Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 21 November 2016

PHẬT GIÁO KHỜ ME = GIA ĐÌNH HO=

LÊ MỘNG NGUYÊN * REVOLUTION DE 1789


La signification politique de la Constitution et son évolution de 1789 à nos jours
par LÊ MỘNG NGUYÊNMembre de l’Académie des Sciences d’Outre-mer


     
La Constitution peut être définie dans son acception politique comme un instrument de liberté. Ainsi seuls les pays qui respectent les droits et libertés ont une Constitution. Alors que juridiquement parlant, la Constitution est le statut du Pouvoir (définition somme toute analogue à la définition matérielle de la Constitution que nous avons étudiée précédemment).*

§1. On examinera tout d’abord la conception libérale de la liberté (1789) selon laquelle la Constitution est un instrument de défense des libertés individuelles contre l’arbitraire du Pouvoir. Cette conception subjective repose sur l’article 16 de la Déclaration française des Droits de l’homme et du citoyen du 26 aou^t 1789, qui dispose : « Toute Société dans laquelle la garantie des droits n’est pas assurée, ni la séparation des pouvoirs déterminée, n’a point de constitution ».

 1. La liberté signifie donc l’absence d’entraves juridiques à l’activité individuelle : le Pouvoir étant extérieur aux gouvernés (gouvernement oligarchique, suffrage censitaire) apparait comme l’ennemi naturel de la liberté. Conséquence : moins il intervenait dans l’exercice des libertés, plus le domaine de celles-ci était étendu (Etat-abstentionniste). 2. La Constitution, en traçant des limites à l’activité des gouvernants, garantit les libertés individuelles. Il en résulte que la Constitution forme une barrière (en quelque sorte) qui s’oppose à l’intervention du Pouvoir. Etant donné que des libertés sont inhérentes à la nature humaine, elles peuvent être réalisées par l’individu lui-même. Ainsi la liberté d’opinion, la liberté de croyance…

3. Dans ce sens, seuls les Etats qui respectent les libertés individuelles ont une Constitution. La Constitution est liée ainsi à un régime démocratique (dans le sens occidental du terme : Déclaration de 1789, Déclaration d’Indépendance américaine de 1776). Les régimes constitutionnels (les monarchies parlementaires par exemple) sont ceux dans lesquels les prérogatives du Pouvoir se trouvent limitées au profit des citoyens (Etat-gendarme). 4. Droits naturels, ces libertés sont par définition antérieures à la formation de la société par le Contrat social (J.-J. Rousseau), d’où leurs caractères inaliénable et sacré.

Il s’agit incontestablement de droits égaux pour tous, de droits universels (Déclaration des droits de l’HOMME), de droits antérieurs à la société : il en résulte que ces droits sont des limites que la société ne doit pas transgresser. La conception libérale de la liberté est donc parfaitement conforme à la notion politico-économique de l’Etat libéral (Etat-gendarme et Etat-abstentionniste). 5. Ces droits visent l’individu, non le groupe : En effet, dans l’état de nature, l’homme est seul. On ne peut donc pas parler de groupements « naturels » (J. Rivero). Il n’y a pas de droits naturels par conséquent qui soient propres aux sociétés particulières comme les familles, groupements locaux, associations, syndicats…



§2.- La conception socialisante de la liberté (1946). 1. Les signes annonciateurs de l’avènement des libertés économiques et sociales (démocratie sociale dans le cadre de la démocratie politique) : a) La Constitution de 1848 (Seconde République Française) insiste déjà dans son Préambule sur des fins sociales de l’action du Pouvoir (adjonction à la Liberté et à l’Égalité parmi les principes de la République, de la FRATERNITÉ). Le pouvoir de 1789 était neutre (devoir d’abstention de l’Etat à l’égard des libertés).

La République de 1848 au contraire est tenue à des interventions positives au profit de ces mêmes libertés. Ainsi le droit du travail n’est pas clairement mentionné, mais la République se reconnait le droit « d’assurer l’existence des citoyens nécessiteux, soit en leur procurant du travail dans les limites de ses ressources, soit en donnant, à défaut de la famille, des secours à ceux qui sont hors d’état de travailler » (Préambule, article VIII). L’individualisme se trouve ainsi atténué par la place que la République fait à la famille et aux organisations collectives…

 2. Les déclarations de droits précédant les Constitutions des Etats créés ou renouvelés par la Première Guerre sont d’inspiration socialiste. Dans ces Etats, « les assemblées constituantes adoptèrent en préambule aux Constitutions un certain nombre d’articles fixant les bases politiques et sociales du nouveau régime. Elles enregistrent la naissance de droits nouveaux issus de l’évolution de la vie sociale ; elles font un devoir à l’Etat, non plus seulement de sauvegarder l’indépendance juridique de l’individu, mais aussi de créer les conditions nécessaires pour assurer son indépendance sociale » (G. Burdeau, 1972).

3. Cette tendance s’est accentuée après la seconde guerre (1939-1945), notamment dans le Préambule de la Constitution française de 1946, auquel renvoie celui de 1958 : Après avoir confirmé les principes de 1789, le Préambule comporte une partie tout à fait nouvelle, celle concernant la définition des « principes politiques, économiques et sociaux particulièrement nécessaires à notre temps »…
(à suivre)


LÊ MỘNG NGUYÊNMembre de l’Académie des Sciences d’Outre-mer, Auteur Compositeur-Juriste et Politologue, Lauréat de l’Université Paris I Panthéon-Sorbonne, ancien Avocat à la Cour de Paris* v. La notion de Constitution in KTTT No 92 (Oct.-Nov.-Déc. 2013 p.10-11)


                      Ý nghiã chính trị của hiến pháp và sự tiến hoá từ 1789 đến thời đại của chúng ta
                      LÊ MỘNG NGUYÊNViện Sĩ Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại, Pháp


Hiến pháp có thể được định nghiã trong quan điểm thường được chấp nhận về chính trị như là một khí cụ của tự do. Chỉ những xứ tôn trọng luật pháp và tự do có hiến pháp (đúng nghiã).
Người ta xét trước tiên khái niệm phóng khoáng của tự do (1789) theo đó hiến pháp là một khí cụ để bảo vệ tự do cá nhân chống lại sự cưỡng hành của quyền lực. Sau này, trong các hiến pháp 1946 và 1958 (của Pháp), sau khi đã xác nhận những nguyên tắc của tuyên ngôn 1789, Lời Mở Đầu có một phần mới liên hệ đến định nghiã về “các nguyên tắc chính trị, kinh tế và xã hội đặc thù thiết yếu của thời đại chúng ta...”


Mặc dù nói về pháp lý, hiến pháp là một trạng thái quyền lực (định nghiã tương tự như định nghiã chúng ta đã nghiên cứu trước đây: Xem bài “la notion de Constitution (dans la conception traditionnelle) đăng trong Khai Thác Thị Trường #92, Oct. - Nov. - Dec. 2013, tr. 10-11).


Nhân vụ thông qua hiến pháp (sửa đổi của Hiến Pháp 1992 năm 2013) tại VN mới đây; từ bài của GS Lê Mộng Nguyên ở trên, xin đồng bào liên tưởng đến trường hợp Hiến Pháp VN (sửa đổi) vừa được Quốc Hội CSVN thông qua với tỷ lệ 96,6%, với Điều 4 Hiến Pháp về Đảng CSVN lãnh đạo toàn xã hội vẫn được giữ nguyên, là một điều hoàn toàn đi ngược lại lòng dân. Theo tinh thần 1789, hiến pháp là một khí cụ bảo vệ tự do, có ý nghiã gì trong trường hợp của VN hay chỉ là một trò hề? Hy vọng tác giả Lê Mộng Nguyên sẽ trở lại vấn đề này trong một bài sau (đoạn này là ý kiến của tòa soạn Đối Lực, không phải lời của tác giả LMN).

ĐẶNG TẤN HẬU * PHẬT GIÁO KHỜ ME

PHẬT GIÁO KHỜ ME
 
Giới Nghiêm Đặng Tấn Hậu
 
Vua Cao Miên được tôn vinh là “thiên vương” (devaraja) có quyền tấn phong vị sư lên làm “vua sãi” (sangharaja) trông coi tất cả tăng chúng. Phật giáo là quốc giáo của xứ Cao Miên có khoảng 100,000 tu sĩ trước năm 1975; nhưng chỉ còn lại không tới 100 vị dưới sự cai trị của cộng sản trong vòng 4 năm từ 1975 đến 1979 mà đa số trở thành dân tỵ nạn cộng sản tại Thái Lan và VN.
Lần lượt, chúng ta thử tìm hiểu Phật giáo Khờ me dưới lăng kính lịch sử và chính tri.. Tác giả không đề cập đến Phật Pháp hay tranh luận về giáo lý vì không phải mục đích của bài viết. Tác giả tự biết sự hiểu biết của mình về Phật giáo Khờ me rất hạn chế, xin các bậc cao minh bổ túc để cho bài viết được đầy đủ.
 
LỊCH SỬ
Lịch sử Cao Miên có thể tạm chia ra làm 6 thời kỳ: lập quốc, huy hoàng, suy thoái, thực dân, cộng sản và ngày naỵ
 
Lập Quốc
Từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ bảy, văn minh Phù Nam (Funan) ảnh hưởng đến toàn vùng Đông Nam Á phát xuất từ Nam Dương bao gồm các quốc gia Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Cao Miên, Miền Nam VN và Làọ Phật giáo đại thừa và Ấn Độ giáo được truyền bá đến Đông Nam Á từ các vị sư Ấn Độ qua Ấn Độ Dương trong khoảng thời gian nàỵ
Vào thế kỷ thứ 5, dân tộc Khờ me (Cao Miên) chống lại ảnh hưởng của đế quốc Nam Dương lập thành đế quốc Khờ me với nền văn minh Chân Lạp có diện tích lớn hơn VN gấp 3 lần gồm có Thái Lan, Cao Miên, miền nam VN và Làọ Đế quốc “chân lạp” được phân chia thành vùng khô (Lào) và vùng nước trũng (Cao Miên) nên có tên “thủy chân lạp” và “lục chân lạp”.
Vào thế kỷ thứ 10, người Cao Miên tin tổ tiên của họ là ông Campu cưới rắn thần hóa thành thiếu nữ (thần nữ). Rắn dịch từ Phạn ngữ là “Naga” còn được hiểu là rồng. Thí dụ, bồ tát Long Thọ dịch từ chữ Nagarjuna gồm có 2 chữ ghép Naga là rồng và Juna là câỵ Dân tộc Khờ me mới chọn tên cho xứ của họ là Campuchia (Cao Miên) lấy từ tích nàỵ
 
Huy Hoàng
Các hoàng đế Cao Miên trị vì từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15 là thời kỳ hoàng kim của dân tộc Khờ mẹ Thí dụ, vua Jayavarman II (802-834) chống lại văn hóa “phù nam” để độc lập. Ngài tự xưng là “chakravartin tức là hoàng đế của thiên ha.. Vua Indravarman V có công đưa ra chương trình “dẫn thủy nhập điền” để giúp người dân trồng lúa hay con của ông là Yasovarman I là người đầu tiên thành lập kinh đô tại Angkor.
Vua Survavarman cho xây Angkor Wat trong vòng 37 năm là nơi thờ thần Ấn Độ Vishnụ Ông đã đem quân xâm chiếm các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Mã Lai, Chàm (miền trung VN), Lào, kể cả Đại Việt. Ông mất vào năm 1150.
Năm 1177, con của ông bị quân Chàm đánh bại tại Tonle Sap, nhưng vua Jayavarman VII (1181-1219) có công chiếm lại đất đã bị mất vào năm 1203. Vị này là người đã cho xây Angkor Thom có nghĩa là “thành phố vĩ đại” với các hình tượng của chư vị bồ tát đại thừa Phật giáo như ngài Quan Thế Âm. Nhà vua được xưng tán là “pháp vương” (dharmaraja).
 
