Thảm họa biển miền Trung và những tội đồ dân tộc
Lê Dủ Chân (Danlambao) - Biển
miền Trung nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển,
nguyên do chưa được minh xác, thủ phạm chưa tìm ra, mức độ độc
hại chưa được xác định thì thái độ, lời nói, và hành động
của những cá nhân, những tổ chức có trách nhiệm lãnh đạo đất
nước, quản lý xã hội, định hướng dư luận có mục đích gì
nếu không phải là dùng tính mạng người dân để bao che cho tội
phạm, khỏa lấp sự hèn nhược, bất tài, vô trách nhiệm của
đảng và nhà nước cộng sản hiện nay. Thảm họa môi trường biển
miền Trung có thể bị nhận chìm và bị quên lãng nhưng những tên
đem tính mạng và sức khỏe của nhân dân đánh đổi cho sự cai
trị của mình sẽ mãi mãi là tội đồ của dân tộc Việt Nam...
*
Môi trường biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẳng đã bị nhiễm độc, cá
chết trắng bờ, trắng đáy biển từ đầu tháng 4/2016 đến nay đã
hơn hai tháng nhưng nguyên nhân cũng như thủ phạm gây ra vẫn bặt
vô âm tín.
"...Sinh hoạt đánh bắt thủy hải sản để mưu sinh từ bao đời nay của
hàng ngàn hộ dân đã bị hoàn toàn đình trệ. Hàng ngàn hecta đầm hồ nuôi
trồng thủy hải sản và làm muối đang lâm vào cảnh khốn đốn. Thực phẩm độc
hại lan tràn, dịch vụ nghề cá và du lịch đang chịu những hậu quả tai
hại. Nghiêm trọng nhất, sức khỏe và mạng sống của hàng triệu người dân
trong và ngoài nước đang bị đe dọa. Tương lai của nòi giống Việt sẽ
đi về đâu khi phải sống trong một môi trường tệ hại mà ngay cả tôm cá,
với bản năng tự nhiên mãnh liệt của nó, cũng không sống nổi.
Sự kiện này không còn là một biến cố nhất thời, mà là một thảm họa cho thế hệ hiện tại và cho cả các thế hệ tương lai..." (*)
Trước thảm họa có tầm mức quốc gia như thế, lãnh đạo đảng
cộng sản và nhà nước của nó đã ở đâu, làm gì đến nổi người
dân phải tuyệt vọng kêu lên rằng: "Dân đang gặp nguy nan lãnh đạo đảng lang thang chỗ nào?" (**)
Ngày 22/4 (16 ngày sau khi vụ thảm họa xảy ra), Nguyễn Phú Trọng đã
có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh, khu liên hiệp gang thép
và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tỉnh, nhưng y không có một
lời nào đề cập đến thảm họa biển nhiễm độc, cá chết hàng
loạt tại tỉnh này.
Khi trở về lại Ba Đình thì công việc cần làm ngay của Trọng là: "Chỉ
thị ủy ban Kiểm Tra trung ương, ban Nội Chính trung ương, ban Tổ Chức
trung ương, bộ Công An, ban Cán Sự đảng bộ Công Thương, bộ Tài Chính,
Kiểm Toán nhà nước, ban Thi Đua Khen Thưởng trung ương, tỉnh ủy Hậu
Giang và tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam (huy động gần như nguyên
cả hệ thống đảng!?) khẩn trương kiểm tra, xem xét và báo cáo kết quả
với Ban Bí thư về câu chuyện siêu xe Lexus biển số xanh của Phó Chủ
Tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh".
Cổ vũ, tán dương hành động xúi dục nhân dân ăn cá, tắm biển nhiễm độc của tay chân bộ hạ: "...Hoan
nghênh hình ảnh các bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương trực tiếp ăn cá,
tắm biển. Những hành động này đã củng cố niềm tin, động viên người dân,
khách du lịch yên tâm sử dụng các sản phẩm thủy hải sản và dịch vụ du
lịch..."
5- Trương Minh Tuấn - Bộ Trưởng TT&TT, Nguyễn Xuân Anh - Bí
thư thành ủy Đà Nẵng, Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng, Nguyễn
Điểu - Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng:
Trình diễn màn ăn cá, tắm biển tại Quảng Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng làm guơng cho người dân noi theo.
6- Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế:
"...Theo kết quả mới nhất, các loại thủy hải sản tươi sống hay nước biển ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đều ở mức an toàn..."
7- Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
"...Khẳng định, ngư dân hoàn toàn có thể ra khơi, đánh bắt cá xa bờ trong phạm vi ngoài 20-30 hải lý..."
8- Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường:
"...Có hai nguyên nhân gây ra thảm họa là hóa chất hay "tảo
nở hoa chứ không chắc chắn chất độc thải ra từ nhà máy thép
Formosa..."
9- Hoàng Dương Tùng - Cục phó Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT):
"...Cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất..."
10- Nguyễn Hùng Long, Cục phó cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế:
"...Mỗi ngày ăn 2 lạng cá chứa Phenol không gây hại sức khỏe..."
11- Nguyễn Thành Phát - Phó đồn công an huyện đảo Lý Sơn:
"...Nguyên nhân 40 tấn cá chết ở huyện Lý Sơn là do trời
nắng nóng và có dòng nước nóng của hải lưu đi qua không phải
do bị chất độc..."
12- Trương Việt - Chủ Tịch phường Hoà Hiệp Bắc, Liên Chiêu Đà Nẵng:
"...Gà chết vì ăn quá no không phải vì ăn cá nhiểm độc..."
13- Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh:
"...Nước biển 6 bãi tắm ở Hà Tĩnh đều đạt chỉ tiêu an toàn..."
(*) Trích từ Thông cáo về thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung của ban Công lý và Hòa bình Giáo Phận Vinh ngày 27/04/2016.
(**) Câu hỏi trên tấm biểu ngữ của một cô gái thuộc gia đình
ngư dân Hà Tĩnh mang theo trong lúc đi biểu tình trước thảm họa
môi trường biển miền Trung: "Dân đang gặp nguy nan lãnh đạo đảng lang thang chỗ nào?"
Theo
nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp
của Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một
thời gian rất gần, có thể là trong vòng tháng sau, hoặc chậm lắm là
trong phạm vi mùa hè này. Theo một nguồn tin đáng tin cậy khẳng định,
đây là một nguồn tin chính xác, đáng tin cậy và mong rằng người dân và
chính phủ CSVN phải chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất. Các
giới chức Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích và nhận định tình hình cũng
như các lý do chính (4 lý do) vì sao Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam,
sau khi họ rút dân Tàu và các phương tiện làm ăn ra khỏi Việt Nam.
According to the latest news that we received
from the analysts and U.S high ranking officials believing that China
will attack Vietnam within the near future. The time frame would be next
month or within this Summer. The source confirmed that the information
is reliable and expects the Vietnam government and its people be
prepared for the worse. The source also laids out the main reasons why
China would imminently attack Vietnam after they repatriate their
citizens and withdraw business out of Vietnam.
1) Mộng bành trướng vươn ra biển lớn - Đây là
một chính sách, một chiến lược nhất quán, khó có thể thay đổi của Trung
quốc, là phải bằng mọi giá phải chiếm và làm chủ phần lớn khu vực biển
đông. Vì đây là con đường huyết mạch, giao thương chính của các cường
quốc Chấu Á (Nhật Bản, Singapore và Nam Hàn) và thế giới. Một khi làm
chủ, khống chế được khu vực này, thì Trung quốc xem như đã khống chế
được cả khu vực Châu Á và tuyến đường hàng hải quan trọng của Thế giới.
Giở lại những trang lịch sử thế giới cho thấy, Trung Quốc luôn luôn có
tham vọng xâm chiếm lảnh thổ của các nước khác trong khu vực có lảnh
thổ, đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc.
Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đã từng bị
Trung Quốc xâm chiếm và cai trị cả hàng ngàn năm về trước, qua nhiều các
triều đại phong kiến trước đây. Qua trải nghiệm của lịch sử, mỗi khi
đất nước Trung Quốc có sự hưng thịnh, phát triển vế quân sự, kinh tế và
khi có đủ sức mạnh, có đủ tự tin để tiến hành cuộc xâm lăng là họ sẽ ra
tay tấn công các nước láng giềng. Trên thực tế, từ ngàn xưa cho tới nay,
Trung quốc chưa bao giờ là người láng giềng hoà bình đối với các nước
láng giềng xung quanh. Trung cộng chỉ hòa bình với các nước láng giềng,
khi nội lực đất nước của họ có vấn đề và họ không đủ sức để thực hiện
mộng bá quyền.
The dream of expanding and controlling the
seaway - this is the strategic policy which is made by China top leaders
and is unchangeable that China must find a way out to totally control
the South China Sea (Vietnam often calls East Sea) leading to totally
control the connection to the Indian Ocean and its surrounding seas.
Because this is the vital route,where International trading and Other
Asian Superpower Countries like Japan, Singapore and South Korea use to
go by. Once controlling this seaway, China nearly can control the whole
Asia. Turning back the World History indicating that China often showed
ambition of invading other countries whose boundaries shared with China.
Vietnam, a special country which was invaded and ruled by China for a
thousand years. Throughout the history, once can observe that everytime
China turns prosperous in both economy and military then its neighboring
countries will face trouble with China invasion.
2) Tại sao lại rơi vào thời điểm này - trước
khi quyết định đặt giàn khoan HD981 Trung quốc chắc chắn đã tính toán
rất kỹ lưởng. Vì ở vào giai đoạn này, Trung quốc được cho là hưng thịnh
nhất, cả về quân sự lẫn kinh tế và theo các giới phân tích cho biết, nếu
như một chọi một (One on One conflict) mà Việt Nam không có sự giúp đỡ,
tiếp sức của một cường quốc khác, thì Trung Quốc sẽ đánh bại quân đội
Việt Nam trong vòng 2 tuần, cả trên biển lẩn trên đất liền. Ở vào thời
điểm hiện tại Việt Nam đang bơ vơ, không có một đồng minh quân sự, không
một hiệp ước để bảo vệ lãnh thổ như các nước khác đang làm như Nhật,
Nam Hàn hay Philippines. Vậy đây là một cơ hội tốt để cho Trung Quốc
“nuốt chửng và tấn công Việt Nam.” Một phần Trung Quốc muốn dùng Việt
Nam để làm thí nghiệm sức mạnh quân sự của mình.
Ở cuộc chiến này, nhiều phần Trung Quốc sẽ
đưa ra các khí tài, các vũ khí tối tân nhất của mình ra sử dụng (Hoa Kỳ
tin rằng TQ sẽ không dám sử dụng đến bom hạt nhân), không phải vì vũ khí
của Việt Nam hiện đại, hay quân đội Việt Nam chiến đấu anh hùng. Nhưng
Trung Quốc muốn răn đe, phô trương các cơ bắp của mình với các nước khác
trong khu vực, có nước có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ như Philippines
hay Nhật Bản. Một phần khác, Trung Quốc muốn đo lường mức độ phản ứng
của Hoa Kỳ và các giới cường quốc phương Tây như thế nào đối với vấn đề
biển đông. Vì thế Việt Nam sẽ là con mồi tế thần đầu tiên mà Trung quốc
sẽ thưc hiện cho những tham vọng bành trướng của mình, cho dù giới lãnh
đạo chóp bu đảng CSVN hay quân đội có giơ tay đầu hàng thì Trung quốc
cũng vẫn sẽ nổ súng và những thứ vũ khí hiện đại nói trên vẩn sẽ được
đưa ra sử dụng trong cuộc chiến, chỉ là số lượng sẽ nhiều hơn khi Việt
Nam cương quyết chống cự, và ít đi nếu như Việt Nam tuyên bố đầu hàng
sớm.
Giới phân tích tình hình cũng đặt ra câu hỏi
ngược lại là, nếu như Trung quốc không ra tay trong lúc này, thì Trung
quốc sẽ phải đợi đến thời điểm nào? Vì như đã nói ở lý do trên là vươn
ra biển lớn (khống chế biển đông là một chính sách lớn không đổi của
Trung quốc).
