Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 21 November 2016

HÀ NỘI 2014 VÀ NEWYORK 1914 =TIN THẾ GIỚI=LÊ XUÂN NHUẬN * ĐẠI-TÁ NGUYỄN VĂN ĐỒNG

HÀ NỘI 2014 VÀ NEWYORK 1914

HÀ NỘI 2014 VÀ NEWYORK 1914


Một độc giả người Mỹ đã sống tại Việt Nam 4 năm vừa đăng loạt ảnh thú vị trên trang BuzzFeed để so sánh sự giống nhau giữa phố phường Hà Nội năm 2014 và New York từ năm...1914!

alt
New York 1914 có đường dây điện chằng chịt

alt
Phố xá Hà Nội cũng đầy "mạng nhện"



alt
Ở New York có các cậu bé đánh giầy



alt
Không khó để bắt gặp các bé đánh giày trên đường phố Hà Nội

alt
Ông cụ New York ngồi hút thuốc bên lề đường

alt
Điếu thuốc lào là vật dụng quen thuộc đối với các cụ ở Hà Nội

alt
Người New York bán hoa ra lề đường

alt
Hà Nội có nhiều chợ hoa

alt
Công nhân vệ sinh đường phố ở New York

alt
Công nhân vệ sinh ở Hà Nội



alt
Người New York bán bánh mì lề đường

alt
Các mẹt bánh mì sáng ở Hà Nội

alt
Những xưởng may ở New York

alt
Công nhân thủ công làm việc tại xưởng ở Hà Nội



alt
Các em bé New York thích chơi nhảy dây



alt
Trẻ con Hà Nội cũng thích chơi nhảy dây



alt
Người New York phơi quần áo kín cả mặt đường



alt
Người Hà Nội cũng phơi đồ kín "mặt tiền"


Yahoo! Groups

TIN THẾ GIỚI

 

Ngoại trưởng Mỹ sắp công du châu Á với ba hồ sơ nóng

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Berlin ngày 31/1/2014.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Berlin ngày 31/1/2014.
REUTERS/Brendan Smialowski

Tú Anh
Ba chủ đề chính trong chuyến công du Châu Á sắp tới của Ngoại trưởng John Kerry là thay đổi khí hậu, khủng hoảng Bắc Triều Tiên và căng thẳng trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Lần đầu tiên một vị ngoại trưởng Mỹ đã « phá lệ » của Bộ ngoại giao, công bố sớm chuyến viếng thăm Trung Quốc trong những tuần lễ tới đây.

Trong một thông điệp ngắn được đưa lên mạng xã hội, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết hiện tượng khí hậu bị hâm nóng sẽ là « chủ đề quan trọng » trong chuyến công du châu Á tới đây cùng với phụ tá ngoại trưởng đặc trách Châu Á Thái Bình Dương Daniel Russel và trợ lý về vấn đề khí hậu Todd Stern.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Jennifer Psaki không cho biết thời điểm chính xác về chuyến công du lần thứ tư của Ngoại trưởng John Kerry, kể từ khi ông nhậm chức cách nay một năm, tại châu lục được xem là mục tiêu « chuyển trục » của Washington.
Được báo chí đặt câu hỏi, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định là để đối phó với hiện tượng thay đổi khí hậu, cần phải có sự hợp tác giữa hai tác nhân gây ô nhiễm nhiều nhất là « Mỹ và Trung Quốc ».
Hồ sơ quan trọng thứ hai là « an ninh hàng hải sẽ được hai bên thảo luận », hàm ý căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật và Hàn Quốc ở biển Hoa Đông , giữa Trung Quốc và Đông Nam Á ở Biển Đông.
Cuối cùng, phát ngôn viên Jennifer Psaki cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ bàn thảo với các đối tác tìm những biện pháp « thích hợp » để đối phó với đe dọa của chính quyền Bình Nhưỡng.
 

Mỹ: TQ cần làm rõ, điều chỉnh tuyên bố chủ quyền tại Biển Ðông

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
CỠ CHỮ
Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ về Đông Á cho rằng những lời khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với nhiều nơi ở Biển Ðông không phù hợp với luật quốc tế và cần phải làm sáng tỏ hay điều chỉnh lại.

Trung Quốc nhận chủ quyền hầu như  toàn bộ 3,5 triệu kilômét vuông tại Biển Ðông, vì cho rằng Trung Quốc có quyền về phương diện lịch sử  trong vùng lưỡi bò 9 đoạn.

Việt Nam, Philippines. Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền một phần vùng này.

Trong cuộc điều trần trước Quốc hội hôm qua, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ việc dùng đường lưỡi bò 9 đoạn nào để tuyên bố chủ quyền trên biển đều phải dựa vào các đặc điểm trên bộ như là đường ven biển hay hải đảo của một quốc gia.

Ông Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trung Quốc có thể nêu rõ việc nước này tôn trọng luật quốc tế bằng cách làm rõ hay điều chỉnh việc tuyên bố chủ quyền để phù hợp với luật biển quốc tế.

Ông Russel nói “có những mối lo ngại ngày càng tăng” là Trung Quốc đang dần dần khẳng định quyền kiểm soát kiểm soát vùng này, bất kể sự phản đối của các nước láng giềng. Ông viện dẫn một số hành động mới đây của Trung Quốc làm “gia tăng căng thẳng.”

Ông Russel nói thêm là những hành động này bao gồm việc tiếp tục hạn chế việc tiếp cận bãi cạn Scarborough, gây sức ép đối với sự hiện diện lâu năm của Philippines tại Bãi cạn Second Thomas và mới đây cập nhật những qui định về đánh cá tại vùng biển tranh chấp trong Biển Ðông.

