ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ TỘI ÁC THIÊN AN MÔN
Đêm đốt nến ở Hong Kong kỷ niệm biến cố Thiên An Môn
Trên 100.000 ngàn người dân Hong Kong tham gia buổi đốt nến tại Công viên Victoria kỷ niệm 24 năm biến cố Thiên An Môn
CỠ CHỮ
04.06.2013
Hằng chục ngàn cư dân Hong Kong bất chấp mưa như thác đổ tới tham dự
một buổi đốt nến kỷ niệm năm thứ 24 ngày chính phủ Bắc Kinh đàn áp các
cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn.
Những người tổ chức đêm canh thức hằng năm vào ngày thứ Ba tại Công viên Victoria ở Hong Kong tuyên bố rằng số người tham gia là 150.000 người trong khi cảnh sát đưa ra ước tính nhỏ hơn khoảng 54.000 người.
Một số người tụ tập tại công viên này đã bỏ đi khi mưa bắt đầu rơi, nhưng nhiều người ở lại, che dù và hô khẩu hiệu kêu gọi các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc làm sáng tỏ phong trào biểu tình năm 1989 ở Quảng trường chính của Bắc Kinh.
Các binh sĩ Trung Quốc có xe tăng yểm trợ đã đè bẹp cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo hôm mùng 4 tháng Sáu năm đó, giết chết hằng trăm và có lẽ hằng ngàn người.
Chính phủ Trung Quốc coi cuộc biểu tình này là “một cuộc nổi loạn phản cách mạng” và hàng năm ngăn chặn toan tính của những người hoạt động đòi dân chủ để tưởng nhớ những người bị giết này.
Các cư dân tại thành phố cựu thuộc địa của Anh đã duy trì quyền phản đối kể từ khi Hong Kong được trả lại chủ quyền cho Trung Quốc năm 1997.
Những người tổ chức đêm canh thức hằng năm vào ngày thứ Ba tại Công viên Victoria ở Hong Kong tuyên bố rằng số người tham gia là 150.000 người trong khi cảnh sát đưa ra ước tính nhỏ hơn khoảng 54.000 người.
Một số người tụ tập tại công viên này đã bỏ đi khi mưa bắt đầu rơi, nhưng nhiều người ở lại, che dù và hô khẩu hiệu kêu gọi các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc làm sáng tỏ phong trào biểu tình năm 1989 ở Quảng trường chính của Bắc Kinh.
Các binh sĩ Trung Quốc có xe tăng yểm trợ đã đè bẹp cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo hôm mùng 4 tháng Sáu năm đó, giết chết hằng trăm và có lẽ hằng ngàn người.
Chính phủ Trung Quốc coi cuộc biểu tình này là “một cuộc nổi loạn phản cách mạng” và hàng năm ngăn chặn toan tính của những người hoạt động đòi dân chủ để tưởng nhớ những người bị giết này.
Các cư dân tại thành phố cựu thuộc địa của Anh đã duy trì quyền phản đối kể từ khi Hong Kong được trả lại chủ quyền cho Trung Quốc năm 1997.
Trung Quốc đánh dấu 24 năm biến cố Thiên An Môn
Nhân viên an ninh kiểm tra thẻ căn cước của du khách tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, ngày 4/6/2013.
CỠ CHỮ
04.06.2013
Trung Quốc đánh dấu năm thứ 24 cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn giữa
các biện pháp an ninh chặt chẽ tại Bắc Kinh và kiểm duyệt gắt gao
Internet.
Nhà cầm quyền mỗi năm đều ra sức ngăn ngừa những hoạt động tưởng niệm và cấm thảo luận công khai việc dùng quân đội đàn áp tàn bạo vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, chấm dứt những cuộc biểu tình đòi dân chủ kéo dài nhiều tuần lễ.
Hôm thứ Sáu, cảnh sát được bố trí tại Quảng trường Thiên An Môn và những khu vực trọng yếu khác để ngăn ngừa những cuộc biểu tình có thể xảy ra.
Nhiều nhà hoạt động đã bị bắt, bị giam giữ tại gia hay bị theo dõi chặt chẽ trong thời gian dẫn đến ngày kỷ niệm nhạy cảm này.
Nhân viên kiểm duyệt của chính phủ cũng tích cực hoạt động để lọc bỏ các tin tức liên quan đến Thiên An Môn trên các mạng xã hội.
Trên trang mạng Sina-Weibo được ưa chuộng của Trung Quốc, việc tìm kiếm những từ có liên quan đến Thiên An Môn đều bị ngăn chặn.
Trang này cũng gỡ bỏ một biểu tượng là đèn cầy được nhiều người sử dụng trong các buổi lễ tưởng niệm trong không gian ảo.
Để tránh những hạn chế này, nhiều người Trung Quốc thay vào đó đã đưa lên mạng hình ảnh của đèn cầy, hay đề cập một cách mỉa mai đến ngày 35 tháng 5, hơn là dùng ngày 4 tháng 6 - việc tìm kiếm cụm từ này trên mạng cũng bị ngăn chặn.
Những người khác khuyến khích người dân mặc trang phục màu đen như là một biểu tượng để tang các nạn nhân của biến cố Thiên An Môn.
Đã 24 năm kể từ khi quân đội Trung Quốc được xe tăng yễm trợ tiến vào quảng trường để dẹp tan một cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu tại Thiên An Môn. Việc đàn áp này bị toàn thế giới lên án và số người thiệt mạng từ vài trăm lên đến vài ngàn.
Trung Quốc vẫn xem biến cố này là “một vụ bạo loạn phản cách mạng” và chưa bao giờ công nhận sai lầm trong việc xử lý vụ nổi dậy. Trung Quốc cũng chưa bao giờ tiết lộ con số tử vong chính thức hay những chi tiết khác về vụ đàn áp. Việc này cũng không được truyền thông nhà nước loan tải.
Cuối tháng qua, Bộ Ngoại giao Mỹ lại kêu gọi Bắc Kinh “chấm dứt quấy rầy những người tham dự cuộc biểu tình và cho biết rõ đầy đủ chi tiết những người bị giết, bị bắt giữ hay mất tích".
Nhà cầm quyền mỗi năm đều ra sức ngăn ngừa những hoạt động tưởng niệm và cấm thảo luận công khai việc dùng quân đội đàn áp tàn bạo vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, chấm dứt những cuộc biểu tình đòi dân chủ kéo dài nhiều tuần lễ.
Hôm thứ Sáu, cảnh sát được bố trí tại Quảng trường Thiên An Môn và những khu vực trọng yếu khác để ngăn ngừa những cuộc biểu tình có thể xảy ra.
Nhiều nhà hoạt động đã bị bắt, bị giam giữ tại gia hay bị theo dõi chặt chẽ trong thời gian dẫn đến ngày kỷ niệm nhạy cảm này.
Nhân viên kiểm duyệt của chính phủ cũng tích cực hoạt động để lọc bỏ các tin tức liên quan đến Thiên An Môn trên các mạng xã hội.
Trên trang mạng Sina-Weibo được ưa chuộng của Trung Quốc, việc tìm kiếm những từ có liên quan đến Thiên An Môn đều bị ngăn chặn.
Trang này cũng gỡ bỏ một biểu tượng là đèn cầy được nhiều người sử dụng trong các buổi lễ tưởng niệm trong không gian ảo.
Để tránh những hạn chế này, nhiều người Trung Quốc thay vào đó đã đưa lên mạng hình ảnh của đèn cầy, hay đề cập một cách mỉa mai đến ngày 35 tháng 5, hơn là dùng ngày 4 tháng 6 - việc tìm kiếm cụm từ này trên mạng cũng bị ngăn chặn.
Những người khác khuyến khích người dân mặc trang phục màu đen như là một biểu tượng để tang các nạn nhân của biến cố Thiên An Môn.
Đã 24 năm kể từ khi quân đội Trung Quốc được xe tăng yễm trợ tiến vào quảng trường để dẹp tan một cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu tại Thiên An Môn. Việc đàn áp này bị toàn thế giới lên án và số người thiệt mạng từ vài trăm lên đến vài ngàn.
Trung Quốc vẫn xem biến cố này là “một vụ bạo loạn phản cách mạng” và chưa bao giờ công nhận sai lầm trong việc xử lý vụ nổi dậy. Trung Quốc cũng chưa bao giờ tiết lộ con số tử vong chính thức hay những chi tiết khác về vụ đàn áp. Việc này cũng không được truyền thông nhà nước loan tải.
Cuối tháng qua, Bộ Ngoại giao Mỹ lại kêu gọi Bắc Kinh “chấm dứt quấy rầy những người tham dự cuộc biểu tình và cho biết rõ đầy đủ chi tiết những người bị giết, bị bắt giữ hay mất tích".
-Trung Quốc ngăn cấm lễ viếng mộ nạn nhân Thiên An Môn
Một nhóm nhà báo ủng hộ các sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, 17/05/1989
REUTERS/Carl Ho
Trong nhiều biện pháp nhằm ngăn cản người dân tổ chức kỷ niệm
sự kiện 24 năm vụ thảm sát phong trào dân chủ Thiên An Môn, hôm nay
04/06/2013, công an Trung Quốc đã đóng cửa nghĩa trang thành phố Bắc
Kinh, nơi có phần mộ của những nạn nhân bị sát hại trong vụ đàn áp đẫm
máu 4/6 năm 1989, ngăn cấm mọi người đến viếng.
Sáng nay lực lượng công an đã phong tỏa lối vào quanh nghĩa
trang nằm ở phía tây thành phố Bắc Kinh, cấm mọi người dân cũng như các
nhà báo tiếp cận khu nghĩa trang.
Hàng năm cứ vào ngày kỷ niệm này, gia đình các sinh viên bị quân đội Trung Quốc giết hại trong vụ Thiên An Môn vẫn tới đây tưởng niệm thân nhân dưới sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, vụ Thiên An Môn vẫn là đề tài cấm kỵ đối với báo chí chính thức. Tất cả các cuộc thảo luận công khai hay ý đồ tổ chức lễ tưởng niệm dưới mọi hình thức đều bị cấm.
Gần sát đến ngày kỷ niệm năm nay, việc kiểm duyệt ngăn chặn được tiến hành ráo riết hơn, đặc biệt trên các trang mạng.
Hôm nay vào mạng internet ở Trung Quốc, những từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngày mùng 4 tháng 6, « Thiên An Môn » hoặc « nến » đều bị chặn.
Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Human Rights Defender đóng trụ sở tại Hồng Kông, Bắc Kinh còn tìm mọi cách cô lập, giám sát một số nhà ly khai, bảo vệ nhân quyền ở trong nước.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130604-trung-quoc-ngan-cam-le-vieng-nan-nhan-vu-thien-an-mon
Hàng năm cứ vào ngày kỷ niệm này, gia đình các sinh viên bị quân đội Trung Quốc giết hại trong vụ Thiên An Môn vẫn tới đây tưởng niệm thân nhân dưới sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, vụ Thiên An Môn vẫn là đề tài cấm kỵ đối với báo chí chính thức. Tất cả các cuộc thảo luận công khai hay ý đồ tổ chức lễ tưởng niệm dưới mọi hình thức đều bị cấm.
Gần sát đến ngày kỷ niệm năm nay, việc kiểm duyệt ngăn chặn được tiến hành ráo riết hơn, đặc biệt trên các trang mạng.
Hôm nay vào mạng internet ở Trung Quốc, những từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngày mùng 4 tháng 6, « Thiên An Môn » hoặc « nến » đều bị chặn.
Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Human Rights Defender đóng trụ sở tại Hồng Kông, Bắc Kinh còn tìm mọi cách cô lập, giám sát một số nhà ly khai, bảo vệ nhân quyền ở trong nước.
Luật sư Lưu Hiểu Nguyên, một nhà đấu tranh nhân quyền tại Trung Quốc
đã thông báo trên Twitter là blog của ông đã bị đóng ngay sau khi ông
đăng hình một ngọn nến cùng với lời kêu gọi mọi người tưởng niệm nạn
nhân Thiên An Môn.
Nghệ sĩ phản kháng chế độ nổi tiếng Ngải Vị Vị thì bình luận : « Trong cái đất nước này, mọi tranh giành chỉ xoay quanh chuyện thắp và dập nến ».
Vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra trong đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4
tháng 6 năm 1989 khi hàng nghìn sinh viên học sinh cắm trại trên quảng
trường để đấu tranh đòi dân chủ. Chính quyền đã huy động quân đội cùng
xe tăng vào giải tán dã man người biểu tình. Theo các tổ chức bảo vệ
nhân quyền, thì hàng trăm thậm chí hàng nghìn thanh niên đã bị sát hại
trong vụ trấn áp này. Không những thế những người tham gia phong trào
sau đó còn bị bắt bỏ tù và truy bức cho đến tận bây giờ.
Chính quyền Trung Quốc biện minh cho việc điều động quân đội đàn áp biểu tình là cần thiết để trấn áp cuộc nổi dậy « phản cách mạng ».
Bản thân trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc thời kỳ đó
cũng bị chia rẽ trong việc ra quyết định đưa quân đội can thiệp. http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130604-trung-quoc-ngan-cam-le-vieng-nan-nhan-vu-thien-an-mon
Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn
Một góc bảo tàng lưu niệm sự kiện 04/06 trong đại học Hồng Kông, 03/06/2013.
REUTERS/Bobby Yip
Cũng như mọi năm, chỉ có Hồng Kông là nơi duy nhất thuộc lãnh
thổ Trung Quốc tổ chức tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn. Hàng chục ngàn
người dự kiến sẽ tập hợp tại quảng trường Victoria để tham dự buổi thắp
nến tưởng niệm những người biểu tình bị quân đội Trung Quốc thảm sát
cách đây 24 năm, trong đêm 03 rạng sáng 04/06/1989. Liên minh yểm trợ
các phong trào ái quốc và dân chủ ở Trung Quốc, đứng ra tổ chức lễ tưởng
niệm này, chờ đợi là sẽ có khoảng 150.000 người tham gia.
Tuy được giao trả cho Trung Quốc từ năm 1997, thuộc địa cũ của Anh Quốc hiện vẫn được hưởng quy chế đặc biệt, theo mô hình « một quốc gia, hai chế độ »,
tức là vẫn có đơn vị tiền tệ và hệ thống pháp lý riêng biệt. Người dân
tại đây vẫn được hưởng quyền tự do ngôn luận, mà hiện còn bị hạn chế ở
Trung Hoa lục địa.
Cuối tháng 5 vừa qua, nhân danh các nạn nhân Thiên An Môn, hơn 1000
người đã tuần hành trước trụ sở chính quyền Hồng Kông, rồi kéo đến trước
« văn phòng liên lạc » của Trung Quốc. Các sinh viên cũng đã
tuyệt thực trong ba ngày tại một khu thương mại có đông du khách Trung
Quốc, giống như các sinh viên Bắc Kinh đã làm cách đây 24 năm với hy
vọng sẽ thúc đẩy chính quyền đối thoại.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến do trường đại học Hồng Kông thực hiện
vào tháng trước, 68% người dân đặc khu hành chính này lên án hành động
đàn áp của chính quyền Trung Quốc năm 1989 và cũng 68% cho rằng Hồng
Kông phải tích cực thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc.
Hồng Kông : Yêu cầu làm sáng tỏ vụ thảm sát Thiên An Môn 1989
Thắp nến tại công viên Victoria, 04/06/2013, tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn 1989.
REUTERS/Bobby Yip
24 năm kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn là dịp nhiều tổ chức nhân
quyền nhắc lại yêu cầu kiên quyết đòi Bắc Kinh phải công bố sự thật.
Nhân dịp này, nhật báo Le Figaro có một bài miêu tả lễ tưởng niệm tại
Hồng Kông.
Trường Đại học Hồng Kông, dưới sự khởi xướng của chủ tịch Liên
minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào yêu nước và dân chủ Trung Quốc, tổ
chức tưởng niệm để truyền bá kỷ niệm này và yêu cầu Bắc Kinh công bố sự
thật về vụ thảm sát phong trào sinh viên năm 1989 tại quảng trường Thiên
An Môn.
Dự kiến khoảng 180 000 người sẽ tham gia sự kiện này ở công viên Victoria, trung tâm Hồng Kông. Nhà tổ chức cho biết : « Mặc dù chắc chắn sự kiện sẽ làm trung tâm quyền lực Bắc Kinh lo lắng, nhưng các nhà lãnh đạo không thể chính thức cấm chúng tôi được. Khi ký hiệp ước trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, họ đã cam kết tôn trọng các quyền tự do trong lãnh thổ, mặc dù càng ngày họ càng sử dụng nhiều biện pháp hợp pháp để ngăn chặn tạm thời các cuộc biểu tình, mà họ cho là mang tính chất chống đối cho an ninh trật tự công cộng ».
Dự kiến khoảng 180 000 người sẽ tham gia sự kiện này ở công viên Victoria, trung tâm Hồng Kông. Nhà tổ chức cho biết : « Mặc dù chắc chắn sự kiện sẽ làm trung tâm quyền lực Bắc Kinh lo lắng, nhưng các nhà lãnh đạo không thể chính thức cấm chúng tôi được. Khi ký hiệp ước trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, họ đã cam kết tôn trọng các quyền tự do trong lãnh thổ, mặc dù càng ngày họ càng sử dụng nhiều biện pháp hợp pháp để ngăn chặn tạm thời các cuộc biểu tình, mà họ cho là mang tính chất chống đối cho an ninh trật tự công cộng ».
Bắc Kinh luôn khẳng định chỉ có vài trăm người chết do chống cách
mạng. Tổ chức Chữ thập đỏ công bố 2 600 người chết. Tuy nhiên, số người
chết còn nhiều hơn, vì nhiều gia đình có con chết trong vụ thảm sát
không dám công bố do sợ rủi ro sau này. Một nghị viên Hồng Kông phát
biểu : « Chúng tôi muốn nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới, những
người yêu cầu chúng tôi yêu nước, là không thể được nếu họ không nói sự
thật. Họ phải chính thức công nhận vụ thảm sát để chúng ta có thể tin
vào họ. Dù họ muốn hay không, những người chết tại quảng trường Thiên An
Môn sẽ mãi nằm trong trái tim của người dân Trung Quốc ».
Khó tái thống nhất bán đảo Triều Tiên
60 năm từ khi ký hiệp định đình chiến, ý tưởng tái thống nhất với Bắc
Triều Tiên hiện giờ là điều khó thực hiện. Báo La Croix đăng bài phóng
sự về sự kiện này của đặc phái viên từ Seoul.
Niềm hy vọng tái thống nhất đã bị dập tắt từ khi người anh em láng
giềng Bắc Triều Tiên đơn phương rút nhân công khỏi khu công nghiệp
Keasong và dọa xóa bỏ Seoul khỏi bản đồ dưới « tấm thảm bom và biển lửa
». Các hành động đe dọa của vị chủ tịch trẻ tuổi Bắc Triều Tiên chỉ làm
căng thẳng thêm mối quan hệ sóng gió giữa hai nước và khiến giới trẻ Hàn
Quốc có cái nhìn khác đi về người anh em láng giềng. Với họ, Bắc Triều
Tiên giờ thành « nước ngoài » và không hình dung được là họ có thể sống ở
đó.
Từ năm 1953, trong khi Hàn Quốc không ngừng phát triển, thì người anh
em láng giềng trì trệ từ khi Liên Xô sụp đổ từ năm 1991, còn Trung Quốc
trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới. Phản ánh thực tế khó
khăn tại Bắc Triều Tiên, một linh mục Hàn Quốc chuyên đàm phán để giúp
đỡ lương thực cho người dân Bắc Triều Tiên cho biết : « Tình hình thực
phẩm và sức khỏe vô cùng nguy kịch. Người dân chịu khổ và thiếu lương
thực và thuốc men và nhiệm vụ của chúng ta là giúp đỡ những người anh em
của mình, nhưng Bắc Triều Tiên lại nghĩ là phải giải phóng Hàn Quốc
khỏi sự thống trị của Mỹ, đấy mới là quan điểm thống nhất của họ. Chẳng
có gì giống với quan điểm của chúng ta ».
Thời gian gần đây, phía Hàn Quốc tăng cường mọi nỗ lực tái thống
nhất. Các nhà kinh tế lớn nhất của nước này đã tới Đức để nghiên cứu quá
trình tái thống nhất chính trị và kinh tế của hai miền Đông và Tây Đức.
Tuy nhiên, trường hợp Bắc và Nam Triều Tiên khác biệt quá lớn, một mặt
do phát triển kinh tế chênh lệch, mặt khác do thái độ bất hợp tác của
Bình Nhưỡng. Chế độ của Kim Jong-un quá mạnh và quân đội càng ngày càng
trung thành hơn. Hơn nữa, vị chủ tịch trẻ tuổi còn tuyên bố rằng chiến
tranh Triều Tiên chưa kết thúc. Nhà báo nổi tiếng Hàn Quốc, Kim
Huyn-kyung, dự tính : « Hàn Quốc sẽ hải chu cấp hàng nghìn tỉ đô la (từ 2
000 đến 5 000 tỉ theo nhiều nghiên cứu) để bảo đảm quá trình tái thống
nhất trong trường hợp Bắc Triều Tiên sụp đổ ».
Các tổ chức phi chính phủ đặt niềm tin và kì vọng vào khả năng tái
thống nhất. Ngoài các hoạt động nhân đạo giúp đỡ lương thực cho người
dân Bắc Triều Tiên, họ còn giúp đỡ hàng trăm nghìn người sống tị nạn tại
Trung Quốc (ước tính từ 150 000 đến 200 000 người). Từ năm 1953, khoảng
25 000 người tị nạn Bắc Triều tiên đã hòa nhập vào xã hội Hàn Quốc.
Trong trường hợp tái thống nhất, họ sẽ là chìa khóa cho sự thông cảm
giữa người dân hai miền Triều Tiên.
Điều kì lạ hay ảo tưởng Nhật Bản ?
Vẫn liên quan đến tình hình Đông Á, các nhật báo Les Echos và Le
Monde ra hôm nay đề cập đến chiến lược tăng trưởng của thủ tướng Nhật
Bản Shinzo Abe.
Trong phụ trang Kinh tế, phóng viên báo Les Echos phân tích từ khi
nhậm chức vào cuối tháng 12 năm 2012, hai trong ba mục tiêu trong chính
sách tăng trưởng « Abenomics » của thủ tướng Nhật Bản lần lượt được thực
hiện. Chính sách thứ nhất nhằm đầu tư vào các công trình công với 10
300 tỉ yên. Chính sách thứ hai nhằm giảm lạm phát xuống dưới 2% từ nay
tới hai năm nữa. Tuần này, thủ tướng Shinzo Abe sẽ công bố mục tiêu cuối
cùng, « chiến lược tăng trưởng ». Mục đích chiến lược này nhằm mở rộng
thương mại Nhật Bản ra quốc tế. Tokyo hứa tham gia vào nhiều thỏa thuận
tự do trao đổi mậu dịch. Chính phủ cũng mong muốn tạo cơ hội cho phụ nữ
gia nhập thị trường lao động. Thủ tướng Nhật Bản cũng sẽ bãi bỏ kiểm
soát nhiều lĩnh vực để kích thích cạnh tranh và sẽ đề ra các chính sách
hỗ trợ các lĩnh vực tương lai như công nghệ robo và công nghệ sinh học.
Tác giả bài phân tích nhận định, nếu chính phủ Nhật Bản muốn thành
công chính sách của mình, thủ tướng Shinzo Abe phải thể hiện được quyết
tâm. Từ tháng 7 năm 2012, đảng của thủ tướng chiếm đa số trong quốc hội.
Đây là cơ hội duy nhất cho chính phủ của ông để thực hiện các cải cách
đầy tham vọng nhằm đánh thức nền kinh tế Nhật Bản. Nếu Shinzo Abe trượt
mục tiêu, đất nước sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn : nợ nần nhiều hơn, bị
qua mặt nhiều hơn và sẽ chia rẽ hơn bao giờ hết.
Còn trên báo Le Monde, chuyên gia kinh tế Jean-Pierre Petit trong bài
« Từ Nhật Bản về » đánh giá cao chính sách của thủ tưởng Shinzo Abe là
thống nhất trong chẩn đoán, nhất quán và quyết tâm trong hành động nhằm
giúp Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng nặng nề. Tác giả kết luận, từ
sáu tháng gần đây, Nhật Bản cuối cùng đã trở thành tia sáng thật sự cho
toàn bộ các nước phát triển.
Ngành đường sắt Pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường Trung Quốc
Trước sự ưu ái của Trung Quốc dành cho Đức trong chuyến thăm Liên
minh châu Âu, Pháp đang cố gắng lấy lại cân bằng trong mối quan hệ với
cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới này. Tổng giám đốc Liên ngành
đường sắt Pháp đã có chuyến thăm các chi nhánh của mình tại đây và thử
nghiệm tàu cao tốc Trung Quốc. Phóng viên báo Les Echos miêu tả lại
chuyến đi này.
Giải thích cho chuyến đi của mình, ông Guillaume Pepy cho biết « Cần
phải tăng cường đi quan sát các nước đang phát triển để nghiên cứu công
nghệ mới phục vụ cho xuất khẩu ». Công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF
đã có mặt và phát triển tại thị trường Trung Quốc : Arep, một chi nhánh
chuyên về kiến trúc nhà ga của SNCF, minh họa cho chiến lược phát triển
của công ty tại đất nước này. Công ty đã thực hiện nhiều nhà ga tiêu
biểu tại Thượng Hải và Vũ Hán và nhiều khu phức hợp trên các nhà ga bao
gồm văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở. Ngoài ra còn có Systra,
công ty liên doanh với RATP, chuyên về kỹ thuật, Geodis chuyên logistic
và Keolis vừa mở văn phòng tại Vũ Hán và trở thành đối tác chiến lược để
phát triển mạng lưới tàu điện ngầm của Thượng Hải.
