Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 29 November 2016

GIÁO GIAN = NGUYỄN XUÂN VINH =BIỂN ĐÔNG=

 

Friday, August 2, 2013


THÍCH CHÂN TUỆ BÀN VỀ SƯ VIỆT CỘNG KINH DOANH CHO CỘNG SẢN

TIỀN LÀM ĐỘNG TÂM, TIỀN SINH BẤT TỊNH
Kính mời quý vị xem một bài viết của 
Tỳ Kheo Thích CHÂN TU.
 
    Nếu subject không thích hợp. xin delete !


 Các Thầy “Thích Đủ Thứ” đã biến Chuà Chiền Cửa Phật thành  các "siêu thị Phật” !!!Xin mời xem và chuyển tiếp !!! Xin vô cùng cám ơn Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ, Chủ Nhiệm PHTQ.CANADA
TIỀN LÀM ĐỘNG TÂM,
TIỀN SINH BẤT TỊNH
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ.
 
  Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó. Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam  tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường. Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi, át tiếng cầu kinh và niệm chú. Các thầy đã biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”. Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng. Thầy có chùa ri thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh. 
Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn, biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo, biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật. 
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa đang biến thành dịch vụ thương mãi.
Cầu siêu: tiền. Dâng sớ cầu an: tiền. Ma chay, giỗ kỵ: tiền. 
Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi. Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền. Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.
Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh. Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu là đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quý thầy. Khi đầu óc đã dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè hình tướng thì vô hình chung nhà tu đã không còn an trú trong giới luật.
Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng vì đang lâm vào hai tình trạng cực đoan. Số các thầy sống ở “cõi trên” thì lo nói toàn những chuyện cao siều huyền hoặc. Số các thầy đang đoạ lạc vào tham ái thì biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.
Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân (KHÔNG ĐÚNG,Mấy sư bây giờ cũng còn tham sân si).
 
Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy (các sư thấy phật tử làm không đúng có quyền từ chối vì sư hiểu rõ thế nào là tu).
 
Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trễ đường tu.
Xin các đạo hữu Phật tử hãy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng. Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm sa đọa quý thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.
Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực, chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành. Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đã lạc đường quá xa về xứ Phật.
Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ suy gẫm.
 
VP.PHTQ.CANADA
,___
____________________________________________________________Stand With Our President
Show your support for raising the minimum wage. Sign the petition!
democraticgovernors.org


BIỂU TÌNH CHỐNG TRƯƠNG TẤN SANG

NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG TÊN CỘNG SẢN ĐẦU SÕ TRƯƠNG TẤN SANG


Cập nhật lúc 26-07-2013 21:35:42 (GMT+1)

Người Việt ở Mỹ biểu tình chống Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang bên ngoài Nhà Trắng, sáng hôm 25 tháng 7. Buổi sáng vùng Bắc Virginia thời tiết dễ chịu, sau nhiều ngày nóng bức bất thường của mùa hè. Một sự việc cũng hơi bất thường nữa của ngày hôm nay là chuyến viếng thăm tòa Bạch Ốc của chủ tịch nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trương Tấn Sang.
 
Nhưng một điều khác lại bình thường, như những lần viếng thăm nước Mỹ của các nhà lãnh đạo Việt Nam, là cộng đồng người Việt hải ngọai tập hợp nhau để biểu lộ sự chống đối của họ đối với ông và đối với chế độ mà ông đang là một trong những người đứng đầu.

 
Chúng tôi theo chân đoàn biểu tình lúc 8h sáng ngày 25/7 khi mọi người đang tập hợp tại khi trung tâm thương mại Eden, thủ đô nho nhỏ của cộng đồng người Việt vùng DC - Virginia - Maryland.
Ngoài những người Việt tại địa phương, còn có nhiều nhóm khác đến từ Texas, Florida, Canada… Một nười đàn ông đứng tuổi đến từ Iowa nói:
“Đoàn chúng tôi gồm 20 người đến từ Chicago, Iowa, đến đây từ hôm qua. Chúng tôi muốn yểm trợ những anh em đấu tranh cho dân chủ trong nước.”
photo456-622.jpg
Nhiều cờ vàng ba sọc đỏ, nhiều biểu ngữ khác nhau được đoàn người mang đến với nội dung chống độc tài, chống Trung quốc xâm lược, chống trưng thu đất đai trái phép, thả các tù nhân lương tâm. Một thanh niên mặc một chiếc áo thun in hình ba người tù tại Việt Nam là các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn. Anh nói:

20130725_105845-622.jpg
Đoàn chúng tôi gồm 20 người đến từ Chicago, Iowa, đến đây từ hôm qua. Chúng tôi muốn yểm trợ những anh em đấu tranh cho dân chủ trong nước. 
Một người đến từ Iowa

“Chúng tôi hợp tác với các bloggers trong nước in chiếc áo này trong những lần đấu tranh đòi trả tự do cho họ.”
Ban tổ chức cho chúng tôi biết là họ dự trù khoảng 500 người sẽ đi biểu tình, và đã chuẩn bị đầy đủ thức ăn nhẹ và nước uống.
Đoàn người xuất phát trễ hơn dự tính khoảng 40 phút, lúc 8h40 bốn chiếc xe bus lớn chở mọi người hướng đến công viên Lafayette trước cổng chính tòa Bạch Ốc.
Trước hàng rào dinh Tổng thống Hoa Kỳ, có khoảng 10 cảnh sát viên mặc sắc phục, họ giăng dây phân cách đoàn biểu tình trên lề công viên. Rất nhiều cờ vàng được giương lên cùng các biểu ngữ.
20130725_105856-622.jpg

Đoàn biểu tình bắt đầu hô to các khẩu hiệu chống ông Trương Tấn Sang cũng như chính quyền của ông, đòi trả tự do cho tù chính trị, chống thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam trước Trung quốc xâm lược. Lúc 10h có một đoàn xe dẫn đầu bởi một chiếc mang cờ Hoa Kỳ và cờ đỏ sao vàng của chính phủ Hà Nội dừng trước cổng, tiếng hô khẩu hiệu tăng cao.

 
Một điều đáng ghi nhận là đại đa số những người tham gia biểu tình là những người lớn tuổi. Một người trong ban tổ chức nói:
“Một điều rất khó khăn là những người trẻ tuổi phải đi làn việc, rồi họ cũng không hiểu cộng sản là tàn ác như thế nào.”
photo123-622.jpg
Tuy vậy cũng có khoảng hai chục người trẻ tuổi có mặt trong đoàn biểu tình, một bạn trẻ đến từ Toronto nói với chúng tôi về việc bạn tham gia cuộc biểu tình:


“Tôi rất hân hạnh đến DC tham gia cuộc biểu tình hôm nay. Hôm nay rất quan trọng vì lâu lắm rồi mới có chủ tịch Việt Nam đến gặp Tổng thống Mỹ. Việc này quan trọng để lên tiếng cùng những người trong nước, lên tiếng với chính quyền Việt Nam về việc thực hiện nhân quyền bên trong Việt Nam. Không có nhiều bạn trẻ tham gia vì họ không hiểu hết tầm quan trọng của việc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, Thùy cũng suy nghĩ về việc này rất nhiều. Và tôi nghĩ sự phản kháng như thế này sẽ có tác dụng.”
photo13.JPG

IMG_5419-622.jpg

Đoàn người biểu tình tổ chức chào cờ Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa, nhiều vị đại diện các cộng đồng thay nhau phát biểu.
Khoảng 12h kém 15 chiếc xe đen được cho là chở ông Trương Tấn Sang từ trong tòa Bạch Ốc chạy ra trong tiếng la phản đối tiếp tục của đoàn người biểu tình. Không biết từ trong xe, ông Sang có nghe thấy đoàn người không?

 
 