Câu trả lời là, nếu như Trung quốc đợi thêm
vài năm tới, có lẻ Trung quốc sẽ không còn cơ hội nào khác nữa (phải nói
rằng rất khó). Thứ nhất, quân đội Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng và
trau dồi huấn luyện, cũng như sở hữu thêm các loại vũ khí hiện đại, qua
các hợp đồng mua bán vũ khí từ Nga (các Tàu Kilo) các loại hoả tiển đất
đối không, đất đối biển, các loại vũ khí diệt tàu ngầm và chiếm hạm, mà
các loại vũ khí này là những vũ khí tiên tiến không thua Trung quốc là
mấy và sẽ gây ra những hậu qủa tổn thất khó lường cho quân Trung Quốc.
Cuộc chiến trên bộ năm 1979 là một bài học nhớ đời cho giới lãnh đạo
Trung quốc vì đã không tính toán được mức độ phản kháng và sự tinh nhuệ
của quân đội Việt Nam.
Trong vài năm tới nữa, biết đâu Việt Nam sẽ
tìm ra được lối thoát về chính trị (đa đảng), cũng như nhận được sự thoả
hiệp của Hoa Kỳ và từ đó dẫn đến một liên minh quân sự với Hoa Kỳ như
Nhật và Philippines đang có. Và tới lúc đó mộng bành trướng vươn ra biển
lớn của Trung quốc sẽ khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói là vô
phương,không còn cơ hội. Vì lúc đó Trung quốc không những phải trực tiếp
đối đầu vơí Hoa Kỳ mà còn là các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á nữa.
Kế đến - Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây
đang bận rộn đối phó với Puttin qua cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine
và vùng Trung Đông (Syria), Afghanistan và Iraq cho nên Hoa Kỳ sẽ không
có đủ sức để có hành động can thiệp quân sự mạnh bạo nào (nếu có) vào
biển đông. Thêm vào đó Puttin lúc này rất đang cần sự liên minh với
Trung quốc để đối phó với Hoa Kỳ và khối Nato trong vấn đề Ukraine. Cho
nên Nga sẽ bằng mọi cách ủng hộ, lấy lòng và thậm chí sẽ liên minh với
Trung quốc trong vấn đề biển đông. Đây là cơ hội có một không hai mà Tập
Cận Bình đã thấy được, cho nên hắn sẽ không bao giờ bỏ qua.
Timing - why does it have to be this timing?
Before deciding to place the HD-981 oil rig within the Vietnam Water
Territory, China must have put a very careful thought with its
calculation and the aftermath of its action. At this timing, it is
believed that China reaches the maturity levels of both prosperity and
military expansion. Some American political analysts predict that “for
One on One Conflict” which Vietnam has no back-up or support, which is
true at the moment from one of the world superpower (America or Russisa)
China can defeat and beat up Vietnam within two weeks on both fronts
(sea and land wars). At this timing Vietnam is lonesome by itself and
has no military coalitions to defend the country like others have done
in the region such as Japan and Philippines. So China thinks this is the
golden opportunity to take over the whole Vietnam seaway. Some analyst
also thinks that China wants to use Vietnam as a specimen to test their
military strength.
At this war, China would pull out its most
modern weapons and capabilities to show off their muscles to scare off
other neighbors as well. Those who form a military coalitions with the
U.S such as Japan and Philippines. Another reason is that China wants to
measure out the reactions from the Obama Administration on the issues
of South China Sea. So in this war, Vietnam is a scapegoat to be tested
by China for its aggression regardless the Vietnamese troop decides
whether to take the fight or give up.
The analysts also try to reverse the question
if not now then when will it be given that the reason #1 is the must?
The answer is that if China would not do it now then there might be no
chance or no hope for them. Because within the next few years, Vietnam
military will significantly get improved in both training and upgrading
the weapons and those weapons would be the same grade or equivalent to
those China posseses today. So if the war bursts out in the next few
years then China would not know for sure who could win the war.
The war with Vietname in 1979 was a typical
example and was a lesson learned for those Chinese leaders for failing
to understand the enemy capabilities. And who knows what will be
happening in the next few years when Vietnam could internally find out a
political solution and then form a military coalition with the U.S like
Japan and Philippines have then there will be no chance for China. At
that time, China will take a direct war with the US.
Another reason is that the US and the Nato
superpower countries are too busy to deal with crisis in Ukraine, Syria,
Afghanistan and Iraq, they can not divert their powers to help the
situation in the South China sea (East sea) even if they really want to.
In addition, Puttin really needs China to form a coalition to face off
with the US and Nato. In any mean, Russia will take side with China
against the US. Seeing this opportunity, Chinese leaders will not let go
this opportunity.
3) Giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN và các
tướng lãnh bị Trung Quốc mua chuộc - hầu hết dân chúng Việt Nam đều
biết, tất cả các quan chức đảng viên chop bu trong đảng CSVN đều dựa vào
Trung quốc, để được giữ ghế, được chức vị, đươc tham nhũng. Phải nói
chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN
đều do bàn tay Trung Quốc đưa lên hay thao túng. Những khuôn mặt điển
hình nhất phải kể đến là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang
Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện
Nhân, Đinh Thế Huynh... Về phần các tướng lảnh quân đội, các cấp chỉ
huy, các chính ủy từ Quân Đoàn, Sư Đoàn, đều do bàn tay Trung Quốc đào
tạo và mua chuộc.
Người dân Việt Nam đã nhiều lần được kiểm
chứng những sự việc này qua các chuyến viếng thăm, đào tạo của các vị
này tại Trung quốc, qua những phát biểu trên báo chí, mà ngay chính các
tờ báo đảng ở trong nước đã đưa tin. Vậy khi cuộc chiến xảy, chính những
tên tướng này sẽ quay lại trở cờ, họ sẽ trở thành một tập đoàn tay sai
bán nước cho Trung cộng, sẽ mật báo, bán tin cho quân Trung cộng, như đã
từng làm ở cuộc chiến “Núi Lão Sơn”, và kết qủa là hơn 4000 quân lính
Việt Nam bị bán đứng, bị chết thảm. Sau đó xác của các binh lính bị vùi
tập thể và bị thiêu đốt,không một nấm mồ.
Cuộc chiến ở Trường Sa năm 1988 là một ví dụ
điển hình khác, khi đó hải quân Việt Nam bị khóa tay, không được bắn
trả vì lệnh trên của TW đảng, và vô hình chung hải quân Việt Nam bị biến
thành những bia tập bắn cho bọn lính Trung cộng, mà cho tới ngày hôm
nay giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN vẫn không dám nhắc đến, không
dám tưởng niệm.
Hiện nay, nếu chiến tranh xảy ra thì Trung
quốc chỉ cần lo đối phó với sự phản kháng của các cấp chỉ huy ở cấp tiểu
đoàn, hoặc Trung Đoàn là cùng, các cấp chỉ huy cấp tá đổ xuống. Vì các
cấp này không đủ lớn để Trung Quốc mua chuộc. Nhưng các cấp này sẽ bị
các tên tướng tay sai thao túng và mua chuộc, hoặc bị buộc phải buông
súng đầu hàng sau những loạt đạn phàn kháng đầu tiên.
4) Giới lãnh đạo CSVN không đươc Lòng Dân -
Với chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN, giới lãnh đạo chóp bu của
CSVN đã thừa biết, họ không được lòng dân. Ở thời điểm bùng nổ và phát
triển của Internet toàn cầu, tất cả những yếu kém, những bê bối, tham
nhũng của giới lãnh đạo CSVN đã và đang lần lượt được phơi bày ra ánh
sáng, truớc mắt người dân. Càng ngày người dân càng tỏ ra không phục và
chống đối lại đảng CS, điển hình nhất là những cuôc xuống đuờng của dân
oan, phản đối những hành động cướp đất của chính quyền.
Các cuộc biểu tình chống Trung quốc mổi khi
có tin nóng như ngư dân Việt Nam bị Trung quốc đánh đập đòi tiền chuộc.
Những cuộc biểu tình của những nhà yêu nước lên án, phản kháng lại những
nhượng bộ, những hành động cuối đầu hèn hạ của các giới chức chóp bu
trong đảng CS đã nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề đất đai lảnh thổ
và chủ quyền. Thêm vào đó, những nhu cầu đòi hỏi của người dân về sự
phân minh của luật pháp,về những cải tố yếu kém của đất nước, như nạn
tham nhũng hoành hành trở thành quốc nạn, sự xuống cấp suy đồi về đạo
đức, sự lạc hậu và xảo trá của những kẻ rao giảng CNCS Mác-Lênin và
những tệ nạn của xã hội trực tiếp, do sự lãnh đạo yếu kém và độc tài của
đảng CS gây ra. Và những yêu cầu này đã không được đáp ứng giải quyết,
dẩn đến người dân đòi hỏi phải có một thể chế minh bạch và dân chủ hơn,
mà những đòi hỏi này đám chóp bu CS đểu xem là những tử huyệt đối với sự
cai trị của đảng. Nếu như một khi chiến tranh xảy ra thì chắn chắn,
trong nội bộ và trong đất nước sẽ có loạn và vô hình chung sẽ đẩy Việt
Nam vào cuộc khủng hoảng cả trong lẫn ngoài. Đây là một lý do nữa mà
Trung cộng đã nghĩ tới và chúng xem là một cơ hội thuận lợi để tấn công
Việt Nam.
Khi đọc những dòng phân tích này, người viết
đã bàng hoàng và dàn dụa nước mắt, khóc cho quê hương, cho dân tộc Việt
Nam sẽ tang thương trong những ngày tháng sắp tới. Anh em chúng tôi đã
ngồi xuống bàn bạc và cùng nhau đưa ra những giải pháp để hòng có thể
làm một chút gì cho đất nước, chúng tôi mong rằng những người lãnh đạo
chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, nếu còn một chút lòng yêu tổ quốc và
dân tộc thì xin hãy xem lại những đề nghị của chúng tôi như sau:
1) Thứ nhất - phải nhanh chóng trừ khử những
bọn tay sai bán nước cho Trung cộng. Một đất nước mà trong đó đầy dãy
những căn bệnh ung thư, đầy dãy những sâu mọt, thì làm sao có thể đối
phó với kẻ thù từ bên ngoài, vốn dĩ mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Và nếu
như làm, thì phải nhanh chóng làm ngay từ bây giở, trước khi, bọn Trung
cộng khai chiến, kẻo sẽ qúa muộn. Nói tới vấn đề thanh trừng, trừ khử
bọn tay sai bán nước, khi chúng còn đang tại chức, tại quyền qủa là
chuyện không phải dể dàng, và cũng không có mấy người có thể làm được.
Nhìn lại hàng ngũ chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, ta có thể thấy được
con số không qúa 3 người có thể làm được việc này. Nhưng ai trong số 3
người này vẫn còn có lòng yêu nước và dám làm chuyện lớn thỉ chúng ta
không thể đoán được. Nhưng nếu làm thì các bước có thể nên thực hiện như
sau:
2) Thứ Hai: Bí mật hợp tác với quân đội - nhớ
kỹ chỉ nên hợp tác với các cấp tiểu đoàn hay trung đoàn mà thôi (cấp tá
mà thôi). Như đã đề cập ở trên, các cấp tá hiện nay nhiều người chưa bị
nhúng chàm với bọn Trung cộng, vì chưa đủ lớn. Tất cả các tướng lãnh
trong quân đội hiên nay hầu hết, đều là tay sai của Trung cộng và không
đáng tin cậy.
3)
Thứ Ba: Dựa vào sức Dân - hãy bí mật kêu gọi sự hợp tác, ủng hộ của
những người yêu nước, những người từng bị tù ra khám, bị đánh đập vì
biểu tình yêu nước. Những lớp người này có sức mạnh lôi kéo được số
lượng đông đảo quần chúng tham gia. Đặc biệt lớp người này là lớp người
yêu nước thật sự (không thể giả được). Lực lượng này cộng với sự góp sức
đông đảo của quần chúng sẽ dể dàng khống chế tất cả các tên tay sai bán
nước.
4) Thứ Tư: Không dựa vào bọn côn an - như đã
thấy bọn côn an chỉ là bọn kiêu binh của đảng CS và là kẻ trực tiếp gây
ra biết bao nợ máu với người dân, với những người yêu nước. Bọn này
không đáng tin cậy và sẻ trở cờ như trở bàn tay.