Thủ tướng Pháp công bố thay đổi chính sách gia đình
Quay lại tình hình xã hội Pháp, trang nhất của các nhật báo ra hôm
nay đồng loạt bàn về chính sách gia đình mới được thủ tướng Pháp
Jean-Marc Ayrault công bố ngày hôm qua.
Cải cách của thủ tướng gây nhiều tranh cãi trong các đảng và ngay
trong nội bộ Đảng Xã hội. Nhật báo Le Monde đưa tin « Chính sách gia
đình : các gia đình khá giả sẽ phải trả thêm 1 tỉ euro ». Báo Les Echos
chỉ trích « Chính sách gia đình : Hollande lại tăng thêm thuế ». Báo Le
Figaro thì hài hước : « Hỡi các gia đình : tôi đánh thuế… ». Tờ báo cho
biết luật mới này sẽ liên quan tới khoảng 1,3 triệu gia đình, mỗi gia
đình sẽ đóng thêm trung bình hàng tháng khoảng 64 euro. Báo La Croix
thông tin thêm chính phủ sẽ tăng khoảng 270 000 chỗ dành cho trẻ dưới 3
tuổi và nhà trẻ sẽ đón ít nhất 10% con của những gia đình nghèo. Báo cực
hữu Libération nhận định nhà nước chọn giải pháp tăng thuế đối với các
gia đình khá giả thay vì cải cách chế độ trợ cấp gia đình. Khoảng 12%
gia đình có con sẽ bị tăng thuế. Báo L’Humanité công kích : « Chính sách
gia đình : chính phủ áp đặt chính sách khắc khổ ». Cải cách của chính
phủ nhằm thu thêm 2 tỉ euro và cân bằng ngân sách giành cho gia đình từ
giờ tới năm 2017.
Căng thẳng tại Thổ Nhĩ Kỳ leo thang
Các nhật báo Pháp đều đưa tin về xung đột căng thẳng tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ ba ngày nay, những người chống đối tập trung tại quảng trường Taksim
và yêu cầu thủ tướng Erdogan từ chức. Tuy nhiên, ông này khẳng định «
băng cướp này sẽ không làm ông chùn bước ». Ngay nội bộ đảng AKP của Thủ
tướng cũng bị chia rẽ và Thủ tướng chịu nhiều chỉ trích từ những đảng
viên đảng này.
CAY RADE MACHER * THIÊN AN MÔN
Cơn bão trên Thiên An Môn
Những trang sử đẫm máu!
Cay RadeMacher
Phan Ba chuyển ngữ
Phan Ba chuyển ngữ
1989: Thảm sát Thiên An Môn
Trong những năm 1980, Trung
Quốc giàu có hơn và tự do hơn trước đó. Nhưng cái giá phải trả rất cao:
tham nhũng, lạm phát, bất công. Vì thế mà trong mùa Xuân 1989, một lần
tụ tập tự phát của sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn đã trở thành
cuộc biểu tình lớn nhất mọi thời đại. Nhiều tuần liền, những người biểu
tình thống trị đường phố của Bắc Kinh – cho tới khi những người thừa kế
già nua của Mao gọi quân đội đến.
Cay RadeMacher
Phan Ba dịch
Trong năm 1989 đánh dấu kỷ nguyên
mới, trong năm mà nhiều quốc gia đã ra đời từ vùng Baltic cho tới Trung
Á, hàng triệu người Trung Quốc cũng yêu cầu tự do. Họ tụ họp lại, được
dẫn đầu bởi sinh viên, thành cuộc biểu tình nhiều quyền lực nhất của mọi
thời đại, chiếm Quảng trường Thiên An Môn. Cho tới khi cuộc phản đối
của họ chấm dứt trong một đêm của sự khủng bố.
Trong những giờ khắc của đêm 3
rạng sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989, giới lãnh đạo quanh Đặng Tiểu Bình ra
lệnh cho quân đội thực hiện một chiến dịch mà dưới cái tên “Vụ thảm sát
trên Quảng trường Thiên An Môn” đã trở thành một dấu biểu hiện cho
chính họ.
Nhưng dù sự kiện này có ảnh hưởng
sâu rộng đến như thế, người ta biết rất ít về nó. Những người biểu tình
muốn chính xác là những điều gì, đã làm những việc gì? Ai dẫn đầu hàng
trăm ngàn người đó? Tại sao giới lãnh đạo nhà nước lại bỏ mặc thủ đô cho
những người đó trong nhiều tuần liền? Nhưng rồi tại sao họ lại dùng vũ
lực?
Và những gì đã thật sự xảy ra trong cái đêm tháng 6 đó?
KHÁC VỚI ĐÔNG ÂU,
không có một cuộc khủng hoảng kinh tế thúc đẩy sự bất bình, còn ngược
lại là đằng khác: từ những cuộc cải cách của thập niên 1980, tổng sản
lượng quốc gia tăng gần 9% hàng năm.
Trong thời gian đó, lợi nhuận làm
ra là khổng lồ – nhưng không được phân chia một cách công bằng. Ai có
việc làm trong nền kinh tế mới thì kiếm được nhiều tiền. Ngược lại, nông
dân, công dân trong các nhà máy quốc doanh và nhân viên nhà nước bị tụt
lại phía sau. Hậu quả: giữa các thu nhập là một hố sâu ngày càng lớn
ra, càng bị tăng cường bởi một tỷ lệ lạm phát – của năm 1988 – trên 20%
Cuối những năm 1980, có ba triệu
người chạy trốn nông thôn về sống trên đường phố của các thành phố Trung
Quốc, những người từ các vùng hẻo lánh đã kéo về các thành phố lớn với
hy vọng có được việc làm. Một niềm hy vọng hảo huyền: có khoảng năm
triệu người thất nghiệp trong Trung Quốc, thêm 20 triệu người nữa là
công nhân trong các nhà máy quốc doanh với lương tối thiểu rất thấp,
những người hầu như không phải làm gì.
Trong ĐCS, nạn tham nhũng là
bệnh: quan chức nhập hàng hóa xa xỉ, hướng các đầu tư nhà nước vào những
nhà máy nhất định, giao chức vụ cho người thân quyến. Năm 1988 – theo
một báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao – có 55 710 vụ tội phạm kinh tế
được xét xử, trung bình mỗi ngày bắt đầu 152 vụ.
Đảng chia rẽ sâu sắc trong câu
hỏi phải tiếp tục như thế nào. Người đàn ông nhiều quyền lực của Trung
Quốc, Đặng Tiểu Bình, 84 tuổi, đã rút lui ra khỏi hầu hết các chức vụ,
nhưng vẫn còn là Chủ tịch Quân ủy Trung ương – và qua đó kiểm soát quân
đội và cảnh sát nhân dân vũ trang, một đơn vị bán quân sự để chống nổi
loạn trong nước.
Đặng là bố già không tranh cãi
của Đảng. Thế nhưng ở dưới ông, cỗ máy của các quan chức đã chia ra
thành hai phái kình địch với nhau, được đại diện bởi hai người che chở
cho họ:
- Thủ tướng Lý Bằng, 60 tuổi, kỹ sư điện, là một trong các quan chức cao cấp trẻ tuổi nhất: nhà chính trị gia năng động, lạnh lùng, không khoan nhượng này có thời gian được đào tạo trong nước Liên bang Xô viết của Stalin và kể từ đấy là người hâm mộ việc nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt nền kinh tế.
- Bí thư Đảng Triệu Tử Dương, 69 tuổi, luôn ăn mặc lịch sự, muốn đẩy lùi Đảng ra khỏi nền kinh tế; trong tương lai, các nhà quản lý nên lãnh đạo các nhà máy chứ không phải cán bộ Đảng.
Trong nửa sau của thập niên 1980,
các phe phái này đấu tranh với nhau vì đường hướng cho lần trỗi dậy.
Đặng thường quyết định bốc đồng, cổ vũ cả hai phe.
Tạm thời không có cải cách nữa?
Với lời yêu cầu đấy, Lý Bằng có trước hết là quan chức cao cấp đứng về
phía mình – các thống soái, bộ trưởng ngày xưa.
Hay các cải cách cần phải được
tiến xa hơn nữa. Triệu Tử Dương đại diện cho đường hướng này, và ông ấy
dựa vào các đồng minh ở ngoài ĐCS, như sinh viên. Nhưng đấy là những
đồng minh nguy hiểm cho một quan chức Đảng.
2,7 triệu sinh viên của khoảng
1000 trường đại học là một đạo quân của những người chán nản. Vì sau khi
học xong, nhà nước phân bổ cho mỗi một người tốt nghiệp một việc làm;
rồi thầy giáo thu nhập được vào khoảng 1/3 của công nhân có tay nghề,
giáo sư nhận được nhiều tiền như người soát vé. Tài xế taxi ngược lại có
thể thu nhập gấp ba lần.
Không phải là điều đáng ngạc
nhiên, khi trong giới trí thức có sự bất bình lớn với giới lãnh đạo
Trung Quốc. Trong tháng 3 năm 1989, giới quan chức chóp bu biết được qua
một lần thăm dò ý kiến, rằng đặc biệt là những người tốt nghiệp đại học
ủng hộ cuộc cải cách. Kết luận của Đảng: “Đó là một bằng chứng cho sự
mơ hồ về tư tưởng hệ ở các cấp bậc có học cao hơn.”
Sự “mơ hồ về tư tưởng hệ” này sẽ dần dần phát triển trở thành một sự thách thức quyền lực.
Việc đấy đã xảy ra như thế nào
thì không thể tái diễn lại chính xác được, mặc dù có nhiều tường thuật
của các nhân chứng và tài liệu. Có những lời tường thuật mâu thuẫn với
nhau. Bản sao nhiều văn kiện nhạy cảm – biên bản những cuộc họp trong
giới lãnh đạo Đảng hay tường thuật của những viên chỉ huy quân đội gửi
cho cấp trên của họ – được một người cung cấp thông tin nặc danh mang
lén sang Hoa Kỳ nhiều năm sau đó. Các văn kiện này có độ tin cậy cho tới
đâu thì thường không thể kiểm chứng được.
Mặc dù vậy, chắc chắn một điều là
các sự kiện bi thảm đó đã bắt đầu một cách bất ngờ: với cái chết vì
bệnh tim của một quan chức cao cấp.
THỨ BẢY, 15 THÁNG 4.
Hồ Điệu Bang qua đời ở tuổi 73 vì một cơn đau tim. Năm 1982, người được
Đặng Tiểu Bình che chở được bầu lên làm Tổng Bí thư ĐCS, thế nhưng năm
1987 ông ấy mất chức vụ này – đối với những người bảo thủ trong ĐCS, các
kế hoạch tự do hóa nền kinh tế của Hồ nguy hiểm tới mức ngay đến Đặng
cũng không thể giữ được ông ấy.
Ít ra thì Hồ cũng giữ được một
chức vụ trong Bộ Chính trị, ủy ban cao nhất của Đảng và từ đấy trở thành
thần tượng của tất cả những người Trung Quốc hy vọng vào một sự thay
đổi về chính trị và kinh tế.
Tất cả các quan chức cao cấp đều
biết rõ, rằng họ phải tổ chức chôn cất long trọng chính trị gia Hồ nổi
bật, nhưng cũng biết rằng tang lễ này có thể là dịp biểu tình của những
người có thiện cảm với cải cách.
Lý Bằng cảnh báo: “Chúng ta phải giám sát các trường đại học. Sinh viên bao giờ cũng dễ bị kích động nhất.”
Thứ hai, 17 tháng 4, vào buổi
sáng. Khoảng 600 sinh viên và giảng viên của trường Đại học Chính trị và
Luật tụ tập lại trên Quảng trường Thiên An Môn, đặt cờ và vòng hoa
tưởng niệm Hồ Diệu Bang. Dần dần, nhiều nhóm thanh niên đổ đến thêm, cho
tới 16 giờ là khoảng 10.000 sinh viên, cũng cả từ các đại học khác,
thêm vào đó là người hiếu kỳ. Cảnh sát cố giải tán đám đông, hoài công.
Một dấu hiệu báo động.
Vì Quảng trường Thiên An Môn, một
quảng trường hình chữ nhật lớn 40 ha trong trung tâm của thành phố mười
một triệu dân, là quảng trường lớn nhất thế giới, trái tim của Trung
Quốc. Ở mặt Bắc, ẩn ở phía sau “Thiên An Môn”, là “Cấm Thành”, nơi các
hoàng đế đã cai trị nhiều thế kỷ liền. Ở các cạnh dài có các đài tưởng
niệm của quyền lực Cộng sản: bên phía Tây là “Đại hội đường Nhân dân”,
nơi Quốc Hội họp, ở phía Đông là bảo tàng đồ sộ của Cách mạng Trung
Quốc.
Ở giữa, một cột đá nhắc nhở đến
những người “tử vì đạo” của ĐCS; người chết nổi tiếng nhất của họ nằm
bất động cách đấy vài mét như xác chết sáp của sự vĩnh cửu: Mao Trạch
Đông nằm trong một gian sảnh tưởng niệm.
Chính tại đài tưởng niệm này, cờ
tang bay phất phới, vòng hoa chồng chất lên nhau. “Trái tim của ông ấy
mắc bệnh, vì Trung Quốc mắc bệnh”, sinh viên đã làm thơ về Hồ Diệu Bang
trước đó trên báo tường. Cuộc biểu tình này vô danh, tự phát. Không ai
biết là ai đã viết tờ báo tường đầu tiên, những bài thơ đầu tiên – hay
ai là người đầu tiên đã kêu gọi hãy đến Quảng trường Thiên An Môn. Mặc
dù vậy, cơn bão phản đối làm rung chuyển Trung Quốc đã bắt đầu qua đó.
18 tháng 4, 8 giờ. Khoảng 200
sinh viên biểu tình ngồi chận lối vào Đại hội đường Nhân dân. Họ muốn
nói chuyện với thành viên chủ tịch đoàn Quốc Hội về các yêu cầu mà rõ
ràng là đã xuất hiện trong vài giờ trước đó tại những cuộc gặp gỡ tự
phát ở các trường đại học. Ngoài những việc khác, họ yêu cầu nhiều tiền
hơn cho đào tạo (và qua đó là những điều kiện học tập tốt hơn), tự do
xuất bản cũng như công bố thu nhập của cán bộ Đảng. Những người biểu
tình hát quốc ca. Người sếp lễ tân của Quốc Hội nói chuyện với họ một
chút, ngoài ra thì ít có gì xảy ra. Thời tiết mùa hè, bầu không khí trên
Thiên An Môn yên bình.
19 tháng 4, 23 giờ. Gần 300 sinh
viên của Đại học Bắc Kinh tụ tập lại trong khuôn viên của trường để
thành lập “Liên hiệp Sinh viên Thống nhất”, tổ chức đối lập quan trọng
đầu tiên từ nhiều thập niên.
Bảy người trẻ tuổi được bầu làm lãnh đạo, trong đó có Vương Đan, một sinh viên khoa Sử hai mươi tuổi.
20 tháng 4, buổi sáng. Một cộng
tác viên khuyên Triệu Tử Dương hãy hủy bỏ chuyến đi sang Bắc Triều Tiên
theo kế hoạch. Câu trả lời của Triệu: “Dời chuyến đi thăm chính thức sẽ
khiến cho những người nước ngoài nào đó phỏng đoán rằng tình hình chính
trị của chúng ta là bất ổn.” Ông ấy đi.
THỨ SÁU, 21 THÁNG 4.
Ở trường Đại học Sư phạm, Ngô Nhĩ Khai Hy 21 tuổi công bố một thông cáo
mà trong đó anh ấy yêu cầu, ngoài những điều khác, hãy tẩy chay không
lên giảng đường.
Thứ bảy, 22 tháng 4, 3 giờ. Ngày
lễ tang cho Hồ. Trước lúc bình minh, hơn 80000 sinh viên của 20 trường
đại học bắt đầu diễu hành. Những “đội canh gác” riêng bao xung quanh các
nhóm người diễu hành, bảo đảm trật tự. Họ đến Thiên An Môn mà không bị
quấy rầy.
4 giờ 30. Chiếc xe buýt cảnh sát
chạy đến, người sĩ quan bước xuống bị sinh viên bao quanh – vì ông ấy
bảo đảm rằng hành động của họ được nhà nước nhân nhượng.
10 giờ 00. Bắt đầu nghi lễ trong
Đại hội đường Nhân dân. Đặng Tiểu Bình và 4000 cán bộ cao cấp tiến hành
nghi thức cúi chào ba lần trước Hồ Diệu Bang nằm trong quan tài.
Sau lễ, Triệu Tử Dương gặp Đặng
Tiểu Bình. Tuy là ông muốn “kiên quyết ngăn chận” không cho sinh viên
biểu tình, thế nhưng để làm điều đó thì “các biện pháp hợp pháp là đã
đủ. Chủ yếu là phải thuyết phục và đối thoại trên nhiều bình diện”.
Người bố già chỉ trả lời: “Tốt.”
Tức là Triệu Tử Dương vẫn còn
nhận được sự ủng hộ của con người già nua đó. Trong thời gian của chuyến
đi thăm Bắc Triều Tiên, việc bắt đầu vào sáng hôm sau đó, Thủ tướng Lý,
nhân vật số hai trong hệ thống cấp bậc, sẽ tiếp nhận quyền điều khiển
Đảng.
24 tháng 4. Tụ tập của khoảng
10000 sinh viên từ hầu hết các trường đại học Bắc Kinh. Vương Đan và
những người diễn thuyết khác kêu gọi tẩy chay thính đường, dân chủ, tự
do báo chí, điều tra các cảnh sát viên dùng bạo lực. Rồi một “Ủy ban
Hành động của các trường đại học Bắc Kinh” được thành lập – một tổ chức
xuất hiện mạnh mẽ hơn và tự tin hơn thấy rõ. Thuộc trong ủy ban lãnh
đạo, ngoài những người khác, là Ngô Nhĩ Khai Hy và Vương Đan.
Lần đầu tiên kể từ 1949, sự độc
chiếm quyền lực của Đảng bị thách thức một cách nghiêm trọng. Nếu như
cho phép, người sếp tuyên giáo của ĐCS lớn tiếng, “thì rồi chúng ta sẽ
có hàng nghìn Lech Walesa” – và qua đó nhắc đến người công nhân Ba Lan
đã thành lập công đoàn tự do “Solidarnosc” đầu tiên của đất nước đấy và
đã làm lung lay hệ thống xã hội chủ nghĩa ở đó.
25 tháng 4, 9 giờ. Lý Bằng đến
gặp Đặng Tiểu Bình để thúc giục ông ấy hành động cứng rắn hơn: “Mũi lao
bây giờ hướng trực tiếp đến anh.”
Đặng trả lời: “Chúng ta phải hành động một cách rõ ràng trong lúc dập tắt cuộc bạo loạn này.”
Người bố già dùng từ “bạo loạn”.
Một khái niệm nhắc nhở đến một chấn thương: đến cuộc Cách mạng Văn hóa,
cái mà kể từ lúc đó bị nhiều cán bộ phỉ báng là “bạo loạn”, vì Đặng và
nhiều quan chức cao cấp khác chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc vào
thời đấy.
Kể từ lúc đấy, họ lo sợ rằng có
một điều gì giống như thế sẽ lại xảy ra cho họ. Trong cuộc Cách mạng Văn
hóa, đấy cũng chính là những đám học sinh sinh viên cuồng tín đe dọa họ
đấy mà? Và bây giờ cũng lại sinh viên, lại khẩu hiệu, lại diễu hành.
Lý Bằng nhận ra rằng câu nói của
Đặng cũng giống như một thứ vũ khí. “Chúng ta có cần phải cho viết một
bài xã luận trong “Nhân dân Nhật Báo” để công bố lời nói của đồng chí
Tiểu Bình hay không?”, ông ấy đưa đề nghị ra cho các quan chức. Không ai
phản đối. Viên phó tuyên truyền bắt đầu tiến hành.
18 giờ 30. Đài phát thanh nhà
nước đã phát đi bài xã luận dựa trên câu nói của Đặng, bài báo mà sẽ
được phát hành vào ngày hôm sau. Sinh viên căm phẫn: phẫn nộ, có cảm
giác như đã bị phản bội. Vì họ nhìn mình như là công dân, người yêu
nước, nhiều người còn tự nhìn mình như là người cộng sản. Nhưng “bạo
loạn” đã đóng dấu họ trở thành những người phạm tội.
Bất thình lình – và cả Đặng lẫn
Lý Bằng đều không nhận ra điều đấy – không còn có khoảng trống cho thỏa
hiệp nữa: Đảng bây giờ còn có thể chấp nhận những yêu cầu của sinh viên
nữa hay không khi mà đã đóng dấu “kẻ bạo loạn” lên người họ?
Và ngược lại: Có phải là bây giờ
sinh viên phải tiếp tục biểu tình cho tới khi tất cả các yêu cầu được
chấp thuận hay không? Vì nếu họ rút lui trước đó thì họ phải lo ngại là
bị an ninh quốc gia đàn áp như là những “kẻ bạo loạn”.
27 THÁNG 4, 16 GIỜ. Bây giờ là 150.000 người trên Quảng trường Thiên An Môn rồi, những người trước đó đã kéo đi nhiều giờ liền qua Bắc Kinh.
Họ vẫy cờ đỏ và những tấm vải
được may lại từ ra trải giường, gọi to “Dân chủ muôn năm!” Hàng trăm
ngàn người dân đứng ở vỉa hè cổ vũ. Khách bộ hành gọi những người cảnh
sát, những người liên tục dựng rào cản đường – mà luôn bị đi vòng qua –:
“Đừng đánh họ!”
Chính từ ngữ “bạo loạn” đã thúc
đẩy cuộc biểu tình của sinh viên trở thành cuộc phản đối của số đông:
chưa từng bao giờ có nhiều người trong số họ đi trên đường phố như thế
(hiện 40 trường đại học và học nghề đã tê liệt do bị tẩy chay), họ chưa
từng bao giờ được nhiều người dân cổ vũ như thế. Và chưa từng bao giờ họ
lại hạ nhục cảnh sát đến như thế với cuộc diễu hành trên đường phố như
thế.
Thứ hai, ngày 1 tháng 5, buổi
chiều. Ban thường vụ Bộ Chính trị họp: ủy ban mà năm cán bộ cao cấp nhất
thường xuyên bàn luận với nhau, trong đó có Lý Bằng và Triệu Tử Dương,
nhưng không có Đặng, người về mặt chính thức đã từ bỏ mọi chức vụ. Qua
đó, nhóm này – thuộc vào trong đó còn có Kiều Thạch, Diêu Y Lâm và Hồ
Khởi Lập – khiến cho người nhớ đến chính phủ của một hoàng đế, nơi các
bộ trưởng hội họp lại với nhau trong khi nhà vua thì cảm thấy không cần
thiết phải có mặt. Triệu Tử Dương, trở về từ Bắc Triều Tiên ngày hôm
trước, phê phán bài xã luận của tờ “Nhân dân Nhật báo”. “Những vấn đề
mới” phải được giải quyết “nhờ vào dân chủ và pháp luật”.
Lý Bằng trả lời: “Ổn định phải là điểm đầu tiên của chương trình nghị sự.”
Sự chia rẽ bộc lộ ngày càng rõ
rệt hơn trong nhóm cao cấp nhất của Đảng: giữa những người theo Triệu,
muốn thương lượng với sinh viên, và những người quanh Lý, yêu cầu phải
bẻ gãy sự chống cự. Nhưng không có quyết định được đưa ra.
4 tháng 5. Nửa triệu người trên
quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên, công nhân, người dân tưởng nhớ lại
lần biểu tình huyền thoại của sinh viên ngày 4 tháng 5 năm 1919.
Triệu, người nói chuyện trên hội
nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á, bảo đảm rằng cuộc biểu
tình phản đối “không mâu thuẫn với tính ổn định” của Trung Quốc.
Thứ bảy, 13 tháng 5, 13 giờ. Sinh viên gặp nhau trong khuôn viên của trường Đại học Sư phạm, bị kích động bởi một tờ truyền
đơn: “Trong tuổi trẻ rực rỡ của
chúng ta, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ nét
đẹp của cuộc đời chúng ta, dù chúng ta có không muốn đến đâu đi chăng
nữa.” Đấy là về một chiến lược mới: tuyệt thực.
Một sự phản kháng như thế chưa
từng có trong Trung Quốc. Thời điểm hầu như không còn có thể thuận tiện
hơn nữa. Sếp Xô viết Gorbachev sẽ đến thăm Bắc Kinh, sẽ đưa cánh tay mặt
ra cho Đặng để trở thành “cái bắt tay lịch sử” và qua đó đánh dấu chấm
dứt các căng thẳng giữa hai thế lực. Đối với ĐCS, đấy là một thắng lợi
hết sức to lớn cho thể diện.
Bây giờ, các sinh viên lại có kế
hoạch tuyệt thực đúng vào chuyến viếng thăm chính thức này, trong một
lều trại trên Thiên An Môn. Không ai, họ tin vậy, sẽ dám dùng bạo lực
với họ, khi cả thế giới đang nhìn đến. Cuộc phản đối của họ, họ hy vọng
thế, sẽ mang các quan chức vào trong một tình thế lúng túng và sẽ bắt
buộc họ có những nhượng bộ nhanh chóng.
