Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 30 November 2016

THICH QUẢNG ĐỨC - VĂN QUANG - VIỆT CỘNG

Tuesday, June 11, 2013


HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC


Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự


thiêu: 50 năm nhìn lại

Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn, ngày 11/6/1963. (AP/ Malcolm Browne)
Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn, ngày 11/6/1963. (AP/ Malcolm Browne)
CỠ CHỮ
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng sục sôi giữa Phật giáo miền Nam và chính quyền Ngô Đình Diệm, một người theo Công giáo và bị cho là có những hành động đàn áp Phật giáo.

Sự kiện này có thể đã không được cả thế giới biết tới nếu không nhờ ký giả Malcolm Browne của hãng tin AP.

Ông Malcome Browne khi đó đang là Trưởng văn phòng của AP tại Sài Gòn và đã tác nghiệp ở Việt Nam được 3 năm.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí TIME, ông Browne thuật lại rằng vào thời điểm đó quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm trở nên xấu hơn, nhất là sau sự kiện cảnh sát ở Huế dùng vũ lực với Phật tử biểu tình phản đối việc chính quyền cấm treo Phật kỳ trong ngày Lễ Phật Đản.

Ông Browne nói lúc bấy giờ ông quan tâm nhiều hơn đến người theo Phật giáo ở Việt Nam vì ông dự cảm rằng họ sẽ là những người làm biến chuyển thế cuộc.

Mùa xuân năm 1963, giới tăng sư ngụ ý rằng họ sẽ thể hiện một sự phản kháng chưa từng có. Ông Browne nói họ còn gọi điện thoại đánh tiếng với báo giới nước ngoài vào đêm hôm trước rằng một “điều gì đó rất quan trọng” sắp sửa xảy ra.

Cảnh báo này bị hầu hết các nhà báo phớt lờ vì trước đây cũng đã có những lời đe dọa tương tự, nhưng ông Browne vẫn quyết định xách theo máy ảnh vào sáng hôm sau.

Nhận xét về quyết định này của ông Browne, Richard Pyle, Trưởng văn phòng AP ở Sài Gòn từ năm 1970 đến năm 1973, nói:

“Malcolm chụp ảnh với khả năng nhìn xa trông rộng xuất sắc. Tôi biết là Horst Fass, chủ biên nhiếp ảnh của Malcolm, từng nói với anh ấy rằng đi đâu cũng phải xách theo máy chụp ảnh và đó là lý do tại sao Malcolm xách máy theo vào hôm đó. Nếu Horst Fass mà biết Malcolm không mang máy, ông ta sẽ nhảy dựng lên mắng nhiếc. Và một phóng viên người Việt nữa tên Ha Van Tran đi cùng Malcolm cũng mang theo máy. Vậy là AP có 2 máy chụp ảnh ở đó và không hãng nào có máy ảnh cả.”

‘Ký ức kinh hoàng’

Khi ông Browne đến ngôi chùa nơi các tăng ni đang tề tựu, ông thấy mọi thứ có vẻ đang được tiến hành. Họ đang tụng kinh cầu siêu. Ông biết rằng lần này họ không nói suông.

Rồi theo hiệu lệnh của những người lãnh đạo, tất cả tăng ni đổ ra đường và tuần hành về trung tâm Sài Gòn.

Khi đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám), họ đứng thành vòng tròn vây quanh chiếc xe Austin Westminster màu xanh dẫn đầu đoàn tuần hành trong suốt chặng đường.

Ông Browne thuật lại chi tiết những diễn biến sau đó trong một cuộc phỏng vấn do AP thực hiện:
Phóng viên Malcolm Browne phỏng vấn hòa thượng Quảng Liên, phát ngôn viên chính của chùa Xá Lợi, ngày 27/6/1963.Phóng viên Malcolm Browne phỏng vấn hòa thượng Quảng Liên, phát ngôn viên chính của chùa Xá Lợi, ngày 27/6/1963.
 
“Và một vị cao tăng bước ra khỏi xe, người mà sau này tôi mới biết tên là Thích Quảng Đức, rồi thêm hai vị sư trẻ tuổi khác. Hai người họ dìu ông ấy ra giữa vòng tròn, đặt một cái gối xuống đường rải nhựa. Quả là ký ức kinh hoàng! Một người họ quay trở lại xe và lấy ra một can nhựa polyethylene đựng đầy xăng màu hồng, sau này tôi mới biết là có pha thêm nhiên liệu máy bay phản lực để cháy lâu hơn, rồi người này đổ xăng từ trên đầu xuống và lùi lại mấy bước.

Ngay lúc đó, vị hòa thượng rút ra một hộp diêm, quẹt một que và thả nó rơi vào lòng. Ngọn lửa lập tức phừng lên trùm kín cả thân người. Mặt ông ấy nhăn nhúm lại. Nhìn nét mặt ấy là biết ông ấy đang đau đớn khôn xiết nhưng ông ấy không kêu lên một tiếng. Tôi nghĩ ông ấy tự thiêu khoảng 10 phút, có lẽ lâu hơn một chút, nhưng cảm thấy như kéo dài đến vô tận vậy. Tất nhiên, cả giao lộ nồng lên mùi thịt cháy và tăng ni thì khóc than kêu gào. Xe cứu hỏa tới và cố len qua vòng người, nhưng mấy vị sư lao tới chèn người dưới bánh xe trước và nằm ra giữa đường, nên thành ra xe muốn tiến lên chỉ có cách là cán qua người họ. Mọi thứ diễn ra khi tôi đang chụp ảnh.”

Lúc đó trong đầu ông Browne chỉ nghĩ đến việc phải chụp như thế nào để làm nổi bật đối tượng. Trả lời phỏng vấn của TIME, ông nói:

“Lúc đó tôi chỉ nghĩ đến việc đối tượng chụp là đối tượng tự phát sáng nên phải chỉnh khẩu độ ống kính về f10 hoặc đại loại thế. Tôi dùng máy chụp ảnh rẻ tiền của Nhật tên là Petri. Tôi dùng rất thạo máy này nên tôi muốn đoan chắc rằng không những phải chỉnh chế độ chụp cho đúng mỗi lần bấm máy mà còn phải canh cho chuẩn, rồi còn phải thao tác thật nhanh để theo kịp diễn tiến. Tôi xài khoảng 10 cuộn phim vì chụp luôn tay.”

Phản ứng và hệ quả

Biết mình đã chụp được những bức ảnh quan trọng, phóng viên Malcolm Browne tức tốc gửi phim qua văn phòng AP ở Manila, Philippines, nơi có thiết bị đánh điện bằng radio gửi về trụ sở AP ở Mỹ.

Và khi AP công bố bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức ngồi kiết già giữa ngọn lửa ngùn ngụt, cả thế giới choáng váng.

Được biết Tổng thống Mỹ Kennedy khi nhìn thấy bức ảnh đã nói: “Không bức ảnh thời sự nào trong lịch sử khơi lên nhiều cảm xúc khắp thế giới như bức ảnh đó.”

AP nói bức ảnh này đã khiến chính quyền Kennedy nghiêm túc xem xét lại chính sách ủng hộ của Mỹ đối với chế độ Ngô Đình Diệm.

Ông Hal Buell, Giám đốc Nhiếp ảnh của AP đánh giá:

“Bức ảnh của Malcolm đưa cuộc chiến ở Việt Nam lên trang nhất, và nó ở đó trong suốt hơn 10 năm. Bức ảnh đó gây sốc và khiến người ta chú ý đến mức người ta bắt đầu hỏi, ‘Việt Nam này là nước nào? Chuyện gì xảy ra ở đó? Bao nhiêu người Mỹ ở đó?’ Tất cả những câu hỏi kiểu như vậy.”

Đến tháng 11 năm 1963, ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị ám sát cùng với người em trai Ngô Đình Nhu trong một cuộc đảo chính khi cuộc khủng hoảng Phật giáo ngày càng trầm trọng.

Từ năm 1964, Mỹ can dự sâu hơn vào cuộc chiến ở Việt Nam và mãi cho đến năm 1975 mới rút đi hoàn toàn khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.

Bức ảnh mang về cho Malcolm Browne giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới của Năm năm 1963. Năm 1964, Browne giành luôn giải Pulitzer danh giá cho tường trình của ông về cuộc chiến ở Việt Nam và vụ lật đổ ông Diệm.

Malcolm Browne sau này rời AP về làm việc với báo The New York Times.

Ông qua đời vào ngày 27 tháng 8 năm 2012 tại Mỹ, thọ 81 tuổi.

THE PENTAGON PAPERS: BIẾN ĐỘNG PHẬT GIÁO

Từ Ngày 8-5 Tới 21-8-1963


· Hồ Sơ Mật Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về Cuộc Chiến VN

· Giải Mật Ngày 13-6-2011



Dịch theo bản văn từ trang nhà của Đại Học Mount Holyoke College:

https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon2/pent6.htm

(LỜI NGƯỜI DỊCH: The Pentagon Papers là tên gọi tắt một hồ sơ tối mật về Cuộc Chiến Việt Nam; theo Wikipedia, hồ sơ này tên chính thức là “United States – Vietnam Relations, 1945–1967: A Study Prepared by the Department of Defense” (Quan Hệ Mỹ-Việt, 1945–1967: Cuộc Nghiên Cứu Thực Hiện Bởi Bộ Quốc Phòng). Hồ sơ này được giải mật và phổ biến công khai năm 2011.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara thành lập Ban Đặc Nhiệm Nghiên Cứu Về Việt Nam ngày 17-6-1967, có nhiệm vụ viết một “tự điển bách khoa về Cuộc Chiến Việt Nam,” mà theo ông là để lưu hồ sơ cho các sử gia và để ngăn cản các sai lầm chính sách trong các chính phủ Hoa Kỳ tương lai.


