NGÀNH MAI * CA MÚA ĐỊA NÀNG
Ca múa “Địa Nàng” ở miền Nam Việt Nam
Địa Nàng là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca múa cổ truyền của người dân thôn quê miền Nam, là đặc thù của văn hóa dân tộc.
“Lễ Vía Bà”
Nếu như miền Tây, mà khi xưa gọi là Lục Tỉnh, là nơi xuất phát bộ môn nghệ thuật cải lương, để rồi phổ biến khắp cả nước, thì ở miền Đông Nam Việt là nơi xuất phát ca múa Địa Nàng. Và nghệ thuật này không phổ biến rộng rãi như cải lương, mà chỉ hoạt động quanh quẩn ở cái tỉnh như: Biên Hòa, Bà Rịa, Tây Ninh, Gia Định, Bình Dương, cùng một vài nơi thuộc tỉnh Long An như Đức Hòa, Đức Huệ.
Khi đề cập đến những nét văn hóa đặc thù dân tộc, người ta không thể
bỏ quên môn nghệ thuật độc đáo này, do bởi Địa Nàng thường được trình
diễn trong dịp “Lễ Vía Bà” tại các ngôi miễu ở miền thôn quê Nam
Việt.
Hằng năm vào khoảng Tháng Hai, Tháng Ba Âm Lịch thì những ngôi đình
làng ở các tỉnh thuộc miền Đông có lệ cúng “Kỳ Yên” do ban hội tề, tức
quí vị hương chức làng xã đứng ra tổ chức. Những năm dân làng trúng mùa
thì có thêm phần rước hát bội về hát tạ ơn vị Thần đã phò trợ cho dân
làng làm ăn khá. Người ta từng thấy những ngôi đình hằng năm đều có hát,
và cũng những ngôi đình cả 7, 8 năm chỉ cúng mà thôi chớ không rước hát
bội, do bởi dân chúng bị thất mùa.
Song song với hát bội ở đình, thì tại các ngôi miễu trong làng cũng
được quí bà tổ chức “Lễ Vía Bà”, tùy theo ngôi miễu đó thờ: Bà Nữ Oa, Bà
Lê Sơn Thánh Mẫu, Bà Ngũ Hành, Bà Thủy, Bà Thiên Hậu, Bà Chúa Ngọc, Bà
Chúa Tiên...
Thuở xưa đình làng là nơi sinh hoạt của nam giới, phụ nữ không được
dự vào việc cúng tế ở nơi thiêng liêng này; ngược lại miễu là nơi sinh
họat của quí bà, các đấng mày râu nam tử cũng không được đến đây. Thế
nhưng, từ đầu thế kỷ 20, trước sự thăng tiến của phụ nữ ngoài xã hội
“nam nữ bình quyền” thì vấn đề phân chia này đã không còn, có nghĩa là
ngày cúng đình hay cúng miễu thì nam nữ đều chung lo việc cúng kiếng,
tập trung hội hè rất đông.
Cúng miễu thì không mời hát bội mà chủ yếu là mời Địa Nàng về hát, và
người dân quanh năm suốt tháng làm lụng ngoài đồng, đã có dịp nghỉ đi
xem buổi múa hát có tính cách truyền thống này. Vậy thì Địa Nàng là thế
nào, hình thức trình diễn ra sao, có giống như cải lương, hát bội chăng?
Thật ra thì ca múa Địa Nàng không phổ biến rộng rãi như hát bội, do
bởi hát bội ngoài việc hát cúng Kỳ Yên, lại thêm phần trình diễn trên
sân khấu rạp hát, bán vé như cải lương. Còn Địa Nàng thì không rườm rà
và đông người như gánh hát bội, chỉ có hai nghệ sĩ và duy nhứt chỉ hát
cúng miễu mà thôi, và người coi thì hoàn toàn miễn phí.
Là một bộ môn nghệ thuật đặc thù của văn hóa dân tộc, rất nhiều người
biết đến mà không hiểu sao trong sử sách nói về miền Nam người ta lại
không thấy đề cập đến Địa Nàng, ngay cả những tác phẩm của các nhà văn
rặt Nam Kỳ như: Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc cũng không nói
gì về Địa Nàng (hoặc có mà chúng tôi không có dịp đọc qua).
Nghệ thuật ca múa Địa Nàng không trình diễn sân khấu đối diện với
khán giả, mà chủ yếu là múa hát trước miễu, do đó người xem có thể coi
được 3 mặt, và như đã nói diễn viên Địa Nàng chỉ có 2 người (một nam một
nữ). Người nam thủ vai ông Địa và người nữ thủ vai nàng Tiên, thế thôi!
Về cách gọi thì nam nghệ sĩ được kêu là “Ông Địa” như vai trò, còn nữ
nghệ sĩ thì kêu là “Con Bóng”, nếu người gọi còn trẻ thì phải kêu là “Bà
Bóng” (xin đừng lầm lẫn với những người đồng bóng, lên đồng, lên cốt,
mê tín dị đoan). Cốt truyện Địa Nàng như sau:
Tiên nữ Hằng Nga vâng lệnh Vương Mẫu xuống trần gian đến huê viên,
nơi “cây huê giếng nước” hái lộc cầu an dân chúng, và bởi do không biết
đường đến huê viên, nên tiên nữ đến nhờ cậy Thổ Địa dẫn đường. Thổ Địa
sau một hồi vòi vĩnh, làm khó, rồi dẫn đường đưa tiên nữ đến huê viên để
khai mạch giếng nươc, tưới cây. Hành động này mang ý nghĩa việc mưa
thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Cốt truyện chỉ đơn giản như thế thôi,
nhưng tùy từng cặp nghệ sĩ đóng vai Địa Nàng, có thể kéo dài từ 2 đến 5
giờ liền (có nhạc đệm đờn cò, đờn kìm).
Sau phần chính “khai mạch giếng nước” mang ý nghĩa cầu mưa, (bởi
tháng này đang là mùa nắng, nếu cái nắng kéo dài thì nông dân không thể
làm mùa được). Tiếp đó Địa Nàng chuyển sang đối đáp bằng những câu vè,
dân ca, bằng thơ lục bát, song thất, đôi khi dùng cả tục ngữ, ca dao.
Riêng về lời văn đối thoại, thì gần như ngôn ngữ bình dân thông thường
của người dân quê.
Dù là ca múa hay đối thoại, sau phần cúng kiếng thiêng liêng là hài
hước, gần như hết phần thêm này là vui, là chế diễu, liên tục gây nên
những tràng cười của khán giả. Nghệ thuật Địa Nàng bắt buộc phải hài hòa
tất cả những gì có thể gây nên tính cách châm biếm, cười cợt, vì đó là
yêu cầu. Cặp Địa Nàng nào bị cho làm kém về hài hước thì năm sau khó mà
được các miễu mời đi hát.
Ứng diễn
Cái độc đáo của Địa Nàng là ứng diễn, tự chế ra lời diễn chớ không có
kịch bản chính thức, những câu hát được lưu truyền từ nghệ nhân này đến
nghệ sĩ khác, nối nghiệp từ đời này sang đời nọ và thêm bớt cho phong
phú thêm, do vậy mà “kịch bản dân gian” này không biết ai là tác giả.
Tùy theo trình độ, cặp diễn viên nếu trình độ nghệ thuật cao thì ứng
diễn mạch lạc, đối đáp bằng câu vè, câu thơ, tục ngữ, ca dao rất đúng
với nhân vật, tình huống được mang ra châm biếm, chế diễu.
Như đã nói ca múa Địa Nàng chỉ phổ biến nhiều ở miền Đông, nghe nói
miền Tây cũng có nhưng rất ít, riêng tôi chẳng thấy bao giờ. Còn ở miền
Trung từ Phan Thiết đổ ra thì hầu như không có Địa Nàng. Tại sao? Tôi có
tìm hiểu, thu thập một số sự kiện và có thể đi đến kết luận: Từ thời xa
xưa, đất địa miền Đông Nam Việt, là những vùng đất không có sông ngòi,
cũng không có hệ thống dẫn thủy nhập điền. Người nông dân làm mùa chủ
yếu trông cậy vào trời mưa, năm nào mưa muộn, thì mùa màng ruộng lúa,
hoa màu bị thất thu. Hoặc nếu như hạn hán không mưa chỉ một năm thôi,
thì người dân nghèo đến 3 năm (ông bà già xưa thường nói như vậy).
Người dân trăm bề khổ sở do trời không mưa, nên mới phát sinh ra hiện
tượng ca múa Địa Nàng, là một hình thức cầu mưa vậy! Sở dĩ ở miền Tây
ca múa Địa Nàng không phổ biến, là do miền này thuộc đồng bằng sông Cửu
Long với sông ngòi chằng chịt, nước đầy đủ để làm mùa nên đâu phải “cầu
mưa”, do vậy mà người ở vùng này đa số không hề biết Địa Nàng là gì.
Địa Nàng trình diễn có cặp, họ làm ăn chung, các Lễ Vía Bà người ta
chỉ cần mời một trong hai người là xong hợp đồng, và trả tiền cũng thế,
một người đại diện, thường là “Con Bóng” nhận tiền. Theo như truyền khẩu
của thiên hạ thì “Con Bóng” hay “Bà Bóng” là những người bán nam bán
nữ, mà người đời gọi họ là “lại cái” hay “loại cái” (không biết chữ nào
đúng). Con Bóng không phải đồng tính bê đê, mà là do bộ phận sinh dục,
nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ. Bà bóng suốt đời không có chồng con gì
hết.
Cặp Địa Nàng nào mà “Bà Bóng” như vừa nói thì đắt sô, được liên tục
mời đi ca múa, tiền thù lao cũng cao. Còn như bà bóng là người nữ thiệt
thọ thì lại ế hàng, có nghĩa là ít được mời đi hát. Thí dụ như hai ngôi
miễu tổ chức Lễ Vía Bà cùng một ngày, chỗ nào kêu trước thì được bà bóng
“lại cái”. Do con bóng hay bà bóng “lại cái” bị kẹt sô, nên ngôi miễu
thứ hai đành phải chấp nhận mời bà bóng người nữ thiệt. Có còn hơn
không.
Số tiền thù lao cho Địa Nàng khá cao, thời điểm 1955 – 1956 bao gạo
chỉ xanh 100 ký lô giá 300 dồng, mà một sô ca múa Địa Nàng phải trả mất
600 đồng. Ngoài số tiền thỏa thuận hợp đồng, (chỉ thỏa thuận bằng lời
nói chứ không có giấy tờ, nhưng cả hai bên đều giữ đúng hợp đồng). Địa
Nàng còn được quý bà cho thêm, nếu hát hay, người coi đông, cười nhiều,
thời gian kéo dài đến 1, 2 giờ khuya thì tiền cho thêm có khi còn nhiều
hơn tiền chính thức.
Không như hát bội, khán giả cho tiền đào kép bằng cách kẹp tiền vào
quạt giấy quăng liệng lên sân khấu. Cách cho tiền Địa Nàng lịch sự hơn
nhiều, người đại diện để tiền vào dĩa trịnh trọng trao cho Nàng, chớ
không trao cho Địa (biết rằng họ chia với nhau).
Còn một cách cho tiền nữa, các bà góp tiền rồi bí mật cho riêng Nàng,
dĩ nhiên là Nàng bỏ túi riêng, chứ không chia cho Địa. Tùy theo uy tín
và sự ủng hộ của khán giả, của các nơi mời gọi, mà thỏa thuận làm ăn
chung của Địa Nàng cũng kẻ cao người thấp, ít khi ngang bằng, mà thường
chia tứ lục, hoặc tam thất, và Nàng thì lúc nào cũng cao giá hơn.
Khi bắt đầu chuẩn bị lễ vía bà, là người ta đã lo đặt sô trước với
cặp Địa Nàng nào đó, mà thiên hạ cho rằng ca múa hay. Do vậy mà trong
lịch trình của Địa Nàng ít thấy chỗ trống vào mấy tháng có cũng miễu Bà.
Hết thời gian mấy tháng cúng miễu thì Địa và Nàng trở lại đời sống bình
thường người nông dân, nhà ai nấy ở, chỉ thỉnh thoảng hẹn gặp nhau ở
ngôi miếu nào đó để tập dượt kịch bản nhân gian mới. Không tập dượt ở
nhà Địa hay nhà của Nàng.
Nếu Nàng là “lại cái” thì sống độc thân một mình, còn như Nàng là
người nữ thiệt thì cũng có chồng con như mọi người nữ khác thôi. Về ông
Địa thì ông nào cũng vợ con đùm đề, có ông có đến 2, 3 bà vợ. Có lẽ nhờ
hát hay, đâu thua gì danh hề sân khấu, nên Địa rất được mấy bà góa chồng
chiếu cố.
TRIỂN LÃM CÁ TẠI TOKYO
Những bể vàng cá kỳ dị tại triển lãm ở Tokyo
( 3:52 PM | 18/08/2012 )
Một triển lãm nghệ thuật thủy sinh vừa khai
trương tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, dự kiến sẽ kéo dài tới 24.09.2012.
Đây là triển lãm thường niên của Hidetomo Kiruma. Ông đã kết hợp không
khí của thời kỳ Edo cổ công nghệ hiện đại và cá vàng. Một phần quan
trọng trong triển lãm này, có khoảng 1000 chú cá vàng được thả trong
những bể cá có kích thước kỳ dị khác nhau.
NGUYỄN THIÊN THỤ * PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ
PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ
NGUYỄN THIÊN THỤ
2. CHÙA NHƯ LAI
I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ
Các cuộc khảo sát dân số tại Hoa Kỳ có kết quả không giống nhau nhưng sự
xa cách không là bao nhiêu. Hoa kỳ là nơi phát triển của Kitô giáo cho
nên tín đồ Kito giáo chiếm đại đa số. Cuộc thăm dò gần đây cho biết 76%
dân theo Kito giáo trong đó, 52% theo Tin Lành, 24% theo Công giáo Rôma), 1% theo Do Thái giáo và 1% theo Hồi giáo.
Đất Hoa Kỳ cũng như Canada là nơi có nhiều dân tứ xứ nhập cư, họ đã
mang tôn giáo từ quê hương hô đến đây cho nên Hoa Kỳ là một trong những
nước có tôn giáo đa dạng nhất.
Theo cuộc khảo sát "Nhận thức Tôn giáo người Mỹ" thì số người nhận
định họ theo Kitô giáo đã giảm từ 86% còn lại 77%, Do Thái giáo giảm số
lượng nhỏ, số lượng người theo đạo Hồi tăng gấp đôi, Ấn độ giáo và Phật
giáo cũng gia tăng số lượng Những tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và Do Thái giáo),
gọp lại chiếm khoảng 3,9% đến 5,5% dân số người dân đã trưởng
thành.Thêm vào đó, 15% dân số đã trưởng thành tự nhận rằng họ không có
tín ngưỡng hay tôn giáo.
Phật giáo được du nhập vào Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 cùng với những người nhập cư từ Đông Á. Chùa đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập tại San Francisco năm 1853 bởi những người Mỹ gốc Hoa.
Cuối thế kỷ 19 những nhà truyền giáo từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ, cùng vào
thời điểm này, giới trí thức Hoa Kỳ bắt đầu để ý đến Phật giáo.
Người Mỹ nổi tiếng đầu tiên quy y đạo Phật là Henry Steel Olcott.
Một sự kiện góp phần tăng trưởng Phật giáo tại Hoa Kỳ là Nghị viện Các
Tôn giáo Thế giới diễn ra năm 1893, có sự tham gia của các Phật tử từ Ấn
Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, và Tích Lan.
Ước tính số Phật tử tại Hoa Kỳ duy động từ 0,5% đến 0,9%, con số 0,7%
được CIA và PEW công bố (1). Phật giáo tăng trưởng là do nhiều nguyên
nhân trong đó có sự hưởng ứng của dân da đỏ cho nên Phật giáo đã trở
thành tôn giáo thứ ba tại Hoa Kỳ (2). Phật giáo phát triển, tại Hoa Kỳ,
có khoảng 1000 thiền đường (3)
II.CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ
Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc, đa văn hóa nên đã thâu nhập các nền văn hóa các nơi trên thế giới. Vì vậy các thánh đường, thiền viện của các tôn giáo đều mang sắc thái địa phương. Đó là màu sắc Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Tạng v. v...
Kunzang Palyul Choling (KPC) là trung tâm nghiên cứu Phật giáo và thực hành đường lối tu tập truyền thống Nyingma (Palyul lineage). Trung tâm này do trung tâm Khám Phá và Đời sống mới thành lập 1985, sau ngài Penor Rinpoche đặt tên mới năm 1987, KPC là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Ngài Penor Rinpoche ở Hoa Kỳ.
Trung tâm Kunzang Palyul Choling
Năm 1987, một phụ nữ Hoa Kỳ, tên là Alyce Zeoli , sinh ở Brooklyn năm 1949 đã được công nhận là một lat ma ( Phật sống Tây Tạng), được đặt tên là “Ahkon Norbu Lhamo.
Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc, đa văn hóa nên đã thâu nhập các nền văn hóa các nơi trên thế giới. Vì vậy các thánh đường, thiền viện của các tôn giáo đều mang sắc thái địa phương. Đó là màu sắc Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Tạng v. v...
A. ARIZONA
1. CHÙA KUNZANG PALYUL CHOLING
Kunzang Palyul Choling (KPC) là trung tâm nghiên cứu Phật giáo và thực hành đường lối tu tập truyền thống Nyingma (Palyul lineage). Trung tâm này do trung tâm Khám Phá và Đời sống mới thành lập 1985, sau ngài Penor Rinpoche đặt tên mới năm 1987, KPC là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Ngài Penor Rinpoche ở Hoa Kỳ.
Năm 1987, một phụ nữ Hoa Kỳ, tên là Alyce Zeoli , sinh ở Brooklyn năm 1949 đã được công nhận là một lat ma ( Phật sống Tây Tạng), được đặt tên là “Ahkon Norbu Lhamo.
Ahkon Norbu Lhamo.
His Holiness Penor Rinpoche
Sau ngày mất nước 30.4.1975, người Việt Nam tị nạn Cộng sản (CS) đã tứ
tán giang hồ khắp thế giới. Nhưng vì lòng yêu mến Quê Hương, xứ sở và
nhất là Tôn giáo đã ăn sâu ghi đậm vào xương tủy, nên đến đâu họ cũng cố
gắng tạo dựng những biểu tượng tâm linh – Tín ngưỡng để tìm nguồn an ủi
chở che.
Trong chiều hướng ấy, số người Việt Nam tị nạn tại Tiểu bang Colorado
đã cùng nhau thiết lập được một nơi tôn thờ Tam Bảo.
NgôiNiệm Phật Đường đầu tiên của họ là một căn phòng nhỏ do Hội Phật
Giáo Nhật Bản
cho mượn.Ông Nguyễn Xuân Kỳ là người đã đứng ra tổ chức buổi lễ Phật đầu
tiên
nhân dịp Tết Nguyên Đán Bính Thìn (1976) tại niệm Phật Đường nói trên,
dưới sự
chứng minh của Thượng Tọa Sugiyama, Đại Đức Ocamoto và ông Hanamatsuri,
Hội
Trưởng Hội Phật Giáo Nhật tại Colorado.
Năm 1980 danh xưng Hội Phật Giáo Colorado được đổi thành Cộng Đồng
P.G.V.N tại Colorado và danh từ Hội Trưởng , Phó Hội Trưởng cũng được
đổi ra Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch từ đây.
Ngày 30.3.1981 Gia đình Phật Tử Thiện Minh thuộc CĐPGVN tại Colorado ra đời. Đây là tiền thân của Gia đình Phật tử Nguyên Thiều hôm nay.
Đầu năm 1982 CĐPGVN đã mua được một ngôi nhà thờ ở số 7400 đường Indiana để lập chùa và cũng từ đây Niệm Phật Đường đã đổi thành chùa, tên chùa là Từ Phong.
Ngày 12.6.1987 CĐPGVN Colorado bán ngôi chùa Từ Phong này và thuê một căn nhà ở 5410 West Alameda, Lakewood để làm chùa tạm trong thì gian chờ đợi mua đất cất xây chùa mới.
Ngày 21.9.1987 Thượng Tọa Thích Chánh Lạc nhận chức Lãnh Đạo Tinh Thần Cộng Đồng Việt Nam Colorado.
Ngày 14.12.1987 Cộng Đồng đã mua được 3 lô đất ở số 2540 W. ILIFF Ave. Denver, CO 80219 để xây chùa.
Đầu năm 1988, qua một Đại hội trưng cầu ý kiến Phật tử, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa LĐTT, mọi người đã đồng ý chọn tên chùa là NHƯ LAI thay cho tên Từ Phong.
Ngày 22.5.1988 lễ cung nghênh Kim thân Phật từ đường Alameda về an vị tại Chùa Như Lai, 2540 W. ILIFF Ave. Tiếp đó, ngày 29.5.1988 Cộng đồng đã cử hành trọng thể cùng lúc 2 đại lễ:
-Đại lễ Phật Đản 2532.
-Đại lễ Khánh Thành Chùa Như Lai
Nếu chúng ta không kể địa điểm Niệm Phật Đường đầu tiên tại chùa Nhật thì đây là lần thay đổi địa chỉ chùa thứ 4:
1. - 369 S. Pear St. Denver.
2. - 7400 Indiana, Golden.
3. - 5410 W. Alameda, Lakewood.
4. - 2540 W.ILIFF Ave. Denver, CO 80219.
Trong thì gian 33 năm (1976-2009) trước sau đã có 4 vị Lãnh Đạo Tinh Thần: Các Đại Đức Thích Trí Đức, Thích Tín Nghĩa và Thích Trí Viên cùng Hòa Thượng Thích Chánh Lạc.
Ngày 30.3.1981 Gia đình Phật Tử Thiện Minh thuộc CĐPGVN tại Colorado ra đời. Đây là tiền thân của Gia đình Phật tử Nguyên Thiều hôm nay.
Đầu năm 1982 CĐPGVN đã mua được một ngôi nhà thờ ở số 7400 đường Indiana để lập chùa và cũng từ đây Niệm Phật Đường đã đổi thành chùa, tên chùa là Từ Phong.
Ngày 12.6.1987 CĐPGVN Colorado bán ngôi chùa Từ Phong này và thuê một căn nhà ở 5410 West Alameda, Lakewood để làm chùa tạm trong thì gian chờ đợi mua đất cất xây chùa mới.
Ngày 21.9.1987 Thượng Tọa Thích Chánh Lạc nhận chức Lãnh Đạo Tinh Thần Cộng Đồng Việt Nam Colorado.
Ngày 14.12.1987 Cộng Đồng đã mua được 3 lô đất ở số 2540 W. ILIFF Ave. Denver, CO 80219 để xây chùa.
Đầu năm 1988, qua một Đại hội trưng cầu ý kiến Phật tử, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa LĐTT, mọi người đã đồng ý chọn tên chùa là NHƯ LAI thay cho tên Từ Phong.
Ngày 22.5.1988 lễ cung nghênh Kim thân Phật từ đường Alameda về an vị tại Chùa Như Lai, 2540 W. ILIFF Ave. Tiếp đó, ngày 29.5.1988 Cộng đồng đã cử hành trọng thể cùng lúc 2 đại lễ:
-Đại lễ Phật Đản 2532.
-Đại lễ Khánh Thành Chùa Như Lai
Nếu chúng ta không kể địa điểm Niệm Phật Đường đầu tiên tại chùa Nhật thì đây là lần thay đổi địa chỉ chùa thứ 4:
1. - 369 S. Pear St. Denver.
2. - 7400 Indiana, Golden.
3. - 5410 W. Alameda, Lakewood.
4. - 2540 W.ILIFF Ave. Denver, CO 80219.
Trong thì gian 33 năm (1976-2009) trước sau đã có 4 vị Lãnh Đạo Tinh Thần: Các Đại Đức Thích Trí Đức, Thích Tín Nghĩa và Thích Trí Viên cùng Hòa Thượng Thích Chánh Lạc.
ĐỊA CHĨ
2540 AVENUE WEST ILIFF AVE, DENVER COLORADO, 80219.TEL (303)934.3244.USA
C. CALIFORNIA
3. TU VIỆN ABHAYAGIRI (Abhayagiri Buddhist Monastery )
Abhayagiri chữ Pali có nghĩa là Vô Úy sơn ( Fearless Mountain )
là tu viện Phật giáo Nguyên Thủy Thái Lan, có truyền thống tu trong rừng
như ngày xưa bên Ấn Độ. Tu viện này ở trong thung lãng Redwood Valley, California. Tu viện cách Ukriah 21 km, khởi đầu từ thập niên 1981, đại sư Ajahn Chah,Thái lan xin phép dạy thiền ở California. Đại sư cùng nhiều sư và ni đã lập một Tổ chức tôn giáo gọi là Sanghapala Foundation năm 1988. Ban đầu tu viện có 120 acres (0, 49km) do đại sư cúng dường Hsuan Hua, người sáng lập nên thành phố Mười ngàn Phật ( City of Ten Thousand Buddhas ) ở Talmage, trước khi mất năm 1995. Nayy, tu viện có 280 acres (1.1 km2)ở đất núi rừng.
4. CHÙA VẠN PHẬT (The City Of Ten Thousand Buddhas )
Tiếng Hoa là Vạn Phật Thánh Thành (Chinese: 萬佛聖城; pinyin: Wànfó Shèngchéng, Vietnamese: Chùa Vạn Phật Thánh Thành) là một tổ chức quốc tế Phật giáo do ngài Tuyên Hóa 宣化 Hsuan Hua thành lập, là một cộng đồng Phật giáo Tây phương tại Hoa Kỳ. Đó là chùa Trung Quốc đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Chùa tọa lạc ở Talmage, Mendocino County, California , cách Ukiah 2 dặm ( 3,2km) về phía đông, và 110 dặm ( 180km) San Francisco về phía băc. Đó là tu viện đầu tiên xây dựng ở Hoa Kỳ. Chùa này theo phái Thiền LụcTổ.
Địa chỉ:The City of Ten Thousand Buddhas
4951 Bodhi Way, Ukiah, CA 95482
(707) 462-0939
Địa chỉ:The City of Ten Thousand Buddhas
4951 Bodhi Way, Ukiah, CA 95482
(707) 462-0939
Vạn Phật tự ở California
Hòa thượng Tuyên Hóa ở Ukiah
The Hartford Street Zen Center, cũng được gọi là chùa Issan-ji, nghĩa là Nhất sơn tự (One Mountain Temple'), cũng là trung tâm Thiền Soto Zen ở quận Castro, San Francisco. Trước kia đây là một hội quán của một nhóm Phật tử. Năm 1987, hội quán này mở một nhà quàn cho những người bệnh AID. Đây là nhà quàn Phật giáo đầu tiên ở Hoa kỳ.
Issan Dorsey là một người nghiện, là một nhà sư thuộc phái Sōtō Zen , và cũng là thầy dạy Thiền đã đem nơi này vốn là một hội quán của một nhóm Phật tử đồng tính năm 1980 thành trung tâm Phật giáo mà ông là trưởng giáo từ 1989. Trung tâm này cũng là bệnh xá, ban đầu có 9 giường. Vị trưởng giáo thứ hai là Kijun Steve Allen, Năm 1997, nhà quàn ở Hartford dời về đường Duboce ở San Francisco với 15 chỗ ở.
Hartford Street Zen Center
6. TRUNG TÂM THIỀN HAZY MOON (Hazy Moon Zen Center)
William Nyogen Yeo Roshi thành lập trung tâm này năm 1996 dưới sự lãnh đạo của đại sư Nhật Bản Taizan Maezumi Roshi. Nyogen Roshi đã học thiền 27 năm với Maezumi Roshi và là đệ tử cuối cùng của phái Maezumi Roshi Lineage.
Hazy Moon Zen Center
Hazy Moon Zen Meditation Center of Los Angeles
7. CHÙA PHẬT QUANG ( Fo Guang Shan Hsi Lai Temple)
Chùa Fo Guang Shan Hsi Lai (Chinese: 佛光山西來寺 Phật Quang Sơn Tây Lai tự pinyin: Fóguāngshān Xīlái Sì) là tu viện Trung Quốc ở Hoa Kỳ, tọa lạc chân núi vùng Hacienda Heights, California, lân cận Los Angeles County. Tên Tây Lai (Hsi Lai) nghĩa là Coming West
,ý nói đức Phật từ Tây phương đến. Chùa này là chi nhánh của tổ chức
Phổ Quang sơn ở Đài Loan. Chùa này thành lập năm 1991. Cũng như chùa mẹ ở
Đài Loan có mục đich thực hành chủ nghĩa nhân đạo của đức Phật.Chùa này
theo đường lối Thiền tông và Tịnh Độ Tông
Fo Guang Shan
8. VIỆN KOVASAN BEIKOKU BETSUIN
Koyasan Beikoku Betsuin (高野山米国別院 Kōyasan Beikoku Betsuin .Viện này cũng có thể gọi tắt là viện Koyasan , hay chùa Kovasan. Đâylà chi nhánh của phái Koyasan Shingon, tức là Chân ngôn tông ở Cao Dã sơn, Osaka, Nhật Bản. Chùa tọa lạc ở Los Angeles, California, USA, là một Little Tokyo, thành lập năm 1912, là một chùa Phật xưa nhất ở Nam và Bắc Mỹ.
Koyasan Buddhist Temple
9.CHÙA BUDDHANUSORN
Wat Buddhanusorn là chùa Phật giáo của phái Nguyên Thủy ở Fremont, California, Hoa kỳ Tên chùa Buddhanusorn, có nghĩa là " tưởng nhớ đức Phật". Chùa xây dựng năm 1983 ở vịnh San Francisco
Wat Buddhanusorn
10.CHÙA ĐIỀU NGỰ
Chùa này ở Wesminster, California, là trung tâm Phật giáo Việt Nam thuộc
GHPGVNTN ở hải ngoại. Đây là trung tâm văn hóa Việt Nam cũng là lực
lượng chống cộng sản đàn áp tôn giáo, bóp chẹt tự do tư tưởng của nhận
dân Việt Nam. Hòa thượng Quảng Độ đã khẳng định lập trường tranh đấu cho
độc lập dân tộc và bảo vệ đạo pháp, chống cộng sản tàn ác bất công. Các
tăng ni trong GHPGTN đã bị cộng sản và bọn gian ác đánh phá, vu khống
nhưng chư tăng ni đã chứng tỏ một tinh thần vô úy và nhẫn nhục.
Chùa Điều Ngự
14472 Chestnut St.
Westminster, CA 92683
Phone: 714-254-5068
(714) 890-9513,
chuadieungu@gmail.com.
GPS Coordinates: -118.0024874 33.74533378
Chùa Điều Ngự
14472 Chestnut St.
Westminster, CA 92683
Phone: 714-254-5068
(714) 890-9513,
chuadieungu@gmail.com.
GPS Coordinates: -118.0024874 33.74533378
11. CHÙA BÁT NHÃ (Giáo hội Phật giáo Thống Nhất tại Hoa Kỳ )
Trong lời tuyên bố về xây chùa mới, ban quản trị cho biết Chùa Bát Nhã được hình thành và gắn liền với Cộng Đồng Tị Nạn hơn hai mươi năm. Như vậy chùa đã hoạt động từ khoảng 1990.
Chùa Bát nhã sẽ khởi công xây dựng Ngôi Đại Hùng Bảo Điện vào hạ tuần tháng 6 năm 2012-
Địa chỉ :
803 S Sullivan St,Santa Ana CA 92704
- Điện thoại: 714-571-0473
Fax : 714-568-1009
- Email :Batnhacali@yahoo.com
- Điện thoại: 714-571-0473
Fax : 714-568-1009
- Email :Batnhacali@yahoo.com
Đại lễ Phật đản 2011
12. CHÙA DIỆU PHÁP
Chùa Diệu Pháp thuộc giáo hội Việt nam thống nhất hải ngoại. Do Hòa thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo trụ trì.
Hòa Thượng đã kiến tạo được hai ngôi tự viện trang nghiêm, một Tu Viện Bảo Pháp, một chùa Diệu Pháp ở vùng Nam California. Chùa Diệu Pháp xây ngày 2 tháng 8 năm 2005.
Địa chỉ:
424 S. Ramona Ave
Monterey Park, CA 91754
Tel: (626) 288 5359
Chùa Diệu Pháp
Chùa Diệu Pháp
Chùa Diệu Pháp
Thượng Tọa Thích Viên Lý
311 E. Mission Road
San Gabriel, CA 91776
Tel. (626) 614 0566
Chùa Diệu Pháp thuộc giáo hội Việt nam thống nhất hải ngoại. Do Hòa thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo trụ trì.
Hòa Thượng đã kiến tạo được hai ngôi tự viện trang nghiêm, một Tu Viện Bảo Pháp, một chùa Diệu Pháp ở vùng Nam California. Chùa Diệu Pháp xây ngày 2 tháng 8 năm 2005.
Địa chỉ:
424 S. Ramona Ave
Monterey Park, CA 91754
Tel: (626) 288 5359
Chư Tôn Thiền Đức
và nhiều ngàn Phật tử tham dự Đại lễ Phật Đản 2551 tại chùa Diệu Pháp
Chùa Diệu Pháp
Thượng Tọa Thích Viên Lý
311 E. Mission Road
San Gabriel, CA 91776
Tel. (626) 614 0566
e-mail:
dieuphaptu@gmail.com
13. TU VIỆN BẢO PHÁP
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ đã trang trọng cử hành Đại lễ Phật Đản tại tu viện Bảo Pháp trên núi thành phố Asuza, miền Nam California.
Địa chỉ:
9447 N. Old San Gabriel, Canyon Road, Azusa, CA 91702
Mọi chi tiết xin quý vị hoan hỷ liên lạc về: Chùa Diệu Pháp, 311 E, Mission Road, San Gabriel, CA 91776. Phone: (626) 614-0566 hoặc Email cho chúng tôi theo địa chỉ: tiengnoidieuphap@gmail.com
13. TU VIỆN BẢO PHÁP
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ đã trang trọng cử hành Đại lễ Phật Đản tại tu viện Bảo Pháp trên núi thành phố Asuza, miền Nam California.
Địa chỉ:
9447 N. Old San Gabriel, Canyon Road, Azusa, CA 91702
Mọi chi tiết xin quý vị hoan hỷ liên lạc về: Chùa Diệu Pháp, 311 E, Mission Road, San Gabriel, CA 91776. Phone: (626) 614-0566 hoặc Email cho chúng tôi theo địa chỉ: tiengnoidieuphap@gmail.com
HT. Thích Chánh Lạc, ngài Viên Thành, TT. Thích Huyền Việt và chư Tôn Đức làm lễ
khai giảng khóa tu học mùa đông ba ngày 2006 tại Tu viện Bảo Pháp, thành phố
Asuza
14. TU VIỆN HỘ PHÁP
Quan âm các
Lễ an vị Phật ngọc
Tại Tu Viện Hộ Pháp 3048 Lashbrook Avenue, El Monte, CA 91733
D. CONNUTICUT
Do Ngak Kunphen Ling Tibetan Buddhist Center for Universal Peace (མདོ་སྔགས་ཀུན་ཕན་གླིང་།) (DNKL) là trung tâm an cư của Phật giáo Tây Tạng ở Redding, Connecticut.
Trung tâm chuyên dạy thiền định theo đường lối của đức Đại Lai Lạt Ma
đời 14 , dưới sự hướng dẫn của Gyumed Khensur Rinpoche Lobsang Jampa.
E. FLORIDA
16 . CHÙA QUANG MINH (The Guang Ming temple -- 光明寺)
Chùa này của người Hoa, ở Orlando, Florida, Hoa Kỳ, là chùa lớn nhất ở miền Trung Florida. Chùa có ba lầu, rộng 30,000 square feet (2,800 m2), xây cất hoàn tất năm 2007 với giá $5 triệu đô.Chùa này liên kết với Phật Quang Sơn tự ở Đài Loan, do Tinh Vân đại sư 星雲大師 (Hsing Yun ) có một triệu tín đồ khắp thế giới. Chùa cũng liên kết với chùa Tây Lai ở Los Angeles.
17. CHÙA LÀO BUDDHA PHAVANARAM (Wat Lao Buddha Phavanaram )
Wat Lao Buddha Phavanaram là chùa của người Lào ở Kenneth City, Florida,
Temple president: Mr. Khamphet Detsada.
5618 58th Street N
Kenneth City Florida
USA 33709
727-546-1352
www.watlaobuddhaphavanaram.org
18. CHÙA PHẬT PHÁP
Tăng ni và đồng bào Việt Nam tị nạn ở vùng Tampa xây chùa ngày 23 tháng 8 năm 1981. Ban
đầu Viện chủ là Ngài Pháp
Tông. Khởi sự chùa là nhà nhỏ tọa lạc số 1085 Plaza Commercio Dr.
NE., Saint Petersburg, Florida. Sau môt thời gian , sư Giác Chánh và
các tín đồ xây dựng thành chùa đủ tiện nghi ở Southwest FL
Năm 2003, Viện chủ Giác Chánh đưa ra chương trình mới nhưng nửa chứng
Ngài bị bệnh, Giáo hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam gửi sư Trí Tịnh ở
Houston thay ngài Giác Chánh. Chùa hoàn tất việc xây cất và dời về 1770
62nd Avenue North in Saint Petersburg
Ngài TríTịnh Viện chủ chùa Phật Pháp
Biểu tình chống Trung Công xâm lược
G. NEW YORK
19. TRUNG TÂM CHAPIN MILL
Chapin Mill Buddhist Retreat Center rộng 135-acre (0.55 km2) là trung tâm an cư thuộc trung tâm an cư Phật giáo Rochester Zen Center tọa lạc tại số 8603 Seven Springs Rd, Batavia, NY, nằm giữa Buffalo, NY và Rochester, NY. Ralph Chapin là một hội viên và là bạn của trung tâm đã cống hiến tài sản cho trung tâm vào năm 1996. Trung tâm xây cất 2003, đến 2007 thì hoàn tất.
New Chapin Mill Retreat Cente
CHÚ THÍCH
_____
(1).Tôn giáo tại Hoa Kỳ – Wikipedia tiếng Việt
(2). G.R. Lewis.Phật Giáo Tại Hoa Kỳ . Đào Văn Bình dịch.http://daovanbinh.cattien.us/?p=38
(3). G.R. Lewis. Tài liệu trên.
(4). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/03/090325_tulsa_viet_buddhism.shtml
(4). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/03/090325_tulsa_viet_buddhism.shtml
Xin mời vào xem đầy đủ tài liệu về chùa Phật giáo trên thế giới
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 271
esday, October 25, 2016
NGƯỜI VIỆT NAM - TRUNG CỘNG - Y TẾ VIỆT CỘNG - TRUNG CỘNG
Wednesday, July 17, 2013
VẠN MỘC CƯ SĨ * NGƯỜI VIỆT NAM
NGƯỜI VIỆT NAM
VẠN MỘC CƯ SĨ
I. NGƯỜI VIỆT NAM QUỐC NỘI
1. BÁ TÁNH
Nhiều
người than thở lớp trẻ bây giờ hỗn hào, lớp trẻ bây giờ nói tục, lũ trẻ
bây giờ mánh mung. Nhưng cái bệnh phổ biến bây giờ chung cho cả già lẫn
trẻ là tính tham tiền, tham lợi. Thật ra tham tiền, tham lợi là cái bệnh
muôn đời nhưng dưới chế độ cộng sản cái bệnh này tăng cường độ ghê gớm.
Trước đây hơn mười năm, nghe nói ai muốn yết kiến bà vợ thủ tướng thì
phải hai, ba ngàn đô. Những người theo lệ cổ, đến thăm quan lớn mà mua
cam táo lê nhãn thì khì khách ra khỏi nhà, bà quan ném theo cảc bao trái
cây theo sau lưng. Ở Việt Nam bây giờ gửi tặng bà con 50 hay 100
US $ có thể bị chửi . Ngày xưa chúng ta sẵn sàng giúp đỡ bà con mà
không nghĩ đến tiền bạc, nay muốn nhờ bà con, anh em việc gì đều phải có
tiền, không có tiền bạc thì vạn sự bất thành.
Cái bệnh này do chế độ cộng sản tham nhũng, hối lộ mà trở thành phổ biến
trong nhân dân. Chúng ta ở ngoại quốc, thương cha mẹ gửi tiền về, nhưng
đôi khi đồng tiền gây ra bất hạnh. Các anh em lấy cớ sửa nhà, sửa mộ,
đem mẹ đi bệnh viện ... đã luôn nặc tiền anh em bên này. Các cháu nhỏ
không chịu học hành, không chịu kiếm việc, đua đòi, chơi bời, hết tiền
thì lấy cắp tiền bà nội, bà ngoại, hoặc tra tấn bà nội bà ngoại vì các
bà có tiền ngoại quốc gửi về.
Việt Nam có hai nguồn lợi nhuận. Một là tiền ngoài gửi về, hai là tiền
ngân hàng nhà nước, cả hai đều được tiêu dùng thoải mái. Các ông sẵn
tiền đi bia ôm, các bà sẵn tiền chưng diện rồi đi karaoké ôm, rồi bao
kép trẻ kép già công khai làm thành một phong trào. Trong chiến khu cho
đến khi về thành, con cái các ông lớn đã trở thành phá gia chi tử, tung
hoành ngang dọc, có khi là cầm đầu băng đảng mà công an không dám động
vào.
2. GIAI CẤP MỚI
Cán bộ cộng sản cao cấp đa số là nông dân nay khoác nhãn hiệu thiếu tướng tiến sĩ, đại tá tiến sĩ còn tiến sĩ lớp ba trường làng thì nhan nhản khắp nơi.Hạng tiến sĩ lớp ba trường làng từ y tá nông thôn nay trở thành bác sĩ giám đốc bệnh viện, bí thư đảng ủy trong bộ, trong viện....Vì cái ruột ngu dốt cho nên họ hay chứng tỏ họ tài giỏi đúng như tục ngữ có câu:
"Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ"
"Thùng rỗng kêu to"
Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức".
Vì ngu dốt mà ở chức vụ cao nên họ càng nói phét và hành động càn dở mà không biết xấu hổ. Họ ngu dốt lại được đàn em hoan hô, bình bầu làm chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động thì cái kiêu mạn của họ càng bay cao. Cái bệnh phổ biến này trong thời "tụt xuống XHCN", các ông i tờ bắt dân làm thủy lợi, bắt dân dời nhà lên đồi cao, khoe khoang thành tích khoa học bèo hoa dâu, lấy phân trâu bò làm thức ăn gia súc, lấy xuyên tâm liên thay thế trụ sinh...
Có ông thứ trưởng vênh vang ra lệnh không chữa bệnh cho người tự tử, có bà thứ trưởng không cho các cô các bà ngực lép lái xe gắn máy, cấm mượn xe người khác, ai lái xe nhanh sẽ bị công an đánh nhừ tử... Tất cả hành động đó là do ngu dốt, tàn ác mà lại có quyền uy trong tay. Tình trạng ngu dốt và quan liêu mệnh lệnh thì ở đâu cũng có, ở đây chúng tôi xin trình bày những tình trạng đó trong ngành y tế Việt Nam. Nhiều bài báo đã viết về tình trạng bất nhân, vô trách nhiệm và lộng quyền của các bệnh viện Việt Nam.
Bài thứ nhất của đài RFA nhan đề "Những trở ngại của Project Vietnam trong công tác y khoa thiện nguyện" có đoạn tố cáo lề lối "bất cần và quan liêu" của Y Tế Quảng Ngãi:
Trước tiên, Đài RFA giới thiệu Dự Án Việt Nam, (Project Vietnam) là tổ chức y khoa thiện nguyện ở Nam California với những toán bác sĩ và nhân viên y tế chuyên môn người Mỹ và người Việt, một năm hai lần về Việt Nam từ năm 1996 đến nay. Ba mục tiêu chính yếu của Project Vietnam là chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại những vùng sâu vùng xa, giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh, huấn luyện và đào tạo về cấp cứu hồi sức sơ sinh cho bác sĩ và nhân viên y tế tại những vùng miền mà phương tiện y khoa tân tiến còn bị nhiều hạn chế.
Những bác sĩ này đã đến Đà Nẵng, rồi đến bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi nhưng bị họ làm khó dễ. Tuy hai bên đã thỏa thuận việc chương trình cứu trẻ sơ sinh,
Nhưng khi đến bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi chúng tôi mới thấy Khoa Sản Phụ nói với chúng tôi là họ sẵn sàng chờ đợi bác sĩ sản phụ khoa đến để giảng dạy cho họ, họ đã chuẩn bị sẵn bệnh nhân để được phẩu thuật các thứ.
BS Quỳnh Kiều, người sáng lập Project Vietnam kể lể con đường đau khổ của tổ chức:
Năm nay là năm thứ 18, chuyến đi Việt Nam lần này thì thực sự nó cũng phức tạp và kéo dài hơn các chuyến đi bình thường. Trước giờ chúng tôi gặp khó khăn về nhiều mặt. Trước giờ đã xảy ra là ba lần rồi. Một lần chúng tôi đến tận nơi rồi thì họ nói lúc trước bảo năm ngày nhưng bây giờ chỉ có thể làm hai ngày thôi, thì mình phải đi kiếm nơi khác cho phái đoàn làm việc thêm ba ngày. Lần đó là nó đã xảy ra hồi 2010 ở Bắc Cạn. Nhưng lần này là lần đầu tiên mà chúng tôi gặp khó khăn ở tại guồng máy hành chánh của Sở Y Tế.
Chuyến đi năm nay có ba điạ điểm:
-Tuần lễ đầu vào cuối tháng hai: Toán Giải phẩu đến tại Takeo là nơi có người Việt nghèo
-Tuần lễ thứ hai, khám bệnh vùng sâu xa ở Quảng Ngãi
-Tuần lễ thứ ba: huấn luyện cứu trẻ sơ sinh .
Thế nhưng một tuần trước khi sẳn sàng tới Quảng Ngãi, Project Vietnam nhận được một thư cho hay trong thời gian tới không thể tiếp phái đoàn do có một số vấn đề nội bộ phải tập trung giải quyết.
Về phần nhóm chữa bệnh gồm hơn bảy chục tình nguyện viên, đã bị từ chối tiếp đón thì sao. Project Vietnam và bác sĩ Quỳnh Kiều đã phải vận động và kiếm ra một nơi khác cho đoàn làm việc!
Đấy là cái bẫy của Việt Cộng, cái dạ tham tiền, cái tính ăn bẩn của Việt Cộng. Họ làm khó dễ để người Mỹ phải bỏ tiền thuê nơi khác. Vận động chỗ nào? Thuê chỗ nào? Khách sạn của Bí thư tỉnh ủy hay nhà của chủ tịch UBND? Dù thuê một trường học, có lẽ họ đòi 5 ngàn hay mười ngàn, rồi thì họ sẽ trả cho nhà trường cũng chỉ hai, ba trăm đô!
Sau khi nếm mùi nước mắm thối Quảng Ngãi, phái đoàn đi vào Nha Trang lại ngửi mùi cá ươn Nha Trang. Tại đây họ cũng chơi trò hứa hẹn hão huyền và lật lọng. Cô Phượng chánh văn phòng Sở Y tế lại đòi hỏi kê khai một danh sách dài. Danh sách một chưa đủ lại danh sách hai.
Cô còn đòi những chuyện lặt vặt như ống nghe, máy đo huyết áp là những chuyện mà mình coi rất thông thường. Kề như nhóm lãnh đạo là không ngủ luôn. Tám giờ họ mở cừa thì trước 8 giờ chúng tôi đã có mặt ở Sở Y Tế, cầm những danh sách đó để giao cho cô chánh văn phòng.
Tuy nhiên sáng đó thì cô Phượng, chánh văn phòng của Sở Y Tế tỉnh Khánh Hòa, vẫn trả lời là không thể cho đoàn khám bệnh chữa bệnh làm việc:
Cô ấy trả lời là gấp quá không thể làm được, thôi hẹn năm sau, hẹn kỳ sau, mà đúng ra thì mình phải làm việc thứ Tư, thứ Năm và thứ Sáu.
Sau đó đoàn yêu cầu một buổi họp với Sở Y Tế với yêu cầu phải cho biết rõ ràng vì sao không thể khám chữa bệnh được:
Khi chúng tôi ngồi suốt trong đó để giải quyết vấn đề thì cô ấy mới bảo là đưa bác sĩ phó giám đốc ra để gặp, trong lúc tôi đã nhờ liên hệ trực tiếp với bên Liên Hiệp Hữu Nghị tức cơ quan chuyên giúp các tổ chức thiện nguyện, cũng như bên Tòa Lãnh Sự.
Họ nói chuyện với ông phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân, ông nói cái này đã giao cho Sở Y Tế. Tức nhiên theo Ủy Ban Nhân Dân thì không có gì thay đổi.
Ôi cái ông nhạc sĩ nào đã ca tụng Nha Trang đẹp đẽ hiền hòa:
Nha Trang là miền quê hương cát trắng, Có những đêm nghe vọng lại, Ầm ầm tiếng sóng xa đưa."
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát, Hương quê dâng lên ngào ngạt, Hòa cùng sức sống yên vui".
Nhưng ở đây con người cán bộ y tế Nha Trang sao mà lại có con người và khuôn mặt trái sầu riêng thế hỡi trời. Bị từ chối, phái đàn phải gặpUBND , thì UB mới nói rõ cái tâm tham tiền của họ. Khi phái đoàn xuống tận xã thôn mới rõ là họ muốn khám bệnh ở cơ sở Y tế nhà giàu chứ không khám miễn phí cho nhà nghèo.
Thay vì làm việc ở ba xã như được hứa thì Sở Y Tế đã thay đổi, gởi đoàn xuống một bệnh viện mới xây ở Cam Lâm. Vì mới nên bệnh viện rất đẹp và rất sách, tiếc rằng chỉ khám cho bệnh nhân có bảo hiểm, trong lúc đoàn của Project Vietnam chỉ muốn khám cho người nghèo:
Khi chúng tôi đến bệnh viện này thì khoảng 10 giờ họ đã xong hết rồi tại vì người bảo hiểm đâu có bao nhiêu, dân chúng được báo thì có hạn thôi. Thành ra ngày đó chúng tôi giải quyết được khoảng 500 người thôi.
Đến hôm sau, khi dân chúng được thông báo thì quá đông, kể như trong vòng một ngày rưỡi mà chúng tôi khám khoảng 1.200 người bệnh. (1)
Bài thứ hai là của bác sĩ Nguyễn Tài Ngọc thuật lại một trường hợp tương tự.
Anh Nguyễn Duy Hải ở thành phố Đà Lạt, 32 tuổi. Lúc mới sinh ra anh ta bình thường nhưng khi lên bốn tuổi chân phải của anh to lớn khác thường so với chân trái.Năm 1997, anh Hải đi nhà thương và nghe theo lời bác sĩ, cắt chân phải để ngăn chận sự bành trướng. Thế nhưng sau khi cắt, một cục u tiếp tục nẩy nở từ vết cắt, dần dần to lớn thành một cục bướu nặng 90 kí-lô. Vì nó quá to lớn, nặng gấp hai lần trọng lượng thân thể, anh Hải nằm trên giường trong suốt thời gian sáu năm. Qua một sự tình cờ, thân nhân của anh Hải ở Florida biết được một bà Mỹ tên Amanda Schumacher làm việc thiện nguyện. Bà này liên lạc với Bác Sĩ McKay McKinnon.
Cán bộ cộng sản cao cấp đa số là nông dân nay khoác nhãn hiệu thiếu tướng tiến sĩ, đại tá tiến sĩ còn tiến sĩ lớp ba trường làng thì nhan nhản khắp nơi.Hạng tiến sĩ lớp ba trường làng từ y tá nông thôn nay trở thành bác sĩ giám đốc bệnh viện, bí thư đảng ủy trong bộ, trong viện....Vì cái ruột ngu dốt cho nên họ hay chứng tỏ họ tài giỏi đúng như tục ngữ có câu:
"Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ"
"Thùng rỗng kêu to"
Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức".
Vì ngu dốt mà ở chức vụ cao nên họ càng nói phét và hành động càn dở mà không biết xấu hổ. Họ ngu dốt lại được đàn em hoan hô, bình bầu làm chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động thì cái kiêu mạn của họ càng bay cao. Cái bệnh phổ biến này trong thời "tụt xuống XHCN", các ông i tờ bắt dân làm thủy lợi, bắt dân dời nhà lên đồi cao, khoe khoang thành tích khoa học bèo hoa dâu, lấy phân trâu bò làm thức ăn gia súc, lấy xuyên tâm liên thay thế trụ sinh...
Có ông thứ trưởng vênh vang ra lệnh không chữa bệnh cho người tự tử, có bà thứ trưởng không cho các cô các bà ngực lép lái xe gắn máy, cấm mượn xe người khác, ai lái xe nhanh sẽ bị công an đánh nhừ tử... Tất cả hành động đó là do ngu dốt, tàn ác mà lại có quyền uy trong tay. Tình trạng ngu dốt và quan liêu mệnh lệnh thì ở đâu cũng có, ở đây chúng tôi xin trình bày những tình trạng đó trong ngành y tế Việt Nam. Nhiều bài báo đã viết về tình trạng bất nhân, vô trách nhiệm và lộng quyền của các bệnh viện Việt Nam.
Bài thứ nhất của đài RFA nhan đề "Những trở ngại của Project Vietnam trong công tác y khoa thiện nguyện" có đoạn tố cáo lề lối "bất cần và quan liêu" của Y Tế Quảng Ngãi:
Trước tiên, Đài RFA giới thiệu Dự Án Việt Nam, (Project Vietnam) là tổ chức y khoa thiện nguyện ở Nam California với những toán bác sĩ và nhân viên y tế chuyên môn người Mỹ và người Việt, một năm hai lần về Việt Nam từ năm 1996 đến nay. Ba mục tiêu chính yếu của Project Vietnam là chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại những vùng sâu vùng xa, giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh, huấn luyện và đào tạo về cấp cứu hồi sức sơ sinh cho bác sĩ và nhân viên y tế tại những vùng miền mà phương tiện y khoa tân tiến còn bị nhiều hạn chế.
Những bác sĩ này đã đến Đà Nẵng, rồi đến bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi nhưng bị họ làm khó dễ. Tuy hai bên đã thỏa thuận việc chương trình cứu trẻ sơ sinh,
Nhưng khi đến bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi chúng tôi mới thấy Khoa Sản Phụ nói với chúng tôi là họ sẵn sàng chờ đợi bác sĩ sản phụ khoa đến để giảng dạy cho họ, họ đã chuẩn bị sẵn bệnh nhân để được phẩu thuật các thứ.
BS Quỳnh Kiều, người sáng lập Project Vietnam kể lể con đường đau khổ của tổ chức:
Năm nay là năm thứ 18, chuyến đi Việt Nam lần này thì thực sự nó cũng phức tạp và kéo dài hơn các chuyến đi bình thường. Trước giờ chúng tôi gặp khó khăn về nhiều mặt. Trước giờ đã xảy ra là ba lần rồi. Một lần chúng tôi đến tận nơi rồi thì họ nói lúc trước bảo năm ngày nhưng bây giờ chỉ có thể làm hai ngày thôi, thì mình phải đi kiếm nơi khác cho phái đoàn làm việc thêm ba ngày. Lần đó là nó đã xảy ra hồi 2010 ở Bắc Cạn. Nhưng lần này là lần đầu tiên mà chúng tôi gặp khó khăn ở tại guồng máy hành chánh của Sở Y Tế.
Chuyến đi năm nay có ba điạ điểm:
-Tuần lễ đầu vào cuối tháng hai: Toán Giải phẩu đến tại Takeo là nơi có người Việt nghèo
-Tuần lễ thứ hai, khám bệnh vùng sâu xa ở Quảng Ngãi
-Tuần lễ thứ ba: huấn luyện cứu trẻ sơ sinh .
Thế nhưng một tuần trước khi sẳn sàng tới Quảng Ngãi, Project Vietnam nhận được một thư cho hay trong thời gian tới không thể tiếp phái đoàn do có một số vấn đề nội bộ phải tập trung giải quyết.
Về phần nhóm chữa bệnh gồm hơn bảy chục tình nguyện viên, đã bị từ chối tiếp đón thì sao. Project Vietnam và bác sĩ Quỳnh Kiều đã phải vận động và kiếm ra một nơi khác cho đoàn làm việc!
Đấy là cái bẫy của Việt Cộng, cái dạ tham tiền, cái tính ăn bẩn của Việt Cộng. Họ làm khó dễ để người Mỹ phải bỏ tiền thuê nơi khác. Vận động chỗ nào? Thuê chỗ nào? Khách sạn của Bí thư tỉnh ủy hay nhà của chủ tịch UBND? Dù thuê một trường học, có lẽ họ đòi 5 ngàn hay mười ngàn, rồi thì họ sẽ trả cho nhà trường cũng chỉ hai, ba trăm đô!
Sau khi nếm mùi nước mắm thối Quảng Ngãi, phái đoàn đi vào Nha Trang lại ngửi mùi cá ươn Nha Trang. Tại đây họ cũng chơi trò hứa hẹn hão huyền và lật lọng. Cô Phượng chánh văn phòng Sở Y tế lại đòi hỏi kê khai một danh sách dài. Danh sách một chưa đủ lại danh sách hai.
Cô còn đòi những chuyện lặt vặt như ống nghe, máy đo huyết áp là những chuyện mà mình coi rất thông thường. Kề như nhóm lãnh đạo là không ngủ luôn. Tám giờ họ mở cừa thì trước 8 giờ chúng tôi đã có mặt ở Sở Y Tế, cầm những danh sách đó để giao cho cô chánh văn phòng.
Tuy nhiên sáng đó thì cô Phượng, chánh văn phòng của Sở Y Tế tỉnh Khánh Hòa, vẫn trả lời là không thể cho đoàn khám bệnh chữa bệnh làm việc:
Cô ấy trả lời là gấp quá không thể làm được, thôi hẹn năm sau, hẹn kỳ sau, mà đúng ra thì mình phải làm việc thứ Tư, thứ Năm và thứ Sáu.
Sau đó đoàn yêu cầu một buổi họp với Sở Y Tế với yêu cầu phải cho biết rõ ràng vì sao không thể khám chữa bệnh được:
Khi chúng tôi ngồi suốt trong đó để giải quyết vấn đề thì cô ấy mới bảo là đưa bác sĩ phó giám đốc ra để gặp, trong lúc tôi đã nhờ liên hệ trực tiếp với bên Liên Hiệp Hữu Nghị tức cơ quan chuyên giúp các tổ chức thiện nguyện, cũng như bên Tòa Lãnh Sự.
Họ nói chuyện với ông phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân, ông nói cái này đã giao cho Sở Y Tế. Tức nhiên theo Ủy Ban Nhân Dân thì không có gì thay đổi.
Ôi cái ông nhạc sĩ nào đã ca tụng Nha Trang đẹp đẽ hiền hòa:
Nha Trang là miền quê hương cát trắng, Có những đêm nghe vọng lại, Ầm ầm tiếng sóng xa đưa."
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát, Hương quê dâng lên ngào ngạt, Hòa cùng sức sống yên vui".
Nhưng ở đây con người cán bộ y tế Nha Trang sao mà lại có con người và khuôn mặt trái sầu riêng thế hỡi trời. Bị từ chối, phái đàn phải gặpUBND , thì UB mới nói rõ cái tâm tham tiền của họ. Khi phái đoàn xuống tận xã thôn mới rõ là họ muốn khám bệnh ở cơ sở Y tế nhà giàu chứ không khám miễn phí cho nhà nghèo.
Thay vì làm việc ở ba xã như được hứa thì Sở Y Tế đã thay đổi, gởi đoàn xuống một bệnh viện mới xây ở Cam Lâm. Vì mới nên bệnh viện rất đẹp và rất sách, tiếc rằng chỉ khám cho bệnh nhân có bảo hiểm, trong lúc đoàn của Project Vietnam chỉ muốn khám cho người nghèo:
Khi chúng tôi đến bệnh viện này thì khoảng 10 giờ họ đã xong hết rồi tại vì người bảo hiểm đâu có bao nhiêu, dân chúng được báo thì có hạn thôi. Thành ra ngày đó chúng tôi giải quyết được khoảng 500 người thôi.
Đến hôm sau, khi dân chúng được thông báo thì quá đông, kể như trong vòng một ngày rưỡi mà chúng tôi khám khoảng 1.200 người bệnh. (1)
Bài thứ hai là của bác sĩ Nguyễn Tài Ngọc thuật lại một trường hợp tương tự.
Anh Nguyễn Duy Hải ở thành phố Đà Lạt, 32 tuổi. Lúc mới sinh ra anh ta bình thường nhưng khi lên bốn tuổi chân phải của anh to lớn khác thường so với chân trái.Năm 1997, anh Hải đi nhà thương và nghe theo lời bác sĩ, cắt chân phải để ngăn chận sự bành trướng. Thế nhưng sau khi cắt, một cục u tiếp tục nẩy nở từ vết cắt, dần dần to lớn thành một cục bướu nặng 90 kí-lô. Vì nó quá to lớn, nặng gấp hai lần trọng lượng thân thể, anh Hải nằm trên giường trong suốt thời gian sáu năm. Qua một sự tình cờ, thân nhân của anh Hải ở Florida biết được một bà Mỹ tên Amanda Schumacher làm việc thiện nguyện. Bà này liên lạc với Bác Sĩ McKay McKinnon.
Bác sĩ McKay McKinnon ở Chicago, Hoa Kỳ,
chuyên về phẫu thuật, nổi tiếng về giải phẫu cắt bỏ bướu khổng lồ của
bệnh nhân khắp thế giới. Bác sĩ McKinnon đồng ý tình nguyện thì giờ của
mình bay sang SàiGòn vào ngày 16 tháng 11 -2012 giải phẫu miễn phí cắt
bỏ cái bướu cho anh Hải. Xe cứu thương trước đó vài ngày đã chở anh Hải
từ Đà Lạt vào SàiGòn đến Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM để sẵn sàng cuộc giải
phẫu.
Công cuộc giải phẩu
Anh Hải sau khi giải phẩu
Anh Hải sau khi giải phẩu
Cô Mỹ Dung trước khi giải phẫu (nguồn: vnexpress)
Cô Sa-Ly trước, và sau khi giải phẫu (nguồn: vnexpress)
Khi nhập viện, anh Hải than khó thở, bác sĩ Việt ở Bệnh Viện Ung Bướu cho Bác Sĩ McKinnon biết nguyên do là anh Hải bị nước vào phổi (pleural effusion), và lo ngại cho anh Hải nếu bị mổ. Bác Sĩ McKinnon nói việc ấy không có gì quan trọng, bảo nhân viên nhà thương chích rút nước ra và bảo nhân viên cho anh ta ngồi dậy thay vì nằm để tránh tình trạng nước lại vào phổi. Sau khi rút nước, anh Hải thở lại dễ dàng.
Ở bên Mỹ một khi bác sĩ quyết định giải phẫu thì bệnh nhân đến nhà thương, có sẵn một đội y tá hay bác sĩ giúp bác sĩ trong khi giải phẫu (nếu trường hợp hiểm nghèo, phức tạp như trường hợp này). Bảo hiểm y tế của bệnh nhân sẽ trả tiền bác sĩ lẫn chi phí tiền nhà thương, Giám Đốc nhà thương hoàn toàn không liên hệ gì đến trường hợp mổ.
Nhưng ở Việt Nam, dù rằng hội đoàn của bà Amanda Schumacher sẽ trả tiền
nhà thương, Bác sĩ McKinnon phải bỏ thì giờ giải thích cho nhà thương
lý do tại sao họ nên cho giải phẫu vì cần giấy phép chấp thuận của Bệnh
Viện Ung Bướu. Ông ta phải giải thích cho khoảng chừng 30, 40 bác sĩ (và
y tá?) của nhà thương để mong cho họ chấp thuận cho phép. Sau đó, ông
ta về khách sạn đợi ba ngày để Bệnh Viện Ung Bướu quyết định!
Khi trở lại Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM vào ngày thứ ba, người bác sĩ (?) Việt Nam có quyền quyết định mà bác sĩ McKinnon gặp lại là một người lạ, không có mặt trong nhóm bác sĩ & y tá mà ông trình bày ba ngày trước. Ông bác sĩ này viện lý do nước vào phổi (pleural effusion), bệnh nhân yếu sức, từ chối không cho giải phẫu, và cám ơn bác sĩ McKinnon đã bỏ thì giờ đến Việt Nam.
Bác sĩ McKinnon sau đó đến Bệnh Viện Ung Bướu để báo tin buồn cho bệnh
nhân là nhà thương không đồng ý cho ông ta giải phẫu. Hải nói cảm ơn:
“Em rất cảm ơn tấm lòng của bác sĩ đã đến với em. Em sẽ nhớ mãi kỷ niệm
em đã được gặp bác.
Câu chuyện tưởng đến đây là hết nhưng hai tháng sau, sau khi liên lạc với nhiều người, bà Amanda Schumacher đã thuyết phục được bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Giám Đốc Bệnh viện Pháp Việt (FV Hospital) TP HCM giúp Hải được giải phẫu. Bệnh viện Pháp Việt (FV Hospital) TP HCM (nguồn: http://iims-asean-
vietnam.blogspot.com/2012_11_01_archive.html)
Bệnh viện FV Hospital đài thọ một phần chi phí nhà thương, trả tiền máy bay và khách sạn, mời bác sĩ McKinnon trở lại SàiGòn làm phẫu thuật cho Hải với một đội bác sĩ y tá do Bệnh viện Pháp Việt cung ứng trong việc hỗ trợ giải phẫu.
Ngày Thứ Năm 5 Tháng Giêng, 2012, sau gần 13 tiếng giải phẫu, bác sĩ McKinnon đã thành công cắt đứt cục bướu khỏi người anh Hải.
Khi còn ở Chicago, bác sĩ McKinnon đã đồng ý giải phẫu miễn phí thêm cho hai bệnh nhân Việt Nam khác bệnh tình trầm trọng như anh Hải nên sau khi nghỉ phục sức ngày Thứ Sáu, ngày Thứ Bẩy hôm sau ông đến Bệnh Viện Chợ Rẫy cắt những cái bướu trên mặt của cô Kiều Thị Mỹ Dung,
và Chủ Nhật, cắt một số bướu của cô Thạch Thị Sa Ly.(2)
Câu chuyện tưởng đến đây là hết nhưng hai tháng sau, sau khi liên lạc với nhiều người, bà Amanda Schumacher đã thuyết phục được bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Giám Đốc Bệnh viện Pháp Việt (FV Hospital) TP HCM giúp Hải được giải phẫu. Bệnh viện Pháp Việt (FV Hospital) TP HCM (nguồn: http://iims-asean-
vietnam.blogspot.com/2012_11_01_archive.html)
Bệnh viện FV Hospital đài thọ một phần chi phí nhà thương, trả tiền máy bay và khách sạn, mời bác sĩ McKinnon trở lại SàiGòn làm phẫu thuật cho Hải với một đội bác sĩ y tá do Bệnh viện Pháp Việt cung ứng trong việc hỗ trợ giải phẫu.
Ngày Thứ Năm 5 Tháng Giêng, 2012, sau gần 13 tiếng giải phẫu, bác sĩ McKinnon đã thành công cắt đứt cục bướu khỏi người anh Hải.
Khi còn ở Chicago, bác sĩ McKinnon đã đồng ý giải phẫu miễn phí thêm cho hai bệnh nhân Việt Nam khác bệnh tình trầm trọng như anh Hải nên sau khi nghỉ phục sức ngày Thứ Sáu, ngày Thứ Bẩy hôm sau ông đến Bệnh Viện Chợ Rẫy cắt những cái bướu trên mặt của cô Kiều Thị Mỹ Dung,
và Chủ Nhật, cắt một số bướu của cô Thạch Thị Sa Ly.(2)
Sau khi tường thuật sự kiện trên, BS. Nguyễn Tài Ngọc viết cảm tưởng của ông như sau::
"Xem xong phim tài liệu này, nếu tôi là bác sĩ McKinnon, sau khi nghe những người không giỏi bằng mình, không có kiến thức giải phẫu như mình, không có kinh nghiệm phẫu thuật như mình kết luận họ giỏi hơn mình, ngăn cấm sự giải phẫu cho bệnh nhân mà tôi đã tình nguyện bỏ mấy ngày giải phẫu miễn phí, khi tôi trở về Mỹ, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại một lần nữa. Thế mà chỉ hai tháng sau, sau khi bệnh viện Pháp Việt mời ông ta trở lại giải phẫu ở nhà thương của họ, ông ta nhận lời, và không những chỉ giải phẫu cho một người, mà cho đến ba người trong ba ngày khác nhau, tất cả hoàn toàn miễn phí!
Bệnh Viện Ung Thư TP HCM từ chối không giải phẫu cho một công dân của chính nước Việt Nam của mình, nhưng một công dân của "đế quốc Mỹ Ngụy" và một nhà thương của "thực dân Pháp", hai từ ngữ xấu xa mà đọc báo chí hay xem Internet lúc nào cũng thấy Việt Nam hiện thời còn dùng để chỉ Hoa Kỳ và Pháp, đã không quản ngại tiền bạc và công sức để cứu giúp một công dân của nước Việt Nam.
Ấy là chưa nói đến hai đồng minh vĩ đại của Việt Nam, Trung Quốc và Nga-Sô, chẳng nghe nói năng gì về giúp đỡ bệnh nhân Nguyễn Duy Hải.
Tôi thật là may mắn được sống ở đất nước Hoa Kỳ, một quốc gia không bao giờ dùng lời đay nghiến với một nước thù nghịch, một quốc gia nơi có những người đầy lòng hảo tâm với tôn chỉ giúp đỡ nhân loại mà không cần biết người đó đang sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới." (2)
NHẬN XÉT CHUNG VỀ HAI VIỆC TRÊN
Những trở ngại của Việt Nam thì nhiều. Bệnh viện làm khó dễ hay bên trên có ai quyền uy hơn ra lệnh bãi bỏ kế hoạch mà không cho phía người Mỹ biết? Làm việc ở Việt Nam rất khó vì hai điều:
-Phải biết thủ tục đầu tiên
-Ai cũng có quyền bác bỏ chương trình của ta mặc dù chính cộng sản đã hứa hẹn. Bởi vì bên Ủy ban chấp thuận nhưng bên đảng không đồng ý, hoặc ông Phó chủ tịch đồng ý mà ông chủ tịch thay đổi ý kiến. Có thể giám đốc chấp thuận nhưng một mẹ y tá nào đó bác bỏ, vì mẹ Y tá này mới là lãnh đạo còn tên bác sĩ giám đốc chỉ là bù nhìn. (Tại Thư Viện Quốc gia đường Gia Long gần Đại học Văn Khoa cũ đường Nguyễn Trung Trực thì bà Phó Giám đốc nắm uy quyền, Thanh Nghị chỉ là bù nhìn. Bà Phó Giám Đốc Bắc Kỳ nói thẳng :"Thanh Nghị biết mẹ gì mà ký...Thanh Nghị biết cái khỉ khô gì mà nói!").
Về Project Vietnam
Phái đoàn này khờ khạo quá, ai dè đến Việt Nam trong ngày tết. Đâu cũng thế, ta không nên làm việc với người Âu Mỹ trong khỏang từ Noel đến Tết dương lịch. Bà Quỳnh Kiều là người Việt há không rõ tục lệ này ư? Hơn nữa, họ đã báo trước là bận việc thì ta về, hoặc ta đi chơi, dại gì cứ đâm đầu vào bênh viện Quảng Ngãi!
