NGUYỄN THIÊN -THỤ * PHẬT GIÁO TẠI PHÁP QUỐC
PHẬT GIÁO PHÁP QUỐC
NGUYỄN THIÊN -THỤ
I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TẠI PHÁP QUỐC
Phật giáo là tôn giáo thứ tư ở Pháp, sau Kito gíáo, Hồi giáo và Do Thái
giáo.Tại Pháp có trên 200 trung tâm Thiền, bao gồm 20 trung tâm an
dưỡng ở vùng quê. Đa số Phật tử là Người Trung Quốc và Việt Nam và một
số người Pháp theo đạo Phật hoặc có cảm tình với đạo Phật. Sự phát
triển đạo Phật ở Pháp là một vấn đề đang được thảo luận trong thông tin
đại chúng và trong các đại học.
Trong thập niên 1990, Hội đoàn Phật giáo Pháp --thành lập năm 1986---ước
đoán có 600 ngàn đến 650 ngàn Phật tử ở Pháp, trong đó có 150 ngàn cải
đạo sang Phật giáo.
Bà Alexandra David-Néel
là người Pháp đầu tiên theo Phật giáo. Năm 1924, bà sang thăm Lhasa
(Tây Tạng ) là nơi cấm người ngoại cấm người ngoại quốc đến thăm, rồi
viết khoảng 30 quyển sách về triết học Phật giáo và cuộc du hành của
bà. Năm 1911 bà đi Ấn Độ nghiên cứu Phật học Bà được mời đến thăm tu
viện hoàng gia Sikkim,
nơi đây bà gặp thái tử Maharaj Kumar , bà trở thành người chị tinh
thần (theo Ruth Middleton), cũng có thể bà là người yêu của Thái tử
(theo Foster & Foster). Bà cũng gặp Đại Ma đời 13 hai lần vào năm
1912, và có dịp hỏi về đạo Phật. Khoảng hai thập niện 1960-1970, nhiều
giáo sư Phật học đã thăm Pháp.
Người Nhật Bản đã phát triển Thiền tại Pháp
Người Nhật Bản đã phát triển Thiền tại Pháp
TRong khoảng thập niên 1990, tại Pháp có khoảng 140 trung tâm Thiền Tây
Tạng. Chùa Tây Tạng thành lập rất sớm, vào khoảng thập niên 1970. Hàng
cao tăng Tây Tạng ở Pháp có ngài H.E. Phendé Khenchen, lập chùa E Wam Phendé Ling vào năm 1973.Ngài Kalu Rinpoche, lập trung tâm an dưỡng tại Pháp khoảng 1976. Có nhiều trung tâm Phật giáo Tây Tạng ở Pháp.
Theo hội Phật giáo Pháp quốc, tại Pháp, hàng tuần có chương trình Trí Tuệ Phật giáo (Wisdom of Buddhism), có khoảng 250, 000 người xem
Triết gia Luc Ferry,
là bộ trưởng Thanh Niên và Giáo Dục năm 2000 đã viết trong tạp chí Le
Point một bài nghị luận, dặt ra câu hỏi " Tại sao có làn sóng Phật giáo
trong nước Pháp, một nước Kito giáo lâu đời?(Why this Buddhist wave? And
why particularly in France, a very Catholic country in the past?)
Phật giáo đã mang đến cho các nước Tây Phương những điều phong phú và ich lợi cho trí tuệ và cuộc sống.(Theo Wikipedia)
II.KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO PHÁP QUỐCA. PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Phật giáo đã mang đến cho các nước Tây Phương những điều phong phú và ich lợi cho trí tuệ và cuộc sống.(Theo Wikipedia)
Ngày nay, tại Pháp có 60 trung tâm Phật giáp Tây Tạng thuộc 4 trường
phái Phật giáo Tây Tạng, hơn 40 thiền đường của Nhật Bản . Phật giáo
Nguyên Thủy có 50 trung tâm thuộc các nước Lào, Thái Lan, Cambodia, Sri
Lanka, Vietnam. Tổng cộng có một trăm trung tâm thuộc nhiều tông phái
khác nhau. Có 50 ngàn ghi danh Phật tử thuộc hội đoàn Phật giáo Pháp
quốc, nhưng có đến nửa triệu người theo đạo Phật, gồm 350 ngàn người Á
châu, và 150 ngàn người Pháp.
II.KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO PHÁP QUỐCA. PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Đây là một trung tâm Phật giáo tại Paris, thuộc trường phái Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Trung tâm này liên hệ với vị Karmapa thứ 17th là Orgyen Trinley Dorje, nằm trong chùa Tây Tạng , được sửa chữa ngày 27 tháng giêng 1985, gần chùa gỗ Vincennes (thePagode du bois de Vincennes ), một trung tâm Phật giáo do Jean Sainteny sáng lập..
Năm 1980, Kalu Rinpoche đến the Pagode du bois de Vincennes , gặp Jean Ober,
Tổng
thư ký viện Phật học quốc tế , và họ đưa đến ý định thành lập một ngôi
chùa Tây Tạng. Kiến trúc sư Jean-Luc Massot theo hướng dẫn của Kalu Rinpoche,
và được sự chấp thuận của Thị trưởng Paris. Ngày 20 tháng 3 năm 1983,
đạt viên đá đầu tiên. Đây là công trình tư nhân được tư nhân tài trợ, và
được nhiều tình nguyện viên giúp suốt hai năm.Trung tâm Kagyu-Dzong nối kết với trung tâm Vajradhara-Ling ở Normandy và Kalu Rinpoche giao phó hai trung tâm này cho đồ đệ là Lama Gyurme.
Từ năm 2006, mỗi năm, người ta tổ chức tại trung tâm Kagyu-Dzong về đề tài Hoà Bình và Ánh Sáng (Peace and Light) để dựng một ngôi chùa Hòa Bình (the Temple for Peace) gần trung tâm Vajradhara-Ling .
Kagyu-Dzong:
Founded by Kalu Rinpoche
Founded Tibetan Buddhist
Sect KagyuFounded by Kalu Rinpoche
Lineage Karma Kagyu
Head Lama Lama Gyurme
http://www.kagyu-dzong.org/
Kagyu-Dzong France
Institut Bouddhique Kagyu-Dzong
2. VAJRADHARA-LING
Trung tâm Vajradhara-Ling liên kết với trường phái Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng tại Pháp ở Normandy gần thành phố Lisieux.
Trung Tâm Vajradhara-Ling nối kết với trung tâm Kagyu-Dzong ở Paris, và cả hai liện kết với vị Karmapa đời thứ 17, Orgyen Trinley Dorje. Trước khi viên tịch vị Karmapa thứ 16 đã thấy trước việc xây Vajradhara-Ling.
Vajradhara-Ling có nghĩa là « Vườn Kim Cương Trì của Phật " (The garden of Vajradhara Buddha), do Ngài Kalu Rinpoche khánh thành năm 1982 , sau Ngài giao phó trung tâm này cho đồ độ là Lama Gyurme.
Năm 1987, Lama Gyurme xây dựng một tháp để tưởng niệm vi Karmapa thứ 16,
hai năm sau thì xong.Công trình này có sự cống hiến của Kalu Rinpoche
và Taï Situ Rinpoche.
Năm 1999,In 1999, trung tâm lại nhận được sự cống hiến một tài sản
cách trung tâm 60km, sau đặt tên là Mahamoudra-Ling , và đó trở thành
một trung tâm an dưỡng cho cá nhân đến cầu nguyện và thực tập trong 6
tháng cho đến một hai năm.
Trung tâm còn mang một trách nhiệm là xây một ngôi chùa Hòa Bình rộng
700m2 để cầu nguyện cho thế giới Hòa Bình. Đây cũng là trung tâm đối
thoại, Nghiên cứu triết lý.. Viên đá đầu tiên do Tenga Rinpoche đặt
ngày 21 tháng 9 năm 2003. Nay thì tài chánh đã đầy đủ nên đã xây cất.
Tháng 8 năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma khi thăm nước Pháp , đã đến
Vajradhara-Ling thăm nơi chùa Hòa bình đang xây cất.
Vajradhara-ling
Vajradhara-ling
Chùa Hòa Bình
Trung tâm an dưỡng Vajradhara-
ling3. TRUNG TÂM LERAB LING
Lerab Ling là một trung tâm Phật giáo Tây Tạng do Ngài Sogyal Rinpoche thành lập năm 1992 ở Roqueredonde, gần Lodève tại Languedoc-Roussillon, nước Pháp Đây là chùa Tây Tạng lớn nhất Âu châu được Đạt Lai Lạt Ma khánh thành năm 2008 inaugurated by the Dalai Lama in 2008, có bà Carla Bruni-Sarkozy, Tổng Thống phu nhân Pháp tham dự buổi lễ.
Chùa ba tầng, mái đồng, xây theo truyền thống Tây Tạng. Chùa có tượng Phật 7m cao đúc ở Miến Điện, và ngàn tượng đồng .
Đức Đạt Lai Lạt ma và bà Carla Bruni-Sarkozy, tổng thống phu nhân Pháp.
B. PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
Đại sư Taishen
Deshimaru đến Pháp năm 1967 nhưng Ngài không có tiền và không
nói đưọc một câu tiếng Pháp, nhưng phương pháp dạy của Ngài đã làm nhiều
người chú ý. It lâu sau ngài lập đưọc một thiền đường rồi phát triển
khắp Âu Châu. Năm 1982. Ngài viên tịch "Quốc Tế Thiền hội ( the Association Zen
Internationale) do Ngài thành lập đã có sức mạnh tinh thần
trong và ngoài nước Pháp. Năm 1991, tại Âu Châu đã có 90 trung tâm liên
kết với Hội của Ngải Deshimaru .Deshimaru thuộc Thiền phái Tào Động Trung Quốc( Soto school of
Zen ) chú trọng thiền định (Zazen, -meditation).
Là một đại sư có tài năng, Ngài đã dung hòa truyền thống với hiện đại.
Đường lối của Ngài được nhiều thiền sư Nhật Bản tuân theo.
Chùa La Gendronnière thuộc Hội Thiền Quốc tế tại Pháp
Đại sư Taishen
Deshimaru
5.HỌC VIỆN VÀ CHÙA DENSHINJI (Denshinji - Institution and Temple - Blois - France)
Shôkôzan Denshinji là học viện mà cũng là chùa thuộc Thiền phái Tào Động, Đại Thừa. Viện này do thiền sư Kengan D. Robert thành
lập ở Blois - nước Pháp năm 1992 Học viện được đăng bạ theo quy chế
hội đoàn như luật 1901. Học viện là thành viên của Liên đoàn Phật giáo
nước Pháp (Union Bouddhiste de France — UBF (French Buddhist Federation).Chùa Shôkôzan Denshinji là hội viên Liên đoàn Tôn giáo Nhật Bản Tào Động phái . Ngài Shûyû Narita (1914 - 2004) đã cúng dường vào năm 1994. Viện chủ hiện nay là thiền sư Kengan D. Robert sau khi Ngài Taisen Deshimaru là người truyền bá thiền sang Âu châu viên tịch. Từ tháng ba năm 2006, hai trung tâm thiền Denshinji - Martinique và trung tâm thiền Denshinji - Guadeloupe trở thành những chi nhánh của trung tâm thiền Pháp quốc tại Caribbean .
Địa chỉ: 45 Boulevard Daniel Dupuis
Blois 41000 http://www.denshinji.fr
Địa chỉ: 45 Boulevard Daniel Dupuis
Blois 41000 http://www.denshinji.fr
Email:href="mailto:denshinji.contact@denshinji.fr">denshinji.contact@denshinji.fr
Tel:
02 54 56 18 56
Teachers:
Kengan D. Robert
Affiliation: Sotoshu
Tel:
02 54 56 18 56
Teachers:
Kengan D. Robert
Affiliation: Sotoshu
6. QUỐC TẾ THIỀN HỘI (ASSOCIATION ZEN INTERNATIONALE)
Đại sư Taisen Deshimaru lập hội năm 1979. Hội này tập hội các trung tâm thiền ở Pháp và Âu châu, và phát triển sang nhiều đại lục khác.
Association Zen Internationale
175, rue de Tolbiac, 75013 Paris
tél : 01 53 80 19 19 fax : 01 53 80 14 33
e-mail : azi-tolbiac@wanadoo.fr
http://www.zen-azi.org
C. PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
7. CHÙA PHẬT QUANG
Chùa này là chi nhánh của Phật Quang Sơn tự ở Đài Loan. Tại Pháp , họ mở hai chùa:
ĐỊA CHỈ
(1). Fo Guang Shan France 3
Allée Madame de Montespan
77600 Bussy Saint Georges
RATP: RER A — BUSSY SAINT GEORGES
(2). Fo Guang Shan Paris114
Rue Jules Lagaisse 94400 Vitry-sur-Seine France
RATP : M°ligne 7 Villejuif Paul Vaillant-Couturier M°ligne 7 Porte de Choisy puis Bus 183 Malassis
Tel : 01 60 21 36 36
E-Mail : info@ibps.fr
Site Web : http://www.ibps.fr
D. PHẬT GIÁO THÁI LAN
8. HỘI AJAHNDDO ( Association Ajahn Chah- Macon)
Phra Bodhiñāṇathera (Chah Subaddho),Chah Subhaddo (Chao Khun Bodhinyana Thera) (Thai:
ชา สุภัทโท, cũng có tên là Achaan Chah, (17 June 1918 – 16 January
1992) là một đại sư Thái Lan về Phật pháp, Ngài đã thành lập hai tu
viện theo truyền thống khổ hạnh rừng sâu của Ấn Độ và Thái Lan. Ngài
cũng có công truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy vào Tây phương
Khởi đầu năm 1979ngài lập tu viện Cittaviveka
(commonly known as Chithurst Buddhist Monastery) ở Anh quốc, sau đó
truyền khắp Ậu châu, Hoa Kỳ và khối thịnh vượng Anh.Những pháp thoại của
ngài được ghi lại. Hơn một triệu người gồm hoàng gia Anh tham dự tang
lễ của ngài năm1992.
Address: c/o Michel-Henri Dufour 277, Rue Carnot 71000 Macon
Tradition: Theravada, Thai Forest Tradition
Phone: 03 85 39 46 97
Find on:
Contact: Michel-Henri Dufour
Founder: Ajahn Chah
( Vivekârâma Association Bouddhique Théravâda)
Hội Phật giáo Nguyên Thủy theo truyền thống tu trong rừng của Ấn Độ)
Địa điểm thực hành: 14 rue Philibert Lucot 75013 Paris
c/o Michel-Henri Dufour
22 rue de la Grange Aubel 71000 Sancé
Tél. 03.85.20.14.42 (courriel)
site Internet : http://mhd-abt.perso.neuf.fr
Le Vénérable Dr Tawalama Dhammika-----Dominique Trotignon Directeur de l’Institut d’Etudes
(doctorat en philosophie des religions) ---Bouddhiques
E. PHẬT GIÁO LÀO
10. CHÙA XIENG THONG ( Pagode Vat Xieng Thong)
Đây là chùa Lào cũng là trung tâm văn hóa Lào. (Association Lao du Languedoc Roussillon 11 rue des Tamaris 34920 LE CRES MONTPELLIER - FRANCE Tel : 04 67 87 00 92 Centre Culturel et Cultuel Lao de Montpellier
Pagode Vat Xieng Thong 1 Place du Laos (575 rue Rouget de Lisles) 34070 MONTPELLIER FRANCE centreculturellao@gmail.co
Địa chỉ chùa Xieng Thong:
575 Rue Rouget de Lisle.
Phone: 04 67 07 38 79
Email:centreculturellao@gmail.com
http://www.centreculturellao.com/page1_anglaise.htm
Vat XiengThong Montpellier France
11. CHÙA BOUDDHABOUXA ROUBAIX( Wat Bouddhabouxa Roubaix)
Đây là chùa của người Lào tên là Wat Bouddhabouxa ở Bắc nước Pháp, thuộc Hội Phật giáo Lào.
a.k.a.( Association Bouddhiste Lao)
Địa chỉ:
156, rue de Tourcoing
59100 Roubaix
Phone: 03 20 11 09 51
F. PHẬT GIÁO CAMBODIA
Dân Cambodia định cư ở Pháp gần 30 năm, họ có nhu cầu về tôn giáo. Từ 1976 đến nay Ngài Bour Kry đã lập cộng đồng, trường học và chùa chiền. Ngài đã lập tu viện Vatt Khemararam ( nghĩa là tu viện cuả người Khmer) . Chùa xây ở Créteil, sau thêm các tu viện ở Lille, Toul, Stuttgart , Bruxelles, và Hoa Kỳ. Các tu viện xây giống nhau và có liên lạc với nhau.
Địa chỉ:
-12 bis, rue de la Liberté.92200 Bagneux
- 34, rue Champs-de-Foire 54200 Toul
-26, place de la Nation 59100 Lille-Roubaix
- Vatt Khemararam – Belgique rue Reimond Stinjs 79 Molebeek Saint Jean 1080 Bruxelles
H. PHẬT GIÁO VIỆT NAM
13. CHÙA KỲ VIÊNChùa này là chùa Phật giáo nguyên thủy.
Địa chỉ:
52 Rue Pierre Semard
93150 Le Blanc Mesnil. FRANCE
14. CHÙA PHẬT BẢO
Chùa này thuộc Phật giáo Nguyên Thủy.
Địa chỉ:
Chùa Phật Bảo
(Pagode Buddharatanarama)
3 Rue De Broca
91600 Savigny Sur Orges
FRANCE
91600 Savigny Sur Orges
FRANCE
Hòa thượng Hộ Tông
Hòa thượng Giới Nghiêm
Hòa thượng Kim Triệu (trái) &
Tỳ khưu Đức Minh (phải)
Tỳ khưu Đức Minh (phải)
Tỳ khưu Đức Minh
15. CHÙA TRÚC LÂM
Trúc Lâm Thiền Viện là một ngôi chùa Việt nằm tại Villebon-sur-Yvette, thuộc ngoại ô thành phố Paris.
Được xây dựng từ năm 1976 và hoàn thành vào năm 1990, ngôi chùa này do
hòa thượng Thích Thiện Châu sáng lập. Trụ trì hiện nay là hoà thượng
Thích Phước Đường
Trúc Lâm Thiền Viện nằm ở lưng chừng đồi, một khu vực ngoại ô gồm chủ yếu biệt thự, cách trung tâm Paris khoảng hơn 20 km. Khu đất của chùa Trúc Lâm Thiền Viện khoảng 600 mét vuông và ngôi chùa cũng chỉ lớn tương đương các biệt thự gần đó. Tuy vậy Trúc Lâm Thiền Viện vẫn có đủ chánh điện trung tâm, giảng đường, thư viện, thiền đường, các thiền thất và nhà thập phương. Đây là một trung tâm Phật giáo quan trọng của người Việt ở Paris.
Khoảng năm 2005, đã có một vụ tranh chấp pháp lý liên quan tới Trúc Lâm Thiền Viện giữa những người ủng hộ Chính phủ Việt Nam và những người chống đối.
Địa chỉ:
9 rue de Neuchatel
Trúc Lâm Thiền Viện nằm ở lưng chừng đồi, một khu vực ngoại ô gồm chủ yếu biệt thự, cách trung tâm Paris khoảng hơn 20 km. Khu đất của chùa Trúc Lâm Thiền Viện khoảng 600 mét vuông và ngôi chùa cũng chỉ lớn tương đương các biệt thự gần đó. Tuy vậy Trúc Lâm Thiền Viện vẫn có đủ chánh điện trung tâm, giảng đường, thư viện, thiền đường, các thiền thất và nhà thập phương. Đây là một trung tâm Phật giáo quan trọng của người Việt ở Paris.
Khoảng năm 2005, đã có một vụ tranh chấp pháp lý liên quan tới Trúc Lâm Thiền Viện giữa những người ủng hộ Chính phủ Việt Nam và những người chống đối.
Địa chỉ:
9 rue de Neuchatel
Địa chỉ trang Web : http://www.truclamthienvien.fr
b/b5/Truc_Lam_Thien_Vien_
b/b5/Truc_Lam_Thien_Vien_
16. CHÙA KHÁNH ANH
Chùa Khánh Anh - Pháp Quốc do HT Thích Minh Tâm trụ trì, là một trong những ngôi chùa lớn nhất của Âu Châu. Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về công trình xây dựng ngôi chùa, sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.
Chùa Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Minh Tâm
14 Ave Henri Barbusse
92220 Bagneux
Tel: 01 4655 8444
Fax: 01 4735 5908
E-mail: khanhanh@wanadoo.fr
Hòa Thượng Thích Minh Tâm
14 Ave Henri Barbusse
92220 Bagneux
Tel: 01 4655 8444
Fax: 01 4735 5908
E-mail: khanhanh@wanadoo.fr
17. CHÙA HỒNG HIÊN
Địa chỉ:
Thích Nữ Chân Mỹ13 Rue Henri Giraud
83600 Fréjus
Tel: 04 9453 2529
Đây được biết đến như là ngôi chùa cổ nhất ở Pháp.
Chùa Hồng Hiên được dựng lên làm nơi thờ Phật cho một số binh sĩ gốc Việt bị đưa sang Pháp bổ sung cho lính Pháp ở chính quốc thời Đệ nhất Thế chiến. Hòa thượng Thích Thanh Vực đặt tên cho chùa là "Hồng Hiên"; "Hồng" là rút từ chữ Hồng Lạc của nòi giống Việt, "hiên" là hiên ngang. Ở chùa nay còn đôi câu đối nhắc nhở đến lịch sử này của chùa:
- Hồng Lạc linh căn phương Việt địa,
- Hiên ngang hùng khí tráng Âu thiên.[2]
Chùa sau bị bỏ hoang tàn một thời gian đến năm 1954 khi một số dân Việt di cư sang Pháp thì chùa mới được phục hoạt và đến năm 1967 thì lập ra ban trị sự để điều hành chùa. Năm 1972 ngôi chùa được trùng tu.[4] Hòa thượng Thích Tâm Châu sang trụ trì ở chùa năm 1975 theo lời mời của ban trị sự và Hội Phật giáo Pháp Việt.[5] Chùa xây thêm tháp An Lạc thờ vong năm 1988 và thỉnh một quả chuông lớn đúc theo mẫu đại hồng chung ở Huế.[6]
Chùa nay được xem là một thắng cảnh ở miền nam nước Pháp. Đối với
người Việt, đây là ngôi chùa cổ nhất do người Việt sáng lập ở Pháp và
cũng là ngôi chùa cổ nhất trên đất Pháp. Chùa là thành viên của Hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới (L’Ordre Bouddhique Vietnamien mondial),[4] do Hòa thượng Thích Tâm Châu là thượng thủ với trụ sở ở Montréal.
Đường lên chùa Hồng Hiên
Sân trung tâm với rất nhiều tượng thạch cao và phía xa là Chính điện chùa
Khu thờ ghi ơn nhớ các binh sĩ
Bảo tháp tri ân
Khu vực tái hiện vườn Lumbini – nơi hoàng hậu Maha Maya sinh hoàng tử Siddahata.
Tượng Đức Phật dưới cây bồ đề
Tượng Phật trong chính điện
Tháp chuông treo quả chuông cao 2,5m đúc theo mẫu Đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ - Huế
18. CHÙA HOA NGHIÊM
Hòa Thượng Thích Trung Quán
20 Rue J. J Rousseau
94290 Villeneuve Le Roi
Tel: 01 4597 1703
19. CHÙA LINH SƠN
Biến cố 30/4/1975, Hòa thượng Thích Huyền Vi theo làn sóng người Việt ra hải ngoại. Sau khi định cư tại Pháp, một mình chèo lái con thuyền chánh pháp để hoàn thành sứ mạng "Thượng Hoằng Phật Đạo, Hạ Hóa Chúng Sanh", đáng kể nổi bật về các phương diện :
- Khai sáng Giáo Hệ Linh Sơn, phát triển các chi nhánh khắp năm châu, làm sống lại tinh thần Linh Sơn Pháp Hội như thời Đức Phật còn tại thế.
- Liên tục đào tạo tầng lớp Như-Lai Sứ Giả để thừa hành "Tác Như Lai Sứ, Hành Như Lai Sự".
- Là thành viên của các tổ chức Phật Giáo trên thế giới và đảm nhiệm những chức vụ quan trọng.
Mùa Hạ năm 2000, Ngài đã ký mua được
khu đất và ngôi nhà với diện tích trên 3000 thước vuông, mục đích kiến
tạo một cơ sở thích nghi cho văn hóa và giáo dục Phật Giáo là tạo dựng
một viện Đại Học Phật Giáo Thế Giới tại Vitry cận thủ đô Paris. Viện Đại
Học này, không những đào tạo Tăng Ni và cư sĩ người Việt mà còn cho cả
người Tây phương. Vì tuổi già sức yếu, ngày 19 tháng 04 năm 2001, Ngài
đã lâm trọng bịnh cho đến ngày nay (15/02/05) gần 4 năm trường.
Ngài
đã an nhiên thâu thần thị tịch tại Tự Viện Linh Sơn Paris Pháp Quốc lúc
19 giờ 45, ngày 15 tháng 02 năm 2005 (nhằm ngày mùng 7 tháng giêng năm
Ất Dậu) Trụ thế 80 tuổi, 59 Hạ lạp và 68 Tăng lạp.
Với ý chí kiên
trì và hy sinh cao cả, Ngài đã vượt mọi khó khăn để gánh vác những Phật
sự lớn lao. . Ngài thật xứng
đáng là một bậc long tượng, là một đống lương của ngôi nhà Phật pháp.
- 1975 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Pháp Quốc.
- 30/01/1977 Thành lập Tự Viện Linh Sơn tại Pháp Quốc.
- 27/03/1977 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Hawaii, Mỹ Quốc.
- 03/09/1978 Thành lập GHPGLS Pháp Quốc. - 26/11/1978 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Detroit, Michigan, Mỹ Quốc.
Từ đó cho đến 1991, dường như mỗi năm ngài lập một chùa ở khắp thế giới. Công năng nghị lực quá đầy đủ, tuy nhiên Ngài không theo Phật giáo Thống Nhất chống cộng sản, không biết trong áo cà sa của Ngài có cài thẻ Cộng đảng hay không.
Phái đoàn Phật tử thăm chùa Linh Sơn
Phái đoàn Phật tử thăm chùa Linh Sơn
Chụp hình lưu niệm tại Chùa Linh Sơn
20. CHÙA QUAN ÂM
Chùa Quan Âm
Ni Sư Thích Nữ Diệu Minh
20 Rues des Frères Petit
94500 Champigny Sur Marne
Tel: 01 4886 6668
Chụp hình lưu niệm tại Chùa Quan Âm
Sinh hoạt Phật sự tại chùa Thiện Minh Lyon Pháp quốc
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
TRƯƠNG TẤN SANG ĐI MỸ -
Tuesday, July 23, 2013
DAVID BROWN * VIỆT NAM
Việt Nam trên đe dưới búa
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Tác giả/ hiệu đính: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan
Có phải vì thất vọng với Trung Quốc mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vội vã sang Washington?Thường phải mất nhiều tháng để tổ chức các chuyến viếng thăm cho lãnh đạo quốc gia, nhưng chuyến đi Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp tới chỉ được thông báo trước một thời gian rất ngắn và ngay sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rõ ràng là gây sốc. Có thể là các lãnh đạo Việt Nam đã quyết định chấp nhận cái giá mà Mỹ đòi hỏi phải trả cho quan hệ “đối tác chiến lược” chăng?
Đầu tháng 6, hai quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với một tiểu ban Quốc hội rằng các quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đặc biệt là việc mua bán vũ khí, sẽ bị đình lại cho đến khi có “sự cải thiện tiếp tục, thấy được rõ ràng và vững chắc về tình trạng quyền con người”. Họ đã công khai ghi lại những điều mà các nhà ngoại giao Mỹ đã đặt ra trong các cuộc tiếp xúc riêng trong vài năm qua. Lời xác nhận của họ trước tiểu ban Quốc Hội, ngoại trừ một số bài đăng lên BBC, RFA v.v… hầu như không được các báo chú ý.
Điều trùng hợp là công an Việt Nam bắt giữ thêm một blogger nữa là ông Phạm Viết Đào, vào ngày 13 tháng 6, truy tố ông “lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Theo hãng tin AP, 43 nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt giam trong năm nay, gấp đôi số lượng năm 2012. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy cục công an mạng Việt Nam (C15) đã triển khai công nghệ giám sát FinFisher – sản phẩm của Gamma International (Anh) – để cấy phần mềm gián điệp vào máy tính và điện thoại thông minh của những người truy cập vào các blog bất đồng chính kiến.
Hà Nội đã không hoan nghênh những thúc đẩy chuyển đổi của Mỹ về vấn đề quyền con người ở VN. Các đảng viên bảo thủ ngậm miệng trước những đòi hỏi để Việt Nam được tự do dân chủ hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ.
Việc đàn áp các blogger mới đây của chế độ dường như thể hiện xu hướng ngã về phía Trung Quốc, con ngáo ộp bị các nhà bất đồng chính kiến ghét cay ghét đắng. Trong nhiều năm qua, các blogger bất đồng chính kiến đã phê phán thậm tệ chế độ vì theo họ, đã không bảo vệ được quyền lợi của Việt Nam trước gã láng giềng khổng lồ phương Bắc. Bằng chứng là việc Trung Quốc từng bước củng cố tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần hết Biển Đông, kể cả vùng biển ngoài khơi ngay sát bờ biển của Việt Nam.
Lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam, mặc dù không phải không đáng kể nhưng không sánh được với lực lượng của TQ. Thay vì đánh liều với nguy cơ xảy ra xung đột trong việc tranh giành các đảo đá và rạn san hô – và các mỏ dầu khí tiềm năng – các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách kìm hãm bớt đà xâm lược của Trung Quốc bằng cách huy động sự ủng hộ của các đối tác ASEAN và thiết lập “quan hệ chiến lược” với các cường quốc ngoài khu vực, nhất là Hoa Kỳ. Kết quả của những nỗ lực ngoại giao này còn khiêm tốn. Mười thành viên của ASEAN có bàn thảo về “vị trí trọng tâm” trong các vấn đề khu vực, nhưng không lập ra được một mặt trận chung để đối phó với yêu sách lãnh thổ rộng quá đáng của Trung Quốc. Trong khi đó, cảnh giác sợ bị lôi kéo vào việc bảo vệ các đảo của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhắc đi nhắc lại là “không đứng về phía nào” trong các tranh chấp lãnh thổ. Cũng do lo ngại rằng siêu cường đang trỗi dậy sẽ trả đũa trong các lãnh vực khác, Washington và hầu hết những nước ASEAN đã tránh né thách thức trực tiếp tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển nằm giữa Hong Kong và Singapore.
Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi chép trong sử sách về các chuyến đi lại trên biển của ngư dân nhiều thế kỷ trước. Ngược lại, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và luật lệ quốc tế khác. Các chuyên gia chính sách ở Washington đồng ý rằng các yêu sách rối rắm đó phải được tháo gỡ bằng cách quy về những quy tắc pháp lý. Nhưng lập trường này bị suy yếu vì Mỹ đã lần lữa không chịu phê chuẩn UNCLOS và bốn nước ASEAN tuyến đầu vẫn chưa dàn xếp được các yêu sách mâu thuẫn giữa họ với nhau. Lập trường đó khiến khó thấy đâu là lối mà Washington sẽ theo nếu Bắc Kinh tiếp tục kiểu gặm nhắm từng chút một, tạo thành việc đã rồi.
Khi căng thẳng gia tăng, một số người ngoài Đảng và một nhóm đáng kể trong Đảng Cộng sản đã thúc giục liên minh kinh tế và quân sự trên thực tế với Hoa Kỳ. Cũng đã có những tiến bộ trong quy trình Việt Nam gia nhập vào tổ chức Quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đứng đầu. Mặc dù nhiều lãnh đạo đảng vẫn còn hoài nghi về ý định của Mỹ nhưng các cuộc tham vấn với quân đội Mỹ đã gia tăng rõ rệt trong bốn năm qua. Chẳng hạn, trong tháng 6, một phái đoàn cao cấp của Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam đã đi tham quan nhiều căn cứ ở Mỹ.
Mùa xuân này, một lần nữa các lực lượng trên biển của Bắc Kinh lại diễu võ dương oai. Trái với thường lệ, Hà Nội hầu như không phản ứng. Hồi tháng 5, Hà Nội đã đưa ra phản đối chiếu lệ về việc Trung Quốc đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam, và bác bỏ một báo cáo của PetroVietnam rằng tàu Trung Quốc đã quấy rối một tàu khảo sát. Tới ngày 14 tháng 6, mọi chuyện mới rõ ràng, khi Hà Nội công bố rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ có chuyến viếng thăm Trung Quốc cấp nhà nước.
Chuyến đi ngày 19-21 tháng 6 của ông Sang, là chuyến đi đầu tiên của một nhà lãnh đạo chóp bu Việt Nam sau khi ông Tập Cận Bình được đưa lên làm chủ tịch hồi tháng 3, rầm rộ với các nghi thức và ý nghĩa tích tụ hơn ngàn năm về các phái đoàn như thế. Người Việt Nam rất tự hào về truyền thống kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc. Ngoài ra trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã thường cảm hóa Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Việt Nam qua việc tỏ vẻ phục tùng. Tháng trước, Hà Nội đã cúi đầu quy luỵ.
Việc điều phối chuyến đi của ông Sang cho thấy rằng mặc dù có những va chạm nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn hy vọng rằng lãnh đạo Trung Quốc sẽ không phản lại một Đảng cầm quyền giống như Đảng của chính họ. Theo thông lệ, “mối quan hệ chiến lược toàn diện” của hai nước được nhấn mạnh. Một loạt thỏa thuận bình thường được đóng dấu.
Ngoài lời động viên nghe đầy tai, ông Sang dường như đã không mang về được gì nhiều từ chuyến đi Bắc Kinh. Tập Cận Bình hứa rằng Trung Quốc sẽ tích cực thực hiện “các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả” nhằm thu hẹp mức mất cân đối $16 tỉ trong cán cân thương mại song phương. Lời hứa như vậy đã từng được đưa ra trước đây mà chưa có hiệu quả lớn nào. Về vấn đề Biển Đông, ông Sang cũng chẳng cho thấy gì ngoài thỏa thuận về một đường dây nóng để trao đổi các sự cố liên quan đến ngư dân. Trung Quốc không chấp nhận đề cập đến UNCLOS, mà cả hai quốc gia này đều tham gia ký kết và các quy định khác của luật pháp quốc tế như là nền tảng của việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Như vậy, Bắc Kinh đã bước ra khỏi các bảo đảm mà họ đã dành cho Việt Nam 20 tháng trước, khi Hà Nội đồng ý đàm phán song phương về chủ quyền khu vực quần đảo Hoàng Sa, những đảo mà Trung Quốc giành lấy từ miền Nam Việt Nam vào năm 1974. Những cuộc đàm phán đó đã không đạt được tiến bộ có thể thấy được. Thừa nhận tới mức đó, Ông Bình và ông Sang đồng ý sẽ tăng cường các cuộc đàm phán này.
Quyết định của Bộ Chính trị cử ông Sang đi Washington cho cảm giác rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cảm thấy lung lay bởi những điều các đồng chí Trung Quốc nói riêng với ông Sang và do vậy họ sẵn sàng để đi tới thoả thuận với Mỹ về một quan hệ quốc phòng thân thiết hơn. Hai ngày trước khi chuyến đi của ông Sang được công bố, Hà Nội đã hoãn lại phiên tòa dự định xử Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến được nhiều người ở Mỹ biết đến. Có thể các nhà lãnh đạo Việt Nam hy vọng rằng Tổng thống Barack Obama sẽ hài lòng với những cử chỉ hời hợt bề ngoài như vậy. Nếu quả đúng thế, có nhiều khả năng là họ đã nhầm.
Như chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận trước Quốc hội hồi tháng trước, “dân chúng Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ một sự nâng cấp nổi bật trong các quan hệ song phương nếu không có những tiến bộ thấy được về quyền con người”. Thật ra, để bảo vệ lợi ích của mình ở biển Đông, Hoa Kỳ không cần phải có quan hệ quân sự sâu xa hơn với Việt Nam. Hoa Kỳ có đủ sức để theo đuổi một quan điểm dài hạn và làm kinh ngạc những kẻ hoài nghi bằng cách kiên định về vấn đề quyền con người. Với hai cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, John Kerry và Chuck Hagel, hiện đang trông coi chính sách ngoại giao và quốc phòng thì có thể các chính sách này sẽ đúng y như những gì Mỹ sẽ làm.
David Brown là nhà báo tự do và là nhà ngoại giao Hoa Kỳ nghỉ hưu, đã từng làm việc nhiều năm tại Việt Nam.
Nguồn bản tiếng Anh:
Ghi chú: Một vài chỗ trong bài đã được tác giả làm rõ nghĩa, không hoàn toàn chính xác như bản gốc, nhưng ý nghĩa không thay đổi.
*****
Nguồn bản dịch tiếng Việt:
DIỆU QUYÊN * NHÀ TÙ THỰC DÂN VÀ CỘNG SẢN
So sánh cảnh tuyệt thực trong nhà tù cộng sản và nhà tù thực dân
Diệu Quyên (Danlambao) - Hai
cái chữ thực dân nhằm nói lên tính tàn bạo của chế độ cai trị của ngoại
bang đế quốc, những kẻ đi đô hộ một quốc gia, một dân tộc khác và xem
họ như nô lệ, là cái ý nói lên sự tàn ác tận cùng, Hẳn như thế, thì nhà
tù thực dân phải là cái gì đó tương đương như địa ngục trần gian. Ấy thế
mà hỡi ơi! Ngày nay so sánh cảnh tuyệt thực của tù nhân bất đồng chính
kiến trong nhà tù cộng sản thì cảnh tuyệt thực của tù nhân chính trị
ngày xưa trong nhà tù thực dân vẫn còn sung sướng gấp ngàn lần.
Tố Hữu, một nhà thơ được gọi là lớn của cộng sản Việt Nam, đã từng viết bài “Con cá chột nưa” (1) tả cảnh tuyệt thực trong nhà tù thực dân thế này
“Năm sáu ngày mệt xỉu
Thuốc làm khuây mấy điếu
Vài ba hớp nước trong
Suy nghĩ chuyện bao đồng
Vẫn không ngoài chuyện đói
...”
Ôi chao, ở nhà tù thực dân được tha hồ hút thuốc lá, lại còn có nước
sạch nước trong mà uống, lại còn được tự do thong thả về tinh thần mà
nằm đó suy nghĩ chuyện bao đồng!
Thời nay thì ở trong tù cộng sản làm gì có chuyện cho tù nhân phì phèo
thuốc lá sướng thế. Còn nước trong à? Dân sống bên ngoài tù còn không có
nước sạch nước trong để uống nói gì đến tù nhân. Có mà mơ!
Theo lời mục sư Nguyễn Trung Tôn kể lại kinh nghiệm tuyệt thực trong nhà tù Nghệ An (2)
thì một khi tù nhân chính trị tuyên bố tuyệt thực là lập tức bị sẽ biệt
giam và bị hành hạ, bị khủng bố tinh thần liên tục từng giờ từng phút.
Chúng cho tù hình sự vào ở chung để gây áp lực. Chúng trù dập những
người tù hình sự này để tạo lòng căm ghét để họ trút giận lên người tù
chính trị, sau đó tri hô lên là bị bạn tù đánh vì lý do cá nhân chứ
không phải do cán bộ trại ngược đãi. Thật là thủ đoạn xảo quyệt khốn nạn
vô cùng!
Trong khi ở nhà tù thực dân thì như thế này
“Đầu sàn canh bốc khói
Chén cá nức mùi thơm
Lên họa với mùi cơm
Sao mà như cám dỗ
....”
Thì ra bọn thực dân ác thế mà để đối phó với tù chính trị tuyệt thực
chúng chỉ biết có mỗi chiêu dụ dỗ cho ăn bằng cách đem cơm canh thịt cá
để đấy. Chúng chẳng hề biết cái chiêu xách động lòng căm ghét của tù
hình sự đem giam chung rồi dùng họ như “quần chúng tự phát”, mượn tay họ
đánh đập, khủng bố tù chính trị, một loại thủ đoạn mượn dao giết người,
ném đá giấu tay vô cùng tàn độc mà cộng sản dùng hàng ngày để đối phó
với những người chống đối.
Lại nữa, Tố Hữu kể như sau:
“Ăn đi vài con cá
Năm bảy cái chột nưa
Có ai biết ai ngờ?
Thế vẫn tròn danh dự
Không can chi mà sợ
Có hôi miệng hôi mồm
Còn có nước khi hôm
Uống vô là sạch hết!”
Lần này tôi thú thiệt:
Lời hắn cũng hay hay
Lý sự cũng đủ đầy
Nghe ra chừng phải quá!”
Ôi! Thế ra bọn thực dân chúng nó chẳng canh gác gì cả à? Chúng nó cho tù
nhân chính trị tuyệt thực được nằm thảnh thơi, cơm ngon canh ngọt ê hề
và không có ai canh gác nên tù nhân có thể trộm ăn vài con cá, thêm năm
bẩy cái chột nưa rồi súc miệng bằng nước trong là “chẳng ai biết ai
ngờ”?
Đúng là bọn thực dân tư bản giãy chết ngu ngốc thật, chúng chẳng biết
phát huy sáng kiến như đảng ta mướn công an, cán bộ coi tù còn nhiều hơn
cả tù nhân, để đủ nhân lực canh chừng 24/24 những người tù chính trị
tuyệt thực. Theo lời kể của mục sư Tôn thì khi ông bắt đầu tuyệt thực,
công an lập tức biệt giam ông rồi cho 2 người tù hình sự vào ở chung.
Mỗi khi cho 2 người tù hình sự này ăn thì dù có cho thức ăn ngon hơn
bình thường để dụ dỗ mục sư Tôn, chúng cũng cho mấy tên cán bộ canh gác
thật kỹ còn hơn diều hâu canh xác chết, một hạt cơm rơi còn không qua
nổi mắt chúng huống gì đến “vài ba con cá” và “năm bẩy cái chột nưa”?
Càng nghĩ mà càng đau xót cho người Việt Nam yêu nước ngày hôm nay, phải
sống dưới chế độ cai trị độc tài của đảng cộng sản mà xem ra còn tàn
bạo và thủ đoạn gấp ngàn lần chế độ thực dân ngày xưa. Hồ Chí Minh ở tù
thực dân không những không phải tuyệt thực để phản đối chính sách nhà tù
khắc nghiệt, mà còn được cho luật sư miễn phí cãi giùm ngoài tòa đến
trắng án. Ngày nay thì những người tù chính trị như blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải, hôm nay đã tuyệt thực đến ngày thứ 30, tình trạng sức
khỏe vô cùng nguy ngập, lại còn bị đàn áp, khủng bố tinh thần hàng ngày
hàng giờ bằng những loại thủ đoạn tinh vi, phi nhân tính nhất.
Ông Nguyễn Văn Hải không chỉ đang dùng chính tính mạng của mình để đấu
tranh cho bản thân ông trong tù, mà ông đang đấu tranh cho cả thế giới
biết đến tội ác và những thủ đoạn vi phạm nhân quyền trầm trọng của cộng
sản trong chốn lao tù. Chúng ta không chỉ cần phải lên tiếng ủng hộ cho
ông và gia đình, không chỉ cần phải cầu nguyện cho ông được có sức khỏe
và tinh thần sắt đá vững chãi, chúng ta không chỉ lo lắng cho sức khỏe
và tính mạng ông, mà chúng ta còn cần phải lớn tiếng tố cáo những sai
phạm trầm trọng, những thủ đoạn tàn độc của nhà cầm quyền cộng sản đang
sử đụng để đàn áp những người bất đồng chính kiến đang đấu tranh ôn hòa,
cho cả thế giới biết, để tạo áp lực bắt buộc chính quyền cộng sản phải
nhượng bộ và có những thay đổi phù hợp với những quyền lợi chính đáng
của công dân, cho dù người công dân đó đang bị giam cầm, đúng theo những
quy định của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Là một ứng cử viên vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, chính quyền
cộng sản Việt Nam không thể một tay che trời, lừa gạt cả người dân trong
nước lẫn thế giới bằng cách nói một đàng làm một nẻo như thế được.
Chúng ta, những người yêu nước, tuyệt đối không chấp nhận điều này.
___________________________________
Chú thích:
(1) Bài thơ “Con cá chột nưa” của Tố Hữu
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10005&cn_id=587186
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10005&cn_id=587186
(2) Bài kể chuyện của mục sư Nguyễn Trung Tôn:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/07/kinh-nghiem-mot-lan-tuyet-thuc-trong.html#.Ue2Wo6wlGrg
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/07/kinh-nghiem-mot-lan-tuyet-thuc-trong.html#.Ue2Wo6wlGrg
Chia sẻ bài viết:
TUYÊN BỐ VỀ VIỆC TRƯƠNG TẤN SANG ĐI MỸ
TUYÊN BỐ Của Các Tổ Chức Quần Chúng
Việt Nam
Nhân dịp có cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Barack Obama và Chủ Tịch Trương
Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc, chúng tôi, đại diện những đoàn thể quần chúng Việt Nam
ký tên dưới đây, xin đưa ra trước công luận Tuyên Bố này.
Trong những năm gần đây, CHXHCN Việt Nam dã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế có uy tín như Ân Xá Quốc Tế (AI), Hội Theo Dõi Nhân Quyền (HRW), Nhà Tự Do (Freedom House), Ủy Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF), v.v… nhận diện là một trong những nứơc vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới, và là kẻ thù của truyền thông điện tử toàn cầu (CPJ và RSF). Điều này cũng được xác nhận trong “Tuyên Bố của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam” do 69 bloggers tại Việt Nam cùng ký tên (tính đến ngày 18/7/2013).
Việc CHXHCN Việt Nam không tôn trọng các quyền tự do căn bản của công dân Việt Nam như đã được bảo đảm trong các văn kiện luật pháp
nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia cho thấy Việt Nam không tôn trọng các cam kết quốc tế và không xứng đáng ngồi vào chiếc ghế thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà Việt Nam đang ứng tuyển.
Từ những nhận định đó, chúng tôi, đại
diện những đoàn thể quần chúng trong và ngoài Việt Nam, trước hết hoan nghênh
tuyên bố của Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng Thống Barack Obama sẽ nêu lên vấn đề nhân
quyền trong buổi gặp gỡ Chủ Tịch Trương Tấn Sang. Chúng tôi kêu gọi cuộc thảo
luận sẽ không dừng lại ở lời nói, và sẽ dẫn đến kết quả là chính quyền Việt Nam
sẽ thực hiện những việc cụ thể như dưới đây:
1/ Hủy bỏ những điều khỏan gọi là
“an ninh quốc gia”, đặc biệt là các điều 79,87, 88, 89 và 258 trong Luật Hình
Sự hiện nay của Việt Nam.
2/ Thả tất cả các bloggers đang
bị giam giữ (35 người theo con số của Reporters Sans Frontieres) chỉ vì đã nói
tới những vấn đề đang tác hại đến đất nước, và do đó, không làm gì hơn là thực
thi một cách hòa bình quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu ý kiến của
họ.
3/ Trả tự do ngay lập tức cho
những tù nhân lương tâm sau đây:
-
Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, người mà chính Tổng Thống Barack Obama
đã nhắc đến trong ngày Báo Chí Quốc tế năm ngoái, và là người mà hiện nay đang
tuyệt thực đến ngày thứ 25 (tính đến July 17) tại trại giam số 6, tỉnh Ngệ
An.
-
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đã tuyệt thực 25 ngày (tính đến June
21);
-
LM Nguyễn Văn Lý, một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất tại
Việt Nam;
-
LS Lê Quốc Quân, một cựu Fellow của NED ở Washington DC, chuyên nghiên
cứu về xã hội dân sự;
-
Ông Trần Hùynh Duy Thức, một doanh nhân bị kết án 16 năm tù chỉ vì không
chịu nhận những tội danh do chính quyền gán ghép;
-
Bà Tạ Phong Tần, một cựu sĩ quan an ninh trở thành đối kháng, một người
mà mẹ đã phải tự thiêu để đòi tự do cho con;
-
Ba nhà hoạt động lao động, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ
Thị Minh Hạnh, những người muốn thành lập các nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ công
nhân;
-
Hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ An Bình, không làm gì khác hơn là biên
soạn những bản nhạc yêu nước;
-
Các sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, bị giam giữ chỉ vì
giải tuyền đơn đòi “Người Hoa, Hãy Về Nứơc”;
-
Mục Sư Nguyễn Công Chính, bị giam giữ 11 năm vì giảng Thánh Kinh cho các
sắc dân thiểu số tại Gia Lai, Kontum;
-
Và, đặc biệt, tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, một cựu sĩ quan Quân Đội
VNCH, đã bị giam cầm suốt 35 năm qua, và đã bị mù vì mắc nhiều bệnh tật trầm
trọng.
4/ Tôn trọng quyền tự do
tôn giáo bằng cách hủy bỏ tất cả những luật lệ giới hạn quyền hành đạo, ngưng
can thiệp vào công việc nội bộ của các Giáo hội, và ngưng đàn áp các giáo sĩ và
tín đồ.
5/ Trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm hiện bị
giam giữ vì lý do tôn giáo, dù họ là Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Thừa, Tiểu Thừa Phật
giáo (như trường hợp các tín đồ Phật Giáo Khmer Krom tại tỉnh Sóc Trang), Công
giáo (như trường hợp Cồn Dầu, Đà Nẵng hay các sinh viên Công giáo tại Nghệ An)),
các hệ phái Tin Lành (Evangelist, Mennonite, hay Tin Lành tại
gia).
Việc Tổng Thống Barack Obama can thiệp một cách nghiêm chỉnh và mang lại kết quả cụ thể cho các tù nhân lương tâm trên đây sẽ cho thấy Hoa Kỳ tuân thủ cam kết của mình, luôn đặt dân chủ và nhân quyền, những hòn đá tảng của nền cộng hòa Mỹ, lên trên những toan tính lợi ích tầm thường, dù thương mại hay quân sự. Thực ra, dân chủ và nhân quyền không hề tác hại đến mối quan hệ lâu dài, mang tính chiến lược, vì một liên minh như thế, muốn được bền vững, phải được xây dựng trên những giá trị và niềm tin cậy chung.
Chúng tôi mong rằng bản Tuyên Bố này được phổ biến rộng rãi
trong cũng như ngoài Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan truyền thông công
cộng hãy giúp chuyển tải thông điệp này đến cộng đồng Việt Nam hải ngọai và cộng
đồng quốc tế.