Trung Quốc nhận chủ quyền hầu như toàn bộ 3,5 triệu kilômét vuông tại Biển Ðông, vì cho rằng Trung Quốc có quyền về phương diện lịch sử trong vùng lưỡi bò 9 đoạn.Trung Quốc nhận chủ quyền hầu như toàn bộ 3,5 triệu kilômét vuông tại Biển Ðông, vì cho rằng Trung Quốc có quyền về phương diện lịch sử trong vùng lưỡi bò 9 đoạn.
Quan điểm của Hoa Kỳ là những  hành động này đã gây làm gia tăng căng thẳng trong vùng và làm trầm trọng thêm những quan ngại về những mục tiêu chiến lược dài hạn của Trung Quốc.

Ông Russel cũng nêu ra những mối quan ngại mới của Hoa Kỳ về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Ðông, nơi Bắc Kinh vừa thiết lập một Vùng Nhận diện Phòng không trong một khu vực mà Nhật Bản cũng nhận chủ quyền.

Ông gọi hành động này là một “biện pháp lạc hướng,” và cảnh báo Trung Quốc chớ nên thiết lập những Vùng Nhận dạng Phòng không tại các nơi khác.
Ông Russel nói Hoa Kỳ không thừa nhận và cũng không chấp nhận Vùng Nhận diện Phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Hoa Kỳ không có ý định thay đổi cách thức hoạt động trong vùng. Và Hoa Kỳ nói rõ với Trung Quốc là không nên tìm cách thực thi Vùng Nhận diện Phòng không và nên tự chế trước những hành động tương tự tại các nơi khác trong vùng.

Ông Russel cũng nói là ông cũng quan tâm đến “sa sút nghiêm trọng” trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông nói Bắc Kinh, Tokyo cũng như kinh tế toàn cầu không thể chịu đựng được một cuộc xung đột vô tình giữa hai nước.

Ông Russel cho biết ông ủng hộ lời kêu gọi của Nhật Bản dùng những thủ tục ngoại giao và quản lý khủng hoảng để giúp tránh xung đột.

Hoa Kỳ nói không đứng về bên nào hay bất cứ tranh chấp quốc gia riêng rẽ nào trên biển, mà chỉ quan tâm đến việc giúp tìm những giải pháp hòa bình và bảo đảm tự do hàng hải và thương mại.

Trung Quốc cũng nói họ mưu tìm một giải pháp ôn hòa, nhưng đã bác bỏ những nỗ lực giải quyết tranh chấp trên các diễn đàn đa quốc như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Thay vào đó Trung Quốc chỉ muốn giải quyết với từng quốc gia riêng rẽ, vì Trung Quốc có lợi thế chiến lược.

Bắc Kinh cũng nghi ngờ về điều được gọi là tái quân bình kinh tế và chính trị hướng về châu Á Thái Bình Dương của chính quyền Obama, xem chính sách này là một nỗ lực kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.
   
Mỹ lại cảnh báo Trung Quốc về vùng phòng không 

Một nhà ngoại giao Mỹ cao cấp vào hôm qua, 04/02/2014 đã lại chỉ trích Bắc Kinh về các động thái quyết đoán nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển lân cận. Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á Thái Bình Dương đặc biệt lên tiếng phản đối ý tưởng của giới quân sự Trung Quốc, muốn thiết lập một vùng nhận dạng phòng

không trên Biển Đông.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel (www.state.gov)

Nhân một cuộc họp báo tại Washington, ông Daniel Russel cho biết là chính phủ Mỹ rất quan ngại trước các hành động áp đặt các đòi hỏi chủ quyền mang tính chất khiêu khích và « một cách phi pháp và phi ngoại giao ».
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc tới việc Trung Quốc gần đây đã áp đặt một số quy định buộc tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi vào hoạt động trong vùng Biển Đông mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền. Ông Russel một lần nữa lên tiếng thúc giục Trung Quốc xác định rõ các yêu sách lãnh thổ trong tinh thần phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel (www.state.gov)
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác nhận trở lại là Washington không hề công nhận khu vực nhận dạng phòng không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập vào tháng 11 năm ngoái 2013 trên Biển Hoa Đông, trực tiếp đối đầu với Nhật Bản.
Ông Russel cũng nhắc lại rằng Hoa Kỳ từng kêu gọi Trung Quốc không nên thiết lập một vùng phòng không tương tự ở những nơi nhậy cảm khác « bao gồm và đặc biệt là ở Biển Đông ».
Đối với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, việc lập ra các vùng nhận dạng phòng không chỉ làm cho khu vực trở nên bất ổn, gây thêm căng thẳng, cản trở sự lưu thông trên các vùng không phận quốc tế.
Ông Daniel Russell thậm chí còn cho rằng « hành động (lập vùng phòng không) có thể dẫn tới những tính toán sai lầm, làm cho xung đột bùng lên ».
Ngoài việc cảnh báo Trung Quốc về tác hại tiềm tàng của việc thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á còn kêu gọi các nước trong khu vực phát huy quan hệ láng giềng tốt, ý muốn nói đến quan hệ căng thẳng gần đây giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Theo ông Russel, cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc đều là đồng minh của Mỹ và đều chia sẻ những giá trị có khả năng giúp hai nước tin cậy lẫn nhau trong một thời gian dài. Còn Trung Quốc và Nhật Bản đều là hai nền kinh tế lớn nhất của châu Á, do đó phải hợp tác với nhau vì lợi ích của chính công dân mỗi nước.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140205-tro-ly-ngoai-truong-my-canh-bao-trung-quoc-ve-vung-phong-khong

 Trung Quốc khẳng định có quyền lập vùng phòng không trên Biển Đông 
 
Biển Đông nhìn từ Philippines.
Biển Đông nhìn từ Philippines.