Lại nữa, người ta muốn khám bệnh chứ không cần đào tạo thì mình cũng nên rút lui, hoặc chiều họ mà khám bệnh, vì mình khám bệnh họ mới thu tiền chứ!
Phái đoàn Project Vietnam nếu hoạt động của họ tại Việt nam là độc lập, không bị chi phối theo mệnh lệnh của ai, không cần báo cáo thành tích, không cần hồ sơ lý lịch tốt thì nên có thái độ độc lập tự chủ và bình đẳng. Họ không cần phải chạy vạy, không phải chịu đấm ăn xôi. Họ cũng nên dẹp bỏ cái tự cao tự mãn, đánh đâu thắng đó, không chịu thất bại để rồi trở thành tay sai cho cộng sản và trò cười cho cộng sản về cái ngu xuẫn của tư bản là dễ bị xỏ mũi.
Quý vị quỳ lụy để rồi tạo ra tiền lệ cho họ nặc tiền các nhóm quốc tế thiện nguyện khác. Các vị đừng tưởng là các vị giúp dân nghèo, không lấy tiền dân nghèo nhưng tất cả bệnh nhân nghèo đều phải nộp tiền cho Việt cộng để được khám! Đúng hơn là quý vị làm giàu cho cộng sản, tiếp tay cho cộng sản bóc lột dân nghèo.
Về BS. McKinnon
Chúng ta ca tụng tấm lòng nhân ái của BS. McKinnon, nhưng BS thiếu khôn ngoan trong cách ứng xử. Tại Canada, hễ bệnh nhân leo lên giường mổ là bệnh nhân và gia đình đã phải ký một lô giấy tờ. Bên Mỹ cũng vậy. Tại sao BS không áp dụng luật lệ này ở đây? Tại sao trước khi về Việt Nam, BS không nhờ tòa Đại sứ hay lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam, hay một văn phòng luật sư lo các thủ tục pháp lý. Trong việc mổ xẻ, không ai có thể bảo đảm thành công trăm phần trăm. Nếu mổ xẻ không thành công, bệnh nhân có thể chết liền, hay chết sau vài tháng, họ kiện đòi vài chục triệu thì sao? Sang Việt Nam mới xin phép là bác sĩ làm việc " đặt cày trước trâu", và "đưa gươm cho người cứa cổ mình". Về Việt Nam mới xin phép, thì 50% là họ từ chối, tất nhiên mình phải cuốn gói về. Mất tiền bạc và thời giờ con người mới thấy mình ngu cho dù mình là bác sĩ giỏi! Tại sao đi vào sa trường mà người chiến sĩ lại không cầm thương giáo và mang giáp trụ, lại trần truồng như thế? Ông quá khinh địch, ông làm khổ ông và làm khổ nhiều người!
Hai câu chuyện trên đại biểu cho hàng ngàn truyện khác và cũng tiêu biểu cho tâm trạng, đạo đức, lối sống của hàng triệu người Việt Nam.
(1). Đó là cái bệnh ghen ghét, ganh tài. Thấy người giàu hơn, giỏi hơn, danh tiếng hơn thì sinh lòng ghen ghét, tìm cách phá phách, cản trở, nói xấu người.
(2). Đó là cái tâm lý chứng tỏ uy quyền. Trong hai truyện, các nhân viên y tế làm khó dễ ngoại quốc để chứng tỏ họ có quyền hành. Họ có quyền tất cả, có quyền hạn với mọi người, người trong nước cũng như ngoại quốc.
(3). Họ mang tâm lý chống Mỹ cứu nước, tâm lý bài Pháp Mỹ của thời kháng chiến. Sự hống hách, chống đối này chứng tỏ họ rất đỏ, rất trung thành với đảng. Đó cũng là phương cách đi lên trong thế giới cộng sản. Tuy nhiên, nếu họ gặp Trung Cộng, họ sẽ cúi thấp hơn Trương Tấn Sang, và đó cũng là một cách để đi lên.
(4). Đó là tâm lý nịnh trên đạp dưới của cộng sản. Với Nga xô, Trung Cộng, hay đảng viên cao cấp, họ làm bò sát nhưng với nhân dân và người ngoại quốc họ rất tàn ác . Đó là tâm lý chung của hàng nho sĩ ngày xưa: khi làm văn bài thì ca tụng vua chúa hết mình, còn với kẻ khác thì miệt thị:
"Ba ngàn sĩ tử đè xuống dưới,
Chín tầng thiên tử đội lên trên."
(5). Đó là hành động vô đạo đức, bất cần dư luận trong và ngoài nước. Họ dối trá, nói ngược, nói xuôi, nay nói thế này, mai nói thế khác. Họ chuyên dối trá, không hề giữ thành tín.
(6). Tham tiền, mánh mung làm tiền. Tất cả trở ngại trên đều do mánh mung làm tiền, họ gây ra trở ngại để lọc lừa quý vị,bắt quý vị phải xùy tiền thì mới có thể làm từ thiện! Project Vietnam khám bênh tại cơ sở Y tế bảo hiểm là làm giàu cho họ, chạy vạy kiếm cơ sở, kiếm người đều phải chi tiền. Bà Amanda Schumacher và Bệnh viện Việt Pháp trả tiền cho bệnh viện Việt Nam, chắc phải là giá cao ngất thì Việt cộng mới để cho ca mổ tiến hành. Nhưng những số tiền này lại chui vào bọn đầu gấu, còn bác sĩ, y tá, y công bị bóc lột thậm tệ. Ai yêu cộng sản thực thi công bằng xã hội?Ai bảo cộng sản thương dân nghèo? Ngày xưa Phạm Duy phổ nhạc có câu:
"Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời cộng sản mà thương dân nghèo!"
Người Âu Mỹ có mục đich cứu trợ dân nghèo, người bệnh với lòng nhân đạo nhưng cộng sản lợi dụng lòng nhân đạo đó để làm tiền. Quý cơ quan, quý bác sĩ, y tá nên tỏ thái độ cương quyết, nếu họ không sẵn lòng cộng tác thì nên ra về, đừng quỵ lụy, qua mềm dẽo thì càng bị Việt cộng lấn lướt, khinh bỉ và hành hạ khổ sở. Tại sao phải mua đau khổ vào mình? Tại sao phải lặn lội cầu kỳ? Phật đâu ở Tây Phương? Phật tại tâm. Chúa ở khắp mọi nơi trên thế gian. Không phải ăn chay là tu hành, không phải thứ bảy chủ nhật đi nhà thờ là kính Chúa, không phải mỗi ngày quỳ lạy đọc kinh năm lần là được Thượng đế thương yêu.
Đó là tôn giáo hình thức.Tôn giáo chân thực là thực hành từ bi bác ái, nhưng từ bi là việc nên làm ở mọi nơi, đâu phải chỉ có Việt Nam, Trung Quốc là nơi cần quý vị đến.Tại Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Mexico, ...có rất nhiều ngưởi nghèo, người bệnh, xin hãy thương xót những người này. Chương trình Toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã gây ra đau khổ cho hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu trẻ vô gia cư, hàng triệu phụ nữ phải lầm than. . Hãy nhìn rõ thực tế trước mắt. Đừng ham danh, đừng khoa trương. Hãy lắng tai nghe tiếng kêu cứu, tiếng rên rỉ của những người đau khổ chung quanh ta. Quý vị là bác sĩ, sao không lập bệnh viện Từ thiện ở Mỹ, Canada, Úc, Pháp , Mexico...mà phải chạy về bên đó để mang khổ, mang nhục?
Quý vị đối với cộng sản thì kiên trì, nhẫn nhục và lễ độ, không biết đối với nhóm khác, người khác, quý vị có hiền lành như vậy không?Tôi mong quý vị dù đất trời xoay chuyển, quý vị vẫn giữ mãi sắc màu tươi thắm hôm nay.
II. NGƯỜI VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Trong một bài khảo cứu về người Việt ở Hoa Kỳ, VOA trong bài "Người gốc Việt sống biệt lập ở Mỹ"?có đoạn như sau:
Nói rằng người Việt sống tách biệt là sai. Họ từ Việt Nam sang ở với người Mỹ thì sao họ tách biệt với người Mỹ? Người Việt Nam được người Mỹ nhận cho định cư tại Mỹ, giúp người ViệtNam có công ăn việc, cho họ hưởng một nền y tế, giáo dục rất tốt đẹp, và trong tâm họ luôn nhớ ơn người Mỹ, con cái họ kết hôn với người Mỹ, vợ chồng, con cái họ sánh vai với người Mỹ trong mọi ngành nghề thì họ đâu có xa lánh người Mỹ, biệt lập với người Mỹ! Dẫu sao trong các cộng đồng Người Mỹ gốc Việt có những tên cộng sản nằm vùng hô hào trung lập chống Mỹ cứu nước, kêu gọi làm tay sai cho cộng sản dưới danh nghĩa "hòa hợp hòa giải".
_____
(1). Những trở ngại của Project Vietnam trong công tác y khoa thiện nguyện"
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/probl-for-womedi-tea-05082013151941.html
(2).BS. Nguyễn Tài Ngọc. Người đàn ông có cái bưới nặng 90kí lô.
http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm
Tâm địa cộng sản. BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 265
Tài liệu và ảnh tham khảo của BS. Nguyễn Tài Ngọc:
http://tlc.howstuffworks.com/tv/specials/man-with-200-pound-tumor-pictures.htm
http://www.thehorrorzine.com/Odd/tumor/LargestTumor.html
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/tra-lai-dung-nhan-cho-thieu-nu-co-u-mat-khong-lo-2277830.html
http://www.whatsondalian.com/news-2532-end-of-tumor-misery-for-vietnam-women-thach-thi-sa-ly-kieu-thi-my-dung.html
http://english.vietnamnet.vn/en/society/17793/the-first-tet-holiday-without-huge-tumors-of-three-patients.html
http://en.wikipedia.org/wiki/McKay_McKinnon
http://www.youtube.com/watch?v=IJAJ4TvUmws
http://www.youtube.com/watch?v=0xw7aA91FEk
http://www.youtube.com/watch?v=9ICd77vrRKQ
http://www.youtube.com/watch?v=ZA6g6dz72Z8
http://www.youtube.com/watch?v=mR3xZWYQ0ck
http://www.youtube.com/watch?v=iYTYVQbgnNw
(3). http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-goc-viet-song-biet-lap-o-my/1698893.html
"Xem xong phim tài liệu này, nếu tôi là bác sĩ McKinnon, sau khi nghe những người không giỏi bằng mình, không có kiến thức giải phẫu như mình, không có kinh nghiệm phẫu thuật như mình kết luận họ giỏi hơn mình, ngăn cấm sự giải phẫu cho bệnh nhân mà tôi đã tình nguyện bỏ mấy ngày giải phẫu miễn phí, khi tôi trở về Mỹ, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại một lần nữa. Thế mà chỉ hai tháng sau, sau khi bệnh viện Pháp Việt mời ông ta trở lại giải phẫu ở nhà thương của họ, ông ta nhận lời, và không những chỉ giải phẫu cho một người, mà cho đến ba người trong ba ngày khác nhau, tất cả hoàn toàn miễn phí!
Bệnh Viện Ung Thư TP HCM từ chối không giải phẫu cho một công dân của chính nước Việt Nam của mình, nhưng một công dân của "đế quốc Mỹ Ngụy" và một nhà thương của "thực dân Pháp", hai từ ngữ xấu xa mà đọc báo chí hay xem Internet lúc nào cũng thấy Việt Nam hiện thời còn dùng để chỉ Hoa Kỳ và Pháp, đã không quản ngại tiền bạc và công sức để cứu giúp một công dân của nước Việt Nam.
Ấy là chưa nói đến hai đồng minh vĩ đại của Việt Nam, Trung Quốc và Nga-Sô, chẳng nghe nói năng gì về giúp đỡ bệnh nhân Nguyễn Duy Hải.
Tôi thật là may mắn được sống ở đất nước Hoa Kỳ, một quốc gia không bao giờ dùng lời đay nghiến với một nước thù nghịch, một quốc gia nơi có những người đầy lòng hảo tâm với tôn chỉ giúp đỡ nhân loại mà không cần biết người đó đang sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới." (2)
NHẬN XÉT CHUNG VỀ HAI VIỆC TRÊN
Những trở ngại của Việt Nam thì nhiều. Bệnh viện làm khó dễ hay bên trên có ai quyền uy hơn ra lệnh bãi bỏ kế hoạch mà không cho phía người Mỹ biết? Làm việc ở Việt Nam rất khó vì hai điều:
-Phải biết thủ tục đầu tiên
-Ai cũng có quyền bác bỏ chương trình của ta mặc dù chính cộng sản đã hứa hẹn. Bởi vì bên Ủy ban chấp thuận nhưng bên đảng không đồng ý, hoặc ông Phó chủ tịch đồng ý mà ông chủ tịch thay đổi ý kiến. Có thể giám đốc chấp thuận nhưng một mẹ y tá nào đó bác bỏ, vì mẹ Y tá này mới là lãnh đạo còn tên bác sĩ giám đốc chỉ là bù nhìn. (Tại Thư Viện Quốc gia đường Gia Long gần Đại học Văn Khoa cũ đường Nguyễn Trung Trực thì bà Phó Giám đốc nắm uy quyền, Thanh Nghị chỉ là bù nhìn. Bà Phó Giám Đốc Bắc Kỳ nói thẳng :"Thanh Nghị biết mẹ gì mà ký...Thanh Nghị biết cái khỉ khô gì mà nói!").
Về Project Vietnam
Phái đoàn này khờ khạo quá, ai dè đến Việt Nam trong ngày tết. Đâu cũng thế, ta không nên làm việc với người Âu Mỹ trong khỏang từ Noel đến Tết dương lịch. Bà Quỳnh Kiều là người Việt há không rõ tục lệ này ư? Hơn nữa, họ đã báo trước là bận việc thì ta về, hoặc ta đi chơi, dại gì cứ đâm đầu vào bênh viện Quảng Ngãi!
Lại nữa, người ta muốn khám bệnh chứ không cần đào tạo thì mình cũng nên rút lui, hoặc chiều họ mà khám bệnh, vì mình khám bệnh họ mới thu tiền chứ!
Phái đoàn Project Vietnam nếu hoạt động của họ tại Việt nam là độc lập, không bị chi phối theo mệnh lệnh của ai, không cần báo cáo thành tích, không cần hồ sơ lý lịch tốt thì nên có thái độ độc lập tự chủ và bình đẳng. Họ không cần phải chạy vạy, không phải chịu đấm ăn xôi. Họ cũng nên dẹp bỏ cái tự cao tự mãn, đánh đâu thắng đó, không chịu thất bại để rồi trở thành tay sai cho cộng sản và trò cười cho cộng sản về cái ngu xuẫn của tư bản là dễ bị xỏ mũi.
Quý vị quỳ lụy để rồi tạo ra tiền lệ cho họ nặc tiền các nhóm quốc tế thiện nguyện khác. Các vị đừng tưởng là các vị giúp dân nghèo, không lấy tiền dân nghèo nhưng tất cả bệnh nhân nghèo đều phải nộp tiền cho Việt cộng để được khám! Đúng hơn là quý vị làm giàu cho cộng sản, tiếp tay cho cộng sản bóc lột dân nghèo.
Về BS. McKinnon
Chúng ta ca tụng tấm lòng nhân ái của BS. McKinnon, nhưng BS thiếu khôn ngoan trong cách ứng xử. Tại Canada, hễ bệnh nhân leo lên giường mổ là bệnh nhân và gia đình đã phải ký một lô giấy tờ. Bên Mỹ cũng vậy. Tại sao BS không áp dụng luật lệ này ở đây? Tại sao trước khi về Việt Nam, BS không nhờ tòa Đại sứ hay lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam, hay một văn phòng luật sư lo các thủ tục pháp lý. Trong việc mổ xẻ, không ai có thể bảo đảm thành công trăm phần trăm. Nếu mổ xẻ không thành công, bệnh nhân có thể chết liền, hay chết sau vài tháng, họ kiện đòi vài chục triệu thì sao? Sang Việt Nam mới xin phép là bác sĩ làm việc " đặt cày trước trâu", và "đưa gươm cho người cứa cổ mình". Về Việt Nam mới xin phép, thì 50% là họ từ chối, tất nhiên mình phải cuốn gói về. Mất tiền bạc và thời giờ con người mới thấy mình ngu cho dù mình là bác sĩ giỏi! Tại sao đi vào sa trường mà người chiến sĩ lại không cầm thương giáo và mang giáp trụ, lại trần truồng như thế? Ông quá khinh địch, ông làm khổ ông và làm khổ nhiều người!
Hai câu chuyện trên đại biểu cho hàng ngàn truyện khác và cũng tiêu biểu cho tâm trạng, đạo đức, lối sống của hàng triệu người Việt Nam.
(1). Đó là cái bệnh ghen ghét, ganh tài. Thấy người giàu hơn, giỏi hơn, danh tiếng hơn thì sinh lòng ghen ghét, tìm cách phá phách, cản trở, nói xấu người.
(2). Đó là cái tâm lý chứng tỏ uy quyền. Trong hai truyện, các nhân viên y tế làm khó dễ ngoại quốc để chứng tỏ họ có quyền hành. Họ có quyền tất cả, có quyền hạn với mọi người, người trong nước cũng như ngoại quốc.
(3). Họ mang tâm lý chống Mỹ cứu nước, tâm lý bài Pháp Mỹ của thời kháng chiến. Sự hống hách, chống đối này chứng tỏ họ rất đỏ, rất trung thành với đảng. Đó cũng là phương cách đi lên trong thế giới cộng sản. Tuy nhiên, nếu họ gặp Trung Cộng, họ sẽ cúi thấp hơn Trương Tấn Sang, và đó cũng là một cách để đi lên.
(4). Đó là tâm lý nịnh trên đạp dưới của cộng sản. Với Nga xô, Trung Cộng, hay đảng viên cao cấp, họ làm bò sát nhưng với nhân dân và người ngoại quốc họ rất tàn ác . Đó là tâm lý chung của hàng nho sĩ ngày xưa: khi làm văn bài thì ca tụng vua chúa hết mình, còn với kẻ khác thì miệt thị:
"Ba ngàn sĩ tử đè xuống dưới,
Chín tầng thiên tử đội lên trên."
(5). Đó là hành động vô đạo đức, bất cần dư luận trong và ngoài nước. Họ dối trá, nói ngược, nói xuôi, nay nói thế này, mai nói thế khác. Họ chuyên dối trá, không hề giữ thành tín.
(6). Tham tiền, mánh mung làm tiền. Tất cả trở ngại trên đều do mánh mung làm tiền, họ gây ra trở ngại để lọc lừa quý vị,bắt quý vị phải xùy tiền thì mới có thể làm từ thiện! Project Vietnam khám bênh tại cơ sở Y tế bảo hiểm là làm giàu cho họ, chạy vạy kiếm cơ sở, kiếm người đều phải chi tiền. Bà Amanda Schumacher và Bệnh viện Việt Pháp trả tiền cho bệnh viện Việt Nam, chắc phải là giá cao ngất thì Việt cộng mới để cho ca mổ tiến hành. Nhưng những số tiền này lại chui vào bọn đầu gấu, còn bác sĩ, y tá, y công bị bóc lột thậm tệ. Ai yêu cộng sản thực thi công bằng xã hội?Ai bảo cộng sản thương dân nghèo? Ngày xưa Phạm Duy phổ nhạc có câu:
"Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời cộng sản mà thương dân nghèo!"
Người Âu Mỹ có mục đich cứu trợ dân nghèo, người bệnh với lòng nhân đạo nhưng cộng sản lợi dụng lòng nhân đạo đó để làm tiền. Quý cơ quan, quý bác sĩ, y tá nên tỏ thái độ cương quyết, nếu họ không sẵn lòng cộng tác thì nên ra về, đừng quỵ lụy, qua mềm dẽo thì càng bị Việt cộng lấn lướt, khinh bỉ và hành hạ khổ sở. Tại sao phải mua đau khổ vào mình? Tại sao phải lặn lội cầu kỳ? Phật đâu ở Tây Phương? Phật tại tâm. Chúa ở khắp mọi nơi trên thế gian. Không phải ăn chay là tu hành, không phải thứ bảy chủ nhật đi nhà thờ là kính Chúa, không phải mỗi ngày quỳ lạy đọc kinh năm lần là được Thượng đế thương yêu.
Đó là tôn giáo hình thức.Tôn giáo chân thực là thực hành từ bi bác ái, nhưng từ bi là việc nên làm ở mọi nơi, đâu phải chỉ có Việt Nam, Trung Quốc là nơi cần quý vị đến.Tại Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Mexico, ...có rất nhiều ngưởi nghèo, người bệnh, xin hãy thương xót những người này. Chương trình Toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã gây ra đau khổ cho hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu trẻ vô gia cư, hàng triệu phụ nữ phải lầm than. . Hãy nhìn rõ thực tế trước mắt. Đừng ham danh, đừng khoa trương. Hãy lắng tai nghe tiếng kêu cứu, tiếng rên rỉ của những người đau khổ chung quanh ta. Quý vị là bác sĩ, sao không lập bệnh viện Từ thiện ở Mỹ, Canada, Úc, Pháp , Mexico...mà phải chạy về bên đó để mang khổ, mang nhục?
Quý vị đối với cộng sản thì kiên trì, nhẫn nhục và lễ độ, không biết đối với nhóm khác, người khác, quý vị có hiền lành như vậy không?Tôi mong quý vị dù đất trời xoay chuyển, quý vị vẫn giữ mãi sắc màu tươi thắm hôm nay.
II. NGƯỜI VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Trong một bài khảo cứu về người Việt ở Hoa Kỳ, VOA trong bài "Người gốc Việt sống biệt lập ở Mỹ"?có đoạn như sau:
Người Mỹ gốc Việt sống tách biệt ở Hoa Kỳ, dù tới định cư tại quốc gia
này hàng chục năm nay. Kết quả của một cuộc nghiên cứu do Đại học Brown
thực hiện cho thấy rằng đây là một sự lựa chọn của người nhập cư gốc
Việt, vốn đa phần xuất thân là người tỵ nạn.
Tình trạng sống tách biệt như vậy thể hiện rõ nét nhất tại các địa hạt thuộc thành phố Los Angeles và quận Cam, nơi có Little Saigon – địa điểm cư ngụ đông đảo nhất của người Việt. (3)
Tình trạng sống tách biệt như vậy thể hiện rõ nét nhất tại các địa hạt thuộc thành phố Los Angeles và quận Cam, nơi có Little Saigon – địa điểm cư ngụ đông đảo nhất của người Việt. (3)
Nói rằng người Việt sống tách biệt là sai. Họ từ Việt Nam sang ở với người Mỹ thì sao họ tách biệt với người Mỹ? Người Việt Nam được người Mỹ nhận cho định cư tại Mỹ, giúp người ViệtNam có công ăn việc, cho họ hưởng một nền y tế, giáo dục rất tốt đẹp, và trong tâm họ luôn nhớ ơn người Mỹ, con cái họ kết hôn với người Mỹ, vợ chồng, con cái họ sánh vai với người Mỹ trong mọi ngành nghề thì họ đâu có xa lánh người Mỹ, biệt lập với người Mỹ! Dẫu sao trong các cộng đồng Người Mỹ gốc Việt có những tên cộng sản nằm vùng hô hào trung lập chống Mỹ cứu nước, kêu gọi làm tay sai cho cộng sản dưới danh nghĩa "hòa hợp hòa giải".
Người Việt hay nói chung con người trong khi thành lập quốc gia xã hội
đều có hai tính cách là độc lập và kết đoàn, kết hợp. Ngay cả loài vật
cũng vậy, trâu rừng sống chung với nhau, và sống chung với hươu nai
nhưng nó không hòa hợp hòa giải với cọp, beo, sư tử... Đó là quy luật ' vật dĩ loại tụ. "
(Các vật cùng loại thì tụ họp với nhau).
Tuy yêu người Mỹ, tuy thích xã hội Mỹ và văn minh, văn hóa Mỹ, người Việt Nam cũng thấy cần sống chung với nhau cho nên ở Mỹ họ tụ lại với nhau ở California, Houston. Đó là quy luật chung, cho nên người Tàu ở các nơi tụ lại lập thành Phố Tàu, Chợ Tàu (China Town), người Pháp tụ laị ở Quebec. Đó là quy luật đoàn kết.Người Việt Nam đoàn kết với người Mỹ, người Pháp, người Úc, người Canada, người Đức nhưng vẫn hướng về những cộng đồng Việt Nam ở các nước họ định cư.
Sự sống chung với nhau rất có lợi. Càng có nhiều người Việt thì cộng đồng có lợi:
-Họ có thể nói ngôn ngữ Việt Nam
-Họ có thể mở các cửa hàng có đủ các hàng hóa ở quê hương như phở, chả giò, nước mắm, mắm ruốc, mắm tôm...
-Họ có thể có cảnh sát, thư viện, ngân hàng, luật sư, bác sĩ người Việt.
-Họ có thể làm các nghề khác như giữ em, bói toán, xem ngày, cúng quảy mà không thể có ở các nơi khác toàn là người Mỹ.
- Sống nơi có nhiều người Việt, người Việt có thể giữ được ngôn ngữ, văn hóa, và có thể giúp đỡ tinh thần và vật chất theo tinh thần "lá lành đùm bọc lá rách".
Khi định cư nước ngoài, chúng ta như thân cây bị nhổ lên trồng nơi khác. Chúng ta gặp bao trở ngại về ngôn ngữ, bằng cấp, thực phẩm , nghề nghiệp, phong tục...Ở Việt Nam đỗ bằng tiến sĩ, kỹ sư, luật sư... sang đây phải học lại từ đầu. Nay ở những cộng đồng rộng lớn thì những trở ngại ấy không còn nữa. Người Việt Nam ở California, ở Paris, đi đâu cũng thấy người Việt, quanh năm không cần phải nói một câu tiếng Anh, tiếng Pháp. Nói như vậy không có nghĩa là người Việt Nam tại Pháp, tại California không biết tiếng Pháp, tiếng Anh, không đỗ bằng cử nhân, kỹ sư, tiến sĩ Pháp , Mỹ. Trái lại, chúng ta có nhiều nhân tàiu phát xuất từ các đại học Pháp, Mỹ, Anh, Úc, Canada,Đức...,
Như vậy ta có đoàn kết giữa người Việt với nhau và giữa người Mỹ và người Việt.
Nếu nói tách biệt thì phải nói là người Mỹ. Khi thấy có nhiều người Việt hay người các nước khác đến cộng đồng họ, thì họ liền bỏ đi nơi khác. Cái đó cũng không đáng trách vì cách sống của người Mỹ cao hơn người Việt, người Trung Quốc, họ không thích sống chen chúc xô bồ, mất trật tự, mất vệ sinh. Họ sống yên tĩnh, an toàn, nay bên cạnh họ lại có một đám khố rách áo ôm, vô công rỗi việc, họ lo sợ mất anh ninh, cho nên họ đã âm thầm bỏ đi.
Cái tâm lý này phổ biến trong mọi quốc gia như khi ta ăn mặc lịch sự vào ngồi ăn trong tiệm phở, bỗng nhiên bên cạnh có đám người rách rưới, ăn nói ồn ào, khạc nhổ lung tung, bốc mùi khắm thối thì ta cũng nên đứng dậy, bỏ mặc tô phở đang ngọn. ... Người Mỹ đã rộng vòng tay giúp đỡ ta tuy rằng giữa ta và họ, có sự xa cách cho nên họ phải xa ta. Sự riêng rẽ này cũng đúng vì tránh đụng chạm đúng như ông bà ta có câu:
"Sống mỗi người một nhà chết mỗi người một mồ." Tục lệ ta xưa cũng vậy. Con cái lớn cho mỗi đứa một nhà sống riêng rẽ cho tự do và tự lập.
Ngày xưa người Mỹ kỳ thị màu da, nay thì người da đen đã vào tòa Bạch Cung. Con đường dân chủ, nhân quyền nhân bản đã ngày một thênh thang cho hòa bình nhân loại. Không ai trong chúng ta không yêu quý người bạn đồng minh của chúng ta đã mất 20 xương máu và tiền tài để bảo vệ cho Miền Nam tự do, nay họ lại rộng mở vòng tay cưu mang, giúp đỡ chúng ta. Tình nghĩa của chúng ta là thế sao bảo là ta sống cách biệt với người Mỹ?
Tại Canada, Pháp, Úc, không có việc tiến vào tập thể và rút lui tập thể như ở California. Ai bán nhà cũ thì ta mua, cư xá nào đang xây và chiêu khách, ta đến ghi tên và trả tiền cọc, sau đó ta dọn vào. Họ sống bên ta, họ sống bên họ, tuy không thân thiết cũng không đến nỗi thù ghét. Thành thử dân Việt Nam tại hải ngoại sống bình yên vui vẻ với các sắc dân khác, hoàn toàn không có sự cách biệt.
Cuộc nghiên cứu của Đại học Brown được tiến hành đối với 6 nhóm dân châu Á gồm Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Ông Logan cho biết Nhìn chung, so với các nhóm sắc dân châu Á khác như người Philippines, Triều Tiên hay Trung Quốc, người Việt có trình độ học vấn thấp hơn, thu nhập thấp hơn và có tỷ lệ người thất nghiệp cao hơn.
Việt Nam từ 1945 đến 1975 hơn ba muơi năm chiến tranh tàn phá, làm sao kinh tế, giáo dục bằng người! Tuy nhiên xét kỹ, về mặt chính trị, đa số dân nghèo bỏ nước ra đi chứng tỏ không phải chỉ có tay sai Mỹ mới chạy theo Mỹ mà ngay cả đến đám bình dân thất học, nghèo khổ sợ cộng sản như sợ hủi mà phải bỏ nước ra đi. Điều này chứng tỏ dân vô sản Việt Nam tích cực chống lại cộng sản vì họ đã thấy mặt thật tàn ác, lưu manh của cộng sản. Trong khi đó những trí thức ở Pháp Mỹ, từ trước cho đến nay tuy sống ở Mỹ, học ở Pháp nhưng lại sẵn sàng chạy theo Việt cộng. Như vậy, ta có thể nói hạng cùng khổ sống ở núi rừng và thôn quê, đã bị cộng sản chém giết khủng bố nên họ căm thù và sợ hãi cộng sản mà bỏ nước ra đi. Còn hạng kia, như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Hảo...trí thức mà trình độ chính trị kém hơn các ông bà nông thôn thất học.
Chúng ta không có toàn bộ tài liệu về cuộc khảo sát kia, nhưng trong thực tế, ta thấy người Việt sang Mỹ làm hai, ba việc một lúc, chẳng bao lâu họ có nhà cửa, trong khi người Mỹ bảo lãnh họ thì vẫn ở thuê..MỘt số làm nail nhiều tiền nhưng tính gian dối, họ khai thất nghiệp để ăn tiền nhà nước Mỹ. Bằng chứng là họ rất giàu, gửi mỗi năm vài tỷ Mỹ kim về Việt Nam...Lẽ tất nhiên có những người nghèo đói đã phải tự tử...
Chúng ta không có tài liệu khảo sát trình độ học vấn, tuy nhiên tôi nhận thấy:
-Người tị nạn đa số có trình độ đại học còn nhân viên chính phủ Canada, Mỹ thường là chỉ có bằng trung học rồi được cha mẹ, anh chị em đem vào làm ở công sở, công ty , lương cao, nhàn rỗi, khỏi cần học đại học.
-Người ta đồn rằng trên thế giới, thông minh nhất là Do Thái, Ấn Độ sau đó là Việt Nam. KHông biết đó là sự thật hay là huyền thoại? Lẽ dĩ nhiên người Âu Mỹ tài giỏi nhất vì họ đã có nhiều sáng chế, còn Việt Nam ta xưa nay cầm cờ đỏ. Nhưng từ 1954, ta có GS Bửu Hội,GS Nguyễn Xuân Vinh, Cô Dương Nguyệt Ánh ..là những nhân tài trong hàng trăm, hàng ngàn nhân tài Việt Nam khác ở hải ngoại. Chúng ta cũng có nhân tài chứ không đến nỗi dốt nát nhưng không biết tỷ lệ nguời giỏi Việt Nam so với các nước là bao nhiêu, chưa ai cho ta biết kết quả cuộc phỏng vấn.
Giáo sư Logan cho biết, trên toàn nước Mỹ, cộng đồng người gốc Việt sống tách biệt như cộng đồng người gốc Mỹ Latin hay gốc Phi.Điều này cũng sai vì trừ những vủng như California, Houston, Paris còn các nơi khác người Việt cũng sống chan hòa với các cộng đồng bản xứ. Sống chung có cách trở hàng rào ngôn ngữ, nhưng thực tế thì hàng rào ngôn ngữ ấy không là gì cả. Vào hãng xưởng, mọi người chào nhau "Hello", ra về chỉ nói" Goodbye" hay Baye! là đủ! Trong khi làm việc ai làm việc nấy có nói năng gì được đâu! Còn trai gái, đàn ông, đàn bà yêu nhau thì có ngôn ngữ quốc tế, cần gì tiếng Anh, tiếng Em! Nói chung mọi việc đều đơn giản. Sống chung với Tây, Mỹ nhiều khi lại dễ chịu hơn là sống với người Việt ưa xoi mói, ich kỷ, quan liêu, gian ác...Nói chung, dân châu Á ác hơn dân Âu Mỹ. Nếu làm việc dưới quyền giám sát, giám thị của người Á là đã mất nửa đời hạnh phúc! Sống nơi nhiều người Việt lại có nạn cạnh tranh trong khi người Mỹ người Tây lại rộng rãi, khoan dung...
Ông nói đây là điều đáng ngạc nhiên vì các nhà nghiên cứu nghĩ rằng người gốc châu Á dễ dàng hòa nhập vào các cộng đồng bản địa. Ông nhận định có hai yếu tố lý giải cho điều này.
“Một là, có thể người Mỹ gốc Việt có nhiều lựa chọn về mặt văn hóa tại khu vực sinh sống không khác gì ở Việt Nam. Một lý do khác có thể là người Việt không có nhiều lựa chọn về nơi họ sinh sống thế nên họ phải ở nơi mà giá cả có thể chấp nhận được. Đối với nhiều người nhập cư, điều đó đồng nghĩa với việc sống tại cộng đồng gồm người di dân với giá nhà cửa rẻ, hợp túi tiền cùng cơ hội tìm được việc làm cần tay nghề thấp từ những người đồng hương khác trong cộng đồng”.
Điều này cũng mâu thuẫn với đoạn trên khi ông nói: " trên toàn nước Mỹ, cộng đồng người gốc Việt sống tách biệt như cộng đồng người gốc Mỹ Latin hay gốc Phi.
Ông còn nhân định người Việt buồn vì thế hệ trẻ nay nói tiếng Anh, quên tiếng mẹ đẻ. Điều này ông cũng nói hơi sai. Một số người Việt lấy làm vinh dự dược làm người Mỹ, người Úc, người Canada. Họ không muốn mọi người biết họ gốc Mít. Họ luôn nói tiếng Anh, dù ở trong nhà hay ra ngoài đường. Họ không bao giờ lui tới cộng đồng! Họ trở thành Mỹ lai và con họ là Mỹ con, mọi thứ copy Mỹ y chang. Họ tự hào con cái họ học giỏi tiếng Anh. Họ cho rằng học tiếng Việt vô ích. Chúng ta chạy theo đế quốc Mỹ tất nhiên con cái ta, cháu chắt ta vài thế hệ sau sẽ trở thành dân Mỹ, dân Canada, dân Pháp, dân Đức.Đó là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ, ông bà và cộng đồng đã tổ chức các trường Việt ngữ, dạy con cháu trong nhà nói tiếng Việt với tinh thần tích cực, chứ không phải bỏ bê như một số kể trên.
Trong khi người Việt hải ngoại nói , hát tiếngViệt, dân Việt Nam quốc nội độc lập theo Mac lê, theo XHCN, theo Trung Cộng lại thích học tiếng Anh, nói tiếng Anh, hát tiếng Anh. Tiếng Anh, bằng cấp Âu Mỹ đã tạo con người trở thành những con người văn minh hiện đại, thành những con người ưu tú của thời đại mà Mac gọi là tư bản dẫy chết!
Mai sau, tiếng Việt sẽ chỉ còn lại ở các cộng đồng đông người Việt như California, Houston, Paris. còn các nơi khác thì sẽ khó khăn hơn. Sinh trưởng hoại diệt là định luật chung của vạn vật.
Đó là nói chung những người Việt hải ngoại định cư đúng luật. Còn những người phải đi lao động chui qua Anh, Pháp, Nga sống lén lút rất khổ. Ngoài ra những người Việt bán mình ở Đài Loan, Đại Hàn tuy không phải đi chui nhưng cũng chui vào tổ chức buôn người, buôn nô lệ của cộng sản thì cũng đau khổ.(3)
(Các vật cùng loại thì tụ họp với nhau).
Tuy yêu người Mỹ, tuy thích xã hội Mỹ và văn minh, văn hóa Mỹ, người Việt Nam cũng thấy cần sống chung với nhau cho nên ở Mỹ họ tụ lại với nhau ở California, Houston. Đó là quy luật chung, cho nên người Tàu ở các nơi tụ lại lập thành Phố Tàu, Chợ Tàu (China Town), người Pháp tụ laị ở Quebec. Đó là quy luật đoàn kết.Người Việt Nam đoàn kết với người Mỹ, người Pháp, người Úc, người Canada, người Đức nhưng vẫn hướng về những cộng đồng Việt Nam ở các nước họ định cư.
Sự sống chung với nhau rất có lợi. Càng có nhiều người Việt thì cộng đồng có lợi:
-Họ có thể nói ngôn ngữ Việt Nam
-Họ có thể mở các cửa hàng có đủ các hàng hóa ở quê hương như phở, chả giò, nước mắm, mắm ruốc, mắm tôm...
-Họ có thể có cảnh sát, thư viện, ngân hàng, luật sư, bác sĩ người Việt.
-Họ có thể làm các nghề khác như giữ em, bói toán, xem ngày, cúng quảy mà không thể có ở các nơi khác toàn là người Mỹ.
- Sống nơi có nhiều người Việt, người Việt có thể giữ được ngôn ngữ, văn hóa, và có thể giúp đỡ tinh thần và vật chất theo tinh thần "lá lành đùm bọc lá rách".
Khi định cư nước ngoài, chúng ta như thân cây bị nhổ lên trồng nơi khác. Chúng ta gặp bao trở ngại về ngôn ngữ, bằng cấp, thực phẩm , nghề nghiệp, phong tục...Ở Việt Nam đỗ bằng tiến sĩ, kỹ sư, luật sư... sang đây phải học lại từ đầu. Nay ở những cộng đồng rộng lớn thì những trở ngại ấy không còn nữa. Người Việt Nam ở California, ở Paris, đi đâu cũng thấy người Việt, quanh năm không cần phải nói một câu tiếng Anh, tiếng Pháp. Nói như vậy không có nghĩa là người Việt Nam tại Pháp, tại California không biết tiếng Pháp, tiếng Anh, không đỗ bằng cử nhân, kỹ sư, tiến sĩ Pháp , Mỹ. Trái lại, chúng ta có nhiều nhân tàiu phát xuất từ các đại học Pháp, Mỹ, Anh, Úc, Canada,Đức...,
Như vậy ta có đoàn kết giữa người Việt với nhau và giữa người Mỹ và người Việt.
Nếu nói tách biệt thì phải nói là người Mỹ. Khi thấy có nhiều người Việt hay người các nước khác đến cộng đồng họ, thì họ liền bỏ đi nơi khác. Cái đó cũng không đáng trách vì cách sống của người Mỹ cao hơn người Việt, người Trung Quốc, họ không thích sống chen chúc xô bồ, mất trật tự, mất vệ sinh. Họ sống yên tĩnh, an toàn, nay bên cạnh họ lại có một đám khố rách áo ôm, vô công rỗi việc, họ lo sợ mất anh ninh, cho nên họ đã âm thầm bỏ đi.
Cái tâm lý này phổ biến trong mọi quốc gia như khi ta ăn mặc lịch sự vào ngồi ăn trong tiệm phở, bỗng nhiên bên cạnh có đám người rách rưới, ăn nói ồn ào, khạc nhổ lung tung, bốc mùi khắm thối thì ta cũng nên đứng dậy, bỏ mặc tô phở đang ngọn. ... Người Mỹ đã rộng vòng tay giúp đỡ ta tuy rằng giữa ta và họ, có sự xa cách cho nên họ phải xa ta. Sự riêng rẽ này cũng đúng vì tránh đụng chạm đúng như ông bà ta có câu:
"Sống mỗi người một nhà chết mỗi người một mồ." Tục lệ ta xưa cũng vậy. Con cái lớn cho mỗi đứa một nhà sống riêng rẽ cho tự do và tự lập.
Ngày xưa người Mỹ kỳ thị màu da, nay thì người da đen đã vào tòa Bạch Cung. Con đường dân chủ, nhân quyền nhân bản đã ngày một thênh thang cho hòa bình nhân loại. Không ai trong chúng ta không yêu quý người bạn đồng minh của chúng ta đã mất 20 xương máu và tiền tài để bảo vệ cho Miền Nam tự do, nay họ lại rộng mở vòng tay cưu mang, giúp đỡ chúng ta. Tình nghĩa của chúng ta là thế sao bảo là ta sống cách biệt với người Mỹ?
Tại Canada, Pháp, Úc, không có việc tiến vào tập thể và rút lui tập thể như ở California. Ai bán nhà cũ thì ta mua, cư xá nào đang xây và chiêu khách, ta đến ghi tên và trả tiền cọc, sau đó ta dọn vào. Họ sống bên ta, họ sống bên họ, tuy không thân thiết cũng không đến nỗi thù ghét. Thành thử dân Việt Nam tại hải ngoại sống bình yên vui vẻ với các sắc dân khác, hoàn toàn không có sự cách biệt.
Cuộc nghiên cứu của Đại học Brown được tiến hành đối với 6 nhóm dân châu Á gồm Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Ông Logan cho biết Nhìn chung, so với các nhóm sắc dân châu Á khác như người Philippines, Triều Tiên hay Trung Quốc, người Việt có trình độ học vấn thấp hơn, thu nhập thấp hơn và có tỷ lệ người thất nghiệp cao hơn.
Việt Nam từ 1945 đến 1975 hơn ba muơi năm chiến tranh tàn phá, làm sao kinh tế, giáo dục bằng người! Tuy nhiên xét kỹ, về mặt chính trị, đa số dân nghèo bỏ nước ra đi chứng tỏ không phải chỉ có tay sai Mỹ mới chạy theo Mỹ mà ngay cả đến đám bình dân thất học, nghèo khổ sợ cộng sản như sợ hủi mà phải bỏ nước ra đi. Điều này chứng tỏ dân vô sản Việt Nam tích cực chống lại cộng sản vì họ đã thấy mặt thật tàn ác, lưu manh của cộng sản. Trong khi đó những trí thức ở Pháp Mỹ, từ trước cho đến nay tuy sống ở Mỹ, học ở Pháp nhưng lại sẵn sàng chạy theo Việt cộng. Như vậy, ta có thể nói hạng cùng khổ sống ở núi rừng và thôn quê, đã bị cộng sản chém giết khủng bố nên họ căm thù và sợ hãi cộng sản mà bỏ nước ra đi. Còn hạng kia, như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Hảo...trí thức mà trình độ chính trị kém hơn các ông bà nông thôn thất học.
Chúng ta không có toàn bộ tài liệu về cuộc khảo sát kia, nhưng trong thực tế, ta thấy người Việt sang Mỹ làm hai, ba việc một lúc, chẳng bao lâu họ có nhà cửa, trong khi người Mỹ bảo lãnh họ thì vẫn ở thuê..MỘt số làm nail nhiều tiền nhưng tính gian dối, họ khai thất nghiệp để ăn tiền nhà nước Mỹ. Bằng chứng là họ rất giàu, gửi mỗi năm vài tỷ Mỹ kim về Việt Nam...Lẽ tất nhiên có những người nghèo đói đã phải tự tử...
Chúng ta không có tài liệu khảo sát trình độ học vấn, tuy nhiên tôi nhận thấy:
-Người tị nạn đa số có trình độ đại học còn nhân viên chính phủ Canada, Mỹ thường là chỉ có bằng trung học rồi được cha mẹ, anh chị em đem vào làm ở công sở, công ty , lương cao, nhàn rỗi, khỏi cần học đại học.
-Người ta đồn rằng trên thế giới, thông minh nhất là Do Thái, Ấn Độ sau đó là Việt Nam. KHông biết đó là sự thật hay là huyền thoại? Lẽ dĩ nhiên người Âu Mỹ tài giỏi nhất vì họ đã có nhiều sáng chế, còn Việt Nam ta xưa nay cầm cờ đỏ. Nhưng từ 1954, ta có GS Bửu Hội,GS Nguyễn Xuân Vinh, Cô Dương Nguyệt Ánh ..là những nhân tài trong hàng trăm, hàng ngàn nhân tài Việt Nam khác ở hải ngoại. Chúng ta cũng có nhân tài chứ không đến nỗi dốt nát nhưng không biết tỷ lệ nguời giỏi Việt Nam so với các nước là bao nhiêu, chưa ai cho ta biết kết quả cuộc phỏng vấn.
Giáo sư Logan cho biết, trên toàn nước Mỹ, cộng đồng người gốc Việt sống tách biệt như cộng đồng người gốc Mỹ Latin hay gốc Phi.Điều này cũng sai vì trừ những vủng như California, Houston, Paris còn các nơi khác người Việt cũng sống chan hòa với các cộng đồng bản xứ. Sống chung có cách trở hàng rào ngôn ngữ, nhưng thực tế thì hàng rào ngôn ngữ ấy không là gì cả. Vào hãng xưởng, mọi người chào nhau "Hello", ra về chỉ nói" Goodbye" hay Baye! là đủ! Trong khi làm việc ai làm việc nấy có nói năng gì được đâu! Còn trai gái, đàn ông, đàn bà yêu nhau thì có ngôn ngữ quốc tế, cần gì tiếng Anh, tiếng Em! Nói chung mọi việc đều đơn giản. Sống chung với Tây, Mỹ nhiều khi lại dễ chịu hơn là sống với người Việt ưa xoi mói, ich kỷ, quan liêu, gian ác...Nói chung, dân châu Á ác hơn dân Âu Mỹ. Nếu làm việc dưới quyền giám sát, giám thị của người Á là đã mất nửa đời hạnh phúc! Sống nơi nhiều người Việt lại có nạn cạnh tranh trong khi người Mỹ người Tây lại rộng rãi, khoan dung...
Ông nói đây là điều đáng ngạc nhiên vì các nhà nghiên cứu nghĩ rằng người gốc châu Á dễ dàng hòa nhập vào các cộng đồng bản địa. Ông nhận định có hai yếu tố lý giải cho điều này.
“Một là, có thể người Mỹ gốc Việt có nhiều lựa chọn về mặt văn hóa tại khu vực sinh sống không khác gì ở Việt Nam. Một lý do khác có thể là người Việt không có nhiều lựa chọn về nơi họ sinh sống thế nên họ phải ở nơi mà giá cả có thể chấp nhận được. Đối với nhiều người nhập cư, điều đó đồng nghĩa với việc sống tại cộng đồng gồm người di dân với giá nhà cửa rẻ, hợp túi tiền cùng cơ hội tìm được việc làm cần tay nghề thấp từ những người đồng hương khác trong cộng đồng”.
Điều này cũng mâu thuẫn với đoạn trên khi ông nói: " trên toàn nước Mỹ, cộng đồng người gốc Việt sống tách biệt như cộng đồng người gốc Mỹ Latin hay gốc Phi.
Ông còn nhân định người Việt buồn vì thế hệ trẻ nay nói tiếng Anh, quên tiếng mẹ đẻ. Điều này ông cũng nói hơi sai. Một số người Việt lấy làm vinh dự dược làm người Mỹ, người Úc, người Canada. Họ không muốn mọi người biết họ gốc Mít. Họ luôn nói tiếng Anh, dù ở trong nhà hay ra ngoài đường. Họ không bao giờ lui tới cộng đồng! Họ trở thành Mỹ lai và con họ là Mỹ con, mọi thứ copy Mỹ y chang. Họ tự hào con cái họ học giỏi tiếng Anh. Họ cho rằng học tiếng Việt vô ích. Chúng ta chạy theo đế quốc Mỹ tất nhiên con cái ta, cháu chắt ta vài thế hệ sau sẽ trở thành dân Mỹ, dân Canada, dân Pháp, dân Đức.Đó là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ, ông bà và cộng đồng đã tổ chức các trường Việt ngữ, dạy con cháu trong nhà nói tiếng Việt với tinh thần tích cực, chứ không phải bỏ bê như một số kể trên.
Trong khi người Việt hải ngoại nói , hát tiếngViệt, dân Việt Nam quốc nội độc lập theo Mac lê, theo XHCN, theo Trung Cộng lại thích học tiếng Anh, nói tiếng Anh, hát tiếng Anh. Tiếng Anh, bằng cấp Âu Mỹ đã tạo con người trở thành những con người văn minh hiện đại, thành những con người ưu tú của thời đại mà Mac gọi là tư bản dẫy chết!
Mai sau, tiếng Việt sẽ chỉ còn lại ở các cộng đồng đông người Việt như California, Houston, Paris. còn các nơi khác thì sẽ khó khăn hơn. Sinh trưởng hoại diệt là định luật chung của vạn vật.
Đó là nói chung những người Việt hải ngoại định cư đúng luật. Còn những người phải đi lao động chui qua Anh, Pháp, Nga sống lén lút rất khổ. Ngoài ra những người Việt bán mình ở Đài Loan, Đại Hàn tuy không phải đi chui nhưng cũng chui vào tổ chức buôn người, buôn nô lệ của cộng sản thì cũng đau khổ.(3)
_____
(1). Những trở ngại của Project Vietnam trong công tác y khoa thiện nguyện"
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/probl-for-womedi-tea-05082013151941.html
(2).BS. Nguyễn Tài Ngọc. Người đàn ông có cái bưới nặng 90kí lô.
http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm
Tâm địa cộng sản. BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 265
Tài liệu và ảnh tham khảo của BS. Nguyễn Tài Ngọc:
http://tlc.howstuffworks.com/tv/specials/man-with-200-pound-tumor-pictures.htm
http://www.thehorrorzine.com/Odd/tumor/LargestTumor.html
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/tra-lai-dung-nhan-cho-thieu-nu-co-u-mat-khong-lo-2277830.html
http://www.whatsondalian.com/news-2532-end-of-tumor-misery-for-vietnam-women-thach-thi-sa-ly-kieu-thi-my-dung.html
http://english.vietnamnet.vn/en/society/17793/the-first-tet-holiday-without-huge-tumors-of-three-patients.html
http://en.wikipedia.org/wiki/McKay_McKinnon
http://www.youtube.com/watch?v=IJAJ4TvUmws
http://www.youtube.com/watch?v=0xw7aA91FEk
http://www.youtube.com/watch?v=9ICd77vrRKQ
http://www.youtube.com/watch?v=ZA6g6dz72Z8
http://www.youtube.com/watch?v=mR3xZWYQ0ck
http://www.youtube.com/watch?v=iYTYVQbgnNw
(3). http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-goc-viet-song-biet-lap-o-my/1698893.html
TỰ DO NGÔN LUẬN SỐ 175 NGÀY 15-07-2013
Kính gởi tới Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên, Quý Độc giả
- Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 175 phát hành ngày 15-07-2013,
- Bài xã luận của bán nguyệt san.
Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và tiếp tay phổ biến, nhất là phổ biến ngược về trong nước cho Đồng bào thân yêu.
Ban biên tập báo TDNL
Thòng lọng mới tròng vào cổ Dân tộc !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 175 (15-07-2013)
“Vừa rời cảng Lý Sơn ra đến vùng
biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản được 3 ngày thì chúng tôi gặp nạn. 7g
sáng ngày 7-7, sau khi 15 ngư dân trên tàu ăn bữa sáng nhẹ, chuẩn bị dây
hơi bắt đầu lặn tìm hải sâm thì chiếc tàu to lớn, sơn màu trắng cùng
chiếc ca nô bất ngờ lao tới. Thấy tàu mang số hiệu 306 to lớn gấp 10 lần
lao nhanh về phía tàu cá, tôi hô anh em vào khoang trú rồi tăng hết ga.
Sau 1g theo bám, tàu Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh
đậm, rằn ri cầm dùi cui điện nhảy sang tàu cá và dồn ngư dân về phía
trước mũi tàu, hai tay để sau đầu.
Tôi, thuyền trưởng và hai ngư dân Tốt, Nở bị bắt sang tàu Trung Quốc và phải giơ cao hai tay quì ở phía sau. Sau đó trở lại tàu, nhóm người Trung Quốc lao lên nóc cabin, dùng dao chặt hai trụ cờ ném xuống biển. Tôi cúi xuống bên mạn tàu vớt lá cờ Tổ quốc lên thì nhóm người Trung Quốc xộc tới với thái độ hung dữ chẳng khác nào cướp biển. Họ dùng cùi chỏ tay đánh vào phía sau đầu, dùng dùi cui dí điện vào người khiến tôi ngất xỉu…
Không chỉ đánh, đá ngư dân, nhiều người trên tàu Trung Quốc đã dùng búa, xà beng đập bể nát kính cabin, chẻ nhỏ các cửa nắp hầm, cửa tủ, dùng dao băm nát 720m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ. Sau đó họ lấy đi nhiều thiết bị, 5000 lít dầu, 1 tấn cá, gây tổng thiệt hại 400 triệu đồng”. Lời thuyền trưởng Võ Minh Vương (ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) nói với phóng viên báo VnExpress hôm 11-07 vừa qua như vậy đã gây chấn động đồng bào VN trong và ngoài nước.
Chưa hết! Phóng viên báo kể tiếp: “Sau khi đánh đập ngư dân, thu giữ tài sản trên tàu cá ông Vương, tàu 306 Trung Quốc tiếp tục rượt đuổi, tấn công tàu ông Mai Văn Cường (quê Lý Sơn). Ông Cường cho biết: vụ việc xảy ra lúc 9g sáng ngày 7-7, trong khi 14 lao động đang hành nghề. Thấy tình hình không ổn, ông Cường vội tăng tốc rồ ga tàu bỏ chạy nhưng máy nổ trục trặc nên chạy được vài hải lý thì bị tàu TQ áp sát, tấn công.
Người trên tàu 306 đã tràn qua tàu cá của ông Cường dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh ngư dân, chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, lấy đi máy định vị, máy dò, hệ thống Icom và hơn 2 tấn cá, rồi bỏ đi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200 triệu đồng. Sau gần hai ngày đêm, hai tàu cá anh Vương và Cường về quê huyện đảo Lý Sơn trong tình trạng dò đường vì mất hết trang thiết bị, thông tin liên lạc”.
Tôi, thuyền trưởng và hai ngư dân Tốt, Nở bị bắt sang tàu Trung Quốc và phải giơ cao hai tay quì ở phía sau. Sau đó trở lại tàu, nhóm người Trung Quốc lao lên nóc cabin, dùng dao chặt hai trụ cờ ném xuống biển. Tôi cúi xuống bên mạn tàu vớt lá cờ Tổ quốc lên thì nhóm người Trung Quốc xộc tới với thái độ hung dữ chẳng khác nào cướp biển. Họ dùng cùi chỏ tay đánh vào phía sau đầu, dùng dùi cui dí điện vào người khiến tôi ngất xỉu…
Không chỉ đánh, đá ngư dân, nhiều người trên tàu Trung Quốc đã dùng búa, xà beng đập bể nát kính cabin, chẻ nhỏ các cửa nắp hầm, cửa tủ, dùng dao băm nát 720m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ. Sau đó họ lấy đi nhiều thiết bị, 5000 lít dầu, 1 tấn cá, gây tổng thiệt hại 400 triệu đồng”. Lời thuyền trưởng Võ Minh Vương (ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) nói với phóng viên báo VnExpress hôm 11-07 vừa qua như vậy đã gây chấn động đồng bào VN trong và ngoài nước.
Chưa hết! Phóng viên báo kể tiếp: “Sau khi đánh đập ngư dân, thu giữ tài sản trên tàu cá ông Vương, tàu 306 Trung Quốc tiếp tục rượt đuổi, tấn công tàu ông Mai Văn Cường (quê Lý Sơn). Ông Cường cho biết: vụ việc xảy ra lúc 9g sáng ngày 7-7, trong khi 14 lao động đang hành nghề. Thấy tình hình không ổn, ông Cường vội tăng tốc rồ ga tàu bỏ chạy nhưng máy nổ trục trặc nên chạy được vài hải lý thì bị tàu TQ áp sát, tấn công.
Người trên tàu 306 đã tràn qua tàu cá của ông Cường dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh ngư dân, chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, lấy đi máy định vị, máy dò, hệ thống Icom và hơn 2 tấn cá, rồi bỏ đi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200 triệu đồng. Sau gần hai ngày đêm, hai tàu cá anh Vương và Cường về quê huyện đảo Lý Sơn trong tình trạng dò đường vì mất hết trang thiết bị, thông tin liên lạc”.
Câu chuyện thương tâm trên xảy ra chỉ
hơn hai tuần sau Tuyên Bố chung giữa hai Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tập
Cận Bình (21-06-2013), trong đó có đoạn: “3 (xiii)- Hai bên sẽ tiếp
tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích
cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá
chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn VN và Bộ Nông nghiệp TQ về việc thiết lập
đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá
trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ
việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước
phù hợp với quan hệ hai nước.
4- Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển VN-TQ, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ””.
4- Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển VN-TQ, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ””.
Đang khi xảy ra sự việc động trời trên
biển đó, khiến các cơ quan truyền thông quốc tế (BBC, RFA, RFI, VOA) và
các trang dân báo từ quốc nội đến hải ngoại đều nhảy vào cuộc để tường
thuật và bình luận, thì tất cả các tờ báo quốc doanh lớn (Nhân Dân, Quân
Đội Nhân Dân, Công An…) vẫn im hơi lặng tiếng. Ngoại trừ tờ Đất Việt
còn “đang xác minh hai tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa”,
xem bọn nào đã tấn công ngư dân mình. Bộ Ngoại giao của Hà Nội cũng
không thấy mở cái băng cassette cũ mèm về “bằng chứng chủ quyền biển
đảo”, và đường dây nóng của bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn có vẻ như bị cúp điện không hoạt động được. Ngoại trừ Hội Nghề cá VN đã xác minh, tổng hợp thông tin về 2 vụ việc và “đã gửi văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có “tiếng nói đồng thuận” can thiệp với phía TQ nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân”. Nhưng e cũng là hy vọng hão!
Phát triển nông thôn có vẻ như bị cúp điện không hoạt động được. Ngoại trừ Hội Nghề cá VN đã xác minh, tổng hợp thông tin về 2 vụ việc và “đã gửi văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có “tiếng nói đồng thuận” can thiệp với phía TQ nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân”. Nhưng e cũng là hy vọng hão!
Hành động ngang nhiên chà đạp bản Tuyên
Bố chung khi nó còn chưa ráo mực -mà chà đạp với những dấu chỉ hết sức
rõ ràng: Tàu Kiểm ngư số 306 vốn có trọng trách “thực thi pháp luật” ở
khu vực Hoàng Sa; sĩ quan và binh sĩ mặc quân phục xanh đậm tề chỉnh- rõ
ràng là một sứ điệp mới, một đòn trấn áp mới đối với đảng CSVN. Trước
đó, cuộc gặp gỡ 3 ngày tại Bắc Kinh đã là một đòn trấn áp mà Trung Nam
Hải giáng xuống trên Ba Đình kể từ Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Trấn áp khủng khiếp với 1 Tuyên Bố Chung đề ra chiến lược hợp tác toàn diện trong 13 lãnh vực, với 10 văn kiện xác định thỏa thuận hành động giữa mọi bộ của hai chính phủ, với một lập trường phối hợp về các vấn đề quốc tế tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á…
Trong lịch sử nhân loại tự cổ chí kim và trong lịch sử Việt tộc từ xưa tới giờ chưa hề có một thỏa thuận toàn diện về ngoại giao mang tính “cá lớn nuốt cá bé” và có hình ảnh “dây thòng lọng” giữa hai quốc gia, hai nhà nước và hai chính đảng như thế, một thỏa thuận gây nguy hiểm tột cùng cho tiền đồ dân tộc. Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã lưu xú danh muôn thuở với Công hàm bán nước năm 1958, Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh đã vạn đời ô nhục với Hiệp ước Thành Đô năm 1990. Nay Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị sẽ ngàn năm bia miệng với Tuyên bố chung Bắc Kinh 2013.
Trấn áp khủng khiếp với 1 Tuyên Bố Chung đề ra chiến lược hợp tác toàn diện trong 13 lãnh vực, với 10 văn kiện xác định thỏa thuận hành động giữa mọi bộ của hai chính phủ, với một lập trường phối hợp về các vấn đề quốc tế tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á…
Trong lịch sử nhân loại tự cổ chí kim và trong lịch sử Việt tộc từ xưa tới giờ chưa hề có một thỏa thuận toàn diện về ngoại giao mang tính “cá lớn nuốt cá bé” và có hình ảnh “dây thòng lọng” giữa hai quốc gia, hai nhà nước và hai chính đảng như thế, một thỏa thuận gây nguy hiểm tột cùng cho tiền đồ dân tộc. Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã lưu xú danh muôn thuở với Công hàm bán nước năm 1958, Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh đã vạn đời ô nhục với Hiệp ước Thành Đô năm 1990. Nay Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị sẽ ngàn năm bia miệng với Tuyên bố chung Bắc Kinh 2013.
Theo kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, cha đẻ của
tác phẩm nghiên cứu chính trị nổi tiếng “Tổ quốc ăn năn”, đấy không chỉ
là một tội (đối với đất nước) mà còn là một sai lầm. “Từ nay quan hệ
kinh tế của nước ta với Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ sút giảm vì một lý do giản
dị là họ không muốn tiếp sức cho một chính phủ vi phạm nhân quyền đồng
thời cũng là một vệ tinh của TQ. Lệ thuộc TQ như vậy không chỉ khiến VN
mất chủ quyền và có nguy cơ mất thêm đất, biển và đảo, nó còn khiến
chúng ta mất những nguồn đầu tư và những thị trường lớn. Kinh tế VN đang
khốn đốn và sẽ còn khốn đốn hơn nữa trong những ngày sắp tới”. Đảng CSVN nghĩ rằng có thể dựa vào TQ để tiếp tục thống trị đất nước và dân tộc.
Nhưng oái oăm thay, “TQ không vững vàng như họ tưởng, mà chỉ là một sự phá sản chưa tuyên bố. Nó sẽ không thể duy trì lâu mức tăng trưởng kinh tế giả tạo bằng những chi tiêu công cộng, bằng cách sản xuất rồi tồn kho vì không bán được, bằng cách xây dựng những thành phố không người ở và những cầu đường không cần thiết. Nếu cách quản lý kinh tế này mà không dẫn tới phá sản thì phải vất bỏ tất cả mọi kiến thức và kinh nghiệm về kinh tế. Sự phá sản của mô hình TQ là chắc chắn và càng che đậy lâu bao nhiêu sự sụp đổ sẽ càng đau đớn bấy nhiêu”. “TQ đã cố che giấu những khó khăn bằng một chính sách tín dụng liều lĩnh và bằng cách gia tăng chi tiêu công cộng với kết quả là khối tín dụng phình lên một cách nguy hiểm.
Vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, khối tín dụng của TQ được ước lượng là 9.000 tỷ USD, ngày nay con số này là 23.000 tỷ USD, nghĩa là gấp bốn lần tổng sản lượng nội địa (GDP), trong đó một nửa là nợ khó đòi. Chưa kể khối tín dụng mà các công ty quốc doanh lớn cho các công ty nhỏ vay được ước lượng vào khoảng 200% GDP. Đó là những dấu hiệu rất báo động. Sự phá sản của TQ không còn che giấu được bao lâu nữa”. “Và TQ không chỉ sắp phá sản về mặt kinh tế mà còn đang bị hủy diệt về môi trường. Sông cạn, đất khô, nước không uống được, không khí không thở được.
Chính sự tồn tại của TQ đang bị đe dọa”. Chưa kể thức ăn nhiễm độc cũng là nguy cơ -có lẽ nguy cơ lớn nhất- cho dân Tàu. Rõ ràng hàng lãnh đạo CSVN đã mù quáng một cách thảm hại: đi thần phục một kẻ đang chuẩn bị đầu hàng và dẫy chết. Sắp tới cái ngày mà chế độ CSVN sẽ không còn quan thầy nào để dựa, đang khi chỗ dựa quan trọng và cơ bản là lòng dân thì nó đã đánh mất từ lâu bằng cả chuỗi ngày dài cai trị trong lừa gạt và dối trá, trong bất nhân và bạo ngược.
Nhưng oái oăm thay, “TQ không vững vàng như họ tưởng, mà chỉ là một sự phá sản chưa tuyên bố. Nó sẽ không thể duy trì lâu mức tăng trưởng kinh tế giả tạo bằng những chi tiêu công cộng, bằng cách sản xuất rồi tồn kho vì không bán được, bằng cách xây dựng những thành phố không người ở và những cầu đường không cần thiết. Nếu cách quản lý kinh tế này mà không dẫn tới phá sản thì phải vất bỏ tất cả mọi kiến thức và kinh nghiệm về kinh tế. Sự phá sản của mô hình TQ là chắc chắn và càng che đậy lâu bao nhiêu sự sụp đổ sẽ càng đau đớn bấy nhiêu”. “TQ đã cố che giấu những khó khăn bằng một chính sách tín dụng liều lĩnh và bằng cách gia tăng chi tiêu công cộng với kết quả là khối tín dụng phình lên một cách nguy hiểm.
Vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, khối tín dụng của TQ được ước lượng là 9.000 tỷ USD, ngày nay con số này là 23.000 tỷ USD, nghĩa là gấp bốn lần tổng sản lượng nội địa (GDP), trong đó một nửa là nợ khó đòi. Chưa kể khối tín dụng mà các công ty quốc doanh lớn cho các công ty nhỏ vay được ước lượng vào khoảng 200% GDP. Đó là những dấu hiệu rất báo động. Sự phá sản của TQ không còn che giấu được bao lâu nữa”. “Và TQ không chỉ sắp phá sản về mặt kinh tế mà còn đang bị hủy diệt về môi trường. Sông cạn, đất khô, nước không uống được, không khí không thở được.
Chính sự tồn tại của TQ đang bị đe dọa”. Chưa kể thức ăn nhiễm độc cũng là nguy cơ -có lẽ nguy cơ lớn nhất- cho dân Tàu. Rõ ràng hàng lãnh đạo CSVN đã mù quáng một cách thảm hại: đi thần phục một kẻ đang chuẩn bị đầu hàng và dẫy chết. Sắp tới cái ngày mà chế độ CSVN sẽ không còn quan thầy nào để dựa, đang khi chỗ dựa quan trọng và cơ bản là lòng dân thì nó đã đánh mất từ lâu bằng cả chuỗi ngày dài cai trị trong lừa gạt và dối trá, trong bất nhân và bạo ngược.
Thành thử đây là lúc mà toàn dân cần phải lên tiếng.
Người ta đã trông chờ các nhà trí thức sẽ mau chóng nói lời phản biện
sau Tuyên bố chung Bắc Kinh nhưng tới nay vẫn chưa thấy gì. Hai mươi ba
năm trước, lúc lãnh đạo CSVN quyết định chuyển hướng 180 độ để thần phục
Trung Quốc cách ô nhục tại Thành Đô, đã hầu như không có một phản ứng
nào từ giới nhân sĩ.
May thay, Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, trong Nhận định ra hôm 06-07, đã mạnh mẽ tố cáo: “Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v… hay đòi hỏi Trung Quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.
Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ tịch nước vẫn “nhất trí” với mưu kế của kẻ xâm lăng… Ông Chủ tịch nước tiếp tục dựa vào cái Bánh Vẽ của 16 chữ vàng và Bốn tốt để xây dựng chủ trương tân lệ thuộc ở thế kỷ XXI với Bắc phương. Chiếc Bánh Vẽ xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền “Cứu Trung quốc là tự cứu mình””.
Hy vọng rằng các lãnh đạo tinh thần khác cũng phản ứng nhanh nhạy như ngài Quảng Độ, bởi lẽ đất nước tiêu vong nô lệ thì tôn giáo cũng khó mà tồn tại an lành. Nhìn gương Phật giáo Mật tông ở Tây Tạng thì rõ. Ngoài ra, người ta cũng trông đợi các cá nhân, các tổ chức tranh đấu trong lẫn ngoài nước phải đồng loạt phản đối văn kiện đầu hàng mới và Tuyên bố chung kiểu vòng kim cô và dây thòng lọng này. Toàn dân phải thấy được nguy cơ “Tàu thôn tính Việt” đang được hợp thức hóa bằng giấy trắng mực đen, sau khi nó đã được thi hành cách tiệm tiến kể từ thời Hồ Chí Minh nhận Mao Trạch Đông làm thầy và chủ. Ngoài ra, đồng bào hải ngoại tại Hoa Kỹ hãy sẵn sàng dạy cho Trương Tấn Sang một bài học khi ông vác mặt sang đấy trong những ngày tới.
May thay, Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, trong Nhận định ra hôm 06-07, đã mạnh mẽ tố cáo: “Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v… hay đòi hỏi Trung Quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.
Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ tịch nước vẫn “nhất trí” với mưu kế của kẻ xâm lăng… Ông Chủ tịch nước tiếp tục dựa vào cái Bánh Vẽ của 16 chữ vàng và Bốn tốt để xây dựng chủ trương tân lệ thuộc ở thế kỷ XXI với Bắc phương. Chiếc Bánh Vẽ xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền “Cứu Trung quốc là tự cứu mình””.
Hy vọng rằng các lãnh đạo tinh thần khác cũng phản ứng nhanh nhạy như ngài Quảng Độ, bởi lẽ đất nước tiêu vong nô lệ thì tôn giáo cũng khó mà tồn tại an lành. Nhìn gương Phật giáo Mật tông ở Tây Tạng thì rõ. Ngoài ra, người ta cũng trông đợi các cá nhân, các tổ chức tranh đấu trong lẫn ngoài nước phải đồng loạt phản đối văn kiện đầu hàng mới và Tuyên bố chung kiểu vòng kim cô và dây thòng lọng này. Toàn dân phải thấy được nguy cơ “Tàu thôn tính Việt” đang được hợp thức hóa bằng giấy trắng mực đen, sau khi nó đã được thi hành cách tiệm tiến kể từ thời Hồ Chí Minh nhận Mao Trạch Đông làm thầy và chủ. Ngoài ra, đồng bào hải ngoại tại Hoa Kỹ hãy sẵn sàng dạy cho Trương Tấn Sang một bài học khi ông vác mặt sang đấy trong những ngày tới.
BAN BIÊN TẬP
Tu do ngon luan so 175 (15-07-2013).doc 829K View Download |
THƯ CỦA NGUYỄN TRÍ DŨNG * VỀ CỘNG SẢN VIỆT NAM
Sài Gòn, 17/7/2013
Kính gửi các Cha, Ông, Cô, Chú và mọi người quan tâm,
Tôi, Nguyễn Trí Dũng, cùng mẹ là bà Dương Thị Tân đã có mặt tại cổng trại số 6 (xã Hạnh lâm. huyện Thanh Chương, Nghệ An) vào 1h30 chiều ngày 16/7/2013 để thăm bố tôi.
Người trực cổng trại là Trung tá Phạm Quang Thao đã ra yêu cầu “gia đình phải đứng chờ đến giờ làm việc là 2 giờ”. Sau 2 giờ cán bộ này vẫn tiếp tục yêu cầu chờ tiếp ở ngoài nắng cho đến hơn 4h thì mới có một nhóm 5 người mặc sắc phục, nhưng hoàn toàn không có bảng tên, yêu cầu gia đình vào trong phòng ngồi nói chuyện.
Chúng tôi đã nghi ngờ có chuyện chẳng lành, một người già nhất trong nhóm bắt đầu nói rằng “hôm nay chưa cho thăm gặp vì ông Hải bị kỉ luật“. Khi bị hạch hỏi tại sao không thông báo ngay cho gia đình thì ông này trả lời như sau “theo luật thì trại không có trách nhiệm phải thông báo ngay mà chỉ thông báo tình hình cải tạo một quý một lần”
Còn vì sao bắt gia đình đứng ngoài nắng chờ thì ông này nói “vì tình người nên chúng tôi họp quản trại lại để đưa ra quyết định nhận đồ ăn từ gia đình gửi vào nên mới lâu như vậy”
Khi mẹ tôi tiếp tục hỏi bị kỷ luật từ bao giờ và vì lý do gì thì cán bộ này hết sức bối rối và trả lời “mới đây… bởi vì ông Hải gây mất trật tự phòng giam” và khi bị hỏi tới thì ông này nói “bị kỷ luật một tuần trước còn cụ thể việc đó thì tôi không rõ”
Khi gia đình yêu cầu biết tên thì cán bộ này tỏ ra vô cùng khó chịu và cuối cùng cũng nói tên mình (không rõ thật hay giả) là Ngô Trí Thảo , cấp bậc Trung Tá.
Sau một hồi quanh co sang chuyện khác, cũng chính tay Trung Tá này khẳng định rằng “Tôi khẳng định là chị không bao giờ vào được nên chị đừng mất công vô ích”
Gia đình trở về trong tâm trạng vẫn hoang mang vì ngay cả việc bị kỷ luật mà những cán bộ này còn phải huy động cả một lực lượng đông đảo, bỏ hết bảng tên, và bối rối trong cả ngày tháng như vậy thì ắt hẳn chuyện không thể đơn giản như vậy. Nhất là việc bố tôi đang ở cùng với những người bạn như ông Trần Anh Kim và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì có lẽ nào gây rối trật tự ?
Ngày hôm nay khi cả hai mẹ con vừa bước chân về đến Sài Gòn thì đã nhận được tin vô cùng bất ngờ từ bà Nga rằng “ông Hải đã tuyệt thực 25 ngày”. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị đàn áp vô cùng dã man khi ông báo tin này cho vợ là bà Nga hay. Tất cả những trả lời của công an đều là láo toét và nhằm mục đích che đậy việc họ đang không từ một thủ đoạn nào để giết ông Hải.
Nguyễn Trí Dũng
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/17/khan-dieu-cay-da-tuyet-thuc-sang-ngay-thu-25-tai-trai-giam-so-6-nghe-an/#more-7576
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messag |
IAN BURUMA * NGỤC TÙ CỦA TRÍ TUỆ
Ngục tù của trí tuệ
Tháng 7 15, 2013
Ian Buruma
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Ở TÙ xứ nào cũng khổ, nhưng mỗi xã hội có những cách hành xử văn hóa riêng để đày đọa người tù. Óc tưởng tượng tàn ác của giới cai tù Trung Quốc tuy không phải là độc nhất vô nhị, nhưng thường rất khác thường. Mà chính các tù nhân, những người tự phân chia đẳng cấp và lập nên nhà tù trong nhà tù, cũng có óc tưởng tượng khác thường.
Ví dụ, ở Trung tâm Điều tra thuộc Sở Công An Thành phố Trùng Khánh, còn gọi là Trung tâm Điều tra Tung Sơn, những tay trùm xà lim sáng chế một thực đơn gồm các món tra tấn quái dị. Thử điểm qua vài món:
Vịt hun khói kiểu Tứ Xuyên: Kẻ tra tấn đốt lông hạ bộ của tù nhân, tụt da quy đầu rồi dùng lửa đốt đen đầu dương vật.
Hoặc:
Mì nước trong: Những dải giấy vệ sinh được nhúng trong một bát nước tiểu, rồi tù nhân bị buộc ăn giấy vệ sinh và uống nước tiểu.
Hoặc:
Canh mai rùa và da heo: Kẻ tra tấn đánh hai đầu gối của tù nhân cho đến khi chúng thâm tím và sưng lên như mai rùa. Hết đi nổi.
Còn nhiều trò tra tấn khác nữa, được ban phát tùy theo tài ứng biến của
kẻ thực hiện. Trong hồi ký lao tù lạ thường có nhan đề “Vì một bài hát
và một trăm bài hát” (For a Song and a Hundred Songs, do Hoàng Văn Quảng
dịch từ tiếng Trung, nhà xuất bản New Harvest), Liệu Diệc Vũ kể chuyện
một tiều phu bị tâm thần phân liệt đã chặt chính vợ mình vì cô ta hốc
hác đến nỗi anh tưởng lầm cô là một bó củi. Trùm xà lim pha thuốc nhuận
trường vào nước súp của anh, rồi không cho anh dùng chậu đi tiêu đi tiểu
chung, thế là anh chàng buồn đi cầu đến tuyệt vọng đành ỉa vấy lên khắp
người một bạn tù. Vì cái tội đáng kinh tởm này, anh bị đập mặt vào bồn
nước. Rồi đến lượt bọn quản giáo vì tưởng anh muốn tự tử, một trọng tội
trong tù, nên dùng dùi cui điện đánh anh nhừ tử.
Alexis de Tocqueville đến Mỹ vào năm 1831 để nghiên cứu hệ thống nhà tù
của nước Mỹ, nhưng rốt cuộc viết nên tác phẩm Dân chủ ở Mỹ(Democracy in
America).[i] Quan sát hệ thống nhà tù Trung Quốc từ bên trong, với tư
cách là một “tù nhân phản cách mạng” từ năm 1990 đến 1994, Liệu Diệc Vũ
kể cho chúng ta biết rất nhiều về xã hội Trung Quốc, cả truyền thống lẫn
cộng sản, trong đó có tác động của kiểu tuyên truyền cách mạng khoa
trương, đấu tố vì bị ép buộc và thú tội công khai, và, khi thời thế thay
đổi kể từ sau thời kỳ cai trị sai lầm của Mao Trạch Đông, áp dụng chủ
nghĩa tư bản dưới những hình thức đồi bại. Ông kết thúc câu chuyện của
mình bằng nhận xét “Trung Quốc vẫn còn là một nhà tù của trí tuệ: thịnh
vượng nhưng không có tự do”.
LIỆU DIỆC VŨ bị tống giam vì sáng tác Thảm sát – một bài thơ theo phong
cách dòng-ý-thức (stream-of-consciousness) tưởng niệm hàng ngàn người bị
sát hại vào ngày 4/6/1989,[ii] khi phong trào đòi dân chủ bị đàn áp
trên toàn Trung Quốc. Bài thơ (theo bản dịch tiếng Anh của Michael Day)
mở đầu như sau:
Lại thêm một kiểu thảm sát diễn ra ở trung tâm xứ hoang tưởng
Thủ tướng cảm lạnh, nhân dân phải ho theo; thiết quân luật ban bố bao lần.
Cỗ máy không răng của nhà nước cán lên những người can đảm không chịu bệnh theo.
Liệu Diệc Vũ không phải là nhà hoạt động chính trị, hay nói đúng hơn,
một người bất đồng chính kiến, và sự phản kháng của ông mang tính tự
phát. Ông không quan tâm lắm đến chính trị, ngay cả trong những năm 1980
khi mà nhiều thanh niên Trung Quốc chẳng nghĩ đến gì khác ngoài chính
trị. Ông có cuộc sống khá phóng đãng, lang bạt kỳ hồ như một “kẻ đạo đức
giả ăn mặc bảnh bao, một nhà thơ tự khắc họa mình là một tấm gương mẫu
mực nhưng đồng thời lại hít thở bằng đàn bà như tôi đang hít thở bằng
không khí, tìm chỗ trú ẩn và hơi ấm trong thú ăn nằm lang chạ”.
Cũng như nhiều người Trung Quốc lớn lên trong thời Cách mạng Văn hóa,
Liệu Diệc Vũ coi như tự học văn chương, tuy ông được cha là thầy giáo
truyền thụ nền tảng căn bản về Tứ Thư Ngũ Kinh. Rải rác trong hồi ký của
ông, ta bắt gặp tên những tác giả phương Tây – Orwell, Kundera, Proust –
một số tác phẩm của họ thậm chí lọt qua được những bức tường nhà tù ở
Trùng Khánh. Trong số đó, đáng chú ý là có cả cuốn Một chín tám tư của
Orwell. Liệu Diệc Vũ viết: “Trên trang sách là một nhà tù tưởng tượng,
còn xung quanh tôi là nhà tù thật”.
Khác với người bạn Lưu Hiểu Ba, nhà phê bình được Giải Nobel và là một
tác giả có chính kiến mãnh liệt, Liệu Diệc Vũ chưa bao giờ muốn liều
lĩnh chấp nhận rủi ro. Ông mô tả mình là một nghệ sĩ chỉ muốn được tự do
viết theo ý thích của mình. Mới hồi năm 2011, ông nói với nhà báo Ian
Johnson: “Tôi không muốn phạm luật của họ. Tôi không quan tâm đến họ và
mong muốn họ chẳng quan tâm đến tôi”. Nhưng, năm 1989, ông tự đẩy mình
“vào con đường tự hủy diệt” khi đến các tửu quán và hội quán khiêu vũ để
ngâm bài thơ của mình bằng giọng than khóc theo lối cầu siêu truyền
thống của Trung Quốc. Một băng thu âm bài thơ này được lén lút phát tán,
và một nhóm nghệ sĩ và bạn bè đồng cảm đã làm một bộ phim mang tên Lễ
cầu hồn (Requiem) quay những cảnh ông ngâm bài thơ này. Theo Liệu Diệc
Vũ, không một ai trong số đó có thể được liệt vào hạng “kẻ bất đồng” hay
“nhà tranh đấu dân chủ”. Nhưng tất cả đều bị bắt, tác phẩm của họ bị
tịch thu, và nhờ đó “Sở Công An triệt hạ một cộng đồng văn chương bí mật
hoạt động mạnh ở Tứ Xuyên”.
Thời gian ở tù cũng không biến Liệu Diệc Vũ thành một nhà hoạt động
chính trị. Có lúc một người cũng thuộc phong trào Bát Cửu (89) muốn khởi
xướng một tổ chức gồm các tù nhân chính trị đã tiếp xúc với ông. Liệu
Diệc Vũ không chịu tham gia, và giải thích lý do tại sao ban đầu ông
viết bài thơ Thảm sát. Ông nói ông “buộc phải phản kháng” vì “ý thức hệ
nhà nước mâu thuẫn dữ dội với quyền tự do diễn đạt của nhà thơ”. Trong
hồi ký, ông kể rằng đối với chuyện này, “ông không hề có ý định làm anh
hùng, nhưng ở một đất nước mà sự điên rồ ngự trị, tôi phải có lập
trường. Thảm sát là tác phẩm nghệ thuật của tôi, và tác phẩm nghệ thuật
của tôi là cách phản kháng của tôi”.
Nhiều nhà bất đồng nổi tiếng đã viết khá sinh động về kiếp lao tù của
họ. Lòng can đảm để đứng một mình của Ngụy Kinh Sinh kể chuyện 18 năm
ông ở tù sau khi ông lãnh đạo phong trào Bức tường Dân chủ trong những
năm 1970. Những ngọn gió rét của Ngô Hoằng Đạt (Harry Wu) mô tả kiếp đọa
đày của ông ở những trại lao động cưỡng bức trong thập niên 1960 và
1970. Những câu chuyện quả cảm của họ chuyển tải một thông điệp chính
trị mạnh mẽ về việc đứng lên chống lại chế độ độc tài. Liệu Diệc Vũ là
một văn nhân, và nhờ đó hồi ký ở tù của ông càng có sức thuyết phục hơn.
Trước hết, ông thành thực đến tàn nhẫn về các nhược điểm và nỗi sợ của
mình.
Ông chẳng có gì đặc biệt anh hùng cả. Nhìn bọn quản giáo tập dượt chiến
đấu trong ngày đầu tiên ở tù, ông “rùng mình như một con chuột nơm nớp
lo sợ”. Buộc phải hát đi hát lại nhiều bài với cổ họng khô rát trong
trời lạnh cóng người để mua vui cho bọn quản giáo, ông bị đánh bằng dùi
cui điện. Khi không thể hát tiếp được nữa, ông bị lột hết áo quần và
quật ngã xuống đất: “Tôi có thể cảm nhận được cái dùi cui trên hậu môn
của mình, nhưng tôi không chịu đầu hàng. Đầu dùi cui đi vào người tôi.
Tôi hét lên rồi rên khóc như một con chó”. Liệu Diệc Vũ đã hai lần tìm
cách tự vẫn, một lần bằng cách đập đầu vào tường. Chuyện này khiến những
tù nhân cùng xà lim chế nhạo ông; họ tố ông đóng kịch, cho rằng đó là
trò tiêu biểu của một nhà thơ mọt sách. Nếu thực sự đã muốn vỡ sọ, lẽ ra
ông nên đập đầu vào gờ tường.
Liệu Diệc Vũ mô tả rất tỉ mỉ tâm trạng của kẻ lúc nào cũng sợ hãi, phải sống trong một xà lim chật chội với quá nhiều người khác đến nỗi chẳng có chỗ nằm, đói ăn và thiếu tình dục. Có tù nhân đói lả bắt được một con chuột bèn lột da khi nó đang còn sống rồi ăn tươi. Có người vục mặt vào xô đồ ăn thừa mà ngoạm đầy miệng. Sinh hoạt tình dục vẫn diễn ra, nhưng theo kiểu đê tiện. Một tù nhân suýt đốt trụi giường vì thủ dâm với một cái bật lửa khi bật lên thì hiện ra hình ảnh một phụ nữ khỏa thân. Có người chỉ cần thấy một ngôi sao phim sến trên truyền hình là không nhịn được lòng thèm muốn nhục dục. Liệu Diệc Vũ chứng kiến đám tù nhân bu quanh cửa sổ, tay trùm xà lim được đôn lên vai những kẻ nô lệ của mình, khi cả đám thủ dâm trong lúc cố nhìn cho được một người đàn bà bên ngoài. Một anh tù nhân trẻ bị trùm xà lim hãm hiếp, đem lòng yêu hắn, rồi bị ruồng bỏ bằng một cái tát vào mặt khi tay trùm bị bất lực.
MỘT trong những lý do không mấy đáng khoe khiến ta đọc các hồi ký lao tù
như cuốn này với cảm giác thích thú pha lẫn khiếp đảm là nỗi thống khổ
của kẻ khác lại có thể có sức hấp dẫn khiêu dâm ghê gớm. Nhưng tác phẩm
của Liệu Diệc Vũ hết sức lôi cuốn chính nhờ tài quan sát của ông. Tuy
bản thân cũng chịu đau khổ, ông luôn tò mò về những người khác, về tính
cách của họ, về những câu chuyện của họ, và về cách họ đối phó với bao
nỗi kinh hoàng của đời sống ngục tù. Những lần tiếp xúc của ông với các
tù nhân khác được khéo léo biến thành các truyện ngắn. Vì một số tù nhân
này đang chịu án tử hình, truyện thường bàn chuyện đối mặt với cái chết
cận kề.
Một tay buôn lậu ma túy có biệt danh Tử Thường muốn mượn tập sách bản đồ
của Liệu Diệc Vũ để chuẩn bị cho kiếp sau làm con ma lang thang. Tử
Thường đã lạc lối quá nhiều lần ở kiếp này, và muốn tới thăm những nơi
hắn thích lai vãng sau khi hắn bị kết liễu bằng một viên đạn vào cổ.
Nghe kẻ tử tù này nói họ có thể gặp lại nhau ở kiếp sau, Liệu Diệc Vũ
thấy “tứ chi tôi run rẩy”. Tử Thường hỏi ông có sao không, rồi “bật ra
tiếng cười quái gở. Vết nhăn hằn sâu giữa hai chân mày của hắn cứ như mở
toang hoác giống cái miệng chực nuốt chửng tôi”.
Một số trong những tù nhân này được khắc họa trong một cuốn sách khác
của Liệu Diệc Vũ, được xuất bản ở Đài Loan với nhan đề Phỏng vấn những
người ở dưới đáy xã hội (Interviews with People from the Bottom Rungs of
Society, 中国底层访谈录, 2001), và ở Mỹ với nhan đềNgười vác thi thể (The
Corpse Walker, 2008). Trong đó có truyện về một nông dân mù chữ tuyên bố
làng quê của mình là một nền quân chủ độc lập, tự phong mình làm hoàng
đế. Vì hành động lật đổ phản cách mạng này, ông bị tù chung thân. Liệu
Diệc Vũ thấy “hoàng đế nông dân” lý thú ở chỗ các ảo tưởng của ông bắt
nguồn từ Tứ Thư Ngũ Kinh. Một trong những tuyên bố của ông là dải băng
vàng mang niên hiệu của ông được tìm thấy trong một con cá. Khi Liệu
Diệc Vũ chỉ ra rằng cái mẹo này đã được một nông dân phiến loạn sử dụng
hai ngàn năm trước để phỉnh dụ thiên hạ theo ông, vị hoàng đế nông dân
bảo ông câm mồm: “Ngươi quả là thất lễ vì dám nói với Trẫm như vậy. Trẫm
biết ngươi là ký giả giả trang do vương quốc Trung Hoa thù địch phái
tới đây. Ngươi đã âm mưu cấu kết với bọn cán bộ quản giáo để lừa Trẫm
cung cấp bằng chứng kết tội”.
Văn học có thể dùng làm lối thoát, như khi Liệu Diệc Vũ thả mình dạt
theo những ký ức về Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez. Ông thấy
mình đặc biệt giống một nhân vật trong tiểu thuyết này: đó là Đại tá
Buendia, mất trí sau khi bị cột vào một cây dẻ trong nhiều năm. Giống
như Đại tá, Liệu Diệc Vũ rút lui vào trong tâm trí của mình. Những lúc
khác, các tác phẩm văn học minh họa các khía cạnh sơ khai nhất của kiếp
tù. Liệu Diệc Vũ nhớ trong Đời nhẹ khôn kham(The Unbearable Lightness of
Being),[iii] Milan Kundera định nghĩa cáikitsch toàn trị (totalitarian
kitsch) là “sự hoàn toàn phủ nhận cứt”. Liệu Diệc Vũ viết rằng ông không
thể nâng phân người lên một tầng ẩn dụ cao hơn: “Trong cuốn hồi ký tầm
thường này của tôi, cứt là cứt. Tôi cứ nhắc mãi đến cứt vì tôi suýt chết
đuối trong cứt”. Thực tế quả gần đúng như vậy; là ma mới trong xà lim,
hoặc nếu không còn được lòng một trong những tay trùm xà lim, ông thường
phải ngủ kề mặt bên chậu đi tiêu đi tiểu.
Song, ông không nhịn được cách nhìn ẩn dụ về cứt, như trong nhận xét ông
đang sống “trong một chuồng heo đầy cứt gọi là Trung Quốc”. Bệnh tật
cũng được nâng lên thành một ẩn dụ. “Nếu Trung Quốc là một bệnh nhân bị
ung thư ruột, thành phố Trùng Khánh là điểm cuối bẩn thỉu của khúc ruột
đó, cái hậu môn bệnh hoạn”. Trong sách, nhà tù thường được mô tả là một
nhà tù bên trong một nhà tù khổng lồ của một xã hội Trung Quốc bệnh
hoạn, một tấm gương lố bịch của các thể chế chính trị và sự khoa trương
khoác lác của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
NGÔN NGỮ của chủ nghĩa Mao, nay gần như đã thấm nhuần vào đời sống Trung
Quốc như các giáo điều Khổng giáo đã từng ăn sâu, thường được dùng theo
lối tương tự, cứ liên tục bật ra giữa các cuộc trò chuyện trong tù. Tù
nhân thường nhại các phát biểu của Mao với vẻ mỉa mai, như khi anh tiều
phu bị cấm dùng chậu đi tiêu đi tiểu sau khi dính thuốc nhuận trường,
đám tù nhạo anh: “Không có kỷ cương và phép tắc thì cách mạng sẽ không
thành công”. Đôi khi Mao được trích dẫn nghiêm chỉnh. Một tay trùm xà
lim có cảm tính với Liệu Diệc Vũ cảnh báo ông đừng kết bạn với một người
khác cũng là trí thức: “Đừng có mà sách vở quá … Hãy nhớ lời dạy của
Mao Chủ tịch về đấu tranh giai cấp – đừng bao giờ mất cảnh giác đối với
kẻ thù giai cấp của anh”.
Ngoài suy nghĩ đượm chất Mao, chính hệ thống chính quyền kiểu Trung Quốc
được sao chép bên trong nhà tù. Một phần là do cách tổ chức Đảng
Leninist, nhưng phần lớn là do những tập quán truyền thống. Khi Liệu
Diệc Vũ nhập trại ở Trung tâm Điều tra Tung Sơn, trùm xà lim của ông
giải thích cơ chế vận hành xà lim. Hắn so sánh hệ thống tôn ti trong xà
lim với Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; ủy viên BCT và Quân ủy đứng
trên dân thường. Họ muốn làm gì cũng được. Nhưng, để duy trì trật tự, họ
phải áp đặt tính đoàn kết tuyệt đối trong xà lim.
Dấu hiệu phản loạn đầu tiên sẽ bị bóp nát không thương tiếc. Tuy nhiên,
phản ánh hàng trăm năm theo Khổng giáo, trùm xà lim nói giới cai trị
không thể quá tàn nhẫn: “Chúng ta cần để những người dưới quyền chúng ta
có cảm giác chúng ta là cha mẹ của họ”. Khi Liệu Diệc Vũ phản đối,
trích lời Mao Chủ tịch nói rằng nhân dân là cha mẹ của Đảng, trùm xà lim
tỏ vẻ hiểu rõ hơn về thực tế Trung Quốc: “Tào lao! Nếu một tên trộm ở
đây muốn có một bữa ăn đường hoàng đủ no, chuyện đó do tao quyết định”.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi giới quản giáo cũng dựa các phương pháp
của mình theo các tập quán phổ biến ở Cộng hòa Nhân dân. Chẳng hạn như
việc sử dụng các chiến dịch chính trị. Tù nhân ở Trung tâm Điều tra bị
ép buộc tham gia một chiến dịch hàng năm gọi là “Tự thú tội và đấu tố
người khác”. Những cuộc mít-tinh chính thức được tổ chức trong sân trại,
giống như dưới thời Mao, với các khẩu hiệu chính trị hô vang trời, và
những bài phát biểu dài lê thê của những cán bộ công an và quản giáo. Tù
nhân phải dành hàng giờ để viết lời tự thú và đấu tố. Các trùm xà lim
được khuyến khích chọn những món hấp dẫn nhất trong thực đơn tra tấn cho
những tù nhân bị xem là chưa đủ nhiệt tình tự thú hay đấu tố người
khác.
Chiến thuật này cũng là một kết hợp hiểm độc giữa truyền thống và sáng
tạo hiện đại. Tự thú theo lễ nghi xưa nay đã luôn là một phần trong công
lý Khổng giáo. Việc bị buộc phải đấu tố người khác, tuy không phải là
không có trong quá khứ, là một thủ đoạn tinh vi của chế độ toàn trị nhằm
triệt tiêu lòng tin giữa người với người, để họ chỉ còn biết trung
thành với Đảng. Liệu Diệc Vũ kể những chiến dịch tự thú và đấu tố quá ác
nghiệt đến nỗi nhiều người chết do tra tấn. Song, khi tình hình có nguy
cơ vượt quá tầm kiểm soát, cấp quản lý trại giam cho ngừng các màn xử
tội, và đúng theo kiểu hành xử Maoist thường thấy, trở mặt đổ tội cho
các thủ phạm bằng cách mở một chiến dịch khác, lần này gọi là “Xử lý
những kẻ bắt nạt bạn tù”. Chính những kẻ trước đây được khuyến khích
trấn áp những tù nhân ngoan cố nay lại bị đàn áp.
Nhưng, dĩ nhiên, Trung Quốc đã tiến tới kể từ sau mấy chục năm dưới chế
độ kinh hoàng của Mao. Khi Liệu Diệc Vũ ở tù, Trung Quốc đã mở cửa làm
ăn với thế giới tư bản hơn mười năm. Cải cách kinh tế bắt đầu vào đầu
thập niên 1980 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Năm 1992, Đặng Tiểu
Bình kêu gọi tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nữa. Chính vì thế, theo lời
của Liệu Diệc Vũ, “cán bộ quản giáo không để lỡ nhịp và nhanh chóng lợi
dụng sức lao động miễn phí để tư lợi đầy túi”.
Lao động miễn phí là mỹ từ để chỉ nạn nô lệ. Mỗi tù nhân buộc phải đóng
gói thuốc men ít nhất mười giờ mỗi ngày, trong khi tai phải nghe loa
phóng thanh ra rả những lời hô hào chính trị – cách kết hợp thường thấy
của Đảng Cộng sản Trung Quốc giữa áp bức ý thức hệ và bóc lột kinh tế.
Liệu Diệc Vũ nhận xét rằng kiểu lao động chân tay lặp đi lặp lại này đã
bị các nhà máy địa phương bãi bỏ. Nhưng giới quản giáo có thể kiếm bộn
lợi nhuận nhờ ép buộc các nô lệ bị cầm tù hoàn thành chỉ tiêu tới ba
ngàn gói mỗi ngày. Tù nhân nào tìm cách trốn hoặc phản đối chế độ nhà tù
sẽ bị đánh đập hoặc tống vào ‘xà lim tối” chỉ đủ chỗ để bò vào rồi nằm
bẹp xuống. Liệu Diệc Vũ viết: “Sau chừng một năm, da của kẻ ở xà lim tối
trở nên nhợt nhạt, xương yếu đi, còn tóc trắng bệt. Da trong suốt đến
nỗi ta thấy rõ những gân máu xanh”.
Liệu Diệc Vũ nhắc đến vài giây phút thư thái. Có nhiều ví dụ về lòng tốt
của những trùm xà lim ưu ái ông, đôi khi nhờ là nhà thơ; lòng tôn trọng
văn chương chưa chết ở Trung Quốc. Một thầy tu đạo Phật dạy ông thổi
sáo. Và thảng hoặc, điều kiện sinh hoạt trong tù có khá lên đôi chút vì
nước ngoài gây áp lực buộc Trung Quốc cải thiện về nhân quyền. Điều này
có thể khiến những người trong chúng ta đã hết hy vọng gây ảnh hưởng từ
bên ngoài đối với cách hành xử chính thức của Trung Quốc sẽ bớt hoài
nghi hơn đôi chút.
Trong khi đó, Liệu Diệc Vũ cố gắng lưu giữ ký ức về những điều tai nghe
mắt thấy trong tù bằng cách chép vội trong một cuốn Tam quốc chí. Ngày
31/1/1994, ông được trả tự do. Nhưng, theo ông kể, việc ra tù của ông
chỉ là khởi đầu của một kiểu đọa đày khác, có lẽ còn cay đắng hơn theo
cách riêng của nó. Người gây rối và người bất đồng hiếm khi được ưa
chuộng ở các xã hội áp bức. Họ gây rắc rối cho người khác vì xúi giục
trả đũa, và họ khiến đa số những người không chịu chống đối thấy bất an
về thái độ phục tùng của mình.
Liệu Diệc Vũ ghét về quê ăn tết và vào các dịp lễ lạt gia đình khác, vì
ông biết mình sẽ bị chỉ trích. Vợ ông quyết định ly dị ông – có lẽ cũng
chẳng đáng ngạc nhiên, vì Liệu Diệc Vũ chưa bao giờ tự nhận là một người
chồng tận tụy. Tệ hơn nữa là ông bị chính bạn cũ ruồng bỏ. Sau bốn năm ở
tù, ông viết, “tôi chẳng khác nào một đống cứt chó dưới mắt những bạn
văn của tôi”. Sự ruồng bỏ này có thể thể hiện một kiểu nhẫn tâm đặc thù
Trung Quốc, nhưng thực ra chủ yếu là do cách quản lý Trung Quốc hiện
nay.
Sau cuộc dấy loạn bất thành năm 1989, chính quyền cộng sản đã có một
thỏa thuận khôn khéo với các giới có học: nếu những người thuộc thành
phần ưu tú ở thành thị tránh xa chính trị, họ sẽ được tự do mở mang trí
tuệ cho chính mình. Liệu Diệc Vũ viết: “Cả nước ta đột nhiên mải mê kiếm
tiền, đó chính là axít ăn mòn làm hòa tan chính kiến bất đồng. Cũng
chính những người từng can đảm tuần hành trên đường phố đòi dân chủ nay
lại hóa ra “phi chính trị” trong thời đại hiện nay khi ai cũng chạy theo
vật chất tiền tài – theo kiểu cộng sản”. Nhiều bạn văn nghệ đồng chí
hướng với ông đã trở thành doanh nhân.
Trong những hoàn cảnh như vậy, thiên hướng thông thường khiến con người
lảng tránh kẻ gây rối càng được củng cố bởi cái ý thức không kiềm nén
được về việc đã chấp nhận một thỏa thuận đê hèn. Cũng giống như trong
thực tế thường xảy ra với những người sống trong chế độ độc tài, các độc
giả hăng hái nhất của Liệu Diệc Vũ là các cán bộ ăn lương để kiểm duyệt
ngôn từ của ông. Buộc phải chấp nhận kiếp sống của một kẻ lang thang có
học, đôi khi thổi sáo ngoài đường để kiếm sống, và sợ bị tống giam trở
lại, Liệu Diệc Vũ xoay xởvượt biên sang Việt Nam, rồi từ đó ông tìm đường sang Đức,
nơi ông sinh sống hiện nay. Và thế là chính nhà thơ Trung Quốc đầy tài
năng này trình diễn những buổi ngâm thơ tưởng niệm của ông để mua vui
cho khán giả ở Berlin và New York – một “người bất đồng” kỳ lạ ở nước
ngoài, tiếng nói của ông được nghe ở khắp nơi ngoại trừ nơi nó cần được
nghe nhất.
Nguồn: Ian Buruma, Prison of the Mind, The New Yorker, 1/7/2013
Bản tiếng Việt © 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ
Liệu Diệc Vũ bị cầm tù từ năm 1990 đến 1994 sau khi sáng tác bài thơ Thảm sát để tưởng niệm những người biểu tình đòi dân chủ. Minh họa của Peter và Maria Hoey.
[i] Bản dịch tiếng Việt có nhan đề Nền dân trị Mỹ.Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ Đài VOA, dịch giả Phạm Toàn cho biết ông và Nhà xuất bản Tri Thức chủ động đổi nhan đề vì hiểu tâm lý chính quyền Việt Nam dị ứng với từ “dân chủ”.
[ii] Sự kiện Thiên An Môn
[iii] Bản dịch tiếng Việt của Trịnh Y Thư
SƠN TRUNG * VẠN PHÁP
VẠN PHÁP
SƠN TRUNG
Ai bảo Pháp không hai?
Sao có thiện có ác?
Sao có bên này bên kia?
Sao có đắc và không đắc?
Sao có đúng và có sai?
Sao có đúng và có sai?
Ai bảo Pháp không ba?
Sao có tham sân si?
Sao có quá hiện vị lai Phật?
Sao có những tam quy?
Ai bảo Pháp không bốn?
Sao nói tứ đại giai không?
Sao có sinh lão bệnh tử?
Ai bảo Pháp không năm
Sao bày ra thập điều, ngũ giới?
Ai bảo Pháp không sáu?
Sao dạy lục hòa tăng
Ai tìm đường giải thoát
Khỏi luân hồi lục đạo?
Ai bảo Pháp không bảy,
Sao kêu gọi diệt thất tình
Ai bảo Pháp không tám?
Sao dạy bát chánh đạo?
Ai bảo Pháp không trăm,
Ai bảo Pháp không ngàn,
Sao có tam thiên thế giới
Sao nói vạn pháp vô thường?
Có nơi nào bất sinh bất diệt?
Còn ta ở trong vòng sống chết.
Có nơi nào bất cấu bất tịnh?
Còn ta nửa trong nửa đục
Ai sống trong đời bất giảm, bất tăng
Ta sống trong cõi vô thường
Có vinh có nhục
Có thù hận và yêu thương!
Ai bảo diệt hết nhân quả?
Nhưng hằng ngày ta sống
Đều hái quả gieo nhân
Nơi nào không nhân quả
Nơi nào hoàn toàn trong sạch
Nơi nào không tăng không giảm
Nơi nào không hận thù gian dối
Nơi nào đẹp tuyệt đối
Nơi nào luôn bình an?
Nơi nào vạn vật trường tồn
Ấy là chốn Niết Bàn!
Còn ta ở trong vòng sống chết.
Có nơi nào bất cấu bất tịnh?
Còn ta nửa trong nửa đục
Ai sống trong đời bất giảm, bất tăng
Ta sống trong cõi vô thường
Có vinh có nhục
Có thù hận và yêu thương!
Ai bảo diệt hết nhân quả?
Nhưng hằng ngày ta sống
Đều hái quả gieo nhân
Nơi nào không nhân quả
Nơi nào hoàn toàn trong sạch
Nơi nào không tăng không giảm
Nơi nào không hận thù gian dối
Nơi nào đẹp tuyệt đối
Nơi nào luôn bình an?
Nơi nào vạn vật trường tồn
Ấy là chốn Niết Bàn!
VOA * NGƯỜI VIỆT Ở HOA KỲ
Người gốc Việt sống biệt lập ở Mỹ?
Tình
trạng sống tách biệt của người Việt thể hiện rõ nét nhất tại các địa
hạt thuộc thành phố Los Angeles và quận Cam, nơi có Little Saigon.
Tin liên hệ
- Ông Cao Quang Ánh ‘buồn vì người Việt mất tiếng nói ở Quốc hội Mỹ’
- Chính trị gia gốc Việt ở Nam California đang ‘trỗi dậy’?
- Một người Mỹ gốc Việt tìm thấy cha mẹ ruột sau hơn 30 năm
- Đạo diễn gốc Đài Loan làm phim về cựu dân biểu Cao Quang Ánh
- Báo chí Nam California ‘chạy đua’ trong mùa bầu cử giữa kỳ
Hình ảnh/Video
Người Mỹ gốc Việt sống tách biệt ở Hoa Kỳ, dù tới định cư tại quốc gia
này hàng chục năm nay. Kết quả của một cuộc nghiên cứu do Đại học Brown
thực hiện cho thấy rằng đây là một sự lựa chọn của người nhập cư gốc
Việt, vốn đa phần xuất thân là người tỵ nạn.
Tình trạng sống tách biệt như vậy thể hiện rõ nét nhất tại các địa hạt thuộc thành phố Los Angeles và quận Cam, nơi có Little Saigon – địa điểm cư ngụ đông đảo nhất của người Việt.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông John Logan, giáo sư bộ môn xã hội học của Đại học Brown, một trong các tác giả của nghiên cứu, nói rằng đã hàng chục năm kể từ khi những người Việt đầu tiên đặt chân tới Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam, và giờ là thời điểm thuận lợi để đánh giả đầy đủ sự hội nhập của họ tại Mỹ.
Ông nói: “Trong vòng 10 năm qua, con số người Việt tại Mỹ đã tăng 60% - 70%, và phần đông số này là dân nhập cư. Nhưng phần lớn sự gia tăng này là thế hệ thứ hai và thứ ba của người Mỹ gốc Việt. Cộng đồng người Việt là một trong những sắc dân thuộc loại lớn nhất ở Hoa Kỳ”.
Cuộc nghiên cứu của Đại học Brown được tiến hành đối với 6 nhóm dân châu Á gồm Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Một trong những chỉ số đánh giá vị thế kinh tế xã hội của các sắc dân châu Á là giáo dục. Mọi sắc dân được tiến hành nghiên cứu, trừ người gốc Việt, có trình độ giáo dục cao hơn người da trắng không thuộc gốc Mỹ Latin.
Ông Logan cho biết, người gốc Việt nằm trong nhóm có nhiều điểm bất lợi.
Ông nói: “Nhìn chung, so với các nhóm sắc dân châu Á khác như
Philippines, Triều Tiên hay Trung Quốc, người Việt có trình độ học vấn
thấp hơn, thu nhập thấp hơn và có tỷ lệ người thất nghiệp cao hơn. Nhưng
người gốc Việt lại khá hơn cộng đồng người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Mỹ
Latin. Đây là đánh giá chung. Tôi phải nhấn mạnh rằng sự đa dạng tồn
tại trong bất kỳ sắc dân nào ở Hoa Kỳ, và tôi chắc rằng trong cộng đồng
người Việt có những người hết sức thành công”.
Theo cuộc nghiên cứu, người Việt cũng là nhóm có tỷ lệ nghèo khổ và số lượng người nhận trợ cấp xã hội cao.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức có tên gọi Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ, tán đồng ý kiến này.
“Các dân khác như người Ấn Độ hay là người Trung Hoa sau này họ sang bên Mỹ với rất nhiều tiền. Họ là di dân nên họ tính được trước và họ để dành tiền mang đi. Người Việt đa phần khi sang Mỹ là những người tỵ nạn, với rất ít tiền nong nếu họ có. Vì thế họ phải túm tụm, tập trung lại để dựa vào kinh tế gia đình mà lợi tức rất thấp", ông Bích nói.
"Cái cách đó là cách có thể tồn tại được. Chúng ta dựa vào nhau, sống
chật chội một chút trong một gia đình. Chứ bấy giờ chúng ta đi mượn của
ngân hàng Mỹ thì không có đủ tài sản để thế chấp cho món nợ. Thành ra đó
là một thứ chiến lược để tồn tại. Tôi cho rằng người Việt đã rất khôn
khéo để đi qua được các bước đầu rất là khó khăn”.
Giáo sư Logan cho biết, trên toàn nước Mỹ, cộng đồng người gốc Việt sống tách biệt như cộng đồng người gốc Mỹ Latin hay gốc Phi.
Ông nói đây là điều đáng ngạc nhiên vì các nhà nghiên cứu nghĩ rằng người gốc châu Á dễ dàng hòa nhập vào các cộng đồng bản địa. Ông nhận định có hai yếu tố lý giải cho điều này.
“Một là, có thể người Mỹ gốc Việt có nhiều lựa chọn về mặt văn hóa tại khu vực sinh sống không khác gì ở Việt Nam. Một lý do khác có thể là người Việt không có nhiều lựa chọn về nơi họ sinh sống thế nên họ phải ở nơi mà giá cả có thể chấp nhận được. Đối với nhiều người nhập cư, điều đó đồng nghĩa với việc sống tại cộng đồng gồm người di dân với giá nhà cửa rẻ, hợp túi tiền cùng cơ hội tìm được việc làm cần tay nghề thấp từ những người đồng hương khác trong cộng đồng”.
Trong khi đó, ông Bích thừa nhận có hiện tượng người Việt sống tập trung như ở quận Cam, nhưng ông cho rằng ‘không nên tổng quát hóa quá’ vì ở nhiều nơi người Việt cũng sống rải rác trong cộng đồng người Mỹ da trắng.
Giáo sư Đại học Brown cũng cho biết rằng hiện cộng đồng người Việt hiện
phải đối mặt với tình trạng thế hệ con cháu sinh ra ở Mỹ chỉ thích nói
tiếng Anh và không muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
“Có những người sinh ra tại Việt Nam và di cư sang Mỹ vẫn giữ những nếp sống kiểu Việt Nam”, ông Logan nói thêm.
Hiện có hàng triệu người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ, và là cộng đồng người Việt lớn nhất trên thế giới ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Tại các bang như ở Virginia, nơi có hàng chục nghìn người Mỹ gốc Việt sinh sống, không khó để mua được mọi mặt hàng phục vụ cho đời sống của người Việt giống như ở trong nước.
Ở đây, người gốc Việt có thể sử dụng tiếng Việt để đọc báo, nghe đài, mua nhà, đi chợ, hay đi thăm khám bác sỹ.
Tình trạng sống tách biệt như vậy thể hiện rõ nét nhất tại các địa hạt thuộc thành phố Los Angeles và quận Cam, nơi có Little Saigon – địa điểm cư ngụ đông đảo nhất của người Việt.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông John Logan, giáo sư bộ môn xã hội học của Đại học Brown, một trong các tác giả của nghiên cứu, nói rằng đã hàng chục năm kể từ khi những người Việt đầu tiên đặt chân tới Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam, và giờ là thời điểm thuận lợi để đánh giả đầy đủ sự hội nhập của họ tại Mỹ.
Ông nói: “Trong vòng 10 năm qua, con số người Việt tại Mỹ đã tăng 60% - 70%, và phần đông số này là dân nhập cư. Nhưng phần lớn sự gia tăng này là thế hệ thứ hai và thứ ba của người Mỹ gốc Việt. Cộng đồng người Việt là một trong những sắc dân thuộc loại lớn nhất ở Hoa Kỳ”.
Cuộc nghiên cứu của Đại học Brown được tiến hành đối với 6 nhóm dân châu Á gồm Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Một trong những chỉ số đánh giá vị thế kinh tế xã hội của các sắc dân châu Á là giáo dục. Mọi sắc dân được tiến hành nghiên cứu, trừ người gốc Việt, có trình độ giáo dục cao hơn người da trắng không thuộc gốc Mỹ Latin.
Ông Logan cho biết, người gốc Việt nằm trong nhóm có nhiều điểm bất lợi.
Nhìn chung, so với các nhóm sắc dân châu Á khác như người Philippines,
Triều Tiên hay Trung Quốc, người Việt có trình độ học vấn thấp hơn, thu
nhập thấp hơn và có tỷ lệ người thất nghiệp cao hơn.
Giáo sư John Logan nói.
Theo cuộc nghiên cứu, người Việt cũng là nhóm có tỷ lệ nghèo khổ và số lượng người nhận trợ cấp xã hội cao.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức có tên gọi Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ, tán đồng ý kiến này.
“Các dân khác như người Ấn Độ hay là người Trung Hoa sau này họ sang bên Mỹ với rất nhiều tiền. Họ là di dân nên họ tính được trước và họ để dành tiền mang đi. Người Việt đa phần khi sang Mỹ là những người tỵ nạn, với rất ít tiền nong nếu họ có. Vì thế họ phải túm tụm, tập trung lại để dựa vào kinh tế gia đình mà lợi tức rất thấp", ông Bích nói.
Chúng ta dựa vào nhau, sống chật chội một chút trong một gia đình. Chứ
bấy giờ chúng ta đi mượn của ngân hàng Mỹ thì không có đủ tài sản để
thế chấp cho món nợ. Thành ra đó là một thứ chiến lược để tồn tại. Tôi
cho rằng người Việt đã rất khôn khéo để đi qua được các bước đầu rất là
khó khăn.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói.
Giáo sư Logan cho biết, trên toàn nước Mỹ, cộng đồng người gốc Việt sống tách biệt như cộng đồng người gốc Mỹ Latin hay gốc Phi.
Ông nói đây là điều đáng ngạc nhiên vì các nhà nghiên cứu nghĩ rằng người gốc châu Á dễ dàng hòa nhập vào các cộng đồng bản địa. Ông nhận định có hai yếu tố lý giải cho điều này.
“Một là, có thể người Mỹ gốc Việt có nhiều lựa chọn về mặt văn hóa tại khu vực sinh sống không khác gì ở Việt Nam. Một lý do khác có thể là người Việt không có nhiều lựa chọn về nơi họ sinh sống thế nên họ phải ở nơi mà giá cả có thể chấp nhận được. Đối với nhiều người nhập cư, điều đó đồng nghĩa với việc sống tại cộng đồng gồm người di dân với giá nhà cửa rẻ, hợp túi tiền cùng cơ hội tìm được việc làm cần tay nghề thấp từ những người đồng hương khác trong cộng đồng”.
Trong khi đó, ông Bích thừa nhận có hiện tượng người Việt sống tập trung như ở quận Cam, nhưng ông cho rằng ‘không nên tổng quát hóa quá’ vì ở nhiều nơi người Việt cũng sống rải rác trong cộng đồng người Mỹ da trắng.
Có những người sinh ra tại Việt Nam và di cư sang Mỹ vẫn giữ những nếp sống kiểu Việt Nam dù họ hòa nhập vào cuộc sống Mỹ.
Giáo sư John Logan nói.
“Có những người sinh ra tại Việt Nam và di cư sang Mỹ vẫn giữ những nếp sống kiểu Việt Nam”, ông Logan nói thêm.
Hiện có hàng triệu người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ, và là cộng đồng người Việt lớn nhất trên thế giới ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Tại các bang như ở Virginia, nơi có hàng chục nghìn người Mỹ gốc Việt sinh sống, không khó để mua được mọi mặt hàng phục vụ cho đời sống của người Việt giống như ở trong nước.
Ở đây, người gốc Việt có thể sử dụng tiếng Việt để đọc báo, nghe đài, mua nhà, đi chợ, hay đi thăm khám bác sỹ.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 271
VIỆT CỘNG -TRUNG CỘNG
TRẦN THÀNH NAM * HÃY TRẢ LẠI
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
Trần Thành Nam (Danlambao)
- Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con
người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc
cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân
cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người
Việt đã bị đánh mất ra sao?
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp
cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng
gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh
nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của
“những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và
đồng đội của họ…
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm
cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý
nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng
tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất
trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”…
Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về
cống hiến cho đất nước - như với tất cả
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤY
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤYNguyễn Thiện Nhân (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1953-) là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước; ông được báo chí Việt Nam ca ngợi như một chính trị gia hàng đầu có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt.[1] Ông nói tốt tiếng Anh[2]
Xuất thân Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, cha ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành.[3][4][5] Ông đã học tập tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (Đức và Hoa Kỳ).[6] Năm 1980 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam[6], từ đây ông hoạt động trong nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị.[6]
Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tương VC: tiến sĩ giấy
Tôi mới khám phá chuyện khôi hài này về ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục VN và đương kim Phó Thủ Tướng nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
Theo Tự Điển Bách Khoa Wikipedia, bản tiếng Anh và tiếng Việt, đều xác nhận ông Nhân lấy Ph.D vào năm 1979.
tham chiếu :
"He got a PhD in cybernetics at the Otto-von- Guericke University Magdeburg in East Germany in 1979"
Nhưng khi tôi clicked vào tên trường thì mới biết:
Mar 25, 2013 ... The Otto von Guericke University Magdeburg was founded in 1993 and is one of the youngest German universities . It was formed in a merger of ...
/"The Otto-von-Guericke University Magdeburg (German: Otto-von-Guericke-Universität Magdeburg ) was founded in 1993 and is one of the youngest universities in Germany ".
Trường Đại Học nầy mới được thành lâp năm 1993, nhưng y ta đã tốt nghiệp PhD
từ Đại Học nầy, từ năm 1979, nghĩa là từ 14 năm trước khi Đại Học nầy
được thành lập
Hóa ra ông Nhân lấy Ph.D tại trưòng đại học Otto-von-Guericke University Magdeburg 14 năm trước khi trường này được thành lập.
"Tôn Ngô Không" Ta là giáo sư dạy môn
cybernetics tại trường Đại Học Ma này
Bổ túc về trường đại học Otto von Guericke tại tỉnh MagdeburgCHLB Đức (nơi xuất thân của Nguyễn thiện Nhân ,bộ trưởng bộ
giáo dục ,nếu quả thật ông ta có cầm sách bút đi học )
Đại học này được thanh lập năm 1993, so với những đại họckhác với hàng trăm năm tuổi ,là loại con nít mặc quần thủng đít.
Đại học có đủ môn học từ khoa học nhân văn tới khoa học kỹ thuật.
Học vị Ph.D là học vị không có ở bất cứ đại học Đức nào.
Hai học vị cao nhất của các đại học Đức là bằng tiến sỹ (Doktor,Dr.) và thạc sỹ (Dr. habil.)
Thạc sỹ là những tiến sỹ đã chứng tỏ mình có khả năng dạy học, nghiên cứu hay hướng dẫn một chương trình khoa học.Những người
này có thể trở thành giáo sư đại học (Professor).
v/v Ông tiến sỹ Nguyễn thiện Nhân
Các bạn thân mến,
Giống như HĐThọ,xưa nay tôi không hề để ý đến học lực của mười
mấy ông bà trong chính trị bộ, cùng với khoảng 1000 người trong trung
ương đảng ,vì thừa biết rằng rất nhiều người trong bọn họ chỉ có học
lực của anh học trò lớp ba trường làng,nhưng hỏi tới thì anh chị nào
cũng đưa ra một cái bằng tiến sỹ to .....bằng 10 lần cái.....mả mẹ thằng
ăn mày.
Nhưng vì có chuyện " tiến sỹ giấy Nguyễn thiện Nhân" ,nên Thuận nhờ tôi
coi kỹ lại xem có đúng không,kẻo tội cho ông ta.
Đọc kỹ tài liệu về trường đại học Otto von Guericke ở tỉnh Magdeburg,
thuộc miền của cộng sản Đông Đức ngày xưa ,thì cũng có vài điều khó
hiểu :
O. v. G. là tên một nhà vật lý học nổi tiêng thế giới.Cái thi nghiệm với quả
cầu Magdeburg ,mà chúng ta học năm đệ nhất là do ông này nghĩ ra.
Đại học Magdeburg là một đại học cổ.Nhưng không hiểu tại sao,sau
ngày thống nhất nước Đức vào năm 1991,tởi năm 1993 thì một đại học
mới lại được thành lập ở đây,mà không thấy ai nói tới chuyện giải tán đại học cũ.
Đại học mởi này hiên nay có 9 phân khoa,vởi khoảng 14.000 sinh viên.
Theo tài liệu thì Nguyễn th. Nh.,sinh ngày 12.06.53 tại Cà Mau đã học ngành
cybernetic ở đây vào năm 1979,nhưng chỉ nói là theo học,chứ không hề nói
là đã đạt được băng cấpgì (he is an alumnus of the former Technical University)
hay khảo cứu về môn gì,đề tài luận án ra sao ?
(con trai ông ta là Nguyễn thiện Nghĩa thì có đỗ tiền sý thực sự tại đại học này
vào thàng 1/2012).
Như vậy thì có thể hiểu rằng cái băng tiến sỹ hay Ph. D (xin nhắc lại rằng ở
nước Đức không có học vị này) của ông này là công trinh tuyên truyền... ưu
việt của đảng mà ra.
Ngoài ra tài liêu còn cho biết ông ta có đỗ MA tại Uniniversity of Oregon vào
năm 1993. Xin các bạn ở USA coi dùm xem cái đại học này thuộc loại gi?
Ngoaira ông ta còn có thêm một cái bằng về Investment Project Assessament
của đại học Harvard.
Tôi không hiểu nhiều về các đại học Mỹ,xin các bạn giảng nghiã dùm cho điều
này : Đại hoc Harvard là đại học dành cho các sinh viên thuộc loại thượng thừa,
giông như những Grandes Ecoles ở Paris.Không hiểu sao,từ mấy năm nay,mấy
anh chị có chút tiêng tăm ở VN,nhiều anh chị từ rừng rú chui ra,chìa bằng cấp
của Harvard ra dọa đời lia chia ông cụ. Chẳng lẽ Harvard cũng có một khu chuyên
môn bán bằng như ở VN,hay không chừng cũng có một đại học nào trùng danh?
Thân mến,
HNMINH
Một thị trấn đặc biệt với tên gọi "cái hố của người da trắng" giúp con người tránh nóng ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C.
Ý tưởng sống trong lòng đất thường mang đến cho ta những suy nghĩ về một không gian tối, ẩm thấp và chật hẹp. Nhưng Coober Pedy ở Úc là một thị trấn đặc biệt với bao điều kỳ lạ: nhiệt độ ở đây luôn duy trì ở mức 24 độ C ngay cả khi mặt đất có tỏa nhiệt tới 50 độ C vào mùa hè.
Từ một lịch sử hình thành thú vị…
Coober Pedy là một thị trấn nhỏ nằm ở miền Nam nước Úc. Cái tên Coober Pedy bắt nguồn từ ngôn ngữ của những người thổ dân địa phương có nghĩa là “cái hố của người da trắng”.
Năm 1915, khi những người tìm vàng phát hiện ra trữ lượng lớn ngọc mắt mèo (opal) thì nơi đây bắt đầu nổi tiếng. Cư dân nhiều nơi đổ xô đến đây khai thác và tạo ra vô số những hố rỗng trong lòng đất. Bởi vậy mà Coober Pedy còn được biết đến là “thủ đô của ngọc mắt mèo trên thế giới”.
Hình ảnh của opal.
Opal là một khoáng vật quý hiếm hơn cả hồng ngọc và kim cương. Ngày xưa,
chúng được dùng làm vật liệu trang trí trên các đền đài và cung điện.
Ngày nay, opal được xem là một món hàng trang sức có giá trị .
Ngày nay, Coober Pedy đã phát triển thành một trong những địa điểm độc đáo nhất nước Úc. Mặc dù dân số thị trấn chỉ hơn 3.000 người, nhưng thật khó để tìm thấy bất kì người nào hay nhà ở nào trên mặt đất. Do thời tiết mùa hè ở đây quá khắc nghiệt nên người dân thích sống trong những ngôi nhà ngầm đích thực.
Những ngôi nhà tuyệt đẹp trong lòng đất này có lối đi vào nhà liền kề với phố bên ngoài. Nhiều người dân thậm chí còn thiết kế những khu vườn nhỏ trước lối vào để tăng thêm màu sắc tươi sáng cho khung cảnh nơi đây.
Vật liệu chính bên trong các ngôi nhà là đá sa thạch bởi nó dễ khai
thác, có tính ổn định và đem lại sự vững chắc cho ngôi nhà. Không chỉ
vậy, màu sắc tuyệt đẹp của đá sa thạch không chỉ mang lại sự sang trọng
mà còn tôn thêm vẻ ấm áp, thân thiện, đối lập với cái nóng khắc nghiệt
của thời tiết bên ngoài của vùng sa mạc.
Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
-Ngọc Niên, Tổng Biên Tập trang Nhà Báo & Công Luận – Cơ Quan Trung Ương Hội Nhà Báo Việt Nam
——
Cái gì chớ “nửa cái bánh mì” thì tui ăn đều đều, còn “nửa sự thực” thì tới bữa rồi mới được thưởng thức qua một bài viết (Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng) của nhà báo Hoàng Thùy, trên trang Tin Nhanh Việt Nam:
Quân cờ Việt Nam trên bàn cờ khoáng sản
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤY
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤYNguyễn Thiện Nhân (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1953-) là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước; ông được báo chí Việt Nam ca ngợi như một chính trị gia hàng đầu có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt.[1] Ông nói tốt tiếng Anh[2]
Xuất thân Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, cha ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành.[3][4][5] Ông đã học tập tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (Đức và Hoa Kỳ).[6] Năm 1980 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam[6], từ đây ông hoạt động trong nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị.[6]
Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tương VC: tiến sĩ giấy
Tôi mới khám phá chuyện khôi hài này về ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục VN và đương kim Phó Thủ Tướng nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
Theo Tự Điển Bách Khoa Wikipedia, bản tiếng Anh và tiếng Việt, đều xác nhận ông Nhân lấy Ph.D vào năm 1979.
tham chiếu :
"He got a PhD in cybernetics at the Otto-von- Guericke University Magdeburg in East Germany in 1979"
Nhưng khi tôi clicked vào tên trường thì mới biết:
Mar 25, 2013 ... The Otto von Guericke University Magdeburg was founded in 1993 and is one of the youngest German universities . It was formed in a merger of ...
/"The Otto-von-Guericke University Magdeburg (German: Otto-von-Guericke-Universität Magdeburg ) was founded in 1993 and is one of the youngest universities in Germany ".
Trường Đại Học nầy mới được thành lâp năm 1993, nhưng y ta đã tốt nghiệp PhD
từ Đại Học nầy, từ năm 1979, nghĩa là từ 14 năm trước khi Đại Học nầy
được thành lập
Hóa ra ông Nhân lấy Ph.D tại trưòng đại học Otto-von-Guericke University Magdeburg 14 năm trước khi trường này được thành lập.
"Tôn Ngô Không" Ta là giáo sư dạy môn
cybernetics tại trường Đại Học Ma này
Bổ túc về trường đại học Otto von Guericke tại tỉnh MagdeburgCHLB Đức (nơi xuất thân của Nguyễn thiện Nhân ,bộ trưởng bộ
giáo dục ,nếu quả thật ông ta có cầm sách bút đi học )
Đại học này được thanh lập năm 1993, so với những đại họckhác với hàng trăm năm tuổi ,là loại con nít mặc quần thủng đít.
Đại học có đủ môn học từ khoa học nhân văn tới khoa học kỹ thuật.
Học vị Ph.D là học vị không có ở bất cứ đại học Đức nào.
Hai học vị cao nhất của các đại học Đức là bằng tiến sỹ (Doktor,Dr.) và thạc sỹ (Dr. habil.)
Thạc sỹ là những tiến sỹ đã chứng tỏ mình có khả năng dạy học, nghiên cứu hay hướng dẫn một chương trình khoa học.Những người
này có thể trở thành giáo sư đại học (Professor).
v/v Ông tiến sỹ Nguyễn thiện Nhân
Các bạn thân mến,
Giống như HĐThọ,xưa nay tôi không hề để ý đến học lực của mười
mấy ông bà trong chính trị bộ, cùng với khoảng 1000 người trong trung
ương đảng ,vì thừa biết rằng rất nhiều người trong bọn họ chỉ có học
lực của anh học trò lớp ba trường làng,nhưng hỏi tới thì anh chị nào
cũng đưa ra một cái bằng tiến sỹ to .....bằng 10 lần cái.....mả mẹ thằng
ăn mày.
Nhưng vì có chuyện " tiến sỹ giấy Nguyễn thiện Nhân" ,nên Thuận nhờ tôi
coi kỹ lại xem có đúng không,kẻo tội cho ông ta.
Đọc kỹ tài liệu về trường đại học Otto von Guericke ở tỉnh Magdeburg,
thuộc miền của cộng sản Đông Đức ngày xưa ,thì cũng có vài điều khó
hiểu :
O. v. G. là tên một nhà vật lý học nổi tiêng thế giới.Cái thi nghiệm với quả
cầu Magdeburg ,mà chúng ta học năm đệ nhất là do ông này nghĩ ra.
Đại học Magdeburg là một đại học cổ.Nhưng không hiểu tại sao,sau
ngày thống nhất nước Đức vào năm 1991,tởi năm 1993 thì một đại học
mới lại được thành lập ở đây,mà không thấy ai nói tới chuyện giải tán đại học cũ.
Đại học mởi này hiên nay có 9 phân khoa,vởi khoảng 14.000 sinh viên.
Theo tài liệu thì Nguyễn th. Nh.,sinh ngày 12.06.53 tại Cà Mau đã học ngành
cybernetic ở đây vào năm 1979,nhưng chỉ nói là theo học,chứ không hề nói
là đã đạt được băng cấpgì (he is an alumnus of the former Technical University)
hay khảo cứu về môn gì,đề tài luận án ra sao ?
(con trai ông ta là Nguyễn thiện Nghĩa thì có đỗ tiền sý thực sự tại đại học này
vào thàng 1/2012).
Như vậy thì có thể hiểu rằng cái băng tiến sỹ hay Ph. D (xin nhắc lại rằng ở
nước Đức không có học vị này) của ông này là công trinh tuyên truyền... ưu
việt của đảng mà ra.
Ngoài ra tài liêu còn cho biết ông ta có đỗ MA tại Uniniversity of Oregon vào
năm 1993. Xin các bạn ở USA coi dùm xem cái đại học này thuộc loại gi?
Ngoaira ông ta còn có thêm một cái bằng về Investment Project Assessament
của đại học Harvard.
Tôi không hiểu nhiều về các đại học Mỹ,xin các bạn giảng nghiã dùm cho điều
này : Đại hoc Harvard là đại học dành cho các sinh viên thuộc loại thượng thừa,
giông như những Grandes Ecoles ở Paris.Không hiểu sao,từ mấy năm nay,mấy
anh chị có chút tiêng tăm ở VN,nhiều anh chị từ rừng rú chui ra,chìa bằng cấp
của Harvard ra dọa đời lia chia ông cụ. Chẳng lẽ Harvard cũng có một khu chuyên
môn bán bằng như ở VN,hay không chừng cũng có một đại học nào trùng danh?
Thân mến,
HNMINH
Quân cờ Việt Nam trên bàn cờ khoáng sản
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80%
lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số
20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!
Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh,
đã biết rõ, thấy rõ, chứng kiến bom đạn là gì, đổ xương máu hay mất mạng
sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được
sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào. Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đã
phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào
và hầm cá nhân cho mình để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung
và một cái hầm cá nhân của mình – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rõ
ràng, từng đứa từng chỗ…
Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì… Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…
Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì… Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…
Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đã tình nguyện) vì một lý do: học
giỏi. Vì thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới
tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm
tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đã quyết định ở lại trời Âu,
với một sự thực nữa: những gì đã và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên
các nước Đông Âu đó, đã làm “con người lý tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng
vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp.
Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập
sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó
của tôi vẫn còn mở…
Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên
cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất
ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi
cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm
quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra
trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông
Âu.
Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế
cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở
mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm.
Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là
đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta
thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi
hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có
một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi
lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu,
ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng
lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”,
tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc
đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người
bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé
gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người
không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi
riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào!
Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ,
như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay
ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên
cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ
ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô
bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách
trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng
làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất
nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ
trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì
tôi chứng kiến và trải nghiệm.
Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi
không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để
“học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của
tôi. Nhưng tôi lại sợ mình sẽ chạy mãi. Sẽ không bao giờ quay trở lại
đất nước này nữa. Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên
trong đời. Tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế?” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ thì chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”.
Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao,
giống như người vượt biên vậy, xã hội coi là những kẻ phản bội, và ai
cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đình mãi mãi, vì hạnh phúc
của những người ra đi.
Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn
thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ
lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi
và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng
nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để
ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ
của cô bé trên tầu…
Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi gì nữa mà nhất nhất làm theo ý tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn.
Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi
thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ
thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình
ngừời thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước
làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái Neo đó
đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện
khác…
Câu chuyện chính ở đây là… những cái rổ tép bị cướp đi kia!
Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi
đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp
trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi
người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức
người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho
nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân
cách người Việt như xưa nữa hay không?
Đó là câu hỏi tôi đã thảo luận với các bạn trẻ sáng nay.
Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...
Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đã được
gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận
ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi.
Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
TUỆ VÂN * KHÔNG THỂ NHƯ CÂY CỎ
Con Người Không Thể Để Bị Vo Tròn Bóp Méo Như Cây Cỏ Trong Ống Trong Bầu (có âm thanh)
Tuệ Vân
tamthucviet.com
July 16, 2013
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
July 16, 2013
Tuệ Vân
tamthucviet.com
July 16, 2013
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
Từ
ngày chế độ cộng sản thiết lập trên toàn cỏi Việt Nam, đã có những câu
chuyện kể về những con người mới xã hội chủ nghĩa với đặc tính hung bạo,
tàn nhẫn, ác độc và vô cảm. Những câu chuyện mà không ai có thể tin là
đã xẩy ra trên một đất nước mà con người trước đây vốn hiền hoà, nhân
bản, nhiều tình cảm.
Những câu chuyện làm bàng hoàng con người:
Câu chuyện một người ở Thanh Hóa kể thời
chiến tranh, cán bộ đảng đã khuyến khích thanh niên xung phong gần gạnh
nhau để giải quyết nhu cầu sinh lý, rồi những bào thai tựu hình đã được
trục ra để ngâm rượu cho lãnh đạo uống, gọi là tăng cường sức khỏe cho
lãnh đạo để họ tích cực đóng góp vào việc hướng dẫn cuộc đấu tranh chống
Mỹ Ngụy. Câu chuyện xích bộ đội vào súng lớn để những người lính này
phải quyết tử trong trận đánh. Hay câu chuyện quân Cộng
sản tàn sát trên 5000 ngàn người dân Huế vô tội trong trận đánh Mậu
Thân 1968, và xử tử hết những người bộ đội tập kết muốn ở lại miền Nam
thay vì trở về miền Bắc.
Từ
ngày Hà nội mở cửa ra ngoài, những sinh hoạt mọi mặt của con người dưới
chế độ cộng sản lại càng rõ nét hơn. Những câu chuyện thật, do những
người trong nước viết ra và đưa lên mạng toàn cầu hay là do người về
thăm nhà tường thuật, một lần nữa lại làm người nghe choáng váng với
những hình ảnh hiếm thấy trên thế giới nhưng lại thông thường tại Việt
Nam.
Câu
chuyện bà bán hàng ăn ở Hà Nội mắng xa xả khách vào mua vì khách xin bà
thêm ớt, thêm rau cho bát phở. Chuyện lũ trẻ con chửi thề và hung dữ
với người lớn đi ngang đường vì đã nhìn chúng nó. Chuyện các nữ sinh kéo
băng đảng đánh bạn, cắt tóc bạn, lột quần áo bạn, rồi tung clip video
quay trận đánh lên mạng như một chiến công. Chuyện một bà trưởng phòng
trong nước đưa gia đình đi ngoại quốc chơi, đến một tiệm ăn bán thịt
nướng xiên cây. Khi tiệm tính tiền qua cách đếm những cây xiên thịt đã
ăn, cô con gái của bà đã ném một số cây xiên xuống dưới gầm bàn để khỏi
bị tính tiền. Khi về nước, bà mẹ lấy làm
hãnh diện về sự khôn ngoan của cô con gái cho nên đã kể lại với các bạn
bè. Chuyện những người dân Hà Nội đi xem chợ hoa Nhật Bản rồi phá tan
chợ hoa qua việc bẻ lấy các nhánh hoa tươi đẹp đem về, vân vân.
Từ những ngày đầu hình thành chế độ chuyên chính vô sản cho đến sau ngày thống trị toàn quốc, ngoài những chính sách ác độc vô nhân tính, cướp đoạt đất đai tài sản của
dân, nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc, chế độ cộng sản Việt Nam đã
không để lại một ưu điểm nào trên mặt xây dựng đất nước cũng như phát
triển văn hoá đạo đức dân tộc.
Nói
đến chế độ cộng sản Việt Nam là người dân chỉ nhớ đến những cuộc đấu tố
tàn khốc với những cuộc xử tử hay hành hạ dã man những thành phần
bị xếp vào hàng điạ chủ một cách tuỳ tiện, những sự khích động giới vô
sản miền Bắc miền Trung giết người man rợ, sự trấn áp trí thức sống thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Còn ngày nay,
dưới chế độ CS biến thái thành tư bản, thì các công cụ bạo lực như quân
đội công an được dùng để trấn áp
bỏ tù người yêu nước, cưỡng chế cướp đất cướp đầm của nông dân để bán
cho tài phiệt. Cán bộ quyền chức và tay chân trục lợi bằng cách độc
quyền xuất cảng thanh niên ra nước ngoài lao động
thay vì phát triển công việc làm trong nước, tổ chức bán gái Việt Nam
lấy chồng nước ngoài hy vọng thoát cuộc sống lầm than cơ cực, bán trẻ
nít ra các nước lân bang phục vụ kỹ nghệ ấu dâm…Kể ra không xíết.
Cũng
có một số người biện hộ cho chế độ rằng những hiện tượng này chỉ là do
những tiêu cực khó tránh khi tiếp xúc với thế giới tư bản. Nhưng một câu
chuyện nhỏ gần đây viết lại bởi một người sống, trưởng thành và già đi
trong chế độ CS tử thời toàn trị đến nay đã chỉ thẳng ra cho người đọc
thấy cuộc sống trong xã hội VN mấy chục năm qua dưới chế độ đỉnh cao chế
độ loại người Hồ chí Minh dựng lên là như thế. Đó là câu chuyện “Hãy
trả lại rổ tép khô cho tôi!” của Trần Thành Nam, một người nay trên tám
mươi tuổi. Sự yên lặng chịu đựng, sống với hy vọng một tương lai tốt
đẹp, đã chấm dứt, bằng câu chuyện đơn giản kể về một cô bé bán tép khô
trên một chuyến tầu liên vận ra Bắc.
Trên chuyến tầu do sự va chạm qua lại, rổ tép khô của cô bé bị rơi và đổ xuống
sàn tàu. Cô bé luống cuống quì xuống gom vội tép lại. Cùng lúc đó có
nhiều người xúm đến. Nhưng thay vì bốc tép khô vào rổ cho cô bé, họ đã
vơ những nắm tép khô vương vải trên sàn tàu cho vào những cái túi riêng
của họ. Và rồi mọi người thản nhiên bỏ đi như không có gì xảy ra. Những
hành khách trong toa tàu, chứng kiến toàn bộ chuyện đó cũng làm ngơ,
không ai nói gì, xem như chuyện bình thường. Chỉ riêng cô bé đứng co ro
thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Và tác giả,
người trí thức có chút suy nghĩ nhưng tin tưởng ở chế độ và chủ nghĩa
cũng đã yên lặng cho tới bây giờ, mới thú nhận trong bài viết rằng, cũng
“từ hôm đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong ông.”
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, tục ngữ ta đã nói. Những
câu chuyện trải dài nhiều năm đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về bản
chất của đảng cộng sản và chế độ chuyên chính vô sản Việt Nam do Hồ chí
Minh dựng nên. Dưới chế độ đó, dù sự nín nhịn chịu đựng là vì hèn yếu,
hay vì hy vọng trong ảo tưởng một tương lai tốt
đẹp hơn khi “cách mạng thành công,” cũng đều có cùng một kết quả là
cuộc sống không ra sống, vì mình không phải là mình. Câu chuyện “Hãy trả
lại rổ tép khô” xuất hiện chậm
mấy chục năm, nhưng nó là một biểu hiện của một tinh thần mới đang
chuyển động xã hội Việt Nam và lung lay chế độ CS biến thái hiện tại:
Không phải là hy vọng hão huyền ở tương lai mà là cụ thể cần có ngay hiện tại. Không chờ mong ở những bênh vực hay phát biểu đòi hỏi chung chung của những nhà chính trị “có môn bài” nghe sướng tai rồi bỏ. Đoàn
Văn Vươn, Việt Khang, Nguyễn Đắc Kiên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương
Uyên và nhiều người dân vô danh ở làng Trịnh Nguyễn đứng lên hành xử
quyền làm người của mình hay là bảo vệ quyền lợi của mình, là những dấu
chứng của chuyển động mới, thực tế và hiệu quả.
Con người không thể chịu ép dài trong ống, không thể chịu uốn mình thành tròn trong bầu, như cây cỏ.
July 16, 2013
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤY
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤY
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤYNguyễn Thiện Nhân (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1953-) là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước; ông được báo chí Việt Nam ca ngợi như một chính trị gia hàng đầu có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt.[1] Ông nói tốt tiếng Anh[2]
Xuất thân Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, cha ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành.[3][4][5] Ông đã học tập tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (Đức và Hoa Kỳ).[6] Năm 1980 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam[6], từ đây ông hoạt động trong nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị.[6]
Nghiên cứu, học tập và tham gia chính trị
- Ngay sau khi học xong trung học, ông đi bộ đội và phục vụ từ tháng 6 năm 1970 đến tháng 3 năm 1983: ông lần lượt được phong quân hàm thiếu úy năm 1976, trung úy năm 1980, thượng úy năm 1982. Ông được cử đi du học đại học và làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg – Cộng hòa Dân chủ Đức (1972-1979).[cần dẫn nguồn]
- Năm 1979 ông tốt nghiệp tiến sĩ ngành Điều khiển học tại Cộng hòa Dân chủ Đức.[cần dẫn nguồn]
- Năm 1980, ông là nghiên cứu viên tại Viện Vũ khí có Điều khiển thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự, Tổng Cục Kỹ thuật, Bộ quốc phòng (nay là Viện Tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự) cho đến năm 1983.[7]
- Từ năm 1983, ông làm giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1985, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, Trưởng Ban Khoa học Kỹ thuật Thành đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn.[8]
- Năm 1988, ông được trở lại Cộng hoà Dân chủ Đức làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam với vai trò tuỳ viên giáo dục; rồi theo học về kinh tế thị trường tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg.[7]
- Năm 1991, ông giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh[9], ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý Công nghiệp.
- Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ du học chương trình Thạc sĩ Quản trị Công cộng (tiếng Anh: Master of Public Administration), chuyên ngành Tài chính công (tiếng Anh: Public Finance), tại Viện Đại học Oregon, theo chương trình học bổng Fulbright; khóa đào tạo Chuyên gia Thẩm định Dự án Đầu tư tại Viện Đại học Harvard. Quá trình du học ở nước ngoài này cùng với quá trình học tập trước đó đã giúp cho ông thu được nhiều kinh nghiệm và được đánh giá cao về kinh nghiệm quản lý kinh tế.[5][10]
Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tương VC: tiến sĩ giấy
Phó Thủ Tương VN Nguyễn Thiện Nhân lấy Ph.D 14 năm TRƯỚC khi trường thành lập
Theo Tự Điển Bách Khoa Wikipedia, bản tiếng Anh và tiếng Việt, đều xác nhận ông Nhân lấy Ph.D vào năm 1979.
tham chiếu :
From Wikipedia, the free encyclopedia
The Otto-von-Guericke University Magdeburg (German:
Otto-von-Guericke-Universität Magdeburg) was founded in 1993 and is one
of the youngest universities in Germany. The university in Magdeburg has
about 14,000 students in nine faculties. There are 11,700 papers
published in international journals from this institute. [1]
It is named after the physicist (and mayor of Magdeburg) Otto von
Guericke, famous for his experiments with the Magdeburg hemispheres.
The former Technical University Magdeburg (Technische Hochschule
Magdeburg), a Teacher Training College and a Medical School were
absorbed into the university when it was created. The university now
composes nine faculties.
Raila Odinga, Former Prime Minister of Kenya, is an alumnus of the
former Technical University. Professor Dr. Nguyen Thien Nhan, current
Vietnam's Deputy Prime Minister and Minister of Education &
Training, is also an alumnus of the former Technical University. Dr.
Rumiana Jeleva, former Minister of Foreign Affairs of Bulgaria
(2009–2010), earned a PhD degree in sociology at the Otto-von-Guericke
University Magdeburg
http://en.wikipedia.org/wiki/Nguyen_Thien_Nhan và
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Thi%E1%BB%87n_Nh%C3%A2n
Bản tiếng Anh thì nói rõ hơn chút:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Thi%E1%BB%87n_Nh%C3%A2n
Bản tiếng Anh thì nói rõ hơn chút:
"He got a PhD in cybernetics at the Otto-von- Guericke University Magdeburg in East Germany in 1979"
Nhưng khi tôi clicked vào tên trường thì mới biết:
von Guericke University Magdeburg
cybernetics tại trường Đại Học Ma này
Bổ túc về trường đại học Otto von Guericke tại tỉnh MagdeburgCHLB Đức (nơi xuất thân của Nguyễn thiện Nhân ,bộ trưởng bộ
giáo dục ,nếu quả thật ông ta có cầm sách bút đi học )
Đại học này được thanh lập năm 1993, so với những đại họckhác với hàng trăm năm tuổi ,là loại con nít mặc quần thủng đít.
Đại học có đủ môn học từ khoa học nhân văn tới khoa học kỹ thuật.
Học vị Ph.D là học vị không có ở bất cứ đại học Đức nào.
Hai học vị cao nhất của các đại học Đức là bằng tiến sỹ (Doktor,Dr.) và thạc sỹ (Dr. habil.)
Thạc sỹ là những tiến sỹ đã chứng tỏ mình có khả năng dạy học, nghiên cứu hay hướng dẫn một chương trình khoa học.Những người
này có thể trở thành giáo sư đại học (Professor).
Xin chú ý : Dr. habil
là chức hay học vị đươc đại học cấp,còn Prof. là chức do quốc gia
cấp.Vì vậy có những người suốt đời là Dr. habil. mà không bao giờ thành
Prof, cả ,vì quốc gia không cần họ. Muốn học để trở thành thạc sỹ phải
có quốc tịch Đức. Xuất thân ở đại học Đức mà đưa ra học vị Ph. D. thì
hoặc là muốn cho người khác dễ đánh giá ,hoặc muốn cho oai,hoặc muốn lòe
đời chơi.
Đại học Otto von Guericke giảng dậy cả trăm môn học khác nhau.
Không hiểu anh chàng Nguyễn thiện Nhân đã học cái gì ở đây ?
Khả năng Đức ngữ tới trình độ nào ? Vì muốn đạt được học vị tiến
sỹ (Dr.) phải có đủ chữ để viết luận án .
Theo bảng Ranking các đại học Đức thì đại học Otto von Guericke là
đại học hạng bét.không có tên trong sổ 10 đại học danh tiếng nhất
nước Đức.
So sánh về các môn học khác ( vì quá nhiều môn nên tôi chỉ chọn tiêu
biểu hai ba môn ) :
Quản trị xí nghiệp thì xếp hạng bét ( thứ 58 trong số 58 đại học được
chọn )
số khoảng 100 đại học được chọn lựa)
HNMINH v/v Ông tiến sỹ Nguyễn thiện Nhân
Các bạn thân mến,
Giống như HĐThọ,xưa nay tôi không hề để ý đến học lực của mười
mấy ông bà trong chính trị bộ, cùng với khoảng 1000 người trong trung
ương đảng ,vì thừa biết rằng rất nhiều người trong bọn họ chỉ có học
lực của anh học trò lớp ba trường làng,nhưng hỏi tới thì anh chị nào
cũng đưa ra một cái bằng tiến sỹ to .....bằng 10 lần cái.....mả mẹ thằng
ăn mày.
Nhưng vì có chuyện " tiến sỹ giấy Nguyễn thiện Nhân" ,nên Thuận nhờ tôi
coi kỹ lại xem có đúng không,kẻo tội cho ông ta.
Đọc kỹ tài liệu về trường đại học Otto von Guericke ở tỉnh Magdeburg,
thuộc miền của cộng sản Đông Đức ngày xưa ,thì cũng có vài điều khó
hiểu :
O. v. G. là tên một nhà vật lý học nổi tiêng thế giới.Cái thi nghiệm với quả
cầu Magdeburg ,mà chúng ta học năm đệ nhất là do ông này nghĩ ra.
Đại học Magdeburg là một đại học cổ.Nhưng không hiểu tại sao,sau
ngày thống nhất nước Đức vào năm 1991,tởi năm 1993 thì một đại học
mới lại được thành lập ở đây,mà không thấy ai nói tới chuyện giải tán đại học cũ.
Đại học mởi này hiên nay có 9 phân khoa,vởi khoảng 14.000 sinh viên.
Theo tài liệu thì Nguyễn th. Nh.,sinh ngày 12.06.53 tại Cà Mau đã học ngành
cybernetic ở đây vào năm 1979,nhưng chỉ nói là theo học,chứ không hề nói
là đã đạt được băng cấpgì (he is an alumnus of the former Technical University)
hay khảo cứu về môn gì,đề tài luận án ra sao ?
(con trai ông ta là Nguyễn thiện Nghĩa thì có đỗ tiền sý thực sự tại đại học này
vào thàng 1/2012).
Như vậy thì có thể hiểu rằng cái băng tiến sỹ hay Ph. D (xin nhắc lại rằng ở
nước Đức không có học vị này) của ông này là công trinh tuyên truyền... ưu
việt của đảng mà ra.
Ngoài ra tài liêu còn cho biết ông ta có đỗ MA tại Uniniversity of Oregon vào
năm 1993. Xin các bạn ở USA coi dùm xem cái đại học này thuộc loại gi?
Ngoaira ông ta còn có thêm một cái bằng về Investment Project Assessament
của đại học Harvard.
Tôi không hiểu nhiều về các đại học Mỹ,xin các bạn giảng nghiã dùm cho điều
này : Đại hoc Harvard là đại học dành cho các sinh viên thuộc loại thượng thừa,
giông như những Grandes Ecoles ở Paris.Không hiểu sao,từ mấy năm nay,mấy
anh chị có chút tiêng tăm ở VN,nhiều anh chị từ rừng rú chui ra,chìa bằng cấp
của Harvard ra dọa đời lia chia ông cụ. Chẳng lẽ Harvard cũng có một khu chuyên
môn bán bằng như ở VN,hay không chừng cũng có một đại học nào trùng danh?
Thân mến,
HNMINH
KHÁM PHÁ * HỐ SÂU TRÁNH NÓNG
Một thị trấn đặc biệt với tên gọi "cái hố của người da trắng" giúp con người tránh nóng ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C.
Ý tưởng sống trong lòng đất thường mang đến cho ta những suy nghĩ về một không gian tối, ẩm thấp và chật hẹp. Nhưng Coober Pedy ở Úc là một thị trấn đặc biệt với bao điều kỳ lạ: nhiệt độ ở đây luôn duy trì ở mức 24 độ C ngay cả khi mặt đất có tỏa nhiệt tới 50 độ C vào mùa hè.
Từ một lịch sử hình thành thú vị…
Coober Pedy là một thị trấn nhỏ nằm ở miền Nam nước Úc. Cái tên Coober Pedy bắt nguồn từ ngôn ngữ của những người thổ dân địa phương có nghĩa là “cái hố của người da trắng”.
Năm 1915, khi những người tìm vàng phát hiện ra trữ lượng lớn ngọc mắt mèo (opal) thì nơi đây bắt đầu nổi tiếng. Cư dân nhiều nơi đổ xô đến đây khai thác và tạo ra vô số những hố rỗng trong lòng đất. Bởi vậy mà Coober Pedy còn được biết đến là “thủ đô của ngọc mắt mèo trên thế giới”.
Hình ảnh của opal.
Chính vì giá trị lớn của opal nên những người khai thác mỏ theo dạng thủ
công nơi đây đã xây dựng những ngôi nhà trong hầm từ chính những hố
rỗng ban đầu để phục vụ mục đích khai thác là chính.
Theo thời gian, công việc tìm kiếm ngày càng trở nên quy mô hơn. Họ tiếp
tục mở rộng diện tích tìm kiếm và nhiều ngôi nhà lớn được xây dựng. Dần
dần, những ngôi nhà xây dựng theo dạng hầm trú ẩn tạm thời đã trở thành
một khu dân cư nhộn nhịp dưới lòng đất.
Đây chính là lý do mà bất cứ du khách nào đến Coober Pedy cũng không
khỏi ngạc nhiên bởi hàng trăm khối hình trụ nhô lên mặt đất. Đó là những
ống thông khói và trục thông gió của căn nhà dưới lòng đất - được gọi
là “dugouts”. Nơi đây cũng trở thành địa điểm lý tưởng cho ai muốn trốn
cái nóng "như thiêu như đốt" ở Coober Pedy.
… đến một thị trấn có 1-0-2 trên thế giới…
Ngày nay, Coober Pedy đã phát triển thành một trong những địa điểm độc đáo nhất nước Úc. Mặc dù dân số thị trấn chỉ hơn 3.000 người, nhưng thật khó để tìm thấy bất kì người nào hay nhà ở nào trên mặt đất. Do thời tiết mùa hè ở đây quá khắc nghiệt nên người dân thích sống trong những ngôi nhà ngầm đích thực.
Những ngôi nhà tuyệt đẹp trong lòng đất này có lối đi vào nhà liền kề với phố bên ngoài. Nhiều người dân thậm chí còn thiết kế những khu vườn nhỏ trước lối vào để tăng thêm màu sắc tươi sáng cho khung cảnh nơi đây.
Tất cả các căn phòng trong căn nhà đều được thông gió thông qua một trục
thẳng đứng hẹp. Ánh sáng tự nhiên chiếu vào khu vực nhà bếp, phòng sinh
hoạt qua một trục thông ánh sáng lớn hơn. Phòng ngủ thì được đẩy lui,
nằm phía sau cùng của ngôi nhà để giữ được sự yên tĩnh tuyệt đối.
Khí hậu nơi đây cũng rất tuyệt vời. Cho dù nhiệt độ trên mặt đất có đạt
tới ngưỡng 50 độ C vào mùa hè hay dưới 0 độ vào mùa đông thì nhiệt độ ở
những ngôi nhà trong lòng đất luôn luôn giữ một mức ổn định hoàn hảo -
khoảng 24 độ C, độ ẩm 20%.
Hình ảnh
một nhà thờ
TƯỞNG NĂNG TIẾN * MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG
Một Tấm Gương Sáng Cho Thế Hệ Sau
Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
-Ngọc Niên, Tổng Biên Tập trang Nhà Báo & Công Luận – Cơ Quan Trung Ương Hội Nhà Báo Việt Nam
——
Cái gì chớ “nửa cái bánh mì” thì tui ăn đều đều, còn “nửa sự thực” thì tới bữa rồi mới được thưởng thức qua một bài viết (Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng) của nhà báo Hoàng Thùy, trên trang Tin Nhanh Việt Nam:
“Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.
Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.
Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng.
Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ Hoàng Đạo Phương và Nguyễn Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh Phúc Lợi, đều là những nhà Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất cả đều đỗ đạt mà không ai làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại nói rằng: “Ta đã già mà chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thì hãy làm thay ta”.
“Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc ghi trong lòng. Và khi có điều kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy nghĩ”, bà Hồ tâm sự.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.
Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy nhiên, người khách mới đến lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.
“Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can. Để đảm bảo bí mật, chúng tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê lên chơi và tất cả đều không được lên tầng 2 làm phiền”, bà Hồ nhớ lại.33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi “Cô tên gì?”. Sau khi bà trả lời, Bác lại nói “Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả”.Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: “Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước”. Bác cười: “Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!”
Sau khi “cách mạng” thành công, ông Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch
nước thì bà Hoàng Thị Minh Hồ lại lâm vào cảnh … mất nhà. Đó là nửa phần
sự thực còn lại của câu chuyện mà nhà báo Hoàng Thùyy đã không kể kết,
hay nói một cách không mấy lịch sự là ông ấy “nhất định dấu biến đi cứ y
như là mèo dấu cứt” vậy. Phần nửa sự thực này mới được công luận biết
đến qua một tác phẩm mới (Bên Thắng Cuộc) của một nhà báo khác, Huy Đức:
“Năm 1954 từ nơi tản cư trở về, gia đình ông Trịnh Văn Bô không còn một căn nhà nào để ở, cho dù trước đó, ông sở hữu biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền… Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20.
Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.
Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập(298).
Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.
Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm
khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể
dục xong, bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ,
có lần Hồ Chí Minh đã giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được
gia tài lớn thế này?”.
Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn còn
xinh đẹp. Hồ Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi
nhà, Hồ Chí Minh thường xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và
gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên
Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison
Thomas. Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều
do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì
mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng
vải Phúc Lợi.
Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con. Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ
nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà
máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi
“làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng
các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do
bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà
máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi
Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng
chấp nhận hợp doanh và làm phó.
Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều. Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào thứ hạng chót.
Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được.
Sở dĩ tôi loay hoay gần tiếng đồng hồ để ráp hai bài báo (thượng dẫn)
với nhau vì bên dưới bài của tác giả Hoàng Thùy có vị độc giả, quí danh
là Lê Tùng, đã cảm khái ghi lại dòng chữ phản hồi như sau: “Đọc bài viết, tôi cảm phục gia đình bác quá. Đó là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng cháu.”
“Thế hệ trẻ chúng cháu” cần một tấm gương, chứ không phải là một mảnh
gương đã bị đẽo gọt bởi những ông nhà báo bất lương, và bất trí – cỡ
như ông Hoàng Thùy hoặc Ngọc Niên,
thuộc Cơ Quan Trung Ương Hội Nhà Báo Việt Nam (*). Mồm miệng họ thì lúc
nào cũng xoen xoét nói đến “sự thực” và “lương tâm chức nghiệp” mà suốt
đời cầm bút luôn chỉ viết phân nửa sự thực thôi.
T.N.T
(*) Xin đọc thêm phóng sự “Đi Tìm Sự Thật Về Nhà Thờ Của Gia Đình Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Ở Kiên Giang” của Ngọc Niên, trên trang Nhà Báo & Công Luận, hôm 28 tháng 12 năm 2012.
HUỲNH TÂM * NGUYỄN CHÍ VỊNH BÁN NƯỚC
Nguyễn Chí Vịnh chưa lên ngôi vua, đã thay mặt triều đình bán nước
Huỳnh Tâm (Thông Luận) -
“…Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình
Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt
động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ (phải hiểu là: Tiêu diệt dân Việt Nam
nào dám chống đối Trung Quốc)…”.
Phóng viên Hải Âu của báo Quân Đội Nhân Dân (人民网军) chuyển tin: Lúc 06:00
quốc tế, chiều ngày 08/06/2013. Bắc Kinh đang diễn ra trò khỉ ngoạn
mục, nhân dân Việt Nam có biết gì không? Họ chuẩn bị ký kết 10 văn kiện
thay vì dùng danh từ “bán nước” bằng mỹ từ “hợp tác”. Hôm ấy Thứ trưởng
Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh xin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung
Quốc Thường Vạn Toàn(常万全).
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, người đứng bên Bộ
trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn (常万全). Nguồn: Quân
Đội Nhân Dân Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, cuộc tiếp xúc quân sự diễn ra tại văn phòng Viện. Ủy
viên Trung ương Nhà nước Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn
Toàn, đứng đầu quân đội chỉ đạo cuộc họp lần thứ bảy của Quốc phòng
Trung Quốc-Việt Nam, có sự tham dự của Tham vấn an ninh Việt Nam, Thứ
trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn phán rằng:
‒ Tình hữu nghị Trung-Việt giữa hai nước vớicác lực lượng vũ trang cùng
trong việc bảo vệ hòa bình, sự ổn định và trách nhiệm quan trọng khác
trong khu vực. Tôi hy vọng hai bên cùng nỗ lực để thúc đẩy quan hệ quân
sự song phương.
Nguyễn Chí Vịnh thưa rằng:
‒ Sẵn sàng, tiếp tục duy trì các phòng ban liên lạc thường xuyên giữa
hai Bộ Quốc phòng, để thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác (bán nước) chiến
lược toàn diện giữa hai nước tiếp tục đóng góp cho sự phát triển.
Thế là Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vinh nhắm mắt đồng
ý. Việt Nam đặt Trung Quốc vào ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại, việc này có nghĩa làViệt Nam chấp nhận "cho không biếu không".
Ông ta xem thường hậu quả của sự bành trướng. Việc Quốc gia đại sự này
đã không thông qua Quốc Hội để biểu quyết cho thấy toàn bộ đảng CS đã
đồng thuận trên vấn đề này.
Đúng 16:15 quốc tế cùng ngày, kýgiả Chu Húc Hiếu của Hoàng Cầu Thời Báo
cho loan tải: Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, tiếp nhận
đề nghị :
‒ Trung Quốc˗Việt Nam không thể tranh chấp lãnh thổ mãi, cần giải quyết
đừng để chậm trễ, tránh các nước khác chống lại lập luận đơn phương của
Trung Quốc!
Trước đó hai ngày (06/6), Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh
đượcgiới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn và ông ta cho biết:
‒ Chính sách đối ngoại của Việt Nam rất chú y sự ưu tiên hàng đầu dành cho Trung Quốc.
Nguyễn Chí Vịnh còn công bố rằng:
‒ Việt Nam˗Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, EU
và các nước ASEAN đã đưa ra một hợp tác quân sự, và thậm chí cả Cuba xa
xôi, ưu đãi cho Việt Nam. Tuy nhiên chính sách đối ngoại vẫn xem Trung
Quốc là ưu tiên hàng đầu.
Nguyễn Chí Vịnh chỉ ra rằng:
‒ Việt Nam và Trung Quốc là một đối tác chiến lược toàn diện, về Quốc
phòng tốt nhất. Ông giới thiệu sự hợp tác của Hải quân giữa Việt Nam với
Trung Quốc trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt và phát
triển biên giới của hai nước để thực hiện một hợp tác toàn diện và thiết
thực.
Trong buổi đối thoại, Tư vấn chiến lược Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng Quân
đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều hợp Quốc phòng tốt.
Nguyễn Chí Vịnh hoàn toàn tin tưởng TướngThích Kiến Quốc (戚建国) đã
từng tham chiến tại Lão Sơn 1984. Quân đội Việt Nam đặt dưới sự quản trị
đường dây nóng. Nguồn: Bộ Quốc phòng Trung Quốc(PLA).
Phó Tham mưu trưởngQuân đội Trung Quốc, Tướng Thích Kiến Quốc (戚建国) và
cố vấn Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức (陈炳德), hổ trợ cho Thích Kiến
Quốc, Trần Bỉnh Đức cũng là một trong những tướng lãnh Trung Quốc tham
chiến mùa Xuận 1979 biên giới Việt Nam, và Lão Sơn 1984.
Mọi thỏa thuận đường dây nóng đã ký, sẽ hoạt động cùng ngày ký kết 10
văn kiện đầu hàng. Bộ chỉ huy Hải quân của Việt Nam hợp tác thông qua
các đường dây nóng này, trong mức độ hoạt động thực tế trung tâm đặttại
Bắc Kinh.
Nguyễn Chí Vịnh cho biết:
‒ Hai nước Việt Nam –Trung Quốc thực hiện trao đổi quân sự đa cấp, chẳng
hạn như trong nội bộ của đảng CS, Quân sự, Chính trị, lực lượng Hải
quân, kiểm soát biên giới, đào tạo và hợp tác giao lưu thanh thiếu niên.
Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng :
‒ Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình
Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt
động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ (phải hiểu là: Tiêu diệt dân Việt Nam
nào dám chống đối Trung Quốc).
Nguyễn Chí Vịnh vì tham vọng quyền lực cá nhân đã công khai bán đất
nước. Tại chiến trường Lão Sơn, y vốn là kẻ đào ngũ, sợ tác chiến nên
nay xin hàng và hợp tác với địch quân trước đây ở Lão Sơn. Nguyễn Chí
Vịnh chưa hài lòng với việc bán biên giới năm 1984, nay tiếp tục bán ngư
dân và binh sĩ Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
Trần Vũ Kiệt (陈宇杰)
Nguồn: world.huanqiu.com
DÂN LÀM BÁO * NỮ TƯỚNG SÁT THỦ VƯỢT BIÊN
Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành CA
Bà Bùi Tuyết Minh được bộ trưởng CA Trần Đại Quang trao quyết định
thăng hàm thiếu tướng hôm 13/7, chính thức trở thành 'bà tướng đầu tiên'
của ngành côn an CS.
Bảng Đỏ (Danlambao)
- Sau đợt phong tướng một cách vô tội vạ cho hàng loạt quan chức CA, hệ
thống truyền thông lề đảng tiếp tục ồn ào ngợi ca về một nhân vật được
gọi là 'nữ tướng đầu tiên' của ngành CA cộng sản – bà Bùi Tuyết Minh.
Bà Minh (51 tuổi) hiện đang là giám đốc CA tại tỉnh Kiên Giang, đây vốn
được xem là 'lãnh địa' mà gia đình bên vợ TT Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm
toàn bộ quyền lực.
Theo báo chí lề đảng, bà Bùi Tuyết Minh gia nhập ngành CA năm 19 tuổi,
công tác tại Kiên Giang. Trong vai trò là một 'trinh sát ngoại tuyến',
bà Minh đã được nhiều danh hiệu và thành tích trong việc 'triệt phá' các
hoạt động 'đưa người vượt biên trái phép'.
Viết đến đây, Bảng Đỏ tui bỗng phì cười với cái cách dùng từ của cha con
công an cộng sản. Đã là 'vượt biên' mà còn thòng thêm từ 'trái phép',
vậy tức là đảng cs cũng thừa nhận có một loại hình gọi là 'vượt biên có
phép' chăng?
(Nhắn với mấy ông Dư Lợn Viên của đảng, muốn biết 'vượt biên có phép' là
gì thì hãy cứ hỏi gia đình, họ hàng nội ngoại của thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng sẽ rõ.)
'Vượt biên có phép' được biết đến với tên gọi khác là 'vượt biên bán
chính thức'. Có lần, một bác lớn tuổi kể lại với Bảng Đỏ rằng: Tại Kiên
Giang, mỗi người muốn vượt biên theo còn đường bán chính thức phải nộp
ít nhất 12 cây vàng cho gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi đã bán bãi lấy
vàng xong, hầu hết những con tàu chở người vượt biên khi vừa ra đến
biển đều bị công an biên phòng bắn chìm để bịt đầu mối. Sau mỗi chuyến
như vậy, hàng trăm người vượt biên chết mất xác trên biển, trong khi
vàng thì vẫn cứ chảy đều về nhà ông Dũng.
Đó cũng là nguồn gốc của số tiền khổng lồ để xây nên ngôi nhà thờ tổ cha
dòng họ Nguyễn Tấn Dũng. Số tài sản kếch sù mà gia đình ông Dũng có
được như hôm nay, tất cả đều lấy từ vàng và mạng sống của nhân dân, đặc
biệt là những người vượt biên đã bỏ mạng trên vùng biển Kiên Giang.
Trở lại với chủ đề về 'bà tướng đầu tiên' của ngành công an cộng sản.
Qua những gì được truyền thông lề đảng công bố thì bà Bùi Tuyết Minh
cũng chẳng có công trạng gì đáng kể, ngoài việc đi lùng sục, bắt bớ
những người vượt biên hồi thập niên 80.
Đến một kẻ đi cướp đất như Đỗ Hữu Ca còn được phong tướng... cướp, thì
việc bà Bùi Tuyết Minh được đảng cộng sản đặt danh hiệu 'bà tướng đầu
tiên' thực ra cũng chỉ là bà tướng... tiền đâu.
Bà Minh được nói xuất thân từ một nữ cán bộ an ninh 'trinh sát ngoại
tuyến'. Một cách dễ hiểu, 'trinh sát ngoại tuyến' là một công tác trong
ngành CA, chủ yếu đi theo dõi tội phạm thì ít, nhưng rình rập người dân
thì nhiều, đặc biệt là đối với những người đối lập. Các vụ theo dõi,
hành hung đối với gia đình chị Dương Thị Tân, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn
Chí Đức, anh Đỗ Nam Hải... đều do lực lượng gọi là 'trinh sát ngoại
tuyến' cầm đầu thực hiện.
Việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng tướng cho bà Bùi Tuyết Minh càng
cho thấy bản chất 'lưu manh chuyên nghiệp' của nhà cầm quyền cộng sản và
ngành công an. Kẻ bán bãi vượt biên đi phong tướng cho trùm mật vụ
chuyên bắt người vượt biên.
Cũng theo báo lề đảng, khi còn làm công việc đi lùng bắt người vượt biên
ở Kiên Giang, bà Bùi Tuyết Minh 'liên tiếp đạt được' những danh hiệu,
thành tích như 'chiến sĩ thi đua' và 'chiến sĩ thi đua Quyết thắng'. Nếu
quả thật bà Minh có những 'chiến công' như vậy, liệu rằng gia đình ông
Dũng khi ấy có 'làm ăn' được hay không? Chi tiết này cho thấy, những phi
vụ 'bán bãi, lấy vàng' của gia đình ông Dũng đều có sự tham gia và tiếp
tay của bà Bùi Tuyết Minh.
Đồng thời, việc Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm thiếu tướng cho bà Bùi Tuyết
Minh cũng là thủ đoạn nhằm gia tăng quyền lực cho phe nhóm thủ tướng. Bà
Minh là giám đốc công an tỉnh Kiên Giang, đây là địa bàn mà gia đình
bên vợ thủ tướng vẫn được xem là 'lãnh chúa Kiên Giang'. Với đầy đủ
quyền lực nắm trọn trong tay, nhiều người trong gia đình thủ tướng đã
thâu tóm toàn bộ hệ thống xăng dầu, taxi, bất động sản...
Bà Bùi Tuyết Minh có tham gia hùn hạp, móc nối làm ăn cùng gia đình TT
Nguyễn Tấn Dũng hay không sẽ sớm được dư luận làm cho sáng tỏ. Riêng đối
với những gia đình có thân nhân bỏ mạng trên đường vượt biên, việc
Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm thiếu tiếng cho trùm mật vụ chuyên bắt người
vượt biên là một tội ác không thể tha thứ.
TRẦN VINH DỰ * KHÓANG SẢN QUÝ
Blog / Trần Vinh Dự
Khoáng sản quý và chiếc thòng lọng của người khổng lồ
Công nhân làm việc tại một mỏ kim loại đất hiếm tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vài thập kỷ trở lại
đây, khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là các loại có ứng dụng rộng rãi như
wolfram, bismuth và đất hiếm đang trở thành một con át chủ bài đối với
sự phát triển kinh tế và quốc phòng của mọi quốc gia. Từ chiếc điện
thoại, radio, máy tính, xe hơi cho đến những thiết bị tối tân như ra đa,
tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay phản lực, lò phản ứng hạt nhân, rất khó có
thể tìm được thiết bị nào không dùng các kim loại quý trên. Chất bán
dẫn trong các thiết bị điện tử làm từ đất hiếm, buồng đốt động cơ phản
lực chịu nhiệt cao bằng hợp kim wolfram cho đến vật liệu chuyên chở
nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân làm từ bismuth. Sở dĩ nền công
nghiệp hiện đại có thể sản xuất hàng loạt với tốc độ cao và giá thành
giảm đáng kể so với chỉ vài thập kỷ trước đây phần lớn là nhờ các mũi
khoan, máy cắt kim loại và chi tiết máy làm bằng hợp kim wolfram với độ
cứng và độ bền cao, cùng tính chịu nhiệt vượt trội[i].
Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm
Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm
Mặc dù nhu cầu thế giới hiện nay rất lớn nhưng nguồn cung các khoáng sản
này lại rất hạn chế và tập trung chủ yếu tại Trung Quốc. Theo thống kê,
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản tiêu thụ hết khoảng 55% lượng wolfram, tuy
nhiên nhóm này lại sản xuất ra chỉ khoảng 5% tổng lượng cung toàn thế
giới, phần lớn nguồn cung đều đến từ Trung Quốc (khoảng 85% nguồn cung
và 62% trữ lượng thế giới)[ii].
Với hai loại còn lại, Trung Quốc cũng chiếm vị thế chủ chốt trong cung
cấp với khoảng 80% sản lượng bismuth và 97% sản lượng đất hiếm[iii].
“Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”, tuyên bố nổi tiếng này của Đặng Tiểu Bình năm 1992 cho thấy Trung Quốc coi các loại khoáng sản thiết yếu là một trong những vũ khí hàng đầu trong cuộc chiến kinh tế - chính trị hiện đại. Và thực tế là Trung Quốc đã và đang tân dụng tối đa loại vũ khí ấy để chiếm thế độc quyền trên thị trường nhằm tìm kiếm các lợi ích riêng cho quốc gia. Các nước cờ của Trung Quốc rất rõ ràng: triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thâu tóm các mỏ còn lại trên thế giới và sử dụng nguồn cung độc quyền như là một công cụ điều khiển giá cả cũng như ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.
“Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”, tuyên bố nổi tiếng này của Đặng Tiểu Bình năm 1992 cho thấy Trung Quốc coi các loại khoáng sản thiết yếu là một trong những vũ khí hàng đầu trong cuộc chiến kinh tế - chính trị hiện đại. Và thực tế là Trung Quốc đã và đang tân dụng tối đa loại vũ khí ấy để chiếm thế độc quyền trên thị trường nhằm tìm kiếm các lợi ích riêng cho quốc gia. Các nước cờ của Trung Quốc rất rõ ràng: triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thâu tóm các mỏ còn lại trên thế giới và sử dụng nguồn cung độc quyền như là một công cụ điều khiển giá cả cũng như ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.
Ngay từ thập niên 90 trở về trước, Trung Quốc đã sớm loại bỏ các đối thủ
cạnh tranh khỏi cuộc chơi khi quặng wolfram và đất hiếm giá rẻ của
Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới đã khiến cho hàng loạt mỏ tại
phương Tây, với chi phí sản xuất cao hơn, buộc phải đóng cửa[iv].
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang vươn tới các mỏ khác bên ngoài lãnh
thổ. Thí dụ như trong năm 2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tiếp cận
với Malaga, một công ty khai thác wolfram tại Nam Mỹ với mục đích thôn
tính nhưng không thành công. Nước này cũng mua lại hàng loạt các mỏ
quặng wolfram chất lượng thấp từ Châu Phi[v].
Tại Tây Úc, chính phủ Trung Quốc thông qua khoản đầu tư 366 triệu đô,
đã sở hữu phần lớn một mỏ đất hiếm có trữ lượng khá lớn của thế giới từ
Lynas Corp[vi] sau khi chính phủ Úc phủ quyết không cho Trung Quốc mua kiểm soát tập đoàn này.
Nước cờ tiếp theo trong chiến lược là siết chặt nguồn cung và đẩy mức giá lên cao đã bắt đầu được thực thi trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2003, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế xuất khẩu quặng wolfram. Trong 2007, áp thuế xuất khẩu 15% lên các sản phẩm từ wolfram và giới hạn mức hạn ngạch xuống 14,900 tấn trong năm[vii]. Kết quả là giá wolfram đã tăng gần gấp ba từ 2004 đến nay[viii]. Đối với bismuth, kịch bản tương tự cũng diễn ra khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngưng xuất khẩu kim loại này và áp dụng chính sách cấp giấy phép đối với bismuth vào năm 2006[ix] khiến giá bismuth tăng gấp 3 lần trong một năm sau đó[x].
Nước cờ tiếp theo trong chiến lược là siết chặt nguồn cung và đẩy mức giá lên cao đã bắt đầu được thực thi trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2003, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế xuất khẩu quặng wolfram. Trong 2007, áp thuế xuất khẩu 15% lên các sản phẩm từ wolfram và giới hạn mức hạn ngạch xuống 14,900 tấn trong năm[vii]. Kết quả là giá wolfram đã tăng gần gấp ba từ 2004 đến nay[viii]. Đối với bismuth, kịch bản tương tự cũng diễn ra khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngưng xuất khẩu kim loại này và áp dụng chính sách cấp giấy phép đối với bismuth vào năm 2006[ix] khiến giá bismuth tăng gấp 3 lần trong một năm sau đó[x].
Lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã giảm từ 60,000 tấn năm 2002
xuống 45,000 tấn năm 2008 khiến giá của kim loại này tăng gấp đôi trong
khoảng thời gian tương ứng[xi].
Cuối năm 2010, cuộc khủng hoảng đất hiếm của thế giới đã nổ ra khi
Trung Quốc ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Giá
đất hiếm sau đó đã tăng vọt lên gấp 3 chỉ trong 3 tuần trong tháng 6 năm
2011[xii].
Thế giới tìm cách thoát khỏi thòng lọng độc quyền
Chiến lược độc quyền hóa khoáng sản quý của Trung Quốc rõ ràng đang phát huy tác dụng. Chiếc thòng lọng đã được treo lên và chỉ chờ các nạn nhân chui đầu vào. Điều này tạo nên mối lo thực sự trong cộng đồng thế giới. Việc hóa giải thế cờ này không dễ dàng và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nước. Theo cách nói của Dân biểu Hạ viện Mỹ Donald Manzullo, Chủ tịch Tiểu ban về quan hệ đối ngoại khu vực châu Á Thái Bình Dương, là “thật không may là quy mô của cuộc khủng hoảng này rất lớn và chỉ có sự phối hợp chung tay tầm cỡ quốc gia mới có thể giúp chúng ta thoát ra được”[xiii].
Thế giới tìm cách thoát khỏi thòng lọng độc quyền
Chiến lược độc quyền hóa khoáng sản quý của Trung Quốc rõ ràng đang phát huy tác dụng. Chiếc thòng lọng đã được treo lên và chỉ chờ các nạn nhân chui đầu vào. Điều này tạo nên mối lo thực sự trong cộng đồng thế giới. Việc hóa giải thế cờ này không dễ dàng và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nước. Theo cách nói của Dân biểu Hạ viện Mỹ Donald Manzullo, Chủ tịch Tiểu ban về quan hệ đối ngoại khu vực châu Á Thái Bình Dương, là “thật không may là quy mô của cuộc khủng hoảng này rất lớn và chỉ có sự phối hợp chung tay tầm cỡ quốc gia mới có thể giúp chúng ta thoát ra được”[xiii].
Trước ảnh hưởng quá lớn của chính sách về khoảng sản của Trung Quốc, các
nước còn lại đã có nhiều động thái nhằm chống lại các tác động bất lợi
của chính sách này. Mỹ, Nhật và Liên minh châu Âu đã đệ đơn yêu cầu Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) tiến hành điều tra các chính sách thắt
chặt xuất khẩu liên quan đến đất hiếm của Trung Quốc và WTO đã chấp
thuận mở cuộc điều tra trong năm 2012[xiv].
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thương mại quốc tế, Trung Quốc khó
thua trong vụ kiện này vì họ có thể viện đến các tiêu chuẩn về môi
trường và chuẩn mực công nghiệp để biện minh cho việc giảm sản lượng
khai thác nội địa.
Quan trọng hơn là việc xúc tiến tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Hiện nay, hoạt động này đang được đẩy mạnh như là một nước cờ chiến lược để phá thế độc quyền của Trung Quốc. Ví dụ như Nhật Bản đang tiến hành dự án khai thác đất hiếm tại Quebec và tìm kiếm các nguồn đất hiếm ở Việt Nam[xv]. Một hướng khác nữa cũng đang được nhiều nước quan tâm là nghiên cứu cách khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương[xvi]; Tập đoàn Lynas của Úc đang mở lại một mỏ đất hiếm khác ở Nam Phi[xvii]. Các phản ứng tương tự cũng xuất hiện để đối phó với thòng lọng khoáng sản của Trung Quốc đối với wolfram và bismuth. EMC Metals, một công ty khai thác mỏ wolfram của Mỹ đang tiến hành mở lại mỏ Springer tại Nevada trong năm 2013[xviii]. Núi Pháo, một mỏ wolfram và bismuth thuộc hạng lớn nhất nhì thế giới cũng đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm nay.
Quan trọng hơn là việc xúc tiến tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Hiện nay, hoạt động này đang được đẩy mạnh như là một nước cờ chiến lược để phá thế độc quyền của Trung Quốc. Ví dụ như Nhật Bản đang tiến hành dự án khai thác đất hiếm tại Quebec và tìm kiếm các nguồn đất hiếm ở Việt Nam[xv]. Một hướng khác nữa cũng đang được nhiều nước quan tâm là nghiên cứu cách khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương[xvi]; Tập đoàn Lynas của Úc đang mở lại một mỏ đất hiếm khác ở Nam Phi[xvii]. Các phản ứng tương tự cũng xuất hiện để đối phó với thòng lọng khoáng sản của Trung Quốc đối với wolfram và bismuth. EMC Metals, một công ty khai thác mỏ wolfram của Mỹ đang tiến hành mở lại mỏ Springer tại Nevada trong năm 2013[xviii]. Núi Pháo, một mỏ wolfram và bismuth thuộc hạng lớn nhất nhì thế giới cũng đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm nay.
Quân cờ Việt Nam trên bàn cờ khoáng sản
Việt Nam có lợi thế về nguồn khoáng sản đa dạng và dồi dào, đặc biệt là
các khoáng sản quý hiếm. Điển hình nhất trong số đó là các mỏ đất hiếm
phần lớn nằm trong tỉnh Lai Châu và các tỉnh Tây Bắc, bao gồm Nậm Xe,
Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Tổng trữ
lượng tài nguyên tại các mỏ này được cho là trên 16 triệu tấn oxit đất
hiếm[xix], nhiều hơn cả trữ lượng này ở Mỹ là 13 triệu tấn (Mỹ từng là một cường quốc về đất hiếm)[xx].
Wolfram và bismuth cũng bắt đầu được tìm thấy ở một số tỉnh phía bắc,
trong đó mỏ Núi Pháo (Thái Nguyên) được coi là mỏ đa kim có trữ lượng
thuộc hàng lớn nhất thế giới với các khoáng sản quý chủ lực như wolfram,
florit và bismuth.
Nhờ lợi thế này, Việt Nam đang được nhìn nhận là một quân cờ quan trọng trong nỗ lực phá thế thòng lọng độc quyền của Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc chơi thông qua các hình thức hợp tác với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ[xxi].
Cụ thể là trong năm 2012, Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm với nhiệm vụ phát triển công nghệ khai thác đất hiếm tại Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến dất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao với mục tiêu đạt công suất 10.000 tấn/năm ô xít đất hiếm[xxii]. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo cũng đã chính thức đi vào khai thác trong năm nay.
Nhờ lợi thế này, Việt Nam đang được nhìn nhận là một quân cờ quan trọng trong nỗ lực phá thế thòng lọng độc quyền của Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc chơi thông qua các hình thức hợp tác với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ[xxi].
Cụ thể là trong năm 2012, Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm với nhiệm vụ phát triển công nghệ khai thác đất hiếm tại Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến dất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao với mục tiêu đạt công suất 10.000 tấn/năm ô xít đất hiếm[xxii]. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo cũng đã chính thức đi vào khai thác trong năm nay.
Dĩ nhiên, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dễ ngồi nhìn Việt Nam “lên
hạng”. Với chủ tâm thâu tóm thị trường khoáng sản thế giới, dĩ nhiên là
Trung Quốc sẽ khó có thể bỏ qua các mỏ khoáng sản của Việt Nam. Với
chiến lược đã áp dụng ở nhiều nước, một mặt, các công ty Trung Quốc có
thể áp dụng các phương pháp truyền thống như thu mua lại nguồn quặng từ
Việt Nam cả thông qua chính nghạch và nhập lậu như lâu nay vẫn đang diễn
ra; đầu tư, mua lại các mỏ; thăm dò và phát triển các dự án mới tại
Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng ưu thế độc quyền của
mình để chèn ép các công ty khoáng sản Việt Nam trên thị trường thế giới
cũng như gây áp lực lên các đối tác khác nhằm giành lại lợi thế về tay
mình. Liệu Trung Quốc có dùng các gọng kìm này để “bóp” Việt Nam hay
không và Việt Nam có thoát khỏi các gọng kìm này hay không thì chỉ có hạ
hồi phân giải.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/khoang-san-quy-va-chiec-thong-long-cua-nguoi-khong-lo/1702285.html
[i] Tungsten – The story of indispensable metal by Mildred Gwin Andrews – Pg 19
[ii] http://www.metalinvestmentnews.com/tungsten-shortage-to-benefit-playfair/ và http://www.kitco.com/ind/MetalsReport/20130416.html
[iv]http://www.kitco.com/ind/MetalsReport/20130416.html và http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/11/20/the-us-needs-rare-earth-independence-from-china và http://www.usnews.com/news/national/articles/2009/07/01/americas-new-energy-dependency-chinas-metals
[v] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[vi]http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/11/20/the-us-needs-rare-earth-independence-from-china và http://www.usnews.com/news/national/articles/2009/07/01/americas-new-energy-dependency-chinas-metals
[vii] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[viii] USGS Data :
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
[ix] Global Bismuth Metal Market by Metalworld 2009
[x] USGS Data :
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
[xi] Xem tại:
http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/11/20/the-us-needs-rare-earth-independence-from-china
http://www.usnews.com/news/national/articles/2009/07/01/americas-new-energy-dependency-chinas-metals
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/11/20/the-us-needs-rare-earth-independence-from-china
http://www.usnews.com/news/national/articles/2009/07/01/americas-new-energy-dependency-chinas-metals
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
[xii] http://security.blogs.cnn.com/2011/09/22/with-chinese-monopoly-u-s-should-create-rare-mineral-reserve/ và http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/2011/06/23/Rare-earth-minerals-prices-skyrocket/UPI-76601308849756/
[xiii] http://security.blogs.cnn.com/2011/09/22/with-chinese-monopoly-u-s-should-create-rare-mineral-reserve/ và http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/2011/06/23/Rare-earth-minerals-prices-skyrocket/UPI-76601308849756/
[xvi] http://www.electricmetalsinc.com/800594174/new-mining-projects-aim-to-ease-rare-earth-concerns/
[xix] http://vampro.vn/cong-trinh-khoa-hoc/tai-nguyen-khoang-san/tong-quan-ve-dat-hiem-viet-nam.aspx
[xxii] http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/76909/khanh-thanh-trung-tam-nghien-cuu-dat-hiem-tai-ha-noi.html và http://www.vinacomin.vn/vi/news/Tin-tuc-Vinacomin/Cong-ty-CP-dat-hiem-Lai-Chau-quan-ly-toan-bo-mo-dat-hiem-lon-nhat-Viet-Nam-2874.html
TUỆ VÂN * KHÔNG THỂ NHƯ CÂY CỎ
Con Người Không Thể Để Bị Vo Tròn Bóp Méo Như Cây Cỏ Trong Ống Trong Bầu (có âm thanh)
Tuệ Vân
tamthucviet.com
July 16, 2013
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
July 16, 2013
Tuệ Vân
tamthucviet.com
July 16, 2013
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
Từ
ngày chế độ cộng sản thiết lập trên toàn cỏi Việt Nam, đã có những câu
chuyện kể về những con người mới xã hội chủ nghĩa với đặc tính hung bạo,
tàn nhẫn, ác độc và vô cảm. Những câu chuyện mà không ai có thể tin là
đã xẩy ra trên một đất nước mà con người trước đây vốn hiền hoà, nhân
bản, nhiều tình cảm.
Những câu chuyện làm bàng hoàng con người:
Câu chuyện một người ở Thanh Hóa kể thời
chiến tranh, cán bộ đảng đã khuyến khích thanh niên xung phong gần gạnh
nhau để giải quyết nhu cầu sinh lý, rồi những bào thai tựu hình đã được
trục ra để ngâm rượu cho lãnh đạo uống, gọi là tăng cường sức khỏe cho
lãnh đạo để họ tích cực đóng góp vào việc hướng dẫn cuộc đấu tranh chống
Mỹ Ngụy. Câu chuyện xích bộ đội vào súng lớn để những người lính này
phải quyết tử trong trận đánh. Hay câu chuyện quân Cộng
sản tàn sát trên 5000 ngàn người dân Huế vô tội trong trận đánh Mậu
Thân 1968, và xử tử hết những người bộ đội tập kết muốn ở lại miền Nam
thay vì trở về miền Bắc.
Từ
ngày Hà nội mở cửa ra ngoài, những sinh hoạt mọi mặt của con người dưới
chế độ cộng sản lại càng rõ nét hơn. Những câu chuyện thật, do những
người trong nước viết ra và đưa lên mạng toàn cầu hay là do người về
thăm nhà tường thuật, một lần nữa lại làm người nghe choáng váng với
những hình ảnh hiếm thấy trên thế giới nhưng lại thông thường tại Việt
Nam.
Câu
chuyện bà bán hàng ăn ở Hà Nội mắng xa xả khách vào mua vì khách xin bà
thêm ớt, thêm rau cho bát phở. Chuyện lũ trẻ con chửi thề và hung dữ
với người lớn đi ngang đường vì đã nhìn chúng nó. Chuyện các nữ sinh kéo
băng đảng đánh bạn, cắt tóc bạn, lột quần áo bạn, rồi tung clip video
quay trận đánh lên mạng như một chiến công. Chuyện một bà trưởng phòng
trong nước đưa gia đình đi ngoại quốc chơi, đến một tiệm ăn bán thịt
nướng xiên cây. Khi tiệm tính tiền qua cách đếm những cây xiên thịt đã
ăn, cô con gái của bà đã ném một số cây xiên xuống dưới gầm bàn để khỏi
bị tính tiền. Khi về nước, bà mẹ lấy làm
hãnh diện về sự khôn ngoan của cô con gái cho nên đã kể lại với các bạn
bè. Chuyện những người dân Hà Nội đi xem chợ hoa Nhật Bản rồi phá tan
chợ hoa qua việc bẻ lấy các nhánh hoa tươi đẹp đem về, vân vân.
Từ những ngày đầu hình thành chế độ chuyên chính vô sản cho đến sau ngày thống trị toàn quốc, ngoài những chính sách ác độc vô nhân tính, cướp đoạt đất đai tài sản của
dân, nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc, chế độ cộng sản Việt Nam đã
không để lại một ưu điểm nào trên mặt xây dựng đất nước cũng như phát
triển văn hoá đạo đức dân tộc.
Nói
đến chế độ cộng sản Việt Nam là người dân chỉ nhớ đến những cuộc đấu tố
tàn khốc với những cuộc xử tử hay hành hạ dã man những thành phần
bị xếp vào hàng điạ chủ một cách tuỳ tiện, những sự khích động giới vô
sản miền Bắc miền Trung giết người man rợ, sự trấn áp trí thức sống thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Còn ngày nay,
dưới chế độ CS biến thái thành tư bản, thì các công cụ bạo lực như quân
đội công an được dùng để trấn áp
bỏ tù người yêu nước, cưỡng chế cướp đất cướp đầm của nông dân để bán
cho tài phiệt. Cán bộ quyền chức và tay chân trục lợi bằng cách độc
quyền xuất cảng thanh niên ra nước ngoài lao động
thay vì phát triển công việc làm trong nước, tổ chức bán gái Việt Nam
lấy chồng nước ngoài hy vọng thoát cuộc sống lầm than cơ cực, bán trẻ
nít ra các nước lân bang phục vụ kỹ nghệ ấu dâm…Kể ra không xíết.
Cũng
có một số người biện hộ cho chế độ rằng những hiện tượng này chỉ là do
những tiêu cực khó tránh khi tiếp xúc với thế giới tư bản. Nhưng một câu
chuyện nhỏ gần đây viết lại bởi một người sống, trưởng thành và già đi
trong chế độ CS tử thời toàn trị đến nay đã chỉ thẳng ra cho người đọc
thấy cuộc sống trong xã hội VN mấy chục năm qua dưới chế độ đỉnh cao chế
độ loại người Hồ chí Minh dựng lên là như thế. Đó là câu chuyện “Hãy
trả lại rổ tép khô cho tôi!” của Trần Thành Nam, một người nay trên tám
mươi tuổi. Sự yên lặng chịu đựng, sống với hy vọng một tương lai tốt
đẹp, đã chấm dứt, bằng câu chuyện đơn giản kể về một cô bé bán tép khô
trên một chuyến tầu liên vận ra Bắc.
Trên chuyến tầu do sự va chạm qua lại, rổ tép khô của cô bé bị rơi và đổ xuống
sàn tàu. Cô bé luống cuống quì xuống gom vội tép lại. Cùng lúc đó có
nhiều người xúm đến. Nhưng thay vì bốc tép khô vào rổ cho cô bé, họ đã
vơ những nắm tép khô vương vải trên sàn tàu cho vào những cái túi riêng
của họ. Và rồi mọi người thản nhiên bỏ đi như không có gì xảy ra. Những
hành khách trong toa tàu, chứng kiến toàn bộ chuyện đó cũng làm ngơ,
không ai nói gì, xem như chuyện bình thường. Chỉ riêng cô bé đứng co ro
thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Và tác giả,
người trí thức có chút suy nghĩ nhưng tin tưởng ở chế độ và chủ nghĩa
cũng đã yên lặng cho tới bây giờ, mới thú nhận trong bài viết rằng, cũng
“từ hôm đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong ông.”
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, tục ngữ ta đã nói. Những
câu chuyện trải dài nhiều năm đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về bản
chất của đảng cộng sản và chế độ chuyên chính vô sản Việt Nam do Hồ chí
Minh dựng nên. Dưới chế độ đó, dù sự nín nhịn chịu đựng là vì hèn yếu,
hay vì hy vọng trong ảo tưởng một tương lai tốt
đẹp hơn khi “cách mạng thành công,” cũng đều có cùng một kết quả là
cuộc sống không ra sống, vì mình không phải là mình. Câu chuyện “Hãy trả
lại rổ tép khô” xuất hiện chậm
mấy chục năm, nhưng nó là một biểu hiện của một tinh thần mới đang
chuyển động xã hội Việt Nam và lung lay chế độ CS biến thái hiện tại:
Không phải là hy vọng hão huyền ở tương lai mà là cụ thể cần có ngay hiện tại. Không chờ mong ở những bênh vực hay phát biểu đòi hỏi chung chung của những nhà chính trị “có môn bài” nghe sướng tai rồi bỏ. Đoàn
Văn Vươn, Việt Khang, Nguyễn Đắc Kiên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương
Uyên và nhiều người dân vô danh ở làng Trịnh Nguyễn đứng lên hành xử
quyền làm người của mình hay là bảo vệ quyền lợi của mình, là những dấu
chứng của chuyển động mới, thực tế và hiệu quả.
Con người không thể chịu ép dài trong ống, không thể chịu uốn mình thành tròn trong bầu, như cây cỏ.
July 16, 2013
TRẦN THÀNH NAM * HÃY TRẢ LẠI
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
Trần Thành Nam (Danlambao)
- Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con
người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc
cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân
cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người
Việt đã bị đánh mất ra sao?
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp
cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng
gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh
nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của
“những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và
đồng đội của họ…
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm
cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý
nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng
tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất
trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”…
Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về
cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80%
lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số
20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!
Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh,
đã biết rõ, thấy rõ, chứng kiến bom đạn là gì, đổ xương máu hay mất mạng
sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được
sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào. Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đã
phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào
và hầm cá nhân cho mình để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung
và một cái hầm cá nhân của mình – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rõ
ràng, từng đứa từng chỗ…
Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì… Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…
Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì… Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…
Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đã tình nguyện) vì một lý do: học
giỏi. Vì thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới
tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm
tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đã quyết định ở lại trời Âu,
với một sự thực nữa: những gì đã và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên
các nước Đông Âu đó, đã làm “con người lý tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng
vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp.
Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập
sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó
của tôi vẫn còn mở…
Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên
cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất
ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi
cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm
quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra
trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông
Âu.
Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế
cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở
mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm.
Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là
đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta
thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi
hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có
một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi
lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu,
ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng
lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”,
tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc
đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người
bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé
gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người
không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi
riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào!
Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ,
như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay
ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên
cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ
ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô
bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách
trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng
làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất
nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ
trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì
tôi chứng kiến và trải nghiệm.
Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi
không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để
“học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của
tôi. Nhưng tôi lại sợ mình sẽ chạy mãi. Sẽ không bao giờ quay trở lại
đất nước này nữa. Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên
trong đời. Tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế?” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ thì chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”.
Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao,
giống như người vượt biên vậy, xã hội coi là những kẻ phản bội, và ai
cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đình mãi mãi, vì hạnh phúc
của những người ra đi.
Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn
thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ
lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi
và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng
nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để
ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ
của cô bé trên tầu…
Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi gì nữa mà nhất nhất làm theo ý tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn.
Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi
thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ
thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình
ngừời thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước
làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái Neo đó
đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện
khác…
Câu chuyện chính ở đây là… những cái rổ tép bị cướp đi kia!
Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi
đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp
trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi
người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức
người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho
nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân
cách người Việt như xưa nữa hay không?
Đó là câu hỏi tôi đã thảo luận với các bạn trẻ sáng nay.
Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...
Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đã được
gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận
ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi.
Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
TUỆ VÂN * KHÔNG THỂ NHƯ CÂY CỎ
Con Người Không Thể Để Bị Vo Tròn Bóp Méo Như Cây Cỏ Trong Ống Trong Bầu (có âm thanh)
Tuệ Vân
tamthucviet.com
July 16, 2013
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
July 16, 2013
Tuệ Vân
tamthucviet.com
July 16, 2013
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
Từ
ngày chế độ cộng sản thiết lập trên toàn cỏi Việt Nam, đã có những câu
chuyện kể về những con người mới xã hội chủ nghĩa với đặc tính hung bạo,
tàn nhẫn, ác độc và vô cảm. Những câu chuyện mà không ai có thể tin là
đã xẩy ra trên một đất nước mà con người trước đây vốn hiền hoà, nhân
bản, nhiều tình cảm.
Những câu chuyện làm bàng hoàng con người:
Câu chuyện một người ở Thanh Hóa kể thời
chiến tranh, cán bộ đảng đã khuyến khích thanh niên xung phong gần gạnh
nhau để giải quyết nhu cầu sinh lý, rồi những bào thai tựu hình đã được
trục ra để ngâm rượu cho lãnh đạo uống, gọi là tăng cường sức khỏe cho
lãnh đạo để họ tích cực đóng góp vào việc hướng dẫn cuộc đấu tranh chống
Mỹ Ngụy. Câu chuyện xích bộ đội vào súng lớn để những người lính này
phải quyết tử trong trận đánh. Hay câu chuyện quân Cộng
sản tàn sát trên 5000 ngàn người dân Huế vô tội trong trận đánh Mậu
Thân 1968, và xử tử hết những người bộ đội tập kết muốn ở lại miền Nam
thay vì trở về miền Bắc.
Từ
ngày Hà nội mở cửa ra ngoài, những sinh hoạt mọi mặt của con người dưới
chế độ cộng sản lại càng rõ nét hơn. Những câu chuyện thật, do những
người trong nước viết ra và đưa lên mạng toàn cầu hay là do người về
thăm nhà tường thuật, một lần nữa lại làm người nghe choáng váng với
những hình ảnh hiếm thấy trên thế giới nhưng lại thông thường tại Việt
Nam.
Câu
chuyện bà bán hàng ăn ở Hà Nội mắng xa xả khách vào mua vì khách xin bà
thêm ớt, thêm rau cho bát phở. Chuyện lũ trẻ con chửi thề và hung dữ
với người lớn đi ngang đường vì đã nhìn chúng nó. Chuyện các nữ sinh kéo
băng đảng đánh bạn, cắt tóc bạn, lột quần áo bạn, rồi tung clip video
quay trận đánh lên mạng như một chiến công. Chuyện một bà trưởng phòng
trong nước đưa gia đình đi ngoại quốc chơi, đến một tiệm ăn bán thịt
nướng xiên cây. Khi tiệm tính tiền qua cách đếm những cây xiên thịt đã
ăn, cô con gái của bà đã ném một số cây xiên xuống dưới gầm bàn để khỏi
bị tính tiền. Khi về nước, bà mẹ lấy làm
hãnh diện về sự khôn ngoan của cô con gái cho nên đã kể lại với các bạn
bè. Chuyện những người dân Hà Nội đi xem chợ hoa Nhật Bản rồi phá tan
chợ hoa qua việc bẻ lấy các nhánh hoa tươi đẹp đem về, vân vân.
Từ những ngày đầu hình thành chế độ chuyên chính vô sản cho đến sau ngày thống trị toàn quốc, ngoài những chính sách ác độc vô nhân tính, cướp đoạt đất đai tài sản của
dân, nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc, chế độ cộng sản Việt Nam đã
không để lại một ưu điểm nào trên mặt xây dựng đất nước cũng như phát
triển văn hoá đạo đức dân tộc.
Nói
đến chế độ cộng sản Việt Nam là người dân chỉ nhớ đến những cuộc đấu tố
tàn khốc với những cuộc xử tử hay hành hạ dã man những thành phần
bị xếp vào hàng điạ chủ một cách tuỳ tiện, những sự khích động giới vô
sản miền Bắc miền Trung giết người man rợ, sự trấn áp trí thức sống thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Còn ngày nay,
dưới chế độ CS biến thái thành tư bản, thì các công cụ bạo lực như quân
đội công an được dùng để trấn áp
bỏ tù người yêu nước, cưỡng chế cướp đất cướp đầm của nông dân để bán
cho tài phiệt. Cán bộ quyền chức và tay chân trục lợi bằng cách độc
quyền xuất cảng thanh niên ra nước ngoài lao động
thay vì phát triển công việc làm trong nước, tổ chức bán gái Việt Nam
lấy chồng nước ngoài hy vọng thoát cuộc sống lầm than cơ cực, bán trẻ
nít ra các nước lân bang phục vụ kỹ nghệ ấu dâm…Kể ra không xíết.
Cũng
có một số người biện hộ cho chế độ rằng những hiện tượng này chỉ là do
những tiêu cực khó tránh khi tiếp xúc với thế giới tư bản. Nhưng một câu
chuyện nhỏ gần đây viết lại bởi một người sống, trưởng thành và già đi
trong chế độ CS tử thời toàn trị đến nay đã chỉ thẳng ra cho người đọc
thấy cuộc sống trong xã hội VN mấy chục năm qua dưới chế độ đỉnh cao chế
độ loại người Hồ chí Minh dựng lên là như thế. Đó là câu chuyện “Hãy
trả lại rổ tép khô cho tôi!” của Trần Thành Nam, một người nay trên tám
mươi tuổi. Sự yên lặng chịu đựng, sống với hy vọng một tương lai tốt
đẹp, đã chấm dứt, bằng câu chuyện đơn giản kể về một cô bé bán tép khô
trên một chuyến tầu liên vận ra Bắc.
Trên chuyến tầu do sự va chạm qua lại, rổ tép khô của cô bé bị rơi và đổ xuống
sàn tàu. Cô bé luống cuống quì xuống gom vội tép lại. Cùng lúc đó có
nhiều người xúm đến. Nhưng thay vì bốc tép khô vào rổ cho cô bé, họ đã
vơ những nắm tép khô vương vải trên sàn tàu cho vào những cái túi riêng
của họ. Và rồi mọi người thản nhiên bỏ đi như không có gì xảy ra. Những
hành khách trong toa tàu, chứng kiến toàn bộ chuyện đó cũng làm ngơ,
không ai nói gì, xem như chuyện bình thường. Chỉ riêng cô bé đứng co ro
thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Và tác giả,
người trí thức có chút suy nghĩ nhưng tin tưởng ở chế độ và chủ nghĩa
cũng đã yên lặng cho tới bây giờ, mới thú nhận trong bài viết rằng, cũng
“từ hôm đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong ông.”
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, tục ngữ ta đã nói. Những
câu chuyện trải dài nhiều năm đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về bản
chất của đảng cộng sản và chế độ chuyên chính vô sản Việt Nam do Hồ chí
Minh dựng nên. Dưới chế độ đó, dù sự nín nhịn chịu đựng là vì hèn yếu,
hay vì hy vọng trong ảo tưởng một tương lai tốt
đẹp hơn khi “cách mạng thành công,” cũng đều có cùng một kết quả là
cuộc sống không ra sống, vì mình không phải là mình. Câu chuyện “Hãy trả
lại rổ tép khô” xuất hiện chậm
mấy chục năm, nhưng nó là một biểu hiện của một tinh thần mới đang
chuyển động xã hội Việt Nam và lung lay chế độ CS biến thái hiện tại:
Không phải là hy vọng hão huyền ở tương lai mà là cụ thể cần có ngay hiện tại. Không chờ mong ở những bênh vực hay phát biểu đòi hỏi chung chung của những nhà chính trị “có môn bài” nghe sướng tai rồi bỏ. Đoàn
Văn Vươn, Việt Khang, Nguyễn Đắc Kiên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương
Uyên và nhiều người dân vô danh ở làng Trịnh Nguyễn đứng lên hành xử
quyền làm người của mình hay là bảo vệ quyền lợi của mình, là những dấu
chứng của chuyển động mới, thực tế và hiệu quả.
Con người không thể chịu ép dài trong ống, không thể chịu uốn mình thành tròn trong bầu, như cây cỏ.
July 16, 2013
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤY
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤY
NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤYNguyễn Thiện Nhân (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1953-) là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước; ông được báo chí Việt Nam ca ngợi như một chính trị gia hàng đầu có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt.[1] Ông nói tốt tiếng Anh[2]
Xuất thân Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, cha ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành.[3][4][5] Ông đã học tập tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (Đức và Hoa Kỳ).[6] Năm 1980 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam[6], từ đây ông hoạt động trong nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị.[6]
Nghiên cứu, học tập và tham gia chính trị
- Ngay sau khi học xong trung học, ông đi bộ đội và phục vụ từ tháng 6 năm 1970 đến tháng 3 năm 1983: ông lần lượt được phong quân hàm thiếu úy năm 1976, trung úy năm 1980, thượng úy năm 1982. Ông được cử đi du học đại học và làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg – Cộng hòa Dân chủ Đức (1972-1979).[cần dẫn nguồn]
- Năm 1979 ông tốt nghiệp tiến sĩ ngành Điều khiển học tại Cộng hòa Dân chủ Đức.[cần dẫn nguồn]
- Năm 1980, ông là nghiên cứu viên tại Viện Vũ khí có Điều khiển thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự, Tổng Cục Kỹ thuật, Bộ quốc phòng (nay là Viện Tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự) cho đến năm 1983.[7]
- Từ năm 1983, ông làm giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1985, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, Trưởng Ban Khoa học Kỹ thuật Thành đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn.[8]
- Năm 1988, ông được trở lại Cộng hoà Dân chủ Đức làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam với vai trò tuỳ viên giáo dục; rồi theo học về kinh tế thị trường tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg.[7]
- Năm 1991, ông giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh[9], ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý Công nghiệp.
- Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ du học chương trình Thạc sĩ Quản trị Công cộng (tiếng Anh: Master of Public Administration), chuyên ngành Tài chính công (tiếng Anh: Public Finance), tại Viện Đại học Oregon, theo chương trình học bổng Fulbright; khóa đào tạo Chuyên gia Thẩm định Dự án Đầu tư tại Viện Đại học Harvard. Quá trình du học ở nước ngoài này cùng với quá trình học tập trước đó đã giúp cho ông thu được nhiều kinh nghiệm và được đánh giá cao về kinh nghiệm quản lý kinh tế.[5][10]
Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tương VC: tiến sĩ giấy
Phó Thủ Tương VN Nguyễn Thiện Nhân lấy Ph.D 14 năm TRƯỚC khi trường thành lập
Theo Tự Điển Bách Khoa Wikipedia, bản tiếng Anh và tiếng Việt, đều xác nhận ông Nhân lấy Ph.D vào năm 1979.
tham chiếu :
From Wikipedia, the free encyclopedia
The Otto-von-Guericke University Magdeburg (German:
Otto-von-Guericke-Universität Magdeburg) was founded in 1993 and is one
of the youngest universities in Germany. The university in Magdeburg has
about 14,000 students in nine faculties. There are 11,700 papers
published in international journals from this institute. [1]
It is named after the physicist (and mayor of Magdeburg) Otto von
Guericke, famous for his experiments with the Magdeburg hemispheres.
The former Technical University Magdeburg (Technische Hochschule
Magdeburg), a Teacher Training College and a Medical School were
absorbed into the university when it was created. The university now
composes nine faculties.
Raila Odinga, Former Prime Minister of Kenya, is an alumnus of the
former Technical University. Professor Dr. Nguyen Thien Nhan, current
Vietnam's Deputy Prime Minister and Minister of Education &
Training, is also an alumnus of the former Technical University. Dr.
Rumiana Jeleva, former Minister of Foreign Affairs of Bulgaria
(2009–2010), earned a PhD degree in sociology at the Otto-von-Guericke
University Magdeburg
http://en.wikipedia.org/wiki/Nguyen_Thien_Nhan và
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Thi%E1%BB%87n_Nh%C3%A2n
Bản tiếng Anh thì nói rõ hơn chút:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Thi%E1%BB%87n_Nh%C3%A2n
Bản tiếng Anh thì nói rõ hơn chút:
"He got a PhD in cybernetics at the Otto-von- Guericke University Magdeburg in East Germany in 1979"
Nhưng khi tôi clicked vào tên trường thì mới biết:
von Guericke University Magdeburg
cybernetics tại trường Đại Học Ma này
Bổ túc về trường đại học Otto von Guericke tại tỉnh MagdeburgCHLB Đức (nơi xuất thân của Nguyễn thiện Nhân ,bộ trưởng bộ
giáo dục ,nếu quả thật ông ta có cầm sách bút đi học )
Đại học này được thanh lập năm 1993, so với những đại họckhác với hàng trăm năm tuổi ,là loại con nít mặc quần thủng đít.
Đại học có đủ môn học từ khoa học nhân văn tới khoa học kỹ thuật.
Học vị Ph.D là học vị không có ở bất cứ đại học Đức nào.
Hai học vị cao nhất của các đại học Đức là bằng tiến sỹ (Doktor,Dr.) và thạc sỹ (Dr. habil.)
Thạc sỹ là những tiến sỹ đã chứng tỏ mình có khả năng dạy học, nghiên cứu hay hướng dẫn một chương trình khoa học.Những người
này có thể trở thành giáo sư đại học (Professor).
Xin chú ý : Dr. habil
là chức hay học vị đươc đại học cấp,còn Prof. là chức do quốc gia
cấp.Vì vậy có những người suốt đời là Dr. habil. mà không bao giờ thành
Prof, cả ,vì quốc gia không cần họ. Muốn học để trở thành thạc sỹ phải
có quốc tịch Đức. Xuất thân ở đại học Đức mà đưa ra học vị Ph. D. thì
hoặc là muốn cho người khác dễ đánh giá ,hoặc muốn cho oai,hoặc muốn lòe
đời chơi.
Đại học Otto von Guericke giảng dậy cả trăm môn học khác nhau.
Không hiểu anh chàng Nguyễn thiện Nhân đã học cái gì ở đây ?
Khả năng Đức ngữ tới trình độ nào ? Vì muốn đạt được học vị tiến
sỹ (Dr.) phải có đủ chữ để viết luận án .
Theo bảng Ranking các đại học Đức thì đại học Otto von Guericke là
đại học hạng bét.không có tên trong sổ 10 đại học danh tiếng nhất
nước Đức.
So sánh về các môn học khác ( vì quá nhiều môn nên tôi chỉ chọn tiêu
biểu hai ba môn ) :
Quản trị xí nghiệp thì xếp hạng bét ( thứ 58 trong số 58 đại học được
chọn )
số khoảng 100 đại học được chọn lựa)
HNMINH v/v Ông tiến sỹ Nguyễn thiện Nhân
Các bạn thân mến,
Giống như HĐThọ,xưa nay tôi không hề để ý đến học lực của mười
mấy ông bà trong chính trị bộ, cùng với khoảng 1000 người trong trung
ương đảng ,vì thừa biết rằng rất nhiều người trong bọn họ chỉ có học
lực của anh học trò lớp ba trường làng,nhưng hỏi tới thì anh chị nào
cũng đưa ra một cái bằng tiến sỹ to .....bằng 10 lần cái.....mả mẹ thằng
ăn mày.
Nhưng vì có chuyện " tiến sỹ giấy Nguyễn thiện Nhân" ,nên Thuận nhờ tôi
coi kỹ lại xem có đúng không,kẻo tội cho ông ta.
Đọc kỹ tài liệu về trường đại học Otto von Guericke ở tỉnh Magdeburg,
thuộc miền của cộng sản Đông Đức ngày xưa ,thì cũng có vài điều khó
hiểu :
O. v. G. là tên một nhà vật lý học nổi tiêng thế giới.Cái thi nghiệm với quả
cầu Magdeburg ,mà chúng ta học năm đệ nhất là do ông này nghĩ ra.
Đại học Magdeburg là một đại học cổ.Nhưng không hiểu tại sao,sau
ngày thống nhất nước Đức vào năm 1991,tởi năm 1993 thì một đại học
mới lại được thành lập ở đây,mà không thấy ai nói tới chuyện giải tán đại học cũ.
Đại học mởi này hiên nay có 9 phân khoa,vởi khoảng 14.000 sinh viên.
Theo tài liệu thì Nguyễn th. Nh.,sinh ngày 12.06.53 tại Cà Mau đã học ngành
cybernetic ở đây vào năm 1979,nhưng chỉ nói là theo học,chứ không hề nói
là đã đạt được băng cấpgì (he is an alumnus of the former Technical University)
hay khảo cứu về môn gì,đề tài luận án ra sao ?
(con trai ông ta là Nguyễn thiện Nghĩa thì có đỗ tiền sý thực sự tại đại học này
vào thàng 1/2012).
Như vậy thì có thể hiểu rằng cái băng tiến sỹ hay Ph. D (xin nhắc lại rằng ở
nước Đức không có học vị này) của ông này là công trinh tuyên truyền... ưu
việt của đảng mà ra.
Ngoài ra tài liêu còn cho biết ông ta có đỗ MA tại Uniniversity of Oregon vào
năm 1993. Xin các bạn ở USA coi dùm xem cái đại học này thuộc loại gi?
Ngoaira ông ta còn có thêm một cái bằng về Investment Project Assessament
của đại học Harvard.
Tôi không hiểu nhiều về các đại học Mỹ,xin các bạn giảng nghiã dùm cho điều
này : Đại hoc Harvard là đại học dành cho các sinh viên thuộc loại thượng thừa,
giông như những Grandes Ecoles ở Paris.Không hiểu sao,từ mấy năm nay,mấy
anh chị có chút tiêng tăm ở VN,nhiều anh chị từ rừng rú chui ra,chìa bằng cấp
của Harvard ra dọa đời lia chia ông cụ. Chẳng lẽ Harvard cũng có một khu chuyên
môn bán bằng như ở VN,hay không chừng cũng có một đại học nào trùng danh?
Thân mến,
HNMINH
TRẦN VINH DỰ * KHÓANG SẢN QUÝ
Blog / Trần Vinh Dự
Khoáng sản quý và chiếc thòng lọng của người khổng lồ
Công nhân làm việc tại một mỏ kim loại đất hiếm tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vài thập kỷ trở lại
đây, khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là các loại có ứng dụng rộng rãi như
wolfram, bismuth và đất hiếm đang trở thành một con át chủ bài đối với
sự phát triển kinh tế và quốc phòng của mọi quốc gia. Từ chiếc điện
thoại, radio, máy tính, xe hơi cho đến những thiết bị tối tân như ra đa,
tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay phản lực, lò phản ứng hạt nhân, rất khó có
thể tìm được thiết bị nào không dùng các kim loại quý trên. Chất bán
dẫn trong các thiết bị điện tử làm từ đất hiếm, buồng đốt động cơ phản
lực chịu nhiệt cao bằng hợp kim wolfram cho đến vật liệu chuyên chở
nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân làm từ bismuth. Sở dĩ nền công
nghiệp hiện đại có thể sản xuất hàng loạt với tốc độ cao và giá thành
giảm đáng kể so với chỉ vài thập kỷ trước đây phần lớn là nhờ các mũi
khoan, máy cắt kim loại và chi tiết máy làm bằng hợp kim wolfram với độ
cứng và độ bền cao, cùng tính chịu nhiệt vượt trội[i].
Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm
Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm
Mặc dù nhu cầu thế giới hiện nay rất lớn nhưng nguồn cung các khoáng sản
này lại rất hạn chế và tập trung chủ yếu tại Trung Quốc. Theo thống kê,
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản tiêu thụ hết khoảng 55% lượng wolfram, tuy
nhiên nhóm này lại sản xuất ra chỉ khoảng 5% tổng lượng cung toàn thế
giới, phần lớn nguồn cung đều đến từ Trung Quốc (khoảng 85% nguồn cung
và 62% trữ lượng thế giới)[ii].
Với hai loại còn lại, Trung Quốc cũng chiếm vị thế chủ chốt trong cung
cấp với khoảng 80% sản lượng bismuth và 97% sản lượng đất hiếm[iii].
“Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”, tuyên bố nổi tiếng này của Đặng Tiểu Bình năm 1992 cho thấy Trung Quốc coi các loại khoáng sản thiết yếu là một trong những vũ khí hàng đầu trong cuộc chiến kinh tế - chính trị hiện đại. Và thực tế là Trung Quốc đã và đang tân dụng tối đa loại vũ khí ấy để chiếm thế độc quyền trên thị trường nhằm tìm kiếm các lợi ích riêng cho quốc gia. Các nước cờ của Trung Quốc rất rõ ràng: triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thâu tóm các mỏ còn lại trên thế giới và sử dụng nguồn cung độc quyền như là một công cụ điều khiển giá cả cũng như ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.
“Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”, tuyên bố nổi tiếng này của Đặng Tiểu Bình năm 1992 cho thấy Trung Quốc coi các loại khoáng sản thiết yếu là một trong những vũ khí hàng đầu trong cuộc chiến kinh tế - chính trị hiện đại. Và thực tế là Trung Quốc đã và đang tân dụng tối đa loại vũ khí ấy để chiếm thế độc quyền trên thị trường nhằm tìm kiếm các lợi ích riêng cho quốc gia. Các nước cờ của Trung Quốc rất rõ ràng: triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thâu tóm các mỏ còn lại trên thế giới và sử dụng nguồn cung độc quyền như là một công cụ điều khiển giá cả cũng như ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.
Ngay từ thập niên 90 trở về trước, Trung Quốc đã sớm loại bỏ các đối thủ
cạnh tranh khỏi cuộc chơi khi quặng wolfram và đất hiếm giá rẻ của
Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới đã khiến cho hàng loạt mỏ tại
phương Tây, với chi phí sản xuất cao hơn, buộc phải đóng cửa[iv].
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang vươn tới các mỏ khác bên ngoài lãnh
thổ. Thí dụ như trong năm 2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tiếp cận
với Malaga, một công ty khai thác wolfram tại Nam Mỹ với mục đích thôn
tính nhưng không thành công. Nước này cũng mua lại hàng loạt các mỏ
quặng wolfram chất lượng thấp từ Châu Phi[v].
Tại Tây Úc, chính phủ Trung Quốc thông qua khoản đầu tư 366 triệu đô,
đã sở hữu phần lớn một mỏ đất hiếm có trữ lượng khá lớn của thế giới từ
Lynas Corp[vi] sau khi chính phủ Úc phủ quyết không cho Trung Quốc mua kiểm soát tập đoàn này.
Nước cờ tiếp theo trong chiến lược là siết chặt nguồn cung và đẩy mức giá lên cao đã bắt đầu được thực thi trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2003, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế xuất khẩu quặng wolfram. Trong 2007, áp thuế xuất khẩu 15% lên các sản phẩm từ wolfram và giới hạn mức hạn ngạch xuống 14,900 tấn trong năm[vii]. Kết quả là giá wolfram đã tăng gần gấp ba từ 2004 đến nay[viii]. Đối với bismuth, kịch bản tương tự cũng diễn ra khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngưng xuất khẩu kim loại này và áp dụng chính sách cấp giấy phép đối với bismuth vào năm 2006[ix] khiến giá bismuth tăng gấp 3 lần trong một năm sau đó[x].
Nước cờ tiếp theo trong chiến lược là siết chặt nguồn cung và đẩy mức giá lên cao đã bắt đầu được thực thi trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2003, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế xuất khẩu quặng wolfram. Trong 2007, áp thuế xuất khẩu 15% lên các sản phẩm từ wolfram và giới hạn mức hạn ngạch xuống 14,900 tấn trong năm[vii]. Kết quả là giá wolfram đã tăng gần gấp ba từ 2004 đến nay[viii]. Đối với bismuth, kịch bản tương tự cũng diễn ra khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngưng xuất khẩu kim loại này và áp dụng chính sách cấp giấy phép đối với bismuth vào năm 2006[ix] khiến giá bismuth tăng gấp 3 lần trong một năm sau đó[x].
Lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã giảm từ 60,000 tấn năm 2002
xuống 45,000 tấn năm 2008 khiến giá của kim loại này tăng gấp đôi trong
khoảng thời gian tương ứng[xi].
Cuối năm 2010, cuộc khủng hoảng đất hiếm của thế giới đã nổ ra khi
Trung Quốc ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Giá
đất hiếm sau đó đã tăng vọt lên gấp 3 chỉ trong 3 tuần trong tháng 6 năm
2011[xii].
Thế giới tìm cách thoát khỏi thòng lọng độc quyền
Chiến lược độc quyền hóa khoáng sản quý của Trung Quốc rõ ràng đang phát huy tác dụng. Chiếc thòng lọng đã được treo lên và chỉ chờ các nạn nhân chui đầu vào. Điều này tạo nên mối lo thực sự trong cộng đồng thế giới. Việc hóa giải thế cờ này không dễ dàng và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nước. Theo cách nói của Dân biểu Hạ viện Mỹ Donald Manzullo, Chủ tịch Tiểu ban về quan hệ đối ngoại khu vực châu Á Thái Bình Dương, là “thật không may là quy mô của cuộc khủng hoảng này rất lớn và chỉ có sự phối hợp chung tay tầm cỡ quốc gia mới có thể giúp chúng ta thoát ra được”[xiii].
Thế giới tìm cách thoát khỏi thòng lọng độc quyền
Chiến lược độc quyền hóa khoáng sản quý của Trung Quốc rõ ràng đang phát huy tác dụng. Chiếc thòng lọng đã được treo lên và chỉ chờ các nạn nhân chui đầu vào. Điều này tạo nên mối lo thực sự trong cộng đồng thế giới. Việc hóa giải thế cờ này không dễ dàng và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nước. Theo cách nói của Dân biểu Hạ viện Mỹ Donald Manzullo, Chủ tịch Tiểu ban về quan hệ đối ngoại khu vực châu Á Thái Bình Dương, là “thật không may là quy mô của cuộc khủng hoảng này rất lớn và chỉ có sự phối hợp chung tay tầm cỡ quốc gia mới có thể giúp chúng ta thoát ra được”[xiii].
Trước ảnh hưởng quá lớn của chính sách về khoảng sản của Trung Quốc, các
nước còn lại đã có nhiều động thái nhằm chống lại các tác động bất lợi
của chính sách này. Mỹ, Nhật và Liên minh châu Âu đã đệ đơn yêu cầu Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) tiến hành điều tra các chính sách thắt
chặt xuất khẩu liên quan đến đất hiếm của Trung Quốc và WTO đã chấp
thuận mở cuộc điều tra trong năm 2012[xiv].
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thương mại quốc tế, Trung Quốc khó
thua trong vụ kiện này vì họ có thể viện đến các tiêu chuẩn về môi
trường và chuẩn mực công nghiệp để biện minh cho việc giảm sản lượng
khai thác nội địa.
Quan trọng hơn là việc xúc tiến tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Hiện nay, hoạt động này đang được đẩy mạnh như là một nước cờ chiến lược để phá thế độc quyền của Trung Quốc. Ví dụ như Nhật Bản đang tiến hành dự án khai thác đất hiếm tại Quebec và tìm kiếm các nguồn đất hiếm ở Việt Nam[xv]. Một hướng khác nữa cũng đang được nhiều nước quan tâm là nghiên cứu cách khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương[xvi]; Tập đoàn Lynas của Úc đang mở lại một mỏ đất hiếm khác ở Nam Phi[xvii]. Các phản ứng tương tự cũng xuất hiện để đối phó với thòng lọng khoáng sản của Trung Quốc đối với wolfram và bismuth. EMC Metals, một công ty khai thác mỏ wolfram của Mỹ đang tiến hành mở lại mỏ Springer tại Nevada trong năm 2013[xviii]. Núi Pháo, một mỏ wolfram và bismuth thuộc hạng lớn nhất nhì thế giới cũng đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm nay.
Quan trọng hơn là việc xúc tiến tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Hiện nay, hoạt động này đang được đẩy mạnh như là một nước cờ chiến lược để phá thế độc quyền của Trung Quốc. Ví dụ như Nhật Bản đang tiến hành dự án khai thác đất hiếm tại Quebec và tìm kiếm các nguồn đất hiếm ở Việt Nam[xv]. Một hướng khác nữa cũng đang được nhiều nước quan tâm là nghiên cứu cách khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương[xvi]; Tập đoàn Lynas của Úc đang mở lại một mỏ đất hiếm khác ở Nam Phi[xvii]. Các phản ứng tương tự cũng xuất hiện để đối phó với thòng lọng khoáng sản của Trung Quốc đối với wolfram và bismuth. EMC Metals, một công ty khai thác mỏ wolfram của Mỹ đang tiến hành mở lại mỏ Springer tại Nevada trong năm 2013[xviii]. Núi Pháo, một mỏ wolfram và bismuth thuộc hạng lớn nhất nhì thế giới cũng đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm nay.
Quân cờ Việt Nam trên bàn cờ khoáng sản
Việt Nam có lợi thế về nguồn khoáng sản đa dạng và dồi dào, đặc biệt là
các khoáng sản quý hiếm. Điển hình nhất trong số đó là các mỏ đất hiếm
phần lớn nằm trong tỉnh Lai Châu và các tỉnh Tây Bắc, bao gồm Nậm Xe,
Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Tổng trữ
lượng tài nguyên tại các mỏ này được cho là trên 16 triệu tấn oxit đất
hiếm[xix], nhiều hơn cả trữ lượng này ở Mỹ là 13 triệu tấn (Mỹ từng là một cường quốc về đất hiếm)[xx].
Wolfram và bismuth cũng bắt đầu được tìm thấy ở một số tỉnh phía bắc,
trong đó mỏ Núi Pháo (Thái Nguyên) được coi là mỏ đa kim có trữ lượng
thuộc hàng lớn nhất thế giới với các khoáng sản quý chủ lực như wolfram,
florit và bismuth.
Nhờ lợi thế này, Việt Nam đang được nhìn nhận là một quân cờ quan trọng trong nỗ lực phá thế thòng lọng độc quyền của Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc chơi thông qua các hình thức hợp tác với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ[xxi].
Cụ thể là trong năm 2012, Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm với nhiệm vụ phát triển công nghệ khai thác đất hiếm tại Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến dất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao với mục tiêu đạt công suất 10.000 tấn/năm ô xít đất hiếm[xxii]. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo cũng đã chính thức đi vào khai thác trong năm nay.
Nhờ lợi thế này, Việt Nam đang được nhìn nhận là một quân cờ quan trọng trong nỗ lực phá thế thòng lọng độc quyền của Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc chơi thông qua các hình thức hợp tác với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ[xxi].
Cụ thể là trong năm 2012, Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm với nhiệm vụ phát triển công nghệ khai thác đất hiếm tại Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến dất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao với mục tiêu đạt công suất 10.000 tấn/năm ô xít đất hiếm[xxii]. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo cũng đã chính thức đi vào khai thác trong năm nay.
Dĩ nhiên, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dễ ngồi nhìn Việt Nam “lên
hạng”. Với chủ tâm thâu tóm thị trường khoáng sản thế giới, dĩ nhiên là
Trung Quốc sẽ khó có thể bỏ qua các mỏ khoáng sản của Việt Nam. Với
chiến lược đã áp dụng ở nhiều nước, một mặt, các công ty Trung Quốc có
thể áp dụng các phương pháp truyền thống như thu mua lại nguồn quặng từ
Việt Nam cả thông qua chính nghạch và nhập lậu như lâu nay vẫn đang diễn
ra; đầu tư, mua lại các mỏ; thăm dò và phát triển các dự án mới tại
Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng ưu thế độc quyền của
mình để chèn ép các công ty khoáng sản Việt Nam trên thị trường thế giới
cũng như gây áp lực lên các đối tác khác nhằm giành lại lợi thế về tay
mình. Liệu Trung Quốc có dùng các gọng kìm này để “bóp” Việt Nam hay
không và Việt Nam có thoát khỏi các gọng kìm này hay không thì chỉ có hạ
hồi phân giải.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/khoang-san-quy-va-chiec-thong-long-cua-nguoi-khong-lo/1702285.html
HƠN 700 CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CÓ TÀI SẢN TRÊN 500 TRIỆU ĐÔ-LA
Tin Montreal - Một tài liệu trong báo Montreal, Canada cho biết một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt Mỹ tiết lộ đảng Cộng sản Việt Nam được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới với tài sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla. Tài liệu này cho rằng hiện nay có khoảng từ 700 đảng viên có tài sản trên 500 triệu đô-la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của đảng. Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các Bộ trưởng và Thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty.
Dân chúng trong nước thì đã thấy rõ sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo Cộng sản tại Việt Nam. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô-la tiền mặt, trong khi các lãnh tụ thì thú nhận không diệt nổi tham nhũng. Danh sách của những tay tư bản đỏ này được liệt kê có cả Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang với tài ản khoảng 1.2 tỷ mỹ kim, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng 1.5 tỉ mỹ kim, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gần 1 tỉ mỹ kim, đa số những số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp Việt Nam hiện đang sở hữu là gửi tại ngân hàng Thụy sĩ.
Ghi chú:
(1) Pháp luật VN (PLVN) 13.7
(2) Xem Toàn văn Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Xem bài phân tích vụ Tiên lãng: Âu Dương Thệ, "Từ Kết luận của Bộ chính trị tới Kết luận của Thủ tướng! Vụ Tiên lãng:Nguyễn Tấn Dũng vẫn lại thùng rỗng kêu to!"
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/vutienlang.htm
(3) Bauxit VN 23.2.12
(4) BBC 6 và 9.4.2013
(5) PLVN 13.7
(6) Như trên
(7) http://vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=267361&CatId=436
(8) BBC 14.7.13
(9) Nguyễn Trung, Hội nghị Trung ương 4 – sự kiện Đoàn Văn Vươn và vấn đề sửa đổi Hiến pháp, http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/nt162.htm
(10) http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/nxd162.htm
(11) Chính phủ 17.1.2012
(12) Toàn văn Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ
(13) Như trên
(14) BBC 6 và 9.4.
(15) Cộng sản 11.7
(16) Blog Trương Tấn Sang 2.7
(17) Xem PLVN, Tuổi trẻ, Báo Hải phòng 13.7
(18) Lê Hiền Đức, Đừng dễ tin như thế, http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/lhd162.htm
(19) Như trên
(20) Hà Sĩ Phu, Hãi hùng “sở hữu toàn dân”! http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/hsp232.htm
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net
Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại?
Xuất bản lề trái ở Tiệp Khắc cộng sản và Việt Nam hiện tại
Những bài thơ yêu nước được sáng tác trong tù
Những bài thơ yêu nước được sáng tác trong tù
Nhân vật Truyện Kiều đương đại qua góc nhìn Nguyễn Viện
Nhân vật Truyện Kiều đương đại qua góc nhìn Nguyễn Viện
Tác phẩm “Chết bởi Trung Quốc”
Tác phẩm “Chết bởi Trung Quốc”
Mộ bia của hoang tưởng chết người
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 19.7.2013
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang
2013-07-19 | | PTTPGQT
PARIS, ngày 19.7.2013 (PTTPGQT) - Ngày 14.7, từ nơi quản chế ở Thanh
Minh Thiền Viện, Saigon, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama
nhân việc Hoa Kỳ mời Chủ tịch CHXHCNVN sang Hoa Thịnh Đốn ngày 25.7 sắp
tới. Vì thời gian cấp bách, mọi đường dây liên lạc bị kiểm soát nên thư
đã gửi sang Paris cho ông Võ Văn Ái chuyển đến Tòa Bạch Ốc. Bức thư nói
trên đã đến tay Tổng Thống Hoa Kỳ chiều ngày 16.7.
Sau đây là bản Việt dịch toàn văn thư gửi Tổng Thống Barack Obama do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản Anh ngữ :
Tôi được tin Tổng Thống mời Chủ tịch Nước CHXHCNVN sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 25.7.2013. Vì vậy tôi viết thư hôm nay xin Tổng Thống nhân cơ hội gặp gỡ này thúc đẩy Chủ tịch Việt Nam thực hiện nguyện vọng âm ỉ từ lâu trong tâm trí và đáy lòng người dân Việt - đó là chuyển hóa chế độ độc đảng sang một Nhà nước dân chủ, bảo đảm các quyền cơ bản, tự do và pháp quyền.
Đây cũng chính là ngưỡng vọng của Phật giáo đồ Việt Nam, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do tôi lãnh đạo, đồng thời cũng là ngưỡng vọng của toàn dân nam phụ lão ấu, bất phân thành phần xã hội, từ trí thức, sinh viên, thương gia, đến công nhân, nông dân và tín đồ các tôn giáo.
Năm 1986, khi Đảng Cộng sản mở cửa kinh tế theo chính sách “đổi mới”, nhà cầm quyền nghĩ rằng chỉ cần mở cửa kinh tế là có thể bảo đảm việc phát triển quốc gia. Chúng tôi đã biết rằng điều đó không đúng, và chẳng bao giờ thành công. Cho nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như toàn dân thúc đẩy nhà cầm quyền phải đồng lúc mở cửa chính trị thì mới có thể hậu thuẫn cho sự chuyển hóa kinh tế. Nhưng Nhà nước Cộng sản đã không nghe. Trái lại, nhà cầm quyền đã quy mô dập tắt mọi tiếng nói đòi hỏi cải cách chính trị. Kết quả là các nhà tù ở Việt Nam ngày nay đầy dẫy những nhà tranh đấu trẻ, các bloggers, nhà báo và các nhà bảo vệ nhân quyền mà “tội” của họ chỉ là kêu gọi mạnh mẽ cho một xã hội đa nguyên hầu khai dụng tài nguyên phong phú của con người, vốn là nguyên động lực của quần chúng, để sử dụng mọi tài năng và kỹ xảo của họ cho việc phát triển.
Chỉ nói theo tiêu chuẩn kinh tế, thì chính quyền đã thất bại. Mở rộng tự do kinh tế, mà không có sự bảo vệ của công đoàn độc lập, tự do báo chí và nền tư pháp độc lập tất nhiên phải dẫn đến căn bệnh tham nhũng, lạm quyền, phân cách giàu nghèo khủng khiếp, và những tệ nạn bất công xã hội trầm trọng.
Trong khi thành phần lãnh đạo và gia đình của giới này hưởng thụ đời sống vua chúa, thì người công nhân, nông dân bần hàn phải đối chọi hằng ngày với bao khắc nghiệt để sống còn.
Việt Nam ngày nay là thiên đường của giới tham quan ô lại và “tư bản đỏ”, nhưng lại là địa ngục cho hàng chục triệu người dân lương thiện chỉ đòi hỏi sự tối thiểu cho cơm ăn áo mặc, cho con em họ được đến trường và được chăm sóc y tế.
Giới lãnh đạo Hà Nội bám chặt một cách vô vọng vào hệ thống độc đảng để bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho riêng họ. Tuy nhiên làm như thế, họ hy sinh quyền lợi của 90 triệu dân Việt và gây hại cho tương lai quần chúng. Khi giới trẻ yêu nước xuống đường ở Saigon, Huế, và Hà Nội để cảnh báo Trung quốc xâm lược vào chủ quyền biển và đất, chính quyền chẳng chút lưu tâm tới mối quan ngại thiết tha của giới trẻ mà còn bạo hành, đàn áp.
Thưa Tổng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tin rằng chìa khóa giải quyết các vấn nạn Việt Nam là Dân chủ. Với những thiết chế dân chủ đa nguyên đa đảng, nhân quyền và pháp quyền thì mới có thể bảo đảm cho sự ổn định và phát triển, đồng thời gìn giữ sự vẹn toàn lãnh thổ cho đất nước. Sự kết thân hòa hảo càng thêm dễ dàng với các nước láng giềng theo thể chế dân chủ. Một nước Việt Nam dân chủ sẽ là yếu tố chủ yếu cho hòa bình và ổn định trong vùng Á châu – Thái Bình dương , và sẽ là đối tác chính trị tin cậy cho Hoa Kỳ.
Vì vậy, trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang tới đây, tôi chân thành mong mỏi Tổng Thống thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc bước vào tiến trình cải cách chính trị. Sự chuyển hóa ôn hòa sang thể chế dân chủ để cứu khối nhân dân sống trong đau khổ, và đây cũng là con đường duy nhất bảo đảm cho tương lai xáng lạn đầy hy vọng cho Việt Nam.
Tôi cũng xin nhấn mạnh tới điều trọng thiết của Tự do Tôn giáo trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, bởi vì tại Việt Nam ngày nay, các tôn giáo là những tiếng nói độc lập của xã hội dân sự, đã không ngừng suốt ba mươi tám năm qua nêu lên những ta thán, bất bình của nhân dân dưới chế độ Cộng sản.
Người viết thư thỉnh cầu Tổng Thống hôm nay là kẻ đã trực tiếp chịu đựng sự đàn áp của chính quyền. Tôi đã trải qua ba thập niên bị giam cầm, chỉ vì tôi lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền. Ngay giây phút này đây tôi phải sống trong cảnh quản chế tại [Thanh Minh] Thiền viện, như Đại sứ David Shear chứng kiến khi ngài đến thăm tôi năm ngoái. Vì vậy, là Tăng sĩ Phật giáo và lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng. Dù rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm hoạt động và bị chính quyền Cộng sản đàn áp từ năm 1975, nhưng Giáo hội vẫn không ngừng tranh đấu bằng phương pháp bất bạo động cho công bình xã hội. Giáo hội không tranh đấu trên lĩnh vực chính trị, cuộc tranh đấu này thể hiện truyền thống tâm linh và dấn thân của Phật giáo Việt Nam suốt 2000 năm qua, dựa trên lòng từ bi và khoan dung, để bảo vệ nhân dân trước mọi bất công và đàn áp. Đạo Phật là đạo hòa bình, theo bước tiền nhân chống phong kiến và chủ nghĩa ngu dân trong quá khứ, thì nay chúng tôi dấn thân cho nhân quyền và dân chủ.
Tôi hết lòng kỳ vọng vào Tổng Thống , xin Tổng Thống hãy đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam đang lâm cảnh khốn khổ, để nói thay cho hàng triệu người dân Việt ngày nay không có tiếng nói ngay trên chính quê hương họ.
Trân trọng kính chào Tổng Thống.
Một trong những nội dung của lịch trình Chủ tịch nước Việt Nam
Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ lần này là đề cập đến Hiệp định thương mại
Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà cả Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang là các
đối tác đàm phán.
Vậy nội dung này sẽ có ý nghĩa ra sao trong chuyến viếng thăm của ông Trương Tấn Sang, Vũ Hoàng trao đổi với ông Ernest Z. Bower, Cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ.
[i] Tungsten – The story of indispensable metal by Mildred Gwin Andrews – Pg 19
[ii] http://www.metalinvestmentnews.com/tungsten-shortage-to-benefit-playfair/ và http://www.kitco.com/ind/MetalsReport/20130416.html
[iv]http://www.kitco.com/ind/MetalsReport/20130416.html và http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/11/20/the-us-needs-rare-earth-independence-from-china và http://www.usnews.com/news/national/articles/2009/07/01/americas-new-energy-dependency-chinas-metals
[v] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[vi]http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/11/20/the-us-needs-rare-earth-independence-from-china và http://www.usnews.com/news/national/articles/2009/07/01/americas-new-energy-dependency-chinas-metals
[vii] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[viii] USGS Data :
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
[ix] Global Bismuth Metal Market by Metalworld 2009
[x] USGS Data :
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
[xi] Xem tại:
http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/11/20/the-us-needs-rare-earth-independence-from-china
http://www.usnews.com/news/national/articles/2009/07/01/americas-new-energy-dependency-chinas-metals
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2012/11/20/the-us-needs-rare-earth-independence-from-china
http://www.usnews.com/news/national/articles/2009/07/01/americas-new-energy-dependency-chinas-metals
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/tungsten/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bismuth/
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/rare_earths/
[xii] http://security.blogs.cnn.com/2011/09/22/with-chinese-monopoly-u-s-should-create-rare-mineral-reserve/ và http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/2011/06/23/Rare-earth-minerals-prices-skyrocket/UPI-76601308849756/
[xiii] http://security.blogs.cnn.com/2011/09/22/with-chinese-monopoly-u-s-should-create-rare-mineral-reserve/ và http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/2011/06/23/Rare-earth-minerals-prices-skyrocket/UPI-76601308849756/
[xvi] http://www.electricmetalsinc.com/800594174/new-mining-projects-aim-to-ease-rare-earth-concerns/
[xix] http://vampro.vn/cong-trinh-khoa-hoc/tai-nguyen-khoang-san/tong-quan-ve-dat-hiem-viet-nam.aspx
[xxii] http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/76909/khanh-thanh-trung-tam-nghien-cuu-dat-hiem-tai-ha-noi.html và http://www.vinacomin.vn/vi/news/Tin-tuc-Vinacomin/Cong-ty-CP-dat-hiem-Lai-Chau-quan-ly-toan-bo-mo-dat-hiem-lon-nhat-Viet-Nam-2874.html
VIỆT CỘNG -
VIỆT CỘNG THAM NHŨNG
HƠN 700 CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CÓ TÀI SẢN TRÊN 500 TRIỆU ĐÔ-LA
Tin Montreal - Một tài liệu trong báo Montreal, Canada cho biết một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt Mỹ tiết lộ đảng Cộng sản Việt Nam được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới với tài sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla. Tài liệu này cho rằng hiện nay có khoảng từ 700 đảng viên có tài sản trên 500 triệu đô-la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của đảng. Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các Bộ trưởng và Thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty.
Do việc nhà nước cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên
đến 500 ngàn mỹ kim, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi. Ngoài những
người có trên 500 triệu, những đảng viên có tài sản từ 100 đến 200
triệu đô-la khoảng 2000 người. Tất cả những con số về tài sản của đảng
Cộng sản Việt Nam là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch
quốc tế, cho thấy tài sản của những đảng viên này được tẩu tán sang
Vancouver Canada, New York, Houston, Bắc và Nam California.
Dân chúng trong nước thì đã thấy rõ sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo Cộng sản tại Việt Nam. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô-la tiền mặt, trong khi các lãnh tụ thì thú nhận không diệt nổi tham nhũng. Danh sách của những tay tư bản đỏ này được liệt kê có cả Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang với tài ản khoảng 1.2 tỷ mỹ kim, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng 1.5 tỉ mỹ kim, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gần 1 tỉ mỹ kim, đa số những số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp Việt Nam hiện đang sở hữu là gửi tại ngân hàng Thụy sĩ.
GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP * PHÁT TRIỂN XÃ HỘI DÂN SỰ
Thứ năm 18 Tháng Bẩy 2013
Đức GM Nguyễn Thái Hợp : "Phải phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam"
Đức
Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp ký tặng cho RFI Việt ngữ cuốn sách "
Công lý và Hòa bình trên Biển Đông", do CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình vừa
phát hành năm nay.
Thanh Phương/RFI
Trong khuôn khổ chuyến đi châu Âu và châu Mỹ, ngày 16/07/2013,
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Uỷ ban
Công lý và Hòa bình đã ghé qua Paris. Nhân dịp này, ban Việt ngữ RFI đã
được Đức Cha dành cho một cuộc phỏng vấn ngày 17/07 tại trụ sở Hội Thừa
Sai Paris ( Missions étrangères de Paris ).
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Giám mục Vinh đề cập đến những
vấn đề không chỉ liên quan đến Giáo hội, mà còn liên quan đến đời sống
chính trị của Việt Nam : sửa đổi Hiến pháp, nhu cầu xây dựng xã hội dân
sự, việc kết án tù các nhà hoạt động Công giáo...ÂU DƯƠNG THỆ * BỌN PHẢN ĐỘNG CỘNG SẢN
Một quyết định cực kì phản động của những người cầm đầu chế độ toàn trị!
Âu Dương Thệ (Danlambao) - Tuy
Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đang kình chống Nguyễn Tấn Dũng để
bảo vệ quyền lợi riêng, nhưng cả ba có một mục tiêu chung là, bằng mọi
giá phải kéo dài chế độ toàn trị để phục vụ quyền lợi ích kỉ của họ. Cho
nên cả ba đều đồng ý phải tăng cường bộ máy đàn áp qua việc bắt hàng
loạt nhiều người dân chủ, văn nghệ sĩ và các Blogger trong thời gian gần
đây. Vì những người này đã dám tố cáo những sai lầm và tội ác của họ,
đặc biệt trong việc lừa dối sửa đổi Hiến pháp, sửa luật đất đai, chống
tham nhũng và cúi đầu trước Bắc kinh. Chính vì thế họ thấy phải mở rộng
bộ máy công an mật vụ và giành nhiều đặc ân cho các sĩ quan công an
trung thành. Cho nên việc thăng hàm cấp tướng đợt I ngành Công an trong
năm 2013 là nhằm mục tiêu này, trong đó sẵn sàng phong Tướng cho Đỗ Hữu
Ca, mặc dầu đã bị dư luận trong Đảng và ngoài xã hội kết án nghiêm khắc
trong vụ Tiên lãng!...
*
Ngày 13.7 Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bộ trưởng Công an Đại tướng Trần Đại
Quang đã cho tổ chức long trọng lễ công bố thăng cấp tướng cho nhiều sĩ
quan công an cao cấp. Quyết định thăng cấp tướng này do Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng kí. Trong số những sĩ quan được thăng cấp có Đại tá Đỗ
Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải phòng (1). Nhưng chính ông Ca hơn một năm
trước đã chỉ huy công an và bộ đội phá nhà và tịch thu trái phép ruộng
đất của anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãnh/Hải phòng. Việc này đã gây
phẫn uất cao và nổ ra cuộc chống đối rất mãnh liệt của nhiều giới, kể cả
nhiều cán bộ cao cấp về hưu cũng không thể im lặng được. Khiến khi đó
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải nhìn nhận "Ủy
ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm
trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn
Văn Vươn" (2). Rồi cả Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an cũng đã hứa "Bộ
Công an đặc biệt quan tâm vụ việc ở Tiên Lãng, và nhân dân hãy yên tâm,
không có chuyện vụ Tiên Lãng chìm xuồng, không bao giờ. Một khi dấu
hiệu ở Hải Phòng không khách quan, Bộ Công an vào cuộc ngay, và chỉ có
cách đó mới lấy lại niềm tin của nhân dân". (3)
Nhưng tại sao đầu tháng 4.2013 trong khi anh em gia đình Đoàn Văn Vươn
bị kết án tù nhiều năm, thì hầu hết cán bộ liên quan tới vụ tịch thu đất
ở Tiên lãng lại được tha bổng và bây giờ người chỉ huy cuộc đàn áp lại
được thăng hàm cấp Tướng? (4) Vì đâu mà chỉ trong một thời gian ngắn
những người cầm đầu chế độ đã thay thổi thái độ và quyết định 180 độ,
đẩy nạn nhân thành thủ phạm và thủ phạm thì lại thăng quan tiến chức?
Quyết định thăng chức cho ông Ca báo hiệu gì cho việc xử phúc thẩm vụ
Đoàn Văn Vươn vào cuối tháng 7 này?
Trần Đại Quang trao quyết định thăng hàm Thiếu tướng cho Đỗ Hữu Ca (5)
Trong diễn văn chúc mừng các cán bộ công an được cấp hàm cấp Tướng,
trong đó có Đỗ Hữu Ca, Trần Đại Quang đã không tiếc lời ca ngợi "phẩm chất đạo đức", "phục vụ nhân dân" và "giữ gìn đạo của người làm Tướng" đồng thời ra lệnh phải "tuyệt đối trung thành với Đảng":
"Đại tướng Trần Đại Quang đề nghị các
đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng tiếp tục phát huy truyền thống
vẻ vang của lực lượng CAND anh hùng; rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo
đức cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân, giữ gìn "đạo" của người làm Tướng như Bác Hồ
kính yêu đã dạy: "Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm – Trung"." (6)
Nhưng ai cũng biết, chính Đỗ Hữu Ca mới chỉ hơn một năm trước đã chỉ huy
hàng trăm công an và bộ đội từ Hải phòng kéo về huyện Tiên lãng ngày
5.1.2012, đúng vào dịp Tết Nhâm Thìn, phá nhà, phá đầm nuôi cá của anh
em ông Đoàn Văn Vươn – một kĩ sư, nhà nông và cựu bộ đội-, mặc dù họ đã
bao nhiêu năm đổ mồ hôi nước mắt xây dựng lên, đẩy anh em ông Vươn đã
phải dùng võ lực chống lại. Mặc dù đã có những hành động chà đạp pháp
luật như vậy của Công an Hải phòng, nhưng Đỗ Hữu Ca đã ca tụng cuộc bố
ráp đàn áp của công an và bộ đội là "hiệp đồng tác chiến cực kì hay" và "có thể viết thành sách":
"Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay.
Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần
này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ
trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục
tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng
ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách.
Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập
trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự
kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp,
đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả." (7).
Ông Ca (trái) chỉ huy cuộc đàn áp cưỡng chế anh em Đoàn Văn Vươn
để chỉ huy vụ cưỡng chế năm 2012 tại Tiên Lãng. (8)
Chính thái độ và lời nói cực kì ngạo mạn của Đỗ Hữu Ca đã tạo ra bất mãn
ở rất nhiều giới khi đó. Cựu đại sứ Nguyễn Trung đã nhận định:
"Cuộc cưỡng chế dân bằng lực lượng vũ
trang ở Cống Rộc – Tiên Lãng được một trong những nhân vật điều hành chủ
chốt coi là hiệp đồng cực kỳ hay, một trận đánh đẹp, có thể viết thành
sách… Một mình câu nói này tự nó đã cho thấy: Chủ trương trấn áp này đến
từ đâu, cấp nào, quy mô hình thành ra sao, mức độ nghiêm trọng của sự
việc trấn áp... Câu nói này toát lên hơi hướng hay linh hồn của toàn bộ
công vụ cưỡng chế theo luật ở Cống Rộc - Tiên Lãng. Riêng một câu nói
này, cùng với sự chấp nhận, hưởng ứng, tán thành hay biện minh, bao
che... của các cộng sự, còn cho thấy mức độ sa đọa nghiêm trọng về phẩm
chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và văn hóa của những cán bộ, đảng viên
có chức có quyền đã chỉ đạo hay đã nhân danh pháp luật trực tiếp thực
thi công vụ này. Sự phấn khích bột phát ra từ câu nói này thật ghê sợ và
đáng ngẫm nghĩ.
Không thể không đặt ra câu hỏi: Phẩm
chất đảng viên ĐCSVN như thế nào, đạo đức cán bộ là công bộc của dân ra
sao nằm trong phát ngôn như vậy?" (9)
Thái độ kiêu ngạo và coi thường dư luận của Giám đốc Công an Hải phòng
Đỗ Hữu Ca đã gây uất ức rất mạnh không chỉ trong nhân dân Tiên lãng mà
đã làm chấn động rất lớn trong nhiều giới như nông dân, trí thức, thanh
niên và đặc biệt cả nhiều đảng viên cao cấp đã về hưu, như Trung tướng
Nguyễn Quốc Thước, cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Phó Trưởng ban Tổ
chức Trung ương Nguyễn Đình Hương… Đặc biệt, nhiều nhân sĩ tranh đấu cho
dân chủ và nhân quyền như cũng đã công khai lên tiếng kết án, như nữ
giới có các bà Lê Hiền Đức, Võ Thị Hảo... và các ông Nguyễn Quang A,
Tiêu Dao Bảo Cự, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiếu Đằng, Huy Đức, Lê Hồng Hà,
Chu Hảo, Nguyễn Quang Lập, Nguyên Ngọc, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Nguyễn
Minh Thuyết, Nguyễn Tường Thụy, Tô Văn Trường… Chỉ trong ít ngày "Kiến nghị khẩn cấp của Công dân VN về vụ Tiên lãng" (10)
đã có hàng ngàn người kí tên ủng hộ; trong đó có nhiều chuyên viên, trí
thức, sinh viên, nông dân, bộ đội và cả nhiều đảng viên! Đáng để ý nữa
là, trong thời gian này nhiều báo "lề Đảng" cũng tích cực đưa các bài
phản ảnh dư luận bất bình về vụ công an đàn áp nông dân ở Tiên lãng!
Trước sự phẫn uất và lên tiếng công khai của nhiều giới, kể cả các đảng
viên còn biết giữ lòng tự trọng, nên hai tuần sau (17.1) Nguyễn Tấn Dũng
đã phải ra tuyên bố là "chính Thủ tướng sẽ đích thân giải quyết vụ cực nóng này" (11) và ba tuần sau ngày 10.2.2012 ra "Kết luận của Thủ tướng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng". (12)
Trong đó ngay trong phần I của "Kết luận" này ông Dũng công khai xác nhận "Ủy
ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm
trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn
Văn Vươn"
Kết luận của Thủ tướng còn nhìn nhận:
"2. Việc cưỡng chế thu hồi đất
Do quyết định thu hồi đất không đúng
với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất
cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất
của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.
3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn
Việc Lãnh đạo chính quyền địa phương
chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh."
Trong phần II nói về các biện pháp, "Kết luận của Thủ tướng" đã nói rõ trách nhiệm của Thành ủy Hải phòng:
"5. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:
- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng.
- Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm
rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ -
nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin
chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.
6. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm
điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn
chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về
đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự. Sớm ổn định tình hình mọi mặt
của huyện Tiên Lãng. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về
xây dựng Đảng, phát huy thành tựu to lớn và truyền thống tốt đẹp của
thành phố Hải Phòng, tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi Kế
hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 mà Đại hội Đảng bộ Thành phố đã đề
ra.
Những công việc trên phải được thực
hiện khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao và báo cáo
Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện." (13)
Để xoa dịu sự bất mãn của nhiều giới khi ấy nên Nguyễn Tấn Dũng đã sử
dụng ngôn ngữ đao to búa lớn và đưa ra những đòi hỏi rõ ràng đối với
Thành ủy Hải phòng và huyện Tiên lãng. Nhưng thực sự các giới hữu trách
từ huyện Tiên lãng tới thành phố Hải phòng đã thực hiện ra sao và đặc
biệt Nguyễn Tấn Dũng đã có thái độ thực sự như thế nào đối với thủ phạm
và nạn nhân về vụ Tiên lãng-Hải phòng?
Mới đầu tháng 4 vừa qua Tòa án Nhân dân Hải phòng đã tuyên xử Đoàn Văn
Vươn và ba thân nhân từ 2 năm tới 5 năm tù. Nhưng trong khi đó bốn trong
năm cán bộ địa phương liên hệ tới vụ hủy hoại tài sản của gia đình ông
Vươn lại được hưởng án treo, chỉ một cán bộ huyện Tiên lãng có thể bị án
30 tháng tù (14). Nhưng các đại quan trong thành ủy Hải phòng như Ủy
viên Trung ương Đảng kiêm Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành vẫn không ai
dám động tới, mặc dầu chính ông đã lên tiếng bảo vệ cho việc để công an
đàn áp gia đình anh em Đoàn Văn Vươn. Như thế rõ ràng theo lệnh trên
Tòa án Nhân dân đã coi nạn nhân là thủ phạm, còn thủ phạm cấp dưới thì
được tha bổng và thủ phạm cấp trên thì nay lại được thăng Tướng!
Việc thăng hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng cho Giám đốc Công an Hải
phòng Đỗ Hữu Ca ngày 13.7 có phải chỉ là Quyết định riêng của Nguyễn Tấn
Dũng? Nếu căn cứ vào chế độ quản lí cán bộ của chế độ toàn trị thì một
mình Thủ tướng không thể quyết định thăng hàm cấp tướng cho Đỗ Hữu Ca
được. Vì đây là những cán bộ cấp trung cao thuộc diện quản lí của Ban bí
thư Trung ương, mà người đứng đầu Ban này là Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng. Nghĩa là việc thăng chức, giáng chức và thi hành kỉ luật các cán
bộ nằm trong diện này thuộc thẩm quyền của Ban bí thư. Do đó quyết định
đầu tiên thăng hàm cấp Tướng cho Đỗ Hữu Ca là từ Ban bí thư Trung ương,
sau đó để Nguyễn Tấn Dũng kí thi hành trong tư cách Thủ tướng!
Chỉ hai ngày trước khi ông Ca được thăng hàm Tướng, chính Nguyễn Phú
Trọng đã làm việc với các cán bộ chủ chốt Hải phòng (11.7), trong đó có
Giám đốc Công an Đỗ Hữu Ca (15). Đáng lưu ý nữa là, trong thời gian
qua ông Trọng đã cho phát động phong trào tự phê bình và phê bình rộng
lớn nhất trong Đảng từ trước tới nay và hứa là trừng trị bọn tham quan
suy thoái đạo đức, bất kể ở chức vụ nào! Điều cần chú ý nữa là, một
trong những trọng trách của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là cải cách
tư pháp để chống lại những việc làm trái pháp luật của tòa án, công an
và cán bộ đảng viên. Vào đầu tháng 7 chính Trương Tấn Sang kiêm
Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã làm việc với Đảng ủy
Công an Trung ương (16). Nhưng chỉ ít ngày sau thì công bố thăng hàm đợt
đầu trong năm 2013 cho các sĩ quan cao cấp Công an trong đó có Đỗ Hữu
Ca.
Đặc biệt nữa là, trong các bài tường thuật của các báo điện tử chính như
Cộng sản, Chính phủ, Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân… về lễ công bố
thăng hàm cấp Tướng ngày 13.7 chỉ nêu tên chính thức hai người được
thăng cấp là Giám đốc Công an Hà nội Nguyễn Đức Chung và Giám đốc Công
an Kiên giang Bùi Tuyết Minh. Chỉ có các tờ điện tử Pháp luật VN, Tuổi
trẻ và báo Hải phòng nêu tên Đỗ Hữu Ca và đăng hình Trần Đại Quang gắn
hàm cấp tướng cho ông Ca! (17) Điều này chứng tỏ nhóm cầm đầu cố tìm cách tránh né và giảm bớt sự theo dõi của dư luận biết về cách làm ám muội của họ.
***
Trong việc thăng hàm cho Đỗ Hữu Ca đã cho thấy thái độ tráo trở, quay
180 độ của những người có quyền lực cao nhất trong chế độ độc tài toàn
trị từ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang tới Nguyễn Tấn Dũng! Xét về
nhiệm vụ của người đứng đầu Đảng, Nhà nước và Chính phủ thì rõ ràng ba
người này đã không thi hành đúng vai trò được giao phó. Họ đã đẩy nạn
nhân thành thủ phạm và bao che cho các thủ phạm. Thậm chí lại còn công
khai quyết định thăng hàm cấp Tướng cho Giám đốc công an Đỗ Hữu Ca, một
trong những người chủ chốt trong vụ đàn áp các anh em ông Đoàn Văn Vươn!
Cả ba nhân vật này biết rõ, quyết định như vậy là chà đạp pháp luật.
Như thế rõ ràng đây là một hành động cực kì phản động của những người
đang nắm quyền lực của chế độ độc tài toàn trị. Đây là một thách đố
ngang ngược coi thường nhân dân, coi thường thanh niên, trí thức và cả
các đảng viên biết quí lòng tự trọng! Tuy Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn
Sang đang kình chống Nguyễn Tấn Dũng để bảo vệ quyền lợi riêng, nhưng
cả ba có một mục tiêu chung là, bằng mọi giá phải kéo dài chế độ toàn
trị để phục vụ quyền lợi ích kỉ của họ. Cho nên cả ba đều đồng ý phải
tăng cường bộ máy đàn áp qua việc bắt hàng loạt nhiều người dân chủ, văn
nghệ sĩ và các Blogger trong thời gian gần đây. Vì những người này đã
dám tố cáo những sai lầm và tội ác của họ, đặc biệt trong việc lừa dối
sửa đổi Hiến pháp, sửa luật đất đai, chống tham nhũng và cúi đầu trước
Bắc kinh. Chính vì thế họ thấy phải mở rộng bộ máy công an mật vụ và
giành nhiều đặc ân cho các sĩ quan công an trung thành. Cho nên việc
thăng hàm cấp tướng đợt I ngành Công an trong năm 2013 là nhằm mục tiêu
này, trong đó sẵn sàng phong Tướng cho Đỗ Hữu Ca, mặc dầu đã bị dư luận
trong Đảng và ngoài xã hội kết án nghiêm khắc trong vụ Tiên lãng!
Trời có mắt, đất có tai, họ không được phép coi thường trí nhớ của nhân
dân. Nhiều giới, đi đầu là thanh niên và trí thức, kể cả những đảng viên
còn biết quí tự trọng, rất chia sẻ nhận định và cảnh báo chính xác của
cụ Lê Hiền Đức hơn một năm trước về tâm địa đen tối của nhóm cầm đầu
CSVN mà trong đó vụ Tiên lãng là một tiêu biểu. Khi nhận định về "Kết
luận" của Nguyễn Tấn Dũng ngày 10.2.2012 cụ Đức đã nói thẳng là làm sao
có thể ngây thơ tin vào Nguyễn Tấn Dũng:
“Kì vọng? Tôi đâu có đem “trái tim lầm chỗ để trên đầu”(1) như thế,
vì “kết luận” mới chỉ là lời nói mà tôi thì đã thấy rất rõ khoảng cách
ghê gớm giữa lời nói và việc làm của ông Dũng”. (18)
Và Cụ còn cảnh báo rất chính xác là, toàn bộ chế độ độc tài toàn trị chỉ là cái bóng của chính quyền Tiên lãng/Hải phòng:
"Chính quyền trung ương của Việt Nam vẫn chỉ như là sự phóng to của
chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi!" (19)
Chia sẻ với nhận định này nhà tư tưởng Hà Sĩ Phu còn tiên liệu về tương lai của chế độ độc tài toàn trị:
“Nếu tôi là những cấp lãnh đạo, tôi sẽ cảm ơn những liều thuốc đắng. Đoàn Văn Vươn cũng là một liều thuốc đắng như vậy.
Tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn là phát pháo hiệu báo nguy của anh
bộ đội trên boong, báo cho người lái con tàu Titanic Việt Nam rằng: Phía
trước là một tảng băng ngầm.” (20)
18.7.2013
__________________________________
(1) Pháp luật VN (PLVN) 13.7
(2) Xem Toàn văn Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Xem bài phân tích vụ Tiên lãng: Âu Dương Thệ, "Từ Kết luận của Bộ chính trị tới Kết luận của Thủ tướng! Vụ Tiên lãng:Nguyễn Tấn Dũng vẫn lại thùng rỗng kêu to!"
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/vutienlang.htm
(3) Bauxit VN 23.2.12
(4) BBC 6 và 9.4.2013
(5) PLVN 13.7
(6) Như trên
(7) http://vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=267361&CatId=436
(8) BBC 14.7.13
(9) Nguyễn Trung, Hội nghị Trung ương 4 – sự kiện Đoàn Văn Vươn và vấn đề sửa đổi Hiến pháp, http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/nt162.htm
(10) http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/nxd162.htm
(11) Chính phủ 17.1.2012
(12) Toàn văn Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ
(13) Như trên
(14) BBC 6 và 9.4.
(15) Cộng sản 11.7
(16) Blog Trương Tấn Sang 2.7
(17) Xem PLVN, Tuổi trẻ, Báo Hải phòng 13.7
(18) Lê Hiền Đức, Đừng dễ tin như thế, http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/lhd162.htm
(19) Như trên
(20) Hà Sĩ Phu, Hãi hùng “sở hữu toàn dân”! http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2012/hsp232.htm
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net
Chia sẻ bài viết:
PHẠM TRẦN * TƯ SANG
Chuyện tưởng nhỏ mà to ở Việt Nam
Phạm Trần (Danlambao)
- Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2013 nhiều chuyện xảy ra cho đất nước
được người Việt trong và ngoài nước quan tâm lo lắng nhưng chưa hẳn đã
là chuyện “mất ăn, mất ngủ” đối với nhiều viên chức lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và Quốc hội. Sau đây là một chuyện đáng nói ấy:
Chuyện này thuộc về Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, người đã “gật đầu” hay “phải đồng ý” với 10 văn kiện được gọi là “hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Cộng trong chuyến ông thăm Bắc Kinh và Quảng Đông từ 19 đến 21/06/2013.
Nội dung các Thỏa hiệp này được viết gọn trong Tuyên bố chung 8 điểm ai
đọc cũng thấy rất bất lợi và có thể dẫn đến nguy cơ mất toàn vẹn lãnh
thổ và chủ quyền của Việt Nam.
Tiêu biểu nhất là sự hợp tác ở biên giới, kinh tế, quốc phòng, ngoại
giao, giữa 2 đảng, 2 Bộ Công an, ở Vịnh Bắc Bộ và trên toàn cõi Biển
Đông được lồng vào chiêu bài 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt do người
Trung Quốc đặt ra cho đảng Cộng sản Việt Nam làm theo, đó là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Nhưng hành động giành đất, chiếm biển Việt Nam của Trung Cộng đã bắt đầu
từ thời Đặng Tiểu Bình, người đã xua trên 600,000 quân qua biên giới
tấn công 6 Tỉnh của Việt Nam tháng 2/1979, và sau đó chiếm núi Lão Sơn
(điểm cao 1509), thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang) trong cuộc chiến
tranh biên giới thứ 2 từ 1984 đến năm 1989 đem chiến thắng về cho Trung
Cộng.
Đặng Tiểu Bình cũng là người đưa ra chủ trương “Biển Đông của ta, hãy gác tranh chấp để cùng khai thác”,
nhưng các lãnh đạo Trung Cộng thừa kế sau này đã “giấu đi” mấy chữ
“Biển Đông của ta” để đánh lừa Việt Nam và các nước láng giềng mỗi khi
Bắc Kinh phải nói chuyện tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu
vực.
Sau đó đến phiên hai Chủ tịch Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình cũng đều miệng nói hòa bình “vừa là đồng chí, vừa là anh em” nhưng trong bụng chứa đầy dao găm, hành động ngược lại, nhưng trắng trợn và hung hãn hơn người đi trước.
Thời Tập Cận Bình
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, sau khi nhận chức Tổng Bí thư đảng Cộng
sản Trung Quốc tháng 11/2012 thì ông đã làm những việc như sau:
- Triệt để thi hành chính sách bảo vệ chủ quyền biển của Trung Cộng ở
Biển Đông, coi Biển Đông là “quyền lợi cốt lõi” không thể thay đổi như
đối với Tây Tạng và Đài Loan.
- Ra lệnh cho Hải quân, Thủy Quân Lục Chiến tập trận ở Biển Đông, quanh
khu vực Hoàng Sa và Trường Sa; tập đổ bộ lên các đảo ở Hoàng Sa của Việt
Nam mà Trung Cộng đã chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng
1/1974.
- Tăng cường lực lượng Hải quân đến bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Phi Luật Tân.
- Tăng cường cơ cấu chính quyền và di dân đến Hoàng Sa của Việt Nam. Sau
đó vào ngày 17/7 (2013), Trung Cộng đã chính thức cấp giấy Chứng Minh
Cư trú cho dân Thành phố Tam Sa có Tòa Thị Chính đặt tại đảo Phú Lâm
(Hoàng Sa).
- Tiếp tục thi hành lệnh cấm ngư dân đánh bắt ở Biển Đông từ tháng 5 đến
tháng 8, nhưng lại cho các tầu Hải quân Trung Cộng trá hình Hải Giám có
võ trang đi hộ tống các thuyền đánh cá của ngư dân Trung Quốc xuất phát
từ đảo Hải Nam đi đánh bắt tại các ngư trường của ngư dân Việt Nam.
- Chuẩn bị đào dầu ở Biển Đông, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, bất chấp phản đối của Việt Nam, Phi Luật Tân và Mã Lai Á có
tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng.
- Cho xây dựng các đồn Quân sự và nghiên cứu trong khu vực 8 đảo đá
ngầm, kể cả bãi Gạc Ma trong cụm Sinh Tồn mà Trung Cộng đã đánh chiếm
của Việt Nam năm 1988.
- Tiếp tục ngăn cản, bắn phá, đánh đập và cấm các thuyền đánh cá của Việt Nam đến đánh bắt ở vùng Hoàng Sa.
- Tiếp tục để tầu Trung Cộng xâm nhập sâu vào quấy phá và đánh bắt ở
vùng biển Việt Nam, kể cả khu vực biển Đà Nẵng và Hải Phòng.
- Cho tầu Hải giám đe dọa, phá rồi và cắt cáp các tầu khảo sát của Tổng
Công ty dầu khí Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam.
Vậy mà ông Trương Tấn Sang vẫn có thể quên đi những việc của ông Tập Cận
Bình và quên luôn cả chuyện “hình Lưỡi Bò” tự vẽ của Trung Cộng chiếm
từ 80 đến 85% diện tích Biển Đông để cùng với Chủ tịch Trung Cộng
“nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung quý báu
của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan
trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển
quan hệ hữu nghị Việt – Trung”!
Hai nước Việt-Trung, trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang còn cam kết: “Trước
khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ
bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh
chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng
hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề
nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại
cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai
bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông” (DOC, Declaration of Conduct), cùng nhau duy
trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Nhưng khi chữ ký của phái đoàn Trương Tấn Sang chưa ráo mực thì vào ngày
7/7 (2013) 2 tàu cá của hai ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (huyện
đảo Lý Sơn) đã bị lính Trung Cộng tấn công, đánh đập dã man, bẻ cờ Việt
Nam vứt xuống biển và tịch thu lưới cụ, nhiên liệu và cướp hải sản khi
họ đang đánh bắt ở Hoàng Sa.
Hai thuyền trưởng báo cáo bị thiệt hại 400 triệu đồng nhưng mãi cho đến
ngày 17/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị mới cho
biết: “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán
Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động trên của phía
Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm
khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt
Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.”
Liệu phía Trung Cộng có điều tra và bồi thường cho ngư dân Việt Nam hay
không thì chưa biết, nhưng Tuyên bố chung giữa hai nước trong chuyến
thăm của ông Sang đã xác định: “Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt
“Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu
phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc
Bộ.”
Như vậy là sau khi Việt Nam đồng ý tìm kiếm dầu chung trên ranh giới
phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng, nhưng thực tế nằm sâu trong phần
biển của Việt Nam từ 3 đến 12 Hải lý (mỗi Hải lý dài 1,852 mét), bây giờ
hai nước lại tính chuyện “đánh cá chung” thì có phải Việt Nam đã nhượng
bộ Trung Cộng, như đã viết trong 6 Điểm được gọi là “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung” được ký giữa Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Hồ Cẩm Đào ngày 11/10/2011?
Ngoài ra, ông Sang còn bằng lòng để cho 4 tỉnh và vùng tự trị của Trung
Cộng ở dọc biên giới gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam được
quyền hợp tác kinh tế, giao dịch thương mại và nhiều lĩnh vực khác với 7
tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Hai nước, theo Tuyên bố chung, còn: “Nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế
hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai
nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý
cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và
nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và
quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và
nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa
khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa
hai nước.”
Nhưng nếu 7 tỉnh của Việt Nam mà chỉ đánh đổi thương mại với 4 Tỉnh của
Trung Cộng thì phần thiệt rõ ràng đã nằm trong tay Việt Nam!
Ngoài ra Trung Cộng còn thúc hối Việt Nam: “Sớm khởi động việc xây
dựng cầu Bắc Luân II Việt - Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm
phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa
sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch
khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến
triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật
trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ
lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.”
Mọi người đều biết “Hiệp ước về Biên giới đất liền” giữa Việt Nam
và Trung Cộng, ký dưới thời Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu, đã để mất Ải
Nam Quan và 2/3 thác Bản Giốc và nhiều ngàn mẫu đất ở biên giới, nhưng
không hiểu nổi tại sao Quốc hội và số người được chế độ gọi là “các nhà
Khoa học” đã không dám mở cuộc điều tra hay chất vấn chính phủ xem đã
mất bao nhiều đất vào tay Trung Cộng?
Giờ đây, cũng không thấy ai trong số 500 Đại biểu Quốc hội và hàng hà sa
số “các nhà khoa học” chỉ biết ngửa tay nhận lương dám hỏi ông Trương
Tấn Sang đã nhân danh ai mà dám ký 10 Thỏa hiệp “hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Cộng?
Cũng chả thấy ai thắc mắc hỏi tại sao Chủ tịch Sang đã không đả động gì
đến lập trường giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đảo của Việt Nam
đòi phải căn cứ vào Luật pháp Quốc tế và Luật biển 1982 của Liên Hiệp
Quốc, cũng như những chứng cứ của Lịch sử chứng minh Hoàng Sa và Trường
Sa là của Việt Nam?
Về phần mình, chỉ thấy ông Sang nói với cử tri Sài Gòn hôm 24/6 (2013) rằng: “Tranh
chấp Biển Đông là vấn đề hệ trọng, để đi đến giải quyết triệt để, dứt
điểm không phải một sớm một chiều vì lập trường hai bên hoàn toàn khác
biệt nhau. Cho nên phải bình tĩnh, xem xét kỹ vấn đề trên cơ sở giữ vững
độc lập chủ quyền, đường lối của chúng ta, chúng ta không làm phương
hại đến bất cứ quốc gia nào khác”.
“Một cuộc thăm và làm việc, một cuộc gặp gỡ đối ngoại không thể giải
quyết một cách triệt để hết được. Vùng chúng ta tuyên bố chủ quyền trên
biển khoảng 3 triệu km2, mà không phải chỉ ta với Trung Quốc mà còn
Philippines, Indonesia, Malaysia... Cho nên phải giải quyết từng bước.
Phương châm là phải làm dần dần”.
Tuy nhiên “làm dần dần” đối với Việt Nam, như đã chứng minh trong
nhiều năm gần đây là “cứ ì ra đấy”, hay “chẳng làm được gì cà”, ngoài
việc phản đối cho đỡ ngượng như Bộ Ngoại giao vẫn làm mỗi khi có các vụ
tầu cá ngư dân bị lính Tầu tấn công.
07/013
MẶC LÂM *NHÓM MỞ MIỆNG
Nhóm “Mở Miệng”:
lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-20
maclam07192013.mp3
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Mo-Mieng-24-10-2006-305.jpg
Nhóm “Mở Miệng”:
Từ trái sang Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, ảnh chụp năm
2006.
Courtesy PhanNguyenBlog
Trong một bài viết mới nhất đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân có tên “Một
góc nhìn phản văn hóa và phi chính trị” tường thuật lại Hội nghị Lý
luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức xuất
hiện những bài tham luận chống lại một luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ
Thị Thoan, tức nhà văn Nhã Thuyên có tên “Vị trí của kẻ bên lề: Thực
hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Luận văn này được phó
giáo sư TS Nguyễn Thị Hòa Bình, trưởng Khoa Văn trường Đại học Sư Phạm
Hà Nội hướng dẫn.
Luận văn thạc sĩ này thuộc chuyên ngành văn học và có lẽ do đó trong
hội nghị Lý luận-Phê bình của hội nhà văn mới xuất hiện những phê phán
gay gắt, thậm chí ác độc đối với tác giả luận văn và lây sang cả những
cây viết trong nhóm Mở Miệng.
Ba mũi giáp công
Hai người có tham luận và ý kiến trong cuộc kết án này là nhà phê bình
văn học Nguyễn Văn Lưu tức tác giả Chu Giang và Giáo sư Phong Lê, nhà
nghiên cứu phê bình lý luận văn học được cho là có uy tín hiện nay.
Cách đây hai tháng tác giả Chu Giang đã viết nhiều bài trên Văn Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh kết án tác giả luận văn và nhóm Mở Miệng.
Trong một thời gian dài, những bài viết này rơi vào im lặng nhưng chợt
sống lại một cách bất ngờ trong một hội nghị được gọi là Phê Bình lý
luận khiến không ít người đặt câu hỏi: Phải chăng tác động bức phá của
nhóm Mở Miệng ngày càng lan rộng trong giới sáng tác khiến cho chính hội
Nhà Văn Việt Nam sợ hãi sự bùng nổ sẽ làm tan vụn các định hướng từ bao
lâu nay trong sinh hoạt sáng tác của hội.
Tờ Quân Đội Nhân Dân trích dẫn một đoạn của Nhã Thuyên để cáo buộc tác
giả này đang có ý đồ hướng dẫn người đọc đi theo đường lối phản động của
tác giả:
Thực ra đây là biểu hiện của một khuynh hướng muốn mượn văn thơ để
làm chính trị thôi, tất nhiên không có nghệ thuật nào tách ra khỏi hệ tư
tuởng chính trị cả thế.
-Chu Giang
“Mở Miệng, ở các thực hành thơ, đã là biểu hiện của sự giải phóng, trong
nỗ lực giải phóng của nghệ thuật Việt Nam đương đại. Trong sự so sánh
với truyền thống thơ của Việt Nam, Mở Miệng là một sự chối bỏ quyết
liệt, dù tôi không muốn nhìn nhận họ như một sự đại diện cho thế hệ,
nhưng họ đã lên tiếng đòi phá nốt những thành trì kiên cố của sự chuyên
chế, khi niềm tin vào chế độ và sự tự do đang có đã tan rã…” (tr. 104).
Để rồi bài báo kết luận ngay sau đó:
“Rõ ràng “đây là một bản luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản
động”.
Nó trá hình ở chỗ mượn cụm từ “góc nhìn văn hóa” để khảo sát một hiện
tượng văn học, nhưng thực chất để tung hô, cổ xúy cho một “thực hành thơ
bên lề” có tư tưởng chống đối cái trung tâm, cái chính thống, chống lại
định hướng, chống lại thiên chức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân
của văn học và nhà văn.”
Thật khó mà nghĩ ra tại sao “chối bỏ quyết liệt, phá nốt thành trì
chuyên chế” lại là phản động?
Như vậy không khác gì bêu rếu rằng nhà nuớc này, nền văn học này đang
là thành trì chuyên chế hay sao?
Nhân văn giai phẩm hai?
Nói với chúng tôi nhà phê bình Chu Giang tức Nguyễn Văn Lưu nhận xét về
bài luận văn này:
“Thực ra đây là biểu hiện của một khuynh hướng muốn mượn văn thơ để làm
chính trị thôi, tất nhiên không có nghệ thuật nào tách ra khỏi hệ tư
tuởng chính trị cả thế nhưng dù sao cũng phải có cái tương đối của nó
nhưng trong luận văn của cô ấy nó hơi thô thiển không phải là một cái tư
tưởng nghệ thuật.”
Riêng Giáo sư Phong Lê, người mà bài báo mô tả: “hai lần lên diễn đàn
đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích
đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn” trần
tình với chúng tôi:
qdnd-250.jpg
Bài viết trên tờ QĐND hôm 7/7/2013 có tên “Một góc nhìn phản văn hóa và
phi chính trị”.
Screen capture.
“Sự thật là thế này: điều ấy tôi biết được qua thành viên chủ trì cuộc
họp đó đó là anh Chu Giang. Anh này khảo rất sâu về luận văn đó và anh
sâu ngược lên về nhiều chuyện khác nữa và anh viết trên tờ Văn Nghệ
thành phố Hồ Chí Minh anh đặt vấn đê phải kiềm tra lại khoa văn Đại học
Sư Phạm vì sao lại đào tạo ra cái luận văn như thế.
Tôi chưa được đọc trong nội dung ấy tức nhiên là phức tạp, mỗi người một
cách đánh giá nhưng tôi nói rằng nếu như nội dung ấy đúng như anh nói
thì nó phạm phải một đìêu mà tôi cho là không thể giải thiêng được và
xúc phạm đến Hồ Chí Minh, xúc phạm nhiều chân lý, nhiều điều đáng lẽ
phải tôn trọng. Đối với tôi việc giải thiêng Hồ Chí Minh thì tôi không
chấp nhận đựơc và tôi nói nếu sự thực như thế thì hội nhà văn nên kiến
nghị với Bộ Giáo dục về việc phải xem lại cái nội dung của luận văn đó
chứ tôi không bao giờ nói công an cả. Câu chuyện này tôi biết ở trên họ
đã bắt đầu “động” rồi đấy. Sắp tới báo chí nó sẽ xuất hiện.”
Theo những thông tin mà chúng tôi có thì Giáo sư Phong Lê là một thành
viên trong hội đồng xem xét trường hợp luận văn này và nó sẽ bắt đầu
trong thời gian ngắn sắp tới.
Điều mà Giáo sư Phong Lê gọi là “sắp tới” ấy được nhà báo Phạm Thành
diễn giải:
“Thật ra tâm địa của những người chơi nhóm Nhã Thuyên chúng nó còn xấu
xa đểu cáng hơn cả cái thời Nhân Văn. Tình chất của nó y chang thế thôi
bởi vì rõ ràng đây là một lĩnh vực nghiên cứu tác phẩm công bố trên một
phạm vi hẹp thế mà tự nhiên chúng nó la lên mà toàn dùng những ngôin gnữ
mật thám ngôn ngữ chó săn để định tiêu diệt người ta vì vậy tâm địa và
tính chất vụ việc nó cũng na ná như Nhân Văn Giai Phẩm.”
Từ tránh né đến nói dối
Theo bài báo thì sau khi vụ việc xảy ra Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
Khoa Văn của nhà trường đã họp “rút kinh nghiệm”. Bài báo xác nhận trên
thực tế chưa ai bị xử lý bất kỳ hình thức kỷ luật gì. Thậm chí có người
còn phát biểu trên một số diễn đàn chính thống rằng phê phán bản luận
văn như vậy là kiểu “chụp mũ, quy kết” đã lỗi thời.
Tuy nhiên sự thật lại khác hẳn, Nhã Thuyên không được giảng dạy tại
trường và người hướng dẫn cô cũng bị mất luôn chức trưởng khoa.
Ông Chu Giang nói với chúng tôi:
“Nội bộ trong trường các cô làm với nhau thì ai mà biết được. Nhưng vừa
rồi cái khoa này có mời cô này về để chuẩn bị giảng dạy chính thức trong
trường. Chắc là cũng do hăng hái quá, phát biểu cái quan niệm của cô
quá khích cho nên sinh viên họ phản đối dữ dội thì các cơ quan pahỉ can
thiệp nên sự việc nó bị bùng ra chứ nếu không ai biết được bên trong nó
như thế.”
Nhà Báo Phạm Thành cho biết sự thật là cả hai đang trong tình trạng rất
khó khăn nhưng ông chia sẻ sự khó khăn của ngôi trường Sư phạm này khi
buộc lòng phải có biện pháp với hai người theo lệnh của Tuyên giáo:
“Mình đánh giá cao chỗ này, tức là trường đại học sư phạm nó đã đồng ý
cho Nhã Thuyên làm cái việc này và cử một giảng viên là cô Nguyễn Thị
Hòa Bình ra đề hướng dẫn cho Nhã Thuyên làm luận án tức là họ đã có cái
nhìn khoa học, và hành động cao cả. Còn bây giờ bị sức ép của tuyên giáo
mà buộc pahỉ cho thôi việc Nhã Thuyên, cách chức trưởng khoa của cô
Nguyễn Thị Hòa Bình thì cực chẳng đã phải làm. Mình đánh giá rất cao
trường Sư phạm lúc đầu đã chấp nhận cho làm cái việc này. Họ cũng muốn
đồi mới vì nghiên cứu thì không có vùng cấm.”
