tiến hóa xã hội và hội nhập quốc tế ngày nay.
Một số người, cả dân trong giới "chơi" nhạc, đặc biệt dạo sau này
trong nước (những năm 1990 trở lại đây) có vẻ có thành kiến và xem rẻ
Nhạc Muồi?
Nói đến Nhạc Muồi đối với bộ phận này, nó có vẻ gần với sự quê mùa,
lạc hậu, nghèo hèn, thậm chí pha lẫn một chút "sự thương hại" trong ánh
nhìn của họ? Thấp thoáng sự hợm hĩnh, kiêu căng của thói "trưởng giả học
làm sang", khi họ không nghiên cứu thấu đáo để hiểu rằng: giáo dục tử
tế không có nghĩa được tính qua "bằng cấp", đặc biệt "bằng cấp" của Liên
Xô và các nước trong phe cộng sản của những năm còn mạnh cũng như vừa
sụp đổ?! Tôi không có ý coi thường người dân Liên Xô ngày xưa và các
nước Đông Âu, mà chỉ muốn lên án, vạch trần tác hại của chế độ cộng sản
ảnh hưởng thế nào đến lĩnh vực nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói
riêng.
Không ai dám viết Tân Cổ Giao Duyên bằng cách kết hợp Chèo Cổ - Nhạc
Muồi hay Hát Bội - Nhạc Muồi và cũng không thể gắn Quan Họ Bắc Ninh hay
Ca Trù với Nhạc Muồi. Do đó, có thể nói Nhạc Muồi là sản phẩm độc đáo
của miền Nam (không có nghĩa nhạc sĩ và ca sĩ người Bắc không viết và ca
được, thậm chí họ viết và ca rất... muồi là đằng khác). Ở đây ý nói,
Nhạc Muồi là "đặc sản" có một không hai của Việt Nam, sản sinh từ cái
nôi miền Nam.
Có một số nghệ sĩ hát Tân Cổ Giao Duyên bằng giọng Huế (cặp Minh
Vương - Vân Khánh với bài "Chiếc nón bài thơ"), tạm chấp nhận được,
nhưng nó không phổ biến rộng rãi bằng giọng thuần Nam Bộ.
Đoàn cải lương Chuông Vàng của miền Bắc, tôi không nghiên cứu thành
lập từ khi nào, nhưng có dạo những năm đầu sau 1975, có nghệ sĩ hát Vọng
Cổ bằng giọng thuần Bắc, thật khó làm ngưới nghe chấp nhận, do đó nó
mau chóng bị bỏ qua. Sau này có nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền ca Vọng Cổ bằng
giọng Nam Bộ có thể tạm chấp nhận được, nhưng giọng vẫn khá "cứng",
không thể che giấu với đôi tai người Nam Bộ. Thanh Thanh Hiền so với các
nghệ sĩ người miền Bắc như: Bích Sơn - giải Thanh Tâm 1960 [6], Thanh
Vy (nghệ sĩ miền Bắc hát Cải Lương sau 1975), vẫn còn khoảng cách lớn về
cảm thụ Vọng Cổ để hát mềm mại, uyển chuyển hơn.
Trong vở tuồng nổi tiếng Tô Ánh Nguyệt, khi tranh luận giữa hai người
cha về "tống cựu nghinh tân" và "thủ cựu bài tân", có câu: Nước biển
dùng làm muối, nước ngọt dùng trồng lúa, còn nước lợ thì người ta không
biết làm gì.
Học hỏi là tính tốt, nhưng trong nghệ thuật nói chung cũng như âm
nhạc nói riêng, nó có những khắc nghiệt riêng, nếu không hiểu ra thì dễ
bị mang tiếng đua đòi, đèo bồng, đặc biệt "dây thanh đới" là của trời
cho, đúng nghĩa. Không ai giống ai và không gì có thể thay thế dây thanh
đới giữa người này với người khác, bất chấp có rèn luyện bao nhiêu năm,
có cố bắt chước cỡ nào đi chăng nữa.
Tạo hóa vẫn giữ độc quyền về sáng tạo những điều con người không lý
giải được, khi thượng đế ban cho người này dây thanh đới kiểu này và
phát cho người khác dây thanh đới kiểu khác. Do đó, có người trở thành
ca sĩ chuyên về Rock, Jazz, có người chuyên về Nhạc Muồi v.v... có người
hát "được" nhưng không bao giờ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Tất nhiên
để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, không chỉ có một dây thanh đới phù
hợp mà còn nhiều yếu tố khác, trong đó không thiếu điều mà người ta hay
gọi là "Nghiệp".
Những thú vị của Nhạc Muồi
Có thể nói Nhạc Muồi là nỗi cứu rỗi cho Vọng Cổ (bài bản chính của
Cải Lương). Hơn 50 năm trước, nếu Nhạc Sĩ Viễn Châu không sáng tạo "Tân
Cổ Giao Duyên", có lẽ Cải Lương nói chung và Vọng Cổ nói riêng đã nói
lời "chia tay" trên diện rộng với khán giả sớm hơn?
Nhạc Muồi khá gần gũi với Cải Lương bởi giai điệu, tiết tấu (nghĩa là
đa số bài hát chậm, buồn). Nó cũng chỉ vài điệu nhạc, chủ yếu là
Boléro, Rumba, hiếm "cao trào" trong bài hát, với "tone thứ" làm chủ
đạo. Đôi khi người ta bắt gặp những điệu chachacha, tango được "đánh" lả
lơi một chút cũng tạo ra một bản Nhạc Muồi rất muồi mẩn và mê ly, làm
đắm say lòng người.
Hình như những bài "tone trưởng" khó làm bật lên cái đặc trưng của "Nhạc Muồi"?
Ai đó đã nói: Một bản nhạc buồn chưa chắc đã đi vào lòng người, nhưng
một bản nhạc đi vào lòng người thường là một bản nhạc buồn. Điều này có
lẽ đúng cho không chỉ riêng Nhạc Muồi.
Việt Nam, cho đến ngày nay vẫn chưa thoát khỏi nỗi buồn. Một nỗi buồn
lớn lao của cả dân tộc dưới ách cai trị bạo ngược cùng chính sách ngu
dân của cộng sản!
"Nhạc buồn" trở thành nơi cho "Nhạc Muồi" thỏa sức vẫy vùng sáng tạo.
Nét đặc biệt thú vị của "Nhạc Muồi" không hẳn ở điệu nhạc mà phần cốt
lõi chính là lời hát mang lại cho khán giả. Lời trong các bản Nhạc Muồi
bãng lãng, bồng bềnh mà lại thiết tha, sâu lắng xen lẫn nỗi bùi ngùi,
tiếc nuối; bất chấp đó là một nỗi nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ bạn, nhớ tình
nhân đã bỏ ra đi, nhớ về tuổi hoa niên hay nhớ người yêu của lính hoặc
hoài vọng về quê cũ - nơi ta lớn lên và buộc phải rứt ruột chia lìa,
cùng nhiều tâm trạng khác.
Một số người nhìn Nhạc Muồi dưới góc độ "ủy mị", "bi quan", thiếu
tinh thần..."lạc quan cách mạng" (!) có lẽ từ đó tạo ra "phong trào" đả
kích và giết chết nhạc vàng nói chung và Nhạc Muồi nói riêng, sau ngày
"giải phóng"?
Viết "Nhạc Muồi", về phần nhạc không phải quá khó, nhưng phần lời đòi
hỏi người soạn nhạc phải vô cùng tinh tế và phải đong đầy cảm xúc chân
thật.
Điều này liên quan đến văn chương rất lớn.
Văn chương trong Nhạc Muồi, ngoài năng khiếu trời cho, nó đòi hỏi một
sự trải nghiệm, gọt dũa, chắt lọc cùng tính nhạy bén của một tâm hồn
nhân ái để sao cho hòa quyện phần lời thật "ăn ý" với phần nhạc. Người
nhạc sĩ chuyên sáng tác dòng nhạc này, tuyệt đại đa số, họ là những
người "văn hay chữ tốt".
Nói đến văn chương là nói đến giáo dục. Ở đây, chúng ta đề cập đến
nền giáo dục khai phóng và nhân bản. Một nền giáo dục như thế mới có tự
do làm nền cho mọi sáng tác (sáng tạo) thăng hoa. Vậy là, "đụng đến"
giáo dục "nhồi sọ" mang tính khuôn mẫu, công thức, đặt nặng về kỹ thuật
viết và đạo đức giả khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ những năm đầu
trẻ làm quen với văn chương.
Khái niệm "văn mẫu" - một khái niệm quái dị và phi nhân tính - mà lớp
trẻ sau này hứng chịu gây tác hại to lớn; không chỉ về việc hình thành
nhân cách, đạo đức mà còn tác động lên cả lĩnh vực âm nhạc (không chỉ
Nhạc Muồi) mà chúng ta đang bàn luận ở đây. Văn chương ngày nay hầu như
không còn là nơi nuôi dưỡng, vun bồi tâm hồn hiền lương và trung thực
cho thế hệ trẻ. Đó là điều vô cùng đau xót cho Việt Nam hiện nay!
Có vẻ người cộng sản chưa bao giờ nhận thấy họ tàn phá - mà tôi gọi
(nhẹ nhất) là "ác hồn nhiên" - văn chương một cách... "vô tư" từ (ít
nhất) 38 năm qua.
Giới cầm quyền cộng sản hình như chưa bao giờ chịu chiêm nghiệm, đúc
kết và rút ra những bài học cay đắng khi nhiều năm sau "giải phóng" họ
đã xem rất nhẹ vai trò văn chương mà chỉ chú tâm và "lèo lái" nó đi vào
"con đường trụy lạc" mang tên "chính trị".
Cao hơn, cai thứ "văn chương" sau "giải phóng" đã lần hồi làm tha hóa
tâm hồn người Việt và nô dịch cho "lý tưởng cộng sản" - một lý tưởng
không tưởng, mơ hồ, phi nhân tính.
Thế hệ trẻ ra đời, lớn lên, tiếp nối "tiền bối" cộng sản bằng những
tâm hồn xơ cứng, khô cằn, đua chen, đố kỵ, giành giựt chỗ đứng trong
"làng" và họ đầy hận thù, nhỏ nhen, bẩn chật thông qua nhiều "nhà văn",
"nhà thơ", nhiều "nhạc sĩ", "ca sĩ", "diễn viên", "đạo diễn" sống trong
sự "nuôi nấng" và "chăm sóc" từ "vòng tay" "đảng ta" (!). Lớp người này
không thể nào là "hạt từ tâm" như Trịnh Công Sơn đã viết.
Nhạc Muồi góp một phần không nhỏ cho "hạt mầm từ tâm" đâm chồi vươn
lên đón ánh dương ban mai buổi sớm. Nhẹ nhàng và thanh thoát. Thánh
thiện mà giản dị như "Chiếc Áo Bà Ba", như một "Cây Cầu Dừa" và đôi khi
như" Lối Thu Xưa" cho tâm hồn bãng lãng để hoài niệm, trầm tư và cũng để
biết ăn năn là gì sau những việc đã xảy ra.
Giá như giới cầm quyền hiểu được tầm quan trọng của văn chương ảnh
hưởng không chỉ trong âm nhạc mà nó còn tác động mãnh liệt đến thế hệ
trẻ hiện nay ra sao thông qua cái gọi là... "văn mẫu" (!) Thật khốn khổ
cho nhi đồng, đến cả thanh thiếu niên ngày nay với vị "cứu tinh" - "văn
mẫu" đối với nền văn học nước Việt (!).
Không thể có một áng văn hay, không thể có một lời nhạc bay bổng mà
thiếu tự do trong đó. Nhiều độc giả chắc không khỏi thở dài khi chúng ta
cùng nhắc thêm... "tính định hướng" trong viết văn, viết nhạc. Đó là sự
thật, chí ít 38 năm qua, kể từ ngày "đảng đã cho em cuộc đời mới",
"đảng chỉ cho em đường đi tới" (!) [****].
Chính thể cộng sản đã bóp nát tâm hồn và tính sáng tạo của tuổi trẻ
ngay từ những bài học đầu đời, trước khi họ trở thành một nhà soạn nhạc
tự do đúng nghĩa của nó. Trong số các nhạc sĩ, ca sĩ hiện nay, quá khó
để tìm ra một người nghệ sĩ của nhân dân, chứ không phải loại "nghệ sĩ
nhân dân" của tư tưởng bố thí!
Những dẫn giải nói trên, có phải góp thêm để lý giải tại sao hiếm có
nhạc sĩ trẻ ngày nay viết lên những lời nhạc đậm đà chất thơ, đẹp như
một bức tranh, so với ngày trước?
Bất giác tôi nghĩ, Quốc Trung, Huy Tuấn, và một số nhạc sĩ trẻ có
tiếng hiện nay có thể nào viết ra một bản Nhạc Muồi không? Hoàn toàn
được, nhưng chắc chắn nó nặng về kỹ thuật và khô... như ngói, tựa những
giọng hát thời thượng hiện nay mà Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh9 đã phê bình.
(còn nữa)
__________________
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_l%C6%B0%C6%A1ng [1]
http://tranquanghai.info/p3131-cac-bai-ban-to-20-ban-to-cua-co-nhac-tai-tu-vn.html[2]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_V%C4%83n_L%E1%BA%A7u [3]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%85n_Ch%C3%A2u [4]
http://skhdt.tiengiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jHQHdHEzcPIwMLCzcDA09fizBXU58AAyMTc_2CbEdFAJSlIKw!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/portaltiengiang/menu/tintuc/vanhoathethaodulich/nghe+si+nhan+dan+soan+gia+vien+chau+50+nam+khang+dinh+suc+song+bai+tan+co+giao+duyen[5]
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/1960-thanhtam-award-nmai-09042011084845.html[6]
http://www.youtube.com/watch?v=PLILVL4oXIg. Bài tân cổ này, dựa trên nhạc phẩm "cô hàng nước" của nhạc sĩ Vũ Huyến. [*]
Trước 1975, loại nhạc người miền Nam hay gọi là "Nhạc Kích Động" mà
nhắc đến nó không thể thiếu tên tuổi "chuyên trị": Mai Lệ Huyền, Hùng
Cường, Carol Kim v.v... Nhưng thể loại Hiphop, Rap, R&B, Hard Rock
chưa thịnh hành như sau này. Nhạc trẻ bấy giờ thuộc về tên tuổi nhóm
"Phượng Hoàng" với Elvis Phương, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang v.v... và
một số tên tuổi khác như "nữ hoàng" nhạc twist Túy Phượng, "nữ hoàng"
nhạc Jazz Tuyết Loan[**]
Sau những nỗ lực của đài Truyền hình Tp.HCM với những chương trình
"Vầng Trăng Cổ Nhạc", "Chuông Vàng Vọng Cổ" ngày càng đuối dần vì hầu
như không còn có nhiều khán giả và các nhà tài trợ không mặn mà cho lắm!
[***]
Lời bài hát thiếu nhi "Ai cho em tiếng hát tình thương" của Trương Quang Lục [****]
Tin, bài liên quan
Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 2)
Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
"Nhạc trẻ" và "nhạc...lạ"
Có phải "nhạc trẻ" và cái gọi là "làm mới" như cô Thanh Lam đã góp thêm điều cần lý giải trong "tình yêu" ngày nay của lớp trẻ?: tại sao họ yêu nhau thật... "dễ", tại sao họ có thể đâm chém nhau một cách... "thoải mái" rồi khóc hu hu, tại sao họ có thể "sống thử", có thể rủ nhau tự tử dễ dàng, có thể tạt acid vào nhau, có thể phá thai như phá một mụm cóc, có thể vứt lăn lóc những trẻ sơ sinh như vứt một bọc rác, có thể rủ bạn bè bề hội đồng ngay chính người mà họ gọi là "người yêu" (!), có thể vừa âu yếm làm tình xong thì giết... ngay, có thể rủ nhau cùng buôn ma túy, có thể rủ nhau cùng giết người phi tang, có thể rủ nhau cùng cướp của ngay chính cha mẹ họ v.v... Họ là "sản phẩm" của "dây chuyền sản xuất" nào đây?! Chẳng lẽ "muốn
xây dựng CNXH cần có con người XHCN" là thế này(?!).
