TRƯƠNG TẤN SANG : VIỆT MỸ - PHẬT GIÁO
Wednesday, July 31, 2013
MỸ DU BÌNH LUẬN
Quan điểm trái chiều sau cuộc gặp Sang - Obama
Những nhận định sau chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang chia làm hai nhóm rõ rệt.
Không đột phá?
Chuyến đi công du nước Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm
tốn khá nhiều thời gian và giấy mực của công luận trước khi ông lên máy
bay. Thời gian và giấy mực lại tiếp tục hao tốn sau khi ông đã hạ cánh ở
sân bay Nội Bài. Sự chú ý đó có lẽ do một phần vào sự gấp rút của
chuyến đi, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc trước đó của ông Sang. Và sự
gấp rút đó lại nằm trong tương quan “lực lượng” khác nhau quá lớn giữa
hai quốc gia. Bình luận về tương quan hai nước Việt - Mỹ trong cuộc gặp
này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason nói với đài RFA:
“Tôi nghĩ chuyến đi tương đối gấp rút và có lẽ đó là ý vọng của
Việt Nam nhiều hơn và ông Obama cũng đáp ứng với cái ý vọng đó. Bởi vì
ông cũng không muốn Trung Quốc tính toán sai lầm có thể gây ra những mâu
thuẫn gọi là cái nẩy sảy cái ung.”
Kết quả của cuộc gặp gỡ không phải là một đột phá gì cả đối với các nhà quan sát, nhưng đồng thời mỗi bên đều hoàn thành những mục tiêu chiến lược của mình.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
Nhận định thận trọng của một nhà chuyên môn về bang giao quốc tế cho
thấy rằng một cuộc gặp dù ngắn ngủi, không có vẻ quan trọng lắm trên bàn
nghị sự của tổng thống Hoa Kỳ nếu so với bao chuyện đau đầu khác trên
hành tinh mà ông phải có quyết sách, nhưng cũng được tính toán rất thận
trọng. Sau cuộc gặp Sang - Obama, trên blog của Trung tâm nghiên cứu
quốc tế và chiến lược tại Hoa Kỳ, Giáo sư Hùng viết:
“Kết quả của cuộc gặp gỡ không phải là một đột phá gì cả đối với
các nhà quan sát, nhưng đồng thời mỗi bên đều hoàn thành những mục tiêu
chiến lược của mình trong chừng mực nào đó.”
Nhận định này là một sự nhất quán thận trọng của một nhà quan sát
ngoại giao lâu năm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhận định có vẻ nóng
nảy hơn, đi kèm với những nhận xét rằng chuyến đi của ông Sang không
được trọng thị. Có lẻ tiêu biểu nhất trong các nhận định theo hướng này
là của nhà báo Ngô Nhân Dụng ở hải ngoại, ông viết:
“Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay không, vì kết quả cụ thể
duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến tới trong vụ
Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP để kết
thúc vào cuối năm nay.”Có thể nhận định trên đây là do không thấy điều chi cụ thể, cái mà Giáo sư Hùng nhận xét là “Không có đột phá”. Nhưng, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết tiếp với rất nhiều xúc cảm về chuyến đi của ông Sang:
“Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả bộ chính trị đảng cộng sản cũng lo.”
Có những vấn đề tích cực?
Trong khi đó, trước chuyến đi của ông Sang đã có nhiều mong mỏi từ giới bất đồng chính kiến trong nước mà tiêu biểu là lá thư gửi chủ tịch nước của các nhân sĩ trí thức, mong muốn ông Sang nhân cơ hội này xúc tiến công cuộc thoát Hán, tức là thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa mà nhiều người mong đợi. Ông Lê Hiếu Đằng, chủ nhiệm ủy ban pháp luật của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, cũng là người có tên trong nhóm trí thức ấy. Ông Đằng cũng nổi tiếng với những ý kiến phản biện ở trong nước, nhiều lần lên tiếng thẳng thắn phê phán chế độ cai trị trong nước mà ông gọi là chế độ toàn trị.Ông Lê Hiếu Đằng nhận xét về kết quả chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như sau:
Nếu mà so hai cuộc thăm viếng thì một bên là vui vẻ còn bên kia là lạnh lùng của một nước lớn khinh miệt tiếp một nước nhỏ.
-Ông Lê Hiếu Đằng
“Nếu so với cuộc gặp với Trung Quốc trước đó với chuyến đi Mỹ của
chủ tịch Trương Tấn Sang thì một bên là khô cứng còn đối với nước Mỹ thì
mặc dù họ có những khó khăn không thể áp dụng tất cả những nghi thức
ngoại giao nhưng mà thấy cũng vui vẻ mà nhất là có những vấn đề tích cực
trong đó có đặt vấn đề về sự trở lại của Mỹ tại vùng châu Á Thái Bình
Dương, coi đó là nhân tố giữ vững ổn định cho khu vực. Nếu mà so hai
cuộc thăm viếng thì một bên là vui vẻ còn bên kia là lạnh lùng của một
nước lớn khinh miệt tiếp một nước nhỏ... Tôi đánh giá cao kết quả của
chuyến công du của chủ tịch Trương Tấn Sang.”
Một cuộc gặp giữa hai đối tác có nhiều khác biệt, lại có một lịch sử
quan hệ nhiều đau thương đưa tới những nhận định trái ngược nhau thì
cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, các ý kiến lại đưa ra từ nhiều cấp độ
khác nhau, để đánh giá về một bàn cờ thế tay ba khó khăn Việt - Mỹ -
Trung, và có thể xa hơn là ASEAN - Mỹ - Trung, chứ không phải ở thế
lưỡng cực ta - địch của cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc hơn hai thập
niên.
Một ván cờ tay ba đã khó, sự thoát Hán theo đúng nghĩa văn hóa lịch
sử địa chính trị hàng ngàn năm của nó có lẽ cũng khó không kém. Có thể
sự khó khăn và phức tạp nằm ở cái khó khăn khi quyết định của những
người cầm quyền ở Việt Nam cho những nước cờ tiếp theo của cuộc cờ tay
ba mà Việt Nam bị lôi vào. Kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi ông Lê
Hiếu Đằng nói:
“Vấn đề là tập thể bộ chính trị suy nghĩ như thế nào, nếu họ nhận
ra xu hướng phát triển của sự việc, thì họ phải lựa chọn con đường tiến
bộ hiện nay trên thế giới.”
Việt-Mỹ : Quan hệ đối tác ‘chưa’ toàn diện
Tổng
thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp báo chí
tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng (Washington DC) ngày 25/07/2013.
REUTERS/Yuri Gripas
Yếu tố nổi bật nhất nhân chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch
nước Việt Nam Trương Tấn Sang – mà đỉnh cao là cuộc họp thượng đỉnh với
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/07/2013 tại Nhà Trắng – là sự kiện
hai bên quyết định nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác toàn diện ». Bên
cạnh đó, các hồ sơ khác như hợp tác song phương trong mọi lãnh vực,
vấn đề nhân quyền và tình hình Biển Đông cũng được hai bên đề cập tới.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là chuyến đi Mỹ của chủ tịch
nước Việt Nam đã có kết quả như thế nào ? Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu
hoạch được gì ? Hồ sơ Biển Đông, mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam đã
được đề cập đến ra sao ? Để tìm hiểu thêm về kết quả này, RFI đã đặt câu
hỏi cho Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và
châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc (Trường Đại học New South Wales)
Điểm được giáo sư Thayer ghi nhận trước tiên là tính chất gấp rút của
chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam, thể hiện qua khoảng thời
gian cực kỳ ngắn ngủi – khoảng hai tuần lễ - từ lúc chuyến công du được
tiết lộ (AFP - ngày 10/07/2013) cho đến ngày ông Trương Tấn Sang lên
đường (ngày 23/07/2013).
Trong một bài phân tích đăng trên trang web YaleGlobal của trường Đại
học Yale, nhà báo David Browne đã giải thích tính chất vội vã của
chuyến đi này bằng thất bại của lãnh đạo Việt Nam không đạt được những
gì mong muốn nhân chuyến công du Bắc Kinh hồi tháng Sáu.
Quan điểm nói trên không được giáo sư Thayer tán đồng. Trong một bài
viết ngày 23/07 vừa qua, ông cho biết là theo một số nguồn thạo tin, ý
tưởng về chuyến công du Mỹ của lãnh đạo Việt Nam đã được gợi lên từ
tháng Tư năm nay, phía Việt Nam thoạt đầu đã chần chờ nhưng sau đó đã
phản ứng nhanh chóng. Lời mời chính thức đã được phía Mỹ nêu lên vào
khoảng mồng 2, mồng 3 tháng 7, và phía Việt Nam đã trả lời thuận một
tuần sau đó, vào khoảng ngày 10 hay 11.
Trả lời Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Thayer cho rằng, dù gấp rút, nhưng
chuyến công du nước Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa
qua là một dịp tốt để hai bên định hướng mới cho quan hệ song phương đã
hết sức phát triển trong thời gia gần đây.
Chuyến thăm Washington của ông Trương Tấn Sang chỉ được báo trước
một thời gian rất ngắn trước lúc diễn ra. Hiện chưa rõ là bên nào đã
chủ động đề xuất sáng kiến này. Dường như là phía Mỹ đã thúc đẩy trở lại
vào tháng Tư vừa qua các cuộc thảo luận về một chuyến thăm của Chủ tịch
Việt Nam, sau khi Ngoại trưởng John Kerry hủy bỏ một chuyến thăm Việt
Nam từng được dự kiến. Đó là lần thứ hai mà ông Kery hủy bỏ kế hoạch ghé
Việt Nam.
Bối cảnh nêu trên rất cần thiết để giúp ta hiểu được rằng chuyến
thăm (Mỹ) của Chủ tịch Việt Nam chủ yếu là để điều chỉnh đúng hướng quan
hệ Mỹ-Việt. Cả hai bên đều được lợi.
Hoa Kỳ nêu bật được thành tố kinh tế trong chiến lược xoay trục
Theo giáo sư Thayer, với các thỏa thuận đã đạt được với Việt Nam nhân
chuyến công du của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đặc biệt là với việc
Việt Nam đồng ý đúc kết thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương
vào cuối năm nay, chính quyền Obama đã chứng tỏ một cách cụ thể chính
sách xoay trục qua châu Á của họ còn có một vế kinh tế quan trọng, có
lợi cho người Mỹ và nước Mỹ. Giáo sư Thayer phân tích :
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama thì thúc
đẩy được việc sớm kết thúc (đàm phán) về thỏa thuận Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) và nêu bật được cố gắng tăng công ăn việc làm cho người
lao động Mỹ.
Kể từ khi chính quyền Obama tuyên bố chiến lược tái cân bằng lực
lượng qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington đã phải dày công
nhấn mạnh rằng chủ trương này đi xa hơn là việc tăng cường sự hiện diện
quân sự đơn thuần. Quan hệ đối tác toàn diện của Mỹ với Việt Nam, sau
một quan hệ tương tự đã đạt với Indonesia trong năm 2010, đã mang lại
thành tố kinh tế cho chiến lược tái cân bằng.
Việt Nam khéo tránh được búa rìu về nhân quyền
Về phía Việt Nam, giáo sư Thayer cho rằng thu hoạch của ông Sang nhân
chuyến đi này cũng rất lớn, nhất là hóa giải được phần nào búa rìu dư
luận trên tình trạng yếu kém về mặt nhân quyền của Việt Nam
Về phần Việt Nam, nước này tìm cách duy trì thế cân bằng trong
quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang được thực hiện ngay sau chuyến công du Bắc Kinh của ông
từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6.
Những thành quả chính trị lớn của chuyến thăm Mỹ của ông Sang,
theo quan điểm của Việt Nam, bao hàm việc xử lý khéo léo về vấn đề nhân
quyền. Tháp tùng theo chủ tịch nước Việt Nam qua Mỹ có một số chức sắc
tôn giáo. Họ đã thảo luận (với phía Mỹ) về các vấn đề tự do tôn giáo.
Chủ tịch Trương Tấn Sang đã chứng minh được rằng (Hà Nội) vẫn có thể «
làm ăn » với Washington, bất chấp cảnh báo của Mỹ về nguy cơ quan hệ
song phương không thể tiến bộ nếu Việt Nam không chứng tỏ được tiến bộ
trong lãnh vực nhân quyền.
Trong lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, cả hai vị nguyên thủ đã
đồng ý thành lập một cơ chế ngoại giao chính trị song phương mới cấp Bộ
và Tổng thống Obama cam kết sẽ cố gắng đi thăm Việt Nam trước khi nhiệm
kỳ của ông kết thúc.
Tháng Tư vừa qua, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã thông
qua một nghị quyết về hội nhập quốc tế. Nghị quyết này đặt ưu tiên hàng
đầu cho việc hội nhập kinh tế. Nhìn trên tổng thể, thành công lớn nhất
của ông Trương Tấn Sang nhân chuyến đi Mỹ lần này là tập trung được quan
hệ song phương vào lãnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, và hướng
được cả Việt Nam lẫn Mỹ vào mục tiêu đạt được thỏa thuận chung cuộc về
TPP vào cuối năm nay.
Biển Đông không có gì mới
Riêng về hồ sơ Biển Đông, ông Thayer từng nhận định trong bài phân
tích công bố hôm 23/07 là vấn đề này chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong
các cuộc thảo luận Việt-Mỹ nhân chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang.
Trong bản tuyên bố chung Việt-Mỹ, tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc tuy được gợi lên, nhưng một cách ngắn gọn :
« Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng
các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có
những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc. Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng
hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải
quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy
đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng
của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC)
có hiệu quả. »
Đối với giáo sư Thayer, các tuyên bố trên đây không có gì mới so với những gì hai bên từng nêu lên. Ông giải thích :
Về cơ bản không có gì điểm gì mới được hai lãnh đạo Việt Mỹ nêu
lên. Đây cũng là điều được chờ đợi. Mỹ vẫn duy trì lập trường trung lập
cố hữu trên vấn đề chủ quyền.
Cả hai bên đều khẳng định trở lại các quan điểm trước đây, theo
đó các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết một cách hòa bình, không
đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cả hai lãnh đạo đều « nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ
Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng
của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC)
có hiệu quả.Đối tác ‘toàn diện’ thay vì ‘chiến lược’ như Việt Nam mong muốn
Kết quả nổi bật nhất của chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam tuy nhiên chính là việc hai nước đồng ý nâng cấp quan hệ lên mức đối tác toàn diện mà nội dung được tóm tắt trong đoạn thứ hai của bản Tuyên bố chung :
« Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác
lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn
khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên
tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn
trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể
chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai
nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa
bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và
trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế
hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại
giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và
đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc
phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao
và du lịch. »
Đối với giáo sư Thayer, quan hệ đối tác toàn diện này có thể được xem
là một bước tiến trong quan hệ Việt Mỹ, nhưng không đạt được mức mà
Việt Nam mong muốn là một quan hệ « đối tác chiến lược », mà khả năng
từng được cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu lên cách nay ba năm,
nhưng sau đó đã gặp bế tắc trên hồ sơ nhân quyền. Giáo sư Thayer giải
thích :
Quan hệ đối tác toàn diện là một tuyên bố chính trị ghi nhận việc
Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mối quan hệ tỏa rộng ra chín lĩnh vực
chính yếu, và xác định rằng hai bên cần phải nâng cấp các cơ chế song
phương để chỉ đạo tiến trình hợp tác trong tương lai.
Mỹ đã gợi lên khả năng thiết lập một quan hệ « đối tác chiến lược
» (với Việt Nam) lần đầu tiên là vào năm 2010 khi Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton đến Hà Nội. Đàm phán đã nhanh chóng gặp bế tắc trên vấn
đề nhân quyền.
Về phần mình, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với
các cường quốc chủ chốt. Cho đến nay Việt Nam đã đàm phán xong với 12
đối tác chiến lược. Trong bài phát biểu của mình tại cuộc Đối thoại
Shangri-La vào năm nay (31/05/2013), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu
lên ý định của Việt Nam là muốn có một thỏa thuận hợp tác chiến lược với
toàn bộ 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam đã có thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc,
Nga, Anh Quốc nhưng chưa có với Pháp và Mỹ.
Do thời gian chuẩn bị cho cuộc họp giữa hai lãnh đạo quá ngắn -
chỉ hai tuần - quan hệ đối tác toàn diện (Mỹ-Việt) thực sự là một công
việc đang trên đường hình thành.
Tài liệu hiện thời chủ yếu nhắc lại và tóm lược các hoạt động hợp
tác đã được tiến hành từ nhiều năm qua. Bây giờ đến phiên lãnh đạo hai
nước duy trì trao đổi cấp cao, đồng ý trên một Kế hoạch Hành động để
vạch ra hướng tiến bước với các mục tiêu cụ thể, và có thể là sẽ tạo ra
một ban chỉ đạo chung để giám sát việc thực hiện các dự án đã được đồng
ý.
Trong bài phân tích sâu hơn về quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt công
bố hôm 26/07 vừa qua, giáo sư đã đưa ra hai giả thuyết về việc tại sao
nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang lần này, Washington
và Hà Nội lại chọn phương án « toàn diện » thay vì « chiến lược ».
Theo ông, giả thuyết thứ nhất là do việc các cuộc đàm phán về quan hệ
đối tác chiến lược đã sa lầy và có lẽ hai bên đã kết luận rằng một thỏa
thuận không chính thức vẫn tốt hơn là không có thỏa thuận nào cả.
Giả thuyết thứ hai là sự chống đối của các thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.
Các nguồn tin (Việt Nam) cho tôi biết rằng gần đến ngày ông Sang
đi Mỹ, các thành phần bảo thủ trong đảng đã bắt đầu phản đối một thỏa
thuận hợp tác chiến lược chính thức, sợ rằng Mỹ thúc đẩy quan hệ song
phương quá nhanh.
Sau khi thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được loan báo, Bộ Ngoại
giao đã ban hành một chỉ thị cho các phương tiện truyền thông, yêu cầu
họ không nên mô tả thỏa thuận này như việc « nâng cấp » quan hệ song
phương. Các phương tiện truyền thông được chỉ đạo là chỉ đưa tin rằng
hai nhà lãnh đạo đã loan báo việc thành lập quan hệ đối tác toàn diện.Theo giáo sư Thayer, cho đến nay, Việt Nam đã từng có tiền lệ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Tuy nhiên thỏa thuận với Hoa Kỳ, trong thời điểm hiện nay, vẫn chưa nêu lên được tầm nhìn chiến lược vốn hiện diện trong thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Và đương nhiên, thỏa thuận với Mỹ, vẫn ở tầm mức thấp hơn các quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước khác, trong đó có Nga, Trung Quốc và Anh Quốc.
Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ
Cập nhật: 21:08 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống
Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố
chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà
Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối
tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc
thúc đẩy quan hệ".Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Tuyên bố chung Việt - Mỹ tái khẳng định "ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ"
Việt Nam nói đồng ý ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay và sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.
Các phóng viên ghi nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục.
Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.
"Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau," ông Obama nói.
'Toàn diện' hay 'chiến lược'?
Trước chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, giới quan sát đã nhắc tới nguyện vọng của Việt Nam muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ.Thực ra, ý tưởng nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược lần đầu tiên được đưa ra trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là bà Hillary Clinton.
Cho tới nay, Việt Nam đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược với 12 quốc gia là Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Tây Ban Nha (2009), Anh quốc (2010), Đức (2011), Ý, Singapore, Indonesia và Thái Lan(2013).Trong đó, quan hệ với Nga và Trung Quốc còn được nâng lên một mức cao hơn nữa là đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay cho hay Việt Nam muốn có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là cả Pháp và Hoa Kỳ.
Theo chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho rằng tối quan trọng cho quyền lợi quốc gia của mình.
Ông nói có hai cách giải thích tại sao quan hệ Việt-Mỹ hiện nay được gọi là 'toàn diện' mà không phải 'chiến lược'.
Thứ nhất, theo ông Thayer, quá trình đàm phán đối tác chiến lược có thể đã gặp nhiều trắc trở và ngưng trệ khiến hai bên quyết định cho ra một thỏa thuận chung chung thay vì không đưa ra được thỏa thuận nào.
Nhưng lý do khác, mà ông Thayer viện dẫn một số nguồn tin của ông cho biết, là một số nhân vật thủ cựu trong Đảng Cộng sản Việt Nam phản đối việc sử dụng cụm từ "đối tác chiến lược" trong quan hệ với Mỹ. Ông nói với BBC rằng báo chí Việt Nam khi phản ánh về tuyên bố chung Mỹ-Việt hôm 25/7 đã được chỉ đạo không nói đây là sự nâng cấp, mà chỉ nói hai bên 'xác lập quan hệ đối tác toàn diện'.
Tuy nhiên, để đạt được một quan hệ đối tác phát triển trên một tầm cao mới, hai nước cần phải có các chương trình hành động chung hướng tới viễn cảnh lâu dài có tính chiến lược.
'Thẳng thắn'
Tổng thống Obama đã có phát biểu sau điều mà ông mô tả là cuộc đối thoại "rất thẳng thắn" tại Nhà Trắng với ông Trương Tấn Sang."Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh.
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói.
Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.
Ông nói nó sẽ tạo thêm việc làm và tăng đầu tư ở châu Á và hai quốc gia.
Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.
Phát biểu qua phiên dịch, ông Sang nói: "Chúng tôi sẽ tăng cường các trao đổi cấp cao giữa hai nước."
Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.
Ông Obama cho biết hai nước vẫn đang làm việc về "những vấn đề di sản chiến tranh", như người Mỹ mất tích và sức khỏe của người Việt từ việc Mỹ dùng chất diệt cỏ trong chiến tranh.
Một yếu tố làm Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc.
Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.
Ông nói ông hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tổng thống sẽ trở lại Nhà Trắng vào lúc 17:35 để tiếp tục một số hoạt động ở Washington DC.
Các hình ảnh cho thấy đông đảo người Việt ở Hoa Kỳ đã có mặt ở trước cửa Nhà Trắng để phản đối tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong số người biểu tình có ông Joseph Cao, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Các biểu ngữ mà người biểu tình mang theo có 'Trương Tấn Sang go home', tức 'Trương Tấn Sang hãy về nhà' và 'Free Điếu Cày', tức 'Trả tự do cho Điếu Cày', người mà ông Obama từng nhắc tới trong một diễn văn về tự do ngôn luận trên thế giới.
Hiện có tin blogger Điếu Cày đã tuyệt thực trong nhiều ngày qua.
Không rõ ông Obama có nhắc lại tên của blogger này trong cuộc gặp với ông Sang hay không.
Nhân quyền và khí hậu
Nhà Trắng nói hai vị nguyên thủ quốc gia có kế hoạch thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam và biến đổi khí hậu.Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nói nhìn toàn cảnh của chuyến công du ba ngày của Chủ tịch Sang và cách tiếp đón ông tại Hoa Kỳ, "người ta không khỏi có cảm tưởng rằng Việt Nam cộng sản chưa thể gọi là "đối tác chiến lược quan trọng" của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như những gì mà truyền thông cũng như lãnh đạo Hà Nội đã đặt kỳ vọng trước chuyến đi này."
Luật sư Khanh nói thêm: "Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi ngài Chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi "ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/7.
"Chủ tịch Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón ông Chủ tịch vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Khác hẳn với chuyến đi hồi tháng 6 vừa qua của Chủ tịch Sang đến Trung Quốc khi ông được long trọng đón tiếp và cùng với Chủ tịch Tập duyệt dàn chào danh dự.
Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?
Cập nhật: 20:58 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack
Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung
về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).
Tuyên bố chung, được đăng trên trang
web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập
quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng
thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang có phát biểu trước giới phóng viên.
Xin giới thiệu với quý vị nội dung phát biểu của Tổng thống Obama:
"Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.
Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.
Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.
Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất
cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa
Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự
do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại
rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách
thức còn tồn tại.
Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.
Cuối cùng, chúng tôi đồng ý rằng một trong những
nguồn sức mạnh giữa hai nước chúng ta là dân số Mỹ gốc Việt ở đây nhưng
rõ ràng vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam. Và trên hết, những
quan hệ người với người đó là chất keo có thể tăng cường quan hệ giữa
bất kỳ hai quốc gia nào.
Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.
Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.
Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm. Và tôi trông đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau."
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang có phát biểu trước giới phóng viên.
Xin giới thiệu với quý vị nội dung phát biểu của Tổng thống Obama:
"Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.
Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.
Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.
Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.
"Tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam."
Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.
Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.
Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm. Và tôi trông đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130725_obama_sang_remarks.shtml
http://www.voatiengviet.com/content/hai-buc-anh-noi-len-nhieu-dieu/1713289.html
Ngoại trưởng John Kerry được dẫn lời nói quá trình bình thường hóa khá "chông gai".
Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, bình luận:
"Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên."
"Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ."
Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.
Tác giả cũng nhận xét việc ký kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama vì chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đã tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.
Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đã tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.
Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là "quái dị" và bình luận thêm:
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ
xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm"
sang châu Á.
"Và vì những lý do khác nữa, Obama đang nóng lòng kết thúc TPP, "trụ" kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái Bình Dương."
Tác giả cũng nhận xét "đối tác toàn diện" mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được "định nghĩa mơ hồ" trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp hòa bình trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.
Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:
"Do lời mời của ông Obama đã dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược," ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.
"Hai nhà lãnh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa."
"Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đòi ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.
"Điều này có thể dẫn tới việc sa thải nhân viên hoặc tệ hơn.
"Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.
"Dẫu sao thì những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn."
The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số "tù nhân chính trị có tiếng" trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đã "lắng nghe" than phiền của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).
Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoãn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.
Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay ký một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt - Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đã quyết định "vuốt ve" thay vì khiêu khích Hà Nội.
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130730_the_economist_chuyen_di_cua_ong_sang.shtml
Blog / Bùi Tín
Hai bức ảnh nói lên nhiều điều
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012.
Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều còn hơn vài trang giấy.
Đó là 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ.
Bức đầu chụp khi Tổng thống Barack Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi hồi tháng 9 năm 2012, ngay sau khi bà đến thăm và được mời phát biểu tại trụ sở Quốc Hội, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc Hội (Congressional Gold Medal), vinh dự cao quý nhất của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự.
Bức thứ hai chụp khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25 -7- 2013, sau khi hội đàm và ra tuyên bố chung về nâng cao quan hệ toàn diện giữa 2 nước.
Trong bức ảnh thứ nhất, nét mặt cả chủ lẫn khách đều tươi tắn, thân thiết, tuy là lần đầu tiên gặp nhau trong cuộc đời hoạt động của mình. Chủ và khách đều là những người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa Bình hiếm hoi.
Tại đây Tổng thống Obama đã gắn lên ngực Bà Khách Quý tấm huân chương Tự Do.
Tiếp đó, sau khi trúng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, ông Obama đã chọn Miến Điện làm nơi đến công du đầu tiên và đã đến thăm bà Aung San Syu Kyi ngay tại căn nhà nhỏ của bà bên bờ hồ ở Rangoon.
Trong bức ảnh thứ hai, giữa lúc ông Sang cám ơn Tổng thống Obama đã quan
tâm chăm sóc bà con người Mỹ gốc Việt (nói nhịu là «người Việt gốc
Mỹ »), những nạn nhân bi thảm do chính ách chiếm đóng tàn bạo của đảng
CS của ông gây nên, thì ông Obama đã không che dấu nổi sự sốt ruột và
chán nản của mình. Ông kéo thật cao cổ tay áo trái để lộ mặt chiếc đồng
hồ lớn chĩa vào mặt ông Sang, ngụ ý nhắc rằng: biết rồi, khổ lắm, nói
dài thế, không còn thời gian cho ông, tôi đang bận việc khác.
Ba chục nhà báo quốc tế có mặt nhìn ra cảnh này.
Nét mặt bực mình của tổng thống Hoa Kỳ hiện rõ bao nhiêu thì nét mặt ông Sang càng hiện ra nét bẽ bàng bấy nhiêu.
Không bẽ bàng sao được khi ra sân bay đón một vị mang danh chủ tịch nước chỉ có trơ trọi viên đại sứ Hoa Kỳ từ Hà Nội chạy về đón, một đại diện Bộ Ngoại giao không thấy nêu tên và chức vụ, không có đội danh dự, không có trống kèn và súng nổ chào mừng, cũng chẳng có treo cờ 2 nước tại Tòa Bạch Ốc như lẽ ra lễ tân phải như thế.
Không bẽ bàng sao được khi mọi điều tốt đẹp vẫn còn là những thách thức ở phía trước, chưa có điều gì chắc chắn cả. Có vào TPP (Tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) hay không còn tùy ở Việt Nam có sớm thay đổi luật buôn bán tự do, cho lao động quyền lập công đoàn tự do hay không, có điều chỉnh khái niệm tệ hại lấy quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế hay không. Và mong được đón tiếp Tổng thống Obama để thủ lợi riêng mọi mặt cho đảng CS thì…còn xơi, nếu như vẫn giữ trong tù hàng mấy chục nhân vật yêu nước chống bành trướng, vẫn bịt mồm làng báo, vẫn kỳ thị tôn giáo, vẫn bắt luật pháp và tòa án phải tuân theo quyết định của đảng.
Hai bức ảnh rất nên mang về treo trong phòng Chủ tịch nước ở Ba Đình Hà Nội, để ông Trương Tấn Sang và các quan chức tùy tùng tìm hiểu cho ra lẽ, vì sao lại có chuyện trong Tòa Bạch Ốc nhất bên trọng, nhất bên khinh thế nhỉ!
Qua ngắm 2 bức ảnh, giới trí thức và mọi công dân yêu nước sẽ ngộ sâu thêm một điều thiết yếu, phải thay gấp cả hệ thống chính trị từ độc quyền đảng trị sang đa nguyên dân chủ pháp trị. Không có con đường tắt nào cả.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đó là 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ.
Bức đầu chụp khi Tổng thống Barack Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi hồi tháng 9 năm 2012, ngay sau khi bà đến thăm và được mời phát biểu tại trụ sở Quốc Hội, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc Hội (Congressional Gold Medal), vinh dự cao quý nhất của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự.
Bức thứ hai chụp khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25 -7- 2013, sau khi hội đàm và ra tuyên bố chung về nâng cao quan hệ toàn diện giữa 2 nước.
Trong bức ảnh thứ nhất, nét mặt cả chủ lẫn khách đều tươi tắn, thân thiết, tuy là lần đầu tiên gặp nhau trong cuộc đời hoạt động của mình. Chủ và khách đều là những người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa Bình hiếm hoi.
Tại đây Tổng thống Obama đã gắn lên ngực Bà Khách Quý tấm huân chương Tự Do.
Tiếp đó, sau khi trúng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, ông Obama đã chọn Miến Điện làm nơi đến công du đầu tiên và đã đến thăm bà Aung San Syu Kyi ngay tại căn nhà nhỏ của bà bên bờ hồ ở Rangoon.
Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
Ba chục nhà báo quốc tế có mặt nhìn ra cảnh này.
Nét mặt bực mình của tổng thống Hoa Kỳ hiện rõ bao nhiêu thì nét mặt ông Sang càng hiện ra nét bẽ bàng bấy nhiêu.
Không bẽ bàng sao được khi ra sân bay đón một vị mang danh chủ tịch nước chỉ có trơ trọi viên đại sứ Hoa Kỳ từ Hà Nội chạy về đón, một đại diện Bộ Ngoại giao không thấy nêu tên và chức vụ, không có đội danh dự, không có trống kèn và súng nổ chào mừng, cũng chẳng có treo cờ 2 nước tại Tòa Bạch Ốc như lẽ ra lễ tân phải như thế.
Không bẽ bàng sao được khi mọi điều tốt đẹp vẫn còn là những thách thức ở phía trước, chưa có điều gì chắc chắn cả. Có vào TPP (Tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) hay không còn tùy ở Việt Nam có sớm thay đổi luật buôn bán tự do, cho lao động quyền lập công đoàn tự do hay không, có điều chỉnh khái niệm tệ hại lấy quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế hay không. Và mong được đón tiếp Tổng thống Obama để thủ lợi riêng mọi mặt cho đảng CS thì…còn xơi, nếu như vẫn giữ trong tù hàng mấy chục nhân vật yêu nước chống bành trướng, vẫn bịt mồm làng báo, vẫn kỳ thị tôn giáo, vẫn bắt luật pháp và tòa án phải tuân theo quyết định của đảng.
Hai bức ảnh rất nên mang về treo trong phòng Chủ tịch nước ở Ba Đình Hà Nội, để ông Trương Tấn Sang và các quan chức tùy tùng tìm hiểu cho ra lẽ, vì sao lại có chuyện trong Tòa Bạch Ốc nhất bên trọng, nhất bên khinh thế nhỉ!
Qua ngắm 2 bức ảnh, giới trí thức và mọi công dân yêu nước sẽ ngộ sâu thêm một điều thiết yếu, phải thay gấp cả hệ thống chính trị từ độc quyền đảng trị sang đa nguyên dân chủ pháp trị. Không có con đường tắt nào cả.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật?
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 14:43 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Người phiên dịch của Tổng thống Obama
đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt
Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ
tịch Trương Tấn Sang.
Nguyên văn lời ông Obama nói là:
"Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng
và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác
toàn diện giữa hai nước.
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."
Trong khi đó người phiên dịch thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
Những lời dịch này đã xuất hiện trong video chính thức của Nhà Trắng trên Bấm
YouTube.
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.
Ông nói: "Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp
tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển phát
sinh ra thời gian qua ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á -
Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam
làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được
các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình
và công bằng.
Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."
Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
So với phiên dịch của ông Obama, phiên dịch của ông Trương Tấn Sang truyền đạt sát ý hơn khi dịch sang tiếng Anh.
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."
Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.
Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."
Trong khi đó người phiên dịch thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
"[T]ừng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước."
Tổng thống Barack Obama
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.
'Vấn đề hàng hải'
Một ý quan trọng khác của ông Obama là giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa và người dịch hoàn toàn bỏ qua.Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."
Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
"Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Tổng thống Barack Obama
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."
Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.
Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.
Nhận xét
Mục này không nhận thêm bình luận nữa
Chuyển tới danh sách các nhận xét -
- Theo trình tự:
- Mới nhất
- Có hạng cao nhất
- Có hạng thấp nhất
-
Nhận xét số 43.
Trần Minh Thông
29 tháng bảy 2013 - 6:42 GMT http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_video_cuoc_gap_obama_sang.shtml
Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'
Cập nhật: 15:06 GMT - thứ ba, 30 tháng 7, 2013
Tạp chí nổi tiếng của
Anh, The Economist, có bài nhận định về kết quả chuyến thăm Mỹ của Chủ
tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, dẫn lời chuyên gia nói chuyến đi Mỹ của
ông Sang hơi giống 'pháo xịt' dù Hoa Kỳ đang 'vuốt ve' thay vì 'khiêu
khích' Hà Nội.
Mở đầu bài viết về quan hệ Việt Mỹ với tựa 'All
aboard?' (tạm dịch 'Cùng chuyến tàu?'), The Economist nhắc lại rằng hai
bên chỉ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai thập niên sau hình ảnh
biểu tượng của những chiếc trực thăng Mỹ tháo lui từ nóc Đại sứ quán
Hoa Kỳ ở Sài Gòn.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, bình luận:
"Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên."
"Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ."
Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.
Tác giả cũng nhận xét việc ký kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama vì chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đã tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.
Hơi giống 'pháo xịt' '
The Economist nhắc lại rằng số người bị Việt Nam đã bỏ tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" hay "âm mưu lật đổ chính quyền" trong nửa đầu năm 2013 đã bằng cả tổng số của năm 2012.Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đã tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.
Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là "quái dị" và bình luận thêm:
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á."
"Và vì những lý do khác nữa, Obama đang nóng lòng kết thúc TPP, "trụ" kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái Bình Dương."
Tác giả cũng nhận xét "đối tác toàn diện" mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được "định nghĩa mơ hồ" trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp hòa bình trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.
Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:
"Do lời mời của ông Obama đã dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược," ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.
"Hai nhà lãnh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa."
'Vuốt ve' Hà Nội
The Economist nói mặc dù TPP có thể giúp đẩy nhanh tiến độ cải cách đất đai và các doanh nghiệp quốc doanh, hiện chưa có gì chắc chắn là Việt Nam sẽ thông qua TPP:"Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đòi ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.
"Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.
"Dẫu sao thì những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn."
The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số "tù nhân chính trị có tiếng" trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đã "lắng nghe" than phiền của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).
Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoãn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.
Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay ký một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt - Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đã quyết định "vuốt ve" thay vì khiêu khích Hà Nội.
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130730_the_economist_chuyen_di_cua_ong_sang.shtml
Tuesday, July 30, 2013
NGUYỄN THIÊN- THỤ * PHẬT GIÁO TẠI NGA
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO NGA
I. PHẬT GIÁO TẠI NGA
Nga hiện nay là một nước cộng hoà, diện tích 17,075,400km2, dân số 142
triệu người.Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo là các tôn
giáo truyền thống của Nga, được cho là một phần của "di sản lịch sử" Nga
trong một điều luật được thông qua năm 1997. Con số thống kê ở Nga
không chính xác. Số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số. Chính thống
giáo Nga là tôn giáo thống trị ở Nga 95% dân số. Các tôn giáo khác thì
nhỏ hơn như Công giáo La mã, và nhiều phái Tin Lành. Người Nga chấp nhận
Cơ Đốc giáo Chính thống ở thế kỷ thứ 10. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế
năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã nói rằng có xấp xỉ 100 triệu
công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga.
Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo La Mã, Tin lành hay Do Thái giáo. Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên học giả Hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi giáo ở Nga.. Phật giáo là truyền thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, và Kalmykia.
Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo La Mã, Tin lành hay Do Thái giáo. Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên học giả Hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi giáo ở Nga.. Phật giáo là truyền thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, và Kalmykia.
Nga là một quốc gia rộng lớn và có những vùng khác nhau. Về Phật giáo
thì Phật giáo Tây Tạng mạnh nhất. Phật gáo Tây Tạng qua Mông cổ rồi vào
đất Nga. Cũng có thuyết nói rằng khi quân Mông Cổ xâm lăng Tây Tạng
thế kỷ 13 đã thâu thái Phật giáo Tây Tạng. Sau đó, Phật giáo các
nước theo di dân mà nhập vào Nga như Triều Tiên, Trung Quốc ,Việt Nam,
Nhật bản. Về phương diện Phật giáo, chúng ta có thể chia làm ba vùng
chính: Đó là vùng Burvartia, Kalmikia và Turva.
1. Phật giáo ở Burvatia (Buryatia)
Phật giáo đã đến xứ Mông cổ ( Xiongnu, Xianbei, và Khitans) vào thế kỷ thứ hai sau TL.Trong đó lãnh thổ Ivolginsk xứ Xiongnu ) đã có dấu tích Phật giáo trong các nấm mộ. Vào thế kỷ 17, Phật giáo Tây Tạng phát triển tại Mông Cổ rồi truyền đến dân chúng Transbaikalia ( vùnh gần đông hồ Baikal) thuộc Buvat. Khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, Phật giáo trải rộng khắp vùng Transbaikal. Một nhóm khác đi từ tu viện Labrang ở Amdo của Tây Tạng. Ban đầu họ lập những chùa nhỏ gọi là Dugan .
Dzogchen Dugan (temple) at the Ivolga Datsan, 2012
Green Tara Dugan at the Ivolga Datsan, 2012Phật giáo đã đến xứ Mông cổ ( Xiongnu, Xianbei, và Khitans) vào thế kỷ thứ hai sau TL.Trong đó lãnh thổ Ivolginsk xứ Xiongnu ) đã có dấu tích Phật giáo trong các nấm mộ. Vào thế kỷ 17, Phật giáo Tây Tạng phát triển tại Mông Cổ rồi truyền đến dân chúng Transbaikalia ( vùnh gần đông hồ Baikal) thuộc Buvat. Khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, Phật giáo trải rộng khắp vùng Transbaikal. Một nhóm khác đi từ tu viện Labrang ở Amdo của Tây Tạng. Ban đầu họ lập những chùa nhỏ gọi là Dugan .
Năm 1701 có 11 dugans ở Transbaikalia. Năm 1722, biên giới
Mông Nga bị đóng cửa, và phía bắc Mông cổ thuộc Nga, là đất Buryat, Nga
cho xứ này có quyền về tôn giáo, cho nên xứ này lập các tu viện đại học
Phật giáo gọi là Datsan ở Buryatia. Tu viện đại học thứ nhất lập ở
Tsongol xây xong thập niên 1740. Năm 1741 Nữ hoàng Elizabeth (Yelizaveta Petrovna)
công nhận Lạtma giáo , và công nhận 11 datsan cùng 150 lạt ma. Thế là
Phật giáo Tây Tạng trở thành tôn giáo chính thức tại Nga. (Tháng 7 năm
1991, Phật giáo Buryatia làm lễ 250 năm được công nhận chính thức).
Khoảng 1846, có 343 datsan lập ở Buryatia.
Các đại học ở đây đã thâu thái các văn chương, tập quán của phái Lat ma áo vàng ( Gelugpa lineage), và các tông phái khác của Phật giáo. Năm 1869, Lat ma Mông Cổ là Choi-Manrambađã dạy về y học tại Tu viện đại học Tsugol Datsan. Và từ đấy , y học phát triển. Năm 1878, trường Duynhor Kalachakra đưọc lập ở Aga datsan thì nâng cao giá trị tinh thần của tu viện đại học. Năm 1887, sách in ra, có 29 nhà in hoạt động,cho đến năm 1930 bị hủy hoại thì các nhà in đã in 2000 nhan sách viết bằng chữ Tây Tạng và Mông Cổ. Đến cuối thế kỳ 19, Phật giáo đã phát triển đến vùng Cisbaikalia (nay là Bắc Buryatia).
Các đại học ở đây đã thâu thái các văn chương, tập quán của phái Lat ma áo vàng ( Gelugpa lineage), và các tông phái khác của Phật giáo. Năm 1869, Lat ma Mông Cổ là Choi-Manrambađã dạy về y học tại Tu viện đại học Tsugol Datsan. Và từ đấy , y học phát triển. Năm 1878, trường Duynhor Kalachakra đưọc lập ở Aga datsan thì nâng cao giá trị tinh thần của tu viện đại học. Năm 1887, sách in ra, có 29 nhà in hoạt động,cho đến năm 1930 bị hủy hoại thì các nhà in đã in 2000 nhan sách viết bằng chữ Tây Tạng và Mông Cổ. Đến cuối thế kỳ 19, Phật giáo đã phát triển đến vùng Cisbaikalia (nay là Bắc Buryatia).
The Devajin Dugan at the Tamcha Datsan.
Triển lãm tại Bảo Tàng Nhân Dân Transbaikalia.
Tại Ivolga Datsan
Hambo Lama (ngồi giữa) của Tu viện đại học Tamcha, 1886
Năm 1918, Cộng sản ra lệnh tách rời nhà chùa với Chính quyền, và bãi bỏ
giáo dục tôn giáo. Đạo luật này có hiệu lực tại Buryatia năm 1925, phá
hoại giáo dục Phật giáo. 47 tu viện đại học và chùa nhỏ không hoạt động
được. 1800 lạt ma học giả bị giam, lưu đày, hoặc vào trại cưỡng bách lao
động. Hơn 100 vị lạt ma bị bắn chết.
Trong thập niên 1920, vài nơi trong xứ Transbaikalia ( nhất là ở
Aga) cho đến vùng Shenehen của Nội Mông thì còn tiếp tục truyền thống
Phật giáo. Ngày 2-5 -1945, Hội đồng Nhân Dân Buryat ra nghị định mở cửa
chùa Phật giáo. Các chùa chiền, tu viện được mở lại như Hambyn Sume ở
Srednyaya Ivolga, Ivolga Datsan ở Buryatia và Aga Datsan ở Aga Buryat
của Chita
Oblast... được mở cửa từ 1946. Năm 1991, một học viện cao cấp
gọi là Dashi
Choynhorlin mở tại Ivolga Datsan để đào tạo tăng sinh, giáo sư, dịch
giả , nghệ sĩ...Việc đào tạo theo quy mô của tu viện đại học Goman .
Năm 1991, số đại học tu viện ở Buryatia lên đến 12.
2. Phật giáo tại Kalmykia
Kalmykia ở phía tây nước Nga. Kalmyks
là một quốc gia châuy Âu the only nation of Europe có liên hệ nguồn
gốc Mông Cổ , và cả quốc gia đều theo Phật giáo. Đây là quốc gia theo
thể chế cộng hòa , là cộng hòa Kalmykia,
là một liên bang phụ thuộc của liên bang Nga .Dân Kalmykia đã di cư
sang châu Âu, theo đạo Phật, lấy lạt ma làm vị lãnh đạo tinh thần.
Những người tị nạn chính trị Kalmykia mở chùa Phật ở Trung Âu, như ở Belgrade, Serbia,
vào những năm 1920. Một số di cư sang Hoa Kỳ vào cuối 1951-1952, họ lập chùa ở Monmouth County, New Jersey vả vùng lân cận. Geshe Wangyal, là một nhà tu người Kalmykia đã lập Trung tâm Học viện và Tu viện Tây Tạng ở Washington, NJ.
Golden Temple Elista Kalmykia
3. Phật giáo tại Tyva
Nước Tyva cộng hòa (hoặc Tuva) là một liên bang phụ thuộc Nga, nằm trong vùng Trung Á, phía nam Siberia, thủ đô Kyzyl, dân số 307,930 (2010 Census).
Ở đây có ba tôn giáo chính: Phật giáo Tây Tạng, Chính thống giáo và Sa man giáo (1). Lãnh tụ Tây Tạng Phật giáo hiệen nay là Tenzin Gyatso,
là vị Lạt ma thứ 14. Tháng 9 năm 1992, Ngài đã đến thăm Tuya ba
ngày. Dân Tuvan theo Phật giáo cộng với tôn giáo Saman bản xứ.
Phật giáo phát triển suốt 16, 17 thế kỷ. Phật giáo suy tàn thời Cộng
sản. Nay đang phục hưng. Chùa chiền mở rộng đào tạo tăng ni và lạt ma.
Đạo shaman của bản xứ cũng phát triển.Cuộc khảo sát dân số năm 2012 cho
biết 61% dân số theo Phật giáo, 8% theo đạo saman, 1,5% theo Chính
thống giáo và Tin Lành giáo
Thời Nga Hoàng còn tại vì, Phật Giáo cũng rất thịnh hành ở nước Nga, có rất nhiều người quy y, tu học.
