JB. NGUYỄN HỮU VINH * BÈ LÊ DUẨN
Từ bè Lê Duẩn đến đền thờ trên đảo cụ Duẩn
Ngày 18/1/2014, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước về Hà Tĩnh và cắt băng khánh thành “Đền thờ cố TBT Lê Duẩn” ở Hồ Kẻ Gỗ, thuộc Tỉnh Hà Tĩnh. Nó được xây ở “Đảo cụ Duẩn”.
Đền này thờ ai?
Lễ khánh thành “Đền thờ cố TBT Lê Duẩn” ở Hồ
Kẻ Gỗ, thuộc Tỉnh Hà Tĩnh, ngày 18/1/2014.
Tờ báo Thanh niên viết: “Đền thờ cố Tổng bí thư Lê Duẩn tại huyện
Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là một công trình văn hóa tâm linh có ý nghĩa tri ân
công lao to lớn của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, người lãnh đạo, người con
ưu tú, kiệt xuất của quê hương miền Trung anh hùng. Đây đồng thời là nơi
ghi nhớ, tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam
anh hùng và nữ liệt sĩ”. Như vậy, đến nay, thì các liệt sĩ, các bà
mẹ VN anh hùng được ăn ké vào Lê Duẩn. Còn thực chất là các vị này đâu
có suất ở đây? Tờ báo Hà Tĩnh cách đây gần 2 năm đã khẳng định về mục
đích của công trình này là: “Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn vốn là người con
của quê hương Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), trong thời kỳ Hà Tĩnh triển khai xây
dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ, với cương vị của mình đã có nhiều
quyết sách giúp đỡ Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình.
Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa
hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn và nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh,
ngày 15-10-2011 vừa qua Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định
phối hợp với gia quyến cố Tổng Bí thư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư Lê
Duẩn tại đảo cụ Duẩn”.
Vậy là đã rõ, công trình này, nói theo cách bà Bộ Trưởng Nguyễn Kim
Tiến, thì đây là “cái phong bì cảm ơn” của Hà Tĩnh đối với ông Lê Duẩn,
bởi ông ấy có công với Hà Tĩnh khi xây dựng Hồ Kẻ Gỗ thời ông ấy là Tổng
Bí thư đảng. Vậy thôi.
Như vậy, việc báo Thanh Niên cố tình gán ghép các liệt sĩ và bà mẹ VN
anh hùng vào đây là sự khiên cưỡng. Chẳng những đã không vinh danh được
các vị ấy chút nào, mà chỉ là dùng các liệt sĩ, bà mẹ VNAH nhằm che đậy
bớt đi ý nghĩa trả ơn hơi sống sượng của món quà này mà thôi. Thực
chất, việc lôi các anh linh của Liệt sĩ và Bà mẹ VNAH vào đây, chỉ là
trò tháu cáy và chẳng tử tế gì cho lắm.
Ở công trình này, có mấy điều hài hước rất rõ ràng.
Đầu tiên, điều dễ nhận thấy là ngay giữa cái gọi là: Khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ, thì đây lại là một công trình tiêu biểu bằng toàn gỗ
quý - điển hình cho vấn nạn phá rừng và tốn kém tiền của - hẳn nhiên là
của nhân dân. Có thể nói không ngoa rằng, giờ tìm khắp cả khu vực Kẻ Gỗ,
đố tìm đâu ra được những cây gỗ quý bằng những cây đã làm công trình
này. Vậy, ý nghĩa của sự bảo tồn ở đây là gì?
Thứ đến, công trình tốn kém này lại dùng để thờ Lê Duẩn – cố Tổng bí
Thư Đảng Cộng sản – một người cộng sản vốn phấn đấu suốt đời phủ nhận
thần thánh, linh hồn, ma quỷ… Bởi cộng sản duy vật với duy tâm thì như
nước với lửa. Thậm chí, công trình lại còn được gọi là “công trình văn
hóa tâm linh” thì càng là sự coi thường Lê Duẩn. Nói cách khác, việc thờ
người cộng sản vô thần, chẳng khác gì là sự phỉ nhổ vào chính lý tưởng
của họ. Còn nói cách hình tượng, thì việc đó chẳng khác mấy với việc đưa
món dựa mận lên bàn cúng nhà chùa.
Điều hài hước thứ ba, là tờ báo Hà Tĩnh viết rằng: “Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn”.
Tôi chưa rõ cái được gọi là “nhân dân địa phương” bao gồm những ai? Nó
chỉ là cơn nổi hứng bất chợt của ông Bí Thư tỉnh Ủy, Chủ tịch Tỉnh hay
một ông cha căng chú kiết nào đó “thay mặt cho nhân dân”? Còn ở Việt Nam
từ xưa đến nay, ít nhất là hơn nửa thế kỷ tôi sống, cái gọi là: Ý
nguyện của nhân dân, hay nhân dân quyết định… thì chắc chắn chẳng bao
giờ nhân dân biết nó là cái gì. Chính vì vậy, cái gọi là “nhân dân địa
phương đặt tên” thì tôi vẫn đinh ninh là chuyện bịa, chẳng có một văn
bản hay quyết định nào lấy ý kiến nhân dân ngay cả việc lớn lao chứ đừng
nói chuyện này. Vụ lấy ý kiến góp ý Hiến Pháp vừa qua là một điển hình
đấy thôi.
Lê Duẩn của một thời
Chúng tôi lớn lên trong một thời đại mà đảng và nhà nước gọi là “Thời
đại Hồ Chí Minh”, nhưng chúng tôi sống dưới thời Lê Duẩn. Những kỷ niệm
thời Lê Duẩn đã hằn sâu trong ký ức lớp người chúng tôi, nhất là ký ức
của tuổi trẻ lúc bấy giờ. Cho đến nay, ngồi để kể lại chuyện cuộc sống
người Việt dưới thời kỳ Lê Duẩn, đám hậu thế sẽ cho rằng đó là những
chuyện bịa. Bởi mấy ai tin được có những thời kỳ đất nước và con người
Việt Nam như thời kỳ đó.
Năm 2006, con trai Lê Duẩn là Lê Kiên Thành kết hợp với một nhà báo
viết loạt bài về Lê Duẩn dịp 20 năm Lê Duẩn lìa đời. Loạt bài đó kêu gọi
“Xây dựng Bảo tàng Lê Duẩn”. Trên tờ Đàn Chim Việt có bài viết: “Lê
Duẩn – một nhân vật cần được đánh giá đúng” nêu khá chi tiết về thời kỳ
Lê Duẩn, từ cuộc sống, tư tưởng, con người và Lê Duẩn trong lòng dân ra
sao… ở đó có kể câu chuyện dân gian phổ biến Thời kỳ Lê Duẩn: “Một
lần ngồi với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Ba Duẩn than rằng: Anh Tô
ạ, bây giờ vượt biên nhiều quá mà ta đã đóng cửa kỹ lắm rồi, nếu mở ra,
chắc chỉ còn anh với tôi. Anh Tô trầm ngâm rồi đáp lại: Chắc chỉ còn
anh thôi, tôi cũng phải đi. Cái thời mà nếu cột điện có chân nó cũng bỏ
đi là thời Lê Duẩn”.
Và bài báo đó kết luận: “Hai mươi năm không có Lê Duẩn là hai mươi
năm nhân dân được “cởi trói” đổi mới. Xin hãy để cho nỗi đau của dân
tộc tôi được hàn miệng theo thời gian”.
Kẻ Gỗ và “Bè Lê Duẩn”
Một lần, gặp một đại biểu Quốc hội chuẩn bị đi họp ở Hà Nội đến chào, bố tôi nói: “Cho anh nhắn cô cái này, cô ra nói với ông Duẩn là làm cách nào thì làm, bọn tao khổ lắm, đói lắm”. Cô đại biểu quốc hội vốn là công nhân ở cơ quan bố tôi bảo: “Anh ạ, em không nói được thế đâu”. Cô này được cơ cấu mấy khóa liền làm Đại biểu Quốc hội.
Năm 1979, khi tôi tốt nghiệp cấp 3 Phan Đình Phùng Hà Tĩnh, thì được
tin Lê Duẩn về Hà Tĩnh. Dù ở trong một thời đại, một thể chế được định
nghĩa “Cán bộ là công bộc, là đầy tớ của nhân dân’, nhưng để gặp được
đầy tớ của mình, đó là một đại phúc. Do vậy, với lớp học sinh chúng tôi,
tin TBT về tỉnh là chuyện thời sự. Thầy giáo dạy môn chính trị nói với
chúng tôi: “Đồng chí TBT Lê Duẩn được mệnh danh là ngọn đèn 200 nến
sẽ về thăm chúng ta, là một vinh dự và ánh sáng 200 nến sẽ soi cho chúng
ta thoát nghèo”. Chẳng biết Lê Duẩn soi được cái gì, chỉ biết sau đó không chỉ chúng tôi mà cả nước lên cơn vật vã đói đứt hơi.
Tin TBT Lê Duẩn về thăm Hà Tĩnh được âm thầm truyền tai nhau hàng mấy
tháng trước đó rất bí mật và rộng rãi. Bí mật, bởi trước đó có tin Lê
Duẩn đã về đến Thanh Hóa, thì Nghệ Tĩnh xảy ra vụ sập kênh Vách Bắc ở
Cống Hiệp Hòa. Nghe nói, Lê Duẩn đã về đến Thanh Hóa rồi nhưng vì vụ đó
nên bỏ ra Hà Nội. Do vậy, tin càng bí mật thì lại loan truyền càng rộng
rãi. Trong người dân lúc ấy, truyền tai nhau nhiều câu chuyện, thật, giả
chẳng ai đi kiểm chứng được, những đồn đoán đó càng làm cho việc đón Lê
Duẩn về thăm là việc hệ trọng.
Chuyện rằng để đón Lê Duẩn, một con đường từ Thị xã Hà Tĩnh lên Kẻ Gỗ
khẩn cấp được thi công đón TBT lên thăm Hồ Kẻ Gỗ. Con đường đi qua một
khu vực nghĩa địa, ở đó có hai ngôi mộ mới chôn của bệnh nhân bị lao.
Nhà nước phải thuê với số tiền 5.000 đồng, một khoản tiền rất lớn
(khoảng 130 tháng lương công nhân bậc 1 là 37 đồng) để cất bốc hai ngôi
mộ đó nhằm khẩn trương làm đường cho TBT đi thăm Hồ Kẻ Gỗ.
Trước đó, Công ty Xây dựng IV Nghệ Tĩnh được giao thi công nhà nổi
đón Tổng Bí thư, nhà phải xây ngay giữa hồ Kẻ Gỗ và hết sức khẩn trương.
Kinh phí xây dựng không bàn đến, vấn đề là thời gian. Lúc đầu, các nhà
xây dựng xứ Nghệ định huy động sà lan về Kẻ Gỗ liên kết lại để xây nhà
trên đó. Nhưng lượng xà lan sẽ là rất lớn và bất tiện. Phương án cuối
cùng được duyệt là chặt luồng, tre đóng thành bè và kết lại thành một bè
nổi rất lớn, xây dựng nhà đón TBT ở trên đó. Công việc cứ vậy tiến hành
suôn sẻ và được coi là nhiệm vụ chính trị, ưu tiên số 1.
Công trình hoàn thành cũng vừa khi có tin Lê Duẩn đã về đến Hà Tĩnh,
Ủy ban Tỉnh và Công an yêu cầu Công ty Xây dựng IV bàn giao nhà để tiếp
quản chuẩn bị. Kinh nghiệm cho những nhà xây dựng thấy rằng với những
công trình cha chung không ai chịu trách nhiệm này, thì việc gãi tiền ở
các cơ quan chức năng là không dễ vì chẳng ai muốn nhận trách nhiệm.
Thời đó tệ nạn phong bì “ích nước lợi nhà” chưa nhiều như sau này. Do
vậy nếu không có biên bản bàn giao, thì việc lấy được tiền ngân sách sẽ
là một vấn đề. Một yêu cầu đặt ra là phải có văn bản bàn giao mới giao
nhà.
Thế nhưng đề nghị Tỉnh cho người lên bàn giao, Công ty xây dựng cử
Trưởng Phòng Kỹ Thuật đưa người lên chờ thì Tỉnh không lên nhận bàn giao
lên, mà chỉ lệnh là tình hình khẩn cấp, nhất định ép đưa chìa khóa và
bàn giao sau. Bên thi công buộc phải đánh bài “cùn” rằng: “Tôi không biết, tôi được lệnh lên bàn giao xong đưa chìa khóa, ai không nhận bàn giao thì tôi cầm chìa khóa về”.
Cuối cùng, thì Tỉnh vẫn phải cho người ký nhận bàn giao để kịp nhận
nhà nổi đón TBT. Dư luận còn nói rõ: Kinh phí của công trình đó nghe nói
khoảng 50.000 đồng thời bấy giờ. Bằng dự toán kinh phí của Nhà thờ Lớn
Tòa Giám mục Xã đoài xây dựng thời kỳ đó.
Sau khi nhận bàn giao, bộ phận tiếp quản bắt đầu dọn dẹp, phun nước
hoa vào những nơi công nhân xây dựng phóng uế, làm sạch sẽ để đón Tổng
Bí Thư.
Và Lê Duẩn lên Hồ Kẻ Gỗ, ngồi ở căn nhà đó một lúc rồi ra về.
Và tiền dân cứ vậy tan thành nước, công sức người lao động chỉ phục vụ mấy phút cho Lê Duẩn ngồi rồi vứt đó.
Thế rồi công trình lay lắt theo sóng nước trôi nổi bốn mùa và thi nhau xuống cấp. Người dân vẫn gọi đó là “bè Lê Duẩn”. Một thời gian sau nó được giao cho các chiến sĩ bảo vệ Kẻ Gỗ, rồi tan thành mây khói, khi đó người dân bảo nhau: “Bè Lê Duẩn đã chìm”
Rồi gần đây, bỗng nhiên nhân dân được cho rằng đã đặt tên một hòn đảo
ở hồ thành “đảo cụ Duẩn”. Quả là dân ở đây to gan và dám liều. Bởi chưa
chắc Lê Duẩn đã đặt chân đến hòn đảo đó giữa hồ. Và điều chắc hơn nữa,
là khi Lê Duẩn đến Hồ Kẻ Gỗ, bọn nhân dân ông chủ mấy đứa dám có mặt để
nhìn đầy tớ của mình?
Cũng may cho dân ở đây, nếu ngày đó đặt tên cái bè xây nhà kia là bè
cụ Duẩn, thì bây giờ “bè Lê Duẩn” đã tan thành tro bụi và chìm xuống
sóng nước chẳng còn tăm.
Và hôm nay, Hà Tĩnh lại xây Đền thờ Lê Duẩn để kỷ niệm, ghi ơn chuyến viếng thăm này.
Và hôm nay, các liệt sĩ, các bà mẹ VNAH có dịp ăn ké vào công trình này vốn dành riêng cho Lê Duẩn.
Hà Nội, ngày 22/1/2014
J.B Nguyễn Hữu Vinh
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
GIÁO SƯ PHẠM THIỀU
GS.PHẠM THIỀU
(Trưởng Ban Hán Nôm 1970-1975)PHẠM THIỀU
WIKIPEDIA. Phạm Thiều (1904-1986) là một giáo sư, nhà nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, nhà ngoại giao và chính trị Việt Nam. Ông còn có bút danh Triệu Lực, Miễn Trai.
THÂN THẾ
Giáo sư Phạm Thiều sinh ngày 4 tháng 4 năm 1904, quê ở xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thân phụ của ông là cụ Phạm Thâm, đậu Cử nhân năm 1909, từng là Huấn đạo ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Từ nhỏ, ông theo học chữ Hán và được thân phụ kèm cặp. Năm 1918, ông tham gia kỳ thi Hương cuối cùng tại Huế nhưng không đậu vì bị coi là phạm trường quy. Trở về quê, ông theo học trường College Vinh, sau đó đậu Primaire và vào học Quốc học Huế. Tốt nghiệp Tú tài, ông thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, Hà Nội, ngành Văn học.[1]
Sự nghiệp trước khởi nghĩa
Trong những năm học ở Hà Nội, ông đã kết bạn và cộng tác với nhiều
bạn hữu tại Đông Dương học xá, mở rộng quan hệ với những người có cùng
chí hướng yêu nước hoạt động chính trị, lập hội kín Hương Nam, truyền bá
Quốc ngữ trong giới học sinh, sinh viên.
Năm 1927, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, ông được chính quyền
thuộc địa phân công vào Nam dạy các trường ở Cai Lậy, Hà Tiên, Gò Công,
Rạch Giá, Gia Định. Ở đây, ông tiếp tục truyền bá Quốc ngữ và đào tạo
thanh niên nêu cao tinh thần yêu nước.
