Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 1 November 2016

NGÀI BAN KI-MOON =PHAN LẠC TIẾP =

NGÀI

NGÀI BAN KI-MOON THĂM NHÀ THỜ, XEM GIA PHẢ HỌ PHAN

NGUYỄN THIÊN-THỤ * PHAN LẠC TIẾP, MỘT THỜI OAN TRÁI




Tác phẩm này do Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2011, trên 400 trang.Đây là một tập truyện có hai phần.
Phần thứ nhất ĐẤT CŨ NGƯỜI XƯA gồm 9 truyện:
Cây Khế Ngày Xưa
- Ngày Tháng Cũ
- Quê Ngoại
- Người Nghệ Sĩ Miền Quê
- Soái Nham
- Sơn Chung Tiên Sinh
- Người Đàn Bà Nhan Sắc
- Tào Mạt
- Một Mảnh Trời Hà Nội


 

Phần thứ hai NHỮNG NGÀY LƯU LẠC, gồm 14 truyện. - Cây Thông
- Một Thoáng Đi Qua Khu Rừng Nhất Linh
- Một Làn Gió Tinh Khôi
- Sài Gòn Thoáng Nhớ
- Đi Mua Đồ Cũ
- Một Chút Nhớ Quên
- Vài kỷ niệm về Nguyễn Thanh Hùng
- Cụ Hoàng Văn Chí
- Những Chặng Đời Nghiệt Ngã
- Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
- Một Ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
- Người Đàn Bà Trên Tàu 502
- Chị Em
- Hà Nội Ngày Trở Lại


Thời Oan Trái là thời kỳ Cộng sản cai trị từ 1945 cho đến nay, một số dân Việt Nam đã sống tủi nhục và chết oan ưc vì Cộng sản độc tài, tàn bạo. Trong truyện Ngày Tháng Cũ, Phan Lạc Tiếp đã nói rõ ý nghĩa của nhan đề sách: Bao nhiêu oan trái của chiến tranh, bao nhiêu người đã ra đi, oan uổng bỏ mình. Hầu hết những truyện trên đều là những truyện của quê hương Việt Nam từ Hà Nội đến Saigon, đặc biệt là những việc xảy ra ở làng quê của Phan Lạc Tiếp từ 1945 cho đến sau 1975. Và đó cũng là những kỷ niệm của thời ấu thơ của Phan Lạc Tiếp. Tất cả những nhân vật, những câu chuyện đều có thực, một số đã chết trong ngục tù miền Bắc, một số di cư vào Saigòn nhưng rồi cũng đã về Tây phương cực lạc.
Tập truyện này có ba trọng điểm:
- Kỷ niệm thời thơ ấu
- Tố cáo
-Tình người.


1. Kỷ niệm thời thơ ấu:

Truyên đầu tiên là truyện Cây Khế Ngày Xưa, là những kỷ niệm của một thời ấu thơ ở quê nhà bên cha mẹ với những ngày tết, trẻ con vui mửng tuổi cha mẹ, họ hàng rồi được tiền mừng tuổi. Rồi là năm 1945, Việt Minh lên, kêu gọi mọi người đi biểu tình. Một số người làng đã thoát ly gia đình theo Việt Minh. Năm 1994, Phan Lạc Tiếp trở về thăm quê, hầu hết họ đã ra người thiên cổ.
Truyện Quê ngoại là kỷ niệm về thăm Chàng Thôn, quê ngoại của tác giả với bao người và cảnh thân thương.
Người Nghệ Sĩ Miền Quê là kỷ niệm một tình bạn chân thành, mộc mạc.

2. Tố cáo


Tác phẩm của ông tố cáo chiến tranh .Tác giả viết cho Tố Quyên, vợ Phan Lạc Trạch, là con ông Tú bị cộng sản xiết cổ mà chết:



Từ những biến cố đó làng mình tan nát. Anh em, chị em mình tan nát, chia lìa. Cuộc chiến chống Pháp 9 năm chấm dứt chưa được bao lâu, thì cuộc tương tan Nam Bắc lại bùng lên do người Cộng Sản phát động. Một cuộc tương tàn vô cùng khủng hiếp. Hàng triệu người Việt đã chết. Bao nhiêu cảnh chia lìa tan tác. Bao nhiêu đổ vỡ, đớn đau. Khi cuộc chiến tàn, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, trong đó có em [...].Bây giờ cuộc chiến đã tàn. Bao nhiêu người chết trong oan trái, kể cả những người đã được vinh danh là anh hùng. Một cuộc chiến tàn khốc mà hoàn toàn vô ích (Người Đàn Bà Nhan Sắc )


