VIỆT NAM & THẾ GIỚI
Thương mại Việt-Mỹ vượt mức 17 tỉ trong 8 tháng đầu năm
07.09.2015
Mức thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ đã lên tới 17,2 tỉ đô
la trong 8 tháng đầu năm nay, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo
các số liệu của Cục Thống Kê Việt Nam.
Trang mạng Customstoday của Pakistan tường thuật rằng Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong số tổng cộng 200 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
Từ năm 2012 cho tới cuối năm ngoái. vị trí số một này nằm trong tay của Liên Hiệp Âu Châu.
Nguồn tin của Cục Thống Kê Việt Nam cho hay Việt Nam đã thu về 28,5 tỉ đô la từ những chuyến hàng chở sang Hoa Kỳ trong năm 2014, tăng 19,6% so với năm trước đó, 2013.
Trong tất cả 40 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, đồ may mặc chiếm vị trí hàng đầu, thu nhập lên tới 6,3 tỉ đôla, chiếm 33,4% của tổng số thu nhập từ hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Kế đến là giày dép, điện thoại và linh kiện điện thoại, máy tính và sản phẩm điện tử, gỗ và đồ gỗ, máy móc thiết bị và các linh kiện, cùng với vải sợi.
Mặt hàng vải sợi có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới sau khi Việt Nam ký Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, theo trang web Kinh tế Việt Nam.
Theo Customtoday, Kinhtevietnam.
http://www.voatiengviet.com/content/thuong-mai-viet-my-tang-cao/2950793.html
http://www.voatiengviet.com/content/dan-bieu-my-that-vong-ve-dot-dac-xa-hai-thang-chin-o-vietnam/2943626.html
Nhưng xu hướng lo ngại với thị trường Trung Quốc những tuần qua khiến dòng vốn chạy ra nước ngoài ngày càng nhanh.
Theo Bloomberg, chỉ trong nửa năm qua, số vốn chạy khỏi Trung Quốc đã đạt 300 tỷ USD.
Giới quan sát nói con số vốn chạy khỏi Trung Quốc còn có thể lên tới 1 nghìn tỷ USD tính đến hết tháng 8.
Can thiệp của chính quyền cũng là yếu tố làm giảm dự trữ ngoại tệ.
Reuters trích lời một nhà kinh tế cao cấp của Commerzbank ở Singapore cho rằng "càng can thiệp nhiều thì dự trữ ngoại tệ bị đốt bớt đi càng nhanh".
Tuy nhiên, con số chỉ chừng 94 tỷ USD cũng làm giảm đi căng thẳng vì có những nhà bình luận từng cho rằng Trung Quốc có thể mất 200 tỷ USD.
Sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ gần 2% hôm 11/08, đồng tiền nước này bị bán tháo đi.
Về phía mình, Thống đốc Ngân hàng trung ương, Chu Tiểu Xuyên nói với quan chức tài chính từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới hôm cuối tuần qua rằng thị trường tài chính Trung Quốc "đã hoàn tất quá trình chỉnh sửa".
Cũng hôm thứ Hai tuần này, Trung Quốc sửa lại dự báo tăng trưởng năm 2014, từ 7,4% xuống 7,3%, cho thấy kinh tế nước này tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/09/150907_china_reserve_falling
Trang mạng Customstoday của Pakistan tường thuật rằng Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong số tổng cộng 200 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
Từ năm 2012 cho tới cuối năm ngoái. vị trí số một này nằm trong tay của Liên Hiệp Âu Châu.
Nguồn tin của Cục Thống Kê Việt Nam cho hay Việt Nam đã thu về 28,5 tỉ đô la từ những chuyến hàng chở sang Hoa Kỳ trong năm 2014, tăng 19,6% so với năm trước đó, 2013.
Trong tất cả 40 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, đồ may mặc chiếm vị trí hàng đầu, thu nhập lên tới 6,3 tỉ đôla, chiếm 33,4% của tổng số thu nhập từ hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Kế đến là giày dép, điện thoại và linh kiện điện thoại, máy tính và sản phẩm điện tử, gỗ và đồ gỗ, máy móc thiết bị và các linh kiện, cùng với vải sợi.
Mặt hàng vải sợi có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới sau khi Việt Nam ký Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, theo trang web Kinh tế Việt Nam.
Theo Customtoday, Kinhtevietnam.
http://www.voatiengviet.com/content/thuong-mai-viet-my-tang-cao/2950793.html
Sài Gòn sẽ có ‘phố đèn đỏ’?
Hiện số người bán dâm có hồ sơ quản lý trên
cả nước là hơn 11.000 người, nhưng có ý kiến cho rằng con số trên thực
tế còn cao hơn nhiều do đây là hoạt động 'khó kiểm soát'.
25.08.2015
Một quan chức TP HCM mới đề xuất gom các cơ sở kinh doanh “dịch vụ nhạy
cảm” vào một khu riêng để ngăn chặn tệ nạn mại dâm bùng phát ngoài tầm
kiểm soát.
Ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM, đề xuất rằng chính phủ nên có chỉ đạo thí điểm việc đưa các cơ sở kinh doanh “dịch vụ nhạy cảm” vào một khu vực để tăng cường quản lý ở một số thành phố trọng điểm như Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng.
Ông Quý được báo chí trong nước trích lời nói tại cuộc họp về công tác phòng chống tệ nạn xã hội rằng việc xóa bỏ nạn mại dâm là “điều không thể”, và “không thể chống mãi được vì dẹp chỗ này chỗ khác lại mọc lên nên phải thay đổi cách thức để dễ quản lý”.
Về đề xuất này, ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng, Cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao Động, Thương binh & Xã hội, cho VOA Việt Ngữ biết rằng cơ quan chức năng sẽ sớm tiến hành xem xét. Ông nói thêm:
“Tất cả những ý kiến đó cũng được ghi nhận, và sẽ đưa ra để bàn bạc để xem xét. Sắp tới, các cấp họp sẽ bàn luận chuyện đó xem như thế nào.”
Báo chí trong nước dẫn số liệu của chính quyền cho biết hiện có gần 100
nghìn cơ sở kinh doanh trên cả nước được cho là 'dễ phát sinh tệ nạn mại
dâm' với gần 60.000 nhân viên nữ làm việc."
Hiện số người bán dâm có hồ sơ quản lý trên cả nước là hơn 11.000 người, nhưng có ý kiến cho rằng con số trên thực tế còn cao hơn nhiều do đây là hoạt động “khó kiểm soát”.
Trong khi đó, ông Hiền cho rằng Việt Nam đã làm nhiều việc để ngăn chặn nạn mại dâm:
“Về các doanh nghiệp dịch vụ xã hội, cũng có rất nhiều các biện pháp như phổ biến chính sách pháp luật, phòng chống mại dâm, rồi ký cam kết. Khi cấp giấy phép, các cơ quan chức năng đảm bảo yêu cầu về ánh sáng, về phòng ốc, về ký hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan. Chính quyền sở tại cũng thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở, xử phạt rồi có nhiều biện pháp về quản lý.”
Trong khi đưa ra đề xuất, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM cho rằng việc đưa các cơ sở kinh doanh “dịch vụ nhạy cảm” vào một khu riêng sẽ giúp giám sát các lao động làm việc trong các cơ sở đó cũng như giúp họ “đảm bảo quyền lợi, tránh bị bạo hành và nhất là được pháp luật bảo vệ”.
“Ngoài ra, họ sẽ được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, được phổ biến kiến thức để tránh các bệnh truyền nhiễm, nhất là HIV/AIDS,” ông Quý nói thêm.
Đề nghị mới này, theo dự liệu, sẽ làm bùng ra lại cuộc tranh luận về vấn đề có nên hợp pháp hoá hoạt động mại dâm hay không, một cuộc tranh luận đã có từ nhiều thập niên nay ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới
Ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM, đề xuất rằng chính phủ nên có chỉ đạo thí điểm việc đưa các cơ sở kinh doanh “dịch vụ nhạy cảm” vào một khu vực để tăng cường quản lý ở một số thành phố trọng điểm như Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng.
Ông Quý được báo chí trong nước trích lời nói tại cuộc họp về công tác phòng chống tệ nạn xã hội rằng việc xóa bỏ nạn mại dâm là “điều không thể”, và “không thể chống mãi được vì dẹp chỗ này chỗ khác lại mọc lên nên phải thay đổi cách thức để dễ quản lý”.
Về đề xuất này, ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng, Cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao Động, Thương binh & Xã hội, cho VOA Việt Ngữ biết rằng cơ quan chức năng sẽ sớm tiến hành xem xét. Ông nói thêm:
“Tất cả những ý kiến đó cũng được ghi nhận, và sẽ đưa ra để bàn bạc để xem xét. Sắp tới, các cấp họp sẽ bàn luận chuyện đó xem như thế nào.”
Họ [các lao động làm các 'dịch vụ nhạy cảm'] sẽ được chăm sóc sức khỏe
thường xuyên, được phổ biến kiến thức để tránh các bệnh truyền nhiễm,
nhất là HIV/AIDS.
Hiện số người bán dâm có hồ sơ quản lý trên cả nước là hơn 11.000 người, nhưng có ý kiến cho rằng con số trên thực tế còn cao hơn nhiều do đây là hoạt động “khó kiểm soát”.
Trong khi đó, ông Hiền cho rằng Việt Nam đã làm nhiều việc để ngăn chặn nạn mại dâm:
“Về các doanh nghiệp dịch vụ xã hội, cũng có rất nhiều các biện pháp như phổ biến chính sách pháp luật, phòng chống mại dâm, rồi ký cam kết. Khi cấp giấy phép, các cơ quan chức năng đảm bảo yêu cầu về ánh sáng, về phòng ốc, về ký hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan. Chính quyền sở tại cũng thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở, xử phạt rồi có nhiều biện pháp về quản lý.”
Trong khi đưa ra đề xuất, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM cho rằng việc đưa các cơ sở kinh doanh “dịch vụ nhạy cảm” vào một khu riêng sẽ giúp giám sát các lao động làm việc trong các cơ sở đó cũng như giúp họ “đảm bảo quyền lợi, tránh bị bạo hành và nhất là được pháp luật bảo vệ”.
“Ngoài ra, họ sẽ được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, được phổ biến kiến thức để tránh các bệnh truyền nhiễm, nhất là HIV/AIDS,” ông Quý nói thêm.
Đề nghị mới này, theo dự liệu, sẽ làm bùng ra lại cuộc tranh luận về vấn đề có nên hợp pháp hoá hoạt động mại dâm hay không, một cuộc tranh luận đã có từ nhiều thập niên nay ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới
Người Anh kêu gọi từ bỏ kế hoạch dựng tượng Hồ Chí Minh
03.09.2015
Việc hội đồng thị trấn Newhaven, Sessex, Anh chấp nhận kế hoạch của Đại
sứ quán Việt Nam định dựng một bức tượng mới nhìn ra bến cảng đã gây
tranh cãi tại cả địa phương lẫn trên mạng trực tuyến.
Dân biểu địa phương Maria Caulfied đã kêu gọi từ bỏ kế hoạch dựng bức tượng Hồ Chí Minh, và gọi ông là “một nhà độc tài cộng sản quá cố đã gây ra hàng trăm ngàn cái chết".
Bà nói: “Một bức tượng khi thị trấn đang có nhu cầu tái thiết không phải cách tốt nhất để tiêu tiền, bất kể nguồn tiền đó đến từ đâu”.
Bà Caulfied đã nhận được nhiều lời khiếu nại của cư dân địa phương về kế hoạch dựng tượng để ghi nhớ việc ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc trong nhà bếp trên phà Newhaven trong khoảng thời gian vào năm 1911.
Cư dân thị trấn Seaford, phía Tây thành phố Sussex, Rosemary Atrill, đã viết thư cho bà Caulfied: “Tôi không hiểu tại sao một đất nước như chúng ta, một nền dân chủ tự do, sẽ dựng lên một bức tượng tưởng niệm Hồ Chí Minh ở vị trí nổi bật như vậy”.
Bà Atrill viết,“Một vấn đề khác là, liệu Hồ Chí Minh có phải người chúng ta nên tưởng niệm? Những nơi duy nhất dựng tượng để tưởng niệm ông là những nước cộng sản”.
Hàng chục bài đăng trên trang facebook của dân biểu Maria Caulfied đồng tình với cảm tưởng này, với những từ ngữ như “kỳ quái”, “quá đáng”, “một sự ô nhục”.
Năm 2013, Đại sứ quán Việt Nam đã tặng viện bảo tàng thị trấn Newhaven một bức tượng Hồ Chí Minh.
Ông Tony Helyar, phụ trách bảo tàng Newhaven, nơi trưng bày bức tượng, cho biết: “Tôi nghĩ rằng nếu bạn nói chuyện với bất cứ ai trong số những người Newhaven, họ sẽ nghĩ rằng bất cứ điều gì giúp thúc đẩy thị trấn sẽ là một điều tốt. Mặc dù, nếu nhìn vào đó, ông ấy khó lòng là một nhân cách lớn”.
Tháng Tư vừa qua, sinh viên đại học Sussex đã được mời tham gia thiết kế bức tượng.
Một phát ngôn viên đại học cho biết: "Tôi biết Đại sứ quán đã nhận được 6 bản thiết kế, bây giờ là quyết định của họ, và nó sẽ là một đóng góp của chính phủ Việt Nam đối với thị trấn Newhaven”.
Hiện Đại sứ quán Việt Nam chưa có bình luận nào về việc này.
Theo The Argus, Daily Mail
Dân biểu địa phương Maria Caulfied đã kêu gọi từ bỏ kế hoạch dựng bức tượng Hồ Chí Minh, và gọi ông là “một nhà độc tài cộng sản quá cố đã gây ra hàng trăm ngàn cái chết".
Bà nói: “Một bức tượng khi thị trấn đang có nhu cầu tái thiết không phải cách tốt nhất để tiêu tiền, bất kể nguồn tiền đó đến từ đâu”.
Bà Caulfied đã nhận được nhiều lời khiếu nại của cư dân địa phương về kế hoạch dựng tượng để ghi nhớ việc ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc trong nhà bếp trên phà Newhaven trong khoảng thời gian vào năm 1911.
Cư dân thị trấn Seaford, phía Tây thành phố Sussex, Rosemary Atrill, đã viết thư cho bà Caulfied: “Tôi không hiểu tại sao một đất nước như chúng ta, một nền dân chủ tự do, sẽ dựng lên một bức tượng tưởng niệm Hồ Chí Minh ở vị trí nổi bật như vậy”.
Bà Atrill viết,“Một vấn đề khác là, liệu Hồ Chí Minh có phải người chúng ta nên tưởng niệm? Những nơi duy nhất dựng tượng để tưởng niệm ông là những nước cộng sản”.
Hàng chục bài đăng trên trang facebook của dân biểu Maria Caulfied đồng tình với cảm tưởng này, với những từ ngữ như “kỳ quái”, “quá đáng”, “một sự ô nhục”.
Năm 2013, Đại sứ quán Việt Nam đã tặng viện bảo tàng thị trấn Newhaven một bức tượng Hồ Chí Minh.
Ông Tony Helyar, phụ trách bảo tàng Newhaven, nơi trưng bày bức tượng, cho biết: “Tôi nghĩ rằng nếu bạn nói chuyện với bất cứ ai trong số những người Newhaven, họ sẽ nghĩ rằng bất cứ điều gì giúp thúc đẩy thị trấn sẽ là một điều tốt. Mặc dù, nếu nhìn vào đó, ông ấy khó lòng là một nhân cách lớn”.
Tháng Tư vừa qua, sinh viên đại học Sussex đã được mời tham gia thiết kế bức tượng.
Một phát ngôn viên đại học cho biết: "Tôi biết Đại sứ quán đã nhận được 6 bản thiết kế, bây giờ là quyết định của họ, và nó sẽ là một đóng góp của chính phủ Việt Nam đối với thị trấn Newhaven”.
Hiện Đại sứ quán Việt Nam chưa có bình luận nào về việc này.
Theo The Argus, Daily Mail
Người Việt tử vong trong vụ ẩu đả đẫm máu ở Nhật
Cảnh sát ở Osaka, Nhật Bản, đang điều tra một vụ giết người sau một cuộc ẩu đả hôm 6/9 làm 1 người Việt thiệt mạng.
Khoảng 11 giờ đêm (giờ địa phương), một người phụ nữ lái xe qua hiện trường đã gọi cảnh sát để thông báo một vụ ẩu đả giữa một nhóm 4-5 người cầm dao và gậy bóng chày và một người đàn ông nằm trên mặt đất.
Khi cảnh sát đến hiện trường, họ phát hiện một người đàn ông nằm bất động với nhiều vết đâm ở bụng và ngực. Người đàn ông này được đưa tới bệnh viện nhưng đã chết.
Camera giám sát an ninh cho thấy có tổng cộng 6 kẻ tấn công chạy trốn khỏi hiện trường.
Trang tin Nippon News cho biết, 2 người khác, cũng được cho là công dân Việt Nam, được tìm thấy trong tình trạng chảy máu nghiêm trọng và ngã quỵ gần một tòa nhà chung cư.
Một nhân chứng tận mắt chứng kiến vụ việc cho biết, tất cả những người tham gia ẩu đả đều là người Việt.
Nhân chứng này nói: “Họ ngã gục trong một vũng máu. Tất cả đều là người Việt. Đó là một cuộc ẩu đả giữa những người Việt”.
Cảnh sát cho biết, cả 3 nạn nhân đều sống trong cùng một khu chung cư. Cảnh sát cũng đang điều tra để xác định danh tính người đàn ông thiệt mạng.
Theo Japan Today, Tokyo Reporter, TBS News, Nippon News
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-tu-vong-trong-vu-au-da-mau-mau-o-nhat/2951320.html
Khoảng 11 giờ đêm (giờ địa phương), một người phụ nữ lái xe qua hiện trường đã gọi cảnh sát để thông báo một vụ ẩu đả giữa một nhóm 4-5 người cầm dao và gậy bóng chày và một người đàn ông nằm trên mặt đất.
Khi cảnh sát đến hiện trường, họ phát hiện một người đàn ông nằm bất động với nhiều vết đâm ở bụng và ngực. Người đàn ông này được đưa tới bệnh viện nhưng đã chết.
Camera giám sát an ninh cho thấy có tổng cộng 6 kẻ tấn công chạy trốn khỏi hiện trường.
Trang tin Nippon News cho biết, 2 người khác, cũng được cho là công dân Việt Nam, được tìm thấy trong tình trạng chảy máu nghiêm trọng và ngã quỵ gần một tòa nhà chung cư.
Một nhân chứng tận mắt chứng kiến vụ việc cho biết, tất cả những người tham gia ẩu đả đều là người Việt.
Nhân chứng này nói: “Họ ngã gục trong một vũng máu. Tất cả đều là người Việt. Đó là một cuộc ẩu đả giữa những người Việt”.
Cảnh sát cho biết, cả 3 nạn nhân đều sống trong cùng một khu chung cư. Cảnh sát cũng đang điều tra để xác định danh tính người đàn ông thiệt mạng.
Theo Japan Today, Tokyo Reporter, TBS News, Nippon News
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-tu-vong-trong-vu-au-da-mau-mau-o-nhat/2951320.html
Dân biểu Mỹ ‘thất vọng’ về đợt đặc xá 2/9 ở Việt Nam
Cảnh sát đứng canh gác trong lúc các tù nhân
chờ đợi trước khi được trả tự do từ nhà tù Hoàng Tiến, khoảng 100 km bên
ngoài Hà Nội (ảnh Reuters, chụp ngày 30/8/2013).
03.09.2015
Một dân biểu của Hoa Kỳ đã gửi thư cho Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang
đúng ngày Việt Nam kỷ niệm Quốc khánh, và bày tỏ “vô cùng thất vọng” về
việc không có tù nhân chính trị nào nằm trong số hơn một chục nghìn
người được đặc xá.
Trong lá thư đề ngày 2/9, Dân biểu Alan Lowenthal viết: “Thật là đáng xấu hổ khi những công dân Việt Nam đã chọn thực thi các quyền căn bản của họ như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội sẽ tiếp tục bị giam cầm trong khi những người bị kết tội hình sự thì được ân xá”.
“Đây là một chính sách không công bằng và coi thường quyền con người của công dân Việt Nam”, nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ viết thêm.
Giới chức Việt Nam cuối tháng trước cho biết hơn 18 nghìn tù nhân đã được ân xá, nhưng không có ai phạm tội về an ninh quốc gia được thả sớm.
Dù Việt Nam thường tuyên bố không tống giam những người có quan điểm trái với nhà nước, nhưng các nhà bất đồng chính kiến thường bị tống giam vì các điều liên quan tới an ninh quốc gia như điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ thuộc Bộ Luật hình sự.
Ông Lowenthal chính là người đã bảo trợ cho thạc sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung và vận động cho tự do của anh năm 2013.
Trả lời VOA Việt Ngữ, khi được hỏi là vì sao các nhà lập pháp Mỹ lại quan tâm với số phận của các tù nhân chính trị Việt Nam ở cách nửa vòng trái đất, dân biểu từ California, nơi có đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, từng nói:
“Một trong các lý do mà tôi có mặt tại Quốc hội, đó là tranh đấu cho quyền lợi của cộng đồng mà tôi đại diện, và cho nhân quyền. Tôi hiện là một thành viên của Ủy ban Đối ngoại cũng như Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos. Tôi nghĩ trách nhiệm của tôi là đứng lên đấu tranh cho nhân quyền ở bất cứ đâu. Khi ở Việt Nam, tôi đã gặp mặt những người bị tống giam không phải họ làm điều gì sai trái mà vì họ tranh đấu cho tự do, lên tiếng vì người khác. Tôi đứng lên bảo trợ cho những người đấu tranh cho người khác, và tôi muốn ủng hộ điều họ làm".
Ông Lowenthal cho biết thêm rằng các dân biểu tấp nập tới Việt Nam thời gian qua là để thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, với chính quyền Hà Nội.
Trong lá thư của mình, dân biểu này viết: “Nếu Việt Nam muốn xây dựng quan hệ với cộng đồng quốc tế và nhận được quy chế thương mại thuận lợi qua TPP thì chính quyền Việt Nam cần phải chứng tỏ sự nghiêm túc trong việc tôn trọng các tiêu chuẩn và giá trị con người quốc tế”.
Ông Lowenthal cũng kêu gọi Việt Nam “lập tức trả tự do ho tất cả các tù nhân lương tâm”. Trong lá thư của mình, dân biểu này cũng nêu tên một số cá nhân như blogger Tạ Phong Tần, nhạc sỹ Việt Khang hay nhà hoạt động trẻ Đinh Nguyên Kha.
Chính quyền Việt Nam chưa lên tiếng về bức thư mà ông Lowenthal gửi cho Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Trong khi đó, đúng ngày Quốc khánh của Việt Nam, Hội Ân xá Quốc tế cũng đã lên tiếng kêu gọi Hà Nội thả tất cả tù nhân lương tâm “ngay lập tức” và “vô điều kiện” vào dịp đánh dấu 70 năm ngày độc lập.
Việc Hà Nội phóng thích các tù nhân lương tâm nổi bật trong khi thương thảo các thỏa thuận quan trọng như TPP khiến nhiều người đặt câu hỏi là liệu phải chăng Việt Nam đang dùng họ làm con bài mặc cả với phương Tây.
Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không muốn ‘quan hệ đổi chác’ với Việt Nam.
Trong lá thư đề ngày 2/9, Dân biểu Alan Lowenthal viết: “Thật là đáng xấu hổ khi những công dân Việt Nam đã chọn thực thi các quyền căn bản của họ như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội sẽ tiếp tục bị giam cầm trong khi những người bị kết tội hình sự thì được ân xá”.
“Đây là một chính sách không công bằng và coi thường quyền con người của công dân Việt Nam”, nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ viết thêm.
Giới chức Việt Nam cuối tháng trước cho biết hơn 18 nghìn tù nhân đã được ân xá, nhưng không có ai phạm tội về an ninh quốc gia được thả sớm.
Dù Việt Nam thường tuyên bố không tống giam những người có quan điểm trái với nhà nước, nhưng các nhà bất đồng chính kiến thường bị tống giam vì các điều liên quan tới an ninh quốc gia như điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ thuộc Bộ Luật hình sự.
Ông Lowenthal chính là người đã bảo trợ cho thạc sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung và vận động cho tự do của anh năm 2013.
Trả lời VOA Việt Ngữ, khi được hỏi là vì sao các nhà lập pháp Mỹ lại quan tâm với số phận của các tù nhân chính trị Việt Nam ở cách nửa vòng trái đất, dân biểu từ California, nơi có đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, từng nói:
“Một trong các lý do mà tôi có mặt tại Quốc hội, đó là tranh đấu cho quyền lợi của cộng đồng mà tôi đại diện, và cho nhân quyền. Tôi hiện là một thành viên của Ủy ban Đối ngoại cũng như Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos. Tôi nghĩ trách nhiệm của tôi là đứng lên đấu tranh cho nhân quyền ở bất cứ đâu. Khi ở Việt Nam, tôi đã gặp mặt những người bị tống giam không phải họ làm điều gì sai trái mà vì họ tranh đấu cho tự do, lên tiếng vì người khác. Tôi đứng lên bảo trợ cho những người đấu tranh cho người khác, và tôi muốn ủng hộ điều họ làm".
Ông Lowenthal cho biết thêm rằng các dân biểu tấp nập tới Việt Nam thời gian qua là để thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, với chính quyền Hà Nội.
Trong lá thư của mình, dân biểu này viết: “Nếu Việt Nam muốn xây dựng quan hệ với cộng đồng quốc tế và nhận được quy chế thương mại thuận lợi qua TPP thì chính quyền Việt Nam cần phải chứng tỏ sự nghiêm túc trong việc tôn trọng các tiêu chuẩn và giá trị con người quốc tế”.
Ông Lowenthal cũng kêu gọi Việt Nam “lập tức trả tự do ho tất cả các tù nhân lương tâm”. Trong lá thư của mình, dân biểu này cũng nêu tên một số cá nhân như blogger Tạ Phong Tần, nhạc sỹ Việt Khang hay nhà hoạt động trẻ Đinh Nguyên Kha.
Chính quyền Việt Nam chưa lên tiếng về bức thư mà ông Lowenthal gửi cho Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Trong khi đó, đúng ngày Quốc khánh của Việt Nam, Hội Ân xá Quốc tế cũng đã lên tiếng kêu gọi Hà Nội thả tất cả tù nhân lương tâm “ngay lập tức” và “vô điều kiện” vào dịp đánh dấu 70 năm ngày độc lập.
Việc Hà Nội phóng thích các tù nhân lương tâm nổi bật trong khi thương thảo các thỏa thuận quan trọng như TPP khiến nhiều người đặt câu hỏi là liệu phải chăng Việt Nam đang dùng họ làm con bài mặc cả với phương Tây.
Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không muốn ‘quan hệ đổi chác’ với Việt Nam.
Châu Âu chuẩn bị đón làn sóng người tị nạn mới
07.09.2015
VIENNA -- Châu Âu đang chuẩn bị đón một làn sóng những người tị nạn mới
trong khi tin tức truyền về cho những người khác nói rằng đường đi thông
qua Hungary giờ đã dễ dàng hơn.
Hàng trăm người đến ga Westbahnhof ở thành phố Vienna hôm Chủ nhật trên những đoàn tàu từ biên giới Hungary, sau khi giới chức ở Hungary quyết định cho phép hàng ngàn người tị nạn bị mắc kẹt ở Budapest đi tàu đến biên giới.
Cảnh tượng này khác xa với trải nghiệm của họ ở Hungary, nơi mà cảnh sát vào tuần trước đã xịt hơi cay vào di dân và ngăn họ tới Áo.
Hàng ngàn người đã cắm trại tại ga Keleti ở thành phố Budapest trong khi rác thải chất đống và những vệ sinh di động đầy tràn. Đến sáng Chủ nhật, hầu hết người tị nạn đã rời nhà ga.
Tại Vienna, nhân viên cứu trợ và những tình nguyện viên khác người Áo mang nước trà, thuốc lá, kẹo, thức ăn, quần áo và chăn mền cho di dân.
Abdulmalik al Khaled, một sinh viên y khoa rời bỏ Syria, nói rằng anh không thể tin là anh lại được chào đón nồng nhiệt khi bước xuống tàu.
"Rất, rất là tốt," anh nói trong khi chuẩn bị rời đi tới Đức, nơi anh hy vọng có thể được chính phủ Đức giúp đỡ để tiếp tục học lấy bằng y khoa. "Nếu tôi không muốn hoàn tất việc học, tôi muốn ở lại đây."
“Nhưng ở Đức có thể tốt hơn ở đây để tôi hoàn tất việc học, vì vậy tôi sẽ tới đó. Nhưng tôi thấy ở đây cũng tốt. Nhìn đi, mọi người đều được chào đón ở đất nước này."
Lo ngại lớn nhất
Một số người ở châu Âu bày tỏ lo ngại rằng làn sóng khổng lồ những người tị nạn chủ yếu là người Hồi giáo đổ vào đây có thể làm thay đổi đáng kể cơ cấu dân số châu lục của họ, nơi mà tỉ lệ sinh thấp cho thấy người dân bản xứ sẽ không thay thế chính mình trong những thế hệ kế tiếp.
Denise Neuhauser, một tình nguyện viên người Áo 30 tuổi đang phát kẹo trên sân ga, cho biết đó không phải là những mối bận tâm tức thời.
"Tôi thực sự không biết cục diện lớn hơn là gì, nhưng ngay bây giờ là chăm sóc di dân, cho họ thức ăn, nước uống, nơi tá túc và để cho họ được đi qua."
Đối với hầu hết người tị nạn đến nhà ga hôm Chủ nhật, việc đi lại hết sức thuận tiện, với cảnh sát và nhân viên đường sắt của Áo giúp di dân chuyển trực tiếp sang một sân ga khác nơi họ lập tức lên tàu đến Đức.
Abdulmalik al Khaled và những người anh em họ của anh thư giãn trong một căn phòng bên cạnh sân ga trong lúc họ sạc lại điện thoại của mình. Một trong những cuộc gọi đầu tiên mà anh định gọi là cho người anh em họ của anh, người cũng đang thực hiện cùng một chuyến đi và bây giờ đang chờ đợi ở Macedonia trước khi xem có thể đi bộ qua Serbia được hay không rồi sau đó vượt biên giới vào Hungary.
"Tôi sẽ nói cho anh ta khi anh ta đến là ở đây tốt hơn so với bất cứ nước nào. Tôi sẽ nói với anh điều đó."
Các nhà lãnh đạo Hungary đang bày tỏ lo ngại rằng tin tức về việc đi lại dễ dàng hơn sẽ khuyến khích thêm nhiều di dân đổ tới và đã cho gia cố hàng rào dây thép gai dọc biên giới với Serbia, nơi mà phần lớn di dân vào nước này một cách bất hợp pháp. Hàng trăm người tiếp tục vượt qua biên giới từ Serbia vào Hungary hôm Chủ nhật.
Những biện pháp khẩn cấp
Trong khi đó, Áo cho biết họ định dần dần sẽ chấm dứt những biện pháp khẩn cấp hiện đang giúp cho di dân vượt qua được biên giới từ Hungary.
"Chúng tôi luôn nói rằng đây là một tình huống khẩn cấp mà chúng tôi phải hành động nhanh chóng và nhân đạo," Thủ tướng Áo Werner Faymann nói hôm Chủ nhật. "Bây giờ chúng tôi phải từng bước rút lại những biện pháp khẩn cấp hướng tới tình trạng bình thường phù hợp với luật pháp và nhân phẩm.
Ông Faymann phát biểu cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel - người đã mở toang cánh cửa của đất nước bà để đón di dân vào - và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Mong muốn trở về nhà
Những người tị nạn Syria được phỏng vấn ở Vienna ai nấy đều bày tỏ mong muốn trở về nhà, nhưng nói rằng việc này là bất khả một khi cuộc chiến giữa chính phủ của Tổng thống Bashar al Assad và những nhóm nổi dậy vẫn tiếp diễn.
Abdulmalik al Khaled đặt trách nhiệm lên nước Mỹ. Anh nhắn gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ Barack Obama: "Nếu ông muốn chấm dứt vấn đề này thì ông phải chấm dứt chiến tranh. Ông có thể làm được điều đó. Tôi biết là ông có thể."
Suy nghĩ này cũng giống với suy nghĩ của ông Duried Bawadkji, một cư dân ở Hungary có gốc gác là người Syria. Ông có mặt tại cửa khẩu biên giới Hegyeshalom giữa Hungary và Áo vào Chủ nhật để làm việc tình nguyện và giúp hướng dẫn đường đi cho di dân. Ông nói sự ủng hộ của chính quyền Obama đối với sự thay đổi dân chủ ở các nước Ả-rập đã gặp phải vấn đề. Ông nói ở Syria cái gọi là Mùa xuân Ả-rập đã mang tới bi kịch.
"Họ chính là những người chịu trách nhiệm về chuyện này. Bởi vì khi bạn khuyến khích người dân xuống đường, hoặc là bạn giúp họ cho trót như ở quá nhiều nước khác, hoặc không làm gì giống như thế này. Cứ để mặc người ta. Để yên như trước đây."
Đối với hàng ngàn người Syria, lựa chọn duy nhất của họ bây giờ là rời bỏ đất nước.
http://www.voatiengviet.com/content/chau-au-chuan-bi-don-lan-song-nguoi-ti-nan-moi/2950460.html
Hàng trăm người đến ga Westbahnhof ở thành phố Vienna hôm Chủ nhật trên những đoàn tàu từ biên giới Hungary, sau khi giới chức ở Hungary quyết định cho phép hàng ngàn người tị nạn bị mắc kẹt ở Budapest đi tàu đến biên giới.
Di dân xếp hàng đợi lên xe buýt do chính phủ Áo sắp xếp ở thành phố Hegyeshalom, Hungary, ngày 6 tháng 9, 2015.
Những đoàn tàu chở người tị nạn từ thành phố biên giới Hegyeshalom của
Hungary được đón tiếp bằng tiếng reo hò và vỗ tay từ những người Áo đứng
đợi xem trên sân ga.Cảnh tượng này khác xa với trải nghiệm của họ ở Hungary, nơi mà cảnh sát vào tuần trước đã xịt hơi cay vào di dân và ngăn họ tới Áo.
Hàng ngàn người đã cắm trại tại ga Keleti ở thành phố Budapest trong khi rác thải chất đống và những vệ sinh di động đầy tràn. Đến sáng Chủ nhật, hầu hết người tị nạn đã rời nhà ga.
Tại Vienna, nhân viên cứu trợ và những tình nguyện viên khác người Áo mang nước trà, thuốc lá, kẹo, thức ăn, quần áo và chăn mền cho di dân.
Abdulmalik al Khaled, một sinh viên y khoa rời bỏ Syria, nói rằng anh không thể tin là anh lại được chào đón nồng nhiệt khi bước xuống tàu.
"Rất, rất là tốt," anh nói trong khi chuẩn bị rời đi tới Đức, nơi anh hy vọng có thể được chính phủ Đức giúp đỡ để tiếp tục học lấy bằng y khoa. "Nếu tôi không muốn hoàn tất việc học, tôi muốn ở lại đây."
“Nhưng ở Đức có thể tốt hơn ở đây để tôi hoàn tất việc học, vì vậy tôi sẽ tới đó. Nhưng tôi thấy ở đây cũng tốt. Nhìn đi, mọi người đều được chào đón ở đất nước này."
Lo ngại lớn nhất
Một số người ở châu Âu bày tỏ lo ngại rằng làn sóng khổng lồ những người tị nạn chủ yếu là người Hồi giáo đổ vào đây có thể làm thay đổi đáng kể cơ cấu dân số châu lục của họ, nơi mà tỉ lệ sinh thấp cho thấy người dân bản xứ sẽ không thay thế chính mình trong những thế hệ kế tiếp.
Denise Neuhauser, một tình nguyện viên người Áo 30 tuổi đang phát kẹo trên sân ga, cho biết đó không phải là những mối bận tâm tức thời.
"Tôi thực sự không biết cục diện lớn hơn là gì, nhưng ngay bây giờ là chăm sóc di dân, cho họ thức ăn, nước uống, nơi tá túc và để cho họ được đi qua."
Đối với hầu hết người tị nạn đến nhà ga hôm Chủ nhật, việc đi lại hết sức thuận tiện, với cảnh sát và nhân viên đường sắt của Áo giúp di dân chuyển trực tiếp sang một sân ga khác nơi họ lập tức lên tàu đến Đức.
Abdulmalik al Khaled và những người anh em họ của anh thư giãn trong một căn phòng bên cạnh sân ga trong lúc họ sạc lại điện thoại của mình. Một trong những cuộc gọi đầu tiên mà anh định gọi là cho người anh em họ của anh, người cũng đang thực hiện cùng một chuyến đi và bây giờ đang chờ đợi ở Macedonia trước khi xem có thể đi bộ qua Serbia được hay không rồi sau đó vượt biên giới vào Hungary.
"Tôi sẽ nói cho anh ta khi anh ta đến là ở đây tốt hơn so với bất cứ nước nào. Tôi sẽ nói với anh điều đó."
Các nhà lãnh đạo Hungary đang bày tỏ lo ngại rằng tin tức về việc đi lại dễ dàng hơn sẽ khuyến khích thêm nhiều di dân đổ tới và đã cho gia cố hàng rào dây thép gai dọc biên giới với Serbia, nơi mà phần lớn di dân vào nước này một cách bất hợp pháp. Hàng trăm người tiếp tục vượt qua biên giới từ Serbia vào Hungary hôm Chủ nhật.
Những biện pháp khẩn cấp
Trong khi đó, Áo cho biết họ định dần dần sẽ chấm dứt những biện pháp khẩn cấp hiện đang giúp cho di dân vượt qua được biên giới từ Hungary.
"Chúng tôi luôn nói rằng đây là một tình huống khẩn cấp mà chúng tôi phải hành động nhanh chóng và nhân đạo," Thủ tướng Áo Werner Faymann nói hôm Chủ nhật. "Bây giờ chúng tôi phải từng bước rút lại những biện pháp khẩn cấp hướng tới tình trạng bình thường phù hợp với luật pháp và nhân phẩm.
Ông Faymann phát biểu cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel - người đã mở toang cánh cửa của đất nước bà để đón di dân vào - và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Mong muốn trở về nhà
Những người tị nạn Syria được phỏng vấn ở Vienna ai nấy đều bày tỏ mong muốn trở về nhà, nhưng nói rằng việc này là bất khả một khi cuộc chiến giữa chính phủ của Tổng thống Bashar al Assad và những nhóm nổi dậy vẫn tiếp diễn.
Abdulmalik al Khaled đặt trách nhiệm lên nước Mỹ. Anh nhắn gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ Barack Obama: "Nếu ông muốn chấm dứt vấn đề này thì ông phải chấm dứt chiến tranh. Ông có thể làm được điều đó. Tôi biết là ông có thể."
Suy nghĩ này cũng giống với suy nghĩ của ông Duried Bawadkji, một cư dân ở Hungary có gốc gác là người Syria. Ông có mặt tại cửa khẩu biên giới Hegyeshalom giữa Hungary và Áo vào Chủ nhật để làm việc tình nguyện và giúp hướng dẫn đường đi cho di dân. Ông nói sự ủng hộ của chính quyền Obama đối với sự thay đổi dân chủ ở các nước Ả-rập đã gặp phải vấn đề. Ông nói ở Syria cái gọi là Mùa xuân Ả-rập đã mang tới bi kịch.
"Họ chính là những người chịu trách nhiệm về chuyện này. Bởi vì khi bạn khuyến khích người dân xuống đường, hoặc là bạn giúp họ cho trót như ở quá nhiều nước khác, hoặc không làm gì giống như thế này. Cứ để mặc người ta. Để yên như trước đây."
Đối với hàng ngàn người Syria, lựa chọn duy nhất của họ bây giờ là rời bỏ đất nước.
http://www.voatiengviet.com/content/chau-au-chuan-bi-don-lan-song-nguoi-ti-nan-moi/2950460.html
Châu Âu gia tăng nỗ lực đón tiếp người tị nạn
Người tị nạn đi bộ từ nhà ga Keleti Budapest, sang Áo, 05/09/2015.Reuters
Trước thảm cảnh của người chạy tị nạn chiến tranh, một số nước châu Âu
đã gia tăng nỗ lực đón tiếp, nhưng các thành viên Liên hiệp châu Âu cho
tới nay vẫn chưa có sự đồng thuận trong vấn đề này, đặc biệt là trên vấn
đề quota.
Trước thảm cảnh của người chạy tị nạn chiến tranh, một số nước châu Âu
đã gia tăng nỗ lực đón tiếp, nhưng các thành viên Liên hiệp châu Âu cho
tới nay vẫn chưa có sự đồng thuận trong vấn đề này, đặc biệt là trên vấn
đề quota.
Vào thứ tư tuần này, chủ tịch Uỷ ban châu Âu sẽ đề nghị phân bổ tổng cộng 120 ngàn người tị nạn mà các nước Liên hiệp châu Âu sẽ đón tiếp trong hai năm tới, để đối phó với làn sóng di dân đang ồ ạt đổ sang lục địa này. Uỷ ban châu Âu sẽ ấn định các quota cho mỗi nước, chẳng hạn như Đức sẽ đón 26,2% số người xin tị nạn, Pháp 20% và Tây Ban Nha 12,4%.
Tại Pháp, hôm nay, 07/09/2014, tổng thống François Hollande vừa loan báo sẽ Paris sẳn sàng đón tiếp tổng cộng 24 ngàn người tị nạn trong khuôn khổ các quota do Uỷ ban châu Âu ấn định. Nhân dịp này, ông Hollande đề nghị triệu tập tại Paris một hội nghị quốc tế tại Paris để giải quyết khủng hoảng này.
Thủ tướng David Cameron vừa loan báo là nước Anh sẽ đón tiếp 20 ngàn người tỵ nạn trong 5 năm tới. Trước mắt, Luân Đôn cho biết sẽ dành một phần ngân sách viện trợ phát triển cho việc đón tiếp những người tị nạn chiến tranh Syria.
Còn Đức trên nguyên tắc sẽ đón tiếp khoảng 31 ngàn người chiếu theo quota nói trên. Sau khi cuối tuần qua đón tiếp gần 20 ngàn người tị nạn, Berlin kêu gọi các nước châu Âu khác chia sẽ gánh nặng này. Nhưng các nước Đông Âu, đứng đầu là Hungary, vẫn chống lại kế hoạch của Uỷ ban châu ấn định quota người tị nạn mà các quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu phải đón tiếp Âu thủ tướng Hungary Victor Orban hôm nay tuyên bố là hãy còn quá sớm để nói đến chuyện quota cho đến khi nào biên giới bên ngoài Liên hiệp châu Âu chưa được bảo vệ chặt chẽ.
Hungary hiện đang phải gánh hơn 150 ngàn người di dân đổ đến nước này trong năm nay và đang gấp rút hoàn tất việc xây dựng một hàng rào ở biên giới giáp với Serbia. Thủ tướng Orban đề nghị là Liên hiệp châu Âu nên tài trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác không thuộc Liên hiệp châu Âu để giúp họ quản lý làn sóng di dân và tị nạn tìm cách đi sang châu Âu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150907-chau-au-van-chia-re-tren-van-de-don-tiep-nguoi-ti-nan
Vào thứ tư tuần này, chủ tịch Uỷ ban châu Âu sẽ đề nghị phân bổ tổng cộng 120 ngàn người tị nạn mà các nước Liên hiệp châu Âu sẽ đón tiếp trong hai năm tới, để đối phó với làn sóng di dân đang ồ ạt đổ sang lục địa này. Uỷ ban châu Âu sẽ ấn định các quota cho mỗi nước, chẳng hạn như Đức sẽ đón 26,2% số người xin tị nạn, Pháp 20% và Tây Ban Nha 12,4%.
Tại Pháp, hôm nay, 07/09/2014, tổng thống François Hollande vừa loan báo sẽ Paris sẳn sàng đón tiếp tổng cộng 24 ngàn người tị nạn trong khuôn khổ các quota do Uỷ ban châu Âu ấn định. Nhân dịp này, ông Hollande đề nghị triệu tập tại Paris một hội nghị quốc tế tại Paris để giải quyết khủng hoảng này.
Thủ tướng David Cameron vừa loan báo là nước Anh sẽ đón tiếp 20 ngàn người tỵ nạn trong 5 năm tới. Trước mắt, Luân Đôn cho biết sẽ dành một phần ngân sách viện trợ phát triển cho việc đón tiếp những người tị nạn chiến tranh Syria.
Còn Đức trên nguyên tắc sẽ đón tiếp khoảng 31 ngàn người chiếu theo quota nói trên. Sau khi cuối tuần qua đón tiếp gần 20 ngàn người tị nạn, Berlin kêu gọi các nước châu Âu khác chia sẽ gánh nặng này. Nhưng các nước Đông Âu, đứng đầu là Hungary, vẫn chống lại kế hoạch của Uỷ ban châu ấn định quota người tị nạn mà các quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu phải đón tiếp Âu thủ tướng Hungary Victor Orban hôm nay tuyên bố là hãy còn quá sớm để nói đến chuyện quota cho đến khi nào biên giới bên ngoài Liên hiệp châu Âu chưa được bảo vệ chặt chẽ.
Hungary hiện đang phải gánh hơn 150 ngàn người di dân đổ đến nước này trong năm nay và đang gấp rút hoàn tất việc xây dựng một hàng rào ở biên giới giáp với Serbia. Thủ tướng Orban đề nghị là Liên hiệp châu Âu nên tài trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác không thuộc Liên hiệp châu Âu để giúp họ quản lý làn sóng di dân và tị nạn tìm cách đi sang châu Âu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150907-chau-au-van-chia-re-tren-van-de-don-tiep-nguoi-ti-nan
Biển Đông : Mỹ có thể đưa tàu chiến đến gần đảo nhân tạo của Trung Quốc
Ảnh chụp bố phòng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập, Trường Sa
(Fiery Cross Reef, đá ngầm Vĩnh Thử theo tiếng Trung Quốc, Kagitingan
theo Philippines), từ máy bay do thám Hoa Kỳ P-8A Poseidon, ngày
21/05/2015.Reuters
Vài ngày sau khi phát hiện tàu hải quân Trung Quốc tại vùng Biển Bering,
gần hải phận của Mỹ, Washington xem xét khả năng đưa tàu chiền đến gần
các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Báo tài chính Nhật Bản Nikkei ấn bản trên mạng số ngày hôm qua
06/09/2015 cho biết tin trên và không loại trừ khả năng Hoa Kỳ trừng
phạt Trung Quốc để trả đũa các vụ tấn công tin học.
Phản ứng của Mỹ làm dấy lên căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington, vài tuần trước khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ.
Ngày 02/09/2015, Lầu Năm Góc thông báo 5 tàu hải quân Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển Bering, gần hải phận của Mỹ, nhưng đã dừng lại trong vùng biển quốc tế, không tiến sâu vào vùng 12 hải lý của Hoa Kỳ.
Nhưng đến ngày 04/09, bộ Quốc phòng lại cho biết là năm tàu hải quân nói trên khi đi qua gần quần đảo Aleutian, đã vào trong khu vực 12 hải lý, tức là vào trong hải phận của Hoa Kỳ.
Theo theo luật pháp quốc tế, các tàu của ngoại quốc có thể đi ngang qua vùng biển của nước khác, nếu những tàu này không có những hoạt động quân sự, theo nguyên tắc gọi là "innocent passage" (đi qua vô hại). Các quan chức Mỹ xác nhận là các tàu hải quân Trung Quốc đã tuân thủ đúng nguyên tắc này.
Nhưng sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc gần sát vùng biển của Mỹ diễn ra vào lúc tổng thống Barack Obama đang tham quan bang Alaska. Nhiều nhà quan sát coi đấy là một hành động khiêu khích từ phía Bắc Kinh.
Trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2016, nhiều tiếng nói trong hàng ngũ của đảng Cộng hòa kêu gọi Nhà Trắng cứng rắn với Trung Quốc, thậm chí nên xét lại quy chế chuyến viếng thăm cấp Nhà nước của ông Tập Cận Bình sắp tới.
Về phần chính quyền Barack Obama đã phải có phản ứng mạnh mẽ, tránh để công luận coi sự hiện diện của tàu Trung Quốc vừa qua là một thất bại của bên Hành pháp trước nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra theo một số nhà phân tích, Washington đã nhanh chóng lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc lai vãng trong vùng Biển Bering hồi tuần qua, nhằm chuẩn bị cho chiến lược điều tàu hải quân và phi cơ đến bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo Trung Quốc ở Biển Đông.
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông và xem những tuyên bố khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển chung quanh những đảo này là bất hợp pháp.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150907-bien-dong-my-co-the-dua-tau-chien-den-gan-dao-nhan-tao-cua-trung-quoc
Phản ứng của Mỹ làm dấy lên căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington, vài tuần trước khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ.
Ngày 02/09/2015, Lầu Năm Góc thông báo 5 tàu hải quân Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển Bering, gần hải phận của Mỹ, nhưng đã dừng lại trong vùng biển quốc tế, không tiến sâu vào vùng 12 hải lý của Hoa Kỳ.
Nhưng đến ngày 04/09, bộ Quốc phòng lại cho biết là năm tàu hải quân nói trên khi đi qua gần quần đảo Aleutian, đã vào trong khu vực 12 hải lý, tức là vào trong hải phận của Hoa Kỳ.
Theo theo luật pháp quốc tế, các tàu của ngoại quốc có thể đi ngang qua vùng biển của nước khác, nếu những tàu này không có những hoạt động quân sự, theo nguyên tắc gọi là "innocent passage" (đi qua vô hại). Các quan chức Mỹ xác nhận là các tàu hải quân Trung Quốc đã tuân thủ đúng nguyên tắc này.
Nhưng sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc gần sát vùng biển của Mỹ diễn ra vào lúc tổng thống Barack Obama đang tham quan bang Alaska. Nhiều nhà quan sát coi đấy là một hành động khiêu khích từ phía Bắc Kinh.
Trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2016, nhiều tiếng nói trong hàng ngũ của đảng Cộng hòa kêu gọi Nhà Trắng cứng rắn với Trung Quốc, thậm chí nên xét lại quy chế chuyến viếng thăm cấp Nhà nước của ông Tập Cận Bình sắp tới.
Về phần chính quyền Barack Obama đã phải có phản ứng mạnh mẽ, tránh để công luận coi sự hiện diện của tàu Trung Quốc vừa qua là một thất bại của bên Hành pháp trước nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra theo một số nhà phân tích, Washington đã nhanh chóng lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc lai vãng trong vùng Biển Bering hồi tuần qua, nhằm chuẩn bị cho chiến lược điều tàu hải quân và phi cơ đến bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo Trung Quốc ở Biển Đông.
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông và xem những tuyên bố khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển chung quanh những đảo này là bất hợp pháp.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150907-bien-dong-my-co-the-dua-tau-chien-den-gan-dao-nhan-tao-cua-trung-quoc
Dự trữ ngoại tệ TQ sụt 94 tỷ USD
- 5 giờ trước
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc bị sụt mất 93.9 tỷ USD trong tháng 8 với xu hướng dòng vốn rút chạy khỏi nước này.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đóng vai trò của Ngân
hàng trung ương nước này công bố hôm thứ Hai 07/09/2015, dự trữ ngoại
tệ vốn lớn nhất thế giới của TQ nay còn 3,557 nghìn tỷ USD.Nhưng xu hướng lo ngại với thị trường Trung Quốc những tuần qua khiến dòng vốn chạy ra nước ngoài ngày càng nhanh.
Theo Bloomberg, chỉ trong nửa năm qua, số vốn chạy khỏi Trung Quốc đã đạt 300 tỷ USD.
Giới quan sát nói con số vốn chạy khỏi Trung Quốc còn có thể lên tới 1 nghìn tỷ USD tính đến hết tháng 8.
Can thiệp của chính quyền cũng là yếu tố làm giảm dự trữ ngoại tệ.
Reuters trích lời một nhà kinh tế cao cấp của Commerzbank ở Singapore cho rằng "càng can thiệp nhiều thì dự trữ ngoại tệ bị đốt bớt đi càng nhanh".
Giá nhân dân tệ
Sự sụt giảm hiện nay khiến một số nhà quan sát đặt câu hỏi liệu các nỗ̉ lực của Trung Quốc nhằm giữ giá cho đồng nhân dân tệ có bền vững hay không.Tuy nhiên, con số chỉ chừng 94 tỷ USD cũng làm giảm đi căng thẳng vì có những nhà bình luận từng cho rằng Trung Quốc có thể mất 200 tỷ USD.
Sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ gần 2% hôm 11/08, đồng tiền nước này bị bán tháo đi.
Về phía mình, Thống đốc Ngân hàng trung ương, Chu Tiểu Xuyên nói với quan chức tài chính từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới hôm cuối tuần qua rằng thị trường tài chính Trung Quốc "đã hoàn tất quá trình chỉnh sửa".
Cũng hôm thứ Hai tuần này, Trung Quốc sửa lại dự báo tăng trưởng năm 2014, từ 7,4% xuống 7,3%, cho thấy kinh tế nước này tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/09/150907_china_reserve_falling
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Những Niềm Vui Vỡ Oà & Hạnh Phúc Lâng Lâng
Sat, 09/05/2015 - 07:22 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Ông Đoàn Văn Vươn, người vừa được đặc xá nhân dịp 2/9 năm nay sau
thời gian hơn 3 năm, bảy tháng bị tù giam trong vụ án chống lại cưỡng
chế đất ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, nói ông 'vô tội' và 'sẽ
vẫn hành động như trước' nếu một lần nữa bị 'dồn vào thế cùng.'
BBC
Cuối đời, tôi mới biết ra một điều vô cùng quan trọng và thú vị là nhân loại (không ít kẻ) chỉ ước mơ được làm ... người Việt. Vậy mà tôi lại dại dột vượt biên, rồi đi biền biệt mất tăm – suốt mấy mươi năm – và chả hề bao giờ ngoảnh lại … mãi cho tới bữa rồi!
Bữa đó, tình cờ đọc bài báo (“Hãy Về Thăm Để Được Tận Hưởng Cảm Gíac Đang Ở Nhà Mình”) của cái ông thổ tả tên Hải Âu (nào đó) khiến tôi bần thần, băn khoăn, và áy náy ... cả mấy ngày liền:
“Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói với báo giới như thế nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước.
Người Việt Nam cho dù có những lúc ở hai chiến tuyến, cho dù mỗi bên đều mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời Bác dạy đều là một gốc cả và đều có lòng yêu nước...”
Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều người xúc động...
Chỉ có những người tâm địa đen tối, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên nghĩa tình, lên trên tình cảm thiêng liêng mới làm những chuyện chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ anh em cùng một nhà.
Úy trời/đất, qủi/thần ơi! Nói gì mà nghe thấy ghê vậy, cha nội? Tôi thề danh dự là mình chả hề có chút “tâm địa đen tối” nào ráo trọi. Tui bỏ đi, đi lâu (và chắc đi luôn) chỉ vì vài ba chuyện nhỏ xíu hà:
Vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ của ông Nguyễn Thanh Chấn - người phải chịu án oan ngồi tù hơn 10 năm. Ảnh & chú thích: Dân Trí
Khi khổng khi không thì bị bắt bỏ tù năm/mười năm rồi ai cũng cảm thấy “niềm vui” và “hạnh phúc” bỗng cùng lượt ... “vỡ oà” khi được “tha” về lại nhà. Không hiểu là dân Việt dễ vui, hay giới lãnh đạo (và đám truyền thông) của sứ sở này đã cưỡng ép họ phải trở thành những người dễ tính?
Duy chỉ có mỗi nhà giáo Nguyễn Hoàng Khanh là vẫn (hơi) khó tính và xét nét:
Bắn giết cả vạn dân lành,
Vài câu nhận lỗi - tan tành nỗi oan!
Tui cũng vậy, cũng không dễ vui và không dễ tính lắm đâu. Bời vậy, e đành phải “phụ” tấm lòng “bao dung” của ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) thôi: “Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về.” Nói gần nói xa chả qua nói thiệt là em chả dại đâu: “Đường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục nhập cảnh thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì ... chết mẹ!”
BBC
Cuối đời, tôi mới biết ra một điều vô cùng quan trọng và thú vị là nhân loại (không ít kẻ) chỉ ước mơ được làm ... người Việt. Vậy mà tôi lại dại dột vượt biên, rồi đi biền biệt mất tăm – suốt mấy mươi năm – và chả hề bao giờ ngoảnh lại … mãi cho tới bữa rồi!
Bữa đó, tình cờ đọc bài báo (“Hãy Về Thăm Để Được Tận Hưởng Cảm Gíac Đang Ở Nhà Mình”) của cái ông thổ tả tên Hải Âu (nào đó) khiến tôi bần thần, băn khoăn, và áy náy ... cả mấy ngày liền:
“Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói với báo giới như thế nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước.
Người Việt Nam cho dù có những lúc ở hai chiến tuyến, cho dù mỗi bên đều mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời Bác dạy đều là một gốc cả và đều có lòng yêu nước...”
Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều người xúc động...
Chỉ có những người tâm địa đen tối, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên nghĩa tình, lên trên tình cảm thiêng liêng mới làm những chuyện chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ anh em cùng một nhà.
Úy trời/đất, qủi/thần ơi! Nói gì mà nghe thấy ghê vậy, cha nội? Tôi thề danh dự là mình chả hề có chút “tâm địa đen tối” nào ráo trọi. Tui bỏ đi, đi lâu (và chắc đi luôn) chỉ vì vài ba chuyện nhỏ xíu hà:
- Thiệt tình là về Việt Nam tui không biết ở đâu? Nhà tui đã “hiến” hồi “cách mạng đánh tư sản” mất tiêu rồi.
- Và đâu phải “Việt Kiều” nào cũng có điều kiện dễ dàng để mà về “tham quan” đất nước, như ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) mong đợi? Cái thứ lao động chân tay, với đồng lương tối thiểu như tui, mà phải lo đủ thứ tiền – tiền ăn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền xe, tiền bảo hiểm – rồi phải dành dụm (chút đỉnh) để gửi giúp cho bà con, anh em, bạn bè, chòm xóm cùng khổ nữa. Còn lấy gì ra để đi/về nữa!
Thôi thì đành “hướng về quê hương” bằng cách chăm chú theo dõi
mọi tin tức qua truyền thông của nhà nước vậy. Báo Tin Nhanh vừa cho hay vô số tin (rất) vui khiến ai cũng phải nôn nao, háo hức:
- Ra suối nhặt đá được cả thùng vàng đầy ắp
- Một tỷ đồng bỏ lại bên lề đường
- Sững sờ thấy 6 sổ tiết kiệm cùng két sắt vứt bên đường
- Đi lượm ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật
- Nhặt được vali tiền bên quốc lộ
- Đi rẫy, nhặt được cục vàng 2,1kg
- Nhặt được 11 cây vàng từ bãi rác
- Rà phế liệu bắt được gần 10kg vàng
Thiệt là một đất nước diệu kỳ. Không ai cần phải học hành hay
làm lụng gì ráo trọi. Cứ bước khỏi nhà là gặp tiến
sĩ/giáo sư, và đi vơ vẩn chút xíu (ra rẫy, ra suối, ra bãi
rác, ra bãi phế liệu ...) là nhặt được nguyên một va li tiền
hay cả một thùng vàng. Thảo nào mà toàn thể nhân loại ai cũng
khát khao “biến” được thành người Việt.
Vàng/bạc, tuy thế, không nhất thiết đã có thể mang lại hạnh
phúc cho bất cứ ai – đúng không? Ôi, tưởng gì chớ hạnh phúc
thì ở Việt Nam cũng thiếu mẹ gì – chỗ nào mà không có – kể
cả ở những trại tù.
Báo Thanh Niên, phát hành ngày 29 tháng 8 năm 2015, vừa hớn hở đi tin: “Nụ cười đong đầy hạnh phúc của những phạm nhân trước ngày đặc xá tự do.”
Trong số những người được đặc xá đợt này có hai tù nhân “nổi
tiếng” là anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Họ được giới
truyền thông nhắc đến với rất nhiều ưu ái:
- Báo Pháp Luật: “Gia đình vỡ òa trong niềm vui khi nghe tin chính thức anh em ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá trong đợt 2-9.”
- Báo Tuổi Trẻ : “Niềm vui vỡ òa của người thân khi hai anh em ông Vươn bước ra khỏi cổng trại giam.”
- Báo Người Đưa Tin: “Gia Đình Đoàn Văn Vương Vỡ Oà Hạnh Phúc.”
Báo Vietnamnet: “Chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền, vợ của anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý mấy ngày gần đây đang lâng lâng trong niềm hạnh phúc.”
Chiếc lán dựng ngay liền kề với ngôi nhà cũ của Đoàn Văn Vươn. Ảnh & chú thích: Vietnamnet
Niềm vui và hạnh phúc ở đâu (ra) mà “dễ ẹc” và “lảng xẹc” – vậy Trời?
Coi: Gia đình hai anh em ông Đoàn Văn Vương đang làm ăn đàng hoàng
tử tế thì đất đai bị cưỡng chế. Họ chống lại bằng mìn tự
chế và đạn hoa cải làm cho mấy nhân viên công lực bị thương, và
khiến cho dư luận dậy sóng trong khoảng một thời gian không
ngắn. Cuối cùng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) đã có kết luận về vụ việc như sau – theo tường thuật của Gia Minh (RFA) nghe được vào hôm 2 tháng 10 năm 2012:
Tin cho biết cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hải Phòng bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều, và đến 5 giờ Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam có cuộc họp báo thông tin về kết luận của Thủ tướng tại Trung tâm hội nghị quốc tế.
Theo ông Vũ Đức Đam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận hai quyết định giao đất QĐ447 và QĐ220 của huyện Tiên Lãng đều không đúng pháp luật.
Đến hai quyết định thu hồi 460 và 461 cũng trái pháp luật. Vì quyết định thu hồi không đúng nên việc cưỡng chế cũng không đúng.
Còn về việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thủ tướng yêu cầu xử lý theo đúng qui định của pháp luật.
Huyện Tiên Lãng sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đầm gia đình ông
Đoàn Văn Vươn, tuy nhiên theo ông Nguyễn Tấn Dũng còn có nguyên nhân
khách quan từ những bất cập của luật đất đai Việt Nam.
Vì những bất cập này mà có đến 70% vụ khiếu kiện là khiếu kiện đất đai, và nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm…
Ngay sau khi được biết kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối
với vụ cưỡng chế buộc chồng và người thân của họ phải nổ súng hoa cải và
mìn tự tạo làm cho bốn công an và hai dân quân bị thương, và họ bị buộc
tội chống người thi hành công vụ, thì cảm tưởng đầu tiên của họ được
bộc bạch như sau.
Trước hết của bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn:
“Gia đình rất mừng. Chúng tôi nhờ Đảng, chính phủ xử lý
thích đáng đúng người đúng tội. Tôi mừng quá không nói được những điều
mong muốn.”
...
Tiếp đến là những người cùng tham gia Liên chi hội Nuôi trồng Thủy
sản Nước lợ huyện Tiên Lãng, những người suốt hơn tháng qua cũng lo lắng
nhưng cương quyết lên tiếng vì sự thật và lẽ phải cũng chờ đợi giây
phút thủ tướng ra kế luận về vấn đề liên quan đến khu đất đầm mà họ lâu
nay nuôi trồng thủy sản để sinh kế.
Ông tổng thư ký liên chi hội Vũ Văn Luân cho biết:
“Đầu tiên rất vui vì đó là chân lý mà chúng tôi đã khẳng
định từ năm 1993. Dân chúng hoan nghênh quyết định đúng lòng dân của
chính phủ.
Ông Vũ Văn Luân cũng như bà Đoàn Văn Vương đều vui/mừng ... hụt
ráo! Thằng chả nói chơi vậy thôi, chớ không phải vậy đâu.
Dù Thủ Tướng “kết luận” rằng quyết định thu hồi và cưỡng chế
đất đai ở Tiên Lãng là sai nhưng anh em ông Đoàn Văn Vươn vẫn cứ
phải vào tù, còn người chỉ huy vụ “trận đánh đẹp” phá hủy
nhà cửa của nạn nhân (Đại Tá Đỗ Hữu Ca, Giám Đốc Công An Hải
Phòng) thì được thăng cấp tướng.
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng. Ảnh & thú thích: báo Pháp Luật
Sau khi ngồi bóc xong gần bốn cuốn lịch thì anh em ông Đoàn Văn
Vương được đặc xá (nhân dịp ngày lễ Quốc Khánh) vì “cải tạo
tốt” và “nghiêm chỉnh chấp hành nội qui trại giam.” Thế là cả
hai ông đều “vỡ oà niềm vui” và hai bà vợ thì “lâng lâng hạnh
phúc.”
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Niềm vui và hạnh phúc ở một nước độc lập/tự do không chỉ
giản dị mà còn kỳ dị nữa kìa. Nó mà vỡ oà (tùm lum tùm la)
ra ở đâu là nơi đó có đứa … chết dở. Cách đây chưa lâu, báo
chí Việt Nam cũng đã hết sức hân hoan khi loan một tin “mừng”
tương tự:
- Báo Dân Trí: “Người nhận án oan 10 năm vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ gia đình.”
- Báo Xã Luận: “Niềm vui vỡ òa trong gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn.”
- Báo Sức Khoẻ Đời Sống: "Niềm Vui Của Người Tù Oan 10 Năm Nguyễn Thanh Chấn."
Khi khổng khi không thì bị bắt bỏ tù năm/mười năm rồi ai cũng cảm thấy “niềm vui” và “hạnh phúc” bỗng cùng lượt ... “vỡ oà” khi được “tha” về lại nhà. Không hiểu là dân Việt dễ vui, hay giới lãnh đạo (và đám truyền thông) của sứ sở này đã cưỡng ép họ phải trở thành những người dễ tính?
Duy chỉ có mỗi nhà giáo Nguyễn Hoàng Khanh là vẫn (hơi) khó tính và xét nét:
Bắn giết cả vạn dân lành,
Vài câu nhận lỗi - tan tành nỗi oan!
Tui cũng vậy, cũng không dễ vui và không dễ tính lắm đâu. Bời vậy, e đành phải “phụ” tấm lòng “bao dung” của ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) thôi: “Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về.” Nói gần nói xa chả qua nói thiệt là em chả dại đâu: “Đường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục nhập cảnh thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì ... chết mẹ!”
VIETTUSAIGON * NGƯỜI CẦM BÚT
Thái độ người cầm bút đối với lịch sử!
Sun, 09/06/2015 - 16:05 — VietTuSaiGon
Đây là vấn đề không đơn giản, nếu không muốn nói là rất phức tạp. Bởi
lẽ, chúng ta là người Việt, mà đã là người Việt, cảm thức về chiến
tranh, cũng như tính phân biệt thắng thua sau chiến tranh đều nhiễm
trong huyết quản, mặc dù có thể có người chưa nghe tiếng súng. Nhưng cảm
thức về mùi thuốc súng vẫn chứa đầy trong mỗi người. Đó là một bi kịch.
Và cũng chính cái bi kịch này đẩy chúng ta đến chỗ cái nhìn về lịch sử
dễ bị méo mó, thiên lệch, phiến diện hoặc đôi khi bất kính.
Mạo phạm đến lịch sử, đến người đã khuất là vi phạm đạo đức rất căn bản
bởi đạo lý tôn trọng người đã khuất cũng như kính lão đắc thọ vốn là
tiền đề căn bản của đạo đức người Việt nói riêng và nhân loại nói chung.
Mạo phạm điều đó cũng đồng nghĩa với phá vỡ những qui chuẩn đạo đức rất
căn bản của con người. Trường hợp blogger Lê Diễn Đức đã mạo phạm đến
Tướng Hoàng Cơ Minh là một ví dụ.
Trong một status trên Facebook, ông Lê Diễn Đức đã viết: “Cả hàng trăm
ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt
đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục
người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích "Đông
Tiến","phục quốc" chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ "anh hùng" cái nổi gì.
Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại
nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những "anh hùng
vị quốc vong thân" ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”.
Tôi không bàn thêm về chuyện đúng sai ở đây. Bởi lẽ, ông Đức có quyền
bàn luận về chuyện đúng sai cũng như đâu là sự thật lịch sử. Vì đây là
sứ mệnh, trách nhiệm của một trí thức, đặc biệt là người cầm bút. Nhưng
vấn đề cần bàn ở đây là thái độ đối với người đã khuất. Hơn nữa người đã
khuất này là một người “vị quốc vong thân”. Thậm chí, trong một chừng
mực nào đó, ông Đức vừa giễu cợt lại vừa thóa mạ Tướng Hoàng Cơ Minh.
Tính giễu cợt biểu hiện rõ ở cách dùng từ ngữ khi nói về VNCH và biến cố
30 tháng 4 năm 1975, nói về chiến khu của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như
nguyện vọng và chí hướng phục quốc của ông. Sự thóa mạ nằm ở chỗ ông Đức
đã chỉ trích “Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà
con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém!”. Và không dừng ở
chổ chỉ trích cá nhân, ông tiếp tục thóa mạ cộng đồng người Việt hải
ngoại là “Niềm tin vào những ‘anh hùng vị quốc vong thân’ ấy là niềm tin
ngô nghê, mù quáng”.
Ở vấn đề thức nhất, ông Đức đã hành xử không đúng mực của một trí thức,
ông đã giễu nhại, cười cợt trên cái chết, sự hy sinh của không riêng gì
Tướng Minh mà cả gần hai trăm vị anh hùng khác. Trước gần hai trăm sinh
mạng ngã xuống mà cách dùng từ ngữ của ông nghe cứ như đùa cợt, giống
như con nít đang chơi trò trận giả, chết giả. Liệu thái độ này có phải
là thái độ của một trí thức? Hơn nữa, ông Đức không phải là một trí thức
được tôi luyện từ lò độc tài, từ chỗ mà người ta dễ dàng thóa mạ hay
giễu cợt, châm học nhau cho dù sự châm chọc, giễu cợt đó đụng chạm đến
người đã khuất. Ông Đức được học hành tử tế ở một đất nước có văn minh,
tiến bộ và được làm việc trong một môi trường dân chủ, tiến bộ.
Vấn đề nữa, nếu là người có thái độ làm việc nghiêm túc, ông Đức phải
đưa ra những bằng chứng cụ thể và xác thực về chuyện Tướng Hoàng Cơ Minh
đã làm chiến khu giả để lừa tiền bà con hải ngoại nhẹ dạ. Và nếu có
bằng chứng đó, ông Đức phải có trách nhiệm kiểm chứng về độ chuẩn xác
của nó, bởi lẽ, người liên quan trực tiếp đến cái “chiến khu giả” mà ông
Đức nói đã tuẫn tiết, những người có liên quan đến Tướng Hoàng Cơ Minh
làm điều sai không thể gọi là vì ông ta/bà ta là anh em/chị em ruột thịt
với Tướng Minh mà chụp mũ cho Tướng Minh. Đây là chuyện hồ đồ và thiếu
cơ sở khoa học. Vả lại, ông thử nghĩ, nếu tính chuyện lừa gạt bà con hải
ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền sao lại phải tuẫn tiết trong khi bà con đang
ủng hộ, tiền còn nắm trong tay! Chỉ riêng vấn đề này, không thể nói ông
Lê Diễn Đức vô ý đùa cợt mà là ngưỡng đạo đức của ông có vấn đề. Ông đã
chụp mũ người không còn sống trên đời để tranh luận với ông.
Không dừng ở đó, ông còn qui chụp tướng Hoàng Cơ Minh giống như kẻ lừa
đảo và bà con Việt kiều hải ngoại giống như một đám đông nhẹ dạ, cả tin
(thậm chí giọng điệu giễu cợt của ông cho thấy có sự miệt thị trong
status). Qui chụp người đã khuất một cái tội nào đó trong khi bản thân
ông chưa đưa ra bất kì bằng chứng nào cho thấy người đó lừa đảo có phải
là hành vi của một trí thức? Trong một status khác ông cũng chỉ đưa ra
“bằng chứng” rằng em trai của Tướng Minh dính líu đến tiền bạc nhưng
không hề có bất kì chứng cứ nào để cho thấy Tướng Minh lừa đảo.
Và, khi ông nói bà con hải ngoại nhẹ dạ, đưa tiền cho Tướng Minh, bị lừa
tiền, nôm na là thế. Ông quên mất một điều là cộng đồng người Việt hải
ngoại chỉ mạnh lên, đủ khả năng tài trợ cho các hoạt động dân chủ từ
những năm 1990 về sau, mà cụ thể là những năm 1995 đến nay, chứ trước
đó, với đời sống mới, thậm chí có người mới bước ra khỏi trại tị nạn,
chưa kịp nhập quốc tịch Mỹ hay bất kì quốc tịch nào, tiền ăn còn khó
khăn thì lấy đâu mà tài trợ, mà bị lừa. Nếu có “bị lừa” thì với tâm
huyết phục quốc, với ước mơ và khát khao tự do, người ta sẽ nhịn ăn,
giảm chi tiêu để đóng góp cho sự nghiệp lớn. Không lẽ ông cho rằng Tướng
Minh đã ăn bẩn những đồng tiền khốn khó của bà con Việt Kiều khi đất
nước đang lâm nguy, dân tộc đang phân ly như vậy hả ông Đức?
Liệu những năm 1985 trở về trước, Tướng Minh lừa được bà con hải ngoại
bao nhiêu tiền nếu hiểu và tin theo lý luận của ông Lê Diễn Đức? Xin
nhấn mạnh là ở đây tôi không hề có ý “chụp mũ” hay “qui kết” ông Lê Diễn
Đức nhằm đẩy sự việc đến chỗ xấu hơn. Vì bị hủy hai hợp đồng làm việc ở
Người Việt và RFA cũng là một nỗi buồn không nhỏ của người cầm bút. Ông
Đức đã trả giá cho ngòi bút của ông quá nặng rồi. Nhưng như vậy không
có nghĩa là huề. Ông chỉ mới trả giá cho ngòi bút của ông nhưng ông còn
nợ với người đã khuất, đó là Tướng Hoàng Cơ Minh cùng những vị liệt sĩ
phục quốc trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Ông bắt buộc phải trả lời và làm
rõ trắng đen vấn đề ông đã nói, gồm: Tướng Hoàng Cơ Minh cùng những
chiến hữu của ông đã lừa phỉnh bà con Việt Kiều nhẹ dạ để lấy tiền; Và
Mặt trận Hoàng Cơ Minh là một chiến khu giả.
Bên cạnh đó, ông cũng cần phải chỉ rõ cho bà con Việt Kiều biết họ đã
nhẹ dạ như thế nào, cả tin như thế nào và bị Tướng Minh lừa tiền như thế
nào. Bởi đó là những gì ông Lê Diễn Đức đã nêu, đã phổ biến trên mạng
xã hội. Nếu không chứng minh được những gì ông nói là đúng thì ông phải
công khai xin lỗi bà con Việt Kiều và phải thành tâm sám hối trước vong
linh của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như nhiều vị anh hùng vị quốc vong
thân khác. Bởi đây là thái độ phải lẽ, phải đạo của một trí thức. Ngược
lại, nếu ông không xem mình là một trí thức, một nhà báo thì ông có thể
im lặng, không cần nói gì cũng được, mà cũng chẳng ai trách ông nữa đâu!
Chỉ đáng buồn thôi!
Bởi vấn đề đáng buồn ở đây chính là lịch sử, là vận mệnh dân tộc, lịch
sử quá nhiều khói lửa và vận mệnh đau thương của một dân tộc như Việt
Nam đã luôn gánh chịu những mũi đâm của sự lầm lỗi và phiến diện, thậm
chí những mũi đâm của bất kính và phi nhân tính. Có những con người sống
trong môi trường tiến bộ, được đào tạo trong môi trường tiến bộ nhưng
trong huyết quản của họ lại chứa quá nhiều khói thuốc súng và ký ức
chiến tranh, tội đồ tổ tông… Chính điều này đã làm nên những mũi đâm
lịch sử, những sự mạo phạm. Và ông Lê Diễn Đức cũng đã một lần mạo phạm,
vậy thôi!
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * CÔNG AN
Công an và luật pháp
Wed, 09/02/2015 - 21:52 — nguyenthituhuy
Tôi sử dụng câu trả lời của Havel, được nêu lên từ nửa thế kỷ trước mà giờ đây vẫn còn rất đúng cho trường hợp Việt Nam, để nói rằng : mô hình chính trị Việt Nam là một mô hình ngoại lai hoàn toàn, copy hoàn toàn từ nước ngoài, nhập khẩu hoàn toàn từ ngoại quốc, nó là sản phẩm của thái độ sùng ngoại tuyệt đối của bộ máy lãnh đạo.
Các nguyên lý và các lo-gic của chế độ toàn trị Việt Nam chỉ là sự tiếp tục kéo dài của các nguyên lý và các lo-gic chung của các chế độ toàn trị cộng sản thế giới. Mọi thứ xảy ra ở Việt Nam đều đã xảy ra ở cái hệ thống đã sụp đổ ở Đông Âu. Xin dẫn ra đây thêm một ví dụ, Havel viết : « Việc thao túng các toà án và các công tố viên thông qua con đường chính trị, những giới hạn kiềm chế khả năng bào chữa của luật sư trong quá trình bảo vệ thân chủ của mình, các phiên toà thực chất là xử kín và những hành độc đoán của lực lượng an ninh, quyền lực của các lực lượng này còn cao hơn pháp luật, và cách áp dụng rộng đến mức vô lí những điều luật cố tình soạn thảo một cách mù mờ ». Thực tế của Tiệp Khắc những năm 70, như thế, chẳng khác gì thực tế của Việt Nam hiện tại.
Cơ quan an ninh, theo định nghĩa, là lực lượng bảo vệ an toàn xã hội,
bảo vệ con người và quyền con người. Tuy nhiên, trong thực tế, công an
Việt Nam liên tục thực hiện các hành vi xâm phạm quyền con người, vi
phạm luật pháp và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
I. An ninh Việt Nam thường xuyên hành hung những người vô tội, gần đây
nhất là các vụ hành hung những người tới thăm tù nhân lương tâm Trần
Minh Nhật tại Lâm Đồng, hành hung những người đi đón ông Nguyễn Quang A
tại sân bay Nội Bài. Việc lực lượng an ninh Việt Nam đánh đập, gây
thương tích công dân Việt Nam là vi phạm điều 20 của Hiến Pháp 2013.
Nội dung của Điều 20
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,
sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
II. An ninh Việt Nam xâm phạm một cách có hệ thống quyền tự do đi lại
của rất nhiều công dân. Nhiều người không được cấp hộ chiếu, không được
phép xuất cảnh. Và gần đây nhất, ngay đêm trước ngày Quốc Khánh, ông
Nguyễn Quang A bị giam giữ ở sân bay Nội Bài không có lý do trong vòng
15 tiếng đồng hồ, khi ông từ nước ngoài trở về. Việc này vi phạm điều 23
của Hiến pháp 2013.
Nội dung của Điều 23
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra
nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định.
III. An ninh Việt Nam xâm phạm quyền bình đẳng và quyền học tập của công dân.
Mới hôm qua, dưới sự điều khiển của an ninh, Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội đã gây áp lực, muốn bắt sinh viên Phạm Lê Vương Các phải nghỉ học ở
trường này. Hành vi này vi phạm quyền học tập và quyền bình đẳng của
công dân, được quy định ở điều 16 và điều 39 của Hiến pháp 2013. Nếu ở
một nước có pháp luật thực sự, chắc chắn ông Chủ nhiệm khoa của Vương
Các đã phải ra tòa.
Nội dung của Điều 39
Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 16
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Hành xử của an ninh Việt Nam chứng tỏ Việt Nam là một nhà nước không có
pháp luật, bởi vì chính cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp lại vi phạm
pháp luật một cách trắng trợn.
Dĩ nhiên, an ninh cũng chỉ thực hiện theo lệnh trên mà thôi.
Câu hỏi là : Vì sao nhà nước Việt Nam phải cố đặt ra luật pháp để rồi
chính các cơ quan nhà nước phải xâm phạm nó một cách thô bạo, và thậm
chí thô thiển ?
Câu trả lời của Havel, 50 năm trước, cho cùng một câu hỏi trên đây : « các
bộ luật – ít nhất là trong một số lĩnh vực – chỉ là cái mặt nạ, chỉ là
một khía cạnh của thế giới giả tạo. Thế thì tại sao lại cần pháp luật?
Cũng cùng lí do như ý thức hệ: Nó cung cấp một cây cầu biện hộ giữa hệ
thống và các cá nhân, nó giúp họ tham gia vào cấu trúc quyền lực và phục
vụ những đòi hỏi độc đoán của bộ máy quyền lực một cách dễ dàng hơn.
Lời biện hộ này giúp các cá nhân tự lừa mình khi nghĩ là họ chỉ giữ gìn
luật pháp và bảo vệ xã hội khỏi bọn tội phạm. (Không có lời biện hộ như
thế thì việc tuyển lựa một thế hệ mới các quan toà, công tố và điều tra
viên sẽ khó hơn biết chừng nào!) Như là một khía cạnh của thế giới giả
tạo, những bộ luật đó đánh lừa không chỉ nhận thức của những người buộc
tội, mà còn lừa dối công chúng, lừa bịp các nhà quan sát quốc tế, và
thậm chí đánh lừa cả lịch sử nữa. » (« Quyền lực của kẻ không quyền lực », bản dịch của Phạm Nguyên Trường).
Như vậy, câu trả lời của Havel cho thấy : cũng như cái ý thức hệ cộng
sản chủ nghĩa mà Tổng Bí thư đảng cộng sản và toàn bộ máy lãnh đạo đang
cố duy trì, các bộ luật chỉ là một sự lừa bịp mà thôi, lừa người và tự
lừa dối mình.Tôi sử dụng câu trả lời của Havel, được nêu lên từ nửa thế kỷ trước mà giờ đây vẫn còn rất đúng cho trường hợp Việt Nam, để nói rằng : mô hình chính trị Việt Nam là một mô hình ngoại lai hoàn toàn, copy hoàn toàn từ nước ngoài, nhập khẩu hoàn toàn từ ngoại quốc, nó là sản phẩm của thái độ sùng ngoại tuyệt đối của bộ máy lãnh đạo.
Các nguyên lý và các lo-gic của chế độ toàn trị Việt Nam chỉ là sự tiếp tục kéo dài của các nguyên lý và các lo-gic chung của các chế độ toàn trị cộng sản thế giới. Mọi thứ xảy ra ở Việt Nam đều đã xảy ra ở cái hệ thống đã sụp đổ ở Đông Âu. Xin dẫn ra đây thêm một ví dụ, Havel viết : « Việc thao túng các toà án và các công tố viên thông qua con đường chính trị, những giới hạn kiềm chế khả năng bào chữa của luật sư trong quá trình bảo vệ thân chủ của mình, các phiên toà thực chất là xử kín và những hành độc đoán của lực lượng an ninh, quyền lực của các lực lượng này còn cao hơn pháp luật, và cách áp dụng rộng đến mức vô lí những điều luật cố tình soạn thảo một cách mù mờ ». Thực tế của Tiệp Khắc những năm 70, như thế, chẳng khác gì thực tế của Việt Nam hiện tại.
Tuy thế Havel khuyên rằng những người đấu tranh cần dựa vào bộ luật để
đòi nhà nước toàn trị phải tuân thủ luật pháp, qua đó mà bảo vệ quyền
công dân và quyền con người. Việc những người đấu tranh liên tục viện
dẫn luật pháp không có nghĩa là họ có ảo tưởng về luật pháp trong chế độ
cộng sản. Nhưng họ biết rằng hệ thống toàn trị không thể vận hành mà
không có cái mặt nạ dối trá của luật pháp. Để tạo tính chính danh, nhà
nước toàn trị dùng luật pháp như một bộ y phục sang trọng, như một thứ
nghi lễ. Hành động đòi nhà nước toàn trị phải tuân thủ luật pháp « chính
là một hành động của sống trong sự thật, đấy là mối đe dọa toàn bộ cơ
cấu dối trá ở chính điểm dối trá nhất của nó ». Vì thế, việc sinh viên
Phạm Lê Vương Các kiên quyết ở lại trường đại học, để đòi quyền được học
của mình, là một hành động sống trong sự thật.
Hy vọng xã hội sẽ cùng hỗ trợ Phạm Lê Vương Các để bảo vệ các quyền cơ
bản mà bất kỳ người nào sinh ra đời cũng phải được thụ hưởng.
Và hy vọng những người đấu tranh cho quyền con người và cho một Việt Nam
dân chủ như Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn
Văn Hải và những người khác... nhận được sự ủng hộ đông đảo và rộng lớn,
để một ngày Việt Nam có thể hòa vào dòng chảy chung của nhân loại tiến
bộ.
Nice, ngày Quốc khánh 2/9/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
http://www.rfavietnam.com/node/2775DENNIS PRAGER * VIẸT CỘNG PHẢN QUỐC HẠI DÂN
Đôi lời về Việt Nam / Viện trưởng Đại học Dennis Prager
DENNIS PRAGER
DENNIS PRAGER
Dennis
Prager hiện có một chương trình truyền thanh thính giả đàm thoại (Talk
Show) hàng ngày trên đài KRLA tần số 870AM bao gồm vùng Los Angeles và
Orange County. KRLA liên hợp với 140 đài khác trên toàn quốc Hoa Kỳ. Ông
viết xã luận hàng tuần, là tác giả của bốn cuốn sách và là sáng lập
viên của Đại Học Prager.
o O o
Thật
khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi — nhất là không tránh được phải nổi
giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng
ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông minh, yêu đời, tự trọng, và
chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ
quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta)
trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.
Điều
không may là chính phủ cộng sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt Nam ngày
nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, để
thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì
2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để làm gì?
Tôi muốn hỏi một trong những người lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt
Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí, đồng chí đã bỏ hết tất cả
những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu cho kỳ được: nào là
cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và quân phiệt,
ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh yêu
kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào
người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”
Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật thê lương.
Lời
nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết
mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối cánh Tả phi Cộng Sản trên
thế giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại
hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang)
được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: Lời
nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh
đấu giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh
đấu chống Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời
hậu chiến (sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí
Minh là George Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa
Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông
ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt Nam.
Sau đây mới là sự thật
Tất
cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những kẻ côn đồ ngông
cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng
thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu người Việt vô tội
mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe dọa hàng
triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn — phải, cho hắn và cho
đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” nhất
mọi thời đại khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu ngốc về
đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu
tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người — “Hey,
Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ con?”
Đảng
Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Mỹ không
bao giờ muốn kiểm soát người dân Việt, và có một trường hợp tương tự để
chứng minh điều đó: Chiến Tranh Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều
Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng
tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn
là) người có tự do hơn — một người Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản
Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa
Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên?
Và
ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam
Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó)
hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc
Việt Nam?
Hoa
Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai trị họ. Sự thật
là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ
muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá lại được tuyên truyền
lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi người trên thế giới —
trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền nhân người
Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ nhập
trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả
tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người
Việt.
Tôi
ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển
lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để
tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ
trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe
dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng
Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng
thuyền, thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc
bị hải tặc tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng
Sản đã “giải phóng” Nam Việt Nam.
Điều
cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa
lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch
sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ
hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu
Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.
Tôi
sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu — người Việt. Đã đến thăm Việt
Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. Tôi
hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng
khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống
hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến
chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số
140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu
nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản.
--------------------------------------------------------
Trip to Vietnam Revives Hatred of Communism
It
was difficult to control my emotions — specifically, my anger — during
my visit to Vietnam last week. The more I came to admire the Vietnamese
people — their intelligence, love of life, dignity and hard work — the
more rage I felt for the communists who brought them (and, of course, us
Americans) so much suffering in the second half of the 20th century.
Unfortunately,
communists still rule the country. Yet, Vietnam today has embraced the
only way that exists to escape poverty, let alone to produce prosperity:
capitalism and the free market. So what exactly did the 2 million
Vietnamese who died in the Vietnam War die for? I would like to ask one
of the communist bosses who run Vietnam that question. “Comrade, you
have disowned everything your Communist party stood for: communal
property, collectivized agriculture, central planning and militarism,
among other things. Looking back, then, for what precisely did your
beloved Ho Chi Minh and your party sacrifice millions of your fellow
Vietnamese?”
There is no good answer. There are only a lie and a truth, and the truth is not good.
The
lie is the response offered by the Vietnamese communists and which was
repeated, like virtually all communist lies, by the world’s
non-communist left. It was (and continues to be) taught in virtually
every Western university and was and continues to be spread by virtually
every news medium on the planet: The Vietnam communists, i.e., the
North Vietnamese and the Viet Cong, were merely fighting for national
independence against foreign control of their country.
First,
they fought the French, then the Japanese and then the Americans.
American baby boomers will remember being told over and over that Ho Chi
Minh was Vietnam’s George Washington, that he loved the American
Constitution, after which he modeled his own, and wanted nothing more
than Vietnamese independence.
Here
is the truth: Every communist dictator in the world has been a
megalomaniacal, cult of personality, power hungry, bloodthirsty thug. Ho
Chi Minh was no different. He murdered his opponents, tortured only God
knows how many innocent Vietnamese, threatened millions into fighting
for him — yes, for him and his blood soaked Vietnamese Communist Party,
backed by the greatest murderer of all time, Mao Zedong. But the moral
idiots in America chanted “Ho, ho, Ho Chi Minh” at antiwar rallies, and
they depicted America as the real murderers of Vietnamese — “Hey, hey,
LBJ, how many kids did you kill today?”
The
Vietnamese communists were not fighting America for Vietnamese
independence. America was never interested in controlling the Vietnamese
people, and there is a perfect parallel to prove this: the Korean War.
Did America fight the Korean communists in order to control Korea? Or
did 37,000 Americans die in Korea so that Koreans could be free? Who was
(and remains) a freer human being — a Korean living under Korean
communist rule in North Korea or a Korean living in that part of Korea
where America defeated the Korean communists?
And
who was a freer human being in Vietnam — those who lived in
non-communist South Vietnam (with all its flaws) or those who lived
under Ho, ho, Ho Chi Minh’s communists in North Vietnam?
America
fights to liberate countries, not to rule over them. It was the
Vietnamese Communist Party, not America, that was interested in
controlling the Vietnamese people. But the lie was spread so widely and
so effectively that most of the world — except American supporters of
the war and the Vietnamese boat people and other Vietnamese who yearned
for liberty — believed that America was fighting for tin, tungsten and
the wholly fictitious “American empire” while the Vietnamese communists
were fighting for Vietnamese freedom.
I
went to the “Vietnam War Remnants Museum” — the Communist Party’s
three-floor exhibit of anti-American photos. Nothing surprised me — not
the absence of a single word critical of the communist North Vietnamese
or of the Viet Cong; not a word about the widespread threats on the
lives of anyone who did not fight for the communists; not a word about
those who risked their lives to escape by boat, preferring to risk dying
by drowning, being eaten by sharks or being tortured or gang-raped by
pirates, rather than to live under the communists who “liberated” South
Vietnam.
Equally
unsurprising is that there is little difference between the history of
the Vietnam War as told by the Communist Party of Vietnam and what just
about any college student will be told in just about any college by just
about any professor in America, Europe, Asia or Latin America.
I
will end with the subject with which I began — the Vietnamese. It is
impossible to visit Vietnam and not be impressed by the people. I hope I
live to see the day when the people of Vietnam, freed from the
communist lies that still permeate their daily lives, understand that
every Vietnamese death in the war against America was a wasted life, one
more of the 140 million human sacrifices on the altar of the most
bloodthirsty false god in history: communism.
No comments:
Post a Comment