Năm 1938, ông được mời về trường Petrus Ký Sài Gòn,
dạy các môn Hán văn, Pháp văn và Văn chương Việt Nam. Năng lực chuyên
môn và đức độ của ông gây được nhiều cảm tình với giới trí thức Nam Bộ.[2].
Trong thời gian giảng dạy tại trường, ông vừa dạy học vừa hoạt động
xã hội, viết văn, viết báo cho tổ chức cách mạng. Xu hướng chính trị của
ông thiên dần về hướng Việt Minh.
Tích cực tham gia cách mạng kháng chiến
Đầu tháng 8 năm 1945, ông được Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cử làm chủ bút của báo Thanh niên Tiền phong, cơ quan ngôn luận chính của Tổng hội Thanh niên Tiền phong. Để tăng ảnh hưởng chính trị cho mặt trận Việt Minh, ông được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
giao nhiệm vụ đi diễn thuyết, tuyên truyền 10 chính sách của Mặt trận
Việt Minh ở Bà Chiểu, Phú Nhuận, Thủ Thừa. Với uy tín và tài hùng biện
của mình, ông đã có tác động rất lớn trong việc vận động quần chúng tham
gia Việt Minh, tiến tới làm cuộc cách mạng thành công ở Sài Gòn, Chợ
Lớn và toàn Nam Bộ.
Khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, ông theo bộ đội về miền Đông Nam Bộ và
được phân công nhiều chức vụ quan trọng như Trưởng phòng Chính trị Bộ Tư
lệnh Khu 7[3],
Giám đốc Trường quân chính Biên Hòa, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành
chính Nam Bộ, Giám đốc Sở Thông tin - Tuyên truyền Nam Bộ, Trưởng phòng
Hoa kiều vụ Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Sài Gòn - Chợ
Lớn, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Phân liên khu miền Đông rồi Giám
đốc Nha giáo dục phổ thông Nam Bộ. Trong thời gian kháng chiến, ông được
kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Trở thành nhà ngoại giao
Tháng 8 năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được cử làm Trưởng phòng thông
tin - báo chí Bộ Ngoại giao, Phó giám đốc Nha giáo dục rồi Vụ trưởng Vụ
Sư phạm Bộ Giáo dục.
Năm 1956, ông được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Tiệp Khắc. Năm 1961, ông được phân công kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Hunggari[4].
Ngày 10 tháng 8 năm 1964, ông trở về nước sau khi hết nhiệm kỳ đại sứ.
Vị giáo sư không mang học hàm Giáo sư
Sau khi về nước, ông không tiếp tục làm việc trong ngành ngoại giao
mà trở thành Chuyên viên nghiên cứu Viện Văn học, giảng dạy trong các
khóa Đại học Hán học. Từ năm 1970-1975, ông được cử làm Trưởng Ban Hán Nôm (tiền thân của Viện nghiên cứu Hán Nôm) thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.
Sau năm 1975, ông lại vào thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám đốc Thư viện khoa học - Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1976, trong kỳ học quốc hội thống nhất, ông được bầu làm Đại biểu
Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Chủ
tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Những năm cuối đời, ông tham gia chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu khoa học xã hội, và dự định cùng Ca Văn Thỉnh
thực hiện công trình nghiên cứu về Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ trước thời
thuộc Pháp, tuy nhiên khi hai ông mất, dự định vẫn chưa làm được[1].
Ông có nhiều luận văn, bài báo nghiên cứu về Văn học, Hán Nôm, đăng trên tạp chí Văn học và một số tạp chí khác. Hai đề tài lớn ông quan tâm là thi hào Nguyễn Trãi
và chủ nghĩa anh hùng trong văn học cách mạng miền Nam. Ngoài ra, ông
còn góp phần đào tạo nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm học ở Việt Nam[5].
Ông mất vào ngày 1 tháng 12 năm 1986, thọ 82 tuổi[6].Ông đã được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất. Hiện nay, tên ông đã được đặt cho các con đường ở quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, và tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.
Tác phẩm
Sách- Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới (nhiều tác giả), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979;
- Thơ đi sứ (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.
- Vài suy nghĩ thêm về thơ văn Nguyễn Trãi. Tạp chí Văn học, số 2 -1969;
- Ba nhân vật, một tâm hồn. Tạp chí Văn học, số 5-1976;
- Nguyễn Thông, con người ưu tú của đất Gia Định. Tạp chí Văn học, số 2 - 1985.
Tham khảo
- ^ a b Phong Lê, Nhớ bác Phạm Thiều, Viện Hán Nôm. Truy cập 2008-09-24.
- ^ Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005, tr 485-486.
- ^ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Phạm Thiều, Vietbao.vn. Truy cập 2008-09-24
- ^ Nghị quyết số 23 NQ/TVQH ngày 9/2/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ở các nước.
- ^ Phạm Thiều, Nhà nghiên cứu, Báo Bình Dương. Truy cập 2008-08-24
- ^ Về cái chết của ông, Phong Lê miêu tả là "một cuộc ra đi không bình thường, mà lý do không mấy ai muốn dò hỏi".
- ^ Giáo sư Phạm Thiều, Viện Hán Nôm. Truy cập 2008-08-24
Liên kết ngoài
- Giáo sư Phạm Thiều
- Lam Điền, Phát hành hồi ức, tư liệu về giáo sư Phạm Thiều, Báo Tuổi Trẻ, 2004-04-07.
- Trần Văn Khê, Vài kỷ niệm khó quên với thầy yêu kính của tôi: Cố giáo sư Phạm Thiều.
- Giáo sư Phạm Thiều - một trí thức yêu nước
- WIKIPEDIA
Nhớ bác Phạm Thiều
- Phong Lê
- Thứ tư, 21 Tháng 12 2011 22:36
Miễn Trai(1) gắng gìn giữ sự trong sạch, bút hiệu ấy tôi thấy thật ít ai thích hợp hơn Giáo sư Phạm Thiều, người tôi không có vinh dự trực tiếp là trò, nhưng vẫn có may mắn được gần gụi và sinh hoạt với ông trong cùng cơ quan Viện Văn học từ 1965, là năm khai giảng lớp Đại học Hán học, đến 1970, là năm ông được điều động sang xây dựng Ban Hán Nôm vừa mới thành lập, tiền thân của Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện nay.
Trước khi được cùng sinh hoạt với ông, tôi đã có “biết” ít nhiều về ông qua thái độ trân trọng của Giáo sư Viện trưởng Đặng Thai Mai - người đồng hương xứ Nghệ và có thời cùng là đồng môn với ông ở trường Quốc học Vinh và trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ít tuổi hơn Đặng Thai Mai, nhưng Phạm Thiều lại nổi tiếng là học giỏi, luôn luôn đứng vị trí đầu lớp. Câu chuyện đó sau này Đặng Thai Mai đã có dịp viết trong hồi ký của mình: “Anh Phạm Thiều” bé như cái đinh mén”, nhưng nói đến chuyện học thì không chê vào đâu được: ngày học, đêm học, nắng hè như thiêu đốt, trời đông giá lạnh vẫn học 11, 12 giời đêm. Ngày hè, tháng nghỉ, anh vẫn mê mết với sách vở, với những bài toán của chương trình những năm sắp tới. Đối với anh hình như trong danh bạ của lớp học chỉ có một chỗ ngồi xứng đáng là địa vị đầu lớp”(2).
Có thể nói ở Phạm Thiều là sự chung đúc bản chất, tính cách của một lớp học trò xứ Nghệ, vốn là cả một danh sách dài, có không ít người nổi tiếng những năm 20 và 30, để sau 1945 trở thành đội ngũ cán bộ văn hoá, khoa học cốt cán và đầu đàn của nền Dân chủ Cộng hoà.
Một điều cũng đáng chú ý là lớp trí thức yêu nước xứ Nghệ ra đi từ nguồn Quốc học Vinh ấy gồm những Hoàng Ngọc Phách, Cao Xuân Huy, Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều, Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn… tiếp đến là Hoài Thanh, Nguyễn Khắc Viện… số lớn đều hành hương ra Bắc, còn Phạm Thiều lại thuộc số ít vào Nam.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Phạm Thiều đã được giao chức trách Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Gia Định-Chợ Lớn, rồi Giám đốc Nha giáo dục phổ thông Nam Bộ. Không kể trước đó ông đã là bậc thầy nổi tiếng về hai môn Hán văn và Việt văn của trường Trung học Trương Vĩnh Ký. Trên cương vị một trí thức tên tuổi cùng lứa với Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh… tuổi 40 của Phạm Thiều đã dành cho Nam Bộ nói chung, Sài Gòn-Gia Định nói riêng.
Để rồi-chẵn 30 năm sau, sau hai cuộc trường chinh của dân tộc đi đến đại thắng mùa xuân 1975, ông lại cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn tiếp quản những công việc mới mà ông đã có kinh nghiệm trong nhiều năm ở Hà Nội. Ở tuổi 70, sau khi rời Ban Hán Nôm của Viện Khoa học xã hội, chuyển vào Sài Gòn, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu Hán Nôm, và phụ trách Giám đốc Thư viện Khoa học xã hội. Trong hơn mười năm cuối đời, sống và công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã tham gia chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu khoa học xã hội, nhiều hội thảo lớn về danh nhân văn hoá như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông… Ông lại đang có dự định cùng học giả Ca Văn Thỉnh làm một công trình nghiên cứu về Nam Bộ và Văn hoá Nam Bộ trước khi Pháp sang-rất có thể đó sẽ là công trình có đóng góp cho đề tài 300 năm Sài Gòn. Đáng tiếc là công trình này cả hai ông đều chưa thực hiện được.
Kỷ niệm còn lưu giữ khá sâu về Giáo sư Phạm Thiều đối với chúng tôi là thuộc mấy năm ông về Viện Văn học, sau khi thôi công tác Đại sứ một số nước Đông Âu, để làm thấy lớp Đại học Hán học. Gọi ông là Giáo sư là hoàn toàn đúng, dẫu ông chưa hề nhận học hàm Giáo sư. Bởi ông là một trí thức có kiến văn kỹ lưỡng về văn hoá Phương Đông và nền văn hoá cổ dân tộc. Là người có phương pháp sư phạm để truyền thụ một cách rất hấp dẫn các kiến thức khó, theo đúng nghĩa một ông thầy. Còn hơn thế nữa, đối với lớp thanh niên chúng tôi, thầy Thiều hay bác Thiều, hay Cố Tư, hay Phạm mỗ đều là hiện thân gần như trọn vẹn sự toàn tâm toàn ý với các công việc được giao mà không có chút bận tâm gì về quyền lợi, về đãi ngộ. Là người có thẻ gom đủ, hơn thế, là kết tinh cao các phẩm chất: cần cù, giản dị, tận tụy, nghiêm túc, liêm khiết, trong sạch, nhân hậu…
Khó có thể chê, hoặc bàn tán gì về ông trong tất cả mọi hành vi, ứng xử của đời công và đời tư. Nét sống nổi bật của ông theo như tôi nhớ, là tuyệt đối không làm phiền ai. Tuyệt đối không vì uy tín và tuổi tác mà nhờ cậy, hoặc sai khiến ai. Việc chợ búa nơi sơ tán ông tự lo. Hàng căng tin của cơ quan ông nhường hết cho lớp cán bộ nghèo. Ăn cơm tập thể ông cũng sắp hàng như mọi người. Lên xe về Hà Nội ông nhường chỗ tốt cho phụ nữ và trẻ con… Tóm lại, đó là tấm gương của sự nhường nhịn, hy sinh, đôi khi đến như khắc khổ và có phần cố chấp, khiến ai không thật hiểu ông đều có thể ít nhiều tự ái hoặc chạnh lòng. Có thể nói, Phạm Thiều-như chính bút danh Miễn Trai của ông, là một cán bộ, một đảng viên, một nhà giáo, một người nghiên cứu cực kỳ gương mẫu - tôi có thể cam đoan thế. Cũng chính từ sự gương mẫu đó mà có giai thoại về chuyện Cố Tư tu dưỡng bản thân theo lối vận dụng hai lọ đỗ đen trắng của Trình tự-một môn sinh họ Khổng thời Trung Hoa cổ đại.
Người thầy dạy Hán Nôm cổ ấy lại cũng là người gắn bó rất tha thiết với thời sự chính trị và văn chương. Dường như mọi kỷ niệm trong những tháng năm hoạt động ở Nam Bộ vẫn in đậm và sống động trong tâm trí ông, trong niềm thương nỗi nhớ của ông. Đó là lý do để nhà nghiên cứu Miễn Trai-chuyên gia về Hàn, Liễu, Âu, Tô; về Ức Trai và Nguyễn Đình Chiểu vẫn viết, và viết hay những tiểu luận và phê bình nhằm cổ vũ cho cuộc chiến đầu ở Miền Nam, cho Văn học Giải phóng Miền Nam, như bài viết về hồi ký Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận, về Mỹ thì Mỹ cóc cần! Khẳng định sức sống của cuộc chiến tranh nhân dân ở Miền Nam.
Chức trách Trưởng ban Hán Nôm, Viện Khoa học xã hội giao cho ông quả ai không xứng đáng hơn. Nhiều dự định lớn ông đang ấp ủ: đào tạo một thế hệ trẻ tinh thông Hán Nôm, làm sách Thư mục Hán Nôm và thơ bang giao đi sứ… Thế nhưng ông đã vui vẻ nhận lãnh nhiệm vụ mới sau bốn năm công tác để vào Thành phố Hồ Chí Minh ở tuổi 70. Những gì ông làm cho việc tiếp quản và xây dựng cơ sở học thuật mới này cần được ghi nhận trong Tiểu sử hơn 20 năm của Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Những năm này chúng tôi quá bận rộn trong nhiều công việc mới; mặt khác, đời sống thời bao cấp ở đỉnh cao lại quá lắm khó khăn, nên sau cuộc chia tay với ông bà ở căn gác nhỏ phố Hàn Thuyên, tôi ít có dịp được gặp ông. Mấy cuộc đi công tác phía Nam vào đầu 80, không hiểu sao tôi lại không ghé thăm ông bà- đó là điều mà cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không sao nguôi khuây ân hận. Cho đến khi đột ngột nghe tin ông mất- cuối năm 1986 - một cuộc ra đi không bình thường, mà lý do không mấy ai muốn dò hỏi, tôi cùng mấy bạn bè thân thiết bỗng quá sững sở. Và cố nhiên là buồn, buồn hơn bất cứ mọi cuộc ra đi nào khác.
Người trí thức, nhà học giả có trên nửa thế kỷ hoạt động cho sự nghiệp văn hoá, khoa học, giáo dục cách mạng là Phạm Thiều rất đáng được chúng ta nhớ đến và biết ơn vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Suy nghĩ và mong mỏi đó ở tôi bỗng có thêm sự hỗ trợ khi được đọc trên Thế giới mới, số 278, ngày 23-3-1998 bài Vài kỷ niệm khó quên với thầy yêu kính của tôi: cố Giáo sư Phạm
Thiều của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê. Bài viết kể lại một kỷ niệm nhỏ mà in dấu rất sâu trong cuộc đời nghề nghiệp của tác giả, sau hơn 40 năm gặp lại thầy Thiều ở Hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1980. Ấy là một cuộc gặp gỡ cảm động giữa trò với thầy, cả hai đều thấm nhuần đạo lý “nhất tự vi sư-bán tự vi sư”. Với Phạm Thiều, ông đồ Nho và đồ Tấy xứ Nghệ, chuyên gia hàng đầu về Hán Nôm, người cán bộ cách mạng gương mẫu- dường như lúc nào ông cũng giản dị và nhũn nhặn thế, đúng như trong ký ức của Giáo sư Trần Văn Khê.
CHÚ THÍCH
(1) Bút danh của Phạm Thiều (1904-1986).
(2) Hồi ký, Nxb. Tác phẩm mới, H.1985; tr.265.
NỖI LÒNG HUỲNH TẤN PHÁT
BS Trần Nguơn Phiêu
Kể từ những ngày khởi đầu kháng chiến chống Pháp cho đến ngày quân Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam ngày 30 tháng Tư năm 1975, trong các nhân vật liên quan đến việc đấu tranh ở Nam bộ, Huỳnh Tấn Phát phải được coi là có vai trò sáng giá nhất. Những gương mặt nổi bật lúc ban đầu khi Việt Minh đoạt chánh quyền ở Nam bộ như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Trấn... sau đó đã “được” mời ra Bắc hoạt động. Riêng những người như Huỳnh Tấn Phát, Trần Bạch Đằng... là những người gắn bó nhất với miền Nam, đã bám trụ từ đầu cho đến cuối.