Nguyễn Phú Trọng chê trách tuổi trẻ Việt Nam [3a] "phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với thời cuộc, thích sống hưởng thụ, đua đòi", nhưng ông ta không biết hay vì hèn nhát nên không dám nhận và chỉ ra, ở đó, còn có cả một vũng lầy tội ác ngập ngụa trong tuổi trẻ đi kèm với tính nhẫn tâm và phớt lờ trước nỗi đau của ngay chính người thân ruột thịt như các con của tù nhân lương tâm:
Trần Anh Kim, Nguyễn Kim Nhàn [3b] đang đối xử với cha của họ (!)
Nguyên nhân từ đâu tuổi trẻ Việt Nam ngày nay như thế (?!).
Trở về với dòng Nhạc Muồi
_______________
http://www.youtube.com/watch?v=TMIMuN4bnyk [1]
http://www.youtube.com/watch?v=QffzaSaQvzE [2]
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Phuong-Yeu-Le-Thu/ZWZD6UOI.html [3]
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/524574/TN-phai-co-%E2%80%9Ctam-trong-tri-sang-hoai-bao-lon%E2%80%9D.html#ad-image-0[3a]
http://www.danchimviet.info/archives/79656/viet-cung-noi-dau/2013/09 [3b]
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/107323/bao-yen-tung-duoc-nham-lam-con-dau-ho-trinh-.html[4]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Ph%C6%B0%C6%A1ng [5]
http://www.youtube.com/watch?v=fpcJleKRPTY [6]
http://www.viet-studies.info/KhanhLy_BenDoiHiuQuanh.htm [7]
http://www.youtube.com/watch?v=4Wy83LXcwKM [8]
http://www.youtube.com/watch?v=fMm9SUmAXQw [9]
Để không mang tiếng là thổi phồng Nhạc Muồi quá đà và cũng để không
bị "lạc hậu" với "nhạc trẻ", mời quý độc giả cùng thử nghe bài hát có
tên "Chạy Mưa"[1] để xem "nhạc trẻ" là như thế nào.
Lý do tôi đề nghị quý độc giả nghe và xem bài hát này:
- Cuộc thi The Voice 2013 vẫn còn đang rất nóng với những người ngồi
ghế huấn luyện viên đều nổi tiếng trong làng nhạc hiện nay: Mỹ Linh, Đàm
Vĩnh Hưng, Hồng Nhung và Quốc Trung cùng những chuyên gia giúp họ về
chuyên môn như: Thanh Bùi (một người Úc gốc Việt), Huy Tuấn, Hoài Sa,
Phương Uyên (nhóm Ba Con Mèo) v.v...
- Đây là bài hát do chính tay nữ ca sĩ Hồng Nhung chọn cho 2 thí sinh tham gia cuộc thi.
- Trong màn thi gọi là "đối đầu", Quốc Trung đã nhấn nút cứu một nữ thí sinh do Hồng Nhung loại.
Thú thật, với một chút hiểu biết về thanh nhạc, sau khi ráng... lóng
tai nghe bài hát này, quả thật không đọng gì lắm trong tôi về lời nhạc,
ngoài những chữ "chạy mưa", "ướt nhẹp" v.v... Một cuộc "chạy mưa" không
phải vội vàng mà là giành giựt một cái gì đó, nó giống như một cuộc
"chạy đua" xem ai hét to hơn, ai gằn giọng "dữ" hơn, ai khoe giọng cao
hơn, ai "phá cách"
(hay phá phách?) bài hát "lạ" hơn. Một cuộc "chạy
đua" thật... "lý thú" (!). Ở đây, giám khảo Hồng Nhung chọn người hát
"quai quái".
Tuy nhiên, tôi thật "tâm đắc" với hình thức sân khấu được biến hóa
ước lệ thành một "sàn đấu...boxing" cùng hai nữ boxer đang ... "đánh
lộn" bằng... "âm nhạc".
"Nhạc trẻ" là vậy chăng? Với cách trình diễn của hai cô bé chỉ trỏ
vào nhau, chỉ trỏ vào khán giả, nhăn nhó mặt mày, gào thét hết cỡ, lắc
đầu, xõa tóc, như gằm ghè ăn thua đủ với nhau, đi qua đi lại đổi chỗ
đứng, tôi không thể nào không gọi đó là một "trận đô vật", hay nhẹ hơn,
đó là "cách hát sỉ vả". Sỉ vả lẫn nhau và sỉ vả khán giả. Điều "thú vị"
hơn, các vị ngồi ghế chấm thi và khán giả cổ vũ hò hét một cách hào hứng
đúng như một trận đấu võ đài hơn là một cuộc thi hát. Chỉ tiếc, giá như
micro được thay bằng đôi găng chuyên nghiệp, với trang phục hiện đại và
động tác của hai thí sinh dẻo dai hơn một chút thì đó là màn trình diễn
của 2 "đả nữ" rất thú vị xen lẫn "mắng" nhau bằng vần điệu khi cao khi
thấp (!). Có vẻ chủ đề đã bị lạc đề mất rồi!
Ngoài "nhạc trẻ" được tán thưởng như màn trình bày nói trên, mời quý
độc giả tiếp tục kiên nhẫn bỏ ba phút để xem một ca sĩ được mệnh danh là
diva Việt Nam - Thanh Lam, trình bày nhạc phẩm "Phượng Yêu" [2] của
nhạc sĩ Phạm Duy. Một nhạc phẩm qua giọng ca Lệ Thu [3], hoàn toàn có
quyền xếp vào dòng Nhạc Muồi, đúng nghĩa của nó.
Cô Thanh Lam được một khán giả nhận xét trên youtube: "...xử lý bài
hát theo một cách mới, đầy thông minh và sáng tạo, không đi theo lối mòn
của những người đi trước đã từng hát...".
Có thể là như thế, nhưng "mới", "thông minh", "sáng tạo" gì đi nữa,
người ca sĩ nên hiểu, họ có quyền truyền tải mọi cảm xúc đến cho khán
giả, nhưng nhất định không bao giờ được truyền nỗi sợ hãi cho người xem,
đó là điều tối kỵ, vì âm nhạc không phải là phim... kinh dị, dù phim
kinh dị vẫn cần "cầu viện" âm thanh và đôi khi cả âm nhạc để đạt hiệu
quả. Âm thanh không
phải là âm nhạc.
Với phục trang áo dài màu tối, cô Thanh Lam đứng ... "chàng hảng",
lắc lư, gồng mình, vung tay, nhăn mặt và... tru tréo hơn là bày tỏ nỗi
thất vọng về tình yêu, dù đó là một tình yêu thiết tha, chung thủy và bị
bội phản. Cô như đang điểm mặt và đe dọa người đã bỏ rơi cô bằng cách
gào lên: "Tôi yêu anh đấy! Anh có yêu tôi không thì... bảo(!)". Nếu cô
hóa trang thêm bằng
một mái tóc giả dài lòa xòa để biểu diễn bài hát
này, khi cô cất giọng tới đoạn "yêu như loài ma quái", nhất định cô
phải được thừa nhận "đỉnh của đỉnh" về nghệ thuật... rùng rợn có một
không hai mà nhạc sĩ Phạm Duy có thể bật dậy để "lóng tai" "thưởng thức"
(!). Dù sao cũng phải công nhận giọng cô trầm nhưng... ồm, làn hơi đầy
và dài, kỹ thuật thanh nhạc quá tốt, âm
vực rộng, nếu như cô đừng khoe giọng như nhạc sĩ Nguyễn Ánh9 từng phàn nàn thì... "đỡ" hơn biết bao nhiêu.
Càng ê chề hơn với cụm từ rất phổ biến mà các "diva", "ông hoàng",
"bà chúa" nhạc Việt ngày nay hay dùng: "Giọng ca đầy nội...lực". À ra
thế! Chỉ xin nhắc các vị, âm nhạc cần "nội tâm" chứ không cần khỏe như
vâm, dùng cổ họng, dùng dây thanh đới để "sỉ vả nhau" hay "hét vào tai
nhau", vì các vị đang... hát, đang truyền cảm xúc cho khán giả, chứ
không phải hù dọa, đe
nẹt hay đuổi khán giả "chạy có cờ"! Hơi dài
thì tốt, nhưng các vị đang hát chứ không phải thổi bong bóng! Giọng
người ca sĩ thường được ví như chim, nhưng người đời cần: họa mi, sơn ca
hay hoàng oanh chứ không cần đại bàng, kền kền hay diều hâu, mặc dù
chúng cũng thuộc họ...chim! Người nghe cần thánh thót chứ không cần lảnh
lót; người nghe cần trầm ấm chứ không cần ầm oàm (như tiếng đại bác);
người nghe cần nghe tiếng saxophone, trumpet chứ không cần nghe còi xe
cứu thương, xe chữa cháy (!).
Có phải "nhạc trẻ" và cái gọi là "làm mới" như cô Thanh Lam đã góp thêm điều cần lý giải trong "tình yêu" ngày nay của lớp trẻ?: tại sao họ yêu nhau thật... "dễ", tại sao họ có thể đâm chém nhau một cách... "thoải mái" rồi khóc hu hu, tại sao họ có thể "sống thử", có thể rủ nhau tự tử dễ dàng, có thể tạt acid vào nhau, có thể phá thai như phá một mụm cóc, có thể vứt lăn lóc những trẻ sơ sinh như vứt một bọc rác, có thể rủ bạn bè bề hội đồng ngay chính người mà họ gọi là "người yêu" (!), có thể vừa âu yếm làm tình xong thì giết... ngay, có thể rủ nhau cùng buôn ma túy, có thể rủ nhau cùng giết người phi tang, có thể rủ nhau cùng cướp của ngay chính cha mẹ họ v.v... Họ là "sản phẩm" của "dây chuyền sản xuất" nào đây?! Chẳng lẽ "muốn
xây dựng CNXH cần có con người XHCN" là thế này(?!).
Nguyễn Phú Trọng chê trách tuổi trẻ Việt Nam [3a] "phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với thời cuộc, thích sống hưởng thụ, đua đòi", nhưng ông ta không biết hay vì hèn nhát nên không dám nhận và chỉ ra, ở đó, còn có cả một vũng lầy tội ác ngập ngụa trong tuổi trẻ đi kèm với tính nhẫn tâm và phớt lờ trước nỗi đau của ngay chính người thân ruột thịt như các con của tù nhân lương tâm:
Trần Anh Kim, Nguyễn Kim Nhàn [3b] đang đối xử với cha của họ (!)
Nguyên nhân từ đâu tuổi trẻ Việt Nam ngày nay như thế (?!).
Điều đáng ghê sợ hơn, ông Trọng nói Đoàn TNCSHCM cần: "...làm tốt
công tác giáo dục chính trị tư tưởng hơn nữa cũng như chăm lo xây dựng
tổ chức vững mạnh, các phong trào hành động". Tuyệt nhiên, người đọc
không hề nhận thấy một lời nói nào thể hiện một chút tâm hồn hiền lương
của một người cha, người thầy cần phải có khi đứng trước nhân cách suy
đồi, tâm hồn trống rỗng cùng tấm lòng nhân ái bạc thếch của một phần
tuổi trẻ ngày nay, ngay trong đoàn TNCSHCM mà cô Nguyễn Phương Uyên đã
bị bỏ rơi, khi cô bị bắt cóc trước đây bởi cái "tội" Yêu Nước!
Rất đau! Đau lắm!
Blogger Cánh Cò có bài *"Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết"* gây tai
họa rộng lớn trong dân chúng, có vẻ còn thiếu một loại, đó là loại "côn
đồ cầm micro" cho "đủ bộ" chăng? Hình như trong giới văn nghệ sĩ hiện
nay đang dần "tập hợp" gần đủ loại côn đồ này?
Trở về với dòng Nhạc Muồi
Nói đến dòng nhạc này mà nhắc tới những tên tuổi đã đi vào lòng khán
thính giả hàng chục năm qua như: Chế Linh, Duy Khánh, Tuấn Vũ, Thanh
Tuyền, Hương Lan v.v... thì không còn gì nói thêm nữa. Hãy thử nói về
những người mà thiên hạ tưởng họ quá "cao sang" nên luôn tránh xa cái
gọi là "nhạc sến"; nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong số đó.
Những ai xem rẻ dòng Nhạc Muồi có biết rằng [4]:
Những ai xem rẻ dòng Nhạc Muồi có biết rằng [4]:
"...với Bảo Yến, tôi (Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn) và anh Sơn có một kỷ niệm. "Hồi đó, tôi mới ở nước ngoài về, anh
Sơn có kể cho tôi đôi điều về Bảo Yến và bảo "Trinh lại đây anh cho nghe
thử bài này hay lắm Tôi hỏi: Bài gì thế anh? "Trinh cứ nghe đi thì
biết". Lâu quá rồi tôi không còn nhớ tên bài, chỉ biết rằng hai anh em
cứ ngồi ấn đi ấn lại để nghe mà không biết chán. Điều đáng nói là ca
khúc đó thuộc dòng nhạc mà người ta hay gọi là "nhạc sến", không phải gu
thường nghe của anh Sơn. Có lẽ vì sức hấp dẫn đến từ giọng ca của Bảo
Yến. Sau này biết nhau, tôi nhận thấy Bảo Yến có chất giọng trời cho, là
một trong số ít ca sỹ có thể hát được nhiều dòng nhạc".
Đó là chủ đề nhạc gọi là "Nhạc Gò Công", trong đó có nhiều nhạc phẩm
với tên tuổi nhạc sĩ Hoàng Phương [5] (1943 - 2002), bấy giờ nó trở
thành một phong trào nghe và hát từ giữa thập niên 80' thế kỷ trước.
Nữ ca sĩ Bảo Yến đã gây ngạc nhiên cho không chỉ Trịnh Công Sơn mà cô
đã khẳng định trước công chúng, ngoài các dòng nhạc mệnh danh là
"sang", cô vẫn có đủ khả năng và cảm xúc dạt đào khi truyền đến người
yêu nhạc những ca khúc Nhạc Muồi qua chủ đề "Nhạc Gò Công" thời bấy giờ.
Có thể nói, giọng ca Bảo Yến muốn "sang" thì rất "sang", cần "muồi"
thì "muồi tới bến". Giọng ca của cô cho đến nay, chưa có một ca sĩ nào
thuộc thế hệ trẻ có thể vượt qua về sức lay động, lan tỏa mà sâu lắng về
Nhạc Muồi cho đến nhạc "sang", cũng như gây ấn tượng mãnh liệt qua các
thể loại "nhạc kích động". Bảo Yến không chỉ là "viên ngọc" âm nhạc quý
hiếm của Việt Nam mà cô còn xứng đáng để gọi là đại diện tiêu biểu cho
giọng hát tân nhạc Việt Nam sau 1975. Qua giọng ca, Bảo Yến đã khẳng
định chân lý: không có cái gọi là "nhạc sến".
Chỉ có "người hát sến" với quần áo màu mè, tóc tai "hai lai, ba lai",
phục sức tùm lum, phong thái ỏng ẹo, lời ăn tiếng nói giả tạo, chọn bài
không quan tâm đến chất giọng như nhiều người đã thấy ngày nay. Dù cho
những ca sĩ đó huyễn hoặc và tự ru ngủ bằng hàng hàng lớp lớp "fan" vây
quanh với cái mà họ gọi là đang hát "nhạc trẻ", "nhạc sang", "nhạc hiện
đại", "nhạc" rất ư là... "tây", rất ư là "hàn", kể cả "làm mới" các loại
nhạc theo kiểu "tả pí lù" (!)
Có thể đối với một số khán giả trong nước, cái tên Dalena nghe thì
biết ngay là người... "tây", nhưng bài viết này muốn giới thiệu tới
những ai chưa biết cô gái người Mỹ 100% này, vì cô hát Nhạc Muồi
rất...muồi qua nhạc phẩm nổi tiếng hàng chục năm qua của cố nhạc sĩ Y
Vân - "Lòng Mẹ" [6]. Nhìn cô gái Mỹ, tóc vàng, mặc đầm, lại nhẹ nhàng
cất lên tiếng hát ngợi ca người
mẹ Việt Nam mà bùi ngùi xúc động và xấu hổ khi nghĩ về những đứa con "thời hiện đại" hôm nay!
mẹ Việt Nam mà bùi ngùi xúc động và xấu hổ khi nghĩ về những đứa con "thời hiện đại" hôm nay!