15 giờ 25. Khoảng 200 sinh viên
đến Thiên An Môn từ đại lộ Trường An, con đường lớn của Bắc Kinh. Trong
số họ có những người biểu tình tuyệt thực, đeo những cái băng trên trán
như “Tự do muôn năm”. Tạo thành một vòng tròn ở phía Bắc của đài kỷ niệm
những người anh hùng và dựng lều lên.
Phần lớn đều 19, 20 tuổi. Sinh
viên Y khoa chăm sóc họ, có người mang nước uống pha đường, thuốc lá
đến. Những người khác mang hộp giấy đi quanh người dân hiếu kỳ để xin
tiền ủng hộ. (Vài ngày sau đó, Hội người tàn tật Trung Quốc sẽ cho
100.000 nhân dân tệ, mặc dù người đứng đầu là con trai của Đặng Tiểu
Bình.).
16 giờ 25. Thời gian này đã có
hơn 1000 người biểu tình tuyệt thực. Trời nóng bức và đầy khói xe. Xe
cứu thương hú còi mang những người kiệt sức vào bệnh viện. Hàng ngàn
người đi bằng xe đạp, khắp nơi đều có những cuộc thảo luận với người đi
đường.
Quyền lực nhà nước dường như tê
liệt. Khi sinh viên mời kem vài người lính đang đứng gác ở lối vào Đại
hội đường Nhân dân ở phía Đông, các sĩ quan ngượng ngùng ra lệnh: “Không
được ăn!”
18 giờ 00. Ba lãnh tụ sinh viên
tổ chức họp báo trên những bậc thang trước Viện Bảo tàng Lịch sử Trung
Quốc. Họ công bố việc biểu tình tuyệt thực. Họ “vẫn còn sống trong thời
kỳ nô lệ”, Ngô Nhĩ Khai Hy giải thích với một nhà báo.
Đến một lúc nào đó vào ngày này,
Triệu Tử Dương gặp Đặng Tiểu Bình để trao đổi, lần đầu tiên sau lễ tang
cho Hồ Diệu Bang. Triệu đưa ra một chiến thuật dè dặt.
Đặng trả lời: “Trên Thiên An Môn
phải có trật tự khi Gorbachev đến.” Một tối hậu thư: Nếu chuyến viếng
thămg chính thức trở thành thảm họa thì ông ấy sẽ để cho Triệu phải trả
giá.
Chủ Nhật, 14 tháng 5. Bành Chân,
cựu thị trưởng tự do hơn của Bắc Kinh – người bị bãi nhiệm trong thời
của cuộc Cách mạng Văn hóa – gọi điện cho Đặng, việc hiếm khi xảy ra:
“Tôi thấy là chúng ta phải làm điều gì đó để lật ngược lại tình thế.”
Thế nhưng chỉ có quan chức cấp dưới nói chuyện với những người biểu tình
tuyệt thực – không có quyền đưa ra nhượng bộ để qua đó mà khiến cho
tình hình bớt căng thẳng hơn.
Thứ hai, 15 tháng 5, 12 giờ 00.
Gorbachev đáp xuống sân bay Bắc Kinh. Ở đó, ông ấy duyệt qua một đội
danh dự, cái thật ra theo nghi thức là sẽ được tiến hành bốn giờ sau đó –
trên Thiên An Môn.
Người cầm quyền Xô viết ngạc
nhiên. Đoàn xe của ông ấy không chạy trên đại lộ Trường An, mặc dù nó đã
được trang hoàng bằng cờ. Qua những con đường nhỏ, đoàn xe đến nhà
khách của chính phủ Trung Quốc, nơi mà người sếp Xô viết phải bước vào
qua một cửa phụ.
18 giờ 15. Gorbachev và Chủ tịch
nước Trung Quốc Dương Thượng Côn gặp nhau trong Đại hội đường Nhân dân. Ở
bên ngoài trên quảng trường, các sinh viên hô to. “Dân chủ hay là
chết!” Gorbachev nói với Dương: “Tôi đến Bắc Kinh, và anh có một cuộc
cách mạng!”
Bẽ mặt! Đặng Tiểu Bình đã tổ chức
cuộc hội nghị thượng đỉnh này từ một cảm giác của thế mạnh. Và bây giờ
thì ông ấy còn chẳng làm chủ được thủ đô của mình nữa.
16 THÁNG 5, 1 GIỜ 00.
Thông tin chính thức qua loa trên Thiên An Môn: chính phủ đang đối
thoại với sinh viên. Họ cần phải rời quảng trường. Không ai phản ứng.
Hiện giờ, ngay đến đài truyền
hình nhà nước cũng tường thuật về thành phố lều của những người đang
biểu tình tuyệt thực. Cả nước đều biết đến những người biểu tình – và
nhiều người cũng biết các yêu cầu của họ. Cho tới buổi chiều, 300.000
người dân đổ vể quảng trường và bao bọc lấy những người đang hoạt động ở
đó.
Đối với những người lãnh tụ sinh
viên, tình hình trở nên khó khăn. Họ đã tính trước rằng cuộc biểu tình
của họ sẽ bắt buộc chính phủ phải nhượng bộ cho tới thời điểm chuyến
viếng thăm của Gorbachev. Bây giờ thì hoạt động đấy, theo kế hoạch là
hai ngày, phải được kéo dài vô hạn định. Tuy là liên tục có người mới
tình nguyện, nhưng đồng thời cũng đã có 600 người kiệt sức nằm trong
bệnh viện.
Trong lúc đó, ngày thứ hai trong
chuyến viếng thăm của Gorbachev cũng diễn ra trong sự ứng biến tạm thời
thật lúng túng. Ông vào Đại hội đường Nhân dân qua một cửa phụ. Ở đấy,
cuối cùng rồi ông cũng có cuộc trao đổi riêng với Đặng Tiểu Bình.
Gorbachev, rõ ràng là cảm thấy bất ổn, lo ngại rằng chẳng bao lâu nữa
cũng có thể sẽ có những điều tương tự như thế đe dọa mình ở Moscow, và
tuyên bố tình đoàn kết của ông ấy.
Đấy đối với họ Đặng bị bẽ mặt thì
đấy chỉ là một sự an ủi bé nhỏ, rằng người đối diện với mình không đắc
thắng. Sau cuộc gặp gỡ, người bố già sẽ biến mất khỏi giới công khai
trong vòng ba tuần mang tính quyết định sau đó. Không xuất hiện, không
diễn thuyết, không có hình ảnh trên truyền hình.
Sếp Đảng Triệu Tử Dương lúc đấy
đọc một bài diễn văn trước nhiều khách quốc gia, cũng được truyền hình
phát đi. Trong đó, ngoài những điều khác, ông ấy tuyên bố rằng Đặng vẫn
là lãnh tụ cao nhất của Trung Quốc.
Thế nhưng câu nói đó, cái hẳn đã
được nghĩ như là một lời tuyên bố tôn vinh, phải có tác động như là một
sự khiêu khích đối với nhiều cán bộ. Lời tuyên bố đấy đối với họ giống
như một sự giữ thái độ cách biệt của Triệu đối với người bố già: Đặng bị
nêu ra như là người chịu trách nhiệm chính của chính phủ và qua đó là
người tiếp nhận mọi sự phản kháng.
Đấy có lẽ là sai lầm chiến thuật
lớn nhất của Triệu trong cuộc tranh giành quyền lực. Ngay trong tối hôm
đó, ông ấy họp với Lý Bằng và các quan chức cao cấp khác. Lý tức điên,
những người biểu tình “tấn công và lăng nhục” Đặng Tiểu Bình. “Mục đích
của họ là lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Triệu đáp trả: “Phần lớn các sinh
viên đang biểu tình đều yêu nước và thật sự lo lắng cho đất nước của
chúng ta. Chúng ta phải thu lại bài xã luận của ngày 26 tháng 4.”
Lý Bằng trả lời: “Đó là những lời phát biểu nguyên thủy của đồng chí Đặng Tiểu Bình. Không thay đổi chúng được đâu.”
Không người nào trong hai đối thủ
có thể thuyết phục được tất cả ba người đồng chí khác trong Ủy ban
Thường vụ của Bộ Chính trị. Nhóm lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCS tê liệt –
và quyết định hỏi ý kiến Đặng.
THỨ TƯ, 17 THÁNG 5.
Vào ngày này đã diễn ra cuộc biểu tình lớn nhất không do nhà nước tổ
chức trong lịch sử Trung Quốc – và đồng thời cũng là cuộc tranh giành
quyền lực quyết định trong Đảng.
Khoảng một triệu người đổ về
Thiên An Môn, đi bộ, bằng xe đạp hay trên xe tải. Sinh viên, công nhân,
trí thức, nhân viên nhà nước, nhà báo của tờ “Nhân dân Nhật báo” và của
đài truyền hình nhà nước, cả cảnh sát trẻ tuổi nữa. Nhiều người giơ cao
biểu ngữ. “Đặng, anh già rồi”, có thể đọc được như thế ở trên đó hay
:”Giá cả tăng, lương teo lại.”
Người bán hàng rời cửa tiệm, công
nhân rời nhà máy, sản xuất đình trệ khắp mọi nơi. Dưới bầu trời rực rỡ,
bầu không khí giống như lễ hội, người làm xiếc trong đám đông, trẻ con
cùng với trống, nhạc phát ra từ những cái loa do sinh viên lắp đặt: bản
Giao hưởng số 9 của Beethoven. Cứ như người dân đã chiếm lĩnh đường phố
Bắc Kinh.
Đã từ lâu, không chỉ có người dân
bản xứ chen chúc nhau trên quảng trường: nhân viên soát vé hỏa xa để
cho sinh viên đi tàu không mất tiền về thủ đô trên nhiều chuyến tàu hỏa
đường dài, để họ biểu tình ở đó.
Ngay từ sáng, Ủy ban Thường vụ
của Bộ Chính trị đã nhận chỉ thị của Đặng tại nhà của ông ấy trong Trung
Nam Hải, chỉ cách đám đông vài trăm mét.
Ông bố già tuyên bố: “Đồng chí Tử
Dương, bài diễn văn của đồng chí trong ngày 4 tháng 5 là một bước
ngoặc. Từ lúc đấy, phong trào sinh viên ngày càng tồi tệ hơn. Sau khi
suy nghĩ thật lâu, tôi đã đi đến quyết định, rằng chúng ta cần phải gọi
Quân đội Giải phóng Nhân dân vào Bắc Kinh và tuyên bố tình trạng khẩn
cấp. Mục đích là phải dứt khoát dẹp tan cuộc bạo loạn này.”
Triệu trả lời: “Đồng chí Tiểu Bình, tôi khó lòng mà thực hiện kế hoạch này được.”
Đặng: “Thiểu số phải phục tùng đa số!”
Triệu: “Tôi xin chịu kỷ luật Đảng.”
Vào khoảng 20 giờ, Ủy ban Thường
vụ lại họp, bây giờ thì không có Đặng. Đến lúc biểu quyết về đề nghị của
ông ấy: hai quan chức cao cấp ủng hộ (Lý Bằng và Diêu Y Lâm), hai chống
(Triệu Tử Dương và Hồ Khởi Lập), người thứ năm, Kiều Thạch, bỏ phiếu
trắng. Tê liệt.
Triệu đề nghị từ chức.
“Làm sao mà anh lại có thể rút
lui đúng vào lúc chúng ta cần sự đoàn kết nhiều nhất chứ?”, người cao
tuổi Đảng nhất cũng có mặt trong lúc đó, Dương Thượng Côn, la mắng ông
ấy. Tức là cũng không có từ chức. Nói chung là không có quyết định.
ĐCS bây giờ bị đe dọa mất đầu.
Ở bên ngoài, lễ hội nhân dân vẫn
tiếp tục – cho tới khi cơn mưa rào cuốn trôi đi sự nóng nực. Nhiều người
đi về nhà. Ngày mà có thể mang lại cho Trung Quốc một cuộc cách mạng
mới đã chấm dứt trong cơn mưa và sự yên tịnh.
18 THÁNG 5, 8 GIỜ 30.
Ủy ban Thường vụ lại họp, lần này thì không có Triệu Tử Dương đã cáo
ốm, nhưng được mở rộng với Đặng Tiểu Bình và nhiều người cao tuổi trong
Đảng, cũng như thành viên của Quân Ủy.
Lý Bằng: “Tôi dứt khoát theo kế
hoạch khôn ngoan là tuyên bố tình trạng khẩn cấp.” Rồi tiếp theo sau đó
là những lời chỉ trích gay gắt người sếp Đảng, người mà ông không còn
gọi là “đồng chí Tử Dương” nữa mà bằng một cách hình thức bao gồm cả họ
“đồng chí Triệu Tử Dương.”
Nhóm này quyết định tuyên bố tình
trạng khẩn cấp ở nhiều khu phố Bắc Kinh. Qua đó ĐCS, lại có khả năng
ứng phó. Lý Bằng với thái độ cứng rắn của ông ấy đã thắng cuộc, nhưng
nếu như không có uy quyền của Đặng Tiểu Bình thì quyết định đấy đã không
được đưa ra.
Chiến dịch cần phải bắt đầu vào
ngày 21 tháng 5, lúc 0 giờ 00. Ngoài những lực lượng khác có quân đoàn
38 đóng gần Bắc Kinh tham gia.
11 giờ 00: trong Đại hội đường
Nhân dân, Lý Bằng gặp Vương Đan, Ngô Nhĩ Khai Hy và các lãnh tụ sinh
viên khác. Tất cả đều ngồi trên những cái ghế đệm màu đỏ có tấm trải
trang trí màu trắng. Ngô Nhĩ Khai Hy mặc pyjama và có một cái ống dẫn
vào mũi vì anh ấy đang biểu tình tuyệt thực.
“Đối với chúng tôi, các em cũng
như máu thịt của chúng tôi”, Lý Bằng hứa hẹn. Vì thế mà ông sẽ thảo luận
với họ để nhanh chóng chấm dứt cuộc biểu tình tuyệt thực, nhưng không
thảo luận về các yêu sách chính trị của họ.
Ngô Nhĩ Khai Hy tự tin đáp trả:
vì các sinh viên đã mời Lý Bằng đến dự buổi họp này nên họ quyết định
các đề tài để trao đổi. Nhưng rồi anh ấy cũng bàn đến những lời nhận xét
của người thủ tướng và giải thích quyền lực có hạn của những người lãnh
đạo: đã từ lâu, không phải đa số có quyền quyết định ở những người biểu
tình, và trên Thiên An Môn, khi chỉ một người biểu tình tuyệt thực
quyết định cứ tiếp tục, thì những người khác cũng sẽ ở lại vì tình đoàn
kết.
Thế nhưng Lý Bằng vẫn cứng rắn: “Thống trị ở Bắc Kinh chỉ là một sự lộn xộn đang lan truyền đi khắp nước”, ông ấy nói.
Không ai biết Lý Bằng nghĩ gì
trong khoảng khắc đó. Ở ngoài kia lại có một triệu người biểu tình. Và ở
trong này, ngồi đối diện với ông là một chàng trai 21 tuổi trong bộ
quần áo pyjama và tuyên bố rằng không còn ai có thể kiểm soát được đám
đông này được nữa.
Chậm nhất là bây giờ thì người
thủ tướng sẽ nhận ra rằng chỉ với sự hiện diện không thôi thì quân đội
không thể tái lập trật tự được. Vì họ cần phải đe dọa ai, ra lệnh cho
ai, khi ở phe bên kia không có một tổ chức? Nếu quân đội đến thì bạo lực
sẽ đến.
Có lẽ chính là lần rùng mình
trong nội tâm đấy, cái đã đẩy con người lạnh lùng Lý Bằng đi đến một sự
nhượng bộ khác thường. Ngô Nhĩ Khai Hy yêu cầu Lý và Triệu Tử Dương hãy
xuất hiện trong lều tại những người biểu tình vào sáng ngày mai – và
người thủ tướng, người ngoài ra thì không thể gần gũi được, nhận lời.
Buổi tối. Viên chỉ huy của quân
đoàn 38 báo cáo, ông không thể hoàn thành mệnh lệnh phải thực thi tình
trạng khẩn cấp. Một quan chức cao cấp bực tức: “Không tuân theo một mệnh
lệnh quân sự là đồng nghĩa với tòa án quân đội!”
Ngay sau đó, viên sĩ quan bị thay thế và bị đưa vào trong một bệnh viện. Quân đoàn 38 hành quân không có ông ấy.
Thứ sáu, 19 tháng 4, 4 giờ 00. Lý Bằng và Triệu Tử Dương đến thăm sinh viên trên Thiên An Môn, trong một chiếc xe bus.
Lý Bằng chỉ ở lại trong một
khoảng thời gian ngắn, nói ít. Triệu, kiệt sức và mệt mỏi, cố ở lâu hơn
và gọi to: “Chúng tôi đã đến quá muộn. Tôi rất lấy làm tiếc.” Ông ấy xin
hãy chấm dứt cuộc biểu tình tuyệt thực. Đối với ông ấy, đây là cơ hội
cuối cùng. Nếu bây giờ mà các sinh viên chịu nhượng bộ thì ông ấy còn có
thể can thiệp vào trong cuộc tranh giành quyền lực.
Các sinh viên tuy vỗ tay sau bài
diễn văn của ông ấy – nhưng không ai bỏ cuộc. Cuối cùng, Triệu rời Quảng
trường Thiên An Môn. Đó là lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông
ấy.
Đặng theo dõi tấn bi kịch qua
truyền hình. Lần xuất hiện đầy xúc cảm của Triệu khiến cho ông ấy bực
tức, ông ấy gào lên với một người thân cận: “Hết sức là vô kỷ luật!”
Buổi sáng. Các nhà khoa học trong
Viện Cải cách Kinh tế là những người theo Triệu. Khi họ biết được, rằng
người sếp Đảng cáo ốm – và hẳn cũng nghe được, rằng có một chiến dịch
của quân đội đang đe dọa –, một vài người trong số họ thảo một “Tuyên bố
sáu điểm”, được dán trên tường nhà. Trong đó, họ cảnh báo trước tình
trạng khẩn cấp, mà không sử dụng chính khái niệm đấy.
17 giờ 00. Chậm nhất là bây giờ
thì các tường thuật về kế hoạch cho tình trạng khẩn cấp đã ra đến Thiên
An Môn. Những người biểu tình sôi động, không nhất trí.
18 giờ 00. Các lãnh đạo sinh viên
họp lại. Hơn 3000 người biểu tình tuyệt thực đang nằm trong lều, một
vài người đã suy yếu cho tới mức tính mạng bị đe dọa. Đa số những người
lãnh đạo ủng hộ chấm dứt biểu tình. Nhưng một nhóm nhỏ cứ muốn tiếp tục,
trong đó có Ngô Nhĩ Khai Hy.
Trong thời gian này đã có bốn tổ
chức lớn của sinh viên. Tất cả những người biểu tình đã kiệt sức, con số
những người giữ trật tự giảm xuống. Thời gian cho sự kình địch. “Ngô
Nhĩ Khai Hy thường hay bốc đồng”, một lãnh tụ tiết lộ với một nhà báo
Mỹ.
22 giờ 00. Quan chức cao cấp và
sĩ quan được giới chóp bu của Đảng thông báo, rằng tình trạng khẩn cấp
sẽ được tuyên bố ngay vào ngày 20 tháng 5, lúc 10 giờ, vì tin tức về
việc này đã rò rỉ ra ngoài.
Vào ngày đấy, sinh viên biểu tình trong 116 thành phố Trung Quốc.
THỨ BẢY, 20 THÁNG 5, 9 GIỜ 40. Chính phủ thông báo qua loa trên Thiên An Môn, rằng tình trạng khẩn cấp sẽ được tuyên
bố trong 20 phút tới đây. Sinh viên giận dữ chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng hơi cay.
10 giờ 00. Lệnh về tình trạng
khẩn cấp mang chữ ký của Lý Bằng. Bây giờ, bị cấm trong tám quận ngoài
những việc khác là biểu tình, đình công của sinh viên, phát truyền đơn
và đọc diễn văn công khai, thêm vào đó là cấm tấn công các cơ quan của
Đảng, quân đội, cảnh sát, đài truyền thanh.
Quân lính của 22 sư đoàn với xe
tăng và đại bác đang trên đường tiến vào thủ đô – tổng cộng hẳn là
180.000 người. Quân lính nhận mệnh lệnh chỉ được tự vệ với những phương
tiện không gây chết người khi bị tấn công bằng gạch đá hay bom xăng,
trước hết là với gậy gộc. Mục đích: tranh thủ lòng tin của người dân.
Các sinh viên trong doanh trại
chỉ huy cuộc biểu tình tuyệt thực phân phát một tờ truyền đơn mà trong
đó họ yêu cầu “chống lại cuộc tiến quân của quân đội”. Hơn 270 chiếc xe
buýt được đẩy ra ngã tư để làm chướng ngại vật, tài xế thường xì hơi lốp
xe.
Ngay từ khi còn cách xa Quảng
trường Thiên An Môn, sinh viên và người dân đã chận các đoàn xe của quân
đội lại bằng cách này. Ở tại một nơi, một chiếc xe của cảnh sát đã bị
những người chửi mắng như thế bao quanh chật cứng cho tới mức các nhân
viên nhà nước đã đành phải cam chịu ngồi xuống đường và không làm gì nữa
cả.
Ở những nơi khác, người dân
thường cắt lốp xe vận tải. Người biểu tình leo lên mui xe, dùng keo và
giấy dán kín kính trước. Nhiều người hô to những câu khẩu hiệu, một
người đàn bà cảnh báo: “Đừng gây thương tích cho các sinh viên!” Nước
mắt chảy ở một vài người lính.
Chiều tối. Hơn 500.000 người biểu
tình xuất hiện trên Thiên An Môn. Quảng trường Thiên An Môn vẫn còn
thuộc về sinh viên. Trong hơi nước, mặt trăng tròn chiếu sáng trên Đại
hội đường Nhân dân.
Lý Bằng không có cơ hội. Hoặc là
Đặng và những người khác cũng không đồng ý với Lý, nhưng đấy thuần túy
chỉ là phỏng đoán. Hoặc là họ đã nhận ra rằng bổ nhiệm ông ấy là một sự
khiêu khích quá lớn. Nhóm đấy còn chưa thống nhất được người kế nhiệm
vào tối hôm đó, thế nhưng đã có dấu hiệu rằng Giang Trạch Dân là người
được ưa chuộng, bí thư của Thượng Hải – một người có đường lối cứng rắn
như Lý Bằng. (Vài ngày sau đó, lần bầu quả thật là đã quyết định chọn
Giang.)
Thứ hai, 22 tháng 5, 3 giờ 00.
Hai giờ liền, nhiều thông báo mâu thuẫn với nhau được phát đi ầm ỉ qua
loa phóng thanh trên khu lều trại. Đầu tiên, có ai đó thông báo rằng
những người biểu tình hãy nên đi về nhà. Rồi một giọng nói khác: không,
vừa rồi đấy hoàn toàn không phải là sinh viên! Hãy đến họp! Rồi: cho tới
chừng nào mà những người biểu tình giữ trật tự, thì quân đội hứa là sẽ
không đến quảng trường. Thế rồi: chúng ta đi về, chúng ta đã chiến
thắng!
Rõ ràng là các cuộc đấu tranh
giành phương hướng đã trở nên gay gắt hơn giữa những người muốn nhượng
bộ và những người không thỏa hiệp. Hay những người đến quá muộn. Vào
ngày đấy, có khoảng 50.000 sinh viên tụ tập trên quảng trường, phần lớn
họ là từ xa đến.
Thứ ba, 23 tháng 5. Một sỹ quan
báo cáo với giới lãnh đạo nhà nước, hơn 2500 người lính đã chiếm đóng
“mười vị trí quan trọng được giao phó”, trong đó có cảng hàng không, nhà
ga chính, sở điện tín. Thành viên quân đội một phần xâm nhập vào thành
phố bằng thường phục, có người đi bộ, những người khác đi xe đạp, lại
những người khác được dấu trong xe đông lạnh: những phân đội tiền phong
có nhiệm vụ âm thầm kiểm soát các vị trí quan trọng.
Thứ năm, 25 tháng 5. Dân biểu
Quốc Hội thu thập chữ ký trong số các nghị sĩ để hội họp khẩn cấp nhằm
bãi nhiệm cương vị thủ tướng của Lý Bằng. 57 nghị sĩ ký tên. Mật vụ báo
cáo lại cho Lý. Quan chức “điều tra” những người ký tên, nhưng bằng cách
nào thì không được đề cập đến.
Chủ Nhật, 28 tháng 5. Thư ký và
cũng là người thân cận của Triệu Tử Dương bị bắt theo chỉ thị của Lý
Bằng vì đã “làm lộ bí mật quốc gia”, sau này bị kết án bảy năm tù giam.
Bản thân Triệu bây giờ bị quản thúc tại gia.
THỨ HAI, 29 THÁNG 5. Nhiều sinh viên đã kiệt sức. Trong những thành phố khác, các cuộc biểu tình cũng đã giảm xuống.
Giống như là phong trào đã đạt
đến một điểm chết: nhiều sinh viên hoặc là tin rằng ít nhiều họ đã đạt
được mục tiêu của họ qua các tuyên ngôn. Hoặc là họ không biết họ phải
làm gì.
22 giờ 30. Sinh viên của Học viện
Nghệ thuật Trung ương đẩy “Nữ thần Dân chủ” ra Thiên An Môn: một bức
tượng cao mười mét bằng thạch cao được tạo tác theo bức tượng Nữ thần Tự
do ở New York. Nó sẽ được khai mạc vào ngày hôm sau bên cạnh đài kỷ
niệm của những người anh hùng. Bầu không khí cho tới nay đa phần là buồn
thảm trong giới sinh viên tươi sáng lên.