5)
Thứ Năm: Khi thời cơ đến thì phải mau chóng kêu gọi giới quân đội và
những người yêu nước làm một cuộc đảo chính, lật đổ bắt giam hết tất cả
những tên bán nước trong TW đảng. Trong trường hợp gặp phải sự phản
kháng của bọn tay sai bán nước, chúng ta sẽ kêu gọi sự giúp đở của chính
phủ Hoa Kỳ gởi quân can thiệp (nếu cần sự giúp đỡ của chúng tôi thì xin
hãy lên tiếng) chúng tôi hứa là sẽ làm hết sức mình với trái tim và
mạng sống của chính mình.
6)
Thứ Sáu: Mau chóng tuyên bố giải tán đảng CS và tuyên bố đa đảng trên
các đài truyền hình, đài phát thanh và kêu gọi sự ủng hộ của thế giới
(đặc biệt là Hoa Kỳ), giúp Việt Nam ổn định trật tự. Một khi có sự hổ
trợ của quân đội Hoa Kỳ, có mặt ở Việt Nam thì giấc mơ bành trướng, xâm
chiếm biển đông và cái đường lưởi bò của Trung cộng sẽ tự dưng biến mất.
Xin
được nhắc lại rằng, thời gian rất gấp rút và Việt Nam phải nên thực
hiện các bước đi đã nêu trong phạm vi mùa hè này, trước khi bọn Trung
cộng khai chiến, nếu không sẽ không kịp và Việt Nam có lẻ sẽ bị xoá sổ,
bị Trung cộng cai trị đồng hóa như Tây Tạng, nếu như chiến tranh xảy ra.
Series này sẽ có ít nhất 8 phần, do tính dài kỳ của nó nên anh Lãng
không dự kiến thời gian kết thúc. Nó có thể được bổ sung trong tương lai
khi xuất hiện thêm các nhân tố mới trong cục diện Châu Á - Thái Bình
Dương. Tác giả giữ bản quyền về các bài viết này, mọi hành động sao chép
và phổ biến vì mục đích phi lợi nhuận đều được cho phép với điều kiện
trích dẫn nguồn và link tới bài viết gốc.
Phần 1 - Đi tìm nguyên nhân từ nguồn gốc lịch sử
Ngày 05/09/2008, mạng Sina.com,
một website trong lãnh thổ Trung Hoa, loan tải một bản kế hoạch mang
tên: "Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày". Bản kế hoạch này
nhanh chóng được hàng loạt các trang web Trung Quốc đăng tải lại gồm cả
tờ South China Morning Post và trở thành một trong những chủ đề gây xôn
xao dư luận trong một thời gian dài. Kế hoạch A, không nổi tiếng vì các
kiến giải chiến dịch, chiến lược quân sự thâm sâu, nhưng lại khét tiếng
vì tham vọng mà nó đặt ra: Đánh chiếm toàn bộ Việt Nam trong 31 ngày,
điều mà 15 cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc trong suốt nhiều
thế kỷ chưa bao giờ làm được, hoặc ngay cả các đạo quân hùng mạnh nhất
thế kỷ 20, gồm lực lượng viễn chinh của Pháp, liên quân Hoa Kỳ và cả đạo
quân 600 nghìn người của Đặng Tiểu Bình năm 1979 chưa bao giờ dám mơ
tưởng tới. Xét về mặt quân sự, đây là một kế hoạch có tính ảo tưởng,
nhưng nó phản ánh một xu hướng và khao khát bắt rễ thâm sâu trong chính
quyền và xã hội Trung Hoa: Tham vọng nuốt sống Việt Nam và kế đó là các
quốc gia Đông Nam Á lân cận. Không có gì ngạc nhiên, nếu trong một bối
cảnh ảo tưởng đẹp đẽ của giấc mộng Trung Hoa, nếu kế hoạch A thành công,
chắc chắn sẽ có các kế hoạch B,C,D ... với mục tiêu là Lào, Campuchia,
Thái Lan, Mã lai ... và rộng hơn là toàn khu vực.
Tháng 8/2011, trang China News liệt kê về 6 cuộc chiến tranh Trung Quốc
sẽ phát động trong 50 năm tới. Bao gồm cuộc chiến thống nhất Đài Loan
(2020 - 2025); Cuộc chiến thu hồi các đảo tại Biển Đông (2025 - 2030);
Cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, đánh bại Ấn Độ (2035 - 2040); Cuộc
chiến thu hồi quần đảo Điếu Ngư (sekaku) và quần đảo Lưu Cầu (Okinawa),
đánh bại Nhật Bản (2040 - 2045); Cuộc chiến thống nhất Ngoại Mông, xâm
lược và xóa tên Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (2045 - 2050); Cuộc chiến thu
hồi vùng Viễn Đông, đánh bại nước Nga (2055 - 2060). Bản kế hoạch này
gây một tiếng vang còn lớn hơn kế hoạch A vì tham vọng không tưởng của
nó. Theo đó tất cả các quốc gia láng giềng hiện hữu của Trung Quốc đều
sẽ nằm trong phạm vi mục tiêu của một cuộc chiến trong tương lai mà
Trung Quốc sẽ đánh bại tất cả.
Một cuộc trưng cầu trên trang báo mạng Hoàn Cầu, một trang tin trực
thuộc Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc năm 2008 cho thấy có 80% người sử dụng mạng Trung Quốc ủng hộ
"hành động quân sự cứng rắn" với Việt Nam.
Điều gì đang diễn ra trong lòng xã hội Trung Hoa, vì đâu mà cái ý tưởng
gây chiến và xâm lược các nước khác lại có sức sống kinh khủng đến thế
trong suy nghĩ của người dân và chính quyền đang cai trị đất nước này???
Bản đồ xâm lăng của đế chế Trung Hoa (Phần màu đen là một phần lãnh thổ gốc của Trung Quốc trong lịch sử)
Trong lịch sử, lãnh thổ Trung Quốc (phần màu đen trên bản đồ) chỉ là một
phần nhỏ so với Trung Hoa hiện đại. Vùng đất phát tích của Trung Quốc
là vùng Hà Nam (Hình tam giác nhỏ màu đỏ trên bản đồ). Rất khó để phân
tích rạch ròi về chủng tộc gốc của người Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu
nhân chủng học kết luận sắc dân Hoa Hạ (hay Hán Tộc - khái niệm có từ
thời nhà Hán), là kết quả hỗn huyết từ các cuộc xâm lăng của người Mông
Cổ phía bắc, hòa huyết với các sắc dân bản địa và hình thành chủng tộc
Mongoloid. Sự lai giống trong quá trình xâm lăng diễn ra liên tục, cuối
cùng hình thành một chủng người được gọi là Hoa Hạ, và được người Trung
Quốc ngày nay thừa nhận là chủng tộc chính thống của Trung Quốc hiện
đại. Có thể nói lịch sử hình thành của người Trung Quốc "chính thống" là
kết quả của các cuộc xâm lăng, và được viết tiếp cũng bằng các cuộc xâm
lăng. Người Trung Quốc liên tục bành trướng ra bốn phía, lần lượt sát
nhập Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và phần đất thuộc về Bách Việt. Luôn
có ưu thế về số đông so với các dân tộc giáp giới, người Hoa Hạ luôn có
cảm giác về một sự ưu việt, giống như quan điểm của Hitler sau này về
một giống dân siêu đẳng so với các dân tộc xung quanh. Quan điểm này là
một quan điểm bén rễ đến tận xương tủy trong suy nghĩ của người Trung
Quốc suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nhiều lần
dân Hoa Hạ cảm thấy bị sỉ nhục chua cay. Lần đầu tiên là khi các đạo
quân của Thành Cát Tư Hãn tràn ngập Trung Hoa và dựng lên nhà Nguyên,
cai trị Trung Quốc từ năm 1271 - 1368.
ần thứ hai là dưới triều đại Mãn Thanh, một dân tộc du mục thiểu số
phương Bắc, xâm lược toàn bộ Trung Hoa và duy trì cai trị trong 268 năm,
từ 1644 - 1912. Cho đến nay, đây vẫn là những thời kỳ lịch sử được coi
là sỉ nhục của người Hoa Hạ hay Hán tộc, được coi là thời kỳ mà người
Hán phải nhận giặc làm cha. Chính điều đó hình thành nên những hiện
tượng tâm lý phức tạp của người Trung Quốc hiện đại. Một mặt họ vẫn tự
coi là một giống dân siêu đẳng, luôn có cảm giác ưu việt vì lợi thế số
đông. Mặt khác cũng cái số đông ấy luôn mặc cảm tự ti, dù chôn sâu trong
lòng, vì số đông vượt trội ấy vẫn phải khuất phục nhiều lần trước các
sắc dân thiểu số và phải chấp nhận hai triều đại cai trị "Nhận giặc làm
cha" như những triều đại chính thức trong lịch sử Trung Quốc. Mặc cảm
đan xen giữa kiêu ngạo và tự ti ấy được tô đậm thêm với thời kỳ chiến
tranh Nha phiến và cuối triều Thanh, khi các cường quốc phương Tây kéo
nhau vào đặt tô giới trong lãnh thổ Trung Quốc, và được nhấn đậm bằng
cuộc xâm lăng của người Nhật Bản từ năm 1937 - 1945.
Một lần nữa, người Hoa Hạ bị khuất phục bởi một dân tộc ít người hơn rất
nhiều lần. Chỉ nhờ vào cơ may lịch sử khi Nhật Bản bị liên quân Hoa Kỳ
và Liên Xô đánh bại mà Trung Quốc giành lại được độc lập. Chính quá
trình lịch sử hình thành phức tạp ấy đã tạo ra người Trung Quốc hiện đại
ngày nay, họ luôn có khao khát dựa vào số đông để chứng minh tính ưu
việt siêu đẳng của mình bằng cách tiếp tục xâm lấn các vùng lãnh thổ
xung quanh. Khao khát chứng tỏ sức mạnh cơ bắp ấy được làm mạnh thêm bởi
nỗi tự ti dai dẳng hình thành từ nỗi nhục nhiều lần phải "nhận giặc làm
cha" trong lịch sử. Kết quả là cái máu xâm lược trong người Trung Quốc
luôn vượt trội so với khao khát chung sống hòa bình, mạnh hơn bất cứ một
dân tộc nào trên thế giới ngày nay. Mỗi khi có điều kiện mạnh lên, điều
người Trung Quốc nghĩ tới đầu tiên là phải thể hiện đẳng cấp ưu việt số
đông của mình bằng các hành vi xâm lấn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
hoàn toàn có lý khi phát biểu trước lưỡng viện Hoa Kỳ, rằng người Trung
Quốc có máu xâm lược "Thâm căn cố đế"
Từ những dữ liệu lịch sử và những tham vọng hung hăng trong các
kế hoạch xâm lược được lan truyền phổ biến trên các website tiếng Trung
hiện nay và một tỷ lệ luôn cao hơn 80% số lượng thanh niên Trung Quốc
sử dụng mạng ủng hộ các hành vi quân sự chống lại các nước láng giềng,
cho thấy đây không phải là những ý tưởng đơn lẻ, ngược lại, nó là một
trào lưu tư duy thâm căn cố đế trong xã hội Trung Quốc. Đây là điều mà
tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia giáp giới với
Trung Quốc phải nhìn nhận một cách thấu đáo và KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ẢO TƯỞNG
VỀ DÒNG TƯ DUY CHỦ LƯU CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC
ĐỐI VỚI DÃ TÂM XÂM LƯỢC CŨNG NHƯ CÁC HÀNH VI CHIẾN TRANH. Mọi nhận định
sai lầm hoặc coi nhẹ dòng tư duy chủ lưu này đều sẽ dẫn đến hậu quả rất
đắt.
Phần 2 - Thực lực và khả năng Quân đội nhân dân Trung Hoa
Quay trở lại với Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày của mạng Sina.com.
Khó có thể nói ai là tác giả của bản kế hoạch này. Nếu nói đó là một
phương án phác thảo của một sỹ quan tham mưu có kiến thức nào đó của
Trung Quốc thì sẽ là không chính xác, vì tính ngô nghê rất lớn của nó
khi nhận định về thời gian và kết quả của các chiến dịch tấn công. Nó
giống như việc vạch ra một trận chiến tranh mà một bên chỉ việc đấm còn
bên kia thì không có ai hoặc là không chống cự. Chưa tính đến việc thiếu
vắng hoàn toàn các phân tích về hậu cần, vốn là một phần thậm chí còn
quan trọng hơn cả việc vạch ra các ý tưởng chiến dịch, chiến lược tấn
công, cho thấy đây không thể là một sản phẩm của một quân nhân chuyên
nghiệp. Tuy nhiên cũng rất khó kết luận vì có nhiều tướng tá Trung Quốc
như thiếu tướng La Viện là một điển hình cho một quân nhân cấp tướng
nhưng dường như không có kiến thức quân sự. Do đó cũng không có gì ngạc
nhiên nếu kế hoạch này lại do một quân nhân mang hàm cấp tướng tương tự
như tư lệnh của binh chủng "Hỏa lực mồm" La Viện của Trung Quốc vẽ ra.