Nữ ca sĩ Khánh Ly, một người nổi tiếng đến nỗi không cần phải nói gì thêm về chị, đã viết [7]:
"Chỉ một bài “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, Thanh Tuyền lúc đó mới 15 tuổi đã
trở nên mỏ vàng của Hãng đĩa. Chỉ với “Chuyện Một Chiếc Cầu Gảy” Hoàng
Oanh, cô sinh viên văn khoa không hề thua kém Thanh Tuyền của trường Bùi
Thị Xuân Đà Lạt. Không ai có thể hát lại chị Bạch Yến bài Đêm Đông.
Không ai có thể làm xao xuyến người nghe như chị Lệ Thanh với Tà Áo Xanh
của Đoàn Chuẩn. Chị Trúc Mai bài “Hàn Mặc Tử”..."
Với đoạn trích trên cho thấy, ngay cả những ca sĩ không chuyên về
dòng Nhạc Muồi, họ cũng đánh giá cao dòng nhạc này và các ca sĩ hát dòng
nhạc này ngang hàng với bất kỳ dòng nhạc nào khác, dù cho đó là của
Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn, dù cho đó là của Lê Hựu Hà hay Quốc Dũng
cho đến những nhạc phẩm của Pháp, Mỹ gần như không ai không biết, qua
giọng hát: Thanh Lan, Julie Quang, Jo Marcel, Elvis Phương, Tuấn Ngọc,
Khánh Hà v.v...
Nếu bạn đọc không lạ với tên tuổi Bạch Yến qua nhạc phẩm "Cho Em Quên
Tuổi Ngọc" với tư cách nữ ca sĩ được nhạc sĩ Lam Phương trao đầu tiên
để trình diễn, thì khán giả cũng biết chính ông là người viết nhạc phẩm
này bằng cả tiếng Pháp. Khi lời Pháp được cất lên, nếu không nói ca khúc
này của người Việt viết, bạn hoàn toàn bất ngờ vì nó vô cùng... Tây,
đúng với nghĩa này.
Tuy nhiên điều đáng nói về nhạc sĩ Lam Phương, ông viết Nhạc Muồi lại
vô cùng muồi mẩn bằng những ca từ sang trọng và nặng trĩu tình quê
trước thời cuộc. "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" [8] là một trong số đó, kể về nỗi
niềm chia đôi đất nước, dù ông sinh trưởng và thành danh tại miền Nam.
Ca khúc này do nữ ca sĩ Hoàng Oanh, người đầu tiên kết hợp Nhạc Muồi và
ngâm thơ, tạo nét mới lạ và thấm đẫm nỗi niềm biệt ly của người đi kẻ ở.
Ngoài Lam Phương, còn những nhạc sĩ tài năng khác, có thể viết nhiều
thể loại nhạc trong đó có những bản Nhạc Muồi đầy ắp chất thơ và lung
linh như một tuyệt phẩm bằng hình, ví dụ : Anh Bằng (Căn Nhà Ngoại Ô),
Trầm Tử Thiêng (Đưa Em Vào Hạ), Quốc Dũng (Lối Thu Xưa) v.v...
Nói về nhạc sĩ "thời ngụy", có vẻ dễ bị cho là thiên vị. Vậy thì hãy
cùng nghe thử "Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ", "Thư Tình Cuối Mùa Thu" của nhạc sĩ
Phan Huỳnh Điểu, phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh (vợ nhà soạn kịch Lưu Quang
Vũ), để thấy hết tình tứ trong nét nhạc; mộng mơ trong ca từ, lại không
thiếu sự khắc khoải của những tâm hồn trong sáng, thủy chung, lung linh
như ánh sao
trong đêm tối.
trong đêm tối.
Âm nhạc là tâm hồn con người, chở nặng suy tư, chất chứa tâm tình cho
mình, cho đời, cho quê hương, dân tộc. Cho cả những hẹn hò tình yêu,
nhưng buồn vui theo mệnh nước nổi trôi, cho náo nức và vui mừng của ngày
mùa đơm hoa kết trái. Cho cả những vết thương lòng dù nông hay sâu cần
chăm sóc, xoa dịu. Cho cả những ngợi ca anh hùng dân tộc như là khúc ca
bi tráng để người dân mãi không quên sự hy sinh của họ.
Âm nhạc không nên dung chứa sự hận thù, đố kỵ, bon chen hay chém
giết. Thậm chí không thể nào hiểu nổi một "bài hát" của một ông mang
danh "nhạc sĩ", có tên Nguyễn Đình Thi còn đưa vụ "giết bầy chó" vào
trong nhạc qua bài "Diệt Phát Xít" [9] (!). Quá kinh hãi! Không biết bài
gọi là "nhạc" này có ám ảnh người dân cho đến ngày nay với nạn trộm chó
và giết người trộm chó
không nữa (!). Hy vọng là không phải như thế, nhưng nhiều người có lẽ vẫn bị ám ảnh với "Tiến Quân Ca" trong đó người ta đòi đi trên "đường vinh quang xây xác quân thù" nghe khá hung tợn và man rợ ?!
không nữa (!). Hy vọng là không phải như thế, nhưng nhiều người có lẽ vẫn bị ám ảnh với "Tiến Quân Ca" trong đó người ta đòi đi trên "đường vinh quang xây xác quân thù" nghe khá hung tợn và man rợ ?!
Cao hơn, vai trò âm nhạc ngày nay thật cần để cải hóa, cảm hóa người
Việt Nam biết mềm lòng hơn với đồng loại, biết thương cảm hơn, san sẻ
cho nhau hơn. Đó là vai trò "nghệ thuật vị nhân sinh" kết hợp với "nghệ
thuật vị nghệ thuật" mà hiện trạng Việt Nam đang quá thiếu thốn và hẫng
hụt.
Không có "nhạc sến" chỉ có người không thể hát Nhạc Muồi hoặc chỉ có
người viết nhạc nghèo văn chương để chuyển hóa thành lời ca cho người
hát đồng cảm chuyên chở các dòng nhạc đến người nghe mà thôi.
(còn nữa)_______________
http://www.youtube.com/watch?v=TMIMuN4bnyk [1]
http://www.youtube.com/watch?v=QffzaSaQvzE [2]
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Phuong-Yeu-Le-Thu/ZWZD6UOI.html [3]
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/524574/TN-phai-co-%E2%80%9Ctam-trong-tri-sang-hoai-bao-lon%E2%80%9D.html#ad-image-0[3a]
http://www.danchimviet.info/archives/79656/viet-cung-noi-dau/2013/09 [3b]
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/107323/bao-yen-tung-duoc-nham-lam-con-dau-ho-trinh-.html[4]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Ph%C6%B0%C6%A1ng [5]
http://www.youtube.com/watch?v=fpcJleKRPTY [6]
http://www.viet-studies.info/KhanhLy_BenDoiHiuQuanh.htm [7]
http://www.youtube.com/watch?v=4Wy83LXcwKM [8]
http://www.youtube.com/watch?v=fMm9SUmAXQw [9]
Tin, bài liên quan
- Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 2)
- Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 1)
- Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 1)
- Làng ca nhạc Việt sau 35 năm tại hải ngoại (Phần 3)
- Giáo Phường Ca Trù Thái Hà (Phần 2)
- Quan họ và ca trù được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO
- Giáo Phường Ca Trù Thái Hà
- Hương Thủy từ chèo ghe đến khiêu vũ
Bánh xèo miền Trung
Nói đến bánh xèo, bây giờ ít ai còn nghĩ rằng đó là món đặc trưng của
miền Trung, và không chừng, du khách sẽ nghĩ rằng đó là món ăn phổ
thông của ba miền Việt Nam.
Trên thực tế, bánh xèo là món đặc trưng của dân nghèo miền Trung, và
cái độc đáo của món ăn này nằm ở chỗ nơi nào càng nghèo, bánh xèo càng
ngon, càng phong phú và độc đáo. Nếu như nói về bánh xèo bốn mùa người
ta thường nhắc đến Quảng Ngãi và Bình Định, riêng mùa Đông, có lẽ, bánh
xèo Quảng Nam là mang hồn cốt của cái nghèo và sự thi vị của nó đậm
nhất.
Bà Nguyện, người bán bánh xèo lâu năm ở Đức Phổ, Quảng Ngãi cho chúng
tôi biết rằng nếu nói về chủng loại, bánh xèo có đến hơn ba trăm loại
bánh xèo, hiện nay, bánh xèo phổ thông nhất mà bà vẫn bán cho khách là
bánh xèo tôm thịt. Đây là món rất quen thuộc của nhiều người, vừa dễ
làm, vừa rẻ mà cũng khá ngon. Bánh xèo cũng chia làm ba hạng: Thượng
lưu; Bình dân và Nhà nghèo.
Bánh xèo của giới thượng lưu chỉ có ở Bình Định vào thời vua Quang
Trung, những người thợ nấu bếp của vị vua này biết chủ nhân của họ rất
ưa món bánh xèo và ăn rất mạnh nên họ đã sáng tác ra món bánh xèo chảo.
Ưu điểm của bánh xèo chảo là có thể phối hợp nhiều thứ gia vị vào chiếc
bánh cùng một lần đúc để tạo ra chiếc bánh xèo ngũ cốc gồm nhiều loại
bột và tổng hợp nhiều loại thịt, tôm, trứng, thậm chí là cá biển, cá
sông cũng có trong đó. Bánh xèo chảo sau này đi vào các khách sạn, nhà
hàng năm sao với giá từ vài đôla đến vài chục đôla mỗi chiếc.
Và ngược với tính cách của vị vua nhà võ phía Nam, ở kinh thành Huế,
các đầu bếp trong cung đình cũng sáng tạo ra một loại bánh xèo khá ngon
với nhiều loại bột, trong đó bột khoai lang được dùng tỉ lệ cao nhất, và
nhiều loại thịt được cho vào, cùng với hai quả trứng gà so nằm trang
trí giữa bánh, dân gian gọi là bánh khoái nhưng trên thực tế đó là bánh
xèo chảo Bình Định biến thể để phục vụ các vua triều Nguyễn.
Về sau này, bánh xèo chảo cũng có mặt ở Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi
nhưng hầu như ít ai mặn mà với loại bánh này vì nó khó làm, tốn kém
nguyên liệu và công sức hơn so với những loại bánh xèo bình dân khác.
Phần lớn các quán bánh xèo ở miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam chỉ xuất
hiện vào mùa Đông, đến khi khí trời ấm áp, nắng ráo, tự dưng các quán
biến dần, không thấy nữa.
Bà Năm, người bán bánh xèo khá lâu năm ở Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ: “Làm
bánh xèo thì mệt nhưng vui. Ngày xưa, nhà nghèo, người ta bắt ốc, bắt
cua đồng, hoặc cá đồng về làm bánh, thậm chí có nhà còn dùng cả củ chuối
để biến thành nhưn bánh xèo, bây giờ có khá hơn, người ta làm nhưn tôm,
nhưn thịt heo. Như mỗi lon gạo thường đúc được mươi đến mười lăm cái
bánh, bán với giá hai ngàn rưỡi đồng, trong đó có cả tiền dầu, củi, tôm,
thịt và bột, chủ yếu lấy công làm lãi sống qua mùa Đông thôi. Chứ mưa
lạnh lấy chi mà sống.”
Với người Quảng Nam, bánh xèo là món ăn vừa rất gần gũi và nhắc nhớ
một chút ký ức nào đó về thời nghèo khổ, hàn vi. Nếu như bây giờ, bánh
xèo chỉ là món ăn lấy vui, lạ miệng thì ngày xưa, đây là món đặc sản,
món quí để đãi khách, để dành cho những ngày giỗ cúng và cũng là món bồi
dưỡng cho những ngày mùa Đông đói lạnh.
Món ngon bình dân
Điểm đặc biệt của bánh xèo là món này ăn rất mau no mà lại no lâu bởi
lượng dầu để đúc khá nhiều, vị béo ngậy, cộng với tôm, thịt và bột gạo.
Chị Linh, đứng bán bánh xèo ở ngã ba chợ Hội An cho chúng tôi biết là
món này làm tuy nhìn dễ nhưng rất tốn công. Để có được chiếc bánh xèo
vừa ý, chị phải chọn gạo thơm truyền thống như gạo Xuyệt, gạo Tư Hoảnh
để ngâm, sau ba canh giờ, lại manh ra xay và lấy trùng, phần lấy trùng
bao giờ cũng quyết định cho ra chiếc bánh xèo ngon hay dỡ, độc đáo cỡ
nào. Sau đó đến phần làm rau sống gồm cải non, chuối chát, khế, diếp cá,
đọt xoài, rau húng, rau quế, xà lách và đặc biệt là bắp chuối thái nhỏ.
Trong rau sống bánh xèo mà không có bắp chuối thái nhỏ thì vị ngon của
nó giảm đi rất nhiều.
Chị cho biết thêm, thường, bán bánh xèo tuy rất vất vả, cực nhọc,
thức khuya, dậy sớm nhưng lợi nhuận thì chẳng là bao. Trung bình, mỗi
chiếc bánh xèo bán cho khách với giá hai ngàn đồng đến ba ngàn đồng bao
gồm cả rau sống, nước chấm và bánh tráng, lá cải xanh để quấn bánh, chủ
quán kiếm lãi cao nhất cũng chỉ chưa tới năm trăm đồng trên mỗi chiếc
bánh. Và cái kiểu kiếm lãi tích tiểu thành đại, tuy lãi ít nhưng bán
nhiều chiếc bánh sẽ cho ra nhiều tiền lãi cũng là một kiểu kiếm tiền rất
ư Quảng Nam.
Có thể nói rằng chỉ có những vùng thiên nhiên không ưu đãi, đất thiên
tai triền miên, mưa chan nắng cháy như Quảng Nam, con người mới chịu
cần cù, chịu thương chịu khó để tích cóp từng đồng lẻ, dành dụm để xây
nhà. Và chị Linh đưa ra nhận xét khá thú vị là chỉ có người Quảng Nam
nói riêng và người miền Trung, ở những tỉnh khó khăn, hay thiên tai,
người ta mới dám nghĩ đến chuyện bán vé số, nuôi heo, bán bánh xèo để
xây nhà. Vì cái nhà không đơn giản chỉ để ở mà còn là nơi để trú ngụ
trong mùa mưa bão, thiên tai, nên bắt buộc cái nhà phải kiên cố, vững
chãi. Cũng chính vì tâm lý này, phần đông người Quảng nói riêng và người
miền Trung nói chung thường có tính tiết kiệm, chịu khó và nỗ lực.
Trung bình, mỗi ngày bán bánh, chị Linh kiếm được từ 70 ngàn đồng đến
120 ngàn đồng, con số kiếm được của bà Năm ở Duy Xuyên cũng tương
đương. Và hình như số tiền lãi kiếm được của nhiều người bán bánh xèo
tại Quảng Nam chêch lệch nhau cũng không là bao. Và đương nhiên, bánh
xèo ở Quảng Nam chỉ nở rộ vào mùa Đông và lặn dần khi nắng ấm ghé đến.
Trong thời gian này, về đêm, trời mưa và lạnh, đi ra những ngã ba
đường hoặc những khu chợ cũ, bất ngờ gặp những đóm lửa leo lét cháy và
nghe âm thanh lèo xèo, cảm giác ban đầu hơi ớn lạnh bởi giữa nơi quạnh
quẽ, vắng vẻ lại mọc lên lửa và tiếng lèo xèo, đó không phải là ma, đó
là những người nghèo miền Trung đang mưu sinh, đang chăm chú quan sát
bếp lửa và chiếc bánh để bán cho khách. Thậm chí, cả tương lai gia đình,
con cái học tập của họ nằm trong ánh lửa bập bùng, leo lét ấy!
LÊ XUÂN NHUẬN * HỒI KÝ
TRUNG-TÁ TRẦN
PHƯỚC THÀNH
VỤ không-tặc Nguyễn Cửu Viết xảy ra hôm trước thì sáng hôm sau
Trung-Tá Trần Phước Thành từ Sài-Gòn bay ra đến gặp tôi để hỏi thăm tin-tức.
Ông nguyên là Giám-Đốc Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Trung-Nguyên Trung-Phần, bây giờ
là Chánh Sở An-Ninh của Nha Hàng-Không Dân-Sự Việt-Nam.
Báo-cáo của tôi đã được chuyển ngay bằng máy vô-tuyến vào Bộ
Tư-Lệnh CSQG/Ngành Đặc-Biệt từ chiều hôm qua, và đã được đánh máy thành
công-thư để đưa qua trình Tư-Lệnh Quân-Khu I cũng như giao cho tống-thư-viên
đáp chuyến bay tải-thư đặc-biệt của Người Bạn Đồng-Minh mang vào Trung-Ương để
xác-nhận*.
