Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 17 October 2016

RẰM THÁNG BẢY - BIỂN ĐÔNG

 Các nước cúng Rằm tháng Bảy như thế nào?

Rằm tháng Bảy ở Việt Nam là ngày tưởng nhớ tổ tiên và là lễ xá tội vong nhân, thế còn ở các nước khác thì sao? ">
Vàng mã để cúng Rằm tháng Bảy rất phong phú. Cửa hàng này bán cả vàng mã là ô tô, xe máy, xe đạp và nhà làm đồ cúng. Người cõi âm dường như đều là tỉ phú nhờ vàng mã con cháu họ cúng cho.
Nhac Nguyen
Getty
Getty
Getty


THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG


 Không lực Mỹ biểu dương « pháo đài bay » tại Biển Đông


media 
Oanh tạc cơ chiến lược B1 của Không quân Hoa Kỳ(@wikipedia)

Ngày 17/08 vừa qua, lần đâu tiên ba oanh tạc cơ chiến lược B1, B2 và B52, đồng loạt xuất phát từ đảo Guam tham gia một cuộc biểu dương sức mạnh tại Biển Đông và Hoa Đông. Hành động này được xem là để đáp trả ý đồ của Trung Quốc thiết lập vùng « nhận dạng phòng không » khống chế khu vực.
Theo AP, ngày thứ tư 17/08/2016, Hoa Kỳ cho phô diễn chiến thuật phối hợp hành động giữa ba loại oanh tạc cơ chiến lược có khả năng mang bom nguyên tử. Hai chiếc B1 và B2 được đưa đến vùng hành quân để tiếp sức cho pháo đài bay B52 đã có mặt tại căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam, trong khuôn khổ chiến dịch mang tên Hiện Diện Liên Tục.

Theo AP, mục đích của Bộ tư lệnh chiến lược STRATCOM là bố trí các pháo đài bay chiến lược túc trực trong vùng Thái Bình Dương là để khuyến cáo mọi ý định gây hấn tại châu Á. Nhưng trong thời gian gần đây, lực lượng oanh tạc cơ có khả năng mang bom hạt nhân được tăng cường họat động. B52 được B1 và B2 hỗ trợ trong bối cảnh Trung Quốc càng ngày càng hung hăng khiêu khích các quốc gia láng giềng trong vùng Biển Hoa Đông và biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải.

Về phần Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc tìm cách thiết lập vùng « nhận dạng phòng không » chồng chéo vào hải phận Nhật Bản, cho máy bay và hải thuyền trên các vùng biển đảo của các nước khác trong khu vực. Tòa án trọng tài La Haye, trong phán quyết ngày 12/07 đã phủ nhận giá trị các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Bây giờ, đến lượt Mỹ đáp trả Trung Quốc.
Chuẩn tướng Douglas Cox, chỉ huy trưởng phi đoàn 36 nhận định cuộc tập dợt ngày hôm qua như sau : "Phi vụ này chứng tỏ Hoa Kỳ cam kết yểm trợ an ninh thế giới và khả năng của Mỹ huy động lực lượng phòng vệ đáng tin cậy".
 http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160818-khong-luc-my-bieu-duong-luc-luong-%C2%AB-phao-dai-bay-%C2%BB-tai-bien-dong

Không quân Trung Quốc tuần tra Trường Sa để dọa Mỹ và Philippines ?


media 
Một máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đang bay về căn cứ. (Ảnh chụp năm 2010)Ảnh: Reuters
Không quân Trung Quốc ngày càng diễu võ giương oai trên khu vực quần đảo Trường Sa với các phi vụ được họ gọi là « tuần tra tác chiến ». Theo các nhà quan sát, các động thái của Bắc Kinh vừa nhằm khẳng định lập trường phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực bất lợi cho Trung Quốc, vừa nhằm răn đe Mỹ và Philippines, bị cho là hai nước chủ mưu trong việc khiến Trung Quốc bị mất mặt tại Tòa Trọng Tài La Hay.
Mục tiêu phô trương uy lực để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là tại các khu vực như Trường Sa hay bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trên Biển Đông, đã thể hiện rõ trong các tuyên bố hôm 06/08 vừa qua của phát ngôn viên Không Quân Trung Quốc.

Nhân vật này đã tiết lộ rằng mới đây, không quân Trung Quốc đã tung oanh tạc cơ và chiến đấu cơ xuống vùng Biển Đông để tiến hành những bài tập « tuần tra tác chiến » trên không để bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi trên biển của đất nước.
Trong một động thái thị uy rõ nét, phát ngôn viên này vừa liệt kê các phương tiện được huy động, vừa nói rõ là khu vực tập trận tuần tra chủ yếu là không phận chung quanh quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scaborough Shoal, vừa xác định rằng đó là những cuộc tuần tra tác chiến bình thường.
Thông báo kể trên đã nối tiếp theo một hành động thị uy khác : cho oanh tạc cơ chiến lược H6-K có khả năng mang bom nguyên tử đến hoạt động ở vùng Biển Đông, bay ngang qua bãi cạn Scaborough rồi cho chụp hình đăng báo. Sau đó Không Quân Trung Quốc đã nói rõ thêm rằng nhiều chiếc oanh tạc cơ H6 và chiến đấu cơ Su-30 đã được tung vào chiến dịch.

Theo các nhà quan sát, việc Không Quân chọn bãi Scaborough và vùng quần đảo Trường Sa làm nơi phô trương sức mạnh rõ ràng nhằm mục tiêu khẳng định trở lại sự kiện Bắc Kinh phủ nhận hoàn toàn phán quyết quốc tế về Biển Đông, trong đó có đề cập cụ thể đến cả Trường Sa lẫn Scarborough. Mặt khác, Bắc Kinh cũng muốn thăm dò phản ứng của Mỹ, đồng thời đe dọa Philippines, hai nước bị Trung Quốc cho là tác nhân trực tiếp làm cho họ mất mặt tại Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye.

Phải nói là khi liên tục quảng bá cho các phi vụ tuần tra trên Biển Đông, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là nhắn với Mỹ rằng Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện để đáp trả tương xứng các hành động của Mỹ. Với chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn trên bầu trời Biển Đông, Mỹ dĩ nhiên là phải tìm cách tránh các hiểm họa va chạm trên không, đặc biệt trong bối cảnh phi công Trung Quốc nổi tiếng là thiếu chuyên nghiệp.

Thông điệp hù dọa nhắm vào Philippines cũng rất rõ ràng, đặc biệt là trong bối cảnh tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có biểu hiện muốn hòa dịu với Trung Quốc, sẵn sàng đàm phán tay đôi với Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp.
Phản ứng của Mỹ và đồng minh trước việc Không Quân Trung Quốc diễu võ giương oai tại vùng Trường Sa và Scaborough sẽ rất là quan trọng, vì lẽ nếu bất động, Bắc Kinh hoàn toàn có thể lợi dụng dịp này tuyên bố luôn một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương từ như họ đã từng làm trên Biển Hoa Đông trước đây.

Nhật Bản hiện đại hóa vũ khí để ngăn Trung Quốc ở Biển Hoa Đông


media 
Quân nhân Nhật Bản canh gác một hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 địa đối không, đặt tại bộ Quốc Phòng Nhật Bản, Tokyo. Ảnh chụp ngày 07/12/2012.REUTERS/Issei Kato
Vào năm 2017, ngân sách quốc phòng Nhật Bản có khả năng vượt mức 51 tỷ đô la. Một phần không nhỏ của ngân sách được dùng cho việc nâng cấp kho vũ khí.
Để giải thích cho việc này, Tokyo thường nhấn mạnh đến mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ các khoản chi dự trù - được báo chí Nhật ngày 19/08/2016 tiết lộ - giới quan sát có thể nhận ra ngay phần lớn đều nhằm đối phó với Trung Quốc, vẫn hung hăng đe dọa Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Điểm nổi bật nhất trong kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí của Nhật Bản trong thời gian tới đây là quyết tâm chế tạo một loại chiến đấu cơ không người lái trong vòng 20 năm sắp tới, theo hai bước : 10 năm đầu hoàn thanh kiểu máy bay trinh sát không người lái, và 10 năm sau đó, chuyển qua việc phát triển một chiến đấu cơ không người lái.
Đó tuy nhiên là hướng lâu dài. Còn trước mắt, quốc phòng Nhật Bản phải quan tâm đến hai nhân tố Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

Mục tiêu đối phó với hiểm họa đến từ Bắc Triều Tiên được thể hiện rõ qua dự kiến chi khoảng 1 tỷ đô la (100 tỷ yen) để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3, cho phép mở rộng gấp đôi tầm hoạt động của hệ thống này lên thành hơn 30 km.

