NGUYỄN THIÊN THỤ * THẦN THOẠI VIỆT NAM
Lạc long quân
THẦN THOẠI VIỆT NAM
NGUYỄN THIÊN THỤ
Thần thoại (Myth ) là những câu chuyện thiêng liêng, huyền bí nói về nguồn gốc
thế giới, và thế giới được cấu tạo ra như thế nào và gồm những loài vật nào.
Các vai chính trong thần thoại là các thần linh, tiên thánh. Thần thoại có lẽ
được sáng tạo trong thời tiền sử, được truyền khẩu qua bao đời và được tin là
thật. Nhưng cũng nhiều người không tin, họ cho đó chỉ là nhãn hiệu của
các tôn giáo hay các nền văn hóa.
Mircea Eliade đã nghiên cưới thần thoại, và định nghĩa thần
thoại là lịch sử thiêng liêng, kể lại một biến cố đã xảy ra từ thuở hồng
hoang mới khai thiên lập địa . Nói một cách khác, thần thoại là lịch
sử các đấng siêu nhiên (Etres surnaturels ). Và điều tất yếu, chính các đấng
siêu nhiên này đóng một vai trò chính trong lịch sử và vũ trụ.Nước nào cũng có
thần thoại, nhưng mỗi nước có màu sắc khác nhau tùy theo quan niệm triết lý của
mỗi dân tộc.
Từ trước, người ta chỉ trích thần thoại là
hoang đường. Quan niệm duy lý đã có từ thế kỷ VI với Xénophane (565-470tr.TL )
khi ông chỉ trích thi sĩ Homère và Hésiode đã làm thơ kể truyện thần thoại dân
gian. Nhưng khoảng thế kỷ XX, người ta đã chú trọng đến thần thoại, và thần thoại
được đem giảng dạy, nghiên cứu ở đại học. Trong các thần thoại, thần thoại La
Hy được người ta chú trọng nhất, coi như đó là trung tâm của văn học, triết học
của nhân loại.
Thuở ban đầu, người ta đã chú trọng đến các vấn đề triết
lý, và siêu hình. Con người tự hỏi ai sinh ra vũ trụ? Ai sinh ra con nguời? Con
người từ đâu đến rồi đi về đâu? Truyện Bàn Cổ của Trung Hoa đã giải thích
nguyên nhân cấu tạo vũ trụ:
Hỗn mang chi sơ,
Vị phân thiên điạ.
Bàn Cổ thủ xuất,
Thủy phân âm dương.
Thiên khai ư tý,
Địa tịch ư sửu,
Nhân sinh ư dần. . .
Bàn Cổ là người đầu tiên tạo dựng nên vũ trụ, nghĩa là
ông có trước trời đất. Ông sinh ra rồi mới phân ra âm dương để cho vạn vật biến
hóa. Mỗi ngày ông biến đổi 9 lần, mỗi lần cao thêm 10 thước. Trời cũng cao
thêm, đất cũng dày thêm chừng ấy. Ông sống mười tám ngàn năm nên trời thật cao,
đất thật dày. Khi ông khóc, nước mắt ông chảy làm ngập hai sông Hoàng Hà và
Dương Tử. Hơi thở của ông thành gió thổi. Khi ông vui thì trời quang mây tạnh, lúc ông
giận dữ thì trới đất âm u. Lúc ông chết, thân ông rã thành năm hòn núi lớn
trong thiên hạ. Hai con mắt ông làm nên mặt trời, mặt trăng. Mỡ chảy thành biển
cả và sông ngòi. Tóc đâm rễ vào đất sinh thảo mộc. Sâu bọ trên xác ông làm
thành loài người. Truyện này đã nói lên vũ trụ quan của Trung Quốc.
Thần thoại Ấn Độ cũng nói lên vũ trụ quan của Bà La Môn giáo. Vũ trụ ban đầu là
Ngã (Atman )mang hình người. Ngã nhận thấy Ngã cô độc, buồn rầu. Ngã phân mình
làm hai, thành ra người đàn ông và người đàn bà, họ giao hợp sinh con cái thành
loài người. Người đàn bà tự hỏi: Chàng phân mình ra làm ta, tại sao chàng lại
giao hợp với ta. Không được, ta phải ẩn đi. Nàng hóa thành bò cái, chàng hóa
thành bò đực. Nàng hóa thành ngựa, dê, chàng cũng biến thành ngựa dê cùng nàng
giao hợp thành ra muôn loài.
Thần thọai La Mã cũng có cách giải thích quan điểm triết lý của họ. Trời (
Ouranos ) và Đất ( Gaes) đã phối hợp mà tạo thành một loài, gọi là Titan. Các
Titan có một vóc dạng phi thường và có môt sức khỏe vô song. Những Titan
này là những thần linh. Có 12 Titan danh tiếng ngự trị ở Olympe:
-Zeus ( Jupiter ) là chúa tể Thiên đình, là thần Mưa, thần
Mây, thần Sấm Sét.
-Aphrodite (Vénus) :nữ thần Aùi tình
-Hermes ( Mercure ), con của Zeus, thần Thương Mãi.
-Ares (Mars), con của Zeus, thần Chiến Tranh.
Ngoài ra còn có các vị thần khác như Hypérien là cha Mặt
Trời, Mặt Trăng và Bình Minh; Ocean là Hải Thần; Dyonysos là Thổ Thần.
Nói chung, thần thoại có mục đích giải lý do hiên hữu của vũ trụ của muôn loài,
muôn việc trong vũ trụ. Phần lớn cho thượng đế là chúa tể vũ trụ. Dưới thượng đế
là các thần linh , mỗi thần linh phụ trách một vài việc. Thần Sông ( Hà Bá,
Long vương )cai quản sông ngòi; thần núi ( Sơn thần ) cai quản núi rừng. Thần
Mưa, thần Gió, thần Sấm Sét phụ trách việc làm mưa gió trong vũ trụ. Thần Bếp
(Táo quân) trông coi việc nhà. Thần Đất (Thổ Địa ) trông coi an ninh trong
vùng. Tuy cho thượng đế là thần linh tối cao, nhưng mỗi tôn giáo, mỗi quốc gia
có quan niệm khác nhau về thượng đế, ai cũng cho là thượng đế của mình là cao cả.
Những tư tưởng về thượng đế là căn cứ vào lý nhân quả: vũ trụ tại sao tồn tại?
Họ trả lời vũ trụ là do một đấng sáng tạo, là ông Trời, hay một vị thần linh nào
đó như ông Bàn Cổ, tạo ra. Nhưng lý nhân quả cũng gặp vấn nạn, bế tắc. Nếu căn
cứ vào lý nhân quả, thượng đế sinh vũ trụ, vậy ai sinh ra thượng đế?
Không thể truy tìm mãi, người ta bảo Thượng đế
là nguyên nhân thứ nhất. Thượng đế tự sinh ra. Nếu nói như vậy thì con người và
vạn vật cũng có thể do ngẫu nhiên. Nhiều triết gia cho rẳng Không sinh ra Hữu.
Vậy ai sinh ra Không? Phật giáo bảo vạn vật do các nhân tụ họp mà thành. Điều
này có vẻ hợp với khoa học. Gió, mưa là do không khi di chuyển. Không có thần
mây, thần mưa và thần gió như trong truyện Trung Quốc.
Về thượng đế, mỗi tôn giáo có quan niệm khác
nhau. Phật giáo cũng như Khổng giáo tin có thượng đế nhưng thượng đế ở Phật
giáo rất đặc biệt. Phật giáo quan niệm vũ trụ liên tiếp tồn tại và di chuyển,
linh hồn sau khi chết chuyển qua 6 thế giới ( lục đạo luân hồi). Trong sáu thế
giới, thế giới cao nhất là thiên giới tức nơi thượng đế ở, có chư tiên, chư
thánh. Thế giới bậc nhì là nhân giới. Ngoài ra có địa ngục giới, tu la giới, ngạ
quỷ và súc sinh. Chúng sinh có thiện căn cao nhât sẽ trở thành thượng đế cai quản
vùng trời. Có rất nhiều thiên giới, do đó có nhiều thượng đế. Nhưng thượng đế
không vĩnh viễn. Sau một thời gian, thượng đế sẽ phải chuyển qua thế giới khác.
Đức Phật kiếp trước cũng đã ở Thiên giới. Đức Phật không là Thượng đế mà là bậc
đạo sư của nhân giới và thiên giới. Mục đích của Phật giáo là Niết Bàn chứ
không phải Thiên giới. Nho giáo tin có Thượng đế nhưng Nho giáo cũng như Phật
giáo chú trọng việc thựïc hành điều thiện, tu nhân tích đức chứ không cầu tha lực.
Thần Linh nếu có cũng phải căn cứ vào tội và phước của mỗi người chứ không phải
ai năng cúng bái là được lên Thiên Đường, hoặc dùng gươm giáo, quyền lực để mở
rộng lãnh thổ thượng đế. Kinh Thư có câu:
« Hoàng thiên vô thân duy đức thị
phu »
(Trời không thân riêng ai, người có đức thì được trợ
giúp)
Khổng Tử nói: « hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giả
« ( Có tội với Trời còn cầu nguyện vào đâu được. )
Người Việt Nam cũng theo óc duy lý mà chỉ trích Thượng Đế
vì Thượng đế đã bất công, đày đọa con người
Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán,
Giết đuối người trên cạn mà chơi!
( Cung oán )
Trời ơi, trời ở không cân,
Kẻ ăn không hết, người mần không ra!
( Ca dao)
Nhìn chung, chúng ta cũng có thần thoại thuộc loại triết
lý nhưng ít. Có lẽ tiền nhân không thích chép và thích kể loại này.
Phần nhiều truyện loại này quy cho ông trời quyền quyết định mọi việc. Thí dụ
truyện sau đây giải thích tại sao con người phải chết:
Ôâng Trời sai sứ giả truyền lênh như sau:
-Người già, người lột vỏ,
Rắn già, rắn bỏ vào săng ( hòm ).
Sứ giả vì quên , đọc lộn:
Rắn già rắn lột vỏ,
Người già, người bỏ vào săng.
Vì vậy mà rắn già lột vỏ mà sống, còn nguời già chết phải
đem chôn.
Truyện sau đây giải thích tại sao loài vât không nói được:
Một nhà phú hộ nuôi trẻ giữ trâu bò. Mục đồng ham chơí,
không dắt trâu qua cánh đồng nhiều cỏ, mà lại cột nó lại một chỗ.Trước khi ra về,
mục đồng lấy mo cau quết bùn đắp ngoài bụng. Khi về nhà, phú ông thấy bụng trâu
bò căng phồng, khen thằng bé giỏi, biết cho trâu bò ăn no căng bụng. Trâu bò tức mình nói:
-No chi mà no,
Trong mo ngoài đất.
Không tin thì lật ra mà coi.
Phú ông bèn lau sạch bùn, thấy bụng trậu bò lép kẹp với
cái mo cau buộc ngoài.
Thằng bé bị đòn, khóc lóc thảm thiết. Oâng bụt bèn lấy
nhang làm phép, châm vào miệng trâu bò. Từ đó trâu bò và loài vật không nói nữa.
Nhìn kỹ miệng trâu bò, nay hãy còn những chấm đen do hương châm vào mà thành.
Nếu khoa học có mục đích giải thích các nguyên do của vạn vật và vũ trụ, thần
thoại cũng có mục đích đó nhưng với phương pháp, nguyên tắc và dụng cụ khác
nhau. Điểm trước hết là thần thoại xuất hiện vào buổi đầu của nhân loại, khi
nhân loại chưa đạt một nền văn minh cao, còn khoa học thì xuất hiện sau. Thần
thoại thì vẫn giữ màu sắc nguyên sơ trong khi khoa học tiến dần, từ thời thạch
khi lên thời đại đồ đồng, và thời đại nguyên tử. Thần thoại mang hình thức chuyện
cổ tích, cón khoa học theo phương pháp thực nghiệm. Nói một cách khác, thần thoại
là hình thái khoa học của thời đầu tiên của nhân loại.
Nếu khoa học có mục đích giải thích các nguyên do của vạn vật và vũ trụ, thần
thoại cũng có mục đích đó nhưng với phương pháp, nguyên tắc và dụng cụ khác
nhau. Điểm trước hết là thần thoại xuất hiện vào buổi đầu của nhân loại, khi
nhân loại chưa đạt một nền văn minh cao, còn khoa học thì xuất hiện sau. Thần
thoại thì vẫn giữ màu sắc nguyên sơ trong khi khoa học tiến dần, từ thời thạch
khi lên thời đại đồ đồng, và thời đại nguyên tử. Thần thoại mang hình thức chuyện
cổ tích, cón khoa học theo phương pháp thực nghiệm. Nói một cách khác, thần thoại
là hình thái khoa học của thời đầu tiên của nhân loại.
Thần thoại là gạch nối giữa lich sử và văn
chương truyền khẩu. Đó là sáng tạo của nhân dân qua bao chặng đường lịch sử.
Khi nghiên cứu văn chương truyền khẩu, chúng ta phải kể đến thần thoại là một bộ
phận gần gũi với lịch sử. Thần thoại khác cổ tích. Cổ tích đã chuyện đã lâu đời
truyền tụng trong dân gian. Thần thoại cũng khác truyện tiên, thánh, ma quỷ,
truyện kinh dị vì các truyện này không có tính triết lý, lịch sử. Tuy
nhiên giữa thần thoại và ma quái cũng có điều khó phân biệt.
Nhiều nhà nghiên cứu quá khích ca tụng thần
thoại, coi thần thoại có giá trị cao hơn lịch sử. Augustin Thierre đã nhận định
lịch sử thật chỉ tìm thấy trong những giai thoại truyền kỳ, đó là sử truyền tụng
sống động và ba phần tư là thật hơn những cái mà ta gọi là lịch sử. Thật vậy, một
số sử gia đã coi thần thoại là chân sử (histoire vraie) để phân biệt với giai
thoại, ngụ ngôn là ngụy sử ( histoire fausse). Người ta cho thần thoại là chân
sử vì nó nói lên nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc. Chân sử khác ngụy sử
vì một bên thiêng liêng, còn một bên trần tục .
Thần thoại Việt Nam nổi bật nhất về mặt lịch sử. Về mặt này, thần thoại cho biết
về:
-Nguồn gốc dân tộc: Họ Hồng Bàng.
-Lịch sử dân tộc: cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam: Phù Đổng,
Hai bà Trưng, Nhất dạ trạch.
-Sinh hoạt của nhân dân Việt Nam: Phong tục: bánh chưng, dưa hấu, trầu cau.
Thần thoại hay việc thờ cúng và lễ hội là để tưởng niệm các bậc anh hùng vị quốc
vong thân, có tính cách lịch sử chứ không có tính cách tôn giáo như ở các nước
khác.
Thần thoại còn có giá trị nhân chủng. Nhà
nhân chủng học C. Strehlow đã hỏi các thổ dân Uùc châu tại sao họ thực hiện các
lễ nghi như thế, họ trả lời rằng vì tổ tiên họ đã làm như vậïy. Giống người Kai
ở Nouvell-Guinée cho rằng họ phải tuân theo tục lệ tổ tiên, thần thánh của họ
đã làm trước kia. Những tín đồ Hồi giáo cũng trả lời là họ phải làm theo những
điều mà các thần linh đã làm ở buổi đầu tiên.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày sơ lược về thần thoại
vài quốc gia. Sau đây, chúng tôi xin nói về thần thoại Việt Nam.
Thần thoại Việt Nam đầu tiên đưọc chép lại trong hai quyển Việt Điện U Linh Tập
và Lĩnh Nam Chích Quái.Theo Dương Quảng Hàm, Việt Điện U Linh tập có thể do một
nho gia đời Lý hay đời Trần sáng tác mà Lý Tế Xuyên chỉ là kẻ nối tiếp. Việt Điện
U Linh Tập gồm 27 truyện, chia làm ba mục:
1.Nhân quân: ( các vị vua, cung phi ) Sĩ Nhiếp, Phùng
Hưng, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử, hai bà Trưng, Mị Ê. .
2. Nhân thần: ( Các bề tôi ) : Lý Ôâng Trọng, Lý Thường Kiệt, Phạm Cự Lượng. .
.
3. Hạo khí anh linh: ( khí lớn linh thiêng ): thần Đồng Cổ, thần Bạch Mã, thần
Tản Viên. . .
Về quyển Lĩnh Nam Chích Quái thì Dương Quảng Hàm nhận định rằng quyển này do một
tác giả vô danh soạn từ trước, sau hai ông Vũ Quỳnh và Kiều Phú hiệu chính và đề
tựa năm 1493. Hai quyển Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái góp nhặt những
thần thoại, những cổ tích ở nước ta như truyện Hồng Bàng, bạch trĩ, dưa hấu,
bánh chưng, Phù Đổng thiên vương, Lý Oâng Trọng, Chử Đồng Tử, Từ Đạo Hạnh,
Không Lộ, thần Tản Viên. . .
Lê Quý Đôn thì cho rằng Việt Điện U Linh Tập do Lý Tế Xuyên soạn vào năm
Khai Hựu đời Trần; còn Lĩnh Nam Chích Quái do Trần Thế Pháp soạn và Vũ Qưỳnh
đề tựa.
Dẫu sao, hai tác phẩm này đã ra đời khoảng Lý, Trần ( thế kỷ XI- XV ). Chính Vũ
Quỳnh đã nói:
Bản liệt truyện này làm ra, không biết làm từ đời nào,,
và người nào làm, ngờ rằng các bậc hồng sinh thạc nho đời Lý, Trần thảo
sáng ra, rồi các bậc hiếu cổ bác nhã ngày nay nhuận sắc lại.
Thật ra, trong hai sách trên, chỉ có một số là thần thoại,
còn một số là truyện ký lịch sử hay truyện quái dị. Các nhân vật phần lớn là Việt
Nam, chỉ một vài nhân vật ngoại quốc như Sĩ Nhiếp, Mỵ Ê. Về nguồn gốc truyện
thì có ba:
-truyền
thuyết dân gian
-Việt sử
-Truyện ký Trung Quốc.Truyện ký Trung Quốc khá nhiều như Tam Quốc Chí của Trần
Thọ( thế kỷ 3 ) là xưa nhất. Sau đó là Giao Châu Ký của Triệu Xương và Giao
Châu Ký của Tăng Cổn.
Đọc kỹ các thần thoại Việt Nam,
chúng ta nhận thấy nhiều điểm khác với thần thoại ngoại quốc.
1.
THỜI GIAN VÀ CHỦNG LOẠI
Các nhân vật trong truyện Trung Quốc và La Hy là các siêu nhân. Họ
ra đời trước nhân loại. Họ là thần thánh, ở cõi trời hay cõi tiên thánh, không
thuộc loài người. Còn các nhân vật trong thần thoại Viêt Nam xuất
thân là người. Kinh Đương Vương, Lạc Long Quân, Aâu Cơ là giống Rồng Tiên
nhưng vẫn thuộc loài người, thuộc dòng dõi Viêm Đế bên Trung Quốc. Nhân vật
cổ nhất trong thần thoại Việt Nam
là Kinh Dương vương trong truyện họ Hồng Bàng. Kinh Dương vương làm vua nước
Xích Quỷ vào năm nhâm tuất (2879 tr.TL? ). So với Bàn Cổ, Kinh Dương Vương sống
sau khoảng 50 ngàn năm.
