Trước năm 1975, dân ghiền đọc sách có lẻ đều có dịp đọc bộ truyện gián
điệp của Người Thứ Tám. Trong đó nhân vật chính là Đại Tá Tống Văn Bình
tức Z-28. Nhiều bạn bè của tôi đã sưu tầm tất cả bộ truyện gián điệp
này và trân quý giữ gìn.
Tôi chịu những sách của ông là về phần tin tức về các thành phố mà ông dùng làm bối cảnh câu chuyện. Không hiểu ông nghiên cứu và khảo sát từ đâu, nhưng các chi tiết về các thành phố mà Z-28 đi qua, cùng các nhân vật khác trong truyện sinh sống, đều đúng y chang như ngoài đời. Tôi và bạn bè, trong những chuyến du hành, so sánh tận nơi về các địa điểm nổi tiếng, các nhà hàng, quán cóc, ngỏ hẻm, chốn ăn chơi đều đúng y như vậy. Mà tôi thì không nghĩ tác giả đã đi qua những nơi ấy, lấy ví dụ như các xứ Cọng Sản.
Tôi nghĩ tác giả đã lấy những tin tức này từ các quyển chuyên về du lịch nên mới chính xác, và rút ra những nét thú vị mà chia xẻ với độc giả. Phải chi tác giả là người Âu Mỹ, truyện của ông chắc sẽ được nhiều người xem lắm và hổng chừng được làm thành phim dài hay phim ngắn cho TV.
Sau năm 1975, ra đến ngoại quốc, tôi lấy làm lạ là chẳng thấy tin tức gì của ông. Tôi có hỏi thăm vài bạn bè quen biết ông, nhưng chẳng ai biết ông đã lưu lạc phương nào.
May quá có anh H.T.Trực là dân làng báo khi xưa, anh thương và chiều tôi nên đã cố gắng hỏi thăm giùm. Thật cảm ơn anh vô cùng!
Mặc dù đây chỉ là thư riêng, nhưng tôi xin mạn phép được đăng lên đây để chia xẻ niềm vui của tôi với "dân ghiền Z-28" ngày trước. Hy vọng BDH Đặc Trưng chấp thuận.
NDT
*********
(trích thư của anh H.T.Trực)
Anh chị em thân mến:
Là một nhà văn chuyên viết tiểu-thuyết gián-điệp lẫy-lừng của miền Nam Việt-Nam trước năm 1975 nhưng tiểu-sử của Người Thứ Tám, tác-giả cha đẻ điệp-viên hào-hoa phong-nhã Đại-Tá Tống Văn Bình, bí danh Z 28 lại rất hiếm người nhắc đến (không như một số nhà văn viết truyện trinh-thám gián-điệp khác như Phú Đức, Phi Long, Phạm Cao Củng ...).
Nhằm đáp-ứng sự tò mò của một vài anh chị em Thụ-Nhân, tôi đã cố-gắng liên-lạc lại với Cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương, năm nay đã 84 tuổi, đang sinh-sống tại Luân-Đôn, để nhờ Cụ cung-cấp thêm một số chi-tiết vì chính Cụ Mạc-Kinh là người đầu tiên đã gới-thiệu các tác-phẩm của Người Thứ Tám Bùi Anh Tuấn đến với độc-giả từ giữa thập-niên 50. Bài sau đây do cháu nội gái 22 tuổi của Mạc-Kinh đánh máy và gởi sang. Tôi chỉ sửa một vài lỗi chính tả và thêm một ít ghi chú màu xanh khi nào cảm thấy cần-thiết.
Xin mời anh chị em cùng đọc.
Kính gửi Anh Huỳnh trung Trực,
Dựa theo nội dung Email anh gửi cho hai ông bạn TQK và ST, tôi được biết anh có ý định tìm hỏi tôi về “tiểu sử” nhà văn Bùi Anh Tuấn. (TQK: Giáo-sư Tạ Quang Khôi, sinh 1929, nhà văn, nhà thơ, Hiệu-Trưởng Trung-học Nguyễn Trãi Sài gòn - ST: Sơn Tùng Nguyễn Minh Ngọc, sinh 1935, Chủ-Tịch Văn Bút Việt Nam Hải-Ngoại, Luật-sư))
Vậy chuyện ấy cũng dễ thôi. Chỉ có điều trong lúc chưa biết thật rõ về ý định của anh định dùng vào trường hợp nào, thành thử cũng hơi khó cho tôi được thanh thản đề cập đến.
Thôi thì, thế này nhé. Tôi viết theo lời một lá thư thông thường, bình thường. Vắn tắt, giản dị như chúng ta đang nói chuyện qua điện thoại với nhau nhắc về một người quen đã hơn 35 năm tôi chưa gặp lại.
Minh định với anh như vậy rồi, tôi xin nêu mấy nét chính về nhà báo, nhà văn BÙI ANH TUẤN như sau, trong phạm vi tôi biết:
· Hai chúng tôi là bạn, là đồng nghiệp cầm bút trong 21 năm ở Miền Nam (VNCH). BAT cùng một lứa tuổi với tôi.
· Anh Tuấn sinh trưởng ở đất Bắc (tỉnh Thanh Hóa – vùng địa đầu xứ Trung Kỳ). Anh có mặt ở Saigon sau Hiệp định Genève 1954, chia cắt đất nước.
Thời gian ấy anh đã lập gia đình. Bà Bùi Anh Tuấn là một phụ nữ đất Thần Kinh, thuộc một vọng tộc tên tuổi. Hai ông bà sinh hạ được một bé trai vài bốn tuổi. Và, nếu là một ký giả, một nhà văn thì Anh Tuấn sớm có một đời sống khá cao ở đất Saigon giữa lúc đông đảo lớp người di cư vào Nam đang phải bận tâm rất nhiều về mặt lo ổn định cuộc sống, lập nghiệp.
· Tính tình anh điềm đạm, nhã nhặn, nghiêm túc trong tiếp xúc với bạn bè, trong công việc. Đã hẹn là “đúng giờ”. Đã hứa là “làm”.
· Anh không bao giờ la cà trong các chốn trà đình tửu quán. Nếp sống của anh dành hoàn toàn cho mái ấm gia đình, cho sự chăm sóc bà vợ vốn tình trạng sức khoẻ không được tốt lắm; sau các việc hàng ngày. Anh phục sức, mang dáng dấp của một thông tín viên Au Mỹ thời đó đến Saigon . Anh hầu như chỉ thắt “nơ” cánh bướm thay cho “cà vạt”. Và, trên các đường phố nhỏ hẹp của Saigon Chợ Lớn - nếu có người Việt nào lái chiếc xe Mỹ Plymouth to cồng kềnh, dài ngoằng, màu cánh gián, thì người đó không ai khác hơn là Bùi Anh Tuấn.
(đoạn mô tả ngoại-hình và lifestyles này phù-hợp với hồi-ức của Đỗ Khiêm trong http://www.tanvien.net/GT/tong_van_binh_do_kh.html)
· Thời ở tuổi vừa ngoài 20, Nhật hạ Pháp qua cuộc đảo chính 9/3/1945, Phong trào Việt Minh (sau này lộ diện là CS) nổi lên, và cướp chính quyền trong tay Thủ Tướng chính phủ Trần Trọng Kim đặt dưới quyền lãnh đạo tối cao của nhà Vua Bảo Đại, thì Bùi Anh Tuấn đã là một đảng viên VNQDĐ. Anh lao mình tham gia các hoạt động chống lại VM. Kịp đến lúc tiếng súng mở đầu cuộc chiến tranh Việt – Pháp ngày 19/12/1946, BAT bị Ban Trinh Sát (tức Công An-Mật Vụ CS theo tên gọi bây giờ) nhận diện, bắt, và đưa đi an trí tại trại giam Đầm Đùn thuộc tỉnh Thanh Hoá (Liên khu IV), nổi tiếng là đia ngục trần gian, đã vào đây khó có ngày về. Chốn ngục tù hãi hùng này là nơi giam hầu hết các anh em đảng phái QG chống lại CS Việt Minh. (một phần khác đáng kể, thì bị đày lên chốn rừng rú Thái Nguyên, Việt Bắc).
Anh Tuấn bị tra tấn tàn khốc, có lúc tưởng khớp xương đầu gối lìa ra, không còn cho phép anh đi đứng bình thường lại nữa.
Nhưng số mệnh cho anh lay lắt sống.
Cũng như vài năm sau số mệnh lại cho anh có cơ hội thoát ngục trong đường tơ kẽ tóc. Anh lần mò về thành. Về Hà nội, rồi vào Nam .
Trong những năm, tháng bị an trí ở Đầm Đùn, Bùi Anh Tuấn có duyên may gặp một bạn tù đã ở vào tuổi trung niên. Thời Pháp thuộc, ông này dạy Anh văn ở Lycée Louis Pasteur Hà nội. Nay trong thân phận tù đầy, để cố quên mà tồn tại, mà sống, ông dạy Anh ngữ cho Tuấn. Học cho qua ngày. Nhưng sau này, nhờ vậy, BAT có sẵn số vốn cần thiết về ngôn ngữ Hoa Kỳ khi người Mỹ thoạt đặt bước vào Miền Nam (Trước kia đại đa số người Việt 3 miền Trung Nam Bắc chỉ biết có tiếng Pháp).
· Tôi nghĩ, điều anh Huỳng Trung Trực muốn biết trước nhất, có lẽ là những gì liên quan đến nhà văn BAT ở địa hạt viết lách. Sao BAT lại viết một loạt truyện gián điệp có đến vài bốn chục tác phẩm trong đời cầm bút của Anh? Anh khởi sự viết về ngành Tình báo lúc nào, và ở mảnh đất dụng võ đầu tiên, là báo nào? Sao Anh lại mang bút hiệu Z28. (bút hiệu chính-thức là Người Thứ Tám). Và có khi ở ngoài đời, thuở Sàigòn còn vô cùng hưng thịnh, đầy quyến rũ, thì bạn bè và đồng nghiệp thường ít dùng đến tên Bùi Anh Tuấn mà quen gọi đùa vui Z28, hoặc Văn Bình (tên nhân vật gián điệp hào hoa, xuất quỷ nhập thần mà tác giả chọn, đặt vào các tác phẩm trinh thám hữu hạng của Anh. Cứ như ngày nay, giới độc giả thưởng ngoạn biết đến James Bond!)
Đúng ra, Bùi Anh Tuấn không chỉ viết văn “hay”về tiểu thuyết trinh thám mà Anh còn là cây bút bình luận có trình độ khá cao. Anh thực sự là một nhà báo chuyên nghiệp! Thực sự là một nhà văn, trên ngôn đàn Miền Nam ! Của VNCH!
(Một chút bối-cảnh lịch-sử)
· Lúc người Mỹ có mặt ở Miền Nam 1954 cũng là lúc muốn hất chân, thay thế chính quyền thực dân Pháp ở VN, ở toàn cõi Đông Dương Việt, Miên, Lào. Sớm muộn, quân đội Viễn chinh Pháp cứ rồi phải cuốn cờ kéo ra khỏi vùng đất VN trước hết...
Cùng với sự hiện diện của các phái bộ chính trị, quân sự Mỹ đổ vào Miền Nam ủng hộ nhà lãnh tụ quốc gia N.Đ. Diệm thiết lập một tiền đồn chống Cộng ở ĐNÁ, người ta bắt đầu nghe đến một tiếng gọi khá lạ tai: XI-AY-Ê (C.I.A)! Có nghĩa là một đạo quân vô hình trong bóng tối, xuất quỷ nhập thần. Sứ mạng của họ là san bằng mọi chướng ngại vật cản trở những bước tiến, những mục tiêu cần đạt được của Hoa Kỳ tại các vùng đất người Mỹ muốn đến. Khởi thuỷ, là Nam Hàn, Tổng thống Lý Thừa Vãn phải mất chức, lưu vong trốn ra nước ngoài. Rồi, ở Phi Luật Tân, Magsaysay được đưa lên làm Tổng Thống. Chẳng bao lâu, Magsaysay “giở chứng quốc gia-dân tộc” thì rất mau chóng, nhà lãnh tụ đất Phi bị gài bom nổ tan xác trên chiếc máy bay chở ông đi kinh lý! Thế rồi, ở Lào, viên đại uý Koong Ly làm đảo chính toan hạ bệ đương kim thủ tướng – Hoàng thân Souvana Phouma (thân Pháp, chủ-trương Trung-Lập, có vợ là người Pháp)....
Chưa hết. Sát biên giới Miền Nam, ông Hoàng Sihanouk nước Miên định đóng vai nhà chính trị đi giây, vốn là con cưng của người pháp, xoay chiều theo ngọn gió thời thế, mở đường rước Nga sô vào xứ Chùa Tháp, kết thân với Trung Cộng, cùng lúc, hết lời ca tụng khối Trung lập Nehru Ấn độ. Và, tận tình giúp đỡ CS Hà nội trong tay ****, bằng cách để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mở chiến khu trên đất Miên chống lại VNCH. (Sihanouk tuy vốn sợ chế độ Ngô Đình Diệm ngoài mặt, nhưng vì lòng căm thù Miền Nam đến xương tuỷ Sihanouk vẫn âm thầm thực hiện manh tâm riêng cho bằng được).
Sihanouk biết ngán ngẩm người Mỹ lắm. Thèm muốn sáp lại với Hoa Kỳ song bị Hoa Kỳ quyết liệt cho đứng xa...Và, (Hoa-Kỳ) luôn có sẵn giải pháp “hạ thủ” Sihanouk khi thời cơ đến …
Tại Thái Lan, chỉ cách VNCH không đầy 1 giờ bay, cảnh đảo chính kế tiếp đảo chính xẩy ra như cơm bữa. Nhiều nhóm tướng lãnh quân đội, hết lần này đến lượt khác, thay nhau tạo biến cố lật đổ chính phủ. Khiến xã hội chính trị đất Thái luôn sống trong hỗn loạn bất an.
Giải đất Đông Dương trăm năm đặt trong tay người Pháp nay đang sống những giờ phút hãi hung...thay bậc đổi ngôi.
Nhìn vào, dư luận bên ngoài đều liên tưởng đến bàn tay phù thuỷ của cái tổ chức XIAYẾ (CIA) kia... (xi-ai-ây)
Trên giải đất VNCH, tiếng vọng “CIA” không ngớt vang dội, người người nghe mãi hóa quen tai, đã đổi thành “XIA” cho tiện việc. (cũng phổ-biến với tên gọi Xịa)
May mắn, nhà lãnh tụ Ngô Đình Diệm đang ở thời dốc toàn lực chống trả đạo quân đặc công miền Bắc xâm nhập nên tình huống VNCH buổi đầu chưa đến nỗi nào!
Thời cuộc ấy, chính là lúc gợi ý cho tác giả Bùi Anh Tuấn chọn con đường sáng tác loại tác phẩm thích ứng với tâm lý quần chúng độc giả Miền Nam .
Z28 ra đời là vậy!
· Tại Sàigòn, thuở phôi thai của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi đang chủ trương tờ tạp chí Pháp ngữ Horizon và điều khiển tòa soạn nhật báo Dân Chúng (Chủ-Nhiệm của nhật-báo Dân-Chúng là Cụ Trần Nguyên Anh, thân-phụ của cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương và là chú của Ngoại-Trưởng Trần Chánh Thành) một hôm, Bùi Anh Tuấn ghé thăm tôi và ngỏ lời với tôi thử xem Anh có thể đóng góp gì cho một tờ báo chống Cộng không?
Và rất tự tin, thành thực, đi thẳng vào đề:
- Đã biết từ lâu và nghe nhiều về anh, càng biết anh bận lắm nhưng mong anh dành cho tôi 15’. Chỉ cần Anh liếc mắt nhanh trong khoảnh khắc thời gian ấy, cho hết chapitre đầu vào truyện, tôi tin chắc, ở vị trí chủ bút như Anh, Anh sẽ cho tôi nhận xét “được hay chẳng được” (toàn bộ bản thảo cuốn truyện khoảng gần 300 trang). Anh nhận, thì tôi mừng, tôi vui lắm. Anh không nhận, vẫn chẳng sao. Vì, xin lỗi Anh, tôi có niềm thú vị riêng – Anh là người “độc giả” đầu tiên, tôi chọn, tôi trao Anh đọc nó. Hễ được là được. Hễ chưa được, tức đề tài của Truyện chưa đạt. Tôi tự biết sẽ làm sao sau đây...
Đấy, tính tình tác giả Z28 là vậy đó. Tôi mến Anh, cũng vì vậy.
Không phụ lòng Anh. Mỉm cười thân mật, tôi đọc ngay chương sách đầu.
Một thoáng chốc qua mau.
Giữa lúc, có thể, là Anh đang quan sát tôi kỹ lắm, tôi đặt bản thảo xuống, cất tiếng vừa đủ để Anh nghe:
- Anh cho tôi giữ chương truyện này nhé. Và xin giữ luôn toàn bộ bản thảo, sẽ đọc vào lúc khác.
Tôi đang cần 1 feuilleton như Anh đã có ngay cho báo Dân Chúng. Số báo mai, tôi đăng lời giới thiệu. Và, đầu tuần tới, “Điệp viên Miền Nam trên đất Bắc” sẽ lọt vào mắt các độc giả Sàigòn và lục tỉnh. Cám ơn Anh.
Bùi Anh Tuấn cất tiếng cười vang.
Và, tôi cũng cười vang, cùng vui với Anh.
Đấy, tác giả Z28 xuất hiện trên mặt báo Dân Chúng, bên này sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17, như thế đó.
Và, trong 3 năm liên tục (1957-1960), ngày lại ngày, nhiều cốt truyện Gián điệp khác của Z28 đã được đăng trên tờ nhật báo Dân Chúng (sau đó, mới in thành sách) đem lại biết bao sôi nổi, hào hứng cho nhiều từng lớp độc giả thân mến của Anh em cầm bút chúng tôi.
Và, Độc giả vẫn mãi mãi là những bậc vạn thế sư biểu của giới văn nhân đất Việt!
--------
Gần 40 năm qua, từ sau ngày Sàigòn thất thủ, BAT hoàn toàn “mất tích” trong đời tôi. Tôi thật muốn gặp lại Anh. Để tâm sự việc đời người, việc thời thế của một quá khứ đầy thê lương. Tràn ngập u uất...
Tôi bị kẹt lại vùng CS 9 năm. Tôi không đi “trình diện”. Cuối năm 1976, tôi mới bị sa vào tay CACS. Bị giam giữ riêng tại Sở CA **** (trụ sở cũ của Tổng Nha Giám Đốc Cảnh Sát QG, đường Trần Hưng Đạo). Ngày đêm chịu sự thẩm vấn triền miên của “Ban Chánh Trị” trực thuộc Uỷ Ban Quân Quản Thành Uỷ ****. Tháng 4/1984, nhờ sự can thiệp của Chính phủ Anh quốc, tôi và gia đình được “bước lên máy bay” sang Luân Đôn cư ngụ cho đến ngày nay.
Tất cả, chẳng qua vẫn chỉ nằm trong bàn tay của Thần Định Mạng...
MacKinh
Tôi chịu những sách của ông là về phần tin tức về các thành phố mà ông dùng làm bối cảnh câu chuyện. Không hiểu ông nghiên cứu và khảo sát từ đâu, nhưng các chi tiết về các thành phố mà Z-28 đi qua, cùng các nhân vật khác trong truyện sinh sống, đều đúng y chang như ngoài đời. Tôi và bạn bè, trong những chuyến du hành, so sánh tận nơi về các địa điểm nổi tiếng, các nhà hàng, quán cóc, ngỏ hẻm, chốn ăn chơi đều đúng y như vậy. Mà tôi thì không nghĩ tác giả đã đi qua những nơi ấy, lấy ví dụ như các xứ Cọng Sản.
Tôi nghĩ tác giả đã lấy những tin tức này từ các quyển chuyên về du lịch nên mới chính xác, và rút ra những nét thú vị mà chia xẻ với độc giả. Phải chi tác giả là người Âu Mỹ, truyện của ông chắc sẽ được nhiều người xem lắm và hổng chừng được làm thành phim dài hay phim ngắn cho TV.
Sau năm 1975, ra đến ngoại quốc, tôi lấy làm lạ là chẳng thấy tin tức gì của ông. Tôi có hỏi thăm vài bạn bè quen biết ông, nhưng chẳng ai biết ông đã lưu lạc phương nào.
May quá có anh H.T.Trực là dân làng báo khi xưa, anh thương và chiều tôi nên đã cố gắng hỏi thăm giùm. Thật cảm ơn anh vô cùng!
Mặc dù đây chỉ là thư riêng, nhưng tôi xin mạn phép được đăng lên đây để chia xẻ niềm vui của tôi với "dân ghiền Z-28" ngày trước. Hy vọng BDH Đặc Trưng chấp thuận.
NDT
*********
(trích thư của anh H.T.Trực)
Anh chị em thân mến:
Là một nhà văn chuyên viết tiểu-thuyết gián-điệp lẫy-lừng của miền Nam Việt-Nam trước năm 1975 nhưng tiểu-sử của Người Thứ Tám, tác-giả cha đẻ điệp-viên hào-hoa phong-nhã Đại-Tá Tống Văn Bình, bí danh Z 28 lại rất hiếm người nhắc đến (không như một số nhà văn viết truyện trinh-thám gián-điệp khác như Phú Đức, Phi Long, Phạm Cao Củng ...).
Nhằm đáp-ứng sự tò mò của một vài anh chị em Thụ-Nhân, tôi đã cố-gắng liên-lạc lại với Cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương, năm nay đã 84 tuổi, đang sinh-sống tại Luân-Đôn, để nhờ Cụ cung-cấp thêm một số chi-tiết vì chính Cụ Mạc-Kinh là người đầu tiên đã gới-thiệu các tác-phẩm của Người Thứ Tám Bùi Anh Tuấn đến với độc-giả từ giữa thập-niên 50. Bài sau đây do cháu nội gái 22 tuổi của Mạc-Kinh đánh máy và gởi sang. Tôi chỉ sửa một vài lỗi chính tả và thêm một ít ghi chú màu xanh khi nào cảm thấy cần-thiết.
Xin mời anh chị em cùng đọc.
Kính gửi Anh Huỳnh trung Trực,
Dựa theo nội dung Email anh gửi cho hai ông bạn TQK và ST, tôi được biết anh có ý định tìm hỏi tôi về “tiểu sử” nhà văn Bùi Anh Tuấn. (TQK: Giáo-sư Tạ Quang Khôi, sinh 1929, nhà văn, nhà thơ, Hiệu-Trưởng Trung-học Nguyễn Trãi Sài gòn - ST: Sơn Tùng Nguyễn Minh Ngọc, sinh 1935, Chủ-Tịch Văn Bút Việt Nam Hải-Ngoại, Luật-sư))
Vậy chuyện ấy cũng dễ thôi. Chỉ có điều trong lúc chưa biết thật rõ về ý định của anh định dùng vào trường hợp nào, thành thử cũng hơi khó cho tôi được thanh thản đề cập đến.
Thôi thì, thế này nhé. Tôi viết theo lời một lá thư thông thường, bình thường. Vắn tắt, giản dị như chúng ta đang nói chuyện qua điện thoại với nhau nhắc về một người quen đã hơn 35 năm tôi chưa gặp lại.
Minh định với anh như vậy rồi, tôi xin nêu mấy nét chính về nhà báo, nhà văn BÙI ANH TUẤN như sau, trong phạm vi tôi biết:
· Hai chúng tôi là bạn, là đồng nghiệp cầm bút trong 21 năm ở Miền Nam (VNCH). BAT cùng một lứa tuổi với tôi.
· Anh Tuấn sinh trưởng ở đất Bắc (tỉnh Thanh Hóa – vùng địa đầu xứ Trung Kỳ). Anh có mặt ở Saigon sau Hiệp định Genève 1954, chia cắt đất nước.
Thời gian ấy anh đã lập gia đình. Bà Bùi Anh Tuấn là một phụ nữ đất Thần Kinh, thuộc một vọng tộc tên tuổi. Hai ông bà sinh hạ được một bé trai vài bốn tuổi. Và, nếu là một ký giả, một nhà văn thì Anh Tuấn sớm có một đời sống khá cao ở đất Saigon giữa lúc đông đảo lớp người di cư vào Nam đang phải bận tâm rất nhiều về mặt lo ổn định cuộc sống, lập nghiệp.
· Tính tình anh điềm đạm, nhã nhặn, nghiêm túc trong tiếp xúc với bạn bè, trong công việc. Đã hẹn là “đúng giờ”. Đã hứa là “làm”.
· Anh không bao giờ la cà trong các chốn trà đình tửu quán. Nếp sống của anh dành hoàn toàn cho mái ấm gia đình, cho sự chăm sóc bà vợ vốn tình trạng sức khoẻ không được tốt lắm; sau các việc hàng ngày. Anh phục sức, mang dáng dấp của một thông tín viên Au Mỹ thời đó đến Saigon . Anh hầu như chỉ thắt “nơ” cánh bướm thay cho “cà vạt”. Và, trên các đường phố nhỏ hẹp của Saigon Chợ Lớn - nếu có người Việt nào lái chiếc xe Mỹ Plymouth to cồng kềnh, dài ngoằng, màu cánh gián, thì người đó không ai khác hơn là Bùi Anh Tuấn.
(đoạn mô tả ngoại-hình và lifestyles này phù-hợp với hồi-ức của Đỗ Khiêm trong http://www.tanvien.net/GT/tong_van_binh_do_kh.html)
· Thời ở tuổi vừa ngoài 20, Nhật hạ Pháp qua cuộc đảo chính 9/3/1945, Phong trào Việt Minh (sau này lộ diện là CS) nổi lên, và cướp chính quyền trong tay Thủ Tướng chính phủ Trần Trọng Kim đặt dưới quyền lãnh đạo tối cao của nhà Vua Bảo Đại, thì Bùi Anh Tuấn đã là một đảng viên VNQDĐ. Anh lao mình tham gia các hoạt động chống lại VM. Kịp đến lúc tiếng súng mở đầu cuộc chiến tranh Việt – Pháp ngày 19/12/1946, BAT bị Ban Trinh Sát (tức Công An-Mật Vụ CS theo tên gọi bây giờ) nhận diện, bắt, và đưa đi an trí tại trại giam Đầm Đùn thuộc tỉnh Thanh Hoá (Liên khu IV), nổi tiếng là đia ngục trần gian, đã vào đây khó có ngày về. Chốn ngục tù hãi hùng này là nơi giam hầu hết các anh em đảng phái QG chống lại CS Việt Minh. (một phần khác đáng kể, thì bị đày lên chốn rừng rú Thái Nguyên, Việt Bắc).
Anh Tuấn bị tra tấn tàn khốc, có lúc tưởng khớp xương đầu gối lìa ra, không còn cho phép anh đi đứng bình thường lại nữa.
Nhưng số mệnh cho anh lay lắt sống.
Cũng như vài năm sau số mệnh lại cho anh có cơ hội thoát ngục trong đường tơ kẽ tóc. Anh lần mò về thành. Về Hà nội, rồi vào Nam .
Trong những năm, tháng bị an trí ở Đầm Đùn, Bùi Anh Tuấn có duyên may gặp một bạn tù đã ở vào tuổi trung niên. Thời Pháp thuộc, ông này dạy Anh văn ở Lycée Louis Pasteur Hà nội. Nay trong thân phận tù đầy, để cố quên mà tồn tại, mà sống, ông dạy Anh ngữ cho Tuấn. Học cho qua ngày. Nhưng sau này, nhờ vậy, BAT có sẵn số vốn cần thiết về ngôn ngữ Hoa Kỳ khi người Mỹ thoạt đặt bước vào Miền Nam (Trước kia đại đa số người Việt 3 miền Trung Nam Bắc chỉ biết có tiếng Pháp).
· Tôi nghĩ, điều anh Huỳng Trung Trực muốn biết trước nhất, có lẽ là những gì liên quan đến nhà văn BAT ở địa hạt viết lách. Sao BAT lại viết một loạt truyện gián điệp có đến vài bốn chục tác phẩm trong đời cầm bút của Anh? Anh khởi sự viết về ngành Tình báo lúc nào, và ở mảnh đất dụng võ đầu tiên, là báo nào? Sao Anh lại mang bút hiệu Z28. (bút hiệu chính-thức là Người Thứ Tám). Và có khi ở ngoài đời, thuở Sàigòn còn vô cùng hưng thịnh, đầy quyến rũ, thì bạn bè và đồng nghiệp thường ít dùng đến tên Bùi Anh Tuấn mà quen gọi đùa vui Z28, hoặc Văn Bình (tên nhân vật gián điệp hào hoa, xuất quỷ nhập thần mà tác giả chọn, đặt vào các tác phẩm trinh thám hữu hạng của Anh. Cứ như ngày nay, giới độc giả thưởng ngoạn biết đến James Bond!)
Đúng ra, Bùi Anh Tuấn không chỉ viết văn “hay”về tiểu thuyết trinh thám mà Anh còn là cây bút bình luận có trình độ khá cao. Anh thực sự là một nhà báo chuyên nghiệp! Thực sự là một nhà văn, trên ngôn đàn Miền Nam ! Của VNCH!
(Một chút bối-cảnh lịch-sử)
· Lúc người Mỹ có mặt ở Miền Nam 1954 cũng là lúc muốn hất chân, thay thế chính quyền thực dân Pháp ở VN, ở toàn cõi Đông Dương Việt, Miên, Lào. Sớm muộn, quân đội Viễn chinh Pháp cứ rồi phải cuốn cờ kéo ra khỏi vùng đất VN trước hết...
Cùng với sự hiện diện của các phái bộ chính trị, quân sự Mỹ đổ vào Miền Nam ủng hộ nhà lãnh tụ quốc gia N.Đ. Diệm thiết lập một tiền đồn chống Cộng ở ĐNÁ, người ta bắt đầu nghe đến một tiếng gọi khá lạ tai: XI-AY-Ê (C.I.A)! Có nghĩa là một đạo quân vô hình trong bóng tối, xuất quỷ nhập thần. Sứ mạng của họ là san bằng mọi chướng ngại vật cản trở những bước tiến, những mục tiêu cần đạt được của Hoa Kỳ tại các vùng đất người Mỹ muốn đến. Khởi thuỷ, là Nam Hàn, Tổng thống Lý Thừa Vãn phải mất chức, lưu vong trốn ra nước ngoài. Rồi, ở Phi Luật Tân, Magsaysay được đưa lên làm Tổng Thống. Chẳng bao lâu, Magsaysay “giở chứng quốc gia-dân tộc” thì rất mau chóng, nhà lãnh tụ đất Phi bị gài bom nổ tan xác trên chiếc máy bay chở ông đi kinh lý! Thế rồi, ở Lào, viên đại uý Koong Ly làm đảo chính toan hạ bệ đương kim thủ tướng – Hoàng thân Souvana Phouma (thân Pháp, chủ-trương Trung-Lập, có vợ là người Pháp)....
Chưa hết. Sát biên giới Miền Nam, ông Hoàng Sihanouk nước Miên định đóng vai nhà chính trị đi giây, vốn là con cưng của người pháp, xoay chiều theo ngọn gió thời thế, mở đường rước Nga sô vào xứ Chùa Tháp, kết thân với Trung Cộng, cùng lúc, hết lời ca tụng khối Trung lập Nehru Ấn độ. Và, tận tình giúp đỡ CS Hà nội trong tay ****, bằng cách để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mở chiến khu trên đất Miên chống lại VNCH. (Sihanouk tuy vốn sợ chế độ Ngô Đình Diệm ngoài mặt, nhưng vì lòng căm thù Miền Nam đến xương tuỷ Sihanouk vẫn âm thầm thực hiện manh tâm riêng cho bằng được).
Sihanouk biết ngán ngẩm người Mỹ lắm. Thèm muốn sáp lại với Hoa Kỳ song bị Hoa Kỳ quyết liệt cho đứng xa...Và, (Hoa-Kỳ) luôn có sẵn giải pháp “hạ thủ” Sihanouk khi thời cơ đến …
Tại Thái Lan, chỉ cách VNCH không đầy 1 giờ bay, cảnh đảo chính kế tiếp đảo chính xẩy ra như cơm bữa. Nhiều nhóm tướng lãnh quân đội, hết lần này đến lượt khác, thay nhau tạo biến cố lật đổ chính phủ. Khiến xã hội chính trị đất Thái luôn sống trong hỗn loạn bất an.
Giải đất Đông Dương trăm năm đặt trong tay người Pháp nay đang sống những giờ phút hãi hung...thay bậc đổi ngôi.
Nhìn vào, dư luận bên ngoài đều liên tưởng đến bàn tay phù thuỷ của cái tổ chức XIAYẾ (CIA) kia... (xi-ai-ây)
Trên giải đất VNCH, tiếng vọng “CIA” không ngớt vang dội, người người nghe mãi hóa quen tai, đã đổi thành “XIA” cho tiện việc. (cũng phổ-biến với tên gọi Xịa)
May mắn, nhà lãnh tụ Ngô Đình Diệm đang ở thời dốc toàn lực chống trả đạo quân đặc công miền Bắc xâm nhập nên tình huống VNCH buổi đầu chưa đến nỗi nào!
Thời cuộc ấy, chính là lúc gợi ý cho tác giả Bùi Anh Tuấn chọn con đường sáng tác loại tác phẩm thích ứng với tâm lý quần chúng độc giả Miền Nam .
Z28 ra đời là vậy!
· Tại Sàigòn, thuở phôi thai của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi đang chủ trương tờ tạp chí Pháp ngữ Horizon và điều khiển tòa soạn nhật báo Dân Chúng (Chủ-Nhiệm của nhật-báo Dân-Chúng là Cụ Trần Nguyên Anh, thân-phụ của cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương và là chú của Ngoại-Trưởng Trần Chánh Thành) một hôm, Bùi Anh Tuấn ghé thăm tôi và ngỏ lời với tôi thử xem Anh có thể đóng góp gì cho một tờ báo chống Cộng không?
Và rất tự tin, thành thực, đi thẳng vào đề:
- Đã biết từ lâu và nghe nhiều về anh, càng biết anh bận lắm nhưng mong anh dành cho tôi 15’. Chỉ cần Anh liếc mắt nhanh trong khoảnh khắc thời gian ấy, cho hết chapitre đầu vào truyện, tôi tin chắc, ở vị trí chủ bút như Anh, Anh sẽ cho tôi nhận xét “được hay chẳng được” (toàn bộ bản thảo cuốn truyện khoảng gần 300 trang). Anh nhận, thì tôi mừng, tôi vui lắm. Anh không nhận, vẫn chẳng sao. Vì, xin lỗi Anh, tôi có niềm thú vị riêng – Anh là người “độc giả” đầu tiên, tôi chọn, tôi trao Anh đọc nó. Hễ được là được. Hễ chưa được, tức đề tài của Truyện chưa đạt. Tôi tự biết sẽ làm sao sau đây...
Đấy, tính tình tác giả Z28 là vậy đó. Tôi mến Anh, cũng vì vậy.
Không phụ lòng Anh. Mỉm cười thân mật, tôi đọc ngay chương sách đầu.
Một thoáng chốc qua mau.
Giữa lúc, có thể, là Anh đang quan sát tôi kỹ lắm, tôi đặt bản thảo xuống, cất tiếng vừa đủ để Anh nghe:
- Anh cho tôi giữ chương truyện này nhé. Và xin giữ luôn toàn bộ bản thảo, sẽ đọc vào lúc khác.
Tôi đang cần 1 feuilleton như Anh đã có ngay cho báo Dân Chúng. Số báo mai, tôi đăng lời giới thiệu. Và, đầu tuần tới, “Điệp viên Miền Nam trên đất Bắc” sẽ lọt vào mắt các độc giả Sàigòn và lục tỉnh. Cám ơn Anh.
Bùi Anh Tuấn cất tiếng cười vang.
Và, tôi cũng cười vang, cùng vui với Anh.
Đấy, tác giả Z28 xuất hiện trên mặt báo Dân Chúng, bên này sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17, như thế đó.
Và, trong 3 năm liên tục (1957-1960), ngày lại ngày, nhiều cốt truyện Gián điệp khác của Z28 đã được đăng trên tờ nhật báo Dân Chúng (sau đó, mới in thành sách) đem lại biết bao sôi nổi, hào hứng cho nhiều từng lớp độc giả thân mến của Anh em cầm bút chúng tôi.
Và, Độc giả vẫn mãi mãi là những bậc vạn thế sư biểu của giới văn nhân đất Việt!
--------
Gần 40 năm qua, từ sau ngày Sàigòn thất thủ, BAT hoàn toàn “mất tích” trong đời tôi. Tôi thật muốn gặp lại Anh. Để tâm sự việc đời người, việc thời thế của một quá khứ đầy thê lương. Tràn ngập u uất...
Tôi bị kẹt lại vùng CS 9 năm. Tôi không đi “trình diện”. Cuối năm 1976, tôi mới bị sa vào tay CACS. Bị giam giữ riêng tại Sở CA **** (trụ sở cũ của Tổng Nha Giám Đốc Cảnh Sát QG, đường Trần Hưng Đạo). Ngày đêm chịu sự thẩm vấn triền miên của “Ban Chánh Trị” trực thuộc Uỷ Ban Quân Quản Thành Uỷ ****. Tháng 4/1984, nhờ sự can thiệp của Chính phủ Anh quốc, tôi và gia đình được “bước lên máy bay” sang Luân Đôn cư ngụ cho đến ngày nay.
Tất cả, chẳng qua vẫn chỉ nằm trong bàn tay của Thần Định Mạng...
MacKinh
Saturday, August 24, 2013
NGUYỄN NGỌC GIÀ * CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Việt Nam không còn con đường nào khác
Xu hướng hội nhập thế giới trở nên tất yếu không gì cưỡng nổi, Việt
Nam không còn con đường nào khác con đường tự do dân chủ. Không những
thế, nó là con đường sống còn của dân tộc Việt Nam đặt trong bối cảnh
thế giới hiện nay, khi nhìn lại chỉ còn vài "quốc gia cộng sản" đi ngược
trào lưu tiến hóa của xã hội loài người.
Bài viết* "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh"* của ông Lê Hiếu Đằng, đã được những trang báo: Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Nhân Dân mang ra mổ xẻ, mà không, phải nói nó bị mang ra để chì chiết, thóa mạ một cách phản động, phản khoa học và phản văn hóa như nhiều tác giả phân tích.
Những bài viết của ba trang báo này lẽ ra nên xoay quanh nội dung khoa học mà tác giả Lê Hiếu Đằng đề cập để phân định trắng đen, ngược lại họ dùng sức khỏe vừa tạm hồi phục của ông như là một phương tiện để biểu lộ tà tâm và bản chất vô nhân đạo, khi cố tình nhắc chữ "giường bịnh", "người bịnh" nhiều lần. Điều đó thật khó che giấu tâm địa của họ trước dư luận.
Nguyễn Ngọc Già
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/an-illegal-cpv-08242013132306.html
_________________
http://xuandienhannom.blogspot.nl/2013/08/ha-huy-son-long-truoc-ngay-phien-toa.html[1]
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT13121137141[2]
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/08/130817_vuminhgiang_on_new_party.shtml[3]
http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11:cong-c-quc-t-v-cac-quyn-dan-s-chinh-tr-1966&catid=6:b-lut-nhan-quyn-quc-t&Itemid=20[4]
Ghi chú:
1/ Hiện nay một số quốc gia đã ký Công ước nhưng không thông qua
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (05 tháng 10, 1998).
- Comoros (25 tháng 11, 2008)
- Cuba (28 tháng 02, 2008)
- Nauru (12 tháng 11, 2001)
- São Tomé và Príncipe (31 tháng 10, 1995)
2/ Một số quốc gia khác không ký cũng không thông qua như: Malaysia, Myanmar, Ả Rập Saudi, Brunei v.v...
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_v%E1%BB%81_c%C3%A1c_Quy%E1%BB%81n_D%C3%A2n_s%E1%BB%B1_v%C3%A0_Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B
Bài viết* "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh"* của ông Lê Hiếu Đằng, đã được những trang báo: Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Nhân Dân mang ra mổ xẻ, mà không, phải nói nó bị mang ra để chì chiết, thóa mạ một cách phản động, phản khoa học và phản văn hóa như nhiều tác giả phân tích.
Những bài viết của ba trang báo này lẽ ra nên xoay quanh nội dung khoa học mà tác giả Lê Hiếu Đằng đề cập để phân định trắng đen, ngược lại họ dùng sức khỏe vừa tạm hồi phục của ông như là một phương tiện để biểu lộ tà tâm và bản chất vô nhân đạo, khi cố tình nhắc chữ "giường bịnh", "người bịnh" nhiều lần. Điều đó thật khó che giấu tâm địa của họ trước dư luận.
Sai lầm, tội ác của ĐCSVN không chỉ đối với những người họ gọi là "đồng chí"
mà tội ác của chính đảng này còn lớn hơn nhiều lần, đối với dân
tộc Việt Nam. Đó là điều cho đến nay thật khó chối cãi trong thời đại
Internet bùng nổ. Xin dẫn ra chứng cớ mới đây, ĐCSVN đã phá nát gia cang
của gia đình thường dân vô tội mà Luật sư Hà Huy Sơn cho biết[1]:
(trích)
*"...Nhận tiện gặp luật sư, cô con gái lớn của bà Liên hỏi thủ tục
thuận tình ly hôn ở tòa ra làm sao. Và cô con gái bà Liên kể rằng vì
thằng Kha, thằng Uy vướng vào chuyện như vậy nên ảnh hưởng anh rể nó
không được vào Đảng, có vào Đảng thì mới được đề bạt. Nếu vợ nó không
chịu cách ly với gia đình đằng nhà vợ thì nó ly dị và hai bên thuận tình
vì con gái bà không thể cách ly với gia đình bố mẹ và 02 em ruột..."*
(hết trích).
(hết trích).
Những kẻ hứa hẹn với con rể bà Liên nhìn hạnh phúc gia đình - tế bào đầu tiên
và quan trọng nhất làm nền tảng cho một xã hội nhân bản - sao thật giản
đơn đến lạnh lùng và tàn nhẫn như thế(!). Đó có phải thứ tư duy
"búa liềm", hàng chục năm qua đập nát và xén đứt tất cả nhân tâm người
Việt Nam, cũng như để lại những di họa khôn lường cho đến nay chưa xóa
nổi?!
Người anh rể của Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy thật khờ khạo và ảo
tưởng về những lời hứa hão như thế! Có lẽ ông ta chưa bao giờ tìm hiểu
để biết "danh hiệu" "đệ nhất lật lọng" thuộc về "đảng ta" tồn tại hàng
chục năm qua. Tệ hơn, khi trót "nhúng chàm", người đàn ông đã phá tan
gia đình mình, vô hình chung cũng tự tay lái "chuyến xe cuộc đời" trượt
dài trên con đường vong thân, vong bản. Không có gì bảo đảm tốt đẹp hơn
cho phần đời còn lại của người đàn ông này, khi chỉ vì "bả lợi danh", dù
là thật đi chăng nữa, lại đang tâm nghe lời "đảng dạy" bỏ rơi và đoạn
tuyệt ân nghĩa vợ chồng - cha con. Đó là nỗi đau của thường dân do ĐCSVN
gây ra và nó cũng là nỗi nhục nhã ê chề của những
ai còn mơ tưởng đến "thiên đường XHCN". Một chính đảng như thế có nên "tự tưởng thưởng" danh hiệu "đảng ta là đạo đức là văn minh" (?) "Đảng Cộng Sản Việt Nam bách chiến bách thằng", "đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm", hay như Lê Duẩn nói [2]: "đảng ta, người lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam" bỗng trở nên thô bỉ hơn bao giờ hết!
ai còn mơ tưởng đến "thiên đường XHCN". Một chính đảng như thế có nên "tự tưởng thưởng" danh hiệu "đảng ta là đạo đức là văn minh" (?) "Đảng Cộng Sản Việt Nam bách chiến bách thằng", "đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm", hay như Lê Duẩn nói [2]: "đảng ta, người lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam" bỗng trở nên thô bỉ hơn bao giờ hết!
