Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday 20 November 2016

HÔI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM = HÁT B ỘI= PHÁP VIỆT

Wednesday, November 2, 2016


Monday, February 17, 2014


HÔI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

Tuyên cáo thành lập Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật.

Posted on February 18, 2014 by FVPoC in CTNLT // 0 Comments
IMG_3128
HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM
TUYÊN BỐ
            Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Kính thưa các Thân hữu Quốc tế tại các Quốc gia dân chủ.
Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật. Hành động theo lương tâm là hành động mang lại hạnh phúc cho nhân quần xã hội, đặc biệt cho những ai là nạn nhân của mọi xâm hại quyền con người. Ở Việt Nam, có rất nhiều người đã bị giam cầm chỉ vì họ đòi hỏi các quyền con người cơ bản bằng phương thức ôn hòa bất bạo động. Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi họ là Tù nhân Lương tâm.
Lê Nguyên Sang, LM Phan Văn Lợi, LM Nguyễn Hữu Giải, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Bá Hải
Lê Nguyên Sang, LM Phan Văn Lợi, LM Nguyễn Hữu Giải, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Bá Hải
Chúng tôi ký tên dưới đây là các cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, những người từng bị cầm tù hoặc các hình thức giam cầm khác vì đã vận động đấu tranh cho dân chủ và các quyền con người về sở hữu đất đai, công ăn việc làm, môi trường trong sạch…
Trước hiện tình quá nhiều nỗi bất công lẫn đàn áp và đòi hỏi sự lên tiếng không thể chậm trễ của lương tâm, chúng tôi muốn liên kết chặt chẽ với nhau thành một tổ chức xã hội dân sự, bên cạnh nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập khác, tiếp tục sống theo lương tâm của mình, tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt nam.
Chúng tôi trân trọng tuyên bố chính thức thành lập Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam:
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, xây dựng dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế, văn minh của nhân loại, được biểu đạt trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh vì một nước Việt Nam không còn bất kỳ một tù nhân lương tâm nào. Và chế độ lao tù ở Việt Nam phải thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế và thực sự làm cho những người tù khi ra khỏi đó trở nên tốt lành và hữu ích hơn cho gia đình và xã hội.
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một đất nước, xã hội Việt Nam trở thành quê hương yêu dấu cho đồng bào, nơi toàn dân thực sự là chủ nhân và bộ máy chính quyền thực sự là tôi tớ công bộc, nơi Hiến pháp và mọi Bộ luật đều thể hiện ý chí của nhân dân.
Chúng tôi tha thiết và mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm. Mọi tù nhân phải được đối xử như những con người, phải được các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước theo dõi chế độ giam giữ họ.
Tuyên bố này được đưa ra tại Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2014.
Các cựu tù nhân lương tâm – thành viên sáng lập đồng ký tên.
1525431_585628831515212_886778397_n
Lê Văn Sóc, Nguyễn Đan Quế, Thích Thiện Minh, Nguyễn Vũ Bình, Thân Văn Trường, Trần Lệ Hồng, Bùi Hằng, Phạm Bá Hải - tháng 1, 2014
Lê Văn Sóc, Nguyễn Đan Quế, Thích Thiện Minh, Nguyễn Vũ Bình, Thân Văn Trường, Trần Lệ Hồng, Bùi Hằng, Phạm Bá Hải – tháng 1, 2014
Nguyễn Bá Đăng, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Phạm Bá Hải
Nguyễn Bá Đăng, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Phạm Bá Hải
 
 

DANH SÁCH 64 THÀNH VIÊN SÁNG LẬP – HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

Posted on February 18, 2014 by FVPoC in CTNLT // 0 Comments
1525431_585628831515212_886778397_n
Tất cả tổng cộng 64 thành viên đã bị 278 năm tù giam, 9 năm tù treo, 79 năm quản chế.
  1. Bùi Thị Minh Hằng, 6 tháng cải tạo (2011)
  2. Chu Mạnh Sơn, 30 tháng tù giam 1 năm quản chế (2011)
  3. Dương Thị Tân, 2 năm tù treo (2008)
  4. Đinh Đăng Định, 4 năm tù giam (2010)
  5. Đinh Nhật Uy, 6 tháng tù giam 1 năm tù treo (2012)
  6. Đoàn Văn Diên, 5 năm tù giam (2006)
  7. Huỳnh Ngọc Tuấn, 10 năm tù giam (1992)
  8. Hứa Phi, 1 tháng tù giam 2 năm quản chế (1980)
  9. Lê Công Định, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
  10. Lê Minh Triết, 7 năm tù giam (1995)
  11. Lê Nguyên Sang, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
  12. Lê Thị Công Nhân, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2007).
  13. Lê Thị Ngọc Đa, 2.5 năm tug giam (2011).
  14. Lê Văn Sóc, 6.5 năm tù giam (2006)
  15. Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
  16. Nguyễn Bá Đăng, 3 năm tù giam (2010)
  17. Nguyễn Đan Quế, 20 năm tù giam (1978).
  18. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, 18 tháng tù giam (3 năm treo) 3 quản chế (2011)
  19. Nguyễn Hồng Quang, 7 năm tù giam (1985).
  20. Nguyễn Hữu Giải, 5 năm tù giam (1983).
  21. Nguyễn Khắc Toàn, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2002).
  22. Nguyễn Mạnh Sơn, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2008).
  23. Nguyễn Ngọc Tường Thi, 2 năm tù giam (2010).
  24. Nguyễn Ngọc Hà, 4 năm tù (2005).
  25. Nguyễn Phương Uyên, 10 tháng tù giam (3 năm tù treo) 3 năm quản chế (2012).
  26. Nguyễn Thanh Giang, 3 tháng tù giam (1999).
  27. Nguyễn Thanh Phong, 6 năm tù (2005).
  28. Nguyễn Thị Yến, 3 tháng tù giam (1995).
  29. Nguyễn Trung Lĩnh, 1 năm tù giam (2011).
  30. Nguyễn Trung Tôn, 2 năm tù giam 2 năm quản chế (2011).
  31. Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2007).
  32. Nguyễn Văn Điền, 7 năm tù giam (2005).
  33. Nguyễn Văn Ngọc, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
  34. Nguyễn Văn Thơ, 6 năm tù giam (2006).
  35. Nguyễn Văn Thùy, 5 năm tù giam (2006).
  36. Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2008)
  37. Nguyễn Vũ Bình, 5 năm tù giam 3 năm quản chế (2002)
  38. Nguyễn Xuân Anh, 2 năm tù giam 3 năm quản chế (2011)
  39. Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), 1 năm tù giam (1995)
  40. Phạm Bá Hải, 5 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
  41. Phạm Chí Dũng, 6 tháng tù giam (2012).
  42. Phạm Minh Hoàng, 17 tháng tù giam 3 năm quản chế (2010)
  43. Phạm Ngọc Thạch, 2 năm tù giam (2004)
  44. Phạm Quế Dương, 19 tháng tù giam (2002)
  45. Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
  46. Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2007)
  47. Phan Thanh Hải, 3 năm tù giam 2 năm quản chế (2009)
  48. Phan Thị Tiềm, 2 năm tù giam (2001)
  49. Phan Văn Lợi, 7 năm tù giam (1981)
  50. Thích Không Tánh, 16 năm tù giam 5 năm quản chế (1977)
  51. Thích Nhật Ban, 18 năm tù (1975)
  52. Thích Thiện Minh, 26 năm tù giam (1975)
  53. Tô Văn Mãnh, 6 năm tù giam (2005)
  54. Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
  55. Trần Lệ Hồng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2006)
  56. Trần Khuê, 19 tháng tù giam (2002)
  57. Trần Ngọc Anh, 15 tháng tù giam (2009)
  58. Trần Thị Hài, 9 tháng tù giam (2012)
  59. Trần Thị Hoàng, 22 tháng tù giam (2010)
  60. Trương Minh Nguyệt, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
  61. Trương Thị Tám, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
  62. Trương Văn Kim, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
  63. Võ Văn Bửu, 7 năm tù giam (2005)
  64. Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
 

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm VN: Hãy thả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân là một tù nhân lương tâm đã và đang được cả thế giới quan tâm và theo dõi.

Posted on February 18, 2014 by FVPoC in Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài // 0 Comments
Mẹ và vợ con của Ls Lê Quốc Quân
Mẹ và vợ con của Ls Lê Quốc Quân
Hôm nay, ngày 18 tháng 2 năm 2014, Tòa phúc thẩm, Tòa án Tối cao đưa Luật sư Lê Quốc Quân ra xét xử phúc thẩm theo điều 161 Bộ luật Hình sự với tội danh trốn thuế.
Trước đó, ngày 2 tháng 10 năm 2013, Tòa án thành phố Hà Nội đã kết án ông với mức án 30 tháng tù giam. Tại phiên tòa sơ thẩm các Luật sư biện hộ cho Luật sư Lê Quốc Quân là Trần Thu Nam, Hà Huy Sơn và Bùi Quang Nghiêm đều đưa ra các luận cứ để bác bỏ cáo buộc của Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đối với ông. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cũng đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích ông vô điều kiện. Chính phủ các nước Hoa Kỳ, EU, và nhiều nước khác cũng đã yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân.
Đồng thời, trước phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm đã có hàng chục giáo xứ với hàng chục ngàn tín đồ Công giáo cầu nguyện, lên tiếng bênh vực cho Luật sư Lê Quốc Quân. Trong ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm, đã có hàng ngàn người tuần hành trên đường phố để ủng hộ ông.
Đặc biệt, Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về Giam giữ trái phép đã thẩm tra về trường hợp của Luật sư Lê Quốc Quân, và đã yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông. Đây là một  phán quyết có giá trị pháp lý và mang tính khách quan, công bằng.
Tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước, Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều cho rằng đây là một vụ án có động cơ chính trị. Bởi vì những hoạt động cổ võ cho dân chủ và nhân quyền của Luật sư Lê Quốc Quân đã thực hiện trong suốt những năm tháng trước khi ông bị bắt.
Do vậy, Luật sư Lê Quốc Quân là một tù nhân lương tâm đã và đang được cả thế giới quan tâm và theo dõi.
Hội Tù nhân Lương tâm Việt Nam, là một tổ chức hoạt động với phương châm là đấu tranh để trên đất nước Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Hội Tù nhân lương tâm Việt Nam, đại diện cho hàng trăm tù nhân lương tâm, kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Luật sư Lê Quốc Quân.
Nguyễn Văn Đài
Điều Phối viên Hội CTNLT

__._,_.___

Sunday, February 16, 2014


VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM

Hát bội, bài chòi đầu Xuân ở Bình Định

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-02-11

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
baichoiquangnam-305.jpg
Một hội bài chòi ở Quảng Nam
AFP photo


Mãi miết theo ngọn gió Xuân, những điệu hát bài chòi, hò khoan, hát bội trầm bổng, đứt quãng, ỉ ôi và khẳng khái, ẩn chất mùa Xuân của miền Trung gió cát. Nếu như bài chòi mang cảm xúc lâng lâng ngày thu hoạch mùa thì hát bội lại mở ra không gian hoài niệm và mang mang phức cảm về cái chết mặc dù tuồng tích của nó không liên quan gì đến vấn đề sinh tử. Nếu như mùa Xuân ở những miền khác mang cảm thức vận hội mới thì mùa Xuân của bài chòi, hát bội miền Trung lại mang thêm cảm thức lưu vong giữa các tuồng tích, nhấn nhá của nghệ thuật hát bội.

