Monday, August 15, 2016
MẠNH KIM * MỸ VÀ TRUNG QUỐC
Mỹ Và Trung Quốc Nhìn Từ Rio 2016
Manh Kim
Khác biệt gì giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thế vận hội Rio 2016? Vận động viên Mỹ có thể nói chuyện về lượng tử, vật lý thiên văn hoặc chính sách công… trong khi vận động viên Trung Quốc gần như chẳng có gì để kể ngoài chuyện khổ luyện. Vận động viên Mỹ có thể là nhà toán học tương lai trong khi tương lai vận động viên Trung Quốc có thể đối diện một sự thờ ơ ngược đãi…
Mỹ mang đến đoàn vận động viên gồm nhiều sinh viên đại học và họ đến Rio với tinh thần thể thao đúng nghĩa của lịch sử Thế vận hội hiện đại. Mệnh danh “quỷ tốc độ”, “tay bơi cừ khôi nhất” hoặc “vận động viên vĩ đại nhất thế giới hiện nay”, Katie Ledecky 19 tuổi, khi Rio 2016 kết thúc, sẽ trở về Mỹ (với tấm huy chương vàng) và trở lại giảng đường Stanford. Cùng đến Rio với Katie Ledecky là 30 sinh viên lẫn cựu sinh viên Stanford khác. Sinh viên Stanford tham gia nhiều môn: bơi, lặn, polo nước, chèo thuyền, bóng đá, tennis, volley, rugby, nhảy rào… Suốt từ năm 1912 đến nay, sinh viên Stanford luôn mang về ít nhất một huy chương Olympics.
Không chỉ Stanford, tổng cộng có đến 75% vận động viên trong US Team là sinh viên hoặc cựu sinh viên. Năm nay, Đại học Florida mang đến 11 vận động viên (tương tự Đại học Washington, Princeton và Georgia); Đại học Texas có 12; Đại học California-Berkeley và California-Los Angeles đều có 16… Điều đó cho thấy hệ thống đại học Mỹ có môi trường thể thao tốt như thế nào. Giáo dục Mỹ luôn nhấn mạnh việc bồi đắp sức khỏe quan trọng không kém xây dựng kiến thức. Với nhiều trường, sinh hoạt thể thao và tham gia thế vận hội đã trở thành truyền thống lâu đời. Giáo dục đại học Mỹ luôn tự hào về điều đó. Từ Thế vận hội Hè 1904 đến Thế vận hội Đông 2014, Đại học Southern California (USC) đã đóng góp tổng cộng 423 vận động viên; giành 288 huy chương (135 huy chương vàng) trong đó có ít nhất một huy chương vàng tại mỗi Thế vận hội mùa hè kể từ 1912 đến nay! Nếu USC thi đấu với vị trí như một quốc gia thì họ xếp hạng 16 thế giới!
Lịch sử thể thao USC có một gương mặt huyền thoại. Tại Olympics Berlin 1936, cậu học sinh Louis Zamperini đã gây sửng sốt, trước sự chứng kiến của Hitler, khi chạy vòng cuối cuộc thi marathon chỉ với 56 giây. Sau Thế vận hội, Zamperini vào học USC. Thế chiến thứ hai xảy ra, Zamperini gia nhập quân đội. Trong phi vụ năm 1943, Zamperini cùng phi đội trên chiếc B-24 rơi xuống Thái Bình Dương. Sống sót sau 47 ngày trên biển, Zamperini được cứu và trở thành tù binh trong một trại tù Nhật suốt hai năm rưỡi. Sau chiến tranh, cựu sinh viên USC Zamperini trở thành nhà diễn thuyết lừng danh. Câu chuyện Zamperini đã được kể lại trong quyển Unbroken của Laura Hillenbrand, được Angelina Jolie xuất sắc dựng lên màn bạc, và được USC ghi vào biên niên sử của trường.
Angelina Julie và Zamperini
Đứng cạnh một vận động viên Mỹ đầy sức bật tuổi trẻ với phong thái điển hình trí thức, vận động viên Trung Quốc trông khô khan và gượng gạo. Nói không quá, có thể nhìn thấy tương lai một quốc gia từ hình ảnh này. Vận động viên Mỹ đến Thế vận hội với tinh thần thể thao. Vận động viên Trung Quốc đến Olympics với ý chí quyết thắng. Ý chí đó được trui rèn từ những lò đào tạo chuyên nghiệp, nơi “đúc” nên một nền thể thao với tinh thần phi thể thao, nhắm đến việc “sản xuất” hàng loạt “người máy thể thao” từ khi mới lên 5 tuổi. Nhiệm vụ họ là sẽ phải đem lại vinh quang quốc gia, bấp chấp sự lấp lánh đó trả giá bằng tương lai cuộc đời họ. Có quá nhiều ví dụ cho thấy sự thờ ơ ngược đãi đối với vận động viên hết thời.
Bởi việc đặt nặng biến con người thành cỗ máy hơn là xây dựng nhân cách, chẳng có gì ngạc nhiên khi nghe những vụ ồn ào về thái độ khiếm nhã của vận động viên Trung Quốc. Họ lao vào thi đấu và họ cay cú điên tiết nếu thất bại. Giữa Mỹ và Trung Quốc, sự khác biệt lẫn chênh lệch của hai nền thể thao và giáo dục là rất rõ ràng. Người ta có thể nhìn thấy tương lai và sức mạnh thật sự của hai quốc gia đó qua điều này.
Manh Kim
Khác biệt gì giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thế vận hội Rio 2016? Vận động viên Mỹ có thể nói chuyện về lượng tử, vật lý thiên văn hoặc chính sách công… trong khi vận động viên Trung Quốc gần như chẳng có gì để kể ngoài chuyện khổ luyện. Vận động viên Mỹ có thể là nhà toán học tương lai trong khi tương lai vận động viên Trung Quốc có thể đối diện một sự thờ ơ ngược đãi…
Mỹ mang đến đoàn vận động viên gồm nhiều sinh viên đại học và họ đến Rio với tinh thần thể thao đúng nghĩa của lịch sử Thế vận hội hiện đại. Mệnh danh “quỷ tốc độ”, “tay bơi cừ khôi nhất” hoặc “vận động viên vĩ đại nhất thế giới hiện nay”, Katie Ledecky 19 tuổi, khi Rio 2016 kết thúc, sẽ trở về Mỹ (với tấm huy chương vàng) và trở lại giảng đường Stanford. Cùng đến Rio với Katie Ledecky là 30 sinh viên lẫn cựu sinh viên Stanford khác. Sinh viên Stanford tham gia nhiều môn: bơi, lặn, polo nước, chèo thuyền, bóng đá, tennis, volley, rugby, nhảy rào… Suốt từ năm 1912 đến nay, sinh viên Stanford luôn mang về ít nhất một huy chương Olympics.
Không chỉ Stanford, tổng cộng có đến 75% vận động viên trong US Team là sinh viên hoặc cựu sinh viên. Năm nay, Đại học Florida mang đến 11 vận động viên (tương tự Đại học Washington, Princeton và Georgia); Đại học Texas có 12; Đại học California-Berkeley và California-Los Angeles đều có 16… Điều đó cho thấy hệ thống đại học Mỹ có môi trường thể thao tốt như thế nào. Giáo dục Mỹ luôn nhấn mạnh việc bồi đắp sức khỏe quan trọng không kém xây dựng kiến thức. Với nhiều trường, sinh hoạt thể thao và tham gia thế vận hội đã trở thành truyền thống lâu đời. Giáo dục đại học Mỹ luôn tự hào về điều đó. Từ Thế vận hội Hè 1904 đến Thế vận hội Đông 2014, Đại học Southern California (USC) đã đóng góp tổng cộng 423 vận động viên; giành 288 huy chương (135 huy chương vàng) trong đó có ít nhất một huy chương vàng tại mỗi Thế vận hội mùa hè kể từ 1912 đến nay! Nếu USC thi đấu với vị trí như một quốc gia thì họ xếp hạng 16 thế giới!
Lịch sử thể thao USC có một gương mặt huyền thoại. Tại Olympics Berlin 1936, cậu học sinh Louis Zamperini đã gây sửng sốt, trước sự chứng kiến của Hitler, khi chạy vòng cuối cuộc thi marathon chỉ với 56 giây. Sau Thế vận hội, Zamperini vào học USC. Thế chiến thứ hai xảy ra, Zamperini gia nhập quân đội. Trong phi vụ năm 1943, Zamperini cùng phi đội trên chiếc B-24 rơi xuống Thái Bình Dương. Sống sót sau 47 ngày trên biển, Zamperini được cứu và trở thành tù binh trong một trại tù Nhật suốt hai năm rưỡi. Sau chiến tranh, cựu sinh viên USC Zamperini trở thành nhà diễn thuyết lừng danh. Câu chuyện Zamperini đã được kể lại trong quyển Unbroken của Laura Hillenbrand, được Angelina Jolie xuất sắc dựng lên màn bạc, và được USC ghi vào biên niên sử của trường.
Angelina Julie và Zamperini
Đứng cạnh một vận động viên Mỹ đầy sức bật tuổi trẻ với phong thái điển hình trí thức, vận động viên Trung Quốc trông khô khan và gượng gạo. Nói không quá, có thể nhìn thấy tương lai một quốc gia từ hình ảnh này. Vận động viên Mỹ đến Thế vận hội với tinh thần thể thao. Vận động viên Trung Quốc đến Olympics với ý chí quyết thắng. Ý chí đó được trui rèn từ những lò đào tạo chuyên nghiệp, nơi “đúc” nên một nền thể thao với tinh thần phi thể thao, nhắm đến việc “sản xuất” hàng loạt “người máy thể thao” từ khi mới lên 5 tuổi. Nhiệm vụ họ là sẽ phải đem lại vinh quang quốc gia, bấp chấp sự lấp lánh đó trả giá bằng tương lai cuộc đời họ. Có quá nhiều ví dụ cho thấy sự thờ ơ ngược đãi đối với vận động viên hết thời.