Nhưng phần lớn là tố cáo cộng sản.
(1). Truyện Sơn Chung tiên sinh là truyện ông Đỗ Nhật Tân ở làng Nủa của Phan Lạc Tiếp. Năm 1945 tham gia Việt Minh.Năm ấy là năm 1949, các làng lần lượt phải “ tề.” Một hôm, Tây về làng bắt phu, kiếm gỗ và lấy cảhoành phi, câu đối lót đường cho xe các quan chạy. Người con trai cụ tú họ Phan, biết nói tiếng Pháp,được người làng yêu cầu “ nói cho họ biết, cần gỗ thì lấy cánh cửa cũng được. Sao lại phải lấy câuđối, hoành phi..” Tây nghe ra và tỏ vẻ thông cảm. Ông Tân đứng cạnh người con cụ Tú họ Phan, chứngkiến cuộc nói chuyện này. Đêm đến, Tây trở về đồn. Việt Minh còn ẩn khuất trong làng, tới lễ phépmời người con trai cụ Tú và ông Tân đi họp. Cả hai được du kích dẫn ra cánh đồng chân núi Sài Sơn.

Họ giữ chặt tay chân người con trai cụ Tú, nói mấy lời kết án, rồi sai hai người lấy dây thừng kéo
mạnh, siết cổ tới chết. Ông Tân đứng đó chứng kiến, sợ đến lạnh toát cả chân tay, sẵn sàng chờ đến lượt mình. Nhưng không. Họ kéo xác người con cụ Tú đi, và nói với ông Tân: “Chúng tôi tha chết cho anh...”

Ông Tân sợ quá trong đêm tối chạy bừa rồi ngã lăn bât tỉnh nhân sự, sau về Hà Nội rồi di cư vào Nam, làm việc cho Phủ Quốc Vụ Khanh tại Sài gòn. Sau 1975 về quê. Và đây là oan trái của đời ông, và nhà ông:

Nhưng mới hôm trước hôm sau, Uỷ Ban Xã mời ông ra trụ sở làm việc. Họ ăn nói rất ôn hòa “... Bác ở xa mới về, chưa quen nếp sống mới, bác cần được nghỉ ngơi, học tập một thời gian...” Thế là ông phải đi tù. Hôm đến trại, sau phần thủ tục, ông ngồi dưới gốc cây, có một ông già đến, đứng trước ông khá lâu. Biết thế, nhưng ông chẳng nhìn. Rồi người đứng cất tiếng hỏi:
“Cụ là cụ Tân...”, lúc ấy ông mới ngước lên: “Ô…ng?” Ông chưa hỏi hết câu người trước mặt đã thảng thốt kêu lên: “Thầ..y. Thầy đây hả thầy...Con đây thầy ơi!” Người con ôm chầm lấy bố, mếu máo, nước mắt như mưa, nhưng ông Tân thì rửng rưng, lạnh ngắt. Nỗi mừng vui đoàn tụ bất ngờ, đột ngột quá khiến tâm trí ông như chưa sẵn sàng, chưa có một dự tưởng nào về nỗi éo le này. Hay nỗi bàng hoàng kinh khiếp của buổi trở về đã làm tâm hồn ông lạnh giá. Như một phản xạ tự nhiên, ông vòng tay quàng vào tấm thân gầy yếu, rách rưới, con ông. Trong một khắc trôi qua, ông bỗng trào nước mắt, và mếu máo thốt lên:
- Con. Con đây ư
Ngươì con oà khóc và nói :
- Con đã tưởng ở trong Nam thì Thầy đã thoát. Sao Thầy lại còn về để bố con mình gặp nhau ở đây...
Vừa lúc đó có tiếng tên quản giáo quát lên:
- Hai anh kia, linh tinh...



Sau cùng thì cha con họ Đỗ dược tha. Phan Lạc Tiếp về quê gặp họ. Sơn Chung chết tại quê nhà, thọ 81 tuổi.

(2). Hồ Điệp, người làng Nủa của Phan Lạc Tiếp, nổi tiếng ngâm thơ hay, làm việc trong ban Tao Đàn của Đinh Hùng đã chết tại Ngả Ba biên giới trên đường tìm tự do.( Người Đàn Bà Nhan Sắc )


(3).Tào Mạt (1930-1983)
Tào Mạt nguyên là Đại Tá quân đội, nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn chết vì bệnh ung thư.Trước 1975, Tào Mạt làm văn chương tuyên truyền. Sau 1975, vào Nam nhận thức rõ Miền Nam tự do, no đủ:

Chỉ ở miền Nam người ta mới dám nói thật với nhau. Chỉ tại miền Nam, sau bao nhiêu năm người miền Bắc vào, mới nhìn thấy nồi cơm trắng đầy, không phải độn khoai, sắn. Cơm trắng ăn với thịt, ăn bao nhiêu cũng được.Và ra đường hàng quà ê hề đủ loại, muốn ăn gì tuỳ ý, không phải xé tem phiếu, không phải xin phép ai, nhìn ngó, dè chừng ai. Chỉ với cái thẻ căn cước, ở đâu cũng được, đi đâu cũng được, không phải lo hộ khẩu, không sợ tai mắt anh công an, người hàng xóm. Hoàn toàn tự do. Cái gì cũng thừa mứa. Và lòng người thì giản dị, bao dung. Thiên đường ở đâu, sự no đủ ở đâu, phải chăng đang có ở nơi này. Không cần lý luận, cả những cán binh cộng sản trung kiên nhất khi trở về miền Bắc cũng thấy sung sướng trong lòng, vì chẳng phải o ép, xảo trá, “người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng”, ai từ trong Nam về Bắc cũng có bao nhiêulà quà cho vợ, cho con, cho bố, cho mẹ.


Trong thời gian này, Tào Mạt Nguyễn Duy Thục xin phép vào Nam nhiều lần không được. Mấy năm sau mới được phép vào Nam 2 tháng, Tào Mạt đã phóng đi tìm bạn bè cũ, nhưng không gặp được ai. Kẻ đã di tản ngoại quốc, người khác thì đã bị bắt đi tù chưa biết khi nào mới được tha. Những lời tuyên truyền xảo trá “hoà hợp dân tộc” mà anh tin theo từ bao lâu nay hoàn toàn khác hẳn. Chính thời gian này, anh thấy rất rõ bộ mặt xảo trá, tham lam, tận tình vơ vét tàn bạo của mọi cấp cán bộ cũng như quân lính miền Bắc qua các chiến dịch Đánh Tư Sản Mại Bản, Đổi Tiền, lừa dối đuổi dân thành thị miền Nam đi vùng Kinh Tế Mới. Tất cả chỉ là kế hoạch diệt gọn, vét sạch không hề thương xót. Gặp gia đình các bè bạn xưa, nói chuyện với nhau trong ngỡ ngàng, trách móc. Theo những thông tin của thân nhân người viết cho hay “Ông Thục đi Nam về, người thừ ra, chỉ thở dài, không nói. Ông chìm trong cơn trầm uất rất lâu.”


Sau đó, ba vở chèo Bài Ca Giữ Nước được thai nghén và thành hình trong những năm 1979 – 1985.
Mọi người đón nhận các vở chèo này như những trận mưa rào trút xuống cánh đồng khô nứt sau bao nhiêu ngày nắng hạ nóng bỏng như thiêu, như đốt.
Nhưng chữ tài cùng với chữ tai một vần. Vinh quang của Tào Mạt đã gắn liền với tai họa.

Viết Về Hồ Chí Minh Nguyễn Thái Hoàng ghi lại những lời của Tào Mạt tâm sự:“Tôi được trung
ương giao cho viết một vở chèo về Bác, thú thật lúc đầu tôi thấy vinh dự lắm liền vào ngay thư viện ôm một chồng sách về nghiền ngẫm, vào tận quê ông cụ để lấy thêm tư liệu, đọc cả sách ngoại
quốc ca ngợi cụ, rồi để cả năm trời kiểm chứng, cuối cùng phải bỏ, vì cụ Hồ là người hoàn toàn
không tin được, đầy gian giảo, xảo quyệt, khác với những điều bịa đặt trong sách. Bây giờ để có
tác phẩm thay thế, tôi phải viết về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.”
Vì vậy, cộng sản bảo ông điên, điên gia truyền. Thái Doãn Hiểu - Hoàng Liên cũng nói Tào Mạt mắc chứng epilepsic
(Nhà Văn Việt Nam, trang 558).


Nguyễn Thái Hoàng cho biết thêm trong cùng bài viết: “ Không bao lâu tôi nghe tin ông bị người của Đảng rình bắt tại khu vực 51 Trần Hưng Đạo, 65 phố Nguyễn Du, 9 Nguyễn Đình Chiểu, 19 Hàng Buồm (là Trụ Sở Hội Liên Hiệp Văn Hoá, nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hội Nhà Văn Việt Nam…), nơi mà ông thường xuyên lui tới để gặp gỡ anh chị em trong giới “tối” tác. Cũng may là bà Trần Thị Bát, một người đàn bà vô cùng quê mùa, nhưng lại rất “tinh đòn” trong việc bắt bớ, rình rập này đã lăn xả vào giữ chân chồng suốt một thời gian dài không cho ông ra Hà Nội, nên vụ vây bắt không thành…”
- (4). Truyện Người Đàn Bà Trên Tàu 502 là chuyện thật, nhưng người ta đã lợi dụng lòng thương con cùng sự tin tưởng mơ hồ của bà để kiếm chác. Điều đau xót là kẻ nhẫn tâm lợi dụng không phải ai khác mà chính là người em ruột của bà L. với sự toa rập của những thân nhân ruột thịt ở miền Bắc đã tiêm nhiễm tính gian ngoan, xảo trá của những người cộng sản


3. Tình người.


Tác phẩm của Phan Lạc Tiếp luôn có một đóa hoa nở âm thầm, đó là tình người. Ông đã nhận lấy tình người từ cha mẹ, anh em, bạn bè, làng xóm. Tình người đó đã có sẵn trong nhân dân ta, một dân tộc có lòng từ bi, nhân đạo từ ngàn đời mặc dầu Cộng sản gây căm thù, chia rẽ theo thuyết đấu tranh giai cấp của Marx.