Triết lý hát bội sân khấu và ông công đám tang

Một người chuyên nghiên cứu về hát bội ở Quảng Nam, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:“Theo cách nhìn đương đại thì du nhập của diễn xướng nghi lễ dân gian nó có thể phát triển lên thành hát bội. Ngược lại, cái nghi thức truyền thống lại là ảnh hưởng trở lại của hát bội với truyền thống dân gian. Như hò đưa linh chẳng hạn, đây là hò đưa tang người chết, nó là một loại hình diễn xướng nghi lễ dân gian trong việc đưa tang thôi. Nhưng sau này khi nghệ thuật hát bội lên đỉnh cao thì nó ảnh hưởng trở lại. Cho nên vai trò của ông công, chỉ huy trong đưa linh lại rất giống với hát bội, giống ông tướng dẫn đạo lộ, điều khiển âm binh, đưa người đi.Tức là tác động trở lại của hát bội với diễn xướng dân gian.”
Ông này nói thêm rằng không biết tự bao giờ, nhạc khí, điệu thức của hát bội và nhạc ông công đám tang có rất nhiều điểm tương đồng. Ngay cả trang phục của hát bội và trang phục của ông công đám tang đều có thể dùng chung, không phân biệt.
Điều này khiến ông đặt ra dấu hỏi liệu hát bội đi vào đám tang hay tuồng tích đám tang đi vào hát bội, cái nào có trước là cả một vấn đề chưa có lời giải đáp. Chỉ có một điều dễ nhận biết nhất là trong các đám tang, các làn điệu, khúc thức của hát bội được sử dụng toàn bộ và điệu bộ của ông công đám tang cũng biểu cảm, tượng hình chẳng khác gì nghệ sĩ hát bội.
Một nghệ nhân hát bội những năm 1980, lạy tổ giải nghệ những năm đầu thập niên 1990 và chuyển sang làm ông công đám tang cho chúng tôi biết rằng mọi tuồng tích, điệu bộ, khúc thức của hát bội được ông sử dụng triệt để trong lúc làm ông công đám tang. Có khác chăng là lúc hát bội, ông là một nghệ sĩ, một diễn viên đảm nhận một vai duy nhất dưới sự quán xuyến và chỉ đạo của đạo diễn, ông chỉ được phép diễn những gì đạo diễn yêu cầu. Còn khi làm ông công đám tang, ông vừa là một diễn viên, vừa làm một đạo diễn.
Nếu như lúc diễn trên sân khấu, mọi khóc cười của nghệ sĩ được chỉ định và người nghệ sĩ phải thác mình vào vai diễn để khóc, cười cùng nhân vật nhằm tạo hiệu ứng cảm xúc tốt nhất đến khán giả, thì làm ông công đám tang, mọi khóc cười đều thật, mỗi thành viên trong gia đình là một diễn viên thật, đảm nhận vai diễn xã hội đầy nước mắt và thâm tình của họ trước linh cửu người đã khuất.
Lúc này, ông công đóng vai trò một đạo diễn kiêm diễn viên, vừa diễn xuất mọi tuồng tích, điệu bộ phù hợp với bối cảnh người quá cố và gia quyến, lại vừa làm tổng chỉ huy chỉ đạo tập dân, dắt những người khiêng đi vòng rồng rắn đủ các địa hình, thay đổi đội hình liên tục để người khiêng quen với mọi cảm giác địa hình. Mục đích chính của việc chạy đội hình này là nhằm giúp cho họ quen với kĩ thuật lên vai, xuống dốc thật nhẹ nhàng, êm ái, nhằm tránh làm xóc quan tài.
Triết lý của hát bội trên sân khấu là càng động, càng cương càng tạo cảm xúc thì triết lý của ông công đám tang là càng tĩnh, càng nhu càng tốt bởi chính đời sống là một bể khổ, nó làm cho thân phận con người lắc lư quá nhiều rồi, đến phút giây tiễn biệt cuối cùng, ông công luôn hô to, nhắc cả đội hình: Hãy lên vai xuống dốc cho nhẹ nhàng nghe chưa!”. Lên vai xuống dốc nhẹ nhàng ở đây giống như một lời tiễn biệt, một tri ân cuối cùng trước người đã khuất.
Và, vở tuồng sân khấu là tuồng diễn cho nhiều người xem đi xem lại, còn vở diễn của ông công đám tang là vở diễn cuối cùng cho duy nhất một người, cho họ nhìn lại cái sân khấu cuộc đời mà họ đã đảm nhận một vai suốt bao nhiêu năm nay.

Mãi miết bài chòi, hát bội đầu Xuân

thebaichoi-250.jpg
Thẻ bài chòi dành cho người chơi. RFA photo
Đầu năm, du Xuân dọc theo trục quốc lộ 1 A, hướng từ Sài Gòn ra Hà Nội, nếu đi vào ban đêm, ngang qua các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, điệu tùng chát, rịch tang của hát bội Bình Định, điệu thúc giục trống trận ở các võ đài Quảng Ngãi và điệu xập xình, lắc cắc rung lắc của bài chòi Quảng Nam cũng như ỉ ôi, ai oán của hát bội xứ Quảng tạo nên một phức hợp âm thanh không thể nào nhầm lẫn với bất cứ vùng miền nào.
Nếu như những năm trước 1975, mọi tuồng tích của hát bội đều dựa trên những vở cổ như Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn, Thạch Sanh Lý Thông, Phạm Công Cúc Hoa, Lưu Bình Dương Lễ, Nàng Út Rúc Ống Tre, Tấm Cám… Thì sau 1975, những vở diễn này vẫn được công diễn nhưng tầng suất xuất hiện của nó rất thấp, thay vào đó là những vở mới có nội dung ca ngợi Đảng, ca ngợi bác Hồ, ca ngợi Mác, Lê Nin, ca ngợi ông chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, chủ tịch xã gương mẫu… Và đây cũng là giai đoạn mà các nghệ sĩ hát bội giải nghệ, chuyển sang làm ông công đám tang nhiều nhất.
Thời gian gần đây, những nghệ sĩ hát bội đã trở lại sân khấu, thay vì công diễn như trước đây nhằm bán vé, thu lợi nhuận, các  nghệ sĩ hát cúng tổ là chính. Thường thì dùng mái hiên của một gia đình nào đó trong hội đoàn hát bội để đặt bàn thờ tổ, cúng kính và hát với nhau những tuồng cổ hoặc những vở mang thận phận lưu vong, mang ý nghĩa sinh tử, nỗi thống khổ của con người trong bóng tối nô lệ… Đó cũng là điểm khá đặc biệt trong nghệ thuật hát bội thời hiện đại.
Song song với hát bội, bài chòi cũng nở rộ vào những ngày đầu Xuân, một nghệ sĩ hát bài chòi chia sẻ: “Thì mình cứ nói càn càn thế thôi, lấy câu cũ câu mới đắp vô, một sự gán ghép vần điệu. Để con cờ nó nói ra thôi, thường thì con cờ có chút dung tục trong đó! Ví dụ mình lấy lời bài hát lý cây bông như bông xanh, bông trắng, bông vàng, bông lê, bông lựu, đố nàng mấy bông… Thì họ cứ nghĩ bình thường là bông xanh, bông vàng… để đá sang con bạch huê… ví dụ thế thôi, nói chung là có chút dung tục!”
Nếu như mười năm trước đây, bài bản hát bài chòi thường ca ngợi Đảng, các ngợi công lao bác Hồ, ca ngợi mùa Xuân xã hội chủ nghĩa… Thì bây giờ, những bản tân nhạc và những bài hát hô bài chòi có tính giễu nhại chiếm đa phần cuộc chơi. Ví dụ như bài hát trước khi hô con Thái Tử sẽ là: Ăn gì mà da trắng mặt trơn, dáng đi núc ních, chỉ muốn hơn mọi người. Ăn gì mà nuốt sống ăn tươi, dân đen khiếp sợ người người buồn lo. Là con của kẻ rất to, to đến nỗi nghe giọng là biết ngay điềm dữ, ấy là con Thái Tử!
Đầu Xuân, mãi miết trong gió chiều, giọng nỉ non, thổn thức và chất ngất thân phận cũng như ngao ngán một tiếng cười giễu nhại của bài chòi, giọng dứt khoát, uất nghẹn và trầm bổng của hát bội đã tạo nên một phức hợp âm thanh kì diệu của riêng miền Trung, miền gió cát, mưa chang và nắng cháy!

Những con đường gạch và những cô gái của Làng Trinh Tiết

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-02-13

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cổng của ngôi làng mang tên Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Cổng của ngôi làng mang tên Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Nguồn Kienthuc.vn
Nghe bài này
Cách Hà Nội khoảng 50 cây số, trên đường đi chùa Hương, người vãng cảnh sẽ băng ngang một thôn làng có cổng tam quan bề thế nằm trên xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức. Tên được ghi phía trên cổng tam quan là làng Trinh Tiết, mặt trong ghi là làng Sêu, một địa danh kỳ lạ có con sông Đáy chảy qua mà tính đến giờ đã chẵn một ngàn năm tuổi.
Tự hào về lòng chung thuỷ
Vì sao làng Sêu lại có cái mỹ danh dễ gợi trí tò mò như vậy? Thanh Trúc hỏi chuyện ông trưởng thôn của làng Trinh Tiết, ông Bùi Chí Dũng, thì ông giải thích là nhờ cái truyền thống cao đẹp lâu đời của đất này:
Những người con gái ở làng Trinh Tiết hết mực chung thủy, chồng có ra trận mạc thì vẫn ở nhà nuôi con và chờ chồng. Mặc dù chồng có chết sớm thì người phụ nữ vẫn thủ tiết thờ chồng nuôi con chứ ít có người bước đi bước nữa. Nên là đời vua Lý ở thế kỷ thứ XI, nhà vua đi di hành sang đây, thấy truyền thống và nét đẹp đó từ những cô gái của làng thì vua phong cho làng này là Làng Trinh Tiết.
Người dân quanh đấy thì tin rằng theo truyền thuyết ngày xưa, một người con gái sắc nước hương trời tên Trần Thị Thanh, chồng mất đang khi tuổi vừa đôi mươi, đã bất kể bao trai làng ngấp nghé và ngỏ ý chắp nối mà ở vậy nuôi con thành một danh tướng về sau. Vì thế, khi vua Lý Thánh Tông ngự thuyền rồng qua làng và nghe biết chuyện bà Trần Thị Thanh, ngài ban sắc phong đổi tên làng Sêu thành làng Trinh Tiết là vậy.
Tự ngàn xưa, người dân của làng Trinh Tiết hay làng Sêu, đặc biệt những cô thiếu nữ, những người vợ, người mẹ, ngày một ngày hai chăm chỉ gắn bó với trồng trọt nông tang, nuôi tằm dệt lụa bên bờ sông Đáy lặng lờ chảy qua thôn xóm. Những năm tháng chiến chinh sau này cũng thế, phụ nữ làng Trinh Tiết vẫn nổi tiếng là những người đàn bà hay lam hay làm và một lòng một dạ với người chồng phương xa:
Những người con gái ở làng Trinh Tiết hết mực chung thủy, chồng có ra trận mạc thì vẫn ở nhà nuôi con và chờ chồng. Mặc dù chồng có chết sớm thì người phụ nữ vẫn thủ tiết thờ chồng nuôi con chứ ít có người bước đi bước nữa
ông Bùi Chí Dũng
Có những người con gái sau khi kết hôn chỉ được mười lăm ngày ở với chồng, sau đó người chồng đi vào chiến trận và mãi mãi không về thì người phụ nữ đó vẫn một mực chung thủy và ở lại cùng bố mẹ chồng. Luật lệ thì cũng không bắt buộc song rất là hiếm, hầu như giai đoạn nào thời nào cũng vậy, cũng ít có người đi bước nữa.
Thực sự cái này cũng chỉ mang tính giáo dục chứ còn ngoài ra những biện pháp hà khắc như trong chế độ phong kiến thì làng này cũng không có. Đương nhiên không phải riêng tôi mà người dân Trinh Tiết đều rất tự hào về nề nếp từ ngàn xưa để lại, nhất là truyền thống đảm đang và nuôi dạy con cái trưởng thành. 


Tên được ghi phía trên cổng tam quan là làng Trinh Tiết, mặt trong ghi là làng Sêu
Tên được ghi phía trên cổng tam quan là làng Trinh Tiết, mặt trong ghi là làng Sêu. Courtesy vnu.edu.vn


Đời sống chúng tôi là nông nghiệp thuần túy và trồng dâu nuôi tằm, dệt cửi, dệt lụa. Sảm phẩm của làng Trinh Tiết cơ bản có gạo, dâu tằm, tằm tơ. .
Bước vào làng Trinh Tiết là bước vào một thôn làng cổ với hàng trăm ngõ ngách lát gạch đều đặn thẳng thớm. Bà Nguyễn Thị Nhiên, phó trưởng thôn, cũng là người chuyên trách Hội Phụ Nữ thôn, nói rằng đó là nhờ tập tục nộp gạch lấy chồng kéo dài nhiều thế kỷ trước:
Những con đường là mỗi một người con gái đi lấy chồng phải nộp 200 viên gạch đấy, nộp về cho cái xóm mình đi lấy chồng. Hoặc là gái làng mà lấy chồng từ xóm này sang xóm này cũng phải có 200 viên gạch để đóng góp. Ngày xưa các cụ là đều phải thế.
Theo lời một cụ bà cao niên 92 tuổi truyền lại mà Thanh Trúc nghe được, gái làng Trinh Tiết lấy chồng gần thì nộp gạch còn lấy chồng xa thì nộp hai mâm đồng cho làng bày cỗ. Kịp khi những con đường đi về trong thôn đã được lót kín gạch thì những thiếu nữ sau này muốn nên bề gia thất chỉ phải nộp gạch mà thôi. Cũng cần rõ là, cụ cao niên của làng Trinh Tiết nhấn mạnh, phần nhiều những cô phải nộp gạch trước khi lấy chồng là con nhà nghèo, còn cô nào bưng mâm đồng tới nộp đều là con nhà khá giả, có cơ hội đi lấy chồng xa quê.
Thực sự cái này cũng chỉ mang tính giáo dục chứ còn ngoài ra những biện pháp hà khắc như trong chế độ phong kiến thì làng này cũng không có. Đương nhiên không phải riêng tôi mà người dân Trinh Tiết đều rất tự hào về nề nếp từ ngàn xưa để lại
ông Bùi Chí Dũng
Thực tế, năm 1940, khắp làng đã không còn con đường đất nào nữa. Đến năm 1954 thì tục lệ giao nộp gạch và mâm đồng được bãi bỏ. Bây giờ mọi sự đã thay đổi, những đường đi lối lại trong thôn hầu như được đổ bê tông lên mặt, đình làng được sửa sang trùng tu lại, người trong thôn đi xa khỏi đó cũng nhiều rồi đấy:
Như thôn Trinh Tiết đây thì sang sửa lại đình đẹp lắm, con cháu xa quê đều công đức nhiều lắm. Cổng làng Trinh Tiết thì hai bên cái hương ước lịch sử của làng thì vẫn truyền lại.
Nhận định thoáng hơn xưa kia
Những tục lệ bất thành văn và ràng buộc đôi với trai gái trong thôn đến giờ phút này không còn chặt chẽ như xưa, người trẻ trong làng tương đối thoáng trong giao tiếp hơn. Đó là nhận định của ông trưởng thôn Bùi Chí Dũng:
Vừa rồi báo chí cũng có về tìm hiểu và ghi nhận là những tục lệ làng cũng không còn vững, thế nhưng nề nếp gia phong cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người rồi, cũng không cần tới luật lệ của làng, cho nên làng cũng không đặt vấn đề là nếu có đôi trai gái nào mà có đi quá bước tình yêu, quả thật giờ phút này cũng không tránh khỏi, thì phải xử phạt thế nào thì điều đó cũng không có.

