PHẠM TÍN AN NINH * Ở CUỐI HAI CON ĐƯỜNG
MỘT CÁN BỘ CỤT TAY RẤT TỐT VỚI ÁC ANH TÙ VNCH
" Ở cuối hai con đường "
(Một câu chuyện hoàn toàn có thật.
(Một câu chuyện hoàn toàn có thật.
Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày miền Nam thất thủ)
Phạm Tín An Ninh
Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại.
Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh.
Khi
mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong
núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi
đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ:
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ:
- Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".
Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:
- Thưa cán bộ, có tôi ạ.
- Anh ở trung đoàn mấy.
- Trung Đoàn 44.
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
- Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".
Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:
- Thưa cán bộ, có tôi ạ.
- Anh ở trung đoàn mấy.
- Trung Đoàn 44.
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
- Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.
Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em.
Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời.
Anh thường nói:
- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.
Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một người tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.
Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bằng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.
Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.
Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.
Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân, quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để luộc sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luộc sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh "chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố đã đào sẵn.
Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-
Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban", quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng?
Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:
- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.
Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:
- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương.
Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương.
Sáng
sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku.
Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc
tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái
đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và
an ủi tôi thật chân tình.
Vết
thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh
viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng.
Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.
- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi.
Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằn vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội 50 người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.
- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi.
Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằn vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội 50 người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
* * *
Chiếc
thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba
người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai
ngày thì gặp bão.
Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore , cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore , chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay.
Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore , cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore , chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay.
Rồi
những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ
Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa
xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà
hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân
trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu
da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó,
chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng.
Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình.
Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.
Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ, đùa cợt cho cô được tự nhiên.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình.
Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.
Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ, đùa cợt cho cô được tự nhiên.
Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân
từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức,
rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp
gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa
con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một
cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội.
Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác
chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với
chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa
giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở
Đông Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức.
Qua
một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh
Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại.
Sau
này chính Kenneth Hansen cho biết bố của cô trước kia là đại sứ Việt
Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn
khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về
Việt Nam , ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ
bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.
Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước.
Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước.
Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla,
nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng
biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn
còn giữ sạch được tấm lòng.
Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ: "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn".
Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ: "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn".
Cô
Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh
Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc
phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.
Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.
Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.
- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?
- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.
- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.
- Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.
- Ba cháu bây giờ làm gì?
- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp.
Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.
Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.
Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.
- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?
- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.
- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.
- Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.
- Ba cháu bây giờ làm gì?
- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp.
Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.
"Các Anh thân quí,
Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại".
Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.
Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.
Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới.
Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại".
Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.
Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.
Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới.
Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."
* * * * *
Không
ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ
anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại.
Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Phạm Tín An Ninh(Vương Quôc Na-Uy
BS.NGUYỄN VĂN BẢO *TÌNH YÊU CHÂN THÀNH
TÌNH YÊU CHÂN THÀNH
BS Nguyễn Văn Bảo (Con Cò)
Dec 10, 2013 at 5:46 pm (Truyện thứ 2 trong tập Cách Mạng Thành Công).
Tặng những nữ kiệt vô danh đã bảo tồn gia đình cho những người tù cải tạo.
Luợc truyện:
Thiếu-tá Ngụy đi tẩy não. Vợ bỏ con thơ theo tên thuợng si truớc kia là thư ký của chàng. Cô con ở 18 tuổi tần tảo nuôi 2 đứa con của cậu chủ và sau cùng kết duyên với chủ.
Những câu in thẳng là nguyên văn ca dao.
Tháng 8-1975
Buổi Thăm Nuôi Đầu Tiên
: “Cậu đi học tập mút mùa,
Cô chủ vui đùa chả nhớ cậu đâu,
Hoa đeo tai buớm gài đầu,
Tô son phơn phớt xịt dầu thơm thơm.
Cái anh thuợng si bờm xơm,
Buông lời giăng gió không gờm cậu sao?
Bẫy tình cô đã lọt vào,
Chồng còn chả thiết thiết nào đến con!
Mình tôi xuôi ngược hao mòn,
Muời tám tuổi tròn vai gánh nổi không?
Nguời ta đi ở lấy công,
Tôi đây đi ở còn trông nhiều bề:
Trông từ nhà nuớc trông đi,
Trông xem chủ nghĩa có gì hay ho,
Trông theo cô chủ dở trò,
Quên chồng cải tạo đi mò trai tơ.
Bỏ con miệng đói hững hờ,
Theo anh cách mạng nửa mùa cho cam*.
Trông tôi thân phận nguời làm,
Tay bồng tay bế chạy hàng chợ trưa.
Cuối tuần dành dụm tiền thừa,
Thăm nuôi cậu chủ cho vừa lòng son.
Tháng ngày lặn lội đuờng mòn,
Con tằm rút ruột đời còn khen chê.
Cầu cho cậu chủ hồi quê,
Mang con trả cậu tôi về phận tôi”.
Tháng 8-1979
Mãn Tù
: “Ô kìa cậu chủ về rồi!
Bưng cơm rót ruợu con mời cậu ăn.
Chiếu giuờng quần áo gối chăn,
Sẵn sàng tươm tất cậu nằm nghỉ ngơi.
Hai em vừa mới rong chơi,
Thuờng ngày ngoan ngoãn nghe lời dạy khuyên.
Bé Hoa tính nết nhu hiền,
Má lúm đồng tiền xinh thật là xinh.
Bé Cần trầm lặng tâm tình,
Học hành chăm chỉ thông minh hơn nguời.
Cả hai đều rất vui tươi,
Nói năng lễ độ miệng cười giống cha.
Còn như việc cửa việc nhà,
Tuy không dư giả nhưng mà đủ tiêu.
Bạc tìền còn lại không nhiều,
Hồi này buôn bán có chiều gay go:
Mấy ông cách mạng bày trò,
Tối ngày hợp tác hợp tò lôi thôi,
Một mớ rau một chỗ ngồi,
Cũng đòi bồi duỡng cũng coi môn bài,
Hợp tác xã chẳng bằng ai,
Con mà theo họ đói dài cả ba.
Đôi khi cô chủ ghé qua,
Thăm hai đứa nhỏ cho quà lai rai.
Cái anh thuợng si hãm tài,
Theo cô lẵng nhẵng làm oai liếc tình.
Dường như cô cũng sắp sinh,
Cái bụng chình ình con thấy mà ghê”.
Cậu rằng: “thật qúa ê chề!
Con nhà gia thế mà mê điếm đàng.
Lâm nguy mới rõ hèn sang,
Gặp cơn bĩ cực thấy vàng khác thau.
Bây giờ mới hiểu lòng nhau,
Khi xưa chủ tớ khác màu chẳng hay.
Cây cao thì gió càng lay,
Càng cao danh vọng càng dầy gian nan.
Mẫu nguời chất phác như nàng,
Cuờng quyền không ngán giầu sang không cần.
Thương ai thì biết xả than,
Cứu ai rút ruột mà lần thành tơ.
Dẫu xây chín đợt phù đồ,
Không bằng làm phúc giúp cho một nguời.
Từ nay thay bậc đổi ngôi,
Danh từ con, cậu xin thôi đừng dùng.
Mời em một chén ruợu nồng,
Anh xin đuợc nhận như chồng tương lai”
Rưng rưng ngấn lệ ngắn dài,
Tình trong đã thấm mặt ngoài còn e.
Tay nâng chén ruợu rụt rè,
Say sưa ánh mắt hả hê cõi lòng.
Để chàng yên tĩnh mơ mòng,
Buớc ra thu xếp việc trong việc ngoài.
Dẫn hai con tới gặp ai,
Một nhà phúc lộc một bài nghĩa nhân.
Trăng rằm trải xuống đầy sân,
Đèn mờ mờ chiếu đêm dần dần trôi.
Buông màn ru bé ngủ rồi,
Thấy chàng xúc đông vẫn ngồi trầm ngâm.
Rỉ tai nàng mới thì thầm:
” Mời chàng an nghỉ vô nằm ôm con”.
Lời chân thật nết vuông tròn,
Lung linh mắt biếc thon thon vai gầy.
Chăn đơn gối chiếc đêm nay,
Mà nghe ấm áp những ngày mai sau.
Tháng 9-1979
Đảm Đang
Vừng đông vừa độ ửng màu,
Thúng rau hũ mắm quẩy mau ra đuờng.