Nhóm Mở Miệng họ làm việc đó thật là tuyệt vời nhưng văn hóa Việt
Nam mình không chấp nhận vì đầy một lũ tiều nông.
-Phạm Thành
Theo Lý Đợi một thành viên của nhóm Mở Miệng cho biết nhóm được hình
thành từ ý tưởng của Bùi Chát, cái tên Mở Miệng lấy từ Thánh kinh: “Khởi
thuỷ là lời”, vào cuối năm 2000, nhóm xuất hiện chính thức từ năm
2001gồm có Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán và Bùi Chát. Lý do chính của
việc thành lập Mở Miệng là phản ứng lại vấn đề kiểm duyệt và cấp phép
xuất bản.
Sau đó, thì cả nhóm muốn bình thường hoá việc tự do ngôn luận, tự do
sáng tác và xuất bản.
Bùi Chát kể lại, trong lúc cả bốn người còn rất trẻ (ngoài 20), mới tốt
nghiệp đại học, đầy nhiệt huyết và dự định trong việc cống hiến cho xã
hội, cho nghệ thuật... khao khát Mở Miệng càng thấy rõ sự phi lý, trì
trệ, sự cam chịu đến khó hiểu trong sinh hoạt văn hoá ở Việt Nam. Không
thể nào khác được, những người trẻ này đã phải quyết tâm để Mở Miệng.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức từ Hà Nội có những nhận xét ngắn
về nhóm Mở Miệng như sau:
“Nhóm Mở Miệng tôi có thể nói theo cảm quan của tôi, thứ nhất là họ có
phản ứng với tính chất tâm lý. Ở Việt nam chúng ta sống bằng cảm xúc và
tâm lý là nhiều chứ chúng ta không sống bằng lý thuyết. Nhóm Mở Miệng
này phản ứng việc bị o ép, Mở Miệng là bung ra bật cửa bật phéc mơ tuya
đề mở cửa đề cho gió vào nhưgn họ không có một hệ lực trong hệ lý
thuyết.
Đối với tôi nhóm Mở Miệng phản ứng một cái hệ trì trệ lâu năm mà họ bật
ra bằng cảm xúc và tâm lý nhưng họ chưa có đủ một lộ trình mỹ học để
thay thế cái cũ.”
Nhà báo Phạm Thành nhận xét:
“Nhóm Mở Miệng họ làm việc đó thật là tuyệt vời nhưng văn hóa Việt Nam
mình không chấp nhận vì đầy một lũ tiều nông, đầy một lũ du hủ du thực
làm văn chương nghhệ thuật cho nên nó cứ phân khu ra chuệyn này chuyện
kia. Nó phân khu ra cái này là văn minh, cái kia là không văn minh. Nó
cũng theo gót bọn hủ nho cậy mình có chữ ba lăng nhăng coi thường cái
nghề chân tay, coi thường người nông chỉ coi chữ nghĩa trên hết mà
thôi.”
Khi Hữu Thỉnh đọc thơ Lý Đợi
Để biết thêm điều gì đã làm cho nhóm Mở Miệng bị xem là phản động và lấy
văn chương kích động người đọc ra sao, mời quý vị nghe bài thơ mang tên
“chúng nói: “sông có thể cạn, núi có thể mòn” của Lý Đợi qua giọng đọc của chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh:
“Chúng nó nói
Chúng nói Sông có thể cạn
Núi có thể mòn
Chúng nói
Sông có thể cạn
Núi có thề mòn
“Chúng nó nói
Chúng nói Sông có thể cạn
Núi có thể mòn
Chúng nói
Sông có thể cạn
Núi có thề mòn
Và tôi thấy chúng làm:
Chúng đuổi người đi đường
Chúng không cho người dân cất tiếng nói
Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng
Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ
Chúng bảo chúng ta bị xúi giục
Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân
Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo.
Hãy về nhà ngủ và tin vào Cộng sản và nhà nước.
Chúng đuổi người đi đường
Chúng không cho người dân cất tiếng nói
Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng
Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ
Chúng bảo chúng ta bị xúi giục
Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân
Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo.
Hãy về nhà ngủ và tin vào Cộng sản và nhà nước.
(Tin chúng mày để hôm nay thấy Sài Gòn & Hà Nội đầy một lũ tay sai Bắc Kinh à?)
Chúng vu khống những người yêu nước là phản động
Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ
Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc
Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử
Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc
Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương
Chúng tóm cổ các nhà báo tự do
Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ
Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc
Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử
Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc
Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương
Chúng tóm cổ các nhà báo tự do
Chúng đe doạ, đánh đập văn nghệ sĩ
Chúng khủng bố các nhà trí thức
Chúng theo dõi điện thoại, email
Chúng hiếp dâm nhân quyền...
Và chúng nói tiếp, sau khi làm:
“song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”
Quý vị vừa nghe ông Hữu Thỉnh đọc bài thơ của Lý Đợi. Dĩ nhiên ông đọc lên để phê phán và kết án bài thơ này trong hội nghị của Hội Nhà Văn Việt Nam nhưng có một điều nghịch lý là khi nghe bài thơ qua giọng đọc hùng hồn của ông, người ta có cảm giác ông đang khen bài thơ, khen một cách chân thành vì ngôn ngữ bài thơ sống động bất ngờ đã lái cảm xúc của ông qua một hướng khác, hướng “Mở Miệng” ra để nói những lời chân thật?
Chúng khủng bố các nhà trí thức
Chúng theo dõi điện thoại, email
Chúng hiếp dâm nhân quyền...
Và chúng nói tiếp, sau khi làm:
“song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”
Quý vị vừa nghe ông Hữu Thỉnh đọc bài thơ của Lý Đợi. Dĩ nhiên ông đọc lên để phê phán và kết án bài thơ này trong hội nghị của Hội Nhà Văn Việt Nam nhưng có một điều nghịch lý là khi nghe bài thơ qua giọng đọc hùng hồn của ông, người ta có cảm giác ông đang khen bài thơ, khen một cách chân thành vì ngôn ngữ bài thơ sống động bất ngờ đã lái cảm xúc của ông qua một hướng khác, hướng “Mở Miệng” ra để nói những lời chân thật?
Saturday, July 20, 2013
BS. NGỌC * THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Hội
chứng hoang tưởng (paranoid personality disorder, sẽ viết tắt là PPD)
là một rối loạn tâm thần với đặc điểm là người mắc bệnh hay nghi kỵ
người khác. Người mặc bệnh PPD không có khả năng tin tưởng vào người
khác, nhìn người khác như là những người thù địch. Có thể nói rằng bệnh
nhân PPD rất giống với người cộng sản.
“Thế lực thù địch” là cụm từ mới xuất hiện gần đây, nhưng đã trở
thành khá phổ biến. Chỉ cần gõ “thế lực thù địch” trong hộp tìm kiếm của
Google tôi được kết quả hơn 2 triệu kết quả trong vòng 0,26 giây. Báo
chí, đài phát thanh, đài truyền hình không ngớt lớn tiếng cảnh báo người
dân rằng thế lực thù địch đang len lỏi vào guồng máy của Nhà nước, đang
gây tác hại nghiêm trọng cho Việt Nam.
Có khi họ cảnh báo rằng thế lực thù địch đe doạ đến sự sống còn của đảng, của Nhà nước và sự an sinh của người dân. Có thể nói rằng những người làm truyền thông cho đảng đã dùng thế lực thù địch như một con ngáo ộp, kích động người dân, làm cho người dân cảm thấy bất an.
Có khi họ cảnh báo rằng thế lực thù địch đe doạ đến sự sống còn của đảng, của Nhà nước và sự an sinh của người dân. Có thể nói rằng những người làm truyền thông cho đảng đã dùng thế lực thù địch như một con ngáo ộp, kích động người dân, làm cho người dân cảm thấy bất an.
Chỉ một thời gian ngắn tiến hoá “thế lực thù địch”
đã trở thành một câu thần chú của người cộng sản. Trong bài diễn văn dài
bế mạc Hội nghị 6 gì đó của ngài tổng bí thư NPT có đoạn: “Ban Chấp
hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời
điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập
thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính
trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Trong những năm qua, dường như trong đầu óc của những người cộng sản họ chỉ nghĩ đến những thế lực thù địch. Ngay cả khi đất nước ở trong tình trạng thù trong giặc ngoài như thế mà họ chỉ nghĩ đến thế lực thù địch! “Thế lực thù địch” gần như là một câu kinh của những người cộng sản Việt Nam trong thế kỷ 21.
Trong những năm qua, dường như trong đầu óc của những người cộng sản họ chỉ nghĩ đến những thế lực thù địch. Ngay cả khi đất nước ở trong tình trạng thù trong giặc ngoài như thế mà họ chỉ nghĩ đến thế lực thù địch! “Thế lực thù địch” gần như là một câu kinh của những người cộng sản Việt Nam trong thế kỷ 21.
Nhưng ai là thế lực thù địch thì chẳng ai biết nhưng có thể đoán
được. Dù họ không nói thẳng ra ai là thế lực thù địch, nhưng ai cũng
hiểu rằng bất cứ người nào phê bình chính sách của đảng đều được xếp
trong danh sách thù địch. Mỹ và các nước phương Tây được Trung cộng xem
là thế lực thù địch. Người cộng sản Việt Nam cũng xem Mỹ và các nước
phương Tây là thế lực thù địch dù họ rất thích gửi con cháu sang đó du
học. Người dân đi biểu tình chống Trung cộng xâm lăng cũng bị xem là thế
lực thù địch, là phản động. Một điểm đáng nói ở đây là bất cứ ai mà
Trung cộng xem là thế lực thù địch thì người cộng sản VN cũng xem là thế
lực thù địch.
Vì không biết cụ thể thế lực thù địch là ai, nên chúng ta có thể tạm cho đó là một thế lực ma.
Ma là một khái niệm trừu tượng, thường đề cập đến người đã chết, nhưng
vì còn ân oán với người cõi trần nên hay hiện về để nhát. Ma không hiện
hình mà chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của con người. Người sợ ma là
người thiếu tự tin.
Thiếu tự tin nên họ tin vào thần thánh, bùa ngải. Thiếu tự tin là một thể hiện của người bất an và thiếu học vấn. Nếu là người có tự tin và học vấn thì không ai tin vào ma quỷ, chẳng ai khấn nguyện nhờ đến thần thánh để che chở. Chỉ có người vì biết mình bất tài, biết mình thất học, biết mình làm chuyện ác ôn, nên mới cảm thấy bất an và hô toáng lên là có ma. Do đó, có thể nói rằng người cộng sản đang hô toáng thế lực thù địch cũng có nghĩa họ đang bất an.
Thiếu tự tin nên họ tin vào thần thánh, bùa ngải. Thiếu tự tin là một thể hiện của người bất an và thiếu học vấn. Nếu là người có tự tin và học vấn thì không ai tin vào ma quỷ, chẳng ai khấn nguyện nhờ đến thần thánh để che chở. Chỉ có người vì biết mình bất tài, biết mình thất học, biết mình làm chuyện ác ôn, nên mới cảm thấy bất an và hô toáng lên là có ma. Do đó, có thể nói rằng người cộng sản đang hô toáng thế lực thù địch cũng có nghĩa họ đang bất an.
Nhưng tại sao người cộng sản lại đa nghi, không tin người dân? Nghĩ
một chút tôi thấy những gì người cộng sản suy nghĩ, nói và làm rất phù
hợp với những đặc điểm của hội chứng hoang tưởng PPD hoặc hội chứng phản
xã hội. Tôi sẽ bàn về hội chứng PPD trước.
Hội chứng hoang tưởng
Triệu chứng nổi bật của người mắc chứng PPD là không tin tưởng vào
người khác, lúc nào cũng nghi ngờ người khác, nghi ngờ cả người thân và
đồng nghiệp. Người mắc bệnh PPD có những đặc tính nổi bật như thiếu tin
tưởng vào người khác, lúc nào cũng nghi kị người khác. Trong đầu của
bệnh nhân PPD là người khác lúc nào cũng tìm cách ám hại mình, bất cứ
hành động mang tính tích cực nào của người khác cũng được hiểu là có ý
đồ xấu xa.
Điều này rất đúng với người cộng sản vì họ không tin ai cả. Trong xã hội do người cộng sản điều hành và cấu tạo nên, ai cũng nghi kỵ lẫn nhau. Ngay cả trong gia đình cũng nghi kỵ lẫn nhau. Trong xã hội VN hiện nay mọi thành viên đều là những người tù dự khuyết. Bầu Kiên có thể là anh hùng hôm qua nhưng đùng một cái là tù nhân.
Một ông cựu bộ trưởng đáng kính vẫn có thể đi tù dễ dàng. Người cộng sản không tin ai cả vì chính họ cũng không tin họ nói thật. Ngoài triệu chứng chính vừa đề cập người mắc chứng PPD còn có một số biểu hiện như sau:
Điều này rất đúng với người cộng sản vì họ không tin ai cả. Trong xã hội do người cộng sản điều hành và cấu tạo nên, ai cũng nghi kỵ lẫn nhau. Ngay cả trong gia đình cũng nghi kỵ lẫn nhau. Trong xã hội VN hiện nay mọi thành viên đều là những người tù dự khuyết. Bầu Kiên có thể là anh hùng hôm qua nhưng đùng một cái là tù nhân.
Một ông cựu bộ trưởng đáng kính vẫn có thể đi tù dễ dàng. Người cộng sản không tin ai cả vì chính họ cũng không tin họ nói thật. Ngoài triệu chứng chính vừa đề cập người mắc chứng PPD còn có một số biểu hiện như sau:
Một là nghi ngờ người khác một cách vô căn cớ
Nghĩ rằng người khác đang lợi dụng mình, hãm hại mình, hay lường gạt
mình. Người cộng sản lúc nào cũng nghi ngờ người ngoài đảng. Họ xem
người ngoài đảng như tín đồ Hồi giáo xem người không theo đạo Hồi là
những kẻ ngoại đạo, đáng nghi ngờ. Chính vì suy nghĩ này mà người cộng
sản chỉ chia chác quyền lực và đặc lợi cho người trong đảng.
Nói ra thì có vẻ quá đáng như đảng Mafia cũng làm như thế. Vì nghi ngờ nên người cộng sản xem bất cứ việc làm gì của các tổ chức phi chính phủ (NGO) là những thế lực đáng ngại, cần phải theo dõi. Chính vì thói nghi ngờ và thiếu tự tin nên họ không tin vào Việt kiều. Bao nhiêu trí thức Việt kiều muốn góp một tay cho chế độ mà có được đâu. Ngay cả những người trí thức trong nước góp ý chân tình cho họ mà vẫn bị theo dõi, thậm chí bắt bớ giam cầm.
Nói ra thì có vẻ quá đáng như đảng Mafia cũng làm như thế. Vì nghi ngờ nên người cộng sản xem bất cứ việc làm gì của các tổ chức phi chính phủ (NGO) là những thế lực đáng ngại, cần phải theo dõi. Chính vì thói nghi ngờ và thiếu tự tin nên họ không tin vào Việt kiều. Bao nhiêu trí thức Việt kiều muốn góp một tay cho chế độ mà có được đâu. Ngay cả những người trí thức trong nước góp ý chân tình cho họ mà vẫn bị theo dõi, thậm chí bắt bớ giam cầm.
Hai là bị ám ảnh bởi những nghi ngờ về sự trung thành và tin cậy của bạn bè, đồng nghiệp.
Khi người khác giúp họ thật tình, họ cũng nghi ngờ sự giúp đỡ đó. Mỹ
muốn giúp đào tạo chuyên gia cho VN, nhưng người cộng sản nhìn đó như là
một thế lực đe doạ, và xem Mỹ như kẻ thù. Ngay cả trong nội bộ đảng họ
cũng có cơ chế kiểm tra hành động của đảng viên. Đi xa hơn kiểm tra hành
động là kiểm soát tư tưởng của đảng viên.
Do đó, toàn bộ đảng viên trở thành những con cừu, chỉ biết suy nghĩ và nói theo một định hướng. Những ai có suy nghĩ khác thì sống bằng cuộc sống 2 mặt. Bên Tàu có một cuốn tiểu thuyết mô tả một nhân vật sống 2 mặt rất sống động. Sáng sớm anh ra vườn sau chửi bới đảng cộng sản, chửi xong, anh thay đồ đi làm và lên lớp ca ngợi công ơn trời biển của đảng!
Do đó, toàn bộ đảng viên trở thành những con cừu, chỉ biết suy nghĩ và nói theo một định hướng. Những ai có suy nghĩ khác thì sống bằng cuộc sống 2 mặt. Bên Tàu có một cuốn tiểu thuyết mô tả một nhân vật sống 2 mặt rất sống động. Sáng sớm anh ra vườn sau chửi bới đảng cộng sản, chửi xong, anh thay đồ đi làm và lên lớp ca ngợi công ơn trời biển của đảng!
Ba là không muốn chia sẻ thông tin với người khác vì họ sợ thông tin sẽ được sử dụng để chống lại hay ám hại mình.
Người cộng sản xem thông tin là vũ khí. Mà vũ khí thì có thể dùng để
gây tác hại. Do đó, người cộng sản kiểm soát toàn bộ thông tin. Từ báo
chí, đài phát thanh, đến đài truyền hình và mạng, họ kiểm soát tất cả.
Thật ra, đây là một hành động suy bụng ta ra bụng người, bởi trong quá
khứ họ từng lũng đoạn thông tin và lợi dụng tự do thông tin để gây tác
hại đến đối phương.
Bốn là lúc nào cũng diễn dịch ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau mỗi thông tin và sự kiện
vì họ nghi ngờ rằng thông tin được trình bày chỉ là bề mặt, còn đằng
sau là hàm ý ám hại họ. Người cộng sản rất thích nói về “bản chất và
hiện tượng”. Những gì xảy ra họ xem là hiện tượng, họ không quan tâm
mấy, nhưng họ rất quan tâm đến bản chất. Khi công an “làm việc” với ai
họ nghi là “phản động” (nghi ngờ là bản chất của họ) thì câu hỏi xoay
quanh ai đứng đằng sau việc làm của người đó.
Đây cũng là một bản chất mang tính suy bụng ta ra bụng người, bởi trong quá khứ họ đứng đằng sau xúi dục trí thức miền Nam xuống đường chống lại chế độ Mỹ-Thiệu. Tương tự, khi người dân xuống đường đòi đất, họ không quan tâm giải quyết vấn đề mà chỉ truy tìm mầm mống mà họ gọi là “phản động”.
Đây cũng là một bản chất mang tính suy bụng ta ra bụng người, bởi trong quá khứ họ đứng đằng sau xúi dục trí thức miền Nam xuống đường chống lại chế độ Mỹ-Thiệu. Tương tự, khi người dân xuống đường đòi đất, họ không quan tâm giải quyết vấn đề mà chỉ truy tìm mầm mống mà họ gọi là “phản động”.
Ông tây Hồ Cương Quyết này ăn phải bã cộng sản, giờ bẽ mặt khi xuống đường biểu tình chống tàu bị công an khó dễ. Dưới: Một
số hình ảnh mới nhất về dân oan từ Đà Nẵng ra Hà Nội khiếu kiện, bị công
an bắc loa kêu gọi những câu nghe mãi vẫn chửa chán! đại loại như:
“…không nên nghe lời kẻ xấu xúi dục…”. tin mới nhất được biết tất cả bà
con đã bị hốt lên xe và chở sang Lộc Hà, link Face Book Dân Oan Việt Nam
Năm là lúc nào cũng tỏ thái độ đố kỵ, thù hận.
Người mắc bệnh PPD không có khả năng tha thứ, họ luôn tìm cách dìm
người khác, nói xấu người khác và khi cần ám hại họ. Tha thứ không có
trong từ điển ngữ vựng của người cộng sản. Họ đày đoạ quân lính, sĩ
quan, viên chức của chế độ cũ ra sao thì chúng ta đều biết. Có thể nói
đó là một chương sử đen tối nhất của người cộng sản.
Một đặc điểm khác là người mắc chứng PPD rất huênh hoang. Họ tự xem
mình là tài giỏi nhất thế giớilà trường tồn. Đặc điểm này cũng giống với
người cộng sản. Họ tự xem mình là “quang vinh”, là tài ba nhất thiên
hạ, là “đỉnh cao trí tuệ”, là bách chiến bách thắng. Họ không ngần ngại
tuyên bố đảng của họ là “muôn năm” dù trong lịch sử nhân loại không có
chế độ nào hay đảng phái nào tồn tại muôn năm.
Tất cả những đặc điểm của chứng bệnh hoang tưởng vừa mô tả trên đều
rất phù hợp với người cộng sản. Theo y văn thì hội chứng PPD khá phổ
biến trong dân số. Trên thế giới, thống kê cho biết có khoảng 0,5 đến 3%
người mắc chứng hoang tưởng. Nam giới có khuynh hướng dễ mắc PPD hơn nữ
giới. Phần lớn những người mắc chứng PPD ở độ tuổi 40-50. Hiện nay có
khoảng 3 triệu đảng viên đảng CSVN, chiếm 3% dân số. Con số này cũng phù
hợp vối y văn thế giới. Số nam đảng viên cao hơn nữ đảng viên. Do đó,
số người mắc chứng hoang tưởng nhiều hơn trong nam giới, cũng phù hợp
với y văn thế giới.
Hội chứng phản xã hội
Một hội chứng có liên quan đến PPD là hội chứng phản xã hội
(antisocial personality disorder, viết tắt APD). Đặc điểm chính của APD
là khuynh hướng không quan tâm đến quyền lợi của người khác, hay xâm
phạm quyền lợi người khác. Hội chứng này cũng rất phù hợp với người cộng
sản vốn rất vô cảm và có khi tàn ác. Người mắc chứng APD có những triệu
chứng như sau:
Một là không sống theo chuẩn mực xã hội.
Họ không tôn trọng luật pháp, họ sống theo luật của chính họ đặt ra.
Người cộng sản một mặt nói đến luật pháp như là một khuôn mẫu về trật tự
xã hội, nhưng khi hành động thì hoàn toàn trái với pháp luật. Họ bắt
người một cách tuỳ tiện. Muốn bắt thì bắt, không cần đến luật pháp, toà
án. Họ thậm chí còn tuyên bố “luật là ta, ta là luật”. Mà đúng như thế.
Họ ngồi xổm trên luật pháp. Chúng ta thấy một mặt họ kêu gọi thắt lưng
buộc bụng, nhưng mặt khác họ sống như những bậc đế vương thời phong kiến
mà họ từng nguyền rũa.
Trong khi người dân chen chút nhau trong bệnh viện, họ có bệnh viện riêng, bác sĩ riêng, thậm chí còn có cả vườn rau riêng, đàn bò sữa riêng. Họ ra điều luật cho cán bộ cao cấp không được kết hôn với những ai có gốc gác “nguỵ”, nhưng con gái thủ tướng thì được lấy con trai của cựu thứ trưởng “nguỵ”. Con gái tổng bí thư Lê Duẩn cũng được kết hôn với người Nga, trái 180 độ với qui định do chính ông đề ra! Người cộng sản nói một đằng làm một nẻo
.
Trong khi người dân chen chút nhau trong bệnh viện, họ có bệnh viện riêng, bác sĩ riêng, thậm chí còn có cả vườn rau riêng, đàn bò sữa riêng. Họ ra điều luật cho cán bộ cao cấp không được kết hôn với những ai có gốc gác “nguỵ”, nhưng con gái thủ tướng thì được lấy con trai của cựu thứ trưởng “nguỵ”. Con gái tổng bí thư Lê Duẩn cũng được kết hôn với người Nga, trái 180 độ với qui định do chính ông đề ra! Người cộng sản nói một đằng làm một nẻo
.
Hai là lường gạt, giả dối.
Thứ trưởng Y-tế việt cộng chức thiệt mà bằng giả, Blog Khai Trí đòi
hỏi giùm cho hơn 80 triệu dân, vì sức khỏe và sinh mệnh của họ có thể
bị ảnh hưởng bởi chất lượng “tri thức” của ngài, rất cần ông trả lời
trên báo chí. Riêng Web Hà Tĩnh Mình Thương
còn đưa ra danh sách các quan đỏ nào đang xài bằng gỉả. Ôi nhân tài
như lá mùa thu ở nước ta! Mùa “Thương Khó” của các đại gia… Link Blog Mười Sáu
Người mắc chứng ADP rất hay nói dối, dùng tên giả để nói xấu người
khác. Nói dối, với người cộng sản, là một quán tính. Họ có thể biến
trắng thành đen, nói đen là trắng. Điển hình như vụ việc ở Văn Giang,
Tiên Lãng. Họ cho công an đánh dân, nhưng đài báo thì nói là “xã hội
đen”. Ai cũng biết lãnh đạo cộng sản hay dùng tên giả. Có người dùng đến
cả trăm tên giả! Thời chiến thì có thể hiểu được, nhưng thời bình họ
cũng dùng tên giả. Mỗi khi muốn nói xấu ai họ cho phóng viên ký tên giả
để tha hồ viết.
Ai cũng biết đó là một thái độ tiểu nhân, nhưng họ làm gì có quân tử tính mà chúng ta phải ngạc nhiên. Còn tính giả dối của người cộng sản thì gần như là một đặc tính tiêu biểu. Giả dối về lịch sử như vụ Lê Văn Tám. Giả dối trong khoa học. Giả dối trong giáo dục. Giả dối bằng cấp. Lĩnh vực nào cũng giả dối. Nói chung sau 37 năm thống trị, người cộng sản đã biến một xã hội lành mạnh trở thành một xã hội giả dối.
Ai cũng biết đó là một thái độ tiểu nhân, nhưng họ làm gì có quân tử tính mà chúng ta phải ngạc nhiên. Còn tính giả dối của người cộng sản thì gần như là một đặc tính tiêu biểu. Giả dối về lịch sử như vụ Lê Văn Tám. Giả dối trong khoa học. Giả dối trong giáo dục. Giả dối bằng cấp. Lĩnh vực nào cũng giả dối. Nói chung sau 37 năm thống trị, người cộng sản đã biến một xã hội lành mạnh trở thành một xã hội giả dối.
Giáo sư Phan Huy Lê, người lật mặt nạ
huyền thoại Lê Văn Tám chỉ là bịp bợm dù hiện nay công viên, trường
học “Lê Văn Tém” được xây khắp nơi.Link Blog Mười Sáu
Ba là hung hãn, hay đánh người.
Người cộng sản xem công an không phải là lực lượng bảo vệ an ninh cho
dân mà là một thanh kiếm của đảng. Kiếm thì chỉ dùng cho chuyện đâm
chém, giết người, răn đe. Nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy công an
là một kiêu binh thời nay. Công an bắt người vô cớ, đánh người, giết
người thoải mái. Giết người trong đồn. Giết người trên đường lộ. Dàn
cảnh gây tai nạn. Tất cả những hành động này cho thấy công an là những
người mắc bệnh phản xã hội.
Bốn là làm việc tuỳ tiện.
Sự tuỳ tiện của người cộng sản có thể nói là ghê gớm. Qua bên Hàn
Quốc thấy người ta có những tập đoàn lớn, về nhà cũng bắt chước làm theo
mà không có chiến lược gì cả. Dự án đường sắt cao tốc giá trị mấy chục
tỷ đôla chỉ có vài chục trang giấy. Hậu quả là Vinashin, Vinalines gây
tổn hại ngân sách quốc gia hàng trăm ngàn tỷ đồng. Họ quen làm việc như
thời chiến, nên không có quốc sách lâu dài nào cả.
Năm là tỏ ra vô trách nhiệm.
Ông Nguyễn Cao Kỳ lúc còn sinh tiền có lần nhận xét rằng trong hệ
thống chính quyền VN không ai chịu trách nhiệm cả. Điều này đúng vì đảng
là người đứng đằng sau chính phủ, nhưng đảng không chịu trách nhiệm.
Người cộng sản gây ra nhiều thảm hoạ chính trị và kinh tế cho đất nước.
Cải cách ruộng đất. Nhân văn giai phẩm. Trại “học tập cải tạo”.
Vinashin. Vinalines. Mất Hoàng Sa vào tay kẻ thù. Nhượng một phần thác
Bản Giốc cho kẻ thù. Chúng ta nghĩ rằng người cộng sản sẽ chịu trách
nhiệm trước toàn dân, nhưng không. Họ không nhận lỗi. Họ rất vô trách
nhiệm.
Sáu là không có cảm giác ăn năn hối lỗi và vô cảm.
Vô cảm là một đặc điểm rất nổi bậc của bệnh nhân ADP. Bệnh nhân ADP
rất bàng quang trước những gì xảy ra trước mắt họ. Thấy người ta bị nạn,
họ chỉ đứng nhìn mà không có một hành động giúp đỡ hay một lời phân ưu.
Người cộng sản cũng thế. Những cái chết trong đồn công an trong thời
gian gần đây là một minh chứng hùng hồn.
Chúng ta còn nhớ ông Trịnh Xuân Tùng trong khi bị đánh gần chết chỉ muốn uống nước mà họ cũng không cho. Bà Liêng ở Bạc Liêu tự thiêu chẳng làm cho 700 tờ báo động lòng. Trong khi đó Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu gây ra một làn sóng câm phẫn trong dư luận báo chí thời trước 1975. Người cộng sản không ăn năn xám hối trước những cái chết như thế. Họ cũng chẳng bao giờ xin lỗi những vong hồn trong vụ Mậu Thân ở Huế hay vụ Cải cách ruộng đất. Có thể nói rằng người cộng sản rất vô cảm. Và khi họ cai trị đất nước sau 37 năm thì cả nước cũng trở nên vô cảm.
Chúng ta còn nhớ ông Trịnh Xuân Tùng trong khi bị đánh gần chết chỉ muốn uống nước mà họ cũng không cho. Bà Liêng ở Bạc Liêu tự thiêu chẳng làm cho 700 tờ báo động lòng. Trong khi đó Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu gây ra một làn sóng câm phẫn trong dư luận báo chí thời trước 1975. Người cộng sản không ăn năn xám hối trước những cái chết như thế. Họ cũng chẳng bao giờ xin lỗi những vong hồn trong vụ Mậu Thân ở Huế hay vụ Cải cách ruộng đất. Có thể nói rằng người cộng sản rất vô cảm. Và khi họ cai trị đất nước sau 37 năm thì cả nước cũng trở nên vô cảm.
Tóm lại, những người cộng sản có lẽ đã và đang mắc chứng hoang tưởng
PPD và phản xã hội APD. Nhận ra bệnh để mà chạy chữa. Nhưng cái khó là
cả hai bệnh này đều là bệnh tâm thần, hay cũng có thể nói là bệnh liên
quan đến thần kinh, nên rất khó chữa trị.
Để tìm phương án chữa trị, cần phải biết nguyên nhân gây bệnh. Các
chuyên gia tâm thần cho rằng bệnh có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả
nguyên nhân tương tác xã hội. Khi người ta trưởng thành một môi trường
đảng, qua tương tác, bị tiêm nhiễm những giáo điều, thói quen và suy
nghĩ của đảng, và dẫn đến bệnh.
Nếu chẩn đoán trên là đúng và nếu nguyên nhân xã hội là đúng thì có
lẽ biện pháp điều trị bệnh này là hoàn toàn có thể. Nga và các nước Đông
Âu đã điều trị bệnh này. Họ cũng đã thành công. Nếu vì sức khoẻ của đất
nước, những người cộng sản Việt Nam nên xem trường hợp Nga và Đông Âu
như là những kinh nghiệm chữa trị bệnh hoang tưởng và phản xã hội./.
Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
Links:
Blog Mười Sáu
Friday, July 19, 2013
CHUYẾN MỸ DU CỦA TRƯƠNG TẤN SANG
PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : pttpgqt@gmail.com
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : pttpgqt@gmail.com
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 19.7.2013
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang
Sau đây là bản Việt dịch toàn văn thư gửi Tổng Thống Barack Obama do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản Anh ngữ :
Kính gửi Ngài Barack H. Obama
Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
Washingtin D.C. 20500
Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
Washingtin D.C. 20500
Saigon, ngày 14.7.2013
Thưa Tổng Thống,Tôi được tin Tổng Thống mời Chủ tịch Nước CHXHCNVN sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 25.7.2013. Vì vậy tôi viết thư hôm nay xin Tổng Thống nhân cơ hội gặp gỡ này thúc đẩy Chủ tịch Việt Nam thực hiện nguyện vọng âm ỉ từ lâu trong tâm trí và đáy lòng người dân Việt - đó là chuyển hóa chế độ độc đảng sang một Nhà nước dân chủ, bảo đảm các quyền cơ bản, tự do và pháp quyền.
Đây cũng chính là ngưỡng vọng của Phật giáo đồ Việt Nam, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do tôi lãnh đạo, đồng thời cũng là ngưỡng vọng của toàn dân nam phụ lão ấu, bất phân thành phần xã hội, từ trí thức, sinh viên, thương gia, đến công nhân, nông dân và tín đồ các tôn giáo.
Năm 1986, khi Đảng Cộng sản mở cửa kinh tế theo chính sách “đổi mới”, nhà cầm quyền nghĩ rằng chỉ cần mở cửa kinh tế là có thể bảo đảm việc phát triển quốc gia. Chúng tôi đã biết rằng điều đó không đúng, và chẳng bao giờ thành công. Cho nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như toàn dân thúc đẩy nhà cầm quyền phải đồng lúc mở cửa chính trị thì mới có thể hậu thuẫn cho sự chuyển hóa kinh tế. Nhưng Nhà nước Cộng sản đã không nghe. Trái lại, nhà cầm quyền đã quy mô dập tắt mọi tiếng nói đòi hỏi cải cách chính trị. Kết quả là các nhà tù ở Việt Nam ngày nay đầy dẫy những nhà tranh đấu trẻ, các bloggers, nhà báo và các nhà bảo vệ nhân quyền mà “tội” của họ chỉ là kêu gọi mạnh mẽ cho một xã hội đa nguyên hầu khai dụng tài nguyên phong phú của con người, vốn là nguyên động lực của quần chúng, để sử dụng mọi tài năng và kỹ xảo của họ cho việc phát triển.
Chỉ nói theo tiêu chuẩn kinh tế, thì chính quyền đã thất bại. Mở rộng tự do kinh tế, mà không có sự bảo vệ của công đoàn độc lập, tự do báo chí và nền tư pháp độc lập tất nhiên phải dẫn đến căn bệnh tham nhũng, lạm quyền, phân cách giàu nghèo khủng khiếp, và những tệ nạn bất công xã hội trầm trọng.
Trong khi thành phần lãnh đạo và gia đình của giới này hưởng thụ đời sống vua chúa, thì người công nhân, nông dân bần hàn phải đối chọi hằng ngày với bao khắc nghiệt để sống còn.
Việt Nam ngày nay là thiên đường của giới tham quan ô lại và “tư bản đỏ”, nhưng lại là địa ngục cho hàng chục triệu người dân lương thiện chỉ đòi hỏi sự tối thiểu cho cơm ăn áo mặc, cho con em họ được đến trường và được chăm sóc y tế.
Giới lãnh đạo Hà Nội bám chặt một cách vô vọng vào hệ thống độc đảng để bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho riêng họ. Tuy nhiên làm như thế, họ hy sinh quyền lợi của 90 triệu dân Việt và gây hại cho tương lai quần chúng. Khi giới trẻ yêu nước xuống đường ở Saigon, Huế, và Hà Nội để cảnh báo Trung quốc xâm lược vào chủ quyền biển và đất, chính quyền chẳng chút lưu tâm tới mối quan ngại thiết tha của giới trẻ mà còn bạo hành, đàn áp.
Thưa Tổng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tin rằng chìa khóa giải quyết các vấn nạn Việt Nam là Dân chủ. Với những thiết chế dân chủ đa nguyên đa đảng, nhân quyền và pháp quyền thì mới có thể bảo đảm cho sự ổn định và phát triển, đồng thời gìn giữ sự vẹn toàn lãnh thổ cho đất nước. Sự kết thân hòa hảo càng thêm dễ dàng với các nước láng giềng theo thể chế dân chủ. Một nước Việt Nam dân chủ sẽ là yếu tố chủ yếu cho hòa bình và ổn định trong vùng Á châu – Thái Bình dương , và sẽ là đối tác chính trị tin cậy cho Hoa Kỳ.
Vì vậy, trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang tới đây, tôi chân thành mong mỏi Tổng Thống thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc bước vào tiến trình cải cách chính trị. Sự chuyển hóa ôn hòa sang thể chế dân chủ để cứu khối nhân dân sống trong đau khổ, và đây cũng là con đường duy nhất bảo đảm cho tương lai xáng lạn đầy hy vọng cho Việt Nam.
Tôi cũng xin nhấn mạnh tới điều trọng thiết của Tự do Tôn giáo trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, bởi vì tại Việt Nam ngày nay, các tôn giáo là những tiếng nói độc lập của xã hội dân sự, đã không ngừng suốt ba mươi tám năm qua nêu lên những ta thán, bất bình của nhân dân dưới chế độ Cộng sản.
Người viết thư thỉnh cầu Tổng Thống hôm nay là kẻ đã trực tiếp chịu đựng sự đàn áp của chính quyền. Tôi đã trải qua ba thập niên bị giam cầm, chỉ vì tôi lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền. Ngay giây phút này đây tôi phải sống trong cảnh quản chế tại [Thanh Minh] Thiền viện, như Đại sứ David Shear chứng kiến khi ngài đến thăm tôi năm ngoái. Vì vậy, là Tăng sĩ Phật giáo và lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng. Dù rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm hoạt động và bị chính quyền Cộng sản đàn áp từ năm 1975, nhưng Giáo hội vẫn không ngừng tranh đấu bằng phương pháp bất bạo động cho công bình xã hội. Giáo hội không tranh đấu trên lĩnh vực chính trị, cuộc tranh đấu này thể hiện truyền thống tâm linh và dấn thân của Phật giáo Việt Nam suốt 2000 năm qua, dựa trên lòng từ bi và khoan dung, để bảo vệ nhân dân trước mọi bất công và đàn áp. Đạo Phật là đạo hòa bình, theo bước tiền nhân chống phong kiến và chủ nghĩa ngu dân trong quá khứ, thì nay chúng tôi dấn thân cho nhân quyền và dân chủ.
Tôi hết lòng kỳ vọng vào Tổng Thống , xin Tổng Thống hãy đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam đang lâm cảnh khốn khổ, để nói thay cho hàng triệu người dân Việt ngày nay không có tiếng nói ngay trên chính quê hương họ.
Trân trọng kính chào Tổng Thống.
Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 14.7.2013
Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về tâm thư gửi TT Obama
Ngày 24 tháng 7 này ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ công du Hoa
Kỳ và điều này đã gây chú ý cho nhiều người Việt trong và ngoài nước
trong đó có Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo VN
thống nhất. Quan tâm sâu sắc tới chuyến đi này Đức Tăng Thống đã gửi một
bức tâm thư cho tổng thống Obama trước khi ông Sang lên máy bay công du
Hoa Thịnh Đốn. Phóng viên Ỷ Lan của đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn Đức
Tăng Thống để tìm hiều thêm về nội dung bức thư.
Khuyến khích VN thay đổi
Ỷ Lan: Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng
Độ. Hôm 14.7 vừa qua, Đức Tăng Thống viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ
Barack Obama nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tại
Washington DC. Kính xin Đức Tăng Thống hoan hỉ cho biết nội dung thư đề
cập tới việc gì?
HT Thích Quảng Độ: Nước Mỹ lâu rồi đóng vai trò
lãnh đạo của các nước dân chủ văn minh trên thế giới, có truyền thống
dân chủ từ mấy thế kỷ rồi. Bây giờ cũng vào hàng cường quốc bật nhất.
Không những về dân chủ mà cả về kinh tế. Thành ra tất cả các nước chưa
có được dân chủ tự do đều hướng về Hoa Kỳ, để may ra mà có ảnh hưởng của
Hoa Kỳ mà thực hiện được dân chủ ở nước mình.
Nhân việc ông Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm. Rất là
hiếm hoi một ông Chủ tịch Cộng sản Việt Nam mà sang Hoa Kỳ, thì đây tôi
cho là một dịp rất hiếm hoi.
Tôi cũng mạo muội đề nghị với ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị bây giờ… hầu hết là mất lòng dân.
-HT Thích Quảng Độ
Trên phương diện tôn giáo tôi cũng mạo muội đề nghị với
ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển
đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị bây giờ… hầu hết là mất
lòng dân, để sang một chế độ tự do, dân chủ, bớt cái sự bức hiếp và đàn
áp quần chúng đi, để cho dân tộc Việt Nam có một cuộc sống thoải mái
hơn.
Ỷ Lan: Bạch Đức Tăng Thống, Dân chủ là điều ai
cũng nói tới, ai cũng đòi hỏi. Nhưng liệu dân chủ có thể thực hiện tại
Việt Nam ngày nay không? Ông Lê Duẩn, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam, từng tuyên bố Việt Nam có nền dân chủ gấp triệu lần hơn dân chủ
Tây phương. Kính xin Đức Tăng Thống cho biết ý kiến về khẳng định này?
HT Thích Quảng Độ: Cái đó thì ông nói đúng phân
nửa còn phân nửa thì hoàn toàn sai. Trong Đảng Cộng sản hiện giờ có 3
triệu người, hiện giờ họ sống rất thoải mái, chả ai đàn áp họ.
Nhưng đối với dân thì không bao giờ có chuyện đó. Đối với dân họ phân biệt rõ rệt.
Thành ra đảng viên là cái đảng họ sống và họ làm lãnh
đạo. Mà lãnh đạo là có quyền đối với toàn dân. Bởi vậy họ bảo sao thì
dân phải nghe vậy. Không được cãi lại. Cãi lại là họ có cách họ phạt.
Chả ai đàn áp họ, mà họ toàn quyền đàn áp người khác.
Tất cả kinh tế, tài chính, cơ quan từ trên xuống đến
dưới Đảng Cộng sản nắm hết. Thành ra cái đất nước Việt Nam hiện nay là
đất nước của riêng Đảng Cộng sản, chứ 90 dân có còn gì đâu?! 90 triệu
dân họ dùng như những nô lệ, những tay sai để họ sai khiến, phục vụ cho 3
triệu đảng viên thôi. Cái đó rất nguy hiểm. Bởi vậy cho nên cái chế độ
Cộng sản Việt Nam hiện nay càng kéo dài thì 90 triệu dân Việt Nam còn
khổ.
Chống đối họ mà nói ra miệng là họ bỏ tù liền. Bây giờ
họ là chúa ngục làm chủ hết cả đất nước. Dân có còn gì đâu. Dân chỉ là
nô lệ, 90 triệu dân chỉ là nô lệ của 3 triệu đảng viên Cộng sản mà thôi.
Ỷ Lan: Đức Tăng Thống có nghĩ rằng một bức thư
thúc đẩy cho cải cách chính trị và dân chủ hóa Việt Nam như thư gửi
Tổng thống Obama là một hành động chính trị không? Đức Tăng Thống là nhà
chính trị hay nhà tôn giáo? Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có
làm chính trị không?
HT Thích Quảng Độ: Nói đến chính trị cũng tùy thời đại. Như thời tôi học ngày xưa trong sách, thì các tác gia như ngài Khổng Tử định nghĩa rằng là Chính giả chính giã.
Có nghĩa là người làm chính trị là người sửa sang đất nước cho ngay
thẳng. Tức là các vị phải ngay thẳng, không được cong queo, không được
gian tà. Đấy, nghĩa gốc chính trị theo ngài Khổng Tử định nghĩa là như
thế.
Còn Cộng sản thì Giáo hội còn phải chịu nhiều khó khăn, phải hứng chịu nhiều khó khăn. Do đó, cho nên tôi nẩy ý như thế chứ không phải là tôi làm chính trị đâu.
-HT Thích Quảng Độ
Nhưng mà chính trị ngày nay không bao giờ có chính trị
đó. Chính trị ngày nay gọi là chính trị thủ đoạn. Họ dùng thủ đoạn, phải
hóa trái, đen mà hóa trắng, trắng hóa đen. Thành ra giờ gọi là chính
trị thủ đoạn, dối trá. Thành ra tôi nói như thế yêu cầu ông Tổng Thống
Mỹ làm việc đấy, không phải là cái người làm chính trị, mà tôi chỉ so
quan niệm chính trị cổ xưa mà nói thôi. Nói may ra thì được. Chứ các vị
Sư tu hành thì làm sao mà làm được chính trị?
Ngày xưa có Tào Tháo của Tàu cũng là một tay ghê gớm về
thủ đoạn đấy, ngày nay nhắc đến Tào Tháo ai cũng ngán. Bây giờ chính trị
nó như thế, mà các Sư mà làm chính trị thì lại tồi tệ nữa.
Thành ra tôi nói chính trị đây là thái độ chính trị thôi
chứ không phải là người làm chính trị. Đây là ý kiến, là quan điểm về
chính trị. Thái độ chính trị nó khác. Mà nếu thực hiện được chế độ dân
chủ đây thì Giáo hội thoát nạn.
Nếu bây giờ đây có chính phủ thật sự đa đảng thì Giáo hội còn vấn đề gì nữa đâu.
Còn Cộng sản thì Giáo hội còn phải chịu nhiều khó khăn,
phải hứng chịu nhiều khó khăn. Do đó, cho nên tôi nẩy ý như thế chứ
không phải là tôi làm chính trị đâu.
Ỷ Lan: Trong bức thư cho Tổng Thống Obama, Đức
Tăng Thống cho biết chính Đức Tăng Thống là nạn nhân của chính sách đàn
áp của nhà cầm quyền Hà Nội. Đức Tăng Thống có thể cho biết sơ lược về
tình trạng sinh sống của Đức Tăng Thống từ những năm vừa qua?
HT Thích Quảng Độ: Từ sau 75 đến giờ thì Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất luôn luôn bị nạn. Trong thời gian từ 75
đến 81, trong 2 năm đầu thì chúng tôi phải vào tù rồi. Lần đầu tiên vào
[nhà tù] Phan Đăng Lưu là mất hai năm. Thế rồi về được mấy năm thì 1982
họ lại đưa ra quản chế ở ngoài Bắc mười năm. Năm 1994 tổ chức đi cứu trợ
đồng bào bị lụt lội tại miền Nam, họ lại bắt nữa. Bắt lần này đưa ra Ba
Sao sau chuyển qua Thanh Liệt.
Nănm 98 được đặc xá cho về Thanh Minh đây. Họ bảo từ nay
trở đi ông cứ phải ở đây chứ không được đi đâu. Nhưng mà họ không cho
văn kiện, họ nói miệng thế thôi. Coi như buộc cư trú chỉ nói miệng thế
thôi chứ không có văn kiện. Họ sợ có bút tích thì đưa lên tố cáo họ,
thành ra từ ngày ấy đến nay cứ ở đây vậy. Cũng như tù lỏng.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris.
TPP và chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam
Vậy nội dung này sẽ có ý nghĩa ra sao trong chuyến viếng thăm của ông Trương Tấn Sang, Vũ Hoàng trao đổi với ông Ernest Z. Bower, Cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ.
Quan điểm của hai nước
Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn ông đã dành thời gian cho đài RFA, theo ông khi chủ tịch VN Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ liệu vấn đề TPP có phải là phần cốt lõi nhất hay không?
Earnest Bower: Quan điểm của Washington là Việt Nam ngày càng
trở thành một trong những quốc gia có tầm chiến lược trong khu vực Đông
Nam Á. Việt Nam có những cam kết cấp cao về thương mại cũng như tăng
cường sức mạnh cho khối ASEAN, vì thế, TPP có vai trò rất quan trọng
trong chuyến thăm này của chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ.
Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng quan điểm là cần thiết phải tạo ra sự gắn
kết chặt chẽ hơn nữa trong khu vực ASEAN, và đây cũng là một trong những
nỗ lực để Trung Quốc thấy rằng khi họ tạo ra luật lệ cho các nước trong
khu vực thì họ cũng phải tuân thủ những luật đó, chứ không thể áp đặt
quan điểm của họ lên vùng chủ quyền lãnh thổ ngoài biển Đông. Tôi nghĩ
rằng điều này cũng tạo ra một cảm giác an toàn về mặt kinh tế và chính
trị trước Trung Quốc. An toàn trước Trung Quốc là những điều kiện cần
thiết cho hòa bình và thịnh vượng cho khu vực Châu Á – TBD, Hoa Kỳ và
Việt Nam đều chia sẻ quan điểm này.
Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng quan điểm là cần thiết phải tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa trong khu vực ASEAN.
- Earnest Bower
Cũng trên quan điểm đó, theo tôi, các chính trị gia của cả Hà Nội và
Washington cần phải nỗ lực hơn để đưa ra những quyết định khó khăn về
TPP, để hiệp định này có thể được thông qua trong vòng 2 năm tới.
Vũ Hoàng: Báo chí cũng như nhiều luồng thông tin từ cả Việt
Nam và Hoa Kỳ cho là hai phía đang ráo riết muốn kết thúc các vòng đàm
phán vào tháng 10 năm nay. Theo ông liệu điều đó có khả thi không?
Earnest Bower: Theo tôi hiện tại Tòa Bạch Ốc đang rất muốn
hoàn tất hiệp định về TPP trong năm nay, tuy vậy, tôi không biết liệu
điều này có diễn ra vào tháng 10 năm nay hay không, là thời điểm mà Hội
nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức tại Brunei. Tôi nghĩ là Tổng
thống Obama và Đại diện Thương mại mới là ông Mike Froman đang cam kết
để Hiệp định này được Quốc Hội bước đầu thông qua vào năm 2014, ngay
trước khi cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ diễn ra.
Hiện tại, thì chính phủ Hoa Kỳ, Việt Nam cũng như các nước đàm phán
khác đang nỗ lực để kết thúc các vòng đàm phán càng sớm càng tốt, đó là
mục tiêu thực sự.
Vũ Hoàng: Một trong những yếu tố thường được các đối tác
đàm phán khi nhắc tới Việt Nam là “một nền kinh tế phi thị trường”, vậy
quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Earnest Bower: Tôi nghĩ ở một khía cạnh nào đó, Việt Nam đang
sử dụng TPP như một động lực để thúc đẩy hơn nữa tiến trình cải cách
kinh tế của mình, cả Chính phủ lẫn đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng
đưa nền kinh tế của mình trở nên cạnh tranh hơn nữa. Thật khó để cải
cách khối doanh nghiệp Nhà nước, là khu vực đang có vai trò chi phối
trong nền kinh tế quốc gia nếu không có sự ủng hộ về mặt chính trị. Tôi
nghĩ dưới góc độ này, TPP sẽ là một đòn bẩy quan trọng để cả Đảng Cộng
sản và Chính phủ thay đổi khu vực doanh nghiệp NN trước những sức ép đòi
hỏi từ bên ngoài, kể cả việc thu hút sự quan tâm của các dòng đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam.
Khối doanh nghiệp nhà nước
Vũ Hoàng: Cũng liên quan đến chuyện này, hồi tháng 3, chúng tôi có được đọc bản tin của CSIS, ông nhận xét khá nhiều về khối doanh nghiệp Nhà nước VN, vậy, mối quan hệ của khu vực này trong việc đàm phán TPP của Việt Nam ra sao rồi thưa ông?
Earnest Bower: Các doanh nghiệp NN của Việt Nam cũng giống với
Trung Quốc là đang kéo nền kinh tế quốc gia đi xuống. Tôi nghĩ là tất
cả các nhà kinh tế Việt Nam đều cho rằng khối doanh nghiệp Nhà nước phải
đổi mới. Vì thế, một lần nữa đàm phán TPP sẽ mang lại cơ hội chiến
lược, cộng với sức ép đổi mới từ bên ngoài và những đòi hỏi đổi mới
chính trị kinh tế từ các nước đối tác đàm phán, buộc Việt Nam phải thay
đổi khối doanh nghiệp này.
Ngoài ra, thông qua TPP cũng khiến Việt Nam hội nhập hơn nữa với Châu
Á, ý tôi muốn nói là những nỗ lực về hội nhập kinh tế, đảm bảo Việt Nam
tiếp tục tiến lên chứ không bị tụt hậu, nhất là khi Việt Nam muốn trở
nên cạnh tranh hơn và đối mặt với những sức ép ngày càng tăng từ Trung
Quốc.
Vũ Hoàng: Thưa ông, TPP ngoài các điều khoản
về đàm phán “nền kinh tế thị trường” thì còn nhiều yếu tố khác nữa như
bảo vệ sở hữu trí tuệ, quyền người lao động rồi cả tham nhũng nữa. Vậy
đến lúc này, những điều khoản trên đã được đàm phán ra sao rồi?
Earnest Bower: Tôi chỉ muốn nhắc anh cũng như muốn để thính giả hiểu rằng, việc đàm phán không chỉ là giữa 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ mà là giữa 11 quốc gia đàm phán. Tôi nghĩ các vòng đàm phán bao gồm cả những cam kết về tính minh bạch và quản lý hay giám sát để tăng cường những cam kết về lao động và môi trường nữa.
Các doanh nghiệp NN của Việt Nam cũng giống với Trung Quốc là đang kéo nền kinh tế quốc gia đi xuống. Tôi nghĩ là tất cả các nhà kinh tế Việt Nam đều cho rằng khối doanh nghiệp Nhà nước phải đổi mới.
- Earnest Bower
Nếu để ý chúng ta có thể thấy người dân Việt Nam rất quan tâm đến
việc cải thiện những lĩnh vực như chống tham nhũng, nước sạch, môi
trường, an toàn lao động, an toàn thực phẩm…và đây cũng là những mối
quan tâm giống với mọi quốc gia khác. Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam
đã truyền tải và đưa những mối quan tâm này của người dân vào trong tiến
trình đàm phán và như vậy là chính phủ Việt Nam đang mang lại cuộc sống
tốt hơn cho người dân.
Vũ Hoàng: Vâng cám ơn lời nhắc nhở của ông về 11 nước đang
tham gia đàm phán, câu hỏi cuối cùng của chúng tôi chỉ liên quan đến 2
đối tác Hoa Kỳ và Việt Nam là: Việt Nam đặt trọng tâm nhiều đến việc đàm
phán lĩnh vực may mặc và giày dép khi xuất sang Hoa Kỳ trong khi đó,
Hoa Kỳ lại ưu tiên đến hàng nông sản khi xuất sang thị trường Việt Nam.
Vậy đánh giá của ông về việc điều hòa những khác biệt trong các ưu tiên
này ra sao?
Earnest Bower: Hoa Kỳ, Việt Nam cũng như mọi quốc gia đàm phán
khác đều có những quan tâm cụ thể đến từng lĩnh vực khác nhau, chẳng
hạn, Việt Nam quan tâm nhiều đến tiếp cận thị trường cho hàng dệt may,
giày dép và cá tra. Tôi nghĩ đặt các ưu tiên khác nhau cũng là bản chất
của quá trình đàm phán, nếu Hoa Kỳ muốn thấy được Hiệp định TPP vào mùa
thu năm nay thì Hoa Kỳ cần phải hiểu được những yêu cầu trong chính trị
nội bộ Việt Nam là họ đang cần những gì. Nói thực lòng, ngay cả tôi hay
bất cứ một người nào khác ở thời điểm này, đều không biết được khi kết
thúc đàm phán thì Hiệp định sẽ ra sao. Những người đàm phán và cả các
nhà lãnh đạo quốc gia đều hiểu rằng cả 2 phía phải có những hi sinh
nhiều hơn những gì mà họ muốn để có thể có được Hiệp định TPP thành
hình.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông rất nhiều.
Suy nghĩ về chuyến đi của Chủ tịch Sang
Giáo sư Tương Lai
Gửi cho BBC từ TP HCM
Cập nhật: 08:29 GMT - thứ năm, 18 tháng 7, 2013
Sau chuyến thăm Trung Quốc thì
chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước là mối bận tâm của rất
nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước.
Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời
gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến
mới của thời cuộc trong nước và thế giới.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Những hoạt động đối ngoại gắn liền
máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc,
thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối
ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự
dồn sức, góp lực của cả toàn dân.
Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt
thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động
đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất
mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà
Nguyễn Trãi từng căn dặn "Thời! Thời! Thực không nên lỡ".
Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động.
Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet
phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong
"ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất
là của các "chính khách" đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của
công luận.
Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy
nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến
tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự
thay đổi.
Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù quý báu
đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước.
Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu
tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ
đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra
những đột biến không thể nào dự báo trước được.
Hiện tượng Myanmar là một ví dụ thật hấp dẫn.
Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của
ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn
với thù theo lối "mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái đầy gọi cái vơi,
võng xuống thì được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong
hoạt động đối nội và đối ngoại.
Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước
đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản
lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến
cùng, cái quyết định vẫn ở con người.
Thì chẳng thế sao? "Đại Việt Sử ký toàn thư. Kỷ
nhà Trần" có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung,
người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc dò xét tình hình: "Có thể nói
là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ
mưu tính được".
Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và
hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng:
không khuất phục, mua chuộc được đối phương thì tìm cách mà trừ đi! Bản
lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện
khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng
xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII.
Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể.
Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc
Có một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta
gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có
cái lý của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một
nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đã từng được cả thế giới biết
đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở
thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình
Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối Asean, mà cứ vẫn mang tâm lý
"nước nhỏ" trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa đáng.
"Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"!"
Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số
48 triệu người, là "nước nhỏ" nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường
quốc tế thì cũng không "nhỏ" như người ta tưởng. Rồi Singapore, với
diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số
chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ
ngày tuyên bố độc lập năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển
từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ
bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc
chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính thì đến 2018
Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế
châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh.
Thế đứng của đất nước này, vì thế, đâu kém những nước diện tích lớn,
dân số đông!
Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới?
Đây là câu chuyện dài nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó.
Muốn thế, phải đặt vận mệnh của tổ quốc lên trên
hết và trước hết, thực hiện sự hòa giải và hòa hợp dân tộc, gạt bỏ
những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ đoạn
tranh giành quyền lực để đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước. Có như vậy
mới tạo nên được một thế đứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ
thuộc và tác động lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn đề có ý
nghĩa sống còn trong hoạt động đối ngoại, tránh được nguy cơ thao túng
của nước lớn.
Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái
niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc
từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"!
Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù
ngoại xâm đã giục giã nhiều thế hệ Việt Nam lên đường cứu nước, không
ngại hy sinh. Máu người không phải nước lã. Và máu đã chảy thành sông,
xương đã chất thành núi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Vì thế, quyết
không để cho mạng sống của người Việt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích
của những nước lớn với đủ thứ "nhân danh" để biến thành những quân cờ
trong cuộc chơi của họ.
Quân cờ ấy, khi cần thiết thì người ta đánh bóng
mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền
thoại để mà vui vẻ nhận lãnh những vinh quang vô ích: "Nếu lịch sử chọn
ta làm điểm tựa, Vui gì hơn làm người lính đi đầu".
Để rồi, trong "niềm vui" ấy, những núi xương,
sông máu của "người lính đi đầu" đổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho
Mao "đại nhảy vọt" và đến một ngày đẹp trời thì Chu (Ân Lai) vui vẻ bắt
tay Richard Nixon ở Thượng Hải để mặc cả trên đầu người bạn láng giềng
"núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông" về nước cờ "thí tốt,
đẩy xe", bật đèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội.
Quyền lực và Tội lỗi
Chiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không
chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết
thương hằn sâu trong lòng dân tộc khi non sông đã quy về một mối.
Thay vì làm lành vết thương, người ta lại khoét
sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục
thực thi quan điểm"đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển "
để rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo
lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm
hồn Việt, bị băng hoại. Đó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc đến.
Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi đát
thay, lại là một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày
càng hung hãn như không có điểm dừng. Cái gọi là "nhà nước pháp quyền"
được rao giảng là "của dân, do dân và vì dân" đang quay lưng lại với
dân. Cán cân công lý chao đảo trước vòng xoáy lợi ích của các nhóm quyền
lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. Đó là lý do giục giã những
"bàn chân nổi giận" của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí
thức rầm rập xuống đường bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp và sự xuyên tạc,
lừa mị.
Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lý khủng
khiếp vận hành trong xã hội từng được trí tuệ loài người đúc kết :
"Quyền lực thúc đẩy việc mở rộng vô hạn độ quyền lực, và hầu như không
có điểm dừng. Nhưng "quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực
tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối” (Power tends to corrupt and
absolute power corrupts absolutely).
Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân?"
Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện "quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối " ấy.
Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người,
cho dù là cần thiết đi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da
để mong đẩy lùi căn bệnh đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Cho nên, nỗi
bức xúc lớn đang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế để lập
lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu,
vùng xa.
Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.
Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng phình to.
Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để
Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng
khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và
của cả đông đảo đảng viên của Đảng.
Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên
đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới.
Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước
trong hoạt động đối ngoại.
Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật
rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược
với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đã công nhận Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, đã ký cam kết tuân thủ Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại?
Cái chuyện nhân danh "đặc thù" của mỗi nước về
văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế
giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực
thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một
cách công khai và lành mạnh, chính là đòi hỏi của sự phát triển, tăng
cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể
là một sự áp đặt.
Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm
Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đã bị lãng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống động.
Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử
của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng định: "Tôi cho rằng điều kiện hiện nay
cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và
ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”,
hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì
được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin
tưởng” [tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ] mà thực sự
không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay
không được đụng tới".
Không được đụng tới vì chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc.
Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của
người giữ vai trò nguyên thủ của đất nước Trung Hoa thì rất đáng phải
suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó
đang nuôi dưỡng ảo mộng "đi với Trung Quốc thì bảo vệ được đảng, giữ
được chế độ XHCN"!
Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung
Quốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn
gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng
cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo
đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số
giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục
tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đã cho thấy Trung Quốc
đang trên đà suy thoái khó lòng cứu vãn.
Như vậy, vội vã hớp lấy "liệu pháp giữ nguyên"
của Trung Quốc, để rồi "thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế
chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới", chính là ngăn chặn
sự phát triển của đất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới
để "ông bạn láng giềng"dễ bề thao túng chứ không có gì khác.
Đây là ý đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.
Nếu tìm được người cùng hội cùng thuyền, cùng
chung cái gọi là "ý thức hệ" thì "dễ mưu tính" như cách Ô Mã Nhi xưa kia
mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém, lại phải
đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc
ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường
huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.
Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc
cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn
theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.
Sinh lộ duy nhất: Dân chủ
Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực
thi dân chủ hóa, định hình một mô hình phát triển,sẽ tạo ra một nội lực
hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm
phá sản thủ đoạn "bất chiến tự nhiên thành" trong mưu đồ nham hiểm của
Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện
điều này.
"Chỉ có thể tạo được thế đứng khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. "Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ! Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh dòi dân chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Mianma láng giềng là đã quá đủ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ.
Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri-La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.
Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế. Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.
Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam
thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa
bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng.
Chẳng thế mà Trung Quốc đã không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam
thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam
đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân
thiện và bình đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta
đã từng thực hiện việc "giải Hán hóa" một cách khôn ngoan để gìn giữ bản
sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, "cuộc
đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong
kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...". Trong cuộc đấu tranh ấy, "tìm về
dân tộc" và "thân dân" là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc
"giải Hán hóa", và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc
để đến với thế giới văn minh, tiến bộ.
Vì thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách
diễn đạt thôi) của Lê Quý Đôn trong "Quần thư khảo biện" nhằm thâu tóm
những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên đây nhân chuyến công du sắp tới
của ông Chủ tịch Nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý Đôn đã viết:
"Kinh Dịch nói: Biến động trong thiên hạ chính
đáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ 'một'. Lấy chữ 'một' ấy mà
xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời
xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như
bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy"!
Chữ "một" đây chính là “DÂN CHỦ”.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
Tin của Vietnamnet hôm nay xác nhận ông Trương Tấn Sang đi thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 tới ngày 26 tháng 7 thể theo lời mời của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.
Vietnamnet trích lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương
Thanh Nghị hôm qua nói rằng chuyến đi Mỹ khẳng định “đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích
cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam.
Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết với hàng tít “Vietnam Between Rock and a Hard Place”, nói lên vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tác giả David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”
Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết với hàng tít “Vietnam Between Rock and a Hard Place”, nói lên vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tác giả David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”
Ông David Brown là một nhà ngoại giao đã phục vụ tại Việt Nam trong
nhiều năm. Ông nhận định rằng các chuyến đi thăm của các nguyên thủ quốc
gia thông thường cần nhiều tháng để chuẩn bị, nhưng chuyến đi của Chủ
tịch nước Việt Nam lần này được loan báo vội vã, và sau một cuộc tiếp
xúc với lãnh đạo Trung Quốc “rõ rệt đã gây sốc” cho giới lãnh đạo tại Hà
nội.
Bài báo đặt câu hỏi phải chăng ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo hàng đầu khác của Việt Nam đã quyết định “trả cái giá mà Hoa Kỳ đã đòi để thiết lập quan hệ chiến lược?”
Trong một cuộc điều trần trước một tiểu ban quốc hội Hoa Kỳ hồi đầu tháng 6, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói việc siết chặt các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là việc bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ được hoãn cho tới khi nào có những “cải thiện lâu dài, có thể chứng minh được trong tình hình nhân quyền tại Việt Nam.”
Tác giả nhận định rằng làm như thế, các giới chức chính phủ Mỹ đã công
khai ghi lại những vấn đề họ đã đặt ra trong các cuộc tiếp xúc riêng tư,
không ồn ào, với các giới chức Việt Nam trong vài năm qua.
Thông điệp đưa ra trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dường như không được Hà nội lắng nghe. Theo hãng tin AP, nội trong năm nay, 43 nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ, gấp đôi số người bị bắt giữ trong năm 2012.
Ngoài ra, còn có chứng cớ cho thấy cánh an ninh mạng của cảnh sát Việt Nam đã tung ra công nghệ theo dõi mạng FinFisher, để cài đặt phần mềm theo dõi hoạt động của dân mạng khi họ truy cập các trang blog của các nhân vật bất đồng.
Thông điệp đưa ra trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dường như không được Hà nội lắng nghe. Theo hãng tin AP, nội trong năm nay, 43 nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ, gấp đôi số người bị bắt giữ trong năm 2012.
Ngoài ra, còn có chứng cớ cho thấy cánh an ninh mạng của cảnh sát Việt Nam đã tung ra công nghệ theo dõi mạng FinFisher, để cài đặt phần mềm theo dõi hoạt động của dân mạng khi họ truy cập các trang blog của các nhân vật bất đồng.
Hà nội vẫn tỏ thái độ bực dọc trước lời kêu gọi của Hoa Kỳ, hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền. Tác giả cho rằng một số thành phần trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cản trở việc nới rộng các quyền dân chủ vì lo sợ mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là lật đổ chế độ đương quyền.
Chiến dịch đàn áp và bắt bớ giới blogger, không ngừng gia tăng trong thời gian qua, theo ông Brown, dường như biểu hiện xu hướng ngả về Trung Quốc, trong khi giới bất đồng trong mấy năm gần đây ngày càng lớn tiếng đả kích điều mà họ cho là sự thất bại của nhà cầm quyền tại Hà nội trong việc bảo vệ các lợi ích của quốc gia trước thái độ gây hấn của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Nhà cựu ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù các lực lượng không quân và hải quân của Việt Nam không phải là không đáng kể, nhưng còn lâu mới có thể được coi là đối thủ của các lực lượng hải, không quân Trung Quốc. Do đó, thay vì tăng nguy cơ xảy ra xung đột trong cuộc tranh giành lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc, nhà cầm quyền tại Hà nội đã tìm cách kiềm hãm thái độ khiêu khích của Trung Quốc bằng cách dựa vào các đối tác khu vực trong khối ASEAN, và thiết lập “các quan hệ chiến lược” với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực khác.
Tác giả nhận định kết quả của các nỗ lực ngoại giao đó của Việt Nam cho tới nay, tương đối khiêm nhường. 10 nước hội viên ASEAN vẫn chưa thành lập được một mặt trận thống nhất để đương đầu với những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Trước tình hình đó, Washington và đa số các nước ASEAN khác tuyên bố “không ngả về phe nào”, và tìm cách lảng tránh, không trực tiếp thách thức tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các vùng biển giữa Hong Kong tới Singapore.
Trước tình hình ngày càng cấp bách, một số nhân vật ngoài Đảng và một phe phái đáng kể trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hối thúc Hà nội hãy thiết lập quan hệ kinh tế và quân sự –trên thực tế- với Hoa Kỳ.
Mặc dù nhiều giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tỏ thái độ hoài nghi trước “những động cơ ”của Washington, nhưng trong 4 năm trở lại đây, các cuộc tham khảo giữa Hà nội với các lực lượng quân sự Mỹ đã gia tăng một cách có thể nói là ngoạn mục. Chẳng hạn, hồi tháng 6, các giới chức quân sự cấp cao Việt Nam đã đi tham quan các căn cứ quân sự Mỹ.
Ông David Brown nhận định rằng sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang đã không mang về thành quả nào, ngoại trừ lời hứa Trung Quốc sẽ đề ra những bước hành động “hiệu quả và triệt để để giải quyết sự bất quân bình trong cán cân thương mại song phương” tới 16 tỉ đôla, nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.
Tác giả gợi ý rằng quyết định của Bộ Chính Trị, gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động vì những gì Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Trương Tấn Sang trong vòng riêng tư, và đó là lý do đã khiến Hà nội tỏ ra sẵn sàng hơn trong cố gắng xích lại gần Hoa Kỳ, với mục đích “thiết lập các quan hệ quốc phòng mật thiết hơn với Washington”.
Tuy nhiên tác giả cảnh báo rằng Tổng Thống Obama sẽ không hài lòng với những cử chỉ thiện chí có tính cách hời hợt, như hoãn lại vụ án xét xử một nhân vật bất đồng nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân, vì như chính phủ Mỹ đã thừa nhận trước diễn đàn quốc hội hồi tháng trước, “nhân dân Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp các quan hệ song phương với Việt Nam, trừ phi có những tiến bộ có thể chứng minh được trong lĩnh vực nhân quyền.”
TRUYỆN TÙ VÀ VƯỢT BIÊN - TRUYỆN SƠN TRUNG
Tuesday, July 23, 2013
PHẠM ĐÌNH * TÙ CẢI TẠO
Chuyện Vui Buồn « Tù Cải Tạo » Phạm Đình C/N 2011/02
Chuyện tù cải tạo toàn là đau buồn chứ làm sao mà vui được nhỉ ? Ấy thế mà cũng có đấy. Tôi xin « nhập đề lung khởi » một chút. Nhiều người đã viết về chuyện buồn nát ruột ra rồi và viết hay nữa như Hà Thúc Sinh với Đại Học Máu, Tạ Tỵ với Đáy Địa Ngục ... Thật ra, Đại Học Máu cũng có chuyện cười ... ra nước mắt và Hà Thúc Sinh ở cùng trại Trảng Lớn (Tây Ninh) nhưng khác tiểu đoàn với tôi nên tôi không muốn đi sâu vào chi tiết những việc học tập mà sẽ kể dăm ba chuyện vui lẫn buồn đã thực sự xảy ra trong khu vực tôi ở tù và theo trí nhớ của tôi. Do đó, chuyện vui lẫn buồn này khó có khả năng hay cơ may gây cười cho người đọc nhưng cũng không phải là chuyện nghe qua rồi bỏ bởi vì đó là tất cả sự thật ! Cười hay mếu, theo thiển ý của tôi, chẳng quan trọng cho bằng sự thật chưa được ai kể lại, dù có nhiều quyển hồi ký về tù cải tạo ngoài hai quyển trên, chẳng hạn như Cùm Đỏ, Trại Trừng Giới, Những Bước Chân Tù ... Lý do đơn giản là tiểu đoàn mà tôi đi tù cải tạo chưa có nhà văn nào chịu viết ra nên tôi đành phải « múa rìu qua mắt thợ » vậy ! Chính vì « múa rìu ... » nên tôi cũng chỉ kể lại đơn sơ dăm ba chuyện để góp phần vào những chuyện tù cải tạo, sợ để lâu quên mất do trí nhớ giảm sút khi mình ngày càng già đi.... & ...