Nửa đêm. Chỉ còn khoảng 300 sinh
viên còn lại trên quảng trường và thảo luận về những bước đi kế tiếp của
họ. Quyết định: chúng ta ở lại cho đến 20 tháng 6, kỳ họp kế tiếp của
Quốc Hội trong Đại hội đường Nhân dân.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 6, buổi
sáng. Các đảng viên cao niên họp lại với Lý Bằng. Đặng Tiểu Bình nói:
“Tôi đề nghị để cho các lực lượng của tình trạng khẩn cấp bắt đầu thực
hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng
hai ngày.”
Buổi tối. Ca sĩ nhạc Pop sinh ở
Đài Loan Hầu Đức Kiện trình diễn trước hàng chục ngàn thính giả một buổi
ca nhạc đoàn kết trên Thiên An Môn.
22 giờ 55. Ở Cạnh cầu Mộc Tê Địa,
nối dài của Đại lộ Trường An, khoảng năm kilômét về phía Tây của Thiên
An Môn, một chiếc xe Jeep của lực lượng Cảnh sát Vũ trang chạy với vận
tốc cao đã cán lên nhiều người đi bộ trên vỉa hè. Cảnh sát phong tỏa nơi
xảy ra tai nạn, chở một người bị thương và ba người sắp chết vào một
bệnh viện và dẫn tài xế đi. Hoàn cảnh của chuyến đi chết người đó không
được làm rõ – người ta nói rằng cảnh sát đã cho một nhóm phóng viên
truyền hình mượn chiếc xe Jeep đấy.
Chỉ sau một thời gian ngắn, 500
đến 600 người biểu tình giận dữ đã tụ họp lại ở nơi đó. Những người đó
nghi ngờ, vì chiếc xe Jeep, vẫn còn ở nơi xảy ra tai nạn, không mang
bảng số. Một người gọi to: “Lính mặc thường phục lẻn vào đấy!”
Đám đông xông qua rào cản của
cảnh sát, khám xét chiếc xe và lôi quân phục, bản đồ thành phố, điện
thoại di động ra. Tin đồn nhanh chóng lan đi qua thành phố: quân đội
vào!
THỨ BẢY, 3 THÁNG 6, 0 GIỜ 00. Một mệnh lệnh được ban ra cho quân đội, vẫn còn đang đóng ở các vùng ngoại ô, chuẩn bị tiến vào các vị trí trung tâm.
Nhiệm vụ giải tỏa Thiên An Môn
được giao trước hết là cho sư đoàn 112 và 113 cũng như sư đoàn xe tăng
số 6 của quân đoàn 38, tổng cộng 10.800 người lính cũng như 45 chiếc xe
tăng.
Vào khoảng 1 giờ 00, các sinh
viên nhận được tin đồn, rằng quân đội đang tiến vào. Qua loa phóng
thanh, họ loan báo thông tin đấy trên quảng trường và tại nhiều trường
đại học. Nhiều nhóm người nhanh chóng tụ tập lại tại các ngã tư.
Ngay trong đêm đó, một vài xe
buýt quân đội bị bao kín. Những người biểu tình vây quanh họ, cho tới
khi họ dừng lại; một vài người nhổ nước bọt vào xe, những người khác đâm
thủng lốp xe. Có lúc người đi đường lôi vũ khí ra khỏi xe; quân nhân,
những người bị tách ra khỏi đơn vị của họ, bị đánh đập.
5 giờ 00. Loa phát thanh loan tin
trên Thiên An Môn: “Chúng ta đã chiến thắng!” Ngay sau đó, nón sắt được
chuyền tay nhau, những cái mà người ta đã giật được từ những người
lính.
Vào khoảng 15 giờ. Quan chức cao
cấp họp với Lý Bằng. Một người thân tín của Đặng chuyển giao thông điệp
của ông ấy: “Hãy giải quyết vấn đề cho tới ngày mai trước khi trời
sáng.” Nhưng ông ấy nhấn mạnh: “Không được đổ máu trên Thiên An Môn!
Không ai được phép chết trên quảng trường.”
17 giờ 00. Các lãnh đạo sinh viên
cho phân phát “vũ khí tự vệ” trên quảng trường: rìu, gậy gộc, dây xích,
tre được chặt nhọn đầu. Hơn 1000 người biểu tình tràn vào một công
trường xây dựng ở gần đó và tự trang bị cho mình bằng gạch ngói và sắt
thép.
18 giờ 00. Một đám đông người tụ
tập dọc theo đại lộ Trường An, cả nhiều người hiếu kỳ, thường cùng với
trẻ em – vì đã lan truyền đi rằng quân đội tiến vào.
18 giờ 30. Chính quyền thành phố
Bắc Kinh tuyên bố trong một “Thông cáo đặc biệt” qua truyền hình, phát
thanh và loa phóng thanh: “Đừng ra đường phố và đến Thiên An Môn. Tất cả
các công nhân phải ở lại nơi làm việc và tất cả các công dân phải ở
trong nhà để bảo vệ cho tính mạng của mình.”
19 giờ 30. Tàu điện ngầm vẫn còn
chạy và trong đám đông đó, không có ai chú ý đến những người đàn ông
trẻ, luôn đi hai hay ba người với nhau, mặc áo trắng và quần xanh lá cây
và với những cái ba lô giống hệ nhau, bước xuống trạm Tiền Môn và đi về
hướng quảng trường: đó là những người lính mặc thường phục, rõ ràng là
đang thâm nhập vào các tòa nhà ở quanh đó và tăng cường cho những đội
canh gác ở đấy.
21 giờ 00. Nhiều sinh viên và
người dân đã trở về nhà sau những lời cảnh báo của hành chính thành phố,
hay họ kéo đến các khu phố ở ngoài, để chặn quân lính lại ở đấy. Đại lộ
Trường An vắng vẻ, chỉ còn khoảng 1000 người biểu tình đứng ở đó. Nhưng
vẫn còn vài chục ngàn người chiếm Thiên An Môn.
22 giờ 30: gần cầu Mộc Tê Địa,
nơi vụ gây chết người xảy ra vào đêm hôm trước, khoảng 10000 người chận
một đoàn xe tải quân đội lại. Những chiếc xe tải dừng lại cách đám đông
20 hay 30 mét. “Phát xít! Quân giết người!” tiếng hô vang đến những
người lính. Rồi có gạch đá và chai lọ bay đến.
Một vài người lính, bị trúng gạch đá, không còn kìm chế được nữa – và bất thình lình bắn vào đám đông.
Sau những phát súng đầu tiên, đồ
vật từ những căn nhà ở quanh đó được ném qua cửa sổ xuống nhóm quân
nhân. Tiếp đó, những người lính bắn vào các cửa sổ và gọi to một câu nói
xuất hiện trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa: “Nếu không ai tấn công
tôi, tôi không tấn công ai; nhưng khi người ta tấn công tôi, tôi phải
tấn công họ.”
Hoảng sợ, tiếng la hét, bỏ chạy,
tiếng súng nổ. “Có ít nhất là một trăm người dân và sinh viên đã ngã
xuống đất và nằm đấy trong những vũng máu”, một chỉ điểm của an ninh báo
cáo sau đấy. Ba người dân sống trong các căn hộ bị trúng đạn chết.
Vào khoảng 23 giờ, các chiếc xe
tải tiếp tục chạy đi, để lại những người chết và sắp chết, nhiều người
bị làm biến dạng một cách đáng sợ. Ở phía sau họ, người dân giận dữ đẩy
những chiếc xe buýt đang cháy lên cầu Mộc Tê Địa làm vật chướng ngại, để
ngăn chận các lực lượng tăng cường tiếp theo. Xác chết không toàn thây
được mang vào bệnh viện trên các cánh cửa đã được tháo ra hay trên những
chiếc cáng tạm bợ khác.
CHỦ NHẬT, 4 THÁNG 6, 1 GIỜ 00.
Được trang bị với súng liên thanh AK–47, quân lính đồng thời xông vào
quảng trường từ mọi hướng. Họ ở trên các bậc thang của Viện bảo tàng
Cách mạng Trung Quốc ở phía Đông, trước Thiên An Môn ở phía Bắc, trước
Đại sảnh đường Nhân dân ở phía Tây và đang tiến đến gần đến Nhà kỷ niệm
Mao ở phía Nam. Ở phía sau là xe tải và xe tăng.
Thông tin qua loa của quân đội:
“quân lính sẽ cương quyết với cuộc nổi dậy phản cách mạng”. Sau đấy,
trong vòng một giờ, hàng chục ngàn người đã rời bỏ quảng trường mà không
hề chống cự lại. Không ai ngăn cản họ: đấy chính là mục tiêu của quân
đội, bắt buộc càng nhiều người nhanh chóng rời Thiên Nam Môn càng tốt.
Vào khoảng 2 giờ. Khoảng một chục
người biểu tình cầm can xăng chạy về phía Bắc để đốt những chiếc xe tải
đang đỗ lại ở đó. Quân lính bắt giữ họ, rõ ràng là không cần phải đánh
nhau nhiều.
Vào khoảng 3 giờ. Ca sĩ nhạc Pop
Hầu Đức Kiện trở thành một nhân vật chính trong những phút sau đó. Qua
loa phát thanh, Hầu và một vài sinh viên khác yêu cầu những người biểu
tình giải tán. Tất cả “các đồ vật có thể sử dụng như vũ khí” cần phải
được bỏ lại tại đài tưởng niệm các anh hùng.
3 giờ 30. Hầu Đức Kiện và một vài
người lao trên một chiếc xe đến chỗ những người lính trước Viện bảo
tàng Lịch sử Trung Quốc. “Đừng bắn!”, họ gọi to – và xin một sĩ quan
được phép dẫn các sinh viên còn lại đi ra: vì vẫn còn khoảng 3000 người
nam nữ trẻ tuổi ở lại tại đài kỷ niệm các anh hùng.
4 giờ. Bất thình lình tối sầm.
Đèn trên Thiên An Môn bị tắt. Nhóm của Hầu Đức Kiện, vẫn còn đứng trước
Viện bảo tàng, bắt đầu hoảng hốt. Rồi một sĩ quan mang lại lời hứa: có
thể giải tỏa trong hòa bình!
Các sinh viên ở đài tưởng niệm
các anh hùng cũng sợ hãi trong khoảng khắc, rồi họ dùng chăn, gậy và lều
đốt lên một đám lửa ở mặt Tây của đài tưởng niệm và hát bài “Quốc tế
ca”.
Từ phía Bắc và phía Nam, quân
lính tiến đến đài tưởng niệm với súng đã lên đạn. Những người biểu tình
không nhìn thấy gì nhiều trong bóng tối. Lộn xộn, rồi biểu quyết bằng
tiếng gọi: nhóm người đồng tình “Rút đi!” rõ ràng là tạo tiếng ồn nhiều
hơn những người muốn ở lại.
4 giờ 30. Đèn đường lại sáng lên:
bây giờ, các sinh viên nhìn thấy mình bị quân lính bao vây chặt, xe
tăng ở phía sau. Các con quái vật bằng thép đấy nghiền nát những cái lều
mà họ đã kiên trì ở trong đó lâu đến thế. “Nữ thần dân chủ” đổ ầm
xuống, giàn loa phóng thanh của những người biểu tình bị nghiền nát.
Nhóm nhỏ ở đài tưởng niệm chỉ còn cách vòng tròn của những người cầm súng từ 20 đến 30 mét.
5 giờ. Phần lớn các sinh viên vừa
hát, vừa mắng chửi những người lính, thỉnh thoảng nhổ nước bọt vào
người họ, vừa đi xuyên qua những chiếc xe tăng đến góc Đông Nam của
quảng trường và rồi đi khỏi, bị những người mặc quân phục cầm gậy theo
sát.
5 giờ 20. Trời sáng. Khoảng 200
người biểu tình cuối cùng ở đài tưởng niệm bây giờ lui bước trước một
hàng xe tăng và quân lính khác, cho tới khi họ bị đẩy ra khỏi quảng
trường.
5 giờ 40. Quân lính tụ họp trước
Nhà tưởng niệm Mao, bắn chỉ thiên và hét to: “Nếu không ai tấn công tôi,
tôi không tấn công ai.”
Thiên An Môn được giải tỏa.
CHỈ VÀI TIẾNG SAU ĐÓ, tin đồn lan đi qua thành phố và cuối cùng là đi khắp thế giới: về những chiếc xe tăng đã nghiền nát
những người đang ngủ, về những người lính đã đốt xác chết bằng súng phun lửa.
Thật sự thì chỉ có một vài ngàn
người lính đã đẩy một nhóm nhỏ sinh viên kiệt lực, bị bất ngờ, ra khỏi
Quảng trường Thiên An Môn – mà không giết người ở đó.
Mặc dù nhà báo Phương Tây tường
thuật từ Bắc Kinh đã nhiều tuần, trong những giờ khắc quyết định thì lại
không có ai trong số họ có mặt trên quảng trường. Chính người dân của
thành phố cũng được thông tin tương đối không được tốt, vì nhiều người
biểu tình còn lại ở đó vào lúc cuối là xuất phát từ các tỉnh.
Thiếu vắng nhân chứng là một
trong hai lý do cho việc hình thành huyền thoại đen tối về “Cuộc thảm
sát trên Quảng trường Thiên An Môn”. Lý do còn lại là bạo lực, cái chắc
chắn là đã hiện diện: trước hết là trên chiếc cầu Mộc Tê Địa, nơi một vụ
thảm sát đã thật sự xảy ra.
Và trong những giờ sau đó. Vì bây
giờ trên nhiều đường phố quan trọng có quân lính đi tuần căng thẳng,
xuyên phá rào cản, canh giữ các địa điểm – và không ai ra lệnh cho họ
tránh dùng bạo lực.
Như trên đưởng Liubukou, những
người lính của Quân đội Nhân dân đã lái xe tăng xông vào người biểu tình
vào lúc khoảng 6 giờ và bắn vào đám đông: mười một người chết. Trên
đường Nanheyan, vào lúc ban đầu, người dân chế diễu quân lính. Khi những
người này giơ súng lên nhắm thì họ bỏ chạy: loạt đạn giết chết bốn
người đang thoái lui.
Ở khu phố Jinsong, xe tăng đi
theo hướng vào nội thành; trên mỗi chiếc xe có ba người lính ngồi, nhìn
ra những hướng khác nhau. Ngay khi có ai đó gọi to là họ bắn; một người
chết.
Ở vài nơi, người dân quyết liệt
chống lại: tại rào cản ở cầu Một Tê Địa, những người biểu tình đã đốt
cháy ít nhất là hai chiếc xe tăng và nhiều chiếc xe tải.
Ở nơi khác, xác chết của một
người lính bị treo trên một chiếc xe buýt đã bị cháy, cạnh đó có mảnh
giấy: “Người lính này phải chịu trách nhiệm cho việc giết bốn mạng
người.”
Trong ánh sáng ban mai, khói bay
lững lờ trên thành phố, khoảng 500 chiếc xe tải đã cháy rụi của quân đội
nằm trên đường phố. Giữa những đống đổ nát đen kịt đấy: rác, gạch đá,
xe đạp bị nghiến nát – dấu vết của những trận đánh dữ dội và hoảng sợ
chạy trốn.
Người bị thương và người chết
được chở trên những chiếc xe ba bánh đi xuyên qua sự hỗn loạn đó. Căng
thẳng, tiếng la hét, thường là sự buồn nản sâu thẳm. Trong khi có những
sinh viên nào đó vẫn còn xây rào cản thì những người khác đã trốn vào
trong vòng bí mật. Không ai biết thật sự đã xảy ra điều gì.
Buổi tối. Xung đột tại một vài rào cản, trước hết là tại những con đường chính, ở những nơi cần phải chận xe quân đội lại.
Trong 181 thành phố, ngoài những
nơi khác là trong tất cả các tỉnh lỵ và thành phố lớn như Thượng Hải, sự
phản kháng của sinh viên và công nhân leo thang trong ngày này và những
ngày sau đó.
Thứ hai, 5 tháng 6. Một sự yên
lặng đầy sự đe dọa đè nặng lên đại lộ Trường An. Thiên An Môn bị phong
tỏa. Trong nhiều khu phố ở ngoài trung tâm đã có những hàng dài người
đứng trước các cửa hiệu vì người dân lo sợ đi mua dự trữ.
Liên tục có đơn vị quân đội chạy qua đại lộ Trường An. Những chiếc xe tăng T–69 nặng tới mức chúng làm lõm nhựa đường.
Một lần, khoảng một phút xe chạy
trước lối vào Quảng trường Thiên An Môn, có một người đàn ông trẻ tuổi
mặc áo trắng và quần sẫm màu bước xuống đại lộ Trường An, tay cầm những
túi mua sắm.
Anh ấy đứng trước một đoàn hơn
chục chiếc xe tăng và chận chúng lại. Anh ấy tình cờ được quay phim từ
trong một căn nhà. Chiếc xe xích sắt đầu tiên của đoàn xe quay sang phải
– anh ấy cũng thế; chiếc xe tăng quay sang trái, người đàn ông không sợ
chết cũng thế.
Rồi anh ấy còn leo lên chiếc xe
tăng, nói với những người lính ở bên trong. Sau khoảng một phút, anh ấy
lại leo xuống, vẫn còn cầm những cái túi nhựa trong tay. Người bộ hành
lôi anh ấy đi vào nơi an toàn của sự vô danh.
Cho tới hôm nay vẫn không biết
danh tính của người đàn ông này: có thể đấy là một sinh viên 19 tuổi có
tên là Vương Duy Lâm, có thể là một người con của một công nhân, có thể
là một người đến từ nông thôn – anh ấy không bao giờ xuất hiện nữa.
Bức ảnh đấy trở thành thần tượng
của cuộc nổi dậy: một người dân chống lại lực lượng hùng hậu của quân
đội, chỉ được trang bị bằng lòng dũng cảm của mình.
Nhưng cả phần được quay phim tiếp
theo sau đó, rất ít được biết tới của mẩu chuyện này cũng tượng trưng
cho cái ngày đó: những chiếc xe tăng, bị con người vô danh đó chận lại
trong vài khoảng khắc, sau đó tiếp tục lăn đi về hướng Thiên An Môn mà
không bị cản trở.
Thứ ba, 6 tháng 6. Vẫn còn có
tiếng súng lác đác trong thành phố. Tin đồn về những cái được cho là các
trận đánh nhau giữa quân đoàn 27 và quân đoàn 38. Hy vọng hoang dại,
rằng “quân đoàn tốt”, tức là quân đoàn 38 đóng gần Bắc Kinh, sẽ chống
lại “quân đoàn xấu”, quân đoàn 27 tiến vào với lính chủ yếu từ Mông Cổ.
Thật sự thì hoàn toàn không hề có điều đó xảy ra.
Các cuộc biểu tình bị đập tan.
Cuộc đấu tranh vì quyền lực đã ngã ngũ – phần thắng nghiên về phía của
Đảng, của những người đàn ông già quanh Đặng Tiểu Bình.
Nhưng với cái giá nào?
Đã có hơn 2000 người chết, các
nhà quan sát từ Phương Tây ước đoán sau những ngày đó, những người biểu
tình còn nói tới 7000 người. Thật sự thì tổng kết cũng đã là đáng sợ
rồi, nhưng không đáng sợ như người ta tưởng.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh
sau này sẽ tường thuật trong nội bộ về 23 người lính chết cũng như 5000
người bị thương, về 218 thường dân chết, trong đó có 36 sinh viên, cũng
như 2000 người dân bị thương. Nạn nhân lớn tuổi nhất là một nữ công nhân
đã về hưu, nạn nhân nhỏ tuổi nhất là một đứa bé chín tuổi.
Có thể là các con số này quá thấp. Nhưng có nhiều khả năng là phải đếm người chết trong số trăm nhiều hơn là trong số ngàn.
Đặng và những người lãnh đạo Đảng
khác họp lại lần đầu tiên vào ngày này sau chiến dịch của quân đội.
“Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác”, người bố già bào chữa trước
các đống chí chóp bu.
Lý Bằng nói rằng tất cả các lãnh
tụ sinh viên đều trốn vào vòng bí mật: Vương Đan đã “lẩn trốn”, “tên du
côn Ngô Nhĩ Khai Hy đã thụt đuôi lại”. Thật sự thì Ngô Nhĩ Khai Hy sẽ ra
được nước ngoài, nơi anh ấy vẫn còn sống cho tới ngày hôm nay.
Đặng yêu cầu trừng trị “một đám
người tham vọng”, tức là những người lãnh đạo. “Nhưng chúng ta nên tha
thứ cho các sinh viên và những người đã ký tên vào tờ thỉnh cầu.” Phần
lớn sinh viên vì thế mà cũng không phải chịu sự trừng phạt nào.
Nhưng các lãnh tụ của họ, nếu như
không thể bỏ trốn, đều phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Đặng: như Vương
Đan chẳng bao lâu sau đó đã bị bắt và đã ngồi tù một phần lớn của thập
niên tiếp theo sau đó, cho tới khi anh ấy cuối cùng bị trục xuất qua Mỹ.
Thứ tư, 14 tháng 6. Xe tăng rời
Thiên An Môn, quân lính dọn rào kẽm gai trên các con đường dẫn tới đó.
Cấm Thành lại được mở cửa, những nhóm du khách đầu tiên đã đến.
NHỮNG TUẦN LỄ
gây chấn động Trung Quốc đã bắt đầu như một phong trào đấu tranh cho
những điều kiện học tập tốt hơn, cho những cải cách chính trị ôn hòa,
chống tham nhũng và kinh tế đặc quyền. Nhiều người dân ở Bắc Kinh và
trong các thành phố quan trọng khác đã ủng hộ các sinh viên. Ở Trung
Quốc, cơn bão phản đối này bao gồm gần 100 triệu người.
Nhưng tuy vậy, các hoạt động đều
không có kế hoạch từ trước, không có tổ chức vào lúc ban đầu, không có
lãnh tụ có sức thu hút nổi bật. Vì vậy, tuy phong trào này đã lôi kéo
một con số khổng lồ của người dân bước ra đường phố – như từ đó, nói một
cách hình tượng, thì lại chẳng đi đâu tiếp nữa.
Các sinh viên đã lay động một
giới lãnh đạo Đảng cứng nhắc già nua, chia rẽ trong nội bộ, bị chấn
thương bởi cuộc Cách mạng Văn hóa, dẫn đầu bởi con người già nua Đặng
Tiểu Bình. Ông bố già này và những người thuộc phe cứng rắn quanh thủ
tướng Lý Bằng cuối cùng đã dùng bạo lực ép buộc phong trào chấm dứt, cái
đã qua đỉnh cao của nó.
Tháng 6 năm 1989 đã mang lại hàng
trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Tiếp theo sau đó có ít
nhất là 27 vụ xử tử – những người đối lập còn nói đến 500 – cũng như hơn
4000 vụ bắt giam. Sếp Đảng Triệu Tử Dương mất chức, nhiều quan chức bị
trừng phạt.
Hiện giờ, đêm của Thiên An Môn đã
bị xua đuổi đi. Các thế hệ sinh viên tiếp theo sau đó quay lưng lại đi
với chính trị, tìm thành tựu của mình trong cuộc sống kinh tế đang lao
nhanh đi nhiều hơn.
Thân nhân của những người đã chết
trong năm 1989 cho tới ngày hôm nay là những người nhúng chàm bị đứng ở
rìa của xã hội; bị giám sát bởi an ninh quốc gia. Hồi tưởng hẳn sống
động nhất về tháng 6 năm 1989, mỉa mai cay đắng của lịch sử, lại đang
cháy bập bùng trong giới lãnh đạo Đảng – nơi mỗi một quan chức đều phản
ứng một cách hoảng sợ trước dấu hiệu nhỏ nhất của sự chống đối về mặt
chính trị.
Đặng Tiểu Bình cho tới khi qua
đời năm 1997 không bao giờ hối hận vì đã dùng bạo lực. Ngay khi Lý Bằng
nói với ông ấy về những trừng phạt (thật sự là đã kéo dài hoàn toàn
không lâu) mà các nước Phương Tây đã đe dọa sau vụ thảm sát, người bố
già đã khinh thường trả lời: “Cơn bão nhỏ đấy sẽ không thổi bay được
chúng ta đâu.”
Với đêm của Thiên An Môn – chứ
không phải với cái chết của ông ấy vào năm 1976 – kỷ nguyên của Mao
Trạch Đông cũng chấm dứt. Viên “Đại Chủ tịch” trong nửa đầu của cuộc đời
mình đã đấu tranh như là một nhà cách mạng cho một viễn tưởng – và đã
thực hiện nó trong nửa sau như là một chính trị gia: viễn tưởng của một
Trung Quốc hùng mạnh, thống nhất và cộng sản.
Nước Trung Quốc hiện đại này cả một thời gian dài đã đứng trên ba cột trụ:
- Của tư tưởng hệ, cái là “tư tưởng Mao Trạch Đông” có ý nghĩa như một hình thức đặc biệt của Chủ nghĩa Cộng sản. Tư tưởng hệ này biện hộ cho tất cả các hành động của chính sách đối nội, đối ngoại, văn hóa, luật pháp và kinh tế. Nó hợp thức hóa các cải cách và những biện pháp bắt buộc mà đã làm biến đổi một cách mạnh mẽ cuộc sống của hàng trăm triệu người;
- Của ĐCS như là đảng quốc gia. Nó là giới tinh hoa và tổ chức độc quyền của Trung Quốc, đảng chính trị có đảng viên nhiều nhất của thế giới, một lò đào tạo cán bộ và tổ chức thống trị mà quan chức của nó cầm quyền vào cho tới trong những phòng thí nghiệm của giới khoa học gia và lãnh đạo cả những làng mạc hẻo lánh. Đảng này được tổ chức chặt chẽ và được kính trọng như là người chiến thắng những cuộc chiến tranh tàn phá trên đất Trung Quốc trong nửa đầu của thế kỷ 20.
