100 NĂM MIỀN BẮC VIỆT NAM QUA ẢNH
source: MANN UP | Posted on: 2016-08-12 |
Cứ
mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi lại thích nghĩ về quá khứ, về những gì đã
qua. Tết là một cái cớ để sống chậm lại và suy ngẫm về những giá trị cũ.
Thời gian lúc này như chậm lại để cho những dòng ký ức cứ bám quanh
người đặc quánh, nghi ngút. Tôi lại lục tung những hang cùng ngõ hẻm của
mạng Internet để kiếm tất cả những bức ảnh miền Bắc từ xưa đến nay mình
có thể tìm được. Tôi chợt nhận ra, ảnh về Việt Nam xưa nay cũng không
hề ít nhưng mỗi chỗ rải rác một nơi mang nặng tính chất nhà kho hơn là
kết nối. Vậy là ý tưởng của bài này ra đời, tôi bỏ ra hai ngày tổng hợp
và chọn ra hơn 300 bức ảnh màu/đen trắng của miền Bắc Việt Nam 100 năm
qua (từ 1915 đến 2015), cộng thêm chú thích những gì có thể để tạo thành
một câu chuyện dài, một bức tranh toàn cảnh của những hoài niệm.
Di
sản của ông cha ta để lại không chỉ là những thứ xa xôi, cao siêu như
giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc cần được đánh thức và bảo tồn mà
còn là những khoảnh khắc, thói quen, con người đã gắn bó sâu đậm đến mức
trở thành một phần của tiềm thức, không bao giờ thay đổi.
Bài gốc tôi viết cho tạp chí Mann Up: http://mannup.vn/100-nam-mien-bac-viet-nam-qua-anh/
Phố
Paul Bert (năm 1914/1915), nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội. Paul Bert là
một nhà động vật học, sinh lý học, và chính trị gia người Pháp, ngoài
đường Paul Bert thì tên ông còn được chính quyền thực dân Pháp ở Đông
Dương dùng đặt tên một vườn hoa ở Hà Nội, vườn hoa Paul Bert (nay là
vườn hoa Lý Thái Tổ).
Rue des Ferblanctiers (phố Hàng Thiếc), Hà Nội, 1915. Nối từ cuối phố Hàng Bồ đến phố Hàng Nón, ngày nay phố này là nơi tập trung các nhà sản xuất những mặt hàng bằng tôn, kẽm, sắt tây và gương soi. Trước thời Pháp thuộc thì là nơi sản xuất và bày bán các loại hàng đúc bằng thiếc như cây đèn, cây nến, lư hương, ấm, khay đựng chén…
Rue des Ferblanctiers (phố Hàng Thiếc), Hà Nội, 1915. Nối từ cuối phố Hàng Bồ đến phố Hàng Nón, ngày nay phố này là nơi tập trung các nhà sản xuất những mặt hàng bằng tôn, kẽm, sắt tây và gương soi. Trước thời Pháp thuộc thì là nơi sản xuất và bày bán các loại hàng đúc bằng thiếc như cây đèn, cây nến, lư hương, ấm, khay đựng chén…
Cầu
Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng Hà Nội, ngày xưa
vốn được đặt tên là Paul Doumer, theo tên của Quan Toàn quyền Đông Dương
Paul Doumer. Khởi công năm 1898 và hoàn thành năm 1902.
Thầy
đồ viết câu đối để bán. Xin chữ thầy đồ ngày tết là truyền thống dân
gian từ xưa, khi đó đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ
trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Sau
này thì nó đơn giản là một phong tục với mong muốn mang lại may mắn,
bình an cho gia đình.Phố
Hàng Gai, Tết Trung thu 1915. Một phần con phố hồi cuối thế kỷ 19 có
tên là phố Hàng Tiện: có những cửa hàng nhỏ, thợ vừa tiện vừa bán những
đồ thờ, mâm bồng, đèn nến, ống hương, đài rượu, khuôn ván, mõ gỗ… Họ
tiện cả những thứ nói trên nhưng cỡ nhỏ bé để trẻ con chơi.Hàng
Đào (Hà Nội) những năm thập niên 20. Phố Hàng Đào là một phố trong khu
phố cổ Hà Nội. Phố Hàng Đào nằm theo hướng bắc – nam, dài khoảng 260m.
