Tuesday, August 16, 2016
LICH SỬ VIỆT NAM QUA NHỮNG HÌNH ẢNH
LỊCH SỬ KHÔNG THỂ CHE ĐẬY.
Lịch sử dù thế nào cũng phải tôn trọng, mọi sự bóp méo che đậy cuối
cùng vẫn phơi bày. Các người chửi phản động cứ chửi. Sự thật là bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi
So sánh 2 đồng tiền dưới đây, một tờ mang hình Trần Hưng Đạo (tiền Việt Nam Cộng Hòa), không có chữ Tàu cũng không có chữ Mỹ😀.
Một tờ mang hình " cụ Hồ" & chữ Tàu TQ (tiền VNDCCH- Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa VN cũ). Nói thật lòng cái tờ tiền thứ 2 của VNDCCH nhìn cứ
như tiền của Tàu. Tại sao lại như vậy?
Chỉ
2 tờ tiền đó thôi chúng ta thấy được lý tưởng quan điểm vì dân tộc của
2 miền thế nào. VNCH đã bán nước, lệ thuộc vào Mỹ hay là CSVN lệ
thuộc, bán nước cho TQ?
Câu hỏi này bạn tự trả lời nhé. Tui chỉ đưa ra bằng chứng khách quan chứ không kết luận.
Hình: fb Trần Đại Việt. Yêu cầu ACE ta share cho DLV và các vị thân Cộng nghiên cứu ạ. Khanh Nguyenn
Hình: fb Trần Đại Việt. Yêu cầu ACE ta share cho DLV và các vị thân Cộng nghiên cứu ạ. Khanh Nguyenn
TEM BƯU ĐIỆN CỦA VIỆT CỘNG NGÀY XƯA CÓ IN HÌNH CỜ CỦA TÀU CỘNG. đÓ LÀ DẤU HIỆU BÁN NƯƠC TƯ THOI HỒ CHI MINH CHUA CHẾT !
Bằ̀ng chứng không thể chối cãi, là Hồ chí Minh đã bán nước ngay từ khi nó gia nhập đảng cộng sản. Bản chất của đảng cộng sản là vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Những kẻ theo Hồ̀ chí Minh và đảng cộng sản là bị bọn chúng lừa gạ̣t, và vô tình cộng tác với bọn bán nước. Đến bao giờ nhân dân Việtnam thức tỉnh? Phải chăng chờ đến ngày Quốc Gia Việtnam bị xóa khỏi bản đồ thế giới mới mở măt ra thi quá muộn rồi???Date: 2016-08-06 23:08 GMT-04:00Subject: TEM BƯU ĐIỆN CỦA Việt CỘNG NGÀY XƯA.ĐÃ IN LÁ CỜ TÀU CỘNGCác anh cộng sản con, các cậu DLV đầu chó... giải thích giùm em về con tem của "nước việt nam dân chủ cuội" dưới đây, sao có lá cờ chú Khựa chìn ình vậy nè? phải chăng bác-đảng ta đã nhấp VN vào với TQ từ lâu lắm rồi? đồng thời khi cha ông các cậu vừa chiếm xong Đà Nẳng năm 1975 là lá cờ TÀU CỘNG Khựa được treo lên trên thành phố Đà Nẵng ngay sau đó, tại sao?Cha ông các cậu giải phóng gì và giải phóng cho ai?Trên thế giới này chưa có một quốc gia nào không có chiến tranh hoặc sau chiến tranh mà người dân phải ào ạt bỏ nước ra đi như Việt Nam. Người dân bỏ lại tất cả, lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, lìa bỏ mồ mả ông bà, cha mẹ để ra đi tạo lập cuộc sống mới nơi vùng đất lạ ... Người dân lìa bỏ ngay cả quê hương, chấp nhận một phần sống mong manh, chín mươi chín phần chết trên biển cả bao la không bờ bến, trong rừng sâu nước độc, để mong được hít thở bầu không khí "Tự Do" của kiếp người ở một vùng trời xa lạ, một mảnh đất không quen nào đó trên thế giới. Tất cả cũng chỉ vì cái chủ nghĩa cộng sản bệnh hoạn, vô thần, khát máu, người dân sợ lũ quỷ đỏ cộng sản hơn cả tử thần, điều này chứng tỏ rằng cộng sản là những gì đáng kinh tởm nhất, đáng phỉ nhổ nhất và là một cái gì nguy hiểm nhất trên trái đất này ... nguy hiểm hơn cả bệnh dịch truyền nhiểm chết người , tàn phá hơn khối ung thư ác tính, kinh hoàng hơn hỏa diệm sơn, hãi hùng hơn cơn sóng thần, kinh khiếp hơn động đất, thảm khốc hơn bom hạt nhân .v..v...
NHƯ QUỲNH BỊ VIỆT NAM CHÊ!
Sao nam minh oan cho nhan sắc ca sĩ Như Quỳnh
(Tin tức giải trí) - Khi người hâm mộ buồn về nhan sắc của ca sĩ Như Quỳnh, một số nam ca sĩ đã lên tiếng bênh vực cô.
- Quang Lê tuyên bố "cuốn gói" khỏi showbiz vì thị phi
- Nhan sắc sốc của ca sĩ Như Quỳnh khi về Việt Nam
Đồng cảm phát tướng
Ca sĩ Quang Lê vừa khiến nhiều người hâm mộ bất ngờ khi tuyên bố tạm rút
khỏi showbiz Việt vì quá mệt mỏi với những ồn ào và hiểu lầm không đáng
có.
Tuy nhiên, trước thông tin Như Quỳnh về nước để tham dự liveshow của hai
em trai nhưng không thành lại còn bị công chúng trong nước soi về nhan
sắc, nam ca sĩ gốc Huế đã bất ngờ tái xuất lên tiếng bày tỏ tâm trạng
xót xa cho đồng nghiệp của mình.
Quang Lê tâm sự anh rất đồng cảm với Như Quỳnh vì trong những ngày đầu
về Việt Nam hoạt động, anh cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi
dư luận trong nước không ngừng bình phẩm về ngoại hình có phần phát
tướng của mình.
Phóng to |
Nhan sắc của Như Quỳnh trong lần đầu tiên xuất hiện công khai ở quê nhà sau hơn 20 năm. |
Anh chia sẻ: "Khán giả ở Mỹ không soi Như Quỳnh vì họ trải qua quá
trình làm quen với gương mặt có tuổi của cô. Thêm nữa, công nghệ lăng xê
của các trung tâm âm nhạc hải ngoại về việc 'tút tát' hình ảnh nghệ sĩ
rất tốt.
Trong khi đó, về Việt Nam, Như Quỳnh chưa kịp làm quen với giới truyền
thông và khán giả, lại còn lạ lẫm nhiều thứ nên đã bị dư luận đưa lên
bàn cân soi xét ngoại hình. Chịu không nổi áp lực, cô ấy đã vội vã đặt
vé máy bay về Mỹ vào tối 5/8 rồi".