Bởi việc đặt nặng biến con người thành cỗ máy hơn là xây dựng nhân cách, chẳng có gì ngạc nhiên khi nghe những vụ ồn ào về thái độ khiếm nhã của vận động viên Trung Quốc. Họ lao vào thi đấu và họ cay cú điên tiết nếu thất bại. Giữa Mỹ và Trung Quốc, sự khác biệt lẫn chênh lệch của hai nền thể thao và giáo dục là rất rõ ràng. Người ta có thể nhìn thấy tương lai và sức mạnh thật sự của hai quốc gia đó qua điều này.
LINDSEY GALLOWAY * THỰC PHẨM GHÊ RỢN
Những món ăn 'ghê rợn' trên thế giới
- 14 tháng 8 2016
Có thể còn là do khẩu vị từng người, nhưng quả thực ở một số nước có
những món đồ ăn mà có lẽ chỉ những cư dân địa phương mới thấy là bình
thường.
BBC Travel xin lựa chọn một số món được bình chọn nhiều nhất:
Pháp
Camille Feghali từ Paris tả món này như sau: "Tôi đến từ vùng Lille, bắc Pháp, và khi có tuổi thì trông tôi bề ngoài hơi cũ kỹ. Ai không biết thì sẽ tìm cách cậy lớp vỏ của tôi ra và ngỡ rằng tôi là một loại pho-mát khác. Giá họ biết rằng..."
Sau đó, bà mô tả bằng một loạt ảnh chụp những con bọ nhỏ li ti được cho bám vào miếng pho-mát để gặm nhấm, tạo ra những lỗ nhỏ xíu khắp lớp vỏ. Những con bọ giúp tạo hương vị đặc trưng của loại pho-mát này, vốn được chế biến trong thời gian từ sáu đến 18 tháng mới xong.
Cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ đã từng có thời gian ngắn cấm nhập khẩu loại pho-mát này hồi 2013 do sợ gây dị ứng nếu người dùng ăn nhiều.
Mexico
Ngô có nguồn gốc từ Mexico từ hơn 7.000 năm trước, cho nên không lạ gì khi nước này có vô số các cách chế biến món ăn từ loại lương thực này.
Thế nhưng không có món nào độc đáo như huitlacoche.
"Huitlacoche là loại ngô bị nhiễm nấm sống ký sinh," Alejandro Reyes từ Monterrey, Mexico, giải thích.
Còn được gọi là "than ngô", phần hạt ở đầu bắp phồng ra như những cây nấm, rồi sau đó được thu hoạch. Khi nấu lên, món ăn có vị gỗ và đất.
"Nó thường được ăn với bánh quesadillas... Cá nhân tôi thì không thích nó," Reyes nói.
Đông Nam Á
Trứng là món ăn sáng phổ biến ở nhiều quốc gia, nhưng không gì có thể so được với món trứng vịt lộn ở Đông Nam Á.
Alyanna Ghia De Guia từ Taguig City, Philippines mô tả cách ăn 'sành điệu' nhất ở nước này là phải đập một chút vỏ trứng, rồi bỏ vào trong những thứ gia vị chính.
"Được dùng nhiều nhất là muối biển thô, là thứ mà người bán sẽ có cho bạn," cô nói. "Nếu không thì dùng dấm trộn ớt cay và hành củ băm, người bán cũng có cho bạn luôn."
Sau đó bạn sẽ bóc thêm phần vỏ trứng, đủ rộng để bạn cắn được lòng đỏ, và "khi cắn vào phần vịt lộn, thì bạn chén luôn nhé," cô nói thêm.
"Nhìn phản ứng của những người bạn Tây phương của tôi thì thấy là họ không thể chấp nhận được món này, nghĩ tới đã thấy kinh chứ đừng nói chuyện ăn," Trần Quyết Thắng hiện sống tại Orlando, Mỹ, nói.
"Bạn có thể bắt gặp món này ở hầu hết các khu chợ, mọi góc phố ở Việt Nam. Người Việt hầu như ai cũng từng ăn thử. Nhiều người ăn hàng ngày luôn. Một món ăn rất giàu dinh dưỡng, nhất là cho trẻ nhỏ."
Mỹ
Chớ để cái tên của món ăn đánh lừa bạn. Hào Núi Đá chẳng liên quan gì tới biển hết.
Món ăn này là một món ra đời từ các trang trại nuôi gia súc của Mỹ, với tinh hoàn bò là thành phần nguyên liệu chính.
"Chúng thường được tẩm bột rồi chiên giòn. Ăn hơi dai và đôi chỗ mềm mềm," Leslie Venetz người gốc từ Montana nói. "Thật ra ăn khá là ngon."
Thame Wegner từ Oregon giới thiệu thêm cách chế biến khác nữa: "Cách mà tôi ưa thích cũng là cách đơn giản nhất. Lạng mỏng lớp màng đi rồi làm chín trên ngọn lửa trần, hoặc đặt trên hòn đá được nung nóng, hoặc trên một tấm kim loại được nung nóng. Thế là ăn thôi," ông nói.
"Những người khác thì muốn ăn món này trong bữa sáng, cùng với trứng chưng hay món gì khác, thay cho món xúc xích."
Venezuela
Tại quốc gia vùng Nam Mỹ này, bản thân các loại thực phẩm thì không có gì đặc biệt cho lắm, nhưng cách chế biến chúng thì lại có.
"Với chúng tôi, chuyện ăn các loại hạt ngũ cốc với đường là rất phổ biến, như đậu đen, đậu xanh chẳng hạn. Ăn với rất nhiều đường," Eliezer Saul Bricenno-Gonzalez nói.
"Một số người 'nhập khẩu' ý tưởng ăn hạt ngũ cốc với muối, nhưng nói thật là nếu không ngọt thì không phải là công thức nấu ăn của người Venezuela."
Đường đã trở nên đắt đỏ và khan hiếm ở nước này, khiến một số người quay sang ăn hạt không kèm đường. Nhưng điều đó không làm thay đổi cách ăn của Briceno-Gonzalez, kể cả khi anh sống ở một quốc gia khác.
"Tôi nhận ra đây là thứ 100% Venezuela khi ở Ecuador," anh nói. "Tôi ăn một đĩa đậu đen với cơm và thịt sấy, và khi tôi hỏi đường, nhân viên phục vụ nhìn tôi với ánh mắt kiểu "cái gì!?". Tôi cười lớn và phải giải thích đó là cách tôi ăn ở nước mình, và đó là chuyện rất phổ biến đối với chúng tôi."
Xứ Anh (England)
Món men bia cô đặc này nặng mùi, có vị mặn, vị ngọt của thịt, và được một số người rất thích, nhưng một số lại rất ghét.
Úc và New Zealand thậm chí còn làm ra món marmite với khẩu vị riêng của mình, trong lúc Đan Mạch từng có giai đoạn ngắn cấm món này hồi năm 2011.
"Rất là ngon khi phết lên bánh mỳ nướng, hoặc phết lên sandwich ăn với dưa chuột," Charlie Mitton từ Bristol nói.
Nhưng không phải ai cũng tán thưởng món này.
"Bạn gái tôi, người Pháp, thì dứt khoát không muốn có nó ở trong nhà," Mitton nói thêm. "Cô ấy cho rằng nó cực kỳ kinh tởm, đáng ghét."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/08/160814_weird-foods-only-a-local-could-love_vert_tra
TIN TỨC VIỆT NAM
Việt Nam ‘đưa vũ khí tối tân’ ra Trường Sa
- 10 tháng 8 2016
Việt Nam đã âm thầm phòng vệ nhiều đảo của mình tại khu vực có tranh
chấp tại Biển Đông bằng các giàn pháo di động mới có khả năng tấn công
đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc, theo Reuters.
Các bệ phóng đã được giấu để không bị phát hiện từ trên không và chưa được lắp đầu đạn, nhưng có thể được đưa vào hoạt động với đạn pháo trong vòng hai hoặc ba ngày, theo ba nguồn nói với Reuters.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nói với Reuters tại Singapore hồi tháng Sáu rằng Hà Nội không có giàn phóng tên lửa hay vũ khí như thế tại Trường Sa nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào.
"Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi," Tướng Vịnh được Reuters dẫn lời.
Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi
Bài viết cho rằng động thái này là để đối trọng với các hoạt động của
Trung Quốc trên bảy hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Giới hoạch
định chiến lược quân sự của Việt Nam lo ngại việc Trung Quốc xây đường
băng, radar và các cơ sở quân sự khác tại những hòn đảo này làm xung yếu
khả năng phòng thủ đảo và khu vực phía nam Việt Nam.
Giới phân tích quân sự cho rằng đây là động thái phòng thủ quan trọng
nhất Việt Nam đã triển khai tại các đảo của mình ở Biển Đông trong nhiều
thập niên qua.
Hà Nội muốn triển khai các giàn phóng tên lửa và pháo vì họ dự kiến căng
thẳng gia tăng sau một phán quyết cột mốc của tòa án quốc tế gây bất
lợi cho Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines, giới ngoại giao nước
ngoài được Reuters dẫn lời.
Phán quyết hồi tháng trước, vốn bị Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ, nói rằng
không có cơ sở pháp lý đối với các tuyên bố lịch sử của Trung Quốc về
chủ quyền ở phần lớn Biển Đông.
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền tại toàn bộ quần đảo
Trường Sa trong khi Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền
tại một số khu vực.
Đây là phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được gửi Reuters qua fax:
“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa và các vùng nước lân cận.
Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm đóng phi pháp một phần Nam
Sa của Trung Quốc, và lại tiến hành xây dựng và điều động quân sự phi
pháp ở các đảo và đá ngầm bị chiếm đóng phi pháp tại Nam Sa.”Hoa Kỳ nói đang theo dõi chặt chẽ diễn biến này.
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa tránh có hành động gây căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho tranh chấp", một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Hệ thống tối tân
Giới chức ngoại giao và các nhà phân tích quân sự nước ngoài tin rằng các giàn pháo là một phần của hệ thống pháo đối đất tối tân có tên gọi EXTRA mà Việt Nam đã mua của Israel gần đây.