Việt Nam, ngày 22 tháng 7 năm
2013
Những đoàn thể cùng ký
tên:
- Đại Việt Cách Mạng Đảng (Đinh
Quang Tiến, Đệ nhị Phó Chủ tịch)
- Đảng Dân Chủ Nhân Dân (Đỗ Thành
Công, Phát ngôn nhân)
- Đảng Tân Đại Việt (Lê Minh Nguyên,
Phó Chủ tịch)
- Đảng Việt Tân (Đỗ Hoàng Điềm, Chủ
tịch)
- Họp Mặt Dân Chủ (Lâm Đăng Châu, TB
Phối Hợp)
- Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc
(Trần Quốc Bảo, Chủ tịch)
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
(Nguyễn Bá Tùng, TB Phối Hợp)
- Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ Gốc
Việt (Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch)
- Tập Hợp vì Nền Dân Chủ (Nguyễn Thể
Bình, Đại diện)
- Việt Nam Quốc Dân Đảng (Trần Tử
Thanh, Chủ Tịch, Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương Hải Ngoại)
- Viện Quốc tế vì Việt Nam (Đoàn
Viết Hoạt, Chủ tịch)
- Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam,
Paris (Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch)
__________________________________________________
DECLARATION OF VIETNAMESE MASS
ORGANIZATIONS
On the occasion of the meeting
between US President Barack Obama and SRV President Truong Tan Sang in the White
House, we, the undersigned Vietnamese mass organizations, issue to the public
this declaration.
In recent years the Socialist
Republic of Vietnam (SRV) has been identified by Amnesty International (AI),
Human Rights Watch (HRW), Freedom House, United States Commission on
International Religious Freedom (USCIRF), etc., as one of the worst perpetrators
of human rights violations in the world and especially as an enemy of the
Internet (CPJ and RSF, among others)–a finding supported by the latest
“Statement from a Network of Vietnamese Bloggers” signed by 69 bloggers inside
Vietnam (as of July 18, 2013).
The SRV’s total disregard of the
most basic human rights for its citizens as guaranteed in international
covenants to which Vietnam is a signatory made a farce of its international
commitments and makes it unworthy of a place in the UN Human Rights Council
which it is coveting.
In view
of the above, we, representatives of the Vietnamese mass organizations both
inside Vietnam and in the Vietnamese Diaspora, welcome the announcement by the
White House that President Barack Obama will make a point to discuss “human
rights” in his upcoming meeting with SRV President Truong Tan Sang. We urge that
the discussion will go beyond words and result in the Vietnamese government
carrying out the concrete actions as follows
1/ To abolish vague “national
security” provisions, especially articles 79, 87, 88, 89 and 258 in Vietnam’s
Criminal Code.
2/ To release all bloggers (RSF
mentions 35 names) currently in jail simply because they have spoken up on
various issues plaguing the country and therefore doing nothing more than
exercising peacefully their rights of freedom of opinion and
expression.
3/ To immediately release the
following prisoners of conscience:
- Dieu Cay Nguyen Van
Hai, whose name has been mentioned by President Obama himself at last year’s
Press Day and who is undergoing a hunger strike in Camp 6, Nghe An Province,
reaching its 25th day as of July 17, 2013;
- Dr. Cu Huy Ha Vu, who
completed a 25-day hunger strike on June 21 last;
- Father Nguyen Van Ly, one of the most famous prisoners of conscience in the country;
- Lawyer Le Quoc Quan, a former NED Fellow in Washington and a specialist on Civil Society;
- Mr. Tran Huynh Duy Thuc, an entrepreneur who was given a 16-year jail sentence simply because he refused to admit to crimes allegedly accused by the government;
- Ms. Ta Phong Tan, a former public security officer turned dissident, whose mother had to immolate herself to demand her daughter’s release;
- the three labor activists Doan Huy Chuong, Nguyen Hoang Quoc Hung and Do Thi Minh Hanh, who tried to form independent trade unions to protect the workers’ rights;
- the musicians Viet Khang and Tran Vu An Binh, who did nothing more than compose patriotic songs;
- the students Nguyen Phuong Uyen and Dinh Nguyen Kha, who simply distributed flyers saying “Chinese, Go Home!” ;
- Father Nguyen Van Ly, one of the most famous prisoners of conscience in the country;
- Lawyer Le Quoc Quan, a former NED Fellow in Washington and a specialist on Civil Society;
- Mr. Tran Huynh Duy Thuc, an entrepreneur who was given a 16-year jail sentence simply because he refused to admit to crimes allegedly accused by the government;
- Ms. Ta Phong Tan, a former public security officer turned dissident, whose mother had to immolate herself to demand her daughter’s release;
- the three labor activists Doan Huy Chuong, Nguyen Hoang Quoc Hung and Do Thi Minh Hanh, who tried to form independent trade unions to protect the workers’ rights;
- the musicians Viet Khang and Tran Vu An Binh, who did nothing more than compose patriotic songs;
- the students Nguyen Phuong Uyen and Dinh Nguyen Kha, who simply distributed flyers saying “Chinese, Go Home!” ;
– Pastor Nguyen Cong Chính,
being imprisoned for 11 years for preaching the Gospel to ethnic groups in Gia
Lai, Kontum.
– And especially, Mr. Nguyen
Huu Cau, a former ARVN (Army of the Republic of Vietnam) officer who has so far
spent 35 years in jail and has gone blind with a variety of very severe
ailments.
4/
To respect the freedom of religion by repealing all legislation that are
intended to restrict the people’s religious practices; to stop interfering with
the internal activities of all religions, and to stop the persecution of clergy
and faithful.
5/ To release all prisoners of
conscience who are currently in jail because of their faith, whether it be Cao
Dai, Hoa Hao Buddhism, Mahayana Buddhism, Theravada Buddhism (as in the case of
Khmer Krom Buddhists in Soc Trang Province), Catholicism (as in the case of Con
Dau parishioners in Da Nang or Nghe An Catholic students), Evangelism, Mennonite
Protestants, or House Church Protestantism.
A serious and effective,
result-producing intervention on these prisoners’ behalf by the President will
prove that the United States is true to its word, that his administration puts
democracy and human rights, the cornerstones of our republic, above many other
mundane considerations whether mercantile- or defense-oriented. In fact,
democracy and human rights do not undermine long-term alliance, especially of a
strategic nature, because such an alliance, to be lasting, must be based on
common values and mutual trust.
We wish
therefore to publicize this declaration as widely as possible, both in Vietnam
and outside of Vietnam, and we call upon the public media to help us carry this
message to the Vietnamese Diaspora and to international
community.
Vietnam, July 22, 2013
Signed by the following
organizations:
- Assembly for Democracy in Vietnam
(Lam, Đang Chau)
- International Institute for
Vietnam (Doan, Viet Hoat, Chairman)
- National Congress of Vietnamese
Americans (Nguyen, Ngoc Bich, Chairman)
- Neo Dai Viet Party (Le, Minh
Nguyen – Vice-Chairman)
- Rallying For Democracy ( Nguyen ,
The- Binh – Representative)
- The Dai Viet Revolutionary Party
(Dinh, Quang Tien - 2nd Vice President)
- The People’s Democratic Party (Do,
Thanh Cong – Spokesperson)
- The People’s Force to Save Vietnam
(Tran, Quoc Bao, Chairman)
- Vietnam Center for Human Rights,
Paris (Tran, Thanh Hiep, President)
- Vietnam Human Rights Network (Nguyen,
Ba Tung, President)
- Vietnam Nationalist Party (Tran, Tu
Thanh, Chairman, Overseas Central Coordinating Council)
- Viet Tan Party (Do, Hoang Diem,
Chairman)
MỸ DU BÌNH LUẬN
Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ
niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị
Hạnh, trước khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011.
REUTERS/Larry Downing
Vì sao Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, ngay sau
chuyến công du Trung Quốc hồi trung tuần tháng Sáu, đã vội vã lên lịch
đi thăm Hoa Kỳ, với một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack
Obama dự trù ngày 25/07/2013 ? Giải thích về tính chất gấp rút đó, có
nhà phân tích cho rằng chính mối đe dọa đến từ Trung Quốc – ghi nhận
nhân chuyến công du Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang - đã thúc đẩy giới
lãnh đạo Việt Nam cấp tốc cử ông qua Mỹ.
Đây là giả thuyết được ký giả Mỹ David Brown, nguyên là một nhà
ngoại giao phục vụ tại Việt Nam, nêu lên trong bài viết Vietnam Between
Rock and A Hard Place (tạm dịch : Việt Nam trên đe dưới búa) đăng ngày
18/07/2013 trên trang web YaleGlobal của Đại học Yale nổi tiếng tại Hoa
Kỳ.
Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền, Bắc Kinh muốn Hà Nội từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông
Bối cảnh quan hệ tay ba Việt Nam Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được YaleGlobal nêu bật trong phần dẫn nhập :
« Việt Nam – với mục tiêu hiện đại hóa cho 92 triệu người dân của mình – đang dao động giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế và quân sự. Cả hai đại cường đều chờ đợi đất nước Cộng sản nhỏ này chấp thuận một số yêu cầu cụ thể : Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền và tự do dân chủ, trong khi Trung Quốc lại muốn Việt Nam từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình tại Biển Đông. Yêu cầu nào cũng gây nên một sự phản đối bên trong Việt Nam khiến cho một hành động cân bằng giữa hai bên không dễ dàng.
Hà Nội không hoan nghênh đề xuất của Mỹ về vấn đề nhân quyền. Giới bảo thủ trong đảng cộng sản bác bỏ những yêu cầu muốn Việt Nam cho phép tự do dân chủ nhiều hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ.
Tôi đồng ý với David Brown là chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã
được tổ chức một cách vội vã. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng từ gần một năm nay, Việt Nam luôn hối thúc Hoa Kỳ để có được chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước. Chính điều này đã làm tôi có một phân tích hơi khác so với phân tích của David Brown.
Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền, Bắc Kinh muốn Hà Nội từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông
Bối cảnh quan hệ tay ba Việt Nam Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được YaleGlobal nêu bật trong phần dẫn nhập :
« Việt Nam – với mục tiêu hiện đại hóa cho 92 triệu người dân của mình – đang dao động giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế và quân sự. Cả hai đại cường đều chờ đợi đất nước Cộng sản nhỏ này chấp thuận một số yêu cầu cụ thể : Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền và tự do dân chủ, trong khi Trung Quốc lại muốn Việt Nam từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình tại Biển Đông. Yêu cầu nào cũng gây nên một sự phản đối bên trong Việt Nam khiến cho một hành động cân bằng giữa hai bên không dễ dàng.
Mỹ cố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông,
nhưng sự dè dặt của Mỹ trong việc phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển không giúp giảm bớt tranh cãi giữa các nước trong khu vực
về chủ quyền biển đảo. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đi thăm
Trung Quốc vào giữa tháng Sáu và sau đó, đã dự kiến một chuyến đi Hoa
Kỳ - vốn chỉ được loan báo trước một thời gian ngắn - nơi mà các cựu
chiến binh thời chiến tranh Việt Nam đang phụ trách ngành ngoại giao và
quốc phòng.
Ông David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ, tự hỏi rằng phải
chăng chuyến đi thăm đột ngột này cho thấy là các lãnh đạo Việt Nam
đang lo lắng về người láng giềng khổng lồ của họ và đã sẵn sàng thắt
chặt thêm quan hệ với Hoa Kỳ ? »
Sau đây là toàn văn bài phân tích của nhà báo David Brown :
« Các chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia thường phải mất vài tháng
để tổ chức, nhưng Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sắp đến
Washington trong một thời gian rất ngắn sau ngày chuyến công du được
thông báo, và ngay sau một cuộc gặp gỡ rõ ràng là sóng gió với các lãnh
đạo Trung Quốc. Phải chăng là ông Sang và đồng nghiệp của ông đã quyết
định trả cái giá mà Mỹ đã đặt ra cho việc thiết lập một quan hệ "đối tác
chiến lược" ?
Vào đầu tháng Sáu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định với một
tiểu ban Quốc hội rằng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đặc biệt là
vấn đề bán vũ khí, vẫn chưa thể xúc tiến cho đến khi có được sự « cải
thiện liên tục, bền vững và kiểm chứng được về tình hình nhân quyền. »
Các quan chức này đã công khai hóa một thông điệp từng được họ kín
đáo nêu lên (với phía Việt Nam) từ một vài năm nay. Cuộc điều trần của
quan chức ngoại giao Mỹ trên đây hầu như không được ai chú ý, ngoại trừ
các phương tiện truyền thông trực tuyến vốn thêm củi lửa cho phong trào
ly khai tại Việt Nam.
Đàn áp giới chống Trung Quốc vì ngả theo Bắc Kinh ?
Một cách trùng hợp, công an Việt Nam đã bắt giữ thêm ông Phạm Viết
Đào, một blogger, vào ngày 13/06, và cáo buộc ông « lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước ». Theo hãng tin AP, 43 nhà
bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù trong năm nay, gấp đôi so với tốc độ của
năm 2012.
Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy bộ phận an ninh mạng của công an Việt
Nam đã triển khai công nghệ giám sát FinFisher - do hãng Gamma
International, trụ sở tại Anh, làm ra – để cài phần mềm gián điệp vào
trong máy tính và điện thoại thông minh của những người truy cập vào các
trang blog bất đồng chính kiến.
Hà Nội không hoan nghênh đề xuất của Mỹ về vấn đề nhân quyền. Giới bảo thủ trong đảng cộng sản bác bỏ những yêu cầu muốn Việt Nam cho phép tự do dân chủ nhiều hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ.
Chiến dịch đàn áp blogger dường như đã phản ánh việc chế độ đang
nghiêng về phía Trung Quốc, đối tượng căm ghét của giới bất đồng chính
kiến tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, các blogger bất đồng chính kiến
đã đả kích chế độ mà họ cho là đã thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi
của Việt Nam chống lại láng giềng khổng lồ của minh. Bằng chứng cụ thể :
Trung Quốc từng bước củng cố tuyên bố « chủ quyền không thể tranh cãi »
của họ trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển ngoài khơi bờ biển
của Việt Nam.
Lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam, dù không phải là không
đáng kể, những hoàn toàn không bì kịp Trung Quốc. Thay vì chấp nhận rủi
ro xung đột bắt nguồn từ các tranh chấp bãi đá và rạn san hô - và có
thể là dầu khí – giới lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách kềm hãm đà xâm lược
của Trung Quốc bằng cách đoàn kết các đối tác ASEAN hậu thuẫn cho mình
và bằng cách thiết lập các mối « quan hệ chiến lược » với Hoa Kỳ và các
cường quốc ngoài khu vực. Kết quả của những nỗ lực ngoại giao rất khiêm
tốn.
10 thành viên ASEAN luôn luôn nói đến tính chất « trung tâm » của
khối trong các vấn đề khu vực, nhưng lại thất bại trong việc thành lập
một mặt trận chung chống lại yêu sách lãnh thổ rộng khắp của Trung Quốc.
Trong khi đó, do thận trọng để khỏi bị lôi kéo vào việc bảo vệ các hòn
đảo nhỏ của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng họ «
không đứng về phía nào » trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Cũng vì lo ngại trước khả năng bị một siêu cường đang lên trả đũa
trong các lãnh vực khác, Washington và hầu hết các thủ đô ASEAN đã tránh
thách thức trực tiếp việc Bắc Kinh đòi quyền bá chủ trên vùng biển nằm
giữa Hồng Kông và Singapore.
Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi nhận về các chuyến
thăm của ngư dân Trung Quốc hàng thế kỷ trước đây. Ngược lại,
Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa trên Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ quốc tế khác. Giới làm chính
sách ở Washington đồng ý rằng các tuyên bố chủ quyền dày đặc liên quan
đến Biển Đông cần phải được tháo gỡ bằng cách tham khảo các luật lệ đó.
Nhưng lập trường này lại bị suy yếu do việc Mỹ đã nhiều lần thất bại
trong việc phê chuẩn UNCLOS, và thất bại của 4 nước ASEAN ở tuyến đầu,
không dàn xếp được các mâu thuẫn giữa họ với nhau. Tình trạng này không
thể khiến Washington tích cực nếu Bắc Kinh tiếp tục chính sách áp đặt sự
đã rồi (tại Biển Đông).
Khi quan hệ Việt Trung căng thẳng vì Biển Đông, người Việt Nam nghĩ ngay đến Mỹ
Khi căng thẳng gia tăng, những người Việt Nam không phải là đảng viên
và một nhóm quan trọng trong Đảng Cộng sản đã kêu gọi một liên minh
kinh tế và quân sự mặc nhiên với Mỹ. Cũng đã có những tiến bộ về khả
năng Việt Nam gia nhập khối Quan hệ Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình
Dương đang hình thành do Mỹ dẫn đầu. Mặc dù nhiều lãnh đạo đảng vẫn còn
hoài nghi về ý định của Mỹ, trong bốn năm gần đây, các cuộc tham vấn với
lực lượng vũ trang Mỹ đã được mở rộng đáng kể. Trong tháng Sáu chẳng
hạn, các sĩ quan cao cấp thuộc bộ Tổng tham mưu Việt Nam đã đi một vòng
các căn cứ Mỹ.
Cho đến tuần trước, kiểu quan hệ giữa hai quân đội như kể trên – vốn
có mục tiêu nhắn nhủ Trung Quốc là Việt Nam cũng có chọn lựa khác -
dường như đã đạt đến giới hạn tự nhiên của nó – các chuyến thăm hữu nghị
và một chút hợp tác đào tạo trong các hoạt động phi tác chiến như tìm
kiếm và cứu hộ. Một năm trước đây, Việt Nam đã từ chối đề nghị của cựu
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta muốn Việt Nam tiếp nhận lình và tàu
chiến Mỹ luân phiên ghé Việt Nam.
Thế rồi một lần nữa, vào mùa xuân này, Bắc Kinh đã phô trương cơ bắp
của họ trên biển. Trái với thông lệ, Hà Nội hầu như không phản ứng. Vào
tháng Năm, họ đã than phiền chiếu lệ về cách xử lý thô bạo của Trung
Quốc đối với ngư dân Việt Nam, và cải chính một thông tin của tập đoàn
Petro Vietnam về vụ tàu Trung Quốc sách nhiễu một tàu khảo sát của Việt
Nam. Lý do tại sao đã trở nên rõ ràng vào ngày 14 tháng Sáu, khi Hà Nội
loan báo là Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thực hiện một
chuyến thăm cấp Nhà nước qua Trung Quốc.
Chuyến đi hồi giữa tháng Sáu của ông Sang, chuyến công du Trung Quốc
đầu tiên của một nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam kể từ khi ông Tập
Cận Bình nhậm chức chủ tịch Trung Quốc vào tháng Ba, đã mang đậm nghi
thức và ý nghĩa của một hoạt động loại này, được tích lũy từ hơn một
thiên niên kỷ nay.
Người Việt Nam rất có lý khi tự hào về truyền thống kháng chiến thành
công chống Trung Quốc xâm lược. Ngoài ra trong suốt lịch sử của mình,
họ đã thường xuyên buộc được Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Việt
Nam bằng cách bày tỏ sự tôn trọng. (Thế nhưng) vào tháng trước, Hà Nội
đã khấu đầu mạnh mẽ.
Việc dàn xếp chuyến thăm của ông Sang cho thấy là dù có những xích
mích, nhưng giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục hy vọng rằng ban lãnh đạo
Trung Quốc sẽ không phản bội lại một đảng cầm quyền giống như đảng của
họ. Đã có những lời lẽ nhấn mạnh đến mối « quan hệ chiến lược toàn diện »
giữa hai nước. Nhiều chữ ký đã được gắn vào một loạt những thỏa thuận
thông lệ.
Trung Quốc đối với Việt Nam : Hứa suông về kinh tế, lấn lướt về Biển Đông
(Tuy nhiên) ngoài việc nhận được khá nhiều lời nhắc nhở, ông Sang
dường như không thu hoạch được gì nhiều Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình đã
hứa rằng Trung Quốc sẽ « tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu và
quyết liệt » để giảm bớt khoản thâm hụt 16 tỷ đô la trong trao đổi
thương mại song phương. Những lời hứa như vậy đã từng được đưa ra trước
đây nhưng không mang lại nhiều kết quả. Về hồ sơ Biển Đông, ông Sang
không giành được gì ngoài việc đạt được thỏa thuận thiết lập một đường
dây nóng để thảo luận về những sự cố liên quan đến ngư dân.
(Hơn nữa), khi bác bỏ việc nêu lên bản Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển, mà cả hai nước đều đã ký, cũng như những quy định khác của
luật pháp quốc tế, để làm cơ sở giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Bắc Kinh
đã rút bỏ lời hứa với Việt Nam cách nay 20 tháng khi Hà Nội đồng ý tiến
hành đối thoại song phương về những tranh chấp liên quan quần đảo Hoàng
Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ tay miền Nam Việt Nam năm 1974. Các
cuộc thương lượng về hồ sơ này không thấy có tiến triển. Khi thừa nhận
như vậy, hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang đồng ý là cần phải gia
tăng các cuộc thương thảo.
Quyết định của Bộ Chính trị cử ông Sang tới Washington cho thấy là
các lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động bởi những gì mà ông Tập Cập Bình
và các cộng sự viên đã nói với ông Sang khi gặp riêng, và Việt Nam sẵn
sàng đàm phán với Hoa Kỳ về một quan hệ quốc phòng gần gũi hơn.
Ngay trước chuyến công du của ông Sang, đã có thông báo về việc đem
ra xét xử một nhà ly khai hàng đầu. Thế nhưng, vụ xử đã được hoãn lại
vô thời hạn. Các lãnh đạo Việt Nam hy vọng là Tổng thống Barack Obama sẽ
hài lòng với những cử chỉ bề ngoài này. Nếu vậy, thì họ đã lầm.
Như chính quyền Mỹ đã thừa nhận trước Quốc hội vào tháng trước, «
nhân dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc cải thiện đáng kể quan hệ song phương
nếu không có những tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ». Trong thực tế, Hoa
Kỳ không cần tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam để bảo vệ các lợi
ích của mình tại Biển Đông. Washington có khả năng chấp nhận tầm nhìn về
lâu về dài và có thể làm cho những kẻ hoài nghi bất ngờ, khi tỏ lập
trường kiên quyết về nhân quyền. Giờ đây, với các cựu chiến binh Việt
Nam như John Kerry và Chuck Hagel phụ trách chính sách đối ngoại và quốc
phòng, thì Hoa Kỳ sẽ biết chính xác là họ sẽ phải làm gì.
Lời bình của Giáo sư Carl Thayer, trên mạng YaleGlobal ngày 19/07/2013Tôi đồng ý với David Brown là chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã
được tổ chức một cách vội vã. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng từ gần một năm nay, Việt Nam luôn hối thúc Hoa Kỳ để có được chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước. Chính điều này đã làm tôi có một phân tích hơi khác so với phân tích của David Brown.
Theo nội dung một số bức điện của Hoa Kỳ được WikiLeaks tiết lộ,
trong nội bộ, chính quyền Việt Nam muốn tìm kiếm sự cân bằng thông qua
các chuyến công du nước ngoài của các lãnh đạo cấp cao.
Tôi không nhấn mạnh như ông David Brown rằng chuyến viếng thăm Trung
Quốc của ông Sang không tốt đẹp, và đã thúc đẩy Bộ Chính trị (đảng Cộng
sản Việt Nam) bất ngờ quyết định cử ông Sang tới thăm Washington. Ngược
lại, ý tôi muốn hỏi là tại sao chính quyền Obama lại bất ngờ chuyển
hướng và chấp thuận chuyến viếng thăm của ông Sang ?
Câu trả lời nằm trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập Quốc tế
được thông qua ngày 13/04 và đã được công bố. Nghị quyết này nói rằng
hội nhập kinh tế phải được coi là trọng tâm trong các ưu tiên của Việt
Nam, và tất cả các khía cạnh khác của hội nhập quốc tế đều phải phục vụ
mục đích này. Chuyến đi của ông Sang chủ yếu nhằm vào hiệp định Quan hệ
Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ
trong tương lai.
tags: Biển Đông - Chuyên mục trên mạng - Hoa Kỳ - Nhân quyền - Trung Quốc - Việt Nam
Chủ tịch nước Việt Nam sẽ nói gì với Hoa Kỳ?
Theo thông cáo báo chí mới đây của Tòa Bạch Ốc thì Chủ tịch Trương
Tấn Sang của VN sẽ chính thức viếng thăm Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 7 này
theo lời mời của Tổng thống Barack Obama, chuyến đi mà báo Tổ Quốc lưu ý
rằng “Ít ai còn hy vọng gì ở ông Trương Tấn Sang sau những gì ông đã
thay mặt lãnh đạo CSVN thỏa thuận với Trung Quốc trong chuyến đi Trung
Quốc vừa rồi; câu hỏi đặt ra là ông, đúng ra là lãnh đạo Việt Nam, còn
có gì để nói với Hoa Kỳ không ?”. Tờ báo phân tích:
Rất ít về mặt ngoại giao, vì Việt Nam không còn tiếng nói độc lập
sau khi đã cam kết "điều phối" và "phối hợp" với Trung Quốc, nghĩa là
nhận chỉ thị của Trung Quốc, trong quan hệ đối ngoại. Càng ít về hợp tác
quân sự vì sau thỏa thuận gắn bó hai quân đội Trung Quốc và Việt Nam
chuyển giao vũ khí và kỹ thuật cho Việt Nam tương đương với chuyển giao
cho Trung Quốc, điều mà Hoa Kỳ và các nước dân chủ không thể chấp nhận.
Họ đang nhìn Trung Quốc như một thách thức.
Bản thông báo ngắn của tòa Nhà Trắng về chuyến viếng thăm này đã
chỉ nói tổng thống Obama mong muốn thảo luận với ông Sang về các
chủ đề nhân quyền, môi trường, khí hậu và hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương mà nhiều nước đang cố gắng để hoàn tất. Không
thể đơn giản hơn. Thông cáo này cũng có nói tới hợp tác Mỹ - ASEAN nhưng
Việt Nam không còn tư cách để nói chuyện về đề tài này bởi vì Việt Nam
không còn là một thành viên bình thường của ASEAN nữa; dưới mắt đa số
các thành viên ASEAN, Việt Nam đã trở thành tai mắt của Trung Quốc…
Qua bản thông cáo “không thể đơn giản hơn” ấy của Toà Bạch Ốc, theo
tác giả Tư Ngộ của bài “Ông Trương Tấn Sang đi Mỹ kiểu ‘đồng sàng dị
mộng’ ”, Tổng thống Obama muốn hạn chế cuộc gặp mặt mà Hà Nội rất mong
mỏi là “tìm cách củng cố đối tác về các vấn đề chiến lược khu vực và làm
sâu sắc hơn sự hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN”, “muốn Mỹ bỏ cấm vận bán
võ khí sát thương, muốn Mỹ đừng quá gắt về điều kiện đàm phán Hiệp định
Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)…”.
Tác giả trích dẫn lời các chuyên
gia đề cập tới việc lãnh đạo VN cần sang Mỹ để tìm kiếm “sự chống lưng”
của Washington về nhiều phương diện, từ kinh tế đến quốc phòng, nhằm ra
sức duy trì chế độ:
CSVN muốn có cái dù của Mỹ che chở mạnh hơn trong tranh chấp Biển
Đông, muốn Mỹ hiện diện quân sự thường xuyên hơn ở khu vực để cản sự
lộng hành của Bắc Kinh, muốn có những điều lợi hơn trong quan hệ mậu
dịch thương mại và đầu tư, nhưng lại ngày càng tồi tệ hơn về nhân quyền.
Như vậy là một trở ngại để 2 nước cựu thù này trở thành đối tác chiến
lược chính là thành tích nhân quyền ngày càng tồi tệ của VN, cũng như
việc Hà Nội không tuân thủ các Công ước Quốc tế dù đã ký kết. Blogger Tư
Ngộ nhân tiện lưu ý rằng giới chuyên gia không tin đề tài nhân quyền là
cái mà Hà Nội muốn nghe tại phiên họp thượng đỉnh Việt-Mỹ sắp tới; và
khi “bị nghe” về nhân quyền, thì hẳn ông Tư Sang đã thủ sẵn những lý lẽ
chống chế như những lãnh đạo Hà Nội đã từng làm, bất chấp sự thật tại VN
ra sao.
Vẫn theo tác giả Tư Ngộ thì nhu cầu và ưu tiên số một của Ba Đình là,
bằng mọi giá, phải duy trì cái chế độ độc tài, tham nhũng để tiếp tục
“đục khoét”, bòn rút túi ngày càng teo tóp của dân đen. “Khẩu hiệu của
guồng máy công an ‘còn đảng còn mình’ diễn tả đầy đủ lý do tại sao chế
độ Hà Nội bằng mọi giá giữ chặt lấy quyền lực chính trị. Bởi vậy, họ
không ngần ngại bỏ tù những ai lên tiếng đả kích các sai trái của chế độ
hay đòi đa nguyên đa đảng”.
Nhận xét về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội “không đặt một kỳ vọng nào lớn lắm về những chuyến viếng thăm như vậy”:
Đây là một quá trình dài chứ không phải là một cá nhân hay một nhân vật hay một chuyến đi thăm của một ông Chủ tịch nước, một ông Tổng bí thư hoặc ông nọ, ông kia mà nó có thể tạo ra một sự thay đổi để mà hy vọng. Chúng tôi không có hy vọng như vậy bởi vì đây là sản phẩm của một chế độ, một thể chế, một chính sách của một đảng lãnh đạo chứ không phải một cá nhân nào làm nên điều đó.
Lực bất tòng tâm?
Nêu lên câu hỏi rằng “Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?”, blogger Lê Diễn
Đức lưu ý rằng ngoại trừ giai đoạn Lê Đức Anh nhờ “sau lưng” có hậu
thuẫn của tình báo quân đội, Chủ tịch nước của CHXHCN Việt Nam thực chất
chỉ là một chức vị “ít có thực quyền”, khiến vai trò của các chủ tịch
tiền nhiệm Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết trong cán cân quyền lực mờ
nhạt.
Bây giờ tới phiên chủ tịch Trương Tấn Sang, có muốn thay đổi nhưng
“lực bất tòng tâm” như từng “thấy rõ” qua cuộc xung đột, tranh giành
ảnh hưởng mới đây với ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị 6 và Hội nghị 7
Trung ương Đảng, khiến “Tư Sang chùng hẳn”. Do đó, theo blogger Lê Diễn
Đức, thực ra, “Tư Sang không có quyền hạn nào trong chính sách đối
ngoại. Chính sách đối ngoại được chỉ đạo bởi Bộ Chính Trị, nơi mà Tư
Sang không có đủ hậu thuẫn cần thiết. Tư Sang chỉ làm công việc giao
liên. Cho nên Hoa Kỳ khó có thể hy vọng gì nhiều từ cá nhân Tư Sang”.
Nhà báo Lê Diễn Đức phân tích tiếp:
Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ, đó là điều không thể chối cãi. Trước
hết, Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn, chỉ kém chút ít so với Liên minh
Âu châu và Trung Quốc… Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ…dự
kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013. Trong khi đó, Trung
Quốc trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất, giai đoạn 2002 –
2010, nhập siêu Việt Nam từ Trung Quốc tăng khoảng tám lần và không có
dấu hiện suy giảm, ở mức … 16,7 tỷ USD năm 2012. Đáng lo ngại là Uỷ ban
châu Âu đã cảnh báo có tới 58% sản phẩm đồ chơi, hàng tiêu dùng, hàng
dệt may Trung Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khoẻ…
Ngoài việc hợp tác với các nước trong khối Asean, Nhật Bản, Nga,
Ấn Độ, sự hợp tác chặt chẽ với Hoa kỳ, một siêu cường về quân sự và kinh
tế, mới có thể chống lại sự quyết đoán ngang ngược đang phát triển của
Trung Quốc trong mộng bành trướng bá quyền trên Biển Đông. Chuyến đi của
Tư Sang không thể nằm ngoài chủ đề quan trọng này. Nhưng đây là chủ đề
khó khăn. Làm thế nào để hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng hơn mà không làm
mất lòng Trung Quốc đã bị lệ thuộc?
Blogger Lê Diễn Đức không quên nhấn mạnh rằng “Quả đắng trong chuyến
công du của Tư Sang là Tổng thống Obama ‘cũng mong muốn thảo luận về
nhân quyền’ ” trong khi các nhà lập pháp Mỹ trong thời gian gần đây hầu
như liên tục “nhắc nhở, đòi hỏi, buộc” tổng thống Obama không thể không
đề cập nhân quyền với phía VN giữa lúc tình hình nhân quyền của VN hiện
là một “thảm hoạ”. Tuy nhiên, theo nhà báo Lê Diễn Đức, không có hy vọng
“Tư Sang nhượng bộ về nhân quyền”; mà nếu có chăng thì chỉ là những lời
hứa suông hoặc chống chế rằng “VN không có tù chính trị”, chỉ có những
thường phạm mà thôi, như tội “trốn thuế” của các blogger Điếu Cày, Lê
Quốc Quân hay tội “2 bao cao su đã qua sử dụng” của TS Cù Huy Hà Vũ…
Qua bài “Nhân Quyền Với Tư Sang”, nhà báo Trần Khải nhận xét rằng
“Các khái niệm nhân quyền là một ngôn ngữ lạ với Chủ Tịch
Trương Tấn Sang – và thực tế cho thấy cũng là “tiếng nói lạ đối
với toàn bộ Chính Trị Bộ” cho dù thế giới đã ghi rất cụ thể
vào Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ”. Và “ngôn ngữ lạ” ấy cũng diễn ra
với Bắc Kinh dù Hoa Lục ra sức “chơi nổi” bằng “Giải thưởng Nhân quyền
Khổng Tử”!
VN, theo tác giả Trần Khải, chưa “chơi nổi” được như đàn anh TQ nên
đành rán “đánh bóng tư tưởng Hồ Chí Minh” mà xem chừng như đang “lộ ra”
chuyện muốn trao giải nhân quyền này trong khu vực !
Hà Nội không muốn hiểu?
Có lẽ vì Hà Nội không hiểu – hay cố tình không muốn hiểu - nhân quyền
theo ý nghĩa và giá trị phổ quát toàn cầu của nó vốn là tiêu chuẩn
chung cho nhân loại, nên, nhà báo Trần Khải nhận thấy, “hễ ai sang Mỹ du
học về nhân quyền là tuần tự bị kẹt, nghĩa là Hà Nội theo dõi rất kỹ,
hễ hở ra là chụp mũ, vây bắt ngay” và cho “ nếm mùi nhà tù CSVN”, như
trường hợp Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân…Thậm chí Nguyễn
Tiến Trung chỉ gặp Tổng thống Bush cũng bị “công an kiếm chuyện”, mà tới
bây giờ vẫn còn ở tù ! Blogger Trần Khải khẳng định:
Tất nhiên là Tư Sang không hiểu nổi ngôn ngữ nhân quyền
kiểu Mỹ. Bởi vì thực tế, nhà nước Hà Nội dường như chỉ hiểu
nổi nhân quyền kiểu Giải Thưởng Nhân Quyền Khổng Tử…Có một
cách để Tư Sang xuất chiêu nhân quyền, học y chang kiểu Bắc Kinh
năm xưa.
Tư Sang nên chỉ thị cho Hà Nội lập Giải Thưởng Nhân Quyền Hồ Chí Minh…Nhưng nếu Tư Sang không lấy võ nhân quyền (kiểu Bắc Kinh) để đỡ chiêu nhân quyền (thế giới), thì không lẽ lấy võ công an và côn đồ ra xài?”
Tư Sang nên chỉ thị cho Hà Nội lập Giải Thưởng Nhân Quyền Hồ Chí Minh…Nhưng nếu Tư Sang không lấy võ nhân quyền (kiểu Bắc Kinh) để đỡ chiêu nhân quyền (thế giới), thì không lẽ lấy võ công an và côn đồ ra xài?”
Chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sau
chuyến “phụng mệnh chiếu chỉ Thành Đô II” của ông ở Trung Nam Hải, theo
GS Tương Lai, là “mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư
về vận nước”. Bài viết của GS Tương Lai tựa đề “Đôi điều suy nghĩ nhân
chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới của ông Chủ tịch Nước” có đoạn lưu ý rằng
“Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà
về thực chất, thì nội lực của dân tộc, thế đứng của đất nước là nhân tố
quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước
người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân.
Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và
phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức
rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất để rồi cái giá mà dân
tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn
dặn ‘Thời! Thời! Thực không nên lỡ’ ”.
Trong khi blogger Trần Khải lưu ý rằng “có thể đây là cơ hội cuối để
VN bắt tay thân hơn với Mỹ ? Và nếu lỡ cơ hội này, có thể VN sẽ sớm trở
thành một Tây Tạng thứ 2 ?”, thì chuyến Mỹ du sắp tới của ông Trương Tấn
Sang – nói theo lời blogger Lê Diễn Đức – “ hứa hẹn một sự đón tiếp
‘nồng nhiệt’ của cộng đồng người Việt tự do” hải ngoại. Vẫn theo nhà báo
Lê Diễn Đức thì chuyện biểu tình hẳn nhiên là sinh hoạt dân chủ bình
thường tại Mỹ, thế nhưng có lẽ chưa có nguyên thủ quốc gia nào - như của
VN trong giai đoạn hiện nay – viếng thăm chính thức Hoa Kỳ mà lại vào
Toà Bạch Ốc bằng…cổng sau !
Người Việt hải ngoại nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của CT Trương Tấn Sang?
Nhận lời mời của Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần đầu tiên chính thức thăm Hoa Kỳ từ ngày 24/7. Cộng đồng người Việt ở Mỹ có kỳ vọng gì qua chuyến đi này?
Kỳ vọng một sự thay đổi
Kể từ sau tháng 4/1975, trong các chuyến đi thăm viếng Hoa Kỳ cũng như làm việc với Nhà Trắng của các vị nguyên thủ quốc gia VN ít nhiều mang đến niềm hy vọng cho những người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại. Niềm hy vọng mang nhiều ý nghĩa cho những mục tiêu khác nhau trong tâm tưởng của mỗi người Việt xa xứ và cả hàng triệu người Việt khác đang ở chốn quê nhà.Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi tháng 6/2007được nhiều người kỳ vọng cho một sự thay đổi ở VN. Dù nhìn chung diện mạo của VN khởi sắc về nhiều mặt, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế, nhưng chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ không mang lại kết quả như nhiều người trông đợi. Do đó, lời mời Chủ tịch nước VN-Trương Tấn Sang của Tổng thống Obama lần này không được sự ủng hộ của nhiều người Việt hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Ông Jimmy Vũ ở California quả quyết chuyến viếng thăm này không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho VN. Ông Jimmy Vũ nói:
“Nói về vấn đề Chủ tịch nước của Cộng Sản VN đi Hoa Kỳ thì theo Jimmy nghĩ là chẳng có kỳ vọng nào ở nơi những người Việt Cộng. Bởi vì là người ta không có tấm lòng với Tổ quốc và dân tộc. Người ta chỉ đi ‘dây’ để bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ thôi chứ không phải là quyền lợi của dân tộc VN. Nên không có kỳ vọng gì trong chuyến đi này của ông Trương Tấn Sang hết”.
Theo tôi nghĩ ông Trương Tấn Sang qua cũng không ngoài mục đích ngoại giao. Phải hợp tác để có cùng tiếng nói chung trong việc giành lại vẹn toàn lãnh thổ.-Ông Nguyễn Ân
Trong khi đó cũng có không ít người lại cho rằng Tổng thống Obama nên
gặp gỡ ông Trương Tấn Sang vì có mời Chủ tịch nước VN qua hay không thì
tình hình ở VN vẫn vậy nhưng mỗi khi các Chủ tịch nước VN đến thăm Mỹ
thì VN lại có cơ hội thay đổi nhiều hơn.
Ông Nguyễn Ân ở Florida bày tỏ hy vọng trong chuyến đi này, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang sẽ bắt lấy cơ hội thắt chặt hơn mối quan hệ ngoại
giao với Hoa Kỳ trước tình hình Trung Quốc đang lấn lướt VN trong tranh
chấp chủ quyền ở biển Đông:
“Theo tôi nghĩ ông Trương Tấn Sang qua cũng không ngoài mục đích
ngoại giao. Phải hợp tác để có cùng tiếng nói chung trong việc giành lại
vẹn toàn lãnh thổ. VN hiện giờ nằm trong sự bành trướng của Trung Quốc.
Hy vọng ông Trương Tấn Sang qua Mỹ để mà xích lại quan hệ với Mỹ chặt
hơn, để phản đối sự bành trướng của Trung Quốc”.
Bên cạnh vấn đề nóng về tranh chấp biển đảo mà phản ứng của VN rất
yếu ớt trước hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang lên đường thăm Mỹ trong bối cảnh các tổ chức Nhân quyền
quốc tế và Quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng tình trạng nhà cầm quyền Hà Nội vi
phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng cũng như đàn áp tôn giáo ngày
càng mạnh hơn. Hầu hết những người Việt quan tâm đến chuyến đi này đều
mong mỏi có cơ hội gặp gỡ với vị Chủ tịch nước VN đương nhiệm để yêu cầu
trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Nếu có cơ hội diện kiến ông Trương
Tấn Sang, ông Đặng Văn Tường ở Texas nói ông sẽ trình bày với ông Sang:
“Tôi yêu cầu tất cả các ông hãy thả các tù nhân chính trị ra. Bởi
vì chính các ông là người dạy cho tuổi trẻ học chính trị thì các ông
phải thả cho họ ra vì họ bị oan ức. Chuyện đấu tranh yêu nước mà các ông
bắt người ta. Vậy là chuyện oan quá. Chính các ông đã làm việc đó hồi
trước 1975 mà”.
Hy vọng Mỹ áp lực VN
VN luôn khẳng định với quốc tế là không có đàn áp tôn giáo. Và mặc dù
các tổ chức Nhân quyền kêu gọi nhiều lần nhưng các chuyến đi của quan
chức VN đến Hoa Kỳ sau khi trở về nứơc đều không mang lại một sự thay
đổi nào về tự do tín ngưỡng cho người dân VN. Những người quan
tâm đến vấn đề này nói rằng khi chuẩn bị các chuyến đi ra nước ngoài, VN
“nới tay” với tôn giáo một chút, sau đó thì đâu lại vào đấy, không có
gì thay đổi. Trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang lần này, nhiều
người không kỳ vọng vào phía VN mà lại trông đợi chính quyền Hoa Kỳ có
hành động tích cực hơn để giúp cho tôn giáo ở VN có tự do. Một người
Việt định cư ở North Carolina chia sẻ:
“Mình thấy những người làm bên ngành ngoại giao hay Chính phủ Mỹ
không làm áp lực đủ để thay đổi hay là có tiếng nói mạnh trong vấn đề tự
do tôn giáo VN. Chính quyền vẫn có sự kiểm soát nhiều quá đối với tôn
giáo. Đây là điều mình thấy không nên. Tại vì mình thấy tôn giáo không
liên quan đến chính trị nhiều cho nên chính quyền để ý nhiều quá thì sẽ
gây nên khó khăn cho tôn giáo ở VN”.
Mình thấy những người làm bên ngành ngoại giao hay Chính phủ Mỹ không làm áp lực đủ để thay đổi hay là có tiếng nói mạnh trong vấn đề tự do tôn giáo VN.
-Một Việt kiều ở North Carolina
Ông Nguyễn Thanh Liêm, người phụ trách báo Nguồn Việt ở Oklahoma chia
sẻ rằng các tờ báo Việt ngữ ở địa phương nên chuyển tải những thông tin
liên quan đến chuyến đi của ông Trương tấn Sang đến Mỹ để nhiều người
Việt ở khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ có tiếng nói với chính quyền Obama
về những vấn đề mà họ quan tâm ở VN. Ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết:
“Giới truyền thông những người trẻ bây giờ họ mong muốn mang vấn
đề nhân quyền ra để thương thuyết. Giới truyền thông ở bên này hy vọng
là người Việt sẽ mang đến cho chính quyền Mỹ hiểu được nguyện vọng của
những người Việt ở bên này là muốn VN có nhân quyền. Do đó ảnh hưởng của
truyền thông ở từng địa phương đóng góp rất lớn trong vấn đề nói cho
người Việt biết rằng sẽ có 1 vị nguyên thủ của VN đến Hoa Kỳ nói chuyện
làm việc với chính quyền Mỹ”.
Có rất nhiều tiếng nói của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về nhân quyền cho VN giống như ông Nguyễn Ân:
“Mỹ cũng là cường quốc, thực sự là dân chủ. Đây là cơ hội để VN
cởi mở tiếp cận thêm về dân chủ của nước Mỹ nói riêng và Tây Phương nói
chung. Hy vọng ông Trương Tấn Sang sẽ hiểu điều đó để đưa đưa VN thực sự
dân chủ và đổi mới”.
Trong mối quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, các sự kiện trong tháng 7 mà
người dân 2 nước quan tâm, đó là “Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ” chính
thức ban giao vào tháng 7/1995 và “Hiệp định Thươngng mại Việt-Mỹ” ký
kết vào tháng 7/2000. Hai sự kiện lịch sử này mang lại nhiều kết quả tốt
đẹp cho hai quốc gia mà trước kia là “cựu thù”. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ
của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong tháng 7/2013, kỳ vọng về một
bản ký kết cải thiện dân chủ nhân quyền và tự do tín ngưỡng cho VN có
phải là quá sớm?
Tin, bài liên quan
nguoivietomy
nơi gửi omy
Mỹ đàn áp nhân quyền, can thiệp vào nội bộ các
nước, ủng hộ quân phiến loạn ở các nước trên thế giới nhưng VN không can
thiệp vì vậy Mỹ đừng có giở giọng dạy người khác. Mỹ háy là một quốc
gia tôn trọng các nước khác, đừng chõ cái mũi lõ vào các nước trên thế
giới mà bị nhân dân thế giới căm ghét.
22/07/2013 05:20
Những "món quà" cho chuyến công du
Trang basam.info có bài "Việt Nam trên đe dưới búa" [1] do dịch giả
Huỳnh Phan chuyển ngữ từ bài viết của tác giả David Brown, vốn là một
nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đã nghỉ hưu nhiều năm.
Trong bài đặt câu hỏi: "Có phải vì thất vọng với Trung Quốc mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vội vã sang Washington?". Đây không phải là câu hỏi hay, bởi dù gọi nhau là "đồng chí", họ chưa bao giờ tin nhau thì làm gì có chuyện thất vọng như tác giả đặt ra. Điều này cả thế giới đều tỏ tường bản chất lật lọng, "lá mặt lá trái" của người cộng sản.
Kiếp sống người cộng sản chẳng qua là "kiếp cộng sinh", dựa vào nhau tồn tại, nhưng nó là loại "cộng sinh không gắn kết" như trong đời sống sinh vật, chúng ta biết rõ. Do đó, mối quan hệ này luôn chực chờ "tan đàn xẻ nghé" một khi đôi bên không thủ lợi được.
Trương Tấn Sang "vác" "Điếu Cày" qua Mỹ làm quà tặng cho Barack Obama?
Vụ án LS. Lê Quốc Quân hoãn xử theo thông tin Trương Tấn Sang qua Mỹ, được nhiều người gắn kết như giới cầm quyền cố gắng giảm bớt sự lộ liễu quá đà về tình trạng nhân quyền Việt Nam tồi tệ hơn rất nhiều, sau khi người cộng sản o bế và hứa hẹn với thế giới để được vào WTO.
Vô phúc cho ông Chủ tịch, người đã phải gục đầu trước Trung cộng, khi vụ blogger Điếu Cày tuyệt thực "chẳng may" lọt ra ngoài trước khi ông ta sang Mỹ chỉ còn vài ngày.
Hình ảnh đấy làm người đọc thấy chạnh lòng trước lời van xin của "Nhân
Dân": "Không nên chụp mũ người khác"! [4]. Ngay cả lời ai oán đến thế, giờ cũng giành giật nốt với Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân cùng hàng trăm tù nhân lương tâm khác ư?! Tội quá!
"Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Người cộng sản không chỉ là "ma" mà họ là "quỷ sứ" chuyên nghiệp về thủ đoạn và lưu manh.
Trước đó, "Phong trào Con Đường Việt Nam" phát hành quyển sách "Trần Huỳnh Duy Thức và con đường nào cho Việt Nam?" rộng rãi gởi biếu giới blogger cùng nhiều văn nghệ sĩ và giới trí thức.
Điều làm nhiều người ngạc nhiên là sách gởi bằng CD đến 171 ông (bà) cao cấp ở trung ương cho đến tất cả tỉnh thành trên toàn quốc mà tác giả Thanh Hương nhận định: "Sự kiện ra đời của quyển sách mới nêu trên lại gây “sốc”
cho chính quyền bởi cách thức xuất hiện bất ngờ và độc đáo của nó" [3].
Không thể nào Trương Tấn Sang không biết, người thầy ngày xưa dạy Luật cho mình đã gởi sách tặng cho cậu học trò. Dù chẳng mấy ai tin Tư Sang nhín chút thời gian lướt qua cuốn sách, trước khi vứt nó vào sọt rác.
Với tính ngạo mạn cố hữu, người cộng sản không cần phải đọc. Chỉ cần biết rằng quyển sách đã được gởi tới một cách chính danh, rộng rãi và đường hoàng như một biện minh trạng đanh thép và đầy sức thuyết phục về án tù oan sai, nhẫn tâm đã áp đặt cho doanh nhân tuổi trẻ tài cao này.
Sẽ độc đáo hơn, nếu "Phong Trào Con Đường Việt Nam" gửi thêm bản CD bằng tiếng Anh với lời nhắn đến cá nhân ông Chủ tịch nước rằng: hãy mang theo CD cùng với một chiếc "điếu cày" làm tặng phẩm cho Tổng thống Mỹ, như món quà lưu niệm độc nhất vô nhị, đầy ý nghĩa cho cuộc thăm viếng cấp quốc gia, thay vì những món quà nhàm chán, sáo rỗng, như tranh sơn mài với chùa Một Cột đã dột nát trên thực tế?
Đó không phải lời thách thức, bởi cuộc biểu tình của gia đình Trần Huỳnh Duy Thức dù bất thành đã đủ coi như hành động "khích lệ" sự "thăng tiến" về nhân quyền của chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam.
Có lẽ cuộc biểu tình nhỏ bé, bất ngờ và bất thành càng làm cho ông Sang khó "ăn nói" khi đề cập đến vấn đề được cho là "nhạy cảm" trong mối quan hệ Việt - Mỹ?
Không ai dám chắc, đang khi cuộc hội đàm diễn ra giữa hai nguyên thủ quốc gia Việt - Mỹ, "ở nhà" người ta ráo riết "chăm sóc đặc biệt" cựu giám đốc Công ty Một Kết Nối để trả thù cho bõ ghét về sự "hỗn láo" của gia đình Trần Văn Huỳnh và biết đâu nó cũng là cú vỗ mặt ngài Chủ tịch nước CHXHCNVN đang ngồi giữa Nhà Trắng?!