Đầu phía nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sát bờ hồ Hoàn
Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang. Tên phố có nguồn gốc từ mặt
hàng vải nhuộm đỏ được bán nhiều ở phố từ xa xưa. Hiện nay Hàng Đào là
phố một chiều cho các phương tiện giao thông và vẫn được coi là phố buôn
bán chính. Ảnh: Charles PeyrinMỏ
than ở Hòn Gai, 1921. Ngày xưa dù là kẻ thắng trận trong Thế chiến II
nhưng Pháp chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế và là con nợ lớn của
Mỹ. Để bù đắp chiến phí, Pháp càng tăng cường mạnh mẽ việc khai thác
thuộc địa, nhất là Đông Dương vì nơi đây vốn là một vùng đất giàu có về
khoáng sản và nông nghiệp. Đặc biệt than luôn đứng đầu trong số các
khoáng sản được khai thác ở Việt NamGần
mộ mỏ đồng, 1915. Bên cạnh than, các mỏ đồng, thiếc, kẽm, sắt… đều được
bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác, sản lượng
tăng gấp nhiều lần trước chiến tranh.Vùng
biên giới Trung Quốc, làng Na-Cham năm 1915 (ngày nay là thị trấn Na
Sầm thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). Thị trấn Na Sầm có diện tích
1,5 km², dân số năm 1999 là 3299 người. người ta hầu như không dùng tiền
mặt, nếu có thì chủ yếu là tiền lẻ. Ở đây có chợ Na Sầm, đa phần hàng
hoá được mua bán bằng cách trao đổi.Những
năm thập niên 20. Vườn hoa cạnh Hồ Gươm, góc Hàng Khay/Đinh Tiên Hoàng
bây giờ. Cái đài ở góc trái ảnh giờ không còn nữa. Ảnh: Charles PeyrinCấy lúa ngày xưa.Nhuộm
răng đen là một tục lệ có từ lâu đời của Việt Nam, đơn giản là vì quan
niệm về thẩm mỹ mỗi thời mỗi khác thôi. Như tôi đọc sách thì các cụ viết
rằng trước hết dùng cánh kiến tán nhỏ, vắt nước chanh để kín bảy ngày,
chờ tối đi ngủ phết thuốc ấy vào hai mảnh lá dừa hoặc mo cau rồi ấp vào
hai hàm răng. Trong thời gian nhuộm răng thì phải kiêng nhai. Lặp lại
như thế một tuần cho răng ra màu cánh gián thi bôi thuốc răng đen. Thuốc
răng đen làm bằng phèn đen trộn với cánh kiến, nhuộm vài miếng là đen
kịt lại, rồi đốt cho chảy nhựa ra, lấy nhựa ấy phết vào răng cho không
phai ra được nữa.La
Rue du Cuivre. Phố Hàng Đồng, Hà Nội, 1915. Thời Pháp thuộc hai phố
Hàng Đồng và Bát Sứ thuộc phố Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Ngày xưa
đây là nơi cung cấp chế tác các sản phẩm từ Đồng cho cả kinh thành.Cô bé chăn trâu (1915)Quan
tổng đốc một tỉnh gần Hà Nội (1915). Ngày xưa đây là một chức quan của
chế độ phong kiến trao cho viên quan đứng đầu một vùng hành chính gồm
nhiều tỉnh thành. Ở Việt Nam, từ năm Tân Mão 1831, năm thứ 12 triều vua
Minh Mạng, nhà vua chia Việt Nam thành 31 tỉnh, trong đó miền Bắc có 6
quan tổng đốc: Sơn Hưng Tuyên, Hà Ninh, Ninh Thái, Hải An, Định An, Lạng
Bình.Cô
gái ăn trầu (1915). Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong
cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Trầu cũng được dùng để
tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của những thế
hệ đi trước. Trầu cau gần gũi với ông bà chúng ta như thế nên hiển
nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn hóa và con người Việt Nam
xưa.Phố
Hàng Khoai. Phố Hàng Khoai dài trên ba trăm năm mươi mét đi từ bờ sông
Hồng đến ngã năm Hàng Lược. Phố có tên là Hàng Khoai vì ở sát bên chợ
Đông Xuân, hàng ngày nông dân ngoại thành hay tập trung ở đây để bán các
thứ nông sản nhiều nhất là các loại khoai: khoai lang, khoai sọ, khoai
môn, cùng với gạo, ngô, đỗ, sắn.Bán nước chè. 1919.Nhà
thờ ở Lạng Sơn. Thành phố trước đây có tên là Thị xã Lạng Sơn và trở
thành thành phố vào năm 2002, là đô thi loại III. Giáo phận ở đây phát
triển khá mạnh với rất nhiều nhà thờ.Cổng
tam quan chùa Láng. Chùa Láng còn gọi là Chiêu Thiền tự, là một ngôi
chùa đường Chùa Láng, trước kia vốn là ngõ Giếng của làng Láng Thượng,
quận Đống Đa, Hà Nội. Tên chùa có ý nghĩa rằng: “Vì có điều tốt rõ rệt
nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là
Thiền”. Người Pháp gọi là Pagode des Dames. Còn cổng tam quan là một
loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc
truyền thống Việt Nam. Cổng tam quan mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật
giáo gồm có “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, thể hiện cái sắc
(giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai.Từ
Khuê Văn Các nhìn ra cổng tam quan. Theo dự thảo Luật thủ đô được thông
qua trong kì họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII ngày 21/12/2012, Khuê Văn Các
tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà
Nội.Ô
Quan Chưởng à một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành
đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ
10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ
nguyên kiểu cách đến ngày nay. Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô
Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương.Hà
Nội 1928, tượng đài kỷ niệm binh lính Pháp và Việt chết trong Đệ nhất
Thế chiến. Thời Pháp thuộc là một giai đoạn của lịch sử Việt Nam, bắt
đầu từ năm 1884 đến 1945. Đây là thời kỳ Việt Nam, cùng với Lào và
Campuchia thuộc Đông Dương, trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi xâm
chiếm thành công Đông Dương, người Pháp chia Việt Nam ra làm 3 xứ riêng
lẻ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ; cùng với 2 xứ bảo hộ Ai Lao (Lào) và
Cao Miên (Campuchia) trở thành Liên bang Đông Dương.Tàu
hỏa Hà Nội-Hải Phòng đang chạy qua cầu Phú Lương, Hải Dương. Tuyến
đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài 102 km được thực dân Pháp khởi công xây
dựng từ năm 1901 nhằm mục tiêu biến con đường huyết mạch này thành
phương tiện chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược tại vùng Bắc
Bộ.Ga Hà Nội 1921-1935Ga Hà Nội 1921-1935Trong toa hàng ăn trên tuyến Xuyên Việt 1921-1935.Trong toa hạng tư, dành cho người ít tiền, thường mang theo đồ đạc cồng kềnh.Lạng Sơn 1931.Cột cờ Hà Nội (1935), được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812)Nhà
tù Hỏa Lò được xây từ năm 1896 bởi thực dân Pháp, với mục đích giam giữ
những người chống chế độ thực dân. Nơi đây từng là một trong những nhà
tù kiên cố và lớn nhất ở Đông Dương.Chợ
hoa góc hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng. Thời Pháp thuộc, đầu phố bên phía
hồ Gươm từng là chợ hoa trong khoảng nửa thế kỷ. Ngoài ra ở đây còn có
nghề khảm trai, thế nên mới có tên phố Hàng Khay – ở đây chuyên làm nghề
đồ gỗ khảm trai, trong đó có mặt hàng khay.Hồ Gươm nhìn từ trên cao.Hà
Nội những năm thập niên 30. Ngã tư Phố Nguyễn Hữu Huân (Rue Maréchal
Pétain) với Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure). Ảnh: Charles PeyrinHà Nội những năm thập niên 30. Ảnh chụp dùng kỹ thuật phơi sáng kép (double exposure) của một nhiếp ảnh gia vô danh.Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, những năm 1930/40.Hải Phòng, 1931.Hà Nội 1940.Hà Nội 1940. Một biển quảng cáo sữa đặc Nestle. Ảnh: Harrison FormanHà Nội 1940. Người dân đang xây dựng hầm trú ẩn, trong giai đoạn này trẻ em cũng phải tham gia lao động. Ảnh: Harrison FormanHà Nội 1940. Tàu điện trên phố Hàng Đào. Ảnh: Harrison FormanHà
Nội 1940. Trạm xăng Texaco gần cầu Long Biên. Thời gian đầu do cầu Long
Biên còn hẹp chưa được mở rộng hai bên nên xe chở khách đi tỉnh không
thể qua cầu, phải đi phà sang bên kia sông. Năm 1923, việc mở rộng đường
hai bên cầu hoàn thành nên xe không phải qua phà nữa. Ba hãng xăng là
Shell, Socony và Texaco (của Mỹ) mở điểm bán xăng và Texaco đã giành
được quyền tài trợ xây nhà bán vé khang trang, trên nóc nhà bán vé có
cột hình vuông 4 mặt có tên Texaco. Theo tạp chí “Tự nhiên” xuất bản
bằng tiếng Pháp năm 1926 phát hành tại Hà Nội thì năm 1925, trung bình
một ngày có 4 xe tải, 166 xe ô tô con và 79 lượt xe buýt qua lại cầu
Long Biên. Ảnh: Harrison FormanHà Nội 1940. Một cửa hàng vé số dạo. Ảnh: Harrison FormanHà
Nội 1940. Nhà hát lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng năm
1901 và hoàn thành năm 1911 theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng
mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí
hậu địa phương Việt Nam. Ảnh: Harrison FormanHà
Nội 1940. Bên ngoài rạp Eden. Cái rạp này hồi trước tên là “Cinema
Palace”, là rạp phim hoành tráng nhất ở Hà Nội. Nó có mặt tiền thật đẹp
tựa cái vỏ con sò cách điệu. Thời thực dân Pháp tạm chiếm Hà Nội
(1947-1954), rạp đổi tên thành “Eden”. Người chủ mới không biết muốn tỏ
ra khác trước hay vì trào lưu kiến trúc tân kỳ mà che cái mặt tiền đẹp
đó bằng những tấm gỗ dán vuông thành sắc cạnh như trong ảnh này để đến
nỗi mọi người quên bẵng diện mạo kiến trúc ban đầu, ngay cả khi sau này
nó được đổi thành rạp chiếu bóng “Công nhân” rồi sàn diễn chuyên nghiệp
của Đoàn kịch nói Hà Nội. Ảnh: Harrison FormanĐây chính là rạp Eden (khi đó còn tên là Cinema Palace) ở trên trước khi bị thay mặt tiền.Hà Nội 1940. Ảnh: Harrison FormanBảng hiệu tính khoảng cách từ Hà Nội đến các tỉnh miền Bắc ở đầu cầu Long Biên. 1940. Ảnh: Harrison FormanCuối
thế kỷ 19, các cửa hàng bách hóa (Grands Magasins, Department Stores) ở
Paris xuất hiện rất thành công dẫn đến điều tất yếu là mô hình này được
lan rộng ở Việt Nam với Maison Godard, sau này thành Grands Magasins
Réunis (sau này là Bách Hóa Tràng Tiền và bây giờ là Tràng Tiền Plaza)
xây khoảng 1900. Ở Sài Gòn, Grands Magasins Charner tức Thương xá Tax