Nhiều chùa và tu viện Phật Giáo được xây cất khắp nơi. Năm 1741,
Hoàng hậu Nga Elizabeth đã có một tuyên ngôn, theo đó Phật giáo được
công nhận là một trong những tôn giáo của nhà nước Nga. Hoàng gia luôn
luôn thân thiện với Phật giáo. Năm 1764, Nữ hoàng Ecatherina II đặt ra
chức vụ người đứng đầu Phật tử Nga. Do đó, Phật tử Nga đã thừa nhận bà
là hiện thân của Tara Trắng. Tara Trắng là một trong những vị thần Phật
giáo. Kể từ đó, tất cả các hoàng đế Nga - bất kể họ là phụ nữ hoặc nam
giới, đều được tín đồ Phật tử Nga coi là hiện thân của Tara Trắng trên
cõi nhân gian."
Chính em ruột của Nga Hoàng Nicholas II là hoàng thân Ukhtomsky cũng là một nhà nghiên
cứu Phật Học và Ðông Phương học nỗi danh. Vị hoàng đệ này đã ủng hộ và
thuyết phục Nga Hoàng về việc cho phép xây cất ngôi chùa Kuntsechoinei
Datsan ở thành phố Petersburg vào năm 1908. Ðức Ðạt Lai La Ma thứ 13
cũng cúng dâng nhiều công đức về tịnh tài và pháp cụ cho ngôi chùa đầu
tiên ở nước Nga.
Những nhà Phật Học nổi danh là những Phật Tử Nga hồi đầu thế kỷ 20 như: Ivan Minayev, Sergei Oldenburg, Fyodor Stcherbatsky, Theodore Stcherbatsky và Cibikov là những Phật Tử tiên phong ở nước Nga. Thời đó Phật Giáo phát triển đến độ có cả trăm ngôi chùa và tu viện. Số Tăng, Ni xuất gia tu học lên tới cả nghìn người.
Nhưng cuộc biến loạn tháng 10 năm 1917 do những người Cộng Sản chủ xướng
đã tàn phá tất cả các tôn giáo, trong đó Phật Giáo cũng bị ảnh hưởng
nặng nề .Nhưng cuộc bạo động lật đỗ chế
độ quân chủ ở Nga vào năm 1917 đã làm thay đổi tất cả chỉ trong vài
năm, chế độ sắt máu cuả Lenin rồi Stalin đã hũy diệt tất cả các
chùa, tu viện. Lại thanh toán tất cả những vị Tăng, Ni nào trái lệnh
không chịu hoàn tục vào năm 1939, Phật Giáo và các tôn giáo khác hầu như
mất hẳn ở nước Nga.
Ðến cuối thập niên 1960 thì nhà cầm quyền trở nên lưu ý vì nhận thấy
nhiều nhà trí thức ở khắp nơi đang quy tụ quanh nhà Phật Học nổi danh
là cư sĩ Bidya Dandaron. Mật vụ KGB đã chụp bắt và lên án tù chung thân
vị cư sĩ này trong trại lao động khổ sai chỉ vì tội danh duy nhất là:
" Truyền bá Phật Giáo". Hội Ân Xá Quốc Tế đã can thiệp nhiều
lần, yêu cầu chính quyền Cộng Sản Liên Xô phóng thích vị cư sĩ này.
Tiến sĩ Andrei Sakharov - người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1975
- củng tích cực can thiệp để trả tự do cho cư sĩ Bidya Dandaron.
Nhưng tất cả đều thất vọng và vị Bồ Tát Hoá Thân này đã tử đạo
trong trại lao động khổ sai, trong khi một chân đã bị đánh gẫy vì những
lần tra tấn dả man mà vẫn phải bò lết (vì đi không được) lao động.
Sự hà khắc này làm xúc động nhiều người. Nhưng những Phật Tử trung
kiên phần lớn là học trò cuả vị cư sĩ này vẫn tiếp tục tu học Phật
Pháp một cách kín đáo và nhiệt thành trước sự đàn áp của Cộng Sản.
Sau này các Phật Tử người Nga đã kể lại những chuyện tu học thầm
kín đó như sau:
" Khi tham dự một hoạt động Phật sự nào như Thiền, tụng niệm,
thuyết pháp, đọc kinh sách, báo Phật Giáo v.v...ở một nơi nào đó. Các
Phật Tử thường không đến thẳng nơi đó mà hẹn ở một trạm xe điện
chẳng hạn.
Rồi được một Phật Tử tới đón về nơi đó. Phật sự diễn ra trong căng phòng chật cứng những người yêu đạo; những bức tường quanh phòng có các hàng kệ xếp đầy kinh sách Phật Giáo. Ðiều nầy chứng tỏ sự học hỏi giáo pháp một cách thuần thành và uyên bác của người Phật Tử Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa về sự nhiệt tâm và lòng thành của họ đối với Tam Bảo. Có nhiều người đã chọn những nghề bình thường để thích ứng hơn với sự tu học Phật Pháp thay vì những nghề cao sang. Có người thường xuyên đến tu học vào mùa hè ở Transbaikalia. Ðoàn Phật Tử nầy lại tiếp xúc với các đoàn Phật Tử tương tự và do đó tin tức về Phật Giáo được loan truyền rất nhanh. Do vậy mà ai cũng biết rằng điều gì đang xãy ra và đức tin của họ lại càng vững chắc hơn. Phật Tử Nga vẫn tích cực tu học sau thời Josef Stalin.
"Họ tổ chức luân phiên tại nhà riêng các đạo hữu những buổi lễ tụng niệm, thiền, thuyết pháp, trao đổi những tin sinh họat Phật Giáo ở trong nước và tin Phật Giáo ở các nước trên thế giới mà họ có được hay chuyền cho nhau những sách báo Phật Giáo từ nước ngoài. Mỗi khi tổ chức như vậy phải đặt người canh gác mật vụ KGB và công an NKVD vì nếu bị bắt, sẽ lãnh án cải tạo khó có ngày về vì tội truyền bá tôn giáo. Thời Cộng Sản, hiến pháp Liên Xô có ghi hai điều: "Quyền tự do không tín ngưỡng " và " Quyền tự do chống tín ngưỡng", bên cạnh điều : "Quyền tự do tín ngưỡng"." "Sự tu học của Phật Tử Nga rất đáng khâm phục.
Có người phải đi bộ hàng trăm cây số dù nắng, mưa, bảo, tuyết để đến nơi tu học nói trên. Có người cố học thuộc các đoạn kinh Phật, sách hay tin Phật sự ở các báo nước ngoài vì không thể đem theo các tài liệu này sợ bị bắt, để phỗ biến cho các Phật Tử khác. Những chuyện như thế sau này được kể lại đã làm xúc động thế giới."
Rồi được một Phật Tử tới đón về nơi đó. Phật sự diễn ra trong căng phòng chật cứng những người yêu đạo; những bức tường quanh phòng có các hàng kệ xếp đầy kinh sách Phật Giáo. Ðiều nầy chứng tỏ sự học hỏi giáo pháp một cách thuần thành và uyên bác của người Phật Tử Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa về sự nhiệt tâm và lòng thành của họ đối với Tam Bảo. Có nhiều người đã chọn những nghề bình thường để thích ứng hơn với sự tu học Phật Pháp thay vì những nghề cao sang. Có người thường xuyên đến tu học vào mùa hè ở Transbaikalia. Ðoàn Phật Tử nầy lại tiếp xúc với các đoàn Phật Tử tương tự và do đó tin tức về Phật Giáo được loan truyền rất nhanh. Do vậy mà ai cũng biết rằng điều gì đang xãy ra và đức tin của họ lại càng vững chắc hơn. Phật Tử Nga vẫn tích cực tu học sau thời Josef Stalin.
"Họ tổ chức luân phiên tại nhà riêng các đạo hữu những buổi lễ tụng niệm, thiền, thuyết pháp, trao đổi những tin sinh họat Phật Giáo ở trong nước và tin Phật Giáo ở các nước trên thế giới mà họ có được hay chuyền cho nhau những sách báo Phật Giáo từ nước ngoài. Mỗi khi tổ chức như vậy phải đặt người canh gác mật vụ KGB và công an NKVD vì nếu bị bắt, sẽ lãnh án cải tạo khó có ngày về vì tội truyền bá tôn giáo. Thời Cộng Sản, hiến pháp Liên Xô có ghi hai điều: "Quyền tự do không tín ngưỡng " và " Quyền tự do chống tín ngưỡng", bên cạnh điều : "Quyền tự do tín ngưỡng"." "Sự tu học của Phật Tử Nga rất đáng khâm phục.
Có người phải đi bộ hàng trăm cây số dù nắng, mưa, bảo, tuyết để đến nơi tu học nói trên. Có người cố học thuộc các đoạn kinh Phật, sách hay tin Phật sự ở các báo nước ngoài vì không thể đem theo các tài liệu này sợ bị bắt, để phỗ biến cho các Phật Tử khác. Những chuyện như thế sau này được kể lại đã làm xúc động thế giới."
Một tu viện Phật Giáo bị đóng cửa từ năm 1930 trong thời kỳ chống báng
tôn giáo của Josef Stalin đã được sửa chữa và mở cửa lại cho các
tín đồ Phật Giáo sinh hoạt.Nhưng vào cuối thập niên 1980, chế độ đã hoàn toàn sụp đổ
ở nước Nga và các nước ở Ðông Âu nên đã có nhiều chuyển đổi thuận
lợi cho Phật Giáo có cơ hội phục hồi lại như xưa ở nước Nga.
Thành phố Petersburg có truyền thống nghiên cứu và sưu khảo về Phật Giáo
. các học giả trong quá khứ đã giảng giải những cổ ngữ và kinh sách
Phật Giáo. Truyền thống nầy lại được tiếp tục bởi các nhà nghiên cứu
và sưu khảo ngày nay. Phật Giáo là một sinh lực linh động ở vùng đông
Siberia thuộc nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia. Những vùng khác như Chita,
Irkutsk đã có những cơ sở lớn nhất của các Phật Tử Nga để tu học.
Vào tháng 6-1990, tại một buổi lễ ở chùa Ivolginsky Datsan trụ sở của
các Phật Tử Nga, các vị Tăng, Ni và cư sĩ Phật Tử Á Châu đã tham dự
phiên họp Hội Ðồng Chấp Hành Thế Giới về Ðại Hội Hòa Bình Phật Giáo Á
Châu, một tổ chức cổ vũ hòa bình và hài hòa dựa trên những lời dạy của
Ðức Phật. Các nhà lãnh đạo và học giả Phật Giáo từ nhiều nước Á Châu
tham dự hội nghị củng kêu gọi sự nghiên cứu về di sản và văn hóa Phật
Giáo có tính sử học. Các vị đại biểu Phật Giáo Nga trong Hội Ðồng Chấp
Hành còn đề nghị thành lập ũy ban văn hóa, truyền thống và di sản Phật
Giáo nằm trong cơ cấu tổ chức Ðại Hội Hòa Bình Phật Giáo để ủng cố sự
đoàn kết giữa các Phật Tử Á Châu và các Phật Tử thế giới.
Trong bầu không khí "Glasnot" tự do ở cuối thập niên 1980, và cuộc
chuyển đổi ôn hòa từ Cộng Sản sang Dân chủ của ông Mikhail Gorbachev
và ông Boris Yelsin, người dân Nga đã được hưởng đầy đủ các quyền
tự do, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng. Do đó, Phật Giáo đang sinh
động và phục hồi trên khắp nước Nga.
Ðể tránh sự khó khăn và không an toàn của tình trạng bất hợp pháp,
các đoàn thể Phật Giáo trên khắp nước Nga phải đăng ký để được
phép hoạt động. Trên lý thuyết không còn một trở ngại nào nghiêm trọng
vì Phật Giáo và các tôn giáo ở nước Nga không còn bị coi như thành phần
tranh chấp về chính trị như thời Cộng Sản. Do đó rất nhiều tổ chức,
hội đoàn Phật Giáo đã được thành lập và đăng ký sinh hoạt ở nhiều
nơi trên nước Nga.
Hội Phật Giáo Petersburg (The Petersburg Religion Society Of Buddhists) đã có năm
nghìn Phật Tử ghi danh chính thức gia nhập hội. Còn nhiều Phật Tử khác
chưa ghi danh. Hội nầy cũng được chính phủ trao trả lại ngôi chùa cổ
Kuntsechoinei. Chùa đã được sửa chữa, tu bổ và hiện do Thượng Tọa
Gelong Sameyev, người Nga, trụ trì. Lúc nầy chùa đang có hai mươi sa di người
Nga tu học.
Hội Phật Giáo Estonia (The Estonian Buddhist Association) với hai nghìn Phật Tử
hội viên.
Còn nhiều hội đoàn Phật Giáo khác ở Riga, Latvia, Novosibirsk, Kiev, và
Khalev cũng được thành lập.Hai ngôi chùa Ago và Ivolga đã được trùng tu và là nơi sinh hoạt cho hai
mươi đoàn Phật Tử ở Siberia. Cộng đồng Phật Giáo Tashkent đã đăng bạ
và khởi sự sinh hoạt.
Một trung tâm Phật Giáo mới được khánh thành ở Kalmykia. Cộng đồng Phật
Giáo ở thủ đô Moscow rất phát triển với hai mươi nghìn Phật Tử. Các
Phật Tử ở đây có hai hạnh nguyện là xuất bản một tờ báo Phật
Giáo để có phương tiện tu học, nghiên cứu về giáo lý, triết lý, kinh
sách Phật Giáo; cũng như phương tiện truyền thông tin tức, sinh hoạt và
tình hình Phật Giáo ở nước Nga và các nước trên thế giới. Hạnh nguyện
này đã thành. Tờ báo Phật Giáo đã xuất bản do cô Sasha Iakoleva làm chủ
nhiệm. Báo phát hành toàn nước Nga. Ở thủ đô Moscow đã có mười nghìn
độc giả. Hạnh nguyện thứ hai là tìm kiếm một vùng đất thật rộng lớn
để kiến tạo một cảnh chùa thật hùng vĩ, đồ sộ tượng trưng cho Phật
Giáo phát triển dũng mãnh ở thủ đô và các thành phố khác ở nước
Nga.
Việc tìm kiếm vùng đất trống ở ngay thủ đô lúc này rất khó khăn và không thể làm được. Do đó Hội Ðồng Phật Giáo Nga đã mua một cao ốc ba tầng rất to lớn, nguyên là một nhà kho để cải biến thành ngôi chùa Phật. Phật Giáo Nga cần một số tiền rất lớn: một triệu (1,000,000) Mỹ kim để mua cao ốc và vùng đất bao quanh. Nhờ đạo tâm cao cả vì Phật Pháp, các Phật Tử Nga đã cúng dâng đầy đủ số tiền này. Khu cao ốc đã mua xong và hiện đang ở giai đoạn chỉnh trang, biến cải và xây dựng bên trong cũng như bên ngoài để tạo tác thành ngôi chùa thờ Phật uy nghi ở thủ đô. Các kiến trúc sư và kỹ sư các ngành đang thực hiện Phật sự to lớn này.
Việc tìm kiếm vùng đất trống ở ngay thủ đô lúc này rất khó khăn và không thể làm được. Do đó Hội Ðồng Phật Giáo Nga đã mua một cao ốc ba tầng rất to lớn, nguyên là một nhà kho để cải biến thành ngôi chùa Phật. Phật Giáo Nga cần một số tiền rất lớn: một triệu (1,000,000) Mỹ kim để mua cao ốc và vùng đất bao quanh. Nhờ đạo tâm cao cả vì Phật Pháp, các Phật Tử Nga đã cúng dâng đầy đủ số tiền này. Khu cao ốc đã mua xong và hiện đang ở giai đoạn chỉnh trang, biến cải và xây dựng bên trong cũng như bên ngoài để tạo tác thành ngôi chùa thờ Phật uy nghi ở thủ đô. Các kiến trúc sư và kỹ sư các ngành đang thực hiện Phật sự to lớn này.
Moscow (Mạc Tư khoa) sẽ có một ngôi chùa và tu viện Phật Giáo đầu tiên ở
thủ đô. Từ khi thủ đô nước Nga chỉ có một số ít Phật Tử thì nhu cầu cho
một ngôi chùa và tu viện chưa bao giờ được nghĩ tới trước đó. Nhưng bây
giờ thì số người Nga quy y Phật Giáo ở thủ đô Moscow mỗi ngày một gia
tăng đáng kể nên Hội Ðồng Phật Giáo Nga đã quyết định xây cất một ngôi
chùa không những chỉ dành cho các Phật Tử người nước ngoài thuộc các
phái đoàn ngoại giao có tín ngưỡng Phật Giáo nữa.
Trong những ngày này, Mười ngày văn hóa Phật giáo bắt đầu được khai trương tại thủ đô phía Bắc của Nga.
Đây là Festival lần thứ ba của những người theo giáo huấn Đức Phật ở St
Petersburg. Năm nay, lễ hội được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 270 năm ngày
Phật giáo chính thức được công nhận là một trong những tôn giáo của nhà
nước Nga.
Tại Liên Hịêp Nga (The Russian Federation), Phật Giáo vừa hồi sinh, vừa phát triển rất nhanh, và mạnh. Hiện có hàng triệu người Nga tín ngưỡng Phật Giáo.Ba nước Cộng Hòa Phật Giáo (The Three Buddhist Republics):Kalmykia, Tuva, Buryatia dân chúng đều là tín đồ Phật Gíáo. Chỉ riêng nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia đã có dân số hai triệu (2.000.000) người hoàn toàn là Phật Tử.
Tại Liên Hịêp Nga (The Russian Federation), Phật Giáo vừa hồi sinh, vừa phát triển rất nhanh, và mạnh. Hiện có hàng triệu người Nga tín ngưỡng Phật Giáo.Ba nước Cộng Hòa Phật Giáo (The Three Buddhist Republics):Kalmykia, Tuva, Buryatia dân chúng đều là tín đồ Phật Gíáo. Chỉ riêng nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia đã có dân số hai triệu (2.000.000) người hoàn toàn là Phật Tử.
II. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO NGA
A. ST. PETERSBURG
1. TU VIỆN ĐẠI HỌC ST.PETERSBURG
Tu viện này trước mang tên là St Peterburg Datsan nhưng sau đổi tên là
Gunzechoyney Datsan.
Từ năm 2009, lễ hội Mười ngày do chùa
Gunzechoyney ở St Petersburg khởi xướng được tổ chức hàng năm. Chùa được
xây dựng trên bờ sông Neva vào năm 1915. Đây không chỉ là một trong
những ngôi chùa cổ nhất ở Nga, mà còn là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở
châu Âu. Đầu thế kỷ XX, ở St Petersburg chỉ có
khoảng hai trăm Phật tử. Mặc dù ở nước Nga không có nhiều người theo đạo
Phật, các vị hoàng đế Nga luôn luôn đối xử với họ tử tế và giúp đỡ họ
về mọi mặt. Để hỗ trợ Phật giáo, thậm chí nhà nước đã thông qua một văn
kiện đặc biệt, đặt nền móng cho sự phát triển của hệ thống tôn
giáo-triết học này.
Bảo tàng dân tộc học ở St Petersburg sẽ có món quà bất
ngờ dành cho các Phật tử. Tại Mười ngày văn hóa Phật giáo, lần đầu tiên
trưng bày bảy tặng vật độc đáo, do Lạtma Pandito Hambo Dashi-Dorji
Itigelov tặng Nga hoàng Nicolai II vào ngày kỷ niệm lần thứ 300 của
triều đại Romanov. Trong một thời gian dài, các vật báu này được coi là
mất tích. Bà Alla Namsaraeva nói :
Đối với các Phật tử, việc tìm lại những món quà này là một biểu tượng
thiêng liêng. Năm 1927, khi đang thiền định, Lạt ma Itigelov Hambo, bây
giờ được gọi là "Lạt Ma thánh cốt” đã qua đời, thọ 75 tuổi. Ông được
chôn cất ở ngoại ô Ulan-Ude, thủ phủ của Buryatia. Gần mười năm trước,
cỗ quan tài với thánh cốt đã được cải táng.
Và thật ngạc nhiên, thi thể
ngài Itigelov, người ngay trước khi chết đã tuyên bố sẽ đầu thai, rất ít
bị phân hủy. Ngày nay, thánh cốt Lạtma Pandito Hambo Dashi-Dorzho
Itigelov trở thành một trong những thánh tích thiêng liêng của đạo Phật.
Ba năm trước, để bảo vệ hiện vật quý giá, trong điện thờ Ivolginsk đã
xây dựng một cung điện thủy tinh đặc biệt gọi là Cung hồ quang Etigel.
Tín đồ Phật Giáo chỉ có thể vào thăm cung này trong những ngày lễ lớn
của Phật giáo.
The Datsan Gunzechoinei
Saint Petersburg Datsan
2. CHÙA KALACHAKRA
Khoảng năm 1909, Lat ma Agvan Dorjiev tuân lệnh Nga hoàng Nikolai Romanov khởi sự xây chùa cho dân Buriat và Kalmyk trong thành phố. Agvan Dorjiev (1854-1938) là người Mông Cổ ở Buryat, đã tu học ở Lhasa và trở thành giáo viên phụ giảng của Đat Lai Lat ma thứ 13.Chùa này là chùa đầu tiên ở châu Âu. Chùa mở cửa năm 1915, vào giữa đế nhất thế chiến. Năm 1917, chùa bị Hồng quân phá hoại phải đóng cửa. Chùa hoạt động vào 1990 vào thời Perestroika của Gorbachev .
Phật giáo đoàn này là một tổ chức Phật giáo được chính quyền Slovenia chấp thuận. Trung tâm này do Lạt ma tối cao giảng dạy theo lời Phật, và thích hợp cho mọi quốc gia. Trung tâm được Lama Shenpen Rinpoche là vị lat ma thường trú tại Slovenia dạy. Ngài sinh ở miền tây nước Pháp, sau theo Phật giáo và được các lạt ma chấp nhận từ 1992. Năm 2000, ngài được mời dạy tại Slovenia và nhiều quốc gia khác.Trung tâm và chùa thành lập từ January 1, 2007.
Giáo đoàn này có cơ sở chính tại Slovenia, và nhiều chi nhánh tai Hungary, Autria, Romania, Pháp..
Địa chỉ tại Nga:
Buddhist centre and Temple in Ljubljana, Slovenia
Address: Saint-Petersburg, Russia
Tradition: Tibetan, Vajrayana
mekikova11000 Ljubljana, Slovenia
Email
office@dharmaling.org
Website
http://www.dharmaling.o
* E-mail: spb @ dharmaling.org
B. BURYATIA
2. CHÙA KALACHAKRA
Khoảng năm 1909, Lat ma Agvan Dorjiev tuân lệnh Nga hoàng Nikolai Romanov khởi sự xây chùa cho dân Buriat và Kalmyk trong thành phố. Agvan Dorjiev (1854-1938) là người Mông Cổ ở Buryat, đã tu học ở Lhasa và trở thành giáo viên phụ giảng của Đat Lai Lat ma thứ 13.Chùa này là chùa đầu tiên ở châu Âu. Chùa mở cửa năm 1915, vào giữa đế nhất thế chiến. Năm 1917, chùa bị Hồng quân phá hoại phải đóng cửa. Chùa hoạt động vào 1990 vào thời Perestroika của Gorbachev .
Năm 2003 và 2005, Ngài Kirti Tsenshab Rinpoche giảng dạy tại đây.
KALACHAKRA có một hệ thống chùa và học viện tại nhiều quốc gia :Tây Tạng,Ấn Độ, Mông Cổ, Hawaii, Spain, Australia...
Địa chỉ:
The Saint Petersburg Temple of Kalachakra
197183, St. Petersburg, Primorsky prospect, 91
3. PHẬT GIÁO ĐOÀN DHAHARMALING (Buddhist Congregation Dharmaling)
Phật giáo đoàn này là một tổ chức Phật giáo được chính quyền Slovenia chấp thuận. Trung tâm này do Lạt ma tối cao giảng dạy theo lời Phật, và thích hợp cho mọi quốc gia. Trung tâm được Lama Shenpen Rinpoche là vị lat ma thường trú tại Slovenia dạy. Ngài sinh ở miền tây nước Pháp, sau theo Phật giáo và được các lạt ma chấp nhận từ 1992. Năm 2000, ngài được mời dạy tại Slovenia và nhiều quốc gia khác.Trung tâm và chùa thành lập từ January 1, 2007.
Giáo đoàn này có cơ sở chính tại Slovenia, và nhiều chi nhánh tai Hungary, Autria, Romania, Pháp..
Địa chỉ tại Nga:
Buddhist centre and Temple in Ljubljana, Slovenia
Address: Saint-Petersburg, Russia
Tradition: Tibetan, Vajrayana
mekikova11000 Ljubljana, Slovenia
office@dharmaling.org
Website
http://www.dharmaling.o
* E-mail: spb @ dharmaling.org
Dharmaling Buddhist Centre
Vẽ Mạn Đà La
Dharmaling Buddhist Centre
B. BURYATIA
Số chùa chiền và tu viện tại Buryatia rất phát triển trong thời Nga
hoàng. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại tên các chùa và tu viện thời ấy
và hiện nay như sau ở Buyatia, Chita và Irkutsk Oblasts:
- Hambyn-Hure Datsan of Ulan-Ude: city of Ulan-Ude
- Aga Datsan: Chita, Aga Buryat Autonomous Area, village of Aginskoye
- Atsagat Datsan: Republic of Buryatia, village of Atsagat
- Kurumkan Datsan: Republic of Buryatia, Kurumkansky (Huramhaanai in Buryat) District, village of Kurumkan
- Sartul-Gegetuy Datsan: Republic of Buryatia, Jidinsky (Zede) District, village of Gegetuy
- Atagan-Dyrestuy Datsan: Republic of Buryatia, Jidinsky (Zede) District, village of Dyrestuy
- Tabangut-Ichotuy Datsan: Republic of Buryatia, Jidinsky (Zede) District, village of Dodo-Ichotuy
- Egita Datsan: Republic of Buryatia, Yeravninsky (Yaruunyn) District, village of Egita
- Sanaga Datsan: Republic of Buryatia, Zakamensky (Zahaaminai) District, village of Sanaga
- Ivolga Datsan: Republic of Buryatia, Ivolginsky (Ebilge) District, village of Vyerkhnyaya Ivolga website
- Kizhinga Datsan: Republic of Buryatia, Kizhinginsky (Hezhengyn) District, village of Kizhinga
- Baldan Breybun Datsan: Republic of Buryatia, Kyakhtinsky (Hyaagtyn) District, village of Murochi
- Tugnui Datsan: Republic of Buryatia, Mukhorshibirsky (Muhar-Sheber) District, village of Mukhorshibir
- Okinsky Datsan: Republic of Buryatia, Okinsky (Ahyn) District, village of Orlik
- Tamcha (Gusinoozyorsk) Datsan: Republic of Buryatia, Selenginsky (Selenge) District, village of Gusinoye Ozero (Tamcha)
- Kyren Datsan: Republic of Buryatia, Tunkinsky (Tünhen) District, village of Kyren
- Hoymor Datsan: Republic of Buryatia, Tunkinsky (Tünhen) District, Arshan resort
- Ugdan Datsan: Transbaikalia District, Chita Oblast, village of Ugdan
- Ust-Orda (Abaganat) Datsan: Irkutsk Oblast, village of Ust-Orda
- Ana Datsan: Republic of Buryatia, Khorinsky (Hori) District, village of Ana
- Chesan Datsan: Republic of Buryatia, Kizhinginsky (Hezhengyn) District, village of Chesan
- Chita Datsan: Transbaikalia Kray, Chita Oblast, city of Chita
- Tsugol Datsan: Chita Oblast, village of Tsugol
4. ĐẠI HỌC TU VIỆN HAMBYN-HURE
Datsan Hambyn-Hure là đại học tu viện Phật giáo ở Ulan-Ude ở bắc Siberia (Transbaykal), nước Nga. Đại học này mở 1994.
Datsan Hambyn-Hure (Ulan-Ude).jpg
5. TU VIỆN ĐẠI HỌC IVOLGINSKY
Ivolginsky datsan (Russian: Иволгинский Дацан) là chùa Phật ở Buryatia, Russia, cách Ulan Ude, 23 km, gần làng Verkhnyaya Ivolga. village. Tu viện mở cửa năm 1945, và là trung tâm Phật giáo duy nhất ở Liên Xô. Ban đầu là một chùa nhỏ, sau trở thành trung tâm tu viện do lat ma Pandido Khambo lama, vị lãnh đạo toàn thể lat ma Liên Xô làm trụ trì.
Đó là trung tâm tinh thần Phật giáo Liên Xô , sau đó là cơ quan của Giáo hội Tăng già Phật giáo Nga. Viện đại học Phật giáo «Dashi Choinkhorling» mở cửa năm 1991, và gắn bó với tu viện đại học này.
Ngày 20/01/2005, Viện đại học Buryatia chính thức cấp giấy phép công nhận
Học viện Phật giáo tại Buryatia thành Viện đại học Phật giáo
Damba-Dorzho Zayayev, lấy danh hiệu của Lạt-ma Khambo, đặt tại Tu viện
Ivolgin. Đây là Viện đại học Phật giáo đầu tiên ở Nga.
Viện đại học Phật giáo này đạo tạo từ cử nhân đến tiến sĩ theo quy định
chung của Bộ giáo dục Nga. Sinh viên muốn theo học ở Viện đại học này ít
nhất phải tốt nghiệp phổ thông trung học và phải trải qua đợt thi tuyển
sinh. Theo các giáo sư ở các học viện Phật giáo
nước ngoài, sinh viên Nga rất giỏi các môn học như toán, vật lý, hóa
học, thiên văn, v.v... Vì thế, khi nghiên cứu về đạo Phật, họ đã nhanh
chóng tiếp thu giáo lý đạo Phật một cách hữu hiệu.Phật
tử ở Nga hy vọng rằng, sự ra đời của viện Đại học này sẽ là nơi đào
tạo nhiều người con Phật để có thể truyền bá tư tưởng Phật giáo rộng
rãi hơn, lợi ích hơn, góp phần giữ gìn trật tự và an bình cho đất nước.
Những người có công rất lớn trong phong trào nghiên cứu Phật giáo tại Nga
phải kể đến viện sĩ hàn lâm Vasily Vasiliyey, sinh năm 1818, người kế
thừa ông là người học trò Ivan Minayev, và nhiều nhà nghiên cứu Phật học
khác như ông Sergei Oldenburg, (1863-1934), Fyodor Ippolitovich
Shcherbatskoy (1866-1942), v.v…
Trong số đó, đặc biệt là ngài Agvan Dorzhiev (1854-1928), Ngài đã từng làm cố vấn giảng
dạy cho đức Đạt-lai-lạt-ma thứ 13 thời thơ ấu. Sau này, Ngài trở về Nga
để chỉnh đốn và xây dựng Phật giáo tại Buryatia.
Ivolga Monastery
Ivolga Monastery - Etigel Khambin Temple.
Tổng thống Putin đến thăm Ivolghinsky Datsan
Ivolghinsky Datsan
Ivolghinsky Datsan
6. TU VIỆN ĐẠI HỌC ANINSKY
Aninsky Datsan (bur. Ana Dothan) - một trong những datsan lâu đời nhất của Nga. Nằm ở phía đông của nước cộng hòa Buryatia ngày nay . Aninski
Datsan được xây năm 1775 và là một trung tâm y học Tây Tạng. Ở thế kỷ
XIX, tu viện đại học này rất lớn, là nhà của 1000 lạt ma, hàng trăm sinh
viên. Tu viên đại học này được dân trong vùng kinh trọng.
Aninsky
Datsan là trung tâm của tôn giáo, giáo dục, xuất bản, biểu tượng, đồ
họa, nghệ thuật sân khấu . Tu viên lúc này là tòa nhà bằng gỗ đã bị đốt cháy một lần vào năm 1811 . Dugan là một tòa nhà hai tầng có lan can, ban công, hang động và hốc. Tầng đầu tiên bắt đầu với chiều cao của con người. Thay vào đó, mái nhà được xây dựng một kim tự tháp bằng đá. Chiều cao của kim tự tháp từ 10 đến 15 mét. Kim tự tháp đã được hỗ trợ 30 cột.Năm 1825, ông tách ra khỏi Aninskogo Egituysky Datsan.Vào cuối thế kỷ IXX xung quanh Aninskogo datsans sống hàng chục ngàn người.
Datsan là một ngôi làng lớn, chiếm trung tâm của đền thờ và tu viện phức tạp, là trung tâm buôn bán gần Chita đường, toàn bộ thung lũng đã được xây dựng với những ngôi nhà và cửa hàng của Bukharan người Do Thái (burzhahe), các thương gia Trung Quốc, Nga, Mông Cổ doanh nhân, những người hành hương Tây Tạng.Sau cuộc bạo loạn năm 1917 Datsan đã được đóng lại. Năm 1931, quân Liên Xô đem đại pháo phá hủy datsan này, một số lạt ma chết, số còn lại bị đày đi Gulag. Trong thời Xô Viết các datsans xây dựng sử dụng như là chuồng ngựa, nhà để xe, vv.. Cho đến những năm 1950, các tòa nhà sụp đổ, và trở thành hoang phế suốt triều đại cộng sản. Từ những năm 1990, tu viện được phục hồi.
Datsan là một ngôi làng lớn, chiếm trung tâm của đền thờ và tu viện phức tạp, là trung tâm buôn bán gần Chita đường, toàn bộ thung lũng đã được xây dựng với những ngôi nhà và cửa hàng của Bukharan người Do Thái (burzhahe), các thương gia Trung Quốc, Nga, Mông Cổ doanh nhân, những người hành hương Tây Tạng.Sau cuộc bạo loạn năm 1917 Datsan đã được đóng lại. Năm 1931, quân Liên Xô đem đại pháo phá hủy datsan này, một số lạt ma chết, số còn lại bị đày đi Gulag. Trong thời Xô Viết các datsans xây dựng sử dụng như là chuồng ngựa, nhà để xe, vv.. Cho đến những năm 1950, các tòa nhà sụp đổ, và trở thành hoang phế suốt triều đại cộng sản. Từ những năm 1990, tu viện được phục hồi.
C. KALMYKIA
7.TU VIỆN BURKHAN BASKIN ALTAN (GOLDEN ABODE OF SHAKYAMUNI)
Tu viện Golden Abode of Buddha Shakyamuni xây năm 2005 ở phía nam Nga,
vùng Elista là một ngôi chùa Phật lớn nhất châu Âu . Trong thởi cộng
sản, chùa chiền là đạo Phật bị phá hoại, nay đang phục hưng.Đức Đạt Lai
lạt ma thứ 14 đã làm lễ khánh thành vào ngày 27-12-2005, có trên 5,000
người tham dự.Trong buổi lễ,Tổng thống Cộng hòa Kalmykia Kirsan Ilyumzhinov đã tưởng niệm tại chùa những ai đã bị cộng sản giết và đày Siberia vào ngày 27-12- 1943.
8. TU VIỆN GEDEN SHEDDUP CHOIKORLING
Tu viện Geden Sheddup Choikorling là một tu viện Tây Tạng ở Elista, nước cộng hòa Kalmykia, thuộc Nga. Tu viện mở cửa ngày 5-10- 1996 với sự tham dự của trên 30,000 dân chúng. Đây là tu viện Tây Tạng đầu tiên được xây trong vùng kể từ 1920. Đây là tu viện đầu tiên của nền Cộng hòa kể từ khi Stalin ra lệnh phá hoại chùa chiền trong thời Tập thể hóa và thời Đại khủng bố của thập niên 1930.
Tu viện Geden Sheddup Choikorling là một tu viện Tây Tạng ở Elista, nước cộng hòa Kalmykia, thuộc Nga. Tu viện mở cửa ngày 5-10- 1996 với sự tham dự của trên 30,000 dân chúng. Đây là tu viện Tây Tạng đầu tiên được xây trong vùng kể từ 1920. Đây là tu viện đầu tiên của nền Cộng hòa kể từ khi Stalin ra lệnh phá hoại chùa chiền trong thời Tập thể hóa và thời Đại khủng bố của thập niên 1930.
Theo tiếng Tây Tạng, Geden Sheddup Choikorling co nghĩa là "Nơi an trú
thiêng liêng cho lý thuyết và thực hành của Phái Lạt ma áo vàng"( "A
Holy Abode for Theory and Practice of the School of Gelugpa) .Đức Đạt
lai lạt ma đời14 chọn đất và đặt tên khi ngài ra ngoài thủ đô Elisa
trong dịp ngài viếng cộng hòa Kalmykia vào mùa hè 1991. Chùa có tượng
Phật Thích Ca.
D. CZECH
10. TRUNG TÂM DHARMA CENTER
Tushita Meditation Centre là trung tâm học tập va thực hành Phật pháp theo truyền thống Đại Thừa Tây tạng . Trung tâm này nay ở Bắc Ấn Độ, giữa những núi đồi rậm rạp.gần thành phố McLeod Ganj - là nơi Ngài Đat Lai Lat ma thứ 14.
Trung tâm Tushita nhắm truyền thụ Phật pháp cho mọi người ở mọi quốc gia. Trung tâm Tushita được thành lập năm 1972 do Lama Thubten Yeshe, là giáo sư về Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Vì Ngài Yeshe viên tịch năm 1984, đệ tử chinh của Ngài là Lama Zopa Rinpoche thay Ngài điều khiển Tushita và FPMT (Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition).
Tushita là thành viên của FPMT - là một mạng lưới của trên 40 trung tâm thiền và phục vụ xã hội trên 30 quốc gia trên thế giới
Địa chỉ tại Nga:
Tushita Dharma Center
Address: pr. Oktyabrya, 101/1a, 102 Ufa 450000Tradition: Vajrayana, Tibetan, Gelugpa
Phone: +7 347 2355622
E-mail: mail@@tushita.ru
Website: http://www.tushita.ru
Find on:
Spiritual Director: Venerable Geshe Jampa Tinley
Tushita Meditation Centre
E. MAC TƯ KHOA
Trung tâm này có gần 40 chi nhánh trên các quốc gia trên thế giới.
Argentina / australia /Austria /Canada /Chile /Croatia /Czech Republic /Estonia /France
/Germany /Hong Kong /Hungary /India /Israel /Italy /Japan /Latvia /Libanon /Lithuania
/Malaysia /Mexico /Mongolia /Nepal /New Zealand / /Neru /Poland /Russia /Singapore
/Spain / Sweden /Switzerland /Taiwan /Tibet /Ukraine /United Kingdom /United States /Vietnam
Tại nước Nga, trung tâm chính là:
Drikung Kagyu Ratna Shrin/a
n/a Moscow Russia
http://drikung.ru
Contact Person: Alexander Bedcher,
Alexander Dogaev
Phone: +7 (926) 9035959
Tại Nga có trung tâm ở Moscow và Estonia .
Trung tâm Phật giáo Tây Tạng “Drikung Kagyu Ratna Shri” ở Mạc Tư Khoa được thành lập năm 2009 do Ngài Kyabje Garchen Rinpoche và Ngài H.H. Drikung Kyabgon Chetsang, viện trưởng viện Drikung Kagyu school. Khoảng năm 2003, Ngài Kyabje Garchen Rinpoche đã thăm Moscow nhiều lần và ngỏ ý xây một trung tâm Phật giáo để dạy Phật pháp cho dân chúng tại đây.
Drikung Kagyu Ratna Shri” ở Mạc Tư Khoa
Drikung Kagyu Ratna Shri” ở Mạc Tư Khoa
Trung tâm Estonia thành lập từ 1992.Trung tâm Drikung Kagyu Ratna Shri là trung tâm Phật giáo Tây Tạng ở Tallinn, có mục đich dạy Thiền, dạy Phật pháp. Có nhiều cách thiền theo phái Drikung Kagyu cổ truyền. Mỗi cá nhân có thể tìm thấy con đường thích hợp cho mình.
Địa chỉ: Vilmsi 45A-2
Tallinn
Estonia 10412
Ain Starast, President
+372 56479868
drikung@drikung.ee
Lineage
Tibetan: Drikung Kagyu
Lineage holder / Director
Drupon Konchok Sangyas Rinpoche
Members & Friends 22
Language(s) Estonian, English
Drikung Kagyu Ratna Shri ở Estonia
Đây là một phái Thiền tên là Vipassanā do Satya Naravan Goenka (sinh năm 1924), người Miến Địện giảng dạy . Ông là đệ tử củaSayagyi U Ba Khin.Ông
Goenkađã đào tạo hơn 800 đạo sư, và mỗi năm dạy 100,000 đệ tử theo
phép thiền Vipassana. Ông nhấn mạnh rằng đức Phật dạy pháp, dạy Tự do,
là những điều phổ quát toàn cầu, không riêng rẽ địa phương nào, sắc tộc
nào.
Ông nói rằng Thiền Vipassana là một khoa học kinh nghiệm, hiểu biết
sâu xa, đưa ta đến chân hạnh phúc và hòa bình. Mỗi khóa thiền là 10
ngày.
Ông đã xây được một cơ sở Thiền, và khánh thành vào tháng 11-2008, gọi tên là Chùa Vipassana Toàn Cầu ( Global Vipassana Pagoda) ở gần Mumbai. Ông hy vọng đây là cái cầu nối kết các dân tộc , các cộng đồng trên thế giới để đi đến hòa đổng và hòa bình.Chùa này có đặc điểm là có cái vòm rất lớn mà không có cột đá. Vòm lớn gấp đôi điện Basilica của St. Peter tại Vatican. Đại điện để ngồi Thiền có chu vi 280 feet, có 8,000 chỗ ngồi, cao 325 feet, ngang với tòa nhà 30 tầng lầu. Khoảng 2,5 triệu tấn đá đã đem dùng trong việc xây cất.
Chùa có chi nhánh tại Nga:
Address: 111555 Moscow, Molostovih Street, 1-4-593; Russia
Tradition: Theravada, S.N. Goenka Vipassana
E-mail: vipassana@mail.ru
Contact: Vladimir & Sveta Karpinsky.
Chùa Vipassana Toàn Cầu ở Mumbai
Cổng vào
Chánh điện
Một thiền phòng
Chùa Vipassana Toàn Cầu ở Mumbai
Trung tâm Vipassana ở Moscow
Trung tâm Vipassana ở Moscow
13. TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TAM BẢO ,Moscow Sangha
Địa chỉ:
Novogireevskaya Street 14-2-34
Moscow 111401
Email:
mcfmosk@online.ru
Tel:
(7) 095.304.4562
14. TĂNG ĐOÀN DZOGCHEN (Dzogchen Sangha in Moscow )
Tăng đoàn này do Sergey Doudko thành lập này năm 1997 và do Sergey Gladkih làm chủ tịch, Dzogchen Khenpo Choga Rinpoche giảng dạy.
Tăng đoàn Dzogchen có chi nhánh ở Hongkong, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga.
Ban Quan trị trung ương có:
Robert Lapham
DzogchenConnect@gmail.com
Managing Editor
Jeffrey Harker
Assistant Editor & Technical Staff
Lily Shushan
Assistant Editor
Jack Gordon
Assistant Editor
Kristen Jennings-Manners
For ideas, comments, suggestions,
photos or contributions
contact us at: DzogchenConnect@gmail.com
Trung tâm mong ước thành lập Đại học Tăng Đoàn Dzoghen của Phật giáo tại Nga.
Email: eugene.golyuk@gmail.com
Website: http://www.dzogchenlineage.ru/
13. TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TAM BẢO ,Moscow Sangha
Địa chỉ:
Novogireevskaya Street 14-2-34
Moscow 111401
Email:
mcfmosk@online.ru
Tel:
(7) 095.304.4562
14. TĂNG ĐOÀN DZOGCHEN (Dzogchen Sangha in Moscow )
Tăng đoàn này do Sergey Doudko thành lập này năm 1997 và do Sergey Gladkih làm chủ tịch, Dzogchen Khenpo Choga Rinpoche giảng dạy.
Tăng đoàn Dzogchen có chi nhánh ở Hongkong, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga.
Ban Quan trị trung ương có:
Publisher – Editor
Robert Lapham
DzogchenConnect@gmail.com
Managing Editor
Jeffrey Harker
Assistant Editor & Technical Staff
Lily Shushan
Assistant Editor
Jack Gordon
Assistant Editor
Kristen Jennings-Manners
For ideas, comments, suggestions,
photos or contributions
contact us at: DzogchenConnect@gmail.com
Trung tâm mong ước thành lập Đại học Tăng Đoàn Dzoghen của Phật giáo tại Nga.
Email: eugene.golyuk@gmail.com
Website: http://www.dzogchenlineage.ru/
NGUYỄN THIÊN-THỤ * NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
(1). Schamanism: sa-man giáo: Một tôn giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, có hình thức như đồng bóng, cầu khẩn thần linh, thờ tổ tiên.
(2). Tông phái Bon (Bonpo) là một hệ phái Phật giáo Tây Tạng cổ truyền, bắt nguồn đất Olmo Lungring là giải đất ở phía tây Tây Tạng ngày nay, thuộc Tazig , rồi lan đến Zhang Zhung là vùng phía tây Tây Tạng.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 273
TRUNG CỘNG - LÊ DUẨN
GIẤC MƠ TRUNG HOA”
VÀ CUỘC TRANH ĐOẠT BIỂN ĐÔNG
VÀ CUỘC TRANH ĐOẠT BIỂN ĐÔNG
BienDong.Net: Xét từ góc độ văn hóa chính trị nước lớn truyền thống của Trung Quốc, không mấy khi một vấn đề địa chính trị cục bộ như Biển Đông lại liên quan đến một chủ thuyết quốc gia như “Giấc mơ Trung Hoa” mà nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đưa ra sau khi lên nắm quyền lực tối cao tại Trung Quốc.
Thế mà Biển Đông lại có liên quan tới chủ thuyết đó, ít nhất trên hai phương diện.
Kể từ khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình bắt đầu chính thức đề cập đến “Giấc mơ Trung Hoa”. Khái niệm này trừu tượng và sự trừu tượng được tạo ra một cách có ý thức. Nhưng đôi lần chính ông Tập Cận Bình nêu ra một số nội hàm cụ thể. Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2013, ngày 7/4, Chủ tịch nước Trung Quốc nói: “Vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến và hòa hợp, cụ thể là, sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hòa sẽ thành hiện thực”.
“Giấc mơ Trung Hoa” bản chất là một khẩu hiệu nhằm tập hợp lực lượng trong nước vào lúc nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn khó khăn, thử thách mới và to lớn. Sau khi tăng trưởng đạt đến đỉnh điểm vào năm 2007, kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển chậm lại. Vào lúc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nổ ra từ mùa thu năm 2008, những gói kích thích kinh tế lớn mà chính phủ Trung Quốc đưa ra đã duy trì nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ khá cao trong tình hình kinh tế toàn cầu tụt dốc không phanh. Các liều kích thích kinh tế trong giai đoạn này nhằm đạt được một mục tiêu quan trọng là giữ cho nền kinh tế ổn định trước Đại hội ĐCSTQ 18, phần nào phản ánh tư duy nhiệm kỳ.
