TRUYỆN KÝ = VIỆT CỘNG
HOÀNG THANH * XIN CÁM ƠN CUỘC ĐỜI
Xin cám ơn cuộc đời
Nov 28, 2013 at 5:58 pm
Hoàng Thanh
Thứ Năm ngày 28/11/2013 sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’., hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa dề “Xin Cám Ơn Cuộc Ðời” kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng, bắt đầu từ cái bình thuờng nhất: ” Chỉ với một nụ cuời…” Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết.
Cảm ơn cô, rất nhiều, vì nụ cười của cô …)
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn… Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”
Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi.
Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói “Con thương Mẹ”, hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải đuợc cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?
Xin cám ơn cuộc đời…
Hoàng Thanh
Thứ Năm ngày 28/11/2013 sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’., hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa dề “Xin Cám Ơn Cuộc Ðời” kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng, bắt đầu từ cái bình thuờng nhất: ” Chỉ với một nụ cuời…” Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết.
*
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên
khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, “Dân ngoại quốc sao mà… “quởn”
quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp,
bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business
đó mà…”
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý
nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một
buổi tối quây quần ăn uống với gia đình. Mãi ba năm sau thì tôi mới
thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ.
Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay,
điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng,
mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên
môi.
Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn
nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị
tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các
ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai doạn cuối.
Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho
đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà,
nên tôi thuờng ráng cuời vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy
chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết
trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhung lại bị tật nguyền,
rồi từ dó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ
5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho
biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm
1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi
một tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo
tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:
Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not “smile” to me at all.
Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this
pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the
death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep
on living. I profit this Thanksgiving holiday to say “Thank you”, Thanh.
Thank you, very much, for your smile…
Thank you, very much, for your smile…
(Thanh thân mến,
Tên tôi là Josephine Smiley, nhưng cuộc sống Không có “nụ
cười” với tôi cả. Nhiều lần tôi muốn tự tử, cho đến ngày tôi vào tiệm
thuốc tây này.
Cô là người luôn luôn mỉm cười với tôi, sau cái chết của chồng tôi và con trai tôi.
Cô làm tôi cảm thấy hạnh phúc và giúp tôi tiếp tục sống. Nhân dịp ngày Lễ Tạ Ơn để nói lời “Cảm ơn”, Thanh.
Cô là người luôn luôn mỉm cười với tôi, sau cái chết của chồng tôi và con trai tôi.
Cô làm tôi cảm thấy hạnh phúc và giúp tôi tiếp tục sống. Nhân dịp ngày Lễ Tạ Ơn để nói lời “Cảm ơn”, Thanh.
Cảm ơn cô, rất nhiều, vì nụ cười của cô …)
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn… Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.
Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc
truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ dến tìm gặp tôi.
Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới
qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm
thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta
đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và
nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo,
ngoằn nghèo trên trang giấy:
My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile…
I love you, my “daughter”.. .
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile…
I love you, my “daughter”.. .
( Thanh thân yêu,
Tôi đang nghĩ đến cô Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời tôi.
Tôi nhớ đến cô, và tôi nhớ nụ cười của cô …
Tôi yêu cô , “con gái” của tôi.. .)
Tôi đang nghĩ đến cô Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời tôi.
Tôi nhớ đến cô, và tôi nhớ nụ cười của cô …
Tôi yêu cô , “con gái” của tôi.. .)
Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp tục
làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời “Mẹ
American” đã gọi tôi bằng tiếng “my daughter”…
Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy
khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi
niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu
tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.
Mãi cho dến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh
nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ
Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã “cảm” được ý nghĩa thật sự của ngày lễ
đặc biệt này.
Thông thuờng thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi
nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho nguời
mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời
nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn
là món gà tây (tuckey).
Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những
con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có… Cứ mỗi mùa Lễ Tạ
Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi nguời ăn
nhậu.
Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món
gà ta, “gà đi bộ.” Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia
đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần
truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi
huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những
con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng
thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp
và an lành hơn.
Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công
việc để có thể tham gia vào những buổi “Free meals” tổ chức bởi các Hội
Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những
bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo
đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt
Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió
lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò
cạp…để chờ đến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một
cái túi ngủ qua đêm.
Ở nơi đâu trên trái dất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta…
Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ
cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi
đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được
sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc
ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn
Thầy…
Cám ơn quê hương tôi -Việt Nam, với hai mùa mưa nắng, với những nguời
dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi- nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh
ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu.
Quê hương tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ
lạ quê nguời…
Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi duỡng con cho đến ngày truởng thành.
Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai
Mẹ oằn đi, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần
nửa thế kỷ qua…
Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm
tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng
miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để
kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học….
Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao
kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho đất nuớc, xã hội…
Cám ơn các chị, các em tôi, đã xẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực
nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động
viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp
ngã hay thất bại…
Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm – buồn
vui- những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không có
các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì dể mà
lưu luyến cả…
Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa, đã “nuôi” tôi cả mấy năm trời Ðại học,
bằng những lon “gigo” cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho
nhỏ, hay những ly trà đá ở căn tin ngày nào.
Cám ơn các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong
công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là
cái khổ, cái đau của bệnh tật…
Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng
tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao
giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc…
Cám ơn những nguời tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết
đuợc cảm nhận đuợc thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là
đau khổ, chia ly.
Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút
giây thơ thẩn nhất, để quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này
vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương…
Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt
bùi, cay đắng của cuộc dời, để nhận ra cuộc sống này là vô thuờng… để
từ đó bớt dần “cái tôi”- cái ngã mạn của ngày nào…
Xin cám ơn tất cả… những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:
” Trăm năm trước thì ta chưa gặp,Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”
Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi.
Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói “Con thương Mẹ”, hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải đuợc cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?
Xin cám ơn cuộc đời…
Hoàng Thanh
Saturday, November 30, 2013
HOÀNG NGỌC LIÊN * HÃY THEO EM
HÃY THEO EM
Đã mấy chục năm kể từ khi Lữ Khúc nằm xuống, tôi vẫn mơ hồ không hiểu,
không minh bạch câu chuyện về “một cái chết đã được báo trước” nàỵ Có
hay không những chuyện giao cảm giữa hai cõi âm dương? Có hay không
những câu chuyện ma mà người đời thường kể cho nhau nghẻ Trong nhiều năm
nằm Ấp trên miền Thượng Du Bắc VN, tôi đã có phen lạc trong rừng cả một
buổi, đã cầu mong gặp được một hiện tượng bất bình thường.
Nhưng chưa
bao giờ gặp mạ Vào khoảng năm 1958, khi phụ trách một lớp bổ túc nghiệp
vụ, tôi đã thấy cả chục nhân viên nằm chung trên một bộ ván, dưới cái
nóng nung người của mái tôn. Khi được hỏi lý do, anh em đáp, vì nằm trên
những giường vải cá nhân, cứ đêm đêm lại mơ giao hợp với ma nên phải
nằm sát bên nhau cho đỡ bị kiệt sức! Tôi vốn không tin chuyện ma quỷ
hiện hình, nên đã thử nằm ngủ một đêm trên giường vảị Nhưng hoàn toàn
không có chuyện gì cả!
Thế mà từ khi Lữ Khúc bắt tay tôi và ngỏ lời vĩnh biệt... cho
đến khi nghe tin Lữ Khúc nằm xuống, tôi đâm hoang mang! Phải chăng quả
có một hồn ma bắt Lữ Khúc đi theo, do một nghiệp căn nào đó?
Trong cuốn nhật ký mà Lữ Khúc còn để lại, có ghi rõ ràng câu chuyện này, tôi xin phỏng thuật lại dưới đây:
Trong cuốn nhật ký mà Lữ Khúc còn để lại, có ghi rõ ràng câu chuyện này, tôi xin phỏng thuật lại dưới đây:
Tin Lữ Khúc nằm xuống vì tai nạn xe hơi khiến cả Lán bàng hoàng!
Tuần trước, chúng tôi mới nhận được thư anh gửi qua đường bưu điện. Bức
thư vỏn vẹn có mấy dòng chữ:
Các bạn thân mến,
Trong tháng này, mình "đi", chưa biết bằng cách nàọ Các bạn ở
lại mạnh giỏị Câu chuyện mình đã kể trong lán là hoàn toàn có thật. Mình
đã bắt tay vĩnh biệt từng bạn. Chẳng ai tin là mình sắp nằm xuống!
Nhưng rồi các bạn sẽ nhận được tin nàỵ
Hãy cầu nguyện cho hương linh mình chóng siêu thoát.
Lữ Khúc.
Lán mà chúng tôi tạm trú trong thời gian ở Phước Long là một căn nhà tranh, cột kèo bằng tre già, lợp lá gồị Hồi đó, chúng tôi đang cùng nhau đi thực tập trong một chương trình Nông Lâm. Cũng may, ai nấy đều đã trải qua cuộc sống hướng đạo sinh, nên dù ở trong rừng và chỉ với 7 ngày lương khô, chúng tôi cũng đã thực hiện được những bài học về mưu sinh, thoát hiểm, nên đã sống vui mấy tháng trên rừng. Có điều từ ngày Lữ Khúc. xin rút tên khỏi khóa học, khăn gói trở lại miền xuôi, lán chúng tôi không còn ồn ào, vui vẻ như trước vì hàng ngày vắng tiếng hát Lữ Khúc. Chiếc mandoline qua hai bàn tay phù thủy của Lữ Khúc luôn phát ra những âm điệu réo rắt, hòa với giọng ca trầm ấm của anh.
Đột nhiên tháng trước đây, Lữ Khúc hoàn toàn đổi khác. Nhiều đêm, anh ra đứng ngoài lán, nhìn lên không hồi lâụ Khi đã quá khuya, chúng tôi phải ra kêu anh vô nghỉ. Hỏi, có tâm sự gì chăng. Anh lắc đầu: "Không có gì!" Câu chuyện mà Lữ Khúc nói đã kể trong lán là có thật, đầu đuôi như sau:
- o O o -
Hôm ấy trời mưa lớn. Sài Gòn thường có những trận mưa bất ngờ,
ào ào trong năm ba phút rồi trời lại nắng ráọ Giữa một trận mưa như thế,
Lữ Khúc đang lái chiếc xe trên đường từ Hạnh Thông Tây về Thị Nghè vào
khoảng 7 giờ chiềụ Thốt nhiên phản ứng tự nhiên khiến anh đạp thắng dừng
xe lại, vì bên lề đường có một bóng đen đang giơ tay vẫỵ Lữ Khúc hạ
kiếng xe bên phải xuống, một giọng thiếu nữ cất lên:
Khúc với tay mở cửa xe, chờ cô gái ngồi bên cạnh
- Cô đóng cửa xe giùm. Xin cho biết cô muốn tới đâủ
Cô gái vui vẻ:
- Cảm ơn ông nhiềụ Xin ông cho tới khu nghĩa trang trước đây thôị
Khi xe gần tới nơi, cô gái chỉ tay:
- Nhà má em trong hẻm này, số 77Ạ Khi nào có việc ghé qua, xin mời ông quá bộ vô uống ly trà!
Lữ Khúc dừng xe trước một ngõ hẹp, có hai hàng cây so đũa:
- Cô về!
- Cảm ơn ông!
- Không có gì, cô...
- Em tên Di!
- Cô Di về.
- Chào ông!
Tối hôm đó về đến nhà trong khu cư xá Ngân Hàng bên Thị Nghè, Lữ Khúc mải lo làm một số công việc dịch vụ, hầu như không còn nhớ lại chuyện cô gái tên Di xin quá giang xe nữa! Nhưng sau khi đi nằm, tự nhiên chợt thấy một bóng người xuất hiện ngoài khung cửa sổ. Lữ Khúc mở cửa và nhận ngay ra người vừa tới:
- Cô Di, khuya rồi, có việc gì mà qua đây vậỷ
Di mỉm cười:
- Em không ngủ được, nên đến rủ ông ra ngoài ngắm trăng.
Như có một động lực vô hình thúc đẩy, Lữ Khúc theo Di ra vườn câỵ Di kéo tay Khúc, dìu anh ngồi xuống chiếc ghế dài - do hội Hoàn Cầu Khải Tượng tặng thành phố Sài Gòn -, ngón tay nàng chỉ lên cao:
- Ông xem, trăng đẹp biết chừng nào!
Lữ Khúc thấy trong người lâng lâng như say rượụ Ánh trăng không đủ sáng cho anh nhìn rõ khuôn mặt Di, nhưng đã nhận ra cặp mắt nàng long lanh như có ngấn lệ:
- Hình như cô không được vuỉ
Di gật đầu:
- Em sắp phải đi khỏi khu vực này! E rằng sẽ không còn được gặp ông nữa!
Lữ Khúc ngạc nhiên:
- Vì saỏ
- Em có nhiệm vụ phải kiếm một bạn đồng hành đến một nơi đã được
chỉ định, để hoàn thành một sự ủy thác. Nhưng đã mấy năm rồi, không ai
chịu làm bạn với em. Hoặc có người thương cảm em, muốn đi theo em, nhưng
em lại không đành chấp nhận, bởi ảnh còn có gia đình...