xây năm 1921. Ảnh: Harrison FormanBốn cô gái trẻ Hà Nội, khoảng năm 1940.Ngày giỗ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) tại đền thờ vua Lê gần hồ Gươm (1949).Một tiệm bánh ở Phố Hàng Trống. Le Pâtissier Thụy-Sỹ “Au goût Européen”.Hội đấu vật (1950)Hà Nội 1950. Cảnh sát giao thông điều hướng ở góc Đồng Khánh-Phố Hàng Khay (nay là Hàng Bài-Hàng Khay). Ảnh: Harrison FormanLạng Sơn, 1950.Nghĩa trang lính Pháp ở Lạng Sơn, 1950.Ban quân nhạc Lê dương Hải ngoại Pháp diễn hành trên con đường chính của Lạng Sơn, 1950.Đồn biên thùy CHIMA, Lạng Sơn, 1950.Sinh viên Hà Nội giờ tan trường buổi trưa, 1952. Ảnh: J. Baylor Roberts/National Geographic SocietyNgày
17 tháng 7 năm 1953, lúc 08h sáng, Trung úy Rivier, Y sĩ trưởng của
Tiểu đoàn 6 Nhảy dù Thuộc địa đứng quan sát đơn vị mình đang hạ xuống
bằng dù (tại phía bắc Lạng Sơn, dọc theo Quốc Lộ 4) trong chiến dịch
“Chim én”. Chiến dịch này nhằm mục đích phá hủy các kho vũ khí và trang
thiết bị ở gần thành phố Lạng Sơn, nơi đã trở thành một trung tâm tiếp
nhận vũ khí do Trung Quốc giúp Việt Minh kể từ tháng 10 năm 1950.Điện Biên Phủ tháng Năm, 1954. Ảnh: Bettmann/CORBISHà
Nội ngày giải phóng, 10/10/1954. Sau khi chính quyền lâm thời Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa tuyên bố Việt Nam độc lập, thực dân Pháp, dưới danh
nghĩa lực lượng Đồng Minh, tiến vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật
nhưng kỳ thực với mưu đồ tái chiếm thuộc địa. Chính quyền Việt Nam đã cố
gắng hòa hoãn, nhưng cục diện càng lúc càng căng thẳng. Năm 1946 mở màn
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa lực lượng Việt Minh và quân
viễn chinh Pháp. Với lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn,
phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang hiện đại của Pháp, quân
đội Việt Nam cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng, sau đó
các lực lượng Quyết tử Việt Nam đã thực hiện chiến thuật chiến tranh đô
thị cầm chân quân Pháp, tạo thời gian để chính quyền Việt Nam rút về
chiến khu và tổ chức cuộc chiến tranh lâu dài về sau. Về phía Pháp,
chiếm được Hà Nội với tổn thất tương đối nhỏ, quân Pháp tin tưởng sau
khi chiếm được Hà Nội, họ sẽ có thể dễ dàng và nhanh chóng bình định
được toàn bộ Việt Nam, nhưng cuộc chiến đã kéo dài đến chín năm, kết
thúc tại chiến trường Điện Biên Phủ với thất bại hoàn toàn của người
Pháp.Hà Nội 10.10.1954Với
thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve, đồng
thời rút hết quân về nước. Đúng tám giờ ngày 10/10/1954, các đơn vị quân
đội nhân dân Việt Nam tiến vào từ cac cửa ô, tiếp quản Thủ đô sau chín
năm bị tạm chiếm.Bán ảnh các lãnh tụ Cộng sản trên đường phố Hà Nội ngày 11-10-1954.Dân đứng bên đường xem quân Pháp rút lui. Hà Nội, 10.10.1954Hà Nội 1954.Việt Minh tiến vào Hà Nội sau khi quân Pháp rút đi. Hà Nội 10.10.1954Bộ đội tiếp quản Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Hà Nội 10.10.1954Bến xe điện Bờ Hồ. Hà Nội 1954.Hà Nội 10.10.1954Binh sĩ Quốc gia VN rút từ Nam Định về Hà Nội, tháng 7/1954.Binh sĩ Quốc gia VN rút từ Nam Định về Hà Nội, tháng 7/1954.Hà Nội 1954.Lính Pháp chuẩn bị rút khỏi Hà Nội. Tháng 10, 1954.Đấu tố địa chủ năm 1955 ở miền Bắc Việt Nam.1967.
Xe điện chạy qua trung tâm Hà Nội ( góc Avenue Puginier và Rue du Coton
trong bản đồ năm 1936, nay là góc Điện Biên Phủ-Phố Hàng Bông, cạnh
vườn hoa Cửa Nam)Miền Bắc Việt Nam 1967. Một bé trai bị cụt chân do không kích dùng cành cây chống nạng đứng cạnh bố.Hà Nội 1967, một cửa hàng làm tóc.Hà
Nội 1967. Phái đoàn ngoại giao Cuba rời Hà Nội vào miền Nam bằng những
chiếc xe con được ngụy trang, cách thức di chuyển đúng tiêu chuẩn khi đi
ra ngoài vùng quê.Góc
đường Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Biểu, sát ngay nhà máy điện Yên Phụ Hà
Nội, một trọng điểm ném bom của Mỹ năm 1967 và 1972. Không xa nơi đó là
trận địa pháo phòng không 100 mm của Hồ Trúc Bạch, nơi Thiếu tá
McCaine rơi ngày 26-10-1967.Một ngôi nhà bị đánh bom ở thị xã Phủ Lý (nay là thành phố Phủ Lý) năm 1967.Giấy tớ thu được của những phi công Mỹ bị bắt giữ.Đồ đạc của các phi công Mỹ bị bắt giữ.1967. Trẻ em miền Bắc chân đất đi học, đội mũ rơm chống mảnh bom.1967. Cư dân Hà Nội ngồi trong hố trú bom cá nhân đợi còi báo hiệu chấm dứt không kích.Thợ làm thảm cói trong một ngôi nhà thờ cũ đã bị ném bom.1967. Phía trước một nhà thờ ở Phát Diệm, người lao động khiêng sợi gai dầu dùng để dệt thảm và chiếu.Thợ dùng cối xay thô sơ để nghiền những quả dâu dùng nhuộm sợi gai dầu.Lính Mỹ chuẩn bị tiệc Giáng sinh 1968 trong trại giam.Miền Bắc Việt Nam 1969.Miền Bắc Việt Nam 1969. Ảnh: Thomas BillhardtTàu Liên Xô bốc dỡ hàng hóa tại cảng Hải Phòng, 1967.1967.