Khách hàng niềm nở khác thuờng,
Bảo nhau mua giúp dễ thương lạ lùng,
Mến nguời đôn hậu thủy chung,
Khinh ai bạc bẽo đường cùng lánh xa.
Ngày chạy chợ tối lo nhà,
Từ nay buôn bán xem ra đắt hàng,
Thay nghề bách hóa dễ dàng,
Khách quen hễ gặp mặt nàng là mua.
Tháng ngày xuông xẻ đong đưa,
Vốn riêng giờ đã dư thừa ăn tiêu.
Bàn Việc Tương Lai
Một ngày nắng dệt mây thêu,
Cùng chàng nghiêm chỉnh nói điều tương lai:
Vẫn là vuợt tuyến. Không sai!
Truợng phu hồ dễ nằm dài mãi đâu.
Nét quê đuợm vẻ u sầu,
Nín thinh chờ đợi cúi đầu lắng nghe.
Khuyên chàng quyết định mọi bề,
Tỏ tình vàng đá nguyện thề sắt son.
Sông hồ một giải con con,
Gặp cơn sóng gío chớ non tay chèo.
Trước Giờ Chia Tay
Đêm nay duới mảnh trăng treo,
Dòng đời cuồn cuộn dấu bèo chênh vênh.
Trùng dương chiếc lá lênh đênh,
Cơn buồn lắng đọng ngọn tình dâng cao.
Ngoan như buớm đậu cành đào,
Trong như nuớc suối chảy vào rêu xanh.
Ngày mai chàng sẽ khởi hành,
Mối duyên cầm sắt tác thành từ đây.
Đêm càng mỏng tình càng dầy,
Nói câu ân aí truớc ngày chia xa:
” Ra đi anh nhớ quê nhà
Nhớ rau muống luộc nhớ cà dầm tương
Con thơ nhờ cậy em thương.
Cũng chớ coi thuờng thân thể riêng em.
Bảo tồn hạnh phúc ấm êm,
Giữ màu xuân sắc cho thêm mặn nồng”
Nàng rằng:”Nghĩa vợ tình chồng
Quyết không xa mặt cách lòng như ai.
Trắng da vì bởi phấn giồi,
Da đen vì phải đứng ngồi chợ trưa.
Vì chàng em đội nắng mưa,
Vì con chẳng quản sớm trưa nhọc nhằn.
Cho dù thờì thế khó khăn,
Ví dù chờ đợi trăm năm không sờn.
Ra đi muôn dặm quan san,
Ngàn trùng sóng nuớc mong chàng bình yên”
Tháng 6-1981
Nhớ Nhung
Chàng như cánh én bay lên,
Thiếp như cây liễu mọc trên rừng già.
Sợ diều én đã bay xa,
Liễu thương liễu rủ sương sa ngậm ngùi.
Én sang nẻo ấy xa xôi,
Liễu rủ bên đồi nhớ liễu hay không?
Dù chưa nên vợ nên chồng,
Liễu vẫn một lòng én chả biết đâu.
Ve sầu ca hát vẫn sầu,
Kẻ chủ nguời hầu yêu vẫn là yêu.
Vắng chàng phố chợ tiêu điều,
Vắng đêm trăng tỏ vắng chiều mây trôi.
Những khi gió lộng mưa rơi,
Gian hàng ế ẩm chỗ ngồi buồn thiu.
Mặc ai mây nuớc dập dìu,
Lòng em một cõi điu hiu vắng chàng.
Tháng 3-1984
Đoàn Tụ
Một chiều ngõ dệt nắng vàng,
Bỗng nhiên cánh nhạn về mang tin mừng.
Thư dầy dầy lệ rưng rưng,
Hồ sơ đoàn tụ ký từng tờ xanh.
Gian hàng bán rẻ cho nhanh.
Căn nhà cách mạng dỗ dành tịch biên.
Hai con nhắc bố liền liền.
Phi cơ đáp xuống uu phiền bay đi.
Dìu con xuống bãi Ca-Li,
Ánh đèn lấp lánh khác gì sao sa.
Thấy chàng đứng giữa lối ra,
Tuởng chừng ảo mộng ngỡ là cơn mơ.
Ôm nhau mấy phút sững sờ,
Ba năm cách biệt không ngờ hôm nay.
Đuờng về tay chẳng rời tay,
Cửa nhà rực rỡ ngõ đầy hoa tươi.
Đêm nay chăn gối mỉm cuời,
Lầu tình rộng mở đón nguời tình chung.
Bướm khen hoa đẹp lạ lùng,
Hoa ru bướm đậu tưng bừng đêm xuân.
Chàng rằng:” tiên cảnh dưới trần
Tương lai em đó phúc phần anh đây”
Thương nhau nuớc mắt vơi đầy,
Yêu nhau thu cả trời mây vào lòng.
Hạnh Phúc
Sáu tuần chuẩn bị vừa xong,
Hôn nhân chàng muốn tơ hồng chứng minh.
Tiệc vui chàng mở linh đình,
Xe hoa áo cuới chụp hình quay phim.
Bạn bè thân thích ngắm nhìn,
Khen em như thể hoa xinh cõi trần.
Rỉ tai chàng giải thì thầm:
“Em là viên ngọc muôn phần trắng trong
Ngọc trong trong ở trong lòng
Ngọc này anh nhớ anh mong tháng ngày”.
Ruợu mừng em uống đêm nay,
Đầy vơi rồi lại vơi đầy đầy vơi,
Tới khi chả biết đất trời,
Chỉ nghe thoang thoảng mấy nhời thương yêu,
Chỉ nghe đàn sáo dặt dìu,
Hình như chàng đã nâng niu ẵm về.
Chìm trong giấc ngủ đê mê,
Em mơ em thấy em về Bồng Lai,
Cùng chàng sát cánh kề vai.
Xa xa có gã viết bài đề thơ.
Đời nguời chỉ một lần mơ,
Ngàn năm sống mãi trong thơ ái tình.
Đầu xuân năm 1999
Con Cò
*Cách mạng nửa mùa: những người trở cờ theo đuôì Việt Cộng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Dân Ngụy gọi chúng là “cách mạng ba mươi”.
NGÔ MINH * BA BUỔI SÁNG VỚI TRẦN DẦN
17 December, 2013 10:02
BA BUỔI SÁNG VỚI TRẦN DẦN
BA BUỔI SÁNG VỚI TRẦN DẦN
Ngô Minh
Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, Trần Dần là một người như vậy. Tôi đã đọc Người người lớp lớp của ông từ lúc học trường làng ở Quảng Bình trong tủ sách cha tôi để lại. Trong tưởng tượng của tôi ông là một chiến binh cao lớn, oai vệ lắm. Nhưng khi gặp ông lần đầu ở Huế cách đây gần mười năm tôi chợt ngớ ra trước một ông già nhỏ bé, bạc trắng tóc râu, một chân bị liệt phải chống chiếc gậy trúc, đi đứng nhọc nhằn, lên bậc tam cấp phải có người dìu đỡ.
Tiếng ông nói vang, ấm nhưng thường bị hụt hơi vào cuối câu, nên rất khó nghe. Chỉ đôi mắt ông là rực sáng long lanh như hai hột ngọc. Đôi mắt ấy phát sáng cho ta đọc được một tính cách mạnh mẽ. Đôi mắt lấp lánh của một tư chất thông minh, nhậy cảm và đầy tin cậy. Và khi tiếp xúc nhiều lần với ông, nghe ông kể chuyện và đọc thơ văn ông, tôi nhận ra một điều lý thú: Ngôn ngữ của ông cũng long lanh ánh sáng rất ấn tượng như mắt ông!
Chuyến ông được Phùng Quán tháp tùng vào Huế đầu tháng 5.1988, theo ông kể là chuyến vô Huế lần thứ hai. Hồi còn trẻ năm 1946, ông theo một bóng hồng vô Huế như một lữ khách giang hồ. Sau ba mươi năm ngồi một chỗ ở Hà Nội, vào Huế ông được mời tiếp xúc, đối thoại với công chúng hai buổi ở Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên (cũ), và ở nhà văn hóa Thanh niên Thành đoàn Huế. Sau hai buổi ra mắt ấy, ông lại ngồi tại khách sạn 2 Lê Lợi, chỗ ông được bao trọ. Tại đây tôi có ba buổi sáng trò chuyện với ông. Nói đúng hơn là tôi đặt câu hỏi rồi nghe ông nói. Và ghi chép như một nhà báo. Ông nói rất hay, rất cuốn hút.