Nay thì thời hạn của em chỉ còn bốn mươi chín ngày nữa, mà em hầu như không còn hy vọng tìm được người cùng đị Hậu quả là em phải đi khỏi khu vực này, vì thời gian dành cho em có hạn..
Lữ Khúc tỏ vẻ không hiểu:
Nay thì thời hạn của em chỉ còn bốn mươi chín ngày nữa, mà em hầu như không còn hy vọng tìm được người cùng đị Hậu quả là em phải đi khỏi khu vực này, vì thời gian dành cho em có hạn..
- Sao Di lại cần phải có người đi theỏ
Di ngần ngại:
- Tại em đã vì tình thương mà không quyến rũ một người mà em có nhiệm vụ bắt đi theọ Cũng do người ấy chưa đến số phải ra đi..., nên em phải chịu một hình phạt, chưa biết đến bao giờ mới được đầu thaị.!
- Không có người đi theo, Di phải rời bỏ khu vực này, rồi Di sẽ ra saỏ
Di lắc đầu:
- Em cũng không biết ra sao nữạ Nhưng chuyện phúc họa khôn lường, mà đối với em thì may nhiều, rủi ít!
Lữ Khúc khảng khái:
- Tôi sẽ đi với em!
- Anh còn công danh, sự nghiệp..
- Tôi không có gia đình mà công danh, sự nghiệp thì còn xa vời quá. Nếu Di muốn, hãy cho tôi theọ Tôi chấp nhận mọi rủi may, miễn là giúp Di được giải thoát!
Di cúi đầu:
- Để em coi em có duyên với ông không đã...
Có tiếng gà gáy sáng, Di hốt hoảng:
- Em phải về! Nhớ khi nào có dịp, ông ghé thăm em!
- Tôi hứa với Dị
Một buổi chiều sau đó, Lữ Khúc lái xe qua con đường cũ. Anh đậu xe bên lề đường rồi men theo ngõ hẹp vô số nhà mà Di đã chọ Một bà già mở cánh cửa bước ra:
- Xin lỗi, ông Hai muốn kiếm aỉ
Lữ Khúc vui vẻ:
- Dạ! Thưa bà bác, xin cho cháu gặp cô Dị
- Ông Hai theo tôi!
Lữ Khúc lặng lẽ bước theo bà già. Đến trước một ngôi mộ cỏ mọc xanh um. Bà già chỉ tay vô thanh gỗ có viết tên người quá cố:
- Cháu đó!
Khúc thẫn thờ nhìn dòng chữ:
- Hồ Thị Di (1940-1962)
Khi ngoảnh lại, Khúc thấy bà già đang trở lại nhà. Anh chắp tay, cúi đầu trước mộ:
- Di! Thì ra Di là người cõi khác. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng có duyên với nhaụ Hiện nay, anh không còn gì ràng buộc.. Tôi tự nguyện sẽ là người bạn đồng hành của Di...
Khúc mơ hồ nghe có tiếng Di vang lên trong ngọn gió mát lạnh từ đâu tới:
- Hãy theo em!
NGUYỄN QUANG LẬP * KÝ SỰ VỈA HÈ
Bí mật ngõ nhỏ- 1
Ký sự vỉa hè
Nguyễn Quang Lập
1. Ngõ 101 nằm ở phố Tiến- trọc. Phố này có tên một danh nhân, để khỏi ai bắt bẻ hạch họe bèn tạm đặt tên vậy. Phố dài chừng 800 mét, vài hàng tạp phẩm, độc nhất một hàng bún ốc dưới cây bàng đầu ngõ, đây là hàng bún ốc ngon khét tiếng, ai thích ăn bún ốc không thể không biết bún ốc Tiên. Bà chủ tất nhiên tên Tiên, trắng trẻo múp máp, tóc có vài sợi bạc rồi nhưng ngực phồng như ngực gái tơ, mỗi lần bà cúi xuống múc múc chan chan hai bầu vú núng nính nõn nà khẽ rung rinh, chao qua chao lại trước mắt khách, đã quá trời luôn.
Một buổi sáng có một thằng chừng ba chục tuổi đi taxi đến, nó đi vào ngõ hồi lâu mới quay ra, sà vào hàng bún. Thằng này ăn mặc không phô trương nhưng nhìn kĩ toàn đồ đắt tiền, làm bộ nhún nhường, cái nhìn cầu hòa, nụ cười chiếu cố với đám thị dân nửa mùa quanh gánh bún, biết ngay người sang hoặc cố tình làm sang từ nơi xa vừa về Hà Nội. Nó đỡ bán bún từ tay con Thủy, mỉm cười nói cảm ơn, nhón tí rau thơm nói xin phép, gắp con ốc lên ngửi ngửi, bỏ vào miệng nhỏm nhẻm nhai như nhai kẹo cao su, biết ngay ông Việt kiều khéo tỏ mình là Việt kiều trước đám chân đất mắt toét.
Ký sự vỉa hè
1. Ngõ 101 nằm ở phố Tiến- trọc. Phố này có tên một danh nhân, để khỏi ai bắt bẻ hạch họe bèn tạm đặt tên vậy. Phố dài chừng 800 mét, vài hàng tạp phẩm, độc nhất một hàng bún ốc dưới cây bàng đầu ngõ, đây là hàng bún ốc ngon khét tiếng, ai thích ăn bún ốc không thể không biết bún ốc Tiên. Bà chủ tất nhiên tên Tiên, trắng trẻo múp máp, tóc có vài sợi bạc rồi nhưng ngực phồng như ngực gái tơ, mỗi lần bà cúi xuống múc múc chan chan hai bầu vú núng nính nõn nà khẽ rung rinh, chao qua chao lại trước mắt khách, đã quá trời luôn.
Hàng bún
không bàn không ghế, khách ngồi vây quanh, kẻ chồm hổm, người kê cục
gạch lót báo, có người chẳng cần gạch ghiếc báo biếc, cứ thế tương đít
ra nền vỉa hè. Đụng có ông trật tự phường đi qua, từ xa đã thổi còi cái
roẹt, quát như sấm rền giải tán giải tán. Mọi người tự giác bưng bát tản
đi. Bà Tiên đẩy gánh bún vào ngõ, rút ra hai chục nghìn đưa ông, ông
lại thổi còi cái roẹt, quát như sấm rền giải tán giải tán rồi túc tắc bỏ
đi. Ai nấy lại bưng bát quay về chỗ cũ.
Ăn uống nhếch nhác vậy
nhưng hễ ai đã ăn hàng bún ốc này rồi đều không muốn bỏ. Ốc nhể nguyên con, mỗi
bát bún hơn chục con, không biết ngâm tẩm kiểu gì thơm ngon hết nhẽ, cắn phát
đánh sật, nước ốc trào ra miệng ngọt lừ, thơm thơm cay cay, lại thêm nước bún
váng mỡ gà, nước ốc bươu xương gà hầm ngấm rau mùi thơm nồng, vừa ăn vừa hít
hà, cực đã.Chỉ có hai mẹ con, bà Tiên
và cô con gái hai mươi tuổi tên Thủy cũng trắng trẻo múp máp, đít lồng bàn tròn
căng, đàn ông ăn ở đấy mười anh dán mắt vào đít nó cả mười.
Ông nào cũng thế,
sấp mặt vào bát bún húp húp và và, mắt liếc xéo phát ngực bà Tiên, lại liếc xéo
phát đít con Thủy, và miếng bún thấy ngon thêm bội phần, cắn con ốc cái sật
nhai nhồm nhoàm đã đời như đớp phải mòng con bé.Con bé lúi húi bưng bê dọn
dẹp rửa ráy chưa khi nào thấy nó ngẩng mặt lên, chưa thấy ai gọi mà nó mở miệng
đáp, người gọi Thủy ơi lấy anh quả ớt, người gọi con ơi lấy bác nhúm mùi. Nó
lẳng lặng đáp ứng nhưng cất tiếng vâng dạ thì tuyệt nhiên không. Người nói có
khi con bé này câm, người nói câm đéo đâu, gái thời nay thế, hễ mọc mầm được
chút gì ngon ngon là mặt vênh mày váo.
Oan cho con bé, nó đổi
tính từ thủa 13 tuổi, từ ngày bố nó lâm bệnh. Bố nó là ông Quí dạy toán cấp ba,
đẹp trai cực kì, bà Tiên hồi đó học sinh lớp 12, mê man theo ông, suốt ngày
rình ông đến chỗ vắng thì chạy vụt ra, nói em chào thầy, rồi cười rinh rích ù
té chạy, mông đít ngoay ngoảy. Đêm ông đang soạn bài ở phòng nội trú, bà lén
vào ném qua cửa sổ khi thì bông hồng khi thì bài thơ, nói thầy ui em dớ thầy,
rồi lại cười rinh rích ù té chạy. Đến khi không chịu nổi, bà nhảy ào vào phòng
ông, cởi tuột áo phơi cả cặp tuyết lê đẹp mê hồn, nói dạ thưa thầy. Ông Quí hốt
hoảng vùng dậy, nói chết chết mặc áo vào đi em, chết chết. Bà ôm chặt lấy ông,
nói không không em muốn chết, thầy cho em chết đi.
Lấy được ông Quí, bà Tiên
sướng như mê, đẻ được con Thúy vẫn sướng như mê. Chẳng dè ông bị tai nạn, vẹo
cột sống, chấn thương sọ não, mặt mày méo xẹo, sợ nước sợ gió, sợ cả người,
suốt ngày ngồi ru rú trong phòng. Hai mẹ con chạy ngược ngước xuôi chạy chữa
cho ông, vay tiền cả khu phố đưa ông sang tận Singapore , tiền mất cứ mất tật
mang cứ mang, bệnh ông ngày một trầm trọng, nhìn ai cũng ra phản động với khủng
bố. Họ bán căn hộ trả nợ, kéo nhau về ngõ này.
Đây là ngõ cụt, rộng chừng
tám tấc sâu hun hút, hai bên đặc quánh chẳng có nhà nào. Đi mãi mới gặp nhà ông
Quí bà Tiên chia ra hai ngách, ngách trái chừng 10 mét vuông, ngách phải chừng
20 mét vuông. Đi thêm một khúc nữa thì có thêm nhà ông Đức bà Hiền gác dưới,
nhà ông Bá và thằng Hoàng con trai ông gác trên. Nghe nói ngõ này xưa là lối
vào chuồng ngựa của một tư sản giàu sụ, đã dinh tê vào Nam năm 1950. Nhà ông
Đức Bà Hiền là chuồng ngựa, gác trên nhà ông Bá là nơi ở của người nuôi ngựa,
còn nhà ông Quí bà Tiên vốn là nơi cất thóc cỏ cho ngựa, mới chia ra hai ngách
như thế. Nghe cũng có lý.
Ngõ thiếu khí thiếu sáng,
ngày cũng như đêm tối thui, ai mới vào cũng ngạc nhiên không hiểu sao người ta
có thể an tâm sống ở đây. Trong khi người trong ngõ thì thấy thường, thậm chí
còn thấy tiện lợi hơn nhiều nơi sáng sủa. Chợt nhớ một nước bà con, ai ở nơi
khác đến thì rùng mình kinh khiếp như vừa sa vào bãi sình lầy, thế mà dân ở đấy
thì hân hoan múa hát tưng bừng, ca ngợi ngất trời nơi họ sống. Cho hay thói
quen con người thật đáng sợ.
Thôi không nói chuyện này
nữa, quay lại với hàng ốc Tiên.
Một buổi sáng có một thằng chừng ba chục tuổi đi taxi đến, nó đi vào ngõ hồi lâu mới quay ra, sà vào hàng bún. Thằng này ăn mặc không phô trương nhưng nhìn kĩ toàn đồ đắt tiền, làm bộ nhún nhường, cái nhìn cầu hòa, nụ cười chiếu cố với đám thị dân nửa mùa quanh gánh bún, biết ngay người sang hoặc cố tình làm sang từ nơi xa vừa về Hà Nội. Nó đỡ bán bún từ tay con Thủy, mỉm cười nói cảm ơn, nhón tí rau thơm nói xin phép, gắp con ốc lên ngửi ngửi, bỏ vào miệng nhỏm nhẻm nhai như nhai kẹo cao su, biết ngay ông Việt kiều khéo tỏ mình là Việt kiều trước đám chân đất mắt toét.
Nó mỉm cười với con Thủy,
nói em gì ơi, đây có phải ngõ 101 không, con Thủy hất mặt về cái biển số ngõ,
gật gật. Nó cười cười, nói cái số ngõ có từ xưa à em, con Thủy hơi nhăn mặt,
gật gật. Nó vẫn cười cười, nói nhà của em ở đầu tiên à, con Thủy ném vào nó cái
nhìn khó chịu, gật gật .
Bà Tiên nguýt thằng này phát, nói anh ơi, anh nói
quách với con gái tôi là anh có tiền, anh muốn ngủ với nó có phải nhanh không,
đu đưa gì lắm sốt ruột. Thằng này vội vàng quay lại, nói cô ơi cô hiểu nhầm
cháu rồi, cháu hỏi để mua nhà cô đó. Bà Tiên nguýt thêm phát nữa, cười nhạt nói
nhà tôi đến chó nhà anh nó còn chê, anh mua làm gì. Thằng này cười nói cháu mua
thật mà, cô bán đi, cháu cần lắm. Bà Tiên nguýt thêm phát nữa, sấp mặt múc múc
chan chan không nói thêm câu nào nữa.