Trọng Nghĩa
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi bị Mỹ đả kích, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua, 01/02/2014 đã ra tuyên bố cho biết là một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông chưa cần thiết. Tuy nhiên Bắc Kinh cho rằng họ có toàn quyền thiết lập khu vực này để « bảo vệ chủ quyền lãnh thổ » của Trung Quốc.

Trong một bản thông cáo báo chí được Tân Hoa Xã trích dẫn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác định : « Nhìn chung, phía Trung Quốc chưa thấy có mối đe dọa an ninh nào từ trên không đến từ các nước ASEAN ». Dụng tâm trấn an các láng giềng Đông Nam Á được nêu bật khi nhân vật này cho biết thêm là Trung Quốc « lạc quan về quan hệ với các nước láng giềng và tình hình chung ở vùng Biển Đông ».
Cũng trong tuyên bố vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tố cáo Nhật Bản, bị cho là thủ phạm phao các « tin đồn » về kế hoạch của Bắc Kinh muốn thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông.
Trong một bản tin công bố hôm Thứ Sáu 31/01, tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun đã tiết lộ rằng giới chức không quân Trung Quốc đã đề xuất việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) trên Biển Đông, lấy khu vực quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ tay Việt Nam) làm trung tâm điểm.
Dựa trên thông tin đó, cũng hôm Thứ Sáu, cho dù nhấn mạnh rằng đó là những tin đồn « chưa được kiểm chứng », Hoa Kỳ đã cảnh báo Trung Quốc về ý đồ thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, điều đó sẽ bị coi là « một hành động khiêu khích và đơn phương, làm dấy lên tình hình căng thẳng và gây nên sự hoài nghi nghiêm trọng về cam kết của Trung Quốc là sẽ xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng con đường ngoại giao ».
Như để phản bác lại lời cảnh cáo của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định rằng nước họ có quyền áp dụng mọi biện pháp, bao gồm cả việc thiết lập các vùng nhận dạng phòng không, để bảo đảm an ninh quốc gia. Đối với phát ngôn viên Hồng Lỗi, « không ai có quyền đưa ra nhận xét vô trách nhiệm về điều đó ».
Vấn đề tuy nhiên là Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và từ nhiều năm nay, vẫn liên tục dùng sức mạnh để áp đặt các yêu sách biển đảo của họ, bất chấp tuyên bố chủ quyền của bốn nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
tags: Biển Đông - Châu Á - Chủ quyền - Lãnh thổ - Tranh chấp - Trung Quốc - Trường Sa - Vùng phòng không
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140202-bac-kinh-khang-dinh-co-quyen-thiet-lap-vung-phong-khong-tren-bien-dong

 

Mỹ tiếp tục cam kết chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á Thái Bình Dương

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-02-05 Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ In trang này
Email
Nghe bài này



   Năm 2014 đã bắt đầu được hơn 1 tháng trong khi tình hình căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại khu vực châu Á Thái Bình dương vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây cũng là một thách thức lớn trong năm 2014 với Hoa Kỳ. Nhân dịp đầu năm 2014, Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Daniel Russel, đã có một cuộc họp báo ngắn về cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực này trong năm mới. Việt Hà có bài tường trình.
 Hải quân Hoa Kỳ tuần tiểu Thái Bình Dương
 Hải quân Hoa Kỳ tuần tiểu Thái Bình Dương
Cam kết trên nhiều mặt
Tại cuộc họp báo tại thủ đô Washington DC hôm 4 tháng 2, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ, phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình  Dương, tiếp tục khẳng định cam kết của Mỹ tại khu vực này trong năm mới không hề thay đổi. Ông nói:
Daniel Russel: Chúng tôi sẽ tích cực thực hiện chiến lược tái cân bằng trong các tháng tới và các bạn sẽ thấy chúng tôi làm việc tích cực trên các vấn đề về kinh tế, an ninh, hợp tác về môi trường, tăng cường các quan hệ đồng minh và đối tác với xã hội dân sự… Hoa Kỳ khẳng định cam kết tham gia và chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ hướng nhiều hơn các nguồn lực ngoại giao, ngoại giao công và các trợ giúp để thúc đẩy các mục tiêu của chúng tôi trong khu vực.
Trong các tháng tới và các bạn sẽ thấy chúng tôi làm việc tích cực trên các vấn đề về kinh tế, an ninh, hợp tác về môi trường, tăng cường các quan hệ đồng minh và đối tác với xã hội dân sự… Hoa Kỳ khẳng định cam kết tham gia và chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á TBD
Thứ trưởng Daniel Russel
Để thực hiện những lời hứa này, theo ông Daniel Russel, Hoa Kỳ sẽ chú trọng đến mặt trận kinh tế, đặc biệt là đàm phán liên quan đến Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước khác, coi đây là một biện pháp cần thiết trong việc tái cân bằng chiến lược của Mỹ tới khu vực này.

Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Daniel RusselThứ trưởng Daniel Russel cũng đề cập đến vấn đề về hợp tác môi trường trong đó có hợp tác về môi trường sông Mekong với chuyến thăm vào cuối năm ngoái của Ngoại trưởng John Kerry tới Việt Nam. Nhân chuyến thăm này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cam kết khoản viện trợ 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi và biến đổi khí hậu.
Về an ninh, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh hợp tác chặt chẽ của Mỹ với các đồng minh để đối phó với các thảm họa và tình trạng khẩn cấp. Trong vấn đề an ninh, ông Russel cũng đề cập đến chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, và đặc biệt là căng thẳng tại biển Hoa Đông và biển Đông thời gian gần đây, nhất là sau việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông. Ông nói
Daniel Russel: Hoa Kỳ quan ngại trước một loạt những diễn biến tại biển Hoa Đông và biển Đông, đặc biệt là những hành động đơn phương có tính gây hấn đòi chủ quyền theo các cách không theo luật pháp, và phi ngoại giao.
Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Daniel Russel. Courtesy State.gov

Hoa Kỳ quan ngại trước một loạt những diễn biến tại biển Hoa Đông và biển Đông, đặc biệt là những hành động đơn phương có tính gây hấn đòi chủ quyền theo các cách không theo luật pháp, và phi ngoại giao
Thứ trưởng Daniel Russel
Ông nhấn mạnh vai trò cường quốc của Hoa Kỳ không những trên thế giới mà còn ngay tại khu vực. Vì vậy, Hoa Kỳ có quyền lợi lớn trong việc đảm bảo khu vực này được mở cửa với thế giới, và tuân thủ luật quốc tế. Ông Russel cũng nhắc lại quyền lợi của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực này, điều đã từng được Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đề cập lần đầu tiên tại diễn đàn an ninh khu vực ở Hà nội vào năm 2010.


Bản đồ vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và khả năng một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. AFP
 Bản đồ vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và khả năng một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. AFP


Thứ trưởng Daniel Russel cũng cho biết khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ nhận được nhiều hơn các chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ như Tổng Thống Barack Obama, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.

Phản đối ADIZ của Trung Quốc
Cũng trong buổi họp báo, đã có một số câu hỏi được đưa ra liên quan đến vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và khả năng một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định quan điểm của Mỹ là không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc. Ông nói
Daniel Russel: chúng tôi đã nói rất rõ vào lúc đó và chúng tôi tiếp tục khẳng định điểm này là chúng tôi không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không này. Như chúng tôi đã nói và như hành động mà chúng tôi đã thực hiện thì tuyên bố này không làm thay đổi cách thức chính phủ Hoa Kỳ hoạt động hay cách mà chúng tôi thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực. Chúng tôi thực sự nghĩ đây là hành động không tương thích với ổn định trong khu vực. Chúng tôi coi đây là hành động làm tăng căng thẳng vào lúc mà các căng thẳng này nên được giảm bớt. Chúng tôi coi đây là một hành động làm tăng chứ không phải làm giảm nguy cơ những tính toán sai lầm hoặc đối đầu hay các tai nạn.
Người đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tuyên bố này của Trung Quốc đã gây khó hiểu, đe dọa tự do hàng không và đặt ra câu hỏi về ý định của Trung Quốc và hành động của nước này với các nước láng giềng.
Chúng tôi đã nói rất rõ vào lúc đó và chúng tôi tiếp tục khẳng định điểm này là chúng tôi không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không này
Thứ trưởng Daniel Russel
Trên thực tế, ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không hồi tháng 11 năm ngoái trên biển Hoa Đông, Hoa Kỳ đã cho máy bay B52 bay vào vùng này mà không thông báo với Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng không gửi máy bay lên để xua đuổi máy bay Mỹ.
Quan hệ với Việt Nam
Quan hệ với Việt Nam với các vấn đề về đàm phán TPP và nhân quyền cũng được đề cập trong cuộc họp báo ngắn. Thứ trưởng Ngoại giao mỹ cho rằng Việt Nam sẽ thu được rất nhiều từ việc tham gia TPP. Nhưng ông đồng thời cũng nhìn nhận một số những khó khăn.
Daniel Russel: Không có nước nào thu được nhiều hơn trong sự thành công của TPP như Việt Nam. Nhưng cũng giống như các nước đang đàm phán TPP, có những điểm mà Việt Nam sẽ phải thực hiện… Có rất nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ nói hai điểm. Tiêu chuẩn lao động là một nhân tố quan trọng không chỉ trong việc điều hành tốt và hành vi quốc tế mà còn với TPP. Chúng tôi đã có những đàm phán tích cực với quan chức Việt Nam về một loạt các vấn đề này. Thứ hai là không những Mỹ mà còn bất cứ nước nào trong số 11 nước thành viên khác khi bắt đầu các đàm phán thì đều có một mong muốn là thành công. Chúng tôi cam kết đạt được sự thành công trong việc hoàn tất hiệp ước thương mại tiêu chuẩn cao quan trọng và toàn diện này.
Thứ trưởng Daniel Russel đã không trả lời câu hỏi về nhân quyền của Việt Nam liên quan đến TPP cũng như những hỗ trợ của Mỹ đối với sự thành hình và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự không được chính phủ Việt nam chấp nhận hiện nay. Mặc dù vậy, trong bài nói mở đầu cuộc họp báo, Thứ trưởng Daniel Russel đã đề cập đến việc Mỹ hợp tác chặt chẽ với các đối tác để thiết lập xã hội dân sự lành mạnh và năng động ở khu
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-comm-rebal-stra-ase-02052014131151.html

 