EXTRA được cho là có độ bắn chính xác trong phạm vi 150 km với các loại đầu đạn 150 kg có thể mang chất nổ hay bom chùm để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Hoạt động cùng với thiết bị bay nhắm bắn, hệ thống này có thể tấn công cả tàu lẫn mục tiêu trên bộ.
Điều này có nghĩa là các đường băng 3.000 mét và những cơ sở của Trung
Quốc trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn (theo cách gọi của Việt
Nam) đều nằm trong tầm ngắm tại 21 đảo và bãi ngầm mà Việt Nam đang kiểm
soát.
Trong khi Việt Nam có tên lửa lớn hơn và tầm xa hơn của Nga đề phòng vệ
biển, hệ thống EXTRA được coi là dễ di chuyển và hiệu quả để chống lại
chiến dịch đổ bộ. Nó sử dụng hệ thống radar nhỏ gọn, do đó không cần hậu
cần cồng kềnh - và cũng phù hợp để triển khai trên các đảo và bãi ngầm.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy các giàn phóng này đã được bắn thử hoặc được di chuyển.
Vào năm 1988, Trung Quốc chiếm đảo tại Trường Sa lần đầu tiên sau trận chiến với hải quân khi đó còn yếu của Việt Nam. Sau cuộc tấn công này, Việt Nam cho biết 64 binh sĩ mang vũ khí sơ sài thiệt mạng khi họ cố gắng bảo vệ cờ cắm trên bãi Gạc Ma (theo cách gọi của Việt Nam) - một biến cố mà Hà Nội vẫn cảm thấy đau xót.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang cải thiện đáng kể năng lực
hải quân của mình trong chiến lược hiện đại hóa quân sự qui mô hơn, bao
gồm việc mua sáu tàu ngầm Kilo hiện đại của Nga.
Carl Thayer, một chuyên gia về quân sự Việt Nam tại Học viện Quốc phòng
Úc, nói rằng việc Hà Nội triển khai giàn phóng tên lửa cho thấy tính
nghiêm trọng về mức độ quyết tâm của Việt Nam muốn răn đe quân sự với
Trung Quốc ở mức nhiều nhất có thể.
"Đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là
một thách thức trực tiếp đến Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng biển và
bầu trời phía nam của họ, và họ cho thấy họ đang chuẩn bị để đối phó với
mối đe dọa đó," ông Thayer nói. "Trung Quốc nhiều khả năng không xem
đây là việc phòng thủ gì cả, và động thái này có thể đánh dấu một giai
đoạn mới về quân sự hóa quần đảo Trường Sa".
Trevor Hollingsbee, một cựu chuyên gia phân tích tình báo hải quân của
Bộ Quốc phòng Anh, nói ông tin rằng việc triển khai này cũng có một yếu
tố chính trị, một phần làm giảm mối lo sợ tạo ra bởi triển vọng có các
căn cứ lớn của Trung Quốc ở khu vực vùng biển tại Đông Nam Á.
"Người ta thấy các điểm yếu tiềm năng mà trước đây không tồn tại - đó là
một diễn biến phức tạp có tính đột biến trong một đấu trường mà Trung
Quốc đang áp đảo," ông nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160810_vn_moved_rocket_launchers_to_spratlys
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160810_vn_moved_rocket_launchers_to_spratlys
Việt Nam công khai ‘lá chắn thép bờ biển’
Bản tin dài hơn 2 phút ghi lại cảnh diễn tập thực tế, sử dụng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P do Nga sản xuất, của Lữ đoàn Tên lửa bờ 681 của Hải quân Việt Nam.
Phóng viên thực hiện bản tin nói: “Các cuộc diễn tập như thế này đã nâng cao trình độ, khả năng và sức mạnh chiến đấu thường xuyên của lữ đoàn”.
Trong khi đó, Thượng tá Trần Văn Dung, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 681, được trích lời nói:
“Năm 2016, lữ đoàn tiếp tục huấn luyện sát với nhiệm vụ của đơn vị, sát với đối tượng tác chiến, sát với chiến trường, sát với phương án chiến đấu”.
Một loạt các tờ báo trong nước cũng đã đăng lại bản tin cũng như hình ảnh do Truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng tải hôm 11/8.
Báo điện tử của Quốc hội Việt Nam viết: “Tổ hợp tên lửa bờ K-300P
Bastion-P là hệ thống vũ khí bảo vệ bờ biển hiện đại nhất của nước ta
hiện nay”.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng
việc huấn luyện trên “nằm trong nỗ lực tăng cường phòng thủ của Việt
Nam”.
Cựu quan chức ngoại giao này nói thêm:
“Việt Nam rất ít khi phô trương. Khi nào cần thiết thì mới tiến hành một
cuộc tập trận như vậy. Nó mang tính tượng trưng. Quan điểm của Việt Nam
là đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ
ổn định an ninh phát triển của Việt Nam, đồng thời đóng góp vào ổn định
của khu vực, theo phương châm của phương Đông là 'người nào biết lo cái
lo ở xa thì không phải lo cái lo ở gần' đặt trong bối cảnh cuộc xung đột
ở biển Đông”.
Bản tin truyền hình ngắn có đoạn “nằm trong đội hình chiến đấu của Quân
chủng Hải quân, Lữ đoàn Tên lửa bờ của Vùng 2 Hải quân được trang bị
những vũ khí, phương tiện hiện đại, luôn đặt ra các tình huống sát với
thực tế, trong đó có các tình huống phức tạp”.
Theo tiến sĩ Trường, các động thái mới của Việt Nam có thể là một chỉ dấu cho thế giới. Ông nói thêm:
“Việt Nam muốn khẳng định rằng Việt Nam sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình. Cái này có thể là một tín hiệu gửi tới thế giới, trong đó có Trung Quốc, chứ không nhất thiết là với Trung Quốc. Nhưng mà rõ ràng vào thời điểm tế nhị này, nếu như người ta không có các đòn bẩy, thì rất dễ bị người khác lấn át, và người ta hiểu nhầm rằng thái độ xoa dịu lại là thái độ nhượng bộ hay là yếu”.
Theo đánh giá của một dự án thuộc Viện nghiên cứu George C. Marshall ở Mỹ, Việt Nam “chú trọng nhiều tới phòng thủ duyên hải do tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở biển Đông”.
Cơ quan này viết tiếp rằng tên lửa K-300P Bastion-P mua từ Nga cho phép hải quân Việt Nam “có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm, được thiết kế để đánh đắm tàu thuyền đối phương. Với tầm bắn lên tới 300 km, loại tên lửa này có thể đánh trúng các mục tiêu của Trung Quốc gần Đảo Hải Nam”.
Viện nghiên cứu này viết rằng “tên lửa trên của Việt Nam có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc”.
Việt Nam được coi là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công các mục tiêu trên bộ cho đội tàu ngầm và chiến hạm.
http://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-cong-khai-la-chan-thep-bo-bien/3467242.html
Mỹ nói hệ thống phòng thủ phi đạn không đe dọa Trung Quốc
Các quan chức quân sự Mỹ trấn an Trung Quốc rằng nước này không gặp mối đe dọa nào từ quyết định của Hàn Quốc cho triển khai hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ.
Mỹ và Hàn Quốc đã đồng ý đặt Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai
đoạn Cuối – gọi tắt là THAAD, ở Seoul. Hệ thống này được thiết kế để
tiêu diệt các phi đạn có thể được phóng đi từ Bắc Triều tiên.
Quyết định này đã bị truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích. Nước
này quan ngại rằng hệ thống THAAD có mục đích bám theo các phi đạn của
Trung Quốc.
Tướng Mark A. Milley của Mỹ hôm 16/8 đã gặp người đồng cấp Trung Quốc,
Tướng Lý Tác Thành, để thảo luận về việc lắp đặt của hệ thống phòng thủ
này. Tướng lãnh Mỹ nhắc lại những cam kết của Hoa Kỳ sẽ tôn trọng luật
pháp quốc tế. Một tuyên bố cho biết ông cũng "khuyến khích Trung Quốc có
hành động tương tự như một phương thức nhằm giảm bớt căng thẳng trong
khu vực".
Chuyến đi thăm của vị tướng Mỹ diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng
tiếp theo sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vào tháng trước, theo
đó Trung Quốc không thể đòi chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông đang
trong vòng tranh chấp. Các bên khác cũng đòi chủ quyền gồm có Việt Nam,
Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan.
Mỹ nói hệ thống phòng thủ phi đạn không đe dọa Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/a/my-noi-he-thong-phong-thu-phi-dan-khong-de-doa-trung-quoc/3467397.html
http://www.voatiengviet.com/a/my-noi-he-thong-phong-thu-phi-dan-khong-de-doa-trung-quoc/3467397.html
Một số giàn phóng phi tên lửa EXTRA của Israel được Việt Nam triển khai tại năm địa điểm tại quần đảo Trường Sa.(@defence-blog.com)
Thông tin về việc Việt Nam dường như đã bố trí một số giàn phóng phi tên
lửa EXTRA của Israel ra năm địa điểm tại quần đảo Trường Sa rất được
báo chí Nga chú ý. Tờ báo mạng Sputnik số ra ngày 14/08/2016 đã
trích dẫn một chuyên gia cho rằng động thái này của Việt Nam chỉ có giá
trị phô trương, còn khi lâm trận, các giàn pháo của Việt Nam rất dễ bị
triệt hạ.
Trong một bài phân tích, tờ Sputnik đã tỏ ý lo ngại trước tình
hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông với việc các nước càng lúc càng
tăng cường lực lượng quân sự trong vùng vì không tìm được giải pháp
chính trị cho cuộc tranh chấp. Riêng về tranh chấp giữa Việt Nam và
Trung Quốc, tờ báo Nga nêu bật sự kiện là nhiều chuyên gia phân tích địa
lý chính trị Nga cho rằng Matxcơva, một đối tác của cả Bắc Kinh lẫn Hà
Nội, có thể đóng một vai trò then chốt trong việc giải quyết tranh chấp
giữa hai nước.