Trong bài trả lời phỏng vấn BBC, ông Vũ Minh Giang, người được biết
là giáo sư, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay [3]:
"...chưa thấy có cơ sở pháp lý nào để cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam, bên cạnh Đảng Cộng sản..."
"...chưa thấy có cơ sở pháp lý nào để cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam, bên cạnh Đảng Cộng sản..."
Thường dân chúng tôi muốn đặt câu hỏi:
- Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang hoạt động theo cơ sở pháp lý nào?
- Giấy phép hoạt động của ĐCSVN mang số hiệu gì? Ngày, tháng, năm
được cấp? Người có thẩm quyền nào ký? Cấp có thẩm quyền nào ban hành?
- Tất cả các bộ luật, nghị định, thông tư hiện hành có do bất kỳ ai mang danh "đảng viên ĐCSVN" ký phát hành không?
- Người dân sống và làm việc theo Luật hay theo điều lệ đảng?
- Bằng chứng nào cho thấy người dân Việt Nam chọn ĐCSVN lãnh đạo?
Nói cách khác, ĐCSVN hoạt động bất hợp pháp và tiếm quyền dân hàng
chục năm qua. Không chỉ Hiến pháp Việt Nam không cấm lập đảng, Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (CƯQTVCQDSCT), có hiệu lực từ
23/3/1976, sau đó Việt Nam tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện công
ước vào ngày 24/9/1982 cũng nói rõ về tự do tư tưởng, tư do ngôn luận.
Trong Công ước này điều 1 khoản 3 viết:
*"Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc gia có
trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác, phải
thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền
đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc".*
Điều 2 khoản 1 viết:
*"Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác".*
Do đó, cần xem lại hồ sơ cam kết tự nguyện gia nhập CƯQTVCQDSCT của Việt Nam do ai ký, vì Điều 48 CƯQTVCQDSCT viết:
*1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành viên
Liên Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của
Liên Hợp Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy chế Toà
án Công lý quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.
2. Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều này gia nhập.
4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia
đã ký hoặc gia nhập Công ước này về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện
phê chuẩn hay gia nhập.*
Hơn 30 năm qua, chẳng lẽ Việt Nam chưa nộp lưu chiểu cho Liên Hiệp Quốc? Trong khi đó, điều 49 viết:
*1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê
chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc.
2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau
ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì Công
ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện
phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.*
Do đó, không tài nào tin được 31 năm qua Việt Nam quên "nộp lưu chiểu vănkiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập".
Thời điểm ký vào Công ước này, người Việt Nam biết ông Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Quốc hội (4/1981 - 4/1987) và ông Trường Chinh là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (7/1981 - 6/1987). Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nghĩa là chức vụ Chủ tịch nước hiện nay do ông Trương Tấn Sang đảm nhiệm.
Nêu lại vấn đề lịch sử này nhằm chỉ rõ, Việt Nam tự nguyện cam kết
với quốc tế cũng do những người đứng đầu Quốc Hội hay đứng đầu Nhà nước,
không một ông (bà) nào, dù là Tổng bí thư được phép ký vào CƯQTVCQDSCT,
thậm chí có ký cũng chẳng quốc gia nào công nhận. Do đó, ĐCSVN cần phải
nhận rõ: đảng phái không phải là tuyệt đối, bao trùm toàn xã hội như họ
ngộ nhận đến mụ mị và mù quáng.
Năm 2014, Việt Nam phải trình bày về tình trạng nhân quyền trước Liên
Hiệp Quốc - điều hệ trọng mang thể diện quốc gia, nó cũng không có chỗ
cho ĐCSVN tham gia vào.
Đề nghị các luật sư, luật gia nghiên cứu, thảo luận CƯQTVCQDSCT và
trình bày trước công luận: trong trường hợp bất kỳ quốc gia nào (ví dụ
như Việt Nam) đã tự nguyện ký gia nhập mà không thực hiện, hay không
thực hiện đầy đủ, thậm chí vi phạm nghiêm trọng, thì biện pháp gì để
buộc quốc gia đó khắc phục hoặc thủ tục tiến hành kiện ra tòa án quốc tế
hay Ủy ban Nhân quyền LHQ ra sao.
Suy nghĩ và thao thức của ông Lê Hiếu Đằng về thành lập một chính
đảng không nằm ngoài CƯQTVCQDSCT mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia. Nó
cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Câu hỏi đọng lại cho đến hết bài viết này: Theo cam kết khi gia nhập
WTO, đến 31/12/2018 Việt Nam phải đoạn tuyệt với nền kinh tế phi thị
trường, trong trường hợp không đáp ứng cam kết này thì hậu quả gì xảy ra
và người Việt Nam phải làm gì để khắc phục hậu quả (nếu có)?
Rất mong các luật sư, luật gia và những ai am hiểu về luật lệ quốc tế
hãy vạch rõ tất cả và đề ra những biện pháp khả thi để cứu quê hương
trong cơn nguy khốn. Xin đừng để như tình trạng CƯQTVCQDSCT như một nỗi
hổ thẹn của thói trí trá, gian manh mà ĐCSVN đã gây ra để người Việt Nam
chúng ta gánh chịu hậu quả về nỗi nhục quốc thể trước toàn thế giới.Nguyễn Ngọc Già
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/an-illegal-cpv-08242013132306.html
_________________
http://xuandienhannom.blogspot.nl/2013/08/ha-huy-son-long-truoc-ngay-phien-toa.html[1]
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT13121137141[2]
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/08/130817_vuminhgiang_on_new_party.shtml[3]
http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11:cong-c-quc-t-v-cac-quyn-dan-s-chinh-tr-1966&catid=6:b-lut-nhan-quyn-quc-t&Itemid=20[4]
Ghi chú:
1/ Hiện nay một số quốc gia đã ký Công ước nhưng không thông qua
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (05 tháng 10, 1998).
- Comoros (25 tháng 11, 2008)
- Cuba (28 tháng 02, 2008)
- Nauru (12 tháng 11, 2001)
- São Tomé và Príncipe (31 tháng 10, 1995)
2/ Một số quốc gia khác không ký cũng không thông qua như: Malaysia, Myanmar, Ả Rập Saudi, Brunei v.v...
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_v%E1%BB%81_c%C3%A1c_Quy%E1%BB%81n_D%C3%A2n_s%E1%BB%B1_v%C3%A0_Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B
MẶC LÂM * GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch
Duy Lam tên thật Nguyễn Kim Tuấn ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, là
con ông Nguyễn Kim Hòa (mất năm 1963, Sàigòn) và bà Nguyễn thị Thế. Mẹ
ông là em gái của Nhất Linh, Hoàng Ðạo và là chị Thạch Lam; mất năm 1997
tại Hoa Kỳ. Duy Lam là thành viên trẻ tuổi nhất, gia nhập Tự Lực Văn
Ðoàn năm 1958. Lúc đó ông mới 19 tuổi.
Tác phẩm của ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà,
Nỗi Chết Không Rời, Em Phải Sống. Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái
Lưới, Lột Xác.
Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ
tài năng, ông vẽ rất sớm và mới đây có cuộc triển lãm tranh tại tiểu
bang Virginia, Hoa kỳ.
Chúng tôi may mắn gặp nhà văn, họa sĩ Duy Lam trong lần triển lãm này
và ông cho phép được hỏi đôi điều có liên quan đến Nhất Linh, cha đẻ
của Tự Lực Văn Đoàn cũng là người cậu ruột thân thiết của ông.
Binh bộ Thượng Thơ
Nói về cuốn hổi ký mà mẹ ông, bà Nguyễn Thị Thế, viết về gia đình Nguyễn Tường ông cho biết:
Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một dòng giõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long
Nhà văn, hoạ sĩ Duy Lam
" Ông Nhất Linh là bác tôi vì mẹ tôi là em
ruột của ông có viết cuốn Hồi ký của gia đình Nguyễn Tường-Nhất
Linh-Hoàng Đạo -Thạch Lam. Tôi đã tái bản đến ba lần. Mẹ tôi viết sau khi ông mấtvà đó
là điều đáng tiếc. Chắc ông rất thú vị vì em gái của mình mà ông rất
quý cũng đã viết hồi ký. Cuốn hồi ký được nhắc nhiều nhất trong văn học. Nhắc đi nhắc lại, trích trong văn chương Việt Nam.
Khi quyển hồi ký ra đời vào năm 1968 ở Sài Gòn thì nó đã
làm cho tất cả các sách giáo khoa phải thay đổi vì cái gọi là gốc gác
của họ Nguyễn Tường là ở Cẩm Phô, Quảng Nam. Trước đó không ai hề hay biết. Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một giòng dõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long. Chữ Tường là bởi vua
Gia Long đi đến chân núi Phước Tường, Hội An thì hỏi mọi người núi này
là núi gì, ông trả lời “Thưa Chúa đây là núi Phước Tường”. Vua
Gia Long nói với ông Nguyễn Tường Vân đi bên cạnh là hầu cận rất thân
“Phước là họ ta nhưng Tường thì ta ban cho nhà ngươi”. Từ đó trở đi thì
mới là họ Nguyễn Tường, trước thì chỉ Nguyễn không thôi.
Cụ Nguyễn Tường Vân có làm Đại sứ cho vua Gia Long
sang nước Trung hoa thời nhà Thanh. Ở nhà tôi có một bức hình chụp cụ
Nguyễn Tường Vân do nhà Thanh vẽ tôi có triển lãm trong các ngày lễ văn
hóa ở các trường trung học ở Đà Nẵng năm 1971. Bức hình đã lâu đời hết sức nhưng màu vẫn còn đẹp nguyên."
- Thưa nhà văn Duy Lam, chúng tôi rất muốn biết điều gì đã xảy ra sau
khi nhà văn Nguyễn Tường Tam vào Sài Gòn và thu nhận thêm một vài thành
viên nữa cho Tự Lực Văn Đoàn, mặc dù lúc ấy sức thu hút của Văn đòan
này không còn mạnh mẽ như trước nữa?
- Về chuyện ông bác tôi
thì tôi có giải thích một lần trong báo Người Việt tại sao ông Nhất Linh
lại làm cái gọi là Tự Lực Văn Đoàn mà thêm giễu đùa là “nối dài”. Vào
năm 1953 ông có làm “chúc thư văn nghệ” và đưa tôi và Nguyễn Thị Vinh và anh Tường Hùng ở Tự Lực Văn Đoàn lớp sau. Những người trong lớp văn học cũng có thể trả lời
tại sao ông lại làm Tự Lực Văn Đoàn lớp hai. Lớp hai chứ không phải là
thế hệ hai vì Vinh là người cùng thời với ông ấy và là đồng chí của ông nữa. Phía ở Hà Nội vào lúc hoạt động chính trị, ông Trương Bảo Sơn chồng bà là một đồng chí của ông Nhất Linh.
Điên? - Mưu kế chính trị!
- Còn câu hỏi về sự tự vẫn của Nhất Linh tuy đã được bàn rất nhiều
trên báo chí nhưng đâu đó vẫn còn những câu hỏi cho rằng Nhất Linh có
vấn đề tâm thần dẫn tới cái chết của ông ấy…
- Đến bây giờ mọi người vẫn không chịu tìm hiểu gốc gác các
câu chuyện tại sao, động cơ nào đã khiến ông Nhất Linh tự vẫn. Tôi làm
việc với ông Nhất Linh nhiều nhất, khi tôi bắt đầu viết truyện theo sự
huấn luyện và kèm của ông thì tập “Chồng con tôi” ra đời và do ông chọn. Ông sửa một truyện của tôi đến 4,5 lần nhưng tôi chịu được sự kỷ luật đó. Vì thế tôi mới được coi là người có lối văn Dostoyesky đầu tiên ở trong văn chương Việt Nam, như ông Nguyễn Văn Trung có nói đến chuyện đó.
Lúc viết truyện ngắn tôi còn đương đi học ở Chu Văn An, lớp đệ tứ mới 19 tuổi. Ông Nhất Linh vô Sài Gòn trước năm 1952. Ông ấy gởi cho tôi, bà Vinh và anh Hùng mỗi người một tờ giấy viết tay cho chúng tôi vào Tự Lực Văn Đoàn làm tôi hết sức ngạc nhiên vì tôi chỉ mới là cậu bé 19 tuổi.
Tiện đây tôi cho anh biết rằng lý do tại sao ông ấy lại làm ra vẻ
điên như vậy vì ông ấy nói với tôi
Trong cuốn sách của ông Tú Mỡ có nói đến đoạn đó. Đó chẳng qua là một mưu kế chính
trị mà một người như ông phải làm thôi. Đó là lần thứ nhất. Lần thứ
hai, lần này thì mẹ tôi có ghi trong cuốn hồi ký là năm 60, ông ở nhà
bà ngoại tôi là mẹ ông ở 58 Lý Thái Tổ (mà sau này tôi vô ở cùng) thì
cảnh sát đứng rình chung quanh nhà. Như mẹ tôi nói” anh Tam lấy giấy tờ
vất ra cửa sổ”, rồi nói năng lảm nhảm để giả vờ mình bị điên. Thế nhưng
cái đó không phải là lần đầu tiên. Ngày trước bác đã giả vờ điên rồi.
Cái đó có ghi trong sách nhưng không ai đọc sách cả. Trong
cuốn hồi ký của mẹ tôi đã in đến lần thứ ba. Mẹ tôi còn khôi hài “giá
bác vất tiền ra thì mẹ đến mẹ nhặt”. Hai lần giả vờ điên thế nhưng người
ta cứ bảo ông Nhất Linh tự tử chống Ngô Đình Diệm là vì ông điên. Tôi
sợ họ không đọc sách cho kỹ nên họ mới là người điên.
Đứt đôi - Gây dựng lại
- Quay trở lại Tự Lực Văn Đoàn, ông có thề cho biết thêm tâm sự của Nhất Linh về đứa con tinh thần này như thế nào…ông ấy có tha thiết với nó hay chỉ là một phuơng tiện để hoạt động cách mạng? Nhất là sau khi những cây bút chính rớt lại miền Bắc?Lúc nào cũng tiến tới, lúc nào cũng làm một cái gì mới. Đời không khuất phục được. Chính trị độc tài không khuất phục được. Cộng sản không khuất phục đươc. Thế mới là ông Nhất Linh.
Duy Lam nói về người bác của ông- Cuộc chiến tranh ý thức hệ đã làm đứt đôi Tự Lực Văn Đoàn. Ông Nhất Linh than thở với tôi: “Bây giờ bác vào đây có mỗi mình bác. Xuân Diệu, Tú Mỡ, Thế Lữ... ở ngoài đó đi theo cộng sản”. Mới đây anh Nguyễn Hưng Quốc mới đây diễn thuyết ở Người Việt cũng còn nhắc những người đều đi theo cộng sản hết. Ông Tú Mỡ được giải thưởng của Hồ Chí Minh về thơ trào phúng chống Pháp. Ông Thế Lữ là chủ tịch hội kịch nói. Ông Xuân Diệu là công thần của chế độ. Ba người đó là cộng sản bị đảng áp lực đã nhiều lần tố ông Nhất Linh là phản động và phủ nhận Tự Lực Văn Đoàn. Họ phải làm vậy thôi nếu không thì họ không thể nào sống nỗi với công sản.
Như thế theo nguyên tắc họ không còn
trong Tự Lực Văn Đoàn vì họ tự ý đả kích ông giám đốc của đoàn và tự ý
rút ra. Những người Quốc gia ở Việt nam thời đó và những người Việt nam ở
hải ngoại bây giờ tự hỏi mình có thể chấp nhận Tự Lực Văn Đoàn có 3
người cộng sản không? Chỉ còn có mỗi ông Nhất Linh, ông Hoàng Đạo mất ở hải ngoại, ông Thạch Lam mất sớm. Ông Khái Hưng thì bị cộng sản giết ở Cửa Gà cùng với anh của ông Nhất Linh là ông Nguyễn Tường Cẩm, chuyện đó là lịch sử rồi. Thế thì mình có chấp nhận Tự Lực Văn Đoàn có ba người cộng sản không?
Ông Nhất Linh nhiều lần nói chuyện với tôi ở nhà Hàng Bè. Vào Sài Gòn thì ông gởi cho chúng tôi “chúc thư văn nghệ” năm 1952. Ông hay than thở với tôi là “Cái
công lớn nhất của đời bác là làm Tự Lực Văn Đoàn nhưng bây giờ vì chính
trị, anh em tan nát ra cả. Không biết họ có vào được miền Nam không”. Dĩ nhiên ông ấy có nhiều lần khóc, khó lòng mà không khóc được. Những ngày tết nhất nhớ lại Tự Lực Văn Đoàn ngày xưa của ông, nhớ lại những người đã chết, ông Tường Cẩm bị cộng sản bắt đi trước mặt tôi và bị giết chết. Vì những nỗi buồn đó mà ông ấy có nói với tôi “vì thế mà bác mới làm Tự Lực Văn Đoàn để đưa những tay bút mới” như một bài thơ có nói “Tự Lực Văn Đoàn rồi phải trồi lên”. Phải phục hưng tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn nếu không chúng ta sẽ bị những người cộng sản chiếm đa số.
Vinh quang và bi kịch
- Số phận của gia đình Nguyễn Tường hầu như gắn liền với một giai
đoạn lịch sử …Là thành viên trong gia đình này nhà văn có cảm tưởng ra
sao khi có nguời so sánh với gia đình Kennedy của Mỹ, cũng vinh quang
nhưng đầy bi kịch…
- Gia đình tôi cũng giống như gia đình Kennedy
ở bên Mỹ này, những thành viên trong gia đình đều làm chuyện công ích
và chính trị. Họ Nguyễn Tường ở trong nước Việt Nam nhỏ bé cũng liên hệ
đến chính trị cùng với các đồng chí. Ông Tường Cẩm thì bị
cộng sản giết, ông Nhất Linh sau chết cũng vì chính trị. Ông Hoàng Đạo
bị lưu vong mà phải chết sớm, cũng là vì chính trị. Cho nên có thể nói cái ảnh hưởng sâu rộng đến gia đình Nguyễn Tường và ảnh hưởng luôn đến Tự Lực Văn Đoàn. Làm đứt đôi Tự Lục Văn Đoàn luôn. Ông
Nhất Linh ở vị trí của ông-người sáng lập ra đoàn, phải cố gắng phục
hồi tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn bằng đủ mọi cách. Đó là tinh thần của
ông Nhất Linh, lúc nào cũng tiến tới, lúc nào cũng làm một cái gì mới.
Đời không khuất phục được. Chính trị độc tài không khuất phục được. Cộng
sản không khuất phục đươc. Thế mới là ông Nhất Linh chứ mà lùi và xóa
bỏ đi Tự Lực Văn Đoàn thì chuyện đó là chuyện tư nhiên, không ai nói gì
được. Tinh thần ông ấy là như vậy, tôi biết bác tôi. Ông ấy bảo tôi “
cháu phải cố gắng”.
- Xin cám ơn nhà văn, họa sĩ Duy Lam.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-the-youngest-member-of-tu-luc-van-doan-08242013103530.html
Friday, August 23, 2013
XÃ HỘI & CON NGƯỜI VIỆT NAM
Thế hệ trẻ Việt Nam dưới cái nhìn một học giả Mỹ
TS Jonathan Daniel London, hiện giảng dạy tại Đại học Thành thị
Hongkong, là người từng làm việc và nghiên cứu tại Hà Nội trong nhiều
chục năm và ông có cái nhìn rất khách quan về các khía cạnh kinh tế, xã
hội chính trị của Việt Nam.
Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông nhằm ghi nhận ý kiến một chuyên gia
về hoạt động của giới trẻ trong bối cảnh hết sức phức tạp hiện nay.
Mặc Lâm: Là người hiểu biết sâu sắc về tình hình chính trị,
văn hóa và xã hội Việt Nam, ông nhận xét thế nào về giới trẻ Việt Nam
hôm nay?
TS Jonathan: Vâng tôi thấy rằng hiện nay là con
đường bất thường ở Việt Nam vì sau một thời gian khá lâu những nỗ lực để
Việt Nam có một quá trình khai thác những cơ chế chính trị xã hội sâu
sát do đảng đề ra. Trứơc đây giới trẻ Việt Nam không xác định được những
cơ hội chính trị. Bây giờ rất khác so với thời điểm trước, giới trẻ
Việt Nam đã thấy tình hình chính trị của Việt Nam đang thay đổi, họ
không còn sợ như trước mà nói thẳng đến những vấn đề thiết yếu, đối mặt
với nó.
Bây giờ rất khác so với thời điểm trước, giới trẻ Việt Nam đã thấy tình hình chính trị của Việt Nam đang thay đổi, họ không còn sợ như trước mà nói thẳng đến những vấn đề thiết yếu, đối mặt với nó.
- TS Jonathan
Mặc Lâm: Sự đàn áp tiếng nói kể cả những suy nghĩ của họ từ
phía chính quyền phải chăng làm cho đa số người trẻ sợ hãi dẫn tới tình
trạng tập trung từng nhóm nhỏ, manh múm và rất rời rạc như hiện nay?
TS Jonathan: Tôi cũng phải khẳng định rằng bộ
máy đàn áp của Việt Nam vẫn còn các hành động nguy hiểm hơn. Vấn đề đặt
ra là phản ứng của lớp trẻ Việt Nam là như thế nào? Các bạn trẻ Việt Nam
vẫn phải rất cẩn thận vì nhà nước đang có bộ máy rất mạnh. Tuy nhiên so
với trước kia thì họ tự tin một cách rõ nét hơn. Bây giờ còn quá sớm để
đánh giá chính quyền Việt Nam, đặc biệt là phái bảo thủ nhằm phá hoại
những nỗ lực của giới trẻ Việt Nam.
Liệu giới trẻ Việt Nam làm có hiệu quả hay không thì tôi nghĩ là quá
sớm. Đồng thời tôi cũng nghĩ là lần này giới trẻ Việt Nam không còn ngại
như trước kia mà họ sẽ phấn đấu. Hãy xem trong thời điểm hệ trọng của
đất nước Việt Nam họ có thể thực hiện được một bứt phá làm cho sự phát
triển của Việt Nam cải thiện một cách tốt hơn hay không.
Mâu thuẫn
Mặc Lâm: Công an đang áp dụng kế hoạch dùng côn đồ để tấn
công người dân đối với bất cứ nhóm chống đối nào không riêng gì blogger
hay thanh niên trẻ, theo TS thì đại sứ các nước, nhất là Hoa Kỳ có biết
hành động này hay không? Nếu biết tại sao họ vẫn im lặng? Hay họ cần
bằng chứng rõ ràng và đáng tin hơn nữa?
TS Jonathan: Vâng, hiện nay đường lối của Việt
Nam thì Mỹ chưa rõ lắm. Một điều thú vị là những hành động của chính
quyền hiện nay ở Việt Nam một tháng sau cuộc gặp của Trương Tấn Sang và
Barack Obama tại Nhà Trắng khiến tôi hơi bất ngờ một chút về những hành
vi của Việt Nam lần này. Thế nhưng tôi cũng nghĩ quan hệ giữa hai nhà
nước Việt Nam và Mỹ trong một thời điểm hết sức nhạy cảm và phức tạp.
Rõ ràng cách đây mấy tuần đã có một số tiến bộ trong mối quan hệ của
hai nước nhưng tình hình chính trị trong nội bộ của chính quyền Việt Nam
thì lại quá phức tạp, không thống nhất. Do vậy chính sách của Việt Nam
có những xu hướng không đồng đều. Ở bên này thì họ cố gắng cải thiện
nhân quyền chẳng hạn, nhưng ở bên kia thì họ làm khác như đàn áp, đánh
đập, đe dọa....Đặc trưng rất rõ đó là cách cai trị ở Việt Nam không
thống nhất. Thế nhưng chưa có phản ứng rõ rệt của phía Mỹ có thể chính
vì phía Việt Nam còn quá phức tạp.
Tôi hy vọng những ngày tới chính quyền Mỹ sẽ thể hiện sự cân đối đối
với những vụ trấn áp đã xảy ra và đặc biệt là những gì đang xảy ra ở Hà
Nội hiện nay đối với giới trẻ. Tôi nghĩ là họ biết nhưng chưa phản ứng.
Có thể là họ chưa rõ lý do. Tóm lại là chỉ còn trong một vài ngày, vào
tuần tới bên Mỹ sẽ có phản ứng rõ đối với những gì đã và đang xảy ra ở
Việt Nam hiện nay.
Rõ ràng cách đây mấy tuần đã có một số tiến bộ trong mối quan hệ của hai nước nhưng tình hình chính trị trong nội bộ của chính quyền Việt Nam thì lại quá phức tạp, không thống nhất.- TS Jonathan
Quan trọng nhất là hai bên Mỹ Việt có thể nói chuyện một cách rõ ràng
để xem có phù hợp với mối quan hệ sâu hơn hay không; Nếu không thì Việt
Nam sẽ vuột mất một cơ hội để tiến bộ hơn trong mối quan hệ song phương
với Mỹ. Hạ viện và giới chính trị của Mỹ chẳng có ai muốn có quan hệ
với Việt Nam với những hành vi như vậy vì nó không phù hợp với một nước
văn minh đâu.
Mặc Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam xem chừng không còn biết Phan
Chu Trinh là ai vì đã sống quá lâu trong chiếc lồng sắt chủ nghĩa xã
hội. Theo ông muốn vực lại ý thức trách nhiệm của họ thì cần phải làm
gì?
TS Jonathan: Một xu hướng rất tốt ở Việt Nam
hiện nay nói chung là tuổi trẻ dễ tiếp cận với những thông tin nhờ vào
internet cộng thêm một mặt khác trực tiếp từ những tờ báo của Việt Nam.
Thông tin trên mạng của các cơ quan nhà nước Việt nam với những vấn đề
cơ bản nhưng họ cũng thấy được sự khác biệt với những điều họ phải học
trong quá trình lớn lên ở Việt Nam. Tốt nhất là giới trẻ ở Việt Nam nên
tiếp tục tìm hiểu thông tin đa dạng của các khía cạnh các nước trên thế
giới chứ không phụ thuộc vào thông tin một chiều của nhà nước Việt Nam.
Nói như vậy không có ý là phá hoại nhà nước Việt Nam hay nhà nước
Việt Nam là hoàn toàn xấu, không phải như thế đâu. Tôi muốn nói là Việt
Nam muốn có một tương lai tốt đẹp hơn hiện nay thì giới trẻ phải có một ý
thức mới, không phải là biết suy nghĩ như thế nào, suy nghĩ về cái gì
mà là phải biết cách suy nghĩ, biết cách tìm hiểu và tiếp sức thêm những
thông tin từ các nước khác. Tôi nghĩ nếu được thì thuê chuyên gia vì
dân Việt Nam rất nhiệt tình và rất sáng tạo. Họ có thêm thông tin và ý
thức của họ sẽ phát triển mạnh nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/young-gener-under-opi-amer-prof-ml-08232013114700.html
Những nghịch lý của nhà cầm quyền
Ngay sau khi 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên
Kha được tòa phúc thẩm cho giảm phân nửa án sơ thẩm, thì những người có
tâm huyết với quê hương, dân tộc như doanh nhân Lê Quốc Quyết, LS Nguyễn
Bắc Truyển, chị Bùi Minh Hằng, chị Trần Thị Nga, nhà báo Trương Minh
Đức…bị côn đồ, công an hành hung, giữa lúc công an cấm người dân, phóng
viên quay phim, chụp ảnh. Những nghịch lý đó nói lên điều gì ?
Doanh nhân Lê Quốc Quyết, em của LS Lê Quốc Quân đang tù tội, cho biết:
Dạ, thứ nhất là mình không lường được cách hành xử của chế độ độc
tài. Tức là nó phi logic lắm. Mình rất khó nói về các diễn biến, bởi vì
nó đã có vấn đề rồi, thì nó luôn luôn xảy ra những vấn đề mà mình không
lường được. Cho nên, chuyện Nguyễn Phương Uyên được thả thì hết sức vui
mừng.
Ban đầu, tôi cảm nhận đây là một tín hiệu tốt cho cái chung, là tiền
lệ rất tốt. Tức là lần đầu tiên, một cô bé yêu nước một cách trong sáng,
quyết tâm bảo vệ chính kiến của mình cho đến cùng nhưng lại được án
treo và được thả ngay tại tòa, thì đây là một tín hiệu rất vui mừng.
Cộng với việc xung quanh phiên tòa, lúc đầu người ta bố ráp, bắt bớ,
nhưng sau đó họ để cho đi diễu hành như thời cụ Phan bội Châu đòi trả tự
do cho người yêu nước. Những người ủng hộ Uyên-Kha diễu hành khắp chợ
Tân An như thế thì thấy tưởng như dân chủ bắt đầu lan tỏa khắp nước VN
rồi.
Những viên công an mật vụ họ cố tình làm sai trong khi nhà nước này cho nó có quyền lực dường như vô biên vì cái gọi là “an ninh quốc gia”, có khả năng xuyên phá các ngành nghề khác.- Anh Lê Quốc Quyết
Tuy nhiên, qua chuỗi dài sự đàn áp cùng cách hành xử của giới cầm
quyền và công an cho tới giờ cộng với việc những người có được dư luận
quốc tế tốt như anh Điếu Cày, anh Lê Quốc Quân cũng chưa có tín hiệu gì
tốt lành trong khi người thân bị đàn áp, rồi bao nhiêu bạn bè thân hữu
khác tiếp tục bị đàn áp, thì tôi thấy, có thể, trong bộ máy cai trị có
vấn đề: Người làm thì ít mà người phá thì nhiều.
Một mặt, những người chủ trương thân phương Tây có những động thái
nhằm xoa dịu hình ảnh VN trên trường quốc tế bằng việc xử những án nhẹ
đối với người yêu nước, thì ngược lại, những phe khác cố phá mối quan hệ
đó bằng cách cho đánh phá, bắt bớ, gây gổ với nhiều người, ảnh hưởng
đến hình ảnh của VN.
Thanh Quang: Như vậy thì người dân, nhất là những người có tâm huyết với đất nước, vận nước, quê hương, dân tộc phản ứng như thế nào?
Anh Lê Quốc Quyết: Có lẽ giới cầm quyền đã chọn cái cách là
đẩy người dân đến bước đường cùng. Cá nhân chúng tôi là người rất ôn
hòa. Đặc biệt khi đối mặt với nhân viên công lực thì tôi hết sức ôn hòa.
Nhưng cảnh hành hung của công an, cái hung dữ của họ, họ thật sự là thú
tính. Thực ra, những người chưa trải nghiệm này luôn luôn đặt câu hỏi,
như sáng nay, những luật sư gọi điện cho tôi hỏi rằng liệu mình có làm
cái gì nó không ? Có cái gì đó không mà nó tấn công như thế ? Nhưng đó
là những người chưa thực sự trải nghiệm những hành động dã man của cơ
quan công lực hoặc những viên mật vụ của VN.
Cá nhân chúng tôi gặp phải những hành động ấy diễn ra hàng ngày, và
mình cố giữ hết sức ôn hòa, luôn luôn kêu gọi công an sắc phục can
thiệp. Bởi vì những người đánh đập tôi thì tôi nhớ mặt, nhớ biển số xe,
và tôi xác định rõ ràng đó là những người theo dõi tôi. Nhưng công an
lại đứng thờ ơ. Cho nên, nỗi bức xúc sẽ đẩy người dân đến bước đường
cùng, buộc họ phải đối đấu trực diện vì không còn cách nào khác.
Riêng cá nhân tôi, tuy thường xuyên bị tấn công, nhưng tôi thấy rất
bình an, kể cả việc tôi có chết trước trụ sở công an TP Bà Rịa thì tôi
thấy bình an thôi, vì mình thuộc lẽ phải nên không có gì e ngại cả. Và
tôi hy vọng nhiều người dân sẽ cảm nhận được việc này. Và càng ngày họ
càng dám dấn thân hơn.
Lá bùa "an ninh quốc gia"
Thanh Quang: Trước khi trở lại điểm mà anh vừa nói, tức là
sự tàn ác của công an hiện nay, thì hành động của công an khiến những
người có tâm huyết với đất nước, cũng là nạn nhân của công an, phải phản
ứng, chẳng hạn như ghi hình, quay phim về hành động sai trái, tàn ác
của công an. Nhưng mới đây, cảnh sát giao thông lại cấm người dân, phóng
viên quay phim, chụp ảnh – điều mà LS Trương Anh Tú thuộc Đòan LS TP Hà
Nội cho là “trái luật”. Anh nhận xét như thế nào về văn bản của công an
cấm người dân quay phim, chụp hình như vậy ?
Anh Lê Quốc Quyết: Tôi nghĩ nếu mình đứng ở góc độ của kẻ cầm
quyền, đặc biệt những kẻ cầm quyền độc tài họăc những nhóm quyền lợi,
thì những văn bản đó, đương nhiên nó sẽ ra, mà thậm chí còn ra những văn
bản hà khắc hơn nữa. Bởi vì xu hướng độc tài, xu hướng họ bảo vệ quyền
lợi cho chính họ - tức xu hướng họ sử dụng pháp luật như công cụ để bảo
vệ họ, bảo vệ nhóm quyền lợi và chế đố độc tài. Cho nên việc họ ra văn
bản ấy thì tôi không ngạc nhiên.
Nhưng tôi chỉ ngạc nhiên về chuyện họ muốn quan hệ hợp tác với nước
phương Tây, hợp tác một cách tòan diện, mà họ lại tiếp tục hành vi ngăn
cấm dư luận cũng như ra những quyết định, nghị định kỳ quặc như thế thì
thấy trái ngược với chủ trương như họ tuyên bố. Tức hành động của họ
trái ngược với tuyên bố của họ.
Thanh Quang: Trở lại hành động công an, thưa anh Lê Quốc
Quyết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lần đã nói về xã hội đen và công an
rằng họ tuy hai mà là một. Và trong tình hình người dân tiếp tục là nạn
nhân ngày càng đáng ngại của công an, thì nhạc sĩ Tô Hải có báo động
rằng người dân vào đồn công an còn là người sống nhưng khi ra khỏi đồn
công an trở thành người chết. Anh nhận xét vấn đề này, nói chung, như
thế nào ?
Anh Lê Quốc Quyết: Thứ nhất, về nhận xét của Thiền Sư Thích
Nhất Hạnh, tôi nghĩ, cho đến bây giờ, đầu tiên là ngành ngọai tuyến, tức
những viên công an mật vụ, họ cố tình làm sai trong khi nhà nước này
cho nó có quyền lực dường như vô biên vì cái gọi là “an ninh quốc gia”,
có khả năng xuyên phá các ngành nghề khác.
Qua chuỗi dài sự đàn áp cùng cách hành xử của giới cầm quyền và công an cho tới giờ thì tôi thấy, có thể, trong bộ máy cai trị có vấn đề: Người làm thì ít mà người phá thì nhiều.
- Anh Lê Quốc Quyết
Họ lợi dụng cái cớ “an ninh quốc gia”. Những nhân viên công lực ấy có
cái thẻ mà tôi thấy mỗi lần họ bám theo chúng tôi, chẳng hạn như tôi
đang đi bằng xe hơi, nó đi xe Honda, khi xuống tầng hầm cấm xe Honda, họ
đưa thẻ thì đi qua hết. Họ bám theo chúng tôi xuyên suốt dù có tới tận
rừng cao su ở Tây Ninh đi chăng nữa, thì họ vẫn đưa cái thẻ đấy, và tất
cả ban ngành đều phải theo lời nó. Họ chỉ dẫn thế nào thì phải làm theo
thế đấy. Cho nên nhà cầm quyền cho họ một quyền lực quá sức, dẫn đến
việc lạm quyền. Họ lạm quyền lại lôi các ngành nghề khác vào nữa.
Trường hợp như thế, như Thiền Sư Nhất Hạnh đã nói, thì rõ ràng là
công an và côn đồ là một. Đặc biệt là lực lượng ngoại tuyến, là lực
lượng đã từng đánh đập chúng tôi cũng như những người bạn của chúng tôi.
Thì chính họ là côn đồ chứ không phải họ sử dụng côn đồ nữa. Và tôi nhớ
mặt họ. Hành vi của họ là côn đồ.
Còn việc bác Tô Hải nói người dân vào đồn công an là người sống mà ra
đồn công an là người chết thì thực ra có nhiều trường hợp. Đó là vào
đồn công an còn sống, ra đồn công an là chết: chết về mặt thể xác cũng
như tâm hồn. Có những người ra khỏi đồn công an, thể xác còn sống nhưng
tâm hồn họ bị hỏang lọan hoặc bị tha hóa. Kể cả trong trại giam cũng
thế, vào thời điểm này. Nhưng tôi nghĩ nếu trại giam của thời Chí Phèo
tha hóa con người thế nào thì xã hội ở thời buổi này, trại giam thời
buổi này cũng tha hóa những người tù thường phạm còn thậm tệ gấp 10 lần
so với thời Chí Phèo của Nam Cao nữa.
Như vậy rõ ràng là họ chết cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng đối với cá
nhân chúng tôi hoặc những anh em đấu tranh có lý tưởng, thì thực ra, tâm
hồn chúng tôi vẫn bình an, và chúng tôi vẫn sống mãnh liệt - càng mãnh
liệt hơn.
Thanh Quang: Xin cám ơn anh Lê Quốc Quyết.
Hậu quả của “Tư duy ngược”
Ông Lê Phú Khải, tuy là một phóng viên kỳ cựu của Đài truyền hình Trung Ương nhưng không bao giờ gia nhập Đảng Cộng sản mặc dù cả gia đình ông hầu hết là Đảng viên thâm niên. Lý do nào dẫn đến việc từ chối gia nhập Đảng của ông Lê Phú Khải được Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua bài phỏng vấn sau đây:
Mặc Lâm: Như chúng tôi được biết ông là một phóng viên kỳ cựu của Đài Truyền hình Trung ương Việt Nam và xuất thân từ một gia đình hầu hết là Đảng viên Đảng Cộng sản nhưng chỉ có ông là không gia nhập Đảng. Xin được hỏi ông lý do nào ông chọn thái độ đứng ngoài Đảng thưa ông?
Ô. Lê Phú Khải: Là vì tôi đọc sách triết học rất nhiều, tôi thấy một xã hội có đối thoại thì mới tiến bộ được. Nếu độc thoại thì không thể nào khá được. Chính vì vậy nhận thấy mình không hợp với một xã hội độc thoại, một Đảng độc thoại như thế.
Đường lối của Đảng phải do đảng viên góp ý thì nó mới thành đường lối. Đàng này đảng viên phải nghe ý kiến nghị quyết của trên xuống và phải chấp hành thì quá phi lý. Đó là tư duy ngược!Đường lối của Đảng phải do đảng viên góp ý thì nó mới thành đường lối. Đàng này đảng viên phải nghe ý kiến nghị quyết của trên xuống và phải chấp hành thì quá phi lý. Đó là tư duy ngược! Ví dụ như báo Nhân dân nói “đưa nghị quyết đảng vào cuộc sống” như vậy là nghị quyết đảng từ trên trời rơi xuống à? Phải nói là đưa cuộc sống vào nghị quyết đảng mới đúng, để từ đó mới trở thành nghị quyết của Đảng. Đó chính là “Nhận thức luận” của Lenin đấy. “Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tuợng”.
- Ô. Lê Phú Khải
Tôi có anh bạn ở Cà Mau ra Bắc tập kết sau này anh ấy làm chức cũng lớn. Một lần anh ấy về quê anh ấy bảo: “má ơi nhà mình xa quá”. Bà má nổi đóa bả chửi: “chỉ có mày đi xa chứ nhà mình đâu có xa!” như vậy là tư duy ngược rồi còn gì nữa?
Mặc Lâm: Thưa ông, tuy nhiên có một nghịch lý là từ đó đến nay đã gần 70 năm, số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tăng không ngừng, cho đến nay đã có hơn ba triệu Đảng viên so với ngày đầu là 5.000 người. Câu hỏi đặt ra là tại sao số luợng cứ tăng mặc dù sai lầm vẫn rõ ràng như vậy?
Ô. Lê Phú Khải: Chính vì nó tăng như thế cho nên nó mới sai lầm! Bởi vì người ta cần chất lượng chứ không ai cần số lượng. Anh càng tăng bao nhiêu thì chứng tỏ cái chất lượng của anh bấy nhiêu. Số lượng không nói lên điều gì cả khi ngày xưa chỉ có 5.000 đảng viên nguời ta vẫn làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám. Bây giờ kết nạp cả học sinh, sinh viên vào Đảng nữa. Đảng lãnh đạo tuyệt đối thế thì học sinh lãnh đạo thầy à? Nó phi lý ở chỗ đó.
Như trong bài viết của anh Lê Hiếu Đằng tôi thấy anh ấy viết rất đúng. Trong trường phổ thông cũng kết nạp học sinh vào đảng, thế thì cái thằng học sinh trong lớp nó còn coi thầy ra cái gì nữa? Vì nó là Đảng cơ mà! còn thầy là nguời ngoài đảng thì làm sao thầy dạy được? như thế có phải là tư duy ngược hay không?
Tôi không phải là đảng viên cũng không phải là nguời cách mạng nhưng tôi là nguời tư duy, và tôi thấy như thế là tư duy ngược cho nên dứt khoát tôi không vào Đảng. Tôi không thể chấp nhận cái tư duy ngược như vậy.
Mặc Lâm: Chúng tôi được biết ông là một phóng viên kỳ cựu của đài Truyền hình Trung Ương và từng có dịp gặp gỡ các nhân vật cao cấp trong chính phủ trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông từng nói Thủ tướng Đồng là người có thái độ “kiêu ngạo cộng sản”. Theo ông thì đây là bản tính cá nhân hay nảy sinh từ hệ thống Đảng Cộng sản khiến cho Đảng viên thâm nhiễm cá tính này?
Ô. Lê Phú Khải: Không phải riêng ông Đồng đâu, rất nhiều người có chức có quyền như vậy. Do họ không đối thoại mà chỉ độc thoại nên họ rất chủ quan. Họ chỉ cho ý kiến của mình là đúng mà thôi.
Tôi nhớ ngày xưa khi ông nội tôi làm thư ký cho Toàn quyền Đông Duơng thì ông nội tôi kể khi đi đâu thì Toàn quyền cũng mang theo kỹ sư hay các nhà chuyên môn để nghiên cứu việc trồng cây gì nuôi con gì… Toàn quyền Đông Dương không có “quyết”. Chính anh kỹ sư phải xem phải suy nghĩ để “quyết” sau đó có biên bản đàng hoàng. Anh quyết, anh tham mưu sau này có chuyện gì tôi lôi cổ anh ra, như thế mới là khoa học.
Đây là cơ may cho ĐCS vì bây giờ có những người ôn hòa, nhiệt huyết, tâm huyết trong những vấn đề của đất nước, góp ý với Đảng để cùng với Đảng đối lập về tư duy để có đường lối đúng xây dựng đất nước.Còn bây giờ, một ông lớn xuống. Cây gì ổng thích thì bảo trồng cây đó và không ai được cãi cả. Nay trồng cây này, mai trồng cây kia mà không thăm hỏi gì cả thì chết dân!
- Ô. Lê Phú Khải
Không thể nào tư duy xuôi chiều được mà phải tư duy nhiều chiều và có đối thoại thì mới tìm ra chân lý. Điều đó là quá rõ ràng, là ABC về triết học.
Tôi là một công dân, tôi sống trong chế độ Đảng cầm quyền thì tôi phải chấp nhận vì trước hết tôi phải sống đã. Tuy nhiên tôi không vào Đảng vì lý do đó.
Mặc Lâm: Trước tình cảnh mà ông gọi là tư duy ngược ấy thì đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng như ông đã biết là thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam phải chăng là cơ hội để Đảng Cộng sản có dịp tự thay đổi tư duy của mình qua phản biện của Đảng kia hay không?
Ô. Lê Phú Khải: Tôi thấy là quá đúng rồi chứ gì nữa? Đây là cơ may cho Đảng Cộng sản vì bây giờ có những người ôn hòa, nhiệt huyết, tâm huyết… rất nhiệt huyết trong những vấn đề của đất nước thì người ta góp ý với Đảng để cùng với Đảng đối lập về tư duy để có đường lối đúng xây dựng đất nước. Đây là cơ may của Đảng Cộng sản.
