Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 17 November 2016

SƠN TRUNG * NGUYỄN BÁ THANH * TRIỆU TỬ DƯƠNG *

aturday, September 20, 2014

SƠN TRUNG * CHINH TRỊ LƯU MANH


CHINH TRỊ LƯU MANH
SƠN TRUNG
Trước khi xuất cảnh, chúng tôi phải lo bán những món linh tinh trong nhà. Gia sản nhà giáo nghèo cư trú trong mái nhà tôn ở khu ngoại ô Gia định, thi có gì giá trị. Chúng tôi chỉ có vài cái xe gắn máy cũ và cái tủ lạnh cũng đã hết thời oanh liệt sau hơn 20 năm chung sống.
Em một cô học trò nhà tôi vốn cũng là tay tuổi trẻ thông minh lanh lợi, chuyên nghề mua bán xe gắn máy đã đến thăm và ngỏ ý mua chiếc xe Honda. Và cô giáo bạn nhà tôi ở cùng xóm ngỏ ý muốn mua cái tủ lạnh. Chúng tôi cũng thuận lòng chờ đợi để bán cho họ.
Ngày lên đường sắp đến, chúng tôi cho các cháu đến các khách hàng thúc dục, nhưng ai nấy tỏ vẻ thờ ơ. Chúng tôi thất vọng nghĩ rằng mình sẽ ế ẩm, thua lỗ, đành phải bán cho người khác. Ơn trên phù hộ, chúng tôi đều bán hết các thứ với giá phải chăng. Cách ngày ra đi một ngày, người em cô học trò và cô giáo bạn hàng xóm đến hỏi mua thì chúng tôi đã bán hết.
Khi trời quang mây tạnh, trông rõ mặt người, ai cũng tươi sáng đẹp đẽ, nhưng khi trời đất âm u, ta lại thấy rõ hơn bản lai diện mục con người. Đó là thủ đoạn ngâm giá, ép giá, chờ người ta không còn cơ hội nữa, hay lâm thế bí thì ra tay. Đó là thuật " thừa gió bẻ măng " , "  nước đục thả câu ". Người ta dùng thuật này trong thưong trường và cũng áp dụng cho những người thân quen một cách lạnh lùng, không tình không nghĩa cho dù mối lợi chẳng là bao!
Tin Việt nam cho biết đầu tháng 10-2014, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ đi Mỹ. Trước việc Trung cộng đưa dàn khoan HD 981 xâm phạm hải phận Việt nam, ngày 21-5-2014,  Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry về quan hệ song phương và diễn biến gần đây trên Biển Đông ( chắc là thử lòng Mỹ ra sao chứ không phải thực tâm cầu cứu  ). Cùng ngày đó, Ngoại trưởng Kerry ngỏ ý mời Phạm Bình Minh qua Mỹ thương thảo.  Nhưng sau đó Phạm Bình Minh im lặng.  Có lẽ Việt cộng nghĩ rằng Mỹ sốt sắng như thế là Mỹ cần họ cho nên họ làm cao.-- (các cô , các bà đừng nên cởi mở quá mà bị  đời coi khinh. Nên  kiêu căng, lạnh lùng  một chút- cứ mặc cho bọn đàn ông, con trai  đau khổ, và kêu than:" con gái bây giờ quá thờ ơ! " ). Đó là cách tỏ cho biết họ không cần Mỹ đâu .Đó là  mánh khóe cờ bạc , nhất là trong thuật chơi phé! Cũng có thể   phe Nguyễn Phú Trọng ngăn chận. Phe Nguyễn Phú Trọng theo Trung quốc chống diễn biến hòa bình cho nên không muốn Việt nam đồng minh với thế giới tự do.

 Phe này chơi trò đu giây phỉnh gạt Mỹ và nhân dân Việt nam cho nên đã cho Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sang chài mồi Mỹ vào ngày 21-7-2014. Phải chăng phe Trọng Lú muốn loại phe Nguyễn Tấn Dũng để cho phe y nắm độc quyền   khi tình thế bắt buộc phải theo Mỹ.  Hay cả hai phe là một, thấy Mỹ dễ xơi nên cố ý làm cao.  Họ  ngâm tôm Phạm Bình Minh  mà đưa Phạm Quang Nghị ra để đòi giá cao hơn?  Phạm Quang Nghị có thành công phỉnh gạt Mỹ không? Phải chăng nay  Nguyễn Bá Thanh phải sang hà hơi tiếp sức cho những hứa cuội của Phạm Quang Nghị?

(  Chơi như thế là chơi dại. Ở Việt Nam tên đầu gấu  nào cũng có quyền nay ra lệnh này mai ra lệnh khác nhưng các cường quốc, các nhà chính trị đàng hoàng, luôn giữ chữ tín,  không ai tráo trở, đổi mận thay đào ngang ngược như thế. Do vậy mà không có các viên chức  Mỹ cao cấp tiếp Phạm Quang  Nghị. Than ôi, gần nửa thế kỷ giao tiếp với loài người văn minh, Việt Cộng vẫn còn là người rừng   )
Có lẽ ván bài Phạm Quang Nghị đã không thành công cho nên phe này giờ cuối phải thả cho Phạm Bình Minh đi Mỹ? Đây là một phong cách chính trị lưu manh. Ngày trước Lê Duẩn giở thủ đoạn bắt chẹt Mỹ, y bắt Mỹ phải trả 3, 25 tỷ Mỹ kim thì mới chịu bang giao. Lê Duẩn kiêu căng cho rằng sau 1975, Mỹ mất mặt, phải xin làm bạn với với Việt nam cho đỡ xấu hổ. Nhưng y đã lầm. Già néo đứt dây. Nay bọn đầu trâu mặt ngựa tại Hà Nội cũng cao ngạo cho rằng Mỹ cần chúng nó đánh Trung cộng cho nên Mỹ phải chiều chuộng chúng nó . Mỹ to đầu mà dại, trí óc  nhỏ xíu như  hạt đậu xanh đâu có thể so sánh với  đảng trí tuệ  đệ nhất hành tinh. Mỹ là anh nhà giàu ngốc nghếch, khờ dại  mặc cho chúng  lôi kéo, xoay vần và móc túi.  Trong tháng 8-2014, nhiều nhân vật quan trọng của Mỹ đến Hà Nội thì Việt Cộng nghĩ rằng cá đã cắn câu, Mỹ đã sập bẫy chúng nó,  Mỹ sẽ trở thành con bò sữa cho chúng vắt . Thượng nghị sĩ Mc. Cain, Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse đã đến Việt nam sau khi Phạm Quang Nghị về Hà Nội. Các yếu nhân Hoa kỳ hứa hẹn về TPP, về bán vũ khí sát thương nếu Việt cộng thay đổi chế độ.
Những hứa hẹn này làm cho bọn lưu manh tưởng rằng Mỹ đã xuống nước cầu cạnh họ cho nên họ càng làm cao.  Họ nghĩ họ càng quay lưng và lạnh lùng thì Mỹ sẽ chạy theo năn nỉ, quỳ xuống van xin và lúc đó họ tha hồ đòi hỏi nọ kia và Mỹ sẽ phải cung phụng họ đủ thứ. Đó là lúc họ tha hồ làm giàu.  Ôi, chính trường cũng như tình trường phải theo quy luật   Theo Tình Tình Phụ , Phụ Tình Tình Theo ư?

Họ cũng như bọn Việt gian lưu manh hải ngoại tin rằng Mỹ không dám ép buộc Việt cộng về nhân quyền, về tôn giáo.  Mỹ chỉ nói chơi  thôi cho ra vẻ nhân đạo, dân chủ, nhân quyền. Óc thực dụng Mỹ sẽ  cần Việt cộng  nếu Việt cộng có ich cho Mỹ dù nó tàn ác cũng không cần thiết. Chúng nó tàn ác thì dân Việt Nam phải chịu chứ tội gì Mỹ phải lo chuyện bao đồng.  Mỹ phải nuôi Việt cộng, chứ không dám ép Việt Cộng thay đổi chế độ.  Do đó cộng sản  thẳng tay đàn áp, tuyên án những người yêu nước chống Trung cộng.  Tổ chức  triển lãm CCRD là một cách chứng tỏ họ oai hùng, họ không bao giờ sai lầm, họ cương quyết không nhường bước,- ( họ chỉ quỳ lạy Trung quốc thôi )  - họ không bao giờ chịu  thay đổi chế độ, nghĩa là họ coi những khuyến cáo của Mỹ và  của Liên hiệp quốc  không có ki lô nào.  Họ còn chọc tức Mỹ khi cho Lê Hồng Anh sang triều kiến thiên triều, trong khi đó bọn cơ hội chủ nghĩa hải ngoại ra sức khuyển mã để lập công  với Việt cộng hòng kiếm chác chút danh lợi! Ôi!cục phân mà cứ tưởng là cục vàng! Kiêu căng quá, ngu xuẩn quá và lưu manh quá!

Nhưng tất cả những điều họ hy vọng đã không đến. Tháng 9-2014 đã là hạn chot cho mộng TPP . Vì vậy giờ chót  họ phải nhả Phạm Bình Minh. Không hiểu còn quý tư, Việt cộng có nên cơm cháo gì không, hay già néo đứt dây?
Phải chăng mọi sự đã lỡ làng cho những kẻ lưu manh, khôn vặt và kiêu căng?

ALAN PHAN * TƯ SẢN ĐỎ VIỆT NAM

21-09-2014

Săn Lùng Tỷ Phú Đô La

Alan Phan/ blog Alan
Nói chuyện về người nghèo mãi cũng nhàm chán. Mà Việt Nam đâu còn người nghèo hay thất nghiệp để mà bàn. Nhất là khi ngài Bộ Trưởng dõng dạc tuyên bố là “bán vé số, thu nhập cao” (chắc ngài sắp từ chức về hành nghề bán vé số?) hay bà Bộ Trưởng khoe là cả nước chỉ có 1.48% thất nghiệp (tổng số đám phản động đang ở trong tù). Đúng là ông già Alan cũng phải …câm miệng luôn.

Trong khi đó, ông già nhận được khoảng 6 cú phone hỏi về danh tánh 2 tỷ phú Việt Nam vừa được Wealth-X và UBS xác nhận. Cứ làm như ông già này giao du nhiều với đám siêu giàu lắm (thực ra Alan cũng muốn la cà quanh họ nhưng các vị không thèm “chơi” với người “hết thời”). Tuy nhiên, ông già hay nhận được nhiều tin đồn thổi từ hậu trường nên cũng muốn chia sẻ. Ít nhất là sẽ giúp được nhóm…chân dài tìm ra khách hàng (hay nạn nhân) tiềm năng.
Trước hết hãy vẽ ra một hình tượng về tỷ phú đô la cho mọi công dân vé số biết mà so sánh. Một tỷ đô tương đương 21 ngàn tỷ đồng Việt. Ở đây, lương CEO của một ngân hàng khoảng 200 triệu đồng mỗi tháng  hay 2.5 tỷ một năm , cao chất ngất để vài làng mổ bò ăn mừng. Nhưng nếu ngài CEO này để dành tất cả lương bổng (trong khi vợ đi buôn thúng bán bưng để cả nhà sống), thì ngài phải mất 8 ngàn 400 trăm năm để thành tỷ phú đô la (cần khá nhiều đông trùng hạ thảo). Thu nhập cao nhất của chuyên gia vé số là 100 ngàn một ngày 15 tiếng hay 3 triệu một tháng (30 ngày không nghỉ và trời không mưa). Chuyên gia vé số này của ngài Bộ Trưởng phải để dành mất 583 ngàn năm mới thành tỷ phú đô (cũng may, vừa kịp khi Việt Nam hoàn tất xây dựng XHCN).
Quay lại con số 2 tỷ phú mà Wealth-X đã nêu ra. Ngoài ông Phạm Nhật Vượng mà báo Forbes đã “certify” là tỷ phú đô rõ nhất của Việt Nam, các báo nhắc đến ông Hoàng Kiều, cũng được kiểm nhận bởi Forbes là có 2.8 tỷ đô. Tuy nhiên, tôi không biết trong thời gian Bộ Ngoại Giao ra ân gia hạn, ông Kiều có đăng ký xin giữ quốc tịch Việt Nam? Nếu không, ông chỉ là “thằng Mỹ ngụy”, không được cho vào danh sách cao quý này. Vậy thì người thứ hai là ai?
Thực ra, về số lượng, theo nghiên cứu dựa trên số liệu vỉa hè của Alan, có ít nhất là 4 đến 6 tỷ phú đô la trong giới “doanh nhân” Việt Nam. Nếu cộng thêm vào các gia đình quan chức, con số này có thể là gấp đôi. Tuy nhiên, trừ khi Việt Nam có một tranh chấp quyền lực kiểu Trung Quốc, thì con số này sẽ được giữ “tuyệt mật” đến khoảng 1000 năm nữa.
Xin nhắc các bạn BCA là khi ông Ôn Gia Bảo làm thủ tướng Trung Quốc, ông là người được dân Tàu thương mến nhất trong giới quan chức, theo các báo lề đảng và cả các blogs lề trái trên mạng. Ông liêm khiết, hay mau nước mắt xin lỗi dân, có quá khứ “cải cách” trong thời Thiên An Môn…Chỉ khi ông về hưu, báo nước ngoài mới dám nói về tài sản 15 tỷ đô la mà gia đình ông sở hữu. Và ông không là ngoại lệ. Nếu không có Tập Cận Bình, ai mà biết gia đình Chu Vĩnh Khang có hơn 20 tỷ đô la hay Bạc Hy Lai có hơn 3 tỷ đô la?
Nãy giờ lam man đủ rồi. Tôi xin tiết lộ danh tánh tỷ phú đô thứ hai của Việt Nam….. Nhưng nghĩ lại, thôi để các vị đoán mò vậy nhé. Theo vài “tips” sau đây:
Theo nhiều phân tích gia, hiện nay, giới nắm nhiều tiền và nhiều thế lực nhất tại Việt Nam là nhóm Việt kiều từ Nga và Đông Âu. Điều này cũng dễ hiểu vì thời chiến tranh, giới sinh viên được đi du học đều là COCC và được qua Đông Âu phần lớn. Khi Liên Xô sụp đổ, nhiều thái tử tìm cách ở lại và phải ra đường phố để tranh sống. Họ học được hai điều quý giá: street smarts và cách làm giàu mau chóng của đại gia Nga trong những biến động cải cách của kinh tế chính trị. Mang chút tiền về Việt Nam thời mới mở cửa, họ dựa vào gia đình, rồi ứng dụng 2 bài học trên vào tình thế địa phương. Kết quả là một sự thành công ngoài sức tưởng tượng.
Cùng đi lên là những quan chức đã chống lưng cho nhóm tư bản mới. Đây là một đề tài nhậy cảm nên ông già xin tự “delete” và nói rõ hơn…khoảng 1000 năm nữa.
Điểm tương đồng thứ hai của các tỷ phú đô la Việt là xuất xứ của nguồn tiền. Xin thưa rõ với quan Bộ Trưởng là chắc chắn không phải từ bán vé số. Ngoài tiền lại quả từ các công trình…(delete again); sự giàu có đến từ bất động sản, chuyển qua chứng khoán ngân hàng…rồi khai thác khoáng sản. Vài doanh nghiệp tư nhân tạo tài sản từ khâu sản xuất hay thương mại, bán lẻ, dịch vụ FDI…nhưng phần lớn đều chỉ là …tiểu tư sản, không đáng kể.
Điểm tương đồng thứ ba là sự kín tiếng rất khôn ngoan giống như những tay chơi poker mặt lạnh của Vegas. Chính tôi cũng phải tròn mắt hỏi lại khi có người thì thầm tên tuổi họ. Nếu bạn thấy tên họ trên báo thì chắc chắn là “đồ dỏm” rồi. Đây là loại hàng xịn dấu kỹ trong kho. Dĩ nhiên, ông già Alan cũng là tỷ phú…nhưng tỷ phú tiền Việt.
Hy vọng các điểm trên sẽ giúp các bạn phóng viên tìm ra những tỷ phú đô la khác của Việt Nam.
Sáng nay cuối tuần. Ông già Alan định ra tắm biển nhưng trời lại đổ mưa lớn. Đành ngồi làm ly cà phê.  chém gió qua bàn phím để mọi người thư giãn. Bên Mỹ, vì sự minh bạch và cách kiểm kê mọi số liệu tài chánh ngang dọc (để tìm kẻ trốn thuế và rửa tiền), nên mọi tài sản phải công khai trừ các ngài buôn ma túy. Việt Nam thì tôn trọng “vẻ đẹp tiềm ẩn”, nên bày ra trò chơi “săn lùng tỷ phú” này (không biết VNG-Vinagame đã mua bản quyền từ Trung Quốc chưa?).
Vả lại, vì tính sĩ diện cao, người Việt mình rất tò mò tìm bảng “xếp hạng” của đủ mọi thứ, mà tỷ phú là miếng mồi ngon nhất của xã hội bây giờ. Dù nghĩ cho cùng, sự xếp hạng hay có tên trên bảng phong thần phong thánh nào đó của vài anh chị tây ba lô chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống của tôi hay của bạn hay của các chuyên gia bán vé số (độc quyền của bộ tuyên truyền).
Thực ra, bài viết này cũng là để trả lời cho một siêu mẫu (theo các bạn BCA, cũng có danh hiệu trên “thương trường”). Cô ta hỏi về cách tiếp cận và gặp gỡ các tỷ phú đất Việt; vì có lần nghe tôi nói là nghệ thuật đi tìm vốn cho doanh nghiệp cũng tương tự như chuyện các chân dài đi tìm “đối tác”.  Vậy tôi xin báo là nếu vị tỷ phú đô la thứ hai của dân Việt muốn gặp người nổi tiếng này, thì lo mà mời tôi đi ăn tối trong dịp tôi ra Hà Nội vào ngày 25/9 này.

TIN VIỆT NAM

Vì đâu phim nhà nước sản xuất không có người xem?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-09-20 Email dam_me_passion__8-305.jpg Poster quảng cáo Phim Đam Mê.
Courtesy photo
Gần đây, nhiều bộ phim Việt được Nhà nước đầu tư kinh phí hàng chục tỉ đồng nhưng đến khi đưa ra rạp chiếu thì đều ế ẩm, vắng khách, thậm chí có phim không bán được vé nào. Vậy nguyên nhân do đâu?

Tiêu chuẩn mâu thuẫn nhau

Điện ảnh cách mạng Việt nam đã có chiều dày lịch sử gần 60 năm, một thời gian đủ để khẳng định vị thế của mình.
Trước đây nền điện ảnh cách mạng cũng đã đạt được một số thành tích trong làng điện ảnh thế giới, một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới. Có một thời phim VN đã từng là lựa chọn đầu tiên của khán giả trong nước.
Tuy vậy đến cuối thập niên 1980, khi Việt Nam bước sang giai đoạn Đổi mới, Nhà nước bắt đầu xóa bỏ bao cấp dành cho điện ảnh thì điện ảnh VN (ĐAVN) đã rơi vào thời kỳ khủng hoảng.
Gần đây tờ báo VNN loan tin: “Tại Rạp Kim Đồng (Hà Nội), hai phim Đam mê và Sống cùng lịch sử được ưu ái chiếu trong vòng hai tuần. Đây là những bộ phim nhà nước đầu tư từ 10 tỉ đến 20 tỉ đồng. Nhưng trong hai tuần nằm trên lịch chiếu của rạp Kim Đồng, điều đáng buồn là Sống cùng lịch sử và Đam mê không bán nổi một vé cho khán giả.”
Trả lời câu hỏi đâu là nguyên nhân chính khiến ngành Điện ảnh VN sa sút như hiện nay?
Cái nguyên nhân chính ở đây là tiêu chuẩn kép, vừa là kinh tế thị trường lại vừa là định hướng XHCN, mà hai cái đó là mâu thuẫn nhau.
-Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn thấy rằng trong khi phim tư nhân hiện nay chủ yếu làm phim thương mại, thì phim nhà nước vẫn trung thành với mục tiêu làm phim truyền thống. Theo ông nguyên nhân chính là thiếu một cơ chế thích hợp cho ngành Điện ảnh khi đã chuyển sang kinh tế thị trường, trong lúc vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị là định hướng tư tưởng của người xem. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói:
“Cái nguyên nhân chính ở đây là tiêu chuẩn kép, vừa là kinh tế thị trường lại vừa là định hướng XHCN, mà hai cái đó là mâu thuẫn nhau. Một khi anh duyệt kịch bản hay duyệt tài trợ thì anh duyệt theo định hướng, theo cái nhiệm vụ tư tưởng tuyên truyền. Nhưng khi anh đo sản phẩm thì anh không lấy cái hiệu quả tuyên truyền, hiệu quả tư tưởng mà anh lại lấy hiệu quả kinh tế của hàng hóa, thu nhập thế nào để anh đánh giá thành bại và anh lại mặc cảm với sự ít tiền của cái sản phẩm tư tưởng đó.”
Nhà biên kịch Đoàn Tuấn tiếp lời:
“Cách kể trong phim của chúng ta không giống như cách kể của Đông Nam Á và thế giới. Tức là chúng ta có một câu chuyện lắt léo, nhưng con người trong phim của chúng ta hết sức đơn giản, cứ chia ra địch với ta, chính với tà… Định hình rồi thì người ta xem phim làm gì nữa? Thứ hai ngay cách dàn dựng của đạo diễn, chẳng hạn phim chiến tranh của chúng ta giả hơn rất nhiều và không thuyết phục như những phim cũ nữa. Thứ ba là về quay phim, người nước ngoài ở VN họ quay những cảnh đẹp hết rồi, vì chúng ta không có người quay phim giỏi. Vấn đề nữa là về diễn xuất, chúng ta không có những diễn viên đích thực, toàn những là người mẫu, ca sĩ nhảy sang, truyền hình nhảy tới.”