Suy Thoái
Vua Indravarman II (1218-1243) là tín đồ Ấn Độ giáo nên ông cho phá chùa chiền và sửa các tượng bồ tát Phật giáo thành hình của các vị trời Ấn Độ giáọ Ông không có khả năng cai trị xứ Miên với diện tích rộng lớn nên các quốc gia láng giềng đem quân đánh chiếm Cao Miên như nước Chàm (miền trung VN), Thái Lan (triều đại Sukhothai) v.v. để dành lại đất. Vua Srindravarman (1295-1309) là người đã du nhập Phật giáo tiểu thừa từ Tích Lan về Cao Miên.
Đại đa số người dân Cao Miên tu theo tiểu thừa mặc dù tiểu thừa tới Cao Miên sau đại thừạ Sự tiến hóa thay đổi từ Ấn Độ giáo đến đại thừa sang tiểu thừa xảy ra rất êm thắm tại Cao Miên; điểm đặc biệt là “thực dân Pháp” muốn phật tử Cao Miên cải đạo trở thành tín đồ thiên chúa giáo, nhưng không thành công vì giáo lý không thích hợp với tâm linh của người Miên chăng?
Năm 1431, vua Barom Reachea dời thủ đô từ Angkor về Nam Vang (Phnom Penh) trước sự xâm lăng của Thái Lan. Phnom Penh có nghĩa là “mụ già trên núi” (thiên mụ?) vì Penh có nghĩa là “mụ già”. Theo truyền thuyết, có một bà nhìn thấy tượng Phật trôi sông, bà vớt tượng Phật lên và đem về thờ trên núi nên vua Cao Miên tin nơi đây là vùng đất thiêng.
Thái Lan và VN (nhất là Thái Lan) đe dọa xâm chiếm Cao Miên thường xuyên qua nhiều thế kỷ từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18. Vì thế, người Miên không bao giờ tin người Thái và người Việt trong bất cứ hoàn cảnh nào vì họ có quá nhiều kinh nghiệm xương máu với hai quốc gia láng giềng luôn có mộng mưu đồ xâm chiếm đất đai của ho..  
 
Thực Dân
Khác với VN do thực dân Pháp áp đặt, Cao Miên tự nguyện xin thực dân Pháp đến cai trị xứ Miên để bảo vệ Cao Miên thoát khỏi sức ép của hai nước Thái Lan và VN có manh nha chiếm đất và đồng hóa ho.. Năm 1863, Pháp đặt Cao Miên vào Liên Bang Đông Dương dưới sự cai trị của toàn quyền Pháp tại VN. Thái tử Sihanouk là cựu học sinh trường công lập Chasseloup-Laubat tại Saigon. Trường này đổi tên lại thành trường công lập J.J. Rousseau dưới thời đệ nhất cộng hòạ
Chính phủ Pháp cho mời thái tử Sihanouk trở về Cao Miên để đăng quang lên làm quốc vương năm 1941. Vua Sihanouk tuyên bố Cao Miên độc lập vào năm 1953. Trên lý thuyết, Sihanouk chủ trương Cao Miên trung lập; nhưng trên thực tế, Sihanouk có khuynh hướng thân cộng; Thí dụ, Sihanouk cho CSVN đem quân vào miền nam VN qua đường mòn Hồ Chí Minh và cho CSVN đóng quân trên đất Miên.
Cố vấn Ngô Đình Nhu chống đối đường lối trung lập “thân cộng” của vua Sihanouk. Ông đã gởi tặng vua Sihanouk 2 gói đồ có để chất nổ; nhưng vị phụ tá của vua Sihanouk đã mở phong bì nên bị chết ngay tại chổ. Vua Sihanouk coi cố vấn Ngô Đình Nhu là kẻ thù không đội trời chung. Vua Sihanouk nổi tiếng đu dây giữa hai nhóm hoàng gia cực hữu và cộng sản cực tả để áp đặt đường hướng theo ý muốn của ông.
Năm 1970, lợi dụng Sihanouk đi Bắc Kinh, tướng Lon Nol và hoàng thân Sirik Matak làm đảo chánh lật đổ vua Sihanouk do CIA giật dây nên khi HK bỏ rơi “Cao Miên”, ông Sirik Matak đã từ chối lời mời của đại sứ Mỹ di tản sang HK. Ông đã viết thư trả lời cho đại sứ HK “tôi chỉ có cái sai lầm là tin tưởng vào người Mỹ”. Ông bị Miên Cộng giết chết một ngày sau khi Miên Cộng chiếm lấy Nam Vang.
Lon Nol ra lệnh cho tất cả CSVN/MTGPMN phải rời khỏi Cao Miên trong vòng 72 tiếng đồng hồ sau khi ông đảo chánh Sihanouk. Được sự ủng hộ của Miên Cộng, CSVN không những không rút quân, lại còn phản công đánh lại quân đội hoàng giạ Vì thế, sinh viên và dân chúng Cao Miên tức giận, kéo nhau đi biểu tình và kiếm người VN đang sinh sống tại Cao Miên để “cáp duồn” (chém đầu).
Quân đội VNCH bắt buộc phải đem quân qua Cao Miên để bảo vệ người Việt đang sinh sống tại đất Miên. Người Miên càng ghét người lính VNCH bao nhiêu thì CSVN ngư ông đắc lợi bấy nhiêụ Họ thừa cơ hội để bắn giết quân đội Cao Miên và lính VNCH. Ông Sirik Matak là người có công dàn xếp và xoa dịu tình thế bất ổn tại Cao Miên.
Sihanouk hợp tác với Miên Cộng với sự ủng hộ của TC, chống lại quân đội hoàng gia của tướng Lon Nol. Tưởng cần nhắc lại, Lon Nol bị bệnh đột quỵ bất ngờ nên trao quyền lại cho hoàng thân Sirik Matak lên làm thủ tướng. HK bán đứng Cao Miên cho cộng sản nên cúp viện trợ cho Cao Miên. Kết quả, thủ tướng Sirik Matak không có tiền trả lương và cung cấp khí giới cho quân độị Nam Vang bị thất thủ vào ngày 20.4.1975, tức là 10 ngày trước khi Saigon lọt vào tay CSVN. 
 
Cộng Sản
Đa số những người lãnh đạo Miên Cộng đều theo học chương trình giáo dục của Pháp như Khieu Samphan, Pol Pot, Iang Sary (sanh tại Trà Vinh VN), Nuon Chen (đầu gà đít vịt), Son Sen (sanh tại Trà Vinh VN cũng là đầu gà đít vịt) v.v Những người này muốn đưa xứ Cao Miên tiến nhanh đến thiên đàng cộng sản nên họ sẳn sàng tiêu diệt tất cả những chướng ngại mà họ nghĩ làm cản trở con đường cách mạng vô sản của ho..
Miên Cộng đã giết trên 2 triệu người Miên và gần 100, 000 tu sĩ PG trong vòng 4 năm cầm quyền. Họ giết trung bình mỗi tháng ít nhất là 40, 000 người; đó là chưa kể, họ đày người dân đi vùng kinh tế mới, bỏ đói người dân, làm cho gia đình ly tán v.v đời sống dưới chế độ cộng sản còn ghê rợn hơn địa ngục được kể trong sách vở.
Đảng viên Khờ me đỏ không bao giờ tin VN, nhất là CSVN nên họ đem quân đánh CSVN, chiếm lấy đảo Phú Quốc v.v Vì thế, CSVN lợi dụng thế giới lên án Miên Cộng về tội “diệt chủng”. Họ đem quân đánh chiếm Cao Miên, nhưng không ngờ Miên Cộng học cùng thầy với CSVN về chiến thuật “thí quân” nên Miên Cộng chống cự ác liệt và làm chết nhiều lính CSVN.
CSVN phải rút quân ra khỏi Cao Miên sau 10 chiếm đóng Cao Miên vì Liên Hiệp Quốc lên án CSVN về tội “xâm lược”, vì TC dạy cho CSVN bài học dám đánh đàn em của họ và vì binh tướng CSVN chết quá nhiều mà phần đông lính tráng bị chết là con cháu của người lính VNCH bị làm bia đở đạn cho quân đội CSVN.  
    
Ngày Nay
Sihanouk hợp tác cùng với tân chính phủ (do CSVN dựng lên) và cùng tổ chức bầu cử tự do tại Cao Miên dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Mặc dù phe hoàng gia chiếm đa số, nhưng họ phải hợp tác với chính phủ cộng sản (thân CSVN) để tạm thời cai trị đất nước. Ngày nay, thủ tướng Hun Sen phản phé CSVN. Ông ta bắt tay với TC và ủng hộ TC trong vấn đề Biển Đông.
TC gia tăng viện trợ cho Cao Miên và gởi người sang Cao Miên để khai thác tài nguyên và chuẩn bị tấn công CSVN qua 4 hướng: bắc từ biên giới TC, tây từ Cao Miên, đông từ Biển Đông và nam từ thượng nguồn sông Mékong với “tam đập” (three gorges dam) làm cho ruộng lúa miền nam thiếu nước ngọt và nước biển tràn vào đồng ruộng của miền nam VN.
Kết luận, Cao Miên luôn ở trong vị thế đu dây giữa Thái/VN và Pháp, giữa cực hữu hoàng gia và cực tả cộng sản, giữa CSVN và TC, giữa pháp tông phái (đến từ Thái Lan) và đại tông phái (đến từ Tích Lan). Sihanouk kêu gọi người dân Cao Miên thuộc bộ tộc Môn (Cao Miên), Khrom (đồng bằng Cửu Long) và Surin (Thái Lan) đoàn kết lại để tái lập đế quốc Khờ mẹ
Mộng của Sihanouk là thành lập vương quốc  Khờ me vào năm 2020 có dân số trên 60 triệu (so với hiện nay Cao Miên chỉ có 15 triệu dân) và diện tích mới sẽ tăng lên gấp đôi (nếu tính luôn vài tỉnh miền nam VN và vài tỉnh miền đông Thái Lan); nhưng ước vọng của ông chưa thực hiện được thì ông chết vào ngày 15.10.2012.   
 
PHẬT GIÁO
Phật giáo Khờ me cũng tạm chia ra làm 6 thời kỳ: đại thừa, tiểu thừa, thực dân, VNCH, Khờ me đỏ, CSVN
 
Đại Thừa
Khoảng từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 10, Ấn Độ giáo và Phật giáo đại thừa được truyền bá sang các quốc gia Đông Nam Á. Thí dụ, Nam Dương có ngôi đền Phật giáo đại thừa xây theo cấu trúc “mandala” mật tông có tên là Borobudur vào cuối thế kỷ thứ 8 (750-850). Tổ sư mật tông Tây Tạng là ngài Atisa (980-1054) đã sang Nam Dương tu học gần 12 năm về pháp “bồ đề tâm” vào đầu thế kỷ 11.
Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy vua Cao Miên xây các đền đài Angkor Wat và Angkor Thom dựa theo khuôn mẫu của chùa Borobudur ở Nam Dương với nhiều hình tượng bồ tát đại thừa, các vị trời Ấn Độ giáo, Đức Phật 4 đầu và cấu trúc của đền đài Angkor theo hình “mandala” với núi “Tu Di” ở giữạ

Tiểu Thừa
Phật giao tiểu thừa còn biết dưới danh từ Phật giáo nam tông (Theravada) đến Cao Miên vào thế kỷ 11 do chư tăng từ Tích Lan truyền sang. Tưởng cần biết, thái tử và công chúa, con của đại đế A Dục (Asoka) tại Ấn Độ, xuất gia và truyền bá đạo Phật đến Tích Lan, từ Tích Lan xuyên qua Ấn Độ Dương đến Đông Nam Á; đặc biệt truyền thừa vào Thái Lan và Cao Miên.
Vua Srindravarman là tu sĩ tiểu thừa tu học tại Tích Lan nên khi ngài trở về nước năm 1190, ngài đem giáo lý nam tông vào trong nước và lập thành “đại tông phái” là quốc giáo tại Cao Miên. Vì thế, đại tông phái có thể kể là tông phái truyền thống của Cao Miên. Đại đa số chư tăng thuộc về “đại tông phái” và sống rất gần gũi với người dân Cao Miên.
Vào thế kỷ 19, vua Norodom mời các sư Thái Lan thuộc “pháp tông phái” đến Cao Miên để truyền dạy giao lý nên “pháp tông phái” (Thammamyut) được sự ủng hộ của hoàng gia Cao Miên. Tông phái này chuyên gìn giữ giới luật, dạy pháp và thiền đi.nh. Điều cần biết, các quốc gia đại thừa đọc kinh bằng tiếng Hán (*) và các quốc gia tiểu thừa đọc kinh bằng tiếng Palị
Tóm lại, đa số dân Miên là tín đồ “đại tông phái”; chỉ có những người quyền thế, hoàng gia là tín đồ “pháp tông phái”. Nhiều người Miên không tu theo “pháp tông phái” vì họ nghĩ tông phái này đến từ Thái Lan mà Thái Lan và VN là kẻ thù chung của người Miên. Mỗi tông phái đều có vị trưởng lão hòa thượng (**) trông coi và được nhà vua sắc phong là “vua sãi” (sangharaja).
 