Điều này cần phải được mau chóng tiến hành nhằm đối phó với việc Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa gần đây, và đã khoe rằng họ đã thu nhỏ thành công đầu đạn nguyên tử.
Nhân tố Bắc Triều Tiên cũng thể hiện rõ trong khoản chi tiêu dành cho việc sản xuất phiên bản Block IIA của hệ thống tên lửa Standard Missile-3 do Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển để có thể bắn hạ tên lửa của đối phương ở tầm cao hơn.

Đáng chú ý hơn cả tuy nhiên lại là những khoản chi nhằm chống Trung Quốc.
Nhật báo Yomiuri đầu tuần này đã tiết lộ việc Tokyo sẽ cho chế tạo một loại tên lửa địa đối hải, có tầm bắn 300 km nhằm tăng cường việc bảo vệ các hòn đảo xa xôi ở phía nam, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Trong kế hoạch chi tiêu được báo chí tiết lộ ngày 19/08, Tokyo cũng sẽ dành một khoản ngân sách lớn cho việc mua phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.

Việc tăng cường hiệu năng của lực lượng không quân rất cần thiết trong bồi cảnh trong thời gian gần đây, Bắc Kinh không ngần ngại pho trương uy lực không quân của họ trên Biển Đông, đồng thời cho phi cơ thâm nhập vùng không phận của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay áp sát không phận Nhật Bản.
Trên bộ, ngân sách mới của Nhật Bản cũng sẽ chú ý đến việc tăng cường năng lực cho lực lượng tuần duyên tại khu vực quần đảo Miyakojima và Amami Oshima ở phía Nam, mục tiêu cũng nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160819-nhat-ban-no-luc-hien-dai-hoa-vu-khi-de-ngan-trung-quoc-o-bien-hoa-dong

Chuyên gia Pháp: Cách Mỹ chống bành trướng Trung Quốc trên Biển Đông


media 

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi nói chuyện với giới trẻ Sài Gòn, ngày 25/05/2016.REUTERS/Carlos Barria
Trong bài phỏng vấn ngày 12/08/2016 dành cho nhà báo Alexis Feertchak của tờ Le Figaro, giáo sư về chiến lược Renaud Girard thuộc Học Viện Chính Trị Sciences Po Paris đã phân tích về chiến lược đã và đang được Mỹ áp dụng để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo giáo sư Girard lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ là duy trì bằng mọi giá quyền tự do lưu thông trên biển :

Renaud Girard : Hoa Kỳ đã thực hiện việc thay đổi chiến lược của họ qua chính sách « Xoay trục qua châu Á - Pivot towards Asia », bớt hẳn mối quan tâm về Trung Đông, thể hiện qua chủ trương gọi là « điều hành từ phía sau - rule from behind » của tổng thống Obama ở vùng Cận Đông. Không phải là ngẫu nhiên mà Mỹ ngày nay đang tìm thỏa hiệp với Nga ở Syria, và Matxcơva đã được lợi thế.

Như chuyến công du của ông Obama ở Việt Nam (21-24/05/2016) và tiếp theo là chuyến đi Nhật Bản (24-28/05) đã cho thấy, Mỹ tỏ mối quan tâm rõ rệt đến vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu của Mỹ là duy trì với bất cứ giá nào quyền tự do hàng hải. Trong khuôn khổ đó, Washington không thể chấp nhận việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa.

Chính sách xoay trục thể hiện rất rõ trên bình diện lực lượng Hải Quân Mỹ : hơn 60% Hải quân Mỹ, lực lượng hùng hậu hàng đầu thế giới, hiên đang ở trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Mỹ tương ứng với sự phát triển theo cấp số nhân của Hải Quân Trung Quốc.
Một dấu hiệu đập mắt của sự chạy đua vũ khí hiện nay trong khu vực này là nước Úc, một nước có quan điểm thực tế và không hiếu chiến : Úc sẽ không bao giờ chi ra đến 34 tỷ euro để mua 12 tiềm thủy đỉnh của tập đoàn Pháp DCNS, nếu họ không vô cùng lo ngại trước mối đe dọa Trung Quốc.
Le Figaro : Barack Obama đã đạt được một thế cân bằng với Bắc Kinh như thế nào ? Thế cân bằng đó trong khu vực có thể bền lâu hay không ?

Renaud Girard : Phía Trung Quốc cho là Mỹ không có việc gì trong khu vực cả. Họ không quên nhắc lại là hành động can thiệp của Mỹ vào khu vực luôn dẫn đến thảm họa, dĩ nhiên là ám chỉ đến cuộc chiến tranh Việt Nam.
Thế nhưng ngày nay, ngay cả Việt Nam, nước nạn nhân chủ chốt của những lệch lạc quá khứ của Mỹ, cũng đã thay đổi ý kiến. Chính Trung Quốc, với sự vụng về của họ, đã khiến các nước Châu Á lánh xa họ, trong khi thoạt đầu họ rất được trọng vọng trong vùng.
Việc Mỹ quay trở lại Việt Nam không xuất phát từ một chính sách mang tính đế quốc, mà là do sự hoảng hốt của các quốc gia châu Á trước thái độ của Trung Quốc. Tổng thống tiền nhiệm ở Philippines đã từng ví chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Hitler.

Mỹ đã trở lại khu vực một cách mạnh mẽ, nhưng với ông Obama, thì Hoa Kỳ đã có một chính sách khá cân đối. Về tranh chấp ở Biển Đông chẳng hạn, Washington không can thiệp. Mỹ đã chấp nhận vế đầu của lập luận của Trung Quốc theo đó Mỹ không có việc gì ở Châu Á. Mỹ không đứng trên quan điểm Châu Á, mà chỉ đứng trên quan điểm của luật biển quốc tế mà họ bảo vệ và muốn mọi người tôn trọng.

Mỹ không phân xử giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku, hay giữa Trung Quốc và Philippines về Trường Sa. Họ cũng không lên tiếng về cách thức các quốc gia phân chia với nhau nguồn cá và tài nguyên địa chất của Biển Đông.v.v… Ngược lại ông Obama nói rõ là chính các quốc gia liên can phải tổ chức hội nghị đa phương để cùng nhau quản lý các nguồn tài nguyên biển.

Dĩ nhiên chúng ta không thể nào chấp nhận chính sách sự đã rồi của Bắc Kinh. Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông một chính sách vũ lực không thể chấp nhận được. Họ làm cho tất cả các cường quốc Châu Á, kể cả Úc, rất lo ngại. Cho đến giờ, mọi việc đều trong tầm kiểm soát nhờ cuộc đối thoại chiến lược hàng năm ở cấp cao nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nền ngoại giao cũng có hiệu quả nhờ việc tổng thống Obama có thái độ tôn trọng Trung Quốc nhưng vẫn cứng rắn trên quyền tự do hàng hải. Chính trong khuôn khổ này mà tổng thống Mỹ thường ra lệnh cho khu trục hạm của Hải Quân Mỹ đi dọc theo quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và cách bờ biển 2 hải lý chứ không phải 12 hải lý và không xin phép Trung Quốc.

Chông gai đang chờ đợi Donald Trump hoặc Hillary Clinton
Trước mắt, Donald Trump vẫn chưa cho biết chính sách ngoại giao của ông sẽ như thế nào. Nhưng việc ông thường hành động theo cảm hứng hơn là suy nghĩ không phải là một dấu hiệu tốt.
Ngược lại, người ta có thể tin tưởng bà Hillary Clinton để đối phó một cách cứng rắn chính sách bành trướng nguy hiểm của Trung Quốc trên biển. Nhưng nếu ứng viên đảng Dân Chủ thắng cử, bà sẽ đứng trước một hồ sơ Trung Quốc phức tạp hơn người tiền nhiệm Obama, vì Trung Quốc hiện nay hung hăng hơn là nước đón Thế vận 2008.