Dù vậy, bản kế hoạch A này cũng có một phần khá gây chú ý, đó là ý tưởng
về các mũi tiến công chiến lược của Trung Quốc nếu tiến đánh tổng lực
Việt Nam.
Bản đồ về các mũi tấn công theo Kế hoạch A - càn quét Việt Nam trong 31 ngày:
Ý tưởng xuyên suốt của Kế hoạch A, là tiến hành một cuộc tấn công phủ
đầu ồ ạt bằng hàng nghìn tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và tên
lửa đạn đạo vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, chính trị của Việt Nam.
Tiếp đó là sử dụng từ 1000 - 1500 phi cơ tấn công oanh tạc vào các mục
tiêu quân sự trong giai đoạn 2, nhằm tiêu diệt năng lực đề kháng của
quân đội Việt Nam. Trong giai đoạn sau cùng, bộ binh và lục quân, hải
quân được sử dụng trong các chiến dịch tấn công tổng lực. Phần lớn các
đạo quân giáp biên giới sẽ tiến công theo các đường tiến quân giống năm
1979, đạo quân quan trọng nhất, dưới sự yểm trợ của không quân và hải
quân, sẽ đổ bộ tấn công khu vực Thanh Hóa, nhằm cắt rời lãnh thổ Việt
Nam ở phần hẹp nhất, cô lập miền Bắc khỏi miền Trung và Miền Nam. Tổng
lực lượng quân sự huy động cho kế hoạch A, ngoài lực lượng tên lửa chiến
lược, chiến thuật, sẽ gồm khoảng 3500 máy bay, 1200 xe tăng và 3000 xe
bọc thép, cùng với số quân huy động trực tiếp tham chiến khoảng 520
nghìn người. Dự kiến mục tiêu của kế hoạch là sẽ chiếm Hà Nội sau 16
ngày chiến tranh, và chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt nam sau ngày thứ 31.
Đây là một kế hoạch không tưởng khi xét về các mục tiêu chiến tranh. Nó
giống như một bản phác thảo các tham vọng xâm lược hơn là một kế hoạch
chiến tranh đúng nghĩa. Thực lực quân đội nhân dân Trung Hoa hiện nay
rất mạnh, nhưng không đủ năng lực về hậu cần và yểm trợ để hỗ trợ cho
một đạo quân nửa triệu người tác chiến trên một chiến trường kéo dài
2000 km với địa hình rất phức tạp. Đặc biệt và việc yểm trợ và đảm bảo
hậu cần cho cánh quân thứ ba, được coi là cách quân quan trọng nhất đánh
gãy xương sống Việt Nam khi đổ bộ vào Thanh Hóa. Trong điều kiện Việt
Nam dù yếu thế hơn, nhưng các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh
phòng thủ mặt đất của nó hoàn toàn có khả năng đánh quỵ một hạm đội đổ
bộ xuất phát từ Trung Quốc và kéo dãn đội hình hành quân 500 km trên
biển trước khi đến được mục tiêu. Bên cạnh đó, số lượng tên lửa, oanh
tạc cơ và máy bay được đưa vào sử dụng trong kế hoạch có vẻ gây ấn
tượng, nhưng dường như vượt quá nhiều lần năng lực không quân thực sự
của Trung Quốc, khi chỉ có khoảng trên 500 máy bay là thuộc các thế hệ
tương đối hiện đại có thể đảm trách các kế hoạch tấn công sâu vào lãnh
thổ Việt Nam, do đó khó có thể thực hiện được tham vọng tiêu diệt năng
lực quân sự của Việt Nam trong các đòn đánh phủ đầu.
Ngoài ra, kế hoạch hoàn toàn không tính toán tới các phản ứng của đối
phương, khi chắc chắn Việt nam luôn có kế hoạch dự phòng chu đáo để bảo
tồn năng lực quân sự và phản công trước các đòn đánh của tên lửa và máy
bay Trung Quốc. Sau 20 năm chiến tranh với lực lượng quân đội mạnh nhất
thế giới là Hoa Kỳ, hơn bất cứ quốc gia nào, người Việt nam có kinh
nghiệm hơn ai hết về kỹ năng phân tán và bảo vệ khí tài chiến tranh
trước các đòn oanh tạc không quân. Mà xét về năng lực thực sự, không
quân PLA ngày nay còn thua không quân Mỹ những năm 1970 về khả năng tác
chiến tổng thể.
Quân đội nhân dân Trung Quốc PLA hiện có gì trong tay? Trên bảng xếp
hạng của Global Firepower, Trung Quốc xếp thứ ba trong số các quân đội
mạnh nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Ngân sách quốc phòng năm 2014 của
Trung Quốc khoảng 188 tỷ USD (số liệu thực theo ước tính của Mỹ), xếp
thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ và gấp nhiều lần ngân sách quân sự Nhật Bản
(50 tỷ USD) và Nga ( 98 tỷ USD).
Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên công bố quân số của lực lượng vũ
trang, số quân tại ngũ của Trung Quốc hiện khoảng 2,2 triệu người. Trong
số 1,483 triệu quân sử dụng trực tiếp cho hoạt động tác chiến, lục
quân có 850.000 quân, hải quân có 235.000 quân, không quân có 398.000
quân. Cũng trong năm 2013, Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán chỉ riêng Lục
quân Trung Quốc đã có 1,25 triệu quân. Lục quân Trung Quốc biên chế tổng
cộng 18 tập đoàn quân, thực chất là tập đoàn quân độc lập hợp thành
các binh chủng, bao gồm tất cả các binh chủng. Bên dưới tập đoàn quân
là các sư đoàn và lữ đoàn - ở cấp này bộ binh có 31 đơn vị, cơ giới có
23 đơn vị, xe tăng có 17 đơn vị, pháo binh có 19 đơn vị, hải quân đánh
bộ có 5 đơn vị, nhảy dù có 3 đơn vị. Kho vũ khí lục quân có khoảng 7.000
chiếc xe tăng hiện đại, 8.000 khẩu pháo. Trong 18 tập đoàn quân, có 11
tập đoàn quân triển khai ở khu vực phía bắc Trung Quốc, giáp với Nga.
Ngoài lực lượng nhảy dù và hải quân đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm Trung
Quốc cũng có nhiều nhất 14.000 quân, trong biên chế là các trung đoàn
độc lập và tiểu đoàn đặc nhiệm. Các lực lượng nhảy dù, hải quân đánh bộ
và đặc nhiệm Trung Quốc chủ yếu trang bị xe bọc thép nội địa, bao gồm
xe tăng đổ bộ và xe chiến đấu bộ binh nhảy dù.
Vào cuối thế kỷ 20, so với Quân đội Mỹ, trang bị quân sự của Trung
Quốc còn lạc hậu một thế hệ. Nhưng, hiện nay, tình hình đã thay đổi,
Trung Quốc ở trình độ dẫn trước hoàn toàn về số lượng xe bọc thép bánh
xích mới các loại. Đến nay, Quân đội Trung Quốc sở hữu gần 1.000 xe tăng
Type 99, tính năng hoàn toàn có thể sánh ngang với xe tăng chiến đấu
của các nước phát triển. Không lâu trước đã trang bị pháo tự hành và
rocket hiện đại, bao gồm rocket Vệ sĩ-2D tầm bắn tối đa 400 km, có uy
lực mạnh nhất thế giới. Tất cả những điều này cộng với sự thành công
của công nghệ ô tô Trung Quốc (năm 2014 sản xuất gần 24 triệu xe), làm
cho bộ binh Trung Quốc trở thành một lực lượng có tính cơ động mạnh,
trang bị tốt. Ngoài ra, chuyên gia quân sự Mỹ chỉ ra, huấn luyện tác
chiến của Quân đội Trung Quốc cũng đã có xu thế mới, bắt đầu thông qua
diễn tập để tập các chiến dịch tiến công tốc độ nhanh với chiều sâu có
thể đạt 1.000 km. Đồng thời, tiềm lực động viên khổng lồ của Trung Quốc
vẫn chưa biến mất, ở đầu thế kỷ 21 dự đoán có thể động viên 380 triệu
người, trong đó 208 triệu người thích hợp đưa vào biên chế.
Về số lượng máy bay tác chiến, Trung Quốc đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ và
Nga. Căn cứ vào dự đoán của chuyên gia Mỹ, Không quân Trung Quốc bao
gồm lực lượng hàng không hải quân có khoảng 2.100 máy bay chiến đấu
các loại tương đối tiên tiến và 1.500 máy bay chiến đấu cũ, khoảng
500 máy bay vận tải, hơn 100 máy bay giám sát và trinh sát đặc chủng,
tổng cộng có khoảng 31 sư đoàn và 4 trung đoàn độc lập.
Lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc còn gọi là Lực lượng pháo binh
2 có khoảng 120.000 quân, tổng cộng có 1.500 - 2.000 quả tên lửa đạn
đạo có thể lắp đầu đạn hạt nhân, bao gồm gần trăm quả tên lửa xuyên lục
địa có thể tiêu diệt các mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ và Nga.
Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa chiến lược, từ tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng giếng Đông Phong-5A lắp nhiều đầu đạn
độc lập và có tầm bắn trên 13.000 km, đến tên lửa xuyên lục địa cơ động
kiểu đường sắt và kiểu bánh lốp với tầm bắn có thể đạt 11.000 km, họ
có đủ mọi thứ. Theo đánh giá của chuyên gia, về số lượng vũ khí hạt nhân
Trung Quốc chỉ kém Nga và Mỹ, ít nhất có 130 quả tên lửa đạn đạo lắp
đầu đạn hạt nhân, khoảng 40 quả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân
trang bị cho tàu ngầm hạt nhân, vài chục quả bom hạt nhân trang bị cho
máy bay ném bom chiến lược và 150 - 350 tên lửa hành trình lắp đầu đạn
hạt nhân.
Hải quân Trung Quốc, được đầu tư mạnh liên tục trong nhiều năm, hiện nay
cũng là một lực lượng rất đáng gờm. Căn cứ vào số liệu của Mỹ, năm
2014, Hải quân Trung Quốc tổng cộng có 1 tàu sân bay, 24 tàu khu trục,
49 tàu hộ vệ tên lửa, 9 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 57 tàu đổ bộ và mấy trăm
tàu tuần tra bảo vệ bờ biển cùng 61 tàu ngầm dầu diesel và 5 - 8 tàu
ngầm hạt nhân. Hải quân Trung Quốc chia làm 3 hạm đội lớn trong biên chế
tác chiến: Hạm đội Bắc Hải phụ trách bảo vệ Bắc Kinh từ phương hướng
trên biển, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải trước hết được sử dụng
cho các hành động nhằm vào Đài Loan.
Trung Quốc cũng đã xây dựng cho mình một nền công nghiệp quốc phòng hùng
mạnh. Các nhà cung cấp quốc phòng chính của Trung Quốc hiện nay bao
gồm:
Tập đoàn Công nghiệp vũ khí Trung Quốc (Công ty Công nghiệp phương Bắc)
Tập đoàn trang bị vũ khí Trung Quốc (Công ty Công nghiệp phương Nam)
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp và khoa học vũ trụ Trung Quốc
Tập đoàn Công nghiệp cơ giới Trung Quốc
Với thực lực quân sự tổng hợp như trên, có thể nói PLA hiện nay là một
đội quân hùng mạnh, gần như áp đảo các nước trong khu vực châu Á. Con số
thống kê về số lính, số dân có thể huy động vào quân đội, số tăng,
pháo, máy bay, tên lửa và số lượng tàu chiến có khả năng gây choáng váng
cho những người yếu tim. Giống như bất cứ thời kỳ lịch sử nào, Trung
Quốc chưa bao giờ thiếu người và thiếu số lượng vũ khí liệt kê. Tuy
nhiên những con số ấy không phản ánh năng lực chiến tranh thực sự của
người Trung Quốc. (Còn tiếp)
Bài thứ hai: Chiến tranh tổng lực và chiến tranh cục bộ. Giải pháp trước mối đe dọa hạt nhân) Bài thứ ba: Phân tích thực lực quân sự Việt Nam. Những vấn nạn căn bản, các giải pháp tăng cường năng lực quốc phòng Bài thứ tư: Chiến lược chống tiếp cận, đâu là vũ khí chiến lược? Bài thứ năm: Chiến lược phòng thủ trước Trung Quốc, các phương án mới trong tình hình hiện tại Bài thứ sáu: Các liên minh chính trị và kinh tế Bài thứ bảy: Thoát Trung, một lần và lâu dài Kết luận
Đại loại các bài kế tiếp sẽ bàn về các nội dung trên
Một nhà quan sát tình hình châu Á đặt câu hỏi về kịch bản phản
ứng của Việt Nam trong trường hợp chịu một cuộc tấn công vũ trang từ bên
ngoài.