Dĩ nhiên, tờ báo đã nêu lại thông tin được hãng Reuters hôm 10/08 tiết
lộ theo đó một số nguồn tin phương Tây đã cho biết là Hà Nội đã cho
chuyển một số giàn phóng tên lửa di động từ đất liền ra 5 vị trí khác
nhau ở Trường Sa. Theo giới chuyên gia, thì những cơ sở của Trung Quốc ở
các đảo lân cận đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Việt Nam.
Đúng như người ta dự đoán, truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo là động thái trên của Việt Nam sẽ là một « sai lầm ghê gớm » và nói thêm rằng Việt Nam nên « ghi nhớ và rút ra một số bài học trong lịch sử », ám chỉ 3 tuần lễ chiến tranh Việt-Trung năm 1979.
Tờ báo Nga đã nhắc lại rằng quần đảo Trường Sa bao gồm khoảng 100 hòn
đảo nhỏ, tổng diện tích tính ra không đầy 5 cây số vuông, thức thể lớn
nhất là đảo Ba Bình/Thái Bình - tên quốc tế là Itu Aba, chỉ có diện tích
khoảng 46 ha. Quần đảo tuy nhiên lại trải rộng trên một vùng biển hơn
400.000 cây số vuông.
Chuyên gia phân tích kiêm nhà báo Nga Boris Stepnov, trên trang PolitRussia,
đã ghi nhận thực tế là đám đảo nhỏ đó hiện có 6 bên tranh chấp chủ
quyền - Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Brunei -
cho dù đại đa số các thực thể địa lý có liên quan khó có thể được gọi
là đảo.
Riêng về động thái mới nhất của Việt Nam, cho đặt giàn phóng tên lửa trong khu vực, nhà báo Stepnov đánh giá : «
Đây là hành động hệ trọng nhất mà Việt Nam thực hiện trong khu vực
trong những năm gần đây. (…) Hiển nhiên là động thái đó bắt nguồn từ
phán quyết thuận lợi cho Philippines của Tòa án La Haye ngày 12/07, khi
cho là yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý ».
Tên lửa di động trên đảo hẹp không có ý nghĩa
Tuy nhiên, tờ Sputnik đã trích dẫn nhà nghiên cứu Vasily Kashin, thuộc Viện Nghiên Cứu Viễn Đông Nga trên nhật báo Nga Kommersant, nhận định là động thái của Việt Nam không có ý nghĩa gì nhiều nếu xét về mặt giá trị quân sự quy ước.
Chuyên gia này giải thích : « Trong một trận chiến thực thụ, sự sống
còn của những hệ thống tên lửa này tùy thuộc vào khả năng rút đi nhanh
chóng để tránh bị phản pháo ». Cho nên, « khi quyết định bố trí
các giàn phóng tên lửa này trên những thực thể chỉ rộng khoảng 100x100
mét, tức là không có chỗ để hoạt động, thì động thái đó chỉ mang tính
chất phô trương mà thôi ».
Tờ Sputnik cũng nhắc lại rằng bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phản ứng trước việc Việt Nam triển khai tên lửa bằng tuyên bố « dứt khoát chống lại việc (Việt Nam) chiếm đóng đảo và bãi đá tại Trường Sa của Trung Quốc (…) (và) triển khai quân sự và xây dựng trái phép trên đó ».
Tuy nhiên, theo Sputnik, nhà báo Stepnov cho rằng, công bằng mà nói, thì «
trên các đảo mà họ chiếm đóng ở Trường Sa, Trung Quốc đã xây dựng những
cơ sở được sử dụng cho cả mục tiêu dân sự lẫn quân sự ». Stepnov còn ghi nhận thêm:
« Hơn thế nữa, từ năm 2013, Trung Quốc đã ngang nhiên bồi đắp đảo
nhân tạo, xây dựng bến cảng. (…) Dĩ nhiên là Trung Quốc cho đấy là những
hạ tầng cơ sở dùng cho những mục tiêu hòa bình - có nghĩa là những
chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ hay nghiên cứu về lưu thông hàng hải. Tuy
nhiên, đối với các nhà phân tích nước ngoài, thì mục tiêu chính của
Trung Quốc là tăng cường tiềm năng quân sự trong vùng. Nhất là Trung
Quốc đã xây phi đạo trên một số đảo nhân tạo ».
Chuyên gia Nga tuy nhiên đã cho rằng cũng may là một cuộc chiến tranh
thực thụ giữa Trung Quốc và Việt Nam, trước mắt khó xẩy ra. Stepnov giải
thích : « Nếu Trung Quốc gây sức ép quá trớn lên Việt Nam, thì Việt
Nam sẽ nhờ đến sự che chở của Mỹ, và đó rõ ràng là điều Trung Quốc không
muốn… »
Bằng một giọng điệu hóm hỉnh, chuyên gia Nga đã cho rằng như thường lệ,
dầu hỏa là nguyên do làm tranh chấp nảy sinh, thế nhưng ở Biển Đông, đó
không phải là vấn đề duy nhất và ông giải thích : « Cứ nhìn yêu sách của Trung Quốc xem : Nó hơi bị quá đáng phải không ? »
Quán ăn Việt không tiếp khách Trung Quốc
Một quán ăn ở Đà Nẵng, thành phố thu hút nhiều du khách Trung Quốc nhất
nhì cả nước, gây tranh cãi công luận sau khi trưng bảng công khai từ
chối tiếp khách người Trung Quốc.
Chuỗi quán ăn Ngọc Quý gồm hai tiệm nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê, tháng rồi bắt đầu cho treo bảng bằng tiếng Hoa lẫn tiếng Việt: “Quán Ngọc Quý không bán hàng cho người Trung Quốc.”
Hành động này bị xem là nhạy cảm giữa bối cảnh quan hệ Việt-Trung căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông và người Việt ngày càng thiếu thiện cảm với Trung Quốc trước các hành động bất chấp luật lệ của Bắc Kinh cùng các hành xử tai tiếng của người Trung Quốc trên thế giới.
Một số người, kể cả giới hữu trách, cho rằng từ chối tiếp khách Trung Quốc là “phản cảm, không nên”, nhưng một số khác lại ủng hộ việc tỏ thái độ dứt khoát đối với những du khách ‘thái quá.’
Còn tác giả tấm bảng gây tranh cãi nói gì? Tạp chí Thanh Niên VOA hỏi thăm chủ nhân 8x của chuỗi quán ăn Ngọc Quý, anh Nguyễn Thành Long, từ Đà Nẵng.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc trao đổi
Chuỗi quán ăn Ngọc Quý gồm hai tiệm nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê, tháng rồi bắt đầu cho treo bảng bằng tiếng Hoa lẫn tiếng Việt: “Quán Ngọc Quý không bán hàng cho người Trung Quốc.”
Hành động này bị xem là nhạy cảm giữa bối cảnh quan hệ Việt-Trung căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông và người Việt ngày càng thiếu thiện cảm với Trung Quốc trước các hành động bất chấp luật lệ của Bắc Kinh cùng các hành xử tai tiếng của người Trung Quốc trên thế giới.
Một số người, kể cả giới hữu trách, cho rằng từ chối tiếp khách Trung Quốc là “phản cảm, không nên”, nhưng một số khác lại ủng hộ việc tỏ thái độ dứt khoát đối với những du khách ‘thái quá.’
Còn tác giả tấm bảng gây tranh cãi nói gì? Tạp chí Thanh Niên VOA hỏi thăm chủ nhân 8x của chuỗi quán ăn Ngọc Quý, anh Nguyễn Thành Long, từ Đà Nẵng.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc trao đổi
Chuỗi cửa hàng bán lẻ 7-Eleven sẽ mở tiệm đầu tiên ở Việt Nam vào tháng Hai năm 2018.
Trong khi các công ty nước ngoài có lợi thế về vốn, thiết kế cửa hàng và dòng sản phẩm thì doanh nghiệp trong nước đang cạnh tranh để nắm thị phần.
Vingroup tận dụng thế mạnh trong kinh doanh bất động sản. Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch, cho biết điều quan trọng là có được vị trí cửa hàng tốt trước khi các công ty nước ngoài vào, và họ chấp nhận nếu 30% các cửa hàng mới không có lời trong giai đoạn đầu mới mở cửa.
Vingroup cũng có kế hoạch mở 400 trung tâm mua sắm vào cuối năm 2019, cũng như các cửa hàng thiết bị gia dụng. Công ty đặt mục tiêu tăng doanh số bán lẻ như là một phần của tổng doanh thu từ 20% lên 50% trong vòng một vài năm, ông Vượng được dẫn lời.
Hiện tại các nhà bán lẻ địa trong nước cũng muốn cạnh tranh với những doanh nghiệp mới như Tập đoàn Vingroup. Bác Tôm, một chuỗi cửa hàng chuyên về các loại nông sản sạch, đang cố gắng khai thác người tiêu dùng trung lưu là nhóm quan tâm nhiều về an toàn thực phẩm.
Với mạng lưới khoảng 200 cơ sở nông nghiệp cung cấp cho 27 cửa hàng, siêu thị của Bác Tôm đang thu hút khách hàng thường mua sắm tại các chợ thực phẩm truyền thống.
Một vấn đề là mạng lưới logistics vẫn còn kém phát triển tại Việt Nam. Đường phố chật hẹp đầy xe máy khiến tắc đường là chuyện thường ngày.
Phân phối vẫn không hiệu quả, và giao hàng đồ ướp lạnh hoặc tủ mát là chưa có. Các hãng bán lẻ nước ngoài có công nghệ và năng lực để đối phó với cơ sở hạ tầng còn nhiều vấn đề như vậy, và đó là điểm mạnh tạo thách thức cho các hãng bán lẻ trong nước mới thâm nhập thị trường, bài viết nhận định.
Hiệp định thương mại
Có hai hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam đã ký là Hiệp định Đối tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do với EU
(EVFTA).
Giả sử TPP được Quốc hội Mỹ thông qua, hai hiệp định này dự kiến có hiệu lực sau 2018.
Đối với EVFTA, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA
có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế.
Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế.