Thiếu đầu tư công nghệ

songcunglichsu1-400.jpg
Poster quảng cáo Phim Sống cùng lịch sử. Courtesy photo.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó CT Hội ĐAVN vấn đề phát hành phim là một trong những nguyên nhân, song theo bà nguyên nhân cơ bản là tư duy làm phim theo lối cũ nên số phận của các bộ phim nhà nước làm ra là để… cất kho là chuyện dễ hiểu.
Bà Nguyễn thị Hồng Ngát cho hay:
“Đầu tư công nghệ rất quan trọng đối với ngành Điện ảnh. Nếu chúng tôi có một ý tưởng gì rất hay, có một câu chuyện rất hay, thế mà công nghệ nó không ra làm sao để mình thể hiện ý tưởng ấy thì thành ra cũng phải đầu hàng. Không thể ngày hôm nay cứ mang cái nhiệt tình, cái ý nghĩ độc đáo của mình ra mà nó thành phim được, mà nó phải có những công cụ rất đắc lực mà chúng ta lạc hậu rất là nhiều. Chứ mình cứ đi một đường một kiểu cả về tư tưởng lại còn kỹ thuật nữa, thế là lại đóng cửa trong nhà xem với nhau ”.
Nhà biên kịch Lê Phương cho rằng phim nhà nước không hề đầu tư phần quảng bá, nên khó có thể cạnh tranh với phim thương mại trong nước chứ chưa nói đến phim nước ngoài. Nhưng theo ông nguyên nhân chủ yếu vẫn là ĐAVN thiếu người tài. Nhà biên kịch Lê Phương cho biết:
“Cái thiếu nhất là không có tài, cái này ông Nguyễn Trãi đã dạy chúng ta rồi, đất không có nơi nào hiểm hay có nơi nào không hiểm, mà hiểm hay không là do người làm tướng. Phim không hay là do người làm phim, chứ không phải vì do thiếu ông tượng, cái cổng hay thiếu con ngựa.”
Nếu chúng tôi có một ý tưởng gì rất hay, có một câu chuyện rất hay, thế mà công nghệ nó không ra làm sao để mình thể hiện ý tưởng ấy thì thành ra cũng phải đầu hàng.
-Bà Nguyễn thị Hồng Ngát
Không đồng ý với ý kiến cho rằng dòng phim mang tính tuyên truyền định hướng tư tưởng như hiện nay không còn thích hợp trong cơ chế thị trường nữa, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho rằng các nhà quản lý cần thay đổi lối suy nghĩ mà theo ông phải coi phim tuyên truyền là những sản phẩm quảng cáo cho chế độ. Có như thế mới có thể xóa được làn ranh giữa việc định hướng tư tưởng của phim với kinh tế thị trường. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói:
“Cái sản phẩm tuyên truyền tư tưởng về chính trị, văn hóa của xã hội cũng là một cái sản phẩm cũng là một thứ quảng cáo, nhưng mà ở đây thay vì quảng cáo cho sản phẩm vật chất thì nó quảng cáo cho thể chế, cho chế độ, cho con người, cho định hướng. Thì cái đó nhà nước phải bỏ tiền ra coi như để quảng cáo cho những cái đó, nhưng mà phải để cho nghệ sĩ thực hiện cái quảng cáo đó, cái tuyên truyền đó ở trong cái điều kiện, trong cái đòi hỏi, trong cái ngôn ngữ của Kinh tế thị trường. Nếu hiểu được như thế thì sẽ giải tỏa được ván đề tiền hay không tiền.”
Nói về các giải pháp cơ bản và nhanh nhất để có thể đưa ngành ĐAVN trở về với những gì đã đạt được như trước đây. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói:
“Bây giờ phải tạo cho người làm phim có vốn của xã hội để họ ăn ở đầu ra. Theo tôi hãy tạo điều kiện cổ phần hóa nhanh chóng, triệt để các Hãng phim của nhà nước để mà tạo cho họ một cái khả năng, một cái cơ chế có thể thu hút vốn của xã hội một cách sòng phẳng, một cách quyết liệt. Chứ còn như hiện nay người ta không có quyền gì mà người ta có nhiệm vụ mặc định là văn hóa tư tưởng, rất vô hình kiểu bèo dạt mây trôi. Kiểu nó làm được đấy nhưng chả có ai dong đếm, chả có ai ghi nhận”.
Cách làm điện ảnh theo lề lối định hướng và kiểm duyệt chặt chẽ như bấy lâu nay dẫn đến hệ quả là những bộ phim xuất xưởng không thể thu hút và lôi cuốn được khán giả.

Chung quanh việc ông Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh ở Mỹ

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-09-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Thành phố Đà Nẵng nhìn từ làng chài Mân Thái
Thành phố Đà Nẵng nhìn từ làng chài Mân Thái
RFA

Mấy ngày gần đây, ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam rộ lên tin đồn cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh bị ám sát ở Hà Nội, đã chết và chờ mang xác về Đà Nẵng, rồi có tin lại nói ông Nguyễn Bá Thanh bị ung thư máu, đã chết ở một bệnh viện, cuối cùng, con trai ông Nguyễn Bá Thanh là Nguyễn Bá Cảnh phải đứng ra xác minh thông tin với các báo trong nước là ông Nguyễn Bá Thanh vẫn còn sống, hiện đang chữa bệnh ở Mỹ. Sau đó có tiếp thông tin ông Thanh bị nhiễm xạ và ca ghép tủy của ông tại bệnh viện này đã thành công. Mọi đồn đoán về ông vẫn không ngừng.
Kị binh xuất sắc trong giới lãnh đạo Cộng sản
Một người dân Đà Nẵng tên Thủy, chia sẻ:“Thông tin là ổng bị ung thư máu, ung thư tủy rồi qua Mỹ để lọc tủy, rồi sau đó về nằm nghỉ ở bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, nghe nói là vợ ổng có cổ phần trong bệnh viện ung bướu Đà Nẵng.”
Theo bà Thủy, sở dĩ bà cũng như người thân trong gia đình bà quan tâm đến sự sống chết của ông Nguyễn Bá Thanh nhiều đến vậy là vì hai lý do, bà rất quí trọng ông, xem ông là một lãnh đạo thành phố Đà Nẵng có một không hai; Nguyễn Bá Thanh trong mắt bà vẫn còn một tương lai chính trị rực rỡ phía trước.
Giải thích thêm, bà Thủy nói rằng có thể ông Thanh, cũng như bao lãnh đạo Cộng sản khác, không thể nào không vấp phải những lỗi lầm trong quá trình làm việc và đương nhiện ông cũng dùng thủ đoạn để đấu đá phe nhóm với nhau. Đó là chuyện phải có của một người làm lãnh đạo trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa, một thời đại mà người ta thăng tiến bằng con đường thủ đoạn và tiền bạc nhiều hơn là tài năng và đức độ.
Có thể nói là thành phố Đà Nẵng thời Nguyễn Bá Thanh chưa làm chủ tịch chỉ là thành phố của một phức hợp mùi xứ biển đặc trưng như cá khô, cá kho dưa cải, mực nướng. Thế rồi khi ông Thanh làm chủ tịch, thành phố này chính thức lột xác, trở thành một hòn ngọc miền Trung
Nhưng, với Nguyễn Bá Thanh, ông một thân một ngựa thân chinh ra trận vừa chiến đấu bằng tài năng, đức độ để xây dựng thành phố Đà Nẵng từ một thành phố cấp thị trấn với hai con đường chính là Hùng Vương và Phan Châu Trinh sầm uất, còn lại, mọi con đường khác chỉ lèo tèo vài mái nhà ngói cũ kĩ, vài mái nhà tôn vách ván và những khu bến than, ổ chuột, buổi trưa nghe toàn mùi cá kho dưa cải. Có thể nói là thành phố Đà Nẵng thời Nguyễn Bá Thanh chưa làm chủ tịch chỉ là thành phố của một phức hợp mùi xứ biển đặc trưng như cá khô, cá kho dưa cải, mực nướng. Thế rồi khi ông Thanh làm chủ tịch, thành phố này chính thức lột xác, trở thành một hòn ngọc miền Trung, không thể nói khác hơn.
Ngày 28.4, ông Nguyễn Bá Thanh có buổi tiếp xúc cử tri hai quận Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn, trên cương vị phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.
Ngày 28.4, ông Nguyễn Bá Thanh có buổi tiếp xúc cử tri hai quận Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn, trên cương vị phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.
Và bà Thủy nói rằng khi thành phố Đà Nẵng trở nên lấp lánh, sang trọng và phồn thịnh cũng là lúc mọi thế lực chọc gậy bánh xe chĩa mũi vào ông Thanh, ông lại phải vừa chiến đấu với các thế lực này, vừa xây dựng thành phố. Bà Thủy nói rằng, trong mắt bà, Nguyễn Bá Thanh là một kị binh xuất sắc nhất trong lịch sử xây dựng thành phố của giới lãnh đạo Cộng sản.
Nếu Việt Nam là một Đà Nẵng
Một bác sĩ tên Nghị, chia sẻ với chúng tôi: “Cũng nghe ngóng cũng đồn lên đồn xuống gì đó, nghe nói là bị tụy hay tủy gì đó nhưng anh em bác sĩ ở Đà Nẵng thì nói là trình độ ở Việt Nam thì bất lực rồi, giai đoạn cuối rồi nên phải qua bên kia. Mấy anh em, bà con của ông Thanh ở Hòa Vang, quê ông Thanh rất sốc, khóc lóc… Nhưng không biết sau đó chỉ thị thế nào mà ông Cảnh trả lời trên các báo.. sau đó mọi sự im lặng, một sự im lặng rất đáng sợ, chỉ biết là đã tiến triển tốt, rồi ông Thanh có điện thoại về làm việc ở Hà Nội, nhưng mà cơ sở nào chữa ở Mỹ thì cũng không cho biết rõ.”
Theo ông Nghị, trước khi quyết định sang Mỹ chữa bệnh, ông Thanh đã đến bệnh viện C Đà Nẵng để khám bệnh và tại đây, các bác sĩ đã đưa ra kết luận là ông bị nhiễm xạ và cần phải ghép tủy. Và sau đó không lâu, ông Thanh quyết định sang Mỹ chữa bệnh, tại bệnh viện… cũng đưa ra kết qủa chẩn đoán trùng khớp với chẩn đoán của bệnh viện C Đà Nẵng.Và hiện tại, ông Thanh đã phẫu thuật ghép tủy, ca phẫu thuật của ông diễn ra thành công tốt đẹp.
Vấn đề là ông ta tham nhũng một đồng nhưng lại làm ra được mười đồng, thậm chí được hàng trăm đồng. Điều này đã giúp thành phố Đà Nẵng từ một cảng thị nghèo nàn, lạc hậu và xấu xí bỗng chốc vươn mình, trở thành con rồng miền Trung. Và đó là đặc điểm rất riêng của Nguyễn Bá Thanh
Với một người làm bác sĩ lâu năm như ông Nghị, việc ông Thanh ghép tủy thành công là một thông tin đáng vui, bởi không riêng gì ông mà hầu hết người dân Đà Nẵng cũng như người dân Quảng Nam đều quan tâm đến sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh. Sở dĩ người dân quan tâm đến ông Thanh nhiều như vậy không phải vì ông Thanh hoàn toàn tốt và cũng không hẳn vì ông Thanh là một lãnh đạo thanh liêm, chỉ biết nghĩ đến nhân dân mà là vì ngoài Nguyễn Bá Thanh, khó tìm đâu ra một lãnh đạo có bản lĩnh, dám nói dám làm và đầy cá tính, giàu tình người như Nguyễn Bá Thanh.
Một người dân Quảng Nam, tên Hải, tâm sự: “Mình thấy chung chung thì dàn cán bộ cao cấp của Việt Nam thì Nguyễn Bá Thanh có cái gì đó ngang tàng. Còn với người dân Đà Nẵng thì Nguyễn Bá Thanh rất uy tín.”
Theo ông Hải, một lãnh đạo Cộng sản không thể tìm đâu ra một người không tham nhũng, tham ô, hối lộ, ông nghĩ rằng Nguyễn Bá Thanh cũng không ngoại trừ, thậm chí có thể Nguyễn Bá Thanh còn tham nhũng nặng tay hơn những lãnh đạo khác. Vấn đề là ông ta tham nhũng một đồng nhưng lại làm ra được mười đồng, thậm chí được hàng trăm đồng. Điều này đã giúp thành phố Đà Nẵng từ một cảng thị nghèo nàn, lạc hậu và xấu xí bỗng chốc vươn mình, trở thành con rồng miền Trung. Và đó là đặc điểm rất riêng của Nguyễn Bá Thanh so với mọi lãnh đạo khác ở Việt Nam.
Ông Hải nói rằng dù không ưa gì ông Thanh cho mấy nhưng ông vẫn cầu mong Nguyễn Bá Thanh sớm bình phục, trở về nước và tiếp tục đấu tranh, chiến đấu cho sự nghiệp chính trị của mình. Dù tình hình hiện tại, thế lực của ông Thanh ở Hà Nội gần như không có gì, nhưng điều làm ông Hải tin tưởng Nguyễn Bá Thanh sẽ làm nên việc lớn chính ở cá tính của ông cũng như sự mến mộ của đa số nhân dân dành cho ông.
Nếu Nguyễn Bá Thanh lên làm Thủ tướng chính phủ hoặc Chủ tịch nước hoặc Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hải tin rằng Việt Nam sẽ có một sự thay đổi đáng kể về mọi mặt, và đương nhiên không ngoại trừ vấn đề nhân quyền, đa nguyên. Nhưng ông Hải cũng buồn bã nói rằng đó chỉ là niềm tin rất mơ hồ và đầy tính chủ quan của ông, mọi việc khó mà đoán trước được.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/rumor-about-ng-b-thanh-09082014070339.html

Vì sao dư luận bất mãn với cuộc triển lãm cải cách ruộng đất?

Tin cho hay, một số người được cho là dân oan đã tới biểu tình bên ngoài bảo tàng ở Hà Nội.
Tin cho hay, một số người được cho là dân oan đã tới biểu tình bên ngoài bảo tàng ở Hà Nội. Một cuộc triển lãm lần đầu tiên về thời kỳ cải cách ruộng đất gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam mới đây đã phải đóng cửa ít ngày sau khi khai mạc.

Nguyên nhân đóng cửa được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đưa ra là do “sự cố điện” nhưng nhiều cư dân mạng xã hội lại cho rằng triển lãm buộc phải ngừng lại vì vấp phải không ít phản đối.

Báo chí do nhà nước kiểm soát hầu như chỉ đưa tin về những mặt tích cực của cuộc triển lãm được cho là “cung cấp thông tin đa chiều về một giai đoạn lịch sử đặc biệt”.

Tin cho hay, 150 hiện vật, tư liệu được trưng bày “tái hiện việc giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến”.

Những ý kiến đối lập cho rằng cuộc triển lãm mang tên “Cải cách ruộng đất 1946-1957” đã “không thừa nhận những sai lầm trong quá khứ” và “không phản ánh đầy đủ những gì đã xảy ra, nhất là về việc đấu tố địa chủ”.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát tình hình chính sự ở Việt Nam, cho rằng việc ra mắt triển lãm là điều “rất tốt vì nó tự lột mặt nạ của một sự dối trá”.
Ông nói: “Mục đích của họ muốn cho mọi người thấy rằng cái việc đã làm 60 năm trước là hoàn toàn đẹp đẽ, hay ho còn cũng có một số sai sót nhưng nhỏ tí thôi. Đấy là một kiểu tuyên truyền lừa đảo mà từ trước tới nay vẫn thế. Người ta nghĩ rằng trước cũng lừa bịp được kiểu như vậy rồi và bây giờ vẫn có thể lừa bịp tiếp được. Nhưng mà họ không ngờ rằng dư luận phản ứng mạnh như vậy".
Tin cho hay, một số người được cho là dân oan đã tới biểu tình bên ngoài bảo tàng ở Hà Nội.
Các hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy họ giơ cao các biểu ngữ với những dòng chữ như "quyền con người" hay "phản đối công an bắt người vô tội".

Trong cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt, giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng “không có gì phải tranh cãi về vấn đề cải cách ruộng đất”, và ông cho hay “đã được chứng kiến sự thừa nhận sai lầm”.

Nhà nghiên cứu này nói: “Cụ Hồ rồi ông tổng bí thư lúc đấy là Trường Chinh thì đã nhận trách nhiệm, thậm chí là thôi chức và thậm chí Cụ Hồ đã khóc rồi gửi lời xin lỗi. Tất cả chuyện sai lầm cải cách ruộng đất thì đã thuận chiều mà công khai”.
Trong khi đó, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tự mâu thuẫn khi một mặt nói “muốn đưa ra một bức tranh toàn diện” nhưng mặt khác lại nói rằng “không cần phải nêu toàn bộ, không cần phải nêu hết các khía cạnh”.
Nhà quan sát này cũng cho rằng những tiếng nói đại diện cho xã hội dân sự trên mạng xã hội đóng một vai trò lớn trong việc vận động làn sóng phản đối cuộc triển lãm.
Ông nói: “Cái triển lãm này có một mục đích là cho thấy một thắng lợi long trời lở đất, mang lại ruộng đất cho bà con nông dân. Thì bà con Dương Nội kéo đến đấy. Đấy là bà con Văn Giang còn chưa kéo lên đấy. Bà còn ở khắp nơi chưa kéo lên. Họ không lường được phản ứng như thế. Và đến khi bà con Dương Nội lên một cái thì họ đành phải ngụy biện là mất điện, thế này, thế kia rồi đóng cửa và bây giờ đóng cửa vĩnh viễn. Đố chả dám mở lại”.
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam được nhà nước phát động để “xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là theo Pháp, chống lại đất nước, chống lại chính quyền như địa chủ, cường hào hay các đảng đối lập”.
Tài sản, đất đai của những người vừa kể bị tịch thu và chia cho tầng lớp bần cố nông đồng thời đưa những người bị nhắm làm mục tiêu ra đấu tố và xử tội.
Báo chí trong nước dẫn số liệu tại cuộc triển lãm viết rằng “nông dân cùng nhau chống lại địa chủ, tịch thu hơn 70.000 hécta đất ruộng để chia cho gần 4 triệu nông dân tại 3.314 xã”.
 http://www.voatiengviet.com/content/vi-sao-du-luan-bat-man-voi-cuoc-trien-lam-ve-cai-cach-ruong-dat/2456767.html

Báo Anh 'tố' người Việt ăn thịt mèo

Cập nhật: 07:33 GMT - thứ bảy, 20 tháng 9, 2014
Thịt mèo, còn gọi là tiểu hổ, được ăn ở nhiều nơi ở Việt Nam
Báo Daily Mail của Anh kể chuyện một người Việt ở Đức bắt mèo hàng xóm để ăn nhưng không hiểu 'chuyện đó có gì sai trái'.
Người Việt này, tên là Tran Qui, được nói đã dùng đèn xì để nướng thịt chú mèo có tên Mungo, vốn của một người hàng xóm về hưu.
Những người nuôi chó mèo ở thị trấn Andernach, vùng Rhineland, đã phải cảnh giác không cho mèo chạy ra đường trước thông tin ông Qui có thể đã làm thịt tới 30 con mèo trong những tháng vừa qua.
Cảnh sát khu vực thì đang điều tra ông này về hai cáo buộc đối xử tàn tệ với thú vật và vi phạm quy định vệ sinh.
Nếu bị buộc tội, ông Tran Qui có thể bị tù tới ba năm.
Phát ngôn nhân của cảnh sát nói: "Ông ta đã nướng thịt động vật bằng đèn xì ở ngoài sân khu căn hộ ông ta. Ở một số nước Á châu, ăn thịt mèo là chuyện hay xảy ra. Nhưng điều này không thể chấp nhận ở Đức".
Một phụ nữ hàng xóm tên là Christina Sarwatka, chủ của chú mèo Billy, nói: '30 con mèo đã mất tích trong khu vực này. Tôi không thể cho Billy ra ngoài được nữa vì sợ nó bị ăn thịt mất".
Ông Qui, bố của năm đứa con, đã sống ở đây hai năm nay và nói ông "nhớ hương vị quê hương" nên nấu thịt mèo và ăn với nước mắm.

'Văn hóa tiểu hổ'

Báo Daily Mail cũng cho hay thịt mèo có mặt ở nhiều nhà hàng ở Việt Nam cho dù chính thức thì việc ăn thịt mèo bị cấm.
Ngay tại Việt Nam, người nuôi mèo cũng lo ngại cho số phận của các chú mèo vì ngày càng nhiều mèo bị ăn thịt.
Báo này viết thịt 'tiểu hổ' thường đi với bia và hay được ăn vào đầu tháng Âm lịch.
Thịt mèo ở Việt Nam được bán với giá 50-70 đôla Mỹ/kg hơi, tùy thuộc mèo to hay nhỏ, và thuộc loại thịt đắt tiền.
Theo báo Anh, người bán mèo hay nói họ nuôi mèo lấy thịt, nhưng khó kiểm tra sự thực như thế nào.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/09/140920_dailymail_viet_catmeat.shtml
 

TỰ DO NGÔN LUẬN * CCRD



Kính gởi tới Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên, Quý Độc giả và Đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước
Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận và bài xã luận số 203, phát hành ngày 15-09-2014.
Xin vui lòng giúp phổ biến rộng rãi, nhất là ngược về trong nước cho Đồng bào quốc nôi.
Chúng tôi chân thành cảm ơn.
Ban Biên tập bns Tự do Ngôn luận
60 năm một tội ác kéo dài !!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 203 (15-09-2014)
Cuộc trưng bày chuyên đề Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) 1946-1957 tại viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội từ hôm 08-09-2014 với gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, tư liệu ảnh đã được hí hửng giới thiệu: “Đây là một hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957.

Qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính phủ và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay” (Thông báo của Bảo tàng). Trong ngày khai mạc, “Tiến sĩ” Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng còn hùng hồn phát biểu: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”.
Dĩ nhiên người dân Việt Nam và cả quốc tế, từ hơn 60 năm nay, đều biết đó là một biến cố trời long đất lở, thậm chí vào bậc nhất lịch sử dân tộc. Không trời long đất lở sao được khi có hơn 172 ngàn người (nói theo con số chính thức) bị gọi là “địa chủ” phải tan thây vì đạn bắn vỡ sọ, cày ủi đứt đầu, đùi đánh nát ngực, dây trói gãy cổ….; khi có gấp ba số người ấy (tính mỗi gia đình 4 nhân khẩu) chỉ vì là thân thuộc của “địa chủ” mà bị giam nhốt trong chuồng trâu, bị cấm ra chợ búa, bị khai trừ khỏi xã hội để rồi phải chết đói trong tức tưởi và uất hận. 
Không long trời lở đất sao được khi dưới sự che chở lẫn xúi giục của Bác và Đảng, từng đoàn từng đội cải cách tung hoành khắp nơi mọi chốn, quyền uy hơn cả Thượng Đế (“Nhất Đội nhì Trời”), tổ chức những phiên tòa không cần bằng chứng, chẳng thèm luật sư, cấm tự biện hộ, để vội vàng tuyên cáo tịch thu tài sản, tuyên bố bản án tử hình và thi hành bản án ngay tại chỗ! Không long trời lở đất sao được khi từng tốp “ông đội”, “bà đội” hoặc đi vào từng làng, đến các gia đình bần nông hay cố nông, “thăm nghèo, hỏi khổ” để khơi sâu thù hận, tiếp đó “bắt rễ, xâu chuỗi” để chiêu mộ bầy tố cáo, dạy cho chúng tập hài tội thật nhuần nhuyễn ngõ hầu khi hữu sự thì diễn ngon lành… hoặc đến chính những gia đình sắp thành nạn nhân, áp bức vợ tố chồng, bó buộc con tố cha, uổng ép tớ tố chủ, với trò lừa gạt “không chịu tố thì thân nhân sẽ bị tử hình”, nhưng dại dột tố xong thì đó là những bằng cớ rành rành để “đội cải cách” thi hành công lý: giết thể xác địa chủ và giết tâm hồn người thân của họ. 
Thế nhưng, nhìn vào các hiện vật (y phục đồ đạc đắt tiền của địa chủ, nhà cửa áo xống tồi tàn của bần nông, hình ảnh nông dân thay trâu kéo cày, kẻ vô sản được đảng ban phát ruộng, gia đình nghèo đoàn tụ sau cuộc chia ly vì đi ở tớ…), người ta thấy chỉ là một trò tuyên truyền hoàn toàn bất chấp lịch sử, dù được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trước hết, một số khách am tường đồ cổ và quá khứ đã cho biết có rất nhiều hiện vật và hình ảnh phục dựng, giả tạo, sai thời (năm 1958 chưa có nồi gang, đũa nhựa và thìa phíp trắng; bát tô tận thời bao cấp sau 78 mới xuất hiện; ảnh ông bố cởi trần kéo thứ cày của thập niên 70…). 
Tất cả biểu lộ thói khinh thường công luận của những “chuyên gia” trình bày, nhất là thói gian trá vốn thâm căn cố đế nơi người cộng sản, cái thói được thản nhiên bày tỏ chẳng những trong ứng xử cuộc sống mà cả trong giáo khoa, sử sách, tư liệu. Thứ đến, cuộc triển lãm chỉ nói tới những cái gọi là “thành tựu” của CCRĐ (vốn không có hay nếu có thì toàn những thành tựu cho riêng đảng, như sẽ nói dưới đây) mà hoàn toàn lãng quên những sai lầm lớn lao, những tội ác tầy trời và những hậu quả bi thảm cho con người và xã hội.

 Điều này là sự cố ý, vì chính giám đốc bảo tàng có nói: “Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử” rồi còn biện minh cho việc giết người cách trâng tráo vô liêm sỉ, cho đó là sự hy sinh cần thiết: “Có thể những phần trưng bày này sẽ không thỏa mãn được hết mong muốn của người dân, đặc biệt là những dòng họ, gia đình có liên quan đến CCRĐ. Thế nhưng cuộc cách mạng có thắng lợi thì bao giờ cũng có những tổn thất. Mà những tổn thất đó thì không thể đi sâu và đưa vào trong một phạm vi triển lãm nhỏ như thế này. 
Nếu đưa quá nhiều thì lấn át chủ đề chính là những thành tựu chúng ta đã đạt được trong CCRĐ. Thôi thì cũng phải nói với họ (172.000 nạn nhân CCRĐ) rằng sự hi sinh của họ mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó.” Đấy là thói bất phục thiện (không bao giờ nhận lỗi) hầu như luôn tìm thấy nơi người cộng sản, nhất là hàng ngũ lãnh đạo. Chính thái độ bao che tội ác, lấp liếm sự thật này (giữa lúc một tác phẩm vạch trần vô số điều xấu xa, độc dữ, tồi tệ của đảng, đặc biệt trong CCRĐ, vừa xuất hiện trên thị trường và mạng lưới là Đèn Cù của Trần Đĩnh) đã gây nên sự công phẫn nơi đồng bào VN từ trong ra tới ngoài nước.


Rất nhiều tài liệu lịch sử, công trình nghiên cứu từ lâu hay nhiều bài viết mới về biến cố đau thương này, soi chiếu nó dưới mọi khía cạnh, đã được đưa ra hay tái đưa ra cho công luận, khiến người ta thấy cuộc triển lãm mang nét thứ ba là ngu đần, và thầm khen tay thầy dùi xúi tổ chức cuộc triển lãm đúng là “thằng đểu”. Hay như lời một người dân Hà Nội: “Chúng nó hết khôn dồn ra dại hay sao mà lại đi chọc “c...” ra để ngửi với nhau như thế hở!” Khiến cho cuộc triển lãm dự trù kéo dài 3 tháng phải đóng cửa chỉ sau 3 ngày!



Nhưng chính nhờ trò “chọc”, màn đểu vắn vỏi này mà công luận có dịp nhìn lại những tác giả gây ra và kéo dài tội ác “Cải cách” đó.
Trước hết là Hồ Chí Minh, “kẻ tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng VN”. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần đọc bản cáo trạng “Địa chủ ác ghê” do chính tay y viết và đăng báo Nhân Dân ngày 21-07-1953 với bút hiệu CB (có lẽ là Của Bác) để kết án tử vị ân nhân số một của đảng, bà Nguyễn Thị Năm, người đầu tiên bị đem ra bắn để mở màn chiến dịch. Theo tác giả Bảo Giang trong bài “Cải cách hay đấu tố”, đó là “bản cáo trạng đẫm máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử… là sự kết tinh tổng hợp của tất cả những gian dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. 
Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. Nó trở thành kim chỉ nam, trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuần nhuyễn và thi hành. Nó trở thành khung, sườn cho mọi cuộc đấu tố. Dù ở bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do HCM đề ra. Nó rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi tất cả đều như một. Theo đó, nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt nạn nhân Nguyễn Thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa vào gian dối và tạo ra gian dối”, dựa vào bạo lực và tạo ra bạo lực. Chính vì thế, dân gian đã tặng cho Hồ câu đối để ghi khắc bia miệng ngàn năm: “Lở đất long trời cuộc phanh thây địa chủ, kìa đạo đức Nguyễn Ái Quốc Mác-Lê! Thần căm người hận màn đấu tố ân nhân, ấy tình thương Hồ Chí Minh Cộng sản!”.


Chính “tấm gương đạo đức Bác Hồ” đó -mà đảng viên, cán bộ và toàn dân bị buộc phải học tập từ đợt chiến dịch này tới đợt chiến dịch khác- đã đẻ ra đảng Cộng sản vốn cai trị đất nước từ 60 năm qua theo tinh thần và đường lối của Hồ. Trước hết là tinh thần độc tài toàn trị. Sử sách và chứng từ đã cho biết: đảng CS thực thi cuộc CCRĐ với ba mục tiêu. Mục tiêu chính trị là nắm toàn quyền trên xã hội. CCRĐ là một cách quét sạch những địa chủ, cường hào, nhân sĩ uy tín, những con người có mầm mống vươn lên ngoài vòng kiểm soát của đảng. Nghĩa là tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, nguy hiểm trong tương lai và trong hiện tại. Quét sạch để xã hội trở nên một tờ giấy trơn, đảng muốn vẽ gì thì vẽ, trở nên một đàn cừu, đảng dẫn đi đâu thì đi. Mục tiêu kinh tế là tập trung đất đai tài nguyên vào tay đảng.
 Những người cày được chia ruộng (đảng khoác lác có gần 4 triệu nông dân lúc ấy được chia hơn 70 vạn hecta tịch thu từ địa chủ) chỉ vài năm sau là phải vào hợp tác xã, trả lại tất cả (ruộng, trâu, cày) cho nhà nước. Việc này nay được hiến định lẫn luật định rất rõ ràng: nhà nước là địa chủ duy nhất, sở hữu chủ toàn diện!


Và cuối cùng là mục tiêu văn hóa. CCRĐ để phá vỡ cơ cấu thôn làng gia tộc, vốn là giềng mối của xã hội nông nghiệp ngàn năm, thay vào đó bằng đoàn đội sản xuất; ngoài ra, khi buộc con tố cha, vợ tố chồng, hàng xóm tố nhau, CCRĐ còn phá vỡ luân lý gia đình nói riêng và đạo đức xã hội nói chung, để đảng đưa ra một thứ đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đạo đức bác Hồ, với nguyên tắc duy nhất: cứu cánh biện minh cho phương tiện. Bất cứ cái gì có lợi cho cách mạng, cho đảng, dù đó là gian dối, hận thù, đàn áp, dù đó là bóp méo sự thật, chà đạp công lý, tiêu diệt tình thương, thì đều là tốt là thiện cả!
Do đó và thứ đến là tinh thần “cách mạng tiến công”, nhiệt thành thực thi cuộc CCRĐ theo những quy tắc luân lý của riêng nó. Tiêu biểu là “đảng viên ưu tú” Trường Chinh đấu tố cha mẹ đến chết. Nhờ vậy y cũng được bia miệng ngàn năm khắc ghi câu đối tưởng niệm như thầy mình: “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng! Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu!”. (Đặng Khu chính là Đặng Xuân Khu, tên thật của thằng tặc tử). Tiếp đó, theo Đèn Cù, là Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ Tĩnh. Bắc ghế ngồi trên thềm cao, y chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân gằn giọng: “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp!
Những đảng viên tiếp nối gương Hồ và những “học trò xuất sắc” của y nay càng nhan nhản. Dù ở trung ương hay ở địa phương, chúng đang kéo dài tội ác CCRĐ đó. Nay nó mang cái tên mới: Giải Phóng Mặt Bằng. Nó không chỉ nhắm vào ruộng đất mà cả nhà cửa, không chỉ nhắm vào nông dân mà cả thị dân. Không chỉ là nửa triệu nạn nhân trực tiếp mà cả chục triệu dân oan, sống vô gia cư, chết vô địa táng, khiếu kiện từ đời ông cha đến đời con cháu, bị hành hung, kết án, tống ngục. Bọn địa chủ tham lam, tàn bạo thế hệ mới này còn dự tính dâng cả đất nước cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc để chúng hưởng quyền lực và quyền lợi lâu dài.
BAN BIÊN TẬP
Xem tiếp:

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN, * CỘNG SẢN VIỆT NAM


XÁC NHẬN TỘI ÁC & BẤT LỰC CẢI CÁCH,

NHƯNG KHÔNG CHỊU RA ĐI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

CSVN không còn Ý thức hệ hồ hởi lúc ban đầu nữa. Họ cũng đã vỡ mộng cho cái Thiên Đàng trần thế. Và họ cũng biết rõ rằng họ là những tên ăn cướp làm cho Dân khổ, làm cho Xã hội Việt Nam tha hóa đến thác loạn và làm cho Kinh tế quốc dân bị phá sản.
Biết như vậy, nhưng họ đã trở thành như một đàn chó, con nào cũng đang ngậm cục xương. Con chó đang ngậm cục xương thì rất khó lòng nhả ra và rất dễ điên cuồng gầm gừ và cắn càn.
Đối với đám ăn cướp ở tình trạng như đàn chó ngậm xương, chỉ còn một cách là toàn Dân NỔI DẬY đập đầu chúng và quẳng chúng xuống hố chôn vùi đi mà thôi !
Nguyễn Phúc Liên

Trong cuộc Họp ngày 14.05.2013 của Uûy Ban Thường Vụ Quốc Hội, những Lãnh đạo Chính trị và nhất là những Lãnh đạo Kinh tế đều đồng thanh xác nhận tình trạng phá sản Kinh tế đã đến mức rất trầm trọng. Tình trạng phá sản này không phải là mới đây. Nó đã được báo động khẩn cấp từ cuối năm 2011 bởi những Tổ chức và những Nhà đầu tư quốc tế. Những chuyên viên Kinh tế như Bà PHẠM CHI LAN, Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH, Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A… đồng loạt lên tiếng báo động.

Mỗi lần có những cảnh cáo, báo động như vậy, Nhà nước CSVN đành phải tuyên bố với Dân và Quốc tế những biện pháp chữa trị cải cách. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi trích đăng hai lần mà chính các Lãnh đạo Cơ chế phải xác nhận công khai về trách nhiệm tình trạng phá sản Kinh tế. Mỗi lần xác nhận là mỗi lần Nhà nước đều hứa chữa trị cải cách, nhưng tình trạng phá sản lần trước vẫn tái diễn như lần mới đây và còn trầm trọng hơn. So sánh hai tình trạng trước và sau, chúng ta nghĩ thế nào về những lời hứa biện pháp chữa trị cải cách ?

* Một là đám lãnh đạo ngu xuẩn không biết phải chữa trị cải cách như thế nào, nhưng chỉ nói cho an dân và lừa quốc tế.

* Hai là chúng biết cái điều phải chữa trị cải cách, nhưng không dám làm hay bất lực không thể làm được.

Ong ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, và Bà LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã nhấn mạnh rằng phải chữa trị cải cách tận CĂN NGUYÊN. Cũng như Nguyễn Phú Trọng nói đồng chí “X”, thì ai cũng biết đồng chí “X” đó là ai, Oâng ZOELLICK và Bà LAGARDE tế nhị chỉ nói tận CĂN NGUYÊN, thì mọi người đều biết rằng cái CĂN NGUYÊN đó là gì. Chính đó là cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Phải tách nó ra, nghĩa là Nhà nước không được dùng quyền độc tài Chính trị mà khống chế Kinh tế để vơ vét của chung thành của riêng cho mỗi đảng viên hay cho những nhóm lợi ích và việc làm ăn nuôi thân phải để cho Dân tự do kinh doanh.

Hai Bản Tin về việc Lãnh đạo Cơ chế CSVN xác nhận trách nhiệm tình trạng phá sản Kinh tế như sau:

Năm 2013: Bản Tin của báo Tuổi trẻ


=> Năm 2012: Bản Tin của TRẦN VIỆT/ ANTĐ

Năm 2013:


Bản Tin của báo Tuổi trẻ

Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!


Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 15 tháng năm năm 2013

TT - Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.
Tiền huy động tăng nhưng dư nợ tín dụng thấp, doanh nghiệp cũng không mặn mà vay khi hàng hóa tồn kho lớn là những khó khăn lớn của nền kinh tế lúc này


Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.


Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”.

"Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào"


Ông Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương)


“Dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” - Ủy ban Kinh tế đánh giá.


Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.


Ba tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm 6,8% về số lượng, giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý 1-2012).


Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao.


Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được giải quyết, các ngân hàng thương mại không có các giải pháp hữu hiệu phân loại đối tượng cho vay mà vẫn siết chặt điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến phục hồi nền kinh tế. “Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn” - ông Vinh nói.

Ông Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới một trăm nghìn doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.

Các con số chưa đáng tin cậy
Tăng cường công tác nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình để có chủ trương, đối sách phù hợp, đặc biệt là các vấn đề biên giới, biển đảo, thực hiện các đề án, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại các vùng chiến lược. Cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta.


Lấy con số dư nợ tín dụng ngân hàng từ đầu năm chỉ tăng hơn 1%, trong khi huy động tiền gửi tăng 5,5%, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định “tiền tệ đã đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi”.


Bà nói: “Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn thì không giải quyết được vấn đề gì đâu. Bây giờ doanh nghiệp nợ như thế thì có khoanh nợ, giãn nợ, cho vay tiếp không? Phải tập trung bàn về chính sách tiền tệ, giải quyết dòng vốn ra vào, đây là nút thắt”.


Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề cập đến thực trạng “ngân hàng lúc nào cũng tuyên bố là sẵn sàng cho vay, nhưng doanh nghiệp nói là muốn vay đâu có dễ, đang nợ thì không thể vay được mà lãi suất cho vay vẫn cao nên chỉ có nước phá sản”.


Ngoài việc khai thông nút thắt tiền tệ, Phó chủ tịch nước đề nghị tập trung vào giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Phải mạnh dạn cắt giảm, thậm chí xóa bỏ những chương trình không cần thiết. Tôi thấy tình trạng chồng chéo, lãng phí, cái gì cũng dang dở, bộ nào cũng muốn nắm một tí tiền. Chúng ta cần nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước, tiết kiệm chi tiêu công, dừng mua sắm xe công, phương tiện đắt tiền, giảm đi nước ngoài...”.


Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “nghiêm túc và thật thà” trong các con số báo cáo. “Báo cáo của Chính phủ cho thấy tỉ lệ nghèo vẫn giảm nhanh. Tại sao kinh tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp đình đốn, công nhân mất việc, sản xuất ra không bán được hàng hóa mà lại giảm nghèo tốt như vậy? Tôi xuống thực tế thấy nghèo tăng lên chứ không có giảm” - Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.


Ông Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của mình”.

Dầu khí cứu ngân sách
Báo cáo của Chính phủ cho thấy thu ngân sách nhà nước năm 2012 tăng hơn 2.600 tỉ đồng (tỉ lệ tăng thu thấp nhất trong nhiều năm gần đây), chủ yếu nhờ vào thu từ dầu thô và thu viện trợ không hoàn lại.


Đặc biệt, thu từ dầu thô vượt dự toán cao nhờ vào cả hai yếu tố giá và sản lượng đều tăng, đồng thời phát sinh 9.800 tỉ đồng từ khoản thu lãi nước chủ nhà năm 2012 và 10.000 tỉ đồng lãi dầu khí được chia cho nước chủ nhà từ năm 2006-2011.


Vì vậy, thu từ dầu thô tăng hơn 53.000 tỉ đồng so với dự toán. Ủy ban Tài chính - ngân sách cho rằng nếu không có số thu thêm từ lãi dầu khí nước chủ nhà từ các năm trước thì ngân sách nhà nước năm 2012 sẽ hụt thu, mất cân đối, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi. Tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2013 được dự báo còn căng thẳng hơn. Bốn tháng đầu năm mới ước đạt hơn 244.000 tỉ, bằng 29,9% dự toán. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp thừa nhận tình trạng căng thẳng trong việc đảm bảo nhiệm vụ thu năm 2013

nhiều ý kiến cảnh báo về khả năng hụt thu”. Do đó, Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị phải triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không hợp lý, tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công, tinh giản biên chế... để đảm bảo cân đối thu chi, an toàn ngân sách.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm nay sẽ không còn trông chờ được vào dầu khí nữa vì sản lượng ổn định và giá dự toán đã ở mức 90 USD/thùng.


Kết thúc cuộc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới. “Chưa đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, thu ngân sách..., nhưng nên lường trước tình huống cho kịch bản xấu nhất để xử lý tình hình” - bà Ngân gợi ý.


* TS Lê Thẩm Dương (trưởng khoa quản trị kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM):

Chỉ rối phải gỡ từ từ


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm hiện nay, về phía doanh nghiệp đó là do hàng tồn kho. Chính vì hàng tồn nên dù lãi suất thấp họ cũng không vay vì sản xuất ra bán cho ai? Bốn tháng đầu năm tình trạng hàng tồn vẫn chưa gỡ được bao nhiêu. Còn về phía ngân hàng (NH) do áp lực nợ xấu. Thời gian qua NH đã nỗ lực xử lý nợ xấu bằng cách bán tài sản đảm bảo, trích dự phòng... nhưng nợ xấu vẫn cao khiến NH nhát tay trong xét cho vay.


Với những vấn đề hiện nay, nếu để NH và doanh nghiệp tự giải quyết với nhau thì sẽ không bao giờ giải quyết được vì có tình trạng như hiện nay còn có nguyên nhân từ nền kinh tế. Cơ quan quản lý phải xắn tay cùng với NH và doanh nghiệp trong việc ban hành và thực thi các chính sách tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin, củng cố thị trường trong nước, làm ấm thị trường bất động sản... Về phía NH, phải hạ dần lãi suất đầu ra, đa dạng hóa tài sản đảm bảo, nâng dần tỉ lệ cho vay tín chấp. Phần doanh nghiệp cũng phải khắc phục những vướng mắc thì mới giải quyết được các vấn đề khó khăn hiện nay.


* PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):
Cần ủy ban khẩn cấp ngăn chặn “dịch” phá sản


Dư nợ tín dụng từ đầu năm đến nay có tăng nhưng ở mức độ thấp: 1,44%. Đây chính là điều đáng lo ngại. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp phá sản ba năm qua liên tục theo chiều hướng gia tăng kéo theo số nợ xấu tăng thêm...

Thời gian qua, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì nhiều lý do. Theo tôi, đã đến lúc cần lập một ủy ban khẩn cấp để ngăn chặn “dịch” phá sản của doanh nghiệp. Ủy ban này sẽ đứng ra để trực tiếp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay. Còn thời gian qua, giải quyết khó khăn nhưng cơ quan quản lý chỉ kêu gọi một chiều NH giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng khi NH giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn. Chưa kể NH, doanh nghiệp mỗi nơi nói một kiểu, rốt cuộc chính sách được ban ra nhưng vướng mắc vẫn còn nguyên không giải quyết được.


ÁNH HỒNG ghi


Năm 2012:
Bản Tin của TRẦN VIỆT/ ANTĐ
Bi kịch nền kinh tế Việt Nam
Chủ Nhật, 14/10/2012, 10:41
Theo Trần Việt – ANTĐ


Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn.
Một thực trạng đáng lo lắng
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.

Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.
Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.


Còn một vấn đề đáng lo nữa là số lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ giá do sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới 70.000 căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới 140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý được. Một báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.


Thêm một dẫn chứng bi kịch về bất động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến cuối năm 2011, các công ty này gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng. Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm ngoái đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài nghi: “Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”

Nhìn ra khu vực công, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên, không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông nói: “Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này”.

Doanh nghiệp Nhà nước nợ khổng lồ

Sự suy giảm này trước hết là do hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng phá sản.

Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.

Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).

Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000


tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng…


Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.

Khối các ngân hàng thương mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp.

Những lối thoát cần được tính đến

Ngày 6-10-2012 một cuộc hội thảo quốc gia mang tên: “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình thế”, tập hợp đông đảo các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế đã được tổ chức. Tại hôi thảo này đa số các đại biểu cho rằng những khó khăn của nền kinh tế không thể giải quyết một sớm một chiều bằng một vài ba giải pháp nào đó. Những chỉ tiêu lên xuống của nền kinh tế hiện nay hầu hết không phản ánh được thực tế của nền kinh tế cũng như hiệu quả của những chính sách cụ thể. Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đồng tình: “Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm tới, thay vì làm kế hoạch cho từng năm như hiện nay. Kế hoạch đó là nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Cả ba năm tới phải tập trung toàn bộ nguồn lực và chủ trương cho kế hoạch này.”.