Huỳnh Tấn Phát đã được biết tiếng vì các hoạt động trong giới sinh viên khi đang theo học kiến trúc ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội vào các năm 1936-1938. Anh tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội, tổ chức phái đoàn sinh viên, học sinh lên gặp phái đoàn Godart của Chánh phủ Mặt trận Bình dân Pháp để trình “Thư Thỉnh Nguyện”. Năm 1938, Phát đã tốt nghiệp thủ khoa khi ra trường. Trở về sinh sống ở Sài Gòn, sau một thời gian tập sự với kiến trúc sư Pháp tên Chauchon, Phát mở văn phòng riêng tại 68-70 đường Mayer (Hiền Vương thời VNCH).
Năm 1941 Toàn quyền Decoux tổ chức Hội chợ Triển lãm Đông Dương ở Vườn Ông Thượng ( Tao Đàn). Huỳnh Tấn Phát đã đoạt giải nhất cuộc thiết kế và xây dựng Hội chợ. Nhưng việc nổi bật nhất vào thời bấy giờ là việc đứng ra làm Chủ nhiệm tuần báo Thanh Niên vào năm 1944. Phát đã mua lại “manchette” tờ báo công khai Thanh Niên để làm báo hằng tuần với nhóm sinh viên từ Hà Nội trở về Nam như Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước... Tuần báo được sử dụng để tập hợp lực lượng thanh niên yêu nước, kín đáo lên tiếng gọi đàn, cổ động phát triển Hội Truyền bá Quốc ngữ. Ngày 30-9-1944, Chánh quyền thực dâân Pháp ra lịnh đóng cửa tờ báo.
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, nhằm mục đích huy động thanh niêân , lãnh sự Nhật Iito khuyến khích Hồ Văn Ngà , Phạm Ngọc Thạch thành lập Thanh Niên Tiền Phong. Huỳnh Tấn Phát đã tích cực tham gia phong trào này với trách nhiệm trưởng ban tổ chức. Thanh niên Tiền Phong là một phong trào đã phát triển mạnh mẽ ở miền Nam trong thời khoảng năm 1945. Những người nắm vai trò thủ lãnh là Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Kỹ sư Kha vang Cân, Luật sư Thái Văn Lung, Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, nhưng Huỳnh Văn Tiểng, Huỳnh Tấn Phát là những người thật sự đã góp công xây dựng phong trào. Trần Văn Giàu trong bóng tối, thấy Huỳnh Tấn Phát và Huỳnh Văn Tiểng có tờ báo công khai đã tìm cách liên lạc. Thông qua Phát và Tiểng, Trần Văn Giàu đã lợi dụng nắm lấy Thanh niên Tiền phong, dùng phong trào để đoạt chánh quyền cho Việt Minh. Nguyễn Văn Nguyễn, Ủy viên Xứ ủy Nam kỳ được gài ở chung nhà của Huỳnh Tấn Phát ở 68 đường Mayer để “hợp tác” làm báo với Phát.
Khi các sinh viên miền Nam “xếp bút nghiên” từ Bắc trở về vì phi cơ Đồng Minh đã bắt đầu tấn công vào Đông Dương, họ đã gây được một phong trào văn nghệ và thanh niên để đánh thức lòng yêu nước của dân chúng miền Nam. Những buổi trình diễn rất thành công các bản nhạc yêu nước của Lưu Hữu Phước ở Nhà Hát Lớn Sài Gòn, các kịch lịch sử như Đêm Mê Linh, các trại hè như Trại Suối Lồ Ồ đã được Xứ Ủy Đảng Cộng sản Nam Kỳ chú ý và Trần Văn Giàu đã bắt liên lạc để tổ chức các lớp huấn luyện chánh trị cho các sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết này để hướng dẫn họ theo đường lối Đảng Cộng sản. Lúc ấy, phần đông các sinh viên này, kể cảû Huỳnh Tấn Phát đều thuộc đảng Tân Dân Chủ (sau sẽ đổi tên thành Đảng Dân Chủû). Nhà và Văn phòng của Huỳnh Tấn Phát ở 68-70 đường Mayer là trụ sở lớp học chính thời bấy giờ cho các học viên trí thức như Huỳnh Văn Tiểng (Trưởng lớp), Mai Văn Bộ, Vương Văn Lễ, Nguyễn Việt Nam, Trần Bửu Kiếm, Trương Công Cán, Huỳnh Tấn Phát ...Những lớp học khác cho công nhân, viên chức của thành bộ Đảng được tổ chức ở các nơi khác.
Huỳnh Tấn Phát được Trần Văn Giàu chú ý và bí mật kết nạp Phát vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 5 tháng 3 năm 1945, trong khi ngoài mặt thì Huỳnh Tấn Phát vẫn là đảng viên đảng Tân Dân Chủ . Khi tổ chức cướp chánh quyền ngày 25 tháng 8-1945, trong Hội nghị Xứ ủy mở rộng kỳ thứ ba ở Chợ Đệm (Tân An) ngày 23-8-1945, Huỳnh Tấn Phát được chỉ định làm Ủy viên Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ. Phát đã từ chối và xin nhường cho Huỳnh Văn Tiểng thay thế. Huỳnh Tấn Phát với tư cách kiến trúc sư đã là người dựng lên kỳ đài sơn đỏ, cao 15 thước ở ngã tư Charner-Bonard trong đêm 24 rạng 25-8-1945, ghi danh tánh 11 ủy viên Ủy ban Hành chánh Nam Bộ.
Trước đó, trong thời gian cầm quyền của chánh phủ Trần Trọng Kim, để chuẩn bị đấu tranh, Huỳnh Tấn Phát đã đưa Huỳnh Văn Tiểng đến gặp chú của Phát là luật sư Huỳnh Văn Phương, người đang đảm trách Cơ sở Mật thám Catinat. Ông Phương đã nói với Phát và Tiểng: “Vì lúc này Việt Minh chưa thể ra được. Tụi bây nói với các anh trên việc này. Các anh có cần gì, cho tao hay,tao sẽ tìm cách đáp ứng”. Phát và Tiểng đã báo cáo với lãnh đạo (tức Trần Văn Giàu?) và được trả lời:”Ai làm gì cho đất nước có lợi trong lúc này thì cứ làm”. Đồng thời “ cấp trêân” của Tiểng xin Huỳnh Văn Phương giúp ngay các việc gấp: Cấp cho súng và thay đổi nhân viên bộ máy công an của Pháp để lại.
Huỳnh Văn Phương đã đồng ý và đã tặng cho 50 súng ngắn mới toanh. Chính tay Tiểng và Phát đã đem xe vào bót Catinat để lãnh số súng này. Ngoài ra ông Huỳnh Văn Phương còn tìm đào được súng của Pháp chôn dấu trong Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn để giao lại cho Phát cất ở nhà 68-70 đường Mayer và trụ sở hướng đạo của Nguyễn Việt Nam ở Ngã Ba Cây Điệp (Trích bài: “Mùa Thu Khởi Nghĩa” của Huỳnh Văn Tiểng trong sách “Làm Đẹp Cuộc Đời”, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia). Ông Phương còn để cho bộ phận võ trang của Thanh niên Tiền phong xửû dụng sân tập bắn của sở cảnh sát Chợ Quán . Những người tù chánh trị bị Pháp bắt cũng đã được Huỳnh Van Phương trả tự do, trong đó có tướng Trần Văn Trà sau này, lúc đó lấy tên là Thắng.
Cũng vào thời này, Huỳnh Văn Phương đã khám phá ra được tài liệu Mật của Sở Mật thám Catinat về việc liên lạc giữa Trần Văn Giàu và những nhân vật mật thám Pháp “mới”, trong đó có Duchêne, thanh tra chánh trị bót Catinat (Nguyễn Văn Trấn trong “ Viết cho Mẹ và Quốc hội”, trang 106, có đề cập đến việc gặp Duchêne). Huỳnh Văn Phương đã sao tài liệu làm 3 bản, để giao lại cho Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và luật sư Dương Văn Giáo, mỗi người một bản. Huỳnh Văn Phương cũng giữ riêng một bản. Việc này đã được Dương Văn Giáo trưng ra trong một buổi hội ở nhà Luật sư Hồ Vĩnh Ký cho lối hơn mười người xem. Trần Văn Giàu rất thù hận cay cú việc này nên ngay sau ngày quân Pháp tái chiếm Sài Gòn ngày 23 tháng 9-1945, Trần Văn Giàu và Nguyễn Văn Trấn đã bắt và xử bắn Huỳnh Văn Phương ở Tân An ngay sau khi họ rút ra khỏi Sài Gòn để lui vềà Chợ Đệm, mặc dầu Huỳnh Văn Phương là người đã từng giúp phương tiện cho họ trong những ngày dự bị khởi nghĩa. (Việc này đã được tác giảû đề cập chi tiết hơn trong bài “Những Nhân chứng Cuối cùng”được đăng trong Thế Kỷ 21,số 121,tháng5-1999).
Huỳnh Văn Phương là một trong số 19 sinh viên bị Pháp trục xuất về Việt Nam vì tham dự vào cuộc biểu tình trước Điện Élysée (dinh Tổng Thốâng Pháp) ngày 22-5-1930, chống việc kết án tử hình Nguyễn Thái Học và các đồng chí trong cuộc khởi nghĩa ởû Yên Bái. Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Hồ Văn Ngà...đều đi chung trong chuyến tàu Athos II, từ bến Marseille chở họ về Việt Nam ngày 24-6-1930. Huỳnh Tấn Phát gọi Huỳnh Văn Phương là “ chú Một” vì Phương thứ Mười Một trong gia đình. Sau khi bị trục xuất về Việt Nam một thời gian, Huỳnh Văn Phương tiếp tục học Luật ở Hà Nội.
Trong thời gian này, Huỳnh Tấn Phát cũng ra Hà Nội học nghề Kiến trúc. Bà Đặng Hưng Thọ, hoa khôi khu Hoàn Kiếm thời bấy giờ, vợ của Huỳnh Văn Phương đã kể lại các việc “chú Một” từng giúp đỡ cháu Huỳnh Tấn Phát như cấp cho áo lạnh, giày mới thay thế những đôi giày “há mồm” v...v. Huỳnh Tấn Phát vì hảo tâm với các bạn đồng song nghèo đã tặng cho bạn giày hay cho mượn áo lạnh đem đi cầm để có tiền sinh sống. Việc người chú ruột thân thương, một chánh khách yêu nước, bị giết trong những ngày đầu cuộc chiến chắc hẳn đã gieo trong tâm tư Huỳnh Tấn Phát nhiều ray rức.
Khi Pháp chiếm lại Sài Gòn ngày 23 tháng 9-1945, Huỳnh Tấn Phát bị bắt nhưng sau 3 ngày đã được thả vì Huỳnh Tấn Phát là một kiến trúc sư đã có danh tiếng và vì Pháp muốn lấy lòng dân trí thức. Huỳnh Tấn Phát lo tản cư vợ mới cưới là Bùi Thị Nga về Quán Tre, xong tiếp tục gia nhập kháng chiến chống Pháp. Cuộc chiến lan rộng Bùi Thị Nga đã phải dời liên tiếp về Thủ Thừa, Phú An Hòa, Bến Tre và cuối cùng trở về Sài Gòn ở nhà cha mẹ chồng ở 99 đường Faucault, Tân Định. Trong khi đó Huỳnh Tấn Phát được cử làm Trưởng đoàn Đại biểu Thanh niên Nam bộä được chọn ra Hà Nội dự Đại hội Thanh niên Toàn quốc.
Đây là thời kỳ Hoàng Quốc Việt thay mặt Tổng bộ Việt Minh, được Hồ Chí Minh gởi từ Bắc vào để “chỉnh lại”cuộc đoạt chính quyền của Trần Văn Giàu. Thanh niên Tiền phong phải “ đồng thanh nhận” đổi tên thành Thanh niên Cứu quốc. Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch được quyết định của Trung ương ra Bắc “nhận nhiệm vụ mới”. Hơn 100 đại biểu thanh niên Nam bộ, khi đến Bình Dương thì Hoàng Quốc Việt quyết định chỉ cử 6 đại biểu. Sau thời gian dự hội nghị, đoàn của Huỳnh Tấn Phát trở lại về Nam. Huỳnh Tấn Phát được Bộ Quốc Phòng tín nhiệm giao một số tiền lớn đem về cho Tướng Nguyễn Bình ở miền Đông Nam Bộ.
Về Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát nhận chỉ thị của Nguyễn Bình, thành lậäp ở vùng Minh Phụïng , Câây Gõ một cơ quan Tuyên truyền Xung phong in truyền đơn, cờ, báo để phân phát trong Đô thành. Liên tiếp sau đó Cơ quan này được dời sâu vào Đô thành như ở nhà bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, trước thành Ô-ma hoặc nhà em bác sĩ Nguyễn Thị Lợi (vợ bác sĩ Lương Phán) ở đường Boudonnet gần chợ Sài Gòn. Lúc ban Tuyên truyền Xung phong này dời về căn nhà lầu ở 160 đường Lagrandière thì bị lộ và bị bắt, gồm cả vợ chồng Huỳnh Tấn Phát.
Mẹ và vợ Huỳnh Tấn Phát được trả tự do sớm vì chỉ bị bắt khi đến thăm Phát lần đầu tiên ở trụ sở 160 đường Lagrandière. Sau một thời gian ở bót Catinat, Phát được đưa về Khám Lớn Sài Gòn. Tại đây vào tháng 10-1947 Huỳnh Tấn Phát tham gia lãnh đạo tổ chức cuộc tuyệt thực 3 ngày. Do đó chế độ nhà tù ở Khám Lớn được cải thiện. Những người cùng bị bắt với Phát bị xử 4 tháng tù vì tội phá rối trị an. Riêng Huỳnh Tấn Phát vì bị gán thêm tội liên hệ với Tướng Nguyễn Bình nên phải ra tòa án binh, bị xử hai năm tù và đến tháng 11 năm 1947 mới được thả.
Trong lúc Huỳnh Tấn Phát bị bắt ở Catinat thì Bùi Thị Nga cho chồàng hay là đang mang thai lần đầu. Bác sĩ Hồ Văn Nhựt , bác sĩ sản khoa đã tận tình giúp bà Nga sanh đẻ miễn phí con trai đầu lòng Huỳnh Thiện Hùng, ngày 2-12-1946, trong lúc Phát còn trong tù.Bà Nga đã chọn luật sư Moréteau để lo biện hộ cho chồng. Luật sư Moréteau đã quen biết trước và có cảm tình với Phát nên đã nhận bào chữa nhưng không tính thù lao. Huỳnh Tấn Pháùt có người cô ruột gọi là Cô Tám, cư ngụ ở Bình Phước. Cha củûa Huỳnh Tấn Phát thỉnh thoảng lên thăm Cô Tám, ở chơi vài tuần. Giữa năm 1947 cha của Huỳnh Tấn Phát lên Bình Phước thăm Cô Tám và bị Việt Minh bắt !
Khi bà Nga báo hung tin này cho Huỳnh Tấn Phát thì Phát đã hốt hoảng dặn ngay vợ: “Em đến luật sư Moréteau nhắn mai anh cần gặp ổng. Rồi em đón ổng lấy cái thơ anh viết bảo lãnh cho ba. Thơ này em tìm cách trao tận tay các anh lãnh đạo ở Bình Phước”.(Trích bài “ Phối hợp Đấu tranh, Trong và Ngoài Khám Lớn” của Bùi Thị Nga trong “ Làm Đẹïp Cuộc Đời”, sđd ) Bà Nga đã làm y lời chồng căn dặn nhưng không có kết quả gì. Cha của Huỳnh Tấn Phát đã bị giết. Tiếp đó em của cha HTP là Cô Tám nóng lòng đi tìm cũng bị sát hại, giống như chú Một Huỳnh Văn Phương đã bị xử bắn năm 1945 ở Tân An vì liên hệ đến nhóm Đệ Tứ. Được tin động trời này, Huỳnh Tấn Phát đã nói với vợ: “Anh biết tánh Ba, chút rượu vào, nhớ chú Một, giận chưởi đổng ít câu vậy thôi, quyết không có vấn đề chánh trị đâu”. Cha, chú rồi cô đều bị giết vì tình nghi dính líu với Đệ Tứ, tâm tư Huỳnh Tấn Phát hẳn không bao giờ quên được việc ấy!