Thursday, August 1, 2013


GS. NGUYỄN XUÂN VINH * THEO DÒNG LỊCH SỬ



GS Nguyễn Xuân Vinh July 2013
Theo Dòng Lịch Sử
Chúng ta ai cũng có những ưu tư về tương lai của đất nước, và một câu hỏi thường đặt ra là: “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?”. Có một lần tôi hỏi ông Douglas E. Pike câu này. Ông là chuyên gia nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ về chiến tranh VN. Ông từng là giám đốc Indochina Archive ở UC Berkeley từ năm 1981, sau này từ năm 1997 ở Texas Tech University cho đến khi nghỉ hưu và qua đời vào ngày 13/5/2002. Câu trả lời của ông là:“Không bao giờ tôi trả lời câu hỏi này …. ”.
Tôi thật thông cảm với ông Pike vì, với sự hiểu biết của ông, tuy không nói ra nhưng tôi chắc ông nghĩ rằng: cộng sản sẽ sụp đổ duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.
Đi ngược lại dòng lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi khi có sự thay đổi quan trọng trên đất nước, thì tình hình chính trị, và tất nhiên là tình hình quân sự, bao giờ cũng đột biến. Tuy vậy, trước đó thế nào cũng có những triệu chứng báo hiệu rằng có việc quan trọng sắp xẩy ra, nhưng khó tiên đoán được ngày nào sẽ xẩy ra.
Trở lại hơn một trăm năm trước đây, qua hoà ước Patenôtre ký năm 1884, khi triều đình Việt Nam dâng đất nước cho thực dân Pháp thống trị, thì trước đó những người theo dõi tình hình đưa quân viễn chinh chiếm thuộc địa của những nước Tây Âu cũng biết được rằng vấn nạn mất nước của những tiểu nhược quốc sẽ xẩy ra, duy chỉ không đoán được vào thời điểm nào mà thôi. Vào thời đó, trên đất nước ta, thì Nam kỳ đã hoàn toàn là thuộc địa của chính phủ Pháp. Rồi tới năm 1882, khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai và sau đó tiếp tục đánh chiếm những tỉnh thành khác ở Bắc kỳ, thì triều đình nhà Nguyễn không còn uy thế nào với người dân Việt. Để làm áp lực với Triều đình Huế, ngày 15 tháng 7 năm Qúi Mùi (1883) Toàn quyền Harmand và Đô đốc Courbet đem chiến thuyền vào đánh cửa Thuận An là cửa ngõ vào kinh thành. Triều đình Huế đang gặp cảnh bối rối vỉ Vua Dực Tông vừa băng hà. Các quan Đại thần phải ký hoà ước nhận sự bảo hộ của Chính phủ Pháp. Văn bản chính thức đưa Việt Nam chịu Pháp thuộc được ký kết ngày 6 tháng 6 năm 1884, năm Âm lịch là Giáp Thân, khi Công sứ nước Pháp ở Bắc Kinh là ông Patenôtre trên đường đi nhậm chức, nhận được chỉ thị của Chính phủ ở Paris đi cùng với Khâm sứ Rheinart ra Huế thương lượng với Triều đình nước ta để sửa đổi vài khoản trong hiệp ước Qúi Mùi cho thích hợp với chính sách chia để trị của Pháp.
Nhửng lần khác, có sự thay đổi chính thể trên đất nước ta, cũng có những diễn biến tương tự. Trước tiên là có những dấu hiệu suy thoái để dẫn tới một biến động. Mồi lửa châm ngòi nổ cũng đột ngột. Lấy thí dụ tiếp theo là ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi chỉ trong một đêm quân đội Nhật tước khí giới quân đội Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Diễn biến này cũng bất thường nhưng sự việc cũng có thể biết trước duy không biết là ngày nào xẩy ra vì lẽ dễ hiểu là hai lực lượng quân sự, Pháp và Nhật, mà không phải là đồng minh trong một trận chiến toàn cầu, thì tất nhiên không thể nào cùng sát cánh đứng chung dài lâu được. Đầu mối làm quân đội Nhật phải phát động là Toàn quyền Đông Dương khi đó là Đô đốc Jean Decoux, tuy trực thuộc chính phủ Vichy ở Pháp nhưng có dấu hiệu đã liên lạc với Hải quân Hoàng gia Anh ở Viễn Đông.
Tiếp theo là ngày 15 tháng 8 năm 1945 khi Nhật xin đầu hàng Hoa Kỳ. Sự việc này có thể đoán trước được khi chiến cuộc Thái Bình Dương thu dần về Okinawa và tiến vể Tokyo. Dấu hiệu báo trước là ngày 26 tháng 7 năm 1945, khi Hội nghị các nhà lãnh đạo Đồng minh ở Postdam ra tuyên cáo đòi Nhật đầu hàng. Ngòi nổ báo động sự việc là hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki những ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945. Vào dịp này Việt Minh đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Sau đó, Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng vào ngày này thế giới chỉ chú trọng vào Lễ đầu hàng của Nhật do Đại Tướng Douglas MacArthur chủ toạ trên chiến hạm USS Missouri đóng neo ngay ở ngay vịnh Tokyo.
Thời điểm lịch sử tiếp theo là ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Đây là ngòi nổ đưa đến hiệp định Genève chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7, năm 1954 và dẫn đến sự thành lập Việt Nam Cộng Hoà ở dưới vĩ tuyến 17. Sự việc này cũng là đột biến vì trước đó một năm hay chỉ là vài tháng thôi, không ai nghĩ đến chuyện có giòng sông Bến Hải ngăn cách Bắc và Nam, hai miền của đất nước.
Mốc lịch sử tiếp theo mà chúng ta không ai quên được là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975. Biến động này bắt nguồn từ ba năm trước đó, sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Chủ Tịch Trung Cộng Mao Trạch Đông để sau đó cho Henry Kissinger mật đàm với Lê Đức Thọ soạn thảo hiệp định ngưng chiến ký ngày 27 tháng Giêng năm 1973 cho Nixon được rút quân Mỹ về nước nhưng lại để cho VC với sự trợ giúp khí giới của Nga sô mở cuộc tấn công toàn diện vào miền Nam VN bắt đầu từ ngày 13 tháng Chạp năm 1974. Những ngày cuối cùng, quân viện không đầy đủ, Quân Lực VNCH bị bó tay, đã chiến đấu tới viên đạn và giọt xăng cuối cùng.Ngòi nổ báo động lần này chính là vụ Watergate đã xẩy ra để cho Nixon phải từ chức ngày 9 tháng 8 năm 1974.
Qua nhửng sự phân tích kể trên, nếu chúng ta muốn biết đất nước Việt Nam, dưới sự cai trị độc tài và thiếu nhân tính của Đảng Cộng Sản sẽ đi về đâu,và muốn đoán được thời điểm nào chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tàn lụi thì phải theo thứ tự:
·Tìm dấu hiệu suy sụp.
·Tiên đoán dài hạn.
·Tìm điềm báo hiệu.
Một nhận xét chung là mỗi lần quốc biến như vậy bao giờ cũng có sự tham dự của các nước liên hệ trực tiếp như Pháp và Hoa Kỳ và gián tiếp như Nga và Trung Quốc. Xét về tình hình hiện tại trên nước nhà mà muốn có một nhận xét về tương lại của đất nước, ta phải xét về sự liên hệ giữa hai nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà ta viết tắt là VN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà ta dùng chữ quen thuộc để viết tắt là TQ. Ngoài ra trong bài viết này, khi nói đến những chế độ cầm quyền độc tài cộng sản thì chúng tôi dùng nhửng danh từ là Việt cộng và Trung cộng.
Hiện Tình Chủ Quyền Đất Nước
Tình hình thế giới đang trở nên căng thẳng . Quyết định cuả Hoa Kỳ quay trở lại Á Châu đã nói lên vấn đề trầm trọng cuả mối đe doạ đến từ Trung cộng.Sau khi nước này lớn mạnh do nhận được sự đầu tư cuả chính Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, Trung cộng đã duy trì toàn bộ hệ thống chính quyền cai trị sắt máu thời cách mạng vô sản và hệ thống kinh tế chỉ huy quốc doanh, tích lũy toàn bộ nguồn vốn khổng lồ vào Nhà Nước. Người dân hoàn toàn không được hưởng mọi điều, kể cả nhân quyền và đời sống vật chất thường ngày. Trung cộng dùng nguồn vốn thu thập được mang đổ vào Phi Châu và Nam Mỹ để khai thác tài nguyên khoáng sản trong đó có dầu mỏ. Trung cộng cũng đã dồn nguồn vốn vào nỗ lực trang bị quốc phòng và canh tân vũ khí. Những nhà nghiên cứu chính trị quốc tế phải nhìn thấy ngày nay Trung cộng tin rằng đã đủ mạnh về kinh tế để có thể hất cẳng các nước Tây phương ra khỏi lục địa Phi châu và đe doạ quyền lợi cuả Hoa Kỳ tại chính Mỹ Châu và Trung Đông, đồng thời lấn chiếm, gây bất ổn khắp nơi trên thế giới, trong đó có Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Riêng với Việt Nam thì Trung cộng là nước lân bang “Sông liền sông núi liền núi” đã từng có “Hạt gạo cắn làm đôi” thì VN không thể không bị ảnh hưởng và bị xử dụng như một “Chiến trường lớn cho Hậu phương lớn của Trung cộng lần thứ hai” trong bối cảnh hiện nay. Ta hãy nhìn tình hình Chủ Quyền đất nước hiện nay trong tình hình tranh chấp Biển Đông như thế nào. Đối với thế giới, Tập Cẩm Bình khi họp thương đỉnh tại Hoa Kỳ ngày 8 tháng 6 năm 2013 đã ngang ngược coi thường Quốc Tế, và dám tuyên bố với Tổng Thồng Barack Obama rằng: "Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa”.
Việt Nam trong lịch sử từ cổ chí kim, luôn bị Trung quốc từ phương Bắc tìm cách thôn tính và bằng mọi cách đồng hoá trong 4 thời kỳ Bắc thuộc nhưng đều bị thất bại. Ngày nay Trung cộng đang hung hãn chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông một cách thô bạo và ngang ngược, bất chấp chủ quyền cuả các nước trong vùng, bất chấp luật lệ quốc tế vả các yếu tố lịch sử đã thành văn có chứng tích qua nhiều niên kỷ. Trung cộng đã ngang nhiên tự vẽ lằn ranh biên giới trên biển với hình lưỡi bò lấn sát vào bờ biển các nước mặc dầu Quốc tế đã quy định về thềm lục điạ cuả mỗi nước là hai trăm hải lý. Trung cộng đã lấn sâu vào bờ biển các nước trong vùng Biển Đông chỉ còn hai mươi hải lý và tuyên bố “chủ quyền này không thể tranh cãi. Với hành động này, Hải lộ quốc tế trên Biển Đông đi từ Nhật Bản, Nam Hàn qua Ấn Độ Dương, để đi tới Phi châu và Trung Đông sẽ đi qua vùng Trung cộng kiểm soát. Trên đất liền, Trung cộng cũng không từ bỏ mọi hành động thôn tính các nước lân bang, và đã chiếm đoạt và sáp nhập Tân Cương và Tây Tạng vào lãnh thổ Trung cộng. Việt Nam cũng không tránh khỏi mưu tính này.
Trong Chiến Tranh Lạnh, miền Nam Việt Nam đã từng là vị trí chiến lược mà Hoa Kỳ đã hiện diện trong nhiều thập niên để ngăn cản không cho làn sóng Chủ Nghiã CS tràn xuống Đông Nam Á và Nam Bán Cầu. Nhưng với Hiệp Ước Paris, Hoa Kỳ đã bí mật ký kết để cho Hà Nội tiến chiếm Miền Nam thống nhất lãnh thổ để thiết lập thế Chiến Lược mới khi quyết định xoá bỏ VNCH để đổ nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào Hoa Lục trong kế hoạch Toàn Cầu hoá nền Kinh Tế Thế Giới. Trung cộng đã không bỏ lỡ cơ hội khi Hoa Kỳ rút khỏi VN, và đã bằng mọi cách, gây ảnh hưởng mạnh mẽ vào đất nước này. Hiện nay ta có thể coi như là Trung cộng đã kiểm soát VN hoàn toàn. Mở đầu là cuộc chiến biên giới năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình nói là phải “Dạy cho VN một bài học”. Sau đó, Hà Nội hoàn toàn cúi đầu thần phục Bắc Kinh.
TQ coi VN như một điạ điểm chiến lược trên đất, gắn liền với Biến Đông. Ảnh hưởng mạnh mẽ cuả TQ đến VN đang thể hiện trong nhiều lãnh vực từ chính trị, kinh tế, môi trường đến văn hoá và lịch sử dân tộc. Trước hết là kế hoạch khống chế hai nguồn nước Hồng Hà và Cửu Long cuả hai đồng bằng vựa luá lớn cho cả nước. TQ đã đắp nhiều đập ngăn nước trên thượng nguồn cả hai con sông chính của VN. Với dòng sông Hồng sau khi các đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Đà và Sông Hồng bên kia biên gii đóng lại thì toàn vùng luá gạo đã bị kiệt nước nhiều tháng. Các con đập trên thương nguồn sông Mekong phiá TQ đã làm lượng nước phù sa giảm đi nhiều khiến nước biển tràn vào cửa sông Cửu Long làm nước ở cửa biển bị nhiễm mặn. Một khi con đập cuối cùng tại Lào đắp xong thì Trung cộng có thể vắt kiệt nước sông Cửu Long. Hiện nay đang có sạt lở khắp nơi tại Cà Mau, là vùng đất phù sa bồi nhiều trăm năm trước. Thêm vào nữa, vì TQ kiểm soát lượng nước ở thượng nguồn nên ngoài việc hạn chế được sự sản xuất của hai vựa lúa ở những đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, còn làm cho cuộc sống của ngừoi dân Việt làm nghề chài lưới càng thêm khốn khổ.
Từ ngày Việt Minh cướp chính quyền, và trong suốt thời gian chống Pháp, và sau này trong cuôc tấn công để cưỡng chiếm miền Nam, Việt cộng đã lệ thuộc hoàn toàn vào Hoa Lục, với sự chỉ đạo trực tiếp cuả Trung cộng. Tới thời gian hiện tại, mọi chỉ thị cuả Bắc Kinh đang được âm thầm thực hiện, đều theo kế hoạch làm biến toàn thể VN thành một bộ phận của TQ. Đất nước đang bị Cộng Sản Hà Nội giao hoàn toàn cho Bắc Kinh quyết định.
Các rừng đầu nguồn, từ Bắc chí Nam đã cho quân Trung cộng âm thầm chiếm đóng trong kế hoạch cho thuê rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm. Các làng TQ mọc lên khắp nơi tại VN cũng như kế hoạch khai thác Bô Xít tại cao nguyên Gia Rai và các công trình trúng thầu xây cất nhà máy ở khắp nước mà công nhân được tuyển dụng tại TQ, và khí cụ được chuyển sang từ phương Bắc. Việt cộng đã bị ép buộc phải bỏ chiếu khán nhập cảnh cho Trung cộng và điều này làm cho cuộc di dân TQ tràn ngập sang VN. Tại VN, người dân bị cướp đoạt mọi quyền tự do nên cho đến nay không có một cuộc kiểm tra thống kê chính thức để biết kế hoạch kiểm soát và Hán hoá VN đã tiến hành đến mức độ nào hay đã vượt quá mức báo động như đã lên tới 40% xẩy ra trước đây ở Miến Điện.
Tình Hình Quân Sự
Để chuẩn bị xâm chiếm miền Nam của chính phủ VNCH, Việt cộng đã từng có một đạo quân gồm hơn một triệu người được tiếp viện võ khí đầy đủ bởi Liên Sô và có sự hậu thuẫn và cố vấn của Trung cộng. Sau thời điểm 1975, Việt cộng bị giằng co giữa hai thế lực cộng sản là Trung cộng và Liên Sô. Để làm giảm lực lượng của Việt cộng nên Trung cộng đã viện trợ quân sự cho Căm Pu Chia dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ để giúp cho quân đội nước này quấy rối biên giới VN và có lần đánh chiếm đảo Phú Quốc, và bắt đi mấy trăm người dân Việt sống trên đảo. Vì muốn chấm dứt tình trạng này nên vào ngày 13 tháng 12 năm 1978 Việt cộng đã tấn công toàn diện và chiếm đóng Căm Pu Chia để lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Chiến dịch này đã làm cho giới lảnh đạo Trung cộng nổi giận và mở đầu cho cuộc chiến Việt-Trung kéo dài từ ngày 17 tháng 2 cho tới ngày 18 tháng 3 cùng trong năm 1979, chỉ chấm dứt khi Trung cộng tuyên bố là đã thực hiện được kế hoạch trận chiến đánh chiếm 6 tỉnh biên giới và tuyên bố lui quân. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nhưng cả hai bên đều thiệt hại nặng, số tử vong mỗi bên đều lên tới hàng mấy chục ngàn quân binh. Vì trận chiến diễn ra trên phần đất VN nên người dân thường đã phải trả giá nặng nề về nhà cửa và nhân mạng. Sau cuộc chiến tranh chính thức, những cuộc xung đột biên giới còn kéo dài thêm mười năm cho đến năm 1989 mới tạm ngưng tiếng súng. Qua cuộc chiến này cả hai bên cùng rút được nhiêu kinh nghiệm, nhưng khi đem áp dụng thì lợi thế lại về bên Trung cộng. Trong những ngày đầu đưa quân qua biên giới, Trung cộng có “đạo quân thứ Năm” xuất hiện là những người Việt gốc Hoa dã từ lâu sinh sống ở những tỉnh địa đầu và những kiều dân này đã hướng dẫn những đoàn quân tiên phong chiếm đánh những vị trí quan trọng. Một kinh nghiệm đau thương nữa cho VN là đoàn quân Trung cộng đã rất dã man, bắt và hãm hiếp phụ nử không kể là người dân thường hay cả những phu nữ mặc quân phục bị bắt như là tù binh. Những sác người loã lồ còn để lại bị cắt vú, mổ bụng, hình ảnh trông thật thương tâm, mà Việt cộng phải che dấu vì nếu công bố ra sẽ làm lòng dân phẫn nộ, hận thù Tàu khựa, và đàn anh Trung cộng nổi giận. Những hình ảnh này mới đây đã được tìm thấy và công bố trên các mạng lưới toàn cầu. Bài học cho phe Trung công là, dùng bộ chiến, họ đã đánh giá thấp sự phản công của Việt cộng và trong hai ngày đầu lâm trận phe Trung cộng đã có 4000 binh sĩ thương vong. Với một quân số vào khoảng 120 ngàn tràn qua biên giới bằng ba ngả mà phải nhiều ngày mới chiềm được ba tỉnh thành lớn là Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn.
Rút kinh nghiệm chiếm đóng VN bằng võ lực không phải là đắc sách, Trung cộng nay đã dùng chính trị và kinh tế để ép được Việt cộng phải hàng phục, dâng đất, dâng biển và trên thực tế đã chiếm trọn được toàn thể VN bằng những biện pháp di dân, lũng đoạn kinh tế và mua chuộc lãnh đạo. Khởi đầu trong kế hoạch di dân để thành lập “đạo quân thứ Năm” trên toàn quốc, Trung cộng đã cho quân sang làm thường dân tiến qua biên giới, từ xa lộ huyết mạch Hoa Nam nối với Đường Trường Sơn vào tới Bình Dương nơi lập raĐông Đô Đại Phố là một trung tâm kinh tế lớn với kiến trúc hoàn toànđặc trưng văn hoá Hán Tộc. Các làng TQ đã mọc theo, người TQ tự làm, tự quản không tiếp xúc với người Việt mà chỉ xử dụng Đường Trường Sơn qua xa lộ Hoa Nam để về nước. Các kế hoạch bố trí quân sự cuả Trung cộng đã làm cho một số cấp chỉ huy quân sự Việt cộng nay nghỉ hưu phải lo ngại. Một vài người đã lên tiếng về kế hoạch trồng rừng và chiếm lĩnh cao điểm, trá hình là trung tâm khai thác Bô Xit, thuộc vào chiến lược quân sự của Trung cộng, nhưng không được chú ý. Các lực lượng tranh đấu cho nhân quyền trong nước, đang từng bước đòi hỏi sự bạch hoá này cho toàn dân được biết, nhưng đang bị đàn áp khốc liệt.
Với chiến lược gài quân ở khắp nơi, dùng những đập nước ở thượng nguồn để làm áp lực kiểm soát sự sản xuất lúa gạo, và cùng một lúc khủng bố dân Việt làm nghề chài lưới ở Biển Đông, Trung cộng nay đã hoàn toàn khống chế Việt cộng về kinh tế. Chiến tranh biên giới Việt-Trung như năm 1979 chắc chắn không thể xẩy ra được nữa. Trong chuyến sang Bắc Kinh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những ngày 19-21 tháng 6 năm 2013 để nhận chỉ thị của Tập Cận Bình trước khi sang Hoa Kỳ theo lời mời của Tồng thống Barack Obama, TQ và VN đã ra một Tuyên Bố chung. Những ai đọc bản thông báo này đều thầy ngay là một bản dịch sang tiếng Việt từ bản chính viết bằng Hoa ngữ. Nội dung chỉ là toàn thể mọi bàn thảo nào trong tương lai đều phải dựa trên phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt là sáu tỉnh trên đất Việt ở sát biên giới là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã bị Trung cộng chiếm đóng trong trận chiến năm 1979 thì nay Trung cộng đề nghị là có sự hợp tác điều hành chung ở những nơi đó và còn cộng thêm Điện Biên Phủ, không phải là tỉnh biên giới vì nằm sâu trong nước Việt. Trung cộng đã nhìn ngay thấy đây là một địa điểm chiến lược nằm trên Đường Trường Sơn và họ cần được quyền kiểm soát và quản lý nên ghi là một vị trí hợp tác. Nội dung của bản Tuyên Bố chung từ đầu đến cuối chỉ dựa trên căn bản “gác tranh chấp, cùng chung khai thác” nhưng mọi vấn đề tranh chấp, đất và biển đều xấy ra trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra hai bên cùng hứa xây dựng Trung tâm Văn hoá của nước này ở nước kia, nhưng trên thực tế sẽ chỉ là chương trình phổ biếndậy tiếng Hán và văn hoá TQ cho trẻ em Việt, từ những lớp tiểu học chứ có bao giờ Việt cộng được phép mang những bài “Bình Ngô Đại Cáo” hay “Hịch Tướng Sĩ Văn” sang giảng dậy cho Tầu khựa.
Lực lượng quân sự của Việt cộng khi xưa đã có lần tấn công ào ạt sang Căm Pu Chia và có thời kỳ chống trả lại một cách quyết liệt sự tấn công qua ba ngả biên giới của Trung cộng thì nay chỉ còn lại như kiểu dân quân tự vệ để cho Đảng xử dụng trong những cuộc càn quét dân chúng phụ lực với lực lượng công an. Theo tin chính thức thì quân lực Việt cộng nay gồm có 400.000 Bộ binh, 50.000 người cho Hải quân và 30.000 người cho Không quân. Cộng thêm vào có thêm 60.000 người cho Bộ đội Biên phòng và ước lượng có 260.000 người cho lực lương Công an Cảnh sát. Một mặt khác, để tranh dành ảnh hưởng giữa những cấp lãnh đạo đảng trong những năm vừa qua đã có nhiều sự thanh trừng trong nội bộ, hoặc cho về hưu nhiều tướng lãnh, hoặc cho thăng chức lên cấp tướng nhiều sĩ quan ở các phe phái nhưng chưa có một ngày chiến trận, thậm chí có nhiều tin tức về tai nạn mày bay làm tử nạn cả một bộ chỉ huy và tham mưu cấp quân đoàn. Những cuộc thanh trừng xẩy ra liên tục để tiêu diệt các thế lực đối kháng Trung cộng trong nội bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đã có những tin sau này được tiết lộ như toàn bộ Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 tại Thanh Hoá khi bay lên thị sát mặt trận Hải quân, bị bắn cháy chết toàn bộ. Một tin khác cho biết phi cơ chở phái đoàn cấp Bộ trưởng từ Hà Nội đi Lào họp bị nổ tung trên biên giới Lào Việt. Những tin tức này tất nhiên được giới lãnh đạo giữ kín, thỉnh thoảng mới bị lọt ra và không được kiểm chứng. Tuy vậy, đã có những tin thanh trừng được chính thức loan báo như việc toàn bộ Tư Lệnh của 7 Quân Khu khắp nước đã bị thay thế, đểkhông thể đồng lòng chống ngoại xâm Trung cộng. Điều mà truyền thông quốc tế được biết và loan tải rộng rãi là toàn thể những người khởi xướng các phong trào yêu nước, chống sự khống chế của Trung cộng đều lần lựot bị bắt bớ giam cầm và xử án nặng nề. Những từ ngữ tuyên truyền khi xưa như “Quân đội Trung với Đảng, Hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” giờ đây không còn ý nghĩa gì nữa. Nói chung thì hiện nay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chỉ là một lực lượng để cho giới lãnh đạo xử dụng phòng ngừa sự nổi dậy của dân chúng mà thôi. Kẻ thù truyền kiếp là TQ thì hiện nay đang điều khiển giới lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Những nhân vật nắm quyền trong tay, giờ chỉ là những Thái Thú nhận lệnh của Trung cộng, và dựa vào Đảng để chia chác quyền lợi. Ngay cả trong việc sửa đổi Hiến pháp họ còn bố trí để có điều khoản là nhiệm vụ chính của Quân Đội Nhân Dân là bảo vệ Đảng cộngsản Việt Nam. Ta chỉ cần xét những đề nghị đòi hỏi phải sửa đổi bản dự thảo Hiến pháp do Việt cộng đưa ra năm 2012, và bản đề nghị chung này đã có chữ ký của 72 nhân vật sáng giá ở đủ mọi thành phần, nhiều ngưởi đã từng được chế độ ưu đãi. Đặc biệt là đề nghị sửa đổi điều nói về quân đội được trích nguyên văn như sau:
Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không còn được bố trì để phòng ngừa một sự tấn công qua biên giới phía Bắc nửa vì chiến thuật của Trung cộng là dùng hoả tiễn tầm trung đặt tại Quảng Đông để cảnh cáo Việt cộng. Gần đây, có thông tin cho hay Trung Quốc vừa thiết lập Lữ đoàn 827 tại thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông xử dụng loại hoả tiễn Đông Phong có tầm bắn vào khoảng 1.200 km. Kế hoạch chiến lược của Trung cộng đưa hỏa tiển tầm trung tới Hoa Nam không hẳn chỉ dùng để doạ đàn em Việt cộng nhưng trong trường hợp Biển Đông dậy sóng có sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ thì những hoả tiễn này có thể được đưa ngay xuống dọc đường Trường Sơn, nơi đây đã có những căn cứ Trung cộng được thiết lập với đầy đủ quân số trong kế hoạch khai thác rừng và khoáng chất mà Việt cộng đã nhường cho Trung cộng. Những dàn hoả tiễn đặt theo Đường Trường Sơn sẽ là khí giới mãnh liệt để trấn giử Biển Đông cho Trung cộng. Tin tức mới đây đưa ra là VN đã đặt mua 6 tầu ngầm loại Kilo của Nga và sẽ nhận chiếc đầu tiên vào năm 2013 đã làm cho những nhà nghiên cứu chiến thuật thắc mắc không biết VN đề phòng hải phận để chống Hải quân nước nào.
Khi bài này được soạn thảo gần xong thì Việt cộng đang hồ hỡi loan tin về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được Tổng Thống Barack Obama mời sang thăm viếng Hoa Kỳ và tiếp đón tại Toà Bạch ốc ngày 25 tháng 7 năm 2013. Nhưng thử hỏi cách đây hơn một tháng, những ngày 19-21 tháng 6, Trương Tấn Sang đã sang Bắc kinh triều kiến Tập Cận Bình để nhận chỉ thị và ký văn kiện chính thức dâng nước cho Trung cộng, trong bản tuyên bố chung dài khoảng 3 trang từ đầu đến cuối toàn những điều tuân theo, gồm có 60 chữ “hợp tác”, 29 chữ “nhất trí” và 7 chữ “toàn diện” để thực hiện những sự cải cách ngay trên đất nước mình theo ý kiến của TQ, thì Việt Nam còn gì nữa đâu để trao đổi với cường quốc Hoa Kỳ. Theo những nhà bình luận chính trị thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không được tiếp đón như một quốc khách theo đúng lễ nghi. Chuyện thăm viếng chỉ cốt làm cho Tổng Thống Hoa Kỳ ghi được thêm thành tích là đã gặp gỡ tất cả mọi Quốc trưởng các nước trên địa cầu và rồi đây được mời tới cả những nơi chưa được ánh sáng dân chủ và tư do soi tới.
Kết Luận
Qua 4 thời kỳ Bắc Thuộc, trong Lịch sử Dân Tộc VN chưa hề có một lần dân Việt chịu khuất phục Bắc Phương, bị Hán hoá hoàn toàn. Các cuộc nổi dậy dành lấy Độc lập và Tự chủ bao giờ cũng do lòng người dân phẫn uất với chế độ cai trị bạo tàn, và nổi lên chống quân xâm lươc. Ngày nay một khi Đảng cộng sản Việt Nam còn đàn áp người dân yêu nước thì điều hiển nhiên là Việt cộng đang tiếp tay cho Trung cộng để tạo ra một cuộc thống trị lâu dài đất nước, xáp nhập và đồng hoá hoàn toàn VN vào TQ. Chế độ hiện tại đã đồng loã với ngoại bang để đặt ra chương trình học chữ Hán từ cấp tiểu học trở lên, để chuẩn bị cho một thời kỳ Bắc Thuộc. Ta có thể nghĩ đó là điềm báo hiệu có sự thay đổi sau nhiều năm tháng dài chờ đợi. Toàn thể dân tộc VN tất nhiên không thể chấp nhận một cuộc Bắc Thuộc lần thứ năm và chắc chắn một cuộc khởi nghiã sẽ phải bùng lên.
Năm 2001 Luật Sư Lê Chí Quang đưa lên mạng lưới bài Hãy cảnh giác với Bắc Triều” trong đó người trí thức trẻ vì đau lòng với vận nước, đã viết:
“Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!”
Bài viết này đã làm cho anh bị bắt bớ, và tù đầy. Hơn mười năm sau nhiều bạn trẻ trong nước đã lên tiếng chống Tầu khựa và không còn sợ hãi đảng cầm quyền. Vấn đề hiện nay không còn giới hạn là “cảnh giác” nữa, cũng không còn ở mức “hiểm hoạ” nữa mà thật sự đất nước Việt Nam đã mất vào tay Trung Quốc. Thị thành dọc biên giới đã mất, rừng mất, biển mất, cao nguyên mất, người TQ tràn ngập lãnh thổ do lệnh bỏ chiếu khán nhập cảnh qua biên giới. Theo những tin tức đưa ra từ trong nước, giới lãnh đạo già nua còn ngoan cố, chia nhau quyền lợi để tham ô vơ vét tài lợi, bám lấy địa vị độc tôn, nhưng tuổi trẻ đang nổi giận. Lòng Yêu Nước trong mỗi thanh niên đang bùng cháy. Một Lê Chí Quang, một Lê Công Định, một Việt Khang và ngày nay các sinh viên Đinh Nguyên Kha, Vũ Phương Uyênlấy máu mìnhviết thành lời nguyền chống “Tàu Khựa” và họ đã bị đàn áp khốc liệt, nhà tù đang mỗi ngày một đông. Người Việt ở hải ngoại phải cùng nhau đoàn kết, hết lòng hỗ trợ những nhà tranh đấu cho dân chủ, và nhân quyền ở trong nước. Họ đang chờ đợi những tiếng nói và những hành động cụ thể của chúng ta. Chúng ta cũng nên cảnh giác những mưu đồ thâm độc của Việt cộng hòng chia rẽ người Việt ở khắp nơi qua Nghị quyết 36. Chúng ta nên tránh đừng để sa vào bẫy xập của Việt cộng. Ở mỗi nơi, có một tổ chức ái hửu hay đồng hương vừa thành hình thì Việt cộng lại mưu đồ lập thêm ra một tổ chức khác trông như vẻ cạnh tranh nhưng thửc ra là gây chia rẽ.Hàng ngày chúng tung lên mạng lưới nhưng tin tức về người này, đảng phái nọ, tôn giáo kia, hầu hết là những chuyện bịa đặt, cốt để gây tranh cãi, làm chúng ta quên được sự việc bán nước, tham nhũng đang xẩy ra trên quê hương. Những hành động gây chia rẽ này sẽ làm cho những người có lòng phải nản chí. Riêng với người viết bài này, và những người đồng chí hướng, thì những thủ đoạn chia rẽ nhau của Việt cộng chỉ làm cho chúng tôi thêm ý chí muốn cùng nhau đoàn kết mà thôi.
GS Nguyễn Xuân Vinh
*****