Những giải pháp đó là cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nợ xấu. Ông Lịch đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, nhưng nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu hóa. Bên cạnh đó, ông đề nghị khoanh nợ và cho vay mới với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, các dự án BOT, BT mà có khả năng sản xuất tiếp. Về tài khóa, ông Lịch đề nghị từ nay đến 2015 tất cả các cơ quan của hệ thống chính trị không được xây mới trụ sở, nếu nơi đó còn trường học bệnh xá là nhà tranh, vách lá. Trên diễn đàn Quốc hội, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội cắt chi thường xuyên năm 2013 đi 10% so 2012, ngoại trừ tiền lương và chi xã hội; và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% từ 25% hiện nay.


Song dư luận cho rằng bên cạnh việc xử lý nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền kinh tế… cần tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu trách nhiệm khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ là một việc quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này. (Theo Trần Việt – ANTĐ)


So sánh hai tình trạng phá sản Kinh tế, chúng ta thấy giống nhau. Năm 2012, khi được báo động về tình trạng phá sản, Nhà nước đưa ra những biện pháp gọi là để chữa trị cải cách như một loạt các loại dầu thoa bóp: dầu cù là hiệu con cọp, dầu cù là mát-xu, dầu nóng cạo gió, dầu chổi, dầu nhị thiên đường… Làm thế nào những dầu đó thoa bóp mà chữa trị được tận CĂN NGUYÊN nằm ở nội tạng Cơ chế. Chính vì vậy mà năm nay 2013, cùng cái bệnh phá sản Kinh tế ấy, lại càng trầm trọng hơn.


Khi bệnh phá sản Kinh tế năm 2013 càng trầm trọn hơn, đó là do thầy thuốc không biết trị, hoặc không muốn trị hay chỉ trị cho lấy lệ bằng thoa bóp ngoài da.

Như vậy muốn chữa trị cải cách bệnh phá sản Kinh tế tận CĂN NGUYÊN, cần phải có thầy thuốc khác nhiệt tình muốn chữa trị tận gốc con bệnh. Thầy thuốc tận tình đó chính là quần chúng Việt Nam 90 triệu người đang đứng ra làm cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP mà việc chữa trị căn bản là phải BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP. Từ bỏ điều 4 này, chúng ta mới có thể loại được con vi trùng phá hoại là Độc tài Chính trị. Tiếp theo đó là dành Quyền Kinh tế lại cho Dân.

Đây là việc chữa trị cải cách tận CĂN NGUYÊN vậy !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.05.2013. Cập nhật 18.09.2014
Web: http://VietTUDAN.net

HỒI KÝ TRIỆU TỬ DƯƠNG

TBT. Triệu Tử Dương: Người tù chế độ
 
VRNs (10.06.2014) – Sài Gòn – Cần đến hai mươi năm để hồ sơ vụ án Biển Máu Thiên An Môn 1989 được xem là đang được mở ra trở lại. Người mở vụ án không ai khác hơn là Triệu Tử Dương, nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Trung quốc trong thời gian biến động 1989.


Ngày 19.5.2009 nhà xuất bản Simon & Schuster của Mỹ cho ra đời ấn bản tiếng Anh cuốn sách Người Tù Của Nhà Nước. Tập hồi ký bí mật của Triệu Tử Dương được viết lại từ các tép băng dài trên 30 tiếng đồng hồ do ông ghi âm lén lút từ đầu năm 2000 trong thời gian bị chính những người anh em trong đảng của ông quản thúc tại gia. Vào ngày 29.5.2009 „Người Tù Của Nhà Nước” ấn bản tiếng Hoa chính thức ra mắt tại Hồng Kông. Chủ nhà xuất bản là Bao Pu, con trai của Bao Tong, nguyên bí thư thân cận nhất của Triệu Tử Dương. Bao Tong cũng từng bị các đồng chí của ông tống vào ngục thất và nay vẫn đang còn bị quản thúc tại gia, đã được Triệu Tử Dương tin tưởng giao phó trách nhiệm đưa ra ánh sáng công luận tập hồi ký gây chấn động lương tâm của loài người yêu chuộng tự do nhân bản. Vì hoàn cảnh khắc nghiệt để phổ biến sách đến người dân, một ấn bản điện số cũng đang được các nhà tranh đấu vì nhân quyền tại Trung quốc dự tính thực hiện để phổ biến sâu rộng trong nước.

Đề cập đến “Người Tù Của Nhà Nước” Bao Tong tuyên bố: “Viết sách và cho xuất bản là quyền của Triệu Tử Dương. Qua cuốn sách này người ta có thể so sánh Triệu Tử Dương với Đặng Tiểu Bình để thấy ai là người nói lên sự thật và ai là kẻ gian dối”. Đặng Tiểu Bình chính là người đã đồng ý ra lệnh tàn sát phong trào sinh viên năm 1989 và Triệu Tử Dương Tổng Bí Thư đảng lại bị thanh trừng vì phản đối không chịu gửi quân đội đến bắn vào sinh viên đang tập họp ở quảng trường Thiên An Môn vào đêm mồng ba rạng sáng mồng bốn tháng 6 năm 1989 .

“Người Tù Của Nhà Nước” không chỉ đơn thuần là tập hồi ký mà lại là một gia tài hiếm hoi của một Tổng Bí Thư đảng để lại cho nhân dân, vạch rõ bộ mặt thật của đảng và nhà nước Trung quốc. Triệu Tử Dương không chấp nhận hệ thống độc đảng và cho rằng lối thoát duy nhất của Trung quốc là phải theo hướng nền dân chủ nghị viện của phương Tây.


Đảng và nhà nước Trung quốc hiện đang dùng “Tam Không Gian Thuật”: không nghe, không thấy, không bàn đến “Người Tù Của Nhà Nước”, một cuốn hồi ký gây nguy hại nghiêm trọng đến huyền thoại Đặng Tiểu Bình– người được xem là một kiến trúc sư của cải cách– cũng như lên án sự hèn hạ của Thủ tướng Lý Bằng và bất tài của Giang Trạch Dân Tổng Bí Thư đảng kế nhiệm của ông.


Hồ sơ vụ án dơ bẩn “Biển Máu Thiên An Môn 1989” đã được mở. Bao Tong thực hiện nhiệm vụ cuối cùng do người lãnh đạo của ông giao phó, đưa ra ánh sáng công luận thế giới tập hồi ký chính trị đầy máu và nước mắt của Triệu Tử Dương, phần còn lại là của chúng ta, đọc để thấu hiểu, cảm nhận để xác định vị trí của mình trong lòng dân tộc, để quyết tâm không bao giờ quay ngọn súng nã đạn vào nhân dân vô tội của chính mình hoặc của bất kỳ nước nào đi chăng nữa, để gìn giữ và ngăn ngừa để không có một Biển Máu Thiên An Môn 1989 thứ hai xảy ra bất kỳ tại đâu trên phần đất còn lại của quả địa cầu này. Đọc để đừng lập lại nỗi ân hận của Triệu Tử Dương khi ông tuyên bố cùng các sinh viên: “Tôi đến quá trễ”.



Triệu Tử Dương : “Tôi đến quá trễ”.
Epoch Times: Chính ông đã nghe những tép băng?
Bao Tong: Cuốn sách được chính tôi đưa ra, dĩ nhiên chính tôi đã nghe những tép băng này.
Epoch Times: Có khó khăn lắm không để cầm được những tép băng này?
Bao Tong: Cực kỳ khó khăn để các tép băng đến được tay tôi.
Epoch Times: Cảm nghĩ của ông như thế nào khi ông được nghe những lời ghi âm nói trên?

Bao Tong: Tôi xác nhận cùng bạn rõ rằng, băng ghi âm của ông Triệu. Giọng nói chính là của ông.
Epoch Times: Triệu Tử Dương từng có chủ ý cho xuất bản sách?
Bao Tong: Việc Triệu Tử Dương để lại những tép băng ghi âm cho tôi thấy ước vọng của ông là xuất bản thành sách. Tôi đoán rằng, vào năm 1993 ông ấy bắt đầu viết bản thảo và cho ghi âm vào năm 2000. Năm 1992 vợ tôi có nhắn lại lời ông Triệu khi vào thăm tôi trong thời gian tôi thọ án bảy năm tù, ông Triệu muốn tôi an tâm, giữ sức khỏe trong tù để về sau còn giúp cho ông viết cuốn sách có tên là “Thời gian mười năm tại Bắc kinh”. Ông ấy đã suy nghĩ chọn tên cho cuốn sách, từ đó tôi tin rằng, ngay từ thời đó ông Triệu đã quyết định xuất bản cuốn sách về cuộc đời trong thời gian mười năm của ông tại Bắc Kinh.


Điều đáng tiếc là tôi không giúp ông ấy được gì vì ngay sau khi được trả tự do, tôi liền bị quản thúc nghiêm ngặt. Đó là lý do để ông ấy quyết định, thực hiện cuốn hồi ký dưới dạng ghi âm. Giờ đây sách đã được xuất bản. Tôi rất vui mừng sách được công bố vào ngay đúng thời điểm này. Tôi hiện rất an lành vì đã hoàn thành được ước vọng của Triệu Tử Dương. Dù rằng khi ông ấy còn sống, tôi không giúp được cho ông ấy xuất bản cuốn sách “Thời gian mười năm tại Bắc kinh” nhưng sau khi ông ấy qua đời tôi đã hoàn thành nhiệm vụ mà ông ấy giao phó, đưa ra công luận ấn bản Anh ngữ và Hoa ngữ về cuộc đời của ông.

Epoch Times: Tại sao ấn bản Anh ngữ lại được xuất bản đầu tiên?
Bao Tong: Do tình hình đặc biệt của Trung quốc. Một khi ấn bản Hoa ngữ xuất hiện trước, nó liền bị kiểm duyệt, điều này có nghĩa ngay lập tức sách bị tịch thu. Ấn bản Anh ngữ ra đời, sách liền được cộng đồng thế giới chấp nhận, ấn bản Hoa ngữ cũng sẽ không khó khăn mà dễ dàng xuất hiện hơn, theo ý tôi là vậy.

Epoch Times: Một quá trình gian truân để xuất bản được cuốn sách này?
Bao Tong: Rất khó nhưng cũng là trải nghiệm vui.
Epoch Times: Qua đó thân nhân của ông cũng bị áp lực?
Bao Tong: Không, không ai biết về chuyện này.
Epoch Times: Bây giờ sách đã được xuất bản. Chính quyền Bắc Kinh có gây áp lực với ông không?

Bao Tong: Tôi nghĩ rằng, họ không nên tạo áp lực cùng tôi. Tôi chỉ xuất bản một cuốn sách của một cựu Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản, đây là điều công khai, đúng đắn. Cũng giống như người ta phổ biến ra thị trường sách của Đặng Tiểu Bình. Sách của Triệu Tử Dương đi song song với sách của Đặng để người ta có thể so sánh, ai là người nói lên sự thật, ai là kẻ dối trá. Tôi nghĩ rằng mỗi người có thể đánh giá về chuyện này.

Theo luật pháp mà nói, theo điều 33 của Hiến pháp Trung quốc, mọi người dân Trung quốc đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Một khi việc xuất bản sách của họ Đặng là hợp pháp thì việc tôi cho xuất bản sách của họ Triệu cũng là điều không vi phạm pháp luật Trung quốc. Một khi Bắc kinh xem Trung quốc là một nước pháp trị thì việc xuất bản sách họ Triệu phải là điều không có vấn đề. Qua đó nếu như tôi gặp khó khăn thì đấy sẽ là tin đặc biệt gây xáo động dư luận về Trung quốc – Một nước Trung quốc không có luật pháp. Tôi mong rằng điều này sẽ không xảy ra.

Epoch Times: Tại sao ông nhận xuất bản cuốn này. Đích nhắm chính của ông là gì?
Bao Tong: Tôi nghĩ rằng đây là gia sản Triệu Tử Dương để lại cho nhân dân Trung quốc. Một khi tôi đã nhận ra điều đó thì tôi phải có trách nhiệm công bố ra cho mọi người cùng biết.

Epoch Times: Điểm nào của cuốn sách gây ấn tượng cho ông mạnh nhất?
Bao Tong: Theo tôi đó là điểm khi Triệu Tử Dương nói về tương lai của Trung quốc. Ông ấy cho rằng, nền kinh tế thị trường chỉ có thể hoạt động hoàn hảo với một nền dân chủ nghị viện. Thiếu nó, nền kinh tế thị trường chỉ dẫn đến tham nhũng mà thôi.


Triệu Tử Dương đã từng nói, trước năm 1985 ông rất e dè đối với quan điểm cải tổ về mặt chính trị. Nhưng kể từ năm 1985 ông thay đổi quan điểm và cho rằng một khi không cải tổ chính trị thì việc cải cách kinh tế là nguồn gốc tạo ra tệ nạn tham nhũng. Cho đến ngày 4.6.1989 ông Triệu mới nhận ra rõ ràng, Dân chủ được nhắc đến tại Trung quốc và Nga chỉ là Dân chủ giả tạo. Một nền Dân chủ đúng đắn đầy sức sống phải là một hệ Dân chủ đại nghị của Tây phương. Dù cho có thiếu sót nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có một hệ thống nào được xem là tốt hơn. Với 70 năm tuổi đảng, sau nhiều năm quan sát cuối cùng ông Triệu đi đến quan điểm, Trung quốc phải có hệ thống chính trị Dân chủ nghị viện. Tôi cho rằng đây là kết luận quan trọng nhất của ông ấy.

Epoch Times: Triệu Tử Dương nói gì về hệ thống độc đảng?
Bao Tong: Quan điểm của ông Triệu cho rằng, hệ thống độc đảng không tốt và phải được hệ Dân chủ nghị viện thay thế.
Epoch Times: Có khác biệt nào giữa tác phẩm này và cuốn „Trò chuyện cùng Triệu Tử Dương khi bị quản thúc” của Zong Fengming?


Bao Tong: Sách của Zong gían tiếp nêu lên quan điểm của Triệu Tử Dương. Sách rất thành công nhưng chưa nói lên được một trăm phần trăm tư tưởng của họ Triệu. Tuy nhiên sách của Zong lại có nội dung phong phú hơn so với sách của Triệu Tử Dương. Sách của Triệu tập trung vào hai câu hỏi: Quá trình tư duy về cải cách của Trung quốc và thảm sát 4.6. Tôi cho rằng, sách của Triệu Tử Dương đã diễn tả được hoàn toàn quan điểm của ông về hai câu hỏi nhức nhối trên lý do là sách diễn lại từ những lời ghi âm của chính ông ấy.

Epoch Times: Phải chăng chỉ là vô tình mà sách được đưa ra công luận chỉ một thời gian ngắn trước ngày lễ giỗ 20 năm thảm sát Thiên An Môn 4.6?
Bao Tong: Tôi nhận được những tép băng cách đây bảy, tám năm. Lúc đó tôi nghĩ rằng phải cho xuất bản càng sớm càng tốt. Nhưng thực tế thì việc thực hiện rất phức tạp cần rất nhiều thì giờ cho mãi đến nay. Có thể nói rằng, đây là một vô tình ngẫu nhiên. Nhưng tôi thì nghĩ rằng, sách ra đời đúng ngày giỗ 20 năm là một ý nghĩa trọn vẹn.


Epoch Times: Ông có mong đến một ngày nào đó người ta sẽ đánh giá lại những gì xảy ra cho phong trào sinh viên thời đó?
Bao Tong: Tôi nghĩ rằng, người dân luôn luôn có quan điểm khác với nhà cầm quyền. Câu hỏi đánh giá lại sự việc không dành cho người dân nhưng lại dành cho những người lãnh đạo hiện nay tại Bắc kinh dù cho họ không phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra trong quá khứ. Họ phải nói rõ quan điểm về câu hỏi, liệu quân đội của một quốc gia có được phép nhắm bắn vào nhân dân của chính mình hay không. Nếu như họ trả lời – được phép- , nếu như họ cho rằng những gì xảy ra trong quá khứ là đúng, điều đó đồng nghĩa, Trung quốc không còn một mảy may hy vọng nào. Tôi mong rằng, lãnh đạo đảng ngày nay đưa ra quan điểm rõ ràng, quân đội của một quốc gia không được bắn giết nhân dân của chính họ.



Epoch Times: Ông có mong quan điểm như vậy sẽ được lãnh đạo hiện nay đưa ra vào đúng ngày giỗ 20 năm không?
Bao Tong: Càng sớm càng tốt. Thật ra không cần phải có thời gian lâu lắc để phán xét sự việc theo lương tâm của con người. Họ chỉ cần nói lên quan điểm đối với câu hỏi, liệu quân đội của một quốc gia có được phép nả đạn vào ngay chính đồng bào ruột thịt của họ hay không mà thôi.

Bs. Phương Tôn


--------------------------------------------

Triệu Tử Dương tiết lộ những gì?




Cuốn “Người tù của nhà nước” ra mắt 19/05 nói nhiều đến vụ Thiên An Môn mà người Trung Quốc gọi là “Lục Tứ”.
Cuốn sách soạn lại 30 giờ ghi âm của cố Tổng bí thư và Thủ tướng Triệu Tử Dương (1919-2005) ra mắt tới đây tại Hong Kong và trên thế giới mô tả ba điểm tối quan trọng.

Thứ nhất là các chi tiết trong cung đình Trung Nam Hải thời điểm dẫn tới vụ thảm sát Thiên An Môn 4/06/1989.
Thứ nhì, ông Triệu Tử Dương nêu ra các đánh giá về Đặng Tiểu Bình mà ông gọi là “đại sư phụ” nhưng các bình luận ở châu Âu và châu Mỹ gợi ý cách gọi đúng ra phải là “bố già mafia”.
Thứ ba, vị cựu thủ tướng bị tù tại gia cho đến chết không chỉ xác nhận quan điểm cải tổ kinh tế của mình và còn cho biết sự chuyển biến nội tâm về hướng dân chủ của chính ông sau Thiên An Môn.

Về sự kiện “Lục Tứ”

Các trích đoạn ghi âm đã được đăng trước ngày cuốn “Người tù của nhà nước” (Quốc gia đích tù phạm) ra mắt 19/05 này nói nhiều đến vụ Thiên An Môn mà người Trung Quốc gọi là “Lục Tứ” (ngày 4 tháng 6).

Cần nhắc rằng các nhà xuất bản tiếng Trung ở Hong Kong chọn ngày 19/05 cũng có ý nghĩa.
Vào đêm ngày 3 tháng 6, khi tôi cùng gia đình ngồi trong vườn hoa cạnh nhà thì nghe thấy tiếng súng. Bi kịch làm chấn động thế giới đã xảy ra, không làm sao ngăn lại được nữa

Băng ghi âm Triệu Tử Dương

Ngày đó năm 1989, Thủ tướng Triệu Tử Dương, với người bí thư Ôn Gia Bảo đã bước vào đám đông sinh viên tại Thiên An Môn, kêu gọi họ về nhà.
Bức hình ông Triệu Tử Dương cầm loa, mặt nhòa nước mắt, nói với các sinh viên như con cháu của mình, rằng họ có cuộc sống còn dài, đừng hy sinh vô ích, đã đi vào lịch sử.
Bởi lúc đó, ông đã biết rằng quyết định thiết quân luật và việc điều động quân đội vào Bắc Kinh coi như là sự đã rồi.

Ban lãnh đạo đảng và chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Lý Bằng và được Đặng Tiểu Bình “ban phước” đã chọn giải pháp dùng xe tăng và tiểu liên để chấm dứt phong trào sinh viên Thiên An Môn.
Ông Triệu Tử Dương kể lại họ đã lợi dụng ông vắng mặt ba ngày đi thăm Bắc Triều Tiên để làm chuyện đó.

Ông coi quyết định không thông qua bỏ phiếu đó là phạm luật và luôn khẳng định sinh viên Thiên An Môn không muốn lật đổ chế độ.
Là người duy nhất trong Bộ Chính trị phản đối lại chủ trương dùng vũ lực giải tán sinh viên, ông đã cảnh báo về “vế nhơ” mà hệ thống chính trị Trung Quốc sẽ phải đối mặt trên thế giới nếu họ làm như vậy.

“Bố già Đặng”

Nhưng theo ông Triệu, quá trình dẫn đến vụ Thiên An Môn cũng là hệ quả của cơ chế quyền lực Trung Nam Hải khi đó.
Ông Đặng Tiểu Bình, khi ấy đã trên 80, không làm gì để điều hành đất nước.
Trái lại, như một đại sư phụ, ông ta chỉ ngồi nhà nghe các phe phái đến trình bày những đề nghị cho giải pháp này khác, và lo việc phân xử xung khắc các phe.

Vụ Thiên An Môn xảy ra, theo Triệu Tử Dương, chủ yếu là do ông Đặng khi ấy thiên về ý kiến của phe bê-tông mà Lý Bằng đứng đầu.
Các tài liệu khác có vẻ ủng hộ cách đánh giá này của ông Triệu vì ngay cả trong Quân Giải phóng khi đó cũng không có sự đồng thuận về kế hoạch dùng lính bắn dân.

Cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương (1919-2005)

Bộ Chính trị đã phải điều quân đoàn 27 và 28 chủ yếu là lính tỉnh xa, không biết về thực tế ở Bắc Kinh, vào “tiêu diệt bọn phản cách mạng”.

Tiết lộ của ông Triệu về vai trò của Đặng Tiểu Bình cũng giải thích được phần nào hình dạng nền chính trị Trung Quốc sau khi Đặng qua đời.
Đó là nỗ lực cân bằng các phe phái tác động đến hướng đi, kể cả ngoại giao của Trung Quốc trong khi thiếu một bố già có quyền quyết định tối hậu.

Nhưng ông Triệu cũng tự nhận chính ông mới là kiến trúc sư của cải cách kinh tế chứ không phải Đặng Tiểu Bình.
Các tài liệu bên ngoài và sau này phần nào ủng hộ ý kiến đó dù người ta có thể cho rằng ông tự khen.
Cải cách kinh tế giới hạn ở Tứ Xuyên hồi thập niên 1970 khi ông Triệu làm lãnh đạo tỉnh đã là mô hình cho cả Trung Quốc sau này.

Tương lai Trung Quốc

Nhưng điều có thể làm nhiều người ngạc nhiên là ông Triệu Tử Dương đã xác nhận một sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ trong thời gian bị giam tại gia.