(1).Tào Mạt là con người nhân hậu, ông theo Cộng sản những vẫn âm thầm cứu trợ anh em, họ hàng trong buổi đầu cộng sản giết người âm thầm và tàn bạo:
Năm 1950, khi cuộc chiến trở nên khốc liệt, đặc biệt Việt Minh ra mặt tận diệt những ai không phải người của Mặt Trận, chính anh Thục một đêm bên bờ sông Thao, đã nói với ông anh tôi rằng: “Các anh đi đi. Đây không phải là đất của các anh đâu. Phải đi ngay trước khi quá trễ. ”Và chính anh đã tiếp tay tổ chức cho ông anh tôi và hai người con trai lớn nhà dì tôi, bỏ vùng kháng chiến trở về vùng tạm chiếm. Giữa đêm đen, chính anh lội xuống mé nước, đẩy con thuyền ra giữa sông Thao. Trong phút từ biệt, anh nói với ông anh tôi: “Cái thế nó như thế.
Các anh cứ về đi. Chưa biết sau này giữa chúng ta ai sẽ cứu ai đâu.
”(Tào Mạt)


(2). Người bạn quê đã bảo nhỏ với anh “Nên ra tỉnh đi. Đêm không nên ở nhà…và chính anh cũng bí mật gặp Phan Lạc Tiếp khuyên bảo:
Theo cán bộ họ nói, cuộc đánh nhau này sắp đến ngày kết thúc. Lúc ấy khi đánh Tây đi rồi, là lúc thanh trừng các thành phần phản động, trí, phú, địa hào…
- Mà tôi là con nhà nghèo mà.
- Đằng ý con nhà nghèo mà lại được ra Hà Nội học. Học cả tiếng Tây, là có ý sẽ làm cho Tây. Anh đằng ý đã làm quan Hai.
- Nếu tôi ở lại?
- Ở lại cũng chẳng được. Họ đã quy thành phần rổi
.
(Người nghệ sĩ làng quê )
(3). Chú Châu của Phan Lạc Tiếp từ quê ra Hà Nội khuyên anh em Phan Lạc Tiếp hãy vào Nam:
“Chú nói thật. Chạy đi. Ở lại không được đâu. Đi đi.Tin họ thế nào được.”( Ngày Tháng Cũ )


(4). Lòng yêu quê hương đã được thể hiện một cách nghiêm trang và đau khổ trong buổi hạ cờ quốc gia:
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ quốc kỳ
VNCH lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang và rất đớn đau. Lá quốc kỳ nền
vàng ba sọc đỏ bạc màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, già trẻ, nam nữ cất lên, vừa hùng tráng, vừa chất chứa nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu, tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đẫm nước mắt.
(Người Đàn Bà Trên Tàu 502)


Tác Phẩm Một Thời Oan Trái còn cho ta biết phong tục tập quán miền Bắc với các cung cách văn minh lich sự của bao lớp người trong xã hội. Tác phẩm cho ta hiểu rõ những nếp sinh hoạt như giỗ chạp, cúng tế, những kiến trúc xưa như thượng đình hạ trì, các cầu ao, các sân ,các vườn tược, và cách trang hoàng hoành phi, câu đối, và các y phục, kiểu tóc, cách nói năng, thưa gửi...của một Hà Nội cổ kính và miền Bắc thanh lịch.


Phan Lạc Tiếp chú trọng tả tình và tả cảnh ngay trong từng đoạn văn. Quê ngoại là tinh hoa của tập truyện với nghệ thuật tả cảnh, tả tình rất chân thật và sống động.Truyện của ông mang nhiều màu sắc nhưng hai màu sắc nổi bật nhất là quê hương và chiến tranh. Hai chủ đề này vương vấn lấy nhau qua nhiều tác phẩm . Văn phong của ông thung dung bình dị phản chiếu con người nhân hậu của ông luôn nồng đượm tình người dù trong cảnh chiến tranh đen tối hay nơi quê người tuyết băng lạnh giá.