Nhưng các gói kích thích tài chính tiền tệ đã để lại hàng loạt hậu quả tiêu cực về nợ xấu, nhiều ngành sản xuất cung vượt quá cầu do sản lượng dư thừa và làm sâu sắc thêm các bất cập về cơ cấu kinh tế. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc hiện nay đang đối mặt với những sức ép lớn từ bên trong và bên ngoài, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và căng thẳng xã hội leo thang. Một trong vấn đề sống còn nhưng hết sức nan giải là cải cách cơ cấu kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững.
Trước tình hình đó, để đoàn kết trong đảng và tạo sự nhất trí xã hội, ổn định lòng dân, đồng thời kích thích chủ nghĩa dân tộc nước lớn, ông Tập Cận Bình kêu gọi mọi người Trung Quốc hướng tới “Giấc mơ Trung Hoa” nhằm thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.
Một trong những nội hàm của giấc mơ đó là xây dựng Trung Quốc thành một “cường quốc biển”. Theo một ước lệ, một cường quốc biển phải có ít nhất 3 triệu km2. Tính theo Công ước Luật biển quốc tế 1982, Trung Quốc chỉ có khoảng hơn 1 triệu km2 biển. Trung Quốc phải làm sao kiếm thêm được ít nhất 2 triệu km2 nữa? Biển Hoa Đông là một dải biển hẹp, rộng không quá 400 hải lý. Tại đây, người Trung Quốc không những phải đối mặt với với hải quân hiện đại của Hàn Quốc và Nhật Bản mà đàng sau hai nước này là lực lượng mạnh của Mỹ. Sức mạnh hải quân của các quốc gia này vượt trội so với hải quân Trung Quốc về chất lượng cũng như số lượng.
Tính đi tính lại, Trung Quốc xem Biển Đông là cơ hội làm ăn lớn. Tranh đoạt Biển Đông là quốc sách hàng đầu của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc từ thời ông Giang Trạch Dân trở đi. Nhưng đến thời ông Tập Cận Bình thì chiến lược tranh đoạt Biển Đông được đẩy lên mức cao chưa từng thấy. Ông Tập Cận Bình trong 6 tháng đầu cầm quyền đã hai lần viễn du phương Nam và đặt chân đến Biển Đông. Đó là điều đặc biệt ít xẩy ra tự cổ chí kim. Các hoàng đế Trung Hoa từng nhiều lần hạ du Giang Nam, nhưng đến thăm Biển Đông, mà người Trung Quốc gọi là Nam Hải, thì chưa có tiền lệ nào. Hải Nam - điểm tận cùng của lãnh thổ đế chế Trung Hoa, trong nhiều thế kỷ bị xem là “Nam hoang”.
Trong chuyến thăm địa phương đầu tiên của nhà lãnh đạo này sau khi lên cầm quyền, vào tháng 12/2012, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Hạm đội Nam Hải. Và trên một trong các tàu chiến của Hạm đội này, ông Tập đề cập đến “Giấc mơ Trung Hoa”, khi nói chuyện với các thủy thủ: “Giấc mơ này có thể nói là giấc mơ về một quốc gia hùng mạnh. Đó là giấc mơ về một quân đội hùng mạnh”.
Lần tiếp theo, vào dịp dự Diễn đàn Bác Ngao, ông Tập lại thăm tàu chiến và tàu đánh cá. Ông khuyến khích ngư dân Trung Quốc ở Hải Nam và Quảng Đông tích cực ra khơi, “đánh được nhiều cá lớn”.
Không nói thì cũng rõ, khi lãnh đạo tối cao nói một, ắt địa phương ra sức làm mười. Hải quân và các lực lượng chấp pháp, cùng ngư dân của Trung Quốc càng đẩy mạnh tranh chấp, đẩy mạnh khai thác Biển Đông. Đến cuối tháng 7 vừa rồi, Cục hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA) hoàn thành việc tái cơ cấu, tích hợp chức năng của các cơ quan “chấp pháp” cũ, như Cục hải giám, lực lượng tuần duyên thuộc Bộ Công an, lực lượng thực thi luật pháp nghề cá trực thuộc Bộ Nông nghiệp và lực lượng cảnh sát biển thuộc Tổng cục hải quan... Theo báo Quân giải phóng Trung Quốc, SOA sẽ được trang bị các thiết bị, bao gồm cả vũ khí. Giới quan sát cho rằng các hoạt động tuần tra trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông sắp tới sẽ thiên về vũ lực hơn. Bên cạnh đó, các nhà đương cục Trung Quốc ở Hải Nam ra sức củng cố và khai thác Hoàng Sa của Việt Nam như một cứ điểm trọng yếu ở Biển Đông.
Đầu năm 2013, Trung Quốc vướng vào vòng lao lý với nước láng giềng chung Biển Đông là Philippines. Điều Trung Quốc lo ngại nhất ấy là từ vụ khiếu kiện của Philippines, Tòa án trọng tài quốc tế về luật biển của Liên hợp quốc có thể đưa ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc đưa ra. Đường lưỡi bò này bao trùm một diện tích hơn 2 triệu km2 Biển Đông, cộng với những vùng biển ở Hoàng Hải, biển Hoa Đông mới có thể khớp với diện tích cần thiết để thực hiện giấc mộng trở thành “cường quốc biển”.
Ở một phương diện thứ hai, lòng dân Trung Quốc đang ngày càng không yên. Trung Quốc là một quốc gia trở nên giàu có nhưng một bộ phận lớn dân chúng vẫn nghèo khó. Sự phân chia lại của cải và các cải cách nhằm bảo đảm công bằng xã hội luôn húc đầu vào bức trường thành của các tập đoàn lợi ích. Thế thì giới cầm quyền dựa vào đâu để duy trì quyền lực và giữ “ổn định xã hội”? Một trong các công cụ ấy là quân đội.
Vai trò quân đội được đề cao thì ngân sách quân sự càng tăng, dù 23 năm qua (trừ 2010) đã liên tục đạt hai chữ số; và theo Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI), ngân sách này tăng gấp ba lần trong 10 năm qua, hiện nay tương đương với tổng chi phí quốc phòng của Pháp, Nhật Bản và Anh và lớn hơn ngân sách quốc phòng 12 nước Châu Á cộng lại... Binh chủng nào cũng cạnh tranh để có phần bánh lớn hơn trong ngân sách quốc phòng và hải quân chiếm “phần bánh sư tử”. Ngoài hải quân, các lực lượng “chấp pháp” dân sự và bán quân sự trên biển cũng tích cực hoạt động, mở rộng quy mô đội tàu và tần suất hoạt động. Đó đều vì lợi ích cục bộ của họ.
Vì vậy, từ Hoàng Hải qua biển Hoa Đông tới Biển Đông đâu đâu cũng thấy các lực lượng trên biển của Trung Quốc ra sức gây sự với các nước láng giềng. Càng tích cực gây sự, thành tích càng lớn, có như vậy mới bảo đảm phần bánh ngân sách hiện tại, đồng thời làm cho phần bánh này lớn hơn trong tương lai.
Giới lãnh đạo tại Bắc Kinh dung túng và khuyến khích các hoạt động gây căng thẳng của hải quân và các lực lượng biển cũng là một cách hướng sự chú ý của dư luận ra bên ngoài, cũng là một cách kích động chủ nghĩa dân tộc nước lớn Trung Hoa. Các vùng biển bao bọc Trung Quốc trở thành nơi tạo ra một kiểu xung đột cục bộ có tính thường trực để hướng sự chú ý của dư luận trong nước ra bên ngoài. Đó cũng chính là một trong các mục tiêu của “Giấc mơ Trung Hoa”.
2013 là năm Trung Quốc tập trung đả kích và cô lập Philippines. Không ai lạ gì chiến lược bẻ bó đũa từng chiếc của Trung Quốc. Nếu họ đè bẹp được ý chí của người Philippines, họ sẽ làm như vậy với các quốc gia biển láng giềng khác. Ngoại giao Trung Quốc tích cực hoạt động ở Đông Nam Á, tạo ra “bình mới” khi nói nhiều về thiện chí Trung Quốc thực hiện DOC và thương lượng COC. Nhưng thực tiễn quá khứ cho thấy các hoạt động ngoại giao cũng chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận, câu giờ và tiếp tục chia rẽ ASEAN.
Lãnh đạo Trung Quốc nêu “Giấc mơ Trung Hoa”, đó là nhằm duy trì chính thể cầm quyền của họ. Lớp người giàu có ở Trung Quốc có một giấc mơ khác, đó là duy trì các đặc quyền đặc lợi và các lợi ích tập đoàn của họ. Tầng lớp thanh niên có một giấc mơ khác, đó là có việc làm và cơ hội tiến thân. Còn người nông dân và dân nghèo thành thị chỉ mong đủ ăn, đủ mặc, tuổi già không bị bỏ rơi.
Với các mâu thuẫn nội tại, “Giấc mơ Trung Hoa” khó mà hiện thực. Cũng như các nỗ lực thôn tính Biển Đông đang tạo ra những mầm họa lâu dài cho chính sách đối ngoại và sự ổn định của Trung Quốc, trong đó có việc nó ngày càng lôi cuốn các nước lớn can dự vào một vùng biển nằm tại sườn phía nam của Trung Quốc.
NGỌC ẨN * LỊCH SỬ TÁI DIỄN
Lịch sử thường hay tái diễn
Ngọc Ẩn (Danlambao)
- Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ TT Mỹ Obama ngày 25-7-2013
tại tòa Bạch Ốc. Ông Sang có nhắc lại chuyện ông Hồ Chí Minh viết thư
kêu gọi sự giúp đỡ của TT Harry Truman ngày 28-2-1946. Năm 1946 ông Chủ
tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Mỹ giúp đỡ, năm 2013 thì ông Chủ tịch Trương
Tấn Sang kêu gọi Mỹ giúp đỡ thì đúng là lịch sử thường hay tái diễn.
TT Truman đã từ chối giúp đỡ Hồ Chí Minh chỉ vì ông ta biết quá rõ là Hồ
Chí Minh là đảng viên đảng cộng sản và là tay sai của Nga, Tàu. Những
hành động lật lọng, gian manh, dã man, nô lệ của HCM sau này đã chứng
minh TT Truman là người sáng suốt trong quyết định không liên hệ với
HCM. Nếu TT Truman đã tin tưởng, viện trợ vũ khí và tiền bạc cho ông Hồ
để chỉ vài năm sau đó ông Hồ khủng bố, tù đày dân, thủ tiêu người Việt
yêu nước nhưng không theo cộng sản, và ông Hồ giết hơn 100 ngàn người
trong CCRĐ, thì lịch sử của TT Truman phải mang một vết nhơ là tiếp tay
cho tổ chức khủng bố.
HCM xử bắn ân nhân là bà Cát Hanh Long theo mệnh lệnh của Tàu. Bà là
người đã bỏ ra rất nhiều tài sản nuôi nấng, che chở đảng viên CS và ông
Hồ. Giết bà Cát Hanh Long, HCM đã chứng tỏ bản chất nô lệ đến tận cùng
của sự hèn mạt, ham mê quyền lực đến mất hết lương tri.
Ông Hồ giết bà Cát Hanh Long thì Nguyễn Phú Trọng đang giết anh Điếu Cày
và cùng lúc Trương Tấn Sang muốn hợp tác với Mỹ? Trong BCT đảng CSVN có
hai thái thú đắc lực là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Chí Vịnh. Bằng chứng
BCT CSVN làm tay sai cho Tàu thì cứ nhan nhản trước mắt. BCT nhận lệnh
của Tàu bỏ tù người dân VN chống Tàu xâm lược. Anh Điếu Cày, anh Trần
Huỳnh Duy Thức, anh Cù Huy Hà Vũ, em Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha,
Việt Khang đang ngồi tù với những bản án nặng nề chỉ vì lòng yêu nước và
chống bọn Tàu xâm lược. Bỏ tù người yêu nước là đảng CSVN tự tố cáo là
những tên thái thú.
Ông Trương Tấn Sang tuyên bố muốn hợp tác toàn diện với Mỹ thì đó là
điều đáng khích lệ. Sự hợp tác nào cũng có điều kiện và mỗi bên phải
thực hiện những điều cam kết bằng hành động cụ thể ngỏ hầu tạo niềm tin.
Sự hợp tác cũng cần thời gian để chứng minh thiện chí của đôi bên.
Người Mỹ tôn trọng nhân quyền và yêu cầu những người bạn tôn trọng nhân
quyền. Muốn làm bạn với dân Mỹ thì đảng CSVN cần thả tù chính trị, tôn
trọng nhân quyền, tự do tôn giáo. Cách thể hiện thành thật nhất là đảng
CSVN thả ngay lập tức anh Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Phương Uyên,
Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung
v.v...
Người Mỹ đã và đang trở thành những người bạn đáng tin cậy với những
quốc gia cựu thù như Nhật Bản, Đức. Hoa Kỳ đánh bại Nhật bằng bom nguyên
tử mà giới lãnh đạo nước Nhật vẫn sáng suốt không ngã theo cộng sản
Nga, Tàu chống Mỹ. Kết quả là Mỹ giúp xây dựng lại nước Nhật và nước Đức
thành những cường quốc hùng mạnh như ngày hôm nay.
Những quốc gia sau thế chiến thứ II chọn theo Nga Tàu như Việt Nam,
Cuba, Bắc Hàn đều trở thành hèn quốc. Những quốc gia theo chủ nghĩa CS
bị chậm tiến vì họ phí mất một thời gian 20-30 năm thực hiện đường lối
kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, làm chủ tập thể để đưa đến kết quả là
dân chết đói, đất nước nghèo xác xơ, dân đi làm lao nô, làm đĩ ở các
nước tư bản nơi đó họ đã biết dùng 20-30 năm để phát triển kinh tế theo
cá thể và kinh tế thị trường. 10 năm thực hiện kinh tế XHCN đã làm tụt
hậu thêm 20 năm như vậy là tổng cộng 30 năm tụt hậu. So sánh sự phồn
thịnh, nét văn hóa, đạo đức của miền Nam và thành phố Sài gòn trước 1975
và sau 10 năm CSBV chiếm đóng và áp đặt kinh tế XHCN thì thấy rõ sự
khác biệt. Trước năm 1975 miền Nam có nhiều cơ sở kỹ nghệ dệt vải, đóng
tàu, đóng thùng xe hơi, xe buýt, đa số người dân có xe Honda, Suzuki, áo
quần sạch sẽ, nữ sinh đi học mặc áo dài, nam sinh mặc áo sơ mi, quần
tây. Người dân được ăn cơm trắng, mỗi tuần được ăn cơm với cá thịt vài
lần.
Chỉ 10 năm thực hiện kinh tế làm chủ tập thể thì chỉ có đi bộ và đạp xe
đạp, nóc nhà thì tháo tôn lợp lá, người dân đói ăn bo bo, gạo mục, cơm
trộn khoai, áo quần rách rưới, văn hóa thì chỉ học Bác và đảng, thịt cá
thì chỉ có cán bộ cao cấp mới được hưởng. Người có tài buôn bán làm kinh
tế thì bị đày lên rừng. Kẻ ngu dốt với trình độ học vấn lớp 3 như Lê
Duẫn đã trở thành người chỉ đạo thực hiện kinh tế làm chủ tập thể cho cả
nước. Quốc gia CS nào sớm thức tỉnh để chuyển qua kinh tế tư bản càng
sớm càng trở nên khá giả nhanh hơn. Mao Trạch Đông tàn phá tan hoang
kinh tế nước Tàu qua áp dụng kinh tế XHCN và Mao chống Mỹ kịch liệt.
Đặng Tiểu Bình đã bắt tay với Mỹ và họ Đặng mở cửa TQ theo kinh tế tư
bản. Thị trường chứng khoán là cốt lõi của nền kinh tế tư bản như thế mà
TQ là một nước CS lại mở thị trường buôn bán chứng khoán, điều đó cho
thấy kinh tế XHCN đã khánh tận. Buôn bán chứng khoán chính là một cách
làm chủ tập thể mà các đảng CS vẫn mơ ước mà không biết cách thực hiện.
Những lý thuyết của chủ nghĩa CS, con người CS mơ ước mà không làm được
thì chúng ta có thể kết luận chủ nghĩa CS là chủ nghĩa lừa bịp và những
người theo chủ nghĩa CS tự biến họ thành những tên đại bịp. Ông HCM là
một tên diệt chủng thì đảng CS gọi ông ta là "cha già dân tộc" trong khi
đó dân Cam Bốt gọi Pol Pot là tên diệt chủng và nguyền rủa hắn như súc
vật. Bọn Hán tộc húc chìm tàu, giết ngư dân Việt, chiếm thác Bản Giốc
thì BCT CSVN vẫn đồng ca nhạc phẩm tình hữu nghị Việt Trung 16 vàng + 4
tốt, như thế Bác và đảng có phải là những tên đại bịp?
Đảng CSVN lấy lý do đánh cho Mỹ cút và giải phóng dân miền Nam. Sau khi
ký hiệp định Paris và Mỹ đã bắt đầu rút quân từ 1972 thì Bác và đảng vẫn
tiếp tục cướp đoạt miền Nam năm 1975. Như thế thì có phải Bác và đảng
là những tên ngụy đã lừa gạt lòng yêu nước của người miền Bắc để dùng
xương máu của họ và biến họ thành bộ đội tiền phương của Trung cộng?
Trung cộng đã dùng xương máu người Việt để xâm lược nước Việt chỉ vì sự ngu xuẩn tột cùng của Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Chúng ta không thể gọi đảng CSVN là lính đánh thuê cho Tàu chỉ vì đánh thuê phải được trả tiền. Đảng CSVN sau khi chiếm được miền Nam thì dâng đất, dâng biển, dâng tài nguyên cho Tàu, chúng ta chỉ có thể gọi đảng CSVN là Việt gian là nô lệ Tàu khựa. Em Phương Uyên rất sáng suốt khi gọi Tàu khựa hãy cút đi. Quân đội VNCH là một lực cản rất lớn đã ngăn chận làn sóng xâm lược của Trung cộng. Việt cộng đã mắc mưu Trung cộng đi giết hại anh em VNCH để ngày nay VC phải quỳ gối, hai tay triều cống quê hương VN cho Trung cộng. Đó là kết quả của cụm từ "đảng lãnh đạo."
Trung cộng đã dùng xương máu người Việt để xâm lược nước Việt chỉ vì sự ngu xuẩn tột cùng của Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Chúng ta không thể gọi đảng CSVN là lính đánh thuê cho Tàu chỉ vì đánh thuê phải được trả tiền. Đảng CSVN sau khi chiếm được miền Nam thì dâng đất, dâng biển, dâng tài nguyên cho Tàu, chúng ta chỉ có thể gọi đảng CSVN là Việt gian là nô lệ Tàu khựa. Em Phương Uyên rất sáng suốt khi gọi Tàu khựa hãy cút đi. Quân đội VNCH là một lực cản rất lớn đã ngăn chận làn sóng xâm lược của Trung cộng. Việt cộng đã mắc mưu Trung cộng đi giết hại anh em VNCH để ngày nay VC phải quỳ gối, hai tay triều cống quê hương VN cho Trung cộng. Đó là kết quả của cụm từ "đảng lãnh đạo."
Trở lại chuyện ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang muốn hợp tác với Mỹ và
ông Sang còn nhắc lại chuyện ông Hồ cũng đã từng muốn hợp tác với nước
Mỹ và TT Truman. Câu hỏi được đặt ra là ông Sang ve vãn Mỹ để được gia
nhập khối mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TTP) do Mỹ đề xướng chỉ
vì CSVN cần tiền? Ông Sang và đảng CSVN có thực tâm muốn xây dựng đất
nước như Nhật Bản và Đức đã làm sau chiến tranh? Ông Sang và đảng CSVN
có từ bỏ chủ thuyết CS khi kết thân với Mỹ? Ông Sang và đảng CSVN có dẫm
lại những bước sai lầm, bịp bợm như ông Hồ đã làm? Mỹ đã không mời TQ
tham dự TTP như thế là Mỹ đã vẻ một lằng ranh cho các quốc gia chọn lựa
TQ hay Hoa Kỳ. Người Mỹ không đòi hỏi gì khó khăn hay cao xa khi quý vị
muốn làm bạn với nước Mỹ. Người Mỹ chỉ đòi hỏi rất hợp lý là nhà cầm
quyền phải tôn trọng ý kiến người dân của nước họ và tôn trọng quyền làm
người theo các điều lệ nhân quyền trong hiến chương liên hợp quốc.
Những điều kiện người Mỹ đòi hỏi rất chí tình, chí lý nhưng cực kỳ khó
khăn đối với những tên độc tài, say mê quyền lực và sẵn sàng làm nô lệ
ngoại bang để nắm quyền lực.
Ông Sang và đảng CSVN nên nhớ nằm lòng, tư bản Mỹ mua tài nguyên của VN
và cùng lúc giúp VN phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật và mang dân
chủ đến với dân. Trung cộng thì cướp tài nguyên của VN, giết ngư dân và
biến VN thành một tỉnh của Tàu. Đảng CSVN hãy chọn lựa sáng suốt, Bác Hồ
của các anh đã sai lầm “Vĩ Đại” và đảng CSVN đang tiếp tục sai lầm mà
dâng quê hương cho Hán tộc. Dân tộc Mỹ yêu chuộng tự do sẽ không làm bạn
với kẻ độc tài, hèn với giặc ác với dân. Nếu ông Trương Tấn Sang vẫn
bịp bợm như Hồ Chí Minh thì lịch sử lại tái diễn với TT Obama như đã xảy
ra dưới thời TT Truman.
30/7/2013
THANH VÂN * MỸ LÊN ÁN TRUNG QUỐC
Trang Chủ
Bài viết mới nhất
Mỹ lên án Trung Quốc về Biển Đông
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Thanh Vân
Vietnamnet (31/07/2013)-
Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ
lực để xác lập tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Đông; Nổ lớn ở nhà
máy chiết xuất khí propane tại Mỹ… là những tin nóng.
Nổi bật
Hôm 29/7 (giờ địa phương), Thượng viện Mỹ đã nhất
trí thông qua nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực để xác lập các tuyên
bố chủ quyền tại những khu vực tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa
Đông. Theo hãng tin Kyodo, động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc ngày
càng gia tăng tuyên bố chủ quyền hàng hải.
“Thượng viện Mỹ chỉ trích việc sử dụng những hành
động bức ép, lời đe dọa hay vũ lực của các tàu hải quân, an ninh hàng
hải hoặc tàu cá và máy bay quân sự lẫn dân sự trên Biển Hoa Đông và Biển
Đông, để khẳng định tuyên bố chủ quyền với biển hoặc lãnh thổ tranh
chấp hay thay đổi hiện trạng”, nghị quyết có đoạn.
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. (Ảnh: Forextv) |
Nghị quyết trên được các thượng nghị sĩ cả hai đảng
Cộng hòa và Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đệ trình hồi
tháng 6. Nghị quyết lưu ý việc tàu công vụ Trung Quốc gia tăng hoạt động
tại gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư tranh chấp với Nhật và ở những khu
vực khác trên Biển Hoa Đông, Biển Đông.
Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho rằng, với động thái
này, Thượng viện Mỹ hy vọng sẽ kiềm chế được Bắc Kinh, giữa lúc tàu
Trung Quốc tiếp tục đi vào vùng biển gần Senkaku/ Điếu Ngư. Nghị quyết
tuyên bố rằng, Mỹ chống lại mọi hành động đơn phương tại quần đảo hiện
đang do Tokyo kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Theo nghị quyết này, Mỹ có “lợi ích quốc gia trong
việc những tàu thuyền, máy bay tự do đi lại trên vùng biển châu Á – Thái
Bình Dương”. Nghị quyết cũng bày tỏ thái độ ủng hộ đối với việc xây
dựng một Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông, thúc giục mọi quốc gia hỗ trợ
những nỗ lực của khối ASEAN trong vấn đề này.
Trong một diễn biến khác, theo BBC, Tướng Herbert
Carlisle, người giám sát lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, cho
rằng những động thái đòi chủ quyền lãnh thổ “hung hăng” của Trung Quốc
tiềm ẩn nguy cơ “tính toán sai lầm”, nhưng cũng giúp Washington tăng
cường quan hệ với các nước khác tại khu vực.
Thanh Vân
*****
Nguồn:
VỀ BA ÔNG TỔNG
Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh
Cập nhật: 09:45 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Chia rẽ trong chính trị Hoa Kỳ lại được khơi dậy sau câu nói của Tổng thống Barack Obama về lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.
Khi tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ở Nhà
Trắng hôm 25/7, ông Obama cho biết phía Việt Nam tặng ông bản sao lá
thư Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Harry Truman năm 1946 bày tỏ mong muốn
có quan hệ “hợp tác đầy đủ” .Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
“Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ,” ông Obama nói.
‘Thiếu hiểu biết’
Ngay lập tức kênh truyền hữu cánh hữu Fox News gọi bình luận của ông Obama là “ngu dốt”, đặt câu hỏi phải chăng ông xúc phạm giới cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
Chris Stirewalt, biên tập viên chính trị của Fox News, cho rằng ngụ ý của ông Obama, tổng thống thuộc đảng Dân chủ, là “giá như ông Hồ và Truman có thể làm những gì mà Obama và ông Sang làm tuần này, thì đã tránh được biết bao hiểu lầm”.
Ông này nói “thật khó hiểu làm sao” Người Cha Lập Quốc như Jefferson lại “gây cảm hứng cho sự nghiệp giết chóc của nhà độc tài Việt Nam”.
Viết trên tờ Wall Street Journal, cây bút Ronald Radosh lại nói Hồ Chí Minh “không phải là Washington hay Jefferson; ông ta là tay Marxist-Leninist trung thành”.
“Hãy gạt đi ý tưởng là Hồ Chí Minh có chút gì quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập, ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt được các mục tiêu cộng sản,” người này viết.
Một số chính khách đảng Cộng hòa cũng ra tuyên bố phản đối.
Dân biểu Texas, Sam Johnson, từng bị giam bảy năm tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong thời chiến, nói ông Obama “xúc phạm” các tù nhân chiến tranh.
“Đây là cú tát vào mặt những người từng phục vụ - và đặc biệt những ai phải trả cao nhất cho tự do trong thời kỳ đen tối đó,” ông này ra thông cáo.
Từ Florida, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen tuyên bố "đánh đồng Hồ Chí Minh với Thomas Jefferson là xúc phạm cống hiến và hy sinh của những người từng phục vụ ở Việt Nam".
"Dám nói một tay đồ tể tàn sát đối thủ và giết những người chống lại ách chuyên chế lại có cảm hứng từ những lý tưởng đã đưa quốc gia này trở thành đất nước tự do và dân chủ nhất thế giới, là coi thường những Người Cha Lập Quốc và những người đổ máu để bảo vệ viễn kiến của họ," bà giận dữ.
Nhưng cũng có người bênh vực tổng thống Mỹ, như cây bút Asawin Suebsaeng trên trang Mother Jones.
“Điều Obama nói là sự thật lịch sử. Tháng Chín 1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội.”
“Lá cờ ánh sao chói lọi [quốc ca Mỹ ] được một ban nhạc người Việt chơi lúc ông ta đọc diễn văn, nhưng ông ta còn mở đầu tuyên ngôn bằng trích dẫn Thomas Jefferson,” cây bút này nhắc lại.
Các sử liệu Mỹ và Việt Nam ghi lại giai đoạn lực lượng OSS, tiền thân của CIA hợp tác với Việt Minh chống phát xít Nhật ở Đông Dương.
Nhóm OSS (Office of Strategic Services) do thiếu tá Allison Thomas chỉ huy đã hỗ trợ vũ khí, điện đài và huấn luyện cho nhóm vũ trang của ông Hồ Chí Minh nhằm thu thập tin tình báo về quân đội Nhật tại Việt Nam vào giai đoạn cuối Thế chiến II.
Thiếu tá Thomas cũng có mặt tại Hà Nội và trong bữa ăn tối với ông Hồ Chí Minh ngày 15/9/1945 đã hỏi ông có phải là 'cộng sản' hay không.
Ông Hồ, khi đó vừa giành chính quyền được vài tuần đã xác nhận "Đúng vậy, nhưng chúng ta vẫn có thể là bạn chứ?", ông hỏi lại sỹ quan Mỹ, theo sử gia Bấm Claude Berube trong một bài viết đã được công bố.
Lê Duẩn và 'chiến tranh vì hòa bình'
Pierre Asselin
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Honolulu
Cập nhật: 08:11 GMT - thứ hai, 29 tháng 7, 2013
Cuốn sách Hanoi's War (Cuộc
chiến của Hà Nội) của Tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng (tựa đề đầy đủ: Cuộc
chiến của Hà Nội: một Biên khảo Sử học Quốc tế về Cuộc chiến tranh vì
Hòa bình ở Việt Nam, NXB Đại học North Carolina, 2012) đưa ra bằng chứng
và kiến giải tươi mới về các khía cạnh chính trị, ngoại giao và quân sự
then chốt về cuộc chiến Việt Nam.
Nhờ tham khảo rất nhiều tài liệu tiếng Việt, bao
gồm các nguồn sử liệu gốc thu thập từ Việt Nam, cuốn sách đã phân tích
tư duy chiến lược của ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào giai
đoạn thập niên trước và sau cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào năm 1965.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Cuốn sách cũng đề cập các tranh cãi, cạnh tranh cừu thù trong nội bộ Đảng Lao Động, một giai đoạn từ trước tới nay vẫn còn yếu kém về tư liệu. Cuốn sách đặc biệt tỏ ra khéo léo trong việc trình bày các chia rẽ nội bộ Đảng sau khi ký kết hiệp định Geneva 1954 kết thúc chiến tranh Pháp-Việt Nam (1946-1954).
'Giải phóng' miền Nam
Một số đảng viên đảng Cộng sản, trong đó có nhiều người hoạt động ở miền Nam Việt Nam, lặng lẽ lên án quyết định của lãnh đạo cấp cao chấp nhận hiệp định và kêu gọi đình chỉ các chiến dịch quân sự và phân chia đất nước. Những đảng viên này cho rằng việc kết thúc chiến tranh sớm là hèn nhát, và họ nghĩ thật ngây thơ khi giả định rằng hai năm sau, sẽ có thống nhất đất nước trong hòa bình.Khi rõ ràng là tổng tuyển cử sẽ không bao giờ thành hiện thực, ban lãnh đạo Đảng đã phải quyết định liệu (1) có chờ đợi các sự kiện ở miền Nam và tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc mà Đảng đã được thực hiện ngay sau khi ký kết hiệp định Geneva hoặc (2) theo đuổi "giải phóng" miền Nam bằng vũ lực vốn chịu nguy cơ khiêu chiến với Hoa Kỳ.
"Lê Duẩn, một thành viên trung thành Nam tiến, đã thành công trong việc loại bỏ các đối thủ theo ý thức hệ trong Đảng, trong đó có ông Hồ."
Mặc dù một số học giả từ lâu đã nhận ra điều này và trên thực tế trước đây đã đề cập vấn đề này trong các tác phẩm của mình, nhiều độc giả vẫn ngạc nhiên khi biết rằng ông Hồ Chí Minh đã không còn là nhân vật trung tâm ở Hà Nội vào thời điểm cuộc chiến với Hoa Kỳ nổ ra.
Ông Hồ đã luôn là khuôn mặt biểu tượng của cách
mạng Việt Nam, một điều chắc chắn, thế nhưng các cá thể khác ít được
biết đến hơn thì lại thực sự nắm quyền quyết định ở Bắc Việt vào năm
1965.
Nổi bật trong số này, như trình bày của tác giả,
là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động, và vị phó trung thành của
ông, Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực của Đảng.
Với sự hậu thuẫn từ ông Thọ, sử dụng các thủ
đoạn lèo lái, lừa dối, và các chiến thuật, Lê Duẩn, một thành viên trung
thành Nam tiến, đã thành công trong việc loại bỏ các đối thủ theo ý
thức hệ trong Đảng, trong đó có ông Hồ. Ông Duẩn tạo lập một cấu trúc
điều hành cho phép ông ta có thể độc chiếm quyền lực chính trị, trở
thành một nhà độc tài, và đưa Bắc Việt tiến vào con đường đụng độ chiến
tranh với Hoa Kỳ.
Tác giả sách đưa ra một so sánh thú vị - và hợp
lý - giữa cặp Duẩn – Thọ với bộ đôi phía Mỹ. Giống như Tổng thống Mỹ
Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, lèo lái hoạch
định các chính sách đối ngoại quan trọng dưới bức màn bí mật, Lê Duẩn và
Lê Đức Thọ cũng làm điều tương tự ở Bắc Việt.
Theo tác giả, bước đường "chiến tranh vì hòa
bình" của Hà Nội đều do Lê Duẩn hoạch định. Sự thiếu niềm tin của ông
vào ngoại giao, quyết tâm của ông dùng bạo lực để "giải phóng" miền Nam,
và niềm tin vào chiến thắng tất yếu của một chiến lược cách mạng giải
thích việc Hà Nội, trong thời gian dài, cứng rắn cự tuyệt đàm phán
nghiêm túc với Washington mà lại tìm kiếm thắng lợi bằng các phương tiện
quân sự.'Niềm tin sai lầm'
"Đánh giá về giai đoạn cuối cùng trong cuộc chiến của tác giả đôi lúc có vấn đề. Một phần khá cầu kỳ của biên khảo rất tiếc lại bị vô hiệu bởi một tiết lộ về quan hệ đối ngoại gần đây của Hoa Kỳ."
Như tất cả các chuyên khảo đầy tham vọng, tác giả cũng mắc một số lỗi và thiếu sót nhất định. Trong phần đầu của cuốn sách, tác giả viết rằng "bộ máy chiến tranh" của Hà Nội đã được "kích hoạt" vào cuối năm 1961. Bằng chứng hiện hữu cho thấy sự tiêu diệt quân lực của chính quyền Sài Gòn không trở thành mối ưu tiên chiến lược đối với Hà Nội cho đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IX vào cuối năm 1963.
Đánh giá về giai đoạn cuối cùng trong cuộc chiến
của tác giả đôi lúc có vấn đề. Một phần khá cầu kỳ của biên khảo rất
tiếc lại bị vô hiệu bởi một tiết lộ về quan hệ đối ngoại gần đây của Hoa
Kỳ. Một tài liệu mới chỉ ra rằng trong khi phát động Chiến dịch
Linebacker II, hay còn gọi là đợt "đánh bom Giáng sinh" vào Hà Nội và
Hải Phòng, hồi tháng 12/1972, Nixon đã tìm cách chuyển thông điệp của
ông nhằm đạt được "hòa bình trong danh dự" cho Hà Nội, mà không quan tâm
đến phản ứng của Sài Gòn. Đó là, các vụ đánh bom vào tháng 12/1972 chỉ
nhằm mục tiêu thuyết phục Hà Nội tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình bị
đình chỉ và thừa nhận trên hai vấn đề còn lại để một thỏa thuận có thể
được hoàn tất, nó không hề có ý mong ông Thiệu tuân theo một giải pháp
thương lượng.
Mặc dù có những thiếu sót nhỏ, cuốn ‘Cuộc chiến
của Hà Nội’ là một công trình học thuật xuất sắc. Các sinh viên nghiêm
túc nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam phải đọc cuốn sách này.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác
giả, Phó Giáo sư sử học tại Hawaii Pacific University ở Honolulu, người
có nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, trong đó có cuốn
"Một nền hòa Bình cay đắng: Washington, Hà Nội, và sự hình thành của
Hiệp định Paris," "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội nghị Genève 1954:
Một phê bình xét lại" trong Lịch sử Chiến tranh Lạnh...
Khen tên dân gian của Tổng Bí thư
Cập nhật: 11:17 GMT - thứ tư, 31 tháng 7, 2013
Báo Bấm
Đại biểu Nhân dân có bài nói Tổng Bí thư đảng Cộng sản
Việt Nam có tên dân gian 'Trọng Lú' vì người dân 'khen ông sạch' và chê
các lãnh đạo khác tham tiền.
Tác giả Thăng Long của bài báo 'Viết tiếp Có lẽ
sự thật nằm ở dư luận' mở đầu bằng chuyện ông Trọng lẩy Kiều 'Nghĩ mình
phận mỏng cánh chuồn' khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XII.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Cây viết Thăng Long bình luận trong
bài viết mà từ ông với chữ Ô viết hoa luôn được dùng khi nói đến vị Tổng
Bí thư hiện nay: "[T]ôi có ý chê Ông...với cương vị ấy sao Ông lại lẩy
câu kiều ở hoàn cảnh ấy của Kiều. Sau này hiểu hơn, tôi mới thấy thông
cảm vì tôi biết Ông thật sự chân thành."
Nói bóng gió tới những câu vè về ông Trọng
khi làm Bí thư Hà Nội, và các cộng sự ở Hà Nội gồm ông
Phùng Hữu Phú là Phó của ông Trọng kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, ông
Hoàng Văn Nghiên là Chủ tịch và ông Nguyễn Quốc Triệu là phó của ông
Nghiên, tác giả Thăng Long bình luận:
"Ông được ghép chữ Lú ngay sau tên của mình
cùng vần vè với người khác gán với chữ tham, chữ gian, chữ gì gì nữa,
nói chung là chẳng hay ho gì."
"Đọc cả câu ấy, phải sau rất nhiều năm, và hình
như cho đến bây giờ tôi mới thật hiểu. Hiểu ra cái thâm thúy của dân
gian: Họ chê người ta. Họ khen Ông bằng cái cười mỉm, nụ cười thoáng qua
như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu.
"Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch
như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch
như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi."
Khuất Nguyên (278 - 343 trước Công lịch) là
nhà thơ Trung Hoa thời Chiến Quốc, được cho là tác giả Sở Từ
đã nhảy xuống sông tự vẫn sau khi Sở mất nước.
"Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi."
"Anh Đông, thư ký của Ông kể, khi về nhận Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ông xòe bàn tay bảo, mình với cậu thi đua nhé. Hai bàn tay ấy hôm nay vẫn còn trắng.
"...Hồi mới có Nghị quyết Trung ương 4, dân và cán bộ thì thích, nhưng có kẻ ghét, có kẻ đặt điều bảo nghe nói chụp được cả ảnh bà nhà ông ấy nhận phong bì.
"Anh em có hỏi, tôi có nói: Họ không nói được gì ông ấy thì họ bảo bà ấy, như tôi biết bà ấy không có tính ấy, tay bà ấy không biết cầm cái phong bì đâu. Ai biết cầm nhìn biết liền."
'Kỹ lưỡng, tình người'
Bài báo cũng nói chính ông Trọng là người ký quyết định nâng cấp báo Đại biểu nhân dân lên 'Báo loại I, cấp tổng cục'.Tác giả nhắc lại rằng chính ông Trọng quyết định tự ký quyết định bổ nhiệm tổng biên tập Hồ Anh Tài lúc bấy giờ với mức phụ cấp 1,25, mức mà Quốc hội có thể quyết thay vì mức 1,3, vốn thuộc về quyền của Ban Tổ chức Trung ương.
Hơn nữa ông Trọng cũng được cho là đã sửa câu 'Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Báo Đại biểu Nhân dân' thành 'Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Tòa soạn báo Đại biểu Nhân dân' cho phù hợp với luật báo chí.
Tác giả bình luận: "Kỹ lưỡng đến thế, chặt chẽ từ pháp lý đến tình người như thế còn được mấy ai nhỉ?"
"Giàu như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu"
Vè dân gian về lãnh đạo Hà Nội
'Sự thật ở dư luận'
Vào cuối bài viết, tác giả kết: "Ấy là vì Văn Bông đã viết ra thì tôi đành viết thêm thôi chứ không có ý gì khen chê."Bởi, dư luận có khi có cái ranh mãnh của nó.
"Như, có người bảo Nghị quyết Trung ương 4 có làm gì được ai đâu. Thế thì, ngẫm mà xem, sao có nhiều kẻ xấu sợ nó đến thế?"
Bài của ông Thăng Long được viết sau khi có bài 'Có lẽ sự thật nằm ở dư luận' của tác giả Văn Bông, cũng của báo Đại biểu Nhân dân.
Bấm
Văn Bông nói về tình trạng 'rải kinh phí ngoài hợp đồng' và
tiền 'đi đêm' mà doanh nghiệp phải chi cho các quan chức chính phủ để có
hợp đồng.
Câu kết của bài 'Có lẽ sự thật nằm ở dư luận'
là: "Sự thật trước pháp luật là căn cứ vào chứng lý, nhưng sự thật trong
xã hội đôi khi nằm ở dư luận.
"Người làm hoạch định chính sách đôi khi phải tìm sự thật ở dư luận."
Hiện chưa rõ vì sao báo Đại biểu Nhân dân đăng bài viết này, trong bối cảnh gì.
Một vài năm trước, Tổng biên tập báo Hồ
Anh Tài có cho hay quan điểm của ông về báo chí Việt Nam "Nghị
quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước không quy định 'vùng cấm'. Vậy
tại sao chúng ta phải lảng tránh".
"Khen ngợi là thuộc tính của báo chí nhưng phê phán cũng là một thuộc tính khác của báo chí", ông Bấm
Hồ Anh Tài nói hồi 2007 trong một cuộc đối thoại với bạn đọc tại Việt Nam.
Hiệp định Paris: Thất bại của Lê Duẩn
Pierre Asselin
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Honolulu
Cập nhật: 15:56 GMT - thứ hai, 28 tháng 1, 2013
Từ đầu
Cuộc chiến Việt Nam mùa xuân 1965, các lãnh đạo của Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa cương quyết đánh Mỹ và đồng minh “ngụy” ở Sài Gòn cho đến
“chiến thắng cuối cùng”. Với Hà Nội, “chiến thắng cuối cùng” nghĩa là
quân Mỹ rút lui vô điều kiện, lật đổ chế độ “phản động” ở Sài Gòn và
thống nhất đất nước dưới sự cai trị của Đảng Lao Động.
Quyết tâm chiến thắng “mọi thứ”, Hà Nội thậm chí
không chịu nghĩ đến khả năng có giải pháp thương lượng. Kỷ niệm cay
đắng về Hội nghị Geneva 1954, cùng sự giáo điều của các lãnh đạo chủ
chốt cùng Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn khuyến khích cách nghĩ này ở Hà Nội.
Theo nhiều cách, chiến lược của Hà Nội trong cuộc chiến phản ánh con
người Lê Duẩn: quân sự, cứng nhắc và chống mọi đàm phán.Chủ đề liên quan
Từ 1965 đến giữa 1972, chiến lược của Hà Nội về căn bản không thay đổi. Lê Duẩn và các lãnh đạo còn lại tập trung nỗ lực tìm chiến thắng bằng quân sự, và để làm điều này, họ vận động càng nhiều trợ giúp vật chất từ các đồng minh và khơi dậy cảm thông từ phần còn lại của thế giới. Cuộc “đấu tranh ngoại giao” này nhằm vận động dư luận chống Mỹ can thiệp ở Đông Dương, cô lập giới hoạch định chính sách Mỹ cả trong và ngoài nước. Cả sau khi đồng ý hòa đàm ở Paris với chính quyền Lyndon Johnson năm 1968 và rồi bí mật đàm phán với Richard Nixon một năm sau, Hà Nội vẫn từ chối đàm phán nghiêm túc, và chỉ dùng cuộc họp để thăm dò dự tính của Mỹ và thúc đẩy đấu tranh ngoại giao.
"Trong phần lớn thập niên sau 1965, Hà Nội trung thành đi theo 'tư tưởng Lê Duẩn'."
Trước các thách thức này, tháng Sáu 1972, Hà Nội có thay đổi đáng kể đầu tiên trong chiến lược: như các văn kiện chính thức nói, Hà Nội bắt đầu “đàm phán nghiêm túc” với Washington để chuyển từ “chiến lược chiến tranh sang chiến lược hòa bình”. Đến cuối tháng 10, lãnh đạo miền Bắc đạt được thỏa thuận ban đầu với Mỹ. Nhưng Tổng thống miền Nam Nguyễn Văn Thiệu phản đối và đòi sửa chữa lớn trước khi thông qua.
Rất muốn có một “hòa bình trong danh dự” mà với ông có nghĩa là hòa bình hậu thuẫn bởi đồng minh Việt Nam của ông, Nixon đã chấp nhận chịu đựng Thiệu – người mà rõ ràng không phải là một “con rối” – và kêu gọi Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán để chỉnh sửa thỏa thuận.
Hà Nội chấp nhận yêu cầu của Nixon, nhưng lại từ chối thừa nhận hai vấn đề quan trọng: ngôn từ dùng để định nghĩa khu vực phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Việt Nam sau lệnh ngừng bắn, và lời tựa cho thỏa thuận.
Bên cạnh đó, Quốc hội mới của Hoa Kỳ đã lên kế hoạch triệu tập vào tháng Một và có nhiều khả năng sẽ ép Nixon chấm dứt cuộc chiến bằng cách từ chối chu cấp, điều sẽ khiến Nhà Trắng phải rút hết quân khỏi Việt Nam vô điều kiện.
Về nguy cơ Nixon leo thang chiến tranh, Hà Nội cũng đã cho là khá nghiêm trọng, nhưng không đủ nghiêm trọng để khiến họ phải trở nên mềm mỏng hơn trên bàn đám phán.
Như xảy ra nhiều lần trong Chiến tranh Việt Nam, Hà Nội đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lợi ích của Tòa Bạch Ốc ở Việt Nam. Đợt đánh bom Giáng sinh ở Hà Nội và Hải Phòng gây chấn động tâm lý cho Hà Nội, chưa kể thiệt hại vật chất. Vài ngày sau khi Hà Nội cam kết trở lại bàn thương lượng và Nixon tạm dừng đánh bom, hội đàm mở lại ở Paris.
Sự thực tế của Hà Nội, việc họ muốn kết thúc đàm phán, chấm dứt chạm súng, thể hiện rõ qua sự sẵn lòng có những nhượng bộ mới, nhất là ngôn ngữ về tình trạng khu phi quân sự sau khi ngừng bắn. Nếu Hà Nội đã có những nhượng bộ này ngay từ đầu tháng 12, cuộc đánh bom Giáng sinh đã tránh được.
Ngày 27/1/1973, Washington, Sài Gòn, Hà Nội và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam ký Hiệp định Paris. Thỏa thuận chấm dứt “cuộc chiến chống Mỹ” nhưng không quyết định tương lai Việt Nam.
Đánh giá Hiệp định Paris
Hà Nội công khai ca ngợi Hiệp định Paris là một “chiến thắng vĩ đại.” Nếu chúng ta bàn về vấn đề người thắng, kẻ thua, rõ ràng hiệp định này là một chiến thắng cho Washington hơn là Hà Nội.
Nếu nhìn nhận tình hình Việt Nam vào năm 1972-73, các điều khoản Hiệp định lẽ ra phải có lợi hơn cho Hà Nội.