Một dân quân điều khiển khẩu súng phòng không bên ngoài một nhà máy tại
Hải Phòng. Khẩu súng này do Mỹ chế tạo và tịch thu được từ người Pháp
tại Điện Biên Phủ.Thái
Bình 1967- Xã viên tiên tiến hợp tác xã nông nghiệp xã Nguyên Xá (Vũ
Thư, Thái Bình) hút thuốc lào tại nhà. Trong tủ là một tượng Phật và một
tượng bán thân của Joseph Stalin. Ảnh: Lee Jonathan Lockwood/Black StarXe phòng không trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Lee Lockwood/Black StarMiền Bắc Việt Nam 1969.1969. Khuôn mặt trẻ em khi lần đầu nhìn thấy người phương Tây.
Tây.Chủ tịch Bắc Việt Nam Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hình chụp tại vườn Phủ chủ tịch tháng 11/1968. Ảnh: Marc RiboudMiền Bắc Việt Nam 1972. Ảnh: Thomas BillhardtMiền Bắc Việt Nam 1972. Ảnh: Thomas BillhardtMiền Bắc Việt Nam 1972. Ảnh: Thomas BillhardtNgoại ô Hải Phòng 1972.Hà Nội 1972 – Sản xuất hố tránh bom cá nhân.Hà Nội 1972 – Hố bom trong sân bệnh viện Bạch Mai.Kem bờ hồ, Hà Nội 1973.Ngân hàng Nhà nước Bắc Việt, 22/03/1973Chào cờ, 20/03/1973.Đánh bom ngày 17/05/1972 ở Hải Phòng.Chợ gạo vùng quê miền Bắc VN, năm 1973.Hải Phòng 1972 – Trung đội cao xạ số 5.Đội hình F-4 phối hợp với A-7 không kích miền Bắc Việt Nam năm 1972.Cảnh
một đường phố ở khu vực trung tâm Hanoi, ngày đầu năm mới 1973. Vào
thời điểm này xe đạp là phương tiện chủ yếu trong thành phố.Hà Nội, 18/03/19731973. Trao trả tù binh Mỹ ở sân bay Gia Lâm.116 tù binh Mỹ được trao trả ngày 12/2/1973.1973. Máy bay vận tải C-141 của Không quan Mỹ đến sân bay Gia Lâm, Hà Nội để đón tù binh Mỹ được trao trả.Hà Nội 1973 – nhặt nhạnh gạch để dựng lại nhà tại phố Khâm Thiên. Ảnh: Werner SchulzeGiáo viên mầm non ở một trường gần Hà Nội, Tháng Ba, 1973. Ảnh: Werner SchulzeKhâm Thiên, Hà Nội, 1973. Ảnh: Werner SchulzeTrẻ
em đùa nghịch với nhiếp ảnh gia, Tháng Ba 1973. Trước đó gần hai tháng,
hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973. Ngày 29 tháng
3 năm 1973, quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi can thiệp
quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn
duy trì viện trợ và cố vấn quân sự. Từ nay chỉ còn Quân lực Việt Nam
Cộng hòa đơn độc chống lại Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng
miền Nam Việt Nam. Ảnh: Werner SchulzeKhâm Thiên, Hà Nội 1973. Ảnh: Werner SchulzeHải Phòng, 1973. Ảnh: Werner Schulze
Văn Miếu Quốc Tử Giám 1986. Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.Phúc Xá / Long Biên – Hà Nội 1988.Cuộc thi Hoa Hậu Hà Nội năm 1989. Ảnh: David Alan HarveyTết 1989. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội 1986/1990Hà Nội 1986/1990Hà Nội 1988/1989.Hà Nội ảnh chụp từ trên không, 1989. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, Tết 1989. Ảnh: David Alan Harvey
HarveyNhững
bức ảnh của nhiếp ảnh gia David Alan Harvey ở Việt Nam 1989 là vào thời
kỳ Đổi Mới – một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới
được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam
lần VI, năm 1986. Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong
những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các
mặt khác: xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa… Tuy nhiên chính
trị không có những thay đổi nhiều so với Kinh tế.Hà Nội, Tết 1989. Ảnh: David Alan HarveyTết 1989, trẻ con nghịch pháo. Ảnh: David Alan HarveyMột đám cưới. Hà Nội 1989. Ảnh: David Alan HarveyTrong
đêm giao thừa, người Việt xưa thường đi lễ chùa để cầu xin đức Phật ban
cho điều tốt lành trong năm mới. Sau đó, trong đêm tối trên đường về sẽ
bẻ một cành lá cây nào đó, gọi là hái lộc. Nếu bẻ được một cành lá tươi
tốt, đầy đủ thì đó là điềm may mắn cho suốt năm tới. Ảnh: David Alan
HarveyHà Nội 1989. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội 1989. Chủ một quán phở và hai con gái. Ảnh: David Alan HarveyCầu Long Biên lúc hoàng hôn, những người dân đang về nhà sau một ngày lao động mệt nhọc. 1989. Ảnh: David Alan HarveyMột chú chó bị lột da trước khi bị vào nồi. 1989Ảnh: David Alan HarveyMột cậu bé trên cầu Thê Húc. Hà Nội, 1989. Ảnh: David Alan HarveyCô dâu chú rể trước giờ động phòng. Hà Nội 1989. Ảnh: David Alan HarveyMột đám tang. Hà Nội 1989 Ảnh: David Alan HarveyHà Nội 1989. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội 1993Bách hóa tổng hợp Bờ Hồ những năm 1990.Tháp Rùa – Hà Nội 1990Giảng Võ – Hà Nội 1990Phố Hoàng Diệu – Hà Nội 1990Hồ Tây – Hà Nội 1990Phố Hàng Bột (Tôn Đức Thằng) Hà Nội 1991. Ảnh: Lewis M. SternVăn Miếu, Hà Nội 1991. Ảnh: Lewis M. SternSông Đà, Hòa Bình 1991.Giảng Võ – Hà Nội 1991. Ảnh: Lewis M. SternSân
Bay Nội Bài 1991. Đây trước kia nguyên là một căn cứ không quân của
Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo
để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng
cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay
quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến ngày 2 tháng 1 nǎm 1978,
sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên
hạ cánh. Ảnh: M. SternĐầm Vạc – Phúc Yên – 1992. Ảnh: Hpgrumpe.deThủy
điện Hòa Bình, 1991. Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ
Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam.
Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành đây là nhà máy thủy điện
lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và
vận hành. Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh
thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Ảnh: Hpgrumpe.deChùa
Thầy, Hà Nội 1991. Ngôi chùa này nằm ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc
Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách
trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc
Láng – Hòa Lạc. Ảnh: Hpgrumpe.deGa Hương Canh, Vĩnh Phúc 1992. Ảnh: Hpgrumpe.dePhà Rừng, Bạch Đằng, Hải Phòng 1991. Ảnh: Hpgrumpe.deĐầm Vạc – Phúc Yên – 1992. Ảnh: Hpgrumpe.deĐốt
pháo ngày Tết. Tôi không rõ đây là năm nào nhưng chắc là trước năm 1994
vì năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 406/CT-TTg (QĐ
406), sau đó Chính phủ cũng ra Nghị quyết số 05 về việc cấm sản xuất,
vận chuyển và đốt các loại pháo.Hà Nội 1995. Ảnh: Dave HipplerNhà Máy Điện Yên Phụ, 1995.Việc
xuất hành đầu năm mới đã trở thành phong tục cổ truyền từ lâu đời với
mong muốn một năm mới làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn.Cha
ông ta xưa ăn Tết Nguyên Đán Việt Nam bắt đầu từ khoảng 23 tháng Chạp
cho tới hết ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Thường thì sau lễ tiễn ông
Công ông Táo về trời, người Việt xưa bắt đầu sửa soạn, đi sắm đồ dùng,
vật dụng cho Tết.Ga Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, 2001. Ảnh: Marra ManGa depot Yên Bái, 2001.Những ô cửa Hà Nội cũ mà đằng sau chất chứa mỗi nhà một câu chuyện khác nhau rồi sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
.
Nằm tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm), cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía tây nam, sân vận động Mỹ Đình có sức chứa lớn thứ nhì Việt Nam, hơn 40.000 chỗ ngồi (chỉ sau sân vận động Cần Thơ với sức chứa 50.000 người). Đây cũng là tổ hợp sân vận động hiện đại nhất Việt Nam, chi phí xây dựng sân gần 53 triệu USD. Sân chính thức hoạt động ngày 2/9/2003 với trận đấu đầu tiên giữa đội U23 Việt Nam và câu lạc bộ Thân Hoa Thượng Hải (Trung Quốc). Nơi đây từng tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á – SEA Games 22 năm 2003 và nhiều sự kiện thể thao, văn hóa lớn của đất nước.Hà Nội ảnh chụp từ trên không, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan Harvey2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyNằm cách Hà Nội gần 100km, quần thể Tràng An – Tam Cốc – Bích Động là điểm đến hấp dẫn nhất Ninh Bình. Được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi, hàng trăm hang động kỳ ảo, hồ, đầm. Ảnh: lehaicaoCao nguyên Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: lehaicaoRuộng bậc thang ở Tây Bắc.Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa lớn nhất năm 2010.Một Hà Nội ngày càng hiện đại.Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra trong 10 ngày (từ 1-10/10/2010) với 30 hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc… Tâm điểm của ngày Đại lễ diễn ra trong ngày 10/10/2010 là Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình.Đại học Bách Khoa Hà Nội, lễ khai giảng năm học 2010-2011.Sa Pa là một thị trấn vùng cao, khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650m, thị trấn này có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm, một ngày có đủ bốn mùa. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C, nhiệt độ cao nhất mùa hè là 25 độ C, mùa đông có thể dưới 0 độ C và có tuyết rơi.Sa Pa. Ảnh: MeogiaSa Pa. Ảnh: MeogiaNằm ở độ cao hơn 1.000m, cao nguyên Đồng Văn nằm ở tỉnh Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam. Cao nguyên này đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vì những điểm độc đáo trong cấu tạo địa chất. Đối với khách du lịch, đây là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, khí hậu luôn ôn hòa mát mẻ.