Những người này đều có “lý lịch” cùng chung với Đảng Cộng sản và đó là những người yêu nước chân thành. Họ chủ truơng ôn hòa từ trước tới giờ và rất đứng đắn.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin được cảm ơn ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/conseq-fr-wrong-direct-think-ml-08222013121943.html
Wednesday, August 21, 2013
NGUYỄN THIÊN-THỤ * PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN
I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
Trung Hoa Dân Quốc (chữ Hán chính thể: 中華民國; chữ Hán giản thể: 中华民国; bính âm Hán ngữ: Zhōnghuá Mínguó; bính âm thông dụng: Jhonghuá Mínguó; Wade-Giles: Chung-hua Min-kuo) là một quốc gia thuộc Đông Á. Lãnh thổ của nó đã từng bao trùm toàn cõi Trung Quốc, sau lệnh ngưng bắn tạm thời trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, vào năm 1949 phe cộng sản đã nắm quyền kiểm soát Trung Hoa đại lục, hiện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) chỉ quản lý các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ. Kể từ cuối thập niên 1990, Trung Hoa Dân Quốc thường được gọi là "Đài Loan" (台灣), và kể từ cuối thập niên 1970 tên "Trung Quốc" đã được sử dụng nhiều hơn để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục Trung Quốc. Vì những lý do chính trị, Trung Hoa Dân Quốc đôi khi còn được các tổ chức quốc tế gọi là "Trung Hoa Đài Bắc" (中華台北).
Trung Hoa Dân Quốc được thành lập vào năm 1912, thay thế nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc, và kết thúc trên 2000 năm chế độ phong kiến. Do đó nó là nền cộng hòa tồn tại lâu đời nhất tại Đông Á. Trong lúc chế độ này cầm quyền tại Trung Hoa đại lục, Trung Quốc đã bị nhiều thế lực tranh giành quyền lực, bị Nhật Bản xâm chiếm, và cuối cùng lao vào một cuộc nội chiến. Cuộc nội chiến này tạm kết thúc năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát gần toàn bộ Trung Hoa đại lục trong khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc kiểm soát đảo Đài Loan và một số đảo khác. Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thành lập một quốc gia mới, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh
năm 1949. Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan tiếp tục cho rằng nó là chính
phủ chính thống của toàn bộ Trung Quốc. Việc này đã được hầu hết các
nước trên thế giới công nhận cho đến cuối thập niên 1970. Đài Bắc được chọn làm thủ đô lâm thời.
Ven. Wei Chueh (Duy Giác)
Ven. Wei Chueh (Duy Giác)
Sau 1949, các tăng ni chạy qua Đài Loan, lập thành Giáo hội Phật giáo Trung Quốc,:中國佛教會).
Đạo Phật chiếm đa số dân số Đài Loan. Dân Đài Loan theo tôn giáo truyền thống là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Dân số Đài Loan có 23 triệu thì Phật giáo có 7-8 triệu. Họ thờ Quan Âm và Di Lặc. Ở Đài Loan có 4 đại sư:
-Nam ( Đại Thụ (Cao Hùng): Đại sư Tinh Vân ở Phật Quang sơn.
-Tây -Nam Đầu (南投). : Đại sư Duy Giác (Wei Chueh - 惟覺-(1928- ) ở Trung Đài sơn.
-Bắc (Kim Sơn) Đài Loan: Đại sư Thánh Nghiêm ( Master Sheng-yen 聖嚴, tên thật là Trương Bảo Khang Zhang Baokang, 張保康 ( December 4, 1930 – February 3, 2009) tu ở Pháp Cổ sơn (Dharma Drum Mountain 法鼓山).
Trong thời kỳ Nhật bản đô hộ ( 1895-1945) , Nhật đã đưa Thiền Tông Nhật bản vào Đài Loan
như Hoas Nghiêm tông. Thiên Thai tông, Chân Ngôn tông, Tịnh Độ tông, Lâm Tế phái, Tào động phái,Đạo Phật chiếm đa số dân số Đài Loan. Dân Đài Loan theo tôn giáo truyền thống là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Dân số Đài Loan có 23 triệu thì Phật giáo có 7-8 triệu. Họ thờ Quan Âm và Di Lặc. Ở Đài Loan có 4 đại sư:
-Nam ( Đại Thụ (Cao Hùng): Đại sư Tinh Vân ở Phật Quang sơn.
-Tây -Nam Đầu (南投). : Đại sư Duy Giác (Wei Chueh - 惟覺-(1928- ) ở Trung Đài sơn.
-Bắc (Kim Sơn) Đài Loan: Đại sư Thánh Nghiêm ( Master Sheng-yen 聖嚴, tên thật là Trương Bảo Khang Zhang Baokang, 張保康 (
Chứng Nghiêm pháp sư
Nhật Liên phái.
Tinh Vân Đại sư: 星雲大師 là người có một mạng lưới tư nhân gồm cả đài truyền thanh từ thập niên 1950, tổ chức Phật Quang sơn tự từ 1967.
Một khuôn mặt nổi bật khác là tỳ khưu ni Chứng Nghiêm Pháp sư (Cheng Yen, 證嚴法師 -1937). Năm 1966, bà lập ra Tổ chức Từ Thiện Từ Tế 慈濟 (the Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation). Từ Tế có nhiều bệnh viện ở Đài Loan và trên thế giới.
Gần đây, Kim Cương thừa (Vajrayana) cũng phát triển tại Đài Loan. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sang thăm Đài Loan trong những năm 1997, 2001, và 2009.
II. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN
Trung Đài Thiền tự là một ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi hoa sen bên ngoài Phố Lí Trấn, Đài Loan. Cấu trúc khổng lồ này mất 10 năm để hoàn thành và nổi tiếng bởi vì đó là một trung tâm quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, nghiên cứu và nghệ thuật Phật giáo.
Trung Đài Thiền Tự được xây dựng bằng đá cẩm thạch và gỗ tếch đến từ 15 quốc gia. Xây năm 1990 , hoàn thành năm 2001. Đây là một chùa cao nhất thế giới , do kiến trúc sư C. Y. Lee
2. PHÂT QUANG SƠN PHẬT ĐÀ KỶ NIỆM QUÁN (The Fo Guang Shan Buddha Memorial Center 佛光山佛陀紀念館 )
Chùa này ở núi Phât Quang là chùa của Phật hội Đài Loan rất lớn. Chánh điện có răng Phật . Xây năm 2008, và khai trương tháng 12-2011.
Thiền viện
Kỷ niệm quán
Cổng chánh
Phật Quang Đại Phật - tượng Phật ngồi cao nhất thế giới, sừng sững trên Kỷ Niệm Quán Phật Đà
Pháp cổ trước Kỷ Niệm Quán Phật Đà
Phật Tổ trong tư thế nằm - hào quang rực rỡ tại phòng triển lãm
Quan Âm Thiên thủ trong điện Quan Âm - Kỷ Niệm Quán Phật Đà
Tượng Di Lặc có thể nói "Cung hỉ" bằng tiếng Hoa và tiếng Anh
3. CHÙA PHÁP CỔ
Tên Pháp Cổ nghĩa là trống pháp- (Dharma Drum Mountain (DDM) (Chinese: 法鼓山; pinyin: Fǎgǔ Shān; Pe̍h-ōe-jī: Hoat-kó͘-soaⁿ) là một trung tâm văn hóa, giáo dục quốc tế thuộcThiền tông do đại sư Thánh Nghiêm (Sheng Yen (聖嚴; Pinyin:
Shèngyán), tục danh là Trương Bảo Khang (Zhang Baokang, 張保康 -December
4, 1930 – February 3, 2009). Ông là một học giả, là vị thiền sư đời
thứ 57 của Thiền tông thuộc phái
Lâm Tế Nghĩa Huyền, và đệ tử đời thứ ba của Hư Vân hòa thượng.
Núi Pháp
cổ là cơ sở Phật giáo Đài Loan. Chùa Pháp cổ là một trong bốn chùa lớn ở
Đài Loan , mà ba chùa khác là Từ Tế, Phật Quang, và Trung Đài Sơn.
Chùa Pháp Cổ còn có tên là Tu viện Nông Thiền ( Nông Thiền nghĩa là tu thiền và làm nghề nông)
Nung Chan Monastery (meaning 'Farming Ch'an') là một tu viện ở Bắc Đầu, Đài Bắc, Đài Loan, thành lập năm 1975 do đại sư Đông Sơ ( Ven. Dongchu ), là một nhà sư học giả, là học trò của sư Thái Hư (Taixu - traditional Chinese: 太虛-
1890-1947 ) một nhà sư cải cách a Phái này chủ trương vừa học thiền
vừa canh tác để tự nuôi thân. Tư tưởng này bắt nguồn từ thế kỷ 8 chủ
trương của sư Bách Trượng Hoài Hải (Baizhang Huaihai (Chinese: 百丈懷海 ) mà khẩu hiệu của ngài là "Một ngày không làm, một ngày không ăn"(A day without work is a day without food.)
Đại sư Đông sơ mua 2.5 acres (10,000 m2)
đất ở Guandu Plain gần Đài Bắc vào cuối thập niên 1960s. Sư có hai đệ
tử cùng sư lao động trong vài năm , sư đã xây được căn nhà hai tầng.
Tòa nhà này nay vẫn còn ở phía sau. Vài năm sau, sư đã xây dựng một căn
nhà to lớn vào bốn năm sau, nghĩa là sau 1975. Sư đã xây dựng ở đây trung tâm văn hóa Phật giáo và cơ quan từ thiện.
Sư viên tịch năm 1978. Sư muốn đệ tử của sư kế nghiệp là Thánh Nghiêm (Sheng Yen (聖嚴; Pinyin: Shèngyán, Zhang Baokang, 張保康) làm trụ trì chùa này. Sư Thánh Nghiêm lúc này đang ở Mỹ , đã được bầu làm trụ trì chùa nhỏ ở Bronx, New York , nhưng sư phải về Đài Loan theo nguyện vọng của sư phụ.
Dưới sự lãnh đạo của sư Thánh Nghiêm, chùa phát triển, chùa hai tầng với 330m2 không đủ chỗ . Cuối cùng, năm 1980, sư đã mua một miếng đấtở Jinshan, Đài Bắc và xây thành Pháp Cổ Sơn tự.
Dưới sự lãnh đạo của sư Thánh Nghiêm, chùa phát triển, chùa hai tầng với 330m2 không đủ chỗ . Cuối cùng, năm 1980, sư đã mua một miếng đấtở Jinshan, Đài Bắc và xây thành Pháp Cổ Sơn tự.
4. CHÙA LONG SƠN
Tên chữ Hán là Mãnh Giáp Long Sơn tự ( Mengjia Longshan Temple 艋舺龍山寺),.
Chùa xây năm 1738 tại Đài Bắc dùng để phụng thờ những người đã xây
dựng nơi này. Chùa bị động đất và hư hại. Trong thế chiến bị Nhật thả
bom mà hư hại một phần. Sau đệ nhị thế chiến , dân chúng sửa sang lại.
Long sơn là chùa mang giấu vết cổ của kiến trúc Trung Hoa. Như đa số
chùa Trung Quốc, chùa này là chùa của Tam giáo. .
Đại Lễ Phật Đản Lần Thứ 2637 được tổ chức tại Đài Bắc... Video clip dài 53 phút...
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Ntj8dMKedC4
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 276
TIN TỨC THẾ GIỚI
TIN TỨC THẾ GIỚI
Vụ xử Bạc Hy Lai không thuyết phục được công luận Trung Quốc
Ông Bạc Hy Lai trong phiên xử ngày thứ năm tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/08/2013.
REUTERS/China Central Television (CCTV) via Reuters TV
Chính quyền Trung Quốc cố gắng dàn dựng vụ xử Bạc Hy Lai về
tội tham nhũng và lạm quyền như là một phiên tòa công khai, công bằng,
chưa từng có, thế nhưng việc không có các tài liệu được công bố và thiếu
vắng đối chất với các lãnh đạo đáng nghi ngờ khác phiên tòa này đã
không có sức thuyết phục đối với công luận Trung Quốc.
Ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh, vốn là một trong 25 ủy
viên Bộ Chính trị đầy thế lực, đã gây chia rẽ trong hàng ngũ ban lãnh
đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, với các phát biểu tả khuynh mỵ dân. Thế
rồi, một vụ bê bối giết người như là chất xúc tác, đã chấm dứt sự nghiệp
chính trị của nhân vật này.
Thông thường, dưới chế độ độc đảng lãnh đạo tại Trung Quốc, các phiên
tòa nhạy cảm được xét xử không công khai, nhanh chóng, đơn giản, bị cáo
cúi đầu nhận hết tội. Lần này, điều hiếm thấy là tòa án Trung Quốc lại
để cho bị cáo Bạc Hy Lại phát biểu, tự bảo vệ, thậm chí còn chất vấn các
nhân chứng.
Mặt khác, Bắc Kinh lại cho công bố đều đặn và tỉ mỉ trên mạng xã hội
Vi Bác, những diễn biến, đối đáp trong năm ngày xử ông Bạc Hy Lai tại
tòa án.
Theo ông Nicholas Bequelin, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ chức Human
Rights Watch, cần phải tạo tính chính đáng cho quyết định của tư pháp
đối với ông Bạc Hy Lai và như vậy, điều này rửa được vết nhơ cho Đảng là
có một vị lãnh đạo đã từng rất tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Nếu có
một vụ xét xử như vậy, một cái gì đó giống với một vụ xét xử thực sự,
thì điều này sẽ tạo tính chính đáng cho phán quyết của tòa và có lợi cho
Đảng.
Vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood xẩy ra vào thời điểm Trung
Quốc đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực, xẩy ra 10 năm
một lần, bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là thời kỳ đấu đá nội bộ
tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn ra rất quyết liệt.
Theo giới phân tích, việc lùi ngày xét xử và cho công bố các diễn
biến và nội dung tranh luận tại tòa, cho thấy dường như có tranh cãi
trong đảng Cộng sản. Thách thức đối với giới lãnh đạo, đối với đường lối
của Đảng là những trường hợp tham nhũng. Một bộ phận dân chúng thường
xuyên nghĩ rằng hễ có các quan chức bị cáo buộc tham nhũng, thì có nghĩa
là đang có những vấn đề về chính trị và tranh chấp quyền lực.
Tệ nạn tham nhũng trầm trọng thường được gắn với tên tuổi những quan
chức cao cấp như ông Bạc Hy Lai và còn nhiều hơn mức 27 triệu nhân dân
tệ mà tư pháp cáo buộc cho nhân vật này.
Theo bút lục được công bố, những vấn đề rất nhạy cảm khác như tệ nạn
tham nhũng tràn lan hoặc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng,
không thấy được nêu ra tại phiên tòa. Không rõ là các bút lục đã bị
kiểm duyệt hay chính quyền đã thương lượng trước với ông Bạc Hy Lai là
không nhắc đến những vấn đề này tại tòa.
Chỉ có một lần duy nhất ông Bạc Hy Lai nói một cách không rõ ràng là
ông đã hành động theo yêu cầu của một vị lãnh đạo cấp cao. Câu nói này
đã bị xóa trong phần bút lục, nhưng sau đó được đăng lại.
Các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà nước tìm mọi cách bác
bỏ những lập luận của ông Bạc. Chuyên gia về luật pháp Trung Quốc, ông
Nicholas Howson, đại học Michigan tại Mỹ nhận định là chính quyền tư
pháp và chính trị ở cấp trung ương tìm cách chứng tỏ là có một mức độ
cởi mở và minh bạch cao trong phiên tòa, nhưng đồng thời, họ vẫn giữ
được khả năng kiểm soát mọi việc.
Phiên xử ông Bạc Hy Lai kết thúc hôm nay, có khoảng 600 ngàn người đã
theo dõi phiên xử qua mạng xã hội Vi Bác. Có nhiều bình luận khác nhau,
có người cho rằng qua vụ này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện
quyết tâm chống tham nhũng, đó là một phiên tòa công khai, công bằng.
Trong khi đó, không ít người nhận định rằng phiên tòa đã được quyết định
từ trước. Ông Bạc Hy Lại có tự bào chữa đến đâu đi chăng nữa thì phán
quyết sẽ là tù chung thân. Phiên tòa chỉ là một thủ tục cần phải làm mà
thôi.
tags: Bạc Hy Lai - Châu Á - Pháp luật - Trung Quốc
Các tội danh của Bạc Hy Lai là « vô cùng nghiêm trọng »
Ông Bạc Hy Lai trong phiên xử ngày thứ năm tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/08/2013.
REUTERS/China Central Television (CCTV) via Reuters TV
Kết thúc giai đoạn nghị án cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy
Lai, vào sáng ngày 26/08/2013, công tố viên tòa án Tế Nam- tỉnh Sơn
Đông, tuyên bố cựu lãnh đạo Trung Quốc đã vi « phạm những tội danh vô
cùng nghiêm trọng ».
Sau 5 ngày nghị án, ông Bạc vẫn bác bỏ 3 tội danh bị cáo buộc.
Đó là các tội nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Tư
pháp Trung Quốc chưa tuyên án về vụ Bạc Hy Lai, nhưng theo giới phân
tích cựu lãnh đạo Trùng Khánh sẽ phải lãnh án nặng nề. Tường thuật trực
tiếp từ Bắc Kinh của thông tín viên đài RFI, Stéphane Lagarde :
« Luận điểm cuối cùng để tự vệ hay là một đòn nhắm vào kẻ đã làm
tan nát sự nghiệp của ông ta ? Cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai vào
sáng nay trước tòa đã tuyên bố ‘Vương Lập Quân với vợ tôi Cốc Khai Lai
từng như keo với sơn. Họ không rời nhau nửa bước và ông Vương Lập Quân
đã thực hiện tất cả ý muốn của bà Cốc Khai Lai’. Bị cáo muốn nói vợ ông
từng là người tình của cựu cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh.
Luận điểm này cũng là một cách để họ Bạc làm mất uy tín của ông
Vương Lập Quân, sau khi nhân vật này khai là đã từng bị ông Bạc Hy Lai
đánh đập. Cả ông Vương Lập Quân, người từng là cánh tay phải của cựu bí
thư Trùng Khánh, lẫn vợ ông là bà Cốc Khai Lai được coi là những nhân
chứng then chốt trong phiên tòa xử ông Bạc Hy Lai.
Người điều hành phiên tòa sáng nay đã lập tức yêu cầu bị cáo trở
lại với những hành vi cụ thể và ông Bạc một lần nữa nhắc lại quan điểm
của mình. Theo đó ông mong muốn Tư pháp Trung Quốc phải công bằng, vì
nếu chỉ nghe theo bên công tố thì sẽ có nhiều trường hợp bị mắc oan.
Trước phiên tòa sáng nay, viện Công tố đã nhấn mạnh là trường hợp của
ông Bạc không thể được khoan hồng. Ông Bạc Hy Lai cho đến phút chót vẫn
cực lực bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến các tội danh nhận hối lộ, biển
thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Cựu bí thư Trùng Khánh còn chờ bản
án, nhưng có nhiều khả năng là số phận của ông đã được các nhà lãnh đạo
cấp cao từ Bắc Kinh định đoạt ».
C.Hagel : Sự chú ý của Mỹ vào Châu Á sẽ giúp khu vực phát triển
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong buổi họp báo với người đồng nhiệm Malaysia tại Kuala Lumpur hôm 25/08/2013.
REUTERS/Bazuki Muhammad
Đang viếng thăm Malaysia trong khuôn khổ vòng công du nhiều
nước Đông Nam Á, ngày hôm qua 25/08/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck
Hagel tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ đầu tư vào quan hệ đối tác an ninh và
hợp tác sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu kinh tế của các nước trong khu vực
Châu Á. Ám chỉ đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông do các tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, các vấn đề như
đối đầu trên biển, tin tặc và mất an ninh là một mối đe dọa trực tiếp
đối với nền kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại Bộ Quốc phòng Malaysia, ông Chuck Hagel nhận định
: « An ninh là nền tảng trọng yếu của sự phồn thịnh. Thương mại không
thể phát triển tại những vùng biển mà ở đó các tranh chấp được giải
quyết bằng vũ lực ; các xã hội không thể thịnh vượng nếu bị khủng bố đe
dọa và thương mại không thể phát triển bền vững tại những khu vực bị
thiên tai tàn phá ».
Bộ trưởng Hagel đánh giá chuyến thăm của ông tới bốn nước Đông Nam Á,
Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines trong tuần này là một ví dụ
về « ngoại giao quốc phòng ».
Tuy nhiên, chuyến đi này diễn ra vào lúc nhiều sự kiện nóng bỏng đang
diễn ra tại Trung Đông. Do vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần đề
cập đến tình hình Ai Cập và dành nhiều thời gian để thảo luận qua điện
thoại với Tổng thống Barack Obama về cuộc xung đột tại Syria.
Trọng tâm chuyến đi Đông Nam Á của lãnh đạo Quốc phòng Mỹ là thúc đẩy
hợp tác đa phương giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực. Các tranh chấp
về chủ quyền lãnh thổ đã làm cho việc hợp tác quân sự trở nên phức tạp.
Mặc dù nhiều nước mong muốn đẩy mạnh quan hệ đối tác với Hoa Kỳ thông
qua các cuộc tập trận chung, thế nhưng việc thúc đẩy các hoạt động hợp
tác đa phương không phải là dễ dàng.
Theo Bộ trưởng Hagel, quan hệ đối tác đóng vai trò quyết định để có
thể đối mặt với những vấn đề trong khu vực như khủng bố, cướp biển và
thảm họa thiên tai mà một quốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được.
Khi được hỏi là phải chăng khó có thể tránh được một cuộc xung đột
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel nói rằng xung đột
có thể xẩy, ra nhưng ông tin tưởng rằng lãnh đạo Mỹ - Trung sẽ tìm được
các phương thức để tránh điều này xẩy ra.
Theo giới quan sát, trả lời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
phản ánh quan điểm đã có từ lâu của ông về xung đột quân sự. Ông nói : «
Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Một trong những điều mà
chúng ta có thể học được từ quá khứ, bất kể ở khu vực nào trên thế giới,
là các cuộc chiến tranh không thể giải quyết được các bất đồng, nhất là
trong một thế giới mà chúng ta đang sống vốn có những mối liên hệ chặt
chẽ với nhau ».
Về triển vọng hợp tác với các nước trong khu vực, báo The Wall Street
Journal cho rằng, chiến lược ngắn hạn của Mỹ là cố gắng thúc đẩy các
cuộc tập trận truyền thống, phát triển các quan hệ song phương và đa
phương. Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh là có nhiều tiến triển
trong việc tổ chức các cuộc tập trận chung với sự tham gia của nhiều
nhóm nước hơn.
Trước đó, trong cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia
Hishammuddin Hussein có nhắc đến các tranh chấp lãnh thổ giữa Malaysia
và Philippines, thế nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của hợp tác đa phương và cho rằng cần phải xây dựng được
lòng tin giữa giới lãnh đạo các nước.
Sau Malaysia, ông Hagel công du Indonesia, trước khi sang Brunei để
dự các cuộc họp với bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và sau đó, tới
Philippines.
tags: Châu Á - Hoa Kỳ - Ngoại giao - Quốc phòng - Quốc tế
Nhật Bản : "Tác nhân chủ chốt" trong trường hợp chiến tranh ở Châu Á
Đảo
Uotsuri, một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu
Ngư trên biển Hoa Đông ngày 18/08/2013.n Japan and Diaoyu in China
REUTERS/Ruairidh Villar
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật hôm nay 26/08/2013, lên tiếng cảnh
báo Nhật có thể là "một tác nhân chủ chốt" nếu một cuộc tranh chấp vũ
trang nổ ra ở Châu Á. Phát biểu của Bộ trưởng Nhật được đưa ra trong lúc
chiến đấu cơ Nhật đuổi theo một chiếc máy bay dọ thám Trung Quốc tiến
gần không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu ngư.
Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Itsuno Onedera đánh giá "nước
chúng ta có thể bị cuốn vào như một tác nhân chủ chốt" trong một cuộc
tranh chấp vũ trang ở Châu Á. Ông còn giải thích thêm là hệ thống phòng
thủ của Nhật Bản cho đến nay là nhằm để đối phó với một tình huống mà
quốc gia này bị liên lụy với tính cách một "đồng minh", gợi đến hiệp
định an ninh Mỹ-Nhật, hay để đối mặt với một cuộc chiến xẩy ra ngoài
nước Nhật.
Nhưng bây giờ theo ông Onedera, Nhật phải có một hệ thống phòng thủ tốt để bảo vệ chính mình, vì như vậy phải có trang thiết bị thích ứng : Chiến đấu cơ mới, hệ thống phòng thủ, hệ thống bảo vệ mạng.
Ông Onedera nhắc lại cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, và cho là ‘Trung Quốc đang tiến các con chốt trên biển. Trước đây, khi khả năng quân sự không được như hiện nay, thì luôn cổ vũ đối thoại, hợp tác kinh tế, và gác qua một bên tranh chấp lãnh thổ, nhưng bây giờ thì thực hiện "chính sách sự việc đã rồi" mỗi khi có cơ hội.
Hôm nay, 26/08, một chiếc máy bay trinh sát Trung Quốc đã tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Theo Bộ Quốc phòng Nhật chiếc phi cơ này cách không phận Senkaku khoảng 100 cây số và đã bay đi khi chiến đấu cơ Nhật đến nơi.
Hãng tin Pháp AFP, nhắc lại một chiếc máy bay tương tự như hôm nay đã vào không phận quần đảo Senkaku vào tháng 12 năm ngoái. Còn tàu Trung Quốc thường xuyên hiện diện từ tháng 9/2012.
Nhưng bây giờ theo ông Onedera, Nhật phải có một hệ thống phòng thủ tốt để bảo vệ chính mình, vì như vậy phải có trang thiết bị thích ứng : Chiến đấu cơ mới, hệ thống phòng thủ, hệ thống bảo vệ mạng.
Ông Onedera nhắc lại cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, và cho là ‘Trung Quốc đang tiến các con chốt trên biển. Trước đây, khi khả năng quân sự không được như hiện nay, thì luôn cổ vũ đối thoại, hợp tác kinh tế, và gác qua một bên tranh chấp lãnh thổ, nhưng bây giờ thì thực hiện "chính sách sự việc đã rồi" mỗi khi có cơ hội.
Hôm nay, 26/08, một chiếc máy bay trinh sát Trung Quốc đã tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Theo Bộ Quốc phòng Nhật chiếc phi cơ này cách không phận Senkaku khoảng 100 cây số và đã bay đi khi chiến đấu cơ Nhật đến nơi.
Hãng tin Pháp AFP, nhắc lại một chiếc máy bay tương tự như hôm nay đã vào không phận quần đảo Senkaku vào tháng 12 năm ngoái. Còn tàu Trung Quốc thường xuyên hiện diện từ tháng 9/2012.
tags: Châu Á - Chính trị - Nhật Bản - Quốc phòng
Nhật Bản có thể đóng vai trò chủ yếu trong xung đột ở Á Châu
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsuno Onodera
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsuno Onodera hôm 26
tháng 8. Hãng tin AFP cho biết là dịp này, ông cảnh báo rằng Trung Quốc
đang tìm cách khai thác những khó khăn giữa các nước đồng minh.
Phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Onodera nói rằng cuộc khủng hoảng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay có thể dẫn tới tình trạng nước này có thể trở thành một bên chủ yếu trong trường hợp xung đột diễn ra.
Ông nói trước đây dự kiến Nhật Bản chỉ là một thành viên của một liên minh, nếu đối đầu quân sự xảy ra. Nhưng nay, Nhật Bản cần phải có các khả năng quân sự khả dĩ có thể bỏa vệ đất nước, kể cả thiết bị, máy bay, hệ thống phòng thủ và bảo vệ không gian mạng.
Tuy nhiên bất cứ động thái nào của Tokyo nhằm tăng cường khả năng quân sự cũng gặp phải sự nghi ngờ và thái độ chống đối của các nước trong khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật tìm cách trấn an các vị tương nhiệm ở Á Châu rằng các động cơ của Nhật Bản tuyệt đối chỉ nhắm mục đích tự vệ.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một nhân vật diều hâu, năm nay đã tăng ngân sách quốc phòng, lần đầu tiên trong một thập niên trong bối cảnh các nước trong khu vực ngày càng quan ngại hơn về sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Onodera nói rằng cuộc khủng hoảng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay có thể dẫn tới tình trạng nước này có thể trở thành một bên chủ yếu trong trường hợp xung đột diễn ra.
Ông nói trước đây dự kiến Nhật Bản chỉ là một thành viên của một liên minh, nếu đối đầu quân sự xảy ra. Nhưng nay, Nhật Bản cần phải có các khả năng quân sự khả dĩ có thể bỏa vệ đất nước, kể cả thiết bị, máy bay, hệ thống phòng thủ và bảo vệ không gian mạng.
Tuy nhiên bất cứ động thái nào của Tokyo nhằm tăng cường khả năng quân sự cũng gặp phải sự nghi ngờ và thái độ chống đối của các nước trong khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật tìm cách trấn an các vị tương nhiệm ở Á Châu rằng các động cơ của Nhật Bản tuyệt đối chỉ nhắm mục đích tự vệ.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một nhân vật diều hâu, năm nay đã tăng ngân sách quốc phòng, lần đầu tiên trong một thập niên trong bối cảnh các nước trong khu vực ngày càng quan ngại hơn về sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Mỹ tăng ngân khoản tài trợ quân sự cho Đông Nam Á lên hơn 50%
26.08.2013
Hoa Kỳ vừa loan báo quyết định tăng đáng kể ngân khoản tài trợ cho các
chương trình giáo dục và đào tạo quân sự tại Đông Nam Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel loan báo như vậy hôm Chủ nhật trong một bài diễn văn đọc tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Malaysia ở Kuala Lumpur.
Ông Hagel cho hay ngân sách mới nhất của Ngũ Giác Đài bao gồm ngân khoản 90 triệu đôla dành cho các chương trình vừa kể, tượng trưng cho một mức tăng hơn 50%, so với cách đây 4 năm.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Washington ngày càng chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu-Thái bình dương. Ông Hagel nói chính phủ Mỹ đang tìm cách “tái cân bằng” các quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với khu vực Á Châu-Thái bình dương, “để phản ánh vị thế ngày càng nổi bật cũng như tầm quan trọng của Đông Nam Á.”
Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại về sự chú ý đang tăng của Hoa Kỳ đối với khu vực. Trung Quốc vẫn coi đây là một cố gắng nhằm bao vây Trung Quốc, khiến cho các nước láng giềng của Trung Quốc trở nên táo bạo hơn.
Trung Quốc đang có những tranh chấp chưa được giải quyết với nhiều nước, kể cả Việt Nam và Philippines về chủ quyền một số vùng trong Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông- theo cách gọi của người Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel loan báo như vậy hôm Chủ nhật trong một bài diễn văn đọc tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Malaysia ở Kuala Lumpur.
Ông Hagel cho hay ngân sách mới nhất của Ngũ Giác Đài bao gồm ngân khoản 90 triệu đôla dành cho các chương trình vừa kể, tượng trưng cho một mức tăng hơn 50%, so với cách đây 4 năm.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Washington ngày càng chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu-Thái bình dương. Ông Hagel nói chính phủ Mỹ đang tìm cách “tái cân bằng” các quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với khu vực Á Châu-Thái bình dương, “để phản ánh vị thế ngày càng nổi bật cũng như tầm quan trọng của Đông Nam Á.”
Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại về sự chú ý đang tăng của Hoa Kỳ đối với khu vực. Trung Quốc vẫn coi đây là một cố gắng nhằm bao vây Trung Quốc, khiến cho các nước láng giềng của Trung Quốc trở nên táo bạo hơn.
Trung Quốc đang có những tranh chấp chưa được giải quyết với nhiều nước, kể cả Việt Nam và Philippines về chủ quyền một số vùng trong Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông- theo cách gọi của người Việt Nam.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 14:22 GMT - thứ hai, 26 tháng 8, 2013
"
Một “triển vọng” đang
ngày càng rõ dần là bối cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn
vận động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa kinh tế những
năm 1990.
Trước đó, giai đoạn vận hành đầu tiên kéo dài từ năm 1975 đến hậu khủng hoảng giá - lương - tiền.
Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình
thành một lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn đối với
chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm điều chỉnh một số chính sách
và hoạt động thực hành chính sách.
Những tiền đề đối trọng ở Việt Nam cho tới nay
vẫn chỉ là phong trào phản biện xã hội đa dạng và đa tầng, thể hiện chủ
yếu qua ý kiến chứ không phải bằng những hành động sâu xa hơn.
Ngoài nhóm “Kiến nghị 72” và vài nhóm blogger, đa phần còn lại là những cá nhân phân tán và hoạt động manh mún.
Tác động của hoạt động bất đồng chính kiến đối với chế độ chỉ có ý nghĩa như một xúc tác phụ.
Nếu không được tác động sâu sắc bởi hành động
của lực lượng đối trọng, hoặc không có một số tác động vừa thuyết phục
vừa áp lực về chính sách kinh tế, quân sự và chính trị, ngoại giao từ Mỹ
và phương Tây, nền chính trị Việt Nam sẽ do chính nội bộ trong lòng nó
quyết định.
Mọi chuyện ở Việt Nam đang diễn ra theo một quy luật: vô cảm quan chức tỷ lệ thuận với tham nhũng và quyền lợi của nhóm lợi ích.
Thời gian suy thoái kinh tế từ đầu năm 2011 đến
nay đã cho thấy một hiện tượng xã hội rất đặc trưng: bất chấp sự phản
ứng và tâm trạng phẫn uất của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều nhóm lợi
ích và chủ nghĩa thân hữu vẫn liên kết đầy se sắt, hòa quyện vào nhau
với độ kết dính như thể bám víu vào sự tồn tại cuối cùng.
"Những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng là biểu hiện của các tác động vào chính sách"
Người ta có thể nhìn ra rất nhiều minh chứng cho
thái độ bất chấp đó từ những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các
nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng, kể cả những nhóm lợi ích
có quyền lợi can dự như điện lực và xăng dầu.
Song song với trào lưu lợi ích ấy, cũng có nhiều
bằng chứng về hoạt động chạy chính sách vì đặc quyền đặc lợi cho
“tư sản đỏ”.
Tác động ở tầm mức mạnh mẽ nhất của người dân và
xã hội đối với thể chế cầm quyền ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ được
quyết định bằng việc có hay không mối cộng hưởng của một cuộc khủng
hoảng kinh tế ở chính đất nước này.
Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở
Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu
quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những
năm giá – lương – tiền 1985-1986.
Những kịch bản kinh tế - chính trị
Kịch bản 1: Trong trường hợp cuộc suy thoái kép
hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa nổ ra vào những năm tới, và do
vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể trì kéo tấm thân băng hoại rệu rã
của nó, tình thế vẫn chưa diễn ra một sự thay đổi đủ lớn.
Những phản ứng tự phát của dân hiện không mang
tính hệ thống và hình thành các liên kết sâu rộng và thường thể
hiện bằng biểu tình, thậm chí bạo động cục bộ vẫn có thể bị chính quyền
phong tỏa và đàn áp.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả
những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động
sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác mà không thể hiện tính dẫn dắt cho một
phong trào đối lập nhằm thay đổi thể chế.
Kịch bản 2: Trong trường hợp xảy ra suy thoái
hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh
tế Việt Nam sẽ có thể bị tàn phá cùng nhiều hệ lụy trực tiếp.
Vốn đang nằm trong xu thế không chỉ suy thoái
gần như toàn diện nội lực trong nước mà còn quá kém hiệu quả trong cơ
chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng thoái vốn đầu tư
nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế bĩ cực không lối
thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với nền kinh tế Việt Nam cũng
từ đó mà khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu hệ lụy khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt
nguồn từ khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu
ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, một do động loạn
từ Trung Quốc.
Trong cả hai yếu tố hiệu ứng tác động đó, xã hội
Việt Nam đều có thể rơi vào vòng bế tắc. Nền kinh tế vốn đã què quặt,
cộng thêm nhân tố rối loạn xã hội, sẽ khiến cho chính thể cầm quyền hết
sức khó khăn trong việc duy trì quyền lực của mình để kiểm soát xã hội.
Phản ứng của nông dân về đất đai, của công nhân
về nạn thất nghiệp và điều kiện làm việc, của tiểu thương về buôn bán,
của công chức và giới về hưu về an sinh xã hội… sẽ liên tiếp xảy ra với
quy mô ngày càng rộng.
Phản ứng của người dân đối với nhân viên công
quyền cũng sẽ diễn ra dày đặc và mang tính tự phát với tính đối đầu
nhiều hơn, ban đầu tản mạn và tự phát, sau đó sẽ có xu hướng liên đới để
hình thành những phong trào, kể cả tổ chức phản kháng, của nông dân,
công nhân, trí thức và với cả một số tôn giáo như Công giáo, Phật giáo
Hòa hảo thuần túy, Tin Lành.
Kịch bản về không gian phản ứng và phản kháng sẽ
có thể bắt nguồn từ nông thôn miền Bắc với nông dân, thậm chí ngay tại
Hà Nội với thành phần trí thức, sau đó lan rộng ra các khu vực khác của
đất nước như miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả bạo loạn sẽ xảy ra.
Đó là chưa kể đến những hoạt động phản ứng riêng
rẽ và có tổ chức chặt chẽ hơn nhiều của các tôn giáo có xu hướng ly
khai với nhà nước, trong đó có một phần Công giáo, Tin lành, Phật giáo
Việt Nam thống nhất và Phật giáo Hòa hảo thuần túy.
Gần như trái ngược với Kịch bản 1, xác suất suy
thoái kép hoặc khủng hoảng của kinh tế Việt Nam trong Kịch bản 2 có thể
lên đến ít nhất 70% trong những năm tới. Và dĩ nhiên, sự đổi khác chính
trị cũng phải liền mạch và trực tiếp với các biến động kinh tế.
Lối thoát từ TPP?
Cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế
giới, nếu xảy ra với xuất phát điểm từ Trung Quốc, có thể rơi vào thời
gian hai năm 2016-2017. Đó cũng là thời gian chứng nghiệm những nỗ lực
cuối cùng và mang tính quyết định cho sự tồn tại của đảng Cộng sản
Việt Nam.
Nếu không tự thay đổi, và hơn nữa phải cải cách
một cách gấp rút theo hướng hạn chế quyền lợi của các nhóm lợi ích và
nhóm thân hữu, đồng thời gia tăng mối quan tâm thực tế cho các tầng lớp
dân sinh, trong đó đặc biệt là nông dân và công nhân, cũng như thực thi
quyền tự do dân chủ về ngôn luận, báo chí và tôn giáo một cách đúng
nghĩa…, đảng cầm quyền sẽ vấp phải một thử thách mà có thể xác quyết sự
tồn vong của chính nó.
Một trong rất ít lối thoát để thoát khỏi vòng
xoáy kinh tế - chính trị là TPP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương. Thế nhưng, điều quá rõ ràng là trong hiện tình, TPP chỉ có
thể được sinh sôi ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều
kiện về dân chủ và nhân quyền.
Cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ về an ninh Biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ.
Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể
hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số
người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa chính trị của phương
Tây, chính đảng cầm quyền sẽ có được cơ hội tránh thoát một phần ảnh
hưởng của Bắc Kinh, trong khi nhận được sự hậu thuẫn của Washington và
Cộng đồng châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Nếu thành công trong cơ chế “xoay trục” sang
phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng
một chế độ cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của
một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha tại đất
nước này, kể cả việc phải chấp nhận một lực lượng đối lập ôn hòa…, vẫn
có thể duy trì được quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới
lãnh đạo thêm một thời gian nào đó.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh.
Monday, August 26, 2013
NGUYỆN TRUNG TÔN * CỘNG SẢN KHINH MIỆT NHÂN DÂN
Bài viết mới nhất
Đừng biến người Dân thành món hàng trao đổi !
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Nguyễn Trung Tôn
Quyền tự do bình đẳng là quyền mà Thượng Đế đã ban cho nhân
loại. Điều này Thánh kinh đã ghị lại rất rõ ràng . Nhân quyền được tái
khẳng định trong bản “ tuyên ngôn quốc tế nhân Quyền” thông qua ngày 10
tháng 12 năm 1948. Qua đó dần dần đã hình thành “Bộ Luật Nhân Quyền
Quốc Tế”.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi
quốc gia, mọi dân tộc. Tinh thần của bản tuyên ngôn là dùng để truyền
đạt và giáo dục, thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn
trong các quyền con người cơ bản được đưa ra trong tuyên ngôn. Điều
khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết “Không được phép diễn giải
bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho
phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào
bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất
kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này”.
Là một công dân Việt Việt Nam lẽ ra tôi phải tự hào và vui mừng vì
Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên
Hiệp Quốc và còn từng là Ủy viên không thường trực của Hội Đông Bảo an
Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Nay lại đang ứng cử vào Ủy viên
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Việt Nam cũng đang muốn tham gia vào
Hiệp định thương mại đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) . Nhưng ngược
lại tôi lại thấy hoàn toàn thất vọng vì những gì tôi và hàng triệu người
dân Việt Nam đã và đang phải gánh chịu. Lẽ ra với tư cách là thành
viên của Liên Hiệp Quốc thì nhà nước Việt Nam phải tôn trọng tất cả
những gì mình đã ký kết trong công ước nhân quyên.
Nhưng là người dân trong nước tôi nhận thấy rất rõ về tình trạng vi phạm
nhân quyền một cách trầm trọng của nhà cầm quyền hiện nay thông qua
nhưng việc họ bắt bớ sách nhiễu các hoạt dộng tôn giáo, xâm phạm quyền
tự do ngôn luận, đàn áp những tiếng nói dân chủ. Xâm phạm quyền sống
quyền cư trú của người dân. Hâu quả là hiện nay có hàng trăm người bất
đồng chính kiến bị bắt bỏ tù theo các điều luật mù mờ : 79,88,87 và 258
của bộ luật hình sự với các tội danh như: Hoạt Động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân, Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN, Phá hoại chính
sách đại đoàn kết dân tộc và Lợi dụng quyền tự do dân chủ…
Trên thực tế các điều luật này chính thức là công cụ mà nhà cầm quyền
Cộng sản xử dụng để duy trì quyền lực và thông qua đó biến những công
dân xuất sắc của đất nước trở thành món hàng trao đổi với Quốc tế mỗi
khi Cộng sản Việt nam muốn đạt được một mục đính nào đó! Chỉ trong vòng 8
tháng đầu năm 2013 đã có hơn 40 người yêu nước bị đưa ra xét xử với các
tội danh trên và lại có thêm 3 người chính thức bị bắt và hàng loạt
các blogger bị sách nhiễu đánh đập hoặc bắt cóc bởi bàn tay lông lá của
những kẻ nhân danh chính quyền, còn chưa kể tới những trường hợp do đấu
tranh dân chủ mà bị quy chụp vào các tội danh khác như anh Điếu Cày hay
luật sư Lê Quốc quân… và mới đây rất có thể là anh Nguyễn Văn Dũng
người thành lập đội bóng Hoàng Sa FC.
Nhân quyền là điều mà mọi người trên thế giới đương nhiên phải có. Ấy
vậy mà ở Việt Nam Nhân Quyền lại trở thành món hàng để trao đổi với quốc
tế. Trước khi muốn đạt được một mục đích nào đó thì Đảng cộng sản Việt
Nam ra tay bắt bớ thật nhiều người rồi sau đó màng họ ra để làm điều
kiện trao đổi với cái gọi là cải thiện nhân quyền. Không những thế
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã không biết bao nhiêu công dân Việt
Nam đã trở thành món hàng xuất khẩu với mỹ từ “ Xuất khẩu lao động” Để
rồi không ít gia đình phải tan cửa nát nhà. Dưới chiêu bài “ Giải phóng
mặt bằng” đã có hàng ngàn người mất đất mất nhà, không nghề nghiệp.
Không biết cho tới bao giờ các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc
mới nhận thấy rõ điều này ? Xin đừng để Đảng Cộng sản tiếp tục lừa bịp
nữa ! Hãy thẳn thắn yêu cầu Đảng cộng sản tôn trọng nhân quyền thật sự
như những gì đã quy định trong công ước Quốc tế.