"Nhìn câu chuyện và cách xử lý tính huống của nữ đồng nghiệp Như Quỳnh
không khác gì so với mình, tôi không khỏi cám cảnh cho thân phận những
người nghệ sĩ hải ngoại nói chung khi lần đầu về nước", nam ca sĩ tâm sự
thêm.
Phóng to |
Quang Lê và Như Quỳnh là đồng nghiệp thân thiết ở Trung tâm ca nhạc Thúy Nga. |
Quang Lê cho biết, trước khi về nước tham dự liveshow của hai em trai,
Như Quỳnh đã từng đến tham khảo ý kiến của anh về việc thực hiện
liveshow riêng tại quê nhà. Lúc đó anh cứ đinh ninh giọng ca Người tình
mùa đông muốn thực hiện liveshow cho riêng mình vào cuối năm nay. Nghĩ
cũng còn lâu nên anh đã hướng dẫn cô rất qua loa.
Chính vì vậy, Quang Lê cảm thấy rất buồn và hối tiếc khi đọc báo, biết
thông tin Như Quỳnh về nước để tham dự đêm nhạc của 2 em trai Tường
Nguyên và Tường Khuê không thành vì lý do chưa được sở Văn hóa – Thể
thao & Du lịch TP.HCM cấp phép biểu diễn.
Vì lập gia đình và sinh con
Trong khi đó, nam ca sĩ Quách Tuấn Du cũng bày tỏ sự nuối tiếc trước sự cố nhan sắc bị chê bai của ca sĩ Như Quỳnh.
Anh cho rằng, vì lần trở về này của ca sĩ Như Quỳnh thu hút sự quan tâm
rất lớn của công chúng, hơn nữa, khán giả đã quen với việc thấy chị xuất
hiện trong các chương trình của Trung tâm Thúy Nga với một hình ảnh rất
đẹp do được xử lý kỹ thuật tinh xảo nên khi chị xuất hiện với hình ảnh
không giống như trước đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của công
chúng.
Anh nghĩ rằng khán giả trong nước nên thông cảm cho các nghệ sĩ như Như
Quỳnh vì chị cũng đã có nhiều năm lập gia đình và sinh con nên việc nhan
sắc thay đổi là điều có thể hiểu được.
Nhan sắc sốc của ca sĩ Như Quỳnh khi về Việt Nam |
Linh Đặng (Tổng hợp)
Monday, August 15, 2016
TRẦN GIA PHỤNG * LƯƠNG TÂM
Tòa án Lương Tâm
Trần Gia Phụng (Danlambao)
- Khi nhận xét mục đích cuộc chiến vừa qua, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất
đảng Lao Động, tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ngày nay, đã
nói ngắn gọn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc...”
Câu nói nầy được nhà văn Vũ Thư Hiên ghi lại trong sách Đêm giữa ban ngày (Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị),
Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích. Sau đó,
Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, tiết lộ trong bài
phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013 nhan đề là “Một lần lầm lỡ thời cơ mất cả trăm năm”. Nguyễn Mạnh Cầm nhắc lại lời Lê Duẩn hơi khác: “Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô.”
Đây chỉ là lời Lê Duẩn nói mà không viết thành văn bản, nên hai người
trên đây thuật lại có phần khác nhau đôi chút. Hoặc sự khác biệt nầy do
Lê Duẩn nói hai lần khác nhau, từ ngữ khác nhau, nên nghe khác nhau,
nhưng đại ý chung không khác nhau.
Lê Duẩn, người gốc tỉnh Quảng Trị, học đến năm nhất niên bậc trung học
(tức lớp 6 ngày nay) thì bỏ học, xin đi làm công nhân sở Hỏa xa Đà Nẵng,
rồi ra làm sở Hỏa xa Hà Nội. Tại đây, Lê Duẩn gia nhập đảng Cộng Sản
Đông Dương (CSĐD), bị bắt đày ra Côn Đảo hai lần.
Sau khi CS cướp chính quyền năm 1945, Lê Duẩn được thả ra và được CS cử
làm Xứ ủy Nam bộ năm 1946. Ngày 20-1-1951, Hồ Chí Minh ra lệnh giải tán
Xứ uỷ Nam bộ và thay bằng Trung ương cục miền Nam, cũng do Lê Duẩn đứng
đầu.
Trong khi đó, do những khó khăn khi mới cướp được chính quyền, Hồ Chí
Minh tuyên bố giải tán đảng CSĐD ngày 11-11-1945 để hòa giải với các
đảng phái và tổ chức chính trị khác. Sau đó, do lệnh của Stalin, Hồ Chí
Minh triệu tập Đại hội lần thứ hai đảng CSĐD tại xã Vinh Quang, huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ 11 đến 19-2-1951, tuyên bố đảng CSĐD ra
hoạt động công khai trở lại và chia thành 3 đảng riêng biệt của ba nước
Việt Nam, Lào và Miên. Đảng CS Việt Nam từ nay lấy tên là đảng Lao Động.
Danh xưng nầy cũng do Stalin đặt. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, California, Nxb. Văn Nghệ, 1995, tr. 149.)
Trong dịp nầy, đảng Lao Động thành lập Bộ chính trị đầu tiên gồm có 7
người là: Hồ Chí Minh (chủ tịch đảng LĐ), Trường Chinh (tổng bí thư), Lê
Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh.
Năm 1954, đất nước bị chia hai theo hiệp định Genève (20-7-1954). Bắc
Việt Nam do đảng Lao Động cai trị; Nam Việt Nam theo chính thể Quốc Gia.
Lê Duẩn cùng Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm... được CS bí mật
cài lại ở Nam Việt Nam để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). (Huy
Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook,
2012, tt. 271-272). Tháng 10-1954, Trung ương cục miền Nam đổi lại thành
Xứ uỷ Nam bộ, và cũng do Lê Duẩn lãnh đạo.
Trong khi Lê Duẩn ở Nam Việt Nam, thì tại Bắc Việt Nam diễn ra cuộc Cải
cách ruộng đất giai đoạn thứ 5, bắt đầu từ sắc luật ngày 14-6-1955 của
Hồ Chí Minh. Đây là cuộc CCRĐ “long trời lỡ đất”, đưa đến cái chết của 172,008 người bị quy là địa chủ. (Đặng Phong chủ biên, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II: 1955-1975, Hà Nội: Nxb Khoa Học Xã Hội, tr. 85.)
Đảng Lao Động thành công trong cuộc CCRĐ lần nầy, cào bằng xã hội nông
thôn, tiêu diệt tận gốc giới “trí phú địa hào (trí thức, phú thương, địa
chủ, cường hào) và các thành phần bị CS nghi ngờ. Từ đây đảng Lao Động
làm chủ đất đai và nền nông nghiệp Bắc Việt Nam, nhưng ngược lại gây bao
nhiêu thảm cảnh đau thương cho nông dân và cho cả toàn dân Bắc Việt
Nam.