2.
HÌNH DÁNG
Các vị thần linh trong thần thoại Trung Quốc, La Hy là siêu nhiên
nên có hình dáng khác loài người. Nói đúng hơn, họ có hình dáng giống loài vật,
nửa người nửa thú. Vua Phục Hy đầu người mình cá,bà Nữ Oa đầu người đuôi cá,
Những Titan có hình dạng kỳ quái như có 50 đầu, một trăm đầu. Vì chúng có hình
dung cổ quái nên cha trời ( Ouranos) muốn trừ bỏ chúng, đem chúng giam ở
âm phủ (Tartare ). Những vị thần Hy Lạp như Pan, con của Hermès có đầu sừng dê.
Thần Silène nửa người nửa ngựa, thần Satyre nửa người nửa dê.Ngoài ra có
thần Cyclopes có nghĩa là mắt tròn vì thần có một mắt tròn to giữa trán, lại có
thân hình cao to hơn ngọn núi. Những vị thần linh Aán Độ cũng có hình dáng kỳ lạ.
Thần Agni có hai đầu, bảy lưỡi và bốn tay; thần Brahman có bốn cánh tay,
năm đầu nhưng bị chặt đi một còn bốn; thần Shiva bán nam bán nữ, có sinh thực
khí nam nằm trên sinh thực khí nữ, ba mắt, bốn cánh tay. . . Còn
trong thần thoại Việt Nam
không có ai có hình dáng kỳ dị. Phù Đổng thiên vương và Lý Oâng Trọng cao lớn
nhưng vẫn là con người.
3.
ĐẠO HẠNH
Nhìn chung, các thần linh Trung Quốc, Aán Độ và La Hy rất độc ác.
Cha Trời đã bắt giam các con vì hình dung chúng xấu xí. Rốt cuộc, Cha Trời cũng
bị con là Cronos giết chết. Cronos lên nắm quyền nhưng lại ăn thịt các con vì sợ
chúng chiếm ngôi báu. Các thần Aán Độ đi đến đâu đốt phá đến đó. Một số thần
linh phạm tội loạn luân. Cronos lấy em gái là Rhéa, và Zeus lấy Héra là em song
sinh. Thần Brahman Aán Độ phạm tội dâm loạn với em gái là nàng Samdhyâ, tức vợ
của Shiva. Một truyện khác kể rằng Brahman say mê con gái của mình là Ushas.
Truyện Satan có nhiều bản khác nhau viết về nguồn gốc nhân loại. Milton đã theo Genesis mà
viết Paradise Lost . Satan phạm nhiều tội ác:
phản Thượng Đế, xúi dục Eve ăn trái cấm, hiếp dâm con gái y tên là Sin.
Các vị thần ngoại
quốc phần lớn là hung thần, tàn sát dân lành, bắt phải cúng tế mạng người. Thần
Moloch được dân Phénicien, Carthage
thờ cúng. Dân chúng phải đem con đến cúng tế. Khi đứa trẻ bị đặt vào hai bàn
tay tượng thần thì sẽ tụt vào lòng tượng thần đang nung nóng. Mỗi lần tế như vậy
có đến hàng trăm trẻ con bị giết. Cha mẹ đứa trẻ không được khóc lóc hoặc
tỏ lòng thương xót. Những nhà giàu có thường đi mua trẻ nhà nghèo chết thay cho
con mình. Năm 307 trước Tây Lịch, thành bị vây, sợ thần thịnh nộ, các trưởng giả
phải đem con ra tế. Lần này có khoảng 200 trẻ bị đốt. Người ta phải đánh trống,
đánh chiêng để át tiếng la hét và kêu khóc thảm thiết của trẻ. Truyện này giống
truyện Hà Bá cưới vợ của Trung Quốc. Tại một vùng nọ, dân có tục cưới vợ cho Hà
Bá. Mỗi năm phải đem dâng một mỹ nhân, nghĩa là đem một cô gái khoảng 15 còn
trinh bạch ném xuống sông cho Hà Bá làm vợ. Năm kia, môt vị huyện quan được đổi
về trấn nhậm vùng này. Ộng được mời tham dự buổi cưới vợ này. Ông yêu cầu được
xem mặt mỹ nhân. Ông chê cô này xấu quá, không xứng làm vợ Hà Bá. Ông yêu cầu một
bà đồng xuống thưa với Hà Bá xin đình hoãn để chọn người đẹp hơn. Một lát sau,
ông bực bội bảo bà đồng này chậm quá, đi mãi không về trình báo. Ông sai một bà
đồng khác xuống thưa chuyện Hà Bá. Một bà đồng được ném xuống sông, nhưng cũng
không thấy trở về. Oâng bảo các vị hương hào rằng bọn đồng cốt không biết nói
năng, phải gửi một vị chức cao học rộng trong địa phương xuống bẩm báo với Hà
Bá. Bọn chức sắc trong vùng sợ xanh mặt, phải quỳ xuống xin tha tội. Từ đó, việc
cưới vợ cho Hà Bá mới chấm dứt!
Các vị thần
linh Việt Nam
hiền lành hơn, đạo hạnh hơn. Lạc Long Quân thương dân như con đẻ. Vua thường
chơi thủy cung, mỗi khi dân chúng có điều gì kêu lên : « Bố đi đằng nào
không đến mà cứu chúng con », vua liền về ngay.
Tuy nhiên, về phương diện tình cảm, đôi khi các nhân vật thần thoại
Việt Nam
cũng phạm lỗi. Đế Minh sinh Đế Nghi và Lộc Tục. Đế Nghi làm vua Trung
Hoa, Lộc Tục ( Kinh Dương Vương ) làm vua Xìch Quỷ (Việt Nam ).Đế Nghi sinh Đế
Lai. Lạc Long Quân lấy Aâu Cơ, con gái Đế Lai là anh em họ. Lĩnh Nam Chích Quái
thì viết Aâu Cơ là vợ Đế Lai. Nếu theo Sử thì Lạc Long Quân lấy cháu gái, còn
theo Lĩnh Nam Chích Quái thì lấy vợ của anh họ. Theo Lĩnh Nam Chích Quái, thần
núi Tản Viên là một trong 50 người theo mẹ lên núi. Sơn Tinh lấy con gái Hùng
Vương, như vậy là chú lấy cháu họ làm vợ, và gọi anh ruột là cha vợ hay sao?
Ngô Sĩ Liên khi bàn về chuyện này viết như sau:
Xét về ngoại sử,
sách Thông Giám ( Trung Hoa) thì Đế Lai là con Đế Nghi. Cứù theo truyện chép ở
đây thì Kinh Dương Vương là em Đế Nghi. Vậy mà lại dâu gia với nhau! Ấy vì đời
hồng hoang, lễ nhạc chưa tỏ rõ cho nên như thế đó chăng?
Sau này về thời Lê mạt, Ngô Thời Sĩ viết Việt Sử Tiêu Aùn thì bỏ hết
các thần thoại vì ông cho là hoang đường và sai lầm. Ngô Sĩ Liên cũng bỏ hết một
mớ thần thoại trong các sử liệu trước, ông còn giũ lại một vài truyện quan trọng.
Ngô Sĩ Liên là người ôn hòa và nhận định đúng. So với thần thoại ngoại quốc, thần
thoại Việt Nam
nhân bản hơn. Khoảng một, hai, ba ngàn năm trước Tây lịch, con người là bầy thú
hoang, sống theo bản năng, chưa có lễ nghi luật lệ, phong tục. Lúc này
chưa có giai cấp, chưa có quyền tư hữu, loài người sống tập thể trong các hang
động. Khoảng năm , sáu trăm năm trước Tây lịch, một số thánh nhân mới xuất hiện
như đức Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử, Chrisrt. . .. Thành thử, chúng
ta không nên đem lễ giáo , đạo lý Khổng, Phật mà phê phán các nhân vật tiền sử.
Có điều đáng nói là tại sao người ta không sáng tác những chuyện anh hùng, đạo
đức mà lại viết những chuyện dâm loạn ngay trong phạm vi tôn giáo? Hay đó là sự
thực mà thế nhân chỉ kể lại mà không sáng tác (Thuật nhi bất tác )?
Nói tóm lại, thần thoại Việt Nam
mang tính nhân bản và dân tộc
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 291
SAI LẦM CỦA KARL MARX = TRUYỆN NGUYỄN THỊ THÊM = QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
TS. NGUYỄN ĐÌNH CỐNG * SAI LẦM CỦA KARL MARX
Một số nhầm lẫn của Mác
GS TS Nguyễn Đình Cống
Mác là một triết gia lớn, được nhiều người đánh giá rất thông minh, có
đạo đức tốt, rất yêu mến giai cấp vô sản, suốt đời phấn đấu cho tự do và
giải phóng vô sản. Mác là con người tuyệt vời được hàng tỷ người ngưỡng
mộ. Những kết luận do Mác đưa ra đã trở thành lý luận cách mạng của
nhiều đảng cộng sản và những đồ đệ của Mác cho rằng đó là những điều duy
nhất đúng, còn cái gì ngược lại là sai, là phản động. Hàng tỷ người,
trong đó có nhiều người thông minh, ưu tú, trong thời gian dài đã tin
vào điều đó, ca ngợi điều đó.
Người ta tin, rất tin vào Mác vì động cơ rất tốt đẹp của ông, vì sự
chứng minh, sự suy luận có hình thức bên ngoài chặt chẽ, vì lý thuyết
của Mác phù hợp với lòng mong ước của số đông. Lý thuyết đó đã thắng lợi
lớn ở một số nước, nhưng rồi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đưa
ra thuyết ba đại diện mà thực chất là không còn theo Mác một cách tuyệt
đối. Tại sao lại như vậy? Phải chăng trong lý thuyết của Mác có cái gì
đó không đúng, phải chăng Mác có nhầm lẫn điều gì?
Năm 1922, trong bài giảng về “Chủ nghĩa tam dân”, Tôn Trung Sơn nhận xét như sau: Mác là người rất giỏi và có đạo đức tốt, chỉ tiếc rằng luận thuyết đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người của ông là một sai lầm nghiêm trọng.
Năm 1922, trong bài giảng về “Chủ nghĩa tam dân”, Tôn Trung Sơn nhận xét như sau: Mác là người rất giỏi và có đạo đức tốt, chỉ tiếc rằng luận thuyết đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người của ông là một sai lầm nghiêm trọng.
Tôi không phải người nghiên cứu triết học và sử học, càng không phải
người hoạt động chính trị nên không có những nghiên cứu sâu về Mác. Thời
trẻ tôi học và thi các học thuyết của Mác đạt điểm khá cao, rất tin vào
các học thuyết đó, nguyện suốt đời phấn đấu theo các học thuyết đó.
Lớn lên tôi thấy một số điều trong thực tế cách mạng không giống như lý thuyết, về già tôi ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm thực tế, xem một số tài liệu viết về chủ nghĩa Mác mới cảm nhận thấy Mác có thể đã nhầm một cái gì đó. Tôi chỉ viết ra những cảm nhận để trao đổi với bạn bè chứ không phải công bố một tài liệu nghiên cứu khoa học. Mà đã là cảm nhận thì không cần chứng minh.
Lớn lên tôi thấy một số điều trong thực tế cách mạng không giống như lý thuyết, về già tôi ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm thực tế, xem một số tài liệu viết về chủ nghĩa Mác mới cảm nhận thấy Mác có thể đã nhầm một cái gì đó. Tôi chỉ viết ra những cảm nhận để trao đổi với bạn bè chứ không phải công bố một tài liệu nghiên cứu khoa học. Mà đã là cảm nhận thì không cần chứng minh.
Theo tôi Mác đã có nhầm lẫn.
Tiếc rằng những nhầm lẫn đó là do lòng tốt của ông tạo ra, nó được ẩn dấu rất kín đáo và ngấm ngầm tạo ra hạt giống độc hại.
Khi tuyên truyền, khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác người ta chỉ chú ý
đến, chỉ thấy, chỉ nói về những mặt tốt đẹp của nó mà chưa thấy được hạt
giống độc hại còn ẩn dấu rất kín. Chưa thấy được vì quá tin, quá yêu,
quá tôn sùng hoặc vì trình độ chưa đủ, chưa có con mắt và trí tuệ thật
tinh tường. Những hạt giống này chỉ có thể nẩy mầm khi có điều kiện
thuận lợi, đó là khi đảng cộng sản đã chiếm được độc quyền lãnh đạo xã
hội và thi hành sự toàn trị.
Nếu chưa có điều kiện thuận lợi thì hạt giống đó cứ nằm yên, được giấu kín, nhiều người không thể biết, chỉ có một số rất ít người, nhờ điều kiện khách quan thuận lợi hoặc nhờ có linh tính cao mới biết được (ví dụ như Tôn Trung Sơn, Gandhi, Bertrand Russell, Mandela, v.v.). Khi hạt đã nảy mầm, thành cây, có cành lá, hoa quả thì mọi người mới thấy.
Nếu chưa có điều kiện thuận lợi thì hạt giống đó cứ nằm yên, được giấu kín, nhiều người không thể biết, chỉ có một số rất ít người, nhờ điều kiện khách quan thuận lợi hoặc nhờ có linh tính cao mới biết được (ví dụ như Tôn Trung Sơn, Gandhi, Bertrand Russell, Mandela, v.v.). Khi hạt đã nảy mầm, thành cây, có cành lá, hoa quả thì mọi người mới thấy.
Tôi cũng vừa mới thấy trong thời gian gần đây thôi!
Khi hoa lá tiết ra chất độc làm hủy hoại môi trường người ta mới đi
tìm nguyên nhân. Nhưng phần lớn chỉ thấy nguyên nhân ở hoa lá mà không
thể, không muốn hoặc không dám tìm đến gốc rễ, đến hạt giống. Người ta
đổ lỗi cho môi trường, cho hoàn cảnh mà không dám đụng đến bản chất là
hạt giống.
Tôi tạm dừng lại một chút để kể hai câu chuyện.
1- Chuyện của anh Ngữ, giảng viên của trường Đại học Xây dựng.
Ngữ sinh ra khỏe mạnh, thông minh, học giỏi từ phổ thông đến đại học,
được giữ lại làm giảng viên. Anh là một giảng viên có nhiều năng lực,
được tập thể tin cậy, đánh giá cao và đặt nhiều hy vọng. Anh rất tự tin
vào thể trạng và trí tuệ của mình, thường than phiền về người anh ruột
hơi bị tâm thần.
Thế nhưng, đùng một cái, Ngữ phát bệnh tâm thần, chữa trị một thời gian không khỏi và qua đời. Nhiều người tiếc thương cho một tài năng, đổ lỗi cho môi trường đã gây ra bệnh, họ có biết đâu mầm bệnh đã được nằm sẵn ở gen từ trong bào thai, chẳng qua mấy chục năm trời nó được giấu kín mà thôi, nó chỉ phát bệnh khi đã tích lũy được năng lượng cần thiết, gặp được điều kiện phù hợp.
Thế nhưng, đùng một cái, Ngữ phát bệnh tâm thần, chữa trị một thời gian không khỏi và qua đời. Nhiều người tiếc thương cho một tài năng, đổ lỗi cho môi trường đã gây ra bệnh, họ có biết đâu mầm bệnh đã được nằm sẵn ở gen từ trong bào thai, chẳng qua mấy chục năm trời nó được giấu kín mà thôi, nó chỉ phát bệnh khi đã tích lũy được năng lượng cần thiết, gặp được điều kiện phù hợp.
2- Chuyện Tề Hoàn Công. Là một ông vua khỏe mạnh, giỏi giang,
làm bá chủ, ông rất tự tin vào năng lực, uy tín và sức khỏe của mình.
Một hôm Tần Hoãn vào chầu, thưa với Tề Hoàn là vua đang có bệnh. Tần
Hoãn là một thầy thuốc nhờ có Tiên giúp mà có khả năng chỉ nhìn người mà
biết bệnh. Vua không nghe, tin rằng mình khỏe mạnh, chẳng có bệnh gì.
Một thời gian sau Tần Hoãn lại tâu là mầm bệnh đã phát triển, vua vẫn
gạt đi vì không những tự tin mà còn tin vào lời tâu của các quan, các
thái y trong triều là vua vẫn mạnh khỏe.
Sau thời gian nữa Tần hoãn lại nài nỉ xin vua cho chữa bệnh thì bị đuổi đi. Đến khi vua phát bệnh nặng cho tìm Tần Hoãn thì ông đã bỏ trốn. Sau khi bị tìm được, bắt về chữa bệnh thì Tần Hoãn thưa: Ban đầu bệnh của Hoàng thượng mới là mầm mống, có thể uống thuốc để chữa. Tiếp đến, bệnh phát triển vào máu, có thể dùng châm cứu để chữa, nhưng vì không chữa nên để nặng thêm.
Đến khi bệnh phát ra da, tuy nặng rồi nhưng trong uống, ngoài xoa vẫn còn có thể chữa. Còn đến bây giờ bệnh đã vào đến tủy thì hạ thần đành chịu bó tay. Tề Hoàn Công và thân tín của ông trong thời gian dài không dám nói là ông có bệnh, chỉ có một người biết và dám nói thì bị đuổi đi.
Sau thời gian nữa Tần hoãn lại nài nỉ xin vua cho chữa bệnh thì bị đuổi đi. Đến khi vua phát bệnh nặng cho tìm Tần Hoãn thì ông đã bỏ trốn. Sau khi bị tìm được, bắt về chữa bệnh thì Tần Hoãn thưa: Ban đầu bệnh của Hoàng thượng mới là mầm mống, có thể uống thuốc để chữa. Tiếp đến, bệnh phát triển vào máu, có thể dùng châm cứu để chữa, nhưng vì không chữa nên để nặng thêm.
Đến khi bệnh phát ra da, tuy nặng rồi nhưng trong uống, ngoài xoa vẫn còn có thể chữa. Còn đến bây giờ bệnh đã vào đến tủy thì hạ thần đành chịu bó tay. Tề Hoàn Công và thân tín của ông trong thời gian dài không dám nói là ông có bệnh, chỉ có một người biết và dám nói thì bị đuổi đi.
Mầm bệnh của chủ nghĩa Mác cũng giống như của hai người vừa kể, nó đã
tồn tại rất lâu, ngay từ lúc chủ nghĩa mới hình thành, ngay cả lúc chủ
nghĩa tỏa hào quang rực rỡ, làm say đắm hàng triệu chiến sỹ cách mạng.
Hình như một lúc nào đó Mác cũng cảm nhận được là nếu không khéo thì sau
khi cách mạng thành công sẽ phát sinh những bệnh không mong muốn. Nhưng
Mác, vì bị lòng tốt và tình cảm với giai cấp vô sản chi phối mà đã tin
rằng bệnh có thể được ngăn ngừa. Mác tưởng rằng những người theo học
thuyết của ông để làm cách mạng đều có được nhận thức và đạo đức như
ông. Nếu quả như thế thì đó là một nhầm lẫn lớn!