Đừng để Cộng sản xử dụng Công Ước Quốc tế như là một quầy hàng, Liên Hợp
Quốc như là một cái chợ, còn người dân Việt Nam như là món hàng trao
đổi. Chúng tôi là con người chúng tôi muốn sống đúng là con người. Mới
đây sau chuyến thăm Hoa kỳ của chủ tịch Trương Tấn sang, Nguyễn Phương
Uyên là món hàng đầu tiên mà Cộng sản đã trao đổi với Hoa Kỳ, sắp tới có
thể là thêm một vài người nữa! Những liệu sau khi đạt mục đích rồi (như
khi nhà nước CSVN muốn Mỹ rút ra khỏi danh sách CPU, muốn vào Apec …
) thì không biết có bao nhiêu người lại bị bắt trở lại như trường hợp
Linh Mục Nguyễn Văn Lý trước đây ?
Đảng Cộng sản chỉ là một tổ chức với khoảng 4 triệu người nhưng nhà
cầm quyền đã chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo đất nước và tước đoạt quyền cơ
bản nhất của người dân Việt Nam, ngay cả đối với đa số những đảng viên
Đảng CS thông qua hình thức ” Đảng cử, ép dân phải bầu “.
Với tư cách là một công dân tôi thiết tha yêu cầu nhà cầm quyền Cộng
sản Việt Nam hãy tôn trong những gì đã ký kết với Quốc tế hãy trả tự
do ngay lập tức, vô điều kiện cho những tù nhân Lương tâm. Đừng biến
những người dân của mình thành hàng hóa trao đổi nữa !
Nhân quyền là quyền con người thượng đế sinh ra, được quy định trong
luật pháp quốc tế và nhà cầm quyền CSVN ký đã cam kết thực hiện !
Chúng tôi có quyền đoài hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng thực hiện
và quốc tế phải quan tâm !
Thanh Hóa ngày 26/8/2013
Nguyễn trung Tôn
CHUYỂN HÓA
CHUYỂN HÓA
TIN THẾ GIỚI
Hàng không mẫu hạm USS Carl Winson thăm vịnh Malina ngày 15/5/2011. Tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên ghé thăm các nước ASEAN.
REUTERS/Romeo Ranoco
Trong tháng Tám này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung gặp nhau hai lần, ở Washington và tại Brunei, và theo như lời hai vị lãnh đạo, là nhằm thúc đẩy hợp tác giữa quân đội hai nước, trong các lĩnh vực trợ giúp nhân đạo, cứu hộ, chống khủng bố, tổ chức tập trận chung, thực hiện các chương trình trao đổi đào tạo v.v... Thế nhưng, chiến lược tái cân bằng quân sự của Mỹ trong vùng Châu Á - Thái Bình Duơng, nơi mà Trung Quốc đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình, đã thúc đẩy hai cường quốc này lao vào một cuộc chạy đua vũ trang, tập trung vào vũ khí quy ước.
Khi được hỏi về chiến lược « xoay trục » sang Châu Á-Thái Bình Dương của
Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, đã nhắc lại
câu nói của Chủ tịch Tập Cận Bình : Thái Bình Dương có đủ chỗ cho hai
cường quốc lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Bắc Kinh lại có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các đồng
minh và đối tác của Washington trong khu vực, cụ thể là với
Philippines, Việt Nam ở Biển Đông và với Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ và kêu gọi các bên liên quan giải quyết hồ sơ này một
cách hòa bình, không dùng bạo lực.
Theo giới phân tích, đó là những tuyên bố ngoại giao, mang tính nguyên
tắc của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Còn trên thực tế, hai bên theo dõi sát
mọi động thái của nhau và tăng cường chạy đua vũ trang.
Cuối tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines. Hiện nay,
Washington đang đàm phán với Manila một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ
tiếp cận dễ dàng các căn cứ quân sự tại Philippines.
Theo bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS, được trang web Atimes.com trích dẫn,
Trung Quốc không ngạc nhiên về triển vọng hợp tác quân sự giữa Mỹ và
Philippines. Đối với Bắc Kinh, chiến lược « xoay trục » của Mỹ là nhằm
ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc ở trong vùng.
Giới phân tích ghi nhận là có những dấu hiệu rõ ràng về một cuộc chạy
đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc, trong lĩnh vực vũ khí quy ước. Theo
Học viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm – SIPRI – trong năm 2012, hai
nước có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới, Mỹ là 682 tỷ đô la, còn
Trung Quốc đạt mức 166 tỷ. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm
2013 nhận định là Trung Quốc đã nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực chống tàu
chiến, tấn công trên bộ, tên lửa đạn đạo, lá chắn chống tên lửa, khả
năng tin học…
Các phương tiện này là một phần trong chiến thuật chống tiếp cận và
phong tỏa khu vực – A2/AD nhằm ngăn chặn khả năng hành động của Mỹ. Để
đối phó, Hoa Kỳ chủ trương áp dụng chiến thuật Không-Hải Chiến, vốn có
từ thời Chiến tranh Lạnh, chống lại nguy cơ tấn công kết hợp không quân
và hải quân của Liên Xô tại Châu Âu.
Chuyên gia Glaser nhấn mạnh: « Cuộc chạy đua về vũ khí quy ước giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào việc quân đội Mỹ tiếp cận khu
vực. Trung Quốc đang phát triển các khả năng chống tiếp cận và phong tỏa
khu vực, nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận khi xẩy ra khủng hoảng, trong khi
Mỹ quyết tâm tăng cường khả năng tiếp cận và tác chiến ».
Vẫn theo giới chuyên gia, cho dù vẫn từng bước phát triển vũ khí nguyên
tử, Trung Quốc không muốn lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ về
loại vũ khí chiến lược vì hai lý do : Thứ nhất, điều này làm dấy lên
phản ứng mạnh mẽ, đáp trả từ phía Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng.
Thứ hai, chi phí cho cuộc chạy đua về vũ khí nguyên tử rất lớn và lãng
phí.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Quân đội sẵn sàng tấn công Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cùng với đồng nhiệm Malaysia
Hishammuddin Hussein trong buổi họp báo tại Kuala Lumpur 25/08/2013.
REUTERS/Bazuki Muhammad
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào hôm nay 25/08/2013 tuyên bố quân đội đã sẵn sàng. Mọi phương án tấn công vào Syria đã được chuẩn bị chỉ còn chờ quyết định của tổng thống Obama.
Đang dừng chân tại Malaysia chặng đầu của vòng công du châu Á, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố với báo chí là « Tổng thống Obama đã
yêu cầu Bộ Quốc phòng chuẩn bị mọi phương án để đối phó với mọi tình
huống. Mọi việc đã làm xong và quân đội sẵn sàng thi hành lệnh ».
Theo Reuters, thì hôm qua thứ Bảy, Tổng thống Mỹ đã triệu tập các cố vấn an ninh thảo luận tìm một phương án thích nghi nhất để trả đũa chế độ Damas đã sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân. Trong cuộc họp tại Nhà Trắng , các cố vấn đã trình bày « một loạt biện pháp » theo như bản thông cáo của phủ Tổng thống Mỹ nhưng không nói rõ chi tiết.
Song song với áp lực của Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ là vào thứ năm 22/08/2013, tức một ngày sau khi đối lập Syria tung hình ảnh tố cáo chính quyền Damas sử dụng hơi ngạt giết chết 1300 người, Ngoại trưởng John Kerry đã có động thái « ngoài thông lệ » là gọi điện thoại trực tiếp khuyến cáo ngoại trưởng Syria,Walid Muallem là nếu « chính quyền Syria không có gì che dấu thì hãy để cho phái bộ chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã tới Damas tự do đến tận nơi quan sát ». Tuy nhiên chính quyền Syria tiếp tục « cản trở và gia tăng tấn công trong khu vực để xóa dấu vết ».
Áp lực của Tây phương bắt đầu làm cho Damas và Matxcơva lo ngại. Bộ trưởng Thông tin Syria Orman Zoabi hôm nay tuyên bố là nếu Syria bị tấn công thì « cả khu vực sẽ rơi vào vòng lửa đạn ». Trong khi đó, dân biểu Nga Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Viện Duma thẩm định là Hoa Kỳ đang « tiến gần đến một cuộc chiến tranh phi pháp ».
Theo Reuters, thì hôm qua thứ Bảy, Tổng thống Mỹ đã triệu tập các cố vấn an ninh thảo luận tìm một phương án thích nghi nhất để trả đũa chế độ Damas đã sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân. Trong cuộc họp tại Nhà Trắng , các cố vấn đã trình bày « một loạt biện pháp » theo như bản thông cáo của phủ Tổng thống Mỹ nhưng không nói rõ chi tiết.
Song song với áp lực của Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ là vào thứ năm 22/08/2013, tức một ngày sau khi đối lập Syria tung hình ảnh tố cáo chính quyền Damas sử dụng hơi ngạt giết chết 1300 người, Ngoại trưởng John Kerry đã có động thái « ngoài thông lệ » là gọi điện thoại trực tiếp khuyến cáo ngoại trưởng Syria,Walid Muallem là nếu « chính quyền Syria không có gì che dấu thì hãy để cho phái bộ chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã tới Damas tự do đến tận nơi quan sát ». Tuy nhiên chính quyền Syria tiếp tục « cản trở và gia tăng tấn công trong khu vực để xóa dấu vết ».
Áp lực của Tây phương bắt đầu làm cho Damas và Matxcơva lo ngại. Bộ trưởng Thông tin Syria Orman Zoabi hôm nay tuyên bố là nếu Syria bị tấn công thì « cả khu vực sẽ rơi vào vòng lửa đạn ». Trong khi đó, dân biểu Nga Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Viện Duma thẩm định là Hoa Kỳ đang « tiến gần đến một cuộc chiến tranh phi pháp ».
VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ tư 21 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 21 Tháng Tám 2013
Chính sách nhân quyền mâu thuẫn của Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013.)
REUTERS/Yuri Gripas
Chính sách nhân quyền của Việt Nam được đánh dấu bằng những mâu thuẫn và nghịch lý, thể hiện qua việc tăng
cường mở cửa nhưng tiếp tục trấn áp những tiếng nói bất đồng chính
kiến. Để làm rõ vấn đề này, giáo sư Carlyle Thayer đưa ra ba giả thuyết.
Bài viết được đăng trên trang web Asian Currents thuộc Hiệp hội nghiên
cứu Châu Á của Úc, tháng Tám năm 2013.
Bất kỳ đánh giá nào về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
đều phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách và
nghịch lý lớn.
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có điều khoản về tự do ngôn luận. Điều 69
quy định « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền
được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của
pháp luật ». Mâu thuẫn trong thực hiện chính sách phát sinh từ Điều 4 về
việc thành lập một hệ thống chính trị độc đảng. Điều này quy định, «
Đảng Cộng sản Việt Nam ... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ».
Đồng thời Việt Nam phải đối mặt với một nghịch lý lớn. Kể từ đại hội
Đảng gần đây nhất được tổ chức vào đầu năm 2011, Việt Nam đã tìm cách
chủ động hội nhập vào hệ thống toàn cầu. Do tìm cách mở rộng quan hệ với
Hoa Kỳ và Châu Âu, Việt Nam đã phải chịu áp lực yêu cầu cải thiện tình
hình nhân quyền.
Ví dụ, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á
và Thái Bình Dương, ông Joseph Yun, đã điều trần trước Tiểu ban Châu Á
và Thái Bình Dương, Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện ngày 05/06 : Chúng tôi
đã nhấn mạnh với các lãnh đạo Việt Nam rằng người dân Mỹ sẽ không hỗ trợ
việc nâng cấp đáng kể mối quan hệ song phương nếu không có những tiến
bộ rõ ràng về nhân quyền. Các quan chức khác của Mỹ đã gắn vấn đề
bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí và đạt thoả thuận về Hiệp định Quan hệ Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với « những tiến bộ rõ ràng về nhân
quyền ».
Nghịch lý lớn là ở chỗ tình hình nhân quyền Việt Nam đã trở nên tồi tệ,
không được cải thiện trong những năm gần đây, do đó gây khó khăn hơn cho
mục tiêu tự đề ra là chủ động hội nhập quốc tế.
Bởi vì Việt Nam là một Nhà nước độc đảng không có cơ quan độc lập để bảo
đảm là các quyền tự do nêu trong Điều 69 được tôn trọng. Những mâu
thuẫn vốn có của thực tế chính trị này đã dẫn đến tình hình hiện nay, mở
cửa chính trị chưa từng thấy thông qua internet và trấn áp cùng đồng
thời tồn tại.
Trong đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam, trong năm 2012, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kết luận thẳng thừng: Việc
đàn áp những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động trở nên tồi
tệ, với những hạn chế nghiêm trọng về tự do ngôn luận, hội họp. Ít nhất
25 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, bao gồm cả blogger và nhạc sĩ, đã
bị kết án tù nhiều năm trong 14 vụ xét xử không theo chuẩn mực quốc tế.
Đồng thanh với kết luận này, báo cáo hàng năm về nhân quyền của Bộ Ngoại
giao Mỹ cũng đề cập đến các sự kiện trong năm 2012, ghi nhận là « có
một xu hướng đàn áp và khủng bố ngầm do Nhà nước yểm trợ nhắm vào những
cá nhân có các phát biểu vượt qua ranh giới và đề cập đến các vấn đề
nhạy cảm như chỉ trích các chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan
đến Trung Quốc hoặc chất vấn về sự độc quyền nắm giữ quyền lực của Đảng
Cộng sản ». Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhận thấy
là « ở bề ngoài, ngôn luận cá nhân, báo chí công khai, và thậm chí phát
biểu chính trị tại Việt Nam cho thấy có những dấu hiệu tự do hơn ».
Một đánh giá về sự phát triển quyền con người ở Việt Nam trong nửa đầu
năm 2013 cho thấy vẫn tiếp tục có những mâu thuẫn trong thực hiện chính
sách nhân quyền của Việt Nam và nghịch lý của việc vừa tìm kiếm gia tăng
cam kết với Hoa Kỳ vừa đẩy mạnh đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền
trong cùng một thời gian.
Vào cuối năm 2012, cuộc đàn áp của Việt Nam đối với các nhà bất đồng
chính kiến đã khiến Hoa Kỳ đột ngột hủy bỏ tham gia vào các cuộc đối
thoại nhân quyền hàng năm với Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc đối thoại này đã
được tổ chức vào tháng Tư năm 2013. Đại diện của Hoa Kỳ là ông Daniel
Baer, Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao
động. Trong chuyến thăm này, ông đã bị ngăn chặn, không cho gặp những
người bất đồng nổi tiếng Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Phạm Hồng Sơn.
Hai tháng sau, ông Baer điều trần trước Tiểu ban Châu Á và Thái Bình
Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ và lưu ý đến những mâu thuẫn trong
việc thực hiện nhân quyền của Việt Nam. Một mặt, ông Baer ghi nhận : Các
bước tích cực như việc thả nhà hoạt động Lê Công Định (cho dù đi kèm
với những hạn chế tự do), tạo thuận lợi cho một tổ chức nhân quyền quốc
tế thăm Việt Nam, và số lượng đăng ký hoạt động công giáo gia tăng một
cách khiêm tốn ở Tây Nguyên ... các cuộc thảo luận giữa Chính phủ và Tòa
thánh Vatican, và cũng như diễn biến tích cực tiềm tàng trong vấn đề
nhân quyền cho những người LGBT [đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng
giới, hoán tính/chuyển đổi giới tính] ... [và] tràn ngập ý kiến của
công chúng về dự thảo Hiến pháp ...
Mặt khác, ông Baer kết luận : Thế nhưng, những bước tiến này không đủ
để đảo ngược xu hướng tồi tệ kéo dài trong những năm qua. Cũng không có
các biện pháp tích cực riêng rẽ tạo dựng một mô hình phù hợp. Với số
lượng ngày càng tăng, các blogger tiếp tục bị quấy rối và bị bỏ tù vì
những phát biểu ôn hòa trên mạng và các nhà hoạt động tiếp tục phải sống
dưới đám mây đen ...
Giờ đây thì mọi người biết rằng, vào cuối tháng Ba và tháng Tư năm 2013,
các quan chức Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu thảo luận về chuyến thăm Mỹ của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ
Việt Nam kể từ sáu năm qua. Hoa Kỳ chính thức ngỏ lời mời vào tháng Bảy
và Việt Nam đã chấp nhận. Không có bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tìm
cách dàn xếp chuyến thăm của ông Sang bằng cách thả bất kỳ các nhà bất
đồng chính kiến nổi tiếng nào. Có một dấu hiệu mong manh. Ngày 08/07,
chính quyền Việt Nam đột ngột hoãn phiên tòa xét xử nhà hoạt động vì dân
chủ nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân.
Tuy nhiên, vẫn trong sự mâu thuẫn, Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất
đồng chính kiến, có thể gây ra rủi ro cho chuyến viếng thăm Washington
của Chủ tịch Sang. Trong hai tháng Năm - Sáu, Việt Nam kết án và áp đặt
bản án khắc nghiệt đối với hai sinh viên đại học (Nguyễn Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha) và bắt giữ ba blogger nổi tiếng (Đinh Nhật Uy, Trương
Duy Nhất, Phạm Viết Đào), nâng tổng số tù nhân chính trị và các blogger
bị bắt trong nửa đầu năm 2013 lên tới 46 người.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã gặp nhau tại Nhà Trắng ngày 25
tháng Bảy. Trong cuộc họp báo chung, Tổng thống Obama tuyên bố, "chúng
tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thẳng thắn về sự tiến bộ mà Việt Nam
đang thực hiện và những thách thức tồn tại". Ông Sang thừa nhận sự khác
biệt và tiết lộ rằng Tổng thống Obama hứa sẽ làm hết sức mình để tới
thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ.
Một tuyên bố chung được công bố sau cuộc gặp, xếp vấn đề nhân quyền đứng
hàng thứ tám trong số chín chủ đề thảo luận. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận
lợi ích của đối thoại thẳng thắn và cởi mở để tăng cường hiểu biết lẫn
nhau và thu hẹp các bất đồng về nhân quyền. Không thấy đề cập đến những
vấn đề nhân quyền mà Tổng thống Obama nêu lên. Điểm thứ tám của tuyên bố
chung dành bảy trong chín dòng để tổng kết những gì Chủ tịch Sang đã
thảo luận với đồng nhiệm Mỹ. Đáng chú ý, Chủ tịch Sang khẳng định rằng
Việt Nam sẽ ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn và sẽ mời Báo cáo
viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đến thăm Việt Nam vào năm
2014.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang đã bị lu mờ bởi một cuộc tuyệt thực kéo
dài của nhà hoạt động chính trị Nguyễn Văn Hải. Ông Hải thành lập Câu
lạc bộ các Nhà báo tự do và hoạt động vì nhân quyền và cải cách dân chủ.
Mặc dù có các quy định về tự do ngôn luận trong Hiến pháp, ông đã bị
kết án tù 12 năm vì tiến hành « tuyên truyền chống lại Nhà nước xã hội
chủ nghĩa » thông qua các blog trên internet và các bài trên các đài
phát thanh nước ngoài. Khi ông Hải bị bắt giam, Tổng thống Obama công
khai kêu gọi trả tự do cho ông.
Ông Hải bắt đầu tuyệt thực vào cuối tháng Sáu để phản đối cách đối xử
với ông ở trong tù, trong đó có việc kéo dài thời gian biệt giam. Hai
ngày sau khi Chu tịch Sang kết thúc chuyến thăm Mỹ của ông, Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam thông báo là họ sẽ điều tra những lời
tố cáo của ông Hải. Ông Hải đã chấm dứt cuộc tuyệt thực vốn kéo dài
trong 35 ngày.
Vậy làm thế nào có thể giải thích những mâu thuẫn trong việc thực hiện
chính sách nhân quyền của Việt Nam ? Hơn nữa, làm thế nào có thể giải
thích được nghịch lý là Việt Nam tìm cách gia tăng quan hệ với Mỹ đồng
thời cùng lúc lại đẩy mạnh trấn áp ?
Có thể có ba giải thích, nhưng chúng không loại trừ lẫn nhau, về những mâu thuẫn và nghịch lý của Việt Nam.
Trước tiên, việc tiếp tục đàn áp chính trị là kết quả của quá trình quan
liêu của Bộ Công an (MPS). Khi một nhà hoạt động chính trị thu hút sự
chú ý, Bộ Công an thường bắt đầu lập hồ sơ qua việc thu thập chứng cứ.
Sau khi Bộ Công an xác định rằng một nhà bất đồng chính kiến đã vi phạm
luật an ninh quốc gia được diễn đạt một cách mơ hồ của Việt Nam, cơ quan
này bắt đầu một chiến dịch đe dọa và sách nhiễu nhà bất đồng chính kiến
và gia đình, bạn bè của người bất đồng chính kiến. Nếu nhà bất đồng
chính kiến từ chối sự kiềm tỏa của Bộ Công an, thì bộ này tìm kiếm sự
chấp thuận của cấp có thẩm quyền cao hơn để bắt giữ và tổ chức một phiên
tòa.
Tại sao một số người chống đối bị đàn áp trong khi những người khác được
phép phát biểu ý kiến tương tự mà không bị trả thù? Nói cách khác,
tại sao lại có sự mâu thuẫn giữa gia tăng mở cửa và tiếp tục đàn áp?
Việt Nam công khai thúc đẩy mạng Internet và khuyến khích các công dân
nói lên một số vấn đề. Tuy nhiên, các nhà bất đồng chính kiến sẽ là
đối tượng bị trấn áp nếu họ vượt qua lằn ranh đỏ mà ai cũng biết như
tiếp xúc với người Việt hải ngoại, đặc biệt là các nhóm hoạt động chính
trị như Việt Tân mà chế độ coi là phản động. Tóm lại, Bộ Công an kết
luận rằng những nhà bất đồng chính kiến là một bộ phận của "âm mưu
diễn biến hòa bình", theo đó các lực lượng thù địch bên ngoài liên kết
với bọn phản động trong nước để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một giải thích khác cho rằng sự mâu thuẫn trong việc đồng thời mở cửa và
trấn áp là đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản. Các nhà bất đồng chính
kiến, đặc biệt là các blogger, nêu các vấn đề nhạy cảm liên quan đến
tham nhũng, gia đình trị và lợi ích kinh doanh của các nhân vật chính
trị hàng đầu. Trong những trường hợp này, các nhà bất đồng chính kiến
bị lôi ra để trừng phạt theo lệnh của các quan chức cao cấp của Đảng
hay những người ủng hộ họ. Nói cách khác, các tính toán cân nhắc chính
trị nội bộ là động lực chính của hoạt động trấn áp.
Giải thích thứ ba cho rằng việc đàn áp chính trị gia tăng tại Việt Nam
được chỉ đạo bởi những người bảo thủ trong Đảng tìm cách cản trở gây
rối, nếu như không phá hoại, sự phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với
Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh. Ví dụ, người ta
cho rằng các nhân vật bảo thủ trong Đảng chỉ huy cuộc đàn áp các blogger
hồi tháng Sáu, để phá hoại chuyến thăm Washington đầu tiên của Tổng
Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các nhân vật bảo thủ trong Đảng sợ rằng quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ
sẽ làm cho quan hệ với Trung Quốc xấu thêm. Đặc biệt, họ nhắm vào các
blogger và các nhà hoạt động, những người chỉ trích việc xử lý mối quan
hệ với Trung Quốc của chính phủ. Các nhân vật bảo thủ trong Đảng bác bỏ
áp lực của Mỹ về nhân quyền, kêu gọi Hoa Kỳ gia tăng tài trợ để giải
quyết những di sản chiến tranh bom mìn và chất độc da cam, và đòi Mỹ
chấm dứt phân biệt đối xử cấm vận vũ khí. Lời giải thích thứ ba này giải
thích nghịch lý của việc vì sao Việt Nam không giải quyết hồ sơ nhân
quyền để củng cố quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong bối cảnh có tranh
chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
(Carlyle A. Thayer là Giáo sư danh dự, Đại học New South Wales ở Úc Học viện Quốc phòng).
tags: Châu Á - Chuyên mục trên mạng - Hoa Kỳ - Mỹ - Nhân quyền - Tham nhũng - Trung Quốc - Việt Nam -
Trung Quốc lại khẳng định chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp
Phát biểu với báo chí nhân chuyến thăm Mỹ mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc một lần nữa khẳng định lập trường kiên quyết bảo vệ lợi ích
cốt lõi của Trung Quốc trong khu vực. Đây có thể được coi là một thông
điệp nhắn gửi đến các nước đang có tranh chấp về chủ quyền trên biển với
Trung Quốc tại châu Á Thái Bình Dương. Liệu điều này cho thấy Trung
Quốc đang trở nên cứng rắn hơn với các nước trong khu vực và Mỹ hay chỉ
là một lời nói không mang sức nặng? Việt Hà có bài tìm hiểu sau đây.
Quyết tâm bảo vệ lợi ích cốt lõi
Chuyến thăm đến Hoa Kỳ ngày 19 tháng 8 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc, Thường Vạn Toàn được cho là nhằm giúp xây dựng mối quan hệ
về quân sự giữa hai cường quốc trên thế giới với những hứa hẹn được đưa
ra từ cả hai phía. Thế nhưng, cũng ngay trong chuyến công du này, người
ta cũng thấy vấn đề lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại khu vực châu Á
Thái Bình Dương và việc chuyển trục chiến lược của Mỹ tới khu vực này
dường như vẫn còn nhiều khúc mắc.
Phát biểu với báo chí trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 8 tại Pentagon,
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thường Vạn Toàn khẳng định qua lời
thông dịch viên:
Không một ai nên có ý nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi những lợi ích
cốt lõi của mình. Đừng đánh giá thấp quyết tâm không thay đổi của chúng
tôi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích trên
biển.
Mặc dù ông Thường Vạn Toàn không chỉ đích danh vấn đề biển Đông nơi
Trung Quốc đang có tranh chấp với một số nước ASEAN, hay khu vực quần
đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật bản, nhưng những người theo dõi
tình hình có thể ngầm hiểu đây là lời nhắn đến các nước có liên quan,
những đồng minh của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.
Hiện tại, Philippines, nước có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc tại
biển Đông, cũng đang ráo riết đàm phán với Hoa Kỳ để gia tăng sự hiện
diện của quận đội Mỹ tại đây, một bước trong quá trình chuyển trục chiến
lược của Mỹ tới châu Á Thái Bình Dương.
Phát biểu mới đây của ông Thường Vạn Toàn cũng làm người ta nhớ đến năm
2011, khi ông Đới Bỉnh Quốc, một lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc lúc đó,
lên tiếng nói rằng biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Câu nói
này đã khiến nhiều học giả quốc tế lên tiếng thắc mắc và quan ngại vì
nếu Trung Quốc coi biển Đông là lợi ích cốt lõi thì chính sách mà Trung
Quốc áp dụng tại đây cũng giống như những gì mà Trung Quốc áp dụng với
Đài Loan và Tây Tạng.
Tuy nhiên, theo giới học giả Trung Quốc, thì ngày chính tại Trung Quốc
vào lúc này, vấn đề lợi ích cốt lõi của nước này tại biển Đông vẫn chưa
được thống nhất một cách rõ ràng. Trung tướng Chu Thành Hổ, thuộc học
viện Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu trong một hội thảo gần đây ở New
York về vấn đề này:
Ở Trung Quốc có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có người đã
hỏi ông Đới Bỉnh Quốc là biển Đông có phải là lợi ích cốt lõi không. Có
nhiều người tin biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc vì nó thuộc
vào yếu tố toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Một số người
cho rằng biển Đông không giống Đài loan hay Tây Tạng. Vào lúc này chúng
tôi vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này.
Dù có định nghĩa thống nhất hay không thống nhất thì từ nhiều năm nay,
Trung Quốc vẫn luôn khẳng định chủ quyền không xoay chuyển tới 80% khu
vực biển Đông. Với chính sách này, Trung Quốc hàng năm áp dụng lệnh cấm
đánh bắt cá trên một vùng rộng lớn tại đây từ khoảng tháng 5 đến tháng
8. Các tàu bán quân sự của Trung Quốc liên tục có hành động như cắt cáp
tàu Việt Nam, đuổi bắt và bắn vào các tàu cá của Việt nam gần khu vực
quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước.
Gạt tranh chấp để hợp tác phát triển
Một mặt khẳng định lợi ích cốt lõi, mặt khác lãnh đạo Trung Quốc cũng lên tiếng tỏ ra mềm mỏng. Hôm 31 tháng 7, truyền hình Trung Quốc dẫn lời của Chủ tịch Tập Cận Bình nói về biển Đông rằng Trung Quốc khẳng định chủ quyền thuộc về mình nhưng có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung.
Mới nghe thì phát biểu của ông Tập Cận Bình có hướng xây dựng tích cực.
Trên thực tế, lời nói này chỉ là lập lại lập trường của Trung Quốc đã
từng được Thủ tướng Đặng Tiểu Bình nói tới vào năm 1978 trong tranh chấp
xung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư với Nhật Bản.
Lời đề nghị này của ông Đặng Tiểu Bình đã bị Nhật khước từ và hiện Nhật
vẫn là nước quản lý quần đảo Senkaku. Thời gian gần đây, căng thẳng hai
nước Nhật và Trung Quốc cũng gia tăng vì tranh chấp này.
Hôm 22 tháng 8 vừa qua, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc cũng mạnh
mẽ bác bỏ phát biểu của Thượng Nghị sĩ Mỹ, John McCain về chủ quyền của
Nhật với quần đảo Senkaku. Ông Hồng Lỗi nói quần đảo Điếu Ngư là lãnh
thổ thuộc Trung Quốc. Bất cứ nỗ lực nào nhằm khước từ sự thật này đều vô
ích. Ông Hồng Lỗi cũng cảnh báo các Thượng Nghị sĩ Mỹ nên chấm dứt việc
đưa ra các lời nói mà ông gọi là vô trách nhiệm làm phức tạp thêm tình
hình tại khu vực.
Nói về vấn đề gạt tranh chấp và cùng khai thác phát triển ở biển Đông
theo lời của ông Tập Cận Bình, giáo sư Renato Cruz de Castro, thuộc
trường đại học De La Salle, Philippines, nhận xét:
Không có gì thay đổi. Theo tôi đó chỉ là một tín hiệu cho các thành
viên đảng cộng sản Trung Quốc, trong bộ chính trị là không có gì thay
đổi trong chính sách của Trung Quốc. Tuyên bố là Trung Quốc sẵn sàng
tham gia hợp tác phát triển với điều kiện chủ quyền của Trung Quốc phải
được tôn trọng, đó là một điều kiện làm hỏng mọi thứ. Ý tưởng cho hợp
tác phát triển chung là không có điều kiện tiên quyết.
Sắp tới đây, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiến hành những đàm phán về
một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) được chờ đợi từ lâu. Đề nghị
về đàm phán này cũng được Trung Quốc đưa ra trong diễn đàn khu vực vào
tháng 6 vừa qua, một bước đi được coi là tích cực từ Trung Quốc trong
việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên với những khẳng định về chủ quyền
không tách rời trong các lời nói của lãnh đạo Trung Quốc, người ta cũng
có thể đặt ra những nghi ngờ và lo lắng về những thiện chí cũng như
quyết tâm của Trung Quốc.
Các trường đại học của Mỹ, Anh lại đứng đầu thế giới
Trong hai cuộc khảo sát riêng rẽ, các trường đại học của Mỹ và Anh một lần nữa lại chiếm nhiều chỗ trong 20 vị trí hàng đầu.
Theo cuộc khảo sát của trường đại học Giao Thông ở Thượng Hải, trường Harvard của Mỹ chiếm vị trí số Một.
Trường Harvard đã chiếm vị trí này từ năm 2003, là năm trường đại học Giao Thông bắt đầu mở cuộc khảo sát.
Trong số 20 trường đại học hàng đầu thì hết 17 trường là của Mỹ. Còn 3 trường kia gồm trường Cambridge của Anh đứng hạng 5, trường Oxford cũng của Anh đứng hạng 10, và trường đại học Tổng hợp Liên bang Thụy Sĩ, hạng 20.
Trường này của Thụy Sĩ chiếm chỗ năm ngoái của trường đại học Tokyo của Nhật Bản, năm nay bị đẩy xuống hạng 21.
Trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu, Trung Quốc có 28 trường, Nhật Bản có 20, Nam Triều Tiên có 11, Đài Loan có 9, Hồng Kông 5, Singapore 2, Ấn Độ và Malaysia mỗi nước có 1 trường.
Một cuộc khảo sát khác do báo The Times của Anh thiết lập cũng đưa ra những kết quả tương tự.
Nguồn: Timeshighereducation.co.uk, Channel News Asia with AFP
Theo cuộc khảo sát của trường đại học Giao Thông ở Thượng Hải, trường Harvard của Mỹ chiếm vị trí số Một.
Trường Harvard đã chiếm vị trí này từ năm 2003, là năm trường đại học Giao Thông bắt đầu mở cuộc khảo sát.
Trong số 20 trường đại học hàng đầu thì hết 17 trường là của Mỹ. Còn 3 trường kia gồm trường Cambridge của Anh đứng hạng 5, trường Oxford cũng của Anh đứng hạng 10, và trường đại học Tổng hợp Liên bang Thụy Sĩ, hạng 20.
Trường này của Thụy Sĩ chiếm chỗ năm ngoái của trường đại học Tokyo của Nhật Bản, năm nay bị đẩy xuống hạng 21.
Trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu, Trung Quốc có 28 trường, Nhật Bản có 20, Nam Triều Tiên có 11, Đài Loan có 9, Hồng Kông 5, Singapore 2, Ấn Độ và Malaysia mỗi nước có 1 trường.
Một cuộc khảo sát khác do báo The Times của Anh thiết lập cũng đưa ra những kết quả tương tự.
Nguồn: Timeshighereducation.co.uk, Channel News Asia with AFP
Sunday, August 25, 2013
HOÀNG MAI * BÁC SĨ XHCN
Bac si XHCN
Tôi là một BS làm việc ở một bệnh viện
công của TP.HCM. Đọc bài “Bác sĩ công và bác sĩ tư” của bạn Hoàng Mai,
tôi thấy chạnh lòng vì tôi từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp đối xử như vậy với
bệnh nhân (tâm trạng của tôi lúc đó cũng rất mâu thuẫn).
Tôi biết cư xử như thế là không đúng, nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm BS thật sự xem công việc ở bệnh viện là quan trọng trong cuộc đời, toàn tâm toàn ý cho công việc? Dù không thể đổ lỗi cho thu nhập, nhưng thật sự chúng tôi đi làm vì cái gì, chỉ vì lương tâm thôi sao, chỉ để được xã hội công nhận là từ mẫu thôi hay sao?
Chúng tôi cũng cần phải sống, con của chúng tôi cũng cần phải ăn, phải học. Mà thử xem Nhà nước trả cho chúng tôi lương tháng được bao nhiêu? Tôi đã học sau đại học mà lương 3 triệu đồng, tiền cơm 500.000 đồng nữa là 3,5 triệu đồng. Rồi bị trừ tiền bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, công đoàn… thì làm sao tôi có thể sống ở thành phố này?
Tôi cũng không thể trách đồng nghiệp sao nhăn nhó với bệnh nhân vì biết BS ấy đang lo lắng bố mẹ ốm mà không có đủ tiền. Tôi nghĩ cũng khỏi phải bắt chúng tôi học những lớp giao tiếp với bệnh nhân làm gì, chuyện quan trọng đầu tiên là phải trả công cho chúng tôi xứng đáng với trách nhiệm mà chúng tôi đảm đương, và đủ để chúng tôi sống đã.
Không phải lo lắng về tiền bạc quá nhiều như hiện nay thì chúng tôi có thể yên tâm lo cho chuyên môn. Còn như hiện nay thì vấn đề đó sẽ tiếp tục như thế và rất khó để giải quyết bạn ạ. Bạn cứ chờ xem. …..
Lời phân trần này làm tôi nhớ lại một câu chuyện cách đây 20 năm, mà tôi là nhân chứng. Hôm đó, tôi đưa cháu vào cấp cứu ở một BV lớn ở TP. Cháu tôi bị tiêu chảy mất nước nặng. Dưới con mắt nhà nghề, tôi biết cháu tôi đang trụy mạch, cần được cấp cứu. Vậy mà chờ mãi, vẫn không thấy động tĩnh gì. Biết thân biết phận, biết câu rừng nào cọp ấy, tôi rón rén gõ cửa phòng trực BS. Đây rồi, một đồng nghiệp rất trẻ, đang cắm cúi trên một cuốn sách dày cộp. Chỉ vừa mới mở miệng bẩm báo về tình trạng mạch nhanh không bắt được, da tím, lạnh… của cháu, tôi nhận được một ánh mắt lạnh như băng, quét từ đầu xuống chân, qua một cặp kính trắng lấp lánh rất trí thức, và một câu nói cũng lạnh tanh: “Có biết học BS là khó lắm không?” (??????)
Không cần bình luận gì thêm về tính chất khiếm nhã và cực kỳ ngạo mạn của câu nói này, mà nên thấy, xã hội chúng ta đang sống, đã sản sinh ra một tầng lớp, tạm gọi là trí thức, không tim, thiếu một căn bản tối thiểu về giáo dục và giao tế xã hội (social etiquette). Không thể đổ lỗi cho đồng lương, cho sự thiếu thốn vật chất để gật gù thông cảm cho sự phi nhân, nhất là sự phi nhân đó xảy ra trong ngành giáo dục và y tế. Nói được một câu “xuất sắc” như đồng nghiệp trẻ năm xưa, chắc không phải vì lương thấp, vì bức xúc mà bật ra (?)
Tôi cười nhạt, khi nghe đồng nghiệp HT than vãn về thu nhập. Giấy trắng mực đen, thì BS công nào cũng nghèo. Trà dư tửu hậu, thì các BS công thường dè bĩu các BS tư là chạy theo đồng tiền, bỏ quên nghiên cứu khoa học (?). Nhưng thực tế, trừ một số BS trẻ vừa chân ướt chân ráo vào nghề, các BS công hiện tại đang giàu, rất giàu. Cứ nhìn các dãy xe hơi đời mới trong sân các BV lớn thì rõ.
Chẳng nên đổ tại tiền! Mà không lẽ vì tiền, tôi có quyền hạ thấp phẩm giá, sự cao quí của nghề nghiệp, bằng những hành vi cục súc (xin lỗi, tôi không tìm được từ nào văn hoa hơn), mà các đồng nghiệp của tôi cư xử với bệnh nhân, và cả với nhau (?) Làm thầy thuốc, không lẽ cứ ít tiền thì có quyền hỗn xược với người bệnh (?). Phải đợi đến lúc nhiều tiền mới lễ độ, vồn vã, thì có khác chi bà phở chưởi học nghề chiều khách?
Tuy nhiên, con người là sản phẩm của xã hội. Nói đi thì cũng phải nói lại, cho nó công bằng. Hệ thống y tế của chúng ta là cha đẻ của một tầng lớp học cao hiểu rộng, hợm hĩnh, kiêu căng và …dùi đục như thế. Còn nhớ, khi mới ra trường, lọ mọ đến Sở Y tế một tỉnh nọ có việc, tôi phải bỏ dép, đi chân không vào phòng ông Giám đốc. Chẳng khác gì một chị Dậu với nón mê, váy đụp khúm núm chốn công quyền, mặc dù tôi đi bán tôi (xin việc), không phải đi bán chó, thưa các bạn! Tại sao, một BS trẻ như tôi hồi ấy, không được quyền có một việc làm đúng sở học, một cách đường hoàng, tự tin, mà phải hèn hạ đến thế?
Điều ấy, nó tổn hại cho phẩm giá!
Còn nhớ, chúng tôi, hơn 30 BS nam, phải nhường WC cho các BS nữ, nên phải vừa tiểu tiện, vừa rửa mặt trong một cái lavabo suốt 10 năm trời ở một BV lớn nhất nước. Chuyện ấy, giờ còn hay không, tôi không biết! Nhưng, nó cũng làm tổn hại phẩm giá. Nó làm con người ta, mất dần dà đi cái ý thức về lịch sự, riêng tư, nhân cách…, từ những điều nhỏ nhặt như vậy!
Còn nhớ, chúng tôi phải đi vận động, hay nói trắng là đi ép buộc, bệnh nhân chúng tôi phải mua, phải ăn những suất cơm tồi tệ, nuốt không trôi của BV. Chỉ vì ông giám đốc khả kính một thời của BV đó, có mối quan hệ rất đáng ngờ với công ty cung cấp khẩu phần bệnh viện. “Không ăn ư, cứ cho ra viện. Vì ăn cũng là một cách điều trị! Không ăn, là chống đối chế độ điều trị, cho ra viện”.
Còn nhớ, cũng chính ông GĐ đó, ép buộc và ra chỉ tiêu chúng tôi phải kê toa một loại thuốc cực kỳ nhảm nhí, chỉ vì ông ta và gia đình vừa mới được mời đi du hí châu Âu về. Ai mời? Câu trả lời là một cái cười nụ. Mà cũng chính ông ấy, lại nói về y đức rất dõng dạc, rất tự tin, ai nghe cũng phải giật mình kính phục.
Còn nhớ, khi mới ra trường, lòng còn nhiều mộng ước, gặp ngay gã y tá chuyên tu, phó phòng tổ chức. Béo tốt, vênh váo (tuy còn rất trẻ): “ĐM, BS trẻ chúng mày ngu bỏ mẹ. Khoa ấy có đ. gì để ăn mà cứ xin vào đấy?” Sau đó là những chầu nhậu, những tăng 2, tăng 3…để được việc. Về nhà, nhục nhã, uất ức, nhìn con thơ đang ngủ mà phải cắn răng lại để khỏi trào nước mắt vì tủi nhục. Không chìu lòng chúng nó, bố tìm đâu ra việc để kiếm tiền mua sữa cho con. Tội nghiệp con, và tội nghiệp cả bố nữa, con trai ạ!
Một gã thất phu như thế, lại được trọng dụng, cất nhắc nắm sinh mệnh khoa học (và cả sinh mệnh chính trị) của hơn ngàn BS, bạn có tin nổi không? vân vân và vân vân…
Thế đấy, người thầy thuốc VN tội nghiệp, sau bao nhiêu năm tháng sống trong một hệ thống kém văn hóa, hỗn xược như thế, đã bị vùi dập, thui chột những tố chất bắt buộc phải có của người thầy thuốc: sự lễ độ, lòng thấu hiểu, phong cách thanh lịch văn minh…mà ta vẫn thường thấy trong các phim Âu Mỹ. Nó là sự thật, không phải là phim giả tưởng đâu, thưa các bạn. Nó là kết quả của một xã hội tôn trọng người đọc sách, coi thầy thuốc là tầng lớp quí tộc, ưu tú. Và huấn luyện, đòi hỏi người thầy thuốc phải xứng đáng với những phẩm chất đó. Dĩ nhiên, không chỉ bằng những lời hô hào suông, bằng các loại giấy khen thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, mà bằng nhiều cách khác. Không nói ra thì ai cũng biết những cách đó là gì!
Thiếu căn bản giáo dục cá nhân, gia đình. Thiếu một nền tảng văn hóa tối thiếu từ xã hội, cơ quan (ở đây là BV), thì dù một số không nhỏ BS dù đã rất giàu, họ vẫn không thể hành xử ‘xứng với kỳ đức’ mà nghề nghiệp và xã hội mong đợi. Chung qui, thì cũng nên nghĩ ngợi về cách chúng ta đào tạo trí thức. Và cách chúng ta đối đãi (không phải là đãi ngộ) với người trí thức! (Lại hoan hô Marx một cái cho đúng lề phải, khi ổng phán thế này: “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”)
Chưa một lần, tôi dám hô hào y đức. Vì nó thâm sâu chẳng khác gì tôn giáo. Nhìn vào y đức, để thấy thẹn với lòng, vì không bao giờ vươn đến được cái nghĩa lý cao quí của hai từ đó. Nhớ lại y đức, để răn mình, chứ chẳng dám răn ai như các quan chức trơn lông đỏ da vẫn thường rao giảng.