Hồ sơ này thực hiện bởi 36 nhà phân tích – phân nửa là các sĩ quan đương nhiệm lúc đó, phần còn lại là các học giả và các viên chức dân sự liên bang — phần lớn dựa vào các hồ sơ có sẵn trong Bộ Quốc Phòng. Hồ sơ gồm 3,000 trang phân tích lịch sử, và 4,000 trang tài liệu gốc của chính phủ, soạn thành 47 tập, và xếp loại “Top Secret – Sensitive” (“Tối Mật — Nhạy Cảm.” Chữ “nhạy cảm” chỉ có nghĩa là việc phổ biến hồ sơ sẽ làm chính phủ Mỹ mất mặt.)

Ban Đặc Nhiệm in hồ sơ làm 15 ấn bản duy nhất. Ngày giải mật và phổ biến tới các thư viện Tổng Thống, và tới Trung Tâm Giải Mật Quốc Gia của Văn Khố Liên Bang là ngày 13-6-2011.

Sau đây là bản dịch về tình hình Phật Giáo Việt Nam thời gian từ ngày 8-5-1963 tới ngày 21-8-1963, nằm trong “Chapter 4, ‘The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963’ pp.201-276” thuộc Tập 2.


Một số ghi nhận về hồ sơ này trong bối cảnh từ ngày 8-5-1963 cho tới ngày 21-8-1963:

- Ông Diệm biệt đãi Thiên Chúa Giáo, kỳ thị Phật Giáo;

- Thảm sát ở Huế ngày 8-5-1963 xảy ra tình cờ, bất ngờ;

- Trách nhiệm thảm sát ở Huế là do chính quyền Huế, nhưng ông Diệm đổ tội cho VC;



- Biểu tình ngày 3-6-1963 bị đàn áp bằng hơi cay, Mỹ nghi có hơi độc mustard gas;
- Cuộc vị pháp thiêu thân của HT Thích Quảng Đức gây chấn động toàn cầu;
- Thông Cáo Chung 16-6-1963 không được ông Diệm thực thi, và bị ông Nhu phá;

- Cao điểm sự tráo trở của chính phủ ông Diệm là cuộc tổng bố ráp các chùa toàn quốc ngày 21-8-1963, bắt 1.400 nhà sư trong đó có Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết (Hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam) và Thượng Tọa Thích Tâm Châu (Ủy ban Liên phái Phật Giáo).


(Độc giả có thể đọc thêm nguyên bản Anh văn kèm dưới đây, sau bản dịch tiếng Việt. Bản dịch thực hiện bởi Cư Sĩ Nguyên Giác)


—————————–


BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT


Nguyên Giác

Sự kiện tại Huế ngày 8 tháng 5-1963 — một sự kiện dẫn tới những gì được gọi là cuộc khủng hoảng Phật giáo và khởi sự cho một chuỗi sự kiện đã tận cùng dẫn tới việc lật đổ chế độ ông Diệm và hạ sát anh em nhà Ngô – đã xảy ra một cách tình cờ và bất ngờ.

Không ai thấy trước rằng sự kiện Huế sẽ khởi lên một vận động đối lập toàn quốc có khả năng gần như tất cả những người dị biệt chính kiến và không Cộng sản tại Nam Việt Nam. Một cách quan trọng hơn, lúc đó chưa ai nhận ra đúng về mức độ bất mãn của dân Việt Nam đối với chính phủ ông Diệm, cũng như về mức độ mục nát chính trị trong chế độ, một chế độ không còn khả năng đối phó với sự bất mãn rộng lớn.

Cội nguồn tôn giáo của sự kiện này có thể dò tới cuộc di cư đông đảo của người tỵ nạn Thiên Chúa Giáo ra khỏi Bắc Việt Nam sau khi Pháp thua trận năm 1954. Khoảng một triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo rời bỏ Miền Bắc và định cư ở Miền Nam. Ông Diệm — một cách hiển nhiên, vì động cơ tôn giáo và nhân đạo, và với ý định tuyển một hậu thuẫn chính trị từ đồng đạo của ông – đã biệt đãi những người tỵ nạn Thiên Chúa Giáo này qua việc cấp đất, cứu trợ và hỗ trợ, cấp giấy phép thương mại và xuất nhập cảng, ưu tiên tuyển làm công chức, và các biệt đãi khác từ chính phủ. Bởi vì ông Diệm có thể dựa vào sự trung thành của họ, họ được điền vào gần như tất cả các chức vụ quân sự và dân sự quan trọng.


Như một định chế, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo hưởng một quy chế pháp lý đặc biệt. Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục là anh và là cố vấn của ông Diệm. Nhưng trước năm 1962, không có kỳ thị minh bạch chống người Phật Tử. Tuy nhiên, tại Nam Việt Nam nơi có từ 3 tới 4 triệu Phật Tử tu học và có 80% dân số là Phật Tử trên danh nghĩa, chính sách của ông Diệm – thiên vị Thiên Chúa Giáo, độc tài toàn trị, và kỳ thị tôn giáo – đã làm ngún cháy sự bất mãn.


Vào tháng 4-1963, chính phủ ra lệnh các quan cấp tỉnh thực hiện một lệnh cấm, nguyên đã có từ lâu nhưng thường bị bỏ lơ, về treo cờ tôn giáo. Lệnh này đưa ra vừa sau những lễ hội được khuyến khích chính thức tại Huế để kỷ niệm 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục được tấn phong Tổng Giám Mục Huế, mà trong dịp đó cờ Vatican treo đầy khắp. Lệnh này cũng đưa ra, như đã xảy ra, vừa trước ngày Phật Đản (ngày 8 tháng 5-1963), một Đại Lễ Phật Giáo.


Huế, cố đô của Việt Nam, lúc đó là trung tâm thực sự duy nhất về học Phật và học bổng về tu học Phật Giáo tại Việt Nam, và đại học nơi đây (Huế) từ lâu là một trung tâm của những bất đồng khuynh tả. Không ngạc nhiên gì, lúc đó, Phật Tử Huế đã treo cờ của họ bất chấp lệnh cấm và, khi chính quyền địa phương ra vẻ như đã nhượng bộ về lệnh cấm treo cờ, Phật Tử biểu lộ cứng rắn hơn để sẽ tổ chức một cuộc tụ họp đông người theo lịch trình trước đó đã định vào ngày 8 tháng 5 để mừng Phật Đản.

Nhìn thấy cuộc tụ họp đông người đó như một thách thức đối với ảnh hưởng của gia đình họ Ngô (Huế cũng là thủ đô lãnh địa chính trị của Ngô Đình Cẩn, em của ông Diệm) và đối với chính quyền địa phương, các viên chức địa phương tìm cách giải tán đám đông. Khi các nỗ lực ban đầu không có kết quả, Phó Tỉnh Trưởng (cũng là giáo dân Thiên Chúa Giáo) ra lệnh cho lính của ông nổ súng. Thế là dẫn tới hỗn loạn, 9 người bị giết, trong đó có vài trẻ em, và 14 người bị thương. Xe bọc sắt được cho là đã cán lên một số nạn nhân. Chính quyền ông Diệm sau đó loan tin rằng một cán bộ Việt Cộng đã ném một quả lựu đạn vào đám đông và rằng các nạn nhân bị giẫm đạp bởi đám đông hỗn loạn. Chính phủ ông Diệm nhất quyết không chịu nhận trách nhiệm, ngay cả khi các quan sát viên độc lập đưa ra các đoạn phim cho thấy quân chính phủ bắn vào đám đông.


Cá tính quan lại của ông Diệm không cho phép ông xử lý cuộc khủng hoảng này với sự linh động và tế nhị cần thiết. Ông Diệm không có thể công khai nhận trách nhiệm về thảm kịch và tìm sự hòa giải với những Phật Tử giận dữ. Ông còn tin rằng sự mất mặt công khai như thế sẽ làm suy yếu thẩm quyền cai trị của ông, hiển nhiên đối với sự kiện rằng không nhà lãnh đạo thời hiện đại nào có thể từ lâu đã bỏ mặc sự bất mãn lớn lao như thế bất kể rằng đạo đức cá nhân riêng ông có thể tốt như thế nào. Do vậy chính phủ bám chặt vào cách giải thích riêng về chuyện đã xảy ra.

Ngày kế tiếp ở Huế, hơn 10,000 người biểu tình để phản đối cuộc thảm sát. Đó là cuộc biểu tình đầu tiên của một chuỗi dài những biểu tình mà Phật Tử dùng để áp lực chế độ ông Diệm trong 4 tháng kế tiếp. Phật Tử đã mau chóng tự tổ chức, và vào ngày 10 tháng 5-1963, bản Tuyên Ngôn của các chức sắc Phật Giáo trình lên chính phủ, yêu cầu được tự do treo cờcủa họ, được bình đẳng về pháp lý với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, xin ngưng việc bắt bớ, xin tự do trong việc hành đạo, và xin bồi thường các nạn nhân sự kiện ngày 8 tháng 5-1963 cùng với trừng phạt những kẻ trách nhiệm.

Năm nguyện vọng này chính thức trình lên Tổng Thống Diệm ngày 15 tháng 5-1963, và Phật Tử đã tổ chức buổi họp báo đầu tiên của họ sau buổi trao Tuyên Ngôn đó. Những cuộc tuyệt thực và những buổi họp liên tục cho hết tháng 5, nhưng ông Diệm tiếp tục trì trệ trong việc giải quyết vấn đề và gây bất mãn thêm.