Tôi lấy một bản sao báo-cáo ấy đưa cho Trung-Tá Thành. Ông chăm-chú đọc để xem
có cần hỏi tôi thêm điều gì chăng.
*Hồi đó, chưa có email, fax,
điện-thoại cầm tay như bây giờ. Điện-thoại viễn-liên (của Bưu-Điện) thì rất
hạn-chế, vì tốn nhiều tiền, đa-số Trưởng Ngành Đặc-Biệt ở địa-phương không có.
Xem “Vấn-Đề Truyền-Tin” trong sách “Cảnh-Sát-Hóa”.
*
Hôm qua, được tin sự-việc xảy ra, tôi liền xin Người Bạn Đồng-Minh
cho tôi dùng một chiếc trực-thăng của Hãng “Air America” để bay ra tận
nơi quan-sát và mở cuộc điều-tra. Nhằm ngày chủ-nhât, bạn tôi phải trả thêm
tiền phụ-trội cho một phi-công để phục-vụ riêng cho chuyến đi của tôi. Tôi dẫn
Đại-Úy Ngô Phi Đạm cùng đi.
Vật trước tiên mà chúng tôi nhìn thấy là một chiếc phi-cơ của Hãng
“Air Vietnam” đang nằm lẻ-loi trên góc tạm ngưng ở cuối đầu này
đường-băng của sân-bay Phú-Bài (phi-trường của Huế, thuộc Tỉnh Thừa-Thiên).
Được Đài Kiểm-Soát Không-Lưu xác-nhận là chính nó, tôi bảo phi-công đáp xuống
đó. Chiếc tàu liên-hệ đậu lệch một bên trong vị-thế bị rời-bỏ vội-vàng; cửa
lên/xuống mở rộng nhưng không có cầu-thang; hai bên thân trước, sát sau buồng
lái, bị sức nổ xé toang một khoảng lớn.
Thiếu-Úy Hồ Đình Chi, Chủ-Sự Đặc-Cảnh Quận Hương-Thủy sở-tại, lái
xe Jeep từ nhà-ga đến đón chúng tôi. Vừa lúc ấy, qua máy vô-tuyến trên xe,
Đại-úy (về sau là Thiếu-Tá) Trương Công Ân, Chánh Sở Đặc-Cảnh Thừa-Thiên‒Huế,
báo-cáo là anh đang trên đường đi, vì cần gom-góp các tài-liệu và tang-vật
liên-hệ như tôi đã chỉ-thị nên chưa đến kịp. Chi tóm-tắt tường-trình công-việc
đã làm: băng-bó tạm-thời và chở ngay các người bị thương cùng với các xác chết
đến bệnh-viện Huế; tập-trung đoàn phi-hành và các hành-khách thoát chết lại ở
phòng-khách phi-trường; rà-soát an-toàn trong lòng tàu; thu-thập chứng-tích
liên-quan đến vụ nổ; sơ-vấn các chứng-nhân; dò tìm đồng-lõa; v.v...
Chi hướng-dẫn chúng tôi trèo lên tàu. Hành-lý và đồ dùng cá-nhân
ngổn-ngang, nhất là các loại đặc-phẩm của Đà-Lạt, trạm cất cánh cuối-cùng của
chuyến bay. Ở chỗ lựu-đạn nổ, dâu, mận, mứt, mật, rượu, v.v... văng đổ
tung-tóe, trộn lẫn với máu người be-bét, tạo nên một cảnh-tượng hãi-hùng.
Sau khi chụp các kiểu ảnh cần-thiết, tôi cùng Đạm và viên phi-công
Mỹ lên xe Jeep của Chi chạy đến nhà-ga. Ở đây, tôi dành riêng phòng-khách để
hỏi chuyện một nữ và một nam tiếp-viên, là hai chứng-nhân chủ-chốt trong vụ
không-tặc đầu tiên này trong lịch-sử hàng-không Việt-Nam.
Khi tàu vừa rời khỏi bầu trời Đà-Lạt thì một nam-hành-khách tiến
đến cửa buồng-lái, định xông vào. Nữ-tiếp-viên Hồng liền chặn lại, đẩy lui. Gã
đưa cho thấy một quả lựu-đạn đã được rút chốt sẵn mà gã đang nắm trong tay, đòi
phi-công lái thẳng ra Hà-Nội, đáp xuống sân-bay Gia Lâm (thuộc Việt-Nam Dân-Chủ
Cộng-Hòa, tức Cộng-Sản Việt-Nam, ở Bắc Vĩ-Tuyến 17).
Giằng-co ở lối đi giữa những hàng ghế đầu, cô Hồng nhanh trí kiếm
kế đối-phó với quân cướp nguy-hiểm, cố gắng cầm chân gã lại, kéo dài thời-gian,
và lừa cơ chế-ngự kẻ thù. Nam-tiếp-viên ở đằng sau, được cô báo-hiệu, đã dùng
máy nội-đàm báo tin cho phi-công biết. Ông Dương Văn Em, Trưởng Đoàn Phi-Hành,
đã liên-lạc, thảo-luận với Trung-Ương; và một kế-hoạch dàn cảnh để đánh lừa tên
không-tặc đã được cấp-tốc thi-hành.
Trên tàu, các tiếp-viên cho gã biết là tàu đang bay ra Bắc, đúng
theo ý muốn của gã; họ chỉ cho gã thấy vùng biển phía dưới, giải-thích là tàu
phải bay ngoằn-ngoèo dọc theo duyên-hải hình chữ S của nước mình. Dưới đất, Ban
Chỉ-Huy Phi-Trường Phú-Bài hạ hết các lá quốc-kỳ nền-vàng-ba-sọc-đỏ của
Việt-Nam Cộng-Hòa ở trong và ngoài sân-bay, treo lên trên đỉnh Đài Kiểm-Soát
Không-Lưu, nóc nhà-ga, và cổng ra/vào, mấy lá cờ nền-đỏ-sao-vàng của Cộng-Sản
Bắc-Việt. Một số viên-chức an-ninh Quốc-Gia cũng đã cải-trang làm cán-bộ Miền
Bắc, sẵn-sàng lên tàu hoan-nghênh gã, với mục-đích cấp-thiết là vô-hiệu-hóa quả
lựu-đạn.
Thế nhưng khi phi-cơ hạ xuống đường-băng thì tên không-tặc nhận ra
đó là phi-trường Phú-Bài. Biết bị gạt, gã liền thả chốt lựu-đạn, tự-sát và gây
tử-vong cùng thương-tích cho những hành-khách ngồi gần.
Ngay từ lúc đầu, hầu như mọi người đều cho rằng gã là một phần-tử
cộng-sản. Tôi muốn tìm hiểu và không ngờ chính cô Hồng cũng đã bình-tĩnh và
sáng-suốt dò-hỏi điều đó, trong suốt hai tiếng đồng-hồ gợi chuyện để gài bẫy
tên cướp không-trung. Gã cần làm một chuyến đi xa, rời bỏ vùng đất mà ở đó gã
không là gì cả, để đến một nơi mới-lạ mà gã nghĩ có hứa-hẹn nhiều. Gã hành-động
táo-bạo như thế là để bạn-bè ở Miền Nam hết coi thường mình, và để làm quà ra
mắt với xã-hội ngoài kia. Gã chưa hề biết gì về Hà-Nội, không quen biết ai ở
đó, và cũng không được ai giới-thiệu hay chỉ-dẫn gì cho chuyến đi.
Lúc ấy, tôi thấy xung quanh đã có mặt các sĩ-quan cao-cấp thuộc bốn
phái-đoàn trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát & Giám-Sát Ngưng Bắn, cùng với
Trung-Tướng Lâm Quang Thi là Tư-Lệnh Tiền-Phương của Quân-Đoàn I, Đại-Tá Tôn
Thất Khiên là Tỉnh/Thị-Trưởng Thừa-Thiên‒Huế, các phái-viên truyền-thông,
v.v... Tôi yêu-cầu tất cả dành ưu-tiên cho tôi điều-tra nội-vụ. Tôi tóm-tắt cho
Đại-Úy Đạm biết rằng tên không-tặc không phải là cộng-sản Bắc-Việt Xâm-Lược
hoặc cộng-sản nằm vùng; gã chỉ là một phần-tử bất-mãn, xuẩn-động. Vì Đạm đang
tiếp-xúc với các hành-khách và đám đông nên tôi muốn anh có câu trả lời
chính-xác, nếu có ai hỏi về lý-do và mục-đích của sự việc xảy ra.
Tôi vừa moi tin, vừa ghi-âm và ghi-chép thành bản thảo báo-cáo,
được đoạn nào là cho chuyển ngay vào Sài-Gòn đoạn đó.
Lúc Đại-Úy Ân đến, mang theo giấy-tờ cá-nhân, hình-ảnh và phiếu
sưu-tra dấu tay của các người chết và bị thương, và cho biết tên của tên
không-tặc là Nguyễn Cửu Viết, tôi cảm thấy thỏa-mãn với chính mình. Ước-đoán
trước kia và nhận-xét hôm nay của tôi đều không sai.
Thời-gian tôi còn phục-vụ ở Vùng II, tôi có chú ý đến một bản tin
tình-báo của Đặc-Cảnh Tỉnh Tuyên-Đức nói về việc một thanh-niên ở Thị-Xã Đà-Lạt
đã nhờ một người bạn ở Sài-Gòn kiếm giùm cho gã một quả lựu-đạn. Kết-quả
điều-tra sơ-khởi cho thấy tên gã là Nguyễn Cửu Viết, quê ở ngoại-ô Thị-Xã Huế,
bản-thân cũng như thân-nhân nội/ngoại không ai có liên-hệ gì với Việt-Cộng. Gã
được cha+mẹ cho lên Tỉnh Tuyên-Đức ở học nghề thợ mộc với một người bà-con là
chủ trại cưa. Ông này có một chiếc xe-hơi. Một hôm, Viết lái trộm xe ấy xuống
đồi, rủi bị tai-nạn chấn-thương trên đầu. Từ đó, gã đổi tính, phát-ngôn bậy-bạ
và hành-động dớ-dẩn. Đặc-Cảnh giám-thị, cả ở Huế, Đà-Lạt, và Sài-Gòn, nhưng
không thấy gã có giao-tiếp với cộng-sản. Tôi đoán là gã sẽ cướp phi-cơ.
Hồi đó trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam có một khuynh-hướng lây nhiễm
những bệnh lạ của nước ngoài: nào là linh-mục phá phép, đối-lập theo thời,
khuôn rập buồn nôn, dáng nhại James Dean, tóc xõa híp-pi, học-trò đánh thầy,
đồng-tính luyến-ái, gái truồng diễu phố, tình gái cho không, v.v...―chỉ cướp
tàu-bay là chưa. Tôi thông-báo cho Đặc-Cảnh Quận liên-hệ ở Đô-Thành Sài-Gòn
biết và đề-nghị cho bám sát người bạn của gã, nhưng không biết các cấp
đồng-nghiệp trong đó có lưu-tâm hay không.
Bây giờ dự-đoán của tôi đã thành sự thật. Tôi vội điện vào Ngành
Đặc-Cảnh Vùng II để xin lý-lịch và địa-chỉ của người bạn mà Viết nhờ kiếm
lựu-đạn cho gã.
Khi Thiếu-Úy Phi mang về cho tôi những tấm ảnh về chiếc Air
Vietnam lâm-nạn được sang từ cuộn phim mà tôi đã nhờ anh đem đi rửa, tôi
kéo Đạm và viên phi-công của mình ra về.
Lúc Trung-Tá Phạm Văn Ca, Giám-Đốc Nha Phản-Tình-Báo/Nội-Chính
thuộc Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương, do Đại-Tá (sau này là Chuẩn Tướng) Huỳnh Thới
Tây phái đi, bước đến từ một chiếc phi-cơ Air Vietnam khác, mới đáp
xuống, thì mọi việc cần làm đều đã được tôi làm xong.
Về đến Đà-Nẵng, ngay tối hôm qua, tôi đã dựa vào chi-tiết của Ngành
Đặc-Cảnh Vùng II phúc-đáp mà gửi điện cho Sở Đặc-Cảnh Quận liên-hệ ở Sài-Gòn,
yêu-cầu trong đó hỏi cung giùm kẻ bị tình-nghi cung-cấp lựu-đạn cho thủ-phạm
của vụ toan cướp và đã phá-hoại tàu-bay này*.
*Xem “Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây”
trong sách "Biến
Loạn Miền Trung".
*
Trung-Tá Trần Phước Thành vừa ngỏ lời khen tôi tháo-vát thì chuông
điện-thoại reo.
Đại-Úy Đặng Văn Song, Chánh Sở Đặc-Cảnh Thị-Xã Đà-Nẵng, báo-cáo
rằng một điệp-viên của mình vừa bị Chi An-Ninh Quân-Đội Quận Quế-Sơn (Tỉnh
Quảng-Nam) chặn bắt quả-tang mang theo trong người một số tài-liệu của cán-bộ
nội-thành Đà-Nẵng chuyển lên mật-khu. Tiếp theo, Thiếu-Tá Nguyễn An Vinh,
Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực sở-tại, cũng gọi nhờ tôi can-thiệp để bảo-vệ điệp-vụ và
điệp-viên.
Tôi lật liếc nhanh vào cuốn tài-liệu tóm-lược mọi vấn-đề hiện-hành
luôn luôn có sẵn bên tay, quay máy điện-thoại quân-sự gọi Đại-Tá Lê Quang Nhơn,
Chánh-Sở An-Ninh Quân-Đội Quân-Khu I. Nghe tôi xác-nhận rằng nguời bị bắt là
mật-viên của Đặc-Cảnh Đà-Nẵng và yêu-cầu giao cho tôi, Đại-Tá Nhơn sốt-sắng
nhận lời. Ông cho biết là Quân-An đã bắt hai người chứ không phải một, và
đồng-ý để tôi nhận lãnh cả hai. Ông chuyển lệnh đến Phó Sở là Trung-Tá Huệ.
Trung-Tá Huệ hỏi tôi sao không báo sớm, vì vừa mới chuyển hai người ấy qua
Phòng 2 Quân-Đoàn I; nơi đây cần lấy lời khai mà trình nội-vụ lên Tư-Lệnh,
Trung-Tướng Ngô
Quang Trưởng.
Tôi lại gọi điện-thoại qua Đại-Tá Phạm Văn Phô. Cả Đại-Tá Phô lẫn
Trung-Tá Hiển, Trưởng và Phó Phòng 2, đều sẵn-sàng trả lại nội-bọn cho tôi. Tôi
hỏi có cần làm thủ-tục giấy-tờ gì không, Đại-Tá Phô đáp không cần.
Tôi
nói thêm với Trung-Tá Hiển rằng những tin-tức mà Việt-Cộng nằm vùng ghi trong
báo-cáo gửi lên mật-khu, kể cả tình-hình quân-sự của ta, đều đã được tôi
kiểm-duyệt và chấp-thuận trước rồi, vì cán-bộ trinh-sát nội-thành của
đối-phương đã trở thành nhân-viên nhị-trùng của Đặc-Cảnh rồi. Tôi hẹn tôi sẽ
đích-thân đến Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn I mà nhận các đương-nhân, tránh bớt
trung-gian để bảo-mật công-tác.
Tôi đã hội-họp nhiều lần với cặp Đại-Tá Nhơn‒Trung-Tá Huệ đứng đầu ngành
Phản-Gián Quân-Sự, cũng như với cặp Đại-Tá Phô‒Trung-Tá Hiển cầm nắm ngành
Quân-Báo, tại Quân-Khu này, nhưng nhân dịp này tôi mới thấy rõ là cả Chánh‒Phó
của hai cơ-quan bạn ấy đều chung sức chung lòng làm việc với nhau, không như
một số Chánh‒Phó ở nhiều ngành và cấp khác, kể cả Cảnh-Lực, khiến tại một số
nơi, phụ-nữ có câu: “Thà làm bé ông lớn hơn là làm lớn ông bé!” và trong
công-quyền cũng như trong trong quân-ngũ thì có câu: “Thà làm lớn cấp bé,
hơn là làm bé cấp lớn!”