Dẫu sao thì nguy cơ một cuộc chiến quy mô lớn, ngày mai hay ngày kia, sẽ đến từ vùng này ở Châu Á vì đến giờ người ta chưa thấy ló dạng một giải pháp toàn diện nào, trong lúc vòng luẩn quẩn của những liên minh, hay hành động trả đũa sẽ rất nguy hiểm vào lúc tâm lý dân tộc chủ nghĩa cực đoan của dân chúng Trung Quốc đang bị một chính quyền chuyên chế kích động, sau khi không giữ yên được bằng cách cho tiêu thụ nhiều hơn.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160817-chuyen-gia-phap-cach-my-chong-banh-truong-trung-quoc-tren-bien-dong
 

Hiểu thêm về VN đưa EXTRA ra Biển Đông

  • 18 tháng 8 2016
Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rằng Việt Nam đã âm thầm đưa một số lượng không xác định giàn pháo EXTRA tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa. Các giàn phóng tên lửa di động mới được nói là có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc mới xây gần đây.
Cho dù Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng thông tin này là "thiếu chính xác", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói hồi tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai vũ khí như vậy với mục đích tự vệ.

Động thái này đã chứng tỏ rằng vấn đề Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, và các nước tuyên bố chủ quyền có xu hướng tăng cường leo thang quân sự, dần dần dẫn đến phá hoại hòa hình và ổn định khu vực.
Tuy vậy, việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa không nên là một điều đáng ngạc nhiên. Thay vào đó, đây là một động thái hợp lý theo diễn biến gần đây của cuộc tranh chấp Biển Đông.
 

Image copyright Other
Image caption Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015. (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh).
Đầu tiên, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình tại Biển Đông, Việt Nam đã theo đuổi chiến lược hiện đại hóa quân sự trong thời gian qua. Ví dụ, theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, tổng số vũ khí nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng 699% so với giai đoạn 2006 -2010, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám trên thế giới trong cùng thời điểm. Hầu hết những vũ khí và trang thiết bị được nhập về có liên quan đến năng lực hải quân.

Giàn phóng tên lửa EXTRA Việt Nam triển khai trên quần đảo Trường Sa được cho là nhập khẩu từ Israel, một trong những đối tác quốc phòng tiềm năng của Việt Nam. Israel là nước đang cung cấp những phương tiện cho nỗ lực phòng thủ của Việt Nam trước những cuộc tấn công khả thi tới các căn cứ quân sự nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Theo nghĩa đó, các bản tin không phải là một điều không tốt cho Việt Nam. Nhằm phòng thủ có hiệu quả, ngoài việc phát triển năng lực quốc phòng để ngăn chặn các nguy cơ, cảnh báo để đối thủ biết về năng lực của mình là một điều cần thiết.
Vì vậy, tin tức về việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa có thể giúp Hà Nội truyền tải được thông điệp, đặc biệt là đối với Bắc Kinh, rằng Việt Nam không chỉ có đầy đủ phương tiện mà còn kiên quyết bảo vệ những lợi ích ở Biển Đông.
 
Image copyright
Image caption Thuyền Hải quân Trung Quốc truy đuổi thuyền Hải quân Việt Nam gần gian khoan Trung Quốc đặt tại khu tranh chấp

Tiếp đó, theo góc nhìn của Hà Nội, việc triển khai vũ khí không phải là một hành động khiêu khích hay gia tăng căng thẳng. Thay vào đó, đây được xem là một phản ứng phòng vệ cần thiết để đáp trả lại những mối đe dọa gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông. Cụ thể là vụ giàn khoan dầu vào năm 2014, khi Trung Quốc rời giàn khoan Haiyang Shiyou 981 chỉ cách 119 hải lý so với bờ biển miền trung Việt Nam, cùng việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa bảy hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông, là một cảnh báo cao độ cho những nguy cơ của Việt Nam và ý đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Vì vậy, sự đáp trả mạnh mẽ nhưng có tính toán sẽ đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi tốt hơn.
Tuy không rõ về thời điểm triển khai vũ khí, nhưng việc này có thể đã xảy ra rất lâu trước khi tin tức được đưa ra vào tuần trước. Một số nguồn tin cho hay Hà Nội có thể đã xem xét việc triển khai vũ khí từ tháng Năm năm ngoái, khi có thông tin về việc Trung Quốc triển khai giàn tên lửa đất đối không trên một trong những hòn đảo nhân tạo. Trong trường hợp nào thì những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ việc Trung Quốc quân sự hóa những hòn đảo nhân tạo trong thời gian gần đây, chắc chắn là nguyên nhân khuyến khích Hà Nội đưa ra những phản ứng mạnh mẽ.
Từ góc nhìn lịch sử, việc triển khai vũ khí cho thấy điển hình về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, vừa phòng vệ nhưng cũng sẵn sàng chống trả.
Vì là nước nhỏ hơn, Việt Nam luôn mong muốn giữ vững mối quan hệ ôn hòa và ổn định với Bắc Kinh. Dưới thời phong kiến, Việt Nam thậm chí nhượng bộ và chấp nhận triều cống cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhiều lần chống lại Trung Quốc khi vấn đề chủ quyền, quyền tự trị và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm.
 
Image copyright AP
Image caption Giàn khoan Haiyang Shiyou của Trung Quốc tại biển Đông

Trong những thập kỉ gần đây, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung đã được cải thiện đáng kể, nhưng vấn đề chủ quyền và tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục là thử thách to lớn với hai nước. Tuy nhiên, mức độ giao lưu kinh tế song phương chưa từng có giúp giữ vững sự hợp tác giữa hai nước.

Cụ thể, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng một phần năm thương mại hàng năm. Trung Quốc đồng thời cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ chín tại Việt Nam. Vì vậy, dù Việt Nam thường tỏ ra cứng rắn để bảo vệ quyền lợi vùng biển, nhưng họ không muốn để vấn đề tranh chấp tại Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang có thể làm hỏng các lợi ích đang có trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Nhìn chung, việc triển khai giàn phóng tên lửa của Việt Nam tại Biển Đông cần được xem xét rộng hơn trong bối cảnh những thay đổi gần đây trong tranh chấp tại Biển Đông, cùng với truyền thống ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc.
Động thái này, chủ yếu vì mục đích tự vệ, không gây ra mối quan ngại cho các nước láng giềng. Chắc chắn rằng xung đột vũ trang với một Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều là điều cuối cùng Việt Nam muốn vấp vào.
Bài của tác giả Lê Hồng Hiệp đã đăng trên báo Strait Times của Singapore.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160817_vietnam_deploy_extra


TÊN LỬA TRƯỜNG SA

Đưa tên lửa ra Trường Sa : Động thái bạo dạn của Việt Nam


mediaNgười biểu tình Philippines phản đối Trung Quốc triển khai tên lửa ở Trường Sa ngày 25/02/2016.REUTERS/Romeo Ranoco
 
Ngày 10/08/2016, hãng tin Anh Reuters tiết lộ : Việt Nam đã kín đáo đưa giàn phóng tên lửa cơ động ra một số căn cứ tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đang bị Trung Quốc tranh chấp. Loại vũ khí mới này có khả năng tấn công các cơ sở quân sự của Trung Quốc đặt trên các đảo nhân tạo trong khu vực. Thông tin này đã được giới phân tích ngoại quốc bình luận rộng rãi.
Trong bài « Giàn phóng tên lửa : Động thái bạo dạn của Việt Nam trên Biển Đông », đăng trên báo mạng Hồng Kông Asia Times và được tạp chí Mỹ The National Interest ngày 16/08 đăng lại, nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu Mỹ The Center for the National Interest, đã cho rằng đây là một phản ứng dễ hiểu của Việt Nam trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.
Mở đầu bài phân tích, chuyên gia Kazianis, cho rằng hành động của Việt Nam là một điều tất yếu :
« Đây là điều không thể tránh khỏi : Các quốc gia trong vùng Biển Đông có tranh chấp với Trung Quốc đang bắt đầu phản công – và lần này không phải bằng chiến tranh pháp lý (lawfare), hay kiểu chiến tranh bêu xấu (shamefare) mà tôi rất thích – mà bằng cách tăng cường năng lực quân sự của mình ».
Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ».
Đối với Kazianis, bản thân loại vũ khí mà Việt Nam đã chọn để bố trí trên các đảo, cũng rất đáng chú ý. Đó không phải là loại giàn phóng tên lửa thứ cấp của vài chục năm trước đây, mà là hệ thống pháo phản lực EXTRA do Israel chế tạo — một hệ thống rất hiệu quả để tiêu diệt các toán lính đổ bộ lên bờ biển.