Sáng ngày 11.5.1988, tôi đến khách sạn hầu chuyện ông. Thấy ông ngồi một mình trên giường, tôi hỏi sao không đi chơi đâu đó với anh Quán. Ông nói: «Phùng Quán ngồi không yên, chỉ thích đi. Mình ngồi ba chục năm quen rồi. Ngồi mà vẫn đi, vẫn ngao du. Mình có cuốn sổ bụi sổ ngao du. Mình đi chơi lang thang trong cuốn sổ này.
Đây là sổ để ghi tất cả những gì mình nghĩ ra, có khi ngoài cả ý thức. Đó là cách đi của mình». Đang nói rồi ông chợt dừng lại, chớp mắt, hỏi tôi: «Ngô Minh có quen Dương Tường không?». Tôi bảo có đến nhà uống rượu với anh ấy mấy lần. Ông bảo: «Dương Tường hợp với tính mình, nó ngồi được. Nghĩ nhiều hơn đi!». Tôi hỏi ông có thích uống rượu không, Huế có rượu Chuồn, rượu Hiếu ngon chẳng khác gì rượu làng Vân ngoài Bắc. Ông bảo: «Mình không uống được nhiều rượu. Vui thì làm một ly. Nhưng nói chung thì không uống. Mình chỉ nghiện thuốc lào. Thuốc lào phải hút bằng đóm, châm vào đèn dầu hỏa như các cụ ở quê, mùi muội đèn làm cho thuốc bắt hơn.
Tôi lái sang chuyện thơ. Ông phấn chấn hẳn lên. Thơ là cái thăm thẳm. Thơ là cái không lường được như A-rít-xtốt nói. Không thể lường được với các nhà thơ! Cụ Hồ có lần khuyên cụ Phan Bội Châu: «Lập thân tối hạ kỵ văn chương». Cụ Phan không nói gì mà chỉ cười. Rồi cụ Phan vẫn lấy văn chương mà lập thân.
Văn chương có hai loại: Văn chương quân tử và văn chương tiểu nhân. Văn chương tiểu nhân thì không lập thân được. Văn chương cụ Phan hướng tới mục đích là Văn hiến, văn hóa, là khai sáng.
Vào Huế, mình thấy Huế là xứ thơ. Thơ là trời, là đất, là vũ trụ. Ở đây, vừa có trời, vừa có trăng non, lại vừa có đất. Ở các thành phố hiện đại trẻ con không biết có ông trăng, không biết có trời, lại không biết có đất vì chỗ nào cũng gạch lát và đường nhựa. Ở phố Cổng Tỉnh (Nam định) quê mình cũng có trời, có đất. Trời đất cổng tỉnh cho mình tiểu thuyết thơ Cổng Tỉnh! Tôi rất kinh ngạc khi ông đọc cho tôi nghe một danh sách dài trên 30 cuốn sách mà ông viết trong 30 năm qua, kẻ từ vụ Nhân văn, từ sau Người người lớp lớp, Nhất định thắng, Cách mạng tháng 8 (1955-1956).
Đó là các tác phẩm Đây Việt Bắc (thơ, 1957), 17 tình ca (1958-1959), Cổng tỉnh (1960, dạ khúc trường thiên), Đêm núm sen (1961, tiểu thuyết); Những ngã tư và những cột đèn (tiểu thuyết, 1964), Mùa sạch ( thơ, 1965), Một ngày Cẩm Phả (1965, tiểu thuyết), Con trắng (1967, thơ hồi kí), Động đất tâm thần (tập thơ 1974), Thơ không lời-Mây không lời (tập thơ 1978), Thiên thanh-77-ngày ngày (1979), 36-thở dài-Tư Mã dâng sao (thơ, 1980), Thơ mini (1987) v.v… và rất nhiều tác phẩm văn học dịch. Quả là một sức sáng tạo kì lạ.
Đa số các tác phẩm trên chưa được in. Gần đây ông được Nhà xuất bản Hội nhà văn in Bài thơ Việt Bắc (1990) và tập thơ Cổng Tỉnh (1995). Tập Cổng Tỉnh được tặng thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1995. Âu đó cũng là niềm an ủi đối với ông sau mấy mươi năm vắng bóng trên văn đàn. Nhưng còn rất nhiều bản thảo của ông chưa được xuất bản, mong sao các tác phẩm ấy sớm đến được với độc giả.
Sáng hôm sau ông lại say sưa nói với tôi về thơ. Trần Dần cho rằng làm thơ là làm chữ. Con chữ nó đẻ ra nghĩa, sẽ được nhiều nghĩa. Cái biết rồi là nghĩa, cái chưa biết là chữ. Nếu làm thơ mà làm nghĩa rồi mượn chữ để diễn đạt nghĩa thì nghĩa sẽ hẹp. Cái chưa biết mới là cái thăm thẳm, cái chưa biết chính là cái mới. Nguyễn Du vừa làm chữ, vừa làm nghĩa. Ví dụ câu Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau là làm nghĩa.
Còn câu Mai sau dù có bao giờ là làm chữ. «Ngô Minh thấy không, ông nhấn mạnh, câu thơ toàn hư tự mà lại đa nghĩa, đa cảm! Có anh bạn làm thơ ở Hà Nội, tôi và Phùng Quán thường gọi là Chúc Bờ sông, còn có cả bài thơ một chữ: Xong – «Vợ chồng – Xong». Một bài thơ thật đa nghĩa, mới mẻ. Tôi có lời bình rất tâm đắc về bài thơ ông Chúc ấy, nhưng bị Phùng Quán chê là quá dài dòng. Lời bình của tôi là: «Vợ chồng / Cái mớ bòng bong ấy gọi là xong». Chữ của thơ nó khiếp thế đấy. Gần đây tôi làm nhiều thơ ngắn. Cực ngắn, gọi là thơ mini. Mỗi bài chỉ có hai câu. Cũng muốn đưa ra một loại thơ mới, trọng cái chữ hơn.
Ví dụ bài một câu: Mưa rơi không cần phiên dịch hay bài hai câu: Có những chân trời không có người bay / Lại có những người bay không có chân trời …
Tôi nhắc lại chuyện 1946, ông cùng với Đinh Hùng và một số bạn thơ lập nên nhóm Dạ Đài với tuyên ngôn thơ tượng trưng. Chủ trương làm cuộc cách mạng đổi mới thơ ca. Thực tế ông vừa là người chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Pháp, đánh trận Điện Biên Phủ, viết tiểu thuyết ca ngợi người lính cách mạng, đồng thời ông là Chiến sĩ thơ luôn trung thành xông xáo với ước vọng đổi mới thơ ca. Ông nhìn xa, lặng lẽ châm đóm thuốc lào, rồi ông nói, giọng trầm hơn: «Đúng, tôi muốn thơ phải luôn luôn mới. Hôm qua tôi nói trước công chúng là chôn tiền chiến, chắc có người chưa hiểu hết ý. Thơ văn tiền chiến là thành tựu. Không thể phủ nhận.
Nhưng thế hệ mình phải có cái của mình chứ. Thơ phải luôn luôn tự đổi mới. Bắt chước tiền chiến là một loại bệnh. Tôi gọi nó là bệnh đèm đẹp. Giống như người trồng hoa mà mỗi buổi sáng lại đi rưới nước hoa vào những luống hoa. Quen dần trong nếp cũ, sẽ không còn khả năng vạch ra cái mới, cái có ích, tức là mất khả năng khám phá, là chết dần với những cái cũ lặp lại. Loài người phải luôn khám phá sáng tạo. Tự do là tất yếu là một phát kiến lớn. Nhưng Hội nghị triết học bàn tròn Pháp cho rằng Tự do là phản tất yếu cũng là một phát kiến cách mạng.
Con người không thể bay, vì con người không có cánh – đó là tất yếu. Nhưng con người muốn bay và bay được – đó là phản tất yếu. Những người lắp cánh bằng màng mỏng vào tay, bay từ tầng lầu cao xuống đã chết. Đó là cái chết của ước muốn bay. Đó là khởi đầu của khoa học hàng không vũ trụ. Đó là tự do. Đi vào cái mới, khám phá cái mới cũng có thẻ phải chết. Nhưng nếu không có sự khai phá, dấn thân của một cá nhân, một nhóm, một thế hệ, thì cả nhân loại chỉ có tự do sống trong cái cũ. Vì thế mà tôi luôn chủ trương đổi mới thơ».
Chiều 14.5.1988, tôi mời cơm ông, Phùng Quán và một số an hem nhà văn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Quang Lập, Vĩnh Nguyên tại căn phòng tập thể của mình ở chân dốc Bến Ngự. Anh em thì uống rưựou với đồ nhắm. Riêng nhà thơ Trần Dần được ưu tiên các loại bánh Huế như bánh nậm, bánh bèo, bánh bột lọc… Cuộc rượu hôm đó phải thắp đèn dầu vì mất điện. Dù vậy câu chuyện văn chương vẫn rôm rả đến tận nửa đêm. Sáng hôm sau, gặp lại tôi, ông bảo: «Ở Huế ăn ngon, hợp khẩu vị, không cay như món ăn Ấn Độ. Bánh của nhân loại Huế, nhân loại tím, là chúa sơn lâm! Các nơi khác có nguyên liệu mà không làm được. Cái ngon, cái mới cũng có sẵn đâu đó như là bánh Huế. Chỉ có người thích làm, dám làm, biết làm mới làm được…».
Ông tự gọi mình là Tư Mã Gãy. Ấy là sự buồn của đời ông. Nhưng trong tôi ông bao giờ cũng là ấn tượng mạnh. Tròn một tháng ông về thiên cổ, tôi viết mấy dòng này như nén nhang tưởng niệm ông, một người suốt đời vì những con chữ Việt.
(Huế, 2.1997)RYUNOSUKE AKUTAGAWA * TAY ĐẠO CHÍCH HÀO HIỆP
TAY ĐẠO CHÍCH HÀO HIỆP
AKUTAGAWA
Trên gác của lữ quán, có hai người đàn ông ngồi đối ẩm thấy rất tương đắc. Cả hai đều có vẻ là dân quen mùi cờ bạc, ham trò lui tới chỗ mua vui. Một người thì da ngăm ngăm, dáng chắc thịt nhưng hơi đẫy một chút, mình mang chiếc kimono mỏng, bên trên khoác thêm một chiếc áo dày kiểu cổ, làm cho anh ta trông càng thêm vẻ lao khổ của một người từng trải phong sương.
Người kia thì trắng trẻo, hơi nhỏ con, mình xăm đầy
hình chàm, nhiều đến độ thấy lộ ra tới tận cổ tay. Đã thế mà còn mặc tấm
kimono cũ đến nỗi bạc phếch, cái dây thắt lưng có in hình những hột
tròn tròn thì lại quấn đến mấy vòng lộn xộn, làm cho anh ta thấy không
hùng dũng mà còn đầy vẻ lố lăng của một tay anh chị cỡ cò con quen sống
bê tha. Anh ta luôn luôn kính cẩn kêu người kia là “đại ca”. Hai người
trông khoảng trạc tuổi nhau, cho nên đối với nhau có vẻ như chỗ bạn bè
hơn là người dưới kẻ trên, cách thù tạc mời mọc nhau thấy rất vui vẻ.
Bên ngoài, trời tuy đã vào Thu nhưng vẫn còn ấm như những ngày
cuối Hạ. Sau dãy tường thấp ở bờ bên kia, bóng mặt trời còn đỏ ối, ánh
nắng chiếu sang còn nồng nã trên mấy nhành liễu thướt tha trải dọc ven
sông. Bên trong căn gác của lữ quán cũng có vẻ gì như chút luyến lưu
những ngày về trước, mọi vật vẫn như còn mang hơi hướm của một thời cũ
chưa dứt bước đi qua. Tuy cách trang trí của những cánh cửa đã đổi thay
với lớp giấy dán màu trắng mỏng, nhiều thứ khác hầu như vẫn còn giữ được
vẻ ngày xưa: bên này có bức màn treo kiểu iyo, bên kia còn bức tranh
thủy mặc vẽ hình con rồng cuốn.
Trong chiếc khay để giữa hai người đàn
ông, mấy món đồ nhậu cũng toàn là những thứ vốn từ lâu quen thuộc. Thỉnh
thoảng vài làn gió từ khe nước xa xa thổi xuống, tuy mang theo ít nhiều
hơi ẩm nhưng không đủ lạnh để cho người ta có được cảm giác thực sự của
mùa Thu. Cho nên anh chàng da hơi trắng trẻo để áo hở toạc ra hết nửa
lồng ngực, phô ra cả sợi dây chuyền bằng bạc lòng thòng dưới cổ. Anh ta
đang nói gì nho nhỏ với anh kia, mắt vẫn liếc chừng để nắm chắc là cô
gái hầu bàn không nghe được.
Một lát sau, có vẻ như bàn luận đã xong
xuôi, nguời đàn ông da ngăm ngăm khoan thai đưa chén rượu sang mời bạn
mình, rồi cúi xuống rút hộp thuốc lá trong người ra và nói:
- Chuyện vừa bàn thì cứ thế đã nghe! Ờ, vậy mà đã ba năm, nay mới về Edo này lại!
- Bây giờ đại ca mới về là trễ đó chứ. Có anh, đám tụi em vui đã đành, hết thảy dân Edo ai cũng mừng rơn!
- Nói mừng thì chỉ có mỗi mình chú thôi chứ ai!
Chàng nhỏ con nhìn đăm đăm vào mắt người kia, cười hô hố: “Anh cứ nói vậy! Thử hỏi bà chị ấy đó, xem có đúng không?”
Đôi môi đang ngậm chiếc tẩu thuốc lá bạc của người đàn ông nở ra một nụ cười héo hắt “Chú mày thì cứ toàn chuyện đâu đâu!” Nói xong, anh ta đổi sang giọng nghiêm trang:
- Nhưng mà trong ba năm mỗ đây đi vắng, có vẻ Edo đổi thay cũng dữ!
- Phải, đổi nhiều, mà cũng chả đổi gì. Khu chị em ta bây giờ ế khách, vắng teo!
- Nói nghe như mấy ông bà già, hễ cái gì thuở xưa thì nhất!
- Chỉ có thằng em này là không đổi gì hết, lúc nào cũng nghèo!
Vừa dứt câu, anh ta vói tay ra nhận thêm chén rượu, rồi đưa lên
ực một cái, làm tràn ra cả mép. Gã lấy ngón tay vuốt vuốt, rồi nhướng
mày lên nói như phân bua:
- So với bây giờ thì ba năm trước cứ như thiên đàng không bằng.
Này đại ca, hồi đó, khoảng lúc anh rời Edo lần rồi, trong dân hành nghề
mà thuộc hạng chiến có tay Nezumi Kozo, tuy không đến cỡ siêu như
Nishikawa Goeimon ngày xưa nhưng cũng là dân ngon thứ thiệt, anh có biết
không?
- Không ngờ lại có đứa dám gom thằng này vô cùng bọn với tụi lưu manh trộm cắp! Chú mày coi bộ bốc dữ rồi há?
Người mặc áo khoác mới nói xong bỗng sặc hơi thuốc phải ho khan một tiếng, nhưng trên môi vẫn giữ nụ cười buồn. Anh kia thì đang hăng hái, nốc thêm một chén nữa rồi nói:
- Người như ông đó chắc không còn đâu. Dân trộm vặt thì đầy ra, lấy chổi quét cũng không hết, nhưng tay ngon cỡ bự như thế thì chẳng còn nghe gì nữa.
- Mấy thứ đó, không nghe đến thì càng tốt chứ sao? Nhà chẳng chuột dơi, nước không đạo tặc; trộm cỡ bự, chả có lại càng hay.
- Phải, phải đó đại ca. Không có trộm thì còn gì bằng!
Người nhỏ con lại rót thêm một chén rượu, đưa lên mời người kia làm hai cổ tay lộ ra đầy vết chạm trổ màu chàm. Anh ta tiếp lời:
- Em cũng lạ đời, nghĩ tới cái thuở đó... thấy sao cứ khoái một vài người ăn trộm. Hồi nãy mới nói cái tên Nezumi Kozo đó, phải là dân thứ dữ mà bụng dạ hào hiệp, đúng không đại ca?
- Đúng chứ, đi mê bọn ăn trộm thì chỉ có mấy đứa cờ bạc!
- Trời đất, nói vậy nghe kẹt anh em quá đại ca!
Nói xong, anh chàng nhỏ người như cụt hứng, ngồi xuội lơ, nhưng rồi lại lên tiếng:
- Có ai bênh vực hay ngưỡng mộ chi mấy cha ăn trộm! Nhưng nghe đâu tay này dám ăn hàng đến tận trong dinh mấy ông tướng, bê hết tiền bạc trong tủ đem ra ngoài cho bà con nghèo mới đáng nói chứ. Xấu hay tốt là chuyện khác nhưng đã đi ăn trộm rồi thì nên làm như thế, để âm đức lại mà chuộc bớt lỗi mình.
- Ừ nhỉ, nghe cũng có lý! Cái gã Nezumi Kozo đó thế mà may, không hiểu sao lại được thế lực của họ Hadakamatsu ở vùng Kaidai che chở. Đồ ăn trộm mà số cũng hên!
Anh chàng da hơi ngăm ngăm vừa nói xong bèn rót thêm rượu định mời anh kia, nhưng hình như nhớ ra được điều gì nên tươi nét mặt ra, cười rồi nói tiếp:
- Mà này! Có chuyện hay hay cũng liên quan tới gã Nezumi Kozo nhưng kỳ cục lắm, bây giờ nghĩ lại còn thấy buồn cười.
Dứt câu xong, anh ta đưa cái điếu lên môi rít một hơi, rồi vừa thả nhẹ cho khói thuốc bay ra vừa bắt đầu kể.
Việc này thì cũng đã ba năm rồi, hồi đó tao bỏ Edo ra đi, cũng
chỉ vì mấy chuyện rắc rối ở sòng bạc. Đi ra bằng ngõ Koshu, có gập ghềnh
đôi chút nhưng kín đáo hơn mấy con đường lớn. Bữa đó là ngày 11 tháng
Chạp. Tao khởi hành từ vùng Yotsuya, chỉ mang đồ nhẹ để đi xa, áo mưa,
giày cỏ, hành lý thì chỉ có hai cái túi nhỏ, cũng chả có ai tiễn đưa gì.
Đi mà cứ nghĩ chắc là sẽ không còn dịp nào gặp lại mẹ cha nên thấy buồn
hết biết, chân bước mà lòng cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
Bữa đó sao mà trời xấu quá cỡ thợ mộc. Tuyết thì đọng sẵn dày
đặc đầy đồng, còn mây ở đâu mà kéo tới đen trời mịt đất. Thấy giữa chỗ
trống không có một cây dâu trụi cả lá, có một con sáo đứng bám trên cành
cứ kêu khàn khàn không ra hơi, coi bộ lạnh quá nên bị đông cứng luôn cả
cổ rồi hay sao không biết.
Gió cũng ác, thứ gió núi đó mà! Lâu lâu nó
thổi cho một cái lạnh buốt da, tung cả tơi cả nón ra. Tao thì xưa nay có
phải đi xa lặn lội kiểu như vậy đâu, ở thành phố quen rồi cho nên lúng
túng thấy rõ. Chỉ biết một tay thì giữ chặt cái nón, tay kia lo túm kỹ
cái áo mưa, ráng đi mà bụng không đành, lâu lâu cứ ngảnh cổ nhìn lại
phía Edo không biết là bao nhiêu lượt.
Mấy người đi đường thấy bộ dạng của tao chừng cũng lo giùm. Khi
qua khỏi trạm Fuchu thì tự nhiên có một người trẻ - ờ, trẻ hơn tao mà
coi bộ cũng hiền lành - bước tới sau lưng hỏi chuyện làm quen. Anh này
ăn mặc cũng như những người khác nhưng cái tay nải vác sau lưng thấy đã
phai hết màu, giải thắt lưng thì bạc thếch, tóc phía bên phải sói mất
một lỗ, phần mặt chỗ ngang cằm thì tóp lại, coi ra thiếu thốn tiều tụy,
chắc bụi đời lận đận cũng đã lâu. Nhưng bề ngoài tuy thế mà anh ta tốt,
đi qua nơi này chỗ nọ, cái gì biết thì chỉ dẫn cho tao rõ ràng cặn kẽ
lắm. Tao cũng đang buồn cho nên thấy mừng là may mà gặp được người đi
chung như thế này.
Đi chừng một lát, tao quay qua:
- Dạ Kofu. Còn ông anh thì...?
- Dạ, đi... đi Minobê.
- Chắc ông anh là người Edo. Ông anh ở đâu trên Edo?
- Dạ ở khu Kayaba-cho, tiệm của tôi tên Ueki.
- Vậy à? Tôi thì ở Fukagawa. Tên tôi là Jukichi, bán tạp hóa.
Đại khái cứ câu qua rồi câu lại như thế, cũng là người Edo với
nhau cả nên nói lung tung đủ thứ về Edo thật là vui, mà cũng quên được
đường xa. Đi gần tới trạm Hino thì tuyết bắt đầu rơi. Cứ tưởng tượng nếu
lúc đó mà đi một mình thì chả biết sẽ phải làm sao: Trời thì đã khá về
chiều, tuyết thì rơi, bên kia sông chim hót buồn hiu, nghe não cả ruột.
Nếu ráng đi thêm thì chắc cũng được, nhưng lạnh quéo cả xương, chỉ biết
tính chuyện nghỉ lại thôi. Rất may mà bên cạnh có tay Jukichi.
Anh ta bàn:
- Tuyết rơi kiểu này là ngày mai chẳng đi đâu được cả. Chi bằng ráng lên một chút, đi nhanh thì tối nay đến được Hachioji.
Thế là cả hai ráng lội tuyết mà đi, đến đó thì trời tối lắm rồi.
Dọc hai bên đường, mái nhà nào cũng trắng xóa vì tuyết, con đường nhỏ ở
giữa thì lấm tấm dấu chân người in đều đặn trên mặt tuyết cũng trắng
phau. Dưới mỗi hàng hiên thì nơi nọ chỗ kia có treo lủng lẳng dăm ba
lồng đèn màu đỏ, lại có chiếc xe ngựa nào đó về trễ, tiếng lục lạc kêu
leng keng nho nhỏ, nhìn quang cảnh mà cứ tưởng như đang đứng trước một
bức tranh thật to, sống động, đẹp tuyệt!
Hai đứa đi thêm một khúc nữa. Anh chàng Jukichi đang đạp tuyết đi trước tự nhiên quay đầu lại nói:
- Đêm nay có nghỉ lại thì xin được chia phòng với ông anh.
Thấy không có gì bất tiện, mà anh ta nói đến hai lần, nên tao ừ liền:
- Vâng, xin theo ông anh. Nhưng tôi mới đến đây lần đầu, không rõ quanh đây có chỗ nào cho mình ở không?
- Ối, lo gì! Gần đây có quán Yamajin, thỉnh thoảng tôi cũng ghé đó khá thường.
Tao theo Jukichi đến gần, mới biết đây là một trong những nơi có treo lồng đèn đỏ nhìn thấy lúc nãy. Quán còn mới, cái khách sảnh rất rộng, nối liền với một phòng ngang, có lẽ là dẫn thẳng ra nhà bếp ở phía sau. Thấy lão quản lý đang ngồi sau cái quầy, bên cạnh lò sưởi. Hắn chẳng niềm nở gì cả, chỉ gật đầu bảo “hai ông đi thẳng ra phía sau”.
Lúc đó vừa đói vừa lạnh mà nghe bốc lên mùi cơm canh quyện với mùi lửa từ sau bếp và lò sưởi, rồi mùi hơi nước nóng, cả hai lật đật cởi giày đi vào liền. Cô gái trong quán cầm lồng đèn dẫn lên trên lầu, hai thằng tắm nước nóng đã đời rồi ra ngồi làm lai rai vài cốc. Mời nhau qua lại đâu chừng được năm bảy lần thì tay Jukichi bắt đầu nói liên tu bất tận:
- Loại rượu này cũng khá phải không ông anh? Suốt cả một vùng này mà kiếm cho được loại cỡ này thì chỉ có ở đây thôi đó nghe! À, có bài hát này hơi cũ, chẳng rõ ông anh có biết không:
Đừng nhắc là em đã có chồng
Rượu ngon lòng ấm, uống không nữa hoài
Mới ngang đây thì chưa sao, nhưng thêm được vài bình nữa là hai khoé mắt anh ta đã cụp xuống, mũi thì trở thành bóng lưỡng lên, cứ lắc lư cái đầu mà lè nhè:
Chữ ra..ằng... xuân bất tái lai
Ra... áng lên, cạn chén kẻo hoài xuân đi
Tương phùng, mà... dễ được mấy khi
Đèn khuya quán nhỏ... tiếc gì nữa đâu
Lỡ ra, quá chén... cũng vì nhau
Tửu phùng tri kỷ... biển sầu... cũng vơi!
I...i... i...
Thấy giọng hát hết ra nổi, tao không cho uống tiếp, sợ ngày mai
còn phải đi sớm. Y thì cứ đòi uống tới, nhưng bị ép đi ngủ nên nằm mà
còn ca lải nhải, một lát mới chịu im, rồi bắt đầu ngáy khò khò, chả còn
biết trời biết trăng gì. Chỉ riêng tao mới kẹt. Một phần vì đó là đêm
đầu tiên từ khi rời khỏi Edo, phần khác là trong khi bốn bề yên lặng mà
lại nghe ngáy rầm rĩ bên tai nên không dễ gì ngủ. Bên ngoài hình như
tuyết còn rơi, lâu lâu bị gió thổi tạt vào cánh cửa nghe kêu nhè nhẹ.
Anh chàng bụi đời kia thì ngủ say thẳng cẳng, có thể còn đang muốn hát
tiếp trong giấc mơ không chừng, nhưng tao thì cứ thao thức, nghĩ đêm nay
mình không còn ở Edo nữa, những người thân hẳn cũng đang trằn trọc ngủ
chẳng yên. Tự nhủ mình chả phải là lúc để lòng ủy mị, nhưng cứ miên man
nghĩ quanh nghĩ quẩn thì hai con mắt lại ráo hoảnh ra, rốt cục nằm mà
chỉ mong sao cho trời sáng quách cho rồi.
Lúc đó giờ điểm vào đúng canh ba, thao thức mãi đến canh tư vẫn
còn nghe tiếng điểm nhưng sau đó chợp mắt đi lúc nào không biết. Được
bao lâu chả rõ, chợt mở mắt ra thì thấy cây đèn dầu trên đầu nằm đã tắt
ngúm, chắc là do chuột phá. Còn anh chàng bên cạnh thì từ đầu hôm trở đi
vẫn cứ ngáy vang nhà, lúc đó sao lại im ru như xác chết, ngay cả hơi
thở cũng chả nghe. Tao cảm ngay được có cái gì không bình thường. Đang
nằm ngẫm nghĩ thì bỗng từ đâu có một bàn tay thò vô trong mền rờ rẫm,
rồi từ từ tìm tới chỗ túi tiền cột quanh bụng.
Thôi đúng rồi, tên này là
dân ăn trộm, đoán người mà chỉ nhìn bề ngoài thì hỏng bét! Nhưng trộm
kiểu này thì xoàng quá, tao thấy nực cười mà cũng hơi tức một điều là nó
như thế mà mình không biết, còn ngồi chung uống rượu, chén chú chén
anh!
Nhưng để kể tiếp: Tao thủ sẵn, chờ bàn tay của y mới đụng vô
định gỡ túi tiền là chụp một cái rồi bẻ quặt lại thật mạnh. Y hoảng lên,
giựt tay định bỏ chạy nhưng bị tao lấy cái mền trùm luôn lên đầu rồi
ngồi đè lên như cỡi ngựa. Y lúng túng vùng vẫy để thò cái mặt ra. Tao
tưởng sao, không ngờ y rống lên “bớ người ta, nó giết tui, cứu, cứu!”
- Ông chủ ơi, tôi bị con rệp này cắn lỡ gây náo động, xin lỗi tất cả bà con!
Tao chỉ nói có chừng đó, khỏi cần phải cắt nghĩa gì dài giòng. Lập tức mấy người làm công lấy giây trói chặt y lại năm vòng bảy lượt rồi vác thẳng xuống dưới lầu, xớm xởi như bắt được một con dã nhân hay thủy quái gì đó không bằng.
Đám này mới đi xong thì ông chủ quán bước tới xoa tay lễ mễ:
- Dạ, chuyện cũng không ngờ, làm phiền đến quý nhân. May mà tiền bạc với đồ đạc không có gì mất mát, cũng thật đáng mừng. Cái tên kia thì sáng mai chúng tôi sẽ đem lên nạp ngay cho nhà chức trách. Ngoài ra còn có chỗ nào sơ sót, cũng xin hoan hỉ mà bỏ qua cho!
- Không có chi, mọi sự cũng tại tôi lựa người đi chung mà không cẩn thận, đâu phải tại quán mà ông xin lỗi! Thôi đây có một chút gọi là lấy thảo, ông mua giùm tôi cho mấy anh trẻ trẻ lúc nãy một tô mì tô cháo gì đó ăn cho ấm bụng.
Lão ta đi xong, tao thở phào vì được yên tĩnh trở lại. Nhưng
khoanh tay nằm mãi vẫn không ngủ được, mà chả lẽ cứ nằm hoài đờ đẫn như
mấy bợm thất tình? Cho nên lại nhỏm dậy, tuy trời chưa sáng nhưng mình
đi sớm thì tốt hơn. Nghĩ là làm liền, tao thay quần áo, đi ra nhè nhẹ sợ
làm mấy người khách khác mất giấc. Đến ngay cầu thang, định xuống quầy
để trả tiền phòng thì nghe bên dưới đang nói gì lao xao. Lắng nghe thử
thì có ai đó nói gì tới cái tên Nezumi Kozo mà chú mày khen lúc nãy.
Tao đâm hiếu kỳ, để bao hành lý dưới chân rồi ngồi nhìn xuống xem sao. Thì ra ở dưới đó anh chàng Jukichi nhà ta đang bị trói ngồi xếp chân dưới đất, có sợi dây dài buộc anh ta vào một gốc cột lớn, giống như người ta thường buộc trâu bò vô dưới gốc cây. Dưới ánh đuốc sáng thấy có ba người đứng vây quanh y, ai nấy đều tay áo xắn lên, bộ dạng hầm hầm. Lão quản lý đứng gần y nhất, tay lăm lăm một cây thước to bản, cái đầu hói thì bừng bừng như muốn bốc hơi. Lão ta hậm hực:
Tao đâm hiếu kỳ, để bao hành lý dưới chân rồi ngồi nhìn xuống xem sao. Thì ra ở dưới đó anh chàng Jukichi nhà ta đang bị trói ngồi xếp chân dưới đất, có sợi dây dài buộc anh ta vào một gốc cột lớn, giống như người ta thường buộc trâu bò vô dưới gốc cây. Dưới ánh đuốc sáng thấy có ba người đứng vây quanh y, ai nấy đều tay áo xắn lên, bộ dạng hầm hầm. Lão quản lý đứng gần y nhất, tay lăm lăm một cây thước to bản, cái đầu hói thì bừng bừng như muốn bốc hơi. Lão ta hậm hực:
- Thiệt đó nghe. Cái thằng trời đánh này, ăn trộm quen thói, rồi
có ngày còn quá tay hơn cả tên bợm Nezumi Kozo nữa. Thiệt đó nghe. Nó
mà cứ kiểu này hoài thì mấy cái quán tụi mình suốt cả vùng này mang
tiếng chết! Bữa nay có đập nó chết tươi cũng là làm phước cho cả làng
chứ phải chơi đâu!
- Nhưng mà, phải nhìn mặt cho kỹ mới biết là dân thứ gì. Cái
thằng chết tiệt này, sao mà nó là Nezumi Kozo được? Anh Quản chỉ nói vậy
thôi!
- Đúng rồi, - một người trẻ hơn đang cầm cái ống tre thổi lửa tiếp lời. - Thằng này thì cỡ ruồi muỗi dế mèn thôi!”
- Thiệt đó nghe. Cái thằng khỉ mốc này mà được cái gì? Chưa móc
được ví của ai thì đã bị người ta lột hết tuốt luốt, trần truồng như
nhộng!
- Phải, đồ cái thứ mày mà cũng dám bò ra đường cái làm ăn! Chẳng
thà biết thân, xin đi theo mấy đứa con nít, cột cục nhựa ở đầu cần câu
thò vô ăn trộm tiền trong mấy cái hộp công quả trước chùa coi bộ còn hợp
hơn!
- Chắc cũng không làm nỗi chuyện đó đâu! Tài nghệ của thứ này
thì chỉ mặc đồ rách ra đứng ngoài ruộng làm bù nhìn để hù mấy con chim
là giỏi lắm rồi!