"Bánh ít đi, bánh quy lại"
Giá như trong hành trang của ông Chủ tịch nước, ngoài chiếc điếu cày, quyển sách, còn váng vất dáng nằm cong queo như dấu chấm hỏi của những tù nhân lương tâm? Giá như những hình tượng bi tráng đó xoáy sâu, dằn vặt tận tâm can ông Chủ tịch nước?
Đó sẽ là đòi hỏi quá đáng và phù phiếm, dù "quà mọn" đấy chẳng mất mấy đồng "ngân sách nhà nước"!
Tổng thống Barack Obama sẽ tặng gì để hồi đáp "tấm thịnh tình" qua chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
Ông David Brown viết:
"Thật ra, để bảo vệ lợi ích của mình ở biển Đông, Hoa Kỳ không cần phải có quan hệ quân sự sâu xa hơn với Việt Nam. Hoa Kỳ có đủ sức để theo đuổi một quan điểm dài hạn và làm kinh ngạc những kẻ hoài nghi bằng cách kiên định về vấn đề quyền con người. Với hai cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, John Kerry và Chuck Hagel, hiện đang trông coi chính sách ngoại giao và quốc phòng thì có thể các chính sách này sẽ đúng y như những gì Mỹ sẽ làm".
Lời nhận định của nhà ngoại giao kỳ cựu cũng đủ hiểu, Hoa Kỳ không nhất thiết phải tặng Việt Nam "món quà" giá trị lắm, bởi quyền lợi của họ không thể có được từ sự nhún nhường mãi trước sự kiêu căng của một "nhà nước"...
"nghèo mà chảnh"!.
Địa - Chính trị và Địa - Kinh tế, tuy hai mà một. Xem ra Việt Nam cần Mỹ hơn với tình hình hiện nay.
Một dấu hiệu tích cực về TPP ư? Khó có được khi gắn với nhân quyền mà Mỹ luôn nhất quán trong khi Việt Nam mãi "cù cưa" bao năm qua.
Dường như người Việt Nam không đặt kỳ vọng gì lớn lắm qua chuyến đi này, sau cuộc "hái lượm" của Trương Tấn Sang tại Trung Quốc với nỗi mơ hồ nô lệ kiểu mới có vẻ rõ ràng hơn?
Tuy vậy, một "món quà" đủ khả năng xảy ra tại Mỹ quốc, đó là cuộc đón tiếp rầm rộ và náo nhiệt của người Mỹ gốc Việt như "khúc ruột ngàn dặm" đã từng đón cựu chủ tịch Nguyễn Minh triết vào năm 2007?
Một chuyến đi với những biến cố đột ngột và bất ngờ ngay cả Chủ tịch nước cũng không lường tới? Ông Chủ tịch Việt Nam sẽ chứng tỏ bản lĩnh thế nào với ba tấc lưỡi nhằm thuyết phục luật gia nổi tiếng - Barack Obama?
________________
http://basam.info/2013/07/21/viet-nam-tren-de-duoi-bua/ [1]
http://basam.info/doc-gia-viet/don-cua-vo-con-dieu-cay-va-tra-loi-cua-vien-kiem-sat-nghe-an-khang-dinh-chua-nhan-duoc-don-cua-dieu-cay-do-trai-giam-so-6-chuyen/[2]
http://12bennuoc.blogspot.com/2013/07/tran-huynh-duy-thuc-va-con-uong-nao-cho.html[3]
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/20799102-.html[4]
Trong bài đặt câu hỏi: "Có phải vì thất vọng với Trung Quốc mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vội vã sang Washington?". Đây không phải là câu hỏi hay, bởi dù gọi nhau là "đồng chí", họ chưa bao giờ tin nhau thì làm gì có chuyện thất vọng như tác giả đặt ra. Điều này cả thế giới đều tỏ tường bản chất lật lọng, "lá mặt lá trái" của người cộng sản.
Kiếp sống người cộng sản chẳng qua là "kiếp cộng sinh", dựa vào nhau tồn tại, nhưng nó là loại "cộng sinh không gắn kết" như trong đời sống sinh vật, chúng ta biết rõ. Do đó, mối quan hệ này luôn chực chờ "tan đàn xẻ nghé" một khi đôi bên không thủ lợi được.
Trương Tấn Sang "vác" "Điếu Cày" qua Mỹ làm quà tặng cho Barack Obama?
Vụ án LS. Lê Quốc Quân hoãn xử theo thông tin Trương Tấn Sang qua Mỹ, được nhiều người gắn kết như giới cầm quyền cố gắng giảm bớt sự lộ liễu quá đà về tình trạng nhân quyền Việt Nam tồi tệ hơn rất nhiều, sau khi người cộng sản o bế và hứa hẹn với thế giới để được vào WTO.
Vô phúc cho ông Chủ tịch, người đã phải gục đầu trước Trung cộng, khi vụ blogger Điếu Cày tuyệt thực "chẳng may" lọt ra ngoài trước khi ông ta sang Mỹ chỉ còn vài ngày.
Một sự việc, có lẽ chính người được coi là đứng đầu Nhà nước CHXHCNVN
cũng chẳng hề được... phép biết cho đến khi vỡ lở lan rộng trên mạng
thông qua một tù nhân lương tâm khác - Nguyễn Xuân Nghĩa - quyết thông
báo?
Việc tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải quá bất ngờ và đột ngột chưa
từng thấy khi liên hệ với chuyến đi Mỹ vào ngày 24/7 tới đây. Có lẽ nó
ít nhiều làm cho ông Chủ tịch bối rối và lúng túng, một khi Tổng thống
Mỹ - người đã trực tiếp nói: Chúng ta không được quên những người như
blogger Điếu Cày - sau những lời chào xã giao, bỗng bất thình lình hỏi
thăm về sức khỏe của người tù nổi tiếng toàn thế giới? Chẳng biết ông
Sang sẽ xoay xở như thế nào, nếu "kịch bản" này xảy ra. Đây là một "cao
trào" "vui nhộn" cho chuyến viếng thăm.
Thông tin mật và quan trọng ngỡ như ông Chủ tịch nước lẽ ra biết rõ,
thật ra không hơn gì mấy so với thường dân. Nó kéo theo uy tín ông ta
chẳng khác một ông vua bù nhìn vào thời... "đảng mạt"!
Khi người cộng sản nói họ làm gì cũng có kế hoạch, thì họ lại là
những người làm vỡ kế hoạch nhiều nhất. Khi người cộng sản luôn tự hào
họ là một tổ chức rất ư là... "có tổ chức", thì họ phô bày là những
người "vô tổ chức" nhất. Mạnh cánh nào cánh đó làm, theo kiểu "còn cái
lai quần cũng đánh" của "chị" Út Tịch(!). Bằng chứng khó chối cãi với
điệp khúc "thầy đổ bóng, bóng đổ thầy" qua xác nhận của Viện Kiểm sát
Nghệ An mới nhất [2].
Đó là chướng ngại vật thứ nhất dành cho "vận động viên" Trương Tấn
Sang trên đường chạy "vượt rào", do chính "đồng chí" ông ta dựng lên để
thử sức "bền bỉ" thông qua chuyến đi.
"Xả láng sáng về sớm" là một trong các "nét chấm phá" của người cộng
sản trong mọi vấn đề cho đến khi tất cả trở nên "tầy quầy" hết phương
cứu vãn.
Họ thường tiếp tục nháo nhác và chỉ sử dụng cách thức trấn áp mạnh
tay hơn theo kiểu "làm cách mạng" ngày xưa! Bởi giờ đây người cộng sản
sẽ khiến thiên hạ cười bò lăn khi nói về.... "dân vận". Hết thời!
Nói vô phúc, sinh mạng blogger Điếu Cày có mệnh hệ nào, coi như đồng
nghĩa chấm dứt "sự nghiệp đối ngoại" của "đồng chí" Tư Sang. Những người
giết chết "sinh mạng chính trị" của ông luôn lên án "bầy sâu", không ai
khác hơn chính là những kẻ "nằm gai nếm mật", "đấu cật chung lưng" suốt
mấy mươi năm "cách mạng vẻ vang" của họ! Một sinh mạng Điếu Cày đánh
đổi cho việc các "đồng chí" đâm chém lẫn nhau không cần che giấu, trước
toàn dân và thế giới. Đẹp mặt(!)
"Con đường nào cho Việt Nam?" "tháp tùng" chuyến đi như một câu hỏi trong suy tư của ông Chủ tịch nước cần lời tư vấn từ Mỹ?
Đấy là "chướng ngại vật" thứ hai mà ông Sang cần phải vượt tiếp.
Cách đây không lâu, ông Trần Huỳnh Duy Thức bị biệt giam 10 ngày theo mô tả như sống ở tầng thứ 9 trong "địa ngục".
Rồi tin tức cuộc nổi dậy tại trại tù Z30A Xuân Lộc - Đồng Nai lọt ra ngoài.
Sau đó, ông Thức cùng một số tù nhân chính trị khác bị chuyển trại
vội vã và khuất tất, dù các tù nhân này không liên quan đến việc bắt giữ
cai tù Hồ Phi Thắng. Đó là dấu hỏi cho đến nay chưa có lời đáp. May
mắn, gia đình Trần Huỳnh Duy Thức đã gặp được ông ở trại giam "mới" tại
Xuyên Mộc, dù thần sắc ông hốc hác thấy rõ nhưng vẫn còn... "nguyên vẹn
hình hài".
Câu chuyện ông Thức bị chuyển trại cho tới nay chưa rõ lý do như thế
nào vừa tạm lắng xuống, thì ngay lập tức, ngày 20/7/2013, gia đình người
tù lương tâm này cho hay, họ dự định đến trước tư gia của ông Chủ tịch
nước để giương biểu ngữ kêu oan cho người thân với bản ác tàn khốc 16
năm tù mà ông Thức đã "thi hành" được... hơn 4 năm(!).
Cuộc biểu tình của thân nhân Trần Huỳnh Duy Thức bất thành như ông
Trần Văn Huỳnh cho biết, có thể do những cuộc nói chuyện qua điện thoại
trong gia đình bị nghe lén. Đó là một sơ suất đáng tiếc đối với gia đình
giáo viên và cũng là một gia đình Phật tử lương hảo.
Tin cho hay, ngoài gia thất của ông Trần Văn Huỳnh và người con dâu -
bà Lê Đính Kim Thoa (vợ ông Thức) bị bố ráp, gây khó cũng như giới an
ninh tìm mọi cách cầm chân họ trong nhà, ngay cả tư gia của ngài Chủ
tịch cũng "được"... bủa vây.
Việc canh gác cẩn trọng tư gia của ngài Chủ tịch nước, nếu nói trang
trọng là bảo vệ yếu nhân, nhưng trên thực tế không khác gì theo dõi,
giám sát và cách ly một nhà bất đồng chính kiến (!). Một không khí lo sợ
quá mức cần thiết trước những người đàn ông, đàn bà tay không, chỉ có
vài biểu ngữ kêu oan. Hốt hoảng vì điều không nghĩ tới đã xảy ra?
Điều có thể tin, việc "chăm sóc" như thế ngoài ý muốn của ông Chủ
tịch nước? Đứng đầu cả "một nhà nước" như thế, hóa ra cũng chẳng có
quyền gì nhiều lắm, dù ngay tại nhà riêng của mình! Chẳng còn ra thể
thống gì cả!
Dù ngôi nhà đó, hiện hữu ông Sang không lưu trú, xem ra thân nhân của
ông Chủ tịch nước bỗng chốc như là "con tin" trong tay giới an ninh mặc
tình "thu xếp".
Hình ảnh "chăm bẵm" nhà riêng ông Sang dễ gợi nhớ đến ông Tôn Đức
Thắng với câu nói nổi tiếng mà dân dã: "Đ.mẹ tao cũng sợ!" trong hồi ký
của ông Nguyễn Văn Trấn. Người cộng sản vẫn không thoát khỏi tư duy cũ
rích thời chiến tranh lạnh để hiểu thế nào là hội nhập thế giới ngày
nay. Do đó, họ thật khó để bứt phá làm điều gì đó to tát hơn, trọng đại
hơn, dù họ đang sống ở thế kỷ 21.
Lợi bất cập hại, bởi hình ảnh canh gác như thế này trở thành con dao
hai lưỡi về mặt ngoại giao trong lúc ông Sang chuẩn bị cho chuyến công
du, nó biến hình ảnh ông Chủ tịch nước trở nên yếu đuối, co ro, đang
sống trong một đất nước không được an ninh cho lắm, cùng một chút gì đó
thật bất nhẫn trong cái nhìn của Tổng thống Mỹ?Hình ảnh đấy làm người đọc thấy chạnh lòng trước lời van xin của "Nhân
Dân": "Không nên chụp mũ người khác"! [4]. Ngay cả lời ai oán đến thế, giờ cũng giành giật nốt với Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân cùng hàng trăm tù nhân lương tâm khác ư?! Tội quá!
"Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Người cộng sản không chỉ là "ma" mà họ là "quỷ sứ" chuyên nghiệp về thủ đoạn và lưu manh.
Trước đó, "Phong trào Con Đường Việt Nam" phát hành quyển sách "Trần Huỳnh Duy Thức và con đường nào cho Việt Nam?" rộng rãi gởi biếu giới blogger cùng nhiều văn nghệ sĩ và giới trí thức.
Điều làm nhiều người ngạc nhiên là sách gởi bằng CD đến 171 ông (bà) cao cấp ở trung ương cho đến tất cả tỉnh thành trên toàn quốc mà tác giả Thanh Hương nhận định: "Sự kiện ra đời của quyển sách mới nêu trên lại gây “sốc”
cho chính quyền bởi cách thức xuất hiện bất ngờ và độc đáo của nó" [3].
Không thể nào Trương Tấn Sang không biết, người thầy ngày xưa dạy Luật cho mình đã gởi sách tặng cho cậu học trò. Dù chẳng mấy ai tin Tư Sang nhín chút thời gian lướt qua cuốn sách, trước khi vứt nó vào sọt rác.
Với tính ngạo mạn cố hữu, người cộng sản không cần phải đọc. Chỉ cần biết rằng quyển sách đã được gởi tới một cách chính danh, rộng rãi và đường hoàng như một biện minh trạng đanh thép và đầy sức thuyết phục về án tù oan sai, nhẫn tâm đã áp đặt cho doanh nhân tuổi trẻ tài cao này.
Sẽ độc đáo hơn, nếu "Phong Trào Con Đường Việt Nam" gửi thêm bản CD bằng tiếng Anh với lời nhắn đến cá nhân ông Chủ tịch nước rằng: hãy mang theo CD cùng với một chiếc "điếu cày" làm tặng phẩm cho Tổng thống Mỹ, như món quà lưu niệm độc nhất vô nhị, đầy ý nghĩa cho cuộc thăm viếng cấp quốc gia, thay vì những món quà nhàm chán, sáo rỗng, như tranh sơn mài với chùa Một Cột đã dột nát trên thực tế?
Đó không phải lời thách thức, bởi cuộc biểu tình của gia đình Trần Huỳnh Duy Thức dù bất thành đã đủ coi như hành động "khích lệ" sự "thăng tiến" về nhân quyền của chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam.
Có lẽ cuộc biểu tình nhỏ bé, bất ngờ và bất thành càng làm cho ông Sang khó "ăn nói" khi đề cập đến vấn đề được cho là "nhạy cảm" trong mối quan hệ Việt - Mỹ?
Không ai dám chắc, đang khi cuộc hội đàm diễn ra giữa hai nguyên thủ quốc gia Việt - Mỹ, "ở nhà" người ta ráo riết "chăm sóc đặc biệt" cựu giám đốc Công ty Một Kết Nối để trả thù cho bõ ghét về sự "hỗn láo" của gia đình Trần Văn Huỳnh và biết đâu nó cũng là cú vỗ mặt ngài Chủ tịch nước CHXHCNVN đang ngồi giữa Nhà Trắng?!
"Bánh ít đi, bánh quy lại"
Giá như trong hành trang của ông Chủ tịch nước, ngoài chiếc điếu cày, quyển sách, còn váng vất dáng nằm cong queo như dấu chấm hỏi của những tù nhân lương tâm? Giá như những hình tượng bi tráng đó xoáy sâu, dằn vặt tận tâm can ông Chủ tịch nước?
Đó sẽ là đòi hỏi quá đáng và phù phiếm, dù "quà mọn" đấy chẳng mất mấy đồng "ngân sách nhà nước"!
Tổng thống Barack Obama sẽ tặng gì để hồi đáp "tấm thịnh tình" qua chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
Ông David Brown viết:
"Thật ra, để bảo vệ lợi ích của mình ở biển Đông, Hoa Kỳ không cần phải có quan hệ quân sự sâu xa hơn với Việt Nam. Hoa Kỳ có đủ sức để theo đuổi một quan điểm dài hạn và làm kinh ngạc những kẻ hoài nghi bằng cách kiên định về vấn đề quyền con người. Với hai cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, John Kerry và Chuck Hagel, hiện đang trông coi chính sách ngoại giao và quốc phòng thì có thể các chính sách này sẽ đúng y như những gì Mỹ sẽ làm".
Lời nhận định của nhà ngoại giao kỳ cựu cũng đủ hiểu, Hoa Kỳ không nhất thiết phải tặng Việt Nam "món quà" giá trị lắm, bởi quyền lợi của họ không thể có được từ sự nhún nhường mãi trước sự kiêu căng của một "nhà nước"...
"nghèo mà chảnh"!.
Địa - Chính trị và Địa - Kinh tế, tuy hai mà một. Xem ra Việt Nam cần Mỹ hơn với tình hình hiện nay.
Một dấu hiệu tích cực về TPP ư? Khó có được khi gắn với nhân quyền mà Mỹ luôn nhất quán trong khi Việt Nam mãi "cù cưa" bao năm qua.
Dường như người Việt Nam không đặt kỳ vọng gì lớn lắm qua chuyến đi này, sau cuộc "hái lượm" của Trương Tấn Sang tại Trung Quốc với nỗi mơ hồ nô lệ kiểu mới có vẻ rõ ràng hơn?
Tuy vậy, một "món quà" đủ khả năng xảy ra tại Mỹ quốc, đó là cuộc đón tiếp rầm rộ và náo nhiệt của người Mỹ gốc Việt như "khúc ruột ngàn dặm" đã từng đón cựu chủ tịch Nguyễn Minh triết vào năm 2007?
Một chuyến đi với những biến cố đột ngột và bất ngờ ngay cả Chủ tịch nước cũng không lường tới? Ông Chủ tịch Việt Nam sẽ chứng tỏ bản lĩnh thế nào với ba tấc lưỡi nhằm thuyết phục luật gia nổi tiếng - Barack Obama?
________________
http://basam.info/2013/07/21/viet-nam-tren-de-duoi-bua/ [1]
http://basam.info/doc-gia-viet/don-cua-vo-con-dieu-cay-va-tra-loi-cua-vien-kiem-sat-nghe-an-khang-dinh-chua-nhan-duoc-don-cua-dieu-cay-do-trai-giam-so-6-chuyen/[2]
http://12bennuoc.blogspot.com/2013/07/tran-huynh-duy-thuc-va-con-uong-nao-cho.html[3]
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/20799102-.html[4]
CT Trương Tấn Sang thăm Mỹ
Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ trong bối cảnh chính phủ Mỹ
tiếp tục triển khai chiến lược “xoay trục sang Á Châu”, đồng thời với
việc Việt Nam tìm kiếm các đối tác khả dĩ nhằm tạo đối trọng với Trung
Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Nhận lời mời của Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang sẽ đến thủ đô Washington và có cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh
đạo Hoa Kỳ tại Tòa Bạch Ốc vào trưa ngày thứ Năm tuần tới 25 tháng Bảy.
Thông cáo báo chí của Tòa Bạch Ốc cho biết: “Cuộc gặp là cơ hội để
hai bên thảo luận nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác liên quan đến
các vấn đề chiến lược trong khu vực và cải thiện hợp tác giữa Hoa Kỳ với
Việt Nam và khối ASEAN. Các vấn đề khác dự định được thảo luận giữa hai
nguyên thủ quốc gia bao gồm nhân quyền, thay đổi khí hậu và thảo thuận
đối tác xuyên Thái Bình Dương.”
Theo các nguồn tin khác nhau do Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do thu
thập được thì ngoài cuộc gặp chính thức với Tổng thống Barack Obama tại
Tòa Bạch Ốc, nhân chuyến đi Mỹ lần này, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng sẽ
có các cuộc gặp gỡ với giới doanh nhân Mỹ tại thủ đô Washington vào
ngày 24 tháng .
Rời thủ đô nước Mỹ, Chủ tịch Việt Nam sẽ đến New York, tại đây ông
Trương Tấn Sang sẽ có hai cuộc tiếp xúc đáng chú ý với Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc Ban Ki-moon và vợ chồng cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton,
trước khi trở về Việt Nam một ngày sau đó.
Trên phương diện tôn giáo tôi cũng mạo muội đề nghị với ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị.
-HT Thích Quảng Độ
Về phản ứng của dư luận, những ý kiến ghi nhận được tại trang web của
Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do cho thấy, người Việt Nam cả trong và
ngoài nước đều kỳ vọng rằng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang
có thể là một cơ hội để Việt Nam có thêm đồng minh trong việc bảo vệ chủ
quyền quốc gia trước chính sách xâm lấn của Trung Quốc.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến tỏ ra e dè khi cho rằng, dù sao thì Hà
Nội vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ Bắc Kinh trong chính sách cai trị
quốc gia cũng như đường lối đối ngoại.
Trong khi đó tại hải ngoại, Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ một mặt ủng
hộ việc Việt Nam gia tăng các quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, một mặt cũng
nhân cơ hội này lên tiếng yêu cầu chính quyền Hà Nội cần phải tôn trọng
các quyền tự do căn bản của người dân trong nước.
Kêu gọi áp lực VN tôn trọng nhân quyền
Một ngày trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang đặt chân đến Hoa Kỳ, một
phái đoàn liên tôn đại diện cho nhiều tôn giáo của Việt Nam sẽ có cuộc
gặp với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nhằm đề đạt các kiến nghị với chính phủ Mỹ
trong việc thúc đẩy chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn
giáo của người dân.
Cũng vào dịp này, nhiều tiếng nói quan tâm đến tình hình tự do dân
chủ tại Việt Nam đã tìm cách vận động chính phủ Mỹ, đề nghị phía Hoa Kỳ
hãy đặt vấn đề nhân quyền trong các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam.
Từ trong nước, Hòa thượng Thích Quảng Độ - Đức tăng thống của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã gửi thư cho Tổng Thống Obama, kêu
gọi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhân dịp tiếp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
hãy thúc đẩy việc dân chủ hóa Việt Nam.
Trả lời thông tín viên Ý Lan của Đài Á Châu Tự Do, Hòa Thượng Quảng Độ cho biết:
“Trên phương diện tôn giáo tôi cũng mạo muội đề nghị với ông Tổng
Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển đổi cái
đường lối chính trị độc tài toàn trị bây giờ… hầu hết là mất lòng dân,
để sang một chế độ tự do, dân chủ, bớt cái sự bức hiếp và đàn áp quần
chúng đi, để cho dân tộc Việt Nam có một cuộc sống thoải mái hơn.”
Trong khi đó tại hải ngoại, cũng có ít nhất 2 thỉnh nguyện thư đã
được phát động trên mạng internet, vận động chữ ký của hàng ngàn người
cả trong lẫn ngoài nước, nhằm kêu gọi Tổng thống hoa kỳ đặt nhân quyền
việt nam là ưu tiên trên các vấn đề về mậu dịch với Việt Nam.
Ngoài các thỉnh nguyện thư trên mạng, còn có chiến dịch kêu gọi mọi
người viết thư tay gửi thẳng đến các lãnh đạo Hoa Kỳ, đề nghị nêu vấn đề
nhân quyền trong cuộc gặp cấp cao Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc vào tuần tới.
Bên cạnh các vấn đề chính trị, quân sự, dân chủ, nhân quyền…; hợp tác
kinh tế cũng là một trong những đề tài quan trọng, nếu không muốn nói
là không thể thiếu, trong bang giao Mỹ - Việt.
Cùng với các hiệp ước, thỏa thuận được các nhà lãnh đạo đưa ra bàn
thảo, giới kinh doanh hai nước cũng nhân dịp này khuyếch trương các công
cuộc hợp tác, đầu tư, cũng như mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm các
đối tác mới; mà cụ thể nhất có thể kể đến là sự kiện tập đoàn McDonald
của Mỹ đã quyết định mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam.
Nếu cách đây gần 20 năm, khi Coca-Cola, một biểu kinh doanh của Hoa
Kỳ chính thức hiện diện tại Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn mới trong
quan hệ Mỹ - Việt; thì 18 năm sau, đúng 10 ngày trước khi Chủ tịch Việt
Nam đặt chân đến Hoa Kỳ, tập đoàn thức ăn nhanh từng được coi là biểu
tượng của lối sống Mỹ đã loan báo quyết định mở cửa hàng đầu tiên tại
thành phố Hồ Chí Minh, mà người đại diện là con rễ của Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Việt Nam Tuần Qua và Diễm Thi xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý khán thính giả tuần sau!
Thư của nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh gửi CT Trương Tấn Sang
Nghe bài này
Lần này hy vọng ông sẽ chuộc lại, sẽ sửa chữa. Tuy nhiên, theo tôi biết đi dự bên Trung Quốc có cả tập thể chỉ đạo ông ta ‘thế này, thế kia’ thành ra ‘khó’ cho ông.
Vấn đề nhân quyền
Bức thư ngỏ kết luận với trích dẫn cảnh báo của tiền nhân Nguyễn Trãi đưa ra cách đây hơn 500 năm ‘Thời! Thời! Thực không nên lỡ’. Những người ký tên trong bức thư ngỏ cho rằng ‘ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intel-opn-lett-to-pr-sang-07222013060626.html
Những hoạt động đối ngoại gắn liền
máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc,
thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối
ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự
dồn sức, góp lực của cả toàn dân.
Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn "Thời! Thời! Thực không nên lỡ".
Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động.
Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong "ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các "chính khách" đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận.
Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự thay đổi.
Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù quý báu đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được.
Hiện tượng Myanmar là một ví dụ thật hấp dẫn.
Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối "mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái đầy gọi cái vơi, võng xuống thì được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động đối nội và đối ngoại.
Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến cùng, cái quyết định vẫn ở con người.
Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và của cả đông đảo đảng viên của Đảng.
Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước trong hoạt động đối ngoại.
Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một
quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ!
Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh dòi dân
chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Mianma láng giềng là đã quá đủ
đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy trì chế độ toàn trị phản
dân chủ.
Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri-La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.
ww.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/07/130718_gstuonglai_sangvisit.shtml
Một nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam gồm 82 người vào ngày 19 tháng 7
vừa qua gửi cho chủ tịch Trương Tấn Sang bức thư ngỏ trước chuyến công
du Hoa Kỳ trong tuần này của ông.
Quan ngại Trung Quốc
Những người ký tên cho rằng họ là những người trĩu nặng ưu tư về vận
nước trước những diễn tiến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới.
Những diễn tiến đó khiến họ băn khoăn.
Nội dung bức thư ngỏ có ba điểm. Điểm thứ nhất nhắc lại chuyến công
du từ ngày 19 đến 21 tháng 6 vừa qua của chính ông Trương Tấn Sang đi
Trung Quốc. Trong chuyến đi đó, đã có những cam kết được đưa ra trong
Tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế cho thấy những
cam kết đó không được tôn trọng qua việc tàu thuyền ngư dân Việt Nam bị
lực lượng Trung Quốc rượt đuổi và hành hung ngay trên vùng biển lãnh hải
của Việt Nam.
Những người ký tên trong thư ngỏ nhân chuyến công du của chủ tịch
Trương Tấn sang đi Mỹ cho rằng ‘chừng nào lãnh đạo Việt Nam còn lướng
vướng trong vòng kiềm tỏa của ’16 chữ’ và ‘4 tốt’ nhằm che đậy thủ đoạn
của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ
đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân’.
Chừng nào lãnh đạo Việt Nam còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của ’16 chữ’ và ‘4 tốt’ nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luânLuật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân Tp HCM hai khóa 4 và 5, cho rằng chuyến đi Mỹ lần này của ông Trương Tấn Sang là cơ hội để ông có thể sửa lại những sai trái trong chuyến đi Trung Quốc vừa qua:
xxxxxxxxx
Lần này hy vọng ông sẽ chuộc lại, sẽ sửa chữa. Tuy nhiên, theo tôi biết đi dự bên Trung Quốc có cả tập thể chỉ đạo ông ta ‘thế này, thế kia’ thành ra ‘khó’ cho ông.
Vấn đề nhân quyền
Điểm thứ hai trong bức thư ngỏ là bối cảnh khó khăn về kinh tế của
Việt Nam khiến cho đời sống của nhiều người dân vô cùng khốn khó, hoạt
động của doanh giới bị đình đốn. Việc tham gia đàm phán Hiệp định Đối
tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, TPP, được cho là một hướng ra quan
trọng cho Việt Nam trong tình thế kinh tế yếu kém như thế.
Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ có yêu cầu Việt Nam cần phải cải thiện tình
trạng nhân quyền như là một điều kiện để đạt được mục tiêu đó.
Gần đây, chính quyền Việt Nam không những chưa thành tâm thực hiện
những cam kết về nhân quyền theo các công ước ký kết với quốc tế mà lại
còn có những biện pháp đàn áp mạnh tay hơn. Đây là một bức xúc của những
người quan tâm về tình hình đất nước như phát biểu của bà Nguyễn Nguyên
Bình, Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội và là con gái của thiếu tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh sau đây:
Chúng tôi cũng thấy rất bức xúc trước những hiện tượng vi phạm nhân quyền: bắt người trái pháp luật, rồi có những vụ xử án một là xử bỏ túi, hai là xử công khai mà không cho người dân vào xem; thế rồi lấy những lý do không chính đáng để bắt những người viết blog...
bà Nguyễn Nguyên Bình
Thực ra chúng tôi cũng thấy rất bức xúc trước những hiện tượng vi
phạm nhân quyền: bắt người trái pháp luật, rồi có những vụ xử án một là
xử bỏ túi, hai là xử công khai mà không cho người dân vào xem; thế rồi
lấy những lý do không chính đáng để bắt những người viết blog; bắt xong
rồi giam cầm họ mà nhiều việc bức xúc trong nhà tù khiến họ phải tuyệt
thực… Tất cả những điều đó cho mọi người thấy là ‘vi phạm nhân quyền’.
Ông Nguyễn Xuân Ngữ, một cựu chiến binh tham gia ký tên trong bức thư
ngỏ gửi chủ tịch Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa Kỳ lần này,
nói rõ hơn về kỳ vọng của bản thân khi ông đặt bút ký tên vào bức thư
ngỏ đó:
Nếu Việt Nam cải thiện nhân quyền tốt thì người dân Việt Nam ‘được
ăn, được nói’, được phát biểu, được quyền hội họp. Nói chung là được
làm những gì là quyền của con người, quyền sống của con người. Chúng tôi
chỉ mong nhà nước cho chúng tôi sống đúng quyền sống của con người, chứ
chúng tôi cũng chẳng đòi hỏi gì khác.
Thực tế tôi thấy Hiến Pháp, pháp luật qui định ra nhưng như trong
những bài viết tôi đã đưa lên: đối với Quận 9 và thành phố Hồ Chí Minh
được nhà nước ca ngợi’ đi đầu’ thế này thế kia, toàn điều tốt; nhưng họ
đâu có áp dụng. Họ đưa lên mặt báo một chuyện, mà họ làm lại khác. Cụ
thể hiện chúng tôi đang bị dồn vào khu gọi là ‘dồn dân để lấy đất’; tức
nhà mất, đất mất, tài sản mất. Chúng tôi kêu ‘tàn hơi, hết sức’ cả chục
năm nay mà chưa thấy nhà nước ngó ngàng gì đến. Thủ tướng, nhà nước cấp
cao đưa xuống nhưng ‘phép vua thua lệ làng’ thôi.
Thời cơ
Ngoài cơ hội ‘chuộc lại lỗi lầm’ sau chuyến đi Trung Quốc của ông chủ
tịch Trương Tấn Sang như lời của ông Lê Hiếu Đằng mà quí vị vừa nghe,
bức thư ngỏ của 82 nhân sĩ trí thức, cựu chiến binh vừa ký tên gửi cho
ông Trương Tấn Sang, thì trước hai thách thức về dã tâm bành trướng của
Trung Quốc và tình hình nhân quyền tệ hại gây cản trở cho việc hợp tác
kinh tế với phía Hoa Kỳ, chuyến đi lần này sang Mỹ là ‘thời cơ’ để ông
chủ tịch nước thể hiện bản lĩnh của người gách vác trọng trách trước Tổ
quốc và Nhân dân.
Ông Lê Hiếu Đằng nói về thời cơ mà ông chủ tịch nước có thể tận dụng nhằm đáp ứng lại mong mỏi của nhiều người:Trước hai thách thức về dã tâm bành trướng của Trung Quốc và tình hình nhân quyền tệ hại gây cản trở cho việc hợp tác kinh tế với phía Hoa Kỳ, chuyến đi lần này sang Mỹ là ‘thời cơ’ để ông chủ tịch nước thể hiện bản lĩnh của người gách vác trọng trách trước Tổ quốc và Nhân dân
Chế độ toàn trị thường là tập thể (quyết); thế nhưng nếu vị chủ
tịch có bản lĩnh có thể có tiếng nói của mình, chịu trách nhiệm về tiếng
nói của mình. Thành ra chúng tôi hy vọng chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ
suy nghĩ, cân nhắc. Tất nhiên cũng không hy vọng gì nhiều nhưng mà mình
tạo cho ông ta những suy nghĩ; để thấy một bộ phận nhân sĩ- trí thức
trong nước suy nghĩ về chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như thế
nào và hy vọng của cả dân tộc về chuyến đi này.
Bà Nguyễn Nguyên Bình cụ thể hơn về thời cơ mà chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần nắm bắt lúc này:
Cái mà quan tâm đến nhân quyền, quay về phía nhân dân vẫn là cần
thiết và nên phải làm trước; chứ còn ký với ai hay có động thái gì cần
phải theo dõi. Từ trước đến nay tôi vẫn suy nghĩ dù có quan hệ với ai,
dù có ‘chạy bốn phương, tám hướng’ đi chăng nữa, cái mà quay về với nhân
dân vẫn quan trọng nhất, dân chủ hóa xã hội vẫn quan trọng nhất để mà
giữ gìn được độc lập, tự do, chủ quyền cho đất nước.
Từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ thế và lúc nào tôi cũng mong như thế. Bức thư ngỏ kết luận với trích dẫn cảnh báo của tiền nhân Nguyễn Trãi đưa ra cách đây hơn 500 năm ‘Thời! Thời! Thực không nên lỡ’. Những người ký tên trong bức thư ngỏ cho rằng ‘ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intel-opn-lett-to-pr-sang-07222013060626.html
Suy nghĩ về chuyến đi của Chủ tịch Sang
Giáo sư Tương Lai
Gửi cho BBC từ TP HCM
Cập nhật: 08:29 GMT - thứ năm, 18 tháng 7, 2013
Sau chuyến thăm Trung Quốc thì
chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước là mối bận tâm của rất
nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước.
Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời
gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến
mới của thời cuộc trong nước và thế giới.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn "Thời! Thời! Thực không nên lỡ".
Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động.
Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong "ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các "chính khách" đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận.
Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự thay đổi.
Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù quý báu đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được.
Hiện tượng Myanmar là một ví dụ thật hấp dẫn.
Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối "mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái đầy gọi cái vơi, võng xuống thì được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động đối nội và đối ngoại.
Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến cùng, cái quyết định vẫn ở con người.
Thì chẳng thế sao? "Đại Việt Sử ký toàn thư. Kỷ
nhà Trần" có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung,
người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc dò xét tình hình: "Có thể nói
là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ
mưu tính được".
Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và
hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng:
không khuất phục, mua chuộc được đối phương thì tìm cách mà trừ đi! Bản
lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện
khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng
xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII.
Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể.
Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc
Có một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có cái lý của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đã từng được cả thế giới biết đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối Asean, mà cứ vẫn mang tâm lý "nước nhỏ" trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa đáng."Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"!"
Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số
48 triệu người, là "nước nhỏ" nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường
quốc tế thì cũng không "nhỏ" như người ta tưởng. Rồi Singapore, với
diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số
chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ
ngày tuyên bố độc lập năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển
từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ
bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc
chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính thì đến 2018
Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế
châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh.
Thế đứng của đất nước này, vì thế, đâu kém những nước diện tích lớn,
dân số đông!
Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới?
Đây là câu chuyện dài nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó.
Muốn thế, phải đặt vận mệnh của tổ quốc lên trên
hết và trước hết, thực hiện sự hòa giải và hòa hợp dân tộc, gạt bỏ
những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ đoạn
tranh giành quyền lực để đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước. Có như vậy
mới tạo nên được một thế đứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ
thuộc và tác động lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn đề có ý
nghĩa sống còn trong hoạt động đối ngoại, tránh được nguy cơ thao túng
của nước lớn.
Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái
niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc
từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"!
Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù
ngoại xâm đã giục giã nhiều thế hệ Việt Nam lên đường cứu nước, không
ngại hy sinh. Máu người không phải nước lã. Và máu đã chảy thành sông,
xương đã chất thành núi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Vì thế, quyết
không để cho mạng sống của người Việt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích
của những nước lớn với đủ thứ "nhân danh" để biến thành những quân cờ
trong cuộc chơi của họ.
Quân cờ ấy, khi cần thiết thì người ta đánh bóng
mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền
thoại để mà vui vẻ nhận lãnh những vinh quang vô ích: "Nếu lịch sử chọn
ta làm điểm tựa, Vui gì hơn làm người lính đi đầu".
Để rồi, trong "niềm vui" ấy, những núi xương,
sông máu của "người lính đi đầu" đổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho
Mao "đại nhảy vọt" và đến một ngày đẹp trời thì Chu (Ân Lai) vui vẻ bắt
tay Richard Nixon ở Thượng Hải để mặc cả trên đầu người bạn láng giềng
"núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông" về nước cờ "thí tốt,
đẩy xe", bật đèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội.
Quyền lực và Tội lỗi
Chiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không
chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết
thương hằn sâu trong lòng dân tộc khi non sông đã quy về một mối.
Thay vì làm lành vết thương, người ta lại khoét
sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục
thực thi quan điểm"đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển "
để rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo
lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm
hồn Việt, bị băng hoại. Đó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc đến.
Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi đát
thay, lại là một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày
càng hung hãn như không có điểm dừng. Cái gọi là "nhà nước pháp quyền"
được rao giảng là "của dân, do dân và vì dân" đang quay lưng lại với
dân. Cán cân công lý chao đảo trước vòng xoáy lợi ích của các nhóm quyền
lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. Đó là lý do giục giã những
"bàn chân nổi giận" của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí
thức rầm rập xuống đường bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp và sự xuyên tạc,
lừa mị.
Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lý khủng
khiếp vận hành trong xã hội từng được trí tuệ loài người đúc kết :
"Quyền lực thúc đẩy việc mở rộng vô hạn độ quyền lực, và hầu như không
có điểm dừng. Nhưng "quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực
tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối” (Power tends to corrupt and
absolute power corrupts absolutely)."Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân?"
Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện "quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối " ấy.
Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người,
cho dù là cần thiết đi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da
để mong đẩy lùi căn bệnh đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Cho nên, nỗi
bức xúc lớn đang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế để lập
lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu,
vùng xa.
Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.
Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng phình to.Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và của cả đông đảo đảng viên của Đảng.
Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước trong hoạt động đối ngoại.
Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật
rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược
với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đã công nhận Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, đã ký cam kết tuân thủ Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại?
Cái chuyện nhân danh "đặc thù" của mỗi nước về
văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế
giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực
thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một
cách công khai và lành mạnh, chính là đòi hỏi của sự phát triển, tăng
cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể
là một sự áp đặt.
Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm
Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào
quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ý kiến toàn
dân về sửa đổi Hiến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành,
thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đã bị lãng phí một cách vô
ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72)
góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống động.
Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử
của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng định: "Tôi cho rằng điều kiện hiện nay
cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và
ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”,
hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì
được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin
tưởng” [tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ] mà thực sự
không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay
không được đụng tới".
Không được đụng tới vì chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc.
Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của
người giữ vai trò nguyên thủ của đất nước Trung Hoa thì rất đáng phải
suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó
đang nuôi dưỡng ảo mộng "đi với Trung Quốc thì bảo vệ được đảng, giữ
được chế độ XHCN"!
Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung
Quốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn
gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng
cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo
đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số
giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục
tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đã cho thấy Trung Quốc
đang trên đà suy thoái khó lòng cứu vãn.
Như vậy, vội vã hớp lấy "liệu pháp giữ nguyên"
của Trung Quốc, để rồi "thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế
chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới", chính là ngăn chặn
sự phát triển của đất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới
để "ông bạn láng giềng"dễ bề thao túng chứ không có gì khác.
Đây là ý đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.
Nếu tìm được người cùng hội cùng thuyền, cùng
chung cái gọi là "ý thức hệ" thì "dễ mưu tính" như cách Ô Mã Nhi xưa kia
mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém, lại phải
đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc
ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường
huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.
Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc
cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn
theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.
Sinh lộ duy nhất: Dân chủ
Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực thi dân chủ hóa, định hình một mô hình phát triển,sẽ tạo ra một nội lực hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm phá sản thủ đoạn "bất chiến tự nhiên thành" trong mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện điều này."Chỉ có thể tạo được thế đứng khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. "
Giáo sư Tương Lai
Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri-La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.
Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn
cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình
lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế.
Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực
Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.
Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam
thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa
bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng.
Chẳng thế mà Trung Quốc đã không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam
thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam
đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân
thiện và bình đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta
đã từng thực hiện việc "giải Hán hóa" một cách khôn ngoan để gìn giữ bản
sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, "cuộc
đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong
kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...". Trong cuộc đấu tranh ấy, "tìm về
dân tộc" và "thân dân" là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc
"giải Hán hóa", và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc
để đến với thế giới văn minh, tiến bộ.
Vì thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách
diễn đạt thôi) của Lê Quý Đôn trong "Quần thư khảo biện" nhằm thâu tóm
những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên đây nhân chuyến công du sắp tới
của ông Chủ tịch Nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý Đôn đã viết:
"Kinh Dịch nói: Biến động trong thiên hạ chính
đáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ 'một'. Lấy chữ 'một' ấy mà
xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời
xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như
bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy"!
Chữ "một" đây chính là “DÂN CHỦ”.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
Chủ tịch Sang thăm Mỹ - báo chí nói gì?
Cập nhật: 11:52 GMT - thứ sáu, 19 tháng 7, 2013
...Dù Hoa Kỳ đã trở lại với kế hoạch liên kết khu vực từ khi ông Obama lên cầm quyền, Việt Nam không chỉ dựa vào Mỹ và ASEAN để giúp mình cân bằng lại quan hệ với Trung Quốc.
Một ví dụ là Việt Nam đã tích cực lôi kéo Ấn Độ vào dự án khai thác năng lượng ở Biển Nam Trung Hoa. Chỉ tuần này, Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã đến Dehli, gặp người tương nhiệm Salman Khurshid.
Trong cuộc gặp, ông Minh nhấn mạnh
Ấn Độ có quyền tham gia khai thác năng lượng ở vùng biển có
tranh chấp vì đó là điểm nằm bên trong Khu vực Đặc quyền Kinh
tế (EEZ) của Việt Nam.
Hà Nội cũng tăng cường quan hệ
với Tokyo vốn cũng đang là bên có tranh chấp lãnh hải ở vùng
biển Hoa Đông [với Trung Quốc]... Hôm thứ Tư (10/7), Nhật Bản và
Việt Nam vừa nêu lại cam kết tăng cường quan hệ quân sự, theo sau
chuyến thăm Tokyo của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam trong tháng
4.
Mới tháng trước, Bộ trưởng Kinh
tế, Thương mại và Công nghiệp Toshimitsu Motegi đến thăm Việt Nam
và hứa sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế. Hai nước cũng tuyên bố
năm 2013 là năm Hữu nghị Việt – Nhật.
Cuối cùng, Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy quan hệ quốc phòng đã lâu năm với Nga.
Năm 2009, Moscow và Hà Nội ký hợp
đồng bán cho Việt Nam sáu chiếc tàu ngầm, trị giá cả thẩy 3,2
tỷ USD... Hai chiếc tàu ngầm sẽ được trao cho Việt Nam vào
tháng 9 này...
Bình luận được đăng trên trang Bấm
The Diplomat.com
w.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130719_us_vn_pre_visit_media.shtml
Trần Minh Thông
Ngoại trưởng John Kerry được dẫn lời nói quá trình bình thường hóa khá "chông gai".
Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, bình luận:
"Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên."
"Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ."
Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.
Tác giả cũng nhận xét việc ký kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama vì chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đã tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.
Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đã tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.
Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là "quái dị" và bình luận thêm:
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ
xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm"
sang châu Á.
"Và vì những lý do khác nữa, Obama đang nóng lòng kết thúc TPP, "trụ" kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái Bình Dương."
Tác giả cũng nhận xét "đối tác toàn diện" mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được "định nghĩa mơ hồ" trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp hòa bình trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.
Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:
"Do lời mời của ông Obama đã dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược," ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.
"Hai nhà lãnh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa."
"Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đòi ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.
"Điều này có thể dẫn tới việc sa thải nhân viên hoặc tệ hơn.
"Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.
"Dẫu sao thì những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn."
The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số "tù nhân chính trị có tiếng" trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đã "lắng nghe" than phiền của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).
Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoãn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.
Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay ký một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt - Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đã quyết định "vuốt ve" thay vì khiêu khích Hà Nội.
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130730_the_economist_chuyen_di_cua_ong_sang.shtml
Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật?
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 14:43 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Người phiên dịch của Tổng thống Obama
đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt
Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ
tịch Trương Tấn Sang.
Nguyên văn lời ông Obama nói là:
"Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng
và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác
toàn diện giữa hai nước.
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."
Trong khi đó người phiên dịch thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
Những lời dịch này đã xuất hiện trong video chính thức của Nhà Trắng trên Bấm
YouTube.
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.
Ông nói: "Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp
tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển phát
sinh ra thời gian qua ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á -
Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam
làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được
các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình
và công bằng.
Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."
Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
So với phiên dịch của ông Obama, phiên dịch của ông Trương Tấn Sang truyền đạt sát ý hơn khi dịch sang tiếng Anh.
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."
Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.
Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."
Trong khi đó người phiên dịch thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
"[T]ừng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước."
Tổng thống Barack Obama
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.
'Vấn đề hàng hải'
Một ý quan trọng khác của ông Obama là giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa và người dịch hoàn toàn bỏ qua.Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."
Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
"Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Tổng thống Barack Obama
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."
Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.
Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.
- 29 tháng bảy 2013 - 6:42 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_video_cuoc_gap_obama_sang.shtml
Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'
Cập nhật: 15:06 GMT - thứ ba, 30 tháng 7, 2013
Tạp chí nổi tiếng của
Anh, The Economist, có bài nhận định về kết quả chuyến thăm Mỹ của Chủ
tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, dẫn lời chuyên gia nói chuyến đi Mỹ của
ông Sang hơi giống 'pháo xịt' dù Hoa Kỳ đang 'vuốt ve' thay vì 'khiêu
khích' Hà Nội.
Mở đầu bài viết về quan hệ Việt Mỹ với tựa 'All
aboard?' (tạm dịch 'Cùng chuyến tàu?'), The Economist nhắc lại rằng hai
bên chỉ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai thập niên sau hình ảnh
biểu tượng của những chiếc trực thăng Mỹ tháo lui từ nóc Đại sứ quán
Hoa Kỳ ở Sài Gòn.Ngoại trưởng John Kerry được dẫn lời nói quá trình bình thường hóa khá "chông gai".
Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, bình luận:
"Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên."
"Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ."
Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.
Tác giả cũng nhận xét việc ký kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama vì chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đã tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.
Hơi giống 'pháo xịt' '
The Economist nhắc lại rằng số người bị Việt Nam đã bỏ tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" hay "âm mưu lật đổ chính quyền" trong nửa đầu năm 2013 đã bằng cả tổng số của năm 2012.Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đã tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.
Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là "quái dị" và bình luận thêm:
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á."
"Và vì những lý do khác nữa, Obama đang nóng lòng kết thúc TPP, "trụ" kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái Bình Dương."
Tác giả cũng nhận xét "đối tác toàn diện" mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được "định nghĩa mơ hồ" trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp hòa bình trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.
Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:
"Do lời mời của ông Obama đã dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược," ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.
"Hai nhà lãnh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa."
'Vuốt ve' Hà Nội
The Economist nói mặc dù TPP có thể giúp đẩy nhanh tiến độ cải cách đất đai và các doanh nghiệp quốc doanh, hiện chưa có gì chắc chắn là Việt Nam sẽ thông qua TPP:"Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đòi ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.
"Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.
"Dẫu sao thì những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn."
The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số "tù nhân chính trị có tiếng" trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đã "lắng nghe" than phiền của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).
Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoãn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.
Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay ký một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt - Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đã quyết định "vuốt ve" thay vì khiêu khích Hà Nội.
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130730_the_economist_chuyen_di_cua_ong_sang.shtml
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
DanLamBao Podcast
Sự bắt đầu của Tư Sang
Như Nguyên (Danlambao)
- Qua hai chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một là sang
nước “đồng chí anh em”, hai là sang một nước ”cựu thù”, hai nơi đến là
hai quan hệ đối nghịch nhau về chính trị, thế mà những gì thể hiện trên
gương mặt của Chủ tịch nước lại cho thấy điều ngược lại với hai mối
quan hệ trên. Có phải ông Tư Sang đã nhận ra chân lý?
Xây dựng một đất nước không thể nào chỉ dựa dẫm vào một nước khác, nhưng
tạo những mối quan hệ hợp tác với nhiều nước là chuyện phải có và điều
vô cùng quan trọng là phải nhận ra ai là kẻ thù và là mối nguy của dân
tộc. Trong những năm qua vì quá chú trọng vào sự tồn tại của đảng csvn,
cũng như lo bảo vệ quyền lợi cho thiểu số đảng viên, được che đậy dưới
cụm từ “quyền lợi giai cấp vô sản”, đảng cộng sản VN đã lờ đi mối nguy
của dân tộc và đã dọn đường cho TQ gặm nhấm từ từ từng tấc đất của tổ
tiên để lại. Nguy hiểm hơn nữa là để TQ tự do thải những chất độc hại
sang nước ta để giết từ từ người dân mình. Đã đến lúc vất tổ chức đảng
csvn vào sọt rác nếu còn tung hô “16 chữ vàng và 4 chữ tốt”.