Tôi gọi điện-thoại báo tin kết-quả can-thiệp của tôi cho Chánh-Sở
Đặc-Cảnh và Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Đà-Nẵng, trình với Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực
Vùng I, thông-báo Người Bạn Đồng-Minh của tôi, rồi bảo Sở Tác-Vụ báo-cáo
sự-việc lên Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương đồng-thời chuẩn-bị hồ-sơ để đợi tôi
giải-quyết hậu-quả của việc bất-trắc đã xảy ra cho điệp-viên.
Xong, tôi quay lại thì thấy Trung-Tá Thành đang chăm-chú nhìn tôi.
Tôi hỏi ông xem sau khi đọc xong bản tường-trình về vụ không-tặc thì ông có cần
hỏi thêm gì tôi không. Ông lắc đầu, rồi gật gật đầu thong-thả nói:
‒ Thấy rõ việc làm của anh, tôi thỏa-mãn vô cùng.
*
Ngoại-trừ các cảnh-nhân mới được tuyển-dụng và các quân-nhân mới
được biệt-phái qua Cảnh-Lực sau này, còn thì không có viên-chức Công-An
Cảnh-Sát thâm-niên cao-cấp và trung-cấp nào mà không biết đến Trung-Tá Trần
Phước Thành.
Ông nguyên là Phó Giám-Đốc của Trung-Tâm Huấn-Luyện & Tu-Nghiệp
Cao & Trung-Cấp, về sau là Trường Tình-Báo Trung-Ương, thuộc Bộ Tư-Lệnh
Cảnh-Sát Quốc-Gia. Đại-Tá Đàm Trung Mộc, Giám-Đốc, chỉ quản-trị tổng-quát trên
mặt lý-thuyết và giấy-tờ, và giảng Hình-Luật Phổ-Thông. Phó Giám-Đốc Thành dạy
Tình-Báo và thực-sự điều-hành sinh-hoạt tại các lớp, hoạt-động thực-tập ngoài
đường, và kỷ-luật nội-trú trong trường.
Tôi đã về học ở đó nhiều lần. Tiêu-chuẩn học-tập của ông đặt ra rất
cao. Mọi người đều ngán tính nghiêm-khắc, cương-quyết, tỉ-mỉ, và sắc-bén của
ông. Tuy ông không nói ra nhưng học-viên cảm thấy theo ý ông thì hầu như chỉ có
ông mới thực-hiện nổi những nguyên-tắc và điều-kiện nhiêu-khê kia. Nhất là
thời-buổi bấy giờ Cảnh-Sát khó lòng mà được sự hợp-tác nhiệt-thành từ phía
nhà-binh.
Trong tình-hình xáo-trộn sau chính-biến 1-11-1963, đặc-biệt ở
thủ-phủ của Miền Trung, nơi liên-tục phát-xuất nhiều đợt tranh-đấu chống
chính-quyền, Trung-Tá Thành nhờ nổi tiếng mẫu-mực nên được chọn từ lò đào-tạo
ra, giữ trách-vụ Giám-Đốc CSQG Miền Bắc Trung-Nguyên Trung-Phần.
Hồi đó, nhân dịp ra Huế, tôi ghé thăm ông. Ông tâm-sự:
‒ Trên thực-tế, công-việc khó-khăn hơn lý-thuyết nhiều. Trung-Tướng
Nguyễn Chánh Thi việc gì cũng hỏi đến tôi. Cộng-sản, dân-chúng, đảng-phái,
tôn-giáo, sinh-viên, nghiệp-đoàn... Ngay đối với bạn, thì giao-tiếp với Phòng
2, An-Ninh Quân-Đội, cũng không phải là chuyện dễ; mà hễ đụng đến quân-nhân và
các đơn-vị thì cũng khó mà êm xuôi...
*
Lời nói ấy giờ đây tôi vẫn còn nhớ rõ. Sự thật là thế. Nhưng ý Trung-Tá Thành muốn nói là trước
khi ghé vào thăm tôi ông vẫn đinh-ninh rằng Cảnh-Sát Công-An giữa thời chiến,
dưới chế-độ quân-lực-trị, khó mà đạt được sự giúp-đỡ, nói gì sự nể-vì, từ phía
quân-nhân.
Ông vừa đứng dậy định từ-giã tôi thì chuông điện-thoại reo.
Trung-Tá Phạm Văn Ca từ Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương gọi ra cho biết
là Đại-Tá Huỳnh Thới Tây không bằng lòng việc tôi điện thẳng cho Quận liên-hệ
tại Sài-Gòn để nhờ họ điều-tra người bạn của tên không-tặc Nguyễn Cửu Viết.
Đại-Tá Tây bảo tôi muốn làm gì ngoài lãnh-thổ Vùng I thì phải trình xin
quyết-định của Trung-Ương.
Lại một lần nữa tôi thấy rõ trở-ngại trong việc điều-hành cảnh-vụ
mà rập khuôn theo phương-thức áp-dụng bên Quân-Lực: Phòng 2 chỉ cung-cấp
tin-tức tình-báo; kế-hoạch hành-quân phải do Phòng 3 đưa ra. Các cấp lãnh-đạo
Cảnh-Lực bây giờ là quân-nhân; họ xóa bỏ cái chức-năng đa-hiệu của mọi
nhân-viên Ngành Áp-Pháp, mà chính Sắc-Lệnh cải-tổ Cảnh-Lực Quốc-Gia năm 1971,
dù đã thay-đổi đa-số quy-tắc, vẫn còn giữ lại ít nhất là một gia-tài, tuy ít
được ai thấy rõ giá-trị để triển-khai: các cấp chỉ-huy Đặc-Cảnh đều có tư-cách
Tư-Pháp Cảnh-Lại mà họ gọi là Hình-Cảnh-Lại.
Mỗi Chỉ-Huy-Trưởng CSQG cấp Tỉnh, Quận lúc khẩn-cấp đều được quyền
phổ-biến nhu-cầu tầm-nã nghi-can cho toàn-quốc truy lùng; và với tư-cách Phụ-Tá
Biện-Lý/Chưởng-Lý (Công-Tố-Viên) một Tòa Án (Sơ-Thẩm, Thượng-Thẩm) các cấp
chỉ-huy Đặc-Cảnh cũng được quyền yêu-cầu sự tiếp tay của các Tư-Pháp Cảnh-Lại
thuộc các Tòa Án khác, lúc cần thì vẫn vượt không-gian và khỏi qua trung-gian.
Trung-Tá Trần Phước Thành cũng là quân-nhân, nhưng thuộc thiểu-số
rành nghề, được biệt-phái qua Ngành Áp-Pháp từ hồi cấp-bậc còn hiếm, một đại-úy
đã có thể làm Giám-Đốc CSQG một Vùng.
Tôi không nói gì với ông, nhưng ông bắt tay tôi thật chặt, như để
tỏ lòng thông-cảm của một người thuộc lớp đàn-anh.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 281
CƠ BÚT Ở MỸ= VIỆT NAM ĐAU THƯƠNG = HOÀI NIÊM CÁC TRƯỜNG CŨ SAI GON
SƠN TRUNG * CƠ BÚT Ở MỸ TRONG THẬP NIÊN 1990
CƠ BÚT Ở MỸ TRONG THẬP NIÊN 1990
Tôi là một người rất đáng cho các ông cộng sản ghép tội là " duy tâm
thần bí". Từ thuở nhỏ, tôi đã nhận thức ở cộng sản hai vấn đề sai lầm
chính:
-Cộng sản lưu manh, tàn ác vì các chính sách như thuế nông nghiệp, cải cách ruộng đất và đấu tố.
-Cộng sản trịêt hạ, đàn áp tôn giáo trong
khi bản thân tôi thấy tôn giáo rất tốt. Cộng sản nhân danh khoa học, đả
kích và cấm đoán việc thờ cúng, đồng bóng, cơ bút, bói toán...nhưng tôi
thấy những hiện tượng đồng bóng, bói toán có nhiều phần đúng.
Dù đồng cốt, bói toán có sai lầm thì thân chủ chỉ mất một con gà, một hai bát phở chứ chẳng thiệt hại gì, còn tiên đoán của Marx thì gây ra chết chóc cho hàng trăm triệu người và nửa trái đất điêu tàn ! Sau này học lên, tôi mới biết có hai loại khoa học là khoa học chính xác và khoa học không chính xác. Khoa học về thời tiết rất cần thiết nhưng tin tức thời tiết không phải lúc nào cũng đúng. Không thấy đài nào báo về Sumani, nhưng có nhiều tin báo động hóa thành trò cười.Dẫu sao, ở Bắc Mỹ, mỗi khi ra đường, mọi người phải xem đài coi thời tiết để mặc quần áo thích hợp.
Nhiều người thấy ma, sao Marx , Lenin lại chỉ trích tôn giáo? Một sự kiện hiển nhiên như thế mà Marx không thấy được làm sao ông xây dựng thiên đường tại thế? Nga, Trung cộng, Việt Nam phủ nhận ma quỷ, thần thánh, ấy thế mà trước đây, bên Nga nổi lên môn Trường sinh học mà GS Việt cộng là Nguyễn Hoàng Phương về Việt Nam hết sức cổ võ. Nay là môn Ngoại Cảm với cô Phan Thị Bích Hằng và cựu phó thủ tướng Việt cộng Trần Phương. Tôn giáo cho rằng linh hồn tồn tại thế là đúng, còn Marx vô thần sai. Các nước tư bản như Mỹ có trình độ khoa học cao siêu vẫn quan tâm đến những vấn đề huyền bí. Sau 1975, tôi đến thăm GS Bửu Cầm, GS cho biết trước 1975 có người Mỹ đến hỏi ông"Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng" phải chăng là có trận chiến ở ngoài biển"?
Dù đồng cốt, bói toán có sai lầm thì thân chủ chỉ mất một con gà, một hai bát phở chứ chẳng thiệt hại gì, còn tiên đoán của Marx thì gây ra chết chóc cho hàng trăm triệu người và nửa trái đất điêu tàn ! Sau này học lên, tôi mới biết có hai loại khoa học là khoa học chính xác và khoa học không chính xác. Khoa học về thời tiết rất cần thiết nhưng tin tức thời tiết không phải lúc nào cũng đúng. Không thấy đài nào báo về Sumani, nhưng có nhiều tin báo động hóa thành trò cười.Dẫu sao, ở Bắc Mỹ, mỗi khi ra đường, mọi người phải xem đài coi thời tiết để mặc quần áo thích hợp.
Nhiều người thấy ma, sao Marx , Lenin lại chỉ trích tôn giáo? Một sự kiện hiển nhiên như thế mà Marx không thấy được làm sao ông xây dựng thiên đường tại thế? Nga, Trung cộng, Việt Nam phủ nhận ma quỷ, thần thánh, ấy thế mà trước đây, bên Nga nổi lên môn Trường sinh học mà GS Việt cộng là Nguyễn Hoàng Phương về Việt Nam hết sức cổ võ. Nay là môn Ngoại Cảm với cô Phan Thị Bích Hằng và cựu phó thủ tướng Việt cộng Trần Phương. Tôn giáo cho rằng linh hồn tồn tại thế là đúng, còn Marx vô thần sai. Các nước tư bản như Mỹ có trình độ khoa học cao siêu vẫn quan tâm đến những vấn đề huyền bí. Sau 1975, tôi đến thăm GS Bửu Cầm, GS cho biết trước 1975 có người Mỹ đến hỏi ông"Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng" phải chăng là có trận chiến ở ngoài biển"?
Những sự kiện đó cho thấy chủ nghĩa cộng sản
nhân danh khoa học để khủng bố dân chúng mà thôi. Không phải cứ luôn
miệng nói khoa học như cộng sản là có khoa học. Phe tư bản không bao
giờ nói đến khoa học nhưng họ đạt đến khoa học đỉnh cao! Thế là thế nào?
Việt Nam ta tự cho là văn minh tiến bộ cho nên không ai dám tỏ ra là mình mê tín dị đoan, ấy thế mà ta chỉ đạt đỉnh cao khoa học là bèo hoa dâu, và xuyên tâm liên. Còn Mỹ thì thật dại dột khờ khạo tự dán nhãn hiệu "mê tín dị đoan" và "duy tâm thần bí" vào người. Ai đời quốc ca mà cũng đề cao Thượng đế :" Chúng ta tin có Thượng đế"("In God is our trust). Các tổng thống, các yếu nhân Mỹ mở miệng ra là "Cầu xin Thượng đế phù hộ nước Mỹ" "God Bless America" Và bài ca nổi danh ở Mỹ là bài "God Bless America" của Irving Berlin viết năm 1918:
Thật là tệ hại hết sức! Đám Mỹ này nếu Bác Cáo còn sống thì đã bị cho
đi cải tạo mút mùa! Nhưng nói đi thì phải nói lại. Lập trường Macxit
Lenin-nit đảng ta và bác ta là cao cả vững vàng là thế, vẫn cờ đỏ sao
vàng, vẫn đảng cộng sản bách chiến bách thắng thế mà bác và đảng phải
van nài Truman, và nay đám Trương Tấn Sang ,Nguyễn Tấn Dũng phải cầu
Obama và TPP là sao?Việt Nam ta tự cho là văn minh tiến bộ cho nên không ai dám tỏ ra là mình mê tín dị đoan, ấy thế mà ta chỉ đạt đỉnh cao khoa học là bèo hoa dâu, và xuyên tâm liên. Còn Mỹ thì thật dại dột khờ khạo tự dán nhãn hiệu "mê tín dị đoan" và "duy tâm thần bí" vào người. Ai đời quốc ca mà cũng đề cao Thượng đế :" Chúng ta tin có Thượng đế"("In God is our trust). Các tổng thống, các yếu nhân Mỹ mở miệng ra là "Cầu xin Thượng đế phù hộ nước Mỹ" "God Bless America" Và bài ca nổi danh ở Mỹ là bài "God Bless America" của Irving Berlin viết năm 1918:
- God bless America,/Land that I love,/Stand beside her, and guide her...
- God bless America, My home sweet home/ God bless America, My home sweet home.
Trước tiên, tôi xin kể một vài kinh
nghiệm về khoa học thần bí của riêng tôi. Tôi viết về những điều chính
tôi chứng nghiệm chứ không phải nghe ai kể lại.
1-Lúc tôi còn nhỏ, khoảng năm 1940, ba tôi
làm việc cho Sở Thí Nghiệm Nông Nghiệp ở Trãng Bom. Những buổi chiều, ở
nhà một mình, tôi thấy xung quanh nhà tôi ở, có nhiều người qua lại bên
ngoài vườn. Họ là những công nhân của đồn điền cao su Trãng Bom, Dầu
Tiếng. Họ mang gồng gánh, áo nâu cộc nhưng lúc ấy tôi thấy bên ngoài
toàn sương mù đầy đặc, những người đàn ông, đàn bà như những bóng mờ, đi
qua lại, không nói năng gì, đặc điểm là họ chân đi lướt trên mặt đất.
Lúc đó, tôi còn nhỏ, chưa biết gì, sau này mới biết những hình bóng đó là ma. Ma đồn điền cao su Trãng Bom, Dầu Tiếng nổi danh.
2. Khoảng 1944, Nhật thả bom Sai gòn, mẹ con
tôi về quê Quảng Bình. Tuổi trẻ mùa hè suốt ngày tôi đi bơi, câu cá,
leo cây bắt chim. Năm đó, tôi bị bệnh nặng. Ông tôi cầu đồng hỏi thần
linh về bệnh trạng của tôi. Thần đạp đồng lên cho biết tôi sẽ lành bệnh
nhưng bảo ông tôi ngăn cấm tôi đi tắm sông. Tuổi trẻ ở thôn quê đi tắm
sông là một niềm vui tuyệt vời. Dù thần linh báo động, sau khi lành
bệnh, tôi cứ ra sông tắm và tập bơi. Một buổi trưa nọ, mẹ tôi ra bến
sông giặt rủ, tôi ra theo và xuống sông tắm.
Lúc đó, tôi đang tập bơi, lặn. Gần bến sông có chiếc đò đang đậu lại.
Tôi nắm cây sào cặm và lặn xuống. Trong lúc đó, tôi cảm thấy thuyền nhân
nhổ sào mà chèo đò đi, và tôi mê đi và cảm thấy mình bị kéo ra giữa
dòng. Tôi nằm ở đáy sông, bỗng nhiên chợt tỉnh, vội từ lòng sông đi lên
bờ. Ở dưới nước, nhưng tôi cảm thấy dễ dàng như trên bờ, nghĩa là không
thấy ngộp thở. Lên đến bờ, mẹ tôi vẫn cúi xuống giặt, không hay biết
chuyện gì. Riêng tôi toát mồ hôi hột khi biết rằng tôi đã thoát chết!