Để giúp biện hộ cho Huỳnh Tấn Phát, luật sư Moréteau đã yêu cầu bà Nga mời thêm luật sư danh tiếng thời bấy giờ là luật sư Bazé tiếp sức. Thời gian này nhằm lúc thi hành Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 nên không khí chánh trị Sài Gòn có những trạng thái đặc biệt. Tết năm 1947, chị em phụ nữ đảng Dân chủ ( Huỳnh Tấn Phát là Ủy viên Kỳ bộ Đảng Dân Chủ ở Nam kỳ) tổ chức thăm nuôi tù nhân Khám Lớn đã nhận được báo và tập san của anh em tù nhân bí mật phát hành. Các tác phẩm được Bùi Thị Nga gom góp và tổ chức triển lãm gây quỷ ở nhà của Thái Thị Liên, mẹ của nhạc sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn sau này. Đến tham dự cuộc họp có đệm nhạc này ở nhà kỹ sư Thái Văn Lân (cha của Thái Thị Liên) có các trí thức như Bác sĩ Phạm Kim Lương, Dược sĩ Trần Kim Quan, Kỷ sư Nguyễn Xuân Quyến, Trần Văn Khê đàn tranh, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương...
Hôm đó, Thái Thị Liên đệm dương cầm và kết thúc bằng tự hát bản “Quốc tế ca”làm mọi người phải sửng sốt. Thái Thị Liên lúc ấy cũng phụ trách thăm nuôi hai nhà trí thức Pháp là Giáo sư Tiến sĩ Chesneau của Đại học Sorbonne và Pételot. Hai vị này bị nhốt ở Khám Lớn vì vào khu kháng chiến với danh nghĩa nhà báo. Cũng vào thời buổi này, xảy ra việc Dương Bạch Mai bị bắt. Để biện hộ cho Dương Bạch Mai, đảng Cộng sản Pháp đã gởi qua Sài Gòn nữ luật sư Marie Louise Cachin, con gái của lãnh tụ nỗi tiếng Marcel Cachin, người đã từng giữ chức Bí thư Đảng Cộng sản Pháp. Dương Bạch Mai được trắng án và Thái Thị Liên đã tham dự tổ chức buổi ăn mừng và tiễn đưa đồng chí Marie Louise Cachin về Pháp. Trong buổi tối tiệc tiễn đưa ấy, Thái Thị Liên đã mặc áo dài đỏû lộng lẩy, bên ngực cài mộät bông hoa vàng rực rỡ, biểu hiệu cho cờ đỏ sao vàng!
Ra tù, Huỳnh Tấn Phát liên hệ ngay với Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) và chuyên phụ trách công tác trí vận vùng Sài Gòn Chợ Lớn vì anh quen biết nhiều trong giới này. Vợ Phát, Bùi Thị Nga, tháng 5-1948 được luật sư Hoàng Quốc Tân kết nạp vào Đảng Cộng sản. Hoàng Quốc Tân (cháu nội của Hoàng Cao Khải, Khâm sai Đại thần Triều đình Huế), đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, có vợ người Pháp, được về Nam phụ trách phong trào Trí vận. Bùi Thị Nga được Hoàng Quốc Tân phân công làm Đảng đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động trong giới trí thức.
Như thế là kể từ đấy, hai vợ chồng Huỳnh Tấn Phát trong bí mật là đảng viên Cộng sản nhưng đã được Đảng bố trí ở Đảng Dân Chủ để dễ bề kết nạp trí thức miền Nam!
Huỳnh Tấn Phát cộng táùc với Mai Văn Bộ, Nguyễn Văn Hiếu trong việc xuất bản loại báo Nguyên tử, mua lại manchette báo dở chết, bất thình lình ra số ủng hộ kháng chiến, bán vội ở các sạp trước khi kiểm duyệt hay tin. Việc trí vận ở Sài Gòn vẫn tiếp tục với sự trợ giúp của các nhân vật mới như Bác sĩ Trần Cửu Kiến, Bí thư Tỉnh ủy Đảng Dân chủ tỉnh Sa Đéc được Phát điều động từ Cao Lãnh lên...
Trước Tết 1949, Huỳnh Tấn Phát được gọi ra khu, được cử làm ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ. Đồng thời Phát kiêm chức Giám đốc Sở Thông tin Nam bộ khi giáo sư Phạm Thiều được chuyển về Khu Chín. Bùi Thị Nga được ra ở cùng chồng trên bờ kinh Dương Văn Dương, Đồng Tháp đến tháng Giêng 1950 thì trở lại Sài Gòn. Huỳnh Tấn Phát phụ trách đài Tiếng nói Nam bộ nhưng đến năm 1950, đài này trở về lại Khu 9 . Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn được thành lập và Huỳnh Tấn Phát đã đôn đốc Đặng Trung Hiếu ( Giám đốc Đài Truyền hình Sài Gòn sau 30-4-1975) thiết kế thành lập đài Tiếng nói Sài Gòn- Chợ Lớn Tự do ở Chiến khu Đ.
Năm 1954 sau Hiệp định Genève, Huỳnh Tấn Phát được chỉ định trở về Sài Gòn và làm việc tại văn phòng Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Năm 1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc thi thiết kế khu Văn Hóa để xóa bỏ khu di tích Khám Lớn Sài Gòn. Văn phòng Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện chiếm được giải nhì (không có giải nhất), giải thưởng một trăm ngàn đồng. Đây là công trình của Huỳnh Tấn Phát và nét vẽ phối cảnh của Phát được ban giám khảo nhận ra. Kiến trúc sư Thiện chia cho Huỳnh Tấn Phát ba mươi ngàn. Vì dư luận Sài Gòn bàn tán đến tai cơ quan an ninh khiến một hôm văn phòng Kiến trúc sư Thiện bị bao vây nhưng vì Phát đang ở công trường xây cất nên không bị bắt. Từ đó Huỳnh Tấn Phát , biệt danh là Tám Chí và Bùi Thị Nga lui trở lại trong vòng bí mật, luôn luôn di chuyển.
Tuy nhiên trong thời gian đó Huỳnh Tấn Phát vẫn tìm cách hành nghề như phác thảo biệt thự của giáo sư Dương Minh Thới để văn phòng Kiếân trúc sư Thiện thực hiện. Biệt thự này, đối diện với Bộ Y Tế đường Hồng Thập Tự là nhà của bác sĩ Dương Huỳnh Hoa hiện nay. Huỳnh Tấn Phát cũng đã nhận thiết kế Viện sản xuất dược phẩm Trang Hai ở số 5, Ngô Thời Nhiệm vì Dược sĩ Nguyễn Thị Hai là bạn học của Bùi Thị Nga, vợ Huỳnh Tấn Phát. Sau vài lần gặp gỡ Phát đãõ nhận lời vẽõ vì cho làø công trình sẽõ tạo công ăn việc làm cho lao động. Dược sĩ Trang đã đứng ra xây dựng cơ sở này. Năm 1993 Dược sĩ Hai đã trở về thăm cơ sở và Bùi Thị Nga nhưng Huỳnh Tấn Phát thì đã mất tháng 9 năm 1989.
Huỳnh Tấn Phát được bổ sung vào Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban Trí vận cho đến năm 1959. Sau đó, Phát được cử làm Khu ủy viên chính thức Đặc khu Sài Gòn-Gia Định và ra ở vùng Tam Giác Sắt.
Lúc còn hoạt động ở Sài Gòn, năm 1956, Phát đã nhờ giáo sư Lê Văn Huấn, em của cựu Thủ tướng Lê Văn Hoạch để bắt liên lạc với Pauline Trần Thị Mỹ đang hoạt động trong Nghiệp đoàn Giáo giới Tư thục. Trần Thị Mỹ là em gái của Kỹ sư Trần Lê Quang, tốt nghiệp kỹ sư Trường Cầu cống Ponts & Chaussées danh tiếng của Pháp. Kỹ sư Quang về nước năm 1951, làm Giám đốc Đường sắt Đông Dương và được Tổng thống Ngô Đình Diệm cử làm Bộ trưởng Giao thông Công chánh. Phát bố trí cho Trần Thị Mỹ thực hành công tác tế nhị là xuyên qua anh là Trần Lê Quang để biết được tình hình nội bộ của từng bộ trưởng trong Chánh phủ Ngô Đình Diệm cũng như các hành động của Chánh phủ. Có lần Trần Thị Mỹ, bí danh Mười Lê, đã xin anh đồng ý cho Huỳnh Tấn Phát mượn nhà để họp với Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh).Phương cách làm việc này đã được Huỳnh Tấn Phát sử dụng lại nhiều lần trong công tác trí vận đối với một vài nhân vật trong các chánh phủ thời Việt Nam Cộng Hòa.
Trường hợp của Dược sĩ Phạm Thị Yên có thể là một việc tiêu biểu. Dược sĩ Phạm Thị Yên, vợ của một nhân vật quan trọng trong Mặt trận Giải phóng Miền Nam là Trần Bửu Kiếm, có nhà thuốc đông khách ở cuối đường Đồng Khánh, Chợ Lớn. Dược sĩ Yên, có tên là Chị Bảy Yên, đã được bầu làm trưởng Ban Trí vận và cũng đồng thời là bí thơ chi bộ trí thức Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn trong một buổi hội ở Long Hải. Buổi hội được tổ chức ở một biệt thự nghỉ mát của Dược sĩ Trần Văn Tánh, chủ nhân Viện Bào chế TVT. Năm 1960, Ban Cán sự Trí vận của Phạm Thị Yên bị bắt trọn bộ. Phạm Thị Yên sau đó bị đày Côn Đảo. Cuối năm 1968, Thủ tướng Trần Văn Hương trước kia từng có thời phụ giúp nhà thuốc của Dược sĩ Trần Kim Quan đã ra quyết định âân xá cho Dược sĩ Yên. Ra được Bắc, Dược sĩ Yên đã được phân công đi tố cáo “Mỹ, Ngụy”ở một số nước Bắc Âu.
Bác sĩ Dương Quang Trung, tốt nghiệp ở Bordeaux (Pháp) trở về Hà Nội đã được đưa vào Nam tăng cường cho Ban Trí vận Mặt trận T4 với bí danh Hai Ngọï. Vì là cán bộ mới, chưa bị lộ nên Huỳnh Tấn Phát đã đưa vào nội thành hoạt động. Sau 30-4-75, Hai Ngọ được cử làm Giám đốc Sở Y tế Thành phố Sài Gòn. Công tác trí vận của Hai Ngọ chưa thành công lúc vào nội thành vì gặp phải đối tượng có cảnh giác?
Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam được tuyên bố thành lập. Huỳnh Tấn Phát cùng Vỏ Chí Công, Phùng Văn Cung đứng đầu Ủy ban Trung ương Lâm thời Mặt trận. Huỳnh Tấn Phát đã có dịp thi thố tài năng Kiến trúc sư khi tổ chức Đại hội MTDTGP Đặc khu Sài Gòn Gia Định vào dịp Tết Nhâm Dần (1962). Đại hội tổ chức ở An Thành, nằm sâu trong rừng bên kia Lộ 14. Hội trường tổ chức khá mỹ thuật để đập vào mắt các nhân sĩ trí thức, văn nhgệ sĩ, tư sản được mời từ thành phố vào khu. Mỗi người được chỉ định ngồi riêng từng người trong ô ngăn cách căng ny long ba phía, phía trước che màn tuyn. Khách có thể nhìn lên chủ tọa đoàn và hội trường nhưng không biết mặt các khách tham dự khác.
Rút kinh nghiệm tổ chức ở Đặc khu Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát lên R chuẩn bị cho Đại hội Mặt trận toàn Miền Nam ở Lò Gò. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bố trí giải thoát khỏi Tuy Hòa để về dự và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận GPMN. Huỳnh Tấn Phát và Bác sĩ Phùng Văn Cung làm Phó Chủ tịch.
Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, Trung ương Cục Miền Nam điều Huỳnh Tấn Phát về công tác ở R. Thường vụ Khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn có cuộc kiểm thảo Phát trước khi nhận nhiệm vụ mới, bí thư Vỏ văn Kiệt tức Chín Dũng (bí danh được biết khác là Sáu Dân) ngồi ghế chủ tọa. Trong thời gian này, vợ của Phát đã bị lộ và bị bắt từ 5-5-1960. Sau gần năm năm tù, Bùi Thị Nga được thả ngày 3-10-1964 từ khám Chí Hòa.
Tháng 3 năm 1965, theo lời mời của Hoàng thân Sihanook, Huỳnh Tấn Phát hướng dẫn một phái đoàn Mặt trận GPMN đi Phnom Penh. Đây là lần đầu tiên HTP xuất ngoại qua xứ láng giềng.
Năm 1967, trong trận Cedar Falls ( Trận “ Lột vỏ đất” theo danh từ trong khu) tấn công vào Củ Chi và Tam giác sắt, Huỳnh Tấn Phát đã phải gian nan 18 ngày trong vòng vây vì địa đạo bị đánh phá, chỉ thoát được với 2 bảo vệ. Sau Tết Mậu Thân 1968 Huỳnh Tấn Phát và Ban Trí vận Mặt trận Khu Sài Gòn-Gia Định vận động một số nhân sĩ trí thức ra khu thành lập Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Miền Nam. Luật sư Trịnh Đình Thảo được chọn làm Chủû tịch Liên minh. Đây là một tổ chức thứ hai bên cạnh Mặt trận GPMN để thu hút vài thành phần nhân sĩ trí thức khác ở miền Nam.
Ngày 6-6-1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân Miền Nam bầu Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch Chánh phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam. Từ ngày này cho đến thời kỳ Hòa đàm Paris và 30 tháng Tư, 1975 có thể xem là thời kỳ đắc ý nhất của Huỳnh Tấn Phát vì từ lâu anh vẫn thường tìm cách lôi kéo nhân sĩ trí thức miền Nam là anh tranh đấu cho miền Nam có một chế độ Cộng Hòa khác biệt với miền Bắc trong khi chờ đợi việc thống nhứt trong tương lai. Năm 1972 Chánh phủ của Phát đã ban hành nhiều sắc luật, đã thông báo Mười chánh sách đối với các “ vùng giải phóng” và Mười điều Kỷ luật cho cán bộ. Trong thời kỳ Hội đàm Paris và cả những ngày đầu sau ngày 30-4-1975, báo Đoàn Kết ở Pháp cổ động trong giới hải ngoại về thể chế chính trị miền Nam, cam kết sẽ tôn trọng quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh v...v. Bên trong thật sự ai cũng biết là các sắc luật của Chánh phủ của Phát tất nhiên đều phải được Hà Nội đồng ý chấp thuận.
Sau 30-4-1975, nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh ...đã kiêu hãnh qua mặt Chánh phủ của Phát, chủ trương phải thống nhất ngay và Chánh phủ Huỳnh Tấn Phát, Mặt trận Giải phóng, Liên Minh v..v, không kèøn không trống đã bị giải tán hồi nào không ai biết!
Để xoa dịu phần nào phản ứng dân kháng chiến miền Nam, năm 1976 Huỳnh Tấn Phát được cử làm Phó Thủ tướng Chánh phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN, lo việc quy hoạch đô thị, thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội v...v! Năm 1977, Huỳnh Tấn Phát được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc và đến năm 1983 được lên chức làm Chủ tịch Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc, toàn những chức vụ không quyền lực!
* * *
Trong suốt thời gian chiến đấu, từ 1945 cho đến ngày từ trần, với bao nhiêu công trận nguy hiểm vào sanh ra tử, Huỳnh Tấn Phát chưa bao giờ được mời đặt chân vào cơ quan chánh trị đầu não của Đảng Bộ ở Hà Nội. Sau Hiệp định Genève 1954, cơ quan quyền lực này đã khép kín chia chác quyền hành ở miền Bắc tương đối thanh bình so với phần máu lửa ở miền Nam.
Sau 30-4-1975, bao nhiêu cán bộ từ Bắc vào, từ tay không đã trở nên giàu có tột bực trong một thời gian ngắn. Trong lúc đó, vợ của Huỳnh Tấn Phát đã viết: “...Tôi nhớ đến ước mơ của anh, lúc gần cuối đời, anh ao ước có một chiếc Honda, để khi về hưu chở vợ hay cháu nội cháu ngoại đi chơi...” (Trích bài “Đám cưới giữa Mùa thu Khởi nghĩa” của Bùi Thị Nga, trong “Làm Đẹp Cuộc Đời” sđd) .