Nhiều học thuyết về xã hội, về triết học thường bắt đầu bằng việc
đánh giá con người (nhân chi sơ tính bổn thiện hoặc là tính bổn ác). Mác
cũng đánh giá: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Mác thấy
con người của xã hội tư hữu có nhiều đức tính xấu xa, tham lam, ích kỷ,
không dung hòa được mâu thuẩn giữa quyền lợi cá nhân và cộng đồng, là
cá lớn nuốt cá bé, v.v. Mác thấy giai cấp vô sản không những đáng thương
vì bị bóc lột mà còn đáng yêu, đáng tin, đáng kính trọng vì họ đoàn
kết, thương yêu, đùm bọc nhau, sẵn sàng hy sinh vì quyền lợi giai cấp.
Mác bị ảnh hưởng nhiều bởi học thuyết Đac–uyn, cho rằng môi trường, hoàn cảnh có ảnh hưởng quyết định đến sự tiến hóa của muôn loài. Mác tin chắc thói xấu của con người là do tư hữu sinh ra. Khi làm được cách mạng vô sản, đưa người vô sản lên cầm quyền để quản lý xã hội, xóa bỏ tư hữu, thiết lập nền công hữu thì giai cấp vô sản dễ dàng xử lý mâu thuẩn giữa quyền lợi cá nhân và cộng đồng, xóa bỏ thói tham lam ích kỷ, mọi người sẽ đoàn kết, thương yêu nhau, làm việc tự giác, đối xử công bằng.
Mác bị ảnh hưởng nhiều bởi học thuyết Đac–uyn, cho rằng môi trường, hoàn cảnh có ảnh hưởng quyết định đến sự tiến hóa của muôn loài. Mác tin chắc thói xấu của con người là do tư hữu sinh ra. Khi làm được cách mạng vô sản, đưa người vô sản lên cầm quyền để quản lý xã hội, xóa bỏ tư hữu, thiết lập nền công hữu thì giai cấp vô sản dễ dàng xử lý mâu thuẩn giữa quyền lợi cá nhân và cộng đồng, xóa bỏ thói tham lam ích kỷ, mọi người sẽ đoàn kết, thương yêu nhau, làm việc tự giác, đối xử công bằng.
Mác đã nhận thức nhầm về bản chất con người, đánh giá quá cao những
đức tính của giai cấp vô sản. Điều này cũng do vận dụng học thuyết duy
vật của ông. Ông cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức, ông
phủ định phần tâm linh nơi con người, ông không biết rằng tính tham lam,
ích kỷ đã được hình thành từ trong bào thai, là một phần thuộc tiên
thiên, hoàn cảnh xã hội chỉ làm tăng thêm hoặc giảm bớt mà thôi. Ông
không biết rằng một con người khi còn là vô sản có nhiều đức tính tốt vì
hạt giống xấu chưa có điều kiện nẩy mầm, nhưng khi đã trở thàmh người
có quyền, mà lại là độc quyền thì các hạt giống tốt sẽ thui chột đi,
nhường miếng đất màu mỡ cho các hạt giống tư lợi, độc đoán phát triển.
Khi quan sát sự nghèo đói của vô sản, Mác quá đề cao nguyên nhân
không có tư liệu sản xuất mà coi nhẹ một nguyên nhân khác cũng vô cùng
quan trọng, đó là những người nghèo đói nhất trong giai cấp vô sản
thường là do ngu dốt, lười biếng.
Mác quá tin, quá đề cao vai trò của vô sản nên đã suy đoán rồi rút ra
kết luận là cách mạng vô sản là tất yếu. Đã hơn 150 năm kể từ khi Mác
công bố Tuyên ngôn của các đảng cộng sản, lời dự đoán về cách mạng vô
sản đã không được kiểm chứng.
Mác là người tạo ra tiên đề để Lênin rút ra kết luận tất yếu phải
thiết lập chuyên chính vô sản, cho rằng chính quyền nhà nước là của giai
cấp này nhằm thống trị giai cấp khác đối lập. Đó là những kết luận rất
sai lầm, nó tạo ra sự độc quyền, chuyên chế, đàn áp những tư tưởng và xu
hướng khác biệt. Nhà nước của giai cấp theo Lênin có lẽ chỉ xảy ra dưới
thời phong kiến và cộng sản, còn bình thường thì nhà nước là cơ quan
quản lý xã hội, nhằm dung hòa quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tầng lớp.
Lý luận về đấu tranh giai cấp, về chuyên chính vô sản, về công hữu hóa tư liệu sản xuất do Mác và Lênin vạch ra đã được những người kế tiếp như Stalin, Mao Trạch Đông phát triển thành những thảm họa như cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, cách mạng văn hóa, đàn áp những xu hướng tư tưởng và xã hội khác biệt.
Lý luận về đấu tranh giai cấp, về chuyên chính vô sản, về công hữu hóa tư liệu sản xuất do Mác và Lênin vạch ra đã được những người kế tiếp như Stalin, Mao Trạch Đông phát triển thành những thảm họa như cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, cách mạng văn hóa, đàn áp những xu hướng tư tưởng và xã hội khác biệt.
Trong khi đảng cộng sản thắng lợi ở một số nước nông nghiệp nghèo như
Nga, Trung Quốc, Việt Nam thì ở nhiều nước tư bản phát triển, các đảng
xã hội đi ngược lại với Mác, chủ trương không làm cách mạng vô sản mà
tiến hành cải cách xã hội theo phương hướng dung hòa quyền lợi. Họ đã
tạo nên xã hội tốt đẹp, phát triển như các nước Na Uy, Đan Mạch, Thụy
Điển, Hà Lan, Đức, Anh, Thụy Sĩ, v.v.
Mác đã rất tin vào thắng lợi tất yếu và rất tốt đẹp của cách mạng vô
sản mà không thấy hết sự phá hoại nhiều thứ do cuộc cách mạng đó mang
lại. Mác đã rất đơn giản khi tin và cố chứng minh rằng trong xã hội do
vô sản lãnh đạo với sự công hữu tư liệu sản xuất thì mọi thứ đều phát
triển tốt đẹp. Mác rất nhầm khi cho rằng giai cấp công nhân là đại diện
cho nền sản xuất hiện đại, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.
Mác đã không dự đoán được rằng một số không nhỏ những người, mới hôm qua, lúc đang vận động làm cách mạng thì tỏ ra rất tốt, rất ưu tú, nhưng hôm nay, khi đã nắm quyền lực thì trở nên tư lợi, độc đoán, họ lại đi theo vết xe của bọn thống trị đã bị họ lật đổ trước đó. Điều ấy là nằm trong bản chất của số đông con người chứ không phải thuộc bản chất giai cấp.
Mác đã không dự đoán được rằng một số không nhỏ những người, mới hôm qua, lúc đang vận động làm cách mạng thì tỏ ra rất tốt, rất ưu tú, nhưng hôm nay, khi đã nắm quyền lực thì trở nên tư lợi, độc đoán, họ lại đi theo vết xe của bọn thống trị đã bị họ lật đổ trước đó. Điều ấy là nằm trong bản chất của số đông con người chứ không phải thuộc bản chất giai cấp.
Tôi nhớ ở đâu đó Mác có viết là độc quyền sẽ dẫn đến thoái hóa, điều
đó là đúng cho mọi lĩnh vực, thế nhưng người ta lại chỉ vận dụng cho
kinh tế tư bản, còn đối với chính trị cộng sản và kinh tế quốc doanh thì
người ta lại cố bảo vệ sự độc quyền.
Khi phân tích sự sụp đổ của Liên xô, nhiều người chỉ ra 2 nguyên nhân
cơ bản là sự thiếu dân chủ trong đảng cộng sản cầm quyền, là cán bộ cấp
cao chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, thiếu rèn luyện nên thoái hóa,
biến chất. Khi phân tích những tiêu cực, những tệ hại của xã hội VN hiện
nay người ta cũng cho rằng nguyên nhân cơ bản là một số đông đảo cán bộ
các cấp, các ngành thoái hóa, biến chất, không giữ được đạo đức cách
mạng. Tôi nghĩ rằng những nguyên nhân đó chỉ là lá, là ngọn, dễ thấy,
còn có nguyên nhân của nguyên nhân, là thân, là gốc được ẩn dấu trong
đất sâu mà người ta không thấy hoặc thấy mà không dám đụng tới, không
dám đào bới.
Thử hỏi một đảng cộng sản hùng mạnh như của Liên xô, của VN, điều lệ
viết rõ ràng về quyền dân chủ, về phê bình và tự phê bình, về nghĩa vụ
tu dưỡng đạo đức, mỗi lần đại hội đều nêu cao khẩu hiệu chọn người đủ
đức, đủ tài vào cấp ủy, thế thì cái gì sinh ra và dung dưỡng cái bọn mất
dân chủ, cái bọn thoái hóa ấy? Tôi đoán rằng chúng được sinh ra từ hạt
giống đã được gieo từ trước, đã được dấu kín trong một thời gian từ
trong bản chất của học thuyết. Đó là hạt giống chuyên chính, hạt giống
độc quyền. Hạt giống này do Mác và Lênin do vô tình hoặc cố ý đã gieo
vào học thuyết chuyên chính vô sản, nó cứ nằm im, nằm im mãi, chờ cho
đến khi đảng cộng sản nắm được quyền lực thống trị thì mới nẩy mầm và
phát triển.
Có một câu châm ngôn từ xưa như sau: “muốn biết đạo đức một người như
thế nào hãy trao cho quyền lực và xem họ sử dụng quyền ấy như thế nào”.
Ngày nay có thể suy ra, muốn biết thực chất một đảng như thế nào, hãy
xem họ sử dụng quyền lực ra sao. Còn việc nói cho hay, tuyên truyền cho
giỏi để lừa nhân dân thì tầng lớp thống trị nào cũng nói được rất tốt,
kể cả Napoléon, Hitler, Nhật hoàng phát xít, Pol Pot…
Trong tác phẩm Karl Marx, Peter Singer viết “Quan niệm của Mác về bản tính con người là sai lầm, nó không dễ thay đổi như ông tưởng”. Peter còn nhận xét “chúng ta có những bằng chứng mà Mác không có”
do đó chúng ta phát hiện ra sai lầm của Mác. Trong tác phẩm Giai cấp
mới, Milovan Djilas vạch ra tính tất yếu của việc “toàn trị của một giai
cấp mới, đó là các đảng cộng sản cầm quyền”.
Nguyễn Ái Quốc đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN với mong muốn vận
dụng để lãnh đạo nhân dân đánh đuổi thực dân, giành độc lập, làm cách
mạng dân tộc phản đế. Ông cũng nhận thấy chuyên chính vô sản có thể gây
ra những bệnh tật không mong muốn nên đã sớm viết tài liệu “Sửa đổi lề
lối làm việc” để huấn luyện đảng viên, cán bộ nhằm ngăn ngừa các thói hư
tật xấu từ độc quyền đến mất dân chủ, từ độc quyền đến thoái hóa, biến
chất, tham ô, lãng phí. Thế nhưng ông đã phải chấp nhận lý thuyết đấu
tranh giai cấp mà làm luôn cách mạng dân chủ phản phong, cách mạng vô
sản xây dựng XHCN. Ông đã rất muốn ngăn ngừa sự thoái hóa biến chất
nhưng rồi không thể nào ngăn được vì nó đã có sẵn trong chủ thuyết.
Chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam mang theo sự chuyên chính, sự độc
quyền của đảng cộng sản, làm phát sinh một giai cấp mới với đặc quyền
đặc lợi, với sự độc đoán và tham nhũng, làm chậm lại sự phát triển của
đất nước. Trong tình hình của thế giới hiện nay nhiều điều cơ bản của
chủ nghĩa Mác tỏ ra không còn đúng.
Trong phương châm phát triển đất nước, trong dự thảo hiến pháp vẫn
nêu quyết tâm kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê nin, kết hợp tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Trong một hội thảo khoa học của Hội Cựu giáo chức tôi có liều mạng
phát biểu là để bảo vệ sự đúng đắn và trong sáng của tư tưởng Hồ Chí
Minh thì nên tách tư tưởng đó ra khỏi chủ nghĩa Mác, và để phát triển
đất nước trong giai đoạn mới thì nên từ bỏ chủ nghĩa Mác. Lời phát biểu
ấy đã bị một số người lên án một cách thầm lặng hoặc công khai, nhưng
cũng được nhiều người tỏ ra tán thành một cách dè dặt.
N. Đ. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
NGUYỄN THỊ THÊM * VỢ LÍNH
Nguyễn thị Thêm – Vợ Lính
Tôi quen biết chàng khi anh ấy đã là lính. Cái lon Chuẩn úy chẳng là cái thá gì với tôi, một người con gái đầy nam tính. Tiếng nói miền Trung lơ lớ khó nghe, mặt chẳng đẹp trai và nhìn qua là biết chẳng phải con nhà giàu. Mấy cái đó và cả con người đó đáng lý ra chẳng dính dáng gì với tôi. Thế nhưng, trời bất dung gian cái tên Chuẩn uý người Huế đó không biết bằng cách nào lại có thể xin vào dạy giờ ở cái trường Trung học tư tôi đang dạy.
Ông xã tôi là con trai một trong một gia đình hiếm hoi con trai. Cha chồng tôi là con trai một và đã mất sớm khi mẹ chồng tôi mới hơn 30 tuổi. Một nách 3 đứa con côi và cha mẹ chồng già yếu, mẹ chồng tôi đã ở vậy một nắng hai sương làm tròn nhiệm vụ làm dâu và làm mẹ. Do đó cái ao ước và hoài bảo của bà là có người thừa tự. Tôi cô gái miền Nam tánh tình bộc trực, lại là một nữ hướng đạo hội họp, đi cắm trại liên miên, không nằm trong danh sách những người bà lựa chọn. Thế nhưng khi cậu con trai đã quyết thì bà phải bằng lòng. Vì trong thời buổi chiến tranh, người lính không thể biết trước ngày nào bỏ thây ngoài trận chiến. Và thế mẹ chồng tôi đã bỏ cái làng quê chôn nhau cắt rốn vào miền Nam để cưới vợ cho con, hầu mong tìm một mống cháu nội sau này.
Thế nhưng sau 3 năm cưới nhau tôi vẫn trơ trơ cho mẹ chồng tôi ngày đêm không yên giấc. Tôi biết trong tận cùng bà buồn lắm. Đôi khi bà nhìn tôi với đôi mắt thiếu tin tưởng. Câu “Cây độc không trái, gái độc không con” mà một lần tôi tình cờ nghe từ miệng bà khiến tôi buồn không ít. Thế nhưng là lính, vợ chồng không gần gũi nhau, làm sao có con được. Thế là bà bỏ Biên Hoà theo con trai ra Đà Nẵng và tuyên bố sắp đặt chỗ ở để tôi phải thuyên chuyển theo chồng. Kỳ nghỉ tết năm 73, sau buổi họp cuối cùng, tôi đón xe đi Sài Gòn và lên chuyến bay đi Đà Nẵng thăm chồng. Đến đón tôi không phải mẹ chồng mà là người lính tùy tùng của anh. Thế là chiều hôm đó tôi có mặt ở nơi đóng quân của anh. Một ngọn đồi cao của vùng núi Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam . Đây là lần đầu tiên tôi chính thức sống đời vợ lính nơi tiền đồn.
Chúng tôi trú ngụ trong căn hầm chỉ huy đầy súng đạn và trang bị truyền tin. Tôi đang đan dang dở một tấm khăn trải bàn. Thế là tôi phải hoàn tất gấp tấm khăn đó để làm chiếc màn cách ly. Cuộc sống vợ chồng trong đồn lính thì có nhiều chuyện không thể cười mà cũng không thể khóc của một cô giáo kín đáo, nghiêm túc với cuộc sống xô bồ lính tráng ở đây. Tôi chỉ biết những ngày ở đó tôi thương lính hơn, tôi thông cảm nỗi cô đơn của chồng hơn và nhất là thật sự biết lo sợ cho chồng trong cuộc sống mà nơi đâu cũng có tai mắt của kẻ thù rình rập. Hết ngày lễ, chồng tôi giao đồn cho Đại đội phó đưa tôi về Đà Nẳng thăm mẹ chồng và ngay chiều đó tôi lên máy bay về lại Sài gòn vì ngày mai đã bắt đầu niên học mới.
Thế là tôi có mang đứa bé đầu lòng và tôi phải làm đơn xin thuyên chuyển để thật sự bắt đầu một cuộc đời mới. Mùa hè năm đó miền Trung đã thật không yên. Nhà tôi ở gần Phi Trường nên hàng đêm pháo dội về từng chập. Mẹ chồng tôi về lại Biên Hoà để lo cho con gái sinh nở. Tôi mang cái bụng bầu chui hầm thường xuyên. Mỗi lần có tin từ tiền đồn là tôi lo lắng hồi hộp. Những cuộc đụng độ xảy ra liên tiếp. Đại đội phó, Hạ sĩ Quan, rồi lính bị thương liên tục. Cuối cùng người Đại đội phó mới đổi về cũng bị thương. Tôi như ngồi trên lửa nóng. Nỗi cô đơn, lo sợ, hồi hộp, mất ngủ khiến tôi xuýt bị sẩy thai. Thế rồi mẹ chồng tôi cũng về kịp trước ngày tôi sinh nở. Con tôi mở mắt chào đời ở một nhà hộ sinh tư . Tôi mệt nhoài sau cơn vượt cạn, mẹ chồng tôi đón con bé với nụ cười gượng gạo. Bà chỉ mong là trai để nối dõi tông đường. Còn anh, được tin tôi đã sinh con, anh về cùng người lính tùy tùng. Vào nhà thương, xoa đầu tôi, bồng con hôn vài cái là xe hậu cứ đã chờ để đưa anh lên lại đơn vị. Ngày đầy tháng con bé, họ hàng, bà con đầy nhà. Anh bươn bả bước vào, chào mọi người rồi tới bên tôi cười cười.
Bồng con bé lên hỏi tôi “Sao mặt nó như dài ra” hôn con, ăn vội vã vài miếng. Xe hậu cứ trờ tới và anh lại lên đường. Tôi ứa nước mắt, không thể giận anh, mà cũng không thể không trách anh. Chẳng nói gì được với tôi một câu ngọt ngào khi tôi vật lộn trong cơn đau đẻ, lại chịu sự chăm sóc cực kỳ quái đản của mẹ chồng tôi trong những ngày nằm cữ. Tôi nhắm mắt lại, thương con và thương mình quá đỗi.
Thế là cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Anh được đổi về làm ở Trung tâm Hành quân. Tôi nghe thôi chứ cũng không biết ở đâu? Chỉ biết ít nguy hiểm tính mạng hơn ở Đại đội. Chồng tôi là một người sống chân thành và tốt với bạn bè, đồng đội. Tôi nhớ có một lần anh dẫn về nhà một người lính và một người phụ nữ. Anh nói với tôi đây là lính trong đơn vị, vợ nó tới thăm. Anh cho nó nghỉ phép và nói nhỏ với tôi lo ăn uống cho tươm tất. Đến tối, anh bảo tôi ôm con xuống nhà sau ngủ, nhường giường chúng tôi cho hai vợ chồng kia. Anh nói:
- Tội nghiệp tụi nó, gặp nhau như vầy nó mừng lắm. Hãy để nó trọn vui. Đời lính không biết sống nay, chết mai.