Sự quay đầu về với dân tộc đúng lúc có thể cứu được mối nguy, nếu chậm
trễ có thể trở thành một tội đồ của dân tộc. Đây là thời điểm quyết định
để ông Sang chọn lựa. Những gì mà ông Sang đã phát biểu tại Viện nghiên
cứu chiến lược quốc tế MỸ (CSIS), đặc biệt là nói về đường lưỡi bò của
TQ, có thể coi như là sự khởi đầu cho đường quay về với dân tộc của ông
Sang.
Hiện nay trong lực lượng công an và quân đội VN có không ít người đã coi
TQ là tổ quốc của mình và sẵn sàng điên cuồng làm theo mọi chỉ thị của
TQ nhằm tạo thành tích để kiếm một chức chủ tịch tỉnh, huyện bù nhìn
trong tương lai. Để đối phó với những thành phần này ông Sang cấn phải
hợp sức với ai?
Hiện nay, trong bộ chính trị 3D là người có quyền và có nhiều tiền nhất.
Tài sản của 3D và các đồng chí của ông ta chắc chắn sẽ bị tiêu tan nếu
đất nước này về tay TQ. Hơn nữa đối với các đảng viên cao cấp, tổ chức
đảng csvn chẳng qua là một phương tiện để làm giàu, nên không có gì khó
khăn để từ bỏ nó nếu việc này giữ được khối tài sản đồ sộ của họ. Vì vậy
hợp tác với 3D và các đồng chí của ông ta là thượng sách với ông Sang.
Việc làm cấp bách hiện nay là ông Sang nên trao đổi với 3D cho quân đội
Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh. Sự hiện của hải quân Mỹ tại Cam Ranh là một
biện pháp hữu hiệu ngăn chặn TQ cướp tiếp đảo Trường Sa và từ từ ta sẽ
lấy lại Hoàng Sa. Mặt khác ngoại tệ mà ta thu được từ tiền thuê cảng và
các dịch vụ kèm theo sẽ góp phần trang bị những vũ khí cần thiết cho
công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Nếu nhà nước một lòng vì nước vì dân thì sự đóng góp của lực lượng Việt
kiều cũng sẽ là một yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc (có thể giao cho Việt kiều nhiệm vụ tái chiếm Hoàng Sa bằng nỗ
lực pháp lý quốc tế).
Sài Gòn ngày 28-07-2013
Chủ tịch Sang đá đểu Tập Cận Bình sau khi bắt tay với chính phủ Obama?
Nhật Minh (Danlambao) - Thế
giới đang bất ngờ với cú bắt tay của tổng thống Obama đối với chủ tịch
Sang. Sau cú bắt tay đó, quan hệ Việt - Mỹ được nâng lên tầm: “Đối tác toàn diện”.
Đây là lần đầu tiên quan hệ giữa cộng sản Việt Nam (csvn) và (cựu thù +
thế lực thù địch + diễn tiến hoà bình) Hoa Kỳ được đặt lên một tầm cao
mới. Đặc biệt hơn, tại cuộc nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), chủ
tịch Sang đã bác bỏ yêu sách đường “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc
trên biển Đông, hòng đá đểu Tập Cận Bình (?) ngay sau cú bắt tay với
Tổng thống Barack Obama. [1]
I. Sự chuẩn bị cho cú bắt tay của chủ tịch Sang và tổng thống Barack Obama
Để có được cuộc gặp gỡ chiến lược vào ngày 26.7.2013, cả chủ tịch Trương
Tấn Sang và tổng thống Brack Obama đã chuẩn bị từ trước, chúng ta cùng
điểm lại những sự chuẩn bị đó:
- Quay trở về năm 2011, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) diễn ra tại Hawaii (Mỹ). Trong
kỳ hội nghị đó, chủ tịch sang đã gặp gỡ cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton, và có cái bắt tay xã giao với tổng thống Brack Obama. Không ai
trong chúng ta biết được những gì xảy ra đằng sau cú bắt tay tại hội
nghị Apec 2011. [2] Và đây là cú bắt tay đầu tiên của chủ tịch Sang với tổng thống Brack Obama.
Cú bắt tay đầu tiên của Tổng thống Barack Obama
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011
- Vào sáng 21.4.2013, Hoa Kỳ cho chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn
đường USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa
Kỳ cập cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và có các
hoạt động trao đổi với Hải quân Việt Nam trong 5 ngày [3]. Cũng
vào thời gian đó hải quân "cựu thù" thăm viếng, ngư dân Việt Nam thường
xuyên bị tàu quân sự của các đồng chí 16 vàng 4 tốt Trung Quốc bắn ngoài
biển Đông.
- Ngày 28.5.2013, chỉ một tuần sau đó, Việt Nam lại thoát khỏi danh sách
CPC (danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo -
Countries of particular concern), khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu những
chuyển biến “tích cực” về tự do tôn giáo [4]. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ
rất khó nói chuyện khi tiếp một nguyên thủ một quốc gia độc tài đang
nằm trong danh sách CPC để hợp tác toàn diện. Và như vậy, phải chăng
chính phủ đã chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ chiến lược với ông Trương Tấn Sang
vào ngày 26.7.2013
- Bất ngờ hơn, ngày 11.7.2013, Nhà Trắng đăng bản tin chính thức lời mời
chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ tổng thống Obma tại Nhà Trắng vào ngày
25.7.2013 [5], dù trước đó ngày 19.6.2013, chủ tịch Sang đã đi sứ
ở Bắc Kinh và ký kết bản tuyên bố chung Việt - Trung. Và tình trạng vi
phạm nhân quyền tại Việt Nam rất tồi tệ.
- Ngay sau khi có lời mời chính thức của Nhà Trắng, trên kênh BBC của
Anh (một đối tác quân sự của Mỹ) bất mở một loạt chương trình TV về Việt
Nam trước khi chủ tịch Trương Tấn Sang có mặt Washington. Động thái này
có thể được xem là để mở cánh cửa thuận lợi cho chủ tịch Sang bước vào
Nhà Trắng. [6]
- Càng bất ngờ, trong cuộc gặp gỡ chủ tịch Sang, chính phủ Hoa Kỳ quyết định nâng tầm quan hệ “đối tác toàn diện” đối với nhà cầm quyền Hà Nội, thậm chí tổng thống Obama còn hứa sẽ thăm Việt Nam trước khi chấm dứt nhiệm kỳ của mình. [7]
II. Trương Tấn Sang mang theo Điếu Cày để đối thoại với chính phủ Obama?
Với hiện trạng kinh tế VN đang xuống dốc, nhà cầm quyền Hà Nội đã nhiều
lần nhòm ngó tới hiệp định TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement). Tuy nhiên điều kiện để trở thành thành viên chính thức, VN
cần phải thay đổi, đặc biệt là tình trạng nhân quyền. Nhưng với thực
trạng nhân quyền tại Việt Nam bị vi phạm trầm trọng, chủ tịch Sang không
thể chứng minh rằng csvn có tiến bộ trong vấn đề cải thiện nhân quyền.
Vậy chủ tịch Sang mang theo thứ gì để chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện?
- Để chuẩn bị hành trang là blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang đã thăng chức cho 3 thứ trưởng bộ công an [8] phải chăng với điều kiện: “bộ công an phải ép Blogger Điếu Cày nhận tội”?
(Chiêu bài nhận tội thường được dùng nhưng với trường hợp đặc biệt, gần
đây là trường hợp của blogger Paulus Lê Sơn, họ đã bẽ gãy bằng chứng
của RFS). Bởi sau phiên sơ thẩm xét xử blogger Điếu Cày, bộ ngoại giao
Hoa Kỳ đã ra tuyên bố về phiên tòa xét xử:
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về tin Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh đã kết tội và kết án blogger Điếu Cày 12 năm tù giam cho việc ông
bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa. Cách chính phủ xử
lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo
Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều
khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận
và xét xử theo đúng trình tự pháp lý.
Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger
Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần là những thành viên đồng hành của Điếu
Cày trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Như Tổng thống Obama đã nói về Ngày
Tự do Báo chí Thế giới, chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ thực hiện
các bước cần thiết để tạo ra xã hội mà ở đó các nhà báo độc lập có thể
hoạt động tự do và không sợ hãi.” [9]
Không có lý do nào để đối thoại với chính phủ Hoa Kỳ khi phớt lờ tuyên
bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và đây chính là nguyên nhân để bộ Công an
và cán bộ trại 6 Thanh Chương - Nghệ An, quyết tâm ép anh Điếu Cày ký
vào bản nhận tội. Tuy nhiên anh Điếu Cày nhất quyết không nhận tội và
anh quyết định tuyệt thực để phản đối. Chính vì hành động của anh Điếu
Cày đã buộc cán bộ trại 6, Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An từ chối gặp gỡ gia
đình chị Tân. Điều này đã buộc gia đình chị Tân phải tới tận cổng Tổng
cục 8 để yêu cầu giải quyết. Lúc này Bộ Công an mới chịu nhận đơn, nhưng
họ vẫn giữ thái độ chây lỳ, hòng kéo dài thời gian đến lúc kết thúc
chuyến đi Mỹ của chủ tịch Sang. Đây là chiêu bài mà cộng sản Việt Nam
thường dùng mỗi khi có lãnh đạo đi ngoại giao (Lần này hoãn phiên tòa
xét xử Ls. Lê Quốc Quân với cáo buộc trốn thuế) [10].
Tuy nhiên, chỉ với blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang khó có thể thuyết
phục chính phủ Hoa Kỳ, vì vậy, chủ tịch Sang và đàn em buộc phải hứa sẽ
cải thiện vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sau chuyến thăm tổng thống
Obama. Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên, khi nhà cầm quyền Hà Nội nới
lỏng vấn đề nhân quyền cho tới lúc họ chính thức trở thành thành viên
của TTP, hòng chơi tiếp trò “hứa lèo” như lần gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, vụ việc Việt Nam thoát khỏi danh sách CPC, lần này ông Sang mang theo mục sư Đinh Thiên Tứ (ảnh bên) để khẳng định VN không nằm trong danh sách CPC, một con bài của chủ tịch Sang trong chuyến viếng thăm Wasgington. [11]
III. Trương Tấn Sang đá đít Tập Cận Bình? Và tiếp tục chơi trò “bắt cá hai tay”
Như chúng ta đã biết, tất cả các lãnh đạo cộng sản đều phải qua Tàu để đi sứ, và chủ tịch Sang cũng không phải ngoại lệ.
Ngày
19.6.2013, chủ tịch Sang lên đường đi sứ Bắc Kinh theo lời mời của chủ
tịch Tập Cận Bình. Trong chuyến viếng thăm đó, chủ tịch Sang cúi sập mặt
(ảnh bên) trước toán lễ nghi của quân đội Trung Quốc. Thậm chí
ông còn ký bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc với hơn 29 lần nhất
trí [12], chủ tịch Sang chấp nhận tất cả các yêu sách của Tập Cận
Bình và đảng cộng sản Trung Quốc. Dường như chủ tịch Sang chỉ biết gật
gù cho qua chuyện mặc cho những người yêu nước lên án cái hèn của ông đi
sứ ở Tàu.
Nhưng, mọi chuyện thay đổi 180 độ. Ngay sau khi nhận được sự ủng hộ từ
chính phủ Hoa Kỳ bằng việc nâng cấp tầm quan hệ ngoại giao, giúp cộng
sản Việt Nam trong vấn đề gia nhập TTP vào cuối năm nay và sẽ sang thăm
VN trong thời gian đương nhiệm, ngay lập tức chủ tịch Sang quay qua đá
đít Tập Cận Bình và cộng sản Trung Quốc bằng cuộc nói chuyện tại Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and
International Studies - CSIS), có trụ sở tại Washington. Thông thường
lãnh đạo VN không dám mở miệng trước các cơ quan quan truyền thông quốc
tế về vấn đề biển Đông - điều được xem như là điều tối kỵ nhất của các
lãnh đạo khi đi ngoại giao. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố bác
bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của
Trung Quốc trên Biển Đông, ông nói:
“Chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý hay khoa học nào đối
với một đòi hỏi như thế và như vậy chủ trương của Việt Nam bác bỏ đòi
hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là hợp lý”. [13]
Tuy nhiên, chủ tịch Sang vẫn là kẻ đi nước đôi, bởi khi được hỏi về vấn
đề VN có kết hợp với Philippines trên vấn đề tranh chấp biển Đông không?
Chủ tịch Sang liền từ chối trả lời ngay.
Và không quên lấy lòng chỉnh phủ Hoa Kỳ bằng câu nói:
“Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng
tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng
như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển
Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế,
DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi
cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan
tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói
riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương” [14]
Với thái độ nửa vời, bắt cá hai của chủ tịch Sang và CSVN: Vừa muốn tiền
của Trung Quốc vừa muốn gia nhập TTP và nhận tiền từ Mỹ. Vậy nên tình
hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ khó có thể cải thiện như trường hợp của
Miến Điện.
IV. Kết luận
Bất chấp mọi thủ đoạn (kể cả việc đem anh Điếu Cày làm tốt), chủ tịch
Sang quyết tâm dành được cú bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ. Điều này càng
chứng tỏ sự trơ trẽn của đảng cộng sản Việt Nam. Một mặt chấp nhận mọi
yêu sách của Trung Quốc, mặt khác bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ để nâng
tầm quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, chủ tịch Sang cũng không quên
đá đểu Tập Cận Bình ngay sau cú bắt tay với tổng thống Barack Obama.
Và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng không cải thiện được là bao,
bởi chủ tịch Sang và csvn chỉ muốn kiếm chác qua chuyến thăm Nhà Trắng,
chứ không phải họ có thiện chí trong vấn đề cải thiện nhân quyền tại
Việt Nam.
Để kết bài, tôi xin nhắc lại câu nói của cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu để chúng ta đừng trông chờ vào những người cộng sản, mà hãy tự
mình giành lấy quyền tự do:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!”
Và sau chuyến đi Mỹ trở về, chủ tịch Sang và csvn sẽ làm gì đối với
trường hợp anh Điếu Cày nói riêng và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam,
chúng ta cùng chờ xem. Chính phủ Hoa Kỳ nên cẩn trọng với những lời hứa
lèo của lãnh đạo csvn, kẻo trở thành kẻ tiếp tay cho tội ác tại VN.
Nhật Minh
_______________________________
Chú thích:
[13]. Như [1]
[14]. Như [12]
Sau chuyến đi Mỹ với chủ tịch nước mục sư Y Ky Ê Ban nói gì?
Hải Huỳnh (Danlambao) - Chuyến
đi Mỹ vừa qua của ông chủ tịch nước đã được truyền thông lề dân soi
từng cử chỉ và hành động. Chúng tôi liên lạc với mục sư Tin Lành là mục
sư Y Ky Ê Ban để hỏi thêm về chuyến đi. Từ Buôn Ma Thuột mục sư Y Ky Ê
Ban cho chúng tôi biết như sau:
Ngày 21.7 là ngày cả đoàn tháp tùng với chủ tịch nước tập trung về Hà
Nội. Ngày 22.7 thì đoàn lo visa đi Mỹ. Ngày 23.7 lúc 10 giờ sáng thì bắt
đầu rời Hà Nội bằng chuyên cơ riêng của chủ tịch nước. Từ Hà Nội đi
thẳng đến Alaska là 10 tiếng đồng hồ và dừng chân tại đây 2 tiếng sau đó
bay tiếp về Washington DC là 6 tiếng nữa.
Cùng tháp tùng với chủ tịch nước khoảng 200 người đầy chuyên cơ.
Đoàn tôn giáo chỉ cỏ có 5 người là 2 mục sư Tin lành và 3 hòa thượng của giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Ngày 28.7 lúc sáng sớm thì máy bay đã đáp xuống Hà Nội và sau đó thì mục sư Y Ky Ê Ban về Buôn Ma Thuột ngay trong ngày 28.7
Đoàn chức sắc tôn giáo tháp tùng chủ tịch nước đi Mỹ thì chỉ có 1 mục sư
Đinh Thiên Tứ ở lại Mỹ thăm thân nhân còn 3 vị hòa thượng và mục sư Y
Ky Ê Ban là quay về Việt Nam cùng với chủ tịch nước.
Trong suốt chuyến đi thì mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là chủ tịch nước rất
quan tâm các chức sắc tôn giáo. Ông chủ tịch nước có đến bắt tay các
chức sắc tôn giáo và thăm hỏi về vấn đề ăn uống ngủ nghĩ khoảng 4 lần
như vậy trong suốt chuyến đi.
Khi ra Hà Nội họp chờ đợi 2 ngày thì ông không được người ta định hướng
dặn dò cái gì. Ông vẫn liên lạc bằng điện thoại với gia đình và cho đến
ngày máy bay cất cánh. Khi đến Mỹ thì điện thoại không dùng được.
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là trong suốt chuyến đi ông và các chức sắc
tôn giáo khác không có cuộc tiếp xúc hay trao đổi gì với người Mỹ hay
các quan chức của Mỹ.
Theo mục sư Y Ky Ê Ban thì chỉ có các nhà báo Việt Nam phỏng vấn ông và
các chức sắc tôn giáo. Mục sư Y Ky Ê Ban cũng nói rõ là đây là các nhà
báo từ trong nước đi cùng và một số nhà báo Việt Nam đang làm nhiệm vụ
của nhà nước Việt Nam ở Mỹ phỏng vấn mà thôi.
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là đoàn tôn giáo hoàn toàn không vào gặp mặt tổng thống Mỹ trong tòa Nhà Trắng.
Chúng tôi hỏi là ông có gặp các mục sư người sắc tộc đang ở Mỹ không thì
ông cho biết là không gặp ai. Theo ông là họ ở thành phố khác còn ông
thì chỉ quanh quẩn trong khách sạn chứ không có ra ngoài tiếp xúc ai.
Chúng tôi hỏi ông là có gặp người Việt Nam nào không thì ông cho biết là
gặp một số người ở sân bay và trong khách sạn nhưng ông không biết tên
của họ. Ông hoàn toàn không biết gì về chuyện bà con Việt Kiều đi biểu
tình chống đoàn nhà nước Việt Nam.
Chúng tôi hỏi là trong khách sạn ông có gặp phụ nữ nào từ Bình Dương cầm
biểu ngữ biểu tình đòi đất hay không thì mục sư nói là hình như bà ta
là người Miên lai Tàu gì gì đó nhưng vấn đề của bà ta thì mục sư Y Ky Ê
Ban không tiếp xúc nên không biết.
Đánh giá về chuyến đi thì mục sư Y Ky Ê ban cho là “thành công tốt
đẹp về mọi phương diện kể cả tôn giáo thì ở Việt Nam có tự do tín ngưỡng
và người theo đạo Tin lành sau năm 1975 nhiều hơn dưới chế độ cũ”.
Trong bài phỏng vấn của phóng viên Lê Vũ (Vietweekly) phỏng vấn 3 vị
chức sắc tôn giáo ngay trong khách sạn họ trú thì ông Lê Vũ có hỏi mục
sư Y Ky Ê Ban là: “Xin mục sư đánh giá các buổi trao đổi với các quan
chức nước ngoài về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mấy ngày qua” thì mục
sư Y Ky Ê Ban trả lời rằng: “Mấy ngày qua tôi chưa hề tiếp xúc hay trả
lời phỏng vấn báo đài nào, đây là lần đâu tiên tôi tham gia phỏng vấn
trong suốt chuyến đi”.
Chúng tôi hỏi sau cuốc phỏng vấn này thì ông có tiếp xúc với ai nữa
không thì mục sư Y Ky Ê Ban cho hay là ông không có tiếp xúc hay trả lời
phỏng vấn nào nữa cả.
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là vì chuẩn bị tổ chức hôn lễ cho hai thanh
niên trong Hội Thánh nên xin ngừng buổi nói chuyện hôm nay. Chúng tôi
cám ơn ông vì buổi trò chuyện cũng như những thông tin từ chuyến đi Mỹ
của ông.
Ngày 30.7.2013
Hải Huỳnh
LienLacDanLamBao@GMail.com
Chuyến công du của Chủ tịch Nước của Việt Nam sang Hoa Kỳ
được những ý kiến trong và ngoài nước nhận xét khá khác biệt, khác
biệt ngay cả giữa những ý kiến từ bên ngoài Việt Nam. GS Nguyễn Mạnh
Hùng trả lời cuộc phỏng vấn của Việt-Long, nói lên nhận định của một
chuyên gia trong lãnh vực bang giao quốc tế. GS dạy môn bang giao quốc
tế tại đại học George Mason ở Virginia, Hoa Kỳ.
Còn lần này thì thông cáo chung có nói đến vấn đề nhân quyền. Có nhấN mạnh rằng vấn đề nhân quyền rất quan trọng.
Cuộc gặp ở Washington này lại chỉ
diễn ra sau cuộc gặp tại Bắc Kinh, và sau khi nguyên thủ hai cường
quốc của hành tinh đã có tiếp xúc ở California vào đầu tháng
Sáu.
Trong bối cảnh đó, liệu có một nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đủ dũng khí để đứng ra tuyên bố sẽ ngả hẳn về phương Bắc hay sang phương Tây?
Một trong những hiện tồn nặng nề nhất ở Việt Nam
là chủ đề “nhân quyền và dân chủ” mà người Mỹ chắc chắn sẽ đặt ra đối
với nhà nước cựu thù vào lần gặp gỡ sắp diễn ra.
Quá khứ đã có thể dễ dàng gác lại, và càng có nhiều lý do để bỏ qua vào thời điểm “nhạy cảm” này, nhưng làm thế nào để những người Việt rời Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, và trên hết là những người bất đồng chính kiến đang hiện hữu tại Việt Nam, có thể chia sẻ với chính đảng cầm quyền về hệ lụy mà phương Tây luôn căn vặn: đàn áp nhân quyền?
Ngay sau khi cuộc đàm phán nhân quyền Việt – Mỹ kết thúc tại Hà Nội, trưởng phái đoàn là Dan Baer đã không làm cách nào tiếp xúc được với những nhà hoạt động nhân quyền là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài. Cuộc gặp duy nhất mà Dan Baer đạt được chỉ là với linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù chế độ. Cha Lý lại là một con chiên nổi tiếng bất đắc dĩ với hình ảnh bị những người không mặc sắc phục bịt miệng tại tòa án.
Hình như Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng đối thoại về nhân quyền, dù một số quan chức đã hé mở tâm trạng riêng tư của họ với ngành ngoại giao Cộng đồng châu Âu “hãy cho chúng tôi thêm thời gian”.
Song nếu thời gian đã được chứng nghiệm ở
Myanmar với những cam kết đã biến thành hiện thực của Tổng thống Thein
Sein bằng vào lệnh thả hàng trăm tù chính trị trong hai năm 2011, 2012
và sẽ thả hết trong năm 2013, thì ở Việt Nam lại chưa hiện ra một tinh
thần tự nguyện nào.
Vậy làm sao có thể hy vọng vào một kịch bản tốt đẹp, hoặc tương đối tốt đẹp, trong cuộc gặp Obama - Sang vào lần này, khi nhân quyền và dân chủ lại là đối trọng mà người Mỹ đang đặt ra như một điều kiện cần?
Chỉ có thể nghĩ đến một kịch bản khá trung dung, thậm chí rất bình thường – kịch bản thứ tư – với xác suất xảy ra lớn nhất.
Tức sẽ không có một thỏa thuận nào gây ấn tượng, dù chỉ là thỏa thuận khung, về các vấn đề TPP, an ninh khu vực biển Đông và đối tác chiến lược toàn diện. Thay vào đó, sẽ chỉ là những lời hứa hẹn trên bàn ngoại giao – một loại quỹ ngôn từ không hề thiếu thốn nếu các nhà ngoại giao thấy chưa cần thiết phải làm đầy đặn hơn nữa.
Một hệ quả hầu như chắc chắn là cho dù không xảy
ra kịch bản tiêu cực cho cuộc hội kiến Obama – Sang, nhưng không phải
vì thế mà mọi điều khoản của TPP đều dễ dàng thuận thảo.
Giáo sư Dalpino, hiện là Giám đốc
chương trình Chất độc Da cam ở Việt Nam của Viện Aspen, cũng từng là
chuyên gia nghiên cứu của Viện Brookings và chuyên về an ninh Đông Nam
Á.
Bà cũng là tác giả của ba cuốn sách về chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á cũng như có bài đóng góp cho nhiều sách, báo khác nhau.
Trong chuyến thăm tới Nhà Trắng lần này, Chủ tịch Việt Nam dự định sẽ kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Được hãng tin Mỹ AP hỏi qua email về lệnh cấm, ông Trương Tấn Sang nói “nay là lúc để bình thường hóa đầy đủ quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực”.
Chủ tịch Việt Nam nói thêm với AP rằng có khác biệt giữa Washington và Hà Nội về nhân quyền, nhưng điều này “hoàn toàn bình thường”.
RFA – 2013-07-31
Trước khi đi vào nhận định mục tiêu chuyến Mỹ du của ông Trương Tấn
Sang chúng ta nhận định về hiện tình của đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội tình ĐCSVN hiện nay
Đảng CSVN hiện nay đang lâm vào thế đấu đá tranh giành quyền lực giữa ba nhóm thế lực: một của ông Nguyễn Tấn Dũng, một của ông Nguyễn phú Trọng và một của ông Trương Tấn Sang.
Ba nhóm quyền lực này hình thành thế “chân vạc” trong đảng CSVN. Nhưng cả ba nhóm quyền lực này đang lâm vào thế tranh giành để độc chiếm quyền lực. Thay vì tạo sự ổn định, họ luôn luôn có xu hướng muốn thay đổi thực trạng quyền lực. Đây là điều rất thường xảy ra ở các chế độ Cộng sản, nhất là tại Trung cộng hậu Mao trạch Đông và Đặng tiểu Bình, hay ở Việt Nam hiện nay. Vì trong số những lãnh đạo đảng CSVN, không có nhân vật nào đủ uy tín độc tôn và sự hậu thuẫn của quốc tế Cộng sản cũng không còn để xác lập một trật tự ổn định như trong thời của Hồ chí Minh hay Lê Duẩn.
Nhưng phải xác định rõ là những cuộc đấu đá này mang tính tranh giành quyền lực chứ không phải do bất đồng chính kiến. Cho nên dù mâu thuẫn giữa các phe nhóm là rất sâu sắc nhưng họ vẫn thống nhất với nhau về những nguyên tắc căn bản: Duy trì và bảo vệ chế độ “XHCN” với đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên đa đảng và dân chủ hóa Việt Nam.
Chính sự định hướng này quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của chế độ độc tài. Cho nên trong đường lối đối ngoại hay đối nội , nhất là đối ngoại, sự chỉ đạo của Bộ chính trị và Trung ương đảng là kim chỉ nam hành động của bất cứ nhân vật lãnh đạo nào.
Hoa du “kiên định” tình đồng chí
Xin dẫn lời của nhà bình luận thời cuộc Elle Bork của US News để kết thúc bài này:
Câu chuyện đã cũ nhưng khi ông
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên phi cơ sang Mỹ vào ngày hôm nay,
22 tháng 7 thì người ta chợt nhớ lại chuyến đi của ông sang Bắc Kinh
cách nay một tháng.
Chiều 19/6 sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nguyên thủ hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác. Có bốn khoản trong 10 văn kiện hợp tác này đáng chú ý vì khi đọc kỹ thì cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Bảng thông báo đã dùng ngôn từ ngoại giao để che đậy sự yếu ớt của Việt Nam trong đó khoản thứ nhất đã khỏa lấp tất cả khi viết: "Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc".
Sự "hợp tác chiến lược toàn diện" phải được hiểu dưới hàm ý giữa "hai đảng" chứ không phải hai nước, hai chính phủ. Chỉ có Đảng cộng sản của hai nước mới có thể có cái nhìn chung về mục tiêu và chính sách vì sự khác biệt sâu xa giữa hai chính phủ không thể hợp tác toàn diện khi Bắc Kinh luôn mang "hải giám" ra để làm tê liệt ý chí Việt Nam qua mũi thuốc gây mê "cộng sản".
Chấp nhận ký vào chương trình này Việt Nam đã chấp nhận đi chung chuyến xe với Trung Quốc mà tài xế thuộc về người đàn anh mạnh bạo và hung dữ.
Động thái ngoại giao dưới kèo này chỉ có thể giải thích: 10 văn kiện hợp tác này có bốn món quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện cho toàn thể Bộ chính trị trao cho Trung Quốc nhằm bảo đảm trung thành, chấp nhận hợp tác không tranh cãi để giữ mối giao tình giữa hai đảng đã từng chung vai đấu cật nhiều chục năm qua.
Chung vai đấu cật vì sự nghiệp cao cả chung của hai đảng nên những cái chết chưa từng giải oan và những cái chết khác trên Biển Đông sắp tới nếu có, chỉ là những hiểu lầm cần được che đậy bằng đồng nhân dân tệ trong các dự án do chính Trung Quốc làm chủ hay thi công.
Điều này được xác định ở các khoản Trung Quốc sẽ hỗ trợ tài chánh. Cái cách mà Việt Nam thường làm mỗi khi muốn phân bua một nhượng bộ nào khó giải thích với quần chúng.
Món quà "Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng" một lần nữa có hàm ý mê muội hóa người dân "hãy vững tin vào sự hợp tác" mặc dù bài học Biển Đông đang sờ sờ trước mắt và việc cố xóa dấu vết lịch sử trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 của nhà nước Việt Nam vẫn đang gây bức xúc trong xã hội.
"Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển" cũng không ngoài ý đồ cấy ghép niềm tin "ăn liền" cho người ngư dân để họ tiếp tục làm con thiêu thân cho chế độ.
Đường giây đỏ ấy chỉ có trên giấy và không bao giờ xuất hiện. Màu đỏ của máu không tô trên đường giây nóng mà chảy lai láng trên Biển Đông ngay sau khi 10 điều được ký kết.
Ngày 6 tháng Bảy, nửa tháng sau khi ông Sang từ Bắc Kinh quay về Hà Nội, 2 tàu cá với thủy thủ đoàn gần 30 người do ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường ở Lý Sơn, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng cùng bị “tàu lạ” có võ trang hung hãn đập phá, cướp bóc.
Ông Sang đã bị đàn anh xỏ lá bỉ mặt trước người dân của mình.
Món quà cuối cùng: "Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4" giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
"Lần thứ 4" có nghĩa là chuyện khai thác nguồn lợi dầu khí giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu nhưng vùng dầu khai thác ấy nằm ở đâu và trữ lượng bao nhiêu, có dính gì tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam hay không thì cả nước hoàn toàn mù tịt.
Thông tin nhỏ giọt không thoát ra khỏi hệ thống báo chí quốc doanh và vì vậy tiết lộ này chỉ làm mạnh thêm giả thuyết chính phủ đã âm thầm nhượng cho Trung Quốc một số vùng nào đó để đánh đổi lại những chiếc ghế trong Bộ chính trị được an toàn hơn trong bối cảnh tranh chấp hiện nay.
Bốn món quà "nhỏ" này có đủ để làm yên lòng Bắc Kinh cho chuyến đi Mỹ của ông Sang hay không chỉ có ông Chủ tịch nước và các vị trong Bộ chính trị biết. Tuy nhiên hệ thống công an có vẻ khá vụng về trong công tác làm hài lòng "đối tác chiến lược và toàn diện" khi tiếp tục cảnh cáo những ai có hành động chống lại Trung Quốc. Bỏ mặc Blogger Điếu Cày tuyệt thực là một điển hình.
Khi ông Chủ tịch nước bước lên máy bay sang Mỹ vào ngày 22 tháng 7 cũng là lúc người blogger chống Trung Quóc nổi tiếng đã tuyệt thực trong tù đúng một tháng trời. Điếu Cày tuyệt thực để chống lại chế độ cai tù hà khắc và cũng nhắc nhở mọi người ghi nhớ bản án của anh: Bản án chống Trung Quốc.
Trong chiếc cặp ngoại giao của ông Sang có nhiều hồ sơ được công an chuẩn bị sẵn để chứng minh họ đối xử rất hợp luật pháp quốc tế đối với những từ nhân chính trị như Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha. Những tù nhân này ông Sang có thể không cần biết nhưng blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì ông Sang phải biết. Ông biết không phải để trả lời với ông Obama mà vì ông buộc phải biết để kịp thời làm Trung Quốc hài lòng để không lấy cớ chèn ép Việt Nam thêm nữa.
Việc trả lời về vấn đề nhân quyền với ông Obama không phải là cốt yếu vì nước Mỹ không thể là "đối tác chiến lược và toàn diện" với Bộ chính trị Việt Nam. Nước Mỹ ngăn cấm doanh nghiệp của họ hối lộ ở nước ngoài và vì vậy Bộ chính trị khó lòng dùng quà cáp ngoại giao như với Trung Quốc để lót đường cho một mong muốn nào đó.
Nòi chuyện với ông Obama nhưng phải chọn từng lời để không làm phật ý "đối tác chiến lược và toàn diện" là sự khó khăn của ông Sang. Có lẽ vì vậy mà ông dẫn phái đoàn cả trăm người để họ trấn an ông hay chăng?
Đến Mỹ trong tâm thức bất an như vậy thì làm sao nói lời sáng suốt?
http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-07232013-canhco-07242013130529.html
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: ‘Đường lưỡi bò’ của Trung Quốc là phi lý’
BienDong.Net:
Hôm 25/7, phát biểu trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
đã phản đối rằng các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc tại
Biển Đông là không có cơ sở.
Trong khuôn khổ chuyến thăm tới thủ đô Washington của Mỹ, Chủ tịch
Trương Tấn Sang hôm 25/7 đã có cuộc hội đàm với Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Phát
biểu tại cuộc hội đàm, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam kiên
quyết phản đối cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông,
vốn được coi như một tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp liên quan tới gần
như toàn bộ các đảo của những nước láng giềng.
“Chúng
tôi không tìm thất bất kỳ cơ sở pháp lý hoặc cơ sở khoa học nào cho
những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của chính quyền Bắc Kinh. Vì vậy,
chính sách nhất quán của Việt nam là phản đối kế hoạch “đường chín đoạn”
phi lý của Trung Quốc”, Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Khi
được hỏi về vấn đề liệu Việt Nam có thể sát cánh với Philippines trong
vụ kiện chống lại các tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển
Đông, ông Trương Tấn Sang đã từ chối đưa ra bình luận cụ thể và chỉ nhấn
mạnh: “Là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Philippines có quyền để
thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào mà họ muốn”.
Việt
Nam đã rất nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động xâm lấn chủ quyền
trên Biển Đông bằng mọi cách của Trung Quốc, đồng thời cũng đã dẫn ra
nhiều tư liệu, tổ chức nhiều hội thảo chứng minh bằng chứng xác đáng và
tin cậy về chủ quyền đối với những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng
trái phép, cũng như đối với những vùng biển mà nước này tuyên bố chủ
quyền một cách phi pháp.
Các
căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc phần nào “hạ nhiệt” sau chuyến
thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh hồi tháng trước. Sau cuộc
gặp này, Bộ Ngoại giao hai nước đã bắt đầu thiết lập đường dây nóng
nhằm kiểm soát khủng hoảng trên biển. Mục tiêu của Việt Nam cũng như
nhiều nước khác ở ASEAN, trong đó có Philippines, là thúc đẩy Trung Quốc
chấp nhận Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), điều mà nước này luôn né
tránh từ trước đến nay.
Nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền trên biển, COC cũng
đã được đề cập đến trong cuộc gặp ngày 25/7, giữa Chủ tịch nước Trương
Tấn với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố
chung, kêu gọi “giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng các biện
pháp hòa bình” và tiếp tục hỗ trợ xây dựng các quy tắc ứng xử quản lý
rủi ro tiềm năng.
BDN (Theo baomoi.co
Thành quả và bất cập trong chuyến công du lớn
Tính chất của hai hiệp ước với Trung Quốc và Hoa Kỳ
Việt-Long: Việt Nam và Hoa Kỳ ký
kết thoả thuận thiết lập đối tác toàn diện, giữa những thoả ước khác về
TPP, hợp tác an ninh quốc phòng, khoa học, giáo dục... trong đó có thoả
thuận tăng cường hợp tác tại các diễn đàn an ninh quốc phòng khu vực.
Trước đó Việt Nam đã ký với Trung Quốc một hiệp định chiến lược trong đó
quy định hai nước phối hợp và điều phối với nhau trong chính sách ngoại
giao. Những hiệp định này với nội dung như vậy có gì tương đồng hay mâu
thuẫn về quyền lợi không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Hai hiệp
định này khác nhau. Với Trung Quốc, Việt Nam ký hiệp ước hợp tác chiến
lược toàn diện, còn với Hoa Kỳ, đó là hiệp ước đối tác toàn diện, không
có từ "chiến lược", hai cái khác nhau nhiều, không có gì mâu thuẫn. Tại
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và bang giao quốc tế CSIS ở Washington
D.C. khi được hỏi liệu thoả ước giữa Mỹ với Việt Nam có anh hưởng đến
bang giao với các nước khác không, ông Trương Tấn Sang đã khẳng định
Việt Nam là một nước thành viên Liên Hiệp Quốc, có quyền ký kêt hiệp ước
với bất kỳ thành viên nào của Liên Hiệp Quốc.
Việt-Long: GS cho biết thành quả nào quan trọng nhất trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Việt vừa qua.
Những bất cập
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Một cách
tổng quát, thành quả không đúng như dự đoán, nhưng cũng có một số điều
thuận lợi. Trước hết, về những gì không đúng theo tiên đoán, hay ước
vọng, thì trong hội nghị Shagri La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đoc một
diễn văn rất lớn, nói rằng Việt Nam muốn thiết lập đối tác chiến lược
với tất cả các hội viên thường trực của Hội đồng Bảo An; ba năm trước đó
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng nói Hoa Kỳ muốn tạo đối tác chiến
lược với Việt Nam, Hai bên đều có ý muốn đó. Sau đó Việt Nam đi nhiều
nước để ký các hiệp ước đối tác chiến lược. Riêng đối với Mỹ khi đến đây
người ta không thấy chuyện đó.Như vậy rõ ràng đã không như tiên đoán,
hay kỳ vọng.
Điểm thứ hai: Khi Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh rồi sau đó
là Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ sang Mỹ trước ông Sang có một tháng
thôi, có nói Việt Nam muốn thiết lập quan hệ toàn diện với Mỹ, trong đó
có quan hệ quốc phòng nữa. Như vậy chuyến đi của ông Sang cũng không đưa
đến những gì khác biệt với những điều như ông Tỵ đã nói, và kém với
những gì mong muốn của ông Dũng.
Điểm kế tiếp, ông Thanh cùng ông Tỵ đều nói nếu bình thường hoá quan
hệ quốc phòng thì dĩ nhiên phải bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với
Việt Nam, nhưng việc đó cũng không xảy ra. Vì vậy một chuyến thăm lớn mà
không đạt được những kết quả đó thì không đúng với dự đoán hay ước
vọng.
Những thành đạt
Tuy nhiên, ngược lại, có những điểm khác phản ảnh mối quan tâm của
Việt Nam. Có một điều ít người để ý là trong bản tuyên bố chung của hai
nhà lãnh đạo, thường thường có những điều khoản tôn trọng lẫn nhau,
lưỡng lợi, không can thiệp nội bộ... thì lần này có câu "tôn trọng thể
chế chính trị" của nhau. Điều đó phản ảnh sự quan tâm của Việt Nam. Một
điểm khác cũng ít được để ý, là hai ông đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc học tiếng Anh ở Việt Nam để Việt Nam có thể hoạt động hữu hiệu hơn
khi TPP được lập ra. Đó là mối quan tâm của hai người, và là điều ông
Mỹ muốn. Trong lãnh vực hợp tác thì Việt Nam cũng được một điều là lần
đầu tiên thông cáo chung nói đến vấn đề biển Đông, gọi là biển Nam Trung
hoa. Trong đó Tổng thống Mỹ có ý muốn quốc tế không sử dụng võ lực;
điều này đúng với lập trường của Việt Nam, hay có thể nói Mỹ thiên về
lập trường của Việt Nam rõ rệt hơn trong vấn đề biển Đông.
Một điểm quan trọng nữa, là hiệp ước giữa công ty dầu khí Mỹ với
Petro Vietnam. Trung Quốc thường doạ là nước ngoài không nên phát triển
khai thác gần vùng tranh chấp (ở biển Đông), nay Mỹ xác nhận là những
công ty này sẽ hoạt động ở (nơi đó) tại Việt Nam. Điều này giúp Việt
Nam được an tâm hơn, với sự giúp đỡ của Mỹ.
Đó là những điều tôi thấy có positive.
Vấn đề an ninh quốc phòng
Việt-Long: Thoả thuận hợp tác
an ninh quốc phòng trong hội nghị thượng đỉnh vừa rồi có quy định tiếp
tục cộng tác theo tinh thần "bản ghi nhớ năm 2011 về tăng tiến hợp tác
quốc phòng song phương"; vậy thoả thuận này có đem lại cho Việt Nam một
bảo đảm nào về lãnh hải, lãnh thổ không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Không có
bảo đảm nào, chỉ có tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng thôi. Tăng
cường như vậy thì đến đâu mới hay đến đó, Mỹ không bảo đảm gì cả. Chỉ có
việc là năm 2008 Tổng thống Bush có cam kết trong thông cáo chung với
ông Dũng , có nói là Mỹ "ủng hộ sự vẹn toàn lãnh thổ và độc lập chủ
quyền của Việt Nam. Ủng hộ không có nghĩa là cam kết bảo vệ, hai cái
khác nhau, thì nguyên tắc đó vẫn tiếp tục. Còn có cam kết bảo vệ nhau
không thì tuỳ diễn tiến trong khi hai bên có quan hệ quốc phòng.
Lợi ích của TPP
Việt-Long: Hiệp ước kinh tế
xuyên Thái Bình Dương TPP một khi hoàn tất có đem lại lợi ích gì cho
Việt Nam khi sức sản xuất của Việt Nam thua kém hầu hết các nước thành
viên hiệp ước?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có nhiều
cái lợi. Trước hết là mở được thị trường lớn của nước Mỹ. Những rào cản
cản trở những gì Việt Nam làm được sẽ mở ra, có lợi cho rât nhiều. Dĩ
nhiên có những rắc rối về sự đòi hỏi nguồn nhiên liệu (của hàng dệt may
là một ví dụ) nhưng TTP vẫn là điều lợi hiển nhiên nếu được thực hiện.
Ngoài ra còn những điều lợi khác, không thuần kinh tế mà có thể cũng
gián tiếp liên quan đến kinh tế, chẳng hạn khi tham gia hiệp ước đó thì
phải cải tổ rất nhiều, tức là đụng chạm đến vấn đề SOE, các công ty xí
nghiệp quốc doanh, mà hiện nay như là vùng cấm kỵ. Nên Việt Nam muốn
cạnh tranh, bắt buộc phải cải tổ lãnh vực đó. Và khi vào TPP thì có một
initiative, có pressure, có áp lực bắt buộc cải tổ, thì đó là điều tốt
cho Việt Nam.
Thêm nữa, khi Việt Nam vào TPP thì đại đa số trong đó là những nền
kinh tế thị trường, nên Việt Nam đương nhiên được chấp nhận như một nền
kinh tế thị trường với những quyền lợi của kinh tế thị trường mà hiện
nay Việt Nam chưa có.
Trong TPP thì Việt Nam là nước Cộng Sản duy nhất, các nước khác đều
là không cộng sản, họ đều là dân chủ hay bán dân chủ. Sự trao đổi này
cũng có ảnh hưởng khuyến khích Việt Nam cải tổ chính trị, học Việt-Long
được kinh nghiệm của các quốc gia để cải tổ cho thể chế của mình phù hợp
với thể chế các nước khác, đưa đến những sự cộng tác mật thiết hơn.
Những điều lợi đó là những điều quan trọng mà không phải là tính bằng tiền.
Vấn đề nhân quyền
Việt-Long: Trong lãnh vực nhân
quyền hai bên không nói tới một trường hợp cụ thể nào, trong khi người
mà Tổng thống Obama từng nhắc đích danh, lá blogger Điếu Cày, thì vẫn
đang tuyệt thực. Những người khác từng được hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ
yêu cầu Việt Nam trả tự do cũng không được nhắc tới trong thông cáo
chung cũng như trong buổi họp báo. Như vậy Hoa Kỳ đã đạt được lợi ích
nào về mặt ủng hộ dân chủ và nhân quyền trên thế giới, là lý tưởng và
cũng là nhiệm vụ mà nước Mỹ tự gánh vác?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi đã nói nhiều lần là
quyền lợi quốc gia có ba loại: chiến lược, kinh tế và quyền lợi về giá
trị của mình, tức là value. Hoa Kỳ nói đến việc đó từ thời Tổng thống
Carter, và càng ngày vấn đề nhân quyền càng trở thành quan trọng trong
nội bộ nước Mỹ. Từ sau ông Carter nhiều định chế nhân quyền được lập ra.
Đã có định chế thì người ta phải hoạt động. Vì thể nhân quyền là vấn đề
không bỏ được.Còn lần này thì thông cáo chung có nói đến vấn đề nhân quyền. Có nhấN mạnh rằng vấn đề nhân quyền rất quan trọng.
Những thành quả nhỏ, và nhãn quan tích cực
Việt-Long: GS vui lòng cho một nhận định tổng quát và toàn diện về hội nghị thượng đỉnh vừa rồi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Về phương
diện quốc gia, người ta thấy có một số điểm tiến tới giữa Việt Nam và
Mỹ, nhưng tương đối nhỏ. Phải chờ xem sau khi lập ra chín cơ chế tăng
cường quan hệ, người ta có làm được gì không, tiến bộ tới đâU. Nói cách
khác đây là một dự án chưa hoàn thành; tuy nhiên cũng đạt được một số
điểm để tiến tới đó, đó là điểm thứ nhất mà tôi thấy.
Điểm thứ hai là, không đúng như người ta tiên đoán, hay kỳ vọng, như
ký được TPP, ký được đối tác chiến lược, thì chưa tới được chỗ đó.
Ngược lại có vài điểm tuy nhỏ những cũng có positive đối với (trong
nhãn quan của) người Mỹ. Ví dụ cung cách hành xử của ông Trương Tấn
Sang. Ông Sang là một nguyên thủ Việt Nam đầu tiên đến phát biểu trong
một thinktank hàng đầu của nước Mỹ, là Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và bang giao quốc tế CSIS (Center for Strategic and International
Studies); dĩ nhiên bài nói chuyện của ông Sang thì đã được soạn sẵn,
nhưng phần trả lời thì ông trả lời rất lưu loát, rất thoải mái trước một
cử toạ toàn là những chuyên viên. Và tôi đã thấy người ta vỗ tay ông
ấy trong một số những câu trả lời. Điểm thứ hai, mà tôi thấy ông cũng
khôn khéo, là sau cuộc gặp gỡ ở CSIS thì ông Sang đi New York, qua ngày
hôm sau, sau một số buổi họp, tiếp tân, ông ấy đã đặc biệt gặp riêng ông
bà Clinton. Việc này là một hành động khá khéo léo, người ta có thể gọi
là "dùng hòn đá ném chết hai con chim". Thứ nhất ông ấy chứng tỏ Việt
Nam cảm nhận, cám ơn vị Tổng thống đầu tiên ra quyết định dỡ bỏ hàng rào
với Việt Nam, là người đầu tiên sang thăm Việt Nam khi ông (Clinton)
còn tại chức. Điều thứ hai là ông tìm cách, có thể là làm thân với ba
Clinton, người có thể trở thành Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới. Đó
là hành động đầu tư cho tương lai, có ý nghĩa về phương diện bang giao
giữa hai nước.
Việt-Long: Xin cám ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay.
Sợ Trung Quốc, Hà Nội tìm điểm tựa ở Washington
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
"Tổng thống Obama và tôi sẽ thảo luận các phương án thắt chặt
quan hệ đối tác giữa hai nước trong tinh thần bảo vệ hòa bình, ổn định
và an ninh hàng hải tại Biển Đông , quyền lợi và quan tâm chung của
nhiều nước trong và ngoài khu vực". Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn
Sang đã trả lời như trên câu hỏi của hãng tin Bloomberg về mục tiêu
chuyến công du Mỹ với trọng điểm là cuộc hội kiến tại Nhà Trắng vào hôm
nay 25/07/2013.
Không hẹn mà các bài nhận định của giới phân tích quốc tế cũng
như thông điệp của giới nhân sĩ trí thức, blogger tại Việt Nam nhân
chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang có cùng một nhận
định : phải bắt tay với Mỹ để thoát gọng kềm Trung Quốc.
David Brown, nguyên là nhà ngoại giao từng phục vụ tại Việt Nam phân
tích rằng Hà Nội đang tìm cách thoát mối đe dọa từ Trung Quốc. Sự kiện
ông Trương Tấn Sang, sau từ Trung Quốc trở về, đã cấp tốc sang Mỹ là
dấu hiệu Hà Nội « đã bị chấn động vì những gì mà Tập Cận Bình đã nói
riêng với ông Sang » tại Bắc Kinh hồi tháng 6 vừa qua.
Chuyên gia Úc Carl Thayer nhận định lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ để thực
hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập Quốc tế chủ yếu là Quan hệ
đối tác xuyên Thái bình dương TPP, không có Trung Quốc.
Trong khi đó, giới nhân sĩ, chuyên gia, blogger Việt Nam kêu gọi
giới lãnh đạo Việt Nam, mà đặc biệt là ông Trương Tấn Sang hãy « nắm lấy
thời cơ chứng tỏ bản lãnh » đưa đất nước ra khỏi bàn tay của « chủ
nghĩa Đại Hán ».
Trong bức tâm thư công bố trên mạng Bauxitvn, các nhân sĩ nhấn mạnh
hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình dương TPP do Hoa Kỳ đề
xướng, là giải pháp quan trọng giúp Việt Nam « tháo gỡ » gọng kềm
Trung Quốc và giải quyết những khó khăn kinh tế hiện nay song song
với cởi mở chính trị.
Liệu Hà Nội cần phải nắm bắt thời cơ như thế nào để bảo vệ quyền lợi
của dân và đất nước ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang
từ Sydney.