Hết thảy khách hàng đều
châu mặt về thằng này. Nó tỉnh bơ, bỏ bát trả tiền, lấy giấy ăn lau nhẹ một
vòng quanh mép, nói cô bán đi, bao nhiêu cháu cũng mua…Lại lấy giấy ăn lau nhẹ
một vòng ngược lại quanh mép, nói cháu đến đây không phải để ăn bún… để mua nhà
cô đó… cháu tìm mãi mới thấy cái nhà ưa ý. Bà Tiên hất mặt lên, nói thôi thôi
anh đi đi cho tôi lấy chỗ cho khách. Nó đứng dậy cười cười, nói cháu nói thật
mà cô cứ tưởng cháu đùa. Điên, bà Tiên cầm cái môi gõ vào nồi xáo cái queng,
nói 200 cây anh mua không? Nó nói mua, cô bán cháu mua liền.
Con Thủy đang bê chồng
bát, nghe nó nói thế thì giật mình làm rơi chồng bát. Nó đặt cái cardvidit cho
bà Tiên, nói bất kì khi nào cô muốn bán cứ gọi điện cho cháu. Bà Tiên trợn mắt
há mồm không biết nói sao. Một người kêu to ui giời, cái bướm hai trăm cây. Nó
vừa lên xe, đám khách liên bâu quanh bà, người nói nó không mua nhà đâu, nó mua
con Thủy đó, cơ mà được giá, ngon ngon, bán bán.
Người nói chị ơi bán đi, người
mẫu có hai cây, hoa hậu có hai chục cây, con gái chị giá 200 cây, ngang giá đệ
nhất phu nhân đó rồi chị. Người nói xưa em có mỗi cái quạt tai voi với trăm dây
mai xo cũng kiếm được cô vợ mê hồn, dùng mãi đến giờ vẫn chưa chán, được giá
lắm rồi bán đi bán đi.Bà Tiên ngồi ngẩn ngơ,
liếc sang con Thủy thấy mặt nó cũng đực như ngỗng ỉa.
QUÊ CHOA
BÙI VĂN BỒNG * CỘNG SẢN THÁO CHẠY
Tư Bản Trung Quốc Tháo Chạy
Hà thu
Theo blog Bùi Văn Bồng
Nhà giàu Trung Quốc đổ tiền ra nước ngoài
Còn nhà giàu Việt Nam thì sao ?
Người giàu Trung Quốc hiện được ước tính có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Các lĩnh vực ưa thích của họ là bất động sản, các bộ sưu tập, tác phẩm nghệ thuật hay kim cương.
Theo WealthInsight, người giàu Trung Quốc hiện có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Còn hãng tư vấn Boston Consulting cho rằng con số này chỉ là 450 tỷ USD, nhưng sẽ tăng gấp đôi trong ba năm tới.
Nghiên cứu khác của Bain Consulting thì tiết lộ một nửa giới siêu giàu nước này (những người có tài sản từ 16 triệu USD trở lên) đang có của cải ở bên ngoài. CNBCnhận xét đây là một trong những cuộc dịch chuyển tài sản lớn và nhanh nhất hiện nay.
Không chỉ đổ tiền ra nước khác, ngày càng nhiều nhà giàu Trung Quốc cũng di cư sang theo. Nghiên cứu mới nhất của tạp chí Hurun và Bank of China cho thấy hơn một nửa triệu phú Trung Quốc đang cân nhắc hoặc chuẩn bị di cư ra nước ngoài.
Nhiều chuyên gia cho biết người giàu muốn bảo vệ tài sản, sức khỏe cho họ và gia đình. Họ cũng muốn có môi trường tốt hơn cho con cái, như trường học hàng đầu và không khí trong lành. Peter Joseph – thành viên Hiệp hội Đầu tư tại Mỹ cho biết: “Dù là vì lý do chính trị, học tập hay môi trường, khi kết hợp các yếu tố này với nhau, anh sẽ nhận ra với khối tài sản hiện tại, người giàu Trung Quốc muốn tìm kiếm cơ hội mới cũng là điều dễ hiểu”.
Một số người cho rằng đây là hệ quả tất yếu của việc giàu lên. Oliver Williams – nhà phân tích tại WealthInsight cho biết người giàu Trung Quốc để khoảng 13% tài sản tại nước ngoài. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn trung bình toàn cầu 20% – 30%.
Tuy nhiên, phần lớn người Trung Quốc đưa tài sản ra bên ngoài theo cách bất hợp pháp hoặc nằm trong hệ thống kinh tế ngầm. Trung Quốc kiểm soát dòng vốn rất chặt. Công dân nước này thường không được phép mang quá 50.000 USD ra khỏi quốc gia. Vì thế, họ đã mang đi chính xác bao nhiêu tiền là số liệu rất khó nắm được.
Thời gian gần đây, người Trung Quốc đua nhau đầu tư ra nước ngoài. Trong 12 tháng, tính đến hết tháng 3, nhà giàu nước này đã mua tổng cộng hơn 8 tỷ USD bất động sản Mỹ, theo Hiệp hội bất động sản nước này. Zhang Xin – một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, đồng thời là CEO hãng bất động sản SOHO China cũng mua một căn nhà ở Manhattan (Mỹ) với giá 26 triệu USD.
Nhà giàu nước này còn đổ tiền vào các bộ sưu tầm và tác phẩm nghệ thuật. Wang Jianlin, người giàu nhất Trung Quốc, đồng thời là nhà sáng lập hãng bất động sản Dalian Wanda tháng trước đã mua một bức tranh của Picasso trong phiên đấu giá của Christie's với 28 triệu USD. Theo các nhà đấu giá và phòng triển lãm, khách Trung Quốc luôn rất mạnh tay trong các sự kiện như thế này.
Kim cương và rượu vang cũng không phải ngoại lệ. Các nhà buôn cho biết hơn nửa số kim cương được Christie's đấu giá ngày hôm qua thuộc về người mua Trung Quốc. Hôm 23/11, thùng rượu vang đắt nhất thế giới với các chai Romanée-Conti năm 1978 cũng được bán tại Hong Kong (Trung Quốc) với giá 476.000 USD cho một người Trung Quốc.
Nhà giàu Trung Quốc đổ tiền ra nước ngoài
Còn nhà giàu Việt Nam thì sao ?
Người giàu Trung Quốc hiện được ước tính có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Các lĩnh vực ưa thích của họ là bất động sản, các bộ sưu tập, tác phẩm nghệ thuật hay kim cương.
Theo WealthInsight, người giàu Trung Quốc hiện có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Còn hãng tư vấn Boston Consulting cho rằng con số này chỉ là 450 tỷ USD, nhưng sẽ tăng gấp đôi trong ba năm tới.
Nghiên cứu khác của Bain Consulting thì tiết lộ một nửa giới siêu giàu nước này (những người có tài sản từ 16 triệu USD trở lên) đang có của cải ở bên ngoài. CNBCnhận xét đây là một trong những cuộc dịch chuyển tài sản lớn và nhanh nhất hiện nay.
Không chỉ đổ tiền ra nước khác, ngày càng nhiều nhà giàu Trung Quốc cũng di cư sang theo. Nghiên cứu mới nhất của tạp chí Hurun và Bank of China cho thấy hơn một nửa triệu phú Trung Quốc đang cân nhắc hoặc chuẩn bị di cư ra nước ngoài.
Nhiều chuyên gia cho biết người giàu muốn bảo vệ tài sản, sức khỏe cho họ và gia đình. Họ cũng muốn có môi trường tốt hơn cho con cái, như trường học hàng đầu và không khí trong lành. Peter Joseph – thành viên Hiệp hội Đầu tư tại Mỹ cho biết: “Dù là vì lý do chính trị, học tập hay môi trường, khi kết hợp các yếu tố này với nhau, anh sẽ nhận ra với khối tài sản hiện tại, người giàu Trung Quốc muốn tìm kiếm cơ hội mới cũng là điều dễ hiểu”.
Một số người cho rằng đây là hệ quả tất yếu của việc giàu lên. Oliver Williams – nhà phân tích tại WealthInsight cho biết người giàu Trung Quốc để khoảng 13% tài sản tại nước ngoài. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn trung bình toàn cầu 20% – 30%.
Tuy nhiên, phần lớn người Trung Quốc đưa tài sản ra bên ngoài theo cách bất hợp pháp hoặc nằm trong hệ thống kinh tế ngầm. Trung Quốc kiểm soát dòng vốn rất chặt. Công dân nước này thường không được phép mang quá 50.000 USD ra khỏi quốc gia. Vì thế, họ đã mang đi chính xác bao nhiêu tiền là số liệu rất khó nắm được.
Thời gian gần đây, người Trung Quốc đua nhau đầu tư ra nước ngoài. Trong 12 tháng, tính đến hết tháng 3, nhà giàu nước này đã mua tổng cộng hơn 8 tỷ USD bất động sản Mỹ, theo Hiệp hội bất động sản nước này. Zhang Xin – một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, đồng thời là CEO hãng bất động sản SOHO China cũng mua một căn nhà ở Manhattan (Mỹ) với giá 26 triệu USD.
Nhà giàu nước này còn đổ tiền vào các bộ sưu tầm và tác phẩm nghệ thuật. Wang Jianlin, người giàu nhất Trung Quốc, đồng thời là nhà sáng lập hãng bất động sản Dalian Wanda tháng trước đã mua một bức tranh của Picasso trong phiên đấu giá của Christie's với 28 triệu USD. Theo các nhà đấu giá và phòng triển lãm, khách Trung Quốc luôn rất mạnh tay trong các sự kiện như thế này.
Kim cương và rượu vang cũng không phải ngoại lệ. Các nhà buôn cho biết hơn nửa số kim cương được Christie's đấu giá ngày hôm qua thuộc về người mua Trung Quốc. Hôm 23/11, thùng rượu vang đắt nhất thế giới với các chai Romanée-Conti năm 1978 cũng được bán tại Hong Kong (Trung Quốc) với giá 476.000 USD cho một người Trung Quốc.
DÂN LÀM BÁO * XỬ LÝ CÁC TRANG MẠNG
Nguyễn Tấn Dũng đòi ‘xử’ ‘Quan Làm Báo’, ‘Dân Làm Báo’
Wednesday, September 12, 2012 5:30:42 PM
Bài liên quan
- Thủ tướng “đăng rao vặt'
- 'Quan Làm Báo' hoạt động trở lại, sau khi bị tấn công, bôi nhọ bà Hoàng Yến
HÀ NỘI (NV) - Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vừa đích thân ra lệnh cho
Bộ Công An, Bộ Thông Tin Truyền Thông và các cơ quan liên quan, điều tra
và xử lý các trang mạng bị cho là “đăng tải thông tin chống Ðảng và Nhà
nước.”
Trang Dân Làm Báo thu hút hơn 78 triệu lượt độc giả. (Hình: NV)
Bản thông báo của Văn Phòng Chính Phủ Việt Nam hôm 12 tháng 9, do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang Thắng ký, nêu đích danh ba trang mạng “Dân Làm Báo,” “Quan Làm Báo,” “Biển Ðông”... và một số trang mạng khác.
Thông báo này nói rằng, các trang mạng này “đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Ðảng và Nhà nước, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội.”
Bản thông báo cũng cáo buộc, “Ðây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.” Hầu hết các báo lớn nhỏ tại Việt Nam đều đăng lại bản thông báo này.
Ngoài việc ra lệnh cho Bộ Công An chủ trì phối hợp với Bộ Thông Tin và Truyền Thông “điều tra, xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm,” ông Nguyễn Tấn Dũng còn lệnh cho “báo Nhân Dân, Thông Tấn Xã Việt Nam, Ðài Truyền Hình Việt Nam, Ðài Tiếng Nói Việt Nam, Cổng Thông Tin Ðiện Tử Chính Phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Ðảng và Nhà nước.”
Không những thế, bản thông báo còn yêu cầu “các bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.”
Cuối cùng là “khẩn trương trình nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.”
Bất thường
Hành động của ông Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ của ông được cho là bất thường vì tất cả các trang mạng này thuộc “lề trái” và vốn không chịu sự kiểm soát của nhà cầm quyền Việt Nam.
Và đây cũng là lần đầu tiên một văn bản như vậy được ban hành đề cập tới các trang mạng mà phía nhà cầm quyền Việt Nam dựng “tường lửa” để ngăn chặn.
Thời gian vừa qua, các trang mạng như Quan Làm Báo, Dân Làm Báo, đã liên tục đưa các tin tức thuộc loại thâm cung bí sử và nhạy cảm trong guồng máy lãnh đạo chóp bu tại Việt Nam.
Ðặc biệt trang Quan Làm Báo nhắm vào cá nhân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các “thuộc hạ” của ông như Thượng tướng An ninh Nguyễn Văn Hưởng và các đại gia trong ngành ngân hàng.
Quan Làm Báo là trang mạng đầu tiên loan tin bắt giữ ông trùm ngân hàng Nguyễn Ðức Kiên, tức bầu Kiên, trong khi truyền thông nhà nước nhiều giờ sau mới đồng loạt loan tin.
Trang mạng này ra đời hồi tháng 5 vừa qua nhưng tới nay đã có khoảng 23 triệu lượt độc giả.