Ngoài ra, từ 2015 Việt Nam đã loại bỏ thuế cho 93% số dòng thuế từ các nước ASEAN, tỷ lệ này đến 2018 sẽ là 97%.
Theo nghiên cứu hồi tháng Sáu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), cạnh tranh từ các nhà đầu tư TPP, EU trên thị trường bán lẻ
Việt Nam có thể sẽ gay gắt hơn.
Tuy vậy, cam kết của TPP và EVFTA về mở cửa thị trường hàng hóa và
thương mại điện tử cũng hứa hẹn những nguồn cung mới, “hấp dẫn và hiệu
quả” cho thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam.
TQ 'từ chối' tàu Việt Nam tránh bão
- 7 giờ trước
Ủy ban Quốc gia Kìm kiếm cứu nạn Việt Nam nói Trung Quốc không cho sáu
tàu cá Việt Nam vào Hoàng Sa Tránh bão, báo tại Việt Nam tường thuật.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc thông báo “khu vực đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa không thích hợp để tránh trú, đề nghị sáu tàu Việt Nam quay trở về”, báo Thanh Niên tại Việt Nam tường thuật.
Tiến sỹ Trục nhận định: “Từ chối như vậy là sự đối xử vô nhân đạo, không ai chấp nhận được. Vì rõ ràng là sinh mạng con người, và nhất là người đi trên biển, cần phải được cứu vớt và những người đã bị cấp cứu, đã xin vào mà không cho phép thì đó là hành động không thể chấp nhận được.”
“Khi bão nổi lên, có cơ quan khí tượng chuyên trách thông báo rồi để họ có thể về nơi trú ẩn.
"Nhưng sẽ có những trường hợp không kịp được thì họ phải tìm mọi cách vào bất cứ nơi nào, kể cả nơi ấy có thuộc chủ quyền của quốc gia khác hay chăng nữa thì người ta vẫn bật tín hiệu S.O.S để cấp cứu.
“Đó là điều bình thường và rất chính đáng của người hoạt động trên biển.
"Cho nên vừa rồi việc Trung Quốc từ chối đã thể hiện thái độ không phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa không phù hợp với mối quan hệ mà họ luôn nói rằng muốn quan hệ hữu nghị với Việt nam và muốn giúp đỡ Việt Nam, đặc biệt là người dân Việt Nam làm ăn sinh sống trên biển. Đây là điều trái với những gì họ từng nói,” Tiến sỹ Trục bình luận.
"Chủ nhân quần đảo"
Về việc ngư dân Việt Nam vẫn ra đánh bắt tại các khu vực biển có tranh chấp gần Đá Bông Bay, ông Trục nói: “Ngư dân Việt Nam ở các tỉnh miền Trung vẫn thường xuyên ra các khu vực đánh cá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Đó là hoàn toàn hợp pháp.Nhà nghiên cứu này cũng cho biết Việt Nam “đầu tư rất nhiều cho ngư dân đóng được tàu đủ sức chịu được những cơn sóng gió ngoài biển”.
Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm ngày 15/8 và sáng 16/8 tại Hoàng Sa sẽ có “Gió tây nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy.”
Sáu tàu cá Quảng Nam trong vụ việc sau đó phải dừng lại ở khu vực cách Đá Bông Bay “5 hải lý” và “tự bảo đảm an toàn” theo báo Lao Động dẫn lời Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Đá Bông Bay là một đảo san hô nằm gần sáu đảo khác trong khu vực Quần đảo Hoàng Sa.
Khác với Trường Sa là nơi nhiều quốc gia tham gia tranh chấp, quần đảo Hoàng Sa chỉ có hai nước tuyên bố chủ quyền là Trung Quốc và Việt Nam, tuy nằm hoàn toàn dưới kiểm soát của Trung Quốc.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động cải tạo đảo, xây dựng căn cứ trực thăng và bồi đắp các đảo ở khu vực này.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160815_scs_hoangsa_ship_storm
Những tiếng vọng từ Núi Pháo
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-16
2016-08-16
Giới chức địa phương nói gì?
Một cán bộ chuyên viên môi trường đang làm việc tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:Họ sống trong môi trường ô nhiễm như thế, rồi kế sinh nhai của họ bị ảnh hưởng vì trước đây họ bám trục đường để sống nhưng giờ đã trở thành ốc đảo.“Anh không có giấy tờ gì, không có ai bảo lãnh thì anh không vào được bên trong. Phải có người bảo lãnh thì mới có thể vào được chứ bình thường thì không vào được.”
- Công an huyện Đại Từ
Vị cán bộ này chia sẻ thêm là khu khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo nằm trên một khu vực trải dài, vắt qua Quốc lộ 37 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mấy trăm hộ dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ sống quanh khu vực này đang khổ sở từng ngày. Bất cứ ai đến gần khu dân cư trên đều choáng váng với mùi hóa chất nồng nặc. Người dân nơi đây phải đóng kín cửa suốt ngày, giăng bạt để ngăn bụi.
Và đáng sợ nhất là tiếng ồn, âm thanh ù ù phát ra gần như 24/24h trong ngày, cộng với tiếng mìn phá đá vào canh trưa, từ 11h cho đến 1h, ngay giờ nghỉ trưa của người dân đã khiến cho đời sống nơi đây đảo lộn hoàn toàn. Không khí bị ô nhiễm trầm trọng, người dân hứng chịu hoàn toàn mọi sự khó chịu và mối nguy từ môi trường ô nhiễm nặng.
Ông Chu Văn Tuất, Bí thư xã Hà Thượng tỏ ra bức xúc khi nói về môi trường, điều kiện sống của người dân bị xâm hại:
“Người ta đang phải chịu vấn đề về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm hóa chất…”
Vì lý do bận họp nên chúng tôi không gặp được ông Bí thư xã này nhiều hơn, chúng tôi tìm hiểu sự vụ qua một công an huyện Đại Từ, cán bộ công an này yêu cầu giấu tên khi trả lời phỏng vấn vì theo ông, câu chuyện của Núi Pháo là một câu chuyện dài, tế nhị và nhạy cảm, đụng chạm đến nhiều ông lớn và những thế lực nhóm, lợi ích nhóm. Ông nói:
“Người dân đang phải chịu rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là họ sống trong môi trường ô nhiễm như thế, rồi kế sinh nhai của họ bị ảnh hưởng vì trước đây họ bám trục đường để sống nhưng giờ đã trở thành ốc đảo. Họ sống ngay sát nhà máy nên việc ô nhiễm môi trường thì miễn bàn, có chứng nhận của Bộ, sở tài nguyên môi trường, rồi của tỉnh như hàm lượng cyanua có thời điểm lên quá 217 lần so với quy định. Rồi kết luận mới nhất của ủy ban tỉnh Thái Nguyên, về sử dụng hóa chất 2015, lượng hóa chất sử dụng trong năm 2015 của công ty Núi Pháo là hơn 900 ngàn tấn, vượt DT của công ty Núi Pháo gần 3 lần. Đương nhiên là có một thế lực ghê gớm đứng sau, như một số bài báo về cyanua tại đây, giờ trên mạng chỉ còn cái tít thôi.”
Ông cho biết thêm là từ người dân cho đến các cán bộ của xã Hang Hùm, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ đã nhiều lần khiếu nại, kiến nghị lên cấp trên nhưng mọi việc vẫn cứ chìm xuồng, người dân khổ nạn vẫn hoàn khổ nạn. Trong khi đó, trẻ em và người già trong khu chuồng chó bị bao vây bởi hàng rào và bảo vệ mỏ, hầu như hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài, việc đi chợ hay đi đâu cũng phải trình báo lý do với bảo vệ mỏ. Nếu có ai đến thăm mười một gia đình này thì phải có gia đình này ra cổng mỏ bảo lãnh và nói rõ lý do cũng như mục đích thăm. Phóng viên, nhà báo thì tuyệt nhiên không được vào thăm người dân bên trong khu mỏ.
Người dân kêu trời không thấu!
Anh Xuân, một người dân có nhà còn mắc kẹt trong khu chuồng chó giữa mỏ Núi Pháo đã than thở với chúng tôi:"Ô nhiễm trầm trọng, như nước ăn thì bể thải của nhà máy đổ ra cách nhà tôi 2 đến 3 mét, ngay sát giếng ăn của gia đình tôi. Từ năm 2012 đến nay giếng không còn dùng được, gia đình tôi phải đi xin nước ăn ở xa. Họ rào lại đi đứng không được, mình đi lại vất vả, muốn làm gì cũng không được, hai con nhỏ của tôi cũng bị ảnh hưởng việc học hành. Bốn năm nay thì sinh hoạt, cuộc sống rất vất vả. Thực tế là không phải đền bù không thỏa đáng mà là công ty Núi Pháo chưa bao giờ nói chuyện với chúng tôi, chưa bao giờ họ đến đây để nói chuyện về việc đền bù. Bản thân gia đình tôi chưa ngăn cản công ty Núi Pháo bao giờ, thậm chí là rất tạo điều kiện. Như trước đây họ múc cái mương qua trước nhà mình, mình cũng cho họ múc, còn múc vào của mình gần 3 mét đất nữa. Họ bảo cứ để họ làm rồi cuối năm tính, làm xong là họ không thèm nói gì tiếp với mình luôn.”
Anh Xuân nói rằng anh và mười gia đình còn lại chỉ mong được giải thoát khỏi khu chuồng chó giữa lòng Núi Pháo này càng sớm càng tốt. Anh sống trên đất của cha mẹ để lại, đây là diện tích đất xây dựng nhà ở và đất vườn, đất ruộng có nguồn gốc lâu đời của ông nội anh, đến cha anh và bây giờ là gia đình anh đang sử dụng. Về vấn đề thủ tục đền bù giải tỏa hết sức đơn giản bởi giấy tờ đất hợp pháp. Nhưng suốt nhiều năm nay phía công ty khai thác Núi Pháo cũng như phía chính quyền địa phương vẫn chưa đưa ra giải pháp di dời mười một gia đình này ra khỏi Núi Pháo.