(Trich NGUYỄN THIÊN -THỤ.VIÊT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ, VI tập,  gần 5000 trang. sẽ xuất bản nay mai)

THĂM NHÀ THỜ, XEM GIA PHẢ HỌ PHAN


NGUYỄN THIÊN-THỤ * PHAN LẠC TIẾP, MỘT THỜI OAN TRÁI




PHAN LẠC TIẾP * MỘT THỜI OAN TRÁI,



NGUYỄN THIÊN-THỤ

Tác phẩm này do Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2011, trên 400 trang.Đây là một tập truyện có hai phần.
Phần thứ nhất ĐẤT CŨ NGƯỜI XƯA gồm 9 truyện:
Cây Khế Ngày Xưa
- Ngày Tháng Cũ
- Quê Ngoại
- Người Nghệ Sĩ Miền Quê
- Soái Nham
- Sơn Chung Tiên Sinh
- Người Đàn Bà Nhan Sắc
- Tào Mạt
- Một Mảnh Trời Hà Nội


 

Phần thứ hai NHỮNG NGÀY LƯU LẠC, gồm 14 truyện.

- Cây Thông
- Một Thoáng Đi Qua Khu Rừng Nhất Linh
- Một Làn Gió Tinh Khôi
- Sài Gòn Thoáng Nhớ
- Đi Mua Đồ Cũ
- Một Chút Nhớ Quên
- Vài kỷ niệm về Nguyễn Thanh Hùng
- Cụ Hoàng Văn Chí
- Những Chặng Đời Nghiệt Ngã
- Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
- Một Ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
- Người Đàn Bà Trên Tàu 502
- Chị Em
- Hà Nội Ngày Trở Lại



Thời Oan Trái là thời kỳ Cộng sản cai trị từ 1945 cho đến nay, một số dân Việt Nam đã sống tủi nhục và chết oan ưc vì Cộng sản độc tài, tàn bạo. Trong truyện Ngày Tháng Cũ, Phan Lạc Tiếp đã nói rõ ý nghĩa của nhan đề sách: Bao nhiêu oan trái của chiến tranh, bao nhiêu người đã ra đi, oan uổng bỏ mình. Hầu hết những truyện trên đều là những truyện của quê hương Việt Nam từ Hà Nội đến Saigon, đặc biệt là những việc xảy ra ở làng quê của Phan Lạc Tiếp từ 1945 cho đến sau 1975. Và đó cũng là những kỷ niệm của thời ấu thơ của Phan Lạc Tiếp. Tất cả những nhân vật, những câu chuyện đều có thực, một số đã chết trong ngục tù miền Bắc, một số di cư vào Saigòn nhưng rồi cũng đã về Tây phương cực lạc.

Tập truyện này có ba trọng điểm:
- Kỷ niệm thời thơ ấu
- Tố cáo
-Tình người.


1. Kỷ niệm thời thơ ấu:

Truyên đầu tiên là truyện Cây Khế Ngày Xưa, là những kỷ niệm của một thời ấu thơ ở quê nhà bên cha mẹ với những ngày tết, trẻ con vui mửng tuổi cha mẹ, họ hàng rồi được tiền mừng tuổi. Rồi là năm 1945, Việt Minh lên, kêu gọi mọi người đi biểu tình. Một số người làng đã thoát ly gia đình theo Việt Minh. Năm 1994, Phan Lạc Tiếp trở về thăm quê, hầu hết họ đã ra người thiên cổ.
Truyện Quê ngoại là kỷ niệm về thăm Chàng Thôn, quê ngoại của tác giả với bao người và cảnh thân thương.
Người Nghệ Sĩ Miền Quê là kỷ niệm một tình bạn chân thành, mộc mạc.

2. Tố cáo


Tác phẩm của ông tố cáo chiến tranh .Tác giả viết cho Tố Quyên, vợ Phan Lạc Trạch, là con ông Tú bị cộng sản xiết cổ mà chết:



Từ những biến cố đó làng mình tan nát. Anh em, chị em mình tan nát, chia lìa. Cuộc chiến chống Pháp 9 năm chấm dứt chưa được bao lâu, thì cuộc tương tan Nam Bắc lại bùng lên do người Cộng Sản phát động. Một cuộc tương tàn vô cùng khủng hiếp. Hàng triệu người Việt đã chết. Bao nhiêu cảnh chia lìa tan tác. Bao nhiêu đổ vỡ, đớn đau. Khi cuộc chiến tàn, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, trong đó có em [...].Bây giờ cuộc chiến đã tàn. Bao nhiêu người chết trong oan trái, kể cả những người đã được vinh danh là anh hùng. Một cuộc chiến tàn khốc mà hoàn toàn vô ích (Người Đàn Bà Nhan Sắc )