Thế nhưng cuối cùng, các điều khoản của Hiệp định Paris lại có lợi cho Washington hơn nhiều so với Hà Nội.
Phải thừa nhận hiệp định này đã bắt Hoa Kỳ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, thế nhưng quân Mỹ cũng đã bắt đầu rút trước đó; Nixon đã tiến hành rút quân từ năm 1969!
Bên cạnh việc mở đường cho tù nhân Mỹ được quay về, Hiệp định lại cho phép Mỹ được tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Sài Gòn - nơi chính quyền ông Thiệu vẫn ngự trị, cùng với một số lượng các sỹ quan cố vấn.
Quan trọng hơn hết, Hiệp định đã áp đặt hàng loạt hạn chế lên phía Hà Nội và kết thúc bằng sự chấm dứt viện trợ quân sự của Sô Viết và Trung Quốc cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
"Quyết định của Hà Nội ký vào Hiệp định Paris chứng minh sự mệt mỏi trước chiến tranh và sự thất bại của ý thức hệ Lê Duẩn vốn định hình chiến lược của phe Cộng sản trong chiến tranh."
Chỉ cần nhìn vào thực tế như vậy cũng thấy quyết định của Hà Nội ký vào Hiệp định Paris chứng minh sự mệt mỏi trước chiến tranh và sự thất bại của ý thức hệ Lê Duẩn vốn định hình chiến lược của phe Cộng sản trong chiến tranh.
Tại sao một bên đã từng từ chối đàm phán nghiêm túc và ký thỏa thuận với Washington, giờ lại bất ngờ đổi ý vào năm 1973 nếu như không phải đã kiệt sức, thậm chí cảm thấy, dù trong một khoảnh khắc, đang thua?
Hòa bình cay đắng
Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình, là thắng một cách vô điều kiện.
Để đạt được sự “giải phóng” hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước dưới một quốc kỳ, Hà Nội đã phải vi phạm Hiệp định Paris – thỏa thuận đã giúp cho cả Lê Đức Thọ và Kissinger, hai đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, nhận giải Nobel Hòa bình.
Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ ít nhất đã cố gắng tôn trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ hình ảnh nạn nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua.
Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và một phần nào đó giải thích tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm 1980.
Hiệp định Paris không phải là một “thắng lợi vĩ đại” của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần thiết để tạo những điều kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy rắc rối năm 1975.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, phó giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific, Honolulu. Ông là tác giả cuốn A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement (North Carolina, 2002). Tác phẩm thứ hai của ông, Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954-1965, sắp được nhà xuất bản Đại học California ấn hành.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130128_pierre_asselin_paris1973.shtml
TRUNG QUỐC LUẬN
Người được xem là nhà
báo thời sự quốc tế kỳ cựu nhất của BBC, John Simpson, có cuộc hỏi đáp
trên Twitter với độc giả về Trung Quốc.
Được thực hiện hôm 30/7, ông John Simpson, chủ
biên trang Quốc tế của BBC News, cho biết nhận xét riêng của ông về các
khía cạnh liên quan Trung Quốc.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
BBC Việt ngữ giới thiệu một phần nội dung cuộc hỏi đáp trên Twitter. Xin lưu ý các câu trả lời của John Simpson đều rất ngắn, theo hình thức tiểu blog của Twitter.
Độc giả Hamas:Việc người lao động Trung Quốc được tăng lương sẽ ảnh hưởng thế nào nền kinh tế Trung Quốc và thế giới?
John Simpson: Đó không còn là nơi của lao động rẻ tiền nữa. Các công ty nước ngoài đang đổi chỗ. Giống như Nhật, Anh, nước này phải chuyển sang sản xuất công nghệ cao.
chrisorton2011:Xin chào John, ông nghĩ Trung Quốc sẽ làm gì với Bắc Hàn?
Hiện Trung Quốc đã bớt ủng hộ Bắc Hàn rồi, họ thấy mất mặt. Và họ cũng hiểu động tác ra vẻ của Bắc Hàn không nguy hiểm như vẻ ngoài.
_JoalGo: Ông thấy 10 năm nữa, Trung Quốc và phương Tây sẽ ra sao – liệu sẽ có sự dịch chuyển quyền lực?
Nếu chúng ta may mắn, Trung Quốc sẽ dân chủ hơn và gần với phương Tây như Nhật. Nếu không may, Trung Quốc chia rẽ và hỗn loạn.
@omed_mustafa:Còn nước nào có thể cạnh tranh với Trung Quốc về xuất khẩu?
Không. Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục mãi mãi với mức độ hiện nay vì chi phí và lương tăng lên, nhưng vẫn vô cùng quan trọng.
@pauljackman:Theo ông Hồng Lỗi , đâu là nhận thức văn hóa sai lầm lớn nhất của Anh về Trung Quốc và công dân của họ?
Các viên chức Trung Quốc luôn nói chúng ta quá vội vã phê phán mà không hiểu thực tế trong lập trường chính trị của Trung Quốc.
@0zzym:Mạng internet liệu rồi có lật đổ chính quyền Trung Quốc như ở Trung Đông?
Mạng bị hạn chế nặng nề ở Trung Quốc, nên sẽ không xảy ra đâu. Nhưng sự tăng vọt các quan điểm và than phiền thì chắc chắn là đe dọa.
Nó luôn là vấn nạn lớn khi các xã hội khép kín đột nhiên tiếp xúc với tiền bạc và không có sự giám sát phù hợp.
@mikepjba:Người Trung Quốc đã chào đón chủ nghĩa tư bản nhưng khi nào sẽ chào đón dân chủ?
Những người bạn đối kháng người Trung Quốc của tôi cho rằng quốc hội được dân bầu sẽ chỉ còn cách 5, 7 năm nữa thôi.
@bestdogadvice:Xét hết mọi khía cạnh, Trung Quốc có phải là nền dân chủ không?
Hiện tại thì không, khi mà quá nhiều người bị bịt miệng. Nhưng đáng ngạc nhiên là các nhà đối kháng hàng đầu rất lạc quan.
@chrisvstumour:Có tình huống nào mà sẽ đem lại động lực cho chính trị đa đảng ở Trung Quốc?
Các nhà đối kháng hàng đầu Trung Quốc nay tin rằng có thể 5, 7, 10 năm nữa sẽ có dân chủ đa đảng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/07/130731_china_john_simpson_answers.shtml
'Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng'
Cập nhật: 16:11 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Media Player
Có ý kiến nói Trung
Quốc chắc chắn sẽ phản ứng về việc Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố đẩy mạnh
các dự án hợp tác khai thác, thăm dò dầu khí trên Biển Đông sau nhân
chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Bình luận từ Hà Nội hôm 26/7/2013, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc ở Quảng Châu nói:"Chắc chắn là Trung Quốc sẽ không im lặng. Vì họ chỉ muốn Việt Nam... ở trong vòng kiềm tỏa của họ thôi...
"Chắc chắn Trung Quốc không hài lòng với việc này và họ sẽ có những biện pháp này nọ để hạn chế, để ngăn cản."
Ông Dy nói ông tin tưởng rằng ban lãnh đạo Việt Nam đã có đủ tư duy, đủ suy nghĩ, đủ biện pháp cụ thể để giải quyết, bởi vì theo ông trước khi Việt Nam ký kết hợp tác với Hoa Kỳ về hợp tác khai thác dầu ở Biển Đông, Việt Nam đã có thỏa thuận với Trung Quốc, đặc biệt trong chuyến thăm Bắc Kinh trước đó trong năm của Chủ tịch Sang.
Ông bình luận: "Anh bạn láng giềng lớn của tôi, có phải là tôi không dám phớt lờ anh đâu trong vùng vịnh Bắc Bộ, ngoài cửa vinh Bắc Bộ em xin làm với anh chu đáo, thế còn ở chỗ khác, anh để em làm với người khác chứ."
Ông Dương Danh Dy cũng cho rằng nếu Việt Nam đạt thỏa thuận về mua bán vũ khí, khí tài trực tiếp với Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng không có quyền gì để "ngang ngược" cấm Việt Nam mua vũ khí của Mỹ.
"Tất nhiên họ sẽ gây những khó khăn ngầm, gây những áp lực ngầm, chắc chắn thế nào cũng có, nhưng công khai mà hầm hừ thì theo tôi không thể làm được."
Bản tuyên bố chung của nguyên thủ hai nước, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ ba ngày của ông Trương Tấn Sang, có đoạn:
"Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của
quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc
tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng
Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong
lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam,
"Thỏa thuận khung triển khai dự án phát
triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty
thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy...", Tuyên
bố chung, trên trang mạng của Nhà Trắng cho hay.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/07/130726_duongdanhdy_us_vn_deal.shtml
TIN THẾ GIỚI
Trung Quốc nợ các hãng phim Hollywood nhiều triệu đô la
Theo báo chí chuyên ngành điện ảnh Mỹ hôm qua 30/07/2013, Bắc
Kinh đã ngưng chi trả cho các hãng phim Hollywood phần doanh thu lẽ ra
họ phải được hưởng từ các phim được chiếu tại Trung Quốc, do các hãng
phim Mỹ từ chối đóng một loại thuế lợi tức mới.
Tờ Hollywood Reporter, số nợ này lên đến nhiều triệu đô la,
liên quan đến sáu hãng phim chủ chốt là Disney, Warner, Universal,
Paramount, Fox và Sony. Theo tính toán của tạp chí trên, thì chính quyền
Trung Quốc thông qua China Film Group còn nợ hãng phim Warner trên 31
triệu đô la cho bộ phim « Man of Steel », nợ Sony 23 triệu đô la cho
phim « Skyfall » và 23 triệu đô đối với hãng Fox cho bộ phim « Life of
Pi » (L’odyssée de Pi) .
Việc chi trả đã bị ngưng khi các hãng phim lên tiếng chống đối lại việc chính quyền Trung Quốc áp dụng một loại thuế mới hồi đầu năm, đánh vào lợi nhuận với tỉ lệ 2%.
Tổ chức Motion Picture Association of America (MPAA) đại diện cho quyền lợi các hãng phim Mỹ, hiện đang thương lượng với chính quyền Bắc Kinh để xác định ai sẽ phải trả số thuế này.
Cuộc xung đột này tuy vậy không làm cho các hãng phim ngưng cung cấp các sản phẩm điện ảnh cho khán giả Trung Quốc : thị trường phim ảnh tại đây năng động nhất thế giới, và các hãng sản xuất phim nỗ lực đặt chân vào thị trường Trung Quốc, cho dù bị hạn chế đáng kể.
Năm ngoái, một hiệp định được Hoa Kỳ xem là lịch sử, đã giúp linh hoạt phần nào các điều kiện khai thác phim Mỹ tại Trung Quốc. Theo các điều khoản của hiệp định trên, số phim Mỹ có thể được công chiếu hàng năm ở Trung Quốc từ 20 được nâng lên 34 phim, và phần được chia của các hãng phim trên tổng doanh thu được ấn định là 25%.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130731-trung-quoc-no-cac-hang-phim-hollywood-nhieu-trieu-do-la
Mỹ giúp Philippines dọ thám Trung Quốc tại Biển Đông
Trong những ngày qua, báo chí liên tiếp đưa tin về việc chính
quyền Manila được Mỹ giúp đỡ trong việc tìm hiểu về hoạt động của tàu
thuyền Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Trả lời báo giới vào hôm nay,
31/07/2013, Ngoại trưởng Philippines công khai xác nhận rằng máy bay do
thám của Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo quan trọng về hoạt động quân
sự của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp với Philippines ở Biển Đông.
Ngoại trưởng hai nước Việt Nam và Philippines sẽ họp lại tại
Manila ngày mai 01/08/2013 để thảo luận về khả năng hợp tác trên vấn đề
an ninh hàng hải. Trong một bản thông cáo, Bộ Ngoại giao Philippines cho
biết là phái đoàn Việt Nam do Ngoại trưởng Phạm Bình Minh dẫn đầu cũng
sẽ đề cập đến các cơ chế và sáng kiến quốc phòng trong khu vực.
Trên nguyên tắc đây là cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban Hợp tác
song phương Việt Nam Philippines lần này diễn ra tại Manila dưới sự chủ
trì của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario và đồng nhiệm Việt
Nam. Hai bên sẽ xem xét tiến độ thực hiện các chương trình hợp tác đề ra
cho thời kỳ từ năm 2011 đến 2016.
Theo báo chí Philippines, trong cuộc họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines ông Raul Hernandez đã xác định rằng nội dung thảo luận sẽ bao gồm các sáng kiến hợp tác về an ninh và quốc phòng, hợp tác hàng hải, đầu tư, thương mại và nông nghiệp.
Diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên Biển Đông do các động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc nhắm vào cả Việt Nam lẫn Philippines, theo giới quan sát, vấn đề Biển Đông và đối sách chống Bắc Kinh chắc chắn sẽ được hai bên quan tâm.
Một trong những vấn đề mà các chuyên gia phân tích muốn biết là quan điểm công khai của Việt Nam sẽ ra sao trên vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc mà Philippines đang xúc tiến trước Tòa án Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
Cho đến nay, Hà Nội vẫn né tránh, không ra mặt chính thức hậu thuẫn cho Manila, chỉ xác định – như tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây – rằng trong tư cách một quốc gia ven biển có quyền lợi hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, « Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này ».
Bên cạnh đó, còn có vấn đề Việt Nam và Philippines cũng có tranh chấp chủ quyền trồng chéo tại khu vực quần đảo Trường Sa. Giới phân tích đều cho rằng Hà Nội và Manila cần tìm cách xử lý trước các tranh chấp song phương này để có thế mạnh hơn trong đàm phán với Trung Quốc.
Việc chi trả đã bị ngưng khi các hãng phim lên tiếng chống đối lại việc chính quyền Trung Quốc áp dụng một loại thuế mới hồi đầu năm, đánh vào lợi nhuận với tỉ lệ 2%.
Tổ chức Motion Picture Association of America (MPAA) đại diện cho quyền lợi các hãng phim Mỹ, hiện đang thương lượng với chính quyền Bắc Kinh để xác định ai sẽ phải trả số thuế này.
Cuộc xung đột này tuy vậy không làm cho các hãng phim ngưng cung cấp các sản phẩm điện ảnh cho khán giả Trung Quốc : thị trường phim ảnh tại đây năng động nhất thế giới, và các hãng sản xuất phim nỗ lực đặt chân vào thị trường Trung Quốc, cho dù bị hạn chế đáng kể.
Năm ngoái, một hiệp định được Hoa Kỳ xem là lịch sử, đã giúp linh hoạt phần nào các điều kiện khai thác phim Mỹ tại Trung Quốc. Theo các điều khoản của hiệp định trên, số phim Mỹ có thể được công chiếu hàng năm ở Trung Quốc từ 20 được nâng lên 34 phim, và phần được chia của các hãng phim trên tổng doanh thu được ấn định là 25%.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130731-trung-quoc-no-cac-hang-phim-hollywood-nhieu-trieu-do-la
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại cuộc họp ASEAN ở Brunei, 01/07/2013 - REUTERS
Trong những ngày qua, báo chí liên tiếp đưa tin về việc chính
quyền Manila được Mỹ giúp đỡ trong việc tìm hiểu về hoạt động của tàu
thuyền Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Trả lời báo giới vào hôm nay,
31/07/2013, Ngoại trưởng Philippines công khai xác nhận rằng máy bay do
thám của Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo quan trọng về hoạt động quân
sự của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp với Philippines ở Biển Đông.
Theo Ngoại trưởng Albert Del Rosario, phi cơ trinh sát P-3
Orion của Hải quân Mỹ thường xuyên bay qua khu vực được Philippines cho
là vùng lãnh thổ hợp pháp của mình, nhưng lại là nơi bị Trung Quốc cho
tàu quân sự đến giám sát.
Khi được hỏi về giá trị của thông tin được máy bay do thám Mỹ thu thập, Ngoại trưởng Philippines khẳng định : « Tôi cho rằng các thông tin đó có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi rất quan tâm đến những gì đang xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, trên thềm lục địa của chúng tôi, và chúng tôi muốn biết khi có bất kỳ một hành vi xâm nhập nào ».
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả các khu vực gần Philippines và các nước láng giềng khác như Việt Nam, hay Malaysia. Căng thẳng gia tăng hẳn lên trong những năm gần đây do việc Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật vừa ngoại giao vừa quân sự chèn ép các láng giềng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Philippines đã liên tục kêu gọi đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Mặc dù khẳng định không thiên về phe nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Mỹ cũng đã giúp nâng cấp quân đội Philippines.
Khi được hỏi là việc Hoa Kỳ giúp Philippines - bằng cách dùng máy bay do thám động tĩnh của Trung Quốc – liệu có mâu thuẫn với chủ trương trung lập của Mỹ hay không, ông Del Rosario nhấn mạnh đến quan hệ thân thiện giữa Washington và Manila, cũng như đại cục trong khu vực.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Mỹ và nước ông có hiệp ước quốc phòng, cho phép giúp đỡ nhau khi có xâm lược. Ngoài ra, Hoa Kỳ muốn duy trì hòa bình ở châu Á – Thái Bình Dương và bảo đảm tự do đi lại ở Biển Đông, do đó « Chúng tôi tin rằng họ có quyền hiện diện… Và chúng tôi cũng muốn họ có mặt ».
Theo tiết lộ của người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, máy bay do thám Mỹ đã hoạt động trên vùng biển mà nước này tranh chấp với Trung Quốc, ít nhất từ năm 2010, khi ông lên làm ngoại trưởng.
Ông không cho biết thêm chi tiết các thời điểm cụ thể nhưng xác định rằng phi cơ trinh sát Mỹ chủ yếu hoạt động nhân những cuộc tập trận chung giữa Philippines và Hoa Kỳ.
Lời xác nhận của Philippines vào hôm nay chắc chắn sẽ làm Trung Quốc bực dọc. Lý do là vì cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn lớn tiếng cho rằng Washington không có vai trò gì trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Việc Hoa Kỳ giúp đỡ Philippines do thám Trung Quốc ngoài Biển Đông nêu bật quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Manila và Washington. Quân đội Philippines – thuộc diện yếu kém nhất – đã dựa vào thiết bị quân sự thặng dư của Mỹ để nâng cấp các phương tiện của mình.
Cụ thể nhất là vào năm 2011, Philippines đã biến một tàu tuần duyên cũ của Mỹ thành soái hạm của hạm đội Hải quân của mình, và đang chờ nhận thêm một chiếc thứ hai để tăng cường tiềm lực hải quân. Ngoại trưởng Del Rosario hôm nay cho biết là Philippines đang tìm cách trang bị thêm cho mình nhiều tàu Mỹ khác trong tương lai.
Ngoài ra, trong năm nay, Philippines hy vọng nhận được 50 triệu đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, một con số tăng 60% so với năm ngoái.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130731-philippines-xac-nhan-da-duoc-my-cap-tin-tinh-bao-ve-trung-quoc-tai-bien-dongKhi được hỏi về giá trị của thông tin được máy bay do thám Mỹ thu thập, Ngoại trưởng Philippines khẳng định : « Tôi cho rằng các thông tin đó có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi rất quan tâm đến những gì đang xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, trên thềm lục địa của chúng tôi, và chúng tôi muốn biết khi có bất kỳ một hành vi xâm nhập nào ».
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả các khu vực gần Philippines và các nước láng giềng khác như Việt Nam, hay Malaysia. Căng thẳng gia tăng hẳn lên trong những năm gần đây do việc Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật vừa ngoại giao vừa quân sự chèn ép các láng giềng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Philippines đã liên tục kêu gọi đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Mặc dù khẳng định không thiên về phe nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Mỹ cũng đã giúp nâng cấp quân đội Philippines.
Khi được hỏi là việc Hoa Kỳ giúp Philippines - bằng cách dùng máy bay do thám động tĩnh của Trung Quốc – liệu có mâu thuẫn với chủ trương trung lập của Mỹ hay không, ông Del Rosario nhấn mạnh đến quan hệ thân thiện giữa Washington và Manila, cũng như đại cục trong khu vực.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Mỹ và nước ông có hiệp ước quốc phòng, cho phép giúp đỡ nhau khi có xâm lược. Ngoài ra, Hoa Kỳ muốn duy trì hòa bình ở châu Á – Thái Bình Dương và bảo đảm tự do đi lại ở Biển Đông, do đó « Chúng tôi tin rằng họ có quyền hiện diện… Và chúng tôi cũng muốn họ có mặt ».
Theo tiết lộ của người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, máy bay do thám Mỹ đã hoạt động trên vùng biển mà nước này tranh chấp với Trung Quốc, ít nhất từ năm 2010, khi ông lên làm ngoại trưởng.
Ông không cho biết thêm chi tiết các thời điểm cụ thể nhưng xác định rằng phi cơ trinh sát Mỹ chủ yếu hoạt động nhân những cuộc tập trận chung giữa Philippines và Hoa Kỳ.
Lời xác nhận của Philippines vào hôm nay chắc chắn sẽ làm Trung Quốc bực dọc. Lý do là vì cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn lớn tiếng cho rằng Washington không có vai trò gì trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Việc Hoa Kỳ giúp đỡ Philippines do thám Trung Quốc ngoài Biển Đông nêu bật quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Manila và Washington. Quân đội Philippines – thuộc diện yếu kém nhất – đã dựa vào thiết bị quân sự thặng dư của Mỹ để nâng cấp các phương tiện của mình.
Cụ thể nhất là vào năm 2011, Philippines đã biến một tàu tuần duyên cũ của Mỹ thành soái hạm của hạm đội Hải quân của mình, và đang chờ nhận thêm một chiếc thứ hai để tăng cường tiềm lực hải quân. Ngoại trưởng Del Rosario hôm nay cho biết là Philippines đang tìm cách trang bị thêm cho mình nhiều tàu Mỹ khác trong tương lai.
Ngoài ra, trong năm nay, Philippines hy vọng nhận được 50 triệu đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, một con số tăng 60% so với năm ngoái.
Trung Quốc lấn lướt Biển Đông : Hà Nội - Manila tăng cường hợp tác
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và tổng thống Philippines Benigno Aquino (ảnh ghép)
Montage RFI
Ngoại trưởng hai nước Việt Nam và Philippines sẽ họp lại tại
Manila ngày mai 01/08/2013 để thảo luận về khả năng hợp tác trên vấn đề
an ninh hàng hải. Trong một bản thông cáo, Bộ Ngoại giao Philippines cho
biết là phái đoàn Việt Nam do Ngoại trưởng Phạm Bình Minh dẫn đầu cũng
sẽ đề cập đến các cơ chế và sáng kiến quốc phòng trong khu vực.
Trên nguyên tắc đây là cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban Hợp tác
song phương Việt Nam Philippines lần này diễn ra tại Manila dưới sự chủ
trì của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario và đồng nhiệm Việt
Nam. Hai bên sẽ xem xét tiến độ thực hiện các chương trình hợp tác đề ra
cho thời kỳ từ năm 2011 đến 2016.Theo báo chí Philippines, trong cuộc họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines ông Raul Hernandez đã xác định rằng nội dung thảo luận sẽ bao gồm các sáng kiến hợp tác về an ninh và quốc phòng, hợp tác hàng hải, đầu tư, thương mại và nông nghiệp.
Diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên Biển Đông do các động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc nhắm vào cả Việt Nam lẫn Philippines, theo giới quan sát, vấn đề Biển Đông và đối sách chống Bắc Kinh chắc chắn sẽ được hai bên quan tâm.
Một trong những vấn đề mà các chuyên gia phân tích muốn biết là quan điểm công khai của Việt Nam sẽ ra sao trên vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc mà Philippines đang xúc tiến trước Tòa án Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
Cho đến nay, Hà Nội vẫn né tránh, không ra mặt chính thức hậu thuẫn cho Manila, chỉ xác định – như tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây – rằng trong tư cách một quốc gia ven biển có quyền lợi hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, « Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này ».
Bên cạnh đó, còn có vấn đề Việt Nam và Philippines cũng có tranh chấp chủ quyền trồng chéo tại khu vực quần đảo Trường Sa. Giới phân tích đều cho rằng Hà Nội và Manila cần tìm cách xử lý trước các tranh chấp song phương này để có thế mạnh hơn trong đàm phán với Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130731-viet-nam-philippines-muon-tang-cuong-hop-tac-bien-dong
Trong một nghị quyết được toàn thể các nghị sĩ thông qua ngày
29/07/2013, Thượng viện Mỹ đã lên án mọi hành động cưỡng bức và đe dọa
do các lực lượng trên biển tiến hành tại vùng Biển Đông và Biển Hoa
Đông. Lời lên án không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng hầu như toàn bộ
các sự kiện nêu lên đều chỉ rõ Bắc Kinh là thủ phạm gây bất ổn.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130731-thuong-vien-my-len-an-hanh-vi-hung-hang-cua-trung-quoc-tai-bien-dong
Thượng viện Mỹ lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông
Lực lượng hải quân Trung Quốc tập dợt diễu hành tại căn cứ Thanh Đảo 3/2013 - REUTERS /Stringer
Trong một nghị quyết được toàn thể các nghị sĩ thông qua ngày
29/07/2013, Thượng viện Mỹ đã lên án mọi hành động cưỡng bức và đe dọa
do các lực lượng trên biển tiến hành tại vùng Biển Đông và Biển Hoa
Đông. Lời lên án không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng hầu như toàn bộ
các sự kiện nêu lên đều chỉ rõ Bắc Kinh là thủ phạm gây bất ổn.
Nghị quyết mang số hiệu S. RES. 167, sau khi nêu bật các diễn
biến đáng quan ngại tại hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, đã đưa ra 7
“quyết nghị” mà đầu tiên hết chính lời lời tố cáo không chút mập mờ các
hành động : “Sử dụng các biện pháp cưỡng chế, đe dọa hay võ lực do các
lực lượng hải quân, an ninh trên biển, tàu đánh cá, phi cơ quân sự hay
dân sự tiến hành trên vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, để khẳng định chủ
quyền lãnh thổ và lãnh hải hoặc thay đổi nguyên trạng hiện nay.”
Bên cạnh đó, Nghị quyết 167 của Thượng viện Mỹ cũng kêu gọi các bên
tranh chấp biển đảo trong khu vực là nên cố gắng tự kềm chế, tránh các
hành động có nguy cơ làm căng thẳng leo thang, trong đó có các hành vi
“đưa người đến cư ngụ tại những hòn đảo lớn nhở, bãi cạn, bãi ngầm hay
các thực thể địa dư khác”.
Văn kiện đặc biệt khẳng định hậu thuẫn của chính quyền Mỹ đối với
tiến trình đi đến một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông giữa ASEAN và
Trung Quốc, cũng như các hoạt động ngoại giao của tất cả các bên tranh
chấp tại Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định cho khu vưc.
Sau cùng, Nghị quyết cũng xác nhận sự ủng hộ của Thượng viện Mỹ đối
với các hoạt động liên tục của Lực lượng Võ trang Hoa Kỳ tại khu vực Tây
Thái Bình Dương “bao gồm việc thiết lập quan hệ đối tác với lực lượng
vỡ trang các nước khác trong vùng, nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải,
duy trì hòa bình và ổn định, đảm bảo việc tôn trọng các nguyên tắc của
luật pháp quốc tế được toàn thế giới công nhận, trong đó có việc giải
quyết một cách hòa bình các vấn đề chủ quyền và giao dịch thương mại hợp
pháp mà không bị cản trở”.
Trong phần trình bày tình hình dẫn đến bản nghị quyết 167, Thượng
viện Mỹ đã liệt kê hàng loạt các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong
việc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông với Philippines và Việt Nam,
và trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Về Biển Đông, các nhà lập pháp Mỹ trước hết ghi nhận « nhiều sự cố
nguy hiểm và gây bất ổn trong những năm gần đây, trong khu vực này ». Đó
là vụ « tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu
khí Việt Nam vào tháng 5 2011 », kế đến là vụ « tàu Trung Quốc chặn lối
vào bãi Scarborough vào tháng Tư năm 2012 », rồi vụ « Trung Quốc phát
hành một bản đồ chính thức mới, xác định ‘đường chín đoạn’ gây tranh cãi
là biên giới quốc gia của Trung Quốc ».
Thượng viện Mỹ cũng ghi nhận vụ việc gần đây nhất nhắm vào
Philippines : “Kể từ ngày 08 tháng Năm năm 2013, tàu Hải quân và Hải
giám Trung Quốc hiện diện thường xuyên ở vùng biển xung quanh bãi Second
Thomas Shoal, nằm cách khoảng 105 hải lý về phía Tây bắc của đảo
Palawan của Philippines.
Về Biển Hoa Đông, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã có những lời lẽ rất mạnh,
cảnh cáo Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ hành động đơn phương
nào trên quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, lên án việc
Bắc Kinh đã gửi tàu của các cơ quan nhà nước đến khu vực gần đảo, làm
cho tình hình căng thẳng thêm lên.
Nghị quyết đặc biệt lưu ý rằng quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý
của Tokyo, và theo hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn
cam kết « đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các
vùng lãnh thổ dưới quyền quản lý của Nhật Bản ».
Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, sở dĩ Thượng viện Mỹ - một định
chế có uy thế rất lớn trong lãnh vực đối ngoại - đã thông qua nghị quyết
cứng rắn vừa kể, đó là vì đã thấy rõ quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh
trên các tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay nhân hội nghị thượng
đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng Sáu vừa qua.
Mặt khác, Trung Quốc được cho là còn xem nhẹ một nghị quyết từng được
Thượng viện Mỹ thông qua năm ngoái tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku
nằm trong phạm vi áp dụng của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.
tags: Biển Hoa Đông - Biển Đông - Châu Á - Hoa Kỳ - Phân tích - Quốc tế - Trung Quốc
Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông
Nghị quyết 167 dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tin liên hệ
- Việt Nam hứa tăng cường quan hệ truyền thống hữu nghị với Trung Quốc
- Trung Quốc bác bỏ hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản về biển đảo
- Mỹ, Nhật Bản tìm cách giảm căng thẳng ở Biển Đông
- Máy bay do thám Mỹ thường xuyên tuần tra tại Biển Đông
- Vấn đề Biển Đông trong nghị trình cuộc họp Việt Nam-Philippines
- Ấn Độ cho Việt Nam vay tiền mua tàu tuần tra
CỠ CHỮ
31.07.2013
Nghị quyết do Thượng nghị sĩ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại
Thượng viện, bảo trợ thúc giục các nước có tuyên bố chủ quyền tại hai
vùng biển này nhanh chóng hình thành và thông qua một bộ quy tắc ứng xử
để tránh xung đột.
Nghị quyết 167 dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong số này có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam, việc Bắc Kinh phát hành bản đồ chính thức xác nhận chủ quyền theo đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông và thành lập thành phố Tam Sa.
Nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án hành động đe dọa, áp bức, và dùng võ lực để dành chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nghị quyết 167 dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong số này có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam, việc Bắc Kinh phát hành bản đồ chính thức xác nhận chủ quyền theo đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông và thành lập thành phố Tam Sa.
Nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án hành động đe dọa, áp bức, và dùng võ lực để dành chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Thượng nghị sĩ Menendez cho biết Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào các cuộc tranh chấp qua đường lối ngoại giao.
Ông Menendez nói với lịch sử giao tiếp lâu nay tại khu vực, Mỹ hết sức
quan tâm đến việc hợp tác với tất cả các bên để phát triển, thực thi, và
duy trì trật tự dựa trên luật lệ tại đây. Và việc này, theo Chủ tịch
Menendez, được bắt đầu bằng cách ủng hộ-khuyến khích một giải pháp hòa
bình và đưa vào hoạt động các cơ chế hữu hiệu để xử lý tranh chấp làm
ảnh hưởng đến ổn định khu vực.
Cùng lúc đó, Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương tuyên bố các hành động gây hấn của Bắc Kinh hầu dành chủ quyền có nguy cơ là những sự tính toán sai lầm, nhưng đồng thời cũng giúp Washington củng cố các mối quan hệ với các nước trong khu vực.
Reuters dẫn phát biểu của Tướng Herbert Carlisle hôm 29/7 nói rằng mỗi một hành động của Bắc Kinh đều dẫn tới các hậu quả không mong muốn cùng nhiều hiệu ứng kéo theo sau.
Vẫn theo lời Tư lệnh Carlisle, trong một số trường hợp, các đồng minh của Mỹ ở khu vực có thể ngưng mua thiết bị quốc phòng từ các nhà cung cấp không phải là Hoa Kỳ và muốn Washington tăng cường sự hiện diện nhiều hơn như lực lượng đối trọng với Trung Quốc.
Cùng lúc đó, Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương tuyên bố các hành động gây hấn của Bắc Kinh hầu dành chủ quyền có nguy cơ là những sự tính toán sai lầm, nhưng đồng thời cũng giúp Washington củng cố các mối quan hệ với các nước trong khu vực.
Reuters dẫn phát biểu của Tướng Herbert Carlisle hôm 29/7 nói rằng mỗi một hành động của Bắc Kinh đều dẫn tới các hậu quả không mong muốn cùng nhiều hiệu ứng kéo theo sau.
Vẫn theo lời Tư lệnh Carlisle, trong một số trường hợp, các đồng minh của Mỹ ở khu vực có thể ngưng mua thiết bị quốc phòng từ các nhà cung cấp không phải là Hoa Kỳ và muốn Washington tăng cường sự hiện diện nhiều hơn như lực lượng đối trọng với Trung Quốc.
Tướng Carlisle cho biết Ngũ Giác Đài đang nỗ lực gia tăng việc luân phiên các binh sĩ Mỹ xuyên suốt khu vực Châu Á nhiều như mức ở Châu Âu trong thời Chiến Tranh Lạnh.
Nguồn: ABS-CBNnews.com, Foreign.senate.gov, Philstar.com, Reutershttp://www.voatiengviet.com/content/thuong-vien-my-thong-qua-nghi-quyet-ve-bien-dong/1713894.html
Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang
Cập nhật: 14:19 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Tôi rất mừng là thấy hai bên rõ ràng có
những bước tiến mạnh mẽ về sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết về
quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thực sự là kết quả này tốt đẹp hơn sự
mong đợi của tôi.
Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
Bởi vì trước đó tôi cũng có một đôi
chút lo lắng là có thể có những điều chưa thực thống nhất giữa hai bên,
hoặc có thể tạm gọi là bất đồng, vì có thể nó làm ảnh hưởng tới kết quả
của chuyến đi.
Nhưng rút cuộc với tuyên bố chung đó,
cũng như với những lời lẽ mà các vị lãnh đạo đã phát biểu ra trước công
chúng thì phải nói là đấy là những điều thực sự rất tốt.
… Tôi nghĩ thỏa thuận hợp tác toàn diện
cũng đã là một thỏa thuận rất tốt rồi. Và tùy theo cách gọi thôi, gọi
là chiến lược hay gọi là hợp tác toàn diện, hay dùng những từ ngữ đi
chăng nữa thì cái cốt lõi là nội dung, nội hàm của những hợp tác sẽ là
mở rộng ra như thế nào. Thì lần này hợp tác toàn diện đã nói rõ là mở
rộng ra hợp tác trên nhiều mặt khác nhau.
… Lâu nay sự hợp tác giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ có lẽ được nhấn mạnh rất nhiều về góc độ thương mại, kinh tế, một
phần nào đó về văn hóa, giáo dục, nhưng về các lĩnh vực khác chưa được
nhấn mạnh nhiều.
… Tôi quan tâm hơn tới việc thực tâm
tiến hành với nhau, những công việc cụ thể để thực hiện sự hợp tác đó,
hơn là những ngôn ngữ có thể là đẹp, có thể là cao siêu, nhưng mà trên
thực tế không mang lại hành động đáng kể.
Ví dụ như ở Việt Nam, người Việt Nam
thường hay nhạy cảm và không hài lòng với những cách như là đưa ra những
phương châm bốn tốt, hoặc là 16 chữ chẳng hạn, đối với ông láng giềng
lớn.Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
"Tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam"
Bà Phạm Chi Lan
… Về phía Mỹ tôi nghĩ là đã hiểu hơn về
tình hình của Việt Nam, cho nên cách đặt vấn đề của phía Mỹ cũng không
quá căng thẳng đối với câu chuyện về nhân quyền ở Việt Nam. Thế còn phía
Việt Nam, tôi mong là thông qua tất cả những gì đã trao đổi ở bên Mỹ
thì các vị lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu được là khi bên phía Mỹ không làm
quá căng về chuyện nhân quyền, thì không có nghĩa là Việt Nam không cần
cải thiện.
Và qua thái độ đó cũng chứng tỏ phía Mỹ
có niềm tin nhất định, đồng thời có mong muốn là Việt Nam sẽ cải thiện
được tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có một
số vấn đề mà ngay cả những người sống ở Việt Nam, những công dân Việt
Nam, như cá nhân tôi chẳng hạn cũng không đồng tình đối với việc bắt bớ
một số những người trẻ như là trường hợp của cô Phương Uyên, chẳng hạn,
hay là đối với một số blogger.
Nhưng mà những cái đó, tôi nghĩ nhà
nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không
gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời
cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở
Việt Nam. Tôi mong là qua đây, Việt Nam cũng có nỗ lực của mình để cải
thiện về phía nhà nước Việt Nam, thế và các nước cũng góp thêm phần vào
thúc đẩy quá trình đó.
Bấm
Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 26/7/2013
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có
chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ
đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai
trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung
Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán
cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì
về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở
những nơi khác.
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ
được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế
nào trong ván cờ quốc tế.
Thời đại này là thời đại của sự liên
đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn
“independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều
phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau”
(interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ
chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt
Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống
phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không
thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu
cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
VÁN CỜ, QUÂN CỜ"Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng"
Ông Hoàng Duy Hùng
Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam
đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa
Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn
cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là
lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ
Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam
dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như
nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng
Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa
trong vấn đề nhân quyền.
... Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố
Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh.
Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham
nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết
bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không
độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là
một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng
và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
Nghị viên thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, Bấm
trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/7/2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 273
BIA RƯỢU - THƠ- ĐIẾU CÀY
NGUYỄN KHÔI * BIA RƯỢU
Bia rượu: Vấn nạn quốc gia!
Posted on July 30, 2013 by phun5264
Bia rượu: Vấn nạn quốc gia!
An Nhiên, thông tín viên RFA2013-07-26
Ngày hội uống bia do hãng bia Hà Nội tổ chức.
AFP photo
Tình trạng lạm dụng bia rượu tại Việt Nam lâu nay gây ra cho xã hội nhiều vấn nạn nhức nhối.
Quán nhậu mọc lên như nấm
Việt
Nam – một trong những quốc gia nằm trong danh sách nghèo nhất thế giới –
nhưng cũng là một trong những nước có mức tiêu thụ bia rượu hàng đầu
thế giới. Theo đánh giá của tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor
International, Việt Nam với dân số 90 triệu người, lượng tiêu thụ bia
hằng năm từ 2011 đến 2016 sẽ tăng 10% mỗi năm. Hiện mức tiêu thụ bia
bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng gần 30 lít/năm, đứng đầu Đông
Nam Á, đứng thứ tư Châu Á sau Nhật, Nam Triều Tiên và Trung Quốc.
Khi
đến Việt Nam, người ta có thể nhận thấy ở địa phương nào cũng có nhà
máy bia, có cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia. Quán nhậu mọc lên như
nấm khắp mọi nơi và người ta có thể nhậu từ sáng đến tối khuya, bất cứ
lúc nào.
Ở
các quốc gia trong khu vực như Thailand, Singarore, Miến Điện… bia rượu
bị đánh thuế rất cao và hạn chế giờ buôn bán. Ở Việt Nam chưa có những
biện pháp tương tự như thế. Chị Hương đang cư ngụ tại Gò Vấp, Tp. Hồ Chí
Minh có người thân trong gia đình bị nghiện rượu, cho biết thực tế và
ước muốn nhà nước có biện pháp để hạn chế tình trạng nhậu nhẹt, say xỉn
suốt ngày như thế:
“Con
sâu rượu nhà Chị một ngày đi nhậu 3 tăng, 10 giờ nhậu đến 4,5 giờ, 4,5
giờ nhậu đến 8,9 giờ, giờ này hàng xóm kêu thì sẽ nhậu nữa đến 11,12 giờ
đêm, từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Việt Nam mình bây giờ nhất nhì Châu
Á uống rượu rồi, tiêu thụ rượu bia. Mà bây giờ các hãng bia của Đức…cứ
đầu tư vào Việt Nam, vì dân số Việt Nam giờ gần 90 triệu người rồi. Bây
giờ theo Chị, thì nhà nước hạn chế cho các hãng bia vào Việt Nam, sản
xuất bia rượu tại Việt Nam, thứ hai là đừng có cấp giấy phép mở hàng
quán bia tràn lan. Bây giờ nếu các Ông không có chỗ nhậu thì từ từ cũng
bớt thôi, chứ bây giờ nhiều quán nhậu quá trời.”
Giáo
sư Nguyễn Mộng Giao, Hiệu phó trường Đại học Hùng Vương cho chúng tôi
biết sự trăn trở của Ông về vấn đề sử dụng quá nhiều bia rượu tại Việt
Nam:
“Ngày
xưa, người ta nói rượu ngon thì có bạn hiền, tuy nhiên, ngày nay người
ta lạm dụng vấn đề này quá. Rất nhiều chính sách luật lệ của Việt Nam
được đưa ra đã không thực hiện được một cách nghiêm túc. Trong xã hội
của chúng ta, luật lệ không được tôn trọng, rất nhiều những điều đúng
đắn nhưng đã không thực hiên. Và không có một cái chế tài, không có một
cái kiên quyết đối với việc đó.
Tôi nghĩ là đáng nhẽ ra, ở Việt
Nam “thằng” nào nó chả mong có chức tước, thế nghĩa ra “thằng” nào mà
lại uống rượu bia, đi nhậu nhẹt thì không cho lên chức tước gì nữa. Đang
làm chức tước phải đi xuống, chỉ cần đưa ra một cái đó thôi làm gương
cho một vài thằng thì mọi người sợ rúm lại, chuyện đâu vào đấy cả thôi.”
Cái hại trước mắt và lâu dài
Một quán nhậu ở Hà Nội. AFP photo
Với tình hình đất nước Việt Nam kinh
tế – chính trị – xã hội đang vô cùng khó khăn, nhưng ngừơi dân vẫn ung
dung lạc quan trên những bàn nhậu bất kể giờ giấc, địa điểm với đủ lý do
để nhậu. Có các doanh nghiệp còn tự hào cho việc nhậu là một nét văn
hóa của Việt Nam, và thường đưa vào bàn nhậu để bàn các chuyện kinh
doanh hoặc ký kết hợp đồng. Giáo sư Nguyễn Mộng Giao, cho chúng tôi
biết:
“Ở xã hội Việt Nam bây giờ là đúng
như thế, thực tiễn, người ta thảo luận với nhau công việc trên bàn bia
rượu, thảo luận với nhau những vấn đề rất nghiêm túc thế thì đây là một
vấn nạn, là một sự xuống cấp ở xã hội Việt Nam. Thậm chí là những công
việc bàn một cách nghiêm túc thì nhiều lúc người ta cũng đưa ra cái bàn
nhậu để bàn. Rồi trong lúc họ say sưa, họ đưa ra những ký kết, đưa ra
những quyết định, mà chúng ta có thể nào tin tưởng những con người trong
lúc say sưa, kích thích ký vào những văn bản hợp đồng kinh tế, kể cả
những văn bản mang tính chất pháp quy không? ”
“Nếu không ngăn chặn kịp thời mà cứ để như bây giờ thì nó sẽ không phải là hại trước mắt mà hại lâu dài, không phải chỉ ảnh hưởng đến thế hệ ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.– Giáo sư Nguyễn Mộng Giao”
Lạm
dụng bia rượu sẽ làm cho con người khó kiểm soát được bản thân dẫn đến
nhiều điều đáng tiếc cho chính họ, người thân và người chung quanh. Giáo
sư Nguyễn Mộng Giao phân tích:
“Nếu
uống bia rượu quá nhiều sẽ làm u mê, làm hại nòi giống, sinh con đẻ cái
thì các DNA sẽ biến dạng đi, con cái sẽ không thể nào khỏe mạnh được,
nòi giống sẽ kém đi về mặt trí tuệ. Cho nên đây là một vấn nạn lớn của
xã hội Việt Nam, nếu không ngăn chặn kịp thời mà cứ để như bây giờ thì
nó sẽ không phải là hại trước mắt mà hại lâu dài, không phải chỉ ảnh
hưởng đến thế hệ ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.”
Và Ông tiếp tục chia sẻ trong tâm trạng bức xúc:
“Những
người nông dân uống bia uống rượu quá đáng rồi gây tan nát gia đình thì
có những chế tài, nhưng trước mắt có lẽ là những từng lớp công chức nhà
nước, những người có trách nhiệm trong bộ máy chính quyền, thì đầu tiên
là phải trừng phạt về tội uống bia rượu, bởi vì nếu họ uống bia rượu,
họ sẽ làm sai lãng mọi cái gì hay nhất của luật pháp, và cái gì hay nhất
của thuần phong mỹ tục của đất nước và tấm gương đạo đó rất xấu cho các
thế hệ trẻ, nhất là các em đó còn đang học ở trường.”
Vấn
đề ăn nhậu quá mức được nêu ra lâu nay; tuy nhiên dường như tình trạng
đó vẫn chưa hề được giải quyết mà trái lại thực tế cho thấy dường như cơ
quan chức năng và nhà nước bỏ lơ cho chuyện đó phát triển.
From: Khoi Dinhbang
To: SơnTrung ; phanngylocnguyen ; 67sontruc ; khekinhkha
Sent: Saturday, July 27, 2013 1:45 PM
Subject: Về: The Winner Is.
*1.THE WINNER Is.
Thương thương quá danh ca Siu Black
Chim Sơn Ca về hót giữa Đô thành
Ngây thơ nhảy vào kịch trường cạm
bẫy
Sã cánh rồi...thôi trở lại Rừng
xanh.
*2- TỆ NẠN
Ở Việt Nam đàn ông ham nhậu nhẹt
Quán Bia đầy , hò hét
"nốc" vỡ trời
Nơi thôn xóm thì rượu chè, cờ bạc
Vợ còng lưng trả nợ...sống cầm hơi.
*3- NGHỊCH LÝ
Nhà chính trị làm thơ cho nổi tiếng
Nhà thơ thì ham muốn chức Quan
trường
Anh nọ "tụng" anh kia đi
kiếm miếng
Cứ tự khen, tự thưởng rộn Thi đàn.
*4- ẢO TƯỞNG
Đời khổ nhất là mộng mơ ảo tưởng
Về Thủ Đô là sướng , sống đàn anh
Vật lộn mãi vẫn là thằng làm mướn
Nguyên cái đầu ở trong Lũy Tre xanh.