Trao đổi với BBC hôm 18/5 từ Paris, ông Jean-Francois Sabouret, giám đốc
danh dự Mạng lưới Nghiên cứu châu Á (Réseau Asie) thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nêu quan điểm cho rằng Nhật Bản
đã nghiêm túc đặt kịch bản xung đột trên biển, còn chưa rõ Việt Nam thì
sao.
Ông nói: "Liên quan tới quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu
Ngư Đài, Nhật Bản đã đặt tình huống bị Trung Quốc tấn công, chiếm lĩnh.
"Họ không chỉ tính toán suông, mà có thể đã có những bàn bạc với đối
tác, đồng minh chiến lược của mình, mà như thực tế đã chứng tỏ Hoa Kỳ đã
tuyên bố an ninh của quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi trách nhiệm
đồng minh để hậu thuẫn và bảo vệ của Hoa Kỳ."
"Ai sẽ hậu thuẫn Việt Nam nếu xảy ra một cuộc xung đột được nâng lên
thành cấp độ xung đột quân sự và thậm chí là một cuộc chiến tranh, dù là
một cuộc hải chiến chớp nhoáng?
"Liệu trong trường hợp đó nước Nga có tạo ra áp lực hòa bình hay quân sự
để bảo vệ Việt Nam hay không? Và tương tự, phía Hoa Kỳ có giúp đỡ Việt
Nam hay không để Việt Nam có thể bảo vệ được các vùng biển, đảo của
mình?"
Tiến sỹ Sabouret nói: "Ba cường quốc đang hiện diện và muốn
khẳng định sức mạnh, ảnh hưởng ở các vùng biển khu vực, đó là Hoa Kỳ,
Trung Quốc và Nga.
"Hoa Kỳ có vẻ đã có những động thái kiềm chế Trung Quốc và về phần mình
Trung Quốc có vẻ đã tỏ ra không sợ ai, bằng chứng là họ đã thách thức,
đe dọa các quốc gia như Nhật Bản, Philippines và mới nhất là Việt Nam."
'Các cường quốc bàn bạc'
Tuy nhiên, theo nhà quan sát, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc mà
các mối căng thẳng cũng đang gia tăng giữa các quốc gia khác trong khu
vực với Trung Quốc.
Ông nói: "Sự căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc với Việt Nam,
Trung Quốc với Nhật Bản và Trung Quốc với Philippines. Trước khi sự căng
thẳng vượt quá giới hạn, có thể các cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nga sẽ
phải ngồi xuống với nhau để bàn bạc."
"Nếu họ (Trung Quốc) thấy Việt Nam có sự hậu thuẫn, chẳng hạn được sự
bảo vệ rõ ràng từ Nga hay Mỹ, thì có lẽ họ còn phải nghĩ lại, nhưng nếu
Việt Nam hoàn toàn đơn độc, thì thế nào? Việt Nam nên khẩn trương chuẩn
bị một kịch bản ứng phó xung đột chớp nhoáng, thậm chí là chiến tranh."
Nhà nghiên cứu châu Á cũng đưa ra dự báo: "Trung Quốc đã đang trở thành
một thế lực kinh tế, tài chính, và theo cách thức mà họ đang thể hiện,
có thể dự đoán rằng trong một vài chục năm tới đây, họ cũng muốn trở
thành một thế lực quân sự số một thế giới bên cạnh là thế lực kinh tài
hàng đầu."
Hôm 19/5, một nhà quan sát từ Hà Nội nói với BBC, có thể Trung Quốc đã
có những toan tính, tính toán rất kỹ lưỡng từ trước khi đi nước cờ hạ
đặt 'giàn khoan 981'.
'Đã tương kế tựu kế?'
Không
chỉ cho rằng Trung Quốc đã 'tương kế, tựu kế' khi Việt Nam có phản ứng
mạnh, nhà quan sát này nói có các dấu hiệu cần kiểm chứng thêm rằng đã
có bàn tay đạo diễn từ trước cho các cuộc 'bạo loạn' làm đánh lạc hướng
dư luận quốc tế và khu vực, nhằm 'tiếp tay' cho động thái hạ đặt giàn
khoan.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt
Nam Hà Lan, đặt vấn đề cho rằng đã có những người giả mạo công nhân và
quần chúng để phá hoại các cuộc biểu tình của Việt Nam.
"Việt Nam đang chờ kết luận của cơ quan chuyên môn cũng như của cơ quan
chức năng, nhưng tôi nghe anh em nói chuyện bảo rằng đấy không phải là
anh em công nhân," ông Thắng nói.
"Những khuôn mặt, những con người đó không phải là anh chị em công nhân,
họ từ đâu đến, họ rất chuyên nghiệp, họ có những khí cụ, những dụng cụ
rất chuyên môn, rất chuyên nghiệp.
"Đặc biệt là họ còn có bộ đàm để liên hệ với nhau, chứ những người đi
biểu tình không có ai có bộ đàm, tôi cũng đã từng tham gia biểu tình, và
tôi xem ngay như ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có khẩu hiệu, các biểu ngữ,
chứ ai lại có các bộ đàm, các thông tin, rồi có các tổ chức, việc này rõ
ràng do một tổ chức hay tập hợp nào đó.
"Rõ ràng nó gây hại cho Việt Nam, gây hại cho hình ảnh của Việt
Nam trên thế giới, và muốn hay không muốn, rõ ràng nó tiếp tay cho Trung
Quốc," ông Thắng nêu giả thuyết.
Không tin có 'chiến tranh'
Hôm Chủ Nhật, một quan chức trong ngạch 'ngoại giao nhân dân' của Việt
Nam bác bỏ khả năng có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang, trước sự
kiện Trung Quốc tuyên bố rút một số công dân khỏi Việt Nam và chấm dứt
một số hợp tác.
"Không có lý gì để xảy ra sự việc như hồi năm 1979," ông Hoàng Vĩnh
Giang, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch
Ủy ban Olympics châu Á, nói.
"Cố gắng làm thế nào xử lý mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, theo luật của Việt Nam và theo luật của quốc tế.
"Tôi chắc là sẽ xử lý được, không đến mức như là thời kỳ năm 1979 đâu."
Tuy nhiên, hôm 17/5 một Phó Thủ tướng của Việt Nam, ông Vũ Đức Đam lên
tiếng từ Hà Nội rằng Việt Nam đã tính toán cả tới các biện pháp 'không
hòa bình' nếu các thương lượng qua kênh ngoại giao, hòa bình với Trung
Quốc trong cuôc xung đột không đem lại hiệu quả.
Bình luận về phát biểu này của ông Vũ Đức Đam, một cựu thành viên Tổ tư
vấn Thủ tướng Chính phủ thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói
với BBC:
“Tuyên bố của ông Đam là không thể trả giá cho hòa bình bằng chủ quyền
của đất nước, tôi nghĩ là đấy là một lời tuyên bố đúng đắn.
"Việt Nam cũng phải sẵn sàng với những biện pháp khác 'không hòa bình'
như là Trung Quốc đang làm để bảo vệ chủ quyền của mình,” bà Phạm Chi
Lan nói với BBC. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/05/140519_vnchina_conflict_scenarios
Chiến tranh biển Đông đã bắt đầu?
Bùi Quang Vơm (Danlambao) -
...Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khỏe tốt chỉ bị
xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện Quân y 108, với
lý do để kiểm tra sức khỏe, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà,
phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được
tiếp xúc với giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu
Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng
Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được
máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả
năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong
nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô
tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền
thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định
ông này cũng sẽ bị đưa đi biết tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu...
*
Trung Quốc không còn lựa chọn
Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến
sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ
quyền đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc
chiếm biển Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau
phán xét, nếu tiếp tục gây hấn chiếm đọat các hòn đảo đá
còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm
luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung
Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm
sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận
quốc tế toàn diện.
Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc
sáp nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của
Nga điêu đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp
phát triển (G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào
Tổng thống Nga Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa
thuận hòa bình Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế
của nhóm quốc gia đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết
tâm ngăn chặn một tiền lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ
quyền. Trừng phạt Nga, nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực
diện đối với các toan tính của Trung Quốc.
Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản
lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động,
trong khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc
cấm vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ
cần giảm 50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất
nghiệp sẽ là một đe dọa bạo loạn xã hội.
Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc
buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm
đọat hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA
phán xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa,
thì việc lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho
thấy như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và
thế giới dù gay gắt, quá trình bành trướng cuả Trung Quốc chỉ
dừng, rồi tiếp tục, chứ chưa bao giờ lùi lại.
Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn
bộ các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam.
Trường Sa và Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam
giác lõi của biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn
vùng biển bên trong đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà
trọng tài PCA thành vô hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc
chiến tranh trực tiếp với TQ, trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực
sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc, chưa liên kết được với Nhật và
với Mỹ bằng một Hiệp định phòng thủ chung, vì vậy, Trường Sa
của Việt Nam phải được chiếm trước khi việc này trở thành phi
pháp sau phán xét của Trọng tài và trước khi một liên minh
phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành.
Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các bộ trưởng
ngoại giao ASEAN Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công
khai của Campuchia, Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lợi. Trung
Quốc đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo
vệ luật pháp quốc tế.
Bất kể bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump trúng cử, sau bầu
cử Tổng thống tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu
toan bành trướng của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn
rất nhiều. Bà Hillary không hề giấu diếm thái độ không nhân
nhượng, trong khi Trump không ngại dùng vũ lực.
Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc.
Tham vọng chiếm đoạt biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả
giá rất đắt.
Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng
phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979.
Và như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống
sự kiện vịnh Bắc bộ năm 1964.
Thủ phạm là Trung Quốc?
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên
đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày
đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn
công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông kỹ thuật.
Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4
máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines.
Scarborough của Philippines đã được đề phòng.
Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30
và đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn
trong khoang lái” theo lời kể của thiếu tá Cường, khi chỉ còn
cách mục tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả
hai phi công đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin
xác minh SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn.
3h30 sáng ngày 15/06, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư
dân Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức
khoẻ tốt, chỉ sước tay do dây dù.
9h30 ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia
Lâm bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm thượng tá Trần Quang
Khải, khi “phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ
cao, bay vòng xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc
12H30”.
Trên máy bay có 9 người do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ
đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta
tìm thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212.
“Theo nguồn tin của Thanh Niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia
tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA
212 gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày,
khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy
bay CASA 212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và
nằm ở độ sâu khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh bắc
bộ. Trong đêm ngày 15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm
kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân
lập kế hoạch và lên phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212.
Trong đêm qua, khoảng hơn 10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực
xung quanh vùng biển nói trên để bảo vệ và phong toả hiện trường. Các
nguồn tin từ chối bình luận các thông tin liên quan đến tính mạng của 9
cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy bay này gặp sự cố và rơi xuống
biển”.
Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2 rơi - Chuẩn bị phương án trục vớt.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”.
Nhưng ngày 20/069, cũng báo Thanh niên lại đưa tin: “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều
cùng bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mật
hướng.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung,
nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 "chắc
chắn đã bị một va đập rất mạnh" khi rơi xuống biển qua những thông tin
mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ
tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.
Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói "có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra".
“Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là
phi cơ đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã
có những va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước,”(?!), "không loại
trừ nguyên nhân 'thời tiết thay đổi đột ngột', tuy rằng ông nói "khu
vực Bạch Long Vĩ là một khu vực bay 'bình thường' như nhiều địa điểm
khác dọc bờ biển Việt Nam".
Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao thấp, “Cùng
tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác gồm hai
chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn Không
quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ
cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát
hiện vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi
xuống và “vỡ do va đập mạnh với nước”?! “Cụ thể, vị trí máy bay
được xác định ở phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc lãnh hải và không phận của Trung Quốc.
Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định địa điểm CASA 212 rơi và nằm
ở độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục với,
và bố trí hàng chục tàu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp
tục tìm kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài
biển Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí
vi phạm vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích
bay tập vào thời điểm như vậy, có mục đích gì?
Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay
Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách
đất liền khoảng hơn 26 hải lý.
"Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ
30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng
18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ
An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý," (báo Thanh Niên). Nhưng mặc dù huy động mọi phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị trí rơi của SU-30KM2”?!
Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà
phải nhập viện Quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khoẻ,
nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại
tá Trầân Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền
thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu Cường có thể xác định ngay
nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài,
và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng
ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn
ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này
biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi
biết tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu.
Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm mưu. Đúng, chúng ta
rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn
biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những
âm mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung quốc, và âm mưu kéo dài sự
tồn tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông
tin truyền thông bằng những âm mưu của ban tuyên giáo. Không có
cách nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những
chồng chéo âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân
tộc trên hết, cho dù có thể đúng, có t̉hể sai.
Xét thành phần họp khẩn cấp này, người ta liên tưởng tới một
quyết định liên quan tới vấn đề chiến tranh và hoà bình cuả
đất nước. Một quyết định có thể được đưa ra, và lựa chọn là
tránh một xung đột tạo ngòi chiến tranh với Trung Quốc.
Lúc 21H30, thượng tướng Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc đề nghị
phía Trung Quốc cho phép phương tiện Việt Nam đi lại trong hải
phận phía Đông đường phân giới vịnh Bắc bộ và đề nghị Trung
quốc hỗ trợ tàu thuyền tìm kiếm tai nạn.
Sáng ngày 17/06, Đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo "Hôm nay, nước
Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công
bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm
trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn
sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể". Nhưng
chính phủ Việt Nam không có phản hồi. Không hề có tiết lộ gì
về thái độ của Việt Nam với lời gợi ý của Mỹ. Đại sứ Mỹ
sử dụng kênh Facebook để gửi thông điệp cho thấy, Mỹ muốn
chuyển thiện ý của Mỹ tới người dân Việt Nam, và thông điệp
ông gửi phải hiểu thế này: “chúng tôi biết cả rồi, chúng tôi
sẵn sàng, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các
bạn”.
Ngày 20/06/2016, báo Petrotimes đưa tin “Mỹ điều một lúc hai binh
đội hải quân, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis và
Ronald Reagan đến vùng biển phía nam của Philippines, nhằm ngăn cản
những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, tờ báo Nhật Bản
Asahi dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ”. “Để tăng áp lực lên
Trung Quốc, theo Asahi, trong tháng này Mỹ cũng đã triển khai tại căn
cứ quân sự Clark Field ở Philippines bốn máy bay tác chiến điện tử.
Nhiệm vụ của chúng là gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh triển khai trên
những hòn đảo nhân tạo”.
Những sự việc liên tiếp, ban đầu đơn giản và dễ dàng phán
đoán, càng về sau càng trở nên rắc rối như có vẻ như cố tình
sắp đặt và chuyển hướng dư luận.
- Rõ ràng, hai chiếc máy bay của Việt Nam đều do tên lửa thuộc
lực lượng hải quân Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật tại
biển Đông bắn hạ. Sự cố đều xảy ra đột ngột trong lúc đang
hoạt động bình thường và thời tiết tốt. Xác của chúng vỡ
thành những mảnh vụn, rơi từ một độ cao thấp và phía bên trong
hải không phận của Việt Nam.
- Việt Nam đã có đủ căn cứ để khẳng định, nhưng Việt Nam quyết
định không tạo cớ cho Trung Quốc lợi dụng tạo thành xung đột.
Kéo Trung Quốc vào chiến dịch tìm kiếm, trong khi thực chất đã
tìm được là “tương kế tựu kế”.
- Không nhờ Mỹ và không để Mỹ tham gia tìm kiếm là để tránh đổ thêm dầu vào lửa.
- Xác hai chiếc máy bay đang được tiếp tục trục vớt, có thể
xác 9 nạn nhân CASA 212 đã được vớt, nhưng chưa được phép công
bố. Và cả hai máy bay này sẽ bị rơi trên hải phận của Trung
Quốc, để nếu không giấu được nguyên nhân do tên lửa Trung Quốc
bắn thì hạ lỗi do phía Việt Nam.
- Việc hoá giải âm mưu gây chiến của Trung Quốc, nếu đúng như
dự đoán, là quyết định đúng, “cao tay”, nhưng chỉ đúng với tình
huống. Nguyên nhân của sự kiện vẫn còn nguyên.
- Thời gian còn lại trước phán quyết của PCA không còn nhiều.
Sẽ có những sự kiện khác. Sẽ tiếp tục có các cuộc tập trận
bắn đạn thật. Sẽ có tàu Hải quân Việt Nam bị bắn chìm do
nhầm lẫn vi phạm hải phận. Sẽ có tàu thuyền Trung Quốc bị
Cảnh sát biển Việt nam bắt giữ. Sẽ có binh lính hải quân Trung
quốc bị bắn chết tại biển của Trường Sa lớn, hay Song Tử Tây,
v.v... Nếu không kịp trước thì sự cố sẽ xảy ra ngay sau công bố
của PCA, tức là sau 07/07/2016. Bằng mọi cách, đảo Trường Sa
lớn của Việt nam sẽ phải bị tiêu diệt, và Trung Quốc sẽ đổ
bộ xuống toàn bộ những hòn đảo, đá đang hiện diện của quản
lý Việt Nam. Lính hải quân và dân cư trên những hòn đảo nhỏ
này, khó tránh thóat những biến cố tới đây.
- Thể diện và uy tín quốc tế của Trung Quốc là không thể giữ
được. Trung Quốc nhất định đổi nó bằng lợi ích chiến lược lâu
dài. Chiếm đoạt chủ quyền toàn bộ biển Đông, những lợi ích
của nó cho phép Trung Quốc chiếm lại ngôi vị bá chủ chia đôi
Thái Bình Dương, sẽ biến những mất mát tình huống thành vô
nghĩa.
Giải pháp nào?
Với Việt Nam, hiển nhiên biển Đông là toàn bộ sự sống còn của
quốc gia dân tộc. Chế độ có thể đến rồi đi, thể chế chính
trị có thể có rồi hoán đổi. Nhưng đất nước, dân tộc không thể
mất. Lựa chọn đất nước thay cho chế độ là lựa chọn bắt
buộc.
Cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc chóng vánh, vì Việt Nam
chưa có một Hiệp định an ninh chung với Mỹ, chưa có một Hiệp
định đồng minh với Nhật. Nếu Mỹ và Nhật không có căn cứ pháp
lý để can thiệp thì Trường Sa của Việt Nam chỉ một đêm là về
tay Trung Quốc. Và một khi đã lọt vào tay Trung Quốc, thì Trường
Sa lớn, Song tử Tây, Sơn Ca v.v... sẽ trở thành Đá Chữ thập,
Gạc Ma thành Vành khăn... thành Hoàng Sa, không bao giờ còn trở
về với Việt Nam được nữa, nếu không có một cuộc chiến tranh
chính thức và kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của
Trung Quốc.
Bao giờ và lúc nào, Việt Nam đủ sức đơn phương chiến tranh với
Trung quốc? Sẽ đến lúc nào đó, con cháu Việt sẽ giàu có và
mạnh hơn Trung Quốc! Nhật Bản đang mạnh hơn Trung Quốc về kinh
tế và trình độ phát triển, nhưng một cuộc chiến, thì Nhật đơn
phương không phải là đối thủ.
Một cuộc chiến, dù chỉ trên biển Đông, và dù có thể kết thúc
trong vài giờ, nhưng nguy cơ lây lan không thể tránh, và nguy cơ
mất nước không thể không tính đến. Người Việt có thói quen dọn
dẹp nhà cửa trước khi đón khách. Trước khi đối phó kẻ địch
đến từ bên ngoài, phải dọn dẹp kẻ địch bên trong.
Phải đóng cửa biên giới, phải phong toả tất cả những nơi có
người Trung Quốc. Trước khi có chiến tranh 1979, Lê Duẩn và
Nguyễn Đức Tâm đã dọn sạch người Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng
và Quảng Ninh. Nhưng làm những việc này, sẽ gây ra những thiệt
hại mà nền kinh tế Việt Nam không thể chịu nổi. Và không còn
kịp được nữa. Trước khi dọn xong, thì nhà chắc đã mất.
Phải vô hiệu hoá tay chân, gián điệp Trung Quốc nằm trong bộ
máy đảng và chính phủ. Nhưng bọn này đang có mặt mọi nơi, ngay
trong bộ chính trị, ngay trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, dọn
được lũ này, liệu chế độ còn không.
Cần gấp một cơ chế để Mỹ có quyền can thiệp trong bất kỳ một
tình huống khẩn cấp nào. Bởi vì nguyên tắc bất di bất dịch
của Trung Quốc là bằng mọi giá tránh chiến tranh trực tiếp với
Mỹ. Trung Quốc sẽ dừng lại ngay trước khi Mỹ tham chiến, dàn
xếp tay đôi với Mỹ, nếu không bị ràng buộc bằng một hiệp
định, Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có thể không thoát được
nguyên lý, “nếu không mua được bằng lợi ích thì sẽ mua được
bằng rất nhiều lợi ích”. Trong khi Mỹ rất cần một lý do đủ
quan trọng để có thể áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với
Trung Quốc, bằng cách đó làm cho Trung Quốc suy sụp, không còn
sức để tham vọng bá chủ. Nếu không có một hiệp định để công
khai trấn áp Trung Quốc, Mỹ sẽ không can thiệp để sau đó lấy
cớ trừng phạt. Kẻ thua thiệt là Việt Nam.
Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển
vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách
nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một
chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc lấy hiệp
định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can
thiệp.
Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội.
Kông Kông (Danlambao) - ...Cả
2 trường hợp cá chết và máy bay rơi, ông Đại sứ Hoa Kỳ đều nhanh nhạy
bắn tiếng muốn hỗ trợ, nếu được yêu cầu, nhưng đã bị từ chối trong yên
lặng! Trong lúc đó dư luận đang nghi ngờ các “tai nạn” đều có cùng một
gốc, là Tàu cộng, thì Việt Nam đã “xin” họ hỗ trợ và hiện đang có 8 tàu
và 2 trực thăng của họ vào cuộc ngay trên phần biển đảo Việt Nam, Bạch
Long Vĩ! Như vậy là “xin” Tàu cộng hỗ trợ tìm kiếm hay cho phép Tàu cộng
tìm cách phi tang bằng chứng “tai nạn” (nếu có thể) một cách hợp
pháp?...
*
Dư luận qua sự kiện 10 quân nhân của chế độ cộng sản Việt Nam bị chết
trong 2 tai nạn máy bay Su-30MK2 và CASA-212 trên biển đã sáng tỏ được
đôi điều.
Về phía truyền thông nhà nước thì đây là sự kiện rất đau buồn. Những lời
khen tặng tốt đẹp nhất, trang trọng nhất đều dành cho người quá cố. “Phải mất hàng chục năm mới đào tạo được phi công như Đại tá Trần Quang Khải” hoặc “Chúng
ta mất đi một người lính tinh nhuệ - Người có thể bảo vệ chúng ta, con
cái chúng ta và người dân này trước quân thù” hay “Kính cẩn tiễn đưa
người anh lớn của không quân Việt Nam” v.v...
Về phía chế độ thì Thượng tá phi công Trần Quang Khải được vinh thăng
Đại tá và vợ ông, vừa được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ
đạo tuyển dụng đặc cách vào dạy tại một trường THPT. [1]
Về phía dư luận trên mạng xã hội thì thấy rõ là có vẻ trầm lắng hơn. Rất
ít nhắc đến vụ 10 người lính đã chết vì họ đang trăn trở nhiều vấn đề
lớn hơn của đất nước. Đặc biệt vấn nạn cá chết ở miền Trung, mà đến hôm
nay, đã là ngày thứ 79, nhưng nhà nước vẫn ỡm ờ, chưa dám công bố kết
quả điều tra! Hơn nữa, chỉ có 10 quân nhân chết vì công vụ, trong đó có 9
người chưa tìm được xác, so với đời sống của khoảng 4 triệu người đang
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó không biết có bao nhiêu người sẽ
chết dần chết mòn vì nhiễm độc từ sau vụ Biển chết mà cụ thể có 1 thợ
lặn đã chết trong âm thầm, bị báo nhà nước ếm nhẹm, vì bị nhiễm độc ở
cảng Sơn Dương.
Cho nên vấn đề là 10 người lính chết so với biển miền Trung cũng đang chết!
Với bản tính tự nhiên của con người thì phải rất trân trọng sự cực kỳ
đau đớn của gia đình nạn nhân, nhưng trong vai người lính, chỉ biết
trung thành với đảng, thì sự xúc động đó liệu có lớn hơn Biển chết, vì
chế độ thối nát và tham nhũng, dành đặc quyền đặc lợi cho Tàu cộng tại
Khu kinh tế Vũng Áng?
Rồi mai mốt đây nguyên nhân “tai nạn” máy bay có bị “chìm xuồng” như vụ Biển chết do Formosa?
Tai nạn máy bay là do lỗi kỹ thuật? Lỗi con người? Lỗi do hậu quả tham
nhũng trong binh chủng không quân? Lỗi do bị đặc tình Tàu cộng phá hoại?
Hay, đấy là phát súng cảnh báo về một loại chiến tranh mới để thử sức
chế độ nếu Hà Nội dám ngã theo phe Mỹ, như người Việt Nam đã bày tỏ
chính kiến dịp đón tiếp Tổng thống Obama?
Ghi nhận và ca ngợi di sản của người chết là nghĩa vụ. Còn thâu nhận
ngay vợ của người chết, đang làm “gia sư”, bỗng trở thành cô giáo dạy
tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, thì phải chăng công việc của Bộ Giáo
dục chỉ là vâng phục “theo lệnh trên” do nhu cầu chính trị của chế độ?
Đó là chưa nói đến vợ của 9 người còn đang tìm xác rồi sẽ ra sao, có
được vinh danh và đặc cách gì đó hay không?
Nhìn lại quá khứ, từ cuộc chiến bảo vệ đất nước ở biên giới phía Bắc,
cho thấy có sự phân biệt đối xử một cách rất rõ ràng. Là, mấy chục ngàn
lính đã hy sinh mạng sống năm 1979, tại sao không được vinh danh, đặc
cách? Đến nỗi chính cựu chiến binh thời đó phải tự động quyên góp để xây
đài tưởng niệm đồng đội đã hy sinh như đang xảy ra tại đồi núi Vị
Xuyên!
Trực tiếp chống quân xâm lăng thì bị kỳ thị, bị đục bỏ cả tên đơn vị
trên bia tưởng niệm... mãi đến khi người sống sót phẫn nộ, mạnh mẽ lên
tiếng đòi hỏi sự công bằng thì nhà nước mới miễn cưởng cho phép báo chí
nhắc đến, hoặc vờ vịt khói hương như mới xảy ra cách đây không lâu!
Nhưng nguyên nhân của sự chết mới là chính.
Nguyên nhân mấy chục ngàn dân quân chết ở biên giới phía Bắc thì đã rõ
ràng, khỏi bàn cãi, còn nguyên nhân 10 người lính mới chết, trước mắt là
do “tai nạn”, nhưng sự thật như thế nào? Nếu chế độ muốn điều tra manh
mối đến nơi đến chốn thì bằng mọi cách phải tích cực thu giữ chứng cứ
nhanh nhất trong khả năng có thể!
Cả 2 trường hợp cá chết và máy bay rơi, ông Đại sứ Hoa Kỳ đều nhanh nhạy
bắn tiếng muốn hỗ trợ, nếu được yêu cầu, nhưng đã bị từ chối trong yên
lặng! Trong lúc đó dư luận đang nghi ngờ các “tai nạn” đều có cùng một
gốc, là Tàu cộng, thì Việt Nam đã “xin” họ hỗ trợ và hiện đang có 8 tàu
và 2 trực thăng của họ vào cuộc ngay trên phần biển đảo Việt Nam, Bạch
Long Vĩ!
Như vậy là “xin” Tàu cộng hỗ trợ tìm kiếm hay cho phép Tàu cộng tìm cách
phi tang bằng chứng “tai nạn” (nếu có thể) một cách hợp pháp?
Về mặt mạng xã hội thì việc biểu lộ cảm xúc thường rất nhạy bén và công
khai. Như với vô số sự kiện người dân thấp cổ bé miệng bị công an đàn
áp. Như bị cướp đất, bị tù vì biểu tình đòi dân chủ tự do hay chống Tàu
cộng. Như đòi hỏi phải minh bạch về việc cá chết ở biển miền Trung...
Nhưng tất cả đều bị dẹp tan bằng nhiều cách mà đôi khi công an hành động
rất công khai và bẩn thỉu thì báo chí nhà nước lại như đui mù câm điếc!
Còn trong “tai nạn” máy bay đang xảy ra thì ngược lại. Mạng xã hội không
nói đến nhiều trong lúc báo chí nhà nước lại ầm ĩ tiếc thương, ngoại
trừ đảng viên nhà báo duy nhất, là ông Mai Phan Lợi, người điều hành
Diễn đàn Nhà báo Trẻ, là Phó TTK báo Pháp Luật Tp. HCM, đại diện ở Hà
Nội đã đặt một số câu hỏi để thăm dò dư luận qua sự kiện máy bay
CASA-212 bị rơi. Nguyên văn các câu hỏi gợi ý như sau:
"Vì sao CASA tan xác?
Thật đau xót đến giờ này vẫn chưa tìm được 9 cán bộ trên máy bay
CASA, nhưng có thắc mắc thật khó lý giải thuyết phục là tại sao máy bay
tan xác? Theo bạn?
- Máy bay bị tác động bên ngoài nên vỡ
- Máy bay rơi từ cao xuống biển nên vỡ vụn
- Không biết lý do
- Bị bắn
- Bị giông lốc làm rơi xuống biển và vỡ khi đập vào mặt nước
- Không loại trừ bị bắn vỡ
- Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật
- Máy bay tự nổ nên vỡ.
Xin lưu ý, các câu hỏi chỉ là để thăm dò dư luận (poll) theo kiểu mà
giới truyền thông phương Tây thường làm (như chuyện đang tranh cử tổng
thống tại Hoa kỳ thì poll gần như có hàng tuần) nhưng đã bị tước ngay
thẻ nhà báo! Và, đang bị các đảng viên đồng nghiệp cùng với cả hệ thống
thuộc bộ 4 tê (Thông Tin & Tuyên Truyền) hợp lực “đấu tố”! Như vậy
thì quyền Tự do báo chí mà nhà nước long trọng xác nhận có đúng với thực
tế hay không?
Riêng với trường hợp 10 quân nhân chết vì “tai nạn” máy bay thì tại sao
có sự trái ngược về việc bày tỏ cảm xúc giữa báo chí lề phải với lề
trái?
Câu trả lời là tại di ngôn của ông Hồ Chí Minh! Ông đòi hỏi quân đội
phải trung với đảng là ưu tiên chứ không phải là trung với nước!
Vì thế, phi công được tuyển chọn chắc chắn 100% là phải được điều tra vô
cùng cẩn trọng! Yếu tố đầu tiên phải là đảng viên và chắc chắn tuyệt
đối “trung với đảng”! Mà ai cũng biết là đảng đang bán rẻ đất nước cho
Tàu cộng, chịu khom lưng trước kẻ thù ngàn đời phương Bắc chỉ vì sự tồn
tại của đảng! Là đảng đang đi ngược lại lợi ích của dân tộc! Do đó khi
đảng viên ưu tú “trung với đảng” chết thì dĩ nhiên đảng rất đau buồn!
Nhưng về phía xã hội thì “trung với đảng” đồng nghĩa với phản bội quê
hương! Đó là lý do mạng xã hội thờ ơ việc bày tỏ cảm xúc!
Đấy là hậu quả tất yếu của việc quân đội phải “trung với đảng”!
Nếu trách nhiệm của quân đội là đặt Tổ Quốc lên trên tất cả thì chắc
chắn tai nạn máy bay đang xảy ra là cái tang chung của cả nước, vì dẫu
gì thì số lính nạn nhân cũng thuộc về loại ưu tú của dân tộc! Nhưng tiếc
thay!
Đám tang Đại tá phi công Trần Quang Khải, người thiệt mạng trong vụ rơi
máy bay Sukhoi SU-30MK2 do Nga sản xuất hôm 14 tháng 6 năm 2016. Ảnh
chụp hôm 20/6/2016.
AFP photo
00:00/00:00
Hai vụ rơi máy bay vào tuần qua tiếp tục khiến nhiều người quan ngại về
hằng loạt vấn đề tại Việt Nam; đặc biệt là khả năng chiến đấu của quân
đội trong nước hiện nay. Cần minh bạch thông tin
Thông tin chính xác, minh bạch về vụ việc chiếc Su- MK30 rơi khi luyện
tập hôm 14 tháng 6 và chiếc tuần thám CASA 212 làm nhiệm vụ tìm kiếm
chiếc Su MK30 hai ngày sau đó là yêu cầu được nhiều người nêu ra trong
những ngày qua.
Cựu trung tá Vũ Minh Trí thuộc Tổng Cục 2 trước đây cho biết ý kiến về vấn đề này:
“Thông tin cũng giống những vụ việc khác rất không rõ ràng, minh bạch
khiến dư luận đặt ra nhiều dấu hỏi và nhiều suy đoán khác nhau. Tôi
nghĩ đó là tình hình chung ở Việt Nam hiện nay, không phải trong vụ tai
nạn này mà trong rất nhiều sự vụ khác, ví dụ như chặt cây hay cá chết…
Người dân đã quan và không thấy làm lạ!
Có thể thấy vừa qua xảy ra một số vụ khủng bố ví dụ như ở Pháp người
dân rất quan tâm; thậm chí người ta còn thay đổi biểu tượng, để tang,
chia buồn trên facebook. Còn sự kiện này kể cả trên báo chính thống
không thấy bày tỏ xót thương mà chủ yếu là tập trung về nguyền nhân xảy
ra tai nạn!”
Quan ngại về trang thiết bị
Trong khi đó bà Nguyễn Nguyên Bình, một cựu quân nhân và là con gái của
thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, thì
cho rằng bà không tin tưởng vào thông tin do báo chí/truyền hình nhà
nước loan đi. Tuy nhiên bà có những suy luận riêng về hai vụ việc máy
bay rơi căn cứ vào thực tế tìm hiểu và quan sát lâu nay:
Từ những năm 80, Trung Quốc đã nhấn mạnh đến chiến tranh điện tử. Từ đó
đến nay chiến tranh điện tử của Trung Quốc chắc cũng phát triển nhiều và
họ cũng có nhiều cách để khống chế Việt Nam bằng điện tử.
- Bà Nguyễn Nguyên Bình
“Từ những năm 80, Trung Quốc đã nhấn mạnh đến chiến tranh điện tử. Từ
đó đến nay chiến tranh điện tử của Trung Quốc chắc cũng phát triển
nhiều và họ cũng có nhiều cách để khống chế Việt Nam bằng điện tử. Khi
xảy ra những chuyện như vậy rồi thì Mỹ có đề nghị vào giúp nhưng lãnh
đạo Việt Nam lại không đồng ý. Thế nhưng lại để cho Trung Quốc ‘ào ào’
vào; mà Trung Quốc vào tức nhiên phức tạp hơn chuyện họ không vào. Đằng
nào phi công cũng chết rồi, máy bay cũng rơi rồi mà Trung Quốc thường có
mưu ‘bẻ què cho thuốc’; tức bắt con chim bẻ què chân rồi rịt thuốc để
kể công!
Ý nghĩ thứ hai của tôi là những thiết bị đi mua do các lãnh đạo quân
đội có thể họ ‘giữ’ giá. Theo tôi máy bay mua của Tây Ban Nha, của Nga…
dù cùng một nhãn mác, cùng series nhưng người đi mua có thể mặc cả với
giá rẻ hơn và cũng mua được cái như người khác mua. Số tiền dôi ra bỏ
túi. Khi xảy ra sự cố thì không thể kiện hãng sản xuất vì họ sẽ nói mua
với giá như thế nào thì chỉ có thể bán đến thế thôi!”
Lo lắng về đối tượng chiến đấu
Từ hai vụ rơi máy bay trong điều kiện được nói không có gì quá bất
thường như vừa qua; những người quan tâm bày tỏ quan ngại đến khả năng
tác chiến hiệu quả của quân đội Việt Nam hiện nay.
Bà Nguyễn Nguyên Bình trình bày quan điểm về việc xác định đối tượng chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam:
“Trước đây tôi làm ở Cục Bình Luận thì chính tôi làm ở bộ phận nghiên
cứu Trung Quốc, và tôi làm những buổi phát thanh binh vận quân đội
Trung Quốc. Làm được một thời gian thì sau khi có ký kết với nhau lập
lại quan hệ bình thường, không còn bộ phận ấy nữa. Gần đây tôi nghe nói
có chuyển đổi xem Trung Quốc là đối tượng để phải nghiên cứu. Thế nhưng
chỉ nói qua loa thế thôi!.
Bây giờ quân đội chiến đấu mà không xác định được mục tiêu, không xác
định đối tượng thì làm sao chiến đấu được. Bây giờ tôi thấy ‘chập chà,
chập chờn’; như thế rất khó. Vì chiến đấu với quân đội này thì có đặc
điểm này, còn quân đội kia có đặc điểm khác chứ. Làm sao nghiên cứu đặt
ra chiến thuật, chiến lược… được.”
Cựu trung tá Vũ Minh Trí cũng có quan điểm về vấn đề này:
“Tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa nhất là phải xác định cho đúng mục tiêu,
lý tưởng chiến đấu của quân đội. Xác định cho đúng đối tượng phục vụ
của quân đội.
Hiện nay mục tiêu xác định chưa chính xác: gọi là quân đội nhân dân
nhưng lấy đảng làm lý tưởng lớn nhất, tôn chỉ cao nhất. Với lý tưởng và
tôn chỉ đó thì không có thể có được một quân đội mạnh.”
Ý kiến cư dân mạng
Sau khi xảy ra vụ rơi hai máy bay chiến đấu với 1 phi công vớt được xác
và 9 người còn mất tích tính đến ngày 20 tháng 6; nhiều cư dân mạng đăng
hình ảnh các vị sĩ quan cũng như quân nhân khóc lóc thảm thiết trước sự
ra đi của đồng đội.
Hiện nay mục tiêu xác định chưa chính xác: gọi là quân đội nhân dân
nhưng lấy đảng làm lý tưởng lớn nhất, tôn chỉ cao nhất. Với lý tưởng và
tôn chỉ đó thì không có thể có được một quân đội mạnh.
- Cựu trung tá Vũ Minh Trí
Nhiều người bày tỏ lòng thương cảm đối với gia đình những nạn nhân;
trong khi đó có những bài viết nêu rõ quan điểm như của tác giả Cương
Biên ‘Tôi oán giận Quân đội Nhân dân Việt Nam đã để 10 chiến sĩ chết oan
uổng’. Tác giả cho rằng ’10 phi công ra đi hôm nay là kết quả tất yếu
của sự kết hợp hoàn hảo ‘giặc ngoài, thù trong’!’. Và Cương Biên nêu câu
hỏi ‘Làm người bảo vệ sự sống cỏn của Quốc gia Dân tộc mà lại ôn hôn
thắm thiết kẻ thù, lại mũ ni che tai không nghe dân nói, lại TRUNG VỚI
ĐẢNG thì quân đội có còn là quân đội của nhân dân không?’
Facebooker Hoàng Nguyễn Văn viết rõ ‘Tôi không thể cảm thương người thề
‘tuyệt đối trung thành với đảng’, làm theo sự ‘lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp về mọi mặt của đảng’. Khi họ tự nguyện là công cụ của đảng thì nhân
dân bị đối xử tệ thế nào ai cũng đã rõ.’
Bạch Hoàn trên trang facebook cá nhân cũng nêu câu hỏi ‘Vì sao những quả
pháo sáng mua bằng tiền thuế của dân lại bị xịt? Ai chịu trách nhiệm về
điều này? Pháo sáng ấy thuộc lô hàng nào? Do doanh nghiệp nào sản xuất?
Đơn vị nào nhận khẩu? Mẹ già, vợ dại, con thơ của người lính đã ra đi
không thể trở về, đồng đội của họ và nhân dân cần một câu trả lời.’
Đội cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy một số mảnh vỡ thuộc về chiếc máy bay
tuần thám CASA 212 dùng để tìm kiếm chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2
bị rơi hôm 14 tháng 6.
Courtesy zing
Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây
giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc
máy bay (SU-30 MK2 và CASA 212) cùng với một người tử nạn và chín người
mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt
Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu
là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của
chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng
mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người
như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ,
Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này
không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong
vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc
bắn là rất cao.
Nhưng cũng không loại trừ khả năng máy bay trục trặc kĩ thuật và tự phát
nổ. Vấn đề trục trặc kĩ thuật, tự phát nổ có thể do hai nguyên nhân: bị
rút ruột trong quá trình bảo trì, những linh kiện tốt đã bị rút đi để
bán và thay vào đó là những linh kiện tương đương do một quốc gia không
có uy tín hay chuyên môn trong sản xuất những linh kiện này nhưng lại có
khả năng làm hàng nhái?! Và cũng không loại trừ khả năng thứ hai là đã
có gián điệp cài cắm trong các khu quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong
các đội bảo trì quân khí cụ của quân đội Việt Nam. Bởi hiện tại, những
quyết định mờ ám của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho người
Trung Quốc cũng như tính ngang ngược của họ trước toàn thể quốc dân Việt
Nam cũng cho thấy có một vấn đề gì đó hết sức không bình thường trong
quan hệ Việt – Trung.
Và nếu như không có gián điệp Trung Quốc cài cắm trong bộ phận bảo trì
cũng như quân đội Việt Nam thì ngay cả thói quen rút ruột công trình,
rút ruột linh kiện khí tài, tham nhũng và gian lận trong tài chính của
giới quan chức quân đội cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệ rạc
của hệ thống khí tài Việt Nam mặc dù nó được mua với giá hàng triệu,
hàng tỉ đô la nhưng công năng của nó có khi chỉ là một con số rất nhỏ
bởi nó đã bị rút ruột, tráo đổi quá nhiều trong quá trình nhập cảng và
bảo trì. Khả năng này cũng không thấp bởi thứ văn hóa rút ruột vô tội vạ
của hầu hết quan chức từ quân đội đến công an cũng như hành chính, giáo
dục, y tế… tại Việt Nam hiện nay.
chuẩn mỗi ngày ăn của người lính bộ đội hiện nay có chỉ số trung bình là
84 ngàn đồng, bên cạnh đó có thêm phần tự sản xuất để tăng cường dinh
dưỡng trong các đơn vị. Tuy nhiên, hầu hết các bộ đội đã giải ngũ đều có
kinh nghiệm đau lòng về chuyện chén cơm trong quân đội. Những chuyện kể
của họ luôn mang nỗi ám ảnh của đói và thèm ăn, nợ nần căng tin, đến
khi ra quân thì khoản tiền nhà nước trả lương bộ đội suốt ba năm trời
không đủ trả nợ, phải xin thêm tiền gia đình. Và hầu hết các chuyện kể
đều cho thấy bữa cơm của bộ đội Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi
“canh toàn quốc và nước mắm đại dương”. Nghĩa là không có gì tro
Máy bay Sukhoi Su-30MK2 của không quân Việt Nam tại sân bay quân sự Biên Hòa, Đồng Nai hôm 21/10/2015
.
Đáng sợ nhất là chuyện của một cậu lính phòng không, đang tại ngũ kể cho tôi nghe “Ngày 30 tháng Tư năm nay, nghe nói đơn vị cháu được cho 10 triệu
đồng để ăn lễ, cả đơn vị gần hai trăm bốn chục lính và chỉ huy, tính ra
mỗi đứa cũng được hơn trăm ngàn đồng, nghe mừng lắm. Vì nếu mang tiền đó
đi mua lợn về mổ thịt và nhà lính tự nấu ăn thì chơi vô tư. Thế mà các
chỉ huy cho mua hai chục con vịt xiêm về làm thịt, đánh tiết canh. Mấy
phần nạc dành cho cấp trên, tụi cháu chỉ được ăn xương xẩu, đầu cánh cổ,
cháo và một ít tiết canh… Biết là mình bị ăn chặn rồi đó nhưng không
dám nói!”
Thử hỏi, với cái đà ăn chặn một cách lộ liễu và trơ trẽn như các cấp chỉ
huy quân đội Việt Nam hiện tại, với đà tham nhũng và rút ruột như hiện
tại thì sức mạnh quân đội Việt Nam liệu có còn? Hơn nữa liệu người lính
bộ đội có còn đủ dũng khí, sức mạnh để mà chiến đấu? Một quân đội mà
lính tráng thì gầy nhom, thiếu ăn, chỉ huy thì bụng mỡ, bước đi núc ních
như mang theo hủ hèm như vậy thì sức mạnh nằm ở đâu?
Đó là chưa muốn nói đến hệ thống khí tài Việt Nam là một thuộc hệ kĩ
thuật Liên Xô và xã hội chủ nghĩa. Nó vẫn còn khá lạc hậu và lạc điệu so
vối hệ thống khí tài của Mỹ. Nếu bây giờ Việt Nam mua một hệ thống khí
tài hiện đại từ Mỹ, phải tốn ít nhất cũng ba đến năm năm mà làm quen,
tập dượt và bảo trì. Trong tình hình hiện tại, khi mà kẻ thù lăm le bờ
cõi, thời gian từ ba đến năm năm là khoản thời gian đủ dài để kẻ thù xâm
chiếm, án cứ và cát cứ. Cơ hội đánh bại kẻ thù là không có.
Và có một câu hỏi nữa: Tại sao đường bay Hà Nội – Sài Gòn phải đổi
tuyến, không bay ra biển Đông kể từ khi hai máy bay của quân đội bị mất
tích? Phải chăng quân đội Trung Quốc đã chính thức cát cứ vùng trời Việt
Nam và bay trong đất liền là thái độ lựa chọn của kẻ thua cuộc, mà cũng
có thể là kẻ đã chấp nhận kết quả mua bán của mình?
Nếu thật sự có được một cuộc điều tra về vụ rơi và mất tích hai chiếc
máy bay của quân đội trong tuần qua trên biển Đông, ngay trong vùng biển
Việt Nam, thì việc điều tra này phải được tiến hành trên diện rộng, từ
vấn nạn tham nhũng, hối lộ của giới chóp bu Cộng sản cho đến các chỉ huy
cấp cao của quân đội và các nhân viên bảo trì máy bay. Bên cạnh đó,
cũng cần kiểm tra cả lịch trình và giờ bay thực của các phi công quân
đội. Bởi riêng chuyện của phi công Khải, với 3000 giờ bay, kinh nghiệm
thuộc vào hàng sư sãi nhưng lại bị chết trong tình trạng dù quấn lấy
người là chuyện hết sức bất thường! Bởi cái chết đã phạm vào những lỗi
rất cơ bản của một phi công theo phân tích của giới chuyên môn.
Và thực sự, cái chết cũng như sự mất tích của mười người trong không
quân Việt Nam trong tuần qua cũng cho thấy sự yếu kém không thể tha thứ
được của không quân Việt Nam cũng như quân đội Việt Nam. Đó là chưa muốn
nói đến một câu hỏi khác: Vì sao Việt Nam từ chối Mỹ giúp đỡ tìm kiếm
các máy bay mất tích? Vì sao trước đó họ cũng từ chối Mỹ giúp đỡ điều
tra vụ cá chết ở bờ biển miền Trung?
Trong khi đó, họ lại rước vào biển Việt Nam 4 tàu hải quân, hai tàu tìm
kiếm cứu nạn và hai tàu hải cảnh của Trung Quốc cùng với hai máy bay
quân sự? Nguyễn Chí Vịnh thì tuyên bố:
“Mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc không có gì thay đổi, vẫn tin tưởng nhau, vẫn anh em…”
Rõ ràng, sau vụ cá chết và máy bay tử nạn, có vẻ như những gương mặt bán
nước dần lộ diện và họ cũng tự phơi bày bản chất của họ một cách thách
thức, trơ tráo, coi thường nhân dân, thậm chí là xem nhân dân như một
bầy cừu trong đòn roi bạo lực của họ! Thật đáng buồn!
No comments:
Post a Comment