Thực tế là không phải đền bù không thỏa đáng mà là công ty Núi Pháo chưa bao giờ nói chuyện với chúng tôi, chưa bao giờ họ đến đây để nói chuyện về việc đền bù.Một phụ nữ không muốn nêu tên, sống trong khu chuồng chó Núi Pháo, chia sẻ:
- Anh Xuân
“Rào xung quanh như thế nên đi lại, ra vào rất khó khăn. Nhiều lúc, anh em bà con đến cũng bị cản trở, gây khó. Như thùng nước trước nhà em là thùng nước rất độc. 4 hướng quanh nhà em là toàn tải nặng, nên lúc nó chạy, nhà rung lắc rất ảnh hưởng. Chưa kể bom nổ. Rồi gần nhà em có cái nhà máy sản xuất Vonfram tinh luyện nữa, ngoài ô nhiễm môi trường, không khí thì còn nguồn nước uống nữa. Nhà em đã hiến gần 2 ngàn mét đất ở đường tải dịch mới của Núi Pháo ở đầu và cuối đường quốc lộ 37. Rồi cái thùng nước giờ độc hại nữa, trước đây chưa biết độc thế nào, nhà em cũng ủng hộ thêm 300 mét đất nữa. Thế đó, nhà em đã làm rất nhiều cho Núi Pháo nhưng họ chưa làm được gì cho chúng em. Hôm vừa rồi, có xe của đoàn thanh tra chính phủ về. Em vô tình ra ngay khu rào chắn, có anh nhà báo muốn vào trong xem lời em nói đúng không nhưng bảo vệ không cho vào, mặc dù không mang theo máy ảnh hay máy quay phim gì cả. Rõ ràng giữa người dân và cán bộ, tiếng nói của chúng em muốn ra ngoài cũng rất khó.”
Người phụ nữ này đã bày tỏ nguyện vọng được đền bù đúng giá trị đất, để chị có tiền mà di dời nhà cửa, tái định cư trên một diện tích đất khác và ổn định công ăn việc làm. Với mức giá ép đền bù hiện tại thì không tài nào có thể tái định cư được. Và nỗi thao thức, tiếng kêu vì môi trường quá bẩn của chị cũng là tiếng kêu chung của 11 gia đình còn mắc kẹt trong lòng khu mỏ Núi Pháo. Mong rằng tiếng kêu của họ không bị lọt thỏm giữa những mâu thuẫn của lợi ích nhóm và cổ phần ma!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-echos-from-petard-mountain-ttvn-08152016155442.html
Sunday, August 14, 2016
SƠN TRUNG * LỄ TRUNG NGUYÊN
LỄ TRUNG NGUYÊN (NGÀY RẰM THÁNG BẢY)
SƠN TRUNG
Ngày rằm tháng bảy âm lịch còn đuợc gọi là ngày lễ Trung nguyên. Tại
đây, hai tôn giáo cổ truyền là đạo ông bà và đạo Phật đã hòa hợp cùng
nhau. Những người thờ ông bà tin rằng ngày rằm tháng bảy là ngày " xá
tội vong nhân" ,( người chết ở địa ngục được phóng thích )
Nho giáo và Phật giáo đều tin có ma quỷ, cõi tiên,cõi Phật, cõi địa ngục...Những người lương thiện, khi chết đi được lên cõi tiên hay đầu thai làm người. Còn những kẻ gian ác, bị bắt xuống địa ngục. Họ bị giam giữ tại đây và bị tra tấn, đánh đập tản nhẫn với những cách trừng phạt như lóc thịt, bỏ vào vạc dầu sôi...
Nhưng đến tháng bảy âm lịch, những kẻ này được thả ra khỏi địa ngục. Cho nên tháng bảy là tháng có nhiều ma quỷ nhất. Những vong hồn có con cháu cúng quải thì được no đủ. Những ma quỷ không bà con,thân thích được gọi là những cô hồn thì đói khát, không nơi nưong tựa. Vua Lê Thánh tông và Nguyễn Du đã làm văn tế những vong hồn này.
Trong bài " Văn tế Thập Loại Chúng Sinh", Nguyễn Du viết:
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may, lạnh buốt xương khô.
Não người thay, buổi chiều thu,
Hoa lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
Đường bạch dương, bóng chiều man mác,
Dặm đường lê, lác đác sương sa.
Lòng nào, lòng chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm !
Trong trường dạ ,tối tăm trời dất,
Cô hồn thường phảng phất u minh.
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn, phách chiếc linh đinh quê người !
Hương lửa đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lửa bấy niên!
Còn chi ai khá ,ai hèn,
Còn chi mà nói kẻ hiền, người ngu !...
Vì quan niệm như vậy, cho nên ngày rằm tháng bảy, việc cúng tế được chia thành hai cấp, hay hai loại. Trong nhà thì cúng tổ tiên, ông bà...Ngoài sân, trước cửa, người ta còn đặt lễ vật đơn bạc như bắp rang , cháo , bánh đa ,trái cây, hoặc gà vịt ... để cúng cô hồn. Cháo trắng được nấu chín, đổ ra trên những cái bồ đài làm bằng lá đa khoanh tròn, cuộn lại, hai đầu có cài que tre cho chặt. Sau khi gia chủ khấn vái xong, thì đồ cúng cô hồn được phát cho trẻ con, hoặc cho ăn mày.
Cúng cho ông bà là vì lòng thành kính, còn cúng cho cô hồn là vì tình thương, vì tâm từ bi thương khắp mọi chúng sinh. Cũng có lý do khác là mong các vong hồn phù hộ cho gia chủ.
Tại miền Bắc và miền Trung, người ta thường cúng vào ngày rằm. Còn trong Nam thì cúng ngày nào cũng được, miễn là trong tháng bảy. Có lẽ dân miền Nam nghĩ rằng cô hồn được phép ở trần gian một tháng nên ngày nào cũng được. Hơn nữa, cứ lai rai trong tháng bảy, hết nhà này cúng rằm đến nhà khác cúng rằm, được vui vẻ. Những xe đò chạy đường trường phải cúng xe hàng năm . Cho nên chủ xe cúng cô hồn rất trọng thể, thường là cúng một con heo quay để cầu cho an toàn trên xa lộ. Các công ty, các cửa hàng cũng thường cúng nguyên cả con heo quay để sau đó chủ nhân và nhân viên đều ăn uống vui vẻ. Trong ngày rằm, trẻ con tụ họp thành đàn đi cướp đồ cúng cô hồn.Cho nên tục ngữ có câu:
mâm cúng cô hồn
Cướp đồ cúng
"Cướp cháo thí lá đa" . Khi chủ nhân cúng xong, thì lũ trẻ ào vào giành giật bánh trái, gà vịt..Ở điểm này, lễ trung nguyên có phần giống lễ Halloween ở Bắc Mỹ, nghĩa là trẻ con có dịp hoạt động. Ngày xưa, trẻ con có phép tắc, chúng chỉ cướp khi chủ nhân cúng xong và ra lệnh cho cướp. Bây giờ trẻ con, nhất là bọn du đảng quá lộng hành. Chủ nhà mới dọn ra thì đã bị cướp ngay trên tay. Bởi vậy, sau 1975 ,chủ nhà muốn cúng cô hồn thì phải canh giữ, hoặc đóng cửa lại mà cúng trong nhà hay sau vườn, hoặc sân trước.
Phật giáo khi truyền đến Á châu thì đã chú trọng đến chữ hiếu của dân
chúng tại đây.Phật giáo đã kết hợp việc cúng Phật và cúng vong, lấy sự
tích Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ làm ý nghĩa căn bản, đồng thời
khuyếch trương việc bố thí các vong .( Việc bố thí các vong, hay các
chiến sĩ tử trận thì chùa nào cũng đã làm thường ngày.) Việc báo hiếu và
bố thí đi song hành với nhau. Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ
viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là
cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động
từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các dịch giả Trung
Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu-lan, chỉ sự
khổ đau kinh khủng khi sa đoạ địa ngục. Xuất phát từ truyền thuyết về
Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ
Nho giáo và Phật giáo đều tin có ma quỷ, cõi tiên,cõi Phật, cõi địa ngục...Những người lương thiện, khi chết đi được lên cõi tiên hay đầu thai làm người. Còn những kẻ gian ác, bị bắt xuống địa ngục. Họ bị giam giữ tại đây và bị tra tấn, đánh đập tản nhẫn với những cách trừng phạt như lóc thịt, bỏ vào vạc dầu sôi...
Nhưng đến tháng bảy âm lịch, những kẻ này được thả ra khỏi địa ngục. Cho nên tháng bảy là tháng có nhiều ma quỷ nhất. Những vong hồn có con cháu cúng quải thì được no đủ. Những ma quỷ không bà con,thân thích được gọi là những cô hồn thì đói khát, không nơi nưong tựa. Vua Lê Thánh tông và Nguyễn Du đã làm văn tế những vong hồn này.
Trong bài " Văn tế Thập Loại Chúng Sinh", Nguyễn Du viết:
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may, lạnh buốt xương khô.
Não người thay, buổi chiều thu,
Hoa lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
Đường bạch dương, bóng chiều man mác,
Dặm đường lê, lác đác sương sa.
Lòng nào, lòng chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm !
Trong trường dạ ,tối tăm trời dất,
Cô hồn thường phảng phất u minh.
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn, phách chiếc linh đinh quê người !
Hương lửa đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lửa bấy niên!
Còn chi ai khá ,ai hèn,
Còn chi mà nói kẻ hiền, người ngu !...
Vì quan niệm như vậy, cho nên ngày rằm tháng bảy, việc cúng tế được chia thành hai cấp, hay hai loại. Trong nhà thì cúng tổ tiên, ông bà...Ngoài sân, trước cửa, người ta còn đặt lễ vật đơn bạc như bắp rang , cháo , bánh đa ,trái cây, hoặc gà vịt ... để cúng cô hồn. Cháo trắng được nấu chín, đổ ra trên những cái bồ đài làm bằng lá đa khoanh tròn, cuộn lại, hai đầu có cài que tre cho chặt. Sau khi gia chủ khấn vái xong, thì đồ cúng cô hồn được phát cho trẻ con, hoặc cho ăn mày.