Publicite, fin dans 0 secondes
Phản ứng trước hành vi gây hấn của Trung Quốc
Đối với chuyên gia Mỹ, phải tự hỏi là tại sao Hà Nội lại không làm những việc này sớm hơn, khi đã biết rõ hơn thiệt, và đã lường trước được các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông?
Quả thực là về Biển Đông luôn luôn có rất nhiều những lời đổ lỗi cho nhau, và không một bên tranh chấp nào vô tội trong việc gây nên những phiền phức không cần thiết, thế nhưng, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã lộ rõ nguyên hình là kẻ xâm lấn.
Việc Bắc Kinh vẽ ra đường lưỡi bò chín đoạn và đòi chủ quyền lịch sử trên tất cả những gì bên trong đường chín đoạn đó — bao gồm hầu như toàn bộ Biển Đông — đồng thời tìm cách áp đặt yêu sách của mình, đã đẩy tình hình căng thẳng lên những mức cao mới.
Qua việc sách nhiễu tàu đánh cá của các nước có tranh chấp với họ, sử dụng « lực lượng dân quân biển » để đảm bảo sự thống trị trên biển khơi, đặt giàn khoan dầu nhiều lần trong nhiều năm ở các vùng biển tranh chấp gần Việt Nam, bồi đắp các hòn đảo nhân tạo mới và đồ sộ, vốn rõ ràng là đã được quân sự hóa, Trung Quốc đã trở thành nước duy nhất tìm cách đảo ngược nguyên trạng.
Thậm chí thất bại nặng nề ở Tòa Án Trọng Tài La Haye cũng không làm Trung Quốc giảm bớt các hành động nhằm mục đích khống chế toàn khu vực – mà danh sách vừa có thêm điều được chuyên gia Kazianis gọi là « oanh tạc cơ tự sướng – bomber selfies » (chụp ảnh oanh tạc cơ chiến lược H-6 với nền là bãi Scarborough ở phía sau).
Hà Nội có phương tiện đáp trả
Trong tất cả các nước vùng Biển Đông, rõ ràng Việt Nam là nước có nhiều khả năng hơn cả để chống lại xu hướng bắt nạt của Trung Quốc, trong đó có những phương cách ngoại giao đặc thù.
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã mua của Matxcơva một số tàu ngầm quy ước thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới, cũng như những chiến đấu cơ hiện đại. Cho dù về quân số và vũ khí, Trung Quốc vẫn hơn xa Việt Nam, nhưng các loại vũ khí mà Việt Nam đã mua ít ra là sẽ có thể cầm chân Trung Quốc trong trường hợp xẩy ra đụng độ quân sự. Một số người còn cho rằng thậm chí Hà Nội còn có thể áp dụng một chiến lược chống truy cập/chống tiếp cận khu vực (A2/AD) thô sơ, lấy thẳng từ binh thư của quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngoài các đòn bẩy quân sự và kinh tế, cả hai nước — ít ra là trên giấy tờ — đều là những quốc gia Cộng Sản, và cho đến nay vẫn tiến hành những cuộc hội đàm "giữa đảng và đảng". Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều có khả năng thảo luận các vấn đề Biển Đông một cách kín đáo, ngoài tầm theo dõi của các phương tiện truyền thông. Hình thức đối thoại này cho phép lãnh đạo cao cấp của hai nước trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn hơn.
Việt Nam có thể tận dụng các kênh liên lạc như vậy, làm việc với Trung Quốc để tìm kiếm thỏa hiệp khả dĩ - hoặc ít ra là bày tỏ thái độ không hài lòng mà không tạo ra một sự cố ngoại giao.
Trung Quốc sẽ có phản ứng dữ dội?
Trong khi động thái của Việt Nam chỉ là một phản ứng trước việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo mới của họ trên Biển Đông với quy mô to lớn hơn rất nhiều, Bắc Kinh được cho là rất có thể sẽ viện cớ hành động của Việt Nam để phản ứng - và thậm chí có thể đẩy mạnh việc quân sự hóa khu vực một cách đáng kể so với các đối thủ.
Thật vậy, trong những ngày gần đây, người ta được biết là trên đảo mới của họ tại Biển Đông, Trung Quốc đã có nhà chứa máy bay cỡ lớn, được gia cố, có tính chất quân sự, có khả năng chứa bất kỳ loại máy bay nào trong kho vũ khí của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể quyết định đồn trú thường trực các loại phi cơ nguy hiểm nhất của họ một cách thường trực ở đó. Và đừng quên là Trung Quốc vẫn nói rằng việc họ quyết định tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay không sẽ dựa trên những gì họ gọi là toàn cảnh an ninh trong khu vực.
Liệu động thái của Việt Nam có thúc đẩy Trung Quốc làm chuyện đó hay không? Câu trả lời sẽ được biết khá sớm, nhưng không trước giữa tháng 9 tới đây.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160818-dua-ten-lua-ra-truong-sa-dong-thai-bao-dan-cua-viet-nam


LÊ ANH HÙNG * FORMOSA

Thảm hoạ Formosa Hà Tĩnh: Tội ác mang tên Nguyễn Phú Trọng




Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Sự vô cảm, vô trách nhiệm khó chấp nhận của nhà lãnh đạo tối cao
Thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra bắt đầu bùng phát ở Miền Trung từ đầu tháng 4/2016. Vụ việc chấn động nhân tâm này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người Việt, khiến công chúng trong cả nước đi từ bất ngờ đến hoang mang lo lắng và phẫn nộ.