Một số con đường gạch cả trăm năm tuổi vẫn tồn tại nguyên vẹn. Ảnh: Phan Dương.
Một số con đường gạch cả trăm năm tuổi vẫn tồn tại nguyên vẹn. Photo Phan Duong/vnexpress


Thực ra xã hội hiện tại không còn được như xưa nữa nhưng mà cơ bản nhất thì người con gái làng Trinh Tiết vẫn giữ được nề nếp của tổ tiên.
Còn đối với chị phó trưởng thôn Nguyễn Thị Nhiên, hẳn là mọi sự chắc chắn theo thời gian phải có sự đổi dời, từ bộ mặt bộ mặt của thôn làng cho đến cuộc sống đưa đẫy con người ra khỏi nơi chốn an bình đó:
Bây giờ chỉ còn ít ngõ là ngõ gạch thôi, còn đâu là họ cũng sang sửa lại tất, đổ bê tông lên hết vì nó lâu năm quá rồi mà.
Những tục lệ làng cũng không còn vững, thế nhưng nề nếp gia phong cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người rồi, cũng không cần tới luật lệ của làng, cho nên làng cũng không đặt vấn đề là nếu có đôi trai gái nào mà có đi quá bước tình yêu, quả thật giờ phút này cũng không tránh khỏi
ông Bùi Chí Dũng
Gái làng Trinh Tiết đi xuất ngoại giỏi hơn ở trong làng ấy. Đi xuất ngoại là lấy chồng này, ăn nên làm ra hơn là ở trong làng ấy. Con cài của Làng Trinh Tiết cũng đi xa nhiều. cũng ủng hộ về nhiều đấy.
Ngày xưa các cụ nghiêm chỉnh lắm, nếu mà bị cái tiếng tăm là gọt trọc đầu bôi vôi luôn, ai cũng sợ. Bây giờ đi xa rồi va chạm nhiều nó còn đỡ lên nhiều đấy. Nhưng mà gái làng Trinh Tiết hơi bị kiêu đấy, rất là kiêu. Cái làng này nó có cái tập tục là đến cưới được người con gái của làng Trinh Tiết này nghe có vẻ là khó khăn hơn chứ không phải dễ dàng.
Hỏi tại sao con gái của làng Trinh Tiết lại có vẻ kiêu hơn những thiếu nữ các làng khác, chị Nguyễn Thị Nhiên, thường tự hào mình con gái làng Trinh Tiết chính gốc, trả lời rằng có lẽ ngoài đức tính thủy chung phụ nữ trong làng còn được cái đảm đang, nghiêm nghị và nhất là được cái đẹp người mà tiếng địa phương gọi là óng:
Gái làng Trinh Tiết cao mà óng, thắt đáy lưng ong, ta gọi là óng đấy. Các cụ ngày xưa còn đẹp nữa nên rằng vẫn có kiểu tự hào ấy. Nhưng mà chả biết có ai dạy chồng roi dâu hay roi mây không mà mang tiếng ấy đấy.
Gái làng Trinh Tiết không thay đổi mấy đâu, ngày xưa đi đâu nói gái Trinh Tiết là óng lắm. Thôn Trinh Tiết ngày trước có truyển thuyết “một cái giếng mẹ và chín cái giếng con”, tới giờ mới lấp dần mấy cái đó chứ. Còn gái Trinh Tiết óng, cao, thoát người nếu nói về da nhé. Các cụ tầm tuổi bây giờ bảy mươi nếu như chính gái Trinh Tiết là đẹp đến giờ. Như ngày trước bố tôi cũng kể lại, nếu thực sự người nào chính gốc là gái Trinh Tiết, gọi là phiên bản của gái làng Trình Tiết, thì người ta có cái nghiêm chỉnh nên tự nhiên lại có một câu ví luôn đấy. Dạy chồng roi dâu roi mây đấy, ngày xưa các cụ nghiêm chỉnh như thế.
Dưới mắt ông trưởng thôn Bùi Chí Dũng, tuy là một nơi chốn có khá nhiều di tích và huyền thoại của lịch sử nhưng Làng Trinh Tiết chưa thể được coi là một điểm có thể thu hút khách du lịch và mang lợi nhuận về cho bà con địa phương như mong ước:
Thực ra làng đây không phải và chưa phải là một điểm du lịch, còn trở thành một làng nghề thì cũng chưa xây dựng được. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng cái truyền thống và những cái nghề để mà được công nhận là một làng nghề và một điểm du lịch trên tuyến du lịch chùa Hương.
Vừa qua là câu chuyện vui vẻ nhẹ nhàng về một ngôi làng có tên Trinh Tiết tại huyện Mỹ Đức, nơi có những người đàn bà son sắt, chung tình, giỏi giang và óng ả của miền quê Hà Nội.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại tối thứ Năm tuần tới.




TIN THẾ GIỚI


 


Mỹ-Châu Á : Ba trục trặc trong chiến lược xoay trục
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Indonesia  Marty Natalegawa tại Jakarta, ngày 17/02/ 2014.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Indonesia Marty Natalegawa tại Jakarta, ngày 17/02/ 2014.
REUTERS/Evan Vucci/Pool

Trọng Nghĩa

Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương. Đối với Tuần báo Anh The Economist, đây là điều cần thiết vì chiến lược này của Mỹ đang gặp phải ba cản lực : Thái độ đối kháng của Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc quá lố nơi đồng minh Nhật Bản, và các rào cản đối với thỏa thuận thương mại TPP.
Dưới hàng tựa lớn ở mục Châu Á : "Đà tái cân bằng đang bị mất", trong số đề ngày 15/02/2014, The Economist đã nhận xét một cách thẳng thừng: "Sự tình tại châu Á đang không đi theo cách của Mỹ".
Tuần báo Anh trước hết ghi nhận rằng chính quyền Obama có vẻ hết sức nhậy cảm trước những lời cáo buộc theo đó họ đang lơ là châu Á. Vì thế các quan chức Mý đã nỗ lực nhắc nhở thế giới rằng đây là chuyến đi thứ năm của ông Kerry đến vùng Đông Bắc và Đông Nam Á trong một năm. Người kế nhiệm bà Hillary Clinton đã bị khu vực đặc biệt chỉ trích là quá bận tâm với hòa bình ở Trung Đông và xem nhẹ chiến lược "xoay trục" hay "tái cân bằng" của Mỹ sang vùng châu Á, từng được Tổng thống Obama công bố trong nhiệm kỳ đầu.
Đối với The Economist, dù số dặm bay của ông Kerry có cao, ngành ngoại giao Mỹ ở châu Á không khởi sắc lắm. Tuần báo Anh nêu bật ba yếu tố : Quan hệ với cường quốc đang vươn lên là Trung Quốc vẫn khó khăn; Hoa Kỳ lại có mâu thuẫn về các vấn đề quan trọng với đồng minh khu vực lớn nhất của mình là Nhật Bản; và thứ ba là các nỗ lực của Mỹ để đúc kết một thỏa thuận thương mại mới cho khu vực đã không hoàn thành được theo thời hạn dự trù.
Về nhân tố Trung Quốc, một số nhà ngoại giao châu Á, theo The Economist, đã nhận xét rằng sở dĩ mọi người cảm thấy là Mỹ lơ là khu vực, đó là vì thái độ quyết đoán gần đây của Trung Quốc nhằm áp đặt các đòi hỏi lãnh thổ của họ trong khu vực. Theo các nhà ngoại giao này, ông Obama đã bắn đi một tín hiệu sai lạc, khi tự mình rút ra khỏi hai cuộc họp thượng đỉnh ở Đông Nam Á hồi tháng Mười năm ngoái vì chính phủ của ông bị đóng cửa một phần.
Dù nguyên nhân có như thế nào chăng nữa, nhưng hành vi bị cho là quyết đoán của Trung Quốc có một hậu quả : Đó là cản trở việc hình thành mối quan hệ hợp tác và trên bình diện rộng mà cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều nói rằng họ muốn thiết lập. Thay vào đó, cuộc họp nào cũng bị những căng thẳng trong khu vực khuấy động, đặc biệt là mối lo ngại về nguy cơ Nhật Bản và Trung Quốc xung đột với nhau trong bối cảnh cả không quân và hải quân hai bên đều tuần tra vùng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp.
Mỹ cho biết họ không bênh ai về vấn đề chủ quyền các hòn đảo, nhưng công nhận là quần đảo này thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, do đó nằm trong phạm vi áp dụng của hiệp ước an ninh với Nhật Bản.
Không được lập ADIZ ở Biển Đông nơi có đường lưỡi bò phi pháp
Tuần báo Anh nhắc lại : Vào đầu tháng 2, một quan chức cấp cao của Mỹ đã chỉ trích tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên một phần của Biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp. Nhân vật Mỹ này cảnh báo rằng, nếu Bắc Kinh tuyên bố một vùng phòng không khác trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc cũng tranh chấp chủ quyền với Đài Loan và bốn quốc gia Đông Nam Á, điều đó có thể buộc Mỹ bố trí lại lực lượng.
Theo cùng một chiều hướng, Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á đã công kích "đường chín đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trong một tấm bản đồ từ thập niên1940, để xác định chủ quyền của họ đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Theo ông Russel, đường ranh đó hoàn toàn không có giá trị pháp lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Trên điểm này, ký giả của The Economist đã có một bình luận đầy châm biếm : Các quan chức Trung Quốc có thể nghĩ rằng việc ông Russel viện dẫn UNCLOS có vẻ buồn cười vì Mỹ, trái với Trung Quốc, chưa bao giờ phê chuẩn công ước này. Thế nhưng Trung Quốc lại có vẻ như không muốn giới hạn các yêu sách chủ quyền của họ bằng cách trích dẫn công ước đó !
Bắc Kinh dĩ nhiên đã bác bỏ các chỉ trích của Washington, mà họ cho rằng đã kích động các nước thách thức các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Đầu tháng Hai này, Bắc Kinh đã cảm thấy bị xúc phạm khi Tổng thống Philippines Aquino đã so sánh thái độ thụ động của thế giới trước các hành động lấn chiếm của Trung Quốc ở Biển Đông với việc nhượng lãnh thổ cho Đức Quốc xã để cầu hòa trong những năm 1930.
Philippines cũng là một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Mỹ, nhưng tuần báo Anh ghi nhận là trái với lời hứa của họ với Nhật Bản trong trường hợp Senkaku, Mỹ đã nói rõ là bảo đảm an ninh của họ đối với Philippines không bao gồm khu vực tranh chấp với Trung Quốc (và với những nước khác).