Thực Dân
Phật giáo Cao Miên ít tham gia hay lên tiếng về chính tri.. Chùa là trung tâm của làng xã. Mỗi ngôi chùa có từ 5 đến 70 vị tăng. Trẻ em từ 7 tuổi có thể xin xuất gia vào chùa gọi là chú tiểu “tuổi đuổi quạ”, từ 7 tuổi đến 20 tuổi mới gọi là sa di và muốn trở thành vị tỳ khưu, tu sĩ phải có trên 20 tuổi đời, thọ 227 giới, chưa kể 10 giới căn bản và 5 giới phải theo là: không ăn phi thời (ăn ngọ), không đàn ca, không đeo nữ trang, không nằm giường cao và không giữ tiền.
Tu sĩ Phật giáo tiểu thừa phải sống đời độc thân, không tham gia chính trị tức là không đi bầu cử hay đi làm chứng trước tòa án. Nếu vị nào phạm vào lỗi trên thì bị bắt buộc hoàn tục. Người dân Cao Miên rất kính trọng tu sĩ có trên 20 tuổi hạ thường được xứng tán là thượng tọa (maha thera). Một tuổi hạ đạo được tính mỗi khi chư tăng an cư trong chùa vào mùa mưa mỗi năm từ tháng tư đến tháng 7; đây là thời gian chư tăng sám hối, học kinh, nghe pháp và thiền đi.nh. 
 
VNCH
CSVN và Khờ me Đỏ thường lẫn trốn trong chùạ Họ biết quân đội VNCH hay quân đội hoàng gia Cao Miên không dám pháo kích hay nhả đạn vào chùa vì sợ giết nhằm tu sĩ trong chùa, hay phá hoại chùa chiền hoặc làm hư hại tượng Phật. Trong khi đó, cộng sản coi Phật giáo là kẻ thù số 1 vì họ tin Phật giáo sẽ cản trở CS tiến tới con đường xã hội chủ nghĩa, vì đạo Phật chủ trương từ bi nghịch lại với CS chủ trương cách mạng đổ máụ (Stalin có nghĩa đen là bàn tay sắt giết người). 
 
Khờ me Đỏ
Điều 20 của Hiến Pháp Khờ me đỏ năm 1976 ghi “Phật giáo là quốc giáo”. Thực tế, Khờ me Đỏ đã giết gần 100,000 tu sĩ Phật giáo Cao Miên trong vòng 4 năm. Tu sĩ Cao Miên còn lại không tới 100 vị, đa số đều lánh nạn tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan và VN (mà CSVN đã cưỡng chiếm miền nam VN vào ngày 30.4.1975). Thật tội cho tu sĩ Cao Miên tránh võ dưa tại Cao Miên lại gặp võ dừa tại VN!
Hai “vua sãi” (Sangharaja) Cao Miên đã chết trong thời gian 4 năm cai trị của Khờ me đỏ mà nguyên nhân chính thì ai cũng đoán được là bị giết chết trong đêm tốị Phần đông những vị còn sống sót là các vị sư trẻ tỵ nạn tại các quốc gia láng giềng và được định cư tại các quốc gia tây phương. Thí dụ, có 21 tu sĩ Cao Miên cho 12 ngôi chùa Cao Miên tại HK vào năm 1984; trung bình có 2 vị sư trông coi 1 chùạ Đa số các tu sĩ trẻ Cao Miên kém về giáo pháp và tiếng Pali vì thiếu người chỉ dạy giáo pháp trong thời gian tỵ nạn.
 
CSVN
CSVN xâm lược Cao Miên vào năm 1978, dựng lên chính phủ Cao Miên bù nhìn. Các sư quốc doanh VN làm lễ “tái xuất gia” cho các vị sư Cao Miên đang tỵ nạn tại VN. CSVN đưa các vị này trở về Cao Miên để phục vụ cho CSVN dưới hình thức “quốc doanh” theo chỉ đạo CSVN. Dân chúng Cao Miên thường tỏ ý nghi ngờ tu sĩ Cao Miên đến từ VN vì họ nghĩ các vị này do CSVN đào tạo, làm tình báo và tu không đúng chánh pháp.
Liên Hiệp Quốc tổ chức bầu cử tự do tại Cao Miên với sự tham dự của 2 đảng chính gồm có đảng hoàng gia Funcinpec (Sihanouk) và đảng cộng sản CPP (Heng Samrin/Hun Sen đều là cựu đảng viên Khờ me đỏ). Đảng CPP (KPRP) là hậu thân của đảng cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh thành lập năm 1930. Về sau, Cao Miên có thêm đảng thứ 3 (CNRP) do ông Sam Rainsy thành lập.
Tưởng cần biết, ông Sam Rainsy đang chống đối và tố cáo chính phủ đang cầm quyền (Hun Sen) gian lận lá phiếu trong ký bầu cử 2013 với kết quả: Hun Sen chiếm 68 ghế và Ramsy được 55 ghế trong quốc hộị Ông Rainsy kêu gọi người dân biểu tình chống chính phủ trong ôn hòa cho đến khi nào “sự thật” được phơi bàỵ
Tưởng cần nhắc lại, pháp tông phái chủ trương không tham gia chính trị, không đi bầu cử. Đại tông phái chủ trương tham gia chính trị, nhất là tu sĩ trẻ kêu gọi tất cả chư tăng đi bầu sau khi biết Liên Hiệp Quốc tuyên bố “tù nhân” và “tu sĩ” có quyền đi bầụ
Tu sĩ Cao Miên ở hải ngoại như Âu Châu và Bắc Mỹ trở về nước càng ngày càng đông để phụng sự xã hội và làm sống lại Phật giáo tại Cao Miên với các chương trình từ thiện, dân chủ của các tổ chức “xã hội dân sự” (NGO); thí dụ, tổ chức NGO của nước Đức HBF- Heinrich bolt Foundation (trang nhà:
http://www.kh.boell.org/).
Các chương trình xã hội như tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ phụ nữ, đi gỡ mìn do cộng sản gài, bảo vệ môi trường, ngăn chận phá rừng v.v đòi hỏi người làm việc phải có khả năng ngoại ngữ để đối thoại với ngoại quốc. Đây là thử thách “dấn thân”, nhập thế của tu sĩ Phật giáo tiểu thừa Cao Miên ngày naỵ
Nơi đây, chúng tôi tạm kể ra bốn vị tiêu biểu cho PG Cao Miên là tu sĩ Sam Bunthoen, tu sĩ Nhem Kim Teng, cư sĩ Buth Savong và vua sãi Tep Vong như sau:.
* Ngài Sam Bunthoen sanh năm 1957, thọ tỳ khưu năm 1980, chủ trương ăn chay, tu thiền “Tứ Niệm Xứ” theo phương pháp của cư sĩ Goenkạ Ngài thành lập nhiều trung tâm thiền tại 13 tỉnh ở Cao Miên. Ngài chủ trương tu sĩ phải đi bầu, bảo vệ phụ nữ/trẻ em và tham gia chính trị để bảo vệ Phật Pháp. Ngài bị kẻ lạ ám sát vào tháng 2, 2003.
* Ngài Nhem Kim Teng là tu sĩ tỵ nạn cộng sản tại VN năm 1973. Ngài đổ tiến sĩ xã hội học tại đại học Delhị Ngài trở về nước để phụng sự cho người dân Cao Miên. Ngài tham gia tổ chức Santi Sena năm 1994 do ngài Heng Mony Chendra lãnh đạọ Ngài Nhem Kim Teng thành lập trung tâm BDF (Buđhism Development Foundation) để giúp người nghèo, xây nhà thương và nuôi trẻ em mồ côi v.v.  
* Ngài Buth Savong sanh năm 1960. Mẹ của ngài bị Pol Pot giết chết trong thời kỳ Miên Cộng cầm quyền (1975-1979). Ngài xuất gia ngay sau khi Miên Cộng bị CSVN tấn công vào năm 1979. Ngài cởi áo tu vào năm 1984 và noi theo gương của cư sĩ Anagarika Dharmapala (Tích Lan)  để phụng sự Phật Pháp.
Ông Savong mặc áo tràng trắng cư sĩ (theo truyền thống tiểu thừa), cạo đầu và sống độc thân. Ngài thường dạy Phật Pháp tại thành phố Battambang năm 1990, dạy Vi Diệu Pháp tại Nam Vang năm 1997 và hay lên tiếng chỉ trích những sai lầm, phạm giới của chư tăng không nghiêm trì giới luật hay lợi dụng Phật Pháp để làm kế sinh nhaị
Các trung tâm tu học của ngài rất có lớp lang, ngăn nấp và sạch sẽ. Phòng ốc của chư tăng đều có cửa sổ luôn mở ra để các vị giám thị có thể kiểm soát hành vi của tu sĩ. Tổ chức của ngài đều có các lớp dạy về tiếng Pali, giáo pháp, vi diệu pháp và thiền đi.nh. Độc giả có thể viếng thăm trang nhà của cư sĩ Savong để biết thêm chi tiết:
http://www.dhamma4khmer2.org/buthsavong.html
* Vua sãi Tep Vong xuất gia tại VN. Ngài được CSVN đưa trở về Cao Miên và được sắc phong làm vua sãi từ năm 1981 đến năm 1991. Năm 2006, ngài được tặng danh hiệu “đại tăng thống” của đại tông phái (great supreme patriarch). Nhưng dân Miên thường chống ngài vì nghĩ ngài là tay sai của CSVN và đặt tên ngài là Hochimonk. 
 
KẾT LUẬN
Ngày nay, dân Cao Miên có tự do đi bầu dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Mặc dù có sự gian lận lá phiếu trong lúc bầu cử, nhưng qua thời gian, các đảng phái thiểu số có thể đoàn kết lại để chống lại sự gian lận của đảng cầm quyền.
Cao Miên luôn ở trong tình trạng đu dây giữa hai cực. Vào thế kỷ 19, Cao Miên mượn tay “thực dân Pháp” để chận đứng tham vọng của Thái Lan và VN. Vào thế kỷ 21, Cao Miên lại mượn tay TC để chống lại Thái Lan và CSVN; đó là sự sống còn của dân tộc Cao Miên.
Phật giáo Cao Miên đã có thời hoàng kim với các trường cao học Pali và Phật học. Vua sãi có nhiều uy tín trong dân chúng và trên thế giới với kiến thức Phật Pháp và dầy kinh nghiệm tu tập thiền đi.nh.
Ngày nay, tu sĩ Cao Miên còn non trẻ với nhiều thử thánh mới như: - phải có pháp học và pháp hành – phải dấn thân vào công tác “xã hội dân sự” - phải có kiến thức cần thiết để gia nhập vào trong xã hội toàn cầụ
Tóm tắt, PGVN là Phật Giáo “quốc doanh” đang bị ô nhiễm bởi lý thuyết Mác Lệ PG Lào đang bị CS Lào kìm kẹp. PG Khờ me đang trở thành PG “dấn thân”, vừa có trách nhiệm làm sống lại PG trong nước, vừa có trách nhiệm giúp người dân vượt qua tâm lý “khủng hoảng”, ám ảnh bởi chính sách “diệt chủng” của Khờ Me Đỏ.
10.12.2013
Đặng Tấn Hậu
 
Ghi Chú:
 
(*) VN chưa có bộ đại tạng kinh Phật giáo dịch ra tiếng Việt. Các chùa VN hải ngoại thường trưng bày bộ đại tạng kinh bằng tiếng Hán trên kệ sách, nhưng ít ai mượn kinh sách để đọc hay tham khảo vì không biết tiếng Hán; ngoại trừ vài bộ kinh đã được dịch ra tiếng Việt. Nhu cầu cấp bách ngày nay là chư tăng VN cần dịch đại tạng kinh từ tiếng Hán ra tiếng Việt trong tương laị     
(**) Vị tỳ khưu nam tông có 5 tuổi hạ được gọi là đại đức (thera), có 20 tuổi hạ gọi là thượng tọa (maha thera). Vị nào có trên 60 tuổi đời và 40 tuổi hạ mới được hội đồng chư tăng cứu xét và (có thể) phong chức “hòa thượng” (nayaka maha thera). Do đó, tuổi hạ rất quan trọng trong phật giáo tiểu thừa vì chức phận không dựa trên “sống lâu lên lão làng”.
 
 

NGUYỄN ĐỊNH * CUỘC TRÙNG PHÙNG HY HỮU CỦA MỘT GIA ĐÌNH HO

 CUỘC TRÙNG PHÙNG HY HỮU CỦA MỘT GIA ĐÌNH HO
 NGUYỄN ĐỊNH


Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II,
bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California.

Đây là chuyện có thật của đứa trẻ bị thất lạc khi đi vượt biển chỉ mới 8 tuổi .

1. Cuộc Tìm Kiếm Vô Vọng

Thuận xếp tập hồ sơ lại, nhìn người con gái đối diện, mỉm cười đứng dậy bắt tay cô gái và nói:
- Chúc mừng cô gia nhập vào Biomedical Research của chúng tôi. Khi nào cô có thể đi làm được?
- Dạ em cần về công ty cũ báo cho họ biết, có thể cho em 2 tuần để thu xếp được không?
- Vâng, nếu có trở ngại cô cho tôi biết nhé.
- Dạ. Xin cám ơn anh nhiều lắm. Chào anh.

Chờ cho người con gái bước ra khỏi phòng, anh ngồi xuống, băn khoăn tự hỏi, không biết mình còn quên điều gì chưa dặn cô ta không, và còn sót điều gì chưa làm? Sao mình lại có cảm giác hồi hộp và bâng khuâng?
Nhìn khuôn mặt cô ta rất quen và dường như thân thiết lắm, không hiểu mình gặp cô ta ở đâu, High School, hay lúc còn học Bio. Anh mở lại hồ sơ, đọc thêm một lần nữa Resume của cô gái, Thái, Thủy-Vi, tốt nghiệp Master of Biomedical Sciences tại DMU (Des Moines University, Iowa)... Thuận giật mình. Cô ta họ Thái, cùng họ với Thuận. Iowa, nơi cô ta học, không phải tiểu bang mình đã học. Vậy là chưa từng gặp, mà sao như linh cảm thấy điều gì lạ lùng. Lúc phỏng vấn, hai ba lần Thuận định hỏi, nhưng rồi lại e ngại, sợ qúa đường đột gây ngộ nhận.
Giữ chức vụ này đã 5 năm, Thuận đã interview nhiều người, anh hết sức né tránh những ngộ nhận không cần thiết, nhất là khi phải interview đồng hương của mình, dù có ý muốn nâng đỡ, cũng chỉ ngấm ngầm và để trong lòng, nhưng đây là lần thứ nhất anh có cảm giác này. Đọc mức lương đề nghị, anh như một cái máy, để mức lương tối đa cho phép phỏng vấn viên, anh nghĩ, cô ta thật xứng đáng được như thế.
Những suy nghĩ về cô gái làm anh bận rộn và quên mất cả thời gian, cho đển khi tiếng điện thoại reo lên, anh mới biết là đã đến giờ, mở cặp da, bỏ hồ sơ vào và ra về, mà tâm hồn cứ quẩn quanh trong ý nghĩ "không biết có còn sót điều nào chưa bảo cô ấy không, thôi để cô ta đi làm rồi mình sẽ hỏi cho rõ ngọn ngành là đã gặp cô ta ở đâu, có khi là đi lễ Chủ nhật gặp được không chừng" .
Về đến nhà, lúc ngồi ăn cơm, Thuận kể cho vợ anh nghe về cuộc phỏng vấn một người con gái Việt Nam mang họ Thái và những tình cảm mơ hồ, lạ lùng trong anh, anh thú nhận là giờ này vẫn còn hình dung ra khuôn mặt và dáng dung của cô ấy, anh biết rất rõ ràng, tình cảm ấy không phải là loại tình cảm nam nữ, nhưng thực sự anh lại không hiểu.
- Có gì đâu, ngày nào cô ấy đi làm thì anh hỏi chuyện cô ấy là được rồi, hay anh lại muốn em giúp? Tại anh nhạy cảm thôi, em hiểu anh đang nghĩ tới điều gì, bên nội hay bên ngoại phải không? Đâu phải là lần đầu anh suy nghĩ như thế. Nhưng anh không có em gái mà. 
- Thì đành như vậy, nhưng anh lại sợ mình vụng về không khéo léo lại gây hiểu lầm.
- OK, đến ngày đó em tới ăn trưa với anh, rồi giả như tình cờ em gặp cô ấy, chúng ta hỏi chuyện xã giao được không?
- Được vậy thì tốt lắm.
- Nhưng mà cô ấy chắc là dễ thương, duyên dáng, mặn mà lắm phải không? Nếu không làm sao ông chồng em lại tơ vương đến như thế.
- Dạo này hình như tiếng Việt của em giỏi hơn nhiều, nói chuyện nghe văn hoa bóng bẩy quá, phải như ngày xưa em học Văn chương hay Nhân chủng học thì dễ nổi tiếng lắm đó.
- Đùa anh vậy thôi chứ ngay khi biết cô ta cùng họ với anh, em hiểu ngay điều anh đang bận tâm. Em sẽ giúp anh. 
Thuận nhìn vợ với lòng cảm kích. Loan là bác sĩ ngoại khoa. Hai người lập gia đình đã hơn 15 năm, có hai đứa con gái, nhưng tình cảm vợ chồng lúc nào cũng thân ái mặn nồng, đúng như câu các cụ bảo "vợ chồng lúc nào cũng tương kính như tân". Phần Loan, nàng hiểu nỗi khắc khoải của người chồng sau bao năm tìm kiếm vô vọng.
*


Thuận vượt biển đến Mỹ năm 1978, khi chỉ mới 8 tuổi, được một gia đình người bản xứ không có con nhận nuôi và đón tại phi trường, khi Thuận vừa từ đảo đến.
Thuận không nhớ gì về gia đình mình, ngoài tấm hình được bọc plastic, luồn trong lưng quần mà lúc ra đi mẹ Thuận đã để vào, tấm hình ấy gồm có ba mẹ Thuận, Thuận và một người em trai nhỏ hơn Thuận 3 tuổi, mặt sau của tấm hình có ghi là: Thái Ngọc Trác (1947), Chung thị ngọc Hân (1953), Thái Ngọc Thuận (1970), và Thái ngọc Trị (1973).
Ba má nuôi của Thuận đã kể cho Thuận nghe về tai nạn của chiếc tàu chở Thuận và 48 người khác vượt biển, bị lạc đường trên biển, hết lương thực và nước uống, rất nhiều người đã chết vì đói và khát, chỉ còn Thuận và 5 người khác gồm 3 trẻ em còn sống sót. Đó là những gì Thuận biết về chuyến vượt biển của mình, những người sống sót đó là ai, hiện nay ở đâu anh không hề biết. Ba má nuôi của Thuận cũng đã dùng tấm hình ấy để hỏi thăm tin tức về gia đình Thuận ở các cộng đồng người Việt trên đất nước này, hay hầu hết các nước Pháp, Anh, Canada, Úc ... nhưng không hề nhận được một tin tức nào.
Tuy là người bản xứ, nhưng giữa anh và ba má nuôi, thật rất gần gủi và thân thiết không khác gì ruột thịt, có lẽ tại từ những ngày đầu anh côi cút, lạc loài, và bơ vơ, được ba má nuôi chăm sóc dưỡng dục, đã cho anh một ấn tượng hoàn hảo về hai ông bà, và làm cho anh trở nên gần gũi với người bản xứ thực sự. Nhất là thời gian anh còn ở tiểu học, lúc nào cũng được má nuôi đưa đón đến trường. Ngày anh tốt nghiệp đại học, ba má nuôi ôm hôn anh trước sân trường làm anh xúc động đến rơi nước mắt. 
Từ nhiều năm qua, Thuận cũng đã cố công tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Chàng rất muốn về Việt Nam để tìm lại gia đình, nhưng không biết phải bắt đầu tìm từ chổ nào, hỏi thăm những người hàng xóm cũ, hay hỏi tin tức từ quê của ông bà nội ngoại. Điều không may là lúc ra đi Thuận chưa đầy 8 tuổi, đầu óc non nớt đó không thể nhớ được nơi Thuận đã ở, ngoài con đường Phan Chu Trinh mà Thuận như mang máng nhớ, còn lại chỉ là những hình ảnh mơ hồ. 

Thuận chỉ biết nhà của gia đình anh ở rất gần chợ, từ nhà có thể đi bộ đến một Tiệm may, gần đó là những quán xá như tiệm chè, quán kem, và vườn sau của nhà là một cây mai rất nhiều cành, mà Thuận nhớ hàng năm khi Tết đến, mẹ vẫn thường hay cắt nhánh đem vào chưng bàn thờ hay là cắm ở phòng khách, ngoài ra Thuận không còn nhớ được gì nữa. Bác Khôi ở cạnh nhà Thuận, hàng xóm mà Thuận thường chui qua vườn sau để cùng chơi đùa với Lân và chị Cúc, cũng đã dọn đi sau khi Sài gòn bị chiếm. Rất nhiều những gia đình khu Thuận ở đã bỏ đi hay bị đuổi khỏi nhà. 

Ngày Thuận ra đi, căn nhà bác Khôi và chị Cúc đã bị một gia đình bộ đội dọn vào, và gia đình bác Khôi ra sao cũng không nghe mẹ nhắc đến, chính vì thế mà hàng xóm của Thuận đã toàn là những người lạ không ai tiếp xúc .
Còn về gia đình nội, ngoại thì Thuận chỉ nhớ trước đây ông bà nội ở Đà Lạt, mất miền Nam, gia đình nội và các cô chú nghe mẹ nói về Phước Tuy và đã mất tin tức liên lạc. Bên ngoại còn cậu Tuấn, đi tù, cậu Hưng đã vượt biên, nhưng không liên lạc được, còn dì Út thì lên ở với gia đình Thuận và đi cùng chuyến tàu với Thuận nhưng đã chết vì đói và khát. Đó là lý do mà Thuận không về Việt Nam để tìm kiếm.

Với tất cả phương tiện mà Thuận biết và có thể, Thuận đã dùng hết, để hỏi thăm tin gia đình trên các tiểu bang của nước Mỹ hay là tìm đến Canada, theo sự chỉ dẫn của một vị đại tá, nguyên Trưởng phòng II của Quân Đoàn II, "Hãy bắt đầu từ đơn vị ít người nhất, như các Liên đoàn, Sư đoàn, Bộ Tư lênh. Từ nước gần nhất, đến nước xa xôi . . . " và Thuận đã tìm đến Canada, gặp một vị đại tá Hải Quân, Chủ tịch liên Hội người Việt, Ông cư ngụ ở một thành phố ngoại ô của Thủ đô Canada, thành phố Nepean, rồi gặp vị Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân tại Ottawa, nhưng không ai biết tin tức về gia đình anh. Anh lại lần lượt tìm liên lạc với các liên đoàn, như Liên đoàn 21, 22 Biệt động Quân, Liên đoàn 6 BDQ, Liên đoàn công Binh, Liên đoàn Quân Y, các bệnh viện từ Duy Tân, Nguyễn Huệ, đến Tổng Y Viện Cộng Hòa, các Phòng I của các Sư đoàn Vùng Hỏa tuyến, đến 22, 23, 18, 25, 7, 9... Sư đoàn Dù, TQLC, nhưng chỉ là những cuộc tìm kiếm vô vọng. 
Cách đây mấy năm, anh nghe vị cựu Chỉ Huy Trưởng LD 72 Quân Y kể chuyện về đời sống ở Úc, anh đã tìm cách làm quen với những người ở Úc và quen được một ông cụ mà ngày xưa có con làm Phó tỉnh Gia định và Giám sát viện, từ đó, anh liên lạc được với các sở ANQD, Hành Chánh TC, các Trung Tâm HCTV Tiểu khu , và kết quả vẫn là câu "Trời Phật nhất định sẽ không phụ lòng hiếu thuận của cháu đâu, rồi có ngày cha con mẹ con lại đoàn tụ" 
Anh thất vọng, bỏ cách thức tìm kiếm từ các đơn vị Quân đội, và quay về với đầu mối cũ mà ba má nuôi anh từng tìm, đó là các Trại tù Cải tạo, từ Bắc chí Nam. Anh được tiếp xúc với rất nhiều người tù Cải tạo, chứng kiến cuộc sống của họ, những vất vả và cố gắng của họ làm anh ngậm ngùi và xúc động, những lúc như vậy, anh lại thầm nghĩ đến ba mẹ, "nếu ba mẹ còn sống, con sẽ không để ba mẹ vất vả đâu".
Vào năm cuối của Biomedical scientist, Thuận nghe tin có một vị Linh mục ở nhà tù Trại Đưng, Thanh Hóa, biết tin về một Sĩ quan tên Trác, trốn trại bị Việt cộng bắn chết, Thuận đã bỏ nửa chừng để bay đi Nouvelle Calédonie (Tân đảo), nơi cha Stanislas Cosca Hoa đang làm cha xứ, để hỏi thăm tin tức,
- Thưa cha con là Thái Ngọc Thuận, ở xa đến xin gặp cha để hỏi về tin của ba con là Thái ngọc Trác, đây là hình của gia đình chúng con.
- Hình mờ quá, tôi nhìn không rõ, nhưng mà tôi cũng không biết gì về ông cụ đâu. Ai nói cho anh biết tin này?
- Một người quen ở Tân Tây Lan nói cho con, nhưng họ cũng không biết đích xác, họ chỉ bảo con viết thư hỏi tin tức ở cha mà thôi.
- Thật là tội nghiệp, lòng của con Chúa sẽ biết. Đã đến đây thì hãy ở vài ngày coi cho biết Tân Đảo, người Việt ít có ai đi du lịch tới nơi này.
- Thưa cha ở đây có bao nhiêu giáo dân.
- Chừng hơn 500 người, nhưng lòng tin kính Chúa thì rất sốt sắng.
Thuận rời Giáo xứ Nouméa Kitô Vua mà lòng mang đầy nỗi tuyệt vọng mênh mông.

Trở về Thuận viết thư nhờ bà Khúc Minh Thơ giúp đỡ, rồi theo dõi Chương trình HO của các người đi tù cải tạo trở về, nhưng vẫn không tìm ra manh mối của gia đình, người thân, nội hay ngoại. Điều đáng tiếc là Thuận không biết cấp bậc của ba, đơn vị của ba, hay của cậu Tuấn, cậu Hưng, để mà dò la, cho nên đến chổ nào, hay viết thư đi đâu cũng không ai biết cách nào giúp đỡ. Hàng năm, kể từ sau khi tốt nghiệp, Thuận xông xáo vào các hoạt động của cộng đồng người Việt, nhất là của các hội Cựu Quân Nhân để làm quen hỏi thăm , nhưng câu hỏi mà Thuận luôn luôn nghe là "ba cháu cấp bậc gì, đơn vị sau cùng ở đâu?" Thuận chỉ lắc đầu không biết, có người thấy vậy còn nghi ngờ Thuận có lòng tới quấy nhiễu đã tỏ thái độ xua đuổi.
Hình ảnh cuối cùng còn rõ nhất trong đầu Thuận là buổi chiều ra đi, mẹ ôm Thuận và dì Út vừa mếu máo vừa nói, "Gia đình chỉ còn hai dì cháu, em phải lo cho cháu giúp anh chị, rồi mẹ cúi xuống hôn anh và nói, con phải nghe lời dì Út nhé" và Thuận thấy nước mắt chảy đầy trên mặt mẹ khi anh và dì Út bước lên chiếc xe ra đi.
Cuộc hành trình vượt biên xảy ra như thế nào thực sự Thuận không hay biết, vì anh và nhiều người khi bước lên tàu, đã bị đưa xuống hầm tàu nằm co ro không biết ngày đêm, chỉ khi nào đói thì kêu dì Út, cho đến một ngày dì Út bảo là đã hết thức ăn, hãy cố ngủ đi, và rồi không biết bao nhiêu ngày Thuận đã mệt lả bất tĩnh cho đến lúc được tàu vớt và đưa lên đảo, tỉnh lại, Thuận mới biết là dì đã chết. 
Nhờ được ba má nuôi người Mỹ tận tình dưỡng dục, Thuận đã có hoàn cảnh thuận lợi để học hành, thành đạt và anh luôn luôn thương kính ba má nuôi. Khi ông bà còn sinh tiền, vào những ngày lễ như ThanksGiving, Christmas, anh luôn luôn đem vợ con về ở chơi một hay hai ngày với ba má, làm cho ông bà cũng rất hãnh diện và thực sự vui vẻ. Nhưng rồi liên tiếp hai năm, ba nuôi mất rồi má cũng mất. Cuộc tìm kiếm ba mẹ ruột và em trai đã trở thành vô vọng.
Hàng năm, Thuận lấy ngày 30 tháng 4 làm ngày giỗ cho ba mẹ và em, ngày ấy cả nhà đi lễ cầu nguyện cho gia đình. 
Điều làm Thuận thương cảm nhất là anh không còn hình dung ra được ba mình như thế nào, trong đầu óc anh khi nghĩ về ba, chỉ là hình ảnh nhạt nhòa trên tấm hình trắng đen mà mẹ trao cho lúc ra đi, và mỗi lần nhìn lại tấm hình, Thuận không làm sao kềm được cảm xúc và các con anh đã bắt gặp rất nhiều lần, những khi như vậy, bao giờ vợ anh cũng chỉ vổ về anh bằng câu nói " hãy cố quên đi, cố vui với các con, và hãy cầu nguyện cho họ, biết đâu như người ta nói, xa tận chân mây, nhưng gần lại trước mặt, nếu ba mẹ chưa mất, thế nào gia đình mình cũng có ngày đoàn tụ". 
Là một y sĩ, Loan hiểu nỗi khắc khoải của Thuận và luôn tìm cách chia sẻ nỗi ưu tư của chàng, nhưng Thuận còn một nỗi niềm riêng, mà không cách nào anh có thể chia xẻ với vợ: cho tới nay, hai vợ chồng chưa có con trai. Nếu ba mẹ và em đã chết, quả là dòng họ Thái đành đứt đoạn, Thuận thấy mình có lỗi với ba mẹ và ông bà nội hay tổ tiên. Tư tưởng này cứ nhậm gấm tâm hồn Thuận mỗi khi nhìn vợ con vui vẻ bên nhau. 
Câu chuyện xảy ra đã mấy chục năm, và cơ hội tìm gặp ba mẹ và em Thuận đã gần như không nghĩ tới. Đúng lúc ấy thì có cuộc phỏng vấn tuyển chuyên viên Biomedical Sciences và cô gái họ Thái xuất hiện.
Khuôn mặt, nụ cười tiếng nói của cô gái họ Thái làm Thuận trằn trọc mãi. Trong bong đêm, Thuận nhắm mắt như cầu nguyện "Ba mẹ ơi, đây là Thành phố Hy Vọng, City of Hope, con và những người làm việc ở đây lúc nào cũng mong ước đem được hy vọng đến cho từng người, và dù chỉ có một tia hy vọng nhỏ nhoi, chúng con và cả những bệnh nhân, cũng không bao giờ dám bỏ lỡ. Ba mẹ hãy chỉ cho con biết phải làm thế nào, nếu quả thật ba mẹ đã về nơi yên nghỉ, xin hãy báo mộng cho con"!

2. Như Một Giấc Mơ

Vi về đến khách sạn mà Biomedical Research đặt cho Vi ở để interview, việc đầu tiên là nàng báo cho ba mẹ biết đã xin được việc làm sau 3 ngày interview liên tiếp, “thật hú vía và bất ngờ”, nàng nói với mẹ qua điện thoại, và báo cho ba mẹ biết đón nàng ở phi trường.
Nàng phải trở về công ty cũ để báo nghĩ việc và thu xếp để cùng đem ba mẹ rời tiểu bang lạnh, nơi mà gia đình Vi đã định cư từ ngày đến nước Mỹ cho tới hôm nay. Ước vọng của Vi là làm sao đưa ba mẹ rời được xứ lạnh để không thấy ba còm cỏi, lụ khụ mỗi mùa tuyết đổ. Lạnh và giá buốt làm nhức các khớp xương ngón tay, ngón chân, đầu gối và cổ chân mà ba than phiền mỗi khi đông đến, làm Vi nghe cũng xót xa. Nhất là sau ngày ba mẹ nghỉ hưu, "Ngồi nhà nhìn tuyết rơi thật là chán quá", đó là câu mẹ Vi vẫn thường than mỗi ngày tuyết đổ. 
Cái ông anh "nối dõi" của Vi còn ở tận bên Trung đông, làm Vi vừa thương vừa lo, để mặc ba mẹ cho một mình Vi phải bận tâm. Nói thế nhưng thực ra, cuộc sống của ba mẹ và Vi lúc Vi chưa ra trường, anh đã gánh vác rất nhiều. Tiền lương của ba mẹ chỉ đủ chi dùng cho cuộc sống gia đình, còn tiền tiêu của Vi, nhất là những kỳ Vi không lấy được học bổng toàn phần, đều nhờ cả vào anh. "Con trai độïc thân đi làm dĩ nhiên là đưa tiền cho mẹ, không lý anh lại đi phấn son hay làm thẩm mỹ để cua người đẹp bên đó, mà có khi cũng phải, vì bên đó con trai được cưới 3, 4 bà vợ, mai mốt mẹ tha hồ có người hầu hạ". Đó là những câu trêu chọc Vi tặng cho anh, những ngày anh về nghỉvới gia đình.
Nghĩ tới việc rời xa Life technology, Vi cũng có chút ngậm ngùi. Vi ra trường, tìm được việc ở công ty này, trong lúc rảnh rỗi, Vi vào trang web của Chính phủ, biết được Biomedical Research cần người, Vi liền gởi Resume xin việc. Resume gởi đi gần 2 tháng trời không có tin tức, Vi tưởng là đã chìm xuống Thái Bình Dương rồi, không ngờ lại được thư gọi interview và được nhận. Vi hồi tưởng lại khuôn mặt người interview mình sau cùng, cũng là người quyết định nhận Vi, thấy anh ta thật dễ thương và rất bình dị, không có vẻ kiêu kỳ, lạnh lùng như những người giữ chức vụ đó. Trông anh ấy giống Đại Hàn hơn là người Việt, nếu anh ta không nói câu sau cùng "Chúc mừng cô gia nhập biomedical research ... ", thì Vi không thể biết anh là người Việt. Để mai mốt đi làm, mình tìm hiểu về anh ta thử xem là đã đến Mỹ lâu chưa mà giữ chức vụ ấy, không chừng mình gặp được quới nhân cũng nên. Vi mỉm cười với ý nghĩ của mình và vui mừng vì những ngộ nghĩnh, mà may mắn nàng đã gặp.

Vi theo gia đình đến Mỹ theo Chương trình HO dành cho những tù nhân chính trị như ba Vi, lúc đó Vi mới 7 tuổi. Nàng theo học từ Elementary, đến High School rồi Biomedical sciences. Thời gian đầu nàng thật không thích trường lớp tý nào. Đi học về hôm nào cũng khóc, mãi cho đến khi lên High school nàng mới có bạn và mới thích nghi được sinh hoạt học đường ở Mỹ.

Vi có rất nhiều kỷ niệm ở xứ lạnh này. Cuộc đời học trò, thủa chân ướt chân ráo của những ngày đầu bước chân vào lớp học. Nhìn những học sinh Mỹ, Vi sợ nhiều hơn là vui, không dám làm quen, chúng nói gì Vi cũng không nghe, không hiểu, chỉ cầu xin mau mau hết giờ để mẹ đón về, về nhà lại khóc vì sợ phải đi học, phải mất đến mấy tháng Vi mới quen, mới bắt đầu nghe hiểu. Một điều rất may là Vi rất giỏi toán, những bài toán, hay là các bài tập homework Vi chỉ đọc một lần hoặc liếc qua là hiểu và làm rất nhanh và rồi từ từ, Vi lên High school rồi lấy Biomedical Sciences mà đôi khi nghĩ lại, Vi thật cũng không ngờ. Điều may mắn Vi gặp được thời gian ở High school là Vi có một bà cô dạy Bio rất thương Vi, quê bà ở Nhật, lấy chồng Tân Tây Lan, làm việc cho một bệnh viện tại Mỹ, chuyên về Vi trùng học. Bà cô này đã khuyến khích Vi học biomedical, lương cao, dễ xin việc, và không vất vả như các ngành Medicine, hay Pharmacy . . .
Cuộc đời thật có những việc không ngờ, như việc Vi theo gia đình đến Mỹ. Vi nhớ khi đến đây nhằm vào mùa tuyết, tuyết rơi giống như hoa bông dưới ánh đèn đêm, Vi thích thú vô cùng. Mấy năm đầu, tuyết thật dễ thương, không thấy lạnh gì lắm, nhưng những năm về sau, mùa tuyết bỗng như lạnh hơn, nhất là những khi có ánh nắng, Vi không hiểu được tại sao, chỉ biết là khi tuyết đang rơi, người ta thấy ấm hơn là những ngày tuyết mà có ánh mặt trời. 
Mười mấy năm sống ở đây, Vi đã quen thân từng dãy phố, góc đường, Tiệm Cafe, bánh ngọt... Những khuôn mặt khả ái mà mỗi khi bắt gặp vẫn dùng một kiểu xã giao trên đất Mỹ "long time no see" bây giờ phải xa họ, Vi không khỏi xao xuyến trong lòng. Tiếc nuối cũng đành ra đi, vì ba má đã già không chịu nổi giá tuyết ở nơi đây, vả lại công việc mới thích hợp với ngành học của nàng hơn, mà đặc biệt là lương cao hơn. Nàng miên man trong dòng cảm xúc của mình, thì tiếng điện thoại reo . . .
- Vi phải không, mẹ đây, vậy là mấy giờ con sẽ đến phi trường?
- Nếu không bị trễ là 10 giờ 45, nếu ba mẹ sợ lạnh thì khi nào xuống máy bay con sẽ gọi ba mẹ ra không sao.
- Ba con bảo hỏi cho chắc thôi, ba con nhờ mấy ông bạn già bên đó tìm nhà thuê giùm, họ bảo nhà cho thuê nhiều lắm, trong hai tuần thế nào cũng tìm ra nhà, mình sang sẽ có nhà ở rồi. Coi bộ ba con vui lắm, vì thoát khỏi mùa Đông ở đậy, mà nhất là gặp lại đám bạn già của ba ở bên đó.
- Được vậy thì tốt lắm, thôi nha mẹ, để con thu xếp và gọi book vé về khỏi trễ.
- Bye bye con.
Vé máy bay đi và về đã được Biomedical Research đặt sẵn cho những ai được mời interview, cả về ăn ở, do vậy Vi chỉ cần báo ngày giờ cho hãng Hàng Không là được.
Chuyến bay Vi đi thật đúng giờ, 10:50 Vi rời máy bay, vô quầy nhận hành lý thì đã thấy ba mẹ chờ ở đó, Vi ôm ba mẹ và nói tíu tit như rất vui mừng, niềm vui bộc lộ hẳn ra trên khuôn mặt, nụ cười.
- Nhìn con thì biết là công việc này con thích thú lắm phải không.
- Phải rồi mẹ ạ, tiền lương cao hơn Life technology nhiều, nơi làm việc thật khang trang với mấy dãy building vây quanh, đẹp như một thành phố, con thích lắm
- Thôi về nhà đi rồi hãy nói chuyện, ba Vi xen vào.
Về nhà, lúc ngồi ăn cơm Vi kể cho ba mẹ nghe cuộc Interview nàng đã gặp,

- Run lắm ba mẹ biết không, tới 3 người interview con trong ngày đầu, và hơn 6 tiếng liên tiếp, con phải trả lời theo sách vở, những gì đã học, và cứ lo lắng không hiểu những câu mình trả lời đúng hay là sai, nhất là về Immunology và Cellular and molecular Biology, cho đến khi đứng dậy, một trong 3 người họ bảo con, hôm nay cô làm tốt lắm, ngày mai cô có mặt đúng 8 giờ. Ngày thứ 2, con lại gặp 3 người khác, họ hỏi con về những việc con làm tại Life technology và các loại tools hay equipment con đã dùng, những dụng cụ trong phòng lab mà con biết xử dụng, nhưng chưa sử dụng, rồi họ dẫn con đến các departments như là Immunology, Molecular and Cellular Biology, Molecular medicine... Và sau cùng là Molecular Pharmacology. Họ yêu cầu con sử dụng một vài dụng cụ trong lab như Ocular Micrometer, Micropipettor, một vài software dùng trong research, tên software mà con đang sử dụng và testing... Nghĩa là họ hỏi con đủ thứ. Con vừa hồi hộp vừa lo sợ mình làm không xong, một lúc con chợt nghĩ tới bỏ cuộc. Rất may là chính lúc ấy họ bảo con "Chắc là cô đã mệt, cô có thể về, và ngày mai Mr. James sẽ gặp cô từ 9:30 đến trưa".
Ngày thứ 3 con có mặt lúc 9 giờ, chờ chừng 15 phút thì Bác sĩ James tới gặp con, ông hỏi về Chemistry và Bio, DNA (DeoxyriboNucleicAcid), RNA, (RiboNucleicAcid), ASO (Alle Specific Oligonucleotide), PCR (Polymerase Chain Reaction) rồi một vài kiến thức về Pharmacology, sau đó ông giới thiệu về Department của ông, Molecular and cellular Biology, công việc chính của Department là nghiên cứu về di truyền (Gene structure), các mẫu của kháng thể (Modeling of antibodies) và lý thuyết của sinh học (Theoretical biology). Sau đó ông đưa con vào phòng họp của Staff và chờ interview lần chót.
Con hồi hộp đến muốn khóc khi ngồi chờ ở đây, căn phòng không rộng, nhưng cảm giác vắng vẻ làm con sợ hãi như lần làm bài thi tốt nghiệp cuối cùng. Thật là hú vía, cuối cùng rồi người interview con cũng mở cửa bước vào, con run đến nỗi quên câu chào xã giao khi đưa tay cho ông ta bắt, mà nghệ thuật interview dạy phải làm.
Ba mẹ biết không, ông phỏng vấn con cuối cùng là người Việt, cũng là người có thẩm quyền quyết định mướn con hay từ chối mướn. Thoạt nhìn, con cứ tưởng là người Đại Hàn, rất ít nói, nhưng khi nói lại có vẻ nhiệt tình và thân thiện, ông ta luôn luôn nhìn mặt con, làm con rất bối rối, con phải xin phép ra ngoài để bớt căng thẳng, điều mà khi interview không hề cho phép, con nghĩ là fail rồi, nhưng khi trở vào, ông ta chỉ hỏi con OK không, có thể tiếp tục không, và những câu ông hỏi rất nhẹ nhàng, như về antibodies, transgene, Southern blot method, và về dược học. Cuối cùng, ông ta đứng dậy bắt tay chúc mừng con tham gia vào Biomedical Research... và cho con biết bác sĩ James muốn con về làm ở Department của ông ta, (Molecular and cellular Biology). Nhờ ông ta chúc mừng bằng tiếng Việt, lúc đó con mới biết ông ta là người Việt.
-Chắc là còn trẻ và đẹp giai, nên con bối rối !
- Hì hì . . . Không phải đâu, ai mà nghĩ như má, lúc đó con rất lo sợ và hồi hộp thôi.
- Bà làm như con bà đẹp lắm, ba Vi xen vào.
- Dĩ nhiên con gái tôi thì bảnh rồi.
*
Thế là gia đình Vi rời tiểu bang lạnh giữa mùa Đông. Sau hơn 4 giờ bay, gia đình Vi đã đến nơi , và bác Tuân, bạn của ba Vi đã chờ sẵn ở phi trường để đón về nhà bác ấy tạm trú trong lúc chờ mướn nhà.
Vi có 3 ngày để chưng diện cho chính mình trong ngày đầu tiên nhận việc và mua tạm một chiếc xe để đi làm. Mẹ nàng cũng đã dặn đi dặn lại phải chưng diện một chút cho tươi tắn, "ở đây nắng ấm, không nên lùi xùi như xứ lạnh nha con".
Vi đến chổ làm trước 15 phút, nàng vào HR để làm các thủ tục cần thiết, và làm thẻ vào cửa, rồi đến thẳng Department of Molecular and Cellular Biology gặp bác sĩ James như HR hướng dẫn, và được bác sĩ James giới thiệu với các đồng nghiệp và chỉ dẫn vắn tắt công việc của nàng, ông cho biết nàng có 4 tuần training, và giới thiệu với nàng Bác sĩ John Martin, người sẽ training và là Lead của nàng.
Đến lúc này Vi cảm thấy nhẹ nhàng thực sự, nàng nghĩ thầm, có tới 4 tuần training thì mình đâu có lo gì làm không xong. Bác sĩ John cho nàng biết về thời gian làm việc, giờ cơm và không ấn định giờ nghĩ giữa buổi, giờ nghĩ này có thể là 10 giờ, 10 giờ 30, tùy theo công việc của mỗi người, và có thể không lấy giờ nghĩ cũng không sao. Nhưng giờ làm việc ấn định là từ 8 giờ , có thể trễ một chút, nhưng phải giữ đúng mỗi ngày là 8 giờ làm việc, riêng thời gian training, bác sĩ John yêu cầu nàng đi theo giờ của ông ta là 8 giờ 30 sáng phải có mặt.
Thế là Vi đi làm đã được 4 ngày, Vi rất mong gặp lại người interview nàng lần cuối cùng, để cám ơn ông ta một tiếng, mà lúc đó nàng mừng rỡ quá đã quên mất, nhưng không gặp được ông ta, nàng cũng không dám hỏi người khác vì sợ người ta hiểu lầm là mình o bế giám đốc! Đã hết giờ, Vi vừa thu dọn hồ sơ vừa suy nghĩ, thật là may mắn, mọi người ở đây rất tử tế và thân thiện, chỉ là mình chưa gặp lại anh ấy mà thôi. Vi bước ra khỏi phòng, đi về hướng parking, mà lòng dâng lên một niềm vui nhè nhẹ... Chợt có tiếng hỏi: 
- Cô là người mới tới làm ở đây phải không?
Vi giật mình quay lại,
- Dạ vâng, sao bà biết?
- Nhà tôi có bảo là mới interview một cô người Việt nên tôi đoán thôi. Ở đây không có nhiều người Việt đâu, bà bắt tay Vi và tự giới thiệu, tôi là bác sĩ Michelle, ở khoa ngoại.
- Ồ thì ra người mướn tôi là ông nhà, tôi cũng đang mong gặp ông ấy để cám ơn ông ta đã nhận tôi, mà chưa gặp được, thú thật với bà là lúc đó vui mừng quá nên tôi đã quên mất cám ơn.
- Anh ấy cũng mong gặp cô. Chỉ tiếc là anh ấy phải về trường đại học làm việc đến cuối tuần nên chưa gặp cô đó thôi.
- Thưa bà, ông bà được mấy cháu?
- Cám ơn cô, chúng tôi có 2 cháu gái, 8 tuổi và 5 tuổi. Đừng gọi bằng bà, gọi tôi là chị Loan, hay Michelle, tôi sẽ gọi cô là cô hay em cho thân mật, ở đây chỉ có 4 người Việt, một dược sĩ, một bác sĩ mới vào. Để anh ấy về, tôi mời cô tới chơi cho biết nhà, anh ấy quí người Việt lắm, nhất là những người học giỏi như cô.
- Chị quá khen, anh chị mới giỏi chứ, anh là Scientist, chị là doctor. Chắc anh chị ở gần đây?
- Cách đây chừng 30 phút lái xe.
Hai người còn đang nói chuyện thì tiếng cell phone reo lên,
- Phone của chị đó,
-Vâng, xin lỗi tôi nghe phone một chút: "Alo, Doctor Michelle. . .”
Vi không nghe được gì, nhưng một lúc sau, bác sĩ Michelle tắt phone và nói, tôi phải về phòng mổ, không hiểu có chuyện gì, xin lỗi nhé, thế nào tôi cũng gặp lại em, vừa nói vừa bước lên xe và lái đi.
Vi nhìn chiếc xe chạy ra khỏi parking mà mang cảm giác như mất một vật gì, lòng bổng nghe buồn buồn và miệng lẩm bẩm "anh ấy hạnh phúc quá."
*
Chiều thứ Sáu, xong công việc với trường đại học, Thuận lái xe về nhà mà trong lòng vẫn băn khoăn nghĩ tới cô nhân viên mới tuyển dụng, không hiểu cô ấy có gặp trở ngại gì không, nhất là khi hay tin BS. James đã bảo nàng theo học với John, một vị bác sĩ giàu kinh nghiệm, và thông minh, nhưng lại quá nghiêm túc nên sợ mấy người trẻ sẽ gặp phản ứng. 
Đã nhiều lần chàng tự hỏi mình là tại sao lại bận tâm tới cô ấy như vậy? Tình cảm này vốn vi diệu hơn bất cứ những mối tình bạn bè, hay chồng vợ, ngay cả đối với ba má nuôi chàng. Khi ba má nuôi mất đi, lòng chàng cảm thấy trống rổng và cô đơn vô cùng, nhưng nỗi đau ấy và tình cảm đó hoàn toàn khác biệt với cái nhẹ nhàng nhưng lại quấn quít và ràng buộc như tình cảm mà Thuận cảm nhận khi nghĩ đến cô nhân viên người Việt này. Nó lại càng không phải là mối tình cảm nam nữ háo hức và luyến ái, hoặc chiêm ngưỡng và mong muốn chiếm hữu. 
Thật là khó mà phân tích mà không hiểu được tại sao? Chỉ biết một điều là trong những ngày qua, lúc nào Thuận cũng lo sợ cô ấy gặp phản ứng bất lợi từ các vị bác sĩ và chuyên viên kinh nghiệm trong công việc hàng ngày. Thuận đã từng có ý nghĩ cần phải để lộ một vài ưu ái cho mọi người hiểu rằng chàng thực sự cần đến người trẻ này và mọi người cần quan tâm đào tạo cô trở thành một người đảm lược của Department Research. Mà cùng chính vì điều này mà chàng thấy cần phải gặp bác sĩ James và bác sĩ John để hỏi xem khả năng cô ta như thế nào, có mẫn tiệp, và nhạy bén hay năng động với công việc hay không?
Về đến nhà, khi ngồi ăn cơm, vợ Thuận đã kế cho anh nghe cuộc gặp gở giữa nàng và cô nhân viên mới,
- Chỉ tiếc là lúc chúng em đang nói chuyện thì Phòng mổ gọi em về nên chưa hỏi thăm được gì cả, nhận xét của em là cô ấy còn vô tư, nhưng đẹp và dễ thương lắm.
- Em lại có ý kiến gì?
- Anh nên để tâm đến cô ấy một chút, nếu cô ấy gặp trở ngại, còn không thì hãy để bình thường là được rồi. Đồng hương ở đây rất ít, mà cô ta lại mang họ của anh, anh hãy tìm cơ hội gỡ đi cái rắm rối trong lòng, để tìm lấy sự thanh tịnh cho tâm hồn mà làm việc, em nghĩ đó là điều tốt nhất
- Để thứ hai anh sẽ hỏi ý kiến của John và James về khả năng cô ta trước.
- Vậy là tốt nhất.
Sáng thứ 2, sau khi họp đầu tuần với các Manager và Lead xong, Thuận đã gặp riêng bác sĩ John và hỏi về khả năng thích ứng với công việc của Vi, ông ta cho biết cô ấy rất thông minh và thích ứng rất mau chóng. Nghe vậy Thuận như bỏ được nỗi ưu tư trong lòng, và bắt đầu lo công việc hàng ngày của chàng.
Công việc của Biomedical Research thật ra rất phức tạp và bận rộn, nếu thiếu quan tâm một chút là sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng vô cùng. Từ nghiên cứu (basic research), đến ứng dụng (Applied research), hay việc đánh giá phương pháp chữa trị mới (Evaluation new treatment), cả về an toàn lẫn hiệu quả của phương pháp (Clinical trials), điều nào cũng đòi hỏi khả năng và tính nhẫn nại. Đó là chưa nói đến các nghiên cứu về Hóa Sinh, các cell và gene structure, hay là về Dược học (Pharmacology), các phát minh về thuốc và ứng dụng của nó trong các clinics, vân vân và vân vân... Do vậy, dù đã hỏi ý kiến bác sĩ John, Thuận vẫn muốn gặp Thủy Vi vào chiều nay, để lượng định khả năng cô ta và cũng là để thăm dò những điều còn khúc mắc trong lòng Thuận.
Thuận đi ngang qua nơi Vi đang training, anh thấy Vi đang chăm chú vào công việc và có vẻ bận rộn lắm, nên bỏ ý định gặp Vi trong lúc này, hãy để lúc thuận tiện đã, Thuận nghĩ vậy và trở lại văn phòng, vừa lúc vợ gọi điện thoại đến :
- Hello em đây, con gái anh đòi chiều nay đi ăn món ăn Việt Nam có được không?
- Được, nhưng anh về đón cả nhà phải không?
- OK, đúng vậy.
- Được rồi, 5 giờ anh về.
Thuận nhìn đồng hồ, còn 30 phút nữa là 5 giờ, chàng thu dọn giấy tờ trên bàn, soát xét lại công việc, ghi lấy những điều cần làm cho ngày mai và đóng cửa ra về. Đến Parking, anh thấy Vi còn mở máy xe, nhưng xe không nổ,
- Xe cô không nổ máy
- Em không biết nữa, sáng nay đi còn ngon lành.
- Cô mang từ bên đó sang?
- Không, em mua ở đây $4,500.00 đó.
- Để tôi xem thử, Vi bước ra khỏi xe, nhường chỗ cho Thuận, anh mở máy liên tiếp hai lần, không có dấu hiệu nạp điện, biết là bình acquy hết điện,
- Không sao, tại ac quy thôi, cô biết boost không?
- Không đâu.
- Được, hãy làm theo tôi dặn,