3. Ba tôi
cũng nghiên cứu tử vi. Lúc bấy giờ trong gia đình tôi có chú Khang làm
xếp-tanh ( lái tàu hỏa), hai vợ chồng có một gái tên Hồng, hai vợ chồng
thương yêu nhau lắm . Ba tôi coi tử vi và bảo sau này hai vợ chồng chú
bỏ nhau. Cách mạng tháng tám, chú lên chiến khu đi bộ đội, còn thím cũng
lên chiến khu làm nghề buôn bán, sau rồi tằng tịu với ai đó, thành thử
hai vợ chồng bỏ nhau.
Ba tôi cho biết ba tôi gặp hạn nặng khó qua khỏi. Ba tôi dặn tôi sau này cúng ba tôi thì phải có rượu. Ba tôi nói với mẹ tôi:"Mình có được hai con trai. Nếu một đứa tật nguyền thì may ra nuôi được hai đứa. Còn không chỉ còn một đứa."
Tôi vào Nam trong Cải Cách Ruộng đất. Em tôi thi đại học trúng tuyển nhưng bị bọn địa phương dìm giấy báo tin. Chúng bắt em tôi đi Thanh Niên Xung Phong mấy năm. Ngày cuối cùng em tôi được về đi học đại học thì bị bom Mỹ mà chết.
4. Sau 1975, tôi thất nghiệp, ngày Trời tháng Phật , bèn bỏ thời giờ nghiên cứu đạo Phật, Sấm ký...và đi coi bói. Lúc bấy giờ khắp nơi cấm bói toán nhưng dân vẫn đi coi bói có lẽ các bốc sư đã dàn xếp với công an phường khóm nên được bỏ qua. Người ta đi coi bói rất đông, sĩ quan chế độ cũ, các cán bộ đảng cũng đi coi bói. Ngồi nghe đông tây mới biết gia đình cán bộ cũng gặp nhiều tai ương, như chồng có vợ bé, ngồi tù, hoặc con cái ăn chơi, phá tán.. Nhiều nơi, người đi xem bói phải đi rất sớm, từ một hai ba giờ khuya, đến 9- 10 giờ sáng thì mọi sự đã xong xuôi. Nhiều nơi thì muốn coi lúc nào cũng được.
Tôi đi xem bói rất nhiều để biết về tương lai và cũng để thể nghiệm môn bói toán. Tôi cũng như một anh chàng mới học cờ tướng cho nên gặp ai cũng thách đấu, và thấy ai đánh cờ cũng xáp lại mà xem.
Tôi nhận thấy trong đám bói toán có hai loại. Một loại là do học hỏi, nghiên cứu. Hạng này thì xoàng thôi. Còn hạng thứ hai là do ma quỷ, thần linh ốp vào, nói nhiều khi trúng mà người ta thường gọi là có " ma xó mách bảo". Những người này mặt thường xanh xám ,đó là cái mà người ta gọi là "tà khí xâm nhập". Hạng này làm ra tiền nhưng "vào lỗ hà, ra lỗ hổng" chẳng được là bao!
Ba tôi cho biết ba tôi gặp hạn nặng khó qua khỏi. Ba tôi dặn tôi sau này cúng ba tôi thì phải có rượu. Ba tôi nói với mẹ tôi:"Mình có được hai con trai. Nếu một đứa tật nguyền thì may ra nuôi được hai đứa. Còn không chỉ còn một đứa."
Tôi vào Nam trong Cải Cách Ruộng đất. Em tôi thi đại học trúng tuyển nhưng bị bọn địa phương dìm giấy báo tin. Chúng bắt em tôi đi Thanh Niên Xung Phong mấy năm. Ngày cuối cùng em tôi được về đi học đại học thì bị bom Mỹ mà chết.
4. Sau 1975, tôi thất nghiệp, ngày Trời tháng Phật , bèn bỏ thời giờ nghiên cứu đạo Phật, Sấm ký...và đi coi bói. Lúc bấy giờ khắp nơi cấm bói toán nhưng dân vẫn đi coi bói có lẽ các bốc sư đã dàn xếp với công an phường khóm nên được bỏ qua. Người ta đi coi bói rất đông, sĩ quan chế độ cũ, các cán bộ đảng cũng đi coi bói. Ngồi nghe đông tây mới biết gia đình cán bộ cũng gặp nhiều tai ương, như chồng có vợ bé, ngồi tù, hoặc con cái ăn chơi, phá tán.. Nhiều nơi, người đi xem bói phải đi rất sớm, từ một hai ba giờ khuya, đến 9- 10 giờ sáng thì mọi sự đã xong xuôi. Nhiều nơi thì muốn coi lúc nào cũng được.
Tôi đi xem bói rất nhiều để biết về tương lai và cũng để thể nghiệm môn bói toán. Tôi cũng như một anh chàng mới học cờ tướng cho nên gặp ai cũng thách đấu, và thấy ai đánh cờ cũng xáp lại mà xem.
Tôi nhận thấy trong đám bói toán có hai loại. Một loại là do học hỏi, nghiên cứu. Hạng này thì xoàng thôi. Còn hạng thứ hai là do ma quỷ, thần linh ốp vào, nói nhiều khi trúng mà người ta thường gọi là có " ma xó mách bảo". Những người này mặt thường xanh xám ,đó là cái mà người ta gọi là "tà khí xâm nhập". Hạng này làm ra tiền nhưng "vào lỗ hà, ra lỗ hổng" chẳng được là bao!
Có một lần, tôi đến xem bói ở xóm lao động khu Trần Quang Khải. Thầy
bói cầm trong tay một tờ giấy trắng, viết vài chữ, vo lại để trong tay.
Câu thứ nhất ông hỏi tôi làm nghề gì. Câu thứ hai ông hỏi con tôi làm
gì. Tôi trả lời tôi dạy học. Ông bèn chìa tờ giấy ra, thấy ông ghi chữ "
giáo". Khi tôi trả lời câu thứ hai, ông chìa tờ giấy ra, tôi thấy ông
ghi "bác" (Con tôi làm bác sĩ).
Ông cho biết mấy ngày sắp tới sẽ có một
ông triệu phú đến thăm tôi. Quả nhiên tuần sau, ông Khai Trí đến thăm
tội. Ông cũng cho biết tuần sau, tôi được mời đi ăn cưới. Quả nhiên vài
ngày tôi nhận được một hồng thiệp, nhưng than ôi tin báo hỉ thì có, còn
đám cưới thì sau bị hoãn.
Trong buổi xem bói đó, mỗi lần 10 người khách được mời vào nhà, còn
những người khác phải ở bên ngoài chờ đến lượt mình. Ông nhìn bọn tôi,
ông hỏi: "Các ông cũng là thầy bói, tại sao không hành nghề nữa?" Các
ông trả lời rằng:" Chúng tôi có làm thầy một thời gian nhưng thấy tài nghệ còn non kém nên bỏ đi."
5. Sau 1975, Việt cộng chiếm các nghĩa trang.
Trong đó có nghĩa trang Hòa Hưng ở đường Lê Văn Duyệt (sau đổi là Cách
Mạng Tháng Tám ) phía sau cư xá sĩ quan Chí Hòa. Họ đem một cần cẩu
song không nhổ được cái tượng Địa Tạng. Họ gọi hai ba bốn cần cẩu, vẫn
không trục được tượng Địa Tạng. Tôi đứng xem đến tối, mọi người, cán
bộ và công nhân giải tán. Sau nghe nói họ phải nhờ một nhà sư tụng kinh
thì mới trục được tượng Địa Tạng.
6. Sau 1975, tôi qua chơi một ông già bên
cạnh nhà. Ông coi tử vi cho tôi. Ông không phải là một thầy tử vi
chuyên môn, mà chỉ là thầy tử vi tài tử. Ông nói sau này tôi sẽ ở nơi "Nhất cận thị, nhị cận giang". Lúc
này tôi chưa có nhà riêng, còn tá túc ở nhà nhạc gia cũng ở gần chợ.
Chuyện mua nhà là chuyện xa vời đối với tôi. Hai vợ chồng dạy học, tháng
nào hết tháng đó, nếu một tháng không lương thì cả nhà khốn đốn. Trong
nhà không có lấy một chỉ vàng cho nên tôi không vượt biên cũng không mua
nhà cửa. Ông cho biết vợ tôi sau này sẽ buôn bán. Tôi cười thầm trong
bụng. Bà mẹ vợ của tôi buôn bán từ thuở nhỏ, một tay gầy dựng cửa nhà,
còn vợ tôi rất ghét buôn bán.
Ấy thế mà cơ trời dun dủi, lúc bấy giờ dân bị đuổi đi kinh tế mới, nhà cửa rẻ như bèo vì ai cũng lo vượt biên, ai cũng sợ đi kinh tế mới cho nên không ai mua nhà cửa. Cung nhiều hơn cầu. Khoảng một hai cây vàng là mua được ngôi nhà trong hẽm. Nhờ ông bạn đồng song tại Đại học Sư Phạm là Nguyễn Trần Gia mách bảo, tôi bán xe Honda và TV, Casette, và vay mượn bà con chút đỉnh, tôi mua đuợc căn nhà xập xệ mái tôn ở Xóm Gà Gia Định với giá khoảng hai cây vàng.
Nhà tôi ở gần cuối đường Phan Văn Trị mà đầu đường người ta mở quán bán hàng cũng khá đông khách. Một hôm nhà tôi đi chợ Bà Chiểu bị ăn cắp móc túi. Nhà tôi bèn đem gạo trong nhà bày ra trước cửa. Chúng tôi muốn buôn gạo vì chúng tôi nghĩ buôn gạo không ai mua thì mình ăn, không sợ lỗ lã.Tôi mở tiệm bán lúa gạo, vì bấy giờ nhiều người không ăn gạo tổ, đem bán đi.
Nhiều người tiết kiệm, không dùng sữa, thuốc lá thì bán đi để lấy tiền. Nhà tôi thu mua để bán lại cho dân. Lúc này, các cán bộ ngoài bắc vào đua nhau nuôi heo gà theo thói quen chăn nuôi ngoài Bắc, mà một số cũng chăn nuôi để chứng minh việc mình có tiền bạc rủng rỉnh là do "lao động vinh quang" chứ không phải ăn hối lộ. Vì vậy việc buôn bán gạo cám lúa của tôi cũng đắc lợi mà sống qua ngày. Bỗng nhiên người ta lập chợ trước của nhà tôi. Người ta cần nước rửa rau, rửa cá, thịt. Người ta cần nước trà đá. Vợ chồng con cái tôi xoay ra nghề "bán nước". Người ta cần chỗ gửi hàng, gửi quang gánh. Tôi cho họ gửi và lấy chút tiền còm. Nhờ đó mà tôi nuôi các con lên đại học.
7. Tôi có ông chú làm việc tại Hà Nội. Em gái tôi ra thăm. Một hôm em gái tôi và em dâu nhà chú đến thăm chú tôi. Tại chúng cư này có một thầy bói mù. Hai cô em bèn hỏi số mạng tôi. Ông thầy bảo :ông này có số ở ngoại quốc. Ông ấy sướng lắm. Bấy giờ là buổi "Trâu lăn đầm sình" ( Trâu thích tắm , vui chơi trong dám bùn lầy). Sau này cả nhà phải nhờ cậy ông ấy...
Hai cô em tôi cười ngất , và sau em tôi thuật lại chuyện trên cho tôi nghe cũng có nụ cười chế nhạo ông thầy bói mù. Các em tôi cười cợt là phải vì bấy giờ tôi thất nghiệp, làm công dân hạng hai ở Saigòn. Tôi không phải là sĩ quan, không làm việc sở Mỹ, cũng không có con cái ở ngoại quốc, khó có điều kiện xuất ngoại. Thế mà vài năm sau, , em vợ tôi bảo lãnh gia đình tôi sang Canada theo diện "kinh doanh gia đình " (family business).
Sau 1975, tôi bỏ thời giờ nghiên cứu các tài liệu về môn Huyền Học, đã hoàn thành
Bộ Kim Cổ Kỳ Quan của ông Nguyễn Văn Thới đã tiên đoán nhiều điều đúng. Trong bộ Sấm Ký Trạng Trình Toàn Tập, tôi có ghi phần phụ lục các tài liệu rất quý báu đã tiên đoán đúng lịch sử Việt Nam đã qua:
Thơ Tứ Thánh và Cơ bút Liễu Hạnh nói rất đúng thực trạng Việt Nam.
Ấy thế mà cơ trời dun dủi, lúc bấy giờ dân bị đuổi đi kinh tế mới, nhà cửa rẻ như bèo vì ai cũng lo vượt biên, ai cũng sợ đi kinh tế mới cho nên không ai mua nhà cửa. Cung nhiều hơn cầu. Khoảng một hai cây vàng là mua được ngôi nhà trong hẽm. Nhờ ông bạn đồng song tại Đại học Sư Phạm là Nguyễn Trần Gia mách bảo, tôi bán xe Honda và TV, Casette, và vay mượn bà con chút đỉnh, tôi mua đuợc căn nhà xập xệ mái tôn ở Xóm Gà Gia Định với giá khoảng hai cây vàng.
Nhà tôi ở gần cuối đường Phan Văn Trị mà đầu đường người ta mở quán bán hàng cũng khá đông khách. Một hôm nhà tôi đi chợ Bà Chiểu bị ăn cắp móc túi. Nhà tôi bèn đem gạo trong nhà bày ra trước cửa. Chúng tôi muốn buôn gạo vì chúng tôi nghĩ buôn gạo không ai mua thì mình ăn, không sợ lỗ lã.Tôi mở tiệm bán lúa gạo, vì bấy giờ nhiều người không ăn gạo tổ, đem bán đi.
Nhiều người tiết kiệm, không dùng sữa, thuốc lá thì bán đi để lấy tiền. Nhà tôi thu mua để bán lại cho dân. Lúc này, các cán bộ ngoài bắc vào đua nhau nuôi heo gà theo thói quen chăn nuôi ngoài Bắc, mà một số cũng chăn nuôi để chứng minh việc mình có tiền bạc rủng rỉnh là do "lao động vinh quang" chứ không phải ăn hối lộ. Vì vậy việc buôn bán gạo cám lúa của tôi cũng đắc lợi mà sống qua ngày. Bỗng nhiên người ta lập chợ trước của nhà tôi. Người ta cần nước rửa rau, rửa cá, thịt. Người ta cần nước trà đá. Vợ chồng con cái tôi xoay ra nghề "bán nước". Người ta cần chỗ gửi hàng, gửi quang gánh. Tôi cho họ gửi và lấy chút tiền còm. Nhờ đó mà tôi nuôi các con lên đại học.
7. Tôi có ông chú làm việc tại Hà Nội. Em gái tôi ra thăm. Một hôm em gái tôi và em dâu nhà chú đến thăm chú tôi. Tại chúng cư này có một thầy bói mù. Hai cô em bèn hỏi số mạng tôi. Ông thầy bảo :ông này có số ở ngoại quốc. Ông ấy sướng lắm. Bấy giờ là buổi "Trâu lăn đầm sình" ( Trâu thích tắm , vui chơi trong dám bùn lầy). Sau này cả nhà phải nhờ cậy ông ấy...
Hai cô em tôi cười ngất , và sau em tôi thuật lại chuyện trên cho tôi nghe cũng có nụ cười chế nhạo ông thầy bói mù. Các em tôi cười cợt là phải vì bấy giờ tôi thất nghiệp, làm công dân hạng hai ở Saigòn. Tôi không phải là sĩ quan, không làm việc sở Mỹ, cũng không có con cái ở ngoại quốc, khó có điều kiện xuất ngoại. Thế mà vài năm sau, , em vợ tôi bảo lãnh gia đình tôi sang Canada theo diện "kinh doanh gia đình " (family business).
Sau 1975, tôi bỏ thời giờ nghiên cứu các tài liệu về môn Huyền Học, đã hoàn thành
Bộ Kim Cổ Kỳ Quan của ông Nguyễn Văn Thới đã tiên đoán nhiều điều đúng. Trong bộ Sấm Ký Trạng Trình Toàn Tập, tôi có ghi phần phụ lục các tài liệu rất quý báu đã tiên đoán đúng lịch sử Việt Nam đã qua:
Thơ Tứ Thánh và Cơ bút Liễu Hạnh nói rất đúng thực trạng Việt Nam.