Xu hướng dân tộc chủ nghĩa quá trớn tại Nhật làm Mỹ khó xử
Hãng tin chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, cũng đã lên án Mỹ tiếp tục "làm cho kẻ gây rối Nhật Bản hư hỏng". Đối với Trung Quốc quyết định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni vào tháng 12/2013, là bằng chứng về thái độ không ăn năn của Tokyo đối với quá khứ đế quốc của Nhật Bản và về ý định làm sống lại thời quân phiệt vàng son. Rồi đến đầu tháng Hai này, một người được ông Abe cử lên lãnh đạo đài nhà nước NHK lại lên tiếng phủ nhận vụ tàn sát Nam Kinh do lính Nhật gây ra vào năm 1937...
Đối với Mỹ, tất cả điều trên là một bài toán nhức đầu. Theo The Economist, Hoa Kỳ muốn Nhật Bản gánh vác thêm vấn đề an ninh khu vực, và hoan nghênh mong muốn của ông Abe giải thích lại hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản, giảm nhẹ các hạn chế đang trói tay nước này về mặt quân sự. Mỹ cũng cần sự hỗ trợ của ông Abe trong kế hoạch di chuyển một căn cứ không quân Mỹ gây tranh cãi trên đảo Okinawa. Nhưng Mỹ không thể không lên án xu hướng của cánh hữu Nhật Bản, coi mọi sự chỉ trích tội ác chiến tranh của Nhật Bản là "công lý của kẻ chiến thắng".
Ông Obama sẽ đến thăm Nhật Bản (cũng như Malaysia, Philippines và Hàn Quốc) vào tháng Tư. Ở Nhật Bản, ông sẽ phải tìm cách để tách biệt Mỹ với chủ nghĩa xét lại của ông Abe. Tuy nhiên, nếu tỏ ra quá nghiêm khắc với ông Abe, Mỹ sẽ biếu không cho Trung Quốc một chiến lợi phẩm ngoại giao : Một rạn nứt công khai giữa hai đồng minh kết ước.
Chiến lược của Mỹ trong khu vực hiện đang phải chịu tác hại từ quan hệ xấu đi trông thấy giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, nước thậm chí còn nhạy cảm hơn trước các cố gắng viết lại lịch sử của Nhật Bản.
Tuy nhiên, chính Bắc Triều Tiên mới là một mối đe dọa thường trực - và hạt nhân - đối với an ninh khu vực. Thật vậy, những lo ngại về sự ổn định của chế độ Bình Nhưỡng đang gia tăng. Lợi ích của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chính là đồng ý với nhau về một chiến lược chung để đối phó với Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng bốn nước này còn quá bận rộn trong việc bất đồng ý kiến với nhau.
TPP với những bước tiến có thể sẽ rất ì ạch
Chính quyền Obama vẫn đang bền bỉ ra sức thuyết phục châu Á rằng chiến lược xoay trục của Mỹ có tầm vóc rất lớn. Chính sách này đã kéo theo một loạt tuyên ngôn về vận mệnh Thái Bình Dương của Mỹ, những chuyến công du như con thoi của các quan chức cấp cao Mỹ, một vài quyết định tái bố trí lực lượng quân sự khiêm tốn và trong những tháng gần đây, một sự nhấn mạnh nhiều hơn đến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - Trans- Pacific Partnership (TPP), một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng giữa Mỹ, Nhật Bản và mười quốc gia khác (không có Trung Quốc), chiếm tới một phần ba thương mại toàn cầu.
Sau khi bỏ lỡ mục tiêu hoàn tất TPP trong năm 2013, các nhà đàm phán sẽ gặp lại nhau tại Singapore vào ngày 22/02/2014 để thử đạt mục đích một lần nữa. Họ sẽ có được một cú hích nếu ê kíp của ông Obama được Quốc hội Mỹ trao quyền gọi là "tiến nhanh" để đạt thỏa thuận, một thỏa thuận sau đó sẽ không còn bị ngành lập pháp soi mói từng dòng một.
Thế nhưng tìm được sự chuẩn y của Quốc hội về quyền "tiến nhanh" này quả là một vấn đề rất khó khăn vào lúc này. Các cố vấn của ông Obama nói rằng Tổng thống Mỹ vẫn đang cố gắng.
The Economist kết luận : Nhiều người ở châu Á, vốn vẫn hoài nghi về việc vị "Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ" thực sự muốn nước ông đóng vai trò hàng đầu trong khu vực, sẽ muốn nhìn thấy ông khổ nhọc thế nào.

Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông cần có Quy tắc Ứng xử để giúp châu Á ổn định

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong cuộc họp ở Jakarta, ngày 16/02/ 2014.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong cuộc họp ở Jakarta, ngày 16/02/ 2014.
REUTERS/Evan Vucci/Pool

Trọng Nghĩa
Phát biểu vào hôm nay 17/02/2014 tại Indonesia, chặng cuối cùng trong vòng công du châu Á lần này của ông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa lên tiếng cảnh báo : Sự ổn định của châu Á Thái Bình Dương tùy thuộc vào tiến trình hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông mang tính chất ràng buộc. Văn kiện này sẽ cho phép các bên giải quyết hào bình các tranh chấp, tránh được xung đột tại một trong những tuyến hàng hải chiến lược quan trọng nhất thế giới.

Phát biểu nhân cuộc họp báo chung tại Jakarta với đồng nhiệm Indonesia Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Mỹ xác định : « Không phải là quá cường điệu khi nói rằng tình hình ổn định trong tương lai của khu vực sẽ phụ thuộc một phần vào sự hoàn tất kịp thời một bộ quy tắc ứng xử (trên Biển Đông)… Tiến trình hoàn tất càng kéo dài, tình trạng căng thẳng càng thêm sục sôi, và nguy cơ một ai đó tính toán sai lầm gây nên xung đột càng lớn. Điều đó không có lợi cho ai cả ».
Theo hãng tin Anh Reuters, với tuyên bố vừa kể, Ngoại trưởng Mỹ đã tăng áp lực ngoại giao trên Trung Quốc, thúc đẩy nước này giải quyết tranh chấp trên biển với các quốc gia Đông Nam Á dựa trên nguyên tắc pháp lý quốc tế thay vì thông qua đàm phán song phương như Bắc Kinh vẫn chủ trương.
Trong thực tế, các nước ASEAN, dưới sự « đốc thúc » của Indonesia, đã sẵn sàng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử, trong lúc Trung Quốc cho đến nay đã tỏ vẻ rất miễn cưỡng trên hồ sơ này, và viện mọi lý do để trì hoãn tiến trình thiết lập bộ quy tắc ứng xử đó.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ có tác dụng hậu thuẫn thêm cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN, vốn đang nỗ lực thuyết phục Trung Quốc đi nhanh hơn nữa trong việc đúc kết một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc này.
Ngay từ hôm qua, 16/02, Ngoại trưởng Mỹ đã tranh thủ cơ hội ghé Jakarta để tiếp xúc với Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Nhân dịp này, hai bên Mỹ và ASEAN đã nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế trong tranh chấp tại Biển Đông, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Trong một thông cáo chung công bố sau cuộc họp giữa hai ông John Kerry và Lê Lương Minh, hai bên cũng tái khẳng định « sự cấp thiết của việc sớm hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng xử (DOC) trên Biển Đông, và tầm quan trọng của việc tự kiềm chế ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140217-ngoai-truong-my-can-som-co-quy-tac-ung-xu-tren-bien-dong-de-giup-chau-a-on-dinh

Pháp Việt: Chia sẻ tư liệu lịch sử để xây dựng ký ức chung
Ông Đào Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Phim Việt Nam và ông Mathieu Gallet, chủ tịch INA tại lễ ký kết ngày 13/04/2014.
Ông Đào Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Phim Việt Nam và ông Mathieu Gallet, chủ tịch INA tại lễ ký kết ngày 13/04/2014.
Ministère de la Culture
Thanh Phương
Nhân năm Pháp - Việt Nam và năm Việt Nam- Pháp 2013-2014, ngày 13/02/2014, với sự hiện diện của hai bộ trưởng Văn hóa Pháp Aurélie Filippetti và Việt Nam Hoàng Tuấn Anh, ông Đào Quốc Hùng, tổng giám đốc Viện Phim Việt Nam VIF và ông Mathieu Gallet, chủ tịch tổng giám đốc Viện nghe nhìn quốc gia Pháp INA đã ký một hiệp định trao cho phía Việt Nam một bộ sưu tập những tư liệu phát thanh truyền hình, ghi lại những thời điểm quan trọng kể từ khi Việt Nam giành độc lập cho đến hiệp định Genève, tức là thời kỳ 1945-1954.
Trong bài diễn văn tại lễ ký kế hiệp định, bộ trưởng Văn hóa Pháp Filippetti nhấn mạnh rằng những tư liệu nói trên sẽ đóng góp vào việc tái hiện lịch sử và duy trì ký ức ở Việt Nam về một giai đoạn rất quan trọng :
« Đây là một vinh dự lớn đối với tôi, cùng với Ngài bộ trưởng Việt Nam chủ trì lễ ký kết hiệp định giữa chủ tịch INA Mathieu Gallet và Viện trưởng Viện Phim Việt Nam Đào Quốc Hùng trao cho phía Việt Nam những tư liệu truyền hình và truyền thanh.
Lễ ký kết này diễn ra rất đúng thời điểm, vào dịp khai mạc Năm Việt Nam tại Pháp. Năm Pháp - Việt Nam và năm Việt Nam- Pháp giúp cho người dân, và nhất là giới trẻ, hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa hai nước chúng ta, giúp tăng cường quan hệ đối tác và hình thành những mối quan hệ lâu bền giữa người dân hai nước.
Tôi vui mừng khi thấy hai bên ký kết một hiệp định có ý nghĩa biểu tượng và lịch sử rất lớn. Nhờ sự hợp tác này mà nước Pháp chia sẻ một phần di sản tư liệu nghe nhìn cho Viện Phim Việt Nam, với hơn 100 giờ tư liệu, một bộ sưu tập ghi lại những dấu mốc đáng ghi nhớ trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của Việt Nam, từ năm 1945 đến hiệp định Genève năm 1954. Bộ sưu tập này sẽ đóng góp vào việc tái hiện lịch sử và duy trì ký ức ở đất nước của các bạn, và cũng góp phần củng cố mối quan hệ giữa Pháp với Việt Nam.
Những tư liệu đánh dấu những thời điểm quan trọng này sẽ được phổ biến cho các thế hệ trẻ. Sự hợp tác này cũng rất quan trọng đối với nước Pháp, vì đây là cũng là bước khởi đầu để chúng ta cùng nhau xây dựng một ký ức chung, bao gồm cả những thời điểm đáng ghi nhớ, những thời điểm khó khăn nhất, đau thương nhất của lịch sử hai nước. Tôi hy vọng là những hình ảnh và âm thanh tạo thành ký ức chung này sẽ được phổ biến cho nhiều người dân Việt Nam. »
Đáp lại bộ trưởng Pháp, ông Hoàng Tuấn Anh, bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, cũng cho rằng rất cần phổ biến những tư liệu nói trên cho giới trẻ ở Việt Nam :

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
14/02/2014
Bộ sưu tập này bao gồm 203 tư liệu nghe nhìn và 128 tư liệu âm thanh, tức là tổng cộng hơn 100 giờ. Qua những tư liệu này, chúng ta có thể khám phá lại cuộc sống thường nhật của Việt Nam vào thời đó, như ngày Tết Nguyên Đán năm 1945, hay chuyến đi của đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu đến Lào sau khi được bổ nhiệm làm Tổng cao uỷ Pháp tại Đông Dương tháng 8 năm 1945.
Trong số các tư liệu này còn có những hình ảnh về các chiến dịch quân sự trong chiến tranh Đông Dương, về các chuyến viếng thăm của các giới chức Pháp đến Đông Dương và của các giới chức Việt Nam đến Pháp, như chuyến đi của vua Bảo Đại. Người xem cũng biết được là cuộc bầu cử hội đồng thành phố đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1953 diễn ra như thế nào.
Các trích đoạn phát thanh đã lưu lại những bài diễn văn của ông Hồ Chí Minh ngày 15/09/1946, hay của Vua Bảo Đại ngày 24/06/1949, cũng như của thủ tướng Pháp Pierre Mendès France ngày 21/07/1954 trong phiên họp cuối cùng của hội nghị về Đông Dương.
Trả lời RFI Việt ngữ sau lễ ký kết hiệp định, ông Mathieu Gallet, chủ tịch tổng giám đốc viện INA cho biết thêm về bộ tư liệu mà ông vừa trao cho Viện trưởng Viện Phim Việt Nam :
« Tất cả những tư liệu này là thuộc kho lưu trữ của INA, được thu thập từ rất nhiều nguồn, và toàn bộ đã được số hóa. Cho nên chúng tôi đã có thể trao cho phía Việt Nam một đĩa cứng chứa những tư liệu đó, kèm theo các bản hướng dẫn sử dụng để có thể truy tìm dễ dàng toàn bộ những tư liệu đó.
Đó là những hình ảnh và âm thanh từ kho tư liệu của hệ thống phát thanh và truyền hình Nhà nước Pháp về thời kỳ 1945-1954. Chúng tôi trao cho phía Việt Nam để họ hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử phức tạp này của hai nước. Đó là những năm tháng rất khó khăn, nhưng rất quan trọng đối với cả hai dân tộc, vào lúc mà chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng những trang sử chung.
Riêng về hợp tác giữa INA với Việt Nam thì đã có từ rất lâu. Cách đây gần hai năm tôi có đến Việt Nam để gặp tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, để làm việc với những người thuộc bộ phận tư liệu. Giữa INA với Việt Nam đã có rất nhiều trao đổi, nhất là về mặt đào tạo và kỹ thuật bảo quản. Tôi hy vọng là quan hệ hợp tác này sẽ tiếp tục lâu dài. »
Những tư liệu nói trên sẽ được giới thiệu cho công chúng Việt Nam trong khuôn khổ những hoạt động bất vụ lợi của Viện Phim Việt Nam. Cụ thể, những tư liệu đó sẽ được sử dụng ra sao, và hợp tác giữa Viện Phim Việt Nam với viện INA như thế nào, sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn ông Đào Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Phim Việt Nam:

Ông Đào Quốc Hùng
14/02/2014
More
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140214-phap-viet-tang-cuong-hop-tac-ve-nghe-nhin


Đối tác xuyên Thái Bình Dương củng cố an ninh khu vực
NEXT
Nghe
Thêm vào danh mục của tôi
Tải về
Embed
Các nước thành viên Trans-Pacific Partnership (TPP) trong lần gặp tại Chilê (Gobierno de Chile)
Các nước thành viên Trans-Pacific Partnership (TPP) trong lần gặp tại Chilê (Gobierno de Chile)
Lưu Tường Quang / Tú Anh
Liệu vòng đám phán cuối cùng tại Singapore kể từ ngày 22/02/2014 tới đây sẽ đạt được thỏa thuận Đối tác chiến lược Xuyên Thái Bình dương Trans-Pacific Partnership TPP mà nhiều nước mong đợi ? Xuất phát từ sáng kiến của ba nước Chi lê, New Zealand và Singapore năm 2002, Hiệp định này đã được 12 nước tham gia đàm phán trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Việt Nam nhưng vì sao không có Trung Quốc ?
TPP là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình dương mà thỏa thuận đầu tiên được ký kết giữa bốn quốc gia thành viên sáng lập và Singapore, Chi lê, New Zealand và Brunei vào năm 2005. Đến năm 2010, năm nước khác gồm Mỹ, Việt Nam, Malaysia, Pêru và Úc tham gia vòng đàm phán và cuối năm 2011 ba quốc gia Nhật Bản, Mêhicô và Canada nhập cuộc. Danh sách không dừng lại ở đây nhưng điều chắc chắn là Trung Quốc không gia nhập ít ra là không có dấu hiệu tích cực nào từ Bắc Kinh.
Hiệp định ký kết lần đầu vào năm 2005 dự kiến xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các thành viên kể từ 2015. Qua rò rỉ thông tin, giới quan sát biết được từ khi Hoa Kỳ nhập cuộc đàm phán thì có thêm lãnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được nổi cộm lên làm những quốc gia có tiếng đánh cấp tác quyền của người khác khó mà chấp thuận.

Vì tất cả các đợt thương lượng kể cả vòng cuối cùng hồi tháng 12 năm 2013 đều được giữ kín nên khó thể dự đoán, nhưng theo tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura vào thời điểm đó thì Nhật mong nhanh chóng đạt được thỏa thuận.
Trong khi chờ đợi vòng đám phán Singapore, Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu Quốc hội Mỹ cho phép thông qua hiệp định TPP « bằng thủ tục nhanh chóng ». Từ Hà Nội, truyền thông Việt Nam (Vietnamplus) ngày 12/02/2013 dự báo nông phẩm Việt Nam sẽ được nhiều lợi thế để xuất khẩu trong vùng tự do mậu dịch trải dài trên 12 nước ở hai bờ Thái Bình Dương.

Tháng 12 năm ngoái, một đại biểu quốc hội Việt Nam là ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban pháp luật thông báo là sẽ ra luật về lập hội và về biểu tình để hội nhập vào TPP. Như vậy, tôn trọng nhân quyền cũng là điều kiện mà mọi thành viên TPP phải tuân thủ. Trên bàn cờ địa lý chiến lược này, ngoài « tự do thương mại » TPP còn có vai trò tiềm ẩn nào khác ?
Theo nhiều nhà phân tích, TPP còn là một vũ khí chiến lược trong chính sách « chuyển trục » đang được tiến hành, như tuyên bố của (cựu) Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước đây. Giáo sư Michael T. Klare, đại học New Hampshire nhận định « Lầu năm góc tiến về Thái bình dương với TPP để ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc ».

Theo phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang thì trong thế trận Châu Á Thái bình dương, Hoa Kỳ giữ vai trò chủ động : « Hoa Kỳ không vĩnh viễn cô lập hóa Trung Quốc ra khỏi tổ chức TPP nhưng đây là cơ hội làm áp lực để Trung Quốc cải tổ. Nếu Trung Quốc đứng ngoài TPP, thì Hoa Kỳ là cường quốc lớn nhất trong TPP còn nếu Trung Quốc gia nhập thì phải tuân thủ những điều kiện mà Hoa Kỳ đặt ra thì cũng có lợi cho Hoa Kỳ ».
Còn Việt Nam, một khi là thành viên TPP, chế độ hiện nay sẽ phải cải cách toàn diện để giành lợi thế cho đất nước và « để lại một di sản tích cực cho các thế hệ mai sau ». RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney :

Saturday, February 15, 2014


HOA ĐÀO

 

1.Nhà văn Đào Tuấn: Hoa đào biên viễn
Tháng 2 năm nay (2014), những cây đào Tổng Chúp, Hưng Đạo, Cao Bằng bỗng dưng đỏ loét trong cái nắng trái mùa. Trên đồn biên phòng Pha Long, Lào Cai, thật lạ, chỉ duy nhất một gốc đào đơm hoa. Còn ở pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn, những cây đào khoe sắc vô duyên bên nền đá xám xịt và lau lách tùm lum của một pháo đài hoang phế đã đi vào quên lãng.

Trong ngôi nhà nhỏ ở dốc cầu Nà Rụa, phường Tân An, Cao Bằng, bà Nguyễn Thị Quỳ cũng có một cành đào nhỏ trước ban thờ chồng, người 35 năm trước bất đắc dĩ trở thành “tù binh chiến tranh”. Câu chuyện liên tục ngắt quãng khi đôi vai của người phụ nữ nhỏ nhắn run lên bần bật trước những hồi ức từ 35 năm trước. Chiến tranh đã lấy đi của bà một đứa con. Và sau 35 năm, vết thương ấy chưa bao giờ lành khi hàng đêm, hình ảnh đứa nhỏ tím tái chết trong mưa lạnh vẫn ùa về như một nỗi kinh hoàng không bao giờ phai nhạt.

Sáng 17.2.1979, trời rất mù và lạnh. Từ thị trấn Nước Hai, bà Quỳ chỉ còn biết cắm đầu cắm cổ chạy loạn khi tiếng pháo của lính Trung Quốc “như bom Mỹ rải thảm” khắp nơi. Bệnh viện Hòa An bị đánh sập, người sản phụ khốn khổ đang mang thai đến tháng thứ 9 chỉ còn biết vác bụng lặc lè để chạy. “Cô chạy vào núi đá Mỏ Hách. Rồi từ Mỏ Hách chạy sang Đại Tiến. Chạy ngược với tiếng pháo”. Đám người chạy loạn bị lính Trung Quốc phát hiện, truy đuổi, và lại tứ tán khắp nơi. “Chúng nó đông lắm cháu ơi! Đâu đâu cũng thấy lính Trung Quốc”.

Trong gần một tuần lễ trốn trên động đá, bà Quỳ đau đẻ trong cái đói, trong cái rét, trong trời mưa lạnh, trong tối tăm mò mẫm. Không một hạt gạo mang theo. Không một tấm chăn. Cả đám người đói khát, rét mướt và lo sợ đến hoảng loạn. Chỉ ngay phía dưới, lính Trung Quốc đông lúc nhúc, vây hãm khắp nơi. Những con người khốn khổ lấy nước bằng cách hứng từ giọt gianh trong một tấm nilon rộng chừng 2 bàn tay. Ăn tất cả những gì mà ban đêm mấy người đàn ông mò mẫm được từ bờ cây, gốc sắn… ngay sát nơi lính Trung Quốc dựng trại.

Đến hôm đau đẻ, bà được đồng bào gom cho thìa đường cuối cùng, hòa với vốc nước “để có sức mà đẻ”. Đứa con đầu lòng được sinh ra trong hang đá nhưng 3 hôm sau thì qua đời. Bia thảm sát tại Tổng Chúp, Hưng Đạo, Hòa An, Cao Bằng. Bà Hậu, một người dân Tổng Chúc xưa từng cắp con chạy loạn bảo rằng: Bà không thể quên những ngày tháng 2 năm ấy. “Cô sinh cháu và gói trong một chiếc áo. Và rồi đó cũng là chiếc áo liệm”- người cựu binh chống Mỹ khốn khổ đưa tay lên dụi mắt. Những giọt nước mắt mờ đục lăn dài trên khuôn mặt “một ngàn nếp nhăn” tưởng chừng đã không còn có thể đau khổ được nữa: “Lúc đó cô yếu quá, bỏ mấy đồng nhờ một ông già mang cháu đi. Chắc vứt nó ở một đâu đó”.

Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Đêm ngày 25.2, người chồng nửa đêm đi kiếm ước uống bị sa vào tay lính Trung Quốc. Ông bị giam giữ cho đến ngày 3.6 và từ sau đó, những đồng nghiệp của ông ở Ty Thể thao Cao Bằng cho biết ông bỗng dưng có thói quen ăn cơm với nước lã. Còn bà Quỳ, quãng thời gian trong động đá và cái chết bi thảm của đứa con đầu lòng khiến bà trở nên trầm uất suốt 3 tháng. Tuyến sữa viêm tắc khiến sau đó người phụ nữ khốn khổ phải cắt đi một bên ngực.
35 năm, bằng đấy thời gian chưa đủ để bà Quỳ quên đi hình ảnh đứa con đầu lòng chết tím tái. “Đau xót lắm cháu ơi. Cô đi cúng, Thầy bảo nó không có nhà, lang thang ở một gốc cây nào đó”…(hết trích).

2.Khi giặc đến nhà
Ngày 17.2.1979, Trung Quốc đã dùng một lực lượng quân sự chính quy lên tới 60 vạn quân tấn công Việt Nam trên khắp chiều dài 1.200 km biên giới 6 tỉnh phía Bắc. Cao Bằng chính là một trong những trọng điểm đánh phá của quân đoàn 41A với sự tham gia của xe tăng và pháo binh. Theo nhận định của Xiaoming Zhang trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí China Quarterly tháng 12.2005, cuộc tấn công của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào việc nhanh chóng chiếm được Cao Bằng.

Nhưng hai mũi tấn công không đến được mục tiêu trong vòng 24 tiếng. Khu vực đồi núi cùng kháng cự của dân quân Việt Nam tạo ra khó khăn lớn. Việc đi chậm khiến Xu Shiyou, lãnh đạo cánh quân Quảng Tây, phải hoãn cuộc tấn công vào Cao Bằng, mặc dù phó tướng Wu Zhong đã đến sát thành phố này ở mạn phía đông và nam.

Trong một bài phát biểu được nhà nghiên cứu Dương Danh Hy dịch ra tiếng Việt ít năm trước, nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó là Đặng Tiểu Bình đã xác nhận đó là cuộc chiến "giết gà đã phải dùng dao mổ trâu". Cụ thể “vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là năm đánh một, sáu đánh một, chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy đánh một”.

Trang mạng quân sự milchina.com của Trung Quốc 3 năm trước đã cho đăng thư của một cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 phần nào giải thích lý do: "Mục đích của cuộc chiến tranh này là tàn phá, hủy hoại quốc lực của Việt Nam chứ không phải là chiếm lĩnh lãnh thổ, nên sau hai ngày đánh nhau, lính tham chiến bắt đầu chấp hành mệnh lệnh bán chính thức là “không bắt tù binh”, “không để lại cho Việt Nam một lá cây ngọn cỏ”...(hết trích).

(Nguyễn Trãi cách đây hơn 5 thế kỷ đã phẫn nộ lên án quân xâm lược nhà Minh phương Bắc: Tội ác của chúng quả là "trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi")
Phần 3: Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ
Từ 35 năm nay, vào dịp tháng 2 mỗi năm, Đại tá Triệu Quang Điện, trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lạng Sơn đều đến đền Mẫu để thắp hương cho đồng đội của mình. 35 năm, thời gian chưa đủ để ông quên đi bữa cháo nếp cuối cùng. 35 năm, ông vẫn nhớ như in hình ảnh của những người đồng đội trong tổ tam tam: Những Trần Văn Thái. Những Vi Văn Cao.