Và như vậy, sáng hôm sau anh lên đơn vị, người lính cùng vợ có 3 ngày phép đoàn tụ tuyệt vời. Một lần thấy anh không còn bộ đồ civil nào cho ra hồn, tôi bảo anh đi may một bộ đồ mới. Anh vốn là người khó tính và kén chọn. Mãi sau mới chọn được màu vải vừa ý mà may. Lấy đồ về chỉ một lần mặc thử cho tôi ngắm rồi mãi bận hành quân không có dịp mặc. Đại đội phó của anh gia đình ở tận miền Tây, anh ta lại phải lòng cô gái Đà Nẵng. Thế là một hôm anh về bảo tôi mở tủ lấy bộ đồ mới may, tặng cho anh chàng Đại đội phó của mình. Anh nói với tôi :
- Nó cũng trạc với anh. Nó mặc vừa đó em. Thôi tặng cho nó đi hỏi vợ. Hỏi vợ chỉ một lần chứ may đồ thì mình còn nhiều lần khác. Tội nghiệp gia đình nó ở xa, không có bộ đồ civil nào mặc cho ra hồn để coi cho được trong ngày quan trọng.
Tôi vừa tiếc vừa phục tấm lòng tốt của chồng. Không còn lời nào để nói tôi đành gói lại đàng hoàng, bỏ trong túi xách và bảo đem cho chú ấy. Ngày Đà Nẵng sắp mất, người người bỏ chạy ra ngoài bến tàu để thoát vào Sài gòn. Chồng tôi ở Trung tâm hành quân, biết sự sụp đổ đã đến, không liên lạc được với đại đội cũ của mình. Anh cấp tốc lên tận nơi trú đóng và kéo lính về trong làn sóng di tản khổng lồ của Đà Nẵng. Chúng tôi, mẹ già, con dại chờ đợi anh mỏi mòn. Trông thấy anh về với đoàn quân tan tác mà muốn xỉu.
Chồng tôi ruột để ngoài da. Lúc nào anh cũng lo cho bạn bè, đồng đội, anh em, ít khi nào lo lắng chuyện nhà. Mọi thứ mẹ chồng tôi cáng đáng điều khiển và tôi là người tuân lệnh thi hành. Có lẽ nói ra không ai tin, nhưng đối với tôi, tôi chưa hề cầm trong tay một đồng lương lính. Ngày chưa theo anh, tôi đi dạy, có lương, có nghề nghiệp, tiền ai nấy xài. Mà tiền lính thì tính liền anh cũng chẳng có gì dư dã. Theo chồng ra Đà Nẵng tiền lương anh có đưa cho mẹ chồng tôi không thì tôi không biết, còn tôi chẳng hề nghe nói đến tiền bạc. Ngày Đà Nẵng mất lẽ dĩ nhiên anh không có lương và anh đi cải tạo suốt 8 năm trời chấm dứt một thời kỳ lính tráng.
Như vậy thì làm vợ lính vui hay buồn, sướng hay khổ? Thưa các anh, người vợ lính chịu mọi thiệt thòi. Có chồng mà cũng như không trong suốt thời kỳ chinh chiến cũng như hoà bình. Những ngày tù tội đã đành không thể trách ai. Các anh trong bốn bức vách lao tù, số phận ai cũng như ai. Nhưng người vợ lính ở nhà cái vòng đai rộng hơn, bẫy rập nhiều hơn, con người tàn ác quỷ quyệt hơn đe doạ thân phận đàn bà. Tôi có những người bạn vì thương chồng, lo lắng chạy chọt để lo cho chồng về, để rồi sụp bẫy. Cả cuộc đời danh tiết, hạnh phúc bị mất tất cả. Có người lạc bước khi bươn chải kiếm đồng tiền lo cho con, lo cho chồng cải tạo. Thương tâm lắm, đau đớn lắm cho những cánh hoa trong biển lửa tàn ác của chiến tranh ý thức hệ.
Xin lỗi các anh cho tôi nói thật. Khi ở tù về, các anh thật sự quên đi tất cả, đem hết sức mình cùng sát vai vợ mà lo cho gia đình không? Đàn bà chúng tôi, ăn trắng mặc trơn, học hành trí thức, nhưng đến lúc phải lo miếng ăn cho con, cho chồng thì bất chấp sự cực khổ. Bán chợ trời, chạy hàng xuôi ngược Bắc Nam , Bán hàng rong, cày thuê, cuốc bẫm, bán thuốc tây, thuốc hút, làm công nhân… Bất cứ nghề nghiệp nào lương thiện để kiếm ra tiền thì không quản ngại khó khăn. Các anh nhận những món quà đơn sơ, nhưng biết đâu rằng trong hoàn cảnh cả nước cùng đói, chúng tôi phải tính toán muốn bạc tóc mới đem được đến tay các anh một ít quà, nhưng là một biển yêu thương, một trời thương nhớ. Khi các anh được về nhà sau những tháng ngày bán đời mình cho đói khát, bệnh tật. Các anh không biết là đã mang theo trong mình một nỗi chán chường, một tâm hồn đầy bất mãn và nghi kỵ mọi thứ. Các anh lính hào hoa, yêu đời, coi thường sinh mạng đã mất. Các anh bây giờ đã bỏ lại trên núi đồi Việt Bắc phân nửa cuộc đời hùng tráng của mình. Chồng tôi cũng vậy, anh chán đời, bất mãn và tự ái với vợ, với con và chính bản thân mình. Tôi đã khóc nhiều đêm, nhiều ngày mà không biết làm sao kéo anh ra khỏi cái ám ảnh tàn khốc đó. Tôi công nhận CS thật quỷ quyệt, những bài học nhồi nhét cho các anh, nó như con ma kéo trì những chí hướng phấn đấu của chồng tôi. Người lính của tôi đã thật sự thất trận thảm thương.
Khi được sang Mỹ đinh cư, mẹ chồng tôi mang nhiều bệnh tật. Chồng tôi vui buồn, khoẻ mạnh hay suy nhược theo căn bệnh của mẹ chồng tôi. Anh có cảm giác mình phải làm cái gì trả hiếu cho mẹ mà bất lực. Ngày mẹ chồng tôi mất, chồng tôi như thân cây không còn mầm sống gục xuống đau đớn. Anh bị trụy tim, bị strock và đầu óc càng ngày càng suy nhược theo căn bệnh Parkinson.
Bây giờ sau 38 năm chồng tôi không còn làm người lính, nhưng tôi vẫn làm người vợ lính hằng ngày theo từng sinh hoạt của chồng. Anh đang sống trong hồi ức những ngày bên anh em, bạn bè, đồng đội. Có món gì ngon là anh bảo kêu mấy đứa tới ăn. Đừng tưởng anh kêu bầy cháu tôi. Không đâu, bạn bè lính tráng của anh đó. Khi thì kêu tôi chuẩn bị đồ nhậu, mấy thằng em tới chơi. Khi thì bảo thay đồ cho anh để anh đi họp Tiểu đoàn. Khi thì vui cười kể chuyện huyên thuyên như có người trước mặt.
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi. Mỗi buổi sáng lạy Phật tôi đều nguyện cầu bình an cho chồng, cho con cho tất cả mọi người xung quanh tôi. Cầu nguyện cho những anh hùng chiến sĩ đã nằm xuống được nhẹ nhàng siêu thoát.
Tôi rất ái mộ những chị cầm cờ theo chồng trong những cuộc biểu tình, hay sát cánh bên anh trong những lần sinh hoạt đơn vị. Màu áo các chị tung bay xinh xắn, gương mặt các chị rạng ngời hạnh phúc, đôi mắt các chị rực lửa đấu tranh. Những người vợ lính ấy đã làm đẹp cuộc đời cho chồng, cho xã hội. Tôi không được may mắn ấy, chồng tôi bây giờ là một thương binh thật sự. Anh không thể sát cánh cùng đồng đội sinh hoạt, nhưng trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.
Nguyễn thị Thêm
NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM
Hà Nội - Sài Gòn: Blogger công khai các hoạt động chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền
Danlambao - Hưởng ứng lời kêu gọi của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN), lúc 15 giờ chiều nay,
8/12/2013, blogger Hà Nội đã tập trung tại công viên Thống Nhất để công
khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá
trị của Nhân Quyền.
Tại Sài Gòn, lúc 17 giờ cùng ngày, các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền cũng sẽ được công khai tổ chức tại khu vực công viên 23/9 (đối diện vòng xoay Quách Thị Trang).
Bất chấp hành vi bao vây, khủng bố của lực lượng an ninh, các blogger vẫn có mặt để phát bong bóng và truyền tay nhau bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Tại Hà Nội, blogger Đào Trang Loan (Facebook Hư Vô) bị an ninh thường phục đánh và tát vào mặt nhiều lần. Bạn Lê Đức Hiền bị đánh chảy máu đầu, bạn Phạm Minh Vũ bị CA sắc phục cướp ba lô (xem clip). Một người khác bị đạp vào bụng một cách thô bạo. Nhiều bản photo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bị an ninh thường phục xé nát, bong bóng bị cướp hoặc phá nổ.
Tại Sài Gòn, an ninh thường phục trà trộn, đánh đập Châu Văn Thi và Hoàng Dũng CDVN. Trường hợp Châu Văn Thi bị an ninh đánh 2 lần. Nhiều bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bị an ninh thường phục cướp và xé nát, sau đó vứt rác bừa bãi. Bong bóng mang nội dung 'Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng' bị bóp vỡ.
Đáng chú ý, lực lượng an ninh còn ném hàng chục túi nilon mắm tôm vào mọi người nhằm phá hoại buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền.
Dưới đây là bản tin tường thuật của Danlambao về hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền được diễn ra công khai tại Sài Gòn và Hà Nội.
*
Hà Nội: Sau khi bị đàn áp tại công viên Thống Nhất, nhiều bạn trẻ đã tập trung về công viên 1/6 để tiếp tục thắp nến kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền.
Sài Gòn: Các blogger hiện đang đến tham dự buổi thắp nến cầu nguyện và học hỏi về nhân quyền, bắt đầu lúc 19:30, ngày thứ ba, 10.12.2013, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Theo Facebook Lan Lê: Hình ảnh đẹp tối nay nhân ngày Nhân Quyền Con Người. Em Hư Vô đã mang lại một đêm đầy ý nghĩa và em vẫn luôn vững bước.
Mặc dù bị an ninh thường phục nhiều lần đánh lén, thậm chí bị tát thẳng vào mặt, nhưng blogger Đào Trang Loan (Hư Vô) vẫn tiếp tục có mặt tại khu vực công viên 1/6 để thắp nến vinh danh ngày Quốc tế Nhân Quyền.
Chia sẻ trên facebook, nữ blogger sinh năm 90 nói: "Các anh cứ đánh tôi đi, điều đó chỉ chứng tỏ các anh quá sợ hãi thôi. Hành động chân tay của các anh chỉ giúp tôi thêm lửa đi tìm quyền của mình mà thôi.
Các anh thật đáng thương vì các anh sợ hãi đến bán rẻ lương tâm mình để đi châm nổ những quả bóng bay "Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng" mà những em bé, những cụ già đang cầm trên tay.
Các anh thật đáng thương vì sợ 1 quả bóng, và có lẽ các anh cũng không biết các anh là con người nên các anh mới hành xử như thế. Tôi sẽ cầu nguyện cho các anh đặc biệt để các anh vượt qua được sự sợ hãi và biết mình là con người".
*
Tại Sài Gòn: Khu vực công viên 23/9 (đối diện vòng xoay Quách Thị Trang) được mô tả có sự xuất hiện 'đông một cách bất thường' của lực lượng công an giao thông, cảnh sát 113, dân phòng...
Blogger Nguyễn Nữ Phương Dung (Facebook Miu Mạnh Mẽ) nói: "Chuyện gì sẽ xảy ra trong vài phút nữa? Hẹn gặp lại những con người yêu tự do tại công viên 23/9".
Vòng xoáy Quách Thị Trang, đối diện công viên 23/9 lúc 17 giờ. (Ảnh: Hoàng Dũng CDVN)
Đúng 17h giờ 8/12/2013, blogger Sài Gòn trong những chiếc áo viền xanh, in logo của Mạng lưới Blogger Việt Nam đã có mặt đông đủ để tham gia các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền.
CTV Danlambaoi tại Sài Gòn cho biết: Ước tính, hàng trăm người dân SG đã có mặt tại khu vực công viên 23/9 để tham buổi sinh hoạt và nhận những bong bóng màu xanh với nội dung "Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng".
Lúc 17h30: An ninh thường phục đã kiếm cớ gây sự với các bạn trẻ tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền tại Sài Gòn. Blogger Châu Văn Thi bị an ninh thường phục lao đến đấm thẳng vào mặt, gãy cả mắt kính. Sau đó, CA tiếp tục tấn công lần hai đối với Châu Văn Thi.
Bất chấp sự bao vây, khủng bố của an ninh, các blogger trẻ hiện đang ngồi lại thành vòng tròn để trao đổi và thảo luận về nhân quyền.
* Trước khi đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền, blogger Nguyễn Hoàng Vi chia sẻ: "Những sinh hoạt quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền là hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực của những giá trị căn bản về Quyền con người đã được LHQ công nhận. Những sinh hoạt này cần phải được tôn trọng và phát huy rộng rãi.
Tuy nhiên, nếu chúng tôi phải bị bắt giữ vì những sinh hoạt này vì vi phạm bất cứ điều luật nào do nhà cầm quyền đặt ra thì cần phải xem xét lại và thậm chí là xóa bỏ những điều luật đó vì nó đi ngược lại với những giá trị căn bản của Quyền con người và thể hiện thái độ thiếu tôn trọng LHQ, nhất là trong hoàn cảnh VN đang là một trong những thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ.
Cần phải trừng trị nghiêm minh những hành vi bắt giữ, hành hung và tra tấn người một cách tùy tiện".
Các blogger tập trung thành vòng tròn
Bạn Bùi Thị Nhung (Facebook Bé Mập Lai) đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Lúc 17h45: Anh Hoàng Dũng (CĐVN) đã bị an ninh thường phục hành hung. Được biết, một số người đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền cũng đã bị công an bắt đi mất tích.
Khi tất cả mọi người đã ngồi lại thành vòng tròn, trong lúc bạn Bùi Thị Nhung (Facebook Bé Mập Lai) đọc to những lời đầu tiên của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thì an ninh thường phục bất ngờ lao đến đánh mạnh vào đầu Châu Văn Thi, rồi bỏ chạy nhanh chóng.
Anh Hoàng Dũng trong lúc can thiệp và lên tiếng phản đối bạo lực cũng đã bị an ninh đánh lén.
Lúc 18h15: Để chống lại buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền, an ninh thường phục đã tấn công các blogger bằng một trận "mưa mắm tôm".
Hàng chục túi măm tôm bốc mùi nồng nặc đã được lực lượng được mệnh danh là 'công an nhân dân' ném liên tiếp về phía các blogger, khiến nhiều người trong đó có các blogger nữ bị mắm tôm dính be bét lên cả áo và người.
An ninh thường phục trà trộn, ném mắm tôm tung tóe vào những người đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền
'Vũ khí mắm tôm' do lực lượng được gọi là 'công an nhân dân' sử dụng
để tấn công những người đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc
tế Nhân quyền. Trong ảnh, chị Bùi Hằng cầm theo tang chứng là một túi
mắm tôm do an ninh ném vào mọi người.
Blogger Nguyễn Nữ Phương Dung, một trong những người tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền tại Sài Gòn chia sẻ trên Facebook:
Hoạt động nhân quyền vừa rồi tại công viên 23/9: Có rất nhiều người lớn đã vờ xin bong bóng có in dòng chữ "QUYỀN CON NGƯỜI CỦA CHÚNG TA PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG" của chúng tôi và đem chích nổ, sau đó là hàng loạt các viên AN thường phục đã lao vào cướp những tờ giấy chúng tôi in gồm: bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, công ước chống tra tấn của LHQ... Và xé vụn xả rác khắp công viên.
Khi chúng tôi tỏ ra ôn hòa ngồi hát cùng nhau thì côn đồ xăm trổ khắp mình trông rất dữ tợn ở đâu xông tới đánh anh Châu Văn Thi tới tấp và những bọc mắm tôm ném vào chúng tôi.... Khi xung quanh có khá nhiều trật tự đô thị, công an giao thông, 113 đứng đó khoanh tay đứng nhìn những điều tồi tệ đó xảy ra với chúng tôi....
Chúng ta đã mất nhân quyền thật rồi, người đi truyền bá về nhân quyền mà bị đối xử thô bạo như thế ư? Chúng tôi đã tỏ ra quá ôn hòa với các anh rồi, đổi lại các anh đối xử bằng côn đồ và bạo lực với chúng tôi như thế sao? Vậy xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân quyền LHQ để làm gì?
*
Tại Hà Nội: Bất chấp sự ngăn cản, sách nhiễu của lực lượng công an, đông đảo các blogger vẫn có mặt vào lúc đúng 15 giờ để tham gia phát bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và truyền tay nhau những quả bong bóng màu xanh, nội dung "Quyền Con Người của Chúng Ta phải được tôn trọng".
CTV Danlambao đang có mặt tại công viên Thống Nhất cho biết: Nhằm ngăn
chặn các hoạt động cổ vũ nhân quyền của MLBVN, rất đông an ninh thường
phục đã được huy động để đe dọa và phá hoại buổi sinh hoạt chào mừng
ngày Quốc tế Nhân Quyền.
Ban đầu, nhóm an ninh thường phục đe dọa bắt bớ các bạn trẻ. Khi những
lời đe dọa không mang lại kết quả, họ đã giở trò quấy phá bằng cách dùng
điếu thuốc đang cháy chọc vỡ bong bóng của mọi người.
Bản tin từ trang blog của Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho biết:
Theo dự định ban đầu, các bạn trẻ sẽ mặc áo phông trắng viền xanh với logo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, song do áo đã bị lực lượng an ninh tại trạm cảnh sát ga Hà Nội thu giữ không lý do từ hôm trước, cho nên việc mặc áo T-shirt cổ động cho nhân quyền đành bị hủy bỏ. Tuy vậy các hoạt động thổi bong bóng và tài liệu về nhân quyền vẫn sẽ được tiến hành như kế hoạch.
Đến tham dự cùng các blogger trẻ, có cả Tiến sĩ Nguyễn Quang A – một sáng lập viên Diễn đàn Xã hội Dân sự – và một số thành viên của Câu lạc bộ Bóng đá No-U Hà Nội.
Thấy các bạn thổi bóng và phát tài liệu, nhiều người đến chơi công viên, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em, đã cùng tham gia. Các em nhỏ vui vẻ xin bóng, em nào cũng thích thú với trái bóng màu xanh biếc.
Điều đáng nói là ngay từ trước khi các blogger đến, trong Công viên đã có rất nhiều an ninh mặc thường phục và dân phòng, và khi bóng thổi xong được trao cho các em nhỏ, những nhân viên công quyền này đã dùng que nhọn chọc bóng cho thủng. Đồng thời, họ cũng đe dọa sẽ bắt tất cả các blogger “thổi bóng trái phép” ở công viên (!).
Video: Bất chấp hành vi phá hoại và khủng bố của công an, blogger Hà Nội vẫn công khai chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền
Lúc 16h15: An ninh Hà Nội bất ngờ huy động lực lượng lao đến đàn áp mọi người, đồng thời xé nát bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của các bạn trẻ. CTV Danlambao cho biết:
- Một thanh niên tên Lê Đức Hiền (Facebook Ngủ Chưa Say) đã bị an ninh thường phục lao vào đấm đá túi bụi.