Nhưng phần lớn là tố cáo cộng sản.
(1). Truyện Sơn Chung tiên sinh là truyện ông Đỗ Nhật Tân ở làng Nủa của Phan Lạc Tiếp. Năm 1945 tham gia Việt Minh.Năm ấy là năm 1949, các làng lần lượt phải “ tề.” Một hôm, Tây về làng bắt phu, kiếm gỗ và lấy cảhoành phi, câu đối lót đường cho xe các quan chạy. Người con trai cụ tú họ Phan, biết nói tiếng Pháp,được người làng yêu cầu “ nói cho họ biết, cần gỗ thì lấy cánh cửa cũng được. Sao lại phải lấy câuđối, hoành phi..” Tây nghe ra và tỏ vẻ thông cảm. Ông Tân đứng cạnh người con cụ Tú họ Phan, chứngkiến cuộc nói chuyện này. Đêm đến, Tây trở về đồn. Việt Minh còn ẩn khuất trong làng, tới lễ phépmời người con trai cụ Tú và ông Tân đi họp. Cả hai được du kích dẫn ra cánh đồng chân núi Sài Sơn.

Họ giữ chặt tay chân người con trai cụ Tú, nói mấy lời kết án, rồi sai hai người lấy dây thừng kéo
mạnh, siết cổ tới chết. Ông Tân đứng đó chứng kiến, sợ đến lạnh toát cả chân tay, sẵn sàng chờ đến lượt mình. Nhưng không. Họ kéo xác người con cụ Tú đi, và nói với ông Tân: “Chúng tôi tha chết cho anh...”

Ông Tân sợ quá trong đêm tối chạy bừa rồi ngã lăn bât tỉnh nhân sự, sau về Hà Nội rồi di cư vào Nam, làm việc cho Phủ Quốc Vụ Khanh tại Sài gòn. Sau 1975 về quê. Và đây là oan trái của đời ông, và nhà ông:

Nhưng mới hôm trước hôm sau, Uỷ Ban Xã mời ông ra trụ sở làm việc. Họ ăn nói rất ôn hòa “... Bác ở xa mới về, chưa quen nếp sống mới, bác cần được nghỉ ngơi, học tập một thời gian...” Thế là ông phải đi tù. Hôm đến trại, sau phần thủ tục, ông ngồi dưới gốc cây, có một ông già đến, đứng trước ông khá lâu. Biết thế, nhưng ông chẳng nhìn. Rồi người đứng cất tiếng hỏi:
“Cụ là cụ Tân...”, lúc ấy ông mới ngước lên: “Ô…ng?” Ông chưa hỏi hết câu người trước mặt đã thảng thốt kêu lên: “Thầ..y. Thầy đây hả thầy...Con đây thầy ơi!” Người con ôm chầm lấy bố, mếu máo, nước mắt như mưa, nhưng ông Tân thì rửng rưng, lạnh ngắt. Nỗi mừng vui đoàn tụ bất ngờ, đột ngột quá khiến tâm trí ông như chưa sẵn sàng, chưa có một dự tưởng nào về nỗi éo le này. Hay nỗi bàng hoàng kinh khiếp của buổi trở về đã làm tâm hồn ông lạnh giá. Như một phản xạ tự nhiên, ông vòng tay quàng vào tấm thân gầy yếu, rách rưới, con ông. Trong một khắc trôi qua, ông bỗng trào nước mắt, và mếu máo thốt lên:
- Con. Con đây ư
Ngươì con oà khóc và nói :
- Con đã tưởng ở trong Nam thì Thầy đã thoát. Sao Thầy lại còn về để bố con mình gặp nhau ở đây...
Vừa lúc đó có tiếng tên quản giáo quát lên:
- Hai anh kia, linh tinh...



Sau cùng thì cha con họ Đỗ dược tha. Phan Lạc Tiếp về quê gặp họ. Sơn Chung chết tại quê nhà, thọ 81 tuổi.

(2). Hồ Điệp, người làng Nủa của Phan Lạc Tiếp, nổi tiếng ngâm thơ hay, làm việc trong ban Tao Đàn của Đinh Hùng đã chết tại Ngả Ba biên giới trên đường tìm tự do.( Người Đàn Bà Nhan Sắc )


(3).Tào Mạt (1930-1983)
Tào Mạt nguyên là Đại Tá quân đội, nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn chết vì bệnh ung thư.Trước 1975, Tào Mạt làm văn chương tuyên truyền. Sau 1975, vào Nam nhận thức rõ Miền Nam tự do, no đủ:

Chỉ ở miền Nam người ta mới dám nói thật với nhau. Chỉ tại miền Nam, sau bao nhiêu năm người miền Bắc vào, mới nhìn thấy nồi cơm trắng đầy, không phải độn khoai, sắn. Cơm trắng ăn với thịt, ăn bao nhiêu cũng được.Và ra đường hàng quà ê hề đủ loại, muốn ăn gì tuỳ ý, không phải xé tem phiếu, không phải xin phép ai, nhìn ngó, dè chừng ai. Chỉ với cái thẻ căn cước, ở đâu cũng được, đi đâu cũng được, không phải lo hộ khẩu, không sợ tai mắt anh công an, người hàng xóm. Hoàn toàn tự do. Cái gì cũng thừa mứa. Và lòng người thì giản dị, bao dung. Thiên đường ở đâu, sự no đủ ở đâu, phải chăng đang có ở nơi này. Không cần lý luận, cả những cán binh cộng sản trung kiên nhất khi trở về miền Bắc cũng thấy sung sướng trong lòng, vì chẳng phải o ép, xảo trá, “người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng”, ai từ trong Nam về Bắc cũng có bao nhiêulà quà cho vợ, cho con, cho bố, cho mẹ.


Trong thời gian này, Tào Mạt Nguyễn Duy Thục xin phép vào Nam nhiều lần không được. Mấy năm sau mới được phép vào Nam 2 tháng, Tào Mạt đã phóng đi tìm bạn bè cũ, nhưng không gặp được ai. Kẻ đã di tản ngoại quốc, người khác thì đã bị bắt đi tù chưa biết khi nào mới được tha. Những lời tuyên truyền xảo trá “hoà hợp dân tộc” mà anh tin theo từ bao lâu nay hoàn toàn khác hẳn. Chính thời gian này, anh thấy rất rõ bộ mặt xảo trá, tham lam, tận tình vơ vét tàn bạo của mọi cấp cán bộ cũng như quân lính miền Bắc qua các chiến dịch Đánh Tư Sản Mại Bản, Đổi Tiền, lừa dối đuổi dân thành thị miền Nam đi vùng Kinh Tế Mới. Tất cả chỉ là kế hoạch diệt gọn, vét sạch không hề thương xót. Gặp gia đình các bè bạn xưa, nói chuyện với nhau trong ngỡ ngàng, trách móc. Theo những thông tin của thân nhân người viết cho hay “Ông Thục đi Nam về, người thừ ra, chỉ thở dài, không nói. Ông chìm trong cơn trầm uất rất lâu.”


Sau đó, ba vở chèo Bài Ca Giữ Nước được thai nghén và thành hình trong những năm 1979 – 1985.
Mọi người đón nhận các vở chèo này như những trận mưa rào trút xuống cánh đồng khô nứt sau bao nhiêu ngày nắng hạ nóng bỏng như thiêu, như đốt.
Nhưng chữ tài cùng với chữ tai một vần. Vinh quang của Tào Mạt đã gắn liền với tai họa.

Viết Về Hồ Chí Minh Nguyễn Thái Hoàng ghi lại những lời của Tào Mạt tâm sự:“Tôi được trung
ương giao cho viết một vở chèo về Bác, thú thật lúc đầu tôi thấy vinh dự lắm liền vào ngay thư viện ôm một chồng sách về nghiền ngẫm, vào tận quê ông cụ để lấy thêm tư liệu, đọc cả sách ngoại
quốc ca ngợi cụ, rồi để cả năm trời kiểm chứng, cuối cùng phải bỏ, vì cụ Hồ là người hoàn toàn
không tin được, đầy gian giảo, xảo quyệt, khác với những điều bịa đặt trong sách. Bây giờ để có
tác phẩm thay thế, tôi phải viết về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.”
Vì vậy, cộng sản bảo ông điên, điên gia truyền. Thái Doãn Hiểu - Hoàng Liên cũng nói Tào Mạt mắc chứng epilepsic
(Nhà Văn Việt Nam, trang 558).


Nguyễn Thái Hoàng cho biết thêm trong cùng bài viết: “ Không bao lâu tôi nghe tin ông bị người của Đảng rình bắt tại khu vực 51 Trần Hưng Đạo, 65 phố Nguyễn Du, 9 Nguyễn Đình Chiểu, 19 Hàng Buồm (là Trụ Sở Hội Liên Hiệp Văn Hoá, nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hội Nhà Văn Việt Nam…), nơi mà ông thường xuyên lui tới để gặp gỡ anh chị em trong giới “tối” tác. Cũng may là bà Trần Thị Bát, một người đàn bà vô cùng quê mùa, nhưng lại rất “tinh đòn” trong việc bắt bớ, rình rập này đã lăn xả vào giữ chân chồng suốt một thời gian dài không cho ông ra Hà Nội, nên vụ vây bắt không thành…”
- (4). Truyện Người Đàn Bà Trên Tàu 502 là chuyện thật, nhưng người ta đã lợi dụng lòng thương con cùng sự tin tưởng mơ hồ của bà để kiếm chác. Điều đau xót là kẻ nhẫn tâm lợi dụng không phải ai khác mà chính là người em ruột của bà L. với sự toa rập của những thân nhân ruột thịt ở miền Bắc đã tiêm nhiễm tính gian ngoan, xảo trá của những người cộng sản


3. Tình người.


Tác phẩm của Phan Lạc Tiếp luôn có một đóa hoa nở âm thầm, đó là tình người. Ông đã nhận lấy tình người từ cha mẹ, anh em, bạn bè, làng xóm. Tình người đó đã có sẵn trong nhân dân ta, một dân tộc có lòng từ bi, nhân đạo từ ngàn đời mặc dầu Cộng sản gây căm thù, chia rẽ theo thuyết đấu tranh giai cấp của Marx.