Sợ Phát ở lại miền Nam, gần gũi Nhóm Câu Lạc Bộ Kháng Chiến, Huỳnh Tấn Phát được Hà Nội mời ra Bắc tiếp tục tham gia chánh phủ. Huỳnh Tấn Phát được cấp một nhà khiêm tốn so với chức vụ ở số 9, đường Ngô Thời Nhiệm. Mùa Thu 1988, Huỳnh Tấn Phát đột ngột trở bịnh vàø được đưa điều trị ởû Bịnh viện 108. Pháùt từ chối không muốn ra nước ngoàøi chữa trị. Khi thuyên giảm được phần nào, Phát quyết định trở về Nam. Tờ lịch trong phòng Huỳnh Tấn Phát vẫn dừng giữa ngày 27-11-1988, ngày Phát rời Hà Nội. Ngôi nhà chức vụï ởû số 9 Ngôâ Thời Nhiệm vẫn chờ Phát trở lại, nhưng Phát đã vĩnh viễn ra đi ngày 30 tháng 9 năm 1989.
Huỳnh Tấn Phát, Kiến trúc sư có tiếng tăm trong giới chuyên nghiệp, đã thiết trí bao nhiêu đồ án công cũng như tư, cho đến ngày chết vẫn chưa có cơ hội tự xâây được một mái nhà theo ý muốn cho gia đình trú ngụ, không có được một chiếc xe riêng để chở vợï con !
Phạm Thiều, một giáo sư khả kính, người gốc Nghệ Tỉnh, dạy chữ Nho và Toán tại Trường Trung học Pétrus Ký đã ra khu kháng chiến từ 9-1945, tập kết ra Bắc, trở về Nam sau 30-4-1975. Ông được bầu làm Đại biểu Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Không hiểu có phải vì ông đã chán ngán cái cảnh thoái hóa, tham nhũng của cán bộ Cộng sản sau 1975 hay vì ông đãõ nhận thức được các sai trái của đường lối chủ nghĩa Cộng sản củûa Stalin khiến làm sụp đổ các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung Âu, nên ông đã ân hận và treo cổ tự tử ! Trước khi tự kết liễu đời mình, ông đã nhờ Đại tá hồi hưu Xuân Diệu ( không phải thi sĩ Xuân Diệu) nhắn giùm ông trước Đại hội Đảng Q3, Thành phố Hồ Chí Minh:
“Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại,
Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối,
Dốt, Dại, Dối,
Đóù là ba điều làm cho các nước Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm nầy đến sai lầm khác”(Trích thư của đảng viên kỳ cựu La Văn Lâm, tức cựu trùm Công an La Văn Liếm gởi Tổng Bí thư Đổ Mười ngày 30-4-1994). Tướng Trần Văn Trà, tướng trách nhiệm quân sự miền Nam, đã viết Hồi ký gián tiếp “chỉnh” các khoe khoang của Văn Tiến Dũng trong quyển : “Đại thắng Mùa Xuân”. Hồi ký của Tướng Tràø vừa mới xuất bản lại có lịnh phải tịch thâu ngay. Trần Văn Trà sau đóù có một lúc liên hệ với Câu lạc bộ Kháng chiến Miền Nam và đã được mời ra Bắc ởû cho đến khi chết. Trần Văn Trà đã viết về Huỳnh Tấn Phát: “Có một điều cần nói. Anh Phát không thuộc một gia đình “trơn tru”, anh vẫn có tâm tư riêng”.
Trần Bạch Đằèng, người Cộng sản kỳ cựu ở miền Nam từ 1945 đến 1975, có viết về Huỳnh Tấn Phát: “Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh...Càng biết nhiều khía cạnh riêng của anh Phát càng khâm phục anh-những mất mát của anh về những người thân (cha, chú, cô) là quá lớn...”
Được Trần Văn Giàu kết nạp vào Đảng Cộäâng sản từ ngày 5-3-1945, Huỳnh Tấn Phát đã được bố trí tiếp tục hoạt động cho đảng Dân Chủ ở miền Nam. Để chiêu dụ những nhân sĩ và trí thức miền Nam tham gia tranh đấu, Huỳnh Tấn Phát đã cổ võ cho một chiêu bài hòa hợp, một thái độ cách mạng kiểu đảng Dân Chủ . Khi Hà Nội chủ trương vội vã thống nhất sau ngày 30-4-1975, giải tán Chánh phủ Lâm thời Cộng Hòa miền Nam, lừa gạt đưa quân nhân, công chức, văn nghệ sĩ miền Nam vào các trại lao tù, giải tán đảng Dân chủ và đảng Xã hội, thiêu đốt cáùc táùc phẩm văn hóa, sách vở dân chúng miền Nam vân...v. Huỳnh Tấn Phát đã được nhiều nhân sĩ trí thức cho là Huỳnh Tấn Phát đã mang tội thất tín với dân chúng miền Nam.
Người viết bài có một cộng sự viên đã ở lại trong xứ sau ngày 30-4-1975 và đã có cơ hội biết Huỳnh Tấn Phát trong những ngày nằm bịnh viện Thống Nhứt vàø bịnh viện Chợ Rẫy. Anh ấy đã cho biết: “ Ở Chợ Rẩy, Huỳnh Tấn Phát trong những ngày bịnh, không nói năng gì, chỉ mỉm miệng cười cho đến khi chết”.Những ai có dịp sống gần Huỳnh Tấn Phát đều biết anh là người rất tốt về mọi mặt, có cái đặc biệt là miệng lúc nào cũng nở nụ cười rạng rỡ .
Không ai biết được nỗi lòng Huỳnh Tấn Phát ra sao trong những ngày sắp đi sang thế giới khác. Không biết Huỳnh Tấn Phát đã mỉm cười trước khi chết vì cảm thấy đã làm tròn những ước vọng của đời mình trước khi ra đi, hay cái cười im lặng của Anh là một cách cười chua chát?
Ngày 30 tháng Tư năm 2001
B.S. Trần Nguơn Phiêu
TRẦN ĐỘ
Tôi
quan sát và suy ngẫm, thấy rằng những người cầm quyền có nhu cầu phải
tạo ra cho mình một ý thức hệ cầm quyền. Ý thức hệ này chỉ nhân danh và
sử dụng một chủ nghĩa nào đó chứ không hoàn toàn theo chủ nghĩa đó. Ý
thức hệ cầm quyền pha trộn mọi thứ chủ nghĩa, pha trộn và lợi dụng mọi
tâm lý, tâm thức của cả người cầm quyền và cả nhân dân, khai thác triệt
để các yếu tố có lợi cho việc giữ vững và đề cao sự cầm quyền của mình,
vì vậy ngôn từ của nó bất nhất, nhiều nghịch lý, nhiều ngụy biện, nhiều
sự "0_nói lấy được ", nhiều sự nói bừa bãi dối trá tinh vi và ngang ngược trắng trợn.
Tôi được nghe một lão thành thuật lại Giáo sư Phạm Thiều trước khi tự vận có trối trăn lại một câu cho đời là: "#2_những kẻ dốt hay làm dại, vì thế nên họ phải dối ". Ba "0_D" ấy đi liền với nhau: 2_Dốt - Dại - Dối.
Ðó là một nhận xét đáng quan tâm. Sự lừa dối đi tới cao độ là nói bừa,
nói ẩu, bất chấp đạo lý và tất yếu dẫn đến đàn áp, khủng bố bịt mồm mọi
người, vu cáo xuyên tạc mọi người. Những điều xấu xa ấy ta đã từng lên
án rất nghiêm trọng ở những chính quyền mà ta cần đánh đổ. Sao bây giờ
nó lại xuất hiện ở chính quyền gọi là chính quyền cách mạng, chính quyền
của giai cấp v.v...
TÚY HỒNG * THANH NAM
Thanh Nam..tản mạn -
Tuý Hồng
Thành phố Ramsey khốn khổ ngâm lạnh. Bầu dưỡng khí chúng tôi đang thở
toàn một màu xám chì. Lề đường, cột điện đóng tuyết buốt băng, hàng cây
cao cố gắng đứng thẳng. Thời gian lo âu thở dài. Gió thỗi thốc ngược từ
dưới lên đập mạnh vào hông nhà. Trời màu lam tê tái, mây màu lưu huỳnh,
giá băng đóng trên mặt đường màu trắng.
Không một con chó nào dám xông ra khỏi nhà đi đêm, không một con mèo nào nhẩy lên mái ngói gào kêu. Khi chúng tôi theo họ đạo đi lễ về thì tấm khăn len choàng cổ Thanh Nam đóng băng và hơi thở chàng nặng.
Truớc khi đi nhà thờ, Thanh Nam đã nướng sẵn trong lò sưởi một viên gạch để khi trở về sẽ gói vào tấm vải len cho vào mền. Mấy thằng con kêu: “nóng quá bố ơi!” rồi chúng đạp tung tấm chăn xuống thảm.
Năm 1975 tị nạn trên đảo Guam, Thanh Nam đã kêu đau cổ vì bị một vết xước bên trong cuống họng ngày nào cũng ho. Chàng giải thích: “Anh ho từ cổ trở lên, chứ khong phải từ phổi bật ra. Đau cổ không sao, đau ngực mới đáng sợ.”
Khi ra trại, Thanh Nam không uống nứơc cam được nữa, chàng nhăn mặt khi nhìn trái chanh chua. Ruợu chát ấm cỗ chàng nhâm nhi mỗi ngày , bia và thuốc lá thì không làm sao bỏ được! Đầu tháng tư 1976, chúng tôi nói "Amen" với họ đạo rồi dời về Seattle. Thời tiết Tây Bắc hiền và bao dung kẻ nhát lạnh không như thứ khí hậu miền Đông. Thanh Nam cười bảo: “Thời tiết Seattle chỉ lạnh chừng này thôi sao? Cửa sổ chỉ một lớp kính, ở New jersey, cửa sổ phải ba lớp dày, máy sửơi chạy bằng hơi nước phát ra tiếng ồn êm ái.”
Về đất mới, Thanh Nam bớt ho và dễ thở hơn, mỗi ngày nhâm nhi rựơu chát và tì tì nhậu budweiser. Và chàng nhớ bia 33. Nhưng sau chừng vài ba năm, Thanh Nam lại ho ra máu. Nhiều bữa tối, chàng không nuốt nổi miếng cơm kẹt nửa chừng trong cổ, phải uống nứơc đẩy xuống. Đi khám bệnh, bác sĩ cho uống trụ sinh thấy bớt. Khi cơn ho trở lại, cũng trụ sinh luôn. Lập đi lập lại nhiều lần, trụ sinh đâm nhờn. Bạn bè ai cũng khuyên nên đi rọi hình, thử test.
“Anh đau lâu quá rồi, phải đi bác sĩ ở nhà thương Mỹ"
“ ở Mỹ, sao không đi nhà thương Mỹ ?”
Thanh Nam cãi : “ Moa chắc là cổ moa bị nhiễm trùng, uống trụ sinh chắc sẽ khỏi.” Thanh Nam không đi nhà thương mà chỉ đi vào nhà bếp nấu phở. Trên cổ chàng dần dần hiện ra những cục tròn nhỏ, từ từ lớn dần thành khối u. Cuối cùng , chị Lai Hồng khuyên được chàng và chở chàng đi khám bệnh. Bác sĩ Faith giải phẫu cổ chàng , cắt bỏ ống nói và ống dẫn hơi rồi khoét một cái lỗ nhỏ cho chàng thở.
Dr. Faith giảng: “Loại cancer này sau khi giải phẩu thì thường khỏi bệnh, nhưng vì để lâu quá, bệnh đã lan ra những bộ phận khác. Nếu biết sớm, cắt bỏ đi thì tuy mất tiếng nói nhưng còn giữ được cái mạng.”
Tôi đặt câu hỏi: "Chồng tôi có thể sống đựơc bao lâu?"
“Several months.”
“ nghĩa là bao nhiêu năm? Thưa bác sĩ.”
“ I don’t know.”
Chín năm chung sống ở Saigon, Thanh Nam không phải là người chồng tốt. chúng tôi lấy nhau có đám cưới nhưng không có hôn thú. Khi con gái đầu lòng học hết lớp mẫu giáo , chàng mới chịu đóng tiền đút lót một ông lý trưởng ở Quảng Nam để ông ta cấp cho một tờ hôn thú lậu và làm giấy thế vì khai sinh cho con. Giấy tờ giả làm xong, Thanh Nam nói: “Anh rất quý bạn bè bằng hữu. Giữa bạn và vợ, nếu bắt buộc phải chọn một, thì em là người anh bỏ”.
Bạn hiền của Thanh Nam là tất cả đàn ông chàng đặt lòng thành và tình hiếu hữu. Khi đất nước còn chia đôi hai khối hận thù, miền Nam nằm dưới miền Bắc, chính quyền miền Nam cải tổ toàn thể cục diện, thành lập bộ chiêu hồi tượng trưng bằng một vòng tay ấm dang rộng ra để ôm lấy anh cán binh Việt cộng quay về chính nghĩa . Lòng Thanh Nam cũng bao la như cánh cửa chiêu hiền, cũng rộng mở như thùng thư trước ngõ mang tên số nhà chàng ở, cũng ấm như hộp PO. Box đặt trong sở bưu điện và nhẹ như con tem dán vào góc bì thư gửi tình theo gió mang đi.
Huy Quang Vũ Đức Vinh bảo: “Nó với Mai Thảo ... chơi đêm ngủ ngày, một đằng thì uống bia, một đằng thì đánh bài, một năm dọn nhà bốn lần, vợ moa cấm moa chơi với hai tay này.”
Nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn cũng nói: “ Có.. có khi.. hồi còn độc thân ở Sài Gòn , anh Thanh Nam tiêu nguyên một tháng lương vừa mới lãnh ra...trong ..một đêm.”
Tháng chạp năm 1966, tôi gặp Thanh Nam lần đầu và lấy chàng ngay trong ngày cuối tháng đó thì Thanh Nam đã là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền.Khi một phụ nữ gặp gã đàn ông chưa quá vài lần mà đã ngủ với hắn ngay và lấy hắn làm chồng liền, đó là hoả hoạn của tình dục, của hoang dâm bấy lâu đè nén đã thừa cơ bật dậy. Những cuộc hôn nhân vội vã như thế này thường xuyên có thể đưa đến đổ vỡ, nhưng Thanh Nam và tôi lì lợm chung sống với nhau hoài bên bầy con bốn đứa. Hôn nhân của chúng tôi đứt đôi vì có một cái chết.
Thanh Nam xoè bàn tay ra :
“Em ngửi tay anh có thơm mùi nho khô không?”
Những điếu thuốc lá Pall Mall nhẹ thơm mùi nho khô. Những ngón tay thuôn dài của Thanh Nam nám màu khói thuốc. Thanh Nam ngồi đâu thì chỗ đó tất phải có lon bia Hams và bao thuốc lá Pall Mall màu đỏ bầm.
Dr.Faith bảo: “ Thuốc lá có thể gây ung thư cổ họng.”
Đến với Thanh Nam trong tình yêu vỡ lòng là Hồng Ngọc, cô gái yểu mệnh chết non trước đợt di cư 1954. Hồng Ngọc là tên truyện viết đầu tay của Thanh Nam, người yêu nhỏ lìa đời trong tuổi thanh xuân 18, lúc dong chơi trên ngọn đồi cát màu vàng loãng, dưới hình mặt trời tròn như cái đĩa đồng và những khối mây lớn xù lông trắng đục.
Khi ung thư giết chàng lần mòn, Thanh Nam vẫn mộng thấy nàng:
Cùng với giá băng em trở lại.
Tóc xưa Hồng Ngọc thuở xuân nồng.
Thương yêu siết nhẹ vòng tay cũ.
Em gọi tình xa tỉnh giấc gần.
Sàigòn cũng có những tháng ngày ướt mưa và sương rơi từ những đường thẳng trên cao xuống các mái tôn và ống máng trong hẽm dài, Thanh Nam khoác áo ra đi theo hướng ánh điện đỏ vàng dẫn tới rạp hát Bích Thuận lúc trên sân khấu người đẹp Bích Sơn đang diễn xuất một màn ca kịch bi thương, để đêm đó Thanh Nam về nhà rung đùi uống bia, đốt thuốc lá viết câu đối đăng lên báo Thẩm Mỹ:
“Kiều nữ Bích Sơn, nàng đứng nhìn gì trên núi biếc?”
Rồi mũi tên Cupid lại chỉ đường Thanh Nam dến một sân khấu vĩ đại hơn , một vòng quay ánh sáng chói mắt hơn, một đám đông xô bồ chen chúc người mộ điệu: Đoàn ca kịch Thanh Minh Thanh Nga. Chàng đã bứng cây si từ Kiều nữ Bích Sơn sang Kỳ Nữ Thanh Nga, huy chương vàng quý báu nhất của miền Nam trái ngọt cây lành. Cải lương ngọt như sầu riêng, mít tố nữ, ổi xá lị, mãng cầu dai.