« Hà Nội đang đi tìm điểm tựa ở Washington để may ra đối trọng
lại phần nào với Trung Quốc Nếu chính phía Việt Nam đề nghị gặp tổng
thống Obama thì đây là một bước tiến có thể gọi là tích cực của Hà Nội
nhằm tạo một môi trường mới trong việc bang giao với Bắc Kinh, tương tự
như Miến Điện đã đi tìm điểm tựa ở Washington để từ bỏ cái quá khứ lệ
thuộc »
Hậu Obama-Sang: Bao lâu cho lộ trình TPP?
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc tại Washington, ngày 25/7/2013.
Tin liên hệ
- Xây dựng một di sản mới của Mỹ ở Việt Nam
- Thứ trưởng Ngoại giao VN: Những người biểu tình đòi nhân quyền là vì tiền
- Việt Nam - Thách thức và cơ hội
- Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?
- TT Obama đàm phán 'thẳng thắn' với Chủ tịch Sang về nhân quyền
- Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn người Mỹ gốc Việt làm ‘cầu nối’
Ðường dẫn
TPP chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều
kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó
sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu
tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Triển vọng lạc quan?
Trước và trong cuộc hội kiến Obama-Trương Tấn Sang ở Washington, theo quán tính chỉ đạo của Ban tuyên giáo trung ương, một số tờ báo đảng đã ồn ã trong “chiến dịch” cổ xúy cho điều được xem là “triển vọng lạc quan” của TPP, tức Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam trông ngóng bấy lâu nay.
“Sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013” – như một hứa hẹn của Tổng thống Obama cho viễn cảnh Việt Nam tham dự vào buổi tiệc đứng TPP.
Nhưng Việt Nam liệu có chờ đợi được hai năm nữa, khi bóng dáng một cuộc khủng hoảng kinh tế đang lộ diện?
Mắt xích còn lại là giới lãnh đạo mang xu hướng và cả xu thời cải cách ở Việt Nam có biết biến tâm tưởng thành hành động hay không mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Triển vọng lạc quan?
Trước và trong cuộc hội kiến Obama-Trương Tấn Sang ở Washington, theo quán tính chỉ đạo của Ban tuyên giáo trung ương, một số tờ báo đảng đã ồn ã trong “chiến dịch” cổ xúy cho điều được xem là “triển vọng lạc quan” của TPP, tức Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam trông ngóng bấy lâu nay.
Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP - những tờ báo
này “dự báo”. Một lần nữa sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ
150 của WTO vào năm 2007, giới quan chức ngoại giao và thương mại Việt
Nam lại vẽ ra một bức tranh khá xán lạn cho các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu – những đối tượng đã bị biến thành một loại “con tin” của các
nhóm lợi ích đầu cơ trong suốt gần ba năm suy thoái đến mức trầm uất
khó tin từ đầu 2011 đến nay.
Nhưng nếu suy xét một cách tỉnh táo, giới quan sát độc lập có thể trông đợi gì về TPP cùng ánh hồng lạc quan của nó?
Giám đốc xin giấu tên của một doanh nghiệp thủy sản ở Sài Gòn không quá che đậy cảm nghĩ của bà: “Từ hồi gia nhập WTO đến giờ, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tôi cũng chẳng tăng được bao nhiêu. Không hẳn là thị trường Mỹ tăng sức ép cạnh tranh và làm khó doanh nghiệp Việt bằng các vụ kiện cáo bán phá giá, mà từ bộ ngành đến các cơ quan của chính quyền địa phương đều quá quan liêu trong việc hỗ trợ và bảo vệ cho doanh nghiệp, thua xa nhà nước Thái Lan. Cứ cái cung cách này mà có “tiến ra biển lớn” theo TPP thì cũng không có mấy hy vọng quen được với sóng nước. Không cẩn thận có khi còn lật thuyền cũng nên”.
Thực tế 6 năm dầm sương dãi nắng trên bàn tiệc WTO đã trở thành một trải nghiệm đắt giá cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam nếu muốn ăn chắc mặc bền với TPP. Năng lực điều hành yếu kém, công tác dự báo hoàn toàn chưa ngang tầm với một quốc gia tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương, quá nhiều vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản trị vi mô tại các doanh nghiệp…đã khiến cho lượng hàng hóa và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước trong khu vực và trên thế giới không mấy khả quan, dù đã được dán cái mác “WTO”.
Cho tới nay, cá basa và tôm vẫn là những khúc mắc luôn bị kiện cáo và tranh chấp giữa các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam. Hiện trạng này cũng đóng góp cho thực trạng còn xa mới được xem là tốt của doanh nghiệp Việt khi chuẩn bị để tham gia thị trường quốc tế, trong đó không thể không nhấn nhá đến thực tế thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế.
Phép thử bình đẳng
Lịch sử và các vận hội thương mại đã chứng minh hùng hồn là cùng với nhiều tham vọng thiếu chân đứng của Việt Nam, không phải những gì mong đợi đều có thể xảy đến một cách trọn vẹn. Khác với thái độ “ưu ái” của cơ chế WTO cách đây 6 năm, nhiều rào cản đã được thiết lập đối với lộ trình tham gia vào TPP. Kể cả nếu Việt Nam có được chấp nhận tham gia vào hiệp định này, vẫn còn nhiều rào cản khác xuất hiện.
Một trong những rào cản sâu kín nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là vấn đề xuất xứ của hàng hóa.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi. Ngay lập tức, giới chuyên gia trong nước nhận ra rằng đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu. Hiển nhiên, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Nhưng nếu suy xét một cách tỉnh táo, giới quan sát độc lập có thể trông đợi gì về TPP cùng ánh hồng lạc quan của nó?
Giám đốc xin giấu tên của một doanh nghiệp thủy sản ở Sài Gòn không quá che đậy cảm nghĩ của bà: “Từ hồi gia nhập WTO đến giờ, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tôi cũng chẳng tăng được bao nhiêu. Không hẳn là thị trường Mỹ tăng sức ép cạnh tranh và làm khó doanh nghiệp Việt bằng các vụ kiện cáo bán phá giá, mà từ bộ ngành đến các cơ quan của chính quyền địa phương đều quá quan liêu trong việc hỗ trợ và bảo vệ cho doanh nghiệp, thua xa nhà nước Thái Lan. Cứ cái cung cách này mà có “tiến ra biển lớn” theo TPP thì cũng không có mấy hy vọng quen được với sóng nước. Không cẩn thận có khi còn lật thuyền cũng nên”.
Thực tế 6 năm dầm sương dãi nắng trên bàn tiệc WTO đã trở thành một trải nghiệm đắt giá cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam nếu muốn ăn chắc mặc bền với TPP. Năng lực điều hành yếu kém, công tác dự báo hoàn toàn chưa ngang tầm với một quốc gia tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương, quá nhiều vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản trị vi mô tại các doanh nghiệp…đã khiến cho lượng hàng hóa và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước trong khu vực và trên thế giới không mấy khả quan, dù đã được dán cái mác “WTO”.
Cho tới nay, cá basa và tôm vẫn là những khúc mắc luôn bị kiện cáo và tranh chấp giữa các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam. Hiện trạng này cũng đóng góp cho thực trạng còn xa mới được xem là tốt của doanh nghiệp Việt khi chuẩn bị để tham gia thị trường quốc tế, trong đó không thể không nhấn nhá đến thực tế thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế.
Phép thử bình đẳng
Lịch sử và các vận hội thương mại đã chứng minh hùng hồn là cùng với nhiều tham vọng thiếu chân đứng của Việt Nam, không phải những gì mong đợi đều có thể xảy đến một cách trọn vẹn. Khác với thái độ “ưu ái” của cơ chế WTO cách đây 6 năm, nhiều rào cản đã được thiết lập đối với lộ trình tham gia vào TPP. Kể cả nếu Việt Nam có được chấp nhận tham gia vào hiệp định này, vẫn còn nhiều rào cản khác xuất hiện.
Một trong những rào cản sâu kín nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là vấn đề xuất xứ của hàng hóa.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi. Ngay lập tức, giới chuyên gia trong nước nhận ra rằng đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu. Hiển nhiên, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Nhưng làm thế nào để chuyển đổi vùng nguyên liệu, một khi phần lớn
nguyên phụ liệu lại được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Nam Hải chứ
chẳng phải từ địa chỉ nào khác?
Chưa hết, một số chuyên gia cũng đánh giá rằng hàng Việt Nam còn có thể phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Bởi không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO...
Hệ quả của quá khứ lại là tiền đề cho tương lai. Sau WTO, nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đối diện với một phép thử mới là TPP. Nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có rút ra được bài học nào sắc nét để cải thiện tình thế quẫn bách của họ hay không?
Phép thử này, tất nhiên, không thể không liên quan đến cuộc gặp ở Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào những ngày cuối tháng 7/2013.
Chỉ có điều, sau gần hai năm sốt ruột, tất cả chỉ mới bắt đầu đối với người Việt.
Hai năm?
Trong các chuyến làm việc trước đây với những người chủ trì TPP, giới chức lãnh đạo Việt Nam từng tha thiết đề nghị rút ngắn lộ trình tham gia hiệp định này vào tháng 10/2013. Trương Tấn Sang là người nằm trong số đó.
Nhưng cho đến nay và sau đến 18 vòng đàm phán TPP, xem ra mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vẫn không có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy những quốc gia chủ chốt của TPP, đặc biệt là Nhà trắng, sẽ động não xem xét việc kết nạp Việt Nam vào hiệp định này.
Cuộc hội kiến Obama – Sang vào cuối tháng 7/2013 lại càng trở nên mù mờ khi cảm giác nào cũng có mà thực chất lại chẳng có xúc giác nào được chứng thực. Phía sau bản tuyên bố chung Việt – Mỹ người ta không nhận ra bóng dáng một thỏa thuận chi tiết nào về TPP.
Chưa hết, một số chuyên gia cũng đánh giá rằng hàng Việt Nam còn có thể phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Bởi không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO...
Hệ quả của quá khứ lại là tiền đề cho tương lai. Sau WTO, nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đối diện với một phép thử mới là TPP. Nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có rút ra được bài học nào sắc nét để cải thiện tình thế quẫn bách của họ hay không?
Phép thử này, tất nhiên, không thể không liên quan đến cuộc gặp ở Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào những ngày cuối tháng 7/2013.
Chỉ có điều, sau gần hai năm sốt ruột, tất cả chỉ mới bắt đầu đối với người Việt.
Hai năm?
Trong các chuyến làm việc trước đây với những người chủ trì TPP, giới chức lãnh đạo Việt Nam từng tha thiết đề nghị rút ngắn lộ trình tham gia hiệp định này vào tháng 10/2013. Trương Tấn Sang là người nằm trong số đó.
Nhưng cho đến nay và sau đến 18 vòng đàm phán TPP, xem ra mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vẫn không có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy những quốc gia chủ chốt của TPP, đặc biệt là Nhà trắng, sẽ động não xem xét việc kết nạp Việt Nam vào hiệp định này.
Cuộc hội kiến Obama – Sang vào cuối tháng 7/2013 lại càng trở nên mù mờ khi cảm giác nào cũng có mà thực chất lại chẳng có xúc giác nào được chứng thực. Phía sau bản tuyên bố chung Việt – Mỹ người ta không nhận ra bóng dáng một thỏa thuận chi tiết nào về TPP.
“Sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013” – như một hứa hẹn của Tổng thống Obama cho viễn cảnh Việt Nam tham dự vào buổi tiệc đứng TPP.
Còn Ernest Z. Bower, cố vấn cao cấp và cũng là giám đốc Chương trình
Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ, lại ám
chỉ rằng lộ trình thủ tục TPP dành cho Việt Nam còn phải phụ thuộc vào
Quốc hội Hoa Kỳ - cơ quan có vai trò thông qua vấn đề này vào năm 2014,
và nếu mọi chuyện không có gì trắc trở, phải sau hai năm nữa tính từ
thời điểm này, giới chính trị gia Việt Nam mới có thể được thỏa mãn tham
vọng trở thành đối tác xuyên Thái Bình Dương của họ.
“Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với nhau” - đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nêu ra quan điểm xuyên suốt như thế sau cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7/2013.
Quãng đường vẫn còn dài, thậm chí rất dài.
“Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với nhau” - đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nêu ra quan điểm xuyên suốt như thế sau cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7/2013.
Quãng đường vẫn còn dài, thậm chí rất dài.
Nhưng Việt Nam liệu có chờ đợi được hai năm nữa, khi bóng dáng một cuộc khủng hoảng kinh tế đang lộ diện?
Trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới vào
những năm tới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể
bị tàn phá kiệt quệ cùng nhiều hệ lụy không còn là gián tiếp. Vốn đang
nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn diện nội lực mà còn
quá kém hiệu quả trong cơ chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ
làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào
tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với
nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó rất có thể khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kỳ vọng được bắt nguồn từ nguồn cơn suy thoái nặng nề và khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, nặng nề hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái kinh tế gần ba năm qua; và một do ảnh hưởng từ bầu không khí hỗn loạn và có thể cả động loạn xã hội ở Trung Quốc.
Lòng thành chính trị?
Muốn vượt qua cơn khủng hoảng trầm kha rất có thể diễn ra trong trung hạn, nền kinh tế Việt Nam cần có tiền và thị trường xuất khẩu. Những nguồn vốn mới và thị trường mới sẽ giúp đất nước này hồi phục phần nào năng lực sản xuất và do đó sẽ kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp cùng nhiều hệ quả xã hội.
TPP là một trong rất ít lối thoát có thể có cho Việt Nam.
Nhưng với thái độ không cần che giấu của người Mỹ, TPP lại chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Về mặt lý thuyết, cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ từ an ninh biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ. Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa - chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Hà Nội mới có được cơ may tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh. Cũng khi đó, Hà Nội sẽ nhận được sự hậu thuẫn của Washington và những thủ phủ chính của Cộng đồng châu Âu về TPP. Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Trong trường hợp đó, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một cơ chế cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha, kể cả phải thỏa hiệp với sự hình thành và vận hành của một lực lượng phản biện đối lập nào đó tại đất nước này …, họ vẫn có thể duy trì kinh tế tạm ổn định, để logic tiếp theo là vẫn tiếp tục bám giữ quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo trong một thời gian nào đó.
Có lẽ, đã có những con người lãnh đạo trong chính đảng cầm quyền ở Việt Nam tâm tưởng về những kết quả kỳ lạ mà Thein Sein và Myanmar đã làm được và nhận được từ ba năm qua, về một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, biết thời thế và không cam nhận sống lưu vong hoặc mất trắng.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kỳ vọng được bắt nguồn từ nguồn cơn suy thoái nặng nề và khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, nặng nề hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái kinh tế gần ba năm qua; và một do ảnh hưởng từ bầu không khí hỗn loạn và có thể cả động loạn xã hội ở Trung Quốc.
Lòng thành chính trị?
Muốn vượt qua cơn khủng hoảng trầm kha rất có thể diễn ra trong trung hạn, nền kinh tế Việt Nam cần có tiền và thị trường xuất khẩu. Những nguồn vốn mới và thị trường mới sẽ giúp đất nước này hồi phục phần nào năng lực sản xuất và do đó sẽ kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp cùng nhiều hệ quả xã hội.
TPP là một trong rất ít lối thoát có thể có cho Việt Nam.
Nhưng với thái độ không cần che giấu của người Mỹ, TPP lại chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Về mặt lý thuyết, cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ từ an ninh biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ. Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa - chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Hà Nội mới có được cơ may tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh. Cũng khi đó, Hà Nội sẽ nhận được sự hậu thuẫn của Washington và những thủ phủ chính của Cộng đồng châu Âu về TPP. Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Trong trường hợp đó, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một cơ chế cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha, kể cả phải thỏa hiệp với sự hình thành và vận hành của một lực lượng phản biện đối lập nào đó tại đất nước này …, họ vẫn có thể duy trì kinh tế tạm ổn định, để logic tiếp theo là vẫn tiếp tục bám giữ quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo trong một thời gian nào đó.
Có lẽ, đã có những con người lãnh đạo trong chính đảng cầm quyền ở Việt Nam tâm tưởng về những kết quả kỳ lạ mà Thein Sein và Myanmar đã làm được và nhận được từ ba năm qua, về một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, biết thời thế và không cam nhận sống lưu vong hoặc mất trắng.
Mắt xích còn lại là giới lãnh đạo mang xu hướng và cả xu thời cải cách ở Việt Nam có biết biến tâm tưởng thành hành động hay không mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo tự do hiện đang sinh sống tại Sài GònBốn kịch bản cho cuộc gặp Mỹ-Việt
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 07:01 GMT - thứ tư, 24 tháng 7, 2013
Ngay sau khi
cuộc gặp Obama - Trương Tấn Sang được Nhà Trắng chính thức thông báo
vào ngày 11/7, không khí bình luận trong nước và quốc tế bất chợt sôi
động hẳn lên. Người ta nói về và đặt câu hỏi về sự vội vã đáng hoài nghi
về chuyến đi của ông Sang.
Lần thứ hai trong năm nay, sau thông báo đột
ngột về cuộc diện kiến ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, cuộc gặp ông Obama
của ông Sang là một sự kiện có tính bất ngờ.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong bối cảnh đó, liệu có một nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đủ dũng khí để đứng ra tuyên bố sẽ ngả hẳn về phương Bắc hay sang phương Tây?
Hiện thời, chưa có ai trả lời được câu hỏi này.
Nhưng nếu bạn là người Việt Nam và cảm nhận được vô số điều khó xử của
giới chức lãnh đạo cao cấp ở đất nước đầy phức hợp này, có lẽ bạn sẽ
không thể tìm thấy đáp số, ít ra trong ngắn hạn.
Phần đông dư luận vẫn nhìn nhận về cuộc gặp Sang
– Obama như một cái gì đó có tính xã giao và có thể cả tính quảng bá –
tuyên truyền cho một thế đứng chính trị trên trường quốc tế và có thể cả
thế “đi dây” mang nội hàm chính thể lẫn lợi ích cá nhân.
Còn nếu nhìn từ hệ quy chiếu của Nhà Trắng, liệu có xảy đến một kịch bản tiêu cực cho cuộc hội kiến Obama – Sang?
Với những gì đã được “quy chiếu” bởi trục thương
mại Mỹ - Trung với những móc xích khóa chặt giữa hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới, cùng hai chuyến diện kiến con thoi như được mặc định của
người Việt Nam, gần như chắc chắn sẽ không có kịch bản xấu, bởi điều dễ
hiểu là sẽ khó có một mâu thuẫn đủ lớn, ít ra trong ngắn hạn, có thể gây
tác động không tốt đến chuyến đi Washington.
Cũng sẽ chẳng có một sự quay lưng hoàn toàn nào của Hoa Kỳ đối với những nguyện vọng và cả tham vọng của Việt Nam.Những kịch bản lạc quan
"Sẽ chẳng có một sự quay lưng hoàn toàn nào của Hoa Kỳ đối với những nguyện vọng và cả tham vọng của Việt Nam"
Cuộc gặp Việt - Mỹ năm 2007
Vài ngày trước cuộc gặp giữa hai ông Obama –
Sang, một nhóm nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã gửi thỉnh nguyện thư cho
người chuẩn bị bước qua cửa Nhà Trắng.
Không thể nói khác hơn là tâm tư trong bản thỉnh
nguyện thư trên, được khởi tả chủ yếu từ các nhân sĩ và trí thức trong
nhóm “Kiến nghị 72”, vẫn nặng lòng với vận mệnh dân tộc và vẫn trông
đợi, dù chỉ bằng một xác suất rất nhỏ, vào cơ hội “thoát Trung” từ
chuyến đi Hoa Kỳ của ngài chủ tịch nước.
Một chuyên gia quốc tế còn nhận định có thể ông
Trương Tấn Sang sẽ quyết định “trả một cái giá” để đổi lại sự ủng hộ của
người Mỹ trong các vấn đề đối tác chiến lược toàn diện, an ninh khu vực
biển Đông và cả những quyền lợi kinh tế liên quan đến Hiệp định TPP.
Một lần nữa, nhiều người lại kỳ vọng vào một sự
thay đổi, sau cuộc gặp Nguyễn Minh Triết – George W. Bush cách đây sáu
năm mà đã hầu như chẳng tạo ra một hiệu ứng đổi thay nào.
Tất nhiên, hy vọng vẫn là hy vọng, bởi đó là một trong số không nhiều thực tồn có thể tồn tại ở Việt Nam mà không bị đánh thuế.
Những người theo xu thế lạc quan đã vẽ ra một
kịch bản tốt nhất có thể, với kết quả cuộc gặp Obama - Sang đi đến thống
nhất ký kết những văn bản thỏa thuận ở cấp độ không thấp về sự hỗ trợ
hải quân của Hoa Kỳ ở khu vực biển Đông, tiến trình rút ngắn thủ tục cho
Việt Nam gia nhập TPP và có thể cả một văn bản hợp tác chiến lược toàn
diện giữa hai quốc gia – điều mà giới ngoại giao Hà Nội luôn xem là một
món quà hậu hĩ.
Có lẽ phần lớn con mắt lạc quan trên thuộc về giới chức Đảng và chính phủ.
Trong trường hợp kém khả quan hơn, những văn bản
trên có thể chỉ mang tính khung cảnh mà không đề cập vào chi tiết. Đây
cũng là trường hợp mà như người ta thường nói, tất cả cần phải có thời
gian, mà thời gian lại phụ thuộc vào sự cố gắng của không chỉ một bên mà
cả hai phía.
Nếu kịch bản này xảy ra, sẽ có một chỗ giao thoa
về quan điểm giữa “hai phía” khác: chính giới cầm quyền và một bộ phận
giới quan sát độc và phản biện độc lập trong nước.
Nhưng bộ phận còn lại của giới phản biện độc lập
trong nước, và có lẽ đa số trong giới quan sát quốc tế, lại không mấy
kỳ vọng vào sự giải quyết rốt ráo những hiện tồn đang ám ảnh.
Bởi sau mọi mục đích, nội lực để đạt được mục
đích lại phụ thuộc rất lớn vào lợi thế so sánh của nhà nước Việt Nam và
bản lĩnh chính trị của chính khách Việt.
Vậy chính khách Việt đang có trong tay cái gì?
'Đường biểu diễn' nhân quyền
Quá khứ đã có thể dễ dàng gác lại, và càng có nhiều lý do để bỏ qua vào thời điểm “nhạy cảm” này, nhưng làm thế nào để những người Việt rời Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, và trên hết là những người bất đồng chính kiến đang hiện hữu tại Việt Nam, có thể chia sẻ với chính đảng cầm quyền về hệ lụy mà phương Tây luôn căn vặn: đàn áp nhân quyền?
Với những gì mà Hà Nội đã bộc lộ từ sau cuộc đối
thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào trung tuần tháng 4/2013 đến nay, điều rõ
ràng là chưa có một biểu hiện lộ diện nào về khả năng cải thiện tình
hình.
Thậm chí, đường biểu diễn quyền làm người ở Việt
Nam còn được chia thành hai phân đoạn khá rõ rệt trong nửa đầu năm
2013: trước và sau tháng Tư năm nay.
Ở phân đoạn trước, giới quan sát quốc tế đã
chứng kiến một sự kiện chưa có tiền lệ: chuyến làm việc của Tổ chức ân
xá quốc tế tại Việt Nam, lần đầu tiên từ năm 1975, với việc các quan
chức của tổ chức này còn được tiếp cận những “đối tượng” do họ đề nghị
đích danh. Và có thể, ý nghĩa của lần viếng thăm này còn lớn lao hơn cả
một ẩn ý nào đó của chuyến “hành hương” đến Vatican của nhân vật số một
trong Đảng – ông Nguyễn Phú Trọng – vào đầu năm 2013.
Cùng trong phân đoạn biểu diễn nhân quyền trên,
những kiến nghị chưa từng thấy của nhóm “72” về Hiến pháp và điều 4 độc
đảng đã tạo nên một xung chấn đủ mạnh trong đời sống chính trị phi chính
thức ở Việt Nam – một hiện tượng tâm lý xã hội được xem như không chỉ
phản ánh ý thức đối lập của người dân mà còn dắt dây sang tâm trạng “suy
thoái” của một bộ phận không quá nhỏ trong khối đảng viên và công chức
nhà nước.
Chỉ có điều, sau phân đoạn sôi trào không khí phản biện như thế lại là một sóng xuống khá trầm lắng.Ngay sau khi cuộc đàm phán nhân quyền Việt – Mỹ kết thúc tại Hà Nội, trưởng phái đoàn là Dan Baer đã không làm cách nào tiếp xúc được với những nhà hoạt động nhân quyền là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài. Cuộc gặp duy nhất mà Dan Baer đạt được chỉ là với linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù chế độ. Cha Lý lại là một con chiên nổi tiếng bất đắc dĩ với hình ảnh bị những người không mặc sắc phục bịt miệng tại tòa án.
Hình như Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng đối thoại về nhân quyền, dù một số quan chức đã hé mở tâm trạng riêng tư của họ với ngành ngoại giao Cộng đồng châu Âu “hãy cho chúng tôi thêm thời gian”.
"Nếu thời gian đã được chứng nghiệm ở Myanmar với những cam kết đã biến thành hiện thực của Tổng thống Thein Sein ... thì ở Việt Nam lại chưa hiện ra một tinh thần tự nguyện nào."
Kịch bản chiếm ưu thế?
Từ sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, làn sóng bắt bớ blogger lại trào lên. Bất kể vì lý do và động cơ gì, vì an ninh quốc gia hay một động lực riêng tư nào đó, việc bắt giữ ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy đã làm dấy lên mối nghi ngờ chưa bao giờ kết thúc của giới nhân quyền Mỹ và châu Âu về điều chưa bao giờ được xem là “thành tâm chính trị” của nhà cầm quyền Hà Nội.Vậy làm sao có thể hy vọng vào một kịch bản tốt đẹp, hoặc tương đối tốt đẹp, trong cuộc gặp Obama - Sang vào lần này, khi nhân quyền và dân chủ lại là đối trọng mà người Mỹ đang đặt ra như một điều kiện cần?
Chỉ có thể nghĩ đến một kịch bản khá trung dung, thậm chí rất bình thường – kịch bản thứ tư – với xác suất xảy ra lớn nhất.
Tức sẽ không có một thỏa thuận nào gây ấn tượng, dù chỉ là thỏa thuận khung, về các vấn đề TPP, an ninh khu vực biển Đông và đối tác chiến lược toàn diện. Thay vào đó, sẽ chỉ là những lời hứa hẹn trên bàn ngoại giao – một loại quỹ ngôn từ không hề thiếu thốn nếu các nhà ngoại giao thấy chưa cần thiết phải làm đầy đặn hơn nữa.
Những nhà ngoại giao Hoa Kỳ lại không hề muốn bị
dư luận dân chúng Mỹ và quốc tế đánh giá về một sai lầm tiếp nối của
họ, nếu họ “buông” cho Hà Nội vượt vũ môn để tiếp cận một cách quá dễ
dàng với những mục đích tự thân về kinh tế và danh vọng.
WTO 6 năm về trước và Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ cách đây đúng một “con giáp” là những bài học sần sùi khó nuốt của
người Mỹ.
Nếu năm 2007 đánh dấu cuộc đối thoại đầu tiên
giữa hai nguyên thủ nhà nước Bush – Triết, thì trước đó một năm, nước Mỹ
cũng nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách CPC về những quốc gia cần quan
ngại đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo. Nhưng cũng kể từ thời gian đó,
tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại không có dấu hiệu khả
quan hơn, nếu không muốn nói là bị đánh giá “thụt lùi sâu sắc”.
Hiển nhiên, bài học về nhân quyền khép kín không
tương xứng với độ mở tối đa về kinh tế đã hằn sâu trong não trạng người
Mỹ, cho tới giờ và cho cả những năm tháng trong tương lai.
Sự bất tương xứng như thế lại còn như được gia
cố bởi mối quan hệ đang có chiều hướng bền vững giữa Bắc Kinh - một hậu
duệ mao - ít vốn chẳng mấy quan tâm đến vấn đề quyền con người và mới
đây còn bắt luôn cả một luật sư đang bào chữa cho thân chủ hoạt động
nhân quyền mới bị bắt của mình - với Hà Nội.
Cái gì mang tính hệ thống luôn có thể dẫn đến
chuỗi logic trong hành xử. Mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” có thể đã hữu
hảo đến mức mà người Mỹ không còn mơ hồ về việc nhà nước Việt Nam sẽ
khó tránh khỏi ảnh hưởng của Trung Nam Hải về chính sách nội trị, đối
với những gì và những ai không đồng nhất với ý thức hệ và quyền lợi
chính trị của họ.
Lối tắt
Nhận định gần đây của một quan chức châu Âu cho
biết khác nhiều với mong muốn của Hà Nội, TPP sẽ không kết thúc lộ trình
đàm phán nào vào tháng 10/2013, mà khả năng sớm nhất của hiệp định này
là được thông qua bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm sau. Còn nếu mọi việc
thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể tìm ra lối mở qua TPP sau hai
năm nữa, tức vào năm 2015.
Khoảng cách từ đây đến năm 2015 có lẽ lại là quá
lâu so với thế nôn nóng của những người đang muốn gỡ gạc nền kinh tế
khỏi khủng hoảng.
Mà cũng chưa biết chừng, nền kinh tế ấy hoàn toàn có thể bị hoại thư toàn phần chỉ sau hai năm nữa.
Nhưng vẫn còn một lối mở khác - ngắn hơn, cũng
là một lối tắt thu rút con đường hòa hợp và hòa giải quốc tế của giới
lãnh đạo Việt Nam. Không còn nhiều lựa chọn, đó phải là một hoặc những
biểu hiện của lòng thành tâm chính trị - điều đã được phương Tây ghi
nhận ở Myanmar, đối với Thein Sein.
Không có thành tâm chính trị, người ta sẽ không đạt được bất kỳ một mục tiêu và kịch bản tốt đẹp nào, dù cho cá nhân.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà báo hiện sống ở TP HCM.
Trước giờ gặp nguyên thủ Việt - Mỹ
Nguyễn Hoàng
BBC tiếng Việt, gửi từ Washington
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ ba, 23 tháng 7, 2013
Ít có chuyến công du của nào của
lãnh đạo nhà nước Việt Nam được bình luận từ trước như chuyến đi tới
Hoa Kỳ vào tuần này của Chủ tịch Trương Tấn Sang, đặc biệt đáng chú ý là
từ một số học giả và nhà quan sát nước ngoài.
Jonathan London, công dân Mỹ tự nhận mình là “người bạn thân của Việt Nam”, mới đây viết trên trang Bấm
blog của mình về điều mà ông gọi là “rõ ràng đây là cơ hội
lịch sử” mặc dù cho biết ông “không phải là chuyên gia về quan hệ song
phương”.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Theo ông London, thực trạng kinh tế
“đặc biệt yếu kém” của Việt Nam, hồ sơ Biển Đông và hợp tác quân sự song
phương là những mảng để người đứng đầu nhà nước Việt Nam có thể tìm
kiếm sự hợp tác và hỗ trợ của Washington.
“Vấn đề cơ bản cho Ba Đình là muốn có những bước
đột phá trong hai lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực
sự mà chưa chắc ĐCSVN có thể làm được”, ông London nhận định.
Vào chiều hôm thứ Ba 23/07 (giờ Washington),
chưa đầy hai ngày trước khi Chủ tịch Sang gặp Tổng thống Obama, một nhà
báo Mỹ đã đăng bài “Bấm
Mr. Sang Comes to Washington”.
Ông Greg Rushford, nhà báo chuyên về phóng sự
điều tra chính trị trong mậu dịch quốc tế, đánh giá liệu chính phủ Mỹ có
những đề xuất gì có lợi ích thực sự cho ông Sang để ông về “chào hàng”
cho Bộ Chính Trị khi trở về Hà Nội.
Bài báo này đưa ra điều mà ông Rushford gọi là
những khúc mắc, nếu không muốn nói là có thể làm bẽ mặt, chẳng hạn như
khả năng ông Sang phải giải thích cho người đồng nhiệm ông nghĩ rằng
Việt Nam có lợi ích gì khi xử tù nhiều nhà hoạt động mà “tội” của họ chỉ
là thực thi quyền tự do ngôn luận.
"Nhưng nếu cách ăn nói của ông Obama về nhân
quyền làm ông Sang cảm thấy bị xúc phạm, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam có
thể nêu chủ để dioxin".
Tác giả nhận định vào thời điểm này cách “đi
dây” trong chính sách ngoại giao của Việt Nam [giữa Trung Quốc và Hoa
Kỳ] sẽ vẫn tiếp tục.
"Và bởi vì các chủ đề và những bất đồng chia rẽ
Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ là hết sức khó để giải quyết một cách
gọn gàng, tình hình sẽ vẫn còn tiếp tục rối ren hơn nữa", tác giả nhận
định.
Vấn đề của phía Mỹ là những gì họ muốn từ Việt
Nam trong hiệp định TPP không may sẽ chỉ mang lại thêm sự e ngại từ Hà
Nội, chẳng hạn như chủ đề quyền của người lao động, tức là Hoa Kỳ sẽ ép
Việt Nam theo một cơ chế mà chính phủ Mỹ đóng vai trò giám sát như
Washington đã từng làm với nhiều nước Mỹ Latinh, đó là một trong số các
chi tiết đáng chú ý trong bài viết này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC, ông Rushford
nói trong đàm phán TPP, chính quyền Obama gây khó khăn cho Việt Nam tiếp
cận thêm thị trường hàng may mặc và giầy da của Hoa Kỳ bằng cách đặt
điều kiện theo đó để không bị đánh thuế cao khi xuất hàng vào Mỹ thì
doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải mua vải và sợi từ nhà cung cấp Mỹ.
Nhân quyền và vũ khí
Vào sáng hôm 23/07, một số dân biểu tiểu bang
California trong đó có một “người bạn” quen thuộc của Việt Nam về mảng
nhân quyền là bà Loretta Sanchez tổ chức họp báo tại Quốc hội.
Trước câu hỏi của BBC tại cuộc họp báo này rằng
bà nghĩ gì khi báo Quân đội Nhân dân có bài cảnh báo về điều báo này gọi
là thứ 'Bấm
nhân quyền ngoại nhập', nữ Dân Biểu Sanchez, người cũng là
thành viên cao cấp của Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện, nói bà sẽ tiếp tục vận
động để Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, đào tạo và thao tập với quân đội
Việt Nam.
Thông cáo của các dân biểu trong đó có ông
Royce, Lofgren và Lowenthal biện luận rằng trong khi cuộc gặp của người
đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tập trung vào mậu dịch, chủ đề
nhân quyền phải được coi là một ưu tiên trong quan hệ song phương hiện
đang tiếp tục có những thành công.
Nhân quyền, trong đó có quyền thành lập công
đoàn độc lập, không chỉ là chủ đề có trong các vòng đàm phán để Việt Nam
gia nhập TPP mà còn là rào cản đối với lệnh cấm bán vũ khí sát thương
cho Việt Nam."Sửa chữa vũ khí và quân dụng cũ cho Việt Nam cũng mang lại lợi ích lớn cho Hoa Kỳ nhưng quốc hội Mỹ đã cương quyết từ chối nhiều lần"
Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân
“Sửa chữa vũ khí và quân dụng cũ cho Việt Nam
cũng mang lại lợi ích lớn cho Hoa Kỳ nhưng quốc hội Mỹ đã cương quyết từ
chối nhiều lần”, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà vận động dân chủ tại
Virginia nói với BBC.
“Ở Mỹ nó không như Việt Nam, ông Obama không có quyền quyết định, quyết định tối hậu là quốc hội Mỹ”.
Trong khi đó giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học
George Mason nói với BBC rằng “thực ra hành pháp có quyền quyết định bán
vũ khí cho Việt Nam và không cần phải đi qua Quốc hội nhưng dĩ nhiên
hành pháp phải phụ thuộc Quốc hội về ngân sách và phải trả lời các câu
hỏi của Quốc hội”
“Việc mua vũ khí có tầm quan trọng chiến lược và ngoại giao rất lớn”, ông nói thêm.
'Chưa đủ ủng hộ để bán vũ khí cho VN'
Cập nhật: 11:20 GMT - thứ ba, 23 tháng 7, 2013
Cựu Phó Trợ lý Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Catharin Dalpino nói Mỹ vẫn sẽ chưa đồng ý bán vũ khí cho
Việt Nam trong chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang vì không đủ ủng hộ
trong chính giới Mỹ.
Bà nói thêm Hiệp định thương mại tự do và đầu tư
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và động thái của Trung Quốc trên
Biển Đông cũng là hai vấn đề quan trọng trong quan hệ.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bà cũng là tác giả của ba cuốn sách về chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á cũng như có bài đóng góp cho nhiều sách, báo khác nhau.
Trong chuyến thăm tới Nhà Trắng lần này, Chủ tịch Việt Nam dự định sẽ kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Được hãng tin Mỹ AP hỏi qua email về lệnh cấm, ông Trương Tấn Sang nói “nay là lúc để bình thường hóa đầy đủ quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực”.
Chủ tịch Việt Nam nói thêm với AP rằng có khác biệt giữa Washington và Hà Nội về nhân quyền, nhưng điều này “hoàn toàn bình thường”.
Trước chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam sang Hoa Kỳ, bà Dalpino trả lời ba câu hỏi của BBC qua điện thư.
BBC: Bà có ngạc nhiên trước thời điểm ông Sang thăm Mỹ không khi mà chuyến đi có vẻ diễn ra gấp gáp?
Catharin Dalpino: Tôi không coi
khoảng cách ngắn giữa lúc tuyên bố được đưa ra và thời điểm chuyến thăm
diễn ra là quan trọng, cho dù khoảng cách hơi ngắn hơn bình thường chút
ít.
"Sau chuyến thăm của ông Sang, câu hỏi được đưa ra sẽ là: khi nào Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam."
Thông thường các chuyến thăm của các nguyên thủ
quốc gia được thảo luận trong vài tuần, thậm chí vài tháng trước khi
diễn ra nhưng thời điểm chính xác sẽ không được quyết định cho tới trước
khi đi một hay hai tuần.
Phối hợp lịch của hai nguyên thủ không phải là
điều dễ dàng. Trong trường hợp này, lên lịch cho chuyến thăm của ông
Sang vào tháng Bảy là tốt nhất. Tháng Tám là tháng nghỉ hè ở Washington.
Trong tháng Chín, các nhà lãnh đạo thế giới bay
tới New York dự phiên họp Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc và cũng có một vài
chuyến thăm chính thức nhưng mọi thứ luôn vội vã vì số lượng quá nhiều.
Tới tháng Mười Tổng thống Obama sẽ đi Bali dự hội nghị APEC và Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei.
Như vậy cơ hội tiếp theo để tiếp Chủ tịch Sang sẽ là tháng 11.
Sau chuyến thăm của ông Sang, câu hỏi được đưa ra sẽ là: khi nào Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam.
Từ khi trở thành tổng thống ông vẫn chưa sang Việt Nam và sẽ chịu chút sức ép phải làm như vậy trong nhiệm kỳ thứ hai.
BBC: Vấn đề nhân quyền quan trọng tới
mức nào trong cuộc gặp ở Nhà Trắng? Hay là cuộc gặp sẽ tập trung vào
Hiệp định thương mại tự do và đầu tư đối tác xuyên Thái Bình Dương và
động thái của Trung Quốc trên Biển Đông?
Catharin Dalpino: Chính quyền Obama chắc chắn sẽ giữ vấn đề nhân quyền trong nghị trình cuộc gặp giữa Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama.
Nhưng Hiệp định thương mại tự do và đầu tư đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và động thái của Trung Quốc trên Biển
Đông cũng là hai vấn đề quan trọng trong quan hệ. Tôi nghĩ bất cứ đề cập
nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng
lời lẽ cẩn trọng.
"...Tôi nghĩ bất cứ đề cập nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng lời lẽ cẩn trọng."
Chính quyền Obama đang chịu sức ép phải kết thúc
TPP (mặc dù vẫn có những phức tạp từ phía Hoa Kỳ chẳng hạn Tổng thống
vẫn chưa có Thẩm quyền Thúc đẩy Thương mại), nhưng thời hạn Hoa Kỳ tự
đặt ra vào tháng Mười là khá tham vọng.
Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ là hai nước trong nhóm
lớn hơn các nước đang đàm phán TPP nên cuộc gặp sẽ không giải quyết được
hết mọi vấn đề nhưng sẽ là cơ hội để hai bên thảo luận các vấn đề song
phương trong khuôn khổ TPP.
Về vấn đề Biển Đông, tôi cho rằng đây sẽ là đề
tài được hai bên thảo luận. Nhưng ASEAN và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp
không chính thức vào tháng Tám và cuộc gặp này sẽ bị ảnh hưởng nếu tuyên
bố chính thức từ cuộc gặp giữa ông Sang và ông Obama quá rõ ràng.
Bởi vậy tôi nghĩ bất cứ đề cập nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng lời lẽ cẩn trọng.
BBC: Liệu hai bên có đạt được đột phá
nào về quốc phòng trong tương lai gần không? Chẳng hạn như một thỏa
thuận cụ thể về Cam Ranh hay bán vũ khí cho Việt Nam?
Catharin Dalpino: Dĩ nhiên quan
hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lớn hơn Vịnh Cam Ranh hay là bán vũ
khí và bao gồm cả những lĩnh vực như đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa
bình.
Mặc dù vậy, tôi không tin rằng Hoa Kỳ dự kiến
đạt thỏa thuận cụ thể về Vịnh Cam Ranh tương tự như các hiệp định gần
đây với Australia (để Thủy quân lục chiến có thể luân phiên tới Darwin)
hay với Singapore (để tàu chiến có thể luân phiên tới).
Việt Nam hiện vẫn mở Vịnh Cam Ranh cho hải quân
nước ngoài nói chung và sẽ cho phép sử dụng cảng để sửa chữa và tôi nghi
ngờ chuyện Lầu Năm Góc muốn nhiều hơn thế trong tương lai gần.
Vấn đề bán vũ khí sẽ liên quan tới cả Quốc hội và chính quyền và Quốc hội thường hay gắn bán vũ khí với nhân quyền.
Nhìn từ phía Hoa Kỳ, không có vẻ là đã có đủ ủng hộ cho việc bán vũ khí.
Nhận định về chuyến Hoa du và Mỹ du của ông Trương Tấn Sang
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Nhà văn Huỳnh Ngọc TuấnRFA – 2013-07-31
Nội tình ĐCSVN hiện nay
Đảng CSVN hiện nay đang lâm vào thế đấu đá tranh giành quyền lực giữa ba nhóm thế lực: một của ông Nguyễn Tấn Dũng, một của ông Nguyễn phú Trọng và một của ông Trương Tấn Sang.
Ba nhóm quyền lực này hình thành thế “chân vạc” trong đảng CSVN. Nhưng cả ba nhóm quyền lực này đang lâm vào thế tranh giành để độc chiếm quyền lực. Thay vì tạo sự ổn định, họ luôn luôn có xu hướng muốn thay đổi thực trạng quyền lực. Đây là điều rất thường xảy ra ở các chế độ Cộng sản, nhất là tại Trung cộng hậu Mao trạch Đông và Đặng tiểu Bình, hay ở Việt Nam hiện nay. Vì trong số những lãnh đạo đảng CSVN, không có nhân vật nào đủ uy tín độc tôn và sự hậu thuẫn của quốc tế Cộng sản cũng không còn để xác lập một trật tự ổn định như trong thời của Hồ chí Minh hay Lê Duẩn.
Nhưng phải xác định rõ là những cuộc đấu đá này mang tính tranh giành quyền lực chứ không phải do bất đồng chính kiến. Cho nên dù mâu thuẫn giữa các phe nhóm là rất sâu sắc nhưng họ vẫn thống nhất với nhau về những nguyên tắc căn bản: Duy trì và bảo vệ chế độ “XHCN” với đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên đa đảng và dân chủ hóa Việt Nam.
Chính sự định hướng này quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của chế độ độc tài. Cho nên trong đường lối đối ngoại hay đối nội , nhất là đối ngoại, sự chỉ đạo của Bộ chính trị và Trung ương đảng là kim chỉ nam hành động của bất cứ nhân vật lãnh đạo nào.
Hoa du “kiên định” tình đồng chí
Chuyến công du của ông Trương Tấn Sang đến Trung quốc vừa qua cũng
chỉ là một sự tiếp tục của đường lối chung đã được Bộ chính trị và Ban
bí thư “nhất trí”. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy trong Thông cáo
chung Trung–Việt có đến 29 lần “nhất trí”.
Theo thiển ý của tôi với chuyến đi Trung quốc vừa qua CSVN đã xác
định rõ vị trí và định hướng của mình trong quan hệ giữa hai siêu cường
Mỹ- Trung, đó là, coi mối quan hệ Trung- Việt là nền tảng, giống như
quan hệ Việt-Xô trước đây bất chấp một thực tế phũ phàng là Trung cộng
đang từng bước thôn tính Việt Nam trên mọi lãnh vực mà mục đích cuối
cùng là biến Việt Nam thành quận huyện của Tàu.
Đảng CSVN chỉ có một ưu tư duy nhất đó là làm sao để giữ vững chế độ
Cộng sản, giữ vững quyền độc tôn lãnh đạo đất nước và bảo vệ khối tài
sản khổng lồ mà họ và gia tộc đã thủ đắc được sau hơn nửa thế kỷ cầm
quyền và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi….. sụp đổ!
Còn đối với Trung cộng thì họ luôn dành cho đảng CSVN sự ủng hộ “mạnh
mẽ”, “kiên định” vì Trung cộng biết rằng không ai phục vụ quyền lợi cho
họ tốt hơn người đồng chí CSVN trong bối cảnh Mỹ đang xoay trục chiến
lược sang vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Trung cộng không hài lòng khi thấy nội bộ đảng CSVN đang hục hặc với
nhau để tranh giành thế lực. Và theo thiển ý của tôi chắc chắn là trong
lần diện kiến chủ tịch nước Trung QuốcTập cận Bình vừa qua của ông
Trương Tấn Sang, Trung cộng có nêu lên sự lo lắng này vì họ muốn nội
tình của đảng CSVN ổn định để không phương hại đến chiến lược của Trung
Quốc tại biển Đông và khu vực.
Còn đối với nhân dân và đất nước Việt Nam thì những hậu quả tai hại
của chuyến công du sang Trung quốc này của ông Trương Tấn Sang khó lòng
lường hết được, e rằng nó sẽ như chiếc vòng kim cô trên đầu CSVN và như
những sợi dây trói chặt thân thể Việt Nam.
Mỹ du để “đối trọng”: Vì dân, vì nước hay vì đảng?
Câu hỏi đặt ra ở đây là ông Trương Tấn Sang Mỹ du để làm gì?
CSVN đủ khôn ngoan để biết rằng nếu chỉ “thân thiện” với Trung quốc
mà không tỏ ra “biết điều” với Hoa kỳ sẽ là một sai lầm chiến lược, cho
nên Bộ chính trị đảng CSVN quyết định vội vàng cho ông Trương Tấn Sang
gấp rút công du Hoa Kỳ để “tái cân bằng” quan hệ quá thiên lệch mang
nặng màu sắc chiến tranh Lạnh.
Bộ chính trị cử ông Trương Tấn Sang đi Mỹ để làm yên lòng đối tác Mỹ
rằng: Việt Nam vẫn giữ thế “trung lập” giữa hai siêu cường. CSVN không
muốn làm Mỹ thất vọng và “nổi giận”.
Nhưng định hướng ngoai giao của đảng CSVN rất rõ ràng:
- Với Trung cộng là “đồng chí”, “anh em”, là hợp tác đối tác chiến lược toàn diện trên tinh thần “16 chữ vàng” và “4 tốt”.
- Còn với Mỹ chỉ là đối tác kinh tế vì VN muốn “làm bạn với tất cả các nước” trong “quan hệ đa phương” mà thôi.
Hiện nay Hoa kỳ là thị trường lớn và đầy hứa hẹn để cân bằng cán cân
thương mại bị thâm thủng nặng của Việt Nam. Trong tương lai việc gia
nhập Hiệp ước Đối tác xuyên Thái bình dương TPP do Mỹ chủ xướng sẽ là
cứu tinh cho nền kinh tế Việt Nam đang hụt hơi.
Với áp lực của một nền kinh tế đang xuống dốc dẫn đến nguy cơ bất ổn
xã hội là một thực tế, nên CSVN rất cần Mỹ. Nhưng sẽ không có chuyện hợp
tác với Hoa Kỳ để ngăn chận sự hoành hành của Trung cộng tại biển Đông
vì biển Đông và chủ quyền của đất nước không bao giờ là quan trọng đối
với đảng CSVN. Hơn nữa, Việt cộng ngầm hiểu rằng Biển Đông là “quyền lợi
cốt lõi” của Trung cộng nên không dám đụng đến hồ sơ “tế nhị” này.
CSVN luôn ý thức rằng Trung cộng còn –Việt cộng còn, Trung cộng mất –
Việt cộng mất, cho nên họ sẽ không có bất cứ một “hợp tác” nào với Mỹ
nếu nó đe dọa đến quyền lợi và mục tiêu chiến lược của Trung Quốc.
Người Mỹ không nên kỳ vọng điều này ở CSVN, nếu nước Mỹ muốn bảo vệ
lợi ích chiến lược của mình thì cách duy nhất là giúp thúc đẩy tiến
trình dân chủ hóa Việt Nam và khu vực để Việt Nam có cùng một giá trị
với Hoa Kỳ trong mục tiêu bảo vệ hòa bình và sự thịnh vượng của nhân
loại trong thế kỷ 21 này.
Hậu ý thâm độc của Việt cộng: Duy trì chế độ
Chuyến Mỹ du vừa rồi của ông Trương Tấn Sang còn nhắm đến một mục
tiêu chính trị nữa, đó là nhân chuyến thăm này những người lãnh đạo Việt
Nam mong muốn Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam để lòe với dân chúng
và ngầm gởi một thông điệp đến những người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân
quyền tại VN cũng như cộng đồng người Việt quốc gia khắp thế giới là họ
(VC) mới là đối tác của Mỹ!!
Hồ sơ khó khăn nhất mà những người cộng sản phải giải quyết trong
thời gian tới đó là hồ sơ vi phạm Nhân quyền tại VN mà người Mỹ đã đặt
ra như một điều kiện để được Mỹ chấp nhận nâng tầm quan hệ ngoại giao và
mở đường cho CSVN gia nhập TPP mà không bị sự phủ quyết của quốc hội
Mỹ.
Chúng ta phải chờ xem nhưng theo tôi lúc này người Mỹ đã ít nhiều mất
kiên nhẫn vì thái độ “nước đôi” của CSVN và sự quyết đoán của Trung
cộng mỗi ngày một dữ dội hơn trên nhiều khu vực nhất là tại châu Á- Thái
Bình Dương.