*5- HỌC VÀ THI
Đi học thời nay là học "chép"
Trò "chép" của Cô, Cô
"chép" của Thầy...
Các Lò Luyện với giá cao khủng khiếp
Đáp án "hên" là của Nhóm
ra Bài ?
*6- HOA HẬU VÀ ĂM XI
Hoa hậu- MC một thời khởi sắc
Mơ lấy Tây có Xe xịn, Villa
Nay khủng hoảng về nhà bán Bún Ốc
Khác bọn Cá Tôm : ăn nói vẫn điệu
đà.
*7- XÓM MŨI
Mũi Cà Mau bốn bề đầy sóng gió
Tràm , Đước nào trụ bám Nước triều
dâng ?
-Con Cá, con Tôm cùng Người khốn khổ
Rồi đến ngày bỏ xóm "đi Bình
Dương"...
*8- SÔNG HỒNG CHẾT
Sông Hồng "chết" bời vì Rừng phá hết
Đập chặn dòng, nước kiệt mỗi mùa
đông
Rồi sẽ là "Sông Đen" nồng
thối khét
Khi phố phường, nhà máy mọc bên
sông.
*9- BA NGẢ
Con thích "Tự do" tìm đường sang Mỹ
Mẹ giỏi mánh mung "chạy
chợ" bên Tàu
Dốt ngoại ngữ : Cha ở nhà trông trẻ
Nuôi Lợn gà và cuốc đất trồng Rau.
*10- CẦU ĐÃ BẮC
Cầu đã bắc qua đại dương sóng gió
Xưa Hồ Chí Minh không thể gặp Truman
"Thế giới tự do"...sao mà
xa xôi quá ?
OK- Obama và Trương Tấn Sang...
Góc thành nam Hà Nội 27-7-2013
Nguyễn Khôi
Năm
sáu ngày mệt lử.
Vài
ba hớp nước trong.
Thuốc
làm khuây mấy điếu
Suy
tính chuyện bao đồng.
Vẫn
không ngoài chuyện đói...
Đấy
là mấy câu mở đầu trong bài thơ "Con cá chột nưa" của Tố Hữu.
Bài thơ này ông viết vào tháng 11-1940, ở nhà tù Lao Bảo, nói về những ngày
tuyệt thực. Không nói rõ là chống cái gì, nhưng nhà tù này là của thực dân
Pháp, khi đang cai trị VN. Tố Hữu là người cộng sản, chiến đấu chống thực dân
Pháp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân VN.
Mới
chỉ năm, sáu ngày tuyệt thực đã mệt lử, và chỉ nghĩ mỗi chuyện đói, đấy là
chuyện rất thật
Năm
sáu ngày mệt lử.
Vài
ba hớp nước trong.
Thuốc
làm khuây mấy điếu
Suy
tính chuyện bao đồng.
Vẫn
không ngoài chuyện đói...
Đấy
là mấy câu mở đầu trong bài thơ "Con cá chột nưa" của Tố Hữu.
Bài thơ này ông viết vào tháng 11-1940, ở nhà tù Lao Bảo, nói về những ngày
tuyệt thực. Không nói rõ là chống cái gì, nhưng nhà tù này là của thực dân
Pháp, khi đang cai trị VN. Tố Hữu là người cộng sản, chiến đấu chống thực dân
Pháp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân VN.
Mới
chỉ năm, sáu ngày tuyệt thực đã mệt lử, và chỉ nghĩ mỗi chuyện đói, đấy là
chuyện rất thật
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 273
TRẺ RANH LUẬN CHÍNH
Thursday, August 1, 2013
TRẺ RANH LUẬN CHÍNH
CHUYỆN NƯỚC NON
Truyện dài
đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN
Ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước thuộc phe ông Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã làm
hai cuộc công du qua Tầu và
qua Mỹ để xin sự ủng hộ của các
cường quốc này hầu hạ địch
thủ là thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng,nhưng coi bộ ông chẳng nhận đươc hứa hẹn
gì .Có lẽvì thế sau khi về nước ông Sang
đã cùng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trong tổ chức buổi lễ trao huy hiệu 75 tuổi Đảng cho ông đai tướng Lê Đức Anh người đang sụm bà chè
đi phải có người
diu đứng phải có ngươi đỡ.Ông
Lê Đức Anh người mà những người theo phe tướng Võ
Nguyên Gíáp đã tố cáo là một tay cộng
sản nhiều mặt lúcthì làm chỉ điểm cho cò
Bazin[trùm mật thám Pháp]
lúc làm tay sai cho hiến binh Nhật lúc làm
nội gián cho CIA.Chính ông Lê
Đưc Anh là ngươi dựng lên vụ án
Sáu Xứ tố tướng Võ Nguyên Gíap là
con nuôi chánh mật thám Marty khiến tướng Gíap phải ra khỏi bộ chánh trị.về làm chủ tịch Ủy ban kế hoạch hóa gia đình
khiến dân gian có câu vè ""Ngày xưa đại tướng cầm quân.Ngày nay đại tướng tụt quần chị
em"
"Cũng chính ông Lê
Đức Anhđã hạ bệ Tổng bí thư Đỗ Mươi
đưa tướng Lê Khả Phiêu nên làmTổng
bí thư Đảng Cộng Sản VN rồi lại
bị tướngPhiêu lột trần chân tướng ông Lê Đức Anh khiến ông Anh phải hạ tướng Phiêu đưa ông người Thổ con chợ
đen của Hồ Chí Minh là
tên Nông Đức Mạnh lên phá nát
bấy Đảng CSVN.Ngày nay hai ông
Sang và Trọng bốc ông Anh lên với mưu đồ lợi dụng đám đệ tử ông Anh hạ ông thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng ngửi thấy mùi âm mưu đen tối trong việc các ông Sang và Trong làm nên
đã vắng mặt trong buổi lễ trao huy hiệu 75 tuổi
Đảng cho ông Lê Đức Anh tổ chức tại hội trường Bộ Quôc Phòng mà cùng
các ông Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Phủ Thủ Tướng tới nhà riêng
ông Lê Đức Anh mừng đàn anh đươc lãnh huy hiệu 75 tuổi
Đảng.Như vậy là cuộc đấu đá giữa các ông Sang Trọng
và Dũng đang lại gay cấn và hứa hẹn còn nhiều màn
cụp lạc diễn ra trong Hội Nghị trung ương Đảng lần thư tám sắp diễn ra một ngày gần đây.
Chủ tịch Hội Nhà
Văn VN nhà thơ Hữu Thỉnh vinh danh thơ Lý
Đợi
Nhà thơ Hữu thỉnh chủ tịch Hội nhà văn VN cầmcác
trong hội nghị ban chấp hành Hội Nhà Văn ViệtNam cầm các nhằm đánh
cái bản luận văn thạc sĩ của nghiên
cứu sinh Đỗ Thi Thoan (nhà văn Nhã
Thuyên) nói về nhóm
Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn của các nhà
thơ Lý Đợi,Bùi Chát,Khúc Duy,Nguyễn Quán với tựa đềVị trí của kẻ bên lê. Thưc hành
thơ của nhóm Mở miệng.Từ
góc nhìn Văn hóa (luận
văn thạc sĩ này đươc bảo vệ
từ 2010 và được chấm điểm 10/10).
Sau khi
ba điều bốn chuyện công kích bản luận
văn của Đỗ ThiThoan theo lệnh của ban Tuyên
Gíao trung ương Đảng Cộng Sản VN
nhà thơ Hữu Thỉnh đã hùng hồn đọc bài thơ của Lý Đợi mà ông cho là
đai phản động Hữu Thỉnh đọc bài thơ tựa đề Chúng nói:" "sông
có thể cạn núi
có thể mòn"" của Lý Đợi như người nhập đồng say sưa
tới độ người nghe có cảm giác Hữu Thỉnh đang ca ngơi thơ Lý
Đợi.Sau đây là nguyên văn bài thơ của Lý Đợi
Chúng nói sông có thể cạn
Núi có
thể mòn
Và tôi thấy chúng làm
Chúng đuổi người
đi đường
Chúng không cho
người dân cất tiếng nói
Chúng bao vây và tấn công người biểu tình chống xâm lăng
Chúng cho ngươi
trà trộn vào đám
đông biểu tình để phá thối gây chia rẽ
Chúng bảo chúng ta bị xúi dục
Chúng coi thường
sự hiểu biết của nhân dân
Chúng bảo mất
Hoàng Sa Trường Sa không phải lo
Hãy về nhà
ngủ tin vào cộng sản và nhà
nước{Tin chúng mày để hôm nay thấy Saigon và
Hà nội đầy một lũ tay sai Bắc
Kinh à?}
Chúng vu khống
những người yêu nươc là phản động
Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ
Chúng lăng mạ lòng tự trọng dân tộc
Chúng đã phỉ nhổ
vào lịch sử
Chúng đập bàn thờ tổ quốc
Chúng đã ném cứt vào xương máu
những ngươi đã chết cho quê
hương
Chúng tóm cổ các nhà
báo tự do
Chúng đe dọa đánh đập văn nghệ sĩ
Chúng khủng bố
các nhà trí
thưc
Chúng theo dõi
điện thoại email
Chúng hiếp dâm
nhân quyền
Và chúng nói tiếp sau khi làm""song
chân lý không bao giờ thay đổi""
Tin mới nhất nhà
văn Nhã Thuyên tức thạc
sĩ Đỗ Thị Thoan giảng viên trường Đại học sư phạm Hà nội bị cho thôi viêc chỉ vì là
tác giả luận văn nói về nhóm Mở Miệng còn
Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Bình người bảo
trợ và chấm luận văn của Nhã Thuyên
Đỗ Thi Thoan thì bị về
hưu non[hiện tượng này bị nhà phê bình
Phạm xuân Nguyên chủ tịch Hội
Nhà Văn Hà nội công khai lên
án trên nhật báo
Pháp Luật TPHCM là hoàn toàn phi pháp] Giới bình luận cho rằng những chuyện ban tuyên giáo trung ương hành
xử với nhà văn Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan và
phó giáo sư NguyễnThị Bình
chỉ là một vụ giận cá chém thớt vì
ban tuyên giáo trung ương để tới ba năm mới đem tác giả luận văn ra hạch tôi trên các báo
văn nghệ TPHCM rồi Văn Nghệ trung ương nhưng hạch tội 'đao to búa lơn"" tuy nhiên
kết quả thì đầu voi đuôi
chuột ngay ông Hữu Thỉnh chủ tịch Hội
Nhà Văn cầm các VN còn
bị thơ Mở Miệng cuốn hút thì nói ai nghe đây.
Ly kỳ nhất là
trong dịp này nhiều nhà khoa bảng học hàm tiến sĩ học vi giáo sư đã viết bài
lộ nguyên hình là
những nhà trí thức không theo kịp
những tiến bộ của thời đai nhận thưc sơ cứng với những quan điểm văn học
nghệ thuật vừa lạc hậu vừa bảo thủ lỗi
thời có vị bị nhà phê
bình Phạm Xuân Nguyên gọi là nhà
phê bình chỉ điểm ngay giữa Hội Nghị của Hội Đồng Lý Luận
phê bình trung ương.
Thú vị nhất là nhà văn Nguyên
Ngọc một nhà văn có Đảng tịch Đảng CSVN lâu năm từng
một thời làm Tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ đã viết một bài báo
nói về thời kỳ ông làm Tổng biên tập báo
Văn Nghệ ông đã có dự án
kế hoạch làm việc hai
mươi năm để đưa văn nghê VN gia nhập
thời đại và đat đỉnh
cao thời đai,Nhà văn Nguyên Ngọc đem bản dự án kế hoạch trình tướng Trần Độ lúc
đó là ủy trung ương Đảng phụ trách tiểu ban Văn hóa Văn nghệ trung ương Đảng tướng
Trần Độ xem xong bản dự án kế hoach ông nói đươc lắm nhưng theo ông nghĩ
muốn văn nghệ VN gia nhập thời đại đạt đỉnh cao thời đai thì văn nghệ VN cần có
nhiều trường phái văn nghệ
khác nhau.Thế mà nhà
văn Nhã Thuyên mới viết
luận văn thạc sĩ về nhóm Mở Miệng[một
trường phái mới nhen nhóm] đã bị ban tuyên
giáo rồi Hội Đồng lý luận phê bình trung ương
ra lệnh đánh tơi bời.
Hiện tượng này khiến nhà
văn Nguyên Ngọc nghĩ tới lời giáo sư nhà
văn Nguyễn Đăng Mạnh nói với Tổng bí thư Đảng CSVN hồi cuối thập niên 80 thế kỷ trước rằng Đảng Cộng Sản VN khinh văn nghệ sĩ quá
Tập đoàn tư bản đỏ Nguyển Sinh Hùng
Dư luận đang ồn ào
về chuyện cô em út ông Nguyễn
Sinh Hùng chủ tịch quốc hội đã dính
líu tới vụ nhóm Mai Fa ở Hà
nội chiếm đoạt ngân hàng Bảo Việt.Bây
giờ thì mọi ngươi mới vỡ lẽ ra ông
Nguyễn Sinh Hùng nhờ giây
mơ rễ má với cha ông Nguyễn Sinh Cung
[Nguyễn Tất Thành,Hồ Chí Minh]một bước lên bộ trưởng tài chánh
giầu có cỡ nào
và các em của ông ăn theo tiền bạc rủng rỉnh ra sao chỉ
riêng cô út Hồng Phương đã có
nhiều ngàn tỷ.Cũng dịp này thiên hạ mới biết ông Hùng bi vợ cắm sừng nên cươi vợ kê
là gái bia ôm ở Nam Định.
Tội nghiệp ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Mỹ với tư cách quốc trưởng VN nhưng không
đuôc đón tiếp như một vị quôc trưởng
không có đai diện tổng thống ra phi
trường đón cấp bộ trưởng mà chỉ có ông đại sừ Mỹ tại VN đón không có đoàn quân danh dự dàn chào không có một tiếng súng
đai bác không có tặng hoa.Đã thế tiếp ông chủ tịch nước VN Trương Tấn
Sang ông tổng thống Mỹ Obama quá
ngạo mạn không thèm nghe ông
Sang nói lấy giấy trong túi ra đọc khi ông Sang nói rồi sau đó
vạch tay áo xem đồng hồ có ý cho
ông Sang biết sắp hết giờ nói
in ít thôi[chuyện này có nhà
báo ghi lại đươc hình
ảnh và nhà văn Phạm Thị Hoài đem lên mạng internet cho bàn dân thiên
hạ xem
Kết quả chuyến đi Mỹ ôpng Sang bị đối xử tồi tệ nhưng vẫn đá giò lái
Trung Quôc lên án bản đô biển Đông hình lưỡi bò là
phi pháp phi lý không chấp nhận được.
Những người lãnh lương khủng ở VN
Theo những tiết lộ trên
mạng Internet thì chuyên viên ở công ty điện thoại di động Viettel lãnh lương tháng 200 triệu tuynhiên còn thua ông Đoàn
Văn Đức chủ tịch HĐQT công ty Hoàng Anh Gia Lai lĩnh 240 triệu đồng tháng.Khôi hài nhất là
mấy ông lãnh đao Hiệp Hội Lương Thưc VN cơ quan chuyên xuất khẩu gạo ăn lời có ông lãnh lương cả trăm triệu
một tháng trong khi nông dân sản xuất
ra lúa gạo đói dài.
Ông nhà báo trung tướng công an Hữu Ước
khôn thật
Nhật báo Công An Nhân
Dân nhận đươc lệnh phải bôi bác
nhà báo Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thưc tại trai
giam ở Nghệ An Tổng biên tập nhật báo Công An Nhân Dân trung tướng
Công An nhà báo
nhà văn nhà họa nhà
thơ nhà nhạc nhà kịch Hữu Ứơc tuy đươc lưu dung thêm hai năm mới nghỉ hưu nhưng thấy vụ này khó nhằn nên
vội vàng nhường chức Tổng biên tậpnhật báo Công An Nhân Dân cho đai tá Miên
người đang nhòm ngó chiếc ghế này. Ông
đai tá Miên nhậm chức Tổng biên tập nhật báo
Công An Nhân Dân gọi phóng viên tầm cỡ nhất của báo là Vũ Đai Phong
bảo làm sao liên
lạc với trại giam viết bài bôi bác cuộc tuyệt thưc của nhà báo Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải nổ như làm vụ bôi bác
luật sư Cù Huy Hà Vũ ,
Nhà
báo Vũ Đại Phong tới trại giam số
6 ở huyện Thanh Chương Nghệ An rồi về trình
với'""sếp"" là
khó quá nhà
báo Điếu Cầy đang ở biệt giam phòng giam 1m2m không có một tí đồ ăn nào
trong đó cả[Điều cầy đã bị biệt giam
trước khi tuyệt thưc] và đang tuyệt
thực sức khỏe ""bết "" lắm.Tổng biên tập Miên
ra lệnh cho phóng viên Vũ Đại Phong liên lạc với trại giam số 6 kiếm hình
nhà báo Điêu
Cầy khám
sức khỏe rồi ghép sao như Điếu
Cầy đang nhận khẩu phần ăn của trại và không hề tuyệt thực gì cả tuy có hơi gầy nhưng đó
là tạng ngươi Điếu Cày như vậy.
Bài báo của nhà báo
Vũ Đai Phong vừa đươc nhật báo Công An Nhân Dân tung ra thì gia đình Điếu Cầy nhất là
con trai Nguyễn Trí Dũng và vợ li dị Dương Thị Tân đã phản bác
cho biết Nguyễn Trí Dũng đã ghi
âm đươc lời ông Thái Văn Thủy
phó giám thị trại giam số 6 xác nhận nhà
báo Điều Cày bị biệt giam và
không nhận khẩu phần ăn. Biệt giam thì
làm sao có bạn cùng
phòng giam cho đươc như bài báo của Vũ Đai Phong bôi bác
biệt giam bị cắt đồ thăm nuôi thì
lấy gì ăn mà bảo không tuyệt thưc còn cái
hình nhận khẩu phần ăn là hình ghép
kiểu photoshop [tất cả những điều này
vợ con Điêu Cầy đã nói với phóng
viên đài BBC.
Tội nghiệp ông tân Tổng biên
tập nhật báo Công An Nhân
Dân đai tá Miên và
cái ông phóng
viên Vũ đai Phong khi bị vợ con
nhà báo Điếu Cầy cùng
bạn bè kéo tới tòa
soạn biều tình phản đối
bài báo bôi bác
cuộc tuyêt thưc của nhà báo
Điếu Cầy đã ú ớ không làm sao phản bác đươc các
lý lẽ đầy sự thật của người biểu tình
phản đốinhà báo trung tương công an Hữu Ươc
thoát hiểm cười ha hả với chức Tổng
biên tập đai truyền ANTV còn lại.
TRẺ RANH
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 273
PHỞ
Thursday, August 1, 2013
ĐAN MINH * KHI NGOẠI QUỐC ĂN PHỞ
KHI NGOẠI QUỐC ĂN PHỞ
ĐAN MINH
Tô đựng phở độc đáo này được sáng tạo bởi một người Mỹ
Tô phở... đèn lồng độc đáo của anh Omid Sadri
|
Đây là một ý tưởng đã đi vào sản xuất và rất được yêu thích trên trang web Kick Starter (http://http://http//www.kickstarter.com), một chuyên trang hỗ trợ các dự án cá nhân. Nếu có một ý tưởng hay một thiết kế tâm đắc bất kỳ, bạn có thể diễn giải hay thuyết trình và các độc giả sẽ chia sẻ về mặt tài chính để thực thi dự án đó.
Điều thú vị hơn cả là tô phở lấy ý tưởng từ đèn lồng này lại đến từ 1 người Mỹ, anh Omid Sadri. Đây cũng chính là đề tài tốt nghiệp của anh tại học viện Pratt (Brooklyn, New York) bởi đã trót đam mê món phở của Việt Nam.
Cùng ngắm những khung ảnh cận cảnh của tô phở độc đáo này:
Trọn bộ tô phở lấy ý tưởng từ đèn lồng bao gồm 4 phần: muỗng, tầng 1, tầng 2 và tô phở chính
Muỗng được để ở trên cùng, còn đôi đũa được xếp gọn gàng trong 1 khe nhỏ của tô phở
Tô phở Việt Nam đã mang đến cảm hứng cho Omid
Thiết kế đèn lồng mà Omid kết hợp với tô phở truyền thống Việt Nam
Bản ký họa thiết kế của tô phở
Toàn bộ các phụ kiện và cách thức sử dụng
Các thành phẩm của tô phở đèn lồng
Chiếc muỗng được vát góc
Tầng 1 trên cùng dành cho chanh và ớt
Tầng 2 dành cho rau thơm và giá
Tầng dưới cùng là tô phở với khe nhỏ để xếp đôi đũa
Đan Minh
(theo KichStarter)
(theo KichStarter)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 273
TRƯƠNG TẤN SANG
Thursday, August 1, 2013
MỸ DU BÌNH LUẬN
Thành quả và bất cập trong chuyến công du lớn
Tính chất của hai hiệp ước với Trung Quốc và Hoa Kỳ
Việt-Long: Việt Nam và Hoa Kỳ ký
kết thoả thuận thiết lập đối tác toàn diện, giữa những thoả ước khác về
TPP, hợp tác an ninh quốc phòng, khoa học, giáo dục... trong đó có thoả
thuận tăng cường hợp tác tại các diễn đàn an ninh quốc phòng khu vực.
Trước đó Việt Nam đã ký với Trung Quốc một hiệp định chiến lược trong đó
quy định hai nước phối hợp và điều phối với nhau trong chính sách ngoại
giao. Những hiệp định này với nội dung như vậy có gì tương đồng hay mâu
thuẫn về quyền lợi không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Hai hiệp
định này khác nhau. Với Trung Quốc, Việt Nam ký hiệp ước hợp tác chiến
lược toàn diện, còn với Hoa Kỳ, đó là hiệp ước đối tác toàn diện, không
có từ "chiến lược", hai cái khác nhau nhiều, không có gì mâu thuẫn. Tại
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và bang giao quốc tế CSIS ở Washington
D.C. khi được hỏi liệu thoả ước giữa Mỹ với Việt Nam có anh hưởng đến
bang giao với các nước khác không, ông Trương Tấn Sang đã khẳng định
Việt Nam là một nước thành viên Liên Hiệp Quốc, có quyền ký kêt hiệp ước
với bất kỳ thành viên nào của Liên Hiệp Quốc.
Việt-Long: GS cho biết thành quả nào quan trọng nhất trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Việt vừa qua.
Những bất cập
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Một cách
tổng quát, thành quả không đúng như dự đoán, nhưng cũng có một số điều
thuận lợi. Trước hết, về những gì không đúng theo tiên đoán, hay ước
vọng, thì trong hội nghị Shagri La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đoc một
diễn văn rất lớn, nói rằng Việt Nam muốn thiết lập đối tác chiến lược
với tất cả các hội viên thường trực của Hội đồng Bảo An; ba năm trước đó
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng nói Hoa Kỳ muốn tạo đối tác chiến
lược với Việt Nam, Hai bên đều có ý muốn đó. Sau đó Việt Nam đi nhiều
nước để ký các hiệp ước đối tác chiến lược. Riêng đối với Mỹ khi đến đây
người ta không thấy chuyện đó.Như vậy rõ ràng đã không như tiên đoán,
hay kỳ vọng.
Điểm thứ hai: Khi Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh rồi sau đó
là Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ sang Mỹ trước ông Sang có một tháng
thôi, có nói Việt Nam muốn thiết lập quan hệ toàn diện với Mỹ, trong đó
có quan hệ quốc phòng nữa. Như vậy chuyến đi của ông Sang cũng không đưa
đến những gì khác biệt với những điều như ông Tỵ đã nói, và kém với
những gì mong muốn của ông Dũng.
Điểm kế tiếp, ông Thanh cùng ông Tỵ đều nói nếu bình thường hoá quan
hệ quốc phòng thì dĩ nhiên phải bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với
Việt Nam, nhưng việc đó cũng không xảy ra. Vì vậy một chuyến thăm lớn mà
không đạt được những kết quả đó thì không đúng với dự đoán hay ước
vọng.
Những thành đạt
Tuy nhiên, ngược lại, có những điểm khác phản ảnh mối quan tâm của
Việt Nam. Có một điều ít người để ý là trong bản tuyên bố chung của hai
nhà lãnh đạo, thường thường có những điều khoản tôn trọng lẫn nhau,
lưỡng lợi, không can thiệp nội bộ... thì lần này có câu "tôn trọng thể
chế chính trị" của nhau. Điều đó phản ảnh sự quan tâm của Việt Nam. Một
điểm khác cũng ít được để ý, là hai ông đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc học tiếng Anh ở Việt Nam để Việt Nam có thể hoạt động hữu hiệu hơn
khi TPP được lập ra. Đó là mối quan tâm của hai người, và là điều ông
Mỹ muốn. Trong lãnh vực hợp tác thì Việt Nam cũng được một điều là lần
đầu tiên thông cáo chung nói đến vấn đề biển Đông, gọi là biển Nam Trung
hoa. Trong đó Tổng thống Mỹ có ý muốn quốc tế không sử dụng võ lực;
điều này đúng với lập trường của Việt Nam, hay có thể nói Mỹ thiên về
lập trường của Việt Nam rõ rệt hơn trong vấn đề biển Đông.
Một điểm quan trọng nữa, là hiệp ước giữa công ty dầu khí Mỹ với
Petro Vietnam. Trung Quốc thường doạ là nước ngoài không nên phát triển
khai thác gần vùng tranh chấp (ở biển Đông), nay Mỹ xác nhận là những
công ty này sẽ hoạt động ở (nơi đó) tại Việt Nam. Điều này giúp Việt
Nam được an tâm hơn, với sự giúp đỡ của Mỹ.
Đó là những điều tôi thấy có positive.
Vấn đề an ninh quốc phòng
Việt-Long: Thoả thuận hợp tác
an ninh quốc phòng trong hội nghị thượng đỉnh vừa rồi có quy định tiếp
tục cộng tác theo tinh thần "bản ghi nhớ năm 2011 về tăng tiến hợp tác
quốc phòng song phương"; vậy thoả thuận này có đem lại cho Việt Nam một
bảo đảm nào về lãnh hải, lãnh thổ không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Không có
bảo đảm nào, chỉ có tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng thôi. Tăng
cường như vậy thì đến đâu mới hay đến đó, Mỹ không bảo đảm gì cả. Chỉ có
việc là năm 2008 Tổng thống Bush có cam kết trong thông cáo chung với
ông Dũng , có nói là Mỹ "ủng hộ sự vẹn toàn lãnh thổ và độc lập chủ
quyền của Việt Nam. Ủng hộ không có nghĩa là cam kết bảo vệ, hai cái
khác nhau, thì nguyên tắc đó vẫn tiếp tục. Còn có cam kết bảo vệ nhau
không thì tuỳ diễn tiến trong khi hai bên có quan hệ quốc phòng.
Lợi ích của TPP
Việt-Long: Hiệp ước kinh tế
xuyên Thái Bình Dương TPP một khi hoàn tất có đem lại lợi ích gì cho
Việt Nam khi sức sản xuất của Việt Nam thua kém hầu hết các nước thành
viên hiệp ước?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có nhiều
cái lợi. Trước hết là mở được thị trường lớn của nước Mỹ. Những rào cản
cản trở những gì Việt Nam làm được sẽ mở ra, có lợi cho rât nhiều. Dĩ
nhiên có những rắc rối về sự đòi hỏi nguồn nhiên liệu (của hàng dệt may
là một ví dụ) nhưng TTP vẫn là điều lợi hiển nhiên nếu được thực hiện.
Ngoài ra còn những điều lợi khác, không thuần kinh tế mà có thể cũng
gián tiếp liên quan đến kinh tế, chẳng hạn khi tham gia hiệp ước đó thì
phải cải tổ rất nhiều, tức là đụng chạm đến vấn đề SOE, các công ty xí
nghiệp quốc doanh, mà hiện nay như là vùng cấm kỵ. Nên Việt Nam muốn
cạnh tranh, bắt buộc phải cải tổ lãnh vực đó. Và khi vào TPP thì có một
initiative, có pressure, có áp lực bắt buộc cải tổ, thì đó là điều tốt
cho Việt Nam.
Thêm nữa, khi Việt Nam vào TPP thì đại đa số trong đó là những nền
kinh tế thị trường, nên Việt Nam đương nhiên được chấp nhận như một nền
kinh tế thị trường với những quyền lợi của kinh tế thị trường mà hiện
nay Việt Nam chưa có.
Trong TPP thì Việt Nam là nước Cộng Sản duy nhất, các nước khác đều
là không cộng sản, họ đều là dân chủ hay bán dân chủ. Sự trao đổi này
cũng có ảnh hưởng khuyến khích Việt Nam cải tổ chính trị, học Việt-Long
được kinh nghiệm của các quốc gia để cải tổ cho thể chế của mình phù hợp
với thể chế các nước khác, đưa đến những sự cộng tác mật thiết hơn.
Những điều lợi đó là những điều quan trọng mà không phải là tính bằng tiền.
Vấn đề nhân quyền
Việt-Long: Trong lãnh vực nhân
quyền hai bên không nói tới một trường hợp cụ thể nào, trong khi người
mà Tổng thống Obama từng nhắc đích danh, lá blogger Điếu Cày, thì vẫn
đang tuyệt thực. Những người khác từng được hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ
yêu cầu Việt Nam trả tự do cũng không được nhắc tới trong thông cáo
chung cũng như trong buổi họp báo. Như vậy Hoa Kỳ đã đạt được lợi ích
nào về mặt ủng hộ dân chủ và nhân quyền trên thế giới, là lý tưởng và
cũng là nhiệm vụ mà nước Mỹ tự gánh vác?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi đã nói nhiều lần là
quyền lợi quốc gia có ba loại: chiến lược, kinh tế và quyền lợi về giá
trị của mình, tức là value. Hoa Kỳ nói đến việc đó từ thời Tổng thống
Carter, và càng ngày vấn đề nhân quyền càng trở thành quan trọng trong
nội bộ nước Mỹ. Từ sau ông Carter nhiều định chế nhân quyền được lập ra.
Đã có định chế thì người ta phải hoạt động. Vì thể nhân quyền là vấn đề
không bỏ được.Còn lần này thì thông cáo chung có nói đến vấn đề nhân quyền. Có nhấN mạnh rằng vấn đề nhân quyền rất quan trọng.
Những thành quả nhỏ, và nhãn quan tích cực
Việt-Long: GS vui lòng cho một nhận định tổng quát và toàn diện về hội nghị thượng đỉnh vừa rồi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Về phương
diện quốc gia, người ta thấy có một số điểm tiến tới giữa Việt Nam và
Mỹ, nhưng tương đối nhỏ. Phải chờ xem sau khi lập ra chín cơ chế tăng
cường quan hệ, người ta có làm được gì không, tiến bộ tới đâU. Nói cách
khác đây là một dự án chưa hoàn thành; tuy nhiên cũng đạt được một số
điểm để tiến tới đó, đó là điểm thứ nhất mà tôi thấy.
Điểm thứ hai là, không đúng như người ta tiên đoán, hay kỳ vọng, như
ký được TPP, ký được đối tác chiến lược, thì chưa tới được chỗ đó.
Ngược lại có vài điểm tuy nhỏ những cũng có positive đối với (trong
nhãn quan của) người Mỹ. Ví dụ cung cách hành xử của ông Trương Tấn
Sang. Ông Sang là một nguyên thủ Việt Nam đầu tiên đến phát biểu trong
một thinktank hàng đầu của nước Mỹ, là Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và bang giao quốc tế CSIS (Center for Strategic and International
Studies); dĩ nhiên bài nói chuyện của ông Sang thì đã được soạn sẵn,
nhưng phần trả lời thì ông trả lời rất lưu loát, rất thoải mái trước một
cử toạ toàn là những chuyên viên. Và tôi đã thấy người ta vỗ tay ông
ấy trong một số những câu trả lời. Điểm thứ hai, mà tôi thấy ông cũng
khôn khéo, là sau cuộc gặp gỡ ở CSIS thì ông Sang đi New York, qua ngày
hôm sau, sau một số buổi họp, tiếp tân, ông ấy đã đặc biệt gặp riêng ông
bà Clinton. Việc này là một hành động khá khéo léo, người ta có thể gọi
là "dùng hòn đá ném chết hai con chim". Thứ nhất ông ấy chứng tỏ Việt
Nam cảm nhận, cám ơn vị Tổng thống đầu tiên ra quyết định dỡ bỏ hàng rào
với Việt Nam, là người đầu tiên sang thăm Việt Nam khi ông (Clinton)
còn tại chức. Điều thứ hai là ông tìm cách, có thể là làm thân với ba
Clinton, người có thể trở thành Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới. Đó
là hành động đầu tư cho tương lai, có ý nghĩa về phương diện bang giao
giữa hai nước.
Việt-Long: Xin cám ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay.
Sợ Trung Quốc, Hà Nội tìm điểm tựa ở Washington
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
"Tổng thống Obama và tôi sẽ thảo luận các phương án thắt chặt
quan hệ đối tác giữa hai nước trong tinh thần bảo vệ hòa bình, ổn định
và an ninh hàng hải tại Biển Đông , quyền lợi và quan tâm chung của
nhiều nước trong và ngoài khu vực". Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn
Sang đã trả lời như trên câu hỏi của hãng tin Bloomberg về mục tiêu
chuyến công du Mỹ với trọng điểm là cuộc hội kiến tại Nhà Trắng vào hôm
nay 25/07/2013.
Không hẹn mà các bài nhận định của giới phân tích quốc tế cũng
như thông điệp của giới nhân sĩ trí thức, blogger tại Việt Nam nhân
chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang có cùng một nhận
định : phải bắt tay với Mỹ để thoát gọng kềm Trung Quốc.
David Brown, nguyên là nhà ngoại giao từng phục vụ tại Việt Nam phân
tích rằng Hà Nội đang tìm cách thoát mối đe dọa từ Trung Quốc. Sự kiện
ông Trương Tấn Sang, sau từ Trung Quốc trở về, đã cấp tốc sang Mỹ là
dấu hiệu Hà Nội « đã bị chấn động vì những gì mà Tập Cận Bình đã nói
riêng với ông Sang » tại Bắc Kinh hồi tháng 6 vừa qua.
Chuyên gia Úc Carl Thayer nhận định lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ để thực
hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập Quốc tế chủ yếu là Quan hệ
đối tác xuyên Thái bình dương TPP, không có Trung Quốc.
Trong khi đó, giới nhân sĩ, chuyên gia, blogger Việt Nam kêu gọi
giới lãnh đạo Việt Nam, mà đặc biệt là ông Trương Tấn Sang hãy « nắm lấy
thời cơ chứng tỏ bản lãnh » đưa đất nước ra khỏi bàn tay của « chủ
nghĩa Đại Hán ».
Trong bức tâm thư công bố trên mạng Bauxitvn, các nhân sĩ nhấn mạnh
hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình dương TPP do Hoa Kỳ đề
xướng, là giải pháp quan trọng giúp Việt Nam « tháo gỡ » gọng kềm
Trung Quốc và giải quyết những khó khăn kinh tế hiện nay song song
với cởi mở chính trị.
Liệu Hà Nội cần phải nắm bắt thời cơ như thế nào để bảo vệ quyền lợi
của dân và đất nước ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang
từ Sydney.
« Hà Nội đang đi tìm điểm tựa ở Washington để may ra đối trọng
lại phần nào với Trung Quốc Nếu chính phía Việt Nam đề nghị gặp tổng
thống Obama thì đây là một bước tiến có thể gọi là tích cực của Hà Nội
nhằm tạo một môi trường mới trong việc bang giao với Bắc Kinh, tương tự
như Miến Điện đã đi tìm điểm tựa ở Washington để từ bỏ cái quá khứ lệ
thuộc »
Hậu Obama-Sang: Bao lâu cho lộ trình TPP?
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc tại Washington, ngày 25/7/2013.
Tin liên hệ
- Xây dựng một di sản mới của Mỹ ở Việt Nam
- Thứ trưởng Ngoại giao VN: Những người biểu tình đòi nhân quyền là vì tiền
- Việt Nam - Thách thức và cơ hội
- Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?
- TT Obama đàm phán 'thẳng thắn' với Chủ tịch Sang về nhân quyền
- Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn người Mỹ gốc Việt làm ‘cầu nối’
Ðường dẫn
TPP chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều
kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó
sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu
tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Triển vọng lạc quan?
Trước và trong cuộc hội kiến Obama-Trương Tấn Sang ở Washington, theo quán tính chỉ đạo của Ban tuyên giáo trung ương, một số tờ báo đảng đã ồn ã trong “chiến dịch” cổ xúy cho điều được xem là “triển vọng lạc quan” của TPP, tức Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam trông ngóng bấy lâu nay.
“Sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013” – như một hứa hẹn của Tổng thống Obama cho viễn cảnh Việt Nam tham dự vào buổi tiệc đứng TPP.
Nhưng Việt Nam liệu có chờ đợi được hai năm nữa, khi bóng dáng một cuộc khủng hoảng kinh tế đang lộ diện?
Mắt xích còn lại là giới lãnh đạo mang xu hướng và cả xu thời cải cách ở Việt Nam có biết biến tâm tưởng thành hành động hay không mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Triển vọng lạc quan?
Trước và trong cuộc hội kiến Obama-Trương Tấn Sang ở Washington, theo quán tính chỉ đạo của Ban tuyên giáo trung ương, một số tờ báo đảng đã ồn ã trong “chiến dịch” cổ xúy cho điều được xem là “triển vọng lạc quan” của TPP, tức Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam trông ngóng bấy lâu nay.
Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP - những tờ báo
này “dự báo”. Một lần nữa sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ
150 của WTO vào năm 2007, giới quan chức ngoại giao và thương mại Việt
Nam lại vẽ ra một bức tranh khá xán lạn cho các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu – những đối tượng đã bị biến thành một loại “con tin” của các
nhóm lợi ích đầu cơ trong suốt gần ba năm suy thoái đến mức trầm uất
khó tin từ đầu 2011 đến nay.
Nhưng nếu suy xét một cách tỉnh táo, giới quan sát độc lập có thể trông đợi gì về TPP cùng ánh hồng lạc quan của nó?
Giám đốc xin giấu tên của một doanh nghiệp thủy sản ở Sài Gòn không quá che đậy cảm nghĩ của bà: “Từ hồi gia nhập WTO đến giờ, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tôi cũng chẳng tăng được bao nhiêu. Không hẳn là thị trường Mỹ tăng sức ép cạnh tranh và làm khó doanh nghiệp Việt bằng các vụ kiện cáo bán phá giá, mà từ bộ ngành đến các cơ quan của chính quyền địa phương đều quá quan liêu trong việc hỗ trợ và bảo vệ cho doanh nghiệp, thua xa nhà nước Thái Lan. Cứ cái cung cách này mà có “tiến ra biển lớn” theo TPP thì cũng không có mấy hy vọng quen được với sóng nước. Không cẩn thận có khi còn lật thuyền cũng nên”.
Thực tế 6 năm dầm sương dãi nắng trên bàn tiệc WTO đã trở thành một trải nghiệm đắt giá cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam nếu muốn ăn chắc mặc bền với TPP. Năng lực điều hành yếu kém, công tác dự báo hoàn toàn chưa ngang tầm với một quốc gia tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương, quá nhiều vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản trị vi mô tại các doanh nghiệp…đã khiến cho lượng hàng hóa và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước trong khu vực và trên thế giới không mấy khả quan, dù đã được dán cái mác “WTO”.
Cho tới nay, cá basa và tôm vẫn là những khúc mắc luôn bị kiện cáo và tranh chấp giữa các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam. Hiện trạng này cũng đóng góp cho thực trạng còn xa mới được xem là tốt của doanh nghiệp Việt khi chuẩn bị để tham gia thị trường quốc tế, trong đó không thể không nhấn nhá đến thực tế thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế.
Phép thử bình đẳng
Lịch sử và các vận hội thương mại đã chứng minh hùng hồn là cùng với nhiều tham vọng thiếu chân đứng của Việt Nam, không phải những gì mong đợi đều có thể xảy đến một cách trọn vẹn. Khác với thái độ “ưu ái” của cơ chế WTO cách đây 6 năm, nhiều rào cản đã được thiết lập đối với lộ trình tham gia vào TPP. Kể cả nếu Việt Nam có được chấp nhận tham gia vào hiệp định này, vẫn còn nhiều rào cản khác xuất hiện.
Một trong những rào cản sâu kín nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là vấn đề xuất xứ của hàng hóa.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi. Ngay lập tức, giới chuyên gia trong nước nhận ra rằng đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu. Hiển nhiên, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Nhưng nếu suy xét một cách tỉnh táo, giới quan sát độc lập có thể trông đợi gì về TPP cùng ánh hồng lạc quan của nó?
Giám đốc xin giấu tên của một doanh nghiệp thủy sản ở Sài Gòn không quá che đậy cảm nghĩ của bà: “Từ hồi gia nhập WTO đến giờ, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tôi cũng chẳng tăng được bao nhiêu. Không hẳn là thị trường Mỹ tăng sức ép cạnh tranh và làm khó doanh nghiệp Việt bằng các vụ kiện cáo bán phá giá, mà từ bộ ngành đến các cơ quan của chính quyền địa phương đều quá quan liêu trong việc hỗ trợ và bảo vệ cho doanh nghiệp, thua xa nhà nước Thái Lan. Cứ cái cung cách này mà có “tiến ra biển lớn” theo TPP thì cũng không có mấy hy vọng quen được với sóng nước. Không cẩn thận có khi còn lật thuyền cũng nên”.
Thực tế 6 năm dầm sương dãi nắng trên bàn tiệc WTO đã trở thành một trải nghiệm đắt giá cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam nếu muốn ăn chắc mặc bền với TPP. Năng lực điều hành yếu kém, công tác dự báo hoàn toàn chưa ngang tầm với một quốc gia tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương, quá nhiều vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản trị vi mô tại các doanh nghiệp…đã khiến cho lượng hàng hóa và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước trong khu vực và trên thế giới không mấy khả quan, dù đã được dán cái mác “WTO”.
Cho tới nay, cá basa và tôm vẫn là những khúc mắc luôn bị kiện cáo và tranh chấp giữa các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam. Hiện trạng này cũng đóng góp cho thực trạng còn xa mới được xem là tốt của doanh nghiệp Việt khi chuẩn bị để tham gia thị trường quốc tế, trong đó không thể không nhấn nhá đến thực tế thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế.
Phép thử bình đẳng
Lịch sử và các vận hội thương mại đã chứng minh hùng hồn là cùng với nhiều tham vọng thiếu chân đứng của Việt Nam, không phải những gì mong đợi đều có thể xảy đến một cách trọn vẹn. Khác với thái độ “ưu ái” của cơ chế WTO cách đây 6 năm, nhiều rào cản đã được thiết lập đối với lộ trình tham gia vào TPP. Kể cả nếu Việt Nam có được chấp nhận tham gia vào hiệp định này, vẫn còn nhiều rào cản khác xuất hiện.
Một trong những rào cản sâu kín nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là vấn đề xuất xứ của hàng hóa.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi. Ngay lập tức, giới chuyên gia trong nước nhận ra rằng đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu. Hiển nhiên, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Nhưng làm thế nào để chuyển đổi vùng nguyên liệu, một khi phần lớn
nguyên phụ liệu lại được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Nam Hải chứ
chẳng phải từ địa chỉ nào khác?
Chưa hết, một số chuyên gia cũng đánh giá rằng hàng Việt Nam còn có thể phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Bởi không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO...
Hệ quả của quá khứ lại là tiền đề cho tương lai. Sau WTO, nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đối diện với một phép thử mới là TPP. Nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có rút ra được bài học nào sắc nét để cải thiện tình thế quẫn bách của họ hay không?
Phép thử này, tất nhiên, không thể không liên quan đến cuộc gặp ở Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào những ngày cuối tháng 7/2013.
Chỉ có điều, sau gần hai năm sốt ruột, tất cả chỉ mới bắt đầu đối với người Việt.
Hai năm?
Trong các chuyến làm việc trước đây với những người chủ trì TPP, giới chức lãnh đạo Việt Nam từng tha thiết đề nghị rút ngắn lộ trình tham gia hiệp định này vào tháng 10/2013. Trương Tấn Sang là người nằm trong số đó.
Nhưng cho đến nay và sau đến 18 vòng đàm phán TPP, xem ra mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vẫn không có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy những quốc gia chủ chốt của TPP, đặc biệt là Nhà trắng, sẽ động não xem xét việc kết nạp Việt Nam vào hiệp định này.
Cuộc hội kiến Obama – Sang vào cuối tháng 7/2013 lại càng trở nên mù mờ khi cảm giác nào cũng có mà thực chất lại chẳng có xúc giác nào được chứng thực. Phía sau bản tuyên bố chung Việt – Mỹ người ta không nhận ra bóng dáng một thỏa thuận chi tiết nào về TPP.
Chưa hết, một số chuyên gia cũng đánh giá rằng hàng Việt Nam còn có thể phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Bởi không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO...
Hệ quả của quá khứ lại là tiền đề cho tương lai. Sau WTO, nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đối diện với một phép thử mới là TPP. Nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có rút ra được bài học nào sắc nét để cải thiện tình thế quẫn bách của họ hay không?
Phép thử này, tất nhiên, không thể không liên quan đến cuộc gặp ở Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào những ngày cuối tháng 7/2013.
Chỉ có điều, sau gần hai năm sốt ruột, tất cả chỉ mới bắt đầu đối với người Việt.
Hai năm?
Trong các chuyến làm việc trước đây với những người chủ trì TPP, giới chức lãnh đạo Việt Nam từng tha thiết đề nghị rút ngắn lộ trình tham gia hiệp định này vào tháng 10/2013. Trương Tấn Sang là người nằm trong số đó.
Nhưng cho đến nay và sau đến 18 vòng đàm phán TPP, xem ra mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vẫn không có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy những quốc gia chủ chốt của TPP, đặc biệt là Nhà trắng, sẽ động não xem xét việc kết nạp Việt Nam vào hiệp định này.
Cuộc hội kiến Obama – Sang vào cuối tháng 7/2013 lại càng trở nên mù mờ khi cảm giác nào cũng có mà thực chất lại chẳng có xúc giác nào được chứng thực. Phía sau bản tuyên bố chung Việt – Mỹ người ta không nhận ra bóng dáng một thỏa thuận chi tiết nào về TPP.
“Sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013” – như một hứa hẹn của Tổng thống Obama cho viễn cảnh Việt Nam tham dự vào buổi tiệc đứng TPP.