Trên đây là chuyện Việt Nam. Sau đây là
chuyện Mỹ. Không có nhiều tài liệu ở Mỹ, tôi chỉ biết một trường hợp là
trường hợp ông Nguyễn Văn Tín.
Ông Nguyễn Văn Tín là em của thiếu tướng
Nguyễn Văn Hiếu là vị tướng đã bị Nguyễn Văn Toàn giết trong cuối tháng
4-1975. Đêm đêm, linh hồn tướng Hiếu bắt ông Nguyễn Văn Tín phải thức
dậy viết theo chỉ đạo của tướng Hiếu.
Ông Tín theo Thiên Chúa giáo nên không hiểu
việc này. Ông có quen biết bạn tôi, nhờ bạn tôi giải thích hiện tượng
này. Bạn tôi hỏi tôi. Tôi bèn giải thích rằng âm
dương cách trở nhưng hai bên có thể thông tin liên lạc. Thánh thần hay
các vong linh thường thông tin với cõi dương bằng ba cách:
-báo mộng
-mượn xác phàm để thông tin. Thông tin đó được nói thành lời thì đấy là hiện tượng lên đồng, nhập đồng, cầu đồng, đồng cốt.
-Còn thông tin đó viết thành thơ văn thì đó là hiện tượng cơ bút hay giáng bút.
Các bậc thánh tiên thường giáng bút.Việt Nam ta thường cầu tiên giáng bút. Đạo Cao Đài có lệ cầu chư thánh giáng bút, và gọi việc cầu cơ là phép "thông công", nghĩa là phương tiện thông tin liên lạc giữa Thượng Đế, Thánh thần và người trần gian. Đạo Cao Đài dùng phép Thông công để truyền đạo. Đạo Cao Đài cũng dùng để hỏi về Thiên cơ nhưng không được tiết lộ ra bên ngoài (Thiên cơ bất khả lậu). Bên Pháp, Anh tục này cũng có từ lâu. Cầu cơ cũng là một hiện tượng của cơ bút.
Ông Nguyễn Văn Tín đã hoàn thành việc ghi chép theo cơ bút của ông Hiếu và hoàn thành một tập sách dày 300 trang. Ngoài việc in sách, ông Nguyễn Văn Tín còn lập một website General Hiếu. Ông Nguyễn Văn Tín thuật việc đó như sau trong Lời nói đầu của sách ông:
-báo mộng
-mượn xác phàm để thông tin. Thông tin đó được nói thành lời thì đấy là hiện tượng lên đồng, nhập đồng, cầu đồng, đồng cốt.
-Còn thông tin đó viết thành thơ văn thì đó là hiện tượng cơ bút hay giáng bút.
Các bậc thánh tiên thường giáng bút.Việt Nam ta thường cầu tiên giáng bút. Đạo Cao Đài có lệ cầu chư thánh giáng bút, và gọi việc cầu cơ là phép "thông công", nghĩa là phương tiện thông tin liên lạc giữa Thượng Đế, Thánh thần và người trần gian. Đạo Cao Đài dùng phép Thông công để truyền đạo. Đạo Cao Đài cũng dùng để hỏi về Thiên cơ nhưng không được tiết lộ ra bên ngoài (Thiên cơ bất khả lậu). Bên Pháp, Anh tục này cũng có từ lâu. Cầu cơ cũng là một hiện tượng của cơ bút.
Ông Nguyễn Văn Tín đã hoàn thành việc ghi chép theo cơ bút của ông Hiếu và hoàn thành một tập sách dày 300 trang. Ngoài việc in sách, ông Nguyễn Văn Tín còn lập một website General Hiếu. Ông Nguyễn Văn Tín thuật việc đó như sau trong Lời nói đầu của sách ông:
Tướng Nguyễn Chánh Thi ra sách. Tướng Trần Văn Đôn ra sách. Tướng
Nguyễn Cao Kỳ ra sách. Tướng Cao Văn Viên ra sách. Tướng Ngô Quang
Trưởng ra sách. Tướng Nguyễn Duy Hinh ra sách. Tướng Đồng Văn Khuyên ra
sách. Tướng Trần Đình Thọ ra sách. Tướng Vĩnh Lộc ra sách. Tướng Huỳnh
Văn Cao ra sách. Tướng Lý Tòng Bá ra sách: chẳng ai thèm đả động tới
Tướng Hiếu. Boston Publishing Company xuất bản một loạt 23 cuốn sách với
chủ đề "The Vietnam Experience", tìm mỏi mòn con mắt cũng chẳng thấy
tên Tướng Hiếu trong phần "index" đâu cả.
Tưởng thế là xong: cho vào quên lãng.
Nhưng bỗng nhiên vào cuối tháng 5/1998, tự nhiên có một động lực nào đó thôi thúc tôi ngồi vào bàn, bật máy điện toán lên và khởi sự đánh các hàng chữ "Anh Tôi, Tướng Hiếu", rồi cứ thế tiếp tục đánh gõ, đánh không cần dàn bài, gõ không cần suy
Khổ lớn 8.5"x11"; dày 545 trang
nghĩ đắn đo, đánh tổng quát, gõ mà không biết rõ chi tiết sự kiện, đánh mà không biết rõ chi tiết ngày tháng, gõ chung chung, đánh đại khái, gõ rồi nghỉ, rồi lại đánh tiếp. Cứ thế nội trong 2 ngày, tổng cộng khoảng 8 tiếng thì đánh gõ hoàn tất xong bài. Rồi đánh liều gửi bài cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Đến khi nhận được tập báo số 541 vào cuối tháng 7/1998 có đăng bài mình viết, mở ra nghiến ngấu đọc thì lạ quá: sao toà soạn không nhuận sắc chút nào cả, bộ mình viết hay vậy sao?
Song song với bài gửi cho báo VNTP, tôi cũng đăng lên liên mạng lấy tên Trang Nhà Tướng Hiếu, trắng đen, vỏn vẹn có bài "Anh Tôi, Tướng Hiếu", không hình, không ảnh.
Thế rồi có vài người quen gọi điện thoại đến cho biết thêm vài chi tiết và góp ý sửa sai chút ít. Từ những lời bàn này, tôi sửa chữa thêm bớt bài đăng trên trang mạng lưới. Từ từ bài dài thêm ra và tăng từ 6 trang lên tới 16 trang!
Thế rồi tôi nhận được điện thoại, nhận được vi-thư của những người xa lạ hưởng ứng bài "Anh Tôi, Tướng Hiếu", khiến tôi muốn tìm hiểu thêm về anh mình. Thế là tôi đi lục lọi, hỏi han và soạn thảo được trang "Đời Binh Nghiệp Tướng Hiếu" dựa vào các sự kiện liên quan đến các Tướng Lãnh thường được nhắc tới trên sách báo mà tôi biết anh tôi trực thuộc.
Thế rồi, tôi nghe nói tới và xin được bài "Cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu - Chân Dung của một Tướng Tài Đức Vẹn Toàn". Tôi lại tình cờ tìm thấy cuốn sách "Fallen Leaves" của Nguyễn Thị Thu Lâm, trong đó có một chương "The Fate of a Patriot" nói về anh mình, trong đống sách của ông cụ.
Nghĩ thế là hết. Nhưng tự nhiên có gì xui khiến tôi liên lạc với Ngũ Giác Đài, mặc dù mấy năm trước tôi đã thất bại khi liên lạc với CIA: may ra thì họ có hồ sơ về anh mình. Ngũ Giác Đài trả lời là sau 20 năm, tức là năm 1995, mọi hồ sơ quân sự liên quan tới chiến tranh Việt Nam đã được tự động giải mật và đã được chuyển giao cho Văn Khố Quốc Gia. Văn Khố Quốc Gia cho tôi hay là tôi liên lạc với họ vừa đúng lúc, vì tuần tới, tức tuần cuối tháng 8/1998, các tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam được khai mở cho đại chúng. Mừng húm, tôi "dọt" lẹ xuống Maryland lục lọi: không những tôi tìm thấy những lượng gía của các Cố Vấn Mỹ về anh tôi, như tôi mong muốn, mà còn khám phá ra những tài liệu quan trọng khác mà tôi không ngờ tới, nhất là những trận đánh và những tiêu lệnh hành quân của Tướng Hiếu.
Ngoài ra, đang khi ở Maryland, một cách tình cờ ngẫu nhiên, một đứa cháu hỏi tôi:"Chú muốn hình ảnh của bố cháu à?" Thế là không những tôi có được những hình ảnh đủ loại của anh tôi, trải rộng từ năm trước khi nhập ngũ đến năm 1975, mà có cả ba lá thư anh tôi viết từ tiền tuyến về cho vợ, mà chính các cháu tôi không hề biết là nằm ẩn tàng trong đống hình ảnh bấy lâu nay.
Hình như anh tôi hướng dẫn tôi tìm thấy các hình ảnh này, các lá thư này, các tài liệu chiến trận này để được công bố ra cho mọi người biết về mình, về thân thế mình, về chiến công mình, về tài cán mình, về cả cái chết oan uổng của mình.
Tôi có cảm tưởng hồn anh tôi xâm nhập vào tôi, lèo lái tâm tưởng tôi và đọc cho tôi viết những bài ký tên Nguyễn Văn Tín đăng trên Trang Nhà Tướng Hiếu này.
Tôi chỉ là một khí cụ của anh tôi:
http://nguyentin.tripod.com/Loitua-u.htmTưởng thế là xong: cho vào quên lãng.
Nhưng bỗng nhiên vào cuối tháng 5/1998, tự nhiên có một động lực nào đó thôi thúc tôi ngồi vào bàn, bật máy điện toán lên và khởi sự đánh các hàng chữ "Anh Tôi, Tướng Hiếu", rồi cứ thế tiếp tục đánh gõ, đánh không cần dàn bài, gõ không cần suy
Khổ lớn 8.5"x11"; dày 545 trang
Mua sách
Giá bao gồm bưu phí: US$40 (Hoa Kỳ); US$45 (Canada); US$50 (Úc và Âu Châu) Chi phiếu xin gửi về:
Tin Nguyen
1144 Simpson Street
Bronx, New York 10459
(718) 530 3790
tinvnguyen@mail.com
Giá bao gồm bưu phí: US$40 (Hoa Kỳ); US$45 (Canada); US$50 (Úc và Âu Châu) Chi phiếu xin gửi về:
Tin Nguyen
1144 Simpson Street
Bronx, New York 10459
(718) 530 3790
tinvnguyen@mail.com
nghĩ đắn đo, đánh tổng quát, gõ mà không biết rõ chi tiết sự kiện, đánh mà không biết rõ chi tiết ngày tháng, gõ chung chung, đánh đại khái, gõ rồi nghỉ, rồi lại đánh tiếp. Cứ thế nội trong 2 ngày, tổng cộng khoảng 8 tiếng thì đánh gõ hoàn tất xong bài. Rồi đánh liều gửi bài cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Đến khi nhận được tập báo số 541 vào cuối tháng 7/1998 có đăng bài mình viết, mở ra nghiến ngấu đọc thì lạ quá: sao toà soạn không nhuận sắc chút nào cả, bộ mình viết hay vậy sao?
Song song với bài gửi cho báo VNTP, tôi cũng đăng lên liên mạng lấy tên Trang Nhà Tướng Hiếu, trắng đen, vỏn vẹn có bài "Anh Tôi, Tướng Hiếu", không hình, không ảnh.
Thế rồi có vài người quen gọi điện thoại đến cho biết thêm vài chi tiết và góp ý sửa sai chút ít. Từ những lời bàn này, tôi sửa chữa thêm bớt bài đăng trên trang mạng lưới. Từ từ bài dài thêm ra và tăng từ 6 trang lên tới 16 trang!
Thế rồi tôi nhận được điện thoại, nhận được vi-thư của những người xa lạ hưởng ứng bài "Anh Tôi, Tướng Hiếu", khiến tôi muốn tìm hiểu thêm về anh mình. Thế là tôi đi lục lọi, hỏi han và soạn thảo được trang "Đời Binh Nghiệp Tướng Hiếu" dựa vào các sự kiện liên quan đến các Tướng Lãnh thường được nhắc tới trên sách báo mà tôi biết anh tôi trực thuộc.
Thế rồi, tôi nghe nói tới và xin được bài "Cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu - Chân Dung của một Tướng Tài Đức Vẹn Toàn". Tôi lại tình cờ tìm thấy cuốn sách "Fallen Leaves" của Nguyễn Thị Thu Lâm, trong đó có một chương "The Fate of a Patriot" nói về anh mình, trong đống sách của ông cụ.
Nghĩ thế là hết. Nhưng tự nhiên có gì xui khiến tôi liên lạc với Ngũ Giác Đài, mặc dù mấy năm trước tôi đã thất bại khi liên lạc với CIA: may ra thì họ có hồ sơ về anh mình. Ngũ Giác Đài trả lời là sau 20 năm, tức là năm 1995, mọi hồ sơ quân sự liên quan tới chiến tranh Việt Nam đã được tự động giải mật và đã được chuyển giao cho Văn Khố Quốc Gia. Văn Khố Quốc Gia cho tôi hay là tôi liên lạc với họ vừa đúng lúc, vì tuần tới, tức tuần cuối tháng 8/1998, các tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam được khai mở cho đại chúng. Mừng húm, tôi "dọt" lẹ xuống Maryland lục lọi: không những tôi tìm thấy những lượng gía của các Cố Vấn Mỹ về anh tôi, như tôi mong muốn, mà còn khám phá ra những tài liệu quan trọng khác mà tôi không ngờ tới, nhất là những trận đánh và những tiêu lệnh hành quân của Tướng Hiếu.
Ngoài ra, đang khi ở Maryland, một cách tình cờ ngẫu nhiên, một đứa cháu hỏi tôi:"Chú muốn hình ảnh của bố cháu à?" Thế là không những tôi có được những hình ảnh đủ loại của anh tôi, trải rộng từ năm trước khi nhập ngũ đến năm 1975, mà có cả ba lá thư anh tôi viết từ tiền tuyến về cho vợ, mà chính các cháu tôi không hề biết là nằm ẩn tàng trong đống hình ảnh bấy lâu nay.
Hình như anh tôi hướng dẫn tôi tìm thấy các hình ảnh này, các lá thư này, các tài liệu chiến trận này để được công bố ra cho mọi người biết về mình, về thân thế mình, về chiến công mình, về tài cán mình, về cả cái chết oan uổng của mình.
Tôi có cảm tưởng hồn anh tôi xâm nhập vào tôi, lèo lái tâm tưởng tôi và đọc cho tôi viết những bài ký tên Nguyễn Văn Tín đăng trên Trang Nhà Tướng Hiếu này.
Tôi chỉ là một khí cụ của anh tôi:
Bài này viết xong ngày 20/9/1998, ngày 25/9/1998 anh tôi khiến tôi đẻ luôn ra
bài Dũng Tướng Nguyễn Văn Hiếu.
Đến đây anh tôi cho là tạm xong phần tiếng Việt, bèn khiến tôi bắt đầu dịch
các tài liệu Việt sang Anh, nói là phải cho độc giả Mỹ biết chuyện. Tôi dịch một
lèo, hay đúng hơn anh tôi đọc cho tôi dịch, trên dưới hai chục bài tiếng Việt
qua tiếng Anh và bài tiếng Anh qua tiếng Việt xong nội trong hai tuần lễ. Thật
là chuyện phi thường, tự tôi làm sao thực hiện nổi.
Thế là trang nhà Tướng Hiếu được tách ra làm hai phần riêng biệt: Việt ngữ và
Anh ngữ.
Thế rồi anh tôi khiến tôi viết bài Tướng Hiếu Với Tha Nhân, viết xong
ngày 18/10/1998, một bài với những tiểu tiết về các Tướng Lãnh khác mà anh Trí
tôi phải lấy làm ngạc nhiên tôi đào kiếm đâu ra hay vậy.
Tưởng là hết... Nhưng tôi hết đỗi ngạc nhiên khi ngón tay mình đánh lên bài
tựa: Lối Tác Chiến Đặc Thù Của Tướng Hiếu! Trong khi trong đầu óc tôi
không có một khái niệm gì về tác chiến cách chung, nói gì đến lối tác chiến
đặc thù! Thế mà ngón tay tôi cứ đánh ra bài thế đó. Đọc lại, tôi tự hỏi mình
trở nên phân tách gia quân sự hồi nào vậy!