LHQ lên án Vatican vì các vụ hiếp trẻ

Cập nhật: 11:23 GMT - thứ tư, 5 tháng 2, 2014
Các đại diện Toà Thánh bị chất vấn một ngày liền hồi tháng 1/2014
Một Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên án Tòa Thánh La Mã về chính sách tạo điều kiện cho các vụ linh mục hiếp dâm hoặc lạm dụng tình dục hàng nghìn trẻ em.
Ủy ban LHQ về quyền trẻ em cũng khẩn thiết yêu cầu Vatican hãy mở những hồ sơ của họ về những kẻ lạm dụng tình dục trẻ em cũng như các linh mục, giám mục che dấu tội ác của họ.
Trong bản phúc trình công bố hôm nay 5/2/2014, Ủy ban của LHQ còn phê phán Tòa Thánh về thái độ đối với người đồng tính, về các phương pháp ngừa thai và phá thai.
Ủy ban này cũng yêu cầu Vatican đổi mới chính sách để đảm bảo cho các quyền trẻ em được tôn trọng cũng như quyền tiếp cận dịch vụ y tế của trẻ em.

Hãy báo cáo lại

Theo AFP, các khuyến nghị của Ủy ban LHQ không có tính bắt buộc.
Tuy vậy, LHQ có thể yêu cầu Vatican áp dụng những khuyến nghị này và báo cáo lại vào năm 2014.
Tòa Thánh đã chậm trễ 14 năm trong việc nộp bản phúc trình gần nhất của mình.
Tháng trước, các đại diện Vatican bị chất vấn trong một ngày liền về các vấn đề liên quan đến chuyện áp dụng Công ước LHQ về Quyền Trẻ em.
Cho đến nay, Tòa Thánh thường luân chuyển nhiệm sở các linh mục, giám mục bị tố cáo lạm dụng tình dục trẻ em, gồm cả các em trai và em gái chứ không trao nộp cho nhà chức trách ở địa phương xảy ra vụ việc.

 Vatican vẫn tiếp tục không công bố các hồ sơ về những vụ hiếp trẻ hoặc lạm dụng vị thành niên xảy ra ở các giáo phận ở châu Âu, Bắc Mỹ trong hàng chục năm.Tuy thế, về gần đây có sự thay đổi thái độ hợp tác của quan chức Vatican và Giáo hội Công giáo
. Chẳng hạn hồi tháng 2/2013, linh mục Robert Oliver, một luật sư từ Boston, Hoa Kỳ đã nhân danh Tòa Thánh cảm ơn giới truyền thông đã vạch ra sự thật về các lạm dụng trẻ em. Theo BBC News khi đó, giới chức cho hay có chừng 600 vụ lạm dụng tình dục trẻ em, đa số trong những năm từ 1965 đến 1985, được nêu ra hàng năm.
Hồi tháng 2/2012, Vatican mở hội


 Tháng 2/2012, bà Marie Collins, người bị giáo sỹ lạm dụng hồi nhỏ ở Ireland, đã yêu cầu Giáo hoàng xin các nạn nhân tha lỗi


thảo về các vụ lạm dụng tình dục trẻ em, và một trong những diễn giả, bà Marie Collins người từ Ireland từng bị linh mục hiếp năm 13 tuổi, đã lên tiếng đòi Giáo hoàng phải xin lỗi.
Trong quá khứ, Vatican từng đổ lỗi cho giới truyền thông là "vô trách nhiệm" khi đưa tin về các vụ người của Giáo hội hiếp trẻ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/02/140205_un_human_rights_vatican.shtml


LÊ XUÂN NHUẬN * ĐẠI-TÁ NGUYỄN VĂN ĐỒNG

ĐẠI-TÁ NGUYỄN VĂN ĐỒNG
 
 
        Nhiều người đã viết về sự sụp đổ của nước Việt-Nam Cộng-Hòa, và nhấn mạnh đến cuộc triệt-thoái ra khỏi Cao-Nguyên Trung-Phần, của Quân-Lực VNCH, cụ-thể là Quân-Đoàn II, từ Tỉnh Pleiku về Tỉnh Phú-Yên, qua Tỉnh Phú-Bổn, trên Liên-Tỉnh-Lộ 7-B vào ngày 16 tháng 3 năm 1975.
        Cuộc triệt-thoái ấy đã hoàn-toàn thất-bại, vì bị địch chận đánh, gây tổn-thất quá nặng cho [quân và dân] ta, mở đầu cho các thất-bại khác liên-tiếp suốt từ địa-đầu Quân-Khu II xuống đến Quân-Khu III. Có thể nói cuộc triệt-thoái ấy, trong chiến-lược “đầu bé đít to” mà Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu gọi là “tái phối trí”, là bước nhảy vọt trên đường tan-rã của Quân-Lực và chế-độ VNCH.
 
        Tôi đọc một số tài-liệu viết về cuộc triệt-thoái ấy, thì thấy có mấy chi-tiết đáng được lưu-tâm:
 
 
A/ Về cuỘc hỌp tẠi Cam Ranh:
        1) Theo cựu Chuẩn-Tướng Trần Văn Cẩm (qua Vietnam Courier #39 (Tháng 8/1975) do Adam Sadowski chuyển tới Website của Nguyễn Tín về cố Thiếu-Tướng Nguyễn Văn Hiếu) thì: “Tướng [Phạm Văn] Phú đi Cam Ranh sáng ngày 13/3 để hội thảo với các ông Thiệu, Khiêm và Viên. Khi trở về Pleiku ông triệu tập chúng tôi. Ông bắt đầu buổi họp bằng trịnh trọng tuyên bố... ”

        2) Nhưng theo bài “14.3.1975 Di Tản Cao Nguyên” do SQTB K10B/72 đăng trên Website Thời Chinh Chiến, thì: “sáng ngày 14 tháng 3/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng TrầnThiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2& Quân khu 2...” và “Theo lời ban tham mưu của Tướng [Phạm Văn] Phú kể lại, vào lúc 5 giờ 10 chiều ngày 14 tháng 3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp...”