Trưa Lái Thiêu xưa vườn tiếp vườn.
Trĩu cành trái ngọt thở hương thơm.
Hồi đó, nếu Sàigòn là hòn ngọc Viễn đông thì Thanh Nga là một của những hòn ngọc Sàigòn. Đêm đêm, nàng hát nhạc vàng, ca vọng cổ, đóng tuồng tích trên bục gỗ... nàng có một cuộc đời thật để sống và nhiều cuộc đời ảo cũng để sống...nàng có tiền , vàng, và nhà.. Nhưng quả thật Thanh Nga là người nữ tù bị nhốt trên sân khấu, là Hằng nga ngủ ngày, xa cuộc đời, xa xã hội, nàng viễn mơ và viễn thị không mấy hiểu cuộc đời. Những lúc không lên sân khấu, nàng đã đọc truyện tình do Thanh Nam viết và đọc những bài phóng sự kịch trường Thanh Nam đề cao nàng. Tình yêu quả có thật giữa họ. Thanh Nam, với công việc của một ký giả kịch trường, bao phen đã khó khăn xông vào bedroom của nàng để phóng vấn viết bài cho báo. Thanh Nga ngay ngắn ngồi tiếp chàng trong chiếc kimono đẹp như tranh vẽ. Họ nhìn nhau qua khói ấm tách trà nhỏ.
Nay đã nghìn thu vào tĩnh mịch,
Những anh hùng cũ mỹ nhân xưa.
Khi còn ở quê nhà trước năm 1975, Thanh Nam đã phát hiện sở thích đi chợ mua đồ ăn. Mấy bà hàng xóm trong hẽm cụt Lý Thái Tổ thỉnh thoảng ré lên cười:
“ Coi kìa! ông nhà báo đi chợ để vợ ở nhà.”
“ Đôi giày láng lườm của ổng dính dơ bùn chợ hết rồi! Coi coi...ông ta cố dấu bó rau muống trong túi ny lông nhưng cái bó muống nó dài quá, nó cứ thòi ra không thụt vào.”
Ngày tháng êm trôi trước khi bệnh, Thanh Nam đi chợ không do dự, mỗi tuần lễ ba lần sau giờ làm việc cho báo Đất Mới. Hồi còn ở miền đông, ông bạn Trần Đình Hồng Lâm đã kêu :”Tính toa sao lạ vậy, chứ moa thì không thể nào muốn đi chợ chút nào hết!:”
Tôi lắc xắc xen vô: “ Safeway, Fred Meyer, Alberson...là những nơi chỗ vui chân mà Thanh Nam mến thích, còn tôi thì mỗi tuần lễ đi chợ một lần là quá cỡ!”
Ba thằng con trai cũng thường theo bố mẹ đi chợ hồi mới đến Seattle. Một sáng chủ nhật, Thanh Nam hối hả giục cả nhà đi Safeway mua xương bò nấu phở Bắc. Nấu phở mệt phờ người ra, nấu xúp bui-da-bét..lòng tôi cũng bét nát ra luôn vói món xúp này...ai trong cái nhà này phải đứng nhặt giá, rửa rau, cắt củ cải, xắt hành, thái thịt bò, nướng gừng, luộc bánh phở và may một cái túi nhỏ xíu đựng gia vị phở Bắc quê hương...Khi công việc của người bếp phụ xong, đầu bếp chính Thanh Nam bước vào bên bếp điện, mở tủ lạnh lấy xương bò ra tắm rửa kỳ cọ, cắt bỏ mấy cục mỡ thừa vứt đi, rồi nêm vào thùng nước dùng ba muỗng nước mắm,một dúm bột ngọt, một cục đường phèn Quảng Nam, nửa cục đường phổi Quảng Ngãi!
Chàng phân tích: “Người Huế không nấu ăn ngon được vì họ ăn cay quá, nấu phở cần phải tận tình đứng vớt bọt, nhưng đừng vớt mỡ thẳng tay quá!. Khi thưởng thức tô phở, em nên biết rằng phở cần chút nước béo, vài ba giọt sao óng ánh.”
Cầm đôi đũa cả trở lát thịt xào lăn trên chảo mỡ, Thanh Nam bảo: “Ở Việt Nam, anh đã ăn cải làn, bí đao, bầu... Sang đây, anh không thể nào ăn zucchini và brocoli được. Ăn phải đúng cách, nấu phải đúng kiểu, món nào ra món đó.”
Một chiều thứ bẩy trong Safeway thịt bò bán đại hạ giá., buy one get one free. Thừa lúc Thanh Nam mãi chọn mấy miếng thịt thăn, thịt mông, ba rọi...thằng con lớn đẩy xe đi chất hai két nước ngọt.Thanh Nam nạt: “Không được mua nhiều nước ngọt như vậy.”
Thằng bé vặn hỏi: “Tại sao không được hả bố? Coi! Bố mua bao nhịêu két bia kìa!”
“Bố lớn, mày nhỏ.”
“Mình equal mà bố”
Tôi chen vào: “Mình bình đẳng mà bố.”
Khi đồng hồ trong chợ chỉ đúng vaò số 5 , thời gian ấm nhất của ngày, thằng con lớn đòi về nhà gấp, Thanh Nam bảo tôi gọt vỏ khoai tây, cắt thành khối vuông nhỏ để chàng làm mashed potatoes. Cao thủ đầu bếp trong ngôi nhà Lỗ Tấn này sở trường nhiều món chứ không phải một vài! Khoai tây nghiền bấy xong, Thanh Nam trộn thịt jambon vào rồi dùng thìa lớn múc ra bốn đĩa cho bốn đứa con đang há miệng như bốn cái mỏ hoét.
“Non quá bố ơi!”
Thanh Nam cười giỡn thằng Cu Tý: “ Bố ngon mà con...À bố tên gì?”
“ Xanh Nam !”
Thanh Nam quay lại bếp điện xúc thêm một đĩa khoai bấy đưa cho tôi :
“Em ăn đi.”
Thứ bẩy tuần sau, trẻ con không chịu đi shopping với bố mẹ. Khi ở chợ về, tôi chạy vội vô nhà, vì mấy ngày trước, họ đạo ở miền Đông điện thoại cho biết đã gửi hai thùng áo quần và đồ chơi cho trẻ con.
Thanh Nam khệ nệ xách hai túi đồ ăn từ xe vào bếp cất giọng cà khịa:
“ Ra xe đem đồ ăn vào chứ em, em để một mình anh phải xách hai cái túi này nặng ..nặng nặng... đựng hai ga lông sữa bò ở trong.”
Ba thằng con vội chạy ra bê đồ ăn vào một phút xong ngay.
Ba năm trôi mau, vầng trăng chưa qua hết mấy chu kỳ sáng tối thì Thanh Nam vào bệnh viện, mổ, khám và tái khám. Sau cuộc giải phẩu rùng rợn, Thanh Nam vẫn gượng gạo khoẻ mạnh, bộ mặt thụng xuống dưới áp lực của ống nhựa, ống hút đặt trong mũi trong miệng. Từ ngày mất tiếng nói, chàng viết : “Ngày xưa ăn chơi, sang Mỹ bỏ chơi chỉ còn ăn... Một thằng khoái ăn ngon như anh mà trời không cho đớp.” Rồi lại viết: “Cái khổ của kiếp người là chỉ có một đời để sống mà lại có quá nhiều đời khác để mơ.”
Mỗi tuần lễ, Thanh Nam đều soạn sẵn một thực đơn:
- Chủ nhật ngày 10 tháng 6: Cơm thịt bằm xào dưa leo hoặc cà chua nhồi thịt.-Canh sườn heo rau cải xanh, hoặc bí đao.
- Thứ hai ngày 11 tháng 6: Gà nấu nấm ăn với cơm hoặc bánh mì.
- Thứ ba : Spaghetti ăn với sauce cà chua. Gà nấu nấm ( left over }
- Thứ năm ngày mười bốn tháng sáu: Phở.- Ngâm gạo nếp nấu xôi.
Thanh Nam đọc sách, ôm kinh Phật tung âm thầm, cố gắng tập thể dục thực hành những lời thiền chỉ dạy. Hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm. Có những đêm thức giấc, đứng sau cửa kính mờ, Thanh Nam nhìn ra ngoài trời không trăng sao, có những ngày an phận nín câm, Thanh Nam đi tới đi lui, ngồi nằm... Có khi con cái tan trường về, Thanh Nam vui cười nấu ăn, coi tivi, lòng thư thái an lành như lá bạch dương êm ái chạm vào nhau khi có gió. Còn tôi ngồi bên cạnh, tôi nghe bộ tiêu hoá của chàng réo sôi ùng ục, đồ ăn cử động trong bao tử, chuyễn từ ruột non tới ruột già xuống hậu môn. Bằng hũu đến thăm, gửi thư gửi thiệp chúc mừng . Thơ và văn, thiền và thuốc, và những cơn đau khủng khiếp vỡ đầu bễ ngực từ cái ống nhựa đặt trong cổ thay thế cho thanh quản, khí quản gì đó phải cắt bỏ vứt đi, và từ những phản động hoá học của thúôc mê, thuốc tỉnh, thuốc viên, thuốc nước,thuốc bột, trụ sinh, an thần, morphine .
Thi sĩ Huyền Không, tức là Hoà thượng Thích Mãn Giác, víêt thư thăm, gửi theo hai câu thơ.
Ta từ vô sinh tử về chơi,
Ngồi trên chóp đỉnh, mỉm cười với trăng. (Huyền Không.)
Thầy Mãn Giác khuyên tôi đừng quá sợ hãi bệnh hoạn của thân xác, nên an nhiên tự tại_chữ của nhà Phật_có nghĩa là mặc kệ, để đó, dẹp đi... chấp nhận cái bất hạnh, như cậu bé mỉm cười với trăng. Tôi hãy chuẩn bị lo cho Thanh Nam một ba lô nhẹ, một va li nhỏ để chàng dễ dàng xách theo trong chuyến đi chót. Đôi mắt sắt đá của tôi có bao giờ biết khóc?. Thầy Mãn Giác vẫn dạy tôi những bài Thiền học để tâm tính đằm lại. Người Mỹ đã bắt đầu học Thiền để mưu lợi cho sức khoẻ và cầu an cho tâm thần. Sao tôi mãi mãi mang nặng những khổ đau vô thần ? Chàng em trai của tôi vẫn mắng tôi như vậy.
Thanh Nam đem xấp giấy ra viết xuống: "Thích Mãn Giác ngày xưa có theo Cộng sản không? "
Trông Thanh Nam lúc đó giống như một chiến sĩ H.O. Tôi trả lời:
“Không. Báo Mỹ bảo Thầy là một chiến sĩ chống Cộng. Thầy là một Thiền sư vẻ mặt tương tợ như một Samurai trong các môn võ thuật Nhật bản.”
Tôi kéo ra từ trong trí nhớ mấy câu thơ của thi sĩ Huyền Không :
Chùa xưa mái ngói cũ,
Trèo lên kéo cây sào.
Đêm khuya rồi không ngủ,
Khều rụng bao nhiêu sao.
Thầy Mãn Giác một lần hỏi tôi : “Chị Túy Hồng còn nhớ tên người đàn bà Việt Nam đầu tiên vào chùa tu là gì không?”
Sư Huyền Không hứa sẽ gửi thêm một số tài liệu Phật pháp trong đó có chương bàn về Mạn Đà La.
Thầy Mãn Giác ngày xưa tu học ở chùa Bảo Quốc Huế, du học tại Nhật Bản. Chùa Bảo Quốc xưa, một hàng thông xanh, một một luống cải xanh. “Gió thông đưa kệ tan niềm tục, hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời." Bươm bướm toả ra một đoàn rộng cánh bay, ve ve thì tụ lại trong các lùm cây. Gần chùa có một tiệm cho thuê xe đạp, hai ba cái lốp xe bằng cao su và những xích sắt treo vào vách. Ngày đó một mình , tôi đạp xe qua cầu Ván, rượt tới Morin, ghé Sát-Făn-rông mua bánh choux à la crème, rồi phóng tới ngã giữa. Tiệm cho thuê sách Ngô văn Mạch mở cửa bảy ngày trong tuần. Tôi ký tên vào cuốn sổ cũ mướn mấy cuốn tiểu thuyết của văn sĩ Thanh Nam về nhà đọc.
Thanh Nam đã viết quá nhiều tiểu thuyết loè loẹt màu sắc xã hội đắng cay, viết một cách dễ dàng và kiếm sống bằng ngòi bút của mình... Chàng viết cho bà nội trợ đọc, cô bán hàng đọc, nữ sinh, nữ công chức đọc.. và đã bắt đầu viết khi tuổi đời còn sớm bảnh mắt, khi trí khôn và sức học chưa đủ cho một người cầm bút. Thanh Nam dùng thì giờ để đi chơi nhiều hơn thì giờ ngồi viết bài. Đây là một lỗi lầm không phải nhỏ. Người tu sĩ bỏ đời theo đạo, người nghệ sĩ, kẻ đã nghe tiếng gọi của nghiệp dĩ từ cao xanh, phải cố gắng thí phát thì giờ của mình vào nghệ thuật. Người nghệ sĩ Việt Nam luôn luôn nên cố gắng trau dồi khả năng ,tức là phải học hỏi thêm. Trước cái đẹp, nhà văn cảm xúc mười phần, hắn viết xuống trên giấy , người đọc chỉ nhận được một phần. Kịch sĩ, ca sĩ, văn thi sĩ, trong mấy kẻ sĩ đó, kịch sĩ đóng hài kịch tức là những cây cười cần phải học thêm nhiều hơn ai hết. Hề cần phải học. Hề là kẻ phải hiễu biết nhiều, sâu rộng và lanh trí mới ứng khẩu nói ra những lời chọc cười.
Với truyện dài, Thanh Nam thất bại. Với truyện ngắn , tức là các sáng tác nhỏ đã đăng trên các báo Hiện Đại, Sáng Tạo, Thế kỹ 20, Thanh Nam không thất bại. Tập truyện “Buồn ga Nhỏ” xuất bản năm 1962, tái bản lần thứ nhất năm 1965 và tái bản lần thứ hai tại hải ngoại năm 1983 cho thấy rằng Thanh Nam là cây bút viết truyện ngắn có ích cho tiếng Việt.
Sau năm 1975, Thanh Nam làm được tập thơ “Đất Khách”.
Thi sĩ Nguyên Sa gọi điện thoại khen: “Moa không ngờ Thanh Nam làm thơ hay đến như vậy. Nếu moa bị đày đi Côn đảo hoặc bị đưa sang Reunion, moa chỉ mang theo bên mình mỗi một tập thơ “Đất Khách”mà thôi.”
Bác sĩ Nguyễn Đăng Diệm ở Seattle cũng đã nói giữa toà soạn báo Đất Mới: “ Phải chăng bệnh ung thư đã khiến Thanh Nam làm được một cái gì....”
Nhà văn trẻ Chu Vương Miện, một cây bút chủ lực của nguyệt san Văn trước 1975, cũng viết thư thăm : “Anh buồn quá! Thơ anh thật tuyệt vời, anh Thamh Nam ạ..”
Trước năm 1975 ở Việt Nam, chợt xuất hiện các nhà văn nữ viết tự truyện. Theo giáo sư Sharon O’brien giảng dạy tại đại học Dickinson college, lối viết tự truyện chỉ thành công một phần nhỏ trong văn chương mà thôi. Đưa cái tôi vào tác phẩm, vạch sống áo để lộ tấm lưng ra, giải bày đời tư trên giấy trắng ... người viết tự truyện thường bị phê bình là thiếu đề tài, nghèo tư tưởng. Ngòai ra, văn tự truyện còn bị nói là thời thượng.
Trái lại với văn tự truyện, thơ tự tình được đề cao lên. Bà Huyện Thanh Quan với mấy bài tả cảnh u hoài tình non nước, Cao Bá Nhạ vói khúc tự tình oan khiên đau khổ đã được đưa vào sách giáo khoa dạy học, và hậu thế còn lấy tên họ đặt tên đường.
Nói chung , thơ gồm hai phần: lời và ý. Mỗi chữ mỗi câu là một sự cố tình sắp đặt gồm có âm thanh , vần điệu và màu sắc. Mỗi ý tưởng là phần thân và tâm của thi sĩ. Thơ tự tình của Thanh Nam, chữ và nghĩa không chênh lệch mấy, chữ nhiều và nghĩa cũng khá nhiều, là tâm thần bất ổn của người lìa nước ra đi lòng nao naonỗi sầu viễn xứ và nỗi buồn quốc hận Ba Mươi Tháng Tư
Canh bạc trần gian dù thắng bại
Nẻo về đất lạnh giống nhau thôi.