Cúng cho ông bà là vì lòng thành kính, còn cúng cho cô hồn là vì tình thương, vì tâm từ bi thương khắp mọi chúng sinh. Cũng có lý do khác là mong các vong hồn phù hộ cho gia chủ.
Tại miền Bắc và miền Trung, người ta thường cúng vào ngày rằm. Còn trong Nam thì cúng ngày nào cũng được, miễn là trong tháng bảy. Có lẽ dân miền Nam nghĩ rằng cô hồn được phép ở trần gian một tháng nên ngày nào cũng được. Hơn nữa, cứ lai rai trong tháng bảy, hết nhà này cúng rằm đến nhà khác cúng rằm, được vui vẻ. Những xe đò chạy đường trường phải cúng xe hàng năm . Cho nên chủ xe cúng cô hồn rất trọng thể, thường là cúng một con heo quay để cầu cho an toàn trên xa lộ. Các công ty, các cửa hàng cũng thường cúng nguyên cả con heo quay để sau đó chủ nhân và nhân viên đều ăn uống vui vẻ. Trong ngày rằm, trẻ con tụ họp thành đàn đi cướp đồ cúng cô hồn.Cho nên tục ngữ có câu:
mâm cúng cô hồn
Cướp đồ cúng
"Cướp cháo thí lá đa" . Khi chủ nhân cúng xong, thì lũ trẻ ào vào giành giật bánh trái, gà vịt..Ở điểm này, lễ trung nguyên có phần giống lễ Halloween ở Bắc Mỹ, nghĩa là trẻ con có dịp hoạt động. Ngày xưa, trẻ con có phép tắc, chúng chỉ cướp khi chủ nhân cúng xong và ra lệnh cho cướp. Bây giờ trẻ con, nhất là bọn du đảng quá lộng hành. Chủ nhà mới dọn ra thì đã bị cướp ngay trên tay. Bởi vậy, sau 1975 ,chủ nhà muốn cúng cô hồn thì phải canh giữ, hoặc đóng cửa lại mà cúng trong nhà hay sau vườn, hoặc sân trước.
Mục Kiền Liên cứu mẹ
Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ.
Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ. Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời. Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát[cần dẫn nguồn]. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
Tại chùa, các sư cũng tổ chức cúng cô hồn vào rằm tháng bảy. Tại miền bắc trước 1945, tư gia cũng như làng xã và chùa chiền thường lập đàn tràng. Làng xã hoặc tư gia thường mời pháp sư lập đàn tràng phá ngục, giải oan. Chùa chiền thi có tục chạy đàn, nghĩa là các sư sãi vừa chạy quanh đàn vừa đọc kinh, niệm chú. Sự cúng quải ở đây mang ý nghĩa bố thí và giải thoát.
Dân Việt Nam ta nghèo lại chịu chiến tranh liên miên. Sau khi vua Tự Đức mất đi, chính quyền Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Dân ta bị thực dân Pháp rồi lại bị cộng sản bách hại. Dân Việt Nam , Cao Miên, Liên Xô, Trung quốc là chết oan ức nhiều nhất trên thế giới kể từ đệ nhị thế chiến đến nay. Tại Việt Nam, có hàng triệu vong hồn oan khuất vì thực dân Pháp và cộng sản. Việc Pháp tấn công Gia Định, Huế, Hà Nội, việc cộng sản giết đồng bào trong tháng 8-1945, việc giêt hại các đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Đảng, việc sát hại mậu thân (1968), và cái chết của hàng vạn đồng bào từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Ban Mê Thuột ,Nha Trang ,và bao cái chết âm thầm trong trại giam, trong rừng sâu, trên biển cả... Sau vụ Pháp giết hại nhân dân kinh thành Huế ,ngày 23 tháng tư năm ất dậu đã trở thành ngày tang tóc cho toàn thể dân chúng Việt Nam.
Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ.
Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ. Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời. Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát[cần dẫn nguồn]. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
Tại chùa, các sư cũng tổ chức cúng cô hồn vào rằm tháng bảy. Tại miền bắc trước 1945, tư gia cũng như làng xã và chùa chiền thường lập đàn tràng. Làng xã hoặc tư gia thường mời pháp sư lập đàn tràng phá ngục, giải oan. Chùa chiền thi có tục chạy đàn, nghĩa là các sư sãi vừa chạy quanh đàn vừa đọc kinh, niệm chú. Sự cúng quải ở đây mang ý nghĩa bố thí và giải thoát.
Dân Việt Nam ta nghèo lại chịu chiến tranh liên miên. Sau khi vua Tự Đức mất đi, chính quyền Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Dân ta bị thực dân Pháp rồi lại bị cộng sản bách hại. Dân Việt Nam , Cao Miên, Liên Xô, Trung quốc là chết oan ức nhiều nhất trên thế giới kể từ đệ nhị thế chiến đến nay. Tại Việt Nam, có hàng triệu vong hồn oan khuất vì thực dân Pháp và cộng sản. Việc Pháp tấn công Gia Định, Huế, Hà Nội, việc cộng sản giết đồng bào trong tháng 8-1945, việc giêt hại các đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Đảng, việc sát hại mậu thân (1968), và cái chết của hàng vạn đồng bào từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Ban Mê Thuột ,Nha Trang ,và bao cái chết âm thầm trong trại giam, trong rừng sâu, trên biển cả... Sau vụ Pháp giết hại nhân dân kinh thành Huế ,ngày 23 tháng tư năm ất dậu đã trở thành ngày tang tóc cho toàn thể dân chúng Việt Nam.
Trong đêm 23 tháng tư, đêm rằm tháng bảy, đêm mồng hai tháng giêng, dân
Huế đốt đèn trên sông Hương để tưởng niệm các oan hồn nạn nhân thực dân
và cộng sản.Nhìn những ngọn đèn leo lét, trôi dạt trên sông khuya dêm
tối khiến lòng người dân đau xót, khôn cầm nước mắt! Nhưng nay cộng sản
cấm tục lệ này. Họ nói là bảo vệ môi trường nhưng sự thực họ cấm người
ta khóc, cấm lòng dân tuởng nhớ đến những người đã chết...Tuy nhiên, sau
này, khoảng 2000 vì nhu cầu kinh doanh, người
ta thường mở Festival Huế, họ treo đèn điện trên cầu Tràng Tiền, các
phố Morin, Trần Hưng Đạo.. . và thả đèn trên sông Hương với mục đích mua
vui, để làm sáng phần nào cảnh tối tăm của Huế ban ngày và ban đêm của
thời cộng sản.
Đèn cúng vong trên sông Hương
Một điểm nổi bật trong ngày rằm tháng bảy là tục đốt hàng mã, tức là đốt những vật dụng cho thân nhân vừa chết hay đã chết vài năm. Việc này có nhiều nguyên nhân và ý nghĩa.Việc đốt đồ mã đồng nghĩa với sự thờ cúng:" sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn".Người ta tin rằng linh hồn người chết vẫn tồn tại và cũng có nhu cầu như người sống. Tục này còn lưu lại ở một số dân tộc thiểu số. Họ lập nhà mồ trong núi cho người chết.
Một điểm nổi bật trong ngày rằm tháng bảy là tục đốt hàng mã, tức là đốt những vật dụng cho thân nhân vừa chết hay đã chết vài năm. Việc này có nhiều nguyên nhân và ý nghĩa.Việc đốt đồ mã đồng nghĩa với sự thờ cúng:" sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn".Người ta tin rằng linh hồn người chết vẫn tồn tại và cũng có nhu cầu như người sống. Tục này còn lưu lại ở một số dân tộc thiểu số. Họ lập nhà mồ trong núi cho người chết.
Xưa làm bằng gỗ nhưng gỗ càng ngày mất ích vì nạn phá rừng xuất khẩu nên
nhà mồ đôi nơi đã xây xi măng. Trong nhà mồ có vật dụng cho người chết.
Trong thời gian đầu, thân nhân phải đến thăm nom, cúng kiếng. Sau một
thời gian có đủ tiền bạc, họ làm nhà mồ đẹp đẽ và làm lễ bỏ mả, nghĩa là
không lui tới thăm viếng nữa, và từ đây thân nhân an tâm vì đã lo đầy
dủ cho ngươời chết, và cũng không sợ người chết oán trách, quấy nhiễu
nữa Sau thấy phiền phức cho nên người ta chỉ chôn theo người chết một it
vàng bạc, nữ trang hay bỏ vào miệng người chết it hạt gạo tượng trưng.
Và người ta không làm nhà thật, bàn ghế thật mà làm bằng giấy cho đỡ tốn
kém. Từ đó hàng mã ra đời. Thủ đô của hàng mã là khu phố Hàng Mã Hà
Nội. Nhưng hàng mã tốn kém không ít. Ngày xưa người ta đốt hàng
nhà mồ
mã vừa phải, thường là vài bộ áo quần, vài tấm vải vóc, nhà cửa, nay thì trong xã hội cộng sản, người ta đốt cả hàng ngàn ngựa giấy, và người bình thường cũng đốt nhà lầu, xe hơi, xe gắn máy, TV, tủ lạnh, đô la. . . cho thân nhân ở cõi âm và cho thần thánh.
Ta hãy nghe nhà văn Phan Lạc Tiếp đã trở lại Hà Nội và đã ghi lại một mẩu đối thoại giữa kẻ bán người mua đồ mã trong Quê Nhà 40 Năm Trở Lại:
-Thưa cụ, cụ cho con ba bộ quần áo.
-Mà có cấp bậc gì không?
-Cháu nó là trung sĩ khi nhà nước báo tin trên bằng liệt sĩ.
-Ừ để tôi tính.
-Mà cho cháu cái đồng hồ có hai bơi chèo.
-Được.
-Cho cháu cái đài. . .
-Gì nữa không ?
-Dạ, đa tạ cụ. Nhà cháu nghèo, nghĩ đến cháu nó hy sinh tại B mà thương quá. Suốt đời nó ao ước có được cái đồng hồ và cái đài, và cái xe đạp. .