Đồng Văn, Hà Giang.Quần thể khu du lịch Tràng An nhìn từ trên cao.Cao Bằng.Royal City, Hà Nội. Được khởi công từ đầu năm 2010 và đi vào hoạt động năm 2013 – một đô thị phức hợp với khu căn hộ, bao quanh bởi nhiều không gian mở như trung tâm thương mại liên hoàn trong lòng đất lớn nhất Châu Á, sân trượt băng tự nhiên trong nhà – Vinpearl Ice Rink Royal City, trường học quốc tế, công viên nước trong nhà – Vinpearl Water Park Royal City, quần thể vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, phố ẩm thực…Hà Nội nhìn từ tầng 65 Lotte Center.Đường lên đỉnh núi Đá Chồng thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trong một ngày nắng.Nơi đây có tượng đài Phù Đổng Thiên Vương khánh thành năm 2010 (công trình văn hóa trọng điểm trong năm 2010 nhân dịp chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội), được đúc bằng đồng nguyên khối theo phương pháp thủ công, nặng hơn 85 tấn, cao 15m với độ vươn xa 16m.Cầu Long Biên.Cầu Thê Húc.Ga Hà Nội (trước kia gọi là Ga Hàng Cỏ) là nhà ga đường sắt chính của thủ đô. Ga gồm hai khu ở hai cửa khác nhau. Để đi từ Hà Nội vào các tỉnh, thành phố phía Nam hành khách sẽ đi cửa hướng đường Lê Duẩn, còn phía Bắc khách sẽ đi từ cửa khu B trên phố Trần Quý Cáp.Vườn hoa Văn Miếu với khu nhà bát giác, bên cạnh là phố Tôn Đức Thắng.Cột cờ Hà Nội nằm trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình). Đây là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894 -1897. Toàn bộ cột cờ cao hơn 33m. Tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.Đường trên cao đầu tiên ở thủ đô đoạn có tòa nhà 72 tầng, cao nhất Việt Nam – Keangnam. Đường có tổng chiều dài toàn tuyến 15km, 4 làn xe, ô tô được phép chạy tốc độ tối đa 100km/h.Một góc phố cổ Hà Nội nhìn từ trên cao. Khu vực này thuộc địa bàn các phường Hàng Bông, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm).Quảng trường Cách mạng tháng Tám nằm ở trước cửa Nhà hát Lớn thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Nơi đây ngày 19/8/1945 từng diễn ra cuộc mít tinh lớn biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên cả nước.Văn Miếu – Quốc tử Giám nhìn từ độ cao hơn 200m. Bao bọc xung quanh di tích này là các con phố Quốc Tử Giám, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học và Văn Miếu. Đây là một trong những di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Toàn khu có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong phải lần lượt đi qua các cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và Thái Học.Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm, gần hồ Gươm và các tuyến phố Hàng Ngang, Cầu Gỗ, Hàng Gai và Đinh Tiên Hoàng. Thời Pháp thuộc quảng trường này có tên là Place Négrier.Cầu Long Biên 2014.Tạ Hiện 2014. Ảnh: Hanoi’s atmosphere2014.Theo lời tác giả chụp bức ảnh thì, “Trong 1 lần đi xe bus 03B đến Bách Khoa, tôi có đi qua đoạn Lê Duẩn và vô tình nhìn thấy 1 căn nhà không có cửa chắn, như 1 căn nhà bỏ hoang, nhưng điều đặc biệt là bên trong căn nhà này như 1 gallery. Nó thực sự thu hút tôi vô cùng bởi những tấm chân dung mặt người. Tôi xuống ngay bến gần đó và đi tìm ngôi nhà này. Cũng chả khó khăn gì vì nó ngay tại mặt đường Lê Duẩn, gần công viên Thống Nhất. ai đi qua cũng dễ dàng thấy nó. Tôi vào ngôi nhà và thấy cái gallery này thật hoang tàn đến lạ lùng, vói dòng chữ đơn giản “street gallery” và #ơ, nhưng những bức chân dung thực sự có hồn.”. Ảnh: Hanoi’s atmosphere.Hà Nội 2014.Phùng Hưng 2014Giải phóng Thủ Đô 10/10/2014Cầu Nhật Tân vừa thông xe tháng 1/2015 có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Phần chính của cầu gồm dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500 m. Đây là cây cầu lớn thứ 3 bắc qua sông Hồng những năm đầu thế kỷ 21 (sau cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì).Hà Nội 2015Hà Nội 2015Hà Nội 2015Hà Nội 2015Hà Nội 2015Hà Nội 2015.2015. Chợ hoa Hàng Lược chỉ họp một lần duy nhất trong năm, bắt đầu từ 23 tháng Chạp cho đến tận tối 30 Tết, và càng gần Tết thì càng đông. Nhiều gia đình vẫn giữ thói quen tới đây để thưởng thức hoa tết.Hà Nội 2015.Hà Nội 2015.
.