Vào ngày 30-5-1963, khoảng 350 nhà sư Phật Giáo biểu tình trước tòa nhà Quốc Hội ở Sài Gòn, và cuộc tuyệt thực 48 giờ được loan báo. Vào ngày 3-6-1963, một cuộc biểu tình ở Huế bị giải tán bằng hơi cay và nhiều người bị phỏng, dẫn tới các cáo buộc rằng lính ông Diệm đã sử dụng hơi độc mustard gas (LND: mustard gas là chất lỏng gây phỏng da và cơ, có thể chết người, được dùng làm vũ khí hóa học từ Thế Chiến I). Vào ngày 4-6, chính phủ loan báo bổ nhiệm một ủy ban liên bộ chỉ huy bởi Phó Tổng Thống Thơ để giải quyết vấn đề tôn giáo, nhưng vào lúc này cử chỉ đó có lẽ đã quá trễ. Phần lớn dân số thành thị đã tham dự những cuộc biểu tình Phật Giáo, nhận ra trong họ sự khởi đầu của đối lập chính trị chân thực đối với ông Diệm. Vào ngày 8-6, bà Nhu làm tệ hại vấn đề thêm khi loan báo rằng Phật Tử đã bị trà trộn bởi Việt Cộng.

Trong suốt những ngày đầu của khủng hoảng, giới truyền thông Mỹ đã theo sát các sự kiện và gây sự chú ý với thế giới. Vào ngày 11-6, truyền thông được nhắn trước để tới một ngã tư một phố chính vào buổi trưa. Trong khi đoán là sẽ có cuộc biểu tình nữa, họ kinh hoàng chứng kiến cuộc tự thiêu đầu tiên thực hiện bởi một nhà sư. Cái chết phựt lửa của Hòa thượng Thích Quảng Đức gây chấn động thế giới và Nam Việt Nam.

Những cuộc thương thuyết trước đó đã diễn ra giữa ủy ban của Phó Tổng Thống Thơ và Phật Tử có từ ngày 5-6-1963, với những chất vấn cay đắng công khai về thiện chí của cả hai bên. Sau cuộc tự thiêu, chính phủ Mỹ tăng cường áp lực lên chính phủ ông Diệm để làm dịu lòng người Phật Tử, và để đưa tình hình chính trị đang suy sụp trở lại trong tầm kiểm soát.


Cuối cùng, vào ngày 16-6-1963, bản Thông Cáo Chung giữa Phật Giáo và chính phủ ông Diệm được phổ biến, liệt kê các đồng thuận thương thuyết, nhưng không quy trách nhiệm đối với sự kiện ngày 8-5-1963 (LND: không quy trách nhiệm cho chính phủ, chỉ hứa điều tra xem cá nhân viên chức nào có lỗi). Tuy nhiên, trận đàn áp biểu tình dữ dội ngày kế tiếp đã làm hỏng mất tinh thần của sự hòa giải. Trong phần của họ, vợ chồng Ngô Đình Nhu tức khắc phá hoại sự hòa giải bằng cách bí mật huy động các lực lượng thanh niên do chính phủ đỡ đầu đấu tố bản Thông Cáo Chung. Vào cuối tháng 6, thấy rõ rằng Thông Cáo Chung không phải là cử chỉ chân thực của sự hòa giải từ phía ông Diệm, nhưng chỉ là một nỗ lực để làm dịu Hoa Kỳ và là một tờ giấy về sự chia rẽ ngày càng lớn trong chính trị nội bộ.

Sự thiếu niềm tin có căn cứ về phía chính phủ trong Thông Cáo Chung Ngày 16-6-1963 đã làm mất uy tín chính sách trung dung để hòa giải mà giới lãnh đạo cao cấp Phật Giáo đã theo đuổi cho tới khi đó. Vào cuối tháng 6, quyền lãnh đạo phong trào Phật Giáo trao sang cho một nhóm vị sư trẻ hơn, quyết liệt hơn, với mục tiêu chính trị vươn xa hơn. Các vị sư này đã vận dụng chính trị khéo léo và thông minh một đợt thủy triêù đang dâng cao từ phía dân chúng ủng hộ.


Những cuộc biểu tình và tụ tập đông người có kế hoạch kỹ lưỡng được kèm với cuộc vận động truyền thông từ giới đối lập của chế độ ông Diệm. Hiểu tầm quan trọng của truyền thông báo chí Hoa Kỳ, các vị sư này kết giao với phóng viên Mỹ, thông báo họ về những cuộc biểu tình và tụ tập, và cẩn trọng tính thời điểm hoạt động sao cho được giới truyền thông tường thuật rộng rãi tối đa. Không ngạc nhiên gì, gia đình họ Ngô phản ứng bằng cách đàn áp dữ dội hơn đối với các nhà hoạt động Phật Giáo, và với chỉ trích cay đắng hơn và ngay cả hăm dọa các phóng viên Mỹ.

Đầu tháng 7-1963, ủy ban của Phó Tổng Thống Thơ loan báo rằng một cuộc điều tra sơ khởi về sự kiện ngày 8-5-1963 đã xác định rằng những cái chết là do hành động khủng bố của Việt Cộng. Phẫn nộ, những người Phật Tử lên án kết luận đó và tăng cường các hoạt động phản đối của họ. Vào ngày 19-7-1963, dưới áp lực Hoa Kỳ, ông Diệm đọc bài diễn văn trên đài phát thanh, ngắn chỉ 2 phút đồng hồ, mặt ngoài là bày tỏ hòa giải với Phật Tử, nhưng được viết sẵn và trình bày một cách lạnh lùng như để phá hủy trước bất kỳ ảnh hưởng nào mà các đồng thuận nhỏ nhoi đã loan báo có thể có.

Về phía trong chế độ, ông Nhu và vợ nặng nề chỉ trích ông Diệm đã nhượng bộ áp lực Phật Giáo. Bà Nhu công khai chế giễu cuộc tự thiêu là “nướng thịt,” tố cáo các lãnh đạo Phật Giáo bị trà trộn bởi người Cộng sản, và mô tả các cuộc biểu tình là do Việt Cộng kích động. Cả ông Nhu và vợ ra sức công khai, và riêng tư, làm suy yếu các nỗ lực vốn đã yếu của ông Diệm trong việc tương nhượng với Phật Tử, và có tin đồn khởi sự loan ra trong tháng 7 rằng ông Nhu đang xem xét một cú đảo chánh lật đổ ông anh.


Một Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt đề ngày 10-7-1963 kết luận với tiên đoán rằng nếu chế độ ông Diệm không làm gì để thực hiện bản Thông Cáo Chung 16-6-1963 và làm dịu người Phật Tử, nhiều phần là những cuộc biểu tình trong mùa hè sẽ lan rộng với nhiều khả năng sẽ có một nỗ lực đảo chánh từ người không cộng sản (LND: Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt này đã dịch ở Thư Viện Hoa Sen http://tinyurl.com/TVHS-TBDB).

(Hồ sơ 21) Vào giữa tháng 8-1963, một tuần trước khi ông Nhu tung ra cuộc tổng bố ráp nhắm vào các chùa ở Sài Gòn và nơi khác, Sở Tình Báo Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ CIA đã bắt đầu nhận thấy có bất mãn biểu lộ trong giới công chức và quân nhân:

“Từ khi những mâu thuẫn giữa Phật Tử và chố độ ông Diệm bùng phát ngày 8-5-1963, đã có một loạt các bản phúc trình cho thấy không chỉ sự mưu tính và bày tỏ bất mãn tăng dày đặc giữa những người không Cộng Sản trước giờ vẫn chỉ trích ông Diệm, mà sự bất ổn hiển lộ trở lại và sự căm ghét ngày càng tăng trong giới công chức và quân nhân về cách ông Diệm xử lý về mâu thuẫn này.”

Bản đánh giá này tiếp tục mô tả chi tiết nhiều tin đồn, xuất hiện ít nhất từ cuối tháng 6, về các âm mưu đảo chánh. Nhưng ông Nhu, trong một hành động táo bạo nhằm gây kinh hoảng những người âm mưu đảo chánh, và để làm họ bất ngờ, đã triệu tập các tướng lãnh cao cấp vào ngày 11-7-1963, nặng nề khiển trách họ đã không có hành động nào để đè bẹp sự nổi loạn, và chất vấn sự trung thành của họ đối với chế độ. Hành động của ông Nhu như dường đã tạm thời làm khựng lại tất cả các kế hoạch về một cuộc lật đổ. CIA cũng báo cáo về tin đồn rằng chính ông Nhu đang lên kế hoạch một “cuộc đảo chánh giả” để thu hút ra và rồi đàn áp người Phật Tử.


Trong tháng 8-1963, Phật Tử hoạt động tới mức căng thẳng mới; các vị sư tự thiêu vào ngày 5, ngày 15, và ngày 18. Không khí chính trị căng thẳng tại Sài Gòn vào giữa tháng 8-1963 cho các nhà quan sát Hoa Kỳ thấy rằng cuộc chạm trán đang diễn tiến. Tuy nhiên, khi cuộc chạm trán xảy ra, trong cuộc tổng bố ráp ngày 21-8-1963 nhắm vào các chùa, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ.


HẾT BẢN DỊCH


*



NGUYÊN VĂN ANH NGỮ

The Pentagon Papers

Gravel Edition


Volume 2



Chapter 4, “The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963,” pp. 201-276.
(Boston: Beacon Press, 1971)

Section 1, pp. 201-232

(SNIPPED)

II. THE BUDDHIST CRISIS: MAY 8-AUGUST 21



A. THE CRISIS ERUPTS


The incident in Hue on May 8, 1963, that precipitated what came to be called the Buddhist crisis, and that started the chain of events that ultimately led to the overthrow of the Diem regime and the murder of the Ngo brothers, happened both inadvertently and unexpectedly. No one then foresaw that it would generate a national opposition movement capable of rallying virtually all non-communist dissidence in South Vietnam. More importantly, no one then appreciated the degree of alienation of Vietnam’s people from their government, nor the extent of the political decay within the regime, a regime no longer capable of coping with popular discontent.