Xin được nhắc lại, trước chuyến Mỹ du của ông Trương Tấn Sang, tướng
Đỗ bá Tỵ – Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân VN cũng đã đến thăm
Ngũ giác đài. Tất cả những hành động này chỉ nhằm mục đích tuyên truyền
không hơn không kém nên sẽ chẳng mang lại sự “đột phá” nào như mong đợi
của một số người.
Chúng ta nên nhớ rằng người dân Việt Nam vốn thực dụng và hiểu rõ sức
mạnh của người Mỹ, họ luôn coi mối quan hệ với Mỹ là một “bảo đảm” cho
sự thành công và vững chắc của một chế độ. Những người lành đạo cộng sản
luôn biết khai thác tâm lý này.
Cuối cùng, theo tôi, chuyến Mỹ du của Trương Tấn Sang vừa qua chẳng
mang lại kết quả gì to lớn cho cả hai phía Mỹ- Việt và điều gì tốt đẹp
cho đất nước Việt Nam, nó chỉ phục vụ ý đồ tuyên truyền của CSVN thôi.
Vì vậy quan hệ Mỹ- Việt cũng không thể tiến xa hơn được trong thời gian
tới và như vậy CSVN vẫn tiếp tục lộ trình trong quỹ đạo của Trung Hoa.Xin dẫn lời của nhà bình luận thời cuộc Elle Bork của US News để kết thúc bài này:
- “Lời mời ông Sang viếng thăm Hoa Kỳ là một quyết định thiếu khôn
ngoan nếu xem xét những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Vì cuộc gặp sẽ được
diễn ra nên việc yêu cầu Tổng thống Obama chia sẻ công khai và rõ ràng
với Chủ tịch Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách châu Á của Hoa
Kỳ là vô cùng cấp bách. Và sau đó Tổng thống Obama nên hành động cụ thể
như những gì ông đã nói”.
- “Thực tế là dân chủ cuối cùng sẽ giúp cho ‘trục châu Á’ thành công,
chứ không phải các cuộc trao đổi ‘thực tế’ với một quốc gia như Việt
Nam”.
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ởQuảng Nam. Thường có nhiều bài viết tranh
đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Ông từng bị cầm tù suốt từ năm
1992 tới năm 2002 vì gửi một số bài viết ra nước ngoài.
*****
Nguồn:
Ông Sang xây một, Nguyễn Thanh Sơn phá mười
Phạm Trần (Danlambao) - Chủ
tịch Nước Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang và Thứ trưởng Ngoại giao,
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh
Sơn đã không biết đánh giá chính xác về sức mạnh chính trị của người Mỹ
gốc Việt ở Hoa Kỳ để đưa ra những lời nói gây bất bình, đãi môi, xúc
phạm, gây chia rẽ và đẩy hận thù dân tộc lên một tầm cao mới.
Trước hết, hãy nói về ông Trương Tấn Sang, trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 đến 26/07 (2013).
Ông Sang được Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for Strategic and International Studies, CSIS) chiều ngày 25/7:
“Đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, bà con Việt kiều sẽ là chiếc cầu vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người Mỹ gốc Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đưa quan hệ 2 nước lên một bước phát triển mới.”
“Đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, bà con Việt kiều sẽ là chiếc cầu vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người Mỹ gốc Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đưa quan hệ 2 nước lên một bước phát triển mới.”
Phát biểu của ông Sang trùng hợp với tuyên bố của Tổng thống Barack
Obama vài giờ trước đó tại Tòa Bạch Ốc khi ông Obama tiếp ông Sang. Nhà
lãnh đạo nước Mỹ nói với báo chí sau khi họp riêng với Phái đòan Việt
Nam:
“Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it's those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries.”
“Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it's those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries.”
(Tạm dịch: “Cuối cùng thì chúng tôi cũng đồng ý với
nhau rằng một trong những yếu tố quan trọng trong quan hệ tốt đẹp giữa
hai quốc gia là Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tuy ở Hoa Kỳ nhưng vẫn có
mối quan hệ mật thiết với quê hương mẹ Việt Nam. Và kết qủa là mối giao
hảo giữa con người với con người là chất keo sơn gắn bó làm tăng sức
mạnh giao hảo giữa bất kỳ hai nước nào.”)
Và cũng tại cuộc họp này, ông Sang đã nói với Tổng thống Obama, qua lời của người phiên dịch:
“I also expressed my appreciation for the care that the U.S. has extended to the Vietnamese who came to settle in the United States and now they have become American citizens and contributing to the overall development of the U.S. And thanks to the support and assistance from the U.S. government as well as the American people, the Vietnamese-American community here in the U.S. has become more and more prosperous and successful in their life as well as work.
“I also expressed my appreciation for the care that the U.S. has extended to the Vietnamese who came to settle in the United States and now they have become American citizens and contributing to the overall development of the U.S. And thanks to the support and assistance from the U.S. government as well as the American people, the Vietnamese-American community here in the U.S. has become more and more prosperous and successful in their life as well as work.
And I also would like to take this opportunity to convey a message
from our government to the Vietnamese-American community here in the
U.S. that we would like to see you contributing more and more to the
friendship between our two countries as well as further development of
our relationship in the future.”
(Tạm dịch: “Tôi cũng bày tỏ lời biết ơn về sự cưu mang
của Hoa Kỳ đã dành cho người Việt Nam định cư tại đây, và bây giờ họ đã
là công dân Hoa Kỳ và đang đóng góp vào sự phát triển toàn diện của Hiệp
Chủng Quốc. Tôi cũng cảm ơn vì nhờ có sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân
dân Hoa Kỳ mà Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây đã giàu mạnh và thành
công trong đời sống cũng như trong việc làm của họ.
Tôi cũng nhân cơ hội này gửi một lời kêu gọi của Nhà nước ta đến Cộng
đồng người Mỹ gốc Việt rằng chúng tôi mong đồng bào hãy đóng góp nhiều
hơn cho mối giao hải giữa hai nước, đồng thời phát triển cao hơn mối
quan hệ trong tương lai.”
Tuyên bố của Tổng thống Obama mang nhiều ý nghĩa ngoại giao, nhưng cũng
có nghĩa nói về vai trò của người Mỹ gốc Việt phải được quan tâm trong
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Lời nói của ông Sang thì khác. Nó đã phản ảnh quan điểm “tự nhận về phần
mình” có trách nhiệm bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và
người Mỹ gốc Việt nói riêng của đảng và nhà nước CSVN.
Nhà cầm quyền CSVN luôn luôn cho rằng “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”,
nhưng họ lại quên “liên hệ máu thịt giữa đồng bào” với nhau khác với
“liên hệ giữa “một bộ phận” người Việt Nam ở nước ngoài với nhà nước và
đảng CSVN.”
Một bộ phận nhỏ trong tổng số lối 4 triệu người Việt sống ở bên ngoài
Việt Nam, có chăng chỉ đại diện cho thành phần lao động được nhà nước
Việt Nam gửi đi làm việc ở nước ngoài để giải quyết nạn thất nghiệp ở
trong nước và số công nhân Việt Nam, đa phần từ miền Bắc, được gửi đi
lao động ở các nước Cộng sản trong khối Liên Xô và Cộng sản Đông Âu cũ
đã ở lại sau khi Chủ nghĩa Cộng sản tan rã ở các nước này từ 1989 đến
1991.
Vì vậy, nếu có thể thay mặt cảm ơn Chính phủ và nhân dân Mỹ thì ông Sang
chỉ có thể nói thay cho những ai đã nhận được sự giúp đỡ của Chính phủ
và đảng CSVN. Còn đối với tuyệt đại đa số người Mỹ gốc Việt từ thế hệ
phải bỏ nước chạy trốn Cộng sản tìm tự do trên thế giới và tại Hoa Kỳ
trước và sau ngày tàn cuộc chiến 30 tháng 04 năm 1975 thì “sự lạm dụng
đại diện” của ông Sang nói trước mặt ông Obama tại Tòa Bạch Ốc là không
thành thật, nếu không phải hoàn toàn bất xứng, không chấp nhận được vì
ông Sang không có quyền làm như thế.
Hơn nữa khi ông Trương Tấn Sang nói những điều này với ông Obama và sau
đó, với hàm ý ngoại giao tại CSIS, thì cũng đã có gần 2,000 người Mỹ,
Canada và Úc gốc Việt biểu tình chống chính sách cai trị độc tài của
đảng CSVN và đòi quyền con người và các quyền tự do tự do khác, trong đó
có tự do tôn giáo và tự do ngôn luận phải được tôn trọng ở Việt Nam.
Tất nhiên là ông Sang không thể nhân danh những người này để cảm ơn ông
Obama vì họ chống Chính phủ của ông bằng những khẩu hiệu và tiếng hát
vang chống Cộng vào tận bên trong Tòa nhà Bạch Ốc.
Nguyễn Thanh Sơn hại ông Sang
Nhưng nếu những gì ông Sang đã làm cho người Mỹ gốc Việt mất cảm tình
trong chuyến đi Mỹ chỉ tác hại một thì những lới nói xúc phạm có chủ ý
mạ lỵ những người gốc Việt biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm 25 tháng 07
(2013) của Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước
ngoài Nguyễn Thanh Sơn còn gây bất lợi cho chính sách hòa giải, hòa hợp
dân tộc gấp ngàn lần hơn !
Hãy nghe ông Sơn nói những lời “chói tai” như thế này:
“Tôi thật sự không hiểu về cái sự cố tình đó của một số qúy vị, các bác, các anh các chị vẫn còn có tư tưởng hận thù đi ngược lại với lợi ích dân tộc... Tôi nghĩ rằng những cái hiện tượng mà còn đây đó chống đối cái chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các qúy vị, các bác, các anh các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái “chút hận thù cuối cùng...”
“Tôi thật sự không hiểu về cái sự cố tình đó của một số qúy vị, các bác, các anh các chị vẫn còn có tư tưởng hận thù đi ngược lại với lợi ích dân tộc... Tôi nghĩ rằng những cái hiện tượng mà còn đây đó chống đối cái chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các qúy vị, các bác, các anh các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái “chút hận thù cuối cùng...”
“... Quý vị không có lý gì các vị “đứng ở ngang giữa đường các vị ngăn cản cái quan hệ Mỹ-Việt”. Điều đó chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách qúy vị là “cản cái con đường hội nhập của Việt Nam và cản cái quá trình quan hệ Mỹ-Việt” mà họ đang mong muốn...
“... Thì tôi cho là các bác, các anh chị - “những người đang còn
có những tư tưởng như vậy hãy hết sức tĩnh tâm suy nghĩ lại để chúng ta
xóa bỏ tất cả những cái hận thù... còn có những cái suy nghĩ cực đoan
chống lại đất nước hoặc là có một cái suy nghĩ lệch lạc thì đó thực sự
nó chỉ là ảo tưởng... hãy gác lại những cái tư thù cá nhân, hãy gác lại những cái suy nghĩ cá nhân...”
“Tôi cho rằng là những cái biểu tình chống đối của bà con cô bác ở
bên ngoài đối với chủ tịch nước vừa qua nó chỉ là những cái hiện tượng.
Tôi nghĩ rằng là tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy. Có
những người chì vì đồng tiền, có những người chì vì nhu cầu cuộc sống,
có những người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động
đó, chứ trong lòng tôi nghĩ qúy vị cũng không có những suy nghĩ muốn
phá hoại quan hệ Mỹ-Việt.” (Trích phỏng vấn của Phố Bolsa TV).
Đọc những dòng chữ có “gạch dưới” để tạo chú ý đến tư duy và ý nghĩ chủ
quan một chiều, cực đoan và hậu ý xấu của ông Nguyễn Thanh Sơn, hẳn sẽ
thấy nổi lên không thiếu những hàm ý chỉ gây chia rẽ hận thù thêm giữa
đảng CSVN và người Mỹ gốc Việt ở Mỹ.
Nhưng đây cũng là lần đầu tiên một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao của
Nhà nước CSVN như ông Sơn đã công khai nói đến một cuộc biểu tình chống
lãnh đạo Việt Nam khi đến Mỹ, một điều đã cố tình che dấu trong nhiều
năm kể từ khi có cuộc thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải từ 19 đến
26/6/2005.
Thay vì khôn khéo lựa lời để nói thì ông Sơn đã vụng về và mất bình tĩnh
để cố tình đi ra ngoài khuôn khổ của ngành ngoại giao để “đổ dầu vào
lửa” đốt cho cháy hết những gì còn sót lại trên chặng đường "hòa giải,
hòa hợp dân tộc" giữa nhà nước cộng sản Việt Nam với người Mỹ gốc Việt.
Vì vậy ông Sơn đã đưa mối hận thù Cộng Sản của những người phải bỏ nước
ra đi sống ở xứ người lên tầm cao mới. Chẳng những thế, ông còn nhắc
người Việt Nam ở nước ngoài rằng:
“Hãy nhìn vào những người đi trước, hãy nhìn vào những người cụ thể. Tôi nói ngay kể cả Nghị viên Hoàng Duy Hùng ở Houston cũng là một con người có thể nói là chống Cộng rất quyết liệt, có thể nói là một con người đã có thành tích truyền thống trong vấn đề mong muốn phá hoại cái sự đi lên của đất nước. Nhưng đến bây giờ ông Hoàng Duy Hùng cũng đã thấy rằng thì là cái biện pháp đó, cái cách thức đó nó hoàn toàn là không phù hợp với cái truyền thống của ông cha ta và nó cũng không đúng với lại cái mong muốn của nhân dân cả nước cũng như là của bà con cô bác chúng ta.”
“Hãy nhìn vào những người đi trước, hãy nhìn vào những người cụ thể. Tôi nói ngay kể cả Nghị viên Hoàng Duy Hùng ở Houston cũng là một con người có thể nói là chống Cộng rất quyết liệt, có thể nói là một con người đã có thành tích truyền thống trong vấn đề mong muốn phá hoại cái sự đi lên của đất nước. Nhưng đến bây giờ ông Hoàng Duy Hùng cũng đã thấy rằng thì là cái biện pháp đó, cái cách thức đó nó hoàn toàn là không phù hợp với cái truyền thống của ông cha ta và nó cũng không đúng với lại cái mong muốn của nhân dân cả nước cũng như là của bà con cô bác chúng ta.”
Nhưng có ai sáng giá mà đã ngậm đắng nuốt cay cho đến cuối đời bằng
“những người đi trước” như hai ông nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng
Hòa Nguyễn Cao Kỳ (08 tháng 09 năm 1930 - 23 tháng 7 năm 2011) về Việt
Nam nuôi hy vọng “bắc nhịp cầu hòa giải” giữa người Việt tị nạn ở nước
ngoài với người Cộng Sản và Nhạc sỹ Phạm Duy (05 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 01 năm 2013), về Việt Nam năm 2005, cũng với hoài bão mở đường “hòa giải dân tộc”?
Cả hai ông trước khi ra đi cũng đều “tay trắng” trong “sự nghiệp hòa giải, đoàn kết và hòa hợp dân tộc” với người Cộng sản.
Ông Kỳ từng có ý nguyện khi chết được chôn xác tại Sơn Tây, nơi ông sinh
ra nhưng gia đình ông đã quyết định hỏa thiêu ngay nơi ông qua đời,
Kular Lumpur (Mã Lai Á), rồi đem tro cốt về một ngôi Chùa ở California.
Nhạc sỹ Phạm Duy, cây Cổ thụ của lịch sử Tân Nhạc Việt Nam, khi qua đời
tại Sài Gòn, đã không có đến một vòng hoa thăm viếng của Hội Nhạc sỹ
Thành phố, nói chi đến có người nhà nước đến thăm!
Đám tang ông, một nhạc sỹ tài ba nhất Việt Nam, tẻ lạnh đến não lòng chỉ
vì người Cộng sản vẫn còn nuôi thù Phạm Duy đã bỏ hàng ngũ kháng chiến
năm xưa, hay chỉ vì ganh ghét mà ra nông nỗi vậy?
Nếu như hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy không trở về Việt Nam, một
thời gian dài đã bị lợi dụng để cho nhà nước tuyên truyền, và không có
những lời nói làm phật lòng nhiều người chạy trốn Cộng Sản thì đám ma
các ông chắc phải linh đình ở Hoa Kỳ và được nhiều người thương tiếc và
ghi ơn cho những đóng góp cho đất nước và âm nhạc.
Rất tiếc hai ông đã không làm như thế và chắc gì giờ này, những người
từng vồn vã đón hai ông hồi hương về Việt Nam như ông Phạm Thế Duyệt, Ủy
viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam còn nhớ đến cái
ngày “quay về” lịch sử ấy, nói chi đến hàng Thứ trưởng Nguyễn Thanh
Sơn?
Nhưng khi ông Sơn xỏ xiên người đi biểu tình chống Chủ tịch Nhà nước
Trương Tấn Sang ngày 25/07 (2013) trước Tòa Bạch Ốc “chỉ vì đồng tiền”
thì cũng chính cái ông Sơn này đã muối mặt khi nói với báo Thanh Kiên
trong cuộc phỏng vấn ngày 30/4/2013: “Năm 2012, lượng kiều hối gửi về
VN qua con đường chính thức đạt khoảng 10,5 tỉ USD, qua đường không
chính thức ước khoảng 1/3 số đó nữa, rồi hơn 6 tỉ USD đầu tư vào các dự
án trong nước… Như vậy ước tính nguồn lực kiều bào đạt tới 20 tỉ
USD/năm, tương đương 1/5 GDP cả nước, bằng cả hợp tác thương mại của ta
với EU.”
Như vậy thì “Việt kiều” giàu cũng cần đi biểu tình để kiếm tí tiền còm hay ông Nguyễn Thanh Sơn đã nhìn gà ra cáo đến mất khôn?
(07/013)
Phạm Trần
dannlambaovn.blogspot.com
Toàn diện về cái gì?
Jonathan London
Vài ngày sau khi Việt Nam và Mỹ đã kết thúc cuộc gặp lịch sử tại
Washington, và sau một vài ngày cho phép sự kiện này ‘bơi’ trong đầu của
tôi, xin chia sẻ vài suy nghĩ về sự quan trọng của cuộc gặp gỡ này đối
với nền kinh tế chính trị của Việt Nam, với dân Việt Nam, và với tương
lai của quan hệ giữa hai nước (không chỉ là hai nhà nước) trong bối cảnh
lịch sử thế giới.
Đối với nền chính trị kinh tế của Việt Nam, muốn đánh giá sự quan
trọng của cuộc gặp trước hết phải hỏi quan trọng đối với cái gì?
Theo một quan điểm ban đầu, cuộc gặp gỡ này là một thành công đối với
nhà nước Việt Nam vì hình như nó sẽ mang lại nhiều tiến bộ nhất định
trong quan hệ song phương giữa hai bên, đặc biệt về một số lãnh vực quan
trọng như hợp tác kinh tế, giáo dục, quân sự, môi trường, v.v… Tôi chưa
biết chi tiết gì về kết quả cụ thể của cuộc gặp gỡ này. Thế nhưng, nếu
nó tạo ra nhiều cơ hội tốt cho Việt Nam về thương mại, giáo dục, quân
sự, thì tất nhiên là tốt.
Bốn tốt
Riêng đối với giới lãnh đạo Việt Nam và cụ thể là ĐCSVN, tôi cho cuộc
gặp này là ‘thành công’ trong một số khía cạnh khác nhau. Có bốn lý do
chủ yếu khiến tôi nghĩ như vậy – và nếu thích chơi chữ về lịch sử ta có
thể gọi là “bốn tốt”.
Một là về quốc tế: Việt Nam đã gửi thông điệp khá rõ tới Mỹ (và Bắc
Kinh) về ý định muốn hợp tác một cách “toàn diện” với Mỹ (tức là chính
phủ Obama nói riêng và nhà nước và cả nước Mỹ nói chung). Đây là một
bước đi tốt cho một đảng mà nhiều năm qua đã vấp phải chân của chính
mình trong quan hệ song phương.
Hai là cuộc gặp này rất có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích thực sự cho
nền kinh tế Việt Nam và qua đó sẽ tạo ra những cơ hội quan trọng cho nhà
nước Việt Nam nói chung và ĐCSVN nói riêng, để giúp họ đối phó với một
số thách thức lớn của đất nước, như thiếu vốn, công nghệ, ngành giáo dục
Đại Học quá yếu., v.v.
Ba là cuộc gặp gỡ này rất có thể sẽ giảm vai vế của những thế lực bảo
thủ trong đảng vốn không muốn Việt Nam cải cách. Là người Mỹ, tôi cũng
đồng ý Việt Nam nên thận trọng trong mối quan hệ với Mỹ. Thế nhưng, có
quan hệ tốt với Mỹ là cần thiết cho Việt Nam.
Cái tốt thứ tư của cuộc gặp này là nó là một cơ hội tốt cho lãnh đạo
Việt Nam để họ nghe trực tiếp những lý luận của TT Obama về sự quan
trọng của nhân quyền trong việc phát triển quan hệ với Mỹ. Dù nhiều
người trong đội ngũ lãnh đạo của Việt Nam có thể phủ nhận điều đó, việc
lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải suy nghĩ lại về hành vi trấn áp các nhân
vật chống đối là một điều tốt cho toàn dân Việt Nam. (Việc chính phủ Mỹ
có vấn đề với nhân quyền không phải là cớ để tiếp tục vi phạm nhân
quyên tại Việt Nam. Không như ở Việt Nam, chính quyên và đảng cầm quyền ở
Mỹ bắt buộc phải tôn trọng hiến pháp.)
Chẳng giải quyết gì
Thế nhưng, dù có bốn tốt, vấn đề là gặp gỡ này chẳng giải quyết gì
đối với những vấn đề cơ bản của ĐCSVN. Cuộc gặp gỡ này không trực tiếp
ảnh hưởng đến những căng thẳng, mâu thuẫn, và điểm yếu trong nội bộ của
nền chính trị Việt Nam và cụ thể là trong ĐCSVN.
Một vấn đề cơ bản của Đảng xuất phát từ hai cái. Mô hình này không
hữu hiệu. Không cho phép có một chế độ minh bạch, tránh né trách nhiệm
giải trình cao đối với dân, và không cho phép phát triển của một chế độ
thực sự pháp trị. Theo tôi, muốn Việt Nam thể hiện tiềm năng của đất
nước, ĐCSVN phải cải cách các thể chế chính trị kinh tế một cách sâu
rộng. Và theo tôi, bất kỳ ai yêu nước, dù trong hay ngoài Đảng, nên nỗ
lực để nhận định đâu là mục tiêu hệ trọng của Việt Nam.
Và dân thường?
Đối với dân thường Việt Nam, sự quan trọng của cuộc gặp khó được đánh
giá hơn vì phần lớn hậu quả của nó là gián tiếp. Vấn đề là những kết
quả của cuộc gặp chỉ sẽ hiện rõ sau một thời gian. Nhiều khi những lợi
ích mà các giai cấp bên trên được hưởng sẽ không rỉ xuống các giai cấp
bên dưới (the ‘trickle down effect’ mà người Mỹ đã quá biết!). Nếu quá
trình ‘hợp tác toàn diện’ làm cho Việt Nam an khang thịnh vượng hơn thì
tốt.
Thông thường, kết quả của những mối quan hệ giữa Việt Nam và kinh tế
thế giới đều bị các cơ chế trong nước chi phối. Như vậy, nói cho cùng,
quan hệ Việt-Mỹ có cải thiện được gì hay không phụ thuộc nhiều vào việc
Việt Nam có cải cách hay không và như thế nào. Những thành công và thất
bại trong xã hội Việt Nam trong thời gian tới – Việt Nam có tăng trưởng
nhanh hay không, xã hội có công bằng ở mức độ nào – sẽ được quyết định
bởi những diễn biến chính trị trong và ngoài ĐCSVN.
Về tương lai
Nhà nước nào cũng là sản phẩm của những quá trình cạnh tranh xã hội
giữa các thế lực chính trị xã hội trong nước. Cả hai nhà nước Viêt Nam
và Mỹ đều là tổ chức quan liêu. Cả hải phản ánh những giá trị của những
giai cấp xã hội đã và đang cạnh tranh quyền lực với nhau. Ở Việt Nam, đó
là những phe cánh trong ĐCSVN. Ở Mỹ đó là những tập đoàn tư sản lớn. Ở
dưới là dân thường của cả hai nước.
Con người là con người chứ, không chỉ đơn thuần là đối tượng của
những tổ chức quan liêu. (People are human beings, not merely subjects.)
Hai nước Việt Nam – Mỹ đều có nhiều vấn đề phức tạp. Ở cả hai nước,
trách nhiệm của mỗi công dân là đòi hỏi các đảng phái cầm quyền và nhà
nước phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm giải trình về các chính sách
của họ, phải tôn trọng nhân quyền.
Nếu “quan hệ toàn diện” với Mỹ giúp người dân Việt Nam về mực sống và
cũng có tiến bộ cả về quyền chính trị lẫn nhân quyền thì mới là thành
công toàn diện cho Việt Nam.
QUÊ CHOA
273
Quà ngoại giao
2013-07-24
|
Cánh Cò, viết từ Việt Nam
Chiều 19/6 sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nguyên thủ hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác. Có bốn khoản trong 10 văn kiện hợp tác này đáng chú ý vì khi đọc kỹ thì cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Bảng thông báo đã dùng ngôn từ ngoại giao để che đậy sự yếu ớt của Việt Nam trong đó khoản thứ nhất đã khỏa lấp tất cả khi viết: "Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc".
Sự "hợp tác chiến lược toàn diện" phải được hiểu dưới hàm ý giữa "hai đảng" chứ không phải hai nước, hai chính phủ. Chỉ có Đảng cộng sản của hai nước mới có thể có cái nhìn chung về mục tiêu và chính sách vì sự khác biệt sâu xa giữa hai chính phủ không thể hợp tác toàn diện khi Bắc Kinh luôn mang "hải giám" ra để làm tê liệt ý chí Việt Nam qua mũi thuốc gây mê "cộng sản".
Chấp nhận ký vào chương trình này Việt Nam đã chấp nhận đi chung chuyến xe với Trung Quốc mà tài xế thuộc về người đàn anh mạnh bạo và hung dữ.
Động thái ngoại giao dưới kèo này chỉ có thể giải thích: 10 văn kiện hợp tác này có bốn món quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện cho toàn thể Bộ chính trị trao cho Trung Quốc nhằm bảo đảm trung thành, chấp nhận hợp tác không tranh cãi để giữ mối giao tình giữa hai đảng đã từng chung vai đấu cật nhiều chục năm qua.
Chung vai đấu cật vì sự nghiệp cao cả chung của hai đảng nên những cái chết chưa từng giải oan và những cái chết khác trên Biển Đông sắp tới nếu có, chỉ là những hiểu lầm cần được che đậy bằng đồng nhân dân tệ trong các dự án do chính Trung Quốc làm chủ hay thi công.
Điều này được xác định ở các khoản Trung Quốc sẽ hỗ trợ tài chánh. Cái cách mà Việt Nam thường làm mỗi khi muốn phân bua một nhượng bộ nào khó giải thích với quần chúng.
Món quà "Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng" một lần nữa có hàm ý mê muội hóa người dân "hãy vững tin vào sự hợp tác" mặc dù bài học Biển Đông đang sờ sờ trước mắt và việc cố xóa dấu vết lịch sử trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 của nhà nước Việt Nam vẫn đang gây bức xúc trong xã hội.
"Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển" cũng không ngoài ý đồ cấy ghép niềm tin "ăn liền" cho người ngư dân để họ tiếp tục làm con thiêu thân cho chế độ.
Đường giây đỏ ấy chỉ có trên giấy và không bao giờ xuất hiện. Màu đỏ của máu không tô trên đường giây nóng mà chảy lai láng trên Biển Đông ngay sau khi 10 điều được ký kết.
Ngày 6 tháng Bảy, nửa tháng sau khi ông Sang từ Bắc Kinh quay về Hà Nội, 2 tàu cá với thủy thủ đoàn gần 30 người do ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường ở Lý Sơn, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng cùng bị “tàu lạ” có võ trang hung hãn đập phá, cướp bóc.
Ông Sang đã bị đàn anh xỏ lá bỉ mặt trước người dân của mình.
Món quà cuối cùng: "Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4" giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
"Lần thứ 4" có nghĩa là chuyện khai thác nguồn lợi dầu khí giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu nhưng vùng dầu khai thác ấy nằm ở đâu và trữ lượng bao nhiêu, có dính gì tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam hay không thì cả nước hoàn toàn mù tịt.
Thông tin nhỏ giọt không thoát ra khỏi hệ thống báo chí quốc doanh và vì vậy tiết lộ này chỉ làm mạnh thêm giả thuyết chính phủ đã âm thầm nhượng cho Trung Quốc một số vùng nào đó để đánh đổi lại những chiếc ghế trong Bộ chính trị được an toàn hơn trong bối cảnh tranh chấp hiện nay.
Bốn món quà "nhỏ" này có đủ để làm yên lòng Bắc Kinh cho chuyến đi Mỹ của ông Sang hay không chỉ có ông Chủ tịch nước và các vị trong Bộ chính trị biết. Tuy nhiên hệ thống công an có vẻ khá vụng về trong công tác làm hài lòng "đối tác chiến lược và toàn diện" khi tiếp tục cảnh cáo những ai có hành động chống lại Trung Quốc. Bỏ mặc Blogger Điếu Cày tuyệt thực là một điển hình.
Khi ông Chủ tịch nước bước lên máy bay sang Mỹ vào ngày 22 tháng 7 cũng là lúc người blogger chống Trung Quóc nổi tiếng đã tuyệt thực trong tù đúng một tháng trời. Điếu Cày tuyệt thực để chống lại chế độ cai tù hà khắc và cũng nhắc nhở mọi người ghi nhớ bản án của anh: Bản án chống Trung Quốc.
Trong chiếc cặp ngoại giao của ông Sang có nhiều hồ sơ được công an chuẩn bị sẵn để chứng minh họ đối xử rất hợp luật pháp quốc tế đối với những từ nhân chính trị như Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha. Những tù nhân này ông Sang có thể không cần biết nhưng blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì ông Sang phải biết. Ông biết không phải để trả lời với ông Obama mà vì ông buộc phải biết để kịp thời làm Trung Quốc hài lòng để không lấy cớ chèn ép Việt Nam thêm nữa.
Việc trả lời về vấn đề nhân quyền với ông Obama không phải là cốt yếu vì nước Mỹ không thể là "đối tác chiến lược và toàn diện" với Bộ chính trị Việt Nam. Nước Mỹ ngăn cấm doanh nghiệp của họ hối lộ ở nước ngoài và vì vậy Bộ chính trị khó lòng dùng quà cáp ngoại giao như với Trung Quốc để lót đường cho một mong muốn nào đó.
Nòi chuyện với ông Obama nhưng phải chọn từng lời để không làm phật ý "đối tác chiến lược và toàn diện" là sự khó khăn của ông Sang. Có lẽ vì vậy mà ông dẫn phái đoàn cả trăm người để họ trấn an ông hay chăng?
Đến Mỹ trong tâm thức bất an như vậy thì làm sao nói lời sáng suốt?
http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-07232013-canhco-07242013130529.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
CỘNG SẢN- TRUNG CỘNG -VIỆT CỘNG
NGUYỄN QUỐC CHÁNH* QUÊ HƯƠNG VÀ CHỦ NGHĨA
Quê Hương và Chủ Nghĩa
|
|
Tác Giả : Nguyễn Quốc Chánh, Saigon
|
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống Ai nhân danh hạnh phúc Thứ hạnh phúc ngục tù Ai nhân danh dân chủ Thứ dân chủ si ngu Ai nhân danh chân lý Thứ chân lý đui mù Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã, Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam ! Sự thật đó có làm em đau nhói ? Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói Chồn cáo kia có rình rập trước sau Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau Đứng lên em bằng tâm hồn biển động. Em đứng lên như đại dương dậy sóng Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống, Em bây giờ khôn lớn Mắt rực lửa yêu thương, Biết đâu là sự thật Em tìm thấy con đường. Tự-Do sẽ nở hoa Trên quê hương khốn khó Anh như con ngựa già Vẫn cúi đầu kiên nhẫn Đốt những đám cỏ khô Dọn đường cho em đi làm lịch sử Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây.
Thơ
của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn
dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng
Sản:
“Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga.
Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. (Gửi tuổi trẻ Việt Nam ) Em hãy ngồi xuống đây Anh kể câu chuyện này Trên cánh đồng cỏ cháy Ngậm ngùi như khói bay Con ngựa già một đời Chưa thấy được ngày vui Mắt mỏi mòn trông đợi Những mầm cỏ xanh tươi. Đã bao nhiêu năm rồi Hướng nhìn về xa xôi Tâm tư đau nhức nhối Cuộc đời vẫn nổi trôi Em nhìn về tương lai Cố dấu tiếng thở dài Mắt dường như ngấn lệ Có phải vì khói cay? Em thấy đó, trên đường đi không đến, Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang Những con thú người nhảy múa kiêu căng Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã. Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ. |
_
QUÝ THỂ * CỔ THỤ LÙN
CỔ THỤ LÙN QUÝ THỂ
Nhát cuốc cuối cùng làm bật lên tảng đất màu vàng mỡ màng, mình đất phô
ra những hạt cát thạch anh lấp lánh trong vắt. Làn hơi đất
Sau biến cố tang thương, đất nước đổi chủ cả hai chúng tôi bị đày vào chốn hoang sơ cùng cực này, tôi tìm được ông và ông bắt được tôi. Tôi cho rằng trong cuộc hội ngộ này có bàn tay sắp đặt của vị ác thần. Một cơ hội tàn nhẫn cho cả hai phải chứng kiến số phận của nhau. Tôi bỗng dưng hoá thành nhân chứng và là người tham dự một phần trong cuộc đời đầy thử thách gian nan, long đong kì dị, tối tăm cùng cực của một nhân cách sáng trưng tuyệt vời. Chúng tôi nương tựa vào nhau để tồn tại, tìm chút hơi ấm tình người để không mất niềm tin vào con người.
Cuối năm 74 ông trở về Việt Nam để chịu tang mẹ và bị kẹt lại. Ở nước ngoài ông được biết như một nhà bác học với tất cả cái nghĩa đích thực. Năm 60 ông đỗ tú tài và nhận học bỗng Colombo du học ngành y ở Pháp. Ra trường, ông là bác sĩ nội trú tại bệnh viện Saint-Louis ở Paris. Sau ông dạy tại trường Y khoa Paris. Ông là một giáo sư danh tiếng chuyên ngành cấy ghép. Rồi ông không đi dạy nữa mà nghiên cứu ngành ghép tuỷ chữa ung thư máu thuộc viện Pasteur. Ông có quốc tịch Pháp, vợ Pháp và hai con. Cả đời ông làm khoa học và phục vụ loài người. Ông không quan tâm đến chính trị.
Thế mà ông lại tình cờ rơi đúng vào tâm cơn bão tồi tệ mùa xuân 75. Ông bị cuốn phăng đi như chiếc lá khô. Tai hại thay, cái tính ngây thơ chuyện đời kiểu bác học khiến ông hành động như trẻ con. Ông kể lại cho tôi nghe về những ngày đầu tiên: Mẹ tôi bị ung thư đến giai đoạn cuối, theo y học thì khó lòng chờ đợi đứa con thân yêu từ phương trời tây trở về để vuốt mắt. Thế mà bà vẫn sống ngoài qui luật sinh học và sự tiên liệu của tất cả bác sĩ, chờ gặp tôi rồi mới ra đi.
Sau biến cố tang thương, đất nước đổi chủ cả hai chúng tôi bị đày vào chốn hoang sơ cùng cực này, tôi tìm được ông và ông bắt được tôi. Tôi cho rằng trong cuộc hội ngộ này có bàn tay sắp đặt của vị ác thần. Một cơ hội tàn nhẫn cho cả hai phải chứng kiến số phận của nhau. Tôi bỗng dưng hoá thành nhân chứng và là người tham dự một phần trong cuộc đời đầy thử thách gian nan, long đong kì dị, tối tăm cùng cực của một nhân cách sáng trưng tuyệt vời. Chúng tôi nương tựa vào nhau để tồn tại, tìm chút hơi ấm tình người để không mất niềm tin vào con người.
Cuối năm 74 ông trở về Việt Nam để chịu tang mẹ và bị kẹt lại. Ở nước ngoài ông được biết như một nhà bác học với tất cả cái nghĩa đích thực. Năm 60 ông đỗ tú tài và nhận học bỗng Colombo du học ngành y ở Pháp. Ra trường, ông là bác sĩ nội trú tại bệnh viện Saint-Louis ở Paris. Sau ông dạy tại trường Y khoa Paris. Ông là một giáo sư danh tiếng chuyên ngành cấy ghép. Rồi ông không đi dạy nữa mà nghiên cứu ngành ghép tuỷ chữa ung thư máu thuộc viện Pasteur. Ông có quốc tịch Pháp, vợ Pháp và hai con. Cả đời ông làm khoa học và phục vụ loài người. Ông không quan tâm đến chính trị.
Thế mà ông lại tình cờ rơi đúng vào tâm cơn bão tồi tệ mùa xuân 75. Ông bị cuốn phăng đi như chiếc lá khô. Tai hại thay, cái tính ngây thơ chuyện đời kiểu bác học khiến ông hành động như trẻ con. Ông kể lại cho tôi nghe về những ngày đầu tiên: Mẹ tôi bị ung thư đến giai đoạn cuối, theo y học thì khó lòng chờ đợi đứa con thân yêu từ phương trời tây trở về để vuốt mắt. Thế mà bà vẫn sống ngoài qui luật sinh học và sự tiên liệu của tất cả bác sĩ, chờ gặp tôi rồi mới ra đi.
Làm khoa học cả đời tôi không tin vào điều huyền hoặc. Song lần này hiển
nhiên quá mà tôi lại là người trong cuộc, làm sao không tin ngoài cái
thế giới vật chất này còn có thế giới của tâm linh? Bà ra đi nét mặt
thần thái toát lên vẻ thanh thản nhẹ nhàng. Chôn cất mẹ xong tôi rã rời
cả thân xác lẫn tâm hồn. Lúc đó tình hình chiến sự ở Huế đã nghiêm
trọng. Tôi vô Đà Nẵng, nơi đây còn hỗn độn hơn, ngoài đường đủ mọi sắc
lính, dân chúng người chạy ra bắc kẻ kéo vào nam. Tôi đi lùng một chiếc
vé máy bay đi Saigon, nhưng mọi chuyện đã trễ. Bằng đủ mọi phương tiện
di chuyển tôi chạy vào Nam với hy vọng mong manh sẽ kiếm được máy bay
qua Pháp. Nhưng đoàn người hàng vạn kéo nhau đến Nha Trang thì quân giải
phóng tràn vào, chận lại. Như thế là hết. Tôi phải làm gì ? Tôi làm
khoa học, không theo phe phái nào.
Tôi nghĩ chẳng ai làm gì mình. Song nhiều người quen biết tôi họ nói:
Trong cao trào này, một con người như ông, được đào tạo ở nước ngoài, cả
đời sống ở nước ngoài, mới ở nước ngoài trở về, quốc tịch Pháp, da dẻ
trắng trẻo hồng hào, nội cái đó cũng đủ cho đi tù rục xương. Tôi nghe có
lý. Làm sao để được yên thân? Tôi hành động theo kiểu tôi nghĩ và cho
là đúng. Trước tiên tôi đốt mọi thứ giấy tờ có liên hệ xa hoặc gần với
tôi. Đốt một cách bí mật hồi hộp. Đêm lại , tôi lấy cớ đun nước, tôi mò
xuống bếp khơi lửa cho vào đó cái passport, cái căn cước, nhiều giấy tờ,
hàng trăm tấm danh thiếp. Số giấy tờ cần thiết cho cả một đời người chỉ
vừa đủ đun sôi ấm nước nhỏ. Tôi còn lén mang ra khỏi nhà một quãng thực
xa vất chiếc va li áo quần và bao nhiêu vật dụng cần thiết, làm như tất
cả chúng mang mầm bệnh dịch hạch. Sau đó tôi chẳng còn gì thuộc về dĩ
vãng nữa.
Tôi suy nghĩ, hãy làm như mọi người và tuân theo mệnh lệnh của người cầm quyền thì sẽ được yên thân. Lúc này người ta kêu gọi bỏ thành phố về nông thôn tăng gia sản xuất. Ai không có đất thì xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới. Tôi nhờ cô em bán giùm tôi một cái biệt thự sang trọng được hai ngàn tiền cụ Hồ. Gồm toàn những tờ giấy bạc màu đỏ mệnh giá mười đồng mà thời đó ai cũng thèm thuồng và ngưỡng mộ. Số tiền này cũng chỉ vừa đủ mua một cái chòi tranh, với mảnh rừng phát nham nhở làm cái rẫy. Nghĩ lại thật buồn cười vi la đi đổi chòi tranh, đất thành phố đem đổi đất rừng. Tôi thì rất mãn nguyện, hăm hở tăng gia sản xuất.
“Mơ-xơ Bec-trăng” cầm rựa phát rẫy thực. Mới có nửa buổi tay ông đã phồng. Ba ngày sau lên thăm ông anh, cô em thấy thân thể ông anh mình đỏ như con tôm luộc. Và cái cảnh cười ra nước mắt: Một vị bác sĩ danh tiếng nằm sấp cho một lão nhà quê cạo gió chữa bệnh. Lão già tên là Mười Cuốc, lão là người bán chòi bán rẫy cho ông. Lão lấy cái muỗng nhôm cũ mèm đen sì, cạo dọc sống lưng, luôn miệng than:
-" Gió” nhiều chi lạ. Chỗ mô cũng có “gió”. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ tui chưa thấy người đàn ông nào da trắng mỏng còn hơn da con gái như anh Hai Sâm này…
Lão bắt ông há miệng lè lưỡi ra cho lão bôi dầu cao sao vàng, thứ thuốc chữa bá bệnh trong thời kì ấy. Dầu cay, nước mắt ông trào ra. Lão còn hối mụ vợ nấu nồi nước lá xông. Bây giờ người ta thấy ông giáo sư danh tiếng, ngồi trên chõng tre trùm mền rách run lập cập. Mấy ngày sau ông cũng qua khỏi, và mấy tháng sau làn da hồng hào miền ôn đới cũng từ giả ông nốt. Anh chàng hớt tóc dạo cắt đi mái tóc bềnh bồng bác học. Lúc đó có ai thấy ông, đầu đội nón cời, mặc cái áo bà ba mốc thếch ngồi chồm hỗm cạo nồi cơm cháy không thể nhận ra ông được. Cách mạng đã đổi thay hình dạng gốc rễ của ông rồi.
Lần đầu tiên tiếp xúc với chính quyền cách mạng là một kinh nghiệm, thú vị, nhớ đời. Ông cầm lá đơn tới miếu thổ thần, phía trước có treo lá cờ nửa xanh nửa đỏ, trụ sở uỷ ban quân quản hành chính lâm thời. Cùng với ông còn có nhiều người dân chờ đợi. Nửa tiếng đồng hồ sau có một thanh niên gầy gò, thấp bé chỉ đứng đến vai ông.
Tôi suy nghĩ, hãy làm như mọi người và tuân theo mệnh lệnh của người cầm quyền thì sẽ được yên thân. Lúc này người ta kêu gọi bỏ thành phố về nông thôn tăng gia sản xuất. Ai không có đất thì xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới. Tôi nhờ cô em bán giùm tôi một cái biệt thự sang trọng được hai ngàn tiền cụ Hồ. Gồm toàn những tờ giấy bạc màu đỏ mệnh giá mười đồng mà thời đó ai cũng thèm thuồng và ngưỡng mộ. Số tiền này cũng chỉ vừa đủ mua một cái chòi tranh, với mảnh rừng phát nham nhở làm cái rẫy. Nghĩ lại thật buồn cười vi la đi đổi chòi tranh, đất thành phố đem đổi đất rừng. Tôi thì rất mãn nguyện, hăm hở tăng gia sản xuất.
“Mơ-xơ Bec-trăng” cầm rựa phát rẫy thực. Mới có nửa buổi tay ông đã phồng. Ba ngày sau lên thăm ông anh, cô em thấy thân thể ông anh mình đỏ như con tôm luộc. Và cái cảnh cười ra nước mắt: Một vị bác sĩ danh tiếng nằm sấp cho một lão nhà quê cạo gió chữa bệnh. Lão già tên là Mười Cuốc, lão là người bán chòi bán rẫy cho ông. Lão lấy cái muỗng nhôm cũ mèm đen sì, cạo dọc sống lưng, luôn miệng than:
-" Gió” nhiều chi lạ. Chỗ mô cũng có “gió”. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ tui chưa thấy người đàn ông nào da trắng mỏng còn hơn da con gái như anh Hai Sâm này…
Lão bắt ông há miệng lè lưỡi ra cho lão bôi dầu cao sao vàng, thứ thuốc chữa bá bệnh trong thời kì ấy. Dầu cay, nước mắt ông trào ra. Lão còn hối mụ vợ nấu nồi nước lá xông. Bây giờ người ta thấy ông giáo sư danh tiếng, ngồi trên chõng tre trùm mền rách run lập cập. Mấy ngày sau ông cũng qua khỏi, và mấy tháng sau làn da hồng hào miền ôn đới cũng từ giả ông nốt. Anh chàng hớt tóc dạo cắt đi mái tóc bềnh bồng bác học. Lúc đó có ai thấy ông, đầu đội nón cời, mặc cái áo bà ba mốc thếch ngồi chồm hỗm cạo nồi cơm cháy không thể nhận ra ông được. Cách mạng đã đổi thay hình dạng gốc rễ của ông rồi.
Lần đầu tiên tiếp xúc với chính quyền cách mạng là một kinh nghiệm, thú vị, nhớ đời. Ông cầm lá đơn tới miếu thổ thần, phía trước có treo lá cờ nửa xanh nửa đỏ, trụ sở uỷ ban quân quản hành chính lâm thời. Cùng với ông còn có nhiều người dân chờ đợi. Nửa tiếng đồng hồ sau có một thanh niên gầy gò, thấp bé chỉ đứng đến vai ông.
Anh thanh niên có làn da màu chì, ửng vàng, dấu hiệu rõ ràng của bệnh
sốt rét ngã nước kinh niên. Anh ta mang trên vai cây súng dài lượt bượt,
lọai súng tên là Gă-Răng ( Grant ) súng Mỹ, dùng từ thời chiến tranh
Pháp Đức. Hình như khẩu súng này đã bị chôn nhiều năm trong đất. Cái
báng súng mối ăn như củ khoai sùng, nòng súng và nhiều bộ phận khác han
gỉ cả. Khẩu súng như thế chưa chắc bắn đã được.
Thế nhưng hình như nó là món trang sức không thể thiếu được của bọn
thanh niên ham súng ống. Con người này, và vũ khí kia, khiến cho ông
thêm băn khoăn. Cái gì làm cho họ chiến thắng nước Mỹ giàu có hùng mạnh ?
Cái vóc dáng của anh chủ tịch uỷ ban quân quản là thế song cách làm
việc của anh thực nhanh chóng giản dị. Anh cầm lá đơn ông, hình như
không đọc, thấy anh ta lật qua lật lại rồi ghi bên lề hai chữ ”nhất
trí“, chữ rất xấu, giống như người mới biết viết.
Ông hoang mang chưa hiểu nhất trí là sao, có người giảng, là điều gì ông
ghi trong đơn đều được chính quyền cách mạng chấp thuận. Trời ơi, những
công việc hệ trọng kiểu này, ở nước khác, người ta phải mở cả phiên
toà, hoặc hàng bộ trưởng nội vụ mới có quyền ký tên thay đổi. Thời gian
cũng phải mất ít nhất mấy năm. Từ giờ phút đó ông mang tên mới, Nguyễn
Văn Sâm, với ngày sinh nơi sinh do ông tự nghĩ ra, quốc tịch mới là
người Việt Nam, nghề nghiệp làm nông, chỗ ở làng Cận Sơn…Nghĩa là tất cả
những gì cần thiết cho một con người chỉ được giải quyết chóng vánh
trong một phút. Ông bắt đầu có cảm tình với nền hành chính cách mạng,
quân quản.
Đã là công dân, phải có nghĩa vụ. Nghĩa vụ đầu tiên của ông là đi làm thuỷ lợi mười ngày. Ông chẳng hiểu thuỷ lợi là gì. Sau mới biết là đi đào mương. Riêng đối với ông, thuỷ lợi còn đơn giản hơn nhiều. Ông chỉ việc nhận tảng đất người bên phải đưa, trao lại cho người bên trái. Việc này có khi lại vui vui. Nhờ người ta xếp ông đứng gần cuối cái gọi là một “ dây chuyền sản xuất” Tức là một dãy mười mấy con người, nên khi tảng đất đến tay ông, nó đã rơi rụng dọc đường gần hết, còn lại nhỏ như cái bánh bao, chỉ cần nắm một tay ném lên bờ mương.
Đã là công dân, phải có nghĩa vụ. Nghĩa vụ đầu tiên của ông là đi làm thuỷ lợi mười ngày. Ông chẳng hiểu thuỷ lợi là gì. Sau mới biết là đi đào mương. Riêng đối với ông, thuỷ lợi còn đơn giản hơn nhiều. Ông chỉ việc nhận tảng đất người bên phải đưa, trao lại cho người bên trái. Việc này có khi lại vui vui. Nhờ người ta xếp ông đứng gần cuối cái gọi là một “ dây chuyền sản xuất” Tức là một dãy mười mấy con người, nên khi tảng đất đến tay ông, nó đã rơi rụng dọc đường gần hết, còn lại nhỏ như cái bánh bao, chỉ cần nắm một tay ném lên bờ mương.
Đi làm thuỷ lợi về ông nhận được tờ giấy khen. Ông nghĩ họ thực là hào
phóng. Ở các nước tư bản, làm việc cả đời như ông chẳng được tờ giấy
khen nào. Về sau ông mới hiểu đây là cách tốt nhất, ít tốn tiền nhất để
khuyến khích người dân, còn hòng điều động nhiều lần nữa. Cũng có một
điều lạ, rất nhiều người, nhất là thanh niên, thấy ông đi nghĩa vụ lao
động mười ngày lại tỏ ra thèm thuồng, ước muốn được như ông. Sau này ông
mới hiểu, đi lao động dù sao cũng được cơm no ngày ba bữa, ở nhà chỉ có
cơm độn, một phần gạo, chín mười phần độn, nói như mọi người củ khoai
củ sắn cõng vài hạt cơm. Về sau ông mới thấy chính quyền cách mạng chơi
sang hơn tư bản nhiều. Người ta động viên hàng ngàn hàng vạn con người
trong nhiều tháng trời để làm một công trình hoàn toàn vô ích. Đào một
con mương dài hàng cây số, lồi lõm quanh co, chỗ cạn chỗ sâu và cuối
cùng con mương thuỷ lợi đó chưa một lần có nước chảy qua, mấy năm sau
trở thành bình địa. Hỏi thì người ta biện bạch, không cần kết quả, cái
chủ yếu là giáo dục dân chúng miền nam biết thế nào là ý thức lao động.