- Một thanh niên khác tên Phạm Minh Vũ (Facebook Sep Pham) bị công an mặc sắc phục cướp ba-lô rồi bỏ chạy.
Được biết, một người đến tham dự buổi sinh hoạt nhân quyền cũng bị an ninh thường phục đạp vào bụng một cách hết sức thô bạo. Trước đó, một chiếc xe gồm những công an mặc sắc phục cũng được điều động đến bắc loa phóng thanh yêu cầu mọi người phải giải tán.
Blogger Đào Trang Loan (Facebook Hư Vô) liên tiếp bị đánh lén. Thậm chí, một viên an ninh thường phục đã lao đến tát thẳng vào mặt của cô gái sinh năm 90 khi đang phát bong bóng và tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
Anh Lê Đức Hiền bị an ninh thường phục đánh chảy máu đầu khi đến công
viên Thống Nhất tham dự hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân Quyền
(Ảnh: Facebook Trần Thị Nga)
An ninh thương phục ngang nhiên đánh người
An ninh thương phục ngang nhiên đánh người
Facebook Phạm Quốc Bảo cho biết: Khoảng hơn 10 chiếc xe và một lực lượng hùng hậu gồm an ninh, cảnh sát, dân phòng, cựu chiến binh, hội phụ nữ, dân xã hội... quây kin cổng công viên Thống Nhất, nhân các hoạt động chào mừng Ngày Nhân Quyền Quốc tế 10/12.
Bóng bay Nhân quyền bị CA tóm cổ lên xe lôi về đồn
Công an cướp bong bóng nhân quyền mang đi
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
PHẠM CHÍ DŨNG * ĐẢNG CỘNG SẢN
Nhà báo Phạm Chí Dũng: 'Đảng chỉ còn mang bóng hình của các nhóm lợi ích'
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR
Sau luật gia Lê Hiếu Đằng, tối qua 05/12/2013, nhà báo tự do
đồng thời là nhà bình luận tên tuổi, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đã
viết bức tâm thư từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Kèm theo đó là hành động
cụ thể với lá đơn xin ra đảng gởi đến nơi đang làm việc là Viện Nghiên
cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Bức thư bày tỏ nỗi thất vọng trước vai trò độc đoán về chính
trị của đảng, đã dẫn xã hội Việt Nam đến tình trạng như ngày nay. Quốc
nạn tham nhũng, sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu chính
trị, hố phân hóa giàu nghèo, xã hội suy đồi toàn diện…chứng tỏ sự lãnh
đạo của đảng đã thất bại cay đắng.
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích. Lời thề trung thành với đảng của anh đã bị thực tế phủ nhận, đã đến lúc những người như anh cần phải nhận chân rằng vai trò của đảng không phải là vĩnh viễn.
Anh cho rằng việc từ bỏ đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để đến gần với nhân dân, và một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.
RFI Việt ngữ đã có hân hạnh được nhà bình luận Phạm Chí Dũng tiếp chuyện tối qua, ngay sau khi vừa viết xong bức tâm thư.
RFI : Xin
chào anh Phạm Chí Dũng. Thưa anh, vì sao anh lại quyết định từ bỏ đảng
Cộng sản Việt Nam, và theo như bức tâm thư thì đây là một quyết định khó
khăn trong đời phải không ?
Đây là một quyết định khó khăn trong đời tôi, khó thể nói là dễ dàng được. Vì đối với những người hai mươi năm tuổi đảng như tôi, thì tôi nghĩ cũng như nhiều người khác thôi, họ có một cái rào cản vô hình nằm trong não trạng và có lẽ nằm cả trong tim nữa. Có một sự ràng buộc vô hình mà khó dứt áo ra đi. Điều đó ăn sâu vào từ những năm tháng được đào tạo trong môi trường của Nhà nước được gọi là Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Và tôi cũng như nhiều người khác chịu một mối dây liên hệ, một mối dây ràng buộc để khi quyết định rời bỏ môi trường cũ thì đó là một sự khó khăn. Điều đó giải thích vì sao mà nhóm Kiến nghị 72 từ đầu năm 2013 đã đưa ra những kiến nghị có thể nói rất cải cách, mang tính chất động trời như vậy, nhưng vẫn chưa hề diễn ra một hiện tượng thoái đảng theo đúng nghĩa - điều mà nhiều người đang mong chờ và cho là cần thiết.
Còn đối với cá nhân tôi thì thực ra như tôi đã trình bày trong bức tâm thư, lòng tin của tôi đối với đảng Cộng sản đã mất từ những năm 2000. Lúc đó tình hình đã xấu, suy thoái kinh tế và vấn đề đạo đức xã hội đã lan tràn. Tất nhiên chưa tới mức như ngày nay, nhưng mà tình trạng tham nhũng và lộng quyền, lạm quyền, lợi dụng quyền hành trong giới quan chức lúc đó đã khá phổ biến, và tham nhũng lúc đó đã đến mức gần như không thể chống nổi nữa.
Sau thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đến thời những Tổng bí thư khác thì tôi không còn niềm tin nữa, và thấy công cuộc chống tham nhũng gần như là thất bại. Khi đó niềm tin của tôi đối với quyền năng của đảng đã gần như chấm dứt.
Nhưng từ đó đến nay đã mười năm mà không có một chút cải cách nào khác, và tình hình thậm chí còn tệ hơn rất nhiều, như tôi đã trình bày trong bức tâm thư.
Đây là một cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, và suy đồi toàn xã hội. Không còn niềm tin ở đảng Cộng sản, và đảng Cộng sản cũng không xứng đáng với vị trí lãnh đạo đất nước, khi để đất nước tàn tạ như ngày hôm nay. Thế thì trách nhiệm một đảng viên cần phải làm gì ? Giữ khư khư quan điểm đối với đảng, hay giữ tuyệt đối lòng trung thành đối với đảng chỉ trên danh nghĩa, và chỉ làm lợi cho cá nhân mình ?
Với cá nhân tôi, và tôi nghĩ có lẽ là với nhiều đảng viên khác, họ không chấp nhận điều đó. Chỉ có khác nhau là có người thì lên tiếng, có người im lặng, có người lựa lúc mà nói, và có những người về hưu rồi mới nói. Hiện nay có khoảng từ 35 tới 40% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng. Đó là một hiện tượng mà chính con số của một số cơ quan đảng trung ương đã phải thừa nhận.
Điều đó cho thấy là đảng không hấp dẫn, không thuyết phục người ta bằng lý luận, và bị phản bác bởi thực tế. Thực tiễn quá khác với những gì trong lý luận mà đảng vẫn thường nêu ra. Và thực tiễn ngày nay lại càng trái khoáy với những điều mà giới triết gia của đảng Cộng sản đang nêu ra.
Tôi cho rằng một sự trung thành mù quáng là không thể chấp nhận được, và hơn nữa, khi biết sự thực hoàn toàn không trung thành với nhân dân, là một sự trung thành giả dối. Cho nên tôi vẫn quan niệm là, thôi, thà là một công dân tốt còn có ý nghĩa hơn rất nhiều lần so với một đảng viên tồi.
Vì vậy thực ra trong tôi đã manh nha ý định xin ra khỏi đảng từ lâu, từ những năm 2005-2006. Nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi một sự ràng buộc, một nỗi sợ hãi mơ hồ. Nỗi sợ hãi đó từ cấp trên xuống cấp dưới, từ thượng tầng kiến trúc đi tới tận cơ sở, và người ta khó thoát ra được.
Nếu như không có sự việc anh Lê Hiếu Đằng chính thức từ bỏ đảng như hôm 4/12, thì tôi cũng không biết là bản thân mình có thể quyết định được vào lúc nào sẽ chính thức từ bỏ đảng. Nhưng tôi phải cám ơn anh Lê Hiếu Đằng, và chiều nay cùng với một số anh em đi vào thăm anh Đằng, tôi muốn hỏi anh coi như là ý chung quyết, vì anh là lớp người đi trước – là tiền bối, tôi chỉ là hậu bối thôi. Và tôi thầm nghĩ ý kiến của anh sẽ là chung quyết đối với tôi.
Khi thấy anh nói về việc anh từ bỏ đảng, và một giọt nước mắt long lanh trong khóe mắt của anh, thì tôi quyết định ngay : thôi, tới lúc rồi, và không thể chần chừ được nữa. Ít nhất cá nhân mình cũng phải bày tỏ chính kiến về việc này. Và mình phải thể hiện, nếu không phải là trách nhiệm của một công dân tốt, thì ít nhất cũng phải là một người biết vượt qua được rào cản vô hình nào đó. Hay nói cách khác là vượt qua được nỗi sợ hãi.
Và đó là một cách - như tôi trình bày - con đường ngắn nhất để có thể đưa những đảng viên còn lương tâm đến gần gũi với nhân dân, với những người dân nghèo và có thể chia sẻ với họ nhiều hơn. Như vậy còn hơn là tình trạng vẫn sinh hoạt đảng nhưng sinh hoạt một cách giả tạo, lời nói không đi đôi với việc làm.
RFI : Thưa anh, có lẽ một trong những lý do khiến người ta dù không đồng tình nhưng vẫn không muốn rời đảng là vì gắn liền với chức vụ và quyền lợi, vì lâu nay tiêu chuẩn chính cho việc thăng tiến trong nghề nghiệp là đảng viên chứ không phải năng lực ?
Điều đó hoàn toàn đúng trong xã hội Việt Nam và trong giới công chức, viên chức Việt Nam. Thường đối với cấp sở, ngành, chuyên viên, cán bộ bình thường có thể không phải đảng viên, nhưng từ cấp phó phòng trở lên chắc chắn phải là đảng viên. Trong giới báo chí cũng vậy, đội ngũ ban biên tập đương nhiên phải là đảng viên.
Và cũng đúng là thực tế có khá nhiều người – tôi cho là từ 70 đến 80% - bị phụ thuộc vào chức vụ và quyền lợi. Cho nên điều rất dễ thấy trong hiện trạng xã hội Việt Nam hiện nay là rất nhiều người than thở, bức xúc về đủ thứ, về chính cấp trên của họ và chính sách của Nhà nước. Thậm chí họ có thể chỉ trích công khai đối với đảng – chỉ trích trong các quán cà phê, cả trong cuộc họp nữa.
Nhưng bảo ra khỏi đảng thì họ không đồng ý. Họ không lên tiếng, không có chính kiến về chuyện đó. Thâm tâm họ không muốn ra khỏi đảng vì họ bị ràng buộc về quyền lợi và chức vụ như vậy.
Chúng ta cũng có thể thấy một hiện tượng rất đặc trưng là trong việc bỏ phiếu cho Hiến pháp năm 2013 mới diễn ra cách đây không lâu, đã gần như tuyệt đối 100% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thuận. Cho những điều mà trước đó thậm chí có nhiều đại biểu cho là bất công ! Chẳng hạn như vấn đề thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội, hay vấn đề kinh tế quốc doanh là chủ đạo - là một vấn đề cực kỳ bất hợp lý trong tình hình hiện nay.
Nhưng mà họ vẫn bỏ phiếu thuận, vì sao ? Thứ nhất, vì họ bị thói quen ràng buộc, não trạng trì trệ ràng buộc. Thứ hai, họ bị sự im lặng lâu ngày ràng buộc. Và thứ ba, họ bị quyền lợi của họ ràng buộc. Đó là quyền lợi đại biểu, dù là quyền lợi nhỏ ở cấp địa phương, cơ sở nhưng vẫn là quyền lợi.
Và họ ngại. Họ sợ sự thay đổi, sợ va chạm. Sợ đụng độ với những thế lực mới, và trong những hoàn cảnh mới bắt buộc họ phải thay đổi thói quen của họ, và không còn đem lại, không còn giữ gìn được cho họ quyền lợi như cũ nữa.
RFI : Thưa anh, như luật gia Lê Hiếu Đằng nói, có lẽ đảng Cộng sản đã trở thành một thứ tập đoàn lợi ích ?
Tôi cho là có nhiều nhóm lợi ích đang tồn tại trong đảng Cộng sản. Và vô tình hay hữu ý, những người xưng danh nghĩa là cộng sản đang dung dưỡng, nuôi dưỡng và thậm chí là tổ chức cho những nhóm lợi ích như vậy.
Cho nên trong bức tâm thư tôi mới nói là, nói tới đảng Cộng sản bây giờ chúng ta chỉ thấy hình bóng và hơi thở của những nhóm lợi ích. Đó là những nhóm lợi ích kinh tế, và trên nữa là những nhóm thân hữu về mặt chính trị. Đặc biệt về sau này những nhóm lợi ích kinh tế và thân hữu chính trị có khuynh hướng kết chặt với nhau càng ngày càng bền vững, càng gắn chặt và càng trục lợi.
Hậu quả của sự trục lợi đó thì 90 triệu người dân Việt Nam phải chịu. Và toàn bộ lực lượng vũ trang, bao gồm cả công an và quân đội, cũng phải gánh chịu những đợt tăng giá vô tội vạ của những tập đoàn độc quyền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
RFI : Theo như những gì mà chính quyền nói và làm, có lẽ cái tên « Cộng sản » không còn đúng nữa ; thực trạng Việt Nam hiện giờ rõ ràng là một nền kinh tế theo kiểu tư bản ?
Cách đây hai mươi năm, từ thời mở cửa đã có một câu dân gian là « Đảng viên nhan nhản, nhưng mà cộng sản không có bao nhiêu ». Còn về sau này thì người ta không nói tới điều đó nữa, mà người ta nói thẳng ra là không còn cộng sản nữa !
Có một số người vẫn phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, tôi thấy hơi oan uổng. Tại vì thâm tâm tôi đánh giá là thế hệ già đã gần như qua đi rồi. Những người tốt nhất, những người trung thành và chính thống nhất của chủ nghĩa cộng sản thời chiến đã gần như đã đi qua. Nhiều người đã đi vào cõi vĩnh hằng, những người còn lại thì đã rất lớn tuổi.
Số đó có thể họ có một não trạng khác biệt với một số quan điểm cởi mở. Nhưng phải thừa nhận là trong số họ có nhiều người tốt. Họ tổt về mặt đạo đức, họ giữ được đạo lý, và nếp sống của họ trong sạch hơn hẳn so với nhiều cán bộ đảng viên cao cấp hiện nay.
Còn nhiều đảng viên cao cấp lại là một tầng lớp mới, mà người ta gọi là « tư sản đỏ ». Tư sản đỏ vẫn là một khái niệm được duy trì cho tới nay và không hề mờ nhạt, thậm chí còn được đề cao hơn nữa. Chẳng hạn ở Trung Quốc người ta gọi là tầng lớp « thái tử », tức là còn hơn cả tư sản đỏ. Đó là một tầng lớp vua chúa, một thứ vua chúa của thời hiện đại.
Hiện nay nói về chủ nghĩa cộng sản hoặc chế độ cộng sản ở Việt Nam, thì rất đau buồn là theo cá nhân tôi đánh giá, gần như không còn hình bóng của những gì tốt đẹp nhất - nếu xét theo phương diện tốt nhất của chủ nghĩa cộng sản, mà chỉ còn các nhóm lợi ích mà thôi, và những quyền lợi riêng tư.
Hoặc những người được coi là tốt nhất hiện nay, nếu không dính dáng về vấn đề vật chất, thì cũng bị che mờ bởi một bức màn giáo điều, kinh viện. Họ gần như không thoát ra được điều đó. Và nếu không thoát ra được, họ sẽ không gần gũi dân chúng. Do đó sự xa cách đối với người dân càng làm cho vị trí của họ trở nên mờ nhạt trong lòng dân chúng, và làm mất niềm tin của dân đối với chế độ.
RFI : Như vậy, như trong thư anh đã nói, đã đến lúc phải nhận chân vai trò của đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn ?
Tôi cho là như vậy ! Không có một đảng nào tồn tại vĩnh viễn, và đã đến lúc người ta cũng cần thấy rằng – nói như một triết gia Hy Lạp cổ đại – không thể đứng giữa hai dòng nước được.
Việt Nam không phải đứng giữa hai dòng nước mà giữa nhiều dòng nước, giữa cả một dòng xoáy của thời đại. Nhà nước Việt Nam sẽ tồn tại như thế nào trong dòng xoáy thời đại đó, khi trong lòng bản thân Nhà nước cũng là một dòng xoáy khổng lồ ?
Có thể nói đó là cái thế nội công, ngoại kích mà Nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt, và đối mặt một cách hết sức nguy hiểm. Trong lòng dân tộc, tình cảm phẫn nộ của dân chúng đang dâng lên như sóng triều, và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Ở bên ngoài, Nhà nước Việt Nam không gặp được nhiều thuận lợi, hoặc nói cách khác là rất ít thuận lợi trong các mối quan hệ quốc tế. Người ta nhìn Việt Nam bằng con mắt xem thường. Xem thường về nhiều thứ, trong đó đặc trưng là xem thường về bản lĩnh chính trị và đạo lý chính trị đối với giới chính khách Việt Nam. Thế thì còn làm ăn gì được nữa.
Đó là một sự thay đổi mà Nhà nước Việt Nam cần phải có, nếu không muốn bị người khác thay đổi. Nói tóm lại, những người đề cập tới việc cần phải thay đổi điều 4 Hiến pháp của đảng Cộng sản Việt Nam, tôi cho là có lý. Vì đã đến lúc cần xem xét, cần phải có một đối trọng chính trị nào đó, để mọi thứ phải được kiểm soát lẫn nhau theo cơ chế tam quyền phân lập.
Ít nhất là như vậy thì mới có thể chống tham nhũng được. Bởi nếu không chống tham nhũng thì chắc chắn là đảng sẽ sụp đổ. Lúc đó sẽ không ai giơ tay ra cứu đảng nữa, đặc biệt là dân chúng thì sẽ quay lưng với đảng.
RFI : Thưa anh, nhưng cũng có quan điểm là phải còn ở trong hàng ngũ mới có thể đấu tranh được ?
Đó là một quan điểm tồn tại cách đây mươi, mười lăm năm. Người ta cố gắng suy nghĩ rằng cần phải ở trong hàng ngũ, để đấu tranh. Và lúc đó tôi cũng suy nghĩ như vậy ! Tôi cũng cho là có thể đấu tranh được, và dù sao tiếng nói vẫn còn được cấp trên nghe tới. Tôi nhớ cách đây mười lăm năm, một số ý kiến của tôi vẫn được cấp trên tiếp nhận và có xem xét.
Nhưng mà cách đây mười năm thì đó là một sự vô vọng ! Đã không có sự tiếp nhận một kiến nghị nào cả. Một số anh em đảng viên tâm huyết mà tôi biết có kiến nghị nhiều, cũng như vậy. Lúc đó họ phải xem lại, một số những người bạn tôi đã thoái đảng. Thực chất họ không xin ra khỏi đảng nhưng không sinh hoạt đảng, coi như là một cách từ bỏ đảng, thế thôi.
Còn đối với tôi thì lúc đó tôi phải suy nghĩ. Mình còn nằm trong nội bộ, còn sinh hoạt đảng, nhưng mình không đóng góp được cái gì cả. Và mình tiếp tục phải chịu trận những cuộc sinh hoạt đảng với không khí im lặng hoàn toàn.