- Của quân đội như là sự bảo đảm quân sự cho ý thức hệ và cho Đảng của nó. Lực lượng có sức mạnh đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chiến thắng các warlord, nước Nhật, theo sự thông hiểu của mình còn thắng cả Hoa Kỳ ở Triều Tiên nữa. Một quân đội mà trong nước cũng phô diễn một sức mạnh tàn bạo cũng như hiệu quả, như khi họ chấm dứt những thái quá của cuộc Cách mạng Văn hóa.
Khi Mao chết năm 1976, ba cột trụ
đấy vẫn còn đứng vững – mặc dù Đảng đã bị suy yếu qua các lần thanh
trừng của cuộc Cách mạng Văn hóa.
Tuy vậy, trong những năm sau đó, Đặng Tiểu Bình – mặc cho tất cả những lời ca ngợi – đã rời bỏ hầu như hoàn toàn tư tưởng hệ
của Mao Trạch Đông. Ông thay ý
tưởng một cuộc cách mạng liên tục của ông ấy bằng một thử nghiệm của Chủ
nghĩa Tư bản được cởi trói trong một quốc gia được xem là xã hội chủ
nghĩa. Qua đó, lời hứa hẹn làm giàu của Đặng chính là điều trái ngược
lại với lý tưởng của Mao.
Nhưng cơn thịnh nộ của các sinh viên năm 1989 cũng cho thấy rằng cả cột trụ thứ hai cũng đã sụp đổ: ĐCS.
Tuy Đảng vẫn tiếp tục tồn tại,
nhưng tham nhũng tràn lan đã cướp đi danh tiếng của nó. Tại những cuộc
biểu tình trên Thiên An Môn, nó đã bị chế diễu, độc quyền của nó bị đe
dọa – và cuối cùng tự nó đã chứng tỏ nó không có khả năng để đối đầu với
sự thách thức của hàng triệu người: nó tê liệt cho tới tận chóp bu.
Chỉ cột trụ thứ ba của nhà nước
Mao là vẫn còn đứng vững, nó đã một mình quyết định số phận của những
người biểu tình: quân đội vẫn tiếp tục hoạt động theo ý muốn của những
người tạo ra nó, nó đập tan cuộc nổi dậy chống lại chế độ – và nó lập
nên trật tự của trại lính, nơi có sự yên tịnh nhưng không có tự do.
TỪ NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 1989,
Trung Quốc của Mao mặc dù vậy không còn tồn tại nữa: chỉ còn vài người
tin vào tư tưởng hệ của ông ấy, trong con mắt của nhiều người Trung
Quốc, đảng của ông ấy thiếu chính danh, nó đã bị giam giữ trong những hệ
thống cấp bậc chằng chịt và tham nhũng không thể nào tiệt trừ được nữa.
Từ một đất nước cộng sản khổng lồ
đã trở thành một kết hợp dường như nghịch lý của nhà nước quân đội và
nhà nước kinh tế cởi mở. Chính quyền đã ký kết một cái giống như hợp
đồng trao đổi với người dân của họ: chúng tôi đưa cho các anh tăng
trưởng kinh tế và phồn vinh, bù vào đấy các anh từ bỏ gây ảnh hưởng đến
chính trị.
Điều đấy không bắt buộc phải là xấu.
Về vật chất, chắc chắn là số đông
người Trung Quốc chưa từng bao giờ có được tốt như ngày hôm nay. Cả sự
tự do của họ khi so với một thần dân thắt bím của triều Thanh hay với
một người nông dân cộng sản năm 1950 thì thật là tuyệt vời. Thêm vào đó,
trong vòng một thế kỷ, Trung Quốc đã vươn lên từ một cấu trúc tựa như
thuộc địa, bị làm nhục, trở thành một cường quốc tự tin.
Nhưng cũng rõ ràng là nền kinh tế
quá nóng với những bất công xã hội sâu sắc của nó cũng như sự tự do
chính trị cho tới ngày nay vẫn bị khước từ có thể sẽ khiến cho Trung
Quốc trở nên bất ổn định chỉ qua một đêm: như vương quốc nhà Thanh vào
khoảng năm 1910.
Vì hợp đồng trao đổi của Đặng
Tiểu Bình chỉ có hiệu lực cho tới chừng nào mà nền kinh tế vẫn tăng
trưởng nhanh chóng. Nếu như sự thịnh vượng – hay niềm hy vọng có nó –
giảm xuống, thì sự trung thành của thần dân đối với nhà nước cai trị sẽ
tan chảy ra.
Rồi rất nhanh chóng sẽ có rất
nhiều người Trung Quốc lắng nghe những người bất đồng chính kiến như nhà
văn Lưu Hiểu Ba đang bị giam giữ, người nhận Giải Nobel Hòa bình năm
2010.
Và vì vậy mà từ 1989, chính những
người thừa kế Mao đã lo sợ cái ngày đấy, ngày mà có một nhà cách mạng
có sức lôi cuốn sẽ khởi dậy – có lẽ lại ở đâu đấy trong một cái làng nào
đấy ở đâu đấy trong Trung Quốc.
Bắt đầu một cuộc Trường Chinh mới.
Cay RadeMacher
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Andrew
J. Nathan, Perry Link, “The Tiananmen Papers”: bộ sưu tập đồ sộ các tài
liệu Trung Quốc được một người nặc danh mang lén ra khỏi Bắc Kinh, có
nhiều thông tin và hấp dẫn.
QUÊ CHOA
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 264
Thursday, October 20, 2016
TRUYỆN KÝ - CÁNH ĐỒNG CHUM - VIỆT CỘNG
Thursday, June 6, 2013
TỐNG PHƯỚC HIẾN *CUỐI TẦNG ĐỊA NGỤC
CUỐI TẦNG ĐỊA NGỤC
TỐNG PHƯỚC HIẾN
Sau
hôm ông Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng cho đến ngày 27.6.75 tôi giả
dạng là người bán vải dạo, đi khắp các nơi từ Sài gòn đến Xuân Lộc, Long
Khánh vẫn không tìm được tổ chức kháng chiến, mãi đến những ngày cuối
tháng 6, có tin đồn “phe ta lập kháng chiến khu và sẽ tổ chức các cuộc
tấn công vào các xe chở tù cải tạo để giải thóat tù và nhận thêm quân”.
Thế là tôi quyết định cùng với nhà tôi đi trình diện tại trường trung
học Nguyễn Bá Tòng.
Sáng hôm ấy, chúng tôi làm bửa tiệc chia tay không chén rượu “quan hà”, chỉ có tô canh thịt bò nấu với sả và rau răm. Tôi dặn nhà tôi soạn hành lý cho tôi thật gọn, nhẹ, nhưng cần nhất là bột ngọt, ít thuốc trụ sinh và thuốc cảm ho, bật lửa, vài cái áo cũ nhưng dày chuẩn bị cho một cuộc ra đi theo tiếng gọi “Sơn Hà nguy biến”. Tôi ôm người vợ hiền lần cuối, dể tay lên bụng, nghe sức sống đang lớn của con với nỗi thương yêu ngút ngàn.
Tôi muốn nói thật nhiều về cuộc sinh ly hôm nay, nhưng rồi chỉ nghẹn ngào với vợ, với con một lời xin lỗi vì thời cuộc, tôi phải chọn con đường dấn thân. Tôi giải bày rằng chỉ có chiến đấu mới giành lại quyền sống, con cháu ta mới có tương lai, mới thoát khỏi kiếp nô dân lầm than, cuộc chiến đấu nào cũng phải chấp nhận hy sinh gian khổ…
Em nhìn tôi, lặng thinh, ứa lệ! Tình cảnh nầy nếu kéo dài, e rằng tôi trở lại ý định không trình diện và trốn đi nơi khác dù rằng chưa biết đi đâu. Nhưng nếu như thế thì tôi sẽ bỏ mất cơ hội được gia nhập kháng chiến quân một hoài vọng rất tha thiết và cấp bách
. Trời về chiều, tôi đứng dậy tuy dứt khóat nhưng lòng rung động vô vàn. Nhà tôi đưa tiền. Tôi biết, đây là số tiền duy nhất mà chúng tôi có, tôi hỏi :
- Em để dành cho em chưa?”.
Em nhỏ nhẹ:
- Mẹ con em không cần, em đưa hết cho anh – Nhớ giữ gìn sức khỏe, em cầu xin Trời Phật gia hộ cho anh, chúc anh luôn may mắn để về với mẹ con em. Trước khi chia tay và không hẹn được ngày về, em xin anh nhớ là dù anh mạnh khỏe hay tàn tật, dù anh sống hay chết em và con cũng mãi mãi là của anh. Em sẽ bảo vệ và dạy dỗ con.
Nhìn giòng nước mắt nhà tôi liên tiếp tuông, tôi lại vỗ về như nói với con:
- Con tên là Xuân Hiền con nhé. Xuân Hiền nhớ thay bố lo cho Mẹ !
Sự xúc động dâng tràn, em gục vào vai tôi, không còn nói được nữa; tôi nghe lòng quặn đau theo từng giòng nước mắt nóng đang dạt dào thấm trên ngực áo. Tôi cố nén xúc động, lòng rộn ràng tràn ngập tình yêu thương. Tôi không nói được cổ họng và nước mắt chực chờ nấc nghẹn và tuông chảy!
Cố lấy lại trầm tĩnh tôi nói:
- Lẽ ra anh để hết cho mẹ con em, nhưng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nên anh xin em một nửa.
Nhà tôi cẩn thận bỏ 600 đồng vào túi quần tôi rồi khâu lại. Và chúng tôi tiến tới nhà tù mà trong lòng mong chờ biến cố thay đổi cuộc đời.
Đoàn xe chở tù chuyển bánh, chúng tôi dựa vào nhau, tìm hơi ấm nơi nhau trước khi xa cách muôn trùng. Lúc đó tôi hồi hộp, khấp khởi và tin tưởng. Tôi không rành đường Sài Gòn, chẳng biết hướng đi của đoàn xe, tâm tư tôi chỉ chờ đợi và sẳn sàng phản ứng lâm trận. Nỗi thất vọng ê chề khi xe ngừng bánh, chúng tôi bị đưa vào trại giam Suối Máu. Nhà tôi về khu giam nữ, tôi đến khu nam; ít ngày sau, bên nữ chuyển trại. Từ đó tôi hoàn toàn không biết tin tức về nhà tôi và đứa con tôi ước ao chờ đón.
Vài tháng sau, chúng tôi chuyển sang trại giam An dưỡng. Nơi đây tôi chứng kiến cảnh một số anh em tù bị đạp trúng “mìn cóc” lúc đi cắt cỏ tranh, và một lần bị chất nổ không biết do ai và tại sao, đã gây tử vong cho một số tù và trong dó có nhạc sĩ tài danh Minh Kỳ ( Đại Úy CSQG Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ) Những nạn nhân bị cưa chân, cưa tay bằng loại cưa gổ, hoặc cắt bằng dao nhà bếp. Các cuộc giải phẫu ấy diễn ra ngoài trời, hoặc trong nhà ở, thực hiện trong cái mùng gọi là “cách ly”. Vật dụng y tế không được sát trùng, không có thuốc men dù là thuốc đỏ. Tiếng la thét đau đớn hãi hùng của nạn nhân làm rung động lòng người (trừ người cộng sản - CS).
Sau đó tôi lần luợt bị chuyển đến các trại giam: Suối Máu, Z.30.Đ Hàm Tân Tỉnh Thuận Hải, A.20 Tỉnh Phú Khánh. Tôi là chứng nhân và cũng là nạn nhân trong lao tù CS, từng chứng kiến cái gọi là phiên tòa xử án Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trụ, chúng tuyên án tử hình anh với tội danh: Thiên Chúa Giáo, di cư, Sĩ Quan chế độ củ, thành viên trong gia đình đều là viên chức của VNCH, không cộng tác với chúng. Tôi cũng từng chứng kiến những trận đòn của anh em tù cảnh cáo những tên antenna, trật tự. Những cuộc phản kháng của tù như cuộc hát nhạc chính huấn vào tết năm 1978 tại Z.30.Đ, như không chịu hát nhạc của chúng và rồi bị tên trật tự Quý đen đánh, như không nhận phần ăn sáng và lãng công để “phản đối cán bộ cai tù đánh tù” tại trại giam A.20. Tôi chứng kiến cảnh tù nhân bị ép buộc phải uống thuốc trước mặt chúng, tù chỉ được giải thích là thuốc ngừa bịnh !?, ai không uống thì bị nhốt kỹ luật.Tôi cũng từng bị biệt giam nhiều lần, lần thứ nhất là lần tôi nhớ mãi vì trùng vào thời gian mẹ tôi qua đời. Nhưng mãi đến gần năm sau tôi mới được tin nhờ chuyến thăm nuôi lần đầu tiên mà cũng là cuối cùng của vợ tôi.
Nhận hung tin ấy tôi chới với bàng hoàng. Từ khu thăm nuôi về lại nhà giam tôi như người mất hồn và những giọt nước mắt cứ rấm rức, lặng lẽ chảy hoài. Thế là hết, thế là tai họa khốc liệt nhất đã đến với tôi, thế là tôi vĩnh viễn không còn thấy Mẹ! tôi nghẹn ngào xúc động.
Khi Mẹ chết, chân tôi còm cùm xích.
Vợ con tôi còn lây lất lao tù.
Cả Quê Hương nhuốm một màu tang trắng,
Và Giang sơn chìm đắm giữa sương mù
(Trích “Nước mắt người Nữ Chiến Hữu -TPH)
Tôi cũng chứng kiến từ những anh em tù vì yếu đuối, ươn hèn đã bị bọn cai tù khuất phục; những anh em uất ức phải quyên sinh; những anh em dũng cảm trốn trại và bị bắt lại, bị chúng đánh đập rất tàn nhẫn kinh khiếp, và những anh em bất khuất công khai phản kháng bị triền miên biệt giam khắc nghiệt. Tôi đã cùng anh em đồng đội, đồng cảnh bị quằn quại dưới hệ lụy các sách lược như: Bao tử trị - Lao động khổ sai, - thăm nuôi – Được ngủ lại đêm với vợ (dĩ nhiên phải cộng tác với chúng) - Sự trà trộn giữa tù hình sự và tù chính trị dùng bọn nầy áp đảo, hạ thấp phẫm cách tù chính trị - Phân biệt kỳ thị giữa các tù nhân với nhau qua tiêu chuẩn khẩu phần dựa trên tỷ lệ đầu hàng yếu hèn thể hiện qua lao động hay qua báo cáo, điềm chỉ mà chúng gọi là cải tạo tiến bộ. Những sách lược nầy nhằm mục đích đánh cuớp nhân phẫm, hèn hóa, đưa con người đến cuối tầng của đau đớn, thấp hèn hơn cả súc vật.
Cùng lúc ấy, chính sách CS ngoài xã hội là: Thực hiện việc phân hóa gia đình tù chính trị như cổ xúy việc vợ bỏ chồng con, tạo một loại ý thức đạo đức xã hội cộng sản. CS vẽ ra hình ảnh người tù chính trị như là một giống người tồi tàn, đáng khinh miệt và cán binh, cán bộ CS là những anh hùng có phẫm chất đáng ngưỡng mộ; nên việc lấy cán bộ hoặc thương binh CS là “nghĩa vụ cao cả”, là “đền ơn đáp nghĩa”. Để hổ trợ cho chính sách lưu manh nầy cộng sản tìm đủ mọi cách gây khó khăn trong đời sống vợ con và thân nhân tù cải tạo như hạn chế đi lại, tem phiếu khẩu phần lương thực; cuộc mưu sinh thường nhật luôn bị rình rập theo dõi, ngăn chận sự học hành của con em. Và cũng như trong tù - một số phụ nữ vì yếu đuối, vì sự sống còn đành phải ngậm ngùi thúc thủ.
*
Thật bất ngờ, sáng ngày 1.5.1982 tôi cùng với hai anh em được thả về. Bất ngờ vì không có bất cứ dấu hiệu nào báo trước, bất ngờ vì khoảng một năm trước, chúng thả một loạt khá đông tù chính trị cũng như tù tàu “Việt Nam Thương Tín”(VNTT).
Tù Sĩ Quan cải tạo còn lại khoảng 1/3, và chúng xa gần cho biết là :“không có ngày về, hay chí ít cũng 20 cuốn lịch nữa”.
Chú vợ tôi nguyên là viên chức hành chánh, về trước tôi theo đợt tha dành cho tù VNTT dẫn tôi về quê vợ, cũng là nơi tôi bị chỉ định cư trú
Phút bàng hoàng hội ngộ ấy không bao giờ tôi quên được. Nhà tôi điếng lặng, còn tôi nhìn sự tàn tạ của của người bạn đường lòng vô cùng xót đau. Buổi trùng phùng sau gần 7 năm biền biệt không có những uớc mơ rộn ràng của tuổi thanh xuân, chỉ còn có lòng thương cảm, sự kính trọng và một ý chí quyết liệt.Cộng sản là kẻ trả thù hèn hạ nhất. Chúng bắt tôi mỗi năm phải chịu 26 ngày công lao động thủy lợi, bất cứ lúc nào chúng cũng trưng công để sửa cầu, đắp đường hay làm bất cứ việc gì chúng muốn. Mỗi lần lao nô như thế, chúng không cung cấp bất cứ thứ gì từ thực phẫm đến thuốc men. Kẻ lao nô phải tự giải quyết nếu đau yếu, thương tật, và vẫn phải thiếu nợ ngày công nô dịch.. Hằng tuần tôi phải đến trình diện tại công an xã, Hơn 6 năm sau tôi mới được chúng cho xả chế. Cuộc sống chúng tôi khốn đốn lắm vì tôi bị theo dõi, ít người dám thuê mướn. Ban ngày tôi đi làm mướn, tôi không nệ hà sức lực hay tiền công. Tôi chỉ cần cơm ăn hầu không là gánh nặng cho vợ con, chiều về có thêm ít tiền hay lưng thúng khoai cho gia đình, tối thì quá giang ra bến đò thị xã Sa Đéc làm phu khuân vác cho các ghe hàng. Tôi chèo xuồng bán hàng dạo trên sông, nhận vác mía cho các ghe chành. Công sức được nhìn thấy qua bữa cơm gia đình. Đứa con gái lớn, khi tôi đi tù còn trong bụng mẹ; đã cùng chịu cảnh tù đày chung với mẹ từ khi chừng tháng tuổi; nay đã học lớp ba, màu da và ánh mắt đã có đôi nét tươi vui. Chúng tôi mong ước có đứa con trai để nối tiếp những gì đang dang dở và cháu gái Xuân Hà chào đời. May nắm thay, tuy là gái Xuân Hà thể hiện được những gì tôi kỳ vọng dù còn hạn chế.
Sau chuỗi ngày quá lao nhọc, và do di hại trong thời gian tù đày dưới bàn tay độc ác của cai tù cộng sản tôi lâm trọng bịnh.
Bác sĩ cho hay tôi bị lao phổi, màng phổi bên phải bị dày dính và phổi bị teo, kéo lêch tim nên trái tim bị thòng. Thận có dấu hiệu bị sạn, gan bị chai. Sán lãi quá nhiều tràn xuống cả hậu môn
Nhà tôi vét hết đồng tiền cuối cùng, nhưng tử thần vẫn chờ chực kéo tôi đi. Tôi thấp thõm chờ chết. Giữa lúc mạt vận như thế thì chị tôi xuất hiện! Chị là cả và tôi là út. Chiến tranh làm thất lạc nhau. Buổi trùng phùng thiêng liêng ấy thấp thoáng bóng tử thần.
Chị quyết định mang tôi về Long xuyên và chạy chữa. Tôi thóat nạn và từ đó tôi có được nguời Mẹ thứ hai để nuơng tựa! cũng thời gian bi thãm ấy thì một tên cũng Sĩ Quan chế độ VNCH lập công với bọn cán bộ xã, hắn ghi tên tôi vào danh sách “mạnh thường quân “ thể thao và bắt buộc tôi phải “tự nguyện” đóng góp 100 đồng ũng hộ (thời bấy giờ mới đổi tiên lần thứ hai nên mệnh gía đồng tiên cao lắm) và chúng tôi thi thật quá nghèo, nghèo quá !- Ôi tình đời, tình người sao mỉa mai và độc ác!
Thoát đuợc bạo bịnh, tôi phải tiếp tục dồn hết mọi nổ lực và khả năng chèo lái chiếc thuyền nan mỏng manh gia đình trước cơn ba đào chòng chành sóng dữ. Tôi bán bánh kẹo và dụng cụ học sinh trước trường Trung học xã. Nhờ học sinh dành cho sự yêu kính vì tôi thường dẫn giãi thêm cho các em về các môn học mà các em chưa thông rõ.
Theo lời yêu cầu của các em, và cả phụ huynh; tôi mở thêm lớp Anh Văn vỡ lòng tại căn “lều” chúng tôi đang ở. Học sinh khá đông. Không bàn ghế, các em ngồi trên nền nên nhà, giường ngủ, tràn ra cả ngoài sân…, học phí có thể là khoai, lúa, gạo, tiền… nhưng tất cả do tùy hỷ và dĩ nhiên vật chất không là điều kiện để hình thành lớp học. Thấy số lượng học sinh quá đông, cô Hiệu phó cũng mở lớp dạy kèm Anh ngữ, nhưng số học sinh quá ìt ỏi dù đã được nhà trường cổ vũ. Thế là tôi bị công an huyện khép vào tội dạy “Anh Văn ngụy!”. Tôi đành từ giả học sinh của tôi với niềm lưu luyến không cùng. Tôi quay sang hành nghề thú y, nhờ việc chữa trị kết quả khả quan.
Vận may lại đến, sạp hàng vải của vợ tôi phát triển nhanh, chúng tôi trở thành nơi cung cấp hàng may sẳn cho một số sạp bán quần áo ở các chợ.
Nhưng chưa được bao lâu thì sạp vải của vợ tôi bị trưng vào hợp tác xã buôn bán. Cuộc sống đang dần dà khởi sắc thì xã ủy cộng sản yêu cầu tôi cộng tác với chúng qua các chức vụ như: Kế toán tập đoàn, kế toán hơp tác xã mua bán, Kế toán cở sở sản xuất gạch. Giáo viên dạy Anh ngữ. Tôi dứt khóat từ chối vì thâm tâm tôi đã quyết định bất hợp tác với CS.
Để giãm bớt áp lực, tôi nhận làm thủ kho cho nhà máy sản xuất đường của Hội Chữ Thập Đỏ Trung Ương Cơ sở Phía Nam đặt tại địa phương tôi sinh sống. Sau lần kiễm tra khả năng, tôi được lịnh thuyên chuyển về Sài Gòn và bổ sung vào đoàn Kế Toán Trung Ương và chờ phân phối. Tôi tìm lý do thoái thác và xin nghỉ việc
Đường đến tương lai thêm dấu hiệu khập khễnh, tiệm bán Tây dược của tôi được lịnh miệng phải dẹp vì chỉ ”Cán bộ chính quyền mới được kinh doanh hạng mục” nầy. Sinh họat gia đình luôn bị dòm ngó, theo dõi. Cháu Xuân Hiền không được dự thi học sinh giõi cấp Tỉnh vì lý lịch gia đình, mỉa mai hơn hết là cháu bị bắt phải ở lại lớp về môn Hóa dù rằng cháu học sinh xuất sắc, đứng đầu lớp về môn học nầy. Cháu bị trả thù vì cháu học thêm ngoài giờ với thầy giáo gốc Miền Nam được lưu dụng mà không học thầy giáo từ Miền Bắc vào đang là trưởng khoa Hóa. Tôi quyết liệt phản đối. Sau các cuộc tranh cải gay go, nhà trường đồng ý chấm lại tất cả bài thi của cháu, kết quả cháu vẫn dẫn đầu lớp và phải đuợc lên lớp 12 bậc cuối của Trung Học Phổ Thông.
Trong lúc chán nản thì chúng tôi có giấy gọi phỏng vấn và chúng tôi được Chính Phủ Hoa Kỳ chấp thuận định cư theo chương trình cựu tù nhân chính trị được tỵ nạn tại Hoa Kỳ với số thự tự H.17.
Trước khi lên phi cơ rời Việt Nam, mắt tôi rưng lệ. Chúng tôi phải rời xa đất mẹ thật sao!
Việt Nam - Nơi chúng tôi được sinh ra, được khôn lớn được dưỡng dục và là nơi chúng tôi không tiếc máu xương để bão vệ.
Việt Nam - Thật vô cùng cao qúy và thiêng liêng.
Hôm nay bạo quyền cộng sản đang thống trị. - đành ôm hận ra đi. Chúng tôi tự hẹn sẽ có ngày hội trùng phùng. Chúng tôi phải có bổn phận góp phần cho gian quyền cộng sản sụp đổ, cho Tổ Quốc sang trang.
Nhớ lại những ngày qua, tôi vẫn còn kinh hải, bùi ngùi thương cảm số phận hơn 80 triệu người dân còn trầm luân trong ách thống trị của bọn tham ô lưu manh gian đảng cộng sản. Xót xa Tổ Quốc Việt Nam bị chúng làm hàng hóa trao đỗi để chúng được ngất ngưỡng, hống hách tham tàn.