The religious origins of the incident are traceable to the massive flight of Catholic refugees from North Vietnam after the French defeat in 1954. An estimated one million Catholics fled the North and resettled in the South. Diem, animated, no doubt, by religious as well as humanitarian sympathy, and with an eye to recruiting political support from his coreligionists, accorded these Catholic refugees preferential treatment in land redistribution, relief and assistance, commercial and export-import licenses, government employment, and other GVN largess. Because Diem could rely on their loyalty, they came to fill almost all important civilian and military positions. As an institution, the Catholic Church enjoyed a special legal status. The Catholic primate, Ngo Dinh Thuc, was Diem’s brother and advisor. But prior to 1962, there had been no outright discrimination against Buddhists. However, among South Vietnam’s 3-4 million practicing Buddhists and the 80% of the population who were nominal Buddhists, the regime’s favoritism, authoritarianism, and discrimination created a smoldering resentment.


In April 1963, the government ordered provincial officials to enforce a longstanding but generally ignored ban on the public display of religious flags. The order came just after the officially encouraged celebrations in Hue commemorating the 25th anniversary of the ordination of Ngo Dinh Thuc, the Archbishop of Hue, during which Papal flags had been prominently flown. The order also came, as it happened, just prior to Buddha’s birthday (May 8)-a major Buddhist festival. Hue, an old provincial capital of Vietnam, was the only real center of Buddhist learning and scholarship in Vietnam and its university had long been a center of left-wing dissidence. Not surprisingly, then, the Buddhists in Hue defiantly flew their flags in spite of the order and, when the local administration appeared to have backed down on the ban, were emboldened to hold a previously scheduled mass meeting on May 8 to commemorate Buddha’s birthday. Seeing the demonstration as a challenge to family prestige (Hue was also the capital of the political fief of another Diem brother, Ngo Dinh Can) and to government authority, local officials tried to disperse the crowds. When preliminary efforts produced no results, the Catholic deputy province chief ordered his troops to fire. In the ensuing melee, nine persons were killed, including some children, and fourteen were injured. Armored vehicles allegedly crushed some of the victims. The Diem government subsequently put out a story that a Viet Cong agent had thrown a grenade into the crowd and that the victims had been crushed in a stampede. It steadfastly refused to admit responsibility even when neutral observers produced films showing government troops firing on the crowd.


Diem’s mandarin character would not permit him to handle this crisis with the kind of flexibility and finesse it required. He was incapable of publicly acknowledging responsibility for the tragedy and seeking to conciliate the angry Buddhists. He was convinced that such a public loss of face would undermine his authority to rule, oblivious to the fact that no modern ruler can long ignore massive popular disaffection whatever his own particular personal virtues may be. So the government clung tenaciously to its version of what had occurred.


The following day in Hue over 10,000 people demonstrated in protest of the killings. It was the first of the long series of protest activities with which the Buddhists were to pressure the regime in the next four months. The Buddhists rapidly organized themselves, and on May 10, a manifesto of the Buddhist clergy was transmitted to the government demanding freedom to fly their flag, legal equality with the Catholic Church, an end of arrests and freedom to practice their beliefs, and indemnification of the victims of the May 8th incident with punishment for its perpetrators. These five demands were officially presented to President Diem on May 15, and the Buddhists held their first press conference after the meeting. Publicized hunger strikes and meetings continued throughout May, but Diem continued to drag his feet on placating the dissenters or settling issues. On May 30, about 350 Buddhist monks demonstrated in front of the National Assembly in Saigon, and a 48-hour hunger strike was announced. On June 3, a demonstration in Hue was broken up with tear gas and several people were burned, prompting charges that the troops had used mustard gas. On June 4, the government announced the appointment of an interministerial committee headed by Vice President Tho to resolve the religious issue, but by this time such gestures were probably too late. Large portions of the urban population had rallied to the Buddhist protest, recognizing in it the beginnings of genuine political opposition to Diem. On June 8, Mme. Nhu exacerbated the problem by announcing that the Buddhists were infiltrated by communists.


Throughout the early days of the crisis, the U.S. press had closely covered the events and brought them to the attention of the world. On June 11, the press was tipped off to be at a downtown intersection at noon. Expecting another protest demonstration, they were horrified to witness the first burning suicide by a Buddhist monk. Thich Quang Duc’s fiery death shocked the world and electrified South Vietnam.


Negotiations had been taking place between Vice President Tho’s committee and the Buddhists since June 5, with considerable acrimonious public questioning of good faith by both sides. After the suicide, the U.S. intensified its already considerable pressure on the government to mollify the Buddhists, and to bring the deteriorating political situation under control. Finally, on June 16, a joint GVN-Buddhist communique was released outlining the elements of a settlement, but affixing no responsibility for the May 8 incident. Violent suppression by the GVN of rioting the next day, however, abrogated the spirit of the agreement. The Nhus, for their part, immediately undertook to sabotage the agreement by secretly calling on the GVN-sponsored youth organizations to denounce it. By late June, it was apparent that the agreement was not meant as a genuine gesture of conciliation by Diem, but was only an effort to appease the U.S. and paper over a steadily widening fissure in internal politics.


The evident lack of faith on the part of the government in the June 16 agreement discredited the conciliatory policy of moderation that the older Buddhist leadership had followed until that time. In late June, leadership of the Buddhist movement passed to a younger, more radical set of monks, with more far-reaching political objectives. They made intelligent and skillful political use of a rising tide of popular support. Carefully planned mass meetings and demonstrations were accompanied with an aggressive press campaign of opposition to the regime. Seizing on the importance of American news media, they cultivated U.S. newsmen, tipped them off to demonstrations and rallies, and carefully timed their activities to get maximum press coverage. Not surprisingly, the Ngo family reacted with ever more severe suppression to the Buddhist activists, and with acrimonious criticism and even threats to the American newsmen.


Early in July, Vice President Tho’s committee announced that a preliminary investigation of the May 8 incident had confirmed that the deaths were the result of an act of Viet Cong terrorism. Outraged, the Buddhists denounced the findings and intensified their protest activities. On July 19, under U.S. pressure, Diem made a brief two-minute radio address, ostensibly an expression of conciliation to the Buddhists, but so written and coldly delivered as to destroy in advance any effect its announced minor concessions might have had.

Within the regime, Nhu and his wife were severely criticizing Diem for caving in under Buddhist pressure. Mme. Nhu publicly ridiculed the Buddhist suicide as a “barbecue,” accused the Buddhist leaders of being infiltrated with communists, and construed the protest movement as Viet Cong inspired. Both Nhu and his wife worked publicly and privately to undermine Diem’s feeble efforts at compromise with the Buddhists, and rumors that Nhu was considering a coup against his brother began to circulate in July.

A U.S. Special National Intelligence Estimate on July 10 concluded with the perceptive prediction that if the Diem regime did nothing to implement the June 16 agreement and to appease the Buddhists, the likelihood of a summer of demonstrations was great, with the strong possibility of a non-communist coup attempt. [Doc. 21] By mid-August a week before Nhu launched general raids on Buddhist pagodas in Saigon and elsewhere, the CIA had begun to note malaise in the bureaucracy and the army:

Since the Buddhist dispute with the Diem government erupted on 8 May, there have been a series of reports indicating not only intensified plotting and grumbling among Diem’s traditional non-Communist critics, but renewed restiveness and growing disaffection in official civilian and military circles over Diem’s handling of the dispute.

This estimate went on to detail numerous rumors of coup plots in existence since at least late June. But Nhu, in a bold move designed to frighten coup plotters, and to throw them off guard, had called in the senior generals on July 11, reprimanded them for not having taken action to squelch revolt, and questioned their loyalty to the regime. Nhu’s move seemed to have temporarily set back all plans for an overthrow. CIA also reported rumors that Nhu himself was planning a “false coup” to draw out and then crush the Buddhists.

In August, Buddhist militancy reached new intensity; monks burned themselves to death on the 5th, 15th, and 18th. The taut political atmosphere in Saigon in mid-August should have suggested to U.S. observers that a showdown was on the way. When the showdown came, however, in the August 21 raids on the pagodas, the U.S. mission was apparently caught almost completely off guard.