(1).Tào Mạt là con người nhân hậu, ông theo Cộng sản những vẫn âm thầm cứu trợ anh em, họ hàng trong buổi đầu cộng sản giết người âm thầm và tàn bạo:
Năm 1950, khi cuộc chiến trở nên khốc liệt, đặc biệt Việt Minh ra mặt tận diệt những ai không phải người của Mặt Trận, chính anh Thục một đêm bên bờ sông Thao, đã nói với ông anh tôi rằng: “Các anh đi đi. Đây không phải là đất của các anh đâu. Phải đi ngay trước khi quá trễ. ”Và chính anh đã tiếp tay tổ chức cho ông anh tôi và hai người con trai lớn nhà dì tôi, bỏ vùng kháng chiến trở về vùng tạm chiếm. Giữa đêm đen, chính anh lội xuống mé nước, đẩy con thuyền ra giữa sông Thao. Trong phút từ biệt, anh nói với ông anh tôi: “Cái thế nó như thế.
Các anh cứ về đi. Chưa biết sau này giữa chúng ta ai sẽ cứu ai đâu.
”(Tào Mạt)


(2). Người bạn quê đã bảo nhỏ với anh “Nên ra tỉnh đi. Đêm không nên ở nhà…và chính anh cũng bí mật gặp Phan Lạc Tiếp khuyên bảo:
Theo cán bộ họ nói, cuộc đánh nhau này sắp đến ngày kết thúc. Lúc ấy khi đánh Tây đi rồi, là lúc thanh trừng các thành phần phản động, trí, phú, địa hào…
- Mà tôi là con nhà nghèo mà.
- Đằng ý con nhà nghèo mà lại được ra Hà Nội học. Học cả tiếng Tây, là có ý sẽ làm cho Tây. Anh đằng ý đã làm quan Hai.
- Nếu tôi ở lại?
- Ở lại cũng chẳng được. Họ đã quy thành phần rổi
.
(Người nghệ sĩ làng quê )
(3). Chú Châu của Phan Lạc Tiếp từ quê ra Hà Nội khuyên anh em Phan Lạc Tiếp hãy vào Nam:
“Chú nói thật. Chạy đi. Ở lại không được đâu. Đi đi.Tin họ thế nào được.”( Ngày Tháng Cũ )


(4). Lòng yêu quê hương đã được thể hiện một cách nghiêm trang và đau khổ trong buổi hạ cờ quốc gia:
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ quốc kỳ
VNCH lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang và rất đớn đau. Lá quốc kỳ nền
vàng ba sọc đỏ bạc màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, già trẻ, nam nữ cất lên, vừa hùng tráng, vừa chất chứa nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu, tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đẫm nước mắt.
(Người Đàn Bà Trên Tàu 502)


Tác Phẩm Một Thời Oan Trái còn cho ta biết phong tục tập quán miền Bắc với các cung cách văn minh lich sự của bao lớp người trong xã hội. Tác phẩm cho ta hiểu rõ những nếp sinh hoạt như giỗ chạp, cúng tế, những kiến trúc xưa như thượng đình hạ trì, các cầu ao, các sân ,các vườn tược, và cách trang hoàng hoành phi, câu đối, và các y phục, kiểu tóc, cách nói năng, thưa gửi...của một Hà Nội cổ kính và miền Bắc thanh lịch.


Phan Lạc Tiếp chú trọng tả tình và tả cảnh ngay trong từng đoạn văn. Quê ngoại là tinh hoa của tập truyện với nghệ thuật tả cảnh, tả tình rất chân thật và sống động.Truyện của ông mang nhiều màu sắc nhưng hai màu sắc nổi bật nhất là quê hương và chiến tranh. Hai chủ đề này vương vấn lấy nhau qua nhiều tác phẩm . Văn phong của ông thung dung bình dị phản chiếu con người nhân hậu của ông luôn nồng đượm tình người dù trong cảnh chiến tranh đen tối hay nơi quê người tuyết băng lạnh giá.


(Trich NGUYỄN THIÊN -THỤ.VIÊT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ, VI tập,  gần 5000 trang. sẽ xuất bản nay mai)

No comments:

Post a Comment