Ôi hoá ra đây cũng là một trò chơi.
Thời gian đó nhiều sự trớ trêu của số phận đùn đẫy ông trở về với cái nghiệp y. Ông cũng được nhiều lần ra vào “trung tâm y tế” và trong một thời gian dài được cầm con dao mổ. Có lần tôi nhìn thấy bàn tay vàng của nhà phẩu thuật tài hoa Âu châu cầm dao mổ nhưng không phải trong phòng mổ ở một bệnh viện danh tiếng nào mà ở phía sau nhà lão Cuốc.
Thời gian đó nhiều sự trớ trêu của số phận đùn đẫy ông trở về với cái nghiệp y. Ông cũng được nhiều lần ra vào “trung tâm y tế” và trong một thời gian dài được cầm con dao mổ. Có lần tôi nhìn thấy bàn tay vàng của nhà phẩu thuật tài hoa Âu châu cầm dao mổ nhưng không phải trong phòng mổ ở một bệnh viện danh tiếng nào mà ở phía sau nhà lão Cuốc.
Ông đang thiến cho con bò tơ, cột đứng giữa hai gốc cau. Chỉ một vết
rạch và vài mũi khâu, trong chốc lát chú bò non, chưa nếm mùi đời đã trở
thành vị hoạn quan, thái giám. Về sau nơi nào cần thiến heo, trâu bò gà
chó đều kêu ông. Đừng tưởng những cuộc phẫu thuật kiểu này là không
quan trọng, ai cũng làm được. Thời kì này sinh mệnh con vật có khi còn
lớn hơn con người. Có nhà con cái đau ốm chỉ ra vườn hái lá làm thuốc,
mà con heo nái bỏ ăn lại lên tỉnh mua thuốc trụ sinh ngoại về chữa. Họ
hành động thế cũng chỉ vì con heo nái là tài sản quý giá duy nhất và nó
nuôi sống cả gia đình. Vì thế mỗi khi dù cầm dao thiến heo ông cũng hồi
hộp vô cùng.
Lần khác giữa mùa lụt, vợ Tám Hoà chuyển bụng đẻ. Mụ này sinh khó vì đã bốn mươi bốn tuổi rồi con sinh thêm đứa con thứ chín. Suốt thời kì mang thai mụ thiếu ăn, còn bị sốt rét rừng hành hạ. Mụ bị phù thủng nặng, bàn chân húp không còn thấy mắt cá, thiếu máu nặng màu da vàng như con tằm bủng và vạch mi mắt ra thấy trắng nhợt. Nước lụt dâng ngập con đường về huyện về tỉnh. Không có cách nào di chuyển sản phụ.
Lần khác giữa mùa lụt, vợ Tám Hoà chuyển bụng đẻ. Mụ này sinh khó vì đã bốn mươi bốn tuổi rồi con sinh thêm đứa con thứ chín. Suốt thời kì mang thai mụ thiếu ăn, còn bị sốt rét rừng hành hạ. Mụ bị phù thủng nặng, bàn chân húp không còn thấy mắt cá, thiếu máu nặng màu da vàng như con tằm bủng và vạch mi mắt ra thấy trắng nhợt. Nước lụt dâng ngập con đường về huyện về tỉnh. Không có cách nào di chuyển sản phụ.
Mụ ta chuyển bụng một ngày một đêm rồi mà đứa con không chịu sổ ra. Tám
Hoà nài nĩ ông cứu. Ông liều ra tay. Mụ ta vừa đau đẻ vừa mắc cỡ, chửi
chồng:" Bộ ông muốn giết tui hay răng mà kêu cái thằng cha thiến heo về
đỡ đẻ !...” Trong cơn vật vã, mụ này níu cái thanh giường gần gãy, ông
cầm tay mụ giữ lại, mụ cắn cánh tay ông. Ông gồng mình cho mụ đàn bà
hung giữ đau đẻ cắn. Cuộc sinh nở mẹ tròn con vuông. Sau này có lần kể
lại cho tôi nghe ông nói, bên Tây mấy con đầm đau đẻ hung dữ lắm, họ la
thét chửi chồng, có khi còn đánh cả chồng. Nhìn vết răng mụ Tám trên
cánh tay ông nhiều ngày chưa lặn tôi mới hiểu thế nào là lương tâm ngừơi
thầy thuốc.
Cuộc quay về ngành y của ông còn nhiều chuyện cười ra nước mắt. Xã cất cái chòi làm trạm y tế, ông được triệu đến không phải để làm việc gì liên quan ngành y tế mà để dọn dẹp vệ sinh, phát cỏ, hốt rác. Trạm này giao cho một anh binh nhì trước ở ngành quân y quân đội cọng hoà cũ. Đoàn tiêm phòng về ông cũng được kêu tới nấu nước luộc kim tiêm, còn nước sôi làm thịt gà, đãi đoàn. Ông còn phải đứng hầu bia rượu cho mấy thằng y tá nhóc con trên tỉnh về.
Sau này người ta nói ông là tiên bị đoạ. Có điều dù làm việc gì ông cũng hết lòng, cần mẫn, không oán than bất mãn với bất cứ người nào, công việc gì. Tôi còn nhớ vào giai đoạn ấy thường có cái kiểu, trước khi động viên dân chúng vào công việc gì, luôn luôn phải họp dân năm lần bảy lượt, dân chúng đi làm rẫy về mệt mỏi, tối lại chỉ muốn đi ngủ sớm, chiều nào cũng có tiếng loa đầu xóm cuối xóm : “Ngay từ bây giờ đồng bào tập trung tại trụ sở để quán triệt mục đích yêu cầu…ai không đi họp mất quyền lợi…” Không ai biết quyền lợi là quyền lợi gì. Họ chỉ sợ không đi họp sẽ không yên thân. Mục đích yêu cầu cần quán triệt có khi là những chuyện rất vớ vẫn như đào hố xí hai ngăn hay trồng bèo hoa dâu, được thổi phồng như hai phát kiến vĩ đại của những nhà khoa học tài ba của nước ta cho nhân loại…
Cuộc quay về ngành y của ông còn nhiều chuyện cười ra nước mắt. Xã cất cái chòi làm trạm y tế, ông được triệu đến không phải để làm việc gì liên quan ngành y tế mà để dọn dẹp vệ sinh, phát cỏ, hốt rác. Trạm này giao cho một anh binh nhì trước ở ngành quân y quân đội cọng hoà cũ. Đoàn tiêm phòng về ông cũng được kêu tới nấu nước luộc kim tiêm, còn nước sôi làm thịt gà, đãi đoàn. Ông còn phải đứng hầu bia rượu cho mấy thằng y tá nhóc con trên tỉnh về.
Sau này người ta nói ông là tiên bị đoạ. Có điều dù làm việc gì ông cũng hết lòng, cần mẫn, không oán than bất mãn với bất cứ người nào, công việc gì. Tôi còn nhớ vào giai đoạn ấy thường có cái kiểu, trước khi động viên dân chúng vào công việc gì, luôn luôn phải họp dân năm lần bảy lượt, dân chúng đi làm rẫy về mệt mỏi, tối lại chỉ muốn đi ngủ sớm, chiều nào cũng có tiếng loa đầu xóm cuối xóm : “Ngay từ bây giờ đồng bào tập trung tại trụ sở để quán triệt mục đích yêu cầu…ai không đi họp mất quyền lợi…” Không ai biết quyền lợi là quyền lợi gì. Họ chỉ sợ không đi họp sẽ không yên thân. Mục đích yêu cầu cần quán triệt có khi là những chuyện rất vớ vẫn như đào hố xí hai ngăn hay trồng bèo hoa dâu, được thổi phồng như hai phát kiến vĩ đại của những nhà khoa học tài ba của nước ta cho nhân loại…
Ông ăn ở gần như được lòng mọi người. Mấy thằng cha sồn sồn cán bộ hợp tác xã có lần xúc lúa trộm đem bán lấy tiền kéo nhau về thành phố ăn chơi. Bọn họ rủ ông đi gọi là “nếm mùi đời” cho biết. Ông từ chối, nói mình quê mùa không biết ăn chơi kiểu đó. Mấy chị, thấy ông sống cô độc ai cũng dành làm mối kiếm vợ cho ông, ông nói không dám đèo bòng, một mình nuôi không nổi thân.
Có lần tôi xúi ông về tỉnh khai hết sự thật về mình và liên lạc với toà Đại sứ Pháp để được phục hồi. Ông nói, họ không tin đâu, giấy tờ đốt cả rồi. Với lại cần thêm một thời gian nữa cho lòng người tỉnh lại, mọi giá trị sẽ được khôi phục. Bây giờ thì chưa. Nghe thế tôi không dám xúi nữa. Tôi thấy cả đời ông chưa một lần dối trá. Đây là lần dối trá đầu tiên về thân phận của mình và ông phải trả giá. Cái giá thực là tàn nhẫn. Ông nói cần chờ một thời gian nữa. Nhưng số phận lại có cách giải quyết của nó. Vở bi hài kịch đã tới hồi kết thúc.
Cuối hạ, buổi chiều thường bắt đầu bằng những cơn mưa giông. Đây cũng là thời kì dậy lên bệnh sốt rét. Cỏ cây bờ bụi lớn cao lên vùn vụt. Mỗi khi phát rựa vào muỗi túa ra cắn rát mặt. Một cơn sốt rét ác tính quật ngã ông chỉ vài giờ. Tôi dìu ông tới trạm y tế xã, không một viên thuốc. Họ bảo tôi đưa ông về bệnh viện tỉnh. Tôi dẫn ông đi được một đoạn thì ông đã hôn mê. Không có cách gì đưa ông về tỉnh. Ông không ngồi lên xe đạp cho tôi đạp chở ông ra tới đường cái nhờ xe đò đưa về phố. Giờ đó bọn trai tráng còn đang ở trong rẫy cả. Cuối cùng tôi phải cõng ông ra đường cái, con đường dài hơn hai cây số.
Suốt đời tôi không thể nào quên được buổi chiều thê thảm đó. Gió giông gào thét không ngừng trong khu rừng mọc toàn cây chà rang cao chưa quá đầu người. Cả khu rừng bị đè bẹp run rẩy dưới cơn thịnh nộ của đất trời. Mưa lất phất lẫn trong gió. Tôi cõng ông như cõng khối lửa trên lưng. Ông sốt rất cao, gió mưa thế vẫn không làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tôi nhớ lần đầu tiên gặp ông, lúc ấy ông như một người ngoại quốc, to cao hồng hào khoẻ mạnh.
Nay chỉ sau mấy năm bị lưu đày khắc nghiệt ông gầy gò, quắt queo, đen
điu, một ông già nhà quê với hàm râu lưa thưa. Bây giờ ông nhẹ hõng,
cõng ông tôi không thấy nặng nề mệt nhọc gì cả. Lên tới đỉnh đồi, nhìn
thấy chân trời mây đen đùn lên ngồn ngộn. Từ trên tầng mây thấp, rất
thấp, cảm như có thể đưa tay lên chạm tới mây được, một tia chớp với cái
bộ rễ cây ánh sáng, đánh ầm thẳng xuống khu rừng, rất gần chỗ tôi. Có
mùi khét giống như mùi điện chập, bên cạnh tôi ngọn lửa lập loè cháy lên
trong mưa.
Chưa bao giờ tôi chứng kiến hiện tượng tự nhiên nào kinh khủng đến thế.
Tôi vẫn chạy lúp xúp, cố sao cho kip, chuyến xe về tỉnh cuối cùng. Một
lúc sau ông tỉnh lại, bảo tôi đặt xuống, cho ông đi, ông kêu khát nước.
Tôi dừng lại, mới nghiêng người xuống thì ông lại quị ngã, không đứng
lên được nữa. Ông lại rơi vào cơn hôn mê. Ra đến đường cái, may sao có
chiếc xe lam dừng lại cho chúng tôi lên xe. Đây không phải chiếc xe chở
khách mà là xe chuyên chở súc vật. Sàn xe đầy phân heo. Tôi ngồi xổm bế
ông như một đứa bé. Gã tài xế say rượu, hắn điều khiển chiếc xe chạy
điên đảo như người say. Khổ quá, tôi thầm mong cho xe rơi xuống vực cho
cả ba chết quách đi cho rồi.
Tới nơi tôi chạy thẳng vào khoa cấp cứu. Họ chận tôi lại, nói là để làm thủ tục nhập viện, nhưng kỳ thực hỏi han đủ thứ làm như công an hỏi cung tội phạm, và cuối cùng đòi tiền. Tôi nói láo cấp bách quá quên mang theo tiền. Cứu giùm đi rồi tiền nong tính sau. Cả một giờ sau ông mới được truyền dịch. Mấy cô y tá trẻ cùng với mấy cậu y sĩ hay bác sĩ gì đó vừa làm việc vừa cười đùa bỡn cợt nhau. Họ chăm sóc bệnh nhân còn thua cả ông chăm sóc con vật. Tôi đứng một bên, cầm cánh tay ông, mạch ông mong manh như tơ nhện. Cái lối mạch mà mấy ông lang sợ nhất gọi là mạch chim sẻ mổ thóc. Mạch nhảy vài cái rồi ngưng, đập vài cái rồi ngưng. Giống như tiếng gõ cửa của tử thần.
Mấy người thầy thuốc kéo nhau đi chơi, tôi nghe họ hẹn nhau ra biển. Tôi ngồi cạnh ông. Tôi đưa tay sờ trán, thấy ông không còn sốt cao nữa. Trán ông đầy một thứ mồ hôi lạnh, nhớp nháp và trơn như mỡ. Tôi mừng quá tưởng ông qua khỏi. Sau này tôi mới nghe người ta nói đó là”Xuất hạn”. Nghĩa là chỉ còn chốc lát nữa thôi. Tôi thấy mấy ngón chân ông cứng đờ như được đẽo ra từ gỗ mít lò ra khỏi tấm ra trắng, sờ thử, thấy lạnh ngắt. Bình sérum không chịu nhỏ giọt nữa. Tôi mở khoá lớn hơn nhưng nó vẫn không chịu nhỏ giọt. Hoá ra máu trong người ông đã đông cả lại rồi. Ông chợt mở mắt nhìn tôi, cặp mắt lờ đờ, tròng con mắt như được tráng qua một lớp nước vôi, song cái nhìn vẫn còn đằm thắm dịu dàng. Rồi bỗng nhiên hai mí mắt cứng đờ, không khép lại, nhanh chóng hoá đá, đôi mắt người chết.
Lúc này tôi mới có dịp nhìn kỷ khuôn mặt ông. Ông chết yên như ngủ. Trước đây tôi có nghe chuyện về khuôn mặt người chết. Tôi không tin vào những chuyền huyền hoặc, bây giờ thì tôi tin. Sau khi ông ngừng thở, có một quãng thời gian ngắn, hiện ra một khuôn mặt đẹp, vẻ đẹp thánh thiện của cả cuộc đời sống lương thiện sáng ngời hào quang nhân ái, vẻ đẹp tuyệt vời… Nhưng chỉ vài phút sau vẻ đẹp ấy phai mờ dần, tắt hẳn, còn lại lạnh lẽo khuôn mặt người chết .
Giường bên, thêm một người nữa ra đi. Đó là một người Thượng. Không biết khi sống trông hắn thế nào, lúc này trông thấy hắn gầy gò, đen thui, rướn người cong lên như thân cây cháy nám trong mùa đốt rẫy. Vợ hắn ngồi cạnh chốc chốc vén cái váy lên chùi mắt, tay quạt muỗi cho chồng. Chị ta tưởng mẫy con muỗi đói bệnh viện vẫn còn bu vào đốt cái thân thể lạnh giá. Bọn muỗi có con lầm tưởng bay đến sà xuống đốt cái thân xác lạnh giá, vụt bay lên. Đôi mắt người phụ nữ Thượng ánh lên một niềm yêu thương hoang dã giống như cặp mắt con thú trong bẫy. Nửa đêm trong căn phòng nhỏ, hai người chết và hai người sống nhưng tâm hồn cũng đã chết. Có tiếng thét lơ lớ rợn người:
- Thôi bỏ con ma đó chạy đi!
Chị này đứng lên dáo dát, cầm cái gùi toan chạy. Tôi chưa kịp hỏi bỗng lại có tiếng chân người và tiếng thét hách dịch:
- Con mọi kia chạy đi đâu ? Tiền giường tiền thuốc chưa thanh toán.
Tôi biết chị ta phải khó khăn khổ nhọc lắm mới mang được người chồng bệnh hoạn từ trong rừng thẳm về tới chốn phồn hoa đô hội này với niềm tin, khỏi bệnh, cùng chồng đi bộ về buôn, qua khu rừng hướng dương vàng rực bạt ngàn. Nhưng nay thì hết rồi, phải bỏ anh ta lại trốn về thôi, nhưng cũng không xong. Còn tôi khổ sở chẳng thua người kia. Sáng sớm hôm sau tôi trốn ra khỏi bệnh viện. Tôi không có lấy một xu trong túi làm sao đưa ông về? Chỉ còn cách đi xin kêu gọi tình thương đồng loại. Nhưng hình như vào thời kì khốn khó chung cho cả nước, con người để cho thú tính lấn áp, tình người hiếm hoi làm sao.
Tới nơi tôi chạy thẳng vào khoa cấp cứu. Họ chận tôi lại, nói là để làm thủ tục nhập viện, nhưng kỳ thực hỏi han đủ thứ làm như công an hỏi cung tội phạm, và cuối cùng đòi tiền. Tôi nói láo cấp bách quá quên mang theo tiền. Cứu giùm đi rồi tiền nong tính sau. Cả một giờ sau ông mới được truyền dịch. Mấy cô y tá trẻ cùng với mấy cậu y sĩ hay bác sĩ gì đó vừa làm việc vừa cười đùa bỡn cợt nhau. Họ chăm sóc bệnh nhân còn thua cả ông chăm sóc con vật. Tôi đứng một bên, cầm cánh tay ông, mạch ông mong manh như tơ nhện. Cái lối mạch mà mấy ông lang sợ nhất gọi là mạch chim sẻ mổ thóc. Mạch nhảy vài cái rồi ngưng, đập vài cái rồi ngưng. Giống như tiếng gõ cửa của tử thần.
Mấy người thầy thuốc kéo nhau đi chơi, tôi nghe họ hẹn nhau ra biển. Tôi ngồi cạnh ông. Tôi đưa tay sờ trán, thấy ông không còn sốt cao nữa. Trán ông đầy một thứ mồ hôi lạnh, nhớp nháp và trơn như mỡ. Tôi mừng quá tưởng ông qua khỏi. Sau này tôi mới nghe người ta nói đó là”Xuất hạn”. Nghĩa là chỉ còn chốc lát nữa thôi. Tôi thấy mấy ngón chân ông cứng đờ như được đẽo ra từ gỗ mít lò ra khỏi tấm ra trắng, sờ thử, thấy lạnh ngắt. Bình sérum không chịu nhỏ giọt nữa. Tôi mở khoá lớn hơn nhưng nó vẫn không chịu nhỏ giọt. Hoá ra máu trong người ông đã đông cả lại rồi. Ông chợt mở mắt nhìn tôi, cặp mắt lờ đờ, tròng con mắt như được tráng qua một lớp nước vôi, song cái nhìn vẫn còn đằm thắm dịu dàng. Rồi bỗng nhiên hai mí mắt cứng đờ, không khép lại, nhanh chóng hoá đá, đôi mắt người chết.
Lúc này tôi mới có dịp nhìn kỷ khuôn mặt ông. Ông chết yên như ngủ. Trước đây tôi có nghe chuyện về khuôn mặt người chết. Tôi không tin vào những chuyền huyền hoặc, bây giờ thì tôi tin. Sau khi ông ngừng thở, có một quãng thời gian ngắn, hiện ra một khuôn mặt đẹp, vẻ đẹp thánh thiện của cả cuộc đời sống lương thiện sáng ngời hào quang nhân ái, vẻ đẹp tuyệt vời… Nhưng chỉ vài phút sau vẻ đẹp ấy phai mờ dần, tắt hẳn, còn lại lạnh lẽo khuôn mặt người chết .
Giường bên, thêm một người nữa ra đi. Đó là một người Thượng. Không biết khi sống trông hắn thế nào, lúc này trông thấy hắn gầy gò, đen thui, rướn người cong lên như thân cây cháy nám trong mùa đốt rẫy. Vợ hắn ngồi cạnh chốc chốc vén cái váy lên chùi mắt, tay quạt muỗi cho chồng. Chị ta tưởng mẫy con muỗi đói bệnh viện vẫn còn bu vào đốt cái thân thể lạnh giá. Bọn muỗi có con lầm tưởng bay đến sà xuống đốt cái thân xác lạnh giá, vụt bay lên. Đôi mắt người phụ nữ Thượng ánh lên một niềm yêu thương hoang dã giống như cặp mắt con thú trong bẫy. Nửa đêm trong căn phòng nhỏ, hai người chết và hai người sống nhưng tâm hồn cũng đã chết. Có tiếng thét lơ lớ rợn người:
- Thôi bỏ con ma đó chạy đi!
Chị này đứng lên dáo dát, cầm cái gùi toan chạy. Tôi chưa kịp hỏi bỗng lại có tiếng chân người và tiếng thét hách dịch:
- Con mọi kia chạy đi đâu ? Tiền giường tiền thuốc chưa thanh toán.
Tôi biết chị ta phải khó khăn khổ nhọc lắm mới mang được người chồng bệnh hoạn từ trong rừng thẳm về tới chốn phồn hoa đô hội này với niềm tin, khỏi bệnh, cùng chồng đi bộ về buôn, qua khu rừng hướng dương vàng rực bạt ngàn. Nhưng nay thì hết rồi, phải bỏ anh ta lại trốn về thôi, nhưng cũng không xong. Còn tôi khổ sở chẳng thua người kia. Sáng sớm hôm sau tôi trốn ra khỏi bệnh viện. Tôi không có lấy một xu trong túi làm sao đưa ông về? Chỉ còn cách đi xin kêu gọi tình thương đồng loại. Nhưng hình như vào thời kì khốn khó chung cho cả nước, con người để cho thú tính lấn áp, tình người hiếm hoi làm sao.
Ở vào cái thời mà sự dối trá tràn lan, một mình tôi nói thật, ai tin.
Có một con mụ vàng đeo đầy tay đang ngồi trong quán chỉ mặt tôi nói:" Bà
con đừng có tin mấy cái thằng xạo lưu manh này. Xin tiền chở bà con
chết ở bệnh viện về quê. Ngày nào tôi cũng thấy cái mặt hắn lảng vảng ở
bến xe với mấy cái quán nhậu…” Cuối cùng tôi phải đi bán bộ quần áo mặc
trong người để thuê xe chở ông về. Còn tiền viện phí tôi phải làm tờ cam
đoan kí tên điểm chỉ, khai rõ ngọn nguồn quê quán địa chỉ, mới được đem
xác ông về.
Người ta đóng cho ông cái quan tài bằng gỗ thùng đạn, chôn ở chân đồi, lấy cái lon sữa bò rỗng làm bát nhang.
Năm sau, vào một buổi trưa có đoàn xe du lịch sang trọng tiến vào xã. Dân chúng chạy theo coi. Trong xe có cả người nước ngoài. Bọn trẻ con chạy theo xe hô to :“Liên Xô ! Liên Xô !”
Xã tiếp đón rất niềm nở, họ hy vọng sẽ được ngọai quốc cho tiền, hay liên doanh với địa phương. Khi hiểu ra chuyện đó là gia đình của Hai Sâm, họ giao đoàn cho tôi hướng dẫn.
Buổi trưa nắng chang chang cả đoàn kéo lên đồi. Có một điều rất lạ, không thể giải thích nổi. Hai đứa con ông, một trai một gái cỡ chín mười tuổi, chúng rất xinh đẹp và giống ông như tạc, và như có điều gì mách bảo, chúng thân thiện với tôi, một người hoàn toàn xa lạ, ngay lúc đầu gặp gỡ. Hai đứa nắm chặc tay tôi. Ngang quán chị Liễu tôi ghé mua đôi nến trắng, bó nhang, tấm vải trắng lớn xé làm nhiều mảnh khăn tang quấn cho vợ con ông, một vài người trong đoàn và cả tôi. Tôi để giành một chiếc khăn tang dài và lớn , chẳng ai biết để làm gì.
Tôi đứng trong bóng mát cây Lim mà giờ đây sau mười mấy năm thoát khỏi ngục tù chật chội đã trở thành tráng sĩ cổ thụ đại ngàn hùng vĩ. Tôi nhìn vợ con ông sang trọng, xinh đẹp, dễ thuơng quì mọp sát đất theo đúng lễ nghi đông phương bên nấm mộ thấp lè tè tồi tàn mà cỏ xanh đã úa màu. Tôi không khỏi chạnh lòng rơi nước mắt. Cúng xong. Tất cả mọi người kéo nhau đến đứng trong bóng mát cây Lim. Tôi cẩn thận quấn mảnh khăn sô cho cây, Mọi người lấy làm ngạc nhiên. Tôi khấn :“Ông ơi, không ai biết chuyện đời ông, xin phép ông cho tôi được làm nhân chứng lịch sử, kể lại câu chuyện đau thương không riêng cho ông, cho tôi mà cho tất cả những kiếp người bị đày đoạ trên mảnh đất này trong thời kỳ tối tăm nhất của lịch sử đau thương”./.
Người ta đóng cho ông cái quan tài bằng gỗ thùng đạn, chôn ở chân đồi, lấy cái lon sữa bò rỗng làm bát nhang.
Năm sau, vào một buổi trưa có đoàn xe du lịch sang trọng tiến vào xã. Dân chúng chạy theo coi. Trong xe có cả người nước ngoài. Bọn trẻ con chạy theo xe hô to :“Liên Xô ! Liên Xô !”
Xã tiếp đón rất niềm nở, họ hy vọng sẽ được ngọai quốc cho tiền, hay liên doanh với địa phương. Khi hiểu ra chuyện đó là gia đình của Hai Sâm, họ giao đoàn cho tôi hướng dẫn.
Buổi trưa nắng chang chang cả đoàn kéo lên đồi. Có một điều rất lạ, không thể giải thích nổi. Hai đứa con ông, một trai một gái cỡ chín mười tuổi, chúng rất xinh đẹp và giống ông như tạc, và như có điều gì mách bảo, chúng thân thiện với tôi, một người hoàn toàn xa lạ, ngay lúc đầu gặp gỡ. Hai đứa nắm chặc tay tôi. Ngang quán chị Liễu tôi ghé mua đôi nến trắng, bó nhang, tấm vải trắng lớn xé làm nhiều mảnh khăn tang quấn cho vợ con ông, một vài người trong đoàn và cả tôi. Tôi để giành một chiếc khăn tang dài và lớn , chẳng ai biết để làm gì.
Tôi đứng trong bóng mát cây Lim mà giờ đây sau mười mấy năm thoát khỏi ngục tù chật chội đã trở thành tráng sĩ cổ thụ đại ngàn hùng vĩ. Tôi nhìn vợ con ông sang trọng, xinh đẹp, dễ thuơng quì mọp sát đất theo đúng lễ nghi đông phương bên nấm mộ thấp lè tè tồi tàn mà cỏ xanh đã úa màu. Tôi không khỏi chạnh lòng rơi nước mắt. Cúng xong. Tất cả mọi người kéo nhau đến đứng trong bóng mát cây Lim. Tôi cẩn thận quấn mảnh khăn sô cho cây, Mọi người lấy làm ngạc nhiên. Tôi khấn :“Ông ơi, không ai biết chuyện đời ông, xin phép ông cho tôi được làm nhân chứng lịch sử, kể lại câu chuyện đau thương không riêng cho ông, cho tôi mà cho tất cả những kiếp người bị đày đoạ trên mảnh đất này trong thời kỳ tối tăm nhất của lịch sử đau thương”./.
Wednesday, July 24, 2013
TIN TỨC THẾ GIỚI
Ngày 22/07/2013, tân trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách
Đông Á -Thái Bình Dương, Danny Russel, khẳng định lại cam kết của
Washington gia tăng hợp tác với các quốc gia châu Á : các nước đồng
minh, thân hữu và Trung Quốc. Ông Russel vừa nhậm chức vào tuần trước và
là trợ lý đầu tiên phụ trách khu vực được bổ nhiệm, kể từ khi ông John
Kerry trở thành bộ trưởng Ngoại giao.
Tổng thống Barack Obama và ngoại trưởng tiền nhiệm Hillary Clinton đều cổ vũ cho chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng
» đối với khu vực Đông Á, một khu vực đang phát triển nhanh chóng. Tuy
nhiên, trong giới học giả và ngoại giao có nhiều lo ngại rằng chiến lược
nói trên bị hụt hơi trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Obama, với
chính sách tập trung vào việc nối lại các đàm phán hòa bình ở Cận Đông
của tân ngoại trưởng John Kerry.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Danny Russel khẳng định : « Quý vị có thể tin tưởng vào cam kết can dự mạnh mẽ của chúng tôi tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bởi các lợi ích sâu sắc của Hoa Kỳ ở khu vực này ».
Ông Russel cũng nhấn mạnh đến một loạt chuyến công du Washington của nhiều lãnh đạo khu vực, trong đó có chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang. Thứ Năm tới 25/07, ông Trương Tấn Sang sẽ là nguyên thủ Việt Nam thứ hai viếng thăm Nhà Trắng kể từ khi Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ. Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ hy vọng Washington tiếp tục « đa dạng hóa » các quan hệ trong chiến lược xoay trục về Châu Á để bảo đảm được các lợi ích căn bản của Hoa Kỳ.
Tân trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Danny Russel – vốn có kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản - nhìn chung được coi là một nhà ngoại giao mềm mỏng hơn người tiền nhiệm Kurt Campbell. Ông Danny Russel từng nằm trong ban cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, phụ trách Châu Á, trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ trợ lý ngoại trưởng vào trung tuần tháng 5/2013, quyết định bổ nhiệm được thượng viện phê chuẩn đầu tháng 7/2013.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130723-hoa-ky-tai-khang-dinh-chien-luoc-tang-cuong-hop-tac-voi-chau-a-thai-binh-duong
Ba hôm trước cuộc gặp thượng đỉnh Barack Obama – Trương Tấn
Sang tại Nhà Trắng, ngày 22/07/2013, ngành ngoại giao Mỹ khẳng định trở
lại trọng tâm mà Washington đặt vào châu Á, thể hiện qua chính sách tái
cân bằng lực lượng, còn gọi là xoay trục qua châu Á-Thái Bình Dương đã
được Tổng thống Obama loan báo.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130723-my-cong-nhan-vai-tro-quan-trong-cua-viet-nam-trong-chinh-sach-xoay-truc-qua-chau-a
Báo chí Trung Quốc ngày 23/07/2013 tiết lộ, một lực lượng
tuần duyên mới gồm 11 đội tàu và trên 16.000 quân được trang bị rất hùng
hậu vừa được đưa vào hoạt động. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Bắc
Kinh thường xuyên gây áp lực để yêu sách chủ quyền với các nước láng
giềng.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130723-trung-quoc-lap-luc-luong-tuan-duyen-hung-hau-xung-dot-tren-bien-se-gia-tang
HÀ NỘI — Ngày thứ năm 25/7, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang sẽ trở thành nguyên thủ thứ nhì của Việt Nam đi thăm
Tòa Bạch Ốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây gần 20
năm. Có nhiều phần chắc các cuộc đàm phán sẽ bao gồm vấn đề giao thương
ngày càng tăng giữa hai nước, bang giao giữa Hà Nội với Trung Quốc, và
những mối quan ngại của Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền của Việt Nam. Từ
Hà Nội, thông tín viên đài VOA Marianne Brown gửi về bài tường thuật
sau đây.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc và việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại tự do do Hoa Kỳ đứng đầu, Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, có phần chắc sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận.
Dân số trẻ trung của Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế đang lên khiến nước này trở thành một thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty Hoa Kỳ. Tuần trước, đại công ty thực phẩm McDonald có trụ sở ở Hoa Kỳ đã trở thành thương hiệu thực phẩm toàn cầu mới nhất loan báo sẽ mở hệ thống bán thưong hiệu tại Việt Nam.
Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói quan hệ song phương đã gia tăng kể từ lúc hai nước bình thường hóa bang giao vào tháng 7 năm 1995.
Ông Nghị nói Hoa Kỳ và Việt Nam đã đồng ý thiết lập một quan hệ đối tác thân hữu, xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và có lợi chung.
Nhưng có những bất đồng liên tục về việc Hoa Kỳ phản đối thành tích nhân quyền ngày càng tệ hại của Việt Nam. Tính đến thời điểm này trong năm nay, tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch nói đã có các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhân vật bất đồng chính kiến và các blogger bị tuyên các án tù nhiều hơn so với toàn bộ năm 2012.
Phiên toà trong tháng này xét xử luật sư Công giáo Lê Quốc Quân đã bị hoãn vô thời hạn. Blogger bị tù Ðiếu Cày được mô tả là “rất yếu” khi ông thực hiện cuộc tuyệt thực để phản đối các điều kiện nhà tù.
Nhà hoạt động Việt Nam Trịnh Kim Tiến cho hay ông hy vọng nhân quyền sẽ là một phần nổi bật trong các cuộc đàm phán.
Bà Tiến nói Tổng thống Obama đã nêu bật trường hợp Ðiếu Cày trước đây và nay phải làm một điều gì để giúp gia đình ông ta trước khi quá muộn.
Với những câu chuyện như thế thu hút sự chú ý ở nước ngoài, các chuyên gia phân tích đang theo dõi xem chúng sẽ tác động ra sao đến các cuộc thảo luận với các giới chức Hoa Kỳ.
Chuyên gia phân tích quốc phòng, Giáo sư Carl Thayer nêu ra chính sách của Hoa Kỳ tái quân bình ảnh hưởng đối với vùng châu Á Thái Bình Dương.
“Tôi áng chừng, rằng nếu như nước Mỹ chỉ chơi lá bài nhân quyền thì là họ đã bắn vào chân họ khi tìm cách thúc đẩy quan hệ chiến lược với Việt Nam. Trò chơi tái quân bình rộng lớn hơn là tiếp cận, hình thành các đầu ra an ninh và cải thiện an ninh hàng hải và xem Việt Nam sẵn sàng tiến xa tới đâu về vấn đề Trung Quốc.”
Ngoại giao Việt Nam giữ một thế quân bình thận trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là có liên quan đến các khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Ðông.
Trong chuyến đi Bắc Kinh của ông Sang tháng trước hai nước cộng sản đã đồng ý thành lập một đường dây điện thoại nóng để giúp giải quyết mau chóng các tranh chấp lãnh hải đã đôi khi gây căng thẳng trong bang giao giữa hai bên.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý rằng mọi sự đang diễn biến tốt đẹp giữa hai nước cộng sản này.
Nhà ngoại giao hồi hưu và là chuyên gia về Việt Nam, ông David Brown, nói ông nghĩ rằng quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc đã khựng lại kể từ sau các cuộc đàm phán hồi tháng 11 năm 2011, một phần vì các tranh chấp lãnh hải.
“Theo nhận định của tôi về việc đó thì cách đây 1 năm rưỡi phía Trung Quốc đã đồng ý ít nhất là bàn về quần đảo Trường Sa, chứ không phải về việc trả lại quần đảo này, nhưng ít ra là về việc cho dành cho phía Việt Nam một số hình thức tiếp cận ở đó và ở vùng biển quanh đó, và phía Việt Nam đã đồng ý là sẽ bàn về việc ấy. Nhưng dường như các cuộc thảo luận đó không đi đến đâu cả.”
Ông Brown nói các căng thẳng về quần đảo Trường Sa là một phần lý do vì sao Hoa Kỳ sẽ có một lập trường mạnh trong các cuộc đàm phán, vì Việt Nam và các nước khác ở Ðông Nam Á coi Washington như một đối trọng với các tham vọng về biển của Trung Quốc.
Ngoài ra, với các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong khu vực như Philippines và Singapore, ông Brown nói Washington không quan tâm đến việc mưu tìm một sự hiện diện quân sự mạnh hơn ở Việt Nam để lấn át Trung Quốc. Ðó là lý do vì sao, theo ông, Hoa Kỳ có thể có lợi thế hơn về các cuộc thảo luận nhân quyền.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Danny Russel khẳng định : « Quý vị có thể tin tưởng vào cam kết can dự mạnh mẽ của chúng tôi tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bởi các lợi ích sâu sắc của Hoa Kỳ ở khu vực này ».
Ông Russel cũng nhấn mạnh đến một loạt chuyến công du Washington của nhiều lãnh đạo khu vực, trong đó có chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang. Thứ Năm tới 25/07, ông Trương Tấn Sang sẽ là nguyên thủ Việt Nam thứ hai viếng thăm Nhà Trắng kể từ khi Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ. Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ hy vọng Washington tiếp tục « đa dạng hóa » các quan hệ trong chiến lược xoay trục về Châu Á để bảo đảm được các lợi ích căn bản của Hoa Kỳ.
Tân trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Danny Russel – vốn có kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản - nhìn chung được coi là một nhà ngoại giao mềm mỏng hơn người tiền nhiệm Kurt Campbell. Ông Danny Russel từng nằm trong ban cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, phụ trách Châu Á, trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ trợ lý ngoại trưởng vào trung tuần tháng 5/2013, quyết định bổ nhiệm được thượng viện phê chuẩn đầu tháng 7/2013.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130723-hoa-ky-tai-khang-dinh-chien-luoc-tang-cuong-hop-tac-voi-chau-a-thai-binh-duong
Mỹ công nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong chính sách xoay trục qua châu Á
Ba hôm trước cuộc gặp thượng đỉnh Barack Obama – Trương Tấn
Sang tại Nhà Trắng, ngày 22/07/2013, ngành ngoại giao Mỹ khẳng định trở
lại trọng tâm mà Washington đặt vào châu Á, thể hiện qua chính sách tái
cân bằng lực lượng, còn gọi là xoay trục qua châu Á-Thái Bình Dương đã
được Tổng thống Obama loan báo.
Trong một cuộc họp báo, bên cạnh việc xác nhận lại các ưu tiên
của Mỹ trong vùng, ông Danny Russel, người vừa chính thức nhậm chức Trợ
lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương, còn nói rõ thêm về
vị trí của Việt Nam và Đông Nam Á trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ.
Về vùng Đông Nam Á, ông Russel đã công nhận rằng đây là khu vực được Mỹ cho là năng động nhất trong toàn châu Á -Thái Bình Dương, và là nơi mà Hoa Kỳ đang và sẽ tiếp tục đầu tư một cách đáng kể vào việc vun bồi quan hệ với các nước từ lớn đến nhỏ, từ Indonesia nước lớn nhất, cho đến Singapore hay Brunei, hai quốc gia nhỏ nhất.
Riêng về Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác định rằng quan hệ đối tác song phương đang vươn lên, với một “dấu mốc khá lịch sử” là chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Theo ông Russel, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày Thứ Năm (25/07/2013), trước đó Chủ tịch nước Việt Nam sẽ được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đón tiếp. Lãnh đạo Việt Nam được cho là sẽ đến Mỹ ngay vào chiều nay 23/07/2013.
Trả lời câu hỏi của một nhà báo người Việt, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang có cơ hội phát triển rất lớn, đặc biệt nhờ vào mối quan hệ cá nhân của đương kim Ngoại trưởng John Kerry với Việt Nam, không chỉ từ lúc ông còn trong quân ngũ, mà còn từ các giai đoạn sau đó..
Ông Russel nhắc lại rằng thời còn làm Thượng nghị sĩ, kể cả lúc làm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Kerry đã đi thăm Việt Nam 17 lần. Cùng các đồng nghiệp tại Thượng viện, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc tiến tới một kiểu quan hệ chiến lược và toàn diện, một quan hệ đối tác mà Mỹ và Việt Nam có thể xây dựng – và đang xây dựng.
Một cách cụ thể hơn, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng Việt Nam có một vị trí “gần sát trung tâm của chiến lược tái cân bằng” qua châu Á. Ông Russel giải thích : “Việt Nam là một quốc gia đang vươn lên… Việt Nam là một tác nhân chủ chốt trong ASEAN vào một thời điểm mà sự tham gia của Mỹ vào trong các tổ chức (khu vực)… đang tăng tốc. Việt Nam cũng là một đối tác đàm phán quan trọng của Hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP".
Tuy nhiên ông Russel cũng nêu lên hai quan điểm thận trọng đối với Việt Nam. Trước hết, trong số 12 quốc gia tham gia vào các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam là nước nằm ở cuối bậc thang phát triển. Chính vì vậy mà theo ông Russel, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới cho là nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi là thành viên một khối mậu dịch có tiêu chuẩn và chất lượng cao như TPP.
Vấn đề thứ hai, theo ông Russel, là Hoa Kỳ luôn có những mối quan tâm đáng kể và đã hết sức chú ý đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Washington nhận thức rõ những tiến bộ trong lãnh vực này ở Việt Nam, nhưng vẫn rất quan tâm đến các lãnh vực chưa có tiến bộ.
Về Biển Đông, người phụ trách châu Á của Bộ Ngoại giao Mỹ đã không ngần ngại khen ngợi lập trường của Việt Nam. Ông Russel giải thích : “Theo Ngoại trưởng Kerry, người sẽ ăn trưa với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày Thứ Tư (24/07/2013), chuyến thăm này là cơ hội để tăng cường sự phối hợp giữa hai nước về các vấn đề chiến lược trong khu vực, bao gồm cả vấn đề quan trọng là Biển Đông, nơi mà Việt Nam, dù là một bên tranh chấp, nhưng cũng là một tiếng nói rất có trách nhiệm, ủng hộ một cách tiếp cận ngoại giao dựa trên luật pháp".
Về vùng Đông Nam Á, ông Russel đã công nhận rằng đây là khu vực được Mỹ cho là năng động nhất trong toàn châu Á -Thái Bình Dương, và là nơi mà Hoa Kỳ đang và sẽ tiếp tục đầu tư một cách đáng kể vào việc vun bồi quan hệ với các nước từ lớn đến nhỏ, từ Indonesia nước lớn nhất, cho đến Singapore hay Brunei, hai quốc gia nhỏ nhất.
Riêng về Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác định rằng quan hệ đối tác song phương đang vươn lên, với một “dấu mốc khá lịch sử” là chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Theo ông Russel, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày Thứ Năm (25/07/2013), trước đó Chủ tịch nước Việt Nam sẽ được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đón tiếp. Lãnh đạo Việt Nam được cho là sẽ đến Mỹ ngay vào chiều nay 23/07/2013.
Trả lời câu hỏi của một nhà báo người Việt, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang có cơ hội phát triển rất lớn, đặc biệt nhờ vào mối quan hệ cá nhân của đương kim Ngoại trưởng John Kerry với Việt Nam, không chỉ từ lúc ông còn trong quân ngũ, mà còn từ các giai đoạn sau đó..
Ông Russel nhắc lại rằng thời còn làm Thượng nghị sĩ, kể cả lúc làm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Kerry đã đi thăm Việt Nam 17 lần. Cùng các đồng nghiệp tại Thượng viện, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc tiến tới một kiểu quan hệ chiến lược và toàn diện, một quan hệ đối tác mà Mỹ và Việt Nam có thể xây dựng – và đang xây dựng.
Một cách cụ thể hơn, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng Việt Nam có một vị trí “gần sát trung tâm của chiến lược tái cân bằng” qua châu Á. Ông Russel giải thích : “Việt Nam là một quốc gia đang vươn lên… Việt Nam là một tác nhân chủ chốt trong ASEAN vào một thời điểm mà sự tham gia của Mỹ vào trong các tổ chức (khu vực)… đang tăng tốc. Việt Nam cũng là một đối tác đàm phán quan trọng của Hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP".
Tuy nhiên ông Russel cũng nêu lên hai quan điểm thận trọng đối với Việt Nam. Trước hết, trong số 12 quốc gia tham gia vào các cuộc đàm phán TPP, Việt Nam là nước nằm ở cuối bậc thang phát triển. Chính vì vậy mà theo ông Russel, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới cho là nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi là thành viên một khối mậu dịch có tiêu chuẩn và chất lượng cao như TPP.
Vấn đề thứ hai, theo ông Russel, là Hoa Kỳ luôn có những mối quan tâm đáng kể và đã hết sức chú ý đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Washington nhận thức rõ những tiến bộ trong lãnh vực này ở Việt Nam, nhưng vẫn rất quan tâm đến các lãnh vực chưa có tiến bộ.
Về Biển Đông, người phụ trách châu Á của Bộ Ngoại giao Mỹ đã không ngần ngại khen ngợi lập trường của Việt Nam. Ông Russel giải thích : “Theo Ngoại trưởng Kerry, người sẽ ăn trưa với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày Thứ Tư (24/07/2013), chuyến thăm này là cơ hội để tăng cường sự phối hợp giữa hai nước về các vấn đề chiến lược trong khu vực, bao gồm cả vấn đề quan trọng là Biển Đông, nơi mà Việt Nam, dù là một bên tranh chấp, nhưng cũng là một tiếng nói rất có trách nhiệm, ủng hộ một cách tiếp cận ngoại giao dựa trên luật pháp".
TQ lập lực lượng tuần duyên hùng hậu, nguy cơ va chạm gia tăng
Các chỉ huy quân sự Trung Quốc bắn súng hiệu khởi động cuộc tập trận hải quân trên biển Hoa Đông ngày 19/10/2012.
REUTERS/China Daily
Báo chí Trung Quốc ngày 23/07/2013 tiết lộ, một lực lượng
tuần duyên mới gồm 11 đội tàu và trên 16.000 quân được trang bị rất hùng
hậu vừa được đưa vào hoạt động. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Bắc
Kinh thường xuyên gây áp lực để yêu sách chủ quyền với các nước láng
giềng.
Lực lượng tuần duyên mới của Trung Quốc tập hợp lực lượng hải
giám – đơn vị tuần duyên hiện nay trực thuộc Bộ Công an, cùng với ngư
chính và hải tuần chuyên chống buôn lậu trên biển. Tờ Global Times trích
lời Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại trường đại học Truyền thông
Trung Quốc nói rằng « các đơn vị không được phép trang bị vũ khí thì nay
đã có quyền. Lực lượng mới cũng sẽ giúp Trung Quốc áp dụng luật pháp
một cách mạnh mẽ hơn ».
Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự trên PLA Daily cho biết, lực lượng tuần duyên mới sẽ « nhận dạng và đáp trả nhanh chóng, nhân danh luật pháp, đối với các hành động gây tổn hại cho các quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc ».
Căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng về chủ quyền trên biển.
Tokyo lên án Bắc Kinh ngày càng gởi nhiều tàu hải giám đến quấy nhiễu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, quần đảo đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Bắc Kinh vô cùng tức tối sau khi Tokyo mua lại ba trong số năm hòn đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012, liên tục cho các tàu xâm nhập vùng này và cho phi cơ bay ngang không phận.
Philippines và Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc sử dụng vũ lực để âm mưu thôn tính Biển Đông. Philippines đã đưa việc Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough ra Tòa án quốc tế về Luật Biển. Ngư dân Việt Nam thì liên tục bị xua đuổi, đánh đập và mới đây tàu cá Việt Nam còn bị tàu Trung Quốc cướp phá và hành hung.
Trước tình hình đó, Hoa Kỳ với chiến lược xoay trục sang châu Á, đã siết chặt quan hệ hợp tác quân sự với các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh. Không chỉ với Nhật Bản và Philippines, là những nước có hiệp ước hỗ tương với Washington, Hoa Kỳ còn chìa bàn tay thân thiện ra với cựu thù ở Đông Nam Á là Việt Nam.
Lo sợ trước thái độ hung hăng của Trung Quốc, nhưng các nước láng giềng châu Á cũng không muốn đối đầu với Bắc Kinh, lo ngại rằng chính sách mới của Washington chỉ nhằm kìm bớt sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Để khẳng định chủ quyền trên những vùng biển được cho là thuộc lãnh hải Trung Quốc, Bắc Kinh thường xuyên gửi đến những vùng biển này các tàu tuần tra trực thuộc nhiều bộ khác nhau, như lực lượng hải giám thuộc Bộ Công an, hay các tàu ngư chính do Bộ Nông nghiệp quản lý. Thực chất các tàu này đều là lực lượng vũ trang trá hình.
Theo nhà nghiên cứu Arthur Ding ở Đài Loan, thì việc tuần tra trên biển của Trung Quốc sắp tới sẽ « thường xuyên hơn và dữ dội hơn ». Ông nhận định : « Được đặt tên là tuần duyên, các tàu của lực lượng này dường như được cho phép trang bị vũ khí hạng nhẹ. Những va chạm với các nước láng giềng sẽ tăng cao ».
Nhà nghiên cứu trên ghi nhận, năng lực trên biển của Bắc Kinh đã tăng nhanh trong những năm gần đây, với những chiến hạm lớn và có tầm bắn ngày càng xa hơn, có thể trụ lại hay tuần tiễu trên các vùng biển tranh chấp trong thời gian dài hơn.
Với lực lượng tuần duyên mới hùng hậu hơn, hỏa lực mạnh hơn để tăng cường trấn áp trên biển, phải chăng là chó sói nay đã không còn cần phải đội lốt cừu trên Biển Đông và biển Hoa Đông ?
Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự trên PLA Daily cho biết, lực lượng tuần duyên mới sẽ « nhận dạng và đáp trả nhanh chóng, nhân danh luật pháp, đối với các hành động gây tổn hại cho các quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc ».
Căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng về chủ quyền trên biển.
Tokyo lên án Bắc Kinh ngày càng gởi nhiều tàu hải giám đến quấy nhiễu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, quần đảo đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Bắc Kinh vô cùng tức tối sau khi Tokyo mua lại ba trong số năm hòn đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012, liên tục cho các tàu xâm nhập vùng này và cho phi cơ bay ngang không phận.
Philippines và Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc sử dụng vũ lực để âm mưu thôn tính Biển Đông. Philippines đã đưa việc Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough ra Tòa án quốc tế về Luật Biển. Ngư dân Việt Nam thì liên tục bị xua đuổi, đánh đập và mới đây tàu cá Việt Nam còn bị tàu Trung Quốc cướp phá và hành hung.
Trước tình hình đó, Hoa Kỳ với chiến lược xoay trục sang châu Á, đã siết chặt quan hệ hợp tác quân sự với các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh. Không chỉ với Nhật Bản và Philippines, là những nước có hiệp ước hỗ tương với Washington, Hoa Kỳ còn chìa bàn tay thân thiện ra với cựu thù ở Đông Nam Á là Việt Nam.