Trước sự oán thán và bất mãn của dân chúng Bắc Việt Nam, tại hội nghị
Trung ương đảng lần thứ 10, đảng Lao Động giả vờ sửa sai. Ngày
29-10-1956 trong cuộc mít-tinh lớn trước Nhà Hát Nhân Dân tại Hà Nội. Võ
Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh và Trung ương đảng Lao Động chính thức
thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc CCRĐ. (Nguyễn Minh Cần,
“Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước”, điện báo Ánh Dương, ngày 3-2-2006.)
Nghị quyết của hội nghị Trung ương đảng LĐ lần thứ 10 được đăng lên báo
Nhân Dân ngày 30-10-1956, theo đó Trường Chinh Đặng Xuân Khu mất chức
tổng bí thư tuy vẫn còn trong Bộ chính trị đảng LĐ; Hoàng Quốc Việt, Lê
Văn Lương ra khỏi Bộ chính trị; Lê Văn Lương thôi giữ chức trưởng ban Tổ
chức TƯĐ. Hồ Chí Minh, chủ tịch đảng kiêm luôn tổng bí thư, Lê Đức Thọ
(được vào Bộ chính trị từ 1955) giữ chức trưởng ban Tổ chức TƯĐ, bổ sung
thêm Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị vào Bộ chính trị đảng
LĐ.
Khi cuộc CCRĐ lần thứ 5 xảy ra, Lê Duẩn là thành viên Bộ chính trị đảng
Lao Động, nhưng không có mặt ở Hà Nội, mà đang nằm vùng ở Nam Việt Nam.
Từ giữa tháng 6-1956, Lê Duẩn ẩn trốn ở Sài Gòn và soạn thảo bản “Đề cương cách mạng miền Nam”.
Khi Trường Chinh rời chức tổng bí thư, Hồ Chí Minh cho gọi Lê Duẩn ra Hà
Nội. Trong Bộ chính trị đầu tiên từ năm 1951, Lê Duẩn đứng thứ 3 sau Hồ
Chí Minh và Trường Chinh. Lê Duẩn về đến Hà Nội ngày 4-6-1957. (Huy
Đức, sđd., tr.274.) Lê Duẩn được triệu tập ra Hà Nội phụ tá cho Hồ Chí
Minh có thể vì hai lý do:
Thứ nhứt, lúc xảy ra cuộc CCRĐ bị dân chúng bất mãn, oán thán, Lê
Duẩn đang ở Nam Việt Nam, không có mặt ở Hà Nội, nghĩa là không tham dự
tại chỗ vào những quyết định của cuộc CCRĐ. Điều đó chứng tỏ cho dân
chúng Bắc Việt Nam thấy rằng tuy Lê Duẩn ở trong Bộ chính trị đảng LĐ,
nhưng Lê Duẩn là người ngoại phạm, hay ít nhất là “vô can” trong những
sai lầm lớn lao của cuộc CCRĐ, nên lúc đó Lê Duẩn được xem là chưa bị
dân chúng phản đối. Vì vậy HCM gọi Lê Duẩn trở ra Bắc để củng cố lại Bộ
chính trị đảng CS.
Thứ hai, trước khi ký kết hiệp định Genève, Châu Ân Lai cùng Hồ
Chí Minh hội họp ở Liễu Châu (Quảng Tây) từ 3 đến 5-7-1954, quyết định
CSVN sẽ gài người ở lại Nam Việt Nam sau khi Việt Nam bị chia hai, nhằm
trường kỳ mai phục, chờ đợi thời cơ tiếp tục chiến tranh. Muốn tái chiến
ở Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh phải gọi Lê Duẩn ra Bắc để bàn thảo kế
hoạch tấn công Nam Việt Nam, vì Lê Duẩn nằm vùng lâu nay ở miền Nam,
hiểu rõ tình hình miền Nam và đã từng soạn “Đề cương cách mạng miền Nam”
từ năm 1956.
Vào cuối năm 1958, Lê Duẩn được bí mật gởi vào Nam Việt Nam lần nữa để
nghiên cứu thêm tình hình tại chỗ. Khi trở ra Bắc Việt Nam, Lê Duẩn viết
bản báo cáo, đề nghị đánh chiếm Nam Việt Nam bằng võ lực. (Stanley
Karnow, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tt 237-238.)
Bản báo cáo của Lê Duẩn là nền tảng của quyết định quan trọng của hội
nghị Trung ương đảng LĐ lần thứ 15 ở Hà Nội. Tại hội nghị nầy, ngày
13-5-1959, ban chấp hành Trung ương đảng LĐ đưa ra hai nghị quyết: Thống
nhất đất nước tức đánh chiếm miền Nam bằng võ lực và đưa miền Bắc tiến
lên xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đăng trên báo Nhân Dân ngày 14-5-1959.
Vào năm sau, tại Hà Nội, từ 5-9 đến 10-9-1960, diễn ra Đại hội đảng LĐ
lần thứ III, chính thức xác nhận hai mục tiêu lớn trên đây của đảng LĐ
là: Xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa và “giải phóng” NVN bằng võ
lực. Cuối Đại hội nầy, Hồ Chí Minh được bầu là chủ tịch đảng LĐ; Lê Duẩn
được bầu làm bí thư thứ nhứt (không phải là tổng bí thư), thay Trường
Chinh vì những sai lầm của Trường Chinh trong cuộc CCRĐ. Bộ chính trị
mới của đảng LĐ gồm 11 ủy viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết.
Như thế, sự rút lui của Trường Chinh ra khỏi chức tổng bí thư đảng Lao Động sau cuộc CCRĐ đã mở đường cho Lê Duẩn bước lên nắm quyền lãnh đạo đảng LĐ và từ đây thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Đó là một hệ quả quan trọng của cuộc CCRĐ mà ít được chú ý đến.
Diễn tiến chiến tranh từ 1960 đến 1975 hầu như ai cũng biết. Chỉ xin lưu
ý là sau hội nghị Liễu Châu với Châu Ân Lai từ ngày 3 đến ngày
5-7-1954, thì tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ
khóa II ngày 15-7-1954, Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương: “Mỹ không
những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính
và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Mũi nhọn của ta cũng như mũi
nhọn của thế giới đều chĩa vào Mỹ. Chính sách của Mỹ là mở rộng và quốc
tế hóa chiến tranh Đông Dương. Chính sách của ta là tranh thủ hòa bình
để chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ...” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7:1953-1955, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 313-315.)
Khai mạc Đại hội III đảng LĐ tại Hà Nội ngày 5-9-1960, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày
nào chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng
miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ-Diệm, thì nhân dân ta vẫn
chưa thể ăn ngon, ngủ yên. Bởi vậy không thể nào tách rời cuộc đấu tranh
bảo vệ hòa bình, thống nhất nước nhà với cuộc đấu tranh chống đế quốc
Mỹ.” (Hồ Chí Minh toàn tập tập 10 1960-1962, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, xuất bản lần thứ hai, 2000, tr. 200.) Sau đó, vào cuối hội nghị, Hồ Chí Minh đưa ra kết luận: “Hiện
nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở
thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi
việc của ta đều nhằm chống Mỹ...” (Hồ Chí Minh, sđd. tr.319.)
Như thế rõ ràng trong cuộc khởi binh tấn công Nam Việt Nam năm 1960, CSVN chống Mỹ không phải để “cứu nước”, mà để chống lại “kẻ thù chính của nhân dân thế giới”. Ở đây “kẻ thù chính của nhân dân thế giới”,
với CS có nghĩa là kẻ thù của phong trào CS quốc tế do Liên Xô và Trung
Quốc đứng đầu. Mà kẻ thù của Liên Xô và Trung Quốc lúc đó không ai khác
hơn là Mỹ hay Hoa Kỳ. Vì vậy, Lê Duẩn mới tóm lược cụ thể “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”.
Hậu quả của cuộc chiến là quân đội Việt Nam Cộng Hòa mất 224,000 người, bị thương trên 1 triệu người (Webter’s New World Dictionary of the Vietnam War,
New York: 1999, tr. 58.) Về phía quân đội CS, theo số liệu do nhà cầm
quyền CS Hà Nội công bố ngày 4-4-1995 với thông tấn xã AFP (Agence
France Press) thì CS Bắc Việt Nam và CS Nam Việt Nam chết 1,100,000
người, bị thương 600, 000 người. (Google: Vietnam War Casualities.)
Cũng theo tiết lộ của CS Hà Nội với AFP ngày 4-4-1995, thì số lượng
thường dân chết trong chiến tranh lên đến 4 triệu người, chia đều cho
hai miền Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam, nghĩa là mỗi miền 2 triệu người.
Một số tài liệu khác cho thấy số lượng thương vong ở cả hai bên Bắc Việt
Nam và Nam Việt Nam hơi khác. Tuy nhiên, căn cứ theo số lượng thương
vong do nhà cầm quyền Hà Nội cho biết, thì thử hỏi tiêu hao 4 triệu sinh
linh người Việt để “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” là công hay tội?
Trong lịch sử các nước trên thế giới, chưa có một nước nào tự nguyện sử
dụng 4 triệu sinh linh đồng bào của mình để phục vụ chiến tranh cho một
nước khác. Chưa có ai khen những kẻ sử dụng xương máu đồng bào mình để
phục vụ nước ngoài là những người yêu nước, mà ai cũng liệt những tên
nầy vào loại tay sai hay lính đánh thuê, đã “tiêu máu của dân, / Như tiêu giấy bạc giả!” (Thơ của Phùng Quán, “Chống tham ô lãng phí”.)
Chỉ có đảng CSVN mới vinh danh lãnh tụ của họ, dùng tiền của dân làm
lăng cho Hồ Chí Minh tại Hà Nội và làm đền thờ Lê Duẩn. Vì Lê Duẩn là
người Quảng Trị nên được đảng bộ Quảng Trị làm đền thờ. Thế mà đảng bộ
Quảng Bình cũng làm thêm một đền thờ nữa, viện cớ ông tổ ba đời của Lê
Duẩn là người Quảng Bình.
Sau năm 1975, tại Sài Gòn, mà CS đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh, tại
trường Thánh Thomas tức trường Nhà Thờ Ba Chuông (Nhà thờ Thánh Thomas
d’Aquin) trên đường Trương Minh Ký (sau năm 1975, CS đổi thành đường Lê
Văn Sỹ), ở lớp 10, diễn ra một vụ án đặc biệt. Các em học sinh khép cửa
lớp lại, lập một tòa án đặc biệt gồm có ba học sinh giữ ba vai trò: một
chánh án, một biện lý và một luật sư biện hộ. Người bị đưa ra xét xử là
Hồ Chí Minh.
Sau khi tranh cãi, học sinh chánh án tuyên bố tử hình Hồ Chí Minh. Các
em đem hình Hồ Chí Minh treo trên tường xuống, cho nổ một trái pháo, tan
tành hình Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, cả ba học sinh đều bị công an CS
bắt. Em học sinh giữ vai luật sư biện hộ cho Hồ Chí Minh được công an
thả ra vì bênh vực Hồ Chí Minh. Còn hai em giữ vai chánh án và vai biện
lý, bị bắt giam, bị đưa đi học tập. Hai em bị đưa ra tận ngoài Cao Bằng
tại trại giam Ma Thiên Lãnh. Khi Trung Cộng tấn công vùng biên giới năm
1979, trại tù Cao Bằng phải di chuyển. Hai em bị chuyển về trại Thanh
Cẩm ở Thanh Hóa, và cuối cùng được thả ra sau năm 1990.
Ngay từ năm 1975, các em học sinh Trường Nhà Thờ Ba Chuông ở Sài Gòn đã
can đảm thiết lập tòa án xét xử Hồ Chí Minh. Tòa án của các em làm cho
mọi người nhớ đến tòa án Nuremberg (Đức) và toà án Bertrand Roussel.
Tòa án Nuremberg ở Đức xét xử các viên chức Đức Quốc Xã từ tháng
11-1945, sau thế chiến thứ hai và kéo dài trong nhiều năm. Trong khi đó,
trong thời gian chiến tranh Việt Nam, một nhà triết học Anh là Bertrand
Roussell đã thành lập Tòa án Quốc tế ngày 15-11-1966 để xét xử Hoa Kỳ
về “tội ác” chiến tranh ở Việt Nam trong khi Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng
Hòa chống cộng sản. Tòa án nầy họp hai lần. Lần đầu tại Stockholm (Thụy
Điển) từ 2 đến 13-5-1967 và lần thứ hai tại Copenhagen (Đan Mạch) từ
20-11 đến 1-12-1967.
Thế mà từ năm 1930 là năm đảng CSVN được thành lập cho đến ngày nay, chỉ
có những quyển sách, những bài báo đưa ra những vụ án lớn, phê phán
CSVN, mà không hiểu vì sao lại chưa có một tòa án lương tâm nào được
thiết lập để công khai xét xử tội ác của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và đảng
CSVN. Tạp chí Polska Times tức Thời báo Ba Lan ngày
5/3/2013 đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20,
trong đó có Hồ Chí Minh. Theo báo nầy, trong 24 năm cầm quyền của mình,
Hồ Chí Minh đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến
tranh đẫm máu. Chắc chắn sau khi chế độ CSVN sụp đổ, sẽ có tòa án xét xử
các lãnh tụ CS như các tòa án ở Đông Âu.
Trong khi chờ đợi thời khắc lịch sử sẽ đến, ngay từ bây giờ người Việt
có thể thiết lập một tòa án lương tâm ở một trong ba nơi sau đây:
- Ở trong nước: rất khó thực hiện dưới sự đàn áp của CSVN.
- Ở hải ngoại. Có thể thực hiện được. Ban tổ chức phiên tòa sẽ mời tất
cả các bên: 1) Bên phía những người phản đối Hồ Chí Minh và CSVN. 2)
Phía nhà cầm quyền CS trong nước, hoặc những người ủng hộ CS, nhất là
những người hay về nước giao lưu với CS. 3) Phía trung lập, vô cảm với
tình trạng đất nước. Tòa án nầy có thể thiết lập được nếu có một tổ chức
đứng ra lo liệu. Xin lưu ý đừng quyên tiền bạc vì việc quyên tiền bạc
rất dễ làm mất uy tín phiên tòa và những nhân vật tham gia việc xét xử.
- Nếu hai nơi trên đây không tổ chức được, có thể nhờ một tạp chí, nhất
là tạp chí điện tử, đứng ra tổ chức phiên tòa, gồm đầy đủ các thành phần
của tòa án, thu thập và trình bày đầy hồ sơ từ các phía (phía chống
cộng, phía cộng sản, phía trung lập), công bố đầy đủ tài liệu công khai
trên báo chí, rồi cuối cùng mời độc giả bỏ phiếu cho ý kiến để kết luận.
Quý vị độc giả nghĩ sao về sự thiết lập một tòa án lương tâm như thế?
15.08.2016
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Trung Quốc muốn né tránh chủ đề Biển Đông tại G20
Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lý Bảo Đông (G) họp báo ngày 15/08/2016, tại Bắc Kinh.Reuters
Theo hãng tin Bloomberg hôm nay 15/08/2016, Trung Quốc sẽ tìm cách giữ sao cho các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới tại Hàng Châu chỉ tập trung bàn về phát triển kinh tế, tránh né chủ đề Biển Đông.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm nay, khi được hỏi Trung Quốc sẽ cho
phép thảo luận về Biển Đông trong cuộc họp thượng đỉnh hai ngày 4 và 5
tháng Chín tới hay không, thứ trưởng Ngoại Giao Lý Bảo Đông (Li Baodong)
nói rằng các nhà lãnh đạo không nên bị phân tâm vì các chủ đề khác.
Reuters ghi nhận ông Lý Bảo Đông đã không trả lời trực tiếp câu hỏi. Theo ông, hội nghị G20 Hàng Châu là về kinh tế, nếu muốn thành công cần phải tập trung vào mục đích phát triển kinh tế bền vững, mạnh mẽ và cân bằng. Ông nói : « Chúng tôi tin rằng các nước thành viên sẽ thảo luận về chủ đề quan trọng này và tìm ra giải pháp ».
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới họp thượng đỉnh vào lúc thương mại đang chậm lại và tăng trưởng toàn cầu ảm đạm. Trong cuộc gặp G20 tháng trước, các nhà hoạch định chính sách chú trọng đến tác động của việc Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và xu hướng bảo hộ đang tăng lên.
Hội nghị thượng đỉnh lần này đóng vai trò quan trọng trong lịch trình ngoại giao của chủ tịch Tập Cận Bình, và Bắc Kinh hy vọng sẽ diễn ra suông sẻ.
Nhưng theo giới ngoại giao, cuộc gặp giữa Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo khác trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, được hy vọng là sẽ đề cập đến các chủ đề khó nuốt, như sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye hôm 12/7 khẳng định yêu sách chủ quyền dựa trên đường lưỡi bò tự vẽ bao trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông, là bất hợp pháp.
Tháng trước Bắc Kinh đã ngăn chận được việc ASEAN ra thông cáo chung về Biển Đông, và trong tháng này đã cảnh cáo Ấn Độ không nên can dự vào tranh chấp Biển Đông, nếu muốn « duy trì quan hệ kinh tế tốt đẹp »với Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160815-trung-quoc-muon-ne-tranh-chu-de-bien-dong-tai-g20
Reuters ghi nhận ông Lý Bảo Đông đã không trả lời trực tiếp câu hỏi. Theo ông, hội nghị G20 Hàng Châu là về kinh tế, nếu muốn thành công cần phải tập trung vào mục đích phát triển kinh tế bền vững, mạnh mẽ và cân bằng. Ông nói : « Chúng tôi tin rằng các nước thành viên sẽ thảo luận về chủ đề quan trọng này và tìm ra giải pháp ».
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới họp thượng đỉnh vào lúc thương mại đang chậm lại và tăng trưởng toàn cầu ảm đạm. Trong cuộc gặp G20 tháng trước, các nhà hoạch định chính sách chú trọng đến tác động của việc Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và xu hướng bảo hộ đang tăng lên.
Hội nghị thượng đỉnh lần này đóng vai trò quan trọng trong lịch trình ngoại giao của chủ tịch Tập Cận Bình, và Bắc Kinh hy vọng sẽ diễn ra suông sẻ.
Nhưng theo giới ngoại giao, cuộc gặp giữa Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo khác trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, được hy vọng là sẽ đề cập đến các chủ đề khó nuốt, như sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye hôm 12/7 khẳng định yêu sách chủ quyền dựa trên đường lưỡi bò tự vẽ bao trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông, là bất hợp pháp.
Tháng trước Bắc Kinh đã ngăn chận được việc ASEAN ra thông cáo chung về Biển Đông, và trong tháng này đã cảnh cáo Ấn Độ không nên can dự vào tranh chấp Biển Đông, nếu muốn « duy trì quan hệ kinh tế tốt đẹp »với Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160815-trung-quoc-muon-ne-tranh-chu-de-bien-dong-tai-g20
Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi ‘thị uy’ TQ ở biển Đông
Hơn 3 nghìn thủy thủ trên hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis đã trở về Hoa Kỳ hôm 14/8 sau nhiều tháng được triển khai tới châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có hơn hai tháng hiện diện ở biển Đông.
Theo các nhà quan sát, sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm này ở vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước, trong đó có Việt Nam, nhằm bày tỏ sự ủng hộ cho các đồng minh như Philippines, một nước cũng tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
Mới đây nhất, hôm 18/6, trong một động thái nhằm trấn an “các quốc gia bạn hữu” ở châu Á – Thái Bình Dương trước khi Tòa trọng tài ra phán quyết, hải quân Mỹ đã triển khai hai hàng không mẫu hạm cùng nhiều tàu chiến tới tham gia tập trận trên Biển Philippines.
Hai nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan bao gồm hơn 12 nghìn thủy thủ, 140 máy bay và 6 tàu chiến khác.
Mỹ nhiều lần tuyên bố rằng chiến lược xoay trục sang châu Á cũng như việc tăng cường các hoạt động tự do hàng hải ở biển Đông không nhằm “khống chế” sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hồi tháng Tư, Trung Quốc không cho hàng không mẫu hạm USS John C Stennis cập cảng Hong Kong mà không đưa ra bất kỳ lý do nào. Trước đó, hồi đầu tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đã lên tàu này để cho thấy sự hậu thuẫn của Washington đối với các đồng minh trong khu vực.
Trên hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis có khoảng 5.000 thủy thủ và khoảng 75 máy bay, trong đó có 50 chiến đấu cơ.
Theo US Navy, USNI News, VOA
http://www.voatiengviet.com/a/tau-san-bay-my-ve-nuoc-sau-khi-thi-uy-tq-o-bien-dong/3467218.html
Biểu tình chống Mỹ trước một nhà hàng KFC ở Trung Quốc, sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết Biển Đông bất lợi cho Trung Quốc.. Ảnh chụp tháng 07/2016.DR 中文网络照片
Trong bài phỏng vấn mang tựa « Ở Biển Đông, một cuộc chiến tranh toàn diện có thể nổ ra
», đăng trên trang mạng báo Le Figaro ngày 12/08/2016, giáo sư về chiến
lược Renaud Girard (Học Viện Chính Trị Paris) không ngần ngại cho rằng
chính chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc, một nước không coi
luật lệ quốc tế ra gì, có thể gây nên một cuộc « chiến tranh toàn diện với cường độ cao ».
Tranh chấp Biển Đông đang biến châu Á thành khu vực dễ bùng nổ nhất trên
thế giới hiện nay. Dựa trên nhận định này, nhật báo Pháp Le Figaro đã
đặt một số câu hỏi cho Renaud Girard, giáo sư về chiến lược tại Học Viện
Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris, đồng thời là bình luận viên quốc
tế, phóng viên chiến trường, từng bám sát các cuộc xung đột lớn trên
thế giới từ năm 1984 đến nay.
Trong bài phỏng vấn mang tựa « Ở Biển Đông, một chiến tranh toàn diện có thể nổ ra
», đăng trên trang mạng báo Le Figaro ngày 12/08/2016, giáo sư Girard
cho rằng chính chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc, một nước
không coi luật lệ quốc tế ra gì, có thể gây nên một cuộc « chiến tranh toàn diện với cường độ cao ».
RFI xin giới thiệu bài phỏng vấn giáo sư Renaud Giard do nhà báo Alexis Feertchak thực hiện.
AF : Khi nói quá nhiều về mối đe dọa của Nga và tình hình hỗn
loạn tại Trung Đông, phải chăng chúng ta đã quên châu Á ? Sau sự kiện
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, tháng Bảy vừa qua, đã ra phán
quyết chống lại Trung Quốc, liệu cuộc khủng hoảng ở Biển Đông có nguy cơ
trở thành trầm trọng hơn ?
RG : Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những cuộc chiến
tranh cường độ thấp. Thậm chí cuộc chiến mà tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo
tiến hành chống chúng ta còn là một cuộc chiến tranh cường độ rất thấp.
Mức tử vong bình quân của người Pháp tính tròn cho 4 năm thời Thế chiến
II, là 1.000 người chết mỗi ngày. Ở đỉnh cao của trận đánh sông Marne
vào năm 1914, có đến 20.000 người chết trong vỏn vẹn một ngày.
Điều đáng sợ nhất ngày nay là sự tái lập một cuộc chiến tranh toàn diện
trên quy mô lớn, đại loại như cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ I
1914-1918. Tôi không nghĩ rằng một cuộc chiến tranh như vậy có thể đến
từ phía Nga, bởi vì rốt cuộc ông Vladimir Putin đã cho thấy tại Ukraina
là ông ta là một người biết lý lẽ. Ông ta hoàn toàn có thể chiếm lấy
cảng Mariupol để thiết lập sau đó một sự liên tục lãnh thổ giữa Nga và
bán đảo Crimée. Nhưng ông ta đã không làm như vây.
Putin chỉ muốn thăm dò quyết tâm của chúng ta (tức là phương Tây). Điều
đó là lý do giải thích vì sao ông ta lại phái oanh tạc cơ và tàu ngầm đi
mọi nơi, kể cả đến vùng biển Manche, và đặc biệt là đến vùng Biển
Baltic gần các nước Baltic.
Chúng ta chỉ cần cho thấy rằng chúng ta đã sẵn sàng đối phó – trong tư
cách là những người bạn hiểu rõ quyền lợi của mình là gì, chứ không phải
là kẻ thù - bởi vì đó là những gì mà ông ta chờ đợi, và như vậy, ông ta
sẽ tôn trọng chúng ta hơn. Chúng ta phải cho thấy rằng chúng ta cũng có
chiến đấu cơ Rafale và tàu ngầm tấn công hạt nhân. Chúng ta phải cho
thấy là NATO sẽ không nhượng bộ trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ của các
thành viên của mình.
Trung Quốc rõ ràng là khinh thường mọi luật lệ quốc tế
Tuy nhiên, ở châu Á, chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc rất
đáng lo ngại. Nó có thể dẫn đến một thứ chiến tranh mà từ lâu rồi chúng
ta không còn thấy nữa, tức là một cuộc chiến tranh toàn diện cường độ
cao.
Trung Quốc rõ ràng là khinh thường mọi luật lệ quốc tế cũng như mọi hình
thức đàm phán đa phương về vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc coi thường
phán quyết của Tòa Án Trọng Tài La Haye là sư kiện khiến tôi lo ngại
nhất trên phương diện địa lý chính trị trong năm 2016 này.
AF : Trung Quốc đã đảo ngược lập luận bằng cách giải
thích rằng họ muốn đàm phán, nhưng chính Philippines đã không chịu và đã
trực tiếp ra kiện trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye...
RG : Để nói cho hoàn toàn chính xác, Trung Quốc không bao giờ
muốn đàm phán đa phương. Họ không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ đàm
phán song phương. Ta hoàn toàn có thể tưởng tượng ra rằng trong một cuộc
đàm phán giữa Trung Quốc và Brunei chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ được lợi thế
như thế nào... Điều này là rất nguy hiểm.
Sự thèm khát lãnh thổ và lãnh hải của Bắc Kinh tại Biển Đông khiến ai cũng phải chóng mặt
Tại Biển Đông, Bắc Kinh đã có một chính sách tạo nên sự đã rồi, chiếm cứ
những rạn san hô mà luật pháp quốc tế gọi là terra nullius, tức là các
bãi đá chưa bao giờ thuộc về ai. Ở đấy, Trung Quốc muốn xây dựng một
"trường thành cát" bằng cách biến các đảo nhỏ ở vùng Hoàng Sa và Trường
Sa thành vô số căn cứ không quân.
Bằng chiến lược bồi đắp các đảo nhân tạo lớn, Trung Quốc đã thiết lập
những căn cứ quân sự, căn cứ không quân và hải quân gần Philippines hay
Việt Nam hơn là bờ biển riêng của Trung Quốc. Họ tự cho quyền cấm tàu
nước ngoài đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh những rạn san hộ trong
tay họ, và quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm áp dụng với một
lãnh thổ.
Hiện nay, Trung Quốc có thái độ vô cùng thô bạo đối với các ngư dân Việt
Nam đi vào những vùng mà Trung Quốc tự cho không gian kinh tế của họ.
Thái độ thèm khát lãnh thổ và lãnh hải của Bắc Kinh tại quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa ở Biển Đông quả thực là khiến ai cũng phải chóng mặt.
Ở Biển Hoa Đông, vấn đề quần đảo Senkaku với Nhật Bản cũng không kém
phần đáng ngại. Lúc này tình hình căng thẳng vẫn còn trong tầm kiểm soát
của hai bên, nhưng không thể loại trừ việc Tập Cận Bình (chủ tịch Trung
Quốc) một ngày nào đó có hành động lệch lạc nghiêm trọng.
Tập Cận Bình có thể kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa cực đoan
Lý do đầu tiên là vì ông Tập Cận Bình hiện có nhiều uy lực hơn trước :
ông ít bị sáu thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị kiểm
soát hơn. Quyền lãnh đạo tập thể trong ủy ban thường vụ cũng giảm sút
hơn trước. Đã có sự trở lại của chế độ sùng bái cá nhân và một nhân vật
mạnh ở vị trí lãnh đạo đất nước.
Nền kinh tế Trung Quốc, hiện đang khựng lại, có thể suy yếu nghiêm trọng
nay mai, đặc biệt do việc hệ thống ngân hàng hoàn toàn thiếu minh bạch
bị sụp đổ. Rủi thay, ta không thể loại trừ khả năng là trước các bất mãn
nội bộ tăng cao, Tập Cận Bình sẽ kích động chủ nghĩa dân tộc để đoàn
kết dân chúng, kéo theo một cái vòng luẩn quẩn.
Không nên quên rằng Hoa Kỳ đã có nhiều thỏa thuận chiến lược trong khu
vực, với Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoa Kỳ thậm chí còn dỡ bỏ
lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam! Đây quả là một sự kiện đáng nói vì
lẽ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đối với Trung Quốc
từ sau vụ Thiên An Môn đến nay vẫn tồn tại !
Trong thực tế, cuộc chiến tranh năm 1914 bắt nguồn từ một tình huống ít
căng thẳng hơn rất nhiều (so với tình hình Biển Đông hiện nay). Ta không
thể loại trừ tác hại dây chuyền sau một số sự cố hải quân, điều hoàn
toàn có thể xẩy ra với một nước Trung Quốc trong đó chủ nghĩa dân tộc bị
kích động đến mức tối đa.
Đây là điều đã từng xảy ra trong lịch sử gần đây, với các quốc gia dĩ
nhiên là nhỏ hơn Trung Quốc, chẳng hạn như vụ các nhà độc tài Achentina
đã cố gắng đoàn kết người dân bằng cách dùng võ lực tái chiếm quần đảo
Falklands (thuộc Anh Quốc) vào năm 1982.http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160816-chuyen-gia-phap-vi-bien-dong-bac-kinh-co-the-cham-ngoi-chien-tranh
Tập Cận Bình : Trung Quốc không bao giờ « từ bỏ chủ quyền » Biển Đông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Bắc Kinh không bao giờ khoan nhượng về chủ quyền. Đó là lời tuyên bố của
lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc nhân ngày lễ 95 năm ngày thành lập
đảng và trong bối cảnh Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ công bố
phán quyết vào ngày 12/07 về đòi hỏi chủ quyền của Hoa lục tại Biển
Đông.
Hôm nay 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên
đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập
Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta
chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc
gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
Ông Tập Cận Bình đưa ra những lời tuyên bố này vào lúc tình hình biển Đông nóng bỏng vì Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông và xây dựng một loại « vạn lý trường thành » trên vùng biển do Việt Nam và Philippines kiểm soát. Vào ngày 12/7 này,Toà Án Trọng Tài Thường Trực sắp công bố phán quyết về đơn kiện của Philippines mà theo giới phân tích sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Để không cho Trung Quốc áp đặt quốc tế trước chuyện đã rồi, Hoa Kỳ phải tăng cường hải quân và tuần tra trong khu vực. Ám chỉ chiến dịch quân sự của Mỹ, ông Tập Cận Bình tuyên bố là « không sợ thái độ diễu võ dương oai (của Hoa Kỳ)…. đến tận cửa nhà người để phô trương sức mạnh ».
Cũng trong thông điệp 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình một mặt ca ngợi chế độ độc đảng một mặt lo ngại tệ nạn tham ô đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Mỹ : Tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông là điên rồ
Chiến lược bồi đảo lấp biển xây « Vạn lý trường thành » bằng cát của Trung Quốc ở Biển Đông bị Hoa Kỳ xem là một hành động « điên rồ ». Nhân chuyến công du bốn ngày tại Ấn Độ để thắt chặt hợp tác an ninh khu vực, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon nhận định: Điều Hoa Kỳ hy vọng là Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế về giao thông tại Biển Đông. Xây dựng các đảo nhân tạo và phi trường, phi đạo cho máy bay là chuyện điên rồ. Lực lượng hải thuyền cũng thế. Trung Quốc đang xây bia (cho đối phương tấn công).
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160701-tap-can-binh-trung-quoc-bien-dong
Ông Tập Cận Bình đưa ra những lời tuyên bố này vào lúc tình hình biển Đông nóng bỏng vì Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông và xây dựng một loại « vạn lý trường thành » trên vùng biển do Việt Nam và Philippines kiểm soát. Vào ngày 12/7 này,Toà Án Trọng Tài Thường Trực sắp công bố phán quyết về đơn kiện của Philippines mà theo giới phân tích sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Để không cho Trung Quốc áp đặt quốc tế trước chuyện đã rồi, Hoa Kỳ phải tăng cường hải quân và tuần tra trong khu vực. Ám chỉ chiến dịch quân sự của Mỹ, ông Tập Cận Bình tuyên bố là « không sợ thái độ diễu võ dương oai (của Hoa Kỳ)…. đến tận cửa nhà người để phô trương sức mạnh ».
Cũng trong thông điệp 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình một mặt ca ngợi chế độ độc đảng một mặt lo ngại tệ nạn tham ô đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Mỹ : Tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông là điên rồ
Chiến lược bồi đảo lấp biển xây « Vạn lý trường thành » bằng cát của Trung Quốc ở Biển Đông bị Hoa Kỳ xem là một hành động « điên rồ ». Nhân chuyến công du bốn ngày tại Ấn Độ để thắt chặt hợp tác an ninh khu vực, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon nhận định: Điều Hoa Kỳ hy vọng là Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế về giao thông tại Biển Đông. Xây dựng các đảo nhân tạo và phi trường, phi đạo cho máy bay là chuyện điên rồ. Lực lượng hải thuyền cũng thế. Trung Quốc đang xây bia (cho đối phương tấn công).
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160701-tap-can-binh-trung-quoc-bien-dong
Đa số dân Nhật thông cảm nguyện vọng thoái vị của Nhật Hoàng
Người dân Nhật dừng chân đón nghe thông điệp của Nhật Hoàng Akihito ở một điểm công cộng tại Tokyo ngày 08/08/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Nhật Hoàng Akihito, sau 27 năm trị vì ngôi hoàng đế Nhật Bản nay đã 83
tuổi, hôm qua 08/08/2016, đã có một thông điệp trên truyền hình gửi đến
toàn thể quốc dân trong đó Ngài ngỏ ý lo ngại tình trạng sức khỏe do
tuổi tác ngày càng cao không còn cho phép hoàn thành bổn phận là biểu
tượng quốc gia. Đại đa số người dân xứ Phù tang tỏ thông cảm với nguyện
vọng được nghỉ ngơi của Nhật Hoàng khi tuổi cao sức yếu.