B. THE U.S. “NO ALTERNATIVES TO DIEM” POLICY

(SNIPPED)

**********

Nguồn:
CHUYỂN HÓA

Ý-NGHĨA CUỘC TỰ-THIÊU CỦA

THƯỢNG-TỌA THÍCH QUẢNG ĐỨC
 
        Năm nay, Phật-Lịch 2557 (Dương-Lịch 2013, Âm-Lịch Quý Tỵ), Mùa Phật-Đản có thêm một tiết-mục đặc-biệt; đó là Phật-Tử khắp nơi chuẩn-bị làm Lễ Kỷ-Niệm 50 năm Cuộc Tự-Thiêu của cố Thượng-Tọa Thích Quảng-Đức – biến-cố lịch-sử xảy ra vào ngày 11/6 Dương-Lịch 1963 (20/4 Âm-Lịch Quý-Mão).
        Cũng như trong các dịp khác, mỗi khi nhắc đến Cuộc Tự-Thiêu cúng dường Đạo-Pháp, nói lên nguyện-vọng Tự-Do Tín-Ngưỡng và Bình-Đẳng Tôn-Giáo, của cố Thượng-Tọa Thích Quảng-Đức, đồng-hương Việt-Nam ở Hải-Ngoại lại chia ra làm hai phe, kịch-liệt tranh-cãi nhau – bên bênh, bên chống – nêu nổi bật lên tình-trạng chia-rẽ trong thành-phần năng/hiếu-động giữa giới tín-đồ Phật-Giáo với giới tín-hữu Ky-Tô-Giáo La-Mã.
*
        Trong bài-viết này, tôi chỉ thu gọn vấn-đề trong một chủ-điểm duy-nhất, đó là ý-nghĩa của các dòng chữ – tiếng Ý – mà người xem đọc thấy trên màn-ảnh của một đoạn video mà anh Matthew Tran nói là "DVD của một ký-giả Ý" và hướng mũi tấn-công vào một mình Lê Xuân Nhuận bằng cách nhấn mạnh:
 
"... Video cũa LXN là video LXN dã ăn cắp cũa một ký giã Ý-dại Lợi (YDL) rồi cắt bõ những fần KHÔNG CÓ LỢI cho việc ngụy tạo: như các fần ghi chú closed caption bằng tiếng Ý..." và " Việc anh LXN che zấu zi ngôn cũa TT Thích Quãng Dức -- qua một DVD cũa một ký giã Ý .. bị tui khám fá và dưa ra ánh sáng -- khi TT TQĐức muốn noái: Ngài fãn dối việc vi fạm giáo diều cũa Fật Giáo là: Fật Giáo cấm sát sinh .. kễ cã chính bãn thân mình ..(tự hũy hoại thân thễ, tự thiêu: self-immolation).
VIDEO language Ý:
Mời xem VIDEO trên dây dễ chứng minh là tôi dã không bày dặt ra."
 
*
        Nguyên tôi có đưa lên mạng một đoạn video mà tôi tình-cờ xem được, chiếu cảnh Thượng-Tọa Thích Quảng Đức tự-thiêu mà có lực-lượng Cảnh-Sát của Việt-Nam Cộng-Hòa giữ-gìn trật-tự, không cho đồng-bào vào ngăn-cản cuộc tự-thiêu – tức là Cảnh-Sát của Nền Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa đã bảo-vệ cuộc tự-thiêu ấy, công-khai và chính-thức ủng-hộ cuộc tranh-đấu của Phật-Tử Việt-Nam chống lại chế-độ kỳ-thị tôn-giáo của chính-quyền Ngô Đình Diệm.
(xin mở các links này:)
 

Bo Tat Thich Quang Duc (Monge Budista suicidio)

akilasantus akilasantus

Uploaded on Nov 28, 2008 (Akilasantus đăng lên ngày 28/11/2008)

Bo Tat Thich Quang Duc (Monge Budista suicidio)

magnotus1 magnotus

Uploaded on Jun 19, 2010 (Magnotus đăng lên ngày 19/6/2010)

 

 

 
        Không hiểu tại sao mà đoạn video ấy lại không có các dòng ghi-chú (closed caption) nên anh Matthew Tran bảo là tôi "ăn cắp" của ký-giả Ý rồi "loại bỏ closed caption không có lợi cho mình".
        Anh Matthew Tran liền đưa lên mạng một đoạn video khác, mà anh cho là "của một ký giả Ý thu hình được trong giai đoạn bọn gian sư Ấn Quang thực hiện để giết TT Thích Quảng Đức". (xin mở link này:)
 

Thích Quảng Đức

Roberto Italia Roberto Italia

Uploaded on Jun 21, 2009 (Roberto Italia đăng lên ngày 21/6/2009)

 

 
 
        Tôi xem lại thì thấy cũng chính là đoạn video ấy (có Cảnh Sát giúp giữ trật-tự cho Cuộc Tự-Thiêu) mà có thêm các dòng ghi-chú (closed caption) bằng tiếng Ý mà thôi.
        Vậy thì vấn-đề cốt-lõi chỉ là: các dòng closed caption ấy nói lên điều gì.
Theo anh Matthew Tran thì ý-nghĩa của chúng là: cố Thượng-Tọa Thích Quảng Đức "muốn nói: Ngài phản đối việc vi phạm giáo điều của Phật Giáo là: Phật Giáo cấm sát sinh... kể cả chính bản thân minh... (tự hủy hoại thân thể, tự thiêu: self-immolation)."
*
        Tôi dùng Google dịch thử các dòng chữ Ý liên-quan ra tiếng Việt thì có kết-quả như sau:
1=
"Prima di chiudere i miei occhi e andare verso la visione di Buddha
prego il Presidente di essere compassionevole verso il popolo della nazione e incoraggi l'eguaglianza religiosa "Thích Quảng Đức =
 
"Before I close my eyes and go towards the vision of Buddha
please the President to be compassionate toward the people of the nation and encourages religious equality "Thich Quang Duc
 
"Trước khi tôi nhắm mắt và
 
L'immolazione non deve essere considerato suicidio, vietato dal Buddhismo, in quanto privo delle caratteristiche del suicidio
Queste sono mancanza di coraggio di vivere, sanso di sconfitta nella vita e perdita di ogni speranza =
 
The sacrifice should not be considered suicide, which is prohibited by Buddhism, as it lacks the characteristics of suicide
These are lack of courage to live, sanso of defeat in life and loss of all hope
 
in Thích Quảng Đức al contrario c'era coraggio e ottimismo che il gesto potesse produrre una evoluzione positiva nella società
Infine non era nemmeno un atto di protesta, nella lettera lasciata non si lanciano accuse o recriminazioni,
ma un gesto volta a toccare i cuori e mostrare la situazione per quella che è. In questo si tratta di un atto di compassione =
 
Thich Quang Duc in the contrary there was courage and optimism that the gesture could produce a positive evolution in society
Finally, it was not even an act of protest, in the letter left not throw accusations or recriminations
but a gesture intended to touch the hearts and show the situation for what it is. In this it is an act of compassion
 
Dopo la morte, il corpo di Thích Quảng Đức fu nuovamente cremato. Il fatto che tra le ceneri fosse ritrovato intatto il cuore
convinse definitivamente i buddhisti del valore della sua compassione e da allore viene venerato come bodhisattva =
 
After death, the body of Thich Quang Duc was cremated again. The fact that in the ashes was found intact heart
Buddhists finally convinced of the value of his compassion and allore is revered as a bodhisattva
 
-----
2=
atto di compassione di un monaco che si fa bruciare vivo =
 
act of compassion of a monaco you do burn alive
 
-----
3=
Thich Quang Duc: "Antes de cerrar los ojos y dirigirme hacia la figura de Buda, suplico respetuosamente al presidente Ngô Đình Diệm que tenga compasión de los habitantes de la nación y que desarrolle una igualdad religiosa... Llamo a los venerables reverendos, miembros de la sangha y predicadores budistas para que se organicen y hagan ofrendas con el objetivo de proteger el budismo."
[Om Mani Padme Hum. No hagas nada dañino; Haz solo el bien, Entrena tu mente: Esta es la enseñanza del Buda. =
 
Thich Quang Duc: "Before closing the eyes and head toward the figure of the Buddha, respectfully beg to President Ngô Đình Diệm to have compassion on the people of the nation and to develop a religious equality ... I call on the venerable reverends, members of the sangha and Buddhist preachers to organize and make offerings in order to protect Buddhism. "
[Om Mani Padme Hum. Do not do anything harmful, Do only good, Train Your Mind: This is the teaching of the Buddha.
 
-----
4=
Protesto silencioso Thich Quang Duc, nascido em 1897, foi um monge budista vietnamita que se sacrificou até a morte numa rua movimentada de Saigon em 11 de junho de 1963. Seu ato foi repetido por outros monges. Enquanto seu corpo ardia sob as chamas, o monge manteve-se completamente imóvel. Não gritou, nem sequer fez um pequeno ruído. Thich Quang Duc protestava contra a maneira que a sociedade oprimia a religião Budista em seu país. Após sua morte, seu corpo foi cremado conforme à tradição budista. Durante a cremação seu coração manteve-se intacto, pelo que foi considerado como quase santo e seu coração foi transladado aos cuidados do Banco de Reserva do Vietnã como relíquia. =
 
Silent protest Thich Quang Duc, born in 1897, was a Vietnamese Buddhist monk who sacrificed himself to death on a busy street in Saigon on June 11, 1963. His act was repeated by other monks. As his body burned in the flames, the monk remained completely motionless. Not screamed, even made ​​a small noise. Thich Quang Duc was protesting the way that society oppressing the Buddhist religion in his country. After his death, his body was cremated according to Buddhist tradition. During the cremation his heart remained intact, it was considered almost holy and his heart was transferred to the care of the Reserve Bank of Vietnam as relic
 
*
        Tóm lại, vì anh Matthew Tran cứ quyết "thắng" tôi (một cá-nhân Lê Xuân Nhuận) về một chuyện nhỏ – là mấy dòng chữ ghi-chú tiếng Ý trong đoạn video Cuộc Tự-Thiêu của cố Thượng-Tọa Thích Quảng Đức – nên anh ấy không những đã không "thắng" tôi mà lại còn "thua" cả cộng-đồng (mọi người xem đoạn video ấy) về một chuyện lớn – là (1) Cảnh-Sát của Đệ-Nhất Cộng-Hòa đã đứng về phía Phật-Tử Tranh-Đấu chống độc-tài kỳ-thị tôn-giáo, và (2) viên "ký giả Ý" (tác-giả "DVD" ấy) qua các dòng chữ ghi-chú tiếng Ý đã xác-nhận Chính-Nghĩa của Phong-Trào quần-chúng Nam Việt-Nam chống chế-độ Ngô Đình Diệm, mà đỉnh điểm là Cuộc Tự-Nguyện Tự-Thiêu của cố Thượng-Tọa Thích Quảng-Đức vậy.
 