Tức là những buổi sinh hoạt hàng tháng vẫn phải duy trì thường xuyên. Sau khi đọc bản nghị quyết và hỏi có đồng chí nào giơ tay có ý kiến gì không, thì khá nhiều, hoặc hầu hết mọi người đều im lặng. Vì mọi người đều biết rằng nghị quyết đã như thế, mọi thứ sẽ được thông qua, sẽ không có gì thay đổi cả. Góp ý kiến cũng chẳng để làm gì. Và thế là người ta im lặng. Im lặng hết từ cuộc họp này đến cuộc họp khác, và tôi cũng vậy.
Tôi là người im lặng nhiều nhất. Tại vì tôi biết không để làm gì cả. Đó là sự im lặng mà tôi cho là đã phủ trùm lên cả Quốc hội vào thời nay. Đó là một thói quen im lặng, mà chỉ có những người ở trong nội bộ mới hiểu được nguồn cơn sâu xa của sự im lặng đó đến từ đâu.
RFI : Anh có nghĩ là sẽ có những người hưởng ứng theo không ?
Tôi hy vọng là sẽ có những người đồng cảm với tôi. Tôi không biết là họ có hưởng ứng hay không, tôi làm như thế vì ít nhất đây là vấn đề của cá nhân tôi, tôi phải giải quyết. Phải thể hiện chính kiến, và tôi cho đó là một cách để có thể dứt khoát theo con đường gần gũi với nhân dân, với người dân nghèo nhiều hơn.
Nhưng theo tôi biết thì trong giới hưu trí hiện nay cũng rất bức xúc, nhiều người bất mãn. Họ có nhiều lý do để họ bỏ sinh hoạt đảng, thoái đảng hoặc từ bỏ đảng. Tôi cho nếu không phải là anh Lê Hiếu Đằng thì sau này cũng sẽ có những người khác đi tiên phong trong việc nêu ra thực tế vấn đề, nhận chân ra vấn đề, để thay đổi vấn đề.
Đừng nghĩ rằng ra khỏi đảng là hành vi chống đảng. Đó cũng là một hành động bình thường theo điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi, hoặc là bất cứ đảng phái chính trị nào trên thế giới. Đã có vào thì có ra, chuyện đó hết sức bình thường. Nhưng mà ở Việt Nam, trong thể chế độc tài chính trị thì đó lại là một điều phạm húy, cho nên người ta e sợ.
Nhưng nếu như có một số người cũng cùng làm điều này, cũng cùng thoái đảng, từ bỏ đảng, cùng phát biểu chính kiến của mình và nêu rõ tại sao mình làm như vậy đủ để thuyết phục những người khác, thì tôi nghĩ sẽ trở thành một hiện tượng bình thường. Không phải là một hiện tượng chính trị, mà đó sẽ là một hiện tượng xã hội, và thậm chí còn là một hiện tượng văn hóa nữa.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận trả lời RFI Việt ngữ.
TÂM THƯ TỪ BỎ ĐẢNG
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tôi là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết tâm thư này nhằm khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:
Tôi chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường quân đội và nhiều năm công tác trong hệ thống chính quyền, đảng cùng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái. Với trách nhiệm của một đảng viên, tôi đã chưa từng tham nhũng hoặc bị sa đọa lối sống.
Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò “lãnh đạo toàn diện” trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm.
Kết quả của cơ chế “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản, mà thực chất là tư tưởng một đảng cố hữu, chính là nguồn cơn sâu xa và nguồn dẫn trực tiếp khiến cho xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng không thể khác hơn là thảm cảnh như ngày hôm nay.
Chưa bao giờ tham nhũng lại trở thành một quốc nạn ngập ngụa từ cấp trung ương đến tận cơ sở, từ trắng trợn đến vô liêm sỉ và dã man đến thế. Chưa bao giờ các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị, cũng như sự cấu kết giữa hai nhóm này lại biện chứng và sâu đậm đến mức bất chấp dân tình đến như vậy. Cũng chưa bao giờ hố phân hóa giàu nghèo trong xã hội ta lại thê thiết và tàn nhẫn như hiện thời.
Những độc đoán về chính trị đã tất yếu dẫn đến hậu quả nạn độc quyền, đặc quyền và đặc lợi, trục lợi. Hậu quả ấy đã đẩy nền kinh tế vào thế vong tồn và cạn kiệt hầu hết các nguồn tài nguyên của đất nước. Cuộc trục lợi không thương tiếc đó đã, đang và sẽ dồn ép hậu quả khủng khiếp của nó lên đầu 90 triệu người dân Việt và toàn bộ lực lượng vũ trang.
Chính vào lúc này, nền kinh tế Việt Nam đang đặt một chân vào vực thẳm khủng hoảng, và chỉ cần thêm ít năm nữa thôi, cơn ung hoại sẽ lan ra toàn thân để không thể một liều thuốc đặc trị nào còn tác dụng.
Ung hoại kinh tế lại đang phá nát cơ thể đạo đức xã hội. Xã hội suy đồi toàn diện. Chưa bao giờ đạo lý và văn hóa người Việt, dân tộc Việt lại trở nên thảm thương và bĩ cực như giờ đây. Tình người và mối dây ràng buộc lỏng lẻo còn lại giữa con người với nhau luôn và sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắn xé lẫn nhau.
Ai và cơ chế nào đã gây ra thảm cảnh không thể cứu vãn như thế? Trong tâm trạng tuyệt vọng của một đảng viên, những người như tôi đã phải nhận chân rằng điều được xem là sự “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản đã thất bại, thất bại một cách cố ý và quá cay đắng. Không những không hướng đến tinh thần công bằng và bác ái, làm tròn nghĩa vụ một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích.
Lời thề trung thành với Đảng Cộng sản của tôi đã bị thực tế đau đớn thẳng thừng phủ nhận.
Đảng và những người như tôi, tất cả đều sinh ra từ nhân dân và vì nhân dân. Nhưng một khi Đảng đã không còn đại diện cho quyền lợi của đại đa số người dân, vì sao chúng tôi phải tiếp tục trung thành với Đảng?
Có sinh có diệt, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản ắt phải thấy quy luật trời đất đó đang ứng nghiệm vào chính họ. Bởi thái độ vô cảm, vô trách nhiệm và tư tưởng tư hữu bất chấp dân sinh, rất nhiều đảng viên cao cấp đã đẩy xã hội vào tâm thế phản lại ý nghĩa thiêng liêng của Tổ quốc.
Đã đến lúc những người như tôi cần nhận chân rằng vai trò của Đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn. Cũng không thể gìn giữ lòng trung thành tuyệt đối với một lý tưởng chỉ còn là câu chữ cửa miệng.
Không nhằm mục đích chống Đảng, tôi thành tâm cho rằng thái độ từ bỏ Đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để gần gũi hơn với nhân dân và quyền lợi người nghèo.
Trong tận cùng tâm thức, một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Địa chỉ: 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 01235459338
Email: vietleminhquan@gmail.com
ĐƠN XIN RA ĐẢNG
Kính gửi: Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
Tôi là Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, hiện công tác và sinh hoạt đảng tại Viện Nghiên cứu phát triển, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM.
Tôi làm đơn này đề nghị Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM hướng dẫn thủ tục và giải quyết cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lý do: Tôi tự nhận thấy Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu của Đảng cùng lời thề của tôi khi vào Đảng. Do vậy tôi không còn phù hợp với vai trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản.
Trân trọng.
Ngày 5 tháng 12 năm 2013
Người làm đơn
Phạm Chí Dũng
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích. Lời thề trung thành với đảng của anh đã bị thực tế phủ nhận, đã đến lúc những người như anh cần phải nhận chân rằng vai trò của đảng không phải là vĩnh viễn.
Anh cho rằng việc từ bỏ đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để đến gần với nhân dân, và một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.
RFI Việt ngữ đã có hân hạnh được nhà bình luận Phạm Chí Dũng tiếp chuyện tối qua, ngay sau khi vừa viết xong bức tâm thư.
Đây là một quyết định khó khăn trong đời tôi, khó thể nói là dễ dàng được. Vì đối với những người hai mươi năm tuổi đảng như tôi, thì tôi nghĩ cũng như nhiều người khác thôi, họ có một cái rào cản vô hình nằm trong não trạng và có lẽ nằm cả trong tim nữa. Có một sự ràng buộc vô hình mà khó dứt áo ra đi. Điều đó ăn sâu vào từ những năm tháng được đào tạo trong môi trường của Nhà nước được gọi là Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Và tôi cũng như nhiều người khác chịu một mối dây liên hệ, một mối dây ràng buộc để khi quyết định rời bỏ môi trường cũ thì đó là một sự khó khăn. Điều đó giải thích vì sao mà nhóm Kiến nghị 72 từ đầu năm 2013 đã đưa ra những kiến nghị có thể nói rất cải cách, mang tính chất động trời như vậy, nhưng vẫn chưa hề diễn ra một hiện tượng thoái đảng theo đúng nghĩa - điều mà nhiều người đang mong chờ và cho là cần thiết.
Còn đối với cá nhân tôi thì thực ra như tôi đã trình bày trong bức tâm thư, lòng tin của tôi đối với đảng Cộng sản đã mất từ những năm 2000. Lúc đó tình hình đã xấu, suy thoái kinh tế và vấn đề đạo đức xã hội đã lan tràn. Tất nhiên chưa tới mức như ngày nay, nhưng mà tình trạng tham nhũng và lộng quyền, lạm quyền, lợi dụng quyền hành trong giới quan chức lúc đó đã khá phổ biến, và tham nhũng lúc đó đã đến mức gần như không thể chống nổi nữa.
Sau thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đến thời những Tổng bí thư khác thì tôi không còn niềm tin nữa, và thấy công cuộc chống tham nhũng gần như là thất bại. Khi đó niềm tin của tôi đối với quyền năng của đảng đã gần như chấm dứt.
Nhưng từ đó đến nay đã mười năm mà không có một chút cải cách nào khác, và tình hình thậm chí còn tệ hơn rất nhiều, như tôi đã trình bày trong bức tâm thư.
Đây là một cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, và suy đồi toàn xã hội. Không còn niềm tin ở đảng Cộng sản, và đảng Cộng sản cũng không xứng đáng với vị trí lãnh đạo đất nước, khi để đất nước tàn tạ như ngày hôm nay. Thế thì trách nhiệm một đảng viên cần phải làm gì ? Giữ khư khư quan điểm đối với đảng, hay giữ tuyệt đối lòng trung thành đối với đảng chỉ trên danh nghĩa, và chỉ làm lợi cho cá nhân mình ?
Với cá nhân tôi, và tôi nghĩ có lẽ là với nhiều đảng viên khác, họ không chấp nhận điều đó. Chỉ có khác nhau là có người thì lên tiếng, có người im lặng, có người lựa lúc mà nói, và có những người về hưu rồi mới nói. Hiện nay có khoảng từ 35 tới 40% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng. Đó là một hiện tượng mà chính con số của một số cơ quan đảng trung ương đã phải thừa nhận.
Điều đó cho thấy là đảng không hấp dẫn, không thuyết phục người ta bằng lý luận, và bị phản bác bởi thực tế. Thực tiễn quá khác với những gì trong lý luận mà đảng vẫn thường nêu ra. Và thực tiễn ngày nay lại càng trái khoáy với những điều mà giới triết gia của đảng Cộng sản đang nêu ra.
Tôi cho rằng một sự trung thành mù quáng là không thể chấp nhận được, và hơn nữa, khi biết sự thực hoàn toàn không trung thành với nhân dân, là một sự trung thành giả dối. Cho nên tôi vẫn quan niệm là, thôi, thà là một công dân tốt còn có ý nghĩa hơn rất nhiều lần so với một đảng viên tồi.
Vì vậy thực ra trong tôi đã manh nha ý định xin ra khỏi đảng từ lâu, từ những năm 2005-2006. Nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi một sự ràng buộc, một nỗi sợ hãi mơ hồ. Nỗi sợ hãi đó từ cấp trên xuống cấp dưới, từ thượng tầng kiến trúc đi tới tận cơ sở, và người ta khó thoát ra được.
Nếu như không có sự việc anh Lê Hiếu Đằng chính thức từ bỏ đảng như hôm 4/12, thì tôi cũng không biết là bản thân mình có thể quyết định được vào lúc nào sẽ chính thức từ bỏ đảng. Nhưng tôi phải cám ơn anh Lê Hiếu Đằng, và chiều nay cùng với một số anh em đi vào thăm anh Đằng, tôi muốn hỏi anh coi như là ý chung quyết, vì anh là lớp người đi trước – là tiền bối, tôi chỉ là hậu bối thôi. Và tôi thầm nghĩ ý kiến của anh sẽ là chung quyết đối với tôi.
Khi thấy anh nói về việc anh từ bỏ đảng, và một giọt nước mắt long lanh trong khóe mắt của anh, thì tôi quyết định ngay : thôi, tới lúc rồi, và không thể chần chừ được nữa. Ít nhất cá nhân mình cũng phải bày tỏ chính kiến về việc này. Và mình phải thể hiện, nếu không phải là trách nhiệm của một công dân tốt, thì ít nhất cũng phải là một người biết vượt qua được rào cản vô hình nào đó. Hay nói cách khác là vượt qua được nỗi sợ hãi.
Và đó là một cách - như tôi trình bày - con đường ngắn nhất để có thể đưa những đảng viên còn lương tâm đến gần gũi với nhân dân, với những người dân nghèo và có thể chia sẻ với họ nhiều hơn. Như vậy còn hơn là tình trạng vẫn sinh hoạt đảng nhưng sinh hoạt một cách giả tạo, lời nói không đi đôi với việc làm.
RFI : Thưa anh, có lẽ một trong những lý do khiến người ta dù không đồng tình nhưng vẫn không muốn rời đảng là vì gắn liền với chức vụ và quyền lợi, vì lâu nay tiêu chuẩn chính cho việc thăng tiến trong nghề nghiệp là đảng viên chứ không phải năng lực ?
Điều đó hoàn toàn đúng trong xã hội Việt Nam và trong giới công chức, viên chức Việt Nam. Thường đối với cấp sở, ngành, chuyên viên, cán bộ bình thường có thể không phải đảng viên, nhưng từ cấp phó phòng trở lên chắc chắn phải là đảng viên. Trong giới báo chí cũng vậy, đội ngũ ban biên tập đương nhiên phải là đảng viên.
Và cũng đúng là thực tế có khá nhiều người – tôi cho là từ 70 đến 80% - bị phụ thuộc vào chức vụ và quyền lợi. Cho nên điều rất dễ thấy trong hiện trạng xã hội Việt Nam hiện nay là rất nhiều người than thở, bức xúc về đủ thứ, về chính cấp trên của họ và chính sách của Nhà nước. Thậm chí họ có thể chỉ trích công khai đối với đảng – chỉ trích trong các quán cà phê, cả trong cuộc họp nữa.
Nhưng bảo ra khỏi đảng thì họ không đồng ý. Họ không lên tiếng, không có chính kiến về chuyện đó. Thâm tâm họ không muốn ra khỏi đảng vì họ bị ràng buộc về quyền lợi và chức vụ như vậy.
Chúng ta cũng có thể thấy một hiện tượng rất đặc trưng là trong việc bỏ phiếu cho Hiến pháp năm 2013 mới diễn ra cách đây không lâu, đã gần như tuyệt đối 100% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thuận. Cho những điều mà trước đó thậm chí có nhiều đại biểu cho là bất công ! Chẳng hạn như vấn đề thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội, hay vấn đề kinh tế quốc doanh là chủ đạo - là một vấn đề cực kỳ bất hợp lý trong tình hình hiện nay.
Nhưng mà họ vẫn bỏ phiếu thuận, vì sao ? Thứ nhất, vì họ bị thói quen ràng buộc, não trạng trì trệ ràng buộc. Thứ hai, họ bị sự im lặng lâu ngày ràng buộc. Và thứ ba, họ bị quyền lợi của họ ràng buộc. Đó là quyền lợi đại biểu, dù là quyền lợi nhỏ ở cấp địa phương, cơ sở nhưng vẫn là quyền lợi.
Và họ ngại. Họ sợ sự thay đổi, sợ va chạm. Sợ đụng độ với những thế lực mới, và trong những hoàn cảnh mới bắt buộc họ phải thay đổi thói quen của họ, và không còn đem lại, không còn giữ gìn được cho họ quyền lợi như cũ nữa.
RFI : Thưa anh, như luật gia Lê Hiếu Đằng nói, có lẽ đảng Cộng sản đã trở thành một thứ tập đoàn lợi ích ?
Tôi cho là có nhiều nhóm lợi ích đang tồn tại trong đảng Cộng sản. Và vô tình hay hữu ý, những người xưng danh nghĩa là cộng sản đang dung dưỡng, nuôi dưỡng và thậm chí là tổ chức cho những nhóm lợi ích như vậy.
Cho nên trong bức tâm thư tôi mới nói là, nói tới đảng Cộng sản bây giờ chúng ta chỉ thấy hình bóng và hơi thở của những nhóm lợi ích. Đó là những nhóm lợi ích kinh tế, và trên nữa là những nhóm thân hữu về mặt chính trị. Đặc biệt về sau này những nhóm lợi ích kinh tế và thân hữu chính trị có khuynh hướng kết chặt với nhau càng ngày càng bền vững, càng gắn chặt và càng trục lợi.
Hậu quả của sự trục lợi đó thì 90 triệu người dân Việt Nam phải chịu. Và toàn bộ lực lượng vũ trang, bao gồm cả công an và quân đội, cũng phải gánh chịu những đợt tăng giá vô tội vạ của những tập đoàn độc quyền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
RFI : Theo như những gì mà chính quyền nói và làm, có lẽ cái tên « Cộng sản » không còn đúng nữa ; thực trạng Việt Nam hiện giờ rõ ràng là một nền kinh tế theo kiểu tư bản ?
Cách đây hai mươi năm, từ thời mở cửa đã có một câu dân gian là « Đảng viên nhan nhản, nhưng mà cộng sản không có bao nhiêu ». Còn về sau này thì người ta không nói tới điều đó nữa, mà người ta nói thẳng ra là không còn cộng sản nữa !
Có một số người vẫn phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, tôi thấy hơi oan uổng. Tại vì thâm tâm tôi đánh giá là thế hệ già đã gần như qua đi rồi. Những người tốt nhất, những người trung thành và chính thống nhất của chủ nghĩa cộng sản thời chiến đã gần như đã đi qua. Nhiều người đã đi vào cõi vĩnh hằng, những người còn lại thì đã rất lớn tuổi.
Số đó có thể họ có một não trạng khác biệt với một số quan điểm cởi mở. Nhưng phải thừa nhận là trong số họ có nhiều người tốt. Họ tổt về mặt đạo đức, họ giữ được đạo lý, và nếp sống của họ trong sạch hơn hẳn so với nhiều cán bộ đảng viên cao cấp hiện nay.
Còn nhiều đảng viên cao cấp lại là một tầng lớp mới, mà người ta gọi là « tư sản đỏ ». Tư sản đỏ vẫn là một khái niệm được duy trì cho tới nay và không hề mờ nhạt, thậm chí còn được đề cao hơn nữa. Chẳng hạn ở Trung Quốc người ta gọi là tầng lớp « thái tử », tức là còn hơn cả tư sản đỏ. Đó là một tầng lớp vua chúa, một thứ vua chúa của thời hiện đại.