Y đức cao quí (nhưng không cao xa), nên xin các quan chức,
thôi hô hào, thôi khuấy động các phong trào thi đua chấn hưng y đức để tự đánh
bóng bản thân. Y đức nào tồn tại được, theo cái cách chúng ta đang vận hành
guồng máy y tế như bây giờ?
Bộ máy y tế ấy, đã phản y đức về cơ bản, khi phân loại bằng
giấy trắng mực đen, các quyền lợi và hệ thống khám chữa bệnh của nó theo chức
vụ, cấp bậc, mức lương. Lẽ nào, một người dân đen, không được quyền
chăm sóc ngang bằng một cán bộ cao cấp?
Tôi may mắn, tự thoát ra được khỏi hệ thống ấy, cũng hơn 10 năm có lẻ.
Nhưng thỉnh thoảng, nhớ lại một thời cay đắng ấy, không khỏi ngậm ngùi mà lẩy một câu Kiều: “chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa”.
Lại thêm một lý do, để tôi mong ước con trai tôi về, sau khi ăn học
thành tài ở xứ người. Chẳng để trả thù ai, mà làm gì được cho dân mình bớt
khổ thì làm! Về mà thay thế, về mà chấn hưng lại cái hệ thống y tế nhàu nát mà
bố phải chịu đựng ngần ấy năm để nuôi con, con ạ!------------------------------------------
Tranh luận trên báo Tuổi Trẻ: Bác sĩ công và Bác sĩ tư
Bác sĩ công và bác sĩ tưTT - Mới đây, đang giờ làm việc, cô giáo của con trai tôi (cháu 5 tuổi) gọi điện yêu cầu tôi đến trường đón cháu về vì cháu đang sốt. Vợ chồng tôi lật đật đến trường đón con và rất lo lắng khi thấy cháu sốt, nôn ói và than đau bụng...
Vì sốt ruột nên chúng tôi đưa cháu đến một cơ sở y tế gần trường học của cháu (ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ở đây, sau khi mua sổ khám bệnh, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng khám trẻ em. Vào phòng khám, con trai tôi có vẻ rất mệt mỏi. Vợ chồng tôi tiếp tục ngồi chờ trong khi một bác sĩ, một y tá ở đây đang ngồi nói chuyện. Vị bác sĩ vừa thờ ơ hỏi nhát gừng con tôi đau gì, đau ở đâu vừa nói chuyện với cô y tá. Hai người lấy điện thoại di động ra hỏi nhau: “Em đọc tin nhắn này thử xem, chị không biết nó viết gì”. Rồi cả hai ngồi... giải mã tin nhắn và cùng cười. Chưa hết, họ tiếp tục bàn về việc đã làm bài dự thi tìm hiểu Công đoàn VN - 80 năm một chặng đường chưa? Hai người bình luận về đề tài dự thi trong khi con tôi đau đớn nhăn nhó cả mặt mày.Mãi một lúc sau, vị bác sĩ mới quay hẳn sang phía con tôi để khám. Cô ấy hỏi cháu: “Đau ở đâu, nói!”. Thằng bé đáp lí nhí, tôi tranh thủ... kể bệnh (theo triệu chứng cô giáo báo lại) nhưng dường như bác sĩ không thèm nghe. Bác sĩ lại la thằng bé: “Nói đi chứ, sao không nói gì, đau làm sao?”. Khám bụng, cặp nhiệt độ xong bác sĩ bảo con tôi nằm dài ra (nhưng trong phòng khám không có giường, chỉ có bàn ghế!) và thằng bé phải nửa nằm trên ghế nửa nằm trên người ba. Khám một lát, bác sĩ bảo: “Thằng bé xanh quá. Chuyển lên bệnh viện tỉnh, đi thử máu, vào thẳng phòng cấp cứu ấy”. Từ đầu đến cuối, gương mặt bác sĩ khó đăm đăm, không có lấy một nụ cười...Quá sợ cái cảnh thờ ơ với bệnh nhân này nên chúng tôi đưa con đến một bệnh viện tư ở thị xã Thủ Dầu Một để khám. Ở đây, thái độ của bác sĩ rất ân cần. Một bác sĩ nam còn trẻ tươi cười vừa khám vừa chuyện trò với con trai tôi. Bác sĩ này hỏi con tôi đã ăn gì ở trường, cảm giác đau ra sao... và cả câu hỏi ngoài lề: “Ở lớp con thích chơi với bạn nào?”. Con tôi vui vẻ trả lời mà không sợ sệt nữa. Bác sĩ bảo con tôi nhảy cao lên, co chân vào, nhảy ba cái... Cuối cùng, bác sĩ kết luận con tôi không bị đau ruột thừa, cháu chỉ bị nhu động ruột. Bác sĩ viết toa thuốc và dặn tôi cho cháu uống thuốc rất kỹ càng. Tôi hỏi có cần đưa cháu đi thử máu không thì bác sĩ cười nói: “Khỏi. Không nghiêm trọng thế đâu”...
Tiếp xúc với bác sĩ ở hai cơ sở y tế nói trên, tôi cứ tự hỏi tại sao cũng là bác sĩ nhưng người thì ân cần với bệnh nhân, người lạnh lùng quá vậy?HOÀNG MAI (Bình Dương)
Theo Tuổi Trẻ
__._,_.___
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 276
KINH TẾ - THƠ - VIỆT CỘNG -
KINH TẾ THẾ GIỚI
Khi tư bản tài chính rút chạy
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-08-28
2013-08-28
Năm năm trước, khi Hoa Kỳ và Âu Châu bị khủng hoảng tài chính, toàn
cầu bị Tổng suy trầm, các biện pháp cấp cứu khiến lãi suất và đồng tiền
Âu Mỹ mất giá. Khi ấy, dòng tư bản chảy về nơi có lợi hơn, đó là các
nước đang phát triển. Ngày nay, tình hình lại đảo ngược khi kinh tế các
nước đang phát triển đều có dấu hiệu suy giảm và khối công nghiệp hóa
Âu-Mỹ-Nhật lại hồi phục khiến tư bản tài chính rút khỏi các thị trường
đang lên và gây ra nhiều chấn động quốc tế. Chuyên gia kinh tế
Nguyễn-Xuân Nghĩa sẽ phân tích hậu quả của sự chuyển động ngược này
trong chương trình chuyên đề của Diễn đàn Kinh tế.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, cuối
Tháng Bảy vừa qua, tiết mục chuyên đề của chúng ta đã giải thích vì sao
mà các nền kinh tế "đang lên" sẽ lại xuống. Kỳ này, vào cuối Tháng Tám,
ta sẽ tìm hiểu tiếp về hậu quả gần xa của sự đảo chiều này vì cùng lúc
đó, dấu hiệu phục hồi tại Hoa Kỳ khiến ngân hàng trung ương Mỹ nêu ý
kiến là sẽ giảm dần mức độ bơm tiền kích thích kinh tế làm lãi suất dài
hạn và phân lời trái phiếu tại Mỹ tăng vọt. Chủ trương đó của Hoa Kỳ làm
nhiều đồng bạc trên thế giới mất giá và còn gây bối rối cho lãnh đạo
Trung Quốc qua một chi tiết nhỏ mà có thể phản ảnh một sự lúng túng rất
lớn. Đó là hôm Thứ Ba 27, lãnh đạo tài chính và ngân hàng Bắc Kinh yêu
cầu ngân hàng trung ương Mỹ xem xét kỹ thời điểm và cường độ thu hút lại
lượng tiền bơm vào kinh tế để khỏi gây thiệt hại cho các nền kinh tế
đang phát triển. Nói cách khác, vì sao một quyết định của Mỹ lại làm Bắc
Kinh giật mình như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng nhìn trong toàn cảnh của một địa
cầu hình tròn và luồng giao dịch liên tục của hàng hóa và tư bản giữa
các nước thì những xoay chuyển hay thăng giáng trị giá tài sản là điều
thường xuyên và tất nhiên. Vì thế, khi thấy có lợi trong nhất thời vì
tài sản của xứ khác trút vào thị trường của mình để kiếm lời thì cũng
nên chuẩn bị cái ngày mà dòng tài sản ấy sẽ chảy đi nơi khác và để lại
nhiều hậu quả bất lợi. Đó là một nguyên tắc chung.
Về phản ứng của Bắc Kinh, thì Thứ trưởng Tài chính Chu Quang Diệu và
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Dịch Cương của Trung Quốc đã sợ nạn rút
vốn về Mỹ sau khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ nói đến việc "vuốt nhọn"
chính sách tiền tệ, là giảm dần và có thể hút lại lượng tiền đã bơm ra.
Khi kinh tế Mỹ hồi phục và có nền móng vững chắc hơn, việc điều chỉnh
chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ quả nhiên là gây hậu quả toàn cầu nên mới
làm Trung Quốc và nhiều xứ khác hốt hoảng. Qua câu chuyện này, ta thấy
ra vài điều đáng chú ý và chẳng nên quên.
Khi kinh tế Mỹ hồi phục và có nền móng vững chắc hơn, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ quả nhiên là gây hậu quả toàn cầu nên mới làm Trung Quốc và nhiều xứ khác hốt hoảng.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong nhiều năm liền, khi khối công nghiệp hóa bị
suy trầm và bơm tiền kích thích làm đồng bạc mất giá, các nước kết án là
họ gây chiến tranh ngoại hối và cạnh tranh nhờ tiền rẻ làm hàng hóa dễ
bán hơn. Khi kinh tế đã khá hơn và Hoa Kỳ cần điều chỉnh thì lại bị phê
phán là làm đồng tiền xứ khác mất giá và được yêu cầu là phải suy xét
thận trọng. Đâm ra, ngược với quan điểm của nhiều người trong năm năm
liền, Hoa Kỳ vẫn là siêu cường kinh tế chứ không hề lụn bại để Trung
Quốc sẽ qua mặt trong dăm ba năm. Điều phũ phàng ấy có nghĩa là thủ đô
Washington, chứ không phải Bắc Kinh hay một nơi nào khác, vẫn là trung
tâm mà các quyết định về tài chính và ngân hàng tất nhiên gây hậu quả cả
tốt lẫn xấu cho xứ khác.\
Vũ Hoàng: Nói về hậu quả, chúng ta có thể liên tưởng
đến một tiền lệ vào năm 1997, khi luồng tư bản như thủy triều rút khỏi
Đông Á khiến nhiều quốc gia bị khủng hoảng. Thưa ông, có thể nào mà lần
này chúng ta lại thấy tái diễn chuyện ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ tương lai không nhất thiết là lịch
sử tái diễn, nhưng trào lưu thăng giáng kinh tế thì vẫn vận hành theo
một quy luật chung và cho ta nhiều bài học có ý nghĩa. Chúng ta hãy nhắc
lại chuyện đó, so sánh với chuyện nay, may ra thì thấy được vài bài
học. Thứ nhất, vụ khủng hoảng 1997 xuất phát từ sự hồ hởi sảng của nhiều
nước Á Châu.
Khi ấy, cả thế giới nói đến phép lạ kinh tế của tám nước gọi là "tân
hưng" của Đông Á. Năm tháng trước khi khủng hoảng bùng nổ, vào đầu năm
1997, báo chí, các định chế tài chính hay học giả quốc tế còn ngợi ca
các nước này. Số là sau khi Liên Xô tan rã và Chiến tranh lạnh kết thúc
năm 1991, luồng tư bản tài chính thật sự được giải phóng đã lưu thông tự
do hơn. Sự lạc quan chung đi cùng nỗ lực chuyển theo quy luật thị
trường của Trung Quốc rồi Ấn Độ, khiến các nước Đông Á đi trước đã có
một lượng tư bản dồi dào để đạt mức tăng trưởng cao.
Khi ấy rồi, người ta đánh giá sai ảnh hưởng của Hoa Kỳ khi Ngân hàng
Trung ương Mỹ bắt đầu nâng lãi suất từ năm 1994. Trong một năm, lãi suất
Mỹ đã tăng gấp đôi khiến Mỹ kim lên giá mạnh từ năm 1995. Nhiều quốc
gia đã giàng giá đồng bạc vào tiền Mỹ như một cái neo thì bị đứt neo và
phải phá giá để tự cứu nguy. Vụ khủng hoảng 1997 mở ra từ đó.
Vũ Hoàng: Ông nhắc lại chuyện cũ nên thính giả của
chúng ta có thể rút tỉa được bài học cho chuyện mới. Đó là khi kinh tế
phát đạt nhờ tư bản xứ khác trút vào xứ mình, các nước tân hưng Đông Á
nghĩ là họ tạo ra phép lạ vì lãnh đạo của họ cả tin vào sự tường thuật
của báo chí. Cũng vậy, năm 2008, vì lãi suất quá thấp tại Hoa Kỳ, tư bản
Âu Mỹ mới trút vào các nước tân hưng để kiếm lời cao hơn, dư luận liền
ngợi ca các nền kinh tế đang lên, điển hình là nhóm BRIC của bốn nước
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, và nói đến ngày tàn của khối công
nghiệp hoá. Kết cuộc thì các nền kinh tế gọi là "đang lên" đã lại xuống
và bây giờ thì họ sợ lãi suất sẽ tăng tại Hoa Kỳ khiến tư bản triệt
thoái làm hối suất đồng bạc của nhiều nước đều sụt mạnh. Thưa ông, kết
luận cần rút tỉa ở đây là những gì?
Thứ nhất, lời phát biểu hay biên bản buổi họp kỳ trước của Ủy ban
Tiền tệ và Tín dụng của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể gây biến động
trên các thị trường tài chính toàn cầu. Vì vậy, mình nên theo dõi tin
tức và cả những tranh luận rất xa vời về chính sách, ngân sách hay nhân
sự tại Mỹ. Thứ hai, khi biến động xảy ra trên thị trường chứng phiếu và
ngoại hối, xứ nào mà có sẵn nhược điểm bên trong thì bị tai họa nặng
nhất. Nhược điểm ấy là bội chi ngân sách, lạm phát, nhập siêu quá cao
nên cán cân thanh toán bị hụt, dự trữ ngoại tệ bị hao mòn, ngân hàng mắc
nợ xấu, v.v...
Khi kinh tế thịnh đạt thì lãnh đạo xứ nào cũng nghĩ rằng đấy là công
lao thành tích của họ. Tới khi thủy triều của tư bản tài chính lại bắt
đầu rút thì hối suất đồng bạc bị sụt, là trường hợp của Ấn Độ, Brazil,
Indonesia, Turkey và nhiều xứ khác. Xứ nào có sẵn nhược điểm nội tại, do
mình tự gây ra mà không thấy, thì rất khó ứng phó với biến động này.
Thí dụ như họ khó phá giá đồng bạc, nâng lãi suất, tăng chi và đắp vốn
cho ngân hàng vì biện pháp nào cũng có thể là liều thuốc để bệnh. Nhược
điểm nặng nhất là luật lệ mờ ám và lãnh đạo tham ô thì gây hậu quả tai
hại nhất, là các đại gia sẽ tẩu tán tài sản để tránh bị thiệt hại bên
trong và để kiếm lời ở bên ngoài!
Vũ Hoàng: Thưa ông, so với lần trước thì lần này tình hình có khác gì không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: So với lần lạc quan hồ hởi 20 năm trước rồi bị khủng hoảng 16 năm trước, tôi nghĩ rằng có nhiều khác biệt cả xấu lẫn tốt.
Lần trước, Đông Á bị khủng hoảng khi giá dầu thô còn ở mức 28 đến 35
đô la một thùng và chi phí năng lượng chưa là gánh nặng quá lớn của cán
cân mậu dịch. Lần này, dầu thô đã vượt trăm đồng, chưa kể biến động sắp
tới tại Trung Đông, nên các nước phải nhập xăng dầu sẽ bị khốn đốn hơn
với cán cân mậu dịch và vãng lai.Lần trước, Trung Quốc và Việt Nam chỉ bị gián tiếp vì chưa vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, lần này, họ bị trực tiếp vì buôn bán giao dịch với bên ngoài nhiều hơn.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Lần trước, Trung Quốc và Việt Nam chỉ bị gián tiếp vì chưa vào Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO, lần này, họ bị trực tiếp vì buôn bán giao
dịch với bên ngoài nhiều hơn. Chưa kể là Trung Quốc đang thoái trào và
có quá nhiều nhược điểm bên trong. Nhưng ngược lại, lần này khu vực Đông
Á lại có Nhật Bản với khả năng can thiệp khá hơn và có phương tiện tài
chính phần nào bù đắp vào phần rút vốn của Hoa Kỳ. Nói chung thì sóng
gió mới cũng tạo ra cơ hội mới nếu mình nhìn ra viễn ảnh lâu dài. Và lần
này, cơ hội là nhân khi Trung Quốc lao đao và thiên hạ điêu đứng thì
nhiều nước có thể vượt lên rất mạnh.
Vũ Hoàng: Chúng ta đi qua viễn ảnh dài của sự chuyển
động này. Thưa ông, các nước đang phát triển mà bị điêu đứng như ngày
nay thì có thể làm gì để hy vọng vượt lên như ông vừa nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ việc đầu tiên là tránh đổ lỗi cho thiên hạ hay cho thị trường!
Lần trước, khi khủng hoảng Đông Á xảy ra năm 1997, một số quốc gia
lâm nạn bèn rút tỉa bài học và cố không tái diễn sai lầm đã dẫn tới
khủng hoảng. Trong số này có Nam Hàn là xuất sắc hơn cả sau khi mang cái
nhục là phải nhờ Quỹ Tiền tệ Quốc tế tung tiền cấp cứu. Nhiều xứ khác
có học bài mà lại chóng quên và lạc quan tếu nên ngày nay cũng gặp khó
khăn, như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia và Phillipines. Nhưng dù sao
họ chưa nguy như Brazil, Turkey hay Ấn Độ là một xứ đã cải tổ mà sau lại
trì hoãn và bị lạm phát lẫn tham ô lan rộng nên khó thoát hiểm.
Xuất phát từ kinh nghiệm đó, điều thứ hai nên nhớ lần này là các nước
tân hưng chưa thể tự túc phát triển mà vẫn tùy vào thị trường Âu-Mỹ nên
sẽ bị khá nhiều khó khăn trong năm năm tới. Nhưng đây chính là cơ hội
tiến hành cải cách. Trong ngắn hạn là một hai năm thì phải vừa chống đỡ
sóng gió bên ngoài, vừa rà soát lại những yếu kém bên trong để cải tổ cơ
chế. Khi cải tổ thì đừng quên kỷ luật của chi tiêu và nếu có tiếp nhận
đầu tư thì để phát triển qua các dự án có giá trị kinh doanh và kinh tế,
chứ không để trám vào thiếu hụt ngoại tệ của mình.
Vũ Hoàng: Từ những bài học đó, thưa ông, chúng ta có thể kết luận những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Để kết luận, tôi nghĩ rằng bài học quan
trọng nhất của ngần ấy biến động là kinh tế có thể tăng trưởng nhưng
cũng dễ gây ra thất quân bình nên mới phải điều chỉnh. Tiến trình điều
chỉnh ấy là hiện tượng bình thường và liên tục. Nếu tư bản ào ạt đổ vào
nước ta thì nên nghĩ đến ngày có thể rút, để khi tiếp nhận thì sử dụng
một cách tối hảo. Từ "tối hảo" này vẫn được sử dụng trước đây ở trong
Nam, hàm nghĩa là đạt tối đa lợi ích với tối thiểu rủi ro hay phí tổn.
Chuyện thứ hai là nếu kinh tế sa sút thì điều ấy có nghĩa là lương bổng
bị sụt và đồng bạc mất giá, nhưng nếu tích cực khai thác điều bất lợi
này như một ưu thế cạnh tranh về sau thì quốc gia lâm nạn phải trước
tiên chấn chỉnh lại cơ chế tài chính và sản xuất và chuẩn bị đầu máy cho
phục hồi là các doanh nghiệp. Nói chung là khi phải lùi thì đã nghĩ đến
bước tiến và nếu bị sức ép thì nên chuẩn bị sức bật cho đúng hướng.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/global-reversal-of-fortune-nxn-08282013112558.html
Thứ ba 27 Tháng Tám 2013
Từ các nước Tân Hưng, tư bản chảy ngược về Âu-Mỹ
Khối BRICS, còn được gọi là khối Tân Hưng hay các nước mới trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi - Flickr/ Brics
Chỉ 5 năm sau vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm xuất phát từ Hoa
Kỳ và Âu Châu, hình như người ta đang chứng kiến một sự đảo lộn và
nhiều biến động tài chánh trên thế giới. Tư bản trước đây dồn về các thị
trường "đang lên", đặc biệt là về các nước khối BRICS, hiện lại đang
chảy ngược về Mỹ và Châu Âu, nơi mà các nền kinh tế đang hồi phục.
Năm năm trước, hai khối công nghiệp hàng đầu là Âu Châu và Mỹ
bị khủng hoảng tài chánh và trôi vào suy trầm kinh tế tương tự như Nhật
trước đó. Khi ấy, hàng loạt biện pháp kích thích của Âu-Mỹ như hạ lãi
suất, tăng chi và bơm tiền khiến đồng bạc mất giá, đi cùng hy vọng khả
quan hơn tại các thị trường gọi là "đang lên" khiến dòng tư bản tài
chánh "chảy về Đông", là từ khối Tây phương tiền chảy qua các nước đang
phát triển. Trong số này có bốn nước gọi tắt là B.R.I.C - Brazil ở Nam
Mỹ, Liên bang Nga, cùng Ấn Độ và Trung Quốc.
Thế rồi từ đầu năm nay, đà tăng trưởng của Brazil chỉ còn 2% một năm sau khi sụt tới 1% vào năm ngoái. Kinh tế Nga chỉ tăng 2% một năm dù có lợi thế là giá dầu thô đã vượt 100 đô la một thùng. Ấn Độ thì có tốc độ tăng trưởng cao là hơn 11% năm 2010 và gần 8% vào 2011 mà năm ngoái chỉ còn 4%, trong khi lại sợ lạm phát và tham nhũng. Còn Trung Quốc thì đã hết đà 10% của mấy chục năm và đang ngại một vụ hạ cánh nặng nề trước khi bước vào thập niên suy sụp. Mà không chỉ có mấy xứ đó, nói chung các nền kinh tế đang lên đã từng có mức tăng trưởng cao trong mấy năm qua đều bị suy giảm nặng, kể cả Mexico, Indonésia, Mã Lai hay Việt Nam, v.v....
Trong khi ấy, khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ đã đụng đáy và bật dậy, dù chưa mạnh thì cũng hết bị khó khăn triền miên và riêng Nhật Bản thì từ đầu năm nay đã thi hành một kế hoạch cải cách khá táo bạo với nhiều dấu hiệu khả quan.
Khả quan nhất trong số này là Hoa Kỳ nên từ Tháng Năm Chủ tịch hệ thống ngân hàng trung ương thông báo là tới lúc điều chỉnh lại chính sách bơm tiền ào ạt với lưu lượng là mỗi tháng 85 tỷ đô la. Dự tính ấy khiến phân lời trái phiếu tại Mỹ bắt đầu tăng và dẫn tới hậu quả bất ngờ là dòng tư bản lại từ các nước đang phát triển chảy ngược về Mỹ và Âu Châu, là nơi có lời hơn, khiến hối suất đồng bạc các nước đang phát triển đều sụt.
Trung Quốc không mấy hài lòng
Chủ trương của Mỹ đã làm cho Bắc Kinh phiền lòng. Vào hôm nay, 27/08, hai lãnh đạo cao cấp ngành tài chánh Trung Quốc đã lên tiếng lưu ý Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là nên xem xét kỹ lưỡng thời điểm và mức độ giảm mua lại tài sản của mình sao cho các nền kinh tế mới nổi khỏi bị thiệt hại.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu (Zhu Guangyao) và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Dịch Cương (Yi Gang) đã cảnh báo như trên vào lúc nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với tình trạng vốn nước ngoài đang tháo chạy ồ ạt do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ.
Phát biểu về hội nghị thượng đỉnh G20 vào hai ngày 04 và 05/09 sắp tới tại Nga, ông Chu Quang Diệu hoan nghênh các dấu hiệu cho thấy là nền kinh tế Mỹ đang hồi phục dần dần, nhưng cho rằng : « Hoa Kỳ - nước phát hành đồng tiền chính của thế giới - phải chú ý đến các tác động phụ của chính sách tiền tệ của mình… ».
Tuần này, Tạp chí Kinh tế RFI tìm hiểu hiện tượng đảo chiều phức tạp đó qua cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.
RFI : Xin chào anh Nghĩa. Thưa anh, hơn một năm trước, vào đầu Tháng Tư 2012, cũng trên diễn đàn này khi được phỏng vấn về dự án thành lập một Ngân hàng Phát triển Quốc tế của nhóm BRICS gồm có Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, anh có nêu ra sáu bảy lý do bất khả về cả kinh tế lẫn chính trị của dự án này. Nhân đó, anh còn nói nhóm kinh tế này lẫn các nền kinh tế gọi là "đang lên" thật ra không mạnh như cứ được ca tụng và sẽ có triệu chứng suy trầm.
Quả nhiên là tình hình năm nay thiếu khả quan, với hậu quả đang làm chấn động các thị trường tài chính vì dòng tiền nóng đang triệt thoái khỏi các nền kinh tế đó và trở về khối kinh tế Âu-Mỹ. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nguyên nhân lẫn hậu quả, cụ thể là liệu sẽ có một vụ tư bản thiệt thoái và khủng hoảng như tại Châu Á vào năm 1997-1998 hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Thật ra tình hình còn quá sớm mà cũng lại khác thời trước để chúng ta đoán là các nền kinh tế đang lên có bị một vụ khủng hoảng như 16 năm trước hay không. Tôi xin bắt đầu bằng một cách nhìn đơn giản để hiểu ra sự vận hành phức tạp của quy luật kinh tế giữa các nước, trong đó có luồng vận chuyển của tư bản mà chúng ta đang quan tâm.
- Thứ nhất, khi đa số quốc gia đều áp dụng quy luật thị trường và quyền tự do giao dịch để tạo ra của cải, thì luồng tư bản của các nước cố tìm ra nơi đầu tư có lợi nhất và tránh nơi ít lời hoặc lắm rủi ro. Luồng tư bản đó là tiền đầu tư của doanh nghiệp, của giới đầu tư tài chính nhận tiền tiết kiệm từ công chúng để đặt vào nơi sinh lời và an toàn. Khi đó, các nhà đầu tư này có thể trở thành chủ nợ nếu cho xứ khác vay tiền. Một con số đáng lưu ý là từ khi các nước đang phát triển bắt đầu chuyển hướng hơn 30 năm trước, họ tiếp nhận được một lượng tư bản rất lớn của các nước giàu, cụ thể là từ khoảng 25 tỷ đô la vào năm 1980 lên tới 1.200 tỷ vào năm ngoái.
- Thứ hai, trong đầu tư, ta có loại trực tiếp là đem tiền vào xứ khác lập doanh nghiệp để sản xuất các mặt hàng có lời nhất. Loại đầu tư trực tiếp này phải mất nhiều năm thực hiện mới có kết quả nên không dễ tháo gỡ để triệt thoái. Một thí dụ ta cần sớm nhìn ra là khi Trung Quốc hết tăng trưởng như xưa và lại mất dần lợi thế nhân công rẻ thì xứ này hết là "công xưởng toàn cầu" như trong mấy chục năm qua. Khi đó, giới đầu tư trực tiếp cần tìm nơi khác, nhưng sự xoay chuyển ấy sẽ chậm rãi chứ không đột ngột như loại đầu tư gián tiếp, là loại đang làm chúng ta quan tâm.
RFI : Anh dẫn từng bước là để nói đến loại đầu tư đang gây quan ngại trên các thị trường. Thưa anh loại hình đầu tư gián tiếp đó gồm có những gì ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Loại gián tiếp có thể gọi là đầu tư tài chính và chủ yếu nhắm vào ba thứ khí cụ tài chánh, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ.
- Đầu tư vào cổ phiếu có thể đem lại mức lời cao nhờ cổ tức hay tiền lời kinh doanh và nhờ sai biệt giữa giá bán ra cao hơn giá mua vào, mà lại bị rủi ro cao. Đầu tư vào trái phiếu là đem tiền cho vay từ ngắn đến dài hạn, với lợi tức gọi là cố định vì là phân lời, "rendement" hoặc "yield", được trả cho trái chủ, là chủ nợ. Quy tắc nên nhớ là trị giá trái phiếu hay giấy nợ xoay ngược với phân lời: khi nghe nói giá trái phiếu tăng thì cũng có nghĩa là phân lời giảm, và trái lại.
- Khí cụ thứ ba là ngoại tệ, sở trưởng khai thác của các ngân hàng lớn, với trị giá tương đương hơn ngàn tỷ đô la được trao đổi một ngày 24 tiếng trên toàn cầu. Loại hình đầu tư này là mua vào một ngoại tệ và thanh toán bằng một ngoại tệ khác nên nó liên hệ đến đồng bạc của hai nước. Loại đầu tư này có độ thanh khoản cao, tức là có thể đổi ra tiền mặt rất nhanh, nên gây biến động lớn, là trường hợp xảy ra hiện nay với một số quốc gia.
- Yếu tố đáng chú ý kia của việc đầu tư vào ngoại tệ là người ta có thể vay tiền ở xứ có lãi suất rẻ để mua ngoại tệ cho vay ở xứ có lãi suất cao hơn và kiếm lời nhờ sự sai biệt này. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "carry trade", mà ta có thể tạm dịch là "giao dịch lợi sai". Bây giờ, mình trở lại nội dung đích thực của vấn đề, là khác biệt về triển vọng sinh lời ở từng nơi.
RFI : Sau khi anh trình bày quy tắc căn bản như vậy, chúng ta trở lại thực tế của các thị trường. Đó là Hoa Kỳ đã tạm hồi phục và sẽ đảo ngược hoặc ít ra tiết giảm dần biện pháp bơm tiền nên phân lời trái phiếu trên thị trường Mỹ đã tăng vọt khi ngân hàng trung ương Mỹ thông báo việc sẽ chuyển hướng, nhất là qua biên bản của kỳ họp lần trước của họ vừa được công bố hôm 21. Trong khi ấy, tình hình kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển lại có triệu chứng suy giảm và triển vọng sinh lời của giới đầu tư hết còn sáng sủa như trước nên họ mới rời bỏ các thị trường này và đưa tiền qua Mỹ, hoặc về Mỹ. Đấy có phải là một lý do chính hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy, nhưng chúng ta đi dần vào chuyện rắc rối hơn.
- Cả ba loại khí cụ đầu tư nói trên, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ, thật ra đều có liên hệ với nhau vì tùy vào tình hình kinh tế, kỳ vọng kiếm lời và kết tinh vào mức lãi suất. Bây giờ, mỗi xứ lại bị chấn động nặng nhẹ khác nhau vì hoàn cảnh kinh tế tài chánh của từng nước. Thí dụ như năm năm trước, các nước Á Châu đều đầy ứ tư bản tài chánh khi Mỹ-Âu ào ạt bơm tiền và hạ lãi suất, nhờ vậy cổ phiếu và các ngoại tệ Châu Á đều lên giá. Bây giờ thì như thủy triều rút ngược vì cổ phiếu nói chung mất giá kể từ Tháng Năm. Một số nước còn bị trầm trọng hơn về ngoại hối nếu đã bị nhập siêu và khiếm hụt cán cân vãng lai, như Ấn Độ, Indonésie, và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Khi đồng bạc mất giá so với ngoại tệ khác mà mình lại thiếu ngoại tệ vì bị nhập siêu và hụt cân chi phó thì càng khó bán ngoại tệ để vực giá đồng bạc. Khi kinh tế sa sút, như trường hợp Brazil hay Ấn Độ, thì chẳng xứ nào dám nâng lãi suất để giữ khách vì lãi suất cao lại cản trở sản xuất. Hoặc nếu bị lạm phát cao, cũng là trường hợp của Brazil và Ấn Độ, thì chẳng ai dám phá giá đồng bạc để kích thích kinh tế hay đẩy mạnh xuất cảng. Nghĩa là xứ nào mà có nhược điểm riêng như con bệnh đang yếu sẵn thì cơn chấn động này có thể là dịch bệnh nguy ngập.
- Mà hoàn cảnh Á Châu nay cũng khác, do sự thoái trào của Trung Quốc và suy trầm của nhiều xứ Châu Á khiến nguyên nhiên vật liệu mất giá và các nước bán nguyên liệu bị tai họa hối đoái, như Mã Lai Á, Thái Lan và Việt Nam. Vì thế, cơn chấn động lần này có khi lây qua xứ khác chứ không chỉ là vấn đề của các nước đã nhận quá nhiều tư bản nóng để đắp vào thiếu hụt kinh niên của họ nay bị suy sụp nặng khi luồng tư bản đó lại từ Đông mà chảy về Tây.
RFI : Khi anh trình bày qua từng bước từ đơn giản đến phức tạp mà lại nói rằng cơn chấn động hiện nay có thể lây lan qua xứ khác thì liệu chúng ta có thấy tái diễn một vụ khủng hoảng Châu Á năm 1997 và dội qua nước Nga rồi chuyển ngược vào Hoa Kỳ năm 1998 hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Vì mỗi thời mỗi khác nên tôi xin đơn cử vài thí dụ để ta suy đoán thêm.
- Như năm 1991, Nhật bị suy trầm và hạ lãi suất tới sàn khiến tư bản chạy ra ngoài kiếm lời theo kiểu "carry trade". Rồi cơn động đất Kobe năm 1995 khiến tư bản Nhật giải kết ở ngoài để rút tiền về tái thiết, nhưng lần đó, cơn chấn động không kéo dài. Năm 1997 thì tình hình nguy kịch hơn cho Đông Á vì sự lạc quan hồ hởi của các nước tân hưng, rồi sau cơn khủng hoảng, các nước bị nạn đều rút kinh nghiệm và cải cách, nhất là Nam Hàn, nên có nền móng tương đối khá hơn. Chi tiết đáng lo cho thời nay là dầu thô hiện đã quá trăm đồng một thùng chứ không chỉ ở quãng vài chục đô la như trong vụ khủng hoảng 97-98 nên hậu quả nhập siêu quả là rất đáng ngại.
- Thí dụ thứ ba là năm 2007, khi vụ khủng hoảng tín dụng gia cư loại thứ cấp tại Mỹ bắt đầu, lãi suất Mỹ giảm mạnh làm Nhật bị chấn động vì dồn tiền từ nơi chỉ có lãi suất là 0,50% vào Hoa Kỳ để hưởng lãi suất hơn 5%. Khi Mỹ đảo ngược chính sách tiền tệ và hạ lãi suất, nghiệp vụ carry trade của Nhật bị thiệt hại lớn và đồng Yen lên giá sau đó càng gây thêm khó khăn cho kinh tế Nhật cho tới năm ngoái. Sau cùng, cũng mới năm ngoái thôi, người ta cứ than là khối Âu-Mỹ cố hạ giá đồng bạc và gây ra cuộc chiến về ngoại tệ để chiếm lợi thế xuất cảng, bây giờ thì thiên hạ lại sợ tiền Mỹ lên giá làm các nền kinh tế đang lên sẽ lại sụp vì những khó khăn của họ!
RFI : Hình như là các thí dụ vừa rồi của anh cho thấy hai ba điều. Thứ nhất là luồng tư bản có thể chảy ngược, thứ hai, khi điều ấy xảy ra, nền kinh tế nào mà có vấn đề ở bên trong thì sẽ bị hiệu ứng nặng nhất, và nếu nhiều nền kinh tế lại bị cùng một lúc thì chúng ta dễ bị một vụ khủng hoảng lan rộng. Mấy kinh nghiệm đó có giúp ích gì cho các nước bị nạn lần này không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Tôi nghĩ chuyện đảo điên hay tái lập lại thất quân bình là hiện tượng thường trực và tất nhiên của kinh tế. Khi tư bản chảy khỏi các nền kinh tế có đà tăng trưởng thấp tại Hoa Kỳ và Âu Châu thì cũng tạo cơ hội cho các nền kinh tế đang lên trong mấy năm liền. Nếu họ không nhân cơ hội để vừa phát triển vừa cải tiến cơ chế mà cứ tưởng sẽ mãi mãi có tiền từ xứ khác vào thì dễ bị khủng hoảng. Bây giờ, với nạn suy trầm, lương bổng và hối suất sút giảm, nước nào có thể nhân chuyện này mà chấn chỉnh lại cơ cấu và nâng sức cạnh tranh thì dễ ra khỏi khó khăn với nền móng lành mạnh hơn. Ăn thua là lãnh đạo đừng gây thêm hốt hoảng và tránh nổi động loạn bên trong. Có lẽ các nước đang phát triển mà có dân chủ thì dễ thoát hiểm nhất.
RFI : Xin cám ơn chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.
Thế rồi từ đầu năm nay, đà tăng trưởng của Brazil chỉ còn 2% một năm sau khi sụt tới 1% vào năm ngoái. Kinh tế Nga chỉ tăng 2% một năm dù có lợi thế là giá dầu thô đã vượt 100 đô la một thùng. Ấn Độ thì có tốc độ tăng trưởng cao là hơn 11% năm 2010 và gần 8% vào 2011 mà năm ngoái chỉ còn 4%, trong khi lại sợ lạm phát và tham nhũng. Còn Trung Quốc thì đã hết đà 10% của mấy chục năm và đang ngại một vụ hạ cánh nặng nề trước khi bước vào thập niên suy sụp. Mà không chỉ có mấy xứ đó, nói chung các nền kinh tế đang lên đã từng có mức tăng trưởng cao trong mấy năm qua đều bị suy giảm nặng, kể cả Mexico, Indonésia, Mã Lai hay Việt Nam, v.v....
Trong khi ấy, khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ đã đụng đáy và bật dậy, dù chưa mạnh thì cũng hết bị khó khăn triền miên và riêng Nhật Bản thì từ đầu năm nay đã thi hành một kế hoạch cải cách khá táo bạo với nhiều dấu hiệu khả quan.
Khả quan nhất trong số này là Hoa Kỳ nên từ Tháng Năm Chủ tịch hệ thống ngân hàng trung ương thông báo là tới lúc điều chỉnh lại chính sách bơm tiền ào ạt với lưu lượng là mỗi tháng 85 tỷ đô la. Dự tính ấy khiến phân lời trái phiếu tại Mỹ bắt đầu tăng và dẫn tới hậu quả bất ngờ là dòng tư bản lại từ các nước đang phát triển chảy ngược về Mỹ và Âu Châu, là nơi có lời hơn, khiến hối suất đồng bạc các nước đang phát triển đều sụt.
Trung Quốc không mấy hài lòng
Chủ trương của Mỹ đã làm cho Bắc Kinh phiền lòng. Vào hôm nay, 27/08, hai lãnh đạo cao cấp ngành tài chánh Trung Quốc đã lên tiếng lưu ý Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là nên xem xét kỹ lưỡng thời điểm và mức độ giảm mua lại tài sản của mình sao cho các nền kinh tế mới nổi khỏi bị thiệt hại.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu (Zhu Guangyao) và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Dịch Cương (Yi Gang) đã cảnh báo như trên vào lúc nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với tình trạng vốn nước ngoài đang tháo chạy ồ ạt do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ.
Phát biểu về hội nghị thượng đỉnh G20 vào hai ngày 04 và 05/09 sắp tới tại Nga, ông Chu Quang Diệu hoan nghênh các dấu hiệu cho thấy là nền kinh tế Mỹ đang hồi phục dần dần, nhưng cho rằng : « Hoa Kỳ - nước phát hành đồng tiền chính của thế giới - phải chú ý đến các tác động phụ của chính sách tiền tệ của mình… ».
Tuần này, Tạp chí Kinh tế RFI tìm hiểu hiện tượng đảo chiều phức tạp đó qua cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.
RFI : Xin chào anh Nghĩa. Thưa anh, hơn một năm trước, vào đầu Tháng Tư 2012, cũng trên diễn đàn này khi được phỏng vấn về dự án thành lập một Ngân hàng Phát triển Quốc tế của nhóm BRICS gồm có Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, anh có nêu ra sáu bảy lý do bất khả về cả kinh tế lẫn chính trị của dự án này. Nhân đó, anh còn nói nhóm kinh tế này lẫn các nền kinh tế gọi là "đang lên" thật ra không mạnh như cứ được ca tụng và sẽ có triệu chứng suy trầm.
Quả nhiên là tình hình năm nay thiếu khả quan, với hậu quả đang làm chấn động các thị trường tài chính vì dòng tiền nóng đang triệt thoái khỏi các nền kinh tế đó và trở về khối kinh tế Âu-Mỹ. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nguyên nhân lẫn hậu quả, cụ thể là liệu sẽ có một vụ tư bản thiệt thoái và khủng hoảng như tại Châu Á vào năm 1997-1998 hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Thật ra tình hình còn quá sớm mà cũng lại khác thời trước để chúng ta đoán là các nền kinh tế đang lên có bị một vụ khủng hoảng như 16 năm trước hay không. Tôi xin bắt đầu bằng một cách nhìn đơn giản để hiểu ra sự vận hành phức tạp của quy luật kinh tế giữa các nước, trong đó có luồng vận chuyển của tư bản mà chúng ta đang quan tâm.
- Thứ nhất, khi đa số quốc gia đều áp dụng quy luật thị trường và quyền tự do giao dịch để tạo ra của cải, thì luồng tư bản của các nước cố tìm ra nơi đầu tư có lợi nhất và tránh nơi ít lời hoặc lắm rủi ro. Luồng tư bản đó là tiền đầu tư của doanh nghiệp, của giới đầu tư tài chính nhận tiền tiết kiệm từ công chúng để đặt vào nơi sinh lời và an toàn. Khi đó, các nhà đầu tư này có thể trở thành chủ nợ nếu cho xứ khác vay tiền. Một con số đáng lưu ý là từ khi các nước đang phát triển bắt đầu chuyển hướng hơn 30 năm trước, họ tiếp nhận được một lượng tư bản rất lớn của các nước giàu, cụ thể là từ khoảng 25 tỷ đô la vào năm 1980 lên tới 1.200 tỷ vào năm ngoái.
- Thứ hai, trong đầu tư, ta có loại trực tiếp là đem tiền vào xứ khác lập doanh nghiệp để sản xuất các mặt hàng có lời nhất. Loại đầu tư trực tiếp này phải mất nhiều năm thực hiện mới có kết quả nên không dễ tháo gỡ để triệt thoái. Một thí dụ ta cần sớm nhìn ra là khi Trung Quốc hết tăng trưởng như xưa và lại mất dần lợi thế nhân công rẻ thì xứ này hết là "công xưởng toàn cầu" như trong mấy chục năm qua. Khi đó, giới đầu tư trực tiếp cần tìm nơi khác, nhưng sự xoay chuyển ấy sẽ chậm rãi chứ không đột ngột như loại đầu tư gián tiếp, là loại đang làm chúng ta quan tâm.
RFI : Anh dẫn từng bước là để nói đến loại đầu tư đang gây quan ngại trên các thị trường. Thưa anh loại hình đầu tư gián tiếp đó gồm có những gì ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Loại gián tiếp có thể gọi là đầu tư tài chính và chủ yếu nhắm vào ba thứ khí cụ tài chánh, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ.
- Đầu tư vào cổ phiếu có thể đem lại mức lời cao nhờ cổ tức hay tiền lời kinh doanh và nhờ sai biệt giữa giá bán ra cao hơn giá mua vào, mà lại bị rủi ro cao. Đầu tư vào trái phiếu là đem tiền cho vay từ ngắn đến dài hạn, với lợi tức gọi là cố định vì là phân lời, "rendement" hoặc "yield", được trả cho trái chủ, là chủ nợ. Quy tắc nên nhớ là trị giá trái phiếu hay giấy nợ xoay ngược với phân lời: khi nghe nói giá trái phiếu tăng thì cũng có nghĩa là phân lời giảm, và trái lại.