 
From: Fanxico Tran <vneagle_11@yahoo.com>
Sent: Friday,
February 3, 2012 6:53 AM
Subject: Matthew Trần:......// Lê-Xuân-Nhuận, Tên Việt Gian Lộ Mặt    
 
Cùng quý thân hữu dộc giã chân chính,
- Việc anh LXN che zấu zi ngôn cũa TT Thích Quãng Dức -- qua một DVD cũa một ký giã Ý .. bị tui khám fá và dưa ra ánh sáng --khi TT TQĐức muốn noái: Ngài fãn dối việc vi fạm giáo điều cũa Fật Giáo là: Fật Giáo cấm sát sinh .. kễ cã chính bãn thân mình ..(tự hũy hoại thân thễ, tự thiêu: self-immolation).
VIDEO language Ý: 
Mời xem VIDEO trên dây dễ chứng minh là tôi dã không bày dặt ra.
 
 
 
From: Matthew Tran
Subject: Video clip Lê Xuân Nhuận (LXN) cho là người ta zàn zựng sau nầy, chính là cũa một ký-giã Ý thu dược rồi anh ta sữa lại (loại bõ fần closed caption không có lợi cho mình) trong giai doạn bọn gian sư Ấn Quang thực hiện.
Date: Sunday, March 14, 2010, 2:03 PM
 
Matthew Trần:
 
- Video clip Lê Xuân Nhuận (LXN) cho là người ta zàn zựng sau nầy, chính là cũa một ký-giã Ý thu hình dược trong giai doạn bọn gian sư Ấn Quang thực hiện dễ giết TT Thích Quãng Dức, LXN sữa lại (loại bõ fần closed caption không có lợi cho mình 
 
Theo tôi -- và xin mọi người quan sát --
 
- Video cũa LXN là video LXN dã ăn cắp cũa một ký giã Ý-dại Lợi (YDL) rồi cắt bõ những fần KHÔNG CÓ LỢI cho việc ngụy tạo: như các fần ghi chú closed caption bằng tiếng Ý .. zài cã trang. Tôi dã fỗ biến rồi. Tui không hiễu dược tiếng Ý ..nhưng căn cứ vào cách zan zối cũa LXN.. cắt bõ fần closed caption cũng dã cho thấy: "lạy ông tui ỡ bụi nầy rồi" . ...
 
- Cái video cũa ký giã Ý thu hình từ góc dường (quây lưng vào tòa Dại Sứ Cao Mên) ..dứng trên fần lề dường.. sau lưng dám tăng nhân dang bao quanh vị trí TT TQD bị dốt. Video nầy bị LXN ăn cắp và edit bằng cách loại bõ hoàn toàn fần closed caption không có lợi cho zã. ...
 
Matthew Trần 
Xem thêm:
 
 
 


Monday, June 10, 2013


VĂN QUANG * HỘI CHỨNG BẤT ĐỘNG




Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Hội chứng “bất động”