Năm đó, binh nhì Triệu Quang Điện vừa cưới vợ được 4 tháng, cũng vừa qua khóa huấn luyện 4 tháng ở Đông Khê, trở lại Lạng Sơn vào đúng buổi chiều ngày 16, khi phía Trung Quốc cho người đuổi trâu dò phá những bãi mìn biên giới. 5h sáng, khi pháo bắn cấp tập vào Đồng Đăng, ông cùng hai người đồng đội trong tổ thậm chí còn chưa kịp ăn nồi cháo gạo nếp đã đặt trên bếp để vội vã xách súng lên chốt ngay tại khu vực Đền Mẫu, pháo đài Đồng Đăng. Tới 7h, sương còn chưa tan thì lính Trung Quốc đã kéo sang khắp nơi. Ba người kê súng bắn. Ông Điện, giữ súng trung liên bắn suốt 1 giờ đồng hồ. “Hồi huấn luyện, tôi bắn bia được 3 điểm 9 - ông Điện nhớ lại - nhưng hôm đó, lính Trung Quốc lên quá đông, có lẽ là không cần bắn giỏi cũng có thể trúng”. Riêng tại chốt Đền Mẫu, binh nhì  Điện đã tiêu diệt tới 30 lính Trung Quốc.

Lính Trung Quốc cứ theo tiếng kèn lớp lớp xông lên. Bị hắt ngược trở lại, rồi lại xông lên. Trong một thời khắc, khi ông vừa nhảy xuống hào thay đạn thì chỉ nghe “bầm”. Ngoảnh lại, nơi 2 người đồng đội nằm chỉ còn lại một hố pháo đen xì. Không còn chút vết tích. Tới 10h, xe tăng Trung Quốc đã tràn ngập khắp nơi. Pháo binh Trung Quốc nã đạn vào pháo đài trong suốt nửa ngày 18. Bấy giờ trong hang Đền Mẫu, ngay phía dưới chốt của ông Điện có tới 300 - 400 dân tới tránh pháo.

Đến tối 18, đơn vị ông nhận được phương án đưa dân trong hang ra. Và chỉ trong một đêm, binh nhì Triệu Quang Điện trực tiếp đưa dân, ra ra vào vào 3 lần để cõng được ra 3 người đồng đội bị thương nặng.
Ít năm sau đó, khi gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một buổi lễ, ông thậm chí không trả lời được vì sao chỉ trong 1 đêm, với quãng đường 17km, một người chỉ nặng chưa tới 49kg đã 3 lần bò vào cõng đồng đội bị thương ra nơi an toàn.
Chúng tôi theo lối mòn trèo lên pháo đài Đồng Đăng, nơi bị đánh phá ác liệt nhất trong cuộc chiến biên giới.

Vào ngày 17.2.1979, 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 1 trung đoàn xe tăng và 6 trung đoàn pháo binh đã tấn công ác liệt nơi này. Trong cuốn Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng còn ghi rõ: Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh và nhân dân tới đây trú ẩn.

Tháng 2 năm nay (2014) , pháo đài trở nên cô đơn, trơ trọi giữa sự náo nhiệt của lễ hội Đền Mẫu.
Hoặc như ở chính cái nơi mà lính Trung Quốc xả súng vào chiếc xe cứu thương 12A 04-35 của bệnh viện Lạng Sơn đi Đồng Đăng cứu nhân dân bị thương, giết chết cả người lái xe, cả BS Nguyễn Thu Thủy, y tá Trịnh Thị Sâm, giờ một con đường mới đã được mở ra dập dìu xe cộ, hàng hóa thông thương qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Ở Tổng Chúp có tấm bia ghi bại vụ thảm sát này. Tấm bia giờ vẫn còn sau 35 năm, dù chiếc giếng cạn, nơi năm xưa chứa đầy xác phụ nữ, trẻ em bị hành quyết bằng rìu bổ củi giờ đã lấp đầy cây lá.
Quá khứ không dễ quên. Nhất là khi đó là những gì đau thương nhất. Cho dù theo thời gian, những nhân chứng chiến tranh giờ đã lần lượt ra đi. Ông Hoàng A Tỉn, nhân chứng thảm sát trong sân Bách hóa tổng hợp Bát Xát đã mất 2 năm trước.
Đến Tổng Chúp, lại nghe tin ông Nông Văn Ất, nguyên trưởng trại giống Đức Chính, người đã mất vợ và 4 đứa con trong vụ thảm sát Tổng Chúp giờ cũng không còn.

Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long
Nhưng cũng có những tấm bia trấn ải mới được dựng lên. Ngay bên tay phải đồn biên phòng tiền tiêu Pha Long, Mường Khương, Lào Cai, có những dòng chữ mới, được in trên bia đá:
Nguyên Thần Bổn Mệnh giữ núi non / Nam Sơn bốn cõi tựa sách trời định. Thiên thiên nhật nguyệt linh linh ứng / Tuyệt tuyệt long phụng báo quốc an / Bình nhất hà Việt Nam Quốc thổ.
Thạc sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh dịch: "Nguyên Thần được giao sứ mệnh giữ núi non. Núi nam bốn cõi đã quy định trong sách trời. Nghìn nghìn mặt trời, mặt trăng linh thiêng và ứng nghiệm (điều đó). (Có) rồng phượng tuyệt vời bảo vệ an nguy tổ quốc. Đất Việt Nam yên bình nhất là ở đây".
Thiếu tá Phan Đức Mạnh, chính trị viên đồn Pha Long cho biết tấm bia trấn ải vừa được dựng hồi tháng 5, đúng vào điểm đối diện đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Bên này từng hàng, từng hàng tên tuổi của 37 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc được khắc chìm trong đá xám. Năm ấy, những chiến sĩ công an vũ trang còn trẻ măng đã đánh đến viên đạn cuối cùng, đã đâm gẫy đến chiếc lưỡi lê cuối cùng để bảo vệ tổ quốc.
Ngày 17.2.1979, sau khi bắn viên đạn cuối cùng, một người lính Pha Long đã gửi bức điện cuối cùng về hậu phương. Và cũng chỉ vài chữ, đại ý: Chúng tôi hết đạn. Xin Vĩnh biệt.
Chợt nhớ đến những câu thơ Vương Trọng: "Mắt rưng rưng, dò đọc từng dòng / Gặp điệp khúc Tháng Hai năm Bảy chín / Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long...Đến lúc này tôi mới hiểu ra / Vì sao đường Biên giới bản đồ / Của Tổ quốc được tô màu đỏ!..".
Năm nay, chỉ duy nhất một, trong số gần bảy chục gốc đào ở Pha Long đơm hoa. 
Không xa Pha Long là điểm cao Tả Ngải Chồ, nơi một đồng nghiệp của chúng tôi, nhà báo, anh hùng liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết đã tay bút tay súng hy sinh vào ngày 17.2.1979.
Có lẽ, chính những người lính biên phòng, chính những nhà báo liệt sĩ, chính nhân dân anh hùng, những người đã ngã xuống từ cả ngàn năm nay, những người đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc năm 1979 mới là những tấm “bia trấn ải” thiêng liêng nhất mà mỗi người làm báo chúng tôi cần phải nhắc lại để thế hệ con cháu còn có được cảm xúc thiêng liêng, tự hào khi nhắc đến hai chữ “Tổ Quốc”. (Source: Blog quechoa)

Chú thích thêm: 
(i) BBC (13-2-14): 
Báo điện tử "Một Thế Giới" phải gỡ loạt bài kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi đăng tải. Trong khi đó, lãnh đạo ngành tuyên giáo bác bỏ liên quan với lý do "không biết việc này".
Chiều thứ Tư 12/2, báo mạng mới thành lập của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng chùm phóng sự của nhà báo Đào Tuấn về sự kiện xảy ra ngày 17/2/1979. Loạt phóng sự này gồm ba phần có tựa đề "Biên giới, hồi ức 35 năm", "Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau" và "Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ"; với nhiều phỏng vấn các nhân chứng của cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng khốc liệt. Cạnh đó, Một thế giới cũng đăng bài viết "Phút bi tráng ở Pò Hèn" của Ngọc Uyên, nói về cuộc chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), với quân Trung Quốc vào rạng sáng 17/2/1979, trong đó toàn bộ 45 chiến sỹ biên phòng Việt Nam đã hy sinh.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi "Không tìm thấy trang".
Còn ba ngày nữa là đúng 35 năm ngày quân đội Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong chiến dịch mà lãnh đạo Trung Quốc khi đó, Đặng Tiểu Bình, gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học". Cho tới giờ, cuộc chiến biên giới 1979 vẫn không được ghi nhận trong sách giáo khoa lịch sử và gần như không được nhắc tới trong báo chí chính thống.

Hôm 11/2, báo Lao Động đăng phỏng vấn với thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giáo sư Vũ Minh Giang, nói hội này dự tính sẽ có lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới. GS Giang cho hay lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về chủ đề này. Ông cũng nói theo lệnh của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN, trong quá trình biên soạn bộ lịch sử Việt Nam, cuộc chiến 1979 sẽ không bị bỏ qua.

Ông nói: "Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc". Ý tưởng đưa các cuộc đụng độ với Trung Quốc vào sách giáo khoa lịch sử đã được chính Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đề cập trong buổi làm việc với các sử gia hàng đầu Việt Nam hôm 30/12/2013....BBC (13-2-14): đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và câu hỏi đầu tiên được đặt ra với ông Kỷ là liệu tờ "Một Thế giới" gỡ bài phóng sự được chuẩn bị công phu có phải do mắc sai phạm gì hay không?

Ông Nguyễn Thế Kỷ:  Tôi nói rất thực là tôi không biết về việc này. Việc họ đưa lên hay đưa xuống thì chắc chắn là việc của họ. Còn tôi không có tác động bất cứ gì vào chuyện đấy. (Ông Nguyễn Thế Kỷ từng đảm nhiệm vị trí Vụ trưởng Vụ Báo chí xuất bản thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Giám đốc Đài PTTH Nghệ An, Tổng biên tập báo Nghệ An, Phó ban Tuyên giáo tỉnh Nghệ An, Bí thư huyện ủy Nam Đàn (Nghệ An))
BBC: Về cuộc chiến năm 79, nếu báo chí đưa thông tin đúng sự thật, có kiểm chứng thì có được đưa tin thoải mái, hay có hạn chế gì không?
Ông Nguyễn Thế Kỷ: 
Tôi nghĩ cái này là suy nghĩ của Tổng Biên tập các báo. Tôi nghĩ là thế này, ví dụ như chỉ vì một ai đó có thời kỳ có gì đó trong quan hệ trong quá khứ có điều gì đó không ổn chẳng hạn, nhưng trong hiện tại khi hai bên đang cố gắng có thiện chí để thiết lập quan hệ tốt hơn thì thường người ta cũng có cân nhắc xem ngồi với nhau thì có nên kể lại những chuyện ngày xưa hay không. Thì đó là cái ứng xử tôi nói là của cá nhân với nhau để rồi mình nói rộng ra hơn là giữa các quốc gia với nhau.

BBC: Gần đây có những tâm lý về tranh chấp biển đảo, tranh chấp lãnh hải, một số người cho rằng TQ từ trước đến nay vẫn có ý bành trướng, xâm lược VN, vậy đưa những thông tin lịch sử, những câu chuyện như vậy liệu có phải là điều có lợi cho người dân?
Ông Nguyễn Thế Kỷ: Tôi nghĩ điều này thì cơ quan truyền thông tự cân nhắc lấy, xem việc đó có lợi hay không, với sự bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, với trách nhiệm với đất nước.

(ii) Hoàng Mai: 
Quan hệ Việt-Trung trong suốt chiều dài lịch sử của hai nước, có thể gói gọn trong một nhận định: Đó là lịch sử thôn tính và xâm lược với mưu đồ “mở mang bờ cõi” của nước Trung Hoa đến từ phương Bắc đối với dân tộc Việt phương Nam. Đồng thời cũng là lịch sử chiến đấu và chiến thắng oanh liệt của người Việt giáng trả đích đáng bọn xâm lược Trung Quốc.
Nhìn lại lịch sử của Dân tộc Việt, ta thấy, ông cha ta luôn uyển chuyển trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng nhận định rõ Trung Quốc luôn luôn là kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, để từ đó có thái độ dứt khoát, không bị nhầm lẫn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Đất nước. Tiêu biểu cho nhận định về Trung Quốc, trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà ông cha ta đúc kết và để lại, đó là vua Trần Nhân Tông (1258-1308),

Ông để lại lời dặn: “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là họa nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.
Cha ông ta là như thế, nhưng thời đại, mà hôm nay ta gọi là “Thời đại Hồ Chí Minh”, người Việt đã mắc sai lầm mang tính lịch sử, để rồi đất đai, biển đảo, chủ quyền đang dần thuộc về Trung Quốc. Đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác, đặc biệt là trong việc xác định bạn thù đối với Trung Quốc; mà theo đó, trái ngược hoàn toàn với di sản quý báu mà ông cha ta đã để lại, như đã nêu trên.
(Blog BXVN)

(iii) VOA (13-2-14):
Carl Thayer: Việt Nam im tiếng trước ngày đánh dấu chiến tranh Biên giới
Nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam những ngày qua đã sử dụng hình ảnh hoa sim tím hay hoa đào để tưởng nhớ các chiến sỹ Việt hy sinh trong Chiến tranh Biên giới năm 1979. Trong khi đó, gần tới ngày 17/2, báo chí trong nước hầu như không đề cập gì tới cuộc chiến gây thương vong lớn giữa hai nước láng giềng từng được coi là có mối quan hệ ‘môi hở răng lạnh’.

Lãnh đạo một tờ báo ở Việt Nam nói với VOA Việt Ngữ với điều kiện không nêu danh tính rằng cơ quan ông đã nhận được một chỉ thị mật từ Ban Tuyên giáo Trung ương liên quan tới việc đưa tin về Cuộc chiến Biên giới Việt - Trung. Nhà báo này nói rằng nhiều cơ quan báo chí lớn ở Việt Nam đã chuẩn bị sẵn các bài viết về sự kiện xảy ra năm 1979, nhưng hiện đang ở trong tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’.

Khi được hỏi về sự dè dặt này, giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc nói rằng Hà Nội không muốn thu hút sự chú ý tới một thực tế là Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam trong cuộc chiến hơn 35 năm trước vì không muốn nó làm tổn hại quan hệ song phương. Ông nói : "Tinh thần dân tộc là một con dao hai lưỡi. Nó có thể thúc đẩy đoàn kết dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể được sử dụng để chống lại Trung Quốc, một kẻ thù từng xâm lược và tấn công Việt Nam. Chính vì thế, cả hai nước muốn bỏ qua giai đoạn này trong lịch sử và không giải thích rõ chuyện gì đã xảy ra".

Chuyên gia người Úc hiện đang có mặt ở Việt Nam để chuẩn bị trả lời một kênh truyền hình dành cho giới trẻ về cuộc chiến.
Ông cho VOA Việt Ngữ biết rằng bản thân ông khá ngạc nhiên vì lời mời xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia để nói về sự kiện xảy ra năm 1979. Theo nhà nghiên cứu này, ông đã biết được các thông tin về việc Bắc Kinh không muốn các cuộc kỷ niệm sự kiện đẫm máu trên biên giới biến thành một cuộc công kích chống Trung Quốc. Ông nói : "Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ 10 năm sau cuộc chiến biên giới và mối bang giao này đã tiến xa. Hai năm trước, họ còn đạt một thỏa thuận định hướng dư luận để không làm biển Đông và các vấn đề khác gợi lại giai đoạn sóng gió trước đây. Việt Nam lo ngại việc kỷ niệm cuộc chiến biên giới có thể biến thành một cuộc công kích chống Trung Quốc cũng như sự công kích rằng chính phủ Việt Nam đã không làm đủ để tưởng nhớ những hy sinh trong cuộc chiến". Ông Thayer còn nói thêm rằng Trung Quốc không bao giờ ngần ngại phàn nàn với phía Việt Nam mỗi khi có sự kiện có thể được sử dụng để khơi gợi tinh thần chống Bắc Kinh.

Vài ngày trước đây, phiên bản điện tử của tờ Petro Times đã cho đăng tải bài viết với tựa đề ‘Biên niên sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979’, trong đó có dẫn lời của ông Đặng Tiểu Bình nói ‘dạy cho Việt Nam’ một bài học. Tuy nhiên, cho tới tối ngày 12/2, bài viết này ‘đã bị gỡ bỏ’ theo như thông báo hiển thị khi click vào bài báo. Tờ báo thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không giải thích lý do. Một năm trước, nhiều tờ báo lớn ở trong nước cũng đã có một loạt bài đánh dấu ngày xảy ra Chiến tranh Biên giới Việt - Trung.

Mới đây, khi phát biểu tại một trung tâm nghiên cứu chính sách có uy tín ở thủ đô Washington DC của Mỹ, đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Nguyễn Quốc Cường, nói rằng Hà Nội muốn có mối bang giao tốt đẹp với nước láng giềng lớn của Việt Nam. Ông cũng đề cập tới việc năm ngoái, giới lãnh đạo hai nước lần đầu tiên sử dụng đường dây nóng Việt - Trung sau nhiều năm thiết lập, dẫn tới các đồn đoán cho rằng phía Bắc Kinh đã nhân dịp đó ‘nhắc nhở’ Hà Nội về các vấn đề gây trở ngại cho quan hệ giữa hai quốc gia.

Ông Cường cũng nói về mối quan hệ đối tác toàn diện với Trung Quốc, nhưng cũng công khai thừa nhận hai bên vẫn còn những bất đồng. Nhà ngoại giao này nói: "Tôi cũng phải nói rằng chúng tôi [Việt Nam - Trung Quốc] vẫn có quan điểm hết sức khác nhau về các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Chúng tôi đã thể hiện mối quan ngại của chúng tôi. Chúng tôi đã nhiều lần lặp lại quan ngại của chúng tôi về các động thái gần đây của Trung Quốc ở biển Đông như lệnh cấm đánh bắt cá chẳng hạn". Tháng trước, một cuộc xuống đường của người dân để tưởng nhớ một sự kiện đẫm máu ở quần đảo Hoàng Sa xảy ra 40 năm trước giữa hai quốc gia đã bị chính quyền địa phương giải tán.

Tin cho hay, hiện một số nhà hoạt động ở trong nước cũng đang tính tới việc tổ chức kỷ niệm Chiến tranh Biên giới.
*****

(i) Đỗ Trung Quân: Hoa đào đỏ từ nghìn thu trước...
vì sự khốn nạn của chúng mày
với đồng bào ta
vì sự cướp giật của chúng mày
với biển đảo ta
mày!
chính mày !
đã vớt ta lên từ đáy chai rượu
mày !
chính mày !
đã đặt đôi bàn chân tưởng quên gai góc của ta xuống mặt đường
cảm ơn mày Tung Của.
vì sự hèn nhát của quý vị
nhân danh đủ thứ mỹ từ
ổn định - hòa bình - tàu lạ - kẻ lạ...
đã vớt ta lên từ đáy chai rượu
đã lôi ta tuột khỏi nệm giường
chân dài - chân ngắn.
đã giúp ta thôi lóe mắt vì ánh đèn phù phiếm
ta cảm ơn quí vị !
những kẻ cùng màu da nhưng khác tóc
ta thà cạo trọc
không để đuôi sam.
đây một nén nhang
một ly rượu nhạt
cúi đầu tưởng niệm những chàng trai, cô gái
vị quốc vong thân.
hoa đào đỏ
đỏ từ nghìn thu trước
vẫn nguyên màu hoa của Việt Nam. (đtq - 12 Tháng 2 /2014) 

(ii) Bùi An Nguyễn: Dặn Con
 khi con học bài văn và sử ở trường,
 đọc to lên những điều về " Ngụy ".
 Ba ngước lên bàn thờ nội - ngoại
 ( hai ông " ngụy già" đã bước xuống mồ).
 Nỗi đau của ba dâng lên làm nghẹn cổ.
 Thôi thì cho qua,
 vì đã thành nội sử.
 Gieo cho con làm chi hận thù quá khứ.
            Khi con học bài văn và sử ở trường,
            đọc to lên những điều vinh quang của Đảng
            Tiếng cười của ba không thoát ra,
            mà chui xuống bụng xì hơi.
            Thôi thì bây giờ học cũng như chơi
            không lẽ ba bắt con đi móc bọc.
  Nhưng nếu một hai năm tới,
  thầy cô còn giảng cho con về một thứ chủ nghĩa:
  Chủ Nghĩa Anh Hùng Cách Mạng,
   sản phẩm của" Đảng ta".
   Ba muốn con phải bịt tai tức khắc.
   Vì tự cổ chí kim,
   không một Dân tộc nào
   không một thứ chủ nghĩa anh hùng nào
   lại sợ, không dám vinh danh
   các anh hùng Vị Quốc Vong Thân. (Sài Gòn 12/2/2014)

(iii) Nguyễn Duy: Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng! Ải Chi lăng !
lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
gập ghềnh lũng thấp đồi cao
vũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa
          Chập chờn trận mạc xa xưa
          quân reo ngựa hí gươm khua dậy trời
          thịt xương xưa hóa đất rồi
          nợ xưa còn để nặng đời sau ư ?
Gió trên vách đá ù ù
nghe
tù và dội xuống từ cao xanh... (Mặt trận Lạng Sơn, 23. 2 .1979)

(NQL: Nhà thơ Nguyễn Duy năm 1979 là phóng viên báo Văn nghệ, anh có mặt tại Lạng Sơn ngày 18/2/1979, một ngày sau Quân Trung quốc xâm lược gây hấn trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Nguyễn Duy gửi cho Quê Choa một chùm thơ mặt trận Lạng Sơn 2/1979 và ghi chép anh viết trong những ngày căm hận ấy).

(2) Dương Thành Tân: Đức tính cần có của lãnh tụ Việt Nam trong tương lai
Với thương hiệu Hồ Chí Minh, đảng cộng sản đã thêu dệt huyền thoại của lãnh tụ tài đức song toàn. Nhưng công tâm xem xét, ngay trong tự truyện viết ra để tâng bốc mình, huyền thoại của vị cha già dân tộc, hy sinh vì nước vì dân chẳng có gì phi thường, vượt bực.

Nỗi gian nan của ông Hồ tìm đường cứu nước thì người vượt biên nào cũng đã trãi qua. Thường thì nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Chuyện ăn cơm độn ngô ở hang Pắc Bó thì người dân nào cũng nếm phải trong thời bao cấp. Nhiều khi chỉ muốn ăn ngô, khoai, bo bo thôi mà cũng chẳng được. Đảng cộng sản lấy nhà sàn của ông Hồ làm biểu tượng cho sự giản dị, tiết kiệm. Nhưng đố ai tìm được một khung cảnh phong thủy hữu tình hơn chốn này ngay giữa lòng Hà Nội. Ngược lại, nó chứng minh rằng Hồ Chí Minh là một người rất sành hưởng thụ !!!!

Cái tài của Hồ chí Minh và các đồng chí nó ở chỗ khác, chẳng đời nào dám nói ra : Khả năng dùng mọi thủ đoạn để tiêu diệt đối kháng mà không đếm xỉa gì đến nhân tâm, đạo đức hay sinh mạng !!!

Vì sống trong với môi trường cộng sản, nhiều người đấu tranh, nhất là những người trẻ cũng ước ao có một người đầy đủ tài đức đứng ra chỉ huy cuộc cách mạng chống cộng sản. Một thứ minh chủ, lãnh tụ, leader… tài đức song toàn và siêu việt. Những người này vướng phải 2 sai lầm:
Thứ nhất xem lãnh tụ chỉ là một người mà không phải là một quần thể lãnh tụ.
Thứ hai là người lãnh tụ này phải có khả năng siêu phàm mà không còn là một con người bình thường như mọi người khác.

Lãnh tụ khác với lãnh đạo. Trong ngôn ngữ Việt Nam, lãnh tụ là một danh từ. Lãnh đạo vừa là danh từ, vừa là động từ. Lãnh tụ là một biểu tượng. Lãnh đạo là người chỉ huy, điều hành. Lãnh tụ thuyết phục những người khác hành động. Lãnh đạo ra lệnh cho những người khác hành động. Lãnh tụ có quyền lực tâm lý khi chưa có quyền lực thật sự. Lãnh đạo phải có quyền lực, nếu không thì chẳng làm được gì. Lãnh tụ chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh đấu tranh, xây dựng thế lực từ hai bàn tay trắng. Lãnh đạo là người thừa kế, nhờ có vốn liếng sẵn mới phát huy những gì mình có sẵn để thêm to tát.

Một lãnh tụ, một đảng phái sẽ dễ độc tài.
Trong cuộc chiến đấu dành độc lập chống Pháp của Việt Nam có rất nhiều đảng phái, nhân vật. Nào là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học... Nào là Cao Đài, Hòa Hảo, Quốc Dân Đảng, Đại Việt... Không ít thì nhiều, họ vẫn có công lao cống hiến cho đất nước và là những biểu tượng ái quốc. Cộng sản cố tình bỏ quên hay làm lu mờ những lãnh tụ này. Lịch sử bị lèo lái theo một hướng duy nhất: Hồ Chí Minh vĩ đại, đảng cộng sản muôn năm.
Nếu ai cũng khư khư ao ước được một nhân vật đứng ra lãnh đạo thì sớm hay muộn gì cũng dẫn đến độc đảng và độc tài. Một ông vua và một triều đình.