Trong bối cảnh đó, ngày 21 & 22/4/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Những tưởng người đứng đầu hệ thống chính trị ở Việt Nam sẽ thăm hỏi, động viên hàng vạn đồng bào bỗng nhiên bị lâm vào cảnh dở sống dở chết trước khi đưa ra những quyết sách hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết hậu quả, ổn định tình hình. Nhưng không, trong suốt hai ngày trời trên đất Hà Tĩnh, ngài TBT đã không hề hé răng lấy nửa lời về thảm hoạ khủng khiếp đó, chẳng thèm ngó ngàng gì đến đám dân đen khốn khổ trong khi vẫn điềm nhiên đến Vũng Áng để “kiểm tra tiến độ” dự án Formosa Hà Tĩnh.
Rời khỏi Hà Tĩnh, ông ta lại tiếp tục im thin thít về vụ việc. Hơn ba tháng sau, trong Hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp diễn ra ngày 18/7, lần đầu tiên ông ta mới nhắc đến sự vụ đang khiến dư luận sục sôi kia khi phát biểu: “Sự cố cá chết… gây khó khăn cho công tác bầu cử” (!). Câu phát ngôn lạnh lùng, vô cảm đó nhanh chóng trở thành đề tài đàm tiếu của dân chúng.
Sự bàng quan, vô cảm đến mức không thể chấp nhận được của nhà lãnh đạo quốc gia lại càng khiến người ta phải đặt câu hỏi về trách nhiệm của ông ta trong vụ thảm hoạ môi trường thế kỷ này.
Ai là “cha đẻ” của Formosa Hà Tĩnh?
Như báo chí nhà nước đã loan tải, ông Võ Kim Cự, nguyên Phó Chủ tịch và về sau trở thành Chủ tịch UBND rồi Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, là một nhân vật chủ chốt liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh. Vai trò của ông Võ Kim Cự đã được báo chí nói đến nhiều; vì vậy trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin không bàn thêm. Tuy nhiên, theo mục (a) khoản (2) Điều 37 “Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư” của Nghị định 108/2006/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư” do Chính phủ ban hành ngày 22/9/2006, việc phê duyệt dự án Formosa Hà Tĩnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, ngày 4/3/2008, PTT Hoàng Trung Hải đã ký công văn hoả tốc số 323/TTg-QHQT “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”. Ngày 6/6/2008, ông Hoàng Trung Hải lại ký tiếp công văn số 869/TTg-QHQT “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.
Dự án Formosa Hà Tĩnh hoàn toàn nằm trong phạm vi chức trách của ông Hoàng Trung Hải. Vì thế, không chỉ là người ký hai văn bản quan trọng nhất đưa đến sự ra đời của dự án, ông ta còn dành cho nó hàng loạt ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”: miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền; chỉ đạo Bộ LĐ-TB-XH cho áp dụng cơ chế đặc thù, linh hoạt để đáp ứng việc đưa lao động nước ngoài vào dự án Formosa; cho phép Formosa hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua, v.v. Vai trò của ngài PTT phụ trách kinh tế lớn đến mức tháng 6/2014, Formosa Hà Tĩnh còn gửi thẳng công văn cho ông ta để đề xuất thiết lập đặc khu kinh tế gang thép, mà không thèm gửi cho bất kỳ ai khác.
Trên thực tế, ông Võ Kim Cự chỉ là một phó chủ tịch tỉnh; một mình ông ta không thể đủ sức cho ra đời một dự án khổng lồ liên quan đến nhiều bộ ngành trong một khoảng thời gian ngắn kỷ lục với hàng loạt ưu đãi chưa từng có như thế. Đúng hơn, ông ta chỉ là một tay sai đắc lực nhằm thực hiện ý đồ của cấp trên. Xin dẫn ra đây hai bằng chứng: (i) Ngày 15/1/2008, Formosa gửi “Thư bảo đảm xin đầu tư xây dựng dự án cảng Sơn Dương và khu liên hợp gang thép tại Hà Tĩnh” cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và mặc dù đây là thư gửi cho Thủ tướng ở Hà Nội nhưng ngay hôm sau, từ Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã ký công văn số 102/UBND/CN2 gửi Thủ tướng Chính phủ về dự án của Formosa; và (ii) Mặc dù bị công khai tố cáo nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng từ năm 2014 đến nay, nhưng ông ta vẫn cứ “bình chân như vại”, và ở tuổi 59 chuẩn bị nghỉ hưu, ông ta vẫn trở thành Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam và Đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội khoá XIV.
Trách nhiệm của ông Nguyễn Phú Trọng trong hiểm hoạ Hoàng Trung Hải
Ngày 7/5/2007, tức trước thời điểm Quốc hội khoá XII thông qua thành phần nhân sự Chính phủ khoá mới gần 3 tháng, một số đảng viên cao cấp đã gửi Tâm Huyết Thư tố cáo lý lịch mờ ám của ông Hoàng Trung Hải đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng các ủy viên Trung ương Đảng khác. Lúc bấy giờ ông Hoàng Trung Hải là Bộ trưởng Công nghiệp và được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cử vào chiếc ghế Phó Thủ tướng trong Chính phủ nhiệm kỳ tới. Những người soạn thảo bức thư, trong đó có ông Nguyễn Bình Giang, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương, Trưởng đoàn Thẩm tra Lý lịch ông Hoàng Trung Hải, đã khẳng định: Ông Hoàng Trung Hải là người dân tộc Hoa bởi bố ông ta tên là Sì Sói, sinh ra và lớn lên ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, chứ không phải người Kinh như trong bản lý lịch man trá của ông ta.
Các tác giả bức Tâm Huyết Thư đã dùng những lời lẽ hết sức thống thiết để đề nghị các cấp lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị ngăn chặn một hiểm họa vô cùng lớn cho đất nước – đó là việc một người Hán trá hình được giao nắm giữ những vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy.
Vậy nhưng, bất chấp tất cả, ngày 2/8/2007, Quốc hội khoá XII do ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch vẫn phê chuẩn ông Hoàng Trung Hải làm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, vị trí quan trọng thứ hai trong Chính phủ, theo sự đề cử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chưa hết, từ ngày 21/4/2008 đến nay, tác giả bài viết này – Lê Anh Hùng – đã 75 lần gửi đơn thư qua mạng Internet tới đầy đủ các cơ quan hữu quan ở Việt Nam để tố cáo PTT Hoàng Trung Hải những tội ác khủng khiếp như giết người, buôn bán ma túy, trùm băng đảng, cung cấp tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia cho nước ngoài…
Do vụ tố cáo của tôi không được giải quyết nên ngày 2/12/2012, nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh đã được khởi công xây dựng với sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bị tố cáo là tay sai đắc lực của ông Hoàng Trung Hải và đã ngồi xổm lên pháp luật khi bảo lưu thời hạn cho Formosa thuê đất 70 năm.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện đúng chức trách Chủ tịch Quốc hội của mình, không phê chuẩn ông Hoàng Trung Hải vào vị trí Phó Thủ tướng do những sai phạm đã được nêu trong bức Tâm Huyết Thư thì chắc chắn sẽ không có Formosa Hà Tĩnh cũng như hàng loạt hiểm hoạ Trung Quốc khác trên đất Việt Nam mà “tác giả” chính là ông Hoàng Trung Hải.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện đúng chức trách Chủ tịch Quốc hội khóa XII và Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa XI, yêu cầu giải quyết vụ tố cáo của tôi một cách đúng pháp luật thì tất cả các dự án kinh tế nguy hiểm do ông Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, trong đó có Formosa Hà Tĩnh, đều phải bị rà soát lại và tạm ngưng.
Với tư cách người đứng đầu Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm chính khi ông Hoàng Trung Hải không những không bị xử lý mà còn lọt vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XII và trở thành Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Điều này cũng có nghĩa là hiểm hoạ Formosa Hà Tĩnh không thể được giải quyết rốt ráo chừng nào ông Nguyễn Phú Trọng còn ngồi trên chiếc ghế Tổng Bí thư.
Formosa Hà Tĩnh là thảm hoạ môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, nó còn là đại hiểm hoạ về kinh tế và đặc biệt là an ninh - quốc phòng. Hậu quả do nó gây ra sẽ còn ảnh hưởng nặng nề tới nhiều thế hệ người Việt trong hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nếu dự án nguy hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại. Về mặt quân sự, nó chẳng khác gì mũi dao gí vào yết hầu đe doạ sự tồn vong của đất nước. Nó là chiến tích ngoạn mục của tập đoàn cướp nước Trung Nam Hải, thông qua “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải, song lại là tội ác muôn đời không thể gột rửa của bè lũ Việt gian tay sai mà TBT Nguyễn Phú Trọng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

    Lê Anh Hùng

    Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.


VIỆT NAM HÔM NAY


  Những phát súng bên trong văn phòng Đảng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-18

000_F689K.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ trái) bên nạn nhân Phạm Duy Cường tại bệnh viện Yên Bái sáng 18/8/2016.
AFP photo