-Thế có muốn đặt cái xe đạp nữa không?
-Muốn mà sức nhà cháu không chịu nổi. ..
Khi khách hàng đã không thêm bớt gì nữa, cụ chủ nhà mới gọi vào phía trong:
-Này anh cả nó ơi, đem ra cho Bầm hai bộ quần áo bộ đội, cấp bậc trung sĩ, với lại. . . Bà đi đâu, độ một giờ quay lại lấy tất cả nha. . .(tr.93).
Hàng mã (nhà lầu, tủ lạnh, máy giặt)
Hàng mã bán rong
Phan Lạc Tiếp đã giới thiệu nhân vật 'anh cả' con bà cụ hàng mã như sau:
Trong nhà, anh cả, con cụ, tuổi đã ngoài 60, tráng kiện. Suốt đời anh cả, con lớn cụ, đi theo kháng chiến. . .Rồi sau chiến thắng Điện Biên, người thanh niên thủ đô trở lại thủ đô. ''Năm cửa ô đón mừng đoàn quân đã về'' . Đến cuối đời, khi đất nước thống nhất, 'anh cả' được cho về phục viên ( giải ngũ), với cấp bậc đại tá, và chức vụ cuối cùng là Sư trưởng. .. Bây giờ, người đàn bà thủ đô, yêu anh bộ đội áo trấn thủ đã bỏ đi, để lại cho anh một chuỗi ngày vắng lặng. 'Anh cả' về với mẹ già, và ngày ngày dán hồ trên các hình nhân mang sắc phục Quân Đội Nhân Dân. . . kèm theo cái đài, cái đồng hồ, là một mơ ước suốt đời của các chiến sĩ ngoan cường, không thực hiện được, đành phải nhờ người sống gửi theo (tr.94).
Trải qua một thời gian cấm đoán, đàn áp nhân dân nhưng không tiêu hủy được tinh thần nhân dân và cuộc sống. Cộng sản càng cấm mê tín thì cộng sản lại mê tín hơn; cộng sản càng đánh tư sản thì tư sản đỏ mạnh thêm; cộng sản càng bắt dân sống khốn khổ thì cộng sản lại tiêu hoang phí vô độ. Và đó cũng là cái mà người ta gọi là "phú quý sinh lễ nghĩa" của con người ,cộng sản lộ nguyên hình gian tham. Có điều đáng nói là dân Hà Nội nói riêng và dân Bắc nói chung sản xuất và tiêu thụ hàng mã hơn là dân trong Nam. Hơn nữa, nửa thế kỷ, người cộng sản say sưa theo chủ nghĩa Marx, nay Đông Âu , Liên Xô sụp đổ, Đặng Tiểu Bình bó kinh tế chỉ huy để theo kinh tế thị trường, và Giang Trạch Dân đưa ra thuyết Ba Đại Diện thì đa số đảng viên Cộng sản đã vỡ mộng. Hơn nữa những thực tế của gần nửa thế kỷ tranh đấu, Liên Xô và Trung Quốc thất bại, chỉ có bọn cá mập trở thành tư sản đỏ,
trong khi nhân dân và đa số đảng viên phải nghèo khổ. Đặng Tiểu Bình theo kinh tế thị trường nhưng chính trị vẫn theo chính sách độc tài tàn bạo để nắm quyền bằng tay sắt và một số đảng viên vì quyền lợi phải đeo theo cộng đảng để sinh sống chứ trong lòng họ, Marx Lenin, Stalin đã chết từ lâu. Ôi, bãi bỏ tư hữu nhưng trong cán bộ và nhân dân muôn đời vẫn ước mơ nhà lầu, xe hơi, tủ lạnh...
nhà mồ
mã vừa phải, thường là vài bộ áo quần, vài tấm vải vóc, nhà cửa, nay thì trong xã hội cộng sản, người ta đốt cả hàng ngàn ngựa giấy, và người bình thường cũng đốt nhà lầu, xe hơi, xe gắn máy, TV, tủ lạnh, đô la. . . cho thân nhân ở cõi âm và cho thần thánh.
Ta hãy nghe nhà văn Phan Lạc Tiếp đã trở lại Hà Nội và đã ghi lại một mẩu đối thoại giữa kẻ bán người mua đồ mã trong Quê Nhà 40 Năm Trở Lại:
-Thưa cụ, cụ cho con ba bộ quần áo.
-Mà có cấp bậc gì không?
-Cháu nó là trung sĩ khi nhà nước báo tin trên bằng liệt sĩ.
-Ừ để tôi tính.
-Mà cho cháu cái đồng hồ có hai bơi chèo.
-Được.
-Cho cháu cái đài. . .
-Gì nữa không ?
-Dạ, đa tạ cụ. Nhà cháu nghèo, nghĩ đến cháu nó hy sinh tại B mà thương quá. Suốt đời nó ao ước có được cái đồng hồ và cái đài, và cái xe đạp. .
-Thế có muốn đặt cái xe đạp nữa không?
-Muốn mà sức nhà cháu không chịu nổi. ..
Khi khách hàng đã không thêm bớt gì nữa, cụ chủ nhà mới gọi vào phía trong:
-Này anh cả nó ơi, đem ra cho Bầm hai bộ quần áo bộ đội, cấp bậc trung sĩ, với lại. . . Bà đi đâu, độ một giờ quay lại lấy tất cả nha. . .(tr.93).
Hàng mã (nhà lầu, tủ lạnh, máy giặt)
Hàng mã bán rong
Phan Lạc Tiếp đã giới thiệu nhân vật 'anh cả' con bà cụ hàng mã như sau:
Trong nhà, anh cả, con cụ, tuổi đã ngoài 60, tráng kiện. Suốt đời anh cả, con lớn cụ, đi theo kháng chiến. . .Rồi sau chiến thắng Điện Biên, người thanh niên thủ đô trở lại thủ đô. ''Năm cửa ô đón mừng đoàn quân đã về'' . Đến cuối đời, khi đất nước thống nhất, 'anh cả' được cho về phục viên ( giải ngũ), với cấp bậc đại tá, và chức vụ cuối cùng là Sư trưởng. .. Bây giờ, người đàn bà thủ đô, yêu anh bộ đội áo trấn thủ đã bỏ đi, để lại cho anh một chuỗi ngày vắng lặng. 'Anh cả' về với mẹ già, và ngày ngày dán hồ trên các hình nhân mang sắc phục Quân Đội Nhân Dân. . . kèm theo cái đài, cái đồng hồ, là một mơ ước suốt đời của các chiến sĩ ngoan cường, không thực hiện được, đành phải nhờ người sống gửi theo (tr.94).
Trải qua một thời gian cấm đoán, đàn áp nhân dân nhưng không tiêu hủy được tinh thần nhân dân và cuộc sống. Cộng sản càng cấm mê tín thì cộng sản lại mê tín hơn; cộng sản càng đánh tư sản thì tư sản đỏ mạnh thêm; cộng sản càng bắt dân sống khốn khổ thì cộng sản lại tiêu hoang phí vô độ. Và đó cũng là cái mà người ta gọi là "phú quý sinh lễ nghĩa" của con người ,cộng sản lộ nguyên hình gian tham. Có điều đáng nói là dân Hà Nội nói riêng và dân Bắc nói chung sản xuất và tiêu thụ hàng mã hơn là dân trong Nam. Hơn nữa, nửa thế kỷ, người cộng sản say sưa theo chủ nghĩa Marx, nay Đông Âu , Liên Xô sụp đổ, Đặng Tiểu Bình bó kinh tế chỉ huy để theo kinh tế thị trường, và Giang Trạch Dân đưa ra thuyết Ba Đại Diện thì đa số đảng viên Cộng sản đã vỡ mộng. Hơn nữa những thực tế của gần nửa thế kỷ tranh đấu, Liên Xô và Trung Quốc thất bại, chỉ có bọn cá mập trở thành tư sản đỏ,
trong khi nhân dân và đa số đảng viên phải nghèo khổ. Đặng Tiểu Bình theo kinh tế thị trường nhưng chính trị vẫn theo chính sách độc tài tàn bạo để nắm quyền bằng tay sắt và một số đảng viên vì quyền lợi phải đeo theo cộng đảng để sinh sống chứ trong lòng họ, Marx Lenin, Stalin đã chết từ lâu. Ôi, bãi bỏ tư hữu nhưng trong cán bộ và nhân dân muôn đời vẫn ước mơ nhà lầu, xe hơi, tủ lạnh...
Dân giàu Trung Quốc và Việt Nam gửi con và tài sản qua Mỹ, và họ bây
giờ duy tâm hơn ai hết. Ngày trước họ phá chùa chiền, đền đài và cấm các
hoạt động tôn giáo, kết tội tôn giáo là thuốc phiện, nhưng nay có tiền
UNESCO yểm trợ tu bổ di tich cũ, và cũng muốn ngành du lịch phát triển,
Cộng sản cho sơn phét qua loa đình chùa và tổ chức các lễ hội để họ thu
tiền. Cũng nhờ vậy mà nhiều phong tục cũ sống lại.
Tổng quát, vì lợi được hưởng tiền UNESCO và nhất là được làm chủ các thùng phước sương nên c ộng sản đ ã sơn phết các di tích, tổ chức các lễ hội . Các tôn giáo, các vị tu hành nào làm tay sai cộng sản thì được một số dễ dàng, còn nhóm nào bất khuất thì bị khủng bố, đàn áp.
(Trich NGUYỄN THIÊN THỤ -ĐỜI SỐNG VIỆT NAM. chưa xuất bản)
Tổng quát, vì lợi được hưởng tiền UNESCO và nhất là được làm chủ các thùng phước sương nên c ộng sản đ ã sơn phết các di tích, tổ chức các lễ hội . Các tôn giáo, các vị tu hành nào làm tay sai cộng sản thì được một số dễ dàng, còn nhóm nào bất khuất thì bị khủng bố, đàn áp.
(Trich NGUYỄN THIÊN THỤ -ĐỜI SỐNG VIỆT NAM. chưa xuất bản)
No comments:
Post a Comment