Lo sợ trước thái độ hung hăng của Trung Quốc, nhưng các nước láng giềng châu Á cũng không muốn đối đầu với Bắc Kinh, lo ngại rằng chính sách mới của Washington chỉ nhằm kìm bớt sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Để khẳng định chủ quyền trên những vùng biển được cho là thuộc lãnh hải Trung Quốc, Bắc Kinh thường xuyên gửi đến những vùng biển này các tàu tuần tra trực thuộc nhiều bộ khác nhau, như lực lượng hải giám thuộc Bộ Công an, hay các tàu ngư chính do Bộ Nông nghiệp quản lý. Thực chất các tàu này đều là lực lượng vũ trang trá hình.
Theo nhà nghiên cứu Arthur Ding ở Đài Loan, thì việc tuần tra trên biển của Trung Quốc sắp tới sẽ « thường xuyên hơn và dữ dội hơn ». Ông nhận định : « Được đặt tên là tuần duyên, các tàu của lực lượng này dường như được cho phép trang bị vũ khí hạng nhẹ. Những va chạm với các nước láng giềng sẽ tăng cao ».
Nhà nghiên cứu trên ghi nhận, năng lực trên biển của Bắc Kinh đã tăng nhanh trong những năm gần đây, với những chiến hạm lớn và có tầm bắn ngày càng xa hơn, có thể trụ lại hay tuần tiễu trên các vùng biển tranh chấp trong thời gian dài hơn.
Với lực lượng tuần duyên mới hùng hậu hơn, hỏa lực mạnh hơn để tăng cường trấn áp trên biển, phải chăng là chó sói nay đã không còn cần phải đội lốt cừu trên Biển Đông và biển Hoa Đông ?
Chương trình nghị sự cho cuộc họp Obama-Trương Tấn Sang
Tổng
thống Mỹ Barack Obama và Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama chào đón Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang của Việt Nam (trái) và phu nhân tại Hội nghị
thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hawaii, ngày 12 Tháng 11 năm 2011.
Tin liên hệ
- Ðề tài đàm phán Việt-Mỹ: Thương mại, nhân quyền và Trung Quốc
- Dân biểu Mỹ họp báo trước ngày Chủ tịch nước Việt Nam đến
- HRW: Việt Nam muốn chứng tỏ cải thiện nhân quyền, hãy thả Điếu Cày
- Vận động cho tự do tôn giáo trước cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ
- Việt Nam: Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Quan hệ Hoa Kỳ-Châu Á và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam
- Việt Nam trước ngã ba đường
- Thân nhân kêu cứu về tình trạng nguy kịch của blogger Điếu Cày
- Các cuộc vận động cho nhân quyền VN trước chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm
bán vũ khí sát thương cho Hà Nội trước thềm cuộc hội kiến với Tổng Thống
Hoa Kỳ Barack Obama.
Hãng tin AP hôm nay trích lời ông Trương Tấn Sang nói rằng “đã đến lúc phải bình thường hóa toàn diện các quan hệ song phương trong tất cả mọi lĩnh vực”.
Hãng tin AP tường thuật rằng lời bình luận của Chủ tịch nước Việt Nam đã được gửi cho hãng tin này qua email, để trả lời một câu hỏi về lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam của Mỹ.
Hoa Kỳ đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và an ninh với Việt Nam, tuy nhiên cùng lúc, muốn thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho các nhân vật bất đồng và cho phép người dân được quyền tự do chính trị, và tự do tôn giáo.
Hãng tin AP tường thuật rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang còn nói thêm rằng hãy còn một số khác biệt quan điểm giữa Washington và Hà nội về vấn đề nhân quyền nhưng điều đó là chuyện “bình thường.”
Trong khi đó, chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ đã khiến thế giới tập trung vào thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Hãng tin Reuters hôm qua dẫn lời ông John Sifton, giám đốc phân bộ Á Châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng nếu chỉ trích chính quyền Việt Nam bị coi là một tội có thể bị xử phạt, thì cá nhân Tổng Thống Obama phải tỏ thái độ đoàn kết với các nhân vật bất đồng bằng cách “phạm tội lỗi ấy.”
Human Rights Watch nói chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận được tăng cường tại Việt Nam trong thời gian qua, phải là một đề tài được đặt cao trong nghị trình cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ.
Chủ tịch nước Việt Nam tiền nhiệm, ông Nguyễn Minh Triết đã đi thăm Washington vào tháng 6 năm 2007, và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Washington vào tháng 6 năm 2008. Từ các chuyến đi thăm đó tới nay, ngày càng có nhiều nhân vật bất đồng, blogger và lãnh đạo tôn giáo bị tống giam ở Việt Nam.
Bản tin của Reuters viết rằng theo Bộ Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam, nhà chức trách thường xuyên bắt bớ các nhân vật bất đồng về những cáo trạng như “tuyên truyền ” và “âm mưu lật đổ nhà nước nhân dân”, “phá hoại tình đoàn kết của nhà nước” và “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để phương hại tới lợi ích của nhà nước và nhân dân.”
Bản tin nói rằng các nhân vật bất đồng thường xuyên bị giam cầm và không được tiếp xúc với bên ngoài trong thời gian dài, nhiều người không được phép gặp luật sư, hoặc cấm người nhà đến thăm, họ thường bị tra tấn hoặc chịu những hình thức ngược đãi khác, bị truy tố tại những tòa án do nhà nước kiểm soát, và ngày càng chịu những bản án khắc nghiệt kéo dài nhiều năm.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi chính phủ của Tổng Thống Obama hãy công khai nêu lên các trường hợp cá biệt, như trường hợp Luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn văn Hải, và trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân, đang chờ bị truy tố về những cáo buộc về tội trốn thuế, mà Human Rights Watch cho là có tính cách ngụy tạo.
Giới phân tích nói giữa lúc Việt Nam đang lưỡng lự giữa một bên là Trung Quốc, siêu cường đang nổi lên, và một đàng là Hoa Kỳ, siêu cường đang nắm vị thế số 1 hiện nay, liệu chiến dịch đòi chính phủ Mỹ tăng sức ép đối với Hà Nội có nguy cơ đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc? Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành BPSOS nói:
“Lập luận đó không đứng vững đâu. Lý do thứ nhất là cuộc vận động cho nhân quyền ở hải ngoại không có ý là không muốn Việt Nam tham gia vào thương ước Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP), không muốn cho Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, mà chỉ muốn đặt điều kiện về vấn đề nhân quyền. Lý do thứ hai, nếu Việt Nam gia nhập luôn phía của Trung Quốc để trở thành một quốc gia lệ thuộc, thì cái đó là một hành động tự sát, bởi vì cái chính danh của chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam chỉ còn có một cái thôi, đó là họ luôn luôn giương cao ngọn cờ nói rằng chúng tôi là người giành được độc lập cho Việt Nam, mà bây giờ bán cái độc lập ấy đi để duy trì Đảng Cộng Sản thì cái chính danh từ trước tới giờ không còn gì nữa hết. Cuộc vận động của chúng tôi là muốn làm sao để họ dân chủ hóa, chọn một thái độ rõ ràng. Nếu như Việt Nam vẫn độc tài theo chế độ cộng sản thì không bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Chỉ có thể thoát khỏi được và thực sự đứng chung hàng ngũ của Hoa Kỳ nếu như họ tôn trọng nhân quyền và từng bước một dân chủ hóa mà thôi.”
Phát động chiến dịch đòi nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sửa đổi luật pháp, hủy bỏ điều 79 và điều 88 của Bộ Luật Hình sự, đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền, có phải là một hành động can thiệp vào nội tình Việt Nam?
Cô Trang Huỳnh, đại diện Đảng Việt Tân ở Washington:
“Việt Nam đã ký vào nhiều hiệp ước quốc tế và là thành viên của Liên Hiệp Quốc, và đây là một cái quyền của công dân Việt Nam theo tinh thần các điều khoản của Liên Hiệp Quốc. Đây là quyền của bất cứ một người dân nào trên thế giới đều có thể hưởng. Thành ra đối với tôi đây không phải là vấn đề nội bộ của Việt Nam không mà thôi, chưa nói đến việc người Việt khắp nơi, chính người dân trong nước cũng bày tỏ bất bình với hai điều luật này và họ đã vận động dân biểu Ed Royce lên tiếng về hai điều luật này.”
Hôm thứ Sáu, Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, nói chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang là một cơ hội có một không hai để Tổng Thống Obama lên tiếng hậu thuẫn nguyện vọng của nhân dân Việt Nam mong muốn được hưởng các quyền tự do, và ông kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ tận dụng cơ hội này để bênh vực nhân quyền.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng ngoài ra, Tổng Thống Obama cũng nên nêu lên trường hợp của Linh mục Nguyễn văn Lý, và một loạt các blogger và đấu tranh trẻ tuổi kể cả Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Nguyễn Ngọc như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, là thành phần bị nhà cầm quyền Việt Nam nhắm tới vì đã phân phát tờ rơi chỉ trích chính phủ, hay tổ chức các buổi dã ngoại nhân quyền và phân phát các tài liệu liên quan tới bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Hoa Kỳ hãy hoãn lại các cuộc thương thuyết về quốc phòng và thương mại với Việt Nam, cho tới khi nào Hà nội chấm dứt chiến dịch đàn áp, và cam kết rút lại các điều khoản pháp lý, đặt ra ngoài vòng pháp luật các hoạt động của giới bất đồng.
Giám đốc Á Châu của Human Rights Watch, ông John Sifton, nói rằng Chủ tịch nước Việt Nam không thể biện minh một cách công khai chiến dịch đàn áp của Hà nội, ông Sang nên sử dụng cơ hội gặp nhà lãnh đạo Mỹ để bác bỏ chính sách đàn áp đó.
Hãng tin AP hôm nay trích lời ông Trương Tấn Sang nói rằng “đã đến lúc phải bình thường hóa toàn diện các quan hệ song phương trong tất cả mọi lĩnh vực”.
Hãng tin AP tường thuật rằng lời bình luận của Chủ tịch nước Việt Nam đã được gửi cho hãng tin này qua email, để trả lời một câu hỏi về lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam của Mỹ.
Hoa Kỳ đang tìm cách thắt chặt các quan hệ kinh tế và an ninh với Việt Nam, tuy nhiên cùng lúc, muốn thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho các nhân vật bất đồng và cho phép người dân được quyền tự do chính trị, và tự do tôn giáo.
Hãng tin AP tường thuật rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang còn nói thêm rằng hãy còn một số khác biệt quan điểm giữa Washington và Hà nội về vấn đề nhân quyền nhưng điều đó là chuyện “bình thường.”
Trong khi đó, chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ đã khiến thế giới tập trung vào thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Hãng tin Reuters hôm qua dẫn lời ông John Sifton, giám đốc phân bộ Á Châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng nếu chỉ trích chính quyền Việt Nam bị coi là một tội có thể bị xử phạt, thì cá nhân Tổng Thống Obama phải tỏ thái độ đoàn kết với các nhân vật bất đồng bằng cách “phạm tội lỗi ấy.”
Human Rights Watch nói chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận được tăng cường tại Việt Nam trong thời gian qua, phải là một đề tài được đặt cao trong nghị trình cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ.
Chủ tịch nước Việt Nam tiền nhiệm, ông Nguyễn Minh Triết đã đi thăm Washington vào tháng 6 năm 2007, và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Washington vào tháng 6 năm 2008. Từ các chuyến đi thăm đó tới nay, ngày càng có nhiều nhân vật bất đồng, blogger và lãnh đạo tôn giáo bị tống giam ở Việt Nam.
Bản tin của Reuters viết rằng theo Bộ Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam, nhà chức trách thường xuyên bắt bớ các nhân vật bất đồng về những cáo trạng như “tuyên truyền ” và “âm mưu lật đổ nhà nước nhân dân”, “phá hoại tình đoàn kết của nhà nước” và “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để phương hại tới lợi ích của nhà nước và nhân dân.”
Bản tin nói rằng các nhân vật bất đồng thường xuyên bị giam cầm và không được tiếp xúc với bên ngoài trong thời gian dài, nhiều người không được phép gặp luật sư, hoặc cấm người nhà đến thăm, họ thường bị tra tấn hoặc chịu những hình thức ngược đãi khác, bị truy tố tại những tòa án do nhà nước kiểm soát, và ngày càng chịu những bản án khắc nghiệt kéo dài nhiều năm.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi chính phủ của Tổng Thống Obama hãy công khai nêu lên các trường hợp cá biệt, như trường hợp Luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn văn Hải, và trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân, đang chờ bị truy tố về những cáo buộc về tội trốn thuế, mà Human Rights Watch cho là có tính cách ngụy tạo.
Giới phân tích nói giữa lúc Việt Nam đang lưỡng lự giữa một bên là Trung Quốc, siêu cường đang nổi lên, và một đàng là Hoa Kỳ, siêu cường đang nắm vị thế số 1 hiện nay, liệu chiến dịch đòi chính phủ Mỹ tăng sức ép đối với Hà Nội có nguy cơ đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc? Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành BPSOS nói:
“Lập luận đó không đứng vững đâu. Lý do thứ nhất là cuộc vận động cho nhân quyền ở hải ngoại không có ý là không muốn Việt Nam tham gia vào thương ước Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP), không muốn cho Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, mà chỉ muốn đặt điều kiện về vấn đề nhân quyền. Lý do thứ hai, nếu Việt Nam gia nhập luôn phía của Trung Quốc để trở thành một quốc gia lệ thuộc, thì cái đó là một hành động tự sát, bởi vì cái chính danh của chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam chỉ còn có một cái thôi, đó là họ luôn luôn giương cao ngọn cờ nói rằng chúng tôi là người giành được độc lập cho Việt Nam, mà bây giờ bán cái độc lập ấy đi để duy trì Đảng Cộng Sản thì cái chính danh từ trước tới giờ không còn gì nữa hết. Cuộc vận động của chúng tôi là muốn làm sao để họ dân chủ hóa, chọn một thái độ rõ ràng. Nếu như Việt Nam vẫn độc tài theo chế độ cộng sản thì không bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Chỉ có thể thoát khỏi được và thực sự đứng chung hàng ngũ của Hoa Kỳ nếu như họ tôn trọng nhân quyền và từng bước một dân chủ hóa mà thôi.”
Phát động chiến dịch đòi nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sửa đổi luật pháp, hủy bỏ điều 79 và điều 88 của Bộ Luật Hình sự, đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền, có phải là một hành động can thiệp vào nội tình Việt Nam?
Cô Trang Huỳnh, đại diện Đảng Việt Tân ở Washington:
“Việt Nam đã ký vào nhiều hiệp ước quốc tế và là thành viên của Liên Hiệp Quốc, và đây là một cái quyền của công dân Việt Nam theo tinh thần các điều khoản của Liên Hiệp Quốc. Đây là quyền của bất cứ một người dân nào trên thế giới đều có thể hưởng. Thành ra đối với tôi đây không phải là vấn đề nội bộ của Việt Nam không mà thôi, chưa nói đến việc người Việt khắp nơi, chính người dân trong nước cũng bày tỏ bất bình với hai điều luật này và họ đã vận động dân biểu Ed Royce lên tiếng về hai điều luật này.”
Hôm thứ Sáu, Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, nói chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang là một cơ hội có một không hai để Tổng Thống Obama lên tiếng hậu thuẫn nguyện vọng của nhân dân Việt Nam mong muốn được hưởng các quyền tự do, và ông kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ tận dụng cơ hội này để bênh vực nhân quyền.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng ngoài ra, Tổng Thống Obama cũng nên nêu lên trường hợp của Linh mục Nguyễn văn Lý, và một loạt các blogger và đấu tranh trẻ tuổi kể cả Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Nguyễn Ngọc như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, là thành phần bị nhà cầm quyền Việt Nam nhắm tới vì đã phân phát tờ rơi chỉ trích chính phủ, hay tổ chức các buổi dã ngoại nhân quyền và phân phát các tài liệu liên quan tới bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Hoa Kỳ hãy hoãn lại các cuộc thương thuyết về quốc phòng và thương mại với Việt Nam, cho tới khi nào Hà nội chấm dứt chiến dịch đàn áp, và cam kết rút lại các điều khoản pháp lý, đặt ra ngoài vòng pháp luật các hoạt động của giới bất đồng.
Giám đốc Á Châu của Human Rights Watch, ông John Sifton, nói rằng Chủ tịch nước Việt Nam không thể biện minh một cách công khai chiến dịch đàn áp của Hà nội, ông Sang nên sử dụng cơ hội gặp nhà lãnh đạo Mỹ để bác bỏ chính sách đàn áp đó.
Ðề tài đàm phán Việt-Mỹ: Thương mại, nhân quyền và Trung Quốc
Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang sẽ trở thành nguyên thủ thứ nhì của Việt Nam
đi thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây
gần 20 năm.
Tin liên hệ
- Dân biểu Mỹ họp báo trước ngày Chủ tịch nước Việt Nam đến
- HRW: Việt Nam muốn chứng tỏ cải thiện nhân quyền, hãy thả Điếu Cày
- Vận động cho tự do tôn giáo trước cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ
- Việt Nam: Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Quan hệ Hoa Kỳ-Châu Á và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam
- Thân nhân kêu cứu về tình trạng nguy kịch của blogger Điếu Cày
- Các cuộc vận động cho nhân quyền VN trước chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang
- Thiết lập nền tảng cho mối quan hệ Việt-Mỹ
- Chủ tịch nước Việt Nam sang Mỹ thảo luận chiến lược
Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc và việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại tự do do Hoa Kỳ đứng đầu, Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, có phần chắc sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận.
Dân số trẻ trung của Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế đang lên khiến nước này trở thành một thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty Hoa Kỳ. Tuần trước, đại công ty thực phẩm McDonald có trụ sở ở Hoa Kỳ đã trở thành thương hiệu thực phẩm toàn cầu mới nhất loan báo sẽ mở hệ thống bán thưong hiệu tại Việt Nam.
Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói quan hệ song phương đã gia tăng kể từ lúc hai nước bình thường hóa bang giao vào tháng 7 năm 1995.
Ông Nghị nói Hoa Kỳ và Việt Nam đã đồng ý thiết lập một quan hệ đối tác thân hữu, xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và có lợi chung.
Nhưng có những bất đồng liên tục về việc Hoa Kỳ phản đối thành tích nhân quyền ngày càng tệ hại của Việt Nam. Tính đến thời điểm này trong năm nay, tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch nói đã có các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhân vật bất đồng chính kiến và các blogger bị tuyên các án tù nhiều hơn so với toàn bộ năm 2012.
Phiên toà trong tháng này xét xử luật sư Công giáo Lê Quốc Quân đã bị hoãn vô thời hạn. Blogger bị tù Ðiếu Cày được mô tả là “rất yếu” khi ông thực hiện cuộc tuyệt thực để phản đối các điều kiện nhà tù.
Nhà hoạt động Việt Nam Trịnh Kim Tiến cho hay ông hy vọng nhân quyền sẽ là một phần nổi bật trong các cuộc đàm phán.
Bà Tiến nói Tổng thống Obama đã nêu bật trường hợp Ðiếu Cày trước đây và nay phải làm một điều gì để giúp gia đình ông ta trước khi quá muộn.
Với những câu chuyện như thế thu hút sự chú ý ở nước ngoài, các chuyên gia phân tích đang theo dõi xem chúng sẽ tác động ra sao đến các cuộc thảo luận với các giới chức Hoa Kỳ.
Chuyên gia phân tích quốc phòng, Giáo sư Carl Thayer nêu ra chính sách của Hoa Kỳ tái quân bình ảnh hưởng đối với vùng châu Á Thái Bình Dương.
“Tôi áng chừng, rằng nếu như nước Mỹ chỉ chơi lá bài nhân quyền thì là họ đã bắn vào chân họ khi tìm cách thúc đẩy quan hệ chiến lược với Việt Nam. Trò chơi tái quân bình rộng lớn hơn là tiếp cận, hình thành các đầu ra an ninh và cải thiện an ninh hàng hải và xem Việt Nam sẵn sàng tiến xa tới đâu về vấn đề Trung Quốc.”
Ngoại giao Việt Nam giữ một thế quân bình thận trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là có liên quan đến các khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Ðông.
Trong chuyến đi Bắc Kinh của ông Sang tháng trước hai nước cộng sản đã đồng ý thành lập một đường dây điện thoại nóng để giúp giải quyết mau chóng các tranh chấp lãnh hải đã đôi khi gây căng thẳng trong bang giao giữa hai bên.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý rằng mọi sự đang diễn biến tốt đẹp giữa hai nước cộng sản này.
Nhà ngoại giao hồi hưu và là chuyên gia về Việt Nam, ông David Brown, nói ông nghĩ rằng quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc đã khựng lại kể từ sau các cuộc đàm phán hồi tháng 11 năm 2011, một phần vì các tranh chấp lãnh hải.
“Theo nhận định của tôi về việc đó thì cách đây 1 năm rưỡi phía Trung Quốc đã đồng ý ít nhất là bàn về quần đảo Trường Sa, chứ không phải về việc trả lại quần đảo này, nhưng ít ra là về việc cho dành cho phía Việt Nam một số hình thức tiếp cận ở đó và ở vùng biển quanh đó, và phía Việt Nam đã đồng ý là sẽ bàn về việc ấy. Nhưng dường như các cuộc thảo luận đó không đi đến đâu cả.”
Ông Brown nói các căng thẳng về quần đảo Trường Sa là một phần lý do vì sao Hoa Kỳ sẽ có một lập trường mạnh trong các cuộc đàm phán, vì Việt Nam và các nước khác ở Ðông Nam Á coi Washington như một đối trọng với các tham vọng về biển của Trung Quốc.
Ngoài ra, với các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong khu vực như Philippines và Singapore, ông Brown nói Washington không quan tâm đến việc mưu tìm một sự hiện diện quân sự mạnh hơn ở Việt Nam để lấn át Trung Quốc. Ðó là lý do vì sao, theo ông, Hoa Kỳ có thể có lợi thế hơn về các cuộc thảo luận nhân quyền.
Tuesday, July 23, 2013
TÂP CẬN BÌNH TUYÊN BỐ
Tập Cận Bình “Tôi biết làm thế nào?”
Tạp chí “Tiền Tiêu” ở Hồng Công số ra tháng 4/2013 đăng
ghi âm phát biểu nội bộ vừa qua với cán bộ cấp cao Trung Quốc của
Tập Cận Bình với nhan đề “Tôi biết làm thế nào?”, trong đó đề cập
tới nhiều vấn đề nội bộ cũng như chính sách đối ngoại hiện nay của
Trung Quốc mà ông cảm thấy nhiều khi rất khó xử trên cương vị này.
Chúng tôi xin dịch nguyên văn làm tài liệu tham khảo.
Ngồi ghế Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước thực không dễ
dàng
Hôm
nay tôi nói chuyện nội bộ, trao đổi, tâm sự với các đông chí chứ
không phải phát biểu chính thức công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên,
thời đại thông tin nhanh nhạy hiện nay thì nhiều văn bản tài liệu
nội bộ vẫn bị báo giới bên ngoài tiết lộ. Chẳng hạn trên mạng tin
vừa qua đã đăng toàn văn cuộc trao đổi riêng của tôi với anh Đức
Bình (Hồ Đức Bình, con trai Hồ Diệu Bang – ND).
Tôi
xin nói luôn không vòng vo rào trước đón sau. Chức Tổng Bí Thư (TBT)
này không phải tôi cố ý giành giật lấy mà toàn đảng giáo phó cho tôi
trách nhiệm này. Một lần, Đồng chí Hồ Cẩm Đào trước khi lên đường
thăm Nhật Bản cũng từng nói: “Không phải tôi cố ý giành lấy chức Chủ
Tịch Nước mà do toàn thể nhân dân cả nước bầu tôi”. Thực ra chức TBT
cũng không phải tôi tự mình muốn làm mà cán bộ toàn đảng và quần
chúng nhân dân bầu tôi làm, muốn để tôi làm. Nhận gánh trách nhiệm
thực sự nặng nề, không dễ dàng. Thời thanh niên khi tôi về nông thôn
sản xuất nông nghiệp ở Thiểm Tây đã thể nghiệm sâu sắc điều này.
Gánh bằng đòn gánh trên vai thực sự không dễ dàng. Một bên nhẹ, một
bên nặng đi không cân, nếu không giữ được thăng bằng thì bị ngã
xuống mương nước. Chính vì vậy mà các đồng chí thông cảm với tôi,
nên hiểu tôi.
Vì
sao tôi một mặt phải nói làm việc theo pháp luật, pháp luật là trên
hết, phải giữ sự tôn nghiêm của luật pháp. Nhưng mặt khác tôi vẫn
phải nhấn mạnh tinh thần cách mạng của Đ/C Mao Trạch Đông.
Lẽ nào tôi lại không hiểu cái đạo lý, sự mâu thuẫn giữa lý luận
chuyên chính với trị nước bằng pháp luật.
Hiểu đấy, biết đấy, nhưng vẫn phải làm như vậy. Bởi vì tôi phải giữ
sự cân bằng trong nội bộ Đảng, sự cân bằng giữa các tầng lớp cũng
như các luồng tư tưởng khác nhau trong nước. Hiện nay tôi phải quan
tâm và chiếu cố tất cả các nơi, nếu không sẽ đắc tội với họ. Các
đồng chí đừng cho rằng chức TBT của tôi nói gì cũng được, trên thực
tế phải lấy lòng các bên. Họ thích gì tôi nói thế, vào miếu nào phải
cúng thần miếu đó. Hịện nay có một số mâu thuẫn, một số điều gây cấn
tạm thời chưa giải quyết nổi là điều dễ hiểu. Tôi phải làm vừa
lòng các thế hệ lão thành, tầng lớp trung niên và thanh niên.
Tôi phải nhìn trước, nhìn sau, nhìn trái nhìn phải để làm việc. Bởi
vì, nó liên quan tới đại cục ổn định của toàn Đảng và đại cục ổn
định ở trong nước.
Xử lý mối quan hệ giữa các Nhóm lợi ích rất khó
khăn
Mọi
người đều biết, hiện nay tác phong của Đảng Cộng sản chúng ta có một
số không tốt. Một số cán bộ lãnh đạo hình thành Nhóm lợi ích, nó ảnh
hưởng tới quan hệ giữa Đảng với quân chúng nhân dân. Là người lãnh
đạo của Đảng, đã được cán bộ đảng viên các cấp bầu lên, tôi không
thể ăn nơi này, rào nơi khác mà phải đồng đều. Nhưng nếu xâm phạm
quá mức tới lợi ích của quần chúng nhân dân, rõ ràng tác động không
tốt tới lợi ích lâu dài của Đảng. Bởi vậy, tôi cũng phải như vậy để
vừa chiếu cố cái riêng vừa chiếu cố cái chung.
Nói về
“đánh con hổ tham nhũng” thì các đồng chí trong đảng yên tâm, đại bộ
phận các đồng chí trong đảng không sao cả, nhưng chúng ta vẫn phải
tuyên truyền sâu rộng, chỉ cần quần chúng nhân dân đồng lòng
vỗ tay hưởng ứng, đánh giá tốt là được. Điều này có thể một
số đồng chí cán bộ đảng viên cấp cơ sở không thông lắm.
Hiện
nay dư luận ngoài Đảng cho rằng Tập Cận Bình là Gorbachov của Trung
Quốc. Điều này tôi có thể khẳng định với mọi người rằng, toàn Đảng
bầu tôi vào chức vụ này đã giải thích và hiểu tôi, nên có thể yên
tâm. Tôi không bao giờ là Gorbachov của Trung Quốc. Tuy nhiên, một
số khác lại hoài nghi tôi về con đường cũ theo đường lối cực tả
trước đây. Đây cũng là sự hiểu lầm. Đồng chí Đức Bình là ông anh của
tôi. Cha tôi và cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang là bạn thân thiết với
nhau. Cựu TBT Hồ Diệu Bang trước đây chẳng đã từng tham gia cuộc vạn
lý trường chinh đó sao? Tôi nghĩ, mình cần phải ôn lại lịch sử và
tinh thần chiến đấu của Đảng ta trong những năm tháng đấu tranh gian
khổ giành chính quyền. Chẳng lẽ cho đây là sự hoài cố hay sao? Một
số người soi mói, cho rằng làm như vậy chúng ta đang có ý đồ quay về
con đường cũ. Nhưng chúng ta không cần để ý tới những lời nói đó.
Đảng
chúng ta đã hơn 80 tuổi rồi, người già hay hoài cổ, nhớ lại những
năm tháng trai trẻ hào hùng trước đây. Như bản thân tôi, nhiều khi
vẫn nghĩ tới thời kỳ mình lao động ở vùng nông thôn Thiềm Tây trước
đây. Suốt đời cha tôi không bao giờ dùng “phong trào cực tả”
để chính cán bộ và tôi cũng sẽ như vậy. Hiện nay trong Đảng
ta vẫn còn nhiều đồng chí sủng bái Chủ tịch Mao Trạch Đông, vì vậy
tôi phải tôn trọng và thông cảm với các đồng chí đó.
Về công tác đối ngoại
Hiện
nay tình hình trong và ngoài nước mà chúng ta đang gặp phải không
mấy lạc quan. Những người bạn tốt, đồng chí tốt của chúng ta trên
thế giới ngày càng ít dần. Những người như Khadaphi, Chaver càng
ngày càng ít. Tình hình bán dảo Triều Tiên hiện cũng thành vấn đề.
Bắc Triều Tiên đang chơi con bài thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhưng
lại “liếc mắt đưa tình” có ý đồ bắt tay chơi với Mỹ. Trong thời đại
Chủ Tịch Mao Trạch Đông trước đây, chúng ta từng có quan hệ tốt với
ông anh cả Liên Xô, nhưng rồi hai bên lật mặt nhau. Trong khi đó
chúng ta tiến hành ngoại giao bóng bàn với Mỹ. Kết quả chẳng bao lâu
Liên Xô sụp đổ.
Đối
với Triều Tiên hiện nay, chúng ta vẫn viện trợ như trước đây, nhưng
điều chúng ta lo ngại là họ bắt cá hai tay, ăn cả hai đầu. Hơn mười
năm qua, chúng ta tiêu tốn rất nhiều tiền cho tuyên truyền đối
ngoại, nhưng kết quả không mấy khả quan, dư
luận các nước thờ ơ và chỉ trích ngày càng nhiều hơn. Về tuyên
truyền đối nội,
chúng ta có
một đội ngũ tuyên truyền để hướng dẫn dư luận trên các trang mạng,
nhưng rốt cuộc hiện nay cũng đưa lại không ít kết quả tiêu cực.
Đối
với quần đảo Điếu Ngư, như mọi người đều biết những biện pháp chúng
ta áp dụng hiện nay trong tình hình không có biện pháp nào nữa. Tôi
cũng muốn dựa vào tư thế sức mạnh để xác lập uy tín cho mình ở trong
nước. Nhưng quân đội của chúng ta hiện có thực sự đáp ứng được
không, chiến tranh nổ ra liệu có thích ứng với được với kỹ thuật và
cường độ cao của chiến tranh hiện đại? Điều này không chắc
chắn, nhất là cuộc chiến tranh quy mô lớn trong điều kiện kỹ thuật
cao phức tạp có Mỹ tham chiến. Chúng ta làm thế nào để đối phó với
sức ép và nguy cơ ở trong và ngoài nước? Điều này xin các đồng chí
toàn đảng toàn quân cần nghiên cứu nghiêm túc và tính toán kỹ.
Cải cách thể chế chính trị không đơn giản
Đối
với công cuộc cải cách, nhất là cải cách thể chế chính trị rất phức
tạp. Trên thực tế khái niệm này tương đối trừu tượng, không ở trong
vị trí này thì khó có thể tính toán hết được. Ở mỗi vị trí khác
nhau, việc xem xét vấn đề cũng khác nhau. Tôi cho rằng mọi người
chúng ta cần học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đánh mất
chính quyền của ĐCS Liên Xô.
Sau
khi Khơrupsốp lên nắm quyền, trên các diễn đàn ông ta ra sức phê
phán Stalin chuyên chế và tàn bạo. Một lần khi diễn thuyết trên diễn
đàn, có người ở dưới chất vấn: “Đồng chí khi ấy đã làm gì?”.
Khơrupsốp liền nghiêm nét mặt nói: “Ai vừa hỏi tôi đấy, xin mời lên
trên này”. Người vừa hỏi im bặt. Lúc sau, Khơrupsốp điềm tĩnh nói:
“Khi đó tôi cũng như đồng chí vừa chất vấn”.
Người
lãnh đạo cấp cao phải quan tâm toàn diện mọi mặt, vì vậy các đồng
chí cần thông cảm với tôi. Ở trên vị trí lãnh đạo này tôi phải quan
tâm toàn diện các mặt. Lệch sang trái một chút, lệch sang phải một
chút là lập tức thành vấn đề. Sự kiện Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh là
một ví dụ. Có một số người công kích, phê phán thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Thực ra ở cương vị này của Đ/c Ôn Gia Bảo có nhiều điều khó xử. Ở
cương vị của Đ/c trong thể chế của chúng ta hiện nay, thì Thủ tướng
Ôn Gia Bảo cũng chỉ làm được như vậy thôi. Có phải chúng ta định
biến Đ/c thành một “Triệu Tử Dương thứ hai” không? Vì làm như vậy
thì trước tiên sẽ dẫn tới sự chia rẽ về tổ chức và ý thức hệ trong
Đảng. Là một đảng viên lão thành, là người lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, Đ/c Ôn Gia Bảo chỉ có thể làm được như vậy. Tôi cho rằng làm
được như Đ/c Ôn Gia Bảo là quá tốt rồi.
Nếu
như tôi từ bỏ Chủ Nghĩa Mác, từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông sẽ dẫn
tới Đảng ta mất đi quyền phát ngôn lãnh đạo các mặt. Nếu như tôi
hiện nay không công khai nói Đảng phải dựa vào luật pháp trị nước,
phải tôn trọng tính quyền uy của luật pháp, thì trong con mắt nhiều
người tôi đã có vấn đề. Điều này cũng không tốt đối với địa vị lãnh
đạo của Đảng ta. Vậy các đồng chí nói tôi phải làm thế nào? Ở địa vị
này, tôi chỉ có thể làm như vậy.
Trước
tiên chúng ta cần phải duy trì được cục diện hiện nay. Tương lai
diễn biến như thế nào, hiện chúng ta chưa có sự chuẩn bị, chúng ta
cũng chưa nhìn thấy cục diện thay đổi rõ rệt nào. Các đồng chí không
nên cho rằng ở cương vị TBT như tôi là nói gì mọi người nghe răm
rắp, có thể nắm chắc càn khôn trong tay. Kỳ thực, tôi chỉ là
người duy trì sự cân bằng, quyền lực của nhóm lợi ích. Tôi
chỉ là người giữ chìa khóa tủ, người chủ quầy hàng. Nếu tôi đi ngược
lợi ích của Đảng, thì tôi sẽ bị hạ bệ. Hôm nay giao cho quyền lực,
ngày mai có thể tước bỏ. Đảng ta từng có các đồng chí lãnh đạo tiền
bối rất lý tưởng như Trần Độc Tú, Trương Văn Thiện, nhưng rồi kết
cục họ trong Đảng đều không tốt, còn Đ/c Triệu Tử Dương không cần
phải nói. Đ/c như một Đông Ki-Sốt dám thách thức thể chế hiện hành.
Tôi sẽ không làm như vậy, toàn Đảng cũng không để tôi làm như vậy.
Tôi phải làm thế nào đây?
Bởi vậy, cải cách thể chế
chính trị là vấn đề lớn, như rút giây động rừng, đụng vào tác động
tới tất cả các lĩnh vực. Vì sao tôi lại nói như vậy? Chúng ta muốn
uốn nắn, chấn chỉnh tác phong không tốt của Đảng thì phải điều chỉnh
lại thế giới quan và quan niệm giá trị của chúng ta. Trong khi đó
thuyết duy vật đã làm cho con người mất đi niềm tin chân chính, chạy
theo chủ nghĩa vật chất hưởng thụ và vụ lợi. Như vậy nó sẽ
tác động tới ý thức hệ và tư tưởng của Đoàn viên. Mọi người đều biết
Tập Cận Bình tôi thường hay trích dẫn lời nói của Chủ tịch Mao Trạch
Đông. Trước đây tôi đọc thuộc làu ba bài luận văn của Mao chủ tịch,[1]
trong đó có bài về “Ngu công dời núi” mà Chủ
tịch Mao rất sùng bái tinh thần của ông già Ngu Công. Đảng ta đã dựa
vào tinh thần “Ngu Công dời núi” thực ra
không có gì cần nghiên cứu sâu. Đảng ta là chính đảng theo chủ
nghĩa duy vật. Lý luận của chúng ta từ các nước phương tây dựa về,
học hỏi từ người Nga, còn câu chuyện “Ngu Công dời
núi” là sản phẩm văn hóa tinh thần truyền thống của Trung Quốc,
nhưng nó mang tính chất duy tâm và thần thoại. Câu chuyện về “Ngu
Công dời núi” thực ra không phải bản thân Ngu
Công có thể dời được núi. Theo nguyên bản của
câu chuyện thì tinh thần dám làm của Ngu Công đã làm động lòng Ngọc
Hoàng, vì vậy Ngọc Hoàng đã sai những thần lực sĩ xuống giúp và chỉ
một đêm di dời xong quả núi. Rõ ràng là duy
tâm, là thần thoại. Mao Trạch Đông khi đó như một đấng cứu nhân độ
thế như Ngọc Hoàng. Bây giờ chúng ta không có đấng cứu thế như vậy.
Điều
này cho thấy, bản thân lý luận của chúng ta có mâu thuẫn.
Một mặt chúng ta hát quốc tế ca, chủ trương không có đấng cứu thế
trên thế gian này, nhưng mặt khác chúng ta lại sùng bái Chủ tịch Mao
là đấng cứu thế. Chúng ta một mặt dựa vào tinh thần “Ngu Công
dời
núi” để nổi dậy làm cách mạng cướp chính quyền, nhưng mặt khác chúng
ta lại phủ định văn hóa và tín ngưỡng dân tộc, rõ ràng
bản thân chúng ta đã mâu thuẫn hoặc là có những vấn đề mà chúng ta
không hiểu biết. Chúng ta phải làm thế nào để kiên trì không mệt mỏi
sự nghiệp của Đảng ta, củng cố được chính quyền mà Đảng chúng ta
phải chịu bao gian khổ hy sinh mới giành được. Trong khi đó,
chúng ta lại đang mất đi niềm tin vào chính lý luận và chính thể chế
đang tồn tại hiện nay do chúng ta lập ra. Nhưng chúng ta
hiện nay vẫn chưa tìm ra được lý luận và thể chế tốt hơn trong khi
chúng ta không thể manh động thay đổi thế chế hiện nay.
Bài
học kinh nghiệm về Liên Xô sụp đổ vẫn còn đó. Gorbachov đầu tiên
tiến hành cải cách ý thức hệ và lý luận của Đảng, kết quả đã đụng
chạm tới toàn cục và nó bung ra không thể kiểm soát nổi. Vừa rồi Đ/c
Vương Kỳ Sơn có giới thiệu mọi người cuốn sách Đại cách mạng nước
Pháp về những bài học lịch sử. Về cả cách thể chế chính trị, nếu
chúng ta để sơ sểnh ra một chút thì sẽ sai một ly đi một dặm, rất
khó kiểm soát được. Tới khi đó, chức TBT của tôi cũng như địa vị
lãnh đạo của Đảng sẽ không còn nữa. Bởi vậy, không phải là tôi không
muốn cải cách thể chế chính trị hiện nay, mà thực sự tôi không thể
cải cách và cũng không dám nhẹ dạ cải cách. Hiện nay ai dám đứng ra
đảm lãnh trách nhiệm này? Trong thời đại Đặng Tiểu Bình, Đ/c cũng đã
có ý đồ cải cách thể chế chính trị, rốt cuộc đã để xảy ra vấn đề
lớn. Phong trào dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6/1989 cho tới nay vẫn
là cái cớ để các thế lực phản động trong và ngoài nước công kích
đảng ta. Đ/c Triệu Tử Dương cũng do đó mà bị hạ bệ và đưa lại hậu
quả nghiêm trọng.
Tình hình hiện
nay của đất nước ta không bằng Thời Kỳ Đặng Tiểu Bình, chúng ta
không nói tới nhân tố dư luận và sự giác ngộ của quần chúng nhân dân
trong nước mà chúng ta nói tới đảng phong trong nôi bộ Đảng
hiện nay không bằng trước đây. Ngay trong thời đại của mình,
hai vị tổng bí thư là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cũng đã phải gác
lại vấn đề này. Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước
kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện
nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy
trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng
không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng”,[2]
mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít
nhất hiện nay không được đụng tới.
Về lý luận và ý thức hệ của Đảng
Lý luận và ý thức hệ của
Đảng liên quan tới đường lối và chế độ của chúng ta. Chúng ta phải
quản lý thông tin đại chúng, chủ trương này hiện nay không được
dao động lung lay. Vừa qua dư luận cho rằng “Sự kiện
thay đổi nhân sự” của tập đoàn báo chí Nam Phương[3]
là do Đ/c Lưu Vân Sơn và sở báo chí tuyên truyền tỉnh Quảng Đông
tiến hành, thực ra có sự chỉ đạo của bản thân tôi về cái tổ nhân sự
này. Nếu chúng ta dao động, không tin tưởng vào ba vấn đề quan trọng
là Ý thức hệ, Đường lối và Chế độ thì bị rối loạn và
không còn làm được việc gì. Chính vì vậy mà chúng ta vẫn phải
tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về Lý luận ý thức hệ. Chủ
nghĩa Mác và Tư tưởng Mao Trạch Đông. Nếu không, một khi vỡ lở thì
sẽ bị động toàn cục và rối loạn.
Bản
thân tôi không muốn để xảy ra tình trạng này, toàn Đảng cũng không
cho phép tôi để xảy ra như vậy. Vừa qua, chúng ta tuyên truyền, làm
phim về một đại biểu nữa lão thành ở tỉnh Sơn Tây ca ngợi tinh thần
hy sinh cống hiến đối với sự nghiệp, bất chấp một số dư luận nước
ngoài và một số người ngoài Đảng chỉ trích, phê phán. Đảng
Cộng sản chúng ta làm gì đều xuất phát từ lợi ích căn bản và logic
của chúng ta. Chúng ta tiếp tục tuyên truyền và học tập Lôi
Phong để tăng cường chủ nghĩa tập thể, đấu tranh chống chủ nghĩa tự
do. Đ/c Đặng Tiểu Bình đưa ra lý luận “Mèo trắng, Mèo Đen”. Trên
thực tế, từ trước tới nay chúng ta không phải nhất nhất làm theo
sách vở mà dựa vào thực tiễn và chủ nghĩa hiện thực. Đương nhiên,
không vì thế mà chúng ta đánh mất tầm nhìn lịch sử lâu dài, mất đi
địa vị và giá trị đích thực của chúng ta.
Chống tham nhũng chưa thể trị tận gốc
Hiện
nay rất nhiều người phê phán những căn bệnh trong mô thức phát triển
của chúng ta, nhất là chống tham nhũng. Trên thực tế đấu tranh chống
“con Hổ tham nhũng” hiện nay chỉ là biện pháp xì hơi khi quả bóng
quá căng, giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không
tràn ra ngoài. Điều này có liên quan tới thể chế, ý thức hệ,
lý luận và quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, chúng ta không
thể nơi lỏng, không thỏa hiệp. Do các vấn đề lý luận, Đường
lối, Chế độ không thay đổi, thì thế giới quan, quan niệm giá trị của
cán bộ Đảng viên cũng không hề thay đổi. Vì vậy, tôi và Đ/c
Trưởng ban kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn đều cho rằng dù
đánh “con Hổ tham nhũng nào” cũng chỉ là xì bớt hơi khi quả bóng quá
căng, hay cũng giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước
không tràn ra ngoài. Đồng chí Vương Kỳ Sơn cũng nói hiện nay chỉ là
trị ngọn chứ không trị tận gốc.
Khi
nào chúng ta mới trị được tận gốc nạn tham nhũng? Có lẽ phải đợi tới
khi mà lý luận, Đường lối, chế độ bắt đầu đứng trước sự điều chỉnh
thực sự.
Có người hỏi tới khi đó liệu có quá muộn không? Tôi cho rằng có lẽ
chúng ta phải tìm câu trả lời trong cuốn sách “Chế độ cũ và Đại cách
mạng” mà Đ/c Vương Kỳ Sơn giới thiệu với chúng ta. Đảng Cộng
sản chúng ta kiên trì theo duy vật lịch sử, nhưng bản thân thuyết
mang tính duy tâm, mang tính định mệnh. Chính vì vậy, nên ai
dám chắc rằng nếu cứ tiếp tục đi theo thì liệu có phải là một quá
trình thực hiện theo số mệnh không? Liệu chúng ta có vô tình lặp lại
vết xe đổ diệt vong của ĐCS Liên Xô và Nhà Mãn Thanh hay không?
Bởi
vậy, vấn đề hiện nay không phải là vấn đề giữ cho lá cờ hồng
bay được bao lâu mà là vấn đề bảo vệ non sông đất nước này được bao
lâu. Vì vậy, quan điểm và lập trường của tôi là nhất quán.
Tôi hy vọng, các đồng chí trong và ngoài đảng, các đoàn thể xã hội
không nên hiểu lầm, hiểu sai, nếu không thì nguyên nhân chính là ở
các đồng chí, chứ không phải do Tập Cận Bình tôi cố ý cản trở, bày
đặt ra mê hồn trận.
Liệu
sau này có thay đổi không? Liệu có thách thức mới nảy sinh không? Để
phòng ngừa, chúng ta cần đổi mới, sáng tạo kể cả đổi mới và
sáng tạo về lý luận như Đ/c cựu TBT Hồ Cẩm Đào nói phải sáng tạo
phương pháp quản lý xã hội. Tuy nhiên, một số dư luận lại
cho rằng đây chỉ là chủ nghĩa kỹ trị để tăng cường tính chuyên chế,
độc đoán của một Đảng. Có người nói cải cách kiểu này cũng chẳng
khác gì kiểu cải cách thời Mãn Thanh. Nhưng nếu họ ở vào vị trí của
chúng ta thì liệu họ có dám phê phán như vậy không? Một lần tới thăm
Trường Đảng, tôi có nói, Các đồng chí không nên đưa ra các mục tiêu
đốt cháy giai đoạn mà nên đưa ra mục tiêu sát thực.
Bởi
lẽ, chúng ta hiện đang đứng trước rất nhiều vấn đề thực tế mới mẻ.
Tôi sẽ không giống như các học giả, các nhà lý luận xem xét vấn đề
sự việc một cách lý luận thuần túy. Vì vậy gần đây lớp học tập tập
thể của Bộ Chính trị có đổi mới. Chúng tôi không chỉ mời các học
giả, các nhà lý luận thuần túy mà chủ yếu mời các chuyên gia, các
đồng chí lãnh đạo cấp cao ở các ban ngành, những người đã từng trải
nghiệm qua nhiều công tác thức tế, có kinh nghiệm phong phú tới giới
thiệu và giảng bài cho các đồng chí trong Bộ Chính trị.
Hôm
nay tới trao đổi với các đồng chí một số vấn đề liên quan tới quan
điểm, lập trường và cách nhìn nhận của tôi như vậy, mong các đồng
chí hiểu và thông cảm./
Kiều Tỉnh dịch
Chú giải:
Tạp chí “Tiền Tiêu” là nguyệt san xuất bản ở Hồng Công. TBT của tạp
chí này hiện nay là Lưu Đạt Văn. Các phóng viên và biên tập viên
trong tòa soạn của tạp chí chủ yếu là những trí thức bất đồng chính
kiến ở nước ngoài, một số là cán bộ của Trung Quốc đại lục chạy sang
Hồng Công. Vì vậy, tạp chí này mang tính chống đối Trung Quốc mạnh
mẽ, vì vậy Tạp chí này thuộc ấn phẩm cấm lưu hành ở Đại lục. Nội
dung các bài viết trong Tạp chí này chủ yếu đề cập tới các vấn đề
mâu thuẫn nội bộ trong lãnh đạo, tố cáo nạn tham nhũng của quan chức
Trung Quốc. Tạp chí này lưu hành ở Hồng Công, nhưng giữ bí mật trụ
sở và địa chỉ mạng.
[1]
Ba bài luận văn của Mao Trạch Đông khi đó làm tài liệu học
tập cho cán bộ đảng viên là: 1- Vì nhân dân phục vụ. 2- Ngu
công dời núi. 3- Kỉ niệm bác sĩ
Bethune.
Henry Norman Bethune.(1890 – 1939), đảng viên ĐCS Canada.
Năm 1916 tốt nghiệp Địa học y Toronto. Khi chiến tranh bùng
nổ ở Tây Ban Nha ông tới giúp Tây Ban Nha, sau đó được ĐCS
Canada và ĐCS Mỹ cử sang giúp Trung Quốc ở Khu căn cứ cách
mạng vào tháng 1 năm 1938. Ông hy sinh trong lúc cứu chữa
thương binh của Trung Quốc trên mặt trận.
[2]
“Ba tin tưởng” (Tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào
chế độ - ND). Ba tin tưởng được Hồ
Cẩm Đào đưa vào “Báo cáo chính trị” tại Đại hội 18 họp tháng
11/2012.
[3]
“Sự kiện tập đoàn báo chí truyền thông Nam Phương” chỉ Đảng
tăng cường quản lý đối với báo chí. Theo truyền thống, nhân
sự lãnh đạo do Tập đoàn này quyết định, nhưng ngày 9/4/2013
Tỉnh ủy Quảng Đông đã đột nhiên bãi chức Chủ Tịch Tập Đoàn
của Dương Hưng Phong, người do Tập đoàn này đưa lên, thay
vào đó đưa Dương Kiện, Phó Giám Đốc Sở báo chí tuyên truyền
của tỉnh thay thế, nên đã gây chấn động dư luận báo chí
Trung Quốc. Một số dư luận lên án Đảng đã can thiệp quá sâu
vào nghiệp vụ báo chí.
Lên
trang viet-studies ngày 14-7-13
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
Tôi không cho rằng, việc dịch sai lời TT Obama sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ hai nước Mỹ-Việt. Rào cản lớn nhất cho Việt Nam muốn trở đối tác toàn diện với Mỹ chính là vấn đề nhân quyền và ý thức hệ chính trị tại Việt Nam. Mỹ thật khó để tìm thấy một ngưởi bạn lớn mang tên Việt Nam khi những rào cản này không bao giờ có thể giải quyết được vì sự độc tài bảo thủ của chế độ Cộng sản Việt Nam.