- Khí cụ thứ ba là ngoại tệ, sở trưởng khai thác của các ngân hàng lớn, với trị giá tương đương hơn ngàn tỷ đô la được trao đổi một ngày 24 tiếng trên toàn cầu. Loại hình đầu tư này là mua vào một ngoại tệ và thanh toán bằng một ngoại tệ khác nên nó liên hệ đến đồng bạc của hai nước. Loại đầu tư này có độ thanh khoản cao, tức là có thể đổi ra tiền mặt rất nhanh, nên gây biến động lớn, là trường hợp xảy ra hiện nay với một số quốc gia.
- Yếu tố đáng chú ý kia của việc đầu tư vào ngoại tệ là người ta có thể vay tiền ở xứ có lãi suất rẻ để mua ngoại tệ cho vay ở xứ có lãi suất cao hơn và kiếm lời nhờ sự sai biệt này. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "carry trade", mà ta có thể tạm dịch là "giao dịch lợi sai". Bây giờ, mình trở lại nội dung đích thực của vấn đề, là khác biệt về triển vọng sinh lời ở từng nơi.
RFI : Sau khi anh trình bày quy tắc căn bản như vậy, chúng ta trở lại thực tế của các thị trường. Đó là Hoa Kỳ đã tạm hồi phục và sẽ đảo ngược hoặc ít ra tiết giảm dần biện pháp bơm tiền nên phân lời trái phiếu trên thị trường Mỹ đã tăng vọt khi ngân hàng trung ương Mỹ thông báo việc sẽ chuyển hướng, nhất là qua biên bản của kỳ họp lần trước của họ vừa được công bố hôm 21. Trong khi ấy, tình hình kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển lại có triệu chứng suy giảm và triển vọng sinh lời của giới đầu tư hết còn sáng sủa như trước nên họ mới rời bỏ các thị trường này và đưa tiền qua Mỹ, hoặc về Mỹ. Đấy có phải là một lý do chính hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy, nhưng chúng ta đi dần vào chuyện rắc rối hơn.
- Cả ba loại khí cụ đầu tư nói trên, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ, thật ra đều có liên hệ với nhau vì tùy vào tình hình kinh tế, kỳ vọng kiếm lời và kết tinh vào mức lãi suất. Bây giờ, mỗi xứ lại bị chấn động nặng nhẹ khác nhau vì hoàn cảnh kinh tế tài chánh của từng nước. Thí dụ như năm năm trước, các nước Á Châu đều đầy ứ tư bản tài chánh khi Mỹ-Âu ào ạt bơm tiền và hạ lãi suất, nhờ vậy cổ phiếu và các ngoại tệ Châu Á đều lên giá. Bây giờ thì như thủy triều rút ngược vì cổ phiếu nói chung mất giá kể từ Tháng Năm. Một số nước còn bị trầm trọng hơn về ngoại hối nếu đã bị nhập siêu và khiếm hụt cán cân vãng lai, như Ấn Độ, Indonésie, và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Khi đồng bạc mất giá so với ngoại tệ khác mà mình lại thiếu ngoại tệ vì bị nhập siêu và hụt cân chi phó thì càng khó bán ngoại tệ để vực giá đồng bạc. Khi kinh tế sa sút, như trường hợp Brazil hay Ấn Độ, thì chẳng xứ nào dám nâng lãi suất để giữ khách vì lãi suất cao lại cản trở sản xuất. Hoặc nếu bị lạm phát cao, cũng là trường hợp của Brazil và Ấn Độ, thì chẳng ai dám phá giá đồng bạc để kích thích kinh tế hay đẩy mạnh xuất cảng. Nghĩa là xứ nào mà có nhược điểm riêng như con bệnh đang yếu sẵn thì cơn chấn động này có thể là dịch bệnh nguy ngập.
- Mà hoàn cảnh Á Châu nay cũng khác, do sự thoái trào của Trung Quốc và suy trầm của nhiều xứ Châu Á khiến nguyên nhiên vật liệu mất giá và các nước bán nguyên liệu bị tai họa hối đoái, như Mã Lai Á, Thái Lan và Việt Nam. Vì thế, cơn chấn động lần này có khi lây qua xứ khác chứ không chỉ là vấn đề của các nước đã nhận quá nhiều tư bản nóng để đắp vào thiếu hụt kinh niên của họ nay bị suy sụp nặng khi luồng tư bản đó lại từ Đông mà chảy về Tây.
RFI : Khi anh trình bày qua từng bước từ đơn giản đến phức tạp mà lại nói rằng cơn chấn động hiện nay có thể lây lan qua xứ khác thì liệu chúng ta có thấy tái diễn một vụ khủng hoảng Châu Á năm 1997 và dội qua nước Nga rồi chuyển ngược vào Hoa Kỳ năm 1998 hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Vì mỗi thời mỗi khác nên tôi xin đơn cử vài thí dụ để ta suy đoán thêm.
- Như năm 1991, Nhật bị suy trầm và hạ lãi suất tới sàn khiến tư bản chạy ra ngoài kiếm lời theo kiểu "carry trade". Rồi cơn động đất Kobe năm 1995 khiến tư bản Nhật giải kết ở ngoài để rút tiền về tái thiết, nhưng lần đó, cơn chấn động không kéo dài. Năm 1997 thì tình hình nguy kịch hơn cho Đông Á vì sự lạc quan hồ hởi của các nước tân hưng, rồi sau cơn khủng hoảng, các nước bị nạn đều rút kinh nghiệm và cải cách, nhất là Nam Hàn, nên có nền móng tương đối khá hơn. Chi tiết đáng lo cho thời nay là dầu thô hiện đã quá trăm đồng một thùng chứ không chỉ ở quãng vài chục đô la như trong vụ khủng hoảng 97-98 nên hậu quả nhập siêu quả là rất đáng ngại.
- Thí dụ thứ ba là năm 2007, khi vụ khủng hoảng tín dụng gia cư loại thứ cấp tại Mỹ bắt đầu, lãi suất Mỹ giảm mạnh làm Nhật bị chấn động vì dồn tiền từ nơi chỉ có lãi suất là 0,50% vào Hoa Kỳ để hưởng lãi suất hơn 5%. Khi Mỹ đảo ngược chính sách tiền tệ và hạ lãi suất, nghiệp vụ carry trade của Nhật bị thiệt hại lớn và đồng Yen lên giá sau đó càng gây thêm khó khăn cho kinh tế Nhật cho tới năm ngoái. Sau cùng, cũng mới năm ngoái thôi, người ta cứ than là khối Âu-Mỹ cố hạ giá đồng bạc và gây ra cuộc chiến về ngoại tệ để chiếm lợi thế xuất cảng, bây giờ thì thiên hạ lại sợ tiền Mỹ lên giá làm các nền kinh tế đang lên sẽ lại sụp vì những khó khăn của họ!
RFI : Hình như là các thí dụ vừa rồi của anh cho thấy hai ba điều. Thứ nhất là luồng tư bản có thể chảy ngược, thứ hai, khi điều ấy xảy ra, nền kinh tế nào mà có vấn đề ở bên trong thì sẽ bị hiệu ứng nặng nhất, và nếu nhiều nền kinh tế lại bị cùng một lúc thì chúng ta dễ bị một vụ khủng hoảng lan rộng. Mấy kinh nghiệm đó có giúp ích gì cho các nước bị nạn lần này không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Tôi nghĩ chuyện đảo điên hay tái lập lại thất quân bình là hiện tượng thường trực và tất nhiên của kinh tế. Khi tư bản chảy khỏi các nền kinh tế có đà tăng trưởng thấp tại Hoa Kỳ và Âu Châu thì cũng tạo cơ hội cho các nền kinh tế đang lên trong mấy năm liền. Nếu họ không nhân cơ hội để vừa phát triển vừa cải tiến cơ chế mà cứ tưởng sẽ mãi mãi có tiền từ xứ khác vào thì dễ bị khủng hoảng. Bây giờ, với nạn suy trầm, lương bổng và hối suất sút giảm, nước nào có thể nhân chuyện này mà chấn chỉnh lại cơ cấu và nâng sức cạnh tranh thì dễ ra khỏi khó khăn với nền móng lành mạnh hơn. Ăn thua là lãnh đạo đừng gây thêm hốt hoảng và tránh nổi động loạn bên trong. Có lẽ các nước đang phát triển mà có dân chủ thì dễ thoát hiểm nhất.
RFI : Xin cám ơn chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.
BÌNH NGỌC * XIN LỖI THÁNG TƯ
Xin Lỗi Tháng Tư !
Bình Ngọc
Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ!"
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư" Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
Thậm Chí! Có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn! đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi ?
Riêng tôi!
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! "tháng Tư!"
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng! Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư" Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
Thậm Chí! Có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn! đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi ?
Riêng tôi!
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! "tháng Tư!"
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng! Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.
BÌNH-NGỌC.
THƠ SONG NGỮ
THƯƠNG NHỚ ĐẦY VƠI
Tặng các
anh em và bạn cũ
Thương nhớ phương nao, thương nhớ hoài!
Lòng nghe cuồn cuộn nước sông trôi.
Như cánh diều bay trong nắng ấm,
Như đêm mưa bão gió không thôi!.
Thương nhớ mênh mông, nhớ một trời,
Nhớ về quê mẹ chốn xa xôi.
Nhớ con sông vắng, bến đò cũ,
Nhớ cánh đồng xưa, trăng sáng soi.
Thương nhớ bâng khuâng, nhớ một đời,
Nhớ bè bạn cũ thuở vui chơi.
Nhớ mái trường xưa, khe suối mát,
Nhớ con đường nhỏ rẽ muôn nơi.
Thương nhớ ngàn năm, thương nhớ ai,
Như cánh buồm lớn nhớ biển khơi.
Ngày đã bay đi theo gió cát
Lòng như núi đá chắn ngang trời.
Thương nhớ mênh mang, thương nhớ hoài,
Tấm lòng muôn thuở bóng trăng soi.
Hoàng hạc bay đi chưa trở lại,
Vẫn còn mây trắng tháng năm trôi!
Sơn Trung
HOMESICK
AND NOSTALGIC FOREVER
To my brothers and old friends
Missing
and longing for my motherland how I smart!
It feels
like a swift current running in my heart.
Apparently like kites flying in the warm sunny sky,
Apparently like kites flying in the warm sunny sky,
But it's a
rainy, windy night with storm to intensify!
On that far-away native soil of love permanent.
I remember the still river, the old watering
place,
The past paddy-fields in the moonlit wide space.
Dazed with melancholy, with memories lifelong,
Dazed with melancholy, with memories lifelong,
Old
friends, a time of joyful amusing singsong,
The green
years' school roofs, the fresh stream,
The small
path that forks to multiple sites to seem.
For them,
for those, eternal yearning, endless plea,
Mine is like a big boat sail missing the vast sea.
The days have flown away with winds and dew
Mine is like a big boat sail missing the vast sea.
The days have flown away with winds and dew
I feel as
if a big mountain is blocking my view.
Always missing and
longing for, without cease,
All my heart is forever righteous never to decrease.
All my heart is forever righteous never to decrease.
The golden
crane has not got back once flew away,
The white
clouds are still over there, day after day!
Verse
translation by THANH-THANH
Wednesday, August 28, 2013
CHÂU HIỀN LÝ * CẢ NƯỚC ĐÃ BỊ LỪA
CẢ NƯỚC ĐÃ BỊ LỪA
(Bài của Bộ đội tập kết 1954)
(Bài của Bộ đội tập kết 1954)
Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời!
Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức.
150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975.
Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.
Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra:
- Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam?
- Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp?
- Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông?
- Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị?
- Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
- Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
- Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
- Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
- Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?
-Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?
Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa.
Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn
nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một
cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm
chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình
thường.
Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.
Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.
Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng vòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại.
Hiện tượng "Mửa ra rồi nuốt lại" này là một cái tát vào mặt các nhà
tuyên giáo trung ương. Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lý tưởng tuyệt
vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song,
đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất. Nhưng
thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà
đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng
sản nắm chính quyền.
Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản
chưa hề thấy trong lịch sử loài người. Con người có thể sống trong nghèo
nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói
lên ý nghĩ của mình.
Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lặng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.
Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lặng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.
Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành "phương hướng hành động" chung cho tất cả mọi người.
Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống…
Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người
VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên)
thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở
thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.
Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia, bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian. Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la. Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng.
Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia, bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian. Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la. Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng.
Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù
GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ
tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức
mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng
giữa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.
Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ
là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn
không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo. Chẳng hạn
đảng nói "xây dựng xã hội không có bóc lột" thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ;
đảng nói "xây dựng xã hội không có bóc lột" thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ;
đảng nói " một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản" thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;
đảng nói "đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất" nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.
Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các
nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản
chuyên chính” là... còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại!
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình. Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn. Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa bịp!”
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình. Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn. Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa bịp!”
Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN.
Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ... đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại. Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua hai vần thơ:
"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"
Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao?
Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?
Tương lai nào sẽ giành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu? Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai! Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Châu Hiển Lý
Bộ đội tập kết 1954
Tuesday, August 27, 2013
TIN TỨC THẾ GIỚI
Justin Rowlatt
BBC World Service, viết từ Việt Nam
Cập nhật: 10:52 GMT - thứ ba, 27 tháng 8, 2013
Nhạc tài tử của Việt Nam được so sánh với nhạc thính phòng phương Tây. Những người hâm mộ kiểu nghệ thuật truyền thống Á châu này ca ngợi vẻ đẹp và sự tinh tế của nó, điều khiến phóng viên Justin Rowlatt không mấy trân trọng cho tới khi anh gặp một gương mặt hàng đầu của môn nghệ thuật này.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Năm nay 95 tuổi, cụ được nhìn nhận như một trong những nhạc sư chơi đàn dân tộc hàng đầu của Việt Nam, và là người gìn giữ Nhạc Tài tử Nam Bộ.
Cụ nay không còn di chuyển được nhiều, nên người con gái đón tôi tại cửa căn nhà nhỏ ở một con phố tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bà dẫn tôi tới căn phòng chơi nhạc của cha, nhỏ bé trên tầng một.
Cụ ngồi trên sàn nhà. Nhỏ bé, tinh nhanh, cụ có mái tóc bạc và ánh mắt lấp lánh tinh nghịch. Chỉ ít phút tiếp xúc là ta thấy ngay cụ không hề mất đi chút sắc sảo, hóm hỉnh nào.
Vị nhạc sư cầm lấy một nhạc cụ trông kỳ lạ ở bên cạnh và nói sẽ chơi một bản. Tôi ngạc nhiên nhận thấy có chút gì thách thức trong thái độ của cụ.
Cụ nói với tôi đó là loại nhạc cụ mình yêu thích, đàn tranh.
Cây đàn trông rất đẹp, được làm bằng gỗ vàng, bóng loáng, dài chừng một mét và rộng 15cm, mặt đàn cong xuôi với 16 dây, mỗi dây căng trên hai ngựa đàn bằng gỗ.
"Không mấy nhịp điệu và có rất nhiều nốt mà theo khả năng thẩm âm của tôi thì có lẽ là lạc điệu. Khi ông chơi xong, tôi miễn cưỡng gật đầu và cố mỉm cười tán thưởng. Tôi nghĩ là ông cụ biết tôi cảm thấy khó nghe loại nhạc này."
Justin Rowlatt nói khi nghe Nhạc sư Vĩnh Bảo chơi nhạc dân tộc Việt Nam
Tôi nghe thấy như một dòng thác những âm thanh ngẫu nhiên. Không mấy nhịp điệu và có rất nhiều nốt mà theo khả năng thẩm âm của tôi thì có lẽ là lạc điệu. Khi cụ chơi xong, tôi miễn cưỡng gật đầu và cố mỉm cười tán thưởng. Tôi nghĩ là ông cụ biết tôi cảm thấy khó nghe loại nhạc này.
"Anh phải quên chuyện âm vực thông thường đi," cụ giải thích. Cụ nói với tôi rằng các nhạc công người Việt thường lên dây đàn phù hợp với giọng của ca sỹ biểu diễn cùng.
Nhạc Việt Nam là một sản phẩm âm điệu tự nhiên của ngôn ngữ tiếng Việt. Một từ với âm sắc sẽ không thể hát với một giai điệu trầm xuống, và ngược lại. Cho nên các giai điệu được phát triển nhằm thích ứng với các thay đổi lên xuống của ca từ được thể hiện.
Cụ nói rằng đó là lý do khiến có sự nhấn nhá vào cái mà ông gọi là "tô điểm" khi nhấn, luyến nốt nhạc, một lý do khác nữa khiến nhạc dân tộc Việt Nam thường khiến người phương Tây nghe như "lạc tông".
"Đó là lý do khiến Nhạc Tài Tử Nam Bộ khó duy trì được," ông nói và tỏ rõ sự thất vọng. "Phương Tây chơi nhạc cho thanh niên Việt Nam nghe bằng các nhạc cụ chuẩn xác tới không tì vết, âm độ chính xác, hình thức đa dạng, cách chơi nhạc giao hưởng, và các dàn giao hưởng đầy tính kỷ luật," cụ Vĩnh Bảo nói.
Một ví dụ nữa là đàn nguyệt, có hai dây, và đàn bầu, chỉ có một dây với chiếc cần chuốt từ sừng trâu khiến cho âm thanh luyến láy như tiếng đàn guitar Hawaii, và đàn gáo làm từ gáo dừa.
"Thanh niên coi nhạc Việt Nam như một bà già vụng về, lỗi thời," cụ thở dài. Nhưng cụ cảnh báo: "Một dân tộc mất đi văn hóa của mình thì mất nước dễ dàng lắm".
Với độ tuổi của vị nhạc sư, và với những gì cụ nói, tôi nôn nóng hỏi cụ về tương lai.
Nhưng tôi đã ngạc nhiên khi cụ cười rạng rỡ và khoác tay về phía chiếc máy tính đặt trên chiếc bàn sau lưng. Tôi thấy một thiết bị thu âm điện tử đắt tiền ở phía sau.
"Tôi có nhiều học sinh hơn bao giờ hết," cụ nói với vẻ hãnh diện rõ rệt. "Tôi có học sinh trên toàn thế giới." Có vẻ như nhạc sư Vĩnh Bảo đã học được cách dùng công nghệ hiện đại vào cuộc chiến bảo tồn di sản âm nhạc Việt Nam.
Theo cụ, cụ đã thu âm rất nhiều giai điệu Nhạc Tài Tử Nam Bộ truyền thống, và cùng với việc dạy trực tiếp, nay cụ còn dạy đàn qua Skype.
Thực sự là, cụ nói, cuộc phỏng vấn của chúng ta đã quá giờ, và đã đến lúc cần dạy học. Tôi nhận lời mời của cụ, ngồi lại xem ông dạy đàn.
Ông cụ dùng bàn phím cũng khéo léo như khi chơi đàn gáo. Chỉ trong giây lát, cụ đã kết nối với một phụ nữ Mỹ gốc Việt tại Texas, và buổi học đàn tranh bắt đầu.
Người phiên dịch nói với tôi rằng nhạc của Vĩnh Bảo rất tinh tế và buồn day dắt, khiến cho cô chảy nước mắt. Cho nên nay, sau khi hiểu hơn tí chút thì tôi muốn có cơ hội thứ hai để tìm hiểu.
Vĩnh Bảo cúi người trên cây đàn và bắt đầu chơi lại.
Lần này tôi nghĩ là tôi đã phân biệt được giai điệu nằm ẩn trong dồn dập các âm thanh lộn xộn. Âm nhạc có thể là thứ gây thách thức, nhưng cách mà ông cụ này khai thác công nghệ hiện đại để bảo tồn thứ văn hóa cổ truyền mà cụ yêu mến thì quả là vô cùng ấn tượng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130827_musician_vinhbao_fooc.shtml
Đánh trúng yếu huyệt của Đảng
Chủ xướng một đảng chính trị đối lập mà ông Lê Hiếu Đằng nêu ra khiến
truyền thông Nhà nước tiến hành một đợt chỉ trích mạnh mẽ ông này.
Vào ngày 27 tháng 8, xuất hiện một thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi
cho tổng biên tập các cơ quan truyền thông Nhà nước vừa có những phê
phán đối với ông.
Gia Minh hỏi chuyện ông này về thư ngỏ mới đó và trước hết ông đưa ra
nhận định vì sao phía truyền thông Nhà nước có những phản ứng như thế.
Ông Lê Hiếu Đằng: Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn
đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng
sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là
điều tất nhiên thôi. Mà vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay bởi vì một
xã hội phát triển bình thường phải có những đảng chính trị đối lập để
giám sát, chế ước lẫn nhau. Điều đó là xu thế trên thế giới; thế nhưng
Việt nam thì chưa quen, thành ra họ phản ứng. Nhưng những bài phản ứng
đó không có bài nào có thể phản bác từng điểm của tôi được.
Khi tôi viết thư ngỏ tôi đề nghị các vị phải đăng toàn văn hai bài
của tôi lên để xem các vị phản bác những điều đó như thế nào cho người
dân người ta biết; chứ nói cách như thế là không chân thật.
Tôi đặt vấn đề như vậy để làm rõ vấn đề hơn.
Gia Minh: Trước đây ở Việt Nam cũng từng có bút chiến như
‘nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh’; lần này ông thấy có
tính chất một cuộc bút chiến như thế không?
Ông Lê Hiếu Đằng: Nói bút chiến thì hai bên phải công khai
trình bày quan điểm của mình và đăng tải trên các báo; nhưng chuyện này
‘mấy ổng’ có sẵn phương tiện trong tay và sử dụng phương tiện đó.
Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. Mà vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay
Ông Lê Hiếu Đằng
Lần này trên các trang mạng, nhiều người cũng phản bác những bài đó.
Báo Tuổi trẻ ngày hôm nay đăng bài của anh Sáu Quang- Nguyễn Chánh Trung
thì trên trang mạng Người Lót gạch cũng có bài phản bác lại. Thành ra
với mạng Internet hiện nay thì họ không thể nào giấu diếm nói một chiều
được… Dư luận xã hội là một sức mạnh hết sức lớn của một xã hội công
dân. Do đó tôi không có ngại, nói gì thì nói các tầng lớp nhân dân
người ta cũng thông minh, người ta biết ai đúng, ai sai.
Gia Minh: Cũng qua sự việc này, ngoài những bài biết trên
truyền thông Nhà nước nói về ông như thế, còn có ý kiến nói là ‘dân chủ
cuội’ thì ông nghĩ thế nào?
Ông Lê Hiếu Đằng: Cả phía bên này lẫn phía bên kia đều có
những người cực đoan; nếu nói dân chủ cuội thì tôi không làm như vậy vì
thật ra đó là những điều cốt tử của thể chế hiện nay. Những người nói
là ‘cuội’ tôi không tranh luận làm gì; tình hình thực tiễn sẽ cho thấy.
Nếu ‘cuội’ thì nhà nước không tấn công tôi dữ dội như vậy, phải không?
Thành ra trong bài viết tôi đặt vấn đề là bây giờ bỏ qua quá khứ, khép
lại đi để đừng có thù hận, đoàn kết với nhau đấu tranh cho một nước Việt
nam thật sự dân chủ. Đó là lợi ích chung của dân tộc, của đất nước, của
người dân. Chứ còn những người còn hận thù, nói này nói kia, tôi cho là
thiểu số không phải số đông; nhiều trí thức nước ngoài người ta rất
chia sẽ quan điểm của tôi. Nhiều người chia sẽ quan điểm với những trí
thức trong nước là xây dựng một xã hội dân chủ trong đó quyền của người
dân được tôn trọng.
Gia Minh: Còn đối với những người trẻ bắt đầu bày tỏ chính kiến của họ qua những trang blog, facebook làm thế nào cho họ tin, thư ông?Bất cứ chính quyền nào, cộng sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một chợ’, không có giám sát của xã hội dân sự cũng sẽ trở thành hư đốn, lộng quyền và lạm quyền thôi
Ông Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng: Tin hay không tin thì phải làm qua hành
động, việc làm của mình thôi. Cái này là một quá trình, tôi chỉ đề xuất ý
kiến vậy thôi, còn quá trình làm phải toàn xã hội làm, trong đó có giới
trẻ. Bây giờ chính bản thân giới trẻ là lực lượng rất quan trọng để làm
việc này. Chứ không thể chờ, không thể ngồi chờ những ông ‘lão làng’
làm thế này thế kia, mà giới trẻ nên chủ động làm. Vừ rồi tôi thấy giới
trẻ làm những việc rất hay ví dụ những kiến nghị về nhân quyền, dân
quyền đưa đến các tòa đại sứ, và qua cả Thái Lan để đưa Kiến nghị 258
qua tường thuật của Đoan Trang. Tôi thấy việc làm đó rất hay và tôi tin
tưởng khi chúng tôi gợi ý, giới trẻ sẽ tiếp lửa và từ những ý tưởng đó
họ sẽ biến thành hành động cụ thể và tôi cho đó là xu thế đáng mừng hiện
nay và trong tình hình này.
Gia Minh: Qua những vấn đề quanh ông như thế, ông có nhận ra những gì tích cực không thưa ông?
Ông Lê Hiếu Đằng: Thật ra khi tôi viết ra những vấn đề đó tôi
không nghĩ những phản ứng của Nhà nước mà như vậy. Trúng yếu điểm của họ
nên họ cũng hơi tập trung phê phán. Nhưng điều tôi rất mừng là nhìn
chung toàn xã hội ủng hộ quan điểm này, thấy đó là xu thế phát triển của
nền chính trị lành mạnh là phải có lực lượng chính trị đối lập để làm
vai trò giám sát, để điều tiết chính quyền. Bất cứ chính quyền nào, cộng
sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một chợ’, không có giám sát của xã
hội dân sự cũng sẽ trở thành hư đốn, lộng quyền và lạm quyền thôi.
Như anh biết Việt Nam là một nước sử dụng Internet rất cao, nhiều
người nhất là thanh niên sẽ tìm hiểu bài viết của tôi thế nào mà nhà
nước nói như thế. Họ sẽ thấy, vì thật ra tôi đặt ra những vấn đề rất
đúng đắn.
Gia Minh: Cám ơn ông về những chia sẻ mới nhất của ông.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cal-opp-hit-communis-har-08272013061609.html
DÂN LÀM BÁO * THƯƠNG NGHIỆP & HÀNH CHÁNH VIỆT CỘNG
GẦN 6.700 DOANH NGHIỆP HÀ NỘI NGỪNG HOẠT ĐỘNG
Anh Tùng (TTXVN) -
Theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, 8 tháng đầu năm nay, có gần 6.700 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải ngừng hoạt động. Trong số này, có 326 doanh nghiệp thuộc diện phải giải thể; 3.932 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích và 2.395 doanh nghiệp ở tình trạng tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Thủ đô rơi vào tình trạng trên được cơ
quan thuế xác định là do tiếp tục chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ suy
thoái kinh tế thế giới cũng như những khó khăn của kinh tế trong nước.
Cụ thể, từ đầu năm đến nay, nền kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục
phục hồi chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư còn gặp khó
khăn.
Trong khi đó, dù thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp kịp thời
nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như triển khai thực hiện Nghị
quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Thông tư số
16/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính..., nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hiệu quả cao. Đặc biệt, tồn kho ở
một số ngành, lĩnh vực còn ở mức cao, nhất là ở một số lĩnh vực như bất
động sản, vật liệu xây dựng...
Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Thái Dũng Tiến cho biết 8 tháng đầu năm nay, tình hình kê khai thuế, nộp thuế của các doanh nghiệp thấp hơn nhiều so cùng kỳ năm trước. Tính đến tháng 8, tổng thu nội địa của Hà Nội ước thực hiện là 72.392 tỷ đồng, đạt 48,3% dự toán pháp lệnh, bằng 89,8% so cùng kỳ năm 2012.
Cũng theo ông Thái Dũng Tiến, cơ quan thuế Hà Nội nhận định được những
khó khăn trên nên đã chỉ đạo toàn ngành thuế Thủ đô tổ chức thực hiện
tốt các nhiệm vụ trọng tâm cũng như 9 nhóm giải pháp. Đồng thời, tiếp
tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Chính phủ,
Bộ Tài chính về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường, giải quyết nợ xấu.
Trước mắt, cơ quan thuế Hà Nội sẽ tập trung rà soát, đánh giá lại kết
quả thu ngân sách những tháng đầu năm 2013, phân tích rõ, tìm ra những
nguyên nhân, những yếu tố làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn đến từng ngành, từng lĩnh vực thu để từ đó tìm ra các giải
pháp thích hợp, hiệu quả cho công tác thu những tháng tiếp theo; tiếp
tục tham mưu kịp thời với thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp triển
khai thực hiện công tác quản lý thuế cùng với việc triển khai các giải
pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó
khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển nhằm tăng nguồn thu
ngân sách trên địa bàn.
Cùng thời gian này, trên toàn địa bàn Thành phố có 9.584 doanh nghiệp
thành lập mới, nhưng đại đa số những doanh nghiệp này chưa phát sinh
thuế phải nộp, hoặc có phát sinh nhưng số thuế nộp ngân sách nhà nước
thấp./.
Rừng luật rừng: một năm trung bình có 5000 văn bản sai trái
“Tuýt còi” trên 50.000 văn bản sai trái
Tiến Dũng (Kienthuc.net.vn) - Trong 10 năm (2003-2013), các cơ quan kiểm tra văn bản cả nước đã tiếp nhận, kiểm tra trên 1,7 triệu văn bản, phát hiện trên 50 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.
Đây là thống kê đáng chú ý trong Quyết định công bố 10 sự kiện nổi bật
về kiểm tra văn bản trong 10 năm hoạt động (2003 - 2013) do ông Lê Hồng
Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Cục KTVB), Bộ
Tư pháp, vừa ký ban hành.
Trong đó, Cục KTVB đã tiếp nhận, kiểm tra trên 27 nghìn văn bản, phát
hiện trên 4,8 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác
nhau.
Theo đánh giá của Cục KTVB, quá trình kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật dần đi vào nề nếp, có hiệu quả và tác động đồng bộ đến toàn bộ cơ chế xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta ở các Bộ, ngành và địa phương, được dư luận ghi nhận, hoan nghênh.
Cục CSGT đường bộ-đường sắt đã hủy quy định
"quay phim CSGT làm nhiệm vụ phải xin phép" sau khi Cục KTVB "tuýt còi".
Qua công tác kiểm tra, Cục KTVB đã tham mưu việc phản biện, phản ứng kịp
thời về một số chính sách quan trọng liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân như: Quy định về ghi họ và tên cha, họ và tên mẹ trong
Chứng minh nhân dân; Xử phạt xe không chính chủ; Quy định về số vòng
hoa, không rắc vàng mã, không lắp ô cửa kính trên nắp quan tài…Việc tham
mưu kịp thời, chính xác của Cục đã giúp Chính phủ có những điều chỉnh
phù hợp, được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Đáng chú ý, Cục KTVB đã phát hiện và kiến nghị xử lý quy định "mỗi người
chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy", góp phần bảo đảm quyền sở
hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng của công dân mà Hiến pháp và
pháp luật đã quy định.
Kiến nghị xử lý 2 văn bản quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều
khiển phương tiện cơ giới đường bộ (mà dư luận gọi là văn bản quy định
về “ngực lép, chân ngắn”) vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản cũng như
đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn sức khỏe không phù hợp, làm hạn chế quyền
của công dân được sử dụng phương tiện giao thông.
Gần đây nhất là văn bản gây tranh cãi của Cục CSGT đường bộ - đường sắt
về việc "quay phim CSGT làm nhiệm vụ phải xin phép", đã bị Cục KTVB chỉ
ra những điểm sai trái và đề nghị xử lý. Hơn một ngày sau, Cục CSGT đã
có văn bản hủy bỏ quy định này.
Trước đó, năm 2005, Cục KTVB phối hợp cùng với các Bộ, ngành liên quan
đã kiểm tra, phát hiện 46 văn bản của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư về thuế
thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm tiền thuê đất, thuế giá trị gia
tăng...) trái các quy định của Trung ương, góp phần tạo lập môi trường
đầu tư bình đẳng, tránh hiện tượng vì lợi ích cục bộ địa phương tùy tiện
“xé rào” về ưu đãi đầu tư, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động
ban hành văn bản về ưu đãi đầu tư tại địa phương.
Tiếp đến, năm 2006, Cục KTVB đã phát hiện, kiến nghị 31 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tự kiểm tra, xử lý 91 văn bản quy định trái pháp
luật về thẩm quyền, mức phạt, biện pháp xử phạt đối với cơ quan, tổ chức
công dân có hành vi vi phạm hành chính. Việc xử lý 91 văn bản của 31
tỉnh, thành phố góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân.
PHAN HUY * TÂM SỰ MỘT ĐẢNG VIÊN
Tâm sự một đảng viên
Tôi đã biết mình lầm đường lạc lối
Từ sau cái ngày "giải phóng" Miền Nam
Một mùa xuân tang tóc năm bảy lăm
Tôi khóc Miền Nam tự do vừa mất
Và khóc cho mình, chua xót đắng cay
Nửa đời người theo đảng đến hôm nay
Tưởng cứu nước đã trở thành tội ác.
Bởi tôi quá tin nghe theo lời bác
Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.
Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.
Tôi đã xung phong với bầu máu nóng
Đi cứu Miền Nam ruột thịt nghĩa tình
Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu.
Người dân Miền Nam thật là khó hiểu
Nhà khang trang bỏ trống chẳng còn ai
Phố phồn hoa hoang vắng tự bao giờ
Giải phóng đến sao người ta chạy trốn?
Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.
Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: "Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ."
Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.
MINH THẠNH * PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
Trang Chủ
Bài viết mới nhất
Phật giáo trong biến đổi xã hội ở Trung Quốc
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Minh Thạnh
Biến đổi xã hội, đối
tượng nghiên cứu của công trình nói trên, gồm biến đổi tôn giáo. Với khu
vực địa lý nghiên cứu là các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á (Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), biến đổi tôn giáo đương nhiên bao
gồm Phật giáo, tôn giáo chính yếu của khu vực này.
Công trình nghiên cứu này xác định biến đổi xã hội là một vấn đề quan trọng trong phát triển đất nước.
Các nước Đông Bắc Á,
trong quá trình phát triển, đã có những biến đổi xã hội quan trọng. Do
việc gần gũi về văn hóa, địa lý, cũng như có các mối liên hệ sâu đậm,
nghiên cứu về biến đổi xã hội và những đối sách cho vấn đề này ở các
nước nói trên đã được xác định là cần thiết, có giá trị tham khảo đối
với Việt Nam.
Khi nghiên cứu về những biến đổi xã hội ở Trung Quốc, đi sâu vào biến đổi trong đời sống tôn giáo, công trình “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội” đã có những ghi nhận rất đáng lưu tâm:
“Biến đổi trong đời sống tôn giáo
Quá trình đô thị
hóa nhanh chóng, sự thăng trầm của các nền kinh tế trong điều kiện hội
nhập quốc tế tăng nhanh với cường độ cao cùng với những cải cách về cơ
chế quản lý của nhà nước… đã tạo ra những biến đổi nhất định trong đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng của các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á.
Tại Trung Quốc,
trong điều kiện kinh tế thị trường, tôn giáo có xu hướng thế tục hóa và
đạo Tin Lành có chiều hướng phát triển mạnh hơn. Theo quan niệm đối lập
tôn giáo với chủ nghĩa vô thần, tôn giáo hầu như bị cấm tại Trung Quốc
trong giai đoạn 1966-1979. Trong hơn 3 thập kỷ vừa qua, nhờ thành công
của công cuộc cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển
nhanh chóng chưa từng thấy, kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị
hóa và dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị. Tôn giáo truyền
thống có nhiều biến động. Nếu trước đây, các tổ chức tôn giáo truyền
thống như Phật giáo và các giáo hội Ki tô giáo hoạt động trầm lắng thì
hiện nay có xu hướng khởi sắc trở lại. Nhiều chùa chiền, nhà thờ cũng
như các cơ sở thờ tự nói chung được tu sửa, xây mới ở nhiều nơi trên cả
nước. Các tổ chức tôn giáo mới bao gồm cả một số tôn giáo đã từng xuất
hiện trong thời gian trước đây nay bùng phát trở lại. Điểm nổi bật trong
diện mạo đời sống tôn giáo Trung Quốc hiện nay là xu hướng thế tục hóa
ngày một mạnh mẽ và sự phát triển của đạo Tin Lành có xu hướng tăng
nhanh.
Sau khi Trung Quốc
thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, dưới sự tác động của kinh tế thị
trường, tiến trình thế tục hóa của tôn giáo Trung Quốc có những biểu
hiện như sau:
Thứ nhất, chú trọng
đến đời sống hiện thực nhưng không từ bỏ tín ngưỡng. Do tác động của
đời sống kinh tế hàng hóa và trình độ văn hóa được nâng cao nhất định mà
đa số các tín đồ đều không chỉ theo đuổi quan điểm kiếp sau hư ảo mà
còn chú trọng hơn tới việc đứng chân trong thế giới hiện thực. Người ta
cho rằng, trong kiếp sống hiện thực, con người đã có thể cải thiện đời
sống của mình khi sống, cần phải đi tìm hạnh phúc tốt đẹp hiện thực, để
khi lên được thiên đàng, đến Niết bàn hưởng thụ những gì không có trong
cuộc sống trần gian. Đó là triết lí: “là tín đồ tôi mong đi vào thiên
quốc, là người tôi mong đất nước giàu mạnh”. Có thể thấy, đó là một
triết lý sống lành mạnh.
Thứ hai, hướng tới
đời sống thế tục, nhiệt tình với đời sống thế tục. Tín đồ Ki tô giáo
sống đời sống thế tục là điều dễ thấy và dễ hiểu. Ngay cả tín đồ Phật
giáo cũng thay đổi lối sống rất nhiều. Không ít nhà sư có cuộc sống
không khác các quan chức thế tục. Ngoài việc cắt tóc, ăn chay, niệm Phật
ra, họ cũng đủ xe hơi, điện thoại di động, thảm trải, điều hòa nhiệt
độ… Nhiều Phật tử có lương cố định từ công việc nhà chùa, những người
chuyên cần với công việc nhà Phật còn có tiền thù lao. Các tôn giáo đều
nhiệt tình với công tác xã hội thế tục, đua nhau mua tín phiếu kho bạc,
tích cực quyên tiền cho các công ty hy vọng, bỏ tiền tài trợ xây dựng
sân bay, mở đường sắt.
Trong làn sóng kinh
tế thị trường, Phật giáo và Ki tô giáo tỏ ra rất linh hoạt. Dưới danh
nghĩa “tự nuôi mình”, Ki tô giáo tìm cách lập ra các thực thể kinh tế.
Có nơi, tín đồ lập “xí nghiệp tam tự”, “Cửa hiệu tam tự”, “Bệnh viện Tam
tự”. Có giáo hội mở các ngành dịch vụ công thương nghiệp, mốc nối với
ngân hàng, thành lập các đại lí tích tiền…
Phần lớn chùa chiền
đều được xây dựng trong rừng rậm, núi cao, phong cảnh tuyệt đẹp. Phật
điện, bảo tháp, kiến trúc, thơ và câu đối… đều có giá trị văn hóa thu
hút khách du lịch… Những điều đó đã khiến đền chùa ở Trung Quốc trở
thành những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Có chùa còn
mở cả phòng trà, khách sạn, quán ăn… như một xã hội thu nhỏ tổng hợp. Vé
vào cửa chùa cùng với các dịch vụ dành cho khách du lịch là những khoản
thu nhập khá lớn. Chốn cửa thiền xưa kia thâm nghiêm, các nhà sư vốn
lấy cuộc sống thanh bần làm cao cả, nay trở thành nơi huyên náo, những
kẻ tu hành trở thành những người làm ăn chạy theo lợi nhuận…
Tôn giáo Trung Quốc
vẫn tiếp tục duy trì được chức năng xã hội vốn có của nó là coi trọng
tình cảm con người và giáo dưỡng đạo đức xã hội, song xu hướng thế tục
hóa nói trên, tuy là xu hướng có tính thế giới, nhưng không khỏi ảnh
hưởng phần nào đến các giá trị truyền thống của tôn giáo Trung Quốc.
Công cuộc cải cách
mở cửa đã đem lại một diện mạo mới cho xã hội Trung Quốc. Trong hoàn
cảnh đó, tôn giáo Trung Quốc cũng bắt đầu phục hưng. Theo đánh giá của
các học giả nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc thì đạo Tin Lành là một
thành tố nổi trội trong quá trình phục hưng tôn giáo nói chung sau cải
cách mở cửa tại đất nước này.
Việc thống kê lượng
tín đồ Tin Lành ở Trung Quốc hiện nay là một công việc khó khăn và kết
quả thu được thường khó sát với thực tế. Các công trình nghiên cứu về
tôn giáo Trung Quốc cho thấy, con số tín đồ hàng năm do tổ chức Tam tự
công bố rất khác biệt so với số liệu của các tổ chức hải ngoại. Nguyên
do là tổ chức Tam tự chỉ thống kê dựa trên những số liệu chính thức của
các tổ chức Tin Lành hoạt động có đăng ký với chính phủ. Trong khi đó,
trên thực tế lại tồn tại một lượng rất lớn những tín đồ Tin Lành hoạt
động không đăng ký thường gọi là tín đồ “tại gia”. Theo công trình Tông
giáo ở Trung Quốc của tác giả Lữ Vân thì Tin Lành ở Trung Quốc tăng
nhanh từ những năm 1980, từ 3 triệu người năm 1982 lên 4 triệu người năm
1989. Vào năm 1993, theo một nghiên cứu của Hunter và Chan, con số 5
triệu tín đồ chính thức là không khớp với khoảng 20 triệu hoặc hơn thế
trong thực tế. Theo công bố gần đây của Tam tự thì tính đến năm 2000,
trên lãnh thổ Trung Quốc có 13.000 giáo hội, 35.000 điểm hội họp và 15
triệu tín đồ. Như vậy, nếu gộp cả số tín đồ “tại gia” thì con số sẽ lớn
hơn rất nhiều. Trong vài năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc cũng tiến
hành thống kê số lượng tín đồ và ước tính con số này dao động từ 25 đến
30 triệu người. Có ý kiến cho rằng con số có thể lên đến 50 triệu người.
Từ thực trạng này, các nhà nghiên cứu đánh giá:
Thứ nhất, sự phát
triển của đạo Tin Lành tại Trung Quốc từ thập niên 90 của thế kỷ trước
đến nay diễn ra khá đột biến. Điều này đã dẫn đến sự đảo nghịch về tỷ lệ
tín đồ giữa Tin Lành và công giáo so với thời kỳ trước đó và sau này.
Hiện nay, số lượng tín đồ Công giáo ở Trung Quốc có khoảng 10 triệu
người. Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, con số này là khoảng 3
triệu người, trong khi số lượng tín đồ Tin Lành mới có khoảng 700.000
đến 1 triệu.
Thứ hai, sự phân
chia thành bộ phận: các giáo hội có quan hệ với Tam tự và các cộng đồng
tự quản chỉ có ý nghĩa tương đối vì trong thực tế, các tín đồ của hai bộ
phận này vẫn có liên hệ với nhau và ranh giới rất không rõ ràng.
Hiện nay, toàn
Trung Quốc có 13 chủng viện thần học ở các vùng khác nhau với lượng học
viên khoảng 700 người. Tại Nam Kinh tỉnh Giang Tô, Trường Cao đẳng Thần
học Hiệp hội Nam Kinh là trường Thần học quốc gia được Ủy Ban Phong trào
Yêu nước Tam tự của Giáo hội Tin Lành Trung Quốc thành lập năm 1952 khi
có 12 chủng viện và trường Thánh kinh Tin Lành hợp nhất với nhau. Năm
1961, Chủng viện Thần học Hiệp hội Diên Khánh được nhập vào đó. Trường
có nhiệm vụ đào tạo các giáo sĩ phù hợp với nguyên tắc Tam tự, các giáo
sĩ yêu nước, các giáo viên thần học, các nhà nghiên cứu thần học và tôn
giáo, các nhà hoạt động chuyên nghiệp có khả năng giảng dạy thần học, âm
nhạc và nghệ Ki tô giáo, những người trung thành với lý tưởng Tin Lành
và ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Chủng viện có thái độ tôn trọng các giáo
phái Tin Lành khác nhau, kết hợp văn hóa truyền thống Trung Quốc với tất
cả những mặt đó, giúp xây dựng một nền thần học Tin Lành Trung Quốc. Từ
năm 1980 đến năm 1991 đã có hơn 300 chủng sinh tốt nghiệp được cử đến
làm việc tại các nhà thờ trong toàn quốc. Ngoài ra còn có 12 trường
thánh kinh địa phương ở các thành phố Bắc Kinh, Thẩm Dương, Thượng Hải,
Hàng Châu, Phúc Châu, Tế Nam, Hợp Phì, Vũ Hán, Quảng Châu, Tây An, Thành
Đô và Côn Minh.