Còn Ernest Z. Bower, cố vấn cao cấp và cũng là giám đốc Chương trình
Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ, lại ám
chỉ rằng lộ trình thủ tục TPP dành cho Việt Nam còn phải phụ thuộc vào
Quốc hội Hoa Kỳ - cơ quan có vai trò thông qua vấn đề này vào năm 2014,
và nếu mọi chuyện không có gì trắc trở, phải sau hai năm nữa tính từ
thời điểm này, giới chính trị gia Việt Nam mới có thể được thỏa mãn tham
vọng trở thành đối tác xuyên Thái Bình Dương của họ.
“Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với nhau” - đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nêu ra quan điểm xuyên suốt như thế sau cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7/2013.
Quãng đường vẫn còn dài, thậm chí rất dài.
“Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với nhau” - đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nêu ra quan điểm xuyên suốt như thế sau cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7/2013.
Quãng đường vẫn còn dài, thậm chí rất dài.
Nhưng Việt Nam liệu có chờ đợi được hai năm nữa, khi bóng dáng một cuộc khủng hoảng kinh tế đang lộ diện?
Trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới vào
những năm tới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể
bị tàn phá kiệt quệ cùng nhiều hệ lụy không còn là gián tiếp. Vốn đang
nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn diện nội lực mà còn
quá kém hiệu quả trong cơ chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ
làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào
tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với
nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó rất có thể khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kỳ vọng được bắt nguồn từ nguồn cơn suy thoái nặng nề và khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, nặng nề hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái kinh tế gần ba năm qua; và một do ảnh hưởng từ bầu không khí hỗn loạn và có thể cả động loạn xã hội ở Trung Quốc.
Lòng thành chính trị?
Muốn vượt qua cơn khủng hoảng trầm kha rất có thể diễn ra trong trung hạn, nền kinh tế Việt Nam cần có tiền và thị trường xuất khẩu. Những nguồn vốn mới và thị trường mới sẽ giúp đất nước này hồi phục phần nào năng lực sản xuất và do đó sẽ kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp cùng nhiều hệ quả xã hội.
TPP là một trong rất ít lối thoát có thể có cho Việt Nam.
Nhưng với thái độ không cần che giấu của người Mỹ, TPP lại chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Về mặt lý thuyết, cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ từ an ninh biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ. Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa - chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Hà Nội mới có được cơ may tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh. Cũng khi đó, Hà Nội sẽ nhận được sự hậu thuẫn của Washington và những thủ phủ chính của Cộng đồng châu Âu về TPP. Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Trong trường hợp đó, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một cơ chế cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha, kể cả phải thỏa hiệp với sự hình thành và vận hành của một lực lượng phản biện đối lập nào đó tại đất nước này …, họ vẫn có thể duy trì kinh tế tạm ổn định, để logic tiếp theo là vẫn tiếp tục bám giữ quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo trong một thời gian nào đó.
Có lẽ, đã có những con người lãnh đạo trong chính đảng cầm quyền ở Việt Nam tâm tưởng về những kết quả kỳ lạ mà Thein Sein và Myanmar đã làm được và nhận được từ ba năm qua, về một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, biết thời thế và không cam nhận sống lưu vong hoặc mất trắng.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kỳ vọng được bắt nguồn từ nguồn cơn suy thoái nặng nề và khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, nặng nề hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái kinh tế gần ba năm qua; và một do ảnh hưởng từ bầu không khí hỗn loạn và có thể cả động loạn xã hội ở Trung Quốc.
Lòng thành chính trị?
Muốn vượt qua cơn khủng hoảng trầm kha rất có thể diễn ra trong trung hạn, nền kinh tế Việt Nam cần có tiền và thị trường xuất khẩu. Những nguồn vốn mới và thị trường mới sẽ giúp đất nước này hồi phục phần nào năng lực sản xuất và do đó sẽ kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp cùng nhiều hệ quả xã hội.
TPP là một trong rất ít lối thoát có thể có cho Việt Nam.
Nhưng với thái độ không cần che giấu của người Mỹ, TPP lại chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Về mặt lý thuyết, cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ từ an ninh biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ. Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa - chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Hà Nội mới có được cơ may tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh. Cũng khi đó, Hà Nội sẽ nhận được sự hậu thuẫn của Washington và những thủ phủ chính của Cộng đồng châu Âu về TPP. Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Trong trường hợp đó, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một cơ chế cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha, kể cả phải thỏa hiệp với sự hình thành và vận hành của một lực lượng phản biện đối lập nào đó tại đất nước này …, họ vẫn có thể duy trì kinh tế tạm ổn định, để logic tiếp theo là vẫn tiếp tục bám giữ quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo trong một thời gian nào đó.
Có lẽ, đã có những con người lãnh đạo trong chính đảng cầm quyền ở Việt Nam tâm tưởng về những kết quả kỳ lạ mà Thein Sein và Myanmar đã làm được và nhận được từ ba năm qua, về một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, biết thời thế và không cam nhận sống lưu vong hoặc mất trắng.
Mắt xích còn lại là giới lãnh đạo mang xu hướng và cả xu thời cải cách ở Việt Nam có biết biến tâm tưởng thành hành động hay không mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo tự do hiện đang sinh sống tại Sài GònBốn kịch bản cho cuộc gặp Mỹ-Việt
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 07:01 GMT - thứ tư, 24 tháng 7, 2013
Ngay sau khi
cuộc gặp Obama - Trương Tấn Sang được Nhà Trắng chính thức thông báo
vào ngày 11/7, không khí bình luận trong nước và quốc tế bất chợt sôi
động hẳn lên. Người ta nói về và đặt câu hỏi về sự vội vã đáng hoài nghi
về chuyến đi của ông Sang.
Lần thứ hai trong năm nay, sau thông báo đột
ngột về cuộc diện kiến ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, cuộc gặp ông Obama
của ông Sang là một sự kiện có tính bất ngờ.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong bối cảnh đó, liệu có một nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đủ dũng khí để đứng ra tuyên bố sẽ ngả hẳn về phương Bắc hay sang phương Tây?
Hiện thời, chưa có ai trả lời được câu hỏi này.
Nhưng nếu bạn là người Việt Nam và cảm nhận được vô số điều khó xử của
giới chức lãnh đạo cao cấp ở đất nước đầy phức hợp này, có lẽ bạn sẽ
không thể tìm thấy đáp số, ít ra trong ngắn hạn.
Phần đông dư luận vẫn nhìn nhận về cuộc gặp Sang
– Obama như một cái gì đó có tính xã giao và có thể cả tính quảng bá –
tuyên truyền cho một thế đứng chính trị trên trường quốc tế và có thể cả
thế “đi dây” mang nội hàm chính thể lẫn lợi ích cá nhân.
Còn nếu nhìn từ hệ quy chiếu của Nhà Trắng, liệu có xảy đến một kịch bản tiêu cực cho cuộc hội kiến Obama – Sang?
Với những gì đã được “quy chiếu” bởi trục thương
mại Mỹ - Trung với những móc xích khóa chặt giữa hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới, cùng hai chuyến diện kiến con thoi như được mặc định của
người Việt Nam, gần như chắc chắn sẽ không có kịch bản xấu, bởi điều dễ
hiểu là sẽ khó có một mâu thuẫn đủ lớn, ít ra trong ngắn hạn, có thể gây
tác động không tốt đến chuyến đi Washington.
Cũng sẽ chẳng có một sự quay lưng hoàn toàn nào của Hoa Kỳ đối với những nguyện vọng và cả tham vọng của Việt Nam.Những kịch bản lạc quan
"Sẽ chẳng có một sự quay lưng hoàn toàn nào của Hoa Kỳ đối với những nguyện vọng và cả tham vọng của Việt Nam"
Cuộc gặp Việt - Mỹ năm 2007
Vài ngày trước cuộc gặp giữa hai ông Obama –
Sang, một nhóm nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã gửi thỉnh nguyện thư cho
người chuẩn bị bước qua cửa Nhà Trắng.
Không thể nói khác hơn là tâm tư trong bản thỉnh
nguyện thư trên, được khởi tả chủ yếu từ các nhân sĩ và trí thức trong
nhóm “Kiến nghị 72”, vẫn nặng lòng với vận mệnh dân tộc và vẫn trông
đợi, dù chỉ bằng một xác suất rất nhỏ, vào cơ hội “thoát Trung” từ
chuyến đi Hoa Kỳ của ngài chủ tịch nước.
Một chuyên gia quốc tế còn nhận định có thể ông
Trương Tấn Sang sẽ quyết định “trả một cái giá” để đổi lại sự ủng hộ của
người Mỹ trong các vấn đề đối tác chiến lược toàn diện, an ninh khu vực
biển Đông và cả những quyền lợi kinh tế liên quan đến Hiệp định TPP.
Một lần nữa, nhiều người lại kỳ vọng vào một sự
thay đổi, sau cuộc gặp Nguyễn Minh Triết – George W. Bush cách đây sáu
năm mà đã hầu như chẳng tạo ra một hiệu ứng đổi thay nào.
Tất nhiên, hy vọng vẫn là hy vọng, bởi đó là một trong số không nhiều thực tồn có thể tồn tại ở Việt Nam mà không bị đánh thuế.
Những người theo xu thế lạc quan đã vẽ ra một
kịch bản tốt nhất có thể, với kết quả cuộc gặp Obama - Sang đi đến thống
nhất ký kết những văn bản thỏa thuận ở cấp độ không thấp về sự hỗ trợ
hải quân của Hoa Kỳ ở khu vực biển Đông, tiến trình rút ngắn thủ tục cho
Việt Nam gia nhập TPP và có thể cả một văn bản hợp tác chiến lược toàn
diện giữa hai quốc gia – điều mà giới ngoại giao Hà Nội luôn xem là một
món quà hậu hĩ.
Có lẽ phần lớn con mắt lạc quan trên thuộc về giới chức Đảng và chính phủ.
Trong trường hợp kém khả quan hơn, những văn bản
trên có thể chỉ mang tính khung cảnh mà không đề cập vào chi tiết. Đây
cũng là trường hợp mà như người ta thường nói, tất cả cần phải có thời
gian, mà thời gian lại phụ thuộc vào sự cố gắng của không chỉ một bên mà
cả hai phía.
Nếu kịch bản này xảy ra, sẽ có một chỗ giao thoa
về quan điểm giữa “hai phía” khác: chính giới cầm quyền và một bộ phận
giới quan sát độc và phản biện độc lập trong nước.
Nhưng bộ phận còn lại của giới phản biện độc lập
trong nước, và có lẽ đa số trong giới quan sát quốc tế, lại không mấy
kỳ vọng vào sự giải quyết rốt ráo những hiện tồn đang ám ảnh.
Bởi sau mọi mục đích, nội lực để đạt được mục
đích lại phụ thuộc rất lớn vào lợi thế so sánh của nhà nước Việt Nam và
bản lĩnh chính trị của chính khách Việt.
Vậy chính khách Việt đang có trong tay cái gì?
'Đường biểu diễn' nhân quyền
Quá khứ đã có thể dễ dàng gác lại, và càng có nhiều lý do để bỏ qua vào thời điểm “nhạy cảm” này, nhưng làm thế nào để những người Việt rời Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, và trên hết là những người bất đồng chính kiến đang hiện hữu tại Việt Nam, có thể chia sẻ với chính đảng cầm quyền về hệ lụy mà phương Tây luôn căn vặn: đàn áp nhân quyền?
Với những gì mà Hà Nội đã bộc lộ từ sau cuộc đối
thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào trung tuần tháng 4/2013 đến nay, điều rõ
ràng là chưa có một biểu hiện lộ diện nào về khả năng cải thiện tình
hình.
Thậm chí, đường biểu diễn quyền làm người ở Việt
Nam còn được chia thành hai phân đoạn khá rõ rệt trong nửa đầu năm
2013: trước và sau tháng Tư năm nay.
Ở phân đoạn trước, giới quan sát quốc tế đã
chứng kiến một sự kiện chưa có tiền lệ: chuyến làm việc của Tổ chức ân
xá quốc tế tại Việt Nam, lần đầu tiên từ năm 1975, với việc các quan
chức của tổ chức này còn được tiếp cận những “đối tượng” do họ đề nghị
đích danh. Và có thể, ý nghĩa của lần viếng thăm này còn lớn lao hơn cả
một ẩn ý nào đó của chuyến “hành hương” đến Vatican của nhân vật số một
trong Đảng – ông Nguyễn Phú Trọng – vào đầu năm 2013.
Cùng trong phân đoạn biểu diễn nhân quyền trên,
những kiến nghị chưa từng thấy của nhóm “72” về Hiến pháp và điều 4 độc
đảng đã tạo nên một xung chấn đủ mạnh trong đời sống chính trị phi chính
thức ở Việt Nam – một hiện tượng tâm lý xã hội được xem như không chỉ
phản ánh ý thức đối lập của người dân mà còn dắt dây sang tâm trạng “suy
thoái” của một bộ phận không quá nhỏ trong khối đảng viên và công chức
nhà nước.
Chỉ có điều, sau phân đoạn sôi trào không khí phản biện như thế lại là một sóng xuống khá trầm lắng.Ngay sau khi cuộc đàm phán nhân quyền Việt – Mỹ kết thúc tại Hà Nội, trưởng phái đoàn là Dan Baer đã không làm cách nào tiếp xúc được với những nhà hoạt động nhân quyền là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài. Cuộc gặp duy nhất mà Dan Baer đạt được chỉ là với linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù chế độ. Cha Lý lại là một con chiên nổi tiếng bất đắc dĩ với hình ảnh bị những người không mặc sắc phục bịt miệng tại tòa án.
Hình như Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng đối thoại về nhân quyền, dù một số quan chức đã hé mở tâm trạng riêng tư của họ với ngành ngoại giao Cộng đồng châu Âu “hãy cho chúng tôi thêm thời gian”.
"Nếu thời gian đã được chứng nghiệm ở Myanmar với những cam kết đã biến thành hiện thực của Tổng thống Thein Sein ... thì ở Việt Nam lại chưa hiện ra một tinh thần tự nguyện nào."
Kịch bản chiếm ưu thế?
Từ sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, làn sóng bắt bớ blogger lại trào lên. Bất kể vì lý do và động cơ gì, vì an ninh quốc gia hay một động lực riêng tư nào đó, việc bắt giữ ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy đã làm dấy lên mối nghi ngờ chưa bao giờ kết thúc của giới nhân quyền Mỹ và châu Âu về điều chưa bao giờ được xem là “thành tâm chính trị” của nhà cầm quyền Hà Nội.Vậy làm sao có thể hy vọng vào một kịch bản tốt đẹp, hoặc tương đối tốt đẹp, trong cuộc gặp Obama - Sang vào lần này, khi nhân quyền và dân chủ lại là đối trọng mà người Mỹ đang đặt ra như một điều kiện cần?
Chỉ có thể nghĩ đến một kịch bản khá trung dung, thậm chí rất bình thường – kịch bản thứ tư – với xác suất xảy ra lớn nhất.
Tức sẽ không có một thỏa thuận nào gây ấn tượng, dù chỉ là thỏa thuận khung, về các vấn đề TPP, an ninh khu vực biển Đông và đối tác chiến lược toàn diện. Thay vào đó, sẽ chỉ là những lời hứa hẹn trên bàn ngoại giao – một loại quỹ ngôn từ không hề thiếu thốn nếu các nhà ngoại giao thấy chưa cần thiết phải làm đầy đặn hơn nữa.
Những nhà ngoại giao Hoa Kỳ lại không hề muốn bị
dư luận dân chúng Mỹ và quốc tế đánh giá về một sai lầm tiếp nối của
họ, nếu họ “buông” cho Hà Nội vượt vũ môn để tiếp cận một cách quá dễ
dàng với những mục đích tự thân về kinh tế và danh vọng.
WTO 6 năm về trước và Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ cách đây đúng một “con giáp” là những bài học sần sùi khó nuốt của
người Mỹ.
Nếu năm 2007 đánh dấu cuộc đối thoại đầu tiên
giữa hai nguyên thủ nhà nước Bush – Triết, thì trước đó một năm, nước Mỹ
cũng nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách CPC về những quốc gia cần quan
ngại đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo. Nhưng cũng kể từ thời gian đó,
tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại không có dấu hiệu khả
quan hơn, nếu không muốn nói là bị đánh giá “thụt lùi sâu sắc”.
Hiển nhiên, bài học về nhân quyền khép kín không
tương xứng với độ mở tối đa về kinh tế đã hằn sâu trong não trạng người
Mỹ, cho tới giờ và cho cả những năm tháng trong tương lai.
Sự bất tương xứng như thế lại còn như được gia
cố bởi mối quan hệ đang có chiều hướng bền vững giữa Bắc Kinh - một hậu
duệ mao - ít vốn chẳng mấy quan tâm đến vấn đề quyền con người và mới
đây còn bắt luôn cả một luật sư đang bào chữa cho thân chủ hoạt động
nhân quyền mới bị bắt của mình - với Hà Nội.
Cái gì mang tính hệ thống luôn có thể dẫn đến
chuỗi logic trong hành xử. Mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” có thể đã hữu
hảo đến mức mà người Mỹ không còn mơ hồ về việc nhà nước Việt Nam sẽ
khó tránh khỏi ảnh hưởng của Trung Nam Hải về chính sách nội trị, đối
với những gì và những ai không đồng nhất với ý thức hệ và quyền lợi
chính trị của họ.
Lối tắt
Nhận định gần đây của một quan chức châu Âu cho
biết khác nhiều với mong muốn của Hà Nội, TPP sẽ không kết thúc lộ trình
đàm phán nào vào tháng 10/2013, mà khả năng sớm nhất của hiệp định này
là được thông qua bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm sau. Còn nếu mọi việc
thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể tìm ra lối mở qua TPP sau hai
năm nữa, tức vào năm 2015.
Khoảng cách từ đây đến năm 2015 có lẽ lại là quá
lâu so với thế nôn nóng của những người đang muốn gỡ gạc nền kinh tế
khỏi khủng hoảng.
Mà cũng chưa biết chừng, nền kinh tế ấy hoàn toàn có thể bị hoại thư toàn phần chỉ sau hai năm nữa.
Nhưng vẫn còn một lối mở khác - ngắn hơn, cũng
là một lối tắt thu rút con đường hòa hợp và hòa giải quốc tế của giới
lãnh đạo Việt Nam. Không còn nhiều lựa chọn, đó phải là một hoặc những
biểu hiện của lòng thành tâm chính trị - điều đã được phương Tây ghi
nhận ở Myanmar, đối với Thein Sein.
Không có thành tâm chính trị, người ta sẽ không đạt được bất kỳ một mục tiêu và kịch bản tốt đẹp nào, dù cho cá nhân.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà báo hiện sống ở TP HCM.
Trước giờ gặp nguyên thủ Việt - Mỹ
Nguyễn Hoàng
BBC tiếng Việt, gửi từ Washington
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ ba, 23 tháng 7, 2013
Ít có chuyến công du của nào của
lãnh đạo nhà nước Việt Nam được bình luận từ trước như chuyến đi tới
Hoa Kỳ vào tuần này của Chủ tịch Trương Tấn Sang, đặc biệt đáng chú ý là
từ một số học giả và nhà quan sát nước ngoài.
Jonathan London, công dân Mỹ tự nhận mình là “người bạn thân của Việt Nam”, mới đây viết trên trang Bấm
blog của mình về điều mà ông gọi là “rõ ràng đây là cơ hội
lịch sử” mặc dù cho biết ông “không phải là chuyên gia về quan hệ song
phương”.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Theo ông London, thực trạng kinh tế
“đặc biệt yếu kém” của Việt Nam, hồ sơ Biển Đông và hợp tác quân sự song
phương là những mảng để người đứng đầu nhà nước Việt Nam có thể tìm
kiếm sự hợp tác và hỗ trợ của Washington.
“Vấn đề cơ bản cho Ba Đình là muốn có những bước
đột phá trong hai lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực
sự mà chưa chắc ĐCSVN có thể làm được”, ông London nhận định.
Vào chiều hôm thứ Ba 23/07 (giờ Washington),
chưa đầy hai ngày trước khi Chủ tịch Sang gặp Tổng thống Obama, một nhà
báo Mỹ đã đăng bài “Bấm
Mr. Sang Comes to Washington”.
Ông Greg Rushford, nhà báo chuyên về phóng sự
điều tra chính trị trong mậu dịch quốc tế, đánh giá liệu chính phủ Mỹ có
những đề xuất gì có lợi ích thực sự cho ông Sang để ông về “chào hàng”
cho Bộ Chính Trị khi trở về Hà Nội.
Bài báo này đưa ra điều mà ông Rushford gọi là
những khúc mắc, nếu không muốn nói là có thể làm bẽ mặt, chẳng hạn như
khả năng ông Sang phải giải thích cho người đồng nhiệm ông nghĩ rằng
Việt Nam có lợi ích gì khi xử tù nhiều nhà hoạt động mà “tội” của họ chỉ
là thực thi quyền tự do ngôn luận.
"Nhưng nếu cách ăn nói của ông Obama về nhân
quyền làm ông Sang cảm thấy bị xúc phạm, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam có
thể nêu chủ để dioxin".
Tác giả nhận định vào thời điểm này cách “đi
dây” trong chính sách ngoại giao của Việt Nam [giữa Trung Quốc và Hoa
Kỳ] sẽ vẫn tiếp tục.
"Và bởi vì các chủ đề và những bất đồng chia rẽ
Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ là hết sức khó để giải quyết một cách
gọn gàng, tình hình sẽ vẫn còn tiếp tục rối ren hơn nữa", tác giả nhận
định.
Vấn đề của phía Mỹ là những gì họ muốn từ Việt
Nam trong hiệp định TPP không may sẽ chỉ mang lại thêm sự e ngại từ Hà
Nội, chẳng hạn như chủ đề quyền của người lao động, tức là Hoa Kỳ sẽ ép
Việt Nam theo một cơ chế mà chính phủ Mỹ đóng vai trò giám sát như
Washington đã từng làm với nhiều nước Mỹ Latinh, đó là một trong số các
chi tiết đáng chú ý trong bài viết này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC, ông Rushford
nói trong đàm phán TPP, chính quyền Obama gây khó khăn cho Việt Nam tiếp
cận thêm thị trường hàng may mặc và giầy da của Hoa Kỳ bằng cách đặt
điều kiện theo đó để không bị đánh thuế cao khi xuất hàng vào Mỹ thì
doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải mua vải và sợi từ nhà cung cấp Mỹ.
Nhân quyền và vũ khí
Vào sáng hôm 23/07, một số dân biểu tiểu bang
California trong đó có một “người bạn” quen thuộc của Việt Nam về mảng
nhân quyền là bà Loretta Sanchez tổ chức họp báo tại Quốc hội.
Trước câu hỏi của BBC tại cuộc họp báo này rằng
bà nghĩ gì khi báo Quân đội Nhân dân có bài cảnh báo về điều báo này gọi
là thứ 'Bấm
nhân quyền ngoại nhập', nữ Dân Biểu Sanchez, người cũng là
thành viên cao cấp của Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện, nói bà sẽ tiếp tục vận
động để Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, đào tạo và thao tập với quân đội
Việt Nam.
Thông cáo của các dân biểu trong đó có ông
Royce, Lofgren và Lowenthal biện luận rằng trong khi cuộc gặp của người
đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tập trung vào mậu dịch, chủ đề
nhân quyền phải được coi là một ưu tiên trong quan hệ song phương hiện
đang tiếp tục có những thành công.
Nhân quyền, trong đó có quyền thành lập công
đoàn độc lập, không chỉ là chủ đề có trong các vòng đàm phán để Việt Nam
gia nhập TPP mà còn là rào cản đối với lệnh cấm bán vũ khí sát thương
cho Việt Nam."Sửa chữa vũ khí và quân dụng cũ cho Việt Nam cũng mang lại lợi ích lớn cho Hoa Kỳ nhưng quốc hội Mỹ đã cương quyết từ chối nhiều lần"
Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân
“Sửa chữa vũ khí và quân dụng cũ cho Việt Nam
cũng mang lại lợi ích lớn cho Hoa Kỳ nhưng quốc hội Mỹ đã cương quyết từ
chối nhiều lần”, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà vận động dân chủ tại
Virginia nói với BBC.
“Ở Mỹ nó không như Việt Nam, ông Obama không có quyền quyết định, quyết định tối hậu là quốc hội Mỹ”.
Trong khi đó giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học
George Mason nói với BBC rằng “thực ra hành pháp có quyền quyết định bán
vũ khí cho Việt Nam và không cần phải đi qua Quốc hội nhưng dĩ nhiên
hành pháp phải phụ thuộc Quốc hội về ngân sách và phải trả lời các câu
hỏi của Quốc hội”
“Việc mua vũ khí có tầm quan trọng chiến lược và ngoại giao rất lớn”, ông nói thêm.
'Chưa đủ ủng hộ để bán vũ khí cho VN'
Cập nhật: 11:20 GMT - thứ ba, 23 tháng 7, 2013
Cựu Phó Trợ lý Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Catharin Dalpino nói Mỹ vẫn sẽ chưa đồng ý bán vũ khí cho
Việt Nam trong chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang vì không đủ ủng hộ
trong chính giới Mỹ.
Bà nói thêm Hiệp định thương mại tự do và đầu tư
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và động thái của Trung Quốc trên
Biển Đông cũng là hai vấn đề quan trọng trong quan hệ.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bà cũng là tác giả của ba cuốn sách về chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á cũng như có bài đóng góp cho nhiều sách, báo khác nhau.
Trong chuyến thăm tới Nhà Trắng lần này, Chủ tịch Việt Nam dự định sẽ kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Được hãng tin Mỹ AP hỏi qua email về lệnh cấm, ông Trương Tấn Sang nói “nay là lúc để bình thường hóa đầy đủ quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực”.
Chủ tịch Việt Nam nói thêm với AP rằng có khác biệt giữa Washington và Hà Nội về nhân quyền, nhưng điều này “hoàn toàn bình thường”.
Trước chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam sang Hoa Kỳ, bà Dalpino trả lời ba câu hỏi của BBC qua điện thư.
BBC: Bà có ngạc nhiên trước thời điểm ông Sang thăm Mỹ không khi mà chuyến đi có vẻ diễn ra gấp gáp?
Catharin Dalpino: Tôi không coi
khoảng cách ngắn giữa lúc tuyên bố được đưa ra và thời điểm chuyến thăm
diễn ra là quan trọng, cho dù khoảng cách hơi ngắn hơn bình thường chút
ít.
"Sau chuyến thăm của ông Sang, câu hỏi được đưa ra sẽ là: khi nào Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam."
Thông thường các chuyến thăm của các nguyên thủ
quốc gia được thảo luận trong vài tuần, thậm chí vài tháng trước khi
diễn ra nhưng thời điểm chính xác sẽ không được quyết định cho tới trước
khi đi một hay hai tuần.
Phối hợp lịch của hai nguyên thủ không phải là
điều dễ dàng. Trong trường hợp này, lên lịch cho chuyến thăm của ông
Sang vào tháng Bảy là tốt nhất. Tháng Tám là tháng nghỉ hè ở Washington.
Trong tháng Chín, các nhà lãnh đạo thế giới bay
tới New York dự phiên họp Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc và cũng có một vài
chuyến thăm chính thức nhưng mọi thứ luôn vội vã vì số lượng quá nhiều.
Tới tháng Mười Tổng thống Obama sẽ đi Bali dự hội nghị APEC và Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei.
Như vậy cơ hội tiếp theo để tiếp Chủ tịch Sang sẽ là tháng 11.
Sau chuyến thăm của ông Sang, câu hỏi được đưa ra sẽ là: khi nào Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam.
Từ khi trở thành tổng thống ông vẫn chưa sang Việt Nam và sẽ chịu chút sức ép phải làm như vậy trong nhiệm kỳ thứ hai.
BBC: Vấn đề nhân quyền quan trọng tới
mức nào trong cuộc gặp ở Nhà Trắng? Hay là cuộc gặp sẽ tập trung vào
Hiệp định thương mại tự do và đầu tư đối tác xuyên Thái Bình Dương và
động thái của Trung Quốc trên Biển Đông?
Catharin Dalpino: Chính quyền Obama chắc chắn sẽ giữ vấn đề nhân quyền trong nghị trình cuộc gặp giữa Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama.
Nhưng Hiệp định thương mại tự do và đầu tư đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và động thái của Trung Quốc trên Biển
Đông cũng là hai vấn đề quan trọng trong quan hệ. Tôi nghĩ bất cứ đề cập
nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng
lời lẽ cẩn trọng.
"...Tôi nghĩ bất cứ đề cập nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng lời lẽ cẩn trọng."
Chính quyền Obama đang chịu sức ép phải kết thúc
TPP (mặc dù vẫn có những phức tạp từ phía Hoa Kỳ chẳng hạn Tổng thống
vẫn chưa có Thẩm quyền Thúc đẩy Thương mại), nhưng thời hạn Hoa Kỳ tự
đặt ra vào tháng Mười là khá tham vọng.
Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ là hai nước trong nhóm
lớn hơn các nước đang đàm phán TPP nên cuộc gặp sẽ không giải quyết được
hết mọi vấn đề nhưng sẽ là cơ hội để hai bên thảo luận các vấn đề song
phương trong khuôn khổ TPP.
Về vấn đề Biển Đông, tôi cho rằng đây sẽ là đề
tài được hai bên thảo luận. Nhưng ASEAN và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp
không chính thức vào tháng Tám và cuộc gặp này sẽ bị ảnh hưởng nếu tuyên
bố chính thức từ cuộc gặp giữa ông Sang và ông Obama quá rõ ràng.
Bởi vậy tôi nghĩ bất cứ đề cập nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng lời lẽ cẩn trọng.
BBC: Liệu hai bên có đạt được đột phá
nào về quốc phòng trong tương lai gần không? Chẳng hạn như một thỏa
thuận cụ thể về Cam Ranh hay bán vũ khí cho Việt Nam?
Catharin Dalpino: Dĩ nhiên quan
hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lớn hơn Vịnh Cam Ranh hay là bán vũ
khí và bao gồm cả những lĩnh vực như đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa
bình.
Mặc dù vậy, tôi không tin rằng Hoa Kỳ dự kiến
đạt thỏa thuận cụ thể về Vịnh Cam Ranh tương tự như các hiệp định gần
đây với Australia (để Thủy quân lục chiến có thể luân phiên tới Darwin)
hay với Singapore (để tàu chiến có thể luân phiên tới).
Việt Nam hiện vẫn mở Vịnh Cam Ranh cho hải quân
nước ngoài nói chung và sẽ cho phép sử dụng cảng để sửa chữa và tôi nghi
ngờ chuyện Lầu Năm Góc muốn nhiều hơn thế trong tương lai gần.
Vấn đề bán vũ khí sẽ liên quan tới cả Quốc hội và chính quyền và Quốc hội thường hay gắn bán vũ khí với nhân quyền.
Nhìn từ phía Hoa Kỳ, không có vẻ là đã có đủ ủng hộ cho việc bán vũ khí.
Nhận định về chuyến Hoa du và Mỹ du của ông Trương Tấn Sang
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Nhà văn Huỳnh Ngọc TuấnRFA – 2013-07-31
Nội tình ĐCSVN hiện nay
Đảng CSVN hiện nay đang lâm vào thế đấu đá tranh giành quyền lực giữa ba nhóm thế lực: một của ông Nguyễn Tấn Dũng, một của ông Nguyễn phú Trọng và một của ông Trương Tấn Sang.
Ba nhóm quyền lực này hình thành thế “chân vạc” trong đảng CSVN. Nhưng cả ba nhóm quyền lực này đang lâm vào thế tranh giành để độc chiếm quyền lực. Thay vì tạo sự ổn định, họ luôn luôn có xu hướng muốn thay đổi thực trạng quyền lực. Đây là điều rất thường xảy ra ở các chế độ Cộng sản, nhất là tại Trung cộng hậu Mao trạch Đông và Đặng tiểu Bình, hay ở Việt Nam hiện nay. Vì trong số những lãnh đạo đảng CSVN, không có nhân vật nào đủ uy tín độc tôn và sự hậu thuẫn của quốc tế Cộng sản cũng không còn để xác lập một trật tự ổn định như trong thời của Hồ chí Minh hay Lê Duẩn.
Nhưng phải xác định rõ là những cuộc đấu đá này mang tính tranh giành quyền lực chứ không phải do bất đồng chính kiến. Cho nên dù mâu thuẫn giữa các phe nhóm là rất sâu sắc nhưng họ vẫn thống nhất với nhau về những nguyên tắc căn bản: Duy trì và bảo vệ chế độ “XHCN” với đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên đa đảng và dân chủ hóa Việt Nam.
Chính sự định hướng này quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của chế độ độc tài. Cho nên trong đường lối đối ngoại hay đối nội , nhất là đối ngoại, sự chỉ đạo của Bộ chính trị và Trung ương đảng là kim chỉ nam hành động của bất cứ nhân vật lãnh đạo nào.
Hoa du “kiên định” tình đồng chí
Chuyến công du của ông Trương Tấn Sang đến Trung quốc vừa qua cũng
chỉ là một sự tiếp tục của đường lối chung đã được Bộ chính trị và Ban
bí thư “nhất trí”. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy trong Thông cáo
chung Trung–Việt có đến 29 lần “nhất trí”.
Theo thiển ý của tôi với chuyến đi Trung quốc vừa qua CSVN đã xác
định rõ vị trí và định hướng của mình trong quan hệ giữa hai siêu cường
Mỹ- Trung, đó là, coi mối quan hệ Trung- Việt là nền tảng, giống như
quan hệ Việt-Xô trước đây bất chấp một thực tế phũ phàng là Trung cộng
đang từng bước thôn tính Việt Nam trên mọi lãnh vực mà mục đích cuối
cùng là biến Việt Nam thành quận huyện của Tàu.
Đảng CSVN chỉ có một ưu tư duy nhất đó là làm sao để giữ vững chế độ
Cộng sản, giữ vững quyền độc tôn lãnh đạo đất nước và bảo vệ khối tài
sản khổng lồ mà họ và gia tộc đã thủ đắc được sau hơn nửa thế kỷ cầm
quyền và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi….. sụp đổ!
Còn đối với Trung cộng thì họ luôn dành cho đảng CSVN sự ủng hộ “mạnh
mẽ”, “kiên định” vì Trung cộng biết rằng không ai phục vụ quyền lợi cho
họ tốt hơn người đồng chí CSVN trong bối cảnh Mỹ đang xoay trục chiến
lược sang vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Trung cộng không hài lòng khi thấy nội bộ đảng CSVN đang hục hặc với
nhau để tranh giành thế lực. Và theo thiển ý của tôi chắc chắn là trong
lần diện kiến chủ tịch nước Trung QuốcTập cận Bình vừa qua của ông
Trương Tấn Sang, Trung cộng có nêu lên sự lo lắng này vì họ muốn nội
tình của đảng CSVN ổn định để không phương hại đến chiến lược của Trung
Quốc tại biển Đông và khu vực.
Còn đối với nhân dân và đất nước Việt Nam thì những hậu quả tai hại
của chuyến công du sang Trung quốc này của ông Trương Tấn Sang khó lòng
lường hết được, e rằng nó sẽ như chiếc vòng kim cô trên đầu CSVN và như
những sợi dây trói chặt thân thể Việt Nam.
Mỹ du để “đối trọng”: Vì dân, vì nước hay vì đảng?
Câu hỏi đặt ra ở đây là ông Trương Tấn Sang Mỹ du để làm gì?
CSVN đủ khôn ngoan để biết rằng nếu chỉ “thân thiện” với Trung quốc
mà không tỏ ra “biết điều” với Hoa kỳ sẽ là một sai lầm chiến lược, cho
nên Bộ chính trị đảng CSVN quyết định vội vàng cho ông Trương Tấn Sang
gấp rút công du Hoa Kỳ để “tái cân bằng” quan hệ quá thiên lệch mang
nặng màu sắc chiến tranh Lạnh.
Bộ chính trị cử ông Trương Tấn Sang đi Mỹ để làm yên lòng đối tác Mỹ
rằng: Việt Nam vẫn giữ thế “trung lập” giữa hai siêu cường. CSVN không
muốn làm Mỹ thất vọng và “nổi giận”.
Nhưng định hướng ngoai giao của đảng CSVN rất rõ ràng:
- Với Trung cộng là “đồng chí”, “anh em”, là hợp tác đối tác chiến lược toàn diện trên tinh thần “16 chữ vàng” và “4 tốt”.
- Còn với Mỹ chỉ là đối tác kinh tế vì VN muốn “làm bạn với tất cả các nước” trong “quan hệ đa phương” mà thôi.
Hiện nay Hoa kỳ là thị trường lớn và đầy hứa hẹn để cân bằng cán cân
thương mại bị thâm thủng nặng của Việt Nam. Trong tương lai việc gia
nhập Hiệp ước Đối tác xuyên Thái bình dương TPP do Mỹ chủ xướng sẽ là
cứu tinh cho nền kinh tế Việt Nam đang hụt hơi.
Với áp lực của một nền kinh tế đang xuống dốc dẫn đến nguy cơ bất ổn
xã hội là một thực tế, nên CSVN rất cần Mỹ. Nhưng sẽ không có chuyện hợp
tác với Hoa Kỳ để ngăn chận sự hoành hành của Trung cộng tại biển Đông
vì biển Đông và chủ quyền của đất nước không bao giờ là quan trọng đối
với đảng CSVN. Hơn nữa, Việt cộng ngầm hiểu rằng Biển Đông là “quyền lợi
cốt lõi” của Trung cộng nên không dám đụng đến hồ sơ “tế nhị” này.
CSVN luôn ý thức rằng Trung cộng còn –Việt cộng còn, Trung cộng mất –
Việt cộng mất, cho nên họ sẽ không có bất cứ một “hợp tác” nào với Mỹ
nếu nó đe dọa đến quyền lợi và mục tiêu chiến lược của Trung Quốc.
Người Mỹ không nên kỳ vọng điều này ở CSVN, nếu nước Mỹ muốn bảo vệ
lợi ích chiến lược của mình thì cách duy nhất là giúp thúc đẩy tiến
trình dân chủ hóa Việt Nam và khu vực để Việt Nam có cùng một giá trị
với Hoa Kỳ trong mục tiêu bảo vệ hòa bình và sự thịnh vượng của nhân
loại trong thế kỷ 21 này.
Hậu ý thâm độc của Việt cộng: Duy trì chế độ
Chuyến Mỹ du vừa rồi của ông Trương Tấn Sang còn nhắm đến một mục
tiêu chính trị nữa, đó là nhân chuyến thăm này những người lãnh đạo Việt
Nam mong muốn Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam để lòe với dân chúng
và ngầm gởi một thông điệp đến những người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân
quyền tại VN cũng như cộng đồng người Việt quốc gia khắp thế giới là họ
(VC) mới là đối tác của Mỹ!!
Hồ sơ khó khăn nhất mà những người cộng sản phải giải quyết trong
thời gian tới đó là hồ sơ vi phạm Nhân quyền tại VN mà người Mỹ đã đặt
ra như một điều kiện để được Mỹ chấp nhận nâng tầm quan hệ ngoại giao và
mở đường cho CSVN gia nhập TPP mà không bị sự phủ quyết của quốc hội
Mỹ.
Chúng ta phải chờ xem nhưng theo tôi lúc này người Mỹ đã ít nhiều mất
kiên nhẫn vì thái độ “nước đôi” của CSVN và sự quyết đoán của Trung
cộng mỗi ngày một dữ dội hơn trên nhiều khu vực nhất là tại châu Á- Thái
Bình Dương.
Xin được nhắc lại, trước chuyến Mỹ du của ông Trương Tấn Sang, tướng
Đỗ bá Tỵ – Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân VN cũng đã đến thăm
Ngũ giác đài. Tất cả những hành động này chỉ nhằm mục đích tuyên truyền
không hơn không kém nên sẽ chẳng mang lại sự “đột phá” nào như mong đợi
của một số người.
Chúng ta nên nhớ rằng người dân Việt Nam vốn thực dụng và hiểu rõ sức
mạnh của người Mỹ, họ luôn coi mối quan hệ với Mỹ là một “bảo đảm” cho
sự thành công và vững chắc của một chế độ. Những người lành đạo cộng sản
luôn biết khai thác tâm lý này.
Cuối cùng, theo tôi, chuyến Mỹ du của Trương Tấn Sang vừa qua chẳng
mang lại kết quả gì to lớn cho cả hai phía Mỹ- Việt và điều gì tốt đẹp
cho đất nước Việt Nam, nó chỉ phục vụ ý đồ tuyên truyền của CSVN thôi.
Vì vậy quan hệ Mỹ- Việt cũng không thể tiến xa hơn được trong thời gian
tới và như vậy CSVN vẫn tiếp tục lộ trình trong quỹ đạo của Trung Hoa.Xin dẫn lời của nhà bình luận thời cuộc Elle Bork của US News để kết thúc bài này:
- “Lời mời ông Sang viếng thăm Hoa Kỳ là một quyết định thiếu khôn
ngoan nếu xem xét những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Vì cuộc gặp sẽ được
diễn ra nên việc yêu cầu Tổng thống Obama chia sẻ công khai và rõ ràng
với Chủ tịch Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách châu Á của Hoa
Kỳ là vô cùng cấp bách. Và sau đó Tổng thống Obama nên hành động cụ thể
như những gì ông đã nói”.
- “Thực tế là dân chủ cuối cùng sẽ giúp cho ‘trục châu Á’ thành công,
chứ không phải các cuộc trao đổi ‘thực tế’ với một quốc gia như Việt
Nam”.
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ởQuảng Nam. Thường có nhiều bài viết tranh
đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Ông từng bị cầm tù suốt từ năm
1992 tới năm 2002 vì gửi một số bài viết ra nước ngoài.
*****
Nguồn:
Ông Sang xây một, Nguyễn Thanh Sơn phá mười
Phạm Trần (Danlambao) - Chủ
tịch Nước Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang và Thứ trưởng Ngoại giao,
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh
Sơn đã không biết đánh giá chính xác về sức mạnh chính trị của người Mỹ
gốc Việt ở Hoa Kỳ để đưa ra những lời nói gây bất bình, đãi môi, xúc
phạm, gây chia rẽ và đẩy hận thù dân tộc lên một tầm cao mới.
Trước hết, hãy nói về ông Trương Tấn Sang, trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 đến 26/07 (2013).
Ông Sang được Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for Strategic and International Studies, CSIS) chiều ngày 25/7:
“Đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, bà con Việt kiều sẽ là chiếc cầu vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người Mỹ gốc Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đưa quan hệ 2 nước lên một bước phát triển mới.”
“Đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, bà con Việt kiều sẽ là chiếc cầu vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người Mỹ gốc Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đưa quan hệ 2 nước lên một bước phát triển mới.”
Phát biểu của ông Sang trùng hợp với tuyên bố của Tổng thống Barack
Obama vài giờ trước đó tại Tòa Bạch Ốc khi ông Obama tiếp ông Sang. Nhà
lãnh đạo nước Mỹ nói với báo chí sau khi họp riêng với Phái đòan Việt
Nam:
“Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it's those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries.”
“Finally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it's those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries.”
(Tạm dịch: “Cuối cùng thì chúng tôi cũng đồng ý với
nhau rằng một trong những yếu tố quan trọng trong quan hệ tốt đẹp giữa
hai quốc gia là Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tuy ở Hoa Kỳ nhưng vẫn có
mối quan hệ mật thiết với quê hương mẹ Việt Nam. Và kết qủa là mối giao
hảo giữa con người với con người là chất keo sơn gắn bó làm tăng sức
mạnh giao hảo giữa bất kỳ hai nước nào.”)
Và cũng tại cuộc họp này, ông Sang đã nói với Tổng thống Obama, qua lời của người phiên dịch:
“I also expressed my appreciation for the care that the U.S. has extended to the Vietnamese who came to settle in the United States and now they have become American citizens and contributing to the overall development of the U.S. And thanks to the support and assistance from the U.S. government as well as the American people, the Vietnamese-American community here in the U.S. has become more and more prosperous and successful in their life as well as work.
“I also expressed my appreciation for the care that the U.S. has extended to the Vietnamese who came to settle in the United States and now they have become American citizens and contributing to the overall development of the U.S. And thanks to the support and assistance from the U.S. government as well as the American people, the Vietnamese-American community here in the U.S. has become more and more prosperous and successful in their life as well as work.
And I also would like to take this opportunity to convey a message
from our government to the Vietnamese-American community here in the
U.S. that we would like to see you contributing more and more to the
friendship between our two countries as well as further development of
our relationship in the future.”
(Tạm dịch: “Tôi cũng bày tỏ lời biết ơn về sự cưu mang
của Hoa Kỳ đã dành cho người Việt Nam định cư tại đây, và bây giờ họ đã
là công dân Hoa Kỳ và đang đóng góp vào sự phát triển toàn diện của Hiệp
Chủng Quốc. Tôi cũng cảm ơn vì nhờ có sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân
dân Hoa Kỳ mà Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây đã giàu mạnh và thành
công trong đời sống cũng như trong việc làm của họ.
Tôi cũng nhân cơ hội này gửi một lời kêu gọi của Nhà nước ta đến Cộng
đồng người Mỹ gốc Việt rằng chúng tôi mong đồng bào hãy đóng góp nhiều
hơn cho mối giao hải giữa hai nước, đồng thời phát triển cao hơn mối
quan hệ trong tương lai.”
Tuyên bố của Tổng thống Obama mang nhiều ý nghĩa ngoại giao, nhưng cũng
có nghĩa nói về vai trò của người Mỹ gốc Việt phải được quan tâm trong
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Lời nói của ông Sang thì khác. Nó đã phản ảnh quan điểm “tự nhận về phần
mình” có trách nhiệm bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và
người Mỹ gốc Việt nói riêng của đảng và nhà nước CSVN.
Nhà cầm quyền CSVN luôn luôn cho rằng “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”,
nhưng họ lại quên “liên hệ máu thịt giữa đồng bào” với nhau khác với
“liên hệ giữa “một bộ phận” người Việt Nam ở nước ngoài với nhà nước và
đảng CSVN.”
Một bộ phận nhỏ trong tổng số lối 4 triệu người Việt sống ở bên ngoài
Việt Nam, có chăng chỉ đại diện cho thành phần lao động được nhà nước
Việt Nam gửi đi làm việc ở nước ngoài để giải quyết nạn thất nghiệp ở
trong nước và số công nhân Việt Nam, đa phần từ miền Bắc, được gửi đi
lao động ở các nước Cộng sản trong khối Liên Xô và Cộng sản Đông Âu cũ
đã ở lại sau khi Chủ nghĩa Cộng sản tan rã ở các nước này từ 1989 đến
1991.