Còn trang Dân Làm Báo ra đời trước đó, ngoài việc đăng tải các thông tin thuộc loại chính trị nhạy cảm, trang này đã nhiều lần đưa tin tức cập nhật về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, công an đàn áp cưỡng chế đất,... thu hút đông đảo độc giả cả trong lẫn ngoài nước với hơn 78 triệu lượt độc giả.
Thách thức
Ngay sau khi bản thông báo của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành, cả hai trang Quan Làm Báo và Dân Làm Báo đều lên tiếng nêu quan điểm của mình.
Một bài trên Quan Làm Báo có tựa đề “Sự hành hình” người dân vô tội đã được Nguyễn Tấn Dũng hợp pháp hóa bằng “Thế Lực Thù Ðịch” viết: “Quan Làm Báo từ khi ra đời đến nay nêu cao sự nghiệp chống tham nhũng và lũng đoạn đất nước của chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bố già.”
Bài viết nêu rõ, “Chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng đã tự núp bóng cá nhân Nguyễn Tấn Dũng trở thành đảng và nhà nước! Chống cá nhân kẻ tham nhũng cầm đầu đường dây tham nhũng, lũng đoạn kinh tế đất nước lại trở thành thế lực thù địch - thực chất để ngụy biện cho một kẻ ‘bố già’ núp bóng trong chính trường đang bị vạch mặt, bị đuối lý.”
Trong khi đó, trang Dân Làm Báo viết: “Trong suốt nhiều tháng qua, chính trường Việt Nam đã trở thành một chiến trường đấu đá, sát phạt, thông tin nhiễu loạn và bắt bớ nhau giữa các phe phái trong nội bộ đảng. Theo dõi những diễn biến bằng một tư duy khách quan, chúng ta thấy được đất nước thân yêu của mình đang đối diện với một hiểm họa vô cùng to lớn: hiểm họa mất chủ quyền, tụt hậu với tình trạng thù trong giặc ngoài.”
Trang Dân Làm Báo thu hút hơn 78 triệu lượt độc giả. (Hình: NV)
Bản thông báo của Văn Phòng Chính Phủ Việt Nam hôm 12 tháng 9, do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang Thắng ký, nêu đích danh ba trang mạng “Dân Làm Báo,” “Quan Làm Báo,” “Biển Ðông”... và một số trang mạng khác.
Thông báo này nói rằng, các trang mạng này “đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Ðảng và Nhà nước, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội.”
Bản thông báo cũng cáo buộc, “Ðây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.” Hầu hết các báo lớn nhỏ tại Việt Nam đều đăng lại bản thông báo này.
Ngoài việc ra lệnh cho Bộ Công An chủ trì phối hợp với Bộ Thông Tin và Truyền Thông “điều tra, xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm,” ông Nguyễn Tấn Dũng còn lệnh cho “báo Nhân Dân, Thông Tấn Xã Việt Nam, Ðài Truyền Hình Việt Nam, Ðài Tiếng Nói Việt Nam, Cổng Thông Tin Ðiện Tử Chính Phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Ðảng và Nhà nước.”
Không những thế, bản thông báo còn yêu cầu “các bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.”
Cuối cùng là “khẩn trương trình nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.”
Bất thường
Hành động của ông Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ của ông được cho là bất thường vì tất cả các trang mạng này thuộc “lề trái” và vốn không chịu sự kiểm soát của nhà cầm quyền Việt Nam.
Và đây cũng là lần đầu tiên một văn bản như vậy được ban hành đề cập tới các trang mạng mà phía nhà cầm quyền Việt Nam dựng “tường lửa” để ngăn chặn.
Thời gian vừa qua, các trang mạng như Quan Làm Báo, Dân Làm Báo, đã liên tục đưa các tin tức thuộc loại thâm cung bí sử và nhạy cảm trong guồng máy lãnh đạo chóp bu tại Việt Nam.
Ðặc biệt trang Quan Làm Báo nhắm vào cá nhân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các “thuộc hạ” của ông như Thượng tướng An ninh Nguyễn Văn Hưởng và các đại gia trong ngành ngân hàng.
Quan Làm Báo là trang mạng đầu tiên loan tin bắt giữ ông trùm ngân hàng Nguyễn Ðức Kiên, tức bầu Kiên, trong khi truyền thông nhà nước nhiều giờ sau mới đồng loạt loan tin.
Trang mạng này ra đời hồi tháng 5 vừa qua nhưng tới nay đã có khoảng 23 triệu lượt độc giả.
Còn trang Dân Làm Báo ra đời trước đó, ngoài việc đăng tải các thông tin thuộc loại chính trị nhạy cảm, trang này đã nhiều lần đưa tin tức cập nhật về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, công an đàn áp cưỡng chế đất,... thu hút đông đảo độc giả cả trong lẫn ngoài nước với hơn 78 triệu lượt độc giả.
Thách thức
Ngay sau khi bản thông báo của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành, cả hai trang Quan Làm Báo và Dân Làm Báo đều lên tiếng nêu quan điểm của mình.
Một bài trên Quan Làm Báo có tựa đề “Sự hành hình” người dân vô tội đã được Nguyễn Tấn Dũng hợp pháp hóa bằng “Thế Lực Thù Ðịch” viết: “Quan Làm Báo từ khi ra đời đến nay nêu cao sự nghiệp chống tham nhũng và lũng đoạn đất nước của chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bố già.”
Bài viết nêu rõ, “Chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng đã tự núp bóng cá nhân Nguyễn Tấn Dũng trở thành đảng và nhà nước! Chống cá nhân kẻ tham nhũng cầm đầu đường dây tham nhũng, lũng đoạn kinh tế đất nước lại trở thành thế lực thù địch - thực chất để ngụy biện cho một kẻ ‘bố già’ núp bóng trong chính trường đang bị vạch mặt, bị đuối lý.”
Trong khi đó, trang Dân Làm Báo viết: “Trong suốt nhiều tháng qua, chính trường Việt Nam đã trở thành một chiến trường đấu đá, sát phạt, thông tin nhiễu loạn và bắt bớ nhau giữa các phe phái trong nội bộ đảng. Theo dõi những diễn biến bằng một tư duy khách quan, chúng ta thấy được đất nước thân yêu của mình đang đối diện với một hiểm họa vô cùng to lớn: hiểm họa mất chủ quyền, tụt hậu với tình trạng thù trong giặc ngoài.”
Và rằng, “trong cái gọi là thù trong đó, nhân dân Việt Nam đã phải đối diện với nhiều thành phần khác nhau, trong đó có hai thành phần chính là ‘một tập đoàn tham nhũng giàu có đến mức không thể tưởng tượng được và một tập đoàn bảo vệ quyền lực chính trị của mình bằng mọi giá.’”
Trang Quan Làm Báo thu hút hơn 23 triệu lượt độc giả chỉ trong 4 tháng. (Hình: NV)
Trang Dân Làm Báo khẳng định: “Dân Làm Báo đứng về phía dân, đi trong lề
của dân, đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc làm kim chỉ nam cho mọi
suy nghĩ và hành động. Tổ quốc trên hết.”
Việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đòi “xử” các trang mạng “chống đảng và nhà nước” đã gây xôn xao trên các trang mạng xã hội và nhiều bloggers đã đưa ra lời bình luận.
Một trong số đó là chủ nhân trang blog “PHAIR ZIOS” viết: “Em thấy ngượng, không phải cho em mà ngượng cho các anh, các chị - những người đã đề cao Quan Làm Báo, Dân Làm Báo...”
“Trong tay ‘chúng ta’ (nhà nước Việt Nam) chẳng có hàng trăm tờ báo, hàng vạn phóng viên tinh nhuệ, hàng vạn cán bộ đầy năng lực... Thế mà tự nhiên phải đặt mấy cái cờ lốc cờ léo trở thành một thế lực!”
“Không những thế ta lại tự hào với lực lượng an ninh, cảnh sát hùng hậu, tự hào với hàng vạn chiến công to nhỏ đánh dẹp, đánh sập biết bao bọn cờ lốc cờ leo...”
Việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đòi “xử” các trang mạng “chống đảng và nhà nước” đã gây xôn xao trên các trang mạng xã hội và nhiều bloggers đã đưa ra lời bình luận.
Một trong số đó là chủ nhân trang blog “PHAIR ZIOS” viết: “Em thấy ngượng, không phải cho em mà ngượng cho các anh, các chị - những người đã đề cao Quan Làm Báo, Dân Làm Báo...”
“Trong tay ‘chúng ta’ (nhà nước Việt Nam) chẳng có hàng trăm tờ báo, hàng vạn phóng viên tinh nhuệ, hàng vạn cán bộ đầy năng lực... Thế mà tự nhiên phải đặt mấy cái cờ lốc cờ léo trở thành một thế lực!”
“Không những thế ta lại tự hào với lực lượng an ninh, cảnh sát hùng hậu, tự hào với hàng vạn chiến công to nhỏ đánh dẹp, đánh sập biết bao bọn cờ lốc cờ leo...”
Tác giả này đặt câu hỏi, phải chăng các trang mạng này “quá là hấp
dẫn,” phải chăng “đang đem đến cho người ta món ngon” trong khi khi
người ta đã chán ngấy những món ăn được chế biến cùng một công thức cùng
một chất liệu từ “Báo Nhân Dân, Thông Tấn Xã Việt Nam, Ðài Truyền Hình
Việt Nam, Ðài Tiếng Nói Việt Nam, Cổng Thông Tin Ðiện Tử Chính Phủ, các
cơ quan thông tin đại chúng.” (KN)
NGƯỜI VIỆT NAM TẠI NGA
Người vô hình ở xứ sở Bạch Dương
Hồng Nga
Moscow, Liên bang Nga
Cập nhật: 10:20 GMT - thứ năm, 28 tháng 11, 2013
Tôi gọi họ là Những người vô hình vì đi trên đường phố hay xuống các trạm metro ở Moscow, ít thấy người Việt.
Đáng ngạc nhiên, vì con số người Việt làm ăn sinh sống ở Nga, theo thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại đây, lên tới khoảng 100.000.
Vậy thì họ đi đâu?
Hãy tới các khu chợ bán sỉ ở Moscow, những cái tên mà người Việt nào ở Nga cũng thuộc, như chợ Liublino, hay chợ Sadovod, còn gọi là chợ Chim.
Ngay từ cổng chợ, đã có thể thấy nhiều người Việt đi lại, quần áo sẫm màu, dáng vẻ tất bật, vất vả như những người Việt khác ở trong nước.
Bên trong các chợ, mà quy mô lớn gấp chục lần chợ Đồng Xuân, hay chợ Bến Thành, lớp lớp người Việt bận rộn chở hàng, bán hàng, ăn uống, trò chuyện, cãi cọ... như một bầy kiến.
Người Việt nhập cư trái phép thì tập trung ở các xưởng may chui, mà người Việt gọi là xưởng may "đen". Thông thường các xưởng may này được đặt ở các cơ sở sản xuất cũ của người địa phương nằm ngoài ngoại ô, nay bỏ hoang được cải tạo lại và bao bọc kín cổng cao tường.
Công nhân ở đây gần như chỉ ra ngoài khi trời tối. Mất nhiều tiếng đồng hồ, tôi mới nói chuyện được với một người như vậy.
Nguyễn Thị Xuân, 27 tuổi, là người Phú Thọ. Xuân không phải là tên thật, và chị cũng chỉ đồng ý nói chuyện với tôi với điều kiện giấu mặt và giấu cả giọng.
Câu chuyện của Xuân chắc là cũng giống như chuyện của hàng nghìn người Việt khác đang trôi nổi ở xứ sở Bạch Dương.
Nhà nghèo, vay nợ, Xuân vay tiếp hơn 2.000 đôla để công ty dịch vụ bố trí cho sang Nga qua đường du lịch. Visa du lịch dĩ nhiên đã quá hạn từ lâu.
Sang đây rồ, chị làm công nhân may, kiếm tiền trả nợ và tiết kiệm để gửi về cho gia đình.
Xuân và hơn 10 công nhân khác sống ngay tại xưởng. Máy may phía dưới, người ở phía trên, trai gái cùng chung một phòng không có cửa. Ngủ giường tầng, số giường ít hơn số thợ, đơn giản là vì làm việc theo ca, người này nghỉ thì người kia thức.
Mỗi ngày chủ bảo đảm hai bữa cơm, nếu đói thì ăn mì gói.
Năm ngoái, sau khi BBC đăng tải tố cáo của một số lao động Việt, Cục Di trú Liên bang Nga đã tổ chức tập kích một xưởng may "đen" và chứng kiến cảnh tượng hãi hùng bên trong nơi ở của các công nhân.
Những người này được giải cứu và sau đó được hồi hương về Việt Nam. Thế nhưng hàng chục nghìn người khác vẫn còn ở lại.
Câu hỏi đặt ra là tại sao sau những câu
chuyện kinh hoàng như vậy, người lao động "chui" vẫn không muốn
về và người mới vẫn tiếp tục sang từ Việt Nam?
Rất đơn giản: để kiếm tiền.
Xuân cười khi nghe hỏi về cuộc sống cực nhọc ở xưởng may: "Em quen vất vả rồi chị ạ. Ở Việt Nam làm gì ra tiền, tháng nào hết tháng ấy, còn phải vay nợ thêm".