Tôi nghĩ rằng: Góp phần xoa dịu, chia xẻ nỗi đau thuơng với các đồng đội ngày xưa, với đồng bào đang lầm than; đóng góp những công dân tốt cho xã hội, gìn giữ Văn Hóa và ngôn ngữ Việt, trao truyền cho những thế hệ kế tiếp về nhân cách về niềm hãnh diện đáng tư hào của giống nòi, về trách nhiệm đối với Quê hương là cách đền ơn thiết thực nhất đối với Tiền Nhân, đối với sự hy sinh anh dũng của hàng triệu Quân, Dân, Cán, Chính VNCH cũng như 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ cho nền Tư Do và công lý của Nhân Dân Việt Nam.
Hôm nay đây, giữa không khí Tự Do, đường đi tới tương lai rộng mở, chúng tôi là nguyên là Sĩ Quan thuộc Lực lượng CSQG/VNCH là cựu tù nhân chính trị của cộng sản kính gởi lòng tri ân về sự hào hiệp của Chính Phủ và Nhân Dân Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đồng kính gởi lòng biết ơn của chúng tôi đến những đồng đội, đồng bào của chúng tôi đã nghe tiếng oan khốc ngút ngàn phẫn hận của chúng tôi mà lao vào gian khó nhọc nhằn để cứu vớt chúng tôi. Nhờ những hoạt động của quý vi mà chúng tôi mới có ngày hôm nay.
Qua quý vị những chữ “ĐỒNG BÀO và ĐỒNG ĐỘI” hết sức thấm thía và thiêng liêng./-
Little Sài Gòn, ngày Truyền Thống CSQG/VNCH 1.6.2008
TỐNG PHƯỚC HIẾN
(Nguyên Thiếu Úy CSQG/VNCH}
VĨNH KHANH * CHUYẾN VƯỢT BIÊN THỨ SÁU
Chuyến vượt biên thứ sáu
Trích: "Hồi Ký Vượt Biên"
Thương tặng con trai L.V.S.
Thương tặng con trai L.V.S.
Sau chuyến thất bại chạy về từ Nhà Bè. Tôi chán nản và không muốn nghĩ
tới chuyện vượt biên nữa. Cuộc sống khó khăn thực tế hàng ngày khiến tôi
cảm thấy có lỗi với vợ con và gia đình khi tất cả đều chịu vất vả, cố
gắng để lo cho tôi thoát đi. Cứ mỗi lần thất bại trở về nhìn lại gia
đình vợ con thấy thương vô cùng. Nhưng có lẽ số tôi còn nặng nợ với
chuyện vượt biên nên một cơ hội lại đến…
Anh Tuấn, anh vợ của bạn tôi và cũng là người tổ chức đã cho tôi đi trong chuyến trước, một hôm ghé ngang qua chỗ tôi ngồi bơm quẹt gas. Anh hẹn tôi ở một quán cà phê vào buổi chiều và hỏi tôi có muốn làm công nhân viên cho một hợp tác xã không? Hợp tác xã này ở Rạch Giá chuyên chở mướn hợp đồng với Cục Đường Sông. Vì anh là người tồ chức vượt biên trước đây nên khi tôi nghe đề cập tới chuyện có liên quan tới ghe cộ như thế này, tôi nghĩ ngay là anh đang tính tổ chức một chuyện vượt biên nữa. Tôi hỏi thẳng anh điều này? Ban đầu anh tìm cách nói quanh co không trả lời thẳng câu hỏi của tôi. Nhưng cuối cùng cũng xác nhận là: "Đúng! Anh đang tổ chức làm một chuyến nữa". Anh định đến khi nào thuận tiện mới thố lộ với tôi, nhưng nay tôi đã hỏi thì anh cũng có thể cho tôi biết ngay. Tôi hỏi anh tại sao lại nghĩ đến tôi trong việc này. Anh trả lời là anh cần một người tin tưởng để đi áp tải theo ghe trong khi chuyên chở hàng hóa hợp đồng với nhà nước cho đến ngày "đánh" mà không biết phải giao chuyện này cho ai? Anh nghĩ tới tôi vì mấy lý do sau:
1/Tôi là bạn thân của Thịnh, em vợ của anh và cũng là người đã giới thiệu tôi với anh.
2/Tôi và anh đã biết nhau từ khi còn học ở Đại Học Vạn Hạnh.
3/Tôi đã tham gia trong chuyến vượt biên không thành ở Nhà Bè trước đây do anh tổ chức. ( Xin xem lại Chuyến Vượt Biên Thứ Năm)
Nếu nhận lời, tôi sẽ mang danh nghĩa là nhân viên của hợp tác xã và cũng lảnh lương đàng hoàng như một công nhân thực thụ, vì thế tôi sẽ không bị ảnh hưởng thu nhập nếu bỏ việc làm bơm quẹt gas . Công việc này hoàn toàn hợp pháp và chiếc ghe vẫn sinh hoạt bình thường. Anh không hoàn toàn nói rõ ra, nhưng tôi biết việc anh nhờ tôi như là một hình thức giữ ghe và kiểm soát tài công người địa phương vì anh sợ bị "tiêu lòn" lấy ghe đi mất. Chuyện này đã có người bị rồi. Nếu tôi nhận lời giúp anh chuyện này thì đổi lại, tôi và gia đình sẽ được đi không tốn tiền.
Trong bụng đã tính không nghĩ tới chuyện này nữa, nhưng khi cơ hội tới thì tôi lại bị chao đảo, khó mà nói lời từ chối ngay được! Thật đúng là mâu thuẩn! Hơn nữa, lần này anh lại cho cả vợ chồng và hai đứa con tôi cùng tham dự. Đây quả là một cơ hội quá lớn! Nên nhớ rằng vào lúc đó, biết bao nhiêu người muốn đi vượt biên. Thậm chí có tiền muốn đi mà không biết đường dây tổ chức nào tin tưởng… Vì thế ở vào trường hợp của tôi ngồi một chỗ mà có người đến rủ rê cho cả gia đình đi không tốn tiền thì phải nói khó mà bỏ qua cơ hội này lắm. Tôi nói với anh Tuấn cho tôi mấy ngày suy nghĩ và bàn với gia đình rồi trả lời anh sau.
Khi tôi bàn với vợ tôi chuyện này thì bà xã tôi cũng nôn nao lắm. Vì mấy lần trước chỉ có hai cha con tôi tham gia, vợ tôi và đứa con gái ở nhà. Tâm trạng của người đàn bà lúc bấy giờ làm sao không khỏi lo lắng. Phần thì lo không biết cha con chúng tôi trên đường đi có gặp chuyện gì không… phần lo nếu cha con chúng tôi đi thành công thì biết bao giờ vợ chồng con cái mới có cơ hội trùng phùng lại được?? Hay sẽ là một cuộc chia ly vĩnh viễn… Mỗi khi hai cha con tôi thất bại trở về; ngoài việc thất vọng ra, vợ tôi chắc cũng mừng thầm là vẫn còn gặp được cha con chúng tôi… Tôi nghĩ rằng bất cứ ai ở vào hoàn cảnh như vậy đều có cùng tâm trạng mâu thuẩn xung đột như thế cả. Nay đột nhiên có một cơ hội cho cả gia đình cùng đi, bảo sao vợ tôi không nôn nao, vui mừng cho được. Thành công hay không chưa biết được. Tuy nhiên nếu gia đình 4 người cùng đi chung với nhau, còn hơn là cảnh người đi, kẻ ở như mấy lần trước… Chúng tôi bàn bạc và quyết ý tham gia chuyến này.
Mấy ngày sau tôi trả lời cho anh Tuấn biết là tôi đồng ý.
Theo như lời anh Tuấn cho tôi biết thì chuyến này anh sẽ rút toàn bộ kể cả gia đình anh cũng tham gia, nên anh chuẩn bị kỷ lưởng lắm. Anh mua chiếc ghe này với máy chính là máy F10, sức kéo không mạnh lắm. Anh đã cho sửa sang nó lại để làm máy phụ và thay vào đó bằng một máy 2 blocks đầu xanh. Hiện nay ghe đã sửa xong và sắp xuất xưởng. Theo kế hoạch thì sau khi xuất xưởng ghe sẽ tiếp tục chở hàng hợp đồng với nhà nước trên danh nghĩa của một hợp tác xã. Như đã nói ở phần trên, nhiệm vụ của tôi sẽ là công nhân làm việc cho hợp tác xã, đi theo ghe áp tải hàng hóa, bàn giao, ký nhận… Tài công lái ghe là người địa phương đã có sẵn.
Tôi hỏi anh bao giờ chuyến vượt biên sẽ bắt đầu và tôi phải đi theo ghe như vậy trong bao lâu?? Anh cho biết số khách đi đã có rồi. Sau khi tôi xuống dưới đâu đó xong xuôi, nếu mọi chuyện đúng theo như kế hoạch không có gì trở ngại thì anh sẽ tiếp tục lo việc bến bãi và cuối cùng là chuyển quân xuống ếm rồi "đánh" luôn... Tôi cứ yên tâm theo ghe. Anh không thể nói trước là bao giờ sẽ "đánh", chỉ cho tôi biết anh cũng muốn thực hiện càng sớm càng tốt và hy vọng mọi chuyện êm xuôi thì có thể khoảng 3 tuần đến một tháng là xong. Bao giờ gần đến lúc anh sẽ cho tôi biết để sắp xếp đưa vợ con tôi xuống. Nghe anh nói sao thì tôi cũng chỉ biết thế thôi, chứ có hỏi nữa anh cũng không bao giờ tiết lộ hết sự thật. Tuy biết thời gian theo ghe hứa hẹn nhiều diễn biến chưa biết được, nhưng khi đã quyết định rồi thì không còn đường lựa chọn nữa, cứ mặc kệ muốn tới đâu thì tới. Tôi chỉ biết cầu nguyện cho mọi việc suông sẻ tốt đẹp, còn lại thì cứ phó mặc cho số Trời! Vợ chồng tôi bàn tới tính lui cũng chẳng được gì. Vả lại từ trước tới giờ việc vượt biên có bao giờ đơn giản, dễ dàng như mình nghĩ đâu ?
*******
Độ 1 tuần sau, anh Tuấn đưa cho tôi một giấy chứng nhận là nhân viên Hợp Tác Xã có tên là Tiến Phát, chuyên chở hợp đồng cho Cục Đường Sông. Tôi được chính anh Tuấn đưa xuống thị xã Vị Thanh theo như kế hoạch đã định trước. Khi xuống tới nơi thì trời đã sụp tối. Anh đưa tôi vào nhà một người đàn ông trung niên mà anh gọi là chú Danh mà sau này tôi biết là người chịu trách nhiệm về vấn đề đưa đón khách bằng ghe nhỏ ra ghe lớn. Anh bảo tôi ở lại nhà chú Danh còn anh thì phải đi gặp mấy người khác và sẽ nghĩ đêm ở chỗ khác.
Anh Tuấn, anh vợ của bạn tôi và cũng là người tổ chức đã cho tôi đi trong chuyến trước, một hôm ghé ngang qua chỗ tôi ngồi bơm quẹt gas. Anh hẹn tôi ở một quán cà phê vào buổi chiều và hỏi tôi có muốn làm công nhân viên cho một hợp tác xã không? Hợp tác xã này ở Rạch Giá chuyên chở mướn hợp đồng với Cục Đường Sông. Vì anh là người tồ chức vượt biên trước đây nên khi tôi nghe đề cập tới chuyện có liên quan tới ghe cộ như thế này, tôi nghĩ ngay là anh đang tính tổ chức một chuyện vượt biên nữa. Tôi hỏi thẳng anh điều này? Ban đầu anh tìm cách nói quanh co không trả lời thẳng câu hỏi của tôi. Nhưng cuối cùng cũng xác nhận là: "Đúng! Anh đang tổ chức làm một chuyến nữa". Anh định đến khi nào thuận tiện mới thố lộ với tôi, nhưng nay tôi đã hỏi thì anh cũng có thể cho tôi biết ngay. Tôi hỏi anh tại sao lại nghĩ đến tôi trong việc này. Anh trả lời là anh cần một người tin tưởng để đi áp tải theo ghe trong khi chuyên chở hàng hóa hợp đồng với nhà nước cho đến ngày "đánh" mà không biết phải giao chuyện này cho ai? Anh nghĩ tới tôi vì mấy lý do sau:
1/Tôi là bạn thân của Thịnh, em vợ của anh và cũng là người đã giới thiệu tôi với anh.
2/Tôi và anh đã biết nhau từ khi còn học ở Đại Học Vạn Hạnh.
3/Tôi đã tham gia trong chuyến vượt biên không thành ở Nhà Bè trước đây do anh tổ chức. ( Xin xem lại Chuyến Vượt Biên Thứ Năm)
Nếu nhận lời, tôi sẽ mang danh nghĩa là nhân viên của hợp tác xã và cũng lảnh lương đàng hoàng như một công nhân thực thụ, vì thế tôi sẽ không bị ảnh hưởng thu nhập nếu bỏ việc làm bơm quẹt gas . Công việc này hoàn toàn hợp pháp và chiếc ghe vẫn sinh hoạt bình thường. Anh không hoàn toàn nói rõ ra, nhưng tôi biết việc anh nhờ tôi như là một hình thức giữ ghe và kiểm soát tài công người địa phương vì anh sợ bị "tiêu lòn" lấy ghe đi mất. Chuyện này đã có người bị rồi. Nếu tôi nhận lời giúp anh chuyện này thì đổi lại, tôi và gia đình sẽ được đi không tốn tiền.
Trong bụng đã tính không nghĩ tới chuyện này nữa, nhưng khi cơ hội tới thì tôi lại bị chao đảo, khó mà nói lời từ chối ngay được! Thật đúng là mâu thuẩn! Hơn nữa, lần này anh lại cho cả vợ chồng và hai đứa con tôi cùng tham dự. Đây quả là một cơ hội quá lớn! Nên nhớ rằng vào lúc đó, biết bao nhiêu người muốn đi vượt biên. Thậm chí có tiền muốn đi mà không biết đường dây tổ chức nào tin tưởng… Vì thế ở vào trường hợp của tôi ngồi một chỗ mà có người đến rủ rê cho cả gia đình đi không tốn tiền thì phải nói khó mà bỏ qua cơ hội này lắm. Tôi nói với anh Tuấn cho tôi mấy ngày suy nghĩ và bàn với gia đình rồi trả lời anh sau.
Khi tôi bàn với vợ tôi chuyện này thì bà xã tôi cũng nôn nao lắm. Vì mấy lần trước chỉ có hai cha con tôi tham gia, vợ tôi và đứa con gái ở nhà. Tâm trạng của người đàn bà lúc bấy giờ làm sao không khỏi lo lắng. Phần thì lo không biết cha con chúng tôi trên đường đi có gặp chuyện gì không… phần lo nếu cha con chúng tôi đi thành công thì biết bao giờ vợ chồng con cái mới có cơ hội trùng phùng lại được?? Hay sẽ là một cuộc chia ly vĩnh viễn… Mỗi khi hai cha con tôi thất bại trở về; ngoài việc thất vọng ra, vợ tôi chắc cũng mừng thầm là vẫn còn gặp được cha con chúng tôi… Tôi nghĩ rằng bất cứ ai ở vào hoàn cảnh như vậy đều có cùng tâm trạng mâu thuẩn xung đột như thế cả. Nay đột nhiên có một cơ hội cho cả gia đình cùng đi, bảo sao vợ tôi không nôn nao, vui mừng cho được. Thành công hay không chưa biết được. Tuy nhiên nếu gia đình 4 người cùng đi chung với nhau, còn hơn là cảnh người đi, kẻ ở như mấy lần trước… Chúng tôi bàn bạc và quyết ý tham gia chuyến này.
Mấy ngày sau tôi trả lời cho anh Tuấn biết là tôi đồng ý.
Theo như lời anh Tuấn cho tôi biết thì chuyến này anh sẽ rút toàn bộ kể cả gia đình anh cũng tham gia, nên anh chuẩn bị kỷ lưởng lắm. Anh mua chiếc ghe này với máy chính là máy F10, sức kéo không mạnh lắm. Anh đã cho sửa sang nó lại để làm máy phụ và thay vào đó bằng một máy 2 blocks đầu xanh. Hiện nay ghe đã sửa xong và sắp xuất xưởng. Theo kế hoạch thì sau khi xuất xưởng ghe sẽ tiếp tục chở hàng hợp đồng với nhà nước trên danh nghĩa của một hợp tác xã. Như đã nói ở phần trên, nhiệm vụ của tôi sẽ là công nhân làm việc cho hợp tác xã, đi theo ghe áp tải hàng hóa, bàn giao, ký nhận… Tài công lái ghe là người địa phương đã có sẵn.
Tôi hỏi anh bao giờ chuyến vượt biên sẽ bắt đầu và tôi phải đi theo ghe như vậy trong bao lâu?? Anh cho biết số khách đi đã có rồi. Sau khi tôi xuống dưới đâu đó xong xuôi, nếu mọi chuyện đúng theo như kế hoạch không có gì trở ngại thì anh sẽ tiếp tục lo việc bến bãi và cuối cùng là chuyển quân xuống ếm rồi "đánh" luôn... Tôi cứ yên tâm theo ghe. Anh không thể nói trước là bao giờ sẽ "đánh", chỉ cho tôi biết anh cũng muốn thực hiện càng sớm càng tốt và hy vọng mọi chuyện êm xuôi thì có thể khoảng 3 tuần đến một tháng là xong. Bao giờ gần đến lúc anh sẽ cho tôi biết để sắp xếp đưa vợ con tôi xuống. Nghe anh nói sao thì tôi cũng chỉ biết thế thôi, chứ có hỏi nữa anh cũng không bao giờ tiết lộ hết sự thật. Tuy biết thời gian theo ghe hứa hẹn nhiều diễn biến chưa biết được, nhưng khi đã quyết định rồi thì không còn đường lựa chọn nữa, cứ mặc kệ muốn tới đâu thì tới. Tôi chỉ biết cầu nguyện cho mọi việc suông sẻ tốt đẹp, còn lại thì cứ phó mặc cho số Trời! Vợ chồng tôi bàn tới tính lui cũng chẳng được gì. Vả lại từ trước tới giờ việc vượt biên có bao giờ đơn giản, dễ dàng như mình nghĩ đâu ?
*******
Độ 1 tuần sau, anh Tuấn đưa cho tôi một giấy chứng nhận là nhân viên Hợp Tác Xã có tên là Tiến Phát, chuyên chở hợp đồng cho Cục Đường Sông. Tôi được chính anh Tuấn đưa xuống thị xã Vị Thanh theo như kế hoạch đã định trước. Khi xuống tới nơi thì trời đã sụp tối. Anh đưa tôi vào nhà một người đàn ông trung niên mà anh gọi là chú Danh mà sau này tôi biết là người chịu trách nhiệm về vấn đề đưa đón khách bằng ghe nhỏ ra ghe lớn. Anh bảo tôi ở lại nhà chú Danh còn anh thì phải đi gặp mấy người khác và sẽ nghĩ đêm ở chỗ khác.
Tôi được đưa vào một căn nhà nhỏ vách đất ở sâu phía sau một mảnh vườn
rộng có ao nuôi cá. Đây là chỗ chủ nhà sử dụng làm nơi nấu rượu bán. Nằm
trong căn nhà nấu rượu này khá an toàn, vì theo lời chú Danh thì ngoài
vợ chồng chú ra không ai ra tới nhà nấu rượu này cả. Tuy nhiên nằm đây
ngửi mùi hèm chua lè xông lên thật khó chịu. Đã vậy mấy con heo ở chuồng
phía sau nhà nấu rượu cứ kêu ục ịch cả đêm làm tôi không thể nào ngủ
được.
Mới tờ mờ sáng sớm hôm sau anh Tuấn đã đến đưa tôi ra bến đò thị xã Vị Thanh và giới thiệu tôi với Mạnh, tài công của ghe. Theo lời anh Tuấn nói với tôi lúc còn ở Saigon thì Mạnh hoàn toàn không biết gì về chuyện vượt biên cả. Anh ta làm tài công từ người chủ trước và rất rành việc, nên dự định sau khi thay máy 2 blocks đầu xanh xong, anh Tuấn giữ Mạnh lại để tiếp tục chuyên chở cho hợp đồng, như vậy sẽ tránh được sự nghi ngờ. Còn tài công cho chuyến vượt biên thì anh Tuấn đã có sẵn rồi, gần đến ngày "đánh" mới đưa xuống.
Chúng tôi đón xe lôi đi đến ụ sửa chữa ghe cách bến đò cũng khá xa. Sau khi hoàn tất thủ tục và thanh toán tiền bạc đâu đó, chiếc ghe rời ụ sửa chữa. Đây là một chiếc ghe dài khoảng 10 mét rưỡi, ngang khoảng 3 mét, là một loại ghe chở hàng trên đường sông, nhưng đã được sửa mũi ghe cao hơn mà người ta hay gọi là mũi Thái Lan để có thể rẻ và nhồi sóng. Nhìn dáng vẻ chiếc ghe mới vừa tân trang xong thấy cũng "mát" con mắt lắm. Một mình Mạnh đưa ghe về lại bến đò Vị Thanh nằm chờ, còn anh Tuấn và tôi ra đón xe đò về Rạch Giá, sau đó đi ngay đến văn phòng Hợp Tác Xã Tiến Phát. Tại đây anh Tuấn giới thiệu tôi với những người đang có mặt ở Hợp Tác Xã như là một nhân viên mới. Thật tình tôi không biết rõ vai trò của anh Tuấn là gì đối với hợp tác xã này, nhưng nhận thấy mọi người ở đây có vẻ nể trọng anh ta lắm. Khi anh giới thiệu tôi với mấy người đang có mặt nơi đó, không ai thắc mắc gì về tôi cả. Anh Tuấn vào phòng trong nói chuyện với một người đàn ông khoảng ngoài 40 tuổi trông có vẻ là người điều hành Hợp Tác Xã này một lúc khá lâu (Tôi có được giới thiệu nhưng không nhớ tên ông này). Sau đó hai người đi ra đưa cho tôi giấy tờ hợp đồng cho chuyến chở hàng sắp tới. Người đàn ông còn đưa tôi số điện thoại của hợp tác xã để tiện việc liên lạc khi cần. Đâu đó xong xuôi anh Tuấn vội vả ra bến xe trở về Cần Thơ , rồi từ đây sẽ đón chuyến xe chót đi tiếp về Saigon ngay trong ngày. Còn tôi thì cũng trở ngược lại thị xã Vị Thanh, cùng Mạnh ở trên ghe chờ 3 ngày sau sẽ nhận hàng đi giao.
*******
Qua ngày kế tiếp không có chuyện gì xảy ra. Mạnh và tôi thả bộ lên chợ mua đồ về ghe nấu ăn rồi cứ nghêu ngao cho hết thì giờ. Mọi chuyện có vẻ thông suốt. Nhưng đúng là chuyện bất trắc không thể nào lường trước được. Đêm hôm sau đang ngủ trên ghe thì Công An xuống xét ghe. Mạnh và tôi trình giấy tờ đầy đủ. Lẻ ra thì mọi chuyện cũng êm xuôi. Tên công an xem xét giấy tờ ghe và giấy tờ tùy thân của chúng tôi xong thấy mọi thứ đều hợp lệ. Hắn đang tính trả lại giấy tờ cho chúng tôi thì một tên công an khác bên cạnh chợt ngăn lại và cầm giấy tờ rọi đèn pin lên đọc, sau đó hỏi:
-Ai là tài công của ghe này? Chủ ghe đâu?
Mạnh trả lời:
-Tôi là tài công. Chủ ghe hiện ở Rạch Giá.
-Chiếc ghe này mới sửa chữa xong phải không?
Mạnh trả lời:
-Dạ phải?
-Nó bị hư gì mà phải sửa?
-Máy cũ quá chạy hư hoài. Khi chạy được thì kéo yếu quá.
-Giấy tờ sửa chữa đâu? Đưa ra coi.
Mạnh lục giấy tờ ra đưa cho tên công an. Sau khi đọc tới đọc lui. Mấy tên công an xuống phòng máy xem xét. Một lúc sau hai tên trở lên:
-Anh nói ghe bị hư máy nên sửa, nhưng tại sao lại thay máy mới?
-Dạ cái đó thì tui không biết? Hợp tác xã hợp đồng sửa máy thế nào, chi tiết ra sao? Tui là tài công thôi, đâu có biết?..
- Mỗi khi thay máy mới, phải có giấy tờ xin phép và đăng ký máy mới. Anh đưa giấy tờ đó xem.
Mạnh trả lời:
-Tôi không nghe biết chuyện này. Hợp tác xã làm giấy tờ sửa chữa, thay máy, tôi không được rõ. Mấy anh cứ liên lạc hỏi ngay hợp tác xã.
Mới tờ mờ sáng sớm hôm sau anh Tuấn đã đến đưa tôi ra bến đò thị xã Vị Thanh và giới thiệu tôi với Mạnh, tài công của ghe. Theo lời anh Tuấn nói với tôi lúc còn ở Saigon thì Mạnh hoàn toàn không biết gì về chuyện vượt biên cả. Anh ta làm tài công từ người chủ trước và rất rành việc, nên dự định sau khi thay máy 2 blocks đầu xanh xong, anh Tuấn giữ Mạnh lại để tiếp tục chuyên chở cho hợp đồng, như vậy sẽ tránh được sự nghi ngờ. Còn tài công cho chuyến vượt biên thì anh Tuấn đã có sẵn rồi, gần đến ngày "đánh" mới đưa xuống.