Vì vậy, nếu có thể thay mặt cảm ơn Chính phủ và nhân dân Mỹ thì ông Sang
chỉ có thể nói thay cho những ai đã nhận được sự giúp đỡ của Chính phủ
và đảng CSVN. Còn đối với tuyệt đại đa số người Mỹ gốc Việt từ thế hệ
phải bỏ nước chạy trốn Cộng sản tìm tự do trên thế giới và tại Hoa Kỳ
trước và sau ngày tàn cuộc chiến 30 tháng 04 năm 1975 thì “sự lạm dụng
đại diện” của ông Sang nói trước mặt ông Obama tại Tòa Bạch Ốc là không
thành thật, nếu không phải hoàn toàn bất xứng, không chấp nhận được vì
ông Sang không có quyền làm như thế.
Hơn nữa khi ông Trương Tấn Sang nói những điều này với ông Obama và sau
đó, với hàm ý ngoại giao tại CSIS, thì cũng đã có gần 2,000 người Mỹ,
Canada và Úc gốc Việt biểu tình chống chính sách cai trị độc tài của
đảng CSVN và đòi quyền con người và các quyền tự do tự do khác, trong đó
có tự do tôn giáo và tự do ngôn luận phải được tôn trọng ở Việt Nam.
Tất nhiên là ông Sang không thể nhân danh những người này để cảm ơn ông
Obama vì họ chống Chính phủ của ông bằng những khẩu hiệu và tiếng hát
vang chống Cộng vào tận bên trong Tòa nhà Bạch Ốc.
Nguyễn Thanh Sơn hại ông Sang
Nhưng nếu những gì ông Sang đã làm cho người Mỹ gốc Việt mất cảm tình
trong chuyến đi Mỹ chỉ tác hại một thì những lới nói xúc phạm có chủ ý
mạ lỵ những người gốc Việt biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm 25 tháng 07
(2013) của Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước
ngoài Nguyễn Thanh Sơn còn gây bất lợi cho chính sách hòa giải, hòa hợp
dân tộc gấp ngàn lần hơn !
Hãy nghe ông Sơn nói những lời “chói tai” như thế này:
“Tôi thật sự không hiểu về cái sự cố tình đó của một số qúy vị, các bác, các anh các chị vẫn còn có tư tưởng hận thù đi ngược lại với lợi ích dân tộc... Tôi nghĩ rằng những cái hiện tượng mà còn đây đó chống đối cái chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các qúy vị, các bác, các anh các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái “chút hận thù cuối cùng...”
“Tôi thật sự không hiểu về cái sự cố tình đó của một số qúy vị, các bác, các anh các chị vẫn còn có tư tưởng hận thù đi ngược lại với lợi ích dân tộc... Tôi nghĩ rằng những cái hiện tượng mà còn đây đó chống đối cái chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các qúy vị, các bác, các anh các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái “chút hận thù cuối cùng...”
“... Quý vị không có lý gì các vị “đứng ở ngang giữa đường các vị ngăn cản cái quan hệ Mỹ-Việt”. Điều đó chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách qúy vị là “cản cái con đường hội nhập của Việt Nam và cản cái quá trình quan hệ Mỹ-Việt” mà họ đang mong muốn...
“... Thì tôi cho là các bác, các anh chị - “những người đang còn
có những tư tưởng như vậy hãy hết sức tĩnh tâm suy nghĩ lại để chúng ta
xóa bỏ tất cả những cái hận thù... còn có những cái suy nghĩ cực đoan
chống lại đất nước hoặc là có một cái suy nghĩ lệch lạc thì đó thực sự
nó chỉ là ảo tưởng... hãy gác lại những cái tư thù cá nhân, hãy gác lại những cái suy nghĩ cá nhân...”
“Tôi cho rằng là những cái biểu tình chống đối của bà con cô bác ở
bên ngoài đối với chủ tịch nước vừa qua nó chỉ là những cái hiện tượng.
Tôi nghĩ rằng là tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy. Có
những người chì vì đồng tiền, có những người chì vì nhu cầu cuộc sống,
có những người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động
đó, chứ trong lòng tôi nghĩ qúy vị cũng không có những suy nghĩ muốn
phá hoại quan hệ Mỹ-Việt.” (Trích phỏng vấn của Phố Bolsa TV).
Đọc những dòng chữ có “gạch dưới” để tạo chú ý đến tư duy và ý nghĩ chủ
quan một chiều, cực đoan và hậu ý xấu của ông Nguyễn Thanh Sơn, hẳn sẽ
thấy nổi lên không thiếu những hàm ý chỉ gây chia rẽ hận thù thêm giữa
đảng CSVN và người Mỹ gốc Việt ở Mỹ.
Nhưng đây cũng là lần đầu tiên một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao của
Nhà nước CSVN như ông Sơn đã công khai nói đến một cuộc biểu tình chống
lãnh đạo Việt Nam khi đến Mỹ, một điều đã cố tình che dấu trong nhiều
năm kể từ khi có cuộc thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải từ 19 đến
26/6/2005.
Thay vì khôn khéo lựa lời để nói thì ông Sơn đã vụng về và mất bình tĩnh
để cố tình đi ra ngoài khuôn khổ của ngành ngoại giao để “đổ dầu vào
lửa” đốt cho cháy hết những gì còn sót lại trên chặng đường "hòa giải,
hòa hợp dân tộc" giữa nhà nước cộng sản Việt Nam với người Mỹ gốc Việt.
Vì vậy ông Sơn đã đưa mối hận thù Cộng Sản của những người phải bỏ nước
ra đi sống ở xứ người lên tầm cao mới. Chẳng những thế, ông còn nhắc
người Việt Nam ở nước ngoài rằng:
“Hãy nhìn vào những người đi trước, hãy nhìn vào những người cụ thể. Tôi nói ngay kể cả Nghị viên Hoàng Duy Hùng ở Houston cũng là một con người có thể nói là chống Cộng rất quyết liệt, có thể nói là một con người đã có thành tích truyền thống trong vấn đề mong muốn phá hoại cái sự đi lên của đất nước. Nhưng đến bây giờ ông Hoàng Duy Hùng cũng đã thấy rằng thì là cái biện pháp đó, cái cách thức đó nó hoàn toàn là không phù hợp với cái truyền thống của ông cha ta và nó cũng không đúng với lại cái mong muốn của nhân dân cả nước cũng như là của bà con cô bác chúng ta.”
“Hãy nhìn vào những người đi trước, hãy nhìn vào những người cụ thể. Tôi nói ngay kể cả Nghị viên Hoàng Duy Hùng ở Houston cũng là một con người có thể nói là chống Cộng rất quyết liệt, có thể nói là một con người đã có thành tích truyền thống trong vấn đề mong muốn phá hoại cái sự đi lên của đất nước. Nhưng đến bây giờ ông Hoàng Duy Hùng cũng đã thấy rằng thì là cái biện pháp đó, cái cách thức đó nó hoàn toàn là không phù hợp với cái truyền thống của ông cha ta và nó cũng không đúng với lại cái mong muốn của nhân dân cả nước cũng như là của bà con cô bác chúng ta.”
Nhưng có ai sáng giá mà đã ngậm đắng nuốt cay cho đến cuối đời bằng
“những người đi trước” như hai ông nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng
Hòa Nguyễn Cao Kỳ (08 tháng 09 năm 1930 - 23 tháng 7 năm 2011) về Việt
Nam nuôi hy vọng “bắc nhịp cầu hòa giải” giữa người Việt tị nạn ở nước
ngoài với người Cộng Sản và Nhạc sỹ Phạm Duy (05 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 01 năm 2013), về Việt Nam năm 2005, cũng với hoài bão mở đường “hòa giải dân tộc”?
Cả hai ông trước khi ra đi cũng đều “tay trắng” trong “sự nghiệp hòa giải, đoàn kết và hòa hợp dân tộc” với người Cộng sản.
Ông Kỳ từng có ý nguyện khi chết được chôn xác tại Sơn Tây, nơi ông sinh
ra nhưng gia đình ông đã quyết định hỏa thiêu ngay nơi ông qua đời,
Kular Lumpur (Mã Lai Á), rồi đem tro cốt về một ngôi Chùa ở California.
Nhạc sỹ Phạm Duy, cây Cổ thụ của lịch sử Tân Nhạc Việt Nam, khi qua đời
tại Sài Gòn, đã không có đến một vòng hoa thăm viếng của Hội Nhạc sỹ
Thành phố, nói chi đến có người nhà nước đến thăm!
Đám tang ông, một nhạc sỹ tài ba nhất Việt Nam, tẻ lạnh đến não lòng chỉ
vì người Cộng sản vẫn còn nuôi thù Phạm Duy đã bỏ hàng ngũ kháng chiến
năm xưa, hay chỉ vì ganh ghét mà ra nông nỗi vậy?
Nếu như hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy không trở về Việt Nam, một
thời gian dài đã bị lợi dụng để cho nhà nước tuyên truyền, và không có
những lời nói làm phật lòng nhiều người chạy trốn Cộng Sản thì đám ma
các ông chắc phải linh đình ở Hoa Kỳ và được nhiều người thương tiếc và
ghi ơn cho những đóng góp cho đất nước và âm nhạc.
Rất tiếc hai ông đã không làm như thế và chắc gì giờ này, những người
từng vồn vã đón hai ông hồi hương về Việt Nam như ông Phạm Thế Duyệt, Ủy
viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam còn nhớ đến cái
ngày “quay về” lịch sử ấy, nói chi đến hàng Thứ trưởng Nguyễn Thanh
Sơn?
Nhưng khi ông Sơn xỏ xiên người đi biểu tình chống Chủ tịch Nhà nước
Trương Tấn Sang ngày 25/07 (2013) trước Tòa Bạch Ốc “chỉ vì đồng tiền”
thì cũng chính cái ông Sơn này đã muối mặt khi nói với báo Thanh Kiên
trong cuộc phỏng vấn ngày 30/4/2013: “Năm 2012, lượng kiều hối gửi về
VN qua con đường chính thức đạt khoảng 10,5 tỉ USD, qua đường không
chính thức ước khoảng 1/3 số đó nữa, rồi hơn 6 tỉ USD đầu tư vào các dự
án trong nước… Như vậy ước tính nguồn lực kiều bào đạt tới 20 tỉ
USD/năm, tương đương 1/5 GDP cả nước, bằng cả hợp tác thương mại của ta
với EU.”
Như vậy thì “Việt kiều” giàu cũng cần đi biểu tình để kiếm tí tiền còm hay ông Nguyễn Thanh Sơn đã nhìn gà ra cáo đến mất khôn?
(07/013)
dannlambaovn.blogspot.com
Toàn diện về cái gì?
Jonathan London
Vài ngày sau khi Việt Nam và Mỹ đã kết thúc cuộc gặp lịch sử tại
Washington, và sau một vài ngày cho phép sự kiện này ‘bơi’ trong đầu của
tôi, xin chia sẻ vài suy nghĩ về sự quan trọng của cuộc gặp gỡ này đối
với nền kinh tế chính trị của Việt Nam, với dân Việt Nam, và với tương
lai của quan hệ giữa hai nước (không chỉ là hai nhà nước) trong bối cảnh
lịch sử thế giới.
Đối với nền chính trị kinh tế của Việt Nam, muốn đánh giá sự quan
trọng của cuộc gặp trước hết phải hỏi quan trọng đối với cái gì?
Theo một quan điểm ban đầu, cuộc gặp gỡ này là một thành công đối với
nhà nước Việt Nam vì hình như nó sẽ mang lại nhiều tiến bộ nhất định
trong quan hệ song phương giữa hai bên, đặc biệt về một số lãnh vực quan
trọng như hợp tác kinh tế, giáo dục, quân sự, môi trường, v.v… Tôi chưa
biết chi tiết gì về kết quả cụ thể của cuộc gặp gỡ này. Thế nhưng, nếu
nó tạo ra nhiều cơ hội tốt cho Việt Nam về thương mại, giáo dục, quân
sự, thì tất nhiên là tốt.
Bốn tốt
Riêng đối với giới lãnh đạo Việt Nam và cụ thể là ĐCSVN, tôi cho cuộc
gặp này là ‘thành công’ trong một số khía cạnh khác nhau. Có bốn lý do
chủ yếu khiến tôi nghĩ như vậy – và nếu thích chơi chữ về lịch sử ta có
thể gọi là “bốn tốt”.
Một là về quốc tế: Việt Nam đã gửi thông điệp khá rõ tới Mỹ (và Bắc
Kinh) về ý định muốn hợp tác một cách “toàn diện” với Mỹ (tức là chính
phủ Obama nói riêng và nhà nước và cả nước Mỹ nói chung). Đây là một
bước đi tốt cho một đảng mà nhiều năm qua đã vấp phải chân của chính
mình trong quan hệ song phương.
Hai là cuộc gặp này rất có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích thực sự cho
nền kinh tế Việt Nam và qua đó sẽ tạo ra những cơ hội quan trọng cho nhà
nước Việt Nam nói chung và ĐCSVN nói riêng, để giúp họ đối phó với một
số thách thức lớn của đất nước, như thiếu vốn, công nghệ, ngành giáo dục
Đại Học quá yếu., v.v.
Ba là cuộc gặp gỡ này rất có thể sẽ giảm vai vế của những thế lực bảo
thủ trong đảng vốn không muốn Việt Nam cải cách. Là người Mỹ, tôi cũng
đồng ý Việt Nam nên thận trọng trong mối quan hệ với Mỹ. Thế nhưng, có
quan hệ tốt với Mỹ là cần thiết cho Việt Nam.
Cái tốt thứ tư của cuộc gặp này là nó là một cơ hội tốt cho lãnh đạo
Việt Nam để họ nghe trực tiếp những lý luận của TT Obama về sự quan
trọng của nhân quyền trong việc phát triển quan hệ với Mỹ. Dù nhiều
người trong đội ngũ lãnh đạo của Việt Nam có thể phủ nhận điều đó, việc
lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải suy nghĩ lại về hành vi trấn áp các nhân
vật chống đối là một điều tốt cho toàn dân Việt Nam. (Việc chính phủ Mỹ
có vấn đề với nhân quyền không phải là cớ để tiếp tục vi phạm nhân
quyên tại Việt Nam. Không như ở Việt Nam, chính quyên và đảng cầm quyền ở
Mỹ bắt buộc phải tôn trọng hiến pháp.)
Chẳng giải quyết gì
Thế nhưng, dù có bốn tốt, vấn đề là gặp gỡ này chẳng giải quyết gì
đối với những vấn đề cơ bản của ĐCSVN. Cuộc gặp gỡ này không trực tiếp
ảnh hưởng đến những căng thẳng, mâu thuẫn, và điểm yếu trong nội bộ của
nền chính trị Việt Nam và cụ thể là trong ĐCSVN.
Một vấn đề cơ bản của Đảng xuất phát từ hai cái. Mô hình này không
hữu hiệu. Không cho phép có một chế độ minh bạch, tránh né trách nhiệm
giải trình cao đối với dân, và không cho phép phát triển của một chế độ
thực sự pháp trị. Theo tôi, muốn Việt Nam thể hiện tiềm năng của đất
nước, ĐCSVN phải cải cách các thể chế chính trị kinh tế một cách sâu
rộng. Và theo tôi, bất kỳ ai yêu nước, dù trong hay ngoài Đảng, nên nỗ
lực để nhận định đâu là mục tiêu hệ trọng của Việt Nam.
Và dân thường?
Đối với dân thường Việt Nam, sự quan trọng của cuộc gặp khó được đánh
giá hơn vì phần lớn hậu quả của nó là gián tiếp. Vấn đề là những kết
quả của cuộc gặp chỉ sẽ hiện rõ sau một thời gian. Nhiều khi những lợi
ích mà các giai cấp bên trên được hưởng sẽ không rỉ xuống các giai cấp
bên dưới (the ‘trickle down effect’ mà người Mỹ đã quá biết!). Nếu quá
trình ‘hợp tác toàn diện’ làm cho Việt Nam an khang thịnh vượng hơn thì
tốt.
Thông thường, kết quả của những mối quan hệ giữa Việt Nam và kinh tế
thế giới đều bị các cơ chế trong nước chi phối. Như vậy, nói cho cùng,
quan hệ Việt-Mỹ có cải thiện được gì hay không phụ thuộc nhiều vào việc
Việt Nam có cải cách hay không và như thế nào. Những thành công và thất
bại trong xã hội Việt Nam trong thời gian tới – Việt Nam có tăng trưởng
nhanh hay không, xã hội có công bằng ở mức độ nào – sẽ được quyết định
bởi những diễn biến chính trị trong và ngoài ĐCSVN.
Về tương lai
Nhà nước nào cũng là sản phẩm của những quá trình cạnh tranh xã hội
giữa các thế lực chính trị xã hội trong nước. Cả hai nhà nước Viêt Nam
và Mỹ đều là tổ chức quan liêu. Cả hải phản ánh những giá trị của những
giai cấp xã hội đã và đang cạnh tranh quyền lực với nhau. Ở Việt Nam, đó
là những phe cánh trong ĐCSVN. Ở Mỹ đó là những tập đoàn tư sản lớn. Ở
dưới là dân thường của cả hai nước.
Con người là con người chứ, không chỉ đơn thuần là đối tượng của
những tổ chức quan liêu. (People are human beings, not merely subjects.)
Hai nước Việt Nam – Mỹ đều có nhiều vấn đề phức tạp. Ở cả hai nước,
trách nhiệm của mỗi công dân là đòi hỏi các đảng phái cầm quyền và nhà
nước phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm giải trình về các chính sách
của họ, phải tôn trọng nhân quyền.
Nếu “quan hệ toàn diện” với Mỹ giúp người dân Việt Nam về mực sống và
cũng có tiến bộ cả về quyền chính trị lẫn nhân quyền thì mới là thành
công toàn diện cho Việt Nam.
QUÊ CHOA
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 273
NGUYỄN QUANG VINH - TRƯƠNG TẤN SANG
NGUYỄN QUANG VINH * CHỈ ĐIỂM
Chỉ điểm
Nguyễn Quang Vinh
Trong chiến tranh, ở vùng địch tạm chiếm, đối tượng tởm nhất, bị nhân
dân căm ghét nhất là những thằng "chỉ điểm". Nó trà trộn trong nhân dân,
thậm chí là bạn bè, người thân, đồng đội và khi cần thì nó kéo tay địch
tới " chỉ điểm", bất kể là có"tội" thật hay man trá, miễn là nó đã chỉ
điểm để nhận bổng lộc, thậm chí đôi khi chỉ là nhận 1 sự an toàn, thăng
quan tiến chức....
Gần đây, có cuộc tranh luận sôi nổi về Luận văn thạc sĩ văn học “Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên)", trong đó đặc biệt có bài phê bình quy chụp, phê bình bặm trợn, phê bình " cảnh sát" của nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu mà sau đó Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã chỉ mặt ông Nguyễn Văn Lưu bằng một bài viết sắc sảo: Phê bình chỉ điểm ( đọc thêm ở đây!)
Gần đây, có cuộc tranh luận sôi nổi về Luận văn thạc sĩ văn học “Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên)", trong đó đặc biệt có bài phê bình quy chụp, phê bình bặm trợn, phê bình " cảnh sát" của nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu mà sau đó Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã chỉ mặt ông Nguyễn Văn Lưu bằng một bài viết sắc sảo: Phê bình chỉ điểm ( đọc thêm ở đây!)
Nhìn rộng ra, tại các cơ quan, ban ngành đơn vị, không khó để chỉ mặt đặt tên những đứa chuyên nghề " chỉ điểm", đó là loại cán bộ cơ hội, nịnh hót, bám đít cấp trên, vài ba hôm lại thì thào vào tai trưởng phòng này, vụ phó nọ, cục trưởng kia., anh ơi , chị ơi, sếp ạ, sếp ạ, sếp ạ, hôm qua em thấy, hôm trước em nghe về cậu ấy, bà ấy, chú ấy nói thế này thế này thế này, hoặc là anh ơi, chị ơi, sếp ơi, sếp phải cảnh giác với cậu ấy, thằng kia, bà nọ, nó ghê gớm lắm, nó nói thế này thế này thế này...
Loại chỉ điểm ấy vì đố kị đồng nghiệp, ghen ăn tức ở, háo danh, háo của, là loại sâu thối mà hầu như cơ quan nào cũng có, được sinh ra từ cái ổ tha hóa đạo đức, những " vận động viên" có số có má về các môn " thể thao": Ném đá giấu tay, chọc gậy bánh xe, qua cầu rút ván...
Cái lũ chỉ điểm này đang sống tốt, đang phè phởn, đang ngông cuồng truy sát và hưởng lợi trên sư oan trái của đồng đội, trên năng lực thực tài của đồng nghiệp, và chúng nó càng nhâng nháo và nẩy nở nhiều nếu cấp trên, thủ trưởng cơ quan không phải là người chính trực.
Lũ chỉ điểm này bao giờ trong các cuộc họp cũng nói về đạo đức to mồm nhất, và đôi mắt ngó nghiêng, tải vểnh, miệng hót, rình rập người tốt, bóp méo sự thật, tâng, nâng, xút, ẩy với cấp trên để hạ người, nhục bạn, nhằm kiếm tìm bè phái, lợi lộc.
"Hỡi loài người, hãy cảnh giác".
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
MỸ DU BÌNH LUẬN
Tuyên bố chung Việt-Mỹ
Cập nhật: 03:28 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chào mừng Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng ngày 25-7. Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung.
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với cả hai nước, phản ánh mong
muốn chung cùng xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống
Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh
đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam -
Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc
tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của nhau.
Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn
diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi
nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện
mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan
hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả
chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người,
văn hóa, thể thao và du lịch.
Hợp tác chính trị và ngoại giao
Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong
đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng
định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp
với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật
Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS).
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp
lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh
giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển
Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất
một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.
Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao Sáng kiến
Hạ nguồn sông Mê Công (LMI). Hai nhà Lãnh đạo nhất trí hai bên nỗ lực
cùng với các nước thành viên LMI khác và Nhóm Những người bạn của khu
vực hạ nguồn sông Mê Công, tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực nhằm thúc
đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát
triển, tăng cường kết nối và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia
trong khu vực.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thành trong thời gian sớm nhất
có thể thỏa thuận song phương về việc xây dựng các sứ quán và cơ quan
đại diện của hai nước. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định các cơ quan đại diện
ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô mỗi nước cần phản ánh sự
phát triển của quan hệ song phương.
Quan hệ kinh tế và thương mại
"Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay"
Nhắc lại các cuộc thảo luận tại Campuchia vào
tháng 11-2012, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng
định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất
có thể trong năm nay. Hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ tăng cường hội
nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc
làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi
tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong
khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện.
Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực không
ngừng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song
phương và Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của
Việt Nam với tư cách một nền kinh tế đang phát triển. Hai nhà
Lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan
hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng
và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam - Hoa Kỳ.
Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác
trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA),
cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC
nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối
tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN.
Tổng thống Obama hoan nghênh những tiến bộ
của Việt Nam trong cải cách kinh tế. Tổng thống Obama ghi nhận
quan tâm của Việt Nam trong việc đạt được quy chế kinh tế thị
trường và cam kết tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với
Việt Nam về cải cách kinh tế. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc Việt
Nam dự định tham gia Công ước Cape Town về lợi ích quốc tế đối với
thiết bị di dộng (CTC).
Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của
quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc
tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng
Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong
lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung
triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam
giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận
hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty
dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life
(Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ
Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công
ty bảo hiểm ACE.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
hoan nghênh sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đối với các chương trình
xây dựng năng lực và đào tạo nhằm giúp Việt Nam tiếp nhận và áp dụng
khoa học công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho nông dân, các công ty
nông nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo thừa nhận tầm
quan trọng của việc bảo vệ thành phần dân cư dễ bị tổn thương trong khi
phát triển kinh tế, trong đó có việc cùng nhau đấu tranh chống lao động
trẻ em và lao động cưỡng bức.
Hợp tác khoa học và công nghệ
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Hai nhà
Lãnh đạo hoan nghênh cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác
khoa học và công nghệ sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, nhấn mạnh các
nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ giữa các cộng đồng khoa học tại Việt Nam
và Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác song phương, ứng phó với biến đổi khí
hậu và các thách thức toàn cầu khác, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa
trên sự sáng tạo.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng
thống Obama nhấn mạnh việc hai bên kết thúc thành công chương
trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi
Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác để hỗ trợ chương
trình năng lượng hạt nhân hòa bình của Việt Nam với các tiêu chuẩn cao
nhất về bảo đảm an toàn, an ninh.
Hợp tác giáo dục
Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng
cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng
sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa
Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du
học tại Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về
giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ
giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh
sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi
nhận sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương,
đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh Giáo dục
Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng
thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh
tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng
kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam.
Môi trường và Y tế
"Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam."
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà
kính tại Việt Nam bằng việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng
lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó
có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình Rừng và Đồng bằng của Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Obama tái khẳng định
Hoa Kỳ cam kết tăng hỗ trợ về chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc,
trợ giúp khác cho người khuyết tật vì bất cứ nguyên nhân nào ở Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo đồng thời nhất trí hợp tác với
các nước đối tác LMI thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực và
đối thoại để bảo đảm sức sống lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Mê
Công và lưu vực hạ nguồn sông. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò
lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị đồng chủ tịch Trụ cột Môi trường và
Nước trong khuôn khổ LMI, trong đó có hai đề xuất nghiên cứu chung của
Việt Nam về quản lý nguồn nước lưu vực sông.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc ký kết
Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học gần đây và mong muốn thúc đẩy
hợp tác y tế công nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu. Chủ tịch Trương
Tấn Sang đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Kế hoạch cứu trợ
khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), tiếp tục
hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống phòng ngừa,
điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bền vững.
Các vấn đề hậu quả chiến tranh
Tổng thống Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp
tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến
tranh. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những
nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích. Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các
nỗ lực của Việt Nam trong việc rà phá các vật liệu nổ còn sót lại
(UXO), hỗ trợ những nạn nhân bị thương do các vật liệu nổ còn sót lại,
và ngăn chặn thương vong trong tương lai.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
bày tỏ sự hài lòng đối với những tiến triển của dự án tẩy độc đioxin tại
sân bay Đà Nẵng giữa Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ
Quốc phòng Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các kế
hoạch của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá về mức độ nhiễm
độc đioxin đối với môi trường tại sân bay Biên Hòa.
Quốc phòng và An ninh
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh
vực tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai. Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang và Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy
hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác
chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực chống khủng bố; tăng cường hợp tác thực
thi pháp luật trên biển; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, trong
đó có chống cướp biển, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn bán động
vật hoang dã; ứng phó với tội phạm công nghệ cao và vấn đề an ninh mạng.
Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt
Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và nhấn mạnh
Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt
động này thông qua Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI).
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
"Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người."
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh
đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người. Chủ tịch Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ
lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà
nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.
Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt
Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm
nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo
và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến
chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.
Văn hóa, du lịch và thể thao
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và
du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Hai
nhà Lãnh đạo ghi nhận những thành công của người Mỹ gốc Việt và
khuyến khích cộng đồng tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của quan hệ
song phương. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama khuyến khích
giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa
nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước.
Xây dựng một di sản mới của Mỹ ở Việt Nam
Tổng
thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang của Việt Nam trong
cuộc họp tại Phòng Bầu dục ở Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
Tin liên hệ
- Thứ trưởng Ngoại giao VN: Những người biểu tình đòi nhân quyền là vì tiền
- Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
- Việt Nam - Thách thức và cơ hội
- Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn người Mỹ gốc Việt làm ‘cầu nối’
- TT Obama đàm phán 'thẳng thắn' với Chủ tịch Sang về nhân quyền
- Biểu tình trước Tòa Bạch Ốc nhân cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ
- Chủ tịch nước Việt Nam đến Washington mưu tìm quan hệ mới
- Quan hệ Việt-Mỹ-Trung nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang
- Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang?
- Nhân quyền Việt Nam và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang
- Chủ tịch nước VN tới Mỹ: Một chuyến viếng thăm gây nhiều tranh cãi
- Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng
Luật sư Vũ Đức Khanh và Blogger Lê Anh Hùng viết riêng cho VOA Tiếng Việt
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama tuy không đạt được nhiều kết quả thực chất nhưng đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng đã diễn ra đúng như những gì mà người ta có thể chờ đợi.
Bất chấp những khác biệt, cả Mỹ và Việt Nam đều có ý định phát triển mối quan hệ, với điều kiện, dĩ nhiên, là một số tiến bộ về phía Việt Nam.
Kết quả nổi bật nhất của cuộc gặp chính là việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã xác lập mối quan hệ “đối tác toàn diện” nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc gặp có lẽ mang tính biểu tượng: cuộc gặp gỡ đã tạo cơ hội để hai vị nguyên thủ cho thế giới thấy rằng hai cựu thù đã sẵn sàng cho những bước kế tiếp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu chuyến thăm này có dẫn đến những điều lớn lao hơn và tốt đẹp hơn hay không?
Những bước tiếp theo
Chủ nghĩa Đại Hán đang hồi sinh mạnh mẽ ở Trung Quốc – thực ra nó chưa bao giờ ngủ quên mà như lời của cố lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là chỉ “náu mình chờ thời” thôi – và phả hơi nóng gay gắt vào Việt Nam. Cả thế giới đang phải dè chừng với Trung Quốc chứ không riêng gì Việt Nam, một đất nước luôn phải đứng trước âm mưu thôn tính từ hàng ngàn năm nay của họ.
Chính vì vậy, Hoa Kỳ không được phép nương nhẹ Việt Nam trên những vấn đề có tính nguyên tắc như nhân quyền hay cải cách trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (khi đàm phán TPP).
Thông điệp thay đổi
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama tuy không đạt được nhiều kết quả thực chất nhưng đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng đã diễn ra đúng như những gì mà người ta có thể chờ đợi.
Bất chấp những khác biệt, cả Mỹ và Việt Nam đều có ý định phát triển mối quan hệ, với điều kiện, dĩ nhiên, là một số tiến bộ về phía Việt Nam.
Kết quả nổi bật nhất của cuộc gặp chính là việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã xác lập mối quan hệ “đối tác toàn diện” nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc gặp có lẽ mang tính biểu tượng: cuộc gặp gỡ đã tạo cơ hội để hai vị nguyên thủ cho thế giới thấy rằng hai cựu thù đã sẵn sàng cho những bước kế tiếp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu chuyến thăm này có dẫn đến những điều lớn lao hơn và tốt đẹp hơn hay không?
Những bước tiếp theo
Những gì diễn ra tiếp sau cuộc gặp này thì còn phải chờ thời gian trả
lời. Tuy nhiên, sự can dự sâu sắc hơn về ngoại giao và chính trị dường
như là mong muốn của cả hai bên.
Việc đối thoại giữa các nước để xóa nhòa sự khác biệt, đặc biệt là về dân chủ và nhân quyền, chắc chắn sẽ cho thấy là khó khăn nhất, song đó lại là một thách thức xứng đáng để chinh phục.
Người Mỹ phải xây dựng một di sản mới ở Việt Nam thay vì chỉ là những mục tiêu chiến lược và lợi ích kinh tế.
Mười tám năm sau khi tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995, di sản của Mỹ ở Việt Nam vẫn gần như không thay đổi: một cường quốc bên ngoài mà Việt Nam (hay đúng hơn Bắc Việt Nam trước năm 1975) từng chống lại trong một cuộc chiến, với hậu quả ngoài mong muốn là chất độc màu da cam cùng hiệu ứng phụ kéo dài cho đến tận hôm nay của nó.
Người Mỹ gọi cuộc xung đột này là chiến tranh Việt Nam, nhưng người Việt Nam lại gọi đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự thù nghịch có thể không còn hiện diện ở đây nữa, thay vào đó là những quan ngại tức thời khác; song cho dù người ta có cố gắng thoát khỏi quá khứ để tiến về phía trước thì quá khứ cũng không bao giờ bị lãng quên.
Mặc dù cả hai nước đã xích lại gần nhau hơn kể từ năm 1995, song từ “gần nhau hơn” kia lại mang tính tương đối nếu xét tới thực tế là trước đây quan hệ giữa hai quốc gia không tồn tại. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cho đến khi thành tích nhân quyền của nó tiến bộ rõ rệt.
Thật không may là trước đây, sự phê phán của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam lại rơi vào những cái tai điếc ở Hà Nội. Như thể một bài toán chi phí - lợi ích, Hoa Kỳ không có nhiều để mất khi yêu cầu Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện tình hình nhân quyền, còn Việt Nam lại không có nhiều để mất khi phớt lờ yêu cầu đó.
Trên phương diện kinh doanh, cả hai nước đều khá hài lòng với tình trạng hiện thời. Hoa Kỳ coi Việt Nam như một thị trường mới khác để khám phá, còn Việt Nam thì xem Hoa Kỳ như một nhà đầu tư mới trong nền kinh tế đang phát triển của họ. Đối với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, điều quan trọng là Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện thành tích nhân quyền. Tuy nhiên, đơn giản là Việt Nam chưa bao giờ đủ quan trọng đối với chính phủ của các tổng thống kế tiếp nhau ở Mỹ để họ phải dốc hết năng lượng ngoại giao và chính trị cho chủ đề ấy.
Việc đối thoại giữa các nước để xóa nhòa sự khác biệt, đặc biệt là về dân chủ và nhân quyền, chắc chắn sẽ cho thấy là khó khăn nhất, song đó lại là một thách thức xứng đáng để chinh phục.
Người Mỹ phải xây dựng một di sản mới ở Việt Nam thay vì chỉ là những mục tiêu chiến lược và lợi ích kinh tế.
Mười tám năm sau khi tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995, di sản của Mỹ ở Việt Nam vẫn gần như không thay đổi: một cường quốc bên ngoài mà Việt Nam (hay đúng hơn Bắc Việt Nam trước năm 1975) từng chống lại trong một cuộc chiến, với hậu quả ngoài mong muốn là chất độc màu da cam cùng hiệu ứng phụ kéo dài cho đến tận hôm nay của nó.
Người Mỹ gọi cuộc xung đột này là chiến tranh Việt Nam, nhưng người Việt Nam lại gọi đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự thù nghịch có thể không còn hiện diện ở đây nữa, thay vào đó là những quan ngại tức thời khác; song cho dù người ta có cố gắng thoát khỏi quá khứ để tiến về phía trước thì quá khứ cũng không bao giờ bị lãng quên.
Mặc dù cả hai nước đã xích lại gần nhau hơn kể từ năm 1995, song từ “gần nhau hơn” kia lại mang tính tương đối nếu xét tới thực tế là trước đây quan hệ giữa hai quốc gia không tồn tại. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cho đến khi thành tích nhân quyền của nó tiến bộ rõ rệt.
Thật không may là trước đây, sự phê phán của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam lại rơi vào những cái tai điếc ở Hà Nội. Như thể một bài toán chi phí - lợi ích, Hoa Kỳ không có nhiều để mất khi yêu cầu Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện tình hình nhân quyền, còn Việt Nam lại không có nhiều để mất khi phớt lờ yêu cầu đó.
Trên phương diện kinh doanh, cả hai nước đều khá hài lòng với tình trạng hiện thời. Hoa Kỳ coi Việt Nam như một thị trường mới khác để khám phá, còn Việt Nam thì xem Hoa Kỳ như một nhà đầu tư mới trong nền kinh tế đang phát triển của họ. Đối với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, điều quan trọng là Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện thành tích nhân quyền. Tuy nhiên, đơn giản là Việt Nam chưa bao giờ đủ quan trọng đối với chính phủ của các tổng thống kế tiếp nhau ở Mỹ để họ phải dốc hết năng lượng ngoại giao và chính trị cho chủ đề ấy.
Bây giờ thì điều này không còn đúng nữa. Với việc Mỹ thực hiện chiến
lược tái cân bằng ở Châu Á – Thái Bình Dương, hay chính sách xoay trục
như người ta vẫn thường đề cập đến, Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, đã
trở thành một nhân tố trong chiến lược mới của Hoa Kỳ.
Ngược lại, như cách mà chiến lược tái cân bằng làm tăng giá trị của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc cũng làm tăng giá trị của Mỹ đối với Việt Nam.
Bắt tay vào hành động
Bất kể là Tổng thống Obama hay một ai khác, Hoa Kỳ cũng cần nỗ lực để xây dựng một di sản mới ở Việt Nam. Một di sản được xây dựng dựa trên cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ không chỉ đạt được những gì mà Hoa Kỳ từng đề ra để phấn đấu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mà còn đem đến cho nhân dân Việt Nam một xã hội tự do và cởi mở. Thay vì bom đạn, thứ vũ khí mà người ta lựa chọn ở đây sẽ là ngoại giao và giáo dục.
Ngược lại, như cách mà chiến lược tái cân bằng làm tăng giá trị của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc cũng làm tăng giá trị của Mỹ đối với Việt Nam.
Bắt tay vào hành động
Bất kể là Tổng thống Obama hay một ai khác, Hoa Kỳ cũng cần nỗ lực để xây dựng một di sản mới ở Việt Nam. Một di sản được xây dựng dựa trên cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ không chỉ đạt được những gì mà Hoa Kỳ từng đề ra để phấn đấu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mà còn đem đến cho nhân dân Việt Nam một xã hội tự do và cởi mở. Thay vì bom đạn, thứ vũ khí mà người ta lựa chọn ở đây sẽ là ngoại giao và giáo dục.
Chủ nghĩa Đại Hán đang hồi sinh mạnh mẽ ở Trung Quốc – thực ra nó chưa bao giờ ngủ quên mà như lời của cố lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là chỉ “náu mình chờ thời” thôi – và phả hơi nóng gay gắt vào Việt Nam. Cả thế giới đang phải dè chừng với Trung Quốc chứ không riêng gì Việt Nam, một đất nước luôn phải đứng trước âm mưu thôn tính từ hàng ngàn năm nay của họ.
Cho dù rồi đây Hoa Kỳ có trở thành đối tác chiến lược toàn diện hay đồng
minh của Việt Nam đi chăng nữa thì đó vẫn chỉ là yếu tố ngoại lực, điều
kiện đủ; còn điều kiện cần, điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể tồn
tại và phát triển bên cạnh một gã láng giềng luôn lăm le nuốt chửng
mình phải là nội lực, là một Việt Nam hùng mạnh. Muốn vậy, Việt Nam phải
là một đất nước tự do - dân chủ; chỉ với một thể chế dân chủ, minh
bạch, các nguồn lực xã hội mới được phân bổ theo những cách thức đạt
hiệu quả cao nhất.
Vượt qua sức ỳ của cả một bộ máy khổng lồ, bảo thủ, trì trệ, cũng như sự kháng cự mạnh mẽ của các nhóm lợi ích đang tác oai tác quái trong hệ thống hiện hành ở Việt Nam để hướng tới cải cách là chuyện không đơn giản.
Vượt qua sức ỳ của cả một bộ máy khổng lồ, bảo thủ, trì trệ, cũng như sự kháng cự mạnh mẽ của các nhóm lợi ích đang tác oai tác quái trong hệ thống hiện hành ở Việt Nam để hướng tới cải cách là chuyện không đơn giản.
Muốn vậy, ngoài sự lên tiếng mạnh mẽ của các lực lượng tiến bộ trong
nước, sự quyết đoán của các nhà lãnh đạo cấp tiến cũng như sự thức tỉnh
của các nhà lãnh đạo bảo thủ thì áp lực bên ngoài là hết sức quan trọng.
Cao trào dân chủ hoá trên thế giới và trong khu vực đang tạo ra một áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam, nhưng đó chỉ là thứ áp lực vô hình, gián tiếp. Áp lực này đôi khi lại gây ra tác dụng ngược là đẩy giới lãnh đạo bảo thủ Việt Nam vào con đường cố thủ, như những gì mà chúng ta đã chứng kiến thời gian qua. Áp lực cụ thể, trực tiếp tác động đến lên hệ thống hiện hành là từ các đối tác mà Việt Nam buộc phải hợp tác như Liên Hợp Quốc, EU … và đặc biệt là Hoa Kỳ.
Cao trào dân chủ hoá trên thế giới và trong khu vực đang tạo ra một áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam, nhưng đó chỉ là thứ áp lực vô hình, gián tiếp. Áp lực này đôi khi lại gây ra tác dụng ngược là đẩy giới lãnh đạo bảo thủ Việt Nam vào con đường cố thủ, như những gì mà chúng ta đã chứng kiến thời gian qua. Áp lực cụ thể, trực tiếp tác động đến lên hệ thống hiện hành là từ các đối tác mà Việt Nam buộc phải hợp tác như Liên Hợp Quốc, EU … và đặc biệt là Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, Hoa Kỳ không được phép nương nhẹ Việt Nam trên những vấn đề có tính nguyên tắc như nhân quyền hay cải cách trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (khi đàm phán TPP).
Thông điệp thay đổi
Lớp lãnh đạo hiện nay của Việt Nam cần phải hiểu rằng thế giới đang thay
đổi rất nhanh, rằng người dân Việt Nam đang ngày càng trở nên bất an,
và rằng chính sách cầu hoà thường thấy của giới lãnh đạo Việt Nam không
còn hiệu quả nữa.
Lớp trẻ Việt Nam ngày nay đã quá hiểu những hạn chế của chính phủ. Ngoài ra, họ cũng ý thức được rằng họ có nhiều lựa chọn.
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ đối tác toàn diện diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam bắt tay vào tiến trình cải cách, dân chủ hoá đất nước bằng một bản hiến pháp mới tự do, dân chủ, phù hợp với xu thế của thời đại.
Lớp trẻ Việt Nam ngày nay đã quá hiểu những hạn chế của chính phủ. Ngoài ra, họ cũng ý thức được rằng họ có nhiều lựa chọn.
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ đối tác toàn diện diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam bắt tay vào tiến trình cải cách, dân chủ hoá đất nước bằng một bản hiến pháp mới tự do, dân chủ, phù hợp với xu thế của thời đại.
Điều này không chỉ phát đi tín hiệu rõ ràng và tích cực nhất đến một Hoa
Kỳ vẫn đang còn hồ nghi, lưỡng lự, mà quan trọng hơn là mở đường cho sự
phát triển bền vững của nước nhà, vì một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân
văn và cường thịnh.
Với cán cân quyền lực đang thuận lợi cho phía Mỹ, nhất là khi mà chính sách xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương của họ không nhất thiết phải dựa vào sự hợp tác của Việt Nam, Hoa Kỳ có thể điều đình để đòi hỏi Việt Nam phải cải cách.
Hoa Kỳ cần nêu rõ với Đảng CSVN rằng họ không phải là mối đe doạ đối với Việt Nam, rằng họ có thể đem đến sự hỗ trợ nào đó cho Việt Nam song chỉ khi một số điều kiện nhất định được thoả mãn.
Di sản Hoa Kỳ
Việc Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trao tặng Tổng thống Obama một bản sao lá thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi Tổng thống Truman là thông điệp nhiều ý nghĩa.
67 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lối rẽ cộng sản sau khi thất bại trong việc thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ năm 1946 buộc họ phải dựa vào khối cộng sản để phát động 9 năm kháng chiến chống Pháp mà hệ quả sau đó là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam 1954-1975.
67 năm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam ở Ba Đình lại cảm thấy cần đến Mỹ hơn bao giờ hết. Thông điệp không thể nhầm lẫn mà Chủ tịch Sang chuyển tới Tổng thống Obama là hãy hợp tác với chúng tôi vì quyền lợi của tất cả chúng ta; Việt Nam đã sẵn sàng bước qua khúc quanh lịch sử 67 năm để hướng tới một tương lai tươi sáng trong quan hệ Việt-Mỹ, như buổi sáng đẹp trời ấm áp hôm 25/7/2013, khi Chủ tịch hiện thời của Việt Nam bước vào Nhà Trắng mang theo bức thông điệp 67 năm trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - là hãy giúp Việt Nam chúng tôi!
Vài năm tới đây là cơ hội thuận lợi để Hoa Kỳ củng cố hình ảnh của họ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp cả khu vực, khẳng định rằng họ vẫn là nguồn cảm hứng cho tự do và dân chủ. Tuy nhiên, để biến điều này thành hiện thực, Hoa Kỳ phải hành động tương ứng. Liệu Hoa Kỳ còn có thể tạo ra một di sản nào lớn hơn ở Việt Nam so với việc thiết lập một nền tự do - dân chủ trên đất nước này?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Với cán cân quyền lực đang thuận lợi cho phía Mỹ, nhất là khi mà chính sách xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương của họ không nhất thiết phải dựa vào sự hợp tác của Việt Nam, Hoa Kỳ có thể điều đình để đòi hỏi Việt Nam phải cải cách.
Hoa Kỳ cần nêu rõ với Đảng CSVN rằng họ không phải là mối đe doạ đối với Việt Nam, rằng họ có thể đem đến sự hỗ trợ nào đó cho Việt Nam song chỉ khi một số điều kiện nhất định được thoả mãn.
Di sản Hoa Kỳ
Việc Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trao tặng Tổng thống Obama một bản sao lá thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi Tổng thống Truman là thông điệp nhiều ý nghĩa.
67 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lối rẽ cộng sản sau khi thất bại trong việc thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ năm 1946 buộc họ phải dựa vào khối cộng sản để phát động 9 năm kháng chiến chống Pháp mà hệ quả sau đó là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam 1954-1975.
67 năm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam ở Ba Đình lại cảm thấy cần đến Mỹ hơn bao giờ hết. Thông điệp không thể nhầm lẫn mà Chủ tịch Sang chuyển tới Tổng thống Obama là hãy hợp tác với chúng tôi vì quyền lợi của tất cả chúng ta; Việt Nam đã sẵn sàng bước qua khúc quanh lịch sử 67 năm để hướng tới một tương lai tươi sáng trong quan hệ Việt-Mỹ, như buổi sáng đẹp trời ấm áp hôm 25/7/2013, khi Chủ tịch hiện thời của Việt Nam bước vào Nhà Trắng mang theo bức thông điệp 67 năm trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - là hãy giúp Việt Nam chúng tôi!
Vài năm tới đây là cơ hội thuận lợi để Hoa Kỳ củng cố hình ảnh của họ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp cả khu vực, khẳng định rằng họ vẫn là nguồn cảm hứng cho tự do và dân chủ. Tuy nhiên, để biến điều này thành hiện thực, Hoa Kỳ phải hành động tương ứng. Liệu Hoa Kỳ còn có thể tạo ra một di sản nào lớn hơn ở Việt Nam so với việc thiết lập một nền tự do - dân chủ trên đất nước này?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Vũ Đức Khanh
Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư luật bán
thời gian tại Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam,
quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.
Lê Anh Hùng
Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Chủ tịch nước VN tới Mỹ: Một chuyến viếng thăm gây nhiều tranh cãi
Ngoại trưởng MỹJohn Kerry và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong bữa tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao ở Washington, ngày 24/7/2013.