Thông tin về việc Nhật Hoàng có ý định rời ngôi hoàng đế, một điều chưa
từng có trong hơn hai thể kỷ ở Nhật, đã được lan truyền ra ngoài từ hơn
một tháng nay và đã gây nhiều tranh luận trong dư luận tại Nhật Bản. Tuy
nhiên Nhật Hoàng không hề nhắc tới việc thoái vị hay truyền ngôi trong
bài diễn văn mặc dù ai cũng hiểu nguyện vọng của Ngài.
Nhật cảnh cáo Trung Quốc về các hành vi hung hăng trên biển
Công trình bồi đắp bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) của Trung Quốc đang hoàn thiện. Nguồn : China Topix
THẦN Y CHỮA BỆNH MÙ
Vị ‘Thần y’ giúp hơn 100.000 người mù sáng mắt trở lại mà không cần tiền suốt 30 năm qua
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có khoảng 39 triệu người đang bị mù
lòa trên toàn thế giới. Mặc dù gần 80% số người có bệnh về mắt có thể
được chữa khỏi hoặc ngăn chặn được bệnh, nhưng 90% trong số đó là những
người thuộc diện thu nhập thấp và không có đủ khả năng để điều trị.
Điều này đã thôi thúc Tiến sĩ Sanduk Ruit, một bác sĩ nhãn khoa 60 tuổi nổi tiếng và được kính trọng ở Nepal.
Vị bác sĩ mang lại phép màu
Tiến sĩ Ruit thấu hiểu cuộc sống cơ cực của những người nghèo khó. Ông
lớn lên ở một ngôi làng xa xôi hẻo lánh trong dãy Himalaya, nơi người ta
phải đi bộ một tuần để tới được trường học gần nhất. Khi em gái của ông
chết vì bệnh lao dù thực tế là căn bệnh đó có thể chữa được, những mất
mát mà ông phải trải qua đã nhen nhóm trong ông mong muốn được phục vụ
cộng đồng.
Ông đã quyết định chọn con đường sẽ đem lại lợi ích cho những người khác nữa chứ không chỉ cho bản thân mình
“Nghe có vẻ buồn nhưng bạn nhận ra rằng cuộc sống rất ngắn ngủi và
không thể đoán trước. Cái chết là một người thầy vĩ đại. Nó nhắc nhở
bạn, gần như mỉa mai, rằng tất cả mọi người đều được định trước ngày
mình sẽ phải chết. Tôi là một người chết sau tất cả mọi thứ tôi có. Vậy
nên tôi phải làm những gì tốt nhất để mọi người có được cuộc sống tốt
đẹp hơn. Tôi phải làm điều đó trước khi qua đời”.
Tiến sĩ Sanduk Ruit quyết định dành trọn cuộc đời mình để chăm sóc mắt cho những người kém may mắn
Ông đã phát triển một kỹ thuật an toàn và hiệu quả để loại bỏ đục thủy tinh thể chỉ trong vòng 5 phút
Điều này cho phép ông thực hiện phẫu thuật trên nhiều bệnh nhân chỉ
trong một khoảng thời gian ngắn. Ông cũng truyền dạy phương pháp này cho
các bác sĩ khác. Ông đã tới các nơi ở châu Á, châu Phi, và cả ở Bắc
Triều Tiên trong vòng 30 năm qua, và giúp phục hồi thị lực cho hơn
100.000 bệnh nhân.
Nhiều bệnh nhân đang chờ để bỏ lớp gạc băng mắt
Bệnh nhân nằm trên sàn nhà trong một phòng bệnh nhỏ
Năm 1994, Tiến sĩ Ruit cộng tác với người thầy và cũng là người bạn tốt
của mình Fred Hollows, một bác sĩ nhãn khoa và nhà từ thiện người Úc, họ
đã cùng nhau thành lập nên Viện nhãn khoa Tilganga (TIO) hay còn được
gọi là Bệnh viện Mắt Tilganga ở Kathmandu. TIO đã cam kết cung cấp dịch
vụ chăm sóc mắt đẳng cấp thế giới cho tất cả người dân Nepal. Viện
chuyên phát triển các loại kính áp tròng công nghệ cao, thường được sử
dụng cho những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể hoặc cận thị. Những chiếc
kính này cũng được xuất khẩu đi hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới.
Bệnh viện mắt Tilganga ở Kathmandu
Có rất nhiều người ở Nepal không thể tiếp cận được các cơ sở chăm sóc y
tế trong khu vực của mình và chưa bao giờ nhìn thấy một bác sĩ nào trong
đời. Cùng với đội ngũ của mình, Tiến sĩ Ruit đã tổ chức các trại khám
mắt di động để tới được các khu vực nông thôn của Nepal và các nước láng
giềng. Họ đi bộ nhiều ngày và dọn dẹp những nơi khám bệnh dã chiến như
lớp học, lều, và thậm chí cả chuồng trại gia súc để làm phòng phẫu thuật
mắt di động.
Họ tận tình chữa trị cho bệnh nhân mà không quản tới việc những người này có thể trả cho họ được bao nhiêu tiền viện phí
Một bệnh nhân nghèo chưa từng nhìn thấy một vị bác sĩ nào trước đây
Gần 500 bệnh nhân khác đã đi bằng xe đạp, xe máy, xe buýt, hoặc thậm chí
còn mang theo người thân của họ theo trong nhiều ngày đi đường chỉ để
gặp được Tiến sĩ Ruits ở trại khám mắt di động.
Lều dã chiến của bệnh viện di động nằm ở phía nam Kathmandu.
Ông chỉ mất năm phút để thực hiện một ca phẫu thuật đục thủy tinh mà nhờ
đó cuộc sống của bệnh nhẫn sẽ mãi mãi thay đổi. Một người đàn ông 80
tuổi ở Bắc Triều Tiên đã nhìn thấy được con trai của mình lại một lẫn
nữa sau 10 năm bị mù hoàn toàn. Nhiếp ảnh gia người Úc Michael
Amendolia, người được đi cùng tiến sĩ Ruit và các đồng nghiệp của ông từ
năm 1990, đã bắt được khoảnh khắc cảm động này nhờ chiếc máy ảnh.
Người cha 80 tuổi nhìn lại được mặt con trai mình sau 10 năm mù hoàn toàn
Kiểm tra thị lực sau phẫu thuật
Một bệnh nhân chạm thử vào mũi vị bác sĩ sau khi được phẫu thuật để chứng minh bà đã có thể nhìn trở lại
Nhiều người đã coi ông như một “Vị thần ánh sáng”. Tất cả những gì có
thể miêu tả ngắn gọn về ông là một bác sĩ tốt bụng sống để phục vụ mọi
người. Ông có thể đã có cuộc sống đầy đủ và sang trọng hơn, nhưng thay
vào đó ông đã chọn ở lại Nepal và đi tới những vùng xa xôi nhất trên thế
giới để mang lại ánh sáng cho các bệnh nhân nghèo.
“Quan niệm của tôi về sự thành công không phải là số tiền một người kiếm được, mà là tầm ảnh hưởng của cuộc đời của anh ta.” – Tiến sĩ Sanduk Ruit
Theo Elite ReadersThu Hiền
No comments:
Post a Comment