        (Nhiều tài-liệu khác đều viết là ngày 14/3/1975.)
 
 
B/ Về ngày bẮt đẦu triỆt-thoái:
        1- Theo cựu Chuẩn-Tướng Trần Văn Cẩm (kể trên) thì:
Ngày N được ấn định vào ngày 16/3...
        2- Theo Website Thời Chinh Chiến (kể trên) thì: bắt đầu từ ngày 16 tháng 3/1975. Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành ra khỏi thị xã Pleiku như đã trù liệu...”
        3- Nhưng theo Lữ Giang trong bài Trận Đánh Quyết Định thì: Lúc 1 giờ chiều ngày 15.3.1975 cuộc di tản chính thức bắt đầu... (không nói có gì xuất-phát từ Pleiku vào ngày 16.3.1975) rồi Ngày 17.3.1975, Liên Đoàn 7 BĐQ mới từ Sài Gòn ra và Liên Đoàn 23 đã cùng Thiết Đoàn 21 chiến xa M48 tiến về thị trấn Hậu Bổn, kéo theo một đoàn xe quân sự dài hơn 2.000 chiếc gần 2.000 phương tiện giao thông dân sự...
 
 
C/ Về NgưỜi ChỈ-Huy CuỘc TriỆt-Thoái:

     1. Theo Ban Biên Tập Lịch Sử Việt” (Editor-in-Chief: Chủ Biên L/S Trịnh Quốc Thiên) trong bài “Cuộc triệt thoái khỏi Cao Nguyên của QĐ2 QLVNCH” thì: “Tướng [Phạm Duy] Tất, Tư Lệnh BĐQ QK2, chỉ huy toàn bộ cuộc triệt thoái...

        2. Theo Lữ Giang (kể trên) thì: Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được trực thăng tới bốc đi từ trường tiểu học Phú Bổn, đã chỉ huy ở trên trời, ra lệnh cho Đại Tá Nguyễn Văn  Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, đang chỉ huy ở dưới đất...
        3. Nhưng theo Đỗ Sơn trong cuốn Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và sự thật cuộc triệt thoái Quân Đoàn II thì: Tướng Trần Văn Cẩm làm Tư Lệnh Tiền Phương. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh Thiết Giáp chỉ huy cuộc hành quân, Tướng Phạm Duy Tất điều động Biệt Động Quân.
        (Biệt Động Quân là một thành-phần trong cuộc hành-quân di-tản, thì do một chuẩn-tướng điều-động, trong lúc toàn-thể cuộc hành-quân thì lại do một đại-tá chỉ-huy.)
        4. Và theo Lữ Giang trong bài Trở Lại Con Đường số 7 Bi Thảm thì: Vấn đề trước tiên được Tướng [Phạm Duy] Tất xác định là ông không phải làTổng Chỉ Huycủa cuộc triệt thoái. Ông cho biết tuy các đài phát thanh và báo chí lúc đó nói “Tướng Tất đang chỉ huy cuộc triệt thoái khỏi Tây Nguyên, nhưng tại cuộc họp ở Quân Đoàn chưa có ai nghe đến 3 chữ Tổng Chỉ Huy. Tướng [Phạm Văn] Phú chỉ ra lệnh cho ông phải đưa lực lượng Biệt Động Quân về đến Nha Trang.
 
 
D/ Về các Chi-TiẾt ĐẶc-BiỆt:
        1/ Theo Lữ Giang trong bài Trở Lại Con Đường số 7 Bi Thảm thì: lúc 20 giờ tối ngày 16.3.1975, Bộ Chỉ Huy Tây Nguyên của Cộng quân được tin quân đội VNCH đang rút khỏi Cao Nguyên, liền ra lệnh cho Tiểu đoàn 9 thuộc Trung Đoàn 64 của Sư Đoàn 320 đang đóng chận đường 14 ở khúc quận Thuận Mẫn cách tỉnh lỵ Hậu Bổn khoảng 15 cây số, tiến lên chận đường đoàn quân của VNCH. Tiểu đoàn này đã giao chiến với Liên Đoàn 7 ở đèo Tuna. Một phi tuần A37 đã được gọi đến yểm trợ nhưng lại ném bom vào quân của Liên Đoàn 7 khiến Đại Tá Nguyễn Kim Tây bị thương. Một cuộc cãi lộn đã xảy ra giữa Đại Tá Đồng và Liên Đoàn 7, sau đó Liên Đoàn 7 biến mất. Tướng Tất phải đưa Liên Đoàn 25 từ sau tiến lên cùng với Thiết Đoàn 21 nhổ chốt đèo Tuna. Nhưng Đại Tá Đồng nói với tôi rằng lúc đó địch quân đã chiếm ưu thế, mình cho chiếc M48 nào lên chúng bắn cháy chiếc đó. Không ai chịu tiến lên nữa...    
        (Không thấy nói rõ lí-do hoặc đề-tài của cuộc cãi lộn.)
        2/ Cũng theo Lữ Giang trong bài “Trận Đánh Quyết Định" (kể trên) thì: “Liên đoàn 25 BĐQ đang đi tập hậu đã cùng với Liên Đoàn 7 và thiết giáp tiến lên phá cái chốt ở đèo Tuna. Nhưng Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cho chúng tôi biết Biệt Động Quân, thiết giáp và không quân đã không phá nổi cái chốt đó. Chiếc xe tăng nào bò lên, chúng bắn cháy chiếc đó. Thảm hoạ xảy ra khi máy bay oanh tạc lầm quân của phe ta. Địch lại pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ Phú Bổn, quân và dân chạy tán loạn, nên đoàn quân tan rã. Không còn chỉ huy được, ông [Nguyễn Văn Đồng] và một số quân nhân phải lội bộ đi vòng dưới chân đèo Tuna để vượt qua, nhưng rồi cũng đã bị bắt khi đến gần Củng Sơn. Đại Tá Đặng Đình Siêu, Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, theo tàn quân của Liên Đoàn 4 BĐQ chạy băng rừng và về được đến Phú Yên...
        3/ Và, theo cựu Chuẩn-Tướng Trần Văn Cẩm (kể trên) thì: “và chúng tôi chỉ biết chắc có duy một điều là Đại Tá [Nguyễn Văn] Đồng, chỉ huy trưởng Thiết Giáp, đã bỏ chiến xa và đã thất lạc trong rừng...
*
        Trong bài này, tôi chỉ chú-trọng đến nhân-vật Đại-Tá Nguyễn Văn Đồng.
 