Tin liên hệ
- Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng
- Chương trình nghị sự cho cuộc họp Obama-Trương Tấn Sang
- Quan hệ Mỹ-Việt-Trung và chuyến thăm đầy phấp phỏng của ông Sang
- Ðề tài đàm phán Việt-Mỹ: Thương mại, nhân quyền và Trung Quốc
- Việt Nam có thể nào phớt lờ những khuyến cáo của Mỹ chăng?
- Dân biểu Mỹ họp báo trước ngày Chủ tịch nước Việt Nam đến
- Một nhóm blogger Việt Nam ra tuyên bố kêu gọi chính phủ sửa luật
- CPJ lên tiếng về nghị định hạn chế tự do Internet của Việt Nam
- HRW: Việt Nam muốn chứng tỏ cải thiện nhân quyền, hãy thả Điếu Cày
- Vận động cho tự do tôn giáo trước cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ
- Việt Nam: Trung Quốc và Hoa Kỳ
- Quan hệ Hoa Kỳ-Châu Á và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam
CỠ CHỮ
24.07.2013
Chuyến đi hiếm hoi này là nhằm đẩy mạnh các quan hệ thương mại và an
ninh giữa hai nước cựu thù, tuy nhiên giới hoạt động cũng nhân dịp này,
đẩy mạnh các sinh hoạt nhằm tăng sức ép với ông Trương Tấn Sang để đòi
cải thiện tình trạng nhân quyền tệ hại trong nước.
Pháp Tấn Xã tường thuật rằng một thế hệ sau khi bình thường hóa quan hệ bang giao, hai nước cựu thù đã tăng cường đều đặn các quan hệ hợp tác quân sự, trong bối cảnh Việt Nam đang lo ngại về thái độ quyết liệt của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Trong khi đó, Tổng Thống Obama khẳng định chính sách của chính phủ Mỹ xoay trục sang Đông Nam Á, một khu vực mà theo ông, có nhiều triển vọng kinh tế và về chủ yếu là thân thiện với Hoa Kỳ, mặc dù đã bị các chính phủ Mỹ tiền nhiệm lơ là.
Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là chuyến viếng thăm thứ Tư của một nhà lãnh đạo Đông Nam Á tới Tòa Bạch Ốc trong năm nay.
Nhà ngoại giao Mỹ hàng đầu đặc trách các vấn đề Đông Á, ông Danny Russel, nhận định vùng Đông Nam Á “có lẽ là khu vực năng động nhất” tại Á Châu, và ngày cả thế giới, và ông mô tả chuyến đi thăm của ông Sang là “một dấu mốc lịch sử.”
Pháp Tấn Xã tường thuật rằng một thế hệ sau khi bình thường hóa quan hệ bang giao, hai nước cựu thù đã tăng cường đều đặn các quan hệ hợp tác quân sự, trong bối cảnh Việt Nam đang lo ngại về thái độ quyết liệt của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Trong khi đó, Tổng Thống Obama khẳng định chính sách của chính phủ Mỹ xoay trục sang Đông Nam Á, một khu vực mà theo ông, có nhiều triển vọng kinh tế và về chủ yếu là thân thiện với Hoa Kỳ, mặc dù đã bị các chính phủ Mỹ tiền nhiệm lơ là.
Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là chuyến viếng thăm thứ Tư của một nhà lãnh đạo Đông Nam Á tới Tòa Bạch Ốc trong năm nay.
Nhà ngoại giao Mỹ hàng đầu đặc trách các vấn đề Đông Á, ông Danny Russel, nhận định vùng Đông Nam Á “có lẽ là khu vực năng động nhất” tại Á Châu, và ngày cả thế giới, và ông mô tả chuyến đi thăm của ông Sang là “một dấu mốc lịch sử.”
Thế nhưng cùng lúc, theo AFP, các nhà lập pháp Mỹ và các nhóm hoạt động
nhân cơ hội hiếm có này, đã lên tiếng đòi Tổng Thống Obama đặt vấn đề
nhân quyền lên hàng đầu, và tố cáo nhà lãnh đạo Mỹ là gửi đi những dấu
hiệu mơ hồ khi nghênh tiếp ông Trương Tấn Sang vào một thời điểm mà
chính các giới chức trong chính phủ Mỹ cũng công nhận rằng Việt Nam đã
leo thang chiến dịch đàn áp bất đồng ở trong nước.
Bài báo đăng trên US News đặt nghi vấn về sự thành thực của Tổng Thống
Obama, một mặt cổ vũ cho các giá trị dân chủ tự do, trong khi hành động
của ông không đi đôi với những lời phát biểu của ông.
Mới tháng trước, khi ra điều trần trước quốc hội, các giới chức Bộ Ngoại
giao Mỹ đã nói rằng Việt Nam đang giam cầm hơn 120 tù nhân chính trị,
và tăng cường các hạn chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quyền tự do
internet.
AFP tường thuật rằng trong một lá thư chung gửi đến Tổng Thống Obama, thân nhân của 35 nhà hoạt động và blogger bị cầm tù kêu gọi ông hãy “sát cánh với nhân dân Việt Nam”, bằng cách tăng sức ép với ông Trương Tấn Sang để trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị.
Các thân nhân của các tù nhân chính trị Việt Nam đơn cử trường hợp Miến Điện, nước đã thực hiện các biện pháp cải cách dân chủ ngoạn mục trong thời gian ngắn kỷ lục.
Họ nêu ra điểm Tổng Thống Obama chỉ mời Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein tới thăm Hoa Kỳ, sau khi ông đã hành động, kể cả phóng thích một số đáng kể các tù nhân chính trị.
Lá thư lập luận rằng “một nước Việt Nam độc lập, dân chủ không những có thể đẩy mạnh các quan hệ song phương, mà còn là điều kiện cần thiết đóng góp cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Á Châu -Thái Bình Dương”.
Lá thư gửi cho Tổng Thống Obama có chữ ký của gia đình Luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày, và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Trong khi đó, một bài báo đăng trên nhật báo US News đặt nghi vấn về sự thành thực của Tổng Thống Obama, một mặt cổ vũ cho các giá trị dân chủ tự do, trong khi hành động của ông không đi đôi với những lời phát biểu của ông.
Tác giả bài báo, bà Ellen Bork, đặt câu hỏi làm thế nào để Tổng Thống
Obama đưa ra một chính sách đối ngoại phù hợp với những lời phát biểu cổ
vũ cho dân chủ tự do. Nhà báo nói rằng trong trường hợp Việt Nam, những
động thái như những chuyến đi thăm chính thức, những tiến bộ trong các
quan hệ thương mại và quân sự phải diễn ra sau, chứ không nên diễn ra
trước những cải cách chính trị và nhân quyền của Đảng Cộng Sản cầm quyền
tại Việt Nam.
Bà Bork, Giám Đốc của tổ chức Dân Chủ và Nhân quyền tại Sáng kiến Chính sách đối ngoại ở Washington, kết luận rằng:
“Mời chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ là một hành động không hợp lý, xét những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Trong khi chuyến đi đang được xúc tiến, điều quan trọng là ông Obama phải công khai lên tiếng, một cách rõ ràng, nói với ông Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách Á Châu của Hoa Kỳ. Và Tổng Thống Obama phải đưa ra hành động tương ứng với những phát biểu của ông.”
Bà Bork, Giám Đốc của tổ chức Dân Chủ và Nhân quyền tại Sáng kiến Chính sách đối ngoại ở Washington, kết luận rằng:
“Mời chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ là một hành động không hợp lý, xét những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Trong khi chuyến đi đang được xúc tiến, điều quan trọng là ông Obama phải công khai lên tiếng, một cách rõ ràng, nói với ông Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách Á Châu của Hoa Kỳ. Và Tổng Thống Obama phải đưa ra hành động tương ứng với những phát biểu của ông.”
Nguồn: AFP, WSJ, USNews.
http://www.voatiengviet.com/content/chuyen-di-my-cua-chu-tich-nuoc-vietnam-gay-nhieu-tranh-cai/1708661.html
Sự bắt đầu của Tư Sang
Như Nguyên (Danlambao)
- Qua hai chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một là sang
nước “đồng chí anh em”, hai là sang một nước ”cựu thù”, hai nơi đến là
hai quan hệ đối nghịch nhau về chính trị, thế mà những gì thể hiện trên
gương mặt của Chủ tịch nước lại cho thấy điều ngược lại với hai mối
quan hệ trên. Có phải ông Tư Sang đã nhận ra chân lý?
Xây dựng một đất nước không thể nào chỉ dựa dẫm vào một nước khác, nhưng
tạo những mối quan hệ hợp tác với nhiều nước là chuyện phải có và điều
vô cùng quan trọng là phải nhận ra ai là kẻ thù và là mối nguy của dân
tộc. Trong những năm qua vì quá chú trọng vào sự tồn tại của đảng csvn,
cũng như lo bảo vệ quyền lợi cho thiểu số đảng viên, được che đậy dưới
cụm từ “quyền lợi giai cấp vô sản”, đảng cộng sản VN đã lờ đi mối nguy
của dân tộc và đã dọn đường cho TQ gặm nhấm từ từ từng tấc đất của tổ
tiên để lại. Nguy hiểm hơn nữa là để TQ tự do thải những chất độc hại
sang nước ta để giết từ từ người dân mình. Đã đến lúc vất tổ chức đảng
csvn vào sọt rác nếu còn tung hô “16 chữ vàng và 4 chữ tốt”.
Sự quay đầu về với dân tộc đúng lúc có thể cứu được mối nguy, nếu chậm
trễ có thể trở thành một tội đồ của dân tộc. Đây là thời điểm quyết định
để ông Sang chọn lựa. Những gì mà ông Sang đã phát biểu tại Viện nghiên
cứu chiến lược quốc tế MỸ (CSIS), đặc biệt là nói về đường lưỡi bò của
TQ, có thể coi như là sự khởi đầu cho đường quay về với dân tộc của ông
Sang.
Hiện nay trong lực lượng công an và quân đội VN có không ít người đã coi
TQ là tổ quốc của mình và sẵn sàng điên cuồng làm theo mọi chỉ thị của
TQ nhằm tạo thành tích để kiếm một chức chủ tịch tỉnh, huyện bù nhìn
trong tương lai. Để đối phó với những thành phần này ông Sang cấn phải
hợp sức với ai?
Hiện nay, trong bộ chính trị 3D là người có quyền và có nhiều tiền nhất.
Tài sản của 3D và các đồng chí của ông ta chắc chắn sẽ bị tiêu tan nếu
đất nước này về tay TQ. Hơn nữa đối với các đảng viên cao cấp, tổ chức
đảng csvn chẳng qua là một phương tiện để làm giàu, nên không có gì khó
khăn để từ bỏ nó nếu việc này giữ được khối tài sản đồ sộ của họ. Vì vậy
hợp tác với 3D và các đồng chí của ông ta là thượng sách với ông Sang.
Việc làm cấp bách hiện nay là ông Sang nên trao đổi với 3D cho quân đội
Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh. Sự hiện của hải quân Mỹ tại Cam Ranh là một
biện pháp hữu hiệu ngăn chặn TQ cướp tiếp đảo Trường Sa và từ từ ta sẽ
lấy lại Hoàng Sa. Mặt khác ngoại tệ mà ta thu được từ tiền thuê cảng và
các dịch vụ kèm theo sẽ góp phần trang bị những vũ khí cần thiết cho
công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Nếu nhà nước một lòng vì nước vì dân thì sự đóng góp của lực lượng Việt
kiều cũng sẽ là một yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc (có thể giao cho Việt kiều nhiệm vụ tái chiếm Hoàng Sa bằng nỗ
lực pháp lý quốc tế).
Sài Gòn ngày 28-07-2013
Chủ tịch Sang đá đểu Tập Cận Bình sau khi bắt tay với chính phủ Obama?
Nhật Minh (Danlambao) - Thế
giới đang bất ngờ với cú bắt tay của tổng thống Obama đối với chủ tịch
Sang. Sau cú bắt tay đó, quan hệ Việt - Mỹ được nâng lên tầm: “Đối tác toàn diện”.
Đây là lần đầu tiên quan hệ giữa cộng sản Việt Nam (csvn) và (cựu thù +
thế lực thù địch + diễn tiến hoà bình) Hoa Kỳ được đặt lên một tầm cao
mới. Đặc biệt hơn, tại cuộc nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), chủ
tịch Sang đã bác bỏ yêu sách đường “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc
trên biển Đông, hòng đá đểu Tập Cận Bình (?) ngay sau cú bắt tay với
Tổng thống Barack Obama. [1]
I. Sự chuẩn bị cho cú bắt tay của chủ tịch Sang và tổng thống Barack Obama
Để có được cuộc gặp gỡ chiến lược vào ngày 26.7.2013, cả chủ tịch Trương
Tấn Sang và tổng thống Brack Obama đã chuẩn bị từ trước, chúng ta cùng
điểm lại những sự chuẩn bị đó:
- Quay trở về năm 2011, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) diễn ra tại Hawaii (Mỹ). Trong
kỳ hội nghị đó, chủ tịch sang đã gặp gỡ cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton, và có cái bắt tay xã giao với tổng thống Brack Obama. Không ai
trong chúng ta biết được những gì xảy ra đằng sau cú bắt tay tại hội
nghị Apec 2011. [2] Và đây là cú bắt tay đầu tiên của chủ tịch Sang với tổng thống Brack Obama.
Cú bắt tay đầu tiên của Tổng thống Barack Obama
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011
- Vào sáng 21.4.2013, Hoa Kỳ cho chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn
đường USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa
Kỳ cập cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và có các
hoạt động trao đổi với Hải quân Việt Nam trong 5 ngày [3]. Cũng
vào thời gian đó hải quân "cựu thù" thăm viếng, ngư dân Việt Nam thường
xuyên bị tàu quân sự của các đồng chí 16 vàng 4 tốt Trung Quốc bắn ngoài
biển Đông.
- Ngày 28.5.2013, chỉ một tuần sau đó, Việt Nam lại thoát khỏi danh sách
CPC (danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo -
Countries of particular concern), khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu những
chuyển biến “tích cực” về tự do tôn giáo [4]. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ
rất khó nói chuyện khi tiếp một nguyên thủ một quốc gia độc tài đang
nằm trong danh sách CPC để hợp tác toàn diện. Và như vậy, phải chăng
chính phủ đã chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ chiến lược với ông Trương Tấn Sang
vào ngày 26.7.2013
- Bất ngờ hơn, ngày 11.7.2013, Nhà Trắng đăng bản tin chính thức lời mời
chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ tổng thống Obma tại Nhà Trắng vào ngày
25.7.2013 [5], dù trước đó ngày 19.6.2013, chủ tịch Sang đã đi sứ
ở Bắc Kinh và ký kết bản tuyên bố chung Việt - Trung. Và tình trạng vi
phạm nhân quyền tại Việt Nam rất tồi tệ.
- Ngay sau khi có lời mời chính thức của Nhà Trắng, trên kênh BBC của
Anh (một đối tác quân sự của Mỹ) bất mở một loạt chương trình TV về Việt
Nam trước khi chủ tịch Trương Tấn Sang có mặt Washington. Động thái này
có thể được xem là để mở cánh cửa thuận lợi cho chủ tịch Sang bước vào
Nhà Trắng. [6]
- Càng bất ngờ, trong cuộc gặp gỡ chủ tịch Sang, chính phủ Hoa Kỳ quyết định nâng tầm quan hệ “đối tác toàn diện” đối với nhà cầm quyền Hà Nội, thậm chí tổng thống Obama còn hứa sẽ thăm Việt Nam trước khi chấm dứt nhiệm kỳ của mình. [7]
II. Trương Tấn Sang mang theo Điếu Cày để đối thoại với chính phủ Obama?
Với hiện trạng kinh tế VN đang xuống dốc, nhà cầm quyền Hà Nội đã nhiều
lần nhòm ngó tới hiệp định TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement). Tuy nhiên điều kiện để trở thành thành viên chính thức, VN
cần phải thay đổi, đặc biệt là tình trạng nhân quyền. Nhưng với thực
trạng nhân quyền tại Việt Nam bị vi phạm trầm trọng, chủ tịch Sang không
thể chứng minh rằng csvn có tiến bộ trong vấn đề cải thiện nhân quyền.
Vậy chủ tịch Sang mang theo thứ gì để chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện?
- Để chuẩn bị hành trang là blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang đã thăng chức cho 3 thứ trưởng bộ công an [8] phải chăng với điều kiện: “bộ công an phải ép Blogger Điếu Cày nhận tội”?
(Chiêu bài nhận tội thường được dùng nhưng với trường hợp đặc biệt, gần
đây là trường hợp của blogger Paulus Lê Sơn, họ đã bẽ gãy bằng chứng
của RFS). Bởi sau phiên sơ thẩm xét xử blogger Điếu Cày, bộ ngoại giao
Hoa Kỳ đã ra tuyên bố về phiên tòa xét xử:
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về tin Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh đã kết tội và kết án blogger Điếu Cày 12 năm tù giam cho việc ông
bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa. Cách chính phủ xử
lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo
Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều
khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận
và xét xử theo đúng trình tự pháp lý.
Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger
Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần là những thành viên đồng hành của Điếu
Cày trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Như Tổng thống Obama đã nói về Ngày
Tự do Báo chí Thế giới, chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ thực hiện
các bước cần thiết để tạo ra xã hội mà ở đó các nhà báo độc lập có thể
hoạt động tự do và không sợ hãi.” [9]
Không có lý do nào để đối thoại với chính phủ Hoa Kỳ khi phớt lờ tuyên
bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và đây chính là nguyên nhân để bộ Công an
và cán bộ trại 6 Thanh Chương - Nghệ An, quyết tâm ép anh Điếu Cày ký
vào bản nhận tội. Tuy nhiên anh Điếu Cày nhất quyết không nhận tội và
anh quyết định tuyệt thực để phản đối. Chính vì hành động của anh Điếu
Cày đã buộc cán bộ trại 6, Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An từ chối gặp gỡ gia
đình chị Tân. Điều này đã buộc gia đình chị Tân phải tới tận cổng Tổng
cục 8 để yêu cầu giải quyết. Lúc này Bộ Công an mới chịu nhận đơn, nhưng
họ vẫn giữ thái độ chây lỳ, hòng kéo dài thời gian đến lúc kết thúc
chuyến đi Mỹ của chủ tịch Sang. Đây là chiêu bài mà cộng sản Việt Nam
thường dùng mỗi khi có lãnh đạo đi ngoại giao (Lần này hoãn phiên tòa
xét xử Ls. Lê Quốc Quân với cáo buộc trốn thuế) [10].
Tuy nhiên, chỉ với blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang khó có thể thuyết
phục chính phủ Hoa Kỳ, vì vậy, chủ tịch Sang và đàn em buộc phải hứa sẽ
cải thiện vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sau chuyến thăm tổng thống
Obama. Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên, khi nhà cầm quyền Hà Nội nới
lỏng vấn đề nhân quyền cho tới lúc họ chính thức trở thành thành viên
của TTP, hòng chơi tiếp trò “hứa lèo” như lần gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, vụ việc Việt Nam thoát khỏi danh sách CPC, lần này ông Sang mang theo mục sư Đinh Thiên Tứ (ảnh bên) để khẳng định VN không nằm trong danh sách CPC, một con bài của chủ tịch Sang trong chuyến viếng thăm Wasgington. [11]
III. Trương Tấn Sang đá đít Tập Cận Bình? Và tiếp tục chơi trò “bắt cá hai tay”
Như chúng ta đã biết, tất cả các lãnh đạo cộng sản đều phải qua Tàu để đi sứ, và chủ tịch Sang cũng không phải ngoại lệ.
Ngày
19.6.2013, chủ tịch Sang lên đường đi sứ Bắc Kinh theo lời mời của chủ
tịch Tập Cận Bình. Trong chuyến viếng thăm đó, chủ tịch Sang cúi sập mặt
(ảnh bên) trước toán lễ nghi của quân đội Trung Quốc. Thậm chí
ông còn ký bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc với hơn 29 lần nhất
trí [12], chủ tịch Sang chấp nhận tất cả các yêu sách của Tập Cận
Bình và đảng cộng sản Trung Quốc. Dường như chủ tịch Sang chỉ biết gật
gù cho qua chuyện mặc cho những người yêu nước lên án cái hèn của ông đi
sứ ở Tàu.
Nhưng, mọi chuyện thay đổi 180 độ. Ngay sau khi nhận được sự ủng hộ từ
chính phủ Hoa Kỳ bằng việc nâng cấp tầm quan hệ ngoại giao, giúp cộng
sản Việt Nam trong vấn đề gia nhập TTP vào cuối năm nay và sẽ sang thăm
VN trong thời gian đương nhiệm, ngay lập tức chủ tịch Sang quay qua đá
đít Tập Cận Bình và cộng sản Trung Quốc bằng cuộc nói chuyện tại Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and
International Studies - CSIS), có trụ sở tại Washington. Thông thường
lãnh đạo VN không dám mở miệng trước các cơ quan quan truyền thông quốc
tế về vấn đề biển Đông - điều được xem như là điều tối kỵ nhất của các
lãnh đạo khi đi ngoại giao. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố bác
bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của
Trung Quốc trên Biển Đông, ông nói:
“Chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý hay khoa học nào đối
với một đòi hỏi như thế và như vậy chủ trương của Việt Nam bác bỏ đòi
hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là hợp lý”. [13]
Tuy nhiên, chủ tịch Sang vẫn là kẻ đi nước đôi, bởi khi được hỏi về vấn
đề VN có kết hợp với Philippines trên vấn đề tranh chấp biển Đông không?
Chủ tịch Sang liền từ chối trả lời ngay.
Và không quên lấy lòng chỉnh phủ Hoa Kỳ bằng câu nói:
“Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng
tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng
như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển
Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế,
DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi
cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan
tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói
riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương” [14]
Với thái độ nửa vời, bắt cá hai của chủ tịch Sang và CSVN: Vừa muốn tiền
của Trung Quốc vừa muốn gia nhập TTP và nhận tiền từ Mỹ. Vậy nên tình
hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ khó có thể cải thiện như trường hợp của
Miến Điện.
IV. Kết luận
Bất chấp mọi thủ đoạn (kể cả việc đem anh Điếu Cày làm tốt), chủ tịch
Sang quyết tâm dành được cú bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ. Điều này càng
chứng tỏ sự trơ trẽn của đảng cộng sản Việt Nam. Một mặt chấp nhận mọi
yêu sách của Trung Quốc, mặt khác bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ để nâng
tầm quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, chủ tịch Sang cũng không quên
đá đểu Tập Cận Bình ngay sau cú bắt tay với tổng thống Barack Obama.
Và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng không cải thiện được là bao,
bởi chủ tịch Sang và csvn chỉ muốn kiếm chác qua chuyến thăm Nhà Trắng,
chứ không phải họ có thiện chí trong vấn đề cải thiện nhân quyền tại
Việt Nam.
Để kết bài, tôi xin nhắc lại câu nói của cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu để chúng ta đừng trông chờ vào những người cộng sản, mà hãy tự
mình giành lấy quyền tự do:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!”
Và sau chuyến đi Mỹ trở về, chủ tịch Sang và csvn sẽ làm gì đối với
trường hợp anh Điếu Cày nói riêng và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam,
chúng ta cùng chờ xem. Chính phủ Hoa Kỳ nên cẩn trọng với những lời hứa
lèo của lãnh đạo csvn, kẻo trở thành kẻ tiếp tay cho tội ác tại VN.
_______________________________
Chú thích:
[13]. Như [1]
[14]. Như [12]
Sau chuyến đi Mỹ với chủ tịch nước mục sư Y Ky Ê Ban nói gì?
Hải Huỳnh (Danlambao) - Chuyến
đi Mỹ vừa qua của ông chủ tịch nước đã được truyền thông lề dân soi
từng cử chỉ và hành động. Chúng tôi liên lạc với mục sư Tin Lành là mục
sư Y Ky Ê Ban để hỏi thêm về chuyến đi. Từ Buôn Ma Thuột mục sư Y Ky Ê
Ban cho chúng tôi biết như sau:
Ngày 21.7 là ngày cả đoàn tháp tùng với chủ tịch nước tập trung về Hà
Nội. Ngày 22.7 thì đoàn lo visa đi Mỹ. Ngày 23.7 lúc 10 giờ sáng thì bắt
đầu rời Hà Nội bằng chuyên cơ riêng của chủ tịch nước. Từ Hà Nội đi
thẳng đến Alaska là 10 tiếng đồng hồ và dừng chân tại đây 2 tiếng sau đó
bay tiếp về Washington DC là 6 tiếng nữa.
Cùng tháp tùng với chủ tịch nước khoảng 200 người đầy chuyên cơ.
Đoàn tôn giáo chỉ cỏ có 5 người là 2 mục sư Tin lành và 3 hòa thượng của giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Ngày 28.7 lúc sáng sớm thì máy bay đã đáp xuống Hà Nội và sau đó thì mục sư Y Ky Ê Ban về Buôn Ma Thuột ngay trong ngày 28.7
Đoàn chức sắc tôn giáo tháp tùng chủ tịch nước đi Mỹ thì chỉ có 1 mục sư
Đinh Thiên Tứ ở lại Mỹ thăm thân nhân còn 3 vị hòa thượng và mục sư Y
Ky Ê Ban là quay về Việt Nam cùng với chủ tịch nước.
Trong suốt chuyến đi thì mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là chủ tịch nước rất
quan tâm các chức sắc tôn giáo. Ông chủ tịch nước có đến bắt tay các
chức sắc tôn giáo và thăm hỏi về vấn đề ăn uống ngủ nghĩ khoảng 4 lần
như vậy trong suốt chuyến đi.
Khi ra Hà Nội họp chờ đợi 2 ngày thì ông không được người ta định hướng
dặn dò cái gì. Ông vẫn liên lạc bằng điện thoại với gia đình và cho đến
ngày máy bay cất cánh. Khi đến Mỹ thì điện thoại không dùng được.
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là trong suốt chuyến đi ông và các chức sắc
tôn giáo khác không có cuộc tiếp xúc hay trao đổi gì với người Mỹ hay
các quan chức của Mỹ.
Theo mục sư Y Ky Ê Ban thì chỉ có các nhà báo Việt Nam phỏng vấn ông và
các chức sắc tôn giáo. Mục sư Y Ky Ê Ban cũng nói rõ là đây là các nhà
báo từ trong nước đi cùng và một số nhà báo Việt Nam đang làm nhiệm vụ
của nhà nước Việt Nam ở Mỹ phỏng vấn mà thôi.
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là đoàn tôn giáo hoàn toàn không vào gặp mặt tổng thống Mỹ trong tòa Nhà Trắng.
Chúng tôi hỏi là ông có gặp các mục sư người sắc tộc đang ở Mỹ không thì
ông cho biết là không gặp ai. Theo ông là họ ở thành phố khác còn ông
thì chỉ quanh quẩn trong khách sạn chứ không có ra ngoài tiếp xúc ai.
Chúng tôi hỏi ông là có gặp người Việt Nam nào không thì ông cho biết là
gặp một số người ở sân bay và trong khách sạn nhưng ông không biết tên
của họ. Ông hoàn toàn không biết gì về chuyện bà con Việt Kiều đi biểu
tình chống đoàn nhà nước Việt Nam.
Chúng tôi hỏi là trong khách sạn ông có gặp phụ nữ nào từ Bình Dương cầm
biểu ngữ biểu tình đòi đất hay không thì mục sư nói là hình như bà ta
là người Miên lai Tàu gì gì đó nhưng vấn đề của bà ta thì mục sư Y Ky Ê
Ban không tiếp xúc nên không biết.
Đánh giá về chuyến đi thì mục sư Y Ky Ê ban cho là “thành công tốt
đẹp về mọi phương diện kể cả tôn giáo thì ở Việt Nam có tự do tín ngưỡng
và người theo đạo Tin lành sau năm 1975 nhiều hơn dưới chế độ cũ”.
Trong bài phỏng vấn của phóng viên Lê Vũ (Vietweekly) phỏng vấn 3 vị
chức sắc tôn giáo ngay trong khách sạn họ trú thì ông Lê Vũ có hỏi mục
sư Y Ky Ê Ban là: “Xin mục sư đánh giá các buổi trao đổi với các quan
chức nước ngoài về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mấy ngày qua” thì mục
sư Y Ky Ê Ban trả lời rằng: “Mấy ngày qua tôi chưa hề tiếp xúc hay trả
lời phỏng vấn báo đài nào, đây là lần đâu tiên tôi tham gia phỏng vấn
trong suốt chuyến đi”.
Chúng tôi hỏi sau cuốc phỏng vấn này thì ông có tiếp xúc với ai nữa
không thì mục sư Y Ky Ê Ban cho hay là ông không có tiếp xúc hay trả lời
phỏng vấn nào nữa cả.
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là vì chuẩn bị tổ chức hôn lễ cho hai thanh
niên trong Hội Thánh nên xin ngừng buổi nói chuyện hôm nay. Chúng tôi
cám ơn ông vì buổi trò chuyện cũng như những thông tin từ chuyến đi Mỹ
của ông.
Ngày 30.7.2013
Hải Huỳnh
LienLacDanLamBao@GMail.com
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: ‘Đường lưỡi bò’ của Trung Quốc là phi lý’
BienDong.Net: Hôm 25/7, phát biểu trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phản đối rằng các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc tại Biển Đông là không có cơ sở.
Trong khuôn khổ chuyến thăm tới thủ đô Washington của Mỹ, Chủ tịch Trương Tấn Sang hôm 25/7 đã có cuộc hội đàm với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Phát biểu tại cuộc hội đàm, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông, vốn được coi như một tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp liên quan tới gần như toàn bộ các đảo của những nước láng giềng.
“Chúng tôi không tìm thất bất kỳ cơ sở pháp lý hoặc cơ sở khoa học nào cho những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của chính quyền Bắc Kinh. Vì vậy, chính sách nhất quán của Việt nam là phản đối kế hoạch “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc”, Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Khi được hỏi về vấn đề liệu Việt Nam có thể sát cánh với Philippines trong vụ kiện chống lại các tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Trương Tấn Sang đã từ chối đưa ra bình luận cụ thể và chỉ nhấn mạnh: “Là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Philippines có quyền để thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào mà họ muốn”.
Việt Nam đã rất nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động xâm lấn chủ quyền trên Biển Đông bằng mọi cách của Trung Quốc, đồng thời cũng đã dẫn ra nhiều tư liệu, tổ chức nhiều hội thảo chứng minh bằng chứng xác đáng và tin cậy về chủ quyền đối với những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép, cũng như đối với những vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp.
Các căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc phần nào “hạ nhiệt” sau chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh hồi tháng trước. Sau cuộc gặp này, Bộ Ngoại giao hai nước đã bắt đầu thiết lập đường dây nóng nhằm kiểm soát khủng hoảng trên biển. Mục tiêu của Việt Nam cũng như nhiều nước khác ở ASEAN, trong đó có Philippines, là thúc đẩy Trung Quốc chấp nhận Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), điều mà nước này luôn né tránh từ trước đến nay.
Nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền trên biển, COC cũng đã được đề cập đến trong cuộc gặp ngày 25/7, giữa Chủ tịch nước Trương Tấn với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung, kêu gọi “giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng các biện pháp hòa bình” và tiếp tục hỗ trợ xây dựng các quy tắc ứng xử quản lý rủi ro tiềm năng.
http://www.baomoi.com/Chu-tich-nuoc-Truong-Tan-Sang-Duong-luoi-bo-cua-Trung-Quoc-la-phi-ly/122/11562143.epi
Câu chuyện đã cũ nhưng khi ông
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên phi cơ sang Mỹ vào ngày hôm nay,
22 tháng 7 thì người ta chợt nhớ lại chuyến đi của ông sang Bắc Kinh
cách nay một tháng.
Chiều 19/6 sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nguyên thủ hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác. Có bốn khoản trong 10 văn kiện hợp tác này đáng chú ý vì khi đọc kỹ thì cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Bảng thông báo đã dùng ngôn từ ngoại giao để che đậy sự yếu ớt của Việt Nam trong đó khoản thứ nhất đã khỏa lấp tất cả khi viết: "Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc".
Sự "hợp tác chiến lược toàn diện" phải được hiểu dưới hàm ý giữa "hai đảng" chứ không phải hai nước, hai chính phủ. Chỉ có Đảng cộng sản của hai nước mới có thể có cái nhìn chung về mục tiêu và chính sách vì sự khác biệt sâu xa giữa hai chính phủ không thể hợp tác toàn diện khi Bắc Kinh luôn mang "hải giám" ra để làm tê liệt ý chí Việt Nam qua mũi thuốc gây mê "cộng sản".
Chấp nhận ký vào chương trình này Việt Nam đã chấp nhận đi chung chuyến xe với Trung Quốc mà tài xế thuộc về người đàn anh mạnh bạo và hung dữ.
Động thái ngoại giao dưới kèo này chỉ có thể giải thích: 10 văn kiện hợp tác này có bốn món quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện cho toàn thể Bộ chính trị trao cho Trung Quốc nhằm bảo đảm trung thành, chấp nhận hợp tác không tranh cãi để giữ mối giao tình giữa hai đảng đã từng chung vai đấu cật nhiều chục năm qua.
Chung vai đấu cật vì sự nghiệp cao cả chung của hai đảng nên những cái chết chưa từng giải oan và những cái chết khác trên Biển Đông sắp tới nếu có, chỉ là những hiểu lầm cần được che đậy bằng đồng nhân dân tệ trong các dự án do chính Trung Quốc làm chủ hay thi công.
Điều này được xác định ở các khoản Trung Quốc sẽ hỗ trợ tài chánh. Cái cách mà Việt Nam thường làm mỗi khi muốn phân bua một nhượng bộ nào khó giải thích với quần chúng.
Món quà "Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng" một lần nữa có hàm ý mê muội hóa người dân "hãy vững tin vào sự hợp tác" mặc dù bài học Biển Đông đang sờ sờ trước mắt và việc cố xóa dấu vết lịch sử trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 của nhà nước Việt Nam vẫn đang gây bức xúc trong xã hội.
"Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển" cũng không ngoài ý đồ cấy ghép niềm tin "ăn liền" cho người ngư dân để họ tiếp tục làm con thiêu thân cho chế độ.
Đường giây đỏ ấy chỉ có trên giấy và không bao giờ xuất hiện. Màu đỏ của máu không tô trên đường giây nóng mà chảy lai láng trên Biển Đông ngay sau khi 10 điều được ký kết.
Ngày 6 tháng Bảy, nửa tháng sau khi ông Sang từ Bắc Kinh quay về Hà Nội, 2 tàu cá với thủy thủ đoàn gần 30 người do ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường ở Lý Sơn, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng cùng bị “tàu lạ” có võ trang hung hãn đập phá, cướp bóc.
Ông Sang đã bị đàn anh xỏ lá bỉ mặt trước người dân của mình.
Món quà cuối cùng: "Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4" giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
"Lần thứ 4" có nghĩa là chuyện khai thác nguồn lợi dầu khí giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu nhưng vùng dầu khai thác ấy nằm ở đâu và trữ lượng bao nhiêu, có dính gì tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam hay không thì cả nước hoàn toàn mù tịt.
Thông tin nhỏ giọt không thoát ra khỏi hệ thống báo chí quốc doanh và vì vậy tiết lộ này chỉ làm mạnh thêm giả thuyết chính phủ đã âm thầm nhượng cho Trung Quốc một số vùng nào đó để đánh đổi lại những chiếc ghế trong Bộ chính trị được an toàn hơn trong bối cảnh tranh chấp hiện nay.
Bốn món quà "nhỏ" này có đủ để làm yên lòng Bắc Kinh cho chuyến đi Mỹ của ông Sang hay không chỉ có ông Chủ tịch nước và các vị trong Bộ chính trị biết. Tuy nhiên hệ thống công an có vẻ khá vụng về trong công tác làm hài lòng "đối tác chiến lược và toàn diện" khi tiếp tục cảnh cáo những ai có hành động chống lại Trung Quốc. Bỏ mặc Blogger Điếu Cày tuyệt thực là một điển hình.
Khi ông Chủ tịch nước bước lên máy bay sang Mỹ vào ngày 22 tháng 7 cũng là lúc người blogger chống Trung Quóc nổi tiếng đã tuyệt thực trong tù đúng một tháng trời. Điếu Cày tuyệt thực để chống lại chế độ cai tù hà khắc và cũng nhắc nhở mọi người ghi nhớ bản án của anh: Bản án chống Trung Quốc.
Trong chiếc cặp ngoại giao của ông Sang có nhiều hồ sơ được công an chuẩn bị sẵn để chứng minh họ đối xử rất hợp luật pháp quốc tế đối với những từ nhân chính trị như Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha. Những tù nhân này ông Sang có thể không cần biết nhưng blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì ông Sang phải biết. Ông biết không phải để trả lời với ông Obama mà vì ông buộc phải biết để kịp thời làm Trung Quốc hài lòng để không lấy cớ chèn ép Việt Nam thêm nữa.
Việc trả lời về vấn đề nhân quyền với ông Obama không phải là cốt yếu vì nước Mỹ không thể là "đối tác chiến lược và toàn diện" với Bộ chính trị Việt Nam. Nước Mỹ ngăn cấm doanh nghiệp của họ hối lộ ở nước ngoài và vì vậy Bộ chính trị khó lòng dùng quà cáp ngoại giao như với Trung Quốc để lót đường cho một mong muốn nào đó.
Nòi chuyện với ông Obama nhưng phải chọn từng lời để không làm phật ý "đối tác chiến lược và toàn diện" là sự khó khăn của ông Sang. Có lẽ vì vậy mà ông dẫn phái đoàn cả trăm người để họ trấn an ông hay chăng?
Đến Mỹ trong tâm thức bất an như vậy thì làm sao nói lời sáng suốt?
http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-07232013-canhco-07242013130529.html
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: ‘Đường lưỡi bò’ của Trung Quốc là phi lý’
BienDong.Net: Hôm 25/7, phát biểu trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phản đối rằng các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc tại Biển Đông là không có cơ sở.
Trong khuôn khổ chuyến thăm tới thủ đô Washington của Mỹ, Chủ tịch Trương Tấn Sang hôm 25/7 đã có cuộc hội đàm với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Phát biểu tại cuộc hội đàm, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông, vốn được coi như một tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp liên quan tới gần như toàn bộ các đảo của những nước láng giềng.
“Chúng tôi không tìm thất bất kỳ cơ sở pháp lý hoặc cơ sở khoa học nào cho những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của chính quyền Bắc Kinh. Vì vậy, chính sách nhất quán của Việt nam là phản đối kế hoạch “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc”, Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Khi được hỏi về vấn đề liệu Việt Nam có thể sát cánh với Philippines trong vụ kiện chống lại các tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Trương Tấn Sang đã từ chối đưa ra bình luận cụ thể và chỉ nhấn mạnh: “Là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Philippines có quyền để thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào mà họ muốn”.
Việt Nam đã rất nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động xâm lấn chủ quyền trên Biển Đông bằng mọi cách của Trung Quốc, đồng thời cũng đã dẫn ra nhiều tư liệu, tổ chức nhiều hội thảo chứng minh bằng chứng xác đáng và tin cậy về chủ quyền đối với những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép, cũng như đối với những vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp.
Các căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc phần nào “hạ nhiệt” sau chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh hồi tháng trước. Sau cuộc gặp này, Bộ Ngoại giao hai nước đã bắt đầu thiết lập đường dây nóng nhằm kiểm soát khủng hoảng trên biển. Mục tiêu của Việt Nam cũng như nhiều nước khác ở ASEAN, trong đó có Philippines, là thúc đẩy Trung Quốc chấp nhận Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), điều mà nước này luôn né tránh từ trước đến nay.
Nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền trên biển, COC cũng đã được đề cập đến trong cuộc gặp ngày 25/7, giữa Chủ tịch nước Trương Tấn với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung, kêu gọi “giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng các biện pháp hòa bình” và tiếp tục hỗ trợ xây dựng các quy tắc ứng xử quản lý rủi ro tiềm năng.
http://www.baomoi.com/Chu-tich-nuoc-Truong-Tan-Sang-Duong-luoi-bo-cua-Trung-Quoc-la-phi-ly/122/11562143.epi
Quà ngoại giao
2013-07-24
|
Cánh Cò, viết từ Việt Nam
Chiều 19/6 sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nguyên thủ hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác. Có bốn khoản trong 10 văn kiện hợp tác này đáng chú ý vì khi đọc kỹ thì cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Bảng thông báo đã dùng ngôn từ ngoại giao để che đậy sự yếu ớt của Việt Nam trong đó khoản thứ nhất đã khỏa lấp tất cả khi viết: "Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc".
Sự "hợp tác chiến lược toàn diện" phải được hiểu dưới hàm ý giữa "hai đảng" chứ không phải hai nước, hai chính phủ. Chỉ có Đảng cộng sản của hai nước mới có thể có cái nhìn chung về mục tiêu và chính sách vì sự khác biệt sâu xa giữa hai chính phủ không thể hợp tác toàn diện khi Bắc Kinh luôn mang "hải giám" ra để làm tê liệt ý chí Việt Nam qua mũi thuốc gây mê "cộng sản".
Chấp nhận ký vào chương trình này Việt Nam đã chấp nhận đi chung chuyến xe với Trung Quốc mà tài xế thuộc về người đàn anh mạnh bạo và hung dữ.
Động thái ngoại giao dưới kèo này chỉ có thể giải thích: 10 văn kiện hợp tác này có bốn món quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện cho toàn thể Bộ chính trị trao cho Trung Quốc nhằm bảo đảm trung thành, chấp nhận hợp tác không tranh cãi để giữ mối giao tình giữa hai đảng đã từng chung vai đấu cật nhiều chục năm qua.
Chung vai đấu cật vì sự nghiệp cao cả chung của hai đảng nên những cái chết chưa từng giải oan và những cái chết khác trên Biển Đông sắp tới nếu có, chỉ là những hiểu lầm cần được che đậy bằng đồng nhân dân tệ trong các dự án do chính Trung Quốc làm chủ hay thi công.
Điều này được xác định ở các khoản Trung Quốc sẽ hỗ trợ tài chánh. Cái cách mà Việt Nam thường làm mỗi khi muốn phân bua một nhượng bộ nào khó giải thích với quần chúng.
Món quà "Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng" một lần nữa có hàm ý mê muội hóa người dân "hãy vững tin vào sự hợp tác" mặc dù bài học Biển Đông đang sờ sờ trước mắt và việc cố xóa dấu vết lịch sử trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 của nhà nước Việt Nam vẫn đang gây bức xúc trong xã hội.
"Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển" cũng không ngoài ý đồ cấy ghép niềm tin "ăn liền" cho người ngư dân để họ tiếp tục làm con thiêu thân cho chế độ.
Đường giây đỏ ấy chỉ có trên giấy và không bao giờ xuất hiện. Màu đỏ của máu không tô trên đường giây nóng mà chảy lai láng trên Biển Đông ngay sau khi 10 điều được ký kết.
Ngày 6 tháng Bảy, nửa tháng sau khi ông Sang từ Bắc Kinh quay về Hà Nội, 2 tàu cá với thủy thủ đoàn gần 30 người do ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường ở Lý Sơn, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng cùng bị “tàu lạ” có võ trang hung hãn đập phá, cướp bóc.
Ông Sang đã bị đàn anh xỏ lá bỉ mặt trước người dân của mình.
Món quà cuối cùng: "Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4" giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
"Lần thứ 4" có nghĩa là chuyện khai thác nguồn lợi dầu khí giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu nhưng vùng dầu khai thác ấy nằm ở đâu và trữ lượng bao nhiêu, có dính gì tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam hay không thì cả nước hoàn toàn mù tịt.
Thông tin nhỏ giọt không thoát ra khỏi hệ thống báo chí quốc doanh và vì vậy tiết lộ này chỉ làm mạnh thêm giả thuyết chính phủ đã âm thầm nhượng cho Trung Quốc một số vùng nào đó để đánh đổi lại những chiếc ghế trong Bộ chính trị được an toàn hơn trong bối cảnh tranh chấp hiện nay.
Bốn món quà "nhỏ" này có đủ để làm yên lòng Bắc Kinh cho chuyến đi Mỹ của ông Sang hay không chỉ có ông Chủ tịch nước và các vị trong Bộ chính trị biết. Tuy nhiên hệ thống công an có vẻ khá vụng về trong công tác làm hài lòng "đối tác chiến lược và toàn diện" khi tiếp tục cảnh cáo những ai có hành động chống lại Trung Quốc. Bỏ mặc Blogger Điếu Cày tuyệt thực là một điển hình.
Khi ông Chủ tịch nước bước lên máy bay sang Mỹ vào ngày 22 tháng 7 cũng là lúc người blogger chống Trung Quóc nổi tiếng đã tuyệt thực trong tù đúng một tháng trời. Điếu Cày tuyệt thực để chống lại chế độ cai tù hà khắc và cũng nhắc nhở mọi người ghi nhớ bản án của anh: Bản án chống Trung Quốc.
Trong chiếc cặp ngoại giao của ông Sang có nhiều hồ sơ được công an chuẩn bị sẵn để chứng minh họ đối xử rất hợp luật pháp quốc tế đối với những từ nhân chính trị như Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha. Những tù nhân này ông Sang có thể không cần biết nhưng blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì ông Sang phải biết. Ông biết không phải để trả lời với ông Obama mà vì ông buộc phải biết để kịp thời làm Trung Quốc hài lòng để không lấy cớ chèn ép Việt Nam thêm nữa.
Việc trả lời về vấn đề nhân quyền với ông Obama không phải là cốt yếu vì nước Mỹ không thể là "đối tác chiến lược và toàn diện" với Bộ chính trị Việt Nam. Nước Mỹ ngăn cấm doanh nghiệp của họ hối lộ ở nước ngoài và vì vậy Bộ chính trị khó lòng dùng quà cáp ngoại giao như với Trung Quốc để lót đường cho một mong muốn nào đó.
Nòi chuyện với ông Obama nhưng phải chọn từng lời để không làm phật ý "đối tác chiến lược và toàn diện" là sự khó khăn của ông Sang. Có lẽ vì vậy mà ông dẫn phái đoàn cả trăm người để họ trấn an ông hay chăng?
Đến Mỹ trong tâm thức bất an như vậy thì làm sao nói lời sáng suốt?
http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-07232013-canhco-07242013130529.html
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 273
Tôi không cho rằng, việc dịch sai lời TT Obama sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ hai nước Mỹ-Việt. Rào cản lớn nhất cho Việt Nam muốn trở đối tác toàn diện với Mỹ chính là vấn đề nhân quyền và ý thức hệ chính trị tại Việt Nam. Mỹ thật khó để tìm thấy một ngưởi bạn lớn mang tên Việt Nam khi những rào cản này không bao giờ có thể giải quyết được vì sự độc tài bảo thủ của chế độ Cộng sản Việt Nam.