Thuận lái xe chàng tới parking lot đối diện, để đầu xe của chàng gần sát đầu xe của Vi rồi lấy cáp nối bình acquy xe chàng và xe Vi,
- Cô vào xe của cô mở máy thử đi.
- Vi làm theo sự chỉ dẫn của Thuận và chiếc xe nổ máy.
- Xe cũ là như vậy, bình cũng cũ luôn, hoặc là thay bình, hoặc là cô mua chiếc mới, cô có thể down payment một vài ngàn rồi trả hàng tháng được mà.
- Vâng để em thử, cám ơn anh nhiều lắm. Trong lúc đó điện thoại của Thuận lai reo...
- Em đây, anh ra cửa chưa,
- Anh ra rồi, nhưng xe cô Vi hết bình, anh vừa boost cho cô ấy,
- Vậy há, dịp may đấy, anh mời cô ta đi ăn theo nhà mình đi, hãy nói là birthday của con gái anh, may ra cô ta mới chịu đi.
- Ok để anh thứ nha.
- Cô Vi ạ, nhà tôi vừa gọi điện thoại tới muốn mời cô đi ăn tối với chúng tôi, chẳng có gì quan trọng đâu, chỉ là Birthday của con gái thôi.
- Ủa Birthday cháu há? Vậy cho em đi theo, nhưng em không chuẩn bị quà gì cho cháu cả, thật ngại lắm.
- Có gì đâu, coi như cô nợ cháu vậy, mai mốt cô đền cho cháu là được rồi.
- Birthday mà cũng có thể nợ quà sao?
- Ở bên này cái gì cũng có thể, huống chi là quà Birthday!
- Được, vậy thì cho em theo anh.
Thuận gọi vợ cho biết là có Vi cùng đi, và hỏi tên nhà hàng và địa chỉ, để anh đưa Vi tới mà không muốn ghé về nhà nữa sợ phiền Vi.

Thuận và Vi tới nơi thì vợ con Thuận đã tới rồi, vợ Thuận giới thiệu các con với Vi và bảo chúng gọi Vi bằng cô, trong lúc chờ chọn thức ăn, Vi gọi về nhà cho ba mẹ biết là nàng sẽ về muộn vì đi ăn Birthday của con gái boss, và dặn ba mẹ ăn cơm trước. Lấy cơ hội ấy, vợ Thuận liền hỏi Vi,
- Gia đình Vi có bao nhiêu người, Vi được mấy anh chị em?
- Em có một ông anh là quân đội, đang đóng ở bên Trung đông, ở đây chỉ còn em với ba mẹ, gia đình em cũng ít người lắm.
- Cô đang ở đâu, gần đây không?
- Em nghĩ là cũng gần, tý nữa em phải nhờ anh chị chỉ đường về mới được, gia đình em đang ở tạm nhà của bạn ba em. Còn anh chị thì sao, ông bà nội ngoại cũng ở đây?
- Ba má tôi đã qua đời, tôi là con một, nhà tôi cũng vậy.
Hai người đàn bà mãi lo nói chuyện, còn Thuận thì vui đùa với hai con, nhưng chàng vẫn để ý theo dõi câu chuyện và biết Vi chỉ có hai anh em và ba má mà thôi, đột nhiên Thuận nghe lòng mình trống rỗng, và tiếng nói của vợ dường như từ xa xôi đồng vọng dội về .
- Xin mời quí khách dùng bữa.
- À quên mất, cô Vi thích món gì? Và uống gì đây, anh gọi thức uống đi.
- Chị uống gì cho em thứ ấy, còn thức ăn thì em đã thấy trên bàn rồi.
- Món gì?
- Cá hấp cuốn bánh tráng.
- Trời ơi, sao ăn giống ông Thuận nhà này vậy.

- Anh Thuận cũng thích cá hấp hả?
- Đúng vây, món ruột của anh ấy đó.
- Hai người ăn đi chứ, nguội hết rồi, cua và tôm nếu để nguội sẽ mất ngon? Thuận nói.
- Em xin lỗi, bất ngờ quá, em không mua quà mừng sinh nhật cho cháu được, thật là ái ngại.
- Vợ chồng Thuận nhìn nhau mỉm cười, rồi quay sang hai cô con gái, vợ thuận hỏi,
- Hôm nay sinh nhật ai vậy? Dionne hay Dianna?
- Đâu có má. Ừm hừm ... Ma mi vo gạo, Dionne nói.
- Mami vo gao. À ha . . . Dianna thêm vào!
- Con mới vo gạo, con mà không ăn nhanh thì đúng là vo gạo!
- Vo gạo là sao? Vi nhìn hai đứa nhỏ và hỏi.
Dionne và Dianna nhìn mẹ mĩm cười không nói. Thuận vo đầu Dianna giải thích, khi vo gạo, cô nghe âm thanh phát ra xào xạo, nên hai đứa nhỏ bảo là mẹ nói dối.
- Wow . . . con của anh chị nói tiếng Việt giỏi quá xá, biết cả tiếng lóng.
- Cũng phải cám ơn sư phụ của hai cháu đấy!
- Không có đâu, trong nhà tôi chỉ là sư đệ thôi, Thuận trả lời và tiếp, nhà tôi sợ mời cô, cô không đi nên bảo tôi nói dối là sinh nhật của cháu.
- Ra là thế, thôi hôm nay anh chị đãi em, để mướn nhà xong, em mời anh chị và hai cháu đến ăn tân gia. Nhìn thức ăn ở đây, nhất là rau em thấy ngon quá, mấy tuần nay mẹ em đi chợ toàn mua rau và cá, chả bù cho tiểu bang lạnh.
- Tôi cũng nghe người ta nói thế. À mà bây giờ cô đang ở đâu? Vợ Thuận hỏi..
- Cả nhà đang ở tạm nhà bạn của ba em.
Đột nhiên bé Dionne cắt ngang câu chuyên,
- Mẹ ơi, cô đẹp quá ha mẹ.
- Phải rồi, cô đẹp và dễ thương, lại học giỏi nữa, mai mốt con lớn phải giống cô nha.
- Dạ mẹ, Dionne trả lời.
- Hai cháu mới đẹp chứ, mai mốt nhất định là học giỏi giống ba má rồi.
- Thôi ăn giùm, cô cháu đừng có khen lẫn nhau nữa, người ta nghe thì mắc cở lắm, vã lại hình như trễ rồi, cô phải về kẻo hai bác lo, mà hai con cũng phải về ngủ để mai còn đi học, vợ Thuận nói.
- Cô về khuya có ngại không? Thuận hỏi.
- Em không sao, anh chỉ hộ em đường về là được rồi.
- Cô ở đâu?
- Em ở . . . ngã tư Poway và Bernard Rd.
- Ồ gần thôi, tý nữa cô ra thì quẹo phải, bỏ 2 ngã tư, đèn xanh đèn đỏ, đến ngã thứ 3 quẹo trái là tới rồi.
- Anh rành ở đây quá vậy?
- Nhà tôi là ông Địa ở đây đó cô.
- Em à, chúng ta để cô Vi về kẻo hai bác ở nhà đợi, vã lại hai đứa nhỏ cũng phải về ngủ, trễ rồi.
- Hai con đứng dậy chào cô đi rồi về, và vợ Thuận gọi tiếp viên tính tiền . . .
Về đến nhà, vợ Thuận bảo, thật tiếc là trong gia đình anh không có em gái. Nếu có thì đúng cô ta phải là em gái anh. Cô ta có những nét rất giống anh, như là khi cười, khi nói, mà nhất là khi cô ấy ăn, kể cả cử chỉ đưa tay lên mà nói cũng giống như anh luôn, lại còn sở tích về ăn nữa chứ. Em thật chưa cam!
Sáng hôm sau Thuận đi làm, khi ngang qua nơi Vi làm việc, nhìn sau lưng Vi, anh lại mang cảm giác lạ lùng của ngày đầu mới găp, dường như hình bóng Vi luôn luôn lẩn quất trong đầu anh. Thật là khó mà hiểu, không lý mình yêu thầm cô ta, Thuận chợt nghĩ!
Về phần Vi, cô cũng thầm hỏi, tại sao hai vợ chồng họ lại tốt với mình như vậy, phải chi chỉ có anh ấy cư xử tốt với mình thôi thì thật là dễ hiểu. Tuy nhiên Vi dấu kín tình cảm của mình và không kể cho mẹ nghe giống như những lần trước. 
*


Mấy tuần nay, thứ 7 nào Vi cũng đưa ba mẹ đi tìm nhà.
- Con thấy căn nhà này ra sao Vi? Câu hỏi của ba Vi đưa Vi rời cơn mộng,
- Ừ, dạ . . . con thấy cũng tốt lắm.
- Con có sao không Vi? Bệnh há? Mẹ Vi hỏi,
- Không có, tại con đang suy nghĩ thôi. Nhà này được đó ba, 3 phòng ngủ 2 phòng tắm, thêm một Restroom, 2 garages, giá phải chăng, được phải không mẹ?
- Phải có phòng cho anh con khi nó về nữa chứ!
- Ừ thì anh "nối dõi" 1 phòng, con 1 phòng, ba mẹ 1 phòng.
Nghe Vi nhắc đến người anh nối dõi, mẹ Vi lại tưởng nhớ đến người con lớn. Đã mấy mươi năm rồi bà vẫn chưa hết ân hận việc bảo em gái của bà dẫn đứa con đi vượt biển, lúc nào bà cũng mang trong lòng cảm giác đưa con và em đi chết, và những lúc nghĩ tới việc này, bà chỉ khóc thầm rồi đấm ngực ăn năn! Thấy Vi nhìn mình, bà vội đánh trống lảng,
- Nhà này không hiểu có xa chổ con làm không?
- Để con hỏi chủ nhà xem sao?