Thứ ba, vấn đề giáo
hội và Nhà nước trong cộng đồng Tin Lành ở Trung Quốc khá phức tạp. Có
một thực tế là nhiều tín đồ Tin Lành tại Trung Quốc chọn cách sinh hoạt
tự quản, khép kín mà không đăng ký công khai. Các học giả phương Tây cho
rằng do sự kiểm soát gắt gao của nhà nước khiến nhiều tín đồ Tin Lành
rời bỏ các giáo hội công khai (có đăng ký) để đến với các giáo hội tại
gia. Điều này cũng có nghĩa là khi xuất hiện tình thế đối đầu với chính
phủ thì các tổ chức Tin Lành có một lực lượng hậu bị thực tế lớn hơn
nhiều so với danh nghĩa” (trang 61-67, sách đã dẫn).
Tình hình được ghi nhận như trên có rất nhiều điểm để chúng ta đáng lưu ý.
Trước hết, Phật giáo
Trung Quốc được ghi nhận là có sự phục hưng, nhưng cùng theo đó là những
biểu hiện không lành mạnh, và mức độ phát triển của Phật giáo Trung
Quốc cũng không được như các tôn giáo khác. Phật giáo Trung Quốc, như
thế, là có bước tiến so với chính mình. Tuy nhiên, nếu so sánh trong bức
tranh tổng thể tôn giáo ở Trung Quốc, thì lại thấy bước lùi ở Phật
giáo.
Phật giáo Trung Quốc
biến đổi theo hướng hủ bại, tha hóa, thế tục hóa, đánh mất những giá trị
tinh thần thiêng liêng, chạy theo những giá trị vật chất trước mắt,
kinh doanh hóa, thương mại hóa…
Những điều đó đang diễn
ra trong bối cảnh đạo Tin Lành phát triển mạnh ở Trung Quốc. Sự bùng
phát đạo Tin Lành đã tạo nên nét chính trong bức tranh tôn giáo ở Trung
Quốc. Tình hình này đương nhiên tạo nên áp lực cho tất cả các tôn giáo
khác ở Trung Quốc, trong đó có Phật giáo.
Phật giáo Trung Quốc
phải đối mặt với thách thức đến từ bên trong, là sự hủ hóa tự thân, và
thách thức đến từ bên ngoài, áp lực cải đạo do Tin Lành mang đến.
Điều bi đát là Phật
giáo Trung Quốc lại không nhận thức về hiểm họa này, mà có vẻ vẫn tăng
tốc trên con đường thế tục hóa. Tình hình được ghi nhận như trên là hết
sức bi quan đối với Phật giáo Trung Quốc. Thế tục hóa đồng nghĩa với
diễn biến suy thoái, thiểu số hóa, khủng hoảng lòng tin…
Công trình nghiên cứu
của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, qua ghi nhận tình hình như trên, đã nói
đến một khả năng rất đáng lưu tâm, là khả năng “xuất hiện tình thế đối đầu với chính phủ” và nhất là khi xuất hiện tình thế này “thì các tổ chức Tin Lành có một lực lượng hậu bị thực tế lớn hơn nhiều so với danh nghĩa”.
Tin Lành Trung Quốc rõ ràng là lớn mạnh, Phật giáo Trung Quốc đang bị thế tục hóa. Tình thế đó dẫn đến tình thế đối đầu giữa Tin Lành với chính phủ Trung Quốc.
Và nghiêm trọng hơn cho chính phủ Trung Quốc, lực lượng Tin Lành, trong
thế mạnh lên, vẫn duy trì ẩn số bí hiểm về thực lực, tức là không thể
biết mạnh đến mức nào!
Công trình nghiên cứu “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội” ngay trong phần đầu, đã lưu ý về sự gần gũi và tương đồng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á đối với Việt Nam: “Do
sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về văn hóa và sự phát triển các mối
quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc Á nên đối sách của các quốc
gia này trong bối cảnh mới sẽ có những tác động đến Việt Nam. Vì vậy,
việc tìm hiểu những đối sách mà chính phủ các nước Đông Bắc Á thực thi
trước những biến đổi xã hội để gợi mở những vấn đề về kinh nghiệm mà
Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình xây dựng và phát
triển xã hội là một việc làm cần thiết”.
Vì vậy, tình hình tôn
giáo ở Trung Quốc, trong đó có Phật giáo, với những biểu hiện như đã ghi
nhận, là rất đáng lưu tâm, đối với từ tăng ni Phật tử, hàng giáo phẩm
Phật giáo, cho đến giới nghiên cứu tôn giáo, khoa học xã hội, và cả đối
với quan chức chính quyền.
MT
25/08/2013 20:03:00
(1) Sách có bản in rất hạn chế, 300 bản phát hành toàn quốc, tuy nhiên rất hữu ích vì có nhiều tư liệu quý*****
Nguồn:
http://www.phattuvietnam.net/author/minhthanh/
Tuesday, August 27, 2013
TIN TỨC THẾ GIỚI
Vụ xử Bạc Hy Lai không thuyết phục được công luận Trung Quốc
Ông Bạc Hy Lai trong phiên xử ngày thứ năm tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/08/2013.
REUTERS/China Central Television (CCTV) via Reuters TV
Chính quyền Trung Quốc cố gắng dàn dựng vụ xử Bạc Hy Lai về
tội tham nhũng và lạm quyền như là một phiên tòa công khai, công bằng,
chưa từng có, thế nhưng việc không có các tài liệu được công bố và thiếu
vắng đối chất với các lãnh đạo đáng nghi ngờ khác phiên tòa này đã
không có sức thuyết phục đối với công luận Trung Quốc.
Ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh, vốn là một trong 25 ủy
viên Bộ Chính trị đầy thế lực, đã gây chia rẽ trong hàng ngũ ban lãnh
đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, với các phát biểu tả khuynh mỵ dân. Thế
rồi, một vụ bê bối giết người như là chất xúc tác, đã chấm dứt sự nghiệp
chính trị của nhân vật này.
Thông thường, dưới chế độ độc đảng lãnh đạo tại Trung Quốc, các phiên
tòa nhạy cảm được xét xử không công khai, nhanh chóng, đơn giản, bị cáo
cúi đầu nhận hết tội. Lần này, điều hiếm thấy là tòa án Trung Quốc lại
để cho bị cáo Bạc Hy Lại phát biểu, tự bảo vệ, thậm chí còn chất vấn các
nhân chứng.
Mặt khác, Bắc Kinh lại cho công bố đều đặn và tỉ mỉ trên mạng xã hội
Vi Bác, những diễn biến, đối đáp trong năm ngày xử ông Bạc Hy Lai tại
tòa án.
Theo ông Nicholas Bequelin, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ chức Human
Rights Watch, cần phải tạo tính chính đáng cho quyết định của tư pháp
đối với ông Bạc Hy Lai và như vậy, điều này rửa được vết nhơ cho Đảng là
có một vị lãnh đạo đã từng rất tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Nếu có
một vụ xét xử như vậy, một cái gì đó giống với một vụ xét xử thực sự,
thì điều này sẽ tạo tính chính đáng cho phán quyết của tòa và có lợi cho
Đảng.
Vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood xẩy ra vào thời điểm Trung
Quốc đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực, xẩy ra 10 năm
một lần, bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là thời kỳ đấu đá nội bộ
tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn ra rất quyết liệt.
Theo giới phân tích, việc lùi ngày xét xử và cho công bố các diễn
biến và nội dung tranh luận tại tòa, cho thấy dường như có tranh cãi
trong đảng Cộng sản. Thách thức đối với giới lãnh đạo, đối với đường lối
của Đảng là những trường hợp tham nhũng. Một bộ phận dân chúng thường
xuyên nghĩ rằng hễ có các quan chức bị cáo buộc tham nhũng, thì có nghĩa
là đang có những vấn đề về chính trị và tranh chấp quyền lực.
Tệ nạn tham nhũng trầm trọng thường được gắn với tên tuổi những quan
chức cao cấp như ông Bạc Hy Lai và còn nhiều hơn mức 27 triệu nhân dân
tệ mà tư pháp cáo buộc cho nhân vật này.
Theo bút lục được công bố, những vấn đề rất nhạy cảm khác như tệ nạn
tham nhũng tràn lan hoặc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng,
không thấy được nêu ra tại phiên tòa. Không rõ là các bút lục đã bị
kiểm duyệt hay chính quyền đã thương lượng trước với ông Bạc Hy Lai là
không nhắc đến những vấn đề này tại tòa.
Chỉ có một lần duy nhất ông Bạc Hy Lai nói một cách không rõ ràng là
ông đã hành động theo yêu cầu của một vị lãnh đạo cấp cao. Câu nói này
đã bị xóa trong phần bút lục, nhưng sau đó được đăng lại.
Các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà nước tìm mọi cách bác
bỏ những lập luận của ông Bạc. Chuyên gia về luật pháp Trung Quốc, ông
Nicholas Howson, đại học Michigan tại Mỹ nhận định là chính quyền tư
pháp và chính trị ở cấp trung ương tìm cách chứng tỏ là có một mức độ
cởi mở và minh bạch cao trong phiên tòa, nhưng đồng thời, họ vẫn giữ
được khả năng kiểm soát mọi việc.
Phiên xử ông Bạc Hy Lai kết thúc hôm nay, có khoảng 600 ngàn người đã
theo dõi phiên xử qua mạng xã hội Vi Bác. Có nhiều bình luận khác nhau,
có người cho rằng qua vụ này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện
quyết tâm chống tham nhũng, đó là một phiên tòa công khai, công bằng.
Trong khi đó, không ít người nhận định rằng phiên tòa đã được quyết định
từ trước. Ông Bạc Hy Lại có tự bào chữa đến đâu đi chăng nữa thì phán
quyết sẽ là tù chung thân. Phiên tòa chỉ là một thủ tục cần phải làm mà
thôi.
tags: Bạc Hy Lai - Châu Á - Pháp luật - Trung Quốc
Các tội danh của Bạc Hy Lai là « vô cùng nghiêm trọng »
Ông Bạc Hy Lai trong phiên xử ngày thứ năm tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/08/2013.
REUTERS/China Central Television (CCTV) via Reuters TV
Kết thúc giai đoạn nghị án cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy
Lai, vào sáng ngày 26/08/2013, công tố viên tòa án Tế Nam- tỉnh Sơn
Đông, tuyên bố cựu lãnh đạo Trung Quốc đã vi « phạm những tội danh vô
cùng nghiêm trọng ».
Sau 5 ngày nghị án, ông Bạc vẫn bác bỏ 3 tội danh bị cáo buộc.
Đó là các tội nhận hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Tư
pháp Trung Quốc chưa tuyên án về vụ Bạc Hy Lai, nhưng theo giới phân
tích cựu lãnh đạo Trùng Khánh sẽ phải lãnh án nặng nề. Tường thuật trực
tiếp từ Bắc Kinh của thông tín viên đài RFI, Stéphane Lagarde :
« Luận điểm cuối cùng để tự vệ hay là một đòn nhắm vào kẻ đã làm
tan nát sự nghiệp của ông ta ? Cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai vào
sáng nay trước tòa đã tuyên bố ‘Vương Lập Quân với vợ tôi Cốc Khai Lai
từng như keo với sơn. Họ không rời nhau nửa bước và ông Vương Lập Quân
đã thực hiện tất cả ý muốn của bà Cốc Khai Lai’. Bị cáo muốn nói vợ ông
từng là người tình của cựu cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh.
Luận điểm này cũng là một cách để họ Bạc làm mất uy tín của ông
Vương Lập Quân, sau khi nhân vật này khai là đã từng bị ông Bạc Hy Lai
đánh đập. Cả ông Vương Lập Quân, người từng là cánh tay phải của cựu bí
thư Trùng Khánh, lẫn vợ ông là bà Cốc Khai Lai được coi là những nhân
chứng then chốt trong phiên tòa xử ông Bạc Hy Lai.
Người điều hành phiên tòa sáng nay đã lập tức yêu cầu bị cáo trở
lại với những hành vi cụ thể và ông Bạc một lần nữa nhắc lại quan điểm
của mình. Theo đó ông mong muốn Tư pháp Trung Quốc phải công bằng, vì
nếu chỉ nghe theo bên công tố thì sẽ có nhiều trường hợp bị mắc oan.
Trước phiên tòa sáng nay, viện Công tố đã nhấn mạnh là trường hợp của
ông Bạc không thể được khoan hồng. Ông Bạc Hy Lai cho đến phút chót vẫn
cực lực bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến các tội danh nhận hối lộ, biển
thủ công quỹ và lạm dụng quyền lực. Cựu bí thư Trùng Khánh còn chờ bản
án, nhưng có nhiều khả năng là số phận của ông đã được các nhà lãnh đạo
cấp cao từ Bắc Kinh định đoạt ».
C.Hagel : Sự chú ý của Mỹ vào Châu Á sẽ giúp khu vực phát triển
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong buổi họp báo với người đồng nhiệm Malaysia tại Kuala Lumpur hôm 25/08/2013.
REUTERS/Bazuki Muhammad
Đang viếng thăm Malaysia trong khuôn khổ vòng công du nhiều
nước Đông Nam Á, ngày hôm qua 25/08/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck
Hagel tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ đầu tư vào quan hệ đối tác an ninh và
hợp tác sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu kinh tế của các nước trong khu vực
Châu Á. Ám chỉ đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông do các tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, các vấn đề như
đối đầu trên biển, tin tặc và mất an ninh là một mối đe dọa trực tiếp
đối với nền kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại Bộ Quốc phòng Malaysia, ông Chuck Hagel nhận định
: « An ninh là nền tảng trọng yếu của sự phồn thịnh. Thương mại không
thể phát triển tại những vùng biển mà ở đó các tranh chấp được giải
quyết bằng vũ lực ; các xã hội không thể thịnh vượng nếu bị khủng bố đe
dọa và thương mại không thể phát triển bền vững tại những khu vực bị
thiên tai tàn phá ».
Bộ trưởng Hagel đánh giá chuyến thăm của ông tới bốn nước Đông Nam Á,
Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines trong tuần này là một ví dụ
về « ngoại giao quốc phòng ».
Tuy nhiên, chuyến đi này diễn ra vào lúc nhiều sự kiện nóng bỏng đang
diễn ra tại Trung Đông. Do vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần đề
cập đến tình hình Ai Cập và dành nhiều thời gian để thảo luận qua điện
thoại với Tổng thống Barack Obama về cuộc xung đột tại Syria.
Trọng tâm chuyến đi Đông Nam Á của lãnh đạo Quốc phòng Mỹ là thúc đẩy
hợp tác đa phương giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực. Các tranh chấp
về chủ quyền lãnh thổ đã làm cho việc hợp tác quân sự trở nên phức tạp.
Mặc dù nhiều nước mong muốn đẩy mạnh quan hệ đối tác với Hoa Kỳ thông
qua các cuộc tập trận chung, thế nhưng việc thúc đẩy các hoạt động hợp
tác đa phương không phải là dễ dàng.
Theo Bộ trưởng Hagel, quan hệ đối tác đóng vai trò quyết định để có
thể đối mặt với những vấn đề trong khu vực như khủng bố, cướp biển và
thảm họa thiên tai mà một quốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được.
Khi được hỏi là phải chăng khó có thể tránh được một cuộc xung đột
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel nói rằng xung đột
có thể xẩy, ra nhưng ông tin tưởng rằng lãnh đạo Mỹ - Trung sẽ tìm được
các phương thức để tránh điều này xẩy ra.
Theo giới quan sát, trả lời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
phản ánh quan điểm đã có từ lâu của ông về xung đột quân sự. Ông nói : «
Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Một trong những điều mà
chúng ta có thể học được từ quá khứ, bất kể ở khu vực nào trên thế giới,
là các cuộc chiến tranh không thể giải quyết được các bất đồng, nhất là
trong một thế giới mà chúng ta đang sống vốn có những mối liên hệ chặt
chẽ với nhau ».
Về triển vọng hợp tác với các nước trong khu vực, báo The Wall Street
Journal cho rằng, chiến lược ngắn hạn của Mỹ là cố gắng thúc đẩy các
cuộc tập trận truyền thống, phát triển các quan hệ song phương và đa
phương. Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh là có nhiều tiến triển
trong việc tổ chức các cuộc tập trận chung với sự tham gia của nhiều
nhóm nước hơn.
Trước đó, trong cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia
Hishammuddin Hussein có nhắc đến các tranh chấp lãnh thổ giữa Malaysia
và Philippines, thế nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của hợp tác đa phương và cho rằng cần phải xây dựng được
lòng tin giữa giới lãnh đạo các nước.
Sau Malaysia, ông Hagel công du Indonesia, trước khi sang Brunei để
dự các cuộc họp với bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và sau đó, tới
Philippines.
tags: Châu Á - Hoa Kỳ - Ngoại giao - Quốc phòng - Quốc tế
Nhật Bản : "Tác nhân chủ chốt" trong trường hợp chiến tranh ở Châu Á
Đảo
Uotsuri, một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu
Ngư trên biển Hoa Đông ngày 18/08/2013.n Japan and Diaoyu in China
REUTERS/Ruairidh Villar
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật hôm nay 26/08/2013, lên tiếng cảnh
báo Nhật có thể là "một tác nhân chủ chốt" nếu một cuộc tranh chấp vũ
trang nổ ra ở Châu Á. Phát biểu của Bộ trưởng Nhật được đưa ra trong lúc
chiến đấu cơ Nhật đuổi theo một chiếc máy bay dọ thám Trung Quốc tiến
gần không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu ngư.
Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Itsuno Onedera đánh giá "nước
chúng ta có thể bị cuốn vào như một tác nhân chủ chốt" trong một cuộc
tranh chấp vũ trang ở Châu Á. Ông còn giải thích thêm là hệ thống phòng
thủ của Nhật Bản cho đến nay là nhằm để đối phó với một tình huống mà
quốc gia này bị liên lụy với tính cách một "đồng minh", gợi đến hiệp
định an ninh Mỹ-Nhật, hay để đối mặt với một cuộc chiến xẩy ra ngoài
nước Nhật.
Nhưng bây giờ theo ông Onedera, Nhật phải có một hệ thống phòng thủ tốt để bảo vệ chính mình, vì như vậy phải có trang thiết bị thích ứng : Chiến đấu cơ mới, hệ thống phòng thủ, hệ thống bảo vệ mạng.
Ông Onedera nhắc lại cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, và cho là ‘Trung Quốc đang tiến các con chốt trên biển. Trước đây, khi khả năng quân sự không được như hiện nay, thì luôn cổ vũ đối thoại, hợp tác kinh tế, và gác qua một bên tranh chấp lãnh thổ, nhưng bây giờ thì thực hiện "chính sách sự việc đã rồi" mỗi khi có cơ hội.
Hôm nay, 26/08, một chiếc máy bay trinh sát Trung Quốc đã tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Theo Bộ Quốc phòng Nhật chiếc phi cơ này cách không phận Senkaku khoảng 100 cây số và đã bay đi khi chiến đấu cơ Nhật đến nơi.
Hãng tin Pháp AFP, nhắc lại một chiếc máy bay tương tự như hôm nay đã vào không phận quần đảo Senkaku vào tháng 12 năm ngoái. Còn tàu Trung Quốc thường xuyên hiện diện từ tháng 9/2012.
Nhưng bây giờ theo ông Onedera, Nhật phải có một hệ thống phòng thủ tốt để bảo vệ chính mình, vì như vậy phải có trang thiết bị thích ứng : Chiến đấu cơ mới, hệ thống phòng thủ, hệ thống bảo vệ mạng.
Ông Onedera nhắc lại cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, và cho là ‘Trung Quốc đang tiến các con chốt trên biển. Trước đây, khi khả năng quân sự không được như hiện nay, thì luôn cổ vũ đối thoại, hợp tác kinh tế, và gác qua một bên tranh chấp lãnh thổ, nhưng bây giờ thì thực hiện "chính sách sự việc đã rồi" mỗi khi có cơ hội.
Hôm nay, 26/08, một chiếc máy bay trinh sát Trung Quốc đã tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Theo Bộ Quốc phòng Nhật chiếc phi cơ này cách không phận Senkaku khoảng 100 cây số và đã bay đi khi chiến đấu cơ Nhật đến nơi.
Hãng tin Pháp AFP, nhắc lại một chiếc máy bay tương tự như hôm nay đã vào không phận quần đảo Senkaku vào tháng 12 năm ngoái. Còn tàu Trung Quốc thường xuyên hiện diện từ tháng 9/2012.
tags: Châu Á - Chính trị - Nhật Bản - Quốc phòng
Nhật Bản có thể đóng vai trò chủ yếu trong xung đột ở Á Châu
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsuno Onodera
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsuno Onodera hôm 26
tháng 8. Hãng tin AFP cho biết là dịp này, ông cảnh báo rằng Trung Quốc
đang tìm cách khai thác những khó khăn giữa các nước đồng minh.
Phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Onodera nói rằng cuộc khủng hoảng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay có thể dẫn tới tình trạng nước này có thể trở thành một bên chủ yếu trong trường hợp xung đột diễn ra.
Ông nói trước đây dự kiến Nhật Bản chỉ là một thành viên của một liên minh, nếu đối đầu quân sự xảy ra. Nhưng nay, Nhật Bản cần phải có các khả năng quân sự khả dĩ có thể bỏa vệ đất nước, kể cả thiết bị, máy bay, hệ thống phòng thủ và bảo vệ không gian mạng.
Tuy nhiên bất cứ động thái nào của Tokyo nhằm tăng cường khả năng quân sự cũng gặp phải sự nghi ngờ và thái độ chống đối của các nước trong khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật tìm cách trấn an các vị tương nhiệm ở Á Châu rằng các động cơ của Nhật Bản tuyệt đối chỉ nhắm mục đích tự vệ.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một nhân vật diều hâu, năm nay đã tăng ngân sách quốc phòng, lần đầu tiên trong một thập niên trong bối cảnh các nước trong khu vực ngày càng quan ngại hơn về sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Onodera nói rằng cuộc khủng hoảng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay có thể dẫn tới tình trạng nước này có thể trở thành một bên chủ yếu trong trường hợp xung đột diễn ra.
Ông nói trước đây dự kiến Nhật Bản chỉ là một thành viên của một liên minh, nếu đối đầu quân sự xảy ra. Nhưng nay, Nhật Bản cần phải có các khả năng quân sự khả dĩ có thể bỏa vệ đất nước, kể cả thiết bị, máy bay, hệ thống phòng thủ và bảo vệ không gian mạng.
Tuy nhiên bất cứ động thái nào của Tokyo nhằm tăng cường khả năng quân sự cũng gặp phải sự nghi ngờ và thái độ chống đối của các nước trong khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật tìm cách trấn an các vị tương nhiệm ở Á Châu rằng các động cơ của Nhật Bản tuyệt đối chỉ nhắm mục đích tự vệ.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một nhân vật diều hâu, năm nay đã tăng ngân sách quốc phòng, lần đầu tiên trong một thập niên trong bối cảnh các nước trong khu vực ngày càng quan ngại hơn về sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Mỹ tăng ngân khoản tài trợ quân sự cho Đông Nam Á lên hơn 50%
26.08.2013
Hoa Kỳ vừa loan báo quyết định tăng đáng kể ngân khoản tài trợ cho các
chương trình giáo dục và đào tạo quân sự tại Đông Nam Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel loan báo như vậy hôm Chủ nhật trong một bài diễn văn đọc tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Malaysia ở Kuala Lumpur.
Ông Hagel cho hay ngân sách mới nhất của Ngũ Giác Đài bao gồm ngân khoản 90 triệu đôla dành cho các chương trình vừa kể, tượng trưng cho một mức tăng hơn 50%, so với cách đây 4 năm.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Washington ngày càng chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu-Thái bình dương. Ông Hagel nói chính phủ Mỹ đang tìm cách “tái cân bằng” các quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với khu vực Á Châu-Thái bình dương, “để phản ánh vị thế ngày càng nổi bật cũng như tầm quan trọng của Đông Nam Á.”
Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại về sự chú ý đang tăng của Hoa Kỳ đối với khu vực. Trung Quốc vẫn coi đây là một cố gắng nhằm bao vây Trung Quốc, khiến cho các nước láng giềng của Trung Quốc trở nên táo bạo hơn.
Trung Quốc đang có những tranh chấp chưa được giải quyết với nhiều nước, kể cả Việt Nam và Philippines về chủ quyền một số vùng trong Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông- theo cách gọi của người Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel loan báo như vậy hôm Chủ nhật trong một bài diễn văn đọc tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Malaysia ở Kuala Lumpur.
Ông Hagel cho hay ngân sách mới nhất của Ngũ Giác Đài bao gồm ngân khoản 90 triệu đôla dành cho các chương trình vừa kể, tượng trưng cho một mức tăng hơn 50%, so với cách đây 4 năm.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Washington ngày càng chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu-Thái bình dương. Ông Hagel nói chính phủ Mỹ đang tìm cách “tái cân bằng” các quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với khu vực Á Châu-Thái bình dương, “để phản ánh vị thế ngày càng nổi bật cũng như tầm quan trọng của Đông Nam Á.”
Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại về sự chú ý đang tăng của Hoa Kỳ đối với khu vực. Trung Quốc vẫn coi đây là một cố gắng nhằm bao vây Trung Quốc, khiến cho các nước láng giềng của Trung Quốc trở nên táo bạo hơn.
Trung Quốc đang có những tranh chấp chưa được giải quyết với nhiều nước, kể cả Việt Nam và Philippines về chủ quyền một số vùng trong Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông- theo cách gọi của người Việt Nam.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 14:22 GMT - thứ hai, 26 tháng 8, 2013
"
Một “triển vọng” đang
ngày càng rõ dần là bối cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn
vận động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa kinh tế những
năm 1990.
Trước đó, giai đoạn vận hành đầu tiên kéo dài từ năm 1975 đến hậu khủng hoảng giá - lương - tiền.
Nhưng cho tới giờ, ở Việt Nam hầu như chưa hình
thành một lực lượng đối lập, chưa mang tính đối trọng đủ lớn đối với
chính quyền để ít nhất có thể tác động nhằm điều chỉnh một số chính sách
và hoạt động thực hành chính sách.
Những tiền đề đối trọng ở Việt Nam cho tới nay
vẫn chỉ là phong trào phản biện xã hội đa dạng và đa tầng, thể hiện chủ
yếu qua ý kiến chứ không phải bằng những hành động sâu xa hơn.
Ngoài nhóm “Kiến nghị 72” và vài nhóm blogger, đa phần còn lại là những cá nhân phân tán và hoạt động manh mún.
Tác động của hoạt động bất đồng chính kiến đối với chế độ chỉ có ý nghĩa như một xúc tác phụ.
Nếu không được tác động sâu sắc bởi hành động
của lực lượng đối trọng, hoặc không có một số tác động vừa thuyết phục
vừa áp lực về chính sách kinh tế, quân sự và chính trị, ngoại giao từ Mỹ
và phương Tây, nền chính trị Việt Nam sẽ do chính nội bộ trong lòng nó
quyết định.
Mọi chuyện ở Việt Nam đang diễn ra theo một quy luật: vô cảm quan chức tỷ lệ thuận với tham nhũng và quyền lợi của nhóm lợi ích.
Thời gian suy thoái kinh tế từ đầu năm 2011 đến
nay đã cho thấy một hiện tượng xã hội rất đặc trưng: bất chấp sự phản
ứng và tâm trạng phẫn uất của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều nhóm lợi
ích và chủ nghĩa thân hữu vẫn liên kết đầy se sắt, hòa quyện vào nhau
với độ kết dính như thể bám víu vào sự tồn tại cuối cùng.
"Những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng là biểu hiện của các tác động vào chính sách"
Người ta có thể nhìn ra rất nhiều minh chứng cho
thái độ bất chấp đó từ những cú làm giá không tiền khoáng hậu của các
nhóm đầu cơ bất động sản, chứng khoán và vàng, kể cả những nhóm lợi ích
có quyền lợi can dự như điện lực và xăng dầu.
Song song với trào lưu lợi ích ấy, cũng có nhiều
bằng chứng về hoạt động chạy chính sách vì đặc quyền đặc lợi cho
“tư sản đỏ”.
Tác động ở tầm mức mạnh mẽ nhất của người dân và
xã hội đối với thể chế cầm quyền ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ được
quyết định bằng việc có hay không mối cộng hưởng của một cuộc khủng
hoảng kinh tế ở chính đất nước này.
Trong 2-3 năm nữa thôi, chính đảng cầm quyền ở
Việt Nam sẽ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế với hậu
quả chưa có tiền lệ tính từ giai đoạn lạm phát tăng đến 600% vào những
năm giá – lương – tiền 1985-1986.
Những kịch bản kinh tế - chính trị
Kịch bản 1: Trong trường hợp cuộc suy thoái kép
hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa nổ ra vào những năm tới, và do
vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể trì kéo tấm thân băng hoại rệu rã
của nó, tình thế vẫn chưa diễn ra một sự thay đổi đủ lớn.
Những phản ứng tự phát của dân hiện không mang
tính hệ thống và hình thành các liên kết sâu rộng và thường thể
hiện bằng biểu tình, thậm chí bạo động cục bộ vẫn có thể bị chính quyền
phong tỏa và đàn áp.
Tiếng nói của các nhóm trí thức dân chủ và kể cả
những nhóm chính trị có mục tiêu đối kháng và triển khai bằng hành động
sẽ chỉ đóng vai trò xúc tác mà không thể hiện tính dẫn dắt cho một
phong trào đối lập nhằm thay đổi thể chế.
Kịch bản 2: Trong trường hợp xảy ra suy thoái
hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh
tế Việt Nam sẽ có thể bị tàn phá cùng nhiều hệ lụy trực tiếp.
Vốn đang nằm trong xu thế không chỉ suy thoái
gần như toàn diện nội lực trong nước mà còn quá kém hiệu quả trong cơ
chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng thoái vốn đầu tư
nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế bĩ cực không lối
thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với nền kinh tế Việt Nam cũng
từ đó mà khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu hệ lụy khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt
nguồn từ khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu
ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, một do động loạn
từ Trung Quốc.
Trong cả hai yếu tố hiệu ứng tác động đó, xã hội
Việt Nam đều có thể rơi vào vòng bế tắc. Nền kinh tế vốn đã què quặt,
cộng thêm nhân tố rối loạn xã hội, sẽ khiến cho chính thể cầm quyền hết
sức khó khăn trong việc duy trì quyền lực của mình để kiểm soát xã hội.
Phản ứng của nông dân về đất đai, của công nhân
về nạn thất nghiệp và điều kiện làm việc, của tiểu thương về buôn bán,
của công chức và giới về hưu về an sinh xã hội… sẽ liên tiếp xảy ra với
quy mô ngày càng rộng.
Phản ứng của người dân đối với nhân viên công
quyền cũng sẽ diễn ra dày đặc và mang tính tự phát với tính đối đầu
nhiều hơn, ban đầu tản mạn và tự phát, sau đó sẽ có xu hướng liên đới để
hình thành những phong trào, kể cả tổ chức phản kháng, của nông dân,
công nhân, trí thức và với cả một số tôn giáo như Công giáo, Phật giáo
Hòa hảo thuần túy, Tin Lành.
Kịch bản về không gian phản ứng và phản kháng sẽ
có thể bắt nguồn từ nông thôn miền Bắc với nông dân, thậm chí ngay tại
Hà Nội với thành phần trí thức, sau đó lan rộng ra các khu vực khác của
đất nước như miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
Trong một số trường hợp phản ứng xã hội đặc biệt sâu sắc về nguyên nhân và tính chất, bạo động và có thể cả bạo loạn sẽ xảy ra.
Đó là chưa kể đến những hoạt động phản ứng riêng
rẽ và có tổ chức chặt chẽ hơn nhiều của các tôn giáo có xu hướng ly
khai với nhà nước, trong đó có một phần Công giáo, Tin lành, Phật giáo
Việt Nam thống nhất và Phật giáo Hòa hảo thuần túy.
Gần như trái ngược với Kịch bản 1, xác suất suy
thoái kép hoặc khủng hoảng của kinh tế Việt Nam trong Kịch bản 2 có thể
lên đến ít nhất 70% trong những năm tới. Và dĩ nhiên, sự đổi khác chính
trị cũng phải liền mạch và trực tiếp với các biến động kinh tế.
Lối thoát từ TPP?
Cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế
giới, nếu xảy ra với xuất phát điểm từ Trung Quốc, có thể rơi vào thời
gian hai năm 2016-2017. Đó cũng là thời gian chứng nghiệm những nỗ lực
cuối cùng và mang tính quyết định cho sự tồn tại của đảng Cộng sản
Việt Nam.
Nếu không tự thay đổi, và hơn nữa phải cải cách
một cách gấp rút theo hướng hạn chế quyền lợi của các nhóm lợi ích và
nhóm thân hữu, đồng thời gia tăng mối quan tâm thực tế cho các tầng lớp
dân sinh, trong đó đặc biệt là nông dân và công nhân, cũng như thực thi
quyền tự do dân chủ về ngôn luận, báo chí và tôn giáo một cách đúng
nghĩa…, đảng cầm quyền sẽ vấp phải một thử thách mà có thể xác quyết sự
tồn vong của chính nó.
Một trong rất ít lối thoát để thoát khỏi vòng
xoáy kinh tế - chính trị là TPP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương. Thế nhưng, điều quá rõ ràng là trong hiện tình, TPP chỉ có
thể được sinh sôi ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều
kiện về dân chủ và nhân quyền.
Cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ về an ninh Biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ.
Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể
hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số
người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa chính trị của phương
Tây, chính đảng cầm quyền sẽ có được cơ hội tránh thoát một phần ảnh
hưởng của Bắc Kinh, trong khi nhận được sự hậu thuẫn của Washington và
Cộng đồng châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Nếu thành công trong cơ chế “xoay trục” sang
phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng
một chế độ cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của
một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha tại đất
nước này, kể cả việc phải chấp nhận một lực lượng đối lập ôn hòa…, vẫn
có thể duy trì được quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới
lãnh đạo thêm một thời gian nào đó.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh.
Monday, August 26, 2013
NGUYỆN TRUNG TÔN * CỘNG SẢN KHINH MIỆT NHÂN DÂN
Bài viết mới nhất
Đừng biến người Dân thành món hàng trao đổi !
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Nguyễn Trung Tôn
Quyền tự do bình đẳng là quyền mà Thượng Đế đã ban cho nhân
loại. Điều này Thánh kinh đã ghị lại rất rõ ràng . Nhân quyền được tái
khẳng định trong bản “ tuyên ngôn quốc tế nhân Quyền” thông qua ngày 10
tháng 12 năm 1948. Qua đó dần dần đã hình thành “Bộ Luật Nhân Quyền
Quốc Tế”.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi
quốc gia, mọi dân tộc. Tinh thần của bản tuyên ngôn là dùng để truyền
đạt và giáo dục, thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn
trong các quyền con người cơ bản được đưa ra trong tuyên ngôn. Điều
khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết “Không được phép diễn giải
bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho
phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào
bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất
kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này”.
Là một công dân Việt Việt Nam lẽ ra tôi phải tự hào và vui mừng vì
Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên
Hiệp Quốc và còn từng là Ủy viên không thường trực của Hội Đông Bảo an
Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Nay lại đang ứng cử vào Ủy viên
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Việt Nam cũng đang muốn tham gia vào
Hiệp định thương mại đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) . Nhưng ngược
lại tôi lại thấy hoàn toàn thất vọng vì những gì tôi và hàng triệu người
dân Việt Nam đã và đang phải gánh chịu. Lẽ ra với tư cách là thành
viên của Liên Hiệp Quốc thì nhà nước Việt Nam phải tôn trọng tất cả
những gì mình đã ký kết trong công ước nhân quyên.
Nhưng là người dân trong nước tôi nhận thấy rất rõ về tình trạng vi phạm
nhân quyền một cách trầm trọng của nhà cầm quyền hiện nay thông qua
nhưng việc họ bắt bớ sách nhiễu các hoạt dộng tôn giáo, xâm phạm quyền
tự do ngôn luận, đàn áp những tiếng nói dân chủ. Xâm phạm quyền sống
quyền cư trú của người dân. Hâu quả là hiện nay có hàng trăm người bất
đồng chính kiến bị bắt bỏ tù theo các điều luật mù mờ : 79,88,87 và 258
của bộ luật hình sự với các tội danh như: Hoạt Động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân, Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN, Phá hoại chính
sách đại đoàn kết dân tộc và Lợi dụng quyền tự do dân chủ…
Trên thực tế các điều luật này chính thức là công cụ mà nhà cầm quyền
Cộng sản xử dụng để duy trì quyền lực và thông qua đó biến những công
dân xuất sắc của đất nước trở thành món hàng trao đổi với Quốc tế mỗi
khi Cộng sản Việt nam muốn đạt được một mục đính nào đó! Chỉ trong vòng 8
tháng đầu năm 2013 đã có hơn 40 người yêu nước bị đưa ra xét xử với các
tội danh trên và lại có thêm 3 người chính thức bị bắt và hàng loạt
các blogger bị sách nhiễu đánh đập hoặc bắt cóc bởi bàn tay lông lá của
những kẻ nhân danh chính quyền, còn chưa kể tới những trường hợp do đấu
tranh dân chủ mà bị quy chụp vào các tội danh khác như anh Điếu Cày hay
luật sư Lê Quốc quân… và mới đây rất có thể là anh Nguyễn Văn Dũng
người thành lập đội bóng Hoàng Sa FC.
Nhân quyền là điều mà mọi người trên thế giới đương nhiên phải có. Ấy
vậy mà ở Việt Nam Nhân Quyền lại trở thành món hàng để trao đổi với quốc
tế. Trước khi muốn đạt được một mục đích nào đó thì Đảng cộng sản Việt
Nam ra tay bắt bớ thật nhiều người rồi sau đó màng họ ra để làm điều
kiện trao đổi với cái gọi là cải thiện nhân quyền. Không những thế
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã không biết bao nhiêu công dân Việt
Nam đã trở thành món hàng xuất khẩu với mỹ từ “ Xuất khẩu lao động” Để
rồi không ít gia đình phải tan cửa nát nhà. Dưới chiêu bài “ Giải phóng
mặt bằng” đã có hàng ngàn người mất đất mất nhà, không nghề nghiệp.
Không biết cho tới bao giờ các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc
mới nhận thấy rõ điều này ? Xin đừng để Đảng Cộng sản tiếp tục lừa bịp
nữa ! Hãy thẳn thắn yêu cầu Đảng cộng sản tôn trọng nhân quyền thật sự
như những gì đã quy định trong công ước Quốc tế.
Đừng để Cộng sản xử dụng Công Ước Quốc tế như là một quầy hàng, Liên Hợp
Quốc như là một cái chợ, còn người dân Việt Nam như là món hàng trao
đổi. Chúng tôi là con người chúng tôi muốn sống đúng là con người. Mới
đây sau chuyến thăm Hoa kỳ của chủ tịch Trương Tấn sang, Nguyễn Phương
Uyên là món hàng đầu tiên mà Cộng sản đã trao đổi với Hoa Kỳ, sắp tới có
thể là thêm một vài người nữa! Những liệu sau khi đạt mục đích rồi (như
khi nhà nước CSVN muốn Mỹ rút ra khỏi danh sách CPU, muốn vào Apec …
) thì không biết có bao nhiêu người lại bị bắt trở lại như trường hợp
Linh Mục Nguyễn Văn Lý trước đây ?
Đảng Cộng sản chỉ là một tổ chức với khoảng 4 triệu người nhưng nhà
cầm quyền đã chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo đất nước và tước đoạt quyền cơ
bản nhất của người dân Việt Nam, ngay cả đối với đa số những đảng viên
Đảng CS thông qua hình thức ” Đảng cử, ép dân phải bầu “.
Với tư cách là một công dân tôi thiết tha yêu cầu nhà cầm quyền Cộng
sản Việt Nam hãy tôn trong những gì đã ký kết với Quốc tế hãy trả tự
do ngay lập tức, vô điều kiện cho những tù nhân Lương tâm. Đừng biến
những người dân của mình thành hàng hóa trao đổi nữa !
Nhân quyền là quyền con người thượng đế sinh ra, được quy định trong
luật pháp quốc tế và nhà cầm quyền CSVN ký đã cam kết thực hiện !
Chúng tôi có quyền đoài hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng thực hiện
và quốc tế phải quan tâm !
Thanh Hóa ngày 26/8/2013
Nguyễn trung Tôn
CHUYỂN HÓA
CHUYỂN HÓA
TIN THẾ GIỚI
Hàng không mẫu hạm USS Carl Winson thăm vịnh Malina ngày 15/5/2011. Tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên ghé thăm các nước ASEAN.
REUTERS/Romeo Ranoco
Trong tháng Tám này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung gặp nhau hai lần, ở Washington và tại Brunei, và theo như lời hai vị lãnh đạo, là nhằm thúc đẩy hợp tác giữa quân đội hai nước, trong các lĩnh vực trợ giúp nhân đạo, cứu hộ, chống khủng bố, tổ chức tập trận chung, thực hiện các chương trình trao đổi đào tạo v.v... Thế nhưng, chiến lược tái cân bằng quân sự của Mỹ trong vùng Châu Á - Thái Bình Duơng, nơi mà Trung Quốc đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình, đã thúc đẩy hai cường quốc này lao vào một cuộc chạy đua vũ trang, tập trung vào vũ khí quy ước.
Khi được hỏi về chiến lược « xoay trục » sang Châu Á-Thái Bình Dương của
Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, đã nhắc lại
câu nói của Chủ tịch Tập Cận Bình : Thái Bình Dương có đủ chỗ cho hai
cường quốc lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Bắc Kinh lại có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các đồng
minh và đối tác của Washington trong khu vực, cụ thể là với
Philippines, Việt Nam ở Biển Đông và với Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ và kêu gọi các bên liên quan giải quyết hồ sơ này một
cách hòa bình, không dùng bạo lực.
Theo giới phân tích, đó là những tuyên bố ngoại giao, mang tính nguyên
tắc của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Còn trên thực tế, hai bên theo dõi sát
mọi động thái của nhau và tăng cường chạy đua vũ trang.
Cuối tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines. Hiện nay,
Washington đang đàm phán với Manila một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ
tiếp cận dễ dàng các căn cứ quân sự tại Philippines.
Theo bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS, được trang web Atimes.com trích dẫn,
Trung Quốc không ngạc nhiên về triển vọng hợp tác quân sự giữa Mỹ và
Philippines. Đối với Bắc Kinh, chiến lược « xoay trục » của Mỹ là nhằm
ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc ở trong vùng.
Giới phân tích ghi nhận là có những dấu hiệu rõ ràng về một cuộc chạy
đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc, trong lĩnh vực vũ khí quy ước. Theo
Học viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm – SIPRI – trong năm 2012, hai
nước có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới, Mỹ là 682 tỷ đô la, còn
Trung Quốc đạt mức 166 tỷ. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm
2013 nhận định là Trung Quốc đã nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực chống tàu
chiến, tấn công trên bộ, tên lửa đạn đạo, lá chắn chống tên lửa, khả
năng tin học…
Các phương tiện này là một phần trong chiến thuật chống tiếp cận và
phong tỏa khu vực – A2/AD nhằm ngăn chặn khả năng hành động của Mỹ. Để
đối phó, Hoa Kỳ chủ trương áp dụng chiến thuật Không-Hải Chiến, vốn có
từ thời Chiến tranh Lạnh, chống lại nguy cơ tấn công kết hợp không quân
và hải quân của Liên Xô tại Châu Âu.