Hiện nay nói về chủ nghĩa cộng sản hoặc chế độ cộng sản ở Việt Nam, thì rất đau buồn là theo cá nhân tôi đánh giá, gần như không còn hình bóng của những gì tốt đẹp nhất - nếu xét theo phương diện tốt nhất của chủ nghĩa cộng sản, mà chỉ còn các nhóm lợi ích mà thôi, và những quyền lợi riêng tư.
Hoặc những người được coi là tốt nhất hiện nay, nếu không dính dáng về vấn đề vật chất, thì cũng bị che mờ bởi một bức màn giáo điều, kinh viện. Họ gần như không thoát ra được điều đó. Và nếu không thoát ra được, họ sẽ không gần gũi dân chúng. Do đó sự xa cách đối với người dân càng làm cho vị trí của họ trở nên mờ nhạt trong lòng dân chúng, và làm mất niềm tin của dân đối với chế độ.
RFI : Như vậy, như trong thư anh đã nói, đã đến lúc phải nhận chân vai trò của đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn ?
Tôi cho là như vậy ! Không có một đảng nào tồn tại vĩnh viễn, và đã đến lúc người ta cũng cần thấy rằng – nói như một triết gia Hy Lạp cổ đại – không thể đứng giữa hai dòng nước được.
Việt Nam không phải đứng giữa hai dòng nước mà giữa nhiều dòng nước, giữa cả một dòng xoáy của thời đại. Nhà nước Việt Nam sẽ tồn tại như thế nào trong dòng xoáy thời đại đó, khi trong lòng bản thân Nhà nước cũng là một dòng xoáy khổng lồ ?
Có thể nói đó là cái thế nội công, ngoại kích mà Nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt, và đối mặt một cách hết sức nguy hiểm. Trong lòng dân tộc, tình cảm phẫn nộ của dân chúng đang dâng lên như sóng triều, và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Ở bên ngoài, Nhà nước Việt Nam không gặp được nhiều thuận lợi, hoặc nói cách khác là rất ít thuận lợi trong các mối quan hệ quốc tế. Người ta nhìn Việt Nam bằng con mắt xem thường. Xem thường về nhiều thứ, trong đó đặc trưng là xem thường về bản lĩnh chính trị và đạo lý chính trị đối với giới chính khách Việt Nam. Thế thì còn làm ăn gì được nữa.
Đó là một sự thay đổi mà Nhà nước Việt Nam cần phải có, nếu không muốn bị người khác thay đổi. Nói tóm lại, những người đề cập tới việc cần phải thay đổi điều 4 Hiến pháp của đảng Cộng sản Việt Nam, tôi cho là có lý. Vì đã đến lúc cần xem xét, cần phải có một đối trọng chính trị nào đó, để mọi thứ phải được kiểm soát lẫn nhau theo cơ chế tam quyền phân lập.
Ít nhất là như vậy thì mới có thể chống tham nhũng được. Bởi nếu không chống tham nhũng thì chắc chắn là đảng sẽ sụp đổ. Lúc đó sẽ không ai giơ tay ra cứu đảng nữa, đặc biệt là dân chúng thì sẽ quay lưng với đảng.
RFI : Thưa anh, nhưng cũng có quan điểm là phải còn ở trong hàng ngũ mới có thể đấu tranh được ?
Đó là một quan điểm tồn tại cách đây mươi, mười lăm năm. Người ta cố gắng suy nghĩ rằng cần phải ở trong hàng ngũ, để đấu tranh. Và lúc đó tôi cũng suy nghĩ như vậy ! Tôi cũng cho là có thể đấu tranh được, và dù sao tiếng nói vẫn còn được cấp trên nghe tới. Tôi nhớ cách đây mười lăm năm, một số ý kiến của tôi vẫn được cấp trên tiếp nhận và có xem xét.
Nhưng mà cách đây mười năm thì đó là một sự vô vọng ! Đã không có sự tiếp nhận một kiến nghị nào cả. Một số anh em đảng viên tâm huyết mà tôi biết có kiến nghị nhiều, cũng như vậy. Lúc đó họ phải xem lại, một số những người bạn tôi đã thoái đảng. Thực chất họ không xin ra khỏi đảng nhưng không sinh hoạt đảng, coi như là một cách từ bỏ đảng, thế thôi.
Còn đối với tôi thì lúc đó tôi phải suy nghĩ. Mình còn nằm trong nội bộ, còn sinh hoạt đảng, nhưng mình không đóng góp được cái gì cả. Và mình tiếp tục phải chịu trận những cuộc sinh hoạt đảng với không khí im lặng hoàn toàn.
Tức là những buổi sinh hoạt hàng tháng vẫn phải duy trì thường xuyên. Sau khi đọc bản nghị quyết và hỏi có đồng chí nào giơ tay có ý kiến gì không, thì khá nhiều, hoặc hầu hết mọi người đều im lặng. Vì mọi người đều biết rằng nghị quyết đã như thế, mọi thứ sẽ được thông qua, sẽ không có gì thay đổi cả. Góp ý kiến cũng chẳng để làm gì. Và thế là người ta im lặng. Im lặng hết từ cuộc họp này đến cuộc họp khác, và tôi cũng vậy.
Tôi là người im lặng nhiều nhất. Tại vì tôi biết không để làm gì cả. Đó là sự im lặng mà tôi cho là đã phủ trùm lên cả Quốc hội vào thời nay. Đó là một thói quen im lặng, mà chỉ có những người ở trong nội bộ mới hiểu được nguồn cơn sâu xa của sự im lặng đó đến từ đâu.
RFI : Anh có nghĩ là sẽ có những người hưởng ứng theo không ?
Tôi hy vọng là sẽ có những người đồng cảm với tôi. Tôi không biết là họ có hưởng ứng hay không, tôi làm như thế vì ít nhất đây là vấn đề của cá nhân tôi, tôi phải giải quyết. Phải thể hiện chính kiến, và tôi cho đó là một cách để có thể dứt khoát theo con đường gần gũi với nhân dân, với người dân nghèo nhiều hơn.
Nhưng theo tôi biết thì trong giới hưu trí hiện nay cũng rất bức xúc, nhiều người bất mãn. Họ có nhiều lý do để họ bỏ sinh hoạt đảng, thoái đảng hoặc từ bỏ đảng. Tôi cho nếu không phải là anh Lê Hiếu Đằng thì sau này cũng sẽ có những người khác đi tiên phong trong việc nêu ra thực tế vấn đề, nhận chân ra vấn đề, để thay đổi vấn đề.
Đừng nghĩ rằng ra khỏi đảng là hành vi chống đảng. Đó cũng là một hành động bình thường theo điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi, hoặc là bất cứ đảng phái chính trị nào trên thế giới. Đã có vào thì có ra, chuyện đó hết sức bình thường. Nhưng mà ở Việt Nam, trong thể chế độc tài chính trị thì đó lại là một điều phạm húy, cho nên người ta e sợ.
Nhưng nếu như có một số người cũng cùng làm điều này, cũng cùng thoái đảng, từ bỏ đảng, cùng phát biểu chính kiến của mình và nêu rõ tại sao mình làm như vậy đủ để thuyết phục những người khác, thì tôi nghĩ sẽ trở thành một hiện tượng bình thường. Không phải là một hiện tượng chính trị, mà đó sẽ là một hiện tượng xã hội, và thậm chí còn là một hiện tượng văn hóa nữa.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận trả lời RFI Việt ngữ.
TÂM THƯ TỪ BỎ ĐẢNG
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tôi là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết tâm thư này nhằm khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:
Tôi chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường quân đội và nhiều năm công tác trong hệ thống chính quyền, đảng cùng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái. Với trách nhiệm của một đảng viên, tôi đã chưa từng tham nhũng hoặc bị sa đọa lối sống.
Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò “lãnh đạo toàn diện” trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm.
Kết quả của cơ chế “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản, mà thực chất là tư tưởng một đảng cố hữu, chính là nguồn cơn sâu xa và nguồn dẫn trực tiếp khiến cho xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng không thể khác hơn là thảm cảnh như ngày hôm nay.
Chưa bao giờ tham nhũng lại trở thành một quốc nạn ngập ngụa từ cấp trung ương đến tận cơ sở, từ trắng trợn đến vô liêm sỉ và dã man đến thế. Chưa bao giờ các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị, cũng như sự cấu kết giữa hai nhóm này lại biện chứng và sâu đậm đến mức bất chấp dân tình đến như vậy. Cũng chưa bao giờ hố phân hóa giàu nghèo trong xã hội ta lại thê thiết và tàn nhẫn như hiện thời.
Những độc đoán về chính trị đã tất yếu dẫn đến hậu quả nạn độc quyền, đặc quyền và đặc lợi, trục lợi. Hậu quả ấy đã đẩy nền kinh tế vào thế vong tồn và cạn kiệt hầu hết các nguồn tài nguyên của đất nước. Cuộc trục lợi không thương tiếc đó đã, đang và sẽ dồn ép hậu quả khủng khiếp của nó lên đầu 90 triệu người dân Việt và toàn bộ lực lượng vũ trang.
Chính vào lúc này, nền kinh tế Việt Nam đang đặt một chân vào vực thẳm khủng hoảng, và chỉ cần thêm ít năm nữa thôi, cơn ung hoại sẽ lan ra toàn thân để không thể một liều thuốc đặc trị nào còn tác dụng.
Ung hoại kinh tế lại đang phá nát cơ thể đạo đức xã hội. Xã hội suy đồi toàn diện. Chưa bao giờ đạo lý và văn hóa người Việt, dân tộc Việt lại trở nên thảm thương và bĩ cực như giờ đây. Tình người và mối dây ràng buộc lỏng lẻo còn lại giữa con người với nhau luôn và sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắn xé lẫn nhau.
Ai và cơ chế nào đã gây ra thảm cảnh không thể cứu vãn như thế? Trong tâm trạng tuyệt vọng của một đảng viên, những người như tôi đã phải nhận chân rằng điều được xem là sự “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản đã thất bại, thất bại một cách cố ý và quá cay đắng. Không những không hướng đến tinh thần công bằng và bác ái, làm tròn nghĩa vụ một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích.
Lời thề trung thành với Đảng Cộng sản của tôi đã bị thực tế đau đớn thẳng thừng phủ nhận.
Đảng và những người như tôi, tất cả đều sinh ra từ nhân dân và vì nhân dân. Nhưng một khi Đảng đã không còn đại diện cho quyền lợi của đại đa số người dân, vì sao chúng tôi phải tiếp tục trung thành với Đảng?
Có sinh có diệt, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản ắt phải thấy quy luật trời đất đó đang ứng nghiệm vào chính họ. Bởi thái độ vô cảm, vô trách nhiệm và tư tưởng tư hữu bất chấp dân sinh, rất nhiều đảng viên cao cấp đã đẩy xã hội vào tâm thế phản lại ý nghĩa thiêng liêng của Tổ quốc.
Đã đến lúc những người như tôi cần nhận chân rằng vai trò của Đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn. Cũng không thể gìn giữ lòng trung thành tuyệt đối với một lý tưởng chỉ còn là câu chữ cửa miệng.
Không nhằm mục đích chống Đảng, tôi thành tâm cho rằng thái độ từ bỏ Đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để gần gũi hơn với nhân dân và quyền lợi người nghèo.
Trong tận cùng tâm thức, một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Địa chỉ: 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 01235459338
Email: vietleminhquan@gmail.com
ĐƠN XIN RA ĐẢNG
Kính gửi: Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
Tôi là Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, hiện công tác và sinh hoạt đảng tại Viện Nghiên cứu phát triển, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM.
Tôi làm đơn này đề nghị Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM hướng dẫn thủ tục và giải quyết cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lý do: Tôi tự nhận thấy Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu của Đảng cùng lời thề của tôi khi vào Đảng. Do vậy tôi không còn phù hợp với vai trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản.
Trân trọng.
Ngày 5 tháng 12 năm 2013
Người làm đơn
Phạm Chí Dũng
TS.PHAN VĂN SONG * TRUNG CỘNG- VIỆT CỘNG
Tàu Mưu Đồ Gì Khi Tạo «Vùng Phòng Không» ở Biển Hoa Đông ? Việt Nam Nhập Hội Đồng Nhơn Quyền, Một Món Quà Thâm Độc ? Hiến Pháp Việt Nam 2013, Bịp Dân Hay Bịp Quốc Tế ?
Phan Văn Song, TS
December 7, 2013One Bình Luận
December 7, 2013One Bình Luận
1. Vùng Phòng Không Tàu
Những
ngày qua, tình hình Biển Hoa Đông bổng nóng bỏng hơn : những tin tức
nhận được trên mạng, liên tiếp đăng tin những tuyên bố và hành động đơn
phương rất « hung hăng » của Trung Quốc như : « Trung Quốc tuyên bố
đã cử hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống vùng Biển Đông để
«nghiên cứu và diễn tập quân sự» trong lúc căng thẳng quốc tế
ở Biển Hoa Đông vì chế độ « vùng phòng không » Bắc Kinh lập ra vẫn cao ».
Và
tiếp theo là những tuyên bố hay hành động không kém phần « hiếu chiến »
của các quốc gia láng giềng có hoặc đường biên giới, hoặc hải phận,
hoặc tranh chấp chủ quyển đất đai, hải đảo với Tàu, như Nhựt Bổn, như
Đại Hàn, như Phi Luật Tân, và kể cả anh Mỹ và anh Úc Châu tuy ở xa không
có đường biên giới hải phận hay không phận cũng tỏ thái độ không bằng
lòng : « Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra quyết định lập « vùng
phòng không » trên Biển Hoa Đông, chồng lấn lên vùng phòng không của
Nhật Bản đã đẩy căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh
lên một nấc ». Tuy quyết định này đã gây bất ngờ cho nhiều nước đang
có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cũng như với cả Washington, vốn
gần đây « xoay trục », muốn khẳng định sự có mặt ở khu vực Châu Á Thái
Bình Dương, nên, để tỏ thái độ không bằng lòng đã khai pháo thăm dò cương quyết của Trung Quốc bằng
cho hai chiếc đại oanh tạc cơ B52 bay dạo chơi trong vùng không phận
mới của Tàu. Và Tàu im tiếng không trả lời bằng vũ lực hay hăm dọa gì
cả, và được thế, cả Nhựt lẫn Đại Hàn vẫn thản nhiên cho máy bay « xâm
phạm » vùng phòng không.
Thực
sự Trung Cộng muốn gì ? Gây hấn với anh láng giềng cựu thù là Nhựt bổn
qua cái việc tranh chấp đảo Sensaku hay Điếu Ngư ? Quá nhỏ để đi đến
chiến tranh ? Nhưng bỏ qua, không được, vì quyền lợi kinh tế do khai
thác dầu hỏa và khí đốt, và quan trọng hơn là mất mặt với dân Tàu nhà
mình và thế giới, sau khi đã (lở) rầm rộ tung chiến dịch bài Nhựt qua
những tuyên bố quá khích. Và …có dám đi đến chiến tranh không ? Hay khêu
khích, tố phé, để nếu xảy ra chiến tranh thì sẽ đổ thừa cho Mỹ Nhựt và
Đại Hàn. Thực tình mà nói, bài Nhựt vào thời điểm nầy, một mặt, cũng
là lúc khá thuận tiện, với cơ hội là Nhựt Bổn đang có một chánh phủ
Shinzo Abe hữu phái và đang dựng lại tinh thần quốc gia Showa, để tạo dư
luận thế giới thuận về Trung Quốc. Thứ nữa, là Tàu cũng hy vọng chiến
tranh sẽ làm suy sụp nước Nhựt đang trên tình trạng vực dậy sau bao năm
suy thoái và đang lo chữa bệnh sau vụ Fukushima và sóng thần.Tuy nhiên,
chiến tranh cũng không làm lợi gì cho Tàu. Trong cái thế đang xây dựng
một đất nước hùng mạnh, chiến tranh là bẻ gảy cái trớn đương trên đà
phát triển của chính Trung Quốc.
Trừ
phi, trừ phi, … chiến tranh sẽ được dùng để giải quyết những lỉnh kỉnh
nội bộ bên trong. Ngày nay, với một vẽ mặt bề ngoài tương đối mạnh về
tập trung quyền lực, nhưng trái lại, về nội bộ, Trung Quốc đang ở trong
cái thế chia rẽ và đấu tranh quyền lực. Các tỉnh lớn phía Đông, ven
Biển, điển hình là Thượng Hải, phát triển quá nhanh quá mạnh, quá tiên
tiến, bỏ xa các tỉnh phía trong lục địa và phía Tây, tạo một Trung Quốc
bất đồng về phát triển, không thăng bằng về mặt xã hôi, và quan trọng
và nguy hiểm hơn tạo bất hòa giữa các tỉnh miền ven biển và nội địa.
Thực vậy, Trung Hoa không phải là một quốc gia hoàn toàn thuần nhứt, nếu
chữ viết được thống nhứt, tiếng nói vẫn không thống nhứt được, thậm chí
cả văn hóa,… thí dụ nhóm thoại ngữ 6 âm không đồng văn hóa với nhóm 4
âm (6 âm gồm Hoa Nam: quảng Đông, Quảng Tây với hai trung tâm văn hóa và
thương mại lớn là Hong Kong và Quảng Châu). Ấy là chưa kể những tỉnh
lớn phía Tây như Tứ Xuyên với Trùng Khánh hay các tỉnh Tây Bắc. Trung
Quốc lúc nào cũng có truyền thống tiêu diệt văn hóa bản địa, để Hán hoá.
Hán hóa lúc xưa thì dùng hệ thống tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử, ngày nay
thêm tư tưởng Mao Tsé Dông. Đặng Tiểu Bình là người đã vực dậy và xây
dựng Trung Hoa tân thời ngày nay, nhưng có ai tôn thờ đâu ? chỉ tôn thờ
Mao Tsé Dông vì Mao Tsé Dông cho chủ thuyết Hán. Và nhơn danh Mao… ở Tân
Cương văn hóa Hán Khổng Mao đang xâm chiếm và diệt văn hóa Đông Thổ,
người Duy Ngô Nhỉ gốc Thổ Nhỉ Kỳ, nói tiếng Thổ, đạo Hồi. Ở Tây Tạng,
người Tàu và văn hóa Hán Khổng Mao cũng đã và đang xâm chiếm và tiêu
diệt văn hóa Tây Tạng. Triều đại cuối cùng Trung Hoa gốc Mãn Thanh, ngày
nay dân Mãn Thanh hoàn toàn tuyệt gốc, có người Mãn chăng đi nữa thì đã
nay phải thay tên đổi họ để hoàn toàn hòa hợp vào người Hán, ấy là chỉ
từ 1911 đến nay thôi. May cho người Mông Cổ, nếu người Mông Cổ còn có
mặt trên địa cầu ấy là nhờ có Cộng Hòa Mông Cổ mà người Hoa vẫn tiếp tục
gọi là Ngoại Mông (và vài người Việt Hán Ngụy vẫn tiếp tục bắt chước
nói theo). Còn tất cả là Hoa hóa, Hán hóa cả. Tất cả công dân Tàu ngày
nay là người Hoa, nhưng chưa hoàn toàn thuần tục Hán.