        Trong hơn 12 năm bị tù cải-tạo, tôi đã có một thời-gian nằm cạnh anh Nguyễn Văn Đồng trong một buồng giam tại Trại Tiên-Lãnh thuộc Huyện Tiên-Phước, Tỉnh Quảng-Nam.
       
        Lúc đầu, có một số cựu sĩ-quan thắc-mắc tại sao người chỉ-huy Lữ-Đoàn Kỵ-Binh Thiết-Giáp lại được gọi là Tư-Lệnh, trong lúc người chỉ-huy các Lữ-Đoàn binh-chủng khác thì chỉ được gọi là Lữ-Đoàn-Trưởng, và ngay cả người chỉ-huy toàn-thể lực-lượng Kỵ-Binh Thiết-Giáp toàn-quốc (trên các Lữ-Đoàn) cũng không được gọi là Tư-Lệnh?
        Anh Nguyễn Văn Đồng đã giải-thích rõ-ràng, chứng-tỏ anh thực-sự là Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp (được đặt thuộc quyền sử-dụng của Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II).
 
        Nhưng có một điều mà số cựu sĩ-quan đồng-tù cải-tạo ấy không đề-cập thẳng với anh: họ nói riêng với nhau rằng Nguyễn Văn Đồng, Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp đã đầu-hàng địch tại trận, chứ không phải là bị địch bắt. Họ nói rằng anh có một người em ở bên phía địch: đó là Thượng Tá VC Nguyễn Văn Căn.
        Tôi suy-nghĩ nhiều. Tuy-nhiên, dù là cùng nằm cạnh nhau, chuyện-trò thân-mật với nhau, song vì tế-nhị nên tôi không đả-động gì đến chuyện đó cả. 
        Biến-cố Trung-Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Phó Tư-Lệnh Quân-Đoàn III, và Chuẩn-Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư-Lệnh Sư-Đoàn 6 Không-Quân, bị địch bắt tại Phan Rang, xảy ra sau cuộc triệt-thoái của Quân-Đoàn II, đã được đối-phương loan tin khắp nơi, trong Trại chúng tôi có nghe. Nhưng vụ “Đại-Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp, đầu hàng địch tại trận” – là việc xảy ra trước đó, và đối với địch thì có giá-trị cao hơn về mặt tâm-lý/tinh-thần/chính-trị/tuyên-truyền – mà sao chúng tôi không nghe nói gì? Vả địch cũng không có một thái-độ/chính-sách đặc-biệt nào khác dành riêng cho anh. Do đó, tôi nghĩ chuyện anh đầu hàng là không đúng với sự thật (?), nên tôi chí nói về chuyện chung-chung của Thiết-Giáp và Cảnh-Sát Quốc-Gia mà thôi.
 
        Trước tiên, anh Nguyễn Văn Đồng nói với tôi:
        Tôi đã có định đưa qua Cảnh-Sát một số đàn-em của tôi.
        Tôi hỏi lại anh:
        Đưa qua Cảnh-Sát làm gì?
        Ngập-ngừng một lát rồi anh trả lời:
        Dù sao thì qua Cảnh-Sát cũng đỡ khổ hơn, chứ ở Thiết-Giáp khổ quá, anh ơi.
        Tôi không bàn về môi-trường/hoàn-cảnh hoạt-động. Tôi hỏi anh về mục-đích công-tác, hai bên giống nhau/khác nhau thế nào, tại sao chuyển-đổi ngành/nghề?
       