Khi xảy ra vụ Thiên An Môn, ông vẫn còn tin rằng hệ thống cộng sản ở Trung Quốc còn cải tổ được và sinh viên chỉ nêu ra các “tiêu cực”.
Trên thực tế, các sinh viên Thiên An Môn đa phần cũng chỉ mong cải cách dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa sao cho dễ thở hơn chứ không có ý phản loạn.
Nhưng về sau này, chính Triệu Tử Dương lại còn đi xa hơn các yêu sách của sinh viên năm 1989.

Ông hoàn toàn đứng về quan điểm cho rằng Trung Quốc cần chế độ dân chủ đại nghị như Phương Tây.
Bác bỏ chủ nghĩa cộng sản, Triệu Tử Dương cảnh báo nếu không cải tổ, Trung Quốc sẽ thành một quốc gia do sự liên kết bè phái giữa đảng cộng sản, các nhóm quyền lợi kinh tế và một số trí thức thượng lưu làm chủ.

Theo ông, họ không chỉ lũng đoạn nền chính trị mà sẽ luôn đặt quyền lợi của tập đoàn lên trên số phận của dân tộc Trung Hoa.
Nếu một quốc gia muốn hiện đại hóa, nó không chỉ phải áp dụng nền kinh tế thị trường, mà nhất định phải áp dụng một nền dân chủ đại nghị cho hệ thống chính trị. Nếu không, dân tộc đó sẽ không thể nào có được một nền kinh tế thị trường lành mạnh, và cũng sẽ không thể trở thành một xã hội hiện đại với nhà nước pháp quyền. Trái lại, nó sẽ rơi vào cảnh của nhiều nước đang phát triển, gồm cả Trung Hoa: quyền lực bị thương mại hóa, tham nhũng lan tràn, một xã hội phân rẽ giữ người giàu và dân nghèo.

Hồi ức ghi lại của Triệu Tử Dương

Sức mạnh một bi kịch
Vào ngày 17 tháng Giêng 2005, báo đài Trung Quốc chỉ đưa dòng tin ngắn “Đồng chí Triệu Tử Dương tạ thế”.


Dân Trung Quốc đã khóc trong đám tang
ông Triệu Tử Dương. AFP photo
Nhưng khi đó, ông đã không còn là đồng chí của họ nữa.
Cuộc đấu tranh Thiên An Môn làm ông Triệu bất ngờ nhưng phần nào thuyết phục ông về mục tiêu vì một Chủ nghĩa Xã hội Trung Hoa có bộ mặt người.
Đó cũng là ước muốn (xem ra khá ngây thơ) cũng lãnh đạo Tiệp Alexander Dubcek trong Mùa Xuân Praha 1968 hay của Michail Gorbachov vào thời điểm ông sang thăm Trung Quốc không lâu trước Thiên An Môn.

Nay, như các bình luận về cuốn sách của ông Triệu, cả thế giới đang phải đối mặt với một “Trung Quốc tư bản có bộ mặt cộng sản”.
Nhưng câu chuyện về số phận của Triệu Tử Dương cũng khơi dậy niềm tin vào sức mạnh của nhân cách, trí tuệ và sự thật.
Để có được cuốn sách, ông Bào Đồng, bí thư cũ của Triệu Tử Dương đã lập mưu đánh lừa an ninh Trung Quốc trong nhiều năm để thu âm với ông.

Họ chọn lúc đi dạo cùng, hoặc trong nhà chỉ những khi an ninh vắng đi vài chục phút để thu lời kể của ông Triệu vào một máy ghi âm nhỏ.
Ông Bào Đồng, người bị tù sáu năm, đã chuyển qua con trai ông các đoạn băng và tư liệu ra hải ngoại để soạn thành sách.

Công phu không khác gì trong truyện cổ Trung Hoa chứng tỏ quyết tâm vượt qua số phận của ông Triệu và những người cùng chí hướng và cho thấy họ tin rằng Trung Quốc sẽ còn muốn lắng nghe.

Thông điệp vài năm sau khi ông qua đời đưa Triệu Tử Dương lên thành một trong những nhân cách lớn của Trung Quốc.
Theo trang BBC tiếng Trung, Triệu Tử Dương và những người góp phần đưa ra cuốn sách muốn các nhà lãnh đạo hiện nay phải suy ngẫm và có phản ứng tư tưởng (phản tư) trước cảnh báo ông gửi từ cõi vĩnh hằng.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090518_zhaoziyang_book.shtml

TỨ LINH * NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tổng Bí thư đang làm gì?

Posted by adminbasam on 28/05/2014
Từ Linh
28-05-2014
Tôi nhục, ổng không nhục
H1 
Giữa những ngày sôi sục, có hai tin nghe rất tức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không chỉ tức, mà đại nhục.
Một. Báo The New York Times ngày 13/5/2014 đưa tin: một nhà ngoại giao cấp cao ở Bắc Kinh tiết lộ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) muốn qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để nói chuyện về Biển Đông, nhưng Tập Cận Bình không chịu gặp.
Nhục! Thằng ăn cướp đến cắm dùi trên đất nhà mình, khơi khơi nói chín khúc nhà mày là của tao, nhưng thay vì đương đầu đường hoàng như người có chính nghĩa trước kẻ cướp láo xược, thì chủ nhà lại len lén muốn đi đêm (chui nhủi như kẻ trộm), toan tìm đến nhà kẻ cướp (kiêu ngạo như chủ soái), mong gõ cửa, xin phép được gặp để tâu bẩm gì đó. Kẻ cướp nhìn thấy ắt phì cười, khinh bỉ, cho mày chết cú nữa, không thèm tiếp!
Nhưng, thế là sao? Ai là cướp, ai là trộm? Ai chủ ai, ai tớ ai?
Chỉ còn một cách hiểu: Chúng là đồng bọn. Tay chủ nhà bị cướp đang gõ cửa thực ra là tay sai, còn kẻ không thèm tiếp là chủ nó, coi nó và bè đảng của nó chẳng ra gì.
Bỗng nhớ chuyện thật này: Một ông bố có con gái 8 tuổi bị hãm hiếp. Nhưng thay vì đưa thủ phạm ra trị tội trước pháp luật, ông bố lại đến gặp thằng hiếp dâm để thỏa thuận: “Ra tòa hay không, tùy mày chi cho tao ít hay nhiều!” Xin lỗi, nghe chuyện, không thể không nghĩ ông bố đang chung tay hãm hiếp con mình.
Hai. Ngày 14/5/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI kết thúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có diễn văn bế mạc hội nghị. Diễn văn được giáo sư Trần Hữu Dũng đúc kết như sau:
“Diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng có 7 đề tài chính. Hai đề tài đầu tiên (và dài nhất) là: 1) Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam, và 2) Tích cực đấu tranh với những biểu hiện lai căng. Đề tài thứ 4 là ngắn nhất, nói về quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Không có bất cứ một chữ ‘Trung Quốc’ nào, và chỉ có duy nhất một chữ ‘Biển Đông’ (còn chữ Văn Hóa thì được nói đền hơn 30 lần).” [i]
Nhục! Trên thế giới, có lãnh tụ cao cấp nào khi kẻ xâm lược đã vào đến tận nhà lộng hành mà vẫn cứ thản nhiên đứng trước quần thần nói chuyện văn hóa lai tạp, không một lần dám gọi tên kẻ xâm lược, chỉ nhắc chuyện ngoại xâm cho có lệ, bất chấp hàng triệu người dân, trong đó có cả Đảng viên yêu nước, đang lòng như lửa đốt.
Nghe chuyện này, không thể không nhớ ngụ ngôn “Hoàng đế cởi truồng” của Hans Christian Andersen, và muốn lập tức trở thành thằng bé trong đám đông há hốc miệng, la toáng lên rằng: Ới bà con ơi! Ới đồng bào ơi! Ới đồng chí ơi! Ới công an, quân đội ơi… Tổng Bí thư cởi truồng!!!
Truồng bên người hùng
Mà truồng thật! Và không chỉ một, mà truồng cả cặp.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình cởi truồng! “Giấc mơ Hoa” mỹ miều ông rêu rao không che đậy được giấc mộng Thiên triều bành trướng xấu xí dài nghìn năm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cởi truồng! 16 chữ vàng vớ vẩn không che đậy được hình ảnh ông Trọng và bè đảng đang tồng ngồng khấu đầu ô nhục.
Thực ra, Tổng Bí thư truồng cũng lâu rồi, nhưng chỉ một số người thấy, đại chúng chưa thấy. Quả là tuyệt đại đa số dân Việt nói chung, cũng như bao dân tộc khác, ít quan tâm đến chính trị, chưa hẳn biết dân chủ là gì, cũng không quan tâm bao nhiêu đến nhân quyền, nhưng khi đụng đến chuyện giặc Tàu xâm lược Việt Nam thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Tất cả 90 triệu dân, từ trẻ đến già, từ thất phu đến sĩ phu, sẽ lập tức sôi lên. Nhưng trong khi toàn dân sôi lên, máu chống Tàu như bản năng sinh tồn sôi lên, thì ông Trọng lại nguội lạnh, ung dung xem kẻ xâm lăng là bạn, và thế là cùng lúc, 90 triệu dân thấy ông truồng như nhộng.
Cả nước thấy rồi, này ông Trọng, ông còn ngồi đó làm gì? Ông từ chức đi!
Giữa khi Tổng Trọng truồng như thế và các đồng đảng khác của ông cũng chỉ thập thò trò hữu nghị, vừa trơ tráo vừa như gà phải cáo, thì trong tứ trụ lại có một cú chuyển ngoạn mục, từ số không, thậm chí âm không, vút trở thành người hùng (from zero to hero). Thật vậy, “đồng chí X”, từng được xem như tội đồ, bỗng chốc được hoan hô, và gần như được mọi người “xóa tội”, khi nói một câu để đời “không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông.” Hoan hô đồng chí X.
Nhưng, sau tuyên bố lẫy lừng đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dân Saigon bỗng dưng đâm lo, vì không biết liệu kẻ xấu có “thịt” ông không, không biết chuyến máy bay của ông có bị “tự nhiên” rớt như các quan chức lớn vừa rớt máy bay bên Lào không? Cũng có người bảo: Trung Quốc muốn có một chính quyền thân Tàu ở Việt Nam, và như thế, họ có thể “thịt” ông Dũng vì ông không chịu hàng, nhưng họ cũng có thể thịt luôn cả ông Trọng vì đã dở hơi để “lộ hàng”.
Dân Saigon cũng xì xầm rằng biết đâu Tàu có thể giựt dây đảo chính, để có một chính quyền bù nhìn, như các nước lớn như Liên Xô, hay Mỹ thời Chiến tranh Lạnh vẫn làm.
Quân đội và đảo chính
Chết, lớn chuyện rồi! Đảo chính! Lâu nay không ai nhắc điều này trong chính trường Việt Nam, nhưng vụ đảo chính vừa xảy ra bên Thái Lan làm mọi người nghĩ đến nó như một điều có thể, thậm chí không xa.
Nói tới đảo chính, Samuel Hungtington (nổi tiếng với Xung đột giữa các nền văn minh) có nhắc đến các loại đảo chính (coup d’etat) như: i) Đảo chính bứt phá để cải cách, lập chính quyền mới, nhân sự mới, thể chế mới; ii) Đảo chính “cung đình” để bảo vệ chế độ, chỉ thay người, không thay thể chế; và iii) Đảo chính trấn áp, khi chính quyền đương nhiệm đi quá xa, hoặc dân nổi loạn không theo ý quân đội. Cả ba loại đảo chính đều do quân đội tiến hành. [ii]
Quả thật, những ngày này, không thể không nghĩ đến vai trò của quân đội. Trong khi ở một xã hội dân chủ, quân đội đứng ngoài chính trị, chỉ phục vụ đất nước theo điều động của chính quyền dân cử, thì ở nước ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại từng kịch liệt phản đối, xem là thoái hóa biến chất những ai đòi phi chính trị hóa quân đội, và luôn nhấn mạnh quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng.
Thực ra, Tổng Trọng cũng chỉ học bài người ngoài dậy. Tập đoàn Giang-Hồ (Giang Trạch Dân – Hồ Cầm Đào) cũng đã học bài học này từ bộ đôi Mao-Đặng. Đặng Tiểu Bình có lần đã khẩn khoản chỉ bảo Giang Trạch Dân, khi Giang lên nắm chức Tổng Bí thư, rằng: ”Có năm ngày làm việc, hãy dành bốn ngày cho các tướng lĩnh chóp bu” (“Out of five working days, spend four with the top brass”). Và Giang-Hồ tuân răm rắp. Chỉ trong hai năm nắm quyền, Giang đã đích thân đến thăm và làm việc với 100 đơn vị quân đội.[iii]
Thực ra, giới cầm quyền Bắc Kinh đã từng e ngại đảo chính vào năm 1989, khi sinh viên xuống đường rầm rộ ở Thiên An Môn. Điều đáng nói là một số tướng lĩnh, khi được lệnh đưa quân đàn áp sinh viên, đã bất tuân thượng lệnh. Tiêu biểu là Trung tướng Từ Cần Tiên (Xu Qinxian) tư lệnh Quân đoàn 38 lừng danh thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Chuyện kể rằng, khi Tướng tư lệnh Quân khu Bắc Kinh yêu cầu ông điều quân dẹp sinh viên, ông đã hỏi đi hỏi lại: Có lệnh của Triệu Tử Dương chưa? (Triệu Tử Dương là Tổng Bí thư Đảng thời kỳ đó, là người ủng hộ sinh viên muốn dân chủ hóa.) Và khi biết không có lệnh của Triệu Tử Dương, Từ Cần Tiên đã nhất định không điều quân. Không chỉ có trung tướng họ Từ, người đỡ đầu ông là Tần Cơ Vĩ (Qin Jiwei) lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng và ủy viên Bộ Chính trị, cũng tìm cách liên kết với Triệu Tử Dương để chống thiết quân luật. Còn có tướng Hà Yên Nhiên (He Yanran), tư lệnh Quân đoàn 28, khi đám đông giận dữ đốt phá các xe thiết giáp của đơn vị ông, ông cũng đã bất tuân lệnh nổ súng đàn áp đám đông.[iv]
Đông Âu 1989
Quân đội bất tuân, hay án binh bất động, cũng đã từng xảy ra ở Đông Âu năm 1989, như trong cuộc Cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc, và cuộc cách mạng ở Rumani lật đổ nhà độc tài Ceausescu. [v]
Thực vậy, các Đảng Cộng sản tại Tiệp Khắc và Rumani cho đến sát ngày cách mạng đều tự tin rằng chế độ mình sẽ trường tồn bất bại, Ceausescu vẫn hùng hồn trước hàng ngàn cử tọa ngoan ngoãn rằng: “Tương lai của chủ nghĩa xã hội còn dài. Nó chỉ chết khi nào quả lê rụng từ cành táo!” (Tiên tri làm sao! Đến nay, đúng là mác-lê đã rụng, “quả táo” mác-kinh-tốt đã phủ khắp từ Baltic đến Adriatic, từ Mỹ sang Âu qua Á.)
Xin lược qua vài diễn biến chính của Cách mạng Nhung để bạn đọc dễ hình dung, cũng vì tình hình đó và đây không phải không có điểm giống:
Cách mạng Nhung bắt đầu từ những cuộc biểu tình của quần chúng bị đàn áp, đỉnh điểm của cuộc đàn áp là khi 3000 người lọt vào điểm “phục kích” của công an, họ ngồi cả xuống, hát vang, công an ùa tới đánh đập dã man, hốt lên xe. Có âm mưu tạo cái chết giả nhằm kích động quần chúng giận dữ chống phe bảo thủ.
 Nhưng vô tác dụng. Quần chúng nổi giận. Diễn đàn Dân sự (Civic Forum do Vaclav Havel lãnh đạo) hình thành, ra công bố 4 điểm: yêu cầu Tổng Bí thư từ chức; yêu cầu Bí thư Thành ủy và quan chức đứng sau vụ đàn áp sinh viên từ chức; yêu cầu điều tra vụ đàn áp; yêu cầu thả tất cả tù nhân lương tâm. Diễn đàn kêu gọi tổng đình công 2 tiếng ngày thứ hai, từ 12 g đến 2 giờ, để thăm dò phản ứng của đại chúng. Nếu tất cả tham gia, thì ý chí của phe bảo thủ trong Đảng coi như tan tành. Quân đội thay vì đàn áp lại ở trong trại lính. Nhân dân xuống đường 6 đêm liền sau đó, tràn ngập quảng trường trung tâm. Đại diện chính quyền liên lạc kín với Diễn đàn Dân sự để thương lượng cuộc bàn giao quyền lực. Và cuối cùng Tổng Bí thư và toàn bộ hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc từ chức. Cách mạng thành công.
Tổng Bí thư Trọng rất có thể sẽ trở thành phiên bản của Tổng Bí thư Jakes của Tiệp Khắc, toan tính thẳng tay đàn áp quần chúng bằng công an, thiết quân luật, điều xe tăng vào thành phố… Jakes nói:
“Phải lấy sức chọi sức! Chúng ta không thể ngồi yên giương mắt nhìn hành vi của các nhóm hoạt động ngoài vòng pháp luật và bị nước ngoài giựt dây… Những âm mưu kích động các thành phần thanh niên Tiệp có thể đưa xã hội vào vòng khủng hoảng với hậu quả khó lường!”
Nghe quen quen! Cũng kích động, cũng “khó lường”…
Về phản ứng của những kẻ kiểm soát quân đội, vào giờ phút lâm chung, Phó Thủ tướng Tiệp Khắc Marian Calfa cho biết:
“Toàn bộ guồng máy công an và an ninh nằm trong tay chúng tôi. Vậy mà không ai có đủ dũng cảm, đủ nhạy bén, đủ bản lĩnh, nói chung là đủ những gì cần thiết để dùng vũ lực…”
Tổng Bí thư Jakes còn bị quan thầy Liên Xô giáng cho một đòn chí tử khi thông báo rằng ông không thể chờ mong gì ở các lực lượng Xô-viết, cũng không có bất cứ hỗ trợ chính trị nào để Jakes tiếp tục nắm quyền.
Về quần chúng, họ như vừa thoát xác, lớn lên chẳng khác gì Phù Đổng, như lời một người dân:
“Mỗi ngày trôi qua là một ngày dân chúng thấy mình mạnh mẽ hơn, và đứng thẳng lưng hơn. Tôi có cảm tưởng như tảng đá đè trong lòng suốt 20 năm vừa qua giờ đã được gỡ bỏ. Người Tiệp chúng tôi thấy mình đường hoàng hơn. Chúng tôi đã quá hèn mọn. Nhưng giờ chúng tôi bắt đầu cảm thấy tự hào. Quả là một cảm giác phi thường.”
Cuộc Cách mạng Nhung 1989 tại Tiệp Khắc cũng nhắc nhở vài điều quan trọng khác: Cần một phe đối lập, đại diện cho tiếng nói của quần chúng. Và để hình thành lực lượng này, cần có người đủ uy tín và tầm vóc để có thể quy tụ mọi phe phái, dù trái ngược nhau đến mấy. Những nhân vật cũ trong chính quyền mới, như ông Alexander Dubcek (tác giả của Mùa xuân Praha 1968) ban đầu được quần chúng tung hô, nhưng khi ông bộc lộ tư duy cũ, vẫn tin cậy chủ nghĩa xã hội thì dân phản đối ngay (Dubcek thất bại trong cuộc bầu cử, chỉ trở thành chủ tịch Hạ viện hậu cộng sản, trong khi Vaclav Havel trở thành tổng thống.) Một bài học cho các chính khách Việt Nam?
Phá Tống và dời đô
Giữa những ngày sôi động này bỗng nhớ các vị Lê Hoàn, Lý Công Uẩn và Lý Thường Kiệt.
Dường như các thày phong thủy, tướng số, tử vi của Trung Quốc quên đọc lại lịch sử, nên đã phạm một sai lầm cực lớn khi đưa giàn khoan HD-981 vào cắm ở biển Việt Nam, vì năm 981 chính là năm Lê Hoàn (Lê Đại Hành) nhà Tiền Lê phá tan quân Tống xâm lược.
Một trong những việc làm ghi dấu sử xanh là việc Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010. Và trong triều đại Nhà Lý, tôn giáo được phát triển, nhân tài được sử dụng, giáo dục được khai sáng, kinh bang tế thế được thực hiện hiệu quả làm dân giàu, nước mạnh.
Cũng chưa bao giờ nhiều người lại ngâm nga và thấm thía bài tuyên ngôn độc lập tuyệt vời, được Lý Thường Kiệt đọc năm 1077 khi đánh giặc Tống, như trong những ngày này:
“Non nước trời Nam vua Nam ở. Rành mạch định phận tại sách trời. Quân thù cớ sao xâm phạm tới. Rồi bay sẽ bị đánh tơi bời.”
Nói một câu hợp ý toàn dân là điều đáng hoan nghênh. Ra một tuyên ngôn nức lòng người là điều cần thiết. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất về lâu về dài, như Lý Công Uẩn đã làm, là dời đô, dời đổi thể chế, dứt khoát từ bỏ “chỗ chật hẹp không thể mở mang” để đất nước và lịch sử thực sự sang trang.
Thực ra, việc chuyển đổi thể chế có thể diễn ra trong nhiều tuần, nhiều ngày, hay chỉ qua một đêm.
© 2014 Từ Linh & pro&contra


[i] “Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương Đảng lần chín”, Báo Điện tử Chính phủ 14/5/2014
[ii] Wikipedia, từ mục “coup d’etat”.
[iii] Richard McGregor, The Party, NXB Harper Collins, NY 2010, trang 105.
[iv] “How top generals refused to march on Tiananmen Square”, The Sydney Morning Herald, ngày 4/6/2010.
[v] Chi tiết và trích đoạn về Cách mạng tại Tiệp Khắc và Rumani trong bài được lấy từ hai bài “Cách mạng Nhung”, và “Làm thế nào để giết một đồng chí: Cách mạng Rumani 1989”, của Victor Sebestyen, Phan Trinh dịch, đăng trên pro&contra.

HOÀNG NGỌC TUẤN * CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?

 HOÀNG NGỌC TUẤN

Ngày 23/10/2013 vừa rồi, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Câu nói của ông Trọng đã gây nên một làn sóng dư luận đầy phẫn nộ và chua chát, bởi nó hàm ý rằng nhân dân Việt Nam phải tiếp tục chịu đựng và hy sinh “tất cả vì chủ nghĩa xã hội” thêm một trăm năm nữa, thậm chí đến lúc đó thì cũng chưa chắc đã có kết quả gì!