..................................................
Ghé thân lữ thứ trăm miền
Nõi buồn nào cũng mang tên Sàigòn.
.................................................. ........
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió sương.
.................................................. ........
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá tự do.
Thanh Nam không khéo tay làm thơ tình. Ta có thể tạm kết luận rằng Thanh Nam làm thơ vì tình bạn và lòng hiếu hữu. Rõ ràng tình bạn đã đuổi tình yêu đàn bà ra khỏi lòng chàng:
Uống say mai sớm bạn lên đường
Thân lai nương nhờ chốn viễn phuơng
Trăm hận nghìn đau nào sánh nỗi
Tấm lòng lưu lạc nhớ quê hương
Ta như giông bão tan rồi hợp
Trôi giạt còn hơn sóng đại dương.
Không một con chó nào dám xông ra khỏi nhà đi đêm, không một con mèo nào nhẩy lên mái ngói gào kêu. Khi chúng tôi theo họ đạo đi lễ về thì tấm khăn len choàng cổ Thanh Nam đóng băng và hơi thở chàng nặng.
Truớc khi đi nhà thờ, Thanh Nam đã nướng sẵn trong lò sưởi một viên gạch để khi trở về sẽ gói vào tấm vải len cho vào mền. Mấy thằng con kêu: “nóng quá bố ơi!” rồi chúng đạp tung tấm chăn xuống thảm.
Năm 1975 tị nạn trên đảo Guam, Thanh Nam đã kêu đau cổ vì bị một vết xước bên trong cuống họng ngày nào cũng ho. Chàng giải thích: “Anh ho từ cổ trở lên, chứ khong phải từ phổi bật ra. Đau cổ không sao, đau ngực mới đáng sợ.”
Khi ra trại, Thanh Nam không uống nứơc cam được nữa, chàng nhăn mặt khi nhìn trái chanh chua. Ruợu chát ấm cỗ chàng nhâm nhi mỗi ngày , bia và thuốc lá thì không làm sao bỏ được! Đầu tháng tư 1976, chúng tôi nói "Amen" với họ đạo rồi dời về Seattle. Thời tiết Tây Bắc hiền và bao dung kẻ nhát lạnh không như thứ khí hậu miền Đông. Thanh Nam cười bảo: “Thời tiết Seattle chỉ lạnh chừng này thôi sao? Cửa sổ chỉ một lớp kính, ở New jersey, cửa sổ phải ba lớp dày, máy sửơi chạy bằng hơi nước phát ra tiếng ồn êm ái.”
Về đất mới, Thanh Nam bớt ho và dễ thở hơn, mỗi ngày nhâm nhi rựơu chát và tì tì nhậu budweiser. Và chàng nhớ bia 33. Nhưng sau chừng vài ba năm, Thanh Nam lại ho ra máu. Nhiều bữa tối, chàng không nuốt nổi miếng cơm kẹt nửa chừng trong cổ, phải uống nứơc đẩy xuống. Đi khám bệnh, bác sĩ cho uống trụ sinh thấy bớt. Khi cơn ho trở lại, cũng trụ sinh luôn. Lập đi lập lại nhiều lần, trụ sinh đâm nhờn. Bạn bè ai cũng khuyên nên đi rọi hình, thử test.
“Anh đau lâu quá rồi, phải đi bác sĩ ở nhà thương Mỹ"
“ ở Mỹ, sao không đi nhà thương Mỹ ?”
Thanh Nam cãi : “ Moa chắc là cổ moa bị nhiễm trùng, uống trụ sinh chắc sẽ khỏi.” Thanh Nam không đi nhà thương mà chỉ đi vào nhà bếp nấu phở. Trên cổ chàng dần dần hiện ra những cục tròn nhỏ, từ từ lớn dần thành khối u. Cuối cùng , chị Lai Hồng khuyên được chàng và chở chàng đi khám bệnh. Bác sĩ Faith giải phẫu cổ chàng , cắt bỏ ống nói và ống dẫn hơi rồi khoét một cái lỗ nhỏ cho chàng thở.
Dr. Faith giảng: “Loại cancer này sau khi giải phẩu thì thường khỏi bệnh, nhưng vì để lâu quá, bệnh đã lan ra những bộ phận khác. Nếu biết sớm, cắt bỏ đi thì tuy mất tiếng nói nhưng còn giữ được cái mạng.”
Tôi đặt câu hỏi: "Chồng tôi có thể sống đựơc bao lâu?"
“Several months.”
“ nghĩa là bao nhiêu năm? Thưa bác sĩ.”
“ I don’t know.”
Chín năm chung sống ở Saigon, Thanh Nam không phải là người chồng tốt. chúng tôi lấy nhau có đám cưới nhưng không có hôn thú. Khi con gái đầu lòng học hết lớp mẫu giáo , chàng mới chịu đóng tiền đút lót một ông lý trưởng ở Quảng Nam để ông ta cấp cho một tờ hôn thú lậu và làm giấy thế vì khai sinh cho con. Giấy tờ giả làm xong, Thanh Nam nói: “Anh rất quý bạn bè bằng hữu. Giữa bạn và vợ, nếu bắt buộc phải chọn một, thì em là người anh bỏ”.
Bạn hiền của Thanh Nam là tất cả đàn ông chàng đặt lòng thành và tình hiếu hữu. Khi đất nước còn chia đôi hai khối hận thù, miền Nam nằm dưới miền Bắc, chính quyền miền Nam cải tổ toàn thể cục diện, thành lập bộ chiêu hồi tượng trưng bằng một vòng tay ấm dang rộng ra để ôm lấy anh cán binh Việt cộng quay về chính nghĩa . Lòng Thanh Nam cũng bao la như cánh cửa chiêu hiền, cũng rộng mở như thùng thư trước ngõ mang tên số nhà chàng ở, cũng ấm như hộp PO. Box đặt trong sở bưu điện và nhẹ như con tem dán vào góc bì thư gửi tình theo gió mang đi.
Huy Quang Vũ Đức Vinh bảo: “Nó với Mai Thảo ... chơi đêm ngủ ngày, một đằng thì uống bia, một đằng thì đánh bài, một năm dọn nhà bốn lần, vợ moa cấm moa chơi với hai tay này.”
Nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn cũng nói: “ Có.. có khi.. hồi còn độc thân ở Sài Gòn , anh Thanh Nam tiêu nguyên một tháng lương vừa mới lãnh ra...trong ..một đêm.”
Tháng chạp năm 1966, tôi gặp Thanh Nam lần đầu và lấy chàng ngay trong ngày cuối tháng đó thì Thanh Nam đã là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền.Khi một phụ nữ gặp gã đàn ông chưa quá vài lần mà đã ngủ với hắn ngay và lấy hắn làm chồng liền, đó là hoả hoạn của tình dục, của hoang dâm bấy lâu đè nén đã thừa cơ bật dậy. Những cuộc hôn nhân vội vã như thế này thường xuyên có thể đưa đến đổ vỡ, nhưng Thanh Nam và tôi lì lợm chung sống với nhau hoài bên bầy con bốn đứa. Hôn nhân của chúng tôi đứt đôi vì có một cái chết.
Thanh Nam xoè bàn tay ra :
“Em ngửi tay anh có thơm mùi nho khô không?”
Những điếu thuốc lá Pall Mall nhẹ thơm mùi nho khô. Những ngón tay thuôn dài của Thanh Nam nám màu khói thuốc. Thanh Nam ngồi đâu thì chỗ đó tất phải có lon bia Hams và bao thuốc lá Pall Mall màu đỏ bầm.
Dr.Faith bảo: “ Thuốc lá có thể gây ung thư cổ họng.”
Đến với Thanh Nam trong tình yêu vỡ lòng là Hồng Ngọc, cô gái yểu mệnh chết non trước đợt di cư 1954. Hồng Ngọc là tên truyện viết đầu tay của Thanh Nam, người yêu nhỏ lìa đời trong tuổi thanh xuân 18, lúc dong chơi trên ngọn đồi cát màu vàng loãng, dưới hình mặt trời tròn như cái đĩa đồng và những khối mây lớn xù lông trắng đục.
Khi ung thư giết chàng lần mòn, Thanh Nam vẫn mộng thấy nàng:
Cùng với giá băng em trở lại.
Tóc xưa Hồng Ngọc thuở xuân nồng.
Thương yêu siết nhẹ vòng tay cũ.
Em gọi tình xa tỉnh giấc gần.
Sàigòn cũng có những tháng ngày ướt mưa và sương rơi từ những đường thẳng trên cao xuống các mái tôn và ống máng trong hẽm dài, Thanh Nam khoác áo ra đi theo hướng ánh điện đỏ vàng dẫn tới rạp hát Bích Thuận lúc trên sân khấu người đẹp Bích Sơn đang diễn xuất một màn ca kịch bi thương, để đêm đó Thanh Nam về nhà rung đùi uống bia, đốt thuốc lá viết câu đối đăng lên báo Thẩm Mỹ:
“Kiều nữ Bích Sơn, nàng đứng nhìn gì trên núi biếc?”
Rồi mũi tên Cupid lại chỉ đường Thanh Nam dến một sân khấu vĩ đại hơn , một vòng quay ánh sáng chói mắt hơn, một đám đông xô bồ chen chúc người mộ điệu: Đoàn ca kịch Thanh Minh Thanh Nga. Chàng đã bứng cây si từ Kiều nữ Bích Sơn sang Kỳ Nữ Thanh Nga, huy chương vàng quý báu nhất của miền Nam trái ngọt cây lành. Cải lương ngọt như sầu riêng, mít tố nữ, ổi xá lị, mãng cầu dai.
Trưa Lái Thiêu xưa vườn tiếp vườn.
Trĩu cành trái ngọt thở hương thơm.
Hồi đó, nếu Sàigòn là hòn ngọc Viễn đông thì Thanh Nga là một của những hòn ngọc Sàigòn. Đêm đêm, nàng hát nhạc vàng, ca vọng cổ, đóng tuồng tích trên bục gỗ... nàng có một cuộc đời thật để sống và nhiều cuộc đời ảo cũng để sống...nàng có tiền , vàng, và nhà.. Nhưng quả thật Thanh Nga là người nữ tù bị nhốt trên sân khấu, là Hằng nga ngủ ngày, xa cuộc đời, xa xã hội, nàng viễn mơ và viễn thị không mấy hiểu cuộc đời. Những lúc không lên sân khấu, nàng đã đọc truyện tình do Thanh Nam viết và đọc những bài phóng sự kịch trường Thanh Nam đề cao nàng. Tình yêu quả có thật giữa họ. Thanh Nam, với công việc của một ký giả kịch trường, bao phen đã khó khăn xông vào bedroom của nàng để phóng vấn viết bài cho báo. Thanh Nga ngay ngắn ngồi tiếp chàng trong chiếc kimono đẹp như tranh vẽ. Họ nhìn nhau qua khói ấm tách trà nhỏ.
Nay đã nghìn thu vào tĩnh mịch,
Những anh hùng cũ mỹ nhân xưa.
Khi còn ở quê nhà trước năm 1975, Thanh Nam đã phát hiện sở thích đi chợ mua đồ ăn. Mấy bà hàng xóm trong hẽm cụt Lý Thái Tổ thỉnh thoảng ré lên cười:
“ Coi kìa! ông nhà báo đi chợ để vợ ở nhà.”
“ Đôi giày láng lườm của ổng dính dơ bùn chợ hết rồi! Coi coi...ông ta cố dấu bó rau muống trong túi ny lông nhưng cái bó muống nó dài quá, nó cứ thòi ra không thụt vào.”
Ngày tháng êm trôi trước khi bệnh, Thanh Nam đi chợ không do dự, mỗi tuần lễ ba lần sau giờ làm việc cho báo Đất Mới. Hồi còn ở miền đông, ông bạn Trần Đình Hồng Lâm đã kêu :”Tính toa sao lạ vậy, chứ moa thì không thể nào muốn đi chợ chút nào hết!:”
Tôi lắc xắc xen vô: “ Safeway, Fred Meyer, Alberson...là những nơi chỗ vui chân mà Thanh Nam mến thích, còn tôi thì mỗi tuần lễ đi chợ một lần là quá cỡ!”
Ba thằng con trai cũng thường theo bố mẹ đi chợ hồi mới đến Seattle. Một sáng chủ nhật, Thanh Nam hối hả giục cả nhà đi Safeway mua xương bò nấu phở Bắc. Nấu phở mệt phờ người ra, nấu xúp bui-da-bét..lòng tôi cũng bét nát ra luôn vói món xúp này...ai trong cái nhà này phải đứng nhặt giá, rửa rau, cắt củ cải, xắt hành, thái thịt bò, nướng gừng, luộc bánh phở và may một cái túi nhỏ xíu đựng gia vị phở Bắc quê hương...Khi công việc của người bếp phụ xong, đầu bếp chính Thanh Nam bước vào bên bếp điện, mở tủ lạnh lấy xương bò ra tắm rửa kỳ cọ, cắt bỏ mấy cục mỡ thừa vứt đi, rồi nêm vào thùng nước dùng ba muỗng nước mắm,một dúm bột ngọt, một cục đường phèn Quảng Nam, nửa cục đường phổi Quảng Ngãi!
Chàng phân tích: “Người Huế không nấu ăn ngon được vì họ ăn cay quá, nấu phở cần phải tận tình đứng vớt bọt, nhưng đừng vớt mỡ thẳng tay quá!. Khi thưởng thức tô phở, em nên biết rằng phở cần chút nước béo, vài ba giọt sao óng ánh.”
Cầm đôi đũa cả trở lát thịt xào lăn trên chảo mỡ, Thanh Nam bảo: “Ở Việt Nam, anh đã ăn cải làn, bí đao, bầu... Sang đây, anh không thể nào ăn zucchini và brocoli được. Ăn phải đúng cách, nấu phải đúng kiểu, món nào ra món đó.”
Một chiều thứ bẩy trong Safeway thịt bò bán đại hạ giá., buy one get one free. Thừa lúc Thanh Nam mãi chọn mấy miếng thịt thăn, thịt mông, ba rọi...thằng con lớn đẩy xe đi chất hai két nước ngọt.Thanh Nam nạt: “Không được mua nhiều nước ngọt như vậy.”
Thằng bé vặn hỏi: “Tại sao không được hả bố? Coi! Bố mua bao nhịêu két bia kìa!”
“Bố lớn, mày nhỏ.”
“Mình equal mà bố”
Tôi chen vào: “Mình bình đẳng mà bố.”
Khi đồng hồ trong chợ chỉ đúng vaò số 5 , thời gian ấm nhất của ngày, thằng con lớn đòi về nhà gấp, Thanh Nam bảo tôi gọt vỏ khoai tây, cắt thành khối vuông nhỏ để chàng làm mashed potatoes. Cao thủ đầu bếp trong ngôi nhà Lỗ Tấn này sở trường nhiều món chứ không phải một vài! Khoai tây nghiền bấy xong, Thanh Nam trộn thịt jambon vào rồi dùng thìa lớn múc ra bốn đĩa cho bốn đứa con đang há miệng như bốn cái mỏ hoét.
“Non quá bố ơi!”
Thanh Nam cười giỡn thằng Cu Tý: “ Bố ngon mà con...À bố tên gì?”
“ Xanh Nam !”
Thanh Nam quay lại bếp điện xúc thêm một đĩa khoai bấy đưa cho tôi :
“Em ăn đi.”
Thứ bẩy tuần sau, trẻ con không chịu đi shopping với bố mẹ. Khi ở chợ về, tôi chạy vội vô nhà, vì mấy ngày trước, họ đạo ở miền Đông điện thoại cho biết đã gửi hai thùng áo quần và đồ chơi cho trẻ con.
Thanh Nam khệ nệ xách hai túi đồ ăn từ xe vào bếp cất giọng cà khịa:
“ Ra xe đem đồ ăn vào chứ em, em để một mình anh phải xách hai cái túi này nặng ..nặng nặng... đựng hai ga lông sữa bò ở trong.”
Ba thằng con vội chạy ra bê đồ ăn vào một phút xong ngay.