        Câu hỏi của tôi là một chủ-đề “hắc-búa”. Nói chung thì ai cũng vì Tổ-Quốc, vì Đồng-Bào, “chống Cộng cứu Nước”, bảo-vệ chế-độ, tuân-phục thượng-cấp/chính-quyền... Nhưng vào chi-tiết thì hai chúng tôi đã cứ phản qua, bác lại – vui-đùa chứ không phải là nghiêm-nghị – một cách giải-khuây để cho qua ngày trong suốt thời-gian gần nhau.
        Vì Bộ Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp của anh Nguyễn Văn Đồng đóng tại Pleiku, bên cạnh Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, mà trụ-sở CSQG và văn-phòng Cảnh-Sát Đặc-Biệt Vùng II của tôi cũng có nhiều năm đặt tại thành-phố đó, nhất là giai-đoạn VC tấn-công dịp Tết Mậu-Thân 1968, nên chúng tôi đã dựa nhiều vào không-gian và thời-gian ấy, như bối-cảnh, trong lúc chuyện-trò. Tóm lại, tuy không nhớ đúng từng câu, từng chữ, nhưng tôi vẫn còn nhớ được tóm-tắt đại-ý, như sau:
 
        Nhiệm-vụ chính của Quân-Lực là bảo-vệ sự toàn-vẹn Lãnh-Thổ của quốc-gia (bảo-quốc), và nhiệm-vụ chính của Cảnh-Lực là duy-trì cuộc sống An-Ninh cho dân-chúng (an-dân). Guồng máy chính-quyền ví như bộ máy đồng-hồ: có bánh xe lớn, có bánh xe nhỏ; có trục quay phải, có trục quay trái; không thể nói là ai hơn, ai kém, ai đúng, ai sai; vì bộ-phận nào cũng có giá-trị cần-thiết trong vai trò riêng của mình.
        Quân-Lực (trong đó có Thiết-Giáp) đồng-thời cũng có nhiệm-vụ giữ-gìn An-Ninh cho dân-chúng. Quân-Lực là quân-sự, vũ-trang; Cảnh-Lực là dân-sự, bán-vũ-trang. Nơi nàolúc nào mà Cảnh-Lực không đủ sức (tức là không đủ nhân-lực, nhất là vũ-khí) đối-phó với tình-hình an-ninh, thì Quân-Lực thay-thế Cảnh-Lực.
        Khi các đơn-vị vũ-trang Việt-Cộng đánh vào Thị-Xã Pleiku, phá-hoại một số nhà cửa, chiếm-cứ một số đường phố, Cảnh-Lực sở-tại không thể đương-đầu, đương-nhiên Quân-Lực (trong đó có Thiết-Giáp) phải ra tay, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi thành-phố, lùng rượt đối-phương lên tận núi rừng.
        An-Ninh đã được vãn-hồi. Quân-Lực, cụ-thể là các đơn-vị tham-chiến (Biệt-Động-Quân, Thiết-Giáp, Không-Quân, Bộ-Binh...) được thưởng (thăng cấp, gắn huy-chương...). Nôm-na gọi là Quân-Lực (nói riêng là Thiết-Giáp) đã tái-lập được An-Ninh cho Pleiku. Tuy-nhiên, công-trạng phục-hồi An-Ninh như thế là đã đạt được tại một không-gian và vào một thời-gian nhất-định, chứ không phải là trên khắp lãnh-thổ, và liên-tục mãi mãi về sau.
        Đối với cộng-sản, không phải chỉ có các đơn-vị chủ-lực và địa-phương vũ-trang mà Quân-Lực ta đánh đuổi là xong, mà còn có các tổ-chức và cơ-sở Đảng lẫn-lộn trong dân-chúng. An-Ninh cũng còn lo về các mặt chính-trị đối-nội (chính-đảng, giáo-hội, đoàn-thể, sắc-tộc...) và cả chính-trị đối-ngoại (ngoại-kiều...) v.v... 
        Nếu An-Ninh là nhiệm-vụ chính của Quân-Lực thì tại sao chính-quyền nước nào trên thế-giới, ngoài Quân-Lực ra, cũng đều có Cảnh-Lực, coi về An-Ninh. Cộng-Sản Việt-Nam gọi hẳn Bộ Nội-Vụ là Bộ Công-An. Ngay chính Quân-Lực VNCH, sau cuộc Cách-Mạng 1-11-1963, cũng gọi Bộ Nội-Vụ là Bộ An-Ninh, và Hội-Đồng Quân-Nhân Cách-Mạng đã cử Trung-Tướng Phạm Xuân Chiểu qua làm Ủy-Viên An-Ninh (đặc-trách Cảnh-Sát và Công-An).
        Cho nên Quân-Lực (ở đây nói riêng về Thiết-Giáp) sau trận phản-công VC (về mặt quân-sự) tại một số khu-phố của Thị-Xã và mấy vùng đồi-núi ngoại-ô Pleiku trong biến-cố Tết Mậu-Thân 1968, đã giao lại nhiệm-vụ duy-trì An-Ninh tổng-quát và thường-trực cho Cảnh-Lực địa-phương. Nếu ngoài vùng Quân-Lực hành-quân và sau đó mà Cảnh-Lực (về mặt dân-sự, chính-trị), có lập được công-trạng nào và người ta gọi là Cảnh-Lực đã duy-trì được An-Ninh cho Pleiku, thì đó không phải là Cảnh-Sát giành công của Thiết-Giáp. (Xem bài Pleiku Tết Mậu-Thân.)
 
        Điều mà tôi khoái nhất đối với anh Nguyễn Văn Đồng là, sau khi nghe tôi phàn-nàn về việc biệt-phái quân-nhân các cấp (nhất là các cấp chỉ-huy) qua Cảnh-Lực một cách ồ-ạt và phản-sách-lược, vị cựu đại-tá Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp của VNCH đã quên mất cái dự-định cũ là đưa một số “đàn-em” qua Cảnh-Lực, mà đã chọn cái quyết-định mới, bằng câu kết-luận của anh:
        – “Việc chuyên-môn của người ta thì cứ để cho người ta làm, tại sao lại qua giành chỗ của người ta?” 
       
                LÊ XUÂN NHUẬN  

No comments:

Post a Comment