Ngay sau khi đọc câu nói đó của ông Trọng trên báo Tuổi Trẻ, tôi không thể nín cười, vì thấy cái trò hứa hẹn hão của Đảng CSVN giờ đây đã đi tới mức tận cùng của sự lố bịch.

“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?


     Cảnh Kéo Đổ Tượng Lenin hôm 14-10-2012
tại Ulan-Bator, Mông Cổ.
Nó chưa từng có trên đời này, nên chẳng ai có thể biết nó là cái quái gì, ngoại trừ những hình ảnh do Marx và Engels tưởng tượng và viết ra trong mấy cuốn sách cách đây gần hai thế kỷ. Tuy nhiên, có lẽ cho đến nay đại đa số người trên thế giới đều đã biết rõ rằng những hình ảnh tưởng tượng đó đã làm tiêu phí hàng trăm triệu sinh mạng trong nhân loại.

Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Stalin đã không ngừng hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về những hình ảnh của một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” trong tưởng tượng; và để biến những hình ảnh tưởng tượng đó thành hiện thực, Stalin đã tịch thu tài sản, ruộng đất của hàng chục triệu người, đã bắt bớ, giam cầm, đày ải hàng chục triệu người, đã giết hàng chục triệu người, và đã đẩy gần 170 triệu người vào một cuộc sống khốn cùng. Sau khi Stalin chết (1953), Nikita Khrushchev lên thay thế và tiết lộ một phần của những tội ác ngút trời của Stalin, nhưng chính Khrushchev vẫn tiếp tục hứa hẹn với nhân dân Liên Xô về một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”. Rồi cứ thế, các lãnh tụ tiếp theo vẫn tiếp tục lải nhải cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” cho đến khi Liên Xô hoàn toàn sụp đổ vào năm 1991.

Ở Trung Quốc cũng vậy. Suốt hơn 60 năm nay, nhân dân Trung Quốc vẫn phải luôn luôn nghe cái điệp khúc “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, và chỉ riêng dưới thời Mao Trạch Đông thì đã có gần 70 triệu người phải chết oan để lót đường cho cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy. Và đến bây giờ thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn cho rằng Trung Quốc chỉ mới xây dựng “những bước đầu tiên” của “chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là chưa biết đến chừng nào mới có được một cái gọi là “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”!

Không chỉ ở những nước lớn như Liên Xô hay Trung Quốc, mà cả ở một nước cộng sản nhỏ bé và nghèo đói triền miên, như Cuba chẳng hạn, nhân dân cũng phải luôn luôn nghe cái điệp khúc quái ác đó. Trước khi Liên Xô sụp đổ, Chủ tịch Fidel Castro của Cuba vừa không ngừng ngửa tay nhận viện trợ của Liên Xô, vừa không ngừng gáy vang cái khẩu hiệu “xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, làm ra vẻ như đó không phải một ảo ảnh, nhưng là một thực tế trước mắt, dù năm 1970 ông ta đã phải thú nhận sự thất bại thảm hại về kinh tế của Cuba. Thế rồi, năm 1991 Liên Xô sụp đổ, và chỉ 2 năm sau đó, chính Fidel Castro lại tuyên bố vào ngày 26/7/1993: “Hôm nay chúng ta không thể nói về cái chủ nghĩa xã hội tinh tuyền, lý tưởng, hoàn thiện mà chúng ta mơ ước, bởi vì cuộc sống bắt buộc chúng ta phải thoái bộ.”

Thì ra, khi Cuba còn nhận viện trợ của Liên Xô thì Fidel Castro làm ra vẻ như cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” đang trở thành hiện thực, nhưng khi Liên Xô sụp đổ và Cuba bắt đầu đói, thì cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy lại chỉ còn là một… giấc mơ!

Một năm sau đó, năm 1994, Cuba bắt đầu lâm vào cảnh khốn đốn. Em ruột của Fidel là Raúl Castro, lúc đó là bộ trưởng quốc phòng, tuyên bố: “Sự đe doạ chính yếu không phải là những khẩu súng của Mỹ, mà là những hạt đậu - những hạt đậu mà dân Cuba không thể có để ăn”.

A ha, khi đói thì cũng phải dẹp luôn cả cái giấc mơ “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”! Nhưng ai đã đẩy dân Cuba vào cảnh khốn cùng, không có đậu để ăn? Tất nhiên Fidel và Raúl Castro cũng như toàn Đảng không hề thú nhận rằng chính họ là thủ phạm. Họ đổ lỗi cho một thủ phạm vô cùng mơ hồ: thủ phạm đó là… “cuộc sống”, như lời tuyên bố của Fidel năm 1993: “… cuộc sống bắt buộc chúng ta phải thoái bộ.”

Sau đó, tình trạng kinh tế của Cuba càng lúc càng trở nên tệ hại, và đến năm 2008 thì Fidel Castro… chạy làng, nhường ghế Chủ tịch lại cho Raúl Castro. Tháng 12/2010, Raúl Castro tuyên bố trước Quốc Hội: “Chúng ta đang dẫm bước lên một con đường mà con đường đó chạy dọc theo một bờ vực thẳm; chúng ta phải chỉnh đốn lại tình trạng này ngay bây giờ, nếu không thì quá trễ và chúng ta sẽ rơi xuống vực thẳm.”

Điều khôi hài lố bịch là Raúl Castro cố làm ra vẻ rằng cái “con đường chạy dọc theo bờ vực thẳm” ấy là do một thứ thiên tai vô hình và huyền bí nào đó thình lình tạo ra chứ không phải là do anh em nhà Castro và Đảng đã tạo ra sau suốt 50 năm cầm quyền. Trong tình trạng kinh tế khốn cùng, Raúl Castro kêu lên như vậy là để tự bào chữa cho việc chuyển hướng sang dạng thức kinh tế thị trường, cái dạng thức kinh tế tư bản chủ nghĩa mà suốt mấy mươi năm ròng rã Fidel Castro đã không ngừng chống lại và xem như là kẻ thù của “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”. Tiếp lời Raúl Castro, Ricardo Alarcón, Chủ tịch Quốc Hội, nói: “Vâng, Cuba sẽ mở cửa để đón nhận thị trường thế giới — đón nhận chủ nghĩa tư bản. Chúng ta sẽ ráng hết sức để duy trì chủ nghĩa xã hội, không phải là cái chủ nghĩa xã hội hoàn thiện mà tất cả chúng ta mơ ước, nhưng loại chủ nghĩa xã hội có thể có được ở đây, dưới những điều kiện mà chúng ta đang đối phó. Và chúng ta đã có sẵn những cơ chế thị trường ở Cuba.”

A ha, sau hơn 50 năm Castro và Đảng gáy vang về một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”, rốt cuộc thì cái “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” ấy vẫn chỉ là một giấc mơ, rồi thậm chí họ không còn dám mơ cái giấc mơ ấy nữa, đành phải “ráng hết sức để duy trì” một thứ “chủ nghĩa xã hội” sống nhờ đường lối kinh tế tư bản!

Đó là chỉ mới nói đến sự thất bại ê chề của đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa, chứ chưa nói đến những hậu quả khủng khiếp khác. Thực trạng hiện nay ở mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới cho thấy rằng, sau nhiều thập kỷ “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mọi phương diện của đời sống ở những nước đó đều trở nên càng ngày càng thảm hại, đạo đức càng ngày càng suy đồi, lương tâm càng ngày càng táng tận, những sự tham nhũng, thối nát, bất công, bạo ngược, áp bức, gian dối, lừa đảo càng ngày càng tăng nhanh. Nghĩa là, chỉ cần nhìn vào hiện trạng của những nước Cộng Sản hiện nay, thì một kẻ ngây dại nhất cũng có thể thấy ngay rằng cái hình ảnh của một “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là một điều tuyệt đối bất khả.

Thế thì tại sao cho đến bây giờ các nhà cầm quyền của mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới vẫn cố bám vào cái hình ảnh “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”? Liệu họ có thực tâm tin rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái mà họ sẽ có thể xây dựng được thành hiện thực?

Tôi cho rằng đến hôm nay thì trong hàng ngũ các nhà cầm quyền của mấy nước Cộng Sản cuối cùng trên thế giới không còn ai ngây thơ và ngu xuẩn đến mức tin rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái có thể trở thành hiện thực. Họ dư biết đó chỉ là ảo tưởng, nhưng họ vẫn cố sử dụng cái hình ảnh “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” để lừa đảo nhân dân của họ, hòng tiếp tục duy trì quyền lực, mà trong khối nhân dân ấy có những người vì đã bị tẩy não suốt nhiều thập kỷ nên vẫn tin theo, còn những người chưa bị tẩy não thì bị bạo lực vây quanh và chưa có điều kiện để chống lại và lật đổ chế độ.

Cộng Sản duy trì quyền lực bằng cách liên tục tung ra những chiêu bài “chính nghĩa”“lý tưởng” dối trá nhằm lừa đảo nhân dân, và dùng mọi biện pháp quỷ quyệt và tàn ác nhất để tẩy não nhân dân và khống chế nhân dân.
Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Nói như thế là tận cùng của sự lố bịch, nhưng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Suốt bao nhiêu năm qua, trên đường phố ở Việt Nam, ta vẫn luôn luôn thấy những khẩu hiệu to tướng: “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM” và “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM”. Đọc kỹ những khẩu hiệu đó và ngẫm nghĩ một chút thì nhiều người có thể thấy ra cả một sự lừa đảo khủng khiếp.
Theo lý thuyết Marx-Lenin thì Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ là giai đoạn chuyển tiếp lên Chủ Nghĩa Cộng Sản. Khi lên đến Chủ Nghĩa Cộng Sản rồi thì nhà nước tự tan rã, không còn Đảng Cộng Sản lãnh đạo nữa. Thế nhưng cái khẩu hiệu “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM” lại hàm ý là cái giai đoạn chuyển tiếp “xã hội chủ nghĩa” này sẽ dài “MUÔN NĂM”, nghĩa là cho đến “MUÔN NĂM” nữa, nước Việt Nam này vẫn còn là “NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, và sẽ không bao giờ tiến lên đến Chủ Nghĩa Cộng Sản! Và vì vậy cho nên “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” sẽ tiếp tục lãnh đạo một cách “QUANG VINH” cho đến “MUÔN NĂM”! Xin nhấn mạnh: “MUÔN NĂM” chứ không phải chỉ một hay vài thế kỷ!
Điều này chứng tỏ rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam có tham vọng quyền lực vô hạn; và để thoả mãn tham vọng quyền lực vô hạn này, họ đã, đang và sẽ sử dụng mọi biện pháp và thủ đoạn gian manh và tàn độc nhất để cai trị nhân dân. Đối với những kẻ có tham vọng quyền lực vô hạn thì xương máu của nhân dân chỉ là bạc lẻ.

Sydney, Australia

Hoàng Ngọc Tuấn

(Nguồn: diendantheky.net)

TRẦN GIA PHỤNG * TRẦN VĂN THẠCH



Trần Văn Thạch (1905-1945) – Cây bút chống bạo quyền áp bức




Sau hai hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862) và Giáp Tuất (15-3-1874), Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Pháp bãi bỏ giáo dục và thi cử Hán học, mở trường dạy chữ Pháp, theo chương trình Pháp, phổ biến văn hóa Pháp. Từ đó, người Việt ở Nam Kỳ chuyển qua học chữ Pháp, làm quen với văn hóa Tây phương. Cũng từ đó, nhiều thanh niên bắt đầu qua Pháp du học.


Xin chú ý đây là thời kỳ phát triển của chủ nghĩa cộng sản (CS) sau khi Marx và Engels tung ra bản The Communist Manifesto (Tuyên ngôn cộng sản) năm 1848. Tiếp theo là một loạt biến cố: Đệ nhất Quốc tế thành lập năm 1864; Đệ nhị Quốc tế thành lập năm 1889, cách mạng CS thành công ở Nga năm 1917 và đảng CS Pháp được thành lập năm 1922. Các trào lưu nầy ảnh hưởng nhiều đến sinh viên du học.


Đợt du học đầu tiên từ Nam Kỳ có thể chia thành hai nhóm: nhóm nhà giàu và nhóm trung lưu với nhà nghèo. Nhóm nhà giàu qua Pháp hoặc ăn chơi, hưởng thụ, hoặc học những ngành nghề để trở về tiếp tục bảo vệ và phát triển cơ nghiệp sẵn có của cha ông, từ đó hình thành năm 1923 đảng Lập Hiến (Parti Constitutionaliste), hợp tác với Pháp, nhưng cũng đưa ra một số đòi hỏi cải cách cho tự do dân chủ.


Nhóm trung lưu và nhà nghèo phải chăm học, học giỏi mới được du học. Ngoài những người chỉ lo học để trở về phụ giúp gia đình, thì những sinh viên cấp tiến và thiên tả, qua Pháp vừa học, vừa hoạt động tranh đấu cho đất nước Việt Nam. Ngay tại Pháp, nhóm sinh viên nầy cũng chia thành hai: Nhóm thứ nhứt gia nhập đảng Cộng Sản Pháp và theo Đệ tam Quốc tế Cộng sản do đảng CS Liên Xô chỉ huy. Nhóm thứ hai tuy cấp tiến thiên tả, nhưng không theo chủ nghĩa nào, hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng Trotsky, được gọi là nhóm Đệ tứ. Cần chú ý là Đệ Tam QTCS nằm trong hệ thống đảng CS do Liên Xô lãnh đạo, hoạt động theo lệnh đảng. Đệ tứ QTCS chỉ là một phong trào chính trị, cấp tiến, thiên tả và theo tư tưởng Trotsky, không thuộc đảng phái nào.


Riêng Trần Văn Thạch, ông đậu tú tài Pháp hạng ưu ở Sài Gòn năm 1925, du học Pháp năm 1926. Tại Pháp, bên cạnh việc học, ông còn hoạt động chính trị chống chính sách cai trị của Pháp tại Đông Dương, nên ông bị viên quyền toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội là Maurice Antoine Monguillot đề nghị với chính phủ Pháp trục xuất về nước năm 1928, nhưng nhờ Hội Bảo vệ Nhân quyền và Dân quyền Pháp can thiệp, ông được ở lại Pháp tiếp tục việc học.


Trần Văn Thạch tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Văn chương Đại học Sorbone (Paris) ngày 2-11-1929, và về nước đầu năm 1930, (Trần Mỹ Châu và Phan Thị Trọng Tuyến, sđd. tr. 61), trước khi xảy ra cuộc biểu tình trước điện Élysée (văn phòng tổng thống Pháp) ngày 22-5-1930, để phản đối nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương đàn áp dã man cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng


Sau cuộc biểu tình nầy, chính phủ Pháp trục xuất 19 nhà hoạt động chính trị ra khỏi nước Pháp, trong đó có nhiều nhân vật thuộc nhóm Đệ tam Quốc tế và Đệ tứ Quốc tế. Điểm đặc biệt là sau khi về nước năm 1930, các ông không tham gia chính quyền Pháp, không làm quan cho Pháp, mà hành nghề tư nhân tự mưu sinh, nhất là dạy học ở các tư thục.


Sau khi an cư, ổn định cuộc sống, từ 1933 hai nhóm Đệ tam và Đệ tứ công khai liên kết tranh đấu, mở những cuộc diễn thuyết, và xuất báo La Lutte bằng Pháp văn, vì báo tiếng Pháp xin phép dễ ở thuộc địa Nam Kỳ. Báo La Lutte có mục đích tranh đấu đòi hỏi độc lập cho đất nước và bảo vệ quyền lợi của giới thợ thuyền, ra số đầu ngày 24-4-1933. Xuất bản được bốn số thì báo tự đình bản ngày 2-6-1933 sau cuộc bầu cử Hội đồng thành phố ngày 7-5-1933. Trong cuộc bầu cử nầy, Nguyễn Văn Tạo và Trần Văn Thạch đác cử vẻ vang. Tuy nhiên, thực dân Pháp đã tìm cách loại hai ông ra khỏi Hội đồng ngày 12-8-1933.


Các nhà tranh đấu tiếp tục hoạt động và tái bản báo La Lutte ngày 4-10-1934. Ngày nầy cũng là ngày chính thức ra mắt mặt trận thống nhứt “La Lutte” (Tranh đấu) giữa hai nhóm Đệ tam và Đệ tứ. Đây là sự kết hợp duy nhứt giữa Đệ tam và Đệ tứ trong phong trào cộng sản trên thế giới. Tháng 5-1935, trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Sài Gòn, các ông Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch và Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai trong nhóm La Lutte lại đắc cử, nhưng Pháp cũng kiếm cách loại bỏ. Chỉ Trần Văn Thạch đủ điều kiện, còn ở lại Hội đồng nầy. Do vậy, ông có cơ hội chứng kiến, theo dõi và chống lại những bất công xã hội, can thiệp giúp đỡ dân nghèo và lên tiếng trên báo chí.


Trên tờ La Lutte, ngoài những bài viết về chính trị thời sự, Trần Văn Thạch phụ trách mục thường xuyên “Petits clous” (Những cây đinh nhỏ), là “mục như câu chuyện hằng ngày trên các nhật báo bay giờ, mục châm biếm chỉ trích chánh sách cai trị… thật là cay chua, mà tế nhị với một bút pháp tinh vi, nhẹ nhàng mà nhức nhối cho những kẻ nào bị Thạch châm biếm, nhức nhối khó chịu như bị đinh đóng vào người.” (Bà Phương Lan, Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu 1906-1945, Sài Gòn, Nxb. Khai Trí, 1973, tr. 223.)


Sự hợp tác Tam-Tứ ở Sài Gòn chưa được bao lâu thì vào đầu 1937, tại Liên Xô, Stalin ra lệnh tiêu diệt những người theo xu hướng Trotsky. Đảng CS Pháp, nhận chỉ thị của Stalin, liền khuyến cáo nhóm CS Đệ tam Việt Nam phải chấm dứt hợp tác với nhóm CS Đệ tứ Việt Nam. Như thế là cuộc hợp tác CS Tam-Tứ ở Việt Nam chấm dứt và chính thức tan rã ngày 15-6-1937. (Trần Mỹ Châu và Phan Thị Trọng Tuyến, sđd. tr. 77.) Chỉ còn một mình nhóm Đệ tứ điều khiển báo La Lutte.


Theo chủ trương của lãnh đạo Liên Xô, năm 1939, từ Trung Hoa, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), với bí danh là P. C. Lin, ra lệnh cho đảng Cộng sản Đông Dương (CSĐD) tiêu diệt nhóm Đệ tứ. Ở Nam Kỳ, nhóm Đệ tứ càng bị nhóm Đệ tam chỉ trích gay gắt hơn khi Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm đắc cử chính thức và Trần Văn Thạch đắc cử dự khuyết vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (còn gọi là Hội đồng thuộc địa) tháng 4-1939; trong khi Nguyễn Văn Tạo và nhóm Đệ tam thất bại nặng. Tuy nhiên thực dân Pháp không thừa nhận các kết quả nầy.

Khi thế chiến thứ hai bùng nổ ở Âu Châu ngày 3-9-1939, Pháp bắt những người mà Pháp cho là nguy hiểm tại Việt Nam. Trần Văn Thạch, Nguyễn An Ninh bị bắt năm 1939. Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai bị bắt năm 1940 và đều bị đày đi Côn Lôn, từ 3 đến 5 năm. Mãn hạn tù Côn Lôn từ 1943, các ông trở về đất liền, nhưng đều bị biệt xứ và quản thúc tại gia. Trần Văn Thạch ở Cần Thơ, Phan Văn Hùm ở Tân Uyên (Bình Dương) …


Trong khi đó, từ năm 1940, tình hình chính trị Việt Nam càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của quân đội Nhật Bản. Nhật vẫn để Pháp cai trị nhưng luôn luôn áp lực nhà cầm quyền Pháp. Đầu 1945, khi bắt đầu thất bại, chuẩn bị rút quân về nước, Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945. Chẳng bao lâu sau, ngày 14-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Quân Nhật ở Đông Dương buông súng. Mặt trận Việt Minh (VM) do đảng Cộng Sản Đông Dương chỉ huy, nhanh tay cướp chính quyền.


Nắm được quyền lực, VM thi hành triệt để chủ trương giết tiềm lực trên toàn quốc, tức là giết tất cả những ai có khả năng, dù có đảng phái hay không đảng phái, mà không theo cộng sản. Tại Nam Kỳ, VM bắt giết hết các nhà hoạt động chính trị, kể cả các nhân vật trong nhóm Đệ tứ. Riêng Trần Văn Thạch bị giết ngày 23-10-1945 tại Bến Súc, Thủ Dầu Một. (Trần Mỹ Châu, sđd. tr. 123.)


Ngoài quyển Le Français correct xuất bản năm 1932, Trần Văn Thạch còn để lại rất nhiều bài báo mà ngày nay chúng ta gọi là tạp ghi bằng Pháp văn trên tờ La Lutte. Những bài báo nầy được con gái của ông là bà Trần Mỹ Châu sưu tầm trong các văn khố ở Pháp và ở Sài Gòn, gom góp trở lại khá đầy đủ, và do nữ văn sĩ Phan Thị Trọng Tuyến phiên dịch qua tiếng Việt, in thành sách Trần Văn Thạch (1905-1945) – Cây bút chống bạo quyền áp bức mà quý vị đang có trong tay.


Sách gồm hai phần. Phần đầu là biên niên sử về Trần Văn Thạch với hai bài viết của hai người con của ông, là bà Trần Mỹ Châu và ông Trần Văn Tự. Là người trong gia đình, tác giả đã đưa ra một số chi tiết lịch sử mới về Trần Văn Thạch mà các tài liệu trước đây không được rõ ràng chính xác. Những chi tiết nầy tuy không lớn lao, nhưng rất cần thiết để đính chánh một số sự kiện lịch sử.


Ví dụ, tác giả xác định khi còn ở Patis tuy thiên tả nhưng Trần Văn Thạch chưa phải là Đệ tứ Quốc tế. Khi về nước và hoạt động với các nhân vật Đệ tứ, ông mới nghiên về Đệ tứ. Tác giả cũng xác định Trần Văn Thạch về nước đầu năm 1930, trước khi xảy ra cuộc biểu tình trước điện Élysée ngày 22-5-1930. Điều nầy hoàn toàn khác với các tài liệu về trước. Quan trọng nhất là nhờ tài liệu gia đình, tác giả xác định Trần Văn Thạch bị giết ngày 23-10-1945 tại Bến Súc, Thủ Dầu Một. Trước đây, các tài liệu đều cho rằng Trần Văn Thạch và những người Đệ tứ bị Việt Minh đưa ra Phan Thiết giết tại sông Lòng Sông.