Ở VN bây giờ thêm một hội chứng mới gọi là “hội chứng bất động”, nó được hình thành bởi cái thị trường bất động sản đang chết cứng, không nhúc nhích. Dù có được “kích cầu” mạnh mẽ, dù có được vài “cú hích”, mạnh hơn tàu hỏa đẩy đi, nó vẫn nằm chết dí. Nói rõ hơn là đủ các thứ nhà đất đóng băng, nhà giàu chết trên đống tài sản của mình, nhà nghèo không có tiền mua nhà, nhà kha khá loại công tư chức còm vẫn cứ đợi nhà xuống giá nữa. Mặc dù mọi “phân khúc”– tức là mọi kiểu nhà từ những tòa cao ốc đồ sộ đến biệt thự tiền tỉ, cho đến nhà chung cư, nhà bình dân –  đã xuống giá, “vừa bán vừa năn nỉ” cũng chẳng ai mua. Họ vẫn đợi và đợi giá xuống nữa. Khách hàng được dịp bắt ép doanh nghiệp để trả thù trước kia ông ép giá tôi, ông mua rẻ bán đắt, bây giờ là thời cơ tôi ép ông, phải hạ giá nữa cũng chẳng có gì là “oan uổng”.  Thế nên hai anh cùng đứng hầm hè nhìn nhau, cái “hội chứng bất động” ra đời.
Thật ra, cái hội chứng này đã có từ lâu, nó hiện diện trong nhiều mặt của xã hội. Nhiều bạn chê dân VN vô tình, vô cảm,  đôi khi là “vô lương tâm” thí dụ gặp cướp giữa đường không ai chịu nhảy vào tiếp cứu, gặp tai nạn giữa đường ngó mặt làm lơ… Nhưng bạn thông cảm cho là đã có những người vì can thiệp vào đám cướp mà bị trả thù, bị đâm lòi ruột, can thiệp vào vụ tai nạn rồi bị gán ngang xương là người gây ra tai nạn, nhảy vào đám đánh lộn, quay ra bị mất bóp… Thế nên cái sự “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” đã thành đồ cổ. Sự “bất động”, sự vô cảm trở thành có lý. Nhất là trong thời buổi người khôn của khó này, mọi người đều phải chạy gạo kiếm cơm, ít người còn thì giờ để lo chuyện “thiên hạ sự”. Mấy ông rảnh rang thì bận ngồi tán dóc ở quán cà phê, bận làm “áp phe”, bận “việc quan ngoài quán” nên chẳng ai chịu nhúc nhích.
Tuy nhiên những chuyện nhỏ ấy chưa quan trọng bằng những chuyện lớn của các quan. Hội chứng bất động này mới đáng sợ.
Chuyện bình thường
Chuyện đất đai, nhà cửa là thứ chuyện “muôn năm” trong toàn quốc khiến người dân vác đơn đi kiện từ năm này qua năm khác, thậm chí nằm lỳ ở  các thành phố lớn quyết tâm chờ được giải quyết, nhưng hầu như chẳng có vụ nào “dứt điểm” được cả, nó cứ lằng nhằng đá qua đá về như kiểu đội bóng Barcelona chơi kiểu tiki-taka mãi chẳng chịu sút vào khung thành. Anh nào sốt ruột hết cơm gạo nằm vạ thì cứ về nhà chờ và chờ, nhà nước hoan nghênh vì không làm mất “an ninh trật tự”! Thứ chuyện đó ở VN đã trở thành chuyện bình thường.
Tham nhũng hối lộ ư? Chuyện cổ tích. Cướp của giết người ư? Chuyện vặt. Con gái mới lớn nứt mắt đã bị dụ sang Campuchia đánh bạc, bố mẹ lo tiền sang chuộc ư? Chuyện nhỏ. Chuyện mua dâm bán dâm của hoa khôi hoa hậu rồi lây lan đến nữ sinh, các “madam” bắt chước tụi nhỏ, đi tìm thú vui cũng chỉ là thứ chuyện bình thường. Khách du lịch bị chém vô tội vạ khiến họ khinh miệt dân tộc mình, một đi không trở lại ư? Cái thứ chuyện “quốc nhục” đó xảy ra từ lâu lắm rồi, bây giờ mới biết thì “hơi muộn”. Hàng trăm thứ chuyện bình thường như thế trong một xã hội có nhiều điều không bình thường.
Nhà hợp pháp bỗng chốc thành bất hợp pháp
Vậy mà có những thứ chuyện ai cũng biết, ai cũng thấy, ai cũng thắc mắc mà chẳng biết anh nào đúng và chẳng biết xử thế nào cho phải, đành “bất động”. Cái thứ “bất động” này cũng nằm trong “bất động sản”, nhưng không phải là thứ cần rao bán mà là thứ có dính dáng tới pháp luật. Anh có tiền bỏ ra mua đất, có giấy tờ đàng hoàng, bỗng chốc bị “soi mói” đó là đất rừng phòng hộ, cấm làm nhà. Thế là đất nhà của mình bỗng dưng trở thành vi phạm pháp luật, phải đập bỏ. Nhưng đập bỏ một ngôi nhà cấp ba cấp bốn chắc sẽ không khó khăn gì, có thể được bồi thường một  khoản tiền nhỏ là xong hoặc có khi chính quyền địa phương biết mình cấp phép sai, xin chủ nhân “thông cảm” cũng huề cả làng. Nhưng đập phá một ngôi nhà “vĩ đại” có chủ quyền không phải là chuyện dễ, sẽ có đủ thứ chuyện phiền phức. Cơ quan này “đá” cơ quan kia, ông này nói đúng pháp luật, ông kia nói nhà làm “lậu”, ông nào cũng nhân danh “nhà nước” nên chẳng biết ông nào đúng, ông nào sai. Một bằng chứng điển hình cho thấy tình trạng bát nháo này kèm theo nhiều quy định, nhiều luật lệ lạ đời chưa từng có trên thế giới.
Xây nhà trên đất rừng cứ bình chân như vại
Chỉ tính riêng huyện Sóc Sơn, huyện Ba Vì ( Hà Nội), đã có hàng loạt sai phạm về đất đai.  Thanh tra Chính phủ phát hiện một con số sai phạm khổng lồ tại chín xã và Lâm trường Sóc Sơn. Có 336 gia đình dân chuyển nhượng đất lâm nghiệp, diện tích gần 300 hecta, 659 gia đình xây dựng các công trình trên đất lâm nghiệp.
Hàng trăm ngôi biệt thự đẹp đẽ, trang trại rộng lớn mọc lên giữa cảnh núi rừng mát mẻ nên thơ. Tiếc thay, đó lại là bức tranh xấu xí và đáng buồn về quản lý của chính quyền địa phương, mặc dân tự ý mua bán, chuyển nhượng đất rừng, chuyển đổi sai mục đích sử dụng.
Hai trường hợp điển hình được báo chí đưa ra, theo kết luận của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Đó là biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh, và Việt phủ của họa sĩ Thành Chương. Trớ trêu và hài hước nhất, Việt phủ Thành Chương nhiều năm qua, từng đón nhiều quan khách trong nước và quốc tế, được một số bảo tàng, tổ chức văn hóa ghi nhận như một địa chỉ văn hóa của VN, từng được “khảo sát” để làm nơi du lịch 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Không biết các quan chức Hà Nội, khi đến thăm Việt phủ, có ai băn khoăn đặt câu hỏi, vì sao Việt phủ lại được xây dựng “hoành tráng” đến vậy ở ngay trên đất rừng đặc dụng. Từ ngày bắt đầu xây dựng “tòa lâu đài như cung điện nguy nga” này đến ngày hoàn tất là bao nhiêu năm và bao nhiêu người, bao nhiêu quan chức đã từng đến chân đến đây, không lẽ không ai biết đó là khu rừng đặc dụng? Các quan chức ở địa phương ngày nào cũng nhìn thấy Việt Phủ và có thể đã từng được đón tiếp long trọng, được “vui chơi” trong “biệt phủ” này, chắc nhiều vị thừa biết đó là khu xây dựng trái phép, nhưng cứ “bất động” cho nó vui vẻ cả làng.
Ông “nhà nước” này đá ông “nhà nước” kia
Tạm bỏ qua những biệt thự, những trang trại lẻ tẻ, hãy xét đến trường hợp hai “đại gia” rất nổi tiếng trong làng văn nghệ Hà Nội với những công trình vô cùng đồ sộ, bạn có hàng triệu Mỹ kim cũng chưa chắc đã làm được.
Gần chục năm trôi qua rồi, Việt phủ Thành Chương và biệt thự gia đình ca sĩ Mỹ Linh đang êm ấm, bỗng nhiên bị dư luận xôn xao, người bênh kẻ chống um xùm, bởi họ vốn là những người nổi tiếng. Chứ còn có không ít biệt thự, nhà ở nữa, đâu phải chỉ có hai nghệ sĩ có tên tuổi này. Như anh trai, chị gái ca sĩ Mỹ Linh cũng lại có những sai phạm tương tự được phát hiện trong khi thanh tra.
Vụ việc trở nên phức tạp, rối tinh rối mù, bởi ngay cơ quan chức năng, quản lý nhà nước các cấp, còn mâu thuẫn nhau trong sự nhìn nhận một vụ việc, thì người dân làm sao hiểu đúng hay sai? Và ngay chính cơ quan quản lý còn sai phạm, nói gì đến người dân?
Khi Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kết luận, vụ việc trên là xây sai phép, thì ông Chủ tịch UBND xã Minh Phú (xã có biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh) lại bác bỏ ngay kết luận của Thanh tra Sở.
Còn ông Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ (nơi có Việt phủ Thành Chương) không thuộc quyền quản lý của UBND huyện, mà thuộc Công ty Lâm trường Sóc Sơn, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng. Thế nhưng Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn, cũng đang có nhiều sai phạm về sử dụng đất không đúng mục đích.
Ngay từ năm 2005, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ thị giải quyết (trong khi biệt thự to đùng của gia đình ca sĩ Mỹ Linh mãi năm 2009 mới xây). Nếu các quan địa phương thi hành nghiêm lệnh trên thì chẳng ai dám bén mảng đến xây nhà, dù là nhà cấp 4. Vậy mà tám năm trôi qua, không hiểu các ngành, các cấp quản lý chính quyền Sóc Sơn làm gì? Hay các bác mắc bệnh trên bảo dưới không nghe?
Nếu có bệnh thì cần chữa trị đến nơi đến chốn, chứ bây giờ đã thành hội chứng “bất động” của không ít cấp quản lý chính quyền địa phương? “Bất động” về trách nhiệm quản lý, về ý thức bổn phận cán bộ công quyền? Chả lẽ lại có cả ngành đào tạo những “nhà bất động học”?
Đằng sau những ngôi biệt thự lộng lẫy, đẹp đẽ đó, chuyện gì đã diễn ra? Thôi, tôi chẳng nói thêm làm gì, độc giả lại mắng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!
Luật kỳ cục nhất thế giới: “phạt rồi cho để nguyên”
Xã hội nào cũng có luật pháp, tuy nhiên, hiện nay nhiều người Việt lại sống theo... lệ.
Lệ làng, lệ xã, lệ phố, lệ phường, và bây giờ có lệ... rừng? Còn nếu người dân phải theo luật, lại là thứ “luật” bất thành văn: phạt cho...tồn tại. Nói rõ ra là cứ việc làm nhà trái phép, khi làm xong “được” mấy ông chính quyền địa phương phạt một khoản tiền rồi nghiễm nhiên thành hợp pháp. Đúng là một tin mừng cho mấy ông cần nhà lớn, nhà nhiều tầng giữa thành phố.
Cái “luật” này xem ra rất được các quan và các đại gia ưa chuộng từ thành thị đến miền rừng núi. Hãy nhìn, ngay tại TP Sài Gòn, công trình cao ốc trên đảo Kim Cương (P. Bình Trưng Tây, Q2), tổng diện tích xây dựng trái phép lên đến gần 3000 m2. Tòa nhà cao ốc BMC trên đường Võ Văn Kiệt, xây trái phép hơn 270 m2... Tất cả vẫn bình an vô sự!
Còn nếu xử quan chức vi phạm, hãy thử nhìn lên Ba Vì mà xem. Trung bình mỗi năm, Ba Vì có hơn 100 công chức bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, khiến trách, kiểm điểm, trong đó sai phạm liên quan đất đai tới 40%. Thế nhưng quan chức bị kỷ luật cứ kỷ luật, biệt thự cứ xây và cứ hiên ngang đứng vững trên đất rừng như không có chuyện gì xảy ra. Có lẽ chuyện này chỉ có ở VN.
Việt phủ Thành Chương sẽ phá bỏ hay giữ lại?