Bốn bài sau này tựa như những món ăn tự tay anh tôi đứng ra làm đầu bếp xào
nấu lấy, chứ tôi đâu có biết nấu nướng những món quân sự!
Ô hô! còn phần dịch hai bài sau này ra tiếng Anh, từ ngữ quân sự Anh ngữ tôi
học hồi nào vậy! Tôi đọc lại hai bài dịch mà cứ ngẩn ngơ: ai dịch chứ đâu có thể
là mình!
Nhẩm tính lại, từ khi thực sự soạn thảo trang nhà này vào đầu tháng 9 đến khi
gọi là tạm hoàn tất khoảng đầu tháng 11, đúng hai tháng, mà tôi đã đẻ ra được
trên dưới 150 trang giấy khổ 8"x11" bằng tiếng Việt và cũng ngần ấy trang giấy
bằng tiếng Anh. Tổng cộng 300 trang trong thời gian ngắn ngủi vậy!
Nói tóm lại, cho là hiện tượng cơ bút phi thường hay chỉ cho là nguồn cảm
hứng viết lách bình thường, thì tôi cũng tự lấy làm vui sướng vì sống được những
giây phút cảm nghiệm mật thiết với anh tôi, người mà tôi không mấy quen biết khi
sinh thời (sau đám cưới anh tôi, từ tháng 8/1954 đến tháng 3/1975 tôi chỉ gặp anh
tôi vỏn vẹn cả thảy có 10 lần!), đến giờ lại gần gũi tôi nhất!
( http://nguyentin.tripod.com/cobut-u.htm )
Sau đây là những ý kiến về cơ bút của ông Hiếu. Việc này cho biết những điều ghi trong sách và website là đúng chứ không phải mê tín, dị đoan. Nếu có những sai lầm chỉ là sai lầm nhỏ. Ông Nguyễn Văn Tín chỉ là một "đồng tử", một người " chấp bút". Lẽ dĩ nhiên âm cũng như dương , có nhiều vấn đề bí ẩn, quanh co, không thể biết rõ hết, và đúng hết. Xin ghi lại để bạn đọc tìm hiểu:
( http://nguyentin.tripod.com/cobut-u.htm )
Sau đây là những ý kiến về cơ bút của ông Hiếu. Việc này cho biết những điều ghi trong sách và website là đúng chứ không phải mê tín, dị đoan. Nếu có những sai lầm chỉ là sai lầm nhỏ. Ông Nguyễn Văn Tín chỉ là một "đồng tử", một người " chấp bút". Lẽ dĩ nhiên âm cũng như dương , có nhiều vấn đề bí ẩn, quanh co, không thể biết rõ hết, và đúng hết. Xin ghi lại để bạn đọc tìm hiểu:
51. Trang nhà đã gây sự chú ý của tôi ngay, nhưng tôi muốn học hỏi nó thêm
trước khi tôi trả lời. Trang nhà được soạn thảo rất hay và trình bày một lối
nhìn khác mà chắc chắn ít khi viết đến bao chiến sĩ của QLVNCH đã chiến đấu cách
hào hùng. Rất tiếc, vì lời trình thuật tiêu cực của giới truyền thông báo chí,
những anh hùng vô danh này không được nhắc đến--chỉ những đơn vị chiến đấu dở là
đáng đăng lên mặt báo thời kỳ đó, đó là bản chất của chiến tranh Việt Nam.
Một chiến tranh nhân dân, chứ không phải một chiến tranh qui ước, và quân đội thường đánh với một bàn tay để sau lưng vì chính trị, khiến cho dân chúng chán ghét, và cuối cùng không thể thắng được, chứ không phải vì những người hào hùng như anh ông. Thân ái. (Don Rast, Baton Rouge, La. Nam 68-70-72).
Một chiến tranh nhân dân, chứ không phải một chiến tranh qui ước, và quân đội thường đánh với một bàn tay để sau lưng vì chính trị, khiến cho dân chúng chán ghét, và cuối cùng không thể thắng được, chứ không phải vì những người hào hùng như anh ông. Thân ái. (Don Rast, Baton Rouge, La. Nam 68-70-72).
52. Tôi không thể tả tôi rúng động đến chừng độ nào khi tôi tìm thấy và đọc
trang nhà của ông. Anh ông là một vị tướng vĩ đại và một anh hùng thứ thiệt của
nước ông. Ông đáng được khen tặng vì đã sáng tạo công trình này để thu thập tài
liệu và bảo tồn công lao danh giá của anh ông đối với nước.
[...] Tôi đóng quân ở bãi đậu Betty, Phan Thiết trọn năm 1968. Chỉ nghe tả thôi, tôi biết tôi mến mộ anh ông. Cám ơn về trang nhà này và hãy tiếp tục công trình tốt đẹp này.
Tôi phân vân không biết ông đã có tính viết một cuốn sách về đời sống anh
ông chưa. Tôi nghĩ đó là một chuyện đáng đượcthuật lại. (George
Nunnemacher).
53. Xin cám ơn vì tôi đã được một dịp viếng thăm đầy thích thú vào trang nhà
anh ông. Với tư cách một cố vấn Mỹ tại Viêt Nam, tôi đã gặp nhiều người xả thân
mình cho nước và cho đồng bào giống như anh ông. Chỉ xem một tấm hình là một
chuyện, nhưng được sống giữa đồng bào ông là cả một thích thú cho tôi. Điều đáng
tiếc là nước đã ngã gục và nhiều chiến sĩ anh dũng đã đền nợ nước và tự do. Tôi
mừng vì ông đã cử hành lễ về cái chết của anh ông trong tinh thần kẻ sống. Không
có gì tước mất được cái cao trọng của anh ông và của gia đình ông. Sẽ có ngày
lịch sử sửa sai mọi sự. Ta chỉ biết cầu nguyện sao cho ta còn sống đến ngày
quang minh đó. (John W. Bill Andrews, Sergeant Major, USA Retired, Mystic,
CT).
54. Quân Lực VNCH có nhiều sĩ quan tài ba từ cấp trung đoàn trưởng trở xuống,
nhưng từ cấp sư đoàn trở lên nhiều tướng không đủ khả năng chỉ huy. Chỉ huy cấp
sư đoàn và quân đoàn cần phải giỏi về tham mưu, tài thao lược bày binh bố trận.
Nhiều cấp tướng chỉ biết húc, kém tham mưu (chẳng hạn: HQ Lam Sơn 719, triệt
thoái cao nguyên của QĐII). Tôi rất cảm phục tài ba và đức độ của tương Hiếu,
người đủ khả năng chỉ huy và tham mưu cấp sư đoàn trở lên. (Phạm Khiết,
NJ).
55. Vẫn biết rằng anh anh giúp anh rất nhiều trong việc hoàn thành trang nhà
của anh, nhưng thiết nghĩ rằng tài năng của một nhà nghiên cứu, của một bộ óc tổ
chức, và đặc biệt của một nhà viết lách, đóng một vai trò trọng yếu cho sự thành
công của trang nhà này. Như vậy thì sao không khởi công ngay từ bây giờ soạn
thảo một cuốn sách về Tướng Hiếu và để anh anh cộng tác vào sau. Anh đã làm cho
ai nấy kinh ngạc với khả năng xây dựng một cảnh vườn đẹp đẽ từ một miếng đất
hoang phế, như những hình ảnh trên trang nhà anh cho thấy. Bọn này trông chờ một
cái ngạc nhiên kế tiếp đây. (Ẩn Danh, VA).
56. Anh Tín mến. Trâm đã vào Trang Nhà xem rồi. Anh còn giữ được những tài
liệu như thế, rất là quý báu! Cảm ơn anh đã cho Trâm những information này. Trâm
vào xem và nhớ đến bố mình đã từ trần 28 năm về trước, và ngậm ngùi lắm. Trâm sẽ
ủng hộ Trang Nhà anh. "Keep it up", anh nhé! (Bảo Trâm, Ba-Lê).
57. Tôi đã viếng trang nhà ông. Rất ư là lớp lang, xuất hiện rất nhanh chóng,
và vận chuyển dễ dàng. Trên hết, là một tôn kính rất tốt đẹp cho anh ông, và rất
khéo trong mục đích tôn vinh di ảnh anh ông. (Cheryl Boswel).
78.Cám ơn ông về cái vi-thư với địa chỉ trang nhà anh ông, một trang nhà quả
thật hay ho ... Tôi tò mò tại sao ông lại gửi đến cho tôi? Tôi đâu có quan trọng
gì, nhưng gia đình tôi gặp khó khăn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam... Chúng
tôi mất những người tốt, một trong số người đó là một tù nhân (Trung Tướng
Robinson Risner, KLHK) Tôi chắc ông biết chuyện đó ...
Nhưng thôi ... Tôi ước gì chúng ta thắng trận ... nhưng xung khắc trong nội địa và tinh thần lại xuống quá thấp ... Tôi lấy làm tiếc chúng tôi đã không cứu được Việt Nam ... nhưng, một ngày nào đó Việt Nam sẽ trở lại thể chế Dân Chủ hay Cộng Hòa với nhãn quan tư bản trong tương lai, do đó đừng nên thất vọng ... hãy trộn lẫn văn hóa ông với văn hóa chúng tôi, vì một công dân Mỹ gộp chung lấy nhiều văn hóa thành một, hãy M›M CƯ–I LÊN! (Dewey Charles Mosshart the fourth, chủ tiệm La Moss's Cafe).
Nhưng thôi ... Tôi ước gì chúng ta thắng trận ... nhưng xung khắc trong nội địa và tinh thần lại xuống quá thấp ... Tôi lấy làm tiếc chúng tôi đã không cứu được Việt Nam ... nhưng, một ngày nào đó Việt Nam sẽ trở lại thể chế Dân Chủ hay Cộng Hòa với nhãn quan tư bản trong tương lai, do đó đừng nên thất vọng ... hãy trộn lẫn văn hóa ông với văn hóa chúng tôi, vì một công dân Mỹ gộp chung lấy nhiều văn hóa thành một, hãy M›M CƯ–I LÊN! (Dewey Charles Mosshart the fourth, chủ tiệm La Moss's Cafe).
79. Sau trận chiến Việt Nam, tôi hoàn toàn mất hết tin tưởng vào tất cả các
nhà lãnh đạo quá khứ của chúng ta và ngay cả các nhà lãnh đạo cộng đồng ngày hôm
nay. Cốt truyện anh ông như là một gáo nước tươi mát ban mai làm hồi tỉnh giậy
lòng tin và tinh thần ái quốc của tôi đối với một nước Việt Nam tự do. Nội kiến
và chi tiết thật gãy gọn sắc bén. Sau cùng, tôi hãnh diện có được một người để
giơ cho con cái tôi xem như là một vị anh hùng và một mẫu mực đáng noi theo. Đa
tạ. (Julian Duy Trần, http://www.
( http://nguyentin.tripod.com/ykienu-2.htm )
Trang Nhà Tướng Hiếu được rất nhiều khách vào xem. Có vị phê bình rằng ông Tín sai lầm khi viết về chức vụ của tướng Hiếu là thiếu tướng vì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đồng đảng của Nguyễn Văn Toàn sau đó thăng ông lên trung tướng. Đứng về lịch sử thì rất đúng, nhưng đứng về cõi âm thì lại khác. Trong cõi âm ,có những vị nói về tương lai, có vị nói vể hiện tại , có vị chỉ nói về quá khứ. Như đã trình bày, trang nhà này là do linh hồn tướng Hiếu chỉ đạo, ông Tín chỉ là một đồng tử, chỉ biết chép theo lệnh của ông anh ở bên kia thế giới. Ông Hiếu chỉ nói là Thiếu tướng là vì ông không không biết những việc sau khi ông chết, cũng có thể ông không công nhận cái trung tướng của kẻ thù ban cho.
Như đã trình bày, môn huyền học là một khoa học nhưng là một khoa học không chính xác. Âm cũng như dương, có nhiều vấn đề chỉ được biết một phần, không thể biết hết, đúng hết. Nhưng muốn xây dựng môn Tiên đoán Tương lai, không thể không cần các thông tin siêu nhiên. Ta dùng lý trí để tìm hiểu và kiểm nghiệm để biết đúng sai, hay dở chứ không nên hoàn toàn phủ nhận hay tin tưởng. Ai cũng cần đọc sách, nhưng đọc sách phải hiểu nghĩa sách và đặt câu hỏi để tra vấn như cổ nhân đã dạy:"Tân tín thư bất như vô thư". Một số thầy bói, đồng cốt giả mạo thì cũng như trong cuộc đời có một số nhà chính trị, dân biểu, nghị sĩ, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thầy tu giả mạo hoặc phạm pháp... Khi nghe các thông tin trong phạm vi thực tế hay siêu nhiên, ta cần phải khôn ngoan xem xét. Dẫu sao, duy tâm thần bí không nguy hiểm như Duy Vật Mác xit.
TÀI LIỆU : generalhieu.com
http://www.motgoctroi.com/StNguoiNViec/tHieu_MLuc.htm
http://nguyentin.tripod.com/Loitua-u.htm
http://nguyentin.tripod.com/cobut-u.htm
http://nguyentin.tripod.com/giangbut-u.htm
http://nguyentin.tripod.com/ykienu-1.htm
http://nguyentin.tripod.com/ykienu-2.htm
( http://nguyentin.tripod.com/ykienu-2.htm )
Trang Nhà Tướng Hiếu được rất nhiều khách vào xem. Có vị phê bình rằng ông Tín sai lầm khi viết về chức vụ của tướng Hiếu là thiếu tướng vì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đồng đảng của Nguyễn Văn Toàn sau đó thăng ông lên trung tướng. Đứng về lịch sử thì rất đúng, nhưng đứng về cõi âm thì lại khác. Trong cõi âm ,có những vị nói về tương lai, có vị nói vể hiện tại , có vị chỉ nói về quá khứ. Như đã trình bày, trang nhà này là do linh hồn tướng Hiếu chỉ đạo, ông Tín chỉ là một đồng tử, chỉ biết chép theo lệnh của ông anh ở bên kia thế giới. Ông Hiếu chỉ nói là Thiếu tướng là vì ông không không biết những việc sau khi ông chết, cũng có thể ông không công nhận cái trung tướng của kẻ thù ban cho.
Như đã trình bày, môn huyền học là một khoa học nhưng là một khoa học không chính xác. Âm cũng như dương, có nhiều vấn đề chỉ được biết một phần, không thể biết hết, đúng hết. Nhưng muốn xây dựng môn Tiên đoán Tương lai, không thể không cần các thông tin siêu nhiên. Ta dùng lý trí để tìm hiểu và kiểm nghiệm để biết đúng sai, hay dở chứ không nên hoàn toàn phủ nhận hay tin tưởng. Ai cũng cần đọc sách, nhưng đọc sách phải hiểu nghĩa sách và đặt câu hỏi để tra vấn như cổ nhân đã dạy:"Tân tín thư bất như vô thư". Một số thầy bói, đồng cốt giả mạo thì cũng như trong cuộc đời có một số nhà chính trị, dân biểu, nghị sĩ, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thầy tu giả mạo hoặc phạm pháp... Khi nghe các thông tin trong phạm vi thực tế hay siêu nhiên, ta cần phải khôn ngoan xem xét. Dẫu sao, duy tâm thần bí không nguy hiểm như Duy Vật Mác xit.
TÀI LIỆU : generalhieu.com
http://www.motgoctroi.com/StNguoiNViec/tHieu_MLuc.htm
http://nguyentin.tripod.com/Loitua-u.htm
http://nguyentin.tripod.com/cobut-u.htm
http://nguyentin.tripod.com/giangbut-u.htm
http://nguyentin.tripod.com/ykienu-1.htm
http://nguyentin.tripod.com/ykienu-2.htm
TỰ DO TẠI VIỆT NAM
Không có tự do Internet ở Việt Nam.
Không có tự do báo chí ở Việt Nam.
Không có tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Không có tự do bầy tỏ ở Việt Nam.
Không có tự do Tôn Giáo ở Việt Nam
HOÀI NIÊM CÁC TRƯỜNG CŨ SAI GON
|
Posted by sontrung at 11:19 AM No comments:
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 281
No comments:
Post a Comment