Quốc gia dân chủ không thể có một độc đảng, một lãnh tụ duy nhất. Nếu có thì họ chỉ là nhân vật của một giai đoạn mà thôi. Những lãnh tụ, đảng phái nào tự cho rằng chỉ có mỗi mình mới có thể cầm quyền mãi mãi đều trở thành những chính quyền độc tài. Nếu ai còn bênh vực cho Hồ Chí Minh thì hãy nhìn những nhân vật khác như Mao Trạch Đông, Stalin, Nã Phá Luân, Lý Thế Dân, Kadafi, Kim Nhật Thành…
Trong mọi cuộc cách mạng, lúc nào cũng có nhiều nhân vật, tổ chức, đảng phái khác nhau. Trong cuộc chiến chống lại đế quốc Anh để dành độc lập. Ngoài George Washington ra, Hoa Kỳ còn lắm anh hùng khác như La Fayette, Benjamin Franklin, Thomas Jefferson…
Trong việc lập quốc nước Do Thái. Ngoài Ben Gourion ra, còn nhiều nhân vật của các đảng phái then chốt khác như Menahem Begin, Moshe Dayan, Golda Meir...
Nhiều người lãnh đạo được lịch sử ghi lại như những lãnh tụ như Nelson Mandela, George Washington, Ben Gourion... khi từ nhiệm ở đỉnh cao quyền lực. Chuyện mà chẳng có một lãnh tụ cộng sản nào làm được!

Lãnh tụ phải siêu phàm?
Lịch sử Đông Tây đã chứng minh, lắm vị lãnh tụ, anh hùng dân tộc lại là những nguời bình thường. Thậm chí rất bình thường. Nelson Mandela là một anh chàng háo sắc. Gandhi là một người cha rất tồi. Winston Churchill là một người thất bại trong hôn nhân, nghiện rượu, bị trầm cảm, từng muốn tự tử và thích dùng bạo lực !!!!! Vậy cái gì đã làm những người bình thường này trở thành lãnh tụ? Giới nghiên cứu cho rằng người có khả năng lãnh đạo, và nếu hoàn cảnh cho phép, sẽ trở thành lãnh tụ nếu có bốn đức tính sau đây : Lạc quan, tự tin, chân thật và quyết đoán.

- Sự lạc quan, thái độ tin tưởng tương lai tốt đẹp không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của khả năng vượt qua khó khăn hiện tại để tiên liệu về tương lai. Ai đó đã nói lãnh đạo là tiên liệu. Không những người lãnh đạo chính trị tiên liệu được tương lai, mà còn phải tiên liệu được hành động của mình và đường lối của đảng phái đối với người khác. Nếu đường lối, cách ứng xử, những phát biểu của đảng mình như vậy, như vậy... thì hậu quả sẽ như thế, như thế...

Như mọi người, một lãnh đạo lạc quan sẽ có những tự tin cần thiết. Sự tự tin sẽ lan tràn đến các thành viên của đảng phái mình. Ở đâu cũng vậy, trong quốc gia, hãng làm, đảng phái hay gia đình, lúc nào những người tự tin cũng là những nhân vật đầu tàu. Nói trước làm trước và tạo ra những thành quả vượt bực.

Vì lạc quan và tự tin, người lãnh đạo sẽ không ngần ngại chia sẽ những khó khăn một cách thành thật với các thành viên khác để tìm ra giải đáp. Ngược lại, những thành viên cũng thành thật khai báo những khó khăn, khuyết điểm của mình để người lãnh đạo tìm cách bù đắp, sữa sai. Người lãnh đạo đã tạo ra một không khí thành thật không cần phải dối trên lừa dưới, đối kỵ hay bè phái. Có lạc quan, tự tin và thành thật rồi vẫn chưa đủ. Người lãnh đạo còn phải có khả năng cuối cùng là quyết đoán. Sự quyết đoán là những gì tinh hoa nhất của một người lãnh đạo. Những quyết định tài tình sẽ đưa bản thân, đảng phái, quốc gia…  vượt qua khó khăn kinh tế, nguy cơ bị đồng hóa hay bị tiêu diệt.

Hiện nay các cấp lãnh đạo của đảng cộng sản không có những yếu tố kể trên. Cứ nghe những phát biểu, việc làm của các bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng… và phản ứng như thế nào của dân chúng thì biết ngay là họ không có khả năng lãnh đạo quốc gia.

Và nhiệm vụ của người lãnh đạo có tầm vóc của lãnh tụ là gì? Nói cho nhiều, nhưng chỉ có ba nhiệm vụ chính mà thôi: (a) Thuyết phục những người khác hành động bằng nhân cách sống, lối ứng xử, cách giải quyết… của mình. (b) Qua sự giao tiếp, hiểu rõ và đáp ứng nguyện vọng của những thành viên. (c) Sát cánh và hổ trợ những người cộng sự có công với tập thể, tổ chức. Những đức tính này lại có trong quần thể đấu tranh cho dân chủ. Những hành động của họ, dù nhỏ nhoi vẫn là những khích lệ, thúc đẩy những người khác đi vào con đường đấu tranh. Hơn thế nữa, họ đã chứng tỏ đầy đủ bản lãnh để thành rường cột cho quốc gia khi Việt Nam thay đổi chính trị.
Với những tuyên bố quyết liệt ngay khi còn trong tù,  Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Phương Uyên… có thể đứng đầu những tổ chức công đoàn, đoàn luật sư để bảo vệ công nhân, nông dân, dân oan.
Trịnh Hội đã huy động tiền bạc cứu giúp người Việt ở Phillippine hiệu quả hơn hẵn đại sứ quán. Đặng Xương Hùng đã ly khai trong đỉnh cao quyền lực trong bộ ngoại giao, cởi bỏ chức vụ đọc và chép để thành một người đấu tranh tự do. Sau này họ có thể là rường cột của bộ ngoại giao - gạch nối liền giữa người Việt ở trong nước và  hãi ngoại.

Với kiến thức và can đảm về chính trị, những người như ông Nguyễn Gia kiễng, gia đình Huỳnh Ngọc Tuấn, nhà báo Đoan Trang, Hà Sĩ Phu… có đầy đủ khả năng làm việc trong quốc hội, vạch những đường lối chính trị để Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường.
Với khả năng ăn nói, viết bài lưu loát vốn là nghề nghiệp của mình, Trương Duy Nhất, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đức Kiên, Mẹ Nấm, Nguyễn Hưng Quốc, Tưởng Năng Tiến… cùng với những người điều hành của blog Dân Luận, Dân Làm Báo, Anh Ba Sàm, quechoa… có đủ chuyên môn để làm ở đài truyền hình, bộ giáo dục.
Xin các người đấu tranh khác thứ lỗi cho việc liệt kê sơ sài này. Tác giả không thể ghi hết tên và khả năng của tất cả. Chỉ ghi vài tên tuổi để chứng minh rằng: Giới trí thức đấu tranh trong và ngoài nước hoàn toàn dư giả nhân tài để thay thế đảng cộng sản trong mọi lãnh vực. Cũng như một công ty kinh tế, tìm được giàn nhân vật để làm đầu não rồi thì tìm những người thừa hành dễ hơn. Một Tình trạng hỗn loạn quốc gia, mà dân chúng lo sợ sau sự ra đi của nền chính trị độc tài sẽ không xảy ra.
Các đảng viên cộng sản yêu nước và có thực tài cũng nên yên tâm. Hãy nhìn Đặng Xương Hùng, Phạm Chí Dũng,  Lê Hiếu Đằng... đã được phe đấu tranh dân chủ chào đón như thế nào. Trong chế độ dân chủ, những phần tử tinh hoa đều có cơ hội để phát huy tài ba của mình. Thay vì phải học thuộc, đọc lại, làm theo...  chế độ chuyên chế. Nếu chính trị Việt Nam không thay đổi bằng máu thì không có lý do gì mà các đảng viên cộng sản bị trả thù.
Trở về với hai câu hỏi mà nhiều người sắp đấu tranh thắc mắc: Lãnh tụ chống cộng sản là ai? Xin trả lời là quần thể những người đã và đang đấu tranh. Đang sống ở hải ngoại, vô gia cư, đang chăn vịt, ngồi trong tù, bị quản thúc, đánh đập, theo dõi... Lãnh tụ không là một người, mà là nhiều nhân vật khác nhau. Sau này dân chúng, những tổ chức dân sự, đảng phái chính trị... sẽ lựa chọn người đại diện cho chính phủ. Sau này là sau này. Đừng đòi hỏi một chuyện mà chỉ có thời gian mới có thể trả lời.
Và những lãnh tụ này muốn chúng ta làm gì? Xin thưa, họ mong muốn chúng ta hành động tùy theo khả năng của mỗi người chúng ta. Người nào đấu tranh được thì đấu tranh. Không công khai được thì ngấm ngầm. Hỗ trợ được thì hỗ trợ. Không vật chất được thì tinh thần. Hãy làm những gì mà mỗi chúng ta có thể làm và dám làm. Vì những người lãnh tụ, cũng như chúng ta, cũng chỉ là những người bình thường. Họ cũng chỉ làm những gì mà họ có thể làm.
Trong một thể chế Dân chủ đa nguyên, mỗi một người chúng ta vừa là kẻ thừa hành và cũng vừa là lãnh tụ. (Source: Thông Luận, Paris).
(3) Thơ
(i) Trần Mạnh Hảo : Hoa Đào Năm Ngoái
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Thôi Hộ)
Hoa đào năm ngoái còn tươi
Mắt môi thuở ấy nét cười thẳm không
Hồn hoa he hé gió đông
Tiếc xuân đợi nỗi cải ngồng tháng ba.
          Mỗi người chúm chím đào hoa
          Để tôi hồn vía tan ra cùng trời
          Bướm ong còn cất lên lời
          Mà tôi im lặng một thời đào phai.
Yêu hoa đào, ngắm hoa mai
Tôi về nam gửi hồn ngoài Thăng Long
Hoa đào xưa gió long đong
Mới hay tài sắc đừng mong xuôi chèo.
          Bướm ong còn biết vượt đèo
          Hoa đào xưa của ta theo một đời
          Hồn hoa năm cũ lại cười
          Một thời xuân bởi còn người đào hoa...
(ii) Chế Lan Viên: Hoa Đào Nở Sớm
Hoa đào trước ngỏ em qua
Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa
Đầy vườn lộc biết cây tơ
Năm đi chưa hết, đã ngờ xuân đâu
          Bỗng dưng một đóa hoa đầu
          Nghe như đất lạ năm nào gặp em
          Phải rằng xe xích thời gian
          Vầng dương bên ấy mọc sang bên này?
Nắng hoe, bướm trở mình bay
Cành non nở vội kịp ngày chào hoa.
Lòng anh tự độ em qua
Hoa bay bướm dạo cùng ta vào đời

Cành Đào Nguyễn Huệ
Hẳn nhớ Thăng Long, hẳn nhớ đào?
Mai vàng xứ Huế có khuây đâu?
Đào phi theo ngựa về cung nhé!
Nở cạnh đài gương sắc chiến bào 
(iii) Đinh Hùng: Hoa Bay Về Ngàn
Em đi , rừng núi vào Xuân ,
Áo thiên thanh dệt trắng ngần hoa bay .
Búp lan dài mướt ngón tay ,
Cả lâm tuyền nhớ gót giầy phong hương .
Nghe như đàn lả cung thương ,
Bầy chim bên suối soi gương tự tình .
Cỏ thơm nếp lụa đồng trinh ,
Mây giăng cánh bướm cho mình lên non .
Sông rừng uốn khúc lưng thon ,
Nụ cười hoa dại nét son não nùng ,
Tình vương xóm Mán trập trùng ,
Lòng như xuân tỏa hồn rừng hoang vu .
Cầu treo nối nhịp tương tư ,
Lắng trong cây lá , giấc mơ về ngàn .
Nắng soi ấm mái nhà sàn ,
Hơi xuân ủ cánh phong lan nõn nà .
Óng vàng mái tóc tiên sa ,
Cỏ đồi chải phớt lược ngà buông lơi .
Nhớ về Bản nhỏ lưng trời ,
Xuân đi , còn lẩn nụ cười trong mây 
(iv) Tản Đà: Vịnh Cánh Hoa Đào
Trời để trời nuông, trời phải dạy
Dẫu rằng bé bỏng khéo kiêng khem
Trải bao mưa nắng cùng mưa móc
Vẫn một màu son với chị em
Cười trận gió đông hăng hái thổi
Thương con bướm trắng phất phơ thèm
Xin ai yêu đến đừng ham nó
Hễ mó tay vào ố nhọ nhem 
..................................................................................................




No comments:

Post a Comment