Trường hợp Việt Nam
với một ngàn năm đô hộ Tàu, và hai ngàn năm văn hóa Tàu, chúng ta có
cái may mắn là có ngõ thoát xuống phương Nam để tiếp xúc với văn hóa
Chàm, Mã lai, Ấn độ. Chúng ta cũng có cái may mắn là trong vòng 200 năm,
các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong lơ là qua lại ngoại giao với Triều đình
Trung Hoa. Càng may mắn hơn là các Chúa Nguyễn đưa Phật giáo làm quốc
giáo, bỏ Nho giáo, giúp đở các người Hoa theo Nhà Minh chống Nhà Thanh
nên trong vòng 200 năm xứ Đàng Trong chúng ta bớt ảnh hưởng Nho giáo và
Văn hóa Tàu. Tiếc thay, các vị Vua Triều Nguyễn, hậu duệ các Chúa Nguyễn
lại không tuân hành truyền thống gia đình, nhứt là bắt đầu từVua Minh
Mạng, đã bị các Nho sĩ hủ lậu nhốt trong Cấm Thành, bịt tai bịt mắt, tác
oai tác quái, diệt trưởng dựng thứ, để dễ bề Nhiếp Chánh, quân chủ độc
tài (dưới thời Minh Mạng 1820 – 1820, 234 cuộc nông dân nổi dậy, trung
bình 11 cuộc nổi dậy một năm; dưới Thiệu trị, 8 cuộc một năm. Tóm tắt
lại trong 60 năm đầu cuộc Triều đại Nhà Nguyễn, 405 cuộc nổi dậy, chưa
có Triều đại nào có nhiều cuộc nổi dậy như vậy. (Lê Thành Khôi, Histoire du Việt Nam,
SudEstAsie, Paris 1982). Tóm lại cũng chỉ vì quan lại hủ nho mà Triều
đình thối nát, nên mới đưa nước Việt Nam vào con đường mất nước, từ một
nước Đàng Trong giàu có vững mạnh sang một quốc gia chư hầu nhà Thanh và
cuối cùng thuộc địa Pháp. Hay chỉ là màn kịch ? Vì
Sau
khi Tàu đơn phương tuyên bố « vùng phòng không », ngoài những tuyên bố
phản đối, Huê Kỳ bèn phản pháp cho hai máy bay tổ chảng bành ky B 52,
không muốn thấy cũng phải thấy, bay vào « vùng phòng phòng không Tàu »
và Tàu nhắm mắt, ngãnh mặt làm ngơ, và sau khi bị dân chúng mình diểu
cợt bèn ngượng ngùng tuyên bố : « Tui thấy chớ và tui còn thấy kỹ nữa »
để chứng minh kỹ thuật ta ngon ! Và Đại Hàn cũng bay thử, Tàu cũng im.
Ngày nay chưa biết Nhựt có dám chơi một chiếc may bay quân sự kamikazé
chịu chơi chui vào xem Tàu dám bắn không ? Nhưng thật sự mà nói, lúc nầy
đánh nhau, nếu đánh nhau thiệt, thì thằng u đầu, thằng cũng sức trán.
Mà hai tay nầy đều là số hai số ba nghề buôn bán. Xếp sòng sòng cờ bạc
chứng khoán thị trường Đông Nam Á, oánh nhau thì hai thằnh nhỏ Đại Hàn,
Đài loan ngư ông hưởng lợi, và thêm thằng Xin ga po Tân Gia Ba nữa. Vì
vậy thằng tui người viết nghĩ rằng, đây là trận chiến hù. Tàu
thường chưởi Mỹ là Cọp giấy. Như thật sự Tàu là Cọp giấy. Cũng đửng quên
quê hương Hát Bộ là Tàu. Lùng tùng Xà, Quan Công, Trung Cộng ra múa một
đường Thanh Long Đao lã lướt, « ải ải ta đây …. ». Nhựt Bổn là Trương
Phi cũng lã lướt một đường xà mâu, … « ý ý có ta đây ! » và cuối cùng
Lưu Bị, Huê Kỳ tay vuốt râu xàng qua xàng lại, hai chiếc B52, cho bây
cùng thấy và …lùng tùng xà … xáp lại chưn hình bộ ba trên sân khấu. Cắt
cắt, tùng, tùng …xà ! ! !
Tóm lại đây chỉ là một tuồng hát bộ !
Nhưng
vì Hát Bộ nầy Hò Quảng nên mới nói nhiều như vậy ! (Thằng tui, người
viết thời thiếu thời sanh ở gần Đình Thành Công, hẻm Paul Bert, Tân
Định, lớn lên đã biết coi cọp hát bộ nên xem hát bộ khá nghề !).
Tàu
đang điệu võ dương oai, đem « tàu chở máy bay » ra Biển Đông đi sát mí
Biển lớn, ý là dò hơi anh Mỹ, xem Obama, tuyên bố « xoay trục », xem
Obama tuyên bố sẽ là Tồng Thống nhước Mỹ Thài Bình Dương có thiệt
không ? Vì vậy phải đem Tàu « chở máy bay » đi thử lữa. Chúng tôi, người
viết nói « Tàu chở máy bay » chứ không nói « Hàng Không mẫu hạm » hay
« Tàu sân bay » gì cả, vì hai loại tàu sau là tàu chiến. Chiếc Liêu Ninh
không có khí giới ! vô hại ! Cũng như B52 Mỹ bay xâm phạp « vùng phòng
không » Tàu vậy, B 52 không võ khí. Vô thưởng vô phạt, chỉ đi có bài
quyền lùng tùng xà, ải ải ta đây… ! Chả hại ai.
Nhưng quan trọng, trong tuồng hát, mọi người đều lên tiếng.
Ba kép chánh đã đành. Philippines, Đại Hàn, cả Đài Loan, các tay lính
phụ … cũng « dạ, dạ tôi đây… ! » chạy một vòng quỳ gối chưn hình. Thậm
chí trong cánh gà… các kép phụ, Úc châu, Indônêsia, Mã lai Á cũng ơi ới
reo hò. Riêng về Việt Nam, các bạn cố ngóng tai, im re. Việt Nam
vẫn một mặt « cúi đầu dưới trướng », im hơi lặng tiếng, « liệu lời kêu
ca » trước với thái độ cha mẹ ăn hiếp cả vú lấp miệng em của Tàu ! Nhưng
Việt Nam ngày nay ngon lành mà, vì nhờ « món quà-cadeau » của thế giới, cho vào làm thành viên của Hội Đồng Nhơn Quyền Liên Hiệp Quốc. Nhưng coi chừng có thể là một cadeau empoisonné-một món quà thâm độc hại người đấy !
2. Việt Nam nhập Hội Đồng Nhơn Quyền
Tại
sao Thế giới lại cho cái anh chàng tồi tệ về Nhơn quyền nầy vào Hhội
Đồng Nhơn Quyền như vậy ? Thế giới có điên chăng ? Không ! Thế giới là
một anh chàng đểu, đây là một bài học, cho Việt Nam và các quốc gia đồng lứa vào Hội Đồng Nhơn Quyền kỳ nầy, cho các anh vào để cho các anh hiểu thế nào là Nhơn Quyền. Thế giới cho các anh làm thành viên Hội Đồng Nhơn Quyền với cái hy vọng-(một thái độ rất kẻ cả, loại cha mẹ nuông con-paternalisme protecteur tàn dư của những suy nghĩ thuộc địa da trắng-colonialisme de l’homme blanc đầy tự phụ kiêu căng-arrogance !)-mong rằng những loại cadeaux rẻ tiền
kiểu mề đay, huy chương vô thưởng vô phạt nầy, sẽ làm cho những quốc
gia côn đồ, độc tài kiểu Việt Cộng và đồng lứa sẽ cải tà quy chánh, suy
nghĩ lại và sẽ tự sửa mình (các quốc gia đồng lứa được lựa vào làm thanh viên Hội đồng Nhơn quyền Liên Hiệp Quốc kỳ nầy là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Cuba…). Nói theo Tây, çà ne coûte rien, çà peut rapporter gros-không tốn gì cả, may ra có lợi !
Thật
đúng là cái ngây ngơ của người Thiên Chúa Giáo da trắng tây phương âu
mỹ, quan niệm rằng khi một con mèo được nuôi nấng tử tế, sống với người,
ăn thức ăn pet-food do người thương nuôi cho, thì con mèo sẽ hết là con
mèo, hết thèm ăn chuột. Và đưa mèo ở chung với đàn chuột với cái hy
vọng vọng ràng mèo đàng hoàng sẽ không còn ăn chuột ! Nhưng than ôi !
đuổi cái bản chất đi, hắn sẽ trở lại tức thì-chasser la nature, elle revient au galop aussitôt ! Độc tài là bản chất của của các quốc gia côn đồ, kém dân chủ.
Thật thà mà nói, thuật trị dân kiểu ‘dân chủ’ khó hơn là trị dân kiểu
‘độc tài’ ! Các giáo sư ‘thuật trị dân kiểu dân chủ’ gốc tây phương vẫn
lay hoay từ hơn nửa thế kỷ qua và trên chục năm của thế kỷ nầy để phá
vỡ những bức tường, hay não trạng độc tài của các nước chậm tiến. Vừa
tốn sức vừa tốn tiền, chi tiền chỉ là muối bỏ biển, chi công là công dả
tràng, đem quân qua cứu người vừa bị thiệt hại vừa bị mắng là đi xâm
chiến. Từ Huê Kỳ đến Pháp, Anh …đều bị mang tiếng xấu. Thậm chí đến cả
người dân của các nước kém dân chủ, người được giải phóng, người được
hưởng dân chủ cũng vẫn không hiểu dân chủ, lầm tưởng dân chủ là quyền
lợi của giai cấp mình, có khi của cả cá nhơn hay gia đình mình, huống
chi là những tay cầm quyền. Tiền của để xây dựng dân chủ tân tiến đều bị
những nhóm cầm quyền tịch thu làm của riêng. Ăn cắp trắng trợn, đục
khoét, tham nhũng, rút ruột công trình là những tệ nạn của những xã hội
kém phát triển trên toàn thế giới. Vì vậy Nhơn quyền chỉ là một ‘củ cà rốt rẻ tiền’ hơn để quảng bá một trật tự mới với một quan niệm dân chủ ‘light’ nhẹ nhàng hơn ! Và những món quà-cadeaux, kiểu thành viên các cơ quan quốc tế nầy
chẳng qua là những cái vuốt ve, xoa đầu của các chủ nhơn ông tài phiệt
thế giới để…có những đệ tử ngoan hiền phục vụ lợi ích của mình.
Ngày nay, khoa ngữ nghĩa học-le dialectique đã được vào ngành khoa học chánh trị- sciences politiques, Nhơn quyền ở đây được sử dụng như một dialectique thôi ! Nó là chỉ là một phương tiện chánh trị-un moyen politique, để …mua chuộc, thoa dịu, mở một thị trường … vân vân…
Trung
Quốc hung hăng ? đưa vào quỷ đạo nhơn quyền tử tế sẽ dễ gần gủi nói
chuyện hơn, Việt Nam côn đồ ? với những cadeaux như vào WTO, vào APEC, …
sẽ được xem như người lớn, có trách nhiệm, biết tự trọng, có ngoại hình
từ nay, tử tế, tóc tai chải chuốt, cổ mang cà vạt, mình mặc áo vét,
chơn đi giầy tây, may ra sẽ dễ dàng tiếp xúc, dễ bảo hơn, Ả Rập Xê Út
hay Cuba cũng rứa thôi, xêm xêm cả …). Nhớ ngày xưa ta trọng cái ô và
cái áo the thâm thế nào, thì bây giờ ta quý cái complet, cà vạt, cái i
phone thế ấy ! Còn thật sự các quốc gia ấy có tôn trọng Nhơn quyền hay
không ? Tùy. Tùy định nghĩa, tùy suy nghĩ, tùy văn hóa …Ả Rập Xê Út vẫn
chặt tay kẻ trộm, chặt đầu và bêu đầu kẻ cướp giữa chợ, hay ném đá đàn
bà ngoại tình ? ấy là phong tục văn hóa đặc biệt phải tôn trọng tín ngưởng. Trung Quốc Việt Nam có bắt nhà báo, bắt người bất đồng chánh kiến ? ấy là văn hóa Á đông, Khổng tử
‘Quân, Sư, Phụ’, người trên nói kẻ dưới nghe, cải lại là có tội, Đảng
là Vua, vì vậy phải Trung với Đảng như Trung với Quân (Vua), và chỉ Hiếu
với Dân vì dân chỉ là cha mẹ (Phụ) thôi ! Với lý luận như vậy, phương
Tây âu mỹ càng khe khắc bao nhiêu với văn hóa xã hội của mình, với bảo
vệ những xâm phạm nhơn quyền từ quyền thai nhi trong bụng mẹ (luật chống
phá thai) đến bảo vệ quyền được thay đổi luật thiên nhiên (cho phép hôn
phối các đồng tình đồng giới), lại càng dễ dải, thông cảm, gần như đồng
lỏa với quan niêm nhơn quyền cổ hủ của Đông phương, từ Trung Đông Hồi
giáo đến Đông Á Khổng Giáo.
Quan
niệm nhơn quyền tây phương ngày nay càng ngày càng phong phú mở rộng,
đem cái ngôn, cái luận, cái suy nghĩ cá nhơn, cái đặc thể con người làm
trọng tâm, trong khi ấy, quan niệm nhơn quyền các quốc gia Trung và
Đông Á châu hay các quốc gia chậm tiến đều vẫn bị gò bó trong tư tưởng
văn hóa tập thể, gia đình, cộng đồng, làng xã, cột buộc con người trong
suy nghĩ chung của các tập tục, phong tục cổ truyền hay… quy chiếu trong
các cương lĩnh trong đoàn thể trong đảng phái, hay trong truyền thống
kinh kệ, giáo lý của các tôn giáo, giáo điều, quy ước, khăn trùm đầu,
râu tóc, đầu trọc, nam nữ cách ly, chồng đi trước, vợ đi sau, trọng nam
khinh nữ…Nói tóm lại, ngày nay, mặc dù thế giới đại đồng toàn cầu hóa,
nhưng Đông và Tây vẫn chứ hoàn toàn gặp nhau, Nam và Bắc vẫn còn hai
thái cực.
Càng
toàn cầu hóa vật dụng, từ quần jean Levi’s, nước uống Coca, giầy bố
Nike hay Converse, áo thun ba lỗ đầy nhản hiệu, não trạng phong tục văn
hóa càng xa cách. Càng ngày càng cọ sát với văn minh tân thời âu mỹ, từ
cell phone, xe hơi, máy bay hay ngay cả dụng cụ chiến tranh, xe tăng,
tầu lặn, súng AK,… phong tục, nếp suy nghĩ, văn hóa càng bị đụng chạm
mạnh, một cái đụng chạm-choc về văn hoá, từ những tập tục gia
đình, lấy chồng lấy vợ cùng làng cùng xứ, đến tập quán tôn giáo… lại
không được cởi mở mà lại còn càng ngày càng quá khích hơn, các cộng đồng
di dân tỵ nạn xứ người đáng lý hội nhập-intrégration, xen tháp-insertion, càng ngày lại càng mở những ghettos-trại
tập trung từ suy nghĩ đến phong tục ăn uống, ngay nơi xứ người. Người
ăn chay, từ trai giới Phật giáo, Halal Hồi giáo, đến Kasher Do thái càng
ngày càng đông, chưa kể những đạo kiêng đạo cấm, đạo cử, đạo nên …ăn
cái nầy, cử ăn cái kia, ăn cái nọ nên thuốc, nên ăn bio, cử hút thuốc,
cử uống rượu… Tóm lại đạo sợ, ăn sai sợ Chúa phạt, Phật rầy, Allah quở,
Jéhovah la ! Ăn béo, ăn thịt sợ mập, sợ mỡ, ăn ngọt sợ tiểu đường, ăn
muối sợ xơ tim …nhưng chưa bao giờ nhơn loại sống lâu như vậy, và chưa
bao giờ nhơn loại bệnh nhiều như vậy vì tiêu thụ một số thuốc khổng lồ,
tây y hay đông y, chưa bao giờ con người diệt chủng hằng loạt sanh vật
để trị bệnh như lúc nầy từ con tê giác sắp sửa tuyệt chủng vì chiếc
sừng, con cá mập sắp tiêu tùng vì cái vi, con cá ngựa-hyppocampe và
nhiều nữa…! Thật là một nghịch lý !
Nói
tóm lại, tất cả những hội đồng quốc tế, các cơ quan quốc tế đều là
những bề ngoài ngoại giao cả. Mà hể nói đến ngoại giao là phải nghĩ đến
tương quan lực lượng. Mà cái so sánh tương quan lực lượng ngày này là SỢ, và KẺ THÙ.
Vì Sợ và Kẻ Thù nên các quốc gia chậm tiến ngày nay đều là độc tài. Bản
Hiến Pháp mới 2013 của Việt Nam Cộng sản cũng được xây dựng trên suy
nghĩ ấy.
3. Bản Hiến Pháp Việt Nam 2013
Sau
gần một năm trời chiến dịch hỏi ý kiến, mở tham luận, bản Hiến Pháp
2013 được Quốc Hội Việt Nam biểu quyết thuận gần 100 %. Thật là Tạo ngọn
núi đẻ ra một con chuột lắc- La montagne a pondu une souris. Biểu diễn suốt một
năm để lập trò chơi dân chủ, để cuối cùng chỉ sao chép bản Cương lĩnh
của Đảng Cộng sản Việt Nam biến thành bản Hiến Pháp Việt Nam.
Trò
chơi Dân chủ nầy đã bịp được quốc tế : Một năm tham khảo nói chuyện với
dân, Việt Nam thật là dân chủ ! Nhưng trò chơi dân chủ nầy có bịp được
dân Việt Nam không ? Chúng tôi nghĩ rằng không, những người Việt Nam
khôn ngoan yêu nước không ai trả lời cả. Có những ai đó trả lời, thât sự
chỉ là những nhóm người « đầu tư » vào một tương lai nào đó ? ! có
người tham luận ? cũng có, như ng thâậ t sưự chỉ là « đưa tay »,
« đăng ký », nói theo từ Cộng sản, nói theo the ta là « ghi danh, xí
chổ » cho một tương lai nào đó. Tóm lại, chỉ là những cử chỉ « xin
cho » với nhà đương quyền, vì « chả nhẽ phe ta « chầu rìa » mãi thế
nầy ? – họ ăn no cũng có ngày họ nhả cho phe ta chứ - ! Nhưng thiên hạ
lầm cả. Đảng Cộng sản không bao giờ tự động đi cả. Toàn dân hãy đứng lên
đuổi họ dị. Ukraine đã làm Cách Mạng Hoa Hồng một lần rồi, nay dân
chúng Ukraine tiếp tục làm nữa. Chỉ để đuổi tham nhũng, độc tài, vô tích sự đi thôi ! Và lấy lại quyền tự quyết cho Nhơn dân.
Chừng nào Việt Nam?
Mong lắm!
Hồi Nhơn Sơn, tháng 12 2013.
Phan Văn Song
No comments:
Post a Comment