Lần đầu tiên một cuộc xả súng xảy ra bên trong Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái, giết chết Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và ngay sau đó sát thủ cũng là một cán bộ kiểm lâm cao cấp, cũng tự sát sau khi gây án. Vụ giết người đẫm máu này cho thấy điều gì trong nội bộ của UBND tỉnh Yên Bái, và hệ quả nó ra sao?
Chấn động dư luận
Bảy viên đạn K59 bắn vào ba người, ba viên cho ông Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường, ba viên cho ông Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn, viên còn lại dành cho người gây án: Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái.
Vụ án gây chấn động Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái và báo chí vì kẻ hạ thủ là một cán bộ kiểm lâm cao cấp, vào Ủy ban nhân dân tỉnh mà không bị khám xét hay nghi ngờ vì ông Cường là khuôn mặt quen biết với cán bộ nơi đây. Sau khi vụ án xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã mở cuộc họp báo công khai trả lời báo chí chi tiết sự việc, tuy nhiên nguyên nhân vụ giết người vẫn còn là điều bí ẩn.
Theo sự giải thích của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh cho biết thì sáng hôm nay,18 tháng 8 sẽ có cuộc họp HĐND tỉnh vào lúc 8 giờ nhưng vào khoảng 7 giờ trước lúc khai mạc, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh đi vào trụ sở tỉnh ủy, trước tiên đến phòng làm việc dùng súng K59 bắn Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường, tiếp đó ông Minh đến phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn cách đó 150m và bắn ông Tuấn. Ngay sau đó ông Minh dùng súng tự sát tại phòng làm việc của ông Tuấn.
Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau. Khi bình thường thì dùng người ta để mà kiếm chác đến khi có nguy cơ gì đấy thì đem người ta ra để tế thì người ta sẽ không chịu.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Đây là lần đầu tiên Chính quyền Việt Nam có một động thái được xem là hiếm thấy, đó là tổ chức họp báo ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đích thân tới Ủy ban nhân dân tỉnh để làm việc sau khi vụ xả súng xảy ra. Động thái này nhằm minh bạch hóa vụ án không để dư luận xôn xao, mất phương hướng và nhất là cán bộ đảng viên cả nước mất bình tĩnh vì câu chuyện giết người này.
Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến hành động nghiêm trọng này vẫn là một dấu hỏi lớn đối với người dân. Hàng chục lý do xoay quanh động cơ giết người của một cán bộ kiểm lâm làm người ta chú ý ngay tới việc phá rừng cũng như buôn lậu gỗ đang là đề tài nóng của tỉnh Yên Bái trong thời gian gần đây.
Động cơ giết người chính là câu hỏi bức xúc nhất của dư luận ngay sau khi vụ án diễn ra, mỗi người nhận định một cách khác nhau và trước tiên chúng tôi xin ý kiến của ông Lê Văn Cuông, nguyên đại biểu Quốc hội, được ông cho biết:
“Theo cảm nhận của tôi thì chuyện này thuộc về cá nhân thôi không có vấn đề chính trị gì trong này. Chắc là có mắc mứu cá nhân mà hành động nó không làm chủ được, nó bột phát như thế. Cụ thể như thế nào thì cơ quan điều tra người ta tìm hiểu kỹ để xác định được nhưng theo suy nghĩ và nhận định của tôi thì đây không phải là trường hợp mang tính chất chính trị mà đây là trường hợp mâu thuẫn cá nhân mà thôi.”
Có người cho rằng phải chăng vấn đề tổ chức nhân sự đã làm cho ông Minh bất mãn vì sợ mất ghế dẫn tới hành động giết người? Theo bà Phạm Thị Thanh Trà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, người tổ chức cuộc họp báo cho biết trước khi vụ việc xảy ra, tỉnh có chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với một đơn vị khác, tuy nhiên chưa có quyết định gì cụ thể, lãnh đạo tỉnh đã gặp ông Minh để vận động tư tưởng. Bà Trà khẳng định không có cơ sở để cho rằng nguyên nhân vụ việc dính tới công tác tổ chức cán bộ.
Rúng động đảng cộng sản
TS kinh tế Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo từng làm việc nhiều năm trong UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
“Vì bất cứ lý do gì thì cũng dẫn tới hành vi bắn nhau! Thay vì làm đơn tố cáo hay triệt hạ nhau bằng những thủ pháp chính trị như trước đây có nghĩa là về mặt mức độ xung đột và tính chất xung đột đã khác hẳn trước đây, nó thể hiện ra hành vi và hành vi cực kỳ thô bạo, hành vi đó là hành vi thảm sát. Tất nhiên bây giờ chưa thể biết đây có vấn đề tư thù, quyền lợi hay tranh chấp nhưng khi đã thể hiện ra như vậy và giữa những người quan chức cấp cao như vậy thì rõ ràng đây là chuyện lớn rồi, đây là chuyện rất nguy hiểm đối với đảng, có thể nói nó đẩy đảng đứng trước một bờ vực. Một ranh giới sụp đổ trên bờ vực.”
Ông Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng nhận định theo cảm xúc của một người trông mong cuộc thay đổi, mặc dù giải pháp bạo động không phải là khuynh hướng mà ông ủng hộ:
Những diễn biến tình hình gần đây từ tới giờ tôi vẫn có một cái niềm hy vọng mà cũng có thể là một niềm tin nữa, đó là ngay trong nội bộ của tập đoàn cầm quyền vẫn có những người muốn chuyển hóa, muốn diễn biến theo xu hướng tiến bộ cho nên tôi vẫn hy vọng có một lực lượng có một xu thế hay một người nào đó họ sẽ có những hành động, chủ trương hướng về sự tiến bộ. Trường hợp này cũng có thể là nội bộ họ xâu xé họ đấu đá với nhau mà cũng có thể nói là một trong những cái xu hướng tiến bộ có thể đang diễn ra.”
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương nhìn cuộc tàn sát này là vấn đề nội bộ trong bối cảnh mâu thuẫn quyền lực và chia chát quyền lợi. Khả năng lấy cấp dưới làm dê tế thần cũng là một điều cần chú ý:
“Cái vụ này mình chưa có thông tin đầy đủ nhưng theo cá nhân tôi thì có vấn đề. Cái anh kiểm lâm ấy anh bức xúc một vấn đề gì đấy có thể anh có những sai lầm gì đấy của hệ thống nhưng anh ta là con dê bị bắt ra để tế anh ấy uất ức thì tiêu diệt cái đám hệ thống của anh, đấy có thể là một khả năng chứ không phải tự nhiên người ta lại điên rồ gì mà lại đi giết nhau như vậy.
Tôi cho rằng nó đặc biệt quan trọng ở chỗ này: đó là không khí xung đột trong nội bộ đảng đã phát triển tới tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân, có nghĩa là căng thẳng lắm rồi.
- Nhà báo Phạm Chí Dũng
Đây là vấn đề mâu thuẫn quyền lực cũng như lợi ích. Đặc biệt vấn đề hiện nay là cấp trên ăn no đủ rồi bây giờ tìm một thằng để tế và như thế thì mình phải xem xét lại toàn bộ hệ thống cái nhân cách của con người trong bộ máy rõ ràng nó đang có vấn đề. Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau. Khi bình thường thì dùng người ta để mà kiếm chác đến khi có nguy cơ gì đấy thì đem người ta ra để tế thì người ta sẽ không chịu.
Nó là vấn đề mâu thuẫn trong hệ thống mafia thôi người ta gọi cho nó nhẹ nhàng là nhóm lợi ích nhưng mà lợi ích này là lợi ích của mafia, lợi ích của bọn kẻ cướp với nhau.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận xét vụ án theo một góc khác, góc tự diễn biến nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam trước các vấn đề lợi ích cá nhân và tranh chấp ngấm ngầm giữa các phe phái:
“Có thể nói đây là lần đầu tiên nếu tính từ thời điểm từ năm 1975 tới nay. Trước đây cũng đã xảy ra vụ quan chức bắn nhau nhưng nó nằm ở cấp xã chủ yếu ở một số địa phương nhưng trường hợp đó cũng hiếm. Còn đây là lần đầu tiên xảy ra vụ quan chức bắn nhau mà thảm sát hàng loạt làm tôi nhớ có một sự thay đổi đáng kể về tính chất.
Tháng 9 năm 2013 xảy ra vụ một nông dân là Đặng Ngọc Viết đã dùng súng bắn vào quan chức tỉnh Thái Bình do bị đền bù và cưỡng chế và bây giờ sau 3 năm lại xảy ra vụ không phải dân bắn quan chức mà là quan chức bắn nhau, hơn nữa không phải quan chức cấp thấp mà là quan chức cấp cao, Bí thư tỉnh và Chủ tịch HĐND tình tức là Phó bí thư tỉnh như vậy là đụng tới Ủy viên trung ương rồi.
Tôi cho rằng nó đặc biệt quan trọng ở chỗ này: đó là không khí xung đột trong nội bộ đảng đã phát triển tới tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân, có nghĩa là căng thẳng lắm rồi. Tất cả những gì mà trước đây người ta xưng hô với nhau đồng chí này đồng chí kia tất cả những cái đó đều là sáo ngữ hết, và bây giờ không còn đồng chí nữa, thậm chí người ta sẵn sàng loại trừ thanh trừng lẫn nhau vì quyền lực, vì quyền lợi và vì những rủi ro áp đặt lẫn nhau, thành thử tôi cho rằng cái vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái nó sẽ mở ra một giai đoạn mới cho cuộc xung đột nội bộ trong đảng.”
Những viên đạn tuy nổ trong văn phòng của một cơ quan thuộc tỉnh Yên Bái nhưng tiếng vang của nó làm cả nước sửng sốt. Người dân thực sự đang theo dõi từng chút vì theo như lời thú nhận của bà Phạm Thị Thanh Trà trong cuộc họp báo: vụ án đã gây chấn động sâu xa trong nội bộ cán bộ đảng viên và người dân tỉnh Yên Bái.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/shoot-inside-the-party-offices-ml-08182016102324.html

Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái bị bắn chết

2016-08-18

phamduycuong-622.jpg
Ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Courtesy of chinhphu.gov.vn
Sáng nay, hai lãnh đạo cao cấp của tỉnh Yên Bái là Bí thư Tỉnh ủy, ông Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, ông Ngô Ngọc Tuấn bị bắn chết trước khi cuộc họp của Hội đồng Nhân dân bắt đầu.
Truyền thông trong nước loan tin, vào khoảng 8 giờ sáng thứ Năm 18/8/2016, ngay trước cuộc họp của Hội đồng Nhân dân tỉnh, ông Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm đã bất ngờ rút súng K59 mang theo trong người bắn thẳng vào ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, hai lãnh đạo cao cấp của tỉnh Yên Bái.
Ngay sau đó, ông Đỗ Cường Minh đã dùng súng tự sát, chết tại chỗ.
Hai ông Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Yên Bái nhưng đến trưa cùng ngày cả hai nạn nhân đều đã tử vong do vết thương quá nặng.

Nguyên nhân?

Nguyên nhân của vụ nổ súng nghiêm trọng này hiện vẫn chưa được biết.  Trả lời Đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương nhìn cuộc tàn sát này là vấn đề nội bộ trong bối cảnh mâu thuẫn quyền lực và chia chát quyền lợi. Ông nói:
Đây là vấn đề mâu thuẫn quyền lực cũng như lợi ích. Đặc biệt vấn đề hiện nay là cấp trên ăn no đủ rồi bây giờ tìm một thằng để tế. Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau.
Ô. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương
“Cái vụ này mình chưa có thông tin đầy đủ nhưng theo cá nhân tôi thì có vấn đề. Cái anh kiểm lâm ấy anh bức xúc một vấn đề gì đấy có thể anh có những sai lầm gì đấy của hệ thống nhưng anh ta là con dê bị bắt ra để tế anh ấy uất ức thì tiêu diệt cái đám hệ thống của anh, đấy có thể là một khả năng chứ không phải tự nhiên người ta lại điên rồ gì mà lại đi giết nhau như vậy.
Đây là vấn đề mâu thuẫn quyền lực cũng như lợi ích. Đặc biệt vấn đề hiện nay là cấp trên ăn no đủ rồi bây giờ tìm một thằng để tế và như thế thì mình phải xem xét lại toàn bộ hệ thống cái nhân cách của con người trong bộ máy rõ ràng nó đang có vấn đề. Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau. Còn đối xử với nhau khi bình thường thì dùng người ta để mà kiếm chác đến khi có nguy cơđấy thì đem người ta ra để tế thì người ta sẽ không chịu.
Nó là vấn đề mâu thuẫn trong hệ thống mafia thôi người ta gọi cho nó nhẹ nhàng là nhóm lợi ích nhưng mà lợi ích này là lợi ích của mafia, lợi ích của bọn kẻ cướp với nhau”.

Đặc biệt nghiêm trọng

Được biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt ở Yên Bái, trực tiếp chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, chưa từng xảy ra ở Việt Nam. Ông Phúc yêu cầu Bộ Công An khẩn trương điều tra vụ án và công bố thông tin đến người dân.
Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 18 tháng 8, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo với sự tham dự của Chủ tịch tỉnh, bà Phạm Thị Thanh Trà và Giám đốc Công an tỉnh, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên, hai vị này cho biết thủ phạm, ông Đỗ Cường Minh là người hiền lành, con rể của một nguyên bí thư Tỉnh Yên Bái, đã được bổ nhiệm đúng quy trình và luôn hoàn thành tốt công tác.
Hai vị này nói thêm là sáng nay, ông Minh không được mời đến dự họp, nhưng trước khi phiên họp khai mạc, ông Minh xin phép được gặp Bí thư tỉnh là ông Phạm Duy Cường và vụ nổ súng đã xảy ra.
Theo nội dung của cuộc họp báo, vụ việc không liên quan đến công tác cán bộ và sẽ không khởi tố vụ án do nghi phạm đã tử vong.

Cá tra miền Tây

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-19

620.jpg
Một hồ nuôi cá ở miền Tây.
RFA photo

Cách đây 4 tháng, hàng loạt nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu ở miền Tây gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào. Nhiều doanh nghiệp phải đẩy mạnh tiến độ thu mua cá của dân loại 700 - 800 gram nhằm đảm bảo công suất chế biến, khiến nguồn cung trên thị trường càng cạn nhanh. Tuy nhiên, hiện tại mọi chuyện đã đổi khác, hàng tấn cá tra nguyên liệu bị ứ đọng với mức giá bù lỗ, người nông dân khóc ròng bởi không thoát bàn tay của thương lái Trung Quốc.
Nuôi không định hướng
Anh Hồng, một người nuôi cá tra ở huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ chia sẻ: “Nó thất bại hổm rày bị Trung Quốc đánh cái vụ mua cá bự (lớn), phải nuôi lớn nó mới mua chứ không như trước đây. Nó mua như vậy thì mình phải nuôi lớn chứ không như trước đây bán lớn nhỏ đều được. Giờ lớn nó cũng không mua, giờ đứng ngồi không yên!”.
Anh Hồng cho biết, ba tháng đầu năm nay, khi thương lái Trung Quốc đến tận nơi để thu mua cá với giá cao, người nông dân ai cũng vui mừng.
Bà con vớt hết cá to, cá nhỏ để bán cho họ. Đặc biệt, bán cho thương lái Trung Quốc có cái lợi là họ không kiểm tra gắt gao quy trình nuôi, rồi chất lượng của cá. Thương lái mang xe đến tận nơi, vào tận nhà và mua hết toàn bộ cá không phân biệt cá thịt vàng hay thịt trắng.
Bên Trung Quốc thì lúc nào cũng dễ hơn bên Mỹ...Trung Quốc thì không có chỉ tiêu nào ngoài trọng lượng. Nhưng rồi nó thả mình thì thua luôn!.
Ông Thương, chủ doanh nghiệp
Mọi việc diễn ra trong nhiều tháng trời. những ngày đầu tháng tư, giá cá nguyên liệu tăng mạnh từ 19,000 đồng mỗi kg lên 22,500 đồng mỗi kg. Thấy vậy, anh cùng nhiều người khác quyết định bỏ thêm vốn đầu tư để mở rộng diện tích nuôi, tăng số lượng cá thả.
Anh cho hay, bạn nuôi cá của anh ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ còn chủ động để cá quá lứa để dễ dàng bán cho thương lái Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi lứa cá mới trở nên to hơn và đến thời kì thu hoạch, những thương lái Trung Quốc đã bỏ đi và để lại cho nhiều người những khoản nợ không nhỏ.
Một người nuôi cá khác tên Mau ở An Giang, chia sẻ rằng anh đã sai lầm khi từ chối các doanh nghiệp thu mua cá tại địa phương để bán trực tiếp cho các thương lái Trung Quốc. Hiện nay anh còn tồn khoảng 5 tấn cá quá lứa không thể tiêu thụ. Giá cá nguyên liệu cũng chỉ còn 18,000 đồng đến 19,000 đồng mỗi kg. Với mức giá này, người nuôi cá như anh đang phải chịu lỗ khoảng 1,000 đến 2,000 mỗi kí lô. Không biết gia đình anh sẽ cầm cự đến lúc nào.