Phụ chú:
1/ Bài viết này ghi lại những lời thuyết trình của tác giả tại buổi Hội thảo về“38 Năm Nhìn Lại-Hiện Tình và Tương Lai Việt Nam” do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An - Nam California tổ chức ngày Chủ Nhật 14 tháng 7 năm 2013 tại Le-Jao Center của Đại Học Costline Community College, thành phố Westminster, với 5 diễn giả là những GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Lưu Trung Khảo, GS Phạm Cao Dương, GS Trần Huy Bích và GS Trần Lam Giang.
Tác giả ghi nhận sự giúp đỡ tìm kiếm tài liệu của Ban Nghiên Cứu - Tập Thể CSVNCH/HN.
2/ Buổi Hội Thảo được Ban Điều Hành tổ chức rất trịnh trọng và đúng giờ với số người tham dự lên tới trên 300 người ngồi chật hội trường và chăm chú nghe suốt chương trình từ 1:00 giờ trưa tới 4:00 chiều. Sau phần thuyết trình, khán thính giả quan tâm tới vận nước đặt ra rất nhiều câu hỏi. Về những câu hỏi đặt ra với diễn giả muốn nghe câu trả lời về “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?” tác giả đã kể lại kỷ niệm vui là trong buổi gặp gỡ trước đây, chuyên gia về Chiến Tranh Việt Nam là ông Douglas E Pike có hỏi lại là: “Ông là giáo sư về Astrodynamics tại Đại Học danh tiếng University of Michigan và cũng đã từng giảng dậy ở UC Berkeley, vậy ông có thể tiên đoán được hay không về thời điểm chính xác khi một vệ tinh nhân tạo hết hạn kỳ và rơi trở lại tan vỡ ra thành từng mảnh vụn trong bầu khí quyển của trái đất?”. Câu trả lời của diễn giả là sau khi quan sát qũy đạo một thời gian người ta có thể biết là “vệ tinh nhân tạo sẽ có ngày rơi vào bầu khí quyển duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.
3/ Câu chuyện bên lề là nhiều khoa học gia đã viết bài về lý thuyết “Life-time of artificial Earth satellite”. Về lý thuyết trở về bầu khí quyển của phi thuyền hay vệ tinh nhân tạo tác giả có viết một sách chuyên khoa với đề là“Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics” viết chung với nhà bác học người Đức là GS Adolf Busemann và khoa học gia Hoa Kỳ là GS Robert D Culp. Một cựu sinh viên tiến sĩ của tác giả là ông James M Longuski, khi làm việc tại Jet Propulsion Laboratory thuộc cơ quan NASA, có cho JPL ấn hành một phần luận án của ông với đề là “Analytic Theory of Orbit Contraction and Ballistic Entry into Planetary Atmospheres” . Theo lý thuyết này, được kiểm nghiệm rất chính xác thì khi vệ tinh nhân tạo có hình ellip với cận điểm thấp gần bầu khí quyển thì mỗi lần chạy qua, có sự cọ xát với làn không khí dù rất mỏng manh cũng sẽ làm giảm dần vận tốc và làm cho viễn điểm hạ thấp dần để cho qũy đạo co lại. Khi viễn điểm tới bằng cận điểm, qũy đạo thành hình tròn, đó là điềm báo hiệu chỉ còn vài ngày là vệ tinh rơi vào bầu khí quyển và trong mấy vòng cuối cùng sự chuyển đổi qũy đạo sẽ rất mãnh liệt chứ không còn đều đặn như trước. Tiến sĩ Longuski nay là giáo sư Đại Học nổi tiếng Purdue University ở Lafayette, Indiana.
Chuyện sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam có lẽ cũng tương tự, và giống như những chế độ độc tài ở các nước Trung Đông. Người dân sẽ mất dần lòng tin, và khi lòng dân uất hận đã lên cao độ và bùng nổ thì chính biến xẩy ra kéo xập chế độ chỉ trong vài ngày.
4. Để trả lời câu hỏi đặt ra, tác giả đã nhắc lại tập thơ “Đố Vui Việt Sử”viết cùng với học giả Đào Hữu Dương. Cụ Đào Hữu Dương viết ra 100 câu hỏi theo thể thơ lục-bát, và tác giả đã trả lời mỗi câu hỏi bằng hai câu thơ cũng theo thể thơ lục-bát. Hai câu hỏi cuối cùng trong tập thơ là
99 Mùa Xuân nào phá quân Thanh?
100 Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?
Để làm kết luận cho bài viết này tác giả xin ghi lại những câu trả lời
99 Quang Trung thần tốc phát binh,
Mùa Xuân Kỷ Dậu chiếm thành Thăng Long.
100 Lời ca con cháu Tiên Rồng,
Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.