"Ở đây, mỗi tháng tiết kiệm cũng còn được 400-500 đô. Mà em lại chẳng có chỗ nào mà đi vì sợ công an bắt, nên không phí tiền vào việc gì khác."
Để kiếm được ngần ấy tiền, các lao động may như Xuân phải làm việc tới 10 tiếng đồng hồ/ngày, thậm chí 14 tiếng. Giấy tờ không có, tiếng Nga không biết, đúng là họ chẳng biết đi đâu.
Có những người tiếng là ở Nga mấy năm mà chưa từng lai vãng tới những địa danh nổi tiếng ở thủ đô như Quảng trường Đỏ.
Số người Việt Nam đang sống và làm việc trái phép ở Nga là bao nhiêu, có lẽ không ai biết chắc. Những người sống ở Nga lâu năm ước tính khoảng 30% tổng số người Việt ở đây không có giấy tờ hợp lệ.
Các công ty Việt Nam hoạt động ở Nga, về nguyên tắc, có thể thuê người Việt làm công. Tuy nhiên con số lao động bị quy định bởi hạn ngạch mà chính phủ Nga cấp định kỳ.
Cơ chế hạn ngạch, mà giới chức Nga sử dụng để kiểm soát lao động nhập cư, đang bị chỉ trích là không có hiệu quả.
Chính phủ Nga đang phải chịu áp lực nặng nề từ người dân về tình trạng người nhập cư lậu, mà con số theo ước tính có thể lên tới 4-6 triệu người.
Thậm chí có nguồn đánh giá là số người nước ngoài, chủ yếu từ các nước cộng hòa Liên bang Xô viết cũ, đang sinh sống và làm ăn bất hợp pháp ở Nga là 10 triệu người.
Một trong các lý do là vì hiện diện hàng chục năm nay của lao động Việt Nam ở Nga.
"Thực ra người Việt nói chung không mắc
vào các tội trạng hình sự, ngoài trốn thuế và vi phạm bản
quyền [khi gia công hàng may mặc]," một người hoạt động cộng
đồng ở Nga, đề nghị giấu tên, nhận xét.
Đa số những người Việt ở Nga bất hợp pháp làm việc tại các xưởng may "đen" hoặc ngoài chợ. Họ không chỉ là mục tiêu trong các cuộc bố ráp mà nhà chức trách tiến hành, mà nhiều người còn bị chủ thuê bóc lột và ngược đãi.
Đang có kêu gọi chính quyền Nga ân xá, tức hợp pháp hóa cuộc sống cho những người này.
Hồng Nga tường thuật từ Moscow.
Đáng ngạc nhiên, vì con số người Việt làm ăn sinh sống ở Nga, theo thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại đây, lên tới khoảng 100.000.
Vậy thì họ đi đâu?
Hãy tới các khu chợ bán sỉ ở Moscow, những cái tên mà người Việt nào ở Nga cũng thuộc, như chợ Liublino, hay chợ Sadovod, còn gọi là chợ Chim.
Ngay từ cổng chợ, đã có thể thấy nhiều người Việt đi lại, quần áo sẫm màu, dáng vẻ tất bật, vất vả như những người Việt khác ở trong nước.
Bên trong các chợ, mà quy mô lớn gấp chục lần chợ Đồng Xuân, hay chợ Bến Thành, lớp lớp người Việt bận rộn chở hàng, bán hàng, ăn uống, trò chuyện, cãi cọ... như một bầy kiến.
Người Việt nhập cư trái phép thì tập trung ở các xưởng may chui, mà người Việt gọi là xưởng may "đen". Thông thường các xưởng may này được đặt ở các cơ sở sản xuất cũ của người địa phương nằm ngoài ngoại ô, nay bỏ hoang được cải tạo lại và bao bọc kín cổng cao tường.
Công nhân ở đây gần như chỉ ra ngoài khi trời tối. Mất nhiều tiếng đồng hồ, tôi mới nói chuyện được với một người như vậy.
Nguyễn Thị Xuân, 27 tuổi, là người Phú Thọ. Xuân không phải là tên thật, và chị cũng chỉ đồng ý nói chuyện với tôi với điều kiện giấu mặt và giấu cả giọng.
Câu chuyện của Xuân chắc là cũng giống như chuyện của hàng nghìn người Việt khác đang trôi nổi ở xứ sở Bạch Dương.
Nhà nghèo, vay nợ, Xuân vay tiếp hơn 2.000 đôla để công ty dịch vụ bố trí cho sang Nga qua đường du lịch. Visa du lịch dĩ nhiên đã quá hạn từ lâu.
Sang đây rồ, chị làm công nhân may, kiếm tiền trả nợ và tiết kiệm để gửi về cho gia đình.
Xuân và hơn 10 công nhân khác sống ngay tại xưởng. Máy may phía dưới, người ở phía trên, trai gái cùng chung một phòng không có cửa. Ngủ giường tầng, số giường ít hơn số thợ, đơn giản là vì làm việc theo ca, người này nghỉ thì người kia thức.
Mỗi ngày chủ bảo đảm hai bữa cơm, nếu đói thì ăn mì gói.
'Quen vất vả'
Báo chí Nga và cả Việt đã nhiều lần có bài về cuộc sống cực khổ của lao động nhập cư bất hợp pháp người Việt ở Nga, mà một số bài báo ví với 'nô lệ thời hiện đại'.Năm ngoái, sau khi BBC đăng tải tố cáo của một số lao động Việt, Cục Di trú Liên bang Nga đã tổ chức tập kích một xưởng may "đen" và chứng kiến cảnh tượng hãi hùng bên trong nơi ở của các công nhân.
Những người này được giải cứu và sau đó được hồi hương về Việt Nam. Thế nhưng hàng chục nghìn người khác vẫn còn ở lại.
Rất đơn giản: để kiếm tiền.
Xuân cười khi nghe hỏi về cuộc sống cực nhọc ở xưởng may: "Em quen vất vả rồi chị ạ. Ở Việt Nam làm gì ra tiền, tháng nào hết tháng ấy, còn phải vay nợ thêm".
"Ở đây, mỗi tháng tiết kiệm cũng còn được 400-500 đô. Mà em lại chẳng có chỗ nào mà đi vì sợ công an bắt, nên không phí tiền vào việc gì khác."
Để kiếm được ngần ấy tiền, các lao động may như Xuân phải làm việc tới 10 tiếng đồng hồ/ngày, thậm chí 14 tiếng. Giấy tờ không có, tiếng Nga không biết, đúng là họ chẳng biết đi đâu.
Có những người tiếng là ở Nga mấy năm mà chưa từng lai vãng tới những địa danh nổi tiếng ở thủ đô như Quảng trường Đỏ.
Số người Việt Nam đang sống và làm việc trái phép ở Nga là bao nhiêu, có lẽ không ai biết chắc. Những người sống ở Nga lâu năm ước tính khoảng 30% tổng số người Việt ở đây không có giấy tờ hợp lệ.
Các công ty Việt Nam hoạt động ở Nga, về nguyên tắc, có thể thuê người Việt làm công. Tuy nhiên con số lao động bị quy định bởi hạn ngạch mà chính phủ Nga cấp định kỳ.
Cơ chế hạn ngạch, mà giới chức Nga sử dụng để kiểm soát lao động nhập cư, đang bị chỉ trích là không có hiệu quả.
Chính phủ Nga đang phải chịu áp lực nặng nề từ người dân về tình trạng người nhập cư lậu, mà con số theo ước tính có thể lên tới 4-6 triệu người.
Thậm chí có nguồn đánh giá là số người nước ngoài, chủ yếu từ các nước cộng hòa Liên bang Xô viết cũ, đang sinh sống và làm ăn bất hợp pháp ở Nga là 10 triệu người.
Điều luật ân xá
Số người Việt làm "chui" trong tương quan này không lớn, nhưng người Việt Nam lại trở thành "hình mẫu" bất đắc dĩ trong các tường thuật của báo chí cũng như trong dư luận khi nói về tình trạng nhập cư trái phép.Một trong các lý do là vì hiện diện hàng chục năm nay của lao động Việt Nam ở Nga.
Công nhân Việt Nam bắt đầu ồ ạt vào Nga
từ những năm 1980, sau khi Hà Nội ký với Moscow Hiệp định về
xuất khẩu lao động, mà chủ yếu là để giúp cho nền kinh tế
Việt Nam quá ọp ẹp sau những năm tháng chiến tranh.
Trong chưa đến một thập niên, hơn 100.000 lao
động Việt có mặt tại Liên Xô lúc đó. Đa phần họ tới từ các
địa phương nghèo miền Bắc, và điều này giải thích tại sao Nga
là thị trường truyền thống của lao động miền Bắc Việt Nam.
Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều người ở lại, tiếp tục tổ chức cho người khác từ Việt Nam sang làm ăn.
Con số người Việt ở Nga không ít đi, nhưng
số người bất hợp pháp trong đó thì tăng lên và tiếng nói của
cộng đồng Việt Nam ở đất nước này bị cho là ngày càng giảm
trọng lượng.
"Ý kiến về việc này [hợp pháp hóa cho lao động Việt] vẫn còn đang chia rẽ sâu sắc, liệu làm như vậy sẽ tốt hơn hay xấu hơn cho nước Nga? Có người ủng hộ nhưng cũng nhiều người chống. Hiện chưa rõ quyết định sẽ như thế nào."
Vladimir Masyuk, Cục Di trú Liên bang Nga
Theo ông, để kiểm soát tốt hơn hoạt động
của các lao động này, đồng thời để bảo vệ họ trước sự bóc
lột, ngược đãi của chủ thuê, cũng như trước các nhóm dân tộc
chủ nghĩa đang hình thành ở nước Nga, chính phủ nên cân nhắc
một điều luật ân xá, hợp pháp hóa người lao động Việt giống
như kinh nghiệm của Hoa Kỳ.
Cục Di trú Liên bang Nga (FMS) thừa nhận họ
đã nhận được đề xuất này và đang cân nhắc, nhưng chưa biết có
thực hiện được hay không.
Ông Vladimir Masyuk, cố vấn cao cấp của FMS,
nói: "Ý kiến về việc này vẫn còn đang chia rẽ sâu sắc, liệu làm như
vậy sẽ tốt hơn hay xấu hơn cho nước Nga?"
"Có người ủng hộ nhưng cũng nhiều người chống. Hiện chưa rõ quyết định sẽ như thế nào."
Trong lúc chờ đợi, hàng nghìn người Việt không giấy tờ vẫn đang sống trong chui lủi và sợ hãi.
Một số người, như Kiên (không phải tên thật), 22 tuổi, quyết định quay lại Việt Nam.
Sang Nga du lịch rồi ở lại làm xây dựng,
đi chợ, rồi chuyển sang may, Kiên nói cuộc sống đối với anh quá
vất vả.
"Em định làm giấy tờ trục xuất, rồi về Việt Nam xin đi làm công ty," Kiên thổ lộ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131128_viet_illegal_immigrants_russia.shtmlNgười Việt nhập cư bất hợp pháp ở Nga
Cập nhật: 06:26 GMT - thứ năm, 28 tháng 11, 2013
Media Player
Con số người Việt có mặt ở Nga theo các thống kê chính thức là khoảng 100.000 người.
Không rõ bao nhiêu trong số đó có giấy tờ hợp lệ.Đa số những người Việt ở Nga bất hợp pháp làm việc tại các xưởng may "đen" hoặc ngoài chợ. Họ không chỉ là mục tiêu trong các cuộc bố ráp mà nhà chức trách tiến hành, mà nhiều người còn bị chủ thuê bóc lột và ngược đãi.
Đang có kêu gọi chính quyền Nga ân xá, tức hợp pháp hóa cuộc sống cho những người này.
Hồng Nga tường thuật từ Moscow.
Chùm ảnh: 31 người Việt Nam lưu trú bất hợp pháp ở Nga về nước
Sau những nỗ lực liên tục của Đại sứ quán phối hợp với phía bạn để, ngày 10/8, nhóm đầu tiên gồm 31 công dân Việt Nam đã được lên đườngvề nước. Phía bạn cho biết trong những ngày tới hai bên sẽ hoàn tất thủ tục để những công dân Việt Nam còn lại bị tạm giữ sớm được hồi hương.
Dưới đây là chùm ảnh 31 người VN lưu trú bất hợp pháp ở Mátxcơva được đưa về nước:
Friday, November 29, 2013
TIN VIỆT NAM
'Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân'
Cập nhật: 10:01 GMT - thứ năm, 28 tháng 11, 2013
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
BBC: Ông nghĩ gì về việc đến 97% đại biểu Quốc hội tán thành hiến pháp sửa đổi sáng nay, 28/11?
GS Tương Lai: Tôi cũng đã nghĩ rằng tình hình sẽ diễn ra như vậy thôi.
Một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp
hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu
có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm, những người cũng thấy cắn rứt
trước dư luận chung của các tầng lớp nhân dân và trước kiến nghị của trí
thức nhóm kiến nghị 72.
Chúng tôi cũng hy vọng là một số người sẽ theo
tiếng gọi của lương tâm mà đáp ứng tiếng gọi của nhân dân, của trí thức,
dù chắc không lật ngược được tình thế đâu, nhưng chí ít cũng tỏ một
thái độ không bằng lòng, trước một thực tế bị áp đặt quá trắn trợn.
Nhưng một số khác thì cho rằng tôi ảo tưởng, vì
trong một cái thể chế toàn trị này, làm gì có chuyện có những người phủ
quyết vào phút chót? Nếu chuyện đó có xảy ra, thì họ phải được chuẩn bị,
phải có một lực lượng dẫn dắt, chứ đợi lương tri thức dậy thì rất khó.
Người ta biết khi bỏ phiếu bấm nút, ai bỏ phiếu
thì bộ phận kỹ thuật đều ghi lại được hết. Phần lớn số đại biểu là đảng
viên, mà đảng đã ra nghị quyết thì có lẽ họ không thể làm trái điều đó,
trừ trường hợp phải đối mặt với trách nhiệm với lương tâm, với dân tộc
và đất nước và nghĩa vụ với tổ chức mà họ là thành viên.
"Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc."
Giáo sư Tương Lai
Nhưng cuối cùng họ đã không vượt qua được điều đó.
Chúng tôi không có gì ngạc nhiên, và chúng tôi
nghĩ rằng đây sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài. Và cũng không vì vậy mà
chúng tôi thất vọng trước những người đại biểu nói chung. Chúng tôi
không gói cả gói làm một đâu.
Chúng tôi biết rằng các anh, chị ấy vẫn còn có
nhiều tâm tư, nhưng vì lý do này, lý do khác, mà người ta không thể làm
khác được.
Chúng ta vẫn phải chờ đợi thôi, đừng nghĩ rằng rồi tất cả sẽ tiếp tục theo tuần tự như thế.
Lực lượng của những người im lặng một lúc nào đó
sẽ bùng lên thôi. Cũng giống như không ai có thể đoán trước được đoàn
người xếp hàng trên con đường Điện Biện Phủ rẽ vào đường Hoàng Diệu để
đến ngôi nhà số 30, nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Không ai hình dung được lại có những người,
trong đó có những người cao tuổi, lại xếp hàng ròng rắn dọc đường Trần
Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Phạm Đình Hổ, Tăng Bạt Hổ để đến nhà tang lễ
viếng Đại tướng.
Dòng người trầm lắng đó, là thái độ của dân, một đa số im lặng, nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ biểu thị một cách rõ ràng.
Lịch sử sẽ có những bước đi lắt léo, ghập ghềnh,
nhưng cuối cùng lịch sử cũng sẽ phán xét, trả về sự sòng phẳng của nó
đối với những giá trị chân chính.
BBC: Liệu hiến pháp vừa được thông qua sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
GS Tương Lai: Như trong những
lời tuyên bố mà chúng tôi đã ký, đòi hỏi hiến pháp cần phải được dừng
lại, không thông qua vội, vì nếu thông qua thì sẽ là một bước lùi, đưa
dân tộc vào con đường khó khăn, trước những thách thức của thời đại, khi
thế giới đang có rất nhiều biến động.
Thực tế cho thấy là nếu như mà không dấn bước
cùng thời đại, không hội nhập theo quy luật phát triển chung của thời
đại mà vẫn giữ một chế độ toàn trị thì sẽ rất khó.
Trong kết thúc của lời kêu gọi mà chúng tôi đưa
ra ngày 15/11 năm 2013, chúng tôi mong đợi cử tri cả nước, tùy theo điều
kiện của từng nhóm, hay từng cử tri, dùng hình thức thích hợp yêu cầu
đại biểu tại địa phương mình, hay đại biểu mình quen biết, để có thái độ
theo tinh thần nêu trên, đứng về phía nhân dân khi nêu ý kiến và bỏ
phiếu về hiến pháp.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như dự
thảo đang bàn, thì Quốc hội khóa 13 sẽ có tội với tổ quốc và nhân dân,
và cá nhân các vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đã bỏ phiếu thông qua hiến
pháp, sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc.
Tất cả những điều đó còn nguyên giá trị, để nói
rằng với việc thông qua hiến pháp, lịch sử sẽ phán xét về Quốc hội này,
xem Quốc hội này có phải quốc hội của dân nữa không? Hiến pháp mà các vị
thông qua, có phải hiến pháp của dân nữa không?
Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp
đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập.
BBC: Ông có đề cập đến "lực lượng của những người im lặng". Theo ông, điều gì sẽ có thể giúp cho lực lượng này đoàn kết lại và thực sự tạo nên sự thay đổi?
"Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập."
Giáo sư Tương Lai
GS Tương Lai: Quá trình chấn
hưng đất nước, là một quá trình lâu dài, và để lực lượng im lặng đó biểu
tỏ thái độ thì bản thân lực lượng đó vẫn phải chất chứa trong họ ngọn
lửa yêu nước và khát vọng tự do dân chủ.
Ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh mẽ.
Lúc nào nó khơi dậy thì đây là bí ẩn của lịch sử.
Nhưng thực ra, cũng không có gì là quá bí ẩn
đâu. Sự kiện tôi nhắc đến ở trên - sự kiện để tang Đại tướng Võ Nguyên
Giáp và bước chân thầm lặng của những người đến phố 30 Hoàng Diệu - là
bước đi chậm rãi của lịch sử.
Thế nhưng lịch sử không phải lúc nào cũng bước
đi chậm rãi; nó sẽ luôn có những bước đột phá, và ở những bước đột phá
đó, một sức mạnh tổng hợp sẽ được khơi dậy khi nó có những yếu tố tác
động vào.
Yếu tố gì? Yếu tố này bao gồm những điều kiện
trong nước và thế giới. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào việc ý thức,
trình độ dân trí được nâng lên.
Cho nên, bây giờ đây, khi chúng tôi gửi các kiến
nghị đi, thì đối tượng đương nhiên là những người cầm quyền. Nhưng đối
tượng thực chất là quần chúng nhân dân đông đảo - những bước chân thầm
lặng, chính họ mới là những người quyết định.
Đây là lúc cần thức tỉnh ý chí và nâng cao dân
khí lên. Nói như bà Aung San Suu Kyi, nhân quyền bây giờ là gì? Nhân
quyền lúc này là phải vượt qua sự sợ hãi, và muốn vượt qua sự sợ hãi,
thì phải có sự hiểu biết.
Việt Nam vừa rồi được bầu vào Hội đồng Nhân
quyền Thế giới. Nhiều người cho rằng đây là một điều vớ vẩn, nhưng cá
nhân tôi cho rằng đây là một cơ hội.
Cơ hội này sẽ là điều kiện để công khai phổ biến
những cam kết của Việt Nam với thế giới trước toàn dân. Đó cũng là một
cách thức tỉnh dư luận, nâng cao dân trí để chấn hưng dân khí.Phản ứng về Hiến Pháp đã được sửa đổi của Việt Nam
Việc sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ
yếu của Đảng Cộng Sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn
của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất
lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng
bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi
ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất.
Lý Thái Hùng
Hiến pháp mới của Việt Nam vẫn duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò chủ đạo của các công ty quốc doanh, đã gây thất vọng cho các tổ chức doanh nghiệp và thành phần ủng hộ cải cách, trước đó đã hy vọng rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo ra một sân chơi công bình hơn để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế.
Đó là nhận định được đăng trên báo The Wall St. Journal số ra hôm 29 tháng 11. Tờ báo tường thuật phản ứng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Việt Nam, AmCham, nói rằng thật là đáng tiếc, Hiến pháp mới tái khẳng định vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế, AmCham trước đó đã hy vọng rằng hiến pháp được sửa đổi sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp tư nhân, như thế không những sẽ kích thích lĩnh vực tư, mà còn có khả năng cải thiện việc quản lý các công ty quốc doanh qua cạnh tranh.
Tờ báo cũng trích lời luật sư Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, nói thật là đáng thất vọng là giới lãnh đạo Việt Nam đã loại trừ bất cứ cơ chế nào cho một sự chuyển đổi sang một chế độ đa đảng. Như nhiều người chỉ trích, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói văn kiện này “không có thay đổi gì đáng nói so với Hiến pháp cũ, bởi vì đa số các thành viên trong Ủy ban Dự thảo Hiến pháp đều là đảng viên của Đảng Cộng sản, không thực sự đại diện cho quần chúng”.
Tin của Reuters hôm nay nhắc đến ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt Nam nay trở thành một trong những người chỉ trích đường lối của Đảng, cực lực phản đối lần sửa đổi Hiến pháp kỳ này. Ông nói ông đã “chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn, một cuộc sống công bằng hơn cho người dân. Nhưng nay, người lao động vẫn nghèo, nông dân thì mất đất”, và ông cho rằng “sự thể này là không thể chấp nhận được. Việt Nam đang nằm dưới quyền độc tôn chính trị của một chế độ độc tài.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Một trong những động cơ chủ yếu của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là
Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tạo tính chính danh và được quần chúng ủng
hộ trong vai trò độc quyền cai trị đất nước. Nhưng cũng có ý kiến cho
rằng một mục tiêu khác là tạo sự ổn định trong quyền lực cai trị trong
nội bộ Đảng, trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ - VOA, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt tân, nói ông không chờ đợi gì nhiều về việc sửa đổi Hiến pháp lần này, bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương không chấp nhận bất cứ sự đối lập nào. Ông nhận định về một số sửa đổi trong Hiến pháp mới như sau:
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ - VOA, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt tân, nói ông không chờ đợi gì nhiều về việc sửa đổi Hiến pháp lần này, bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương không chấp nhận bất cứ sự đối lập nào. Ông nhận định về một số sửa đổi trong Hiến pháp mới như sau:
“Họ đã duy trì sự độc tôn và họ chối từ tất cả những khát vọng, những đòi hỏi dân chủ tự do của người dân thì rõ ràng là sự chính danh này nó không có. Tuy nhiên trong Hiến pháp kỳ này, họ bị áp lực của những xu thế chung họ có một số thay đổi. Đầu tiên là đưa hẳn một chương liên quan về quyền con người, thì rõ ràng trong xu hướng dân chủ hóa.
Và điều thứ hai là vị trí của đảng càng ngày càng suy yếu trong sự vận
hành của nhà nước cho nên họ phải tăng cường vị trí của Chủ tịch nước,
để cân bằng với vị trí của Thủ tướng, để tránh sự lộng quyền của Thủ
tướng. Chính vì vậy mà tôi nghĩ kỳ sửa đổi Hiến pháp này, một trong các
mục tiêu của họ không phải là để thay đổi kinh tế hay tạo sự chính danh,
mà mục tiêu là sắp xếp làm sao tạo sự ổn định trong vấn đề quyền lực
cai trị của đảng trong bối cảnh thay đổi này.”
Về khía cạnh kinh tế, ông Lý Thái Hùng nói trong thời buổi kinh tế thị trường, mà Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của quốc doanh, vai trò của nhà nước, là đi ngược lại xu hướng chung của những cải đổi kinh tế mà người dân mong muốn, là muốn quyền tư hữu và luật chơi của thị trường phải được tôn trọng.
Ông Lý thái Hùng cho rằng những bức xúc do việc thông qua Hiến pháp lần này có thể đưa đến nhiều đối kháng hơn trong những ngày sắp tới.
“Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất. Chính từ sự phẫn uất đó nó sẽ có những vụ đối kháng mạnh mẽ hơn trong thời gian trước mặt.”
Ông Lý Thái Hùng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Việt tân từ năm 2001. Đảng Việt tân là một đảng đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam một cách bất bạo động, bị cấm hoạt động ở Việt Nam và bị chính quyền tại Hà Nội coi như một tổ chức khủng bố, mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần nói rằng không có chứng cớ gì để nói Việt tân là một tổ chức khủng bố.
Về khía cạnh kinh tế, ông Lý Thái Hùng nói trong thời buổi kinh tế thị trường, mà Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của quốc doanh, vai trò của nhà nước, là đi ngược lại xu hướng chung của những cải đổi kinh tế mà người dân mong muốn, là muốn quyền tư hữu và luật chơi của thị trường phải được tôn trọng.
Ông Lý thái Hùng cho rằng những bức xúc do việc thông qua Hiến pháp lần này có thể đưa đến nhiều đối kháng hơn trong những ngày sắp tới.
“Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất. Chính từ sự phẫn uất đó nó sẽ có những vụ đối kháng mạnh mẽ hơn trong thời gian trước mặt.”
Ông Lý Thái Hùng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Việt tân từ năm 2001. Đảng Việt tân là một đảng đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam một cách bất bạo động, bị cấm hoạt động ở Việt Nam và bị chính quyền tại Hà Nội coi như một tổ chức khủng bố, mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần nói rằng không có chứng cớ gì để nói Việt tân là một tổ chức khủng bố.
Bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục bế tắc
Tin liên hệ
- Syria: Số phận nghiệt ngã và đề xuất ngớ ngẩn của Nga
- Thống kê Trung Quốc: Hai mặt của sân khấu kinh kịch
- Câu chuyện tạm giam ở Việt Nam
- Quá trình chuyển đổi dân chủ tại Việt Nam
- Việt Nam: Cuộc đấu tranh tiếp tục để giành Tự do
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
Ðường dẫn
Giá vẫn quá cao
Đang và sẽ không có một phép màu nào xảy đến với thị trường bất động sản Việt Nam, bất chấp rất nhiều phép khuyến dụ đã được phóng ra từ chính sách nhà nước cùng các tập đoàn kinh doanh nhà đất và ngân hàng đang “ôm bom”.