Chuyên gia Glaser nhấn mạnh: « Cuộc chạy đua về vũ khí quy ước giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào việc quân đội Mỹ tiếp cận khu
vực. Trung Quốc đang phát triển các khả năng chống tiếp cận và phong tỏa
khu vực, nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận khi xẩy ra khủng hoảng, trong khi
Mỹ quyết tâm tăng cường khả năng tiếp cận và tác chiến ».
Vẫn theo giới chuyên gia, cho dù vẫn từng bước phát triển vũ khí nguyên
tử, Trung Quốc không muốn lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ về
loại vũ khí chiến lược vì hai lý do : Thứ nhất, điều này làm dấy lên
phản ứng mạnh mẽ, đáp trả từ phía Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng.
Thứ hai, chi phí cho cuộc chạy đua về vũ khí nguyên tử rất lớn và lãng
phí.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Quân đội sẵn sàng tấn công Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cùng với đồng nhiệm Malaysia
Hishammuddin Hussein trong buổi họp báo tại Kuala Lumpur 25/08/2013.
REUTERS/Bazuki Muhammad
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào hôm nay 25/08/2013 tuyên bố quân đội đã sẵn sàng. Mọi phương án tấn công vào Syria đã được chuẩn bị chỉ còn chờ quyết định của tổng thống Obama.
Đang dừng chân tại Malaysia chặng đầu của vòng công du châu Á, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố với báo chí là « Tổng thống Obama đã
yêu cầu Bộ Quốc phòng chuẩn bị mọi phương án để đối phó với mọi tình
huống. Mọi việc đã làm xong và quân đội sẵn sàng thi hành lệnh ».
Theo Reuters, thì hôm qua thứ Bảy, Tổng thống Mỹ đã triệu tập các cố vấn an ninh thảo luận tìm một phương án thích nghi nhất để trả đũa chế độ Damas đã sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân. Trong cuộc họp tại Nhà Trắng , các cố vấn đã trình bày « một loạt biện pháp » theo như bản thông cáo của phủ Tổng thống Mỹ nhưng không nói rõ chi tiết.
Song song với áp lực của Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ là vào thứ năm 22/08/2013, tức một ngày sau khi đối lập Syria tung hình ảnh tố cáo chính quyền Damas sử dụng hơi ngạt giết chết 1300 người, Ngoại trưởng John Kerry đã có động thái « ngoài thông lệ » là gọi điện thoại trực tiếp khuyến cáo ngoại trưởng Syria,Walid Muallem là nếu « chính quyền Syria không có gì che dấu thì hãy để cho phái bộ chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã tới Damas tự do đến tận nơi quan sát ». Tuy nhiên chính quyền Syria tiếp tục « cản trở và gia tăng tấn công trong khu vực để xóa dấu vết ».
Áp lực của Tây phương bắt đầu làm cho Damas và Matxcơva lo ngại. Bộ trưởng Thông tin Syria Orman Zoabi hôm nay tuyên bố là nếu Syria bị tấn công thì « cả khu vực sẽ rơi vào vòng lửa đạn ». Trong khi đó, dân biểu Nga Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Viện Duma thẩm định là Hoa Kỳ đang « tiến gần đến một cuộc chiến tranh phi pháp ».
Theo Reuters, thì hôm qua thứ Bảy, Tổng thống Mỹ đã triệu tập các cố vấn an ninh thảo luận tìm một phương án thích nghi nhất để trả đũa chế độ Damas đã sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân. Trong cuộc họp tại Nhà Trắng , các cố vấn đã trình bày « một loạt biện pháp » theo như bản thông cáo của phủ Tổng thống Mỹ nhưng không nói rõ chi tiết.
Song song với áp lực của Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ là vào thứ năm 22/08/2013, tức một ngày sau khi đối lập Syria tung hình ảnh tố cáo chính quyền Damas sử dụng hơi ngạt giết chết 1300 người, Ngoại trưởng John Kerry đã có động thái « ngoài thông lệ » là gọi điện thoại trực tiếp khuyến cáo ngoại trưởng Syria,Walid Muallem là nếu « chính quyền Syria không có gì che dấu thì hãy để cho phái bộ chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã tới Damas tự do đến tận nơi quan sát ». Tuy nhiên chính quyền Syria tiếp tục « cản trở và gia tăng tấn công trong khu vực để xóa dấu vết ».
Áp lực của Tây phương bắt đầu làm cho Damas và Matxcơva lo ngại. Bộ trưởng Thông tin Syria Orman Zoabi hôm nay tuyên bố là nếu Syria bị tấn công thì « cả khu vực sẽ rơi vào vòng lửa đạn ». Trong khi đó, dân biểu Nga Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Viện Duma thẩm định là Hoa Kỳ đang « tiến gần đến một cuộc chiến tranh phi pháp ».
VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ tư 21 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 21 Tháng Tám 2013
Chính sách nhân quyền mâu thuẫn của Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013.)
REUTERS/Yuri Gripas
Chính sách nhân quyền của Việt Nam được đánh dấu bằng những mâu thuẫn và nghịch lý, thể hiện qua việc tăng
cường mở cửa nhưng tiếp tục trấn áp những tiếng nói bất đồng chính
kiến. Để làm rõ vấn đề này, giáo sư Carlyle Thayer đưa ra ba giả thuyết.
Bài viết được đăng trên trang web Asian Currents thuộc Hiệp hội nghiên
cứu Châu Á của Úc, tháng Tám năm 2013.
Bất kỳ đánh giá nào về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
đều phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách và
nghịch lý lớn.
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có điều khoản về tự do ngôn luận. Điều 69
quy định « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền
được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của
pháp luật ». Mâu thuẫn trong thực hiện chính sách phát sinh từ Điều 4 về
việc thành lập một hệ thống chính trị độc đảng. Điều này quy định, «
Đảng Cộng sản Việt Nam ... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ».
Đồng thời Việt Nam phải đối mặt với một nghịch lý lớn. Kể từ đại hội
Đảng gần đây nhất được tổ chức vào đầu năm 2011, Việt Nam đã tìm cách
chủ động hội nhập vào hệ thống toàn cầu. Do tìm cách mở rộng quan hệ với
Hoa Kỳ và Châu Âu, Việt Nam đã phải chịu áp lực yêu cầu cải thiện tình
hình nhân quyền.
Ví dụ, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á
và Thái Bình Dương, ông Joseph Yun, đã điều trần trước Tiểu ban Châu Á
và Thái Bình Dương, Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện ngày 05/06 : Chúng tôi
đã nhấn mạnh với các lãnh đạo Việt Nam rằng người dân Mỹ sẽ không hỗ trợ
việc nâng cấp đáng kể mối quan hệ song phương nếu không có những tiến
bộ rõ ràng về nhân quyền. Các quan chức khác của Mỹ đã gắn vấn đề
bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí và đạt thoả thuận về Hiệp định Quan hệ Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với « những tiến bộ rõ ràng về nhân
quyền ».
Nghịch lý lớn là ở chỗ tình hình nhân quyền Việt Nam đã trở nên tồi tệ,
không được cải thiện trong những năm gần đây, do đó gây khó khăn hơn cho
mục tiêu tự đề ra là chủ động hội nhập quốc tế.
Bởi vì Việt Nam là một Nhà nước độc đảng không có cơ quan độc lập để bảo
đảm là các quyền tự do nêu trong Điều 69 được tôn trọng. Những mâu
thuẫn vốn có của thực tế chính trị này đã dẫn đến tình hình hiện nay, mở
cửa chính trị chưa từng thấy thông qua internet và trấn áp cùng đồng
thời tồn tại.
Trong đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam, trong năm 2012, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kết luận thẳng thừng: Việc
đàn áp những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động trở nên tồi
tệ, với những hạn chế nghiêm trọng về tự do ngôn luận, hội họp. Ít nhất
25 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, bao gồm cả blogger và nhạc sĩ, đã
bị kết án tù nhiều năm trong 14 vụ xét xử không theo chuẩn mực quốc tế.
Đồng thanh với kết luận này, báo cáo hàng năm về nhân quyền của Bộ Ngoại
giao Mỹ cũng đề cập đến các sự kiện trong năm 2012, ghi nhận là « có
một xu hướng đàn áp và khủng bố ngầm do Nhà nước yểm trợ nhắm vào những
cá nhân có các phát biểu vượt qua ranh giới và đề cập đến các vấn đề
nhạy cảm như chỉ trích các chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan
đến Trung Quốc hoặc chất vấn về sự độc quyền nắm giữ quyền lực của Đảng
Cộng sản ». Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhận thấy
là « ở bề ngoài, ngôn luận cá nhân, báo chí công khai, và thậm chí phát
biểu chính trị tại Việt Nam cho thấy có những dấu hiệu tự do hơn ».
Một đánh giá về sự phát triển quyền con người ở Việt Nam trong nửa đầu
năm 2013 cho thấy vẫn tiếp tục có những mâu thuẫn trong thực hiện chính
sách nhân quyền của Việt Nam và nghịch lý của việc vừa tìm kiếm gia tăng
cam kết với Hoa Kỳ vừa đẩy mạnh đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền
trong cùng một thời gian.
Vào cuối năm 2012, cuộc đàn áp của Việt Nam đối với các nhà bất đồng
chính kiến đã khiến Hoa Kỳ đột ngột hủy bỏ tham gia vào các cuộc đối
thoại nhân quyền hàng năm với Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc đối thoại này đã
được tổ chức vào tháng Tư năm 2013. Đại diện của Hoa Kỳ là ông Daniel
Baer, Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao
động. Trong chuyến thăm này, ông đã bị ngăn chặn, không cho gặp những
người bất đồng nổi tiếng Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Phạm Hồng Sơn.
Hai tháng sau, ông Baer điều trần trước Tiểu ban Châu Á và Thái Bình
Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ và lưu ý đến những mâu thuẫn trong
việc thực hiện nhân quyền của Việt Nam. Một mặt, ông Baer ghi nhận : Các
bước tích cực như việc thả nhà hoạt động Lê Công Định (cho dù đi kèm
với những hạn chế tự do), tạo thuận lợi cho một tổ chức nhân quyền quốc
tế thăm Việt Nam, và số lượng đăng ký hoạt động công giáo gia tăng một
cách khiêm tốn ở Tây Nguyên ... các cuộc thảo luận giữa Chính phủ và Tòa
thánh Vatican, và cũng như diễn biến tích cực tiềm tàng trong vấn đề
nhân quyền cho những người LGBT [đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng
giới, hoán tính/chuyển đổi giới tính] ... [và] tràn ngập ý kiến của
công chúng về dự thảo Hiến pháp ...
Mặt khác, ông Baer kết luận : Thế nhưng, những bước tiến này không đủ
để đảo ngược xu hướng tồi tệ kéo dài trong những năm qua. Cũng không có
các biện pháp tích cực riêng rẽ tạo dựng một mô hình phù hợp. Với số
lượng ngày càng tăng, các blogger tiếp tục bị quấy rối và bị bỏ tù vì
những phát biểu ôn hòa trên mạng và các nhà hoạt động tiếp tục phải sống
dưới đám mây đen ...
Giờ đây thì mọi người biết rằng, vào cuối tháng Ba và tháng Tư năm 2013,
các quan chức Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu thảo luận về chuyến thăm Mỹ của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ
Việt Nam kể từ sáu năm qua. Hoa Kỳ chính thức ngỏ lời mời vào tháng Bảy
và Việt Nam đã chấp nhận. Không có bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tìm
cách dàn xếp chuyến thăm của ông Sang bằng cách thả bất kỳ các nhà bất
đồng chính kiến nổi tiếng nào. Có một dấu hiệu mong manh. Ngày 08/07,
chính quyền Việt Nam đột ngột hoãn phiên tòa xét xử nhà hoạt động vì dân
chủ nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân.
Tuy nhiên, vẫn trong sự mâu thuẫn, Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất
đồng chính kiến, có thể gây ra rủi ro cho chuyến viếng thăm Washington
của Chủ tịch Sang. Trong hai tháng Năm - Sáu, Việt Nam kết án và áp đặt
bản án khắc nghiệt đối với hai sinh viên đại học (Nguyễn Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha) và bắt giữ ba blogger nổi tiếng (Đinh Nhật Uy, Trương
Duy Nhất, Phạm Viết Đào), nâng tổng số tù nhân chính trị và các blogger
bị bắt trong nửa đầu năm 2013 lên tới 46 người.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã gặp nhau tại Nhà Trắng ngày 25
tháng Bảy. Trong cuộc họp báo chung, Tổng thống Obama tuyên bố, "chúng
tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thẳng thắn về sự tiến bộ mà Việt Nam
đang thực hiện và những thách thức tồn tại". Ông Sang thừa nhận sự khác
biệt và tiết lộ rằng Tổng thống Obama hứa sẽ làm hết sức mình để tới
thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ.
Một tuyên bố chung được công bố sau cuộc gặp, xếp vấn đề nhân quyền đứng
hàng thứ tám trong số chín chủ đề thảo luận. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận
lợi ích của đối thoại thẳng thắn và cởi mở để tăng cường hiểu biết lẫn
nhau và thu hẹp các bất đồng về nhân quyền. Không thấy đề cập đến những
vấn đề nhân quyền mà Tổng thống Obama nêu lên. Điểm thứ tám của tuyên bố
chung dành bảy trong chín dòng để tổng kết những gì Chủ tịch Sang đã
thảo luận với đồng nhiệm Mỹ. Đáng chú ý, Chủ tịch Sang khẳng định rằng
Việt Nam sẽ ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn và sẽ mời Báo cáo
viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đến thăm Việt Nam vào năm
2014.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang đã bị lu mờ bởi một cuộc tuyệt thực kéo
dài của nhà hoạt động chính trị Nguyễn Văn Hải. Ông Hải thành lập Câu
lạc bộ các Nhà báo tự do và hoạt động vì nhân quyền và cải cách dân chủ.
Mặc dù có các quy định về tự do ngôn luận trong Hiến pháp, ông đã bị
kết án tù 12 năm vì tiến hành « tuyên truyền chống lại Nhà nước xã hội
chủ nghĩa » thông qua các blog trên internet và các bài trên các đài
phát thanh nước ngoài. Khi ông Hải bị bắt giam, Tổng thống Obama công
khai kêu gọi trả tự do cho ông.
Ông Hải bắt đầu tuyệt thực vào cuối tháng Sáu để phản đối cách đối xử
với ông ở trong tù, trong đó có việc kéo dài thời gian biệt giam. Hai
ngày sau khi Chu tịch Sang kết thúc chuyến thăm Mỹ của ông, Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam thông báo là họ sẽ điều tra những lời
tố cáo của ông Hải. Ông Hải đã chấm dứt cuộc tuyệt thực vốn kéo dài
trong 35 ngày.
Vậy làm thế nào có thể giải thích những mâu thuẫn trong việc thực hiện
chính sách nhân quyền của Việt Nam ? Hơn nữa, làm thế nào có thể giải
thích được nghịch lý là Việt Nam tìm cách gia tăng quan hệ với Mỹ đồng
thời cùng lúc lại đẩy mạnh trấn áp ?
Có thể có ba giải thích, nhưng chúng không loại trừ lẫn nhau, về những mâu thuẫn và nghịch lý của Việt Nam.
Trước tiên, việc tiếp tục đàn áp chính trị là kết quả của quá trình quan
liêu của Bộ Công an (MPS). Khi một nhà hoạt động chính trị thu hút sự
chú ý, Bộ Công an thường bắt đầu lập hồ sơ qua việc thu thập chứng cứ.
Sau khi Bộ Công an xác định rằng một nhà bất đồng chính kiến đã vi phạm
luật an ninh quốc gia được diễn đạt một cách mơ hồ của Việt Nam, cơ quan
này bắt đầu một chiến dịch đe dọa và sách nhiễu nhà bất đồng chính kiến
và gia đình, bạn bè của người bất đồng chính kiến. Nếu nhà bất đồng
chính kiến từ chối sự kiềm tỏa của Bộ Công an, thì bộ này tìm kiếm sự
chấp thuận của cấp có thẩm quyền cao hơn để bắt giữ và tổ chức một phiên
tòa.
Tại sao một số người chống đối bị đàn áp trong khi những người khác được
phép phát biểu ý kiến tương tự mà không bị trả thù? Nói cách khác,
tại sao lại có sự mâu thuẫn giữa gia tăng mở cửa và tiếp tục đàn áp?
Việt Nam công khai thúc đẩy mạng Internet và khuyến khích các công dân
nói lên một số vấn đề. Tuy nhiên, các nhà bất đồng chính kiến sẽ là
đối tượng bị trấn áp nếu họ vượt qua lằn ranh đỏ mà ai cũng biết như
tiếp xúc với người Việt hải ngoại, đặc biệt là các nhóm hoạt động chính
trị như Việt Tân mà chế độ coi là phản động. Tóm lại, Bộ Công an kết
luận rằng những nhà bất đồng chính kiến là một bộ phận của "âm mưu
diễn biến hòa bình", theo đó các lực lượng thù địch bên ngoài liên kết
với bọn phản động trong nước để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một giải thích khác cho rằng sự mâu thuẫn trong việc đồng thời mở cửa và
trấn áp là đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản. Các nhà bất đồng chính
kiến, đặc biệt là các blogger, nêu các vấn đề nhạy cảm liên quan đến
tham nhũng, gia đình trị và lợi ích kinh doanh của các nhân vật chính
trị hàng đầu. Trong những trường hợp này, các nhà bất đồng chính kiến
bị lôi ra để trừng phạt theo lệnh của các quan chức cao cấp của Đảng
hay những người ủng hộ họ. Nói cách khác, các tính toán cân nhắc chính
trị nội bộ là động lực chính của hoạt động trấn áp.
Giải thích thứ ba cho rằng việc đàn áp chính trị gia tăng tại Việt Nam
được chỉ đạo bởi những người bảo thủ trong Đảng tìm cách cản trở gây
rối, nếu như không phá hoại, sự phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với
Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh. Ví dụ, người ta
cho rằng các nhân vật bảo thủ trong Đảng chỉ huy cuộc đàn áp các blogger
hồi tháng Sáu, để phá hoại chuyến thăm Washington đầu tiên của Tổng
Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các nhân vật bảo thủ trong Đảng sợ rằng quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ
sẽ làm cho quan hệ với Trung Quốc xấu thêm. Đặc biệt, họ nhắm vào các
blogger và các nhà hoạt động, những người chỉ trích việc xử lý mối quan
hệ với Trung Quốc của chính phủ. Các nhân vật bảo thủ trong Đảng bác bỏ
áp lực của Mỹ về nhân quyền, kêu gọi Hoa Kỳ gia tăng tài trợ để giải
quyết những di sản chiến tranh bom mìn và chất độc da cam, và đòi Mỹ
chấm dứt phân biệt đối xử cấm vận vũ khí. Lời giải thích thứ ba này giải
thích nghịch lý của việc vì sao Việt Nam không giải quyết hồ sơ nhân
quyền để củng cố quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong bối cảnh có tranh
chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
(Carlyle A. Thayer là Giáo sư danh dự, Đại học New South Wales ở Úc Học viện Quốc phòng).
tags: Châu Á - Chuyên mục trên mạng - Hoa Kỳ - Mỹ - Nhân quyền - Tham nhũng - Trung Quốc - Việt Nam -
Trung Quốc lại khẳng định chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp
Phát biểu với báo chí nhân chuyến thăm Mỹ mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc một lần nữa khẳng định lập trường kiên quyết bảo vệ lợi ích
cốt lõi của Trung Quốc trong khu vực. Đây có thể được coi là một thông
điệp nhắn gửi đến các nước đang có tranh chấp về chủ quyền trên biển với
Trung Quốc tại châu Á Thái Bình Dương. Liệu điều này cho thấy Trung
Quốc đang trở nên cứng rắn hơn với các nước trong khu vực và Mỹ hay chỉ
là một lời nói không mang sức nặng? Việt Hà có bài tìm hiểu sau đây.
Quyết tâm bảo vệ lợi ích cốt lõi
Chuyến thăm đến Hoa Kỳ ngày 19 tháng 8 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc, Thường Vạn Toàn được cho là nhằm giúp xây dựng mối quan hệ
về quân sự giữa hai cường quốc trên thế giới với những hứa hẹn được đưa
ra từ cả hai phía. Thế nhưng, cũng ngay trong chuyến công du này, người
ta cũng thấy vấn đề lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại khu vực châu Á
Thái Bình Dương và việc chuyển trục chiến lược của Mỹ tới khu vực này
dường như vẫn còn nhiều khúc mắc.
Phát biểu với báo chí trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 8 tại Pentagon,
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thường Vạn Toàn khẳng định qua lời
thông dịch viên:
Không một ai nên có ý nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi những lợi ích
cốt lõi của mình. Đừng đánh giá thấp quyết tâm không thay đổi của chúng
tôi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích trên
biển.
Mặc dù ông Thường Vạn Toàn không chỉ đích danh vấn đề biển Đông nơi
Trung Quốc đang có tranh chấp với một số nước ASEAN, hay khu vực quần
đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật bản, nhưng những người theo dõi
tình hình có thể ngầm hiểu đây là lời nhắn đến các nước có liên quan,
những đồng minh của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.
Hiện tại, Philippines, nước có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc tại
biển Đông, cũng đang ráo riết đàm phán với Hoa Kỳ để gia tăng sự hiện
diện của quận đội Mỹ tại đây, một bước trong quá trình chuyển trục chiến
lược của Mỹ tới châu Á Thái Bình Dương.
Phát biểu mới đây của ông Thường Vạn Toàn cũng làm người ta nhớ đến năm
2011, khi ông Đới Bỉnh Quốc, một lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc lúc đó,
lên tiếng nói rằng biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Câu nói
này đã khiến nhiều học giả quốc tế lên tiếng thắc mắc và quan ngại vì
nếu Trung Quốc coi biển Đông là lợi ích cốt lõi thì chính sách mà Trung
Quốc áp dụng tại đây cũng giống như những gì mà Trung Quốc áp dụng với
Đài Loan và Tây Tạng.
Tuy nhiên, theo giới học giả Trung Quốc, thì ngày chính tại Trung Quốc
vào lúc này, vấn đề lợi ích cốt lõi của nước này tại biển Đông vẫn chưa
được thống nhất một cách rõ ràng. Trung tướng Chu Thành Hổ, thuộc học
viện Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu trong một hội thảo gần đây ở New
York về vấn đề này:
Ở Trung Quốc có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có người đã
hỏi ông Đới Bỉnh Quốc là biển Đông có phải là lợi ích cốt lõi không. Có
nhiều người tin biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc vì nó thuộc
vào yếu tố toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Một số người
cho rằng biển Đông không giống Đài loan hay Tây Tạng. Vào lúc này chúng
tôi vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này.
Dù có định nghĩa thống nhất hay không thống nhất thì từ nhiều năm nay,
Trung Quốc vẫn luôn khẳng định chủ quyền không xoay chuyển tới 80% khu
vực biển Đông. Với chính sách này, Trung Quốc hàng năm áp dụng lệnh cấm
đánh bắt cá trên một vùng rộng lớn tại đây từ khoảng tháng 5 đến tháng
8. Các tàu bán quân sự của Trung Quốc liên tục có hành động như cắt cáp
tàu Việt Nam, đuổi bắt và bắn vào các tàu cá của Việt nam gần khu vực
quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước.
Gạt tranh chấp để hợp tác phát triển
Một mặt khẳng định lợi ích cốt lõi, mặt khác lãnh đạo Trung Quốc cũng lên tiếng tỏ ra mềm mỏng. Hôm 31 tháng 7, truyền hình Trung Quốc dẫn lời của Chủ tịch Tập Cận Bình nói về biển Đông rằng Trung Quốc khẳng định chủ quyền thuộc về mình nhưng có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung.
Mới nghe thì phát biểu của ông Tập Cận Bình có hướng xây dựng tích cực.
Trên thực tế, lời nói này chỉ là lập lại lập trường của Trung Quốc đã
từng được Thủ tướng Đặng Tiểu Bình nói tới vào năm 1978 trong tranh chấp
xung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư với Nhật Bản.
Lời đề nghị này của ông Đặng Tiểu Bình đã bị Nhật khước từ và hiện Nhật
vẫn là nước quản lý quần đảo Senkaku. Thời gian gần đây, căng thẳng hai
nước Nhật và Trung Quốc cũng gia tăng vì tranh chấp này.
Hôm 22 tháng 8 vừa qua, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc cũng mạnh
mẽ bác bỏ phát biểu của Thượng Nghị sĩ Mỹ, John McCain về chủ quyền của
Nhật với quần đảo Senkaku. Ông Hồng Lỗi nói quần đảo Điếu Ngư là lãnh
thổ thuộc Trung Quốc. Bất cứ nỗ lực nào nhằm khước từ sự thật này đều vô
ích. Ông Hồng Lỗi cũng cảnh báo các Thượng Nghị sĩ Mỹ nên chấm dứt việc
đưa ra các lời nói mà ông gọi là vô trách nhiệm làm phức tạp thêm tình
hình tại khu vực.
Nói về vấn đề gạt tranh chấp và cùng khai thác phát triển ở biển Đông
theo lời của ông Tập Cận Bình, giáo sư Renato Cruz de Castro, thuộc
trường đại học De La Salle, Philippines, nhận xét:
Không có gì thay đổi. Theo tôi đó chỉ là một tín hiệu cho các thành
viên đảng cộng sản Trung Quốc, trong bộ chính trị là không có gì thay
đổi trong chính sách của Trung Quốc. Tuyên bố là Trung Quốc sẵn sàng
tham gia hợp tác phát triển với điều kiện chủ quyền của Trung Quốc phải
được tôn trọng, đó là một điều kiện làm hỏng mọi thứ. Ý tưởng cho hợp
tác phát triển chung là không có điều kiện tiên quyết.
Sắp tới đây, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiến hành những đàm phán về
một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) được chờ đợi từ lâu. Đề nghị
về đàm phán này cũng được Trung Quốc đưa ra trong diễn đàn khu vực vào
tháng 6 vừa qua, một bước đi được coi là tích cực từ Trung Quốc trong
việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên với những khẳng định về chủ quyền
không tách rời trong các lời nói của lãnh đạo Trung Quốc, người ta cũng
có thể đặt ra những nghi ngờ và lo lắng về những thiện chí cũng như
quyết tâm của Trung Quốc.
Các trường đại học của Mỹ, Anh lại đứng đầu thế giới
Trong hai cuộc khảo sát riêng rẽ, các trường đại học của Mỹ và Anh một lần nữa lại chiếm nhiều chỗ trong 20 vị trí hàng đầu.
Theo cuộc khảo sát của trường đại học Giao Thông ở Thượng Hải, trường Harvard của Mỹ chiếm vị trí số Một.
Trường Harvard đã chiếm vị trí này từ năm 2003, là năm trường đại học Giao Thông bắt đầu mở cuộc khảo sát.
Trong số 20 trường đại học hàng đầu thì hết 17 trường là của Mỹ. Còn 3 trường kia gồm trường Cambridge của Anh đứng hạng 5, trường Oxford cũng của Anh đứng hạng 10, và trường đại học Tổng hợp Liên bang Thụy Sĩ, hạng 20.
Trường này của Thụy Sĩ chiếm chỗ năm ngoái của trường đại học Tokyo của Nhật Bản, năm nay bị đẩy xuống hạng 21.
Trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu, Trung Quốc có 28 trường, Nhật Bản có 20, Nam Triều Tiên có 11, Đài Loan có 9, Hồng Kông 5, Singapore 2, Ấn Độ và Malaysia mỗi nước có 1 trường.
Một cuộc khảo sát khác do báo The Times của Anh thiết lập cũng đưa ra những kết quả tương tự.
Nguồn: Timeshighereducation.co.uk, Channel News Asia with AFP
Theo cuộc khảo sát của trường đại học Giao Thông ở Thượng Hải, trường Harvard của Mỹ chiếm vị trí số Một.
Trường Harvard đã chiếm vị trí này từ năm 2003, là năm trường đại học Giao Thông bắt đầu mở cuộc khảo sát.
Trong số 20 trường đại học hàng đầu thì hết 17 trường là của Mỹ. Còn 3 trường kia gồm trường Cambridge của Anh đứng hạng 5, trường Oxford cũng của Anh đứng hạng 10, và trường đại học Tổng hợp Liên bang Thụy Sĩ, hạng 20.
Trường này của Thụy Sĩ chiếm chỗ năm ngoái của trường đại học Tokyo của Nhật Bản, năm nay bị đẩy xuống hạng 21.
Trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu, Trung Quốc có 28 trường, Nhật Bản có 20, Nam Triều Tiên có 11, Đài Loan có 9, Hồng Kông 5, Singapore 2, Ấn Độ và Malaysia mỗi nước có 1 trường.
Một cuộc khảo sát khác do báo The Times của Anh thiết lập cũng đưa ra những kết quả tương tự.
Nguồn: Timeshighereducation.co.uk, Channel News Asia with AFP
Sunday, August 25, 2013
HOÀNG MAI * BÁC SĨ XHCN
Bac si XHCN
Tôi là một BS làm việc ở một bệnh viện
công của TP.HCM. Đọc bài “Bác sĩ công và bác sĩ tư” của bạn Hoàng Mai,
tôi thấy chạnh lòng vì tôi từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp đối xử như vậy với
bệnh nhân (tâm trạng của tôi lúc đó cũng rất mâu thuẫn).
Tôi biết cư xử như thế là không đúng, nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm BS thật sự xem công việc ở bệnh viện là quan trọng trong cuộc đời, toàn tâm toàn ý cho công việc? Dù không thể đổ lỗi cho thu nhập, nhưng thật sự chúng tôi đi làm vì cái gì, chỉ vì lương tâm thôi sao, chỉ để được xã hội công nhận là từ mẫu thôi hay sao?
Chúng tôi cũng cần phải sống, con của chúng tôi cũng cần phải ăn, phải học. Mà thử xem Nhà nước trả cho chúng tôi lương tháng được bao nhiêu? Tôi đã học sau đại học mà lương 3 triệu đồng, tiền cơm 500.000 đồng nữa là 3,5 triệu đồng. Rồi bị trừ tiền bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, công đoàn… thì làm sao tôi có thể sống ở thành phố này?
Tôi cũng không thể trách đồng nghiệp sao nhăn nhó với bệnh nhân vì biết BS ấy đang lo lắng bố mẹ ốm mà không có đủ tiền. Tôi nghĩ cũng khỏi phải bắt chúng tôi học những lớp giao tiếp với bệnh nhân làm gì, chuyện quan trọng đầu tiên là phải trả công cho chúng tôi xứng đáng với trách nhiệm mà chúng tôi đảm đương, và đủ để chúng tôi sống đã.
Không phải lo lắng về tiền bạc quá nhiều như hiện nay thì chúng tôi có thể yên tâm lo cho chuyên môn. Còn như hiện nay thì vấn đề đó sẽ tiếp tục như thế và rất khó để giải quyết bạn ạ. Bạn cứ chờ xem. …..
Lời phân trần này làm tôi nhớ lại một câu chuyện cách đây 20 năm, mà tôi là nhân chứng. Hôm đó, tôi đưa cháu vào cấp cứu ở một BV lớn ở TP. Cháu tôi bị tiêu chảy mất nước nặng. Dưới con mắt nhà nghề, tôi biết cháu tôi đang trụy mạch, cần được cấp cứu. Vậy mà chờ mãi, vẫn không thấy động tĩnh gì. Biết thân biết phận, biết câu rừng nào cọp ấy, tôi rón rén gõ cửa phòng trực BS. Đây rồi, một đồng nghiệp rất trẻ, đang cắm cúi trên một cuốn sách dày cộp. Chỉ vừa mới mở miệng bẩm báo về tình trạng mạch nhanh không bắt được, da tím, lạnh… của cháu, tôi nhận được một ánh mắt lạnh như băng, quét từ đầu xuống chân, qua một cặp kính trắng lấp lánh rất trí thức, và một câu nói cũng lạnh tanh: “Có biết học BS là khó lắm không?” (??????)
Không cần bình luận gì thêm về tính chất khiếm nhã và cực kỳ ngạo mạn của câu nói này, mà nên thấy, xã hội chúng ta đang sống, đã sản sinh ra một tầng lớp, tạm gọi là trí thức, không tim, thiếu một căn bản tối thiểu về giáo dục và giao tế xã hội (social etiquette). Không thể đổ lỗi cho đồng lương, cho sự thiếu thốn vật chất để gật gù thông cảm cho sự phi nhân, nhất là sự phi nhân đó xảy ra trong ngành giáo dục và y tế. Nói được một câu “xuất sắc” như đồng nghiệp trẻ năm xưa, chắc không phải vì lương thấp, vì bức xúc mà bật ra (?)
Tôi cười nhạt, khi nghe đồng nghiệp HT than vãn về thu nhập. Giấy trắng mực đen, thì BS công nào cũng nghèo. Trà dư tửu hậu, thì các BS công thường dè bĩu các BS tư là chạy theo đồng tiền, bỏ quên nghiên cứu khoa học (?). Nhưng thực tế, trừ một số BS trẻ vừa chân ướt chân ráo vào nghề, các BS công hiện tại đang giàu, rất giàu. Cứ nhìn các dãy xe hơi đời mới trong sân các BV lớn thì rõ.
Chẳng nên đổ tại tiền! Mà không lẽ vì tiền, tôi có quyền hạ thấp phẩm giá, sự cao quí của nghề nghiệp, bằng những hành vi cục súc (xin lỗi, tôi không tìm được từ nào văn hoa hơn), mà các đồng nghiệp của tôi cư xử với bệnh nhân, và cả với nhau (?) Làm thầy thuốc, không lẽ cứ ít tiền thì có quyền hỗn xược với người bệnh (?). Phải đợi đến lúc nhiều tiền mới lễ độ, vồn vã, thì có khác chi bà phở chưởi học nghề chiều khách?
Tuy nhiên, con người là sản phẩm của xã hội. Nói đi thì cũng phải nói lại, cho nó công bằng. Hệ thống y tế của chúng ta là cha đẻ của một tầng lớp học cao hiểu rộng, hợm hĩnh, kiêu căng và …dùi đục như thế. Còn nhớ, khi mới ra trường, lọ mọ đến Sở Y tế một tỉnh nọ có việc, tôi phải bỏ dép, đi chân không vào phòng ông Giám đốc. Chẳng khác gì một chị Dậu với nón mê, váy đụp khúm núm chốn công quyền, mặc dù tôi đi bán tôi (xin việc), không phải đi bán chó, thưa các bạn! Tại sao, một BS trẻ như tôi hồi ấy, không được quyền có một việc làm đúng sở học, một cách đường hoàng, tự tin, mà phải hèn hạ đến thế?
Điều ấy, nó tổn hại cho phẩm giá!
Còn nhớ, chúng tôi, hơn 30 BS nam, phải nhường WC cho các BS nữ, nên phải vừa tiểu tiện, vừa rửa mặt trong một cái lavabo suốt 10 năm trời ở một BV lớn nhất nước. Chuyện ấy, giờ còn hay không, tôi không biết! Nhưng, nó cũng làm tổn hại phẩm giá. Nó làm con người ta, mất dần dà đi cái ý thức về lịch sự, riêng tư, nhân cách…, từ những điều nhỏ nhặt như vậy!
Còn nhớ, chúng tôi phải đi vận động, hay nói trắng là đi ép buộc, bệnh nhân chúng tôi phải mua, phải ăn những suất cơm tồi tệ, nuốt không trôi của BV. Chỉ vì ông giám đốc khả kính một thời của BV đó, có mối quan hệ rất đáng ngờ với công ty cung cấp khẩu phần bệnh viện. “Không ăn ư, cứ cho ra viện. Vì ăn cũng là một cách điều trị! Không ăn, là chống đối chế độ điều trị, cho ra viện”.
Còn nhớ, cũng chính ông GĐ đó, ép buộc và ra chỉ tiêu chúng tôi phải kê toa một loại thuốc cực kỳ nhảm nhí, chỉ vì ông ta và gia đình vừa mới được mời đi du hí châu Âu về. Ai mời? Câu trả lời là một cái cười nụ. Mà cũng chính ông ấy, lại nói về y đức rất dõng dạc, rất tự tin, ai nghe cũng phải giật mình kính phục.
Còn nhớ, khi mới ra trường, lòng còn nhiều mộng ước, gặp ngay gã y tá chuyên tu, phó phòng tổ chức. Béo tốt, vênh váo (tuy còn rất trẻ): “ĐM, BS trẻ chúng mày ngu bỏ mẹ. Khoa ấy có đ. gì để ăn mà cứ xin vào đấy?” Sau đó là những chầu nhậu, những tăng 2, tăng 3…để được việc. Về nhà, nhục nhã, uất ức, nhìn con thơ đang ngủ mà phải cắn răng lại để khỏi trào nước mắt vì tủi nhục. Không chìu lòng chúng nó, bố tìm đâu ra việc để kiếm tiền mua sữa cho con. Tội nghiệp con, và tội nghiệp cả bố nữa, con trai ạ!
Một gã thất phu như thế, lại được trọng dụng, cất nhắc nắm sinh mệnh khoa học (và cả sinh mệnh chính trị) của hơn ngàn BS, bạn có tin nổi không? vân vân và vân vân…
Thế đấy, người thầy thuốc VN tội nghiệp, sau bao nhiêu năm tháng sống trong một hệ thống kém văn hóa, hỗn xược như thế, đã bị vùi dập, thui chột những tố chất bắt buộc phải có của người thầy thuốc: sự lễ độ, lòng thấu hiểu, phong cách thanh lịch văn minh…mà ta vẫn thường thấy trong các phim Âu Mỹ. Nó là sự thật, không phải là phim giả tưởng đâu, thưa các bạn. Nó là kết quả của một xã hội tôn trọng người đọc sách, coi thầy thuốc là tầng lớp quí tộc, ưu tú. Và huấn luyện, đòi hỏi người thầy thuốc phải xứng đáng với những phẩm chất đó. Dĩ nhiên, không chỉ bằng những lời hô hào suông, bằng các loại giấy khen thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, mà bằng nhiều cách khác. Không nói ra thì ai cũng biết những cách đó là gì!
Thiếu căn bản giáo dục cá nhân, gia đình. Thiếu một nền tảng văn hóa tối thiếu từ xã hội, cơ quan (ở đây là BV), thì dù một số không nhỏ BS dù đã rất giàu, họ vẫn không thể hành xử ‘xứng với kỳ đức’ mà nghề nghiệp và xã hội mong đợi. Chung qui, thì cũng nên nghĩ ngợi về cách chúng ta đào tạo trí thức. Và cách chúng ta đối đãi (không phải là đãi ngộ) với người trí thức! (Lại hoan hô Marx một cái cho đúng lề phải, khi ổng phán thế này: “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”)
Chưa một lần, tôi dám hô hào y đức. Vì nó thâm sâu chẳng khác gì tôn giáo. Nhìn vào y đức, để thấy thẹn với lòng, vì không bao giờ vươn đến được cái nghĩa lý cao quí của hai từ đó. Nhớ lại y đức, để răn mình, chứ chẳng dám răn ai như các quan chức trơn lông đỏ da vẫn thường rao giảng.
Y đức cao quí (nhưng không cao xa), nên xin các quan chức,
thôi hô hào, thôi khuấy động các phong trào thi đua chấn hưng y đức để tự đánh
bóng bản thân. Y đức nào tồn tại được, theo cái cách chúng ta đang vận hành
guồng máy y tế như bây giờ?
Bộ máy y tế ấy, đã phản y đức về cơ bản, khi phân loại bằng
giấy trắng mực đen, các quyền lợi và hệ thống khám chữa bệnh của nó theo chức
vụ, cấp bậc, mức lương. Lẽ nào, một người dân đen, không được quyền
chăm sóc ngang bằng một cán bộ cao cấp?
Tôi may mắn, tự thoát ra được khỏi hệ thống ấy, cũng hơn 10 năm có lẻ.
Nhưng thỉnh thoảng, nhớ lại một thời cay đắng ấy, không khỏi ngậm ngùi mà lẩy một câu Kiều: “chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa”.
Lại thêm một lý do, để tôi mong ước con trai tôi về, sau khi ăn học
thành tài ở xứ người. Chẳng để trả thù ai, mà làm gì được cho dân mình bớt
khổ thì làm! Về mà thay thế, về mà chấn hưng lại cái hệ thống y tế nhàu nát mà
bố phải chịu đựng ngần ấy năm để nuôi con, con ạ!------------------------------------------
Tranh luận trên báo Tuổi Trẻ: Bác sĩ công và Bác sĩ tư
Bác sĩ công và bác sĩ tưTT - Mới đây, đang giờ làm việc, cô giáo của con trai tôi (cháu 5 tuổi) gọi điện yêu cầu tôi đến trường đón cháu về vì cháu đang sốt. Vợ chồng tôi lật đật đến trường đón con và rất lo lắng khi thấy cháu sốt, nôn ói và than đau bụng...
Vì sốt ruột nên chúng tôi đưa cháu đến một cơ sở y tế gần trường học của cháu (ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ở đây, sau khi mua sổ khám bệnh, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng khám trẻ em. Vào phòng khám, con trai tôi có vẻ rất mệt mỏi. Vợ chồng tôi tiếp tục ngồi chờ trong khi một bác sĩ, một y tá ở đây đang ngồi nói chuyện. Vị bác sĩ vừa thờ ơ hỏi nhát gừng con tôi đau gì, đau ở đâu vừa nói chuyện với cô y tá. Hai người lấy điện thoại di động ra hỏi nhau: “Em đọc tin nhắn này thử xem, chị không biết nó viết gì”. Rồi cả hai ngồi... giải mã tin nhắn và cùng cười. Chưa hết, họ tiếp tục bàn về việc đã làm bài dự thi tìm hiểu Công đoàn VN - 80 năm một chặng đường chưa? Hai người bình luận về đề tài dự thi trong khi con tôi đau đớn nhăn nhó cả mặt mày.Mãi một lúc sau, vị bác sĩ mới quay hẳn sang phía con tôi để khám. Cô ấy hỏi cháu: “Đau ở đâu, nói!”. Thằng bé đáp lí nhí, tôi tranh thủ... kể bệnh (theo triệu chứng cô giáo báo lại) nhưng dường như bác sĩ không thèm nghe. Bác sĩ lại la thằng bé: “Nói đi chứ, sao không nói gì, đau làm sao?”. Khám bụng, cặp nhiệt độ xong bác sĩ bảo con tôi nằm dài ra (nhưng trong phòng khám không có giường, chỉ có bàn ghế!) và thằng bé phải nửa nằm trên ghế nửa nằm trên người ba. Khám một lát, bác sĩ bảo: “Thằng bé xanh quá. Chuyển lên bệnh viện tỉnh, đi thử máu, vào thẳng phòng cấp cứu ấy”. Từ đầu đến cuối, gương mặt bác sĩ khó đăm đăm, không có lấy một nụ cười...Quá sợ cái cảnh thờ ơ với bệnh nhân này nên chúng tôi đưa con đến một bệnh viện tư ở thị xã Thủ Dầu Một để khám. Ở đây, thái độ của bác sĩ rất ân cần. Một bác sĩ nam còn trẻ tươi cười vừa khám vừa chuyện trò với con trai tôi. Bác sĩ này hỏi con tôi đã ăn gì ở trường, cảm giác đau ra sao... và cả câu hỏi ngoài lề: “Ở lớp con thích chơi với bạn nào?”. Con tôi vui vẻ trả lời mà không sợ sệt nữa. Bác sĩ bảo con tôi nhảy cao lên, co chân vào, nhảy ba cái... Cuối cùng, bác sĩ kết luận con tôi không bị đau ruột thừa, cháu chỉ bị nhu động ruột. Bác sĩ viết toa thuốc và dặn tôi cho cháu uống thuốc rất kỹ càng. Tôi hỏi có cần đưa cháu đi thử máu không thì bác sĩ cười nói: “Khỏi. Không nghiêm trọng thế đâu”...
Tiếp xúc với bác sĩ ở hai cơ sở y tế nói trên, tôi cứ tự hỏi tại sao cũng là bác sĩ nhưng người thì ân cần với bệnh nhân, người lạnh lùng quá vậy?HOÀNG MAI (Bình Dương)
Theo Tuổi Trẻ
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment