Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 19 November 2016

CHUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN * TÙNG THIỆN VƯƠNG * QUẢNG ĐỘ

 

Wednesday, April 16, 2014


BÙI VĂN PHÚ * HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG




Hành Trình Biển Đông: những câu chuyện vượt biển

Bùi Văn Phú
[Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông, Tuyển tập I. Nhiều tác giả. 483 trang. 2003]
*
Mỗi người Việt rời bỏ quê hương kể từ năm 1975 đều có một câu chuyện riêng về hành trình tìm tự do của mình. Từ đợt di tản trong cơn sốt chiến tranh vào tháng 4.1975, rồi những chuyến vượt biển, vượt biên giới qua các nước Đông Dương trong hơn một thập niên theo sau đó cho đến những người ra đi theo diện O.D.P., diện H.O., diện con lai, hay diện thuyền nhân hồi hương (R.O.V.R.) sau này, tất cả đều trải qua nhiều bất định, qua bao nỗi phập phồng lo sợ không biết giấc mơ được rời khỏi Việt Nam có sẽ suông sẻ hay không. Chỉ khi đã đến được nơi định cư mới, thường là Hoa Kỳ, Canada, Úc hay một quốc gia Châu Âu thì hành trình đó mới coi như kết thúc.
Người Việt đã bỏ nước ra đi bằng nhiều cách, nhưng con đường vượt biển – với đông người ra đi nhất – và cũng là con đường gặp nhiều gian truân, khổ cực nhất. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ước lượng một phần ba số người vượt biển, khoảng vài ba trăm nghìn, đã không đến được bến bờ.
Qua nhiều chuyện kể trong Hành Trình Biển Đông, những người rời bỏ quê hương Việt Nam ra đi tìm tự do bằng đường biển, đường bộ, hay bằng cả hai cách, đều biết rõ trong quyết định ra đi của mình sự may mắn sống còn chỉ có một phần ba. Câu nói: “Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá” được người vượt biển suy ngẫm trước khi ra đi và chỉ biết cầu xin cho số mệnh được bình yên.
Rất nhiều trong số 46 câu chuyện được kể lại đều là hoàn cảnh khốn khó của những tàu vượt biển gặp nạn: bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết người hay bị chết đói, chết khát. Trên đường vượt biển, nếu không may tàu lạc vào vùng hoành hành của hải tặc thì thuyền nhân không thoát khỏi cảnh bị cướp, bị hành hạ ít ra cũng vài lần, có tàu bị rơi vào tay hải tặc đến mười bốn lần.
Câu chuyện của một con tàu ra đi từ vùng Cái Sắn, Rạch Giá vào tháng 3.1977 là câu chuyện hãi hùng hơn cả. Tàu bị hải tặc cướp và hãm hiếp. Khi gặp hải tặc tấn công lần thứ nhì, đám thanh niên trên tàu đã nhất quyết chống lại, bọn hải tặc gọi hai tàu đồng bọn tới và chúng đã giết 62 người, chỉ còn một người vì bị những xác chết khác đè lên mà thoát chết. Cảnh người thuyền nhân duy nhất sống sót giữa đống xác người đầy máu, tựa như cảnh phóng viên Dith Pran người Cam Bốt lội bùn giữa những cánh đồng đầy xương và sọ người trên đường trốn thoát tàn sát của Khở Me Đỏ trong phim Killing Field, hay cảnh người phi công Mỹ bị bắn rớt máy bay, trên đường trốn thoát đã đi lạc vào một vũng lầy ngổn ngang xác người ở Bosnia-Kosovo trong phim Behind the Enemy Lines.
Không gặp hải tặc nhưng chẳng may lạc đường, mất phương hướng giữa biển, cạn thức ăn, hết nước uống nên có người đã phải ăn thịt bạn đồng hành đã chết để sống qua ngày. Có bà mẹ phải cắt vú mình lấy máu cho con bú kẻo không đứa bé sẽ chết khát, có người chị cắt thịt mình để lấy máu nuôi người thân. Trong nhiều chuyến vượt biển, nhiều người đã chết vì đói khát, người thoi thóp sống lo thủy táng người đã chết và chỉ còn biết cầu xin người chết phù hộ. Có khi những điều khấn xin cũng đã được đáp lại bằng những cơn mưa hoặc được cứu vớt.
Ra đi trên biển khơi bao la sóng dữ, đa phần chết nhưng cũng có câu chuyện một bé trai được sinh ra trong giờ phút thập tử nhất sinh. Tháng 7.1979 có một tàu chở người vượt biển ra khơi, bị sóng gió, mưa bão dập vùi đánh vỡ tàu ra từng mảng khiến 350 người trên tàu chết gần hết, chỉ còn 14 người sống sót và đã có một hài nhi ra đời giữa lòng biển khơi trong khi người mẹ, tuổi chừng 30, đang bám víu lấy mạng sống trên một chiếc bè trôi nổi mà người đỡ đẻ lại là một nam học sinh ở tuổi 17. Câu chuyện vượt biển này tưởng như kết thúc ở bến bờ tự do, nhưng 14 người sống sót lại được tàu đánh cá của Việt Nam vớt, đưa trở về địa điểm khởi hành. Không biết số mạng của đứa bé trai sinh giữa lòng biển khơi giờ đây ra sao? Còn sống, năm nay em đã 24 tuổi rồi.
Rủi may trên biển đến nhiều khi chẳng ai ngờ. Tưởng chết thì lại được cứu. Tưởng tìm được sinh lộ thì lại đi vào cõi thiên thu. Như cái chết của anh Sáu Hoàng, một cựu sĩ quan hải quân. Sau nhiều ngày lênh đênh, mất phương hướng vì tàu hỏng máy, anh thấy một bình nhựa trôi trên biển nên nhảy xuống vớt với hy vọng tìm được nhãn hiệu để biết tàu đang trôi dạt nơi đâu, có gần bờ bến nào không. Dưới nước anh Hoàng nắm được bình, nhưng con tàu bỗng trôi nhanh nên anh bơi đuổi không kịp. Nhiều người trên tàu ném hết mọi thứ có thể nổi để anh bám vào, nhưng chẳng cứu anh được. Con tàu hỏng máy đã bỏ anh lại giữa đại dương bao la mịt mùng.
Trong một chuyện kể khác, cũng là trường hợp tàu hư, lạc đường trên biển vào năm 1981. Sau nhiều ngày đói khát, tàu trôi dạt đến gần một đảo hoang, bốn thanh niên nhảy xuống bơi vào tìm xem có sự sống hay không. Khi họ bơi trở ra thì con tàu lại cứ trôi xa dần khỏi đảo, bỏ lại bốn thanh niên không biết sống chết ra sao.
May mắn thoát được hiểm nguy trên biển, có người đến được đất liền nhưng cũng không tìm được sự sống ở đất tự do. Đó là câu chuyện về chị Nguyệt một mình đến được trại, ở lâu vì không có diện định cư nên phải bán mình nuôi thân, nuôi gia đình còn ở Việt Nam. Chị mua hương bán phấn với lính Thái, mang thai, rồi tự tử chết.
Cuộc sống trong trại tị nạn chỉ là tạm bợ nhưng cũng nhiều buồn vui trong khi chờ đợi được đi định cư ở một nước thứ ba. Có một người thiếu nữ được tàu Mỹ vớt, cho ăn uống. Quần áo được giặt bằng máy trên tàu vì vậy cô bị lạc mất chiếc nịt ngực. Khi được chuyển vào trại, ra đường không có nịt ngực nên cô thường bị nhiều chàng thanh niên dòm ngó, chọc ghẹo khiến cô luôn e thẹn và cảm thấy sự thiếu vắng một vật đã thường mang trên người như đã mất mát hay thiếu thốn một cái gì thân thương lắm.
Khi làn sóng người vượt biển lên cao, chính phủ các nước Đông Nam Á có lệnh không cho ngư dân của họ cứu vớt thuyền nhân. Nhiều tàu bè quốc tế cũng đã làm ngơ trước lời cầu cứu của những chiếc thuyền đánh cá bé nhỏ gặp nạn giữa biển khơi. Bao nhiêu tín hiệu SOS gửi đi nhưng chẳng có một lời đáp lại. Nhưng không phải tất cả thuyền trưởng đều quay mặt đi vì đã có những tàu Phi Luật Tân, tàu Nhật, tàu Mỹ cứu vớt thuyền nhân để họ sống sót mà kể lại. Ngay cả khi hải tặc Thái Lan tạo kinh hoàng cũng còn có những ngư dân Thái cứu người vượt biển, đem họ vào bến bờ bình an. Có người thương binh một chân, là cựu đai úy trong quân đội Thái, đã nhỏ nước mắt khi nhìn thấy một em bé Việt Nam chỉ còn da bọc xương trên tay người mẹ đang đi tìm sữa cho con. Ông đã cho người mẹ 20 đồng baht để bà ra chợ mua sữa cho đứa bé.
Hai thập niên trước, thảm trạng của thuyền nhân đã được ghi lại trong tập tài liệu mang tên Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do nhà văn Nhật Tiến và ký giả Dương Phục kể.
Hai mươi năm sau, những câu chuyện đi tìm tự do được ghi lại trong Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông (tuyển tập I) do bởi nhiều nhân chứng. Đây không phải là một tác phẩm văn chương mà là một chứng liệu lịch sử. Nhiều trong số 46 bài viết là thể loại tự truyện, ghi lại những sự việc đã thực sự xảy ra dưới mắt người viết, những tác giả không phải là người cầm bút chuyên nghiệp hay có tài năng văn chương. Họ kể lại bằng lối văn mộc mạc, chân thành. Hầu hết những chuyện kể trong Hành Trình Biển Đông do chính người trong cuộc ghi lại, chỉ một vài bài do người khác viết theo lời kể của những nhân chứng.
Đọc Hành Trình Biển Đông để biết được những kinh hoàng, dã man nhiều khi không thể tin được là đã xảy đến cho những thuyền nhân Việt Nam. Nhưng đó là những câu chuyện có thực. Rất thực.
Trong thế kỷ vừa qua thế giới đã chứng kiến nhiều vụ giết người tập thể: lò hơi ngạt giết người Do Thái trong các trại tập trung; Khờ Me Đỏ tàn sát người Cam Bốt; dân bộ lạc ở Rwanda, Châu Phi giết nhau; diệt chủng ở Bosnia-Kosovo. Ở những nơi này ngày nay còn nhiều chứng tích để lại như một nhắc nhở cho nhân loại về những tội ác đã xảy ra. Nhưng hàng trăm ngàn thuyền nhân đã bỏ mình, thân xác họ chìm sâu trong lòng biển cả, không để lại dấu tích gì. Còn chăng là một số hình ảnh của Cao Ủy Tị Nạn hay do những tàu cứu vớt thuyền nhân ghi lại được.
Những chuyện kể trong Hành Trình Biển Đông chỉ là một phần nhỏ của thảm trạng thuyền nhân vì còn rất nhiều những con tàu khác đã chìm sâu trong lòng đại dương mang theo tất cả, không để lại dấu vết và cũng không còn ai sống sót mà kể lại.
Mỗi cái chết của người vượt biển đều cần được ghi lại để làm chứng tích cho thế hệ mai sau. Trong tương lai, người Việt sẽ dựng đài thuyền nhân để tưởng nhớ vong linh những người đã bỏ mình và để nhắc nhở con cháu về giá của tự do mà thế hệ cha ông đã phải trả.
© 2003 Buivanphu
___ Năm 2003, nhật báo Viễn Ðông mở cuộc thi viết “Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo” (CNVTCT), hơn 150 tác giả tham dự cuộc thi này, tuyển tập CNVTCT gồm 3 tập dày trên 1,300 trang được ấn hành trong năm 2004. Sở dĩ dùng chữ “cải tạo” cho đúng với danh xưng của cộng sản đã gọi nhưng thực tế là trại tù khắc nghiệt như những trại tù mà văn hào Alexander Solzhenitsyn mô tả trong các tác phẩm như “Một Ngày Trong Ðời” Ivan Denitsovitch (One Day in The Life of Ivan Denitsovich), Tầng Ðầu Ðịa Ngục (The First Circle), Quần Ðảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago)... vào thập niên 50, 60 ở Liên Bang Xô Viết.

Nhà văn Bích Huyền - tác giả Lối Cũ Chẳng Sao Quên, vợ của “Người Tù Cải Tạo” chết ở Vĩnh Phú - viết lời tựa trong tuyển tập CNVTCT: “Dĩ vãng, hai tiếng ấy gợi trong lòng người một ý niệm xa xôi về thời gian. Ba mươi năm, có đủ để coi đó như là dĩ vãng? Nhưng có những chuyện bám chặt lấy da thịt người ta nên chẳng thể xem là dĩ vãng, dù đã qua... đã lâu.

... Cuộc thi Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo được mở ra như khơi lại vết thương chẳng thể lành. Hàng trăm người đã để lòng lắng xuống, quay trở về quảng đới đau thương ấy, hưởng việc làm ý nghĩa của nhật báo Viễn Ðông... ghi lại những dấu tích của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn lịch sử.

... Nước mất nhà tan, nhưng không có nhà nào đau khổ hơn nhà có người đi cải tạo. Những bữa ăn khoai sắn, bo bo, chan canh bằng nước mắt. Cha mẹ già nua đau ốm, con thơ nhỏ dại... khiến đôi vai người vợ tù cải tạo như oằn xuống. Nhà cửa bị tịch thu, hết lề đường xó chợ đến vùng kinh tế mới sình lầy...

Là người trong ban giám khảo, khi đọc từng mẩu chuyện của người vợ tù, khó cầm được nước mắt, tôi nghĩ tác giả khi hồi tưởng để viết ra cũng vậy... như lời nhà văn Bích Huyền trong ban giám khảo: “Là một người đồng cảnh, không những tôi thông cảm, chia sẻ với câu chuyện... mà còn cảm thấy bàng hoàng tức tưởi nhiều hơn khi thấy nhiều chuyện thương tâm quá, khổ cực quá...” Và độc giả, có thân nhân lâm vào hoàn cảnh đó, khi đọc, lòng chùng xuống với bao nỗi xót xa!

Ðể ghi lại đầy đủ sự kiện lịch sử xảy ra sau chiến tranh Việt Nam, nhật báo Viễn Ðông mở tiếp cuộc thi viết Chuyện Người Tù Cải Tạo. Gần một trăm bài viết xa, gần từ Ontorina, Canada (Trần Bá Ðàm), Alberta, Canada (Nguyễn Văn Ðặng), Hawaii (Ngô Xuân Tâm), Chicago (Thiên Lý), Oregon (Nguyễn Thế Thăng), South Carolina (Nguyễn Ðình Hoài), Florida (Trường Giang), Washington D.C. (Phạm Ngọc Hoàng), Massachusetts (Nguyễn Thanh Ty), Tennessee (Joseph Nguyễn), Pensylvania (Lưu Quang Ðức), Texas (Hoàng Duy Năng), Oklahoma (Lê Xuân Trường), Arizona (Hồ Hoàng Hạ)... đến Bắc, Nam California đã gởi bài về tham dự, ghi lại hình ảnh đau thương, khốn cùng... trong chốn lao tù từ Nam ra Bắc sau Tháng Tư năm 1975 đến cuối năm 1990.

Tuyển tập Chuyện Người Tù Cải Tạo, do nhật báo Viễn Ðông ấn hành vào Tháng Sáu năm 2007 gồm 2 tập, dày trên 850 trang, với 63 bài viết của tác giả là nạn nhân, chứng nhân... trong giai đoạn đen tối của lịch sử đất nước.

Trong ba thập niên qua, có nhiều hồi ký viết lại chốn lao tù với những tác phẩm của Hoàng Liên, Phạm Quang Giai, Hà Thúc Sinh, Tạ Tỵ, Khiết Châu, Nguyễn Huy Hùng, Dương Viết Ðiền... mô tả thân hình ảnh nhà tù mà tác giả trải qua. Với tuyển tập Chuyện Người Tù Cải Tạo được ghi nhận ngắn gọn từng chi tiết, hình ảnh, không gian và thời gian qua mỗi tác giả để nói lên tổng thể của “quần đảo” như tên gọi của văn hào A. Solzhenitsyn, đoạt giải thưởng Văn Chương Nobel năm 1970. Nhờ được giải thưởng Nobel nên độc giả trên thế giới biết được chốn lao tù ở Liên Xô bị bưng bít trong bức màn sắt.

Với nhiều tác giả, không phải là người cầm bút, nhờ cuộc thi viết về chuyện TNCT này để có cơ hội ghi lại tháng ngày đen tối, hình ảnh người đã mất, tấm lòng của người bạn tù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, bất hạnh, cảnh tử sinh mà trải qua bao thập niên còn kinh hoàng trong giấc mơ! Với người thật, cảnh thật, nói lên sự thật... cho thế hệ con em biết được thế hệ đi trước đã vùi chôn cuộc đời qua danh xưng “cải tạo”. Nói như Maurice Maéterlinck: “Quá khứ lúc nào cũng hiển hiện” mà người rơi hoàn hoàn cảnh đau thương, khó thể quên được, nó như chiếc bóng canh cánh với cuộc đời.

Bài viết đầu tiên trong tuyển tập: Niềm Ðau của Nguyễn Hữu Của, và hình ảnh tác giả trong xà kim: “Tôi cố chịu đựng, cơn khát kéo dài dằng dặc. Mắt tôi hoa lên, những giọt mồ hôi bắt đầu rịn ra trên trán, thân thể tôi mỏi nhừ, tay chân tôi rũ liệt không còn muốn cử động. Những vết đau nhức do những trận đòn thù thi nhau kéo về hành hạ thể xác vốn đã rã rời vì khát. Tôi lịm đi lúc nào không hay...” Bài viết cuối cùng trong tuyển tập: Cánh Hoa Tan Tác Của Sinh Ly của Hoài Hương, hình ảnh tác giả vừa mới sinh con đã ngậm ngùi chia cắt để vào trại tù: “Ngày về mừng mừng, tủi tủi, gặp lại mẹ già con thơ. Tóc mẹ đã đầy tuyết sương, con tôi nay đã 3 tuổi, chạy nhảy vô tư như không biết gì hết, chồng tôi vẫn nằm trong ngục tù cải tạo”. Vừa đoàn tụ với mẹ con thì nhận được giấy báo lên phường trình diện nhận lệnh đi khẩn hoang vùng kinh tế mới! “Nghe những câu đó, tôi nghẹn ngào không nói lên lời... Ðầu óc tôi quay cuồng...” rồi hai tuần sau khăn gói quả mướp xuống vùng kinh tế mới để biến “sỏi đá thành cơm”. Trong lao tù, ngoài lao tù... toàn bức tranh đen tối, sống còn để viết lại chia sẻ cho nhau, rất trân quý.

Sau 20 năm “lưu đày biệt xứ”, Tháng Năm năm 1994, nhà văn A. Solzhenitsyn trở về cố hương, những tác phẩm của ông bị cấm trước đây được ấn hành và phổ biến rộng rãi. Mong ước, một ngày nào đó, Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo và Chuyện Người Tù Cải Tạo được phổ biến trong nước để thế hệ tương lai suy ngẫm.


Vương Trùng Dương

NGUYỄN BÁ CHỔI * ĐÁNH MỸ

Đánh Mỹ quá đà mới ra nông nỗi

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tục ngữ Việt Nam có câu “sai một ly đi một dặm”. Kách Mạng đánh Mỹ quá đà từ Bến Hải tuốt xuống tận Cà Mau khoảng cách hàng tỷ ly, nên mới ra nông nỗi ngày nay.
Kách Mạng luôn hô hào “cuộc chiến tranh chống Mỹ”, “đánh thắng giặc Mỹ, tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới”, nhưng chưa bao giờ nói “đánh người Việt”, nhưng vì lỡ đuổi Mỹ quá đà, Mỹ cút mất tiêu từ năm 1973 mà quân ta vẫn tiếp tục ùn ùn như thác đổ hùng hổ xông tới oánh luôn người Việt Miền Nam hai năm sau, làm nên “đại thắng mùa xuân” cực kỳ vẻ vang.

Nhưng than ôi thời “vẻ vang” nay còn đâu. Ba mươi chín năm sau nhìn lại, Kách Mạng giờ đây chỉ là một mớ bầy hầy, cũng chỉ vì Kách mạng lỡ đuổi Mỹ quá đà, vượt quá vĩ tuyến 17.
Nếu Kách Mạng cứ ở lại ngoài ấy sau ngày Mỹ cút thì chủ tịch nước CHXHCNCC lừng danh “Cu ba thức thì bướm má ngủ” (1) đã không phải phí tiền bạc của dân và bỏ bê nghĩa vụ “bắt sâu”, đánh đường sang nước cựu thù đã thua chạy tóe khói bên kia nửa vòng trái đất để gặp “anh bảy chà da đen” Obama hầu ngỏ lời cảm ơn nước Mỹ đã lo ổn định cuộc sống cho mấy triệu dân Mỹ gốc Việt mà ta gọi là Việt kiều yêu nước... Mỹ.
Nếu Kách Mạng cứ ở lại ngoài ấy thì ngài Thứ trưởng Ngoại giao Sơn mặt Lợn, nòi CS vô thần, đâu phải xâm mình làm lễ cầu siêu cho hàng trăm ngàn người Việt chạy mặt Kách Mạng đã bỏ mình trên biển cả “được siêu thoát trên vùng biển quê nhà...”
Nếu Kách Mạng cứ ở lại ngoài ấy thì làm gì có NQ.36 giao cho một tên Thứ trưởng Ngoại giao bất lương ăn nói hàm hồ, vu khống, lật lọng, đi ra nước ngoài để bôi xấu thêm bộ mặt vốn đã chẳng coi được chút nào của một nhà nước, bị người Việt trong lẫn ngoài nước chửi như chửi cẩu.
Nếu Kách Mạng cứ ở lại ngoài ấy thì đâu có nạn Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí Thư Đảng mỗi lần đi ra nước ngoài phải mày la mặt lét sợ gặp người Việt Nam đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho đồng bào trong nước; phải chui cửa hậu vào nhà gia chủ; thật không còn gì là tư cách của một người bình thường, huống chi là hàng quốc khách của người ta.
Nếu Kách Mạng cứ ở ngoài ấy, thì nay làm gì có cảnh đất nước đang bị “sâu” phá nát, “sâu, không phải dăm ba con nhưng là một bầy”, con sâu chúa thì nằm chình ình, biết đó mà không dám bắt, thậm chí còn không dám gọi đúng tên của “sâu chúa”, mà chỉ gọi” đồng chí Ếch”. Cứ ở lại ngoài ấy vô sản, làm gì có “bã tư bản” cho sâu ăn mà sinh sôi nẩy nở rồi quay ra dành nhau ăn, “bắt” lẫn nhau.
Nếu Kách Mạng cử ở ngoài ấy, thì làm gì có cảnh con cưng của ông Cù Huy Cận thuộc hàng “khai quốc công thần” nước CHXHCNCC ngày nay phải nhờ cô Mỹ cút Jenifer L. Neidhart de Ortiz, đặc trách nhân quyền của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam sang tận Hà Nội đưa đi Mỹ “chữa bệnh” hai bao cao su đã qua sử dụng mà Công an Nhân dân sục sạo được trong thùng rác.
TS Cù Huy Hà Vũ và vợ LS Nguyễn Thị Dương Hà, cùng cô Jenifer L. Neidhart de Ortiz, đặc trách nhân quyền của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đặt chân xuống phi trường Dulles International Airport, ngày 7 tháng 4, 2014. (Courtesy BPSOS)
Nếu Kách Mạng ở lại ngoài ấy thì ngày nay TBT Đảng như Cả Lú đâu phải bứt đầu bứt tai mà rằng “không biết Chủ nghĩa Xã hội xây dựng đến hết thế kỷ 21 này đã xong chưa”, vì các đồng chí lo ra với bã tư bản; không như “nước đồng chí anh em” Bắc Hàn bám trụ trên vĩ tuyến 38, chỉ một mình múa gậy vườn hoang, “cách ly” chưa biết mùi Mỹ Ngụy.
Nếu không đuổi Mỹ quá đà để phỏng được Miền Nam, các nhà lãnh đạo Kách Mạng tệ ra cũng còn hiên ngang như Kim Giun Ủn dám giỡn mặt với Đế quốc Mỹ lẫn nước đàn anh vĩ đại Tung Cuốc, chứ không “bên sợ bên bợ” như chủ trương đu dây Kách Mạng đang đeo đuổi bởi lẽ sống còn, bất cập giây đu mãi rồi cũng có ngày giây đứt, xôi hỏng bỏng không.
Đuổi Mỹ quá đà, Kách Mạng làm khổ mình đã đành, Kách Mạng lại còn làm khổ muôn dân.
Làm khổ dân thì vô vàn kiểu cách, ở đây chỉ xin trưng một thí dụ làm bằng: chuyện tu sửa nhan của các bà các cô. Nên biết rằng “trình độ” Miền Nam trước ngày bị phỏng hai hòn nếu không nói là hơn thì cũng tương đương với Nam Hàn, mà bây giờ Kách Mạng gọi là Hàn Quốc cho đỡ quê “người anh em” Bắc Hàn cùng là Hàn cả nhưng một bên Bắc theo CS, y chang Bắc Việt Nam, thì không khá được trong khi Miền Nam theo Tư Bản...
Nếu Kách Mạng cứ ở lại ngoài ấy thì ngày nay Miền Nam tệ ra cũng cỡ “tầm” Hàn Quốc, các cô các bà muốn “đẹp hóa, trẻ hóa” thì đâu phải đi Nam Hàn cho tốn kém tiền bạc, nhiêu khê thủ tục. Các cô các bà Mền Nam tức công dân của nước VNCH cứ thế mà tại chỗ; còn các cô các bà ngoài Bắc tức nước VNDCCH thì chỉ cần tụt xuống dưới vĩ tuyến 17 là xong ngay, lại cùng ngôn ngữ, tránh được tai nạn ngôn ngữ bất đồng, bảo cắt mắt lại bị hiểu là đòi cắt mông…
Đại khái hậu quả nghiêm trọng của Kách Mạng đuổi Mỹ quá đà, nhảy xuống đánh dân Việt Nam ta là chính mới ra nông nỗi như vậy.
Kách Mạng gây ra bao nông nỗi như vậy mà cứ tiếp tục xúi dại bầy trẻ xuống đường đốt pháo bông mừng kỷ niệm, nay sắp đến lần 39.
_______________________________
P/s: Khoỉ bắt chước Nam Hàn mà bắt chước Nam Việt tức VNCH, Cù Huy Hà Vũ có tỵ nạn thì vào MN khỏi phải qua Mỹ

Việc chửi bới nhau giữa người với người trong khi ăn có lẽ xuất hiện từ khi con người biết … ăn, nghĩa là từ cái thời mò cua bắt ốc săn thú trong hang động con người đã giành giật miếng ăn để sống. Tính cách ấy xã hội hôm nay có một từ rất hay là “bầy đàn”. Nó minh họa đầy đủ cộng đồng của người tiền sử, hợp lại thành bầy đàn để sống còn và cho tới vài triệu năm sau tính chất bầy đàn ấy được dùng để ám chỉ những hành vi của thời kỳ hang động và dĩ nhiên không ai chấp nhận trong xã hội ngày nay.
Ăn để sống được con người thực hành triệt để là quy luật của tạo hóa, nhưng sống để ăn thì hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi người, mỗi cộng động xã hội, thậm chí mỗi nước.
“Sống để ăn” nói lên được cá tính của từng người. Ăn ngon là nhu cầu cao nhất của con người và nhu cầu ấy không thể bàn cãi. Tuy nhiên nếu cái “ngon” phải được đánh đổi bằng giá trị cao hơn món ăn, như tiền: khi quá mắc, như vị trí ăn: quá dơ bẩn, như không gian ăn: tối tăm, ẩm thấp hay ồn ào quá mức chịu đựng, hay tệ hơn, thái độ phục vụ: phải đánh đổi bằng cả giá trị con người thì dù ngon cách mấy cũng khó có ai chấp nhận.
Vậy mà tại Hà Nội, nơi rất nhiều người muốn được gọi là Tràng An, cái nôi văn hóa của cả nước lại đang có hàng ngàn người chấp nhận những yếu tố tiêu cực để được ăn ngon. Ngon bất kể lời ăn tiếng nói của người bán món ăn ấy công khai xem họ là những con lừa, hay tệ hơn, những con heo thèm ăn bất kể cái chuồng của nó dơ tới mức nào qua miệng lưỡi của người bán. Gọi họ là heo, họ cười. Gọi họ là nỡm, họ cười miễn sao có ăn, thỏa mãn tuyến nước bọt đang chực trào ra khi nghe mùi bún chửi, cháo mắng, ốc lắm mồm…
Thực phẩm là thức ăn nói chung, nhưng cách ăn như vậy phải gọi đích danh là “gia súc”.
Người này ăn bị chửi về kể lại với người khác toàn bộ câu chuyện để rồi kết thúc bằng một cái lắc đầu tiếc rẻ: “nhưng sao mà món ăn của họ ngon thế!” Câu tiếc rẻ ấy kéo theo sự tò mò cho người nghe và không chóng thì chầy người nghe ấy nếu không ý thức được thức ăn ấy chỉ nên dành cho gia súc cũng tự nguyện làm theo trong một ngày nào đó khi chữ “ngon” cứ văng vẳng bên tai. Và một cộng đồng nói, nghe, bắt chước, làm theo hình thành. Hình thành dưới phạm trù “bầy đàn” đúng nghĩa.
Có người cho rằng thói quen này phát xuất từ thời xin cho của hợp tác xã và nói rộng ra từ thời bao cấp, khi tem phiếu còn thống trị phân nửa đất nước. Nói thế chỉ đúng một phần và với một số rất ít, chỉ những người già, trực tiếp sống trong thời kỳ ấy còn người trẻ hơn, sinh ra sau khi chế độ tem phiếu đã tuyệt chủng thì lập luận này không thể tồn tại.
Chỉ có thể giải thích: Họ là những người còn nguyên cá tính bầy đàn, chỗ nào có món ăn được đồn đãi là ngon thì họ tìm đến bất kể giá nào.
Hai nữa, họ muốn chứng tỏ mình biết thưởng thức món ăn để khi có ai hỏi thì sẽ hãnh diện mà nói rằng tôi đã từng ăn ở đó và cũng không quên lên án kẻ bắt họ ăn luôn những thứ nhơ bẩn từ mồm của người bán.
Tâm lý ấy phát xuất từ nghèo khó chỉ một bước đổi đời. Thăm thẳm trong tận cùng ký ức của họ một sự ức chế thiếu ăn nặng nề nằm sâu trong huyết quản. Họ phải ăn để bù lại tháng ngày trước đó cả gia đình không được ăn. Ăn để trả thù và ăn để khẳng định đẳng cấp. Bất hạnh một nỗi, lỗ hổng nhân cách mà xã hội tạo ra trong nhiều chục năm không thể kéo những người háo ăn ấy về lại bản chất căn bản của con người: sự giận dữ cần thiết khi ai đó làm mình xấu hỗ.
Để tránh khỏi phải xấu hỗ nhưng vẫn được ăn là một bài báo dạy những người háo ăn này. Với cái tựa “Bí kíp ăn ngon mà không bị lườm, chửi, xếp hàng ở Hà Nội”
Không còn một ê chề nào lớn hơn như thế. Nó làm người đàng hoàng thấy như bị tát vào mặt. Nó tương tự như: Bí kíp tránh bị bắt quả tang khi hiếp dâm, bí kíp nghe người khác chửi mà vẫn vui vẻ, bí kíp ăn mặn nhưng không khát nước…những cái gọi là bí kíp ấy đang hô hào cho lớp trẻ tiếp tục tới những chỗ bún quát, cháo chửi, ốc lắm mồm hóng mõm lên chờ chủ quán phân phát thực phẩm rất ư là gia súc.
Những bí kíp ấy là gì: đổi sẵn bạc lẻ khi ăn kem Trang Tiền. Khi tới Ốc lắm mồm Hồ Đắc Di không mở mồm đòi hỏi chi nhiều. Tránh xếp hàng tại phở Bát Đàn bằng cách ngồi quán cà phê bên cạnh rồi bỏ thêm 5 ngàn để quán cà phê mua phở giúp.
Những thứ gọi là bí kíp ấy làm người ta thắc mắc sao lại có loại phóng viên như thế nhỉ? Hay là vì quá muốn dân Hà Nội làm người Tràng An nên tờ báo phải huy động một bài viết non nớt và đậm mùi như thế?
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Trời ạ! Câu ca dao này có gì hay mà mọi người cứ lấy ra bơm cho nhau mãi thế?
“Chẳng thơm”: thì ông cha ta đã xác định nó chỉ là hoa giấy, hoa giả nhưng lại dựa vào hoa nhài để thơm lây, một câu ca dao thấm thía đến mức lạnh lùng.
“Dẫu không thanh lịch”: đấy, anh chị là dân tứ chiến tụ về, là giai cấp công nhân nghèo xác xơ, là tiện dân buôn tần bán tảo nhưng anh chị là người Hà Nội thì cũng chẳng sao, cứ lấy hai chữ Tràng An ra mà che mặt lại. Che lại cho thơm hai tiếng Tràng An vốn xuất phát từ Tầu.
Viết tới đây tôi lại thấy may cho mình. Trên tấm chứng minh nhân dân nơi sinh không ghi chữ Tràng An, nếu không chắc lại xin ra khỏi cái quốc tịch Hà Nội.

VIẾT TỪ SAIGON * GIỖ TỔ

Giỗ tổ và những bi hài


Một cách ngẫu nhiên nhưng cũng là một cách có sắp xếp, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương luôn gần với ngày 30 tháng Tư.
Và hai ngày này đều mang tính lịch sử, một ngày huyền sử, đặt ra hàng ngàn câu hỏi khôi hài về giống nòi và một ngày mang dấu ấn tang thương của một dân tộc mà ở đó, hai chữ “giải phóng” được dán lên trán tất cả mọi ngõ ngách, dán lên gương mặt đất nước như một lời thách đố, đồng thời cũng là một lời nguyền hay nói khác đi là nghiệp chướng của dân tộc đi đến hồi cao trào.
Vì sao lại nói như thế? Vì ở khía cạnh huyền sử, nói thì đâm ra thất thố chứ không thể nhịn cười được khi nghĩ rằng mình vốn dĩ được sinh ra từ một sự giao phối dị thường, một con rồng “ấy” một nàng tiên và nàng tiên này có thai! Kể cũng lạ, về mặt khoa học mà nói thì ngoài việc con ngựa “ấy” con lừa thì sinh ra con la (nhưng con la không bao giờ sinh ra được một con la nào khác mặc dù nó có “ấy” với con ngựa, con lừa hay con la!) thì chưa có những con nào khác giống mà lại phối hợp đẻ ra con như con… người Việt Nam.
Có điểm đặc biệt thứ hai trong cuộc phối ngẫu này là khi sinh, thay vì nàng tiên sinh ra con người giống như con người vốn thế, nàng lại sinh ra một cái bọc chứa một trăm trứng, ngẫm chỗ này thấy giống rắn, vì rắn nó đẻ trứng và cũng đẻ ra một bọc chừng 100 trứng, sau đó trứng lớn dần làm rách bọc và đến kì, trứng lại nứt vỏ, rắn con chui ra. Sao tổ tiên của chúng ta lại sinh ra giống rắn vậy nhễ?! Và khi sống với nhau một thời gian, chắc là do chán nhau, mà vợ chồng thường ly hôn, bỏ nhau vì lý do gì? Hoặc là bất công, hoặc là thất vọng đối tác về tình cảm, tài chính, tài năng và tình dục. Thời đó thì chắc chưa ai có khái niệm thế nào là công bằng nên khoan bàn đến hai chữ này. Chỉ bàn về khía cạnh tình dục.
Có lẽ càng lúc, càng chán nhau về tình dục nên rồng bỏ tiên mà đi, tiên cũng ngán ngẫm rời bỏ rồng, dường như hai bên đã quá chán ngán nhau nên bỏ nhau nhanh chóng (điều nay lại một lần nữa rất giống tính khí của rắn, vì khi cần, rắn sẽ quấn quýt không rời nhau, nhưng đến khi chán, chúng mau chóng rời bỏ nhau, thậm chí ăn thịt nhau!). Nghe đầy vẻ hời hợt và nông nổi, thích thì ở, không thích thì đi!
Và đáng sợ là trong bài huyền sử này cũng chẳng có chi tiết nào cho thấy tổ tiên của chúng ta không bị đồng huyết, vì chung một bọc, sau đó tự phong này phong nọ rồi sinh con đẻ cái, không thấy một nhóm người thứ ba xuất hiện để phát triển nòi giống. Như vậy, bài học lịch sử này chỉ chứng mình một điều duy nhất: Người Việt được sinh ra trong bối cảnh cha mẹ lang chạ bậy bạ giống nòi và đẻ ra một trăm cái trứng nở ra một trăm đứa con để rồi cha mẹ bỏ nhau sớm, con cái bươn bả kiếm sống rồi tự lấy nhau mà để ra giống nòi Việt Nam. Vậy đích thị đây là giống nòi đồng huyết, chẳng có hy vọng gì về trí tuệ cũng như tiền đồ!
Vậy sao lại có chuyện lấy cái câu chuyện tréo ngoe này làm ngày quốc lễ? Chọn như vậy có ý gì?
Có lẽ cũng nên đặt thêm vấn đề về những lễ hội gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương từ những năm đầu tiên cho đến nay, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại. Năm 2010, ở khu du lịch Đại Nam, Bình Dương diễn ra lễ giỗ Tổ khá lớn. Và đây cũng là năm mà người Việt Nam khủng hoảng khi phải chứng kiến hàng ngàn người Trung Quốc mặc quần ngắn, áo cánh tay đi nghênh ngang trước bàn thờ đang cúng kính trang nghiêm, họ là khách du lịch mà, ai có quyền cấm họ mặc quần ngắn đi chơi, và đây là khu du lịch, không thể nói được gì họ!
Và nhiều lần như thế, ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai… Người Trung Quốc lại đi nghênh ngang, người Việt Nam thì đã hoàn toàn đánh mất lòng thành kính (dù rằng đây là lòng thành kính đã bị đánh tráo), để rồi, trong dịp Giỗ Tổ ở Phú Thọ vừa qua, có cả một sân khấu múa lửa lắc vòng, thanh niên nam nữ tha hồ nhảy múa giật gân, nhìn chẳng khác nào một đám lên đồng hoặc một cái bệnh viện tâm thần trong giờ múa tập thể!
Tại sao lại như vậy? Và làm vậy được gì? Xét về bản chất sâu xa, có vẻ như nhà cầm quyền hoặc là không hiểu gì về lịch sử, về tính khoa học của lịch sử, hoặc là họ đã biết, đã hiểu nhưng cố tình làm. Và tiến trình của sự việc này là đi từ chỗ ngộ nhận, mù mờ về lịch sử đến chỗ coi rẻ nguồn gốc và thấy khôi hài, vô lý về nguồn gốc để rồi chấp nhận một thứ lý thuyết khác về lịch sử, mặc nhiên thừa nhận cái gọi là “gốc gác Trung Hoa” mà nhiều kẻ nhân danh viết sử đã từng bán bổ dân tộc bằng luận điệu này (?!).
Cũng có thể, trong tiến trình đó, một quãng thời gian dài con người mơ hồ về lịch sử, gốc gác của dân tộc mình, vô hình trung, từ vô thức, sự coi rẻ nguồn gốc và mặc cảm loạn luân, mặc cảm đồng huyết cứ ăn dần, lậm dần vào huyết quản. Và cuối cùng, thay vì tìm hiểu một cách nghiêm túc về nguồn gốc Việt tộc để định hình nền văn hóa dân tộc mà đi đến tương lai, thay vì suy tư về một nguồn gốc có tính khoa học, đúng đắn, người ta lại rơi vào sung kính giả tượng, mê tín và lên đồng tập thể. Kết cục của vấn đề này là cả một dân tộc đều mất gốc, vô hướng và hỏng hóc, không còn đủ khả năng phân định, định danh được mình và đi đến băng hoại, ngu ngốc… Về lâu về dài, với tình hình như đang thấy, điều này xãy ra là chắc chắn.

Và một khi dân tộc này trở nên ngu ngốc, tệ hại vì mất gốc, kẻ được lợi nhiều nhất, kẻ ngồi rung đùi hí hửng không còn ai khác ngoài kẻ độc tài. Nhà độc tài chỉ mong mỏi có chừng đó thôi, và khi nào ngày đó đến, đó cũng là thời điểm, khoảnh khắc mà Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa Cộng sản độc tài và Cộng sản đàn anh Trung Quốc sẽ tha hồ chém gió về nguồn gốc Việt Nam, Cộng sản quốc tế lại một lần nữa phủ đôi cánh tay tanh máu của nó lên nhân loại, xuất phát điểm từ đất nước hình chữ S này!
Giỗ Tổ Hùng Vương, câu chuyện đã đến hồi cao trào của vở bi hài kịch này!
JEAN-PAUL SARTRE (1905 – 1980)
Nhà triết học Hiện Sinh, nhà viết kịch,
tiểu thuyết và phê bình người Pháp
Jean Paul Sartre tên thực là Jean-Paul Charles Aymard Sartre, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1905 tại thành phố Paris, nước Pháp, là con của ông Jean-Baptiste Sartre, một vị sĩ quan Hải Quân, và bà Anne-Marie Schweitzer. Bà Anne là người gốc Đức miền Alsace, là bà con của Bác Sĩ Pháp Albert Schweitzer (1875-1965), đây là nhân vật lãnh Giải Thưởng Nobel Hòa Bình năm 1952.

1/ Thời thanh niên của Jean Paul Sartre
     Khi Jean Paul Sartre được 15 tháng, do người cha qua đời vì bệnh sốt, bà Anne-Marie đã nuôi dạy cậu con trai này cùng với sự dạy bảo của ông ngoại là cụ Charles Schweitzer, một vị giáo sư trung học, dạy môn tiếng Đức. Vì vậy, vào thuở thiếu thời, Sartre đã được ông ngoại dạy cho toán học và hướng dẫn về nền văn chương cổ điển.
     Tại tỉnh Meudon từ năm 1906 tới năm 1911, Sartre là một đứa trẻ không cảm thấy hạnh phúc bởi vì sinh sống trong một gia đình trưởng giả kiểu mẫu, cậu bé này đã phải tuân theo kỷ luật một cách nghiêm ngặt, không có các bạn bè cùng lứa tuổi, mỗi người trong gia đình có một vai trò riêng và hoàn cảnh rất "nhân tạo" này khiến cho cậu bé giỏi "đóng kịch", tức là hành động không tự nhiên. Kết quả của lối sống gia đình nghiêm khắc là cậu Sartre đắm mình trong công việc đọc sách, cậu đọc tất cả những gì tìm thấy nhưng cậu ưa thích nhất là các cuốn tiểu thuyết và các truyện ngắn. Về sau, ông ngoại đã khám phá ra thứ lỗi lầm này của đứa cháu bởi vì đối với ông cụ "văn chương không làm cho người ta no bụng".
     Cậu Sartre còn gặp vài điều không hạnh phúc: mắt của cậu bị lác (lé)(cross-eyed) và vóc người nhỏ bé, ngoài ra còn phải luôn luôn phấn đấu với bệnh tật, nhiều lần cậu tưởng rằng mình đã qua đời, kể cả lúc mới sinh.
     Năm 1911, bà Anne Marie mang cậu Sartre về sinh sống tại thành phố Paris, họ ở trên lầu thứ 5 của tòa nhà số 1, đường Le-Goff, rồi hai năm sau cậu Sartre ghi tên theo học trường trung học Montaigne và vào các năm này, cậu đã đam mê đọc sách và viết văn nhưng dù là một học sinh xuất sắc, cậu Sartre lại rất kém về đánh vần, vì vậy đã bị ông ngoại bắt thôi học, trở về theo một trường công tại Arcachon.
     Tháng 7 năm 1914, Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, tình trạng chiến tranh khiến cho cậu không có sách đọc. Năm sau, ông ngoại đã cho phép cậu theo học trường trung học Henry IV và tại nơi này, cậu quen thân với Paul Nizan.
     Vào năm 1917, bà Anne Marie tái giá với ông Joseph Mancy, một kỹ sư và về sau được cử làm giám đốc xưởng hải quân tại La Rochelle. Cậu Jean Paul Sartre đã lớn lên trong một khung cảnh tư sản thành thị, không hề cảm thấy hạnh phúc khi theo học tại trường trung học La Rochelle và luôn cảm thấy cô độc. Về sau trong cuốn tự thuật, J.P. Sartre đã viết: "Tôi lớn lên trong cảnh tối tăm, tôi trở thành một người lớn cô đơn, không cha và không mẹ, không nhà và không cả trái tim, và hầu như không có cả tên gọi" và "cái hệ thống này đã làm tôi kinh hoàng".
     Năm 1920, J.P. Sartre trở về trường trung học Henri IV và gặp lại người bạn cũ Paul Nizan rồi hai năm sau, tốt nghiệp bằng Tú Tài (baccalaureat). Trong 2 năm từ 1922 tới 1924, Sartre đã đậu vào trường Louis-Le-Grand rồi sau đó đã theo học trường đại học danh tiếng Ecole Normale Supérieure (trường Đại Học Sư Phạm), đây là cơ sở giáo dục đã từng đào tạo các nhà tư tưởng và các nhà trí thức ưu tú của nước Pháp. Tại trường Đại Học Sư Phạm này, J.P. Sartre đã gặp các người bạn cùng lớp như Simone Weil, Maurice Merleau-Ponty, Jean Hippolyte và Claude Levi-Strauss.
     Vào thập niên 1920 và trong thời gian còn là thiếu niên, Sartre đã ham thích môn Triết Học do đọc cuốn sách của Henri Bergson: "Khảo luận về các dữ kiện tức thời của ý thức" (Essay on the Immediate Data of Consciousness). Tại trường Đại Học Sư Phạm, Jean Paul Sartre đã học hỏi rất nhiều về môn Triết Học Tây Phương (Western philosophy), đã thấm nhuần các tư tưởng của Immanuel Kant, Georg Whilhelm Friedrich Hegel và Martin Heidegger.
     Qua năm 1929, J. P. Sartre đã gặp một cô bạn cùng lớp: Simone de Beauvoir, người mà sau này cũng trở nên một nhà tư tưởng danh tiếng, một nhà văn và một phụ nữ vận động cho phong trao nam nữ bình quyền, sau này tác phẩm nổi tiếng nhất của bà Beauvoir là cuốn "Giới Tính Thứ Hai" (The Second Sex). Sartre và Beauvoir là đôi bạn thân, đôi tình nhân, trao đổi các mối tình lãnh mạn và cả hai đều không là "những người một vợ một chồng". Cả hai đều coi thường các quy ước văn hóa và xã hội, họ coi đây là những điều thừa nhận mang tính tư sản (bourgeois), theo cả về tư tưởng lẫn lối sống.
     Cũng trong năm 1929, J.P. Sartre tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm với văn bằng Tiến Sĩ Triết Học (Doctorate in Philosophy) rồi sau đó, dạy Triết Học tại các trường trung học thuộc các thành phố Le Havre, Laon và Paris. Chính tại Le Havre, J.P. Sartre bắt đầu viết tác phẩm "Buồn Nôn". Từ năm 1929 tới năm 1931, J.P. Sartre thi hành quân dịch trong quân đội Pháp.
     Vào năm 1933, J.P. Sartre được một học bổng để theo học tại Viện Pháp Quốc (The French Institute) tại thành phố Berlin, nước Đức, nơi đây, nhờ sự giúp đỡ của người bạn tên là Raymond Aron, J.P. Sartre đã tìm hiểu "Hiện Tượng Luận" (phenomenology) của nhà triết học danh tiếng Edmund Husserl, đây là nhà tư tưởng đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc tổng hợp lý thuyết triết học của chính Sartre. Cũng trong thời gian sinh sống tại Berlin, J.P. Sartre đã đọc các công trình và quen biết cá nhân ông Martin Heidegger, một nhân vật dẫn đầu nền triết học của thế kỷ 20 và cũng là người đã ảnh hưởng tới Sartre rất nhiều.
     J.P. Sartre từ năm 1935 bắt đầu chuyển thành một nhà tư tưởng chính trị (a political thinker). Ngày 14/7/1935, ông đã tham gia vào cuộc biểu tình của Mặt Trận Bình Dân (the Popular Front) diễn hành từ Ngục Bastille tới Porte de Vincennes. Trong năm 1936, Sartre định kết hợp cô Beauvoir và cô Olga Kosakiewicz thành một tổ ấm tay ba nhưng liên lạc tình cảm với cô Olga không thành, rồi trong khi tiếng xấu về văn chương (literary notoriety) của ông được mọi người biết tới, thì Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, ông bị động viên vào ngày 2/9/1939, phục vụ trong Sư Đoàn 70 đóng tại Nancy, rồi bị thuyên chuyển tới Brumath và Morsbronn. Trong thời gian ở trong quân ngũ, J.P. Sartre bắt đầu viết cuốn "Thực Thể và Hư Vô" (L' Etre et le Néant).
Khi làm giáo sư phụ giảng tại trường trung học Du Havre (Lycée du Havre), J.P. Sartre cho xuất bản vào năm 1938 cuốn tiểu thuyết triết học "Buồn Nôn" (La Nausée = Nausea) bên trong chứa nhiều ý tưởng và chủ đề của lý thuyết triết học của Husserl. Nhiều người đã coi tác phẩm này là bản "Tuyên Ngôn" của chủ nghĩa Hiện Sinh" (a manifesto of the Existentialism) và đây cũng là một trong các cuốn sách danh tiếng nhất của tác giả. Tác giả J.P. Sartre tin tưởng rằng các ý tưởng của chúng ta là sản phẩm của các kinh nghiệm mang lại do các hoàn cảnh trong đời sống thực và các cuốn tiểu thuyết, các vở kịch... đã mô tả các kinh nghiệm căn bản này nên cũng có giá trị giống như các bài luận đề (essays) nói lan man để giải thích các lý thuyết triết học.
J.P. Sartre đã dùng phương pháp hiện tượng học (phenomenological method) để chứng minh rằng đời sống của con người thì không có mục đích. Nhân vật chính trong tác phẩm "Buồn Nôn" là Antoine Roquintin đã khám phá ra sự quá nhiều ghê tởm (obscene overabundance) của thế giới chung quanh. Anh ta và sự cô đơn của anh đã dẫn tới nhiều kinh nghiệm về buồn nôn tâm lý (psychological nausea). Dần dần anh ta nhận thức được rằng con người là một hiện thực ngẫu nhiên, không có ý nghĩa và giá trị gì cả, không cần thiết và không có cả lý do tồn tại. Như vậy con người là gì? Ý thức là gì? Con người phải sống trung thực, phải sống "trong suốt" với chính mình, với các người khác, với đời...
Cuốn tiểu thuyết kết thúc với hình ảnh Roquintin nghe một đoạn nhạc và bỗng nhiên hiểu rằng "nghệ thuật" là điều tất yếu duy nhất của con người. Như vậy con người đã phải đối diện một cách cô đơn giữa ý thức cá nhân và thân phận làm người, và lối thoát để làm cho thân phận này có giá trị là "làm nghệ thuật".
2/ Jean Paul Sartre vào thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai
     Khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, J.P. Sartre lại bị động viên vào quân đội. Ông là một nhân viên khí tượng (meteorologist), bị quân Đức Quốc Xã bắt vào tháng 6 năm 1940 tại Padoux và bị giữ làm tù binh trong 9 tháng. Trong khi ở tù, J.P. Sartre đã đọc lại Heidegger, đã viết và đạo diễn vở kịch "Bariona" bên trong trại tù. Tới tháng 4 năm 1941, ông được thả ra vì mắt kém và sức khỏe suy nhược. Được trở về đời sống dân sự, J.P. Sartre xin dạy học tại trường trung học Pasteur ở ngoại ô thành phố Paris, rồi được chuyển về trường trung học Condorcet để thay thế một giáo sư bị cấm dạy học vì gốc Do Thái. Khi trở về Paris vào tháng 5 năm 1941, J.P. Sartre đã tham gia vào việc thành lập nhóm kháng chiến có tên là "Chủ Nghĩa Xã Hội và Tự Do" (Socialisme et Liberté), cùng với các nhà văn khác như Simone de Beauvoir, Merleau Ponty, Jean-Toussaint và Dominique Desanti, Jean Kanapa và các cựu sinh viên trường Đại Học Sư Phạm.
Vào tháng 8 năm 1941, J.P. Sartre và Simone de Beauvoir đã đi tới vùng Riviera để gặp André Gide và André Malraux, mong được sự ủng hộ của họ về nhóm kháng chiến nhưng cả hai nhân vật kể trên đã không quyết định, vì vậy có lẽ đây là niềm thất vọng và bất mãn của J.P. Sartre.
Nhóm "Chủ Nghĩa Xã Hội và Tự Do" vì thế không thành hình và J.P. Sartre quyết định viết văn thay vì hoạt động kháng chiến tích cực. Kết quả là 3 cuốn sách ra đời: "Thực Thể và Hư Vô", "Các Con Ruồi" (Les Mouches = The Flies) và vở kịch "Xử Kín" (Huis-clos = No Exit). Các tác phẩm này đã không bị quân Đức Quốc Xã kiểm duyệt.
Trước kia, J.P. Sartre đã thảo luận kỹ càng với Simone de Beauvoir về các điều thừa nhận (assumptions) văn hóa và xã hội, các mong đợi của cách giáo dục và huấn luyện của họ, những điều này đã bị cả hai coi là có tính tư sản (bourgeois) cả về tư tưởng lẫn lối sống. Sự xung khắc giữa trạng thái đích thực của thực thể (being) với  các tuân thủ xã hội vừa mang tính áp chế, vừa phá hỏng tinh thần và trạng thái "đích thực của thực thể" (authentic state of being), tất cả đã trở thành chủ đề chính của công trình văn chương và triết học của J.P. Sartre và chủ đề này đã thể hiện trong tác phẩm triết học chính của tác giả với tên là "Thực Thể và Hư Vô" (L' Etre et le Néant = Being and Nothingness, 1943). Được xuất bản vào năm 1943, tác phẩm này đã khiến cho nền triết học của J.P. Sartre được đưa lên hàng đầu của các cuộc thảo luận trí thức sau Thế Chiến Thứ Hai.
Trong tác phẩm triết học ban đầu này, J.P. Sartre đã coi con người là các thực thể, họ tạo nên thế giới của riêng họ bằng cách nổi loạn chống lại giới quyền lực (authority) và chấp nhận các trách nhiệm cá nhân vì các hành động của họ, mà không cần sự giúp đỡ của xã hội, của niềm tin tôn giáo hay đạo đức cổ truyền. Tác giả cũng cho rằng sự hiện hữu của con người (human existence) mang đặc tính hư vô (nothingness) do khả năng chối bỏ và nổi loạn. Các tiểu thuyết và các vở kịch của J.P. Sartre đã diễn tả niềm tin theo tác giả, rằng tự do và nhận trách nhiệm cá nhân là các giá trị chính trong đời sống và các cá nhân phải trông vào các khả năng sáng tạo của chính mình hơn là nhờ cậy các chính quyền, xã hội hay tôn giáo.
Vở kịch đầu tiên của Sartre, "Các Con Ruồi" (Les Mouches = The Flies, 1943) đã cứu xét các chủ đề về cam kết (commitment) và trách nhiệm (responsibility). Tác giả đã dùng truyền thuyết cổ Hy Lạp trong đó Orestes đã giết chết các thủ phạm sát hại Agamemnon và như vậy đã giải phóng các người dân của thành phố khỏi gánh nặng tội phạm. Theo quan điểm hiện sinh của Sartre, chỉ người nào chọn trách nhiệm hành động trong một hoàn cảnh đặc biệt như của Orestes, là người đã xử dụng hữu hiệu nền tự do của chính mình.
Trong vở kịch thứ hai, "Xử Kín" (Huis-clos = No Exit, 1944), một người đàn ông chỉ yêu mình (a man loves only himself), một người đàn bà đồng tính luyến ái (a lesbian), một người đàn bà bị chứng cuồng dâm (a nymphomaniac), tất cả sẽ phải bắt buộc sống trong một căn phòng nhỏ sau khi chết, và vào cuối vở kịch, họ còn là các kẻ nô lệ cho các đam mê của họ sau khi nhận thức được rằng "Địa Ngục là các kẻ khác" (L' Enfer, c' est les autres = Hell is other people). Vở kịch này đã được quay thành phim vào năm 1954, thủ vai do các tài tử Michèle Morgan và Gérard Philipe, đạo diễn là Yves Allégret.
J.P. Sartre cũng tham gia vào các tạp chí văn chương hợp pháp và bất hợp pháp rồi sau khi thành phố Paris được giải phóng, ông là một nhà văn đóng góp tích cực cho tờ báo "Chiến Đấu" (Combat). Đây là một tạp chí bắt đầu trong bóng tối để chống lại quân xâm lăng Đức Quốc Xã, do nhà triết học Albert Camus là người có cùng niềm tin như J.P. Sartre. Sartre và Beauvoir đã là bạn thân với Camus cho tới khi Camus ly khai khỏi chủ nghĩa cộng Sản và xuất bản cuốn truyện "Kẻ Nổi Loạn" (The Rebel).
Sau này, một số tác giả đã coi J.P. Sartre là một nhân vật kháng chiến, một triết gia, nhưng nhà kháng chiến Vladimir Jankelevitch đã chỉ trích J.P. Sartre là thiếu sự tham gia tích cực trong thời kỳ quân đội Quốc Xã chiếm đóng và đã coi các hoạt động nỗ lực vì tự do sau này của Sartre là một cách chuộc lỗi.
Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, J.P. Sartre sáng lập một nguyệt san văn chương và chính trị có tên là "Thời Đại Mới" (Les Temps Modernes = Modern Times). Ông đã viết rất nhiều bài quan điểm và cũng tham gia các hoạt động chính trị khác. Các kinh nghiệm chiến tranh của ông được mô tả trong bộ tiểu thuyết ba tập (trilogy of novels) có tên là "Các Con Đường dẫn tới Tự Do" (Les Chemins de la Liberté = The Roads to Freedom, 1945-49). Tác phẩm này là một tiếp cận ít lý thuyết và nhiều thực tế hơn, giúp cho nhiều người hiểu rõ chủ nghĩa hiện sinh. Chủ nghĩa Hiện Sinh đã thảo luận các chủ đề như sự vô lý thấy rõ (the apparent absurdity), tính phù phiếm của đời người (the futility of life), tính vô tâm của vũ trụ (the indifference of the universe) và sự cần thiết phải dấn thân (engagement) vì một lý do chính đáng.
Trong các năm từ năm 1946 tới năm 1954, J.P. Sartre viết nhiều sách khảo cứu về tiểu sử, trong đó cuốn quan trọng nhất liên quan tới người bạn Jean Genet (1910-1986), một tội phạm và cũng là một nhà văn, đó là cuốn "Thánh Gênet: kịch sĩ và kẻ chết vì đạo" (Saint Genet, comédien et martyr = Saint Genet: Actor and Martyr, 1952).
Từ năm 1964, J.P. Sartre đứng đầu Tổ Chức bảo vệ các Tù Nhân Chính Trị người Iran (Organization to Defend Iranian Political Prisoners), kéo dài tới ngày thành công của cuộc Cách Mạng Hồi Giáo (the Islamic Revolution).

3/ Jean Paul Sartre và Chủ Nghĩa Cộng Sản    
     Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, trong khi các bạn bè và nhất là Albert Camus, đứng về lập trường ủng hộ Hoa Kỳ và các nước phương tây thì J.P. Sartre lại là một con người tận tụy với xã hội chủ nghĩa và bênh vực Liên Xô. Dù vậy, ông cũng lên án các hành động toàn trị của chủ nghĩa Xô Viết, đặc biệt là cách độc tài và đế quốc và ông tin tưởng rằng giới công nhân dù sao cũng tốt đẹp tại Liên Xô hơn là tại các nước tư bản của phương tây.
J.P. Sartre được mời làm Phó Chủ Tịch của Hội Thân Hữu Pháp-Liên Xô (the France-USSR Association)
     Sau khi nhà độc tài Stalin qua đời, J.P. Sartre đã chỉ trích hệ thống cai trị Xô Viết, tố cáo và lên án các trại tập trung cải tạo dù cho ông vẫn còn ủng hộ nước Liên Xô. Năm sau, ông đi thăm Liên Xô và đã phải nằm bệnh viện trong 10 ngày vì kiệt sức. Ông cũng đã liên hệ yêu đương với cô thông dịch người Nga tên là Lena Zonina.
     Qua năm 1956, khi quân đội Liên Xô tràn vào xứ Hungary để đè bẹp các cuộc biểu tình chống cộng tại đây, J.P. Sartre đã lên án cuộc xâm lăng này và bênh vực quyền tự do của xứ sở Hungary. Ông đã từ chức khỏi Hội Thân Hữu Pháp-Liên Xô, rồi qua năm 1968, cũng kết án Khối Warsaw đã xâm lăng xứ Tiệp Khắc, vì vậy tại Liên Xô, ông J.P. Sartre đã bị Thủ Tướng Nikita Khrushchev chỉ trích.
     J.P. Sartre đã tìm cách liên kết các niềm tin triết học và chính trị. Ông tin tưởng rằng bên trong văn chương và triết học vốn đã có chính trị, theo chức năng, nếu không phải là theo nội dung. Ông mang niềm tin rằng một tác gia hay một nghệ sĩ phải tạo nên hy vọng làm thay đổi trật tự xã hội, vì vậy ông đã dấn thân, viết nhiều để bênh vực cho các cuộc tranh đấu, nhất là chống lại chế độ thuộc địa của nước Pháp tại châu Phi. Trong các thập niên về sau, có lẽ J.P. Sartre nổi danh không phải vì nền triết học "hiện sinh", mà vì niềm tin chính trị khuynh tả nhưng người ta coi ông là một nhà "xã hội chủ nghĩa" độc lập (an independent Socialist).
     Khi tham gia vào các hoạt động trí thức và chính trị, J.P. Sartre cho ra đời tác phẩm "Các Bàn Tay Dơ Bẩn" (Les Mains Sales = Dirty Hands, 1948). Vào thời gian này, ông đã ôm ấp chủ nghĩa Cộng Sản nhưng lại không là một đảng viên, không tham gia vào một đảng cộng sản của một nước nào. Ông hoạt động tích cực chống lại chế độ thuộc địa của nước Pháp tại xứ Algeria và là người ủng hộ danh tiếng nhất của cuộc Chiến Tranh Giải Phóng Algeria (the Algerian war of liberation).
     Tại nước Pháp, Tổ Chức Đạo Quân Bí Mật O.A.S (Organization de l' Armée Secrete) thường thi hành các hoạt động khủng bố chống lại nền độc lập của xứ Algeria, họ đã cho nổ một trái bom vào năm 1961 tại căn phòng cư ngụ của ông J.P. Sartre trên con đường Bonaparte, rồi năm sau cũng vậy, vì thế ông Sartre đã phải dọn nhà về Bến Louis-Blériot, đối diện với Tháp Eiffel.
J.P. Sartre cũng chống "Chiến Tranh Việt Nam" và vào năm 1967, cùng với nhà văn, nhà tư tưởng Bertrand Russell và với vài danh nhân khác, đã tổ chức "Tòa Án Russell", đây là một pháp đình có ý định phơi bày và xét xử các tội ác chiến tranh (war crimes) của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
     J.P. Sartre cũng bỏ ra nhiều thời giờ để làm dung hòa các ý tưởng hiện sinh đối với quyền tự quyết, dung hòa với các nguyên tắc cộng sản và tác phẩm chính trong thời kỳ trước năm 1960 là cuốn "Phê Bình Lý Trí Biện Chứng" (Critique de la raison dialectique = Critique of Dialectical Reason, 1960). Theo Sartre, con người được tự do nhưng phải chịu trách nhiệm về các chọn lựa do mình, chịu trách nhiệm về các đời sống tình cảm. Các điều nhấn mạnh của Sartre về các giá trị nhân bản (humanist values) trong các tác phẩm đầu của Karl Marx đã khiến cho các nhà trí thức Pháp đã phải tranh luận với ông trong thập niên 1960. Nhưng dù cho là một nhà nói chuyện xuất sắc (a superb conversationalist), ông J.P. Sartre đã thua trong một cuộc tranh luận với nhà triết học Louis Althusser, ông Althusser này đã tham gia vào đảng Cộng Sản Pháp từ năm 1948 rồi trong hai thập niên 1960 và 1970, được coi là một tiếng nói có ảnh hưởng nhất của chủ nghĩa Mác Xít Phương Tây (Western Marxism).
     Vào năm 1970, J.P. Sartre đã bị nhà cầm quyền Pháp bắt giữ vì bán trên đường phố một tài liệu Mao-ít bị cấm đoán, có tên là "Lý Do của dân tộc" (La cause du people). J.P. Sartre rất hiểu rõ các tư tưởng của Mao Trạch Đông. Ông đã từng qua Trung Hoa với Simone de Beauvoir vào năm 1955 và bà này đã quyết định viết một cuốn sách dày về nước này. Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1960, cuộc cách mạng kinh tế và xã hội tại xứ Cuba đã ám ảnh ông J.P. Sartre nhiều hơn. Ông đã từng gặp ông Fidel Castro nhưng về sau đoạn giao với nhà độc tài này.
4/ Jean Paul Sartre và Văn Chương
     Nhiều người cho rằng trong các thập niên 1940 và 1950, các tư tưởng của Sartre vẫn còn mơ hồ và chủ nghĩa Hiện Sinh (Existentialism) đã trở nên một thứ triết lý của thế hệ "Beatnik". Đây là nhóm người trẻ của thập niên 1950 đã phản đối xã hội bằng các y phục và hành động không theo các quy ước thông thường. Các cuốn tiểu thuyết và các vở kịch rất biểu tượng trong giai đoạn này đã chuyên chở đường lối triết học của ông và trong vở kịch nổi danh nhất "Xử Kín" (Huis-clos = No Exit), đã có một câu nói danh tiếng nhất, đó là câu "Địa Ngục là các kẻ khác" (L' enfer, c' est les autres = Hell is other people). Năm 1948, Nhà Thờ Cơ Đốc (the Catholic Church) đã xếp tất cả các tác phẩm của J.P. Sartre vào danh sách các sách bị cấm đọc vì ông được coi là một triết gia "vô thần" và các tác phẩm của ông là những cuốn sách khuynh tả.
     Vào năm 1964, J.P. Sartre cho xuất bản cuốn "Ngôn Từ" (Les Mots = Words), đồng thời được trao tặng Giải Thưởng Nobel Văn Chương, nhưng ông đã từ chối giải thưởng danh tiếng nhất trên thế giới này, và xác định rằng ông luôn luôn không lãnh nhận các danh dự chính thức, không muốn tự xếp mình vào các định chế (institutions) và cho rằng các giải thưởng giống như Giải Thưởng Nobel đã cứu xét quá nặng về mặt ảnh hưởng của người viết văn.
     Trong thập niên 1960, J.P. Sartre đã trở nên một nhân vật nổi danh trên thế giới và đã tạo nên các danh từ mà mọi người đều nói tới, chẳng hạn như hai từ "hiện sinh". Dù thế, ông vẫn là một con người đơn giản, chẳng giàu có, thường tận tâm tranh đấu cho tới cuối đời, chẳng hạn như trong dịp các sinh viên biểu tình và đình công tại Paris vào mùa hè năm 1968.
     Sức khỏe của J.P. Sartre suy kém dần. Ông bị hai lần đau tim vào năm 1971 rồi một lần khác 2 năm sau, vì thế ông đã dọn nhà tới Đại Lộ Edgar-Quinet. Về thị giác, ông bị chảy máu mắt nên ở trong tình trạng nửa mù (semi-blind). Để giúp đỡ ông làm việc, J.P. Sartre đã nhờ tới ông Pierre Victor là người đã gặp vào năm 1970 và đã thảo luận với ông về các vấn đề đạo đức học. Ông Victor này thường đọc các sách và các bài viết mà J.P. Sartre muốn nghe.
     Năm 1975, khi được hỏi rằng ông muốn người đời tưởng nhớ tới ông như thế nào thì J.P. Sartre cho biết: "Tôi ước muốn được mọi người nhớ tới các tác phẩm "Buồn Nôn", "Xử Kín" và "Con Quỷ và Chúa Tốt Lành" (The Devil and the Good Lord), rồi tới hai tác phẩm triết học của tôi, đặc biệt là cuốn sau: "Phê Phán Lý Trí Biện Chứng" (Critique of Dialectical Reason), sau đó là bài khảo luận của tôi về Genet, Thánh Genet... Nếu những điều này được tưởng nhớ, thì đó đã là một công trình rồi và tôi không còn dám đòi hỏi gì thêm. Là một người, nếu một anh Jean Paul Sartre nào đó được tưởng nhớ, tôi ước muốn rằng người ta sẽ nhớ các nơi và hoàn cảnh lịch sử mà tôi đã sinh sống, tôi đã sống trong đó như thế nào, và các khát vọng (aspirations) mà tôi cố gắng thu lượm trong chính tôi".
     Tình trạng sức khỏe của J.P. Sartre suy kém dần, một phần cũng vì ông đã bỏ quá nhiều công sức để viết cuốn "Phê Phán" (The Critique) và một dự án cuối cùng trong đời của ông, đó là cuốn tiểu sử phân tích của Gustave Flaubert: "Kẻ ngu đần của gia đình" (L' idiot de la famille = The Family Idiot), cả hai tác phẩm này đều chưa hoàn thành.
Ngay từ thuở nhỏ, J.P. Sartre đã ưa thích các tác phẩm của Gustave Flaubert cho nên khi về già, ông đã nghiên cứu về Văn Hào này để viết ra một bộ sách 4 cuốn, có tên là "Kẻ ngu đần của gia đình" (L' idiot de la famille = The Family Idiot, 1971-72). Đây là tác phẩm lớn nhất của J. P. Sartre. Khi viết cuốn tiểu sử của Gustave Flaubert này, J.P. Sartre đã dùng tới các cách diễn tả theo Freud (Freudian interpretations) và các yếu tố xã hội và lịch sử theo Mác Xít. J.P. Sartre đã cho thấy Flaubert trở nên một con người do gia đình và xã hội tạo ra và các chọn lựa của Flaubert là từ hoàn cảnh lịch sử của giai cấp của ông ta.
     Nhà triết học Jean Paul Sartre qua đời vào ngày 15/4/1980 tại Paris vì phổi bị phù (edema of the lung) và được chôn cất trong Nghĩa Trang Montparnasse thuộc thành phố Paris. Đám tang của ông có hơn 50,000 người tham dự. Sau khi J.P. Sartre qua đời, người nhận di sản văn chương của ông không phải là bà Simone de Beauvoir, mà là cô Arlette Elkaim, cô người tình của tác giả.
     Cuộc đời của triết gia Jean Paul Sartre cũng như các giá trị tư tưởng của ông thì đầy nghịch lý, nhưng ông vẫn là một nhân vật có cảm tình với những người bị đàn áp trên thế giới. Giống như Ernest Hemingway và F. Scott Fitzgeral sau Thế Chiến Thứ Nhất, Jean Paul Sartre là nhà trí thức Pháp rất danh tiếng sau Thế Chiến Thứ Hai và ông cũng là nhân vật dẫn đầu đã diễn đạt các quan điểm của thế hệ sau cuộc đại chiến này.
5/ Các tác phẩm văn chương và triết học của Jean Paul Sartre
• Trí Tưởng Tượng (L' imagination = Imagination, 1936), một phê bình tâm lý học.
• Siêu Việt của Bản Ngã (La transcendance de l' égo = The Transcendence of the Ego, 1937).
• Buồn Nôn (La nausée = Nausea, 1938)
• Bức Tường (Le mur = The Wall, 1939).
• Phác thảo về một lý thuyết của cảm xúc (Esquisse d' une théorie des émotions = Sketch for a Theory of the Emotions, 1939.
• Tưởng Tượng (L' imaginaire = The Imaginary, 1940).
• Các Con Ruồi (Les mouches = The Flies, 1943).
• Thực Thể và Hư Vô (L' être et le néant = Being and Nothingness, 1943).
• Suy nghĩ về vấn đề Do Thái (Réflexions sur la question juive = Reflections on the Jewish Question, 1943)
• Xử Kín (Huis-clos = No Exit, 1944).
• Các con đường dẫn tới tự do (Les Chemins de la liberté = The Roads to Freedom), gồm 3 cuốn: - a) Thời đại lý trí (L' âge de raison = The Age of Reason, 1945)
- b) Án Treo (Le sursis = The Reprieve, 1947)
- c) Cảnh chết trong tâm hồn (La mort dans l' Âme = Iron in the Soul, 1949).
• Chết không đất chôn (Morts sans sépulture = Deaths without burial = The Victors, 1946).
• Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản (L' Existentialisme est un humamisme = Existentialism is a Humanism, 1946).
• Con Đĩ đáng kính (La putain respectueuse = The Respectful Prostitute, 1946).
• Văn Chương là gì (Qu' est ce que la littérature? = What is literature? 1947).
• Baudelaire, 1947.
• Các hoàn cảnh (Situations, 1947-65).
• Các bàn tay dơ bẩn (Les mains sales = Dirty hands, 1948).
• Orpheus đen (Orphée Noir = Black Orpheus, 1948).
• Con Quỷ và Chúa tốt lành (Le diable et le bon dieu = The Devil and the Good Lord, 1951).
• Các ván bài đã xong (Les jeux sont faits = The Game is Up, 1952).
• Thánh Genet, kịch sĩ và người chết vì đạo (Saint Genet, comédien et martyr = Saint Genet, Actor and Martyr, 1952).
• Chủ nghĩa hiện sinh và các cảm xúc của con người (Existentialism and Human Emotions, 1957).
• Các kẻ bị kết tội tại Altona (Les séquestrés d' Altona = The Condemmed of Altona, 1959).
• Phê bình lý trí biện chứng (Critique de la raison dialectique = Critique of Dialectical Reason, 1960).
• Ngôn Từ (Les mots = The Words, 1964).
• Kẻ ngu đần của gia đình (L' idiot de la famille = The Family Idiot, 1971-72).
Phạm Văn Tuấn  

Monday, April 14, 2014


HUYỀN VIÊM * TÙNG THIỆN VƯƠNG MIÊN THẨM


TÙNG THIỆN VƯƠNG MIÊN THẨM


Tùng Thiện vương tên thật là Nguyễn Phước Miên Thẩm, cháu nội vua Gia Long, con trai thứ mười của vua Minh Mạng nên tục gọi là ông Hoàng Mười, em vua Thiệu Trị và chú vua Tự Đức. Ông sinh ngày 11-12-1819 tại kinh thành Huế, tự là Trọng Uyên và Thận Minh, biệt hiệu Thương Sơn và Bạch Hào Tử. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bảo rất hiền đức.
Ông nổi tiếng về văn học, dưới triều Nguyễn được phong tước Tùng Thiện công, sau khi mất được truy phong Tùng Thiện quận vương rồi Tùng Thiện vương. Người đời quen gọi ông theo tước hiệu này. Miên Thẩm được học hành từ bé và nổi tiếng về thi văn từ năm 12 tuổi. Thầy học của ông thuở nhỏ là Thân Văn Quyền và sau này là đại thần Trương Đăng Quế, rồi ông trở thành con rể của người thầy học này.
Tùng Thiện vương có người em là Tuy Lý vương Miên Trinh cũng nổi tiếng về văn học, người đương thời gọi là Nhị Tô, tức là so sánh hai ông với anh em Tô Thức (Tô Đông Pha) và Tô Triệt đời Tống bên Tàu. Hai ông cùng với người em là Tương An quận vương Miên Bửu lập ra “Tùng Vân thi xã”, cũng gọi là “Mặc Vân thi xã” tập hợp các danh sĩ ở kinh đô, trong đó có các thi tài nổi tiếng như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, vì thế buổi đương thời có hai câu thơ truyền tụng mà người ta cho là của vua Tự Đức:
Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường.
Vì cả ba anh em đều là những nhà thơ nổi tiếng nên người đương thời xưng tụng là “Tam Đường”. Tùng Thiện vương còn có ba người em gái cũng nổi tiếng về thi văn là Vĩnh Trinh (tự Nguyệt Đình, Trọng Khanh), Trinh Thận (tự Mai Am, Thúc Khanh) và Tĩnh Hòa (tự Huệ Phố,Quí Khanh) nên người đời thường gọi là “Tam Khanh”.Thật là một gia đình văn học
***


Thơ Tùng Thiện vương hàm súc, ngụ ý sâu xa mà nhẹ nhàng, tươi tắn, tình cảm đậm đà đối với người và với cảnh thiên nhiên:


去 歲 春 殘 黃 鳥 歸
秋 容 憔 悴 月 明 知
東 風 砟 夜 吹 何 處
更 惹 新 愁 上 曉 眉


LIỄU
Khứ tuế, xuân tàn, hoàng điểu qui,
Thu dung tiều tụy, nguyệt minh tri.
Đông phong tạc dạ xuy hà xứ?
Cánh nhạ tân sầu thướng hiểu mi.


Ngô Văn Phú dịch:


Năm ngoái, xuân tàn, oanh sắp đi,
Hao gầy riêng biết có trăng khuya.
Gió đông đêm trước về đâu nhỉ?
Sầu mới dâng đầy một nét mi.


Cảnh đêm đỗ thuyền ở bến Nguyệt Biều cũng giúp ông tạo nên những vần thơ diễm tuyệt:



夜 泊 月 瓢
竹 陰 涼 處 夜 停 船
水 月 江 風 未 忍 眠
隔 岸 鐘 樓 天 姥 寺
聲 聲 敲 破 遠 汀 煙


DẠ BẠC NGUYỆT BIỀU


Trúc âm lương xứ, dạ đình thuyền,
Thủy nguyệt, giang phong, vị nhẫn miên.
Cách ngạn chung lâu Thiên Mụ tự,
Thanh thanh xao phá viễn đinh yên.


Nguyễn Sĩ Đại dịch:
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở BẾN NGUYỆT BIỀU (1)
Đỗ thuyền dưới bóng tre xanh,
Trăng sông, gió nước, nỡ đành ngủ sao?
Đêm khuya nghe vọng chuông lầu,
Thanh thanh từng tiếng tan màu khói sông
(Bài này khiến ta nhớ đến bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường).
Tùng Thiện vương luôn tỏ ra nặng tình với những người dân cùng khổ và sự tồn vong của đất nước. Dân ta lúc bấy giờ rất khổ vì cuộc sống thiếu thốn, lầm than. Chẳng những thế, họ còn bị quan trên áp bức, nhũng nhiễu, bóc lột:


Sớm vừa dâng “tiền trầu”,
Chiều “tiền trầu” lại cúng.
… Trong nhà quan lớn tiền bỏ nát,
Dân đen bán nhà lại bán vợ.
Cái xác tuy còn, mất nhà ở,
Gông cùm may thoát, vợ còn đâu!
(Bài hành tiền biện trầu cau)
Một trong những nỗi khổ của dân thời đó là thuế. Đời sống đã vất vả cực nhọc lại còn lo thuế thúc bên mình, dù có hạn hán mất mùa cũng không được tha thuế:


Áo rách không che được ống chân,
Mặt vàng, da thịt khô héo,
Chỉ cầu đủ nộp thuế,
Cay đắng thay! Thuế thường khó nộp đủ
Đành chịu làm tàn tật tấm thân hèn.
Chẳng những thế, bấy giờ chiến tranh loạn lạc khắp nơi, nào những cuộc dấy loạn của giặc Tam Đường, Lê Duy Cự (Giặc châu chấu), Tạ Văn Phụng, Cai Tổng Vàng, giặc Khách quấy nhiễu, rồi giặc Pháp đánh Đà Nẵng khiến dân chúng chết chóc, khổ sở trăm bề:
Xương khô chồn gặm đứng đầy,
Quạ tha từng khúc ruột bay thành đàn.
Đồng Đông xiết nỗi lầm than,
Kẻ về sau buổi ly hoàn, ai thương?
(Tống lương từ)
Tùng Thiện vương là người luôn nặng lòng vì đất nước. Thấy cảnh giặc Pháp dày xéo non sông, ông đau lòng khôn xiết:
Năm kia giặc Tây đánh Quảng Nam,
Quân ta thua trận, máu thành đầm.
…Đêm qua hịch báo về Cam Tuyền,
Hơn nửa người chết bỏ thây xác.
(Mại chỉ y)


Bài thơ Tàn tốt của ông nói lên tấm lòng của người lính bị thương nhưng vẫn quyết tâm chống giặc:


殘 卒
亂 尸 叢 裡 拔 身 還
一 嶺 單 衣 戰 血 殷
倚 杖 獨 沽 山 店 酒
自 言 生 入 海 雲 關


Tàn tốt
Loạn thi tùng lý bạt thân hoàn,
Nhất lĩnh đơn y chiến huyết ân.
Ỷ trượng độc cô sơn điếm tửu,
Tự ngôn sinh nhập Hải Vân quan.
Nguyễn Tấn Hưng dịch:
Người lính sống sót
Sa trường, bờ bụi lết về,
Tả tơi áo chiến, máu me lạnh dồn.
Tìm mua quán rượu đầu non,
Sống thề quyết lại nhập đồn Hải Vân.


Trước tình hình ấy, ông đứng hẳn về phía nhân dân, nhiệt liệt tin tưởng vào lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân chống Pháp:


Sào múa, gậy giương, thương nghĩa sĩ,
Vượn kêu, hạc oán, cảm sinh linh.
Thư sinh đánh giặc bằng cây bút,
Báo quốc thế kia thật xót tình.
(Đọc Nguyễn Đình Chiểu)


Nhưng ông chán ngán khi biết vua và triều đình muốn thỏa hiệp với giặc Pháp:
Nhà vua đã muốn hòa cùng giặc,
Còn thuyết làm chi chuyện phục thù!
(Nhạc Phi)


Phần lớn thơ Tùng Thiện vương được sáng tác bằng chữ Hán, nội dung thể hiện lòng yêu nước, thương dân, yêu cảnh thiên nhiên và hết lòng vì bè bạn. Tiến sĩ Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh, sau khi đọc bài thơ “Khiển hoài” của ông đã phải dẹp ngay tính kiêu hãnh để nồng nhiệt ngợi khen:


Độc đáo bạch âu hoàng diệp cú
Mãn hoài tiêu sắt đới thu hàn.
(Đọc đến câu “bạch âu hoàng diệp” của ông
Cả người ớn lạnh với hơi thu).
Cao Bá Quát, người từng rất tự kiêu, coi thường các nhà thơ khác, vậy mà đối với thơ Tùng Thiện vương cũng phải hết lòng nể phục. Ông viết :“…Tôi theo Quốc công chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến. Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn (hiệu của Tùng Thiện vương) ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài Hà thượng của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác…”
Nhà thơ Tuy Lý vương Miên Trinh, em ông, thì nhận xét:“Thi văn Tùng Thiện vương như cỏ hoa giữa núi, như mây mỏng trên trời. Vẻ đẹp ở tinh thần, mỗi câu có một họa ý, mỗi chữ có một nhạc âm (cú tất hữu sắc, tự tất hữu thanh)”.
Sách của ông để lại rất nhiều: Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển, chia làm 8 tập với hơn 2200 bài thơ, Thương Sơn từ tập, Thương Sơn thi thoại, Thương Sơn ngoại tập, Thương Sơn văn di, Nạp bị văn tập (19 quyển), Độc ngã thư sao, Lão sinh thường đàm, Tịnh y ký, Thi tấu hợp biên, Lịch đại thi tuyển v.v…
Trong đời Tùng Thiện vương, ngoài cái chết của mẹ khiến ông rất đau xót, còn có hai nỗi buồn đau theo ông cho đến cuối đời:
- Vụ Hồng Bảo: Năm 1847 vua Thiệu Trị băng hà, hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm, năm ấy mới 19 tuổi, được truyền ngôi, tức là vua Dực Tông (Tự Đức). Con trưởng của vua Thiệu Trị là An Phong công Hồng Bảo không được truyền ngôi vì vua cha cho rằng ông học hành kém cỏi, tính tình phóng đãng, ham ăn chơi, hạnh kiểm xấu. Năm 1854 Hồng Bảo liên kết với một số quan lại và thông đồng với người nước ngoài âm mưu lật đổ Tự Đức để tranh ngôi vua. Việc bại lộ, Hồng Bảo bị giam vào ngục. Trong tù, ông tự tử chết trong khi thân còn mang xiềng xích. Con ông là Ưng Đạo được tha nhưng phải cải sang họ mẹ là Đinh Đạo.
- Loạn Chày Vôi: Thuở sinh thời, vua Tự Đức sai quan quân xây Vạn Niên Cơ (sau đổi thành Khiêm lăng) để làm nơi yên nghỉ sau cùng. Vì quân dân làm việc vất vả, ăn uống thiếu thốn, đau ốm không có thuốc men nên nhiều người chết. Lòng người vô cùng phẫn nộ.

Năm 1866, con rể của Tùng Thiện vương là Đoàn Hữu Trưng (chồng của Thể Cúc) lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân phu, dùng chày giã vôi làm vũ khí (nên sử gọi là Giặc chày vôi) kéo vào cung định giết vua Tự Đức, lập Đinh Đạo là con Hồng Bảo lên làm vua, nhưng việc không thành. Ba anh em Đoàn Hữu Trưng bị giết. Đinh Đạo cũng cùng chung số phận. Tùng Thiện vương tuy không tham gia, nhưng vì con rể ông, Đoàn Hữu Trưng, là người thủ xướng nên ông bị các quan trong triều buộc tội nặng nề. Vua Tự Đức không kết tội ông, chỉ bảo rằng ông chọn rể không cẩn thận, để mất thanh danh, nên cắt bổng trong tám năm. Ông làm thơ than thở:


Nỗi phẫn uất biết cùng ai tỏ,
Lòng lo buồn khiến lại ngã đau.
Lời xằng buộc tội thêm sâu,
Nghiêm minh hợp vạch những câu ngược đời.
(Vận – Lương An dịch)
Năm 1870 bị bệnh nặng, ông gắng gượng dâng biểu lên vua với lời lẽ ôn nhu:“ Thần là Miên Thẩm kính tâu: Thần tự biết không còn thấy được hoàng thượng nữa nên kính xin hoàng thượng nhớ lấy công sáng tạo của tổ tiên, lo tạo mối thủ thành. Tài lực của dân thì xin dùng cho có tiết độ. Còn triều chính, quốc chính nên tùy thời mà thay đổi cho phù hợp. Thần cám đội ơn trên, rỏ nước mắt để viết những dòng này, mong hoàng thượng soi xét”.
Khi bệnh đã quá nặng, ông dặn dò con cháu nên làm đám tang giản dị cho đỡ tốn kém rồi lấy tay vạch bài thơ tuyệt mệnh:
Bán sinh học đạo thái hồ đồ,
Thoát tỷ như kim nãi thức đồ.
Tiến Sảng đình (2) ba Thiên Mụ nguyệt,
Thủy hương, lâm ảnh, hữu nhân vô?
Nửa đời học đạo thật hoài công,
Bỏ dép” (chết) đường dài nay mới thông.
Thiên Mụ, Thúy Vân (3) trăng với sóng,
Hình non, hình nước, có ai không?


(Bảo Quyến dịch)


Ông mất ngày 30-4-1870, lúc mới 51 tuổi. Tùng Thiện vương xứng đáng có một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.


(1) Nguyệt Biều: một làng ven sông Hương (Huế).
(2) Tiến Sảng đình: ngôi đình hóng mát trên núi Thúy Vân (mây biếc).
(3) Thúy Vân: tức núi Thúy Vân, phía sau chùa Thánh Duyên (chú thích của Bảo Quyến).


MESSAGE TO MISERY
from the Venerable Thích Quảng Độ
Hey! Pain!
Do not menace me again!
I have known you too well! enough!
I have met you on all my life's roads rough;
and each time I meet you anywhere,
I always smile a smile so fair
and look you straight in the face without dread.
Although you really are more awesome than Death,
with me, you are nothing at all.
Do not fancy it, that I fear you, to befall
so that I should damp my righteous zest
to lower my head before you, inhuman pest!
Do continue to persecute me to carry out your plan:
I have pledged not to regret my illusionary life span.
Oh, Distress!
Do you hear among the world's moving stream
the swift waves of impermanence's scream?
Do not pride yourself being unduly victorious
on the corpses of humans unfortunate but meritorious!
For, grossly stupid and coarse,
you know nothing besides your force,
and then you laugh at devastation and ruin.
The music you listen to is lament, bewail, chagrin!
the tea you taste teardrops of the wretch,
the wine you sip fresh blood of your victims' fetch,
each curtain you hang like many a mourning headband
of writhing people you trample down and brand!
Poverty and starvation follow each of your steps,
chains and shackles where you come it schleps;
sunshine becomes obscurity
to cover with darkness all paths to futurity;
the naive fetuses, unborn babies, cherubs,
get aborted by you using overpopulation as cover-ups.
Oh, Agony!
Do you hear the complaints against your savagery
that are resounding from cities to the countryside,
from islands to mountainous areas nationwide,
and from graves by souls of victims of gross injustice?
Are you aware? that on the earth's surface
there will be nowhere
in the deep sea as well as in the thin air
for you to find a long-term shelter thither to scoot
to escape, when is duly ripe every fruit!
And that day will definitely come as in a daze
when humanity awakes from this current maze.
                  Vũ Đoài Village, on the Buddha's Birthday
THANH-THANH

CAO THÂM * PHÙNG CUNG

Nhà thơ Phùng Cung qua lời kể của con trai
(Ngày đăng: 30/6/2013 0:22)

Tôi học cùng lớp, sinh hoạt cùng tổ, ở cùng phòng với anh Phùng Châu Hà, con trai cả Nhà thơ Phùng Cung, từ năm 1976 - 1980. Ngày đó, thi thoảng tôi đến nhà anh Hà chơi. Gia đình anh ở trong ngôi biệt thự cổ kính trên phố Mai Hắc Đế (Hà Nội).



Tác giả và Nhà báo Phùng Châu Hà (con trai Nhà thơ Phùng Cung)


Bây giờ phố Mai Hắc Đế sầm uất, náo động chứ trước đây nó thật yên tĩnh và thơ mộng. Đến nhà anh, tôi thường gặp mẹ anh, tên là Thoa, làm ở Đại học Dược và các em trai anh; còn bố anh, tôi ít khi gặp. Và có gặp, ông chỉ hỏi qua loa rồi lên gác. Ông cụ người gầy khô, thường đi guốc mộc, đôi mắt thăm thẳm sau cặp kính dày cộm, da tai tái, nom hiền từ và lịch lãm. Sống trong ngôi biệt biệt thự cổ kính sang trọng như vậy nhưng đời sống gia đình anh Hà ngày ấy chẳng khá giả gì. Nhà anh Hà có ba anh em trai. Anh Hà là cả, anh thứ hai tên là Phùng Hà Phủ và anh thứ ba tên là Phùng Châu Hề. Mấy anh em nhà anh, có lẽ cũng đói ăn như chúng tôi nên anh nào cũng gầy gò, da trắng xanh. Anh Hà có cái quần ximili túi chéo, mặc đến lúc bục đầu gối, anh cắt ống, thành quần soóc, mặc suốt. Thời bao cấp, nhà ai cũng nghèo, chẳng riêng nhà anh Hà.
Anh Hà cũng có đôi mắt thăm thẳm như bố anh. Tính cách cũng vậy, lịch lãm, kín đáo. Suốt mấy năm học với nhau, anh Hà rất ít nói về bố anh, nhưng nhiều người trong trường đều biết anh là con Nhà thơ Phùng Cung, theo Nhân văn Giai phẩm, viết chuyện về con ngựa, rồi bị bắt đi cải tạo, mới mãn hạn. Thú thật, ngày đó, mặc dù rất ham đọc sách nhưng tôi chưa đọc tác phẩm nào của Nhà thơ Phùng Cung, thậm chí, tôi cũng chẳng biết thêm thông tin nào về ông, ngoài lời đồn, ông mới đi cải tạo về.

Một hôm, sau khi ăn trưa xong, tôi tót lên giường tầng hai (giường tầng) nằm. Bực mình vì tôi trốn rửa bát, anh Hà mang chuyện viết lách của tôi ra diễu cợt. Ngày đó tôi đã viết kịch, làm thơ nhưng dám gửi đi đâu. Bị xúc phạm, tôi liền to tiếng, trong đó có nhắc đến bố anh. Như con thú bị trúng đạn, anh Hà gầm lên, mắt long sòng sọc. Rồi chúng tôi vồ vào nhau. Tôi bị một nắm đấm vào mắt, nổ đom đóm, máu chảy lênh láng, giờ còn sẹo ở dưới mí mắt trái. Vụ ấy chúng tôi đều bị nhà trường kỷ luật cảnh cáo, phê vào học bạ.
Sau này đọc cuốn “Cát bụi chân ai” của Nhà văn Tô Hoài (NXB Hội Nhà văn, 1992) và đọc nhiều bài viết về bố anh đăng trên các báo, tôi mới biết về cuộc đời cơ cực của Nhà thơ Phùng Cung.
Nhà thơ Phùng Cung sinh ngày 18 tháng 7 năm 1928 tại Vĩnh Yên. Năm 1945, ông tham gia cách mạng và làm Chủ tịch liên xã Hồng Liên Châu. Ông lãnh đạo nhân dân nổi dậy cướp chính quyền. Năm 1949, địch trấn áp dữ dội vùng kháng chiến, ông phải rút lên Chiến khu Việt Bắc và tham gia công tác văn nghệ. Năm 1954, Thủ đô Hà Nội giải phóng, ông về sống tại Hà Nội và họat động văn nghệ. Do tham gia trong vụ “Nhân văn Giai phẩm” ông bị kỷ luật, đi cải tạo từ năm 1961 đến năm 1973. Ông mất năm 1997 vì bạo bệnh. Tác phẩm chính của ông gồm: Dạ Ký (truyện ngắn); Mộ Phách (truyện ngắn); Kép Nghề (truyện ngắn); Chiếc mũ lông (truyện ngắn); Quản thổi (truyện ngắn); Xem Đêm (thơ) Phùng Cung - truyện và thơ v.v. Tập thơ "Xem Đêm" của ông được nhà nước cho phép xuất bản vào năm 1995.
Trong “Cát bụi chân ai” Nhà văn Tô Hoài kể, khi Nhà thơ Phùng Cung mới đi cải tạo về, đến thăm Tô Hoài “Dáng cù rù, mặt tái ngoét, không phải Phùng Cung mà cái bóng của Phùng Cung trên tờ giấy tẩy chỉ mờ mờ. - Còn sống về được à ? - Cũng không hiểu tại sao anh ạ”… Nhà văn Tô Hoài kể, tan lớp kiểm điểm văn nghệ sĩ ở Thái Hà ít lâu, Phùng Cung bị bắt đi cải tạo 12 năm không có án, trong đó biệt giam 11 năm. Đã tù biệt giam, lại bị bệnh lao, thế mà không chết, mới lạ.
Những năm gần đây, thi thoảng tôi được gặp anh Hà trong các buổi họp lớp, những chuyến công tác. Anh cho biết, sau khi bố anh mất, mẹ anh chuyển lên ở với gia đình người em út trên đường Bưởi. Bây giờ, mấy anh em anh đều thành đạt, cuộc sống khá giả; càng thương bố anh. Nhắc lại vụ đánh nhau với tôi năm ấy, anh Hà tâm sự, đó là thời kỳ gia đình anh vô cùng khó khăn. Bố anh mới được về đoàn tụ với gia đình nhưng ông cụ chẳng có việc làm. Ðang lúc túng quẫn, bố anh được người bạn cũ bố trí cho công việc làm đinh ở xưởng cơ khí nhỏ. Nhưng thời gian làm ở đó cũng chẳng được bao lâu vì bố anh từ khi ở trại về mang theo nhiều thứ bệnh, nào là bệnh dạ dày, bệnh lao, mà công việc làm đinh thì nặng nhọc. Cả nhà, mỗi suất lương mẹ anh nuôi ba anh em lớn ngộc đang tuổi ăn tuổi học và người chồng đau ốm. Đận ấy gia đình trở nên túng thiếu kịch liệt. Trong khó khăn thiếu thốn về vật chất, gia đình anh còn chịu tiếng tăm dị nghị của hàng xóm, bạn bè. Từ khi bố anh được tha về, một số bạn bè của gia đình xa lánh vì sợ liên lụy.
Từ khi bị kỷ luật, bị đình chỉ công tác rồi bị bắt đi cải tạo cho đến lúc được về đoàn tụ với gia đình, bố anh không hề được nhận bất cứ khoản trợ cấp nào. Mãi đến năm 1990, tức là 30 năm sau, bố anh mới có quyết định phục hồi để làm lại sổ lương. Cùng chung một quyết định với bố anh là cụ Nguyễn Hữu Đang - người có công trong việc tổ chức ngày lễ Tuyên ngôn Độc lập, năm 1945.. Mức lương trợ cấp cố định hàng tháng là 35.000 đồng. Với số tiền ấy đủ để đong thêm vài chục cân gạo, giúp gia đình anh vượt qua đận khó khăn.
Theo anh Hà, tập thơ Xem đêm là tuyển chọn những bài được sáng tác vào các thời điểm khác nhau, trong đó có cả thời gian Nhà thơ Phùng Cung đi cải tạo. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, dù bệnh tật hành hạ, nhưng Nhà thơ Phùng Cung vẫn ham làm việc. Bố anh thường nói với mẹ anh: "Nếu giời cho sống thì còn phải làm việc nhiều hơn nữa và còn rất nhiều việc phải làm". Ông luôn sợ phải bỏ dở công việc của mình. Ngoài mấy trăm bài thơ và tập truyện viết lại, anh thấy bố anh còn nung nấu viết tập hồi ký. Tập thơ Xem đêm được in ra có phần cổ vũ, trợ giúp không nhỏ về tài chính của cụ Nguyễn Hữu Ðang và sự nhiệt tình của Nhà văn Phùng Quán - người em thân thiết của bố anh. Tập thơ Xem đêm ra đời còn phải kể đến sự quý trọng và can thiệp trong khâu kiểm duyệt bài của nhà thơ Quang Huy, Giám đốc NXB Văn hóa Thông tin thời kỳ đó và chính Nhà thơ Quang Huy đã viết tựa cho cuốn sách này.

* * *


Đọc thêm: Nhà văn Phùng Quán kể về việc xuất bản tập thơ “Xem đêm

            HẰNG NGA THỨC DẬY


               
Phùng Cung xuất thân là người viết văn xuôi, sở trường truyện ngắn. Anh viết truyện ngắn từ hồi còn ở chiến khu Việt Bắc.
(…) Anh còn một tập truyện ngắn, đâu như tám truyện thì phải, cũng một dòng "ngựa, voi", chưa kịp ra mắt bạn đọc thì đã bị cái khách quan khắc nghiệt "bảo lưu" cùng với tài năng của tác giả.
Truyện nào viết xong anh cũng đưa tôi đọc. Truyện nào cũng làm tôi say mê vì vẻ đẹp của ngôn từ. Cái kho ngôn từ dân dã của anh dường như vô tận. So với tất cả văn xuôi của tôi đã in ra, tôi có cảm giác mình là người nước ngoài viết tiếng Việt. Sau mười hai năm cách ly đời thường, Phùng Cung như xa lạ với môi trường văn nghệ. Được trả tự do. Việc đầu tiên là anh cùng với vợ sửa lễ "Tạ ơn cao rộng cho được sống để trở về quê quán". Rồi yên phận hẩm hiu, anh tránh thật xa mùi bút mực. Anh xoay trần làm nghề đập đinh, phụ với vợ thêm nghề bánh rán, nuôi ba đứa con trai đang sức ăn, sức lớn. Song hình như mùi dầu nhờn, rỉ sắt, mỡ rán vẫn không át được mùi bút mực. Những lúc rảnh tay, anh ngồi buồn thiu, thỉnh thoảng chấm ngón tay vào đáy chén trà cặn, viết một từ gì đó lên mặt bàn…
Tôi thường đạp xe từ Nghi Tàm lên phố Mai Hắc Đế thăm anh, khi mang cho con diếc, con trôi vừa câu trộm được, khi mang bó rau muống cấy ở vệ hồ. Trong khi đó, thật bất ngờ, anh sáng tác thơ. Đọc thơ anh, có bài chỉ vài ba câu, tôi bỗng thấy thiên nhiên quanh tôi vụt giàu có lên bất ngờ và trở nên đẹp xao xuyến tận đáy lòng - những vẻ đẹp từ trước đến nay tôi vẫn nhìn mà không thấy. Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam quyết định trích quỹ sáng tác của Hội làm món quà tặng sáu hội viên (trong đó có tôi) đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong 30 năm qua. Hội in cho mỗi người một tập thơ bao cấp, tác giả tự chọn những bài thơ vừa ý trong thơ mình, dày từ hai trăm trang trở lại. Năm anh bạn đang dựng bản thảo. Tôi cả đời chưa bao giờ được in riêng một tập thơ càng hăm hở chuẩn bị. Và bản thảo đã chuẩn bị xong, chỉ còn mang đến nộp. Trước khi nộp tôi đem đến anh Cung để tranh thủ một vài nhận xét. Nhân dịp này tôi đã dại dột đọc lại tập thơ tích lũy của anh. Đọc xong, lòng hăm hở của tôi chùng lại. Tôi không còn muốn in thơ nữa. Tôi tự nhủ: in làm gì khi chưa có cặp mắt biết nhìn như Phùng Cung?
Thoảng mùi ruộng ải
Thóc giống cựa mình
Nắng vắt ngọn tre đuôi én
Đủng đỉnh điệu cu cườm
Lay nhịp gió may.
(Mùa gieo mạ)
Dưới mắt anh, cảnh vật hiện ra sinh động đến thế! Ngòi bút của tôi đâu còn dám đua chen. Thấy tôi chán nản, anh Cung động viên khéo:
"Thời cơ chế thị trường, dư luận khách hàng mới là khuôn vàng thước ngọc. Hãy cứ cho ra rồi lắng nghe dư luận".
Trái với tình thế của tôi có điều kiện in rồi mà còn đắn đo, tình thế của anh Cung lại là muốn in mà không có điều kiện. Anh dí dỏm gọi mỉa mai tập bản thảo thơ anh là "Hằng Nga ngủ trong rừng".
Như mọi người đã thấy, ngày nay ở nước ta xuất bản thơ là việc không mấy khó khăn lắm. Bạn muốn in thơ? Xin mời! Cứ việc bỏ tiền ra mà in. Nhà xuất bản chỉ có thể tham gia bằng cách chịu một phần trách nhiệm về nội dung và đứng ra xin giấy phép xuất bản, với điều kiện bạn trả tiền lệ phí. Một nhà thơ nghèo như Phùng Cung, năm nay đã sáu mươi nhăm tuổi có lẽ đến lúc "chọn đất sạch dọn mình vào vĩnh viễn" cũng không hy vọng thơ mình được người đọc thưởng thức qua những dòng chữ in. Hằng tháng chỉ với mâm cơm gia đình "bốn mùa rong ruổi chốn rau dưa" cộng thêm vài chục nghìn tiền điện, dăm nghìn tiền nước, chị Thoa vợ anh cũng đã phải tất tả chạy "giật nóng" quanh bà con lối xóm. Thơ anh đành nằm chờ…
Nhưng tôi quyết tâm in bằng được thơ anh. Tôi sẽ đi khắp Trung, Nam, Bắc đọc rong thơ của anh và quyên góp tiền. Tôi ước tính muốn có đủ tiền để in hai trăm bài thơ ngắn, tôi sẽ phải đọc thơ và quyên tiền đến một năm, trong khi đó bao nhiêu chuyện có thể xảy ra làm cho công việc thêm phức tạp.
Quá trình phấn đấu hẳn phải chia thành nhiều đợt đi đi về về. Nhưng tôi đã gặp một chuyện bất ngờ. Một hôm trong bữa cơm gia đình có anh Nguyễn Hữu Đang dự, tôi nói:
-Em sắp đi xa, vắng nhà chừng khoảng một năm. Anh nhớ luôn luôn đến nhà em ăn cơm với vợ con em cho vui.
- Chú có công chuyện gì mà phải đi xa nhà lâu thế?
- Em đi dọc thơ rong, quyên góp tiền để in cho anh Phùng Cung tập thơ. Cả một đời gian khổ vì cái nghiệp bút mực, anh ấy chỉ có một ước vọng được in một tập thơ để tặng bạn hữu và góp mặt với đời trước khi vĩnh biệt chúng ta.
- Tôi gặp chú Cung luôn, sao không thấy chú ấy nói chuyện này với tôi?
- Anh Cung không nói, em cho là anh ấy nghĩ có nói anh cũng không giúp được gì, chỉ làm anh thêm bận tâm.
- Tập thơ chú Cung đâu, chú đưa tôi xem.
Anh Đang chăm chú đọc hết tập thơ. Anh khẽ gật đầu có mái tóc ngắn quen thuộc nói:
- Tôi không ngờ thơ chú Cung khá thế. Theo tôi còn khá hơn văn xuôi chú ấy. Bây giờ thế này chú Quán nhé: chú không phải đi đâu hết. Tôi sẽ cho chú Cung tiền để in tập thơ. Tôi trợn tròn mắt:
- Thơ không rẻ như bèo đâu anh ơi? In một tập thơ vài trăm trang với hình thức chỉ xoàng xoàng thôi, anh có biết phải mất bao nhiêu tiền không? Từ hai triệu đến hai triệu rưỡi đấy!
Tôi tưởng anh tái mặt tưng hửng trước số tiền mà tôi thông báo. Anh vẫn bình tĩnh lật lật những trang thơ, đọc lại một vài bài vừa rồi chưa đọc kỹ, rồi chậm rãi nói:
- Tôi sẽ cho chú Cung đủ tiền để in dù có tốn như chú vừa nói.
Không để tôi hỏi anh lấy đâu ra tiền, anh giải thích luôn:
- Tôi cho chú ấy dùng tất cả số tiền tôi dè sẻn từng đồng dành dụm được trong hai mươi năm qua, nhất là từ bốn năm trở lại đây tôi có lương hưu, lại được những anh chị em cùng hoạt động hồi Mặt trận Dân chủ, Hội Truyền bá quốc ngữ, Hội Văn hóa cứu quốc, các đội Tuyên truyền xung phong chống Pháp, ngành Bình dân học vụ cùng những bạn bè xa gần, biết tôỉ còn sống và nghèo khổ, kẻ ít người nhiều họ gửi tiền đến giúp đỡ. Ngoài những khoản chi tiêu cần thiết hằng tháng, còn lại bao nhiêu tôi gửi tất cả vào quỹ tiết kiệm ngân hàng, phòng xa phải dựng túp lều khi không còn ai cho ở nhờ, phòng xa lúc ốm nặng kéo dài, phòng xa cả lúc chết nữa. Nhờ vậy mà số tiền tiết kiệm của tôi cho đến hôm nay đã lên đến hơn bốn triệu đồng. Sổ tiết kiệm đây…
Anh móc túi áo bộ đội cũ mặc bên trong, lấy ra cuốn sổ bọc trong ba lần giấy nhựa bóng, chằng ngang, dọc bốn dây cao su. Anh đặt sổ trước mặt tôi và bảo:
- Chú giữ lấy. Tôi sẽ làm giấy uỷ quyền cho chú rút tiền ra sử dụng. Nếu số tiền này chưa đủ, tôi sẽ về quê đòi vài tạ thóc cho vay, bán đi rồi gửi thêm tiền cho chú. Tôi yêu cầu tập thơ phải in thật đẹp, mà đẹp giản dị, chứ không rườm rà, lòe loẹt như nhiều tập thơ đang bày bán.
Không hiểu sao nghe anh nói tim tôi hồi hộp và cổ tôi như nghẹn ngào. Tôi được quen biết anh đã gần bốn mươi năm nhưng cho mãi tới hôm ấy tôi mới thật hiểu anh là người như thế nào. Nguyễn Hữu Đang là người nếu chi dùng cho bản thân thì một trăm đồng ba quả khế chua để gội đầu (thay chanh mà anh vẫn sợ đắt) cũng tiếc tiền, bất đắc dĩ mới phải mua, nhưng đã là việc nghĩa hiệp thì sẵn sàng san sẻ đến đồng tiền cuối cùng.
Thế đấy. Nếu bản thảo thơ Phùng Cung là "Hằng Nga ngủ trong rừng" thì tấm lòng trợ giúp vô tư của Nguyễn Hữu Đang chính là "Hoàng Tử đẹp trai" đến đánh thức.

Tác giả bài viết: Cao Thâm

LÂU ĐÀI ĐIÊN CỦA CON GÁI LÃNH TỤ VÔ SẢN

 
LÂU ĐÀI ĐIÊN
Được xây dựng từ năm 1990 trên khuôn viên rộng gần 1.900m2 ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng, công trình này ban đầu có tên là biệt thự Hằng Nga, sau đổi thành “Crazy house” hay “Ngôi nhà kỳ dị”. Nói “ngôi nhà” là chưa thật chính xác, vì đây là một quần thể kiến trúc lạ mắt.


Đôi mắt  diều hâu hau háu nhìn mồi./Khuôn mặt lợn  tròn quay đầy nọng thịt.

Với lối kiến trúc phá cách theo trường phái biểu hiện, tòa lâu đài trông tựa như những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã ẩn hiện trong rừng già. Những ô cửa sổ lồi lõm hình thù kỳ lạ, xếp đặt có vẻ thiếu “ngăn nắp” nhưng nhìn kỹ thì như những con mắt của thú rừng. Du khách có thể ngắm nhìn khu vườn trong biệt thự với một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào. Biệt thự Hằng Nga nổi tiếng của Đà Lạt do kiến trúc sư Đặng Việt Nga - con gái của cố Tổng bí thư Trường Chinh thiết kế. Bà Nga cũng chính là chủ nhân của tòa nhà độc đáo này.

 "Ngôi nhà điên" ở Đà Lạt
ADVERTISEMENT

Kiến trúc sư Đặng Việt Nga tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Mátxcơva (1959-1965), sau đó từ 1969-1972 tiếp tục trở lại học và lấy bằng tiến sĩ của Liên Xô. Năm 1983, bà rời Hà Nội đến sống tại Đà Lạt và dựng xây lên biệt thự Hằng Nga hay còn gọi là “Ngôi nhà điên”.

 

Biệt thự Hằng Nga bao gồm nhiều tòa nhà và nhà khách, quán cà phê và phòng trưng bày nghệ thuật với phong cách đặc biệt. Các nội thất của tòa nhà bao gồm hang động, hành lang quanh co, cầu thang quanh co, đồ nội thất kỳ quặc và những bức tượng động vật với kích cỡ lớn. Không có những đường thẳng và góc thẳng, không “ngang hàng thẳng lối”. Có thể tạo ấn tượng là không gian, hành lang, cầu thang, cửa sổ hoặc đồ nội thất - tất cả mọi thứ có vẻ như thể đã bị nấu tan chảy ở nhiệt độ cao và sau đó đóng băng trong hình dạng kỳ cục.
Giữa các tòa nhà là những mấu cây, rể cây xương xẩu làm bằng bê tông và mạng nhện khổng lồ làm bằng dây kẽm. Có một phòng trà nhỏ bên trong một tượng Hươu cao cổ to. Các phòng nghỉ có tên phòng Quả Bầu, Kangaroo, con gấu, con ong,...
 
Các phòng đều có thể được đặt chỗ mướn để nghỉ qua đêm bình thường. Hiện tại, mỗi năm “Ngôi nhà Điên” đón khoảng 100.000 lượt khách tới tham quan, trong đó phần nhiều là khách nước ngoài.
Từ khi khai trương vào năm 1990, tòa nhà này đã được công nhận kiến trúc độc đáo, đã được nêu bật trong các sách hướng dẫn du lịch và được xếp vào nhóm 10 tòa nhà “kỳ lạ” nhất theo bình chọn của Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc .
 
Khi quyết định xây biệt thự, KTS Việt Nga đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ hội kiến trúc, khiến bà phải bí mật đưa bản dự án của mình trình lên sở Xây dựng thông qua chính quyền cấp phép. Thế nhưng 6 lần bà trình dự án là 6 lần bị từ chối thẳng thừng, mãi tới lần thứ bảy bản kiến nghị về việc mở rộng Crazy house mới được thông qua với nhiều điều khoản khắt khe.
 
KTS Việt Nga cho biết: “Hành trình đi xin giấy phép của tôi thật sự khó khăn, tôi phải một mình lặn lội giữa trời mưa gió suốt mấy tháng liền. Tôi thực sự cảm ơn các du khách nước ngoài bởi việc công trình tiếp tục được cấp phép nguyên nhân chính là lượng du khách nước ngoài đổ về đây ngày càng đông, nó tác động trực tiếp tới cách nhình nhận của lãnh đạo thành phố”.  Đến bây giờ, khi Crazy House được biết đến như một công trình kiến trúc độc đáo trên thế giới. Là điểm nhấn thu hút khách du lịch hàng đầu tại Đà Lạt
 




 Tiếp tục vượt qua những bậc thang ngoằn ngoèo quấn quanh gốc cây, sẽ lần lượt khám phá những căn phòng ấm cúng với hình thù đặc trưng của thiên nhiên như hốc cây, thân tre, quả bầu, cọp, gấu, đại bàng, kangaroo, chim trĩ…Các căn phòng này được thiết kế gọn trong hai thân cây cổ thụ (bằng bê tông), tạo cảm giác như đang lạc vào khu rừng kỳ lạ và bí hiểm. Đêm về, nếu ngủ trong các căn phòng này, nhìn thẳng lên trần nhà có thể thỏa thích ngắm nhìn trăng sao… Một du khách nước ngoài ghi vào sổ lưu niệm: “Đây là tòa lâu đài độc đáo, khác thường và hoang tưởng nhất Việt Nam, nếu không nói là của vùng Đông Nam Á”.
.



Tiến sĩ – kiến trúc sư Đặng Việt Nga, chủ nhân “Crazy house”, bộc bạch: “Khi thực hiện công trình này tôi rất trăn trở. Thiên nhiên đang bị tàn phá từng ngày, bằng tiếng nói của kiến trúc tôi muốn kéo con người trở về với thiên nhiên, gần gũi và yêu mến nó chứ không phải hủy diệt…”. Thực tế, khi bắt tay thực hiện “Crazy house” không phải ai cũng đồng tình với chủ nhân. “Có lúc tưởng như phải phá bỏ, tôi chẳng đặng đừng phải viết thư “cầu cứu” một vị lãnh đạo trung ương, nhờ đó ngôi nhà mới tồn tại và năm 2007 đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy công nhận sở hữu công trình” – tiến sĩ Việt Nga tâm sự.
 





Năm nay đã bước qua tuổi 70, nhưng bà Việt Nga vẫn quyết tâm theo đuổi những ý tưởng “lập dị” của mình, tiếp tục hoàn thiện các hạng mục dở dang như: nhà rông Tây Nguyên với nhiều màu sắc sặc sỡ dựa theo mô-típ trang phục của phụ nữ các dân tộc, hoàn thiện hệ thống cầu thang dây leo, dãy núi (phía sau) mà bên trong là phòng triển lãm tranh, ảnh, kiến trúc của các nghệ sĩ Lâm Đồng. Bà mong ước mở rộng diện tích quần thể kiến trúc này lên 9.000m2, biến nơi đây thành khu bảo tồn thiên nhiên thực thụ, xen lẫn là những công trình kiến trúc đặc trưng của núi rừng Đà Lạt. Để thực hiện được ý tưởng này, chủ nhân “Crazy house” cho biết cần một số vốn khoảng 100 tỉ đồng. Cùng với biệt thự Hằng Nga, 9 công trình kiến trúc khác được People’s Daily chọn là 10 ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới.
 

Sunday, April 13, 2014


TÔ HẢI * NHẬT KÝ 76

Nhật ký mở lần thứ 76
(mồng 7 Tết Giáp Ngọ)

SẤP ĐƯỢC LÀM CHỦ RỒI! ỚI 90 TRIỆU DÂN TA ƠI!

Một phái đoàn gồm 23 đại diện cho cái bộ máy khổng lồ diệt hết kẻ thù của giai cấp cầm quyền, bỏ tù hết những ai không chịu có chung một ý nghĩ: ”dạ! thưa các ông muôn năm đúng! ”vừa có những lời tuyên bố cực kỳ hay ho trước toàn thể loài người tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Mặc cho khắp nơi, khắp chốn đều vang lên lời mỉa mai, chửi bới và gán cho chúng đủ mọi thứ tội bẩn thỉu nhất trên đời như: Một “chính phủ nói dối như hát hay”. . , “lấy lừa bịp là quốc sách” hoặc “chính phủ VN nói có thành không nói không thành có”


Mặc cho những lời chất vấn cụ thể về những hành đông vi phạm nhân quyền, với những tên tuổi luật sư, nhà văn nhà báo, trí thức cụ thể, …

Mặc cho nỗi nhục bị hơn 10 đạị biểu các nước kết tội xâm phạm nhân quyền, và nhục nhất là: bị đại biểu Myanmar, nổi tiếng về quân phiệt một thời, chất vấn và khuyên nhủ nên thực thi nhân quyền ở ngay cái xứ, mà ông thủ tướng các ông đã từng khuyên họ nên mở rộng dân chủ ….

Mấy con vẹt được bơm cho nói trước cả tỷ người trên thế giới đấy có biết không?
Và đây: dù chỉ phát biểu có 65 giây, Đại diện đoàn Hoa Kỳ, đã bắt các vị trong Vương Triều Việt phải lo sốt vó cả năm tới chứ chẳng chơi đâu!

Đối với riêng mình thì:

1-Đây là lần đầu tiên một bản báo cáo đọc bằng tiếng Anh (dù có người còn cho rằng tiếng Anh hạng bét làm xấu mặt các em học sinh cấp III) do một đại diện chính thức của một chính phủ do Đảng cầm quyền đã xét duyệt kỹ càng trước khi công khai hứa (dù là hứa hão đi) trước Liên Hiệp Quốc. Những điều mà nếu sẽ được thực thi đúng như thế, thì trên cái đất bị cai trị bởi mấy đời vua quan cực quyền này sẽ chẳng mấy chốc được trở thành công dân như mọi nước trên thế giới! Hết cái cảnh thần dân-vua chúa hết cái cảnh nô lệ và chủ chăn!

2-Lời nói lần này gió không thể bay được vì chỉ trong có chốc lát nó đã được ghi âm, ghi hình lan tỏa khắp hoàn cầu và có cả trong tay một blogger 88 tuổi rất i-tờ về internet như mình! .
3-Muốn hay không muốn, rõ ràng các nhà độc tài đảng-quân-tài-phiệt lần này cũng đành vớt vát tí chút chiếu cố của cộng đồng thế giới nên hết mị dân, mị quan nay lại. . . mị đến cả hơn 180 nước không chấp nhận cái tà đạo Mác-Lê của mình!

Chỉ nghe mấy câu mị toàn thế giới này thì đủ biết bàn tay cầm kiếm và lá chắn của họ đã có mòi…run sợ.! Tính chất xấc xược kiêu binh cộng sản lần này đã được cất giấu đi khá là…lộ liễu (y hệt bài chúc Tết đầu năm của Chủ tịch nước:”Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đem tất cả tinh thần và sức lực, trí tuệ và tài năng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi với tư tưởng pháp quyền tiến bộ, tiếp tục đưa đất nước tiến lên…. Không có một lần nhắc tới bác Hồ, quên luôn xây dựng CNXH mà là “dân chủ pháp quyền tiến bộ” (1 cụm từ mới toanh!)

Chuyện thay đổi “ tông” nay rõ ràng là xuất hiện từ thông điệp đầu năm của quan Tể Tướng, trong các bài phát biểu của các vị đại thần trẻ có, già có …. Tuy đôi lúc còn “ông nói gà bà nói vịt” nhưng nhìn chung là có lợi cho dân lành. Ít người bị “nhập kho” hơn tuy còn một vài “quần chúng tự phát không quân phục” vẫn uýnh người yêu nước không đúng yêu cầu của các Đại Vương của họ đến gẫy xương sườn, hộc máu mồm máu mũi…

Tại lần UPR này trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, phái đoàn hùng hậu đủ các thứ Bộ bị, được học tập kỹ càng trước khi lên đường cũng khá là. . . ”mềm dẻo, khôn khéo” khác thường:

Trong bản báo cáo dài 20 trang cái cát-xét số 1, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hà Kim Ngọc đã đọc một bài học thuộc lòng với tư tưởng chỉ đạo cốt lõi là như sau:

'Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền'

Ông Hà Kim Ngọc không quên nhấn mạnh, dự thảo hiến pháp đã được gửi đến các cơ quan truyền thông đại chúng trước 10 tháng, và nhận được ''hàng triệu ý kiến góp ý'', ''toàn bộ chương II của Hiến pháp với 36 điều được dành hoàn toàn cho vấn đề nhân quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân''.

Cát-xét thứ 2: Đại diện Bộ Tư Pháp: Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.

Cát-xét thứ 3: Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định: 'Quyền tự do ngôn luận, thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện nhờ sự phát triển nhanh của Internet. Hiến pháp nêu rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp. . . Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, Internet. Các cuộc tranh luận, chất vấn diễn ra thực chất tại Quốc hội và các diễn đàn chính thức khác. Vai trò của Quốc hội được nâng cao. Hơn 3 triệu blogger còn bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội.
Liên quan đến vấn đề Internet, chúng tôi khẳng định Nghị định 72 không hạn chế tự do ngôn luận mà nhằm bảo vệ môi trường Internet, đối phó với các rủi ro từ việc sử dụng Internet, tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp, tăng cường bảo đảm thông tin trên mạng. . .

Cát-xét thứ tư: Bộ Công an cũng khẳng định: Việt Nam đảm bảo tất cả các quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp, quyền phụ nữ, quyền trẻ em. Các điều khoản về an ninh quốc gia đưa ra những giới hạn cần thiết trên một số lĩnh vực, trong các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, tự do tôn giáo. . . nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức và trật tự xã hội. Điều này phù hợp với Điều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền.
Còn về tình trạng giam giữ người phạm tội: Năm 2011 Việt Nam đã ban hành nghị định bổ sung về chế độ ăn mặc, ở, y tế, dạy nghề cho các phạm nhân. Luật Thi hành án hình sự quy định phạm nhân được phép gặp người thân. . . . .

Cuối cùng ông cát xét thứ nhất hứa: Việt Nam đang gia nhập các công ước khác của Liên Hợp Quốc, ví dụ về cưỡng bức mất tích, tình trạng của người tị nạn, người lao động. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, Việt Nam cam kết đối thoại

Chúng tôi đang sắp xếp chuyến thăm của Đặc Phái viên về Tự do tôn giáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 7 sắp tới, và các Đặc Phái viên về quyền của công nhân nhập cư, buôn bán trẻ em, v. v. vào thời điểm cần thiết.

Việt Nam, với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chia sẻ quan điểm của các nước về làm thế nào để thúc đảy và tăng cường nhân quyền.

Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Chúng tôi đã hoàn tất ba tiếng rưỡi thảo luận hiệu quả về tăng cường nhân quyền ở VN, trong không khí tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và các quyền căn bản khác theo Hiến chương LHQ.

Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác. Chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng, các ý kiến tích cực về quá trình cải thiện nhân quyền ở VN trong vòng bốn năm qua.

Nghĩa là trước thế giới, cái đoàn báo cáo về nhân quyền này đã làm được cái chuyện ”Khôn” hay “Dại” tầy trời đây?: Hứa, hứa và hứa tất cả những điều mà nếu không làm thì họ sẽ nhận những hậu quả khôn lường mà trước hết là ĐỪNG MONG THÒ MŨI VÀO PI-TI-TI!
Cho nên, hết chữ để nói về cái bản chất nói láo, nói dối, nói lấy được, nói cho qua của mấy ông vua cai trị xứ này, mình đành phải phát ra cái sáng kiến khác người: buộc chặt họ vào những gì họ đã tuyên bố trước thế giới mà động viên toàn dân ta cứ việc làm những cái gì họ đã nói ở kỳ UPR này!
Cứ tự do lập hội, Cứ tự do biểu tình Cứ tự do viết blog, phây búc thoải mái, bờ lốc bờ liếc đàng hoàng. In thành tờ rơi những gì họ đã hứa trước toàn thế giới…và phổ biến rộng rãi trên khắp đất nước! . .
Toàn dân nô lệ chúng ta, nhất là lớp trẻ hãy: Thuộc lòng mấy câu mà mấy cái cát xét đã phát ra vừa qua để khi có chuyện với công an thì hỏi lại: Các anh không thi hành những gì bố các anh đã hứa ở Giơ - Neo à ?…

Sáng kiến có dở hơi không các phờ-ren?

-------------------------

Hôm sau sẽ giới thiệu tiếp "tập 3 Tuyển Tập Blog Tô Hải", bạn đọc đón theo dõi và download sách!

TÀU HỎA VIỆT NAM

Cảnh tàu hỏa chạy sát nhà dân ở Hà Nội lên báo Tây

Những bức ảnh về hoạt động của người dân sát đường tàu ở thủ đô Hà Nội xuất hiện trên một tờ báo Anh. Độc giả của tờ báo tỏ ra ngạc nhiên và thích thú khi xem ảnh.
Nhập mô tả cho ảnh
Ashit Desai, một nhiếp ảnh gia 54 tuổi từ Ấn Độ, chụp cảnh nhà của người dân ở sát đường tàu khi ông tới Hà Nội để du lịch. Những bức ảnh của ông xuất hiện trên tờ Daily Mail của Anh. 
Nhập mô tả cho ảnh
Người dân giặt, bế trẻ, trò chuyện ngay sát đường ray. 
Nhập mô tả cho ảnh
Đường sắt này xuyên qua những phố chật hẹp để tới cầu Long Biên.
Nhập mô tả cho ảnh
"Tôi thấy các tiệm cắt tóc, người bán hàng, trẻ em chơi đùa ngay sát đường ray. Mỗi khi tàu sắp tới - vào khoảng 4h và 6h, họ đứng lên, chuyển các ghế ra xa đường ray vài mét. Họ tiếp tục nói chuyện khi tàu chạy qua. Sau đó mọi thứ trở lại vị trí cũ. Đó là một phần trong nhịp sống hàng ngày của họ", Ashit kể.
Nhập mô tả cho ảnh
Theo Ashit, mỗi ngày tàu chạy qua đường ray hai lần.
Nhập mô tả cho ảnh
Nhiều người đàn ông lớn tuổi ngồi trên đường ray gần như cả ngày.
Nhập mô tả cho ảnh
Mọi người luôn rời khỏi đường ray và thu hồi những hàng hóa mà họ trưng bày một cách kịp thời mỗi khi tàu tới.
Nhập mô tả cho ảnh
Dân địa phương luôn biết chính xác thời điểm tàu sẽ chạy qua trong ngày để thực hiện các biện pháp an toàn.
Nhập mô tả cho ảnh
Số người chết vì tai nạn tàu hỏa chiếm khoảng 2% tổng số nạn nhân tử vong hàng năm tại Việt Nam.
Nhập mô tả cho ảnh
Khoảng 5.000 điểm vượt đường sắt trái phép đang tồn tại ở Việt Nam. Nhiều người thiệt mạng khi bước qua những điểm giao cắt không có thanh chắn hay đèn hiệu.
Nhập mô tả cho ảnh
Freiburg, một độc giả Đức, viết: "Đây là thực trạng của Hàn Quốc trong thập niên 50".
Nhập mô tả cho ảnh
Mark Ed, một độc giả tại Anh, bình luận: "Bạn có thể gọi nó là dịch vụ tàu hỏa tận nhà".

VIẾT TỪ SAIGON * XHCNVN

Sống và chết dưới thời CSXHCN


Một tù nhân lương tâm bị nhốt hơn nửa cuộc đời trong song sắt, đến khi ra tù, gọi là được trả tự do cũng là lúc người đó đối diện với cái chết, sự mù lòa và và nỗi đau cách biệt với thế giới bên ngoài quá lâu đã khiến người đó không thể nào hòa nhập. Và có nhiều tù nhân lương tâm như thế tại Việt Nam, dưới thời CSXHCN, họ đã vào tù với thân thể cường tráng, tràn trề sinh lực nhưng họ trở về cuộc đời thì thân tàn ma dại, hầu như chẳng còn gì ngoài một tấm thân tiều tụy, đau đớn và cận kề cái chết.
Trương Văn Sương, Đinh Đăng Định, rồi đến Nguyễn Hữu Cầu, Bùi Thị Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải… Và rồi đây còn nhiều tù nhân nữa, họ là một ẩn số của chế độ.
Mà có lẽ cũng cần nói thêm rằng một khi bước vào nhà tù của chế độ CSVN, mặc dù không phải là tù nhân lương tâm, cơ hội bước ra một cách lành lặn e rằng quá hiếm. Một khi bước vào nhà tù, điều đó cũng đồng nghĩa với cái chết luôn rình rập, cận kề.
Có một điều là những ai thật sự sống, thật sự hiện hữu trong tâm thức bạn bè, trong những người cùng chí hướng thì sự sống của họ luôn bị đánh đổi bởi lòng quả cảm, tính kiên cường và sự vững vàng tư tưởng, trung thành, thủy chung với những gì đã lựa chọn.
Ngược lại, họ có thể được ra tù, được hưởng bổng lộc nếu như họ chọn con đường dễ dàng và có tính nhất thời: Chấp nhận thỏa hiệp và đi ngược với lựa chọn ban đầu.
Chuyện sống và chết dưới thời CSXHCN Việt Nam là một câu chuyện vừa khôi hài, vừa đầy nước mắt mà cũng có đôi khi chứa đầy máu. Nhưng chung qui, nó không còn là khái niệm siêu hình, cũng không cần phải luận đến tử thư Tây Tạng gì đó để phân tích. Đơn giản, chết và sống là hai thái độ lựa chọn cho cùng một mục tiêu: Làm Người!
Chuyện làm người thời bây giờ nghe ra cũng lắm cam go và cay đắng. Làm thế nào để làm người đúng nghĩa? Câu hỏi này chưa có hồi đáp dưới vòm trời CSXHCN này. Vì sao?
Vì mọi thứ được đặt ra như một cái bẫy. Ngay với một người dân chân lấm tay bùn, không quan tâm gì về chính trị, họ vẫn sống dưới một cái bẫy mà ở đó, một cách vô thức, họ thụ động trở thành Cộng sản trong lúc họ không hề hay biết.
Cái mà nhà nước Cộng sản đạt được sau gần bốn mươi năm thống trị cả hai miền và sau hơn bảy mươi năm thồng trị miền Bắc chính là quốc hóa Cộng sản, mọi ngóc ngách, mọi nếp nghĩ đều mang hơi hướm Cộng sản và bất kì một người dân nào cũng đều làm Cộng sản mặc dù về mặt ý chí, họ không ưa gì chế độ này.
Một ông bán phở sẵn sàng toa rập với công an khu vực để mua chuộc chỗ vỉa hè và đẩy những đồng nghiệp khác ra khỏi khu vực mà mình mua bán thuận lợi, một người nông dân sẵn sàng vâng dạ, cúi luồn một tay chủ tịch xã, thậm chí cúi luồn trước một tay thôn trưởng để được nhận phần cứu trợ sau lũ, một nhà văn, kẻ sĩ, kẻ cầm bút sẵn sàng cúi gập người trước quan quyền để được nhận khoản thù lao hoặc khoản tài trợ in ấn… Tất cả những thứ đó là gì nếu không gọi là Cộng sản?
Và nhà nước Cộng sản chỉ mong mỏi có chừng đó thôi, khi nào sự thỏa hiệp chan đều trên toàn cõi Việt Nam, lúc đó xem như chủ nghĩa Cộng sản đã có mặt khắp đất nước, khắp các gia đình. Và để có nó, họ đã nhiều lần đặt bẫy.
Cái bẫy đầu tiên chính là cái bẫy hợp tác xã, kinh tế tập trung bao cấp. Hàng triệu con người phải cật lực làm việc nhưng chỉ nhận được duy nhất là xếp hàng chầu chức miếng ăn nhà nước ban phát. Ngay cả giới trí thức cũng phải chầu chực bằng hình thức tem phiếu. Đất nước thành cái chuồng lợn và mỗi người dân ngóc miệng chờ cái ăn như những con lợn đói.
Tiếp đến, cái bẫy thứ hai là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lúc này, những kẻ “thập diện mai phục” trong thời tập trung bao cấp có cơ hội thừa nước đục thả câu, họ toa rập với đảng viên cao cấp và chính những đảng viên cao cấp bắt đầu hoành hành, tạo thành những tập đoàn tư bản đỏ ngồi trên đầu nhân dân. Người dân thấp cổ bé miệng chỉ có một cơ hội duy nhất để gọi là “vươn lên”, đó là tuân phục và làm theo sự hướng dẫn, sắp đặt của nhóm này.
Với hai cái bẫy này, người dân chỉ có một hướng đi duy nhất: Trở thành Cộng sản một cách thụ động và khốc liệt nhưng lại chẳng được hưởng tí quyền lợi, bổng lộc nào từ cái cơ chế ấy. Chung qui, quyền lợi vẫn thuộc về một nhóm đảng viên cao cấp ăn ở mâm trên cùng, sau đó những cục xương thừa ném xuống cho đám bên dưới. Và nhân dân mãi mãi ngồi ngóc cổ nhịn thèm.
Chính cái bầu khí quyển ám ngộn mùi Cộng sản này đã đẩy bất kì một người nào có nguyện vọng, khao khát bình thường nhất, đó là làm người, được tự do, sống trong dân chủ, tôn trọng nhau đều bị xem là cá biệt, bị đẩy ra ngoài lề xã hội và rất có thể bị ném đá tập thể.
Một tù nhân lương tâm sau khi về nhà, hầu như bạn bè, người thân trở nên xa lánh, và không chừng, nếu có đấu tố, người đó sẽ bị ngay một số người thân của mình ném đá. Vì vô tình, lý tưởng của người đó đụng chạm đến miếng ăn hằng ngày của họ. Vì đó là một thứ cơ chế đã được sắp đặt từ trứng nước. Muốn sống, muốn tồn tại thì phải chấp nhận độc tài và trở thành Cộng sản một cách thụ động, trở thành con tốt thí của chế độ.
Và, sự sống hay cái chết dưới thời Cộng sản, nghe ra rất buồn cười, có nhiều người vẫn cứ sống phây phây, nhà cao, cửa rộng, con đàn cháu đống ra đó nhưng trên thực tế, họ đã chết từ vài mươi năm trước và tất cả sự sinh sôi của họ chỉ mang tính biểu niệm về xác thối.
Ngược lại, có những cuộc đời đã chết từ lâu hoặc giả đời sống nằm bên kia song sắt, nhưng sự sống của họ vẫn cứ chói lòa một cách không cưỡng lại được. Họ càng đau, sinh mệnh của họ càng tỏa sáng. Đó là điểm khá đặc biệt của khái niệm Sống và Chết dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa này!
Và càng về sau, nhất là trong những ngày gần đây, điều này càng thêm rõ nét.

TƯỞNG NĂNG TIẾN * TUÂN NGUYỄN

Chuyện Ông Tuân Nguyễn


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 
         09/1933 –  04/1983
Có những người / Nếu thêm được mười năm/ Sẽ trở thành thi sĩ / Nhưng cuộc sống không mỉm cười đến thế/  Đã chết sớm mười năm / Để lại những tuần trăng chưa đến dộ rằm
Việc xảy đến với Tuân… thật đột ngột và bất ngờ. Nó cứ như tai họa từ đâu bỗng giáng xuống gia đình Vương Thúy Kiều vào năm Gia Tĩnh triều Minh… Trong một khoảng thời gian ngắn, tai họa đến với ba người bạn tôi: Tuân Nguyễn, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Huy Cương.”
Hà Nhật tâm sự như trên, trong bài viết có tựa là: “Tuân Nguyễn, Kẻ Mộng Mơ.” Tôi không quen nhưng biết cả ba nhân vật này, cùng với những tai hoạ “đính kèm” trong cuộc đời (lao đao) của họ. Câu chuyện hôm nay xin (chỉ) đề cập đến ông Tuân Nguyễn, như một nén hương lòng – gửi người đã khuất! Trong một bài viết khác (“Người Bạn Lính Cùng Tiểu Đội”) Phùng Quán kể lại:
Hòa bình lập lại, Tuân ra khỏi quân ngũ, đi học tiếp và tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, làm thầy giáo. Sau đó được điều về Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam…Còn tôi, lâm vào cảnh khổ nạn văn chương Nhân văn Giai phẩm phải về tá túc bên bờ hồ Tây, nhập phường câu cá trộm…

Trong khi bạn bè thân thích, kể cả máu mủ ruột thịt, người yêu, đều xa lánh tôi, thì Tuân Nguyễn vẫn gắn bó, cưu mang tôi. Mặc dầu lúc này anh là người có chức danh của một cơ quan quan trọng, bắt đầu có tiếng tăm trên thi đàn. Tuân mò tìm được nơi tôi tá túc, thường xuyên mang cho tôi áo quần, tem gạo, phiếu thịt, kẹo, thuốc lá căng tin…

Một lần, tôi hỏi Tuân:

- Cậu hay gặp mình, thế nào cơ quan họ cũng biết. Cậu không ngại à…?

- Có ngại cái con cặc. Đù mạ …!
(Phùng Quán, “Người Bạn Lính Cùng Tiểu Đội.” Ba Phút Sự Thực. NXB Văn Nghệ: Sài Gòn 2007, 180-181)
Ở Việt Nam mà quan hệ và nói năng “linh tinh” như thế thì (e) sẽ lắm chuyện lôi thôi. Và rồi Tuân Nguyễn bị lôi thôi thật, lôi thôi lâu,và lôi thôi lớn. Ông bị bắt vào ngày 21 tháng 10 năm 1964, và được thả … mười năm sau đó! Sau đó, vẫn theo lời Phùng Quán:
Một buổi vào giữa trưa, tôi đang ngồi đun bếp, thì cửa liếp xịch mở. Tôi ngẩng lên, ngồi lặng đi một lúc khá lâu. Tôi bật gọi, cổ nghẹn tắc:

- Trời… Tuân!

Phải, người đang đứng trước mặt tôi là Tuân Nguyễn. Da mặt vàng úa và hơi phù nề. Cặp kính cận vành đồng rỉ xanh và hai gọng được thay bằng hai vòng dây gai xe. Cái miệng vẫn rộng nhưng không còn tươi nữa. Cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu. Như bừng tỉnh, tôi loạng choạng đứng dậy. Và hai chúng tôi ôm chặt lấy nhau lúc nào không biết. Phút chốc hai gương mặt dãi dầu, bầm dập khổ nạn trần gian, đẫm lệ. Tôi thì thầm qua nước mắt:

- Thế mà đã gần mười năm rồi… Mười năm tốt đẹp nhất của một đời người…

Tuân cười buồn:

- Chắc cậu không tin mình còn có ngày trở về?

- Cậu gầy yếu quá… Người của sách vở, của mộng mơ… Cậu đâu được chuẩn bị để nhận một đòn chí mạng như vậy…

Tuân ngồi xuống cạnh bếp lửa, hơ hơ hai bàn tay gầy guộc, nói:

- Sức thích nghi vô tận cũng là một điều bí ẩn của con người, cậu ạ.

Tôi thổi cơm, rán cá, nấu canh chua. Hai đứa ngồi ăn ngay bên bếp.
- Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may. Có lẽ nhờ vậy mà con người mới có thể tồn tại trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.
- Cậu thử nói cái may cậu tìm thấy trong mười năm qua xem nào, tôi hỏi.

- Trước hết, mình có dịp suy gẫm thêm về cuốn tiểu thuyết mình định viết, vì đã viết được hai chương đầu… Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn… 
(P. Quán, sđd, tr. 152-153).
Số “vàng ròng” qúi báu này, tiếc thay, Tuân Nguyễn không bao giờ có dịp dùng đến. Ông đột ngột qua đời vì một tai nạn lưu thông. Hà Nhật bùi ngùi kể lại:
Vào bệnh viện Chợ Rẫy thăm Tuân rồi đưa Tuân đến nghĩa địa Gò Dưa bên Thủ Đức, cúng ‘mở cửa mả’ cho Tuân, những chuyện ấy dồn dập xảy ra cứ như là không có thật. Buổi chiều ấy, ngồi nói chuyện với Cao Xuân Hạo về Tuân Nguyễn, Hạo buông một câu nghe mà lạnh người:

- Tuân Nguyễn sinh ra ở đời là để đóng cái vai trò này: khi có ai đó muốn kêu lên ‘Trời ơi, sao mà tôi khổ thế?’, thì nhìn vào Tuân Nguyễn, sẽ thấy mình chưa phải là người khổ.
Có lẽ vì “xót” bạn nên nhà ngữ học Cao Xuân Hạo đã nói (hơi) quá ra như thế. Chứ những mảnh đời te tua bầm dập, với chung cuộc thê thảm và lảng xẹc (cỡ) như Tuân Nguyễn – hay chỉ hơn thua chút đỉnh – đâu có nhằm nhò hay hiếm hoi gì, ở Việt Nam. Nơi mà Phùng Quán mô tả là “chín người mười cuộc đời rạn vỡ.Bị ruồng bỏ, và bị lưu đầy.”
Và những kẻ đã bị lưu đầy, theo lời Nguyễn Chí Thiện, không mấy ai trở lại:
Trại lính, trại tù người đi không ngớt…
Người về thưa thớt, dăm ba!
Nghe mà thấy ghê!
Ông Tuân Nguyễn chỉ là một đại diện tiêu biểu – cho hàng chục triệu người “đi không ngớt” vào những “trại lính, trại tù,” và cả chục triệu những “cuộc đời rạn vỡ”  khác – ở Việt Nam, thế thôi! Hy vọng là giáo sư Cao Xuân Hạo đủ bao dung, cho phép kẻ hậu sinh này đổi lại vài chữ trong câu nói (“lạnh người”) của ông – như sau:
- Người Việt sinh ra ở đời để đóng vai trò này: khi có ai đó muốn kêu lên “Trời ơi sao dân tộc tôi khổ thế này,” khi nhìn vào Việt Nam sẽ thấy nỗi khổ của dân tộc mình … cũng chưa đến nỗi nào!
Khổ như thế, đã đành. Chuyện không đành là ở đất nước này khi đề cập đến những chuyện khốn nạn, tàn ác, bất nhân, vô luân … (đại loại như những chuyện nát lòng đã xẩy ra cho Tuân Nguyễn) thì mọi người bỗng dưng nhỏ giọng, thì thào; nếu không, cũng phải vội vàng rào đón hay che chắn trước sau.
 Nghe mà phát mệt!
Thử đọc một đoạn trong bài “Tuân Nguyễn Phận Mỏng Cánh Cò” ( của nhà thơ Vũ Từ Trang) trên tờ Việt Báo:
“Giá như anh không va vấp, không gục ngã, thì anh đã thành đạt như bao bạn bè trang lứa mê văn chương chữ nghĩa một thời… Cái chết của anh như một định mệnh. Một tai nạn giao thông với một con người lầm lũi sống và yêu cuộc sống. Một cái chết của một cánh cò trắng đang bay…”
-  Ủa, chớ ông Tuân Nguyễn “va vấp” vào cái (con cặc) gì vậy Trời?
Giúp đỡ bạn bè trong cơn hoạn nạn, thẳng thắn trình bầy quan niệm sống của mình trước mọi người là cách hành xử bị coi là “va vấp,” đáng bị bỏ tù – hay sao? Ra tù, với “da mặt vàng úa hơi phù nề và cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu,” lúc phải ở nhờ, lúc thì sống chui rúc trong một căn phòng chỉ rộng bằng … chiếc chiếu. Xin đi làm việc thì bị khước từ vì có “thành tích là một tên phản động.” Vậy mà khi lìa đời thì được ông thi sĩ đồng nghiệp mô tả đó là “cái chết của một con cò trắng đang bay.”
-         Đụ mạ, “bay” kiểu chi mà kỳ cục rứa hè?
Nếu không “đãi bôi” như vậy thì mọi người cũng chỉ dám buồn rầu, khe khẽ thở dài, ái ngại đổ thừa cho “số phận” (không may) của Tuân Nguyễn mà thôi. Ông Hà Nhật đã nhắc lại điệp khúc “mất mùa vì tại thiên tai” – theo cung cách đó – để kết luận cho bài viết (thuợng dẫn) như sau: “Tên thật của Tuân Nguyễn là Nguyễn Tuân, ngẫu nhiên mà trùng tên với nhà văn tài hoa bậc nhất nước ta. Có lẽ khi đặt tên cho con, các vị thân sinh của anh không hề nghĩ gì đến chuyện này, vì phải rất lâu sau khi con trai họ ra đời thì Nguyễn Tuân mới có Vang bóng một thời cho người đời ca tụng. Tránh việc trùng tên cho người ta khỏi ngộ nhận, hóa ra Tuân Nguyễn đã tự nhận mình như một sự đảo ngược của số phận: một người thì có đủ thứ vinh quang, một người thì gặp toàn nghiệt ngã.”
Cái được mệnh danh là “đủ thứ vinh quang” này, theo như chính Nguyễn Tuân xác nhận, ông gìn giữ được suốt đời là nhờ biết … sợ! Mà sợ hãi tới cỡ đó, vào thời buổi đó, nghĩ cho cùng, cũng phải (giá) thôi. Thời phải thế, thế thời phải thế.
Bỉ nhất thời dã.
Thử nhất thời dã.
Hồi đó là một thời. Bây giờ là thời thế khác. Người Việt hôm nay ăn nói và hành xử (đã) khác xưa chăng? Đ...mẹ, không dám (khác) đâu. Đọc thử poster giới thiệu Hoàng Hưng, cách đây chưa lâu, của một “nhà thơ đương đại” là biết liền chớ gì:
Tên thật Hoàng Thụy Hưng, con một gia đình trí thức Hà Nội, có thơ đăng báo từ năm 11 tuổi… Mười tám thi đỗ vào Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội… ông đã bỏ học, tình nguyện lên Tây Bắc…Hai mươi ba tuổi, ông về dậy văn cấp ba tại Hải Phòng… Về Hà Nội … Hoàng Hưng rẽ sang một hướng khác: ông không nhìn đời toàn mầu hồng nữa, ông kết bạn với những thành phần ‘phức tạp’, và đến năm 1982, vì một lý do ‘đáng tiếc’, ông phải bước vào trại cải tạo.
Nghe cứ y như thể Hoàng Hưng đang là một thanh niên trí thức, lý tưởng, tràn đầy nhiệt huyết (bỗng) đâm ra đổ đốn, giao du toàn với bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi đến năm 1982 vì “một lý do đáng tiếc” không tiện nói (kiểu như móc túi hay giựt đồ và bị bắt gặp quả tang) ông phải bước vào trại cải tạo vậy! Cái được mô tả là “thành phần phức tạp,” và “lý do đáng tiếc” – khiến Hoàng Hưng phải vào tù – được chính ông tường thuật như sau, qua RFA:
Cái lý do trực tiếp của nó là khi tôi cầm trong tay tôi bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc của nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 1982 khi tôi từ Thành Phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội nhà thơ Hoàng Cầm có tặng tôi bản thảo chép tay Về Kinh Bắc…Tôi không nghĩ là nó có vấn đề gì nhưng không ngờ họ lại bắt tôi và họ bảo tôi lưu truyền văn hóa phẩm phản động…
Chữ “họ” trong đoạn văn thượng dẫn là một đại danh tự, dùng để chỉ (hay ám chỉ) cái tập đoàn cộng sản – những kẻ đã hành xử quyền lực một cách bất nhân và bạo ngược hơn nửa thế kỷ qua – ở Việt Nam. Bao giờ mà người dân Việt còn “kiêng,” chưa chỉ thẳng vào mặt, và đặt thẳng tên cho chúng nó (rõ ràng) như vậy thì “họ” vẫn tưởng mình là những người của “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm,” và vẫn còn có thể tiếp tục tác yêu tác quái, trên đầu muôn dân trăm họ.   

Saturday, April 12, 2014


THIỆN TÙNG * GIẤC MỘNG

  Giấc mộng

Thiện Tùng
Chập chờn trong giấc ngủ, tôi mộng thấy cha tôi hiện về. Vẫn như xưa, ông mặc bộ ka-ki, mang đôi dép cao su, râu tóc bạc phơ, với đôi mắt đăm chiêu đượm buồn, trông có vẻ nghiêm nghị. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên sau 55 năm kẻ dương gian người âm cảnh.
Trước sự nghiêm nghị của ông, không dám xáp lại gần, đứng cách hơi xa, tôi hỏi:
- Cha bị bịnh gì mà trông vàng võ, xác xơ đến thế?
- Bịnh già ấy mà, rơ hết, không có phụ tùng thay thế! Nhưng con ơi, nỗi đau về thể xác là chuyện nhỏ so với nỗi đau về tinh thần.
- Có việc gì khiến cha buồn phiền?

Ông nhìn thẳng vào mắt tôi, lắc đầu nói:
- Tụi bây quá rồi, ngoài “tứ đổ tường” còn làm những điều sai trái khác khiến cho lòng dân ai oán. Khi “nợ” dân chồng chất, không còn cách nào khác, tụi bây buộc phải kinh doanh trên mồ ma xác chết – đem “bàn thờ tổ” ra thế chấp. Nhưng dân có chịu đâu, vì giá trị “cái bàn thờ” không tương xứng với khối “nợ” khổng lồ mà tụi bây đã vay trong dân.
- Con chưa hiểu, xin cha nói rõ hơn? – tôi hỏi vặn.
- Có gì đâu mà không hiểu: Tụi bây làm quá nhiều chuyện bất nhơn, thất đức khiến cho lòng dân ta thán rồi lấy tao làm cái khiên để che chắn. Đó là lối “ăn mày dĩ vãng”, hiểu chưa?
- Ôi xời, tưởng gì, đó chẳng qua là các thế lực thù địch từ bên ngoài xúi giục kẻ cơ hội bên trong nói xấu chế độ nhằm thực hiện âm mưu “chuyển lửa về quê nhà” ấy mà, hơi đâu mà cha nghe những đồn đại lẻ tẻ ấy.
- Bộ mầy tưởng tao như như đứa con nít, như hồi còn người phàm xác thịt chõi gậy, cuốc bộ rồi muốn nói sao nói à! Bây giờ tao đi mây về gió, những việc làm nên hư của tụi bây tao biết tất.
- Nhưng mà thưa cha, con đã về hưu.
- Biết rồi. Hưu rồi ôm lấy sổ hưu, hết trách nhiệm hay chối tội được sao? Những chuyện “bê bối” đâu phải mới xảy ra? Cha nay thuộc “cõi âm”, hoạt động về đêm, cha lai trần lần nầy để rảo thăm con cháu. Ăn nhiều chớ ở bao nhiêu, thấy con khỏe, cơ ngơi gói ghém như vầy là cha mừng rồi, chớ cơ ngơi đồ sộ, nguy nga như thằng Phiêu, thằng Truyền… thì cha buồn lắm. “Dân giàu nước mạnh”, “Quan giàu nước yếu, dân khổ”, biết chưa?
- Gì chớ những cái “thiệu” ấy con thuộc nằm lòng. Như cha vừa nói, cha “đi mây về gió, việc làm nên hư của tụi con cha biết tất”, thử kể xem? – Tôi muốn thăm dò xem ông biết đến đâu.
- Đã nói tao đã thuộc “cõi âm”, sống về đêm, gà đã gáy canh tư, trời sắp sáng, thời gian đâu mà kể lể bao chuyện xảy ra cùng trời cuối đất. Hơn nữa, những trí thức chân chính cũng đã nói cả rồi, có điều bây bỏ nó ngoài tai đó thôi.
- Lâu quá rồi cha mới về, chẳng lẽ không có một vài lời chỉ bảo gì với con cháu hay sao?!
- Thôi được rồi, cha chốt lại những chứng tật mà các con cháu thường mắc phải, mong rằng cha nói ít con cháu hiểu nhiều:
+ Phải can đảm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật – không ngụy biện đổ lỗi khách quan.
+ Phải nghe người ta nói chớ đừng chỉ biết nói cho người ta nghe theo kiểu dạy đời.
+ Trời sáng không phải do tiếng gà gáy – đừng “hả miệng chờ sung”, chạy sau xe chỉ hứng bụi.
+ Bỏ đi thói quen giấu dốt, thích khen, ghét chê – khen thì vui cười, hỉnh mũi; chê thì như bị kim chích đít, đỏ mặt, tìm cách trù dập người ta.
+ Từ lâu, cha dị ứng nhứt: Làm sai, người ta cật vấn, bí rồi lấy chữ “nhạy cảm” để phớt lờ. Đất nước đã thoát khỏi chiến tranh hơn 30 năm mà cứ nhai đi nhai lại cái điệp khúc “chúng ta đang đứng trước những khó khăn thách thức mới”…
+ Bớt nói dài dòng, bôi trơn, ngụy biện. Chẳng hạn: Không nói thất nghiệp mà nói “người đến tuổi lao động chưa có việc làm”. Đi làm thuê cho nước ngoài gọi là “xuất khẩu lao động”. Hàng ế thì gọi “hàng tồn kho chưa đưa ra lưu thông”. Không gọi “cửa hàng tạp hóa” cho gọn mà gọi “cửa hàng bách hóa tổng hợp” vừa thừa vừa dài dòng, v.v. và v.v.
Phải bỏ thói ngụy biện, không thì người ta sẽ gọi “ngụy quyền, ngụy quân” như thời Việt Nam Cộng Hòa thì nguy đấy. Lai rai tao nghe người ta gọi cán bộ nhân viên công quyền bằng “gã”, bằng “thằng”, đó là dấu hiệu không lành đó, biết chưa?
- Ba nói không sai, nhưng phải thông cảm cho tụi con, những tồn tại về mọi mặt ấy do tác động của những yều tố khách quan, chẳng hạn như: do tàn dư chế độ cũ/ do hậu quả chiến tranh/ do cơ chế/ do thời kỳ quá độ/ do biến cố Châu Âu/ do chiến tranh vùng vịnh, do khủng hoảng kinh tế thế ….
Tôi chưa nói hết, ông xoa tay ngắt lời tôi, lắc đầu, chấp tay xá tôi mấy cái, khen “dzõi”. Rồi “thăng”!
12/04/2014
T. T.
Tác giả gửi BVN.

CẦM VĂN KÌNH * TRUNG QUỐC LÃNH THẦU, VIỆT NAM NHỊN ĐÓI

13/04/2014


Nhiều dự án tỉ USD vào tay nhà thầu Trung Quốc: Nhập khẩu từ nhân công đến ốc vít

Cầm Văn Kình
TT - Hàng loạt dự án tỉ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, chưa rõ chất lượng đến đâu thế nhưng tỉ lệ nội địa hóa gần như bằng 0% vì “họ đem cả bulông, ốc vít vào”- nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đã kêu lên như vậy trước Thủ tướng và coi đây là một trong những lý do ngành cơ khí VN khó phát triển...
clip_image001
Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh (Hà Nội) hiện đang thi công cũng do doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu - Ảnh: Nguyễn Khánh

Tại hội nghị tổng kết mười năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí VN do Bộ Công thương tổ chức ngày 11-4, Bộ Công thương cho biết đến năm 2012 VN mới đáp ứng được 32,5% nhu cầu về cơ khí trong nước. Hệ quả, nếu như năm 2006 VN mới phải nhập khẩu 8,7 tỉ USD cơ khí thì năm 2013 nhập khẩu thiết bị cơ khí đã lên khoảng 24,8 tỉ USD.
Trung Quốc trúng thầu nhiều quá...
Máy nông nghiệp cũng gặp khó vì hàng Trung Quốc
Ông Trần Ngọc Hà, chủ tịch HĐQT Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp VN (VEAM), cũng nêu một khó khăn cho ngành cơ khí đến từ Trung Quốc. Theo ông Hà, các loại máy nông nghiệp sản xuất tại VN chỉ chiếm 15-20% thị phần, trong khi máy Trung Quốc chiếm tới 60%. Loại máy diesel Trung Quốc giá rẻ, chất lượng trung bình do các nhà máy đã hết khấu hao nên theo ông Hà, nếu doanh nghiệp VN giờ muốn đầu tư theo đúng chiến lược phát triển ngành cơ khí sẽ rất khó và sẽ không thành công.
Phát biểu ngay sau báo cáo đề dẫn của Bộ Công thương, TS Nguyễn Chỉ Sáng, viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, đã đưa ra bảng thống kê về thực trạng các nhà thầu ngoại trúng thầu tại VN. Cụ thể từ năm 2003-2013, VN có 20 dự án nhiệt điện thì 17 dự án đã rơi vào tay nhà thầu nước ngoài, trong đó 15 dự án là tổng thầu Trung Quốc (như Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh... - PV). Hệ quả là tỉ lệ nội địa hóa của các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 7%. Nếu tính riêng các dự án Trung Quốc làm tổng thầu, ông Sáng cho rằng “tỉ lệ nội địa hóa gần như bằng 0%”!
Trong khi đó, các nhà máy thủy điện mà nhiều nhà thầu VN được làm tổng thầu thì tỉ lệ nội địa hóa đã lên đến 30%. Nhờ có đơn hàng, đến nay các doanh nghiệp VN đã có thể tự thiết kế, chế tạo thiết bị thủy công cho cả các thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu với tỉ lệ nội địa hóa đến 90%. Vì vậy, theo ông Sáng, “rõ ràng là do cơ chế, cách chúng ta chuẩn bị, chứ không phải năng lực”.
Với ngành công nghiệp nhiều “tai tiếng” về ô nhiễm như ximăng, ông Sáng công bố trong mười năm qua, VN có 24 nhà máy thì 23 nhà máy do nước ngoài làm tổng thầu EPC (đảm nhiệm từ tư vấn, mua sắm thiết bị và xây lắp). “Với các dự án nhà máy ximăng mà doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu, tỉ lệ nội địa hóa cũng cơ bản bằng 0%” - ông Sáng khẳng định.
Dự án bôxit cũng tương tự, VN đang làm hai nhà máy ở Tây nguyên thì cả hai nhà máy đều do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu. Và tỉ lệ nội địa hóa ở hai nhà máy này có khá hơn, nhưng cũng chỉ ở mức... 2%. “Trong khi đó, theo Công ty Hatch (của Úc) chuyên về nhôm thì VN có đủ năng lực để thiết kế, chế tạo trong nước tới 50% thiết bị trong ngành này” - ông Sáng dẫn chứng.
Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch Hiệp hội Cơ khí, cũng dẫn chứng thời ông làm nhiệt điện Phả Lại mở rộng (bắt đầu từ năm 1998), đối tác Nhật là thầu chính đã giao cho doanh nghiệp VN làm hầu hết kết cấu thép cho nhà máy này. Tuy nhiên “khi Trung Quốc sang thì khác, đến cái bulông họ cũng đem vào”...
Thiếu nhất quán
Theo ông Lê Dương Quang, thứ trưởng Bộ Công thương, Thủ tướng đã có nhiều chỉ thị về việc sử dụng hàng hóa trong nước với những gói thầu dùng ngân sách. Ngay cả khi doanh nghiệp nước ngoài trúng tổng thầu EPC, tinh thần chỉ thị vẫn có thể chia dự án thành các gói thầu riêng như tư vấn, mua sắm, xây lắp... để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia. Tuy nhiên, ông Quang thừa nhận việc thực thi các quy định còn hạn chế, thiếu nhất quán, các chủ đầu tư nhiều nơi chưa tạo điều kiện cho nhà thầu trong nước...
Ông Lê Văn An, tổng giám đốc Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi, nêu các chỉ thị của Thủ tướng đã đủ về mặt pháp lý. Tuy nhiên, “có lẽ Thủ tướng hiền quá nên thực hiện chưa nghiêm”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề cuộc họp, ông An khẳng định chỉ thị 494/2010 của Thủ tướng căn cứ Luật đấu thầu, đã cấm các dự án dùng vốn Nhà nước đấu thầu quốc tế nếu doanh nghiệp trong nước đáp ứng được (trừ khi theo yêu cầu nhà tài trợ vốn ODA). Dẫn chứng doanh nghiệp mình đã làm thủy điện 3MW Tam Kỳ, Đà Nẵng, từ nhiều năm trước tuôcbin giờ vẫn chạy tốt, ông An cho rằng việc hầu hết thủy điện nhỏ hiện nay dùng công nghệ Trung Quốc đã làm hại đến khả năng phát triển của doanh nghiệp VN. Kiến nghị với Thủ tướng, ông An đề nghị cần chế tài các chủ đầu tư, bộ ngành không thực hiện nghiêm chỉ đạo về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước.
clip_image002
Kim ngạch nhập khẩu cơ khí của VN qua các năm - Nguồn: Bộ Công thương - Đồ họa: V.Cường
Phải sửa ngay
Đánh giá những vấn đề của ngành cơ khí rất quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý kéo dài cuộc họp tới tận 13g (từ đầu giờ sáng). Trả lời cụ thể những vấn đề doanh nghiệp nêu về chủ đầu tư không thực hiện nghiêm chỉ thị về sử dụng hàng hóa trong nước, Thủ tướng nhấn mạnh cái nào thực hiện không nghiêm, hay văn bản không sát phải tập trung khắc phục ngay để đưa cơ khí phát triển nhanh, vững chắc hơn. “Không làm cái này công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thành công” - Thủ tướng nói và yêu cầu bộ trưởng công thương sau cuộc họp phải dự thảo ngay chỉ thị của Thủ tướng để giao việc cho các bộ, ngành xử lý các việc cuộc họp nêu.
Bộ Công thương cũng được yêu cầu rà soát, làm quy hoạch và chiến lược mới. Thủ tướng nêu hằng ngày VN có khoảng 1 triệu người đánh bắt trên biển, nay có tàu sắt, dân mừng, cần tiến tới thay thế hết tàu gỗ bằng tàu sắt.
Với vấn đề doanh nghiệp giàn khoan nêu làm cơ khí trọng điểm nhưng vẫn phải nộp thuế VAT dù theo quy định được miễn, đến nay giàn khoan đã hoạt động ba năm vẫn chưa được hoàn thuế, Thủ tướng yêu cầu: phải sửa. Với các kiến nghị về thuế, Thủ tướng tiết lộ và hỏi: “Như Samsung, ta phải cho thuế thu nhập doanh nghiệp 10% họ mới đầu tư, tại sao cơ khí không có cái này?”.
Việc bảo vệ sản xuất trong nước, Thủ tướng nêu Hoa Kỳ giàu như thế nhưng họ vừa áp các biện pháp bảo vệ cá da trơn. Ông chỉ đạo các bộ ngành phải rà soát chính sách đấu thầu, chỉ định thầu, quy định tỉ lệ nội địa hóa trong đấu thầu... để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc không đóng cửa cạnh tranh và phù hợp điều kiện hội nhập. Các chính sách tín dụng, cho vay ưu đãi, Thủ tướng nhấn mạnh cần đi vào sản phẩm trọng điểm, không tràn lan.
Ôm từ hàng đến nhân công
Đã có rất nhiều dự án quy mô hàng trăm triệu USD, thậm chí cả tỉ USD, đã được các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Và tại nhiều dự án, nhà thầu sử dụng tối đa hàng Trung Quốc và cả nhân công của họ. Những công trình lớn doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu có thể kể: Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Hải Phòng, Nhà máy alumin Tân Rai, Nhà máy alumin Nhân Cơ, Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhiệt điện Duyên Hải 1, Nhà máy Đạm Cà Mau, đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh (Hà Nội)... Tổng giá trị các hợp đồng doanh nghiệp Trung Quốc giành được ở VN trong mười năm trở lại đây đã lên đến cả chục tỉ USD.
C. V. K.
Nguồn: tuoitre.vn

LỜI NÓI THẬT TRƯỚC KHI GIÃ TỪ

Lời thú nhận muộn màng của ông Bộ trưởng

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-04-11

Bộ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát
Bộ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát
Ảnh báo ANTĐ
Bộ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhìn nhận là Việt Nam không thể làm nông nghiệp như cách vẫn làm từ 30 năm qua mà phải thay đổi từ trong nhận thức. Ông Bộ trưởng đã nói như thế khi trả lời chất vấn tại phiên họp ngày 8/4/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở Hà Nội.
Trách nhiệm của bộ trưởng ở đâu?
Các báo mạng như Đất Việt, SaigonTimes, Dân Việt, Saigon Giải Phóng và Một Thế Giới đưa nhiều tin bài về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN-PTNT. Theo lời người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam, khi tham gia nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, cạnh tranh quốc tế, mọi người tham gia quá trình này phải hiểu là làm ra sản phẩm để bán, làm ra những thứ thị trường thiếu. Theo đó, cần tập trung vào những loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, Việt Nam không thể trồng táo Tây hay lúa mì, nhưng có tôm, cá tra…Để thực hiện được chủ trương này phải điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích người dân áp dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng thương hiệu để dù sản lượng ít nhưng giá trị vẫn cao.
Người lướt mạng đọc báo điện tử có cảm giác ông Cao Đức Phát đang đóng vai một nhà phản biện thay vì điều hành chính sách trong cương vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Bởi vì bản thân ông là tổng tư lệnh ngành nông nghiệp và đáng lý ông phải đề ra những chủ trương như thế và thực hiện nó sau khi nhậm chức năm 2004. Những gì ông Cao Đức Phát trình bày ngày 8/4/2014 tại Quốc hội cũng là những gì mà các chuyên gia cả trong và ngoài chính phủ nói rất nhiều từ nhiều năm qua và có thể cho rằng chính ông là người không lắng nghe, hay trách nhiệm còn ở cấp cao hơn ông Bộ trưởng.
Có thể kiểm chứng, nếu dựa trên những thành quả phát triển nông nghiệp ở Việt Nam nhiều năm qua. Đó là một nền nông nghiệp phát triển không định hướng, chú trọng về lượng thay vì về phẩm, kết quả là Việt Nam đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo nhưng nông dân không đủ ăn. Người trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lợi tức trung bình 530.000 đồng một tháng. Đó là mức thấp nhất trong tất cả các ngành nghề ở Việt Nam và tương đương chưa tới 1/2 mức lương tối thiểu của công nhân lao động. Số liệu này do chính các Viện nghiên cứu của Bộ NN-PTNT công bố.
Saigon Times và Dân Việt Online trích lời Bộ trưởng Cao Đức Phát trình bày tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Việt Nam đã phát triển được 102 giống lúa nhưng chất lượng gạo xuất khẩu vẫn kém. Ông Phát nhận định là bản thân các giống đó không có đột phá, hơn nữa trong quá trình tổ chức thu mua, thương lái trộn lẫn các loại lúa với nhau nên dẫn tới chất lượng thấp, giá bán không cao, khó cạnh  tranh.
Người nông dân Việt Nam gánh chịu đủ mọi thiệt thòi


Người nông dân Việt Nam gánh chịu đủ mọi thiệt thòi


Những vấn đề như Bộ trưởng Cao Đức Phát vừa nêu thì chính bản thân ông phải là người có trách nhiệm lớn nhất vì ông là người thực hiện chính sách nông nghiệp phát triển nông thôn của Đảng Nhà nước và Chính phủ. Trong ba thập niên vừa qua, GSTS Võ Tòng Xuân một nhà nông học có uy tín sống và làm việc ở đồng bằng sông Cửu Long từng nói những điều tương tự trên báo chí Việt Nam. Các giới chức có trách nhiệm chẳng hành động gì, hai Tổng công ty lương thực quốc doanh thống lĩnh 70% thị phần xuất khẩu gạo không thực hiện vùng nguyên liệu và xa lạ với nông dân. Các Tổng công ty qua các công ty con của mình chỉ mua gạo nguyên liệu qua thương lái và chẳng bao giờ mua lúa của nông dân.
GSTS Võ Tòng Xuân nhận định:
“ 38 năm trong hòa bình mà người nông dân vẫn còn nghèo, bây giờ nông dân khi thu hoạch xong phải ráng kiếm ai mua giùm sản phẩm thu hoạch của mình ngay…kẻo còn thiếu nợ nó bủa vây, chứng tỏ họ đâu có dành dụm được bao nhiêu đâu…chính sách thì hô hào người ta trồng khối lượng lớn để xuất khẩu cho nó oai. Nhưng mà giá rất thấp tại vì mạnh ai nấy làm, với cái kiểu làm của VFA Hiệp hội lương thực và Vinafood Tổng công ty lương thực thì gạo mình không có chất lượng. Không phải tại giống của mình xấu mà tại cách làm của VFA, Vinafood. Họ chỉ mua của mấy người thương lái, mở bao gạo ra là ba bốn thứ gạo trong đó có hột vàng có hột xanh làm sao mà ăn, ai mà mua giá cao được. Bên ngoài thì tên gạo Viet Nam rice, không ai dám đứng ra chịu trách nhiệm, 90 triệu người cùng chịu trách nhiệm hết, làm sao gạo tốt được. Nói hoài không tới đâu, họ vẫn tiếp tục làm vậy hoài, tại vì cái nhóm lợi ích nó mạnh quá.” 
Bao giờ gạo Việt Nam mới có thương hiệu?
Trở lại buổi trả lời chất vấn ngày 8/4/2014 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát không cho biết khi nào sẽ chấm dứt tình trạng một bao gạo có 5-10 giống trong đó. Theo Saigon Times Online Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ hy vọng  trong 5 năm tới, ngành lúa gạo sẽ có chuyển biến rõ hơn trong quá trình tổ chức sản xuất theo hướng liên kết nông dân và doanh nghiệp đầu ra. Nhờ đó nông dân có nơi tiêu thụ ổn định và có nơi đặt hàng cho sản phẩm.
Một trong những nhược điểm của gạo xuất khẩu được Bộ trưởng Cao Đức Phát nhìn nhận, không thể có thương hiệu khi thương lái đấu trộn hàng chục giống lúa trước khi xay ra gạo nguyên liệu để bán cho doanh nghiệp.
Một chuyên gia nông nghiệp ở tỉnh An Giang, ông Đoàn Ngọc Phả trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề tại sao đến nay vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo xuât khẩu của Việt Nam.

Nông dân và cánh đồng lúa. AFP
 “ Không ai làm thay cho doanh nghiệp được, nhà nước chỉ hỗ trợ về khung chính sách thôi. Yếu kém đầu tiên là từ doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam rất yếu kém trong vấn đề xây dựng thương hiệu.Một khi họ có chiến lược xây dựng thương hiệu thì họ mới mua vùng nguyên liệu để bảo đảm ổn định chất lượng. Thành ra vừa qua họ cũng không xây dựng thương hiệu và mua bán trôi nổi, bán bằng thương hiệu người khác không có thương hiệu của mình. Bởi vì họ cũng mua nguyên liệu gạo lức trôi nổi, mua nhiều nguồn rồi chế biến theo đặt hàng của nhà nhập khẩu nhà phân phối của nước ngoài. Nói về cách làm ăn là như vậy, bây giờ nhiều doanh nghiệp cũng đang xây dựng thương hiệu, cũng làm nhãn hàng hóa rồi xâm nhập thị trường. Nhưng thị trường nước ngoài thì khó nên họ xây dựng ở thị trường trong nước. Họ xây dựng thương hiệu nhãn hiệu hàng hóa lưu hành trong nước. Khi khách hàng nước ngoài tới Việt Nam thấy những nhãn hiệu đó mới đặt hàng cho doanh nghiệp làm. Muốn đẩy mạnh ra nước ngoài thì cần có sự hỗ trợ của nhà nước.”
Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Ngọc Phả nhận định là, bên Campuchia thành công trong việc xây dựng thương hiệu lúa gạo do làm thương hiệu khởi đầu với các giống lúa mùa truyền thống dài ngày. Tuy năng suất thấp nhưng chất lượng cao, ít lẫn giống và có thể “chứng nhận hữu cơ”, tức sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học… Theo ông Phả ở đồng bằng sông Cửu Long đã làm tăng vụ nhiều năm rồi, sử dụng các giống lúa ngắn ngày thích hợp cho thị trường trung bình thì khó mà xây dựng thương hiệu…muốn làm thương hiệu thì phải có các vùng lúa nguyên liệu tập trung được tổ chức bài bản. Ông Phả cho biết một số diện tích lúa mùa ở Cà Mau cũng có thương hiệu Vĩnh Phú được chứng nhận hữu cơ, sản phẩm này đã được xuất khẩu đi Hoa Kỳ, Anh nhưng khối lượng còn hạn chế.
Ngành chăn nuôi đang thực sự sống dở chết dở
Theo SaigonTimes, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/4 các đại biểu nêu vấn đề năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 2,95 tỷ USD gạo nhưng nhập khẩu hơn 3 tỷ USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như bắp và đậu nành. Các đại biểu đặt câu hỏi về chuyển dịch cơ cấu cây trồng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Ngoài ra còn vấn đề ngành thức ăn chăn nuôi đang bị đang bị các doanh nghiệp nước ngoài thao túng. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Việt Nam chỉ có thể gia tăng diện tích trồng bắp, chứ đậu nành thì năng suất thấp không thể cạnh tranh. Về chăn nuôi ông Bộ trưởng nhìn nhận đây là lĩnh vực yếu nhất và cần thời gian để tái cơ cấu, khuyến khích chăn nuôi khép kín trong trang trại lớn.
Trong dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội từng nhận xét về vấn đề liên quan.
“ Trên lĩnh vực chăn nuôi đã để cho các nhà đầu tư nước ngoài, một số công ty nước ngoài khống chế thị trường về thức ăn chăn nuôi và từ đó tạo nên nhiều sức ép đối với người nông dân. Bản thân họ còn tổ chức chăn nuôi ở Việt Nam biến nông dân thành những người làm gia công cho họ và đặt mức giá rất thấp.Tất cả những việc đó gây thiệt hại cho người nông dân, ngành chăn nuôi bây giờ đang thực sự sống dở chết dở và tương lai hết sức đáng lo ngại.”
Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã tại chức được gần 10 năm từ cuối 2004 cho tới nay. Ông đã là người điều hành chính sách nông nghiệp của Việt Nam trong một thời gian đủ dài để có thể cải cách nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam. Nếu nhìn kết quả để đánh giá nhà lãnh đạo thì ông Cao Đức Phát phải là người chịu trách nhiệm cao nhất. Nhưng người nông dân có thể không oán trách ông Bộ trưởng mà oán ông chính phủ, ông Đảng vì cơ chế ở Việt Nam là như vậy.
********
About these ads

THƠ

HOÀI NIỆM  
Anh bảo rằng em biết nói chi ?
Anh ơi ! Còn biết nói năng gì
Những năm xa cách em còn nhớ
Đến chuyện ngày xưa lúc biệt ly
Kể đã bao thu lá úa vàng
Mỗi mùa tuyết lạnh gió đông sang
Nhớ người năm cũ em đan áo
Gửi đến cho ai những ngỡ ngàng
Muốn nói cùng anh đến cạn lời
Nhưng đành im lặng đấy anh ơi !
Khơi làm chi nữa bao thương nhớ
Nhớ mãi cho lòng rách tả tơi
Bao lần em muốn viết thành thơ
Câu chuyện tâm tư chẳng xóa mờ
Kể mối tình đầu tan vỡ ấy
Nhưng rồi lại phải cố… làm ngơ !
Poème vietnamien de THU HƯƠNG
Traduit en français par LÊ MỘNG NGUYÊN :
 
SOUVENIR
Tu me dis que je ne sais quoi dire
Ô mon amour ! Que puis-je te dire encore ?
Des années de séparation durant, je pensai à toi
À notre bonheur passé
À l’instant même de nos adieux
Combien d’automnes, combien de feuilles mortes flétries ?
À chaque saison où le vent froid annonce la venue de l’hiver
De mon ancien amour je me souvins et je tricotai
Pour toi et pour moi seul et par la pensée
Je voulais te dire tout ce qu’il fallait, absolument
Mais je me suis résigné, ô mon amour, à garder le silence !
À quoi bon susciter tant de souvenirs du passé
D’éternels souvenirs qui abritaient mon cœur lacéré
Combien de fois je voulais transformer en poésie
Nos histoires par la pensée, ineffaçables à jamais
Racontant ce premier amour entièrement brisé
Mais finalement je dois me comporter
Comme s’il m’était tout à fait… étranger !
Việt Nam ơi sao mà thương mà nhớ!


David Thiện Ngọc



Đường Cali tôi đi mà nhung nhớ!

Hà-Nội em ơi...có nóng lắm không em?
Tháng năm (AL) nắng hạ ngã nửa bậc thềm.
Công viên Bờ Hồ-Nghĩa Đô giờ có mát?
Cho những trái tim cùng hoà vang tiếng nhạc.
Thắp lửa Nhân Quyền đã tắt lịm từ lâu.
Tắt từ đâu? Lịm từ đâu?
-Từ khi đất nước nhuộm màu...
... "Mùa thu năm ấy" mái đầu còn xanh.
Tôi chưa biết tuổi anh!
Để biết ngày nào anh mất mác.
Cháu chưa biết tuổi bác.
Để biết ngày bác phân ly.
Mang nỗi sầu bi...
Chia tay cùng quyền sống.
Bác về trôi theo mộng...
Đêm oà ra để ngắm một dòng sông.
Buồn mênh mông...nhìn hoa trôi bèo dạt.
Ngày bác nhìn đoàn quân kéo về tan tác...
Từ Bất Bạt-Sơn Tây.
Rồi trăn trở tháng ngày...
"Đêm nghe tiếng nhà máy".(*)
Lòng ngay ngáy khát khao...
Đêm nhìn vạn ánh sao...
"hít trộm từng hơi thở!"
Sáng tinh mơ...
Nghe "Tiến quân ca"(*) sao thấy rũ bóng cờ?
Bác thẩn thờ viết mấy dòng thơ:
-"...Ta về gác chiếu chăn gào tự tử..."(**)
Hé cửa nhìn "Phường Dạ Lạc chiếc xe xác đi qua" (*)
Chết lịm trên lời ca...
Của chính mình.
x x x
Sài Gòn ơi! Sao lại gọi Hồ chí Minh?
Để hôm nay kẻ còng người trói.
Chị ơi sao không nói!
Cô ơi sao uất nghẹn lặng thinh?
Em ơi! sao em đứng một mình?
-Vì Dân Chủ, Hoà Bình mà gia đình em kẻ còn người mất!
Giờ cô độc tựa vào hàng rào sắt.
Ngăn lối về của Dân Chủ Tự Do.
Này em ơi! sao em đứng co ro!
Trong cơn mưa chiều tháng năm tầm tã?
-Anh ơi! em không ước mong gì cả...
Trả tự do cho bạn mặc áo No-U.
Mới kết thân một chiều.
Bên góc đường "Tự Do" nhìn qua dinh "Độc Lập".

Mây chiều hôm nay bỗng dưng xuống thấp.
Cho đất trời được gần nhau,
Nước từ đâu?-Đôi mắt thấy cay xè!
Dập dìu xuôi ngược ngựa xe...
Trời Tây đau đáu nhớ về phương Đông.
Tôi xin gói vạn đoá hồng.
Gởi về quê hương-cùng các chị, các em đang đứng đó!
Việt Nam ơi! Sao mà thương mà nhớ...
Lời nguyện cầu cho đất nước hồi sinh.

David Thiên Ngọc
(*) các tác phẩm của nhà thơ Văn Cao (Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc)
(**)Thơ Văn Cao.
SA CHI LỆ
KIỀU PHONG (Toronto)
Nước mắt cũng có hai công dụng
Giống như rượu, người ơi !
Dục phá thành sầu duy hưũ tưủ, đúng rồi
Không có rượu làm sao giảm cơn sầu đây hả ?
Họp mặt, lễ lạc nếu chỉ uống Trà Chay, kém vui
Hơi men giúp kéo tình người thêm thân mật, phải không người ?
Cha con, anh em , bè bạn càng thêm thân thiện, cởi mở
Nhưng ở mức độ còn giữ được đạo nghiã, không đi quá xa
Mượn rượu làm bậy đại kỵ đó nha
Mất tư cách, gây tổn thương thì tệ lắm
Đau khổ ngập lòng phải để giọt lệ tuôn ra
Giúp giảm bớt nỗi đau, u uất tuôn trào
Sau đó cảm thấy chút thoải mái, vơi bớt phiền não
Tha hương ngộ cố tri vui sướng biết dường nào ? !
Cách biệt ba , bốn chục năm tưởng không còn gặp lại nhau
Bất ngờ  dòng đời đưa đẫy tương phùng, diễm tuyệt !
Ôm chầm lấy nhau cảm động tuyệt vời, lả chả lệ rơi.......
Tình mẫu tử cách biệt góc biển, chân trời
Nay tái ngộ mừng vui làm sao cầm được nước mắt tuôn tràn sung sướng
Lệ và tưủ là hai mặt cuả kiếp người
TƯỦ PHÙNG TRI KỶ THIÊN BÔI THIỂU
THOẠI BẤT ĐẦU CƠ BÁN CÚ ĐA
Rượu gặp Tri Kỷ uống ngàn chén vẫn còn thiếu
Nói chuyện không hợp nưả câu cũng quá thưà
Con người ai cũng đến lúc nào đó phải đi xa
Lưu luyến, tiếc thương người sống có Tình, có Nghiã, lệ sa.......
Chính Đường Tăng được vị cao nhân Nhập Vai nhìn góc cạnh gần gủi kiếp người
Giây phút đêm cuối cùng nước mắt chảy ra ấm, nóng lại
Ranh giới Cõi Người và Phật khác nhau
Cũng còn chút luyến lưu, bịn rịn, thương đau
Nếu ai biết sống cho ra NGƯỜI vẫn thú
Đó là những gì cả đời ấp ủ.
                     KIỀU PHONG (Toronto)



XHCN. THẲNG CONG !
Giải tỏa giao thông lợi của dân,
Đường cong thẳng quá thiệt nhà "quân",
Người người mất đất là theo luật.
Bảo vệ nhà cao liệt sĩ cần !.


Chiến sĩ ở đâu đều có lý...
Xây cong bẻ quẹo được yên phần.
Xe đi thẳng quá là thiêu " tốt ", ( Tướng quân. )
Tốn của tiền sâu thủ cá nhân. ( Sâu thuế dân đóng. )

PHANNGY
Westminster,CA. 2014


TIN TỨC TRONG NGOÀI

  

Châu Á trông đợi gì vào chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-04-10
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Par7833759-600.jpg
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun -hye , Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tổ chức một cuộc họp ba bên tại đại sứ quán Mỹ ở The Hague vào ngày 25 tháng ba năm 2014 sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân (NSS)
AFP photo
Tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ lên đường đến thăm một số nước châu Á vào cuối tháng này. Các nước nằm trong lịch trình bao gồm Philippines, Malaysia, Nhật bản và Nam Hàn. Đây là chuyến đi được nhiều nước châu Á quan tâm, nhất là giữa lúc Trung Quốc tiếp tục có những hành động và lời nói gây quan ngại liên quan đến các tranh chấp chủ quyền của nước này với các nước láng giềng ở châu Á. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc về chuyến đi sắp đến này.

Hoa Kỳ đạt được gì?

Việt Hà: Thưa ông, xin ông cho biết Hoa kỳ trông đợi đạt được những gì từ chuyến đi sắp tới của Tổng thống Mỹ tới châu Á?
GS. Carl Thayer: Trước tiên tôi nghĩ Hoa Kỳ muốn hồi phục lại  hình ảnh từ năm ngoái khi Tổng thống Obama không thể đến Malaysia, Indonesia vì vấn đề nội bộ ở Mỹ. Chuyến đi này ông cũng sẽ nhắc lại chủ đề mà ông đáng nhẽ đã có cơ hội vào năm ngoái nếu đến châu Á, tức là Mỹ khẳng định cam kết chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á, không những chỉ về mặt quân sự mà còn bao gồm mặt kinh tế. Ông sẽ có mặt để khẳng định với các nước châu Á là Hoa Kỳ vẫn giữ cam kết ở châu  Á nhưng ông sẽ đẩy mạnh  hơn nữa tiến trình TPP (Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương) để hội nhập kinh tế trong khu vực, và đưa ra những cơ hội trong một loạt các lĩnh vực  hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục là những mặt mạnh của Mỹ, tức quyền lực mềm, với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra ông cũng sẽ đến thăm các đồng minh của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản và Nam Hàn.
Việt Hà: Theo ông, những cơ hội và khó khăn nào đang chờ đón Tổng thống Obama trong chuyến đi này?
Trước tiên tôi nghĩ Hoa Kỳ muốn hồi phục lại  hình ảnh từ năm ngoái khi Tổng thống Obama không thể đến Malaysia, Indonesia vì vấn đề nội bộ ở Mỹ.
- GS. Carl Thayer
GS. Carl Thayer: Vấn đề là về Malaysia đang cân nhắc việc gia nhập TPP, lo ngại là một vài điều trong các đàm phán hiện tại có thể là hơi khó cho kinh tế nước này để điều chỉnh. Các nước trong khu vực cũng biết là Trung Quốc không tham gia TPP, nhưng Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị về một hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực mang tính cạnh tranh với TPP. Một vài nước trong đó có Australia, tham gia cả hai. Câu hỏi đặt ra là liệu Malaysia có thể được thuyết phục để trở thành một thành viên của TPP hay không. Ở Philippines, các đàm phán về thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước đang đi kết thúc, đây là điều mà Pentagon tìm kiếm để gia tăng sự có mặt của quân đội Mỹ ở Philippines. Điều này xảy ra vào đúng lúc Trung Quốc đang trở nên hung hăng trong cả lời nói, ngoại giao và hành động ở các vùng biển như ở bãi Cỏ Mây với Philippines.
Việt Hà: Những gì xảy ra gần đây ở Crimea, Ukraina có ảnh hưởng thế nào đến chuyến đi này của Tổng thống Obama đến châu Á?
GS. Carl Thayer: Thứ trưởng phụ trách Đông Á Thái Bình Dương của Mỹ, Daniel Russel đã nói đến vấn đề Crimea và Trung Quốc và báo chí Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Theo tôi quan ngại chủ yếu của Hoa Kỳ là đặt chỉ dấu đối với vùng quần đảo Senkaku, đó là điểm then chốt. Trung Quốc không thể áp dụng như ở Crimea có nghĩa là sử dụng lực lượng áp đảo để lấy vùng này và khiến Nhật Bản phải lựa chọn hoặc là im lặng hoặc là phải phản ứng bằng quân sự. Theo tôi điều này không xảy ra với bãi Cỏ mây vì bãi này nhỏ và phần lớn nằm dưới mực nước biển nên khó cho các tàu tuần duyên đỗ lại.

Liệu TQ có lo ngại?

000_Par7833280-250.jpg
Việt Hà: Trong khi các đồng minh của Mỹ ở châu Á có thể trông đợi nhiều vào chuyến đi này của Tổng thống Obama, liệu Trung Quốc có phải lo ngại về chuyến đi này không?
GS. Carl Thayer: Hãy nhớ lại năm ngoái đáng nhẽ ra cả Obama và Tập Cận Bình đã có mặt cùng nhau ở Malaysia vào cùng khoảng thời gian và họ cùng phát biểu tại thượng đỉnh Đông Á. Cho nên quan hệ giữa hai cường quốc đang bình thường trên nhiều cơ chế. Đây không phải là một cuộc chiến tranh lạnh nhưng nó cũng không phải là quan hệ gần gũi nhất. Trung Quốc nhìn Mỹ như người bên ngoài nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ không thể can dự vào khu vực. Trung Quốc vẫn phải làm việc chung với Mỹ. Họ có các vấn đề  về Bắc Hàn và Nhật Bản.
Năm ngoái ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra hình ảnh một Trung Quốc trỗi dạy hòa bình và muốn hợp tác với các nước Đông Nam Á và họ ở tâm điểm chú ý khi mà Obama không có mặt ở châu Á vào năm ngoái. Cho nên họ sẽ nhìn vào chuyến đi này một cách cẩn trọng về mặt quốc phòng. Nhưng về thương mại, Trung Quốc không phải lo ngại.
Đối với nhiều nước trong khu vực, Trung quốc vẫn là đối tác thương mại số 1, Malaysia là đối tác thương mại chính với Trung Quốc và Mỹ không thể làm gì để thay đổi điều này. Cho nên Trung Quốc cứ an tâm ngồi đó và xem xét những diễn tiến. Sẽ không có gì lớn xẩy ra để thay đổi một cách đáng kể vị thế của Trung Quốc trong thời gian dài.
Tổng thống Mỹ sẽ phải nói đến các vấn đề khác để cho thấy là Mỹ thực sự tham gia tích cực vào châu Á Thái Bình Dương.
- GS. Carl Thayer
Việt Hà: Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây nói Mỹ sẽ triển khai thêm hai tàu chiến tên lửa đến Nhật bản và nói là để kiềm chế Bắc Hàn và Trung Quốc. Đây là một trong rất những hành động gần đây của Mỹ tại châu Á như để minh chứng cho sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á Thái Bình Dương. Nhưng cũng có lo ngại rằng đây chỉ là trình diễn hơn là thực chất. Ông có nhận xét thế nào?
GS. Carl Thayer: Tất nhiên là một sự trình diễn khá lớn về sức mạnh quân sự với việc triển khai tàu chiến hay máy bay loại hiện đại nhất. Nhưng điều này để đảm bảo là Hoa Kỳ đang hỗ trợ các đồng minh của mình và làm các nước khác thấy rằng Hoa Kỳ đang kiềm chế Trung Quốc về quân sự. Nhưng điều này cũng còn tùy thuộc vào Tổng thống Obama, liệu đây có thực sự là một sự chuyển trục chiến lược của Mỹ về châu Á, như tôi đã nói trước kia. Nó không chỉ là về mặt quân sự, mà còn phải bao gồm về kinh tế, giáo dục, thay đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ sẽ phải nói đến các vấn đề khác để cho thấy là Mỹ thực sự tham gia tích cực vào châu Á Thái Bình Dương. Theo tôi thì việc gửi tàu chiến không chỉ là một việc biểu trưng mà là một sức mạnh có thật, và đó là một phần lý do vì sao mà Trung Quốc phải hiện đại hóa và hung hăng hơn vì họ không có sức mạnh trên biển như Hoa Kỳ để tạo ảnh hưởng.
Nhưng Trung Quốc rất muốn được như Mỹ. Trong vài thập kỷ tới, Mỹ vẫn là cường quốc biển trên thế giới nhưng Trung Quốc sẽ có thể thu hẹp được khoảng cách nhưng chắc chắn là sẽ không có được 10 hay 11 tàu sân bay như Mỹ có hay các tàu chiến hiện đại nhất như của Mỹ.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-asia-expect-fr-obama-trip-vh-04102014132925.html

  Hoa Kỳ cảnh cáo Trung Quốc

Việt-Long - RFA
2014-04-11

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
us-china-defense-talk
Hội nghị quốc phòng Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Bắc Kinh, 8 tháng 4, 2014
AFP photo

Thông điệp từ Washington

Trong một chuyến đi đáng ra là để tạo mối quan hệ quốc phòng hòa dịu, tích cực và minh bạch, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã không đạt được cả ba mục tiêu, chỉ vì mục đích của chuyến đi này không trùng hợp với mục đích được hai bên đặt ra từ khi thỏa thuận thiết lập mối quan hệ quốc phòng.
Nhìn vào lịch trình chuyến công du 10 ngày của ông Hagel lần này, người ta thấy 3 ngày đầu là hội nghị các bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN tại Hawaii, lần đầu tiên tổ chức tại Hoa Kỳ. Sau đó nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ đi Nhật Bản, rồi tới Trung Quốc là nơi đến thứ ba.
Giữa bối cảnh quốc tế nổi bật cuộc chiếm đóng Crimea của người Nga, ông Chuck Hagel đã hội ý với giới lãnh đạo quốc phòng châu Á và Nhật Bản, thông báo với họ ý định của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc cũng như lập trường của người Mỹ trong hội nghị với Trung Quốc. Ông còn cam kết với họ những điều mà ASEAN và Nhật Bản muốn nghe, trước khi đem tất cả những điều đó sang Bắc Kinh như một tập hồ sơ để nói chuyện quốc phòng với tướng Thường Vạn Toàn.
 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ tay ra phía các phòng viên báo chí, nhấn mạnh lời chỉ trích về vùng nhận dạng phòng không, và xác định sẽ đứng bên canh đồng minh - Courtesy of telegraphonline.com

chuck-warning
Nhưng tại sao lần này Hoa Kỳ không nhắm vào mục đích đã đặt ra cho mối quan hệ quốc phòng qua các hội nghị đối thoại quốc phòng với Trung Quốc? Và mục đích thực sự của ông bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là gì trong chuyến công tác này?
Nói đến mục tiêu về mối quan hệ quốc phòng minh bạch thì thực ra ông bộ trưởng Chuck Hagel đã thông báo một cách minh bạch với Trung Quốc về lập trường của Hoa Kỳ trong vấn đề quốc phòng tại Đông Á và Đông Nam Á, cụ thể là tại biển Hoa Đông và biển Đông. Mục đích thực sự của chuyến công du châu Á lần này là mang tới Đông Nam Á, Nhật Bản và Trung Quốc thông điệp sáng tỏ của hành pháp Hoa Kỳ. Thông điệp đó là:
"Washington cương quyết thực hiện chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á, mong Bắc Kinh đừng theo gương Moscow mà hãy tự kiềm chế trong chính sách bành trướng quân sự và tham vọng đại dương, tham vọng về nguyên nhiên liệu, về thị trường và địa bàn chiến lược mở rộng khỏi Thái Bình Dương."

Nỗi lo của ASEAN

Nhìn lại diễn tiến chuyến đi, người ta thấy ở hội nghị quốc phòng khối ASEAN, các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á nói tới hành động sáp nhập Crimea vào nước Nga, ngỏ ý lo ngại rằng việc này sẽ gây phản ứng dây chuyền: Trung Quốc quan sát phản ứng của phương Tây, để sẽ noi theo Nga và hành động tương tự ở biển Đông.
Các vị bộ trưởng nói tới ý định của Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông như một tiền đề để chiếm hẳn 80% hải phận biển Đông. Do đó họ đề cao chính sách đoàn kết tạo sức mạnh để cùng chống lại chính sách lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông.
Bộ trưởng  Chuck Hagel tuyên bố với Hội nghị rằng Hoa Kỳ càng ngày càng quan tâm tới tình trạng bất ổn vì tranh chấp lãnh hải ở biển Đông, và ông khẳng định quyền của tất cả các nước phải được tôn trọng.
Tại Nhật, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố ông sẽ nói với Trung Quốc rằng chính sách áp chế, đe dọa chỉ dẫn đến xung đột võ trang, mọi quốc gia mọi dân tộc phải được tôn trọng dù đó là nước lớn hay mấy hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Ông Hagel thực sự đem những lời lẽ đó sang Bắc Kinh, lại thêm vào đó nhiều ý kiến khác nữa, và đã gây sóng gió ngay trong hội nghị đối thoại quốc

 Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel và Bộ trưởng Thường Vạn-Toàn họp hội nghị quốc phòng tại Pentagon, 19 tháng 8, 2013 - Courtesy of globalbalita.com

chuck-wanquang
phòng và cả ở những nơi ông được mời thăm viếng. Nhưng chuyện bất ngờ là đầu tiên ông Hagel lại được mời thăm hàng không mẫu hạm Liêu Ninh! Hiển nhiên là Trung Quốc tỏ ra hãnh diện và muốn phô trương đà phát triển quân sự, thêm vào đó có vẻ như còn ngầm ý thông báo chính sách bành trướng ra biển Đông và qua khỏi biển Đông, với một khối quân dụng mà họ coi là hiện đại, hùng dũng, để sử dụng trong những cuộc chiến tấn công lãnh thổ, tấn công xa trên biển để dành quyền kiểm soát biển khơi. Trung Quốc đã thẳng thừng thể hiện rõ tham vọng đại dương của họ như để cảnh cáo trước đối với Hoa Kỳ.
Không hiểu khi đem khoe chiếc Liêu Ninh Bắc Kinh có nghĩ đến sự so sánh khối quân dụng rỉ sét của Ukraine đem sửa lại đó với những hàng không mẫu hạm của Ấn Độ thôi, chưa nói tới hạm đội 7 của Hoa Kỳ? Thật là một sự khoe khoang đáng nực cười.

Phản ứng của Trung Quốc

Tất nhiên Trung Quốc phải có phản ứng mạnh và cũng thẳng thừng không kém. Đó là điều tất nhiên trong quan hệ quốc tế.
Lần đầu tiên vai sánh vai trong cuộc họp báo sau 2 giờ đồng hồ hội nghị, ông Hagel tuyên bố Trung Quốc không có quyền đơn phương dựng vùng nhận dạng phòng không mà không tham khảo và hợp tác với các nước liên quan, điều đó sau cùng chỉ dẫn đến xung đột, và Hoa Kỳ sẽ bảo vệ an ninh cho Nhật Bản. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhấn mạnh câu này bằng cách chỉ tay vào đoàn phóng viên với máy quay phim và tiếng chụp ảnh lách cách từ cuối phòng.
Tướng Thường Vạn-Toàn đáp lời rằng Bắc Kinh theo đuổi mục tiêu giải quyết tranh chấp theo đường lối ngoại giao, nhưng nhấn mạnh rằng quân đội Trung Quốc lúc nào cũng sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền của quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc còn chỉ trích Philippines đã chiếm đóng phi pháp những đảo và đá của Trung Quốc ở biển Đông.  Ông nhấn mạnh: Trung Quốc sẽ không hòa giải, không nhượng bộ, không giao thương, không cho phép dù chỉ một vi phạm nhỏ bé.
Ông Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu trước khoảng 120 đại tá và sĩ quan tham mưu Trung Quốc tại Đại Học Quân Sự của quân đội Trung Quốc rằng cả thế giới đều không hài lòng với sự kiện Trung Quốc bênh vực Bắc Hàn cũng như các hành động mang tính đe dọa, chèn ép những nước nhỏ hơn ở Đông Nam Á.  Một sĩ quan trong cử tọa đứng lên đáp lời rằng Hoa Kỳ sợ sự lớn mạnh của Bắc Kinh, dùng các nước Đông Nam Á để ngăn cản bước tiến Trung Quốc chỉ vì lo âu sẽ có ngày không thể đương đầu với một cường quốc Hoa Lục.
Bộ trưởng Hagel đáp lời, nói rằng quan điểm đó là sai, Hoa Kỳ không lợi lộc gì khi ngăn chặn be bờ Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên ông nhắc đi nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ đứng bên cạnh các đồng minh của nước Mỹ.
Thượng Tướng Phạm Trường-Long, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương của Trung Quốc, cũng nói với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ rằng nhân dân Hoa Lục


defense-sec-to-mongolia
Hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Mông Cổ duyệt hàng quân danh dự dàn chào tại Ulan Bator, 10 tháng 4, 2014 - AFP photo
và ngay chính ông đều không hài lòng với những phát biểu của ông Chuck Hagel trong cuộc họp báo ở Tokyo hôm Chủ Nhật vừa rồi. Những phản ứng này có thể còn nhắm mục đích cảnh báo trước cho chuyến công du của Tổng thống Obama sang châu Á, mà Trung Quốc dự đoán là sẽ nhấn mạnh những quan điểm không khác với Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, và Bắc Kinh muốn nhắn trước với người Mỹ rằng chính sách đó sẽ không có tác dụng đối với Trung Quốc.

Bắt tay quốc phòng với Mông Cổ

Từ Bắc Kinh, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ bay sang thủ đô Ulan Bator của Mông cổ, nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc.  Ngày thứ năm, Bộ trưởng Hagel ký với Bộ trưởng quốc phòng Mông Cổ Dashdemberel Bat-Erdene bản thông cáo về "quan điểm chung", kêu gọi mở rộng quan hệ quân sự song phương.
Văn kiện này được coi như chỉ mang tính cách tượng trưng, nhưng có thể làm Bắc Kinh khó chịu. Và một lần nữa, Bộ trưởng Chuck Hagel lại nhấn mạnh chính sách xoay trục chiến lược sang châu Á khi ông tuyên bố :"Một mối quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ với Mông Cổ có tính cách quan trọng như một phần của chính sách Hoa Kỳ nhằm tái cân bằng nơi vùng châu Á-Thái Bình Dương". Rõ ràng thông điệp từ Washington đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ Hawaii, sang Nhật, đến Bắc Kinh và nay là Mông Cổ, xứ bị kẹp chặt giữa hai cường quốc quân sự Nga và Trung Quốc.
Cùng ngày, thứ năm 10 tháng 4, 2014, đại sứ Trung Quốc tại Washington, ông Thôi Thiên-Khải, cố làm dịu không khí căng thẳng do chuyến đi của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ gây nên. Đại sứ họ Thôi nói Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đã trao đổi rất thật tình và thẳng thắn, và đó có thể là điều tốt hơn là điều xấu.

 

 

Ukraine lên án Nga 'xâm lấn'

Các tay súng tại một chốt kiểm soát ở Slaviansk, ngày 12/4/2014.
Các tay súng tại một chốt kiểm soát ở Slaviansk, ngày 12/4/2014.
CỠ CHỮ
Ukraine nói những cuộc tấn công ngày thứ Bảy của các phần tử tranh đấu thân Nga vào miền đông Ukraine là một “hành động xâm lấn từ bên ngoài” do Nga thực hiện, và cho biết các giới chức an ninh đang chuẩn bị thi hành “một kế hoạch giáng trả.”

Đánh giá của Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov xuất hiện trên Facebook ngày thứ Bảy, một ít lâu sau khi các phần tử tranh đấu vũ trang chiếm thêm nhiều tòa nhà chính phủ nữa tại miền đông nói tiếng Nga, trong đó có trụ sở cảnh sát tại Donetsk, một thành phố công nghiệp quan trọng. Bài viết của ông Avakov trên Internet cũng nói có tiếng súng nổ tại Kramatorsk và cảnh sát đã phản ứng lại. Ông cũng nói các phần tử tranh đấu mang vũ khí của Nga.

Việc chiếm những cơ sở của cảnh sát tại Donetsk đã khiến cảnh sát trưởng thành phố này từ chức, trong khi các tin tức của phương Tây vào cuối ngày thứ Bảy cho biết các phần tử tranh đấu đã kiểm soát được thành phố Sloviansk ở miền đông.

Moscow đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận bất cứ vai trò nào của họ trong những xáo trộn tại Ukraine đã bùng phát cách đây 2 tháng, khi những người biểu tình chống Nga tại Kyiv đã buộc Tổng thống Viktor Yanukovych phải rời khỏi nước này.

Dù cho Moscow phủ nhận, Kyiv và một số chính phủ phương Tây đã nêu lên những bằng chứng rõ rệt cho thấy có sự dính líu của Nga, trong đó có sự hiện diện của hàng ngàn binh sĩ Nga xâm nhập vào bán đảo Crimea trước cuộc trưng cầu dân ý ly khai được tổ chức trong tháng qua.

Vài ngày sau cuộc bầu cử, Quốc hội Nga bỏ phiếu sát nhập bán đảo này, khiến Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu áp đặt các chế tài kinh tế và du hành đối với Moscow.

Ngày thứ Bảy có một số dấu hiệu căng thẳng gia tăng xuyên biên giới với việc chính phủ Kyiv cho biết họ ngưng trả tiền mua khí đốt cho Moscow. Chi tiết về động thái này chưa được rõ.

Moscow nói nước láng giềng thiếu 2,2 tỉ đô la tiền khí đốt chưa trả. Trước đây trong tháng, công ty năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga loan báo tăng giá khiến cho chi phí về khí đốt của Ukraine tăng 80%. Thêm vào đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý là Moscow có thể bắt đầu yêu cầu Kyiv trả chi phí về năng lượng vào thời điểm được giao.

Các nhà ngoại giao cao cấp của Nga, Hoa Kỳ, Ukraine và Liên hiệp châu Âu sẽ họp khẩn cấp về cuộc khủng hoảng Ukraine vào ngày 17 tháng 4 tại Geneva.

 http://www.voatiengviet.com/content/ukraine-len-an-nga-xam-lan/1892224.html

 

  Ukraina : Mỹ trừng phạt các lãnh đạo Crimée

Một ngân hàng tại Crimée : Mỹ phong tỏa tài sản của quan chức thân Nga cũng như các công ty do Nga quản lý - REUTERS /Baz Ratner
Một ngân hàng tại Crimée : Mỹ phong tỏa tài sản của quan chức thân Nga cũng như các công ty do Nga quản lý - REUTERS /Baz Ratner

Trọng Thành
Hôm qua, 11/04/2014, theo AFP, Hoa Kỳ tuyên bố đưa thêm sáu lãnh đạo Crimée, một cựu lãnh đạo Ukraina và một công ty khí đốt, hiện do Nga quản lý, vào danh sách trừng phạt. Những nhân vật và công ty nói trên bị nghi ngờ đe dọa « hòa bình và ổn định tại Ukraina ».

Loạt trừng phạt mới này được ra năm hôm trước cuộc họp bốn bên, Ukraina, Nga, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, dự kiến diễn ra vào ngày 17/04 tại Genève, nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraina. Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình từ Washington :
Trong danh sách trừng phạt có những người chủ trương ly khai, như Roustam Temirgaliev, Phó thủ tướng, người thúc đẩy việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée, cũng như Thị trưởng Sébastopol Alexeï Tchaly. Cũng trong danh sách này còn có Serguei Tsekov, cựu Phó chủ tịch Quốc hội Ukraina.
Bảy người này cũng nằm trong danh sách những nhân vật bị Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt, ông David Cohen, Thứ trưởng Tài chính Hoa Kỳ nhấn mạnh. Thứ trưởng Daniel Cohen là người thông báo quyết định của Hoa Kỳ.
Tổ hợp khí đốt Tchernomorneftegaz ở Crimée, hiện nằm dưới sự quản lý của Nga, cũng nằm trong số các đối tượng trừng phạt. Nhân sự của công ty này, nếu có tài sản tại Hoa Kỳ, sẽ bị phong tỏa, và chính quyền cũng cấm các công ty Mỹ làm ăn với cơ sở bị trừng phạt.
Các biện pháp trừng phạt mới được đưa ra cùng lúc với việc Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov điện thoại cho người tương nhiệm Mỹ John Kerry đề nghị Washington yêu cầu Kiev không « đổ thêm dầu vào lửa » trong cuộc xung đột hiện nay giữa chính quyền trung ương và lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraina.
Trước đó, cuối tháng 3/2014, Hoa Kỳ đã ra quyết định phong tỏa tài sản của 31 quan chức và cơ sở Nga hay thân Nga, trong đó có ngân hàng Rossia, ngân hàng của Tổng thống Putin và một số lãnh đạo Nga.
Thứ Năm, 10/04, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cảnh báo việc leo thang căng thẳng tại Ukraina có thể dẫn đến các trừng phạt mới chống lại Matxcơva, từ phía Châu Âu và Hoa Kỳ.
Cuộc họp G7 (gồm bảy nước công nghiệp phát triển nhất là Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Canada, Anh) tối qua tại Washington, đã đề cập đến « tình hình » Ukraina. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew tuyên bố « trong G7 có một đồng thuận rộng rãi và mạnh mẽ về việc gia tăng trừng phạt, nếu Nga có động thái leo thang ».

 Vụ nổ nhà máy thép: Nước thép 1.500 độ C bắn như pháo bông

Thứ Bảy, ngày 12/04/2014 19:00 PM (GMT+7)
“Đang làm việc bên dưới, một nổ tiếng nổ kinh hoàng phát ra. Nước từ lò thép ở độ cao hơn 5m văng tứ tung, nhiều người không chạy kịp nên bị bỏng nặng. Một số công nhân làm việc gần đó bị nước thép xối từ trên đầu. Không biết giờ họ ra sao nữa…”.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Đến chiều ngày 12/4, 10 công nhân bị bỏng nặng trong vụ nổ lò thép Pomina 3 vẫn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.

Nước thép 1.500 độ C văng khắp nơi
Nằm trên giường bệnh của Bệnh viện Chợ Rẫy với các vết băng bó kín người, anh Nguyễn Văn Đoàn (24 tuổi), một trong 10 công nhân bị nạn khi lò thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) phát nổ vào tối ngày 11/4, vẫn chưa hết kinh hoàng kể lại thời điểm nổ lò thép. Anh cho biết, vào khoảng 18h30 ngày 11/4, một nhóm công nhân hơn 10 người đang làm việc gần lò nấu thép với nhiệt độ 1.550 độ C ở tầng 2 của nhà máy. Đang làm thì dây chuyền rót phôi thép gặp sự cố, khi một số công nhân lên sửa thì một tiếng nổ kinh hoàng phát ra. Nước thép và lửa bắn lên khắp nơi, công nhân ở gần đó không chạy kịp nên đã bị bỏng khắp người, một số người thì bị cháy sém.
“Tiếng nổ phát ra như bom vậy. Nước thép nung bắn lên như pháo bông. Nước chảy đến đâu lửa bùng cháy đến đó. Quá hoảng sợ, tôi cố thoát thân ra ngoài khi cách lò hơn 10m vẫn bị lửa bắn vào người cháy tóc và quần áo. Lúc này, một số anh em đồng nghiệp đã nằm la liệt bên ngoài, người bị bỏng nặng, người thì cháy hết quần áo”, công nhân Đào Văn Dũng (25 tuổi, quê Đồng Tháp) kể lại.


Vụ nổ nhà máy thép: Nước thép 1.500 độ C bắn như pháo bông - 1
Các nạn nhân bị bỏng nằm điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.
Anh Nguyễn Thanh Long (28 tuổi, quê Bà Rịa – Vũng Tàu), người may mắn bị bỏng ở mức độ nhẹ, kể lại thời điểm xảy ra vụ nổ lò thép: “Tôi đang rót thép vào khuôn đúc, cách lò nung khoảng 20m thì tiếng nổ chát chúa vang lên, lửa bắn tung tóe với sức nóng khủng khiếp. Tôi chạy ra ngoài thì bị nước thép văng vào người, cháy quần áo và được các đồng nghiệp cởi bỏ rồi đưa đi cấp cứu”.
Còn anh Ngọc may mắn thoát nạn nhưng bố anh, ông Hoàng Thanh Tịnh (49 tuổi, quê Hà Tĩnh), làm cùng nhà máy với anh, bị bỏng rất nặng. Anh lo lắng khi biết bố đang nguy kịch. Anh nói trong nấc nghẹn: “Tôi làm chung ca với bố từ chiều đến khuya trong nhà máy, khi vụ nổ xảy ra, tôi liền gọi cho bố nhưng không được, tức tốc chạy đến nơi thì thấy bố nằm gục, toàn thân bị cháy đen”.
Sau tai nạn, tất cả các nạn nhân được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), 10 công nhân bị thương nặng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại hành lang Khoa Bỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều người thân đứng ngồi không yên khi nhưng công nhân bị bỏng rất nặng đang nằm điều trị phía bên trong.
Nhà máy lo toàn bộ chi phí
Có mặt tại bệnh viện, ông Đỗ Xuân Chiểu, Chủ tịch HĐQT Công ty thép Pomina, cho biết: “Khu vực nổ là xưởng sản xuất của công ty. Vụ nổ khiến 13 công nhân bị thương, trong đó 3 người bị nhẹ đã được xuất viện về nhà. 10 người bị nặng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Hiện giờ chúng tôi chỉ mong sao các công nhân nhanh chóng bình phục, công ty sẽ hỗ trợ toàn bộ thuốc men và các chi phí khác”.
Vụ nổ nhà máy thép: Nước thép 1.500 độ C bắn như pháo bông - 2
Công an vẫn chưa khám nghiệm được hiện trường do sức nóng từ lò thép còn rất lớn 
Theo ông Chiểu, thời gian công nhân bị nạn nằm viện vẫn hưởng lương bình thường. Sau khi xuất viện, tùy theo sức khỏe của mỗi người, công ty sẽ bố trí làm việc ở những khâu hợp lý”.
Ông Đỗ Tiến Sĩ – Tổng Giám đốc Công ty Thép Pomia 3 - cho biết: "Vụ nổ xảy ra ở khu vực lò nung thiết kế 2 tầng. Nguyên nhân có thể do hệ thống tay quay rót thép bị lỏng khiến dòng thép nước chảy ra ngoài gây nổ”. Cũng theo ông Sỹ, công ty thường xuyên kiểm tra hệ thống lò nung, một tháng xưởng nung sẽ nghỉ 10 ngày để bảo trì, kiểm tra máy móc. Lần bảo trì gần đây nhất cách đây 10 ngày.
Bác sĩ Ngô Đức Hiệp - Khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM - cho biết: “Hiện tại, 3 nạn nhân bị phỏng nặng từ 61% - 85% diện tích cơ thể đang được theo dõi tại phòng săn sóc đặc biệt, trong đó một nạn nhân được đặt nội khí quản vì bị phỏng hô hấp. Ngoài ra, 7 người khác bị phỏng từ mức độ nhẹ đến trung bình, chủ yếu ở đầu mặt và tứ chi cũng đang được theo dõi. Các nạn nhân này có khả năng phục hồi tốt”.
Chưa thể khám nghiệm hiện trường vì sức nóng lò thép quá lớn
Ngày 12/4, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết vẫn chưa thể khám nghiệm hiện trường để tìm nguyên nhân vụ nổ tại nhà máy thép Pomina 3 do sức nóng còn rất lớn, không thể tiếp cận được. Dự kiến, đến sáng 14/4, công tác khám nghiệm hiện trường mới có thể tiến hành được và Viện Khoa học hình sự C54 (Bộ Công an) cũng sẽ tham gia khám nghiệm cùng Phòng Kỹ thuật hình sự PC54 của Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã niêm phong và bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường.
Theo quan sát của PC54 Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nồi nấu thép không phải nổ mà nắp nồi bị bật tung, gây nên tiếng động lớn dễ nhầm là nổ, khiến thép nấu trong nồi phụt ra ngoài, bắn vào công nhân đang làm việc gần đó.
Trong đêm 11/4, sau khi sơ cấp cứu ban đầu, Bệnh viện Bà Rịa đã chuyển 10 công nhân bị bỏng lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục chữa trị.
 Dương Thanh - Lê Mai (Khampha.vn)


Saturday, April 12, 2014


NGUYỄN BÁ CHỖI * NƯỚC SƠN CỘNG SẢN

Gỗ đã xấu, Sơn lại tồi

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tục ngữ Việt Nam có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Gỗ làm nên nhà nước CHXHCNCC xấu quá, coi không được chút nào nên cần phải vận dụng tới Sơn, nhưng, thiên bất dung gian, “đảng ta” lại gặp phải thứ Sơn quá tồi, chưa kể nặng mùi.
Theo dõi một số “thành tích” phát ngôn khi mang loa đi “hoà giải hoà hợp” của Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Hán Ngụy trong thời gian qua, người ta không thể không nhận ra bộ mặt ngày càng tèm lem bèm nhèm của cái gọi là Nờ Cu 36 tức Nghị Quyết 36 mà Sơn được giao phó trách nhiệm thực hiện.


Sơn hô hào kêu gọi “hoà giải hoà hợp” mà lại vu khống nạn nhân xuống đường biểu tình đòi dân chủ tự do nhân quyền cho đồng bào mình trong nước là “vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó”(Sic)
Làm đến thứ trưởng ngành ngoại giao là bộ mặt của một nước xấp xỉ trăm triệu dân mà ăn nói thật là hàm hồ, thiếu giáo dục. Sơn nói mà không biết nhà nước Hán Ngụy của Sơn đang sống sót được đến hôm nay là nhờ “quà Mỹ” của những người biểu tình ấy gửi về hàng chục tỷ USD mỗi năm; Sơn có biết đem món “quà Mỹ” năm 2013 này là 18 tỷ Mỹ Kim đặt cạnh Tổng sản lượng quốc gia của nước CHXHCNCC để biết ai mới đích thực là kẻ “cần chút thu nhập thêm”.
Sơn hô hào kêu gọi “hoà giải hoà hợp” mà lại phân biệt đối xử một cách trắng trợn như vầy: “Trong chuyến đi lần này, chúng tôi cũng kế thừa truyền thống đại đoàn kết của các chuyến đi trước là mời đại diện sáu tôn giáo lớn tham dự, sẽ tổ chức các lễ cầu siêu ở đảo Trường Sa Lớn và trên đường đi cho những anh hùng liệt sĩ của Quân đội nhân dân VN đã hi sinh trong quá trình bảo vệ biển đảo. Chúng ta cũng ghi nhận sự hi sinh của những người lính VN cộng hòa trong lực lượng hải quân đã bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.”(Sic)
Sơn gọi những anh bộ đội của đảng không được phép bắn trả lại quân Tàu, chỉ đứng phơi mình chịu trận là “anh hùng liệt sĩ”, trong khi đó lại gọi quân đội VNCH, những người đã bắn chìm tàu giặc, là “những người lính”.
Sơn hô hào kêu gọi “hoà giải hoà hợp” mà khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình Phố Bolsa TV lại mở mồm lật lọng với những gì ông Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải vừa nói trước đó với Sơn ở Canada. 


Sơn hô hào kêu gọi “hoà giải hoà hợp” mà lại tự hiếp dâm miệng Sơn thế này: “Chúng ta cũng tưởng nhớ và thương tiếc những người dân VN vô tội đã ra đi và bị chết trong cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980. Chúng tôi coi những thuyền nhân tử nạn là những nạn nhân chiến tranh, ra đi vì bị tuyên truyền, kích động bởi thông tin một chiều, bởi khó khăn về đời sống kinh tế và nhiều nguyên nhân khác, vậy thì hãy cầu siêu để linh hồn họ được siêu thoát trên vùng biển quê nhà..”(Sic)
Sơn “coi những thuyền nhân tử nạn là những nạn nhân chiến tranh”. Có người bảo Sơn có cái mặt của con Lợn, người mổ (keyboard) thì thấy Sơn có cái óc của nhà Trư. Thời người Việt đổ nhào ra biển đông “thà chết còn hơn sống với CS”,còn đâu nữa chiến tranh. Nạn nhân của chiến tranh là những 
“Xác người nằm trôi sông
Phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố
Trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ
Dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố
Trên thềm nhà hoang vu.
Mùa xuân ơi xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi xác thêm hơi cho đất ngày mai
Đường đi tới dù chông gai
Thì quanh đây đã có người.
Xác người nằm quanh đây
Trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu
Có xác còn thơ ngây.
Xác nào là em tôi
Dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy
Bên những vồng ngô khoai.” (TCS- Hát cho những xác người)
Do “người anh em” gây ra, điển hình là vụ thảm sát đồng bào Huế dịp Tết Mậu Thân, năm 1968.
Sơn lu loa rằng những người vượt biển vượt biên “…ra đi vì bị tuyên truyền, kích động bởi thông tin một chiều” mà quên đi rằng dưới chế độ CS, “tuyên truyền, kích động bởi thông tin một chiều” là độc quyền của đảng.
Láo với người sống như thế, Sơn còn đểu với người chết khi cả gan nói "vậy thì hãy cầu siêu để linh hồn họ được siêu thoát trên vùng biển quê nhà”. Đúng là mồm “nam mô” mà tay cầm búa tạp đập mồ mả nạn nhân. Sơn không nhớ ai đã áp lực chính phủ các nước Nam Dương, Mã Lai đập phá bia tưởng niệm thuyền nhân bị chết trên đường vượt biển.
Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã bị phá ở Galang (ảnh nhận ngày 16/5/2005)
Những “thành tích” của ngài thứ trưởng ngoại giao nước CHXHCNCC thì nhiều vô kể, nhưng chẳng mảng nào ăn với mảnh nào, thế nên Sơn càng tô càng làm bầy hầy thêm bộ mặt vốn đã nham nhở của cái gọi là “Hoà giải Hoà hợp Dân tộc”


DƯƠNG THU HƯƠNG * SƯ QUỐC DOANH



Sư Quốc Doanh
Dương Thu Hương, C/N 2011/05/21

Sau khi trả lời ông Đinh Ngọc Ninh bỗng nhiên tôi nhận được một loạt thư, hỏi :
- Bà có phải Phật Tử không ? Chúng tôI thấy nhiều quan điểm trong bài viết của bà rất gần với lý thuyết Đạo Phật.
- Nếu điều chúng tôi nghi ngờ là đúng, tại sao một người đấu tranh cho dân chủ lại có thể là Phật Tử ? ...
Câu trả lời của tôi là : - Tại sao không ?
Đạo Phật không biên giới. Đó là một tôn giáo thẫm đẫm tính đạo đức và triết lý. Đạo Phật cũng như bất cứ tôn giáo nào khác đều tồn tại và phát triển thông qua hằng hà sa số các cá nhân. Bất cứ cá nhân nào cũng có một gốc rễ văn hoá, cũng mang một nhãn hiệu bản thể gọi là quốc tịch. Do đó khi trong một con người cùng tồn tại song song hai tình yêu lớn : tôn giáo và tổ quốc, người đó ắt phải tranh đấu cho hai kỳ vọng, hai niềm tin.
Vì thế, câu trả lời của tôi là : Tại sao không ?
Tuy nhiên, tôi chỉ là Phật Tử theo cách của riêng tôi. Tôi không đi lễ chùa. Chẳng phải là cố tình tìm một cách tồn tại độc đáo nhưng vì tôi không có khả năng thoả hiệp, cho dù đó là một sự thoả hiệp dễ chịu nhất.
Cách đây chừng 17, 18 năm một ngày Xuân tôi đi viếng cảnh chùa. Ngôi chùa đó nằm gần phủ Tây Hồ. Trên đường tới phủ rẽ tay phải chừng non trăm mét là tới. Tôi không còn nhớ rõ tên chùa mặc dù đó là nơi trước khi xảy ra sự việc năm nào tôi cũng tới, khoảng một hai tháng một lần, siêng năng nhất là mùa xuân và mùa Thu. Đó là ngôi chùa cổ còn may mắn sót lại sau những cơn đốt phá đình chùa đền miếu theo chủ trương "tiêu diệt tàn dư phong kiến" của nguỵ quyền cộng sản. Không có gì đặc biệt ở ngôi chùa ấy, ngoài một mảnh vườn nhỏ vừa trồng đào vừa trông mai. Có lẽ cảnh tượng thân ái của những cây đào và cây mai chen vai, thích cánh cuốn hút tôi vào mùa Xuân và khi mùa Thu đến, đám cành trần trụi khẳng khiu vươn lên trong lặng lẽ cũng mang lại một vẻ đẹp u sầu và nghiêm cẩn, vẻ đep ta thường gặp ở mọi ngôi chùa cổ xứ Bắc.
Trưa hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn từ bi : Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét lại. Nhà "sư nữ" ngoại tam tuần mắt long sòng sọc, tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên :
- Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ ! ...
Sư cụ đã quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay người đàn bà trẻ hung hãn :
- Mày chết đi ...
Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá muộn cho cả đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập vào "ngang hông" bởi thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính. Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt qua nhà ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở miệng "mô phật" như lần trước cô ta ném cho tôi một cái nhìn giận dữ và thách thức rồi ngoay ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống tóc từ thời nguỵ quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì. « Nhân sự » do « bên trên » đưa xuống.
Vậy cái gì là « bên trên » ?
Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở ? ... Chẳng có gì bí mật cả, "bên trên" là A 25 Cục bảo vệ văn hoá thuộc Tổng Cục 1 Bộ Nội Vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để « yểm » Hội Phật Giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. Không ai quên rằng chính nhà nước cộng sản đã dấy lên cơn bão kinh hoàng nhằm tàn phá đình chùa, đền miếu thậm chí đào mồ hốt mả chúng sinh, tiêu diệt tất cả những gì mà họ cho là "tàn tích của chế độ phong kiến". 
Trong một thời gian dài, những người cộng sản muốn xoá sạch tất cả các tôn giáo, bắt chúng sinh thờ vị thần duy nhất mắt xanh mũi lõ tên là Karl Marx và đám tông đồ của ông ta. Nhưng để xoá đi một đức tin và thay thế vào một đức tin khác không dễ dàng như họ tưởng. Và không phải bất cứ lúc nào họng súng cũng đem lại những kết quả mong muốn. Thời gian không ủng hộ họ. Bức tường Berlin sụp đổ và Lénine vĩ đại của họ sụp đổ theo. Dân Nga xích cổ tượng ông ta kéo lê trên bùn. Đám tín đồ phương Đông đứng chơ vơ không biết từ nay "người cầm lái vĩ đại" của họ sẽ là ai ? ... Trong lúc đó dân chúng ào ào dựng đình, cất chùa. Khắp nơi miếu mạo, đền chùa, lăng tẩm dựng lên theo trí nhớ. Nguỵ quyền cộng sản có thể truy bức tàn sát chúng sinh, cướp bóc phá huỷ tài sản của họ, nhưng trí nhớ và niềm tin là những thứ không thể bắn thủng bằng các loại đạn. Và như thế, giờ đây dân chúng đã xây lại tất cả những gì đã từng bị họ tàn phá, nếu không nói là còn nhiều hơn. Nhu cầu tâm linh hoá ra cũng là một nhu cầu sinh tử của kiếp người. Trước tình hình này A 25 trở nên quan trọng hơn trong vai trò « bảo vệ nền chuyên chính ». 
Nhiệm vụ của họ là « khống chế hội Phật Giáo » biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và ... điều này nữa, các tín đồ của Marx không quên : tận thu nguồn lợi béo bở từ đám chúng sinh « mê tín » kia. Vậy là đội quân « sư nhà nước » được hình thành. Nguồn đào tạo chính là C 500 (đại học ngành an ninh). Thêm nữa, sinh viên tuyển lựa từ các đại học khác như Tổng hợp, Sư phạm, Ngoại ngữ ... có thành phần cơ bản (lý lịch đáng tin cậy) được vũ trang bằng lý thuyết giai cấp của Marx-Lénine và một thứ chủ nghĩa duy vật hạ đẳng. Sau đó, lớp người này được « tráng men » bằng lý thuyết Đạo Phật và trước hết các phương pháp niệm kinh, hành lễ để « vào nghề ».
Như thế nhà nước cộng sản đã tạo nên một đội ngũ « tôi tớ trung thành » được quyền thoả mãn mọi nhu cầu vật chất và nhục thể dựa trên sự đầu cơ trục lợi « những khát vọng tâm linh » của dân chúng. Các ông sư bà sư áo quần phấp phới cưỡi xe vù vù đi "họp kín". Họp kín ở đây tức là họp "giao ban" ngành dọc A 25. Họ báo cáo rành mạch mọi thành tích. Riêng những cọc tiền thu được từ các hòm công đức là "không thể rành mạch" vì các sư còn phải mang về quê xây nhà tầng và lo cho các con học đại học trong nước và ngoài nước. Sư hành nghề ở Thái Nguyên, Hà Bắc thường có quê quán gia thất tại Thanh Hoá, Nam Định và ngược lại ... So với các nghề khác trong Bộ Nội vụ, "nghề làm sư" là béo bở, chỉ thua kém « Cục buôn lậu ma tuý » thôi.
Cả một bộ máy lừa bịp vận hành nghiễm nhiên và ngang nhiên dưới ánh mặt trời, trước mắt dân chúng.
Dân chúng, tuy thường xuyên phải cúi mặt nhẫn nhục cam chịu, đôi khi cũng vùng lên tranh đấu, đòi đuổi sư nhà nước, giành chùa cho chân tu. Vụ biểu tình của các tín đồ chùa Láng Hà Nội cách đây ba năm là một ví dụ. Trong tối hôm đó, công an đã bắt giam trên một trăm tín đồ.
Vậy tôi xin trở lại lý do khiến tôi không đi lên chùa từ gần hai thập kỷ nay, sau kỷ niệm đau buồn với sư cụ tôi không còn muốn nhìn thấy một lần nữa bọn « thầy chùa đểu ».
Nhưng chưa hết.
Tôi không đi lễ chùa cũng còn vì chùa chiền giờ đây đầy rẫy bọn « đao phủ » đi « đánh quả » thần, phật. Gọi là « đao phủ » vì chính lũ người đó trước đây đã ra lệnh phá đình chùa, đuổi sư sãi, vặt cổ vặt tay tượng phật làm củi ... giờ đây chúng lại xì xụp hương khói hơn tất thẩy mọi người.
Vì sao có sự đổi hướng quay chiều ? ...
Tôi sẽ trả lời tường tận nhưng trước hết, để tránh rơi vào lối ám chỉ chung chung tôi xin nêu dẫn chứng :
- Một là, những người dân Huế cỡ trung niên hẳn chưa quên câu ca này :
Bùi San cùng với Trần Hoàn
Hai thằng ngu ấy phá đàn Nam Giao
Bùi San : bí thư tỉnh uỷ. Trần Hoàn : trưởng ty văn hoá. Công trình chung của họ là huỷ diệt một di tích lịch sử nơi xưa kia các vua Nguyễn tế Trời Đất và tiên vương. Sau này, ông Trần Hoàn ra làm bộ trưởng Bộ Văn hoá, vợ con ông ta xem bói từ Nam ra Bắc, khấn lễ mọi nơi, đặc biệt lễ hậu là Bia Bà để cầu cho ông được"vững vàng". Riêng tôi, tôi nhìn thấy ông nhiều lần cắp cặp đứng trước cổng nhà các vị "Bộ Chính trị". Quả là một cuộc hiệp đồng tác chiến ; vợ con ông đi đút lót "thần, phật" còn ông đi hầu hạ các "thánh sống" để ông được duy trì thêm 4 năm trên ghế bộ trưởng vì ông đã già lại quá nhiều khiếu kiện, cấp trên của ông đã chấm ông "vào sổ hưu".
- Hai là, thời kỳ Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư Đảng, ngoài chiến dịch "Thanh Hoá hoá bộ máy cầm quyền" ông ta đã tranh thủ đào bới ngân khố quốc gia để xây dựng lại, mở mang hoành tráng đền thờ Lê Lai, tin tưởng đó là tổ tiên trực tiếp, là thần hộ mạng cho mình.
- Ba là, vài năm gần đây nhiều người họ Trần vênh vang tuyên bố rằng họ Trần sắp sửa bước vào thời kỳ "đại phát" vì Trần Đức Lương vừa cho xây khu mộ cổ họ Trần tại Thái Bình. Khu mộ này sẽ được xây theo thế "rồng phục" sao cho ít nhất, chín đời họ Trần sẽ liên tục "làm vua" ... & …
Theo logic, ngày nào chế độ độc tài này còn tồn tại thì tất thảy bọn cầm quyền họ Miêu họ Thử họ Ngưu họ Mã ... sẽ lần lượt vét ngân khố quốc gia để xây dựng mồ mả đền miếu cho riêng dòng tộc của chúng với một chủ đích hoặc nguỵ trang hoặc lộ liễu : Duy trì quyền lực.
Quyền lợi, đó là căn nguyên sự quay chiều đổi hướng của kẻ cầm quyền. Marx và Lénine hết sài được thì quay sang "đầu tư, đánh quả"thần, phật. Hạng người ti tiện, lòng tham ngùn ngụt như vậy làm gì có "tâm hồn tôn giáo" ? ... nhất là một tôn giáo có quá nhiều yêu cầu đạo đức, cấu trúc trên tinh thần khắc kỷ như Đạo Phật ? ... Không phải vô cớ mà so với đạo Hồi và Thiên Chúa giáo, Đạo Phật có ít tín đồ hơn. Con đường dốc khó trèo. Con đường dốc ấy làm sao tương hợp được với bọn cởi áo đao phủ khoác áo cà sa điềm nhiên như diễn viên thay trang phục sân khấu, không một chút ngượng ngùng, không mảy may hối tâm, không một lần thành khẩn trước tha nhân ?
Lẽ ra, nguỵ quyền CSVN phải xin lỗi dân chúng một cách công khai, một cách thanh thật, một cách nghiêm khắc vì tội ác phá đền chùa lăng miếu, đào bới san ủi mồ mả tiền nhân của chúng sinh. Nếu họ cải tâm họ đã phải làm điều đó trước khi đặt chân lên thềm những đền chùa mà dân chúng gom góp xây dựng lại.
Nhưng cái ngã mạn của kẻ cầm quyền khiến lương tâm họ mù tối. Họ không cần xin lỗi ai bởi vì họ tự nhận là "Đảng thần thánh và vĩ đại". Và vì "thần thánh và vĩ đại" họ đã thản nhiên làm cái việc mà cổ nhân từng cảnh báo :
“Thế gian có mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm làm sao cho đành".
Tôi chuyển sang mục thứ hai : Tôi là Phật Tử theo kiểu của riêng tôi. Không đi lễ chùa đã đành, tôi cũng không tin tuyệt đối vào lòng từ bi. Đối với tôi, lòng từ bi không thể độc hành. Lòng từ bi phải bước song song với một trí tuệ sáng suốt và khả năng chiến đấu chống lại điều ác.
Khi lòng từ bi không được rọi chiếu dưới ánh sáng trí tuệ, nó dễ dàng đưa ta đến tai hoạ. Chỉ cần nhớ lại tích “Đường Tam Tạng đi lấy kinh" là đủ. Đã bao nhiêu lần vị sư phụ này mắc lừa bọn yêu quái, niệm chú để xiết chặt vòng kim cô làm Tôn Ngộ Không đau đớn vật vã điên cuồng. Và cũng chớ nên quên rằng bao nhiêu lần ông ta mắc lừa, bấy nhiêu lần Tôn Hành Giả đi giải cứu.
Khi thiếu khả năng chiến đấu chống lại cái ác, lòng từ bi của chúng ta biến thành chất dầu nhờn, bôi trơn cỗ máy nghiền của loài ngạ quỷ và chính cỗ máy này sẽ nghiền nát chúng sinh. Một dân tộc hiền hoà như dân tộc Tây Tạng đã mất nước vì thiếu khả năng chiến đấu. Quân lính TC không chỉ xâm chiếm, tàn phá đất nước Tây Tạng mà còn đổ than hồng vào đầu vào họng các nhà sư và tra tấn họ bằng tất cả những hình thức tra tấn thời Trung Cổ.
Thêm một ví dụ nữa : Ai cũng biết ở Khơ Me Đạo Phật là quốc giáo. Vậy mà chính tại xứ sở này nạn diệt chủng đã xảy ra. Hơn hai triệu người bị giết dưới nguỵ quyền Khơ Me đỏ. Thê thảm thay, rất nhiều cuộc tán sát man rợ lại xảy ra chính tại các chùa. Nơi thờ cúng linh thiêng biến thành địa ngục và giờ đây, thành một thứ bảo tàng lưu giữ đầu lâu của các nạn nhân.
Với nghiệm sinh, tôi xin góp một dẫn dụ nhỏ. Năm 1991, trong gần tám tháng tù, tôi nhớ nhất câu này :
- Chị sẽ được ra tương ớt ! Chị sẽ được nghiền ra tương ớt !
Không phải vì câu nói được lặp đi lặp lại mà vì thái độ của những người nói. Họ có một vẻ hài lòng đáng sợ, một sự điềm nhiên đáng sợ. Tôi không thù ghét họ : một đại tá, một đại uý, một trung uý. Có lẽ về bản chất họ không phải người ác người xấu. Nhưng họ đã được đào tạo để làm cái việc "nghiền người khác ra tương ớt". Vì thế, đối với họ, việc nghiền ai đó ra tương ớt là phận sự, là phương tiện sinh tồn, giống như người thợ phay bào một con ốc thép hoặc người đầu bếp xào món rau.
- Chị sẽ được nghiền ra tương ớt !
Mỗi lần nghe câu nói đó, tôi đọc thấy trên gương mặt họ niềm hạnh phúc thanh thản của "Gã nông phu vừa cày xong thửa ruộng, Ngả mình trên nếp cỏ ngủ ngon lành".
Đương nhiên, họ chuẩn bị mọi sự để cho tôi ra "tương ớt". Nhưng không may cho họ, một tuần sau cuộc đảo chính ở Nga thất bại, thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ tan tành, cả ê-kíp ba người hỏi cung tôi tái xanh tái xám, mặt họ hiện lên nỗi hoang mang thê thảm, không còn chút tự tin.
Họ phải dừng tay, không dám cho tôi ra “tương ớt" ... Và rồi, với 95 triệu franc viện trợ không hoàn lại của chính phủ đảng Xã hội Pháp, nhà nước cộng sản đã thả tôi ra ...
Hơn một thập kỷ trôi qua, tôi vẫn không quên hình ảnh "tương ớt". Vì cỗ máy nghiền con người ra tương ớt vẫn tồn tại. Và nó tiếp tục nghiền những người khác. Cả một đội ngũ "thợ nghiền" tiếp tục nuôi sống bản thân cũng như vợ con họ bằng nghề nghiệp này. Liệu các vị có thể dùng lòng từ bi hỉ xả như vũ khí tối hậu và duy nhất để làm thay đổi cỗ máy nghiền này chăng ? ...
? ... ? ...
Tôi không tin.
Vì thời gian hữu hạn, khả năng con người cũng hữu hạn.
Vì sự tập nhiễm là bản năng thứ hai có sức mạnh ghê gớm mà chỉ riêng lòng tốt không đủ để đổi thay.
Vì lẽ đó, cuộc đấu tranh của Phật Tử cũng như của giáo dân không thể chỉ tựa trên sức mạnh của lòng từ ái. Cuộc đấu tranh nào cũng phải có chiến lược và chiến thuật, tuỳ cơ ứng biến. Và dù đứng dưới bóng Phật hay bóng Chúa, con người cũng cần có một bộ óc phán đoán phân tích sắc bén cộng với một khả năng đủ cho việc chống lại cái ác, bên cạnh lòng hỉ xả từ bi,.
Tôi là Phật Tử theo kiểu của riêng tôi vì tôi không bao giờ chủ trương Đạo Phật trở thành “quốc giáo", tôi đấu tranh cho một nền dân chủ đích thực mà nền dân chủ đích thực chỉ cho phép tồn tại một nhà nước thế tục trong đó tất thảy các tôn giáo đều được bảo vệ một cách bình đẳng nhưng trước hết mọi tín đồ đều có nghĩa vụ làm công dân xứng đáng.
Với tôi, chỉ có một nền dân chủ đích thực cho phép thay đổi thường xuyên các chính phủ thối nát, lạm nhũng mới cho phép các tôn giáo tồn tại đúng với tư cách tôn giáo, đền chùa và nhà thờ mới tồn tại như những chốn thiêng liêng nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh của cõi người mà không bị biến thành đồn bốt bảo vệ cho quyền lực nơi đám cường hào trá hình ức hiếp người tu hành và bóc lột chúng sinh.
Bây giờ, là một câu hỏi có tính riêng tư :
- Cơ duyên nào đưa bà đến cửa thiền ?
Tôi xin trả lời :
- Sự đưa dẫn của số phận.
Đúng như vậy. Tất cả những ngả rẽ lớn trên đường đời, tôi không trù tính. Tất cả, đều xảy ra như những ngẫu nhiên. Nói một cách bóng bẩy hơn suốt phần đời tôi đã trải qua là tạo phẩm dưới bàn tay vô hình của số phận. Tuổi thơ, tôi không mơ ước làm nghề viết văn. Trưởng thành tôi cũng không hình dung được có ngày tôi trở thành kẻ thù số 1 của chế độ này. Tương tự như thế, chưa bao giờ tôi cố ý đi tìm đọc giáo lý nhà Phật.
Sau cái chết của cha tôi 1992 trong tôi bỗng nảy sinh nhu cầu siêu hình. Vì sao, chính tôi cũng không rõ. Có điều, tôi biết chắc chắn rằng đời người thường chưa chất những ngộ nhận, những nhầm tưởng, những bí ẩn, những che giấu ... tất cả những gì mà ta thường gọi là "bờ lú bến mê". Trong quan hệ giữa con người với con người, những mê lú thường đem lại khổ đau, hờn oán. Thâm tình càng sâu, khổ đau càng lớn. Bởi vì, chỉ những người ta yêu thương mới có khả năng làm cho ta đau đớn. Phật tổ Như Lai dạy : "Con cái là những sợi xích bằng vàng". Với tôi, sự thật dạy thêm vế đối : "Cha mẹ là những chiếc cùm bằng ngọc". Trong gia đình tôi, tồn tại một nguyên tắc "Gia pháp cao hơn quốc pháp". Vì lẽ đó, trong hơn một thập kỷ cha tôi đã áp dụng với tôi mọi hình thức kỷ luật quân đội để ép tôi sống với người chồng cũ, vì "bỏ chồng là điếm nhục gia phong" ... Có lẽ vì những ẩn ức đó tôi bỗng có nhu cầu siêu hình sau cái chết của ông, dù người âm kẻ dương chúng tôi vẫn là cha con và vẫn có nhu cầu trò chuyện. Cũng chính vì những ẩn ức đó cuộc gặp gỡ và thờ phụng Phật bà Quan Âm đối với tôi là một hạnh duyên, một may mắn vĩ đại và thần bí.
Là người viết văn tôi biết rằng với thời gian và qua thời gian tất thảy các nhân vật lớn thuộc mọi tôn giáo đều được thần thoại hoá. Nhưng cho dù tước bỏ mọi chi tiết huyền hoặc, mọi sợi chỉ óng ánh thêu dệt chân dung tôi vẫn thấy Phật Bà là một nhân cách vĩ đại toả sáng. Bị chinh phục hoàn toàn vì nàng công chúa từ bỏ cuộc đời xa hoa của hoàng cung, chạy trốn sự truy đuổi của quân lính triều đình, cưỡi hổ về phương Nam tu hành, tôi đi tìm đọc giáo lý nhà Phật.
Vậy là con đường tôi đi ngược chiều với nhiều người khác. Tuy nhiên phương Tây có câu : "Mọi con đường đều dẫn đến Roma".
Tôi tin rằng có nhiều con đường khác nhau dẫn đến tôn giáo nói chung cũng như cửa Phật nói riêng. Tuỳ theo duyên phận từng người, họ có thể dấn thân vào hành trình đó sớm hay muộn, lâu dài hay ngắn ngủi, sâu hay nông, thành thực hay chiếu lệ ... & ...
Đối với tôi, Đạo Phật đem lại nhiều chân lý vĩnh hằng : Tính vô thường của Tồn Sinh, luật ly hợp của con người, vòng quay Sinh Diệt ... & ... Nhưng trước tất thảy mọi triết thuyết, Đạo Phật dạy ta xử lý ra sao trong các mối mâu thuẫn nan giải của đời người. Lịch sử cá nhân của Quán Âm Bồ Tát đem cho tôi một sức mạnh mới mẻ và sự thanh thản triệt để trong tâm hồn. Tôi hiểu là từ ngàn xưa những con người vĩ đại đã giải quyết ra sao mối mâu thuẫn giữa các thế hệ đặt trong bối cảnh tình huyết nhục.
Tôi hiểu rằng ngoại trừ ngày cha mẹ đặt ta vào cõi đời, con người phải tự mình sinh đẻ ra mình, và lần sinh trưởng thứ hai này mới thực sự quyết định cho nhân cách cũng như sự nghiệp.
Tôi hiểu rằng không phải vinh quang cũng không phải chiến thắng mà chính là Tình Yêu và sự Hy Sinh nâng con người lên cao.
Và tất thảy những ý tưởng ấy được chắt lọc ra khi tôi đọc “Chuyện Quan Âm". Cho nên tôi như được hồi sinh khi tẩy xoá mọi ẩn ức, thanh lọc tâm hồn. Tôi cúi đầu trước vong linh cha tôi vì hiểu rằng chính ông và chỉ ông mới tạo ra tôi nhưng tôi vẫn đi đúng con đường tôi đã chọn, không mảy may nao núng. Tôi cũng không bao giờ ép duyên hay can thiệp vào đời tư của các con tôi. Và bài học lớn lao ấy tôi học được từ Phật bà Quan Âm. Ngài chính là cơ duyên đưa tôi đến cửa Thiền.
Cuối cùng, để cảm ơn tất cả những ai đã quan tâm hỏi tôi, nhất là các Phật Tử tôi xin phép nói rằng :
- “Tôi vẫn mơ ước có một ngày, khi lũ lợn bẩn thỉu bị đuổi khỏi đền chùa, mọi nơi thờ cúng linh thiêng được trả lại cho các chân tu những người mà mệnh và nghiệp gắn kết họ với tôn giáo ... Ngày ấy, nếu Trời còn cho sống tôi sẽ lại "vãn cảnh chùa", để thưởng thức mùi hương thuần khiết, thanh cao của hoa mộc hoa sói, hoa lan ... những loài hoa chỉ được phép trồng nơi thiêng liêng hương khói”.
Dương Thu Hương, C/N 2011/05/21
 

ĐỖ VŨ KỶ HÀ * TÌNH ĐỒNG CHÍ




Tình đồng chí…đồng rận



                   (Truyện cổ tân trang – Do Vu Ky Ha, VN)
  
Có 2 tên kia là đòng chí đồng rận, họ yêu thương nhau vô cùng thắm thiết, như ta vẫn thấy trên TV, gặp nhau là họ…ôm chầm lấy nhau, hít mồ hôi nách bên này, hít mồ hôi nách bên kia….giông như 2 nước Trung quốc vĩ đại và nước đàn em cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam vậy. Thậm chí có cái đảo Hoàng sa, Trường sa, thế mà 2 nước cứ mãi nhường nhịn nhau, không nước nào chịu nhận mình là chủ quyền.


Sau khi chiếm được miền Nam, 2 tên cán rựa cao cấp cùng “chung vai sát cánh” bên nhau mò vào đất Sài gòn, cho dù ta thấy không biết bao nhiêu là bản nhạc, là bài thơ rằng “yêu Hà nội, gắn bó với Hà nội….” nhưng sau 75 chúng, vẫn lũ lươt kéo vào miền Nam…xí phần, nhà nước phân chia cho chúng những cái nhà to đùng , lầu 5,7 tầng, ngay Công lý, Tự do…nhưng chúng nhất định không chịu nhận, vì 2 nhà ấy không ở sát bên nhau, 2 “đồng chí” ấy không được ở gần nhau, Cuối cùng, chúng đành nhận 2 biệt thự ngay bên bờ sông liền nhau, mỗi biệt thư chỉ rông khoảng trên 500 mét vuông, cách 2 nhà là 1 khu đất trống, chẳng của ai cả, vì ngày xưa, biệt thự xây theo kiểu Pháp, bốn bề chừa những khoảng đất vườn.
Một ngày kia, 1 tên qua nói với đồng chí của mình:


- Nhà đòng chí đông người, đồng chí hãy lấy đỡ 4 mét đất trống giữa 2 nhà mà xây thêm 5,7 phòng nữa ở cho mát mẻ…..
Người đòng chí thấy thế giãy nảy lên mà rằng:
- Sao đồng chí lại nỡ lòng nào mà nói thế? Đồng chí còn bố mẹ già, cần ở mát mẻ, yên tĩnh…vậy đồng chí cứ lấy đất ấy mà xây thêm…..
Hai người cứ dằng co, đùn đẩy nhau mãi, không ai chịu lấy cái mảnh đất rộng trên 400 mét vuông giữa 2 nhà, trong thành phố “tấc đất tấc vàng” này.


Một đêm nọ, 1 đồng chí ta nghĩ bụng: ta nói năn nói nỉ mãi mà đồng chí của ta cứ nhường miếng đất cho ta, thôi thì, đêm nay, ta sẽ len lén đem gạch, xi măng….xây 1 bức tường chắn nhà ta lại thì bạn phải nhận nó thôi….và cũng ngay trong đêm ấy, người hàng xóm cũng cùng 1 ý nghĩ như thế, mỗi anh vác lặc lè 1 bao xi măng…và cùng gặp nhau ở…giữa mảnh đất, cùng ôm nhau cảm động khóc hu ….hu…..và…tha hồ tiếp tục hít mồ hôi nách của nhau….

Dĩ nhiên, đó là “chiện”…cá tháng tư.
Do vu Ky Ha
( Chuyện kể cho nhau nghe)




VŨ TRỌNG KHẢI * CÁ CHẾT ĐUỐI

MỘT CON CÁ BỊ CHẾT ĐUỐI ?
Vũ Trọng Khải/Úc Châu. 14/3/2014
“ " Viết cho Nguyễn Văn Tòan, Houston, Texas.
Khi nhớ Bạn tôi cùng dân Cao Nguyên ra đi trong cuộc
“ Bỏ Phiếu Bằng Chân năm 1975 ”.
Ngày Ban Mê Thuật thất thủ !!!"


Một con cá bị chết đuối !!!
Nghe hơi lạ ?
Vâng, xin thưa, chết đuối là chết ở trong nước khi người hay vật bị rơi xuống vùng nước sâu mà không biết bơi, chả ai lại đi nói “ CÁ BỊ CHẾT ĐUỐI” bao giờ !!
Vì “ NƯỚC ” là môi trường sống của “ CÁ” …

Chả thế mà ngạn ngũ của Dân Tộc ta, khi ám chỉ kẻ gặp vận may thường nói :“ NHƯ CÁ GẶP NƯỚC, NHƯ RỒNG GẶP MÂY”
Xin Quý Vị vui lòng đọc tiếp đề người viết được trình bầy rõ ràng hơn.

VÀO TRUYỆN :

Không biết tự bao giờ, tôi cảm thấy thích thú với câu truyện sau đây, cũng không biết tác gỉa là ai, tôi đọc được ở đâu hay do ai kể cho nghe, cũng không còn nhớ nữa , nhưng thiết nghĩ nội dung câu truyện mới đáng để ta chú ý.

Xin được lên tiếng cảm ơn tác gỉa đã dựng được câu truyện này.

Truyện kể :
“ Có một người chuyên thuần hóa rồi nuôi dậy thú hoang, thú dữ…biết hành động, làm trò vui khi nghe tiếng người sai khiến, để bán cho các gánh xiệc. Ông ta rất nổi tiếng trong giới làm xiệc, phải nói, ộng ta là một bậc thầy trong việc nuôi, dậy thú làm xiệc.

Đã nổi tiếng và giầu có nhờ tay nghề, nhưng ông ta có vẻ như chưa hài lòng với những thành công nuôi dậy thú vật của ông ta.


Ông ta nghĩ đến cách :
“ phải làm thế nào để đưa một con cá lên sống trên cạn và phải đi được như động vật hai chân

Ông ta bắt đầu thực hiện bằng cách “mỗi ngày ông đổ bùn vào hồ nước nuôi cá.”
Hồ nước bị đặc dần dần theo ngày tháng, con cá ông nuôi cũng mỗi ngày dần dần bị đẩy lên sống trong vũng bùn lõang, lúc nào đầu cá cũng ngẩng cao trên mặt bùn để thở.


Mỗi lần cho cá ăn, ông ta thường tìm cách làm cho cá phải cất mình cao khỏi mặt bùn, ngóc đầu lên đớp mồi như những lần ông cho mèo hay chó ăn, chúng cũng phải chồm lên vồ mồi.
Bùn càng ngày càng khô dần, con cá ông nuôi cũng đã quen dần với môi trường sống thay đổi chậm chạp.


Không biết thời gian nuôi và dậy con cá này mất bao năm tháng ?
Nhưng nay ông đã thành công.
Con cá ông nuôi từ bùn loãng, sệt, qua đặc, rồi sau cùng bùn đã trở nên khô cứng, cũng qua cách tập luyện kiên nhẫn của ông, đến nay, cá đã nghe được những tiếng gọi của ông, làm theo những gì ông chỉ dậy, và kỳ công hơn cả là con cá ấy đã đi được trên hai cánh đuôi như lòai động vật hai chân.


Ông có thể dẫn con cá của ông đi chơi như người ta dẫn chó, mèo đi rạo mát mỗi chiều.
Rồi có một buổi chiều, như nhiều buổi chiều ông vẫn dẫn cá đi chơi, ai thấy cũng nhòm ngó, chầm trồ thích thú vì quá lạ.
Không lạ sao được ! Cá sống trên cạn, lại biết đi nữa !
Lạ quá đi chứ !!!

Bất chợt, trời đổ cơn mưa !!!

Cũng như những người khác, đang giắt chó, mèo, ông phải chạy tìm nơi trú mưa, mải nhìn trời xem cơn mưa bao giờ tạnh, ông cũng quên cả chăm sóc con cá của mình.
Đến khi trời ngớt mưa, định bước chân đi, ông nhìn lại, thấy con cá của ông không còn cột ở đầu dây ông vẫn dẫn nó đi chơi !!!


Ông vỗi chạy trở lại khu vườn ông vừa dẫn cá đi rong, xem nó lạc đâu mất….
Ông đi lại đọan đưòng ông và cá chạy trú mưa ……

Chợt một hình ảnh làm ông choáng váng, muốn ngã vật ra đất, khi ông nhìn thấy con cá ông nuôi dậy trong bao năm tháng, nay đã CHẾT, Nó CHẾT thật rồi,. nó nằm trương bụng trong một vũng nước chỉ sâu hơn chiều cao của nó.( Vì cá đã biết đi, nên gọi là chiều cao thay vì chiều dài)
Con cá đã CHẾT ĐUỐI trong vũng nước sau cơn mưa !!!
Cuối câu truyện không thấy nói gì về người nuôi dậy thú này nữa.


Chẳng lẽ “ CÁ CHẾT LÀ HẾT TRUYỆN ?”.
Không, truyện không hết ở đó dù cá đã chết đuối !
Cá đã chết , chết trong chính môi trường sống nguyên thủy của nó,
chỉ vì nó: KHÔNG CÒN BƠI ĐƯỢC NỮA ! NÓ KHÔNG CÒN THÍCH HỢP VỚI CHÍNH MỘI TRƯỜNG SỐNG CỦA NÓ…… CÁ CHẾT ĐUỐI !!!

LUẬN TRUYỆN :

So sánh câu truyện “ cá biết đi ” hay “ cá chết đuối ” vào cuộc sống hiện nay của CSVN người ta thấy có nhiều tương đồng khá lý thú !
Ngày nào, mấy chú cộng sản từ Bắc vào Nam,
Ngày nào mấy chú cộng sản từ núi rừng về thành phố,
Ngày nào ? thời đó ! mấy chú cộng sản luôn mấp máy trên môi “ ĐẠP ĐỔNG ĐÀI ”.

Dân miền Nam, ngây thơ quá, thắc mắc hoài, sao mấy chú cộng sản cứ đòi phải “ĐẠP ” cái “ ĐỔNG ĐÀI ”… miền Nam làm gì có cái “ ĐỔNG ĐÀI” nào do “ Mỹ Ngụy ” dựng lên đâu ?
Chỉ có một bức tượng “ THƯƠNG TIẾC ” là quý nhất của dân miền Nam thì mấy chú cũng đạp đổ rồi còn gì nữa !!!


Nhưng cũng chẳng bao lâu, người dân mền Nam, hiền lành, chất phác nhưng dư thông minh để hiểu các chú cộng sản này nói gì và muốn gì !!!
- Nhữngchiếc xe đạp cũ dân miền Nam đã gác xó bếp, nay được lau chùi hay sơn lại mới toanh !
- Những chiếc đồng hồ cũ được đánh bóng lại sáng choang !
- Những chiếc radio transitor , chạy được cả bằng pin lẫn điện cũng được lau chùi y như mới !

Một lô các lọai chợ này được thành hình tại SaiGon và những tỉnh thành miền Nam, sau những ngày các chú cộng sản đổi tiền, đánh tư sản…. dân miền Nam trắng hai tay, còn lại cái khố che thân là may rồi !
Nơi ấy, nơi những cái chợ bất đắc dĩ thành hình, Nam Bắc gặp nhau !

Nơi ấy, Quốc Cộng gặp nhau !
thay tiếng sung bằng những trận cười vang dội !
Nhiều nụ cười ra nước mắt chung quanh cái “ĐẠP ĐỔNG ĐÀI ”,
( thế ra các chú cộng sản đã biết đến “ 3 D ” từ những ngày tháng đó ! )

Nó cười vang, nó cười ra nước mắt vì kẻ bán người mua cùng chung một Dân Tộc, cùng chung một ngôn ngữ mà chẳng hiểu được nhau !!!

Nhiều trận cười vang chung quanh “ CÁI ĐỔNG BA TAY , HAI CỬA SỔ ” …trước những khuôn mặt ngây ngô của núi rừng.
Nhưng rồi cuối cùng, Bắc Nam cũng hiểu nhau….
Rồi từ đó các chú được dân miền Nam tặng hai chữ “ CÁN NGỐ ”

Đó là những ngày sống xa núi rừng của các chú cán ngố, như cá tập sống trong môi trường từ nước lỏng đến bùn khô cứng…. để tập làm người !!!
Truyện ấy xưa rồi !!! Nói làm chi nữa !!!
Nó hết NGỐ rồi , Nó vượt xa người luôn rồi !!!

Chuyện ngày nay khác xưa nhiều lắm !!!
Các chú cán ngố ngày nay quên béng ba chữ “ ĐẠP ĐỔNG ĐÀI ” !!!
Ngày nay, bụng các chú phệ xuống, cổ có nọng vài ba ngấn, mặt phẹt ra …đạp xe đạp sao nổi, Peugeot, Durat các chú cho vào sọt rác, thay vào đó con của các chú chơi những chiếc “ xe khủng ” trị giá bạc triêu đô la Mỹ !!!


Những chiếc “ xe khủng ”này được các chú lôi lên từ những mảnh ruộng, mảnh vườn hay cả trong khu nghĩa trang khi các chú lấy quyền “ thu lại đất đai ” của Dân !!!

Đổng thì các chú chê Seiko các chú cũng chả thèm longines, rolex… chả thấy chú nào nói đến cái gì là “ ba tay, hai cửa sổ ” nữa …

Đài ! thì ôi thôi, bây giờ được thay bằng Apple vàng, nạm kim cương, trị giá “ vài chục vé xanh ” các chú mới chịu rờ tay !....
Các chú như con cá biết đi trong cậu truyện kể trên đấy !
Các chú là những con vật trong gánh xiệc của tụi Ba Tàu đấy !

Nhưng các chú còn thua con vật trong gánh xiệc vì các chú không biết nghe tiếng người !!!
- Ngày xưa khi các chú từ Bắc vào Nam, các chú từ rừng núi xuống đồng bằng, mặt các chú ngây ngô, ngờ ngệch trước TIẾNG NÓI của NGƯỜI.
- Ngày nay MẶT CÁC CHÚ CỨ LẠNH NHƯ TIỀN trước TIẾNG KHÓC CỦA NGƯỜI.

Tiếng khóc vang lên trong lòng Dân Tộc các Chú, nhưng các chú không nghe thấy hay vì không hiểu tiếng người hay các chú còn phải khom lưng làm con vật trong gánh xiệc của bọn giặc phương Bắc !


Thầy nào dậy các chú khi ra ngòai tuyên bố Biển Đông của Quốc Tổ gọi là Biển Nam Trung Hoa ?
Thầy nào dậy cho các chú “ cắt đất” dâng biển cho ngọai bang ?
Thầy nào dậy cho các chú cướp đất của dân để làm nhà to cửa rộng ?


Thầy nào dậy cho các chú biết bỏ ĐẠP đi “ XE KHỦNG ” ?
Thầy nào dậy cho các chú bước chân ngênh ngang đạp trên mặt, trên lưng đồng bào ?
Thầy nào dậy cho các chú biết bỏ ĐỔNG chơi APPLE ?
Thầy nào dậy cho các chú………………………………………….?

CHẲNG CÓ THẦY NÀO DẬY CÁC CHÚ NHƯ THẾ CẢ !!!
CHÍNH LÒNG THAM VÔ ĐÁY TRONG CÁC CHÚ DẬY CÁC CHÚ ĐÓ THÔI.

Như ngày nào, “ CON CÁ BIẾT ĐI ” chết đuối trong chính môi trường sống nguyên thủy của nó là “ NƯỚC ” ….
Thì cũng có một ngày, các chú sẽ “ CHẾT TRONG LÒNG DÂN TỘC ”
Là nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng các chú lớn lên….

- Các chú sẽ chết vì tội : PHẢN BỘI QUỐC TỔ.
- Các chú sẽ chết vì tội : BUÔN DÂN BÁN NƯỚC.
- Các Chú có quá nhiều tội, MÀ TỘI NẶNG NHẤT LÀ :

“ TỘI CÁC CHÚ KHÔNG BIẾT NGHE TIẾNG NGƯỜI !!! ”
Thời VÀNG SON của các chú, một đời làm con vật trong gánh xiệc của bọn GIẶC PHƯƠNG BẮC như hôm nay….Sẽ biến mất trong một ngày không xa.

Sydndey, ngày 14 tháng 3 năm 2014.
Vũ Trọng Khải

__._,_.___

FRANCIS WADE * TĂNG THỐNG THICH QUẢNG ĐỘ



Nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong ngôi Chùa tù — Ký giả Francis Wade viết về Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ

Posted by pttpgqt.paris



PARIS, ngày 10.4.2014 (PTTPGQT) – Giữa tháng 3 vừa qua, Ký giả Francis Wade đến Việt Nam quan sát tình hình tôn giáo, và ông đã có dịp đến Thanh Minh Thiền viện gặp gỡ trao đổi với Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ. Trở về ông viết bài đăng tải hôm 27.3.2014 dưới đề mục “Nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong ngôi Chùa tù” với tiểu tựa “Tội phạm duy nhất của Hoà thượng Thích Quảng Độ là chống lại một Nhà nước đàn áp Phật giáo.



 Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
tại Thanh Minh Thiền viện do Ký giả Francis Wade chụp


Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch bài ấy sang Việt ngữ và đăng tải sau đây để người Việt hải ngoại được nhìn cận cảnh đời sống của người có tín ngưỡng nói chung tại Việt Nam ngày nay, và Phật giáo đồ nói riêng, thông qua vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất : Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.

Nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong ngôi Chùa tù
Tội phạm duy nhất của Hoà thượng Thích Quảng Độ là chống
lại một Nhà nước đàn áp Phật giáo
Bài viết của ký giả Francis Wade


Thiền viện nhỏ nằm bên rìa trung tâm thành phố là thế giới riêng của Hoà thượng Thích Quảng Độ từ hơn thập niên qua. Những gã đàn ông ngồi trên xe gắn máy bên kia đường, túc trực mỗi ngày trước thiền viện, là bọn mật vụ mặc thường phục, quan sát mọi di động, soi mói từng cử chỉ đám người tới lui viếng chùa hằng năm, săn đuổi ông già 87 tuổi hiếm khi được rời thiền viện đi khám bệnh.

Nhà lãnh đạo nổi danh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thương cảm cho mọi người. Hoà thượng nói : “Nhiều người trong đám mật vụ phải thương lo cho gia đình nên bị ép buộc phải theo Cộng sản. Tôi nghĩ rằng một số trong họ không còn ủng hộ ý thức hệ của giới cầm quyền ; họ chỉ lo cho gia đình họ mà thôi”.

Hoà thượng quá quen thuộc những cuộc theo dõi, kiểm soát ngày đêm, vì sự quản chế tại Thanh Minh Thiền viện tiếp diễn con đường tù đày từ năm 1975, khi chính quyền Cộng sản đặt sự kiểm soát toàn bộ miền Nam Việt Nam, thu tập mọi phê phán để bắt người ta vào tù.

Liên hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo luôn luôn thù nghịch, ở Việt Nam cũng thế thôi, nơi chính quyền rao bán chủ nghĩa vô thần trên mọi tín ngưỡng khác. Tuy nhiên cũng khó thực hiện chủ trương này, vì theo Diễn Đàn PEW về Tôn giáo và Đời sống chung, thì 16% dân chúng theo Phật giáo (số liệu này do nhà cầm quyền Cộng sản cung cấp ; còn theo Báo cáo viên LHQ về Tự do tôn giáo thì 75% dân chúng theo đạo Phật, PTTPGQT chú), 8% theo Thiên Chúa giáo ; các tôn giáo như Hoà Hảo và Cao Đài phát triển tại địa phương, được nhiều người ngưỡng mộ. Vào thời đại này kẻ có tín ngưỡng cần phải mặc áo giáp — theo phúc trình năm ngoái của Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới thì tự do tín ngưỡng “quá tệ” tại Việt Nam, qua sự kiện chính quyền sử dụng “lực lượng đặc tình tôn giáo và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia” để đàn áp sự thờ phụng.


Công cụ hăm doạ và kiểm soát, mài nhọn gần nửa thế kỷ cộng sản cai trị, đã giam giữ Hoà thượng Thích Quảng Độ và hàng giáo phẩm của ngài trong vòng luân hồi không dứt của sự tù đày. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hình thành năm 1964, đã không ngừng phê phán chính quyền, và không bao giờ được hiện hữu như một thực thể chính thức, khác với “Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam” được nhà nước công nhận. 

Cố ĐLHT Thích Huyền Quang

Những nỗ lực muốn thoát ly sự khống chế của nhà nước đều bị dập tắt : hồi tháng Giêng, lãnh đạo tổ chức Gia Đình Phật tử, Lê Công Cầu, lên máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh với dự tính gặp gỡ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, đã bị bắt. Hiện ông bị quản chế.Mặc dù được xem như nhà bất đồng chính kiến, Hoà thượng Thích Quảng Độ kiên định trong tư thế phi chính trị. Dù vậy, lằn ranh quá mỏng giữa chính trị và tôn giáo trong chủ nghĩa vô thần, dưới chế độ độc đoán, chính quyền xem Hoà thượng như cái gai cho giới lãnh đạo cộng sản. Hoà thượng nói :



“Tôi phải được quyền sinh hoạt tôn giáo, nhưng ở đây, Đảng Cộng sản không cho chúng tôi thực hiện ước muốn của chúng tôi. Tôi không được quyền thuyết pháp cho Phật giáo đồ để hoằng pháp giáo lý đạo Phật. Cộng sản muốn kiểm soát mọi sự, nhưng chúng tôi khước từ”.
Chạy xe quanh thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, người ta có thể quên đi và nghĩ rằng tự do tôn giáo đang rộ nở. Gần Biên Hoà, một cộng đồng Thiên chúa giáo đông đảo, sử dụng một tá nhà thờ loè loẹt, sâu thẳm, thành hàng dài lộ liễu, một số được xây sau thời Cộng sản cướp chính quyền. Một số người sùng bái hớn hở vô tư trong Đại Thánh đường Dòng Chúa Cứu thế ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, xem như thảnh thơi với chuyện quốc gia của đất nước. Tuy nhiên, trong văn phòng thánh đường, Cha Joseph Thoại, linh mục dòng Chúa Cứu thế, ra hiệu cho những người bước vào cổng chính, xem xét kẻ ra người vào.


Cha Joseph nói “Không ai có thể tiêu diệt tôn giáo. Vì nơi nào có con người, nơi đó tôn giáo hiện hữu”. Thay vào đó, chính quyền tìm cách kiềm chế sự phát triển tôn giáo. “Họ sợ rằng khi tôn giáo trở thành tổ chức lớn, tất sẽ có ảnh hưởng tới quần chúng. Họ nắm một đảng độc tài, và họ không muốn có những quyền lực khác cai quản quần chúng”.
 ĐLHT Thích Quảng Độ
Các linh mục Dòng Chúa Cứu thế vốn có thái độ gay gắt trong quan hệ với Hà Nội, qua nhiều thập niên họ thường lên tiếng phê phán chính quyền về việc cưỡng chiếm tài sản, đất đai giáo hội. Đứng ngoài văn phòng nói trên, một nhóm 20 người, toàn là Dân oan, đứng chờ xin cố vấn cho những khiếu nại của họ. Những báo cáo việc công an tấn công và bắt bớ tuỳ tiện Dòng Chúa Cứu thế là chuyện thường tình — Cha Joseph gần đây bị bắt hai lần, trong năm 2011 và năm 2013, lần cuối khi cha tham dự phiên xử blogger Đinh Nhật Huy. Người đồng sự, Cha Anthony, từng bị công an đánh đập.


Chính quyền đang đối diện với cuộc đấu tranh vất vả để ngăn chận các nhà bất đồng chính kiến phát triển, xuất phát từ nguồn tôn giáo hay chính trị. Tự do tôn giáo được ghi trong Hiến pháp Việt Nam, Cha Joseph ghi nhận, nhưng từ lâu bản Hiến Pháp này chẳng có giá trị gì. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị thường bị chính quyền vu cáo, trong nỗ lực làm mất uy tín họ trước mắt tín đồ : tháng Hai vừa qua, toà án ở Hà Nội xử Lê Quốc Quân, một luật sư và blogger Công giáo chống chính quyền, với cái tội sai lầm nghiêm trọng là trốn thuế. Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi trả tự do cho ông.


Thế nhưng sự gia tăng bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến mấy năm vừa qua được xem như dấu hiệu của một quần chúng lớn mạnh trong sự nói thẳng điều họ nghĩ, và họ đã sử dụng những nguồn như Internet mà chính quyền nỗ lực kiểm soát.

Hoà thượng Thích Quảng Độ nói rằng : “Mười năm trước, chẳng ai dám lên tiếng, nhưng bây giờ đã bắt đầu thay đổi”.


“Thời gian trôi qua, dân chúng xem Truyền hình để biết những chi xẩy ra trong thế giới ; 20 năm trước họ chỉ biết chuyện xẩy ra tại Việt Nam. Thời đó, họ như con chim trong lồng”, Hoà thượng cười nói một cách bình thản, như muốn che giấu con người khắc kỷ phải chịu sống suốt 40 năm ròng trong tù tội. Hoà thượng nói tiếp : “Chính quyền không thể kiểm soát dễ dàng tất cả mọi người, tuy nhiên quần chúng cũng biết rằng nếu họ sử dụng quyền ăn nói để biểu tỏ ý kiến họ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tôn giáo, vân vân, là họ phải vào tù”.

Chẳng sợ chính quyền trừng phạt khi tiếp xúc với các nhà nhà báo đến thăm, Hoà thượng luôn đón chào mọi cơ hội để trao đổi. Hoà thượng nói : “Họ có thể bắt bỏ tù tôi bất cứ lúc nào họ muốn. Tôi chẳng sợ hãi, cho nên họ cũng chẳng cần bắt tù tôi. Tôi đã già rồi — nếu tôi chết trong tù sẽ là điều chẳng hay ho gì trên công luận thế giới”.


Dường như chính quyền biết điều đó. Vị cao tăng đầy biểu tượng đã được nhiều lần đề cử Giải Nobel Hoà Bình. Sau những cuộc đàn áp mấy năm qua, chính quyền cảm nhận áp lực quốc tế trước những án tù đối với các nhà bất đồng chính kiến, nên chính quyền tô vẽ lớp sơn tự do có giới hạn cho Hoà thượng trong khuôn viên thiền viện của ngài.


Hoà thượng Thích Quảng Độ có thể còn ở mãi nơi ngôi Chùa tù cho đến khi, hoặc Hoà thượng hay chính quyền mất đi. Hoà thượng không biết rõ ai sẽ đi trước. Hoà thượng nói “Muốn hay không muốn họ đã mất quyền kiểm soát chính trị — bây giờ có đông người đòi hỏi cho dân chủ Việt Nam, và cuối cùng, nếu Đảng Cộng sản muốn tồn tại, họ phải thay đổi. Mọi sự chuyển biến mỗi ngày — đặc biệt chính trị luôn đổi thay. Một ngày nào đó trong tương lai họ phải chấp nhận những quan điểm khác, những đảng phái khác. Tôi nghĩ như thế và tôi muốn như thế”.


(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản Anh ngữ
The Vietnamese Buddhist leader whose temple is his prison)

SƠN TRUNG * TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH GIẾT NGƯỜI BỊT MIỆNG



TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH GIẾT NGƯỜI BỊT MIỆNG
SƠN TRUNG


Con người làm ác thường che giấu tội ác của họ. Có người giả mang bộ mặt lương thiện, hay ra sức làm một vài việc tốt để che đậy hành vi xấu xa của họ. Có người chối phắt những lời tố cáo của dư luận. Có người ra tay sát nhân diệt khẩu. Đó là hành vi của những người có quyền thế làm ác và muốn che đậy tội lỗi. Giang Thanh thuở thiếu thời là một diễn viên sân khấu nổi danh tài sắc, có 4 đời chồng và một tập sử gồm nhiều trang dài về các đàn ông đã đi qua đời Giang Thanh. Để che giấu cuộc đời truỵ lạc của mình, Giang Thanh đã cho thủ hạ thủ tiêu các người quen cũ.

Hồ Chí Minh có quá nhiều gian dối và nhiều tội ác cho nên ông đã thực hiện kế sách sát nhân diệt khẩu.


1. PHẠM QUỲNH (1892-1945)

Phạm Quỳnh quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học. Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn). Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.

Từ năm 1916, Ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề".Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France - Indochine.

Từ năm 1925 - 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926, ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương. Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.

Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ. Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, ông thôi không làm chủ bút Nam phong Tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế. Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị giết sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi).

Ai cũng nghĩ rằng Phạm Quỳnh bị giết về tội theo Pháp, nhưng đằng sau vụ này có nhiều bí ẩn. Những người sống lâu năm bên Pháp cho biết Hồ Chí Minh có liên hệ đến tổ chức Tam Điểm. Thuật ngữ Hội Tam Điểm (tiếng Anh: Freemasonry; tiếng Pháp: Franc-maçonnerie, nghĩa là “Nền tảng tự do”) dùng để chỉ một tập hợp những hiện tượng lịch sử và xã hội rất khác nhau tạo dựng từ một môi trường hội nhập mà việc tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung và các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới những ẩn dụ về người thợ xây đá.

Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là "Tam Điểm" được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau thường gọi nhau là Sư huynh/Sư đệ (frère), hay Đại Sư phụ (maître), viết tắt F hay M và thêm vào phía sau 3 chấm như 3 đỉnh hình tam giác đều. Chưa thấy có tài liệu nào nói rõ mục đich của hội Tam Điểm, nhưng tổng quan, ta thấy Tam Điểm là một tổ chức quốc tế, quy tụ giai cấp quý tộc, tạo một lực lượng mạnh, để hoạt động. Nhiều tài liệu cho rằng Hội Tam Điểm nhắm chống Cộng sản và Thiên Chúa Giáo. (1)


Một tài liệu khác cho biết năm 1717, HTĐ đầu tiên có hình thức như hiện nay được thành lập tại Anh Quốc là "Grande Loge de Londres" (dịch là Đại Đường Luân Đôn). Đến năm 1723, để thống nhất các HTĐ, mục sư Tin Lành James Anderson, người Tô Cách Lan, cho công bố bản Hiến Pháp chung cho tất cả HTĐ.

Mục tiêu chính của bản Hiến Pháp đó quy định những điều căn bản sau đây:
-HTĐ là một hội để phục vụ con người.
-Hội viên TĐ là những con người tốt và chân thật, tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người khác.
-HTĐ có bổn phận kết hợp những người tốt trên khắp hoàn cầu qua sợi giây huynh đệ thân ái không phân biệt màu da hay chủng tộc.
Muốn được vậy, hội viên Tam Điểm phải tự trau dồi bản thân bằng "phương pháp suy tư" qua các biểu tượng (tương tự như thiền quán trong đạo Phật) của các dụng cụ hàng ngày như cái dùi, cây compas (vẽ vòng tròn), thước vuông góc (équerre) v.v...(2)

Hiện nay, trên thế giới những HTĐ được phân chia theo 3 khuynh hướng:
- Chịu ảnh hưởng của HTĐ Anh Quốc
- Chịu ảnh hưởng của HTĐ PHáp
- Độc lập tùy theo mỗi quốc gia như Đức, Thụy Sĩ v.v...

Các HTĐ vẫn có quan hệ với nhau chỉ trừ vài trường hợp không được nhìn nhận là "hợp lệ" .Nhiều danh nhân trên thế giới là hội viên Tam Điểm như các tổng thống Mỹ (Washington, Thomas Jefferson, Grant, Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt, Trumann, Lyndon B. Johnson v.v...) , thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Chili Allende, các nhân vật trọng yếu trong cuộc cách mạng Pháp (đại tướng La Fayette, Mirabeau, Sieyès, toàn thể gia đình hoàng đế Nappoléon đệ I) và những nhà lành đạo nước Pháp (Jules Ferry, Paul Doumer, Mendès France, Gambetta v.v...), những nhà bác học (Alexandre Flemming, người phát minh ra thuốc Pénicilline; Lumière, ông tổ điện ảnh, Laplace v.v...), những nhạc sĩ (Mozart, Haydn, Louis Amstrong, Duke Ellington, Rouget de Lisle, tác giả bài quốc ca Pháp: La Marseillaise, Eugène Pottier, tác giả bài Quốc Tế Ca của các đảng Xã Hội và Cộng Sản v.v...), các văn sĩ và triết gia nổi tiếng (Montesquieu, Voltaire, Fichte, Rudyard Kipling, Mark Twain, Pouchkine, Stendhal v.v...) các phi hành gia lên cung trăng (Gordon, Cooper [1963], Aldrin, Gleen), các tài tử điện ảnh (Clark Gable, John Wayne v.v...)...