Hướng đi nào cho người nuôi cá miền Tây
Ông Tân, một kỹ sư nông lâm đang làm việc cho một công ty chế biến cá tra xuất khẩu tại Cần Thơ chia sẻ: “Cá thị trường cá xuất khẩu thì người ta nuôi lớn rồi bị nó (Trung Quốc) nó thả. Tôi có ông cậu nuôi cá tra lớn rồi,m mỗi con nặng ba, bốn ký rồi mà bán không được. Ổng lỗ cả tỉ đồng. Bây giờ mình nuôi không có theo qui trình và chính sách của bên phía Trung Quốc nên người ta thả luôn. Mà làm sao lại phải nuôi theo qui trình của họ chứ?! Bây giờ mình điêu đứng rồi đó chứ!”.

400.jpg
Một cảnh sông nước miền Tây. RFA photo


Ông này cho hay, theo số liệu của Hiệp hội cá tra Việt Nam, gần 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 100 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ 2015.
Trong đó, thời điểm đầu năm, nhiều hầm nuôi cá tra size lớn vẫn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao; đồng thời không chú trọng nhiều đến việc kiểm tra chất lượng. Chính vì điều này mà nhiều doanh nghiệp thu mua quyết định ký hợp đồng để cung cấp cho thị trường Trung Quốc nhiều hơn các nước châu Âu và Mỹ. Nhiều đơn hàng số lượng lớn, giá tốt của các thương lái Trung Quốc đưa ra nhưng không đòi hỏi cao về kiểm soát chất lượng như các thị trường EU, Hoa Kỳ, nên nếu không bán được sang Trung Quốc thì cũng sẽ không có nơi khác tiêu thụ.
Ông Tân tỏ ra lo lắng khi cả doanh nghiệp và người nuôi cá tra tại các tỉnh miền Tây đều chọn hướng đi ngắn ngày. Việt Nam đang trong tiến trình gia nhập TPP. Nhưng nếu với đà hiện tại, thì khó mà có thể tồn tại được khi hiệp định này được ký kết.
Chủ một doanh nghiệp thu mua cá tra ở Cần Thơ, tên Thương chia sẻ: “Bên Trung Quốc thì lúc nào cũng dễ hơn bên Mỹ. Mỹ thì phải có nhiều chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, về môi trường và nhiều chỉ tiêu khác. Trung Quốc thì không có chỉ tiêu nào ngoài trọng lượng. Nhưng rồi nó thả mình thì thua luôn!”.
Theo ông này, thương lái Trung Quốc tìm mọi cách nâng giá mua cá tra lên cao, để rồi nhiều gia đình nuôi mất cảnh giác, từ chối các doanh nghiệp trong nước mà sản xuất theo yêu cầu "khác người" của họ.
Bây giờ mình nuôi không có theo qui trình và chính sách của bên phía Trung Quốc nên người ta thả luôn. Mà làm sao lại phải nuôi theo qui trình của họ chứ?! Bây giờ mình điêu đứng rồi đó chứ!.
- Ông Tân, kỹ sư nông lâm
Vì lợi nhuận trước mắt quá lớn nên nhiều người nuôi khó tránh được bẫy. Bởi những lần thu hoạch sau, sản phẩm cứ chất đổ đống mà thương lái thì biệt tâm. Đây cũng chính là trái đắng mà một lần nữa người nông dân miền Tây phải gánh chịu hậu quả.
Ông này tỏ ra buồn bã và lo lắng vì nông dân và doanh nghiệp chưa bao giờ hết phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Mới đây nhất, người em của ông ở Tiền Giang trồng thanh long ruột đỏ cũng bị lỗ gần 50 chục triệu do bị thương lái Trung Quốc thả khi giá thanh long ruột đỏ hiện chỉ còn 1,500 đến 3,000 đồng mỗi kg. Trong khi cách đây chưa đầy 1 tháng, thương lái vào vườn mua thanh long với giá 30,000 đồng mỗi kg.
Ông Thương cho hay việc xuất khẩu sản phẩm cá tra hiện rất chậm, trong khi giá bán thấp chỉ từ 2.1 đô đến 2.2 đô một kg với thị trường châu Âu và Trung Quốc; Mức giá này được nâng lên từ 2.8 đô đến 3 đô mỗi kg đối với thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thị trường châu Âu và Trung Quốc đang trầm lắng do đồng tiền mất giá và nhu cầu giảm. Mặc dù bị kiểm soát gắt gao về chất lượng cá khi nhập nhưng ông cho hay rằng, xuất được cá tra sang Mỹ là một thành công của công ty ông hiện tại.
Tình trạng hiện tại của ngành nuôi trồng thủy sản miền Tây có thể nói là xám xịt. Bởi họ vẫn không tìm ra lối thoát trong chính sách hỗ trợ nhà nước mà lại càng bế tắc hơn khi bứt khỏi chính sách nhà nước để chơi với các thương lái Trung Quốc để rồi bị lừa. Nói theo cách của bà con nông dân nơi đây là tránh vỏ dưa thì lại gặp vỏ dừa.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/catfish-in-mekong-delta-ttvn-08192016105641.html
 

Việt Nam khởi tố vụ giết 2 lãnh đạo giữa lúc dư luận bị trách ‘vô lương’




Công chúng bị truyền thông nhà nước Việt Nam cho là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết của các quan chức.
Công chúng bị truyền thông nhà nước Việt Nam cho là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết của các quan chức.
Việt Nam quyết định khởi tố vụ giết 2 lãnh đạo cấp cao của tỉnh Yên Bái trong khi dư luận bị truyền thông nhà nước chỉ trích là 'vô lương' vì đã 'hả hê' trước cái chết của các quan chức.
Vào lúc 10 giờ tối hôm qua (18/8), ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho báo giới Việt Nam biết cơ quan điều tra công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người tại trụ sở tỉnh ủy vào buổi sáng cùng ngày vì tính chất “đặc biệt nghiêm trọng” của vụ việc. Tại buổi họp trước đó, ông Chiêu nói sẽ không khởi tố vụ án vì nghi phạm đã chết.
Vụ nổ súng giết hai quan chức cấp cao của tỉnh là ông Phạm Duy Cường – Bí thư Tỉnh ủy – và ông Ngô Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban tổ chức – ngay trước phiên họp của HĐND tỉnh đã khiến cho dư luận rúng động và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phải tức tốc có mặt tại Yên Bái để chỉ đạo điều tra và tăng cường an ninh trong khu vực.
Nghi phạm là ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái – với phương tiện gây án là một khẩu súng quân dụng. Ông này được cho là đã tự sát ngay sau đó.
Tin tức về vụ nổ súng hiếm xảy ra tại Việt Nam này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, kèm theo rất nhiều bình luận từ công chúng bị truyền thông nhà nước Việt Nam cho là “vô lương” vì đã “hả hê” trước cái chết của các quan chức.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà bình luận và quan sát tình hình thời sự Việt Nam, nói với VOA: “Đã có người thống kê có đến 95% ý kiến trên mạng xã hội là từ bàng quan cho đến hả hê trước vụ giết chóc này, không hề biểu hiện một chút thương cảm nào đối với cái chết của giới quan chức, mà cũng không hề có thái độ lên án với nghi phạm, thủ phạm, là ông Đỗ Cường Minh. Chỉ có 5% còn lại là cảm thấy có gì đó đau xót và buồn bã vì tình hình của đất nước khi người ta giết nhau, thảm sát nhau như vậy. Một nỗi buồn chung chung, trừu tượng, chứ không buồn cụ thể cho những người chết”.
Qua so sánh vụ giết người vừa xảy ra với vụ một nông dân ở Thái Bình, ông Đặng Ngọc Viết đã bắn vào quan chức địa phương hồi tháng 9/2013 và đưa ra nhận định:

“Từ vụ Đặng Ngọc Viết tới vụ Đỗ Cường Minh cho thấy một sự phản ứng rất lớn của người dân đối với đảng cầm quyền là như thế nào. Họ mất lòng tin rồi. Bây giờ lại thêm hàng loạt chuyện, nhất là chuyện Formosa, càng làm cho người dân mất niềm tin kinh khủng vào chế độ. Thành thử có một chuyện gì mà các quan chức chế độ bị rủi ro thì người dân thực sự chỉ có reo mừng thôi”.





No comments:

Post a Comment