Vi hỏi lại chủ nhà, được biết nhà này cách chợ Việt Nam 20 phút, chỉ 10 phút đi bộ qua bên kia góc đường là nhà Thờ Sainte Gabrielle, còn nơi cô làm việc . . . chắc 25 đến 30 phút. Tôi biết chắc chắn không xa đâu.
- Tường à, từ nhà này tới ngã tư Albert và Calmet mấy phút lái xe?
- Con lái thì 22 đến 25 phút, con đi hàng ngày mà. Con trai ông chủ trả lời.
Vừa lúc ấy, người bạn già của ba Vi chạy ngang qua bắt gặp, bác Thụ, bác đậu xe lại và hỏi,
- Này gia đình tính mướn nhà này há?
- Vâng, bác cho ý kiến đi.
- Nhà tôi cách đây một ngã tư, bác đi bộ tới tôi khoảng 10 đến 15 phút, mướn đi, để tôi và bác đi bộ cho vui, khu này an toàn lắm, mấy chục năm tôi ở đây thật không có gì cả.
- Vi à, vậy mình mướn nha con? Ba Vi lên tiếng. 
Trên đường về, nàng dặn ba mẹ ở nhà cứ gói đồ lại rồi chiều về con chở đi từ từ ngày một ít, hy vọng tuần tới mình sang nhà mới được.
Thứ hai nàng đi làm về thì đồ đạc đã chở hết, chì còn đồ dùng hàng ngày của mỗi người mà thôi. Ba nàng và bác Tuân đang nói chuyện tâm tình, thấy Vi về, bác Tuân bảo Vi, đã đi thì để bác chở cho, lại coi xem giường, nệm, bàn ghế phòng khách, phòng ăn nhà bếp . . . cần thứ gì để bác giúp gọi điện thoại đặt mua, không cần khách sáo, rồi quay nhìn ba Vi ông nói, “Tôi vẫn còn một chút tiền có thể giúp bác được. Bạn già như bác và tôi hay ông Thụ, còn được mấy người, nói là bạn thì như mấy đứa chúng mình mới là bạn, làm bạn cũng phải trải qua thời gian, có quá khứ và kỷ niệm, như ông với tôi, chơi với nhau từ thời tiểu học, lên đệ Tam mới gặp ông Thụ, ba đứa thân nhau từ đó đến giờ, đâu phải là bạn bè khi sang đây mới gặp, thấy nhau ở các hội hè, họp mặt hay shopping, . . . Bắt tay bắt chân, nhưng khi xa nơi đó rồi mỗi người một cõi, không liên lạc, không thăm hỏi, có đâu thâm tình, có đâu tri kỷ”.

Vâng, bác, tôi và ông Thụ quả thật là tri âm mà cũng là tri kỷ, chỉ là khi đi tù cải tạo, tôi không gặp hai bác, có hỏi vài người, nhưng không ai gặp, đâu có ngờ hai bác không được “vi hành xuất tuần” thị sát dân tình Hà Bắc, Thăng long, Thanh hóa để được dàn chào ở ga Hàng Cỏ như tôi !
Cứ mặc hai ông già kể chuyện, Vi nhẫm tính túi tiền, nàng thấy vẫn còn đủ chi dùng, vã lại nàng sẽ có lương trong tuần tới, nên khi nghe bác Tuân nói tới tiền bạc Vi dặn mẹ tìm cách từ chối.
*


Công việc nhà cửa thế là đã ổn, Vi yên tâm đi làm, hàng ngày ở nhà ba mẹ nàng có thể qua nhà bác Thụ, hay đi bộ dạo chơi cho quen khu phố mình ở, không phải co ro như ngày còn ở tiểu bang lạnh.
Hai tuần sau, Vi trang hoàng xong nhà cửa, so với nơi ở cũ quả là khang trang hơn nhiêu, mẹ Vi bảo thế, còn ba thì rất vui thích, ba bắt đầu nghe lại những bản nhạc xưa như " Chiều mưa biên giới, Tấm ảnh ngày xưa, Hoa soan bên thềm cũ, Sang ngang . . . Ba nghe hoài mỗi ngày làm Vi cũng thuộc luôn.
Vi nói với ba mẹ là nàng muốn mời gia đình ông boss của nàng tới nhà ăn cơm, và ba mẹ cũng nên mời các bác Tuân, bác Thụ và mấy bạn già của ba tới chơi cho phải lễ, khi mình tới đây được họ ân cần đón tiếp.
Dĩ nhiên là ba Vi mong muốn như thế rồi, và Vi muốn là tối thứ 7 tuần tới, để sáng thứ 7 nàng cần mua sắm chút ít đồ trang trí cho ra vẻ thanh tân.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra, mà sau này Vi cứ gọi đùa ba mẹ là” những vĩ nhân tạo ra kỳ tích”!
Sáng thứ 7 của hôm mời khách, Ba đưa Vi và mẹ tới chợ Vons mua khăn giấy, đĩa, muổng, nĩa, khăn bàn . . . để dùng cho tiện, không mất công rửa. Khi đi ngang qua mấy người bán bông, Vi nói với mẹ nàng muốn mua bông, và xuống xe, còn ba mẹ thì đưa xe vô parking đậu, nhưng có lẽ xe chưa nằm gọn trong lằn ranh, ông de lui de tới, đụng phải chiếc Hummer ở hàng phía sau, ông nghe tiếng đụng rồi tiếng khóc của trẻ con, nên hốt hoảng đậu xe nguyên chổ, bước ra xe cùng với vợ chạy tới xin lỗi chủ xe và coi tình hình đứa nhỏ,
- Không sao, không sao, ba mẹ đây. Người đàn bà dỗ con.
- Xin lỗi, tôi vô ý, hai cháu có sao không? Ba Vi nói.
Người đàn bà ngước nhìn ông có vẻ không hài lòng, còn người đàn ông thì hỏi lại,
- Bác có sao không? Hai cháu không sao đâu, xe đậu mà, chúng chỉ hoảng sợ thôi,
- Anh à, hãy thăm chừng xem các con đã, cẩn thận vẫn hơn.
- Để anh xem, anh trả lời vợ và hỏi các con,
- Dionne con đau chổ nào, ghế có đụng con không?
- Không có, con sợ thôi, ba hỏi em đi.
- Em đâu có sao, I’m sure! 
Anh nhìn lại chiếc xe đụng xe mình bổng thấy chiếc xe quen quen, bảng số cũng quen quen hình như thấy chổ nào, nhưng thoạt nhiên anh không nhớ được.
- Anh à, hỏi bảo hiểm của bác ấy đi, xe bác bị hư, đề phòng bất trắc, ý của người đàn bà là sợ ông bà này thưa ngược lai, người đàn ông ngần ngại một lúc, rồi hỏi ,
- Bác có thể cho cháu xem giấy bảo hiểm của bác được không, hay bằng lái xe cũng được?
- Vâng, ông già trả lời và móc ví lấy bằng lái xe đưa cho người đàn ông và nói,
- Giấy bảo hiểm con gái tôi giữ, nó đang mua bông đằng kia, ông quay sang vợ, "Bà gọi con Vi tới đây đi".
Nghe vậy người đàn ông chưa kịp coi bằng lái xe đã vội hỏi,
- Xe này của cô Vi phải không? Cô Vi làm ở Biomedical Research? Vậy bác là ba cô Vi?
- Vâng, Vi là con tôi.
Hai vợ chồng chủ chiếc Hummer cùng nhìn nhau cười, rồi cùng nhìn bằng lái xe, Thái, Trác-Ngọc, DOB 1947. Bằng lái xe rơi khỏi tay người chồng, rớt xuống đất, khuôn mặt anh nhợt nhạt, bà vợ hiểu tình trạng chồng mình liền ôm anh và bảo, hãy bình tĩnh, anh hãy bình tĩnh ... Vừa lúc đó Vi và mẹ chạy tới, thấy vợ chồng Thuận, Vi sửng sốt, vội hỏi?
- Anh có sao không chị?
- Chỉ xúc động thôi, để tôi xoa bóp thái dương cho anh ấy một lúc sẽ không sao.
Nhìn ba mẹ, Vi bảo,
- Đây là bác sĩ Michelle, vợ anh Thuận, anh Thuận là Giám đốc của con.
Lúc ấy Thuận mở mắt và bảo nhỏ vợ, anh hơi mệt, em hỏi thử bác ấy đi,
- Vâng, vợ Thuận trả lời, và hỏi,
- Xin lỗi, tên bác là Thái Ngọc Trác, sinh năm 1947, Thái Ngọc Trác hay Thái Trác Ngọc?
- Thái Ngọc Trác, 
- Vậy bác có thể cho nhà cháu biết tên bác gái được không?
Nghe vậy Vi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng thay mẹ trả lời, mẹ em là Chung Thị Ngọc Hân.
Thuận lẩm bẩm một mình, Thái Ngọc Trác, Chung Thị Ngoc Hân, Thái Ngọc Trác, Chung thị Ngọc Hân . . . Và vội vàng lấy trong ví ra tấm hình mà 32 năm trước đây mẹ đưa cho anh, rồi hỏi,
- Hai bác có nhận ra tấm hình này không?
Ông già nhìn tấm hình còn phân vân, người vợ vội dành lấy tấm hình xem rồi lật mặt sau ra đọc, Thái Ngọc Trác (1947), Chung Thị Ngọc Hân (1953), Thái Ngoc Thuận (1970), Thái Ngọc Trị (1973) bà vô cùng xúc động vì nhìn ra tấm hình gia đình và nét chữ của mình, bà run run giọng hỏi, "Đây là hình gia đình tôi, tại sao anh có"?
Thuận vươn tới ôm bà cùng với ông già mà nói với giọng đầy cảm xúc, gần như đứt đoạn,
- Ba mẹ ơi, con là thằng Thuận đây, con tìm ba mẹ và em hơn 30 năm rồi, tìm khắp nước Mỹ, Úc, Canada, cả Tân Đảo... Và òa lên khóc như một đứa tre.
- Thuận, con là Thuận đây sao, bà ôm Thuận và khóc trong nỗi vui mừng lẫn xúc động. Vi và Vợ Thuận cũng bước tới ôm lấy mọi người và kêu lên "Ba... mẹ...“
- Ba Vi với tay choàng lấy nàng và nói, đây là em gái con, ba đi tù về mẹ con mới sinh nó.
Vợ Thuận quay lại mở cửa xe bảo hai đứa con ra chào ông bà nội, khi hai đứa nhỏ bước tới, Thuận lấy tay lau nước mắt và nói, “Đây là hai đứa con gái của con, đây là vợ con, tên Loan”.
Vợ Thuận bảo Vi,
- Em xem xe còn lái được không thì đưa về rồi hẳn hay.
- Vâng để em thử.
Cả nhà đưa nhau về căn nhà Vi mới dọn vào, rồi bao nhiêu tâm tình hơn 30 năm Thuận và ba mẹ ngồi kể lại cho nhau, mà lòng không hết bi ai lẫn mừng rỡ.
Chiều nay, gia đình Vi không những mời bạn bè tới dự bữa cơm tân gia, mà còn là bữa ăn chúc mừng sự đoàn tụ sau hơn 30 năm chia lìa và lưu lạc.
 

No comments:

Post a Comment