Nằm tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm), cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía tây nam, sân vận động Mỹ Đình có sức chứa lớn thứ nhì Việt Nam, hơn 40.000 chỗ ngồi (chỉ sau sân vận động Cần Thơ với sức chứa 50.000 người). Đây cũng là tổ hợp sân vận động hiện đại nhất Việt Nam, chi phí xây dựng sân gần 53 triệu USD. Sân chính thức hoạt động ngày 2/9/2003 với trận đấu đầu tiên giữa đội U23 Việt Nam và câu lạc bộ Thân Hoa Thượng Hải (Trung Quốc). Nơi đây từng tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á – SEA Games 22 năm 2003 và nhiều sự kiện thể thao, văn hóa lớn của đất nước.Hà Nội ảnh chụp từ trên không, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan Harvey2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyHà Nội, 2004. Ảnh: David Alan HarveyNằm cách Hà Nội gần 100km, quần thể Tràng An – Tam Cốc – Bích Động là điểm đến hấp dẫn nhất Ninh Bình. Được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi, hàng trăm hang động kỳ ảo, hồ, đầm. Ảnh: lehaicaoCao nguyên Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: lehaicaoRuộng bậc thang ở Tây Bắc.Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa lớn nhất năm 2010.Một Hà Nội ngày càng hiện đại.Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra trong 10 ngày (từ 1-10/10/2010) với 30 hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc… Tâm điểm của ngày Đại lễ diễn ra trong ngày 10/10/2010 là Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình.Đại học Bách Khoa Hà Nội, lễ khai giảng năm học 2010-2011.Sa Pa là một thị trấn vùng cao, khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650m, thị trấn này có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm, một ngày có đủ bốn mùa. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C, nhiệt độ cao nhất mùa hè là 25 độ C, mùa đông có thể dưới 0 độ C và có tuyết rơi.Sa Pa. Ảnh: MeogiaSa Pa. Ảnh: MeogiaNằm ở độ cao hơn 1.000m, cao nguyên Đồng Văn nằm ở tỉnh Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam. Cao nguyên này đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vì những điểm độc đáo trong cấu tạo địa chất. Đối với khách du lịch, đây là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, khí hậu luôn ôn hòa mát mẻ.Đồng Văn, Hà Giang.Quần thể khu du lịch Tràng An nhìn từ trên cao.Cao Bằng.Royal City, Hà Nội. Được khởi công từ đầu năm 2010 và đi vào hoạt động năm 2013 – một đô thị phức hợp với khu căn hộ, bao quanh bởi nhiều không gian mở như trung tâm thương mại liên hoàn trong lòng đất lớn nhất Châu Á, sân trượt băng tự nhiên trong nhà – Vinpearl Ice Rink Royal City, trường học quốc tế, công viên nước trong nhà – Vinpearl Water Park Royal City, quần thể vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, phố ẩm thực…Hà Nội nhìn từ tầng 65 Lotte Center.Đường lên đỉnh núi Đá Chồng thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trong một ngày nắng.Nơi đây có tượng đài Phù Đổng Thiên Vương khánh thành năm 2010 (công trình văn hóa trọng điểm trong năm 2010 nhân dịp chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội), được đúc bằng đồng nguyên khối theo phương pháp thủ công, nặng hơn 85 tấn, cao 15m với độ vươn xa 16m.Cầu Long Biên.Cầu Thê Húc.Ga Hà Nội (trước kia gọi là Ga Hàng Cỏ) là nhà ga đường sắt chính của thủ đô. Ga gồm hai khu ở hai cửa khác nhau. Để đi từ Hà Nội vào các tỉnh, thành phố phía Nam hành khách sẽ đi cửa hướng đường Lê Duẩn, còn phía Bắc khách sẽ đi từ cửa khu B trên phố Trần Quý Cáp.Vườn hoa Văn Miếu với khu nhà bát giác, bên cạnh là phố Tôn Đức Thắng.Cột cờ Hà Nội nằm trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình). Đây là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894 -1897. Toàn bộ cột cờ cao hơn 33m. Tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.Đường trên cao đầu tiên ở thủ đô đoạn có tòa nhà 72 tầng, cao nhất Việt Nam – Keangnam. Đường có tổng chiều dài toàn tuyến 15km, 4 làn xe, ô tô được phép chạy tốc độ tối đa 100km/h.Một góc phố cổ Hà Nội nhìn từ trên cao. Khu vực này thuộc địa bàn các phường Hàng Bông, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm).Quảng trường Cách mạng tháng Tám nằm ở trước cửa Nhà hát Lớn thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Nơi đây ngày 19/8/1945 từng diễn ra cuộc mít tinh lớn biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên cả nước.Văn Miếu – Quốc tử Giám nhìn từ độ cao hơn 200m. Bao bọc xung quanh di tích này là các con phố Quốc Tử Giám, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học và Văn Miếu. Đây là một trong những di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Toàn khu có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong phải lần lượt đi qua các cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và Thái Học.Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm, gần hồ Gươm và các tuyến phố Hàng Ngang, Cầu Gỗ, Hàng Gai và Đinh Tiên Hoàng. Thời Pháp thuộc quảng trường này có tên là Place Négrier.Cầu Long Biên 2014.Tạ Hiện 2014. Ảnh: Hanoi’s atmosphere2014.Theo lời tác giả chụp bức ảnh thì, “Trong 1 lần đi xe bus 03B đến Bách Khoa, tôi có đi qua đoạn Lê Duẩn và vô tình nhìn thấy 1 căn nhà không có cửa chắn, như 1 căn nhà bỏ hoang, nhưng điều đặc biệt là bên trong căn nhà này như 1 gallery. Nó thực sự thu hút tôi vô cùng bởi những tấm chân dung mặt người. Tôi xuống ngay bến gần đó và đi tìm ngôi nhà này. Cũng chả khó khăn gì vì nó ngay tại mặt đường Lê Duẩn, gần công viên Thống Nhất. ai đi qua cũng dễ dàng thấy nó. Tôi vào ngôi nhà và thấy cái gallery này thật hoang tàn đến lạ lùng, vói dòng chữ đơn giản “street gallery” và #ơ, nhưng những bức chân dung thực sự có hồn.”. Ảnh: Hanoi’s atmosphere.Hà Nội 2014.Phùng Hưng 2014Giải phóng Thủ Đô 10/10/2014Cầu Nhật Tân vừa thông xe tháng 1/2015 có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Phần chính của cầu gồm dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500 m. Đây là cây cầu lớn thứ 3 bắc qua sông Hồng những năm đầu thế kỷ 21 (sau cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì).Hà Nội 2015Hà Nội 2015Hà Nội 2015Hà Nội 2015Hà Nội 2015Hà Nội 2015.2015. Chợ hoa Hàng Lược chỉ họp một lần duy nhất trong năm, bắt đầu từ 23 tháng Chạp cho đến tận tối 30 Tết, và càng gần Tết thì càng đông. Nhiều gia đình vẫn giữ thói quen tới đây để thưởng thức hoa tết.Hà Nội 2015.Hà Nội 2015.
No comments:
Post a Comment