Hoàng Anh Gia Lai là một phép thử đặc trưng nhất cho thất bại. Kết quả kinh doanh quý 3 năm 2013 của tập đoàn được xem là nằm trong top đầu đại gia bất động sản này, dù báo lãi nhưng doanh thu chủ yếu phải nhờ vào việc chuyển nhượng các dự án cao su và thủy điện. Ngược lại, hệ số tiêu thụ căn hộ từ đầu năm đến nay là quá thấp và cũng không cho thấy bất cứ manh mối nào có thể triển vọng hơn trong thời gian tới.
Đoàn Nguyên Đức là ông chủ năng động và cũng thường có những phát ngôn “xách động” của Hoàng Anh Gia Lai. Vào giữa năm 2013, nhân vật được xem là có dự cảm chính trị khá tốt này đã xác quyết về một cái đáy không thể lầm lẫn của thị trường bất động sản, cùng lời kêu gọi người tiêu dùng và giới đầu cơ nhỏ lẻ hãy “mua vào”.
Cũng như ông Đức, nhiều đại gia kinh doanh bất động sản trung cấp và cao cấp khác luôn cố che giấu nỗi lo mất ngủ từ nguy cơ phá sản luôn cận kề. Vào năm 2012 khi thị trường vẫn còn “ngủ đông”, giới chủ đầu tư cùng một số “phát ngôn viên” - những người được mô tả là chuyên gia hàng đầu về thị trường - cũng đã tự xác lập những giá đáy của căn hộ sau mỗi quý. Tuy nhiên như thời gian đã chứng thực, hết năm 2012 và đến giờ đã gần hết năm 2013, đáy của thị trường bất động sản vẫn là một khái niệm hoàn toàn mờ ảo.
Ở Hà Nội, giá bất động sản vẫn tiếp tục trôi dốc, dù với độ trượt nhỏ hơn năm 2012. Nhưng so với mức tăng gần ba lần chỉ riêng trong chiến dịch đánh lên bất động sản giai đoạn 2009 - 2010 và nhìn lại mức tăng đến chẵn 100 lần kể từ con sóng bất động sản đầu tiên vào năm 1995, cuộc giảm giá dù đến một nửa của khối căn hộ cao cấp ở Thủ đô có vẻ vẫn chưa làm xúc động túi tiền người dân.
Cũng khó có thể khuấy động tâm não người tiêu dùng, một khi hệ số giá nhà đất/thu nhập bình quân người lao động ở Việt Nam vẫn đứng vững ở mức 25, cao gấp 5-6 lần tiêu chuẩn cho phép của Liên Hiệp Quốc. Rõ là một thứ bong bóng nhà đất đã hình thành đủ lớn và luôn có thể bùng vỡ bất kỳ lúc nào trong một nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào chủ nghĩa đầu cơ.
500.000 tỷ đồng nợ xấu
Không chỉ rất nhiều nhóm đầu cơ nhỏ lẻ và thứ cấp phải gánh chịu hậu quả nặng nề, ngay cả những tên tuổi lừng lẫy như Vinaconex, Sông Đà, Phát Đạt, Quốc Cường Gia Lai… cũng cùng chung số phận.
Từ vị thế đầu tư đến vài ba ngàn tỷ đồng cho các dự án căn hộ, đến nay trong két sắt của Quốc Cường Gia Lai chỉ còn chưa đầy 2 tỷ đồng.
Đáng thất vọng hơn cả là một giải pháp xung kích của nhóm lợi ích ngân hàng - bất động sản tung ra vào giữa năm 2013 - gói kích thích 30.000 tỷ đồng dành cho những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp - đã thất bại cay đắng khi tỷ lệ giải ngân chỉ vỏn vẹn 1% sau gần nửa năm triển khai.
Tất nhiên, có nhiều lý do khiến tốc độ giải ngân quá nặng nề và kém hiệu quả, song không thể phủ nhận nguồn cơn lớn nhất vẫn là niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường bất động sản đã trở nên tê liệt.
Một trong những minh chứng hiển nhiên nhất về khả năng sụp đổ của thị trường bất động sản trong tương lai không xa lại đến từ giới ngân hàng - nơi găm giữ đến ít nhất 70% nợ và nợ xấu tích tụ bởi các con nợ đại gia nhà đất.
Cho đến gần đây, chính thống đốc Ngân hàng nhà nước đã phải báo cáo Quốc hội về con số 300.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng nhà nước chuyển từ nhóm nợ xấu lên nhóm nợ “tốt” vào tháng 6/2013. Tuy nhiên, con số này lại chính là sự xác nhận cho một con số thật hơn nhiều: so với số nợ xấu chỉ từ 135.000 đến gần 200.000 tỷ đồng do Ngân hàng nhà nước công bố trong năm 2012, số nợ xấu hiện thời, nếu cộng cả 300.000 tỷ đồng vừa “đảo nợ”, phải lên đến gần 500.000 tỷ đồng.
Khá tương đồng, con số trên lại phù hợp với đánh giá về nợ xấu của một nhóm chuyên gia phản biện độc lập tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân vào tháng 4/2013 - lên đến 540.000 tỷ đồng.
300.000 tỷ đồng là cú đảo nợ lần thứ hai của Ngân hàng nhà nước dành cho các nhóm con nợ đang lâm vào thế cùng quẫn, sau cú thứ nhất vào tháng 4/2012. Tuy thế, không phải chuyện đảo nợ sẽ diễn ra mãi mãi, bởi thời điểm Minsky về đáo hạn các món nợ xương máu đã biến thành vết hằn trong não trạng của thế giới tư bản ngày càng dã man ở Việt Nam.
Đến tháng 6/2014, nếu không thể thanh toán được các món nợ này, không chỉ các con nợ chủ đầu tư “chết” mà cả những ngân hàng đang ôm nợ và tài sản thế chấp cũng “băng hà” - như một câu châm ngôn trong lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Những dấu hiệu hỗn loạn
Đã có một số biểu hiện hỗn loạn không thể chối cãi, chẳng hạn như với Công ty gỗ Trường Thành. Công ty này đã được ngân hàng cho giãn nợ đến năm 2014, vào lúc giám đốc Trường Thành nói tuột ra: “Cứu doanh nghiệp cũng là cứu ngân hàng”.
Một cái chết song trùng là rất có thể xảy ra giữa khối con nợ và các chủ nợ, để đến lượt mình, giữa các chủ nợ ngân hàng lại có thể kiến tạo một cuộc sụp đổ dây chuyền trong không bao lâu nữa.
Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - là dấu hiệu đầu tiên biểu tượng cho sự tái hiện sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ vào tháng 10/2007. Trở thành quán quân về thu hút tín dụng tiền gửi nhưng cũng không thua kém về số lãnh đạo ngân hàng đối mặt với vòng lao lý, Agribank là địa chỉ mà nợ xấu bất động sản có thể tạo ra một cơn địa chấn đủ lớn khiến dắt dây sang các ngân hàng “bạn”.
Trong số tài sản thế chấp mà các ngân hàng đang phải nắm giữ, phần lớn là các dự án căn hộ cao cấp và đất nền hoang hóa chưa thể xây dựng. Tình thế này cũng liên đới chặt chẽ với con số hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp đang tồn kho, cùng 66.000 căn hộ cao cấp sẽ được tung ra thị trường đến năm 2015, tạo nên một cơn bội thực không có thuốc giải.
Phân khúc được xem là khả quan nhất cho đến nay chỉ là nhà đất giá rẻ và thuộc loại bình dân. Tình hình giao dịch chớm nở của phân khúc này đã trở thành điểm sáng duy nhất trong một thị trường đen bạc. Trong khi đó, vẫn không có và không thể có bất kỳ con số liệu nào về tăng trưởng tiêu thụ của phân khúc căn hộ cao cấp.
Ngay cả một số hãng tư vấn bất động sản quốc tế có tiếng ở Việt Nam như CBRE, Savillss, Knight Frank… cũng có vẻ bị “dính chùm” trong cơn hoạn nạn không có lối ra. Như một hiệu ứng đồng thanh, từ giữa năm nay, các hãng tư vấn này đã liên tiếp tung ra những báo cáo dự báo khả quan về thị trường bất động sản, về hệ số tiêu thụ tăng lên và sự hạn chế nguồn cung…
Chỉ có điều, cho đến nay vẫn không có bất cứ một số liệu có tính khả tín nào về lượng giao dịch đối với từng phân khúc - dấu hiệu chứng minh rõ nét về tính giả dối của những tổ chức bất động sản dán mác quốc tế.
Bế tắc và khủng hoảng
Khác hẳn với giai đoạn tạm phục hồi năm 2009 với gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ USD, giai đoạn 2011-2013 và cả những năm tới sẽ không có bất cứ gói kích thích nào. Tiền đã gần như cạn kiệt trong ngân khố, trong lúc lợi nhuận thị trường những năm qua đã chui cả vào túi những đại gia có tư duy lũng đoạn cay nghiệt nhất. Vì thế, bất động sản sẽ không còn cơ may dựa dẫm vào một nguồn vốn kích phát nào nữa.
Sau chuỗi thời gian chìm sâu vào thế bất động và quay quắt, chỉ đến gần đây dường như nhóm lợi ích ngân hàng - bất động sản mới quyết định làm nốt một phép thử để tái hiện kịch bản năm 2009 - 2010: kích thích thị trường chứng khoán để từ đó khơi dậy ảo vọng về phục hồi thị trường bất động sản.
Tuy vậy, không có nguồn tiền mới, chỉ số chứng khoán không thể “lên” được theo đúng nghĩa mặt bằng giá cổ phiếu tăng đồng loạt. Chỉ có một nhóm rất nhỏ trong tổng số 700 cổ phiếu được “đánh lên”, chủ yếu là những cổ phiếu có tác động mạnh đến rổ chỉ số VN-Index, gây ra tâm lý ảo về một hình ảnh tăng trưởng nào đó của thị trường này.
Nhưng bất chấp cố gắng cuối cùng của phép thử chứng khoán, sẽ vẫn quá khó cho cho sự tái hiện quy luật “bình thông nhau” như những năm hoàng kim giữa thị trường này và bất động sản. Nói cách khác, nguồn vốn cạn kiệt sẽ khiến cho tính kích động của giá cổ phiếu đối với tâm lý mua vào núi tồn kho bất động sản trở nên vô nghĩa.
Bất động sản lại liên đới với hoạt động tài chính, như quy luật đã hình thành trong vài chục năm qua ở Việt Nam. Không khác gì Trung Quốc, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã “cho vay nhiều nhất trong một thời gian ngắn nhất” vào giai đoạn 2006 - 2009. Kết quả là việc thu hồi vốn trở nên vô vọng vào thời buổi suy thoái kinh tế.
Còn nếu nền kinh tế lao thân vào khủng hoảng, tất cả sẽ tuyệt vọng.
Một khi bất động sản đổ vỡ, hệ thống ngân hàng cũng không thể tránh được cái chết mặc định đối với nó. Dự báo sẽ có ít nhất một phần ba số ngân hàng hiện nay phải phá sản.
Hiện tượng nhiều ngân hàng sa thải ít nhất 15% số nhân viên trong thời gian gần đây là một tín hiệu rất đáng chú tâm. Người ta đang chờ đợi đến khi nào - giữa hay cuối năm 2014 - sẽ có một ngân hàng hạng trung hoặc loại đại gia đầu tiên buộc phải tuyên bố phá sản. Và nếu sau đó có tiếp 3-4 ngân hàng không thể cầm cự, sẽ không một ngân sách nào có thể chịu đựng và bù lỗ theo “mô hình Vinashin” được.
Khả năng domino này là hoàn toàn có thể xảy ra, ít nhất căn cứ vào danh sách gần một chục ngân hàng thương mại đang bị Ngân hàng nhà nước xếp vào loại “yếu” như hiện thời.
Khi đó, khủng hoảng kinh tế sẽ bắt đầu. Chu kỳ khủng hoảng ở Việt Nam có thể sẽ kéo dài từ 18-21 tháng, nếu chiếu theo “tiêu chuẩn” các cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Hoặc sẽ dài hơn đối với một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã trải qua suy thoái chưa gượng dậy nổi từ 6 năm qua và đang vật vã trong căn bệnh ung thư toàn thân.
Một phép tính đơn giản cho thấy nếu khởi động vào đầu năm 2015, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam sẽ đạt đến cao trào cùng những biến động khôn lường của nó vào giai đoạn 2016-2017.
Nhưng còn hơn thế nhiều, gánh nặng đầu cơ mà giới lợi ích ngân hàng và bất động sản đã kiến tạo trong nhiều năm qua sẽ đổ lên đôi vai gầy guộc của nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Khủng hoảng kinh tế lại rất nhiều khả năng sẽ lập tức dắt dây sang khủng hoảng xã hội - một hiệu ứng mà rất thường sẽ khiến nền chính trị “băng hà”!