Ba năm trôi mau, vầng trăng chưa qua hết mấy chu kỳ sáng tối thì Thanh Nam vào bệnh viện, mổ, khám và tái khám. Sau cuộc giải phẩu rùng rợn, Thanh Nam vẫn gượng gạo khoẻ mạnh, bộ mặt thụng xuống dưới áp lực của ống nhựa, ống hút đặt trong mũi trong miệng. Từ ngày mất tiếng nói, chàng viết : “Ngày xưa ăn chơi, sang Mỹ bỏ chơi chỉ còn ăn... Một thằng khoái ăn ngon như anh mà trời không cho đớp.” Rồi lại viết: “Cái khổ của kiếp người là chỉ có một đời để sống mà lại có quá nhiều đời khác để mơ.”
Mỗi tuần lễ, Thanh Nam đều soạn sẵn một thực đơn:
- Chủ nhật ngày 10 tháng 6: Cơm thịt bằm xào dưa leo hoặc cà chua nhồi thịt.-Canh sườn heo rau cải xanh, hoặc bí đao.
- Thứ hai ngày 11 tháng 6: Gà nấu nấm ăn với cơm hoặc bánh mì.
- Thứ ba : Spaghetti ăn với sauce cà chua. Gà nấu nấm ( left over }
- Thứ năm ngày mười bốn tháng sáu: Phở.- Ngâm gạo nếp nấu xôi.
Thanh Nam đọc sách, ôm kinh Phật tung âm thầm, cố gắng tập thể dục thực hành những lời thiền chỉ dạy. Hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm. Có những đêm thức giấc, đứng sau cửa kính mờ, Thanh Nam nhìn ra ngoài trời không trăng sao, có những ngày an phận nín câm, Thanh Nam đi tới đi lui, ngồi nằm... Có khi con cái tan trường về, Thanh Nam vui cười nấu ăn, coi tivi, lòng thư thái an lành như lá bạch dương êm ái chạm vào nhau khi có gió. Còn tôi ngồi bên cạnh, tôi nghe bộ tiêu hoá của chàng réo sôi ùng ục, đồ ăn cử động trong bao tử, chuyễn từ ruột non tới ruột già xuống hậu môn. Bằng hũu đến thăm, gửi thư gửi thiệp chúc mừng . Thơ và văn, thiền và thuốc, và những cơn đau khủng khiếp vỡ đầu bễ ngực từ cái ống nhựa đặt trong cổ thay thế cho thanh quản, khí quản gì đó phải cắt bỏ vứt đi, và từ những phản động hoá học của thúôc mê, thuốc tỉnh, thuốc viên, thuốc nước,thuốc bột, trụ sinh, an thần, morphine .
Thi sĩ Huyền Không, tức là Hoà thượng Thích Mãn Giác, víêt thư thăm, gửi theo hai câu thơ.
Ta từ vô sinh tử về chơi,
Ngồi trên chóp đỉnh, mỉm cười với trăng. (Huyền Không.)
Thầy Mãn Giác khuyên tôi đừng quá sợ hãi bệnh hoạn của thân xác, nên an nhiên tự tại_chữ của nhà Phật_có nghĩa là mặc kệ, để đó, dẹp đi... chấp nhận cái bất hạnh, như cậu bé mỉm cười với trăng. Tôi hãy chuẩn bị lo cho Thanh Nam một ba lô nhẹ, một va li nhỏ để chàng dễ dàng xách theo trong chuyến đi chót. Đôi mắt sắt đá của tôi có bao giờ biết khóc?. Thầy Mãn Giác vẫn dạy tôi những bài Thiền học để tâm tính đằm lại. Người Mỹ đã bắt đầu học Thiền để mưu lợi cho sức khoẻ và cầu an cho tâm thần. Sao tôi mãi mãi mang nặng những khổ đau vô thần ? Chàng em trai của tôi vẫn mắng tôi như vậy.
Thanh Nam đem xấp giấy ra viết xuống: "Thích Mãn Giác ngày xưa có theo Cộng sản không? "
Trông Thanh Nam lúc đó giống như một chiến sĩ H.O. Tôi trả lời:
“Không. Báo Mỹ bảo Thầy là một chiến sĩ chống Cộng. Thầy là một Thiền sư vẻ mặt tương tợ như một Samurai trong các môn võ thuật Nhật bản.”
Tôi kéo ra từ trong trí nhớ mấy câu thơ của thi sĩ Huyền Không :
Chùa xưa mái ngói cũ,
Trèo lên kéo cây sào.
Đêm khuya rồi không ngủ,
Khều rụng bao nhiêu sao.
Thầy Mãn Giác một lần hỏi tôi : “Chị Túy Hồng còn nhớ tên người đàn bà Việt Nam đầu tiên vào chùa tu là gì không?”
Sư Huyền Không hứa sẽ gửi thêm một số tài liệu Phật pháp trong đó có chương bàn về Mạn Đà La.
Thầy Mãn Giác ngày xưa tu học ở chùa Bảo Quốc Huế, du học tại Nhật Bản. Chùa Bảo Quốc xưa, một hàng thông xanh, một một luống cải xanh. “Gió thông đưa kệ tan niềm tục, hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời." Bươm bướm toả ra một đoàn rộng cánh bay, ve ve thì tụ lại trong các lùm cây. Gần chùa có một tiệm cho thuê xe đạp, hai ba cái lốp xe bằng cao su và những xích sắt treo vào vách. Ngày đó một mình , tôi đạp xe qua cầu Ván, rượt tới Morin, ghé Sát-Făn-rông mua bánh choux à la crème, rồi phóng tới ngã giữa. Tiệm cho thuê sách Ngô văn Mạch mở cửa bảy ngày trong tuần. Tôi ký tên vào cuốn sổ cũ mướn mấy cuốn tiểu thuyết của văn sĩ Thanh Nam về nhà đọc.
Thanh Nam đã viết quá nhiều tiểu thuyết loè loẹt màu sắc xã hội đắng cay, viết một cách dễ dàng và kiếm sống bằng ngòi bút của mình... Chàng viết cho bà nội trợ đọc, cô bán hàng đọc, nữ sinh, nữ công chức đọc.. và đã bắt đầu viết khi tuổi đời còn sớm bảnh mắt, khi trí khôn và sức học chưa đủ cho một người cầm bút. Thanh Nam dùng thì giờ để đi chơi nhiều hơn thì giờ ngồi viết bài. Đây là một lỗi lầm không phải nhỏ. Người tu sĩ bỏ đời theo đạo, người nghệ sĩ, kẻ đã nghe tiếng gọi của nghiệp dĩ từ cao xanh, phải cố gắng thí phát thì giờ của mình vào nghệ thuật. Người nghệ sĩ Việt Nam luôn luôn nên cố gắng trau dồi khả năng ,tức là phải học hỏi thêm. Trước cái đẹp, nhà văn cảm xúc mười phần, hắn viết xuống trên giấy , người đọc chỉ nhận được một phần. Kịch sĩ, ca sĩ, văn thi sĩ, trong mấy kẻ sĩ đó, kịch sĩ đóng hài kịch tức là những cây cười cần phải học thêm nhiều hơn ai hết. Hề cần phải học. Hề là kẻ phải hiễu biết nhiều, sâu rộng và lanh trí mới ứng khẩu nói ra những lời chọc cười.
Với truyện dài, Thanh Nam thất bại. Với truyện ngắn , tức là các sáng tác nhỏ đã đăng trên các báo Hiện Đại, Sáng Tạo, Thế kỹ 20, Thanh Nam không thất bại. Tập truyện “Buồn ga Nhỏ” xuất bản năm 1962, tái bản lần thứ nhất năm 1965 và tái bản lần thứ hai tại hải ngoại năm 1983 cho thấy rằng Thanh Nam là cây bút viết truyện ngắn có ích cho tiếng Việt.
Sau năm 1975, Thanh Nam làm được tập thơ “Đất Khách”.
Thi sĩ Nguyên Sa gọi điện thoại khen: “Moa không ngờ Thanh Nam làm thơ hay đến như vậy. Nếu moa bị đày đi Côn đảo hoặc bị đưa sang Reunion, moa chỉ mang theo bên mình mỗi một tập thơ “Đất Khách”mà thôi.”
Bác sĩ Nguyễn Đăng Diệm ở Seattle cũng đã nói giữa toà soạn báo Đất Mới: “ Phải chăng bệnh ung thư đã khiến Thanh Nam làm được một cái gì....”
Nhà văn trẻ Chu Vương Miện, một cây bút chủ lực của nguyệt san Văn trước 1975, cũng viết thư thăm : “Anh buồn quá! Thơ anh thật tuyệt vời, anh Thamh Nam ạ..”
Trước năm 1975 ở Việt Nam, chợt xuất hiện các nhà văn nữ viết tự truyện. Theo giáo sư Sharon O’brien giảng dạy tại đại học Dickinson college, lối viết tự truyện chỉ thành công một phần nhỏ trong văn chương mà thôi. Đưa cái tôi vào tác phẩm, vạch sống áo để lộ tấm lưng ra, giải bày đời tư trên giấy trắng ... người viết tự truyện thường bị phê bình là thiếu đề tài, nghèo tư tưởng. Ngòai ra, văn tự truyện còn bị nói là thời thượng.
Trái lại với văn tự truyện, thơ tự tình được đề cao lên. Bà Huyện Thanh Quan với mấy bài tả cảnh u hoài tình non nước, Cao Bá Nhạ vói khúc tự tình oan khiên đau khổ đã được đưa vào sách giáo khoa dạy học, và hậu thế còn lấy tên họ đặt tên đường.
Nói chung , thơ gồm hai phần: lời và ý. Mỗi chữ mỗi câu là một sự cố tình sắp đặt gồm có âm thanh , vần điệu và màu sắc. Mỗi ý tưởng là phần thân và tâm của thi sĩ. Thơ tự tình của Thanh Nam, chữ và nghĩa không chênh lệch mấy, chữ nhiều và nghĩa cũng khá nhiều, là tâm thần bất ổn của người lìa nước ra đi lòng nao naonỗi sầu viễn xứ và nỗi buồn quốc hận Ba Mươi Tháng Tư
Canh bạc trần gian dù thắng bại
Nẻo về đất lạnh giống nhau thôi.
..................................................
Ghé thân lữ thứ trăm miền
Nõi buồn nào cũng mang tên Sàigòn.
.................................................. ........
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió sương.
.................................................. ........
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá tự do.
Thanh Nam không khéo tay làm thơ tình. Ta có thể tạm kết luận rằng Thanh Nam làm thơ vì tình bạn và lòng hiếu hữu. Rõ ràng tình bạn đã đuổi tình yêu đàn bà ra khỏi lòng chàng:
Uống say mai sớm bạn lên đường
Thân lai nương nhờ chốn viễn phuơng
Trăm hận nghìn đau nào sánh nỗi
Tấm lòng lưu lạc nhớ quê hương
Ta như giông bão tan rồi hợp
Trôi giạt còn hơn sóng đại dương.
Tình quê hương trong thơ Thanh Nam thật dịu dàng qua từng ngón tay lẵng lơ của Chàng:
Hai mươi ba tuổi gặp SàiGòn
Như gặp người yêu chưa phấn son.
Bở ngỡ làm quen thành phố lạ
Mặn nồng nhiệt đới nắng trao hôn.
Thỉnh thoảng Thanh Nam cũng làm một vài câu thơ vui.
Buổi Sáng
Ngó ra buổi sáng quê người
Tiếng xe lăn bánh, nhịp đời bon chen.
Giã từ ngôn ngữ đã lâu
Hôm nay thèm nói một câu chửi thề.
Hoặc
Bụi đời đầy đã lòi cơn sốt
Mang chuyện tương lai tháu cáy hoài.
Lâu lâu ,chàng lại viết câu đối :
“ Vừa mới Tết bính thìn, chín Tết ôm hờn xa tổ quốc.
Giờ xuân giáp tí, một xuân nào hẹn cùng quê hương.”
Thanh Nam mất sau gần mười năm ở Mỹ, xác được hoả thiêu trong một nhà táng lúc đó hoa xum xê nở banh ra. Hoa auriculas, hoa thrift và một vài hoa lạ không có tên trong tự điển Việt Nam. Giữa xấp giấy chàng viết nguệch ngoạc trong những tháng ngày mất tiếng nói, có một đoạn nhỏ: “Anh nhận thấy mấy đứa con sao dại khờ và vô tâm quá, chúng cứ tự nhiên... Nếu chúng nói được những câu buồn thương này nọ, chắc lúc anh ra đi , anh sẽ khó cất bước, khó..”
Tôi vội cãi: “Con Ti nó ăn ít quá mà anh, còn ba thằng đực thì cứ quanh quẩn ở trong nhà không nói năng... Bà y tá bảo rằng tình cảm của trẻ con đôi khi còn biểu lộ ở sự học có sút kém hay không..”
Ngày hôm sau Thanh Nam viết xuống tiếp : “Hôm nay bảo thằng Cu dẫn hai em nó đi phố chơi đi. Lấy tiền lì xì mà đi bus và tiêu cho sướng. Mười hai giờ trưa về.”
Thơ tức là người.Thanh Nam mang một lòng hiếu hữu thương bạn hiền. Tình đàn bà , người đàn bà trong thi tập “Đất khách” và trong cuộc đời ngắn hạn, bất hạnh của Thanh Nam, không được vẽ và chiếu ra rõ nét, không biết chàng đã nhung nhớ ai trong dĩ vãng khi đang nằm trên chăn gối hiện tại:
“Nửa khuya nghe động tiếng mưa buồn
Mái lạnh hiên người giọt giọt tuôn.
Chăn gối bỗng thơm mùi dĩ vãng
Dịu dàng mộng cũ ghé môi hôn”.-(Mộng cũ )
Người tức là thơ. Thanh Nam đau yếu nhưng tình bạn trong chàng vẫn dồi dào sức khoẻ:
“Xin chào bằng hữu gần xa
Dẫu chưa quen biết đã là anh em”.
.................................................. ....................
Ôi hỡi quê hương bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
.................................................. ................
Ôi bạn ôi ta ,chiều đã xế
Phù sinh thương mình ly rượu xuông
Sau hết, Thanh Nam có biệt tài làm báo, làm tổng thư ký toà soạn, làm chủ bút bao sân tất cả mọi công việc viết lách. Trang trong thíêu bài, trang cuối còn mấy chỗ trống, Thanh Nam tìm bài khác lắp vào, vá vào trám hết tất cả mọi lỗ khuyết ngay tức khắc. Chính chàng đã đề nghị quý vị chủ báo miền Nam ngày nào, hãy đưa phần tỉêu thuýêt vào trang hai để độc giả dễ dàng xếp đôi tờ báo lại ngồi đọc chuyện tình bất cứ chỗ nào.
Nhiều người bảo rằng khi đến giai đoạn cuối, cancer gây ra những cực hình tra trấn dã man, những cơn đau xé xác thân ra, bệnh nhân kêu rên ngày đêm không ăn ngủ... chỉ mong được chết để giải thoát... Nhưng Thanh Nam đã mất tiếng nói, mất âm thanh để kêu đau... Ba thằng con bất hiếu ngủ chung giường đâu có biết cha sắp chết, chúng nằm xoay ngược trở ngang, hất gối xuống giường, đạp mền xuống thảm. Thanh Nam chỉ biết ghi vào hồi ký “đau, đau, đau.”...
Trước khi đi vào hôn mê, Thanh Nam đã viết xuống “Người nghệ sĩ có những lúc sống cẩu thả, buông thỏng dây cương luân lý, nhưng em nên nhớ rằng từ ngày lấy em, anh không bao giờ phản bội thể xác em.” Đôi mắt Thanh Nam to nhưng cạn và mờ đục, lúc đó ánh lên,nhìn thẳng mặt tôi. Tôi thấy tôi hiện diện trong cái nhìn thật thà đó: ở chàng, tình nghĩa vợ chồng cũng quý báu như lòng hiếu hữu ái mộ bạn hiền.
Ngày 27 tháng 5 năm 2007- Túy Hồng
(Nguồn :Gio-o )
Thơ Xuân Đất Khách
Tác giả: Thanh Nam
Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
Mới hay năm tháng đã thay mùa
Ra đi từ thuở làm ly khách
Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
Trôi giạt từ đông sang cõi bắc
Hành trình trơ một gánh ưu tư
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữ sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bời
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa .
Ơi hỡi quê hương, bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư
Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài Một Tháng Tư !
Chấp nhận hai đời trong một kiếp
Đành cho giông bão phũ phàng đưa
Đầu thai lần nữa trên trần thế
Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ
Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Học làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do !
Bằng hữu qua đây dăm bẩy kẻ
Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
Đứa nằm yên phận vui êm ấm
Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa .
Mây nước có phen còn hội ngộ
Thâm tình viễn xứ lại như xa
Xuân này đón tuổi gần năm chục
Đối bóng mình ta say với ta .
Seattle, mùa xuân 1977 .
No comments:
Post a Comment