Phần thứ hai là các bài tạp ghi của Trần Văn Thạch trên tờ La Lutte, tranh đấu chống bạo quyền, bênh vực dân nghèo, chống lại những bất công xã hội hoặc châm chọc chế độ Pháp thuộc. Những bài báo nầy vẽ lại bức tranh xã hội thời Pháp thuộc một cách sinh động bằng những việc thật, người thật, thời gian cụ thể. Càng đọc, chúng ta sẽ càng thú vị ở chỗ là chúng ta sẽ rất ngạc nhiên là xã hội thời Pháp thuộc không khác gì xã hội hiện nay ở trong nước. Hai chế độ thuộc vào hai thời đại khác nhau, hai giai đoạn lịch sử khác nhau, hai nhà cầm quyền khác nhau, lại chẳng có gì khác nhau; cũng quan liêu, cũng thối nát, cũng bất công, cũng bóc lột, cũng đàn áp như nhau. Nguyên do vì hai chế độ nầy đều là hai chế độ thực dân. Một bên là thực dân ngoại lai, một bên là thực dân nội địa hay tự thực dân (auto-colonisation).


Tuy nhiên nếu đọc thật kỹ sách Trần Văn Thạch (1905-1945) – Cây bút chống bạo quyền áp bức, chúng ta sẽ ngạc nhiên hơn nữa, là ít nhất thời Pháp thuộc, những người bất đồng chính kiến có quyền tỏ bày ý kiến, có quyền tranh đấu bất bạo động, có quyền viết báo, có quyền xuất bản sách báo, có quyền diễn thuyết, tức có quyền tự do ngôn luận. Chẳng những thế, những người bất đồng chính kiến còn có quyền ứng cử, tức có quyền tự do chính trị. Đó là chưa kể những quyền tự do khác mà các bài báo của Trần Văn Thạch cũng đề cập đến, như quyền tự do giáo dục, không theo một chủ nghĩa nào, tự do du học; tự do cư trú (không cần có hộ khẩu); tự do mưu sinh; tự do tôn giáo. Đáng chú ý là dưới thời Pháp thuộc, có hai tôn giáo được thành lập mà không cần xin phép, nhưng vẫn được tự do truyền đạo và hành đạo là đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, trong khi ngày nay, hai tôn giáo nầy bị truy bức gắt gao tàn bạo.


Riêng Trần Văn Thạch, đề mục “Petits clous” châm biếm, chống đối bạo quyền, chống áp bức bất công của Pháp, vẫn tự do đăng tải thường xuyên trên báo La Lutte, và không bị tù vì những bài báo mình đã viết. Ngày nay, chuyện nầy không thể xảy ra ở Việt Nam. Không có nhà văn hay nhà báo nào viết bài chống CS mà không bị tù. Không có tờ báo giấy nào đăng bài chống CS mà không bị đóng cửa. Vì vậy trong nước lại xuất hiện báo chui, là những bài báo “chấm com” (như gmail.com, yahoo.com, blog, hay face-book). Chấm com hiện nay là những cây đinh nhỏ tiếp nối truyền thống của Trần Văn Thạch.


Cuối cùng, trước khi chấm dứt, bài nầy xin ghi nhận công phu sưu tầm, biên khảo và phiên dịch của hai tác giả Trần Mỹ Châu và Phan Thị Trọng Tuyến. Sách Trần Văn Thạch (1905-1945) – Cây bút chống bạo quyền áp bức là những tài liệu quý giá của nhà cách mạng Trần Văn Thạch, đính chánh những sai lầm trước đây, giúp cho mọi người hiểu biết về xã hội và chính trị thời Pháp thuộc, về đường lối tranh đấu bất bạo động dưới chế độ thực dân, về những biến chuyển lịch sử một giai đoạn tuy ngắn ngủi nhưng đầy biến động vào cuối thời Pháp thuộc. Xin hân hạnh giới thiệu sách Trần Văn Thạch (1905-1945) – Cây bút chống bạo quyền áp bức đến quý vị độc giả khắp nơi.


TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 6-9-2014)

BBT * TRƯỜNG CHINH


Trường Chinh: Đấu Tố Mẹ



“Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau" - Trường Chinh Đấu Tố Mẹ
Tiêu biểu là “đảng viên ưu tú” Trường Chinh đấu tố cha mẹ đến chết. Nhờ vậy y cũng được bia miệng ngàn năm khắc ghi câu đối tưởng niệm như thầy mình: “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng! Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu!”. (Đặng Khu chính là Đặng Xuân Khu, tên thật của thằng tặc tử Trường Chinh).




Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh ngày 9/2/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, qua đời năm 1988 tại Hà Nội.

Tiếp đó, theo Đèn Cù, là Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ Tĩnh. Bắc ghế ngồi trên thềm cao, y chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân, gằn giọng: “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp!

60 năm một tội ác kéo dài !!!




Cuộc trưng bày chuyên đề Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) 1946-1957 tại viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội từ hôm 08-09-2014 với gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, tư liệu ảnh đã được hí hửng giới thiệu: “Đây là một hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957.

Qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính phủ và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay” (Thông báo của Bảo tàng). Trong ngày khai mạc, “Tiến sĩ” Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng còn hùng hồn phát biểu: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”.




Dĩ nhiên người dân Việt Nam và cả quốc tế, từ hơn 60 năm nay, đều biết đó là một biến cố trời long đất lở, thậm chí vào bậc nhất lịch sử dân tộc. Không trời long đất lở sao được khi có hơn 172 ngàn người (nói theo con số chính thức) bị gọi là “địa chủ” phải tan thây vì đạn bắn vỡ sọ, cày ủi đứt đầu, đùi đánh nát ngực, dây trói gãy cổ….; khi có gấp ba số người ấy (tính mỗi gia đình 4 nhân khẩu) chỉ vì là thân thuộc của “địa chủ” mà bị giam nhốt trong chuồng trâu, bị cấm ra chợ búa, bị khai trừ khỏi xã hội để rồi phải chết đói trong tức tưởi và uất hận. 
Không long trời lở đất sao được khi dưới sự che chở lẫn xúi giục của Bác và Đảng, từng đoàn từng đội cải cách tung hoành khắp nơi mọi chốn, quyền uy hơn cả Thượng Đế (“Nhất Đội nhì Trời”), tổ chức những phiên tòa không cần bằng chứng, chẳng thèm luật sư, cấm tự biện hộ, để vội vàng tuyên cáo tịch thu tài sản, tuyên bố bản án tử hình và thi hành bản án ngay tại chỗ!


 Không long trời lở đất sao được khi từng tốp “ông đội”, “bà đội” hoặc đi vào từng làng, đến các gia đình bần nông hay cố nông, “thăm nghèo, hỏi khổ” để khơi sâu thù hận, tiếp đó “bắt rễ, xâu chuỗi” để chiêu mộ bầy tố cáo, dạy cho chúng tập hài tội thật nhuần nhuyễn ngõ hầu khi hữu sự thì diễn ngon lành… hoặc đến chính những gia đình sắp thành nạn nhân, áp bức vợ tố chồng, bó buộc con tố cha, uổng ép tớ tố chủ, với trò lừa gạt “không chịu tố thì thân nhân sẽ bị tử hình”, nhưng dại dột tố xong thì đó là những bằng cớ rành rành để “đội cải cách” thi hành công lý: giết thể xác địa chủ và giết tâm hồn người thân của họ.




Thế nhưng, nhìn vào các hiện vật (y phục đồ đạc đắt tiền của địa chủ, nhà cửa áo xống tồi tàn của bần nông, hình ảnh nông dân thay trâu kéo cày, kẻ vô sản được đảng ban phát ruộng, gia đình nghèo đoàn tụ sau cuộc chia ly vì đi ở tớ…), người ta thấy chỉ là một trò tuyên truyền hoàn toàn bất chấp lịch sử, dù được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trước hết, một số khách am tường đồ cổ và quá khứ đã cho biết có rất nhiều hiện vật và hình ảnh phục dựng, giả tạo, sai thời (năm 1958 chưa có nồi gang, đũa nhựa và thìa phíp trắng; bát tô tận thời bao cấp sau 78 mới xuất hiện; ảnh ông bố cởi trần kéo thứ cày của thập niên 70…).

Tất cả biểu lộ thói khinh thường công luận của những “chuyên gia” trình bày, nhất là thói gian trá vốn thâm căn cố đế nơi người cộng sản, cái thói được thản nhiên bày tỏ chẳng những trong ứng xử cuộc sống mà cả trong giáo khoa, sử sách, tư liệu. Thứ đến, cuộc triển lãm chỉ nói tới những cái gọi là “thành tựu” của CCRĐ (vốn không có hay nếu có thì toàn những thành tựu cho riêng đảng, như sẽ nói dưới đây) mà hoàn toàn lãng quên những sai lầm lớn lao, những tội ác tầy trời và những hậu quả bi thảm cho con người và xã hội.


 Điều này là sự cố ý, vì chính giám đốc bảo tàng có nói: “Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử” rồi còn biện minh cho việc giết người cách trâng tráo vô liêm sỉ, cho đó là sự hy sinh cần thiết: “Có thể những phần trưng bày này sẽ không thỏa mãn được hết mong muốn của người dân, đặc biệt là những dòng họ, gia đình có liên quan đến CCRĐ. Thế nhưng cuộc cách mạng có thắng lợi thì bao giờ cũng có những tổn thất. Mà những tổn thất đó thì không thể đi sâu và đưa vào trong một phạm vi triển lãm nhỏ như thế này. Nếu đưa quá nhiều thì lấn át chủ đề chính là những thành tựu chúng ta đã đạt được trong CCRĐ.



Thôi thì cũng phải nói với họ (172.000 nạn nhân CCRĐ) rằng sự hi sinh của họ mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó.” Đấy là thói bất phục thiện (không bao giờ nhận lỗi) hầu như luôn tìm thấy nơi người cộng sản, nhất là hàng ngũ lãnh đạo. Chính thái độ bao che tội ác, lấp liếm sự thật này (giữa lúc một tác phẩm vạch trần vô số điều xấu xa, độc dữ, tồi tệ của đảng, đặc biệt trong CCRĐ, vừa xuất hiện trên thị trường và mạng lưới là Đèn Cù của Trần Đĩnh) đã gây nên sự công phẫn nơi đồng bào VN từ trong ra tới ngoài nước.

Rất nhiều tài liệu lịch sử, công trình nghiên cứu từ lâu hay nhiều bài viết mới về biến cố đau thương này, soi chiếu nó dưới mọi khía cạnh, đã được đưa ra hay tái đưa ra cho công luận, khiến người ta thấy cuộc triển lãm mang nét thứ ba là ngu đần, và thầm khen taythầy dùi xúi tổ chức cuộc triển lãm đúng là “thằng đểu”. Hay như lời một người dân Hà Nội: “Chúng nó hết khôn dồn ra dại hay sao mà lại đi chọc “c...” ra để ngửi với nhau như thế hở!” Khiến cho cuộc triển lãm dự trù kéo dài 3 tháng phải đóng cửa chỉ sau 3 ngày!


Nhưng chính nhờ trò “chọc”, màn đểu vắn vỏi này mà công luận có dịp nhìn lại những tác giả gây ra và kéo dài tội ác “Cải cách” đó.

Trước hết là Hồ Chí Minh, “kẻ tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng VN”. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần đọc bản cáo trạng “Địa chủ ác ghê” do chính tay y viết và đăng báo Nhân Dân ngày 21-07-1953 với bút hiệu CB (có lẽ là Của Bác) để kết án tử vị ân nhân số một của đảng, bà Nguyễn Thị Năm, người đầu tiên bị đem ra bắn để mở màn chiến dịch. Theo tác giả Bảo Giang trong bài “Cải cách hay đấu tố”, đó là “bản cáo trạng đẫm máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử… là sự kết tinh tổng hợp của tất cả những gian dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. 
Nó trở thành kim chỉ nam, trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuần nhuyễn và thi hành. Nó trở thành khung, sườn cho mọi cuộc đấu tố. Dù ở bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do HCM đề ra. Nó rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi tất cả đều như một. Theo đó, nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt nạn nhân Nguyễn Thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa vào gian dối và tạo ra gian dối”, dựa vào bạo lực và tạo ra bạo lực. Chính vì thế, dân gian đã tặng cho Hồ câu đối để ghi khắc bia miệng ngàn năm: “Lở đất long trời cuộc phanh thây địa chủ, kìa đạo đức Nguyễn Ái Quốc Mác-Lê! Thần căm người hận màn đấu tố ân nhân, ấy tình thương Hồ Chí Minh Cộng sản!”.




Chính “tấm gương đạo đức Bác Hồ” đó -mà đảng viên, cán bộ và toàn dân bị buộc phải học tập từ đợt chiến dịch này tới đợt chiến dịch khác- đã đẻ ra đảng Cộng sản vốn cai trị đất nước từ 60 năm qua theo tinh thần và đường lối của Hồ. Trước hết là tinh thần độc tài toàn trị. Sử sách và chứng từ đã cho biết: đảng CS thực thi cuộc CCRĐ với ba mục tiêu. Mục tiêu chính trị là nắm toàn quyền trên xã hội. CCRĐ là một cách quét sạch những địa chủ, cường hào, nhân sĩ uy tín, những con người có mầm mống vươn lên ngoài vòng kiểm soát của đảng. Nghĩa là tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, nguy hiểm trong tương lai và trong hiện tại. Quét sạch để xã hội trở nên một tờ giấy trơn, đảng muốn vẽ gì thì vẽ, trở nên một đàn cừu, đảng dẫn đi đâu thì đi. Mục tiêu kinh tế là tập trung đất đai tài nguyên vào tay đảng.

Những người cày được chia ruộng (đảng khoác lác có gần 4 triệu nông dân lúc ấy được chia hơn 70 vạn hecta tịch thu từ địa chủ) chỉ vài năm sau là phải vào hợp tác xã, trả lại tất cả (ruộng, trâu, cày) cho nhà nước. Việc này nay được hiến định lẫn luật định rất rõ ràng: nhà nước là địa chủ duy nhất, sở hữu chủ toàn diện!


 Và cuối cùng là mục tiêu văn hóa. CCRĐ để phá vỡ cơ cấu thôn làng gia tộc, vốn là giềng mối của xã hội nông nghiệp ngàn năm, thay vào đó bằng đoàn đội sản xuất; ngoài ra, khi buộc con tố cha, vợ tố chồng, hàng xóm tố nhau, CCRĐ còn phá vỡ luân lý gia đình nói riêng và đạo đức xã hội nói chung, để đảng đưa ra một thứ đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đạo đức bác Hồ, với nguyên tắc duy nhất: cứu cánh biện minh cho phương tiện. Bất cứ cái gì có lợi cho cách mạng, cho đảng, dù đó là gian dối, hận thù, đàn áp, dù đó là bóp méo sự thật, chà đạp công lý, tiêu diệt tình thương, thì đều là tốt là thiện cả!


Do đó và thứ đến là tinh thần “cách mạng tiến công”, nhiệt thành thực thi cuộc CCRĐ theo những quy tắc luân lý của riêng nó. Tiêu biểu là “đảng viên ưu tú” Trường Chinh đấu tố cha mẹ đến chết. Nhờ vậy y cũng được bia miệng ngàn năm khắc ghi câu đối tưởng niệm như thầy mình: “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng! Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu!”. (Đặng Khu chính là Đặng Xuân Khu, tên thật của thằng tặc tử). Tiếp đó, theo Đèn Cù, là Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ Tĩnh. Bắc ghế ngồi trên thềm cao, y chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân gằn giọng: “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp!




Những đảng viên tiếp nối gương Hồ và những “học trò xuất sắc” của y nay càng nhan nhản. Dù ở trung ương hay ở địa phương, chúng đang kéo dài tội ác CCRĐ đó. Nay nó mang cái tên mới: Giải Phóng Mặt Bằng. Nó không chỉ nhắm vào ruộng đất mà cả nhà cửa, không chỉ nhắm vào nông dân mà cả thị dân. Không chỉ là nửa triệu nạn nhân trực tiếp mà cả chục triệu dân oan, sống vô gia cư, chết vô địa táng, khiếu kiện từ đời ông cha đến đời con cháu, bị hành hung, kết án, tống ngục. Bọn địa chủ tham lam, tàn bạo thế hệ mới này còn dự tính dâng cả đất nước cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc để chúng hưởng quyền lực và quyền lợi lâu dài.

BBT

SƠN TRUNG * LẬT NGƯỢC CHỦ NGHĨA MARX



LẬT NGƯỢC CHỦ NGHĨA MARX
SƠN TRUNG

Gần một thế kỷ kể từ cuộc cướp chính quyền của Lenin năm 1917, nhân loại một số chìm đắm trong chủ nghĩa Marx kể cả những con người thông minh, tài tuấn nhất thiên hạ như J. Paul Sartre, Albert Camus, Bertrand Russell ,Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường v.v.. Họ cúi đầu ca tụng Marx, tiếp tay cho quỷ dữ tàn sát nhân loại. Bài viết này nhằm lột mặt nạ của chủ nghĩa Marx, một chủ nghĩa nhân danh khoa học, bình đẳng, thịnh vượng và hòa bình để lừa bịp nhân loại.

I. CHỦ NGHĨA MARX ,TINH HOA NHÂN LOẠI

Lenin ca tụng chủ nghĩa Marx: Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó chính xác, nó hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thoả hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ áp bức của giai cấp tư sản. Nó là kẻ thừa kế chính đáng nhất của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra hồi thế kỷ XIX: triết học Đức, chính trị kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp. [1]

Đồng ý rằng triết học Đức, chính trị kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp là những cái gì tốt đẹp nhất của loài người. Nhưng đó là quan niệm của chúng ta, của những người bị cộng sản phê phán là thoái hóa, phản động. Tiếc thay những cái mà Lenin ca tụng thuộc văn hóa, tư tưởng của quân chủ và tư bản, mà quân chủ và tư bản là kẻ thù của Marx thì làm sao Marx kế thừa những thứ này? Nói như thế hóa ra bảo chủ nghĩa Marx cũng là sao chép triết lý quân chủ và tư bản hay sao? Nói như vậy, rõ ràng là Lenin đã mất lập trường, coi cộng sản cũng chỉ là học trò quân chủ và tư bản. Nếu như ai nói câu này, tất sẽ đi học tập cải tạo mút chỉ Cà- na .

Trong Tuyên ngôn cộng sản, Marx cực lực đả phá tất cả văn hóa truyền thống vì theo ông tất cả đều phản động và lạc hậu. Ông khinh bỉ tất cả thì sao Lenin lại bảo Marx kế thừa những cái gì tốt đẹp nhất của loài người. Không lẽ Lenin không đọc Marx nhất là ở dòng chữ sau đây của bản Tuyên ngôn Cộng sản:

The communist revolution is the most radical rupture with traditional relations; no wonder that its development involved the most radical rupture with traditional ideas.
Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ.
( TuyênNgôn, phần II )

Cũng trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx chê người khen mình.
-Marx chỉ trích mọi tư tưởng xã hội Pháp, Anh kể cả tư tưởng xã hội quân chủ và tư sản là phản động. Ông miệt thị Proudhon, Babeuf, Saint-Simon , Fourier , Owen.v.v.. Như vậy thì sao Lenin bảo Marx kế thừa tư tưởng xã hội Pháp?

-Marx có học Hegel nhưng chỉ một phần, còn phần lớn chống lại Hegel, và cho rằng triết học Hegel duy tâm.  Như vậy, Lenin  không nên  nói Marx kế thừa Hegel. Trong Tuyên Ngôn cộng sản, Marx khinh miệt triết học Đức, gọi họ là bọn " triết gia nửa mùa " ( German philosophers, would-be philosophers ), là những học sinh non nớt vụng về [2].

- Còn nói Marx kế thừa kinh tế Anh lại là một điều đáng tức cười hết sức. Kinh tế Anh là kinh tế tư bản. Marx đánh đổ kinh tế tư bản, lập ra kinh tế chỉ huy, kinh tế cưỡng bách, kinh tế mù lòa, kinh tế phá hoại và đói khổ, sao gọi là Marx theo kinh tế Anh?

Marx phê phán kinh tế quân chủ, tư bản là bóc lột, không lẽ Marx lại theo đường lối bóc lột của tư bản? Marx chủ trương diệt tư hữu còn kinh tế Anh và các nền kinh tế khác tôn trọng tư hữu. Không lẽ kinh tế Anh dạy diệt tư hữu, tàn sát tư sản và cưỡng bách lao động? Thành thử nói kinh tế Marx kế thừa kinh tế Anh là một điều hồ đồ.

Cộng sản kết án kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội quân chủ và tư bản thế mà Lenin lại ca tụng triết học Đức, chính trị kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp là tinh hoa nhân loại. Cộng sản ghét quân chủ và tư bản nhưng trong thâm tâm, họ rất thích áo mão quân chủ và vàng ngọc tư bản. Lenin bài xich chế độ quân chủ, tư bản nhưng lại phải dùng nó để tô điểm cho chủ nghĩa Marx của ông. Thật đáng cười và đáng thương hại cho những kẻ giả dối!

II. CHỦ NGHĨA MARX LÀ CHỦ NGHĨA KHOA HỌC 

Người cộng sản ca tụng chủ nghĩa Marx bằng những danh từ thật kêu nào là chủ nghĩa cộng sản khoa học, và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chúng ta đều quan niệm rằng hiện nay có hai loại khoa học là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Hai thứ này khác nhau không thể nhập nhằng. Chính trị, cách mạng, kinh tế, hành chánh, triết lý v. v.. thuộc và khoa học xã hội nghĩa là nó có giá trị tương đối, còn khoa học tự nhiên thì có giá trị tuyệt đối. Thế nhưng những người cộng sản nhất quyết rằng chủ nghĩa cộng sản là một khoa học như là các bộ môn khoa học tự nhiên, nghĩa là đạt chân lý tuyệt đối.


Engels ca tụng chủ nghĩa Marx , nhất là lý thuyết Duy vật lịch sử của Marx  là khoa học: Thiên nhiên là bằng chứng của phép biện chứng. Phải nói rằng với khoa học hiện đại, biện chứng pháp đã cung cấp những bằng chứng với các vật liệu rất phong phú tăng hàng ngày[3].