Chúng tôi đón xe lôi đi đến ụ sửa chữa ghe cách bến đò cũng khá xa. Sau khi hoàn tất thủ tục và thanh toán tiền bạc đâu đó, chiếc ghe rời ụ sửa chữa. Đây là một chiếc ghe dài khoảng 10 mét rưỡi, ngang khoảng 3 mét, là một loại ghe chở hàng trên đường sông, nhưng đã được sửa mũi ghe cao hơn mà người ta hay gọi là mũi Thái Lan để có thể rẻ và nhồi sóng. Nhìn dáng vẻ chiếc ghe mới vừa tân trang xong thấy cũng "mát" con mắt lắm. Một mình Mạnh đưa ghe về lại bến đò Vị Thanh nằm chờ, còn anh Tuấn và tôi ra đón xe đò về Rạch Giá, sau đó đi ngay đến văn phòng Hợp Tác Xã Tiến Phát. Tại đây anh Tuấn giới thiệu tôi với những người đang có mặt ở Hợp Tác Xã như là một nhân viên mới. Thật tình tôi không biết rõ vai trò của anh Tuấn là gì đối với hợp tác xã này, nhưng nhận thấy mọi người ở đây có vẻ nể trọng anh ta lắm. Khi anh giới thiệu tôi với mấy người đang có mặt nơi đó, không ai thắc mắc gì về tôi cả. Anh Tuấn vào phòng trong nói chuyện với một người đàn ông khoảng ngoài 40 tuổi trông có vẻ là người điều hành Hợp Tác Xã này một lúc khá lâu (Tôi có được giới thiệu nhưng không nhớ tên ông này). Sau đó hai người đi ra đưa cho tôi giấy tờ hợp đồng cho chuyến chở hàng sắp tới. Người đàn ông còn đưa tôi số điện thoại của hợp tác xã để tiện việc liên lạc khi cần. Đâu đó xong xuôi anh Tuấn vội vả ra bến xe trở về Cần Thơ , rồi từ đây sẽ đón chuyến xe chót đi tiếp về Saigon ngay trong ngày. Còn tôi thì cũng trở ngược lại thị xã Vị Thanh, cùng Mạnh ở trên ghe chờ 3 ngày sau sẽ nhận hàng đi giao.
*******
Qua ngày kế tiếp không có chuyện gì xảy ra. Mạnh và tôi thả bộ lên chợ mua đồ về ghe nấu ăn rồi cứ nghêu ngao cho hết thì giờ. Mọi chuyện có vẻ thông suốt. Nhưng đúng là chuyện bất trắc không thể nào lường trước được. Đêm hôm sau đang ngủ trên ghe thì Công An xuống xét ghe. Mạnh và tôi trình giấy tờ đầy đủ. Lẻ ra thì mọi chuyện cũng êm xuôi. Tên công an xem xét giấy tờ ghe và giấy tờ tùy thân của chúng tôi xong thấy mọi thứ đều hợp lệ. Hắn đang tính trả lại giấy tờ cho chúng tôi thì một tên công an khác bên cạnh chợt ngăn lại và cầm giấy tờ rọi đèn pin lên đọc, sau đó hỏi:
-Ai là tài công của ghe này? Chủ ghe đâu?
Mạnh trả lời:
-Tôi là tài công. Chủ ghe hiện ở Rạch Giá.
-Chiếc ghe này mới sửa chữa xong phải không?
Mạnh trả lời:
-Dạ phải?
-Nó bị hư gì mà phải sửa?
-Máy cũ quá chạy hư hoài. Khi chạy được thì kéo yếu quá.
-Giấy tờ sửa chữa đâu? Đưa ra coi.
Mạnh lục giấy tờ ra đưa cho tên công an. Sau khi đọc tới đọc lui. Mấy tên công an xuống phòng máy xem xét. Một lúc sau hai tên trở lên:
-Anh nói ghe bị hư máy nên sửa, nhưng tại sao lại thay máy mới?
-Dạ cái đó thì tui không biết? Hợp tác xã hợp đồng sửa máy thế nào, chi tiết ra sao? Tui là tài công thôi, đâu có biết?..
- Mỗi khi thay máy mới, phải có giấy tờ xin phép và đăng ký máy mới. Anh đưa giấy tờ đó xem.
Mạnh trả lời:
-Tôi không nghe biết chuyện này. Hợp tác xã làm giấy tờ sửa chữa, thay máy, tôi không được rõ. Mấy anh cứ liên lạc hỏi ngay hợp tác xã.
Tên công an quay qua tôi:
-Anh là đại diện cho Hợp Tác Xã, anh có biết không?
Trong bụng tôi nghĩ thầm là không xong rồi, nhưng cũng cứ tỉnh bơ nói:
-Mấy chuyện máy móc ghe cộ sửa chữa, đâu phải chuyện của tui. Tui chỉ là nhân viên theo ghe giao và nhận hàng chuyên chở cho hợp tác xã thôi, làm gì biết tới mấy chuyện đó.
-Được rồi. Mấy anh báo lại với hợp tác xã cho người xuống làm việc với chúng tôi. Giấy tờ ghe chúng tôi tạm thời giữ lại. Sau khi làm việc xong, chúng tôi sẽ trả lại.
Mấy tên công an trả lại giấy chứng nhận công nhân Hợp Tác Xã đang công tác hợp đồng với cục đường sông của tôi và giấy tờ tùy thân của Mạnh, chỉ giữ lại giấy tờ ghe và đưa cho chúng tôi một biên nhận, xong xuôi chúng bỏ đi mất.
Chúng tôi biết mấy tên công an này muốn kiếm chuyện làm tiền. Mạnh thì không lo lắng gì nhiều ngoài việc than phiền nếu ghe nằm lâu không chở hàng thì anh ta chỉ lảnh lương căn bản thôi. Chỉ có khi ghe chuyên chở hàng thì Mạnh mới được lảnh thêm tiền huê hồng cho từng chuyến… Anh ta cứ càm ràm là ghe nằm ụ sửa chữa lâu quá không có tiền, nay ghe đã sửa xong mà chưa gì đã bị trục trặc này thì tiền đâu gởi cho vợ con… Còn tôi thì lại lo rầu về dự tính vượt biên vì chuyện này sẽ bị trở ngại. Cũng may là tụi công an không bắt giữ tôi và Mạnh, bằng không thì còn mệt nữa. Có tịch thì giật mình. Mặc dù giấy tờ anh Tuấn đưa cho tôi khi còn ở Saigon, chứng nhận tôi là nhân viên của hợp tác xã là giấy tờ hợp lệ, nhưng tụi công an này đến hồi nó muốn bắt giữ luôn tôi thì cũng làm gì được nó… ngoài ra mấy tên công an này đã thắc mắc chuyện ghe thay máy khác chứng tỏ tụi nó cũng đã nghi ngờ rồi. Vì thế bằng mọi cách tôi phải rời khỏi chỗ này ngày mai. Tôi nói với Mạnh:
-Điệu này sáng mai tôi phải về báo ngay cho Hợp tác Xã biết để họ tính.
Mạnh nói:
-Mai anh ra bưu điện thị xã gọi điện thoại cũng được, đâu cần phải về.
Tôi tìm cớ nói:
-Đằng nào không có giấy tờ, ghe cũng phải nằm đây chờ. Tôi có ở đây cũng chẳng làm được gì. Tôi về cho hợp tác xã biết nhân tiện ghé nhà luôn, chứ nằm đây cũng đâu làm gì được.
Thế là trời mới vừa hừng sáng tôi ra bến xe dọt ngay về Cần Thơ, từ đây đón xe đò đi tiếp ngay về Saigon báo lại cho anh Tuấn biết. Khi tôi báo chuyện Công An giữ giấy tờ ghe, anh Tuấn lo lắm, anh không thể trực tiếp đi xuống được. Tôi không rõ anh sẽ giải quyết thế nào về chuyện giấy tờ ghe bị giữ, anh không nói cho tôi biết, cứ bảo tôi về nhà chờ, có gì anh sẽ cho hay. Sau đó khoảng hơn một tuần, tôi gặp lại anhTuấn khi đang đi xe đạp trên đường Lê Văn Sỹ, anh cho biết là ghe bị giữ luôn, đang tìm người xuống lo lót cho bọn công an để lấy lại ghe rồi mới tính được. Kể từ đó, không thấy anh ghé đến chỗ tôi bơm gas nữa. Như vậy dự tính vượt biên của tôi trong chuyến thứ sáu này chưa đi tới đâu đã gặp trục trặc và coi như chìm xuồng luôn.
Vĩnh Khanh
Phố Đá Tròn , cuối tháng 4 năm 2008
TRẦN MẠNH HẢO * HÃY VỚT TÔI
Hãy vớt tôi lên từ ác mộng
Thơ Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Tặng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sau khi đọc bài thơ “Thời sự cuối ngày" của ông vừa in trên trang Nguyễn Trọng Tạo
Đêm qua đọc thơ anh Điềm tôi ác mộng toát mồ hôi:
Sông Hương nhảy lên bờ chết đuối
Đêm qua ác mộng vây tôi:
Sông Hồng nhảy lên bờ chết đuối
Trung Quốc chặn đầu nguồn nước hết về xuôi
Đêm qua ác mộng sập trời:
Biển Đông nhảy lên bờ chết đuối
Trung Quốc tràn qua cướp hết biển rồi
Hỡi hai chàng trai xứ Huế
Cám ơn các anh vừa nhảy xuống sông Hương cứu cô gái tự tử
Trong bài thơ “Thời sự cuối ngày”
Xin các anh hùng hôm nay
Xin các nhà thơ hôm nay
Hãy nhảy lên diễn đàn quốc hội
Cứu lấy Biển Đông sắp chết đuối
Cứu lấy Sông Hồng sắp chết đuối
Và cứu lấy hàng triệu người như tôi
Thoát khỏi ác mộng này…
Sài Gòn nửa đêm ngày 5-6-2013
Wednesday, June 5, 2013
NHỮNG ĐOẠN VIDEO LỊCH SỬ
I. ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI ĐÀI BẮC-ĐÀI LOAN
II.GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ TRÍ TUỆ NHẤT LOÀI NGƯỜI
https://www.youtube-nocookie.com/embed/4phFYiMGCIY?rel=0
III.NHÂN DÂN TA LÊN TIẾNG
https://www.youtube-nocookie.com/embed/4phFYiMGCIY?rel=0
III.NHÂN DÂN TA LÊN TIẾNG
*http://www.youtube.com/watch?v=iv9C_9IyoZ0&feature=youtu.be
*http://www.youtube.com/watch?v=buk6PLB5aKU
* CỘNG SẢN CHÍCH THUỐC ĐỘC
RadioCTM
Các hình ảnh tuần tự sau đây tại khu vực tòa án Nghệ An vào sáng ngày 23/5/2013 là bằng chứng về thủ thuật mới của các nhóm côn đồ trộn lẫn công an, mà dân chúng nay gọi tắt là CÔN AN -- đó là bao vây, nắm chặt người mà chúng nhắm đến, rồi kéo áo nạn nhân lên để một tên đâm mạnh ống chích thẳng vào thân mình nạn nhân.
Các tác động của thuốc chích này được nạn nhân mô tả trong đoạn video sau đây:
*http://www.youtube.com/watch?v=buk6PLB5aKU
* CỘNG SẢN CHÍCH THUỐC ĐỘC
Công an đang hoảng hốt cố
ngăn chận tin này
Bản tin công an lén chích
thuốc dân tại Nghệ An đang được sự chú ý của đồng bào trên cả nước đến độ đòan
quân dư luận viên đã dùng nhiều thủ thuật để ngăn chận bản tin
này.
Kính nhờ làng báo lề dân
tiếp tay quảng bá.
BBT-DienDanCTM
RadioCTM
Các hình ảnh tuần tự sau đây tại khu vực tòa án Nghệ An vào sáng ngày 23/5/2013 là bằng chứng về thủ thuật mới của các nhóm côn đồ trộn lẫn công an, mà dân chúng nay gọi tắt là CÔN AN -- đó là bao vây, nắm chặt người mà chúng nhắm đến, rồi kéo áo nạn nhân lên để một tên đâm mạnh ống chích thẳng vào thân mình nạn nhân.
Tiến đến đối tượng
Những kẻ sắp làm việc ác tự che mặt bịt miệng vì sợ bị chụp
hình
Bao vây nạn nhân
Kéo áo nạn nhân lên và ra tay chích vào
người nạn nhân
Và sau đây là vết chích còn nằm lại trên người nạn
nhân khoảng 10 giờ sau khi sự việc xẩy ra. Vết bầm hình tròn cho thấy nạn nhân
bị đâm rất mạnh và lỗ kim chọc thủng da vẫn còn mở
Các tác động của thuốc chích này được nạn nhân mô tả trong đoạn video sau đây:
Hiện chưa xác định được
côn an đã chích nạn nhân bằng thuốc gì và mức độ nhiễm trùng của kim chích mà
họ đã dùng.
Tuesday, June 4, 2013
SBTN PHỎNG VẤN ĐẶNG VĂN VIỆT
Tóm tắt phỏng vấn cụ Đặng Văn Việt của Đài SBTN (Mỹ) do Phạm Trần thực hiện
Câu1: Nguyên nhân nào làm cho ông thay đổi lập trường và không ủng hộ Đảng Cộng sản nữa?
Trả lời: Tôi tham gia cách mạng từ năm 1943, tham gia đảng từ
năm 1948 (65 năm tuổi đảng, lão thành Cách mạng), qua nhiều lĩnh vực
công tác: quân sự, chính trị, văn hoá, kinh tế… Đánh hàng trăm trận
(thắng 116/120 trận), vào sinh ra tử hàng trăm lần, bị thương 5 lần,
chết hụt 30 lần, vì sự nghiệp của đất nước, dân tộc và Đảng Cộng sản.
Lập trường của tôi trước sau như một, đó là lập trường của một cuộc
đời cách mạng, phấn đấu cùng toàn dân giành lại độc lập thống nhất đất
nước từ tay đế quốc, phong kiến; xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, công
bằng, văn minh, dân chủ, đoàn kết trong và ngoài nước. Đó là lập trường của một người làm cách mạng, tôi không có lập trường nào khác và cho đến nay, trước sau như một không bao giờ có thay đổi.
Còn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi là một đảng viên kỳ cựu. Tôi
tham gia cách mạng vì muốn giải phóng dân tộc. Đảng hô hào đấu tranh
giải phóng dân tộc là điều hợp với nguyện vọng cá nhân, nên tôi tham gia
Việt Minh không một chút suy nghĩ; sau đó làm chỉ huy trưởng mặt trận
đường số 4. Đảng mời tôi tham gia Đảng, tôi đồng ý vì mục tiêu của Đảng
Cộng sản lúc bấy giờ với tôi là phù hợp, không có gì mâu thuẫn. Thái độ
của tôi trong quá trình trưởng thành là:
- Ủng hộ những cái hay cái đúng của nhà nước Cộng sản: chiến tranh
giải phóng dân tộc, xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng
một nước Việt nam giàu mạnh – công bằng – văn minh – dân chủ – đoàn kết.
- Không ủng hộ nhà nước Cộng sản, Đảng Cộng sản về những cái gì làm
không đúng, hại dân, hại nước, đường lối chính trị theo quan điểm
Mác-Lênin lấy đấu tranh giai cấp làm động lực thúc đẩy xã hội tiến lên,
chủ nghĩa lý lịch, chủ nghĩa thành phần, bè cánh, hẹp hòi, đặc quyền đặc
lợi, tham nhũng gây nên bao sự bất công, làm khổ cực nhiều người, hạn
chế tự do, dân chủ, chủ quyền của công dân, vi phạm pháp luật của một
nhà nước công bằng văn minh.
Tôi chống những sai lầm để sự lãnh đạo của Đảng ngày càng sáng suốt
đi vào lòng dân, hợp với quy luật phát triển của xã hội, để làm tăng uy
tín của Đảng và duy trì được sự lãnh đạo của Đảng.
Cần phải hiểu thế nào cho đúng xây dựng Đảng, thế nào là chống Đảng.
Câu 2: Bỏ Điều 4 có lợi gì?
Trả lời: Quản lý một đất nước đứng đầu nước nào cũng có Tổng thống, Thủ tướng, Chính phủ, Quốc hội.
Một nhóm người tụ tập lại theo một tôn chỉ mục đích chính trị riêng,
thành một đảng, đảng ấy dù to nhỏ, mạnh đến đâu cũng không thể đặt ra
một điều luật (Điều 4) khiến cho nó thành một tổ chức trên cả Chính phủ,
trên cả Quốc hội, trên cả Nhân dân. Bộ Chính trị của cái đảng ấy gồm
13-14 người có quyền cao hơn tất cả các bộ, cả Chủ tịch nước, cả Thủ
tướng. Trên thế giới này chỉ có Việt Nam là nước độc nhất có Điều 4 cho
nên mọi việc quyết định cuối cùng đều do Đảng, do Bộ Chính trị. Ở Việt
Nam, Chính phủ, Quốc hội, Toà án chỉ là hình thức không có luật nào
ngoài luật của 14 uỷ viên Bộ Chính trị. Đó là nguồn gốc của mọi việc vô
chính phủ, vô pháp luật. May sao thế giới chỉ có một Việt Nam, nếu tất
cả đều theo Việt Nam thì thế giới sẽ đại loạn.
Điều 4 là chỗ dựa cho chế độ đặc quyền đặc lợi, là cái ô che chở cho
bọn cơ hội lộng quyền, là cái ung nhọt đẻ ra các tế bào ung thư tham
nhũng, bệnh ung thư tham nhũng tự do phát triển làm suy sụp nền kinh tế
quốc dân, làm suy thoái nền văn hoá xã hội của cả nước, làm sụp đổ uy
tín của đảng lãnh đạo, kéo theo sự sụp đổ của chế độ.
Vì vậy những người lãnh đạo cộng sản cần thấy cái nguyên nhân sụp đổ
có nguồn gốc từ Điều 4, tự mình nhổ cái nọc độc Điều 4 đi, nếu không vô
hình chung tự đi vào con đường cáo chung mà không ai cứu vãn được.
Câu 3: Kể lại một vài vụ tham nhũng lớn có sự can thiệp của Bộ Chính trị?
Trả lời: Tôi đã về hưu lâu, không ở trong guồng máy làm việc
của nhà nước nên không được sát với thời sự, thời cuộc. Các bạn cứ theo
dõi các vụ Vinashin, Vinalines sẽ thấy bao nhiêu thất thoát nhưng có mấy
ai bị xử phạt rõ ràng đâu. Gần đây nhất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
báo cáo trước Quốc hội là Bộ Chính trị họp kiểm điểm trong việc lãnh đạo
đất nước vì có nhiều sai sót, sơ suất, ngân quỹ quốc gia bị thâm hụt
hàng 1-2 triệu tỷ đồng, Hàng ngàn xí nghiệp quốc doanh bị phá sản, Bộ
Chính trị xin nhận khuyết điểm trước Chính phủ, Quốc hội, Nhân dân và
xin sẵn sàng nhận kỷ luật. Một đồng chí phụ trách chính trong việc điều
hành đất nước xin nhận khuyết điểm và nhận kỷ luật trước nhà nước, trước
nhân dân. Nhưng khi Hội nghị Trung ương lại quyết định tha hết, không
ai bị kỷ luật cả.
Đã không công bố thì không ai biết, nhưng công bố rõ ràng rồi quyết
định tha bổng, thì rõ ràng là luật đảng trên tất cả mọi thứ pháp luật
khác, làm cho toàn dân bàng hoàng ngơ ngác, không thấy đâu là nhà nước
pháp quyền, đâu là công lý.
Câu 4: Việc đường lối lấy dân làm gốc, hay lấy Mác-Lênin làm gốc, đấu tranh giai cấp làm gốc, Bộ Chính trị làm gốc?
Trả lời: Trong lịch sử 4000 ngàn năm của dân tộc Việt Nam, ta
bị hơn 20 lần xâm lược bởi các cường quốc mạnh nhất nhì của thế giới.
Hơn 20 lần Việt Nam đánh đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi là nhờ
sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc. Phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc
là bài học số 1 của phép giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta để lại từ
ngàn xưa.
Qua các thời đại đều vậy. Nay đến thời đại cộng sản cũng vậy. Lúc nào
cộng sản yếu thì áp dụng lấy dân làm gốc, như Hồ Chí Minh đã áp dụng
trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Một khi Việt Minh hơi mạnh lên, tư
tưởng Mác-Lênin trỗi dậy, thì Việt Minh cộng sản quên lấy dân làm gốc.
Mỗi lần đem quan điểm giai cấp vào cách mạng Việt Nam là một lần bị thất
bại (như trong Xô viết Nghệ Tĩnh, trong cải cách ruộng đất, trong cải
tạo công thương, 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội sau năm 1975… đều thất
bại cả). Tư tưởng Mác-Lê nin có lúc lắng xuống để che giấu nhân dân,
nhưng nó vẫn ngấm ngầm tồn tại, nó bắt nguồn từ thời Trần Phú chứ không
phải mới gần đây.
Qua bao thất bại Đảng Cộng sản Việt Nam đáng lẽ phải tuyên bố từ bỏ
tư tưởng Mác-Lênin hay chí ít cũng phải tuyên bố vận dụng tư tưởng
Mác-Lênin có chọn lọc.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước vào công tác lãnh đạo đã tuyên
bố kiên trì đường lối Mác-Lênin gây nên một thất vọng ngao ngán trong
toàn nhân dân Việt Nam.
Đảng Cộng sản tuyên bố kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin tức là vẫn giữ
nguyên những nguồn gốc những thất bại và xa rời việc lấy dân làm gốc.
Tôi cho đây là một sai lầm nghiêm trọng.
Trong cuộc trưng cầu dân ý lần này chúng ta sẽ thấy rõ hàng chục
triệu ý kiến đóng góp cho sửa đổi hiến pháp nếu Đảng Cộng sản chỉ chấp
nhận 5-10% thì rõ ràng Đảng không lấy dân làm gốc, coi dân tộc Việt Nam
toàn là những người ngu dốt. Chủ nghĩa Mác-Lênin mới là bó đuốc soi sáng
cho bước đường chính trị của Đảng và Bộ Chính trị (gồm 13-14 người) là
những người tự xem là thông minh nhất của dân tộc Việt Nam.
Câu 5: Có phải chống lại bản dự thảo hiến pháp sửa đổi 1992 hay không?
Trả lời: Lúc này Đảng và nhà nước yêu cầu mọi người dân góp ý
cho việc sửa đổi Hiến pháp. Là một đảng viên lâu năm, vào sinh ra tử
chiến đấu cho một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, văn minh, dân chủ,
đoàn kết, tôi thấy cần phải có những thay đổi trong Hiến pháp, thay đổi
đường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Góp ý đúng thì theo, không đúng
thì không theo, nếu có những ý kiến khác thì phải nghiên cứu tìm ra chân
lý. Những người lãnh đạo phải là những người thông minh biết lắng nghe ý
kiến của quần chúng. Nếu chỉ là những kẻ không chịu lắng nghe thì thật
là bất hạnh cho một dân tộc anh hùng như dân tộc Việt Nam ta.
Câu 6: Về thế lực bành trướng phương Bắc.
Trả lời: Phải nói mọi việc đều có nhân quả; nước Việt Nam ta ở
cạnh một nước lớn là Trung Hoa, đã hơn 20 lần bị ngoại xâm thì 16-17
lần do Đại Hán Trung Quốc. Tư tưởng Đại Hán xâm lược là một tư tưởng
truyền kiếp của nước láng giềng Trung Hoa.
Phải nói nguồn gốc của mọi cuộc chiến tranh hầu hết bắt nguồn từ xâm
chiếm nguồn tài nguyên, ở đâu có nhiều tài nguyên ở đấy hay xảy ra tranh
chấp và xảy ra chiến tranh:
Á châu: Mãn Châu, Indonesia, Việt Nam….
Âu châu: Ruhr Rhénanie, AlsaceLorraine.
Trung Cận Đông: Iran, Iraq…
Nước Việt Nam ta hiện nay có vùng biển giàu có về dầu khí, cho nên trở thành mục tiêu chú ý của nhiều nước trên thế giới.
Tư tưởng Đại Hán muốn xâm chiếm vùng biển của Việt Nam và các nước
Đông Nam Á chỉ vì muốn chiếm nguồn tài nguyên, con đường xâm chiếm mặt
biển hiện nay là dễ nhất. Trung Quốc có hải quân mạnh, dựa vào thế mạnh
đó để uy hiếp Việt Nam.
Kết hợp với truyền thống và thực tế đó, việc Trung quốc lấn chiếm biển như đã từng xảy ra và sẽ còn xảy ra.
Nhưng Việt Nam ta có một bề dày lịch sử rất lớn về chống xâm lược, ta
chỉ cần có đầu óc vận dụng những bài học mà tổ tiên đã để lại là có thể
ngăn chặn được. Hoàn cảnh nay đã khác xưa, cần biết vận dụng thích hợp.
- Về vũ khí ta có thể có nhiều vũ khí hiện đại để lấy yếu đánh mạnh.
- Về quan hệ quốc tế ta có khối ASEAN, ta có Liên Hợp Quốc, ta tìm đồng minh mạnh từ các nước yêu chuộng hoà bình và công lý.
Riêng tôi đã từng là Trung đoàn trưởng trung đoàn 174, đã từng đánh
Quốc dân đảng, giúp cách mạng Trung Quốc giải phóng một phần Hoa Nam.
Trung Quốc cũng đã từng giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Tôi luôn nghĩ đến tình hữu nghị giữa hai dân tộc
Việt Nam và Trung Quốc, cần tôn trọng và không xâm phạm lẫn nhau. Nhưng
nếu bất hạnh mà xảy ra xung đột và xâm lăng, dù tuổi cao sức yếu tôi
vẫn sẵn sàng trở lại cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
Cụ Đặng Văn Việt gửi trực tiếp cho BVN.