Danh sách có thể lên đến cả chục ngàn người. Kể từ số nầy, với những loạt bài sẽ đăng liên tục, tác giả xin cố gắng trình bày những tài liệu thu thập được về những "Hội kín" mà chính ngay phần đông những người Pháp, Đức, Anh v.v... còn chưa biết rõ mấy, nhưng ảnh hưởng về mặt chính trị, tư tưởng và văn hóa rất rộng lớn, sâu đậm và dài lâu. Đó là các Hội Tam Điểm (La Franc Maçonnerie hay Freemasonry theo tiếng Anh), OPUS DEI (Phục Vụ Chúa).

Hứa Vạng   Thọ viết  rằng  ông mong  bài viết của ông  sẽ đóng góp được phần nào cho công cuộc đấu tranh chung vì "am hiểu và nắm vững được tình hình chính trị, văn hóa của xã hội Tây Phương" cũng là một trong những yếu tố để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, dân chủ, tự do, không còn chế độ độc tài Cộng Sản nữa. Ngoài ra, tác giả hy vọng rằng những người Việt quốc gia tranh đấu trong các Hội, Đoàn, Đảng Phái cần phải cảnh giác nhiều hơn nữa, đừng tưởng rằng chỉ có Phòng Nhì Pháp, KGB là có ảnh hưởng mà thôi hoặc Đảng ta là nhất.

Nhiều "trí thức Việt Nam tại Pháp" có biết ít nhiều về các Hội nầy, và có lẽ, có người cũng là hội viên của Hội Tam Điểm hay của Opus DeI, nhưng họ giấu thân phận rất kỹ vì đây là một tổ chức bí mật.. ......trước đây, Hồ Chí Minh, khi sang Pháp năm 1912, đã có bắt liên lạc với Hội Tam Điểm, qua sự giới thiệu của hai ông Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền nhưng không chắc là đã được vào Hội Viên. Vua Duy Tân là một hội viên Hội Tam Điểm ở đảo La Réunion. (3)

Một tài liệu khác cho biết Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, vua Duy Tân, Trần Trọng Kim, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Văn Thinh, Phạm Ngọc Thạch, Phạm Văn Huyến, Trịnh Đình Thảo, Tạ Thu Thâu, Trần Quang Vinh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Trung, Dương Văn Giáo, Lê Thước, và Nguyễn Tất Thành là hội viên Tam Điểm (4 )

Vì bản chất ích kỷ và tự hào là đã được chọn vào các "hội ưu tú" nói trên, nên một mặt họ chỉ truyền lại cho người trong gia đình để lợi dụng những sự quen biết cá nhân mà làm lợi cho bản thân, và mặt khác, họ giấu rất kỹ không muốn cho những người Việt khác biết. Với sự tính toán vị kỷ như vậy, họ đã đi ngược lại chủ trương của HTĐ nhằm kết hợp những người tốt và chân thật. Trong khi đó, đã từ lâu, Cộng Sản Việt Nam cho cài người của họ vào trong các hội đoàn nói trên.

Theo thiển kiến, Nguyễn Tất Thành lúc này chỉ đi cắp cặp cho Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền nhưng anh Ba vẫn mon men vào cái hội Tam Điểm để trở thành con người danh giá, có thế lực. Cậu Ba đã nộp đơn xin vào trường thuộc Địa thì việc lân la này cũng là việc dễ hiểu. Nhưng tài năng bồi bếp của cậu làm sao mà vào được giai cấp ưu tú của Tam Điểm. Cậu phải chờ đảng cộng sản nổi lên, thu nhận những tay vô sản thì cậu mới phát tài.

Cái oái oăm của cuộc đời là lúc trẻ cậu Ba bám hội Tam Điểm mà sau này cậu ta lại theo Cộng sản. Có lẽ cậu Ba và Phạm Quỳnh đã chạm trán tại ngưỡng cửa hội Tam Điểm. Một lãnh tụ cộng sản như ông không thể để cho ai lật mặt nạ ông theo thực dân ,đế quốc, theo Tam Điểm cho nên khi vừa lên cầm quyền là lão Hồ đã giết Phạm Quỳnh bịt miệng.


2. NGUYỄN BÁ TRÁC ( 1881-1945 )

Nguyễn Bá Trác sinh năm Tân Tỵ (1881) tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học ở Quảng Nam, năm 1906, thi đỗ Cử nhân ở Huế. Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du, ông ra Hà Nội học tiếng Pháp và năm 1908, ông sang du học ở Nhật. Nhưng cũng ngay năm ấy, dưới sức ép của Pháp, chính phủ Nhật đã giải tán phong trào Đông Du, ông phải sang Trung Quốc rồi trở về Hà Nội (Việt Nam) năm 1914, làm ở Phòng báo chí Phủ Toàn quyền Đông Dương và Chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị cho đến năm 1916.

Năm 1917, dưới sự bảo trợ của Louis Marty, Phạm Quỳnh sáng lập Nam Phong tạp chí, ông nhận làm Chủ bút phần Hán văn.
Sau thôi làm ở báo Nam Phong, ông vào Huế làm Tá lý Bộ Học và lần lượt trải qua các chức vụ: Tuần vũ Quảng Ngãi, Thị lang Bộ Binh, Tổng đốc Thanh Hóa, Tổng đốc Bình Định.

Tháng 8 năm 1945, Việt Minh lên nắm chính quyền, ông bị xử bắn công khai tại Quy Nhơn (Bình Định). Cũng như Phạm Quỳnh, người ta cho rằng ông làm việc cho Pháp nên bị cộng sản giết, nhưng sự thực không phải thế.

Nên nhớ rằng khoảng 1905, Phan Bội Châu lập hội Đông Du, được khoảng 200 thanh niên hưởng ứng sang Nhật du học. Năm 1908, Pháp bắt tay với Nhật, Nhật đuổi du học sinh Việt nam về nước. Một số sang Thái Lan, Trung Quốc ẩn náu và hoạt động, một số bỏ về nước. Cùng lúc này, Pháp cũng gửi người trà trộn thám thính và phá hoại tổ chức. Pháp cũng kêu gọi các trí thức, các thanh niên trở về nước. Một số thấy đại mộng không thành lại lâm vào đường quẫn bách nên đã bỏ về nước. Trong số đó có Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Sĩ Giác, Lê Dư.  .Chúng ta không biết sau khi về nước, cụ Nghè Giác làm gì, chỉ biết sau 1954 cụ làm giáo sư môn Hán văn tại đại học Văn Khoa và Sư Phạm Saigon, cộng tác với trường Đại Học Luật Khoa Saigon trong việc dịch thuật các sách về luật lê thời xưa.

Lê Dư (?- 1967) là người ở xã Nông Sơn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà. Khoảng năm 1900, ông cùng với Nguyễn Bá Trác, Phan Khôi ra Hà Nội học tiếng Pháp, rồi tham gia công tác tại trường Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Đông Du, Tháng 9 năm 1908, Nhật Bản thi hành hiệp ước Pháp - Nhật, nên đã ra lệnh trục xuất các nhà cách mạng và du học sinh người Việt, trong số đó có Lê Dư. Rời Nhật Bản, Lê Dư sang Trung Quốc tiếp tục hoạt động cách mạng. Trong thời gian ở nước ngoài, Lê Dư có đến Triều Tiên. Ở đây, ông là người đầu tiên phát hiện ra dòng họ Lý, hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường, con thứ của vua Lý Anh Tông .

Năm 1925, Lê Dư về nước, vào làm việc ở phòng Chính trị thuộc Phủ Toàn quyền Bắc Kỳ, rồi làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ Hà Nội. Vừa làm việc, ông vừa biên soạn sách và cộng tác với các báo: Nam Phong tạp chí, Hữu Thanh, Đông Thanh, Đông Tây,...Lê Dư là nhạc phụ của Phan Khôi cho nên ông đã biết được chân tướng Nguyễn Tất Thành ở Trung Quốc nên ông khinh bỉ cậu Ba. Nguyễn Bá Trác đã chết vì biết quá nhiều về Hồ Chí Minh, dù là Hồ Chí Minh thật hay giả. Cùng trường hợp này có nhiều người đã lọt vào tay Hồ Chí Minh.

Nghĩ đi nghĩ lại, tại sao thực dân đế quốc lại nhân đạo hơn người cộng sản? Những người chống Pháp nay trở về nước thì được Pháp và chính phủ Nam triều trọng dụng. Nếu họ không muốn tham gia chính quyền thì cũng được sống đời tự do. Nhất là giai đoạn chiến tranh khốc liệt 1945-1954, cộng sản khí thế bừng bừng thế mà thực dân Pháp không ra sức tiêu diệt cộng sản, lại sẵn sàng để cho dân từ chiến khu  tràn về  thành rất nhiều như  Phạm Duy, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Mạnh Côn, Bùi Giáng, Võ Phiến...  mà không bắt bớ, giam cầm .  Chính sách nhân đạo này đã lưu truyền về sau như Ngô Đình Diệm trọng dụng Trần Chánh Thành, Phủ Quốc vụ khanh Mai Thọ Truyền dùng Hồng Liên Lê Xuân Giáo, Bộ Chiêu hồi của Bác sĩ Hồ Văn Châm tin dùng Xuân Vũ. Không có chế độ nào tàn ác bất nhân như cộng sản đã bắt giam những người trở về trên tàu Việt nam Thương Tín. Đối với nhân dân, cộng sản tàn ác, mà đối với đồng chí, cộng sản cũng hết sức dã man. Những người cộng sản hoạt động bí mật từ vùng quốc gia trở ra chiến khu, hoặc những tù nhân cộng sản bị Pháp, Mỹ hay quốc gia bắt rồi thả, khi trở về cũng bị điều tra gần chết như trường hợp Đoàn Duy Thành, nguyên Phó thủ Tướng Việt Cộng ( 5 )

Nhiều tay đặc vụ cộng sản như Đinh Bá Thi đã chết thê thảm khi trở về Việt nam. Hồi ký Hoàng Tùng cho biết trong một cuộc điều tra nội bộ, người ta hỏi người đứng đầu Đảng Cộng sản là ai, đồng chí ấy trả lời là Trần Văn Giàu, liền bị chôn một nửa người xuống hố sâu (6)

Người Pháp tử tế mà người Mỹ lại càng nhân đạo hơn. Cái đám ngu dại, phản phúc trên tàu Việt nam Thương Tín được Mỹ cho thực phẩm, xăng dầu và tàu trở về Việt Nam thì đã là quá nhân đức. Nhưng thế giới vô cùng ngạc nhiên hơn khi Mỹ đem cái đám Việt Cộng con, Việt Cộng cha, và thân cộng trên tàu Việt Nam Thương Tín sang Mỹ định cư. Cả Trần Trường cũng vậy. Chính họ thich cờ đỏ sao vàng, thích Việt cộng, từ chối ân huệ của Mỹ quốc thì cứ để cho họ ở với đảng và bác trọn đời cho thỏa chí tang bồng sao lại cho họ sang Mỹ để làm gì? Không biết những ông bà yêu nước và yêu hòa bình này mặt mũi vênh vang hay ngượng ngùng khi gặp người Mỹ, và họ nói sao với người Mỹ khi phỏng vấn? Và bây giờ họ sang Mỹ để làm người hay lại mang lốt khỉ hoạt động cho cộng sản?

Khi ở trên tàu VNTT,  có lẽ những tên yêu nước và yêu hòa binh này cũng hò hét ầm ĩ hăng hái như những tên Việt cộng nằm vùng., và họ đã toại nguyện :
"Về đây mặc áo the đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe gọi tiếng xưa
Để nhớ trong tiếng vỗ bờ ...

...Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Và hận thù người người lắng xuống
Rồi tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi".


Ôi giấc mộng hòa bình đẹp quá. Gần năm chục năm trôi qua, một số đã thất, bát tuần, một số đã đi thăm bác. Nhưng nay những ông bà trên tàu VNTT  lai xin qua Mỹ. Đã chơi thì chơi cho đến xế chiều, sao bỗng dưng bỏ cuộc chơi?  Mấy ông bà này 'yêu hòa bình tổ quốc chúng ta" nhiệt tình đến thế nay sao lại bỏ khế ngọt mà đi ăn khế chua ? Không lẽ các ông bà lại bỏ mặc cho Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Khánh Ly phải thui thủi với guốc mộc,, áo the? Thật là tội nghiệp cho lúa mới, ngô khoai  bây giờ biết lấy ai bạn cùng?  Cổ nhân có câu:
“Thế gian có mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm làm sao cho đành"!


3. LÂM ĐỨC THỤ (1890-1947)

Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn, còn có biệt danh là Trương Béo hoặc bí danh là Hoàng Chấn Đông, quê ở Thái Bình, con trai cụ tú tài Nguyễn Hữu Đàn và là cháu nội nhà nho yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Lâm Đức Thụ thi đỗ đầu xứ, nên còn gọi là Đầu xứ Viễn. Năm 1912, Lâm Đức Thụ gia nhập Việt Nam Quang phục Hội của cụ Phan Bội Châu, rồi trở thành tay sai của Hồ Chí Minh, và theo lênh Hồ Chí Minh làm chỉ điểm cho mật thám Pháp , rồi đem bán Phan Bội Châu cho Pháp. Lâm Đức Thụ đã kéo một nhóm phản đồ phản đảng như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Giãng Khanh, Đặng Xuân Hồng... đi theo Hồ Chí Minh . Khi HCM về Việt Nam, Lâm Đức Thụ tưởng bở về ăn ké, nhưng Lão già khuyên y về làng cũ Kiến Xương, Thái Bình, rồi năm 1947, y bị cộng sản giết, gán cho tội Việt gian, mật thám, tay sai của Pháp. Thế là rồi đời một tên ngu muội đi theo gian ác mà chết thảm thiết!


4. HÀ HUY TẬP (1906- 1941)

Hà Huy Tập là Tổng bí thư thứ 3 của Đảng Cộng sản Việt Nam, quê ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài căn bản Nho học được truyền thụ từ cha, ông còn theo học bậc Tiểu học tại Thị xã Hà Tĩnh. Sau khi học hết bậc Tiểu học, năm 1919, ông thi vào trường Quốc học Huế. Năm 1923, ông tốt nghiệp Diplôme hạng ưu, được phân về dạy tại trường Tiểu học Nha Trang cho đến năm 1926.

Tháng 7 năm 1928, ông ra Bắc, được giao nhiệm vụ liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngõ hầu tìm cách thống nhất tất cả các tổ chức chống thực dân Pháp vào một tổ chức hành động chung. Ngày 19 tháng 7 năm 1929, ông sang Liên Xô, học trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva với bí danh là Xi-nhi-trơ-kin (Синичкин). Cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang (bôn-sê-vích). Trong thời gian này ông đã soạn thảo “Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương” và “Sơ thảo lịch sử phong trào Cộng sản ở Đông Dương”.

Tháng 4 năm 1933, ông tốt nghiệp khóa học và trở về Việt Nam. Trên đường về ông bị Pháp bắt và bị trục xuất sang Bỉ, sau đó trở về Trung Quốc, được Quốc tế Cộng sản chỉ định tham gia Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong là Bí thư. Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 6 năm 1934, Hội nghị Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và đại diện các tổ chức Đảng ở trong nước được tổ chức, gồm có Lê Hồng Phong, 'Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn Tham và Trần Văn Chấn. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Chính trị và Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức.


Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Hà Huy Tập được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào cương vị Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại. Đến tháng 7 năm 1936, Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương cử ông về nước để lập lại Trung ương cấp ủy và và giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 26 tháng 7. Ông trực tiếp chỉ đạo các báo L'Avant garde (Tiền phong) (1937), Dân chúng (1938) của Đảng dưới danh nghĩa "cơ quan lao động và dân chúng" ở Nam Kỳ.

Ngày 1 tháng 5 năm 1938, ông bị bắt do có chỉ điểm trong khi tham dự ngày Quốc tế Lao động tại Sài Gòn. Ông bị trục xuất khỏi Nam Kỳ và bị đưa về quê chịu quản thúc. Đến ngày 30 tháng 3 năm 1940, ông bị bắt lại và đưa vào Nam Kỳ để xét xử.

Ngày 25 tháng 3 năm 1941, chính quyền Pháp đổi bản án của ông thành án tử hình vì "chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" (cùng bị kết án tử hình với Hà Huy Tập còn có Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai). Trước tòa ông tuyên bố: "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động".

Ngày 28 tháng 8 năm 1941, ông bị chính quyền Pháp xử bắn cùng với một số nhà cách mạng khác tại Sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn, Sài Gòn).

Ông chết vì bị chỉ điểm. Cái thuật này Hồ Chí Minh đã dùng để triệt hạ những ai không theo cộng sản, hoặc theo cộng sản mà không thuộc phe đảng của ông, hoặc ngang tàng bướng bỉnh, hoặc biết quá nhiều!

Hà Huy Tập có "tội " rất lớn đối với Hồ Chí Minh, dù là Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tập Chương. Trong lúc Stalin đang hăng say uống máu đồng chí và nhân dân trong cuộc đại khủng bố 1930, việc Hồ Chí Minh bị bắt ở Hương Cảng 1932, rồi được người Anh thả ra là một mối nghi ngờ lớn cho Stalin.Trong lúc dầu sôi lửa bỏng này, Hà Huy Tập lại ném vào một thùng xăng to tổ bố vào mặt mũi Hồ Chí Minh. Về việc này Duiker đã ghi nguyên văn một đoạn trong báo cáo của Hà Huy Tập gửi QT3 đề ngày 20-4-1935 nội dung như sau gồm các điểm tố cáo Hồ Chí Minh như sau:

(1).Hồ Chí Minh phản bội chủ trương quốc tế vô sản mà lại đi theo chủ trương dân tộc.
Stalin lúc này căm thù khuynh hướng quốc gia vì khuynh hướng này đã làm nhiều nước vì yêu nước mà chống Đức và từ bỏ khuynh hướng thân Đức của Marx , Lenin, Stalin làm cho quốc tế II tan vỡ.

(2. Hồ Chí Minh bắt các đảng viên kê khai lý lịch, địa chỉ để cho Pháp bắt các đảng viên.
Như vậy là Hà Huy Tập kết tội Hồ Chí Minh chỉ điểm cho Pháp bắt các đảng viên cộng sản.

(3).Hồ Chí Minh bắt tay với Lâm ĐứcThụ là một gián điệp của Pháp.
 Nói nhự vậy nghĩa là Hà Huy Tập tố HCM là gián điệp của đế quốc Anh và thực dân Pháp

Điểm quan trọng là mở đầu bản báo cáo ông cho biết các đồng chí khắp nơi đều phê phán, nghi ngờ HCM. (7)

 Đài BBC viết như sau:

" Các nhà nghiên cứu nước ngoài từ lâu đã cho biết Hồ Chí Minh (hay Nguyễn Ái Quốc, tên được dùng từ 1919), thời trước 1945, không được Liên Xô trọng dụng.

Lần đầu tiên khi tới Moscow, ông Hồ "không nhận được sự quan tâm chu đáo".

Ông Hồ viết trong một lá thư tháng Ba 1924: "Đã hơn một tháng nay, tôi xin đồng chí vui lòng tiếp để có thể thảo luận với đồng chí về tình cảnh thuộc địa của Pháp. Cho tới nay, tôi vẫn chưa được trả lời. Hôm nay, tôi xin mạn phép nhắc lại sự thỉnh cầu đó, và xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em."

Lý thuyết cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bị chính những người cộng sản Việt Nam khi đó phê phán. Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1936 đến 1938, đã gọi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925) và Tân Việt cách mạng đảng "có những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin", "mắc chủ nghĩa cơ hội trong lý luận và trong thực tiễn, tư tưởng biệt phái, đóng kín".

Cuốn Đường Kách mệnh được Hồ Chí Minh viết năm 1927, bị phê phán là "những điều ngu ngốc về lý luận".

Năm 1930 Hồ Chí Minh cho rằng phải thành lập đảng cộng sản riêng rẽ ở ba nước Đông Dương, nhưng Quốc tế Cộng sản chủ trương chỉ thành lập ở Đông Dương một đảng duy nhất.
Kết quả hội nghị ở Hong Kong tháng 10.1930, do Trần Phú chủ trì, quyết định bỏ tên Việt Nam cộng sản Đảng mà lấy tên Đông Dương cộng sản Đảng.

Ba năm sau, viết trên tạp chí lý luận của Đảng Cộng sản Pháp, Hà Huy Tập phê phán Nguyễn Ái Quốc "phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa" và rằng lúc mới thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam "chưa có đường lối chính trị đúng đắn
( 8)

Tuy theo chủ trương " tốt khoe xấu che", đảng cộng sản Việt Nam đôi khi cũng hé lộ ít nhiều thâm cung bí sử cho dù họ cố bênh vực HCM. Tạp chí điện tử Bảo Tàng Bà Rịa viết về Hà Huy Tập như sau:


Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội I từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935 dưới sự chủ trì của Hà Huy Tập đã thảo luận và thông qua các văn kiện, bầu ra Ban chấp hành Trung ương. Hà Huy Tập đã có đóng góp rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị văn kiện Đại hội và tổ chức Đại hội. Bên cạnh những hạn chế về nhận thức lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, dẫn đến những chủ trương mà Nghị quyết Đại hội “vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ” (Hồ Chí Minh: toàn tập, Sđd, t6, tr.155), Hà Huy Tập vẫn tiếp tục phê phán tập sách Đường cách mệnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là “lý thuyết đầu cơ, cải lương, duy tâm, quốc gia chủ nghĩa” (ĐCSVN, Sđd, tập 5, tr. 20).

Tiếp đó, Báo cáo của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Quốc tế Cộng sản ngày 31-3-1935 (do Hà Huy Tập khởi thảo) cũng nhận định rằng tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập mang tàn dư của "tư tưởng dân tộc cách mạng pha trộn với chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa duy tâm của các đồng chí Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên và của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, những tàn dư ấy rất mạnh và tạo thành một chướng ngại nghiêm trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản" (Sđd, tập 5, tr. 203).

Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng cho rằng “cuộc tranh đấu không nhân nhượng chống những học thuyết cơ hội này của đồng chí Quốc (tức lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc) và của Đảng Thanh Niên (tức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- BT) là cần thiết và yêu cầu đồng chí Lin (tức Nguyễn Ái Quốc) phải viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua" (Sđd, tập 5, tr. 204      (9)
.

Sống trong chế độ cộng sản thật khó khăn cho nên nguyên Phó thủ tướng cộng sản   Đoàn Duy Thành đã kêu lên "làm người thật khó " ! Chỉ một lời tố cáo vu vơ là đủ toi mạng huống hồ HCM được tổng bí thư và ban chấp hành đảng báo cáo chính thức thì làm sao sống nổi với Stalin! HCM phải  đi thăm cụ Marx trong khoảng 1935. HCM không được Stalin coi là đồng chí , không coi là người có khả năng nên từ lâu người ta đã bố trí Hồ Tập Chương, cũng bí danh Pôn Lìn vào ban sáng lập đảng cộng sản Việt nam, cho nên sau khi HCM lên thiên đàng thì Hồ Tập Chương về thay thế một cách rất tự nhiên. Hồ Tập Chương là Hồ giả mạo thì lại càng ra tay sát nhân diệt khẩu. Danh sách nạn nhân rất dài, trong đó có thể có cả ông Cả Khơm  (1888- 1950) là người biết quá nhiều.

 Một vài người xưng danh là chống đảng độc tài, tìm đường tự do, chạy sang Pháp, cũng đã chửi bới HCM nhưng thật tâm vẫn ca tụng HCM, cực lực phủ nhận thuyết HCM- Hồ Tâp Chương. Nhưng việc này đâu khó khăn gì mà không hiểu. Việc trà trộn người , việc giả mạo là chuyên môn của ngành gián điệp, và chuyện thường trong đảng cộng sản.  Thế giới cộng sản là thế giới ảo, người cộng sản là ma quỷ, mọi việc của cộng sản là gian trá, không có chuỳện nào, việc nào là thật.     Ta có thể theo bà thủ tướng Đức Angela Merkel  mà nói rằng cộng sản dối trá và làm cho dân dối trá.
 
Trước mắt đã có hai tiền sử, đó là  việc Trung Quốc  đã   đưa  một người Việt gốc Hoa  ở Nghệ An là Trương Phước Đạt từ năm 1933 đến 1938 thành tổng bí thư đảng CS Malaysia , và  việc Việt Nam đã đưa Hun Sen là người Việt Nam sang làm lãnh tụ Cambodia.  Hơn nữa,  quốc tế ba là một loại siêu  đế quốc  họ bắt các đảng từ bỏ tính dân tộc để phục vụ cho chủ nghĩa quốc tế, mà quốc tế chính là Liên xô, là Stalin. Marx chủ trương xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ biên cương quốc gia là để lập một thế giới đại đồng do đảng cộng sản cai trị với chính sách vô sản chuyên chính. Đi xa hơn và cũng gần hơn, Lenin, Stalin lập Quốc tế III  cũng là xóa biên cương quốc gia cho Nga thôn tính các quốc gia lân cận lập Liên bang Xô Viét và bắt các nước Đông Âu làm chư hầu cho Nga! Sau khi Stalin chết, Mao muốn nhảy lên làm bá chủ thiên hạ. Người của quốc tế ba nằm trong ban lãnh đạo các đảng, cho nên tất cả đảng viên phải tuân theo chính sách " dân chủ tập trung", nghĩa là tuyệt đối  tuân lệnh  lãnh tụ, tuyệt đối tuân hành lệnh Nga, Tàu. Trong tình trạng này, HCM là Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tập Chương không có ý nghĩa gì khác nhau vì tất cả đều là nô lệ của quốc tế ba, của Stalin, của Mao Trạch Đông.

Cộng sản là một chủ nghĩa gian manh xão quyệt, từ lý thuyết cho đến con người và tổ chức. Trong lịch sử đảng cộng sản có hàng ngàn, hàng vạn trường hợp chứ  không phải hai trường hợp  Trương Phát Đạt và Hunsen. HCM chính là một con người giả cũng như Trương Phát Đạt, Hunsen, Hồ Tập Chương.  HCM là một kẻ gian xão, chuyên gạt gẫm, cướp đoạt.  HCM là một tên đại ma đầu.  HCM là người giả. Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy ...là người giả. Nguyễn Tất Thành mới là người thật, nhưng bản thân y từ chối tên này cho nên Nguyết Tất Thành trở thành một con ma cụt đầu. Cậu  học sinh Quốc Học, giáo viên trường Dục Thanh, học viên trường Đông Phương là giả mạo. Và cái đám cộng sản không học hành , dốt nát tàn ác nhưng thù hận trí thức (trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ), như đám  y tá Nguyễn tấn Dũng năm ba bữa đã  thành cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ ào ào. Như vậy bọn họ cũng là người giả giống như Hồ Tập Chương đóng vai HCM nào có khác gí, nào có lạ gí!.

 Mặt trận Giải Phóng  là ma quỷ. Trịnh đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ  là những hình nộm mà lãnh đạo thực sự là đảng cộng sản ngoài Hà Nội, và xa nữa là Mao Trạch Đông..  Những ai trước đây ca tụng GPMN  yêu nước chống Mỹ, không phải cộng sản, nay thì đã hiểu  Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát,  Nguyễn Văn Linh,  Trần Văn Trà, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh , Huỳnh  Minh Siêng,  Anh Đức...cũng là những người giả , việc giả như Hồ Tập Chương,  là cộng sản tay sai của HCM, Mao Trạch Đông.

Ngày nay, CHXHCN VN là toàn giả mạo. Yêu nước là giả, đầu hàng Trung cộng là thật. Sư quốc doanh 80% là giả vì đó là công an, bộ đội, cán bộ hưu trí đóng chốt trong các chùa.. Công thương nghiệp là giả  là vì các nhóm quyền lợi lập công ty ma . kế hoạch ma để cướp tài sản công. Cán bộ công nhân viên, tiến sĩ, thạc sĩ 80% là giả, không có khả năng làm việc, chỉ là con ông cháu cha ngồi mát ăn bát vàng trong các bộ viện, cơ quan.  Các cán bộ  ngoại giao, các nhân viên hàng không, các sứ quán, các tổ chức du lịch, lao động...đều là giả mạo để đậy cho việc ăn cắp hàng hóa, buôn ngưởi, kinh doanh thân xác cho đảng hay một nhóm quyền thế nào đó..Việc trước mắt ai cũng thấy là cầu giả, đường giả, bác sĩ giả tràn lan. Đó là một chủ trương có tính tập thể quy mô rất lớn, rất mạnh, từ trên xuống dưới, không phải của một vài cá nhân nào. Làm hàng giả là chuyên ngà nh của cộng sản, chính Tố Hữu đã khoan khoái cười to:
" Giả mà như thiệt khó chi mô !"


Cái trò tráo long thay phương, treo đầu dệ bán thịt chó là chuyên nghiệp của cộng sản. Trong một tổ chức cộng sản, các ông thủ trưởng nhiều khi là bù nhìn,  thủ trưởng thứ thiệt lại là một anh lao công hay chị thư ký hạng bét. Thành thử ai làm bù nhìn cũng được. Võ Nguyên Giáp  làm đại tướng bộ trưởng quốc phòng cũng được vì đàng sau đã có đaị tướng thứ thiệt là Trung Cộng hay Liên xô.   Võ Nguyên Giáp không là gì cả. Võ Nguyên Giáp là hình nộm, là tên hề được  tổ chức đeo râu mang giáp lên sâu khấu đóng trò. Nếu quả VNG có tài thì sao bao kế hoạch của VNG bị các tướng Trung cộng đặt xuống ghế ngồi,  Trường Chinh khinh khi, và cả Nguyễn Sơn,  Văn Tiến Dũng , Lê Duẩn, Lê đức Thọ  miệt  thị?


 Tại Saigon, giám đốc thư viện quốc gia là Thanh Nghị thật ra là một thằng bù nhìn, bị đánh, bị đạp, bị chửi mà không dám khóc. Còn giám đốc thật sự là một người khác, một mụ đàn bà Bắc Kỳ không ngớt miệng thóa mạ Thanh Nghị. Cái đám sư tăng quốc doanh nào là đại sư Thích Trí Tịnh, Thich Trí Thủ , tiến sĩ Thích Minh Châu, học giả Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thác... múa may quay cuồng  oai phong là thế nhưng phải quỳ rạp trước người em gái Lê Đức Thọ mà còn bị xỉa xói chửi mắng tàn tệ.! Trong cộng sản tất cả đều giả dối nào phải riêng HCM. Tất cả đều giả mạo, là bù nhìn. HCM, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đều là con rối do Bắc Kinh,. Mạc Tư Khoa giật dây, nào phải riêng chỉ Bảo Đại , Ngô Đinh Diệm mà cười cợt làm chi? Các ông quốc gia sống đời thật thà thì khó lòng tin chuyện ma quỷ, còn các ông đã sống với cộng sản đã sống cạnh Bác Hồ, đã làm tá làm tướng lẽ nào không biết chuồng trâu, chuồng bò, chuống xí thì thúi hoắc, đầy ruồi muỗi., thế thì sao thấy người ta bịt mũi, nôn oẹ thì lại ngạc nhiên? Các cụ ngạc nhiên thật hay ngạc nhiên giả hỡi các ông cụ ngây thơ?

Sau khi Hồ Chí Minh Hồ Tập Chương về nước, việc đầu tiên là thực hiện kế điệu hổ ly sơn, đẩy Hà Huy Tập vào Nam, xứ lạ quê người, rồi theo thuật cũ cho người chỉ điểm để Pháp bắt và giết Hà Huy Tập. Một số nạn nhân khác cũng được Hồ Chí Minh dùng tay người Pháp diệt trừ như trường hợp HCM đã  trừ Phan Bội Châu năm 1924, vừa trừ được đối thủ tương lai, vừa có tiền chơi bời, chẳng kể nhân nghĩa liêm sỉ.   Phùng Chí Kiên ,  hay Nguyễn Sơn đáng lẽ là đại tướng bộ trưởng quốc phòng nhưng HCM tin tưởng tài nịnh hót và nghề chém giết của Võ Nguyên Giáp, và họ Hồ tối kị Phùng Chí Kiên chuyện gì đó, có lẽ họ Phùng vì biết quá nhiều, nên năm 1941, trung đội Bắc Sơn của PCK đã “vô tình” bị trên 4000 lính Pháp vây đánh và Phùng Chí Kiên cùng người phó Lương Văn Tri bị Pháp giết...

Nguyễn Bình trên đường ra Bắc cũng bị máy bay Pháp bắn chết. Có lẽ Phùng Chí Kiên hay Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Tố  không bị máy bay Pháp bắn, không bị lạc đạn Pháp ruồng bố  mà là do ban ám sát đảng bắn hạ sau lưng. Họ nhân có máy bay Pháp bay trên trời rồi bắn hạ  và bảo là máy bay Pháp bắn. Họ nhân Pháp hành quân mà  ám sát rồi đổ cho Pháp bắn. Đó là thuật "thừa gió bẻ măng". Ai mà biết  đúng hay sai vì ngày nào  chẳng có máy bay Pháp, và quân Pháp bố ráp. Thuật này cũng áp dụng cho các binh sĩ hay cán bộ cộng sản khi đi đường hay về thăm nhà thường có hai bộ đội  đi theo, nếu gặp gặp máy bay Pháp hay Pháp đổ bộ là những người hộ vệ này có quyền bắn hạ để trừ diệt  trước những ai muốn bỏ ngũ, đầu hàng Pháp , hoặc rơi vào tay Pháp rồi tiết lộ bí mật đảng.  Thuật bắn hạ sau lưng cũng được Ngô Đình Nhu áp dụng để giết Trịnh Minh Thế, một phản đồ của Cao Đài, theo voi ăn bã mía  tưởng một bước làm nên công hầu khanh tướng mà bị chết thảm vì những viên đạn  bắn từ phía đàng sau! Việc này các cháu Bác Hồ, các tướng tá  thâm niên phải hiểu rõ hơn ai hết vì bác Hồ còn chơi độc hơn thế nữa !  Cán bộ đảng trung kiên nhưng thành phần xấu, và nông dân nghèo cũng bị giết trong trò chơi khủng bố của Bác huồng hồ những ai bị Bác đã ghi vào sổ đoạn trường!

Có lẽ Phùng chí Kiên, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai , Ngô Gia Tự đã theo Hà Huy Tập  tố cáo HCM cho nên tất cả đều bị chết do bàn tay HCM chỉ điểm cho Pháp , theo thuật mượn dao giết người.Và nhiều đảng viên công sản cũng bị giết  vì tội biết quá nhiều hoặc tội có khả năng tranh đoạt uy quyền HCM dù cho là ông ta người Tàu hay một người Việt nào đó.

Có rất nhiều người biết rõ tội ác Hồ Chí Minh nhưng họ khôn ngoan ẩn giấu thân phận và thái độ. Tất cả những người thân cận HCM đều biết rõ HCM không nhiều thì it, nhưng vì danh lợi và sợ hãi  mà họ cam phận nô lệ cho HCM và Nga, Tàu. Võ Nguyên Giáp giả bộ điếc và mù nên sống trên trăm tuổi. Trong "Tướng Đi Đêm " , Trần Nhu đã cho biết mặt thật hèn nhát của Võ Nguyên Giáp khi Hồ Chí Minh tuyên bố việc cắt đất dâng Tàu (10)

Một số ngu thành tin tưởng đảng và lãnh tụ, họ theo chủ nghĩa quốc tế, từ bỏ quốc gia , dân tộc. Họ không quan tâm đến chủ tịch nước là người Trung quốc hay người Việt nam, nước Việt nam còn hay mất, miễn là Trung Quốc cho họ ăn no, viện trợ súng đạn và tiền bạc cho họ, và cho họ quyền lợi thế là đủ. Trong kháng chiến chống Pháp, lực lượng Việt minh đói rách vũ khí thô sơ, được Trung cộng viện trợ  súng đạn, xe ô tô, cấp lương thực và dụng cụ cá nhân như áo trấn thủ, bi đông, giày dép, cơm khô, gạo sấy, nhị hồng sâm ... là các anh bộ đội , cán bộ sướng rơn, miệng không ngớt hoan hô Mao Trạch Đông, Đông phương hồng mặt trời lên... Bọn tiểu tốt đã thế huống hồ bọn đại cán. Bọn cán bộ cao cấp tất nhiên hoan hô Trung Cộng, ủng hộ Hồ Chí Minh dù y là Hồ Tập Chương hay Nguyễn Tất Thành hay là ai đi nữa  miễn là cho họ quyền cao chức trọng.  Tô Hải đã nói đúng tâm lý  tướng lĩnh, cán bộ và binh sĩ  Việt  cộng khi nhận   viện trợ Trung quốc, và được Trung Quốc bảo hộ:

Số là trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn trong nước được lệnh “sáp nhập” vào phân hiệu Côn Minh mà sau này tôi mới hiểu là trường sĩ quan mà các cố vấn Tầu, sau một thời gian giúp đỡ củng cố đã nhận xét là một trường của giai cấp... tiểu tư sản, tổ chức “sai lầm cả về nội dung lẫn hình thức”! Chỉ có thể “uốn nắn” bằng cách...cho nhập luôn vào trường bên Tầu! Như thế là trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn của chúng tôi, tới khóa VI, đã bị xóa tên người anh hùng trong lịch sử Việt Nam! Đến nay người ta chỉ gọi là Trường Sĩ Quan Lục Quân 1, Lục Quân 2, mà chẳng cần giải thích gì hết! Nói trắng ra từ ngày đó, anh “lính cụ Hồ” đã trở thành “lính cụ Mao”! Từ chân đến đầu, từ khối óc đến trái tim, từ hột cơm đến miếng nước, tất cả đều nhờ Đảng Cộng Sản Trung Quốc dạy dỗ và nhân dân Trung Quốc “nhường cơm sẻ áo”!(11)

 Dù HCM ra tay sát nhân diệt khẩu, và che giấu tội ác, nhưng tội ác của HCM và đảng cộng sản  không thể che giấu mãi.  Lịch sử  và nhân dân dân ta sẽ vạch rõ tội ác của chúng và tiêu diệt chúng. Tâm lý sùng bái Trung cộng, sùng bái Lenin, Stalin,  Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh chắc hẳn tồn tại trong những cán bộ, bộ đội cũ.. Nhưng một số như bà Võ Nguyên Giáp, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Trần Độ, Việt Khang, Huỳnh Thục Vy và đa số nhân dân, đặc biệt những người mất nhà, mất đất, mất tự do, bị mất biển đánh cá, mất đất làm ruộng tất phải chiến đấu bảo vệ tổ quốc và nhân quyền. Bên cạnh họ, đồng bào hải ngoại và nhân dân thế giới sẽ ủng hộ cuộc chiến đấu thần thánh này.

_______________

(1). Hứa Vạng Thọ. Hội Tam Điểm.(La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ).www.tinparis.net/timhieu/htamdiem1a.html
(2). Thủy Nguyên. http://bookhunterclub.com/hoi-tam-diem-o-viet-nam/
(3). Hứa Vạng Thọ. Hội Tam Điểm.(La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ).www.tinparis.net/timhieu/htamdiem1a.html
(4) .Thủy Nguyên. http://bookhunterclub.com/hoi-tam-diem-o-viet-nam/
(5).ĐOÀN DUY THÀNH * HỒI KÝ III
(6). HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ
(7). HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ ; William Duiker..HO CHI MINH A LIFE III
 (8). Lê Quỳnh. Bài học từ Việt Nam- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/specials/170_viet_studies/page3.shtml  )
(9)..http://www.baotangbrvt.org.vn/index.php?Module=Content&Action=view&id=214&Itemid=261
(10).TRẦN NHU * TƯỚNG ĐI ĐÊM
(11). TÔ HẢI HỒI KÝ 6



 

No comments:

Post a Comment