Gã Jukichi tuy tức vì bị xỉ vả diễu cợt nhưng chỉ ngồi yên, đôi
mắt cứ chớp chớp. Tuy nhiên khi anh chàng trẻ luồn cái ống thổi lửa tre
dưới cằm để nâng mặt y lên, gã bỗng nổi giận, la lớn:
- Ê, lũ khốn kiếp này, tụi bây biết tao là ai không mà cứ miệng
lằn lưỡi mối ăn nói xỏ xiên? Tuy rằng trộm nhưng cũng có thứ! Nói cho lũ
mày biết, anh của tụi bây đây nhé, một mình dọc ngang bờ cõi, không oai
vang tột đỉnh nhưng cũng không phải là thứ thường. Tụi bây một bọn nông
dân bần cốt, sao dám to gan lớn mật, lải nhải nói điều bậy bạ khi dễ
người ta?
Cả đám nghe vậy đâm ra chưng hửng. Thật ra lúc đó tao cũng đã
xuống đến nửa cầu thang rồi, nhưng thấy y nói hùng dũng như thế nên đứng
nán lại xem thử ra sao. Lão quản lý thế mà có vẻ là người tốt bụng,
nghe nói vậy thì ngừng lại nhìn hắn chăm chăm, sững sờ tới độ quên mất
là mình đang nắm thanh thước gỗ trong tay. Nhưng gã đánh xe có vẻ cứng
cựa hơn, gã vuốt vuốt bộ râu rồi hất hàm hỏi:
- Ăn trộm thì vinh quang cái con mẹ gì? Nói cho mày biết, trong
một buổi mưa lớn ba năm về trước, tao đây đã từng tay không mà bắt được
mãnh thú nhà trời. Cái biệt danh “ông Kanta ở Yokohama” mà thiên hạ vẫn
hay đồn chính thị là mỗ gia đây! Thứ tép riu như mày thì nói thiệt, ông
chỉ cho một đạp là ngủm cù đeo ngay, đừng tưởng bở!
Nói xong, y bắt đầu sửa giọng cho ra vẻ trịnh trọng. Lúc đó trời
lạnh nên nước mũi của y chảy đọng trên chót mũi, một nửa mặt từ mang
tai xuống tận cằm thì sưng vếu lên vì bị tao giáng cho mấy cú thật mạnh
hồi nãy, trông rất khó coi. Nhưng ba đứa quê mùa đó nghe nói thế đâm ra
rụt rè, trong khi y thì dáng bộ ra vẻ oai phong. Y vốn quen chuyện mồm
năm mép mười từ thuở nào đâu nên ăn nói nghe thật lanh lợi trơn tru, làm
cho gã râu ria “tay không bắt thú” kia cũng đâm ra hết còn sừng sổ.
Thấy cả đám có vẻ chùn hẳn lại, y bắt đầu lắc lư cái đầu, liếc xéo một
cái rồi dõng dạc:
- Mấy thằng dế nhũi này, tụi bây hồi hộp muốn nghe lắm chứ gì?
Chuyện thế này nhé! Đứa nào lỡ nghĩ anh đây là dân trộm vặt thì quá lầm
to! Chính ở vùng này chứ đâu, cuối mùa Thu năm ngoái có người lẻn vào
dinh quan huyện trong một đêm mưa gió, lấy hết tiền bạc trong tủ không
chừa một xu nhỏ, tụi bây chắc có nghe, nhưng biết ai không? Anh đây chứ
ai!
Chỉ một mình lão quản lý hỏi như vậy nhưng cả đám ai cũng giật mình. Anh chàng trẻ người coi bộ sợ muốn vỡ mật, kêu lên một tiếng rồi lật đật lùi tới hai ba bước.
- Chứ ai vào đây nữa? Nhưng chừng đó thì thấm gì! Mới mấy tuần trước đây, có hai người bảo tiêu mang tiền qua tới đèo thì bị giết, tụi bây chả nghe là ai ra tay à?
Gã Jukichi nói xong, hít mũi mấy cái rồi đắc chí kể thêm một lèo, nào là lẻn vào nhà kho lớn ở Fuchu, nào là đốt trạm Hino, nào là hiếp dâm một cô đi hành hương trên núi, toàn là những chuyện bạo gan táo tợn. Nhưng vậy mà cả đám kia đâm ra sợ, bắt đầu tỏ ra khép nép hẳn xuống. Đặc biệt là anh chàng đánh xe lực lưỡng. Anh ta nhìn tên trộm chăm chăm nhưng bây giờ hai cánh tay to đã khoanh lại trước ngực, giọng nói nghe ỉu xìu:
- Ông đúng là hạng dữ dội ác liệt chứ phải thường đâu!
Hắn làm tao muốn bật cười, nhưng cũng ráng mà cầm lại. Lúc đó
trời lạnh thêm nên gã Jukichi run lập cập, nhưng miệng y vẫn cứ thao
thao:
- Sao, giờ thấy được rồi há? Nhưng anh đây còn độc địa động trời
hơn nữa, tụi bây không tưởng nỗi đâu! Biết tại sao anh đây phải đi khỏi
Edo không? Coi bàn tay đây nè, tại muốn lấy tiền nên đã siết cổ mẹ ruột
của anh đây chết tươi, chuyện lòi ra nên phải chuồn đi đó thôi!
Y cứ như một kịch sĩ có tài, nói nghe ngon lành, thản nhiên, làm
cả ba người như muốn dội lại vì nể, khuôn mặt của y sưng húp mà người
nào cũng nhìn với vẻ thật kính cẩn. Tao thấy chuyện khôi hài, không nhịn
được nữa định bước ngay xuống nhưng lại nghe lão quản lý vỗ tay đánh
đét một cái rồi nói với hắn:
Y lườm một cái rồi ngạo nghễ:
- Đã đoán trúng thì thôi cũng chả giấu giếm gì nữa. Nezumi Kozo, con người nức tiếng ở Edo, xa gần bàn tán, chả phải ai đâu xa lạ, thực sự chính là anh đây!
Y vừa nói vừa cười đầy vẻ khinh bạc. Còn đang định nói thêm gì đó thì bỗng rùng mình rồi hắt hơi mấy cái liên tiếp làm cái oai phong mới có được bị giảm bớt đi. Tuy vậy đám người kia thì vẫn kính nể lắm, đứng nhìn y mà thán phục như nhìn một lực sĩ đang chiến thắng trên vũ đài. Anh chàng đánh xe dè dặt hỏi:
- Tôi cũng nghĩ chắc là ông chứ chẳng ai. Tôi đây cũng không phải tay thường, ba năm trước đây đã từng tay không bắt được mãnh thú nhà trời, cho nên nghe tiếng tăm của Kanta ở Yokohama ai cũng ngán, con nít đang khóc mà nghe dọa cũng im re. Vậy mà trước mặt tôi, thấy ông thật cừ, cứ ung dung không nao núng chút xíu nào cả.
- Đây đúng là tay cừ, hèn chi con mắt sắc bén, có thần!
- Thiệt đó nghe! Từ đầu đã biết ngay là dân thứ sộp, ngon lành hơn các tay nhà nghề tới mấy chục lần. Ở đời vẫn có may có rủi, tài đến bậc thầy còn có khi trượt bút, người giỏi đi mấy mà hai tay bụm nước cũng có lúc nó trào ra! Bữa nay không hiểu sao đó chứ như bình thường thì khỏi nói, chắc tất cả khách trên lầu hai kể như bị lột sạch bách, không ai còn sót được một đồng.
Tuy chưa đến nỗi mở dây thả trói nhưng bây giờ bộ dạng cung cách của ba người đối với y ta đã khác hẳn. Gã Jukichi được thể càng đâm ra lớn lối:
- Nè, ông quản lý, Nezumi Kozo này bữa nay đến đây là quán ông hên lắm đó. Giờ thì cổ họng đã khô queo, cũng tại ba cái chuyện lăng nhăng vì cái quán này. Thôi có rượu đâu mang ra cho anh đây một ít. Lấy chén gì cũng được, không cần chi cái bề ngoài!