BAUXITEVN
RFA * TRUYỆN SÚC VẬT
Chuyện Súc vật và Chuyện kiểm duyệt
Kính Hòa, phóng viên RFA
Cuốn Animal Farm của George Orwell, bản tiếng Tiếng Việt.
Courtesy MP's Facebook
Quyển truyện nổi tiếng của George Orwell, Trại Súc Vật, chống và châm
biếm chế độ độc tài kiểu cộng sản, được xuất bản ở VN, rồi có tin nó bị
thu hồi. Thực hư ra sao? Cây kéo khắc nghiệt của nền kiểm duyệt cộng
sản họat động ra sao?
Sợ cái “Xã Hội Chủ Nghĩa” từ những năm 40
Quyển sách truyện nổi tiếng của văn hào Anh George Orwell, Trại súc vật (Animal Farm) vừa được xuất bản tại Việt Nam.
Truyện được Orwell viết theo kiểu ngụ ngôn
với chỉ duy nhất 1 nhân vật phụ là người, còn lại là tòan các súc vật.
Các súc vật nổi dậy làm một cuộc cách mạng chống lại ông chủ trang trại,
theo một lý thuyết về bình đẳng của một lý thuyết gia súc vật đã chết.
Cuộc cách mạng thành công và các súc vật bắt tay vào xây dựng một xã hội
lý tưởng, trong đó các con vật đều có quyền bình đẳng ngang nhau, làm
theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Cuối cùng thì thì hóa ra là các con
heo thuộc giai cấp lãnh đạo đã lợi dụng những lý tưởng đó để trục lợi,
các con vật thì bình đẳng nhưng có những con vật này bình đẳng hơn những
con khác.
Tôi phải ngả đầu thán phục tác giả, và tôi vẫn giữ trong nhà một bản in roneo từ lâu lắm rồi để đưa cho bạn bè đọc mà nói rằng đọc đi để thấy ngay từ những năm 40 mà người ta đã nhìn nhận một xã hội tòan trị là như thế nào.
GS Tương Lai
Câu chuyện có ý ám chỉ rất rõ ràng hệ
thống chính trị xã hội cộng sản, mà cụ thể là xã hội Liên Xô dưới thời
Stalin. Khi đọc quyển sách chúng ta thấy rất rõ các câu khẩu hiệu tuyền
truyền thường thấy trong các xã hội cộng sản, chúng ta cũng thấy các cấu
trúc quyền lực chính trị, công an mật vụ được các con vật lập nên giống
như đúc với một nhà nước cộng sản. Tên xuất bản bảng tiếng Pháp của
quyền sách này là Liên Bang Công hòa xã hội chủ nghĩa súc vật, một cái
tên ám chỉ rõ ràng Liên bang xô viết.
Cuốn Animal Farm của George Orwell được tái xuất bản với nhiều mẫu bìa khác nhau. (Tower/book)
Sách được Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất
bản với sự hợp tác của công ty văn hóa Nhã Nam với số lượng 2000
cuốn.Tên gọi của sách được dịch một cách không chính xác là Chuyện ở
nông trại.
Cuốn sách được chào đón một cách đầy xúc cảm của nhiều người. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã thốt lên:
“Đây là cái đất nước cuối cùng của thế
giới in quyển sách này. Đọc quyển sách này để chúng ta thưa với nhà cầm
quyền rằng chúng tôi là những con người chứ không phải súc vật, nghĩ đến
đó mà tôi ứa nước mắt ra”, và ông hy vọng:
“Được in ra trên đất nước những người
cộng sản đang cầm quyền là tín hiệu cho tôi hy vọng rằng rồi thì người
ta sẽ gọi sự vật bằng tên của nó. Tôi cho đây là cái gì đó như là sự vận
động của lịch sử.”
Nói về quyển sách này, giáo sư Tương Lai, nguyên cựu Viện trưởng viện khoa học xã hội nói:
“Tôi phải ngả đầu thán phục tác giả, và tôi vẫn giữ trong nhà một
bản in roneo từ lâu lắm rồi để đưa cho bạn bè đọc mà nói rằng đọc đi để
thấy ngay từ những năm 40 mà người ta đã nhìn nhận một xã hội tòan trị
là như thế nào. Việc xuất bản quyết sách tôi cho là một bước tiến lớn về
tự do tư tưởng.”
Tự do tư tưởng hay người kiểm duyệt ít chữ?
Báo Quân đội nhân dân, tờ báo nổi tiếng lề “phải” cũng lên tiếng ca ngợi quyển sách. Ông Trần Mạnh Hảo nói:
“Cả ban biên tập báo quân đội nhân dân chả lẽ không biết đây là
một cuốn sách chống cộng nhất trong những cuốn sách chống cộng, vậy mà
họ vẫn viết báo ca ngợi, nên tôi rất lấy làm lạ và cứ hy vọng đây là một
tín hiệu tốt.”
Nhưng sau đó bài viết trên mạng của tờ Quân đội nhân dân bị rút đi.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi phát hành đã có tin đồn trên mạng là
quyển sách đang được thu hồi, và đã có chỉ thị phê bình kỷ luật và cấm
tái bản. Sách ở các nhà sách không còn nữa. Trên mạng chỉ còn có mạng
không chuyên bán sách là Lazada Việtnam còn rao bán. Chúng tôi có cố
gắng liên lạc với nhà xuất bản hội nhà văn và công ty Nhã Nam nhưng
không được.
Cả ban biên tập báo quân đội nhân dân chả lẽ không biết đây là một cuốn sách chống cộng nhất trong những cuốn sách chống cộng, vậy mà họ vẫn viết báo ca ngợi, nên tôi rất lấy làm lạ và cứ hy vọng đây là một tín hiệu tốt.
Ô. Trần Mạnh Hảo
Khi được hỏi về tin đồn này GS Tương lai nói rằng:
“Tôi không có gì ngạc nhiên cả nếu có việc đó, không thu hồi mới là lạ.”
Nhà thơ Trần mạnh Hảo nhận định:
“Có thể họ âm thầm đi thu hồi, không muốn cái lệnh cấm nó loang
ra, vì nếu công khai cấm đóan thì người ta càng tìm đọc, họ sợ rút giây
động rừng.”
Giải thích việc cuốn sách ra đời, ông Hảo nói:
“Có thể các ông nhà xuất bản nhà văn đọc bản thảo không kỹ chứ gan trời các ông cũng không dám cho in Trại Súc vật.”
Giáo sư Tương Lai thì nói:
“Có lẽ lúc đầu người ta tưởng đây là chuyện súc vật kiểu như lục
súc tranh công ấy mà, nói thế để hiểu cái tầm của những người làm kiểm
duyệt, sau rồi mới tá hỏa đi thu hồi, cuống lên chẳng ra làm sao cả.”
Cuốn Animal Farm của George Orwell, bản tiếng Anh. Courtesy paulthurlby/illustration.
Khi xuất bản cuốn sách “Democracy in America” của tác giả Pháp nổi
tiếng De Tocqueville hồi thế kỷ thứ 19, giáo sư Phạm Tòan dịch là “Nền
Dân Trị ở Mỹ” thay vì Dân Chủ. Vì theo giáo sư Phạm Tòan:
Chúng tôi nắm được tâm lý của nhà cầm quyền Việt Nam đương thời. Người ta rất sợ và dị ứng với chữ “dân chủ.” (VOA)
Nay có lẽ những người chủ trương xuất bản quyển Trại Súc Vật cũng
dùng một cái từ khác là chuyện ở nông trại, nghe hiền lành, để qua mặt
kiểm duyệt.
Nay chúng ta không biết là cuốn sách có thực sự bị thu hồi hay không,
nhưng việc nó đến tay người đọc cũng không còn khó nữa. Có thể trước
khi xuất bản cuốn sách này, ít người Việt nam biết đến nó, nhất là thế
hệ trẻ, nay nó đã nổi tiếng trong không gian Việt ngữ, đã có nhiều bảng
PDF mà người sử dụng internet có thể tìm thấy dễ dàng. Và nhà thơ Trần
Mạnh Hảo mong muốn người Việt sẽ đọc nó để:
“Tủm tỉm cười.”
Và để kết thúc bài viết này chúng tôi xin mượn lời nhà thơ Trần Mạnh Hảo:
“Mặt trận tuyên truyền, kiểm duyệt của Đảng Cộng sản thật sự vỡ trận.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/animl-farm-n-censo-03152013064431.html
KHÁM PHÁ CÁNH ĐỒNG CHUM
Khám phá bí ẩn cánh đồng Chum
14:00:00
08/08/2011
Cánh đồng Chum Xieng Khuang chính là một đặc sản văn hóa, du lịch của Lào và cũng là một di tích huyền bí bậc nhất Đông Nam Á đấy các bạn.
Cánh đồng Chum (Tiếng Lào: Thồng Háy Hín) là một
vùng di tích văn hóa, lịch sử gần thị xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xieng
Khuang của Lào. Nơi đây có hàng ngàn chiếc chum bằng đá nằm rải rác dọc
theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xieng Khuang gần cuối phía Bắc của dãy
Trường Sơn (Việt Nam).
Vị trí Cánh đồng Chum kỳ bí và độc đáo của đất nước Lào.
Toàn bộ Cánh đồng Chum, có hàng ngàn chiếc chum lớn
bé khác nhau, nằm rải rác tại 52 điểm quanh tỉnh Xieng Khuang. Chiếc
chum lớn nhất được tìm thấy có đường kính 2,5m và nặng tới hàng chục
tấn. Những chiếc còn lại với đủ hình dạng, kích cỡ khác nhau, không
chiếc nào giống với chiếc nào, đa phần là không có nắp (chỉ duy nhất 1
chiếc chum có nắp trên toàn bộ cánh đồng) và sắp xếp tự nhiên không theo
bất kỳ một quy luật nào.
Đường lên Cánh đồng Chum.
Rất nhiều những chiếc Chum lớn nhỏ được bố trí bất định trên khu vực gần 2,5 ha ở Xieng Khuang.
Hiện nay, Cánh đồng Chum vẫn là một bí ẩn đầy sức cuốn hút đối với các nhà khảo cổ học cũng như những du khách tới đây. Bởi vẫn chưa có một câu trả lời chính xác cho nguồn gốc, thời gian ra đời của những chiếc chum này.
Kỳ lạ, cả Cánh đồng Chum với khoảng 2000 chiếc này chỉ duy nhất có 1 chiếc chum có nắp.
Các nhà khảo cổ đã tiến hành phân tích cacbon trong
những mảnh xương tại các chum, nồi… và tin rằng các chum này có niên
đại 1500 đến 2000 năm trước. Đây được dự đoán là kiệt tác do những người
thuộc nhóm Môn-Khơme làm ra. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên
đại 500 năm trước Công nguyên - 800 năm sau Công Nguyên. Các nhà nghiên
cứu cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc
chứa thực phẩm.
Một hang động được tìm thấy tại Cánh đồng Chum với rất nhiều xương người và tro cốt bên trong.
Riêng đối
với bà Madeleine Colani (nhà khảo cổ học người Pháp), một trong những
người sớm nhất tiến hành nghiên cứu về Cánh đồng chum đã khẳng định
trong cuốn Mégalithes du Haut-Laos (Cự Thạch Cổ của Bắc Lào, năm 1935)
rằng: “những chiếc chum khổng lồ này không phải dùng để ủ rượu vì không có dấu vết nào chứng minh điều đó”.
Rất nhiều chum với muôn vàn hình dạng, dáng đứng khác nhau.
Nhiều giả thuyết khác nhau được các nhà khảo cổ đưa ra để lý giải về nguồn gốc, vai trò của các chiếc chum ở đây... Tuy nhiên có lẽ sức mạnh từ các minh chứng vẫn chưa đủ để đi đến một đáp án cuối cùng về sự bí ẩn của Cánh đồng Chum.
Riêng đối với người dân nơi đây. Người ta tin rằng: trước đây có vị vua tên là Khun Cheung, sau khi đánh bại kẻ thù ông cho làm những cái chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo (lao lao) để ăn mừng chiến thắng. Một truyền thuyết nữa cho rằng đây là những chiếc chum của những người khổng lồ bỏ lại sau khi đặt chân lên đất nước Lào.
Các thiếu nữ H’mông và trẻ em thích thú vui đùa trên những chiếc Chum tại đây.
Cánh đồng Chum đến ngày nay được coi là một trong
những địa điểm du lịch nguy hiểm nhất thế giới. Trong thời kỳ chiến
tranh, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này do đó số lượng lớn
bom mìn còn sót lại là rất lớn. Du khách đến đây chỉ được tham quan ở vị
trí an toàn và phải theo sự chỉ dẫn của các biển báo bom chưa nổ.
Hiện nay chỉ có 3 khu vực tại Cánh đồng Chum mở cửa cho phép tham quan là: Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua.
Cánh đồng Chum tại
Bản Ang nằm trên một ngọn đồi gió lộng, xung quanh là khu đồi trọc thưa
thớt. Đây là địa điểm nổi tiếng nhất với 334 chum.
Bản Sua, nơi cách xa thị trấn Phonsavan nhất trong 3 điểm mở cửa cho du khách tham quan của Cánh đồng Chum.
Có thể bí ẩn Cánh đồng Chum sẽ không bao giờ được
giải đáp, hoặc ít nhất thì bây giờ nó vẫn là một ẩn số lớn. Tuy nhiên có
một thực tế là chính vẻ đẹp khác lạ và những câu chuyện huyền bí về
nguồn gốc những chiếc chum chưa có hồi kết này lại càng tăng sự hấp dẫn
du khách.
Bộ VH-TT&DL nước Lào đang hoàn tất hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới cho di tích huyền thoại này.
Mỗi năm tại Cánh đồng Chum có hơn 1 triệu lượt khách du lịch tham quan, trong đó hơn 60% là người nước ngoài.
Cùng nghía thêm một vài hình ảnh độc đáo về Cánh đồng Chum này nhé các bạn.
Nếu có dịp các bạn hãy đến nước bạn Lào và ghé thăm Cánh đồng kỳ bí này nhé!
LÊ DIỄN ĐỨC * KÝ ỨC KHÓ QUÊN
NỖI BUỒN VỀ NHỮNG NGHĨ
SUY
Lê Diễn Đức
Tôi không hứng thú lắm khi viết về ngày 30/4 vì đã nhiều năm nay, năm nào cũng viết, nhưng những bài viết thường chỉ mang đến cho tôi những nỗi buồn hơn là những ký ức khó quên.
Cái buổi hôm ấy, lúc mọi người trong nhà tù Hoả Lò khấp khởi vui mừng "chiến thắng" khi được giám thị thông báo, thì tôi đau xót, im lặng và hụt hẫng. Tôi vẫn hy vọng sau khi ra tù, sẽ tìm cách trốn vào Nam để sống. Với cái lý lịch ở tù, sự tồn tại vươn lên của tôi trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) chắc chắn sẽ vô cùng nan giải.
Tôi đã từng kín đáo hỏi thăm, tìm hiểu cách "chạy" vào Nam từ một người bạn tù. Khó khăn nhất là đoạn từ sông Bến Hải vào đến sông Hàn, Đà nẵng. Còn qua được sông Hàn thì mọi việc êm xuôi. Lúc này tôi vẫn hy vọng bộ đội miền Bắc không tiến được vào sâu hơn nữa. Tôi không nghĩ đến một cái "chiến thắng" nhanh chóng như vậy!
Thật chua xót. Tôi từng là anh chàng học sinh, biết được đi nước ngoài du học nhưng vẫn rủ đám bạn bè trong lớp lấy máu viết thư xin đi bộ đội. Ra chiến trường, dù có chết, với chúng tôi thật vô cùng ý nghĩa. Tôi đã tận mắt trông thấy và tham gia cứu thương trong những trận dội bom của máy bay Mỹ xuống làng mạc miền Bắc làm chết nhiều người. Chỉ với lòng căm thù đế quốc Mỹ. Sôi sục ý chí trả nợ nước thù nhà.Nhưng rồi dần dà tôi đã hiểu. Đây là chiến tranh. Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tắm máu, huynh đệ tương tàn, cho việc nhuộm đỏ toàn đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một cuộc chiến ý thức hệ, rõ ràng và nhất quán. Mỹ và miền Nam đã phải nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ tự do.Năm 1954, Việt Nam chia hai. Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Miền Nam sẽ thanh bình, phát triển và đi lên nếu như miền Bắc không gây chiến và phá rối. Người ta có thể thống nhất đất nước bằng nhiều cách, không cần đổ máu, không cần đến "bạo lực cách mạng", mà nước Đức là một ví dụ.
Nhưng để đánh chiếm miền Nam, miền Bắc có thể "đốt cả dãy Trường Sơn", dồn cả dân tộc vào máu lửa, quyết tâm trở thành "tiền đồn" của cả phe XHCN.Hồ Chí Minh từng nói: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”- (1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166).
Còn Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, Nguyễn Mạnh Cầm, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói: "Chính sách này dựa trên nền tảng "một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!".Vâng, hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợi chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp. Nhưng vì "tất cả cho chiến trường", dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc "giải phóng miền Nam".
Và miền Bắc đã "giải phóng" miền Nam . Ngày 30/4/1975.Trong bài "Phản nhân văn", nói về cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức, tờ Công an Nhân dân (CAND) viết:"Đáng kinh ngạc nhất là Huy Đức “nhai lại” ý kiến sai trái, xạo xược của Dương Thu Hương. Trước khi sang châu Âu sống lưu vong, bà ta phun ra hàng loạt phát ngôn điên loạn, trong mớ hổ lốn, hồ đồ đó, có đoạn nói rằng, ngày mới đặt chân đến Sài Gòn, bà ta đã choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại...”.
Giờ đây, Huy Đức lại bắt câu đó với hàm ý khen miền Nam nhiều hàng hóa và đời sống sung túc hơn miền Bắc, tự do dân chủ hơn miền Bắc nên đã “giải phóng” ngược lại miền Bắc! Về đoạn này, trên mạng có bài viết ký tên “nhà văn Đông La” phân tích: “Cái nền văn minh mà Huy Đức thấy qua “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette” rồi “rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu ca nhạc”... đều có từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở Việt Nam kèm theo 58.000 nhân mạng nữa để rồi mất trắng trở về...”.
Không chỉ nhà văn Dương Thu Hương khóc mà sau ngày "giải phóng", nhiều người khác đã vỡ mộng! Phải có tấm lòng thật nhân văn mới hiểu rằng, tiếng khóc của Dương Thu Hương là thành thật và là sự cảnh báo. Những thứ mà họ "giải phóng" và huỷ hoại thì chính họ chứ không ai khác lại đã quay lại một thập niên sau đó.
925 tỷ USD đã Mỹ chi cho cuộc chiến ở Việt Nam . Vâng, nhưng thử hỏi bao nhiêu tỷ USD mà Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN đã rót cho miền Bắc kèm theo hàng triệu nhân mạng cũng ra đi không trở về?Người miền Nam không chỉ có "những chiếc xe đạp bóng lộn", "cặp nhẫn vàng choé"... Việt Nam Cộng hoà (VNCH), trong 20 năm, tuy chưa có một nền dân chủ hoàn toàn, phải đối mặt với tình trạng chiến tranh, nhưng đã có một nền kinh tế đa dạng, một xã hội văn minh, một nền giáo dục kỷ cương đáng tự hào, một tập quán sinh hoạt công cộng lịch lãm và tiến bộ.
Những người gắn bó với VNCH có lý do chính đáng để tiếc nuối. Những thứ này sau 1975 đã dần dần bị băng hoại.Còn “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette”, tất tật mọi thứ của miền Nam sau ngày 30/04/1975, muốn hay không muốn, chúng vẫn trùng trùng nối nhau ra Bắc. Tôi vẫn nhớ cuối năm 1975, hình ảnh ở khu tập thể quân đội số 3B đường Ông Ích Khiêm, Hà Nội. Cứ tối đến, hàng xóm quây quần, xúm xít ngồi xem phim qua chiếc Motorola của gia đình mang từ trong Nam ra. Máy truyền hình ở miền Bắc lúc đó là cả nột tài sản lớn.Bài báo CAND viết tiếp:
"Cũng cần phải nhắc lại rằng: từ số tiền khổng lồ đó, Mỹ đã đổi ra 7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin; 7,85 triệu tấn bom đạn để rải xuống Việt Nam, giết chết khoảng 4 triệu người, gây thương tật cho hàng triệu người khác, nhất là những đứa trẻ nạn nhân của chất độc da cam/dioxin; tàn phá hàng ngàn thành phố, thị xã, làng mạc, trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo...Thế nhưng Huy Đức, Dương Thu Hương và một vài “nhà dân chủ” mới được “bơm”, cố tình không hiểu điều đó, họ tôn thờ tiện nghi vật chất hơn phẩm giá và lòng tự trọng của một dân tộc, sùng bái “bơ”, “sữa”... hơn xương máu của những người con dân đất Việt đã ngã xuống để có độc lập, tự do hôm nay!".
Tôi không nghĩ rằng, "số tiền khổng lồ đó, Mỹ đổi ra 7,85 triệu tấn bom đạn, để giết chết khoảng 4 triệu người và thương tật cho hàng triệu người khác". Cái chết của khoảng 4 triệu người và thương tật của hàng triệu người khác có sự can dự của cả hàng triệu tấn đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, những cuộc pháo kích, đánh mìn, nổ bom vào các chợ, trường học, rạp hát... Cuối cùng, đây là con số của cả cuộc chiến. Chiến tranh, bên nào cũng đều phải sử dụng đến súng đạn.
Còn "7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin" diệt cỏ, phát quang của Mỹ không nhắm vào dân thường mà nhắm vào nơi ẩn trú của Việt Cộng. Có thể nó để lại di hại cho môi trường nhưng không quá bị thổi phồng như bộ máy tuyên truyền của cộng sản. Tôi đã vào sống trong Nam và đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy màu xanh cây lá.
Những đám rừng bị chất độc da cam xa lắc lơ đâu đó tôi không có cơ hội nhìn thấy. Còn nạn phá rừng giờ đây khủng khiếp hơn nhiều. Bọn cơ hội bắt tay với các quan chức cộng sản phá rừng, lấy gỗ làm giàu, mà Trầm Bê hay Cường Đô La là những ví dụ. Thực phẩm độc hại mà dân Việt dùng hôm nay, chủ yếu từ Trung Quốc, công khai huỷ diệt nòi giống Việt, làm cho bệnh ung thư của Việt Nam ở vị trí cao nhất thế giới và mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người, man rợ và bi thảm hơn nhiều. Người ta cứ thích nhớ mãi cái đã qua đi gần 40 năm mà cho phép mình "quên" hiện tại trước mặt!
Sùng bái "bơ", "sữa" không ai hơn những quan chức cộng sản, những "đại gia" đỏ phè phỡn với ô tô siêu sang trọng, nhà lầu, người hầu kẻ hạ, con cái đi du học nước ngoài. XHCN không thấy đâu, nhưng tư bản chủ nghĩa ngấm sâu vào từng sinh hoạt nhỏ nhất của giới chức có quyền, của những ông "vua tập thể" trong triều đại phong kiến-cộng sản quái thai này.
Tôi quen thân với ông Nguyễn Lương Thuật, một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cư ngụ ở Seattle , tiểu bang Washington . Chiều 29/4/1975 ông chỉ huy một chiến hạm và đã tiếp nhận hàng trăm người leo lên tàu di tản khỏi Sài Gòn., Ông đã đứng ngẩn ngơ nhìn con tàu xa dần bến bờ quê hương và thầm nghĩ, thôi, dù sao cũng đã chấm dứt một cuộc chiến, những người cộng sản đã thắng, đất nước thống nhất, mong rằng họ sẽ đưa đất nước phát triển, bình yên và dân chúng được hạnh phúc. Ông đã chết năm 2007 vì ung thư và mang theo giấc mơ vô cùng vị tha của mình xuống mồ.
Máu xương của những người con đất Việt đã ngã xuống, nước nhà thống nhất, độc lập, nhưng hoàn toàn không có tự do. Người Việt phải bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực, sự chia rẽ vẫn nhức nhối. Đất nước nằm trong tay một tập đoàn bao gồm các băng nhóm trục lợi. Quyền tự do của công dân bị bóp nghẹt và đàn áp. Không có bầu cử tự do, không có báo chí tự do, cả một hệ thống chính trị là một nhà tù vĩ đại giam cầm, khống chế dân tộc.
Những người đã từng dấn thân, bị tù đày cho chính thể hôm nay đã phải thất vọng. Có lẽ câu nói của ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, mang tính đại diện nhất: "Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay".
Cầm quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn, ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nhân dân, những người đã bỏ xương máu để có nhà nước hôm nay, trở thành kẻ nô lệ, bị lừa gạt và sống trong sợ hãi của sự đàn áp, bị u mê bởi những trò mị dân "mua thần bán thánh", hoặc bị lên đồng điên khùng bằng những chất kích hoạt khác. Đất nước là tổng thể của một bức tranh ô hợp, lạc loạn, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu có thêm, kẻ bần cùng vật lộn với miếng ăn hàng ngày, phó mặc sự đời, kỷ cương phép nước và các giá trị đạo đức của xã hội đảo lộn.
38 năm "giải phóng" thực sự trở thành 38 năm kinh hoàng của thời kỳ phong kiến-tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Vâng, chỉ mới "định hướng" thôi, còn tiến về đâu không biết. 38 năm đi hoài, đi loanh quanh, đi mãi về một nơi mà chẳng bao giờ biết nó là cái gì cả, có tồn tại hay không.© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog
No comments:
Post a Comment