TRUNG CỘNG -VIỆT CỘNG-TRỘM CHÓ -DÂN OAN

VIỆT NAM & THẾ GIỚI

      

Trung Quốc lên án Thượng Viện Mỹ về nghị quyết biển đảo

Bức không ảnh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc chạy cạnh tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực đảo đang tranh chấp
Bức không ảnh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc chạy cạnh tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực đảo đang tranh chấp
CỠ CHỮ
Trung Quốc hôm 1/8 đã chính thức khiếu nại với chính phủ Mỹ sau khi Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết tỏ ý quan tâm trước các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nghị quyết thông qua hôm 29/7 nêu lên nhiều ví dụ khiến Thượng Viện Mỹ lo âu, trong đó có chuyện Trung Quốc đưa ra bản đồ chính thức, xem các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông là của họ, và chuyện các tàu hải giám của Trung Quốc tiến vào vùng đang có tranh chấp với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông.

Văn bản khiếu nại của bộ ngoại giao Trung Quốc có đoạn nói rằng nghị quyết do một nhóm nhỏ Thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị “coi thường cả lịch sử lẫn sự kiện, đổ lỗi vô cớ cho Trung Quốc và đánh đi một tín hiệu sai lạc” cho các nước khác.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các Thượng nghị sĩ liên hệ tôn trong các sự kiện và khắc phục lỗi lầm để tránh làm vấn đề và tình hình khu vực thêm phức tạp.

Trong khi đó, Tân Hoa Xã nói rằng nghị quyết của Thượng Viện Mỹ nhằm dùng một hòn đá để giết hai con chim. Một mặt nghị quyết nhằm trấn an các lực lượng chống Trung Quốc bên trong và bên ngoài nước Mỷ, một mặt để chứng minh chính sách “tái cân bằng” lực lượng của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương là cần thiết.

Tân Hoa Xã nói rằng các chính trị gia Mỹ đánh giá thấp ý chí và quyết tâm của Trung Quốc khi nói đến bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ý chí và quyết tâm này không bao giờ lay chuyển trước những hành vi gây hấn hoặc đe dọa dùng vũ lực của bất kỳ quốc gia nào.

Nguồn: Reuters, China Daiy

 http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-len-an-thuong-vien-my-ve-nghi-quyet-bien-dao/1716954.html

Không khai thác chung với Trung Quốc

Cập nhật: 08:56 GMT - thứ sáu, 2 tháng 8, 2013
Biểu tình chống Trung Quốc ở Philippines
Philippines đang phải giải quyết tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông
Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Philipines vừa họp phiên thứ bảy, thống nhất tăng cường hợp tác nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Cuộc họp diễn ra từ 31/7 tới 1/8 tại Manila, dưới sự chủ trì của hai ngoại trưởng Albert del Rosario và Phạm Bình Minh.
Sau cuộc họp, ông del Rosario nói với báo chí rằng ông và người đồng nhiệm Việt Nam hôm 1/8 đã thảo luận làm sao để thúc đẩ̀y hợp tác, trong đó có cả việc chia sẻ thông tin nhằm bảo vệ lãnh thổ trước các đe dọa ngoại xâm.
Hai bên cũng thống nhất yêu cầu khối Asean sớm bắt đầu quá trình đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Cuộc họp song phương còn đề cập tới một số lĩnh vực khác như thương mại và cả quy trình dẫn độ tội phạm giữa hai nước trong tương lai.
Ngoại trưởng Albert del Rosario nói sau cuộc gặp với Bộ trưởng Phạm Bình Minh: "Chúng tôi muốn họ [Asean] có bước tiến mạnh trong liên hệ với Trung Quốc".
"Chúng tôi cho rằng tham vấn là chưa đủ mà cần phải nói về đàm phán."
Hai bên cũng đã thảo luận đề xuất mới rồi của Trung Quốc về khai thác chung trong những vùng tranh chấp.

Không khai thác chung

Ông del Rosario cho hay Philippines và Việt Nam có chung quan điểm không chấp thuận dự án chung như thăm dò khai thác dầu khí với Trung Quốc nếu như Bắc Kinh tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển này.
Hôm thứ Tư 31/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc muốn gác tranh chấp, cùng khai thác, nhưng tái khẳng định chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông.
Kênh truyền hình trung ương của Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói: "Chúng ta cần nhắc lại rằng chủ quyền thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung".
Bộ Ngoại giao Việt Nam trong khi đó cho hay kỳ họp Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Philippines đã tập trung nhiều vào thảo luận hợp tác biển và đại dương.
"Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai Thoả thuận về Hợp tác quốc phòng, Bản Ghi nhớ về Tăng cường liên lạc và chia sẻ thông tin giữa hải quân hai nước và Bản Thoả thuận về thiết lập đường dây nóng giữa Cảnh sát Biển Việt Nam và Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines."
Thời gian qua, hai nước đã thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Nhóm chuyên gia pháp lý về các vấn đề trên biển để thúc đẩy đối thoại và hợp tác về các vấn đề liên quan đến biển.
Việt Nam và Philippines là hai nước đang trực tiếp liên quan tới các tranh chấp gay gắt ở Biển Đông với Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130802_viet_philippines_meeting.shtml

Hỏi đáp về tương lai Trung Quốc

Cập nhật: 14:08 GMT - thứ tư, 31 tháng 7, 2013
John Simpson
John Simpson hiện là chủ biên trang Quốc tế của BBC News
Người được xem là nhà báo thời sự quốc tế kỳ cựu nhất của BBC, John Simpson, có cuộc hỏi đáp trên Twitter với độc giả về Trung Quốc.
Được thực hiện hôm 30/7, ông John Simpson, chủ biên trang Quốc tế của BBC News, cho biết nhận xét riêng của ông về các khía cạnh liên quan Trung Quốc.
Mới đây ông có cuộc phỏng vấn chính thức với người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm, BBC mới có một cuộc phỏng vấn với môt quan chức cao cấp tại Bắc Kinh.
BBC Việt ngữ giới thiệu một phần nội dung cuộc hỏi đáp trên Twitter. Xin lưu ý các câu trả lời của John Simpson đều rất ngắn, theo hình thức tiểu blog của Twitter.
Độc giả Hamas:Việc người lao động Trung Quốc được tăng lương sẽ ảnh hưởng thế nào nền kinh tế Trung Quốc và thế giới?
John Simpson: Đó không còn là nơi của lao động rẻ tiền nữa. Các công ty nước ngoài đang đổi chỗ. Giống như Nhật, Anh, nước này phải chuyển sang sản xuất công nghệ cao.
chrisorton2011:Xin chào John, ông nghĩ Trung Quốc sẽ làm gì với Bắc Hàn?
Hiện Trung Quốc đã bớt ủng hộ Bắc Hàn rồi, họ thấy mất mặt. Và họ cũng hiểu động tác ra vẻ của Bắc Hàn không nguy hiểm như vẻ ngoài.
_JoalGo: Ông thấy 10 năm nữa, Trung Quốc và phương Tây sẽ ra sao – liệu sẽ có sự dịch chuyển quyền lực?
Nếu chúng ta may mắn, Trung Quốc sẽ dân chủ hơn và gần với phương Tây như Nhật. Nếu không may, Trung Quốc chia rẽ và hỗn loạn.
@omed_mustafa:Còn nước nào có thể cạnh tranh với Trung Quốc về xuất khẩu?
Không. Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục mãi mãi với mức độ hiện nay vì chi phí và lương tăng lên, nhưng vẫn vô cùng quan trọng.
@pauljackman:Theo ông Hồng Lỗi , đâu là nhận thức văn hóa sai lầm lớn nhất của Anh về Trung Quốc và công dân của họ?
Các viên chức Trung Quốc luôn nói chúng ta quá vội vã phê phán mà không hiểu thực tế trong lập trường chính trị của Trung Quốc.
@0zzym:Mạng internet liệu rồi có lật đổ chính quyền Trung Quốc như ở Trung Đông?
Mạng bị hạn chế nặng nề ở Trung Quốc, nên sẽ không xảy ra đâu. Nhưng sự tăng vọt các quan điểm và than phiền thì chắc chắn là đe dọa.

Người thanh niên Trung Quốc mặc áo trắng một mình chặn đoàn xe tăng là biểu tượng cho sự kiện Thiên An Môn 1989
@purpleline:Vì sao tham nhũng là vấn nạn lớn ở Trung Quốc?
Nó luôn là vấn nạn lớn khi các xã hội khép kín đột nhiên tiếp xúc với tiền bạc và không có sự giám sát phù hợp.
@mikepjba:Người Trung Quốc đã chào đón chủ nghĩa tư bản nhưng khi nào sẽ chào đón dân chủ?
Những người bạn đối kháng người Trung Quốc của tôi cho rằng quốc hội được dân bầu sẽ chỉ còn cách 5, 7 năm nữa thôi.
@bestdogadvice:Xét hết mọi khía cạnh, Trung Quốc có phải là nền dân chủ không?
Hiện tại thì không, khi mà quá nhiều người bị bịt miệng. Nhưng đáng ngạc nhiên là các nhà đối kháng hàng đầu rất lạc quan.
@chrisvstumour:Có tình huống nào mà sẽ đem lại động lực cho chính trị đa đảng ở Trung Quốc?
Các nhà đối kháng hàng đầu Trung Quốc nay tin rằng có thể 5, 7, 10 năm nữa sẽ có dân chủ đa đảng.

 Al-Qaida sắp tấn công khủng bố, Mỹ đóng cửa sứ quán

Biểu tình chống Israel nhân đánh dấu Ngày Quốc tế Al-Quds bên ngoài Ðại sứ quán Mỹ ở Jakarta, Indonesia, ngày 2/8/2013.
Biểu tình chống Israel nhân đánh dấu Ngày Quốc tế Al-Quds bên ngoài Ðại sứ quán Mỹ ở Jakarta, Indonesia, ngày 2/8/2013.
CỠ CHỮ
Hoa Kỳ sẽ đóng cửa hơn 20 đại sứ quán và lãnh sự quán vào ngày mai, Chủ nhật, và đã ban hành lệnh cảnh báo du hành cho công dân Mỹ trên toàn thế giới về một mối đe dọa khủng bố của al-Qaida.

Bộ Ngoại giao hôm qua cho biết khả năng xảy ra khủng bố đặc biệt cao ở Trung Đông và Bắc Phi. Họ nói rằng một vụ tấn công có thể phát xuất từ Bán đảo Ả Rập, và những vụ tấn công có liên hệ với al-Qaida có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ nay cho tới cuối tháng 8.

Những mối quan tâm về an ninh đã khiến Hoa Kỳ quyết định đóng cửa các tòa đại sứ và tòa lãnh sự, hầu hết là ở các nước thuộc thế giới Hồi giáo.

Đức và Anh sau đó loan báo họ cũng sẽ đóng cửa sứ quán ở Yemen vào ngày Chủ nhật và ngày thứ Hai vì những mối quan tâm về an ninh. Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ đặc biệt quan tâm về tình hình an ninh trong những ngày cuối của Tháng chay Ramadan của đạo Hồi. 

 

 Các nền kinh tế đang lên sẽ lại xuống

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-07-31

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Mvd1212224-305.jpg 

Từ trái qua: Tổng thống Nga Dmitri Medvedev, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng của Ấn Độ Manmohan Singh tại Hội nghị thượng đỉnh II BRIC tại Cung điện Itamaraty tại Brasilia, vào ngày 15/4/2010
AFP photo


Người ta thường nói "đỉnh cao là dấu hiệu thoái trào". Điều ấy có thể đúng với các nền kinh tế đang phát triển - đứng đầu có nhóm B.R.I.C. là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - vì năm nay các nền kinh tế này vừa lên tới vị trí cao nhất về sản lượng thì lại có dấu hiệu sa sút, nhất là Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện đó, với một số dự đoán về hậu quả cho Việt Nam.
Nhóm B.R.I.C
Vũ Hoàng: Xin kính chào tái ngộ ông Nghĩa. Thưa ông, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì năm nay là năm đầu tiên mà sản lượng của các nền kinh tế đang phát triển, hay "đang lên", đã lần đầu tiên chiếm tới phân nửa sản lượng toàn cầu nếu tính theo tỷ giá của sức mua PPP. Trong số này, có bốn nước đông dân là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Liên bang Nga, thường được gọi là nhóm B.R.I.C. Tháng Tư năm ngoái, tại thượng đỉnh của nhóm này ở thủ đô Ấn Độ họ còn nói đến nỗ lực lập ra một ngân hàng phát triển gọi là "Ngân hàng Nam-Nam", với triển vọng thay thế Ngân hàng Thế giới để yểm trợ các nước nghèo. Nhiếu người nói đến một kỷ nguyên mới, khi các nước đang lên sẽ có vị trí quốc tế cao hơn nhờ tăng trưởng rất mạnh từ vài chục năm nay.
Thế rồi cũng năm nay, ta lại thấy có sự đảo chiều là tình trạng sa sút của các nền kinh tế đó, dẫn đầu là Trung Quốc với nhiều khó khăn của việc cải cách và đà tăng trưởng thấp hơn xưa. Vì vậy, xin đề nghị ông phân tích cho sự chuyển động khá đặc biệt này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng ta không nên dựa trên kết quả ngắn hạn, như của một năm, để nhận định về sự chuyển động chậm rãi và mạnh mẽ của trường kỳ, nhưng cũng phải xét về những yếu tố cơ bản của sự chuyển động lâu dài này để phần nào dự đoán tương lai.
Nói về trường kỳ thì trong ba chục năm, từ thập niên 60 đến 90 của thế kỷ 20, các nước nghèo đã có một số điều kiện phát triển khả quan hơn, chủ yếu nhờ việc thiết lập các định chế quốc tế nhằm yểm trợ đà tăng trưởng kinh tế sau Thế chiến II. Khi ấy, sức nặng của nhóm kinh tế này ở khoảng 30% của sản lượng toàn cầu, phần kia là của khối công nghiệp hoá Tây phương.
Sau đó, quãng 20 năm trước, khi Liên bang Xô viết tan rã và quy luật thị trường được đa số áp dụng, từ Trung Quốc đến Ấn Độ hay Liên bang Nga, thì các nền kinh tế đang lên tăng vọt nhờ lực lượng lao động được giải phóng và nhờ tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước. Vì khởi đi từ một mức thấp, các nước này có đà tăng trưởng cao và gây ra ấn tượng lạc quan.
Sau đấy bước qua thế kỷ 20, là hơn chục năm trước, các nước công nghiệp hóa Tây phương đều gặp vấn đề vì vay mượn quá nhiều, vì lâm vào cuộc chiến chống khủng bố hoặc bị suy trầm như trường hợp Nhật Bản. Đấy là lúc người ta lạc quan nói đến sự lớn mạnh của các nước đang lên khi họ hết tùy thuộc vào các nước công nghiệp và nếu so sánh với sản lượng toàn cầu đã sa sút kể từ năm 2008 vì nạn Tổng suy trầm. Nếu cứ vạch một đường tuyến từ quá khứ vào tương lai thì quả là các nước nghèo đã trở thành "tân hưng", cường quốc kinh tế mới, có triển vọng đoạt ngôi vô địch của các nước tiên tiến và phát triển riêng với nhau.
Vũ Hoàng: Như ông thường nói trên diễn đàn này, tương lai không nhất thiết là đường tuyến vạch ra từ quá khứ và chuyện thay bậc đổi ngôi này lại không xảy ra. Nhưng trước hết, từ đâu lại có khái niệm về bốn nước được gọi tắt là nhóm BRIC này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Năm 2001, một kinh tế gia và Chủ tịch phân vụ Quản trị Tài sản của tập đoàn đầu tư Goldman Sachs của Mỹ là Jim O'Neill phát minh ra chữ B.R.I.C. là tên tắt của bốn nước có nền kinh tế đang lên của thế giới, là Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Có thể là vì tiện dụng khi ông ta chọn tên tắt cho dễ đọc như thói quen đã thấy. Riêng tôi còn ngờ là ông ta cần chiêu dụ thân chủ nên bày đặt quảng cáo về ưu điểm hoặc triển vọng của bốn nước đó. Thực tế thì chỉ là dán nhãn hiệu đẹp lên cái chai rỗng, sau đó mới đổ vào trong một nội dung thống nhất, hoặc một dung dịch có thể hoà tan mà không thành nhũ tương hay chất nổ. Thực tế thì các nền kinh tế này đang gặp khó khăn và năm ngoái mà họ đòi lập ra một ngân hàng phát triển cho các nước nghèo như ông nhắc tới thì đấy chỉ là sự hồ hởi sảng.
Thoái trào toàn cầu hóa
000_Mvd1212242-250.jpg
Tổng thống Nga Dmitri Medvedev trong một cuộc họp báo nhân Hội nghị thượng đỉnh II BRIC tại Cung điện Itamaraty tại Brasilia, vào ngày 15/4/2010. AFP photo
Vũ Hoàng: Nhóm quốc gia này gặp khó khăn như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, đà tăng trưởng của Brazil chỉ còn có 2% một năm sau khi sụt tới mức 1% vào năm ngoái. Liên bang Nga thì chỉ tăng 2% một năm mặc dù đang có lợi thế là giá dầu thô mấp mé ở mức 100 đô la một thùng. Ấn Độ thì đã có tốc độ tăng trưởng cao là hơn 11% năm 2010 và gần 8% vào 2011 rồi năm ngoái chỉ còn có 4%, trong khi lại lo sợ hai tệ nạn là lạm phát và tham nhũng. Còn Trung Quốc thì đã hết đà 10% của ba chục năm liền và đang e ngại một vụ hạ cánh nặng nề trước khi bước vào một thập niên thoái trào. Mà không chỉ có mấy xứ đó, nói chung các nền kinh tế đang lên đã từng có mức tăng trưởng cao trong mấy năm qua đều đang bị suy giảm nặng, kể cả trường hợp của Việt Nam.
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì sao lại như vậy, có phải rằng do những trở ngại nhất thời của kinh tế toàn cầu hay vì những lý do thuộc về cơ cấu?
 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lý do tại sao thì ta có chuyện nhất thời như ông hỏi, mà cũng có nguyên do thuộc về cơ cấu. Trước hết là sau nạn Tổng suy trầm toàn cầu vào các năm 2008-2009, nhóm quốc gia này tung ra biện pháp kích thích và đạt mức tăng trưởng cao vào các năm 2010-2011 rồi thổi lên nguy cơ lạm phát nên phải giảm đà tăng trưởng kể từ năm ngoái. Thứ hai, là trái với sự lạc quan về khả năng phát triển tự túc mà khỏi cần các nước công nghiệp hóa, họ vẫn bị hiệu ứng bất lợi khi khối Âu-Mỹ-Nhật giảm đà nhập khẩu và bớt đầu tư ra ngoài. Thứ tư, nhiều nước đang lên đã kiếm lời nhờ bán thương phẩm, là nguyên nhiên vật liệu và nông sản, nhưng giá thương phẩm hết tăng mà bắt đầu giảm.
Khi bùng nổ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và Âu Châu, cả nhóm BRIC lẫn nhiều xứ khác lầm tưởng rằng quy luật thị trường là vấn đề và nhà nước, cùng khu vực kinh tế của nhà nước, mới là giải pháp.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi một xứ tiêu thụ thương phẩm quá lớn như Trung Quốc mà phải giảm đà sản xuất để điều chỉnh thì các nước xuất khẩu thương phẩm đều bị ảnh hưởng. Một lý do nhất thời khác là ngân hàng trung ương Hoa Kỳ vừa bật ra tín hiệu là có thể đảo ngược quyết định bơm tiền với lãi suất rẻ thì các thị trường đang lên này đều bị chấn động, cổ phiếu và trái phiếu đều sụt giá. Đó là những chuyện có thể gọi là nhất thời.
Vũ Hoàng: Tức là ngoài ra còn có những nguyên nhân thuộc về cơ cấu nữa hay sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy. Xưa kia, nhiều nước trong nhóm này vẫn đạt thặng dư trong trương mục vãng lai nay lại bị thiếu hụt, và họ tài trợ bằng tín dụng nên bị rủi ro lớn, thí dụ như Ấn Độ, Brazil, Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi. Họ còn vay ngắn hạn để tài trợ dài hạn hoặc tìm vào thị trường đen ở ngoài hệ thống ngân hàng và chất lên một núi nợ sẽ đổ là trường hợp nổi tiếng ở Trung Quốc với những khoản nợ xấu chẳng ai tính cho ra. Song song, còn nhược điểm khác về cơ cấu là bội chi quá lớn, rủi ro lạm phát quá cao và thiếu ổn định về vĩ mô.  Nhưng đáng chú ý nhất trong các nguyên do suy sụp là một chuyện mà Việt Nam nên để ý.
Khi bùng nổ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và Âu Châu, cả nhóm BRIC lẫn nhiều xứ khác lầm tưởng rằng quy luật thị trường là vấn đề và nhà nước, cùng khu vực kinh tế của nhà nước, mới là giải pháp. Vì vậy, thay vì nâng đỡ tư doanh, họ lại tăng cường vai trò của nhà nước với ảo vọng xây dựng "chủ nghĩa tư bản nhà nước". Kết quả là nạn tham ô của hệ thống tư bản thân tộc, sự lãng phí của khu vực nhà nước khi được tài trợ theo diện chính sách, là phản ứng bảo hộ mậu dịch và kiểm soát tư bản hay ngoại hối để bảo vệ đặc quyền của các nhóm lợi ích. Các quốc gia này đi ngược những quy luật đã từng giúp họ tăng trưởng cao.
Việt Nam học được gì
000_Hkg8245987-250.jpg
Khách du lịch nước ngoài la cà quán vỉa hè ở Việt Nam. AFP photo
Vũ Hoàng: Chúng ta bắt đầu bước qua phần lượng định về hậu quả. Thưa ông, từ ngắn hạn đến dài hạn thì tình hình sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau 20 năm lạc quan về một trật tự mới của kinh tế thế giới với hiện tượng toàn cầu hóa sẽ đem lại thịnh vượng cho mọi quốc gia, chúng ta đang bước qua giai đoạn điều chỉnh khá bất thường. Trong giai đoạn ấy, tôi e là sẽ thấy nhiều đột biến bất ngờ.
Một thí dụ là nếu dầu thô lên giá quá 120 đồng một thùng thì Liên bang Nga có lợi lớn vì là một xứ bán năng lượng mà Trung Quốc sẽ khủng hoảng. Trường hợp ngược lại là dầu thô sụt giá nếu kinh tế toàn cầu lại bị suy trầm khi Hoa Kỳ trở thành một nước bán dầu!
Nói chung, hiện tượng toàn cầu hóa sẽ thoái trào như chúng ta đã trình bày trên diễn đàn này, mà phản ứng quốc gia cực đoan đi cùng trào lưu bảo hộ mậu dịch để bảo vệ quyền lợi riêng sẽ làm kinh tế thế giới thêm sa sút và nguy cơ xung đột càng gia tăng. Người ta cứ lầm tưởng rằng các nước buôn bán với nhau thì khó gây chiến, sự thật lại không lạc quan như vậy nếu ta nhớ tới Thế chiến I cách nay gần trăm năm với hậu quả lan rộng khỏi Âu Châu qua tới Châu Á.
Quan trọng nhất, sau ba chục năm đã lạc quan tin vào sự lớn mạnh của Trung Quốc với dân số rất đông để là hãng xưởng ráp chế toàn cầu và nơi tiêu thụ thương phẩm của các nước nghèo, thế giới sẽ trải qua giai đoạn tôi xin gọi là "Trung Quốc thoái trào". Sự sa sút của nền kinh tế hạng nhì thế giới sẽ là một vấn đề về an ninh và kinh tế cho các nước, nhất là tại khu vực Đông Á.
Vũ Hoàng: Thưa ông, trong kịch bản gay go của giai đoạn thoái trào của Trung Quốc, Việt Nam đứng ở đâu và nên làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là xứ chưa giàu đã già và chưa hùng mà đã hung, Việt Nam nên học bài học ba chục năm cải cách rồi đứt gánh giữa đường của quốc gia láng giềng này.
Trung Quốc là xứ chưa giàu đã già và chưa hùng mà đã hung, Việt Nam nên học bài học ba chục năm cải cách rồi đứt gánh giữa đường của quốc gia láng giềng này.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ nhất, chiến lược thu hút đầu tư và tìm đà tăng trưởng nhờ nhân công rẻ đã có ưu thế trong vài chục năm nhưng không vĩnh viễn. Các nước đông dân, kể cả Việt Nam có thể trám vào khoảng trống do Trung Quốc để lại, nhưng phải ý thức rằng lực lượng lao động với lương rẻ sẽ không là lợi thế lâu dài nên phải chú ý tới năng suất, giáo dục và đào tạo chứ đừng ép sức dân để làm giàu cho nhà nước.
Thứ hai, với dân số khá cao, Việt Nam nên chú ý đến khả năng tiêu thụ nội địa thay vì chỉ nghĩ tới xuất khẩu khi kinh tế toàn cầu rơi vào phản ứng bảo hộ mậu dịch. Một giải pháp là ưu tiên cải tổ để mau chóng gia nhập hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP. Trong việc cải cách, hãy học sự sai lầm của Trung Quốc mà phát triển tư doanh, đi theo quy luật tự do và sớm ra khỏi chế độ tư bản nhà nước. Nhìn về lâu dài thì Việt Nam nên thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc, chấm dứt sự lệ thuộc về chính trị và kinh tế vào thế lực của họ theo khái niệm sai lầm là "Đồng thuận Bắc Kinh". Đây là một cơ hội không nên bỏ lỡ để khỏi chết chùm với Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa đã trả lời từ California.

Đình công “tự phát”, sự khó xử của đảng cộng sản

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-08-02

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dinh-cong-305B
Hơn 2.000 Công nhân Công ty TNHH Ivory Việt Nam đình công sáng ngày 29/07/2013.
Photo courtesy of NhânDân


Các cuộc đình công tự phát của công nhân liên tục xảy ra trong khi các tổ chức công đoàn do nhà nước quản lý dường như không liên quan gì đến các cuộc đình công đó.

Mô hình dân chủ tập trung

Ngày 27/7/2013 hai ngàn công nhân thuộc công ty may mặc Ivory ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình đã đình công đòi tăng lương, công nhân đã trở lại làm việc sau ba ngày đình công. Tin này được báo Nhân Dân loan tải, dù tờ báo của Đảng cộng sản này rất ít khi đưa tin những vụ đình công mà chính phủ Việt Nam gọi là “tự phát,” từ thường dùng để chỉ các cuộc tập hợp đông người hay đình công mà không do nhà nước hay đảng cộng sản tổ chức.
Ngày 26/7/2013, báo Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng công đoàn lao động Việt Nam đăng bài viết về các cuộc đình công của công nhân trong những năm gần đây. Theo bài viết này thì từ năm 1995 đến nay có 5.000 cuộc đình công, tức là cứ 3 ngày có hai cuộc đình công. Và bài báo nêu câu hỏi là tại sao không có cuộc đình công nào được tổ chức bởi “công đoàn cơ sở,” từ dùng để chỉ các tổ chức công đoàn do nhà nước và đảng cộng sản lãnh đạo ở các nhà máy và công ty.
Theo điều 10 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân”.
Bên cạnh đó, theo luật công đoàn Việt Nam năm 1990 thì: “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”
Như vậy tổ chức công đoàn trực thuộc đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị duy nhất được phép hoạt động.
Trước khi có cuộc đổi mới kinh tế cho phép tư nhân trong và ngoài nước được quyền tham gia hoạt động kinh tế, trong tất cả các cơ quan hành chính, công ty, nhà máy… đều có một cơ cấu gọi là bộ tứ bao gồm: Chi bộ đảng cộng sản, Chính quyền (tức là ban giám đốc điều hành), Công đoàn, và Đoàn thanh niên cộng sản. Mô hình này nằm trong mô hình quyền lực mà đảng cộng sản gọi là dân chủ tập trung.
Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi về tổ chức của Liên đoàn lao động, tức là liên minh của các công đoàn:
“Tiếng là tổ chức của người lao động nhưng thực tế là trong chế độ toàn trị thì những người lãnh đạo đều do đảng chọn lựa hết.”
Sự ra đời của các đơn vị kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường đã làm cơ cấu bộ tứ nói trên không còn rõ rệt, hoặc thậm chí không tồn tại trong các công ty có vốn tư nhân hay nước ngoài. Và điều đương nhiên phải xảy ra trong nền kinh tế thị trường chính là những cuộc đình công khi có sự mâu thuẫn quyền lợi giữa giới chủ và công nhân. Cơ cấu dân chủ tập trung đã và đang không còn kiểm soát tầng lớp công nhân của mình nữa, mà về nguyên tắc thì đảng cộng sản lại là một đảng của công nhân.
marumitsu-dinh-cong-250B
Công nhân nhà máy Marumitsu tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội đình công chiều ngày 13/4/2011. File photo.
Khi cuộc biểu tình tại Thái Bình xảy ra, biên tập viên Gia Minh đã hỏi một quan chức ở sở Lao động và thương binh xã hội của tỉnh, cơ quan mà về nguyên tắc là có quan hệ mật thiết với tổ chức công đoàn của nhà nước thì được trả lời như sau:

“Tôi cũng chưa nắm được cái này anh ạ, phải sang làm việc cụ thể chứ điện thoại thế này không biết ai là ai cả.”
Cũng có thể đây chỉ là câu trả lời thoái thác, tránh trả lời một câu hỏi nhạy cảm liên quan đến ổn định chính trị xã hội. Nhưng việc đó làm rõ thêm quan hệ mới giữa dân chủ tập trung của đảng cộng sản và các thế lực tư bản tài phiệt. Một mặt đảng cộng sản vẫn mang danh là đảng của giai cấp công nhân, có nhiệm vụ chống lại sự bóc lột của giới tư bản đối với công nhân làm thuê. Mặt khác do cần nguồn vốn đầu tư của giới tư bản, đảng cộng sản và cùng với tổ chức đứng dưới quyền lãnh đạo của họ là Công đoàn của nhà nước, phải bắt tay với giới tư bản. Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước do nó lãnh đạo đã cố gắng tổ chức các công đoàn cơ sở trong các công ty có vốn đầu tư của tư nhân. Và những người phụ trách các tổ chức này lãnh lương của các công ty. Các tổ chức công đoàn cơ sở này đứng trước một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Cấm công đoàn độc lập

Theo bài báo của báo Lao động thì hồi tháng 2 năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị công đoàn giảm 50% số vụ đình công. Như vậy họ phải thỏa hiệp với giới chủ mà họ lãnh lương mà đồng thời cũng phải thực hiện nhiệm vụ vinh quang của họ là bảo vệ giai cấp công nhân. Mà nếu muốn giảm đình công thì phải có một sự thương lượng giữa công nhân và giới chủ. Điều này những người đại diện công nhân do đảng lựa chọn và ăn lương của chủ tư bản rõ ràng không thể làm được.
Luật gia Lê Hiếu Đằng nói tiếp về các người phụ trách công đoàn cơ sở của nhà nước:
“Họ đâu có đại diện cho quyền lợi của công nhân được, họ không thể phát động đình công, thậm chí họ còn theo giới chủ, đàn áp hoặc ngăn cản công nhân đình công.”
Ông Lê Hiếu Đằng nói tiếp về vấn đề những người đại diện cho công nhân, trong đó ông có so sánh với tình hình của các nghiệp đoàn trước năm 1975 tại miền Nam:
“Trước 75 tổ chức người lao động là tổ chức của những người lao động thực sự do đó họ mới đấu tranh cho quyền lợi của họ, còn những lãnh tụ là do họ bầu nên.”

Khi đảng cộng sản còn trong bóng tối, họ đã tổ chức các hoạt động công đoàn mà lịch sử của họ tự hào ghi lại sự thành công của các tổ chức như Công hội đỏ Bắc Kỳ, Tổ chức Công hội của ông Tôn Đức Thắng tại Ba Son Sài Gòn… Một điều rất khác biệt so với các tổ chức công đoàn của họ ngày nay mà họ không ghi nhận là các tổ chức công đoàn lịch sử của họ thực sự độc lập với nhà đương cuộc, và với giới chủ.
Gần đây một số nhà đấu tranh cho công nhân đã đứng ra thành lập những công đoàn độc lập, và tất cả những người đó đều đã bị tống giam, trong đó có người nữ tù nhân trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh. Đảng cộng sản chưa biết cách nào để giảm các cuộc đình công nhưng cũng rất lo ngại một kịch bản Công đoàn đoàn kết xảy ra ở Vịet Nam khi công nhân có tổ chức độc lập riêng của họ.
Ông Lê Hiếu Đằng nói về các tổ chức công đoàn độc lập ở phương tây:
“Họ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân trong luật pháp, họ đâu có lật đổ nhà nước. Như vậy mới mà một xã hội công dân.”
Bài báo của báo Lao động đề nghị: Phải để cho người lao động chọn những người có tâm huyết, được họ tín nhiệm bầu vào công đoàn cơ sở.
Quả bóng dường như nằm trong chân của đảng cộng sản Việt Nam, hoặc từ bỏ ý niệm gọi là dân chủ tập trung muốn quản lý tất cả, hoặc cho phép ra đời các tổ chức công đoàn thực sự, độc lập, để bảo vệ những người công nhân mà mấy mươi năm nay đảng cộng sản vẫn tuyên bố dưới bóng cờ công nông mang hình ảnh búa liềm của họ.

Thịt chó và nạn trộm chó

Nhóm phóng viên từ VN
2013-08-02

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
LOIVAOQUANVUIOBNTHITCHO-305.jpg
Đường vào một quán thịt chó, ảnh chụp hôm 15/07/2013.
RFA
Vài năm trở lại đây, thói quen ăn thịt chó bắt đầu lan rộng trong giới thanh niên, sinh viên, số lượng người ăn thịt chó tăng vọt và số lượng chó bị bắt trộm cũng tăng vọt tỉ lệ. Đáng sợ là mức độ liều lĩnh và man rợ của kẻ bắt trộm chó, ban đầu, những người này dùng gậy gộc, ống tuýp sắt để uy hiếp những ai ngăn cản họ đập chó, về sau, họ dùng cả mã tấu, roi điện và súng hoa cải để uy hiếp dân lành. Và, sự việc phát triển lên đến đỉnh điểm khi người dân nổi giận, bắt kẻ trộm chó đánh hội đồng cho đến chết và đốt xác, đốt xe máy.

Không thể làm ăn chân chính

Một người buôn chó ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với chúng tôi rằng không sớm thì muộn anh cũng bỏ nghề, vì thời buổi này không cho phép anh làm ăn chân chính, anh bị ép đủ hướng. Giải thích thêm, anh nói rằng việc chở một chiếc lồng sắt và một ít nồi, niêu, xoong, chảo để đi đổi chó như anh từng làm gần hai mươi năm nay nghe ra không còn hợp thời nữa.
Vì có đổi cách gì anh cũng không thể kiếm lãi gấp đôi lần trên mỗi con chó. Hơn nữa, chó là vật nuôi thân thiết, chủ của nó chỉ đổi những con chó ốm yếu, bệnh hoạn, thậm chí chó có dấu hiệu bệnh dại. Những con chó như thế, bắt cũng nguy hiểm mà khi mang về bán lại cho đại lý cũng bị chê lên chê xuống, đi cả ngày có khi kiếm chưa được một trăm ngàn đồng tiền lãi.
Trong khi đó, kẻ đập chó không cần quan tâm chủ của con chó có đồng ý bán hay không, chỉ cần thấy con chó nào béo mập, lông đẹp là chúng đập, vì chỉ tốn vài chục ngàn tiền xăng để đi lùng, nên khi bán, họ sẵn sàng phá giá, bán đổ bán tháo, mà có bán đổ bán tháo cách gì thì cũng kiếm được vài ba triệu đồng trên tay với năm, sáu con chó đập được.
Đó là chưa nói đến chuyện hiểu lầm, ví dụ như trong làng, trong xóm có nhà vừa mất chó, đằng nào họ cũng bực bội, nếu không may chở giỏ vào khu vực này rao mua chó, ít thì bị người ta gièm pha, khinh bỉ, nhiều thì bị gây gỗ, đánh đập. Suy cho cùng, muốn làm ăn chân chính trong nghề buôn chó khó vô cùng, khó vì nhiều thứ, trong đó có cả chuyện đụng chạm đến nhân phẩm và tính mạng.
Một người buôn chó khác tên Trân, kể với chúng tôi là cách đây vài tháng, ông đã cùng bà con ở thôn Kiến Giang, Lệ Thủy, truy hô và bắt bằng được kẻ đập trộm chó. Bắt xong, nhìn những người dân đánh hai kẻ trộm chó mặt mày sưng húp, ông thấy cũng tội nghiệp, van xin dân làng tha cho chúng. Nhưng, hai ngày sau, cũng chính những kẻ trộm chó này chặn đường ông Trân và dùng gậy đánh ông tới tấp.
Rất may, ông Trân vốn là lính đặc công ở chiến trường Cambodia trong những năm 1970, nên chuyện hóa giải và chống trả không khó khăn cho mấy, ông không hề hấn gì. Nhưng trận đòn trả thù không thành của hai kẻ đập chó lại làm ông tổn thương nặng nề về mặt tình cảm, về cái gọi là sự tử tế và lòng bi mẫn giữa con người với nhau.

Mở quán thịt chó vì lợi nhuận cao

RUOUNGAMTHAICHO-250.jpg
Những bình rượu ngâm thịt chó tại một quán thịt chó, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.
Một người tên Hiếu, chủ quán thịt chó ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với chúng tôi rằng không có thứ gì nhanh xóa nghèo bằng mở quán thịt chó nếu như biết quyết tâm làm giàu. Ông Hiếu cho biết, cứ trung bình một con chó hơi, nghĩa là chó chưa qua khâu làm thịt và chế biến, ông mua với giá từ ba trăm đến năm trăm ngàn đồng, khi về, ông bán được thấp nhất cũng một triệu rưỡi đồng, sau khi khấu hao các thứ như củ riềng, củ sả, lá mơ, chuối cây, các loại rau, mắm tôm và than củi, ông lãi từ một triệu đến một triệu hai trăm ngàn đồng.
Ông Hiếu nói thêm, đó là chưa kể đến những dịch vụ phụ kèm theo như rượu gạo, bia, rượu ngoại. Trước đây người ta chỉ ăn thịt chó uống rượu gạo, nhưng gần đây, do nhu cầu của giới cán bộ càng lúc càng cao cấp, họ không thích uống rượu gạo, chuyển sang bia lon, mà bia lon uống vời thịt chó nghe ra không hợp khẩu vị nên họ chuyển sang rượu ngoại. Trung bình, bán một mâm nhậu cho cán bộ với một chai rượu ngoại, kiếm lãi ít nhất cũng ba trăm ngàn đồng.

Một chủ quán khác ở Lệ Trạch, Quảng Bình nói cho chúng tôi biết là quán của ông khá độc đáo, ông thiết kế quán theo phong cách nhà vườn, có bụi chuối, vại đựng nước, gốc rơm, bụi tre và có nhiều túp lều tranh để thực khách ngồi nhậu. Mỗi túp lều tranh có một bộ phảng gỗ, có đ0.ệm lót để ngồi, có nhân viên phục vụ riêng. Thực khách chỉ cần cầm menu, gọi món là có tất. Ông chế biến một con cầy ra thành hai mươi bốn món chứ không phải bảy món như dồi, rượu mận, hấp, nướng, xáo măng, cuốn sả… như nhiều quán khác. Mỗi món ông đặt tên nghe phảng phất không khí hoàng cung như: Minh Mệnh thảm tức, món hấp, Tự Đức thị uy, tức món nướng, Đồng Khánh lễ nghi tức, món giò chó nướng lá lốt… Tuy quán của ông Hiếu lấy giá hơi cao nhưng bù vào đó là ông có đủ các loại rượu dầm mà với giới chức cán bộ, nó thuộc vào loại cao cấp như nhau chó, rượu sa kê dầm thai chó, rượu Làng Vân dầm pín chó… Theo ông Hiếu, tất cả các loại rượu này đều giúp cho thực khách cường dương, tráng khí và thấy thoải mái, hồi xuân.
Hỏi thăm một thực khách tên Dũng, ông cho chúng tôi biết là ông có thể ăn thịt chó thế cơm, ông là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan cấp tỉnh. Ông nói rằng ăn thịt chó nhưng phải có văn hóa, nghĩa là ăn những quán lịch sự, sang trọng và có rượu ngoại em út, với ông, việc boa tiền cho em út đẹp mắt là một văn hóa đáng trân trọng, nó thể hiện đẳng cấp của một người quí phái.
Một người bạn trong nhóm bắt chuyện khá thân thiết, uống giao lưu với ông khách này vài ly, khoe thu nhập của mình và hỏi thăm mức lương hằng tháng của ông cán bộ này, ông cười mỉa mai, nói rằng tiền lương cả tháng của ông chỉ đủ để ông ăn một bữa thịt chó vừa vừa, chưa đúng đẳng cho lắm.
Chúng tôi tạm biệt Quảng Bình, một vùng đất cho đến nay vẫn được mệnh danh là ‘chó ăn đá gà ăn muối”, nhiều gia đình vẫn còn quay quắt, chật vật với cơm áo. Không biết việc kinh doanh thịt chó của nhiều người và ăn thịt chó có đẳng cấp của các quan chức có làm thay đổi được bộ mặt kinh tế của vùng đất này chút nào không?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/eating-dog-results-illegal-hunting-08022013101202.html