Việc tất cả các công trình xây dựng nhà cửa trên đất rừng đặc dụng rõ ràng đã vi phạm pháp luật trầm trọng. Hiện tại các cơ quan có trách nhiệm vẫn đang xúc tiến nghiên cứu tìm cách giải quyết các trường hợp vi phạm cho hợp tình hợp lý nhất. Tuy nhiên, sự quan tâm đặc biệt được dành cho “số phận” của Việt phủ Thành Chương, khi UBND Thành phố Hà Nội đã giao cho Sở xây dựng và UBND huyện Sóc Sơn rà soát các công trình xây dựng trên đất lâm nghiệp thuộc huyện Sóc Sơn quản lý, sau đó sẽ báo cáo, đề nghị cách giải quyết lên Thành phố trước ngày 15/6/2013.  Chính vì thế hôm nay, gần đến ngày “phán quyết” đó, tôi mới mang chuyện này ra tường thuật với bạn đọc.
Đây là bài toán hóc búa, không chỉ cho các cơ quan chức năng, bởi những hoạt động được cho là sai phạm đã diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật gần chục năm qua, chưa nói trong số đó, Việt phủ Thành Chương là một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng đã từng đón tiếp biết bao nhiêu du khách trong nước và quốc tế đến thăm viếng.
Vài nét về Việt Phủ Thành Chương
Việt phủ Thành Chương được xây dựng năm 2001 trên một diện tích rộng 10 ngàn mét vuông với rất nhiều những công trình mang dáng dấp cổ kính, kiến trúc đặc trưng của các vùng miền như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ; những ngôi nhà cổ kính được “bê nguyên xi” từ những làng quê về Việt phủ, trong lúc đời sống nông thôn ngày càng phát triển, những ngôi nhà cao tầng, bê tông được mọc lên và dấu tích của những căn nhà gỗ lợp ngói âm dương… đã dần biến mất.
Ngoài ra còn hàng vạn cổ vật quý hiếm cũng như nhưng vật dụng quen thuộc đối với đời sống nông thôn được trưng bày ở Việt phủ như là một nơi giới thiệu tâm hồn Việt qua nhiều thế hệ. Công trình hoàn toàn do ông Thành Chương vẽ kiểu và bỏ tiền xây dựng, được hoàn thành vào năm 2003 gây nên sự chú ý đặc biệt cho công chúng, đặc biệt với những người yêu thích thể loại du lịch văn hóa, thích tìm hiểu những giá trị văn hóa cộng đồng cũng như phong tục, tập quán của các miền quê Việt Nam. Một công trình mà ngay cả những cơ quan gọi là Văn hóa cũng chưa làm được hoặc chẳng buồn nghĩ tới.
Vì thế, khi thông tin Việt phủ Thành Chương bị kết luận là công trình sai phạm thì đã có rất nhiều những ý kiến trái chiều tranh luận về vấn đề có nên tiếp tục để Việt phủ tồn tại. Đã có những luật sư và những nghệ sỹ lên tiếng về việc này. Đa phần các ý kiến đều cho rằng việc xử vi phạm của Việt phủ Thành Chương không hề dễ. Bởi nếu vi phạm, thì đã vi phạm từ 10 năm nay, vậy mà không có bất cứ một cơ quan quản lý nào lên tiếng. Ngay cả việc xử phạt vi phạm hành chính thì cũng chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ khi vi phạm.
Công trình Việt phủ Thành Chương đã tồn tại 10 năm kể từ khi nó hoàn thành cộng thêm 3 năm xây dựng với biết bao nhiêu công sức, tiền bạc và tâm huyết của họa sỹ Thành Chương đã đổ vào để xây dựng. Vì thế, để đưa ra một bài toán “xử” sao cho hợp lý hợp tình là chuyện không hề giản dị đối với các cơ quan có thẩm quyền.
Trong khi ông Thành Chương nói sẵn sàng hiến lại Việt phủ cho nhà nước. Nhưng nói gì thì nói, dù có hiến lại thì việc xây công trình trên đất rừng đặc dụng vẫn là vi phạm pháp luật. Chẳng lẽ lại dở cái “chiêu bài” phạt tí tiền rồi cho để nguyên? Còn hàng trăm nhà cửa, biệt thự khác thì sao? Hơi khó đấy!
Còn trang trại lớn của vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh cũng vậy, trong kết luận thanh tra đã khẳng định việc UBND huyện Sóc Sơn giao 200 m2 đất rừng cho vợ chồng Mỹ Linh - Anh Quân xây nhà là trái với quy định của Nghị định 01. Việc sử dụng phần đất còn lại trong đó phải đúng mục đích. Chúng tôi khẳng định việc xây dựng nhà trên đất rừng của ca sĩ Mỹ Linh là sai phép. Vậy có phải đập bỏ không?
Xin trả lại danh hiệu Di tích quốc gia cho nhà nước
Nếu ở Sóc Sơn, Ba Vì, đó là bệnh trên bảo dưới không nghe, thì ở Di sản văn hóa quốc gia như làng Đường Lâm đang vang lên tiếng kêu thất vọng của người dân thức tỉnh cả xã hội, đó là sự...bất động trước nỗi khổ của người dân bị ngược đãi.
Dư luận đang ầm ĩ và choáng váng với chi tiết chưa từng có trong lịch sử Việt Nam: gần 80 người dân làng cổ Đường Lâm (Di tích Quốc gia làng cổ đầu tiên của VN) đã bất bình ký vào một lá đơn thống thiết, gửi lên UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để xin… trả lại danh hiệu “Di tích quốc gia” cho nhà nước. 
Lý do là bà con quá khổ sở sau gần 10 năm được “tôn vinh” rồi được người ta tổ chức kinh doanh du lịch trên quê mình. Tiền tỷ thu về túi ai đó. Còn khổ sở, đày ải, bức bí, bị đối xử nhẫn tâm và hung hãn thì gần mười ngàn con dân phải gánh chịu!
Dư luận đang sôi sục vì cách hành sự quái ác này, ở đây tôi chỉ trích lời nhà báo Lãng Quân
vốn là dân làng Đường Lâm diễn tả trung thực về những gì mắt thấy tai nghe, về những gì đã và đang xảy ra trong làng mình.
Cách hành xử quái ác của các quan làng quan xã
Ông Lang Quân viết: Tôi về quê nghỉ lễ vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 -2013 vừa qua, thấy bà con dắt díu nhau đến nhà, gửi nhà báo một lá đơn. Có người chắp tay vái tôi, rằng hãy làm một cái gì đó cho dân, chúng tôi không biết kêu vào ai nữa cả. Chúng tôi đã đợi đến bạc tóc vì những lời hứa suông, chỉ hứa và hứa. 
Lá đơn lúc đó mới có 7 người ký (nay đã có hơn 80 người ký), nội dung: Xin trả lại danh hiệu Di tích quốc gia cho Nhà nước. Vì người Đường Lâm đang khổ quá, ô nhiễm, kẹt đường, ồn ào vì du khách; mà người ta kinh doanh du lịch trên quê tôi, di sản của chúng tôi và cha ông chúng tôi, nhưng lại không cho người quê tôi một xu nào.
Cái quan trọng hơn là họ “ra quy tắc” xây dựng rất ghê gớm: Cấm làm nhà hai tầng, tum chống nóng nhô lên cũng chặt. (Tum là một phần mái nhà được làm thêm như cái chuồng nuôi chim cu- NV). Họ cưỡng chế phá nhà dân rầm rầm cả đêm, cả ngày, cột nhà đổ, khổ chủ Hà Thị Khanh rú lên “ối cha mẹ ơi”, rồi người thân phải khênh bà đi nơi khác trong trạng thái ngất xỉu, kẻo nhìn cảnh đó bà sẽ tự tử. Con trai bà thì (như bà kể) mua 20 lít xăng về để tự thiêu hay chống lại cán bộ, khiến bà càng hoang mang. Vài người “hô” trả lại danh hiệu làng cổ thì bị công an bắt, nhốt suốt mấy hôm.
Mỗi nhà có vài chục đến trăm mét vuông đất, có nhà cấp bốn, bếp, chuồng gà lợn trâu bò, khu vệ sinh…; rồi con cái lấy vợ, cắt mỗi đứa một gian. Có nhà, ba bốn cặp vợ chồng trong một căn nhà cấp bốn toen hoẻn, với ba bốn cái bếp, ba bốn nhà vệ sinh và ba bốn cây rơm, chuồng trâu bò... Tháng 4 năm 2013, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây - bà Phan Thị Hảo - đã ký thông báo yêu cầu tự tháo dỡ, thậm chí, dự tính sẽ yêu cầu xã tiếp tục cưỡng chế phá một số công trình của dân.
Chị Oanh - làm nghề bán cá ở chợ Mía, nhà ở thôn Mông Phụ - gặp tôi, khóc: “Con trai lấy vợ, đẻ con, hai cặp vợ chồng ở trong căn nhà bé tẹo. Nó là nhà cổ thì bảo vệ cho cam, đằng này nhà tôi mới xây 10 năm thôi, nhà gạch, lợp phi-brô xi-măng chứ báu bở gì. Tôi làm cái tum chống nóng, thế mà họ bắt tháo dỡ, tôi dỡ rồi; họ vẫn cắt điện, cắt nước của tôi đã 2,5 tháng rồi. Hôm qua (đầu tháng 5/2013), tôi lên nhà chủ tịch, phó chủ tịch xã xin cấp lại nước mà vẫn chưa được!
Nhân viên thanh tra xây dựng hết sức hung hãn
Ông Kiều Văn Triệu, ngoài 80 tuổi, là một bậc túc nho nổi tiếng của làng cổ. Con trai ông vừa gọi một xe cát định sửa lại cái nhà vệ sinh, lập tức có 6 anh cán bộ trờ xe máy đến, mặt đằng đằng sát khí hỏi giấy tờ, đơn xin, vặn hỏi giấy phép xây dựng đâu? Rồi họ dọa cắt điện, cắt nước, tóm cổ bất cứ anh thợ nào đến làm việc. Ông Triệu cười chua chát, ối giời ơi, tôi làm cái lỗ để đi đái mà nhà nước tốn mất 6 anh cán bộ đi lên đi xuống hỏi đủ thứ văn bản giấy tờ thế này ư? Thế thì Nhà nước “lỗ” tiền trả lương cho nhà các bác quá nhỉ. Cái hố xí nhà tôi có phải là cổ vật hay di sản cổ gì không mà các vị bảo tồn ghê thế?
Xã có 10 ngôi nhà cổ, phải bảo tồn nghiêm ngặt. Bảo vệ không gian của làng, cũng đồng ý. Nhưng cái gì không đáng bảo vệ, cái hố xí bé tẹo của dân, nay sửa sang để phục vụ nhu cầu sống tối thiểu, thì đừng hạch sách nữa, được không? Lãnh đạo xã, những người có trách nhiệm ở thị xã đều công nhận bất bình của dân là chính đáng, là có thật. Bà con bảo, “chúng tôi như đang sống trong sự lùng sục, sự áp chế thẳng tay của một số nhân viên “thanh tra xây dựng” hết sức hung hãn!”.
Điều vô lý hơn nữa
Đấy là mới chỉ kể sơ sơ về cách hành dân của quan làng quan xã, còn những điều vô lý hơn nữa.
Đến giờ cơ quan chức năng vẫn chưa hề hoàn thành cái quy hoạch làng cổ. Chưa có cả quy chế chính thức trong xây dựng ở làng (quy chế đã tạm thời gần chục năm rồi!). Người dân xin phép thì được xây nhà thế nào, vật liệu gì, cao bao nhiêu mét, kiến trúc ra sao? Nghe các câu hỏi ấy, cán bộ quản lý chỉ biết cười chua xót: “Chưa có quy chế, chưa có tiêu chuẩn”. Bà con không được hưởng lợi, lối làm du lịch úi xùi, người dân đơn phương bị áp chế những quy định vô lý…
Đó là những lời trần tình của chính người trong làng Đường Lâm.
Chưa biết các cơ quan chức năng Hà Nội sẽ giải quyết chuyện này như thế nào cho dân đỡ khốn khổ vì cái danh hiệu Di tích quốc gia này.
Văn Quang – 07-6-2013
Hình:


01-_Viet_phu_Thanh_Chuong.jpg

01- Việt phủ Thành Chương


02-_Phia_trong_viet_phu_Thanh_Chuong.jpg

02- Phiá trong biệt phủ Thành Chương, phá hay không phá?


03-_Ngoi_nha_cua_My_Linh_va_Anh_Quan.jpg

03-: Khu biệt thự của ca sĩ Mỹ Linh và Anh Quân.


04-_Net_dep_co_kinh_trong_lang_Duong_Lam.jpg

04- Nét đẹp cổ kính của làng Đường Lâm


05-_Nha_cua_ba_Ha_Thi_Khanh_bi_pha_tan_tanh.jpg

05- Nhà của bà Hà Thị Khanh bị đập phá tan tành, phía sau là những nhà lầu.


06-_Nha_chi_Oanh_bia_cat_dien_nuoc.jpg


06- Ngôi nhà của chị Oanh bị cắt hết điện nước


07_Nha_cua_can_bo_va_cac_nha_quan_ly_pha_Duong_Lam.jpg


07- Nhà lầu mới của cán bộ và các nhà quản lý tàn phá nét cổ kính của làng cổ Đường Lâm.
 

No comments:

Post a Comment