Trước khi nạp mình cho « cách mạng », tức là ngày 24/06/1975, tôi
cùng người anh họ đã chuẩn bị cho những ngày tù tội của mình hơi khác
với mọi người. Đó là buổi sáng dậy sớm ra ngồi quán cà phê cạnh nhà làm
một ly xây chừng rồi chở nhau bằng chiếc xe đạp cũ mới mua để lên nhìn
phố xá Sài Gòn một lần chót. (Chiếc xe Honda của tôi thì vẫn đứng nép
bên vách tường bà chủ nhà vì xăng bấy giờ thuộc nhà nước, tư nhân không
dám bán.
Chiếc Honda trên cũng có số phận trùng hợp « nạp mình » giống y
như tôi sau đó khi rơi vào tay một y sĩ cán bộ !). Tôi không tin mình
sẽ về đúng kỳ hạn theo thông cáo của Uỷ Ban Quân Quản. Chẳng hiểu đó có
phải là do tôi bi quan hay có linh cảm về một tương lai bất trắc ở phiá
trước nên tôi đành hờ hững đạp xe dạo quanh phố phường xem như là lần
cuối cùng. « Cuối cùng cho một tình yêu » ... tự do đã mất chăng ? Đến
chiều, tôi mới chạy đến nhà bà chị họ lấy một lon Guigoz đựng ruốc gồm
đủ thứ hầm bà lằng như thịt, đậu phụng, gừng ... mà chị dặn mấy ngày
trước rồi lửng thửng dẫn xác đến địa điểm tập trung là một vận đồng
trường ở đường Nguyễn Kim. Đang ngồi mơ mơ màng màng tựa lưng vào tường
đến nửa đêm, bỗng tôi bị đánh thức dậy cùng với mọi người để lục tục xếp
hàng lên cả chục xe Molotova bít bùng đợi sẵn ở bên ngoài !
Chẳng ai đoán nổi xe sẽ chở đi đâu vì xe bị bịt kín và hai vệ binh lăm lăm cò súng ngồi sau cùng.
Đoàn xe chạy vòng vèo qua không biết bao nhiêu con đường đến tờ mờ
sáng, người tù cải tạo mở mắt ra mới biết là mình đang ở trong trại
Trảng Lớn, một căn cứ quân sự cũ, trông hoang vu đổ nát.
Thời gian đầu nhập trại có lẽ là giai đoạn hoang mang nhất của người
tù cải tạo. Hoang mang càng ngày càng tăng lên mãnh liệt, căn cứ vào
thông cáo của Uỷ Ban Quân Quản là mang theo lương thực đủ dùng trong 10
rồi 30 ngày. Hoang mang cực độ là phải vì trước đó hạ sĩ quan và binh sĩ
bị gom lại đi học tập 3 ngày ở phường đều đã được trở về nhà một cách
phấn khởi "hồ hởi". Bây giờ người tù cải tạo mới bật ngửa ra đó chỉ là
cái “mánh” để gom vào lưới toàn bộ sĩ quan, cán bộ chế độ cũ. Tuy thế,
sự hoang mang cũng bị hạn chế vì những lý do khách quan.
Người tù cải
tạo buộc phải lao động ổn định nơi ăn chốn ở mới rất mệt mỏi, không
những cho mình mà cho cán bộ quản giáo tiểu đoàn, trung đoàn ... Tối về,
họ còn phải họp tổ để kiểm điểm, rút ưu khuyết điểm và đề ra phương
hướng khắc phục. Không khắc phục sao được khi chẳng có nhiều dụng cụ nào
như búa, kềm, cuốc, xẻng ... may lắm chỉ có vài ba cái thì làm sao hoàn
thành được chỉ tiêu công tác.
Không đinh thì dùng kẽm gai cắt ra rồi
tán nhọn một đầu làm đinh. Dây kẽm thì dễ hơn, chỉ gở gai ra là làm dây
để cột. Quanh đi quẩn lại là lao động mệt phờ người rồi họp tổ làm rã
rời cả xác lẫn hồn khiến tù cải tạo không còn thì giờ nhiều để hoang
mang ... “toàn thời” như trước nữa. Đã thế, ăn uống quá thiếu thốn không
đủ sức lao động nên cái ăn là một ám ảnh kinh hoàng. Ai cũng chú ý đến
việc ăn, thậm chí so đo từng bó rau úa lá, từng miếng cơm cháy cho Đội,
cho Tổ của mình. Lý do cũng dễ hiểu là để có sức cầm cự, khỏi bỏ mạng ở
trại tù cải tạo trước khi được thả về với gia đình. Chính vì thế mà ăn
không có gì, tôi vẫn nuốt được và đôi khi cũng cảm thấy ngon. Tại sao ?
Có lẽ là có yếu tố tâm lý, triết lý trong đó. Ăn để tồn tại chứ không
phải tồn tại để ăn !
Lao động một thời gian, tù cải tạo cũng quen dần những việc trước đây
chưa ai từng mó đến. Lúc này người nào cũng mong đến ngày học tập, chứ
lao động hoài cũng chán. Học tập xong mới có ngày trở về, dù không ai
biết rõ học tập tốt là như thế nào để được về sớm như cán bộ lải nhải
« học tập tốt sẽ về sớm ». Câu trên nằm ở đầu môi chót lưỡi của cán bộ
quản giáo nhiều nhất là khi tù cải tạo bắt đầu khai lý lịch trên cái gọi
là bản lý lịch trích ngang. Thôi thì phải khai từ đời ông bà nội, ông
bà ngoại đến cha mẹ mình và của vợ. Họ đã ở đâu, làm gì, nếu chết thì
khai rõ do nguyên nhân nào mà họ hết muốn sống ... ? Khai không những
anh em ruột mình và của vợ mà còn cả những anh em ruột của cha mẹ mình
cùng con cái của họ nữa. Riêng quan hệ bạn bè thì ai dại gì mà khai, dù
có muốn « thấy sang bắt quàng ... » đi nữa, vì chẳng ai biết rõ họ cách
mạng thật hay giả lúc mình ở tù. Nhờ khai lý lịch mới biết thêm học tập
tốt là thành khẩn khai báo tất cả mọi liên hệ của mình để cách mạng
tạo điều kiện cho về sớm và giúp trở thành người tốt. Cũng có người mắc
mưu này nên phải nhường anh em khác về trước mình ... vài cuốn lịch !
Sau một thời gian, có lẽ hơn 1 năm khăn gói đi tù cải tạo ở trại
Trảng Lớn, một hôm bỗng tôi khám phá ra mình yếu sức rõ rệt khi tôi
không thể nào kéo gàu nước từ giếng lên một cách dễ dàng như nhiều lần
trước đó. Ban đầu, tôi cảm thấy như đôi tay của mình hoàn toàn mất hết
sinh lực, mềm đi, không thể co duỗi mạnh mẽ như cũ và hai chân chẳng
những không bám chắc được nền đất mà còn không thể dựa chặt vào thành
giếng để kéo gàu nước lên.
Tôi đành để gàu không mà kéo lên từ từ, từng
đoạn. May là từ đáy đến miệng giếng không cao lắm. Tôi sợ hãi thực sự,
tưởng đời mình chưa gì đã tàn trong ngõ hẹp và cố gắng suy nghĩ nguyên
nhân tại sao tôi bị như vậy, nói đúng hơn là cái triệu chứng tôi đang
mắc là do bệnh gì mà có. Nhiều anh bạn cũng đã từng than vãn với tôi về
những triệu chứng như phù thủng, nặng và yếu chân tay ... nhưng bây giờ
chính tôi cũng bị một ít triệu chứng của bệnh beriberi như họ vậy. May
mắn là tôi không bị ghẻ lở như người khác. Đó là hai bệnh phổ biến mà
hầu như ai cũng mắc phải. Dù lúc ấy, tù cải tạo chưa được phép thăm nuôi
nhưng được phép nhận quà trong đó có thuốc trụ sinh, sinh tố ... nên
người nào được tiếp tế kịp thời thì có cơ may chữa lành còn anh nào chưa
được tiếp tế thì xin nhà bếp ban “ơn mưa móc” là cho nước vo gạo để trị
và rồi bệnh tôi cũng được khống chế.
Duy có bệnh ghẻ thì nhiều anh cũng
phải gẩy đờn tịch tình tang dài dài vì con cái ghẻ hè nhau tấn công cơ
thể người tù trên ... mặt trận rộng. Có anh trèo lên nóc hầm tránh pháo
kích để tự điều trị cho thoải mái, sợ phô « của quý » ra làm « công xúc
tu sỉ » chăng ? Liều thuốc ... thần dược trước mắt hồi đó là thuốc súng
(có sẵn rải rác trong căn cứ quân sự Trảng Lớn) vì xem như nó có thể
thay thế cho lưu huỳnh nên anh nào anh nấy lo ... nạp thuốc từ trên cao,
vừa kín đáo vừa mát mẻ ! Thuốc trừ muỗi cũng là thần dược, theo lời một
số ... nạn nhân ghẻ !
Tất nhiên, tôi vốn có bệnh viêm xoang mãn tính từ bé thì không kể vì
tôi « chung sống hoà bình » với bệnh này lâu rồi, nó thường gây phiền
nhiễu, mà chẳng nguy hiểm gì ngay tức thời. Tôi chỉ sợ mình không đủ sức
lao động để sống sót. Đi tù thì cùng lắm ngồi gỡ hết vài tấm lịch là
biết ngày về chứ đi tù cải tạo thế này thì không án, hạn kỳ mơ hồ, chẳng
biết đâu mà mò ! Lo quá cũng không giải quyết được gì, lại dễ bị bệnh
thì khốn. Thôi thì ai cũng đành phải đổ lỳ ra mới sống nổi. Có anh còn
đề ra triết lý gói gọn trong bốn chữ « Đến đâu hay đó » ! Hình như những
người bi quan can đảm đã chọn cho mình mỗi người một cách kết liễu cuộc
đời ngay trong năm đầu tiên. Có một anh dược sĩ chế chất nổ để tự sát.
Có anh tự cho phép mình ra trại khi hết hạn kỳ tập trung của Ban Quân
Quản. Vệ binh gác cổng đuổi vào cũng cứ điếc không sợ súng mà bước, thế
là súng nổ và anh từ giã cõi đời có lẽ theo cách anh đã tự chọn từ
trước. Lại có anh coi như không có hàng rào kẽm gai mấy lớp nên đã lầm
lủi vượt qua lúc trời tối và mìn nổ thì xác anh tung lên phơi hàng rào
sáng hôm sau. Người tù vượt ngục Ngô Nghĩa tìm cái chết trước một đội
hành quyết là trường hợp nổi tiếng nhất đã được Hà Thúc Sinh ghi lại
trong Đại Học Máu. Có thể nói Trại Trảng Lớn là nơi tập trung hầu hết
thành phần đủ loại chuyên môn vào lò cải tạo. Bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi
HVC, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia LQU, khá nhiều giáo sư đại học, bác
sĩ, luật sư, nhà văn, ký giả, kỹ sư ... nghĩa là hầu như toàn bộ tinh
hoa VNCH. Thế nhưng cũng có dăm ba anh thuộc vào diện ... dở khóc dở
cười như bị tố cáo là CIA, dù chỉ là người câm (bẩm sinh) quét dọn trong
Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát hoặc mang lon sĩ quan giả để cua gái nên bị phường
gửi vào trại học tập cho ... bỏ ghét, có lẽ để cho anh chàng đền cái tội
đã lếu láo cuỗm mất người đẹp của cán bộ nằm vùng bây giờ làm lớn chăng
? Theo một hồi ký tình cờ tôi đọc được, có anh tự xưng là Trung Tướng
Tư lệnh Sư Đoàn 23A Bộ Binh (?) cũng bị tù cải tạo ở ngoài Bắc theo diện
Sĩ quan cấp Tướng ! Tên anh ta là Nguyễn Văn Huệ không hề có tên trong
hàng tướng lãnh VNCH. Đúng là chuyện khó tin mà có thật !
Tiểu đoàn tôi nghe nói có rất nhiều bác sĩ nhưng oái oăm thay, Đội
tôi đốt đuốc không tìm ra thầy thuốc nào cả ngoài tôi. Dược sĩ, nha sĩ
thì có nhưng họ có lý do hợp lý để từ chối nên tôi đành phải « ăn cơm tù
... và vác ngà voi ». Tuy công việc này chỉ là dẫn người có bệnh lên
cho y sĩ cán bộ khám bệnh nhưng thực ra là xin thuốc gồm một loại thuốc
tây độc nhất là Aspirin trị ... bá bệnh ! Đau đầu hay đau bụng gì cũng
dùng Aspirin tuốt tuồn tuột ! Đúng là thần dược (?) Những anh tù nào
chẳng may cần thuốc đặc trị thì đành phải dùng KaPemycin vậy ! Tức là
thuốc trụ sinh có tên đặc biệt là « Khắc Phục » ! ! !
Dẫn bệnh nhân xong
(1- 2 lần /tuần) là về làm đủ thứ việc linh tinh trong Đội. Nếu được
phụ trách về y tế thôi thì sướng quá, chẳng phải là việc nặng mà chỉ
nặng khi một lần tôi đứng đực mặt ra để nghe y sĩ cán bộ chưởi những lời
nặng như búa bổ xuống đầu mình. Nguyên lúc bấy giờ, tiểu đoàn yêu cầu
các đội báo cáo cho họ biết nguyện vọng về thuốc trị bệnh của cải tạo
viên. Với sự cố vấn kiểu « quân sư quạt mo » của vài người, tôi bèn viết
một tờ kê khai hơn chục loại thuốc dài như sớ Táo quân và chỉ ký tên
đàng hoàng ở phía dưới (không dám đóng dấu !) thế mà ông y sĩ bộ đội nổi
giận nặng lời cho rằng tôi có tội bôi bác cán bộ, bôi bác cách mạng !
Anh vào đây học tập cải tạo mà sao dám bố láo bố lếu viết chêm vào nhiều
chữ nước ngoài như thế ? Muốn viết tiếng nước ngoài thì phải đánh vần
ra tiếng VN. ta mà viết để cho trong sáng rõ ràng !
Anh cố tình bôi bác
vì đã đánh giá thấp khả năng chữa bệnh của cán bộ cách mạng. Đế quốc Mỹ
« giàu mà không mạnh » còn thua, các anh là cái thá gì ! Thật ra, họ giả
vờ làm như quan tâm đến sức khoẻ tù nhân vì tình trạng quá khan hiếm
thuốc, còn báo cáo chỉ là hình thức. Cũng may cho tôi, sau này các đội
tổ chức lại sau vài đợt biên chế nên tôi đã phải « tấm lòng trinh bạch
từ nay xin chừa » ! Còn tiểu đoàn cũng có y sĩ cán bộ mới là một người
Tày dễ chịu hơn nhiều và chính anh này chẳng biết tại sao lại biết tôi
có chiếc xe Honda mà đến hỏi gạ mua. Suy nghĩ mãi, tôi mới sực nhớ ra là
mình có kê khai tài sản trong mục liên quan “đặc quyền đặc lợi” của tờ
khai lý lịch trích ngang ! Khôn thật !
Chỉ năm đầu trong gần 3 năm nằm tù cải tạo, tôi mới biết duy nhất một
lần có lễ Giáng Sinh sắp diễn ra ở bên ngoài trại tù. Chuông nhà thờ ở
xóm đạo Cao Xá không xa Trảng Lớn bao nhiêu vọng về nghe rõ những hồi
chuông vừa quen thuộc vừa xa vắng làm tê tái cõi lòng ! Tê tái cũng phải
vì năm đó, thời tiết bổng trở lạnh hơn hẳn những mùa đông trước đây,
theo lời những anh bạn từng đóng quân ở Tây Ninh. Đêm Noel, nằm vắt tay
lên trán, tôi trằn trọc không sao ngủ được, một phần vì chỉ còn dăm ngày
nữa là hết năm. Chung quanh mình cũng có vài anh đã ngáy ầm lên hết sức
vô tư nhưng phần lớn là nói chuyện tầm phào làm « một đêm không ngủ »
cho qua lễ Giáng Sinh. Lan man từ chuyện nọ nhảy chuyện kia lung tung,
có lúc bàn ra tán vào chuyện đèn sách du học ... Tây (Ninh) mà « sinh
viên » có người từng là giáo sư thực thụ, giáo sư thỉnh giảng ... ở
ngoài đời. Mấy anh « quản giáo » cũng rét nên có anh phải xử dụng khẩu
súng để giương oai nói cứng ta đây bóp cò súng mà bắn kẻ thù thì chưa hề
run tay bao giờ ! Trí thức đã từng bị Đảng ta ưu tiên trù dập hồi Cải
Cách Ruộng Đất (Trí phú địa hào : đào tận gốc, trốc tận rễ) còn ngo ngoe
làm gì được cơ chứ ?
Nói một cách công bằng, tinh thần phản kháng của
trí thức miền Nam, dù bị tù tội, vẫn chưa hoàn toàn bị huỷ diệt mà âm
thầm tồn tại dưới hình thức châm biếm. Tôi nhớ lúc trại được lệnh ăn
mừng ngày lễ lớn 02-9-1975 Ban quản lý trại mua sơn về cho tù cải tạo vẽ
một pa nô rất lớn, trên đó viết hàng chữ « Không có gì quý hơn độc lập
tự do ». Anh bạn phụ trách việc sơn đã bỏ dở nửa chừng ... xuân hai chữ
« độc lập » làm cho câu khẩu hiệu biến thành « Không có gì quý hơn đô
la » ! (Thật là một câu tiền định đã tiên tri mấy chục năm tình hình xã
hội VN. hiện nay !). Khi cán bộ xuống kiểm tra, anh bạn nói chận trước
sơn hết nên chưa hoàn thành xin cán bộ phải đi mua gấp để sơn cho kịp
ngày mừng lễ, dù rõ ràng tên cán bộ đã nhìn thẳng vào từng chữ khẩu hiệu
mà không kịp “lên lớp” chưởi mắng gì vì thời hạn mừng lễ đã « khẩn
trương » quá rồi. Có lẽ tên cán bộ sợ không đạt chỉ tiêu trên giao thì
sẽ mất cơ hội lập thành tích cá nhân hơn là quát mắng tù cải tạo thì
phải ?
Để tránh bị lên án kém tiến bộ, có anh trong khi thảo luận lại dựa
vào lời lẽ của quản giáo để nói “trả miếng” chơi. Chẳng hạn quản giáo đã
phóng đại cách tuyên truyền của miền Nam khi cho rằng VC không phải
người mà là con quỷ có đuôi. Anh bạn tù liền đưa ra một hình ảnh để mọi
người có thể hình dung là khi bị lụt ngập nước, chuột phải tìm nấp ở
những hang cao hơn, còn khô ráo, nhưng cuối cùng xoay trở cho lắm vẫn
không tài nào giấu được cái đuôi của mình thò ra trong hang (nghĩa là
vẫn « giấu đầu lòi đuôi ») ! Tôi không biết quản giáo có biết thâm ý của
anh ta không nhưng một anh bạn khác lại bị “dũa” thê thảm khi anh này
có lẽ muốn bênh vực cho việc cách mạng nói đi học tập 10 ngày đến 1
tháng mà đến nay chưa cho ai về cả.
Anh ta biện hộ việc này cũng như
việc một bà mẹ trả lời cho đứa con nhỏ tuổi của mình khi nó hỏi « em con
sinh ra từ đâu hả mẹ ? » thì người mẹ tất nhiên sẽ nói qua quít cho
xong nhưng xem ra vô hại là « em con sinh ra từ nách » ! Thế là quản
giáo bắn ngay một tràng ... liên thanh nào là bà mẹ đó đuổi Pháp, Mỹ quá
đà đã chạy vào Nam năm 1954, nào là bà mẹ nói láo để lừa bịp đó không
phải bà mẹ yêu nước mà là phản động ... ! Chưa chắc anh này muốn bênh
vực nhưng muốn nhắc cho quản giáo biết là nói thật tốt hơn nói láo ngàn
lần chăng ? Vui nhất là một anh tự nhận là cháu nhà thơ Bùi Giáng lên
phát biểu. Sau khi nói cho đúng « thủ tục », anh ta xin phép đọc lên hai
câu thơ Lục Bát :
« Tôi ưa kiếp sống lang thangCà phê buổi sáng, khoai lang buổi chiều ! ».
Trong khi cả hội trường cười tán thưởng ... sự thành thật của anh thì
quản giáo chụp lấy micro oang oang chỉ trích phủ đầu là tư tưởng của
tàn dư Mỹ nguỵ độc hại thế này mà các anh không nhận ra à ?
Quản giáo trịnh trọng phân tích hai câu thơ như một nhà phê bình văn
học chính hiệu ... bà lang trọc ! Đúng là bọn đế quốc chống cộng tinh vi
và nham hiểm thật ! Kiếp sống lang thang là của ai ? Là của kẻ ăn bám,
không lao động, vô công rỗi nghề rồi nói xấu cách mạng.
Bây giờ mơ tưởng
như thế là lạc hậu, phản động ! Tại sao cà phê buổi sáng và khoai lang
buổi chiều ? Đây là kiểu nói xỏ xiên, bôi đen, xuyên tạc cách mạng. Buổi
sáng có ý nói chế độ nguỵ quyền cũ thì các anh được thảnh thơi
ngồi uống cà phê còn buổi chiều ám chỉ chế độ cách mạng các anh chỉ được
ăn khoai lang, nghĩa là sống khổ cực hơn thời trước. Ý đồ của các anh
rõ ràng quá nhưng không qua mặt được cách mạng chúng tôi đâu. Đừng hòng !
Anh này phải được giáo dục thêm để cải tạo thành người tốt XHCN. Tôi
nhớ về sau người cháu của thi sĩ Bùi Giáng bị biên chế đi trại cải tạo
khác trong đợt đầu tiên.
Có anh chọn một cách phản kháng rất nguy hiểm là đóng vai người câm,
không thèm phát biểu trong bất cứ bài học nào. Trong sinh hoạt hàng ngày
cũng vậy, anh không hề mở miệng nói chuyện với anh em. Cũng may, anh có
lẽ là người duy nhất thành công trong kiểu này. Cách phản kháng trên có
thể là hậu quả của một căn bệnh tâm thần, chứ nói anh có chủ ý chống
đối thì cũng chưa chắc 100 %. Mình nghĩ thế thôi, còn đúng hay sai phải
hỏi anh mới biết rõ, nếu gặp lại anh. Thực tế mà nói, cũng có vài trường
hợp bệnh tâm thần, thật có giả có. Chẳng hạn một giáo sư trung học dạy
Toán trứ danh ở Sài Gòn thì thường đi thơ thẩn trong trại, bạ cái gì
cũng đưa vào miệng nhai tỉnh bơ ! ! !
Trong các câu chuyện tù cải tạo đáng nhớ thì câu chuyện sau đây là
buồn cười nhất, đã xảy ra vào năm đầu tiên, khi toàn trại bắt đầu học
tập 6 bài học chính trị căn bản. Học tập thực ra là nhồi nhét vì những
bài này đưa ra một định đề, như một chân lý, rồi từ định đề đó mà tha hồ
nói thánh nói tướng. Ngày kia, một gã cán bộ chẳng biết điếc không sợ
súng hay sao mà khoe « đỉnh cao trí tuệ » của mình bằng cách tiết lộ một
tin ... động trời như thế này. Đó là « ta đã trục xuất một tên cố đạo
nước ngoài phản động về nước hắn. Để che mắt công an ta, hắn lấy ba cây
tre, mai, le mọc nhiều ở ta làm tên của hắn ». Lúc đầu, chúng tôi ngơ
ngác nhìn nhau không hiểu anh ta nói gì nhưng sau khám phá ra rằng anh
ta đã đánh vần ngược tên của vị khâm sứ toà thánh bấy giờ là H Lemaitre.
Có vài anh bạn đồng tù kìm nén được, chỉ cười thầm nhưng nhiều anh bạn
lảng ra xa đã bật lên những tràng cười khanh khách khiến tên cán bộ đỏ
mặt biết mình có lẽ đã hố to vì câu chuyện này. Anh ta chạy vào dãy
nhà có tiếng cười và quát lên « Cười gì mà cười ? Nụ cười các anh là nụ
cười của kẻ bán nuớc phản động » Chúng tôi im lặng ngay khi nghe những
lời chưởi mắng mà anh ta đã thuộc lòng nhằm đánh trống lảng và chữa thẹn
rồi đỏ bừng mặt, anh ta quày quả trở về khu vực cán bộ quản giáo ở.
Người cán bộ đi rồi, lúc đó chúng tôi được dịp cười một bữa thoả thích
như quên hết mọi chuyện phiền muộn trong đời tù. Tôi không muốn suy diễn
tất cả cán bộ quản giáo đều cùng trình độ học vấn thấp kém như anh này,
tuy nhiên chắc chắn họ hơn thua không xa nhau lắm về kiến thức tổng
quát. Đa số họ có lẽ đều học thuộc cùng một bài nên nói cũng không khác
gì nhau. Họ nói ba hoa những chuyện đại loại nghe rất ngớ ngẩn như sau.
Có vài cán bộ huyênh hoang là thằng Nhật muốn mua khói nhà máy của ta ở
Hà Nội để làm bom nguyên tử nhưng ta chưa đồng ý vì chúng trả giá thấp
quá ? ! Hoặc dầu hoả Trung Đông có thấm thía gì so với dầu hoả của ta.
Biển Đông nước ta là cái rốn dầu hoả của thế giới, mọi dầu hoả khắp nơi
đều chảy vào chổ trũng là biển VN. ta. Họ nói chuyện ra vẻ cả quyết chứ
chẳng tỏ vẻ ngờ vực gì như thể « chân lý đó không bao giờ thay đổi »
vậy. Có lẽ họ học thuộc lời từ miệng của một quan chức nào đó phát biểu
kiểu đại ngôn rồi có dịp tự mình lặp lại để khoe khoang với người khác
là mình giỏi, hiểu biết nhiều. Thế thôi. Chẳng cần mất công suy luận sự
việc đó đúng hay sai gì cả !
Nói cho ngay, viên sĩ quan cấp tá kiêm cán bộ Trưởng Trại cũng không
hơn nhiều lắm. Khi đọc họ tên tù cải tạo có số quân bắt đầu bằng 54/1
... ông ta liền lên giọng mỉa mai kết án là những anh này có nhiều nợ
máu với nhân dân lắm đây vì đã di cư vào Nam năm 1954 ! Con số đó chỉ là
năm sinh cộng với 20 để thành số quân mà thôi, chẳng hạn ai sinh năm
1934 thì số quân là 34+20 = 54/ 123 ...
Như vậy, VC cũng chẳng biết gì nhiều về đối thủ của họ nhưng họ luôn
luôn chơi đòn tâm lý là cách mạng biết hết và biết rõ những tội ác « đất
không dung trời không tha » của nguỵ quân các anh, do đó các anh phải
thành khẩn khai báo lý lịch để được cách mạng khoan hồng cho về sớm !
Thật ra, cách thảo luận những bài học chính trị mà Ban Quản giáo áp
đặt mọi người phải tham gia ý kiến là một kiểu tuyên truyền “nhồi sọ”.
Anh tù nào cũng phát biểu một luận điệu giống nhau, trong một khuôn mẫu
lý luận đã vạch sẵn. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần qua nhiều người khiến
cho ai cũng có thể thuộc lòng hay nói như cán bộ là quán triệt cả bài
học rồi. Dù bất đồng ý thế nào đi nữa, ai cũng giả vờ đóng kịch thông
hiểu hết vì sợ không những ảnh hưởng đến cá nhân mình mà còn sợ liên luỵ
đến thân nhân ở ngoài nữa. Cán bộ quản giáo thường vừa đe vừa vuốt là
các anh cố học tập cho tốt để gột bỏ mọi tàn dư phản động và nhờ đó cách
mạng cũng sẽ quan tâm giúp đỡ gia đình vợ con các anh phấn đấu xây dựng
cuộc đời mới !
Đến đây, tôi cũng xin được viết vài giòng về tình trạng « ăng ten »
mà đôi ba quyển hồi ký tù cải tạo có nói đến. Theo tôi, đúng cũng có mà
sai cũng không thiếu. Do đó, một số người đã không may biến thành nạn
nhân của sự nghi ngờ làm « ăng ten » này sau khi ra khỏi trại. Phải
chăng cái miệng làm hại cái thân hay chỉ là đòn « ân oán giang hồ » mà
anh em lâm nạn chơi nhau sát ván ? Trong Đội tôi cũng có tin đồn « ăng
ten » là một giáo sư đại học. Ai tin nổi không ? Thế mà cũng có người
tin mới lạ, tin đến nổi anh em còn đặt biệt danh cho ông ta là tiến sĩ
Mách (chơi chữ Maths, thực ra nghành của ông là động lực học và thuỷ
lợi).
Của đáng tội, vị giáo sư này làm Đội trưởng đội tôi nhưng chẳng ai
biết tại sao những « bí mật đời tư » trong đội đều bị cán bộ quản giáo
phụ trách “nắm” hết. Chẳng ai biết nên anh em nghi ngờ lẫn nhau và cuối
cùng nghi cho đội trưởng. Thật là « oan Thị Kính » ! Sau này, có một hồi
ký mà tác giả tôi quên tên đã nghi nhà thơ quân đội PLGĐ làm « ăng ten »
trong trại Long Giao, tôi bán tín bán nghi tự hỏi chẳng lẽ hồi còn ở
trại Trảng Lớn PLGĐ giữ chức Đội phó Sinh Hoạt đã làm « ăng ten » chăng ?
Đội phó Học Tập là giáo sư VTH thì nhất định không rồi, vì ông là người
rất có tư cách của một vị giáo sư đại học Sài Gòn. Phần nhiều anh em tù
cải tạo bị nghi ngờ làm « ăng ten » là chức sắc của đội, tổ ... hàng
ngày phải lên tiểu đoàn báo cáo với cán bộ quản giáo, chứ còn những tù
cải tạo khác làm gì có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với cán bộ để bị
nghi oan. Trừ ra trường hợp người nào tự hào có bà con cách mạng và có
hành vi tiếp xúc mờ ám với vệ binh hoặc cán bộ thì bị nghi làm « ăng
ten » quả là không oan ức lắm !
Phải thành thực mà thừa nhận những người CSVN. tuyệt đối tuân theo
mệnh lệnh của cấp trên, dù họ biết ngày nào tù nhân cải tạo được lệnh
chuyển trại, họ hoàn toàn không tiết lộ ra cho ai biết cả. Ngay việc
kiểm soát đồ đạc của tù nhân cũng xảy ra « đột xuất » không biết đâu mà
đỡ. Lâu lâu, họ bắt người tù phơi bày tất cả mọi đồ tuế nhuyễn, của
riêng tây để họ xem xét từng cái. Mọi người có dịp ra ngồi giữa trời
phơi nắng cả buổi và lo chẳng biết mình có bị kiểm điểm vì vi phạm quy
định gì không. Nếu có sẽ khó mà về sớm được vì học tập ... chưa tốt !
Tuy nhiên, tù cải tạo lo nhất là lần biên chế đầu tiên sau khi học xong
mấy bài chính trị. Ai đi và ai ở lại ? Lúc đó, tù cải tạo đã được phân
loại nghĩa là có nợ máu nhiều hay ít. Lần đầu thì biên chế đi Phú Quốc.
Lần khác thì biên chế đi Katum, đi Long Giao ... Nhờ những lần biên chế
này, tôi mới biết được bác sĩ đàn anh LTL qua nha sĩ VTD (anh của bác sĩ
đàn em VDS) và bác sĩ cùng khoá PTT đều ở chung một tiểu đoàn L1T2. Đa
số người đi các đợt biên chế trước đều “nặng tội” cả như chiến tranh
chính trị, phi công, pháo binh, thiết giáp ... còn lại là các sĩ quan
chuyên môn khoa học kỹ thuật đi đợt cuối cùng về Trảng Táo thuộc tỉnh
Long Khánh.
Chính ở nơi này mà tôi đã thấy thoáng qua đủ mặt « quần hùng », cùng
trường có, cùng lớp có, đang lang thang lúc thì đi lao động như cắt
tranh, vác gỗ, gánh củi ... lúc thì đi tìm chổ tắm giặt ở một lạch nước
cạnh rừng, không xa ga xe lửa Trảng Táo bao nhiêu. Ga Trảng Táo trông
thảm hại quá sức, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, chỉ có trơ vơ một cái nhà xơ
xác cho trưởng ga và dăm ba cái chòi tranh lụp xụp và trống trải. Cũng
tại ga này mà những nàng « thương phu trích lệ » tự mình diễn xuất rất
đạt trong vai những bà bán hàng rong để mong được trực tiếp nhìn thấy
chồng cho thoả lòng nhớ thương sau bao ngày tháng. Bà thì bưng thúng
khoai, bà thì đội rổ trứng ... ngồi chờ đợi rải rác quanh ga Trảng Táo.
Cũng có bà ra đó báo tin cho chồng biết là con cái họ đã vượt biển thành
công, cứ chịu khó mà an tâm học tập, về được rồi sẽ tính sau.
Thời kỳ đi lao động cải tạo ở đây là thoải mái nhất nhưng cũng nặng
nhọc nhất. Thoải mái vì được tha hồ hít không khí núi rừng, được nhìn
ngắm những cánh hoa dại trong sương sớm, đẹp một cách tinh khiết hay
nhìn thấy cả một khu rừng cây bằng lăng nở đầy hoa tím mà chợt nhớ bài
thơ « Màu tím hoa sim » thời danh của Hữu Loan, dù hai màu tím đó đậm
nhạt khác hẳn nhau, bên thì nhẹ nhàng, bên thì đậm đà, tươi tắn. Tuy
nhiên, ai cũng cảm thấy mệt mỏi so với thời ở Trảng Lớn. Mỗi sáng sớm,
tù nhân cải tạo đi rừng như là đi hành quân, nai nịt gọn gàng nhưng nói
phải tội trông như một đám thổ phỉ vì áo quần thì vá chùng vá đụp, đầu
đội những chiếc nón tự chế không giống ai, người thì cầm rựa, anh cầm
dao mác ... lũ lượt từng đoàn tiến vào ... mặt trận nằm sâu trong rừng.
Một tổ 4 hay 6 người cùng nhau đốn tre, đốn cây hay đốn củi. Đúng là
« khó nhất đốn tre, khó nhì ve gái ». Cũng may có anh từng trải qua việc
này nên đạt chỉ tiêu lao động không mấy khó. Vác ba cây tre dài dưới 10
thước thì đi phom phom một đoạn ngắn nhưng đi cả 10 cây số ra khỏi rừng
là muốn đứt hơi, nói không ra tiếng, phải nằm há miệng mà thở chứ không
thể ngồi hay đứng được vì cái lưng như muốn gảy rời ra từng khúc. Sau
giai đoạn làm chổ trú ngụ cho chính mình ngay trên mảnh đất có những cái
gọi là nhà tranh trông xiêu vẹo và bệ rạc bị đồng bào đi kinh tế mới
vất bỏ trước đó, người tù cải tạo được lệnh phải dựng một hội trường để
làm nơi học tập chung cho cả tiểu đoàn. Hội trường này được phân công
cho kiến trúc sư DPL phụ trách. Mọi người phải đi sâu hơn vào rừng mới
kiếm được hàng chục cây làm cột nhà vừa cao vừa to đến nỗi 4, 5 người
mới khiêng nổi một cột. Tuy nhiên, cũng nhờ công trình này, một nhóm
trong đó có tôi may mắn được làm một chuyến ... « về trần » như Từ Thức.
Đó là được phép ra thị trấn Long Khánh để mua thêm vật liệu xây dựng
hội trường. Chúng tôi đi LK bằng xe đò chạy bằng than. Nhiều cô đi buôn
hàng, dù cũng biết chúng tôi là tù cải tạo nhưng họ rất có thiện cảm với
chúng tôi nên đã dám buông lời nửa như tán tỉnh nửa như chọc ghẹo rồi
cười giòn giã vang cả xe. Chúng tôi chỉ biết cười trừ giả vờ thoái thác
khi có cô dám bày tỏ cảm tưởng là nhớ tiếc chế độ cũ và thương mến các
quân nhân ngày xưa mặc quân phục oai hùng hơn bộ đội bây giờ rất nhiều.
Họ ăn nói không dè dặt gì cả làm chúng tôi đâm ra chột dạ nhưng cũng chỉ
đồng ý một cách âm thầm và kín đáo mà thôi ! Đến nơi, chúng tôi hẹn
nhau cố gắng đạt chỉ tiêu làm sớm, nghỉ sớm để vào quán cà phê tìm lại
hương vị của ngày xưa. Chẳng biết chúng tôi thả hồn đê mê vào « những
ngày xưa thân ái » quá lâu hay sao mà cán bộ tiểu đoàn tìm không ra
chúng tôi đã về trước, bắt anh kiến trúc sư ở lại tìm cho ra chúng tôi
để hộ tống về sau. Báo hại, chúng tôi gồm 3 người (tổ tam tam ?) phải
ngồi viết bản tự kiểm rồi mỗi người đọc lên để phê bình, thảo luận mất
mấy ngày về cái tội đã « quan hệ linh tinh » với những thành phần không
rõ ràng ngoài xã hội ! Thật là « đi thì vui, về thì xui » quá cỡ thợ
mộc. Lại lo không được thả sớm thì thật chán mớ đời ?
Một chuyện khó quên xảy ra ở ga Trảng Táo, nơi mà hầu như ngày Chủ Nhật nào anh em tù cũng la cà ngoài đó. Lý do là được phép đi lại tắm giặt hay mua đồ ăn trong những ngày được nghỉ lao động. Nhưng thường là có nhiều lý do hơn cái « chính nghĩa » đó. Ra ga để nghe giọng nói, để nhìn thiên hạ ngoài đời xuôi ngược trên những chiếc tàu hoả cũ kỹ quen thuộc. Ra ga để tìm một ánh mắt, một nụ cười thân thương của ai đó mà cứ tưỏng biết đâu có thể là của mẹ, của em, của người tình ... Chỉ tưởng tượng thế thôi cũng đủ ấm lòng cho cuộc đời tù tội ! Chính những lần ra chơi thơ thẩn ngoài ga như vậy mà tôi cùng một anh bạn sung sướng đến rơi nước mắt khi được chứng kiến những gì đồng bào hành khách đi tàu đã làm. Hôm đó, chúng tôi mua nải chuối về vừa qua khỏi đường rầy vài thước thì đoàn tàu đi ngang và từ trên tàu ào ào vất xuống đủ thứ, nào mít xoài chín, nào bánh kẹo ... và không ngờ có cả tiền nữa chứ ! Nhiều anh em xúm nhau lượm, tôi và anh bạn vớ được mỗi người năm chục đồng bay tới chổ chúng tôi đứng (thời đó 50 $ mới = 500$ cũ). Có anh còn kể đồng bào nhiều lần thả gà vịt đã cột chân, có duy nhất một lần thả nguyên một con heo mọi trong rọ xuống và anh em mang về trại mở tiệc ăn mừng. Hôm đó, chúng tôi tản bộ về mà trong tâm trí vẫn còn như thấy hình ảnh những nụ cười và những bàn tay vung vẩy dễ thương của đồng bào đi xe lửa !
Nếu ra ngoài ga, người tù cải tạo không cảm thấy mình bị xã hội bên ngoài bỏ rơi thì đi rừng, họ lại học được khá nhiều kinh nghiệm chưa từng bao giờ trải qua. Đi rừng thì đáng ngại nhất là đi lạc. Để tránh lạc đường, mỗi lần đi rừng các nhóm phải xác định một điểm xuất phát được làm dấu bằng mũi dao trên thân cây và các lối đi từ điểm xuất phát cũng phải làm dấu như vậy. Rừng thưa cũng dễ làm lạc đường rồi, huống hồ rừng dày đặc đủ loại cây cối che khuất ánh mặt trời thì làm người ta đi lạc dễ như chơi. Lâu lâu, chúng tôi phải hú lên để dễ nhận ra phương hướng của nhau. Còn điều đáng sợ nhất là gặp thú dữ, tuy nhiên cũng may chưa ai gặp, riêng tôi một lần không phải vắt giò lên cổ chạy trốn thú dữ mà là con ong, con vật nhỏ bé nhưng có vũ khí lợi hại là nọc độc. Lúc đó, vì phải lo chặt những cây thấp làm củi cho đủ chỉ tiêu, tôi xăm xăm phạt ngang gốc cây mà trên đó có tổ ong, thế là cả đàn ong bay tứ tung rồi xúm vào chích tôi đau nhói cả người. Anh bạn đi cùng kêu to lên mày bỏ mũ lại mà chạy, nghe xong tôi tức tốc làm theo lời anh mới đánh lừa được bầy ong và thoát được. Tối về, tôi chỉ đau ê ẩm chứ không nặng lắm, có lẽ vì liều thuốc độc chưa đủ đô, nếu nhiều con cùng « hợp đồng tác chiến » thì tôi chắc đã sưng vù cả người lên rồi chứ nhỉ ? Điều kinh hoàng nhất nữa là gặp cháy rừng. Lửa cháy nhanh không thể tưởng tượng được, bốn bề bừng bừng lửa nóng đỏ chẳng biết đâu mà chạy. Cả tiểu đoàn nhốn nháo cả lên chen lẫn tiếng hò hét ra lệnh và tiếng phụ hoạ ỏm tỏi. Nhóm thì chạy đi vác tôn ra đè chung quanh chổ cháy. Nhóm khác thì tất bật ùa vào chặt hết cây cối ở chổ lửa chưa cháy. Nếu không kịp thời chữa cháy thì khu nhà tranh nằm cạnh rừng của đám tù cải tạo chúng tôi đã tan thành tro bụi. Thật là một phen kinh hồn bạt vía. Sở dĩ có cháy rừng là vì sau mỗi lần phát quang một khu vực nào đó thì lá rừng, cành khô, gỗ vụn ... được un lại thành nhiều đống rồi đốt để làm tốt đất mà trồng bắp, trồng sắn (khoai mì) ... Đốt không cẩn thận là tàn bay theo gió nóng phát lửa táp nguyên cả một khu rừng trong khoảng khắc. Tuy nhiên, trong hoạ có phúc như chuyện « Tái Ông thất mã ». Cháy rừng thui luôn những con vật chạy không kịp nên hôm đó, tiểu đoàn thu được 1 số “chiến lợi phẩm” ngoài kế hoạch. Đó là những con kỳ đà, rùa ... mà thịt thì ăn ngon không thua thịt gà bao nhiêu. Đôi khi cũng có con mển, con hoẳng là những con vật còn có thịt chứ còn những con vật nhỏ khác như thỏ, sóc, chồn ... đã cháy là thành than luôn, ăn gì được ! Nhân nhắc đến thịt rừng, tôi lại phải nói tới một lần cán bộ tiểu đoàn đi săn được một con bò rừng béo tốt, ít ra trên mấy trăm ký. Thế là chúng tôi được ăn theo một bữa thật thịnh soạn. Công đầu thuộc về một anh dược sĩ có tài đầu bếp vào hạng cao thủ. Anh chế biến tài tình làm sao mà chúng tôi ăn được thịt bò đủ 7 món ngay trong trại cải tạo. Ngon ơi là ngon ! Thịt bò 7 món nổi tiếng ở Sài Gòn ngày xưa chưa chắc đã ngon hơn. Nói thế chứ ngon ở đây cũng là do yếu tố tâm lý. Đói quá ăn gì chẳng ngon nhưng nên thành thực mà thừa nhận anh làm đủ món khi thiếu gia vị cũng là tay thượng thừa rồi vậy !
Thiên nhiên nói chung hay rừng nói riêng còn dạy cho người luôn cả sự hiểu biết. Đời tôi chưa hề biết con vắt là con gì nên khi gặp con vắt, mình cảm thấy chúng nó đáng sợ thật. Chúng cổ ó biệt tài đánh hơi người ở đâu là chúng sấn sổ chạy tới. Có khi cả một bầy đang nhắm hướng mình mà cắm đầu cắm cổ bò đến trên lối đi. Nhìn từ xa, mình cứ tưởng bò chậm như thế còn lâu chúng mới đến mình nhưng thoắt một cái chúng lọt vào người mình khi nào không hay. Đang nhỏ như con giòi, nó vọt lên bằng con đĩa căng tròn vì hút máu người. Vào rừng mà gặp vắt thì dù bó chặt quần áo, đeo găng tay, vớ chân kín đáo cách gì cũng bị vắt chui vào hút máu. Nhiều con vắt cùng ùa vào hút máu ... nhân dân lao động ốm đói thì « từ chết đến bị thương », thế là mạnh ai nấy chạy. Chịu gì thấu hàng hàng lớp lớp bọn ... khát máu này ! Phải tìm khu rừng khác, ai mà dám “đội trời chung” với kẻ thù quái quỷ như thế ? Trong khi con vắt hút máu người từ bên ngoài thì con muỗi lại truyền ký sinh trùng tàn phá máu âm thầm ở trong cơ thể con người nên lại càng nguy hiểm hơn. Một số anh em khi bị chỉ định đi Suối Kiết (Long Khánh) lấy lá dừa cạn về lợp mái nhà thay tranh đã chẳng may bỏ mạng vì bệnh sốt rét Từ lâu, Suối Kiết đã khét tiếng là nơi bệnh sốt rét hoành hành, theo lời của cán bộ thời ẩn núp trong rừng cũng như anh em tù cải tạo từng hành quân ở đây : Ai đi Suối Kiết thì nguy, muỗi mà chích tất sẽ đi luôn đời !
Học tập cải tạo chỉ qua hai nơi thôi mà một số anh em đã vĩnh viễn nằm xuống, còn nhiều trại rải rác khắp cả nước sau 1975 chẳng rõ tổng số có bao nhiêu con người đã mãi mãi một đi không trở về với gia đình, với những người vợ mòn mỏi trông chồng, với những bà mẹ quặn lòng nhớ con, với hằng hà sa số những đứa bé đã biết hay chưa hề biết mặt cha nhưng vẫn ngày đêm mong cha chúng được trở về đoàn tụ gia đình.
Khi kể vài mẫu chuyện vui buồn trên, tôi thật lòng chỉ muốn nói đến chuyện vui nhiều hơn chuyện buồn nhưng thực tế, tôi đã bất lực không thể làm được. Phải chăng những sự đau khổ của con người bi đát quá đến nổi vượt lên và lấn át cả ý định ban đầu của mình ? Trong những giòng cuối này, tôi xin kể thêm vào một chuyện thương tâm trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu chuyện của người tù cải tạo vô danh. Đó là câu chuyện thắt cổ, trên cây cổ thụ trước sân tiểu đoàn, của một anh Trung Uý Không Quân trẻ tuổi và khôi ngô tuấn tú khi hạn kỳ thả tù đang được lên danh sách mà chính anh là người được tiểu đoàn cho tham gia viết họ tên người tù nào sắp được thả về. Đến bây giờ, tôi vẫn còn bàng hoàng và thương tiếc cho anh, người chung tiểu đoàn với tôi. Lẽ ra, anh không nên chết trẻ một cách oan uổng như thế. Anh chưa được về đợt đầu thì các đợt kế tiếp cũng có tên anh thôi khi chúng ta đang ở những tháng cuối cùng trong trại Trảng Táo. Lúc đó, tất cả anh em tù cải tạo đều xúc động và nghĩ rằng ai muốn tự tử thì đã thực hiện vào giai đoạn đầu mới vào trại là hợp lý nhất (?) chứ còn anh thì chẳng ai hiểu được. Tôi cũng không hiểu do nguyên nhân nào vào giờ chót anh đã tự tìm đến tử thần vội vã như vậy, bằng cách thắt cổ, trước khi tôi được thả về 2 tuần sau đó. Anh đã mang theo tất cả bí mật xuống đáy huyệt. Dù không hiểu gì đi nữa, tôi cũng bắt buộc phải viết ra những lời tiếc thương anh, người tù cải tạo đoản mệnh !
Phạm Đình, C/N 2011/02
Một chuyện khó quên xảy ra ở ga Trảng Táo, nơi mà hầu như ngày Chủ Nhật nào anh em tù cũng la cà ngoài đó. Lý do là được phép đi lại tắm giặt hay mua đồ ăn trong những ngày được nghỉ lao động. Nhưng thường là có nhiều lý do hơn cái « chính nghĩa » đó. Ra ga để nghe giọng nói, để nhìn thiên hạ ngoài đời xuôi ngược trên những chiếc tàu hoả cũ kỹ quen thuộc. Ra ga để tìm một ánh mắt, một nụ cười thân thương của ai đó mà cứ tưỏng biết đâu có thể là của mẹ, của em, của người tình ... Chỉ tưởng tượng thế thôi cũng đủ ấm lòng cho cuộc đời tù tội ! Chính những lần ra chơi thơ thẩn ngoài ga như vậy mà tôi cùng một anh bạn sung sướng đến rơi nước mắt khi được chứng kiến những gì đồng bào hành khách đi tàu đã làm. Hôm đó, chúng tôi mua nải chuối về vừa qua khỏi đường rầy vài thước thì đoàn tàu đi ngang và từ trên tàu ào ào vất xuống đủ thứ, nào mít xoài chín, nào bánh kẹo ... và không ngờ có cả tiền nữa chứ ! Nhiều anh em xúm nhau lượm, tôi và anh bạn vớ được mỗi người năm chục đồng bay tới chổ chúng tôi đứng (thời đó 50 $ mới = 500$ cũ). Có anh còn kể đồng bào nhiều lần thả gà vịt đã cột chân, có duy nhất một lần thả nguyên một con heo mọi trong rọ xuống và anh em mang về trại mở tiệc ăn mừng. Hôm đó, chúng tôi tản bộ về mà trong tâm trí vẫn còn như thấy hình ảnh những nụ cười và những bàn tay vung vẩy dễ thương của đồng bào đi xe lửa !
Nếu ra ngoài ga, người tù cải tạo không cảm thấy mình bị xã hội bên ngoài bỏ rơi thì đi rừng, họ lại học được khá nhiều kinh nghiệm chưa từng bao giờ trải qua. Đi rừng thì đáng ngại nhất là đi lạc. Để tránh lạc đường, mỗi lần đi rừng các nhóm phải xác định một điểm xuất phát được làm dấu bằng mũi dao trên thân cây và các lối đi từ điểm xuất phát cũng phải làm dấu như vậy. Rừng thưa cũng dễ làm lạc đường rồi, huống hồ rừng dày đặc đủ loại cây cối che khuất ánh mặt trời thì làm người ta đi lạc dễ như chơi. Lâu lâu, chúng tôi phải hú lên để dễ nhận ra phương hướng của nhau. Còn điều đáng sợ nhất là gặp thú dữ, tuy nhiên cũng may chưa ai gặp, riêng tôi một lần không phải vắt giò lên cổ chạy trốn thú dữ mà là con ong, con vật nhỏ bé nhưng có vũ khí lợi hại là nọc độc. Lúc đó, vì phải lo chặt những cây thấp làm củi cho đủ chỉ tiêu, tôi xăm xăm phạt ngang gốc cây mà trên đó có tổ ong, thế là cả đàn ong bay tứ tung rồi xúm vào chích tôi đau nhói cả người. Anh bạn đi cùng kêu to lên mày bỏ mũ lại mà chạy, nghe xong tôi tức tốc làm theo lời anh mới đánh lừa được bầy ong và thoát được. Tối về, tôi chỉ đau ê ẩm chứ không nặng lắm, có lẽ vì liều thuốc độc chưa đủ đô, nếu nhiều con cùng « hợp đồng tác chiến » thì tôi chắc đã sưng vù cả người lên rồi chứ nhỉ ? Điều kinh hoàng nhất nữa là gặp cháy rừng. Lửa cháy nhanh không thể tưởng tượng được, bốn bề bừng bừng lửa nóng đỏ chẳng biết đâu mà chạy. Cả tiểu đoàn nhốn nháo cả lên chen lẫn tiếng hò hét ra lệnh và tiếng phụ hoạ ỏm tỏi. Nhóm thì chạy đi vác tôn ra đè chung quanh chổ cháy. Nhóm khác thì tất bật ùa vào chặt hết cây cối ở chổ lửa chưa cháy. Nếu không kịp thời chữa cháy thì khu nhà tranh nằm cạnh rừng của đám tù cải tạo chúng tôi đã tan thành tro bụi. Thật là một phen kinh hồn bạt vía. Sở dĩ có cháy rừng là vì sau mỗi lần phát quang một khu vực nào đó thì lá rừng, cành khô, gỗ vụn ... được un lại thành nhiều đống rồi đốt để làm tốt đất mà trồng bắp, trồng sắn (khoai mì) ... Đốt không cẩn thận là tàn bay theo gió nóng phát lửa táp nguyên cả một khu rừng trong khoảng khắc. Tuy nhiên, trong hoạ có phúc như chuyện « Tái Ông thất mã ». Cháy rừng thui luôn những con vật chạy không kịp nên hôm đó, tiểu đoàn thu được 1 số “chiến lợi phẩm” ngoài kế hoạch. Đó là những con kỳ đà, rùa ... mà thịt thì ăn ngon không thua thịt gà bao nhiêu. Đôi khi cũng có con mển, con hoẳng là những con vật còn có thịt chứ còn những con vật nhỏ khác như thỏ, sóc, chồn ... đã cháy là thành than luôn, ăn gì được ! Nhân nhắc đến thịt rừng, tôi lại phải nói tới một lần cán bộ tiểu đoàn đi săn được một con bò rừng béo tốt, ít ra trên mấy trăm ký. Thế là chúng tôi được ăn theo một bữa thật thịnh soạn. Công đầu thuộc về một anh dược sĩ có tài đầu bếp vào hạng cao thủ. Anh chế biến tài tình làm sao mà chúng tôi ăn được thịt bò đủ 7 món ngay trong trại cải tạo. Ngon ơi là ngon ! Thịt bò 7 món nổi tiếng ở Sài Gòn ngày xưa chưa chắc đã ngon hơn. Nói thế chứ ngon ở đây cũng là do yếu tố tâm lý. Đói quá ăn gì chẳng ngon nhưng nên thành thực mà thừa nhận anh làm đủ món khi thiếu gia vị cũng là tay thượng thừa rồi vậy !
Thiên nhiên nói chung hay rừng nói riêng còn dạy cho người luôn cả sự hiểu biết. Đời tôi chưa hề biết con vắt là con gì nên khi gặp con vắt, mình cảm thấy chúng nó đáng sợ thật. Chúng cổ ó biệt tài đánh hơi người ở đâu là chúng sấn sổ chạy tới. Có khi cả một bầy đang nhắm hướng mình mà cắm đầu cắm cổ bò đến trên lối đi. Nhìn từ xa, mình cứ tưởng bò chậm như thế còn lâu chúng mới đến mình nhưng thoắt một cái chúng lọt vào người mình khi nào không hay. Đang nhỏ như con giòi, nó vọt lên bằng con đĩa căng tròn vì hút máu người. Vào rừng mà gặp vắt thì dù bó chặt quần áo, đeo găng tay, vớ chân kín đáo cách gì cũng bị vắt chui vào hút máu. Nhiều con vắt cùng ùa vào hút máu ... nhân dân lao động ốm đói thì « từ chết đến bị thương », thế là mạnh ai nấy chạy. Chịu gì thấu hàng hàng lớp lớp bọn ... khát máu này ! Phải tìm khu rừng khác, ai mà dám “đội trời chung” với kẻ thù quái quỷ như thế ? Trong khi con vắt hút máu người từ bên ngoài thì con muỗi lại truyền ký sinh trùng tàn phá máu âm thầm ở trong cơ thể con người nên lại càng nguy hiểm hơn. Một số anh em khi bị chỉ định đi Suối Kiết (Long Khánh) lấy lá dừa cạn về lợp mái nhà thay tranh đã chẳng may bỏ mạng vì bệnh sốt rét Từ lâu, Suối Kiết đã khét tiếng là nơi bệnh sốt rét hoành hành, theo lời của cán bộ thời ẩn núp trong rừng cũng như anh em tù cải tạo từng hành quân ở đây : Ai đi Suối Kiết thì nguy, muỗi mà chích tất sẽ đi luôn đời !
Học tập cải tạo chỉ qua hai nơi thôi mà một số anh em đã vĩnh viễn nằm xuống, còn nhiều trại rải rác khắp cả nước sau 1975 chẳng rõ tổng số có bao nhiêu con người đã mãi mãi một đi không trở về với gia đình, với những người vợ mòn mỏi trông chồng, với những bà mẹ quặn lòng nhớ con, với hằng hà sa số những đứa bé đã biết hay chưa hề biết mặt cha nhưng vẫn ngày đêm mong cha chúng được trở về đoàn tụ gia đình.
Khi kể vài mẫu chuyện vui buồn trên, tôi thật lòng chỉ muốn nói đến chuyện vui nhiều hơn chuyện buồn nhưng thực tế, tôi đã bất lực không thể làm được. Phải chăng những sự đau khổ của con người bi đát quá đến nổi vượt lên và lấn át cả ý định ban đầu của mình ? Trong những giòng cuối này, tôi xin kể thêm vào một chuyện thương tâm trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu chuyện của người tù cải tạo vô danh. Đó là câu chuyện thắt cổ, trên cây cổ thụ trước sân tiểu đoàn, của một anh Trung Uý Không Quân trẻ tuổi và khôi ngô tuấn tú khi hạn kỳ thả tù đang được lên danh sách mà chính anh là người được tiểu đoàn cho tham gia viết họ tên người tù nào sắp được thả về. Đến bây giờ, tôi vẫn còn bàng hoàng và thương tiếc cho anh, người chung tiểu đoàn với tôi. Lẽ ra, anh không nên chết trẻ một cách oan uổng như thế. Anh chưa được về đợt đầu thì các đợt kế tiếp cũng có tên anh thôi khi chúng ta đang ở những tháng cuối cùng trong trại Trảng Táo. Lúc đó, tất cả anh em tù cải tạo đều xúc động và nghĩ rằng ai muốn tự tử thì đã thực hiện vào giai đoạn đầu mới vào trại là hợp lý nhất (?) chứ còn anh thì chẳng ai hiểu được. Tôi cũng không hiểu do nguyên nhân nào vào giờ chót anh đã tự tìm đến tử thần vội vã như vậy, bằng cách thắt cổ, trước khi tôi được thả về 2 tuần sau đó. Anh đã mang theo tất cả bí mật xuống đáy huyệt. Dù không hiểu gì đi nữa, tôi cũng bắt buộc phải viết ra những lời tiếc thương anh, người tù cải tạo đoản mệnh !
Phạm Đình, C/N 2011/02
KIM OANH * TRUYỆN VƯỢT BIÊN
KIM OANH * TRUYỆN VƯỢT BIÊN
Năm 1976 vừa xong bậc trung học tôi rời Vĩnh Long, lần đầu tiên ba anh em chúng tôi vượt biên cùng với mười bảy người bạn chí thân. Vừa xuống tàu lớn chúng tôi đã bị bắt và đưa về nhà lao Rạch Giá trong nỗi lo âu sợ hãi.
Trong nhà giam, mọi vấn đề về vệ sinh đối với phụ nữ đỡ hơn nam giới. Buổi chiều, phụ nữ được thả ra sân chơi, nhìn qua bên phía nhà của nam giới, tôi nhận diện được anh và em tôi qua ô cửa sổ nhỏ. Chúng tôi trao đổi bằng cách ra dấu và biểu hiện bằng ánh mắt.
Đêm đêm tôi cầu nguyện Đất Trời, Ông Bà đã qua đời, phù hộ cho anh em tôi được thoát tai nạn này.
Một buổi trưa đang mơ màng ngủ trong cơn nửa mê nửa tỉnh, những người
cùng phòng đánh bài, trò chuyện lao xao, tôi cố giương đôi mắt nhưng
không thể được. Bỗng một hình ảnh lung linh ở khung cửa sổ, trên nóc
phòng giam. Hình bóng người thanh niên,vận áo dài khăn đóng, gương mặt
thanh tú và hiền từ.Tôi cố vùng dậy thì thoáng nghe tiếng nói: "Tên tôi
là.....( xin cho tôi được giấu tên) tôi chết vì tội vượt biên ở Kiên
Lương, Rạch Giá, tôi sẽ phù hộ cô suốt cuộc đời " và bóng hình ấy biến
mất. Khi choàng tỉnh, tôi rất lo âu, sợ sệt.
Nơi đây tôi quen chị Ánh, Chị rất thương tôi vì chị thấy tôi thường hay
khóc một mình. Tôi đem giấc mơ kể chị nghe, chị cho biết, cách nay vài
tháng có một chuyến tàu của sinh viên, giả dạng là một đoàn văn công đi
trình diển văn nghệ, bị bại lộ. Cả đoàn cùng nhau đốt tàu và tự thiêu
ngoài khơi, chị ức đoán cách ăn mặc của người trong giấc mơ là người
trong chuyến hải hành này. Chị khuyên tôi, đừng lo sợ, mỗi khi ăn cơm
hãy gọi tên người ấy và lập lại lời người nói, mời người về dùng cơm và
cầu nguyện những gì tôi ước muốn.
Thế là từ đó tôi luôn cầu, khấn nguyện cho anh em tôi được ra khỏi phòng
tối. Một tuần lễ sau anh và em tôi được ra ở hội trường.Tôi vô cùng
mừng rỡ. Lại tiếp tục khấn cầu.Tuy là hy vọng rất mong manh nhưng tôi
vẫn khấn nguyện cho chúng tôi được sớm thả ra. Ồ điều ấy khó lắm! Vì
chúng tôi đang trong lứa tuổi lao động nên trước khi được tha, bắt buộc
phải đi lao động ở U Minh ít nhất một năm. Sau 2 tháng 10 ngày bị giam,
nhóm tôi được gọi tên tập họp. Lòng nghĩ thầm đi U Minh thôi!. Nhưng một
phép nhiệm mầu, mười bảy người trong nhóm được "khoan hồng". Thật tôi
không ngờ là điều này có thể xãy ra .
Nghe audio trọn bài văn qua giọng đọc của Hồng Ánh & Hoàng Phố
(Xướng ngôn viên đài Phát Thanh Radio "Tiếng Nước Tôi" , San Jose, California)
Sau đó, gia đình tôi vẫn lần lượt ra đi. Tôi lại tiếp tục cầu nguyện cho
anh chi em tôi ra đi thành công tôi sẽ ở lại với Ba Má, được thế tôi
mãn nguyện lắm rồi. Thế là mỗi chuyến anh, chị, em của tôi đều đến nơi
bình an. Duy chỉ có tôi thất bại, lầm lũi trở về. Rồi chờ đêm thật khuya
mới dám vào nhà. Má tôi bảo: mỗi lần nghe tiếng gỏ cửa trong đêm, lòng
Má đau như cắt vì biết rằng con đi không thành. Ba Má đã đổ không biết
bao công lao, khó nhọc, vơ vét những gì có thể bán đổi lấy vàng để lo
cho tôi, thất bại là mất tiền. Với năm lần thất bại. Ba Má phải vay
mượn, nhất quyết cho tôi ra đi.
Một hôm Má tôi hỏi:
- Con đã cầu nguyện như thế nào? nói cho Má nghe?
- Con cầu cho tất cả anh chị em ra đi được bình an con ở lại với Ba Má.
Má tôi không nói lời nào, Má nấu một mâm cơm chay và khấn Người đã phù
hộ cho tôi xin lỗi người khuất mặt mà tôi đã gặp trong giấc mơ. Má xin
được lấy lại lời tôi khấn. Mong Người giúp tôi ra đi được bình an, nếu
có thương tôi người hãy giúp cho con tôi được hạnh phúc về sau. Và Má
tôi bảo :
- Từ nay con đừng cầu xin người ấy nữa, hãy để cho Người ra đi thanh thản.
Vào một mùa thu 1979, trời chưa kịp sáng tôi một lần nữa rời gia đình.
Có người hướng dẫn tôi đến bến đò Rạch Sỏi. Một chiếc đò nhỏ, tất cả
mười ba người.Tôi cảm thấy lo với con số 13.Thật vậy, đò vừa ra khỏi
vùng khám xét, bỗng nhiên tắt máy và trôi theo con nước, tất cả lo âu,
hồi hộp. Chúng tôi bắt buộc phải nằm dài xuống lòng đò, một tấm bạt được
phủ lên che kín. Hai người trong nhóm thay phiên nhau sửa máy. Tôi cầu
nguyện Trời Phật Ông Bà che chở cho chúng tôi.
Tiếng máy nổ, có lẽ không lớn bằng mười ba tiếng thở phào nhẹ nhỏm. Đò
tiếp tục chạy, từ từ thấy biển khơi. Một chiếc tàu thật dài khoảng mười
mét hiện ra trước mắt. Chúng tôi lên tàu cả gia đình chủ tàu, tài công
đều là anh em ruột. Trong nhóm người đi đa số là họ hàng gần trừ ra hai
gia đình còn lại, và tôi không có họ hàng với chủ ghe. Như vậy trong tàu
này tôi là người đơn độc. Hoà, cậu thanh niên đưa chúng tôi đến ghe
lớn, vội vàng bỏ chiếc đò nhỏ xin chủ ghe đi theo.Tổng cộng bốn mươi hai
người.
Vừa vui lại vừa khóc! Lần này là vĩnh viễn xa… xa tất cả những người thương, xa quê hương và biết đến bao giờ mới có ngày trở lại? Sau đó nỗi lo ngại lại xâm chiếm lòng. Rồi đây chúng tôi sẽ đi đâu và về đâu?
Nhưng tôi đã từng suy nghĩ ra đi là tìm cái sống trong cái chết, vì vậy sẵn sàng chấp nhận một bị bắt hoặc tệ hại hơn là bỏ mình ngoài biển khơi. Nghĩ như thế mới mong có đủ can đảm và cương quyết ra đi.
Chiếc tàu tôi vừa lên, đã đi đánh cá lâu ngày trên biển nên trên tàu có
sẵn rất nhiều thực phẩm. Mấy hầm tôm, cá, mực tươi. Mực khô, tép khô,
gạo nước đều đầy ấp. Chủ tàu họ lo cơm nước rất chu đáo cho những người
trong chuyến đi này. Riêng tôi không ăn được vì bị say sóng.
Ngày đầu ra khơi, lo lắng, bồn chồn lẫn háo hức, không ai ngủ được, khi
đêm đến tất cả lên boong tàu trò chuyện và tôi được dịp làm quen những
người đồng hành. Gia đình anh Hai, anh Ba, gia đình anh Tư, anh Năm, vợ
chồng anh tài công (anh Mài và chị Ánh), gia đình chú Tuấn, vợ chồng anh
Phỡ, vợ chồng Dũng Thắm, còn lại tất cả còn độc thân là chú Tuấn, Anh
Cường, Thường, Diếng, Giỏi, Hòa, Hùng, Liêm, bốn đứa con gái ,Hà ,
Nguyên, Hồng và tôi.
Lúc biển yên gió lặng, cùng nhau phân công, ai bíết nói tiếng Anh để có
thể giúp mọi người khi đến nơi. Trong nhóm có anh Dũng nhận trách nhiệm
này, anh Ba ,anh Cường là người Hoa có thể nói tiếng Quang Thoại, tiếng
Quảng Đông. Anh Ba rất vui tính, anh trò chuyện để trấn an mọi người,
anh kể sự tích chiếc tàu, rất linh thiêng, con gái của bà chủ tàu trước
đó đã chết ngay cột tàu. Khi gia đình anh mua về họ luôn luôn khấn cô
gái ấy.Trên tàu có một tượng Phật Bà thật cao, được thờ trước đầu tàu để
độ hộ cho gia đình anh mỗi chuyến ra khơi. Ngoài ra anh con một lọ nước
làm phép. Anh bảo khi gặp nguy cơ chỉ cần thoa lên tóc thì nói đối
phương sẽ nghe. Cho nên anh rất có niềm tin. Đêm đó nhìn dáng của mọi
người cùng hướng mắt ra vùng biển bao la, lòng tôi như chỉ rối, lắc đầu
xua đi khối nặng đang đè trong não tôi cố gắng dỗ giấc ngủ, ngủ bình yên
sau một ngày hoang mang sợ hãi.
Tất cả anh em chủ tàu chuẩn bị chống trả vì họ có mang theo rất nhiều
súng đạn.Theo kinh nghiệm đi biển họ biết đó là hải tặc. Nhưng các bà vợ
của họ khóc xin năn nỉ chồng đừng chống trả . E rằng hải tặc có súng
lớn hơn bắn lại, sẽ chết hết. Các bà khóc quá nên các ông buông tay.
Tôi thật nhanh, nhảy vội xuống hầm tàu lấy dầu nhớt bôi vào mặt mình cho xấu xí đi vì hai chị tôi đi trước viết thư về căn dặn khi gặp hải tặc một là làm đàn bà có con nhỏ, hai là làm một đứa con nít, thấy ai có con thì bế đại như thế mới mong thoát thân.
Trời ơi! Khi hai chiếc tàu cập vào chúng tôi như người đã chết rồi. Tất
cả đứng im như pho tượng. Bọn chúng chỉ có cái khố che thân, mặt mày dữ
dằn, tay cấm búa, dao, mã tấu, thật kinh khiếp vô cùng.Tôi thấy chị Tư
có hai đứa con nhỏ, tôi vội vàng bế đứa nhỏ nhất của chị, vừa lúc ấy
chúng đã tràn ngập lên tàu. Chúng chia chúng tôi ra làm ba nhóm: đàn bà
con nít, đàn ông con trai và con gái.
Tôi bế đứa nhỏ, nên chúng đẩy tôi vào nhóm đàn bà. Chúng thay nhau lục
soát khắp tàu, khắp nơi trên cơ thể của từng người, chúng vơ vét vàng
bạc, nhưng có lẽ điều chúng mừng nhất là những khẩu súng đạn và thực
phẩm tươi dưới hầm. Bọn họ quên chúng tôi trong giây phút, chỉ lo vơ vét
hết thực phẩm tươi về tàu . Thời gian sợ hải và kinh hoàng kéo dài rất
lâu.
Bỗng nhiên chúng ra dấu mang nhóm con gái sang tàu chúng. Khiếp đảm và
vô cùng tuyệt vọng! …Lúc này tôi chỉ biết cầu nguyện mà thôi và tôi quên
đi những gì Má tôi dặn dò, tôi cầu xin linh hồn Người đã phù hộ cho tôi
dạo trước. Xin người thứ lỗi cho tôi, ra đi mà không dám nói, giờ nếu
thương tôi xin giúp tất cả mọi người thoát nạn và những người con gái
kia không bị làm ô nhục, tôi rất cám ơn. Và từ xa xuất hiện thêm chiếc
tàu thứ ba, đang tiến dần đến.Tôi biết là khó sống hôm nay. Tôi khấn
nguyện xin Đức Mẹ, Ông Bà, Người phù hộ, nếu chết thì cho tôi được chết
trên bờ, để Ba Má tôi còn biết con mình bỏ xác nơi đâu, cầu cho những
người con gái kia được thả về tàu của mình, đừng bắt họ đi và được bình
an. Tôi nguyện thề sau này tôi sẽ vào đạo.Thế rồi tôi ngất đi không còn
biết gì nữa.