Đứa đòi đã ngang như cua mà đứa nghe thực cũng ngu, cứ làm theo
riu ríu. Tao nhìn lão quản lý đang lễ mễ cho y uống rượu mà thấy ngứa
mắt, không cười chi riêng ba tên trong quán mà ngán ngẩm cho cái kỳ cục
của người đời. Nghĩ cho đúng thì đốt nhà cướp của dĩ nhiên tội phải nặng
hơn trộm vặt với móc túi. Nhưng cứ nhìn vào đám đứng dưới kia thì biết,
gặp trộm thứ dữ thì cúi đầu cung kính, nghe đến tên Nezumi Kozo thì mời
uống rượu, còn đụng kẻ trộm tép riu thì đập đánh xỉ vả. Cho nên giá mà
tao có đi ăn trộm, chắc chắn là không dại gì đi làm thứ trộm cò con!
Nhưng không lẽ cứ đứng hoài một chỗ mà nghĩ quanh nghĩ quẩn, tao
thấy có lò mặt ra cũng phải lúc nên bước mạnh chân cho mọi người nghe
tiếng đi xuống. Đến gần đám đó, tao đặt túi hành lý xuống đất rồi nói
với lão quản lý:
- Tôi muốn đi sớm, ông làm ơn tính tiền giùm.
- Dạ, ngài định đi sớm thế sao? Chúng tôi có chỗ sơ suất, không
giữ ngài được lâu, mong ngài đừng chấp. Mà hết thảy anh em chúng tôi xin
cám ơn ngài đã cho quà lúc nãy. Thật may quá, bây giờ tuyết cũng đã hết
rơi.
- Lúc mới bước xuống tôi cũng nghe được nhưng không rõ lắm,
thằng này bảo nó là tên trộm nổi danh Nezumi Kozo, không biết phải
không?
- Dạ, hình như vậy thì phải. Ôi, tụi bây đâu mau lên, lấy giày
lại đây! Còn áo mưa của khách, đứa nào để đâu? Thiệt đó, coi bộ đúng là
dân siêu, loại dữ dội! Dạ, để tôi lo tính toán lẹ lẹ để ngài đi.
Lão ta hơi ngượng khi thấy tao, nên nói xong là lật đật chạy vô
bên trong, tính toán lách cách gì đó. Tao ngồi xuống xỏ giày vô, rồi rút
cái điếu ra rít vài hơi và nhìn tên trộm. Bây giờ y thấm rượu lắm rồi,
mặt đỏ gay đến cả hai bên màng tang. Không biết y mắc cỡ hay sao mà liếc
tao rồi quay đi chỗ khác. Tao thấy cũng hơi tội nghiệp, lựa lời nói từ
từ:
- Này ông bạn Jukichi! Chuyện gì không đáng thì mình đừng nói.
Ông xưng là Nezumi Kozo, mấy người chất phác nghe thì tin liền, nhưng
như thế cũng không tốt lành gì cho ông đâu!
- Cái gì? Định bảo tao không phải là Nezumi Kozo hả? Biết quái gì mà nói! Vậy mà có kẻ cứ mở miệng là kêu “ngài, ngài”!
- Thế này nha! Cứ gáy hoài một bài như vậy thì mấy người này tin
thật chứ chả phải là không. Nhưng mà ca mãi nghe riết rồi cũng chán
chứ? Trước hết, nếu ông thực sự là tay Nezumi Kozo nghiêng trời lệch đất
thì không ai lại sướng miệng đem hết tội lỗi mình đã làm mà cung khai
ra. Tiếp theo, nếu quả tình ông cứ một hai bảo mình là Nezumi Kozo thì
chắc là từ quan quyền cho tới thứ dân ai cũng đâm ra tin như thế, mà đã
vậy rồi thì sắp thấy rõ, có nhẹ ra cũng tù tội mọt gông, mà nặng thì đến
chặt đầu treo cổ. Như vậy đó, ông còn ưa làm Nezumi Kozo nữa không?
Y ta nghe có vẻ thấm nên mặt mày hoảng hốt, lật đật trả lời:
- Tôi xin lỗi vậy, thật ra có phải Nezumi Kozo gì đâu, chỉ là thứ trộm thường thường thôi.
- Thế mới có lý chứ, nhưng đốt nhà cướp của cũng là tội ác tầy trời, bị xử tử là cái chắc!
Tao vừa dọa vừa nghiêm nghị nhìn thẳng vào mặt y. Lúc đó y đã tỉnh ra, mếu máo nói như muốn khóc:
- Dạ đâu đến thế, đó toàn là những chuyện tôi phịa ra thôi. Như
đã có nói với ông, tôi quả thực là Jukichi, buôn bán tạp hóa, năm nào
cũng qua lại vùng này mấy lần nên chuyện gì thiên hạ kháo nhau tôi đều
biết hết. Thành ra mới nhận vơ vào mà nói đại ra vậy thôi.
- Ủa! Mới rồi thì tự nhận là ăn trộm, bây giờ lại nói là buôn
bán tạp hóa. Ăn trộm mà đi buôn tạp hóa, xưa nay có ai từng thấy thế bao
giờ?
- Chắc là ông hiểu được cho tôi, bữa nay là lần đầu tôi dám mó
tay đến tiền bạc của người khác. Mới mùa Thu này vợ tôi bỏ nhà ra đi,
rồi từ đó làm ăn thất bại mãi, đâm ra mỗi ngày mỗi tệ dần. Cũng vì cái
khó nó bó cái khôn, nên đâm ra có phút nhẹ dạ, lỡ phạm đến ông!
- Cái thằng tráo trở, tưởng đặt ra lắm điều là qua mặt được bọn tao hả?
- Cho mày lãnh đủ nghe thằng kia!
Thế là ống thổi lửa bay vô, sào tre giáng xuống, thôi khỏi nói. Tội nghiệp cho gã Jukichi, mặt mày lại thêm sưng húp, đầu thì nổi lên đến mấy cục u!
- Đại khái thì chuyện đầu đuôi nó như thế!
Anh chàng có nước da ngăm đen nói xong, vói tay ra cầm chén rượu
đưa lên môi nhắp nhắp. Nhìn qua bờ bên kia, ánh hoàng hôn đã thôi le
lói trên bức tường thấp, mấy nhành liễu rủ dọc theo ven sông cũng đã ngả
màu đen sẫm không biết tự lúc nào.
Khắp chân mây mặt đất, mọi vật đều
trở nên yên lặng; tiếng chuông chùa điểm thu không cũng bắt đầu vọng
xuống từ phía núi San-en, ngân dài trên sông nước. Phải ở vào những lúc
như thế này mới cảm được là mùa Thu đã thực sự đến: một hơi gió nhẹ đến
lay động bức màn treo gần chỗ ngồi, vài tiếng quạ lẻ loi từ khu rừng
thưa bên cạnh, màu sáng lạnh của ánh nước từ chiếc dĩa to để trước mặt
hai người. Bên trong căn gác tối xuống dần dần. Cô hầu bàn đã thắp sẵn
một cây nến lớn, lấy tay che ngọn lửa hồng đang lung linh nhảy múa, từ
dưới cầu thang chầm chậm bước lên.
- Cái thằng lưu manh đó, đúng là mặt dày mày dạn! Nó nghĩ sao
mới được chứ? Chả lẽ không biết Nezumi Kozo là núi Thái Sơn của dân trộm
nhà nghề trong cả nước, có biết bao nhiêu người nể phục như bọn em đây.
Không biết đại ca lúc đó nghĩ sao, chứ em mà ở đó thì chẳng để yên, thế
nào nó cũng mềm xương là cái chắc!
- Chuyện chỉ mới thế thì đã sao đâu mà dữ vậy? Thứ tép riu mà
khi nguy cũng biết lấy tên của Nezumi Kozo để làm bùa, nội chừng đó thôi
cũng làm cho ông ta khoái chí chứ?
- Nhưng đại ca, thứ đó mà dám cả gan đi xưng là Nezumi Kozo, mình bảo là ông ta khoái chí được sao?
Thấy anh ta cứ hậm hà hậm hực, anh chàng da ngăm đen xích lại gần hơn một chút, cười cười mà bảo:
- Nghe đây, tao đã bảo là ông ta khoái chí thì chắc chắn không
sai vào đâu được. Mấy lâu nay chưa nói ra với chú mày, chứ cái tay
Nezumi Kozo lừng danh ở Edo ba năm về trước thì tao biết rõ.
Nói đến đó, anh ta đưa đôi mắt sáng quắc liếc chừng khắp hết chung quanh, tay vẫn còn nâng chén rượu ngang môi:
- Chả ai nào khác, chính là Jirokichi này vậy!
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 292
No comments:
Post a Comment