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đang và sẽ không có một phép màu nào xảy đến với thị trường bất động sản Việt Nam, bất chấp rất nhiều phép khuyến dụ đã được phóng ra từ chính sách nhà nước cùng các tập đoàn kinh doanh nhà đất và ngân hàng đang “ôm bom”.
Hoàng Anh Gia Lai là một phép thử đặc trưng nhất cho thất bại. Kết quả kinh doanh quý 3 năm 2013 của tập đoàn được xem là nằm trong top đầu đại gia bất động sản này, dù báo lãi nhưng doanh thu chủ yếu phải nhờ vào việc chuyển nhượng các dự án cao su và thủy điện. Ngược lại, hệ số tiêu thụ căn hộ từ đầu năm đến nay là quá thấp và cũng không cho thấy bất cứ manh mối nào có thể triển vọng hơn trong thời gian tới.
Đoàn Nguyên Đức là ông chủ năng động và cũng thường có những phát ngôn “xách động” của Hoàng Anh Gia Lai. Vào giữa năm 2013, nhân vật được xem là có dự cảm chính trị khá tốt này đã xác quyết về một cái đáy không thể lầm lẫn của thị trường bất động sản, cùng lời kêu gọi người tiêu dùng và giới đầu cơ nhỏ lẻ hãy “mua vào”.
Cũng như ông Đức, nhiều đại gia kinh doanh bất động sản trung cấp và cao cấp khác luôn cố che giấu nỗi lo mất ngủ từ nguy cơ phá sản luôn cận kề. Vào năm 2012 khi thị trường vẫn còn “ngủ đông”, giới chủ đầu tư cùng một số “phát ngôn viên” - những người được mô tả là chuyên gia hàng đầu về thị trường - cũng đã tự xác lập những giá đáy của căn hộ sau mỗi quý. Tuy nhiên như thời gian đã chứng thực, hết năm 2012 và đến giờ đã gần hết năm 2013, đáy của thị trường bất động sản vẫn là một khái niệm hoàn toàn mờ ảo.
Ở Hà Nội, giá bất động sản vẫn tiếp tục trôi dốc, dù với độ trượt nhỏ hơn năm 2012. Nhưng so với mức tăng gần ba lần chỉ riêng trong chiến dịch đánh lên bất động sản giai đoạn 2009 - 2010 và nhìn lại mức tăng đến chẵn 100 lần kể từ con sóng bất động sản đầu tiên vào năm 1995, cuộc giảm giá dù đến một nửa của khối căn hộ cao cấp ở Thủ đô có vẻ vẫn chưa làm xúc động túi tiền người dân.
Cũng khó có thể khuấy động tâm não người tiêu dùng, một khi hệ số giá nhà đất/thu nhập bình quân người lao động ở Việt Nam vẫn đứng vững ở mức 25, cao gấp 5-6 lần tiêu chuẩn cho phép của Liên Hiệp Quốc. Rõ là một thứ bong bóng nhà đất đã hình thành đủ lớn và luôn có thể bùng vỡ bất kỳ lúc nào trong một nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào chủ nghĩa đầu cơ.
500.000 tỷ đồng nợ xấu
Không chỉ rất nhiều nhóm đầu cơ nhỏ lẻ và thứ cấp phải gánh chịu hậu quả nặng nề, ngay cả những tên tuổi lừng lẫy như Vinaconex, Sông Đà, Phát Đạt, Quốc Cường Gia Lai… cũng cùng chung số phận.
Từ vị thế đầu tư đến vài ba ngàn tỷ đồng cho các dự án căn hộ, đến nay trong két sắt của Quốc Cường Gia Lai chỉ còn chưa đầy 2 tỷ đồng.
Đáng thất vọng hơn cả là một giải pháp xung kích của nhóm lợi ích ngân hàng - bất động sản tung ra vào giữa năm 2013 - gói kích thích 30.000 tỷ đồng dành cho những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp - đã thất bại cay đắng khi tỷ lệ giải ngân chỉ vỏn vẹn 1% sau gần nửa năm triển khai.
Tất nhiên, có nhiều lý do khiến tốc độ giải ngân quá nặng nề và kém hiệu quả, song không thể phủ nhận nguồn cơn lớn nhất vẫn là niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường bất động sản đã trở nên tê liệt.
Một trong những minh chứng hiển nhiên nhất về khả năng sụp đổ của thị trường bất động sản trong tương lai không xa lại đến từ giới ngân hàng - nơi găm giữ đến ít nhất 70% nợ và nợ xấu tích tụ bởi các con nợ đại gia nhà đất.
Cho đến gần đây, chính thống đốc Ngân hàng nhà nước đã phải báo cáo Quốc hội về con số 300.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng nhà nước chuyển từ nhóm nợ xấu lên nhóm nợ “tốt” vào tháng 6/2013. Tuy nhiên, con số này lại chính là sự xác nhận cho một con số thật hơn nhiều: so với số nợ xấu chỉ từ 135.000 đến gần 200.000 tỷ đồng do Ngân hàng nhà nước công bố trong năm 2012, số nợ xấu hiện thời, nếu cộng cả 300.000 tỷ đồng vừa “đảo nợ”, phải lên đến gần 500.000 tỷ đồng.
Khá tương đồng, con số trên lại phù hợp với đánh giá về nợ xấu của một nhóm chuyên gia phản biện độc lập tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân vào tháng 4/2013 - lên đến 540.000 tỷ đồng.
300.000 tỷ đồng là cú đảo nợ lần thứ hai của Ngân hàng nhà nước dành cho các nhóm con nợ đang lâm vào thế cùng quẫn, sau cú thứ nhất vào tháng 4/2012. Tuy thế, không phải chuyện đảo nợ sẽ diễn ra mãi mãi, bởi thời điểm Minsky về đáo hạn các món nợ xương máu đã biến thành vết hằn trong não trạng của thế giới tư bản ngày càng dã man ở Việt Nam.
Đến tháng 6/2014, nếu không thể thanh toán được các món nợ này, không chỉ các con nợ chủ đầu tư “chết” mà cả những ngân hàng đang ôm nợ và tài sản thế chấp cũng “băng hà” - như một câu châm ngôn trong lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Những dấu hiệu hỗn loạn
Đã có một số biểu hiện hỗn loạn không thể chối cãi, chẳng hạn như với Công ty gỗ Trường Thành. Công ty này đã được ngân hàng cho giãn nợ đến năm 2014, vào lúc giám đốc Trường Thành nói tuột ra: “Cứu doanh nghiệp cũng là cứu ngân hàng”.
Một cái chết song trùng là rất có thể xảy ra giữa khối con nợ và các chủ nợ, để đến lượt mình, giữa các chủ nợ ngân hàng lại có thể kiến tạo một cuộc sụp đổ dây chuyền trong không bao lâu nữa.
Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - là dấu hiệu đầu tiên biểu tượng cho sự tái hiện sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ vào tháng 10/2007. Trở thành quán quân về thu hút tín dụng tiền gửi nhưng cũng không thua kém về số lãnh đạo ngân hàng đối mặt với vòng lao lý, Agribank là địa chỉ mà nợ xấu bất động sản có thể tạo ra một cơn địa chấn đủ lớn khiến dắt dây sang các ngân hàng “bạn”.
Trong số tài sản thế chấp mà các ngân hàng đang phải nắm giữ, phần lớn là các dự án căn hộ cao cấp và đất nền hoang hóa chưa thể xây dựng. Tình thế này cũng liên đới chặt chẽ với con số hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp đang tồn kho, cùng 66.000 căn hộ cao cấp sẽ được tung ra thị trường đến năm 2015, tạo nên một cơn bội thực không có thuốc giải.
Phân khúc được xem là khả quan nhất cho đến nay chỉ là nhà đất giá rẻ và thuộc loại bình dân. Tình hình giao dịch chớm nở của phân khúc này đã trở thành điểm sáng duy nhất trong một thị trường đen bạc. Trong khi đó, vẫn không có và không thể có bất kỳ con số liệu nào về tăng trưởng tiêu thụ của phân khúc căn hộ cao cấp.
Ngay cả một số hãng tư vấn bất động sản quốc tế có tiếng ở Việt Nam như CBRE, Savillss, Knight Frank… cũng có vẻ bị “dính chùm” trong cơn hoạn nạn không có lối ra. Như một hiệu ứng đồng thanh, từ giữa năm nay, các hãng tư vấn này đã liên tiếp tung ra những báo cáo dự báo khả quan về thị trường bất động sản, về hệ số tiêu thụ tăng lên và sự hạn chế nguồn cung…
Chỉ có điều, cho đến nay vẫn không có bất cứ một số liệu có tính khả tín nào về lượng giao dịch đối với từng phân khúc - dấu hiệu chứng minh rõ nét về tính giả dối của những tổ chức bất động sản dán mác quốc tế.
Bế tắc và khủng hoảng
Khác hẳn với giai đoạn tạm phục hồi năm 2009 với gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ USD, giai đoạn 2011-2013 và cả những năm tới sẽ không có bất cứ gói kích thích nào. Tiền đã gần như cạn kiệt trong ngân khố, trong lúc lợi nhuận thị trường những năm qua đã chui cả vào túi những đại gia có tư duy lũng đoạn cay nghiệt nhất. Vì thế, bất động sản sẽ không còn cơ may dựa dẫm vào một nguồn vốn kích phát nào nữa.
Sau chuỗi thời gian chìm sâu vào thế bất động và quay quắt, chỉ đến gần đây dường như nhóm lợi ích ngân hàng - bất động sản mới quyết định làm nốt một phép thử để tái hiện kịch bản năm 2009 - 2010: kích thích thị trường chứng khoán để từ đó khơi dậy ảo vọng về phục hồi thị trường bất động sản.
Tuy vậy, không có nguồn tiền mới, chỉ số chứng khoán không thể “lên” được theo đúng nghĩa mặt bằng giá cổ phiếu tăng đồng loạt. Chỉ có một nhóm rất nhỏ trong tổng số 700 cổ phiếu được “đánh lên”, chủ yếu là những cổ phiếu có tác động mạnh đến rổ chỉ số VN-Index, gây ra tâm lý ảo về một hình ảnh tăng trưởng nào đó của thị trường này.
Nhưng bất chấp cố gắng cuối cùng của phép thử chứng khoán, sẽ vẫn quá khó cho cho sự tái hiện quy luật “bình thông nhau” như những năm hoàng kim giữa thị trường này và bất động sản. Nói cách khác, nguồn vốn cạn kiệt sẽ khiến cho tính kích động của giá cổ phiếu đối với tâm lý mua vào núi tồn kho bất động sản trở nên vô nghĩa.
Bất động sản lại liên đới với hoạt động tài chính, như quy luật đã hình thành trong vài chục năm qua ở Việt Nam. Không khác gì Trung Quốc, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã “cho vay nhiều nhất trong một thời gian ngắn nhất” vào giai đoạn 2006 - 2009. Kết quả là việc thu hồi vốn trở nên vô vọng vào thời buổi suy thoái kinh tế.
Còn nếu nền kinh tế lao thân vào khủng hoảng, tất cả sẽ tuyệt vọng.
Một khi bất động sản đổ vỡ, hệ thống ngân hàng cũng không thể tránh được cái chết mặc định đối với nó. Dự báo sẽ có ít nhất một phần ba số ngân hàng hiện nay phải phá sản.
Hiện tượng nhiều ngân hàng sa thải ít nhất 15% số nhân viên trong thời gian gần đây là một tín hiệu rất đáng chú tâm. Người ta đang chờ đợi đến khi nào - giữa hay cuối năm 2014 - sẽ có một ngân hàng hạng trung hoặc loại đại gia đầu tiên buộc phải tuyên bố phá sản. Và nếu sau đó có tiếp 3-4 ngân hàng không thể cầm cự, sẽ không một ngân sách nào có thể chịu đựng và bù lỗ theo “mô hình Vinashin” được.
Khả năng domino này là hoàn toàn có thể xảy ra, ít nhất căn cứ vào danh sách gần một chục ngân hàng thương mại đang bị Ngân hàng nhà nước xếp vào loại “yếu” như hiện thời.
Khi đó, khủng hoảng kinh tế sẽ bắt đầu. Chu kỳ khủng hoảng ở Việt Nam có thể sẽ kéo dài từ 18-21 tháng, nếu chiếu theo “tiêu chuẩn” các cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Hoặc sẽ dài hơn đối với một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã trải qua suy thoái chưa gượng dậy nổi từ 6 năm qua và đang vật vã trong căn bệnh ung thư toàn thân.
Một phép tính đơn giản cho thấy nếu khởi động vào đầu năm 2015, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam sẽ đạt đến cao trào cùng những biến động khôn lường của nó vào giai đoạn 2016-2017.
Nhưng còn hơn thế nhiều, gánh nặng đầu cơ mà giới lợi ích ngân hàng và bất động sản đã kiến tạo trong nhiều năm qua sẽ đổ lên đôi vai gầy guộc của nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Khủng hoảng kinh tế lại rất nhiều khả năng sẽ lập tức dắt dây sang khủng hoảng xã hội - một hiệu ứng mà rất thường sẽ khiến nền chính trị “băng hà”!
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
- In
- Ý kiến (10)
- http://www.voatiengviet.com/content/bat-dong-san-vietnam-se-tiep-tuc-be-tac/1796853.htmlẻ:
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 289
No comments:
Post a Comment