Khi tỉnh lại, tôi cảm nhận có mùi dầu Nhị Thiên Đường ở mũi. Cạnh tôi là
một người đàn ông trung niên ăn mặc bình thường. Ông nhanh tay vúi vào
tay tôi một cuộn giấy tròn nhỏ, linh cảm đây là người tốt, tôi vội giấu
vào trong búi tóc tôi. Ông ta hỏi tôi có biết tiếng Anh không, tôi gật
đầu, ông ta vội nói: "Tôi là môt thương buôn ở Singapore có hai con. Sau
này cần gì tôi giúp."
Người thương buôn đưa cho tôi một thau cháo, tôi không dám ăn, tôi sợ có
thuốc mê, không còn nói được chỉ biết lắc đầu kinh hãi. Nhìn chung
quanh các bạn gái đã về lại tàu, Tất cả đều bình an. Bọn hải tặc chỉ còn
lãng vãng vài tên, lo vơ vét đồ đạt còn sót.
Ông cho người đem sửa đặc, dầu Nhị Thiên Đường, cá mòi hộp cho chúng
tôi. Nói bằng tiếng Quảng Đông, chỉ đường đi đến Kuala Lumpur.
Sau khi hai chiếc tàu hải tặc đi xa rồi, tàu ông mới rời chúng tôi. Ông
chỉ xin tượng hình Phật Bà nơi đầu tàu. Chúng tôi cùng ôm nhau khóc vì
nỗi kinh hoàng đã qua đi. Kể từ giây phút đó tất cả đã thành một đại gia
đình, đùm bọc chở che cho nhau.
Định thần lại, tôi xem cuộn giấy nhỏ của người thương buôn đưa, chính là địa chỉ của ông ở Singapore. Chiếc tàu thứ ba chính là chiếc tàu ân nhân của chúng tôi. Xin cám ơn một tấm lòng nhân đạo, xin ơn trên che chở cho gia đình người ân nhân này luôn an lành, hạnh phúc..Đúng là một phép nhiệm mầu mà ơn trên đã ban cho chúng tôi thoát nạn hôm nay.
Đêm thứ nhì, để tránh gặp nguy một lần nữa, đèn tàu tắt hết đêm nay
không một ai dám ngủ mặc dù đã mệt lã người.Thình lình một tia sáng loé
lên từ xa, tàu hướng theo tia sáng ấy mà chạy. Chúng tôi reo mừng, một
dãy nhà đèn sáng choang, và môt bến cảng trãi dài.Tàu cập vào cảng Hải
Quân ở Trenganu. Hôm nay là ngày 12- 5- 1979.
Nhưng chưa kịp vui, một người lính Hải Quân nhảy thẳng xuống boong tàu,
bắn một phát súng chỉ thiên. Than ơi! Đại họa đã giáng lần thứ hai sao?
Chúng tôi khiếp cả hồn vía, con nít khóc vang, tất cả dồn vào góc tàu,
nép sát bên nhau run rẩy, người lính kia thì quát tháo om sòm. Tôi chợt
nghe loáng thoáng tiếng Anh thì phải ? Tôi vội trấn tỉnh để lắng nghe.
Thôi đúng rồi! Tôi nhìn anh Dũng, anh ngồi bất động và đang cố gắng che chở cho Thắm vợ anh.
- Ai có thể nói được tiếng Anh?
Hắn lập đi lập lại nhiều lần. Hồn viá đâu trả lời. Một nỗi kinh hoàng trước họng súng hướng về chúng tôi.
- Không ai trả lời tôi sẽ bắn.
Tôi chỉ nghe có thế chân tay rời rã. Nhưng nghĩ đến "chết" làm tôi nhớ Má tôi, bà thường đem chuyện đời xưa kể cho con cháu nghe về kinh nghiệm sống trong chiến tranh .Thời chạy loạn giặc Tây, Má tôi nhờ có chút vốn liếng tiếng Pháp, Má cũng từng giúp được cho bản thân mình và những người phụ nữ cùng làng thóat cảnh bị Tây hảm hiếp.Tôi như cái lò xo bật dậy, với vốn liếng Anh ngữ ít ỏi, tôi trả lời:
- Tôi biết nói tiếng Anh chút ít.
Và lạ thay người lính đó nhỏ giọng xuống, tôi cảm thấy tinh thần mình bớt căng thẳng, tôi cố gắng tập trung nhiều hơn.
- Có bao nhiêu người trên tàu? Hắn hỏi
- Có bốn mươi hai người trên tàu.Tôi trả lời
- Tôi đếm không đúng bốn mươi hai người thì tôi bắn. Hắn chỉa súng vào ngay tôi.
Tôi không còn tinh thần nữa, tôi khóc và quỳ xuống van lạy.Cả tàu thấy
tôi quỳ lạy tất cả đều làm theo. Ngay khi ấy hơn chục người lính khác
kéo đến. Họ mặc đồng phục Hải Quân.Họ ra lệnh tôi là người rời tàu trước
tiên, đứng sang một bên, không bị khám xét và tất cả lần lượt rời tàu,
những người còn lại bị khám xét toàn thân nhưng không sàm sở như bọn hải
tặc dã man. Cũng nhờ tôi không bị xét nên lúc đi ngang tôi, Nguyên vội
nhét vào tay tôi một sợi dây chuyền, tôi vội giấu vào trong búi tóc.
Màn đêm buông xuống rất nhanh tôi đoán gần 12giờ đêm. Những người lính Hải Quân cho chúng tôi ăn tạm bánh mì ngọt vài trái bôm. Chúng tôi đã từ từ bình tỉnh lại.
Họ hỏi chúng tôi từ đâu tới, đi có bị hải tặc không? Họ cho biết chúng
tôi sẽ phải rời nơi này trong vài hôm. Họ sẽ cấp xăng, thực phẩm và tiếp
tục ra đi. Những ngày lế tiếp anh Ba anh Cường có thể nói tiếng Quảng
với họ, anh Dũng và tôi cùng họp tác trả lời bằng tiếng Anh. Ba đêm liền
chúng tôi ngủ ngoài trời trên nền xi măng cảng nóng bức. Mỗi đêm thao
thức vì có những người muốn giở trò tồi bại với con gái, các anh họ của
Nguyên, Hồng luôn nằm cạnh hai cô che chở còn tôi không có người thân
nên được nằm giữa Nguyên và Hồng. Rất cảm ơn hai cô bạn đã cho tôi môt
nơi nương tựa, một tình tương thân tương ái.
Đêm thứ tư chúng tôi được vào môt căn nhà bằng gỗ hai tầng ở tạm. Khi
vào nơi ấy chúng tôi nhận được những dòng chữ để lại từ những người đến
trước, trên tảng đá để làm bếp nấu nướng và vết tích để lại là những
nhúm tro tàn. " Nơi đây không an toàn có thể bị kéo ra khơi. " Dòng
nhắn tin này làm chúng tôi rất lo sợ, thì ra tai họa vẫn luôn chực chờ
bất cứ lúc nào, nhưng lời nhắn đó là những chân tình quý báu đối với
chúng tôi.
Lo lắng chưa biết phải đối phó như thế nào thì một đêm có chiếc tàu cập
vào cảng để lấy nước và xăng dầu. Một người đàn ông bảo rằng tàu còn tốt
sẽ bị ra khơi trở lại. Đến nửa khuya ông khách lạ trở lại cùng các anh
trong tàu đục thủng cho tàu chìm. Người ân nhân đó một lần nữa đã đến
với chúng tôi trong việc làm vô cùng thánh thiện, người ấy không ai khác
hơn chính là người Singapore đã giúp chúng tôi khi hải tặc cướp tàu.
Xin muôn vạn lời cám ơn, tấm lòng nhân hậu, một lần nữa xin gửi đến ân
lòng biết ơn và lời nguyện cầu mọi điều may lành đến với ông và gia đình
.
Thế là thoát nạn! Sáng hôm sau tàu chìm, bắt đầu có cảnh sát đến canh
giữ chúng tôi. Cứ mỗi hai tiếng đồng hồ họ thay ca trực, mỗi ca là hai
người cảnh sát, nhờ có canh gác và có nhiều phòng, từng gia đình ngủ
riêng, tôi cùng ba chị em của Nguyên chung phòng, con trai ngủ dọc theo
hành lang để bảo vệ cho con gái.
Chiều đến, có tàu của lính commando cặp vào cảng lấy nhiên liệu. Họ vào
trò chuyện với anh Ba và anh Cường. Nhưng đêm đến đang yên giấc, vài
lính commando thực hiện những hành động xấu xa. Trãi qua bao lo âu mệt
mỏi, mấy anh ngủ say không hay lính đã vào phòng chúng tôi. Hốt hoảng vì
họ pha đèn vào mặt , tôi bật ngồi dậy và la to: "Chú Tuấn ơi cứu tụi
con."
Tất cả con trai chạy sang. Chú Tuấn đã bị họ đánh báng súng vào đầu. Chúng chưa kịp giở trò, thì vội chạy nhanh vì một chiếc xe cảnh sát khác đến thay ca trực. Thì ra hai người cảnh sát trước đã toa rập với họ thực hiện điều xấu xa. Cám ơn Phật Trời đã che chở những đứa con gái này thoát nạn đêm nay. Anh Dũng đã thuật lại cho hai người cảnh sát vừa đến thay ca trực, họ lập biên bản và kể từ sau hôm ấy chúng tôi mới được yên thân. Từ đó, đêm đến các anh trong tàu đem chúng tôi giấu dưới lường môt chiếc xe hư lánh nạn.
Hai tuần lễ trôi qua, họ đưa chúng tôi rời Cảng bằng xe cam nhông nhưng
không biết đi đâu và đến nơi nào. Xe được che kín mít, cố vén tấm bạt
xem. Ôi! Toàn là rừng rậm lại một phen lo âu hoảng hốt. Sau một đoạn
đường dài ngoằn ngoèo và nhấp nhô, bất chợt xe dừng lại. Xuống xe, nhìn
thấy phiá bên trong hàng rào dây kẻm gai toàn là người.
Mừng quá! Mừng quá người Việt Nam. Những người đồng hương chào hỏi, tiếp
đón ân cần, được đưa vào trại tỵ nạn.Chúng tôi, người về từ cõi chết!
Sau khi tạm ổn định, mới vỡ lẽ đây là môt trại tập trung tổng cộng hơn
ba ngàn người Việt tỵ nạn. Người ta gọi nơi đây là Rừng Dương vì chung
quanh toàn là cây Dương. Không có Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cũng
không có Hồng Thập Tự đến, hầu như phải tự túc. Không biết bao giờ được
vào trại chính thức. Gần hơn năm nay chưa ai được ra khỏi nơi này. chỉ
biết đợi chờ.... những gia đình ở khá lâu họ trồng trọt, những vườn rau
xanh biếc, chăn nuôi gà để sinh sống. Họ cho biết trước đó nhiều tàu
được gọi ra đi nhưng không rõ được vào trại hay đã bị đưa ra khơi, hoàn
toàn bặt tin.
Nơi Rừng Dương, ai có tiền muốn gì cũng có, người bản xứ họ mang lương
thực nước uống bán lấy vàng hay tiền đô Mỹ, chúng tôi nhờ vào gạo, cá
khô còn sót lại, cùng chia nhau ăn. Gạo đã vơi đi dần, chúng tôi phải
nấu cháo. Khi hết hẳn lương thực, mạnh ai nấy lo thân. Tôi đã cùng ba
chị em Nguyên thành một gia đình, các anh cùng tàu trốn trại vào rừng
đốn lá và lợp cho một mái nhà để trú mưa. Thức ăn dần dần hết, người ta
lẻn vào rừng tìm rau cỏ ăn, tôi là thân con gái không dám đi, lính Mã
Lai bắt được trốn trại họ đánh nhừ tử. Tôi chờ cho mọi người ăn hết đọt
rau cỏ non, bỏ phần già, tôi nhặt lại ăn cho qua ngày. Một hôm giặt đồ
tôi phát giác ra một sơị dây chuyền còn sót lại, Má tôi đã cẩn thận may
vào cạp quần, mừng quá ,nhờ người đổi ra tiền Mã.
Sau khi có tiền việc đầu tiên tôi nhờ mấy người trốn trại mua dùm vật
dụng cần thiết nhất, thế là đã mất đi hơn hai phần ba số tiền. Phần còn
lại tôi mua đường để đủ sức chịu đựng khi đói, mì gói bốn đứa chia nhau
làm canh ăn đở dạ. Sợi dây chuyền tôi giấu được cho Nguyên cũng dành
để chi vào những nhu yếu phẩm cần thiết nhất cho ba chi em cô. Rất vất
vã và thiếu thốn mọi phương tiện, chúng tôi cũng gặp những người muốn
giúp đở, che chở. Nhưng ở đời có ai học được chữ ngờ. Nghĩ vậy nên ba
đứa con gái chúng tôi không dám nhận. Tôi luôn tự nhủ lòng "Trời sanh
voi sanh cỏ".Thôi thì "Hết cơn bỉ cực đến hồi thới lai". Ráng cố gắng
chiụ đựng một thời gian xem sao!
Sinh hoạt ở đây, chiều khoảng 3 giờ đến 8 giờ tối, những người kiểm soát trại, mở hàng rào kẻm gai, gọi số tàu xuống biển tắm theo nhóm.Thời gian trôi qua cũng được hơn hai tháng. Một chiều xuống biển tắm, loa phóng thanh gọi số tàu tập họp. Trong đó có tàu của chúng tôi " VNKG 0249”.Vội vã chạy về lều, được biết hôm nay có tất cả bốn chiếc tàu được ra khỏi trại Rừng Dương. Đây là diểm phúc hay điều bất hạnh?
Tất cả mọi người đều hoang mang không hiểu tai sao chúng tôi đến sau lại
được đi trước? Khi chiếc xe cam nhông đến, người lớn tuổi bàn với nhau,
chuyến xe đầu nếu đến được trại chính thức thì đánh lên thành xe dấu
thập, còn nếu bị ra khơi thì đánh dấu trừ, để cho những người sau biết
đường mà lo liệu. Nhóm chúng tôi đi sau cùng. Khi xe đầu trở về đón
tiếp, tất cả hò reo mừng rỡ, vì chữ thập đã được ghi lại thành xe. Bắt
tay từ giã những người bạn thân quen, tuy ở ngắn ngũi nhưng chúng tôi
rất bùi ngùi xúc động vì cùng chung cảnh ngộ. Hy vọng một ngày gần tất
cả sẽ được thoát khỏi nơi này. Các chú bác còn ở lại căn dặn khi gặp Cao
Ủy Tỵ Nạn nhớ cho họ biết, còn rất nhiều người tỵ nạn bị lãng quên nơi
Rừng Dương.
Đến trại vào buổi chiều. Nơi đây có phái đòan Mã Lai, trưởng trại, thông
dịch viên tiếp đón, được biết đây là Trại Tỵ Nạn Cherating. Tất cả sẽ
được cấp lều cho tạm trú, thực phẩm khô do Hội Hồng Thập Tự tiếp tế, mỗi
tháng được thêm một phần thịt, rau tươi. Sẽ có các Phái đoàn từ các
quốc gia trên thế giới đến mở hồ sơ, phỏng vấn và cho định cư ở nước thứ
ba. Tôi như người đi trên mây, chỉ biết khóc… khóc vì sung sướng, khóc
vì biết mình đã được TỰ DO.
Trại Cherating là một xã hội mới. Một xã hội thu nhỏ trong cộng đồng
người Việt ly hương. Cũng bon chen cũng cạm bẫy, cám dỗ. Tuy nhiên bên
cạnh những người xấu, cũng có những người với tấm lòng nhân hậu vị tha.
Chợ nhóm buổi sáng, ban đêm có quán café ca nhạc, có trường học dạy sinh
ngữ.
Trường học được lập ra cho mọi người. Ai muốn có chút vốn liếng ngoại
ngữ để định cư ở nước thứ ba. Học cũng để quên đi thời gian, quên đi nỗi
nhớ gia đình, nhớ quê hương.
Công lao này do các anh sinh viên học sinh xuất thân từ trường
Pétrusky,Taberd, Phú Thọ. Họ xin Cao Ủy Tỵ Nạn các dụng cụ học đường như
sách, tập viết, phấn và bảng đen.Các anh dựng lớp, đóng bàn học và thay
phiên nhau dạy các lớp buổi sáng, các lớp buổi tối, miễn phí. Việc làm
thiện nguyện của các anh thật cao quý.
Lều chúng tôi được dựng trên môt nơi trước kia là bãi rác, nằm cạnh bìa
rừng, chung quanh trại rào dây kẻm gai. Có những đêm đang ngủ, tiếng la
thất thanh “Có rắn!” bọn tôi nằm bất động, rắn bò ngang mình từng đứa,
toát mồ hôi hột, thế là thức trắng đêm vì sợ. Có lần bị rết kẹp nhức
nhối, may có các cụ người Hoa tốt bụng dùng tỏi vắt đắp cho tôi qua cơn
đau. Đêm nào mưa thì như đêm âý ngủ ngồi, nước ngập từ bãi rác xông lên
nồng nặc mùi hôi thối. Dần dần có thêm điều kiện các anh trong tàu đóng
sạp cao để tránh rắn rết.
Trãi qua những ngày dài buồn khổ vì nhớ nhà, nhớ cha mẹ còn kẹt lại ỏ
Việt Nam. Không sao nhắn được tin tức cho gia đình là tôi đã bình yên.
Khi có người ra đi định cư nước thứ ba, tôi cũng như bao người vội vã
viết vài lời nhắn gữi cho thân nhân. Nhưng rồi cũng vô vọng. Nguyên,
Hồng, Liêm ba chị em được phái đoàn Canada nhanh chóng chấp nhận, vì Ba
Nguyên làm hảng viết chì Pacific ở Biên Hòa. Ba chi em từ giã tôi đi
Canada rất nhanh. Còn lại một mình tôi đã cố gắng sống, sống trong buồn
bã đơn độc. Cuộc sống khó khăn, sống thật bơ vơ, tôi phải chống chỏi với
đời bằng đôi tay nhỏ bé và yếu đuối của mình. Tuy khổ nhưng lúc nào tôi
cũng cố giữ lòng trong sáng, tôi tự nhắc nhở với chính mình. Khổ đã quá
nhiều, tại sao chỉ còn gang tấc mà không vượt qua được hay sao?!
Sau khi ba chị em Nguyên ra đi, tôi xin các anh đóng cái sạp riêng cho
tôi vì hai cô bạn đi rồi không còn ai nằm hai bên che chở cho tôi. Thế
là tôi có một gian san riêng, bề ngang nửa mét, bề dài một mét rưởi. Mỗi
buổi sáng tôi thức thật sớm xuống gần bờ biển tập thể dục. Các bác
người Hoa dạy tập Tài Chi, trưa thì cùng các tổ đi làm vệ sinh phòng tắm
nữ, thời gian bạn bè bên nhau trong trại Cherating, hàng ngày được
nghe, và nhắc nhở đến những kỷ niệm nơi quê nhà dấu yêu. Tất cả những kỷ
niệm ấy lúc nào cũng đẹp. Những câu chuyện hay những kỷ niệm đẹp đều
bắt đầu bằng hai chữ “Ngày xưa” đã được nhắc đến một cách thiết tha và u
hòai không ai có thể quên. Vì những nhớ nhung ấy những người đến trước
đặt tên trong trại ty nạn Cherating, những khu vực là Sàigòn, Chợ Lớn,
và tên những con đường Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi ...
Chương trình dạy anh văn được rút ngắn. Mỗi tối tan học về, cùng các bạn
nghe ké Radio, tin tức đài BBC hay đài VOA . Tôi thường ngồi khóc một
mình, khi nghe được tiếng hát Khánh ly, Lệ Thu, Elvis Phương… những bài
hát nghe nhớ nhà "đứt ruột". Đó là hai chữ mà ngày xưa tôi thường nghe
Ba Má tôi nói. Tôi không hiểu thế nào, nhưng giờ đây tôi đã hiểu thấu
thế nào là "đứt ruột".
Một sáng tinh sương, khí trời dịu mát, sau khi đi tập thể dục xong, tôi lang thang đến văn phòng thông tin, cũng như bao người có mặt nơi đây dò xem danh sách những người có thân nhân đi tìm. Tôi không tin vào mắt mình tên tôi rõ ràng từng nét ngày sanh, số tàu “có thư bảo đảm”. Tôi như người điên la thật to và nhảy tung tăng mừng rỡ khi bình tỉnh lại, chung quanh mọi người đều cười về sự vui mừng trông thật ngây ngô của tôi. Họ đã đồng cảm chia sẻ với niềm vui mà tôi đang có.
Đó là lần đầu tiên, nhận thư từ Úc của hai chi tôi gửi sang kèm cái
cheque một trăm đô. Tạm thời chưa sử dụng được vì không có nơi đề đổi
tiền. Nhưng điều quan trọng vào lúc này, lá thư của hai chị. Nó có ý
nghĩa như lá bùa hộ mạng, để chứng minh khi tôi gặp phái đòan Úc sau
này.
Thời gian chờ đợi chậm chạp trôi qua.Tôi được phái đòan Mỹ và phái đòan
Pháp phỏng vấn nhưng tôi không khai có anh ở Mỹ và có cô ở Pháp. Tôi
muốn đi Úc vì đa số anh chị đều ở Úc .Theo qui định của Cao Ủy Tỵ Nạn
Liên Hiệp Quốc dạo ấy. Ai muốn chờ quốc gia mình muốn đến” bóc đi” (định
cư) thì ít nhất phải có hai quốc gia khác đóng “dấu bác”( khước từ) vào
hồ sơ, tôi đã có đủ điều kiện vì phái đòan Mỹ và phái đoàn Pháp đóng
dấu khước từ .
Hai tuần sau phái đoàn Úc đến trại phỏng vấn. Tôi không có tên trong
danh sách phỏng vấn vì thứ tự hồ sơ chưa đến. Phái đòan sẽ làm việc bốn
ngày, và ba tháng sau họ mới trở lại trại lần nữa. Những người có kinh
nghiệm cho biết, nếu phỏng vấn nhanh, đôi khi họ bổ túc thêm danh
sách.Với ý chí cương quyết và tinh thần nhẫn nại tôi không đầu hàng số
phận Tự nghĩ mình phải làm sao và như thế nào để được vào phỏng vấn? Thế
là mổi buổi sáng, tôi đều đứng chờ ngoài văn phòng phỏng vấn. Trưa đến
giờ nghĩ, tôi vội chạy về lều ăn qua loa, rồi đến văn phòng tiếp tục
chờ. Trên tay tôi luôn có “ lá bùa hộ mệnh” . hồi hộp và chờ đợi...Nhưng
nghĩ lại.Tôi chờ ai đây,và chờ điều gì? Trong khi tên tôi chưa được
niêm yết. Tôi chỉ biết cầu Phật Trời và Ông Bà, ban một phép nhiệm mầu
cho tôi.
Ba ngày trôi qua, hết giờ làm việc tôi buồn thiu, lặng lẽ ra về ...mấy đứa cùng chuyến tàu cứ chọc “Đừng lo nữa chị ơi, chờ đi theo diện “hốt rác” với tụi em cho vui...”
Đến ngày thứ tư, tôi cảm thấy tuyệt vọng, danh sách ngồi chờ phỏng vấn
vẫn còn.Tuy nhiên lòng tôi vẫn cương quyết không bỏ cuộc. Tôi khấn
nguyện ơn trên giúp tôi có niềm tin và hy vọng...cho đến giây phút cuối
cùng cuộc phỏng vấn kỳ này.
Bỗng một trận mưa thật lớn trút xuống, mọi người chạy tán loạn. Riêng
tôi vẫn đứng im chờ đợi, bị ướt cả người, vốn mãnh mai yếu đuối. Tôi đã
tự hỏi “không biết điều gì đã thúc đẩy tôi có một sức chịu đựng thế này
?” Có lẽ đó là niềm tin mãnh liệt trong tôi, được đức tin này là nhờ Ba
Má tôi từng kể lại những tháng năm dài chạy loạn, từ thời Pháp thuộc cho
đến trận Mậu Thân, và biến cố năm 1975. Ba Má tôi đã chịu đựng không
biết bao gian khổ, khó khăn để cho mười đứa con được thành người, và
tương lai tốt đẹp. Công ơn dưỡng dục sinh thành của Ba Má vẫn luôn là
một nét son đẹp nhất trong đời. Đây là tấm gương sáng mà Người đã dành
cho con cháu đời sau noi theo, hình ảnh này mãi mãi không phai nhòa. Bên
cạnh đó trong tôi còn có một tinh thần của một Hướng Đạo sinh Việt Nam.
Chúng tôi luôn tươi cừơi và hát khi gặp khó khăn hoặc hiểm nguy "Hướng
Đạo Việt Nam khó khăn coi thường, Hướng Đạo Việt Nam đuốc thiên soi
đường, luôn luôn ta bền gan rèn tâm hồn trong sáng...".Vâng, tôi sẽ và
rất kiên cường vượt qua mọi thử thách đã và đang chờ. Xin biết ơn những
huynh trưởng trong Hướng Đạo đã rèn luyện cho tôi một tinh thần phấn đấu
và niềm hy vọng để sinh tồn.
Người được phỏng vấn đứng lên từ chiếc ghế trước mặt người tùy viên di
trú Úc, anh trật tự gọi tiếp danh sách nhưng vắng mặt. Bây giờ chỉ còn
phái đòan Úc và bác thông dịch viên. Như một điều kỳ diệu, tôi không tin
vào mắt mình tôi vuốt nước mưa trên mặt, người tùy viên Úc vẫy tay gọi
tôi vào, tôi đứng như pho tượng, không nhấc nổi đôi chân. Bác thông dịch
gọi tôi.
- Cháu vào đây...
Bừng tĩnh, mừng khôn xiết! Tôi chạy nhanh vào văn phòng. Họ mời ngồi và
tự giới thiệu tên .Tôi biết được người thông dịch viên tên Đào( tôi
không rõ là họ hay tên)
Thế là cuộc phỏng vấn bắt đầu.
Bác Đào bảo:
- Cháu có biết tiếng Anh không?
- Thưa bác cháu biết ít thôi, cháu sợ quá!
- Chaú biết gì cứ trả lời, vì sẽ được nhiều ưu điểm, lúc nào không biết Bác sẽ giúp cháu. Bác rất ân cần và nhiệt tình, lời nói rất nhỏ nhẹ nên làm tôi hết lo sợ. Bác Đào thông dịch :
- Tại sao chaú đứng trong mưa, tại sao ngày nào ông ta cũng thấy cháu đứng trước cửa văn phòng, chờ đợi điều gì và chờ ai? cháu muốn đi đâu?
Tôi như người từ trên trời rơi xuống, chưa được hoàn hồn.Bác Đào tiếp:
- Cháu trả lời đi.
Bác Đào đánh thức cơn mộng của tôi.
- Dạ Cháu chờ đợi vì cháu không có tên trong danh sách phỏng vấn đợt này, cháu muốn đi Úc, cháu có hai người chị ở đó đang làm bảo lảnh cho cháu.
- Hai chị làm nghề gì, ở Tiểu Bang nào, có giấy làm bảo lảnh chưa? Có bằng chứng gì không?
Tôi vội đưa lá thư hai chị tôi viết bằng anh ngữ, hai chị biết sẽ dễ
dàng khi tôi gặp phái đòan Úc sang phỏng vấn. Sau khi đọc xong lá thư.
Họ bắt đầu phỏng vấn rất chi tiết lý lịch cá nhân và cả gia đình. Thình
lình một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời, người tùy viên Úc chỉ lên
trời hỏi tôi.
- Đó là gì ?
Đồng thời ông hỏi những vật dựng trên bàn.Tôi phải tự trả lời bằng tiếng
Anh. Sau vài giây hồi hôp, ông nói với Bác Đào, bác nhìn tôi mĩm cười:
- Phái đoàn Úc đã nhận cháu rồi.
Tôi lặng người và nước mắt rơi, một giấc mơ tôi chưa bao giờ nghĩ
đến.Tôi thật không ngờ đời mình được diễm phúc như hôm nay.Tôi vừa khóc
vừa cười vì sung sướng.Tôi đứng lên cám ơn Bác Đào và phái đoàn.
Ra về, suốt con đường về lều vừa đi vừa cười như một người điên..và cảm thấy chưa có ngày nào đẹp như hôm nay, kể từ lúc tôi vấn thân vào cuộc đời ly hương.
Chiều nay, tôi âm thầm khui mấy hộp đậu đây là thức ăn được tiếp tế, ngày nào cũng ăn nên chỉ cần ngữi mùi làm ai cũng phải sợ. Rửa sạch và nấu một nồi chè đãi các bạn, báo tin vui. Do tâm lý ai nấy đều công nhận nồi chè đậu hôm nay vừa ngon lại vừa thơm. Không ai tin phái đoàn Úc nhận tôi đi định cư là sự thật.
Hai tuần sau nhân viên văn phòng Ban đại diện gọi danh sách những người được nhận làm thủ tục khám sức khỏe, trả lều lại cho Ban nhà đất. Đúng một tháng tôi được chuyển trại để chờ chuyến bay. Trại chuyển tiếp chúng tôi đến là trại Sungei Besi. Nơi đây vừa mới xây loại nhà tiền chế, phòng bốn người ở, thức ăn được nấu sẳn, đến giờ mang dụng cụ lãnh thức ăn, giữa trại có một Tivi chiếu phim cho xem. Chúng tôi được xe bus đưa ra Kuala Lumpur để khám sức khoẻ và được hướng dẩn đi ngân hàng đổi cheque.
Ai cũng bảo sung sướng quá ! Nhưng càng sung sướng thì lòng tôi càng nhớ nhà, càng đau lòng nhiều hơn...Giờ đây tôi hiểu thật đầy đủ ý nghĩa lời của Ba Má tôi nói: “Ở đời các con hãy nhớ, được như hôm nay đó là do phước đức ông bà để lại. Vậy theo đó mà noi gương".Vâng, tôi là người hưởng rất nhiều phước đức của Ông Bà Cha Mẹ. Đời đời không bao giờ quên lời dạy quý báu của Ba Má tôi.
Tháng 12 tôi có chuyến bay đi Úc. Tại phi trường Malaysia còn sớm, chúng tôi được đi xem các cửa hàng.Tôi không quên người ân nhân Singapore ngày nào đã cứu mạng, tôi mua một post card gửi đến ông, viết lời cám ơn và từ giã, tôi rời Mã Lai đi đinh cư ở Úc.
Ra về, suốt con đường về lều vừa đi vừa cười như một người điên..và cảm thấy chưa có ngày nào đẹp như hôm nay, kể từ lúc tôi vấn thân vào cuộc đời ly hương.
Chiều nay, tôi âm thầm khui mấy hộp đậu đây là thức ăn được tiếp tế, ngày nào cũng ăn nên chỉ cần ngữi mùi làm ai cũng phải sợ. Rửa sạch và nấu một nồi chè đãi các bạn, báo tin vui. Do tâm lý ai nấy đều công nhận nồi chè đậu hôm nay vừa ngon lại vừa thơm. Không ai tin phái đoàn Úc nhận tôi đi định cư là sự thật.
Hai tuần sau nhân viên văn phòng Ban đại diện gọi danh sách những người được nhận làm thủ tục khám sức khỏe, trả lều lại cho Ban nhà đất. Đúng một tháng tôi được chuyển trại để chờ chuyến bay. Trại chuyển tiếp chúng tôi đến là trại Sungei Besi. Nơi đây vừa mới xây loại nhà tiền chế, phòng bốn người ở, thức ăn được nấu sẳn, đến giờ mang dụng cụ lãnh thức ăn, giữa trại có một Tivi chiếu phim cho xem. Chúng tôi được xe bus đưa ra Kuala Lumpur để khám sức khoẻ và được hướng dẩn đi ngân hàng đổi cheque.
Ai cũng bảo sung sướng quá ! Nhưng càng sung sướng thì lòng tôi càng nhớ nhà, càng đau lòng nhiều hơn...Giờ đây tôi hiểu thật đầy đủ ý nghĩa lời của Ba Má tôi nói: “Ở đời các con hãy nhớ, được như hôm nay đó là do phước đức ông bà để lại. Vậy theo đó mà noi gương".Vâng, tôi là người hưởng rất nhiều phước đức của Ông Bà Cha Mẹ. Đời đời không bao giờ quên lời dạy quý báu của Ba Má tôi.
Tháng 12 tôi có chuyến bay đi Úc. Tại phi trường Malaysia còn sớm, chúng tôi được đi xem các cửa hàng.Tôi không quên người ân nhân Singapore ngày nào đã cứu mạng, tôi mua một post card gửi đến ông, viết lời cám ơn và từ giã, tôi rời Mã Lai đi đinh cư ở Úc.
Ngày 6- 12- 1979 chuyến bay boeing rời Mã Lai đến Melbourne vào lúc 6
giờ sáng. Chuyến xe bus đưa chúng tôi về Altona Migrant Hostel người ta
bảo đây là mùa ấm thế mà chúng tôi lạnh run.Trời còn hơi sương và một
buổi sáng thật yên tịnh, một thành phố trong lành, người Úc niềm nở hiếu
khách thật dễ thương. Có thông dịch viên tiếp đón và ân cần cho biết sơ
về nơi đây. Còn quá sớm nên chúng tôi được đưa về phòng ngủ, trưa sẽ
trở lại văn phòng họp để nghe điều lệ và thủ tục định cư.
Hostel này ngày xưa là một trại lính gần bờ biển Williamstown. Sáu đứa
con gái độc thân ở một căn, gồm ba phòng ngủ, một phòng khách, tiện nghi
không thiếu, ngày ba buổi ăn trong canteen có nhân viên quét dọn phòng,
trải thay drap giường. Điều quan trọng là họ đã tổ chức lớp học anh
văn, không những thế mà họ còn
dạy cho chúng tôi biết thế nào là lịch sự văn minh của người tây phương,
hướng dẩn từ cách ăn cách nói để hòa nhập vào phong tục và tập quán của
người Úc.
Chúng tôi không có khóa học tại Hostel nên sáng xe bus đưa chúng tôi đến
trung tâm sinh ngữ ở Collingwood học. Ăn sáng xong, mỗi đứa nhận một
bọc thức ăn cho phần ăn trưa, đã đặt chiều qua. Đây là thời gian hiếm
nhất để chúng tôi nhanh chóng hoàn tất khóa học tòan thời Gia đình được ở
trong Hostel một năm, riêng độc thân thì sáu tháng. Sau khi trừ tiền ăn
ở trong Hostel, chúng tôi được lảnh một cái cheque 23 đô la mỗi hai
tuần. Thật sự tôi chưa bao giờ ngờ rằng cuộc đời mình quá may mắn như
thế, người dân Úc thật tốt, họ mang mình đến đây, lo từ vật chất đến
tinh thần .
Càng nghĩ tôi càng cố gắng vươn lên cố gắng làm một người công dân tốt
hầu đáp lại tấm chân tình họ đã cưu mang tôi và cả gia đình tôi.
Năm 1981 vì lời nguyện cầu cho chuyến vượt biển bình an và cho cả tàu
thoát hiểm tôi đã xin được rửa tội vào đạo trong mùa Phục Sinh.Sau một
năm học anh văn tôi ghi danh vào đại học RMIT vì muốn có một nghề vững
chắc hơn. Một mặt bảo lảnh Ba Má tôi. Nhưng vào lúc ấy Bộ Di Trú cần
điều kiện phải có việc làm, vội vã đi tìm việc làm ngay, tôi đã gác việc
học lại.
Ba Má được ra đi đó là điều tôi hằng ao ước, được báo đáp tình thương mà
Ba Má tôi đã hy sinh cho anh chị em chúng tôi. Tôi làm ca đêm cho một
hảng Kotex Mills ở vùng Brunswick dệt vớ phụ nữ , không ngại gian khó
chỉ mong sao Ba Má được an hưởng tuổi già. Sau đó tôi xin làm một hảng
khác ca ngày, cố làm hết sức mình cùng các anh chị lo cho gia đình,
ngoài ra phải trả lại số nợ Ba Má đã vay cho tôi ra đi lần cuối cùng.
Năm 1982 tôi lập gia đình, 1983 chúng tôi được một trai và 1989 có thêm một gái.
Mùa Phục sinh năm 1984 Ba Má tôi đã được đến Úc theo diện đòan tụ gia
đình. Đó là niềm hạnh phúc nhất đời của anh chị em chúng tôi. Ước mơ của
tôi đã thành sự thật. Xin tạ ơn Đất Trời đã ban Hồng Ân đến cho đời
tôi.
Cùng năm này may mắn được trúng tuyển trong kỳ thi do Bưu điện tổ chức,
công việc đã cho gia đình tôi một cuộc sống ổn định trên bước đường lưu
vong. Món quà quý nhất trong xã hội mới mẽ này.
Ba Má tôi thường bảo: “Đất nước này, người dân này tốt quá họ đã đem
lòng nhân đạo để cưu mang chúng ta, Ba Má già rồi không làm được gì nữa.
Bổn phận các con hãy ráng làm để trả ơn dùm Ba Má, và dạy dỗ con cái
của mình trở thành người hữu dụng mai sau cho nước Úc và đẹp mặt cho
người Việt Nam của mình nữa nhe con.”
Lời nhắc nhở này chúng tôi luôn ghi nhớ và cố gắng sống sao cho đáng làm người, tôi không làm được gì hơn là hết lòng dạy dỗ các con phải lấy Nhân, Lễ Nghiã, Trí,Tín làm nền tảng cho cuộc sống. Và tôi luôn hy vọng mai sau chúng là người có đức, có tài cùng góp một bàn tay giúp xây dựng đất nước này, và mãi mãi không quên mình là người Việt Nam kiên cường bất khuất!
Kim Oanh
Mùa Phục Sinh 2004
Sunday, July 21, 2013
SƠN TRUNG * GIA ĐÌNH THÁNH GIÁO
GIA ĐÌNH THÁNH GIÁO
Hà Huy Minh là một nông dân cày cuốc ở Hương Sơn. Cha mẹ thành kính thờ Phật, thường dạy con qua chùa phải vào lạy Phật. Ngày nọ, nhân ngày rằm tháng bảy, thiện nam tín nữ đua nhau đến chùa lễ Phật. Chàng thấy trong đám người đang vào chùa, có một thiếu nữ yếm thắm, áo tứ thân xanh, quần hồng, thắt lưng vàng dài, đầu đội nón quai thao, đắt một đứa trẻ khoảng sáu, bảy tuổi, đầu để trái đào vào chùa. Thấy cô nàng xinh xinh, chàng bèn tươi cười làm quen:
-Chào cô, cháu ngoan quá nhỉ? Con hay cháu của cô?
Nàng e thẹn trả lời:-Đây là cháu của tôi, con ông anh.
Chàng hỏi nàng tên gì, nhà ở đâu. Nàng cho biết nàng tên Hồng Ngọc, con tú tài họ Lê, nhà ở bên kia sông.
Chàng nói:-Xin nàng cho phép tôi đến thăm nhà.
Nàng cười mà nói:-Hãy thư thả, mới quen nhau sao quá vội vàng!
It bữa sau, chàng lại nàng ở phiên chợ Huyện. Chàng hỏi:-Thấy em xinh đẹp, lòng tôi say đắm, nàng có bằng lòng làm vợ ta không?
Cô nàng e thẹn nói:
-Việc đó do cha mẹ đôi bên quyết định. Xin chàng mượn mối mai đến hỏi thăm cha mẹ em. Nói xong chàng nhìn chàng bằng đôi mắt đầy tình cảm.
Hôm sau, chàng thưa với cha mẹ. Cha mẹ chàng có người em họ quen với gia đình Tú tài nên nhờ người này làm mai mối. Nhà gái bằng lòng. Hai bên chuẩn bị việc hôn nhân cho đôi trẻ.
Tháng sau, bác của Huy Minh làm quan ỏ Bắc Thành, bệnh nặng, gửi thư gọi Huy Minh ra Bắc để giúp đỡ. Huy Minh ra Bắc, phải mất mấy tháng nuôi bệnh vì bác không con mà vợ thì già yếu. Mấy tháng sau bác trai mất, bác gái lâm bệnh, chàng phải ở lại săn sóc bác gái. It lâu sau, bác gái theo bác trai mà đi. Chôn cất xong, định về quê thì giặc giã nổi lên, chàng phải bỏ cửa nhà vào núi lánh nạn. Chàng vào rừng chém tre, đẵn gỗ làm một túp lều, ngày ngày ra khe lấy nước, vào rừng lấy măng tre và đào khoai sắn.
Một hôm chàng lâm bệnh, giữa rừng núi thâm u đành chờ chết. May sao có một lão già đi qua, vào lều thăm chàng săn sóc chàng, có một cô gái tuổi khoảng mười sáu, mười bảy đi theo, dung mạo xinh đẹp. Ông già sai sắc thuốc, rót vào chén bằng đất đưa lên cho chàng rồi hỏi quê quán tuổi tác, sinh. Ông lão bèn nói :"Ta là Lý Đại, người Sơn Tây, lưu ngụ ở đây đã ba mươi hai năm rồi. Nay qua đây, thấy ngươi bị bệnh không ai săn sóc nên vào giúp đỡ ngươi. "
Ông già về, sai con gái ở lại săn sóc.
Vài ngày sau, Huy Minh lành bệnh, xin cùng nàng về nhà cám ơn lão trượng. Lão ông tiếp đón chàng nồng hậu. Ông già nói:"Ta đây không con, nuôi cháu gái họ là Thanh Loan làm dưỡng nữ. Ta già sắp về với tổ tiên, muốn đem nó gả cho ngươi để cho ngươi có bạn mà con ta cũng khỏi phải phiêu bạt. Ta là ân nhân của nguơi, nếu ngươi muốn lấy con gái ta thì phải vâng lệnh ta, yêu thương vợ, nghe lời vợ và phải theo Thánh giáo. Sinh vui mừng lạy tạ. Vài ngày sau, ông lão cho hai trẻ thành thân. Đám cưới đơn giản, nô bộc chục người đến lo công việc, khách khứa vài người,.
Từ đó, chàng ở lại làm rể. Khi mặt trời vừa lên là phải dậy sớm. Công việc của chàng là bổ củi, thái rau nuôi heo, gà, trồng khoai lúa, đốn củi. Nhiều khi hơn nửa đêm còn phải giã gạo, thái rau, vớt bèo dù trời lạnh giá. Nhạc phụ và vợ chàng khuyên chàng nên cố gắng lao động vì lao động tạo nên thịnh vượng và hạnh phúc. Nhạc phụ chàng còn bảo con vượn tiến lên người được là do lao động.Càng lao động là càng tiến lên văn minh, giàu mạnh. Con phải cố gắng lao động có kỹ thuật, kỷ luật và đạt năng suất cao. Lúa phải đạt mỗi mẫu bảy tấn một vụ, củi phải một ngày năm thước khối.
Y phục của chàng thường là đóng khố và phải theo luật Thánh giáo là tay mang băng đỏ và quàng khăn đỏ. Trong nhà có bàn thờ Thượng Đế và Tối cao giáo chủ. Trên bàn thờ có hình vẽ một đầu Cáo tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ và lý tưởng của Thánh Giáo. Nhạc phụ cho biết ai không thuộc kinh, không đi học giáo lý, không đến thánh đường tự phê thì bị giáo trưởng cảnh cáo, nếu tái phạm thì phải phạt giam.Theo luật thánh, trước khi ăn phải quỳ đọc Thánh kinh, và tung hô " Đại Mác Thánh chúa muôn năm", " Trường Đao Thánh Chúa muôn năm", " Linh Hồ Thiên vương muôn năm", "Huyết Mao Sư vương muôn năm". . ..Mỗi đêm sau khi ăn chiều xong là phải đọc kinh và học giáo lý. Sau đó lại tiếp tục lao động. Nhiều khi chàng muốn ngủ sớm nhưng vợ khuyên chàng phải phấn đấu lao động mãi cho đến gần sáng mới được vào giường.
Ở với cha vợ hai năm thì chàng được lệnh dọn sang nhà mới ở núi bên. Đây là một trang trại rộng lớn, do em trai út của nhạc phụ, tức chú vợ của chàng làm chủ. Trong trang trại có khoảng ba mươi thanh niên nam nữ chung sống. Họ cũng như chàng đều đóng khố, ở trần, tay mang băng đỏ, cổ vấn khăn quàng đỏ. Ở đây, họ có những nhiệm vụ là học giáo lý, tự phê và phê bình. Họ được chia thành mỗi tổ ba người, gọi là tổ tam tam, đi đâu cũng phải có nhau. Người thứ nhất theo dõi người thứ hai, người thứ hai theo dõi người thứ ba, người thứ ba theo dõi người thứ nhất. Trong ba người, một người làm tổ trưởng, một người làm tổ phó. Ba tổ thành một tiểu đội. Ba tiểu đội thành trung đội, ba trung đội thành một đại đội. Đứng đầu là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đại đại trưởng. Sau đội trưởng là các đội phó. Họ phải tự sám hối, tự xưng tội, ai xưng tội nhiều và thường xuyên thì được khen là tiến bộ.
Họ phải phê bình những đồng chí anh em để giúp đồng chí anh em giác ngộ. Muốn đạt đuợc việc này, họ phải theo dõi nhau. Thấy ai lười biếng, như hay đi tiểu tiện, đại tiện, hút thuốc mà bỏ lao động thì phải đưa ra cuộc họp tổ mỗi đêm nói ra. Ai vào rừng , hái được trái ớt rừng, trái ổi rừng hay nải chuối rừng mà ăn riêng, không đưa ra chia cho đồng chí, anh em là bị phê bình là có óc tư hữu. Nặng nhất là tội hủ hóa, tội lãng mạn có thể bị giam hay đuổi ra khỏi cơ sở...Ai phê bình nhiều dù là nói vu, là bịa đặt vẫn được cấp trên khen ngợi. Ai không nhận tội thì bị đồng đội truy bức mãi cho đến khi phải nhận tội mới thôi dù là đã qua bữa ăn hay quá giờ giờ ngủ. Vì vậy, nhiều người phải bịa ra tội mà nhận như tội ăn nằm với bà hàng xóm, luôn mơ tưởng "cái ấy", muốn có vàng ngọc, kim cương, muốn làm giàu, muốn chơi không muốn làm, muốn uống rượu, muốn ăn ngon, mặc đẹp không chịu trường kỳ gian khổ, muốn nhổ nước miếng vào mặt thánh vương, muốn đạp vào đầu lãnh đạo. . . .
Trong khi sinh hoạt như đã kể trên, các đoàn viên phải tập bò, tập lươn, tập chạy, tập leo trèo, tập đâm, tập chém, tập giáo mác, cung tên, súng ống.
Sau một thời gian thành thuộc, họ được tham dự các cuộc tấn công vào bọn xâm lược và bọn gian ác. Họ phục kích khách qua đường, họ tấn công các thôn xóm.
Phú ông họ Đường ở Hà Đông thường bị mất trộm gà vịt, trâu heo và thóc lúa, vàng bạc. Trong nhà ông có mười đầy tớ mạnh khoẻ, có thầy dạy võ nghệ. Nhà ông xung quanh có hàng rào tre mọc rậm rạp, có cỗng gỗ dày. Lớp trong là tường gạch, trên tường cắm miểng chai. Trong nhà nuôi chục con chó dữ. Ấy thế mà vẫn bị mất trộm. Nghĩ rằng có lẽ do yêu hồ quấy phá, ông bèn rước Tây Sơn đạo trưởng làm phép trừ tà khử yêu. Đạo sĩ đã đến và làm phép nhưng vẫn mất trộm. Tây Sơn đạo trưởng bèn cầu cứu Đông Sơn đạo trưởng sư huynh. Đạo trưởng này lập đàn cúng tế, dán bùa khắp nơi. Nghe tiếng chó tru khắp nơi, đạo trưởng xách kiếm chạy ra thì thấy vài hình nhân rải rác đó đây. Biết là yêu hồ pháp thuật cao cường, cả hai ông về núi thỉnh thầy là Nam Thiên đạo sư về. Đạo sư cũng thiết lập đàn tràng, vẽ mười đạo bùa đeo vào cổ mười con chó rồi xích lại. Giữa nhà, đạo sư treo một ngọn cờ vàng vẽ rồng đỏ.
Đạo trưởng ngồi niệm chú, bắt quyết thì bỗng nhiên ngọn cờ lay động rồi rung bần bật như người bị sốt rét.Đạo sư thả chó ra. Lũ chó xô nhau đuổi chạy và sủa vang. Rồi nghe tiếng chạy, tiếng loài vật và người rên la. Đạo sư sai gia đinh thắp đuốc và xách gậy gộc, gươm giáo mở cỗng đuổi theo. Cuộc truy lùng bắt được khoảng hai chục con chồn và năm người trong đó có Hà Huy Minh. Đạo trưởng sai trói đàn cáo và giao cho chủ nhân xử trí. Phú ông ra lệnh lột da phơi khô, còn thịt cáo thì cho chó ăn. Còn mấy người thì đạo trưởng sai trói lại rồi tra hỏi. Họ cho biết đã bị pháp thuật yêu hồ mà làm tay sai cho chúng. Hà Huy Minh kể rõ việc mình. Phú ông bèn thả các người nam nữ, cho tiền bạc để họ về quê. Hà Huy Minh trở về Hương Sơn. Hồng Ngọc vẫn chờ đợi chàng. Cả hai kết hôn và sống trong hạnh phúc.
Trich:
NGUYỄN THIÊN THỤ * NHỮNG CON CÁO ĐỎ
TRẦN ĐÌNH SỬ * PHÊ BÌNH KIỂM DỊCH
Phê bình kiểm dịch
Trần Đình Sử
Gs Trần Đình Sử |
Lời dẫn của Phạm Thị Hoài: Đọc bài
tiểu luận sau đây, nhiều lần tôi bật cười vì cái hài hước ẩn trong giọng
văn kiềm chế của một nhà nghiên cứu hàn lâm, một nhà sư phạm: GS Trần
Đình Sử đã giảng dạy Lí luận Văn học hơn hai mươi năm tại Trường ĐHSP Hà
Nội, nơi ông cũng từng làm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn. Năm 2000, ông được
tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ cho cụm công trình
nghiên cứu về Thi pháp học. Từ mười năm nay ông là ủy viên Hội đồng Lí
luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.
Với một sự nghiệp như vậy,
những nhận định của ông về nền “phê bình kiểm dịch” trong bài viết này
không phải là đúc kết của một người đứng bên lề. Tôi tin rằng một “bộ
phận không nhỏ” thuộc giới nghiên cứu và phê bình văn học trong môi
trường chính thống ở Việt Nam hiện nay, dù không hay chưa hiển ngôn,
chia sẻ quan điểm của ông. Tôi xin nồng nhiệt quảng cáo bài viết này đến
tận màn hình của các công chức văn học đang cố gắng lo tròn bổn phận kiểm dịch “luận văn Mở Miệng“.
Phạm Thị Hoài
________________
Theo quan điểm của nhà phê bình văn học Pháp Albert Thibaudet (1874-1936) trong sách Sinh lí học phê bình (1922) thì phê bình chuyên nghiệp đối lập với phê bình tự phát.
Phê bình tự phát là loại phê bình tự nhiên của người đọc. Đọc xong một
cuốn sách hay thì vỗ đùi khen, nếu đọc cuốn sách dở, buột miệng chửi một
tiếng, hay khi trà dư tửu hậu, hoặc lúc dạo chơi với bạn bè, bàn bạc
mấy câu về cuốn sách nào đó… Đó là phê bình tự phát.
Loại phê bình này chủ yếu là phê bằng miệng, bằng động tác, như phẩy tay, dẩu miệng… đều là tự phát cả. Sau này trong các xa lông sang trọng của các bà quý tộc, các bà mệnh phụ sau cuộc chơi bài, đàm đạo mấy cuốn sách vừa xem, đó vẫn là phê bình tự phát.
Anh Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, khi nghe vợ đọc Tam quốc diễn nghĩa, đến chỗ hay, vỗ đùi đánh đét khen: “Tài thật, Tài thật. Tài đến thế là cùng. Tiên sư anh Tào Tháo!”, “Tiểu thuyết thì nhất anh Tàu”. Đó cũng là phê bình tự phát. Phê bình tự phát có mọi nơi, mọi lúc, đồng hành cùng sinh hoạt văn học của con người. Dù cho phê bình chuyên nghiệp có chết hết đi thì phê bình tự phát vẫn sống. Phê bình tự phát khi thành dư luận mạnh mẽ buộc phê bình chuyên nghiệp phải nhào vô giải thích.
Phê bình tự phát thường có ba nhược điểm. Một là thường nói theo, nói leo. Người đã đọc sách nhận xét đã đành, người không đọc cũng nghe rồi nói theo, bàn tán, thực ra là nói mò. Hai là phê bình tự phát dễ biến thành ý kiến nhóm, có thói quen riêng, thiếu cái nhìn toàn bộ, dễ thiên lệch.
Ba là dễ chạy theo thời thượng, đồng thời cũng nhanh chóng bị thay thế, thiếu bền vững, hôm nay vừa khen, ngày mai thấy nói khác, lại nói theo, số phận ngắn ngủi. Có một thời, sách xuất bản xong liền có cán bộ đi thu thập ý kiến bạn đọc các giới, kết quả thu được chỉ là các dư luận như thế, rất ít tính khoa học. Tất nhiên phê bình chuyên nghiệp cũng góp phần định hướng cho phê bình tự phát, giúp nó sâu sắc hơn.
Loại phê bình này chủ yếu là phê bằng miệng, bằng động tác, như phẩy tay, dẩu miệng… đều là tự phát cả. Sau này trong các xa lông sang trọng của các bà quý tộc, các bà mệnh phụ sau cuộc chơi bài, đàm đạo mấy cuốn sách vừa xem, đó vẫn là phê bình tự phát.
Anh Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, khi nghe vợ đọc Tam quốc diễn nghĩa, đến chỗ hay, vỗ đùi đánh đét khen: “Tài thật, Tài thật. Tài đến thế là cùng. Tiên sư anh Tào Tháo!”, “Tiểu thuyết thì nhất anh Tàu”. Đó cũng là phê bình tự phát. Phê bình tự phát có mọi nơi, mọi lúc, đồng hành cùng sinh hoạt văn học của con người. Dù cho phê bình chuyên nghiệp có chết hết đi thì phê bình tự phát vẫn sống. Phê bình tự phát khi thành dư luận mạnh mẽ buộc phê bình chuyên nghiệp phải nhào vô giải thích.
Phê bình tự phát thường có ba nhược điểm. Một là thường nói theo, nói leo. Người đã đọc sách nhận xét đã đành, người không đọc cũng nghe rồi nói theo, bàn tán, thực ra là nói mò. Hai là phê bình tự phát dễ biến thành ý kiến nhóm, có thói quen riêng, thiếu cái nhìn toàn bộ, dễ thiên lệch.
Ba là dễ chạy theo thời thượng, đồng thời cũng nhanh chóng bị thay thế, thiếu bền vững, hôm nay vừa khen, ngày mai thấy nói khác, lại nói theo, số phận ngắn ngủi. Có một thời, sách xuất bản xong liền có cán bộ đi thu thập ý kiến bạn đọc các giới, kết quả thu được chỉ là các dư luận như thế, rất ít tính khoa học. Tất nhiên phê bình chuyên nghiệp cũng góp phần định hướng cho phê bình tự phát, giúp nó sâu sắc hơn.
Phê bình văn học phát triển đến một lúc
nào đó thì nảy sinh ra sự phân công, và thế là xuất hiện các loại phê
bình, trong đó có loại phê bình kiểm dịch. Nhà tư tưởng
Khai sáng Pháp là Voltaire (1694–1778) có lần nói: “Chúng ta nhìn thấy,
trong các nước hiện đại, khi người ta ra sức phát triển văn học thì có
một số người trở thành nhà phê bình chuyên nghiệp, cũng giống như người
ta muốn kiểm tra các loại lợn đem ra thị trường có bệnh hay không, người
ta đã thiết lập những người chuyên môn kiểm tra lưỡi lợn.
Những người kiểm tra lưỡi lợn trong văn học không phát hiện được một nhà văn nào là lành mạnh cả” (Sách đã dẫn của Thibaudet, Nxb Tam Liên, Thượng Hải, năm 2002, tiếng Trung, tr. 74). Xin chú ý mấy chữ này của Voltaire: phê bình kiểm dịch trong văn học không phát hiện được ai là lành mạnh cả. Nó là nghề phát hiện bệnh của văn học. Như thế, có thể coi nhà phê bình chuyên nghiệp đầu tiên là người có chức năng giống như nhân viên thú y kiểm dịch ngoài chợ, thấy có bệnh thì kêu lên, để mọi người tránh xa, không mua hàng đó. Cứ theo chức năng ấy thì nhà phê bình chuyên nghiệp kiểm dịch đầu tiên của nhân loại phải kể đến
Đức Khổng Tử bên Tàu. Khổng Tử đã lựa hàng vạn bài ca dao, dân ca của các nước trong lãnh thổ Trung Hoa cổ đại, chọn lấy 305 bài, theo tiêu chí “tư vô tà”, tức là tư tưởng không có gì sai trái, lệch lạc, đồi trụy, có thể lưu hành.
Còn các bài khác “có tà” đã bị ông vứt bỏ, thất truyền hết. Nhưng Khổng Tử là nhà kiểm dịch lỗi lạc, bởi trong tư tưởng của ông, lấy ngôn chí, tải đạo làm gốc, có sự thống nhất giữa mĩ và thiện, chấp nhận thi ca có thể hứng, quan, quần, oán, văn chất thống nhất với nhau, cho nên 305 bài vẫn bao hàm đủ các tác phẩm xuất sắc, đa dạng. Platon, người Hi Lạp (427– 327), sống sau Khổng Tử 100 năm (552-479) cũng là nhà phê bình kiểm dịch. Nhưng khác với Khổng Tử, Platon quá cực đoan, ông coi thi ca (văn học) đều là ôn dịch, nên ông đuổi tất ra khỏi nước Cộng hòa lí tưởng của ông.
Những người kiểm tra lưỡi lợn trong văn học không phát hiện được một nhà văn nào là lành mạnh cả” (Sách đã dẫn của Thibaudet, Nxb Tam Liên, Thượng Hải, năm 2002, tiếng Trung, tr. 74). Xin chú ý mấy chữ này của Voltaire: phê bình kiểm dịch trong văn học không phát hiện được ai là lành mạnh cả. Nó là nghề phát hiện bệnh của văn học. Như thế, có thể coi nhà phê bình chuyên nghiệp đầu tiên là người có chức năng giống như nhân viên thú y kiểm dịch ngoài chợ, thấy có bệnh thì kêu lên, để mọi người tránh xa, không mua hàng đó. Cứ theo chức năng ấy thì nhà phê bình chuyên nghiệp kiểm dịch đầu tiên của nhân loại phải kể đến
Đức Khổng Tử bên Tàu. Khổng Tử đã lựa hàng vạn bài ca dao, dân ca của các nước trong lãnh thổ Trung Hoa cổ đại, chọn lấy 305 bài, theo tiêu chí “tư vô tà”, tức là tư tưởng không có gì sai trái, lệch lạc, đồi trụy, có thể lưu hành.
Còn các bài khác “có tà” đã bị ông vứt bỏ, thất truyền hết. Nhưng Khổng Tử là nhà kiểm dịch lỗi lạc, bởi trong tư tưởng của ông, lấy ngôn chí, tải đạo làm gốc, có sự thống nhất giữa mĩ và thiện, chấp nhận thi ca có thể hứng, quan, quần, oán, văn chất thống nhất với nhau, cho nên 305 bài vẫn bao hàm đủ các tác phẩm xuất sắc, đa dạng. Platon, người Hi Lạp (427– 327), sống sau Khổng Tử 100 năm (552-479) cũng là nhà phê bình kiểm dịch. Nhưng khác với Khổng Tử, Platon quá cực đoan, ông coi thi ca (văn học) đều là ôn dịch, nên ông đuổi tất ra khỏi nước Cộng hòa lí tưởng của ông.
Nhìn theo lịch sử như vậy ta sẽ thấy từ
khởi thủy phê bình chuyên nghiệp, phân biệt với phê bình tự phát, trước
hết là loại phê bình kiểm dịch mà Voltaire đã nói. Nhưng phê bình kiểm
dịch đời sau ngày một kém. Nó chỉ quan tâm tới sự lành mạnh của văn học
theo tiêu chí hình thức, hay tiêu chí đạo đức hay chính trị quốc gia, mà
không hề quan tâm đến giá trị nghệ thuật đích thực. Các nhà quản lí quốc gia bao giờ cũng ưu tiên phát triển loại phê bình kiểm dịch này.
Theo Thibaudet, thế kỉ XVII Tể tướng của
vua Louis XIII là Richelieu đã đem phê bình kiểm dịch áp đặt cho Viện
Hàn lâm Pháp. Bất đắc dĩ Viện Hàn lâm Pháp phải chấp nhận, nhưng cũng
chỉ sử dụng có một lần duy nhất rồi thôi. Phê bình kiểm dịch Pháp chỉ
đơn giản là đem tác phẩm văn học ra đối chiếu với các quy phạm thể loại,
tuy nó thấy tác phẩm nào cũng không hợp chuẩn, nhưng văn học “lệch
chuẩn” không bị nó đem ra đốt, văn sĩ không mấy người bị đem đi chôn.
Sau thế kỉ XVII phê bình chuyên nghiệp châu Âu chuyển sang phê bình học
thuật và hàn lâm, phê bình kiểm dịch tất nhiên vẫn còn, nhưng nói chung
không còn trở ngại cho các công trình nghiên cứu học thuật.
Ở Trung Quốc xưa kia phê bình kiểm dịch
thực hiện chức năng phát hiện các vụ án văn tự ngục khiến bao nhiêu văn
sĩ rơi đầu. Đó là lối đọc văn cắt xén, suy diễn để quy tội phản lại
triều đình, phản loạn, nhằm khép đối tượng vào tội chết. Vụ án văn tự
ngục đầu tiên của Trung Quốc xảy ra vào thời Chiến Quốc, quyền thần nước
Tề gian ác, giết vua, sử quan ghi đúng sự thật, bị khép vào tội chết,
đem chém đầu. Suốt lịch sử Trung Quốc, đã có hàng chục vạn người chết vì
văn tự ngục.
Riêng đời Thanh văn tự ngục giết chết 200 người, liên lụy trên ba nghìn người. Thời phong kiến nước ta cũng thế. Trong các cuộc đấu tranh tư tưởng ở Trung Quốc suốt thời kì Mao Trạch Đông thống trị, đến Cách mạng Văn hóa, phê bình kiểm dịch thực hiện chức năng chỉ ra đâu là dấu hiệu của tư tưởng phong kiến, đế quốc, tư sản, xét lại, đồi trụy, chống Đảng, chỉ ra ai là kẻ thù, đẩy hàng chục vạn người đi lao động cải tạo, bức hại, nhiều người tự tử.
Diêu Văn Nguyên, một trong lũ bốn tên, là nhà phê bình kiểm dịch khét tiếng nhất, gian ác nhất. Chu Dương suốt đời trung thành với Mao, thế mà cuối cùng bị Diêu Văn Nguyên tố cáo chống lại tư tưởng của Mao, phải đi lao động trong chuồng lợn. Ở nước ta, trong thời kì bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, phê bình chuyên nghiệp cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, chỉ ra các biểu hiện tư sản, phản động, đồi trụy, xét lại, bôi đen chế độ…
Ở nhiều giai đoạn, loại phê bình kiểm dịch này cũng thịnh hành ở nước ta. Thế cho nên, hàng loạt tác phẩm, ví như Vào đời, Sắp cưới, Mùa hoa dẻ, Sương tan, Phá vây, Chuyện kể năm 2000, Miền hoang tưởng, Cây táo ông Lành, Sẹo đất, Vòng trắng, từng bị phê bình chuyên nghiệp phanh phui, lên án, xem đó là những tác phẩm “có vấn đề”, dù sau này nhìn lại hầu như chẳng có vấn đề tư tưởng quan trọng nào cả. Lấy tác phẩm Vào đời (1963) của Hà Minh Tuân làm ví dụ.
Người đầu tiên “có công” phát hiện Vào đời “có vấn đề” là Nguyễn Phan Ngọc, người kết luận nặng nề nhất là Hồng Chương, giữa thời gian đó, theo thông tin trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3–1963, trong hơn một tháng đã có 43 bài phê bình lớn nhỏ đăng trên hầu hết các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tiền phong, Cứu quốc, Thống nhất, Độc lập, Thủ đô Hà Nội.., hầu hết đều ghi tên biệt hiệu, không ghi tên thật.
Kết quả là Hà Minh Tuân bị cách chức Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, điều chuyển sang Bộ Thủy sản, làm chuyên viên cá nước lợ, mãi đến năm 90 ông mới đuợc phục hồi.
Riêng đời Thanh văn tự ngục giết chết 200 người, liên lụy trên ba nghìn người. Thời phong kiến nước ta cũng thế. Trong các cuộc đấu tranh tư tưởng ở Trung Quốc suốt thời kì Mao Trạch Đông thống trị, đến Cách mạng Văn hóa, phê bình kiểm dịch thực hiện chức năng chỉ ra đâu là dấu hiệu của tư tưởng phong kiến, đế quốc, tư sản, xét lại, đồi trụy, chống Đảng, chỉ ra ai là kẻ thù, đẩy hàng chục vạn người đi lao động cải tạo, bức hại, nhiều người tự tử.
Diêu Văn Nguyên, một trong lũ bốn tên, là nhà phê bình kiểm dịch khét tiếng nhất, gian ác nhất. Chu Dương suốt đời trung thành với Mao, thế mà cuối cùng bị Diêu Văn Nguyên tố cáo chống lại tư tưởng của Mao, phải đi lao động trong chuồng lợn. Ở nước ta, trong thời kì bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, phê bình chuyên nghiệp cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, chỉ ra các biểu hiện tư sản, phản động, đồi trụy, xét lại, bôi đen chế độ…
Ở nhiều giai đoạn, loại phê bình kiểm dịch này cũng thịnh hành ở nước ta. Thế cho nên, hàng loạt tác phẩm, ví như Vào đời, Sắp cưới, Mùa hoa dẻ, Sương tan, Phá vây, Chuyện kể năm 2000, Miền hoang tưởng, Cây táo ông Lành, Sẹo đất, Vòng trắng, từng bị phê bình chuyên nghiệp phanh phui, lên án, xem đó là những tác phẩm “có vấn đề”, dù sau này nhìn lại hầu như chẳng có vấn đề tư tưởng quan trọng nào cả. Lấy tác phẩm Vào đời (1963) của Hà Minh Tuân làm ví dụ.
Người đầu tiên “có công” phát hiện Vào đời “có vấn đề” là Nguyễn Phan Ngọc, người kết luận nặng nề nhất là Hồng Chương, giữa thời gian đó, theo thông tin trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3–1963, trong hơn một tháng đã có 43 bài phê bình lớn nhỏ đăng trên hầu hết các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tiền phong, Cứu quốc, Thống nhất, Độc lập, Thủ đô Hà Nội.., hầu hết đều ghi tên biệt hiệu, không ghi tên thật.
Kết quả là Hà Minh Tuân bị cách chức Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, điều chuyển sang Bộ Thủy sản, làm chuyên viên cá nước lợ, mãi đến năm 90 ông mới đuợc phục hồi.
Các dẫn chứng nói trên cho thấy, phê
bình kiểm dịch có lịch sử lâu đời và có chức năng đảm bảo cho văn học
được lành mạnh theo quan điểm nhà nước.
Ngày nay ở Trung Quốc phê bình kiểm dịch cũng thịnh hành. Các tác phẩm như Phế đô, Báu vật của đời, Búp bê Thượng Hải,… đều bị cấm, nhưng Báu vật của đời lại được Giải Nobel. Điều này cho thấy phê bình kiểm dịch tuy có tính chuyên nghiệp, đúng hơn là tính nghiệp vụ, song chất lượng thực tế có nhiều vấn đề đáng bàn, có những sai sót và nhiều khi gây hậu quả không thể sửa chữa được. Phê bình kiểm dịch thường có mấy đặc điểm chung như sau:
Ngày nay ở Trung Quốc phê bình kiểm dịch cũng thịnh hành. Các tác phẩm như Phế đô, Báu vật của đời, Búp bê Thượng Hải,… đều bị cấm, nhưng Báu vật của đời lại được Giải Nobel. Điều này cho thấy phê bình kiểm dịch tuy có tính chuyên nghiệp, đúng hơn là tính nghiệp vụ, song chất lượng thực tế có nhiều vấn đề đáng bàn, có những sai sót và nhiều khi gây hậu quả không thể sửa chữa được. Phê bình kiểm dịch thường có mấy đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất: Vì văn học là hiện
tượng phức tạp, nên phê bình kiểm dịch không thể làm thí nghiệm, khó tìm
được những tiêu chí khách quan để kiểm dịch văn học giống như bác sĩ
thú y kiểm dịch lưỡi lợn ngoài chợ. Nguyên tắc “phương pháp luận” mà phê
bình kiểm dịch thường dựa vào để phát hiện “dịch bệnh” là cắt xén, suy diễn, quy chụp, cốt rút ra cho được cái mục tiêu tư tưởng của mình.
Thứ hai: Phê bình kiểm dịch
thường tố lên tác hại nghiêm trọng của ổ dịch, kích động xã hội cảnh
giác, gieo rắc niềm lo lắng sợ hãi, gây không khí bất an trong đời sống
xã hội.
Thứ ba: Sau khi phát hiện ổ
bệnh trong văn học, các nhà phê bình kiểm dịch rất hồ hởi, tự hào về
công lao phát hiện luận điệu sai trái, chỉ tên kẻ thù địch trong nội bộ
để xử lí. Đặc biệt không mảy may quan tâm số phận những người hữu quan.
Hình như, đã là kẻ thù của chế độ thì còn tiếc thương gì nữa?! Đối với
họ văn học chỉ có một nghĩa là nghĩa xấu, các nghĩa khác đều bị giản
lược.
Nhưng nhìn lại sản phẩm phát hiện của
các vụ kiểm dịch om sòm trên văn đàn, ví như những bài báo của các tác
giả thuộc nhóm Nhân văn-Giai phẩm, hoặc các bài báo của Trương Tửu, hay
tác phẩm Sương tan của nhà văn Hoàng Tiến, tôi cứ băn khoăn tự hỏi, không hiểu họ chống Đảng, đồi trụy ở chỗ nào?
Phê bình kiểm dịch là một tồn tại khách
quan. Nó cũng là phê bình chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ. Nhà nước
rất hậu đãi loại phê bình kiểm dịch này. Các nhà phê bình kiểm dịch đầu
đàn thường được trao nhiều giải thưởng cao quý. Nhưng rõ ràng, phê bình
kiểm dịch không quan tâm tới tính nghệ thuật của văn học. Cho nên, tôi
rất hoài nghi giá trị và ý nghĩa tồn tại của nó với tư cách là phê bình
văn học đích thực.
Có thể nó cũng là một loại loại phê bình, nhưng không phải phê bình văn học.
17–7–2013
Pro&contra dẫn theo Blog Trần Đình Sử
.QUÊ CHOA
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 271
No comments:
Post a Comment