Và Lenin cũng tung hô Marx hết mình: Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học [4].

Thế nào là khoa học tự nhiên? Khoa học tự nhiên đòi hỏi những điều kiện gì?

1. KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẢI LÀ KHOA HỌC THỰC NGHIỆM

Khoa học tự nhiên  đòi hỏi các cuộc nghiên cứu phải qua nhiều cuộc thí nghiệm. Chủ nghĩa Marx chưa trải qua những thử nghiệm đã áp đăt cho loài người khiến cho hàng chục, hàng trăm triệu người tại Nga và Trung quốc phải tù đày, chết chóc.

Sau khi thí nghiệm thành công, các cuộc khảo cứu phải được thảo luận và đánh giá do một hội đồng chuyên môn. Chủ nghĩa Marx do một nhóm người có tham vọng điên cuồng và mù quáng quyết định thi hành bất chấp ý kiến các tư tưởng gia và quần chúng nhân dân.

2. KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẢI LÀ KHOA HỌC CHÍNH XÁC

Khoa học tự nhiên theo đúng luật nhân quả. Và kết quả của khoa học là chính xác vượt thời gian và không gian. H2+O thành nước chứ không thể thành vàng ngọc. Nước 100 độ sôi chứ không thể 200 độ hay 80 độ. Marx nói nước Đức của ông sẽ là nước làm cách mạng vô sản sớm nhất thế giới, rằng giai cấp vô sản sẽ chôn sống tư bản, rằng xã hội cộng sản sẽ tốt đẹp hơn xã hội tư bản, nhưng tất cả những điều trên cho thấy Marx đã " bói nhầm "! Những tiên đoán của Marx đều sai chứng tỏ thuyết của Marx không chính xác nghĩa là không có tính khoa học.

Hơn nữa thuyết của Marx đã bị các đệ tử của ông phủ nhận dần dần và cuối cùng thì chủ nghĩa cộng sản đã bị chôn sống tại Liên Xô và Đông Âu, còn Trung Quốc và Viêt Nam cái đồng hồ hiệu búa liềm nay chỉ còn cái vỏ không còn ruột thì đã là kinh tế thị trường của tư bản.

Khoa học thì không thể tranh cãi khi sự thật đã được chứng minh, còn học thuyết Marx mãi mãi là khẩu chiến và huyết chiến. Marx nói rằng loài người phải tuần tự đi lên theo năm giai đoạn phát triển của lịch sử là :

-Xã hội nguyên thủy
-Xã hội nô lệ
-Xã hội phong kiến
-Xã hội tư bản
-Xã hội cộng sản.

Lenin thich mì ăn liền cho nên ông tuyên bố tiến thẳng lên cộng sản chủ nghĩa không thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong Tuyên ngôn cộng sản,  Marx chủ trương công nhân là nòng cốt của cách mạng vô sản thì Mao cho rằng công nông là hai thành phần chủ yếu của cách mạng.  Năm 1898, người Nga thành lập đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga  (The Russian Social Democratic Labor party), gồm đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (Russian Social-Democratic Workers' Party ), và đảng Dân chủ Xã hội Nga ( the Russian Social-Democratic Party) , lấy chủ nghĩa Marx làm cơ sở. Sau đó Lenin tách ra khỏi đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga, Lenin và Martov trở thành hai phe đối nghịch vì Martov hướng về cách mạng dân chủ còn Lenin chủ trương vô sản chuyên chính. Sau này Khrushchev chủ trương xét lại, bỏ đấu tranh giai cấp, chủ trương sống chung hòa bình. Những chủ trương khác biệt này cho thấy chủ nghĩa Marx không chính xác, không khoa học, không có giá trị vượt không gian và thời gian như họ đã vỗ ngực khoe khoang và bắt loài người tung hô.

3. KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẢI CÓ TÍNH KHÁCH QUAN

Những điều Marx, Lenin, Mao nói và viết đều mang tính chất chủ quan và không được chứng minh hoặc chứng minh một cách cẩu thả. Phật giáo cho rằng cuộc đời vô thường, Nho giáo cho rằng cuộc đời thay đổi hết bỉ đến thái, hết thịnh đến suy trong khi Marx cho rằng cuộc đời luôn tiến lên theo chiều thẳng đứng hoặc xoắn ốc. Vì vậy mà Marx tin vào quy luật phủ định của phủ định, rằng cái sau tốt hơn cái trước. Nói như vậy là khiên cưỡng vì trong cuộc đời, chúng ta khó thấy sự vật tiến mà không lùi, thịnh mà không suy. Ngay cả chủ nghĩa Marx sinh sau tư bản nhưng đâu có tốt hơn tư bản?

Các đồ biểu về kinh tế, y tế , khoa học v.v.. cho thấy có nhiều dạng chứ không phải chỉ là xoắn ốc  nghĩa là sự vật  luôn biến chuyển chứ không lạc quan như Marx nói. Ngay cả thuyết tiến hóa của Darwin mà Marx dựa theo cũng cho thấy loài vật có giống phát triển rồi suy thoái và bị tiêu diệt, và giống sau chưa chắc tiến bộ hơn lớp trước.Có thể có những loài vật, sự việc cứ phát triển nhưng không phải là tất cả. Chủ nghĩa Marx không thẳng tiến như Marx mong mỏi mà đã sụp đổ tại Liên xô và Đông Âu. Giai cấp tư bản không bị chôn sống mà vững bền như núi Thái sơn  còn chủ nghĩa cộng sản chưa đầy một thế kỷ mà đã chết yểu. Triết lý Marx chỉ là  một mớ nhận định chủ quan của Marx, hoàn toàn không có tính khoa học.
Đi xa hơn nữa, Cộng sản trở thành một tôn giáo với các tín điều, và các đảng viên cộng sản trở thành kẻ giáo điều mù quáng. Cộng sản trở thành tàn ác, phản dân chủ khi không cho nhân dân có quyền thảo luận, phê phán, ai trái ý nó thì nó giết hại, bỏ tù. Chính sách tàn bạo, dã man của cộng sản giống như chính sách tôn giáo cực đoan thời trung cổ.Trong nhiều thập kỷ qua, tại các trường lý luận cũng như các trường đại học người ta thường truyền đạt cho nhau là: “Lí luận chủ nghĩa Marx – Lenin là một môn khoa học…” Nhưng thuộc tính của khoa học là phải được phản biện, tranh luận, mổ xẻ trong khi môn học này không bao giờ được phản biện. Cho nên không thể coi lí luận chủ nghĩa Marx – Lenin là một môn khoa học. Chỉ có kinh thánh mới không có phản biện mà thôi.

Thuyết duy vật của Karl Marx cũng là một ý thức hệ. Aleksandr Zinovyev ( 1922-2006 ), một chính trị gia Nga, một nhà đối lập chống cộng sản nói rất đúng: Không một ý niệm nào của Marx phù hợp với nguyên tắc lý luận của khoa học... Chủ nghĩa Marx không là khoa học mà là một ý thức hệ, là thái độ đối với kinh nghiệm của thực tế xã hội cộng sản...[5]...

Đi xa hơn, ông coi khinh Marx trình độ thấp kém hơn một học sinh ngu ngốc:
Về phương diện lịch sử, Marx có tham vọng giải thích mọi sự theo khoa học. Marx đã chăm chút về toán nhưng ông không giải nổi những bài toán mà nay học sinh ngu dốt có thể giải dễ dàng. Marx đã lạc hậu so với lớp sau [5].
 Ernest van den Haag nhận định rằng chủ nghĩa Marx là đội lốt khoa học để để thu hút người theo, và chủ nghĩa Marx cũng chỉ là một tôn giáo rất cực đoan và giáo điều chẳng khác do Thái giáo và Cơ Đốc giáo:

Mặc cho Marx tự đắc về phương pháp khoa học của mình, hầu hết các tiên đoán của ông đều từa tựa những lời tiên tri Do Thái giáo hay những lời thiên khải Cơ Đốc giáo: chúng khơi gợi — đôi khi, ám thị — cho tín đồ cảm giác rằng chúng mặc nhiên đúng đắn, mà không thể được kiểm định bằng các phương tiện của khoa học. Ấy vậy mà lý luận Marxist vẫn tỏ vẻ ta đây có địa vị khoa học, không giống như những kinh sách tôn giáo.


Tuy nhiên, các tín đồ của Marx không thể cho biết họ sẽ thừa nhận Marx sai, hoặc đã từng sai, trong những điều kiện nào. Thế nhưng một lý thuyết vẫn có thể tiếp tục đúng bất chấp những gì đã diễn ra chỉ khi nào nó không bao hàm những tiên đoán khả dĩ được kiểm nghiệm. Đây là trường hợp của Marx. Một cách vô ý thức, Marx đã phát hiện ra rằng để có được sức truyền cảm cho thời đại chúng ta, lý thuyết của ông cần phải có diện mạo của khoa học
[6].

 Richard Pipes nhận định: Tư bản là một hệ thống thực nghiệm, nó khôn ngoan, linh động để giải quyết các khó khăn, tuy chưa đạt được hoàn toàn hảo, tư bản không gây ra những thất bại như kinh tế hoạch định của cộng sản làm thiệt hại tài sản và nhân mạng. Nguyên do là cộng sản duy ý chí, giáo điều, nhiều tham vọng, làm liều không cần chuyên viên kinh tế trong việc hoạch định kế sách.  [7]

Trần Độ cho rằng cộng sản duy tâm:
Chủ nghĩa Mác là duy vật, nhưng hệ tư tưởng cầm quyền lại thiên về duy tâm. Hệ tư tưởng này hầu như tin vào vai trò tuyệt đối của tư tưởng, tinh thần, cho đó là yếu tố quyết định của mọi công tác, mọi thành công, hầu như tin rằng các mục tiêu kinh tế đạt được là do nêu cao các khẩu hiệu tuyên truyền và sự nhắc lại nhiều lần các khẩu hiệu đó[8]


III. CHỦ NGHĨA MARX PHẢN KHOA HỌC, VI PHẠM NHÂN QUYỀN VÀ DỐI TRÁ
 

1. Như đã trình bày, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác nhau. Khoa học càng tiến bộ thì sự cách biệt giữa các bộ môn khoa học càng sâu xa hơn. Mỗi khoa học có đường lối nghiên cứu riêng, và có định luật riêng. Khoa học không phải là dầu Nhị Thiên đường trị bách bệnh. Ấy thế mà trong trong cuồng vọng đam mê danh nghĩa khoa học, hai ông đều tự hào cho rằng họ đã tìm ra định luật chung cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Marx viết: Khoa học tư nhiên sẽ thâm nhập khoa nhân văn, và khoa học nhân văn sẽ hòa hợp với khoa học tự nhiên, thế là thành một khoa học [9]. Engels coi biện chứng pháp như là một khoa học chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Ông viết :

Vậy phủ định cái phủ định là gì ? Là một quy luật phát triển cực kỳ phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và một ý nghĩa cực kỳ to lớn, của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy ; một quy luật, như ta đã thấy, có giá trị trong giới động vật và thực vật, trong địa chất học, toán học, lịch sử, triết học..[10]
Engels ca tụng Marx là người đầu tiên tìm ra định luật chung cho khoa học xã hội và khoa học tự nhiên[11][12]. Đó là những ý tưởng hoang đường mà các tác giả lại tự tôn vinh và đề cao đồng bọn một cách phấn khởi.


2. Mọi chính thể đều tôn trọng tư hữu, còn cộng sản tước đoạt tư hữu, tàn sát tư sản. Tước đoạt tư hữu, bắt nhân dân lao động khổ sai và thi hành độc tài chuyên chế là vi phạm nhân quyền. Vô sản chuyên chính là cướp đoạt nhân quyền, phản dân chủ, cấm tự do báo chí, tự do bầu cử ứng cử là tạo cơ hội cho cộng sản tham nhũng, cướp tài sản công và tài sản nhân dân.

Những lời tuyên bố cộng sản tự do triệu lần tư bản, cộng sản phát triển hòa bình và thịnh vượng hơn tư bản là dối trá. Những lời huênh hoang như là " làm theo năng lực, hưởng, theo nhu cầu "[13] cũng là dối trá. Một người làm một ngày mười ngàn đồng  mà muốn hưởng một ngày một triệu đồng có được không ? Tất nhiên là không. Marx đã lừa dối, đã phỉnh phờ trẻ con, cho trẻ con đi tàu bay giấy, và ăn bánh vẽ. Thế mà hàng tỷ người chạy theo Marx!
Tổng thống Nga  Boris Yeltsin  nói rất hữu lý Let's not talk about Communism. Communism was just an idea, just pie in the sky. Thôi đừng nói về Cộng sản. Cộng sản chỉ là một ý tưởng, một cái bánh ở trên trời. [14]

Triệu Tử Dương, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định rằng
  +Tất cả các hệ thống  dân chủ của các nước xã hội chủ nghĩa  chỉ là thiển cận. Chúng không phải là những hệ thống mà trong đó người dân được làm chủ, nhưng đúng hơn là bị cai trị bởi một vài người hay thậm chí là một người đơn độc.
+Thực tế thì chính hệ thống nghị viện dân chủ tây phương đã chứng minh là có sức sống mãnh liệt nhất. Dường như đây là hệ thống tốt đẹp nhất có được hiện nay.[15]
 Trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội" có thể kéo dài 100 năm [16]
Nói như vậy nghĩa là chủ nghĩa Marx với vô sản chuyên chính là tai họa cho nhân dân Trung Quốc, và cộng sản chủ nghĩa là một ảo vọng, một sự phỉnh phờ.

  Cộng sản việt Nam cũng biết là chủ nghĩa cộng sản là xa vời không thể thực hiện, thành thử chúng cố gắng ngồi lì được ngày nào hay ngày ấy. Nguyễn Phú Trọng nói  vào ngày 23/10/2013  trước Quốc Hội: Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”[17]

Marx  tuyên truyền đẹp đẽ cho chủ nghĩa cộng sản của ông:
Trong chế độ cộng sản, “không một ai bị trói buộc lao động, mọi người đều hoạt động đóng góp sản xuât theo sở thích; xã hội sẽ tự động phân phối sự thu hoặc của mọi người để cho ta mỗi người có thể hôm nay làm việc này ngày mai làm việc khác, đi săn buổi sáng, đi câu buổi trưa, chăn nuôi buổi chiều, tối về sau bữa cơm nhàn rỗi ngồi bàn luận chuyện trời đất, không một ai bắt buộc phải làm thợ săn, ngư dân, mục đồng hay nhà văn cạo giấy.”[18]

Nhiều người cho rằng Marx không tưởng, có kẻ cho Marx mơ mộng nhưng tôi cho rằng Marx dối trá. Người mơ mộng và không tưởng là người hiền lành. Nhưng với lời lẽ hung hăng của Marx trên báo, trên sách cho thấy Marx là người tàn bạo. Tàn bạo và dối trá thường đi đôi với nhau như lời Aleksandr Solzhenitsyn :.Any man who has once proclaimed violence as his method is inevitably forced to take the lie as his principle. Ai đó nói rằng anh ta dùng bạo lực làm phương pháp hành động thì chắc chắn phải dùng nói dối làm nguyên tắc. [19]

  Làm sao trong chế độ cộng sản con người có tự do chọn nghề nghiệp, chọn nơi cư trú khi trong Tuyên ngôn cộng sản Marx đặt ra cưỡng bách lao động ? Những nông dân Nga bị đày lên Siberia làm sao có quyền đi câu, đi săn một cách tự do? Hàng chục triệu người đã chết trong các trại tập trung, trong các công trường, nông trường tại Liên xô và Trung cộng thì làm sao có tự do lao động?

Tại Liên Xô, công nhân không được vắng mặt, và kể từ năm 1930, một hệ thống "giấy phép đi đường" được áp dụng theo đó không một người dân một tỉnh này được phép đi qua tỉnh khác nếu không có giấy phép di chuyển của công an. Trong tình trạng này, làm sao công nhân Marx có thể bỏ việc mà đi câu cá?
Tại Việt nam, lương cán bộ, công nhân viên không đủ sống nửa tháng. Nông dân hạng nhất mỗi ngày được một ký thóc, không biết là thóc chắc hay thóc lép , tức khoảng hai lon gạo một ngày, tức là không có tiền mắm muối, áo quần và thuốc men. Số lương thực này cũng phải chờ mùa sau mới được lãnh. Nông dân cũng như cán bộ, công nhân viên không được nghỉ. Họ phải có giấy phép đi đường, giấy phép mang lương thực, tiền bạc.

Người Việt Nam đã có nhiều câu ca dao nói về đời sống các Hợp tác xã cộng sản:
-"Làm ngày không đủ,
tranh thủ làm đêm,
làm thêm ngày nghỉ".
-Một người làm việc bằng ba,
để cho giám đốc mua nhà, sửa sân"
-Một người làm việc bằng năm,
Để cho cán bộ vừa nằm vừa ăn"


Đó là những câu trả lời thích đáng cho những tuyên bố dối trá của cộng sản.

-Cộng sản tuyên bố dân chủ và phục vụ nhân dân nhưng thực tế sau khi cầm quyền, họ quay ra đàn áp, tàn sát nhân dân thẳng tay. Họ chủ trương độc đảng, cấm báo chí cho nên không sợ ai phê phán, chỉ trích. Việt cộng nay đã lộ rõ bộ mặt bán nước hại dân. Chủ trương đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là việc dối trá vì cộng sản nằm luôn trong đảng, nhà nước và quốc hội. Quốc hội là bù nhìn, là trò dân chủ giả mạo. Chủ trương đảng cử dân bầu cũng là trò xỏ lá ba que. Chế độ cộng sản tạo ra gia đình, phe phái giành nhau nắm quyền kinh tế, chính trị quốc gia. Chủ nghĩa cộng sản với chủ trương diệt tư hữu và độc tài đảng trị đã đem lại nhiều điều nguy hại cho tổ quốc và nhân dân, tạo ra một giai cấp mới, cướp phá và bóc lột trăm ngàn lần hơn quân chủ, thực dân, và tư bản.
Tóm lại, chủ nghĩa Marx phản khoa học, vi phạm nhân quyền, cướp đoạt tự do, dân chủ của nhân dân. Đảng cộng sản  là một bọn dối trá, bọn cướp bóc, tham nhũng và phản quốc, hại dân. Nhân dân ta hãy chuẩn bị ngày khai đao sát cộng.

____________

CHÚ THÍCH

[1]. Lenin. Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. Nhà xuất bản Sự Thật. https://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1913/03/three_sources.htm
[2].This German socialism, which took its schoolboy task so seriously and solemnly, and extolled its poor stock-in-trade in such a mountebank fashion, meanwhile gradually lost its pedantic innocence.
Chủ nghĩa xã hội Đức ấy coi trọng những trò luyện tập vụng về của học sinh của mình một cách hết sức trịnh trọng, và phô trương những trò ấy một cách om sòm kiểu bán thuốc rong, nhưng rồi cũng mất dần tính ngây thơ thông thái rởm của mình.
[3]. Nature is the proof of dialectics, and it must be said for modern science that it has furnished this proof with very rich materials increasing daily. Anti-Dühring (1877)
[4]. Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác.
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1913/03/three_sources.htm
[5]. None of the Marxist concepts (literally – not a single one!) matches the logical rules of scientific concepts... The firmest proof that Marxism is not science but an ideology is Marxism’s attitude to the experience of the real communist (or socialist) societies... Historically, Marxism was born with the ambition of explaining everything in the world scientifically. It is known, that Marx even dealt with mathematics. Although he could not solve problems which are nowadays clear for even asinine pupils, Marx left behind for the future generations his smart tips. Aleksandr Zinovyev. Wikiquotes.
[6]. ERNEST VAN DEN HAAG * TÍNH GIẢ KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MARX
[7].  RICHARD PIPES * CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, 159-60
[8]. TRẦN ĐỘ. MỘT CÁI NHÍN TRỞ LẠI 2
[9]. Natural science will in time incorporate into itself the science of man, just as the science of man will incorporate into itself natural science: there will be one science. ( Private Property and Communism (1844)
[10].What is the negation of the negation? An extremely general — and for this reason extremely far-reaching and important — law of development of nature, history, and thought; a law which, as we have seen, holds good in the animal and plant kingdoms, in geology, in mathematics, in history and in philosophy.
Anti-Dühring by Frederick Engels 1877. Part I: Philosophy. XIII. Dialectics. Negation of the Negation. https://www.marxists.org/archive/marx/works/1877/anti-duhring/ch11.htm
[11]. It was Marx who had first discovered the great law of motion of history, the law according to which all historical struggles, whether they proceed in the political, religious, philosophical or some other ideological domain, are in fact only the more or less clear expression of struggles of social classes, and that the existence and thereby the collisions, too, between these classes are in turn conditioned by the degree of development of their economic position, by the mode of their production and of their exchange determined by it. This law, which has the same significance for history as the law of the transformation of energy has for natural science.Preface to The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte (1885)
[12].Dialectics constitutes the most important form of thinking for present-day natural science, for it alone offers the analogue for, and thereby the method of explaining, the evolutionary processes occurring in nature, inter-connections in general, and transitions from one field of investigation to another.( On Dialectics (1878)
[13].In a higher phase of communist society, after the enslaving subordination of the individual to the division of labor, and therewith also the antithesis between mental and physical labor, has vanished; after labor has become not only a means of life but life's prime want; after the productive forces have also increased with the all-around development of the individual, and all the springs of co-operative wealth flow more abundantly—only then can the narrow horizon of bourgeois right be crossed in its entirety and society inscribe on its banners: From each according to his ability, to each according to his needs.'Critique of the Gotha Program.
[14]. http://www.brainyquote.com/quotes/authors/b/boris_yeltsin.html
[15]. Prisoner of the State: The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang .http://vi.wikipedia.org/wiki/Prisoner_of_the_State:_The_Secret_Journal_of_Premier_Zhao_Ziyang
[16]. Triệu Tử Dương. Wikipedia.
[17]. (http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/576098/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu.html)
[18].  K. Marx. In communist society, where nobody has one exclusive sphere of activity but each can become accomplished in any branch he wishes, society regulates the general production and thus makes it possible for me to do one thing today and another tomorrow, to hunt in the morning, fish in the afternoon, rear cattle in the evening, criticise after dinner, just as I have a mind, without ever becoming hunter, fisherman, herdsman or critic. Marx, German Ideology (1845)
[19].  http://www.brainyquote.com/quotes/authors/a/aleksandr_solzhenitsyn.html

 

No comments:

Post a Comment