Khiếu kiện không giải quyết, dân oan bị đánh đập dã man

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-01

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Công an và anh ninh đang đàn áp giải tán số dân tập trung trước nhà thờ Đức Bà
Công an và anh ninh đang đàn áp giải tán số dân tập trung trước nhà thờ Đức Bà, bên trái các khác du lịch nước ngoài chứng kiến cuộc bắt bớ đánh đập.
Ảnh do thính giả gửi
Nghe bài này
Vấn nạn người khiếu kiện vì những bất công mà gia đình họ phải gánh chịu ngày càng trở nên trầm trọng tại Việt Nam; khi mà lượng người oan khuất phải kêu cứu đến các cơ quan công quyền mỗi lúc một đông thêm trong khi đó việc giải quyết bế tắc và người khiếu kiện chịu thêm cảnh bất công thường xuyên bị hành hung, sách nhiễu.
Lực lượng chức năng hành hung, đánh đập
Vụ việc mới nhất xảy ra hồi ngày 31 tháng 7 ngay tại vườn hoa trước Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Nạn nhân là những người dân mất đất, nhà cửa, tài sản ở các tỉnh khu vực miền nam lên kêu cứu các cơ quan Trung ương đặt tại đó. Tuy nhiên các văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều không giúp họ giải quyết được nổi oan khuất kéo dài bao nhiêu năm trời.
Những người đó từng đến các nơi khác như cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam với mong mỏi nhận được sự lên tiếng giúp đỡ nào đó.
Hầu như các văn phòng thế tục đó cũng không giúp được gì họ; và vào ngày 31 tháng 7 một nhóm người đến tại công viên trước Nhà thờ Đức Bà nơi có tượng Mẹ Maria của người Công giáo và họ nói để cầu nguyện mong sao Ơn Trên ban phúc cho cuộc đời cay đắng phải khiếu kiện từ năm này qua năm khác mà công lý không được thực thi.
Lúc có có thêm hai ba người an ninh nữa đến sờ soạng vào người tôi...Tôi la lên làm gì mà các ông sờ soạng khắp người tôi, tôi là phụ nữ các ông xâm phạm thân thể tôi. Tôi la lớn ‘bớ người ta’; khi đó có mấy cái đánh vào cổ tôi...Khi lôi lên xe, một tên an ninh cao to đấm vào mặt tôi hai cái, lúc đó tôi choáng váng không còn thấy gì nữa
chị Nguyễn Thị Hoa
Nhóm người này cuối cùng bị lực lượng an ninh đuổi đánh như lời kể của một nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoa người từ Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết như sau:
Hôm qua có 25 người từ Cần Thơ và em đến chỗ Nhà Thờ Đức Bà để cầu nguyện thôi chứ không phải biểu tình như họ nói. Khi đến đó được chừng 5 phút tôi thấy công an, an ninh, thanh tra xây dựng, rồi tình nguyện viên… Họ gồm chừng 60 người. Dàn ngoài có công an 113, công an cơ động chừng 20 người.

Trong số người bị đánh cô Nguyễn Ngọc Hoa bị công an đánh đập dã man nhất.

Trong số người bị đánh cô Nguyễn Ngọc Hoa bị công an đánh đập dã man nhất.(ảnh do thính giả gởi)

Từ 8:30 đến 9:00 giờ họ không đụng gì đến chúng tôi hết. Khi có một nhóm chừng 5 người nước ngoài nhìn chúng tôi, thì tôi đứng lên hỏi bà ta từ đâu đến, bà cho biết từ Anh đến. Tôi nói thêm vài câu xã giao nữa. Khoảng hơn 5 phút sau, có một đoàn xe chở chừng 50 khách châu Âu ngừng lại. Tôi không hiểu sao khi đó họ cuống cuồng nhào đến ‘lùa’ chúng tôi đi. Một số người sợ bỏ đi, còn vài người đứng lại và nói chúng tôi đứng đây cầu nguyện, chứ không làm gì sai luật mà các anh bắt chúng tôi đi nơi khác. Nhưng họ không nghe nói rằng đó không phải chỗ ngồi, không phải chỗ biểu tình.
Chúng tôi nói không, có dấu hiệu gì cho thấy chúng tôi biểu tình hay không, khi nào chúng tôi biểu tình hãy lên tiếng. Người nào nói như vậy thì họ nắm cổ lôi đi. Tôi bị một tên an ninh cao to nắm cổ lôi đi một bên, và bên kia là một cô nào đó. Lúc có có thêm hai ba người an ninh nữa đến sờ soạng vào người tôi như muốn kiếm cái gì và xé cả áo tôi. Tôi la lên làm gì mà các ông sờ soạng khắp người tôi, tôi là phụ nữ các ông xâm phạm thân thể tôi. Tôi la lớn ‘bớ người ta’; khi đó có mấy cái đánh vào cổ tôi; nhưng hôm qua tôi không phát hiện nhưng sáng nay thấy đau mới biết họ đánh vào cổ và bụng tôi. Vì khi bị đánh vào mặt, lúc đó đau nhất nên tôi không cảm nhận đau ở những chỗ khác. Khi lôi lên xe, một tên an ninh cao to đấm vào mặt tôi hai cái, lúc đó tôi choáng váng không còn thấy gì nữa…
Theo chị Nguyễn thị Hoa, thì bản thân chị còn may mắn hơn một người khác cũng bị đánh đập ngay tại khu vực trước nhà thờ Đức Bà vào sáng ngày 31 tháng 7 và sang đến ngày 1 tháng 8 vẫn còn ói mửa, chưa thể mở miệng vì những ngón đòn nặng từ phía cơ quan chức năng.
Trong số người bị đánh cô Nguyễn Ngọc Hoa dân oan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị công an đánh đập dã man nhất.
Trong số người bị đánh cô Nguyễn Ngọc Hoa dân oan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị công an đánh đập dã man nhất.
Hiện tại chị Hướng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội lên khiếu kiện khi về bị thuê đầu gấu đánh, hiện bị gãy một xương ở cánh tay phải. Tôi là người ở Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng đang lo cho chị ấy ăn uống.
Bà Nguyễn thị Gấm
Đầu gấu ‘xử’ dân oan
Theo những người dân oan khiếu kiện lâu nay họ không những bị các nhân viên công quyền mặc sắc phục có hành động bạo lực, mà họ phải chịu đòn từ những thành phần không mặc sắc phục, dữ tợn mà người dân thường gọi tên là ‘bọn đầu gấu’.
Bà Nguyễn thị Gấm, 72 người Quảng Ninh, suốt 13 năm qua phải sống tại các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng ở Hà Nội, để khiếu kiện về trường hợp đất đai của gia đình bị trưng thu một cách bất hợp pháp, cho biết bà phải lo giúp cho một người dân oan khác bị ‘đầu gấu’ đánh gãy tay:
Hiện tại chị Hướng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội lên khiếu kiện khi về bị thuê đầu gấu đánh, hiện bị gãy một xương ở cánh tay phải. Tôi là người ở Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng đang lo cho chị ấy ăn uống.
Hẳn nhiều người vẫn chưa quên trường hợp của bà Đỗ Thị Thiêm, người hăng hái đấu tranh giữ đất cùng với dân chúng khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, bị những kẻ lạ mặt rưới acid lên người.
Bà Nguyệt, 57 tuổi từ Cần Thơ bị mất đất từ năm 1976 đến nay và phải khiếu kiện, cho biết về việc những kẻ thường phục được lực lượng chức năng sử dụng để đàn áp những người dân đi khiếu kiện như bà:
Xã hội đen đứng quanh công an là do công an; đó là những tên đánh.
Dồn đến đường cùng
Theo lời kể của những người phải đi khiếu kiện từ các tỉnh thành khác nhau, câu chuyện của họ có khác, mỗi người một cảnh, thế nhưng điểm chung đó là sự đùn đẩy của các cơ quan chức năng từ dưới lên trên và từ trung ương về địa phương. Không ai chịu trách nhiệm giải quyết cho họ dồn họ vào ngõ cụt: mất tài sản, không kế sinh nhai, không tương lai cho chính bản thân và cho con cái họ.
Không phải chỉ bị xua đuổi, sách nhiễu, đánh đập như các trường hợp vừa nêu; mà những người phải đi khiếu kiện trong tình trạng vô vọng như thế lâu nay còn cho là gây rối trật tự, rồi bị quy chụp là có động cơ chính trị
Đi đến đâu họ cũng bảo về. Về một, hai tháng không trả lời, chúng tôi đi tiếp. Đi trong vô vọng nên chúng tôi phải kêu cứu các nhân sĩ trí thức, đánh động dư luận để cứu giúp những trường hợp người dân như chúng tôi.
Trường hợp cô Nguyễn thị Hoa mới bị đánh hôm ngày 31 tháng 7 là con gái có mẹ từng là một biệt động Sài Gòn, tham gia kháng chiến; thế nhưng bị cáo buộc giả mạo; khi xác minh lại không phải giả mạo thì đất vẫn mất. Bà mẹ khiếu kiện bao năm đến hơi tàn, sức kiệt nằm một chỗ và người con gái phải tiếp sức mẹ khiếu kiện. Thế nhưng công lý vẫn bặt tăm khiến cô này từng hai lần đổ xăng tự thiêu nhưng những dân oan khác ngăn kịp: một lần ngay trước Nhà thờ Đức Bà hồi ngày 5 tháng 5 vừa qua và một lần vào ngày 18 tháng 6 vừa rồi trước khu vực Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
Không phải chỉ bị xua đuổi, sách nhiễu, đánh đập như các trường hợp vừa nêu; mà những người phải đi khiếu kiện trong tình trạng vô vọng như thế lâu nay còn cho là gây rối trật tự, rồi bị quy chụp là có động cơ chính trị như lời của ông chánh thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh hồi tháng tư năm nay.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/petiti-get-beat-harra-08012013060045.html

 Trung Quốc cảnh báo về thời tiết nóng bức tại Thượng Hải
Không giống như các bệnh liên quan tới nhiệt độ, say nắng là một trường hợp y tế khẩn cấp thường hay gây tử vong nếu không được điều trị ngay và đúng cách
Không giống như các bệnh liên quan tới nhiệt độ, say nắng là một trường hợp y tế khẩn cấp thường hay gây tử vong nếu không được điều trị ngay và đúng cách
CỠ CHỮ
Các chuyên gia y tế tại Thượng Hải đã cảnh báo dân chúng, đặc biệt là những người cao tuổi, tránh ra nắng, và ở trong mát, vào lúc nhiệt độ cao tiếp tục gây tử vong.

Cho tới nay, ít nhất đã có 11 người chết vì say nắng tại Thượng Hải trong mùa hè. Nhiệt độ ở thành phố này là 39 độ C hay cao hơn trong những ngày gần đây và cơ quan khí tượng thành phố nói tháng Bảy năm nay là nóng nhất trong nhiều thập niên.

Ông Lãnh Quang Minh, một giới chức tại Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh ở Thượng Hải nói với Trung Quốc Nhật báo hôm thứ Tư:

“Ngoài những người phải dãi nắng, nhiều người khác, đặc biệt là những người cao niên, đã bị bệnh dù ở trong nhà ví họ không có máy điều hòa không khí. Điều quan trọng cho dân chúng là chú ý ngăn ngừa tình trạng say nắng.”

Không giống như các bệnh liên quan tới nhiệt độ, say nắng là một trường hợp y tế khẩn cấp thường hay gây tử vong nếu không được điều trị ngay và đúng cách.

Nạn nhân mới nhất là một thủy thủ tàu buôn 64 tuổi từ Đài Loan tới, đã qua đời sáng thứ Tư khi tới Thượng Hải hôm 13 tháng Bảy.

Ngoài Thượng Hải, một số tỉnh lân cận cũng báo cáo có người chết vì nhiệt độ. Ít nhất bảy trường hợp tử vong vì say nắng được báo cáo tại tỉnh Giang Tô. Tỉnh Chiết Giang báo cáo ít nhất tám ca tử vong vì say nắng, hầu hết những người này ở ngoài nắng trong một thời gian dài.

Sở khí tượng thành phố nói rằng hàn thử biểu thường ở khoảng 39 độ C trong những ngày sắp tới mặc dù có giông bão tại một số nơi trong thành phố. 


 

TRUNG CỘNG - TRƯƠNG TẤN SANG ĐI MỸ

PHÂN ƯU

 


Được tin
Bác Sĩ HỒ VĂN CHÂM
Cựu Tổng Trưởng Chiêu Hồi,

Thông Tin - Dân Vận, Cựu Chiến Binh
Pháp danh: Nguyên Minh
Sinh ngày 09 tháng 7 năm 1932 tại làng Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam


Tạ thế ngày 31 tháng 7 năm 2013 tại Ottawa, Ontario,Canada
Xin chia buồn cùng tang quyến 
và cầu chúc vong linh bác sĩ tiêu diêu miền Cực Lạc.
Gia đình Nguyễn Hữu Chi
Gia đình Nguyễn Thiên Thụ

No comments:

Post a Comment